Ngày 28-05-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hành động
Lm Vũđình Tường
01:36 28/05/2020
Đức Kitô vâng lời Chúa Cha xuống thế làm người bởi Ngài yêu nhân loại. Ngài sinh xuống trần gian như một người trong chúng ta, ngoại trừ tội lỗi. Chính cách xuống trần gian đơn giản, bình thường này mà nhiều người không tin Ngài là Con Thiên Chúa. Họ mong đợi Ngài đến, kèm theo tiếng sấm vang trời cao, đất run rẩy nhảy mừng, trăng thanh ca múa, và gió rù rì vang lời chúc tụng Chúa vinh quang. Con Thiên Chúa không đến theo í nhân loại ước mong. Ngài chọn cách riêng của Ngài. Thánh Gioan trong phần giới thiệu Phúc Âm, viết: Thiên Chúa yêu thương thế gian đến độ, sai Con một mình là Đức Kitô xuống trần để cứu độ nhân loại. Bởi Con Thiên Chúa xuống trần cách đơn sơ, hèn mọn, nghèo nàn, nơi hoang địa, đất tuyết phủ, giữa đông giá rét, trong gia đình vô danh nên nhiều người từ chối đón nhận. Ngược đời thay, người ta mong đợi Con chúa xuống trần. Khi Ngài xuống người ta từ chối đón nhận. Trái lại, họ còn nhân Danh Chúa lên án Con Thiên Chúa. Theo họ Đức Jêsu chỉ là người phàm, dám xưng mình là Thiên Chúa. Đây là tội phạm thượng, không thể tha, cần tiêu diệt. Vì lí do đó mà người ta đóng đinh Đức Kitô vào thập giá. Ngài tự nguyện vác thập giá đền thay tội lỗi nhân loại. Những kẻ chống đối Đức Kitô tin là khi Đức Kitô chết trên thập giá cũng chính là lúc kết thúc sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Ngài. Người ta có thể đóng đinh thân xác Đức Kitô vào thập giá, nhưng họ thất bại đóng đinh Thần Khí Ngài. Cái chết của Ngài trên thập tự cũng chính là lúc Ngài hoàn thành trọn vẹn việc gánh vác tội nhân trần. Cái chết đó không giết chết việc Ngài rao giảng về tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại. Ngài vẫn tiếp tục rao giảng, dưới hình thúc khác, qua Chúa Thánh thần, mắt trần không thể nhìn thấy. Việc rao giảng chỉ kết thúc khi Ngài trở lại lần thứ hai trong vinh quang như Ngài đã hứa (Gn 14, 28). Ngài vẫn rao giảng tình yêu Chúa Cha, qua sinh hoạt của Chúa Thánh Thần. Ngày Đức Kitô về trời cũng là ngày bắt đầu thay đổi cuộc đời của các tông đồ. Các ông bắt đầu cuộc đời mới, bắt đầu loan báo Tin Mừng. Có sự khác biệt trong việc rao giảng giữa Đức Kitô và các tông đồ. Đức Kitô rao giảng về Chúa Cha, về tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại. Các tông đồ rao giảng về cái chết, cuộc khổ hình và sự sống lại của Đức Kitô. Đức Kitô sai các ông đi, tiếp tục công việc loan báo Tin Mừng và việc sai đi này cũng dành cho những ai qua các tông đồ mà nhận biết, tin theo Đức Kitô. Ngài nói với các ông 'Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em' 20, 19. Sau khi sai các ông đi Ngài ban Thánh Thần cho các ông khi Ngài nói với các ông 'Hãy nhận lấy Thánh Thần'. Đón nhận ơn Thánh Thần, các tông đồ hăng hái ra đi. Các ngài không có khả năng cứu rỗi các linh hồn. Các ngài rao giảng về Đức Kitô, Đấng ban ơn cứu độ nhân loại. Người ta được Đức Kitô cứu rỗi qua lời rao giảng của các tông đồ và môn đệ. Trước khi về cùng Chúa Cha, hai lần Đức Kitô ban bình an cho các tông đồ (Gn 20, 20-21). Ơn bình an Đức Kitô ban giúp các tông đồ mạnh dạn tiến vào cánh đồng truyền giáo. Chống đối, thù ghét, bị tù đầy, và ngay cả chết chóc đang chờ đón các ông trong tương lai. Biết trước những đau khổ, gian nan đang rình rập, nhưng các ông vẫn dấn thân, tiến bước bởi tình yêu các ông dành cho Chúa mạnh hơn mọi đau khổ trên đời. Tình yêu các tông đồ dành cho Đức kitô mạnh ơn cả đòn vọt và sự chết. Ơn bình an Đức Kitô trao ban giúp các ông tìm được bình an ngay cả khi bị xua đuổi, bị bắt bớ, bị hành hạ. Ơn bình an thực không chung nhà với bạo động, chống đối, bất bình. Các tông đồ đi vào thế giới loan báo cho mọi người biết quyền tự do chọn lựa: chọn tin theo Đức Kitô và trở thành môn đệ Ngài. Hai là chọn sống theo thế gian. Những ai chọn tin theo Đức Kitô được hướng dẫn bởi Thánh Thần Chúa và tìm được bình an ngay cả khi phải đối diện với đau khổ. Chọn sống theo thế gian họ phạm tội chối bỏ tình yêu Thiên Chúa, bởi chính họ muốn làm chúa. Chối bỏ tình yêu Chúa thể hiện qua việc xua đuổi, bắt bớ, hành hạ môn đệ Đức Kitô. Những điều này hiện nay vẫn còn đang xảy ra.

Được ơn sức mạnh của Thánh Thần, môn đệ Đức Kitô ra đi, dấn thân phục vụ qua hành động bác ái, nhân ái, rộng lượng và thứ tha. Chính những việc đơn sơ, nhẹ nhàng, dễ thực hiện lại có khả năng, sức mạnh làm sống lời rao giảng của các ông về Đức Kitô Phục Sinh. Lời Chúa sống động, gần gũi với con người qua việc từ thiện của môn đệ Chúa. Chính những việc này cảm hoá con tim, giúp hướng về tình yêu Chúa. Một số những biến cố đau khổ, gian truân, xua đuổi và tù đày cũng như đổi mới cuộc sống được các môn đệ ghi lại trong sách 'Tông Đồ Công Vụ'.

TiengChuong.org

Action
Jesus came to the world to show God's love for the world. He was born into the world to be one of us in all things, except sin. St. John told us that God loved the world so much; God gave the world His only Son to save us (The Prologue). This extraordinary way of showing God's love was not well accepted by the world. Ironically, the world claimed, that in the name of God, they condemned Jesus for blasphemy, nailing Him on the cross, saying he was only man, and yet claiming to be God. For Jesus' opponents, His saving mission came to an end, when he breathed His last on the cross. For Jesus, His earthly life ended at the cross, but not his saving mission. He carried the burden of sins by means of the cross. His saving mission was going to be accomplished on His Second coming as He has promised (Jn. 14, 28). Jesus' saving mission continues. It takes a new form, signified by the Paraclete. The day Jesus ascended into heaven was the beginning His apostles' new life. They actively began their mission in His Holy Name. On that day, Jesus' mission on earth was handed over to His apostles, and to those who through them believe in Jesus. Jesus said to them 'As the Father sent me, so am I sending you' 20, 19. After saying this, Jesus breathed on them and said: 'Receive the Holy Spirit'. Jesus sent His apostles into the world, just as He was sent by the Father to the world. Receiving the Spirit, the apostles began their saving mission. They had no power to save, but only preached about God's redemptive plan, and God's love for the world. Twice in this passage, Jesus addressed His apostles 'Peace be with you' 20, 20-21. The peace that Jesus gave the apostles, enabled them to live in the hostile world, which refused to embrace the gift of peace. People were given a choice between God's way, and the way of the world. Those who chose God's way would live in peace; those who follow the way of the world would live in sin for rejecting God. The rejection happened in the forms of hostility, persecution and imprisonment for those who chose God's way. This still happens.

There is a difference between Jesus' teaching and His followers'. Jesus talked about the Father's love. His followers proclaimed Jesus' love. The key message of Jesus' followers was focussing on Jesus' Passion and His invisible presence in the world. In doing their mission, Jesus' followers were not alone. They were accompanied by the invisible, heavenly power of God, The Paraclete, who became their guide and companion. Receiving the Paraclete, Jesus' followers received the power to act. By acts of charity and kindness, they made Jesus' commandment of love real to the world. Giving them the Paraclete, Jesus told them, that His gift was the Spirit of Truth 14, 6 who would teach them everything, reminding them of what He had taught them (14, 26), and their faithful commitment to follow would give glory to Him 16, 14. Empowered with the Holy Spirit, the apostles entered the world, knowing that rejection, hostility and persecution were ahead of them. However, their love for Jesus was so strong, that nothing could deter them from their mission, not even death itself. We have some of their personal accounts in 'The Acts Of The Apostles'.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:55 28/05/2020

37. Người có chí muốn toàn thiện các đức hạnh thì không thể nói: “Tôi không sai, nên tôi không thể nhận đau khổ”, nếu con không vác Thánh Giá mà yêu cầu phù hợp với tình lý, thì đức hạnh của con mãi mãi sẽ không hoàn mỹ.

(Thánh nữ Terese of Avila)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:00 28/05/2020
33. GÁNH NGỰA MÀ CHẠY

Quan công cưỡi con ngựa Xích Thố một ngày có thể chạy ngàn dặm, Chu Thương giúp ông ta gánh cây thanh long đao chạy theo, một ngày cũng chạy được một ngàn dặm.

Quan công thấy Chu Thương đã già mà đi bộ như thế thì trong lòng thật là áy náy, bèn muốn mua một con ngựa để ông ta cưỡi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng chỉ mua được con ngựa một ngày chỉ chạy được chín trăm dặm mà thôi.

Quan công cảm thấy cưỡi con ngựa này so với đi bộ thì mạnh hơn chút xíu. Ai dè, một con chạy một ngày được một ngàn dặm và một con thì chỉ chạy được chín trăm dặm, một ngày thua một trăm dặm, hai ngày thua hai trăm dặm.

Chu Thương cảm thấy cưỡi ngựa thì không thể theo kịp Quan công, bèn dứt khoát lấy dây thừng cột chặt móng ngựa lại, dùng đại đao nâng dậy và gánh đi cho kịp.

(Tiếu lâm)

Suy tư 33:

Theo lẽ thường thì con người không thể nào chạy nhanh như con ngựa, nhưng nếu con người có quyết tâm và chuyên cần luyện tập chạy bộ thì một lúc nào đó cũng có thể chạy thật nhanh như ngựa, cũng như đã có người ăn khỏe như...voi.

Con ngựa thì cũng giống như các phương tiện khoa học thời nay giúp cho con người làm được rất nhiều điều có ích, như: máy vi tính, truyền hình, video, điện thoại di động.v.v... đều là những phát minh rất gần gủi và cần thiết cho con người, nhờ đó mà con người có thể bước những bước dài hơn và cao hơn trong cuộc sống hàng ngày...

Dù có ngựa để giúp đỡ, nhưng không làm cho mình đạt chỉ tiêu thì cũng vô ích, thà không có ngựa thì hơn. Cũng vậy, mọi phương tiện khoa học là để giúp cho con người đến gần Thiên Chúa hơn, nhưng nếu càng có phương tiện mà càng xa Thiên Chúa thì không ích lợi gì cho linh hồn mình cả, thà không có nó thì hơn...

Không có ngựa mà đi kịp ngựa thì tốt hơn là có ngựa mà đi không kịp ngựa, đó là bí quyết tu đức của các vị thánh vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:14 28/05/2020
Trong suốt tuần chín ngày, chúng ta đã cầu xin tha thiết : Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến.

Giáo hội xin Chúa Thánh Thần đến để làm gì? Thưa, Chúa Thánh Thần đến để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên). Chúa Thánh Thần đến khai sinh Giáo hội, ban cho các Tông Đồ đầy đủ các ơn, kiện toàn Đức tin, Đức cậy và Đức mến.

Xem video và nghe bài giảng

Vì thế, chúng ta cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả. Vui, vì có Chúa Thánh Thần, Giáo hội không bị mồ côi, có Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ lĩnh hội được tất cả những gì Chúa Giêsu muốn, Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên, là suối bẩy nguồn.

Hỏi : Điều gì đã xảy ra trong ngày xa xưa ấy, lúc các Tông Ðồ đang tụ họp với nhau ở tầng trên của phòng Tiệc Ly vậy?

Thưa: dấu hiệu đầu tiên là "tiếng động từ trời phát ra tựa như gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp" (x. Cv 2, 1). Tiếng động bất thình lình phát ra và các lưỡi lửa chia ra đậu trên đầu từng Tông Ðồ.

Tại sao Chúa Thánh Thần lại lấy hình lưỡi lửa?

Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình lưỡi lửa để đốt lên ngọn lửa nhiệt thành rao giảng Tin Mừng nơi các Tồng Đồ, lửa tình yêu và lòng mến đốt cháy điều cứng cỏi. Lưỡi là để nói, Chúa Thánh Thần sẽ tác động để các tông đồ dùng miệng lưỡi của mình rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần hiện xuống "tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói" (Cv 2, 4).

Chúng ta thấy, các Tông Đồ là những người Galilê nói ai nghe cũng có thể hiểu. Tiếng ấy là tiếng nói của Chúa Thánh Thần với tính phổ quát. Ngôn ngữ ở đây là thứ ngôn ngữ của Tin Mừng vượt qua mọi ranh giới do con người đặt ra và đánh động tâm hồn nhiều người, không phân biệt ngôn ngữ, chủng tộc, màu da, tiếng nói hay quốc tịch, một ngôn ngữ đại đồng của tình thương Chúa Thánh Thần đổ vào lòng các tín hữu giúp họ hiểu (x. Rm 5, 5), và khi đón nhận họ có thể diễn tả ra trong cuộc sống và các nền văn hóa. Vì khi Chúa Thánh Thần đến, Ngài nhào nặn, cổ vũ và khơi dậy nơi con người một số khuynh hướng tốt, Ngài tác động và soi sáng họ. Cuộc viếng thăm và tác động nội tâm này, hết thảy mọi người đều được ơn tùy theo lợi ích không ai giống ai. Có một Thánh Thần duy nhất hoạt động trong Hội Thánh, nên có nhiều chức vụ, công việc, những chỉ có một Thánh Thần điều khiển và hướng dẫn (x. 1 Cr 12, 3-7. 12-13).

Chúa Thánh Thần ngự nơi những con người có lòng ngay thật, cũng như bất cứ ai muốn trở nên dễ uốn nắn bởi Chúa Thánh Thần trong hòa bình và trật tự. Người nào càng nhiệt tâm đón nhận, người ấy càng hiểu biết hơn về sự thể hiện nội tâm này và ngày càng gia tăng ơn của Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho con người ngay từ ban đầu.

Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói. Ngài dạy dỗ chúng ta và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha (x.Rm 8, 15; Gl 4, 4); đồng thời làm cho chúng ta đối thoại với nhau trong tình huynh đệ và ngôn sứ.

Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên đã biển đổi các môn đệ từ những con người nhát đảm sợ sệt trở nên những nhà truyền giáo can đảm phi thường không sợ tù đày, tra tấn và cái chết. Có Chúa Thánh Thần, sự khép kín nhường chỗ cho sự loan báo và mọi nghi ngờ bị xua tan bằng niềm tin đầy tình thương mến. Bằng chứng là ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đứng lên "cùng với mười một tông đồ... lớn tiếng" (Cv 2, 14) và "thẳng thắn" (Cv 2, 29) loan báo tin vui của Chúa Giêsu, là Ðấng đã hiến mạng sống mình để cứu độ chúng ta và Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết.

Ngài là suối bẩy nguồn. Bề ngoài Chúa Thánh Thần có vẻ tạo ra sự mất trật tự trong Giáo hội, bởi vì Ngài mang đến sự khác biệt các đặc sủng, các ơn; nhưng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần là Thần Khí của hiệp nhất đã dẫn đưa tất cả tới sự hài hòa. Vì Chúa Thánh Thần "chính là sự hài hòa".

Không có sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Giáo hội sẽ không thể sống và thực hiện nhiệm vụ mà Chúa Giêsu phục sinh đã giao phó, là ra đi và làm cho tất cả muôn dân tộc trở thành môn đệ Chúa.

Giáo hội được Chúa Giêsu sai đến với mọi dân mọi nước và sẽ tiếp tục nói các thứ tiếng cho đến muôn đời, giao tiếp với hết mọi dân tộc trên toàn thế giới, (x. Cv 2, 6). Khắp mọi nơi, người ta sẽ nghe thấy Giáo hội diễn tả cùng một Đức tin trong ngôn ngữ của chính dân tộc ấy (x. Cv 2, 6). Thế nên, phép lạ ngày lễ Ngũ Tuần, chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Giáo hội để tiếp tục làm nhiệm vụ canh tân bộ mặt trái đất và đổi mới lòng trí con người hôm nay.

