Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Thần Xin Ngự Xuống
Lm. Vinh Sơn scj
09:10 04/06/2017
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống : THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Ngày xưa, tại đất Sina – nơi con cháu ông Nôe chọn để định cư, anh em họ đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau… Bỗng dưng họ nẩy ra một ý tưởng điên rồ : muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình hơn Thiên Chúa, chính vì kiêu ngạo nên bị Chúa phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, làm cho người này không hiểu người kia được nữa, nên bị chia rẽ. Đó là chuyện Tháp Babel biểu tượng cho sự phân tán, ngụ ý rằng khi con người kiêu ngạo không được Thiên Chúa quy tụ thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm được cho nhau…
Thiên Chúa đã chữ lại lầm lỗi của con người khi sai Con Ngài - Chúa Giêsu – Ngôi Lời Nhập thể Cứu chuộc - Phục sinh và về Trời, Ngài gửi Chúa Thánh Thần hiện xuống, chính Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó khi làm hiệp nhất : Hôm lễ Ngũ Tuần, mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Thánh Phaolô nhấn mạnh Chúa Thánh Thần nối kết nhân loại nên một: “Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13).
Ngũ tuần”, nghĩa là 50 ngày. Lễ “Ngũ tuần”, Dân Do thái mừng 50 ngày sau lễ Vượt qua, tưởng niệm biến cố trọng đại: Trên núi Sinai, Môisê đón nhận từ Thiên Chúa giao ước với 10 điều răn được khắc trên bia đá cho Dân được tuyển chọn. Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các môn đệ của Chúa Giêsu, 50 ngày sau khi cuộc phục sinh: Cùng với Mẹ Maria, các môn đệ nhận lãnh Thánh Linh như là giao ước mới, giao ước của tình yêu, được ghi khắc trong trái tim chứ không trên bia đá. Lễ Ngũ tuần cũng đánh dấu ngày khai sinh của Hội thánh- Dân được tuyển chọn mới : một cộng đoàn sẽ đến từ nhiều dân tộc và ngôn ngữ, nhưng cùng tuyên xưng một đức tin duy nhất dưới tác đông cuả Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba Thiên Chúa, được gọi bằng các tên : Chúa Thánh Linh, Thần khí, Ngôi Tình Yêu. Trong Kinh Thánh Chúa Thánh Thần được nói đến qua các hình ảnh : Gió, lửa, nước và khí và chim bồ câu.
• Chúa Thánh Thần qua hình ảnh của Gió : Trong Cựu Ước, “gió lốc” diễn tả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa (x. Ed 13,13), trong khi “gió rì rào” nói về sự thân mật của những lời Ngài nói với các ngôn sứ (x. 1 V 19,12). Thiên Chúa phục hồi sự sống các bộ khô cốt trong lời tiên tri của ngôn sứ Edêkien : “Hỡi Thần Khí, gió từ bốn hướng, hãy tới và hà hơi (thổi hơi) vào những người bị giết chết này để chúng được hồi sinh” (Ed 37,9). Gió, thần khí của Thánh Thần làm hồi sinh, tạo sức sống…Ngôn sứ Elia được gặp Thiên Chúa ở đó, không phải trong những chấn động mãnh liệt của động đất, nhưng trong cơn gió nhẹ thoảng qua, trong thinh lặng của tâm hồn và vạn vật (x. 1V 19,4.11-13). Trong Tân Ước Chúa Giêsu dùng hình ảnh của Gió để nói về Chúa Thánh Linh và Ngài bàn luận với ông Nicôdêmô: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (Ga 3,8). chính là biểu tượng Chúa Thánh Linh mà con người cảm nhận được khi Ngài hiện xuống, như sách Tông Đồ Công Vụ đã ghi nhận: “ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một ” (Cv 2,1-3).
• Lửa mà Đức Giêsu nhấn mạnh : “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa ấy bùng cháy lên” (Lc 12,49). Như vừa nói ở trên trong ngày Lễ Ngũ Tuần, sau tiếng gió rì rào các Tông Đồ nhận Chúa Thánh Thần với hình lưỡi lửa (Công Vụ 2,3-4). Trong Thư I Thánh Phaolô gửi Thessalonica khuyên “Anh chị em đừng dập tắt Thánh Thần” ( I Th 5,19)
• Hình chim bồ câu là biểu tượng truyền thống để chỉ Thánh Thần. Ông Nôe, sau lụt hồng thuỷ đã thả chim câu để thăm dò về sự sống trên mặt đất (St 8,8-12). Thánh Thần bằng Hình ảnh chim bồ câu ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Chúa lãnh nhận Phép Rửa của Gioan nơi sông Gioc đan (x. Mt 3,16, Lc 3,22).
• Thánh Thần được Chúa Giêsu nhấn mạnh qua hình ảnh nước hằng sống khi Ngài trao đổi với người phụ nữ thành Samaria về sự sống: "Nếu chị nhận ra Hồng Ân Thiên Chúa ban, và ai là Người nói với chị: cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và Người sẽ ban cho chị Nước Hằng Sống" (Ga 4,10). Chúa Giêsu nhấn mạnh hình anh suối: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống ! Như Kinh Thánh đã nói : Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” 39 Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận” (Ga 7,38-39)
• Thánh Thần còn được nói tới bằng hơi thở- Thần Khí: “Khí Thần là là trên mặt nước” (St 1,2). Thiên Chúa trao ban hơi thở - Khí Thần của Ngài cho con người để con người có sự sống (x. St 2,7). “Khí Thần”, nguyên ngữ Do Thái được dùng nơi đây là RUAH, nghĩa là Gió, là Hơi Thở, là Thần Khí, Chúa Giêsu Phục Sinh cũng thổi hơi thở, trao ban Thánh Thần cho các môn đệ (x. Ga 20,22) (xem thêm trong Phù Sa - chia sẻ Tin Mừng năm A trang 187 : Thần Khí Hơi Thở của con người và trong Những Giọt Nước – chia sẻ Tin Mừng năm B trang 192 : Thánh Thần – Thần Khí của Thiên Chúa. Lm Vinh Sơn)
Tác động của Chúa Thánh Thần nhẹ nhàng nhưng đầy hiệu quả. Chúng ta để Chúa Thánh Thần, tác động vào tâm hồn, nhẹ nhàng gió thổi, lan tỏa như khí trời, mạnh mẽ như lửa cháy, sống động như nước tuôn trào, hoan lạc bình an như chim bồ câu mang nhánh ôliu...
Thánh Phaolô xác tín: “ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Vì thế Thánh Thomas Tiến sĩ nhấn mạnh: “Chúa Thánh Thần được trao ban đến để cư ngụ trong chúng ta và làm cho chúng ta nên mới”.
Cuộc đời nên mới, là con Chúa của chúng ta từ lời nói đến hành động: “hãy sống theo Thần Khí,… hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ... Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,16. 22-23a.25.
“Hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8,6).
Lm. Vinh Sơn
Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Ngày xưa, tại đất Sina – nơi con cháu ông Nôe chọn để định cư, anh em họ đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau… Bỗng dưng họ nẩy ra một ý tưởng điên rồ : muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình hơn Thiên Chúa, chính vì kiêu ngạo nên bị Chúa phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, làm cho người này không hiểu người kia được nữa, nên bị chia rẽ. Đó là chuyện Tháp Babel biểu tượng cho sự phân tán, ngụ ý rằng khi con người kiêu ngạo không được Thiên Chúa quy tụ thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không thông cảm được cho nhau…
Thiên Chúa đã chữ lại lầm lỗi của con người khi sai Con Ngài - Chúa Giêsu – Ngôi Lời Nhập thể Cứu chuộc - Phục sinh và về Trời, Ngài gửi Chúa Thánh Thần hiện xuống, chính Chúa Thánh Thần sửa lại sự hư hại đó khi làm hiệp nhất : Hôm lễ Ngũ Tuần, mọi người dù thuộc những dân tộc và những ngôn ngữ khác nhau nhưng đã hiểu nhau. Thánh Phaolô nhấn mạnh Chúa Thánh Thần nối kết nhân loại nên một: “Chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13).
Ngũ tuần”, nghĩa là 50 ngày. Lễ “Ngũ tuần”, Dân Do thái mừng 50 ngày sau lễ Vượt qua, tưởng niệm biến cố trọng đại: Trên núi Sinai, Môisê đón nhận từ Thiên Chúa giao ước với 10 điều răn được khắc trên bia đá cho Dân được tuyển chọn. Chúa Thánh Thần Hiện xuống trên các môn đệ của Chúa Giêsu, 50 ngày sau khi cuộc phục sinh: Cùng với Mẹ Maria, các môn đệ nhận lãnh Thánh Linh như là giao ước mới, giao ước của tình yêu, được ghi khắc trong trái tim chứ không trên bia đá. Lễ Ngũ tuần cũng đánh dấu ngày khai sinh của Hội thánh- Dân được tuyển chọn mới : một cộng đoàn sẽ đến từ nhiều dân tộc và ngôn ngữ, nhưng cùng tuyên xưng một đức tin duy nhất dưới tác đông cuả Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba Thiên Chúa, được gọi bằng các tên : Chúa Thánh Linh, Thần khí, Ngôi Tình Yêu. Trong Kinh Thánh Chúa Thánh Thần được nói đến qua các hình ảnh : Gió, lửa, nước và khí và chim bồ câu.
• Chúa Thánh Thần qua hình ảnh của Gió : Trong Cựu Ước, “gió lốc” diễn tả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa (x. Ed 13,13), trong khi “gió rì rào” nói về sự thân mật của những lời Ngài nói với các ngôn sứ (x. 1 V 19,12). Thiên Chúa phục hồi sự sống các bộ khô cốt trong lời tiên tri của ngôn sứ Edêkien : “Hỡi Thần Khí, gió từ bốn hướng, hãy tới và hà hơi (thổi hơi) vào những người bị giết chết này để chúng được hồi sinh” (Ed 37,9). Gió, thần khí của Thánh Thần làm hồi sinh, tạo sức sống…Ngôn sứ Elia được gặp Thiên Chúa ở đó, không phải trong những chấn động mãnh liệt của động đất, nhưng trong cơn gió nhẹ thoảng qua, trong thinh lặng của tâm hồn và vạn vật (x. 1V 19,4.11-13). Trong Tân Ước Chúa Giêsu dùng hình ảnh của Gió để nói về Chúa Thánh Linh và Ngài bàn luận với ông Nicôdêmô: “Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra thì cũng vậy” (Ga 3,8). chính là biểu tượng Chúa Thánh Linh mà con người cảm nhận được khi Ngài hiện xuống, như sách Tông Đồ Công Vụ đã ghi nhận: “ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một ” (Cv 2,1-3).
• Lửa mà Đức Giêsu nhấn mạnh : “Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa ấy bùng cháy lên” (Lc 12,49). Như vừa nói ở trên trong ngày Lễ Ngũ Tuần, sau tiếng gió rì rào các Tông Đồ nhận Chúa Thánh Thần với hình lưỡi lửa (Công Vụ 2,3-4). Trong Thư I Thánh Phaolô gửi Thessalonica khuyên “Anh chị em đừng dập tắt Thánh Thần” ( I Th 5,19)
• Hình chim bồ câu là biểu tượng truyền thống để chỉ Thánh Thần. Ông Nôe, sau lụt hồng thuỷ đã thả chim câu để thăm dò về sự sống trên mặt đất (St 8,8-12). Thánh Thần bằng Hình ảnh chim bồ câu ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Chúa lãnh nhận Phép Rửa của Gioan nơi sông Gioc đan (x. Mt 3,16, Lc 3,22).
• Thánh Thần được Chúa Giêsu nhấn mạnh qua hình ảnh nước hằng sống khi Ngài trao đổi với người phụ nữ thành Samaria về sự sống: "Nếu chị nhận ra Hồng Ân Thiên Chúa ban, và ai là Người nói với chị: cho tôi chút nước uống, thì hẳn chị đã xin, và Người sẽ ban cho chị Nước Hằng Sống" (Ga 4,10). Chúa Giêsu nhấn mạnh hình anh suối: “Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống ! Như Kinh Thánh đã nói : Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” 39 Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận” (Ga 7,38-39)
• Thánh Thần còn được nói tới bằng hơi thở- Thần Khí: “Khí Thần là là trên mặt nước” (St 1,2). Thiên Chúa trao ban hơi thở - Khí Thần của Ngài cho con người để con người có sự sống (x. St 2,7). “Khí Thần”, nguyên ngữ Do Thái được dùng nơi đây là RUAH, nghĩa là Gió, là Hơi Thở, là Thần Khí, Chúa Giêsu Phục Sinh cũng thổi hơi thở, trao ban Thánh Thần cho các môn đệ (x. Ga 20,22) (xem thêm trong Phù Sa - chia sẻ Tin Mừng năm A trang 187 : Thần Khí Hơi Thở của con người và trong Những Giọt Nước – chia sẻ Tin Mừng năm B trang 192 : Thánh Thần – Thần Khí của Thiên Chúa. Lm Vinh Sơn)
Tác động của Chúa Thánh Thần nhẹ nhàng nhưng đầy hiệu quả. Chúng ta để Chúa Thánh Thần, tác động vào tâm hồn, nhẹ nhàng gió thổi, lan tỏa như khí trời, mạnh mẽ như lửa cháy, sống động như nước tuôn trào, hoan lạc bình an như chim bồ câu mang nhánh ôliu...
