Ngày 31-05-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, cuộc bút chiến của Thánh Giêrôm
Vũ Văn An
00:14 31/05/2008
ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH,

CUỘC BÚT CHIẾN CỦA THÁNH GIÊRÔM


Cuộc bút chiến của Thánh Giêrôm với Helviđiô về việc Đức Mẹ trọn đời đồng trinh vừa cho thấy tư tưởng thâm thúy của một trong những giáo phụ sáng chói của Giáo Hội vừa cho thấy văn phong bút chiến của một vị thánh, dù là thánh lớn và thuộc thời sơ khai của Giáo Hội, vẫn không kém sắc bén và thú vị như văn phong bút chiến của bất cứ ai khác.

Bài này xuất hiện khỏang năm 383, lúc cả thánh Giêrôm lẫn Helviđiô đều đang có mặt tại Rôma, và Đức Đamasô đang trị vì ngôi giáo hoàng (người ta chỉ còn biết được những gì Helviđiô viết là do Thánh Giêrôm thuật lại trong bài này). Vấn đề tranh luận lúc đó là liệu Thân Mẫu Chúa Giêsu có còn đồng trinh sau khi đã sinh hạ ra Ngài hay không. Helviđiô chủ trương rằng vì Phúc âm nhắc đến “các chị em” và “các anh em” của Chúa nên rõ ràng Đức Mẹ có những người con khác sau khi sinh ra Chúa Giêsu, ông dựa suy luận của mình vào các trước tác của Tertuliô và Victorinô. Hệ luận là đức đồng trinh phải được xếp sau hôn nhân.

Thánh Giêrôm mạnh mẽ đứng về phía đối lập và đưa ra ba mệnh đề chống lại Helviđiô:

1. Thánh Giuse chỉ là chồng Đức Mẹ trên danh nghĩa chứ không phải chồng thật.

2. “Anh em” của Chúa là anh em họ của Ngài, chứ không phải anh em ruột.

3. Bậc đồng trinh tốt hơn bậc vợ chồng.

Mệnh đề đầu được bàn đến trong các số từ 3 đến 8, cố ý nhận định về đoạn Phúc âm Matthêu 1:18-25, nhất là các từ “Trước khi hai ông bà về chung sống” (số 4) và “không ăn ở với bà cho đến khi” (số 5-8). Mệnh đề hai (9-17) đề cập đến các từ “con đầu lòng” (9-10), mà theo Thánh Giêrôm áp dụng cho người con cả của nhiều anh em, nhưng cũng áp dụng cho người con một nữa. Còn “các anh em” là ám chỉ các con của bà Maria, vợ của Cleopas hay Clopas (11-16). Ngài dùng nhiều trước tác của các giáo phụ khác để bênh vực quan điểm của mình (17). Trong khi bênh vực việc Ngài coi trọng đức đồng trinh hơn bậc vợ chồng, Thánh Giêrôm cho rằng không những Đức Mẹ, mà thánh Giuse cũng giữ mình đồng trinh (19), và mặc dù hôn nhân là bậc sống thánh thiện, nhưng đôi khi nó gây trở ngại cho việc cầu nguyện. Đàng khác, giáo huấn của Thánh Kinh vẫn cho rằng bậc đồng trinh và tiết dục đẹp lòng Chúa hơn bậc vợ chồng (21,22).


NHẬP ĐỀ

1. Gần đây, một số anh em yêu cầu tôi lên tiếng đáp lại bài viết của một người tên Helviđiô. Tôi đã hoãn làm việc ấy không phải vì thấy khó việc bênh vực sự thật cũng như bác bỏ tên lỗ mãng ngu dốt mà sở học chỉ có chút chiu ấy, nhưng vì sợ rằng việc tôi lên tiếng có thể làm hắn được người ta coi là đáng để mình đánh bại. Tuy nhiên cân nhắc thêm thì thấy cái tên gây rối ấy, con người duy nhất trên trần đời tự coi mình vừa là giáo sĩ vừa là giáo dân, con người, như đã nói, coi hùng biện chỉ là lắm lời và nói xấu về người khác như là chứng tỏ mình có một lương tâm tốt, rất có thể sẽ còn nói phạm thượng hơn nữa nếu không cho hắn cơ hội tranh luận. Hắn có thể coi mình như đang chễm chệ ngồi trên bệ cao tự tung tự tác quảng bá quan điểm của mình ra khắp bốn phương. Cũng còn một lý do để sợ rằng khi sự thật không được trình bày cho hắn, hắn có thể sẽ tấn công đối phương bằng vũ khí lăng nhục. Nhưng giờ đây tất cả những lý do ngần ngại trên, dù chính đáng, cũng không còn ảnh hưởng trên tôi nữa, vì những gương mù gương xấu đã gây đến cho nhiều anh em vốn đã trở thành những phát ngôn viên điên dại của hắn. Cái rìu của Phúc âm do đó cần được đặt vào gốc thân cây không sinh hoa trái, và cả nó lẫn cành lá không hoa không quả phải được liệng vào lửa, để Helviđiô, người chưa bao giờ học cách phát ngôn, cuối cùng sẽ phải học cách giữ mồm giữ miệng.

2. Tôi khẩn khoản xin Chúa Thánh Thần dùng miệng tôi mà triển khai điều Ngài muốn nói và bênh vực đức đồng trinh của Đấng Diễm Phúc Maria. Tôi cũng khẩn khoản xin Chúa Giêsu gìn giữ cung lòng thánh thiện mà Ngài đã ngự trong mười tháng trường khỏi mọi hoài nghi của giao hợp tính dục. Và tôi cũng van xin Đức Chúa Cha chứng tỏ cho mọi người thấy rằng thân mẫu của Con Một Ngài, đấng đã là mẹ trước khi là cô dâu, mãi mãi còn đồng trinh sau khi sinh con. Chúng tôi không hề có ý muốn bước chân vào lãnh vực hùng biện cũng như chạy đến với những bẫy rập của các nhà luận lý hay các nguyên lý phức tạp của Aristôt. Chúng tôi chỉ xin diễn dịch các ngôn từ trích từ Thánh Kinh. Xin hãy để hắn bị bác bỏ bởi cùng những chứng cớ mà hắn đã dùng chống lại chúng ta, ngõ hầu hắn thấy được rằng hắn có thể đọc điều đã được viết ra nhưng vẫn không hiểu được câu kết luận vững chắc của một đức tin lành mạnh.

Thánh Giuse chỉ là chồng trên danh nghĩa, chứ không phải chồng thật của Đức Maria

3. Phát biểu đầu tiên của hắn như sau: “Matthêu cho hay: Sau đây là gốc tích Chúa Giêsu Kitô. Bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang tính toán như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần (Mt. 1:18-20). Xin nhớ rằng, chữ dùng ở đây là đính hôn, chứ không phải được trao phó như qúi vị nghĩ, và dĩ nhiên lý do đính hôn là để một ngày kia thành hôn. Và tác giả Phúc âm sẽ không nói trước khi hai ông bà về chung sống, nếu cuối cùng họ không thực sự về chung sống với nhau, vì chẳng ai lại dùng thuật ngữ trước khi anh ta ăn nếu anh ta không sắp sửa ăn. Còn nữa, sứ thần đã gọi bà là vợ và nói về bà như là người kết hiệp nên một với Giuse. Sau đây, xin hãy lắng nghe chính lời Thánh Kinh: Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai” (Mt 1:24-25)

4. Ta hãy lần lượt xét từng điểm một, và cứ đi theo bước chân của tên vô đạo này để chứng minh cho hắn thấy hắn đã tự mâu thuẫn với chính hắn. Hắn nhìn nhận rằng bà mới chỉ đính hôn, nhưng liền một hơi lại nói rằng bà là vợ người đàn ông mà chính hắn đã nhìn nhận là vị hôn phu của bà. Một lần nữa, hắn gọi bà là vợ nhưng rồi lại nói rằng lý do duy nhất bà được đính hôn là để một ngày kia bà thành hôn. Và như sợ rằng ta chưa nghĩ đó là đủ, hắn còn nói: “chữ dùng ở đây là đính hôn, chứ không phải được trao phó, nghĩa là, chưa phải là vợ, chưa kết hiệp nên một qua dây hôn phối”. Nhưng khi hắn tiếp tục thêm rằng “Tác giả Phúc âm sẽ không bao giờ sử dụng những từ ngữ trước khi hai ông bà về chung sống với những người sẽ không về chung sống với nhau hệt như không thể nói trước khi hắn ăn mà thực tế ra hắn lại không ăn”, thì quả tôi không biết nên khóc hay nên cười đây. Liệu có nên kết tội hắn là dốt hay nên kết tội hắn là thiếu suy nghĩ? Hệt như thể, giả thiết người nào đó nói, “trước khi ăn tại bến tầu, tôi dương buồm đi Châu Phi”, lời ông ta nói chỉ có giá trị khi một ngày kia ông ta bó buộc phải ăn tại bến tầu. Nếu tôi nói: “trước khi đi Tây Ban Nha, tông đồ Phaolô bị cùm tù tại Rôma” hoặc (tôi rất muốn nói) “trước khi hối lỗi, Helviđiô bỗng đột ngột qua đời” liệu có phải vì thế mà sau khi được thả, thánh Phaolô phải lập tức đi Tây Ban Nha, hay Helviđiô phải hối lỗi sau khi đã chết không, dù Thánh Kinh có nói: “Trong âm phủ, ai sẽ cảm tạ Ngài?” (Tv 6:6). Đúng hơn, há không phải ta nên hiểu rằng giới từ trước khi, dù vẫn thường chỉ thứ tự trong thời gian, nhưng đôi khi chỉ có ý nói đến thứ tự trong ý nghĩ. Thành thử, nếu có đủ nguyên nhân can thiệp vào khiến chúng không xẩy ra nữa, thì các ý nghĩ của ta đâu có cần thiết phải được thể hiện. Như thế nếu tác giả Phúc âm nói trước khi hai ông bà về chung sống, ngài chỉ muốn nói đến thời gian ngay trước ngày cưới, và cho ta thấy rằng sự việc đã tiến khá xa rồi để người thiếu nữ đính hôn sắp sửa trở thành người vợ. Như thể tác giả muốn nói, trước khi họ ôm hôn nhau, nghĩa là trước khi họ hoàn hợp mối nhân duyên của họ, thì bà bị phát giác là đã có thai. Và người phát giác ra chuyện ấy không ai khác hơn là Giuse, người đã nhìn vào cái bụng đang lớn lên của vị hôn thê với một cái nhìn lo lắng và, lúc ấy, gần như với đặc quyền của một người chồng. Nhưng như trên đã nói, không phải vì vậy mà diễn dịch được là ông sẽ ân ái với Maria sau khi bà đã sinh đứa con kia, vì trước đó, các thèm muốn của ông bị dập tắt vì sự kiện bà đã mang thai. Và mặc dù trong giấc mộng, Giuse được loan báo là “đừng ngại đón bà Maria vợ ông về” và “Khi tỉnh giấc, Ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà”, ta cũng chẳng nên vì thế mà lúng túng, như thể vì được kêu là vợ mà bà hết còn là người đính hôn, vì ai cũng biết rằng trong Thánh Kinh, vốn có thói quen gán cái tước vị ấy cho người đã đính hôn. Chứng cớ sau đây từ Sách Đệ Nhị Luật cho thấy rõ điều đó:”Nếu một người đàn ông gặp một trinh nữ đã đính hôn ở ngoài đồng và cưỡng bức nàng phải ăn nằm với mình, thì anh ta phải chết, vì đã hạ nhục vợ người lân cận mình” (Đnl 22:25). Và ở một đoạn khác, “Nếu là một thiếu nữ còn trinh đã đính hôn với một người chồng, và có người đàn ông gặp nàng nơi phố thị và ăn nằm với nàng; thì các ngươi phải mang cả hai ra khỏi cửa thành mà ném đá chúng cho đến chết; người thiếu nữ vì đã không chịu hô hoán lên khi đang ở nơi phố thị; còn người đàn ông vì đã hạ nhục vợ người lân cận mình: như thế các ngươi sẽ loại được sự dữ xa khỏi các ngươi” (Đnl 22:23-24). Lại nơi khác nữa: “Còn người đàn ông đã đính hôn với vợ nhưng chưa rước nàng về thì sao? Hãy cho anh ta trở về nhà, kẻo anh ta phải chết nơi trận tiền mà người đàn ông khác cướp mất vợ chăng” (Đnl 20:7). Nhưng nếu có ai thắc mắc tại sao Trinh Nữ Maria lại có thai sau khi đã đính hôn hơn là trước khi chưa đính hôn với ai, hay như ngôn ngữ của Thánh Kinh, chưa có chồng, thì tôi xin giải thích như thế này: có ba lý do. Trước nhất, qua gia phả Giuse, mà Maria cũng là người họ hàng, nguồn gốc của Maria cũng được đề cập đến. Thứ hai, nhờ thế bà không bị ném đá như kẻ ngoại tình theo luật Mô-sen. Thứ ba, trong cuộc lánh nạn qua Ai-Cập, bà tìm được nơi nương tựa ủi an, dù chỉ là của người giám hộ chứ không phải của một người chồng. Vì có ai lúc đó lại có thể tin được lời của Trinh Nữ rằng mình thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, và rằng thiên thần Gabriel đã đến và loan báo cho bà ý định của Thiên Chúa? hay trái lại mọi người đều sẽ cho bà là đồ ngoại tình giống như Su-san-na? Vì cho đến tận ngày nay, khi cả thế giới đều đã vâng theo đức tin, mà người Do thái vẫn còn cho rằng khi Isaia nói rằng: “kìa một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai” (Is 7:14) thì ông có ý chỉ một người đàn bà trẻ chứ không phải một người con gái còn trinh, vì chữ ông dùng là ALMAH chứ không phải BETHULAH. Ta sẽ đề cập đến chuyện đó một cách chi tiết sau này. Cuối cùng, ngoại trừ Giuse, Elizabet và chính Maria ra, và có thể một số nhỏ khác ta tin là đã được ba vị này kể cho nghe, ai cũng coi Chúa Giêsu là con của Giuse. Kể cả chính các tác giả Phúc Âm nữa cũng đã theo ý kiến chung của mọi người, một khuôn vàng thước ngọc của bất cứ sử gia nào, mà gọi Giuse là cha Đấng Cứu Thế, như trong đoạn “Được Thần Khí thúc đẩy, ông (Simeon) lên đền thờ. Vào lúc cha mẹ Hài nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người” (Lc 2:27) và nơi khác, “Hằng năm, cha mẹ Chúa Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua” (Lc 2:41). Và sau đó, “Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết” (Lc 2:43). Ta cũng nên lưu ý chính Đức Maria, dù đã dùng những lời lẽ sau đây mà thưa chuyện với Thần sứ Gabriel: “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1:34), cũng đã nói như sau để chỉ về Giuse: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:48). Ở đây, ngôn từ ấy đâu phải ngôn từ của người Do-Thái hay quân nhạo báng đâu, như nhiều người vốn nghĩ. Chính các Phúc âm gia đã gọi Giuse là cha: đức Maria cũng tuyên xưng ông là cha. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, ông Giuse không thực sự là cha của đấng Cứu Thế: ông được mọi người coi là cha của Ngài là để giữ danh thơm tiếng tốt cho Maria, mặc dù trước khi nghe được lời nhắn nhủ của Thần sứ rằng “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” ông đã định tâm bỏ bà cách kín đáo; như thế chứng tỏ ông đã biết rõ đứa bé trong bụng kia không phải là con mình. Thiết nghĩ ta đã chứng minh đủ tại sao Giuse được gọi là cha của Chúa, và tại sao Maria được gọi là vợ của Giuse, với mục đích đưa ra lời giáo huấn chứ không hẳn để trả lời một đối thủ. Điều này cũng một lúc trả lời cho vấn nạn tại sao một số người được gọi là anh em của Chúa.

5. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bàn riêng đến điểm đó sau này. Bây giờ, chúng tôi xin vội qua vấn đề khác. Đoạn mà ta phải tranh luận bây giờ là: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai.” Ở đây, trước nhất, chẳng cần đối thủ của ta phải dài dòng chứng tỏ rằng hạn từ "biết" có ý ám chỉ việc giao hợp, chứ không phải hành vi nhận thức thuộc tri thức: như thể có ai đó đã phủ nhận việc ấy hay có ai đó đã tưởng tượng ra điều trái nghĩa khiến Helviđiô phải tốn công bài bác. Sau đó, hắn ta giảng giải để ta biết rằng trạng từ “cho đến khi” có ý ám chỉ một thời điểm nhất định và rõ rệt mà theo hắn khi thời điểm ấy hoàn tất, cái biến cố mà trước đó chưa xẩy ra giờ đây phải xẩy ra, như trường hợp của chúng ta “Không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai”. Hắn cho hay, rõ ràng là bà đã được “biết” sau khi sinh con, vì cái “biết” ấy chỉ bị đình hoãn vì việc sinh con mà thôi. Để bênh vực cho quan điểm của mình, hắn chất chồng hết văn bản này đến văn bản khác, múa kiếm múa đao như một hiệp sĩ mù, uốn lưỡi uốn môi ồn ào náo nhiệt, để cuối cùng chẳng đả thương được ai ngoại trừ chính hắn.

6. Chúng tôi xin trả lời vắn tắt như thế này, --Các hạn từ “biết” và “cho đến khi” trong ngôn ngữ của Thánh Kinh có thể có hai nghĩa. Như chữ đầu chẳng hạn, tuy hắn dẫn giải để ta thấy phải hiểu như nó ám chỉ việc giao hợp tính dục, tuy nhiên không ai chối cãi nó cũng thường được dùng để chỉ nghĩa hiểu biết nữa, như trong câu “con trẻ Giêsu còn nấn ná ở lại Giêrusalem; mà cha mẹ ngài không biết”. Bây giờ, ta hãy chứng tỏ rằng cũng như trường hợp vừa rồi, việc hắn sử dụng hạn từ “cho đến khi” cũng sẽ bị bác bỏ hoàn toàn bằng chính thế giá của Thánh Kinh, là chữ thường được hiểu chỉ về một thời điểm nhất định (chính hắn ta bảo vậy), nhưng đôi khi cũng không chỉ thời điểm nhất định nào, tỷ dụ khi Chúa dùng miệng tiên tri mà phán với một số người: “ta là đấng ấy cho đến khi chúng già” Liệu có phải vì thế mà Ngài hết là Chúa khi họ đã già đâu? Còn Chúa Cứu Thế thì phán với các Tông đồ trong Phúc âm: “Này thầy ở với chúng con luôn mãi, cho đến ngày tận thế”(Mt 28:20). Liệu có phải như thế là Chúa sẽ quên các Tông đồ sau khi thế đã tận không, và cứ mỗi khi ngồi trên 12 ngôi để phán xử 12 chi họ Israel, các vị không còn có Chúa bên cạnh nữa hay sao? Lại nữa, khi Tông đồ Phaolô viết cho tín hữu Côrintô rằng “Mở đường là Chúa Kitô, rồi khi Chúa Kitô quang lâm, thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha. Thật vậy, Chúa Kitô phải nắm vững vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người” (1Cor 15:23-25). Dù đoạn văn này có ý nói đến bản tính nhân loại của Chúa, ta cũng không thể chối cãi là chúng có ý đề cập đến việc Ngài chịu chết trên Thánh giá để sau đó được ngồi bên tay phải (Thiên Chúa). Nhưng Thánh Phaolô có ý chỉ gì khi nói “cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người”? Có phải Chúa chỉ trị vì cho đến lúc mọi kẻ thù đã ở dưới chân Người rồi hay không, nên khi chúng vừa ở dưới chân Người thì Người hết trị vì? Không phải thế đâu, trái lại, triều đại Người sẽ viên mãn khi mọi kẻ thù đều đã phục dưới chân Người. Cũng thế, Đavit, trong Ca khúc Lên Đền thứ tư, đã nói như sau: “Này đây, như đôi mắt bày tôi ngước nhìn tay chủ thế nào, như đôi mắt nữ tỳ ngước nhìn lên tay nữ chủ ra sao, mắt chúng con cũng ngước nhìn lên Chúa, Chúa chúng con, như vậy, cho đến khi Ngài tỏ lòng từ bi trên chúng con” (Tv 123:2). Có phải như thế là tiên tri nhà ta chỉ nhìn lên Chúa cho đến khi nhận được lòng từ bi của Ngài, và khi đã nhận được lòng từ bi của Ngài rồi, thì bèn quay nhìn xuống đất chăng? dù ở một nơi khác, ông có nói: “mắt con không nhìn thấy ơn Ngài cứu độ, và lời công chính của Ngài” (Tv 119:123). Còn muôn vàn những thí dụ như thế để có thể kể ra đây ngõ hầu phủ dập cái thói lắm lời của kẻ tấn công ta; tuy nhiên tôi chỉ xin thêm một vài đoạn nữa, ngoài ra xin để độc giả tự tìm ra những câu tương tự.

7. Lời Chúa trong sách Sáng Thế: “Và họ trao cho Gia-cóp nhiều thần ngoại giáo mà họ có trong tay, và nhiều chiếc nhẫn họ đang đeo trên tai; và Gia-cóp dấu chúng xuống cây sồi gần Sechem, rồi mất chúng cho đến ngày nay” (St 35:4). Cũng thế cuối sách Đệ Nhị Luật, ta đọc “Thế là Mô-sen, tôi tớ Chúa, qua đời tại đó trong đất Mô-áp, theo như lời của Chúa. Và họ chôn ông tại thung lũng trong đất Mô-áp ngó qua Beth-pear: nhưng không ai biết mộ phần ông cho đến ngày nay” (Đnl 34:5-6). Chắc chắn ta phải hiểu chữ ngày nay là thời điểm lúc soạn ra câu truyện, bất luận bạn cho chính Mô-sen là tác giả của Ngũ Kinh hay Ezra đã nhuận sắc lại. Cả hai trường hợp, tôi đều không phản đối. Bây giờ vấn đề là các chữ “cho đến ngày nay” ám chỉ hoặc lúc công bố hoặc lúc soạn thảo sách, và nếu thế, thì hãy để hắn chứng minh rằng giờ đây sau bao năm tháng từ cái ngày ấy, các thần ngoại giáo dấu dưới cây sồi kia đã được tìm ra hay mộ phần Mô-sen đã được tìm thấy lại; vì hắn cứ nằng nặc cho rằng điều chưa xẩy ra bao lâu cái thời điểm do chữ “cho đến khi” ấn định chưa xẩy tới, sẽ bắt đầu hiện hữu khi thời điểm ấy xuất hiện. Hắn nên chú ý đến các thành ngữ của Thánh Kinh, và nên hiểu như chúng ta, (chính ở đây hắn bị sa lầy), rằng có những sự việc người ngoài thấy tối nghĩa nếu không được nói rõ ra nhưng lại được những người quen biết hiểu một cách rành mạch, trong khi đó có những sự vật khác ta phải sử dụng đến trí thông minh mới hiểu ra. Vì nếu, khi sự việc còn mới mẻ trong kí ức và đối với những người còn sống đã được thấy Mô-sen, mà mộ phần ông còn không ai hay, thì cả hàng bao năm tháng sau, người ta lại càng không hay biết gì hơn đến mộ phần ấy nữa. Cũng phải giải thích như thế về những điều ta được kể về Giuse. Phúc âm gia vạch cho ta thấy một hoàn cảnh có thể dẫn đến gương mù gương xấu, tức là đức Maria không ăn nằm với chồng cho đến ngày sinh con, và tường thuật như thế để ta thêm chắc chắn hơn rằng bà, người mà Giuse đã kiêng cữ khi còn có chỗ để hoài nghi ý nghĩa của giấc mộng, cũng không ăn nằm với chồng sau khi đã sinh con.

8. Tóm lại, điều tôi muốn biết là tại sao Giuse lại kiêng cữ cho đến ngày bà sinh con? Đương nhiên Helviđiô sẽ đáp ngay là vì ông được thần sứ cho hay “vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Nhưng nên nhớ sau đó ông cũng nghe Thần sứ nói: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về”. Lý do khiến ông bị cấm không được bỏ vợ là để ông đừng nghĩ rằng bà là kẻ ngoại tình. Như thế có đúng là ông bị cấm không được ân ái với vợ không? Há việc ông bị cảnh cáo không được lìa xa vợ đã không hiển nhiên đó sao? Và theo hắn ta, liệu một người công chính có dám nghĩ đến việc đụng đến bà, khi đã biết rằng người con trong bụng bà chính là Con Thiên Chúa không? Tuyệt! Như vậy ta phải tin rằng cũng cái người đàn ông đã từng tin vào giấc mộng như thế hẳn sau đó càng không dám đụng đến vợ khi được các mục đồng kể cho nghe rằng các thần sứ của Chúa đã từ trời xuống báo tin cho họ: “Đừng sợ, này ta mang tới cho các ngươi một tin vui lớn cho toàn dân, vì hôm nay tại thành Đavit, đấng Cứu Thế, tức đấng Kitô của Chúa, đã được sinh ra cho các ngươi” (Lc 2: 10-11); khi mà các thiên thần đã cùng ông đồng thanh ca hát rằng: “Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người lòng ngay” (Lc 2:14); và khi ông đã thấy Simêon ẵm hài nhi mà thốt lên: “Lạy Chúa, giờ đây xin để tôi tớ Chúa ra đi trong an bình như lời Người đã hứa vì mắt tôi tớ Chúa đã nhìn thấy ơn cứu độ của Người” (Lc 2:29); sau đó ông còn thấy nữ tiên tri Anna, Ba Nhà Đạo sĩ, Ngôi sao, Hêrôđ, các thiên thần; Helviđiô, tôi dám nói thế, cứ khăng khăng thuyết phục ta phải tin rằng Giuse, dù đã quen thuộc với những dấu lạ điềm thiêng kia, vẫn cứ dám đụng tới đền thờ của Thiên Chúa, nơi ngụ cư của Chúa Thánh Thần, là chính Mẹ của Thiên Chúa ông ta? Maria, trong mọi biến cố, luôn “giữ mọi điều nghe thấy trong tâm hồn” (Lc 2:51). Ngươi không thể trâng tráo mà cho rằng Giuse không biết gì đến những điều ấy, vì Luca cho hay “Cha Người và Mẹ Người hết sức lạ lùng về những điều người ta nói về Người” (Lc 2:23). Thế nhưng ngươi vẫn trâng tráo cho rằng các bản Hy-Lạp bị sai lạc, mặc dù hầu như mọi nhà trước tác Hy-Lạp đều đề cập đến việc ấy với chúng ta trong các bản viết của họ, và không phải chỉ có thế mà thôi, mà một số văn sĩ La-Tinh cũng có những lời như thế theo cùng một cách như vậy. Giờ đây, ta cũng chẳng cần phải sét đến những dị biệt của các bản chép làm chi nữa, vì trọn bộ Cựu và Tân Ước kể từ ngày ấy đã được dịch sang La-Tinh, và ta có thể tin rằng nước giếng trong hơn nước trên nguồn.

“Anh em” của Chúa là anh em họ của Ngài, chứ không phải anh em ruột.

9. Helviđiô sẽ trả lời, “điều anh nói, theo thiển ý, chỉ là chuyện tầm phào. Các luận chứng của anh chỉ làm mất thì giờ, vì cuộc bàn luận của anh chỉ cho thấy cái tài uyên bác chứ đâu phải là sự thật. Tại sao Thánh Kinh không nói, như đã nói về Thamar và Judah, ‘Anh ta rước vợ về, và không biết nàng nữa’ (St 38:26)? Phải chăng Matthêu không tìm được lời để diễn cái ý của mình? mà lại viết “Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai”. Như thế rõ ràng là ông ăn ở với bà sau khi bà sinh con, người mà ông kiêng cữ không ăn nằm với cho đến khi bà sinh con.

10. Nếu ngươi tranh cãi kiểu đó, thì tư tưởng ngươi đã thành ông chúa của ngươi rồi đấy. Ngươi không được để bất cứ khoảng thời gian nào chen vào giữa lúc sinh và lúc giao hợp. Ngươi không được nói, “Khi một người đàn bà có thai và sinh, thì sẽ ra ô uế trong vòng bẩy ngày, nó sẽ ra ô uế như những ngày bị khó ở vì kinh nguyệt. Đến ngày thứ tám, đứa trẻ sẽ được cắt bì nơi da qui đầu. Rồi người đàn bà phải đợi ba mươi ba ngày cho máu được thanh tẩy; nó không được đụng đến vật thánh nào” (Lv 12:2-4) v.v... Vì trong trình bày của ngươi, Giuse phải lập tức lại gần bà và do đó chịu lời quở mắng của Giêrêmia, “chúng là những con ngựa động cỡn và bất kham: đứa nào cũng hú hí với vợ hàng xóm” (Gr 5:8). Chứ nếu không làm sao câu văn kia đúng được “Ông không ăn ở với bà cho đến khi bà sinh một con trai”? nếu phải đợi cho đến khi hết kỳ thanh tẩy, các thèm muốn phải chịu kìm hãm trong bốn mươi ngày dài đằng đẵng? Người mẹ như thế sẽ không được thanh tẩy khỏi cái dơ bẩn của giường đẻ, và đứa con khóc như di phải trao cho vú nuôi trông coi, để cho ông chồng vồ lấy người vợ đang mệt nhoài của mình. Như thế, cuộc hôn nhân mới thực sự bắt đầu để Phúc âm gia khỏi bị tố cáo là giả tạo chứ. Nhưng Thiên Chúa đâu chịu để ta có cơ hội suy nghĩ như thế về Mẹ đấng Cứu Thế và về một người đàn ông công chính như vậy. Đâu có vú nuôi giúp lúc sinh; làm gì có người đàn bà nào lăng xăng can thiệp. Bà phải tự tay quấn tã cho con, vừa làm mẹ vừa phải làm bà đỡ, và “đặt con vào máng cỏ, vì không có phòng cho họ tại quán trọ” (Lc 2:7), một câu văn một mặt đã đánh đổ tính mê dại của các trình thuật ngụy thư, vì chính đức Maria đã phải tự tay quấn tã cho con, và mặt khác đã làm cho ý niệm đầy xác thịt của Helviđiô trở thành không thể có được, vì làm gì có chỗ để diễn ra cảnh ân ái vợ chồng cho hai vị được.

11. Câu trả lời như thế đã đầy đủ đối với điều hắn đưa ra liên quan đến các chữ “trước khi ông bà về chung sống” và “ông không ăn ở với bà cho đến khi bà sinh một con trai”. Giờ đây, để cho câu trả lời của tôi theo đúng thứ tự trong luận chứng của hắn, tôi xin qua điểm ba. Theo hắn thì đức Maria còn sinh nhiều người con khác, vì hắn trích đoạn văn sau đây: “Và Giuse cũng trẩy đi thành Đavid để khai tên cùng với Maria, người đã đính hôn với ông, lúc đó đang có thai. Và xẩy ra là lúc họ đang ở đó, thì bà đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh người con trai đầu lòng của mình” (Lc 2:5-6). Từ câu văn đó hắn diễn dịch rằng hạn từ “con đầu lòng” chỉ được áp dụng cho một người nếu người đó có anh em khác nữa, còn nếu là con một thì phải gọi là con độc nhất.