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Chúa Thánh Thần Hiện xuống
Lm. Jude Siciliano, OP
20:59 28/05/2020
Cv 2: 1-11; Tv. 103; Roma 8: 8-17; Gioan 20: 19-23

Tôi cảm thấy hơi khó hiểu về các bài đọc Kinh Thánh hôm nay. Làm thế nào để các môn đệ đầu tiên lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần? Có phải đó là cách mà thánh Luca diễn tả trong sách Công Vụ Tông Đồ hay không? Là trong khi các môn đệ “đang tựu họp ở một nơi" bỗng có tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà. Rồi họ thấy xuất hiện những hình tượng giông như lưỡi lửa lan ra và đậu xuống từng người một"? . Hay, như thánh Gioan mô tả khi Chúa Giêsu xuất hiện trong căn phòng khóa kín cửa, Ngài nói với các môn đệ "bình an cho anh em". Nói xong Ngài thổi hơi vào các ông, phải không? Tại sao việc là một sự kiện quan trọng của gói quà ban sự sống đức tin như thế lại được diễn tả quá khác nhau như vậy?

Việc Chúa Thánh Thần ngự xuống không thể là yếu tố bất ngờ cho những người quen thuộc với văn bản Kinh Thánh. Từ ngữ Do thái nói về Chúa Thánh Thần là "ruah" có nghĩa là gió, hơi thở hay một tiếng động của gió, đã được nói lên hơn 90 lần trong Kinh Thánh Do thái. Đó là nguồn gốc năng lực và sự sống qua ơn Thần Khí của Thiên Chúa diễn tả quyền lực của Thiên Chúa và ý định của Ngài. Ngay từ lúc đầu sách Sáng Thế "Thần Khí Thiên Chúa" bay lượn trên mặt nước là lúc Thiên Chúa bắt đầu việc tạo dựng trời đất.

Trong Kinh Thánh Do thái, Thần Khí Thiên Chúa được ban ra chỉ trong một thời gian (Kn 15:16). Những người được Thần Khí Thiên Chúa, ban cho ân huệ đặc biệt để thực hiện mục đích của Thiên Chúa. Bởi thế, chẳng hạn như vua Sa-lô-môn được Thánh Linh ban cho ơn khôn ngoan (Kn 7:7). Các lãnh đạo của dân Israel được ban cho sức mạnh của Thần Khí Thiên Chúa, và các ngôn sứ dưới sự dẫn dắt của Thần Khí nói lên thay lời Thiên Chúa. (Is 61: 1 và Lc 4:18 )

Sách Tân Ước cho thấy sự tiếp tục của sự hiện diện của Thần Khí Thiên Chúa. Trong từ ngữ Hy lạp Thần Khí là "pneuma" có nghĩa tương tự với từ "ruah" trong tiếng Do thái. Phúc âm và Công Vụ Tông Đồ của thánh Luca chú trọng đến việc làm của Thần Khí. Thần Khí là như sợi giây liên kết giữa hai sách Phúc Âm và Công Vụ Tông Dồ. Trong phần cuối của tin mừng, Chúa Giêsu bảo các môn đệ họ phải ở lại Giêrusalem để đợi đến khi các ông nhận được "lời hứa của Chúa Cha được thực hiện" (Lc 24:40)

Thánh Luca nhấn mạnh ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày Thần Khí Thiên Chúa ban sự sống: khởi đầu là lễ tạ ơn về mùa gặt, rồi dến việc lễ trao ban lề luật trên núi Sinai (Đệ Nhị Luật 16: 9-21) Đến ngày lễ Chúa Thánh Thần cộng đoàn trong sa mạc ở Qumran đón tiếp các thành viên mới là những người có ước muốn nên như một thành phần trong giao ước với Thiên Chúa. Rồi thánh Luca bày tỏ ơn thánh linh của Thiên Chúa; theo phong tục; có một ngày để tạ ơn để huấn luyện về đạo đức, dấn thân và nên thành phần mới.

Thần Khí Thiên Chúa ở với dân Israel trong khi họ đi qua hoang địa và trong khi họ chiến đấu với các dân ngoại giáo cho đến khi họ được vào đất Chúa hứa. Bắt đầu từ phép rửa, Thần Khí ban năng lực và nâng đở Chúa Giêsu trong những cám dỗ Ngài chịu trong sa mạc, trong những năm Ngài thực hiện sứ vụ, trong những đau khổ, chịu chết và sống lại. Cũng Thần Khí đó bây giờ là ân sũng cho cộng đoàn. Hôm nay chúng ta mừng hoa quả đầu tiên của Thần Khí trong khi các môn đệ bước ra khỏi nơi họ tụ họp để đi gảng dạy cho một đám đông quần chúng nói nhiều ngôn ngữ trên thế giới, và họ sẽ ra đi rao giảng xa hơn nữa. Sách Công Vụ Tông Đồ chứng tỏ họ làm sao giáo hội tiên khởi lan ra từ cộng đòan nhỏ bé của Chúa Giêsu là những người Do thái theo Chúa Giêsu thành một cộng đoàn Kitô hữu sống trong tình yêu thương, sự bình an, lòng tha thứ và chữa lành cho nhiều người trên toàn thế giới.

Vì thế, nếu tôi bỏ qua ý định muốn tổ chức, lại thời giờ và ngày tháng cho lễ Chúa Thánh Thần, và hãy nghe lời thánh Luca ghi thì tôi sẽ nghe và học được điều sau đây: Đức tin của chúng ta không phải là một loại mà chúng ta cần giữ kín trong lòng như một bảo vật mong manh dễ vỡ. Trái lại, chúng ta thổi hơi năng lực và khuyến khích sự sống cộng đoàn không còn biên giới trong Thiên Chúa khi chúng ta cùng nhau cầu nguyện và trở nên cùng một giáo hội trong thế giới.

Chúng ta đang ở trong một thế giới thiếu niềm tin tưởng, đầy gian dối, đày ảo tưởng, và thiếu tinh thần hướng thiên. Mọi sự đang trởn nên phức tạp vì đại dịch Covid. Chúng ta có khao khát "giữ vửng đức tin", hay chúng ta có thể làm điều thánh Luca mô tả về cộng đoàn tiên khởi đã làm là: Tự tin đi vào thế giới với lòng tin tưởng và loan báo với quần chúng những sự thiếu hiểu biết mà chúng ta gặp phải. Trong những ngày "hạn chế di chuyển" của đại dịch Covid chúng ta có thể “bước vào thế giới" theo những cách sáng tạo nhất hơn là dùng những phương tiện hiện đại để liên hệ với nhau như qua máy vi tính, qua email, Face book và điện thoại v.v... Cho dù chúng ta bị hạn chế di chuyển, Nhưng chúng ta phải để cho Chúa Thánh Thần nâng đở, khuyến khích và giúp đở, tha thứ và ngay cả lúc Ngài thử thách chúng ta nữa. Như trong thơ thánh Phaolô gởi giáo dân thành Cỏrintô hôm nay: "Thần Khí tỏ mình ra cho mỗi người là vì lợi ích chung" Thật đấy... Thần Khí hoạt động trong mỗi người chúng ta vì lợi ích cho kẻ khác.

Chúng ta biết sự hạn chế của mình và chúng ta nghĩ chúng ta có thể nói trước việc chúng ta sẽ sai lầm trong khi làm nhân chứng mà Thần Khí kêu gọi chúng ta. Chúng ta không biết chắc nơi chúng ta sẽ được gởi đi là nơi nào. Nhưng trong lễ thu hoạch mùa gặt này, đoan chắc với chúng ta rằng chúng ta được Thiên Chúa tạo tác và ban tràn đầy ơn huệ. Thánh Luca diễn tả Thần Khí như là một cơn gió mạnh và dưới hình lưỡi lửa. Nếu chúng ta tin thánh Luca đúng như vậy, điều đó có thể cho chúng ta động lực rao giảng khi ai hỏi chúng ta về đức tin hay khi ai gọi chúng ta bày tỏ đức tin qua việc làm của chúng ta.

Nếu chúng ta có thể giữ chặt Thần Khí trong lòng chúng ta một cách kín đáo, thì làm sao chúng ta có thể chứng tỏ điều Chúa Giêsu diễn tả về ơn Chúa Thánh Thần: "như một cho khắp cả mọi người". Bây giờ chúng ta quay về phúc âm thánh Gioan mô tả về ơn huệ Chúa Thánh Thần.

Phúc âm thánh Gioan bắt đầu với phép rửa, và Chúa Thánh Thần hiện xuống dười hình chim bồ câu (Ga 1:33). Trong đoạn cuối của phúc âm thánh Gioan được nói đến trong đêm lễ Phục Sinh Chúa Giêsu thổi hơi trên các môn đệ và ban cho các ông Thần Khí như thế nào. Những câu chuyện thánh Gioan kể xen vào giữa hai giai đọan đó nói nhiều về Chúa Thánh Thần. Như khi Chúa Giêsu gặp người phụ nữ Samaritanô, Ngài mô tả Thần Khi Thiên Chúa như là "nước hằng sống" sẽ ban cho con người sự sống đời đời. Sau đó, trong bữa tiệc ly Chúa Giêsu hứa 4 lần là Thần Khí sẽ đến. Chúa Giêsu dùng từ Hy lạp "parakletos" để diễn tả Chúa Thánh Thần - từ đó có nghĩa là người an ủi và biện hộ.

Thánh Gioan liên kết sự đau khổ, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu làm một, và gọi đó là "giờ". Bởi thế khi Chúa Giêsu thổi hơi Thần Khí trên các ông vào dịp ngày Phục Sinh và bảo các ông ra đi tha thứ tội lỗi, câu chuyện đó tách khỏi "giờ" Ngài đã nói; vinh quang Ngài không tách khỏi sự đau khổ của Ngài. Thông báo về sự tha thứ bởi cộng đoàn được Chúa Giêsu trao Thần Khí của Ngài, sẽ không phải chịu thiệt thòi cho cộng đoàn - là sự hy sinh của từng cá nhân sẽ đến vì sự chống đối của một thế giới không chịu tha thứ.

Khi hơi thở của chúng ta chấm dứt thì chúng ta chết. Không cân ai phải nhắc chúng ta điều đó trong những ngày này khi người ta rút máy thở thì chúng ta đang ở giữa sự sống và sự chết. Thần Khí của Chúa Giêsu vẫn còn ở lại trong cộng đoàn của Ngài trong cùng một hơi thở, Chúa Giêsu không chấm dứt ơn huệ sự sống qua hơi thở của Ngài. Cũng như Thiên Chúa thổi hơi vào ông Adong để làm cho ông ta nên "một sinh vật" Vào ngày lế Chúa Thánh Thần, Thần khí đó cũng ban sự sống cho một cộng đoàn biết thở và biết tha thứ. Giờ đây, nguồn sống mới bởi Thần Khí làm chúng ta tiếp tục sứ vụ cảm thông và tha thứ của Chúa Giêsu.

Nhiều năm sau khi phúc âm này được viết, giáo hội dùng bản văn này cho sự phát xuất của bí tích Hòa Giải. Nhưng, các tín hữu tiên khởi chỉ áp dụng đoạn văn này cho Bí Tích rửa tội dành cho những tân tòng muốn chấp nhận phúc âm khi chịu phép rửa. Với những ai không chấp nhận phúc âm thì không được chịu phép rửa.

Cũng như chúng ta chấp nhận ơn Thánh Linh trong phúc âm thánh Luca khi nói về câu chuyện lễ Chúa Thánh Thần hôm nay, và điều thánh Luca muốn diễn tả cho giáo hội của mình, thì chúng ta cũng muốn để câu chuyện do thánh Gioan mô tả vì nhu cầu của cộng đoàn của ông. Chúa Giêsu không còn hiện diện trong thân xác ở giữa chúng ta nữa. Nhưng, Ngài không đi vào một nơi cách xa chúng ta nhu vào rừng núi hay trong vũ trụ; để chờ ngày Ngài sẽ trở lại. Hôm nay cả hai câu chuyện nói với chúng ta là Chúa Giêsu hoàn toàn ở với chúng ta vì Thần Khí Ngài luôn ở giữa chúng ta - trong từng người trong chúng ta và trong cộng đoàn giáo hội.

Chúng ta cần phải tin là vào ngày lế Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu sẽ thổi hơi mới một lần nữa cho chúng ta. Vì những lúc này chúng ta giống như nhũng người chạy đi tìm hơi thở. Ai biết được chúng ta phải chạy bao xa? Chúng ta cần Thần khí Chúa Giêsu để giúp chúng ta chạy đến cùng đích.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

PENTECOST -A-

Acts 2: 1-11; Ps. 104; Romans 8: 8-17; John 20: 19-23

I’m confused. And today’s Scripture readings don’t seem to help! How do the disciples first receive the Holy Spirit? Was it the way Luke describes it in our Acts reading, when they were gathered "all in one place" and a noise like a strong and driving wind came through the house and the fire-like tongues rested on each of them? Or, did it happen the way John describes it with Jesus’ entering the room, despite the locked doors, bidding the disciples, "Peace be with you, " and then breathing the Spirit upon them? Why is such an important event like the life-giving, faith-establishing gift of the Spirit described in such diverse ways?

The arrival of the Spirit should be no surprise to people familiar with biblical literature. The Hebrew word for spirit, "ruah" meaning, wind, breath, or a movement of air, appears over 90 times in the Hebrew Scriptures. It is the principle of life and power and by means of the Spirit God manifests God’s power and intentions. At the beginning of Genesis it is through the "spirit of God, " sweeping over the chaos and the waters, that God begins the work of creation.

In the Hebrew texts the Spirit is given for only a period of time (Wisdom 15:16). Those to whom the Spirit is given are endowed with specific gifts so as to accomplish God’s purposes. So, for example, Solomon is gifted by the Spirit with wisdom (Wisdom 7: 7); Israel’s leaders are empowered by God’s Spirit and the prophets, possessed by the Spirit, speak on God’s behalf (Isaiah 61:1 and Luke 4:18).

The New Testament shows a continuation of the former representations of the Spirit. The Greek word for Spirit is "pneuma" and has a similar meaning to the Hebrew "ruah." Luke’s Gospel and Acts focus on the work of the Spirit. The Spirit is the thread that weaves his two-volume work together. At the end of the Gospel Jesus gives instruction to the disciples that they must stay in Jerusalem until they receive "the promise of the Father" (24:49).

Luke specifies Pentecost as the day the Spirit was given. Originally it was a harvest feast of thanksgiving; then it became associated with the gift of the law at Sinai (Deuteronomy 16:9-21). On Pentecost the desert community at Qumran welcomed new members, who professed their desire to be a people in covenant with God. Luke places the gift of the Spirit then on a traditional day of thanksgiving, moral formation, new commitment and rededication.

God’s Spirit was with the people of Israel as they journeyed across the desert and struggled against pagan religions to arrive at the promise land. Starting with his baptism the Spirit empowered and sustained Jesus through his temptations in the desert, ministry, suffering, death and resurrection. That same Spirit is now the gift giving to the community. Today we observe the first fruits of the Spirit as the disciples immediately break out of their confines to preach to a crowd that represents the multi-lingual world they will go out to preach to. The Acts of the Apostles will reveal how the early church evolved from a small community of Jesus’ Jewish followers into a Christian community expressing his love, peace, forgiveness and healing to the world.

So, if I put aside my penchant to organize and regiment times and dates on this feast of Pentecost, and listen to what Luke teaches me, then I hear and learn the following: Our faith is not something we need to hoard and treat as a fragile heirloom. Instead, we have the breathing, energizing, encouraging and border-busting life of God with us as we gather in prayer and discern how we are to be church in the world.

We face a world of unbelief, cynicism, disillusionment and spiritual depletion. All complicated these days by the pandemic. We could hunker down and "keep the faith, " or we could do what Luke describes that first community did: step confidently out into the world and speak to the confused crowd we encounter. During these "lockdown" days of the pandemic we may have to "step out into the world" in creative ways, assisted by modern forms of connecting and communicating: Zoom conferences, email, Face Book, phone, etc. Even being locked down doesn’t have to limit opportunities to let the Spirit speak words of support, comfort, good cheer, forgiveness and even challenge through us. As I Corinthians tells us today, "To each individual the manifestation of the Spirit is given for some benefit." There it is...the Spirit at work in each of us for the benefit of others.

We know our limitations and can predict, we think, how we will fall short in the witnessing profession to which the Spirit has called us. We are not sure where we are being sent, but this feast of harvest assures us we have God’s creative and overflowing grace with us. Luke describes it as a powerful wind and a flame. If we can trust Luke, that should embolden us when we are asked about what we believe or, when called on to show our faith by our actions.

If we can’t pin down, or box up the Spirit, then how can we expect any neat and "one-size-fits-all" description of Jesus’ gift of his Spirit to his followers? We now turn to John’s alternate rendering of the gift of the Spirit.