Thánh Phaolô xác tín: “ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Vì thế Thánh Thomas Tiến sĩ nhấn mạnh: “Chúa Thánh Thần được trao ban đến để cư ngụ trong chúng ta và làm cho chúng ta nên mới”.
Cuộc đời nên mới, là con Chúa của chúng ta từ lời nói đến hành động: “hãy sống theo Thần Khí,… hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ... Nếu chúng ta sống nhờ Thần Khí, thì cũng hãy nhờ Thần Khí mà tiến bước” (Gl 5,16. 22-23a.25.
“Hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an” (Rm 8,6).
Lm. Vinh Sơn
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hồi Giáo cực đoan tấn công kinh hoàng tại Luân Đôn
Đặng Tự Do
07:47 04/06/2017
Lúc 10:08 tối giờ địa phương, ba tên khủng bố lái một chiếc xe tải phóng với tốc độ ít nhất 80km/h đã lao vào khách bộ hành trên cầu Luân Đôn tương tự như cuộc tấn công khủng bố tại cầu Westminster gần trụ sở Quốc Hội Anh hôm 22 tháng Ba.
Sau đó, ba tên khủng bố quành xe lại, phóng đến khu chợ Borough gần đó, nhảy xuống xe, cầm những con dao lớn đâm túi bụi vào bất cứ ai chúng gặp được ngoài đường và trong các nhà hàng. Các nhân chứng cho biết họ dùng ly chai và ghế đánh trả lại những tên khủng bố. Một cô gái bị chúng túm lấy đâm túi bụi từ 10 đến 15 nhát dao, vừa đâm chúng vừa hô to nhát dao này “là vì Allah”.
Sau khi nhận được tin báo khẩn cấp, cảnh sát đã đến hiện trường và trong vòng 8 phút, từ khi nhận được tin báo đã bắn chết cả 3 tên khủng bố.
Lúc 12.25: Thủ tướng Anh là bà Theresa May tuyên bố cả hai vụ tấn công tại cầu Luân Đôn và tại khu chợ Borough đều là “các vụ tấn công khủng bố” và khen ngợi các lực lượng cảnh sát đã phản ứng rất mau chóng.
Tháng Chay Ramadan đẫm máu người vô tội
Đặng Tự Do
05:56 04/06/2017
Tháng Chay Ramadan là thời gian đặc biệt trong một năm khi người Hồi Giáo được kêu gọi chay tịnh, cầu nguyện và làm các việc từ thiện một cách sốt sắng hơn bình thường. Tuy nhiên, theo tờ Telegraph của Anh, tháng Chay Ramadan, bắt đầu từ ngày 26 tháng 5 và sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 6 là tháng nguy hiểm nhất trong năm.
Tờ báo này cho biết, các cơ quan an ninh Âu Châu đang ráo riết tăng cường công tác tình báo nhằm triệt hạ các âm mưu tấn công vào tháng Ramadan, sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS lên tiếng kêu gọi các tín đồ Hồi Giáo nổi dậy trong một cuộc chiến tranh “tổng lực” chống lại “những kẻ ngoại đạo” ở phương Tây.
Tháng Chay Ramadan năm nay đã được bắt đầu với việc khủng bố Hồi Giáo IS giết chết 28 tín hữu Kitô và làm bị thương 22 người khác đang trên đường đi hành hương tại tu viện Thánh Samuel ở phía Nam thủ đô Cairo.
Chỉ vài ngày sau, hơn 90 người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát ở Kabul. Hai cuộc tấn công liên tiếp ở Baghdad cũng đã giết chết 27 người. Trong khi đó, có đến 500 tên khủng bố Hồi Giáo IS tại Phi Luật Tân đã tấn công vào thành phố Marawi, ở phía Nam quốc gia này, đốt cháy nhà thờ chính tòa, tòa Giám Mục, bắt làm con tin một linh mục và hàng ngàn người khác. 200,000 người đã phải bỏ nhà cửa chạy giặc.
Ngay tại thủ đô Manila, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công và đốt cháy Manila Casino giết chết 37 người vào đêm thứ Sáu 2 tháng 6.
Trong một video clip được đăng trên YouTube có tựa đề “Where are the lions of war?” nghĩa là “Những con sư tử chiến tranh đang ở đâu?”, bọn khủng bố Hồi Giáo IS nói:
“Những người anh em Hồi giáo ở Châu Âu nào không thể đến được miền đất của Nhà nước Hồi giáo, hãy tấn công bọn chúng tại nhà, nơi chợ búa, đường xá và các diễn đàn của chúng”.
Biện minh cho vụ nổ bom tự sát tại sân vận động Manchester, khiến 22 trẻ em và thanh thiếu niên thiệt mạng, bọn khủng bố Hồi Giáo IS nói: “Đừng khinh rẻ việc này. Mục tiêu của bạn nhắm vào những kẻ được gọi là những người vô tội và thường dân là điều chúng tôi yêu quý và hiệu quả nhất, vì vậy hãy ra tay và chúc bạn hưởng đại phúc tử vì đạo trong tháng Ramadan này”.
Năm ngoái, Abu Mohammed al-Adnani, người phát ngôn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, trước khi chết đã đưa ra lời kêu gọi những người Hồi Giáo hãy tiến hành các vụ tấn công đơn độc trong tháng Ramadan. Tháng Ramadan năm ngoái 2016 là tháng Ramdan đẫm máu nhất trong lịch sử.
Sáng sớm ngày 12 tháng 6 năm ngoái, một tên thánh chiến Hồi Giáo người Mỹ gốc Afghanistan, đã gây ra vụ tàn sát tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ và là vụ khủng bố kinh hoàng nhất tại Hoa Kỳ kể từ sau biến cố ngày 11 tháng 9. Y bắn chết 49 người và làm bị thương 53 người khác trong hộp đêm Pulse Orlando ở thành phố Orlando
Một người Hồi giáo sau đó đã đâm chết một cảnh sát và vợ ông ở ngoại ô Paris trước mặt đứa con trai của họ. Tên giết người này công khai tuyên bố ngay tại hiện trường vụ án là y hành động để đáp lời kêu gọi của Adnani.
Cuối tháng 6 năm ngoái, ba tên khủng bố đã nổ súng tại sân bay chính của Istanbul, giết chết 45 người và làm bị thương hơn 250 người.
Tính chung trên toàn cầu, tháng Chay Ramadan năm ngoái kết thúc với 421 người chết và 729 người bị thương.
Tờ báo này cho biết, các cơ quan an ninh Âu Châu đang ráo riết tăng cường công tác tình báo nhằm triệt hạ các âm mưu tấn công vào tháng Ramadan, sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS lên tiếng kêu gọi các tín đồ Hồi Giáo nổi dậy trong một cuộc chiến tranh “tổng lực” chống lại “những kẻ ngoại đạo” ở phương Tây.
Tháng Chay Ramadan năm nay đã được bắt đầu với việc khủng bố Hồi Giáo IS giết chết 28 tín hữu Kitô và làm bị thương 22 người khác đang trên đường đi hành hương tại tu viện Thánh Samuel ở phía Nam thủ đô Cairo.
Chỉ vài ngày sau, hơn 90 người đã thiệt mạng trong vụ đánh bom tự sát ở Kabul. Hai cuộc tấn công liên tiếp ở Baghdad cũng đã giết chết 27 người. Trong khi đó, có đến 500 tên khủng bố Hồi Giáo IS tại Phi Luật Tân đã tấn công vào thành phố Marawi, ở phía Nam quốc gia này, đốt cháy nhà thờ chính tòa, tòa Giám Mục, bắt làm con tin một linh mục và hàng ngàn người khác. 200,000 người đã phải bỏ nhà cửa chạy giặc.
Ngay tại thủ đô Manila, bọn khủng bố Hồi Giáo IS tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công và đốt cháy Manila Casino giết chết 37 người vào đêm thứ Sáu 2 tháng 6.
Trong một video clip được đăng trên YouTube có tựa đề “Where are the lions of war?” nghĩa là “Những con sư tử chiến tranh đang ở đâu?”, bọn khủng bố Hồi Giáo IS nói:
“Những người anh em Hồi giáo ở Châu Âu nào không thể đến được miền đất của Nhà nước Hồi giáo, hãy tấn công bọn chúng tại nhà, nơi chợ búa, đường xá và các diễn đàn của chúng”.
Biện minh cho vụ nổ bom tự sát tại sân vận động Manchester, khiến 22 trẻ em và thanh thiếu niên thiệt mạng, bọn khủng bố Hồi Giáo IS nói: “Đừng khinh rẻ việc này. Mục tiêu của bạn nhắm vào những kẻ được gọi là những người vô tội và thường dân là điều chúng tôi yêu quý và hiệu quả nhất, vì vậy hãy ra tay và chúc bạn hưởng đại phúc tử vì đạo trong tháng Ramadan này”.
Năm ngoái, Abu Mohammed al-Adnani, người phát ngôn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS, trước khi chết đã đưa ra lời kêu gọi những người Hồi Giáo hãy tiến hành các vụ tấn công đơn độc trong tháng Ramadan. Tháng Ramadan năm ngoái 2016 là tháng Ramdan đẫm máu nhất trong lịch sử.
Sáng sớm ngày 12 tháng 6 năm ngoái, một tên thánh chiến Hồi Giáo người Mỹ gốc Afghanistan, đã gây ra vụ tàn sát tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ và là vụ khủng bố kinh hoàng nhất tại Hoa Kỳ kể từ sau biến cố ngày 11 tháng 9. Y bắn chết 49 người và làm bị thương 53 người khác trong hộp đêm Pulse Orlando ở thành phố Orlando
Một người Hồi giáo sau đó đã đâm chết một cảnh sát và vợ ông ở ngoại ô Paris trước mặt đứa con trai của họ. Tên giết người này công khai tuyên bố ngay tại hiện trường vụ án là y hành động để đáp lời kêu gọi của Adnani.
Cuối tháng 6 năm ngoái, ba tên khủng bố đã nổ súng tại sân bay chính của Istanbul, giết chết 45 người và làm bị thương hơn 250 người.
Tính chung trên toàn cầu, tháng Chay Ramadan năm ngoái kết thúc với 421 người chết và 729 người bị thương.
Phản ứng của Đức Thánh Cha và của thủ tướng Anh trước vụ tấn công khủng bố tại Luân Đôn
Đặng Tự Do
06:52 04/06/2017
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Xin Chúa Thánh Thần hàn gắn những vết thương chiến tranh và khủng bố, thậm chí vào đêm [vọng lễ Chúa Thánh Thần] này, tại Luân Đôn, đã tấn công vào các thường dân vô tội: chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình họ.”
Tối thứ Bảy 3 tháng 6, ba tên khủng bố đã lái một chiếc xe vận tải màu trắng mướn của công ty Hertz, lao vào người đi bộ trên cầu Luân Đôn. Bọn chúng sau đó quành xe lại chạy đến khu chợ Borough đâm chém túi bụi vào những người qua đường và những người đang ngồi trong các nhà hàng. Chúng đã giết 7 người và làm bị thương 48 người trước khi bị cảnh sát bắn chết.
Ba tên khủng bố này đã hét lên “đây là vì Allah” trong cuộc tấn công.
Trong một tuyên bố vào sáng Chúa Nhật, Thủ tướng Anh Theresa May nói: “Như tất cả chúng ta đều biết, đây là cuộc tấn công khủng bố thứ ba mà nước Anh đã trải qua trong ba tháng qua. Vào tháng 3, một cuộc tấn công tương tự đã diễn ra, cũng chỉ quanh góc cầu Westminster.”
“Cách đây hai tuần, sân vận động Manchester đã bị tấn công bởi một kẻ đánh bom tự sát. Và bây giờ Luân Đôn lại bị tấn công thêm một lần nữa.”
“Đồng thời, các cơ quan an ninh, tình báo và cảnh sát đã dập tắt năm mưu toan đáng lo ngại kể từ sau vụ tấn công ở Westminster vào tháng Ba vừa qua.”
“Về mặt lập kế hoạch và thực hiện, các cuộc tấn công gần đây không có sự liên kết với nhau. Nhưng chúng tôi tin rằng chúng ta đang phải trải qua một xu hướng mới trong mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt, vì khủng bố phát sinh khủng bố, và những kẻ tấn công không chỉ dựa vào những kế hoạch được xây dựng cẩn thận sau nhiều năm soạn thảo và huấn luyện – cũng không chỉ đơn thuần dựa vào những kẻ tấn công đơn lẻ bị đầu độc trên Internet - nhưng còn bằng cách bắt chước lẫn nhau và thường sử dụng các phương tiện tấn công tàn bạo nhất”.
