Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Thần và Sứ vụ loan báo Tin Mừng
Lm. Đan Vinh
05:11 27/05/2020
Chúa nhật Chúa Thánh Thần Hiện xuống
Cv 2, 1-11; 1 Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 20, 19-23
(19) Vào chiều ngày ấy, Ngày Thứ Nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em !”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì Người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
2. Ý CHÍNH:
Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Giê-su Phục Sinh đã hiện ra với các môn đệ khi ấy đang mang tâm trạng hoang mang sợ hãi (19), để ban bình an và niềm vui cho các ông và cho thấy Người đã sống lại từ cõi chết (20). Cuối cùng người còn ra lệnh cho các ông tiếp tục sứ mệnh thừa sai của Người (21b). Để hỗ trợ cho các ông chu toàn sứ mệnh, Người đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông kèm theo quyền tha tội hay cầm giữ tội của người ta (22).
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-20: + Ngày Thứ Nhất trong tuần: Ngày nay, Giáo Hội đã chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần để mừng mầu nhiệm Chúa Phục Sinh và gọi là Chúa Nhật hay Ngày Của Chúa. Đây là ngày lễ nghỉ, thay thế Thứ Bảy (Sa-bát) của Do Thái Giáo. + Đức Giê-su đến: Đức Giê-su đến với các môn đệ trong khi các cửa nhà vẫn đóng kín. Điều này cho thấy thân xác phục sinh của Người có đặc tính thiêng liêng siêu việt, có khả năng hiện diện khắp nơi. + Bình an cho anh em ! Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa: Đức Ki-tô Phục Sinh đem lại sự bình an (x. Ga 20, 19.21) và niềm vui (x Ga 20, 20) cho các môn đệ (x Ga 14, 27). + Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Đức Giê-su Phục Sinh cũng là Đấng trước đó đã bị đóng đinh chân tay vào thập giá (x. Ga 19, 18), và bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (x. Ga 19, 34). Điều này cho thấy có sự liên kết giữa hai mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giê-su
- C 21-23: + Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em: Tông đồ nghĩa là “được sai đi”. Sứ mạng này xuất phát từ Chúa Cha đã truyền cho Đức Giê-su, và giờ đây Chúa Giê-su Phục Sinh lại truyền cho các môn đệ và mọi tín hữu. + Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”: Theo Kinh Thánh, hơi thở chính là sinh khí hay sự sống. Như xưa, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào con người A-đam và ban sự sống cho ông (x. St 2, 7), thì nay, Đức Giê-su Phục Sinh cũng thổi Thần Khí cho các môn đệ. Rồi đến lượt các môn đệ lại sẽ trao ban sự sống thiêng liêng ấy cho các tín hữu qua các bí tích. + “Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”: Đức Giê-su được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu là Con Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian (Ga 1, 29). Khi làm phép lạ chữa lành một người bại liệt, Đức Giê-su đã cho thấy Người có quyền tha tội (x. Mt 9, 6). Trong Tin Mừng hôm nay, Người thiết lập bí tích giải tội, ban quyền tha tội cho các Tông đồ bằng việc ban Thánh Thần cho các ông. Từ đây các Giám Mục, kế vị các Tông đồ sẽ tiếp tục thông ban quyền tha tội cho các linh mục là những cộng sự viên của các ngài.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao ngày nay Hội Thánh chọn Ngày Thứ Nhất trong tuần làm ngày Chúa Nhật thay vì Ngày Thứ Bảy (Sabát) như đạo Do thái?
2) Việc Đức Giê-su Phục Sinh đến giữa các môn đệ tại nhà Tiệc ly đang khi cửa đóng kín cho thấy thân xác của Người sau khi sống lại có đặc tính gì?
3) Qua lời chào chúc, Chúa Phục Sinh đem lại điều gì cho các môn đệ?
4) Qua việc cho môn đệ xem tay và cạnh sườn, Chúa Phục Sinh muốn nói gì với các ông? 5) Sứ mệnh tông đồ thừa sai của Hội Thánh phát xuất từ ai và khi nào?
6) Tại sao Chúa Giê-su lại thổi hơi ban Thần Khí cho các môn đệ?
7) Đức Giê-su chứng tỏ có quyền tha tội qua phép lạ nào và sau khi phục sinh Người đã trao quyền tha tội cho các Tông đồ thế nào?
5. HỎI ĐÁP:
HỎI 1: Tin Mừng Gio-an thuật lại rằng: Chúa Giê-su Phục Sinh đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các môn đệ vào buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần (x. Ga 20, 22), còn sách Công Vụ lại nói: Thánh Thần xuất hiện dưới dạng một tiếng động như tiếng gió mạnh và những hình lưỡi giống như lưỡi lửa đậu xuống trên từng người vào lễ Ngũ Tuần (x. Cv 2, 1-3). Như vậy thực ra Thánh Thần đã hiện xuống trên các Tông đồ vào chiều ngày Phục Sinh hay trong ngày lễ Ngũ Tuần? Thánh Thần đã tác động thế nào trên Hội thánhsơ khai?
** ĐÁP:
Thực ra Chúa Giê-su đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngay từ “buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần”. Vì sau khi phục sinh, Người không còn bị lệ thuộc vào thời gian và không gian nữa, nên đã về trời ngự bên hữu Chúa Cha và được Chúa Cha tôn vinh, nên Người đã ban Thánh Thần cho các môn đệ ngay từ chiều ngày Phục Sinh (x. Ga 7, 39). Nhưng phải đợi tới lễ Ngũ Tuần, tức là 50 ngày sau phục sinh, khi các ông đã chuẩn bị tâm hồn bằng việc nghe lời Chúa Phục Sinh dạy bảo và đã xác tín vào mầu nhiệm Phục Sinh của Người; nhất là sau khi các ông “đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su” (Cv 1, 14) thì ơn Thánh Thần các ông đã lãnh nhận mới phát huy tác dụng như sách Công Vụ đã thuật lại: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi. Bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa, tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy Ơn Thánh Thần. Họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 1-4).
HỎI 2: Tại sao Thánh Thần lại tác động trên các Tông đồ đúng vào lễ Ngũ Tuần của đạo Do thái, tức 50 ngày sau khi Chúa Giê-su sống lại? Có liên hệ nào giữa hoạt động của Thánh Thần với lễ Ngũ Tuần của Do thái giáo?
** ĐÁP:
Tuy Đức Giê-su sau khi sống lại đã hiện ra vào chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần, trùng với lễ Vượt Qua của đạo Do thái, nhưng phải đợi đến ngày thứ 50, trùng với lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần mới tác động trên các Tông đồ vì những lý do như sau:
+ Thiết lập giao ước: Trong Cựu Ước, Lễ Ngũ Tuần ban đầu là ngày lễ của nông dân, tạ ơn Đức Chúa về các hoa màu mùa màng (x. Xh 23, 16). Về sau dân Do thái ăn mừng lễ này để kỷ niệm việc Đức Chúa ban Lề Luật và ký kết giao ước Xi-nai với họ. Thời Tân Ước vào lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần đã được Đức Giê-su ban cho các Tông đồ vào chiều ngày phục sinh, giờ đây đã phát huy tác dụng trên các ông, như sách Công vụ thuật lại. Như vậy có thể nói: lễ Hiện Xuống chính là lễ Ngũ Tuần của thời Tân Ước.
+ Thành lập dân riêng mới: Cũng như trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã ký giao ước Xi-nai và ban Lề Luật vào lễ Ngũ Tuần, tức 50 ngày sau biến cố Vượt Qua, biến dân Ít-ra-en thành dân riêng của Người, thì đến thời Tân Ước, Thánh Thần đã hiện xuống vào 50 ngày sau biến cố Phục Sinh, trùng với lễ Ngũ Tuần của đạo Do thái, để biến Hội Thánh thành dân riêng mới của Thiên Chúa.
HỎI 3: Qua các hình dạng được diễn tả trong sách Công Vụ như: “Từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà nơi họ đang tụ họp, và xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa, tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần. Họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 2-4), tác giả Sách Thánh nói gì về hoạt động của Chúa Thánh Thần?
**ĐÁP:
+ Tiếng động như tiếng gió mạnh: Ám chỉ Thánh Thần là Đấng thiêng liêng vô hình, giống như gió người ta không thể xem thấy, mà chỉ cảm nhận được hiệu quả của nó (x. Ga 3, 8). “Gió mạnh” tượng trưng cho sức mạnh của ân sủng và tình yêu của Thánh Thần. Sức mạnh ấy sẽ giúp các môn đệ làm được những việc lớn lao hơn Đức Giê-su, nghĩa là Thánh Thần cho các ông có thể loan báo Tin Mừng khắp thế gian cho mọi dân tộc, đang khi Đức Giê-su mới giảng Tin Mừng cho dân Do thái tại Pa-lét-tin.
+ Lưỡi lửa: Lưỡi là bộ phận dùng để nói. Lưỡi lửa ám chỉ lời nói của các Tông đồ sẽ có tác dụng như lửa: vừa tẩy sạch tâm trí người nghe khỏi những tư tưởng sai lầm để nhận biết chân lý, vừa hun đúc tâm hồn người nghe để họ tin vào Lời Chúa.
+ Nói các thứ tiếng khác: Là ân huệ đầu tiên của Thánh Thần. Vậy các Tông đồ nói tếng lạ thế nào? Chắc không phải là thứ tiếng lạ khác thường, vì khi nghe các Tông đồ nói thì “Người ta hiểu được bằng tiếng mẹ đẻ của mình” (Cv 2, 6; 1 Cr 14, 5). Ở đây, Lu-ca có ý nói rằng: Các Tông đồ được ơn ngôn ngữ, nghĩa là ơn diễn tả về Thiên Chúa cho người khác hiểu được, làm cho người ta nên hiệp nhất thay vì chia rẽ nhau như con cái lòai người thời xây tháp Ba-ben (x. St 11, 1-9). Cuối cùng, ơn ngôn ngữ còn giúp Hội Thánh mang tính phổ quát, nghĩa là rao giảng Tin Mừng cho muôn dân (x. Cv 2, 9-11).
HỎI 4: Ngày nay, khi chịu phép Rửa Tội và phép Thêm Sức, Thánh Thần sẽ ban những ơn gì cho các tín hữu?
** ĐÁP:
Khi lãnh nhận phép Rửa Tội, và nhất là khi chịu phép Thêm Sức, Chúa Thánh Thần sẽ đến hoạt động trong các tín hữu.
+ Thánh Thần sẽ thông ban dồi dào sự sống của Thiên Chúa cho chúng ta, biến đổi chúng ta nên Ki-tô hữu trưởng thành về đức tin, mạnh dạn tuyên xưng đức tin và kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần cho chúng ta hiểu biết đầy đủ về giáo lý của Chúa Giê-su, hầu giúp chúng ta giữ nghĩa cùng Chúa luôn và ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, như lời Người đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14, 25).
+ Thánh Thần sẽ cho chúng ta được tham dự vào sứ mệnh của Chúa Giê-su bằng ba việc là: rao giảng (Ngôn sứ), thánh hóa (Tư tế), và chăn dắt dân Chúa (Vương đế). Chúng ta làm chứng cho Chúa Ki-tô bằng lời nói, việc làm và bằng chính đời sống tốt lành của mình, nhờ đó sẽ giúp lương dân nhận biết yêu mến Thiên Chúa.
+ Thánh Thần sẽ hoạt động trong chúng ta bằng việc ban 7 ơn để soi sáng, hướng dẫn và giúp chúng ta nên thánh. Đó là các ơn: khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, biết lo liệu, sức mạnh, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (x. 1 Cr 12, 8-11).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em ! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20, 21-23).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIEO TRỒNG LÀM PHÁT SINH CẢ MỘT CÁNH RỪNG SỒI:
Vào thập niên 1930, có một thanh niên một mình đi thám hiểu dãy núi AN-PƠ (Alpes) nước Pháp. Anh ta đi ngang qua một dải đất đồi trọc rộng mênh mông. Dải đất này vừa hoang vắng không người lai vãng, lại vừa mấp mô xấu xí và không đáng để người ta quan tâm. Bỗng nhiên anh ta thấy một ông già đang khòm lưng làm việc, trên vai đeo một cái túi khá nặng chứa đầy hạt sồi. Tay ông cầm một khúc ống sắt dài khoảng 1m20. Ông đang dùng ống sắt ấy đâm sâu xuống mặt đất, làm thành những chiếc lỗ cách nhau khoảng 3 mét, Rồi ông thò tay vào túi hạt sồi lấy ra một nắm đặt vào mỗi lỗ một hạt. Khi anh thắc mắc thì ông giải thích như sau: “Nhà tôi ở trong vùng đất hoang vu này. Trước kia tôi cũng có gia đình. Nhưng vợ và 3 đứa con của tôi đã lần lượt bị chết do một dịch bệnh cách đây gần một năm. Sau khi vợ con chết hết, tôi buồn bã chán nản không thiết làm việc trồng tỉa như truớc, mà suốt ngày chỉ đi thơ thẩn khắp vùng để giải khuây. Một hôm tôi đi ngang qua khu vực đồi trọc rộng bao la này và muốn làm một việc gì đó để cho cuộc đời của mình có ý nghĩa. Tôi nảy ra ý định sẽ gieo hạt giống từ cây sồi trong vườn sau nhà, để phủ xanh khu vực đồi trọc này. Tuy biết mình đã lớn tuổi chẳng còn sống được bao năm và không có con cái thừa kế, nhưng tôi vẫn cố gắng làm việc này với hy vọng sẽ để lại cho các thế hệ mai sau một quả đồi đầy những cây sồi. Đến nay, sau một năm miệt mài gieo trồng, tôi ước tính đã gieo được cả trăm ngàn hạt sồi xuống đất. Chỉ cần một phần mười số hạt này mọc lên thôi, thì tôi cũng đã mãn nguyện lắm rồi”.
Hai mươi năm sau, anh thanh niên kia giờ đã trở thành một người trung niên, lại có dịp đi ngang qua khu vực này. Ông ta sửng sốt khi thấy khu vực đồi trọc hoang vu trước đây hai chục năm, giờ đã biến thành một khu rừng sồi rất đẹp, rộng hai dặm và dài khoảng năm dặm. Tại rừng sồi này có nhiều lòai chim làm tổ và chạy nhảy trên cành ca hát líu lo. Nhiều loài thú hoang như hươu nai cũng đang nhởn nhơn gặm cỏ. Hoa sồi nở rộ khắp nơi lan tỏa mùi thơm khắp vùng. Toàn cảnh khu vực giống như một vườn địa đàng. Ông nhận định rằng: Sở dĩ có được thành quả tốt đẹp này là do bàn tay của ông lão tốt bụng hai mươi năm trước đã có công vun trồng để lại.
Lễ Hiện Xuống cũng mời gọi các tín hữu chúng ta hành động để góp phần xây dựng và mở rộng Nước Chúa đi khắp hòan cầu. Tuy không có khả năng làm thay đổi thế giới, nhưng chúng ta vẫn có thể biến đổi phần nào môi trường sống của mình, giống như ông lão trong câu chuyện trên đã làm. Mỗi chúng ta đều đã được Chúa ban cho một túi hạt sồi ân sủng và một khúc ống sắt tài năng khi ta lãnh nhận phép Thêm Sức. Chỉ cần một chút can đảm của ông lão trồng sồi, cùng với ơn Thánh Thần hỗ trợ, chúng ta cũng có thể góp phần làm cho thế giới ta đang sống ngày một an toàn trật tự, công bình nhân ái và tốt đẹp thịnh vượng hơn.
2) THÁNH THẦN SẼ CHO BIẾT Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG:
Có một nhà hiền triết nọ khi đi lang thang trong rừng, đã không ngừng lặp lại câu hỏi: Đâu là ý nghĩa của cuộc sống?
Bỗng một con họa mi bay đến và nói: Ý nghĩa cuộc sống ư? Chỉ là tiếng hót véo von. Rồi nó bay đi nhưng vẫn còn vương lại những âm thanh dễ mến. Nghe vậy, chú chuột chù phản đối: Đời là một cuộc chiến đấu không ngừng với bóng tối. Thế nhưng chị bướm lại lắc đầu không chịu: Cuộc sống chỉ là sự hưởng thụ và vui thú. Bấy giờ bác ong mật phát biểu: Cuộc sống không chỉ là vui thú, mà còn là lao động, lao động nhiều hơn vui chơi. Cô phượng hoàng thì vỗ cánh và nói: Chẳng ai có lý hết, đời sống chính là tự do, được tung bay trên bầu trời xanh bao la. Cụ tùng bách thì lắc đầu bảo: Đời sống là một cố gắng để vươn cao. Nhưng cô hồng nhung lại quả quyết: Cuộc đời chỉ là những tháng ngày trau chuốt cho vẻ đẹp thêm duyên dáng. Còn chàng mây lang thang lại thở dài: Đời sống chỉ là những lần gặp gỡ rồi chia ly, gây bao khổ đau, cay đắng và nước mắt. Còn bà sóng thần thì bảo: Đời là một sự đổi thay không ngừng.
Nhà hiền triết nghe các loài vật phát biểu đã bị hốt hoảng và chạy trốn ra khỏi khu rừng để khỏi phải nghe thêm tiếng nói của muôn loài trước một vấn nạn vẫn chưa được giải quyết.
Còn chúng ta hôm nay thì sao? Rất có thể chúng ta cũng đã băn khoăn như nhà hiền triết, để rồi cảm thấy như bế tắc, không tìm ra đáp số cho bài toán. Thế nhưng với biến cố Hiện xuống, các môn đệ Chúa đã nhìn rõ vấn đề, đã thấu suốt được những chân lý mà Thầy Giê-su đã truyền dạy. Nhờ ơn Thánh Thần ban, chúng ta hôm nay cũng sẽ nếm thử được niềm an bình mừng vui, bởi vì chúng ta xác tín rằng: « Quê hương chúng ta ở trên trời, nơi đó chúng ta sẽ gặp Đấng Cứu Chuộc là Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng ta ». Nhờ đức tin, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới, biết đánh giá đúng những thực tại trần gian, và biết sử dụng chúng để xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp sau này.
3) THÁNH THẦN SẼ MANG LẠI BÌNH AN THỰC SỰ CHO TÂM HỒN
Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất nói về sự bình an thực sự. Nhiều họa sĩ đã ra công vẽ tranh và gửi tác phẩm đến xin dự thi. Nhà vua ngắm mọi bức tranh và đã xác đinh bức tranh nào đẹp và ý nghĩa nhất.
Bức tranh thứ nhất vẽ cảnh một hồ nước yên ả. Mặt hồ là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những đám mây trắng bay lơ lửng. Mọi người xem đều đánh giá đây là bức tranh về sự an bình thật sự.
Bức tranh thứ hai cũng có những ngọn núi cao nhưng lại không cây cối và chỉ lởm chởm những tảng đá xám xịt. Bầu trời trên cao đang giận dữ đổ mưa lớn kèm theo sấm chớp sáng lòe. Bên vách núi có một dòng thác đang đổ nước xuống dòng suối bên dưới làm nổi bọt trắng xóa. Bức tranh xem ra chẳng có chút gì bình an. Nhưng khi đến gần quan sát kỹ, nhà vua nhìn thấy phía sau dòng thác có một bụi cây nhỏ mọc lên từ vết nứt của một tảng đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang giang rộng đôi cánh ủ ấp mấy con chim non. Dù giữa dòng thác đang trút nước xuống ầm ầm, mà chim mẹ vẫn không bị giao động, chỉ lo ấp ủ bảo vệ đàn con của mình. Chính điều này đã diễn tả một sự an bình thực sự.
Nhà vua công bố: “Ta chấm bức tranh này! Vì sự bình an không chỉ là không có sóng gió, không gặp phải khó khăn gian khổ. Bình an thực sự chính là : dù đang sống giữa phong ba bão táp, mà tâm hồn vẫn giữ được sự bình an thư thái.
4) ĐỔI MỚI PHƯƠNG CÁCH LOAN BÁO TIN MỪNG HÔM NAY:
Từ ngày 20.03.2014 đến nay, các phương tiện truyền thông đã nhiều lần nhắc đến tên một nữ tu: sơ CRIS-TI-NA SCUC-CI-A, 25 tuổi, thuộc Hội Dòng UR-SU-LINE THÁNH GIA, trong thành phố Mi-la-no nước Ý. Đơn giản chỉ vì sơ đã tham gia vào chương trình The voice of Italy của đài TV RAI 2 trong mùa giải thi năm nay và đã vượt qua nhiều vòng thi trước đó. Ở vòng thi giấu mặt, khi nghe sơ hát bài : “No One” của Alicia Keys, cả 4 giám khảo (2 nam, 2 nữ) đều nhanh chóng quay mặt lại, tròn xoe đôi mắt kinh ngạc, ban đầu là chăm chú nhìn rồi đến thích thú. Trên YouTube, màn trình diễn của sơ chỉ sau ba ngày đã đạt được con số 13 triệu lượt người xem. Tính đến nay, số lượt xem đã hơn 49 triệu. Alicia Keys, tác giả bài hát đã bày tỏ sự thán phục bằng chữ “beautiful”. Diễn viên nổi tiếng Whoopi Goldberg, vai chính trong phim “Sister Act” cũng ghi lời tán thưởng. Đặc biệt, Hồng Y Gian Franco Ravasi, chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa, trên trang Twitter đã khích lệ bằng một câu Kinh Thánh: “Mỗi người hãy dùng ơn Chúa ban để phục vụ người khác (1Pr 4, 10)”.
Giải thích về việc tham gia cuộc thi, sơ Cris-ti-na cho biết: “Vì ĐGH Phanxicô kêu gọi hãy mang tiếng nói của Chúa đến với mọi người”. Báo chí dựa vào đây để khẳng định tiếng hát của sơ là cách đem Chúa đến với mọi người trên thế giới hôm nay, nhất là các bạn trẻ vốn gần gũi với ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời cũng cho thấy : dẫu là môi trường ngoài đời hay cả những bài hát đời, nếu trình bày với hết tâm hồn, cũng có thể quy hướng người ta về nguồn Chân Thiện Mỹ là chính Thiên Chúa. ĐGH Phanxicô đã kêu gọi công cuộc truyền giáo mới ngày nay rất cần đến nhiệt tình mới, phương pháp mới và ngôn ngữ mới. Hát chính là một trong những ngôn ngữ hiệu quả cần được sử dụng để loan báo Tin Mừng cho thế giới hôm nay.
Sơ Cris-ti-na đã dùng tài năng ca hát như một đặc sủng do Chúa Thánh Thần ban cho để làm chứng cho Chúa, như sơ đã phát biểu khi có người thắc mắc lý do tại sao một nữ tu lại tham gia vào việc ca hát ngoài xã hội: “Tôi có một món quà để trao tặng. Tôi đến đây để loan báo Tin Mừng”.