John’s gospel began with the revelation to the Baptist, about the one "on whom you see the Spirit descend and remain..." (1:33). Towards the end of the gospel, on Easter Sunday night, John tells us how the risen Christ breathes on the disciples and gives them the Spirit. The intervening stories in John have many allusions to the Spirit. For example, in Jesus’ encounter with the Samaritan woman, Jesus describes the Spirit as "living water" which will well up in a person with the gift of eternal life. Later, during the Last Supper, Jesus promised the Spirit’s coming four times. He used the Greek word "parakletos" to describe the Spirit – a word which can mean comforter and advocate.

John connects the suffering, death and resurrection of Jesus in a moment he calls "the hour." So, when Jesus breathes his creative Spirit on the disciples that Easter evening and commissions them to forgive sins, the event is not separated from that "hour"; the glory is not apart from the suffering. The community’s freeing message of forgiveness, empowered by Jesus’ Spirit, will not be without cost to the community–personal sacrifice will come because of the opposition of an unforgiving world.

When breathing stops, we die. No one has to remind us of that during these days when ventilators can mean the difference between life and death. Jesus’ Spirit remains with his community as its breathing. He will not rescind on the gift of his life-giving breath. Just as God breathed breath into Adam to make him a "living being, " on Pentecost that same Spirit gave birth to a breathing and forgiving community. Now, the new life source of the Spirit enables us to continue Jesus’ ministry of compassion and forgiveness.

Many years after this gospel was written the church used this text as a source for the Sacrament of Reconciliation. But the first Christians probably applied it to Baptism: to the catechumens who accepted the gospel, baptism was given. To those who did not, baptism was not conferred.

Just as we respected Luke’s privilege to tell the Pentecost story in the context of his gospel narrative and the message he wanted to confer to his church, so we also allow John tell the story in his way for the specific needs of his community. Jesus is no longer physically present with us, but he has not withdrawn to some distant mountain in the cosmos, somewhere waiting for his time to return. Both narratives tell us today that Jesus is fully with us because his Spirit dwells in us – as individuals and as a church community.

We have to believe that on this Pentecost Jesus will breathe on us anew, because these days we are like distant runners gasping for air. Who knows how far we still have to go? We need his Spirit to finish the course.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một người cha dùng liềm xén đứt cổ con của mình
Thanh Quảng sdb
00:05 28/05/2020
Một người cha dùng liềm xén đứt cổ cô con của mình

Cô Romina Ashrafi bị bố chặt đứt đầu bằng cái liềm trong khi cô đang say giấc ngủ. Cô gái Romina Ashrafi, 13 tuổi, đã bị cha mình giết chết vì ông cho đây là “cái chết tôn vinh đức vua”. Vụ giết con này diễn ra ở Iran sau khi ông bố không chấp nhận cuộc hôn nhân của con gái mình (news@com.au ngày 28/5/2020)

Cảnh sát cho hay cô đã bị cha mình giết, vì đã trốn đi với một người đàn ông 35 tuổi ở Hovigh, hạt Talesh, bắc Iran.

Hai người đã bỏ trốn đi, sau khi cha cô gái không chấp nhận một cuộc tình cách biệt tuổi tác như vậy!

Sau khi bỏ nhà đi, cô Romina đã được cảnh sát tìm thấy và bắt buộc cô phải trở về nhà, mặc dù cô phân trần với cảnh sát là về thì sinh mạng của cô bị đe dọa.

Romina Ashrafi, 13 tuổi người Iran đã bị cha dùng liềm xén đứt cổ trong khi cô đang say một giấc ngủ. Sau khi giết con, ông ta đã ra đầu thú ngay lập tức, trong lúc tay vẫn còn cầm cái liềm đẫm máu. Ông đã bị bắt, và sẽ phải đối diện với bản án giết người…

Ở Iran, hình phạt được giảm bớt đối với những người bị kết án trong cái gọi là giết người vì danh dự. Bản án tối đa sẽ là mười năm, thay vì án tử hình.
 
Đức Tổng Giám Mục Baltimore hết sức quan ngại trước lệnh lạc quái đản của Howard County
Đặng Tự Do
15:38 28/05/2020
Tổng giáo phận Baltimore cho Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, biết họ có những lo ngại nghiêm trọng trước những hướng dẫn y tế công cộng từ Quận Howard, Maryland, trong đó nghiêm cấm việc rước lễ như một điều kiện để các nhà thờ mở cửa trở lại trong đại dịch coronavirus.

Sắc lệnh hành chánh số 2020-09 của Quận Howard, Maryland, do Calvin Ball đưa ra, được công bố hôm thứ Ba 26 tháng Năm điên rồ đến mức cấm việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ngay cả bởi vị chủ tế.

Đức Tổng Giám Mục William Lori của tổng giáo phận Baltimore nói với CNA rằng ngài hết sức quan ngại trước sắc lệnh hành chánh quái đản này.

Việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất bởi vị chủ tế, là một phần không thể thiếu trong nghi thức Thánh Thể. Các quy tắc do Calvin Ball đưa ra cấm cả linh mục cử hành Thánh lễ không được nhận Bí tích Thánh Thể. Như thế, các quy tắc này sẽ có hiệu lực là cấm tất cả các linh mục không được cử hành các thánh lễ một cách hợp luật.

Trong một tuyên bố từ tổng giáo phận Baltimore vào hôm thứ Tư, tổng giáo phận khẳng định:

“Đối với cộng đồng Công Giáo, việc rước Mình Máu Thánh Chúa là trọng tâm trong đời sống đức tin của chúng ta và sự thờ phượng công cộng của chúng ta, ”

Đức Tổng Giám Mục Baltimore William Lori nổi tiếng vì sự ủng hộ của ngài đối với các vấn đề tự do tôn giáo, và là chủ tịch tiên khởi và lâu năm của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

“Từ khi biết được mối quan tâm của các quan chức Quận Howard, chúng tôi đã chia sẻ các hướng dẫn của chúng tôi về việc phân phát Mình Thánh Chúa và bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi về hướng dẫn gần đây của họ cấm các nhà thờ Công Giáo ở Quận Howard không được trao Mình Thánh Chúa.”

Tổng giáo phận cho biết đã phát triển các hướng dẫn kỹ lưỡng và suy nghĩ cẩn thận để tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự, bao gồm các hướng dẫn chi tiết về việc cho rước lễ một cách an toàn.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng: “Các hướng dẫn này tôn trọng cả sự tôn nghiêm của Bí tích và sự cần thiết phải thận trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cả những người rước lễ cũng như các thừa tác viên Thánh Thể.”

“Trong khi chúng tôi nhận ra và coi trọng mong muốn cấp bách là bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của các cộng đồng địa phương là những điều đang hướng dẫn các quyết định của các nhà lãnh đạo của chúng ta, chúng tôi cam kết tham gia đối thoại với họ để cùng nhau hướng tới một chính sách nhằm cân bằng nhu cầu được tự do bày tỏ đức tin tôn giáo và lợi ích an toàn cũng như sức khỏe của cộng đồng.”


Source:Catholic News Agency
 
Tuyên bố liên quan đến cái chết của George Floyd của Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda
Đặng Tự Do
15:48 28/05/2020
27 tháng 5 năm 2020

Từ Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda

Video về George Floyd trong lúc bị cảnh sát bắt giữ vào chiều thứ Hai gây ra những đau khổ và quan ngại sâu xa. Nỗi buồn và nỗi đau thật mãnh liệt. Chúng ta hãy cầu nguyện xin ơn an ủi cho gia đình và bạn bè đang phải đau buồn của anh ấy, và ơn an bình cho một cộng đồng bị tổn thương, cũng như sự thận trọng trong khi tiến trình phía trước. Chúng ta cần một cuộc điều tra đầy đủ dẫn đến trách nhiệm giải trình đúng đắn và công bằng thực sự.

Đặc biệt vào thời điểm này khi sự mong manh của con người đã và đang được tập trung vì đại dịch Covid-19, chúng ta được kêu gọi tôn trọng giá trị và nhân phẩm của mỗi cá nhân, cho dù họ là dân thường cần được bảo vệ hay nhân viên thực thi pháp luật chịu trách nhiệm bảo vệ. Tất cả mọi mạng sống con người đều là thánh thiêng. Xin hãy tham gia cộng đồng Công Giáo chúng tôi trong lời cầu nguyện cho George Floyd và gia đình anh ấy, và làm việc để một ngày nào đó tình yêu và sự thật sẽ gặp gỡ, công lý và hòa bình sẽ giao duyên (Thánh Vịnh 85).


Source:Catholic Spirit
 
Những diễn biến chính chung quanh vụ bạo động tại Minneapolis
Đặng Tự Do
16:59 28/05/2020
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz (D) đã yêu cầu Vệ binh Quốc gia của tiểu bang “cung cấp nhân sự, thiết bị và các phương tiện cần thiết để đáp ứng và phục hồi” sau khi xảy ra các vụ bạo loạn liên quan đến cái chết của George Floyd, 46 tuổi.

Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo khu vực Minneapolis đã tìm cách trấn an công chúng và cầu xin sự bình tĩnh trong lúc sự phẫn nộ đang diễn ra trên toàn quốc và các cuộc biểu tình địa phương đã dẫn đến các vụ hỏa hoạn, cướp bóc và đụng độ dữ dội với cảnh sát. Tình trạng bất ổn xảy ra trong khi đang dấy lên trên toàn quốc những lời kêu gọi buộc tội hình sự đối với viên chức cảnh sát da trắng, là người đã quỳ trên cổ của Floyd, trong khi Floyd lặp đi lặp lại là “Tôi không thể thở được”.

Thị trưởng thành phố St. Paul đã yêu cầu mọi người ở nhà trong bối cảnh tình trạng phá hoại lan tràn nhanh chóng ở thành phố.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư, Thị trưởng Jacob Frey của Minneapolis cũng kêu gọi buộc tội hình sự đối với viên chức cảnh sát đã quỳ trên cổ của Floyd. Trong cuộc họp báo đó, thành phố Minneapolis tiết lộ viên cảnh sát này tên là Derek Chauvin, 44 tuổi. Chauvin, gia nhập cảnh sát từ năm 2001, và đã bị 18 đơn khiếu nại gửi đến bộ phận nội vụ của sở cảnh sát, nhưng chưa hề bị kỷ luật vì các cáo buộc này. Nhân viên khác được xác định trong video là Tou Thao, một người Mỹ gốc Hmong, không phải là người Mỹ gốc Việt. Tou Thao gia nhập cảnh sát năm 2009, từng bị cho nghỉ việc trong hai năm vì sử dụng bạo lực quá đáng, và từng liên quan đến một vụ kiện trong đó phải đền cho nạn nhân 25, 000 Mỹ Kim. Hai cảnh sát viên khác cũng vừa bị đuổi là Alexander Kueng và Thomas Lane.

Giao thông công cộng trong khu vực đã bị đình chỉ vì những lo ngại về an toàn.

Bộ Tư pháp và FBI đã cam kết thực hiện một cuộc điều tra hình sự sâu rộng về cái chết của Floyd và nói trong một tuyên bố chung rằng cuộc điều tra là ưu tiên hàng đầu.

Gia đình Floyd yêu cầu những người ủng hộ anh biểu tình ôn hoà, và cho biết sẽ tìm cách khám nghiệm tử thi độc lập vì họ không tin tưởng các quan chức thành phố Minneapolis. Luật sư của gia đình cho biết hôm thứ Năm trên CNN.

Cái chết của Floyd cũng làm dấy lên các cuộc biểu tình ở các nơi khác. Tại Memphis, một đám đông tụ tập bên ngoài một tòa nhà cảnh sát và hô vang “không có công lý, không có hòa bình”. Tại Los Angeles, những người biểu tình đã chặn một xa lộ và đối đầu với một chiếc xe tuần tra trên freeway California.

Nhiều cảnh sát trưởng Hoa Kỳ yêu cầu thuộc cấp giảm bớt sử dụng vũ lực, và đã bày tỏ phản ứng ghê tởm trước cách hành động của cảnh sát viên Derek Chauvin dẫn đến cái chết của Floyd, và ca ngợi cảnh sát trưởng thành phố Minneapolis vì đã sa thải các viên chức cảnh sát có liên quan ngay lập tức.

Tối thứ Tư đã bắt đầu với những cuộc biểu tình ôn hòa, nhưng sau đó rơi vào tình trạng hỗn loạn và cướp bóc khi màn đêm buông xuống. Một nhóm cảnh sát đứng trước một khu vực gần đó và cố gắng giải tán đám đông bằng lựu đạn cay và đạn cao su. Đôi khi, hơi cay quá dày, lan xuống các đường phố lân cận nơi những người đứng ở sân trước của họ phải ho và cay mắt.

Đến 10 giờ tối, một cửa hàng Auto Zone đã bốc cháy. Chẳng mấy chốc, những đám cháy khác đã nổ ra, bao gồm một ngọn lửa lớn tại một công trường xây dựng. Trong khi đó, một người đã bị một chủ tiệm cầm đồ bắn và đã chết tại bệnh viện, cảnh sát nói với Star Tribune, khi đám đông cướp bóc Target, Foot Locker và các doanh nghiệp nhỏ gần đó.

Sở cứu hỏa Minneapolis cho biết đã phản ứng với khoảng 30 đám cháy dọc theo đường East Lake giữa tối thứ Tư và sáng sớm thứ Năm. Xe cứu hỏa cũng bị ném đá và các thứ khác, nhưng không có lính cứu hỏa nào bị thương.

Cướp bóc tiếp tục làm rung chuyển hai thành phố Minneapolis và St. Paul vào sáng thứ Năm. Hàng chục người xông vào Target ở St. Paul lân cận và lấy các thứ thản nhiên đẩy ra không trả tiền.

Người phát ngôn của cảnh sát St. Paul, là Steve Linders, nói với tờ The Washington Post rằng cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường và nhóm hôi của đã bị giản tán. Tuy nhiên, không có vụ bắt giữ nào được thực hiện.

Chiều thứ Năm, cảnh sát vẫn phải cố gắng giải tán các nhóm hôi của từ các doanh nghiệp trên toàn thành phố, Sở Cảnh sát St. Paul cho biết. Gạch đá, chai rượu đã được ném vào cảnh sát và làm hỏng xe của họ.


Source:Washington Post

 
Nhà lãnh đạo Đài Loan đưa ra kế hoạch hành động để ủng hộ người biểu tình Hương Cảng
Đặng Tự Do
18:07 28/05/2020

Các cuộc biểu tình đã nổ ra dữ dội tại Hương Cảng nhắm chống lại việc áp đặt luật an ninh mới tại trung tâm tài chính Á Châu này.

Cảnh sát Hương Cảng đã bắn hơi cay và thực hiện 360 vụ bắt giữ hôm thứ Tư khi hàng ngàn người phản đối dự luật.

Cho đến khuya những người biểu tình vẫn còn rất đông đảo trên các đường phố hô hào dân chủ và tìm kiếm sự độc lập từ Trung Quốc. Họ nói rằng tách ra khỏi Trung Quốc bây giờ là “lối thoát duy nhất”.

Cảnh sát đã hiện diện dầy đặc xung quanh Hội đồng Lập pháp. Trước đó, cảnh sát đã ngăn cản những người biểu tình phá vỡ một cuộc tranh luận về một dự luật nhằm hình sự hóa việc thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc. Điều này dự kiến sẽ trở thành luật vào tháng tới.

Hôm thứ Tư 27 tháng Năm, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã cam kết đưa ra một “kế hoạch hành động” nhân đạo để trợ giúp người dân Hương Cảng đấu tranh cho dân chủ tại trung tâm tài chính Á Châu này khi một làn sóng các nhà hoạt động dân chủ đang tìm cách xin tị nạn trên hòn đảo dân chủ tự trị này.

Hương Cảng đã bị xáo trộn hàng mấy tháng qua vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, thường xuyên bị đáp lại bằng bạo lực từ năm ngoái đến nay, trước nỗi lo sợ rằng Bắc Kinh đang phá vỡ các quyền tự do của thành phố.

Bất ổn đã trở lại trong những ngày gần đây sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch vào tuần trước nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng trong mưu toan đàn áp các cuộc biểu tình, một động thái đã báo động nhiều chính phủ phương Tây và Đài Loan.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và tuyên bố sẽ có một ngày chiếm giữ đảo quốc này, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Người dân Đài Loan coi hòn đảo này là một thực tại nhà nước độc lập chứ không phải là một phần của “một nước Trung Quốc”.

Đề cập đến kế hoạch áp đặt luật an ninh mới, Tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi Bắc Kinh “dừng ngựa trước vách núi” và nói rằng chính quyền của bà sẽ tiếp tục hỗ trợ những người Hương Cảng muốn tìm cách di dân.

“Quyết tâm của chúng tôi chăm sóc cho người Hương Cảng vẫn không thay đổi, ” bà nói với các phóng viên.

“Nội các sẽ đưa ra một kế hoạch hành động hỗ trợ nhân đạo cho Hương Cảng nhằm cung cấp kế hoạch hoàn chỉnh cho việc cư trú, nhà ở và những chăm sóc khác cho người dân Hương Cảng.”