12. Quan điểm của chúng tôi như sau: người con độc nhất nào cũng là người con đầu lòng, nhưng không phải người con đầu lòng nào cũng là người con độc nhất. Chúng tôi hiểu hạn từ con đầu lòng không những chỉ là người con mà sau đó còn có những người con khác, mà cũng là người con mà trước đó không có người con nào cả. Thiên Chúa đã phán với Aaron như sau: “mọi sự khai trương dạ xác phàm mà người ta hiến dâng cho Chúa, kể cả người lẫn thú vật, đều thuộc về ta: tuy vậy ngươi phải chuộc đứa con đầu lòng của người ta, và đứa con đầu lòng của các thú vật dơ bẩn” (Xh 13:12). Như thế lời Chúa đã xác định rằng đứa con đầu lòng là đứa con khai trương dạ mẹ. Chứ nếu tước hiệu ấy chỉ thuộc về những ai có em, thì làm sao các thày tế lễ có quyền đòi hỏi đứa thứ nhất trước khi những đứa em của nó ra đời, kẻo rất có thể không có lần sinh sau thì nó phải chứng minh nó là đứa con đầu chứ không phải chỉ là đứa con duy nhất. “Còn những con phải được chuộc, ngươi phải chuộc chúng lúc một tháng, theo sự ước lượng của ngươi bằng tiền là 5 shekels, tính bằng đồng shekel của đền thờ (trị giá bằng 20 gerahs). Nhưng những con đầu lòng của bò, của chiên và dê, thì ngươi không cần chuộc; vì chúng là thánh” (Ds 18:16-17). Lời Chúa buộc tôi phải dâng hiến cho Ngài bất cứ con vật nào khai trương lòng dạ mẹ nếu đó là con vật sạch: nếu là con vật dơ, tôi phải chuộc chúng và trao tiền chuộc đó cho các thầy Tế lễ. Có thể tôi sẽ thưa lại như sau: tại sao Ngài lại buộc tôi vào khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ có một tháng? Tại sao Ngài lại nói về đứa con đầu lòng trong khi chính tôi không biết liệu còn có những đứa em của nó sinh ra nữa không? Hãy đợi đến khi đứa thứ hai sinh ra rồi hãy hay. Tôi sẽ không nợ thầy tế lễ chi hết, trước khi đứa thứ hai sinh ra khiến cho đứa thứ nhất tôi có trước đây trở thành đứa con đầu lòng. Há chính những chữ kia đã không lên tiếng chỉ trích và kết án tôi điên rồi hay sao, vì danh hiệu con đầu lòng là cái tước áp dụng cho bất cứ đứa nào khai trương dạ mẹ, chứ không chỉ giới hạn vào những đứa có em? Và rồi hãy lấy trường hợp của Gioan: chúng ta đồng ý ông là con trai duy nhất: nhưng tôi muốn biết liệu ông có phải cũng là con đầu lòng không, và ông có tuyệt đối phục tùng lề luật hay không. Về vấn đề này thì chẳng còn hồ nghi chi nữa. Còn về đấng Cứu Thế, thì Thánh Kinh đã nói như thế này: “Và khi ngày thanh tẩy theo luật Mô-sen của bà đã đến, họ mang hài nhi lên Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa (như đã chép trong Luật rằng mọi trẻ nam đầu lòng đều được gọi là thánh đối với Thiên Chúa) và dâng một lễ hy sinh theo như đã ghi chép trong Luật của Chúa là một cặp chim gáy và hai con bồ câu” (LC 2: 22-24). Nếu luật này chỉ liên hệ đến con đầu lòng, và sẽ không có con đầu lòng nếu không có những đứa con sau, thì không ai bị buộc theo luật con đầu lòng nếu họ chưa biết liệu họ có những đứa con khác hay không. Nhưng bao lâu người không có em trai mà vẫn bị trói buộc vào luật con đầu lòng, thì ta phải kết luận rằng được gọi là con đầu lòng bất cứ ai khai trương dạ mẹ mà trước đó chưa có ai khai trương cả, chứ không phải người sinh (đầu tiên) và sau đó còn nhiều em khác. Trong sách Xuất Hành, Mô-sen viết như sau: “Và qua nửa đêm, Thiên Chúa đánh mọi con đầu lòng trên đất Ai-Cập, từ con đầu lòng của Pharaoh đang trị vì trên ngôi đến con đầu lòng của tên tội đồ đang bị giam trong ngục, và mọi con đầu lòng của thú vật” (Xh 12:29). Hãy cho tôi hay những trẻ bị giết kia có phải chỉ là con đầu lòng hay còn tóm luôn cả con một nữa? Nếu chỉ những trẻ có em mới gọi là con đầu lòng, thì những con duy nhất phải thoát chết mới đúng chứ. Còn nếu thực tế cả những con duy nhất cũng bị sát hại nữa, thì điều ấy đi ngược với án phạt đã được công bố rồi, vì cả con một lẫn con đầu lòng đều bị sát phạt cả. Ngươi phải hoặc là tha những đứa con một, và như thế ngươi quả là kỳ cục, hoặc là cứ để chúng bị sát phạt, thì chúng ta thắng, dù chúng ta không cám ơn ngươi, chỉ là vì con một cũng là con đầu lòng mà thôi.
 
Đức Mẹ trọn đời đồng trinh, cuộc bút chiến của Thánh Giêrôm
Vũ Văn An
00:54 31/05/2008
ĐỨC MẸ TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH,

CUỘC BÚT CHIẾN CỦA THÁNH GIÊRÔM


Cuộc bút chiến của Thánh Giêrôm với Helviđiô về việc Đức Mẹ trọn đời đồng trinh vừa cho thấy tư tưởng thâm thúy của một trong những giáo phụ sáng chói của Giáo Hội vừa cho thấy văn phong bút chiến của một vị thánh, dù là thánh lớn và thuộc thời sơ khai của Giáo Hội, vẫn không kém sắc bén và thú vị như văn phong bút chiến của bất cứ ai khác.

Bài này xuất hiện khỏang năm 383, lúc cả thánh Giêrôm lẫn Helviđiô đều đang có mặt tại Rôma, và Đức Đamasô đang trị vì ngôi giáo hoàng (người ta chỉ còn biết được những gì Helviđiô viết là do Thánh Giêrôm thuật lại trong bài này). Vấn đề tranh luận lúc đó là liệu Thân Mẫu Chúa Giêsu có còn đồng trinh sau khi đã sinh hạ ra Ngài hay không. Helviđiô chủ trương rằng vì Phúc âm nhắc đến “các chị em” và “các anh em” của Chúa nên rõ ràng Đức Mẹ có những người con khác sau khi sinh ra Chúa Giêsu, ông dựa suy luận của mình vào các trước tác của Tertuliô và Victorinô. Hệ luận là đức đồng trinh phải được xếp sau hôn nhân.

Thánh Giêrôm mạnh mẽ đứng về phía đối lập và đưa ra ba mệnh đề chống lại Helviđiô:

1. Thánh Giuse chỉ là chồng Đức Mẹ trên danh nghĩa chứ không phải chồng thật.

2. “Anh em” của Chúa là anh em họ của Ngài, chứ không phải anh em ruột.

3. Bậc đồng trinh tốt hơn bậc vợ chồng.

Mệnh đề đầu được bàn đến trong các số từ 3 đến 8, cố ý nhận định về đoạn Phúc âm Matthêu 1:18-25, nhất là các từ “Trước khi hai ông bà về chung sống” (số 4) và “không ăn ở với bà cho đến khi” (số 5-8). Mệnh đề hai (9-17) đề cập đến các từ “con đầu lòng” (9-10), mà theo Thánh Giêrôm áp dụng cho người con cả của nhiều anh em, nhưng cũng áp dụng cho người con một nữa. Còn “các anh em” là ám chỉ các con của bà Maria, vợ của Cleopas hay Clopas (11-16). Ngài dùng nhiều trước tác của các giáo phụ khác để bênh vực quan điểm của mình (17). Trong khi bênh vực việc Ngài coi trọng đức đồng trinh hơn bậc vợ chồng, Thánh Giêrôm cho rằng không những Đức Mẹ, mà thánh Giuse cũng giữ mình đồng trinh (19), và mặc dù hôn nhân là bậc sống thánh thiện, nhưng đôi khi nó gây trở ngại cho việc cầu nguyện. Đàng khác, giáo huấn của Thánh Kinh vẫn cho rằng bậc đồng trinh và tiết dục đẹp lòng Chúa hơn bậc vợ chồng (21,22).


NHẬP ĐỀ

1. Gần đây, một số anh em yêu cầu tôi lên tiếng đáp lại bài viết của một người tên Helviđiô. Tôi đã hoãn làm việc ấy không phải vì thấy khó việc bênh vực sự thật cũng như bác bỏ tên lỗ mãng ngu dốt mà sở học chỉ có chút chiu ấy, nhưng vì sợ rằng việc tôi lên tiếng có thể làm hắn được người ta coi là đáng để mình đánh bại. Tuy nhiên cân nhắc thêm thì thấy cái tên gây rối ấy, con người duy nhất trên trần đời tự coi mình vừa là giáo sĩ vừa là giáo dân, con người, như đã nói, coi hùng biện chỉ là lắm lời và nói xấu về người khác như là chứng tỏ mình có một lương tâm tốt, rất có thể sẽ còn nói phạm thượng hơn nữa nếu không cho hắn cơ hội tranh luận. Hắn có thể coi mình như đang chễm chệ ngồi trên bệ cao tự tung tự tác quảng bá quan điểm của mình ra khắp bốn phương. Cũng còn một lý do để sợ rằng khi sự thật không được trình bày cho hắn, hắn có thể sẽ tấn công đối phương bằng vũ khí lăng nhục. Nhưng giờ đây tất cả những lý do ngần ngại trên, dù chính đáng, cũng không còn ảnh hưởng trên tôi nữa, vì những gương mù gương xấu đã gây đến cho nhiều anh em vốn đã trở thành những phát ngôn viên điên dại của hắn. Cái rìu của Phúc âm do đó cần được đặt vào gốc thân cây không sinh hoa trái, và cả nó lẫn cành lá không hoa không quả phải được liệng vào lửa, để Helviđiô, người chưa bao giờ học cách phát ngôn, cuối cùng sẽ phải học cách giữ mồm giữ miệng.

2. Tôi khẩn khoản xin Chúa Thánh Thần dùng miệng tôi mà triển khai điều Ngài muốn nói và bênh vực đức đồng trinh của Đấng Diễm Phúc Maria. Tôi cũng khẩn khoản xin Chúa Giêsu gìn giữ cung lòng thánh thiện mà Ngài đã ngự trong mười tháng trường khỏi mọi hoài nghi của giao hợp tính dục. Và tôi cũng van xin Đức Chúa Cha chứng tỏ cho mọi người thấy rằng thân mẫu của Con Một Ngài, đấng đã là mẹ trước khi là cô dâu, mãi mãi còn đồng trinh sau khi sinh con. Chúng tôi không hề có ý muốn bước chân vào lãnh vực hùng biện cũng như chạy đến với những bẫy rập của các nhà luận lý hay các nguyên lý phức tạp của Aristôt. Chúng tôi chỉ xin diễn dịch các ngôn từ trích từ Thánh Kinh. Xin hãy để hắn bị bác bỏ bởi cùng những chứng cớ mà hắn đã dùng chống lại chúng ta, ngõ hầu hắn thấy được rằng hắn có thể đọc điều đã được viết ra nhưng vẫn không hiểu được câu kết luận vững chắc của một đức tin lành mạnh.

Thánh Giuse chỉ là chồng trên danh nghĩa, chứ không phải chồng thật của Đức Maria

3. Phát biểu đầu tiên của hắn như sau: “Matthêu cho hay: Sau đây là gốc tích Chúa Giêsu Kitô. Bà Maria, mẹ Người, đã đính hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. Ông đang tính toán như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần (Mt. 1:18-20). Xin nhớ rằng, chữ dùng ở đây là đính hôn, chứ không phải được trao phó như qúi vị nghĩ, và dĩ nhiên lý do đính hôn là để một ngày kia thành hôn. Và tác giả Phúc âm sẽ không nói trước khi hai ông bà về chung sống, nếu cuối cùng họ không thực sự về chung sống với nhau, vì chẳng ai lại dùng thuật ngữ trước khi anh ta ăn nếu anh ta không sắp sửa ăn. Còn nữa, sứ thần đã gọi bà là vợ và nói về bà như là người kết hiệp nên một với Giuse. Sau đây, xin hãy lắng nghe chính lời Thánh Kinh: Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai” (Mt 1:24-25)

4. Ta hãy lần lượt xét từng điểm một, và cứ đi theo bước chân của tên vô đạo này để chứng minh cho hắn thấy hắn đã tự mâu thuẫn với chính hắn. Hắn nhìn nhận rằng bà mới chỉ đính hôn, nhưng liền một hơi lại nói rằng bà là vợ người đàn ông mà chính hắn đã nhìn nhận là vị hôn phu của bà. Một lần nữa, hắn gọi bà là vợ nhưng rồi lại nói rằng lý do duy nhất bà được đính hôn là để một ngày kia bà thành hôn. Và như sợ rằng ta chưa nghĩ đó là đủ, hắn còn nói: “chữ dùng ở đây là đính hôn, chứ không phải được trao phó, nghĩa là, chưa phải là vợ, chưa kết hiệp nên một qua dây hôn phối”. Nhưng khi hắn tiếp tục thêm rằng “Tác giả Phúc âm sẽ không bao giờ sử dụng những từ ngữ trước khi hai ông bà về chung sống với những người sẽ không về chung sống với nhau hệt như không thể nói trước khi hắn ăn mà thực tế ra hắn lại không ăn”, thì quả tôi không biết nên khóc hay nên cười đây. Liệu có nên kết tội hắn là dốt hay nên kết tội hắn là thiếu suy nghĩ? Hệt như thể, giả thiết người nào đó nói, “trước khi ăn tại bến tầu, tôi dương buồm đi Châu Phi”, lời ông ta nói chỉ có giá trị khi một ngày kia ông ta bó buộc phải ăn tại bến tầu. Nếu tôi nói: “trước khi đi Tây Ban Nha, tông đồ Phaolô bị cùm tù tại Rôma” hoặc (tôi rất muốn nói) “trước khi hối lỗi, Helviđiô bỗng đột ngột qua đời” liệu có phải vì thế mà sau khi được thả, thánh Phaolô phải lập tức đi Tây Ban Nha, hay Helviđiô phải hối lỗi sau khi đã chết không, dù Thánh Kinh có nói: “Trong âm phủ, ai sẽ cảm tạ Ngài?” (Tv 6:6). Đúng hơn, há không phải ta nên hiểu rằng giới từ trước khi, dù vẫn thường chỉ thứ tự trong thời gian, nhưng đôi khi chỉ có ý nói đến thứ tự trong ý nghĩ. Thành thử, nếu có đủ nguyên nhân can thiệp vào khiến chúng không xẩy ra nữa, thì các ý nghĩ của ta đâu có cần thiết phải được thể hiện. Như thế nếu tác giả Phúc âm nói trước khi hai ông bà về chung sống, ngài chỉ muốn nói đến thời gian ngay trước ngày cưới, và cho ta thấy rằng sự việc đã tiến khá xa rồi để người thiếu nữ đính hôn sắp sửa trở thành người vợ. Như thể tác giả muốn nói, trước khi họ ôm hôn nhau, nghĩa là trước khi họ hoàn hợp mối nhân duyên của họ, thì bà bị phát giác là đã có thai. Và người phát giác ra chuyện ấy không ai khác hơn là Giuse, người đã nhìn vào cái bụng đang lớn lên của vị hôn thê với một cái nhìn lo lắng và, lúc ấy, gần như với đặc quyền của một người chồng. Nhưng như trên đã nói, không phải vì vậy mà diễn dịch được là ông sẽ ân ái với Maria sau khi bà đã sinh đứa con kia, vì trước đó, các thèm muốn của ông bị dập tắt vì sự kiện bà đã mang thai. Và mặc dù trong giấc mộng, Giuse được loan báo là “đừng ngại đón bà Maria vợ ông về” và “Khi tỉnh giấc, Ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà”, ta cũng chẳng nên vì thế mà lúng túng, như thể vì được kêu là vợ mà bà hết còn là người đính hôn, vì ai cũng biết rằng trong Thánh Kinh, vốn có thói quen gán cái tước vị ấy cho người đã đính hôn. Chứng cớ sau đây từ Sách Đệ Nhị Luật cho thấy rõ điều đó:”Nếu một người đàn ông gặp một trinh nữ đã đính hôn ở ngoài đồng và cưỡng bức nàng phải ăn nằm với mình, thì anh ta phải chết, vì đã hạ nhục vợ người lân cận mình” (Đnl 22:25). Và ở một đoạn khác, “Nếu là một thiếu nữ còn trinh đã đính hôn với một người chồng, và có người đàn ông gặp nàng nơi phố thị và ăn nằm với nàng; thì các ngươi phải mang cả hai ra khỏi cửa thành mà ném đá chúng cho đến chết; người thiếu nữ vì đã không chịu hô hoán lên khi đang ở nơi phố thị; còn người đàn ông vì đã hạ nhục vợ người lân cận mình: như thế các ngươi sẽ loại được sự dữ xa khỏi các ngươi” (Đnl 22:23-24). Lại nơi khác nữa: “Còn người đàn ông đã đính hôn với vợ nhưng chưa rước nàng về thì sao? Hãy cho anh ta trở về nhà, kẻo anh ta phải chết nơi trận tiền mà người đàn ông khác cướp mất vợ chăng” (Đnl 20:7). Nhưng nếu có ai thắc mắc tại sao Trinh Nữ Maria lại có thai sau khi đã đính hôn hơn là trước khi chưa đính hôn với ai, hay như ngôn ngữ của Thánh Kinh, chưa có chồng, thì tôi xin giải thích như thế này: có ba lý do. Trước nhất, qua gia phả Giuse, mà Maria cũng là người họ hàng, nguồn gốc của Maria cũng được đề cập đến. Thứ hai, nhờ thế bà không bị ném đá như kẻ ngoại tình theo luật Mô-sen. Thứ ba, trong cuộc lánh nạn qua Ai-Cập, bà tìm được nơi nương tựa ủi an, dù chỉ là của người giám hộ chứ không phải của một người chồng. Vì có ai lúc đó lại có thể tin được lời của Trinh Nữ rằng mình thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, và rằng thiên thần Gabriel đã đến và loan báo cho bà ý định của Thiên Chúa? hay trái lại mọi người đều sẽ cho bà là đồ ngoại tình giống như Su-san-na? Vì cho đến tận ngày nay, khi cả thế giới đều đã vâng theo đức tin, mà người Do thái vẫn còn cho rằng khi Isaia nói rằng: “kìa một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai” (Is 7:14) thì ông có ý chỉ một người đàn bà trẻ chứ không phải một người con gái còn trinh, vì chữ ông dùng là ALMAH chứ không phải BETHULAH. Ta sẽ đề cập đến chuyện đó một cách chi tiết sau này. Cuối cùng, ngoại trừ Giuse, Elizabet và chính Maria ra, và có thể một số nhỏ khác ta tin là đã được ba vị này kể cho nghe, ai cũng coi Chúa Giêsu là con của Giuse. Kể cả chính các tác giả Phúc Âm nữa cũng đã theo ý kiến chung của mọi người, một khuôn vàng thước ngọc của bất cứ sử gia nào, mà gọi Giuse là cha Đấng Cứu Thế, như trong đoạn “Được Thần Khí thúc đẩy, ông (Simeon) lên đền thờ. Vào lúc cha mẹ Hài nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người” (Lc 2:27) và nơi khác, “Hằng năm, cha mẹ Chúa Giêsu trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua” (Lc 2:41). Và sau đó, “Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giêsu thì ở lại Giêrusalem, mà cha mẹ chẳng hay biết” (Lc 2:43). Ta cũng nên lưu ý chính Đức Maria, dù đã dùng những lời lẽ sau đây mà thưa chuyện với Thần sứ Gabriel: “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1:34), cũng đã nói như sau để chỉ về Giuse: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2:48). Ở đây, ngôn từ ấy đâu phải ngôn từ của người Do-Thái hay quân nhạo báng đâu, như nhiều người vốn nghĩ. Chính các Phúc âm gia đã gọi Giuse là cha: đức Maria cũng tuyên xưng ông là cha. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở trên, ông Giuse không thực sự là cha của đấng Cứu Thế: ông được mọi người coi là cha của Ngài là để giữ danh thơm tiếng tốt cho Maria, mặc dù trước khi nghe được lời nhắn nhủ của Thần sứ rằng “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần” ông đã định tâm bỏ bà cách kín đáo; như thế chứng tỏ ông đã biết rõ đứa bé trong bụng kia không phải là con mình. Thiết nghĩ ta đã chứng minh đủ tại sao Giuse được gọi là cha của Chúa, và tại sao Maria được gọi là vợ của Giuse, với mục đích đưa ra lời giáo huấn chứ không hẳn để trả lời một đối thủ. Điều này cũng một lúc trả lời cho vấn nạn tại sao một số người được gọi là anh em của Chúa.

5. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bàn riêng đến điểm đó sau này. Bây giờ, chúng tôi xin vội qua vấn đề khác. Đoạn mà ta phải tranh luận bây giờ là: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai.” Ở đây, trước nhất, chẳng cần đối thủ của ta phải dài dòng chứng tỏ rằng hạn từ "biết" có ý ám chỉ việc giao hợp, chứ không phải hành vi nhận thức thuộc tri thức: như thể có ai đó đã phủ nhận việc ấy hay có ai đó đã tưởng tượng ra điều trái nghĩa khiến Helviđiô phải tốn công bài bác. Sau đó, hắn ta giảng giải để ta biết rằng trạng từ “cho đến khi” có ý ám chỉ một thời điểm nhất định và rõ rệt mà theo hắn khi thời điểm ấy hoàn tất, cái biến cố mà trước đó chưa xẩy ra giờ đây phải xẩy ra, như trường hợp của chúng ta “Không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai”. Hắn cho hay, rõ ràng là bà đã được “biết” sau khi sinh con, vì cái “biết” ấy chỉ bị đình hoãn vì việc sinh con mà thôi. Để bênh vực cho quan điểm của mình, hắn chất chồng hết văn bản này đến văn bản khác, múa kiếm múa đao như một hiệp sĩ mù, uốn lưỡi uốn môi ồn ào náo nhiệt, để cuối cùng chẳng đả thương được ai ngoại trừ chính hắn.

6. Chúng tôi xin trả lời vắn tắt như thế này, --Các hạn từ “biết” và “cho đến khi” trong ngôn ngữ của Thánh Kinh có thể có hai nghĩa. Như chữ đầu chẳng hạn, tuy hắn dẫn giải để ta thấy phải hiểu như nó ám chỉ việc giao hợp tính dục, tuy nhiên không ai chối cãi nó cũng thường được dùng để chỉ nghĩa hiểu biết nữa, như trong câu “con trẻ Giêsu còn nấn ná ở lại Giêrusalem; mà cha mẹ ngài không biết”. Bây giờ, ta hãy chứng tỏ rằng cũng như trường hợp vừa rồi, việc hắn sử dụng hạn từ “cho đến khi” cũng sẽ bị bác bỏ hoàn toàn bằng chính thế giá của Thánh Kinh, là chữ thường được hiểu chỉ về một thời điểm nhất định (chính hắn ta bảo vậy), nhưng đôi khi cũng không chỉ thời điểm nhất định nào, tỷ dụ khi Chúa dùng miệng tiên tri mà phán với một số người: “ta là đấng ấy cho đến khi chúng già” Liệu có phải vì thế mà Ngài hết là Chúa khi họ đã già đâu? Còn Chúa Cứu Thế thì phán với các Tông đồ trong Phúc âm: “Này thầy ở với chúng con luôn mãi, cho đến ngày tận thế”(Mt 28:20). Liệu có phải như thế là Chúa sẽ quên các Tông đồ sau khi thế đã tận không, và cứ mỗi khi ngồi trên 12 ngôi để phán xử 12 chi họ Israel, các vị không còn có Chúa bên cạnh nữa hay sao? Lại nữa, khi Tông đồ Phaolô viết cho tín hữu Côrintô rằng “Mở đường là Chúa Kitô, rồi khi Chúa Kitô quang lâm, thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha. Thật vậy, Chúa Kitô phải nắm vững vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người” (1Cor 15:23-25). Dù đoạn văn này có ý nói đến bản tính nhân loại của Chúa, ta cũng không thể chối cãi là chúng có ý đề cập đến việc Ngài chịu chết trên Thánh giá để sau đó được ngồi bên tay phải (Thiên Chúa). Nhưng Thánh Phaolô có ý chỉ gì khi nói “cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người”? Có phải Chúa chỉ trị vì cho đến lúc mọi kẻ thù đã ở dưới chân Người rồi hay không, nên khi chúng vừa ở dưới chân Người thì Người hết trị vì? Không phải thế đâu, trái lại, triều đại Người sẽ viên mãn khi mọi kẻ thù đều đã phục dưới chân Người. Cũng thế, Đavit, trong Ca khúc Lên Đền thứ tư, đã nói như sau: “Này đây, như đôi mắt bày tôi ngước nhìn tay chủ thế nào, như đôi mắt nữ tỳ ngước nhìn lên tay nữ chủ ra sao, mắt chúng con cũng ngước nhìn lên Chúa, Chúa chúng con, như vậy, cho đến khi Ngài tỏ lòng từ bi trên chúng con” (Tv 123:2). Có phải như thế là tiên tri nhà ta chỉ nhìn lên Chúa cho đến khi nhận được lòng từ bi của Ngài, và khi đã nhận được lòng từ bi của Ngài rồi, thì bèn quay nhìn xuống đất chăng? dù ở một nơi khác, ông có nói: “mắt con không nhìn thấy ơn Ngài cứu độ, và lời công chính của Ngài” (Tv 119:123). Còn muôn vàn những thí dụ như thế để có thể kể ra đây ngõ hầu phủ dập cái thói lắm lời của kẻ tấn công ta; tuy nhiên tôi chỉ xin thêm một vài đoạn nữa, ngoài ra xin để độc giả tự tìm ra những câu tương tự.

7. Lời Chúa trong sách Sáng Thế: “Và họ trao cho Gia-cóp nhiều thần ngoại giáo mà họ có trong tay, và nhiều chiếc nhẫn họ đang đeo trên tai; và Gia-cóp dấu chúng xuống cây sồi gần Sechem, rồi mất chúng cho đến ngày nay” (St 35:4). Cũng thế cuối sách Đệ Nhị Luật, ta đọc “Thế là Mô-sen, tôi tớ Chúa, qua đời tại đó trong đất Mô-áp, theo như lời của Chúa. Và họ chôn ông tại thung lũng trong đất Mô-áp ngó qua Beth-pear: nhưng không ai biết mộ phần ông cho đến ngày nay” (Đnl 34:5-6). Chắc chắn ta phải hiểu chữ ngày nay là thời điểm lúc soạn ra câu truyện, bất luận bạn cho chính Mô-sen là tác giả của Ngũ Kinh hay Ezra đã nhuận sắc lại. Cả hai trường hợp, tôi đều không phản đối. Bây giờ vấn đề là các chữ “cho đến ngày nay” ám chỉ hoặc lúc công bố hoặc lúc soạn thảo sách, và nếu thế, thì hãy để hắn chứng minh rằng giờ đây sau bao năm tháng từ cái ngày ấy, các thần ngoại giáo dấu dưới cây sồi kia đã được tìm ra hay mộ phần Mô-sen đã được tìm thấy lại; vì hắn cứ nằng nặc cho rằng điều chưa xẩy ra bao lâu cái thời điểm do chữ “cho đến khi” ấn định chưa xẩy tới, sẽ bắt đầu hiện hữu khi thời điểm ấy xuất hiện. Hắn nên chú ý đến các thành ngữ của Thánh Kinh, và nên hiểu như chúng ta, (chính ở đây hắn bị sa lầy), rằng có những sự việc người ngoài thấy tối nghĩa nếu không được nói rõ ra nhưng lại được những người quen biết hiểu một cách rành mạch, trong khi đó có những sự vật khác ta phải sử dụng đến trí thông minh mới hiểu ra. Vì nếu, khi sự việc còn mới mẻ trong kí ức và đối với những người còn sống đã được thấy Mô-sen, mà mộ phần ông còn không ai hay, thì cả hàng bao năm tháng sau, người ta lại càng không hay biết gì hơn đến mộ phần ấy nữa. Cũng phải giải thích như thế về những điều ta được kể về Giuse. Phúc âm gia vạch cho ta thấy một hoàn cảnh có thể dẫn đến gương mù gương xấu, tức là đức Maria không ăn nằm với chồng cho đến ngày sinh con, và tường thuật như thế để ta thêm chắc chắn hơn rằng bà, người mà Giuse đã kiêng cữ khi còn có chỗ để hoài nghi ý nghĩa của giấc mộng, cũng không ăn nằm với chồng sau khi đã sinh con.

8. Tóm lại, điều tôi muốn biết là tại sao Giuse lại kiêng cữ cho đến ngày bà sinh con? Đương nhiên Helviđiô sẽ đáp ngay là vì ông được thần sứ cho hay “vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần”. Nhưng nên nhớ sau đó ông cũng nghe Thần sứ nói: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về”. Lý do khiến ông bị cấm không được bỏ vợ là để ông đừng nghĩ rằng bà là kẻ ngoại tình. Như thế có đúng là ông bị cấm không được ân ái với vợ không? Há việc ông bị cảnh cáo không được lìa xa vợ đã không hiển nhiên đó sao? Và theo hắn ta, liệu một người công chính có dám nghĩ đến việc đụng đến bà, khi đã biết rằng người con trong bụng bà chính là Con Thiên Chúa không? Tuyệt! Như vậy ta phải tin rằng cũng cái người đàn ông đã từng tin vào giấc mộng như thế hẳn sau đó càng không dám đụng đến vợ khi được các mục đồng kể cho nghe rằng các thần sứ của Chúa đã từ trời xuống báo tin cho họ: “Đừng sợ, này ta mang tới cho các ngươi một tin vui lớn cho toàn dân, vì hôm nay tại thành Đavit, đấng Cứu Thế, tức đấng Kitô của Chúa, đã được sinh ra cho các ngươi” (Lc 2: 10-11); khi mà các thiên thần đã cùng ông đồng thanh ca hát rằng: “Vinh danh Chúa cả trên trời, bình an dưới thế cho người lòng ngay” (Lc 2:14); và khi ông đã thấy Simêon ẵm hài nhi mà thốt lên: “Lạy Chúa, giờ đây xin để tôi tớ Chúa ra đi trong an bình như lời Người đã hứa vì mắt tôi tớ Chúa đã nhìn thấy ơn cứu độ của Người” (Lc 2:29); sau đó ông còn thấy nữ tiên tri Anna, Ba Nhà Đạo sĩ, Ngôi sao, Hêrôđ, các thiên thần; Helviđiô, tôi dám nói thế, cứ khăng khăng thuyết phục ta phải tin rằng Giuse, dù đã quen thuộc với những dấu lạ điềm thiêng kia, vẫn cứ dám đụng tới đền thờ của Thiên Chúa, nơi ngụ cư của Chúa Thánh Thần, là chính Mẹ của Thiên Chúa ông ta? Maria, trong mọi biến cố, luôn “giữ mọi điều nghe thấy trong tâm hồn” (Lc 2:51). Ngươi không thể trâng tráo mà cho rằng Giuse không biết gì đến những điều ấy, vì Luca cho hay “Cha Người và Mẹ Người hết sức lạ lùng về những điều người ta nói về Người” (Lc 2:23). Thế nhưng ngươi vẫn trâng tráo cho rằng các bản Hy-Lạp bị sai lạc, mặc dù hầu như mọi nhà trước tác Hy-Lạp đều đề cập đến việc ấy với chúng ta trong các bản viết của họ, và không phải chỉ có thế mà thôi, mà một số văn sĩ La-Tinh cũng có những lời như thế theo cùng một cách như vậy. Giờ đây, ta cũng chẳng cần phải sét đến những dị biệt của các bản chép làm chi nữa, vì trọn bộ Cựu và Tân Ước kể từ ngày ấy đã được dịch sang La-Tinh, và ta có thể tin rằng nước giếng trong hơn nước trên nguồn.