3. SUY NIỆM:
1) QUYỀN NĂNG VÀ SỨC MẠNH CỦA THÁNH THẦN TRONG HỘI THÁNH :
Hôm nay lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống là dịp nhắc nhở mỗi người chúng ta hãy tin vào quyền năng của Chúa Thánh Thần. Hãy hân hoan bước đi trong lòng Hội thánhvì Thánh Thần của Chúa Giê-su vẫn luôn ở cùng Hội thánh. Thánh Thần là Thần Chân Lý sẽ hướng dẫn Hội thánh đạt tới chân lý toàn vẹn. Hội thánhluôn được tăng triển nhờ có sức sống thần linh là Thánh Thần. Thực vậy, ban đầu Hội thánhchỉ có 12 Tông đồ yếu kém cả về trình độ văn hóa lẫn tài năng, nhưng đã có thể chu toàn được sứ vụ Chúa Giê-su trao ban là đi loan báo Tin mừng khắp thế gian. Tông đồ Phê-rô từng hèn nhát chối Thầy, nhưng sau đó đã can đảm rao giảng về Đức Giê-su tử nạn và phục sinh cho dân chúng thuộc nhiều tiếng nói khác nhau, và nhờ ơn Thánh Thần ban nên có tới 3 000 người đã tin Chúa và xin gia nhập đạo. Hội thánhChúa Ki-tô dù phải trải qua bao sóng gió, bị đàn áp giết hại, nhưng vẫn đứng vững và ngày một phát triển khắp thế gian là nhờ quyền năng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Cũng chính Chúa Thánh Thần đã biến anh Sao-lô từ một kẻ cuồng tín đạo Do thái đem quân đi bách hại đạo Chúa, trở thành Tông đồ Phao-lô nhiệt thành làm chứng cho Chúa khắp nơi.
Ngày nay, tuy Hội thánh vẫn nhiều khuyết điểm và thậm chí có những mục tử còn phạm những tội ác xấu xa, bị xã hội lên án, khiến những kẻ thù ghét Hội thánh bài bác và nhiều tín hữu yếu lòng bị mất đức tin…, nhưng chúng ta tin rằng Hội thánh vẫn luôn có Chúa Thánh Thần ở cùng và giúp vượt qua thử thách, để chu toàn được sứ vụ được Chúa Giê-su trao phó là đi loan báo Tin Mừng khắp thế gian.
2) VAI TRÒ CỦA THÁNH THẦN TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO :
Một phóng viên đã đặt câu hỏi với một chuyên viên Kinh Thánh như sau: Nếu nhờ khoa học tiến bộ, người ta sáng chế ra đươc một máy quay phim ngược thời gian. Máy này có thể thu lại mọi hình ảnh và lời giảng của Đức Giê-su cách đây hơn 2000 năm. Vậy bộ phim ấy có thể thay thế bốn sách Tin Mừng không? Nhà chuyên viên trả lời: Không thể được, bởi vì đức tin không phải là do mắt thấy tai nghe, nhưng là do ơn Chúa Thánh Thần tác động trong lòng người thấy và nghe, để họ tin theo Chúa. Thực vậy bọn biệt phái ngày xưa đã từng thấy Đức Giê-su, từng nghe lời Người giảng, từng chứng kiến bao phép lạ Người làm, thế mà họ không những không tin, mà còn đòi quan Phi-la-tô kết án đóng đinh Người vào thập giá. Riêng các Tông đồ dù đã đi theo Đức Giê-su, nhưng các ông cũng chỉ thực sự được ơn biến đổi sau biến cố tử nạn và phục sinh của Người, và nhờ được ơn Thánh Thần tác động vào lễ Ngũ Tuần.
3) THÁNH THẦN THÁNH HÓA CÁC TÍN HỮU QUA CÁC PHÉP BÍ TÍCH :
Từ khi lãnh nhận phép Rửa Tội, nhất là khi chịu phép Thêm Sức, Thánh Thần cũng được ban cho các tín hữu.
- Thánh Thần hiện diện khi các tín hữu họp nhau lắng nghe Lời Chúa. Thánh Thần cũng soi sáng, giúp chúng ta thực hành Lời Chúa giữa đời thường (x. Ga 14, 17), giúp ta tuyên xưng “Đức Giê-su là Chúa” (x. 1 Cr 12, 3) và gọi Thiên Chúa là “Áp-ba! Ba ơi!” (x. Rm 8, 15), giúp chúng ta sống như con Thiên Chúa (x. Rm 8, 1). Thánh Thần sẽ làm cho chúng ta nên công chính, không còn sống theo tính xác thịt, nhưng sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn (x. Rm 8, 10-13), giúp ta cùng chịu đau khổ với Đức Ki-tô để cùng được vào trong vinh quang phục sinh với Người (x. Rm 8, 17).
- Chính Thánh Thần làm cho Hội thánh hiệp nhất qua việc ban nhiều ơn đặc sủng khác nhau để phục vụ lợi ích chung cộng đoàn (1 Cr 12, 4-11), nhất là ơn nói các thứ tiếng khác và nói tiên tri (x. 1 Cr 14, 5).
- Ngày nay Thánh Thần cũng hiện diện nơi các vị chủ chăn và cộng đoàn khi họp nhau cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Trong phần phụng vụ Lời Chúa đầu thánh lễ, Thánh Thần sẽ giúp các tín hữu lắng nghe, hiểu biết và sống Lời Chúa dạy. Trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, Thánh Thần biến bánh rượu trở thành Mình Máu Chúa Giê-su sau khi truyền phép. Thánh Thần được ví như linh hồn của Hội thánh. Nếu không có Thánh Thần thì Hội thánh cũng chỉ như một xác chết không hồn mà thôi.
4) THÁNH THẦN SẼ GIÚP CÁC TÍN HỮU LÀM CHỨNG CHO CHÚA:
- Cách đây 20 năm ở xứ Long Châu thuộc Giáo phận Nam Ninh bên Trung Quốc, ban đầu chỉ mới có một gia đình Ông Trùm là tin Chúa. Nhưng nhờ gia đình ông trình bày cho dân làng về Chúa. Kết quả là sau đó hầu như cả làng đều đã tin Chúa. Mỗi năm vào dịp lễ Giáng Sinh và Phục Sinh đều có trên dưới 20 người được chịu phép rửa tội để gia nhập đạo. Khi được hỏi: Nhờ bí quyết nào mà việc truyền giáo của ông mang lại hiệu quả tốt đẹp như thế, thì ông Trùm trả lời: “Nhờ đời sống gia đình”. Bên Trung quốc, đời sống gia đình trong thời đại mới hiện nay gặp nhiều khủng hoảng: Vợ chồng thường bất hoà với nhau; con cái không còn vâng lời cha mẹ và có khi còn hành hung cha mẹ; số gia đình tan vỡ ly hôn ngày càng gia tăng. Trong khi đó gia đình Ông Trùm vẫn giữ được nề nếp trên thuận dưới hoà: vợ chồng thương yêu kính trọng nhau, con cái vâng lời cha mẹ, anh chị em quan tâm đùm bọc lẫn nhau. Thấy thế, nhiều người trong làng đã nhận xét về đạo Công Giáo như sau: “Công Giáo là đạo tốt, vì các tín hữu đã có thể giữ được hạnh phúc gia đình”. Nhờ gương sống đạo của gia đình Ông Trùm mà dân làng đã nhận ra giá trị tốt đẹp của đạo Công Giáo và đã tin theo Chúa.
- Ngày nay để chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa, chúng ta phải làm ba việc như sau:
+ Một là tín thác vào Chúa: Đừng quá lo lắng về vật chất “phải ăn gì mặc gì” như người lương. Nhưng “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33).
+ Hai là lắng nghe lời Chúa, tìm hiểu ý Chúa và năng tham dự bàn tiệc Thánh Thể: Như hai môn đệ làng Em-mau xưa, đã được nghe vị khách giải thích Kinh Thánh dọc đường và được tham dự lễ Bẻ Bánh với Chúa tại tư gia, nên đã nhận biết Chúa và lập tức quay về Giê-ru-sa-lem loan báo Tin vui Phục Sinh cho các anh em (x. Lc 24, 33-35),
+ Ba là phải được Thánh Thần ban ơn trợ giúp: Các môn đệ Đức Giê-su đã “đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su” (CV 1, 14), nên các ông đã nhận được ơn Thánh Thần để thi hành sứ vụ rao giảng về Chúa Giê-su. Chinh nhờ ơn Thánh Thần ban, nên sau bài giảng đầu tiên của Tông đồ Phê-rô đã có ba ngàn người xin theo đạo.
4. THẢO LUẬN:
Ta phải làm gì để được Thánh Thần ngự đến ban ơn đổi mới và giúp ta thi hành sứ vụ “được sai đi”, giống như các Tông đồ trong lễ Ngũ Tuần khi xưa?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA THÁNH THẦN. Xin hãy đến như cơn gió mát thổi vào tâm hồn chúng con, thổi vào Hội Thánh, thổi vào thế giới hôm nay, để làm tươi mát dịu dàng và ban sự tự do thanh thoát. Xin hãy đến như dòng nước trong lành chảy vào cuộc đời chúng con, chảy vào Hội Thánh, chảy vào thế giới hôm nay, để tẩy sạch mọi tội lỗi nhớp nhơ, làm dịu đi những khô cằn, uốn lại những tấm lòng cứng cỏi, và làm phát sinh những mầm xanh sự sống. Xin hãy đến ban lửa hồng chiếu sáng đời con, chiếu sáng Hội Thánh, chiếu sáng thế giới hôm nay, để xua tan bóng đêm tội lỗi khỏi tâm hồn chúng con, đẩy lùi các đam mê thấp hèn khỏi lòng trí chúng con, làm bùng cháy lên ngọn lửa tin yêu và khiêm nhường phục vụ Chúa đang hiện thân nơi người nghèo đói, bệnh tật và bị bỏ rơi.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:02 27/05/2020
36. Nếu con gặp đau khổ lớn thì đó chính là Thiên Chúa rất tín nhiệm con, là điềm báo trước muốn con nên thánh. Nếu con muốn nên thánh thì nên cầu xin Thiên Chúa ban cho con sự đau khổ, để có thể đốt lên lửa yêu mến và không hề bị giập tắt, ngoài Thánh Giá ra thì không có con đường nào khác.
(Thánh Ignatius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:08 27/05/2020
32. KHÔNG CẦN TÍNH MỆNH
Chủ nhân giữ bạn lại ăn cơm, nhưng trên bàn ăn chỉ có một dĩa đậu phụ.
Người bạn hỏi:
- “Tôi thích nhất là ăn đậu phụ, nó là tính mệnh của tôi, tôi cảm thấy không có món gì ngon cho bằng món đậu phụ.”
Cách mấy ngày sau, chủ nhân lại mời người bạn ấy ăn cơm, và cho rằng anh ta thích ăn đậu phụ, bèn bỏ đậu phụ vào trong cá và thịt, nhưng không ngờ ông bạn ấy không ăn đậu phụ mà chỉ chọn cá và thịt mà ăn.
Chủ nhân hỏi:
- “Anh nói đậu phụ là tính mệnh của anh, tại sao hôm nay không ăn nó? ”
Ông bạn trả lời:
- “Vừa thấy cá và thịt thì ngay cả tính mệnh, tôi cũng không cần.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 32:
Sinh mệnh thì cao quý vô cùng và chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng nắm giữ sinh mệnh của con người, cho nên sinh mệnh quý giá vô cùng, quý giá là bởi vì mỗi người chỉ có một sinh mệnh mà thôi...
Không có vật gì trên đời có thể hoán đổi được sinh mệnh, dù cho đó là trân châu báu ngọc quý nhất trần gian, nhưng ở đời có người coi sinh mệnh của mình giống như miếng đậu phụ vì tham ăn; lại có người coi tính mệnh như ly rượu đế vì tham uống...
Người Ki-tô hữu là người biết trân quý sinh mệnh của mình, dù nghèo đói, dù giàu có, dù thất vọng hay hy vọng, họ cũng đều biết coi trọng sinh mệnh của mình, bởi vì người coi nhẹ sinh mệnh của mình là người không biết quý trọng sinh mệnh của người khác, mà người không biết quý trọng sinh mệnh thì chỉ là người gây tang tóc cho người khác mà thôi.
Miếng đậu phụ không thể là tính mệnh, nhưng nó sẽ làm cho sinh mệnh của người nghèo khổ được khỏe hơn; nếu chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những gì ta có -dù là miếng đậu phụ- thí chắc chắn chúng ta sẽ thấy sinh mệnh rất là cao quý và huyền nhiệm vô cùng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chủ nhân giữ bạn lại ăn cơm, nhưng trên bàn ăn chỉ có một dĩa đậu phụ.
Người bạn hỏi:
- “Tôi thích nhất là ăn đậu phụ, nó là tính mệnh của tôi, tôi cảm thấy không có món gì ngon cho bằng món đậu phụ.”
Cách mấy ngày sau, chủ nhân lại mời người bạn ấy ăn cơm, và cho rằng anh ta thích ăn đậu phụ, bèn bỏ đậu phụ vào trong cá và thịt, nhưng không ngờ ông bạn ấy không ăn đậu phụ mà chỉ chọn cá và thịt mà ăn.
Chủ nhân hỏi:
- “Anh nói đậu phụ là tính mệnh của anh, tại sao hôm nay không ăn nó? ”
Ông bạn trả lời:
- “Vừa thấy cá và thịt thì ngay cả tính mệnh, tôi cũng không cần.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 32:
Sinh mệnh thì cao quý vô cùng và chỉ có Thiên Chúa mới là Đấng nắm giữ sinh mệnh của con người, cho nên sinh mệnh quý giá vô cùng, quý giá là bởi vì mỗi người chỉ có một sinh mệnh mà thôi...
Không có vật gì trên đời có thể hoán đổi được sinh mệnh, dù cho đó là trân châu báu ngọc quý nhất trần gian, nhưng ở đời có người coi sinh mệnh của mình giống như miếng đậu phụ vì tham ăn; lại có người coi tính mệnh như ly rượu đế vì tham uống...
Người Ki-tô hữu là người biết trân quý sinh mệnh của mình, dù nghèo đói, dù giàu có, dù thất vọng hay hy vọng, họ cũng đều biết coi trọng sinh mệnh của mình, bởi vì người coi nhẹ sinh mệnh của mình là người không biết quý trọng sinh mệnh của người khác, mà người không biết quý trọng sinh mệnh thì chỉ là người gây tang tóc cho người khác mà thôi.
Miếng đậu phụ không thể là tính mệnh, nhưng nó sẽ làm cho sinh mệnh của người nghèo khổ được khỏe hơn; nếu chúng ta biết chia sẻ với tha nhân những gì ta có -dù là miếng đậu phụ- thí chắc chắn chúng ta sẽ thấy sinh mệnh rất là cao quý và huyền nhiệm vô cùng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm A. 31.5.2020
Lm Francis Lý văn Ca
16:31 27/05/2020
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp với Giáo Hội Hoàn Vũ, hôm nay, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: "Ngày Lễ Sinh Nhật của Giáo Hội".
Các bài đọc hôm nay - đặc biệt là Sách Tông Đồ Công Vụ - đã làm nổi bậc đặc tính hiệp nhất do Thánh Linh mang xuống. Thánh Linh Chúa nói qua thánh Phêrô mà làm cho nhiều người ngoại quốc đến từ các miền có ngôn ngữ khác nhau nhưng vẫn hiểu được. Câu chuyện của Ngày Lễ Hiện Xuống trái ngược hẳn với câu chuyện tháp Babel. Lòng tự cao tự đại đã trở nên lộn xộn. Chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu Sống Lại: thổi vào tâm hồn chúng ta một luồng sinh khí mới, để chúng ta có tinh thần mới của Thánh Linh Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa Thánh Thần đã làm một việc cả thể: Thay đổi các tông đồ từ nhát đảm trở thành những nhà hùng biện đại tài, rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, đã chết và sống lại. Tất cả mọi việc Thiên Chúa có thể can thiệp, điều khiển, sửa đổi theo chương trình quan phòng của Ngài.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Rôma - cũng là lời khuyên chúng ta - hãy để Chúa Thánh Thần điều khiển, hướng dẫn mọi hành vi và ước muốn của chúng ta.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan thuật lại những lời tâm huyết của Đức Kitô trước khi giã từ các môn đệ để vào sự thương khó. Đây là điều đẹp lòng Chúa, qua tình yêu mến, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần đến để nâng đỡ và hướng dẫn mọi việc chúng ta làm đều sáng danh Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa Cha sai Thánh Thần đến để canh tân bộ mặt trái đất:
1. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Thánh Cha Phanxicô, được đầy ơn của Ngài, để Ngài hướng dẫn con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Tổng Giám Mục… hàng Giáo Phẩm… để Các Ngài đầy khôn ngoan chu toàn trách vụ những Đấng Chủ Chăn trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Với ơn Chúa Thánh Thần giúp sức: chúng ta sẽ canh tân cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn mỗi ngày thêm vui tươi và đầy tràn tình huynh đệ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Thánh Linh thúc giục, xin cho mỗi người tín hữu chúng ta biết hăng say trong các công tác tông đồ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Xin cho thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Nhất là những nạn nhân của dịch Covid-19. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, ban cho chúng con niềm tin vững mạnh để làm chứng nhân cho Chúa giữa xã hội và môi trường chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Hiệp với Giáo Hội Hoàn Vũ, hôm nay, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: "Ngày Lễ Sinh Nhật của Giáo Hội".
Các bài đọc hôm nay - đặc biệt là Sách Tông Đồ Công Vụ - đã làm nổi bậc đặc tính hiệp nhất do Thánh Linh mang xuống. Thánh Linh Chúa nói qua thánh Phêrô mà làm cho nhiều người ngoại quốc đến từ các miền có ngôn ngữ khác nhau nhưng vẫn hiểu được. Câu chuyện của Ngày Lễ Hiện Xuống trái ngược hẳn với câu chuyện tháp Babel. Lòng tự cao tự đại đã trở nên lộn xộn. Chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu Sống Lại: thổi vào tâm hồn chúng ta một luồng sinh khí mới, để chúng ta có tinh thần mới của Thánh Linh Thiên Chúa.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Chúa Thánh Thần đã làm một việc cả thể: Thay đổi các tông đồ từ nhát đảm trở thành những nhà hùng biện đại tài, rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, đã chết và sống lại. Tất cả mọi việc Thiên Chúa có thể can thiệp, điều khiển, sửa đổi theo chương trình quan phòng của Ngài.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Rôma - cũng là lời khuyên chúng ta - hãy để Chúa Thánh Thần điều khiển, hướng dẫn mọi hành vi và ước muốn của chúng ta.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan thuật lại những lời tâm huyết của Đức Kitô trước khi giã từ các môn đệ để vào sự thương khó. Đây là điều đẹp lòng Chúa, qua tình yêu mến, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần đến để nâng đỡ và hướng dẫn mọi việc chúng ta làm đều sáng danh Chúa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa Cha sai Thánh Thần đến để canh tân bộ mặt trái đất:
1. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Thánh Cha Phanxicô, được đầy ơn của Ngài, để Ngài hướng dẫn con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
2. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Tổng Giám Mục… hàng Giáo Phẩm… để Các Ngài đầy khôn ngoan chu toàn trách vụ những Đấng Chủ Chăn trong hoàn cảnh hiện nay. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Với ơn Chúa Thánh Thần giúp sức: chúng ta sẽ canh tân cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn mỗi ngày thêm vui tươi và đầy tràn tình huynh đệ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
4. Với ơn Thánh Linh thúc giục, xin cho mỗi người tín hữu chúng ta biết hăng say trong các công tác tông đồ. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
5. Xin cho thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Nhất là những nạn nhân của dịch Covid-19. Chúng ta cầu xin Chúa.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
Linh mục:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, ban cho chúng con niềm tin vững mạnh để làm chứng nhân cho Chúa giữa xã hội và môi trường chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh phê chuẩn các sắc lệnh mới cho tiến trình phong thánh một số ứng viên.
Thanh Quảng sdb
06:44 27/05/2020
Tòa Thánh phê chuẩn các sắc lệnh mới cho tiến trình phong thánh một số ứng viên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn các tài liệu phong thánh của một số ứng viên đang trong tiến trình phong thánh sau:
Đấng đáng kính Michael McGivney, người sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus; Chân phước Charles de Foucauld, một ẩn sĩ người Pháp đã tử đạo ở Bắc Phi; và Đấng đáng kính Pauline-Marie Jaricot, một nữ cư sĩ người Pháp, người đã thành lập Hội Truyền bá Đức tin và Hội Mân côi sống.
(Tin Vatican)
Hôm Chúa nhật vừa qua trong buổi triều yết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê các nguyên nhân phong thánh cho mười hai ứng viên nam nữ sẽ được phong thánh, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn các sắc lệnh nhìn nhận các phép lạ khác nhau, cũng như sự tử đạo của một nhà truyền giáo người Ý ở El Salvador và một nhóm tu sĩ dòng Xi-tô ở Ý.
Thánh bộ Phong thánh đã đề nạp bản học hỏi công nhận các phép lạ được xảy ra nhờ sự can thiệp của Đấng đáng kính Michael McGivney, người sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus; và Đấng đáng kính Pauline-Marie Jaricot, người sáng lập Tu hội Truyền giảng Đức tin và Hội Mân côi sống. Hai ngài bây giờ đã hoàn tất tiến trình để được phong chân phước.
Các phép lạ được xảy ra nhờ sự can thiệp của ba Chân phước: Charles de Foucauld, Cesare de Bus và Maria Domenica Mantovani. Sự chấp nhận các phép lạ này xác định ba Chân phước đã hoàn tất tiến trình để được tôn phong lên bận hiển thánh.
Thánh bộ Phong thánh cũng xin Đức Thánh Cha châu phê các trường hợp sau đây là các ứng viên bị giết vì đức tin là:
- Linh mục dòng Phanxicô Cosma Spessotto đã bị giết vì đức tin. Cha Cosma là một nhà truyền giáo ở El Salvador đã tử đạo năm 1980.
Cuối cùng, Thánh bộ cũng xin Đức Thánh Cha nhìn nhận việc tử đạo của sáu tu sĩ dòng Xi-tô đã bị giết khi các ngài cố gắng bảo vệ Bí tích Thánh Thể, lúc tu viện bị lính Pháp tấn công trong các cuộc chiến thời Hoàng đế Napoleon.
Sắc lệnh tử đạo đã cho phép tiến hành việc học hỏi các nguyên nhân tử đạo của Cha Cosma và các tu sĩ dòng Xi-tô.
Dưới đây, là các văn bản sắc lệnh của Thánh bộ Phong thánh trình bầy các nguyên nhân và tiểu sử ngắn gọn về các ứng viên trong tiến trình phong thánh được đài Vatican biên soạn.