Tổng thống Thái cho biết văn phòng Trung Quốc Sự Vụ, thường được gọi là Hội đồng các vấn đề Đại lục, sẽ được giao nhiệm vụ soạn thảo các kế hoạch.

Năm ngoái, hơn 5, 000 người Hương Cảng đã di dân sang Đài Loan, tăng 41% so với một năm trước đó. Một số người trốn tránh bị truy tố vì tham gia các cuộc biểu tình hoặc tìm kiếm một cuộc sống mới tại một trong những nền dân chủ tiến bộ nhất Á châu.

Ý kiến của Tổng thống Thái được đưa ra khi các nhóm nhân quyền kêu gọi chính phủ của cô ban hành luật tị nạn để giúp người biểu tình Hương Cảng chạy trốn đến đảo quốc này.

Đài Loan không công nhận khái niệm pháp lý về tị nạn cũng không chấp nhận đơn xin tị nạn, vì sợ một dòng chảy tị nạn từ Hoa lục. Tuy nhiên, người Hương Cảng có thể nộp đơn xin sống trên đảo thông qua nhiều phương tiện, bao gồm cả thị thực đầu tư.

Pháp luật Đài Loan cũng quy định sẽ “hỗ trợ cần thiết” cho người dân Hương Cảng và Ma Cao khi an toàn và tự do của họ đang gặp nguy hiểm khẩn cấp vì lý do chính trị.


Source:France 24
 
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 12
Vũ Văn An
20:40 28/05/2020
3.3. Tính hỗ tương giữa đức tin và bí tích Thánh Thể

a) Nền tảng Kinh Thánh

102. Điều xảy ra trong Bữa Tiệc Ly (Mt 26: 26-29; Mc 14: 22-26; Lk 22: 14-23 Hồi 1 Cô 11: 23-26) luôn được coi là việc thiết lập ra Bí tích Thánh Thể. Thêm vào những câu truyện căn bản này là những câu truyện khác trong đó Giáo hội nhìn thấy một phương hướng chung của Thánh Thể: câu truyện nhân thừa các ổ bánh (Mc 6: 30-44 và tương tự; 8: 1-10 và tương tự; Ga 6: 1-14); lời khuyên răn cộng đồng Côrintô của Thánh Phaolô (1 Cr 10-11); hoặc tình tiết kết thúc cuộc gặp gỡ trên đường Emmau với Đấng Phục sinh (Lc 24: 30-31; 35). Do hiệu lực của lệnh truyền “các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1 Cr 11:24, xem 25; Lc 22:19), ngay từ đầu (thí dụ, Cv 2:42, 46; 20: 7; 27: 35) cho đến tận ngày nay, nơi nào có các Kitô hữu và Giáo hội, Bí tích Thánh Thể đều được cử hành, như lễ tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Chúa cho đến khi Người trở lại, như hồng phúc cứu rỗi của Người cho “nhiều người”, cho mọi người (Rm 5: 18-19; 8:32).

103. Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cô đọng ý nghĩa trọn cuộc đời Người, cái chết sắp tới và sự phục sinh trong tương lai của Người để trao cho các môn đệ như một tưởng niệm và một dấu hiệu nổi bật về tình yêu của Người. Vì lý do này, những gì đã xảy ra ở đó và việc tưởng nhớ bí tích Cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Người cho thấy một tính cô đọng phi thường. Trong Bí tích Thánh Thể, Giáo hội cử hành việc hiện tại hóa và hiện thực hóa hồng ân hy sinh của Chúa Kitô dành cho tất cả chúng ta lên Chúa Cha. Trong Bí tích Thánh Thể, khi tạ ơn Chúa Cha “nhờ Chúa Kitô, với Người và trong Người” [115] được làm cho hiện diện nhờ hành động của Chúa Thánh Thần, Giáo hội kết hợp với Chúa Kitô, liên kết với Người và trở thành Thân thể của Người. Vì lý do này, có thể khẳng định đúng sự thật rằng Giáo hội được sinh ra từ Bí tích Thánh Thể [116]. Vì Bí tích Thánh Thể tập hợp chính yếu tính đời sống của Chúa Kitô và do đó, chính yếu tính đời sống của Kitô hữu, nên nó vừa là nguồn vừa là đỉnh cao của đời sống Kitô hữu (SC 10; LG 11).

b) Đức tin và bí tích Thánh Thể

104. [Đức tin Ba Ngôi]. Mỗi cử hành Thánh Thể đều bắt đầu “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”: với một lời nhắc nhở công thức rửa tội, và Kinh Tin Kính Ba Ngôi xuyên suốt và thấm nhiễm toàn bộ cuộc cử hành. “Yếu tố đầu tiên của đức tin Thánh Thể là chính mầu nhiệm Thiên Chúa, tình yêu Ba Ngôi” [117]. Vì trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta bước vào hiệp thông sự sống với tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Như dấu hiệu lớn nhất tình yêu của Người, Chúa Cha đã ban Con của Người để cứu rỗi chúng ta; Chúa Con, ngược lại, đã tự hiến thân trong “quyền năng của Thần Khí vĩnh cửu” (Dt 9:14). Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta trở thành những người dự phần vào dòng suối yêu thương này, vốn cố hữu trong tình thân mật thần linh. Chúng ta dâng lời ngợi khen tốt nhất có thể có lên Thiên Chúa Ba Ngôi, qua Chúa Kitô trong sự hợp nhất với Chúa Thánh Thần, như đã được tuyên bố long trọng bởi bài tụng ca được dùng để kết thúc lời nguyện Thánh Thể. Việc tạ ơn Chúa Cha qua Chúa Con đã được ban cho chúng ta và nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần được đánh dấu bằng lời ngợi khen bao gồm việc đích thân làm chứng trong cuộc sống hàng ngày.

105. [Tính thống nhất của đức tin và đức ái]. Hành vi sám hối, nằm ở đầu cử hành Thánh Thể, nói lên sự cần thiết của mọi tín hữu chân thành trong việc lãnh nhận ơn tha thứ tội lỗi, được hòa giải với Thiên Chúa và với anh chị em mình, để có thể bước vào hiệp thông với Thiên Chúa. Hơn nữa, hành vi sám hối nhấn mạnh đến tính không thể tách biệt giữa việc hiệp thông theo chiều dọc với Chúa Kitô, Đấng mà sự hiến mình sẽ được tưởng niệm ngay sau đó (anamnesis), và việc hiệp thông theo chiều ngang với các Kitô hữu khác và, qua nó, với tất cả mọi người. Đức tin Thánh Thể đích thực luôn là một đức tin tích cực thông qua đức ái (x. Gl 5: 6). Trong Bí tích Thánh Thể: “Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận thực sự hợp nhất với nhau: Thiên Chúa nhập thể kéo mọi người chúng ta vào chính Người. Nhờ thế, chúng ta hiểu agape (đức ái bậc nhất) cũng trở thành một hạn từ chỉ Bí tích Thánh Thể: ở đó, agape của Thiên Chúa đến với chúng ta bằng thân xác, để tiếp tục công trình của Người trong chúng ta và thông qua chúng ta” [118].

106. [Đức tin như một đáp ứng Lời Thiên Chúa]. Kể từ thế kỷ thứ mười một, cùng một Kinh tin kính dùng để kết thúc nghi thức rửa tội đã trở thành một phần cố định của cử hành Thánh Thể Chúa nhật và ngày lễ trọng. Lời tuyên xưng đức tin này vừa là một đáp ứng Lời Chúa vừa là một biểu hiện của sự hợp nhất giữa các tín hữu. Qua đức tin lúc công bố Lời Chúa, chúng ta nghe tiếng nói của Chúa Kitô [119]. Chiều kích tiên tri của đức tin cũng xuất hiện. Một Lời mạnh mẽ, có khả năng biến đổi thế giới, hệt như xảy ra tại tâm điểm việc cử hành Thánh Thể với các của lễ hiến dâng và cộng đoàn cử hành. Cuộc biến đổi cánh chung đã bắt đầu như thế, một cuộc biến đổi mà Giáo hội, nhiệm thể Chúa Kitô, vốn là một dự ứng.

107. [Chiều kích Thần khí của đức tin]. Bản chất Thần khí (pneumatic) của các bí tích xuất hiện một cách hết sức rõ ràng trong cử hành Thánh Thể. Trong nghi lễ Latinh hiện nay, có hai lời cầu xin Chúa Thánh Thần (epiclesis). Đầu tiên là trên các của lễ, sẽ biến thành thân thể ban cho và máu đổ ra của Chúa Giêsu Kitô. Thứ hai là trên cộng đoàn, một cộng đoàn, ngược lại, cũng trở thành nhiệm thể Chúa Kitô, bước vào hiệp thông sống động với tất cả các thánh. Chúng ta thấy sự hiệp thông này trong khúc ca long trọng Thánh Thánh Thánh (sanctus), trong đó các giọng hát trên trời và dưới đất kết hợp với nhau trong lời ca ngợi chung. Do đó, trong phụng vụ Thánh Thể, chúng ta tham gia vào phụng vụ trên trời (x. SC 8). Thành thử, chiều kích Thần khí của đức tin giáo hội đóng một vài trò rất thực chất trong Bí tích Thánh Thể và làm rõ quyền năng của Chúa Thánh Thần trong việc biến đổi cả tín hữu lẫn thực tại trần gian, để nâng họ lên và dẫn họ đến sự hiệp thông và ngợi khen Thiên Chúa.

108. [Đức tin như sự sùng kính đối với Mầu nhiệm]. Sau những lời truyền phép, chủ tế công bố: “Mysterium fidei" (Mầu nhiệm Đức tin) [120]. Lời tung hô long trọng này đồng thời là một lời khẳng định, một lời loan báo và một lời mời ngỏ với mọi người. Vì Bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin, nên nếu không có đức tin, ta không thể hiểu và không thể cử hành nó. Lời tung hô này minh chứng rằng chân lý bí tích của những gì đang được cử hành, các hình bánh và rượu đã trở thành Mình và Máu Chúa Kitô, thực sự là một mầu nhiệm đức tin. Con mắt đức tin tri nhận Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu thành Nadarét thế nào, thì cùng đôi mắt đó giờ đây cũng tri nhận sự hiện diện bí tích của Chúa Giêsu Kitô như vậy [121]. Ta biết được mầu nhiệm Chúa Kitô nhờ mặc khải (x. 1Cr 2: 7-11; Cl 1: 26-27; 2: 2; Eph 1: 9; 3: 3, 9) và đức tin.

109. [Đức tin như sự công nhận nhiệm cục bí tích]. Trong lời đọc Kinh nguyện Thánh Thể cách long trọng, các cột mốc vĩ đại của nhiệm cục bí tích được nhắc nhớ trong lời tạ ơn và khẩn cầu: từ lúc sáng thế cho đến ngày tận cùng cánh chung. Đặc biệt, chúng ta nhớ đến hồng phúc Chúa Giêsu trên Thập giá, sự Phục sinh của Người và ý nghĩa mà chính Chúa đã dành cho cái chết cứu chuộc của Người trong bối cảnh Bữa Tiệc Ly. Đức tin vào toàn bộ nhiệm cục thần linh được đào tạo và củng cố trong phụng vụ Thánh Thể.

110. [Chiều kích cánh chung của đức tin]. Trong việc cử hành bí tích mầu nhiệm, quá khứ, tưởng nhớ những gì đã xẩy ra, hiện tại, việc hiện tại hóa, hay việc hiện thực hóa những gì đã xảy ra, và tương lai, dự ứng sự viên mãn sau cùng mà chúng ta đang chờ đợi, đã gặp nhau [122]. Sự mới lạ cánh chung được khai mở bởi Ngôi Lời qua việc nhập thể, sự sống, cái chết và sự phục sinh của Người đã bắt đầu được hiện thực hóa trong việc Kitô hóa cộng đoàn và thế giới diễn ra trong Bí tích Thánh Thể.

111. [Đức tin và việc hiệp thông với Chúa Kitô]. Sự hiệp thông, như chính tên của nó cho thấy, nói lên sự kết hợp mật thiết với Chúa Kitô, nhờ Chúa Thánh Thần, một điều không thể có nếu không có đức tin. Người ta không thể hiệp thông mật thiết với ai đó bằng cách phớt lờ họ hoặc chống lại ý chí của mình. Đức tin biết đáp ứng các hồng ân Thánh Thể bằng chữ “amen” có liên quan đến việc chuẩn bị không những để lãnh nhận bí tích, mà còn để đại diện cho nó nữa. Cùng diễn ra với sự hiệp thông với Chúa Kitô này là việc thánh hóa bản thân người Kitô hữu, đi kèm với việc hiệp thông sự sống với Chúa Kitô. Sự thánh hóa này nhất thiết ngụ hàm việc sai đi.

112. [Đặc điểm truyền giáo của đức tin]. Việc sai đi cuối cùng mà với nó, Bí tích Thánh Thể kết thúc, “Ite, missa est” (Lễ xong, anh chị em ra đi bằng an) [123] giả thiết phải quay trở về với cuộc sống bình thường trong tinh thần truyền giáo, làm cho sự sống đã lãnh nhận trong bí tích hiện diện trong cộc sống bình thường này, và trở thành một Bí tích Thánh Thể cho thế giới theo hình ảnh Chúa Kitô và theo cung cách riêng của Người. Thật vậy, trong hiến lễ Thánh Thể, không những Chúa Giêsu Kitô tự hiến mình Người, mà mọi tín hữu tham dự Bí tích Thánh Thể cũng hiến mình cùng với Chúa Kitô (x. SC 48; LG 11; Rm 12: 1). Việc dâng hiến bản thân, việc chấp nhận được sai đi và việc thi hành nó không thể diễn ra mà không có đức tin. Mọi sự tín hữu Kitô giáo lãnh nhận trong bí tích: tha thứ các tội nhẹ, lặp lại phép rửa tội, rao giảng Lời Chúa, hiệp thông với Chúa Kitô và biến đổi thành thân thể của Chúa Kitô nhờ Chúa Thánh Thần, hàm ngụ một cuộc củng cố giúp họ, giờ đây, nhờ được Kitô hóa, làm chứng cho đức tin trong thế giới và biến đổi thực tại theo kế hoạch của Thiên Chúa. Do đó, sau biến cố lãnh nhận hồng phúc của Chúa Cha, nhờ hồng ân của Chúa Con nhận được trong Chúa Thánh Thần, một việc diễn ra trong mỗi Bí tích Thánh Thể, Kitô hữu được minh nhiên sai đi truyền giáo vào cuối buổi cử hành.

113. [Củng cố đức tin bản thân]. Đức tin của tín hữu được làm phong phú và củng cố nhờ sự hiệp thông mật thiết với Chúa Kitô. Tư cách Giáo Hội của người tham gia Bí tích Thánh Thể, việc họ được lồng vào thân thể hữu hình của Chúa Kitô, được hiện thực hóa và tăng cường. Việc được tháp nhập vào Chúa Kitô có tầm cỡ đến nỗi Thánh Augustinô nói với các tín hữu: “Nếu bạn là chi thể của thân thể Chúa Kitô, thì mầu nhiệm của bạn nằm ở bàn tiệc của Chúa... Hãy trở thành điều bạn thấy và lãnh nhận điều bạn là” [124]. Nói tóm lại, trong đức tin, chúng ta nhìn nhận rằng Bí tích Thánh Thể giả thiết phải có cách hiện diện mãnh liệt nhất của Chúa Kitô giữa chúng ta, vì đó là một sự hiện diện đích thực, có tính xác thịt và bổ dưỡng [125]. Vì lý do này, việc tham dự đầy đủ vào Bí tích Thánh Thể theo quan điểm đức tin hàm nghĩa một hiệp thông tối đa với Chúa Kitô.

114. [Xây dựng cơ thể Giáo hội]. Trong Bí tích Thánh Thể, không những đức tin cá nhân của tín hữu được củng cố, mà trong đó, Giáo hội cũng được hạ sinh [126]: Chúa Kitô, Đấng hiến mình cho Giáo Hội trong lễ hy sinh như cho Người phối ngẫu yêu dấu của Người, đã tạo nên Giáo Hội trong thân thể Người [127]. Sự hiệp thông giữa các Giáo hội, sự chia sẻ của cùng một đức tin nhận được, được diễn tả qua sự hiệp thông Thánh Thể theo một truyền thống rất cổ xưa. Giáo hội tự mình là thân thể Chúa Kitô, được cấu thành như vậy bởi thiết kế thần linh, nhờ vào hành động bí tích Ba Ngôi. Thân thể này thể hiện điều nó là khi công bố đức tin đã nhận được, thánh hóa lịch sử, ca hát những lời ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi và dấn thân vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng bằng lời nói và việc làm.

115. [Bí tích Thánh Thể: Biểu thức lớn nhất của đức tin bí tích]. Do đó, chúng ta có thể kết luận bằng cách khẳng định rằng: “Đặc tính bí tích của đức tin tìm được biểu thức cao nhất của nó trong Bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là một của nuôi dưỡng quý giá cho đức tin: một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô thực sự hiện diện trong hành động tối cao của tình yêu của Người, hồng phúc trao ban sự sống của chính Người [128].