“Anh em” của Chúa là anh em họ của Ngài, chứ không phải anh em ruột.

9. Helviđiô sẽ trả lời, “điều anh nói, theo thiển ý, chỉ là chuyện tầm phào. Các luận chứng của anh chỉ làm mất thì giờ, vì cuộc bàn luận của anh chỉ cho thấy cái tài uyên bác chứ đâu phải là sự thật. Tại sao Thánh Kinh không nói, như đã nói về Thamar và Judah, ‘Anh ta rước vợ về, và không biết nàng nữa’ (St 38:26)? Phải chăng Matthêu không tìm được lời để diễn cái ý của mình? mà lại viết “Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai”. Như thế rõ ràng là ông ăn ở với bà sau khi bà sinh con, người mà ông kiêng cữ không ăn nằm với cho đến khi bà sinh con.

10. Nếu ngươi tranh cãi kiểu đó, thì tư tưởng ngươi đã thành ông chúa của ngươi rồi đấy. Ngươi không được để bất cứ khoảng thời gian nào chen vào giữa lúc sinh và lúc giao hợp. Ngươi không được nói, “Khi một người đàn bà có thai và sinh, thì sẽ ra ô uế trong vòng bẩy ngày, nó sẽ ra ô uế như những ngày bị khó ở vì kinh nguyệt. Đến ngày thứ tám, đứa trẻ sẽ được cắt bì nơi da qui đầu. Rồi người đàn bà phải đợi ba mươi ba ngày cho máu được thanh tẩy; nó không được đụng đến vật thánh nào” (Lv 12:2-4) v.v... Vì trong trình bày của ngươi, Giuse phải lập tức lại gần bà và do đó chịu lời quở mắng của Giêrêmia, “chúng là những con ngựa động cỡn và bất kham: đứa nào cũng hú hí với vợ hàng xóm” (Gr 5:8). Chứ nếu không làm sao câu văn kia đúng được “Ông không ăn ở với bà cho đến khi bà sinh một con trai”? nếu phải đợi cho đến khi hết kỳ thanh tẩy, các thèm muốn phải chịu kìm hãm trong bốn mươi ngày dài đằng đẵng? Người mẹ như thế sẽ không được thanh tẩy khỏi cái dơ bẩn của giường đẻ, và đứa con khóc như di phải trao cho vú nuôi trông coi, để cho ông chồng vồ lấy người vợ đang mệt nhoài của mình. Như thế, cuộc hôn nhân mới thực sự bắt đầu để Phúc âm gia khỏi bị tố cáo là giả tạo chứ. Nhưng Thiên Chúa đâu chịu để ta có cơ hội suy nghĩ như thế về Mẹ đấng Cứu Thế và về một người đàn ông công chính như vậy. Đâu có vú nuôi giúp lúc sinh; làm gì có người đàn bà nào lăng xăng can thiệp. Bà phải tự tay quấn tã cho con, vừa làm mẹ vừa phải làm bà đỡ, và “đặt con vào máng cỏ, vì không có phòng cho họ tại quán trọ” (Lc 2:7), một câu văn một mặt đã đánh đổ tính mê dại của các trình thuật ngụy thư, vì chính đức Maria đã phải tự tay quấn tã cho con, và mặt khác đã làm cho ý niệm đầy xác thịt của Helviđiô trở thành không thể có được, vì làm gì có chỗ để diễn ra cảnh ân ái vợ chồng cho hai vị được.

11. Câu trả lời như thế đã đầy đủ đối với điều hắn đưa ra liên quan đến các chữ “trước khi ông bà về chung sống” và “ông không ăn ở với bà cho đến khi bà sinh một con trai”. Giờ đây, để cho câu trả lời của tôi theo đúng thứ tự trong luận chứng của hắn, tôi xin qua điểm ba. Theo hắn thì đức Maria còn sinh nhiều người con khác, vì hắn trích đoạn văn sau đây: “Và Giuse cũng trẩy đi thành Đavid để khai tên cùng với Maria, người đã đính hôn với ông, lúc đó đang có thai. Và xẩy ra là lúc họ đang ở đó, thì bà đến kỳ mãn nguyệt khai hoa, và bà đã hạ sinh người con trai đầu lòng của mình” (Lc 2:5-6). Từ câu văn đó hắn diễn dịch rằng hạn từ “con đầu lòng” chỉ được áp dụng cho một người nếu người đó có anh em khác nữa, còn nếu là con một thì phải gọi là con độc nhất.

12. Quan điểm của chúng tôi như sau: người con độc nhất nào cũng là người con đầu lòng, nhưng không phải người con đầu lòng nào cũng là người con độc nhất. Chúng tôi hiểu hạn từ con đầu lòng không những chỉ là người con mà sau đó còn có những người con khác, mà cũng là người con mà trước đó không có người con nào cả. Thiên Chúa đã phán với Aaron như sau: “mọi sự khai trương dạ xác phàm mà người ta hiến dâng cho Chúa, kể cả người lẫn thú vật, đều thuộc về ta: tuy vậy ngươi phải chuộc đứa con đầu lòng của người ta, và đứa con đầu lòng của các thú vật dơ bẩn” (Xh 13:12). Như thế lời Chúa đã xác định rằng đứa con đầu lòng là đứa con khai trương dạ mẹ. Chứ nếu tước hiệu ấy chỉ thuộc về những ai có em, thì làm sao các thày tế lễ có quyền đòi hỏi đứa thứ nhất trước khi những đứa em của nó ra đời, kẻo rất có thể không có lần sinh sau thì nó phải chứng minh nó là đứa con đầu chứ không phải chỉ là đứa con duy nhất. “Còn những con phải được chuộc, ngươi phải chuộc chúng lúc một tháng, theo sự ước lượng của ngươi bằng tiền là 5 shekels, tính bằng đồng shekel của đền thờ (trị giá bằng 20 gerahs). Nhưng những con đầu lòng của bò, của chiên và dê, thì ngươi không cần chuộc; vì chúng là thánh” (Ds 18:16-17). Lời Chúa buộc tôi phải dâng hiến cho Ngài bất cứ con vật nào khai trương lòng dạ mẹ nếu đó là con vật sạch: nếu là con vật dơ, tôi phải chuộc chúng và trao tiền chuộc đó cho các thầy Tế lễ. Có thể tôi sẽ thưa lại như sau: tại sao Ngài lại buộc tôi vào khoảng thời gian ngắn ngủi chỉ có một tháng? Tại sao Ngài lại nói về đứa con đầu lòng trong khi chính tôi không biết liệu còn có những đứa em của nó sinh ra nữa không? Hãy đợi đến khi đứa thứ hai sinh ra rồi hãy hay. Tôi sẽ không nợ thầy tế lễ chi hết, trước khi đứa thứ hai sinh ra khiến cho đứa thứ nhất tôi có trước đây trở thành đứa con đầu lòng. Há chính những chữ kia đã không lên tiếng chỉ trích và kết án tôi điên rồi hay sao, vì danh hiệu con đầu lòng là cái tước áp dụng cho bất cứ đứa nào khai trương dạ mẹ, chứ không chỉ giới hạn vào những đứa có em? Và rồi hãy lấy trường hợp của Gioan: chúng ta đồng ý ông là con trai duy nhất: nhưng tôi muốn biết liệu ông có phải cũng là con đầu lòng không, và ông có tuyệt đối phục tùng lề luật hay không. Về vấn đề này thì chẳng còn hồ nghi chi nữa. Còn về đấng Cứu Thế, thì Thánh Kinh đã nói như thế này: “Và khi ngày thanh tẩy theo luật Mô-sen của bà đã đến, họ mang hài nhi lên Giêrusalem để dâng cho Thiên Chúa (như đã chép trong Luật rằng mọi trẻ nam đầu lòng đều được gọi là thánh đối với Thiên Chúa) và dâng một lễ hy sinh theo như đã ghi chép trong Luật của Chúa là một cặp chim gáy và hai con bồ câu” (LC 2: 22-24). Nếu luật này chỉ liên hệ đến con đầu lòng, và sẽ không có con đầu lòng nếu không có những đứa con sau, thì không ai bị buộc theo luật con đầu lòng nếu họ chưa biết liệu họ có những đứa con khác hay không. Nhưng bao lâu người không có em trai mà vẫn bị trói buộc vào luật con đầu lòng, thì ta phải kết luận rằng được gọi là con đầu lòng bất cứ ai khai trương dạ mẹ mà trước đó chưa có ai khai trương cả, chứ không phải người sinh (đầu tiên) và sau đó còn nhiều em khác. Trong sách Xuất Hành, Mô-sen viết như sau: “Và qua nửa đêm, Thiên Chúa đánh mọi con đầu lòng trên đất Ai-Cập, từ con đầu lòng của Pharaoh đang trị vì trên ngôi đến con đầu lòng của tên tội đồ đang bị giam trong ngục, và mọi con đầu lòng của thú vật” (Xh 12:29). Hãy cho tôi hay những trẻ bị giết kia có phải chỉ là con đầu lòng hay còn tóm luôn cả con một nữa? Nếu chỉ những trẻ có em mới gọi là con đầu lòng, thì những con duy nhất phải thoát chết mới đúng chứ. Còn nếu thực tế cả những con duy nhất cũng bị sát hại nữa, thì điều ấy đi ngược với án phạt đã được công bố rồi, vì cả con một lẫn con đầu lòng đều bị sát phạt cả. Ngươi phải hoặc là tha những đứa con một, và như thế ngươi quả là kỳ cục, hoặc là cứ để chúng bị sát phạt, thì chúng ta thắng, dù chúng ta không cám ơn ngươi, chỉ là vì con một cũng là con đầu lòng mà thôi.
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
02:02 31/05/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (34)

331. Vâng lời làm cho nước lã biến thành rượu ngon

Nhờ Đức Mẹ can thiệp vào việc hết rượu tại tiệc cưới Cana, gia đình tân hôn nầy, vì vâng lời, nên hôm đó đã được cứu vãn danh dự một cách lạ lùng: không còn rượu để tiếp tục thiết tiệc, nhưng nhiều lu nước lã nằm nơi xó vắng bỗng trở thành rượu ngon được đặt trên bàn tiệc.

332. Vâng lời một cách siêu nhiên là vâng lời vì Chúa

Khi vâng lời một cách siêu nhiên, vâng lời vì Chúa, chúng ta vâng lời một cách hết sức tử tế (dẫu thấy mình không được lợi lộc gì trong khi vâng lời, dẫu biết rằng không ai thấy, không ai kiểm soát), một cách hết sức tích cực (hiểu được ý của bề trên để vâng lời cho đúng), một cách hết sức cao thượng (dẫu thấy trong bề trên có một vài lỗi lầm, khuyết điểm, và có thể, ngay cả tính xấu).

333. Vâng lời vì lòng yêu mến Chúa

Vì lòng yêu mến Chúa, chúng ta vâng lời một cách vui vẻ, không chút càu nhàu, không phản đối lại hoặc không làm cho rắc rối thêm.

Lòng yêu mến Chúa làm cho sự vâng lời của chúng ta ra nhẹ nhàng, thoải mái. Và trong khi vâng lời như vậy, chúng ta được bằng an trong tâm hồn vì biết hoàn toàn phó thác cho sự quan phòng kỳ diệu của Chúa.

334. Khi có đức vâng lời, chúng ta mới có các nhân đức khác

Đó là nhận xét của thánh Augustino: “Nơi đâu có đức vâng lời ngự trị, nơi đó không thể vắng mặt một nhân đức nào.”

335. Khi ta vâng lời, ta sống đời tử vì đạo mà không đổ máu.

Một nhà tu đức kia quả quyết: “Kẻ nào vui vẻ chịu đựng ách nặng nề của đức vâng lời, kẻ đó là một vị tử vì đạo mà không đổ máu.”

336. Khi thấy chúng ta vâng lời vì Chúa, Chúa ban cho chúng ta đầy tràn công nghiệp

Đó là ý nghĩa của câu đạo đức được gởi đến cho các tu sĩ công giáo: “Lượm một cọng rơm dưới đất vì vâng lời, thì có công nghiệp hơn là theo ý riêng mình mà giảng dạy, ăn chay, giữ luật và cầu nguyện lâu giờ.”

337. Việc nào được làm vì vâng lời, việc đó mới đẹp lòng Chúa.

Chúng ta hãy nghe thánh Phanxicô Xalêxiô nói lên điều nầy: “Một việc nhỏ nhất mà ta làm vì đức vâng lời, thì đẹp lòng Chúa lắm. Các con ăn vì vâng lời, sự ăn đó đẹp lòng Chúa hơn những sự ăn chay của các vị tu rừng nếu họ ăn chay không phải vì vâng lời. Các con đi nghỉ vì vâng lời, sự nghỉ ngơi của các con có giá trị hơn và đẹp lòng Chúa hơn là việc làm theo ý mình.”

338. Thái độ của người công giáo trước các giá trị vật chất và tinh thần trên đời nầy

Các giá trị vật chất và tinh thần trên đời nầy là những tặng vật Chúa ban cho chúng ta hưởng dùng để phụng sự Chúa, là con đường dẫn đưa chúng ta đến với Chúa là nguồn hạnh phúc, là kẻ cộng tác giúp chúng ta đi lên đến Chúa.

Nhưng chúng ta phải luôn luôn biết canh chừng. Khi tặng vật kia, khi con đuờng nọ, khi kẻ cộng tác ấy dẫn chúng ta xa Chúa, xúi giục chúng ta chống lại Chúa, làm mê hoặc chúng ta bỏ Chúa, chúng ta phải thực thi ngay Lời Chúa: “Chặt tay và móc mắt đi nếu phải cần như vậy để cho được sống”, “Không được làm tôi hai chủ, không được vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền bạc.”

339. Tình yêu cứu chuộc của người công giáo

Dưới lá cờ Thánh Giá, người công giáo được Chúa Giêsu thúc đẩy dấn thân vào cuộc đời để cứu rỗi nhân loại.

Chúa Giêsu Cứu Thế luôn hành động trong chính thâm tâm của mọi người và trong chính tận cùng của mọi vật để thánh hoá, hiệp nhất và để dâng hiến tất cả lên cho Thiên Chúa Cha.

Người công giáo luôn hợp tác với Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc cao cả nầy.

Với tình yêu cứu chuộc nầy, một ngày kia, nhờ Chúa Giêsu, với Chúa Giêsu, trong Chúa Giêsu, người công giáo chúng ta sẽ thấy một trời mới, một đất mới, một thân xác mới, một tinh thần mới, cho mình, cho mỗi người và cho mọi người.

340. Đặc sản thiên đường

Lấy toàn thể 12 tháng, đem rửa sạch những mùi cay đắng, ghen tỵ, thù oán, rồi để cho ráo nước.

Tuần tự cắt mỗi tháng ra 28, 29, 30 hay 31 phần nhỏ.

Sửa soạn mỗi ngày một lần, chứ đùng làm hết một lần.

Cách làm như thế nầy: trước hết, trộn mỗi ngày với một chút đức tin, một chút kiên nhẫn, một chút can đảm, một chút cố gắng; tiếp theo, thêm vào một chút hy vọng, một chút trung thành, một chút quảng đại; rồi tiếp, đem xay nhỏ tất cả với lời cầu nguyện và mười giới răn; sau đó, đem ướp với các gia vị lạc quan, tự tin và hài hước; rồi sau nữa, đổ tất cả vào nồi yêu thương, rồi nấu kỹ với lửa vui mừng; cuối cùng, múc ra ăn với nụ cười và lòng vị tha.

Đây là đặc sản thiên đường, ngon hơn tất cả các món ăn khác. (x. Gia đình Tập viện Fiat)
 
Giải đáp phụng vụ: Cầu nguyện cho những người qua đời.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:06 31/05/2008
Nói thêm về việc đội triều thiên Tháng 5 Kính Đức Mẹ

ROME (Zenit,org).- Giải đáp của Cha Đạo Binh Chúa Kitô, cha Edward McNamara, giáo sư Phụng Vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Bản văn của Uy Ban Quốc tế bằng tiếng Anh trong Phụng Vụ (ICEL.) về kinh Chìều Thứ Tư Tuần 3 (tức bản dịch tiếng Anh được sử dụng tại Hoa Kỳ) có lời cầu sau đây: “Xin Chúa thương xót những tín hữu đã qua đời--xin giữ họ khỏi quyền lực Quỷ Dữ.” Có người hỏi: Quĩ Dữ có quyến lực gì trên những kẻ đã qua đời? Con đã không có một câu trả lời thoả mãn. Con tưởng đó là một vấn đề dịch thuật nghèo nàn, nhưng con tra cứu bản văn trong Thẩn Vụ, Các Giờ Kinh Phụng vụ, theo Nghi Thức Roma, và gặp được bản văn sau đây: “Miericordiam tuam fratribus nostris concede defunctis/-- neque in potestatem maligni spiritus tradas es.” (Xin Chúa thương xót anh em tín hữu chúng con đã qua đời/và không trao nộp họ trong quyền hành thần dữ.” Bởi vì do huấn giáo của Giáo Hội về sự phán xét riêng—và vì kinh nguyện xem ra nói về những kẻ đã ra đi, không phải là đang hấp hối—Con bị lùng túng khi giải thích ý nghĩa của lời cầu—D.S., Lincoln. Nebraska

Những lời cầu này đã được sáng tác rất mau trong những năm 1960. Mặc dầu những lời cầu đó có trong các sách phụng vụ, bản chất những lời cầu đó với tư cách lời cầu cho thấy những lời cầu đó đúng hơn là một nguồn yếu kém về phương diện giáo lý. Do đó rất có thể một số thành ngữ không thích hợp có thể đã len lõi qua những lần xét duyệt bản văn

Lại nữa, bởi vì những qui tắc phụng vụ cho phép các hội đồng giám mục được quyền hành rộng rải trong việc sáng tác những lời cầu mới cho Phụng Vụ các Giờ Kinh, không phải tất cả các bản dịch sẽ trình bày sự khó khăn do độc giả chúng ta đề cao. Trên thực tế, bản phụng vụ các giờ kinh được sử dụng trong hầu hết các xứ nói tiếng Anh chứa đựng một bản văn hoàn toàn khác đối với ngày đang được cân nhắc..

Như đã nói, đang khi bản văn đang tranh cãi có thể đưa tới những giải thích sai, tôi thiết nghĩ phải theo một sự giải thích chính thống hoàn toàn.

Nếu chúng ta lấy phần hai lời cầu như là một lời tuyên bố rõ rệt, chúng ta vấp phải một vấn đề bởi vì, như độc giả chúng ta nói, những kẻ đã ra đi chịu ngay một sự phán xét riêng, sau đó Quĩ Dữ không có quuyền hành nào trên những kẻ đã đi vào hoặc thiên đàng hay luyện ngục.

Tuy nhiên, hai phần lời cầu phải được xem như một lời cầu nguyên vẹn. Và, trên thực tế, một trong những hình thức công bố lời cầu này là cho linh mục đọc trọn kinh, còn dân chúng thưa câu trả lời chung như được làm trong những kinh cầu giáo dân trong Thánh Lễ.

Trong trường hợp này, câu “Xin giữ họ khỏi quyền hành Quỉ Dữ” được liên kết thân mật với câu xin “Xin thương xót’ thưa lên Chúa.

Như vậy chúng ta xin cho lòng thương xót của Chúa được bày tỏ trong việc không để những kẻ đã chết rơi vào quyền hành của Quỉ Dữ. Như vậy, kinh cầu hầu như qui chiếu tới lúc phán xét như là nơi gặp gỡ mà lòng thương xót này và sự ngăn cản quyền thống trị của Satan được thi hành.

Bằng cách này sự câu xin không chủ yếu khác biệt với nhiều kinh khác của Giáo Hội cầu cho những kẻ đã qua đời, trong những kinh đó lòng thương xót của Chúa được kêu xin cho các linh hồn những kẻ quá cố. Sự phán xét riêng xảy ra liền sau khi chết không bao giờ ngăn cản Giáo Hội khuyên cầu nguyện cho người chết.

Thiên Chúa không bị hạn chế bởi những phạm trù thời gian và không gian chúng ta, và cả khi chúng ta cầu nguyện cho những kẻ qua đời đã lâu hay là cầu nguyện cách chung chung cho những người chết, chúng ta biết Thiên Chúa sẽ sử dụng sự cầu nguyện cho lợi ích lơn hơn.

* * *

Tiếp theo: Những sự đội triều thiên cho Đức Mẹ Maria trong tháng 5

Liên hệ với những giải thích của chúng tôi về những việc đội triều thiên tháng 5, một độc giả từ tiểu bang Washington hỏi:

“Liên hệ với việc đội triều thiên cho Đức Mẹ Maria trong tháng 5, đây có phải là một cái gì được bao hàm bình thường trong Thánh Lễ? Con hỏi điều này bởi vì truyền thông lâu đời ở đây trong nhà thờ chánh toà chúng con là Mẹ Chí Thánh được đội triều thiên bên trong nhà thờ hoặc trong hoặc sau Thánh Lễ và trong một ngày riêng biệt khác với Ngày Mother’s Day (ngày của mẹ). Năm ngoái vi tân linh mục dời tất cả vào trong Ngày của Mẹ (Mother’s Day) là một ngày lễ đời.

“Bình thường điều này không xem ra quan trọng lắm, nhưng tất cả những ngày nghỉ lễ hay các mùa được chuyển đổi để cử hành các mùa, điều mả tôi được cho biết là một truyền thống ngoại đạo. Mùa Vọng bây giờ trở thành ‘Lễ Hội Gặt Hái,’ Mùa Chay bây giờ trở nên ‘Phép Lạ mùa Xuân.’ Lễ Phục Sinh bây giờ là ‘Ngày Phục Ssinh Hạnh Phúc,’ và v.v. Và xem ra bây giờ Mẹ Thánh chúng ta từ từ được dời ra ngoài Nhà Thờ.”

Như đã nói trong cột báo trước, không có nghi thức chính thức nào cho việc đổi triều thiên trong tháng 5.

Không giống như việc đội triều thiên long trọng của một ảnh tượng do giám mục. Điều không đúng theo phung vụ nếu thi hành sự sùng kính bình dân đội triều thiên tháng 5 trong Thánh Lễ. Tuy nhiên, có thể thi hành điều này ngay khi trước hay sau Thánh Lễ.

Không gì có thể ngăn cản việc đội triều thiên tháng 5 cho một tượng ảnh Đức Mẹ thực thi bên trong một nhà thờ nếu đó là thói quen. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thực tế hơn, nếu đội triều thiến cho một tượng bên ngoài nhà thờ,

Từ điều đọc giả chúng tôi giải thích, tôi ước đoán vị tân linh mục đã hành động do lòng ngay từ những quan tâm thực tế và mục vụ. Sau tất cả, ngài đã dời chớ không hủy, việc thực thi sự đội triều thiên trong thánh 5.

Điều hoàn toàn có thể là cách sắp xếp mới cho phép một sự cung kính tự nguyện và lễ hội đối với Đức Mẹ còn hơn trong nhà thờ.

Đang khi mọi người xót xa về sự tục hoá các ngày lễ Kitô hữu, tôi tưởng việc chọn ngày của Mẹ không phải là không hợp. Rốt cuộc, Đức Maria là mẹ Chí Thánh của chúng ta và hành động này là một cách lấy tình con thảo cung kính Mẹ vừa là mẹ chúng ta vừa là nữ vương chúng ta.

Có lẽ linh mục bị ảnh hưởng bởi sự thực hành trong những xứ châu Mỹ latinh cử hành Ngày của Mẹ trong ngày 10 tháng 5. Thường trong những quốc gia này có tổ chức những sự sùng kính đặc biệt Đức Maria trong ngày này.

Chắc chắn một tân mục tử sẽ luôn luôn cử động cách ngoan với sự bàn hỏi trước khi thay đổi những tập quán lâu đời trong giáo xứ. Tuy nhiên, rốt cuộc ngài phải quyết định về điều ngài tin là vì sự quan tâm hơn hết cho lợi ích các linh hồn được phó thác cho ngài.
 
Hai Thân Mình của Chúa Kitô
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:32 31/05/2008
Giải Thích Tin Mừng về Mình Chúa Kitô

ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô 25/5. Trong bài đọc thứ hai Thánh Phaolô trình bày Thánh Thể như là một mầu nhiệm hiệp thông: “Thưa anh chị em, khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào máu Đức Kitô sao? Và khi ta cùng bẻ Bánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?

Sự hiệp thông có nghĩa là sự trao đổi, chia sẻ. Bây giờ, đây là luật căn bản của sự chia sẻ: cái gì của tôi là của bạn và điều gì của bạn là của tôi. Chúng ta hãy áp dụng luật này cho sự hiệp thông Thánh Thể. Làm vậy chúng ta sẽ thấy sự cao cả của sự hiệp thông đó.

Tôi có gì thật sự là “của tôi”? Sự khốn khổ, sự tội: Duy sự này thuộc về tôi mà thôi. Chúa Giêsu có gì là “của Người” nếu không phải sự thánh thiện, sự trọn lành gòm tất cả các nhân đức? Như vậy, sự hiệp thông trên thực tế là tôi cho Chúa Giêsu tội lỗi và sự nghèo nàn của tôi, và Người ban cho tôi sự thánh thiện. Trong việc này, “admirabile commercium,” hay là “sự trao đổi diệu kỳ,” như phụng vụ định nghĩa, được thực hiện.

Chúng ta biết có những loại hiệp thông khác biệt. Một kiểu hiệp thông rất thân mật là giữa chúng ta và thức ăn chúng ta ăn—nó trở nên thịt của thịt tôi và xương của xương tôi. Tôi đã nghe những bà mẹ nói với con mình khi các bà ôm chặt và hôn con: “Mẹ thương con đến nổi có thể nuốt lấy con!”

Điều thật là thức ăn không phải là một con người sống động và có trí khôn hầu chúng ta có thể chia sẻ những tư tưởng và tình yêu, nhưng ta giả sử có lúc thức ăn là sống động và có trí khôn: Chúng ta không có sự hiệp thông hoàn toàn trong trường hợp này sao? Nhưng điều này chính xác xảy ra trong sự hiệp thông Thánh Thể. Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. […] Thịt Tôi thật là của ăn. […] Ai ăn thịt Tôi sẽ được sống đời đời.” Ở dây thức ăn không đơn thuần là một sự vật, nhưng một con người sống động. Đây là sự hiệp thông thân mật nhất, thật là mầu nhiệm nhất.

Hãy xem điều gì xảy ra trong thế giới thiên nhiên đối với thức ăn. Nguyên lý sống còn mạnh hơn hấp thụ nguyên lý yếu hơn. Thực vật hấp thụ khoáng vật; động vật hấp thụ thực vật. Cả trong tương quan giữa Chúa Kitô và con người luật này vẫn hành động. Chính Chúa Kitô hấp thụ chúng ta vào Người; chúng ta được biến đổi thành Người. Một nhà vật chất vô thần danh tiếng nói: “Con người là điều gì họ ăn,” Dầu không biết đó là gì, họ đã cho một định nghĩa hoàn hảo về Thánh Thể. Nhờ Thánh Thể, con người thật sự trở nên điều họ ăn: mình Chúa Kitô.

Chúng ta hãy đọc phần còn lại của bản văn Thánh Phaolô: “Bởi vì chí có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” Rõ ràng là trong trường hợp thứ hai này tiếng “thân thể” không còn chỉ về thân thể của Chúa Kitô sinh bởi Đức Maria nhưng qui chiếu về “tất cả chúng ta,” tiếng ấy qui chiếu về thân thể lớn hơn của Chua Kitô là Giáo Hội. Điều này có nghĩa là sự hiệp thông Thánh Thể luôn luôn là sự hiệp thông giữa chúng ta. Ăn một tấm bánh chúng ta trở nên một thân thể.

Cái gì phát xuất từ đó? Chúng ta không thể hiệp thông với Chúa Kitô nếu chúng ta chia rẻ nhau, nếu chúng ta ghét nhau, nếu chúng ta không sẵn sàng hoà giải. Nếu anh đã làm mất lòng người anh em mình, Thánh Augustinô nói, nếu anh đã phạm một sự bất công với anh em mình, và đi và rước lễ dường như không gì xảy ra, có lẽ đầy lòng sốt sắng trước mặt Chúa Kitô, bấy giờ anh giống như một người thấy một người ban đến với mình mà lâu nay mình không gặp. Người ấy chạy tới đón người bạn, choàng cánh tay qua cổ bạn và hôn bạn. Nhưng khi làm vậy anh không thấy mình đá người bạn với những mũi dùi.

Anh em chúng ta, cách riêng những người nghèo và những kẻ bị bỏ rơi, là thành phần của Chúa Kitô, họ là những bàn chân của Người còn trên mặt đất. Lúc trao cho chúng ta mình Thánh linh mục nói, “Mình thánh Chúa kitô. “ Chúng ta thưa, “Amen!”

Bây giờ chúng ta biết chúng ta nói “Amen,” “Vâng” với ai. Không những là với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, mà còn với người anh em chúng ta.

Trong ngày lễ Mình Chúa Kitô tôi không thể giấu một sự buồn sầu. Có những hình thức đau thần kinh ngăn cản người ta có khả năng nhận biết những người gần gũi với mình. Họ tiếp tục kêu hàng giờ: “Con trai tôi đâu? Vợ tôi đâu? Tại sao họ không tới?” Và ước chi người con trai và người vợ có ở đó nắm tay họ và nói: “Em đây. Anh không thấy em sao? Em ở với anh đây mà!”

Điều này cũng xảy ra với Thiên Chúa. Những người đồng thời với chúng ta tìm kiếm Chúa trong vũ trụ hay là trong nguyên tử; họ tranh luận về việc có một Thiên Chúa tạo dựng thế giới hay không. Họ tiếp tục hỏi: “Thiên Chúa ở đâu?” Họ không công nhận Người ở với chúng ta và trên thưc tế Người trở nên thức ăn và thức uống phối hợp với chúng ta còn thân mật hơn.

Buồn thay, Gioan Tẩy Giả đã lập lại: “Có một Đấng ở giữa anh em mà anh em không biết.” Ngày Lễ Mình Thánh Chúa Kitô được lập ra chính xác để giúp những Kitô hữu ý thức về sự hiện diện của Chúa Kitô giữa chúng ta, để giữ sống động điều Đức Gioan Phaolo II gọi là “ Kỳ quan Thánh Thể.”
 