“Chúng ta không thể và không được vờ đi để mọi thứ có thể tiếp tục như hiện nay”.
Bà nói rằng những kẻ tấn công bị ràng buộc bởi “một hệ tư tưởng xấu xa của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo”, là một sự lầm lẫn của đạo Hồi, và đánh bại hệ tư tưởng này là một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta.
“Nó sẽ chỉ bị đánh bại khi chúng ta lôi kéo được tâm trí của những con người này ra khỏi bạo lực và làm cho họ hiểu rằng những giá trị của chúng ta, các giá trị của Anh, là siêu việt hơn bất cứ điều gì mà các nhà giảng thuyết và người ủng hộ sự thù hận đang gieo rắc”.
Đức Thánh Cha chủ sự buổi canh thức với hơn 50 ngàn tín hữu
LM Trần Đức Anh OP
15:45 04/06/2017
ROMA. Trong buổi canh thức nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh, ĐTC kêu gọi tất cả các tín hữu Kitô đoàn kết để chứng tỏ cho thế giới thấy hòa bình là điều có thể.
Buổi canh thức diễn ra áp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chiều ngày 3-6-2017 tại Circo Massimo, ở Roma, một khu vực xưa kia là trường đua ngựa thời đế quốc La Mã và cũng là nơi máu các vị tử đạo đổ ra. Địa điểm hành lễ được mở cửa từ lúc 1 giờ trưa, trên lễ đài có biểu ngữ lớn: ”Gesù è il Signore”, và các sinh ngữ khác: Đức Giêsu là Chúa, và bên dưới, trước lễ đài, có một khu vực dành cho một nhóm người nghèo do Đức TGM Konrad Krajewski, Chánh Sở từ thiện của ĐTC, hướng dẫn. Trong số hơn 50 ngàn tín hữu hiện diện cũng có hàng ngàn người gồm các thủ lãnh và thành viên phong trào Thánh Linh trong Tin Lành, các Giáo Hội Pentecostal.
Buổi buổi cầu nguyện bắt đầu với nghi thức khai mạc lúc 4 giờ chiều: sau lời chào mừng của bà Michelle Moran, Chủ tịch Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh và Ông Gilberto Barbosa, Chủ tịch Phong trào Cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh ở Brazil, cộng đoàn tiến hành với phần chúc tụng, thờ lạy, nghe chứng từ và suy tư về hoạt động của Chúa Thánh Linh liên quan đến ơn gọi, gia đình, chữa lành và rao giảng Tin Mừng.
Sau khi ĐTC đến nơi và tiến lên lễ đài, buổi canh thức bắt đầu lúc gần 6 giờ chiều. Mọi người lắng nghe đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn 17 câu 21 đến 23, tiếp đến là bài suy niệm của Cha Cantalamessa, dòng Capuchino, giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng. Sau đó là suy niệm của ĐTC.
Suy niệm của ĐTC
Đi từ hai đoạn Tông Đồ Công Vụ (1,4-5; 2,1-4), ĐTC ví cộng đoàn tham dự buổi canh thức đến từ hơn 120 quốc gia giống như nhà Tiệc Ly lộ thiên: ”Nhiều người đến từ các nơi trên thế giới và Chúa Thánh Linh qui tụ chúng ta để thiết lập những tương quan thân hữu huynh đệ, khích lệ chúng ta trên con đường tiến về hiệp nhất, hiệp nhất để thi hành sứ mạng: không phải để dừng lại, nhưng để ra đi công bố Đức Giêsu là Chúa, để cùng nhau loan báo tình thương của Chúa Cha đối với tất cả mọi con cài! Để loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước! Để chứng tỏ rằng hòa bình là điều có thể!”
Nhưng ĐTC nhận xét rằng ”chúng ta không thể loan báo hòa bình là có thể nếu chúng ta không sống hòa bình với nhau, nếu chúng ta nhấn mạnh những khác biệt, nếu chúng ta gây chiến với nhau, làm như thế chúng ta không thể loan báo hòa bình”.
Ngài nhìn nhận có những khác biệt giữa các tín hữu Kitô, nhưng cần làm sao để những khác biệt đó trở thành ”những dị biệt được hòa giải”: Có những khác biệt về ngôn ngữ, (như cộng đoàn Kitô ngày lễ Ngũ Tuần), nhưng Chúa Thánh Linh làm cho chúng ta hệu sứ điệp phục sinh của Chúa Giêsu trong ngôn ngữ riêng chúng ta”.
ĐTC xác nhận Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh, được khai sinh cách đây 50 năm, không phải để khởi đầu một tổ chức, một định chế, nhưng là một dòng ơn thánh, một trào lưu ơn thánh... Một công trình đại kết vì Thánh Linh kiến tạo hiệp nhất và cùng một Thánh Linh gợi hứng để Phong trào canh tân trong Thánh Linh là đại kết”.
Trong bài suy niệm, ĐTC cũng nhắc đến phong trào đại kết bằng máu. Bao nhiêu Kitô hữu bị giết vì họ là tín hữu Kitô. Những kẻ sát hại họ, trước khi giết, không hỏi họ là chính thống, Công Giáo, tin lành, Luther hay Calviniste? Họ hỏi; ngươi có phải là Kitô hữu hay không! Khi tín hữu ấy khẳng định, và họ bị cắt cổ ngay. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn thời kỳ đầu. Đó là phong trào đại kết bằng máu. Tại nhiều nơi trên thế giới, máu các tín hữu Kitô đang đổ ra! Ngày nay hơn bao giờ hết, sự hiệp nhất của các Kitô hữu, được hiệp nhất nhờ hoạt động của Thánh Linh, trong kinh nguyện và trong hoạt động giúp những người yếu thế nhất. Đồng hành và cộng tác. Yêu thương nhau. Cùng nhau giải thích những khác biệt, thỏa thuận, nhưng đồng hành! Nếu chúng ta dừng lại, không tiến bước nữa, sẽ không bao giờ chúng ta thỏa thuận với nhau. Sở dĩ như vậy vì Thánh Linh muốn chúng ta tiến bước”.
Buổi canh thức tiếp tục với thánh vịnh thống hối 50, kinh nguyện xin ơn tha thứ vì những tội chia rẽ do cha Cantalamessa và mục sư Traettino hướng dẫn.
Buổi canh thức kết thúc với kinh nguyện xin ơn Phép rửa của Chúa Thánh Linh.
Buổi buổi cầu nguyện bắt đầu với nghi thức khai mạc lúc 4 giờ chiều: sau lời chào mừng của bà Michelle Moran, Chủ tịch Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh và Ông Gilberto Barbosa, Chủ tịch Phong trào Cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh ở Brazil, cộng đoàn tiến hành với phần chúc tụng, thờ lạy, nghe chứng từ và suy tư về hoạt động của Chúa Thánh Linh liên quan đến ơn gọi, gia đình, chữa lành và rao giảng Tin Mừng.
Sau khi ĐTC đến nơi và tiến lên lễ đài, buổi canh thức bắt đầu lúc gần 6 giờ chiều. Mọi người lắng nghe đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn 17 câu 21 đến 23, tiếp đến là bài suy niệm của Cha Cantalamessa, dòng Capuchino, giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng. Sau đó là suy niệm của ĐTC.
Suy niệm của ĐTC
Đi từ hai đoạn Tông Đồ Công Vụ (1,4-5; 2,1-4), ĐTC ví cộng đoàn tham dự buổi canh thức đến từ hơn 120 quốc gia giống như nhà Tiệc Ly lộ thiên: ”Nhiều người đến từ các nơi trên thế giới và Chúa Thánh Linh qui tụ chúng ta để thiết lập những tương quan thân hữu huynh đệ, khích lệ chúng ta trên con đường tiến về hiệp nhất, hiệp nhất để thi hành sứ mạng: không phải để dừng lại, nhưng để ra đi công bố Đức Giêsu là Chúa, để cùng nhau loan báo tình thương của Chúa Cha đối với tất cả mọi con cài! Để loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước! Để chứng tỏ rằng hòa bình là điều có thể!”
Nhưng ĐTC nhận xét rằng ”chúng ta không thể loan báo hòa bình là có thể nếu chúng ta không sống hòa bình với nhau, nếu chúng ta nhấn mạnh những khác biệt, nếu chúng ta gây chiến với nhau, làm như thế chúng ta không thể loan báo hòa bình”.
Ngài nhìn nhận có những khác biệt giữa các tín hữu Kitô, nhưng cần làm sao để những khác biệt đó trở thành ”những dị biệt được hòa giải”: Có những khác biệt về ngôn ngữ, (như cộng đoàn Kitô ngày lễ Ngũ Tuần), nhưng Chúa Thánh Linh làm cho chúng ta hệu sứ điệp phục sinh của Chúa Giêsu trong ngôn ngữ riêng chúng ta”.
ĐTC xác nhận Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh, được khai sinh cách đây 50 năm, không phải để khởi đầu một tổ chức, một định chế, nhưng là một dòng ơn thánh, một trào lưu ơn thánh... Một công trình đại kết vì Thánh Linh kiến tạo hiệp nhất và cùng một Thánh Linh gợi hứng để Phong trào canh tân trong Thánh Linh là đại kết”.
Trong bài suy niệm, ĐTC cũng nhắc đến phong trào đại kết bằng máu. Bao nhiêu Kitô hữu bị giết vì họ là tín hữu Kitô. Những kẻ sát hại họ, trước khi giết, không hỏi họ là chính thống, Công Giáo, tin lành, Luther hay Calviniste? Họ hỏi; ngươi có phải là Kitô hữu hay không! Khi tín hữu ấy khẳng định, và họ bị cắt cổ ngay. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn thời kỳ đầu. Đó là phong trào đại kết bằng máu. Tại nhiều nơi trên thế giới, máu các tín hữu Kitô đang đổ ra! Ngày nay hơn bao giờ hết, sự hiệp nhất của các Kitô hữu, được hiệp nhất nhờ hoạt động của Thánh Linh, trong kinh nguyện và trong hoạt động giúp những người yếu thế nhất. Đồng hành và cộng tác. Yêu thương nhau. Cùng nhau giải thích những khác biệt, thỏa thuận, nhưng đồng hành! Nếu chúng ta dừng lại, không tiến bước nữa, sẽ không bao giờ chúng ta thỏa thuận với nhau. Sở dĩ như vậy vì Thánh Linh muốn chúng ta tiến bước”.
Buổi canh thức tiếp tục với thánh vịnh thống hối 50, kinh nguyện xin ơn tha thứ vì những tội chia rẽ do cha Cantalamessa và mục sư Traettino hướng dẫn.
Buổi canh thức kết thúc với kinh nguyện xin ơn Phép rửa của Chúa Thánh Linh.
Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: 4-6-2017
LM Trần Đức Anh OP
08:54 04/06/2017
VATICAN. Trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống sáng ngày 4-6-2017, ĐTC đề cao Hồng ân của Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội được hiệp nhất và ban cho Dân Chúa một con tim mới.
Hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô trong thánh lễ có hơn 60 ngàn tín hữu. Đồng tế với ĐTC có 40 Hồng Y, 50 GM và 500 Linh mục. 140 LM và phó tế, thuộc dòng Đạo Binh Chúa Kitô, đảm nhận việc cho rước lễ.
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC nhấn mạnh đến hồng ân Thánh Linh như hồng ân lớn nhất mà Chúa Phục Sinh ban cho Giáo Hội, hồng ân kiến tạo một dân mới và một con tim mới cho Giáo Hội. Ngài cảnh giác chống lại những gì gây chia rẽ trong cộng đoàn Giáo Hội, trong đó có tật xấu nói hành nói xấu tha nhân, xét đoán tha nhân, như những cỏ dại và ghen tương.
Bài giảng của ĐTC
”Hôm nay, kết thúc mùa Phục Sinh, 50 ngày từ lễ Chúa sống lại cho đến lễ Hiện Xuống, với sự hiện diện nổi bật của Chúa Thánh Linh. Thực vậy Ngài là Hồng Ân Phục Sinh tuyệt hảo. Ngài là Thánh Thần sáng tạo, luôn thực hiện những điều mới mẻ. Hai sự mới mẻ được trình bày cho chúng ta trong các bài đọc hôm nay: trong bài đọc thứ I, Chúa Thánh Linh làm cho các môn đệ thành một dân mới; trong bài Tin Mừng, Ngài kiến tạo một con tim mới trong các môn đệ.