116. [Sự cần thiết của đức tin để tham dự việc cử hành Thánh Thể]. Lời khuyên của Thánh Phaolô với các Kitô hữu tại Côrintô đặc biệt mang tính giáo huấn. Người nào can dự vào tác phong thờ ngẫu tượng thì không thể dự phần vào Mình hay Máu Chúa Kitô (1 Cr 10: 14-22). Sự hiệp thông với “Bàn tiệc Chúa” không những đòi phải được khai tâm vào đức tin Kitô giáo và trở thành chi thể của Thân thể Chúa Kitô, mà còn là việc phải nhất quán cuộc sống mình với điều có ý nghĩa ở đó nữa. Cũng thế, một tác phong không nhất quán với đức tin Kitô giáo cũng như các chia rẽ trong cộng đồng và việc thiếu bác ái đáng kể đối với anh em (1 Cr 11:21) là không tương hợp với “việc ăn Bữa Tối của Chúa” (1 Cr 11:20). Điều này bắt buộc chúng ta phải biện phân xem chúng ta có sống hay không trong đường hướng, về cơ bản, phù hợp với những gì đang được cử hành (1 Cr 11:29). Nói tóm lại, việc tham dự Thánh Thể đòi một đức tin sống động, được phát biểu bằng đức ái và việc từ bỏ các ngẫu thần. Triết lý thực hành Thánh Thể đòi cả việc thực thi đức ái, lẫn việc phù hợp tín lý và được lồng vào giáo hội.

117. Định chế đền tội của Giáo hội cổ xưa loại trong một thời gian khỏi việc hiệp thông Thánh Thể (chứ không phải khỏi Giáo hội) các tín hữu nào công khai từ bỏ đức tin của mình, hoặc đã vi phạm Kinh tin kính và các quy tắc của cuộc sống do Giáo hội quy định. Sau một cuộc xưng tội công khai, tội nhân, vì bị biến thành một tai tiếng công khai, nên đã bị trục xuất khỏi việc hiệp thông Thánh Thể trong một thời gian (tuyệt thông), và sau đó, được nhận lại một cách long trọng sau khi đã hoàn thành việc đền tội (hòa giải). Như thế, điều trở nên rõ ràng là việc đền tội không những được sử dụng cho sự hòa giải của tội nhân với Chúa Kitô, mà còn được sử dụng cho việc thanh tẩy Giáo hội nữa. Hối nhân hiểu mình là viên đá của một Giáo hội vốn là ánh sáng của thế giới. Khi nó không còn như vậy vì một tội lỗi công khai, điều trở nên cần thiết một cách nào đó là loại bỏ nó (tuyệt thông), “sửa chữa nó” qua việc đền tội và đưa nó trở lại vị trí cũ (hòa giải)[129]. Mặc dù có sự thay đổi trong cách thức việc đền tội được cử hành, không còn công khai nữa, nhưng nền thần học căn bản vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, ngày nay mối tương quan qua lại chặt chẽ này giữa việc đền tội và Bí tích Thánh Thể đã trở nên mờ nhạt trong nhiều môi trường thực hành.

Kỳ sau: c) Các vấn đề hiện thời
 
Cầu nguyện trổ sinh hoa trái
Thanh Quảng sdb
20:52 28/05/2020
Cầu nguyện trổ sinh hoa trái

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện, lời cầu nguyện của người công chính.

(Tin Vatican - Francesca Merlo)

Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu buổi triều yết hôm thứ Tư bằng trình bày kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại là tốt lành, nhưng chúng ta thấy sự độc ác của ma quỷ luôn ẩn hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô thuật lại hai câu chuyện trong sách Sáng thế nói lên nguồn gốc và sự bành trướng của sự dữ và tội lỗi cho các thế hệ loài người.

Phần đầu trong chương đầu tiên của Sáng thế ký, là câu chuyện Adam và Eva. Đức Thánh Cha nói trong ý nghĩ nghi ngờ về những ý định của Thiên Chúa, thì trái tim của họ đã hướng về cơn cám dỗ của kẻ dữ. Đối nghịch với những mơ ước, mắt hai ông bà mở ra và khám phá ra mình trần truồng!

Phần hai, từ chương 4 của sách sáng thế là câu chuyện về Cain và Abel. Đức Thánh Cha cho hay Cain đã ghen tị với em, nên coi em như một kẻ thù! Tội đã xâm nhập vào trái tim anh và Cain không kiềm tỏa được, đã dẫn đến tội sát hại chính người em của mình.

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục giải thích rằng mặc dù hậu duệ của Cain, đã phát triển nghệ thuật và gia công, nhưng bạo lực cũng tăng phát một cách mạnh mẽ. Chúng ta vẫn cảm nghiệm sự hiện hữu của sự gian ác trên thế giới, Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha sau đó tiếp tục kể lại tường thuật thứ ba trong Kinh thánh. Ngài mô tả tường thuật này nói lên sự khiêm nhường và lòng mong đợi niềm hy vọng ơn cứu độ! Đó là câu chuyện liên quan đến Abel, Seth, Enoch và Nô-ê, những tôi tớ khiêm hạ đã tha thiết khấn xin Chúa một cách chân thành.

Sức mạnh lời cầu nguyện đem lại sự bình an

Đức Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả các tổ phụ trong Thánh kinh như những “sứ giả hòa bình”. ĐTC nói: Khi lời cầu nguyện đơn thành có thể giải thoát ta khỏi bản năng bạo lực. Đức Đức Thánh Cha giảng giải thêm “Lời cầu nguyện đích thực là hướng đôi mắt ta về Thiên Chúa, khấn xin Ngài hoán cải trái tim con người, làm trổ sinh hoa trái sinh nơi hoang địa của lòng thù hận do con người gieo rắc...

Cầu nguyện là hạt giống của sự sống và của sự tâm giao cùng Thiên Chúa

Sau đó Đức Thánh Cha chia sẻ một câu chuyện liên quan đến một người đứng đầu chính phủ, ông ta tự nhận là một người vô thần.

Ông ấy chia sẻ, ông ấy không tin có tôn giáo, nhưng ông ấy nhớ khi còn nhỏ, ông cứ nghe bà ngoại ông cầu nguyện… Và vào một thời điểm khó khăn, ông ta nhớ lại lời cầu nguyện ấy và ông ấy bắt đầu cầu nguyện bằng những lời mà bà ngoại của ông đã hằng cầu xin...

Và Đức Thánh Cha nói, ông ấy đã tìm gặp Chúa Giêsu; thật lời cầu nguyện là một chuỗi hạt sống. Được gợi ý từ câu chuyện này, Đức Thánh Cha minh chứng rằng cầu nguyện là hạt giống của cuộc sống và là lý do tại sao việc dạy trẻ cầu nguyện là rất quan trọng.

Đức Thánh Cha chia sẻ rằng ngài thấy đau lòng khi nhìn thấy nhiều trẻ em không biết đến làm dấu thánh giá! Đức Thánh Cha kêu gọi cha mẹ hãy dạy cho con cái biết cầu nguyện: dẫu biết rằng chúng có thể quên, và đi theo một con đường khác; nhưng chúng ta tin rằng hạt giống đó vẫn ở trong tâm lòng các em, đó là hạt giống của sự sống, hạt giống của đời tâm giao với Thiên Chúa.

Cầu nguyện biến đổi trái tim bằng đá thành một trái tim xác thịt

Đức Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích vì lý do này mà xuyên suốt lịch sử, những người nam nữ khấn xin - thường bị hiểu lầm hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội – lại không ngừng cầu xin cho thế giới, khẩn cầu Thiên Chúa chữa lành và thương giúp thế giới thăng tiến... Đức Thánh Cha xác quyết: Thế giới chúng ta sống và phát triển nhờ vào sức mạnh của những lời cầu nguyện của những con người thành tâm khẩn cầu Thiên Chúa giáng phúc…

Đức Thánh Cha kết thúc bài Giáo lý của mình bằng xác tín rằng chính nhờ những tôi tớ trung kiên này mà đừng lối của Chúa và sứ điệp của Thiên Chúa được lưu truyền cho một nhóm nhỏ ‘còn sót lại của nhân loại’, những người đã cầu xin Thiên Chúa thay đổi trái tim chai đá của họ thành trái tim xác thịt của người thiện tâm…
 
Một Giám Mục tuyên bố rút lui khỏi diễn đàn trong tiến trình công nghị tại Đức
Đặng Tự Do
23:29 28/05/2020
Một Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Köln đã tuyên bố ngài rút lui, không còn tham gia vào diễn đàn về vấn đề tính dục là một phần của tiến trình công nghị đang diễn ra ở Đức.

Đức Cha Dominikus Schwaderlapp nói với tờ Die Tagespost vào ngày 28 tháng Năm rằng diễn đàn đang cố gắng gieo những nghi ngờ đối với những giáo lý cơ bản của Giáo Hội Công Giáo về đạo đức tính dục bằng cách coi tính dục là một hiện tượng “đa giá trị” (polyvalent).

Tài Liệu Làm Việc cuối cùng của diễn đàn đã được xây dựng trên giả định rằng các giáo lý của Giáo hội về đạo đức tình dục đòi hỏi phải được “phát triển hơn nữa”. Theo Đức Cha Schwaderlapp, cách tiếp cận như thế không công bằng đối với quan điểm của Công Giáo về “món quà thiêng liêng tình dục. “

Đức Cha Schwaderlapp nói với CNA Deutsch, cơ quan đối tác tiếng Đức của CNA, rằng dù rút khỏi Diễn đàn, có tên chính thức là “Cuộc sống trong các mối quan hệ thành công”, ngài vẫn tham gia vào tiến trình công nghị.

“Cách riêng là hơn 50 năm qua, Huấn quyền của Giáo hội đã đưa ra những tuyên bố chính xác về các câu hỏi liên quan đến đạo đức tình dục. Qua các tuyên bố này, Huấn quyền đã đào sâu và phát triển giáo huấn của Giáo hội.”

“Phát triển hơn nữa” không bao giờ có nghĩa là phá hủy những gì đang có, nhưng thay vào đó nó phải được xây dựng trên đó. Cụ thể, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục và Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đưa ra một tuyên bố có tính ràng buộc rằng tình dục, từ quan điểm của sáng tạo, bao gồm hai ý nghĩa liên kết không thể tách rời: là di truyền sự sống và thể hiện tình yêu, ” Đức Cha Schwaderlapp nói với CNA Deutsch.

Các thành viên của Diễn đàn này được dự kiến phải chấp nhận tiền đề cơ bản của một “tình dục đa trị” nhằm thay đổi giáo huấn của Giáo hội. Đức Cha Schaderlapp cho biết, ban tổ chức cố ý không cho một tranh luận chung nào về Tài Liệu Làm Việc, vì thế ngài quyết định từ bỏ tư cách thành viên của mình trong diễn đàn.

Nói chuyện với CNA Deutsch, Đức Cha phản ánh về các tài liệu giáo hoàng như Humanae Vitae - Thông Ðiệp Sự Sống Con Người - và Familiaris Consortio – Tông huấn Gia Đình Kitô - như sau:

“Những văn bản này không phải là ‘tài liệu để suy tư’ mà là những tài liệu ràng buộc mạnh mẽ.”

Đức Cha bày tỏ lo ngại rằng các phương pháp của tiến trình công nghị đang đi chệch khỏi những mối quan tâm thực sự của người Công Giáo. Ngài tự hỏi “liệu những câu hỏi hiện sinh của người dân” có thực sự được đáp ứng trong tiến trình này không.

“Câu hỏi nào trong số những vấn nạn đang được tiến trình công nghị đặt ra là có liên quan khi chúng ta nằm trên giường chết và chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với vị thẩm phán trên trời – mà chúng ta có thể hy vọng sẽ được đem ra thảo luận? Đối với tôi có vẻ như đó là những vấn đề quá khác so với những vấn đề trong tiến trình công nghị, chẳng hạn, ‘Tôi đã cố gắng cam go đến mức nào trong cuộc sống - ngày qua ngày - của mình để yêu Chúa và người lân cận? ’”

Đức Cha nhấn mạnh rằng đó không phải là “bám vào truyền thống”, khiến mọi người xa lánh Giáo hội. Vấn đề của tiến trình công nghị, theo Đức Cha Schwaderlapp là “chúng ta quá quan tâm đến bản thân mình và không đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi hiện sinh của loài người.”

Đức Cha nhấn mạnh rằng chính trong các câu hỏi về đạo đức và bản sắc mà Giáo hội “thực sự có điều gì đó để nói” với thế giới.

Đức Cha Schwaderlapp cũng đưa ra quan điểm rằng giáo huấn coi “tình dục như một món quà từ Thiên Chúa” đã bị thách thức – ít nhất là tại Đức - vì “khoảng cách ngày càng lớn giữa giáo huấn của Giáo hội và đời sống tín hữu trong những năm gần đây. Khoảng cách này cần phải được thu hẹp một cách khẩn trương.”


Source:Catholic News Agency
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lãnh đạo Việt Nam ngủ mê trong vòng tay người Tầu
Phạm Trần
08:28 28/05/2020
Có nhiều bằng chứng Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã ngủ mê trong vòng tay người Tầu từ đất liền ra Biển Đông.

Trước hết, hãy nói về chuyện đất liền. Từ năm 2010, các Công ty gốc Tâu từ Trung Hoa, Hồng Kông và Đài Loan đã đồng loạt nhảy vào Việt Nam thuê đất đầu nguồn, dọc biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và Việt-Kampuchea để trồng cây nguyên liệu. Các dự án trồng rừng được chính quyền địa phương cho thuê dài hạn 50 năm, đa số nằm ở vị trí chiến lược quốc phòng, hay còn được gọi là “nhạy cảm”.

Thời năm 2014, Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho báo chí biết “đã có 19 dự án được cấp trên địa bàn 18 tỉnh với diện tích trên 398.374ha.”

Theo báo Đất Việt lúc bấy giờ thì:”Trong số diện tích này có những dự án nằm ở vị trí, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh, có khu vực là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn.”

Báo này viết tiếp:”Trước đó năm 2010, báo cáo của các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương... cho biết các địa phương đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha (chính thức là 305, 3534 nghìn ha), trong đó doanh nghiệp từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới.”

Ngay từ lúc đấu đã có 10 tỉnh cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, gồm: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kontum, Khánh Hòa và Bình Dương.

Công ty InnovGreen (Hồng Kông, Trung Quốc ) thuê nhiều đất nhất, nhưng nhiều nơi chỉ khai thác trồng cây một phần rồi bỏ đất hoang như đã xẩy ra tại Quảng Ninh, Nghệ An và Quảng Nam. (theo báo Thanh Niên, ngày 25/05/2019).

Trước nguy cơ người Tầu chiếm đất để “Tầu hóa Việt Nam” ngày nào đó, hai ông Trung Tướng Đồng Sỹ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Cựu Đại sứ CSVN tại Trung Hoa (1974-1989), vào ngày 22/01/2010, đã công bố bài viết chung cảnh tỉnh chính phủ và người dân.

Cả hai ông đã qua đời, nhưng lời cảnh giác khi đó nay vẫn còn giá trị. Họ nói:”Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Hám lợi nhất thời, vạn đại đổ vào đầu cháu chắt. Mất của cải còn làm lại được, còn mất đất là mất hẳn. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm hoạ. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Năm qua nhiều tỉnh miền Trung đã hứng chịu đủ, chẳng phải là lời cảnh báo nghiêm khắc hay sao?

Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai hoạ cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng.” (theo Bauxite ViệtNam)

HẬU QỦA NHÃN TIỀN

Mười năm sau bài viết của hai ông Tướng có uy tín cao trong Quân đội, tình hình người Tâu có mặt ở Việt Nam đã gia tăng chóng mặt với muôn hình vạn trạng. Họ đã làm chủ nhiều vùng đất vàng và chiếm cứ các địa điểm chiến lược an ninh, quốc phòng dọc biên giới và ven biển.

Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường viết trên báo VNExpress ngày 20/05 (2020): ” Tôi từng bồn chồn về việc người Trung Quốc thuê những cánh rừng ở vị trí quốc phòng quan trọng. Họ thuê xong, rừng bị rào lại.

Mươi năm trước, báo chí ồn ào bởi thông tin nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đã được ủy ban nhân dân các tỉnh cho thuê những cánh rừng rộng lớn, có vị trí quốc phòng quan trọng. Họ rào kín đất thuê, cơ quan và dân ta đều không được vào, không biết cái gì đang diễn ra bên trong…”

Ngay chính Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên khi còn sống đã có ý định vào xem khu kinh tế của người Tầu xem họ làm gì mà rào kín. Lập tức, ông và người tài xế đã bị chận lại ngoài cửa. Tướng Nguyên nói ông là Trung tướng, nhưng nhân viên gác cổng người Hoa vẫn không cho phép ông vượt qua cây rào cản.

Khi ấy Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã lên tiếng lưu ý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng rồi mọi chuyện cũng trôi qua.