Kiến thức Công Giáo: Ý Lễ và Bổng Lễ
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
07:45 31/05/2008

Kiến thức Công Giáo: Ý LỄ VÀ BỖNG LỄ



(Mass intention and Mass Offerings) (Giáo Luật khoản 945-958

Lịch Sử

1. Thời Giáo Hội sơ khai: Của lễ là bánh rượu giáo dân mang tới nhà thờ. Phần dư tồn, được phân phát cho người nghèo.
2. Thế kỷ bảy và tám: Của lễ dâng bao gồm cả tiền mặt nhằm mục đích giúp đỡ linh mục.
3. Thể kỷ 11 và 12: Bỗng lễ (stipendium) xuất hiện. Giáo dân tự nguyện dâng một số tiền với yêu cầu linh mục cầu nguyện theo ý mình trong thánh lễ. Phần đóng góp nầy được coi như một góp phần vào hy lễ trên bàn thờ.
4. Công Đồng Tridentinô ngày 17 tháng 9, 1562 xác định: “Thánh Lễ được dâng để cầu nguyện cho người sống, người chết, xin ơn xá giải và tha hình phạt cũng như cầu cho những ý nguyện được yêu cầu”
5. Đức Giáo Hoàng Phalo VI trong tự sắc Firma in traditione ban hành ngày 13 tháng 6, 1974 đã thiết lập những qui định cho việc xin lễ và bỗng lễ. Như vậy:
• Xin lễ và của lễ dâng đã có trong truyền thống lâu đời của Giáo Hội (GL.945)
• Mục đích: góp phần vào hy tế trên bàn thờ để linh mục cầu nguyện cho người xin lễ.
• Bỗng lễ dâng giúp linh mục và công việc của Giáo Hội (GL.946)
• Giáo Hội chấp nhận truyền thống xin lễ và của lễ dâng và ban hành luật lệ để áp dụng.

Luật vể Bỗng Lễ để cử hành Thánh Lễ.

Từ ngữ: Bộ Giáo Luật 1983 không dùng từ “stipend” mang ý nghĩa thương mãi, thường được dịch là “bỗng lễ” hay “tiền lễ”, nhưng là “offering” hoặc “gift” để diễn tả “của lễ”, hay “quà tặng”, một tự nguyện đóng góp của giáo dân.

1. Linh mục (chủ tế hay đồng tế) đều được quyền nhận MỘT bỗng lễ để áp dụng ý lễ cho người xin. Người nghèo, xin lễ nhưng không có tiền, linh mục rất nên làm lễ theo ý họ xin. (GL.945). Những nguyên tắc căn bản cần lưu ý:
Linh mục: Người nhận ý lễ và bỗng lễ.
Linh mục: Người dâng lễ theo ý người xin lễ.
Linh mục: Người hưởng một bỗng lễ do mình đã dâng theo ý người xin.
Trong thực tế, các giáo xứ xếp đặt thư ký hay một người khác hơn là linh mục nhận ý lễ và bỗng lễ. Mọi chuyện phải thực hiện dưới sự chấp thuận của linh mục và phải ghi chép rõ ràng trong sổ lễ.

2. Tránh mọi hình thức thương mại hay mua bán (Traficking or Trading in Mass offerings). Giáo luật khoản 1385 có hình phạt thích đáng (just penalty) cho những hình thức trục lợi
(profit-making) trên ý lễ và tiền xin lễ nếu lỗi những luật định như sau:

a) Một thánh lễ và chỉ một bỗng lễ bất kể số tiền lớn hay nhỏ (one mass and only one offering) (GL.948). Bộ Giáo Sĩ, ngày 22.2.1991 ra sắc lệnh Mos iugitur cho phép linh mục hai lần trong tuần được dồn ý lễ (không quá 3 ý lễ một lần) trong một lễ với điều kiện: Người xin lễ đồng ý và người xin lễ phải được thông báo rõ ràng ngày giờ và nơi cử hành thánh lễ đó. Linh mục dâng lễ chỉ giữ cho mình tiền của một ý lễ mà thôi. Số còn lại phải gửi về Đấng Bản Quyển (GL.945§1)
b) Một linh mục, một ngày, một lễ và một bỗng lễ (One Offering per priest per day) (GL.951). Nếu linh mục làm nhiều hơn một lễ một ngày vì nhu cầu mục vụ, bỗng lễ 2 (bination) và bỗng lễ 3 (trination) có ý lễ riêng phải gửi về Bản Quyền Địa Phương.
c) Khi đã nhận ý lễ và bỗng lễ, linh mục phải dâng lễ cho người xin dù cho tiền xin lễ bị thất lạc hay bị đánh cấp (GL.949)
d) Khi nhận tiền lễ nhưng không rõ bao nhiêu lễ phải dâng, linh mục căn cứ vào qui định bỗng lễ của địa phận và dâng đủ số lễ tương ứng với số tiền. Thí dụ: địa phận A qui định bỗng lễ $10. Linh mục nhận $100 và không có một yêu cầu rõ ràng nào của người xin lễ. Linh mục buộc phải dâng 10 lễ. (GL.950)
d) Một linh mục đồng tế thánh lễ thứ hai trong ngày, không được quyền nhận thêm một bỗng lễ dưới bất cứ danh nghĩa nào (GL.951§2)
d) Linh mục không được quyền nhận nhiều lễ đến nỗi không thể cử hành trong một năm (GL.953)
e) Giám Mục địa phận và Cha Sở buộc dâng lễ cho giáo dân mình (Misa pro populo) trong tất cả các ngày Chúa Nhật và lễ buộc (chỉ một lễ thôi) Họ không được chỉ lễ cho riêng ai khác và nhận bỗng lễ trong thánh lễ nầy (GL.388 and 534) Tuy nhiên các Ngài được quyền giữ cho mình bỗng lễ trong thánh lễ thứ hai (bination) trong ngày.

f) Khi phải chuyển giao lễ được xin, cần giữ nguyên tắc: Linh mục chuyển giao cho linh mục mình tin tưởng, chuyển giao toàn bộ bỗng lễ, và vẫn còn trách nhiệm cho tới khi biết chắc những lễ chuyển giao đã dâng. Ghi sổ lễ những lễ đã nhận, đã dâng hay đã chuyễn giao (GL.955)

Những điều cần sửa sai:

1. Ngày Chúa Nhật và lễ buộc (Ở Canada có hai lễ buộc: Lễ Giáng Sinh 25.12 và Lễ Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa ngày 1.1.) Cha sở phải dâng một lễ cầu cho giáo dân mình. Cha Sở không được nhận bỗng lễ và không được kèm theo một ý lễ riêng tư nào khác. Đây là quyền lợi thiêng liêng của giáo dân. (GL.388 and 534)

2. Trong một thánh lễ nhất là trong Thánh Lễ Chúa Nhật có nhiều hơn một ý lễ. Nhiều nơi phải mất hàng năm phút để rao báo hàng vài chục ý lễ, tên người xin lễ và số tiền xin lễ. Đây là việc mại thánh và bị phạt vạ theo Giáo Luật khoản 1385.

Người ta biện giải rằng: thánh lễ vô giá, hàng trăm ý lễ chung vào một lễ cũng chả sao! Giáo dân và người xin lễ đồng ý cho linh mục gom nhiều lễ trong một thánh lễ Chúa Nhật để họ có dịp dự lễ.

Những cắt nghĩa nầy không thỏa đáp cho những qui định Giáo Luật về: Một linh mục, một ngày, một lễ và một bỗng lễ. Ý lễ xin chỉ buộc linh mục, giáo dân không bị buộc phải cầu nguyện theo ý người xin lễ với linh mục. Nên ý lễ không cần và không nên rao báo có ý để mọi người hợp ý cầu nguyện hay có ý bảo đảm là linh mục đã dâng lễ. Linh mục chỉ cần “có ý” dù mặc nhiên hay minh nhiên cũng đã thỏa đáp được việc chỉ lễ theo ý người xin.

3. Linh mục giữ cho riêng mình tất cả bỗng lễ hoặc xử dụng tiền xin lễ vào nhu cầu công ích của giáo xứ. Đây cũng là chuyện trục lợi trên việc xin lễ (profit-making) và nằm trong hình phạt được qui định về việc mại thánh.

Linh mục có thể dâng nhiều hơn một lễ trong một ngày và có thể có ý lễ riêng cho mỗi thánh lễ. Tuy nhiên, những bỗng lễ trong thánh lễ thứ hai hay thứ ba phải được chuyển giao cho Bản Quyền Địa Phương tức chuyển về địa phận

Giáo dân không được phép quyên góp cho giáo xứ mình bằng việc xin lễ thật nhiều để tránh thuế của địa phận (Vì địa phận không được quyền đánh thuế trên tiền xin lễ, nhưng trên tiền rỗ ngày Chúa Nhật)

Những sai phạm trên thường cũng được biện minh rằng: Luật địa phận cho phép. Tuy nhiên chúng ta cần biết nguyên tắc nầy: Đức Giám Mục địa phận là nhà lập pháp của địa phận mình. Ngài có quyền ra luật cho địa phận mình. Tuy nhiên, so với Giáo Hội toàn cầu, Ngài vẫn là nhà lập pháp thấp (lower legislator). Nên luật địa phận không bao giờ được phép đi ngược lại hay ra ngoài những qui định của Giáo Hội toàn cầu mà chúng ta quen gọi là Giáo Luật (GL.135§2).

Hơn nữa linh mục là người nhận ý lễ và bỗng lễ. Linh mục làm lễ theo ý người xin và linh mục hưởng bỗng lễ trên thánh lễ mình đã dâng (GL.945) Giáo Luật không hề đề cập đến trách nhiệm, vai trò hay quyền lợi của giáo xứ hay cộng đoàn trong việc nầy. Giáo xứ hay giáo dân không làm lễ thì làm sao có quyền hưởng bỗng lễ như trong trường hợp xung tiền lễ vào ngân quỹ giáo xứ?

4. Không ghi sổ lễ. Linh mục buộc phải có sổ lễ để ghi những lễ đã nhận, những lễ đã dâng và những lễ đã chuyển giao cho linh mục khác. Bản Quyền Địa Phương (Giám Mục địa phận, Tổng Đại Diện hay Đại Diện Giám Mục) hàng năm nên kiểm tra sổ ghi lễ của linh mục mình (GL.957 và 958)

5. Giữ nhiều lễ hơn số lễ có thể làm trong một năm. Linh mục được yêu cầu để chuyển nhượng số lễ thặng dư đến những linh mục mình tín thác hay đến Bản Quyền Địa Phương để các Ngài có thể phân phối đến những linh mục không có đủ ý lễ. Đây là chuyện thực thi bác ái giữa anh em linh mục cũng như giúp những linh mục ở những giáo xứ có nhiều lễ chu toàn lề luật về Mass Offerings.

Ý kiến cá nhân: Ở Việt Nam, linh mục sống nhờ bỗng lễ. Ở Bắc Mỹ, linh mục phục vụ ở các giáo xứ hay các tổ chức của Giáo Hội được trả lương tháng và phải chu toàn thuế vụ như một nhân viên của các tổ chức dân sự trong xã hội.

Giáo dân vẫn xin lễ, linh mục vẫn nhận ý lễ và bỗng lễ, nhưng ít hơn nhiều và không là nguồn thu nhập chính trong cuộc sống linh mục. Điều nầy không làm linh mục nghèo nàn hay thiếu thốn như một vài linh mục than vãn hay như một số giáo dân suy đoán.

Nên, luật: Một linh mục, một ngày, một lễ với một bỗng lễ không là luật khó giữ trong đời linh mục.

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên, canonist.
 
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Tháng 6. 2008
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
08:08 31/05/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Từ ngày 01 đến 15-6-2008

Ngày 01-6-08: Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác. (Mt 7, 23)

Chúa muốn dạy tôi đừng có đạo đức giả hình che đậy bề ngoài. Xin giúp con tuân giữ Lời Chúa, không trục lợi, hà hiếp người khác.

Ngày 02-6-08: Ông chủ vườn nho sẽ làm gì? Ông sẽ tiêu diệt các tá điền, rồi giao vườn nho cho người khác. (Mc 12, 9)

Chủ vườn nho là Chúa, các tá điền là những người có trách nhiệm. Con quyết không lợi dụng chức vụ Chúa trao để làm điều bất công.

Ngày 03-6-08: Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp. (Mt 5, 4)

Sống không cậy mình, nhỏ bé, chịu oan, thiếu thốn là hiền hoà. Xin dạy con học sống hiền lành, khiêm tốn từ trong lòng như Chúa dạy.

Ngày 04-6-08: Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là của kẻ sống. Các ông lầm to ! (Mc 12, 27)

Thiên Chúa đầy quyền năng là Chúa của những ai tin tưởng vào Ngài. Xin đừng để con phải chết về tâm hồn vì không tin vào Chúa.

Ngày 05-6-08: Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức lực và yêu yêu người thân như chính mình là điều quý hơn mọi lễ… (Mc 12, 33)

Bạn phải yêu mến Thiên Chúa hết lòng, và yêu tha nhân đến độ cao nhất. Xin giúp con thực hiện hai điều răn này cụ thể trong đời sống.

Ngày 06-6-08: Đức Chúa phán: bên hữu Cha đây, Con lên ngự trị, để rồi bao địch thù, Cha sẽ đặt dưới chân Con. (Mc 12, 35)

Vua Đavit đã được Thánh Thần soi sáng nói câu này về Đức Giêsu. Xin cho con được tôn vinh Chúa suốt mọi ngày trong đời con.

Ngày 07-6-08: Anh em phải coi chừng những ông kinh sư ưa dạo quanh, xúng xíng trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. (Mc 12, 35)

Ngày nay cũng có nhiều kinh sư như vậy mà bạn và tôi cần cảnh giác. Xin dạy con sống đạo là luôn khiêm tốn phục vụ mọi người.

Ngày 08-6-08: Đức Giêsu đang dùng bữa trong nhà, thì nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến cùng ăn với Người… (Mt 9, 10)

Chúa muốn nhắc người mục tử phải săn sóc con chiên ốm đau. Xin dạy con đừng giữ luật theo chữ viết, nhưng cần có lòng bao dung.

Ngày 09-6-08: Phúc cho ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5, 10)

Nếu bạn chấp sống bị người đời chê trách, ghen ghét vì Tin Mừng. Bạn sẽ có sự bình an và nhận được Nước Chúa ngay từ bây giờ.

Ngày 10-0-08: Chẳng có ai thắp đèn lên rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên ghế, và soi sáng cho mọi người trong nhà. (Mt 5, 15)

Bạn hãy mạnh dạn đáp lại tiếng Chúa mời gọi để làm chứng cho Ngài. Xin giúp con sẵn sàng từ bỏ mọi sự vì Tin Mừng của Chúa.

Ngày 11-6-08: Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. (Mt 5, 34)

Chúa muốn dạy tôi không nên thề thốt, vì phạm đến Thiên Chúa. Chỉ cần chứng tỏ một cách rõ ràng và cương quyết để làm chứng.

Ngày 12-6-08: Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. (Mt 5, 20)

Sống công chính là tin vào Chúa và ăn ở theo đường lối của Người.

Con quyết giữ luật Chúa với cả tấm lòng, không hình thức vụ lợi.

Ngày 13-6-08: Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt và ném đi, vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục. (Mt 5, 30)

Chúa muốn tôi phải chặt tay là cương quyết xa lánh các dịp tội. Xin giúp con mạnh mẽ chống lại những cám dỗ xô đẩy con tới sa ngã.

Ngày 14-6-08: Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị vả má bên phải, hãy giơ cả má bên trái ra nữa. (Mt 5, 39)

Chúa không cấm bài trừ sự dữ, bất công; nhưng muốn tôi tỏ hiền hoà, tha thứ. Xin dạy con giơ má đây là đừng lấy oán báo óan.

Ngày 15-06-08: Chúa Giêsu nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. (Mt 9, 37)

Chúa muốn chuẩn bị thay thế một số môn đệ bất lực như hiện nay.

Xin giúp con ngày đêm tu sửa và học tập để xứng đáng là mục tử.

(còn tiếp)

Phó tế: JB Nguyễn Văn Định
 
Giải thích Tin Mừng Chúa Nhật: Nhà xây trên cát.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
14:34 31/05/2008
ROME (Zenit.org).- Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, là vị giảng Phủ Giáo Hoàng, đã giải thích những bài đọc Thánh Lễ Chúa Nhật 9 Thường Niên. Trong thời đại Chúa Giêsu mọi người đều biết có điên mới xây nhà trên cát dưới đáy một thung lũng hơn là trên tản đá nơi cao.

Sau mỗi lần mưa to một dòng nước hình thành hâu như quét sạch tức thì mọi sự trong con đường của nó. Chúa Giêsu sử dụng sự quan sát này tạo nên một du ngôn hôm nay về hai nhà, vì là một dụ ngôn, có hai khía cạnh.

“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá.” (Mt 7:24-25).

Với một sự đối xứng hoàn hảo, chỉ thay đổi một vài tiếng thôi, Chúa Giêsu trình bày cũng một pha cảnh cách tiêu cực: “Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành.” (Mt 7:26-27).

Xây nhà anh trên cát có nghĩa là đặt những hy vọng và những điều chắc chắn của anh trên những sự không bền vững và không ổn định, không thể ngăn chận những roi và những khinh miệt của thời gian, những sự đảo ngược vận mệnh. Tiền của, sự thành công và sức khỏe cá nhân là những sự đó. Kinh nghiệm chúng tỏ điều này cho chúng ta mỗi ngày: Tất cả điều nó lấy đẻ mang lại mọi sự đổ vỡ, là một đồ lặt vặt, một cục máu đong nhỏ, nhà triết học Blaise Pascal nói.

Xây nhà của anh trên nền đá có nghĩa là, ngược lại, chống đỡ sự sống và những hy vọng của anh trên điều “kẻ trọm không thể lấy mất, mới mọt cũng không đục khoét đươc, “ trên điều không qua. “Trời và đất sẽ qua đi,” Chúa Giêsu nói, “nhưng lời Thầy nói chẳng qua.”

Xây nhà của anh trên nền đá có nghĩa chỉ xây trên Thiên Chúa mà thôi. Người là tảng đá. Tảng đá là một trong những biểu tượng ưu tiên của Kinh Thánh chỉ về Thiên Chúa: “ Chúa chúng ta là tảng đá đời đời “ (Is.26:4; “Người là Núi Đá: sự nghiệp Người hoàn hảo” (Đệ Nhị Luật 32:4)

Nhà xây trên nền đá đã hiện hữu; chúng ta phải đi vào trong! Đó là Giáo Hội. Dĩ nhiên đó không phải là nhà xây bằng gạch và hồ nhưng bằng “những đá sống động,” tức là những tín hữu được xây dựng trên đá góc, tức là Chúa Kitô Giêsu. Nhà xây trên nền đá là nhà mà Chúa Giêsu đã nói với Simon: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá và trên tảng đá này Thầy sẽ xâ Hội Thánh của Thầy” (Mt 16:18).

Do đó xây sự sống của mình trên tảng đá có nghĩa là sống trong Giáo Hội, không đứng bên ngoài, luôn chỉ ngón tay của anh về tính chất không nhất quán và những khuyết điểm về khía cạnh nhân loại của Giáo Hội. Chỉ một số ít linh hồn được cúu khỏi lụt đại hồng thủy, những kẻ đi trên tàu của Nôe; chỉ những kẻ đi vào trong Giáo Hội sẽ được cứu khỏi cơn lụt thời đại nuốt trửng mọi sự (x. 1 P 3:20).

Điều này không có nghĩa là mọi người ở ngoài ý muốn của Giáo Hội thì không được cưú; có một con đường khác thuộc vào Giáo Hội, “chỉ có Chúa biết,” Công Đồng vatican II nói, ám chỉ những kẻ không biết Chúa Kitô, nhưng sống theo tiếng nói lương tâm mình.

Chủ đề lời Chúa, trung tâm các bài đọc Chúa Nhật này, và thượng hội đồng giám mục sẽ tiếp tục trong tháng Mười, gợi ý một sự áp dụng thực tế cho tôi. Chúa sử dụng những lời để truyền thông sự sống cho chúng ta và mặc khải chân lý. Chúng ta những con ngưòi thường sử dụng những lời để giết và che khuất chân lý!

Trong phần dẫn nhập cho cuốn sách danh tiếng của ông “Dizionario delle opere e dei personnaggi,” Valentino Bompiani tường thuật sự kiện như sau. Trong tháng 6/ 1939 một hội ngjhị quốc tế những nhà xuất bản được tổ chức, có ông tham dự. Chiến tranh đang lan truyền và chính quyền Nazi đã chứng tỏ mình là một người thầy trong việc thao túng những lời với mục đích tuyên truyền. Trong ngày thứ hai cho tới ngày cuối hội nghị, Goebbels, một viên chức tuyên truyền của Đệ Tam Quốc Xã, đã mời những kẻ tham dự sang phòng quốc hội. Những đại biểu các xứ khác nhau được yêu cầu nói một lời chào.

Một nhà xuất bản từ Sweden tới gần bục khi đến phiên ông và trong một giọng trầm trọng ông đã nói những lời này: “Lạy Chúa, con phải nói bằng tiếng Đức. Con thiếu từ ngữ và văn phạm và con bị mất khi tới giống của những danh từ. Con không biết tiếng ‘tình bạn’ là giống cái và ‘ghen ghét’ là giống đực, hay là ‘vinh dự,’ trung thành’ và ‘hòa bình’ là gống trung lập. Như vậy, lạy Chúa, xin cất tiếng nói của chúng con và để lại cho chúng con bản tánh nhân loại của chúng con. Có lẽ chúng con sẽ có khả năng hiểu nhau và cứu vớt chúng con.” Có tràng vỗ tay như sấm, đang khi Goebbels, người đã hiểu được, bỏ phòng hội ra ngoài trong cơn giận dữ.

Một hoàng đế Trung Hoa, kẻ được hỏi về sự cần thiết nhất để cải tiến thế giới là gì, đã trả lời không do dự: Hãy cải thiện những từ ngữ! Điều ông muốn nói là: Hãy cho những từ ngữ ý nghĩa thật của chúng. Ông nói đúng. Có những từ ngữ, lần lần, bị mất hoàn toàn ý nghĩa nguyên thuỷ của chúng và bị gán cho một ý nghĩa hoàn toàn đối nghịch. Việc sử dụng chúng chỉ có thể làm chết người. Điều đó giống như đặt một nhản hiệu “after-dinner liqueur-nước uống sau bữa ăn” trên một bình đựng chất độc arsenic: Có người sẽ bị nhiễm độc.

Nhiều quốc gia có những luật lệ rất khác khe chống lại những kẻ làm tiền giả, nhưng không có luật nào chống lại những lời nói giả mạo. Điều đã xảy ra cho tiếng “tình yêu” mà không xảy ra cho bất cứ tiếng nào khác. Một người nam hiếp dâm một người nữ và bào chữa mình rằng mình làm vậy vì tình yêu. Kiểu nói “làm tình” thường có nghĩa là một hành vị thô bỉ nhất của tính ích kỷ trong đó mỗi người chỉ nghĩ về sự mãn nguyện của chính mình, không biết đến kẻ khác và qui kẻ khác như một đồ vật.

Như chúng ta thấy, việc suy tư về lời Chúa cũng có thể giúp chúng ta cải tổ và cứu những tiếng nói con người khỏi sự vô nghĩa.
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 31/05/2008
MÓN QUÀ NGÀY HIỀN MẪU

N2T


Ngày hôm ấy họp phụ huynh, mẹ của Ni-khô đến trễ, khi bà ta vội vàng đi vào phòng họp thì hội phụ huynh đã bắt đầu họp rồi, thầy giáo đang lớn tiếng đọc: “Ni-khô, đứng hạng nhất”, mẹ nhìn nó cười mĩm, ngay trong nháy mắt ấy, Ni-khô chú ý đến cái khăn choàng trên cổ của mẹ bị thủng một lỗ.

Ni-khô sinh trong một gia đình nghèo nghèo, nhưng đầm ấm. Nó có một người mẹ cần cù ôn nhu, tất cả toàn bộ chăm nom yêu thương đều dốc hết cho Ni-khô, cho nên, dù sống qua những ngày tháng không sung túc, nhưng Ni-khô vẫn cảm thấy cuộc sống rất hạnh phúc.

Ni- khô là một cô bé rất dễ thương, học lớp ba, nó có cặp mắt đen láy, nước da hồng hồng, hàm răng trắng và một má lún đồng tiền làm người ta rất mê. Nó thông minh hiểu việc, rất làm cho người ta thích thú, mẹ nó thường tự hào nói Ni-khô là niềm kiêu hãnh của mẹ.

Từ ngày họp phụ huynh hôm ấy, Ni-khô tự nói với mình: phải mua tặng cho mẹ một cái khăn thật đẹp. Từ đó về sau, Ni-khô không dám tiêu bất cứ một đồng xu nào cả. Mỗi ngày trở về nhà, việc trước tiên mà nó làm là leo lên trên tủ, đổ tất cả tiền xu trong con heo đất ra đếm.

Khi ngày hiền mẫu sắp đến, thì Ni-khô để dành tiền cũng đã đủ, và khi nó nhận cái khăn bảy màu từ trong tay của nhân viên bán hàng, thì trong lòng rất vui sướng.

Nó vui vẻ lấp xấp chạy về nhà, hai tay nâng cái khăn trịnh trọng đưa tặng cho mẹ, sau đó nó nhìn thấy mắt của mẹ chớp chớp sáng kỳ lạ. Mẹ của Ni-khô cẩn thận mở bao giấy ra, chiếc khăn bảy màu lấp lánh dưới ánh đèn, bà ta lại nhìn bên trong bao giấy, nước mắt chảy ra làm nhòe đôi mắt, bà thấy trên mặt bao giấy có viết chữ rất ngay ngắn:

Kính tặng người mẹ vĩ đại nhất của con ! Kính chúc mẹ, ngày hiền mẫu vui vẻ !

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Một chút bày tỏ yêu thương của con cái đối với cha mẹ, chẳng hạn như một nụ hôn, một vòng tay ôm, thì đối với các ngài mà nói thì thật là một sự an ủi rất lớn. Bất luận là có gặp ngày kỷ niệm gì đặc biệt hay không, thì bất cứ lúc nào cũng có thể bày tỏ lòng yêu mến và tâm ý chân thành của mình với cha mẹ, để cha mẹ biết mình có lòng yêu mến các ngài, đó là niềm vui lớn của cha mẹ vậy.

Các em còn nhỏ, còn đi học không có tiền để mua quà tặng cha mẹ trong các dịp lễ, nhưng tiền ăn sáng mà cha mẹ cho, nếu tiết kiệm thì cũng có thể mua một món quà nhỏ có ý nghĩa, để tặng cha mẹ trong các dịp lễ là hay nhất. Nhưng điều mà các bậc cha mẹ thích nhất nơi con cái của mình, đó là con cái biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học hành và nhất là luôn bày tỏ lòng hiếu thảo của mình với cha mẹ, đó chính là món quà có ý nghĩa nhất vậy.

Các em thực hành:

- Luôn bày tỏ lòng yêu mến cha mẹ bằng cách này hay cách khác.

- Luôn cầu nguyện cho cha mẹ được mạnh khỏe phần hồn cũng như phần xác.

- Yêu mến và hòa thuận với anh chị em trong nhà thì cũng là bày tỏ lòng yêu mến hiếu thảo với cha mẹ.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 31/05/2008
N2T


5. Anh muốn được tiến bộ về đường đạo đức, chỉ cần suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, thì sẽ tiến nhanh trên đường tinh thần tu đức.

(Thánh Maria Magdalena)
 
Xây nhà trên đá
LM Raniero Cantalamessa, OFM
18:27 31/05/2008
NHÀ XÂY TRÊN ĐÁ

(Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật Thứ 9 Mùa Thường Niên – Năm A của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap.)

Vào thời Chúa Giêsu ai cũng biết rằng thật là khờ dại khi xây nhà trên cát, dưới đáy thung lũng thay vì xây trên đá ở trên cao.

Sau mỗi trận mưa lớn một dòng nước lũ được tạo thành hầu như cuốn ngay đi tất cả những gì nằm trên đường nước chảy của nó. Chúa Giêsu dùng nhận xét này để đưa ra dụ ngôn hôm nay về hai ngôi nhà, như là một dụ ngôn, có hai mặt.

“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì giống như người khôn ngoan đã xây nhà mình trên đá; mưa có đổ xuống, nước có tràn vào, gió bão có thổi đến và lùa vào nhà đó, nhà vẫn không sập, vì nhà ấy được xây trên nền đá” (Mat 7:24-25).

Bằng một sự cân đối hoàn toàn, chỉ thay đổi vài chữ, Chúa Giêsu trình bày cùng một cảnh trí ấy cách tiêu cực: “Và hễ ai nghe những lời Thầy nói đây mà không đem ra thực hành, thì giống như người ngu đần, xây nhà mình trên cát, khi mưa sa nước lũ, gió thổi và lùa vào nhà đó, nhà sẽ sập và sẽ trở nên đống hoang tàn” (Mt 7:26-27).

Xây nhà của bạn trên cát có nghĩa là đặt hy vọng và niềm xác tín của bạn vào những gì không chắc chắn và không lường trước được, là những điều không đứng vững trước những vùi dập và chê bỏ của thời gian, những lần đổi ngược thời vận. Tiền tài, danh vọng, sức khỏe là những điều ấy. Kinh nghiệm chứng tỏ cho chúng ta thấy điều ấy hằng ngày: Chỉ cần một xung đột, một động mạch nhỏ bị tắc nghẽn, là tất cả sẽ bị xụp đổ, như triết gia Blaise Pascal đã nói.

Ngược lạin xây nhà của bạn trên đá nghĩa là gắn liền đời sống và hy vọng của bạn vào điều mà “kẻ trộm không lấy được và rỉ xét không soi mòn được,” vào điều không thể qua đi được. Chúa Giêsu đã nói: “Trời và đất sẽ qua đi, nhưng lời Thầy sẽ chẳng qua đi.”

Vậy xây nhà trên đá đơn thuần là xây trên Thiên Chúa. Ngài là Đá Tảng. Đá Tảng là một trong những biểu tượng mà Thánh Kinh dùng để chỉ Thiên Chúa: “Thiên Chúa chúng ta là Đá Tảng vĩnh cửu” (Is 24:6); “Ngài là Đá Tảng, các công trình của Ngài đều hoàn hảo.” (ĐNL 32:4).

Ngôi nhà xây trên đá đã sẵn có; chúng ta chỉ cần bước vào trong đó! Ngôi nhà ấy chính là Hội Thánh. Đương nhiên đó không phải là ngôi nhà xây bằng gạch, vữa, nhưng bằng “những viên đá sống động,” là các tín hữu, được xây trên tảng đá góc tường, là Đức Chúa Giêus Kitô. Ngôi nhà được xây trên đá là ngôi nhà mà Chúa Giêsu đã ám chỉ khi Người nói với ông Simon: “Con là Đá và trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh Thầy” (Mt 16:18).

Như thế xây đời mình trên đá có nghĩa là sống trong Hội Thánh, chứ phải không sống ở ngoài để luôn luôn chỉ tay vào những mâu thuẫn và khuyết điểm của diện nhân loại của Hội Thánh. Chỉ có một ít linh hồn được cứu rỗi trong trận Đại Hồng Thủy, là những người lên tàu ông Noe; chỉ có những người vào Hội Thánh sẽ được cứu khỏi trận Đại Hồng Thủy của thời gian là trận lụt nuốt chửng mọi sự (x. Phr 3:20).

Điều này không có nghĩa là tất cả những người ở ngoài Hội Thánh sẽ không được cứu độ; Công Đồng Vatican II nói về những người không biết Đức Kitô, nhưng sống theo tiếng lương tâm rằng có cách khác để thuộc về Hội Thánh mà “chỉ một mình Thiên Chúa biết.”