Một dân mới. Trong ngày Hiện Xuống, Chúa Thánh Linh ngự xuống từ trời, dưới hình ”những lưỡi lửa, phân chia và đậu trên mỗi người [...] và tất cả được tràn đầy Thánh Thần và họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác” (Cv 2,3-4). Lời Chúa mô tả hoạt động như thế của Chúa Thánh Linh, trước tiên Người đậu xuống trên mỗi người chúng ta và rồi làm cho mọi người đả thông với nhau. Ngài ban cho mỗi người một ơn và tập họp tất cả trong sự hiệp nhất. Nói khác đi, cùng Thánh Linh kiến tạo sự khác biệt và hiệp nhất, và qua cách thế đó, Người hình thành một dân mới, khác biệt và hiệp nhất: đó là Giáo Hội hoàn vũ. Trước tiên, với tinh thần sáng tạo và không lường trước được, Chúa Thánh Linh tạo ra sự khác biệt; thực vậy trong mỗi thời đại Chúa làm cho những đoàn sủng mới khác nhau được triển nở. Và rồi cũng Thánh Linh thực hiện sự hiệp nhất: Người nối kết, tập hợp, tái tạo sự hòa hợp: ”Với sự hiện diện và hoạt động Ngài hợp nhất những tinh thần khác biệt và chia cách” (Cirillo thành Alessandria. Chú giải Phúc âm thánh Gioan, XI, 11). Như thế có sự hiệp nhất đích thực, theo Thiên Chúa, và đó không phải là sự đồng nhất, mà là hiệp nhất trong sự khác biệt”.
Để thực hiện điều đó, điều tốt đẹp là giúp chúng ta là tránh hai cám dỗ thường xảy ra. Cám dỗ thứ I là tìm kiếm sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất. Điều này xảy ra khi người ta muốn phân biệt, khi người ta họp thành những phe đảng, khi người ta tỏ ra cứng nhắc về những lập trường loại trừ những lập trường khác, khi người ta khép kín trong những đặc tính riêng, thậm chí coi chúng ta tốt đẹp hơn hoặc coi mình luôn luôn có lý. Vì thế, người ta chỉ chọn một phần chứ không toàn bộ, thuộc về phe này hay phe kia, thay vì thuộc về Giáo Hội; người ta thành những người ủng hộ phe mình, thay vì là anh chị em trong cùng một Thánh Linh; các tín hữu Kitô phe hữu hay phe tả, trước khi thuộc về Chúa Giêsu; những người cứng nhắc bảo tồn quá khứ hoặc những người tiên phong về tương lai hơn là những người con khiêm tốn và biết ơn của Giáo Hội. Và thế là có sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất.
Trái lại, cám dỗ đối nghịch là cám dỗ tìm kiếm sự hiệp nhất mà không có sự khác biệt. Nhưng theo cách thức này, sự hiệp nhất trở thành đồng nhất, một sự bó buộc phải làm tất cả cùng một cách thức. Và thế là sự hiệp nhất trở thành sự đồng đều và không còn tự do nữa. Nhưng như thánh Phaolô đã nói, ”nơi nào có Thánh Linh của Chúa, thì có tự do” (2 Cr 3,17)
Lời nguyện của chúng ta dâng lên Chúa Thánh Linh là xin ơn đón nhận sự hiệp nhất của Chúa, một cái nhìn bao gồm và yêu mến Giáo Hội, vượt lên trên những sở thích cá nhân, yêu thương Giáo Hội của chúng ta; xin Chúa cho chúng ta đảm nhận sự hiệp nhất giữa mọi người, loại trừ sự nói hành nói xấu gieo rắc cỏ dại và ghen tương làm ô nhiễm, ngộ độc, vì là người nam nữ của Giáo Hội có nghĩa là những con người hiệp thông; chúng ta cũng xin Chúa một con tim cảm thấy Giáo Hội là Mẹ chúng ta và là nhà của chúng ta: căn nhà hiếu khách và cởi mở, nơi ta chia sẻ vui mừng dưới nhiều dạng thức của Chúa Thánh Linh.
Tiếp tục bài giảng ĐTC nói:
”Bây giờ chúng ta đến điều mới mẻ thứ hai: một con tim mới mẻ. Chúa Giêsu Phục Sinh, khi hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ, Ngài nói: ”Các con hãy lãnh nhận Thánh Linh. Các con tha tội cho ai người ấy được tha” (Ga 20,22-23). Chúa Giêsu không lên án các môn đệ đã bỏ rơi và và chối bỏ Ngài trong cuộc khổ nạn, nhưng Ngài ban cho họ Thánh Thần tha thứ. Thánh Linh là hồng ân đầu tiên của Đấng Phục Sinh và được ban trước tiên để tha thứ tội lỗi. Đó là khởi đầu của Giáo Hội, đó là chất keo gắn chúng ta với nhau, là xi măng liên kết các viên gạch của căn nhà: đó là sự tha thứ. Vì tha thứ là ân sức mạnh, là tình thương lớn nhất, là ơn giữ cho được liên kết gì điều gì xảy ra điia nữa, là điều cản ngăn sự sụp đổ, củng cố cho vững chắc. Sự tha thứ giải thoát con tim và giúp bắt đầu lại: tha thứ ban hy vọng, nếu không có tha thứ thì không thể kiến tạo Giáo Hội.
Thánh Thần tha thứ, giải quyết mọi sự trong sự hòa hợp, thúc đẩy chúng ta từ khước những con đường khác: những con đường vội vã của những người xét đoán, những con đường cụt của người khép kín mọi cửa, con đường một chiều của kẻ phê bình người khác. Trái lại, Thánh Linh khuyên nhủ chúng ta đi con đường hai chiều của sự tha thứ nhận lãnh và trao ban, con đường lòng thương xót của Chúa trở thành tình yêu tha nhân, bác ái, như tiêu chuẩn duy nhất theo đó tất cả phải được thực hiện và không thực hiện, thay đổi và không thay đổi” (Isacco della Stella, Discorco 31). Chúng ta hãy xin ơn ngày càng làm cho khuôn mặt của Mẹ Giáo Hội chúng ta được tươi đẹp hơn bằng cách canh tân bằng sự tha thứ và sửa chữa chính mình: chỉ như thế chúng ta mới có thể sửa chữa ngừơi khác trong tình bác ái.
Và ĐTC kết luận rằng: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh, lửa tình yêu đốt cháy trong Giáo Hội, và trong chúng ta, cho dù nhiều khi chúng ta thường che phủ lửa ấy bằng tro tội lỗi của chúng ta: Lạy Thánh Thần của Thiên Chúa là Chúa ở trong tâm hồn con và trong con tim của Giáo Hội, Chúa là Đấng tiến hành Giáo Hội, nhào nặn Giáo Hội trong sự khác biệt, xin Chúa đến. Để sống chúng con cần Chúa như cần nước; xin Chúa ngự xuống trên chúng con và dạy chúng con sự hiệp nhất, xin đổi mới tâm hồn chúng con và dạy chúng con yêu thương như Chúa yêu chúng con, tha thứ như Chúa tha thứ cho chúng con. Amen”.
Trong phần lời nguyện giáo dân bằng nhiều thứ tiếng, cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, liên kết Hội Thánh trong tình hiệp thông trong một đức tin và tình yêu duy nhất; xin Chúa đổ tràn Thánh Linh trong tâm hồn người trẻ và ban cho Giáo Hội nhiều thừa tác viên thánh thiện và đông đảo; cầu cho các nhà cầm quyền, ban Thánh Linh để họ tìm kiếm Công lý và Hòa bình đích thực; cầu cho những kẻ bách hại để họ được ơn hoán cải và tin nhận Chúa Giêsu; xin Chúa xin dạy các tín hữu cầu nguyện và sống trong sự vâng phục quyết liệt đối với Tin Mừng.
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Cuối Thánh lễ, ĐTC đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu. Ngài loan báo việc công bố Sứ điệp của Ngài nhân Ngày Thế giới truyền giáo sẽ được cử hành vào tháng 10 năm nay với chủ đề ”Sứ mạng truyền giáo nơi con tim đức tin Kitô”. ĐTC: Xin Chúa Thánh Linh nâng đỡ sứ mạng của Giáo Hội trên toàn thế giới và ban sức mạnh cho tất cả các thừa sai nam nữ của Tin Mừng. Xin Thánh Linh ban hòa bình cho toàn thế giới; chữa lành các tai ương chiến tranh và khủng bố, cả cuộc khủng bố tối hôm qua ở Luân Đông, đánh vào nhiều thường dân tội. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và thân nhân của họ.
ĐTC chào thăm đông đảo các tín hữu hành hương, đặc biệt là các nhóm từ các nơi về Roma tham dự các buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh.
Hiện diện tại Quảng trường thánh Phêrô trong thánh lễ có hơn 60 ngàn tín hữu. Đồng tế với ĐTC có 40 Hồng Y, 50 GM và 500 Linh mục. 140 LM và phó tế, thuộc dòng Đạo Binh Chúa Kitô, đảm nhận việc cho rước lễ.
Bài giảng của ĐTC
”Hôm nay, kết thúc mùa Phục Sinh, 50 ngày từ lễ Chúa sống lại cho đến lễ Hiện Xuống, với sự hiện diện nổi bật của Chúa Thánh Linh. Thực vậy Ngài là Hồng Ân Phục Sinh tuyệt hảo. Ngài là Thánh Thần sáng tạo, luôn thực hiện những điều mới mẻ. Hai sự mới mẻ được trình bày cho chúng ta trong các bài đọc hôm nay: trong bài đọc thứ I, Chúa Thánh Linh làm cho các môn đệ thành một dân mới; trong bài Tin Mừng, Ngài kiến tạo một con tim mới trong các môn đệ.
Một dân mới. Trong ngày Hiện Xuống, Chúa Thánh Linh ngự xuống từ trời, dưới hình ”những lưỡi lửa, phân chia và đậu trên mỗi người [...] và tất cả được tràn đầy Thánh Thần và họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác” (Cv 2,3-4). Lời Chúa mô tả hoạt động như thế của Chúa Thánh Linh, trước tiên Người đậu xuống trên mỗi người chúng ta và rồi làm cho mọi người đả thông với nhau. Ngài ban cho mỗi người một ơn và tập họp tất cả trong sự hiệp nhất. Nói khác đi, cùng Thánh Linh kiến tạo sự khác biệt và hiệp nhất, và qua cách thế đó, Người hình thành một dân mới, khác biệt và hiệp nhất: đó là Giáo Hội hoàn vũ. Trước tiên, với tinh thần sáng tạo và không lường trước được, Chúa Thánh Linh tạo ra sự khác biệt; thực vậy trong mỗi thời đại Chúa làm cho những đoàn sủng mới khác nhau được triển nở. Và rồi cũng Thánh Linh thực hiện sự hiệp nhất: Người nối kết, tập hợp, tái tạo sự hòa hợp: ”Với sự hiện diện và hoạt động Ngài hợp nhất những tinh thần khác biệt và chia cách” (Cirillo thành Alessandria. Chú giải Phúc âm thánh Gioan, XI, 11). Như thế có sự hiệp nhất đích thực, theo Thiên Chúa, và đó không phải là sự đồng nhất, mà là hiệp nhất trong sự khác biệt”.
Để thực hiện điều đó, điều tốt đẹp là giúp chúng ta là tránh hai cám dỗ thường xảy ra. Cám dỗ thứ I là tìm kiếm sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất. Điều này xảy ra khi người ta muốn phân biệt, khi người ta họp thành những phe đảng, khi người ta tỏ ra cứng nhắc về những lập trường loại trừ những lập trường khác, khi người ta khép kín trong những đặc tính riêng, thậm chí coi chúng ta tốt đẹp hơn hoặc coi mình luôn luôn có lý. Vì thế, người ta chỉ chọn một phần chứ không toàn bộ, thuộc về phe này hay phe kia, thay vì thuộc về Giáo Hội; người ta thành những người ủng hộ phe mình, thay vì là anh chị em trong cùng một Thánh Linh; các tín hữu Kitô phe hữu hay phe tả, trước khi thuộc về Chúa Giêsu; những người cứng nhắc bảo tồn quá khứ hoặc những người tiên phong về tương lai hơn là những người con khiêm tốn và biết ơn của Giáo Hội. Và thế là có sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất.
Trái lại, cám dỗ đối nghịch là cám dỗ tìm kiếm sự hiệp nhất mà không có sự khác biệt. Nhưng theo cách thức này, sự hiệp nhất trở thành đồng nhất, một sự bó buộc phải làm tất cả cùng một cách thức. Và thế là sự hiệp nhất trở thành sự đồng đều và không còn tự do nữa. Nhưng như thánh Phaolô đã nói, ”nơi nào có Thánh Linh của Chúa, thì có tự do” (2 Cr 3,17)
Lời nguyện của chúng ta dâng lên Chúa Thánh Linh là xin ơn đón nhận sự hiệp nhất của Chúa, một cái nhìn bao gồm và yêu mến Giáo Hội, vượt lên trên những sở thích cá nhân, yêu thương Giáo Hội của chúng ta; xin Chúa cho chúng ta đảm nhận sự hiệp nhất giữa mọi người, loại trừ sự nói hành nói xấu gieo rắc cỏ dại và ghen tương làm ô nhiễm, ngộ độc, vì là người nam nữ của Giáo Hội có nghĩa là những con người hiệp thông; chúng ta cũng xin Chúa một con tim cảm thấy Giáo Hội là Mẹ chúng ta và là nhà của chúng ta: căn nhà hiếu khách và cởi mở, nơi ta chia sẻ vui mừng dưới nhiều dạng thức của Chúa Thánh Linh.