Bây giờ, tại kỳ họp Quốc hội 9 ngày 18/05/2020, cử tri khắp nơi đã lên tiếng lo ngại về 2 việc: Người Tầu mua đất, và người Tầu “lập xóm”, “lập phố” ở Việt Nam.

Thứ nhất, báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin:”Bộ Quốc phòng nêu hàng loạt bất cập trong việc người Trung Quốc, người có yếu tố Trung Quốc thu mua đất ở các khu vực trọng yếu.

Cử tri TP Hải Phòng kiến nghị về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh và thu mua đất đai gần các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh hiện nay là rất đáng ngại.”

Thứ hai, Bộ Quốc phòng trả lời:” Tính đến ngày 30/11/2019, có 149 DN có yếu tố Trung Quốc (92 DN 100% vốn Trung Quốc, 57 DN vốn liên doanh) đang hoạt động ở khu vực biên giới của 22/44 tỉnh, thành biên giới (khu vực biên giới đất liền 24, khu vực biên giới biển 125).

Số DN đang hoạt động 134, số DN đã triển khai nhưng tạm ngưng hoạt động 15; tổng diện tích 162.467, 7ha (khu vực biên giới đất liền 943, 7ha, khu vực biên giới biển 5.393, 7ha kể cả mặt biển); tổng vốn đầu tư 30, 872 tỉ USD.”

Bộ Quốc phòng cũng báo cáo:”Có 4.239 lao động người Trung Quốc đang làm việc tại các DN này; thời hạn thuê đất từ 5 - 50 năm; lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí, may mặc, nuôi trồng thủy sản, giầy da, sản xuất bao bì, đồ chơi trẻ em, linh kiện điện tử...

Địa bàn tập trung nhiều ở các tỉnh, thành: Đà Nẵng 22, Quảng Ninh 17, Hải Phòng 16, Bình Định 9, Hà Tĩnh 5, Bình Thuận 5... Các DN có yếu tố Trung Quốc ở khu vực biên giới đều hình thành từ tháng 12/2018 trở về trước (năm 2019 không có DN mới nào); trước khi cấp phép, đầu tư đã được các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt. (theo VietNamNet, ngày 18/05/2020)

LÀM CHUI-MA TÚY

Về chuyện các Doanh nghiệp Trung Quốc đã lén lút đưa công nhận lậu vào Việt Nam, hay thuê người Tầu du lịch sang Việt Nam làm công nhân, thay vì mướn công nhân Việt như hợp đồng đã quy định, là chuyện đã xẩy ra từ 10 năm trước. Tình hình bây giờ phức tạp hơn mà Bộ Lao động và Tổng công đoàn Lao động Việt Nam không tháo gỡ được, vì các Công ty Tầu tìm đủ mọi cách tránh thanh tra, hối lộ và lách luật.

Bằng chứng như báo cáo của Bộ Quốc phòng đã thừa nhận với Quốc hội:”Tuy nhiên, còn nổi lên một số vấn đề đáng chú ý. Cụ thể, một số DN đưa lao động người Trung Quốc sang làm việc nhập cảnh dưới hình thức du lịch; sử dụng lao động Trung Quốc không khai báo, đăng ký theo quy định, thậm chí có DN không có tư cách pháp nhân tuyển dụng lao động người nước ngoài nhưng vẫn tuyển dụng (Bình Định, Đà Nẵng, Bình Thuận).

Một số trường hợp đầu tư “núp bóng” danh nghĩa DN Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, nuôi trồng, chế biến, thu mua hải sản nhưng thực chất việc điều hành, quản lý do người Trung Quốc đảm nhiệm (Khánh Hòa, Quảng Ninh).

Một số DN dưới vỏ bọc kinh doanh, sản xuất nhưng đã có hoạt động tội phạm công nghệ cao, sản xuất ma túy (Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Yên, Kon Tum); có DN trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường (Hà Tĩnh, Hải Phòng).

Cơ quan chức năng đã xử lý một số vụ việc có yếu tố liên quan đến người Trung Quốc. Trong đó, có 3 vụ với 63 người không khai báo tạm trú, 3 vụ/87 người không có giấy phép lao động, 1 vụ với 285 công nhân Trung Quốc xô xát với công nhân Việt Nam, 1 vụ có 3 trường hợp kết hôn trái phép, 4 vụ có 310 lao động không chấp hành quy định trong quá trình làm việc tại các DN.

Lợi dụng kẽ hở để giành quyền sở hữu

Bộ Quốc phòng cho hay, từ năm 2011 - 2015, trên địa bàn khu vực biên giới biển TP Đà Nẵng có 134 lô, 1 thửa đất liên quan đến cá nhân, DN người Trung Quốc đang sở hữu, “núp bóng” sở hữu và thuê của UBND TP tại các vị trí: dọc các khu đô thị ven biển; ven tường rào sân bay Nước Mặn, đường Hoàng Sa, Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn; khu đô thị các phường Phước Mỹ, Thọ Quang, quận Sơn Trà.

Cụ thể:

Từ năm 2011- 2015, có 2 trường hợp cá nhân đã đầu tư tiền cho 8 người (trong đó 6 người Việt gốc Hoa) đứng tên mua 84 lô đất với diện tích khoảng 20.000 m2, giá trị giao dịch khoảng trên 100 tỷ đồng.

Có 7 DN có yếu tố Trung Quốc sở hữu một số lô đất ven biển và thuê đất 50 năm. Cụ thể, công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nguyên Thịnh Vượng, năm 2014 đã nhận quyền sử dụng đất đối với 10 lô đất trên mặt đường Hoàng Sa. Công ty TNHH Thương mại du lịch và dịch vụ SiiverPark, đứng tên mua 4 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn.

Công ty TNHH Silver Sea Triệu Nghiệp, đứng tên sử dụng 2 lô đất ở dải đất ven tường rào sân bay Nước Mặn. Công ty TNHH Thương mại Du lịch & Dịch vụ Hoàng Gia Trung, sử dụng 13 lô đất mặt đường Võ Nguyên Giáp.” (VietNamNet, ngày 18/05/2020)

LẬP XÓM-LẬP PHỐ

Cũng tại kỳ họp 9 của Quốc hội, các Đại biểu đã được nghe cả chuyện người dân Tỉnh Bình Dương than phiền và lo ngại “về tình trạng người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc “lập xóm, lập phố” tại một vài địa phương.”

Chuyện này không mới vì ở Bình Dương đã có một phố Tầu màng tên Đông Đô Đại Phố, thành lập từ chục năm trước mà ngay cả gia đình nguyên Chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết, cự ngụ không xa mà cũng chả làm gì nổi.

Tuy nhiên, theo báo chí Việt Nam, khi: ”Trả lời về việc này, Bộ Công an cho biết, trong những năm gần đây, nước ta có nhiều khu dự án kinh tế, thu hút một lượng lớn người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc nhập cảnh để xây dựng, làm việc. Tại các khu dự án chưa phát hiện tình hình phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến người nước ngoài….”

Bộ Công an đã nói dối. Bằng chứng đã có những vụ xung đột đổ máu giữa người Việt với những thành phần công nhân Tầu bất hảo, rượi chè tại khu khai thác Bauxite ở Tân Rai, Lâm Đồng và tại Nhà máy Gang Thép Formosa Hà Tĩnh.

Cũng tại những khu có Doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều xóm, nhiều phố “Tầu đặc sản” bất hợp pháp đã mọc lên như nấm để sống chen và cạnh tranh làm ăn, buôn bán với người dân Việt ngay trước mũi Công an mà luật pháp Việt Nam cũng đành cúi mặt đi chỗ khác chơi.

MẤT TRỘM MỚI RÀO GIẬU

Sụ bất lực này, Bộ Công an đã chữa lửa bằng báo cáo đãi môi rằng:”Tuy nhiên, để bảo đảm an ninh, trật tự đối với các hoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo tập trung thực hiện một số việc. Cụ thể, Bộ phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nhất là quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm trong Công an nhân dân, về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam….”

Việc làm này cũng đâu khác gì chuyện ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết: ”Sẽ nghiên cứu, tham mưu để Chính phủ ban hành chỉ thị mới để quản lý vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất vị trí trọng yếu.”

Lý do ông Dũng nói thế vì luật hiện hành quy định chuyện cho thuê đất, kể cả đối với người và Doanh nghiệp nước ngoài, thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Ông Dũng nói với Báo chí tại hành lang Quốc hội:"Bộ không thể quản lý được toàn bộ ở dưới cơ sở. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề liên quan đến việc người nước ngoài đầu tư chúng tôi đang nghiên cứu, có thể tham mưu để Chính phủ ban hành một chỉ thị mới, trong đó có cả vấn đề người nước ngoài thuê, mua đất.” (theo VTCNews, ngày 25/05/020)

Lạ thật, chuyện người Tầu, Công ty có yếu tố Tầu làm chủ đã thao túng mua đất Việt Nam từ chục năm qua mà Bộ Kế hoạch-Đầu tư vẫn đứng ngoài nhìn vào, bây giờ mới tính chuyện “tham mưu” cho Chính phủ ban hành quy chế mới, thì có nhố nhăng không?

Rõ là chuyện “cha chung không ai khóc”. Lãnh đạo thì cứ ì ra đấy để “ sống chết mặc bay, tiền thấy đút túi” để diễn tiếp chuyện “việc nhà nhếch nhác, việc chú bác siêng năng”.

Bằng chứng như chuyện Tầu đang chuẩn bị khóa chặt Việt Nam ở Biển Đông trong thời gian không xa thì lãnh đạo Việt Nam lại nuôi mộng há miệng chờ sung từ Hoa Kỳ, nhưng lại không dám “xoay trục” để thoát Trung.

Rõ ràng, qua chuyện người Tầu chiếm đất và lấn biển thì chỉ có người dân là biết lo, biết băn khoăn cho tiền đồ Tổ quốc. Trong khi lãnh đạo cấp dưới không dám ngo ngoe thì cấp cao lại tiếp tục ngủ mê trong vòng tay người Trung Quốc.-/-

Phạm Trần

(05/020)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Việc Cầu Nguyện Và Xin Ơn: Vài Suy Tư Nhân Cơn Đại Dịch Covid-19
Lm. Phêrô Nguyễn Hiền
08:10 28/05/2020
Đang khi đại dịch Covid-19 hoành hành trên khắp thế giới, là những người có niềm tin, chúng ta được mời gọi gia tăng lời cầu nguyện, để đại dịch mau chấm dứt. Tuy nhiên, thực tế là càng sốt sắng cầu nguyện, thì dịch bệnh như thể lại lại càng dữ dội hơn, nhất là trong các nước có truyền thống đức tin Kitô giáo mạnh mẽ (Hàn Quốc, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Brasil, …). Đây không chỉ là một thực tế đau lòng, mà còn là một thách đố cho đức tin của chúng ta. Thiên Chúa đang ở đâu trong cơn đại dịch? Tại sao Ngài vẫn cứ im lặng?

Những dòng này không phải là một khảo luận chuyên sâu mang tính thần học và thiêng liêng về vấn nạn cầu nguyện và xin ơn, nhưng chỉ mong góp vài gợi ý sơ khởi, cho vấn nạn quan trọng và đầy thách đố này.

1. Thiên Chúa và mầu nhiệm sự dữ

Đối diện với cơn đại dịch này, cũng như biết bao thảm họa đã và đang xảy ra trên thế giới, câu hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa lại được khơi lại. Thiên Chúa đang ở đâu, hay Ngài là ai, khi bao nhiêu người vô tội phải chết oan, khi bao nhiêu người thành tâm kêu cứu, mà dường như Ngài ngoảnh mặt làm ngơ? Trước sự hiện diện của sự dữ, người ta vẫn thường tự hỏi : phải chăng là Thiên Chúa không toàn năng (tức là Thiên Chúa không thể làm được tất cả mọi sự), hay vì Ngài không toàn ái (nghĩa là Ngài không phải là Thiên Chúa của tình yêu)? Hay phải chăng là Ngài không thực sự hiện hữu? Dĩ nhiên, là người có đức tin, chúng ta tin vào một Thiên Chúa toàn năng và toàn ái. Vấn đề còn lại là : tại sao Ngài im lặng, trước bao lời khẩn nài của con cái Ngài?

Trước hết, cần khẳng định rằng : Thiên Chúa không bao giờ là tác giả của sự dữ, vì mọi sự Ngài sáng tạo nên đều tốt đẹp (St 1, 25). Chân lý này dựa trên nền tảng là chính quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa (1Ga 4, 16) vốn được biểu lộ nơi công trình sáng tạo. Từ xác tín căn bản này, có lẽ không thể nói : Thiên Chúa cho sự dữ, cho đại dịch xảy ra, để răn đe hay trừng phạt người này, quốc gia nọ, hoặc thế hệ kia, như cách diễn đạt thường thấy trong Cựu Ước. Cũng vậy, trước cái chết của một người vô tội, của một em nhỏ chẳng hạn, có lẽ không thể nói rằng : Chúa “cất” em về trời, vì em là một bông hoa đẹp, v.v. Tuy những cách nói này đã trở thành quen thuộc, nhưng suy cho cùng, đó là những cách nói xem ra không am hợp với chính nền tảng căn bản của đức tin chúng ta.

Thật vậy, khó có thể hình dung được một Thiên Chúa “ích kỷ” đến mức những gì tốt đẹp, là Ngài vội “hái” đưa về trời, mặc bao đau khổ và tiếc thương của những người thân còn ở lại ! Làm sao có thể cho rằng : Thiên Chúa “hái” bông hoa đẹp đó, trong khi em chính là nạn nhân của một tai nạn giao thông đến từ bia rượu hay sự bất cẩn của con người? Tại sao có thể gán cho Thiên Chúa những tội ác do chính tay con người gây ra? Đó là chưa kể đến một căn bản đức tin khác : cuộc sống này là khởi đầu cho cuộc sống mai hậu. Nét đẹp của cuộc sống đời này vì thế phải chăng cũng có thể là khởi đầu cho những gì là tươi đẹp trong đời sống vĩnh cửu? Nếu như thế, “cất đi” một “bông hoa” của đời này, phải chăng là đang một cách nào đó làm phương hại đến cái đẹp của đời sau?

Như thế, nếu sự dữ không đến từ Thiên Chúa, thì đến từ đâu? Đây là một câu hỏi chưa có câu trả lời nào hoàn toàn thỏa đáng, và vì thế, vẫn thường được gọi là “mầu nhiệm” của sự dữ. Tuy nhiên, nếu Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự thật tốt đẹp, Ngài cũng tạo nên con người có lý trí và tự do. Chính với lý trí và sự tự do này, con người có thể nói không với Thiên Chúa và vì vậy, nói không với tình yêu và sự thiện. Đây có lẽ là mấu chốt để hiểu thêm về nguồn gốc của sự dữ, vì nhìn chung, phần lớn sự dữ mà nhân loại đang phải trải qua, phải chăng đều trực tiếp hoặc gián tiếp đến từ con người? Đây đó, người ta gọi thảm họa này, chết chóc nọ là “thiên tai”, là thảm họa “tự nhiên”, nhưng đàng sau những thảm họa đó, biết đâu lại là sự vô trách nhiệm của con người khi vẫn tiếp tục phá hủy và đầu độc môi trường sống và coi thường những gì tốt đẹp Thiên Chúa đã dựng nên?

2. Cầu nguyện và xin ơn

Trước vấn nạn của sự dữ cũng như trước bao nhu cầu của nhân loại, từ xa xưa, việc cầu xin đã không còn xa lạ gì với con người. Trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu xin với Chúa Cha : “xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày” (Mt 6, 11). Ngài còn hứa với các môn đệ : “Thầy nói với các con : điều gì các con nhân Danh Thầy mà xin với Cha, Ngài sẽ ban cho các con” (Ga 16, 23); “Tất cả những gì các con tin tưởng kêu xin trong khi cầu nguyện, thì sẽ nhận được” (Mt 21, 22).

Thật dễ hiểu, khi là con người, chúng ta thường chạy đến với Chúa, mang theo mình bao ước nguyện từ cuộc sống bộn bề và nhiều trăn trở của chúng ta. Chính vì thế, truyền thống Hội Thánh không chỉ nhìn nhận việc cầu nguyện là để ca ngợi Thiên Chúa (Tv 34, 2-4), cảm tạ Ngài (Tv 28, 6-7; Cl 3, 16b; Lc 17, 17), mà còn là để cầu xin Ngài thương cứu giúp (Tv 6, 2-5).

Những ngày gần đây, nhiều bậc cha mẹ kêu gọi con cái cầu nguyện, để đại dịch Covid-19 sớm chấm dứt. Oái oăm là càng cầu nguyện, dịch bệnh dường như càng lan tràn. Không chỉ các cháu mất niềm tin, mà cả các bậc làm cha mẹ cũng cảm thấy nghi nan, hụt hẫng. Phải hiểu làm sao lời dạy của Chúa Giêsu trong Tin Mừng : “Thầy bảo các con : hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ gặp; hãy gõ thì sẽ mở cho” (Lc 11, 9; cf. Mt 7, 7-8 và Gc 5, 16b)?

Xin được gợi lên đây hai điều :

Tại sao phải cầu xin? Chúa Giêsu dạy : “Khi cầu nguyện, các con đừng lải nhải như dân ngoại; họ tưởng rằng cứ nói nhiều thì sẽ được nhận lời. Đừng bắt chước họ; vì Cha biết các con cần gì trước khi các con xin Ngài.” (Mt 6, 7-8). Sở dĩ chúng ta xin ơn, không phải là vì Thiên Chúa không biết đến những nhu cầu của chúng ta (Mt 9, 20; Lc 12, 30), nhưng vì Ngài tôn trọng sự tự do của chúng ta. Việc chúng ta nói lên những nhu cầu hay ước nguyện, là chúng ta thể hiện cách tự do sự ưng thuận và ước muốn của mình.

Tại sao dường như Chúa không đáp lời? Vấn đề ở đây là, lắm khi những lời cầu xin của chúng ta đến từ những cái nhìn và thao thức quá hạn hẹp và ích kỷ. Giả sử Chúa “nghe” hết những gì chúng ta cầu xin, thì thế giới này sẽ đi về đâu? Trong cùng một xóm, kẻ thì xin cho trời mưa, người lại xin cho trời nắng; ai cũng xin cho con thắng giải thể thao, vậy ai sẽ là người thua cuộc? Với Chúa, vì thấu suốt mọi sự, Ngài thấy rõ những gì cần thiết và tốt đẹp nhất cho mỗi người. Cho nên, biết đâu trong sự im lặng của Chúa là cơ hội để ta học thái độ kiên nhẫn và bền tâm; qua khó khăn thử thách để Ngài ban cho ta sức mạnh và lòng dũng cảm; qua bao bất trắc trong cuộc đời để ta thêm lòng cậy trông; trong rắc rối để ta học cách giải quyết; trong khó khăn vật chất để ta hiểu thế nào là sống giản dị và khiêm tốn…

3. Cầu nguyện là đi vào một mối tương giao

Liên quan đến việc cầu xin, Chúa Giêsu còn nói : “Nếu các con ở lại trong Thầy, và Lời Thầy ở lại trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin và sẽ được” (Ga 15, 7). Để lời cầu xin mang lại kết quả, điều cần là chúng ta ở lại trong Chúa và để Lời Chúa thấm đẫm cuộc đời ta. Như vậy, cầu nguyện là gì, nếu không phải là “ở lại” trong Thầy Giêsu, là đi vào trong mối tương giao thân tình với Ngài, là gắn bó cuộc đời mình với Ngài, như cành nho kết hợp với thân nho, để sinh hoa kết trái (Ga 15, 5)?

Để tìm ý Chúa

Trên thập giá, Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Chúa Cha : “Lạy Cha, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 39; cf. Lc 22, 42). Chúa Giêsu đã sống trọn vẹn mối tương giao với Cha khi Ngài đến để thực thi ý Cha : “vì tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 6, 38).

Như thế, việc xin ơn là điều rất bình thường, nhưng là “theo ý Cha”, chứ không phải theo ý chúng ta. Chúa là Cha nhân lành và thông biết mọi sự, Ngài sẽ ban cho chúng ta, nhưng không nhất thiết là những gì chúng ta xin và vào thời điểm chúng ta muốn. Khi đi vào mối tương giao thân tình với Chúa, thì nguyên việc chúng ta xin ơn cũng đã là cơ hội để chúng ta “quay về” với Thiên Chúa, đặt mình trước sự hiện diện của Ngài, đón nhận sự hiện diện của Ngài vào trong chính cuộc đời mình, và vì thế, đón nhận thánh ý Ngài.

Để được “hoán cải”

Nếu những tiến bộ của các ngành khoa học thường khởi đi từ việc thay đổi đối tượng nghiên cứu (object), hay đơn giản chỉ là cách nhìn, góc nhìn, điều này có lẽ cũng không là ngoại lệ trong hành trình đức tin. Việc khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa hay “ơn Chúa” lắm khi cũng đòi buộc chúng ta phải thay đổi góc nhìn. Chọn được góc nhìn tốt, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng, để có thể nhìn ra cái may ngay trong cái họa, hồng ân trong đau khổ, cơ hội trong thử thách, … Đó có lẽ cũng là những gì đã được diễn tả trong tám mối phúc của Tin Mừng (Mt 5, 1-12), vốn được dịch sang tiếng Việt là “phúc thật”, như thể để phân biệt với các “phúc giả”.

Như thế, khi nói cầu nguyện là đi vào một mối tương giao, để biết ý Chúa, cũng chính là lúc chúng ta được mời gọi để “hoán cải”. Thay vì đòi Chúa phải ban cho ta ơn nọ, làm cho ta điều kia, khi đi vào trong mối tương giao với Chúa, cũng chính là lúc chúng ta chấp nhận “dịch chuyển”, chấp nhận “biến đổi” cách nhìn, tầm nhìn, để có thể nhận ra đâu là ý Chúa, đâu là “ơn” của Ngài. Có lẽ chính khi cái nhìn được biến đổi, mà Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã có thể thốt lên : “Tất cả là hồng ân”.

Cầu nguyện và cộng tác

Khi nói cầu nguyện là đi vào mối tương giao với Chúa, cũng chính là lúc chúng ta được mời gọi đi vào trong mối tương giao và liên đới với anh chị em mình. Thái độ cầu nguyện đúng đắn, có lẽ không phải là “khoán trắng” cho Chúa bao nhu cầu và ước nguyện, bao khó khăn và đau khổ của nhân loại hay của chính mình, để rồi khoanh tay ngồi chờ, nhưng là thái đô liên đới và dấn thân. Thánh Augustino đã từng nói : “Thiên Chúa đã tạo dựng nên bạn mà không cần bạn, nhưng Ngài không thể cứu bạn mà không có sự cộng tác của bạn”.

Trong những ngày này, bên cạnh những lời cầu nguyện, để xin Chúa ra tay cứu nhân loại thoát khỏi dịch bệnh, còn vọng lên những tâm tình và hình ảnh thật đẹp, diễn tả sự cộng tác của chính con người : đây đó, người ta đã không quên cầu nguyện cho các bác sĩ, y tá và các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu; những tâm tình sốt mến dành cho các nhà lãnh đạo, để họ có được những biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, cho các nhà khoa học, để họ sớm tìm ra các phương thuốc hữu hiệu để ngăn ngừa đại dịch và cứu chữa các bệnh nhân v.v.; chưa hết, có lẽ không thiếu những người, sau những giờ phút đắm mình trong kinh nguyện, đã sẵn sàng ra đi, để chung tay giúp đỡ những anh chị em trong cơn hoạn nạn. Thánh Ignatio de Loyola chẳng đã từng nói : “Hãy hành động như thể tất cả phụ thuộc ở bạn, nhưng luôn nhớ rằng, trong thực tế, tất cả phụ thuộc ở Thiên Chúa” đó sao?

4. Để kết

Nói gì thì nói, hình ảnh những ngôi thánh đường với hàng hàng lớp lớp những cỗ quan tài không chỉ là một nỗi ám ảnh cho nhân loại mà hãy còn là một thách đố cho niềm tin của chúng ta. Cầu nguyện vì thế không phải là “chiếc đũa thần”, nhưng là một lối nẻo cho hành trình phó thác và hy vọng (Cv 4, 29). Bởi vì, Chúa Giêsu không đến để cất đau khổ khỏi thế gian, Ngài cũng không đến để giải thích về đau khổ, nhưng chính trong đau khổ mà Ngài mở lối hy vọng cho toàn nhân loại. Cho nên, dẫu cho Thiên Chúa vẫn thường “im lặng”, như Ngài đã từng im lặng với chính Con Một của Ngài : “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, sao Chúa bỏ con” (Mt 27, 46; cf. Mc 15, 34), thì tâm tình phó thác vẫn luôn đong đầy : “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23, 46).

Như Chúa Giêsu đã chọn “ở lại” với Cha, ngay trong chính giờ phút trống vắng và bi thương nhất, chúng ta cũng được mời gọi “ở lại” với Cha, khi nên một với Con của Ngài giữa bao khó khăn thử thách. Vì chính khi “ở lại” trong Chúa Giêsu, cũng chính là lúc chúng ta có thể “hoán cải”, “trở về”, để chung nhịp đập với trái tim đầy yêu thương và mặc lấy cái nhìn của Ngài (Ga 15, 7). Lời Chúa vẫn hằng mời gọi chúng ta : “Hãy đến cùng Tôi, hỡi tất cả những ai khó nhọc và gánh nặng, và Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Hãy để cho những lời này của Thầy Giêsu vang vọng trong mỗi chúng ta, và hãy chọn cho mình một chỗ, như cô Maria, để ở lại bên Chúa : “Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi.” (Lc 10, 42).

Nhờ đó, biết đâu, hoa trái đầu mùa của sự “ở lại” này (Ga 15, 5), chính là khả năng nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa, ngang qua bao trống vắng và khổ đau mà nhân loại đang phải trải qua, như xưa, tông đồ Gioan, khi cúi xuống và nhìn vào ngôi mộ trống, đã có thế “thấy” và đã tin (Ga 20, 8). Nhờ đó, biết đâu, ta có thể khám phá ra những chân trời hy vọng mà bấy lâu ta không hề thấy, và từ đó, có thể thêm xác tín rằng : “Thiên Chúa có thể dùng những cơn gió ngược, để đưa con thuyền vào bờ”.

Lm. Phêrô Nguyễn Hiền
 
Văn Hóa
Thăm viếng thánh thiện
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
00:11 28/05/2020

Sau khi đón nhận Chúa trong cung lòng
Maria vội vã lên đường thăm viếng nhà Dacaria
Mang niềm vui của chia sẻ,
Của yêu thương phục vụ đến với Êlisabét
Người chị họ mang tiếng là son sẻ
Được Thiên Chúa ban phúc cưu mang
Hài nhi trong lòng đã được ơn thánh hóa,
Được nâng lên hàng phẩm chức cao vượt các tiên tri
Do ơn được tiền dự vào công việc cứu chuộc.

Niềm vui chia sẻ được tăng gấp đôi gấp bội
“Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm? ”
Thoạt nghe lời Maria chào thì hài nhi nhảy mừng trong dạ mẹ
Vì con trẻ đã nhận biết Đấng đến thăm mình
Và bày tỏ bằng sự nhẩy mừng, tình yêu và niềm kính trọng
Đối với sự hiện diện của Thiên Chúa và Mẹ Ngài.
Cuộc viếng thăm thánh thiện đơm hoa kết trái lành
Bởi trong cung lòng hai người Mẹ
Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả
Được nghe hai người Mẹ trao cho nhau những lời thánh thiện,
Thân ái thấm đẫm lời Kinh Thánh đã thuộc nằm lòng.
Mẹ khiêm tốn dâng lời kinh Magnificat
Tạ ơn Chúa đã nâng cao những kẻ khiêm nhường.

Trong cuộc sống ngày nay hối hả,
Thăm viếng nhau ngày cứ vơi dần,
Chỉ sống cạnh nhau chứ không phải sống với nhau.
Xin dạy con, Mẹ Maria thăm viếng,
Biết mang Chúa Giêsu làm quà tặng cho những người xung quanh.
Biết sẵn sàng phục vụ quên mình,
Với tinh thần cho đi là được nhận lãnh bội phần.
Xin giúp con mở rộng vòng tay và tấm lòng,
Cho những người đang cần con giúp đỡ.

Lạy Chúa Giêsu yêu mến,
Xưa đã cùng với Mẹ mang niềm vui của chia sẻ,
Của yêu thương phục vụ đến gia đình Dacaria.
Xin Chúa cùng đồng hành với con trong cuộc sống hôm nay.
Xin cho từng bước chân con,
Luôn để lại những dấu ấn của yêu thương,
Của tình người cảm thông và chia sẻ.
Xin cho con một tâm hồn vui tươi và quảng đại,
Để có thể mang niềm vui của phục vụ đến tha nhân.
Xin giúp con biết yêu thương và phục vụ
Khởi đi từ gia đình, làng xóm, xứ đạo con.
Xin đừng để một ai sống với con
Cảm thấy mình bị bỏ rơi hắt hủi
Vì đời sống thiếu tình yêu chia sẻ. Amen.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chốn Tĩnh Lặng
Lê Trị
21:40 28/05/2020
CHỐN TĨNH LẶNG
Ảnh của Lê Trị

Tránh xa thị tứ rộn ràng
Tìm nơi tĩnh lặng thiền hành tịnh tâm
(bt)
 
VietCatholic TV
Cùng đọc kinh Mân Côi với Đức Thánh Cha và các đền thánh Đức Mẹ trên thế giới ngày 30/5
Giáo Hội Năm Châu
02:56 28/05/2020

Lúc 5:30 chiều ngày 30/05 giờ Rôma, tức 10:30 tối giờ Việt Nam, với chủ đề. “Họ đồng tâm nhất trí trong cầu nguyện cùng với Đức Maria”. Các đền thánh trên thế giới sẽ liên kết trong cầu nguyện, với sự tham dự của các gia đình. Đây là giờ cầu nguyện trong đó cả thế giới hiệp nhất với Đức Thánh Cha vào chiều lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện xuống.
 
Bạo động dữ dội khi dịch bệnh vẫn còn kinh hoàng, các Giám Mục Mỹ kêu gọi bình tĩnh và cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:32 28/05/2020


1. Sự kinh hoàng của những người trong cuộc.

Tính đến chiều ngày thứ Năm 28 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 357, 480 người, trong số 5, 792, 992 trường hợp nhiễm coronavirus.

Tại Hoa Kỳ, số người chết đã lên đến 102, 107 người trong số 1, 745, 803 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Cả hai con số này đều cao hơn bất kỳ quốc gia nào, nhưng đối với những nhân viên y tế trên tuyến đầu, bạn bè và gia đình nạn nhân và thậm chí cả những người đã chứng kiến cảnh hủy diệt kinh hoàng này từ cửa sổ căn nhà của họ thì đó không chỉ là những con số.

“Chúng tôi đã ngừng đếm, ” Alex Monteleone chủ một căn chung cư trong khu Brooklyn tâm chấn của dịch bệnh ở New York nói. Căn chung cư của cô nhìn ra bãi đậu xe của Bệnh viện Maryland.

Vào những ngày cao điểm của cuộc khủng hoảng này, bãi đậu xe đầy những xe tải đông lạnh chứa xác người chết.

“Chúng tôi chứng kiến và chúng tôi biết tình hình là rất nghiêm trọng. Điều này rất thật khi chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều biểu hiện hỗn loạn bên ngoài nhà của chúng tối đến nỗi chúng tôi có thể tưởng tượng được nó tồi tệ như thế nào.”

Bên trong nhà thương Tiffany Fair, một y tá tại Bệnh viện Maryland đã thấy những gì diễn ra bên trong khi một thành viên trong gia đình nói lời tạm biệt qua một chiếc iPad. “Tôi không biết liệu có ai trong chúng tôi sẽ lâm vào tình cảnh giống như vậy không.”

Anthony Alma Hera là một nhân viên cứu hỏa của Sở cứu hỏa New York thì cho rằng “sẽ có rất nhiều chấn thương từ cái trận dịch khốn nạn này đối với các bác sĩ và các nhân viên cấp cứu, những người đã nhìn thấy tất cả những điều này, mở ra trước mắt họ.”

Manoli Aya, sinh viên 18 tuổi, một trợ y điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 và cuối cùng cũng trở thành bệnh nhân. Cô vừa mất mẹ. “Tôi hứa với mẹ tôi sẽ về nhà và tôi yêu mẹ lắm và đó là lần cuối cùng tôi còn chút sức lực để nói chuyện. Vài ngày sau mẹ tôi qua đời. Tôi liên tục nhắn tin cho mẹ tôi vì tôi muốn tin rằng chuyện mẹ tôi đã qua đời không phải sự thật.”

Những người già có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn là những người dễ bị tổn thương nhất và gần một phần ba số ca tử vong được báo cáo là có liên quan đến viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn.

2. Dịch bệnh vẫn kinh hoàng, Hoa Kỳ lại gánh chịu thêm bạo động chủng tộc, siêu thị Target bị cướp phá

Bốn cảnh sát viên thành phố Minneapolis đã bị sa thải sau cái chết của George Floyd, một người da đen đã chết hôm thứ Hai vì sự tàn bạo của cảnh sát.

Biểu tình đã lập tức nổ ra tại Minneapolis vào chiều thứ Ba. Sau một thời gian biểu tình ôn hòa, các cuộc tụ tập phản đối đã trở nên bạo lực hơn vào lúc hoàng hôn khi cảnh sát mặc đồ chống bạo lực bắn hơi cay và đạn cao su không gây chết người vào đám đông trong khi những người biểu tình ném chai nước và các thứ khác về phía cảnh sát.