Chủ đề của Lời Thiên Chúa, là trọng tâm của các bài đọc Chúa Nhật này, và là đề tài mà Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ bàn đến vào tháng Tám, đưa ra cho tôi một áp dụng thực tiễn. Thiên Chúa dùng Lời để truyền thông sự sống và mặc khải chân lý cho chúng ta. Còn chúng ta thường dùng lời để giết và che đậy chân lý!

Trong phần vào đề của tác phẩm nổi tiếng “Dizionario delle opere e dei personaggi,” Ông Valentino Bompiani kể lại tình tiết sau đây. Vào tháng Sáu năm 1939, có một hội nghị quốc tế của các chủ bút mà ông được tham dự. Chiến tranh đang xảy ra trên không trung và chính quyền Nazi chứng tỏ rằng họ là sư phụ về việc thao túng lời nói để tuyên truyền. Vào ngày thứ hai trước ngày cuối cùng của hội nghị, ông Goebbels, là tổng trưởng tuyên truyền của Đức Quốc Xã đã mời các tham dự viên đến đại sảnh quốc hội. Các đại diện của các quốc gia khác nhau được mời nói lên lời chào mừng.

Một chủ bút từ Thụy Điển đi lên bục khi đến phiên ông, và đã nói những lời này với một giọng trịnh trọng: “Lạy Chúa là Thiên Chúa, con phải thuyết trình bằng tiếng Đức. Con không có đủ ngữ vựng và văn phạm, và khi nói đến giống và danh từ thì con hoàn toàn lạc lối. Con không biết ‘tình bằng hữu’ là giống cái hay ‘ghét’ là giống đực, hoặc có phải 'danh dự’, ‘trung thành’ và ‘hòa bình’ là giống giở không. Vậy Lạy Chúa là Thiên Chúa, xin hãy cất đi lời nói của chúng con và để lại cho chúng con lòng nhân đạo. Đương nhiên là chúng con sẽ có thể hiểu nhau và cứu nhau.” Cả hội trường vỗ tay như sấm, trong khi đó ông Geobbels hiểu ý và tức tối rời đại sảnh.

Có một hoàng đế nước Tàu, khi được hỏi về điều gì là điều cấp bách nhất cần phải cải tiến trên thế gian, đã không ngần ngại trả lời: Hãy sửa đổi lời nói! Điều nhà vua muốn nói là: Hãy trả lại cho những lời nói ý nghĩa thật sự của chúng. Vua nói đúng. Có những lời dần dần đã hoàn toàn mất ý nghĩa nguyên thủy của nó và được người ta gán cho một ý nghĩa hoàn toàn trái ngược. Sử dụng chúng có thể làm chết người. Giống như là dán một nhãn hiệu nói rằng “rượu sau bữa ăn tối” vào mọt chai ác-xít arsenic: Thể nào cũng có một số người bị ngộ độc.

Nhiều quốc gia ra luật nghiêm khắc chống lại những người làm bạc giả, nhưng không có quốc gia nào ra luật chống lại những người dùng lời giả. Điều đã xảy ra cho từ “yêu” cũng đã xảy ra cho những từ khác. Một người đàn ông hiếp một người phụ nữ lấy cớ là anh ta làm vì yêu để bào chữa. Từ ngữ “làm tình” [ngoài hôn nhân] thường ám chỉ một hành động thô tục nhất của tính ích kỷ trong đó một người chỉ nghĩ đến việc thoả mãn xác thịt mình, coi thường người khác, và hạ giá người kia xuống thành một vật dụng.

Như chúng ta thấy, suy niệm Lời Thiên Chúa cũng có thể giúp chúng ta sửa đổi và cứu vãn những lời của loài người khỏi sự vô nghĩa.

(Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ)
 
Dâng hiến cuộc đời và trái tim cho Chúa
+ TGM Charles J. Chaput, O.F.M. Cap
18:30 31/05/2008
(Bài Giảng Trong Thánh Lễ Truyền Chức Giám mục cho tân giám mục phụ tá James D. Conley thuộc Tổng Giáo Phận Denver tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm, ngày 30 tháng Năm, 2008)

Đang khi tôi chuẩn bị tâm trí với các bại đọc cho ngày hôm nay, Tôi đã nghe được từ một người bạn, người mà đứa con sau rốt mới sanh vướng phải căn bệnh nan y Trisomy 18.

Trisomy 18 là một căn bệnh di truyền với tình trạng nguy khốn có những phản ứng phụ về tâm thần. Đa số những trẻ em sinh ra trong tình trạng này không thể sống lâu dài được. ̣đối với nhiều gia đình, đây chính là một kinh nghiêm đau thương. Nhưng diều làm tôi kinh ngạc là người bạn của tôi và vợ anh ta thì đã không tỏ ra lo ngại gì về cái tin sét đánh ấy, nhưng ngược lại.

Nó như có ai đã chọc thủng một lỗ hổng trên bức tường trong đời sống thường nhật của gia đình họ, và thay vì lo lắng hay buồn chán, họ đã tuôn ra một dòng sông yêu thương không ích kỷ, không rối rắm, không cần giải thích. Anh bạn của tôi và chị vợ anh ta yêu thương đứa con gái không phải vì sự không hoàn hảo, hoặc bởi cháu bé sẽ ở với họ quá ngắn ngủi, nhưng chính bởi những sự ấy đã tạo cho mỗi giây phút trở thành những dây phút ngọc ngà đối với họ. Tôi không chắc rằng, vợ chồng anh bạn biết được tình thương mà họ dành cho bé gái ấy sâu đậm là dường bao, bởi vì họ cần phải đứng phiá ngoài của tình thương ấy và nhìn vào thì mới cảm nghiệm được rằng, nó đậm đà và cao qúy biết bao.

Đây chính là tình yêu mà Đức Giám Mục Conley được Chúa mời gọi hôm nay. Cái đòng của người lính Lamã đã đâm thâu Trái Tim Chúa Giêsu, nguồn tình yêu từ Trái tim ấy đả tuôn đổ, đã sinh ra Hội Thánh và ban đức tin cho chúng ta. Đức Giám mục Conley đã được kêu mời dâng hiến trái tim của ngài, để cũng bị đâm thủng để tình yêu của Chúa được tuôn trào ra cho những người yếu đuối, nghèo hèn, đói khổ, những thai nhi sắp sinh ra và cho đoàn chiên mà ngài sẽ chăn dẫn. Trái tim của Đức Giám Mục giờ đây không còn là của riêng ngài. Nó đã thuộc về Chúa Giêsu Kitô. Nó phải được bùng cháy trong tình yêu cho người chồng của Giáo hội điạ phương mà ngài; như một người anh của những linh mục và các phó tế, và một người cha của con cái ngài cùng với bao tín hữu đã thánh hiến trọn đời mình trong các dòng tu.

Tình thương của cha mẹ thì cả hai đều thuộc về bản năng và cân nhắc. Nó thuộc về bản năng với cảm giác mà đôi khi khó cảm nhận được. Nó không đúng lý chút nào. Cũng không lợi ích gì khi yêu thương một em bé mà theo sự đánh giá của thế gian, là một sự thất bại hoặc khuyết điểm. Tình thương của cha mẹ cũng chính là sự cân nhắc trong ý thức mà người cha và người mẹ đã dùng hết khả năng và sự thông minh của mình, và đã phải hy sinh hết mọ sự thuộc về họ, để bảo đảm về những an toàn và hạnh phúc cho đứa con tật nguyền ấy.

Chính bởi đó mà chúng ta đã đọc sách Đệ Nhị Luật hôm nay. Đây chính là điều mà tại sao Thánh kinh có ý muốn đề cập đến: “ĐỨC CHÚA đã đem lòng quyến luyến và chọn anh em,” thật ra mặc dầu Do Thái là một dân tộc nhỏ nhất trong các dân thiên hạ và hoàn toàn không xứng cho Chúa để ý tới. Điều ấy thật chẳng có lý cho việc lựa chọn dân Do Thái của Chúa – Hoặc như việc Chúa chọn chúng ta. Động lực duy nhất mà tình yêu của Chúa chính là căn tính riêng tư của Người. Sự trìu mến từ trái tim của Cha; một người cha đã quý trọng những đứa con thật giản dị là vì Người muốn làm như thế. Trong Thư thánh Gioan hôm nay, “Thiên Chúa là Tình Yêu” và bản tính của tình yêu là sự tự hiến cách trọn vẹn. Khi Kitô Giáo nói tới “Thiên Chúa là Tình Yêu,” chúng ta đã không chỉ đơn thuần có ý nói đến Tình Yêu mà Chúa Dành cho Dân của Người. “rất nhiều và toàn diện,” nhưng thật ra, chúng ta muốn nói đến Chính bản thân Chúa là một tình yêu tối cần thiết, một sự liên đới yêu thương có từ thủa đời đời.

Đời sống của Kytô Giáo khởi nguồn từ bản tính của chính Thiên Chúa. Chúng ta Tin kính một Thiên Chúa Ba Ngôi có cùng một bản tính. Nền tảng của đức tin này không phải do việc thao luyện về thần học. Đó chính là trung tâm điểm của đời sống Công Giáo. Thiên Chúa Ba Ngôi là rường cột về mọi tư tưởng và hoạt động của Thiên Chúa Giáo. Đối với Công Giáo, Thiên Chúa chính là một cộng đồng sống động trong yêu thương – Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần – trong công trình tác tạo lên chúng ta, Chúa muốn chúng ta trở nên một phần của cùng một cộng đồng ấy với việc ban tặng lẫn cho nhau. Tất cả đời sống của Kitô Giáo kết tụ lại như chia sẻ và trao đổ tình yêu từ trong trái tim của Thiên Chúa Ba Ngôi, sau đó sẽ ban phát chính tình yêu ấy qua mối liên hệ giữa mọi người.

Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolồ II có lần đã viết về tình yêu như, “là căn bản và nội tại của ơn gọi” dành cho mọi người. Chính ơn kêu gọi này - hay “ơn gọi” - là trái tim của đức tin Kytô Giáo. Chúng ta đ̣ã được dựng lên bởi Thiên Chúa, Người như là cội nguồn của chính tình yêu, và chính do tình yêu ấy mà mà Thiên Chúa đã yêu thương thế gian qúa đỗi khiến người đã gởi con một Người để cứu chuộc nó.

Nói cách khác, chúng ta đã được dựng lên bởi tình yêu, để nhận được sự yêu thương cho chính mình, và bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa cho tha nhân. Bởi đó chúng ta đã hiện hữu, và đó cũng là mục đích chính của chúng ta.

Tình yêu luôn có những ẩn ý đã có thể chuyển dịch và trở thành hành động. “Tình yêu” là một tiếng rất nhỏ, nhưng đối vớ Kitô Hữu, nó cũng có thể được mở rộng ra và ghép thành nhiều tiếng khác: Sự thật, hối cải, tha thứ, thương xót, bác ái, can trường, công bình. Đó là những tự động từ, tất cả chúng kể cả tiếng sự thật, bởi vì, khi chấp nhận Chúa Kitô, Kinh thánh đã nói đến, “các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông." (Jn 8:32) – Không cần phải dễ chịu hay được tôn kính; nhưng được tự do, theo chính ý nghĩa của ngôn từ: có thể nhìn được và làm được những điều phải. Sự tự do của chúng ta chính co ý nghĩa được dùng để phục vụ cho tha nhân. Và đó cũng là lý do chúng ta phải làm việc để bảo vệ những người nghèo khổ, vô gia cư, những người tàn phế, những thai nhi chưa sinh ra, những người đau yếu và những người già cả, đó vẫn luôn là một hoạt động của nền tự do Kytô giáo.

Qua việc nhận chức Giám mục của Đức cha Conley, Đức cha chính là biểu tượng của tình yêu căn bản của Thiên Chúa, qua những giáo huấn của ngài, đường hướng lãnh đạo và sự chăm sóc của người hiền phụ với dân thánh của Chúa.

Trong Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu cất tiếng nói: "Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn.” Từ chính bản thân Ngài, Chúa Giêsu là người đầu tiên trong số “những người bé mọn” qua Người, Chúa Cha đã mạc khải những “điều bí ẩn,” đó chính là sự đảm bảo hạnh phúc cho nhân loại. Những điều bí ẩn đó là: Khi càng cho đi hoàn toàn tình yêu thương của chính mình, thì tình yêu của Thiên Chúa tự nó sẽ bù đắp lại cho ta đầy dư - và đức cha - với một tình yêu to lớn hơn. Như Chúa Cha yêu thương Con Chúa, như Chúa Giêsu yêu thương Hội Thánh; như anh bạn của tôi và vợ anh yêu thương đứa con gái không hoàn hảo nhưng thật sinh đẹp của họ; Và đức cha được kêu mời hãy yêu thương con dân của Chúa vô điều kiện.

“Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.” Khi chúng ta tiếp tục cử hành Thánh Lễ, chúng ta hãy cầu cùng Chúa chúc lành cho Đức Giám Mục Conley, giúp đức cha biết yêu mến và hướng dẫn dân Thiên Chúa với một trái tim của “vị giám mục,” trái tim của người cha, trái tim của chính Chúa Kitô, tình yêu của Người đã nhập thể và Lời Chúa đã trở thành nhục thể.

http://www.archden.org/images/NEWSFrontPage/homilyepiscopalordinationofjamesdconley5.30.08.pdf

+ Đức Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap, Tổng Giám mục Denver

(Phó tế Ngô Thế Tòng chuyển ngữ)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng khẳng định bản tính truyền giáo của Giáo Hội
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:01 31/05/2008
VATICAN (Zenit.org).-Sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội vẫn “khẩn cấp và cần thiết,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói với các thành viên đại hội khoáng đại về Những Công Trình Truyền Giáo Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng đã tiếp những thành viên đại hội trong ngày thứ Bảy 17/5, dịp này Đức Thánh Cha đã tái khẳng định “toàn thể Giáo Hội tự bản tính là truyền giáo” và “việc truyền giáo liên quan với tất cả Kitô hữu.”

Đức Thánh Cha đã giải thích họ phải chăm chú tới những đòi hỏi phải chân thực và can đảm công bố chân lý cứu rỗi.” Sự cam kết tông đồ này là một nhiệm vụ và một quyền khả thi, là sự diễn tả đích thực tự do tôn giáo, có những chiều kích tương ứng đạo đức xã hội và đạo đức chính trị.”

Sau đó Đức Thánh Cha đã mời tất cả Giáo Hội địa phương cộng tác với các Giáo Hội khác, bằng cách trở nên thông dịch viên của “sứ vụ hiệp thông.”

“Chống lại những hạt giống chia rẽ giữa những con người,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói kinh nghiệm hằng ngày chứng tỏ sự chia rẽ đó kết rễ sâu trong nhân loại vì sự tội, Giáo Hội địa phương chống lại sức mạnh sinh sản của sự hiệp nhất trong Thân Thể Chúa Kitô.”

”Việc truyền giáo là một nhiệm vu khiến ngưới ta phải nói “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng ‘ (1 Cr 9:16),” Đức Giáo Hoàng nói thêm, ngài trưng dẫn những lời của Phaolo Tông Đồ, kẻ kinh nghiệm đích thân rằng “sự cứu chuộc và việc truyền giáo là những hành vi tình yêu.” Bởi vì “những ai công bố Tin Mừng tham gia trong đức ái của Chúa Kitô.”

“Chính tình yêu phải thúc dẩy chúng ta công bố cho mọi người với lòng chân thực và can đảm chân lý cứu độ,” ngài giải thích. “Một tình yêu phải tỏa sáng mọi nơi và vươn tới lòng mọi người. Trên thực tế, con người trông chờ Chúa Kitô.”

Trong đại hội, đã bắt đầu hôm thứ Năm, 115 giám dốc quốc gia sẽ nghe những bản báo cáo từ các tổng thư ký Hội Truyền Bá Đức Tin, Hội Thánh Phêrô Tông Đồ, Hội Truyền Giáo Thiếu Nhi và hiệp Hội Truyền Giáo.
 
Vai trò của Giáo Hội trong một xã hội “bị xâu xé”.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:04 31/05/2008
Đức Thánh Cha trưng dẫu kiễu mẫu xã hội kết rễ nơi thiên quốc

GENOA, ITALY (Zenit.org).- Trong một xã hội bị xâu xé giữa thuyết toàn cầu hóa và chủ nghĩa cá nhân, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Giáo Hội được kêu gọi cống hiến một bằng chứng hiệp thông.

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này trong ngày Chúa Nhật 18/5 trong cuộc tông du hai ngày của ngài tới Genoa và Savona- Italia.

Trong bài giảng của ngài lúc bế mạc Thánh Lễ ngày lễ trọng Chúa Ba Ngôi, Đức Thánh Cha nói lễ này “mời chúng ta chiêm ngắm Người, Đức Chúa; lễ này mời chúng ta, nói được, lên ‘ núi’ như ông Môisen đã lên. Mặc dầu thoáng qua sự này tưởng như đưa chúng ta xa thế giới và những vần đề thế giới, nhưng trong thực tế chúng ta khám phá rằng chính vì biết Chúa gần gũi hơn mà chúng ta nhận lãnh những chỉ dẫn thực tiển cho cuộc sống.”

“Những con người không đạt được sự hoàn thành trong nền tự trị tuyệt đối, bằng cách dại dột cho mình là Chúa nhưng, ngược lại, nhờ coi mình là con cái, những tạo vật mở ra và vươn tới Chuá và tới những người anh em của mình, trong những gương mặt này họ thấy hình ảnh của vị Cha chung”

Đức Thánh Cha tiếp tục nói: “Điều rõ ràng là quan niệm này về Thiên Chúa và con người là nên tảng của một mẫu tương đương cộng đồng nhân loại, và do đó của xã hội. Như là một mẫu nó đi trước bất cứ hình thức nào của sự điều chỉnh có tính qui luật, pháp lý và thể chế và, tôi muốn nói, bất cứ loại định rõ văn hoá nào.

Đó là một kiểu ngang của gia đình nhân loại chung cho mọi nền văn minh; một cái gì, từ thuở bé, chúng ta những Kitô hữu đã quen bày tỏ bằng cách khẳng định rằng loài người tất cả là con Chúa và, do đó, anh em với nhau.

“Trong một xã hội rách nát giữa thuyết toàn cầu hóa và chủ nghĩa cá nhân, Giáo Hội được kêu gọi công hiến bằng chứng ‘koinonia,’ hiệp thông của mình. Thực tại này không đến ‘từ những gốc rễ’ nhưng là một mầu nhiệm, có thể nói, kết rễ trên trời,’ trong một Thiên Chúa Ba ngôi.”

Những dấn thân hấp dẫn

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khuyến khích các tín hữu quan tâm trong “sự đào tạo thiêng liêng và giáo lý,” điều ngài đã diển tả như “một sự đào tạo ‘chủ yếu’ cần thiết hơn bao giờ hầu sống một ơn gọi Kitô hữu tốt trong thê giới ngày nay.”

Khi ngõ lời với các người trưởng thành và giới trẻ, ngài đã nói,”Hãy trau dồi một đức tin đầy suy nghĩ, một đức tin có khả năng thu hút trong sự đối thoại sâu xa với mọi người, với những anh em không-Công giáo chúng ta, với những kẻ phi-Kitô hữu, với những kẻ không có lòng tin.”

Ngài đã có một lời đặc biệt cho giới trẻ liên quan với các ơn gọi của họ.

“Với tình yêu riêng biệt, tôi khuyến khìch các chủng sinh và giới trẻ đang theo những cuộc hành trình ơn gọi: Đừng sợ; đúng hơn, hãy cảm thấy sự hấp dẫn của những sự chọn dứt khoát, của một sự hành trình đào tạo nghiêm túc và đòi hỏi”.

Đức Giáo Hoàng đã kết thúc bài giảng của ngài bằng cách kêu gọi Giáo Hội tại Genoa vẫn sống hiệp nhất và truyền giáo, ngõ hầu loan báo cho mọi người niềm vui của đức tin và vẻ đẹp của sự thành gia đình Thiên Chúa. […]Hãy nhìn xem tương lai với sự tin tưởng và tìm kiếm xây dựng tương lai với nhau, tránh những tranh cãi phe phái.

“Sau Thánh Lễ, Đức Thánh Cha đi tới phi trường Christopher Columbus tại Genoa, ở đây ngài đã đáp máy bay về lại Roma.
 
Văn hóa Kitô Giáo không lỗi thời.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:10 31/05/2008
Đức Thánh Cha ghi chú văn hóa này đang hiện hành theo mực độ của một đức toin sống động.

VATICAN (Zenit,org).-Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nòi vẻ dẹp của di sản văn hoá Kitô Giáo không phải là một điều gì “lỗi thời,” nhưng đúng hơn đó là một điều vẫn sinh động và hiện hành theo mức độ của một đức tin sống động,

Đức Giáo Hoàng nói như vậy hôm nay khi trình bày bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần 21/5 của ngài trong Sảnh Đường Phaolô VI, trong đó ngài đã bình luận về tính chất thơ Kitô Giáo của Romanus the Melodist, một nhà thần học, thi sĩ và sáng tác sinh ra tại Syria cuối thế kỷ thứ năm.

Đức Thánh Cha đã giải thích Romanus là một thầy phó tế được phong, kẻ hiến mình cho một hình thức độc đáo giáo lý.

Đức Thánh Cha giải thích theo truyền thuyết Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Romanus trong một giấc mơ, và ban cho thầy ân huệ đoàn sủng thi thơ. Từ lúc này trở đi thầy bắt đầu giảng trong hình thức của “những thánh thi có vần luật hát ca được biết là ‘kontakia,’ gòm có một phần nhập đề và một loạt những khổ thơ được ngắt quãng bằng một điệp khúc.

“Đức tin là tình yêu,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích, “và như vậy đức tin tạo nên thi thơ và âm nhạc. Đức tin là niềm vui, và như vậy đức tin tạo nên vẻ đẹp.”

Đức Giáo Hoàng nhắc nhở rằng tám mươi-chín “kontania” được gán cho Romanus, mặc dầu truyền thống nói thầy dã sáng tác một ngàn. Ngài nói thêm rằng những ““kontakia “ đó “ minh chứng nội dung phong phú thần học, phụng vụ và sùng kính của nghệ thuật thánh thi thời đó.”

Một nhà độc đáo

Đức Thánh Cha nói thêm, “Romanus không những là một chứng nhân lỗi lạc về tâm tình tôn giáo trong thời đại ngài, mà cũng về một cách thức sống động và độc đáo dạy giáo lý.

“Qua những sáng tác của ngài chúng ta có thể thấy tính sáng tạo của hình thức này về giáo lý, về sự sáng tạo của tư tưởng thần học, về nghệ thuật thánh thi đạo đức và thánh thiên của thời đại.”

“Lòng nhân hậu kích động, đức tin gian khổ và tính khiêm nhượng thâm sâu thâm nhiễm những bài hát của Romanus the Melodist, Nhà thi sĩ và sáng tác vĩ đại này nhắc chúng ta về kho tàng nguyên vẹn của nền văn hoá Kitô hữu, sinh bởi đức tin, sinh từ tâm hồn đã gặp được Chúa kitô, Con Thiên Chúa.”

“Từ sự tiếp xúc này của tâm hồn với chân lý là tình yêu, văn hóa được sinh ra, toàn bộ văn hoá vĩ đại Kitô Giáo. Và nếu đức tin tiếp tục sống, di sản văn hoá này sẽ không chết, nhưng đúng hơn nó sẽ tiếp tục sống và thịnh hành.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định rằng những ảnh tượng, những nhà thờ chánh thờ trung cổ và nhạc hát Gregorian, Bach và Mozart không phải là những chuyện thuộc quá khứ.

“Nếu đúc tin sống động,” ngài nói,” Văn hoá Kitô Giáo sẽ không bao giờ ‘lỗi thời’ nhưng đúng hơn sẽ luôn sinh động và đang thịnh hành.”
 
Thánh Thể là cuộc cách mạng lớn nhất của lịch sử
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:17 31/05/2008
Đức Thánh Cha nói Thánh Thể hủy bỏ những rào cản quốc gia, kinh tế và xã hội.

VATICAN (Zenit,org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Thánh Thể đem đến sự cách mạng thâm sâu nhất và sâu xa nhất trong lịch sử.

Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này trong bài giảng ngày lễ Mình Thánh Chúa Kitô tại Vương Cung Gioan Laterano vào thứ Năm 22/5. Sau Thánh lễ, ngài hướng dẫn đoàn kiệu Thánh Thể qua các con đường thành Roma cho tới Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.

Đức Thánh Cha khẳng định, Thánh Thể đã đem đến một cuộc cách mạng xã hội, bởi vì các tín hữu qui tụ trước Thánh Thể, bỏ qua những khác biệt trong giai cấp kinh tế và xã hội, những quan niệm chính trị, giới tính và cả những ưu tiên.

Những thính giả của ngài là bằng chứng sống động của những lời nói của ngài: Giáo đoàn bao gồm những Thừa Sai Bác Ái, những hướng đạo viên, những hồng y, những Hiệp Sĩ Thánh Mộ, những kẻ hành hương từ khắp thế giới, và cả một số người vô gia cư tò mò về việc cử hành.

Khi suy niệm về mầu nhiệm Thánh Thể, Đức Thánh Cha trưng dẫn câu từ Thánh Phaolô: không có người Do thái hay Hy lạp, không có người nô lệ hay tự do, không có người nam hay nữ; bởi vì tất cả anh chị em nên một trong Chúa Giêsu Kitô.”

Chân Lý và Sức Mạnh

“Trong những lời này,” Đức Thánh Cha nói, “ta nhận thấy chân lý và sức mạnh của cuộc cách mạng Kitô Giáo, cuộc cách mạng thâm sâu nhất của lịch sử nhân loại, cuộc cách mạng được cảm nghiệm tập trung chính xác xung quanh Thánh Thề. Ở đây qui tụ người mọi lứa tuổi, giới tính, địa vị xã hội và những quan niệm chính trị. ”

“Thánh Thể không bao giờ có thể là một biến cố tư nhân, dành cho những người được tuyển chọn dựa trên nền tảng tính thân thuộc hay tình bạn,” ngài nói thêm. “Thánh Thể là một sự thờ phượng công cộng không có gì thuộc tính chất bí truyền hay riêng biệt

“Chúng ta không quyết định muốn qui tụ với ai; chúng ta đã đến và gặp chung nhau, qui tụ do đức tin và trở thành một thân thể, chia sẽ một Bánh là Chúa Kitô.

“Chúng ta hiệp nhất vượt những khác biêt về quốc tịch, nghề nghiệp, giai cấp xã hội, những chính kiến: Chúng ta đón nhận nhau để trở thành một trong Người.”

Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định, “từ lúc đầu, đó là đặc tinh Kitô Giáo, được hoàn thành cách hữu hình xung quanh Thánh Thể. Và điều cần thiết là luôn canh chừng kẻo những cơn cám dỗ của tính cá biệt, dầu với những ý ngay lành, không dẫn tới hướng đối nghịch.”

Lễ Mình Thánh Chúa Kitô, Đức Thánh Cha kết thúc, “nhắc chúng ta hơn hết: Nên những Kitô hữu có nghĩa là đến với nhau từ mọi nơi để ở trong sự hiện hiện của một Chúa và để nên một trong Người và với Người.”
 
Không thể công bố ngày giờ việc phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô 2
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:20 31/05/2008
Đức Hồng Y Chủ Tịch Bộ Phong Thánh làm sáng tỏ các tin đồn

VATICAN (ZENIT.ORG).- Đức Hồng Y chủ tịch Bộ Phong Thánh nói thủ tục khắt khe bao hàm trong việc phong chân phước không thể nói trước ngày giờ cho sự phong chân phước của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II,.

Trong tuần qua, nhiều tường thuật báo chí đã dự kiến một niên hiệu phong chân phước 2009, bởi vì người thỉnh nguyện phong thánh cho Đức Giáo Hoàng người Ba lan, Đức Ông Slawomir Oder, đã bày tỏ “hy vọng cá nhân” của ngài là thủ tục có thể được kết thúc cuối năm.

Nhưng Hồng Y José Saraiva Martins, chủ tịch bộ Phong Thánh giám sát các thủ tục, đã giải thích rằng không thể đưa ra một niên hiệu chính xác, bởi vì “mọi sự tùy thuộc vào sự phát triển của vấn đề tiến hành ra sao qua nhiều giai đoạn khác nhau.”

Đức hồng y đã xử trí để làm sáng tỏ những tiếng đồn vào hôm thứ Ba 20/5 khi ngài tham dự việc trình bày quyển sách “Giáo Hoàng Biển Đức” do tác giả Giuseppe de Carli.

Ngài giải thích: “Một khi ‘tình thế’ đã quay về Bộ mà tôi có danh dự chủ sự, có những giai đoạn khác nhau: sự nghiên cứu từ các sử gia, sự nghiên cứu từ các thần học gia, sự nghiên cứu sau này của các bác sĩ liên hệ sự hiện hữu một phèp lạ coi như là đã xảy ra, việc cứu xét của các hồng y—như vậy những sự báo trước [về một niên hiệu cuối cùng] không thể thực hiện.”

Ngày giỗ lần thứ 4 của Đức Gioan Phaolô II—2/4/ 2009—là niên hiệu do một số người muốn đề xuất để làm tiên tri. Hồng Y Saraiva Martins nói rõ, “Tôi chỉ có thể nói không thể nói trước. Điều ấy có thể xảy ra vào lúc đó, có thể xảy ra trước, có thể sau—nhưng không hợp lý để nói trước bởi vì thiếu nền tảng thông tin”

Sau khi Bộ Phong thánh hoàn tất những báo cáo của mình, nếu điều ấy tới một kết luận tích cực, Đức Giáo Hoàng còn phải phê chuẩn một sắc lệnh công nhận những nhân đức anh hùng của một vị thánh có thể được công nhận, hầu ngài mới có khả năng được công bố là đáng kính. Sau đó, một phép lạ đã được minh chứng cần được công nhận do sự chuyển cầu của nhân vật đó, hầu ngài có thể được công bố chân phước. Một phép lạ khác cần thiết để tiến đến việc phong thánh.
 
Thánh Thể mời làm việc chấm dứt nạn đói.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:23 31/05/2008
Đức Thánh Cha gọi đó là trường dạy bác ái và liên đới

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Lễ Mình Thánh Chúa Kitô là một lời mời các Kitô hữu làm việc để loại trừ nạn đói thế giới. Đức Giáo Hoàng đã khẳng định điều này hôm nay trong bài huấn đức của ngài nói trước hàng ngàn người qui tụ trong Quảng Trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 25/5.

Đức Thánh Cha nói “Tuần trước mầu nhiệm Ba Ngôi chí thánh đã lôi cuốn cái nhìn của chúng ta. Hôm nay chúng ta được mời nhìn lên Bánh đã được truyền phép: Đó cũng là Thiên Chúa! Cũng một Tình Yêu! Đó là vẻ đẹp của chân lý Kitô Giáo: Đấng Sáng tạo và Chúa của mọi sự đã trở thành ‘một hột lúa’ được gieo trong đất chúng ta, trong đàng cày lịch sử chúng ta; Người trở nên bánh được bẻ ra, được chia sẻ, được ăn; Người đã hóa nên thức ăn của chúng ta ban cho chúng ta sự sống, chính sự sống thần linh của Người.