Sau đây là các sắc lệnh của Thánh bộ phong thánh:
Ngày 24 tháng 5 năm 2020, trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Hồng Y Bruno Becciu, Chủ tịch Bộ Phong Thánh. Đức Thánh Cha đã nhận và châu phê các Sắc lệnh phong thánh liên quan đến:
- phép lạ được Chân phước Cesare de Bus, linh mục, Người sáng lập Tu hội các Linh mục truyền giảng Tín lý (Doctrinari); Ngài sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon (Pháp) và chết tại Avignon (Pháp) vào ngày 15 tháng 4 năm 1607;
Chân phước Cesare de Bus nổi bật nhờ vào các công việc từ thiện bác ái và sốt sắng trong việc rao giảng các tín lý. Ngài thành lập Tu hội các linh mục triều trong các giáo phận để rao giảng và bảo vệ các tín lý của Hội thánh. Ngài cũng thành lập một Dòng nữ mang tên “Con cái Đức tin Kitô hữu”. Ngài qua đời vào cuối thế kỷ 17.
- phép lạ, được châu phê nhờ sự can thiệp của Chân phước Charles de Foucauld (được gọi là Linh mục Charles Chúa Giêsu), một linh mục triều được sinh ra ở Strasbourg (Pháp) vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset (Algeria) vào ngày 1 tháng 12 năm 1916;
Chân phước Charles de Foucauld là một sĩ quan trong quân đội Pháp. Sau này Ngài đi tu làm một tu sĩ Dòng Trappist, nhưng rồi Ngài xin ra Dòng để sống đời ẩn sĩ. Ngài được thụ phong linh mục tại Pháp, sau đó vào sống trong sa mạc tại Sahara bên Algeria. Ngài truyền đạo cho bộ tộc người Bergers, Ngài đã học ngôn ngữ và văn hóa của họ. Cha De Foucauld đã bị giết ngay trong căn nhà ẩn tu của Ngài vào năm 1916.
- phép lạ, được cho là nhờ sự can thiệp của Chân phước Maria Domenica Mantovani, Đồng sáng lập và là Bề trên Cả của Tu Hội các Sơ bé nhỏ của Gia đình Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone (Ý) và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934;
Chân phước Maria Domenica Mantovani là người đồng sáng lập, cùng với cha linh hướng của sơ là linh mục Giuse Nascimbeni, thành lập Dòng các chị em bé nhỏ của Gia đình Thánh gia, chuyên giáo dục trẻ em và thanh thiếu nữ, phục vụ người đau yếu và già cả trong cộng đồng. Sơ đã trở thành Bề trên Cả đầu tiên của Tu hội, với danh xưng là Maria Giuseppina của Mẹ Vô nhiễm.
- phép lạ, được quy hướng cho sự can thiệp của Đầy tớ Chúa Michael McGivney, một linh mục địa phận, Người sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) và qua đời tại Thomaston (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) vào ngày 14 tháng 8 năm 1890;
Đầy tớ Chúa Michael McGivney là người sáng lập Hiệp sĩ Columbus, hiện là tổ chức huynh đệ Công Giáo lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo linh mục tại Canada và Hoa Kỳ, ngài được Đức Tổng Giám Mục James Gibbons của Giáo phận Baltimore phong chức linh mục. Ngài thành lập Hội Hiệp sĩ Columbus như một hội tương trợ, qui tụ quí ông đang đảm trách công việc làm ăn và sống trong ơn gọi gia đình. Ngài được biết đến như là một người làm việc không biết mỏi mệt. Ngài qua đời ở tuổi 38 vì viêm phổi.
- phép lạ, được quy cho sự can thiệp của Đấng đáng kính Pauline Maria Jaricot, Người sáng lập Tu hội "Truyền bá đức tin" và "Chuỗi Mân côi sống"; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon (Pháp) và chết cũng tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862;
Đấng đáng kính Pauline-Marie Jaricot đã tận hiến đời mình nâng đỡ công việc của các nhà truyền giáo, khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo tham gia vào công việc truyền bá Tin Mừng. Ngài thành lập Hội Truyền bá Đức tin, chuyên nâng đỡ các nỗ lực truyền giáo trên toàn thế giới; và Hiệp hội Mân côi sống, với nhiều cộng sự viên cam kết lần chuỗi Mân côi mỗi ngày. Năm 1835, ngài được chữa lành khỏi một căn bệnh hiểm nghèo, khi thăm viếng đền thờ thánh Philomena ở Ý.
- những cuộc tử đạo của các tôi tớ Chúa: Simeon Cardon và 5 người bạn tử đạo tại một Tu viện Xitô Cistercian ở Casamari, trước sự căm thù Đức tin vào ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;
Tôi tớ Chúa Simeon Cardon là bề trên của tu viện dòng Xitô ở Casamari, Ý. Trong các cuộc chiến càn quyét của Hoàng đế Napoleon, binh lính Pháp đã cướp phá tu viện, đột nhập vào Nhà nguyện và lấy Thánh thể từ nhà tạm ra vứt tung tóe xuống sàn nhà. Đầy tớ Chúa cùng với năm tu sĩ của tu viện cố gắng thu lại Thánh Thể nên họ đã bị những tên lính vô thần bắn chết.
- sự tử đạo của Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto (một số nơi trên thế giới danh từ Sante), được dùng để gọi một cha bề trên trong một nhà Dòng nhỏ; Ngài sinh ra ở Mansué (Ý) và bị giết ở San Juan Nonualco (El Salvador), vì sự thù ghét Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980;
Đầy tớ Chúa Cosma Spessotto gia nhập Dòng Phanxicô năm 1940, và được chịu chức linh mục tám năm sau đó. Là người đầy nhiệt huyết với công việc truyền giáo, ngài xin đi El Salvador năm 1950. Vào thời điểm đó El Salvador là một trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Mỹ. Ngài giảng về hòa giải giữa những bạo lực trong nước, Ngài bị giết vào năm 1980 khi đang quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ... Ngài được nhớ đến, vì có một tình yêu mãnh liệt ngài dành cho người nghèo và là nhân chứng sống cho tình yêu huynh đệ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn các tài liệu phong thánh của một số ứng viên đang trong tiến trình phong thánh sau:
Đấng đáng kính Michael McGivney, người sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus; Chân phước Charles de Foucauld, một ẩn sĩ người Pháp đã tử đạo ở Bắc Phi; và Đấng đáng kính Pauline-Marie Jaricot, một nữ cư sĩ người Pháp, người đã thành lập Hội Truyền bá Đức tin và Hội Mân côi sống.
(Tin Vatican)
Hôm Chúa nhật vừa qua trong buổi triều yết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã châu phê các nguyên nhân phong thánh cho mười hai ứng viên nam nữ sẽ được phong thánh, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn các sắc lệnh nhìn nhận các phép lạ khác nhau, cũng như sự tử đạo của một nhà truyền giáo người Ý ở El Salvador và một nhóm tu sĩ dòng Xi-tô ở Ý.
Thánh bộ Phong thánh đã đề nạp bản học hỏi công nhận các phép lạ được xảy ra nhờ sự can thiệp của Đấng đáng kính Michael McGivney, người sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus; và Đấng đáng kính Pauline-Marie Jaricot, người sáng lập Tu hội Truyền giảng Đức tin và Hội Mân côi sống. Hai ngài bây giờ đã hoàn tất tiến trình để được phong chân phước.
Các phép lạ được xảy ra nhờ sự can thiệp của ba Chân phước: Charles de Foucauld, Cesare de Bus và Maria Domenica Mantovani. Sự chấp nhận các phép lạ này xác định ba Chân phước đã hoàn tất tiến trình để được tôn phong lên bận hiển thánh.
Thánh bộ Phong thánh cũng xin Đức Thánh Cha châu phê các trường hợp sau đây là các ứng viên bị giết vì đức tin là:
- Linh mục dòng Phanxicô Cosma Spessotto đã bị giết vì đức tin. Cha Cosma là một nhà truyền giáo ở El Salvador đã tử đạo năm 1980.
Cuối cùng, Thánh bộ cũng xin Đức Thánh Cha nhìn nhận việc tử đạo của sáu tu sĩ dòng Xi-tô đã bị giết khi các ngài cố gắng bảo vệ Bí tích Thánh Thể, lúc tu viện bị lính Pháp tấn công trong các cuộc chiến thời Hoàng đế Napoleon.
Sắc lệnh tử đạo đã cho phép tiến hành việc học hỏi các nguyên nhân tử đạo của Cha Cosma và các tu sĩ dòng Xi-tô.
Dưới đây, là các văn bản sắc lệnh của Thánh bộ Phong thánh trình bầy các nguyên nhân và tiểu sử ngắn gọn về các ứng viên trong tiến trình phong thánh được đài Vatican biên soạn.
Sau đây là các sắc lệnh của Thánh bộ phong thánh:
Ngày 24 tháng 5 năm 2020, trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Hồng Y Bruno Becciu, Chủ tịch Bộ Phong Thánh. Đức Thánh Cha đã nhận và châu phê các Sắc lệnh phong thánh liên quan đến:
- phép lạ được Chân phước Cesare de Bus, linh mục, Người sáng lập Tu hội các Linh mục truyền giảng Tín lý (Doctrinari); Ngài sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon (Pháp) và chết tại Avignon (Pháp) vào ngày 15 tháng 4 năm 1607;
Chân phước Cesare de Bus nổi bật nhờ vào các công việc từ thiện bác ái và sốt sắng trong việc rao giảng các tín lý. Ngài thành lập Tu hội các linh mục triều trong các giáo phận để rao giảng và bảo vệ các tín lý của Hội thánh. Ngài cũng thành lập một Dòng nữ mang tên “Con cái Đức tin Kitô hữu”. Ngài qua đời vào cuối thế kỷ 17.
- phép lạ, được châu phê nhờ sự can thiệp của Chân phước Charles de Foucauld (được gọi là Linh mục Charles Chúa Giêsu), một linh mục triều được sinh ra ở Strasbourg (Pháp) vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset (Algeria) vào ngày 1 tháng 12 năm 1916;
Chân phước Charles de Foucauld là một sĩ quan trong quân đội Pháp. Sau này Ngài đi tu làm một tu sĩ Dòng Trappist, nhưng rồi Ngài xin ra Dòng để sống đời ẩn sĩ. Ngài được thụ phong linh mục tại Pháp, sau đó vào sống trong sa mạc tại Sahara bên Algeria. Ngài truyền đạo cho bộ tộc người Bergers, Ngài đã học ngôn ngữ và văn hóa của họ. Cha De Foucauld đã bị giết ngay trong căn nhà ẩn tu của Ngài vào năm 1916.
- phép lạ, được cho là nhờ sự can thiệp của Chân phước Maria Domenica Mantovani, Đồng sáng lập và là Bề trên Cả của Tu Hội các Sơ bé nhỏ của Gia đình Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone (Ý) và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934;
Chân phước Maria Domenica Mantovani là người đồng sáng lập, cùng với cha linh hướng của sơ là linh mục Giuse Nascimbeni, thành lập Dòng các chị em bé nhỏ của Gia đình Thánh gia, chuyên giáo dục trẻ em và thanh thiếu nữ, phục vụ người đau yếu và già cả trong cộng đồng. Sơ đã trở thành Bề trên Cả đầu tiên của Tu hội, với danh xưng là Maria Giuseppina của Mẹ Vô nhiễm.
- phép lạ, được quy hướng cho sự can thiệp của Đầy tớ Chúa Michael McGivney, một linh mục địa phận, Người sáng lập Hội Hiệp sĩ Columbus; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) và qua đời tại Thomaston (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) vào ngày 14 tháng 8 năm 1890;
Đầy tớ Chúa Michael McGivney là người sáng lập Hiệp sĩ Columbus, hiện là tổ chức huynh đệ Công Giáo lớn nhất thế giới. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo linh mục tại Canada và Hoa Kỳ, ngài được Đức Tổng Giám Mục James Gibbons của Giáo phận Baltimore phong chức linh mục. Ngài thành lập Hội Hiệp sĩ Columbus như một hội tương trợ, qui tụ quí ông đang đảm trách công việc làm ăn và sống trong ơn gọi gia đình. Ngài được biết đến như là một người làm việc không biết mỏi mệt. Ngài qua đời ở tuổi 38 vì viêm phổi.
- phép lạ, được quy cho sự can thiệp của Đấng đáng kính Pauline Maria Jaricot, Người sáng lập Tu hội "Truyền bá đức tin" và "Chuỗi Mân côi sống"; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon (Pháp) và chết cũng tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862;
Đấng đáng kính Pauline-Marie Jaricot đã tận hiến đời mình nâng đỡ công việc của các nhà truyền giáo, khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo tham gia vào công việc truyền bá Tin Mừng. Ngài thành lập Hội Truyền bá Đức tin, chuyên nâng đỡ các nỗ lực truyền giáo trên toàn thế giới; và Hiệp hội Mân côi sống, với nhiều cộng sự viên cam kết lần chuỗi Mân côi mỗi ngày. Năm 1835, ngài được chữa lành khỏi một căn bệnh hiểm nghèo, khi thăm viếng đền thờ thánh Philomena ở Ý.
- những cuộc tử đạo của các tôi tớ Chúa: Simeon Cardon và 5 người bạn tử đạo tại một Tu viện Xitô Cistercian ở Casamari, trước sự căm thù Đức tin vào ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;
Tôi tớ Chúa Simeon Cardon là bề trên của tu viện dòng Xitô ở Casamari, Ý. Trong các cuộc chiến càn quyét của Hoàng đế Napoleon, binh lính Pháp đã cướp phá tu viện, đột nhập vào Nhà nguyện và lấy Thánh thể từ nhà tạm ra vứt tung tóe xuống sàn nhà. Đầy tớ Chúa cùng với năm tu sĩ của tu viện cố gắng thu lại Thánh Thể nên họ đã bị những tên lính vô thần bắn chết.
- sự tử đạo của Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto (một số nơi trên thế giới danh từ Sante), được dùng để gọi một cha bề trên trong một nhà Dòng nhỏ; Ngài sinh ra ở Mansué (Ý) và bị giết ở San Juan Nonualco (El Salvador), vì sự thù ghét Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980;
Đầy tớ Chúa Cosma Spessotto gia nhập Dòng Phanxicô năm 1940, và được chịu chức linh mục tám năm sau đó. Là người đầy nhiệt huyết với công việc truyền giáo, ngài xin đi El Salvador năm 1950. Vào thời điểm đó El Salvador là một trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Mỹ. Ngài giảng về hòa giải giữa những bạo lực trong nước, Ngài bị giết vào năm 1980 khi đang quỳ cầu nguyện một mình trong nhà thờ... Ngài được nhớ đến, vì có một tình yêu mãnh liệt ngài dành cho người nghèo và là nhân chứng sống cho tình yêu huynh đệ.
Lệnh điên: Howard County cấm rước lễ trong kế hoạch tái tục các thánh lễ
Đặng Tự Do
16:40 27/05/2020
Trong một tuyên bố chung, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, của Kiev là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi thức Đông phương, và Đức Tổng Giám Mục Mieczyslaw Mokrzycki của tổng giáo phận Lviv, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Latinh, nhận xét rằng đại dịch coronavirus đã “đưa ra ánh sáng nhiều dịch bệnh khác trong đời sống của xã hội đương đại, trong đó có sự ngu dốt về tôn giáo và tâm tình kỳ thị tôn giáo.”
Một sắc lệnh hành chánh của Quận Howard, Maryland đã được công bố hôm thứ Ba 26 tháng Năm phác thảo các quy tắc y tế công cộng mà các nhà thờ phải tuân giữ để có thể mở cửa trở lại. Sắc lệnh hành chánh số 2020-09 của Quận Howard, Maryland là một thí dụ tiêu biểu cho nhận xét của hai vị Tổng Giám Mục Ukarine.
Trong sắc lệnh dài 6 trang này, Calvin Ball, Giám đốc điều hành của Quận Howard, truyền rằng:
“Cấm phân phối và tiêu thụ bất kỳ thực phẩm hoặc thức uống nào trước, trong, và sau tất cả các cử hành tôn giáo, bao gồm cả các thực phẩm hoặc thức uống thường được tiêu thụ như một phần của các cử hành tôn giáo.”
Việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất là bởi vị chủ tế, là một phần không thể thiếu trong nghi thức Thánh Thể. Các quy tắc do Calvin Ball đưa ra cấm cả linh mục cử hành Thánh lễ không được nhận Bí tích Thánh Thể. Như thế, các quy tắc này sẽ có hiệu lực là cấm tất cả các linh mục không được cử hành các thánh lễ một cách hợp luật.
Văn phòng Giao Tế Công Cộng của Quận Howard đến nay vẫn chưa trả lời các chất vấn từ Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, theo đó dựa trên thẩm quyền nào ngài Calvin Ball có thể đưa ra các quy tắc vi phạm tự do tôn giáo trắng trợn như thế.
Sắc lệnh hành chánh của ngài Calvin Ball cũng giới hạn việc tham dự các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự trong nhà ở mức 10 người trở xuống, và 250 người đối với các cử hành ngoài trời, cấm chuyền tay nhau các giỏ quyên tiền, cấm bắt tay và các tiếp xúc thân thể giữa các tín hữu.
Sắc lệnh hành chánh cũng khẳng định rằng “hát được phép, nhưng không được khuyến khích” và rằng chỉ có người chủ tế hay một dàn hợp xướng mới được quyền hát. Những người đang hát mà không đeo khẩu trang y tế phải duy trì một khoảng cách 12 feet đối với những người khác, bao gồm cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, các ca sĩ khác, hoặc cộng đoàn.”
Tổng giáo phận Baltimore, có lãnh thổ bao gồm Quận Howard, đã công bố kế hoạch mở lại các Thánh lễ vào hôm thứ Ba 26 tháng Năm. Mặc dù một số chính sách được nêu trong các kế hoạch của tổng giáo phận phù hợp với Sắc lệnh 2020-09, nhưng không có những cấm đoán lạ lùng như ngài Calvin Ball quy định.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ gần đây đã ra một số thư liên quan đến các trường hợp của các lệnh liên quan đến y tế công cộng của tiểu bang và địa phương có ảnh hưởng đến các nơi thờ phượng. Tuần trước, bộ đã gửi thư cho các thống đốc bang California và Nevada, nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng các quyền tự do tôn giáo trong khi làm việc để chống lại đại dịch coronavirus.
Phát biểu hôm thứ Năm 21 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda của tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis nói:
“Rõ ràng, một phần trong đức tin của chúng tôi là chúng tôi muốn tôn trọng thẩm quyền chính đáng của chính quyền dân sự.”
Tuy nhiên, chúng ta không buộc phải tuân thủ những lệnh lạc cà chớn, lợi dụng dịch bệnh để tung ra những quy định vi phạm trắng trợn tự do tôn giáo.
“Việc tiếp nhận Thánh Thể là vô cùng quan trọng. Người Công Giáo thực sự phụ thuộc vào Thánh Thể để vượt qua những thách thức trong cuộc sống của họ, ” Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda nói với các phóng viên ngày 21 tháng Năm.
Source:Catholic News AgencyMaryland county bans Eucharist in church reopening order
Một sắc lệnh hành chánh của Quận Howard, Maryland đã được công bố hôm thứ Ba 26 tháng Năm phác thảo các quy tắc y tế công cộng mà các nhà thờ phải tuân giữ để có thể mở cửa trở lại. Sắc lệnh hành chánh số 2020-09 của Quận Howard, Maryland là một thí dụ tiêu biểu cho nhận xét của hai vị Tổng Giám Mục Ukarine.
Trong sắc lệnh dài 6 trang này, Calvin Ball, Giám đốc điều hành của Quận Howard, truyền rằng:
“Cấm phân phối và tiêu thụ bất kỳ thực phẩm hoặc thức uống nào trước, trong, và sau tất cả các cử hành tôn giáo, bao gồm cả các thực phẩm hoặc thức uống thường được tiêu thụ như một phần của các cử hành tôn giáo.”
Việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất là bởi vị chủ tế, là một phần không thể thiếu trong nghi thức Thánh Thể. Các quy tắc do Calvin Ball đưa ra cấm cả linh mục cử hành Thánh lễ không được nhận Bí tích Thánh Thể. Như thế, các quy tắc này sẽ có hiệu lực là cấm tất cả các linh mục không được cử hành các thánh lễ một cách hợp luật.
Văn phòng Giao Tế Công Cộng của Quận Howard đến nay vẫn chưa trả lời các chất vấn từ Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, theo đó dựa trên thẩm quyền nào ngài Calvin Ball có thể đưa ra các quy tắc vi phạm tự do tôn giáo trắng trợn như thế.
Sắc lệnh hành chánh của ngài Calvin Ball cũng giới hạn việc tham dự các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự trong nhà ở mức 10 người trở xuống, và 250 người đối với các cử hành ngoài trời, cấm chuyền tay nhau các giỏ quyên tiền, cấm bắt tay và các tiếp xúc thân thể giữa các tín hữu.
Sắc lệnh hành chánh cũng khẳng định rằng “hát được phép, nhưng không được khuyến khích” và rằng chỉ có người chủ tế hay một dàn hợp xướng mới được quyền hát. Những người đang hát mà không đeo khẩu trang y tế phải duy trì một khoảng cách 12 feet đối với những người khác, bao gồm cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, các ca sĩ khác, hoặc cộng đoàn.”
Tổng giáo phận Baltimore, có lãnh thổ bao gồm Quận Howard, đã công bố kế hoạch mở lại các Thánh lễ vào hôm thứ Ba 26 tháng Năm. Mặc dù một số chính sách được nêu trong các kế hoạch của tổng giáo phận phù hợp với Sắc lệnh 2020-09, nhưng không có những cấm đoán lạ lùng như ngài Calvin Ball quy định.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ gần đây đã ra một số thư liên quan đến các trường hợp của các lệnh liên quan đến y tế công cộng của tiểu bang và địa phương có ảnh hưởng đến các nơi thờ phượng. Tuần trước, bộ đã gửi thư cho các thống đốc bang California và Nevada, nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng các quyền tự do tôn giáo trong khi làm việc để chống lại đại dịch coronavirus.
Phát biểu hôm thứ Năm 21 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda của tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis nói:
“Rõ ràng, một phần trong đức tin của chúng tôi là chúng tôi muốn tôn trọng thẩm quyền chính đáng của chính quyền dân sự.”
Tuy nhiên, chúng ta không buộc phải tuân thủ những lệnh lạc cà chớn, lợi dụng dịch bệnh để tung ra những quy định vi phạm trắng trợn tự do tôn giáo.
“Việc tiếp nhận Thánh Thể là vô cùng quan trọng. Người Công Giáo thực sự phụ thuộc vào Thánh Thể để vượt qua những thách thức trong cuộc sống của họ, ” Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda nói với các phóng viên ngày 21 tháng Năm.