Một loạt các vụ đả thương gây ra những cái chết của người da đen có liên quan đến cảnh sát trong những năm gần đây đã làm bùng lên các cuộc biểu tình rầm rộ trên khắp Hoa Kỳ và dẫn đến sự hình thành của phong trào “Black Lives Matter” nghĩa là “Cuộc sống của người da đen đáng giá”, nhằm yêu cầu chấm dứt sử dụng vũ lực gây chết người trong các cộng đồng thiểu số.

Đến sáng ngày thứ Tư, tình hình đã trở nên hết sức căng thẳng. Đông đảo dân chúng đã bao vây đồn cảnh sát thứ ba trên Minnehaha Avenue South, nơi được cho là phải chịu trách nhiệm về cái chết của George Floyd.

Trước tình hình căng thẳng trong khu vực, các nhân viên trong siêu thị Target trên đường Lake được yêu cầu đóng cửa nghỉ sớm.

Một số người đã đập bể cửa kính và vào trong cướp đồ mang ra ngoài. Họ tự tin làm chủ được tình hình đến mức thong thả cướp bóc siêu thị, không có vẻ gì là sợ sệt hay hối hả.

Tưởng cũng nên nhắc lại: Vụ việc đáng tiếc này đã xảy ra hôm thứ Hai 25 tháng Năm tại Minneapolis. Một video về biến cố này được lưu hành trực tuyến một ngày sau đó kêu gọi người da đen biểu tình trên toàn quốc Hoa Kỳ. Trong video, một viên chức cảnh sát thuộc Sở cảnh sát thành phố Minneapolis có thể được nhìn thấy đang quỳ trên cổ một người đàn ông đang nằm trên đường khi anh ta bị bắt giữ. Người đàn ông sau đó được xác định là George Floyd, 46 tuổi.

“Tôi không thể thở được, “ George Floyd nói nhiều lần, rên rỉ khi đầu gối của một viên chức cảnh sát tiếp tục kẹp chặt và đè nặng lên cổ anh ta. Một viên chức cảnh sát thứ hai đứng nhìn.

Đoạn video dường như bỏ qua vài phút trước khi mắt Floyd dường như nhắm lại và người qua đường la làng lên rằng anh ta không cục cựa được nữa và hét vào mặt các viên chức cảnh sát để giải thoát anh ta khỏi bị kẹp cổ.

Trong một diễn biến mới nhất, thị trưởng thành phố Minneapolis, là ông Jacob Frey, đã yêu cầu bắt giữ và truy tố 4 cảnh sát viên có liên quan đến vụ này.

 
Giữa đại dịch coronavirus kinh hoàng, Giáo Hội có tin vui trọng đại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:34 28/05/2020

1. Tin vui: Giữa thời dịch bệnh Giáo Hội có thêm 3 vị Thánh, 2 vị Chân Phước và 2 Bậc Đáng Kính

Hôm thứ Tư 26 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh một cuộc tiếp kiến, và đã ủy quyền cho Bộ Tuyên Thánh công bố các Sắc lệnh sau:

- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Cesare de Bus, linh mục, vị sáng lập Tu Hội Các Linh Mục Truyền Bá Tín Lý Kitô Giáo; sinh ngày 3 tháng 2 năm 1544 tại Cavaillon bên Pháp và chết tại Avignon một thành phố của Pháp vào ngày 15 tháng 4 năm 1607.

- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Charles de Foucauld, thường được gọi là Cha Charles của Chúa Giêsu, linh mục triều; sinh ra tại Strasbourg bên Pháp vào ngày 15 tháng 9 năm 1858 và mất tại Tamanrasset, Algeria vào ngày 1 tháng 12 năm 1916.

- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Chân phước Maria Domenica Mantovani, là vị Đồng sáng lập và là Bề Trên tiên khởi của Dòng các Tiểu muội của Thánh Gia; sinh ngày 12 tháng 11 năm 1862 tại Castelletto di Brenzone bên Ý và chết ở đó vào ngày 2 tháng 2 năm 1934.

- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Michael McGivney, linh mục triều, là vị sáng lập Dòng Hiệp sĩ Kha Luân Bố; sinh ngày 12 tháng 8 năm 1852 tại Waterbury, Hoa Kỳ và mất tại Thomaston, Hoa Kỳ vào ngày 14 tháng 8 năm 1890.

- Sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời cầu bầu của Bậc Đáng Kính Pauline Maria Jaricot, vị sáng lập “Tu hội truyền bá đức tin” và “Chuỗi Mân côi sống”; sinh ngày 22 tháng 7 năm 1799 tại Lyon, bên Pháp và chết tại đó vào ngày 9 tháng 1 năm 1862.

- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Simeon Cardon và 5 bạn tử đạo, là các tu sĩ khấn trọn của cộng đoàn Xitô ở Casistari; bị giết ở Casamari, vì lòng thù hận Đức tin, từ ngày 13 đến 16 tháng 5 năm 1799;

- Sắc lệnh nhìn nhận phúc tử vì đạo của những Tôi tớ Chúa Cosma Spessotto, tên khai sinh là Sante, một linh mục khấn trọn của Dòng Anh Em Hèn Mọn; sinh tại Mansué bên Ý và bị giết ở San Juan Nonualco, El Salvador, vì lòng thù hận Đức tin, vào ngày 14 tháng 6 năm 1980.

Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei ” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis ” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus ” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus ”.

Như thế, với các sắc lệnh này, Giáo Hội sẽ có thêm 3 vị Thánh, 2 vị Chân Phước và 2 Bậc Đáng Kính.


Source:Vatican News

2. Nhà lãnh đạo Đài Loan đưa ra kế hoạch hành động để ủng hộ người biểu tình Hương Cảng

Các cuộc biểu tình đã nổ ra dữ dội tại Hương Cảng nhắm chống lại việc áp đặt luật an ninh mới tại trung tâm tài chính Á Châu này.

Cảnh sát Hương Cảng đã bắn hơi cay và thực hiện 360 vụ bắt giữ hôm thứ Tư khi hàng ngàn người phản đối dự luật.

Cho đến khuya những người biểu tình vẫn còn rất đông đảo trên các đường phố hô hào dân chủ và tìm kiếm sự độc lập từ Trung Quốc. Họ nói rằng tách ra khỏi Trung Quốc bây giờ là “lối thoát duy nhất”.

Cảnh sát đã hiện diện dầy đặc xung quanh Hội đồng Lập pháp. Trước đó, cảnh sát đã ngăn cản những người biểu tình phá vỡ một cuộc tranh luận về một dự luật nhằm hình sự hóa việc thiếu tôn trọng quốc ca Trung Quốc. Điều này dự kiến sẽ trở thành luật vào tháng tới.

Hôm thứ Tư 27 tháng Năm, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã cam kết đưa ra một “kế hoạch hành động” nhân đạo để trợ giúp người dân Hương Cảng đấu tranh cho dân chủ tại trung tâm tài chính Á Châu này khi một làn sóng các nhà hoạt động dân chủ đang tìm cách xin tị nạn trên hòn đảo dân chủ tự trị này.

Hương Cảng đã bị xáo trộn hàng mấy tháng qua vì các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ, thường xuyên bị đáp lại bằng bạo lực từ năm ngoái đến nay, trước nỗi lo sợ rằng Bắc Kinh đang phá vỡ các quyền tự do của thành phố.

Bất ổn đã trở lại trong những ngày gần đây sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch vào tuần trước nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng trong mưu toan đàn áp các cuộc biểu tình, một động thái đã báo động nhiều chính phủ phương Tây và Đài Loan.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan và tuyên bố sẽ có một ngày chiếm giữ đảo quốc này, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Người dân Đài Loan coi hòn đảo này là một thực tại nhà nước độc lập chứ không phải là một phần của “một nước Trung Quốc”.

Đề cập đến kế hoạch áp đặt luật an ninh mới, Tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi Bắc Kinh “dừng ngựa trước vách núi” và nói rằng chính quyền của bà sẽ tiếp tục hỗ trợ những người Hương Cảng muốn tìm cách di dân.

“Quyết tâm của chúng tôi chăm sóc cho người Hương Cảng vẫn không thay đổi, ” bà nói với các phóng viên.

“Nội các sẽ đưa ra một kế hoạch hành động hỗ trợ nhân đạo cho Hương Cảng nhằm cung cấp kế hoạch hoàn chỉnh cho việc cư trú, nhà ở và những chăm sóc khác cho người dân Hương Cảng.”

Tổng thống Thái cho biết văn phòng Trung Quốc Sự Vụ, thường được gọi là Hội đồng các vấn đề Đại lục, sẽ được giao nhiệm vụ soạn thảo các kế hoạch.

Năm ngoái, hơn 5, 000 người Hương Cảng đã di dân sang Đài Loan, tăng 41% so với một năm trước đó. Một số người trốn tránh bị truy tố vì tham gia các cuộc biểu tình hoặc tìm kiếm một cuộc sống mới tại một trong những nền dân chủ tiến bộ nhất Á châu.

Ý kiến của Tổng thống Thái được đưa ra khi các nhóm nhân quyền kêu gọi chính phủ của cô ban hành luật tị nạn để giúp người biểu tình Hương Cảng chạy trốn đến đảo quốc này.

Đài Loan không công nhận khái niệm pháp lý về tị nạn cũng không chấp nhận đơn xin tị nạn, vì sợ một dòng chảy tị nạn từ Hoa lục. Tuy nhiên, người Hương Cảng có thể nộp đơn xin sống trên đảo thông qua nhiều phương tiện, bao gồm cả thị thực đầu tư.

Pháp luật Đài Loan cũng quy định sẽ “hỗ trợ cần thiết” cho người dân Hương Cảng và Ma Cao khi an toàn và tự do của họ đang gặp nguy hiểm khẩn cấp vì lý do chính trị.


Source:France 24

3. Lệnh điên: Howard County cấm rước lễ trong kế hoạch tái tục các thánh lễ

Trong một tuyên bố chung, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, của Kiev là nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi thức Đông phương, và Đức Tổng Giám Mục Mieczyslaw Mokrzycki của tổng giáo phận Lviv, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo nghi lễ Latinh, nhận xét rằng đại dịch coronavirus đã “đưa ra ánh sáng nhiều dịch bệnh khác trong đời sống của xã hội đương đại, trong đó có sự ngu dốt về tôn giáo và tâm tình kỳ thị tôn giáo.”

Một sắc lệnh hành chánh của Quận Howard, Maryland đã được công bố hôm thứ Ba 26 tháng Năm phác thảo các quy tắc y tế công cộng mà các nhà thờ phải tuân giữ để có thể mở cửa trở lại. Sắc lệnh hành chánh số 2020-09 của Quận Howard, Maryland là một thí dụ tiêu biểu cho nhận xét của hai vị Tổng Giám Mục Ukarine.

Trong sắc lệnh dài 6 trang này, Calvin Ball, Giám đốc điều hành của Quận Howard, truyền rằng:

“Cấm phân phối và tiêu thụ bất kỳ thực phẩm hoặc thức uống nào trước, trong, và sau tất cả các cử hành tôn giáo, bao gồm cả các thực phẩm hoặc thức uống thường được tiêu thụ như một phần của các cử hành tôn giáo.”

Việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất là bởi vị chủ tế, là một phần không thể thiếu trong nghi thức Thánh Thể. Các quy tắc do Calvin Ball đưa ra cấm cả linh mục cử hành Thánh lễ không được nhận Bí tích Thánh Thể. Như thế, các quy tắc này sẽ có hiệu lực là cấm tất cả các linh mục không được cử hành các thánh lễ một cách hợp luật.

Văn phòng Giao Tế Công Cộng của Quận Howard đến nay vẫn chưa trả lời các chất vấn từ Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, theo đó dựa trên thẩm quyền nào ngài Calvin Ball có thể đưa ra các quy tắc vi phạm tự do tôn giáo trắng trợn như thế.

Sắc lệnh hành chánh của ngài Calvin Ball cũng giới hạn việc tham dự các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự trong nhà ở mức 10 người trở xuống, và 250 người đối với các cử hành ngoài trời, cấm chuyền tay nhau các giỏ quyên tiền, cấm bắt tay và các tiếp xúc thân thể giữa các tín hữu.

Sắc lệnh hành chánh cũng khẳng định rằng “hát được phép, nhưng không được khuyến khích” và rằng chỉ có người chủ tế hay một dàn hợp xướng mới được quyền hát. Những người đang hát mà không đeo khẩu trang y tế phải duy trì một khoảng cách 12 feet đối với những người khác, bao gồm cả các nhà lãnh đạo tôn giáo, các ca sĩ khác, hoặc cộng đoàn.”

Tổng giáo phận Baltimore, có lãnh thổ bao gồm Quận Howard, đã công bố kế hoạch mở lại các Thánh lễ vào hôm thứ Ba 26 tháng Năm. Mặc dù một số chính sách được nêu trong các kế hoạch của tổng giáo phận phù hợp với Sắc lệnh 2020-09, nhưng không có những cấm đoán lạ lùng như ngài Calvin Ball quy định.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ gần đây đã ra một số thư liên quan đến các trường hợp của các lệnh liên quan đến y tế công cộng của tiểu bang và địa phương có ảnh hưởng đến các nơi thờ phượng. Tuần trước, bộ đã gửi thư cho các thống đốc bang California và Nevada, nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng các quyền tự do tôn giáo trong khi làm việc để chống lại đại dịch coronavirus.

Phát biểu hôm thứ Năm 21 tháng Năm, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda của tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis nói:

“Rõ ràng, một phần trong đức tin của chúng tôi là chúng tôi muốn tôn trọng thẩm quyền chính đáng của chính quyền dân sự.”

Tuy nhiên, chúng ta không buộc phải tuân thủ những lệnh lạc cà chớn, lợi dụng dịch bệnh để tung ra những quy định vi phạm trắng trợn tự do tôn giáo.

“Việc tiếp nhận Thánh Thể là vô cùng quan trọng. Người Công Giáo thực sự phụ thuộc vào Thánh Thể để vượt qua những thách thức trong cuộc sống của họ, ” Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda nói với các phóng viên ngày 21 tháng Năm.


Source:Catholic News Agency


4. Đức Tổng Giám Mục Baltimore hết sức quan ngại trước lệnh lạc quái đản của Howard County

Tổng giáo phận Baltimore cho Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, biết họ có những lo ngại nghiêm trọng trước những hướng dẫn y tế công cộng từ Quận Howard, Maryland, trong đó nghiêm cấm việc rước lễ như một điều kiện để các nhà thờ mở cửa trở lại trong đại dịch coronavirus.

Sắc lệnh hành chánh số 2020-09 của Quận Howard, Maryland, do Calvin Ball đưa ra, được công bố hôm thứ Ba 26 tháng Năm điên rồ đến mức cấm việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ngay cả bởi vị chủ tế.

Đức Tổng Giám Mục William Lori của tổng giáo phận Baltimore nói với CNA rằng ngài hết sức quan ngại trước sắc lệnh hành chánh quái đản này.

Việc rước Mình Máu Thánh Chúa, ít nhất bởi vị chủ tế, là một phần không thể thiếu trong nghi thức Thánh Thể. Các quy tắc do Calvin Ball đưa ra cấm cả linh mục cử hành Thánh lễ không được nhận Bí tích Thánh Thể. Như thế, các quy tắc này sẽ có hiệu lực là cấm tất cả các linh mục không được cử hành các thánh lễ một cách hợp luật.

Trong một tuyên bố từ tổng giáo phận Baltimore vào hôm thứ Tư, tổng giáo phận khẳng định:

“Đối với cộng đồng Công Giáo, việc rước Mình Máu Thánh Chúa là trọng tâm trong đời sống đức tin của chúng ta và sự thờ phượng công cộng của chúng ta, ”

Đức Tổng Giám Mục Baltimore William Lori nổi tiếng vì sự ủng hộ của ngài đối với các vấn đề tự do tôn giáo, và là chủ tịch tiên khởi và lâu năm của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

“Từ khi biết được mối quan tâm của các quan chức Quận Howard, chúng tôi đã chia sẻ các hướng dẫn của chúng tôi về việc phân phát Mình Thánh Chúa và bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng của chúng tôi về hướng dẫn gần đây của họ cấm các nhà thờ Công Giáo ở Quận Howard không được trao Mình Thánh Chúa.”

Tổng giáo phận cho biết đã phát triển các hướng dẫn kỹ lưỡng và suy nghĩ cẩn thận để tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự, bao gồm các hướng dẫn chi tiết về việc cho rước lễ một cách an toàn.

Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng: “Các hướng dẫn này tôn trọng cả sự tôn nghiêm của Bí tích và sự cần thiết phải thận trọng để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của cả những người rước lễ cũng như các thừa tác viên Thánh Thể.”

“Trong khi chúng tôi nhận ra và coi trọng mong muốn cấp bách là bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của các cộng đồng địa phương là những điều đang hướng dẫn các quyết định của các nhà lãnh đạo của chúng ta, chúng tôi cam kết tham gia đối thoại với họ để cùng nhau hướng tới một chính sách nhằm cân bằng nhu cầu được tự do bày tỏ đức tin tôn giáo và lợi ích an toàn cũng như sức khỏe của cộng đồng.”


Source:Catholic News Agency