“Người được sinh ra tại Bêlem, trong tiếng Do thái có nghĩa là ‘Nhà Bánh,’ và khi Người bắt đầu giảng cho quần chúng Người đã mạc khải Cha đã sai Người xuống thế gian như ‘bánh hằng sống từ trời xuống,’ như bánh ban sự sống.”

Đức Thánh Cha đã khẳng định rằng Thánh Thể là “trường dạy bác ái và tình liên đới.” Ai ăn bánh của Chúa Kitô không thể ở dửng dưng trước những kẻ, dầu trong thời đại chúng ta, thiếu bánh hằng ngày,” ngài tuyên bố. “Nhiều cha mẹ có khả năng vừa đủ cung cấp cho chính mình và cho con cái mình. Đó là một Vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gia tăng mà cộng đồng quốc tế thấy khó mà giải quyết.

“Giáo Hội không những cầu xin ‘xin cho chúng con lương thực hằng ngày,’ nhưng, theo gương Chúa, làm việc hằng ngày hầu nhân số năm cái bánh và hai con cá’ với những cố gắng và sự chia sẻ nhân đạo vô kể hầu không ai còn thiếu thiếu những nhu cầu sự sống.”

Roma sẽ đăng cai tổ chức kỳ hợp thượng đỉnh U.N. trong tháng Sáu để bàn cãi cơn khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng. Một sự gia tăng thê thảm trong giá thực phẩm, do nhiều yếu tố gây nên, gồm cả sự sử dụng gia tăng những chất đốt sinh vật, có những nước nghèo đấu tranh trả giá cho sự nuôi dưỡng căn bản

“Anh chị em thân mến, mong sao lễ Mình Thánh Chúa Kitô nên một dịp để lưu tâm thực tiển tới những anh chị em chúng ta, cách riêng những kẻ nghèo, “Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khích lệ. “Mong sao Đức Trinh Nữ Maria xin cho chúng ta được ân sủng này.

“Mong sao Đức Maria, Đấng cưu mang Chúa Giêsu trong bụng dạ mẹ, đã là ‘nhà tạm’ sống động của Thánh Thề, thông truyền cho chúng ta đức tin của mẹ trong mầu nhiệm thánh Mình và Máu Con thần linh của mẹ, hầu Người có thể thật sự nên trung tâm sự sống chúng ta.”
 
Sống không có Thiên Chúa không phải là một cuộc sống tự do
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:29 31/05/2008
Đức Thánh Cha phản đối ý niệm cho rằng đức tin có tính hạn chế

VATICAN (Zenit,org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói cuộc sống không có Chúa không phải là tự do hơn, và Đức Thánh Cha bác bỏ ý niệm các mệnh lệnh của Chúa là một sự bó buộc.

Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này hôm nay trong một sứ điệp phổ biến hôm thứ Năm gởi cho đại hội giáo hội “Deutscher Katholikentag” lần thứ 97. Biến cố, được giáo dân Đức Quốc tổ chức, đã qui tụ lối 500.000 người tại Osnabruck. Biến cố ấy diễn tiến suốt nhày thứ Chúa Nhật.

Bình luận trên chủ đề được chọn cho đại hội—“Người kéo tôi ra chỗ thảnh thơi,” từ Thánh Vịnh 18—Đức Thánh Cha đã viết rằng “ một số không ít số người ngày nay […]sợ đức tin có thể hạn chế những cuộc sống của họ, họ có thể bị ép buộc trong mạng lưới những điều răn và những huấn giáo của Giáo Hội, và họ sẽ khòng còn tự do nữa để lưu động ‘thảnh thơi’ trong cuộc sống và tư tưởng hiện đại.”

Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng khẳng định, “chỉ khi cuộc sống chúng ta vươn tới con tim của Chúa thì chúng mới gặp ‘chỗ thảnh thơi’ này mà chúng ta được tạo dựng cho. Một cuộc sống không có Chúa không trở nên tự do hơn và thảnh thơi hơn. Những con người được đã được sắp đặt cho sự vô hạn.”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói, “Con tim nào tự mở rộng cho Chúa “ trở nên “quảng đại và thảnh thơi khi tới phiên mình.”

Đức Thánh Cha ghi nhận một con người như thế không cần tìm kiếm hạnh phúc và thành công “hay là thêm cân cho những tư tưởng của những kẻ khác. Họ “tự do và quảng đại, mở lòng đón tiếng gọi của Chúa” và “có thể trao ban tất cả của mình cách trung thành bởi vì họ biết—dầu họ đi đâu—họ được an toàn trong tay Chúa.”

“Chúng ta tin rằng cuộc họp với Chúa, trong lời nói của Người và trong việc cử hành Thánh Thể, có thể mở lòng chứng ta và biến đổi chúng ta thành những bồn nước tuôn trào đức tin cho những kẻ khác”. Đức Thánh Cha đặc biệt xin người tín hữu giáo dân bảo đảm rằng “ tương lai không được đúc bởi những kẻ khác mà thôi.”

Đức Thánh Cha khích lệ “Hãy can thiệp với trí tưởng tượng và trí thông minh hấp dẫn trong những cuộc tranh cãi thời nay, sử dụng Tin Mừng như là thông số của anh chị em, hãy tham gia tích cực trong đời sống chính trị và xã hội của xứ sở anh chị em. Với tư cách những người Công giáo giáo dân, hãy dám tham gia xây dựng tương lai, trong sự nhất trí với các linh mục và các giám mục”.
 
Những phương cách mới để rao giảng Tin Mừng
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:36 31/05/2008
Phỏng Vấn Linh Mục Thomas Rosica

TORONTO (Zenit.org).- Giáo Hội có một sứ điệp phải phổ biến, và thách đố của nhiệm vụ này là phổ biến sứ điệp ấy trong một thế giới “qua trung gian”, một trong những chủ nhà Cuộc Hội Nghị các Phương Tiện Truyền Thông Công giáo Quốc Tế 2008 nói.

Cha Thomas Rosica thuộc dòng Brasil, cũng là giám đốc của Tổ chức Phương Tiện Công Giáo Muối và Anh Sáng và Mạng Lưới Truyền Hình, đã nói thêm rằng Giáo Hội cần ở “đó trên hiện trường, sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông xã hội tân thời hầu rao giảng lời Chúa và sứ điệp của Giáo Hội.”

Cuộc Hội Nghị Công Giáo quốc tế ba ngày, được tổ chức những ngày 27-30/5 tại Toronto- Canada, sẽ được đăng cai tổ chức bởi Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo Bắc Mỹ, Hàn lâm Viện Công Giáo Những Chuyên Nghiệp các Nghệ Thuật Truyền Thông và Hiệp Hội những Nhà Truyền Thông Công Giáo Roma tại Canada.

Chủ đề Hội nghị là “ Rao Giảng Tin Mừng từ những Mái nhà.”

Trong cuộc phỏng vấn dành cho ZENIT, Cha Rosica bình luận trên tương lai các phương tiện Công Giáo và liên quan của chúng với báo chí phần đời.

Thưa Cha tại sao lại có chủ đề “Rao Giảng Tin Mừng từ những Mái nhà”?

Cha Rosica: Chúng tôi đã chọn như chủ đề Cuộc Hội Nghị các Phương Tiện Công Giáo năm nay: ”Rao Giảng Tin Mừng từ các Mái Nhà,” do Kinh thánh linh hứng—Matthiew 10: 27—và cũng do tông thư “Phát Triển Mau Lẹ” của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II gợi ý.

Thực tế là Giáo Hội bây giờ phải nói với một xã hội kỹ thuật cao, “qua trung gian”. Đức Gioan Phaolô II đã nói Giáo Hộ phải hiện diện trong “Areopagai-Hội các ngà bác học” mới của thế giới—một thế giới tràn đầy rất nhiều triết học, tư tưởng và hiện tượng tài giỏi. Giáo Hội phải ở đó trên hiện trường, sử dụng mọi phương tiện truyền thông xã hội tân thời để công bố lời Chúa va sứ¬ điệp của Giáo Hội.

Những phát triển mới nào trong báo chí Công Giáo Cha muốn thấy được nâng cao tại hội nghị này? Những hậu quả?

Cha Rosica: Hội nghị các Phương Tiện Công Giáo 2008 được hiện hữu nhờ một sự cọng tác hoạ hiếm trong bất cứ phần nào của thế giới báo chí. Trên thực tế, sự cọng tác đã là một sự kiện lẽ sống giữa các phương tiện Công Giáo Toronto qua nhiều năm. Hai phương diện độc đáo của hội nghị Toronto là làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng sự cọng tác tốt giữa các thực thể những phương tiện Công Giáo, và coi công việc của chúng tôi là thành phần sự Tân Phúc Âm Hóa.

Hai là sự quan tâm của chúng tôi đối với tương llai, cách riêng làm sao chúng tôi có thể vươn tới thế hệ tiếp cận và bao hàm những người trẻ trưởng thành trong sứ vụ truyền thông. Tuần này sẽ là một bài học mãnh liệt cho các nhà báo Công Giáo Bắc Mỹ trong việc xây dựng những chiếc cầu bên trong và bên ngoài Giáo Hội vì chúng ta học nói những truyện của chúng ta, minh chứng chân lý và rao giảng sứ điệp chúng tôi từ các mái nhà.

Đức Giáo Hoàng đã nói trong sứ điệp của ngài gởi cho Ngày Truyền Thông Thế Giới tháng này “việc tìm kiếm và trình bày chân lý về nhân loại tạo thành ơn gọi cao nhất của truyền thông xã hội.” Cái nhìn vai trò truyền thông này có đánh dấu một sự khác biệt căn bản giữa các nhà báo Công Giáo và trần thế?

Cha Rosica: Những nhà truyền thông và những nhà báo Công Giáo có một nhiệm vụ và một sứ vụ đặc biệt không những phục vụ Giáo Hội, nhưng dạy thế giới về sự tìm kiếm chân lý và phục vụ chân lý.

Những phương tiện đời thiếu dấu chỉ khi chân lý, sự tốt lành và phẩm giá con người không phải là phần của truyện. Như Đức Gioan Phaolô II—chính ngài là một nhà thông thạo và người thầy các phương tiện—đã viết năm 2005, trong tông thư cuối cùng của ngài với tiêu đề “Sự Phát triển Mau lẹ”: “Sự Truyền Thông trong cộng đồng Giáo Hội và giữa Giáo Hội và thế giới tự do đòi buộc sự cởi mở và một sự xích gần mới tới chỗ đối mặt những vấn đề liên hệ thế giới các phương tiện.

“Sự truyền thông này phải hướng tới một cuộc đối thoại xây dựng, ngõ hầu cổ võ một tư tưởng chung được thông tin và biết phân biệt đúng trong cộng đồng Kitô hữu.” Những nhà báo và những nhà truyền thông tốt phải quan tâm tới chân lý, sự thiện, vẻ đẹp và hy vọng, cả trong những hoàn cảnh kinh khủng nhất.

Các phương tiện Công Giáo có thể làm gì để cho sứ điệp Tin Mừng được hiểu biết rộng rải hơn?

Cha Rosica: Tôi đã học một số bài học đầy động lực khi xử trí với các phương tiện qua nhiều năm, cách riêng qua biến cố Ngày Thề Giới Giới Trẻ 2002 tại Canada, sự đau khổ và sự chết của Đức Gioan Phaolo II, và việc làm của tôi với với Salt and Light Television và sự cộng tác của chúng tôi với các phương tiện “đời”.

Không ích gì cho các viên chức, các vị lãnh đạo và các thành phần của Giáo Hội lăng mạ những kẻ trong các phương tiện, làm cản trở và không đáp ứng tiếng phone liên tục của người tường thuật này, của kẻ sản xuất kia, của người biên tập viên nọ. Đó là bản tánh của con thú. Họ đừng gọi đó là sự bẽ gãy tin tức vô ích.

Cũng không ích gì cho những kẻ trong các phương tiện “đời” nếu coi thường hay loại trừ Giáo hội và những vấn đề tôn giáo, xử trí chúng như những vấn đề tầm thường không đáng lưu ý nghiêm chỉnh. Chúng ta phải học hỏi nhau, và chúng ta có nhiều việc tốt để làm chung hầu phục vụ vấn để chân lý và sự đoan trang trong một thế giới trở thành trống hơn giá trị, nhơn đức và ý nghĩa.

Nhiều khi trong Giáo Hội, những truyện của chúng ta không phải là những truyện bởi vì những yêu tố chìa khóa thiếu vắng. Trong ngôn ngữ kinh thánh hơn, làm sao trên mặt đất chúng ta dời ánh sáng từ dưới thùng và đưa lên giá đèn hầu mọi người trong nhà có thể thấy? Làm sao chúng ta học sự khác biệt giữa những tin tức cũ và những tin tức mới với sự liên quan—một truyện thật đáng nói cho thế giới?

Đặt nhiều đến những chương trình nghị sự của hội nghị 2008 là chủ đề của cái gọi là sự thù địch của những phương tiện “đời” chống lại tôn giáo và Giáo Hội. Sự thù địch có thật và được nhận thức? Có thể làm gì để xây dựng những chiếc cầu? Hội nghị sẽ giúp những công nhân các phương tiện Giáo Hội học nói những truyện của chúng ta cho thế giới cách thuyết phục, cách dạn dĩ và can đảm.
 
Bí quyết cho sự hiệu quả của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:41 31/05/2008
Tác giả nói bí quyết đó còn hơn Tâm Trí sắc sảo của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI

ROME Tác giả của tiểu sử Giáo Hoàng khẳng định rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một nhà thông tin hiệu nghiệm, không hẳn vì mọi cuộc thảo luận của ngài giống như một “thông điệp thu nhỏ,” nhưng vì có một bí quyết cho tính hiệu nghiệm của ngài.

Bí quyết này, Giuseppe De Carli nói, là vẻ đẹp “thuyết phục hầu như hơn những luận cứ lý trí: tình yêu, tình bạn với Thiên Chúa, niềm vui được làm người Kitô hữu. …Hãy nói cho tôi rằng đây không phải là một Gíao Hoàng lấy làm phúc vì được làm người Kitô hữu.”

De Carli, giám đốc văn phòng Truyền Thanh Truyền Hình Italiana tại Vaticab, và là một nhà từng trải 20 năm trong việc đưa tin về Tòa Thánh, vừa mới phát hành “Benedict: Servus Servorum Dei” (Giáo Hoàng Biển Đức: Tôi Tớ trong các Tôi tớ Chúa).

Quyển sách được giới thiệu tuần qua bởi một nhóm nhà lãnh đạo Giáo hội và dân sự cùng với tác giả.

Quyển sách bắt đầu với sự diễn tả của De Carli về đức Giáo Hoàng như “một người có tính nhát sợ trên sân khấu thế giới.” De Carli nói ông hy vọng quyển sách “ sẽ ít nhất được đặc giữa những sự đóng góp giúp cách nào đó hiểu cá tính của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.”

“Tôi đã thực thi một sự cố gắng có tính hoàn toàn nhà báo để nói về Joseph Ratzinger,” De Carli nói. “Đó là sự phát hành duy nhất của một tờ báo; trên thực tế, đó là một sách - báo mới. Ngày nay có những tờ báo xem ra như những quyển sách; Tôi viết một cuốn sách xem ra như một tờ báo.”

Một quyển sách thông tin tối thiểu

De Carli đã diễn tả Đức Thánh Cha như là “cha của Giáo Hội thời đại chúng ta, một giáo lý viên vĩ đại, một mục tử-thần học gia hay là một thần học gia- mục tử.”

“Chúng ta đi từ sự bùng nổ thông tin và đoàn sủng của Đức Gioan Phaolô II cho tới một thứ thông tin hiệu nghiệm tối thiểu với Đức Giáo Hoàng Ratzinger,” tác giả đề xuất. “Hiệu nghiệm bởi vì không được nâng đở bởi tình tự nhiên của những cử chỉ.”

Tất cả cuộc nói chuyện của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là một “thông điệp thu nhỏ,” De Carli nói. Gương mặt trí thức của Đức Giáo Hoàng “ là gương mặt của người biết cách dạy dỗ,” và “thính giả của ngài, trong nhiều khía cạnh, bị kinh ngạc dường như bởi một nhà quảng cáo.”

De Carli gợi ý: “phong cách của Đức Giáo Hoàng Wojtyla là ly tâm—ngài buộc các phương tiện bỏ mọi logic và theo ngài tới mọi sự và mọi người. Phong cách của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI là hướng tâm—ngài buộc các phương tiện quay về mầu nhiệm mà Giáo Hội biểu lộ với truyền thống phụng vụ của mình.

“Từ điều đã được nhận thấy lâu nay, đó là một triều giáo hoàng tập trung và đào sâu. […] Điểm tựa của đức tin Kitô hữu là đức bác ái, tình yêu, đó là một sự duy nhất có thể cho một viễn tượng hy vọng và sau đó tính hợp lý và vẻ đẹp của đức tin.

“Tôi tin rằng ngài là một mục tử nói nhiều với dân chúng ngày nay, những người tin và những kẻ không tin.”
 
Đức Giáo Hoàng Gregory Cả xứng đáng mang tước hiệu “Magnus”
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:43 31/05/2008
Ngài là ‘người kiến tạo hoà bình” đích thật

VATICAN (Zenit, org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói Đức Giáo Hoàng Gregory Cả là một người xứng đáng với tước hiệu “magnus”.

Đức Giáo Hoàng nói điều này trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần thứ Tư 28/5 khi trình bày bài giáo lý trong Quảng trường Thánh Phêrô, trong bài giáo lý này ngài đã bình luận về “một trong những người cha vĩ đại nhất trong lịch sử của Giáo Hội”

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã thuật lại Gregory Cả, người cai quản Giáo Hội từ năm 590 tới 604, được tôn kinh như một tiến sĩ Giáo Hội. Ngài sinh ra từ một gia đình quí tộc Roma, và bắt đầu một nghề nghiệp thành công trong việc phục vụ dân sự.

“Cuộc sống này không thoả mãn ngài,” Đức Thánh Cha nói, “và không lâu trước khi ngài quyết định từ bỏ những địa vị dân sự để rút lui về nhà và bắt đầu cuộc sống một đan sĩ.”

Đức Thánh Cha nói thêm rằng Gregory sau này có lẽ đã viết rằng thời gian này trong cuộc sống của ngài là “một thời gian hạnh phúc để hồi tưởng trong Chúa, chuyên cầu nguyện, và chìm đắm nghiêm chỉnh trong việc học hành.”

Nền học vấn và kinh nghiệm của Gregory, và những ân huệ cá nhân nổi bật của ngài, dẫn Đức Giáo Hoàng Pelagus tới chỗ chỉ định Gregory làm đại diện giáo hoàng trong cung đền hoàng đế tại Constantinople.

Khâm sứ

Thời gian lưu trú tại Constantinople, nơi ngài lại tiếp tục cuộc sống đan sĩ với một nhóm đan sĩ, là rất quan trọng cho Gregory, vì cho ngài có kinh nghiệm trực tiếp trong thế giới Byzantine, cũrng như xử trí vấn đề những người Lombards, vấn đề này ngày sau sẽ trắc nghiệm sâu sắc sự tài giỏi và nghị lực của ngài trong nnhững năm gíao hoàng của ngài,” Đức Giáo Hoàng nói.

Sau này Gregory được triệu hồi về Romea trong chức vụ thư ký của Đức Pelagus.

Sau đó, khi Đức Pelagus qua đời, dân chúng, hàng giáo sĩ và Thượng Viện đã nhất trí bầu Gregory như người Kế vị Thánh Phêrô. “Ngài ra sức chối từ,” Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tường thuật, “còn muốn lẫn trốn, nhưng không thành công: Sau cùng, ngài phải nhượng bộ.”

“Vì công nhận ý Chúa trong tất cả những sự đã xảy ra, Đức tân Giáo Hoàng đã bắt đầu làm việc ngay một cách quyết liệt,” Đức Thánh Cha nói tiếp. “Ngay từ đầu ngài đã mặc khải một cái nhìn sáng sủa lạ lùng về thực tại ngài phải được đo lường đương đầu, một khả năng lạ lùng để làm việc trong việc xử trí những vấn đề giáo hội cũng như dân sự, một sự cân đối trong những thực thi các quyết định, cũng can đảm, mà sứ vụ của ngài đã đặt trên vai ngài.

Người kiến tạo hoà bình

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã bình luận trên một vấn đề đặc biệt ảnh hưởng nước Italy và thành Roma trong đời giáo triều của Gregory, vấn đề những kẻ xăm lăng Lombard: “ Cho vấn đề này, Đức Giáo Hoàng đã hiến tất cả nghị lực có thể với hy vọng đạt một giải pháp thật sự hoà bình.

“Thánh Gregory nhìn những dân này với cặp mắt người Mục Tử Tốt Lành, vì quan tâm về việc công bố cho họ lời cứu rỗi, thiết lập với họ những tương quan huynh đệ hướng tới một tương lai hoà bình được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau và sự chung sống hoà bình giữa những người Italian, những kẻ ủng hộ chủ nghĩa đế quốc và các người Lombards.”

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Muốn đạt được một hoà bình hiệu nghiệm tại Roma và Italy, mà Đức Giáo Hoàng hoàn toàn dấn thân cho---ngài thật sự là một kẻ kiến tạo hoà bình—ngài đã thực thi một cuộc thương lượng gần gũi với Vua Agilulfo Lombard.

“Cuộc thương thguyết này dẫn tới một thời kỳ ngưng bắn kéo dài lối ba năm—598-601—sau đó có thể khuyến khích trong năm 603 một sự đình chiến bền lâu hơn.”

Nhà hoạt động xã hội

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã khẳng định Gregory Cả cũng có tính hoạt động trong những vấn đề xã hội: “Với thu nhập của gia sản đáng kể mà Toà Roma có tại Italy, cách riêng tại Sicily, ngài đã mua và phân phát lúa, giúp những kẻ thiếu thốn, những linh mục cần giúp, những đan sĩ và nữ tu sống trong cảnh thiều thốn, chuộc những công dân bị người Lombards cầm tù, và đạt được những cuộc đình chiến và ngưng bắn.

“Hơn nữa, ngài thực hiện—tại Roma cũng như trong những phần khác tại Italy—một cố gắng quyết định cho việc tái tổ chức hành chánh, ban những huấn lệnh chính xác ngõ hầu những tài sản của giáo Hội, hữu ích cho việc nuôi sống Giáo Hội và việc rao giàng Tin Mừng trong thế giới, có thể được quản trị cách đúng đắn tuyệt đối và theo những luật công bằng và lòng thương xót.

“Ngài đòi buộc những tá điền được bảo vệ khỏi những lạm dụng của những quản lý viên về đất cáct tài sản của Giáo Hội và, trong trường hợp gian giảo, họ phải được bồi thường nhanh chóng, như vậy gương mặt Nàng Dâu của Chúa Kitô không bị ô nhiễm với những nguồn lợi bất lương.”

Hậu quả

“Mặc dầu những điều kiện khó khăn nhất trong đó ngài phải hành động,” Đức Giáo Hoàng nói tiếp, “[Gregory] đã thành công trong việc đạt được, nhờ sự thánh thiện đời sống ngài và lòng nhân đạo dồi dào của ngài, sự tín nhiệm của các giáo hữu, thu hoạch được những hậu quả vĩ đại thật cho thời đại ngài và cho tương lai.

“Ngài là một con người dìm mình trong Chúa: Sự ao ước về Chúa luôn luôn sống động trong vực sâu linh hồn ngài và chính vì vậy mà ngài luôn luôn rất gần người thân cận của ngài, biết đến những nhu cấu của dân chúng thời đại ngài.

“Trong một thời buổi đầy tai họa và tuyệt vọng, ngài biết cách mang lại hoà bình và hy vọng.”

“Người này của Chúa,” Đức Thánh Cha kết luận, “ chứng tỏ cho chúng ta những nguồn hoà bình thật sự, từ đó tới niềm hy vọng thật, và như vậy ngài thành một kẻ hướng dẫn cho chúng ta ngày nay.”
 
Tòa Thánh ban hành những chỉ dẫn về đức vâng lời tu sĩ.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
06:46 31/05/2008
VATICAN (Zenit.org).- Văn kiện 50 trang do Tòa ThánhVatican phát hành khẳng định Đức vâng lời trong đời sống tu sĩ là một cuộc hành trình trong sự tìm kiếm Chúa, nhắm trở nên ý thức về ý định tình yêu của Người.

Bộ Tu Sĩ và Tu Hội Đời phát hành hôm thứ Tư 28/5 một tập cẩm nang 50 trang với tiêu đề: “Sự Phục Vụ của Uy Quyền và Đức Vâng Lời.” Tập hướng dẫn này được trình bày sáng nay trong một đại hội của các vị Bề Trên Dòng Nam và Nữ được tổ chức tại Salesianum, Roma.

Một thông cáo do bộ phổ biến tường thuật: “Trước hết, bản văn xem xét chủ đề đức vâng lời tu sĩ, gốc của nó được thấy trong sự tìm kiếm Chúa và ý muốn của Chúa là điều đặc biệt đối với những tín hữu. […] Đức vâng lời Kitô hữu và tu sĩ, như vậy, không xuất hiện đơn giản như sự thực hiện những luật và những quyết định giáo hội hay tu sĩ, nhưng như động lượng của một cuộc hành trình trong sự tìm kiếm Chúa, tức là nghe Lời Người và trở nên ý thức đối với quyết định của Người về tình yêu—sự kinh nghiệm căn bản của Chúa Kitô, Đấng, vì tình yêu, đã vâng lời cho tới chết trên thập giá.

“Uy Quyền trong đời sống tu sĩ phải được hiểu trong ánh sáng này, nói cách khác, như một phương cách để giúp cộng đồng—hay là viện --tìm kiếm và hoàn thành ý muốn của Chúa. Như vậy, đức vâng lời không được biện minh trên nền tảng của uy quyền tu sĩ, bởi vì mọi người trong một cộng đồng tu sĩ—trước hết và chính những uy quyền—được kêu gọi phải vâng lời. Uy quyền tự đặt mình phục vụ trong cộng đồng ngõ hầu ý muốn của Chúa sẽ có thể được tìm kiếm và hoàn thành chung.”

Thông cáo đã lưu ý vấn đề uy quyền tu sĩ sẽ được đặt trong bối cảnh của một “sự dấn thân vâng lời được chia sẻ nổi bật.”

Những khó khăn

Sự hướng dẫn cũng xem xét: vấn đề tế nhị của ‘sự vâng lời khó’, tức là trong đó điều được đòi buộc với một tu sĩ là đặc biệt khó thi hành, hay là trong đó chủ sự cảm giác mình thấy ‘những sự tốt và ích lợi cho linh hồn mình hơn là những sự bề trên lệnh cho mình phải làm,’ “ thông cáo nói thêm. “Trích từ một văn bản còn thích đáng của Đức Phaolô VI, văn kiện cũng viết về sự có thể có những ‘thắc mắc lương tâm’ trong chủ thể phải vâng lời.”

Thông cáo nói tiếp: “Tập hướng dẫn tìm kiếm nhắc nhở, hơn hết đức vâng lời trong đời sống tu sĩ có thể làm nẩy sinh những lúc khó khăn, những tình huống đau khổ trong đó cần phải qui chiếu về Đấng Vâng Lời tuyệt hảo, Chúa Kitô. […]Hơn nữa, phải nhớ rằng uy quyền cũng có thể gặp ‘khó,’ vì gặp những lúc ngã lòng và mệt nhọc có thể dẫn tới sự từ chức hay là không chú tâm vào việc thi hành một sự hướng dẫn thích hợp […] của cộng đồng.

“Sự qui chiếu về lương tâm giúp người ta coi sự vâng lời không hẵn là một sư thi hành những mệnh lệnh cách thụ động và vô trách nhiệm, nhưng là một sự nhận lấy cách ý thức những cam kết […], vì đó là một sự thúc đẩy thật sự do ý muốn của Chúa.”

“Nếu văn kiện chứa đựng một lời khuyên vâng lời cách thanh thản và vì đức tin, văn kiện cũng hiến một loạt rộng rải và cố kết các chỉ dẫn cho việc thực thi uy quyền, “ như “mời người ta nghe, ủng hộ sự đối thoại, sự chia sẻ, đồng trách nhiệm, […] và việc đối xử đầy lòng thương xót những kẻ “ được giáo phó cho uy quyền, thông cáo nói thêm.

Sự hướng dẫn này, tuyên bố đó kết luận, “lưu ý đặc biệt về cộng đồng tu sĩ như một nơi trong đó, dưới sự hướng dẫn của bề trên, một hình thức’ sáng suốt cộng đồng’ phải được thực thi trong việc lấy quyết định. Việc thực thi này, đối với việc thi hành mà những gợi ý quan trọng được cống hiến, không loại trừ vai trò của uy quyền.[…]Và không nên quên rằng, theo truyền thống xa xưa, uy quyền cao nhất trong những viện tu sĩ thuộc tổng tu nghị—hay là một thể chế tương tự—đó là một đội tập đoàn.”
 
Hội kiến giữa Đức Hồng y Kasper và Đức Thượng phụ Aleksij II
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
07:35 31/05/2008
Moscow (AsiaNews) - Đức Hồng y Kasper đã trao cho Đức Thượng phụ Aleksij II một bức thư trong đó Đức Thánh Cha bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn Tòa Thượng phụ Nga. Theo Tòa Thánh Vatican, cuộc gặp diễn ra trong bầu khí thân mật; mặc dù Tòa Thượng phụ vẫn luôn nêu bật lên những vấn đề chưa được giải quyết giữa hai Giáo Hội như Giáo Hội Uniate, các trại mồ côi của Công Giáo và Tuyên bố Ravenna.

Đánh giá cao “sự dấn thân nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Công Giáo và Chính thống giáo” và hy vọng “cùng nhau thực hiện cuộc hành trình hướng đến hiệp thông hoàn toàn với nhau” là những điểm chính trong lá thư của Đức Thánh Cha do Đức Hồng y Walter Kasper đích thân trao cho Đức Thượng phụ Aleksij II, Thượng phụ của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga vào hôm 29/05/2008.

Từ ngày 21 đến 30/05, Đức Hồng y Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo đã viếng thâm Nga theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Kyrill của Smolensk. Một trong những cam kết của chuyến viếng thăm là nhằm “hiểu biết hơn nữa nền văn hóa Chính thống giáo Nga”, Ngài Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo đã gặp vị lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Nga vào hôm 29/05. Với ngài, ngài có cơ hội nói về xu thế mới của “tình hữu nghị và huynh đệ” giữa hai Giáo Hội cũng như những vấn đề tiếp tục gây căng thẳng giữa họ.

Theo một số chuyên gia Nga, thì Đức Hồng y Cardinal Kasper được cho là sẽ gặp nhà lãnh đạo Chính thống giáo để khởi động Ủy ban Thần Học hỗn hợp Chính thống giáo - Công Giáo, nhưng dường như ngài đã không thực hiện điều đó.

“Triển vọng trên nguyên tắc” về cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và Đức Thượng phụ Aleksij II đã được xác nhận, nhưng Tòa Thượng phụ Nga lặp lại rằng một sự kiện như thế cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không chỉ là “một cuộc chụp ảnh”.