Source:Catholic News Agency
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: cám ơn Đức Giáo Hoàng và cho biết các đe dọa hoàn cầu mới đòi các hình thức đoàn kết và liên đới mới
Vũ Văn An
18:53 27/05/2020
Trong một cuộc phỏng vấn của Vatican Media, ông António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, nói đến lòng biết ơn của ông đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì ngài đã ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn khắp thế giới của ông.
Đại diện cho Vatican Media trong cuộc phỏng vấn này là Andrea Monda, chủ bút nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh.
Ngưng bắn, ngưng bạo lực.
Về lời kêu gọi ngưng bắn toàn diện trong bối cảnh Covid-19, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trước nhất, tôi muốn được lặp lại lời đánh giá cao sâu sắc của tôi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì việc ngài đã ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn khắp thế giới của tôi và việc làm của Liên Hiệp Quốc. Việc dấn thân hoàn cầu, lòng cảm thương và các lời kêu gọi đoàn kết của ngài tái khẳng định các giá trị cốt lõi vốn hướng dẫn việc làm của chúng tôi: giảm thiểu đau khổ của con người và cổ vũ nhân phẩm.
“Khi tôi phát động lời kêu gọi ngưng bắn, sứ điệp của tôi với các bên tranh chấp khắp thế giới rất đơn giản: việc chiến đấu cần chấm dứt để chúng ta có thể tập chú vào kẻ thù chung là Covid-19.
“Cho đến nay, lời kêu gọi đã được sự ủng hộ của 115 quốc gia, các tổ chức vùng, hơn 200 nhóm xã hội dân sự cũng như nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Mười sáu nhóm vũ trang đã đoan hứa chấm dứt bạo lực. Hàng triệu người cũng đã ký ủng hộ lời kêu gọi trực tuyến.
“Nhưng sự không tin tưởng nhau vẫn còn cao, và thật khó có thể biến các cam kết này thành hành động để tạo ra sự khác biệt trong đời sống những người bị ảnh hưởng bởi tranh chấp.
“Các đại diện và phái viên đặc biệt của tôi đang làm việc không biết mệt mỏi khắp thế giới, với việc trực tiếp can thiệp của tôi, nếu cần, để biến các ý định đã được phát biểu thành những vụ ngưng bắn hữu hiệu.
“Tôi tiếp tục kêu gọi các bên tranh chấp và tất cả những ai có thể có một ảnh hưởng nào đó đối với họ, hãy đặt sức khỏe và an toàn của ta lên trên hết.
“Tôi cũng muốn nhắc đến một lời kêu gọi khác tôi từng đưa ra và được tôi coi là chủ yếu: đó là lời kêu gọi hòa bình trong các gia đình. Khắp địa cầu, trong khi đại dịch đang lan tràn, chúng ta cũng vẫn đang mục kích sự gia tăng bạo lực đáng lo ngại chống lại phụ nữ và các thiếu nữ.
“Tôi đã yêu cầu các chính phủ, xã hội dân sự và tất cả những ai khắp thế giới có thể góp tay huy động việc bảo vệ phụ nữ tốt hơn. Tôi cũng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc mọi tín ngưỡng lên án một cách không hàm hồ mọi hành vi bạo lực chống các phụ nữ và thiếu nữ và nêu cao các nguyên tắc bình đẳng”.
Liên đới
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay đại dịch Covid-19 không hẳn chỉ là tình thế khẩn trương về mặt y tế hoàn cầu. Theo ông, “trong mấy tuần gần đây, có việc xuất hiện các lý thuyết âm mưu và các cảm quan bài ngoại. Trong một số trường hợp, các nhà báo, các nhà chuyên nghiệp y tế, và các nhà bảo vệ nhân quyền đang bị tấn công vì đã làm điều họ phải làm.
“Ngay từ lúc khởi đầu, tôi đã cổ vũ tình liên đới trong các xã hội và giữa các quốc gia. Đáp ứng của chúng ta phải dựa trên nhân quyền và nhân phẩm.
“Tôi cũng kêu gọi các định chế giáo dục tập chú vào việc biết sử dụng kỹ thuật số, và tôi đã thúc giục các phương tiện truyền thông, nhất là các công ty truyền thông xã hội, làm nhiều hơn nữa để xác định và loại bỏ các nội dung kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phụ nữ và có hại khác, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo có vai trò quan yếu phải đóng trong việc cổ vũ lòng tương kính trong các cộng đồng của họ và bên ngoài các cộng đồng ấy. Họ có đủ vị thế để thách thức các sứ điệp sai lạc và có hại, và khuyến khích mọi cộng đồng cổ vũ bất bạo động và bác bỏ tinh thần bài ngoại, kỳ thị chủng tộc và mọi hình thức bất khoan dung”.
Tin giả
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay “Người ta ở khắp thế giới muốn biết phải làm gì và phải chạy tới đâu để xin ý kiến. Thay vào đó, họ đã phải bơi lội giữa cơn dịch thông tin giả, một cơn dịch, trong những trường hợp tồi tệ nhất, có thể gây ra chết chóc.
“Tôi hoan nginh các nhà báo và nhiều người khác đã kiểm soát sự kiện trong hàng núi các câu chuyện sai lạc và các đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Để hỗ trợ các cố gắng trên, tôi đã phát động sáng kiến Đáp Ứng Truyền Thông Liên Hiệp Quốc, dưới tên Verified (Kiểm chứng), nhằm cung cấp cho người ta các thông tin chính xác, dựa vào sự kiện, trong khi khuyến khích các giải pháp và tình liên đới, lúc chúng ta đang thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng để phục hồi.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có vai trò để đóng trong biệc lên đòn bẩy cho các mạng lưới và khả năng truyền thông của họ để hỗ trợ các chính phủ trong việc cổ vũ các biện pháp y tế công cộng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, từ việc giữ khoảng cách xã hội đến việc giữ vệ sinh cho thật tốt, và đánh tan các thông tin sai lạc và tiếng đồn thổi”.
Cơ quan Y Tế Thế Giới (WHO)
Gần đây có những lời chỉ trích Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO), Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không đề cập thẳng đến vấn đề này, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò của nó trong chiến dịch cứu người. Ông nói: “việc nhìn trở lui diễn biến của đại dịch và đáp ứng quốc tế, sẽ là điều quan yếu. Nhưng hiện nay, Cơ Quan Y Tế Thế Giới và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đang chạy đua với đồng hồ để cứu mạng sống người ta.
“Tôi đặc biệt ưu tư đối với việc thiếu liên đới thỏa đáng với các nước đang phát triển, cả trong việc trang bị để họ có thể đáp ứng đại dịch Covid-19 lẫn trong việc giải quyết các tác dụng kinh tế và xã hội đối với những người nghèo nhất thế giới.
“Cơ Quan Y Tế Thế Giới, và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn được huy động để cứu sống, cứu đói, giảm đau và đặt kế hoạch phục hồi.
“Chúng tôi đã đưa ra Kế Hoạch Đáp Ứng Nhân Đạo Hoàn cầu trị giá 7.6 tỷ dollars Mỹ dành cho những dân số dễ bị tổn thương nhất, trong đó, có người ty nạn và những người di tản trong nước. Cho đến nay, những người quảng đại đã đóng góp cho quĩ này được 1 tỷ dollars Mỹ và tôi tiếp tục vận động để quĩ này được tài trợ trọn vẹn.
“Các toán của chúng tôi tại các quốc gia đang phối hợp với các chính phủ sở tại để vận động gây quĩ, hòng trợ giúp các ngành y tế, yểm trợ các biện pháp kinh tế và xã hội, từ an toàn thực phẩm tới việc học tại nhà và chuyển ngân cũng như nhiều nhu cầu khác.
“Các chiến dịch hòa bình của chúng tôi vẫn tiếp tục thi hành các sứ mệnh bảo vệ quan trọng của họ, để hỗ trợ hòa bình và các diễn trình dân chủ.
“Các mạng lưới phân phối của Liên Hiệp Quốc đã được đặt dưới sự sử dụng của các nước đang phát triển, với hàng triệu bộ thử nghiệm, máy thở và mặt nạ giải phẫu nay đã tới tay hơn 100 quốc gia. Chúng tôi đã thiết lập các chuyến bay liên đới để đem thêm nhiều tiếp liệu và nhân viên cho hàng chục nước ở Châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
“Và ngay từ đầu, tôi đã huy động tài chuyên môn bên trong toàn bộ gia đình Liên Hiệp Quốc để xuất bản một loạt tường trình và hướng dẫn chính sách, cung cấp các phân tích và tư vấn để có được một đáp ứng hữu hiệu, có phối hợp của cộng đồng quốc tế (xem https://www.un.org/en/coronavirus/un-secretary-general).
Các định chế quốc tế
Trả lời câu hỏi về lòng tín nhiệm của người ta đối với định chế quốc tế, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết “Việc hợp tác và đóng góp của mọi quốc gia, kể cả những quốc gia hùng mạnh nhất, là điều chủ yếu không những đối với cuộc chiến chống Covid-19 mà còn để giải quyết các thách thức hòa bình và an ninh đang đặt ra cho chúng ta. Điều cũng chủ yếu là giúp tạo ra các điều kiện cho việc phục hồi hữu hiệu ở các nước đang phát triển và đã phát triển.
“Virus đã chứng tỏ tính mong manh khắp hoàn cầu của chúng ta. Và tính mong manh này không giới hạn ở các hệ thống y tế. Nó ảnh hưởng đến mọi phạm vi của thế giới và các định chế của chúng ta.
“Tính mong manh trong các cố gắng hoàn cầu có phối hợp đã được làm nổi bật bởi đáp ứng thất bại của chúng ta đối với cuộc khủng hoảng khí hậu, bởi nguy cơ tràn lan vũ khí hạch nhân mỗi ngày một gia tăng, bởi sự bất lực của ta trong việc cùng nhau điều hòa mạng lưới.
“Đại dich nên là tiếng chuông cảnh tỉnh. Các đe dọa giết người khắp hoàn cầu đòi chúng ta phải có sự đoàn kết và liên đới mới”.
Vắcxin, vũ khí thống trị?
Được hỏi về xu hướng một số nước mưu toan dùng việc chế tạo vắcxin chống Covid-19 làm vũ khí thống trị, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay: “Trong một thế giớ có tính quốc tế, không ai trong chúng ta an toàn trừ khi mọi người chúng ta an toàn.
“Tóm lại, đó là sứ điệp của tôi khi phát động ‘Hành Động Tăng tốc’ (ACT Accelerator), tức việc hợp tác hoàn cầu để tăng tốc việc khai triển, sản xuất và phân phối công bằng các phương tiện chẩn đoán, điều trị và vắcxin chống Covid-19.
“Phải coi việc này như một thiện ích công cộng hoàn cầu. Không phải vắcxin cho một nước hay một vùng hay một nửa thế giới, mà là một vắcxin và điều trị vừa túi tiền, an toàn, hữu hiệu, dễ quản trị và có sẵn cho mọi người, mọi nơi.Vắcxin này phải là vắxin của người dân”.
Bất bình đẳng
Làm thế nào tránh được cảnh nước hạng nhất nước hạng nhì trong cuộc chiến chống Covid-19? Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trận đại dịch này đang cho thấy nhiều bất bình đẳng ở khắp nơi. Bất bình đẳng kinh tế, không cập nhật đồng đều các dịch vụ y tế và nhiều phương diện khác.
“Con số người nghèo có thể tăng thêm 500 triệu, lần gia tăng đầu tiên trong 3 thập niên qua.
“Chúng ta không thể để cho việc này xẩy ra và đây là lý do tôi tiếp tục cổ động một gói viện trợ hoàn cầu có thể lên tới 10 phần trăm nền kinh tế thế giới.
“Các nước đã phát triển hơn hết có thể làm việc đó bằng các tài nguyên của chính họ, và một số đã bắt đầu thi hành các biện pháp này. Nhưng các nước đang phát triển cần sự hỗ trợ lớn lao và khẩn cấp.
“Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế đã chấp thuận việc tài trợ khẩn cấp cho một nhóm đầu tiên các nước đang phát triển. Ngân Hàng Thế Giới đã cho thấy: với các tài nguyên mới và hiện có, họ có thể cung cấp 160 tỷ tài trợ trong 15 năm tới. Nhóm G20 cũng đồng ý ngưng trả nợ cho các nước nghèo hơn cả.
“Tôi hoàn toàn đánh giá cao các biện pháp ấy, nhằm bảo vệ người ta, việc làm và gia tăng phát triển. Nhưng ngay cả việc này vẫn chưa đủ và điều quan trọng là phải xem xét các biện pháp phụ trội, kể cả tha nợ, tránh các cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế kéo dài".
Viễn ảnh tương lai
Hỏi về tương lai Liên Hiệp Quốc sau khi đại dịch qua đi, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết: “Việc phục hồi sau đại dịch đem lại nhiều cơ hội để lái thế giới vào nẻo đường an toàn hơn, lành mạnh hơn, vững bền hơn và bao gồm nhiều hơn.
“Các bất bình đẳng và hố phân cách trong việc bảo vệ xã hội từng bị xuất đầu lộ diện lâu nay cần được giải quyết. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội đặt vấn đề bất bình đẳng của phụ nữ và phái tính lên hàng đầu, giúp tạo nên sự co dãn đủ để chống lại các cú sốc trong tương lai.
“Việc phục hồi trên cũng cần phải đi song song với các hành động liên quan đến khí hậu.
“Tôi vốn đang kêu gọi các chính phủ phải bảo đảm rằng các khoản chi để phục hồi nền kinh tế nên được dùng để đầu tư vào tương lai, chứ không vào quá khứ.
“Tiền của người trả thuế nên được sử dụng để tăng tốc việc phi cácbon hóa mọi khía cạnh của nền kinh tế chúng ta và dành ưu tiên cho việc tạo ra các việc làm ‘xanh’. Nay là lúc phải đặt giá lên cácbon và các tác nhân gây ô nhiễm phải trả giá cho việc họ gây ô nhiễm. Các định chế tài chánh và các nhà đầu tư phải xem xét đầy đủ nguy cơ gây ra cho khí hậu.
“Khuôn mẫu của chúng ta vẫn là Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững và Thỏa Ước Paris về việc thay đổi khí hậu.
“Nay là lúc phải cương quyết. Cương quyết đánh bại Covid-19 và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này bằng cách xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người”.
Đại diện cho Vatican Media trong cuộc phỏng vấn này là Andrea Monda, chủ bút nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh.
Ngưng bắn, ngưng bạo lực.
Về lời kêu gọi ngưng bắn toàn diện trong bối cảnh Covid-19, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trước nhất, tôi muốn được lặp lại lời đánh giá cao sâu sắc của tôi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì việc ngài đã ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn khắp thế giới của tôi và việc làm của Liên Hiệp Quốc. Việc dấn thân hoàn cầu, lòng cảm thương và các lời kêu gọi đoàn kết của ngài tái khẳng định các giá trị cốt lõi vốn hướng dẫn việc làm của chúng tôi: giảm thiểu đau khổ của con người và cổ vũ nhân phẩm.
“Khi tôi phát động lời kêu gọi ngưng bắn, sứ điệp của tôi với các bên tranh chấp khắp thế giới rất đơn giản: việc chiến đấu cần chấm dứt để chúng ta có thể tập chú vào kẻ thù chung là Covid-19.
“Cho đến nay, lời kêu gọi đã được sự ủng hộ của 115 quốc gia, các tổ chức vùng, hơn 200 nhóm xã hội dân sự cũng như nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Mười sáu nhóm vũ trang đã đoan hứa chấm dứt bạo lực. Hàng triệu người cũng đã ký ủng hộ lời kêu gọi trực tuyến.
“Nhưng sự không tin tưởng nhau vẫn còn cao, và thật khó có thể biến các cam kết này thành hành động để tạo ra sự khác biệt trong đời sống những người bị ảnh hưởng bởi tranh chấp.
“Các đại diện và phái viên đặc biệt của tôi đang làm việc không biết mệt mỏi khắp thế giới, với việc trực tiếp can thiệp của tôi, nếu cần, để biến các ý định đã được phát biểu thành những vụ ngưng bắn hữu hiệu.
“Tôi tiếp tục kêu gọi các bên tranh chấp và tất cả những ai có thể có một ảnh hưởng nào đó đối với họ, hãy đặt sức khỏe và an toàn của ta lên trên hết.
“Tôi cũng muốn nhắc đến một lời kêu gọi khác tôi từng đưa ra và được tôi coi là chủ yếu: đó là lời kêu gọi hòa bình trong các gia đình. Khắp địa cầu, trong khi đại dịch đang lan tràn, chúng ta cũng vẫn đang mục kích sự gia tăng bạo lực đáng lo ngại chống lại phụ nữ và các thiếu nữ.
“Tôi đã yêu cầu các chính phủ, xã hội dân sự và tất cả những ai khắp thế giới có thể góp tay huy động việc bảo vệ phụ nữ tốt hơn. Tôi cũng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc mọi tín ngưỡng lên án một cách không hàm hồ mọi hành vi bạo lực chống các phụ nữ và thiếu nữ và nêu cao các nguyên tắc bình đẳng”.
Liên đới
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay đại dịch Covid-19 không hẳn chỉ là tình thế khẩn trương về mặt y tế hoàn cầu. Theo ông, “trong mấy tuần gần đây, có việc xuất hiện các lý thuyết âm mưu và các cảm quan bài ngoại. Trong một số trường hợp, các nhà báo, các nhà chuyên nghiệp y tế, và các nhà bảo vệ nhân quyền đang bị tấn công vì đã làm điều họ phải làm.
“Ngay từ lúc khởi đầu, tôi đã cổ vũ tình liên đới trong các xã hội và giữa các quốc gia. Đáp ứng của chúng ta phải dựa trên nhân quyền và nhân phẩm.
“Tôi cũng kêu gọi các định chế giáo dục tập chú vào việc biết sử dụng kỹ thuật số, và tôi đã thúc giục các phương tiện truyền thông, nhất là các công ty truyền thông xã hội, làm nhiều hơn nữa để xác định và loại bỏ các nội dung kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phụ nữ và có hại khác, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo có vai trò quan yếu phải đóng trong việc cổ vũ lòng tương kính trong các cộng đồng của họ và bên ngoài các cộng đồng ấy. Họ có đủ vị thế để thách thức các sứ điệp sai lạc và có hại, và khuyến khích mọi cộng đồng cổ vũ bất bạo động và bác bỏ tinh thần bài ngoại, kỳ thị chủng tộc và mọi hình thức bất khoan dung”.
Tin giả
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay “Người ta ở khắp thế giới muốn biết phải làm gì và phải chạy tới đâu để xin ý kiến. Thay vào đó, họ đã phải bơi lội giữa cơn dịch thông tin giả, một cơn dịch, trong những trường hợp tồi tệ nhất, có thể gây ra chết chóc.
“Tôi hoan nginh các nhà báo và nhiều người khác đã kiểm soát sự kiện trong hàng núi các câu chuyện sai lạc và các đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Để hỗ trợ các cố gắng trên, tôi đã phát động sáng kiến Đáp Ứng Truyền Thông Liên Hiệp Quốc, dưới tên Verified (Kiểm chứng), nhằm cung cấp cho người ta các thông tin chính xác, dựa vào sự kiện, trong khi khuyến khích các giải pháp và tình liên đới, lúc chúng ta đang thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng để phục hồi.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có vai trò để đóng trong biệc lên đòn bẩy cho các mạng lưới và khả năng truyền thông của họ để hỗ trợ các chính phủ trong việc cổ vũ các biện pháp y tế công cộng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, từ việc giữ khoảng cách xã hội đến việc giữ vệ sinh cho thật tốt, và đánh tan các thông tin sai lạc và tiếng đồn thổi”.
Cơ quan Y Tế Thế Giới (WHO)
Gần đây có những lời chỉ trích Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO), Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không đề cập thẳng đến vấn đề này, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò của nó trong chiến dịch cứu người. Ông nói: “việc nhìn trở lui diễn biến của đại dịch và đáp ứng quốc tế, sẽ là điều quan yếu. Nhưng hiện nay, Cơ Quan Y Tế Thế Giới và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đang chạy đua với đồng hồ để cứu mạng sống người ta.
“Tôi đặc biệt ưu tư đối với việc thiếu liên đới thỏa đáng với các nước đang phát triển, cả trong việc trang bị để họ có thể đáp ứng đại dịch Covid-19 lẫn trong việc giải quyết các tác dụng kinh tế và xã hội đối với những người nghèo nhất thế giới.
“Cơ Quan Y Tế Thế Giới, và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn được huy động để cứu sống, cứu đói, giảm đau và đặt kế hoạch phục hồi.
“Chúng tôi đã đưa ra Kế Hoạch Đáp Ứng Nhân Đạo Hoàn cầu trị giá 7.6 tỷ dollars Mỹ dành cho những dân số dễ bị tổn thương nhất, trong đó, có người ty nạn và những người di tản trong nước. Cho đến nay, những người quảng đại đã đóng góp cho quĩ này được 1 tỷ dollars Mỹ và tôi tiếp tục vận động để quĩ này được tài trợ trọn vẹn.
“Các toán của chúng tôi tại các quốc gia đang phối hợp với các chính phủ sở tại để vận động gây quĩ, hòng trợ giúp các ngành y tế, yểm trợ các biện pháp kinh tế và xã hội, từ an toàn thực phẩm tới việc học tại nhà và chuyển ngân cũng như nhiều nhu cầu khác.
“Các chiến dịch hòa bình của chúng tôi vẫn tiếp tục thi hành các sứ mệnh bảo vệ quan trọng của họ, để hỗ trợ hòa bình và các diễn trình dân chủ.
“Các mạng lưới phân phối của Liên Hiệp Quốc đã được đặt dưới sự sử dụng của các nước đang phát triển, với hàng triệu bộ thử nghiệm, máy thở và mặt nạ giải phẫu nay đã tới tay hơn 100 quốc gia. Chúng tôi đã thiết lập các chuyến bay liên đới để đem thêm nhiều tiếp liệu và nhân viên cho hàng chục nước ở Châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
“Và ngay từ đầu, tôi đã huy động tài chuyên môn bên trong toàn bộ gia đình Liên Hiệp Quốc để xuất bản một loạt tường trình và hướng dẫn chính sách, cung cấp các phân tích và tư vấn để có được một đáp ứng hữu hiệu, có phối hợp của cộng đồng quốc tế (xem https://www.un.org/en/coronavirus/un-secretary-general).
Các định chế quốc tế
Trả lời câu hỏi về lòng tín nhiệm của người ta đối với định chế quốc tế, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết “Việc hợp tác và đóng góp của mọi quốc gia, kể cả những quốc gia hùng mạnh nhất, là điều chủ yếu không những đối với cuộc chiến chống Covid-19 mà còn để giải quyết các thách thức hòa bình và an ninh đang đặt ra cho chúng ta. Điều cũng chủ yếu là giúp tạo ra các điều kiện cho việc phục hồi hữu hiệu ở các nước đang phát triển và đã phát triển.
“Virus đã chứng tỏ tính mong manh khắp hoàn cầu của chúng ta. Và tính mong manh này không giới hạn ở các hệ thống y tế. Nó ảnh hưởng đến mọi phạm vi của thế giới và các định chế của chúng ta.
“Tính mong manh trong các cố gắng hoàn cầu có phối hợp đã được làm nổi bật bởi đáp ứng thất bại của chúng ta đối với cuộc khủng hoảng khí hậu, bởi nguy cơ tràn lan vũ khí hạch nhân mỗi ngày một gia tăng, bởi sự bất lực của ta trong việc cùng nhau điều hòa mạng lưới.
“Đại dich nên là tiếng chuông cảnh tỉnh. Các đe dọa giết người khắp hoàn cầu đòi chúng ta phải có sự đoàn kết và liên đới mới”.
Vắcxin, vũ khí thống trị?
Được hỏi về xu hướng một số nước mưu toan dùng việc chế tạo vắcxin chống Covid-19 làm vũ khí thống trị, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay: “Trong một thế giớ có tính quốc tế, không ai trong chúng ta an toàn trừ khi mọi người chúng ta an toàn.
“Tóm lại, đó là sứ điệp của tôi khi phát động ‘Hành Động Tăng tốc’ (ACT Accelerator), tức việc hợp tác hoàn cầu để tăng tốc việc khai triển, sản xuất và phân phối công bằng các phương tiện chẩn đoán, điều trị và vắcxin chống Covid-19.
“Phải coi việc này như một thiện ích công cộng hoàn cầu. Không phải vắcxin cho một nước hay một vùng hay một nửa thế giới, mà là một vắcxin và điều trị vừa túi tiền, an toàn, hữu hiệu, dễ quản trị và có sẵn cho mọi người, mọi nơi.Vắcxin này phải là vắxin của người dân”.
Bất bình đẳng
Làm thế nào tránh được cảnh nước hạng nhất nước hạng nhì trong cuộc chiến chống Covid-19? Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trận đại dịch này đang cho thấy nhiều bất bình đẳng ở khắp nơi. Bất bình đẳng kinh tế, không cập nhật đồng đều các dịch vụ y tế và nhiều phương diện khác.
“Con số người nghèo có thể tăng thêm 500 triệu, lần gia tăng đầu tiên trong 3 thập niên qua.
“Chúng ta không thể để cho việc này xẩy ra và đây là lý do tôi tiếp tục cổ động một gói viện trợ hoàn cầu có thể lên tới 10 phần trăm nền kinh tế thế giới.
“Các nước đã phát triển hơn hết có thể làm việc đó bằng các tài nguyên của chính họ, và một số đã bắt đầu thi hành các biện pháp này. Nhưng các nước đang phát triển cần sự hỗ trợ lớn lao và khẩn cấp.
“Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế đã chấp thuận việc tài trợ khẩn cấp cho một nhóm đầu tiên các nước đang phát triển. Ngân Hàng Thế Giới đã cho thấy: với các tài nguyên mới và hiện có, họ có thể cung cấp 160 tỷ tài trợ trong 15 năm tới. Nhóm G20 cũng đồng ý ngưng trả nợ cho các nước nghèo hơn cả.
“Tôi hoàn toàn đánh giá cao các biện pháp ấy, nhằm bảo vệ người ta, việc làm và gia tăng phát triển. Nhưng ngay cả việc này vẫn chưa đủ và điều quan trọng là phải xem xét các biện pháp phụ trội, kể cả tha nợ, tránh các cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế kéo dài".
Viễn ảnh tương lai
Hỏi về tương lai Liên Hiệp Quốc sau khi đại dịch qua đi, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết: “Việc phục hồi sau đại dịch đem lại nhiều cơ hội để lái thế giới vào nẻo đường an toàn hơn, lành mạnh hơn, vững bền hơn và bao gồm nhiều hơn.
“Các bất bình đẳng và hố phân cách trong việc bảo vệ xã hội từng bị xuất đầu lộ diện lâu nay cần được giải quyết. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội đặt vấn đề bất bình đẳng của phụ nữ và phái tính lên hàng đầu, giúp tạo nên sự co dãn đủ để chống lại các cú sốc trong tương lai.
“Việc phục hồi trên cũng cần phải đi song song với các hành động liên quan đến khí hậu.
“Tôi vốn đang kêu gọi các chính phủ phải bảo đảm rằng các khoản chi để phục hồi nền kinh tế nên được dùng để đầu tư vào tương lai, chứ không vào quá khứ.
“Tiền của người trả thuế nên được sử dụng để tăng tốc việc phi cácbon hóa mọi khía cạnh của nền kinh tế chúng ta và dành ưu tiên cho việc tạo ra các việc làm ‘xanh’. Nay là lúc phải đặt giá lên cácbon và các tác nhân gây ô nhiễm phải trả giá cho việc họ gây ô nhiễm. Các định chế tài chánh và các nhà đầu tư phải xem xét đầy đủ nguy cơ gây ra cho khí hậu.
“Khuôn mẫu của chúng ta vẫn là Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững và Thỏa Ước Paris về việc thay đổi khí hậu.
“Nay là lúc phải cương quyết. Cương quyết đánh bại Covid-19 và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này bằng cách xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người”.
Vị Chân Phước sắp được tuyên thánh Charles de Foucauld
Đặng Tự Do
20:01 27/05/2020
Vatican đã công bố hôm thứ Tư rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đẩy mạnh án tuyên thánh cho 14 vị, trong đó có Chân Phước Charles de Foucauld, một nhà truyền giáo người Pháp bị giết ở Algeria năm 1916.
De Foucauld, còn được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, là một người lính, một nhà thám hiểm, một người Công Giáo trở lại đạo sau khi đã mất đức tin, một linh mục, một ẩn sĩ và là người tu sĩ khó nghèo phục vụ giữa những người Tuareg trong sa mạc Sahara ở Algeria.
Ngài bị bởi một nhóm người hạ sát tại nơi ẩn tu của mình trong sa mạc Sahara vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
De Foucauld sinh tại Strasbourg năm 1858. Ông được ông ngoại giàu có và quý phái của mình nuôi dưỡng sau khi bị mồ côi cha mẹ vào năm 6 tuổi.
Theo bước chân của ông nội, De Foucauld gia nhập quân đội Pháp và trong thời gian này anh đã mất niềm tin, và sống một cuộc đời buông thả và được biết đến là người có khiếu hài hước.
De Foucauld đã giải ngũ vào năm 23 tuổi và lên đường khám phá Marốc nguy hiểm. Trong tiến trình liên lạc với các tín đồ Hồi giáo có niềm tin rất mạnh mẽ ở đó, De Foucauld cảm thấy bị thách thức và anh bắt đầu lặp lại với chính mình: “Lạy Chúa, nếu thật sự Chúa hiện hữu, xin hãy cho con biết Chúa.”
Anh trở về Pháp và, với sự hướng dẫn của một linh mục, đã trở lại với đức tin Công Giáo vào năm 1886, ở tuổi 28.
Câu nói sau đây của anh được nhiều người truyền tụng: “Ngay khi tôi bắt đầu tin vào Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống chỉ cho Ngài mà thôi.”
De Foucauld đã nhận ra ơn gọi theo Chúa Giêsu trong cuộc đời mình tại Nazareth, trong một chuyến hành hương đến Thánh địa. Anh trở thành là một tu sĩ Dòng Trappe ở Pháp và Syria trong bảy năm. Dòng Trappe là nói theo tiếng Pháp, tiếng Việt thường gọi là Dòng Xitô Nhặt Phép.
Ngài cũng sống như một ẩn sĩ trong một thời gian gần một tu viện của thánh Clara khó nghèo ở Nazareth.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1901 ở tuổi 43 và rời khỏi Bắc Phi để phục vụ dân tộc Tuareg, một dân tộc du mục, và nói rằng ngài muốn sống giữa những người xa nhất, bị bỏ rơi nhất.
Ở Sahara, ngài chào đón bất cứ ai đi ngang qua, dù là Kitô hữu, người Hồi giáo, Do Thái hay ngoại giáo.
Ngài rất tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa nơi đang sống. Trong 13 năm ở Saraha, ngài đã học văn hóa và ngôn ngữ Tuareg, biên soạn một cuốn từ điển Tuareg- Pháp, và là một người anh em của tất cả mọi người.
Vị linh mục nói rằng ngài muốn “hét lên thông điệp Tin Mừng bằng cuộc sống của mình” và sống một cuộc sống thánh thiện để mọi người phải hỏi “Đệ tử mà còn được như thế, huống hồ là Sư phụ? ”
De Foucauld là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số hiệp hội giáo dân, cộng đồng tôn giáo và các tu hội bao gồm cả các linh mục và giáo dân, được gọi chung là Gia đình thiêng liêng của Charles de Foucauld.
Trong lễ tuyên Chân Phước cho ngài vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Trong tư cách là một linh mục, Charles de Foucauld, đã đặt Bí tích Thánh Thể và Tin Mừng làm trung tâm của đời mình.”
“Ngài đã phát hiện ra rằng Chúa Giêsu – Đấng đã đến để kết hiệp chính mình với nhân loại của chúng ta - mời gọi chúng ta đến với một tình huynh đệ phổ quát mà sau này thánh nhân đã trải nghiệm ở Sahara; và đến với tình yêu mà Chúa Kitô đã nêu gương sáng cho chúng ta.”
Hôm thứ Tư 26 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến. Trong cuộc tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Charles de Foucauld, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.
Đức Thánh Cha cũng đã nhìn nhận các phép lạ khác và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Cesare de Bus, linh mục, vị sáng lập Tu Hội Các Linh Mục Truyền Bá Tín Lý Kitô Giáo; sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon bên Pháp và chết tại Avignon một thành phố của Pháp vào ngày 15 tháng 4 năm 1607.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Charles de Foucauld, thường được gọi là Cha Charles của Chúa Giêsu, linh mục triều; sinh ra tại Strasbourg bên Pháp vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset, Algeria vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Maria Domenica Mantovani, là vị Đồng sáng lập và là Bề Trên tiên khởi của Dòng các Tiểu muội của Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone bên Ý và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Michael McGivney, linh mục triều, là vị sáng lập Dòng Hiệp sĩ Kha Luân Bố; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury, Hoa Kỳ và mất tại Thomaston, Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 8 năm 1890.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Pauline Maria Jaricot, vị sáng lập “Tu hội truyền bá đức tin” và “Chuỗi Mân côi sống”; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon, bên Pháp và chết tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862.
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Simeon Cardon và 5 bạn tử đạo, là các tu sĩ khấn trọn của cộng đoàn Xitô ở Casistari; bị giết ở Casamari, vì lòng thù hận Đức tin, từ ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto, tên khai sinh là Sante, một linh mục khấn trọn của Dòng Anh Em Hèn Mọn; sinh tại Mansué bên Ý và bị giết ở San Juan Nonualco, El Salvador, vì lòng thù hận Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei ” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis ” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus ” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus ”.
Như thế, với các sắc lệnh này, Giáo Hội sẽ có thêm 3 vị Thánh, 2 vị Chân Phước và 2 Bậc Đáng Kính.
Source:Catholic News AgencyPope Francis will name Charles de Foucauld a saint. Who was he?
De Foucauld, còn được gọi là Anh Charles của Chúa Giêsu, là một người lính, một nhà thám hiểm, một người Công Giáo trở lại đạo sau khi đã mất đức tin, một linh mục, một ẩn sĩ và là người tu sĩ khó nghèo phục vụ giữa những người Tuareg trong sa mạc Sahara ở Algeria.
Ngài bị bởi một nhóm người hạ sát tại nơi ẩn tu của mình trong sa mạc Sahara vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
De Foucauld sinh tại Strasbourg năm 1858. Ông được ông ngoại giàu có và quý phái của mình nuôi dưỡng sau khi bị mồ côi cha mẹ vào năm 6 tuổi.
Theo bước chân của ông nội, De Foucauld gia nhập quân đội Pháp và trong thời gian này anh đã mất niềm tin, và sống một cuộc đời buông thả và được biết đến là người có khiếu hài hước.
De Foucauld đã giải ngũ vào năm 23 tuổi và lên đường khám phá Marốc nguy hiểm. Trong tiến trình liên lạc với các tín đồ Hồi giáo có niềm tin rất mạnh mẽ ở đó, De Foucauld cảm thấy bị thách thức và anh bắt đầu lặp lại với chính mình: “Lạy Chúa, nếu thật sự Chúa hiện hữu, xin hãy cho con biết Chúa.”
Anh trở về Pháp và, với sự hướng dẫn của một linh mục, đã trở lại với đức tin Công Giáo vào năm 1886, ở tuổi 28.
Câu nói sau đây của anh được nhiều người truyền tụng: “Ngay khi tôi bắt đầu tin vào Chúa, tôi hiểu rằng tôi không thể làm gì khác hơn là sống chỉ cho Ngài mà thôi.”
De Foucauld đã nhận ra ơn gọi theo Chúa Giêsu trong cuộc đời mình tại Nazareth, trong một chuyến hành hương đến Thánh địa. Anh trở thành là một tu sĩ Dòng Trappe ở Pháp và Syria trong bảy năm. Dòng Trappe là nói theo tiếng Pháp, tiếng Việt thường gọi là Dòng Xitô Nhặt Phép.
Ngài cũng sống như một ẩn sĩ trong một thời gian gần một tu viện của thánh Clara khó nghèo ở Nazareth.
Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1901 ở tuổi 43 và rời khỏi Bắc Phi để phục vụ dân tộc Tuareg, một dân tộc du mục, và nói rằng ngài muốn sống giữa những người xa nhất, bị bỏ rơi nhất.
Ở Sahara, ngài chào đón bất cứ ai đi ngang qua, dù là Kitô hữu, người Hồi giáo, Do Thái hay ngoại giáo.
Ngài rất tôn trọng tín ngưỡng và văn hóa nơi đang sống. Trong 13 năm ở Saraha, ngài đã học văn hóa và ngôn ngữ Tuareg, biên soạn một cuốn từ điển Tuareg- Pháp, và là một người anh em của tất cả mọi người.
Vị linh mục nói rằng ngài muốn “hét lên thông điệp Tin Mừng bằng cuộc sống của mình” và sống một cuộc sống thánh thiện để mọi người phải hỏi “Đệ tử mà còn được như thế, huống hồ là Sư phụ? ”
De Foucauld là nguồn cảm hứng cho việc thành lập một số hiệp hội giáo dân, cộng đồng tôn giáo và các tu hội bao gồm cả các linh mục và giáo dân, được gọi chung là Gia đình thiêng liêng của Charles de Foucauld.
Trong lễ tuyên Chân Phước cho ngài vào năm 2005, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Trong tư cách là một linh mục, Charles de Foucauld, đã đặt Bí tích Thánh Thể và Tin Mừng làm trung tâm của đời mình.”
“Ngài đã phát hiện ra rằng Chúa Giêsu – Đấng đã đến để kết hiệp chính mình với nhân loại của chúng ta - mời gọi chúng ta đến với một tình huynh đệ phổ quát mà sau này thánh nhân đã trải nghiệm ở Sahara; và đến với tình yêu mà Chúa Kitô đã nêu gương sáng cho chúng ta.”
Hôm thứ Tư 26 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến. Trong cuộc tiếp kiến này, Đức Thánh Cha đã công nhận phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Charles de Foucauld, mở đường cho việc tuyên thánh cho ngài.
Đức Thánh Cha cũng đã nhìn nhận các phép lạ khác và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Cesare de Bus, linh mục, vị sáng lập Tu Hội Các Linh Mục Truyền Bá Tín Lý Kitô Giáo; sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon bên Pháp và chết tại Avignon một thành phố của Pháp vào ngày 15 tháng 4 năm 1607.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Charles de Foucauld, thường được gọi là Cha Charles của Chúa Giêsu, linh mục triều; sinh ra tại Strasbourg bên Pháp vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset, Algeria vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Maria Domenica Mantovani, là vị Đồng sáng lập và là Bề Trên tiên khởi của Dòng các Tiểu muội của Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone bên Ý và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Michael McGivney, linh mục triều, là vị sáng lập Dòng Hiệp sĩ Kha Luân Bố; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury, Hoa Kỳ và mất tại Thomaston, Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 8 năm 1890.
- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Pauline Maria Jaricot, vị sáng lập “Tu hội truyền bá đức tin” và “Chuỗi Mân côi sống”; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon, bên Pháp và chết tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862.
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Simeon Cardon và 5 bạn tử đạo, là các tu sĩ khấn trọn của cộng đoàn Xitô ở Casistari; bị giết ở Casamari, vì lòng thù hận Đức tin, từ ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;
- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto, tên khai sinh là Sante, một linh mục khấn trọn của Dòng Anh Em Hèn Mọn; sinh tại Mansué bên Ý và bị giết ở San Juan Nonualco, El Salvador, vì lòng thù hận Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980.
Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei ” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis ” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus ” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus ”.
Như thế, với các sắc lệnh này, Giáo Hội sẽ có thêm 3 vị Thánh, 2 vị Chân Phước và 2 Bậc Đáng Kính.
Source:Catholic News Agency
Dịch bệnh vẫn kinh hoàng, Hoa Kỳ lại gánh chịu thêm bạo động chủng tộc, siêu thị Target bị cướp phá
Đặng Tự Do
23:54 27/05/2020
Bốn cảnh sát viên thành phố Minneapolis đã bị sa thải sau cái chết của George Floyd, một người da đen đã chết hôm thứ Hai vì sự tàn bạo của cảnh sát.
Biểu tình đã lập tức nổ ra tại Minneapolis vào chiều thứ Ba. Sau một thời gian biểu tình ôn hòa, các cuộc tụ tập phản đối đã trở nên bạo lực hơn vào lúc hoàng hôn khi cảnh sát mặc đồ chống bạo lực bắn hơi cay và đạn cao su không gây chết người vào đám đông trong khi những người biểu tình ném chai nước và các thứ khác về phía cảnh sát.
Một loạt các vụ đả thương gây ra những cái chết của người da đen có liên quan đến cảnh sát trong những năm gần đây đã làm bùng lên các cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp Hoa Kỳ và dẫn đến sự hình thành của phong trào “Black Lives Matter” nghĩa là “Cuộc sống của người da đen đáng giá”, nhằm yêu cầu chấm dứt sử dụng vũ lực gây chết người trong các cộng đồng thiểu số.
Đến sáng ngày thứ Tư, tình hình đã trở nên hết sức căng thẳng. Đông đảo dân chúng đã bao vây đồn cảnh sát thứ ba trên Minnehaha Avenue South, nơi được cho là phải chịu trách nhiệm về cái chết của George Floyd.
Trước tình hình căng thẳng trong khu vực, các nhân viên trong siêu thị Target trên đường Lake được yêu cầu đóng cửa nghỉ sớm.
Một số người đã đập bể cửa kính và vào trong cướp đồ mang ra ngoài. Họ tự tin làm chủ được tình hình đến mức thong thả cướp bóc siêu thị, không có vẻ gì là sợ sệt hay hối hả.
Tưởng cũng nên nhắc lại: Vụ việc đáng tiếc này đã xảy ra hôm thứ Hai 25 tháng Năm tại Minneapolis. Một video về biến cố này được lưu hành trực tuyến một ngày sau đó kêu gọi người da đen biểu tình trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trong video, một viên chức cảnh sát thuộc Sở cảnh sát thành phố Minneapolis có thể được nhìn thấy đang quỳ trên cổ một người đàn ông đang nằm trên đường khi anh ta bị bắt giữ. Người đàn ông sau đó được xác định là George Floyd, 46 tuổi.
“Tôi không thể thở được, “ George Floyd nói nhiều lần, rên rỉ khi đầu gối của một viên chức cảnh sát tiếp tục kẹp chặt và đè nặng lên cổ anh ta. Một viên chức cảnh sát thứ hai đứng nhìn.
Đoạn video dường như bỏ qua vài phút trước khi mắt Floyd dường như nhắm lại và người qua đường la làng lên rằng anh ta không cục cựa được nữa và hét vào mặt các viên chức cảnh sát để giải thoát anh ta khỏi bị kẹp cổ.
Trong một diễn biến mới nhất, thị trưởng thành phố Minneapolis, là ông Jacob Frey, đã yêu cầu bắt giữ và truy tố 4 cảnh sát viên có liên quan đến vụ này.
Source:Business Insider
Top Stories
SINGAPOUR: «La crise du coronavirus doit être un signal pour l’Occident: il est temps d’accepter d’apprendre des autres peuples»
Églises d'Asie
08:32 27/05/2020
Spécialiste des relations entre l’Occident et l’Asie, le professeur Kishore Mabhubani, chercheur et diplomate singapourien, estime que la montée en puissance de l’Asie dans les domaines économique, technologique et culturel, est l’événement majeur de notre époque : « La crise du coronavirus doit être un signal d’alerte pour l’Occident : il est temps de laisser tomber l’arrogance et d’accepter d’apprendre des autres peuples, notamment de l’Asie. » Pour lui, la crise du coronavirus sera retenue dans les manuels d’histoire comme la date officielle d’un processus entamé depuis plusieurs décennies : l’ouverture du « siècle asiatique ».
Églises d’Asie : Avec toute la prudence de mise quand on examine les chiffres des morts du Covid-19, il semble que les pays asiatiques, qui étaient pourtant en première ligne, s’en sortent mieux que l’Europe… Pourquoi?
Kishore Mahbubhani : J’insiste : la crise est loin d’être terminée. À mon avis, nous n’en sommes même pas encore à la moitié, il faut donc se garder de jugements à l’emporte-pièce. Néanmoins, les premiers chiffres sur la mortalité des populations, non seulement en Chine, mais aussi au Vietnam, en Corée et à Singapour, semblent spectaculairement inférieurs aux taux de mortalité européens. Nous n’avons pas encore d’explication scientifique, mais on peut déjà supposer que la gestion politique de la crise a été meilleure dans les pays asiatiques.
Il est vrai qu’on a vu des mesures pratiques appliquées très tôt, telles que des distributions gratuites de masques et leur port obligatoire, même dans des pays dits pauvres comme la Thaïlande ou le Vietnam… Comment de tels moyens ont-ils pu être mis en œuvre?
Bien sûr il y a la question de la fabrication des masques en Asie et de la puissance industrielle, mais pas seulement. Depuis des décennies, on voit, aux États-Unis et en Europe, des gouvernements qui délégitimisent, démoralisent et sous-financent les institutions publiques. En Asie, les populations adhèrent à l’idée d’un État fort et pensent que la main invisible du marché doit être guidée par la main bien visible de la bonne gouvernance. Avec l’augmentation des recettes de la plupart des pays de la région, les institutions publiques ont pris de l’ampleur. Pas seulement l’hôpital : toutes les institutions qui ont leur mot à dire dans une crise sanitaire. Les départements de santé ont donc pu envoyer très tôt des équipes sur le terrain. S’il y a quelque chose à retenir de cette crise, c’est l’importance d’institutions publiques bien financées, bien gouvernées et capables de réagir vite.
Les gouvernements asiatiques sortent donc renforcés de cette première partie de crise?
Tout à fait, il y a une satisfaction des populations, ainsi qu’une augmentation de la « confiance en soi culturelle », l’idée qu’on peut faire aussi bien, et même mieux que l’Occident, qui cesse d’être un modèle. Un autre facteur a joué : la confiance de ces populations dans leurs gouvernements, fondamentale pour l’application rapide et efficace des politiques publiques, parce que tous les éléments de la société travaillent ensemble. Cette confiance est due, je le pense, à des systèmes plus méritocratiques, où il y a beaucoup plus de mobilité sociale qu’en Europe. En Chine, seuls les meilleurs éléments des universités publiques – et beaucoup, notamment, des filières scientifiques – sont invités à rejoindre les instances dirigeantes du Parti communiste. Cela permet de s’assurer d’une part, que des cerveaux performants soient au gouvernement, et de l’autre que les citoyens puissent encore s’identifier aux membres du gouvernement. Des rapports rédigés par des chercheurs américains évaluent la cote de confiance des Chinois dans leur gouvernement à plus de 80 %.
N’est-ce pas dû, au moins en partie, à un « lavage de cerveau » idéologique?
L’argument a mal vieilli. Peut-être que du temps de l’URSS, sans Internet et avec interdiction de sortie du pays, on pouvait laver le cerveau des gens. Aujourd’hui, les Chinois ont accès à toutes les informations qu’ils désirent; 150 millions d’entre eux voyagent chaque année et reviennent en Chine. Ce qui fonde la confiance des est-asiatiques (Chinois, mais aussi Taiwanais, Coréens, Singapouriens, et dans une moindre mesure Vietnamiens) dans leurs gouvernements, c’est la prospérité économique et la transformation radicale du niveau de vie en l’espace de deux à trois générations. Les Chinois ont vu plus d’améliorations de leurs conditions de vie dans les quarante dernières années que durant les quatre millénaires précédents. Ils ne comprennent pas bien pourquoi l’Occident veut toujours leur donner des leçons sur le fameux meilleur modèle, celui de la démocratie libérale, garante de leur supériorité morale, quand tant d’Européens et d’Américains ont l’air d’en souffrir.
La pandémie vient donc brutalement mettre à nu la profondeur de la crise économique et identitaire de l’Occident…
Absolument, quand les hôpitaux sont dépouillés, quand les classes moyennes appauvries viennent crier leur désespoir dans les rues, comme les Gilets Jaunes l’ont fait en France, quand les deux tiers des familles américaines n’ont pas 500 dollars de côté en cas d’urgence, l’Occident ne peut plus prétendre être un modèle. Depuis plus de deux cents ans, l’Asie – la Chine et l’Inde en tête – apprend de l’Occident, qui dominait le monde. Sa médecine, ses arts, ses technologies, elle les a intégrés et adaptés… C’est même ce qui a permis son succès aujourd’hui. Pourquoi l’Occident ne pourrait pas commencer à apprendre des autres? Si vous voulez exporter votre modèle, faites-le en étant un exemple radieux de succès et d’harmonie, pas en balançant des sanctions ou des bombes contre des pays qui pensent différemment.
De quoi pourraient-ils s’inspirer, par exemple, chez les Asiatiques?
De leur pragmatisme et de leur souplesse. Prenez l’Asean [Association des nations du sud-est asiatique], par exemple, par rapport à l’Union européenne : certaines décisions sont prises à l’unanimité, mais souvent, seul un petit groupe de pays est concerné… Ainsi, on ne se retrouve pas dans des situations radicales comme le Brexit… Avec l’Europe, il faut être complètement dedans ou complètement dehors, mais il pourrait y avoir des voies intermédiaires. Nous avons eu quelques échanges entre députés européens et sud-est asiatiques, mais pour être franc, l’attitude des Européens était celle de la condescendance.
La Chine se trouve néanmoins sous le feu des critiques internationales sur son manque de transparence… Pensez-vous que cette polémique concerne uniquement son rôle dans la gestion de la crise, ou existe-t-il aussi en ce moment en Occident un sentiment antichinois, voire anti-asiatique, qui trouve là à s’exprimer?
La Chine a évidemment des réponses à apporter, mais nous sommes toujours en plein combat contre ce virus, et cette obsession de vouloir pointer du doigt un coupable ne nous avance pas à grand-chose; on devrait plutôt laisser les scientifiques discuter entre eux pour trouver une solution. Personnellement, je pense que nous ne sommes pas encore sortis du « péril jaune » : la crainte de ces petits hommes jaunes sans scrupule, à qui on ne peut pas faire confiance. Mais comme le discours européen ne tolère aucune référence à la race, on ne peut pas en parler. Je préférerais qu’il y ait un espace où on puisse discuter librement de ces clichés et déterminer rationnellement s’ils influencent encore, en Occident, la perception de la Chine et des autres peuples asiatiques.
(Source: Églises d'Asie - le 27/05/2020, EDA / propos recueillis par Carol Isoux, Kishore Mahbubani est auteur de l’ouvrage L’Occident s’est-il perdu? , Fayard, 2019)
Églises d’Asie : Avec toute la prudence de mise quand on examine les chiffres des morts du Covid-19, il semble que les pays asiatiques, qui étaient pourtant en première ligne, s’en sortent mieux que l’Europe… Pourquoi?
Kishore Mahbubhani : J’insiste : la crise est loin d’être terminée. À mon avis, nous n’en sommes même pas encore à la moitié, il faut donc se garder de jugements à l’emporte-pièce. Néanmoins, les premiers chiffres sur la mortalité des populations, non seulement en Chine, mais aussi au Vietnam, en Corée et à Singapour, semblent spectaculairement inférieurs aux taux de mortalité européens. Nous n’avons pas encore d’explication scientifique, mais on peut déjà supposer que la gestion politique de la crise a été meilleure dans les pays asiatiques.
Il est vrai qu’on a vu des mesures pratiques appliquées très tôt, telles que des distributions gratuites de masques et leur port obligatoire, même dans des pays dits pauvres comme la Thaïlande ou le Vietnam… Comment de tels moyens ont-ils pu être mis en œuvre?
Bien sûr il y a la question de la fabrication des masques en Asie et de la puissance industrielle, mais pas seulement. Depuis des décennies, on voit, aux États-Unis et en Europe, des gouvernements qui délégitimisent, démoralisent et sous-financent les institutions publiques. En Asie, les populations adhèrent à l’idée d’un État fort et pensent que la main invisible du marché doit être guidée par la main bien visible de la bonne gouvernance. Avec l’augmentation des recettes de la plupart des pays de la région, les institutions publiques ont pris de l’ampleur. Pas seulement l’hôpital : toutes les institutions qui ont leur mot à dire dans une crise sanitaire. Les départements de santé ont donc pu envoyer très tôt des équipes sur le terrain. S’il y a quelque chose à retenir de cette crise, c’est l’importance d’institutions publiques bien financées, bien gouvernées et capables de réagir vite.
Les gouvernements asiatiques sortent donc renforcés de cette première partie de crise?
Tout à fait, il y a une satisfaction des populations, ainsi qu’une augmentation de la « confiance en soi culturelle », l’idée qu’on peut faire aussi bien, et même mieux que l’Occident, qui cesse d’être un modèle. Un autre facteur a joué : la confiance de ces populations dans leurs gouvernements, fondamentale pour l’application rapide et efficace des politiques publiques, parce que tous les éléments de la société travaillent ensemble. Cette confiance est due, je le pense, à des systèmes plus méritocratiques, où il y a beaucoup plus de mobilité sociale qu’en Europe. En Chine, seuls les meilleurs éléments des universités publiques – et beaucoup, notamment, des filières scientifiques – sont invités à rejoindre les instances dirigeantes du Parti communiste. Cela permet de s’assurer d’une part, que des cerveaux performants soient au gouvernement, et de l’autre que les citoyens puissent encore s’identifier aux membres du gouvernement. Des rapports rédigés par des chercheurs américains évaluent la cote de confiance des Chinois dans leur gouvernement à plus de 80 %.
N’est-ce pas dû, au moins en partie, à un « lavage de cerveau » idéologique?
L’argument a mal vieilli. Peut-être que du temps de l’URSS, sans Internet et avec interdiction de sortie du pays, on pouvait laver le cerveau des gens. Aujourd’hui, les Chinois ont accès à toutes les informations qu’ils désirent; 150 millions d’entre eux voyagent chaque année et reviennent en Chine. Ce qui fonde la confiance des est-asiatiques (Chinois, mais aussi Taiwanais, Coréens, Singapouriens, et dans une moindre mesure Vietnamiens) dans leurs gouvernements, c’est la prospérité économique et la transformation radicale du niveau de vie en l’espace de deux à trois générations. Les Chinois ont vu plus d’améliorations de leurs conditions de vie dans les quarante dernières années que durant les quatre millénaires précédents. Ils ne comprennent pas bien pourquoi l’Occident veut toujours leur donner des leçons sur le fameux meilleur modèle, celui de la démocratie libérale, garante de leur supériorité morale, quand tant d’Européens et d’Américains ont l’air d’en souffrir.
La pandémie vient donc brutalement mettre à nu la profondeur de la crise économique et identitaire de l’Occident…
Absolument, quand les hôpitaux sont dépouillés, quand les classes moyennes appauvries viennent crier leur désespoir dans les rues, comme les Gilets Jaunes l’ont fait en France, quand les deux tiers des familles américaines n’ont pas 500 dollars de côté en cas d’urgence, l’Occident ne peut plus prétendre être un modèle. Depuis plus de deux cents ans, l’Asie – la Chine et l’Inde en tête – apprend de l’Occident, qui dominait le monde. Sa médecine, ses arts, ses technologies, elle les a intégrés et adaptés… C’est même ce qui a permis son succès aujourd’hui. Pourquoi l’Occident ne pourrait pas commencer à apprendre des autres? Si vous voulez exporter votre modèle, faites-le en étant un exemple radieux de succès et d’harmonie, pas en balançant des sanctions ou des bombes contre des pays qui pensent différemment.
De quoi pourraient-ils s’inspirer, par exemple, chez les Asiatiques?
De leur pragmatisme et de leur souplesse. Prenez l’Asean [Association des nations du sud-est asiatique], par exemple, par rapport à l’Union européenne : certaines décisions sont prises à l’unanimité, mais souvent, seul un petit groupe de pays est concerné… Ainsi, on ne se retrouve pas dans des situations radicales comme le Brexit… Avec l’Europe, il faut être complètement dedans ou complètement dehors, mais il pourrait y avoir des voies intermédiaires. Nous avons eu quelques échanges entre députés européens et sud-est asiatiques, mais pour être franc, l’attitude des Européens était celle de la condescendance.
La Chine se trouve néanmoins sous le feu des critiques internationales sur son manque de transparence… Pensez-vous que cette polémique concerne uniquement son rôle dans la gestion de la crise, ou existe-t-il aussi en ce moment en Occident un sentiment antichinois, voire anti-asiatique, qui trouve là à s’exprimer?
La Chine a évidemment des réponses à apporter, mais nous sommes toujours en plein combat contre ce virus, et cette obsession de vouloir pointer du doigt un coupable ne nous avance pas à grand-chose; on devrait plutôt laisser les scientifiques discuter entre eux pour trouver une solution. Personnellement, je pense que nous ne sommes pas encore sortis du « péril jaune » : la crainte de ces petits hommes jaunes sans scrupule, à qui on ne peut pas faire confiance. Mais comme le discours européen ne tolère aucune référence à la race, on ne peut pas en parler. Je préférerais qu’il y ait un espace où on puisse discuter librement de ces clichés et déterminer rationnellement s’ils influencent encore, en Occident, la perception de la Chine et des autres peuples asiatiques.
(Source: Églises d'Asie - le 27/05/2020, EDA / propos recueillis par Carol Isoux, Kishore Mahbubani est auteur de l’ouvrage L’Occident s’est-il perdu? , Fayard, 2019)
Journée de prière pour l’Église de Chine: «L’Église universelle partage vos espérances et vous soutient dans les épreuves»
Églises d'Asie
08:38 27/05/2020
Le dimanche 24 mai, à l’occasion de la Journée de prière pour l’Église de Chine – proclamée en 2008 par Benoît XVI le jour de la fête de Notre-Dame Auxiliatrice des Chrétiens (patronne de la Chine et particulièrement vénérée au sanctuaire Notre-Dame de Sheshan, à Shanghai) – le pape François a rappelé aux fidèles chinois le soutien de l’Église universelle, qui « vous accompagne par la prière pour une nouvelle effusion de l’Esprit Saint ». Depuis le début de la crise sanitaire, le Vatican et la Chine ont partagé du matériel de protection, et de nombreux catholiques chinois ont suivi les messes quotidiennes du pape, diffusées en direct sur les réseaux sociaux.
Le 24 mai au Vatican, à l’issue de la prière du Regina Caeli, le pape François a adressé un message aux catholiques chinois à l’occasion de la Journée de prière pour l’Église de Chine, en leur assurant du soutien de l’Église universelle : « Très chers frères et sœurs catholiques en Chine, je désire vous assurer que l’Église universelle, dont vous faite partie intégrante, partage vos espérances et vous soutient dans les épreuves de la vie. Elle vous accompagne par la prière pour une nouvelle effusion de l’Esprit Saint, afin qu’en vous puissent resplendir la lumière et la beauté de l’Évangile, puissance de Dieu pour le salut de quiconque croit. » Le 24 mai, chaque année, les catholiques chinois célèbrent la fête de la Bienheureuse Vierge Marie Auxiliatrice des chrétiens, patronne de la Chine et particulièrement vénérée au sanctuaire de Notre-Dame de Sheshan, près de Shanghai.
« Mère de la Chine et de l’Asie »
Le 24 mai, le pape François a également confié les fidèles chinois à l’intercession de la Vierge : « Confions à la conduite et à la protection de notre Mère céleste, les pasteurs et les fidèles de l’Église catholique dans ce grand pays, pour qu’ils soient forts dans la foi et solides dans l’union fraternelle, des témoins joyeux et des promoteurs de charité et d’espérance fraternelle, et de bons citoyens. » En 2007, le pape Benoît XVI avait proclamé le 24 mai comme Journée de prière pour l’Église de Chine, qui est célébrée chaque année depuis à cette date. En inaugurant cette journée il y a treize ans, Benoît XVI avait écrit une prière à la « Mère de la Chine et de l’Asie », en lui demandant de guider le Peuple de Dieu « sur les chemins de la vérité et de l’amour » pour être « en toutes circonstances un ferment de coexistence harmonieuse entre tous », pour soutenir « l’engagement de ceux qui, en Chine, parmi leurs travaux quotidiens, continuent à croire, à espérer, à aimer, afin qu’ils ne craignent jamais de parler de Jésus au monde et du monde à Jésus ».
Tous les ans, à cette occasion, le pape François exprime sa proximité avec tous les catholiques chinois. Une nouvelle étape dans les relations diplomatiques entre le Saint-Siège et la Chine a eu lieu en septembre 2018, lors de la signature de l’Accord provisoire sur la nomination des évêques. À l’époque, le pape François avait salué cet accord comme « le fruit du long et complexe dialogue institutionnel du Saint-Siège avec les autorités gouvernementales chinoises, inauguré par saint Jean-Paul II et poursuivi par le pape Benoît XVI ». « Il ne s’agit pas de nommer des fonctionnaires pour la gestion des questions religieuses, mais d’avoir des pasteurs authentiques selon le Cœur de Jésus, engagés à travailler généreusement au service du Peuple de Dieu », avait-il expliqué. En 2018, le gouvernement chinois a autorisé Mgr Joseph Guo Jincai et Mgr Jean-Baptiste Yang Xiaoting à prendre part au Synode sur les jeunes, la foi et le discernement vocationnel, qui a eu lieu du 3 au 28 octobre 2018 au Vatican. Depuis le début de la pandémie, le Saint-Siège et la Chine se sont partagé du matériel de protection destiné à la lutte contre le Covid-19. Beaucoup de catholiques chinois ont également suivi les messes quotidiennes du pape François, célébrées en direct sur les réseaux sociaux durant le confinement.
(Source: Églises d'Asie - le 27/05/2020, Avec Ucanews et Vaticannews)
Le 24 mai au Vatican, à l’issue de la prière du Regina Caeli, le pape François a adressé un message aux catholiques chinois à l’occasion de la Journée de prière pour l’Église de Chine, en leur assurant du soutien de l’Église universelle : « Très chers frères et sœurs catholiques en Chine, je désire vous assurer que l’Église universelle, dont vous faite partie intégrante, partage vos espérances et vous soutient dans les épreuves de la vie. Elle vous accompagne par la prière pour une nouvelle effusion de l’Esprit Saint, afin qu’en vous puissent resplendir la lumière et la beauté de l’Évangile, puissance de Dieu pour le salut de quiconque croit. » Le 24 mai, chaque année, les catholiques chinois célèbrent la fête de la Bienheureuse Vierge Marie Auxiliatrice des chrétiens, patronne de la Chine et particulièrement vénérée au sanctuaire de Notre-Dame de Sheshan, près de Shanghai.
« Mère de la Chine et de l’Asie »
Le 24 mai, le pape François a également confié les fidèles chinois à l’intercession de la Vierge : « Confions à la conduite et à la protection de notre Mère céleste, les pasteurs et les fidèles de l’Église catholique dans ce grand pays, pour qu’ils soient forts dans la foi et solides dans l’union fraternelle, des témoins joyeux et des promoteurs de charité et d’espérance fraternelle, et de bons citoyens. » En 2007, le pape Benoît XVI avait proclamé le 24 mai comme Journée de prière pour l’Église de Chine, qui est célébrée chaque année depuis à cette date. En inaugurant cette journée il y a treize ans, Benoît XVI avait écrit une prière à la « Mère de la Chine et de l’Asie », en lui demandant de guider le Peuple de Dieu « sur les chemins de la vérité et de l’amour » pour être « en toutes circonstances un ferment de coexistence harmonieuse entre tous », pour soutenir « l’engagement de ceux qui, en Chine, parmi leurs travaux quotidiens, continuent à croire, à espérer, à aimer, afin qu’ils ne craignent jamais de parler de Jésus au monde et du monde à Jésus ».
Tous les ans, à cette occasion, le pape François exprime sa proximité avec tous les catholiques chinois. Une nouvelle étape dans les relations diplomatiques entre le Saint-Siège et la Chine a eu lieu en septembre 2018, lors de la signature de l’Accord provisoire sur la nomination des évêques. À l’époque, le pape François avait salué cet accord comme « le fruit du long et complexe dialogue institutionnel du Saint-Siège avec les autorités gouvernementales chinoises, inauguré par saint Jean-Paul II et poursuivi par le pape Benoît XVI ». « Il ne s’agit pas de nommer des fonctionnaires pour la gestion des questions religieuses, mais d’avoir des pasteurs authentiques selon le Cœur de Jésus, engagés à travailler généreusement au service du Peuple de Dieu », avait-il expliqué. En 2018, le gouvernement chinois a autorisé Mgr Joseph Guo Jincai et Mgr Jean-Baptiste Yang Xiaoting à prendre part au Synode sur les jeunes, la foi et le discernement vocationnel, qui a eu lieu du 3 au 28 octobre 2018 au Vatican. Depuis le début de la pandémie, le Saint-Siège et la Chine se sont partagé du matériel de protection destiné à la lutte contre le Covid-19. Beaucoup de catholiques chinois ont également suivi les messes quotidiennes du pape François, célébrées en direct sur les réseaux sociaux durant le confinement.
(Source: Églises d'Asie - le 27/05/2020, Avec Ucanews et Vaticannews)
Baltimore archdiocese has ‘serious concerns’ about county Communion ban
Catholic News Agency
21:01 27/05/2020
The Archdiocese of Baltimore said it has “serious concerns” about public health guidance from Howard County, Maryland, which prohibits the reception of Communion as a condition for churches to reopen during the coronavirus pandemic.
“For the Catholic community, the reception of Communion is central to our faith lives and to our public worship, ” said a statement from the archdiocese, released to CNA on Wednesday.
“Since learning of the concerns of Howard County officials, we have shared our guidelines for the distribution of Communion and express our own serious concerns about their recent guidance preventing Catholic churches in Howard County from distributing Communion.”
Howard County’s Executive Order #2020-09, published on May 26, outlines the conditions and regulations that must be met for non-essential businesses--which in Maryland includes churches and other houses of worship--to resume operations. The order was released by Howard County Executive Calvin Ball.
The order provides that “there shall be no consumption of food or beverage of any kind before, during, or after religious services, including food or beverage that would typically be consumed as part of a religious service.”
Since the consumption of the consecrated species at Mass, at least by the celebrant, is an integral part of the Eucharistic rite, the order effectively bans the licit celebration of Mass in the county.
The executive order was reported by CNA May 27.
The archdiocese said it is committed to ensuring churches reopen safely after closure amid the coronavirus pandemic.
The archdiocese has “developed thorough and carefully thought-out guidelines for resuming public Masses, including detailed guidance on the safe distribution of Communion.”
“These guidelines respect both the sanctity of the Sacrament and the need for abundant caution to protect the health and safety of both those receiving and distributing Communion, ” the archdiocese said.
“While we recognize and value the urgent desire to guard the health and safety of local communities that is guiding the decisions of our government leaders, we are committed to engaging in dialogue with them to work together towards a policy going that balances the need for free expression of religious faith and the public’s health and safety interests.”
Baltimore’s Archbishop William Lori is well known for his advocacy on religious liberty issues, and was the inaugural and longtime chair of the U.S bishops’ conference ad hoc committee on religious freedom.
Earlier on Wednesday, Howard County spokesman Scott Peterson told CNA that "Howard County has not fully implemented Phase 1 of Reopening. We continue to do an incremental rollout based on health and safety guidelines, analysis of data and metrics specific to Howard County and in consultation with our local Health Department."
"With this said, " Peterson added, "we continue to get stakeholder feedback in order to fully reopen to Phase 1."
“Regarding religious services, ” Peterson said, “we have allowed for outdoor services. However, public health officials continue to describe the ongoing risks associated with hand-shaking, singing, and consumption of food of any kind thereby continuing the need for restrictions on these types of activities out of an abundance of safety precautions to protect the health, safety and well-being of the community.”
The executive order limits attendance at indoor worship spaces to 10 people or fewer, while allowing outdoor services for up to 250 socially-distanced people wearing masks – though the prohibition of food or drink, including Communion, is not limited to indoor celebrations.
The archdiocese announced its own phased reopening plans on Tuesday. While some of the policies outlined in the archdiocese’s plans are in line with Executive Order 2020-09, there is no prohibition on the reception of Communion before, after, or during Mass.
The Archdiocese of Baltimore's reopening plans require that communicants observe social distancing while in line for communion, and is discouraging reception on the tongue--but the archdiocese has not instructed parishes to place any other restrictions on the reception of communion, apart from ordinary canonical norms.
In Phase I of the archdiocese’s reopening plan, churches will be open for private prayer, but Mass will still be celebrated without a congregation. In Phase II, which is expected to begin in some areas the weekend of May 30-31, churches may open to socially-distanced congregations up to one-third of the seating capacity, if local public restrictions permit the attendance of more than 10 people at Mass.
“For the Catholic community, the reception of Communion is central to our faith lives and to our public worship, ” said a statement from the archdiocese, released to CNA on Wednesday.
“Since learning of the concerns of Howard County officials, we have shared our guidelines for the distribution of Communion and express our own serious concerns about their recent guidance preventing Catholic churches in Howard County from distributing Communion.”
Howard County’s Executive Order #2020-09, published on May 26, outlines the conditions and regulations that must be met for non-essential businesses--which in Maryland includes churches and other houses of worship--to resume operations. The order was released by Howard County Executive Calvin Ball.
The order provides that “there shall be no consumption of food or beverage of any kind before, during, or after religious services, including food or beverage that would typically be consumed as part of a religious service.”
Since the consumption of the consecrated species at Mass, at least by the celebrant, is an integral part of the Eucharistic rite, the order effectively bans the licit celebration of Mass in the county.
The executive order was reported by CNA May 27.
The archdiocese said it is committed to ensuring churches reopen safely after closure amid the coronavirus pandemic.
The archdiocese has “developed thorough and carefully thought-out guidelines for resuming public Masses, including detailed guidance on the safe distribution of Communion.”
“These guidelines respect both the sanctity of the Sacrament and the need for abundant caution to protect the health and safety of both those receiving and distributing Communion, ” the archdiocese said.
“While we recognize and value the urgent desire to guard the health and safety of local communities that is guiding the decisions of our government leaders, we are committed to engaging in dialogue with them to work together towards a policy going that balances the need for free expression of religious faith and the public’s health and safety interests.”
Baltimore’s Archbishop William Lori is well known for his advocacy on religious liberty issues, and was the inaugural and longtime chair of the U.S bishops’ conference ad hoc committee on religious freedom.
Earlier on Wednesday, Howard County spokesman Scott Peterson told CNA that "Howard County has not fully implemented Phase 1 of Reopening. We continue to do an incremental rollout based on health and safety guidelines, analysis of data and metrics specific to Howard County and in consultation with our local Health Department."
"With this said, " Peterson added, "we continue to get stakeholder feedback in order to fully reopen to Phase 1."
“Regarding religious services, ” Peterson said, “we have allowed for outdoor services. However, public health officials continue to describe the ongoing risks associated with hand-shaking, singing, and consumption of food of any kind thereby continuing the need for restrictions on these types of activities out of an abundance of safety precautions to protect the health, safety and well-being of the community.”
The executive order limits attendance at indoor worship spaces to 10 people or fewer, while allowing outdoor services for up to 250 socially-distanced people wearing masks – though the prohibition of food or drink, including Communion, is not limited to indoor celebrations.
The archdiocese announced its own phased reopening plans on Tuesday. While some of the policies outlined in the archdiocese’s plans are in line with Executive Order 2020-09, there is no prohibition on the reception of Communion before, after, or during Mass.
The Archdiocese of Baltimore's reopening plans require that communicants observe social distancing while in line for communion, and is discouraging reception on the tongue--but the archdiocese has not instructed parishes to place any other restrictions on the reception of communion, apart from ordinary canonical norms.
In Phase I of the archdiocese’s reopening plan, churches will be open for private prayer, but Mass will still be celebrated without a congregation. In Phase II, which is expected to begin in some areas the weekend of May 30-31, churches may open to socially-distanced congregations up to one-third of the seating capacity, if local public restrictions permit the attendance of more than 10 people at Mass.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Gia đình cựu chủng sinh Huế hành hương năm thánh
Trương Trí
08:37 27/05/2020
Gia Đình Cựu Chủng Sinh Huế Hành Hương Năm Thánh 170 Năm Thành Lập Giáo Phận Dịp Mừng Lễ Thánh Gioan Đoạn Trinh Hoan Linh Mục Tử Đạo
Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 năm thành lập Giáo phận được khai mạc trọng thể vào ngày 01/01/2020. Theo Chương trình hành hương Năm Thánh thì Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tổ chức ngày Hành hương là 26/05, nhằm dịp lễ kính Thánh Gioan Đoạn Trinh Hoan, linh mục Tử đạo. Ngài và Thánh Tử đạo Tôma Thiện là hai vị Thánh Tử đạo mà Chủng viện Hoan Thiện chọn để đặt tên và mừng Bổn mạng. Tiểu Chủng viện Hoan Thiện được thành lập năm 1961, do Đức Hồng Y, Đấng Đáng kính F.X. Nguyễn Văn Thuận làm Bề trên tiên khởi.
Xem hình
Thông thường hàng năm, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế gồm cả 3 nhà An Ninh-Phú Xuân-Hoan Thiện chọn ngày 21 tháng 9, lễ Thánh Tôma Thiện để họp mặt và mừng Bổn mạng theo truyền thống. Ngày Hành hương Năm Thánh hôm nay, Gia đình Cựu Chủng sinh chọn ngày lễ kính Thánh Tử đạo Gioan Đoạn Trinh Hoan nhằm nhắc nhở cho mọi người nhớ đến vị Thánh mà Chủng viện đã chọn để đặt tên. Ngài là một trong ba vị Thánh Tử đạo sinh ra và lớn lên tại giáo xứ Kim Long. Ngày Hành hương không chỉ dành riêng cho Cựu Chủng sinh Hoan Thiện mà còn cho cả 3 nhà, do đó có nhiều linh mục tham dự hành hương.
Từ khi Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhậm chức Tổng Giám mục Huế, Ngài đã chính thức công nhận Gia đình Cựu Chủng sinh Huế là một trong 28 Hội Đoàn Công Giáo Tiến hành thuộc Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận, linh mục Đa Minh Phan Hưng thuộc HT 66 (Hoan Thiện năm 1966) làm Tổng Thư ký. Linh mục Phaolo Nguyễn Luận HT67 làm Tổng Đặc trách và linh mục Anton Nguyễn Văn Thăng làm Đặc trách Gia đình Cựu Chủng sinh vùng Huế-Quảng Trị.
Trong buổi khai mạc ngày Hành hương, linh mục Tổng Đặc trách Phaolo Nguyễn Luận nhắc lại sự kiện: năm nay cũng là tròn 20 năm Gia đình Cựu Chủng sinh Huế sinh hoạt chính thức với sự hiện diện của Đức Nguyên Tổng Giám mục Stephano Nguyễn Như Thể. Vào thời điểm đó hầu như chỉ có lớp HT67 là thường xuyên sinh hoạt hàng tháng, Ngài rất mong muốn sinh hoạt này được mở rộng ra cho tất cả các lớp và cả Cựu Chủng sinh Huế chứ không riêng Hoan Thiện, Ngài cũng là người khởi xướng việc thành lập Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tại Hải ngoại do anh Nguyễn Cả phụ trách điều hành, và sau đó Đức Ông Giêrôm Nguyễn Ngọc Hàm làm Linh hướng.
Linh mục Đa Minh Phan Hưng HT66, Tổng Thư ký Hội đồng Mục vụ Giáo phận thuyết trình về “Mục đích của ngày hành hương”. Ngài nhấn mạnh về việc Giáo phận Huế được thành lập:
Năm 1850, Tòa Thánh chia tách Giáo phận Đông Đàng Trong thành Giáo phận Đông Đàng Trong và Bắc Đàng Trong. Giáo phận Đông Đàng Trong do Thánh Giám mục Cuenot (Thể) làm Giám mục Tông tòa, Tòa Giám mục đặt tại Quy Nhơn. Giáo phận Bắc Đàng Trong đặt Tòa Giám mục tại Huế do Đức Cha Pellerin (Phan) làm Giám mục, đến nay vừa tròn 170 năm. Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Đức Giáo Hoàng PIO XI đổi tên Giáo phận Bắc Đàng Trong thành Giáo phận Huế. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Tông thư thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam với 3 Giáo tỉnh: Hà Nội-Huế-Sài Gòn. Huế trở thành Tổng Giáo phận do Đức Cha Martino Ngô Đình Thục làm Tổng Giám mục. Vào thời điểm này, Tổng Giáo phận Huế đã có 162 linh mục Triều và Dòng với trên 100 ngàn tín hữu.
Ngài cũng chia sẻ về 3 Định hướng của năm Thánh Mục vụ 2020 của Giáo phận: 1/ Tri ân quá khứ: Tri ân các bậc Tiền nhân: noi gương sống của các Thánh Tử đạo.
2/ Thúc đẩy hiện tại: Học hỏi và noi gương sống của các Thánh Tử đạo, cầu nguyện với các Ngài.
3/ Kiến tạo Tương lai: Gương sống Đức Tin; Gương sống Tình yêu Gia đình, nói không với ly hôn. Noi gương sống bác ái. Chọn các Ngài làm Thánh Bổn mạng cho con cái sau này.
Chính những việc tưởng chừng nhỏ bé này, nhưng sẽ là những hạt giống âm thầm của Tin mừng vĩ đại.
Đỉnh điểm của ngày Hành hương Năm Thánh là Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Trước khi đi vào Thánh lễ là Nghi thức long trọng Tưởng niệm và Rước Hài cốt của các Thánh Tử đạo vào Nhà thờ.
Sau Thánh lễ là buổi Hoan ca của Giáo xứ với sự góp mặt của mọi tầng lớp trong giáo xứ. Cộng đoàn Mến Thánh giá Vinh. Mở đầu là ca khúc “Chúa là Dũng lực” của Ca đoàn Kim Long với sự góp mặt của ca viên đặc biệt: Đức Tổng Giám Mục chủ chăn Giáo phận.
Trương Trí
Năm Thánh mừng kỷ niệm 170 năm thành lập Giáo phận được khai mạc trọng thể vào ngày 01/01/2020. Theo Chương trình hành hương Năm Thánh thì Gia đình Cựu Chủng sinh Huế tổ chức ngày Hành hương là 26/05, nhằm dịp lễ kính Thánh Gioan Đoạn Trinh Hoan, linh mục Tử đạo. Ngài và Thánh Tử đạo Tôma Thiện là hai vị Thánh Tử đạo mà Chủng viện Hoan Thiện chọn để đặt tên và mừng Bổn mạng. Tiểu Chủng viện Hoan Thiện được thành lập năm 1961, do Đức Hồng Y, Đấng Đáng kính F.X. Nguyễn Văn Thuận làm Bề trên tiên khởi.
Xem hình
Thông thường hàng năm, Gia đình Cựu Chủng sinh Huế gồm cả 3 nhà An Ninh-Phú Xuân-Hoan Thiện chọn ngày 21 tháng 9, lễ Thánh Tôma Thiện để họp mặt và mừng Bổn mạng theo truyền thống. Ngày Hành hương Năm Thánh hôm nay, Gia đình Cựu Chủng sinh chọn ngày lễ kính Thánh Tử đạo Gioan Đoạn Trinh Hoan nhằm nhắc nhở cho mọi người nhớ đến vị Thánh mà Chủng viện đã chọn để đặt tên. Ngài là một trong ba vị Thánh Tử đạo sinh ra và lớn lên tại giáo xứ Kim Long. Ngày Hành hương không chỉ dành riêng cho Cựu Chủng sinh Hoan Thiện mà còn cho cả 3 nhà, do đó có nhiều linh mục tham dự hành hương.
Từ khi Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhậm chức Tổng Giám mục Huế, Ngài đã chính thức công nhận Gia đình Cựu Chủng sinh Huế là một trong 28 Hội Đoàn Công Giáo Tiến hành thuộc Hội đồng Mục vụ Tổng Giáo phận, linh mục Đa Minh Phan Hưng thuộc HT 66 (Hoan Thiện năm 1966) làm Tổng Thư ký. Linh mục Phaolo Nguyễn Luận HT67 làm Tổng Đặc trách và linh mục Anton Nguyễn Văn Thăng làm Đặc trách Gia đình Cựu Chủng sinh vùng Huế-Quảng Trị.
Linh mục Đa Minh Phan Hưng HT66, Tổng Thư ký Hội đồng Mục vụ Giáo phận thuyết trình về “Mục đích của ngày hành hương”. Ngài nhấn mạnh về việc Giáo phận Huế được thành lập:
Năm 1850, Tòa Thánh chia tách Giáo phận Đông Đàng Trong thành Giáo phận Đông Đàng Trong và Bắc Đàng Trong. Giáo phận Đông Đàng Trong do Thánh Giám mục Cuenot (Thể) làm Giám mục Tông tòa, Tòa Giám mục đặt tại Quy Nhơn. Giáo phận Bắc Đàng Trong đặt Tòa Giám mục tại Huế do Đức Cha Pellerin (Phan) làm Giám mục, đến nay vừa tròn 170 năm. Ngày 3 tháng 12 năm 1924, Đức Giáo Hoàng PIO XI đổi tên Giáo phận Bắc Đàng Trong thành Giáo phận Huế. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Tông thư thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam với 3 Giáo tỉnh: Hà Nội-Huế-Sài Gòn. Huế trở thành Tổng Giáo phận do Đức Cha Martino Ngô Đình Thục làm Tổng Giám mục. Vào thời điểm này, Tổng Giáo phận Huế đã có 162 linh mục Triều và Dòng với trên 100 ngàn tín hữu.
Ngài cũng chia sẻ về 3 Định hướng của năm Thánh Mục vụ 2020 của Giáo phận: 1/ Tri ân quá khứ: Tri ân các bậc Tiền nhân: noi gương sống của các Thánh Tử đạo.
2/ Thúc đẩy hiện tại: Học hỏi và noi gương sống của các Thánh Tử đạo, cầu nguyện với các Ngài.
3/ Kiến tạo Tương lai: Gương sống Đức Tin; Gương sống Tình yêu Gia đình, nói không với ly hôn. Noi gương sống bác ái. Chọn các Ngài làm Thánh Bổn mạng cho con cái sau này.
Chính những việc tưởng chừng nhỏ bé này, nhưng sẽ là những hạt giống âm thầm của Tin mừng vĩ đại.
Đỉnh điểm của ngày Hành hương Năm Thánh là Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh chủ tế. Trước khi đi vào Thánh lễ là Nghi thức long trọng Tưởng niệm và Rước Hài cốt của các Thánh Tử đạo vào Nhà thờ.
Sau Thánh lễ là buổi Hoan ca của Giáo xứ với sự góp mặt của mọi tầng lớp trong giáo xứ. Cộng đoàn Mến Thánh giá Vinh. Mở đầu là ca khúc “Chúa là Dũng lực” của Ca đoàn Kim Long với sự góp mặt của ca viên đặc biệt: Đức Tổng Giám Mục chủ chăn Giáo phận.
Trương Trí
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật: Một câu nói vô liêm sỉ
Nguyễn Văn Nghệ
08:20 27/05/2020
Vào ngày 13/5/2020 tại phiên tòa xử vụ án gian lận điểm thi THPT năm 2018 tại tỉnh Hòa Bình, bị cáo Diệp Thị Hồng Liên- Cựu Trưởng Phòng Khảo thí Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình đã biện luận cho hành vi của mình: “Ai cũng gù, mình thẳng lưng sẽ thành khuyết tật”[1]. Câu nói này chúng ta có thể hiểu: Trong một tổ chức hay một tập thể toàn người xấu, mình là người tốt sẽ bị coi là người xấu.
Thật là ngỡ ngàng khi nghe câu nói đó từ một người hoạt động trong ngành giáo dục và càng ngỡ ngàng hơn khi nhiều người công nhận đây là một thực tế phổ biến trong xã hội hiện nay.
Qua câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên khiến chúng ta liên tưởng đến câu chuyện “Say, tỉnh, đục, trong” trong Cổ học tinh hoa: Khuất Nguyên làm quan Đại phu dưới thời vua Sở Hoài vương bên Trung Quốc, ông bị các quan gièm pha, nhà vua tin lời các quan và loại Khuất Nguyên ra khỏi triều đình. Một ông lão đánh cá thấy Khuất nguyên thân tiều tụy đi trên bờ sông, ông lão đánh cá hỏi: “ Ông có phải là Tam lư Đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy? ”. Khuất Nguyên đáp: “Đời đục, một mình ta trong; người say có một mình ta tỉnh cho nên ta mới bị ruồng rẫy”. Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả bã, húp cả hèm cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải bị ruồng bỏ? ”.
Con người ngày nay đa số chuộng triết lý sống của ông lão đánh cá: Đời đục thì xúm vào khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say thì xúm vào ăn cả bã húp cả hèm cho say một thể. Lối sống như vậy gọi là lối sống “về hùa”, “lên đồng” tập thể.
Triết lý sống của ông lão đánh cá hoặc câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên là triết lý sống của kẻ vô liêm sỉ. “Liêm sỉ là tính rất hay của loài người, vì người không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật”.
Nhìn thấy bọn vô liêm sỉ ngày càng phát triển nhanh và mạnh như nấm, bà Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thốt lên: “…Đến tiền của các dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ biển thủ đến gần ba tỷ vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin, tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội. Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”. Cấp lớn thì “ăn” lớn, cấp nhỏ thì “ăn” nhỏ.
Trong cơn Đại dịch COVID- 19 vừa qua, toàn xã hội cùng góp sức chung tay chống dịch, nhưng lại xuất hiện một bọn vô liêm sỉ. Bọn ấy là một số lãnh đạo ngành y tế của các tỉnh thành đã đẩy giá mua máy Realtime PCR xét nghiệm COVID-19 gấp nhiều lần giá thị trường.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng Sở Giáo dục& Đào tạo tỉnh Sơn La) trong phiên tòa ngày 26/5/2020 xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 đã nói: “Nếu không làm thì sẽ không tồn tại được”[2]. Làm cán bộ mà không biết “ăn” của dân, không biết “bòn rút” công quỹ thì bị chê là “dại”, không trước thì sau cũng bị loại ra khỏi sân chơi hoặc bị “té lầu”.
Một số bị cáo bị ra tòa hôm 13/5/2020 về vụ gian lận điểm thi, khi bước ta khỏi tòa án đã không biết xấu hổ về hành vi của mình đã phạm. Ngược lại họ còn dương dương tự đắc, tươi cười vui vẻ.
Do đâu mà hiện nay nhiều người lựa chọn kiểu sống “gù”, sống “đục”, sống “say”? Suy cho cùng thì cũng bởi xã hội đề cao chủ thuyết duy vật mà ra. Cụ Trần Trọng Kim viết: “Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này…Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa”; “Vậy những tín đồ Cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác”; “ Về đường thực tế, cái đặc sắc của Cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người Cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết”[3].
Để tạo ra những con người dám sống “thẳng lưng” không phải một sớm một chiều mà có. Trong lá thư của Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo gửi cho học sinh, sinh viên Công Giáo đầu năm học 2018-2019 có lời nhắn nhủ: “Vì vậy các con đừng mãn nguyện làm những con giun con dế, nhưng hãy nuôi ước vọng cao thượng, có chí lớn, tung cánh như chim đại bàng, bay lên cõi trời mênh mông bát ngát. Mỗi khi các con luồn cúi, hay gian dối để được điểm cao, được lợi lộc ích kỷ hay các con dùng bạo lực để giải quyết vấn đề là các con trở thành con giun con dế. Ngược lại khi các con dám trung thực cho dù có bị thiệt thòi và dám quên lợi ích riêng của mình vì lợi ích của tha nhân là các con đang tung cánh đại bàng để bay bổng lên cõi mênh mông của Thiên Chúa”[4].
Từ xa xưa, ông bà ta đã biết hướng về Ông Trời (Thượng Đế), và xem Ông Trời là cứu cánh, là cùng đích của cuộc sống. Sách Trung Dung viết: “Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu thân, bất khả dĩ bất sự thân. Tư sự thân, bất khả dĩ bất tri nhân. Tư tri nhân bất khả dĩ bất tri Thiên” ( Cho nên bậc quân tử cần phải tu thân. Muốn tu thân cần phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Muốn biết phụng dưỡng cha mẹ, cần phải biết đến người khác (tha nhân). Muốn biết đến tha nhân cần phải biết đến Ông Trời).
“Lễ nghĩa liêm sỉ là bốn cái giềng mối để duy trì giữ vững quốc gia. Bốn giềng mối ấy nếu không căng lên được, nghĩa là người trong nước phải vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ và diệt vong ” – Quản tử
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
[1]-tuoitre.vn/ai-cung-gu-minh-thang-lung-la-dang-quy-20200523080709828.htm
[2]-soha.vn/bi-cao-vu-gian-lan-diem-o-son-la-neu-khong-lam-se-khong-ton-tai-duoc-20200525161630936.htm
[3]-Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi (Kiến văn tiểu lục), Việt Books-2010, tr. 114-115
[4]-http://vietcatholic.org/Media/18thu.pdf Thư gửi các sinh viên, học sinh Công Giáo dịp đầu năm học 2018
Thật là ngỡ ngàng khi nghe câu nói đó từ một người hoạt động trong ngành giáo dục và càng ngỡ ngàng hơn khi nhiều người công nhận đây là một thực tế phổ biến trong xã hội hiện nay.
Qua câu nói của bị cáo Diệp Thị Hồng Liên khiến chúng ta liên tưởng đến câu chuyện “Say, tỉnh, đục, trong” trong Cổ học tinh hoa: Khuất Nguyên làm quan Đại phu dưới thời vua Sở Hoài vương bên Trung Quốc, ông bị các quan gièm pha, nhà vua tin lời các quan và loại Khuất Nguyên ra khỏi triều đình. Một ông lão đánh cá thấy Khuất nguyên thân tiều tụy đi trên bờ sông, ông lão đánh cá hỏi: “ Ông có phải là Tam lư Đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy? ”. Khuất Nguyên đáp: “Đời đục, một mình ta trong; người say có một mình ta tỉnh cho nên ta mới bị ruồng rẫy”. Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả bã, húp cả hèm cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải bị ruồng bỏ? ”.
Con người ngày nay đa số chuộng triết lý sống của ông lão đánh cá: Đời đục thì xúm vào khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say thì xúm vào ăn cả bã húp cả hèm cho say một thể. Lối sống như vậy gọi là lối sống “về hùa”, “lên đồng” tập thể.
Triết lý sống của ông lão đánh cá hoặc câu nói của bà Diệp Thị Hồng Liên là triết lý sống của kẻ vô liêm sỉ. “Liêm sỉ là tính rất hay của loài người, vì người không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật”.
Nhìn thấy bọn vô liêm sỉ ngày càng phát triển nhanh và mạnh như nấm, bà Cựu Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thốt lên: “…Đến tiền của các dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ biển thủ đến gần ba tỷ vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin, tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội. Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”. Cấp lớn thì “ăn” lớn, cấp nhỏ thì “ăn” nhỏ.
Trong cơn Đại dịch COVID- 19 vừa qua, toàn xã hội cùng góp sức chung tay chống dịch, nhưng lại xuất hiện một bọn vô liêm sỉ. Bọn ấy là một số lãnh đạo ngành y tế của các tỉnh thành đã đẩy giá mua máy Realtime PCR xét nghiệm COVID-19 gấp nhiều lần giá thị trường.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí và quản lý chất lượng Sở Giáo dục& Đào tạo tỉnh Sơn La) trong phiên tòa ngày 26/5/2020 xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 đã nói: “Nếu không làm thì sẽ không tồn tại được”[2]. Làm cán bộ mà không biết “ăn” của dân, không biết “bòn rút” công quỹ thì bị chê là “dại”, không trước thì sau cũng bị loại ra khỏi sân chơi hoặc bị “té lầu”.
Một số bị cáo bị ra tòa hôm 13/5/2020 về vụ gian lận điểm thi, khi bước ta khỏi tòa án đã không biết xấu hổ về hành vi của mình đã phạm. Ngược lại họ còn dương dương tự đắc, tươi cười vui vẻ.
Do đâu mà hiện nay nhiều người lựa chọn kiểu sống “gù”, sống “đục”, sống “say”? Suy cho cùng thì cũng bởi xã hội đề cao chủ thuyết duy vật mà ra. Cụ Trần Trọng Kim viết: “Cộng sản giáo ngày nay thì hoàn toàn duy vật, nghĩa là ngoài vật chất ra, không có sự tin tưởng nào khác nữa, cho thiên đường không phải ở cõi trời mà chính ở cõi trần gian này…Còn về đường tín ngưỡng, thì đạo Cộng sản hoàn toàn duy vật, tất không ai thờ phụng thần thánh nào khác nữa”; “Vậy những tín đồ Cộng sản phải là những người cuồng tín và chỉ biết đời sống vật chất mà thôi, ngoài ra không có gì nữa. Sống có một đời rồi hết, nên ai nấy chỉ lo làm cho mình được mọi điều thắng lợi, sá chi những điều phúc họa thiện ác”; “ Về đường thực tế, cái đặc sắc của Cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người Cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết”[3].
Để tạo ra những con người dám sống “thẳng lưng” không phải một sớm một chiều mà có. Trong lá thư của Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo gửi cho học sinh, sinh viên Công Giáo đầu năm học 2018-2019 có lời nhắn nhủ: “Vì vậy các con đừng mãn nguyện làm những con giun con dế, nhưng hãy nuôi ước vọng cao thượng, có chí lớn, tung cánh như chim đại bàng, bay lên cõi trời mênh mông bát ngát. Mỗi khi các con luồn cúi, hay gian dối để được điểm cao, được lợi lộc ích kỷ hay các con dùng bạo lực để giải quyết vấn đề là các con trở thành con giun con dế. Ngược lại khi các con dám trung thực cho dù có bị thiệt thòi và dám quên lợi ích riêng của mình vì lợi ích của tha nhân là các con đang tung cánh đại bàng để bay bổng lên cõi mênh mông của Thiên Chúa”[4].
Từ xa xưa, ông bà ta đã biết hướng về Ông Trời (Thượng Đế), và xem Ông Trời là cứu cánh, là cùng đích của cuộc sống. Sách Trung Dung viết: “Cố quân tử bất khả dĩ bất tu thân. Tư tu thân, bất khả dĩ bất sự thân. Tư sự thân, bất khả dĩ bất tri nhân. Tư tri nhân bất khả dĩ bất tri Thiên” ( Cho nên bậc quân tử cần phải tu thân. Muốn tu thân cần phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Muốn biết phụng dưỡng cha mẹ, cần phải biết đến người khác (tha nhân). Muốn biết đến tha nhân cần phải biết đến Ông Trời).
“Lễ nghĩa liêm sỉ là bốn cái giềng mối để duy trì giữ vững quốc gia. Bốn giềng mối ấy nếu không căng lên được, nghĩa là người trong nước phải vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ và diệt vong ” – Quản tử
Nguyễn Văn Nghệ
Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
[1]-tuoitre.vn/ai-cung-gu-minh-thang-lung-la-dang-quy-20200523080709828.htm
[2]-soha.vn/bi-cao-vu-gian-lan-diem-o-son-la-neu-khong-lam-se-khong-ton-tai-duoc-20200525161630936.htm
[3]-Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi (Kiến văn tiểu lục), Việt Books-2010, tr. 114-115
[4]-http://vietcatholic.org/Media/18thu.pdf Thư gửi các sinh viên, học sinh Công Giáo dịp đầu năm học 2018
VietCatholic TV
Phép lạ nhãn tiền: Thống kê cho thấy sau buổi cầu nguyện của Đức Thánh Cha 27/3 đại dịch giảm dần
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:08 27/05/2020
Tính cho đến thứ Năm 28 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến hơn 353, 000 người, trong số hơn 5, 688,000 trường hợp nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Ý đã dừng lại ở mức 33, 000 người, trong số 231, 000 trường hợp nhiễm coronavirus.
Các dữ liệu thống kê gần đây về Covid-19 tại Ý cho thấy số ca tử vong và nhiễm bệnh tại Ý đã giảm hẳn sau buổi cầu nguyện và ban Phép Lành Thánh Thể Urbi et Orbi ngày 27 tháng Ba của Đức Thánh Cha.
Nước Ý đã đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt suốt trong mấy tháng qua để ngăn ngừa việc lây lan Covid-19. Nước này chấp hành cuộc cấm cửa 2 tháng, tạm ngưng các Thánh Lễ công cộng, đóng cửa các trường học, các tiệm ăn, các cửa hàng.
Theo đánh giá của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý, ba nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nhân mạng rất cao tại Ý gồm có: thứ nhất, tỷ lệ dân số cao niên tại Ý là cao nhất Âu Châu; thứ hai: trong thời gian đầu Ý đã sử dụng các que thử của Trung Quốc với độ chính xác chỉ có từ 20 đến 30 phần trăm; và thứ ba là sai lầm khi chọn phương án điều trị tại gia.
Nhìn những đoàn xe nhà binh chở các quan tài, không chỉ có người Ý, biết bao nhiêu người trên thế giới chết điếng trong lòng, hồi hộp tự hỏi không biết ngày nào đến lượt mình.
Trong bối cảnh kinh hoàng như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một buổi cầu nguyện đặc biệt cho thế giới và ban phép lành Thánh Thể trước quảng trường Thánh Phêrô hoàn toàn trống rỗng vào hôm 27 Ba.
Sau ngày đó, tỷ lệ lây nhiễm và tử vong mới đã giảm hẳn tại Ý.
Chính phủ đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế từ ngày 18 tháng Năm. Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy được thu hình vào ngày 24 tháng Năm, lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, khi người dân Ý tưng bừng náo nhiệt chào mừng đất nước thoát ra khỏi đại dịch khủng khiếp.
Từ đó, có người nêu câu hỏi: Phải chăng lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ngưng điều tồi tệ nhất của Covid-19 tại Ý? Phải chăng lời cầu nguyện của ngài đã cứu được nhiều mạng sống?
Sau đây là con số tử vong hàng ngày ở Ý theo Google:
Biểu đồ trên cho thấy sau ngày 27 tháng 3, tức ngày Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện và ban phép lành Urbi et Orbi, con số người mới chết hàng ngày tiếp tục giảm đi. Cũng có những ngày lên cao, nhưng không bao giờ cao hơn ngày 27 tháng 3.
Con số những người mới lây bệnh Covid-19 của Ý cũng bắt đầu giảm sau ngày 28 tháng 3.
Một ngày sau buổi cầu nguyện và ban phép lành Urbi et Orbi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, các trường hợp lây bệnh Covid-19 mới của Ý đã giảm đi đáng kể. Vẫn có những ngày lên cao, nhưng không bao giờ lên cao hơn con số được báo cáo vào ngày 28 tháng 3.
Thiên Chúa quả có lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta. Hay đây chỉ là một tình cờ trùng hợp ngẫu nhiên?
Có điều, mạng ChurchPOP tường trình rằng một người hoài nghi đã trở lại đạo ngay tại chỗ khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phép lành Urbi et Orbi.
Người ấy bình luận trên Facebook là đang khi tham dự buổi lễ, cô thấy một ước muốn trở lại đạo dâng lên trong lòng. Cô vốn là người hoài nghi, nhưng nay đã tin.
Đây là lời của cô Lara Eugeni: “Tôi chưa bao giờ tin, tôi luôn là người hoài nghi. Nhưng nay tôi đang ở đây, dàn dụa nước mắt, cầu xin cho mọi chuyện kinh khủng này được chấm dứt. Lạy Chúa, xin che chở những người con yêu thương. Con chỉ muốn được ôm gia đình con trở lại”.
Tờ La Stampa cho biết trong những ngày này tại Ý, người ta cố tìm lại bài giảng của Đức Thánh Cha trong biến cố ngày 27 tháng Ba. Do đó, chúng tôi cũng xin trích thuật lại những diễn biến chính trong buổi cầu nguyện và ban phép lành này.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Buổi cầu nguyện có chủ đề “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? ” đã được bắt đầu với bài Tin Mừng theo Thánh Máccô:
Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Chúng ta sang bờ bên kia đi!” Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. Và một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. Trong khi đó, Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? ” Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! Câm đi!” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. Rồi Người bảo các ông: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? ” Các ông hoảng sợ và nói với nhau: “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Khi chiều đến” (Mc 4:35). Đoạn Tin Mừng chúng ta đã nghe được bắt đầu như thế. Từ nhiều tuần nay, dường như chiều đã buông xuống. Bóng tối dầy đặc chụp xuống trên các quảng trường, các đường phố và thành phố của chúng ta; chúng chụp xuống cuộc sống chúng ta, lấp đầy mọi thứ với một sự im lặng điếng người và một sự trống rỗng thê thảm, nó làm tê liệt mọi thứ khi nó đi qua: chúng ta cảm thấy điều này trong không khí, chúng ta nhận thấy nó qua các cử chỉ, qua những cái nhìn của mọi người. Chúng ta lo lắng và mất phương hướng. Như các môn đệ trong bài Tin Mừng, chúng ta bị ngỡ ngàng trước một trận bão bất ngờ và hung bạo. Chúng ta nhận thấy mình đang ở trên cùng một con thuyền, tất cả đều mong manh và mất phương hướng, nhưng đồng thời điều quan trọng và cần thiết là tất cả được kêu gọi cùng chèo chống với nhau, mỗi người đều cần an ủi người khác. Tất cả chúng ta đều ở trên con thuyền ấy. Như những môn đệ trong bài Tin Mừng đồng thanh kêu lên trong âu lo: “Chúng ta chết mất” (v.38), chúng ta cũng nhận thấy mình không thể tiến bước nếu mỗi người chỉ lo cho mình, nhưng phải cùng nhau.
Thật là dễ nhận ra hình ảnh của chính chúng ta trong trình thuật này. Điều khó khăn hơn là làm sao hiểu được thái độ của Chúa Giêsu. Khi các môn đệ đương nhiên hốt hoảng và tuyệt vọng, thì Chúa đang nằm ở cuối thuyền, là phần sẽ bị chìm trước tiên. Và Ngài làm gì? Bất chấp những giao động, hối hả, Ngài vẫn say ngủ, tín thác nơi Chúa Cha - đó là lần duy nhất trong Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giêsu ngủ. Khi Ngài bị đánh thức dậy, Chúa cho gió yên biển lặng, rồi nói với các môn đệ với giọng khiển trách: “Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? ” (v.40).
Chúng ta hãy cố hiểu điều này. Điều gì bao gồm trong sự hèn tin của các môn đệ, là một thái độ trái ngược với sự tín thác của Chúa Giêsu? Các môn đệ không ngừng tin nơi Chúa, và thực sự họ kêu cầu Ngài. Nhưng chúng ta hãy xem cách thức các môn đệ cầu khẩn Ngài: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? ” (v. 38). “Thầy chẳng lo gì” : họ nghĩ rằng Chúa Giêsu không đoái hoài gì đến họ, không chăm sóc cho họ. Một trong những điều làm chúng ta và các gia đình đau lòng nhất là câu: “chẳng lo gì sao? ”. Đó là một câu làm thương tổn và khơi dậy bão tố trong tâm hồn. Câu ấy cũng làm Chúa Giêsu tổn thương. Vì Ngài quan tâm đến chúng ta hơn bất cứ ai. Thực vậy, sau khi các môn đệ kêu cầu, Chúa đã cứu các ngài khỏi sự ngã lòng.
Bão tố phơi bày tính dễ bị thương tổn của chúng ta và vạch trần những định tín giả tạo và hời hợt trên đó chúng ta đã xây dựng những dự định, những dự án, các tập quán và ưu tiên của chúng ta. Nó cho thấy chúng ta đã khờ khạo và mù mờ trước những điều căn cơ nuôi dưỡng, nâng đỡ và ban sức mạnh cho cuộc sống và cộng đoàn của chúng ta. Bão tố để lộ tất cả những ý tưởng định kiến và sự lãng quên những gì nuôi dưỡng linh hồn con người; nó làm lộ ra tất cả những toan tính gây mê chúng ta bằng những nếp nghĩ và cách hành xử được cho là “cứu” chúng ta, nhưng thực ra lại cho thấy không có khả năng quy chiếu đến những căn cội và giữ cho sống động ký ức của những người đi trước chúng ta, và vì thế đánh mất các kháng thể cần thiết để đương đầu với nghịch cảnh.
Trận bão này cũng đánh trôi cái mã bề ngoài của những định kiến chúng ta dùng để ngụy trang “cái tôi” của mình, luôn lo lắng về hình ảnh của mình; và một lần nữa, chúng ta khám phá thấy điều tốt lành là chúng ta cùng thuộc về nhau, cùng là anh chị em của nhau.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? ” Lạy Chúa, Lời Chúa chiều tối hôm nay đánh động chúng con và có liên hệ đến tất cả chúng con. Trong thế giới mà Chúa yêu thương nhiều hơn cả chúng con yêu, chúng con lao đi rất nhanh, cảm thấy thật mạnh mẽ như thể có khả năng làm mọi sự. Ham hố lợi lộc, chúng con để cho mình bị vật chất thu hút và bị cuốn trôi trong sự vội vã. Chúng con không dừng lại trước những lời nhắc nhở của Chúa, không thức tỉnh trước những cuộc chiến và bất công trên thế giới, chúng con đã không lắng nghe tiếng kêu của những người nghèo và của trái đất đang đau yếu của chúng con. Chúng con cứ tiếp tục lao nhanh bất chấp mọi thứ, nghĩ rằng mình sẽ luôn khỏe mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Giờ đây, khi chúng con đang ở giữa một vùng biển động, chúng con khẩn cầu Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy thức dậy!”
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? ” Lạy Chúa, Chúa đang kêu gọi chúng con, một lời kêu gọi hãy có đức tin. Không phải chỉ tin Chúa hiện hữu cho bằng hãy đến cùng Chúa và tín thác nơi Chúa. Lời kêu gọi cấp thiết của Chúa còn vang dội mạnh mẽ hơn trong Mùa Chay này: “Hãy hoán cải”, “hãy hết lòng trở về cùng Ta” (Gl 2, 13). Chúa gọi chúng con nắm lấy thời điểm thử thách này như một thời khắc chọn lựa. Đây không phải là thời điểm phán xét của Chúa, nhưng là lúc chúng con phải phân định: đó là thời điểm chọn lựa điều gì là đáng kể và điều gì là chóng qua, một thời để tách biệt điều cần thiết ra khỏi điều không cần. Đây là lúc điều chỉnh lại hành trình cuộc sống của chúng con hướng về Chúa và hướng về tha nhân. Chúng con có thể nhìn thấy bao nhiêu bạn đồng hành gương mẫu, là những người trong sợ hãi, đã phản ứng bằng cách hiến mạng sống mình. Đó là sức mạnh tác động được Thánh Linh đổ xuống và nhào nặn thành những sự hy sinh quên mình can đảm và quảng đại.
Đó là sự sống trong Thánh Linh có khả năng cứu vớt, đánh giá và biểu lộ cách thức cuộc sống của chúng ta được hình thành và nâng đỡ nhờ những người bình thường - thường khi bị quên lãng - không được nêu trong các tít lớn của các tờ báo hay tạp chí, hay trong những chương trình biểu diễn mới nhất, nhưng chắc chắn là trong những ngày này họ đang viết lên những biến cố quan trọng trong lịch sử chúng ta. Các bác sĩ, y tá, các nhân viên trong siêu thị, các nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc, những người cung cấp các dịch vụ giao thông, các nhân viên công lực, những người thiện nguyện, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cơ man những người khác là những người hiểu rằng không ai có thể giải thoát chỉ một mình. Đứng trước biết bao đau khổ, qua đó mức độ phát triển đích thực của các dân tộc chúng ta được đánh giá, chúng ta khám phá và cảm nghiệm lời cầu nguyện tư tế của Chúa Giêsu: “Ước gì tất cả họ được nên một” (Ga 17:21). Biết bao người hằng ngày thực hành kiên nhẫn và trao ban hy vọng, chú tâm không gieo rắc kinh hoàng nhưng cổ vũ cho tinh thần đồng trách nhiệm. Bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà, và thầy cô giáo, chỉ cho các trẻ em của chúng ta, qua những cử chỉ nhỏ bé thường nhật, cách thức đương đầu và vượt thắng một cuộc khủng hoảng, bằng cách điều chỉnh các thói quen, ngước mắt lên cao và dưỡng nuôi lời cầu nguyện. Biết bao người cầu nguyện, trao ban và chuyển cầu cho thiện ích chung của tất cả mọi người. Cầu nguyện và phục vụ âm thầm: đó là những khí giới chiến thắng của chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? ” Đức tin bắt đầu khi chúng ta biết mình cần đến ơn cứu độ. Chúng ta không tự mãn, chỉ một mình chúng ta sẽ chìm nghỉm; chúng ta cần Chúa như những người hải hành xưa cần đến những vì sao. Chúng ta hãy mời Chúa Giêsu bước lên những con thuyền cuộc sống của chúng ta. Hãy phó dâng cho Chúa những lo sợ của chúng ta để Ngài khuất phục chúng. Như những môn đệ chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy rằng có Chúa ở trên thuyền, con thuyền sẽ không bị đắm. Vì đây là sức mạnh của Thiên Chúa: Ngài biến tất cả những gì xảy ra cho chúng ta, ngay cả những điều bất hạnh, thành những điều tốt lành cho chúng ta. Ngài mang lại sự thanh thản ngay giữa những bão tố của chúng ta, vì với Thiên Chúa, sự sống sẽ không bao giờ chết.
Giữa bão tố của chúng ta, Chúa hỏi chúng ta, và mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức và thực hành tình liên đới và hy vọng có khả năng mang lại sức mạnh, sự nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút này, trong đó tất cả dường như bị chìm. Chúa thức dậy để đánh thức và hồi sinh niềm tin vào mầu nhiệm Phục sinh của chúng ta. Chúng ta có một chiếc neo: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu độ. Chúng ta có một hoa tiêu: đó là qua thập giá của Ngài chúng ta được cứu chuộc. Chúng ta có một hy vọng: đó là qua thập giá của Chúa, chúng ta được chữa lành và ôm ấp để không có gì và không một ai có thể tách biệt chúng ta ra khỏi tình yêu cứu độ của Chúa. Giữa tình trạng cô lập, trong đó chúng ta đang phải chịu đựng sự thiếu vắng tình cảm trìu mến và những cuộc gặp gỡ, chịu đựng bao nhiêu mất mát, chúng ta hãy để mình một lần nữa lắng nghe lời loan báo cứu độ chúng ta: Chúa đã sống lại và Ngài sống cạnh chúng ta. Chúa kêu gọi chúng ta, từ trên thập giá của Ngài, hãy tái khám phá cuộc sống đang chờ đợi chúng ta, và hãy nhìn đến những người đang trông đợi nơi chúng ta, để củng cố, nhìn nhận và nuôi dưỡng ơn thánh đang sống trong chúng ta. Đừng dập tắt tim đèn còn ngún khói (x Is 42:3) không bao giờ tàn lụi, và hãy để cho niềm hy vọng được thắp lên.
Đón nhận thập giá Chúa có nghĩa là tìm lại can đảm để đón nhận tất cả các gian truân của thời điểm hiện nay, tạm bỏ sang một bên ước muốn quyền lực và của cải, để nhường chỗ cho tinh thần sáng tạo mà chỉ có Thánh Linh mới có khả năng khơi dậy. Điều này có nghĩa là tìm kiếm can đảm để mở ra những không gian trong đó tất cả mọi người đều thể cảm thấy được mời gọi và thực hiện những hình thức mới của lòng hiếu khách, tình huynh đệ và tình liên đới. Qua thập giá Chúa, chúng ta được cứu thoát để đón nhận hy vọng và để cho niềm hy vọng ấy củng cố và nâng đỡ tất cả các biện pháp và những con đường có thể giúp chúng ta bảo vệ chính mình và những người khác. Đón nhận Chúa để đón nhận hy vọng: đó là sức mạnh của đức tin, là điều giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và mang đến hy vọng cho chúng ta.
“Sao nhát thế? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao? ”
Anh chị em thân mến, từ nơi này, là nơi nhắc nhớ đức tin kiên vững của thánh Phêrô, tối hôm nay tôi muốn phó thác tất cả anh chị em cho Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ là Sức khỏe của mọi người, là Sao biển giữa bão tố. Từ những hàng cột đang ôm lấy Rôma và thế giới này, xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên anh chị em như một vòng tay an ủi. Lạy Chúa, xin Chúa chúc lành cho thế giới, xin ban sức khỏe cho thân xác và an ủi tâm hồn chúng con. Chúa bảo chúng con đừng sợ hãi. Nhưng niềm tin của chúng con yếu ớt, và chúng con nhát đảm. Nhưng lạy Chúa, Chúa không bỏ mặc chúng con trong bão tố. Xin Chúa lặp lại lần nữa: “Các con đừng sợ” (Mt 28:5). Và cùng với thánh Phêrô, “mọi âu lo, xin trút cả cho Người, vì Người chăm sóc chúng con” (x 1 Pr 5:7).