Tiếp tục bài giảng ĐTC nói:
”Bây giờ chúng ta đến điều mới mẻ thứ hai: một con tim mới mẻ. Chúa Giêsu Phục Sinh, khi hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ, Ngài nói: ”Các con hãy lãnh nhận Thánh Linh. Các con tha tội cho ai người ấy được tha” (Ga 20,22-23). Chúa Giêsu không lên án các môn đệ đã bỏ rơi và và chối bỏ Ngài trong cuộc khổ nạn, nhưng Ngài ban cho họ Thánh Thần tha thứ. Thánh Linh là hồng ân đầu tiên của Đấng Phục Sinh và được ban trước tiên để tha thứ tội lỗi. Đó là khởi đầu của Giáo Hội, đó là chất keo gắn chúng ta với nhau, là xi măng liên kết các viên gạch của căn nhà: đó là sự tha thứ. Vì tha thứ là ân sức mạnh, là tình thương lớn nhất, là ơn giữ cho được liên kết gì điều gì xảy ra điia nữa, là điều cản ngăn sự sụp đổ, củng cố cho vững chắc. Sự tha thứ giải thoát con tim và giúp bắt đầu lại: tha thứ ban hy vọng, nếu không có tha thứ thì không thể kiến tạo Giáo Hội.
Thánh Thần tha thứ, giải quyết mọi sự trong sự hòa hợp, thúc đẩy chúng ta từ khước những con đường khác: những con đường vội vã của những người xét đoán, những con đường cụt của người khép kín mọi cửa, con đường một chiều của kẻ phê bình người khác. Trái lại, Thánh Linh khuyên nhủ chúng ta đi con đường hai chiều của sự tha thứ nhận lãnh và trao ban, con đường lòng thương xót của Chúa trở thành tình yêu tha nhân, bác ái, như tiêu chuẩn duy nhất theo đó tất cả phải được thực hiện và không thực hiện, thay đổi và không thay đổi” (Isacco della Stella, Discorco 31). Chúng ta hãy xin ơn ngày càng làm cho khuôn mặt của Mẹ Giáo Hội chúng ta được tươi đẹp hơn bằng cách canh tân bằng sự tha thứ và sửa chữa chính mình: chỉ như thế chúng ta mới có thể sửa chữa ngừơi khác trong tình bác ái.
Và ĐTC kết luận rằng: “Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh, lửa tình yêu đốt cháy trong Giáo Hội, và trong chúng ta, cho dù nhiều khi chúng ta thường che phủ lửa ấy bằng tro tội lỗi của chúng ta: Lạy Thánh Thần của Thiên Chúa là Chúa ở trong tâm hồn con và trong con tim của Giáo Hội, Chúa là Đấng tiến hành Giáo Hội, nhào nặn Giáo Hội trong sự khác biệt, xin Chúa đến. Để sống chúng con cần Chúa như cần nước; xin Chúa ngự xuống trên chúng con và dạy chúng con sự hiệp nhất, xin đổi mới tâm hồn chúng con và dạy chúng con yêu thương như Chúa yêu chúng con, tha thứ như Chúa tha thứ cho chúng con. Amen”.
Trong phần lời nguyện giáo dân bằng nhiều thứ tiếng, cộng đoàn đã lần lượt cầu nguyện cho Giáo Hội, liên kết Hội Thánh trong tình hiệp thông trong một đức tin và tình yêu duy nhất; xin Chúa đổ tràn Thánh Linh trong tâm hồn người trẻ và ban cho Giáo Hội nhiều thừa tác viên thánh thiện và đông đảo; cầu cho các nhà cầm quyền, ban Thánh Linh để họ tìm kiếm Công lý và Hòa bình đích thực; cầu cho những kẻ bách hại để họ được ơn hoán cải và tin nhận Chúa Giêsu; xin Chúa xin dạy các tín hữu cầu nguyện và sống trong sự vâng phục quyết liệt đối với Tin Mừng.
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Cuối Thánh lễ, ĐTC đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu. Ngài loan báo việc công bố Sứ điệp của Ngài nhân Ngày Thế giới truyền giáo sẽ được cử hành vào tháng 10 năm nay với chủ đề ”Sứ mạng truyền giáo nơi con tim đức tin Kitô”. ĐTC: Xin Chúa Thánh Linh nâng đỡ sứ mạng của Giáo Hội trên toàn thế giới và ban sức mạnh cho tất cả các thừa sai nam nữ của Tin Mừng. Xin Thánh Linh ban hòa bình cho toàn thế giới; chữa lành các tai ương chiến tranh và khủng bố, cả cuộc khủng bố tối hôm qua ở Luân Đông, đánh vào nhiều thường dân tội. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân và thân nhân của họ.
ĐTC chào thăm đông đảo các tín hữu hành hương, đặc biệt là các nhóm từ các nơi về Roma tham dự các buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Đồng Giám Mục VN Nhận Định Về Luật Tín Ngưỡng, Tôn Giáo 2016
+ TGM Giuse Nguyễn Chí Linh
08:57 04/06/2017
Xứ Tân Phú Sàigòn mừng lễ thánh Gioan Branda, bổn mạng Ban Chăm Sóc Bệnh Nhân
Phương Nga
09:23 04/06/2017
GIÁO XỨ TÂN PHÚ – MỪNG LỄ THÁNH GIOAN BRANDA
Bổn mạng Ban Chăm Sóc Bệnh Nhân 02-06-2017
“Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."(Lc 10,37)
Khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang,là lúc các thành viên Ban CSBN gxTân Phú đã sẵn sàng đế đón tiếp các Bệnh nhân của gx không phân biệt tôn giáo đến dự lễ mừng Thánh Gioan Baranda bổn mạng Ban CSBN từ 8g đến 11g ngày 02-06-2017 tại thánh đường gx Tân Phú.
Do đã quen biết nhau khi Ban CSBN đến chăm sóc tại nhà nên các bệnh nhân không ngần ngại để các TV dìu dắt,nâng đỡ và bế bồng vào trong các hàng ghế nhà thờ,bệnh nhân ngồi xe lăn thì được các TV đẩy phụ với người nhà và hướng dẫn cặn kẽ.Có 2 bảng ghi khu vực ghế ngồi:
Xem Hình
1- Bênh nhân có rước lễ và thư mời : Là BN Công Giáo
2- Bệnh nhân không rước lễ và có thư mời: Là BN tôn giáo bạn.
Đến dự buổi lễ hôm nay có: Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa,Linh hướng Ban CSBN Liên xứ miền Sài Gòn,Quý Thày của dòng,Cha Chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh,Cha Giuse Phạm Công Minh Linh hướng Ban CSBN gxTân Phú,Quý Cha Phó xứ Tân Phú,Ban ĐH CSBN Liên xứ miền Sài Gòn,Ban ĐH CSBN và các TV Tân Phú Quý HĐMV Xứ-Họ,Quý Ban ĐH Các Đoàn thể gx Tân Phú.Khoảng 250 bệnh nhân và thân nhân thuộc gxTân Phú,trong đó người cao tuổi nhất là cụ Maria Trần Thị Lý 102 tuổi và cháu bé nhất 13 tuổi.Buổi lễ tuy không kèn trống,nhưng long trọng và đầy ý nghĩa,gồm 6 phần chính:
CẦU NGUYỆN:
Đúng 9g,Cha LH Giuse mời gọi mọi người ổn định để cầu nguyện thánh hóa,Cha xướng Kinh Chúa Thánh Thần,Kinh Tin Kính và đọc Thư thứ 2 thánh Giacôbê TĐ”Ai trong anh em buồn sầu thì hãy cầu nguyện ....”
Cha đọc những ý cầu nguyện cho bệnh nhân và lời nguyện kết thúc.Cha nói thêm“Bí tích Xức dầu có hiệu nghiệm từ 3 đến 6 tháng,nên các bệnh nhân cứ an tâm và đừng đòi hỏi các Cha phải ban thường xuyên,nhất là hôm nay quá đông,nên ai thật sự cần thiết Xưng tội và Xức dầu thì hãy báo cho các Cha đến.
BAN BÍ TÍCH GIẢI TỘI VÀ XỨC DẦU CHO CÁC BỆNH NHÂN:
Cha Xứ Giuse,cha Antôn LH,cha Giuse LH cùng hai Cha Phó đến ban Bí tích Xức dầu và Giải tội cho từng bệnh nhân,Quý Cha cũng hỏi han,an ủi bệnh nhân;tuy là lễ bệnh nhân,nhưng không khí trong nhà thờ rất ấm áp và vui vẻ như ngày Tết vì các bệnh nhân vừa được đến nhà Chúa,được nhận lãnh các Bí tích,tham dự thánh lễ và được gặp gỡ anh chị em,Ban ĐH và các TV cũng tích cực sắp xếp để không bệnh nhân nào bị thiếu sót,kế tiếp Quý Cha đến trước bàn thờ thánh Gioan Branda và cha Phó Giuse Kiều Hoàng An làm phép những phần quà của các bệnh nhân.
ĐỌC TIỂU SỬ THÁNH GIOAN BRANDA:
Thánh Gioan Branda là vị Thánh đã hy sinh cả đời mình cho người đau yếu bất hạnh,và chết vì họ.Để mọi người suy gẫm về nhân đức và sự thánh thiện của thánh Quan Thày Thày Phaolo Hoàng Trung Hiền dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa đã đọc Tiểu sử của Ngài cho CĐ cùng nghe.
RƯỚC KIỆU:
Trước thánh lễ,một cuộc rước trang nghiêm được tổ chức theo thứ tự :Thánh giá nến cao,Ban ĐH và các TV Ban CSBN Liên xứ và gxTân Phú,Quý HĐMV Xứ họ,Quý Đoàn thể,Quý thân nhân và bệnh nhân,Quý Thày dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa,Lễ sinh và đoàn đồng tế do Cha Giuse LH gxTân Phú chủ sự,cùng đồng tế là Cha Antôn LH và Cha Phó Tân Phú Giuse,khi trở vào nhà thờ ca đoàn Cecilia vang lên bài hát” Mừng kính thánh Gioan Granda”.
THÁNH LỄ :
Mở đầu thánh lễ Cha Giuse chủ sự chia sẻ”Họp nhau trong thánh lễ hôm nay mừng thánh Gioan Branda bổn mạng Ban CSBN;mỗi khi mừng thánh Bổn mạng,chúng ta hãy noi gương bắt chước các Ngài để ngày sau chúng ta cũng được vào cõi vinh hiển như các Ngài.
Bài sách thánh: Trích thư thứ 1 của thánh Gioan TĐ do anh Phêrô-Phaolo Phạm Quốc Hiếu đọc.
Bài Tin mừng theo Thánh Luca ( 10,25-37)
Cha Antôn diễn giảng:
Thưa Quý Ông bà ACE cách riêng các TV được Ơn Gọi trong Ban CSBN.
Tại sao tôi lại phải nói như vậy?Thưa,vì các đoàn thể Công Giáo Tiến hành khác cũng sống Đức tin và Giáo lý,nhưng về tình yêu thương thì thành viên Ban CSBN luôn cụ thể nhất bởi hàng ngày họ đến với những bệnh nhân mà họ chăm sóc về đời sống đạo và các Bí tích và cả sự an ủi,nhất là với những bệnh nhân phải nằm liệt trên giường bệnh.
Có một lần trên xa lộ xảy ra một tai nạn giao thông,vì trời mưa to nên người phụ nữ chở một đứa con nhỏ đã té lăn ra đường và bị thương khá nặng;ít phút sau tai nạn,một đám đông hiếu kỳ kéo đến xem cảnh tượng đó,nhưng không ai vào đỡ đần hay chạy chữa cho mẹ con của chị,Lúc đó,tôi vừa tới và tấp vào lề đường thì bất ngờ có hai người đàn ông đều trên 50t vội vã dựng xe và đến bên hai nạn nhân để xem xét tình trạng và đưa hai mẹ con chị đi cấp cứu ở trạm xá gần nhất;tôi đã hỏi về danh tính hai người và biết được họ là những TV Ban CSBN của Giáo phận Xuân Lộc.Khi đến bệnh viện,bác sĩ cấp cứu cho biết chỉ chậm 5 phút nữa thôi thì người phụ nữ bị chết não.
Tại sao đám đông đó không cấp cứu hai nạn nhân trong giờ vàng,mà phải đợi đến các TV của Ban CSBN làm việc đó?
Có thể vì đám đông sợ liên lụy và bị vu khống như một vài trường hợp đã xảy ra? Cũng có thể vì họ chưa được huấn luyện kỹ năng cấp cứu như hai TV của Ban CSBN kia?
Trở lại bài Tin mừng thánh Luca trình thuật về một nạn nhân bị cướp mà thày Tư tế và thày Lêvi đã đành lòng bỏ rơi anh ta,cho đến khi một người Samaria đi qua đã cứu giúp và đem gửi anh ta vào quán trọ và thanh toán hết mọi chi phí;vì có thể thày Tư tế đang trên đường đi hành lễ nên vội vã không thể dừng lại và thày Levi thì không dám đụng vào nạn nhân vì theo luật Do Thái thì ông ta phải tẩy uế nên ông ta e ngại.!
Ban CSBN của gxTân Phú là giáo xứ Mẹ đã khai sinh ra hơn 45 Ban CSBN của các gx khác,tuy nhân sự không đông,nhưng ai cũng tích cực,âm thầm làm việc và có khả năng chuyên môn.Người Samaria là hình ảnh của TV Ban CSBN và bệnh nhân là hình ảnh của người đàn ông bị cướp giữa đường trong bài Tin mừng hôm nay.
Dân tộc Việt Nam ta có đạo Hiếu là con cái phải chăm sóc cha mẹ khi già yếu,bệnh tật;nhưng về đời sống Đức tin và Tín lý thì cần đến các TV Ban CSBN vì họ đã sống tinh thần của thánh Gioan Thiên Chúa là cho đi mà không hề nhận lại,không tìm lợi danh mà chỉ tìm sự giao tranh giữa Thần chết và Sự sống,giữa đau khổ và hạnh phúc,hầu giúp các bệnh nhân bớt đau đớn,sợ hãi và được chuẩn bị linh hồn trong sạch khi đứng trước mặt Chúa mà thôi! Như hình ảnh cụ Rường Trưởng ban đã 96t mà bao năm dài vẫn cố đi chiếc xe đạp để phục vụ bệnh nhân không cần tính toán và đòi hỏi một điều kiện nào.
Ước gì mừng lễ thánh Gioan Branda hôm nay,chúng ta trở thành người Samari nhân hậu không sống vô cảm mà luôn cầu nguyện khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh vì bệnh tật “Lạy Chúa ! Con phải làm gì cho họ đây ?”và các TV Ban CSBN dù ở đâu cũng trở thành nắm men làm dậy hũ Bột theo thánh Gioan Branda bổn mạng đã tiên phong.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả bệnh nhân và thân nhân,đặc biệt cho các TV Ban CSBN để tất cả có tinh thần phục vụ và sáng suốt học tập trong các khóa huấn luyện về CSBN Amen.
Trước khi ban phép lành ông Cố Thái (Phó ban) thay mặt CĐ dâng lời tri ân lên :
Cha Chánh xứ Giuse vì đã cho phép tổ chức buổi lễ,Quý Cha gx Tân Phú đã luôn đồng hành cùng Ban thăm hỏi,an ủi và ban Bí tích cho các bệnh nhân.
Cha Antôn dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa đã bớt thời gian quý báu đến dâng và giảng lễ cũng như chăm sóc các bệnh nhân hôm nay.
Quý Thày dòng đã huấn luyện và chỉ dẫn về kỹ năng chuyên môn cũng như luôn theo dõi công tác phục vụ bệnh nhân của gx và hôm nay hiện diện trong buổi lễ.
Quý HĐMV Xứ họ cùng Quý Ân nhân đã ủng hộ phần quà tặng các bệnh nhân;cám ơn Thày Lượng,Quý Sơ luôn sát cánh với Ban,hàng tuần đến trao Mình Thánh Chúa tại nhà cho các bệnh nhân và hôm nay lo phần âm thanh ánh sáng và đến tham dự buổi lễ.
Ban ĐH Liên xứ miền Sài Gòn,Ban ĐH 5 giáo họ,Ban ĐH các đoàn thể,Ban CSBN xứ bạn,Quý thân nhân cùng bệnh nhân hôm nay tham dự thánh lễ bổn mạng.
Ban Lễ sinh đã phụng vụ và ca đoàn Cecilia hát lễ rất cảm động,tăng phần ấm cúng và y nghĩa.
Xin Chúa,Mẹ Maria và Thánh cả Giuse luôn ban nhiều phúc lành đặc biệt Thánh Gioan Branda bổn mạng luôn bầu cử cho tất cả mọi người.
Cộng đoàn vỗ tay và ba TV lên dâng hoa cho ba Cha đồng tế thánh lễ.
Cha Antôn Linh hướng đáp từ:
Xin cám ơn Vị đại diện và Cha cũng chuyển lời của Cha Giám tỉnh dòng cùng các Thày dòng chúc mừng các bệnh nhân và cộng đoàn.Quý Cha cùng ban phép lành cuối lễ.
TẶNG QUÀ CHO BỆNH NHÂN
Các Cha, các Thày và Ban ĐH đã đem quà tặng tận tay từng bệnh nhân,hình ảnh này đã mang đến sự xúc động cho cả bệnh nhân và thân nhân của họ để mọi người luôn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa qua trung gian những vị mục tử và Quý Ban CSBN mà Chúa đã chọn lựa.
Phương Nga
Bổn mạng Ban Chăm Sóc Bệnh Nhân 02-06-2017
“Người thông luật trả lời: "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giêsu bảo ông ta: "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."(Lc 10,37)
Khi tiếng chuông nhà thờ ngân vang,là lúc các thành viên Ban CSBN gxTân Phú đã sẵn sàng đế đón tiếp các Bệnh nhân của gx không phân biệt tôn giáo đến dự lễ mừng Thánh Gioan Baranda bổn mạng Ban CSBN từ 8g đến 11g ngày 02-06-2017 tại thánh đường gx Tân Phú.
Do đã quen biết nhau khi Ban CSBN đến chăm sóc tại nhà nên các bệnh nhân không ngần ngại để các TV dìu dắt,nâng đỡ và bế bồng vào trong các hàng ghế nhà thờ,bệnh nhân ngồi xe lăn thì được các TV đẩy phụ với người nhà và hướng dẫn cặn kẽ.Có 2 bảng ghi khu vực ghế ngồi:
Xem Hình
1- Bênh nhân có rước lễ và thư mời : Là BN Công Giáo
2- Bệnh nhân không rước lễ và có thư mời: Là BN tôn giáo bạn.
Đến dự buổi lễ hôm nay có: Cha Antôn Nguyễn Chân Hồng dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa,Linh hướng Ban CSBN Liên xứ miền Sài Gòn,Quý Thày của dòng,Cha Chánh xứ Giuse Lê Đình Quế Minh,Cha Giuse Phạm Công Minh Linh hướng Ban CSBN gxTân Phú,Quý Cha Phó xứ Tân Phú,Ban ĐH CSBN Liên xứ miền Sài Gòn,Ban ĐH CSBN và các TV Tân Phú Quý HĐMV Xứ-Họ,Quý Ban ĐH Các Đoàn thể gx Tân Phú.Khoảng 250 bệnh nhân và thân nhân thuộc gxTân Phú,trong đó người cao tuổi nhất là cụ Maria Trần Thị Lý 102 tuổi và cháu bé nhất 13 tuổi.Buổi lễ tuy không kèn trống,nhưng long trọng và đầy ý nghĩa,gồm 6 phần chính:
CẦU NGUYỆN:
Đúng 9g,Cha LH Giuse mời gọi mọi người ổn định để cầu nguyện thánh hóa,Cha xướng Kinh Chúa Thánh Thần,Kinh Tin Kính và đọc Thư thứ 2 thánh Giacôbê TĐ”Ai trong anh em buồn sầu thì hãy cầu nguyện ....”
Cha đọc những ý cầu nguyện cho bệnh nhân và lời nguyện kết thúc.Cha nói thêm“Bí tích Xức dầu có hiệu nghiệm từ 3 đến 6 tháng,nên các bệnh nhân cứ an tâm và đừng đòi hỏi các Cha phải ban thường xuyên,nhất là hôm nay quá đông,nên ai thật sự cần thiết Xưng tội và Xức dầu thì hãy báo cho các Cha đến.
BAN BÍ TÍCH GIẢI TỘI VÀ XỨC DẦU CHO CÁC BỆNH NHÂN:
Cha Xứ Giuse,cha Antôn LH,cha Giuse LH cùng hai Cha Phó đến ban Bí tích Xức dầu và Giải tội cho từng bệnh nhân,Quý Cha cũng hỏi han,an ủi bệnh nhân;tuy là lễ bệnh nhân,nhưng không khí trong nhà thờ rất ấm áp và vui vẻ như ngày Tết vì các bệnh nhân vừa được đến nhà Chúa,được nhận lãnh các Bí tích,tham dự thánh lễ và được gặp gỡ anh chị em,Ban ĐH và các TV cũng tích cực sắp xếp để không bệnh nhân nào bị thiếu sót,kế tiếp Quý Cha đến trước bàn thờ thánh Gioan Branda và cha Phó Giuse Kiều Hoàng An làm phép những phần quà của các bệnh nhân.
ĐỌC TIỂU SỬ THÁNH GIOAN BRANDA:
Thánh Gioan Branda là vị Thánh đã hy sinh cả đời mình cho người đau yếu bất hạnh,và chết vì họ.Để mọi người suy gẫm về nhân đức và sự thánh thiện của thánh Quan Thày Thày Phaolo Hoàng Trung Hiền dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa đã đọc Tiểu sử của Ngài cho CĐ cùng nghe.
RƯỚC KIỆU:
Trước thánh lễ,một cuộc rước trang nghiêm được tổ chức theo thứ tự :Thánh giá nến cao,Ban ĐH và các TV Ban CSBN Liên xứ và gxTân Phú,Quý HĐMV Xứ họ,Quý Đoàn thể,Quý thân nhân và bệnh nhân,Quý Thày dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa,Lễ sinh và đoàn đồng tế do Cha Giuse LH gxTân Phú chủ sự,cùng đồng tế là Cha Antôn LH và Cha Phó Tân Phú Giuse,khi trở vào nhà thờ ca đoàn Cecilia vang lên bài hát” Mừng kính thánh Gioan Granda”.
THÁNH LỄ :
Mở đầu thánh lễ Cha Giuse chủ sự chia sẻ”Họp nhau trong thánh lễ hôm nay mừng thánh Gioan Branda bổn mạng Ban CSBN;mỗi khi mừng thánh Bổn mạng,chúng ta hãy noi gương bắt chước các Ngài để ngày sau chúng ta cũng được vào cõi vinh hiển như các Ngài.
Bài sách thánh: Trích thư thứ 1 của thánh Gioan TĐ do anh Phêrô-Phaolo Phạm Quốc Hiếu đọc.
Bài Tin mừng theo Thánh Luca ( 10,25-37)
Cha Antôn diễn giảng:
Thưa Quý Ông bà ACE cách riêng các TV được Ơn Gọi trong Ban CSBN.
Tại sao tôi lại phải nói như vậy?Thưa,vì các đoàn thể Công Giáo Tiến hành khác cũng sống Đức tin và Giáo lý,nhưng về tình yêu thương thì thành viên Ban CSBN luôn cụ thể nhất bởi hàng ngày họ đến với những bệnh nhân mà họ chăm sóc về đời sống đạo và các Bí tích và cả sự an ủi,nhất là với những bệnh nhân phải nằm liệt trên giường bệnh.
Có một lần trên xa lộ xảy ra một tai nạn giao thông,vì trời mưa to nên người phụ nữ chở một đứa con nhỏ đã té lăn ra đường và bị thương khá nặng;ít phút sau tai nạn,một đám đông hiếu kỳ kéo đến xem cảnh tượng đó,nhưng không ai vào đỡ đần hay chạy chữa cho mẹ con của chị,Lúc đó,tôi vừa tới và tấp vào lề đường thì bất ngờ có hai người đàn ông đều trên 50t vội vã dựng xe và đến bên hai nạn nhân để xem xét tình trạng và đưa hai mẹ con chị đi cấp cứu ở trạm xá gần nhất;tôi đã hỏi về danh tính hai người và biết được họ là những TV Ban CSBN của Giáo phận Xuân Lộc.Khi đến bệnh viện,bác sĩ cấp cứu cho biết chỉ chậm 5 phút nữa thôi thì người phụ nữ bị chết não.
Tại sao đám đông đó không cấp cứu hai nạn nhân trong giờ vàng,mà phải đợi đến các TV của Ban CSBN làm việc đó?
Có thể vì đám đông sợ liên lụy và bị vu khống như một vài trường hợp đã xảy ra? Cũng có thể vì họ chưa được huấn luyện kỹ năng cấp cứu như hai TV của Ban CSBN kia?
Trở lại bài Tin mừng thánh Luca trình thuật về một nạn nhân bị cướp mà thày Tư tế và thày Lêvi đã đành lòng bỏ rơi anh ta,cho đến khi một người Samaria đi qua đã cứu giúp và đem gửi anh ta vào quán trọ và thanh toán hết mọi chi phí;vì có thể thày Tư tế đang trên đường đi hành lễ nên vội vã không thể dừng lại và thày Levi thì không dám đụng vào nạn nhân vì theo luật Do Thái thì ông ta phải tẩy uế nên ông ta e ngại.!
Ban CSBN của gxTân Phú là giáo xứ Mẹ đã khai sinh ra hơn 45 Ban CSBN của các gx khác,tuy nhân sự không đông,nhưng ai cũng tích cực,âm thầm làm việc và có khả năng chuyên môn.Người Samaria là hình ảnh của TV Ban CSBN và bệnh nhân là hình ảnh của người đàn ông bị cướp giữa đường trong bài Tin mừng hôm nay.
Dân tộc Việt Nam ta có đạo Hiếu là con cái phải chăm sóc cha mẹ khi già yếu,bệnh tật;nhưng về đời sống Đức tin và Tín lý thì cần đến các TV Ban CSBN vì họ đã sống tinh thần của thánh Gioan Thiên Chúa là cho đi mà không hề nhận lại,không tìm lợi danh mà chỉ tìm sự giao tranh giữa Thần chết và Sự sống,giữa đau khổ và hạnh phúc,hầu giúp các bệnh nhân bớt đau đớn,sợ hãi và được chuẩn bị linh hồn trong sạch khi đứng trước mặt Chúa mà thôi! Như hình ảnh cụ Rường Trưởng ban đã 96t mà bao năm dài vẫn cố đi chiếc xe đạp để phục vụ bệnh nhân không cần tính toán và đòi hỏi một điều kiện nào.
Ước gì mừng lễ thánh Gioan Branda hôm nay,chúng ta trở thành người Samari nhân hậu không sống vô cảm mà luôn cầu nguyện khi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh vì bệnh tật “Lạy Chúa ! Con phải làm gì cho họ đây ?”và các TV Ban CSBN dù ở đâu cũng trở thành nắm men làm dậy hũ Bột theo thánh Gioan Branda bổn mạng đã tiên phong.
Xin Chúa chúc lành cho tất cả bệnh nhân và thân nhân,đặc biệt cho các TV Ban CSBN để tất cả có tinh thần phục vụ và sáng suốt học tập trong các khóa huấn luyện về CSBN Amen.
Trước khi ban phép lành ông Cố Thái (Phó ban) thay mặt CĐ dâng lời tri ân lên :
Cha Chánh xứ Giuse vì đã cho phép tổ chức buổi lễ,Quý Cha gx Tân Phú đã luôn đồng hành cùng Ban thăm hỏi,an ủi và ban Bí tích cho các bệnh nhân.
Cha Antôn dòng Trợ thế Thánh Gioan Thiên Chúa đã bớt thời gian quý báu đến dâng và giảng lễ cũng như chăm sóc các bệnh nhân hôm nay.
Quý Thày dòng đã huấn luyện và chỉ dẫn về kỹ năng chuyên môn cũng như luôn theo dõi công tác phục vụ bệnh nhân của gx và hôm nay hiện diện trong buổi lễ.
Quý HĐMV Xứ họ cùng Quý Ân nhân đã ủng hộ phần quà tặng các bệnh nhân;cám ơn Thày Lượng,Quý Sơ luôn sát cánh với Ban,hàng tuần đến trao Mình Thánh Chúa tại nhà cho các bệnh nhân và hôm nay lo phần âm thanh ánh sáng và đến tham dự buổi lễ.
Ban ĐH Liên xứ miền Sài Gòn,Ban ĐH 5 giáo họ,Ban ĐH các đoàn thể,Ban CSBN xứ bạn,Quý thân nhân cùng bệnh nhân hôm nay tham dự thánh lễ bổn mạng.
Ban Lễ sinh đã phụng vụ và ca đoàn Cecilia hát lễ rất cảm động,tăng phần ấm cúng và y nghĩa.
Xin Chúa,Mẹ Maria và Thánh cả Giuse luôn ban nhiều phúc lành đặc biệt Thánh Gioan Branda bổn mạng luôn bầu cử cho tất cả mọi người.
Cộng đoàn vỗ tay và ba TV lên dâng hoa cho ba Cha đồng tế thánh lễ.
Cha Antôn Linh hướng đáp từ:
Xin cám ơn Vị đại diện và Cha cũng chuyển lời của Cha Giám tỉnh dòng cùng các Thày dòng chúc mừng các bệnh nhân và cộng đoàn.Quý Cha cùng ban phép lành cuối lễ.
TẶNG QUÀ CHO BỆNH NHÂN
Các Cha, các Thày và Ban ĐH đã đem quà tặng tận tay từng bệnh nhân,hình ảnh này đã mang đến sự xúc động cho cả bệnh nhân và thân nhân của họ để mọi người luôn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa qua trung gian những vị mục tử và Quý Ban CSBN mà Chúa đã chọn lựa.
Phương Nga
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Được phép phủ phục khi linh mục truyền phép trong Thánh lễ không?
Nguyễn Trọng Đa
10:05 04/06/2017
Giải đáp phụng vụ: Được phép phủ phục khi linh mục truyền phép trong Thánh lễ không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi có mặt tại một địa điểm hành hương địa phương, và đồng tế trong một Thánh lễ hành hương người Tây Ban Nha. Chú giúp lễ mặc một áo trắng dài và áo các phép. Khi vị chủ tế đọc đến phần kinh khẩn cầu Chúa Thánh Linh, chú giúp lễ đứng lên và bước ra trước mặt bàn thờ. Chú chấp tay dừng lại một chút, rồi phủ phục trên sàn trong suốt quá trình truyền phép. Thưa cha, liệu có chữ đỏ nào cho việc phủ phục, ngoài nghi thức truyền chức, trong các nghi thức bình thường của Thánh lễ không? - P. N., Huntsville, Alabama, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy tư thế này cho người giúp lễ trong bất cứ Thánh lễ nào, dù là Thánh lễ Tây Ban Nha hoặc Thánh lễ khác, và chỉ có thể giả định rằng đó hoặc là hành vi của lòng đạo cá nhân, hoặc một phong tục địa phương hạn hẹp.
Tư thế tôn kính phổ quát trong khi truyền phép cho cho tất cả các tín hữu là quì gối, như đã được quy định trong số 43 của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM).
Mặc dù việc phủ phục cho thấy một cách đáng khen ngợi niềm tin sâu xa vào mầu nhiệm Thánh Thể, nó lại là không thích hợp cho một tư thế chung của mọi tín hữu. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 42, nói: "Ðiệu bộ chung của thân thể mà mọi người tham dự phải giữ là dấu chỉ tính tập thể và hiệp nhất của các phần tử cộng đoàn Kitô tập họp cử hành Phụng Vụ thánh: nó biểu lộ và khích lệ tâm hồn cũng như tình cảm của các người tham dự” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục P.X. Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Cử chỉ sấp mình xuống (sự phủ phục, sự cúi rạp, sự bái lạy) là dấu hiệu biểu lộ nhất của một cảm thức về sự khiêm tốn và tôn kính sâu sắc. Do đó, tổ phụ Áp-ra-ham và Mô-sê đã cúi rạp trước mặt Thiên Chúa (Sáng thế 17: 3, Xuất hành 34: 8). Người bệnh bái lạy Chúa Giêsu khi xin chữa lành (Mt 8: 2), cũng như các người lạy Chúa để chứng tỏ tình cảm của họ về sự tôn thờ (Mt 14:33, 28: 9). Sách Khải Huyền cũng cho thấy hình ảnh trái ngược của các người sấp mình xuống trước mặt Thiên Chúa (4:10), và các người thờ phượng ngẫu tượng hay con thú (13:4).
Thỉnh thoảng, tư thế này cũng biểu thị một thái độ ăn năn, chẳng hạn khi các anh em của Giu-se đã sấp mình xuống trước ông, như một dấu hiệu của sự tôn trọng, và xin sự tha thứ (Sáng thế 42: 6, 43: 26,28, 44:14).
Trong nghi lễ Gallican cổ đại từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII ở Pháp và Đức, tư thế phủ phục đã được sử dụng ở đầu mỗi Thánh Lễ. Một dấu vết của sự thực hành này vẫn còn được tìm thấy vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, mà trong đó chủ tế phủ phục trước bàn thờ trống, trước khi bắt đầu cử hành cuộc Thương khó của Chúa. Ngoài ra, đó là một tư thế tương đối hiếm trong nghi lễ Rôma, và vì chính lý do này, nó giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của giây phút hiện tại.
Việc phủ phục được sử dụng phổ biến nhất trong thời điểm đọc Kinh cầu các Thánh, trong lễ truyền chức hoặc tấn phong. Nó cũng được sử dụng trong thời điểm lễ nghi tương tự cho một số nghi thức đặc biệt khác, chẳng hạn như lễ chúc phong cho một viện phụ hoặc viện mẫu. Nó cũng có thể được sử dụng cho nghi thức thánh hiến các trinh nữ. Và một số Dòng tu chọn tự thế này cho lễ khấn trọn.
Ở nhiều quốc gia, tư thế này được sử dụng trong cầu nguyện riêng tư sâu lắng, và như một cử chỉ ăn năn và hãm mình khổ chế. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường cầu nguyện phủ phục trước bàn thờ và nhà tạm, trong nhà nguyện riêng của ngài, khi ngài làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Krakow, và khi làm Giáo hoàng ở Vatican.
Trước đó, một bạn đọc ở Trenton, New Jersey, Hoa Kỳ, đã hỏi về một vấn đề liên quan đến nghi thức truyền phép.
Bạn đọc này viết: "Tôi cho rằng không có chữ đỏ, nhưng tư thế được đề nghị trong khi quỳ xuống là gì? Cụ thể, tôi cảm thấy thật là ý nghĩa khi cúi đầu sâu lúc nghe lời truyền phép, rồi nhìn lên, thờ lạy, và nói "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", trong khi cúi đầu sâu lúc Mình và Máu Chúa được nâng lên. Tuy nhiên, có vẻ như tôi là không giống người ta, vì tôi nhận thấy rất nhiều người làm ngược lại - họ nhìn lúc truyền phép, và cúi đầu khi Mình và Máu Chúa được nâng lên. Về việc này, cha có gợi ý như thế nào?"
Như bạn đọc của chúng ta nói, không có chữ đỏ về điểm này, ngoại trừ việc các tín hữu quỳ gối xuống. Tôi đã viết một vài lần rằng sự cúi đầu trong khi linh mục nâng Mình và Máu Chúa là không đúng, bởi vì mục đích của việc nâng Mình và Máu Chúa là chính xác cho mọi người nhìn thấy.
Sự quì gối đã là một hành vi của sự tôn kính, vì vậy không cần phải cúi đầu khi nghe lời truyền phép. Đồng thời, nếu điều này giúp người ta tập trung tâm trí, và hiệp nhất tinh thần với nhau hơn nữa cho hành động thiêng liêng ấy, thì tôi nghĩ không thấy có lý do gì mà không thể cúi đầu. Đây là một vấn đề về cảm thức thiêng liêng của mỗi người. Một số người thấy là lợi ích hơn khi nhìn trong thời điểm truyền phép, còn một số người khác, chẳng hạn bạn đọc này của chúng tôi, thấy là lợi ích hơn, khi không làm như vậy. Giáo Hội không bắt buộc, cũng không xem thường cả hai sự thực hành này. (Zenit.org 8-2-2011 và 22-2-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi có mặt tại một địa điểm hành hương địa phương, và đồng tế trong một Thánh lễ hành hương người Tây Ban Nha. Chú giúp lễ mặc một áo trắng dài và áo các phép. Khi vị chủ tế đọc đến phần kinh khẩn cầu Chúa Thánh Linh, chú giúp lễ đứng lên và bước ra trước mặt bàn thờ. Chú chấp tay dừng lại một chút, rồi phủ phục trên sàn trong suốt quá trình truyền phép. Thưa cha, liệu có chữ đỏ nào cho việc phủ phục, ngoài nghi thức truyền chức, trong các nghi thức bình thường của Thánh lễ không? - P. N., Huntsville, Alabama, Hoa Kỳ.
Đáp: Tôi chưa bao giờ nhìn thấy tư thế này cho người giúp lễ trong bất cứ Thánh lễ nào, dù là Thánh lễ Tây Ban Nha hoặc Thánh lễ khác, và chỉ có thể giả định rằng đó hoặc là hành vi của lòng đạo cá nhân, hoặc một phong tục địa phương hạn hẹp.
Tư thế tôn kính phổ quát trong khi truyền phép cho cho tất cả các tín hữu là quì gối, như đã được quy định trong số 43 của Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM).
Mặc dù việc phủ phục cho thấy một cách đáng khen ngợi niềm tin sâu xa vào mầu nhiệm Thánh Thể, nó lại là không thích hợp cho một tư thế chung của mọi tín hữu. Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (GIRM), số 42, nói: "Ðiệu bộ chung của thân thể mà mọi người tham dự phải giữ là dấu chỉ tính tập thể và hiệp nhất của các phần tử cộng đoàn Kitô tập họp cử hành Phụng Vụ thánh: nó biểu lộ và khích lệ tâm hồn cũng như tình cảm của các người tham dự” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục P.X. Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Cử chỉ sấp mình xuống (sự phủ phục, sự cúi rạp, sự bái lạy) là dấu hiệu biểu lộ nhất của một cảm thức về sự khiêm tốn và tôn kính sâu sắc. Do đó, tổ phụ Áp-ra-ham và Mô-sê đã cúi rạp trước mặt Thiên Chúa (Sáng thế 17: 3, Xuất hành 34: 8). Người bệnh bái lạy Chúa Giêsu khi xin chữa lành (Mt 8: 2), cũng như các người lạy Chúa để chứng tỏ tình cảm của họ về sự tôn thờ (Mt 14:33, 28: 9). Sách Khải Huyền cũng cho thấy hình ảnh trái ngược của các người sấp mình xuống trước mặt Thiên Chúa (4:10), và các người thờ phượng ngẫu tượng hay con thú (13:4).
Thỉnh thoảng, tư thế này cũng biểu thị một thái độ ăn năn, chẳng hạn khi các anh em của Giu-se đã sấp mình xuống trước ông, như một dấu hiệu của sự tôn trọng, và xin sự tha thứ (Sáng thế 42: 6, 43: 26,28, 44:14).
Trong nghi lễ Gallican cổ đại từ thế kỷ VI đến thế kỷ VIII ở Pháp và Đức, tư thế phủ phục đã được sử dụng ở đầu mỗi Thánh Lễ. Một dấu vết của sự thực hành này vẫn còn được tìm thấy vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, mà trong đó chủ tế phủ phục trước bàn thờ trống, trước khi bắt đầu cử hành cuộc Thương khó của Chúa. Ngoài ra, đó là một tư thế tương đối hiếm trong nghi lễ Rôma, và vì chính lý do này, nó giúp nhấn mạnh tầm quan trọng của giây phút hiện tại.
Việc phủ phục được sử dụng phổ biến nhất trong thời điểm đọc Kinh cầu các Thánh, trong lễ truyền chức hoặc tấn phong. Nó cũng được sử dụng trong thời điểm lễ nghi tương tự cho một số nghi thức đặc biệt khác, chẳng hạn như lễ chúc phong cho một viện phụ hoặc viện mẫu. Nó cũng có thể được sử dụng cho nghi thức thánh hiến các trinh nữ. Và một số Dòng tu chọn tự thế này cho lễ khấn trọn.
Ở nhiều quốc gia, tư thế này được sử dụng trong cầu nguyện riêng tư sâu lắng, và như một cử chỉ ăn năn và hãm mình khổ chế. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường cầu nguyện phủ phục trước bàn thờ và nhà tạm, trong nhà nguyện riêng của ngài, khi ngài làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Krakow, và khi làm Giáo hoàng ở Vatican.
Trước đó, một bạn đọc ở Trenton, New Jersey, Hoa Kỳ, đã hỏi về một vấn đề liên quan đến nghi thức truyền phép.
Bạn đọc này viết: "Tôi cho rằng không có chữ đỏ, nhưng tư thế được đề nghị trong khi quỳ xuống là gì? Cụ thể, tôi cảm thấy thật là ý nghĩa khi cúi đầu sâu lúc nghe lời truyền phép, rồi nhìn lên, thờ lạy, và nói "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con", trong khi cúi đầu sâu lúc Mình và Máu Chúa được nâng lên. Tuy nhiên, có vẻ như tôi là không giống người ta, vì tôi nhận thấy rất nhiều người làm ngược lại - họ nhìn lúc truyền phép, và cúi đầu khi Mình và Máu Chúa được nâng lên. Về việc này, cha có gợi ý như thế nào?"
Như bạn đọc của chúng ta nói, không có chữ đỏ về điểm này, ngoại trừ việc các tín hữu quỳ gối xuống. Tôi đã viết một vài lần rằng sự cúi đầu trong khi linh mục nâng Mình và Máu Chúa là không đúng, bởi vì mục đích của việc nâng Mình và Máu Chúa là chính xác cho mọi người nhìn thấy.
Sự quì gối đã là một hành vi của sự tôn kính, vì vậy không cần phải cúi đầu khi nghe lời truyền phép. Đồng thời, nếu điều này giúp người ta tập trung tâm trí, và hiệp nhất tinh thần với nhau hơn nữa cho hành động thiêng liêng ấy, thì tôi nghĩ không thấy có lý do gì mà không thể cúi đầu. Đây là một vấn đề về cảm thức thiêng liêng của mỗi người. Một số người thấy là lợi ích hơn khi nhìn trong thời điểm truyền phép, còn một số người khác, chẳng hạn bạn đọc này của chúng tôi, thấy là lợi ích hơn, khi không làm như vậy. Giáo Hội không bắt buộc, cũng không xem thường cả hai sự thực hành này. (Zenit.org 8-2-2011 và 22-2-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Sen Mới
Mỹ Lê
20:40 04/06/2017
Ảnh của Mỹ Lê
Ngày lên sắc cho hương đời say đắm
Tuổi xuân thì ngọt thắm tựa sen hồng
Tà yếm đào ru người vào cõi mộng
Một chút tình...thoáng nhẹ...vẫn mênh mông
(KD)
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 04/06/2017: Lịch sử và ý nghĩa ngày lễ Corpus Christi - Mình Máu Thánh Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:39 04/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Quyết định này khiến nhiều tín hữu tại Italia xao xuyến nên trong chương trình này Trúc Lý xin điểm qua một vài nét lịch sử về buổi lễ này và lý do tại sao Đức Thánh Cha quyết định dời từ thứ Năm sang Chúa Nhật.
Việc cử hành lễ Mình Máu Thánh Chúa trong Phụng Vụ Công Giáo
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một lễ trọng trong năm phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, trong đó chúng ta bày tỏ niềm xác tín về sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong bí tích Thánh Thể.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trong các Giáo Hội Công Giáo Rôma, Anh Giáo, Giáo Hội Luther, Giáo Hội Công Giáo Cổ, và là ngày nghỉ lễ chính thức tại Áo, Brazil, Bolivia, Bosnia và Herzegovina, Colombia, Croatia, Cộng hòa Dominican, Haiti, Đông Timor, Liechtenstein, Monaco, Panama, Peru, Ba Lan, San Marino, Thụy Sĩ, Grenada, Saint Lucia, Trinidad và Tobago và một số tiểu bang tại Đức và Tây Ban Nha.
Ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa là một trong 5 lễ trọng trong năm mà một giám mục giáo phận không được rời khỏi giáo phận của mình, ngoại trừ những lý do khẩn cấp.
Theo truyền thống, người Công Giáo tham gia vào một cuộc rước qua các đường phố của một khu phố dân cư gần giáo xứ của họ, vừa đi, vừa cầu nguyện và hát. Sau đám rước, họ trở về nhà thờ và chầu Thánh thể.
Ngoài ra, trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, nhiều giáo xứ trên thế giới cho các em nhỏ được lễ Rước Lễ lần đầu.
Ở nhiều nước trên thế giới, lễ Mình Máu Thánh Chúa được cử hành vào ngày Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác vì hoàn cảnh cụ thể, lễ Mình Máu Thánh Chúa có thể được cử hành vào ngày Chúa Nhật sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Trong ngày lễ Corpus Christi, theo truyền thống, Đức Giáo Hoàng dẫn đầu một cuộc rước trọng thể qua các đường phố Rôma, từ Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Mình Thánh Chúa được đặt trong một Mặt Nhật và được rước qua các đường phố.
Hôm thứ Năm 18 tháng 5, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết “Đức Thánh Cha đã quyết định dời lễ Mình Máu Thánh Chúa, từ Thứ Năm 15 Tháng Sáu đến Chúa Nhật 18 Tháng Sáu.”
Ông giải thích rằng quyết định này là “để Dân Chúa, bao gồm các linh mục và các tín hữu của Giáo Hội ở Rôma có thể tham gia tốt đẹp hơn.” Ông nói thêm, “Có một lý do thứ hai: Thứ Năm là một ngày trong tuần” việc dời qua Chúa Nhật “sẽ ít phiền phức hơn cho cư dân Rôma.”
Lịch sử lễ Mình Máu Thánh Chúa
Vào năm 1246, tại Toà giám mục Liège của Bỉ quốc, người ta thấy có cuộc gặp gỡ bất thường giữa Đức Cha Rôbectô de Thorate và sơ Juliana, một nữ tu khiêm hạ và thánh thiện của Dòng Augustinô. Sơ Juliana đến xin yết kiến vị Giám mục sở tại để dâng lên một lời thỉnh cầu: xin giáo quyền cho thiết lập ngày lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu.
Vị Giám mục thánh thiện và khôn ngoan Rôbectô đã hỏi vị nữ tu về động lực thúc đẩy lời thỉnh cầu này. Sơ Juliana thành thật trình bày với Đức Cha rằng hồi nhỏ sơ có thấy hình một vầng trăng rằm với một đốm đen trên đó. Mãi về sau, trong một lần hiện ra, Chúa Giêsu đã giải thích cho Sơ Juliana về ý nghĩa của giấc mơ ngày xưa: vầng trăng rằm tượng trưng cho chu kỳ phụng vụ trong năm; đốm đen là vì trong chu kỳ đó vẫn còn thiếu một ngày lễ để vinh danh Thân Mình Cực Thánh của Chúa Giêsu. Theo Sơ Juliana, ngoài Thứ Năm Tuần Thánh, ngày tưởng niệm việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu còn muốn Giáo Hội có một ngày khác để tôn kính Mình Máu của Ngài.
Kèm với lời giải thích và tỏ bày ý muốn, Chúa Giêsu còn nêu lên ba lý do của việc làm này:
Thứ nhất, Ngài khát khao niềm tin vào Bí tích Thánh Thể được càng ngày càng vững vàng mạnh mẽ nơi mỗi người Kitô hữu;
Thứ hai, Ngài ao ước mọi tín hữu múc được sức mạnh thiêng liêng nơi Bí tích Thánh Thể để có thể can đảm thực thi các nhân đức;
Thứ ba, Ngài mong muốn người tín hữu có cơ hội sửa chữa cho những phạm thánh và bất kính mà loài người đã gây nên.
Dường như được ơn Chúa soi sáng và sắp xếp, nên Đức Cha Rôbectô de Thorate đã lắng nghe và tin tưởng những điều Sơ Juliana nói. Thế rồi, chẳng bao lâu sau, ngài cho thiết lập trong địa phận một ngày lễ kính Mình Thánh Chúa hay còn được gọi là Corpus Christi (tiếng Latinh).
Đức Cha cũng đã trình cho Đức Giáo Hoàng Ubanô IV về những gì ngài đang thực hiện trong địa phận. Và rồi, đến năm 1264, Đức Ubanô đã cho công bố với Giáo Hội hoàn vũ việc chọn ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi làm ngày kính Mình Thánh Chúa cách đặc biệt.
Tập quán trên đã được tuân giữ từ thế kỷ 13 cho đến những thập niên gần đây. Sau Công đồng Vaticanô II, một vài sửa đổi đã được thực thi, trong đó lễ Corpus Christi có thể được dời vào ngày Chúa Nhật sau Lễ Chúa Ba Ngôi theo nhu cầu của địa phương. Suốt hơn 8 thế kỷ trôi qua, cứ đến ngày lễ Kính Mình Thánh Chúa, khắp nơi, trong nhiều giáo xứ, người ta tổ chức chầu lượt, lôi cuốn biết bao nhiêu giáo hữu đến kính thờ suy tôn Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể.
Tuy cũng có những người chống đối và tìm cách loại trừ ngày lễ này khỏi lòng tín hữu, nhưng những cố gắng đó cũng chỉ hoài công.
Martin Luther là một người quyết liệt chống lễ Mình Máu Thánh Chúa. Ông ta chống lại mọi chuyện rước sách. Đặc biệt, việc rước Mình Thánh Chúa qua các đường phố bị ông ta cho là một việc phạm thánh trầm trọng. Từ đó, người Tin Lành chống đối rất mạnh ngày lễ Corpus Christi. Năm 1548, Anh Giáo ngả theo Tin Lành và cấm chỉ việc cử hành ngày lễ này. Tuy nhiên, sau đó họ đã dần dần tái lập ngày lễ này.