Trong suốt buổi hội đàm, hai phía đã giải quyết một số vấn đề như “việc mở rộng của Giáo hội Uniate” ở Ukraine cũng như việc nuôi dạy trẻ trong các trại mồ côi của Công Giáo ở Nga. Tương tự cả hai phía cũng bày tỏ ưu tư về sự cố xảy ra vào tháng Mười, 2007 tại phiên họp của Ủy ban Thần học hỗn hợp Chính thống giáo – Công Giáo. Vào thời điểm đó, các đại diện của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa rời bỏ phiên họp vì họ phản đối sự hiện diện của đoàn đại biểu Giáo Hội Chính Thống Tông Đồ Estonia, được Tòa Thượng phụ thành lập năm 1966 khi cho rằng thuộc lãnh thổ của họ theo giáo luật. Đức Thượng phụ Aleksij đã không nói thẳng về những gì có trong Tuyên bố Ravenna: “Vấn đề không chỉ là một tuyên bố được thông qua mà không có sự tham dự của chúng tôi nhưng là cách thức mà Constantinople hội ý về quan hệ pháp lý cũng giống như của Vatican đối với người Công Giáo”.

Theo một nguồn tin ẩn danh đánh giá thì đối với Tòa Thượng phụ Nga: “đối thoại Công Giáo – Chính thống giáo không thể chuyển động nếu không có sự tham dự của Giáo Hội Chính Thống cách trọn vẹn nhất”.
 
Nhà của Giám Mục ở Nigiêria bị tấn công
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
07:37 31/05/2008
Ibadan, NIGERIA (MISNA) - Hôm thứ Tư 28/05/2008, một nhóm vũ trang không xác định đã ập vào nơi cư trú của Đức Tổng Giám Mục Alaba Job của Ibadan, cũng là Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Nigeria làm bị thương 03 cộng sự của ngài. Một trong những người bị ảnh hưởng đến tính mạng là Cha Victor Amole, Thư ký hàng giáo sĩ và hai nhân viên an ninh.

Một nguồn tin cho tờ Vanguard hay chúng là những kẻ ám sát không mời mà đến. Chúng đã lẩn trốn sau vụ việc chỉ xảy ra vài phút. Tờ Vanguard suy đoán rằng có lẽ đó là một chính trị gia quan trọng muốn chiếm đoạt một số đất đai của Giáo Hội. Cảnh sát còn đang trong vòng điều tra.
 
WYD 2008 - Lần đầu tiên Thánh Giá ngày Quốc Tế Giới Trẻ viếng thăm một nhà tù
Nguyễn Việt Nam
08:04 31/05/2008
Perth - Nhà tù Hakea ở Tây Úc Đại Lợi đã chứng kiến biến cố lịch sử là cây Thánh Giá ngày Quốc Tế Giới Trẻ và ảnh Đức Mẹ lần đầu tiên viếng thăm một trung tâm cải huấn. Cha David Shelton, OMI, tuyên úy nhà tù Hakea đã cho biết như trên.

Tờ The Record của tổng giáo phận Perth, số ra ngày 28/5, cho biết sau khi Thánh Giá được long trọng rước vào hội trường của nhà tù, nơi đang giam giữ 740 can phạm, 25 người tù đã tiến lên hôn kính Thánh Giá và cử hành thánh lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa với Đức Tổng Giám Mục Barry James Hickey của tổng giáo phận.

Nhiều người tù khi hôn kính Thánh Giá đã quỳ gối cầu nguyện hồi lâu trước Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ. Một người tù vào độ tuổi 20 cho biết khi chạm đến Thánh Giá, anh đã cầu xin được ơn tha thứ và hoán cải. Anh cho biết anh đã theo học một trường tiểu học và trung học Công Giáo và lớn lên trong một gia đình Công Giáo. Anh đã trở lại niềm tin của mình vài tháng trước đây khi phải ngồi tù.

Dù an ninh trong nhà tù nghiêm nhặt nhưng một vài thành viên trong ca đoàn của tổng giáo phận Perth đã được phép chơi các nhạc cụ trong khi các tù nhân hôn kính Thánh Giá. Một tù nhân đã được mời đọc các bài sách Thánh.

Cha Shelton cho biết đây là lần đầu tiên một nhà tù tại Úc cho phép đưa cây Thánh Giá vào bên trong nhà tù. Thanh tra nhà tù Hakea, ông Ian Clark, một người Anh Giáo cho biết ông không thấy có lý do gì để ngăn không cho hôn kính Thánh Giá trong tù. “Việc đó sẽ mở rộng con đường cải hối”. Ông Ian Clark đã nhận định như thế.

Cha Shelton cho biết các tù nhân Công Giáo đã thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa Nhật do ngài cử hành và vào buổi sáng ngày cây Thánh Giá viếng thăm, một tù nhân đã xin ngài giải tội.

Đức Tổng Giám Mục Hickey, người đến thăm nhà tù này ít nhất 2 lần trong một năm đã đề cập đến bản chất cứu cuộc của đau khổ trong bài giảng của ngài. Theo Đức Tổng Giám Mục, vì Chúa Kitô đã sống lại từ trong cõi chết Thánh Giá không chỉ là biểu tượng cho đau khổ nhưng còn biểu hiện cho chiến thắng trên quyền năng của sự chết và khổ đau. Ngài mời gọi các tù nhân hãy dâng những khốn khó của họ lên Chúa Kitô. Ngài cũng mời gọi họ cầu nguyện để can đảm “vác Thánh Giá” của họ và xin Đức Mẹ giúp họ chịu đựng.
 
Đức Hồng Y Boston truyền giáo qua Email
Anthony Lê
09:40 31/05/2008
Đức Hồng Y Boston truyền giáo qua Email

BRIGHTON, Massachusetts (Zenit.org).- Theo tin tức từ Tổng Giáo Phận Boston thì Đức Hồng Y Sean O'Malley giờ đây có thể đến với tất cả Quý Vị chỉ bằng việc mở và đọc ra các email của Quý Vị.

ĐHY Y Sean O'Malley
Vào hôm thứ Bảy tuần qua, Đức Hồng Y 63 tuổi này cho biết Tổng Giáo Phận đang tìm cách đến tới tất cả những người Công Giáo trong Tổng Giáo Phận qua email.

Mục "Email Hằng Tuần từ Đức Hồng Y Sean" và Mục "Tiên Phong" (The Pilot) sẽ bao gồm các thông điệp đến từ Đức Hồng Y, các lời ghi chú trong trang blog của Ngài, các thông tin tung ra báo chí đến từ Tổng Giáo Phận, và các liên kết để dẫn tới các câu chuyện hiện hành được đăng trong tờ báo Công Giáo của Tổng Giáo Phận.

Đức Hồng Y O'Malley cho biết:

"Sáng kiến về việc gởi Email Hằng Tuần sẽ làm gia tăng thêm việc truyền thông và kết nối giữa những người Công Giáo trong Tổng Giáo Phận với nhau vì khi chúng ta cử hành kỷ niệm hai trăm năm của Tổng Giáo Phận, chúng ta được nhắc nhớ đến việc làm thế nào để những người Công Giáo biết sáng kiến để rao truyền thông điệp cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô đến với tất cả mọi người.

Chúng tôi muốn tiếp tục tinh thần sáng tạo đó và việc rao giảng Tin Mừng bằng cách sử dụng đến nhiều công cụ truyền thông mới mẽ của ngành kỷ thuật đương đại, do đó, tôi khuyến khích tất cả những người Công Giáo trong Tổng Giáo Phận có địa chỉ email thì nên đăng ký vào dịch vụ nhận tin này."


Những ai muốn nhận được email của Ngài có thể vào đăng ký ngay tại trang Web có địa chỉ là: www.Boston200.org.

Nên nhớ rằng, mấy năm về trước khi sang Rôma để nhận dây Pallium cho chức vụ Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y O'Malley đã tiên phong trong việc viết Blog để cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích cho không chỉ những người Công Giáo trong Tổng Giáo Phận Boston, mà còn cho cả những ai ngoài Tổng Giáo Phận nữa, tôi đã có dịp theo dõi sát nút Blog của Ngài và đã học hỏi được rất nhiều điều về Vaticăn từ Ngài.
 
WYD 2008 – Target tung ra trang phục WYD đủ loại
Thúy Dung
10:05 31/05/2008
Trong tuần qua, 159 siêu thị của công ty liên quốc gia Target trên toàn quốc Úc Đại Lợi đã tung ra một đợt quảng cáo rầm rộ trang phục cho ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Các loại trang phục nam nữ đã được công ty Kid Crew Express, một công ty hàng đầu của Úc về may mặc, sản xuất và do Target độc quyền kinh doanh.

Trang phục dành cho nữ giới gồm các loại áo khoác, mũ và áo thun dài tay cũng như ngắn tay trong hai loại khung mầu: đỏ - trắng – xám và xanh biển – trắng – xám tro.

Trang phục dành cho nam giới cũng gồm các loại áo khoác, và áo thun hai loại khung mầu: đỏ - xanh lá cây và đen.

Tất cả trang phục đều có dòng chữ thật to WYD08 hay WYD SYD.

Lynn Semjaniv, Quản Đốc Điều Hành Target cho biết: “Target tự hào tung ra thị trường loại trang phục để cử hành và nhớ về ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2008”.

Các loại trang phục WYD 2008 có thể xem tại đây: http://www.shop.wyd2008.org
 
Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại được phép cử hành đặc biệt trong Năm Thánh Phaolô 2009
Ngọc Loan
15:23 31/05/2008
Vatican: Năm Thánh Phaolô sẽ được bắt đầu vào ngày 28/6/2008 đến 29/6/2009. Trong năm đặc biệt này, các giáo xứ được phép cử hành Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại theo lịch phụng vụ sẽ vào ngày 25/1, nhưng năm 2009 sẽ rơi vào ngày Chúa Nhật.

Phaolô ngã ngựa trên đường đi Đa Mát
Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã ban hành một sắc lệnh nói rằng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI “trong cách hành xử ngoại thường”, đã cho phép các giáo xứ và các thánh đường được xử dụng các lời nguyện và bài đọc của ngày Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại thay vì phải xử dụng các lời nguyện và bài đọc của ngày Chúa Nhật 3 Thường Niên (Năm B).

Sắc Lệnh đã được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích cho ban hành vào ngày Thứ Sáu 30/5.

Thông Thường các ngày lễ như Lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại không được cử hành khi rơi vào ngày Chúa Nhật.

Sắc luật có đoạn viết: “Tông Đồ Phaolô, người đã loan báo chân lý Đức Kitô cho toàn thế giới” và đã trở lại sau khi truy nã những người theo Đức Kitô, “đã luôn luôn và vẫn được tín hữu tôn kính, nhất là trong năm đặc biệt này”, năm đánh dấu 2000 năm sinh nhật của Thánh nhân.

Chính vì thế “chỉ trong năm 2009”, Đức Giáo Hoàng Biển Đức đã quyết định để cho các giáo xứ xử dụng các lời nguyện và các bài đọc cho ngày lễ vào ngày 25/1.

Bởi vì ngày lễ không có bài đọc 2, cho nên bài đọc 2 sẽ lấy từ bài đọc 2 của Chúa Nhật 3 Thường Niên (1Cr 12: 12-30), và đọc kinh Tin Kính, là kinh thường không đọc vào ngày lễ trong tuần.

Sắc lênh đã được Đức Hồng Y Bộ Trưởng Francis Arinze và Đức Tổng Giám Mục Albert Malcom Ranjith Patabendige Don, thư ký của Bộ ấn ký.

Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô ngoại thành tại Roma
Năm Thánh Phaolô, mừng sinh nhật 2000 năm, thế nhưng không ai biết một cách đích xác năm sinh của Thánh nhân. Theo các sử gia và các học giả đã cho rằng Thánh Phaolô sinh khoảng giữa năm thứ 5 và năm thứ 10 sau công nguyên, cho nên mừng sinh nhật 2000 năm có thể lấy bất cứ năm nào giữa năm 2005 và 2010, Đức Giáo Hoàng đã chọn năm 2008.

Thánh Phaolô đã chịu tử đạo, nhưng cũng không ai biết đích xác là Thánh Phaolô chịu tử đạo như thế nào, theo tuyên truyền từ thế kỷ thứ 2 cho rằng Thánh Phaolô bị trảm quyết, và thủ cấp rơi xuống đất đã nảy lên 3 lần trước khi nằm yên bất động, cho nên chỗ đó đã sinh ra 3 ngọn suối và ngày nay chỗ đó tại Italia được gọi là “Tre Fontane” (3 ngọn suối). Nguồn tài liệu đáng tin cậy cho biết Thánh Phaolô chịu tử đạo được dựa vào một lá thư về Thánh Phêrô và Thánh Phaolô đã được Đức Giáo Hoàng Clemente viết cho Giáo Hội vào năm 90 sau công nguyên, nhưng cũng không nói rõ là Ngài đã bị xử tử như thế nào.

Thánh Phaolô được chôn cất dọc theo đường Via Ostiense, chính tại nơi ấy Giáo Hội đã xây Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Thánh Phaolô chịu tử đạo khoảng từ năm 58 đến năm 67 sau công nguyên.
 
WYD 2008 – Đàng Thánh Giá trọng thể vượt sông Swan của thanh niên Công Giáo Perth
Tâm Nguyễn
20:54 31/05/2008
Perth - Thanh niên Công Giáo tổng giáo phận sẽ tổ chức một cuộc đi đàng thánh giá trọng thể với sự tham dự của các trường đại học, trung học Công Giáo trong tổng giáo phận.

Đàng Thánh Giá sẽ bắt đầu lúc 7 giờ sáng ngày Chúa Nhật 8/6/2008 tại trung học Trinity. Đàng Thánh Giá sẽ tiến về Vương Cung Thánh Đường thành phố nơi đang được trùng tu, rồi đi dọc bờ sông Swan đẹp nhất của thành phố.

Đàng thánh giá sẽ đi dọc bờ sông này
Xin mời các bạn tham gia đông đảo
Sau khi băng qua cầu Narrow Bridge, Đàng Thánh Giá sẽ đi dọc theo phía Nam bờ sông Swan và kết thúc tại Burswood Park vào lúc 1 giờ. Tại đây sẽ có buổi sinh hoạt liên tôn với các tôn giáo bạn như Anh Giáo và Tin Lành.

Đây là cuộc đi Đàng Thánh Giá trọng thể lớn chưa từng có của thanh niên Công Giáo Úc và sẽ được Đức Tổng Giám Mục Barray James Hickey chủ sự. Xin kính mời anh chị em, đặc biệt các bạn trẻ Công Giáo Việt Nam Tây Úc tham dự. Mọi chi tiết xin liên lạc Tammy Nguyen (94227944). Web site: http://www.wydperth.com

VietCatholic sẽ phát hình buổi đi Đàng Thánh Giá này.

Sau cuộc đi Đàng Thánh Giá trọng thể này, cây Thánh Giá ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được đưa về nhà thờ Lockdrige nơi cha Giuse Đồng Văn Vinh làm quản nhiệm vào ngày thứ Hai 9/6. Anh chị em có thể đến tôn vinh Thánh Giá từ 1 giờ trưa ngày thứ Hai đến suốt đêm.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Vài bộ mặt tiêu biểu của Liên Giáo Sĩ Tu Sĩ Việt Nam tại Canada
LM Phêrô Trần thế Tuyên
18:16 31/05/2008
CANADA - Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada hãnh diện với từng thành viên và với tất cả 160 thành viên đang phục vụ trong 18 giáo phận từ Đông sang Tây. Ở đây, xin đan cử một ít khuôn mặt nổi mà chúng tôi được biết để chúng ta cùng cám ơn Chúa vì anh chị em của chúng ta, cũng như cho nhau một nụ cười khuyến khích:

1. Lm. Peter Hồ, địa phận Victoria: Cha xứ giáo xứ St. Patrick khá lớn tại thành phố Victoria và được bổ nhiệm làm Giám Đốc Ơn Gọi địa phận năm 2006. Chúc mừng Cha!

2. Lm. Giuse Nguyễn thế Phương, tổng giáo phận Vancouver: Cha xứ giáo xứ St. Andrew khá lớn ngay trong thành phố và được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác: thẩm phán tòa án hôn phối, thành viên Hội Đồng Linh Mục địa phận (Diocesan Presbyteral Council) và là đại diện linh mục địa phận trong National Federation of the Priest’s Council (NFPC). Chúc mừng Cha!

3. Lm. Antôn Trần mạnh Tiến, tổng giáo phận Vancouver: Cha Xứ giáo xứ All Saints, tốt nghiệp chuyên viên Phụng Vụ ở Mỹ, là Chuyên viên Phụng Vụ địa phận và Giáo Sư Phụng Vụ Chủng Viện Christ the King, Mission BC. Chúc mừng Cha!

4. Lm. Giuse Lê thành Thoại, tổng giáo phận Vancouver, tốt nghiệp bằng Chuyên viên Giáo Luật ở Roma, hiện là phó Đại Diện Tư Pháp (Vice-Juridical Vicar) Tòa Án Hôn Phối Vancouver - và theo như Đức Tổng Giám Mục Raymond Roussin, “ He will be Juridical Vicar very soon!” Xin chúc mừng!

5. Lm. Đôminicô Nguyễn quang Huy, giáo phận Calgary, ở Alberta, đang trình luận án tiến sĩ về Pastoral Ministry ở Roma và sẽ là giáo sư Đại Chủng Viện St. Joseph ở Edmonton tháng 9.2008 nầy. Đức Cha Frederick Henry nói thế. Xin chúc mừng Cha Huy, tuổi trẻ, tài cao!

6. Lm. Phêrô Trần thế Tuyên, địa phận St. Paul ở Alberta, tốt nghiệp bằng chuyên viên Giáo Luật đại học St. Paul, Ottawa 2007. Được bổ nhiệm làm chưởng ấn địa phận, cộng thêm 8 chức vụ khác: Presbyteral Council, College of Consultors, Personnel, Diocesan Financial Council, Chair of Mutual Aid (quỹ hưu dưỡng linh mục), Đại diện linh mục địa phận trong NFPC, Sub-delegate of bishop on sexual abuse investigation và cha xứ tạm thời của 3 giáo xứ. Chết sớm là chắc! Chúc mừng!

7. Lm. Matthêu Nguyễn Công, địa phận Prince Albert, SK. Cha xứ nhà thờ St. Joseph, lớn nhất địa phận, giám đốc ơn gọi và đã có công trong việc đào luyện chủng sinh. Kết quả: Đã có 3 linh mục: Tuyên, Phong và Đông; Sẽ có thêm 4 linh mục vào ngày 23.5.2008: Tuấn, Trứ, Mạnh và Cường và còn Thầy Giuse Vũ đình Dũng đang nối bước. Mát tay! Xin chúc mừng Cha!

8. Lm. Bênađô Phạm hữu Quang, địa phận St. Boniface, Manitoba, thuộc dòng Xuân Bích đã từng đi dạy ở Singapore và bây giờ đang làm Cha giáo ở Nhật. Xin chúc mừng Cha!

9. Lm. Vincent Nguyễn mạnh Hiếu, tổng giáo phận Toronto, sắp tốt nghiệp chuyên viên Giáo Luật từ Rôma và được bổ nhiệm làm Phó Chưởng Ấn (Vice-Chancellor) và Đại Diện Tư Pháp (Juridical Vicar) Tòa án Hôn Phối Toronto. Xin chúc mừng Cha!

10. Lm. Phêrô Nguyễn thế Tuyển, địa phận Hamilton, Cha xứ Canadian Martyrs ngay trong thành phố. Cha là tuyên úy trường Đại Học Hamilton. Cha đã âm thầm, vừa coi người đi học và vừa học, nên đã tốt nghiệp Master với hạng tối ưu năm 2007. Đáng khâm phục và đáng chúc mừng!

11. Lm. Gioan Baotixita Nguyễn ngọc Lâm, tổng giáo phận Québec, tốt nghiệp bằng chuyên viên Giáo Luật ở Đại Học St. Paul, Ottawa và đang làm việc cho Tòa Án Hôn phối tổng giáo phận Québec. Xin chúc mừng cha!

12. Sr. Anne-Marie Trần thị Hữu Phước, nữ tu dòng kín Dolbeau-Mistassini, QC. Những chức vụ soeur đang đảm nhận được giữ “kín”, chúng tôi không rõ lắm, nhưng nghe soeur đi họp công nghị (Chapter), chúng tôi nghiệm ra tài năng, đức độ và vai trò của soeur không nhỏ trong nhà dòng. Xin chúc mừng!

13. Lm. Dương hữu Nhân (Roland Jacques), gốc người Lục Xâm Bảo, thuộc dòng OMI. (Oblate Missionaries of Mary Immaculate), tiến sĩ dân luật và giáo luật. Hiện đang làm khoa trưởng Giáo Luật Đại Học St. Paul ở Ottawa. Ngài nói thông thạo 7 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, La Tinh và Việt Nam. Ngài biết Việt Nam tường tận về địa dư, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ. Ngài thưởng thức những đặc sản Việt Nam như mắm tôm, cà pháo. Ngài là người đã chứng minh Anrê Phú Yên là anh cả trong hàng các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Ngài viết nhiều sách, và nhiều đề tài bằng tiếng Việt. Cha Nhân, chúng con hãnh diện về Cha!

14. Lm. Phêro Trần minh Bạch, dòng Chúa Cứu Thế. Sau khi làm việc 12 năm ở Haiti, Ngài được bổ nhiệm chăm sóc Vương Cung Thánh Đường Sainte-Anne-De-Beaupré ở Québc. Nơi hàng năm có cả triệu người hành hương. Xin chúc mừng Cha!

15. Lm. Antôn Võ văn Hòa, địa phận St. Boniface, Manitoba. Xuất thân từ Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, gốc địa phận Mỹ Tho. Làm Cha Xứ người Canada nói tiếng Pháp. Ngài từng chăm sóc giáo Xứ Thánh Philip Minh ở Winnipeg trong nhiều năm. Âm thầm thực hiện chương trình phát thanh Công Giáo hàng tuần. Hiện tại, vừa hưu trí, vừa làm cha sở người Canada nói tiếng Pháp. Đáng khâm phục!

Tất cả được nêu lên để cám ơn Chúa vì những thành công mà anh chị em chúng ta đang gặt hái. Xin Chúa giúp chúng ta chu toàn nhiệm vụ được trao phó. Tất cả vì vinh quang Chúa và vì phần rỗi các linh hồn. Xin chúc mừng tất cả 160 thành viên trong Liên G.S&T.S Việt Nam tại Canada! Những người đang trung thành từng ngày với ơn gọi tu trì và nhiệm vụ được trao phó!
 
TGP Los Angeles có thêm 3 linh mục gốc Việt Nam trong tổng số 12 tân linh mục
Đồng Nhân
20:30 31/05/2008
LOS ANGELES – Thánh lễ rất trọng thể truyền chức linh mục 12 phó tế của Tổng giáo phận đã được cử hành tại nhà thờ chính tòa Các Thiên Thần của TGP Los Angeles vào lúc 9 giờ sáng hôm nay do ĐHY Roger Mahony chủ phong, cùng với sự hiện diện của tất cả 7 giám mục phụ tá, chừng trên 350 linh mục, một số đông các nam nữ tu sĩ, và gia đình của các tân linh mục cũng như giáo dân các giáo xứ, tổng cộng trên 3.500 người tham dự.

Các tân chức ban phép lành đầu tay cho Đức Hồng Y và các Giám mục
Ít khi một nghi lễ nào trong năm mà nhà thờ chính tòa đầy chặt người như hôm nay, không còn một chỗ trống. Mỗi tân linh mục chỉ được dành cho 150 vé chỗ ngồi cho gia đình và thân nhân, cộng thêm số người thuộc các ban ngành, ca đoàn, các thừa tác viên... nên nhà thờ càng trở nên ấm cúng vô cùng.

Vẻ mặt hân hoan chan chứa niềm vui sướng của các bà cố ông cố, thân nhân, bạn hữu, hiện rõ trên nét mặt và được biểu lộ một cách đặc biệt qua các mầu sắc tươi sáng, huy hoàng, và dịu dàng của những bộ trang phục đại diện cho 5 châu bốn biển. Lớp 12 tân linh mục được phong chức hôm nay là lớp linh mục đông nhất từ năm 1998. Trong số này một nửa là sinh tại ngoại quốc, trong số 6 tân linh mục sinh ngoài Hoa Kỳ, có 3 là người gốc Việt Nam: tân LM Trần Chí Hiếu, tân LM Nguyễn Tuấn Long và tân LM Lê Hồng Thái. Đây là điều hãnh diện cho cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tuổi của các tân linh mục từ 29 đến 49, tuy nhiên 3 tân linh mục Việt Nam đều là những vị trẻ trung đầu nhiệt huyết.

Trong bài chào mừng các tân linh mục và thân quyến, ĐHY Mahony lần đầu tiên đã nói bằng 4 ngôn ngữ, tiếng Anh, tiếng Tây ban nha, tiếng Tagalog của Phi luật tân, tiếng Ibo của người Nigeria, và tiếng Việt Nam (nói nhỏ với nhau thôi: một vài linh mục nghe Đức hồng y nói tiếng Việt tưởng là ngài sổ ra tiếng quan thoại!).

Trong bài giảng, ĐHY nói tới kinh nghiệm cuộc đời linh mục của cá nhân ngài, mọi sự đều là những bước “bất ngờ”, từ khi mới làm linh mục, được cử đi du học, gọi làm giám mục, thay đổi giáo phận, gọi làm hồng y... và ngay cả những năm tháng qua đương đầu với xì căng đan tình trạng lạm dụng tính dục của giáo sĩ trong giáo phận. Thế nhưng ĐHY khuyên các tân linh mục hãy sống trong niềm hy vọng và phó thác hoàn toàn vào lòng yêu và quan phòng của Thiên Chúa.

Ngài lập đi lập lại sứ điệp là “hành động thiết yếu nhất của cầu nguyện là đứng trước mặt của Chúa mà không được bảo vệ nào hết”... Có nghĩa là cuộc đời của linh mục sẽ phải chờ đợi những bất trắc và thử thách, mình không muốn, không là nguyên nhân... nhưng chúng vẫn xẩy ra như thường, linh mục phải biết và sẵn sàng chấp nhận... vì Chúa và vì ơn gọi của mình.”

Thân nhân đón nhận ơn lành của tân linh mục
Những bài thánh ca và cung đàn hoan ca trầm lắng giúp nâng tâm cầu cầu nguyện cách sâu xa sống động khi các vị được tuyển chọn nằm sát xuống mặt đất để láng nghe lời kinh cầu kêu van các thánh nam nữ từ muôn đời muôn thế hệ cứu chữa và nâng đờ những người đang nằm chết cho thế gian và sẽ trổi dậy thành những người mới cho Thiên Chúa. Lời kinh trầm cầu Chúa Thánh Thần ban muôn ơn khi cả từng mấy trăm linh mục đặt những bàn tay hiệp nhất và hiệp thông trên đầu các tân chức nói lên tình huynh đệ và gắn bó với nhau trong cùng một chức linh mục của Chúa Giêsu Kitô.

Một điểm đặc biệt nhất cho người Việt Nam là trong thánh lễ truyền chức hôm nay có sự tham dự tích cực của sắc thái văn hóa Việt Nam: Vũ đoàn của VietCatholic gồm gần 20 em đã được tổng giáo phận mời trình bầy bài Vũ phụng Vụ “Tình Chúa yêu con” khi hợp với cộng đoàn Dân Chúa dâng lễ tế của ngày hôm nay là chính các tân linh mục, nhất là hợp lòng quảng đại của các cha mẹ và anh em các tân chức dâng lên cuộc sống trong đời dấn thân phục vụ mới. Các em thiếu nữ xinh tươi trong trắng trong lứa tuổi 15, 16 với hai mầu áo hồng và xanh mầu trời đã nhịp nhàng trang trọng múa những điệu dâng tiến hoa tươi và hoa lòng hợp với của lễ l2 bánh rượu. Tiếng hát của Kim Thúy thuộc VietCatholic với giọng điệu quyết tâm và trầm ấm vang lên hòa điệu cùng tiếng dàn đại tấu cầm hòa nhịp trong cử điệu hân hoan dâng tiến của các em với các bó hoa tươi thắm trên các đôi tay dâng lên, dâng lên tận trời cao và cho đời, cho người...

Một điểm khác cũng rất hi hữu là trong thánh lễ hôm nay, phần chụp hình và quay phim được Ban Tổ Chức Thánh Lễ nhờ các chuyên gia của VietCatholic đảm nhiệm với 4 máy quay phim và 4 máy chụp hình chuyên nghiệp đặt ở các góc cạnh khác nhau, ngoài ra không có ai được chính thức ghi hình. Theo luật của Nhà thờ chính tòa, không được dùng flash, không được click tiếng động từ máy chụp, do đó phải thật là chuyên nghiệp, không làm gây chú ý bất kì ai! Những hình ảnh đưa lên hôm nay chỉ là do 1 trong các máy chụp mà thôi, chúng tôi sẽ tổng hợp và đưa lên những hình đẹp trong các đợt kế tiếp.

Thánh lễ phong chức hôm nay, các tân linh mục được đồng tế lần đầu tiên với giám mục của mình là ĐHY Mahony, các giám mục –phụ tá và chung quanh là các bật đàn anh đi trước.

Trước khi lễ, ĐHY Mahony giới thiệu các chủng sinh đang theo đuổi ơn gọi làm linh mục, đồn thời ngài xin anh chị em tín hữu tiếp tục cầu nguyện cho các thanh niên nam nữ biết lắng nghe ý Chúa mà dâng mình phục vụ cho tha nhân.

Tức thời ngài kêi gọi xem có những bạn trẻ nào đang suy nghĩ hay đang cầu nguyện và có ấn tượng muốn tìm hiểu thêm về thiên chức linh mục hay không thì tiến lên bàn thờ. Tức thời có đến 30 thanh niên đã tiến lên, giữa những tràng pháo tay rộn rã tán thưởng và với niềm hy vọng chứa chan cho một tương lai sáng sủa, khi mà giáo phận sẽ phải đương đầu với tình trạng thiếu linh mục trong những năm tới đây.

chừng 10 năm trước, TGP Los Angeles có tới 1,400 linh mục phục vụ, nhưng này vì một số linh mục gìa yếu đã hưu dưỡng, hay đã qua đời mà số tân linh mục không có nhiều, môĩ năm có tới cả từ 50 đến 100 linh mục hưu dưỡng, Ai sẽ là những người thay thế?

Chúng ta tiếp tục cầu nguyện không riêng gì cho TGP Los Angeles mà cho toàn Giáo hội của Chúa.
 
Phỏng vấn linh mục linh hướng Đại chủng viện Vinh Thanh
Truyền Thông Vinh
23:49 31/05/2008
Nhân dịp Đại chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh vừa kết thúc năm học 2007 – 2008, hôm 31/5/2008 phóng viên chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với linh mục Gioan TC Nguyễn Phước OFM, hiện đang làm linh hướng cho các đại chủng sinh nơi đây. Sau đây là nội dung của cuộc trao đổi đó.

Phóng viên: Thưa Cha, Cha ra ĐCV Vinh Thanh làm việc từ lúc nào? Lý do gì đã đưa Cha đến công việc mục vụ đặc thù này?

Lm. Gioan Thiên Chúa Nguyễn Phước, OFM
L.m. Nguyễn Phước: Tôi đã ra ĐCV Vinh Thanh từ đầu tháng 9/2007, tức là đầu năm học 2007-2008. Nay vừa kết thúc một năm. Tôi ra đây do lời mời của Đức Cha Giáo phận Vinh cũng là Giám đốc ĐCV. Ngài có nhã ý mời một linh mục Dòng Phanxicô làm linh hướng cho chủng viện. Cha Giám tỉnh đã gợi ý cho tôi và sau khi cầu nguyện, tôi đã quyết tâm dấn thân trong nhiệm vụ mới này. Có nhiều nguyên do thúc đẩy. Trước hết vì tôi đã làm giám sư tập viện khá lâu, 13 năm, nay muốn thay đổi công tác. Nguyên quán tôi là Quảng Bình nên tôi cũng muốn đóng góp chút gì cho Giáo phận mẹ. Ngoài ra tôi cũng có chút máu mạo hiểm, thích đi đây đi đó, nên đây là một cơ hội.

Phóng viên: Bên cạnh công việc linh hướng, chúng con được biết Cha cũng tham gia dạy một số môn. Cha có so sánh gì về chương trình học tập tại ĐCV Vinh Thanh với các chủng viện và học viện khác trong nước mà Cha được biết?

L.m. Nguyễn Phước: Thực ra chương trình học tập tại ĐCV Vinh Thanh cũng không khác gì với các chủng viện và học viện khác. Ban giảng huấn đã cố gắng đáp ứng các yêu cầu của Bản Dự thảo Quy chế Đào tạo trong các ĐCV của HĐGMVN. Tuy nhiên việc triển khai cũng có phần hạn chế vì những lý do khách quan như nhân sự, cách học... Như nhận định của cha Bề trên trong bài diễn văn tổng kết niên khoá vừa qua, “đội ngũ giáo sư vẫn còn quá mỏng”, có một khoảng trống kéo dài nhiều năm gây nên lỗ hổng về mặt nhân sự đào tạo. Các cha giáo lớn tuổi đã ra đi, nay chỉ còn các cha giáo xuất thân từ chính ĐCV. Với nhân sự mỏng như thế thì mỗi cha giáo phải kiêm nhiều môn, như thế cung cấp những nội dung cơ bản là nỗ lực lắm rồi. Cũng như thực trạng giáo dục tại Việt Nam, việc học còn có tính từ chương, thiếu thốn sách vở nghiên cứu, hạn chế trong việc suy tư, đào sâu, áp dụng cách sáng tạo. Có một số chủng sinh đã có cơ bản về sinh ngữ, nhưng những vốn liếng đó hầu như bị quên lãng, không được dùng tới trong những năm học tập tại ĐCV. Trong năm qua, tôi đã cố gắng giúp cho chủng sinh một vài phương pháp học tập.

Để đào luyện chủng sinh cho tốt, cần có một Ban giảng huấn không phải chỉ làm công tác giảng dạy trí thức mà còn phải đồng hành với từng ứng sinh nữa. Ngày nay người ta nhấn mạnh đến phương pháp huấn luyện đối nhân, không bằng lòng với những buổi lên lớp chung, mà còn quan tâm, gặp gỡ, đối thoại, đồng hành với từng người.

So với các chủng viện khác, con số cha giáo nội trú quả là ít ỏi. Hiện trạng linh mục đoàn của Vinh không thể cung cấp hơn được. 121 linh mục đang phục vụ cho gần 500.000 giáo dân trong 172 giáo xứ với trên dưới 900 giáo họ trải dài 3 tỉnh quả là quá tải. Phần lớn các giáo họ đều có nhà thờ, nhà phòng khang trang hơn cả nhiều giáo xứ. Các giáo họ này thường cách xa nhau khoảng 3 hay 4 cây số. Nếu ở miền Nam thì các giáo họ này đã được thiết lập thành giáo xứ lâu rồi. Nói như thế để cho thấy rằng thiếu rất nhiều linh mục coi sóc họ đạo, huống hồ là các linh mục lo việc đào tạo. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới không thiếu những linh mục là con cái của giáo phận Vinh. Phải chăng một phương án “chiêu hiền đãi sĩ” có thể bù đắp phần nào cho sự thiếu thốn đó?

Ai cũng nhận thấy rằng có rất nhiều ơn gọi phát xuất từ giáo phận Vinh. Trước nhu cầu to lớn cần có các linh mục, phải chăng cần đến một kế hoạch tuyển lựa ơn gọi, mở rộng quy mô việc đào tạo ơn gọi, chứ không chỉ bằng lòng thấy việc đào tạo như thế là tạm ổn?

Phóng viên: Cha cũng đã có tham gia công việc mục vụ một số thời gian nơi một số giáo xứ, cũng như được gặp gỡ nhiều linh mục trong giáo phận Vinh. Cha có nhận định gì về đời sống đạo của người tín hữu trong các giáo xứ đó nói riêng và Giáo phận Vinh nói chung?

L.m. Nguyễn Phước: Tôi thường nói với một vài linh mục quen biết: “Quả là hạnh phúc khi chu toàn sứ vụ linh mục tại giáo phận Vinh, vì có được một đoàn chiên đạo hạnh và đầy niềm tin”. Quả thế, tôi thấy tầng lớp giáo dân của giáo phận Vinh thật là đạo đức và tốt lành. Đi đâu tôi cũng thấy những người giáo dân sốt sắng, kiên vững một niềm tin, yêu mến bí tích Thánh Thể, yêu mến và kính trọng các linh mục, ham học hỏi và đào sâu đức tin, tuy nghèo nhưng quảng đại và sẵn sàng hy sinh tất cả cho đạo Chúa, cho nhà Chúa. Phần lớn các giáo họ đều có một ban hành giáo và một ban giáo lý trưởng thành, tích cực, thay mặt cha xứ điều hành các công việc của giáo họ, nhiều khi bỏ cả việc nhà để chỉ lo cho việc chung.

Tuy nhiên đời sống kinh tế có nhiều chật vật. Nhiều giáo xứ không còn thanh niên nữa vì phải đi tìm mưu sống ở phương xa. Đời sống gia đình trở nên khập khễnh, có nhiều đe doạ vì thiếu vắng cha hay mẹ.

Phóng viên: Có người nói rằng những thể hiện của người tín hữu như Cha vừa nói trên đây chỉ mới là “giữ đạo”? Cha nghĩ thế nào về nhận định đó? Và theo Cha, giáo phận Vinh cần phải làm gì thêm nữa để người tín hữu “sống đạo” chứ không còn giữ đạo, và để qua đó Tin Mừng đến được với nhiều người lương dân trong địa bàn giáo phận?

L.m. Nguyễn Phước: Tôi đồng ý phần nào với nhận định đó. Nhưng người ta cũng cần phải biết, trong bối cảnh giáo phận Vinh lâu nay mà người tín hữu nơi đây làm được những điều như thế thì quả là một nỗ lực rất lớn của đời sống đức tin rồi. Tuy nhiên đã đến lúc họ cần phải mở rộng, hay có sự phong phú hơn nữa trong việc thực hành đạo.

Tôi thấy hiện nay tại nhiều giáo xứ đã đẩy mạnh việc cầu nguyện chung trong các liên gia, tổ chức những nhóm chia sẻ Lời Chúa, cổ võ hoạt động của nhiều hội đoàn. Các hoạt động này quả thực đã góp phần làm cho Tin Mừng của Chúa thực sự đi vào đời sống của người tín hữu.

Chính việc truyền giáo sẽ làm cho đức tin thêm vững mạnh. Vì thế cần gây ý thức về trách nhiệm truyền giáo cho người giáo dân, giúp giáo dân ra khỏi thế cô lập, đối kháng, bằng lòng với những thực hành đạo truyền thống, chỉ quan tâm đến gia đình mình, giáo xứ mình, mà biết làm chứng cho niềm hy vọng sống động nhờ được biết Đức Giêsu Kitô. Đây là thời cơ thuận lợi để đẩy mạnh việc truyền giáo, vì ngay ở Nghệ An, tôi thấy hầu như chỉ còn một tôn giáo sống sót, đó là đạo công giáo. Người ta không thể diệt trừ khát vọng tôn giáo của con người. Nếu đời sống người tín hữu rực sáng tình yêu Thiên Chúa, nhiều tâm hồn tìm được con đường dẫn đến Tình Yêu và Chân Lý.

Phóng viên: Trong thời gian qua Cha có gặp khó khăn gì trong công việc của mình? Cha có dự định gì đặc biệt cho công việc năm tới?

L.m. Nguyễn Phước: Những khó khăn tôi gặp phải nảy sinh từ sự ù lì, bảo thủ, không thích thay đổi, ngại khó, lười biếng trí thức của một vài chủng sinh. Có chủng sinh nói với tôi rằng các anh em lớp trước có học Kim chỉ nam linh mục đâu mà cũng làm cha được đấy thôi!

Tôi thiết nghĩ là cần làm cho người chủng sinh biết và dám lãnh nhận trách nhiệm đào tạo chính mình. Về mặt nhân bản, cần đối diện thực sự với chính mình, dám sống thật, biết đối thoại. Cần đem lại chiều sâu cho đời sống thiêng liêng bằng việc thực hành Lectio Divina. Tôi ước mong các chủng sinh ham học hỏi hơn nữa để nâng cao đức tin của các tín hữu và đủ sức biện luận một cách có uy thế, minh bạch và sâu sắc trước những vấn nạn do con người ngày nay đặt ra. Về mục vụ, cần có những tiếp xúc với những con người để thấy được nhu cầu của họ và tỏ lòng yêu mến đặc biệt đối với người nghèo.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn Cha đã dành cho Ban Truyền thông xã hội giáo phận Vinh cuộc trao đổi này. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành xuống cho cha để Cha mang lại nhiều lợi ích cho các chủng sinh tại ĐCV Vinh Thanh nói chung và cho giáo phận Vinh - quê hương của Cha nói riêng.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Di Đạo...
Dominic Trần
18:36 31/05/2008
ĐI ĐẠO…

Cha ông ta đã khéo vận dụng từ ngữ để diễn tả những thực tại tâm linh. Từ ngữ xem ra bình dân mà nội dung phong phú, sâu sắc. Khi Tin Mừng được truyền giảng tại quê hương, các ngài đã gọi đó là ĐẠO. ĐẠO là “tôn giáo”, “đạo giáo” mà cũng là ĐƯỜNG phải đi để đạt ĐẠO. Như thế, ĐẠO là ĐƯỜNG mã cũng là ĐÍCH, vì người có ĐẠO cần phải sống cho phải ĐẠO, sống theo ĐẠO lý, sống có ĐẠO đức để đạt tới ĐẠO làm người, ĐẠO làm con Chúa. ĐẠO là ĐÍCH mà cũng là CỘI NGUỒN. Ai sống tốt lành đạo đức được coi như người ĐẠO gốc, ĐẠO dòng, người sinh ra trong gốc gác, dòng dõi của ĐẠO. Ai đón nhận Tin Mừng và rửa tội thì được gọi là THEO ĐẠO. Rồi khi ĐẠO đã thành nếp sống thì gọi là ĐI ĐẠO. Ai không đi ĐẠO thì được gọi là ĐI LƯƠNG (sống theo LƯƠNG TÂM?). Người nào sống ngược với đạo đức, lễ giáo, luân thường thì bị coi là “quân VÔ ĐẠO”. Ai chống đối, phá rối, ngăn cản, làm cho tục hóa đạo giáo thì bị gọi là “quân PHẢN ĐẠO, RỐI ĐẠO, BÁNG ĐẠO…”.

Khi suy nghĩ về đời sống Đạo Chúa Kitô tại Việt Nam, có lẽ chúng ta cũng thử bàn qua về ba từ mấu chốt trong một chuỗi từ ghép liên quan đến ĐẠO trên đây: giữ đạo, sống đạo, truyền đạo.

1. Giữ Đạo

Đạo đã được truyền vào nước ta khoảng 500 năm trước. Cha ông chúng ta đã đón nhận Đạo với niềm tin đơn thành, sốt mến. Liền sau khi theo Đạo, cha ông chúng ta đã tích cực đi Đạo, nghĩa là tin nhận và sống theo đạo lý mới. Đạo lý mới được cụ thể hóa bằng những điều phải tin và phải giữ. Vậy theo Đạo, đi Đạo đồng nghĩa với tin Đạo và GIỮ ĐẠO. Nhưng rồi việc theo Đạo không phải là thuận lợi mà đã gặp những chống đối, bắt bớ, cấm cách, bách hại… Chân lý của Đạo bị xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ… Các nhà truyền giáo bị cấm giảng Đạo, các tín hữu bị buộc phải bỏ Đạo, chối Đạo… Lúc này đi Đạo vẫn mang nghĩa là GIỮ ĐẠO, nghĩa là giữ gìn bảo vệ sự tinh tuyền giáo lý của Đạo, giữ gìn lòng hăng say và can đảm truyền Đạo, giữ gìn lòng trung thành với Đạo, dù có phải máu chảy đầu rơi, thây phân trăm mảnh…

2. Sống Đạo

Đạo cần phát triển về chiều sâu, cần thấm nhập vào đời sống, cần trở thành thịt thành máu, thành tim thành óc của mỗi tín hữu, cần bén rễ sâu vào mọi ngóc ngách của môi trường sống… Đi đạo lúc này chỉ dừng lại ở việc giữ Đạo mà cần phải sống Đạo, làm cho Đạo trở thành cuộc sống và làm cho cuộc sống chuyên chở Đạo. Đạo không chỉ là một loạt những điều cần tin, cần giữ, cũng không chỉ đóng khung trong khuôn viên nhà thờ nhà thánh, mà Đạo đi sâu vào mọi góc cạnh, như hơi thở của linh hồn, linh hồn của thể xác… Tinh thần Đạo được thể hiện không chỉ trong kinh nguyện mà cả trong cuộc sống hàng ngày nơi phố xá, làng mạc, trường học, công sở, chợ búa, đồng nương, nghệ thuật, văn hóa, chính trị…

3. Truyền Đạo

Đạo là kho tàng, kho báu. Người đi Đạo như tìm được ngọc quý, bỏ mọi sự để theo Đạo, để có Đạo. Nhưng Đạo không phải là một kho tàng quý báu để chôn cất giấu giếm. Đạo cần được chi ra, lan rộng. Đi Đạo, thấm nhuần Đạo, thì không thể không tìm thấy niềm vui hạnh phúc “có Đạo”, không thể không thấy được trách nhiệm cần phải chia Đạo cho người khác, vì cốt lõi của Đạo là Bác Ái, một tình yêu rộng rãi, sẻ chia, vô điều kiện. Đạo là Lửa từ trời, càng chia càng cháy, càng loan càng sáng. Ngọn lửa chia ra, bay xa không tắt đi, yếu đi mà cháy thêm, sáng thêm. Nếu nó chỉ cháy mình nó, có lẽ nó sẽ vụt tắt một ngày, vì dầu của nó thì hữu hạn, gỗ của nó cũng có chừng. Đi Đạo là Truyền Đạo, vì không Truyền Đạo là ngược lại với bản tính của có Đạo, đi ngược với ơn gọi lãnh nhận trong Bí Tích Rửa Tội, đi ngược với điều răn Bác Ái Kitô giáo.

Suy nghĩ về cuộc sống Đạo, ta thấy thực ra giữ Đạo, sống Đạo hay truyền Đạo không phải là những khía cạnh tách rời hoặc loại trừ nhau. Sống Đạo không có nghĩa là bỏ giữ Đạo, truyền Đạo cũng chẳng phải là xao lãng việc giữ Đạo và sống Đạo. Đó là ba khía cạnh như kiềng ba chân của việc đi Đạo. Sống Đạo làm cho việc giữ Đạo đi vào chiều sâu và truyền Đạo làm cho việc sống Đạo lớn lên về chiều rộng. Càng sống Đạo thì việc giữ Đạo càng sốt sắng, nhiệt thành và càng truyền Đạo thì việc sống Đạo càng khởi sắc, hăng say. Đi Đạo là giữ Đạo, sống Đạo và truyền Đạo vậy. Đạo là Đường nên cần phải lên đường, cần phải đi…
 
Thông Báo
Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada chúc mừng Tân Phó Tế Vĩnh Viễn Vũ Đình Hòa
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
07:32 31/05/2008

Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada chúc mừng Tân Phó Tế Vĩnh Viễn Vũ Đình Hòa



Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada ít người và sống rãi rác. Chuyện gì xem chừng nhỏ bé với thế giới thì cũng là chuyện vui mừng “không sao giữ kín được” của chúng tôi. Xin chia sẻ niềm vui không sao giữ kín của chúng tôi..

Thầy Dominicô Vũ Đình Hòa chịu Chức Phó Tế Vĩnh Viễn



Thầy Hòa thuộc Giáo Xứ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Montréal QC. sẽ được Đức Hồng Y JC. Turcotte, tổng Giáo Phận Montréal phong chức Phó Tế Vĩnh Viễn chiều tối ngày Thứ Sáu 6.6.2008 tại nhà thờ chánh tòa Montréal.

Thầy Đôminicô Vũ đình Hòa năm nay 53 tuổi, cựu chủng Sinh Phanxicô ở Việt Nam từ năm 1966-1974. Thầy Hòa đến Montréal từ năm 1980 và sinh hoạt trong giáo xứ rất tích cực. Thầy có vợ tên Clara Nguyễn thị Tường. Thầy bắt đầu chương trình Phó Tế Vĩnh viễn từ năm 2002 và đang là Phụ Tá Mục Vụ của Nhà Thờ Việt Nam, Montréal.

Xin chúc mừng Thầy Dominicô Vũ đình Hòa đã được Chúa thương chọn gọi vào bậc Giáo Sĩ, chuyên lo phục vụ bàn thánh và rao giảng Lời Chúa. Xin chúc mừng giáo xứ Việt Nam ở Montréal đã đóng góp cho Giáo Hội một Phó Tế thật xứng đáng trong việc phục vụ dân Chúa. Xin Chúa luôn ở cùng Thầy. Thầy Phó Tế Antôn Trần Vĩnh từ nay sẽ “có đôi” trong danh sách. Cầu xin Chúa ban thêm nhiều Phó Tế Vĩnh Viễn người Việt Nam cho cộng đoàn dân Chúa Việt Nam ở Canada.

Xin chung vui và cầu nguyện cho Thầy Phó Tế Dominicô Vũ đình Hòa.

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên

Chủ tịch Liên Giáo Sĩ& Tu Sĩ Việt Nam tại Canada
 
Tin Đáng Chú Ý
Quốc tế nhận định: Kinh Tế VN suy sụp sẽ có ảnh hưởng giây chuyền Á châu, Dũng có cơ nguy bị lột chức
Việt Báo
00:31 31/05/2008
Hà Nội hôm Thứ Năm có nhiều tin bất ngờ: Trong khi báo Straits Times từ Singapore loan tin rằng Nguyễn Tấn Dũng gặp cơ nguy bị lột chức Thủ Tướng, thì bản tin Reuters loan tin rằng kinh tế Việt Nam có thể là quân cờ domino sụp đổ đầu tiên trong các nền kinh tế. Và chưa hết, bản tin AFP hôm Thứ Năm loan rằng cơ sở đánh giá rủi ro tín dụng Fitch Ratings đã sụt điểm VN từ ổn định xuống còn điểm âm (dưới zero). Tình hình kinh tế VN cực kỳ đáng ngại.

Đài BBC trong khi dịch bản tin của phóng viên Roger Mitton từ Hà Nội trên tờ Straits Times cho biết mức độ nguy ngập như sau, trích:

“...Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam hiện nay được coi là cao nhất khu vực Đông Á. Tháng Tư, giá tiêu dùng tăng so với cùng kỳ năm ngoái tới 21,4%.

Thâm hụt mậu dịch năm nay được dự báo sẽ là 25 tỷ đôla, đẩy nước này xuống vị trí cuối bảng trong khu vực...

Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam, thuộc loại hoạt động yếu kém nhất thế giới, đã sụt tới 63% trong vòng một năm qua...

Hồi đầu tháng trước, tờ báo vốn tẻ nhạt Vietnam News giật một cái tít gây xôn xao, khiến người ta suy đoán về khả năng tồn tại của chính phủ củ?a Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Bài báo, sau đó được nhiều tờ báo nhà nước đăng lại, loan tin Bộ Chính trị đã đưa ra các khuyến nghị về kinh tế. Và thế là dư luận bắt đầu đồn đoán về ý nghĩa của việc Bộ Chính trị ra lệnh cho ông Dũng và nội các của ông.

Nhận định chung hiện nay là đang có sự chia rẽ trong Bộ Chính trị, giữa những người ủng hộ cách tiếp cận quốc tế của ông Nguyễn Tấn Dũng và những người theo đuổi đường lối dân tộc chủ nghĩa, như Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Trước khi xảy ra sự xáo động về kinh tế, chiếc ghế của ông thủ tướng dường như khá chắc chắn. Nhưng nay rõ ràng là vị trí của ông sẽ bị ảnh hưởng nếu nền kinh tế ốm yếu của Việt Nam không sớm hồi phục.”

Cuối bản tin, BBC cẩn trọng ghi rằng đó là bản tin của báo Singapore, không phaỉ ý “bản đài.”

Trong khi đó, Đài VOA hôm 29-5-2008 loan tin theo Reuters cho biết kinh tế Việt Nam bị xuống dưới điểm âm. Bản tin VOA viết như sau.

“Tiền đồng xuống giá sau nhận định của công ty Fitch.

Đồng bạc Việt Nam lại xuống giá hôm thứ Năm sau khi Fitch, một công ty đánh giá những rủi ro về tín dụng, hạ giảm khả năng thanh toán nợ nần của Việt Nam từ mức ổn định xuống mức tiêu cực vì những lo ngại về lạm phát.

Tin của Reuters cho hay hôm thứ Năm, tỷ giá của đồng Việt Nam là 16,236 đồng đổi được 1 đô la Mỹ, giảm đôi chút, so với 16,216 đồng hôm thứ Tư.

Theo tin vừa kể, công ty Fitch cho rằng tình trạng ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể gặp rủi ro vì chính phủ đáp ứng chậm chạp trong việc chống lại tình trạng lạm phát đang ở mức 25%.

Bản phúc trình của công ty Fitch cảnh cáo rằng lạm phát đang là mối lo ngại nghiêm trọng nhất cho chính phủ Việt nam, và rằng những đáp ứng của chính phủ, trong có việc kiểm soát giá cả, nâng cao lãi suất, vẫn chưa mang lại hiệu quả.

Theo quan điểm của công ty Fitch, việc đáp ứng của Việt Nam vừa chậm chạp, vì những lời loan báo chính thức đã không có những hành động tiếp theo sau, vừa nhỏ bé. Tin của Bloomberg cho hay chính phủ Việt Nam nói rằng nhận định của công ty Fitch quá tiêu cực...”

Một bản tin khác của phóng viên Jason Subler của thông tấn Reuters có một nhan đề làm người đọc giựt mình: “Việt?Nam có thể là quân cờ domino trong các nền kinh tế Châu Á.”

Bản tin Reuters kể rằng Peter Redward, trưởng phòng chiến lược lãi suất của hãng Barclays Capital, nói rằngc hìa khóa hồi phục kinh tế sẽ là giá dầu, và ông đang quan sát “hiệu ứng domino” (hiệu ứng dây chuyền, khi 1 quân cờ ngã, kéo theo các quân cờ khác) diễn ra khắp Châu Á, trong khi đồng tiển yếu kém lan truyền qua các nước bị ảnh hưởng vì giá dầu tăng vọt.

Ông nói, nếu giá dầu trở ngược về giá 100$/thùng barrel, thì cơ may hồi phục sớm, nhưng nếu giá dầu lên 150$ “thì sẽ có thêm các quân cờ domino sụp đổ.”

(Nguồn: Việt Báo, ngày 30.5.2008)
 
Văn Hóa
Truyện chớp: Ma phố Box Hill
Nguyễn Trung Tây, SVD
09:39 31/05/2008

Truyện chớp: Ma phố Box Hill

Cây thánh giá, Ảnh Nguyễn Trung Tây
Ngay sau khi tai nạn đụng xe chết tươi một cặp thanh niên nam nữ tại góc đường khu Box Hill của thị trấn Melbourne, nhiều chuyện quái đản tự nhiên xảy ra.

Thoạt tiên là ông John người Úc gốc Tây sáng sớm lái xe đi ngang qua chỗ tai nạn, tới hãng tự nhiên ông ăn nói lảm nhảm như người bị ma nhập. Hỏi chi ông cũng không nói, nhưng miệng cứ ú ớ, tay chỉ về góc đường đã cướp đi hai mạng người. Chưa hết, tối hôm đó, cô Robin lái xe tới góc đường, tự nhiên cô thấy cặp thanh niên nam nữ với khuôn mặt loang lổ máu đỏ đang đứng cười nói hôn hít nhau tỉnh bơ như không hề có chuyện chi xảy ra.

Sáng hôm sau, học sinh đi ngang qua góc đường bị đá cục chọi dính chóc chóc ngay đỉnh đầu. Sờ lên đầu, tự nhiên đầu sưng u một cục, nổi mụn nhọn, sưng tấy mưng mủ làm độc. Chiều hôm đó, năm giờ, tự nhiên quạ đen từ đâu bay tới đậu đầy trên những giây điện cao thế chằng chịt dọc ngang trên con đường. Người trong khu phố lấy đá chọi, quạ đen rủ nhau bay xuống từng đàn mổ côm cốp lên đầu người chơi dại!

Hội Đồng Khu Phố Box Hill triệu tập phiên họp khẩn cấp vào sáng hôm sau. Người Nghị viên Úc gốc thổ dân đề nghị mời thầy pháp về cúng giải oan cho hai linh hồn chết oan. Người Nghị viên gốc Việt Nam e dè thì thào nói, “Cái giống chết oan này phải lập miếu thờ mới xong”. Người Nghị viên gốc Tây đề nghị dựng tại góc đường trụ cột đèn giao thông.

Sáng hôm sau, một thầy pháp trứ danh của người Úc Thổ dân bay vé First Class từ Alice Springs về thẳng tới Box Hill. Vào đúng 9 giờ sáng, bà thầy pháp dựng đàn đốt nhang cúng giải oan cho hai linh hồn thanh xuân chết oan. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, buổi cúng tan. Mọi người dân của Box Hill yên lặng kéo về nhà. Chiều 3 giờ 30, học sinh tan học đi ngang qua con đường lại bị đá cục rào rào bay tới đập sưng u đầu. 5 giờ chiều quạ đen tiếp tục bay tới rợp một góc trời. Tiếng quạ kêu thê lương! Một góc phố tiếp tục ngập ứ mùi tử khí!

Sáng hôm sau, thợ xây người Úc gốc Việt được gọi tới, xi măng trộn với cốt sắt nhanh chóng dựng lên một ngôi miếu nho nhỏ cao khoảng một thước sơn son thếp vàng, bên trong có bày linh vị của hai người tuổi trẻ với nhang khói nghi ngút và đèn nến lung linh. Miếu không có tên, nhưng dân Việt thì thào gọi Miếu Cô Cậu. Khoảng tan tầm giờ đi làm, miếu xây xong. Tối hôm đó, cô con gái của bà thị trưởng Melbourne lái xe đi ngang qua lại nhìn thấy hai người chết oan hiện ra ngay tại góc phố, mặt vẫn loang lổ máu, cô gái rú lên đâm thẳng vào góc đường…

Sáng hôm sau, thợ xây gốc Tây kéo tới, đo đạc tính toán dựng cao trụ cột sắt đèn xanh đèn đỏ. Lần này, thợ xây đúng ba ngày mới xong trụ cột đèn giao thông tại góc đường. Đèn mới, đường kẻ sơn rõ ràng. Bà thị trưởng Melbourne được mời tới khai trương trụ cột đèn. Bà đang đọc bài diễn văn, quạ đen bay ngang qua từng bầy, buông xuống từng đống phân tanh hôi vào bài diễn văn. Bầu trời đang quang đãng bỗng kéo mây tối đen, rồi mưa ào ào. Mọi người nín thở chờ đợi giây phút nắng quang mây tạnh của thành phố Melbourne nổi tiếng một phút bốn mùa. Nhưng không, mây tiếp tục đen, mưa tiếp tục rớt, kéo theo đá cục rớt xuống từng cục to bằng nắm tay. Thiên hạ bỏ chạy tán loạn…

Ngày hôm sau, Hội Đồng Khu Phố Box Hill lại họp. Lần này có cả sự hiện diện của bà Thị Trưởng Melbourne. Phiên họp kéo dài hơn ba tiếng vẫn không có kết quả chi. Sáng chiều học sinh đi học ngang qua, tiếp tục bị đá sắc nhọn chọi ném mưng mủ. 5 giờ chiều, quạ đen lại kéo về. Nửa đêm về sáng, có người còn nghe tiếng hú vang ngay tại góc đường. Nguyên một góc phố tấp nập của Box Hill bỗng dưng hóa thành nghĩa trang ảm đạm vương mùi tử khí và mùi tanh phân quạ. Nhiều người treo bảng bán nhà.

Một tháng sau, có một ông cha dòng Ngôi Lời đi ngang qua. Nghe chuyện, ông về nhà dòng một mình loay hoay đẽo cây thánh giá bằng gỗ cao đúng hai thước. Xong xuôi đâu đó, ông mang cây thánh giá gỗ tới dựng ngay tại góc đường.

Nửa đêm về sáng, sấm sét nổ vang rền một góc khu phố Box Hill. Sáng sớm, người người đi ngang qua góc đường ngạc nhiên nhìn thấy xác quạ nằm chết đen cả một góc đường. Học sinh đi ngang qua, không bị đá chọi dính đầu nữa. Đi ngang qua cây thánh giá gỗ đơn sơ, các em nghiêm trang làm dấu, có em còn giơ tay, “Con chào Chúa”. Ông John thôi ngớ ngẩn. Ông rủ cô Robin cùng tới, hai người cùng đọc kinh sốt sắng ngay trước cây thánh giá gỗ.

Khu phố có tên Box Hill lại tấp nập, rộn ràng những bước chân.

Một trăm năm rồi, cây thánh giá vẫn còn đứng kiên vững ngay tại góc đường khu phố Box Hill của thị trấn Melbourne.

www.nguyentrungtay.com
 
Tưởng Ngài bỏ con! (thơ)
Sa Mạc Hồng
18:23 31/05/2008
Tưởng Ngài bỏ con!

Có những lúc buồn
Tâm tư trầm lắng cô đơn
Chung quanh chỉ có lời chỉ trích
Một khúc nhạc tình đời đổi thay
Những ngày phục vụ đầy đắng cay
Có những lúc thất vọng
Chẳng thấy niềm tin hé môi
Không có nửa nụ cười
Đời đen bạc
Dấn thân vào lắm nỗi nhân sinh!

Có những lúc một mình
Con tưởng Ngài đã đi mất
Khỏi cuộc đời của con
Thân mòn mỏi
Nặng trĩu trong hồn
Nhưng khi nhìn lên Thánh giá
Thấy Ngài đắm đuối yêu thương
Con chợt thấy con tầm thường
Trong chiếc áo đầy màu danh lợi
Con tỉnh giấc
Mới biết Ngài vẫn đứng sau con
Gỡ những đau buồn
Xoa nhẹ cơn trầm uất
Rửa sạch những vết đam mê
Rồi đưa con trở về
Nơi chân giá gỗ đơn sơ trần trụi
Con tỉnh hồn
Biết rằng Ngài vẫn ở với con!
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Hôn Hồng Hạc
Josephhoa Phạm
00:16 31/05/2008

NỤ HÔN HỒNG HẠC



Ảnh của Josephhoa Phạm.

Hôn em nụ rất tình cờ

Về anh chết lặng từng giờ tê mê

Thơm thơm lên mái tóc thề

Đôi môi cháy bỏng còn nghe hương nồng..

(Trích thơ của Hồ Công Tâm)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền