Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:13 06/06/2008
CHUỘT ĐỒNG ĐI TÌM LÝ TƯỞNG
Kiệt Khách và Cát Mễ là hai con chuột đồng, chúng nó mỗi đứa đều có lý tưởng vĩ đại và ôm một chí lớn.
Kiệt Khách nói: “Tớ phải đi khắp thế giới thưởng thức những phong cảnh tuyệt đẹp, để cuộc sống qua đi thật thoải mái.”
Cát Mễ nói: “Tớ chỉ muốn có một nông trường thật lớn, ở đó trồng toàn là hoa màu.”
Nhưng làm thế nào để có thể thực hiện mấy lý tưởng ấy chứ ? Hai con chuột đồng suy đi nghĩ lại rất lâu mà tìm không được cách giải quyết. Sau cùng chuột Kiệt Khách nói: “Hay là mình đi tìm người già khôn ngoan, ông ta nhất định có cách giúp chúng ta.” Thế là, chúng nó trèo núi vượt đèo, đi khắp các nẻo đường, cuối cùng cũng tìm được người già khôn ngoan như trong truyền thuyết nói.
Chúng nó nói ra ý tưởng của mình với người già khôn ngoan, nhưng người già không nói một lời, chỉ phân biệt cho chúng nó về hạt giống: “Các ngươi ai có phương pháp gì tốt nhất để có thể bảo tồn hạt giống này, thì người ấy có thể tìm được con đường thực hiện lý tưởng.” Nói xong thì người già biến mất.
Mấy năm sau, người già khôn ngoan tìm được hai con chuột đồng ấy, và hỏi chúng nó về tình trạng của hạt giống. Chuột Kiệt Khách lấy trong túi ra một cái hộp bằng gấm đưa cho người già khôn ngoan và nói: “Con đem hạt giống bỏ vào trong hộp gấm này, mỗi ngày lấy ra coi mấy lần, không để nó bị bất cứ tổn thương nào.” Người già khôn ngoan lắc lắc đầu và đi qua phía chuột Cát Mễ.
Chỉ thấy chuột Cát Mễ lau chùi những những giọt mồ hôi trên trán, tay chỉ thửa ruộng vui vẻ nói với người già khôn ngoan: “Con đem hạt giống gieo vào trong đất, mỗi ngày tưới nước, bỏ phân, cứ thế mà làm, nên mỗi năm có thể thu hoạch được rất nhiều hạt giống như thế.”
Người gia khôn ngoan vuốt chòm râu dài của mình vui vẻ nói: “Con thật giỏi, con đã tìm được con đường để thực hiện lý tưởng rồi đó.”
Chuột Kiệt Khách nhìn nhìn, không hiểu nổi nên hỏi: “Nhưng con đem hạt giống gìn giữ rất tốt, vậy thì tại sao con không tìm được lý tưởng ?”
Người già khôn ngoan cười trả lời: “Này con, lý tưởng thì giống như hạt giống vậy, mỗi ngày con đều giữ nó mà không hành động, thì sẽ có ngày nó sẽ hư mà thôi.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Lý tưởng thì giống như hạt giống, nếu không đem nó gieo vào trong ruộng, cày bừa làm cỏ tưới nước cực khổ, thì vĩnh viễn sẽ không thực hiện được lý tưởng ấy. Nếu các em đã có một lý tưởng to lớn, thì ngay từ bây giờ phải bắt đầu hành động.
Em nào bây giờ chưa có cho mình một lý tường thì phải tìm ngay, nếu tự mình không tìm được thì đi nhờ những người khôn ngoan chỉ dạy, cố vấn, góp ý cho, nhất là cha mẹ, thầy cô giáo và những người có kinh nghiệm.
Có lý tưởng rồi thì các em phải thực hiện ngay: thứ nhất là phải học, học cho có căn bản; thứ hai là phải học, học cho biết chuyên môn; thứ ba thì cũng phải học, học để biết kinh nghiệm, học xong rồi thì lý tưởng đứng sờ sờ trước mặt, với tay ra là đụng chạm được lý tưởng liền. Đó chính là phần thưởng mà Thiên Chúa dành cho những người quyết tâm thực hiện và đạt cho được lý tưởng của mình.
Các em thực hành:
- Cố gắng học hành để đạt đến lý tưởng của mình, dù cho gặp nhiều trắc trở.
- Luôn tâm niệm: phải học để thực hiện lý tưởng.
- Luôn cầu nguyện để xin Chúa ban ơn bền đổ để thực hiện lý tưởng của mình.
N2T |
Kiệt Khách và Cát Mễ là hai con chuột đồng, chúng nó mỗi đứa đều có lý tưởng vĩ đại và ôm một chí lớn.
Kiệt Khách nói: “Tớ phải đi khắp thế giới thưởng thức những phong cảnh tuyệt đẹp, để cuộc sống qua đi thật thoải mái.”
Cát Mễ nói: “Tớ chỉ muốn có một nông trường thật lớn, ở đó trồng toàn là hoa màu.”
Nhưng làm thế nào để có thể thực hiện mấy lý tưởng ấy chứ ? Hai con chuột đồng suy đi nghĩ lại rất lâu mà tìm không được cách giải quyết. Sau cùng chuột Kiệt Khách nói: “Hay là mình đi tìm người già khôn ngoan, ông ta nhất định có cách giúp chúng ta.” Thế là, chúng nó trèo núi vượt đèo, đi khắp các nẻo đường, cuối cùng cũng tìm được người già khôn ngoan như trong truyền thuyết nói.
Chúng nó nói ra ý tưởng của mình với người già khôn ngoan, nhưng người già không nói một lời, chỉ phân biệt cho chúng nó về hạt giống: “Các ngươi ai có phương pháp gì tốt nhất để có thể bảo tồn hạt giống này, thì người ấy có thể tìm được con đường thực hiện lý tưởng.” Nói xong thì người già biến mất.
Mấy năm sau, người già khôn ngoan tìm được hai con chuột đồng ấy, và hỏi chúng nó về tình trạng của hạt giống. Chuột Kiệt Khách lấy trong túi ra một cái hộp bằng gấm đưa cho người già khôn ngoan và nói: “Con đem hạt giống bỏ vào trong hộp gấm này, mỗi ngày lấy ra coi mấy lần, không để nó bị bất cứ tổn thương nào.” Người già khôn ngoan lắc lắc đầu và đi qua phía chuột Cát Mễ.
Chỉ thấy chuột Cát Mễ lau chùi những những giọt mồ hôi trên trán, tay chỉ thửa ruộng vui vẻ nói với người già khôn ngoan: “Con đem hạt giống gieo vào trong đất, mỗi ngày tưới nước, bỏ phân, cứ thế mà làm, nên mỗi năm có thể thu hoạch được rất nhiều hạt giống như thế.”
Người gia khôn ngoan vuốt chòm râu dài của mình vui vẻ nói: “Con thật giỏi, con đã tìm được con đường để thực hiện lý tưởng rồi đó.”
Chuột Kiệt Khách nhìn nhìn, không hiểu nổi nên hỏi: “Nhưng con đem hạt giống gìn giữ rất tốt, vậy thì tại sao con không tìm được lý tưởng ?”
Người già khôn ngoan cười trả lời: “Này con, lý tưởng thì giống như hạt giống vậy, mỗi ngày con đều giữ nó mà không hành động, thì sẽ có ngày nó sẽ hư mà thôi.”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Lý tưởng thì giống như hạt giống, nếu không đem nó gieo vào trong ruộng, cày bừa làm cỏ tưới nước cực khổ, thì vĩnh viễn sẽ không thực hiện được lý tưởng ấy. Nếu các em đã có một lý tưởng to lớn, thì ngay từ bây giờ phải bắt đầu hành động.
Em nào bây giờ chưa có cho mình một lý tường thì phải tìm ngay, nếu tự mình không tìm được thì đi nhờ những người khôn ngoan chỉ dạy, cố vấn, góp ý cho, nhất là cha mẹ, thầy cô giáo và những người có kinh nghiệm.
Có lý tưởng rồi thì các em phải thực hiện ngay: thứ nhất là phải học, học cho có căn bản; thứ hai là phải học, học cho biết chuyên môn; thứ ba thì cũng phải học, học để biết kinh nghiệm, học xong rồi thì lý tưởng đứng sờ sờ trước mặt, với tay ra là đụng chạm được lý tưởng liền. Đó chính là phần thưởng mà Thiên Chúa dành cho những người quyết tâm thực hiện và đạt cho được lý tưởng của mình.
Các em thực hành:
- Cố gắng học hành để đạt đến lý tưởng của mình, dù cho gặp nhiều trắc trở.
- Luôn tâm niệm: phải học để thực hiện lý tưởng.
- Luôn cầu nguyện để xin Chúa ban ơn bền đổ để thực hiện lý tưởng của mình.
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:14 06/06/2008
CHỦ NHẬT X THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 9, 9-13.
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Bạn thân mến,
Bạn có vui không khi đọc đoạn Phúc Âm trên đây ? Bạn có nhảy mừng lên không khi nghe Chúa Giê-su nói với những người Biệt Phái: “Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” Chắc chắn bạn rất vui mừng, và mọi người đều vui mừng, bởi vì những người tội lỗi chính là đối tượng kêu gọi và chữa lành của Chúa Giê-su, trong đó có bạn và tôi.
Chúa Giê-su đến để tìm bạn và tôi là những người tội lỗi, Ngài đi tìm chúng ta như mục tử đi tìm con chiên lạc: Ngài trèo non lội suối, Ngài đi khắp các nẻo đường, Ngài ngổi nghỉ bên vệ đường rồi tiếp tục đứng lên và đi tìm chúng ta, rồi vì để cứu chúng ta mà Ngài phải chịu tử hình chết trên Thánh Giá. Cái giá đi tìm và chuộc tội cho chúng ta thật quá đắc phải không bạn, nhưng Chúa Giê-su đã không màng đến giá đắc ấy, Ngài chỉ muốn tìm và đưa chúng ta vào trong trái tim yêu thương của Ngài mà thôi.
Bạn và tôi đều là những người mắc phải nhiều bệnh nan y: bệnh kiêu ngạo đã làm cho chúng ta thấy mình là trổi vượt trên mọi người; bệnh ích kỷ đã làm cho nhiều anh em khốn khổ vì mưu mô tính toán tư lợi của mình; bệnh thờ ơ của mình đã làm cho nhiều người khác phải thất vọng.v.v...Tất cả những bệnh nan y đó của chúng ta, ngày hôm nay Chúa Giê-su đã tuyên bố Ngài đến để chữa lành và tìm kiếm tội nhân, không bằng lời nói suông, mà bằng chính cái chết yêu thương nhân loại của Ngài.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã tìm bạn, tìm tôi và tìm những người tội lỗi khác để tha thứ, chữa lành. Ngài cũng muốn bạn và tôi học nơi Ngài tình thương ấy, để chúng ta cũng đi tìm và chia sẻ với những anh chị em bất hạnh khác, những người đồng cảnh ngộ là tội nhân như chúng ta, bằng chính những hy sinh, phục vụ cách thiết thực nhất, bởi vì chỉ có tin tưởng vào lời của Chúa Giê-su, mà chúng ta mới có niềm hy vọng và yêu thương để đi phục vụ tha nhân mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Mt 9, 9-13.
“Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”
Bạn thân mến,
Bạn có vui không khi đọc đoạn Phúc Âm trên đây ? Bạn có nhảy mừng lên không khi nghe Chúa Giê-su nói với những người Biệt Phái: “Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” Chắc chắn bạn rất vui mừng, và mọi người đều vui mừng, bởi vì những người tội lỗi chính là đối tượng kêu gọi và chữa lành của Chúa Giê-su, trong đó có bạn và tôi.
Chúa Giê-su đến để tìm bạn và tôi là những người tội lỗi, Ngài đi tìm chúng ta như mục tử đi tìm con chiên lạc: Ngài trèo non lội suối, Ngài đi khắp các nẻo đường, Ngài ngổi nghỉ bên vệ đường rồi tiếp tục đứng lên và đi tìm chúng ta, rồi vì để cứu chúng ta mà Ngài phải chịu tử hình chết trên Thánh Giá. Cái giá đi tìm và chuộc tội cho chúng ta thật quá đắc phải không bạn, nhưng Chúa Giê-su đã không màng đến giá đắc ấy, Ngài chỉ muốn tìm và đưa chúng ta vào trong trái tim yêu thương của Ngài mà thôi.
Bạn và tôi đều là những người mắc phải nhiều bệnh nan y: bệnh kiêu ngạo đã làm cho chúng ta thấy mình là trổi vượt trên mọi người; bệnh ích kỷ đã làm cho nhiều anh em khốn khổ vì mưu mô tính toán tư lợi của mình; bệnh thờ ơ của mình đã làm cho nhiều người khác phải thất vọng.v.v...Tất cả những bệnh nan y đó của chúng ta, ngày hôm nay Chúa Giê-su đã tuyên bố Ngài đến để chữa lành và tìm kiếm tội nhân, không bằng lời nói suông, mà bằng chính cái chết yêu thương nhân loại của Ngài.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã tìm bạn, tìm tôi và tìm những người tội lỗi khác để tha thứ, chữa lành. Ngài cũng muốn bạn và tôi học nơi Ngài tình thương ấy, để chúng ta cũng đi tìm và chia sẻ với những anh chị em bất hạnh khác, những người đồng cảnh ngộ là tội nhân như chúng ta, bằng chính những hy sinh, phục vụ cách thiết thực nhất, bởi vì chỉ có tin tưởng vào lời của Chúa Giê-su, mà chúng ta mới có niềm hy vọng và yêu thương để đi phục vụ tha nhân mà thôi.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 06/06/2008
N2T |
11. Linh hồn không màng đến chuyện suy niệm thì không cần ma quỷ kéo họ xuống hỏa ngục, họ tự mình sẽ đi xuống (hỏa ngục).
(Thánh Teresa of Avila)Gọi Người Tội Lỗi
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
19:27 06/06/2008
GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúa nhật 10 Thường niên-A(08-06-08)
Lời Chúa hôm nay: GỌI NGƯỜI TỘI LỖI
* Calling the sinners *
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau:(Reflection & share)
Bài đọc 1: Hô-sê (6:3-6). “Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu.” (câu 6)
a/ Thiên Chúa đã cưới Ít-ra-en, nhưng dân này lai phản bội như người vợ bất trung. Chúa đang trông đợi gì ở tôi hôm nay?
b/ Người ta thường dùng hình thức bên ngoài để tỏ lòng biết ơn Chúa. Còn bạn đáp lại tình thương Chúa bằng cách nào?
Bài đọc 2: Roma (4:18-25). “Đức Giêsu chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính.” (câu 25)
a/ Ông Áp-ra-ham đã tin và được Thiên Chúa kể là công chính. Tôi đang làm những việc nào để chứng tỏ niềm tin của mình.
b/ Ông Áp-ra-ham là tổ phụ của những người tin, thuộc giới cắt bì hay không. Bạn thực hành điều gì để Chúa cho nên công chính?
Tin Mừng: Mát-thêu (9: 9-13) “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (câu 13)
a/ Nhiều người thu thuế và tội lỗi cùng đến dùng bữa với Đức Giêsu. Tôi nghĩ thế nào, nếu hôm nay Chúa Giêsu đang ăn uống với họ?
b/ Đức Kitô đã Nhập thể làm người ở với mọi người vì họ đều có tội.
Bạn có nghĩ mình công chính, và sống xa cách anh em? Tại sao?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi Sống tuần này:(The Best God’s Word)
TA MUỒN LÒNG NHÂN CHỨ ĐÂU CẦN LỄ TẾ (Mt 9, 13)
“I desire mercy, not sacrifice”
Công Đồng dạy: Người Kitô hữu phải sẵn sàng và hết lòng cộng tác xây dựng trật tự Quốc tế,...Họ phải sẵn sàng thực hiện công cuộc ấy hơn nữa, vì hiện thời đại đa số nhân loại còn đang đau khổ bần cùng, đến nỗi chính Chúa Kitô hiện thân trong kẻ nghèo khổ, như đang lớn tiếng đòi hỏi các môn đệ của Người phải bác ái.
Đa số dân chúng thường mang danh Kitô hữu, đang thản nhiên hưởng thụ quá nhiều của cải, trong lúc nhiều Quốc gia khác sống thiếu thốn cùng cực, bị đói khát, bệnh tật và đủ mọi thứ bất hạnh dày vò. Tinh thần nghèo khó và bác ái mới là vinh dự và dấu chứng của Giáo hội Chúa Kitô. (Giáo hội trong thế giới ngày nay #88)
Chúa có thể cứu chữa mọi người: Ngày nay, tôi cần cầu nguyện, nài xin, tạ ơn cho tất cả mọi người, nhất là những người đang nắm quyền hành. (1 Tm 2, 1). Trong số này có những người lãnh đạo gian ác, hiểm độc không?
Để trả lời cho câu hỏi này, trong thư 1 Timôthê 1, 12-17 Phaolô công nhận có lần bản thân ông là kẻ phạm thượng, bắt bớ và bạo lực(c.13). Ông mạnh mẽ khẳng định Chúa Kitô đến thế gian để cứu tội nhân. Rồi ông thêm cụm từ đầy ý nghĩa: “mà kẻ đứng đầu tiên là tôi”(c.15)
Phaolô giải thích rằng ông tiếp nhận sự nhân từ của Chúa để Đức Kitô có thể bày tỏ ân sủng vô hạn của Ngài trong ông, như một khuôn mẫu cho những người sẽ tin nhận Ngài trong tương lai.(c. 16). Thật ra, Phaolô muốn nói: “Nếu ta là tội nhân tồi tệ nhất lại được cứu, thì bất kỳ ai cũng có thể được cứu cả. Vì vậy Phaolô khuyên ta cầu nguyện cho moị người đang cầm quyền, vì Chúa muốn mọi người được cứu và tiếp nhận chân lý của Ngài. (1Tm 2, 4).
C- Bạn và tôi cùng thực hành Lời Chúa: (So what am I doing / For Action)
a/ Đọc lại những câu hỏi Cảm nghiệm gợi ý ở phẩn A để thi hành.
b/ Thực hành bác ái nhiều để xã hội bớt người sa ngã phạm tội.
D- Cầu nguyện với Lời Chúa và Sống cầu nguyện: (Prayer & Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã nói: tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi. Xin cho con vui vẻ đến với họ, không phân biệt, không chê bai; nhưng bằng những hành động cụ thể bao dung và nhân ái...
Hoa thơm cỏ lạ: TƯƠNG LAI SẼ TƯƠI SÁNG, NẾU CHÚA KITÔ LÀ HY VỌNG
The future is bright, if Jesus Christ is your hope
Phó tế: JB. Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com *
Cùng chuyển các Nhóm, Hội đoàn, Tu hội học hỏi chia sẻ Lời Chúa tòan cầu
Chúa nhật 10 Thường niên-A(08-06-08)
Lời Chúa hôm nay: GỌI NGƯỜI TỘI LỖI
* Calling the sinners *
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau:(Reflection & share)
Bài đọc 1: Hô-sê (6:3-6). “Vì Ta muốn tình yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là của lễ toàn thiêu.” (câu 6)
a/ Thiên Chúa đã cưới Ít-ra-en, nhưng dân này lai phản bội như người vợ bất trung. Chúa đang trông đợi gì ở tôi hôm nay?
b/ Người ta thường dùng hình thức bên ngoài để tỏ lòng biết ơn Chúa. Còn bạn đáp lại tình thương Chúa bằng cách nào?
Bài đọc 2: Roma (4:18-25). “Đức Giêsu chính là Đấng đã bị trao nộp vì tội lỗi chúng ta và đã được Thiên Chúa làm cho sống lại để chúng ta được nên công chính.” (câu 25)
a/ Ông Áp-ra-ham đã tin và được Thiên Chúa kể là công chính. Tôi đang làm những việc nào để chứng tỏ niềm tin của mình.
b/ Ông Áp-ra-ham là tổ phụ của những người tin, thuộc giới cắt bì hay không. Bạn thực hành điều gì để Chúa cho nên công chính?
Tin Mừng: Mát-thêu (9: 9-13) “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.” (câu 13)
a/ Nhiều người thu thuế và tội lỗi cùng đến dùng bữa với Đức Giêsu. Tôi nghĩ thế nào, nếu hôm nay Chúa Giêsu đang ăn uống với họ?
b/ Đức Kitô đã Nhập thể làm người ở với mọi người vì họ đều có tội.
Bạn có nghĩ mình công chính, và sống xa cách anh em? Tại sao?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi Sống tuần này:(The Best God’s Word)
TA MUỒN LÒNG NHÂN CHỨ ĐÂU CẦN LỄ TẾ (Mt 9, 13)
“I desire mercy, not sacrifice”
Công Đồng dạy: Người Kitô hữu phải sẵn sàng và hết lòng cộng tác xây dựng trật tự Quốc tế,...Họ phải sẵn sàng thực hiện công cuộc ấy hơn nữa, vì hiện thời đại đa số nhân loại còn đang đau khổ bần cùng, đến nỗi chính Chúa Kitô hiện thân trong kẻ nghèo khổ, như đang lớn tiếng đòi hỏi các môn đệ của Người phải bác ái.
Đa số dân chúng thường mang danh Kitô hữu, đang thản nhiên hưởng thụ quá nhiều của cải, trong lúc nhiều Quốc gia khác sống thiếu thốn cùng cực, bị đói khát, bệnh tật và đủ mọi thứ bất hạnh dày vò. Tinh thần nghèo khó và bác ái mới là vinh dự và dấu chứng của Giáo hội Chúa Kitô. (Giáo hội trong thế giới ngày nay #88)
Chúa có thể cứu chữa mọi người: Ngày nay, tôi cần cầu nguyện, nài xin, tạ ơn cho tất cả mọi người, nhất là những người đang nắm quyền hành. (1 Tm 2, 1). Trong số này có những người lãnh đạo gian ác, hiểm độc không?
Để trả lời cho câu hỏi này, trong thư 1 Timôthê 1, 12-17 Phaolô công nhận có lần bản thân ông là kẻ phạm thượng, bắt bớ và bạo lực(c.13). Ông mạnh mẽ khẳng định Chúa Kitô đến thế gian để cứu tội nhân. Rồi ông thêm cụm từ đầy ý nghĩa: “mà kẻ đứng đầu tiên là tôi”(c.15)
Phaolô giải thích rằng ông tiếp nhận sự nhân từ của Chúa để Đức Kitô có thể bày tỏ ân sủng vô hạn của Ngài trong ông, như một khuôn mẫu cho những người sẽ tin nhận Ngài trong tương lai.(c. 16). Thật ra, Phaolô muốn nói: “Nếu ta là tội nhân tồi tệ nhất lại được cứu, thì bất kỳ ai cũng có thể được cứu cả. Vì vậy Phaolô khuyên ta cầu nguyện cho moị người đang cầm quyền, vì Chúa muốn mọi người được cứu và tiếp nhận chân lý của Ngài. (1Tm 2, 4).
C- Bạn và tôi cùng thực hành Lời Chúa: (So what am I doing / For Action)
a/ Đọc lại những câu hỏi Cảm nghiệm gợi ý ở phẩn A để thi hành.
b/ Thực hành bác ái nhiều để xã hội bớt người sa ngã phạm tội.
D- Cầu nguyện với Lời Chúa và Sống cầu nguyện: (Prayer & Action)
Lạy Cha, Đức Kitô đã nói: tôi đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi. Xin cho con vui vẻ đến với họ, không phân biệt, không chê bai; nhưng bằng những hành động cụ thể bao dung và nhân ái...
Hoa thơm cỏ lạ: TƯƠNG LAI SẼ TƯƠI SÁNG, NẾU CHÚA KITÔ LÀ HY VỌNG
The future is bright, if Jesus Christ is your hope
Phó tế: JB. Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com *
Cùng chuyển các Nhóm, Hội đoàn, Tu hội học hỏi chia sẻ Lời Chúa tòan cầu
Phúc Âm Qua Thi Ca tháng 6/2008
Trương Hoàng
20:14 06/06/2008
Chúa nhật thứ IX thường niên (01/6/08)
Bị nguyền rủa hoặc chúc lành,
Do nghe lời Chúa thực hành hay không.
Đỏ ngoài vỏ, chẳng đỏ lòng.
Chỉ là cháy nắng bên trong nhạt phèo.
Nhưng đời lắm kẻ muốn điều:
Giầu về hình thức, đói nghèo tâm linh.
Chúa nhật thứ X thường niên (8/6/08)
Chúa cần lòng mến, ái nhân,
Nào cần hình thức, chẳng cần lễ dâng.
Tính nhân ưa chuộng nghĩ rằng:
Bề ngoài đồ sộ, siêng năng, chuyên cần.
Con người gồm có hai phần:
Tâm hồn, lý trí xác thân phủ ngoài.
Tuyệt vời thay đẹp cả hai,
Xét ra trong đẹp hơn ngoài vẫn hơn.
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Ca dao tục ngữ vẫn còn tồn lưu.
Chúa nhật thứ XI thường niên(15/6/08)
Vùng dân ngoại, người Sa-Ma,
Các con đừng đến vô ra nơi này.
Các con hãy lắng nghe đây:
Dẫn chiên nhà sống lạc bầy gộp gom.
Về đàn giảng dậy trông nom.
Đi rao: Nước Chúa chẳng còn đâu xa.
Chữa lành bệnh, khử qủy ma,
Được cho không hãy thật thà cho không.
Chúa nhật thứ XII thường niên(22/6/08)
Anh em đừng sợ người ta,
Sợ điều chân chính hơn là quyền uy.
Thực ra chẳng có sự gì,
Giấu che lại chẳng có khi phô bày.
Những điều Thầy nói đêm nay,
Hãy đem ra giữa ban ngày giảng rao.
An hem đừng sợ kẻ nào,
Giết thân xác chẳng cách nao giết hồn.
Sợ nên sợ đấng chí tôn,
Có quyền bỏ cả xác hồn hỏa thiêu.
Chúa nhật thứ XIII thường niên(29/6/08) - (Lễ Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ).
Những người đời biết nhận ra,
Kitô con Đức Chúa Cha đời đời.
Biết không do bởi con người,
Nhưng do Thiên Chúa tự trời ban cho.
Phúc thay lòng mến đơn sơ,
Ái nhân sẽ biết Chúa nhờ Thánh Linh.
Bị nguyền rủa hoặc chúc lành,
Do nghe lời Chúa thực hành hay không.
Đỏ ngoài vỏ, chẳng đỏ lòng.
Chỉ là cháy nắng bên trong nhạt phèo.
Nhưng đời lắm kẻ muốn điều:
Giầu về hình thức, đói nghèo tâm linh.
Chúa nhật thứ X thường niên (8/6/08)
Chúa cần lòng mến, ái nhân,
Nào cần hình thức, chẳng cần lễ dâng.
Tính nhân ưa chuộng nghĩ rằng:
Bề ngoài đồ sộ, siêng năng, chuyên cần.
Con người gồm có hai phần:
Tâm hồn, lý trí xác thân phủ ngoài.
Tuyệt vời thay đẹp cả hai,
Xét ra trong đẹp hơn ngoài vẫn hơn.
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
Ca dao tục ngữ vẫn còn tồn lưu.
Chúa nhật thứ XI thường niên(15/6/08)
Vùng dân ngoại, người Sa-Ma,
Các con đừng đến vô ra nơi này.
Các con hãy lắng nghe đây:
Dẫn chiên nhà sống lạc bầy gộp gom.
Về đàn giảng dậy trông nom.
Đi rao: Nước Chúa chẳng còn đâu xa.
Chữa lành bệnh, khử qủy ma,
Được cho không hãy thật thà cho không.
Chúa nhật thứ XII thường niên(22/6/08)
Anh em đừng sợ người ta,
Sợ điều chân chính hơn là quyền uy.
Thực ra chẳng có sự gì,
Giấu che lại chẳng có khi phô bày.
Những điều Thầy nói đêm nay,
Hãy đem ra giữa ban ngày giảng rao.
An hem đừng sợ kẻ nào,
Giết thân xác chẳng cách nao giết hồn.
Sợ nên sợ đấng chí tôn,
Có quyền bỏ cả xác hồn hỏa thiêu.
Chúa nhật thứ XIII thường niên(29/6/08) - (Lễ Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ).
Những người đời biết nhận ra,
Kitô con Đức Chúa Cha đời đời.
Biết không do bởi con người,
Nhưng do Thiên Chúa tự trời ban cho.
Phúc thay lòng mến đơn sơ,
Ái nhân sẽ biết Chúa nhờ Thánh Linh.
Sứ điệp trên sân cỏ Euro 2008
LM. Nguyễn Ngọc Long
08:31 06/06/2008
Trên sân cỏ Euro 2008
Ngày nay, những trận tranh tài thể thao trên sân vận động hấp dẫn con người nhiều hơn như Bóng đá, Baseball, Eishockey, Basketball, Tennis, Box, Banh chuyền, Bơi lội, đấu Kiếm…
Những trận thi đấu bóng đá sôi nổi trên sân cỏ sẽ diễn ra ở hai nước Thụy Sĩ và nước Áo, Euro 2008, từ 07.- 29.06. 2008 thu hút hấp dẫn hằng nghìn vạn người đến tận sân cỏ cùng ủng hộ, và cả triệu người theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên mọi làn sóng khắp thế giới.
Có lẽ dựa vào thực tế tâm lý đó, và cả về phương diện quảng cáo thương mại nữa, nên đã có câu nói: Thể thao bóng đá là đời sống!
Có thật đúng như vậy không?
Tôi nghĩ, lời nói qủa quyết này không là chân lý, và cũng không thể đúng cho hết mọi người ở mọi thời đại cùng khắp các nơi được. Nhưng câu này cũng nói lên phần nào ý nghĩa trận tranh tài bóng đá trên sân cỏ cuộc đời.
Vậy đâu là sứ điệp Bóng đá trên sân cỏ?
Trung tâm điểm
Một trận bóng đá luôn bắt đầu từ điểm ở giữa sân banh. Hai hội thi đấu, mỗi bên 11 cầu thủ, đứng vào vị trí của mình ở hai bên đối diện nhau. Lằn ranh ở giữa sân là mức giao banh khởi đầu trận đấu.
Từ vị trí trung tâm này trái banh da được các cầu thủ luồn lách lừa chuyền cho nhau, dẫn đá lọt lưới khung thành đối thủ trong suốt hai hiệp trận đấu, mỗi hiệp 45 phút, cho đến khi trọng tài thổi còi chấm dứt trận tranh tài. Trái banh luôn luân chuyển và không bao giờ được nằm yên ở điểm giữa sân.
Lẽ dĩ nhiên các cầu thủ được dùng nghệ thuật chuyền đá, để tranh giành banh về cho bên mình. Nhưng họ phải tuân giữ luật chơi, không được chơi xấu phạm luật. Chính vì thế Fair play luôn được đề cao để nhắc nhở các cầu thủ. Và các Trọng Tài hướng dẫn trận đấu có nhiệm vụ giám sát quyết định lỗi nghĩa phải trái, phạt đền về phong cách chơi banh của các cầu thủ thi đấu.
Với đời sống con người chúng ta cũng tương tự như thế. Ðấng Tạo Hóa, vị trọng tài duy nhất, thổi còi cho cuộc sống chúng ta lăn trên sân cỏ cuộc đời với ngày chào đời mỗi người, cũng từ trung tâm điểm. Trung tâm điểm đây không phải là nơi điểm chốn như lằn ranh ở giữa trên sân cỏ bóng đá.
Trung tâm điểm này là điểm tâm lý tinh thần. Ðời sống con người diễn ra khác nào như một trận tranh tài chay đua trên sân cỏ. Nhưng không vì thế mà bắt đầu từ lúc mở mắt chào đời, ta cứ phải hung hăng chạy xô về phía trước tranh giành nhau. Không, con người được dựng nên có thân xác, có tứ chi, có trí khôn, trái tim, tình cảm cùng ý chí nữa. Những yếu tố này hòa hợp tạo nên lịch sử đời sống một con người từ lúc thơ bé đến lúc chấm dứt cuộc đời.
Trung tâm điểm đây là ý nghĩa đời sống làm người. Không phải cứ đạt được nhiều thành công đã là thắng cuộc tranh tài. Không, đạt được điều làm cho cuộc sống có hạnh phúc, mới là điểm trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là mối dây giao hảo liên đới với những người khác. Khi còn thơ bé, em bé nào cũng là trung tâm của gia đình em. Nhưng khi lớn khôn bước chân vào đời, em không còn là trung tâm như thế nữa. Tình giao hảo mối dây liên hệ với những người xung quanh gần xa từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, mới giúp ta đến gần trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là đời sống tinh thần niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo không là một công thức, một luật lệ như luật chơi thể thao. Nhưng là điểm tựa, hướng đi niềm hy vọng cho tinh thần con người.
Tranh tài thi đua
Trong trận tranh tài giành thắng lợi trên sân cỏ, các cầu thủ phải tập trung sức lực cùng tâm trí chiến đấu chạy chuyền banh, tấn công, phòng thủ, dùng nghệ thuật thay hình đổi thế, lừa đưa đối thủ vào mê hồn trận hay khóa cặp giò đối thủ trong luật lệ.
Trên sân cỏ cuộc đời, đời sống ta cũng phải trải qua những mạo hiểm đâu có khác hơn gì! Cuộc sống nào mà chả có những dị biệt không chỉ về hình thức bên ngoài mà còn cả về chiều thâm sâu nữa, những xung khắc về ý tưởng suy nghĩ, về ý thức hệ, về mầu sắc niềm tin tôn giáo…. Lòng nhân đạo tình người trong cuộc là bổn phận mỗi người phải đặt lên hàng đầu trong cuộc sống chung với những dị biệt, khác biệt nhau.
Trong thể thao đối thủ không là kẻ thù của nhau. Ðây là tinh thần thượng võ. Và trong các trận thi đấu, nếu một cầu thủ nào chạy xô lấn người khác, đá lỗi phạm luật bị trọng tài tổi còi phạt, họ liền chạy đến kéo người bạn đối thủ đứng dậy và nói lời xin lỗi. Tinh thần Fair play giúp con nguời sống chung với nhau trong cuộc tranh tài thi đấu.
Cuộc tranh tài thể thao nào cũng có khởi đầu và kết thúc. Khởi đầu với lòng phấn khởi, thi đấu với kỷ luật, khi đạt chiến thắng niềm vui sẽ dào dạt lớn gấp bội. Và khi kết thúc trận đấu, người thắng trận không kiêu, bên bại trận không nản, là lối sống tình người lúc nào cũng hữu ích cần thiết.
Linh mục thợ người Pháp Michael Quoist đã viết tâm tình lời cầu nguyện: „ Lạy Thiên Chúa, trên sân cỏ cuộc đời ở trần gian, Chúa là người trọng tài nhìn biết trước, nên Chúa đã đặt chúng con mỗi người vào một vị trí trong đời sống. Chúa cần chúng con. Anh chị em chúng con cần nhau và chúng con cần tất cả mọi người.
Không phải vị trí chỗ đứng của con do Chúa sắp định, quan trọng cho đời sống. Nhưng chu toàn và sẵn sàng làm những việc Chúa đã trao cho hợp với khả năng sức lực con. Có thế con mới phát triển được món qùa Chúa tặng ban cho, dù con đứng đàng trước hay đàng sau.“
Và Thánh Phaolô nhắn nhủ: „ Anh em đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ (Phil 2,3).
Ngày nay, những trận tranh tài thể thao trên sân vận động hấp dẫn con người nhiều hơn như Bóng đá, Baseball, Eishockey, Basketball, Tennis, Box, Banh chuyền, Bơi lội, đấu Kiếm…
Những trận thi đấu bóng đá sôi nổi trên sân cỏ sẽ diễn ra ở hai nước Thụy Sĩ và nước Áo, Euro 2008, từ 07.- 29.06. 2008 thu hút hấp dẫn hằng nghìn vạn người đến tận sân cỏ cùng ủng hộ, và cả triệu người theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên mọi làn sóng khắp thế giới.
Có lẽ dựa vào thực tế tâm lý đó, và cả về phương diện quảng cáo thương mại nữa, nên đã có câu nói: Thể thao bóng đá là đời sống!
Có thật đúng như vậy không?
Tôi nghĩ, lời nói qủa quyết này không là chân lý, và cũng không thể đúng cho hết mọi người ở mọi thời đại cùng khắp các nơi được. Nhưng câu này cũng nói lên phần nào ý nghĩa trận tranh tài bóng đá trên sân cỏ cuộc đời.
Vậy đâu là sứ điệp Bóng đá trên sân cỏ?
Trung tâm điểm
Một trận bóng đá luôn bắt đầu từ điểm ở giữa sân banh. Hai hội thi đấu, mỗi bên 11 cầu thủ, đứng vào vị trí của mình ở hai bên đối diện nhau. Lằn ranh ở giữa sân là mức giao banh khởi đầu trận đấu.
Từ vị trí trung tâm này trái banh da được các cầu thủ luồn lách lừa chuyền cho nhau, dẫn đá lọt lưới khung thành đối thủ trong suốt hai hiệp trận đấu, mỗi hiệp 45 phút, cho đến khi trọng tài thổi còi chấm dứt trận tranh tài. Trái banh luôn luân chuyển và không bao giờ được nằm yên ở điểm giữa sân.
Lẽ dĩ nhiên các cầu thủ được dùng nghệ thuật chuyền đá, để tranh giành banh về cho bên mình. Nhưng họ phải tuân giữ luật chơi, không được chơi xấu phạm luật. Chính vì thế Fair play luôn được đề cao để nhắc nhở các cầu thủ. Và các Trọng Tài hướng dẫn trận đấu có nhiệm vụ giám sát quyết định lỗi nghĩa phải trái, phạt đền về phong cách chơi banh của các cầu thủ thi đấu.
Với đời sống con người chúng ta cũng tương tự như thế. Ðấng Tạo Hóa, vị trọng tài duy nhất, thổi còi cho cuộc sống chúng ta lăn trên sân cỏ cuộc đời với ngày chào đời mỗi người, cũng từ trung tâm điểm. Trung tâm điểm đây không phải là nơi điểm chốn như lằn ranh ở giữa trên sân cỏ bóng đá.
Trung tâm điểm này là điểm tâm lý tinh thần. Ðời sống con người diễn ra khác nào như một trận tranh tài chay đua trên sân cỏ. Nhưng không vì thế mà bắt đầu từ lúc mở mắt chào đời, ta cứ phải hung hăng chạy xô về phía trước tranh giành nhau. Không, con người được dựng nên có thân xác, có tứ chi, có trí khôn, trái tim, tình cảm cùng ý chí nữa. Những yếu tố này hòa hợp tạo nên lịch sử đời sống một con người từ lúc thơ bé đến lúc chấm dứt cuộc đời.
Trung tâm điểm đây là ý nghĩa đời sống làm người. Không phải cứ đạt được nhiều thành công đã là thắng cuộc tranh tài. Không, đạt được điều làm cho cuộc sống có hạnh phúc, mới là điểm trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là mối dây giao hảo liên đới với những người khác. Khi còn thơ bé, em bé nào cũng là trung tâm của gia đình em. Nhưng khi lớn khôn bước chân vào đời, em không còn là trung tâm như thế nữa. Tình giao hảo mối dây liên hệ với những người xung quanh gần xa từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội, mới giúp ta đến gần trung tâm đời sống.
Trung tâm điểm đây là đời sống tinh thần niềm tin tôn giáo. Niềm tin tôn giáo không là một công thức, một luật lệ như luật chơi thể thao. Nhưng là điểm tựa, hướng đi niềm hy vọng cho tinh thần con người.
Tranh tài thi đua
Trong trận tranh tài giành thắng lợi trên sân cỏ, các cầu thủ phải tập trung sức lực cùng tâm trí chiến đấu chạy chuyền banh, tấn công, phòng thủ, dùng nghệ thuật thay hình đổi thế, lừa đưa đối thủ vào mê hồn trận hay khóa cặp giò đối thủ trong luật lệ.
Trên sân cỏ cuộc đời, đời sống ta cũng phải trải qua những mạo hiểm đâu có khác hơn gì! Cuộc sống nào mà chả có những dị biệt không chỉ về hình thức bên ngoài mà còn cả về chiều thâm sâu nữa, những xung khắc về ý tưởng suy nghĩ, về ý thức hệ, về mầu sắc niềm tin tôn giáo…. Lòng nhân đạo tình người trong cuộc là bổn phận mỗi người phải đặt lên hàng đầu trong cuộc sống chung với những dị biệt, khác biệt nhau.
Trong thể thao đối thủ không là kẻ thù của nhau. Ðây là tinh thần thượng võ. Và trong các trận thi đấu, nếu một cầu thủ nào chạy xô lấn người khác, đá lỗi phạm luật bị trọng tài tổi còi phạt, họ liền chạy đến kéo người bạn đối thủ đứng dậy và nói lời xin lỗi. Tinh thần Fair play giúp con nguời sống chung với nhau trong cuộc tranh tài thi đấu.
Cuộc tranh tài thể thao nào cũng có khởi đầu và kết thúc. Khởi đầu với lòng phấn khởi, thi đấu với kỷ luật, khi đạt chiến thắng niềm vui sẽ dào dạt lớn gấp bội. Và khi kết thúc trận đấu, người thắng trận không kiêu, bên bại trận không nản, là lối sống tình người lúc nào cũng hữu ích cần thiết.
Linh mục thợ người Pháp Michael Quoist đã viết tâm tình lời cầu nguyện: „ Lạy Thiên Chúa, trên sân cỏ cuộc đời ở trần gian, Chúa là người trọng tài nhìn biết trước, nên Chúa đã đặt chúng con mỗi người vào một vị trí trong đời sống. Chúa cần chúng con. Anh chị em chúng con cần nhau và chúng con cần tất cả mọi người.
Không phải vị trí chỗ đứng của con do Chúa sắp định, quan trọng cho đời sống. Nhưng chu toàn và sẵn sàng làm những việc Chúa đã trao cho hợp với khả năng sức lực con. Có thế con mới phát triển được món qùa Chúa tặng ban cho, dù con đứng đàng trước hay đàng sau.“
Và Thánh Phaolô nhắn nhủ: „ Anh em đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ (Phil 2,3).
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
10:49 06/06/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (38)
371. Trong Thánh Kinh, chúng ta thấy tội lỗi có mặt khắp nơi
Trong thời ông Noê, tội lỗi của loài người quá làm mất lòng Chúa. Chúa cho lụt hồng thủy tiêu diệt, lúc đó, chỉ có tám người được cứu thoát vì không rơi vào sa đọa chung.
Trong thời ông Abraham, cả hai thành Xôđôma và Gômôra đông đúc nhưng không tìm ra được mười người lành thánh, vì thế, cơn thịnh nộ của Chúa nổi lên, và hai thành nầy phải bị tiêu diệt.
Trong sa mạc, mặc dầu được Thiên Chúa đặc biệt nâng đỡ bảo vệ, mặc dầu được Ngài ban cho muôn vàn ân huệ, Dân Riêng của Chúa vẫn phạm nhiều tội lỗi, đến đổi Chúa phải than rằng: “Trong bốn mươi năm trường, Ta đã chán dòng giống ấy.”
372.Thà mắc bệnh phung hủi hơn là phạm một tội trọng
Ở đời nầy, có lẽ điều đáng ghê tởm nhất, là bệnh phung hủi.
Người mắc bệnh phung hủi là kẻ sống cũng như chết. Mình mẩy họ đầy máu mủ hôi thối. Họ dần dần mất tay mất chân. Lỗ mũi của họ cũng bị đục khoét thành một lỗ sâu. Lỗ miệng của họ dần dần biến thành một lỗ hổng to lớn. Đôi mắt của họ dần dần biến thành hai lỗ to sâu hoắm. Hai lỗ tai của họ cũng dần dần biến mất.
Ôi thật là gớm ghiếc, ghê tởm!
Thế mà, một ngày kia, khi đi dạo chơi với một quan cận thần thân tín, tình cờ gặp một người phung hủi giữa đường, vua thánh Lu-y cất tiếng hỏi:
- “Nầy khanh, khanh ưng gì? Ưng phạm tội trọng làm mất lòng Chúa hay là ưng mắc bệnh phung hủi?”
Quan cận thần nầy không suy nghĩ gì, đáp lại ngay:
- “Tâu bệ hạ, hạ thần thà phạm ba mươi tội trọng còn hơn là phải mắc bệnh phung hủi gớm ghiếc đó.”
Vua thánh Lu-y liền quở trách ông quan nầy rằng:
- “Khanh nói gì như một người điên vậy. Đối với trẩm, trẩm thà mắc bệnh phung hủi ba mươi lần, còn hơn là phạm một tội trọng làm mất lòng Chúa. Khanh nên nhớ rằng đối với linh hồn chúng ta, tội lỗi là bệnh nặng nề và ghê tởm hơn bệnh phung hủi đối với phần xác muôn ngàn lần.”
373. Tôi không sợ bệnh phung hủi, tôi chỉ sợ tội.
Trong vòng bốn tháng, thánh nữ Françoise de Chantal tự tay săn sóc một bệnh nhân phung hủi nghèo.
Người ta can ngăn thánh nữ vì sợ thánh nữ lây bệnh phung. Thánh nữ xác tín trả lời:
- “Tôi không sợ bệnh phung, tôi chỉ sợ tội.”
374. Chúa Giêsu ôm cứng tên trộm
Trong một ngôi đền thờ ở miền Bayern, Đức, có một tượng Thánh Giá rất lạ: đôi tay Chúa Giêsu không giăng ra để bị đóng đinh nhưng lại xoè ra như muốn ôm lấy một cái gì.
Người ta truyền tụng câu truyện sau đây.
Số là vào một đêm âm u tối tăm, trong khi nhà thờ đã đóng hết cửa và chỉ có chút ánh sáng leo lét của cây đèn Nhà Tạm, thì một tên trộm đào ngạch chun vào nhà thờ. Nó chăm chăm nhìn lên Chúa Giêsu đang bị treo trên Cây Thánh Giá, không phải vì nó tỏ lòng ăn năn tội lỗi nó đã phạm nhưng vì nó thấy trên đầu Chúa Giêsu, người ta có đặt một mũ triều thiên bằng vàng chạm ngọc.
- “Ta sẽ lấy chiếc mũ triều thiên nầy – nó nói - ta sẽ được giàu sang sung sướng.”
Tên trộm trèo lên bàn thờ, vói tay định lấy mũ triều thiên, thì hãi hùng làm sao, trong khi tên trộm đưa tay ra định lấy, thì hai tay của Chúa Giêsu cũng rời khỏi hai lỗ đinh và ôm choàng lấy nó.
Bị ôm thình lình, tên trộm không kịp phản ứng, và dầu rất mạnh, nó vẫn không thể nào vùng vẫy được vì hai tay của Chúa Giêsu ôm nó quá chặt.
Tên trộm nhìn vào cặp mắt của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu cũng nhìn vào cặp mắt của tên trộm.
Ba giờ trôi qua: ba giờ Chúa Giêsu và tên trộm nói chuyện thì thào với nhau trên Cây Thánh Giá.
Sau cùng, tên trộm khóc. Nó đau buồn vì đã phạm tội làm mất lòng Chúa. Nó hứa chừa tội. Nó xưng tội với Chúa Giêsu. Nó ôm chặt Chúa Giêsu để tỏ lòng ăn năn thống hối. Chúa Giêsu ôm chặt lấy nó để tỏ lòng yêu thương tha thứ…
375. Thật tình ăn năn trở về với Chúa
Sau khi phạm tội, nếu ta thật tình ăn năn trở về với Chúa, ta sẽ được Chúa thứ tha.
Thật tình ăn năn tội mình đã phạm, là có lòng chê ghét tội lỗi và cương quyết chừa bỏ tội lỗi.
Kẻ ăn năn tội mình đã phạm, rồi sau đó phạm lại một cách dễ dàng, không chịu cố gắng sửa mình cho tốt hơn, không cương quyết xa lánh tội lỗi, kẻ đó chưa có lòng ăn năn tội thật.
Thánh Ixiđôrô dạy: “Ta giả hình, ta không ăn năn tội cho thật, nếu ta tiếp tục làm điều xấu mà ta đã hối tiếc.”
Thánh Bênađô dạy: “Kẻ thật tình trở về với Chúa, là kẻ biết dứt bỏ lòng mình khỏi những điều trần gian tội lỗi chóng qua nầy.”
Gương của kẻ đã phạm tội rất nặng, làm mất lòng Chúa rất nhiều, nhưng đã có lòng ăn năn tội thật, là vua Đavít.
Vua Đavít không tìm cách bàu chữa tội mình đã phạm: “Con nhận biết tội mình, và lỗi lầm con hiện ra luôn trước mắt. Con đã phạm tội đến Chúa, con đã làm điều ác trước thiên nhan Ngài.”
Vua Đavít hết lòng trông cậy vào lượng từ bi hải hà của Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con theo lượng từ bi của Chúa, xin xóa sạch tội con theo lòng nhân từ bao la của Chúa.”
Vua Đavít thành thật ăn năn thống hối bên trong: “Chúa không thích gì lễ vật con dâng lên Chúa, lễ vật toàn thiêu, Chúa cũng chẳng màng; lễ dâng lên Chúa, phải là tâm hồn thống hối ăn năn, chính tâm hồn thống hối ăn năn nầy là điều Chúa muốn”.
Vua Đavít không những cầu xin Chúa tha tội cho mình, mà còn cầu xin Chúa cho mình được nên trong sạch, được nên thánh hơn, được nên mạnh mẽ hơn: “Lạy Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng trong sạch, xin ban cho con một thần trí vững vàng.”
376. Vì sao khi sắp chết, người tông đồ run sợ?
Nếu người tông đồ biết sống đời nội tâm, họ chắn chắn sẽ tránh được những sa phạm đáng tiếc. Chỉ khi nào phế bỏ đời sống nội tâm, họ mới sa xuống hố trụy lạc mà thôi.
Linh mục Lallement đã tìm hiểu lý do phát sinh những tấm thảm kịch của người tông đồ khi nói:
- “Có một số tông đồ hình như không biết hoạt động vì Chúa, họ chỉ biết tìm mình, hễ làm việc chi là họ tìm tư lợi hơn là vinh danh Thiên Chúa, vì vậy, hoạt động của họ đã diễn ra trong sự pha trộn hai đời sống thiên nhiên và siêu nhiên. Nhưng khi tử thần xuất hiện, họ mới mở mắt ra, biết mình đã lạc đường sai hướng và bắt đầu run sợ vì thấy mình sắp sửa phải điệu đến trước Toà án chí công của Thiên Chúa.” X. Hồn Tông Đồ)
377. Mẹ Têrêxa bắt đầu cuộc đời của mình khi nào?
Mẹ Têrêxa đã không bắt đầu cuộc đời của mình với công việc cứu giúp người nghèo. Thực vậy, bà đã trãi qua suốt hơn hai mươi năm dạy dỗ các trẻ em của người gia đình giàu có nhất ở Calcutta, Ấn Độ. Hằng ngày, bà vẫn đi qua những khu ổ chuột chung quanh vùng dân cư khá giả của thành phố mà bà làm việc, nhưng bà không bao giờ nghĩ đến chuyện vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng nhỏ bé hiện có của mình.
Một đêm, khi bà đang đi trên phố, bà nghe tiếng kêu cứu của một phụ nữ. Chính giây phút người phụ nữ nầy hấp hối trong tay bà là lúc đã mãi mãi thay đổi cuộc đời của Mẹ Têrêxa.
Nhận thấy tình trạng nguy kịch của người đàn bà kêu cứu, Mẹ đưa vội chị ta đến bệnh viện. Nhân viên bệnh viện bảo Mẹ ngồi đợi. Mẹ biết rằng người phụ nữ nầy sẽ chết nếu không được cấp cứu, nên Mẹ phải đưa chị ta đến một bệnh viện khác. Ở đây cũng thế, người ta bảo Mẹ đợi, đẳng cấp xã hội thấp của người phụ nữ đã khiến người ta coi chị không quan trọng bằng những bệnh nhân khác. Cuối cùng, Mẹ Têrêxa thất vọng, đưa chị về nhà mình. Ngay đêm hôm dó, chị đã chết an bình trong vòng tay yêu thương của Mẹ Têrêxa.
‘Thời điểm quyết định” cuộc đời của Mẹ Têrêxa đã điểm: đó là giây phút Mẹ quyết định với mình rằng trong khả năng của Mẹ, Mẹ sẽ không còn để cảnh nầy diễn ra cho một người nào khác nữa.
Từ giây phút đó trở đi, Mẹ đã quyết định sẽ hiến trọn đời mình để xoa dịu nỗi khổ đau của những người đau khổ quanh Mẹ, và dù họ sống hay chết, họ sẽ sống hay chết xứng với phẩm giá con người. (x. Đánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins – Lưu Văn Hy)
378. Tôi thắng trận được là nhờ sự can đảm của các binh sĩ công giáo
Công tước Wellington là người thắng trận Waterloo danh tiếng: đánh bại Nã Phá Luân.
Một ngày kia, trong Hạ Viện Anh, vị tướng nầy đứng lên, phát biểu những lời mạnh mẽ như sau:
- “Kính thưa quý ngài, quý ngài đã đặt lên đầu tôi những vòng nguyệt quế vinh hiển nhưng các ngài đừng quên rằng chính nhờ vào sự can đảm của các binh sĩ công giáo mà tôi có được những cuộc thắng trận mà vì đó, tôi được các ngài thưởng rất bội hậu.”
Lời phát biểu của một vị tướng hết sức dang tiếng và đầy công nghiệp nghiệp nầy làm cho các nghị viên Tin Lành cảm động. Và từ đó, Hạ Viện Anh không còn đưa ra những gì làm thiệt hại cho đời sống các binh sĩ công giáo nữa.
379. Nếu tôi đã phục vụ Chúa như đã từng phục vụ vua…
Một vị bộ trưởng của triều đình vua Lu-y XIV đau nặng và sắp chết.
Nằm trên giường hấp hối, ông suy nghĩ về cuộc đời của ông và ông run sợ khi biết mình sẽ ra trình diện trước toà Chúa phán xét.
Lúc đó, được tin vua Lu-y sẽ đến thăm ông, ông liền nói rằng:
- “Hãy tâu với vua rằng hãy để cho tôi yên tĩnh vì nếu tôi đã phục vụ cho Chúa như tôi đã phục vụ cho vua, thì thế nào giờ đây, tôi cũng chắc chắn hưởng được sự hạnh phúc đời đời.”
380. Ca sĩ danh tiếng dẫu miệng rộng và răng vẩu
Chị Cass Daley muốn trở nên một danh ca, nhưng tai hại thay, miệng chị thì rộng, răng chị thì vẩu, vì thế, lần đầu tiên hát trước công chúng, chị bị người ta cười chê chọc ghẹo.
May thay, có một khán thính giả nhận thấy chị có tài ca hát, nên tìm cách gặp chị và khuyên chị từ này về sau, khi trình diễn, chị đừng chú ý đến mình, đến lỗ miệng rộng của mình, đến cái răng vẩu của mình, nhưng chỉ tập trung chú ý đến khán thính giả, cố gắng ca hát hết tình vì họ.
Từ đó, mỗi khi lên sân khấu trình diễn, Cass Daley chỉ nghỉ tới khán thính giả đang ở trước mặt mình, nên cô trình diễn hết tình vì họ, trình diễn một cách hết sức tự nhiên, không để ý gì đến cái miệng rộng và cái răng vẩu của mình: cô say sưa và vui vẻ hát ca vì các khán thính giả đang ở trước mặt cô. Và Cass Daley đã trở nên một ngôi sao hết sức sáng chói trong làng điện ảnh cũng như trên đài phát thanh. Ai ai cũng ngưỡng mộ cô, thán phục cô và muốn bắt chước cô.
371. Trong Thánh Kinh, chúng ta thấy tội lỗi có mặt khắp nơi
Trong thời ông Noê, tội lỗi của loài người quá làm mất lòng Chúa. Chúa cho lụt hồng thủy tiêu diệt, lúc đó, chỉ có tám người được cứu thoát vì không rơi vào sa đọa chung.
Trong thời ông Abraham, cả hai thành Xôđôma và Gômôra đông đúc nhưng không tìm ra được mười người lành thánh, vì thế, cơn thịnh nộ của Chúa nổi lên, và hai thành nầy phải bị tiêu diệt.
Trong sa mạc, mặc dầu được Thiên Chúa đặc biệt nâng đỡ bảo vệ, mặc dầu được Ngài ban cho muôn vàn ân huệ, Dân Riêng của Chúa vẫn phạm nhiều tội lỗi, đến đổi Chúa phải than rằng: “Trong bốn mươi năm trường, Ta đã chán dòng giống ấy.”
372.Thà mắc bệnh phung hủi hơn là phạm một tội trọng
Ở đời nầy, có lẽ điều đáng ghê tởm nhất, là bệnh phung hủi.
Người mắc bệnh phung hủi là kẻ sống cũng như chết. Mình mẩy họ đầy máu mủ hôi thối. Họ dần dần mất tay mất chân. Lỗ mũi của họ cũng bị đục khoét thành một lỗ sâu. Lỗ miệng của họ dần dần biến thành một lỗ hổng to lớn. Đôi mắt của họ dần dần biến thành hai lỗ to sâu hoắm. Hai lỗ tai của họ cũng dần dần biến mất.
Ôi thật là gớm ghiếc, ghê tởm!
Thế mà, một ngày kia, khi đi dạo chơi với một quan cận thần thân tín, tình cờ gặp một người phung hủi giữa đường, vua thánh Lu-y cất tiếng hỏi:
- “Nầy khanh, khanh ưng gì? Ưng phạm tội trọng làm mất lòng Chúa hay là ưng mắc bệnh phung hủi?”
Quan cận thần nầy không suy nghĩ gì, đáp lại ngay:
- “Tâu bệ hạ, hạ thần thà phạm ba mươi tội trọng còn hơn là phải mắc bệnh phung hủi gớm ghiếc đó.”
Vua thánh Lu-y liền quở trách ông quan nầy rằng:
- “Khanh nói gì như một người điên vậy. Đối với trẩm, trẩm thà mắc bệnh phung hủi ba mươi lần, còn hơn là phạm một tội trọng làm mất lòng Chúa. Khanh nên nhớ rằng đối với linh hồn chúng ta, tội lỗi là bệnh nặng nề và ghê tởm hơn bệnh phung hủi đối với phần xác muôn ngàn lần.”
373. Tôi không sợ bệnh phung hủi, tôi chỉ sợ tội.
Trong vòng bốn tháng, thánh nữ Françoise de Chantal tự tay săn sóc một bệnh nhân phung hủi nghèo.
Người ta can ngăn thánh nữ vì sợ thánh nữ lây bệnh phung. Thánh nữ xác tín trả lời:
- “Tôi không sợ bệnh phung, tôi chỉ sợ tội.”
374. Chúa Giêsu ôm cứng tên trộm
Trong một ngôi đền thờ ở miền Bayern, Đức, có một tượng Thánh Giá rất lạ: đôi tay Chúa Giêsu không giăng ra để bị đóng đinh nhưng lại xoè ra như muốn ôm lấy một cái gì.
Người ta truyền tụng câu truyện sau đây.
Số là vào một đêm âm u tối tăm, trong khi nhà thờ đã đóng hết cửa và chỉ có chút ánh sáng leo lét của cây đèn Nhà Tạm, thì một tên trộm đào ngạch chun vào nhà thờ. Nó chăm chăm nhìn lên Chúa Giêsu đang bị treo trên Cây Thánh Giá, không phải vì nó tỏ lòng ăn năn tội lỗi nó đã phạm nhưng vì nó thấy trên đầu Chúa Giêsu, người ta có đặt một mũ triều thiên bằng vàng chạm ngọc.
- “Ta sẽ lấy chiếc mũ triều thiên nầy – nó nói - ta sẽ được giàu sang sung sướng.”
Tên trộm trèo lên bàn thờ, vói tay định lấy mũ triều thiên, thì hãi hùng làm sao, trong khi tên trộm đưa tay ra định lấy, thì hai tay của Chúa Giêsu cũng rời khỏi hai lỗ đinh và ôm choàng lấy nó.
Bị ôm thình lình, tên trộm không kịp phản ứng, và dầu rất mạnh, nó vẫn không thể nào vùng vẫy được vì hai tay của Chúa Giêsu ôm nó quá chặt.
Tên trộm nhìn vào cặp mắt của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu cũng nhìn vào cặp mắt của tên trộm.
Ba giờ trôi qua: ba giờ Chúa Giêsu và tên trộm nói chuyện thì thào với nhau trên Cây Thánh Giá.
Sau cùng, tên trộm khóc. Nó đau buồn vì đã phạm tội làm mất lòng Chúa. Nó hứa chừa tội. Nó xưng tội với Chúa Giêsu. Nó ôm chặt Chúa Giêsu để tỏ lòng ăn năn thống hối. Chúa Giêsu ôm chặt lấy nó để tỏ lòng yêu thương tha thứ…
375. Thật tình ăn năn trở về với Chúa
Sau khi phạm tội, nếu ta thật tình ăn năn trở về với Chúa, ta sẽ được Chúa thứ tha.
Thật tình ăn năn tội mình đã phạm, là có lòng chê ghét tội lỗi và cương quyết chừa bỏ tội lỗi.
Kẻ ăn năn tội mình đã phạm, rồi sau đó phạm lại một cách dễ dàng, không chịu cố gắng sửa mình cho tốt hơn, không cương quyết xa lánh tội lỗi, kẻ đó chưa có lòng ăn năn tội thật.
Thánh Ixiđôrô dạy: “Ta giả hình, ta không ăn năn tội cho thật, nếu ta tiếp tục làm điều xấu mà ta đã hối tiếc.”
Thánh Bênađô dạy: “Kẻ thật tình trở về với Chúa, là kẻ biết dứt bỏ lòng mình khỏi những điều trần gian tội lỗi chóng qua nầy.”
Gương của kẻ đã phạm tội rất nặng, làm mất lòng Chúa rất nhiều, nhưng đã có lòng ăn năn tội thật, là vua Đavít.
Vua Đavít không tìm cách bàu chữa tội mình đã phạm: “Con nhận biết tội mình, và lỗi lầm con hiện ra luôn trước mắt. Con đã phạm tội đến Chúa, con đã làm điều ác trước thiên nhan Ngài.”
Vua Đavít hết lòng trông cậy vào lượng từ bi hải hà của Chúa: “Lạy Chúa, xin thương xót con theo lượng từ bi của Chúa, xin xóa sạch tội con theo lòng nhân từ bao la của Chúa.”
Vua Đavít thành thật ăn năn thống hối bên trong: “Chúa không thích gì lễ vật con dâng lên Chúa, lễ vật toàn thiêu, Chúa cũng chẳng màng; lễ dâng lên Chúa, phải là tâm hồn thống hối ăn năn, chính tâm hồn thống hối ăn năn nầy là điều Chúa muốn”.
Vua Đavít không những cầu xin Chúa tha tội cho mình, mà còn cầu xin Chúa cho mình được nên trong sạch, được nên thánh hơn, được nên mạnh mẽ hơn: “Lạy Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng trong sạch, xin ban cho con một thần trí vững vàng.”
376. Vì sao khi sắp chết, người tông đồ run sợ?
Nếu người tông đồ biết sống đời nội tâm, họ chắn chắn sẽ tránh được những sa phạm đáng tiếc. Chỉ khi nào phế bỏ đời sống nội tâm, họ mới sa xuống hố trụy lạc mà thôi.
Linh mục Lallement đã tìm hiểu lý do phát sinh những tấm thảm kịch của người tông đồ khi nói:
- “Có một số tông đồ hình như không biết hoạt động vì Chúa, họ chỉ biết tìm mình, hễ làm việc chi là họ tìm tư lợi hơn là vinh danh Thiên Chúa, vì vậy, hoạt động của họ đã diễn ra trong sự pha trộn hai đời sống thiên nhiên và siêu nhiên. Nhưng khi tử thần xuất hiện, họ mới mở mắt ra, biết mình đã lạc đường sai hướng và bắt đầu run sợ vì thấy mình sắp sửa phải điệu đến trước Toà án chí công của Thiên Chúa.” X. Hồn Tông Đồ)
377. Mẹ Têrêxa bắt đầu cuộc đời của mình khi nào?
Mẹ Têrêxa đã không bắt đầu cuộc đời của mình với công việc cứu giúp người nghèo. Thực vậy, bà đã trãi qua suốt hơn hai mươi năm dạy dỗ các trẻ em của người gia đình giàu có nhất ở Calcutta, Ấn Độ. Hằng ngày, bà vẫn đi qua những khu ổ chuột chung quanh vùng dân cư khá giả của thành phố mà bà làm việc, nhưng bà không bao giờ nghĩ đến chuyện vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng nhỏ bé hiện có của mình.
Một đêm, khi bà đang đi trên phố, bà nghe tiếng kêu cứu của một phụ nữ. Chính giây phút người phụ nữ nầy hấp hối trong tay bà là lúc đã mãi mãi thay đổi cuộc đời của Mẹ Têrêxa.
Nhận thấy tình trạng nguy kịch của người đàn bà kêu cứu, Mẹ đưa vội chị ta đến bệnh viện. Nhân viên bệnh viện bảo Mẹ ngồi đợi. Mẹ biết rằng người phụ nữ nầy sẽ chết nếu không được cấp cứu, nên Mẹ phải đưa chị ta đến một bệnh viện khác. Ở đây cũng thế, người ta bảo Mẹ đợi, đẳng cấp xã hội thấp của người phụ nữ đã khiến người ta coi chị không quan trọng bằng những bệnh nhân khác. Cuối cùng, Mẹ Têrêxa thất vọng, đưa chị về nhà mình. Ngay đêm hôm dó, chị đã chết an bình trong vòng tay yêu thương của Mẹ Têrêxa.
‘Thời điểm quyết định” cuộc đời của Mẹ Têrêxa đã điểm: đó là giây phút Mẹ quyết định với mình rằng trong khả năng của Mẹ, Mẹ sẽ không còn để cảnh nầy diễn ra cho một người nào khác nữa.
Từ giây phút đó trở đi, Mẹ đã quyết định sẽ hiến trọn đời mình để xoa dịu nỗi khổ đau của những người đau khổ quanh Mẹ, và dù họ sống hay chết, họ sẽ sống hay chết xứng với phẩm giá con người. (x. Đánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins – Lưu Văn Hy)
378. Tôi thắng trận được là nhờ sự can đảm của các binh sĩ công giáo
Công tước Wellington là người thắng trận Waterloo danh tiếng: đánh bại Nã Phá Luân.
Một ngày kia, trong Hạ Viện Anh, vị tướng nầy đứng lên, phát biểu những lời mạnh mẽ như sau:
- “Kính thưa quý ngài, quý ngài đã đặt lên đầu tôi những vòng nguyệt quế vinh hiển nhưng các ngài đừng quên rằng chính nhờ vào sự can đảm của các binh sĩ công giáo mà tôi có được những cuộc thắng trận mà vì đó, tôi được các ngài thưởng rất bội hậu.”
Lời phát biểu của một vị tướng hết sức dang tiếng và đầy công nghiệp nghiệp nầy làm cho các nghị viên Tin Lành cảm động. Và từ đó, Hạ Viện Anh không còn đưa ra những gì làm thiệt hại cho đời sống các binh sĩ công giáo nữa.
379. Nếu tôi đã phục vụ Chúa như đã từng phục vụ vua…
Một vị bộ trưởng của triều đình vua Lu-y XIV đau nặng và sắp chết.
Nằm trên giường hấp hối, ông suy nghĩ về cuộc đời của ông và ông run sợ khi biết mình sẽ ra trình diện trước toà Chúa phán xét.
Lúc đó, được tin vua Lu-y sẽ đến thăm ông, ông liền nói rằng:
- “Hãy tâu với vua rằng hãy để cho tôi yên tĩnh vì nếu tôi đã phục vụ cho Chúa như tôi đã phục vụ cho vua, thì thế nào giờ đây, tôi cũng chắc chắn hưởng được sự hạnh phúc đời đời.”
380. Ca sĩ danh tiếng dẫu miệng rộng và răng vẩu
Chị Cass Daley muốn trở nên một danh ca, nhưng tai hại thay, miệng chị thì rộng, răng chị thì vẩu, vì thế, lần đầu tiên hát trước công chúng, chị bị người ta cười chê chọc ghẹo.
May thay, có một khán thính giả nhận thấy chị có tài ca hát, nên tìm cách gặp chị và khuyên chị từ này về sau, khi trình diễn, chị đừng chú ý đến mình, đến lỗ miệng rộng của mình, đến cái răng vẩu của mình, nhưng chỉ tập trung chú ý đến khán thính giả, cố gắng ca hát hết tình vì họ.
Từ đó, mỗi khi lên sân khấu trình diễn, Cass Daley chỉ nghỉ tới khán thính giả đang ở trước mặt mình, nên cô trình diễn hết tình vì họ, trình diễn một cách hết sức tự nhiên, không để ý gì đến cái miệng rộng và cái răng vẩu của mình: cô say sưa và vui vẻ hát ca vì các khán thính giả đang ở trước mặt cô. Và Cass Daley đã trở nên một ngôi sao hết sức sáng chói trong làng điện ảnh cũng như trên đài phát thanh. Ai ai cũng ngưỡng mộ cô, thán phục cô và muốn bắt chước cô.
Tạo cho người lầm lỗi một cơ hội để đứng lên
LM Inhaxiô Trần Ngà
10:53 06/06/2008
Chúa Nhật 10 thường niên (Matthêu 9, 9-13)
Tạo cho người lầm lỗi một cơ hội để đứng lên
Thiếu gì người tốt lành, thánh thiện, có học thức, có trình độ trong xã hội Do-Thái thời bấy giờ, thế tại sao Chúa Giê-su không mời gọi họ làm tông đồ mà lại mời một người thu thuế thuộc diện tội lỗi như Matthêu?
Phải chăng Chúa Giê-su muốn tỏ cho chúng ta thấy rằng dù một ai đó bị xem là người hèn kém tội lỗi, thậm chí là kẻ đáng bị loại trừ như Matthêu, thì cũng có thể trở nên những người tốt lành thánh thiện, nếu những người chung quanh tạo cho người ấy một cơ hội để phục hồi nhân phẩm và vươn lên.
Có lần tôi lật một tảng đá lên và thấy có một cây nhỏ èo uột nằm bên dưới. Hình như nó nằm dưới tảng đá nầy đã nhiều năm, vừa bị khối đá ngăn chặn không cho vươn lên, vừa bị che chắn hết ánh sáng mặt trời, không thể quang hợp, nên trông nó rất bạc nhược, khẳng khiu. Sau khi tảng đá được lật qua bên, chỉ vài năm sau là nó vươn lên thành cây lớn.
Có một số cây muồng mọc trên đồi lâu nay bị những cụm cây bàn chải um tùm vây bọc chung quanh nên nó chỉ lớn lên được chừng gang tay rồi đứng ỳ ra đó không phát triển được. Sau đó, có người chặt phá lùm cây bàn chải đi, chúng mới được thông thoáng và vươn lên tươi tốt.
Nhìn vào con người, chúng ta cũng thấy điều tương tự. Có những người bị xã hội lên án, bị những người chung quanh khinh chê miệt thị hay bị vây bọc bởi bạn bè xấu, nên cứ trơ lì trong tật xấu thói hư, như trường hợp những cây non bị những cụm cây bàn chải vây bọc tư bề, nên họ không vươn lên thành người tốt được.
Nếu có ai đó gỡ bỏ những thứ cản trở đó đi, thì bản chất tốt trong con người họ sẽ vươn lên mạnh mẽ, họ sẽ trở thành người tốt như bao nhiêu người khác.
Tin Mừng hôm nay chứng tỏ điều đó.
Matthêu là nhân viên thu thuế cho Đế quốc Rô-ma, bị người Do-Thái thời Chúa Giê-su xem là người bóc lột, bị xếp vào hàng ngũ những người tội lỗi, bị gạt ra bên lề xã hội.
Chúa Giê-su cảm thương thân phận bị vùi giập của Matthêu. Người tạo cho Anh một cơ hội để chỗi dậy và vươn lên. Thay vì nhìn Matthêu bằng khoé mắt khinh miệt như những người Do-Thái thường làm, Chúa Giê-su tỏ ra tin cậy Anh, mời gọi Anh làm môn đệ của Người. Sau đó Người còn ở lại dùng bữa thân mật với Anh và bạn bè Anh.
Thế là bằng thái độ trân trọng và quý mến, Chúa Giê-su đã lật qua bên ‘tảng đá’ khinh dể đang đè nặng lên cuộc đời Matthêu, đã gỡ ông ra khỏi những thứ ‘gai góc’ che phủ, vây bọc cuộc đời Anh. Thế là từ đây, Matthêu chỗi dậy, đi theo Chúa Giê-su, trở thành tông đồ của Người và lại trở thành tác giả sách Tin Mừng thứ nhất. Từ đó, Matthêu được muôn người tôn kính trong suốt dòng lịch sử Hội Thánh.
Người mà thiên hạ tưởng là đồi bại xấu xa, hết thuốc chữa, đáng bị loại trừ… thật ra vẫn có mầm tốt bên trong, nhưng mầm tốt đó còn bị cản trở bởi nhiều lực cản nên chưa vươn lên được. Vậy thay vì khinh chê, loại trừ, phế bỏ, chúng ta hãy tạo cho họ một cơ hội để vươn lên.
Chỉ bằng cái nhìn thiện cảm, cái vỗ vai thân mật, một lời nhắn nhủ ân cần, Chúa Giê-su đã tạo cho Lê-vi lầm lạc một cơ hội để trở nên người cao cả.
Biết bao người lầm lạc hôm nay cũng đang cần những cử chỉ trìu mến và trân trọng như thế để vươn lên đổi đời, để trở thành người mới có phẩm chất cao đẹp, vậy tại sao chúng ta lại chối từ?
Khi thấy người sắp chết đuối ngoi ngóp dưới giếng sâu, chúng ta sẵn sàng thòng giây cứu vớt; vậy khi thấy một con người sa đoạ đang chênh vênh bên bờ vực thẳm, xin vui lòng cho họ một cơ hội để phục hồi nhân phẩm và vươn lên thành người cao đẹp như mọi người.
Tạo cho người lầm lỗi một cơ hội để đứng lên
Thiếu gì người tốt lành, thánh thiện, có học thức, có trình độ trong xã hội Do-Thái thời bấy giờ, thế tại sao Chúa Giê-su không mời gọi họ làm tông đồ mà lại mời một người thu thuế thuộc diện tội lỗi như Matthêu?
Phải chăng Chúa Giê-su muốn tỏ cho chúng ta thấy rằng dù một ai đó bị xem là người hèn kém tội lỗi, thậm chí là kẻ đáng bị loại trừ như Matthêu, thì cũng có thể trở nên những người tốt lành thánh thiện, nếu những người chung quanh tạo cho người ấy một cơ hội để phục hồi nhân phẩm và vươn lên.
Có lần tôi lật một tảng đá lên và thấy có một cây nhỏ èo uột nằm bên dưới. Hình như nó nằm dưới tảng đá nầy đã nhiều năm, vừa bị khối đá ngăn chặn không cho vươn lên, vừa bị che chắn hết ánh sáng mặt trời, không thể quang hợp, nên trông nó rất bạc nhược, khẳng khiu. Sau khi tảng đá được lật qua bên, chỉ vài năm sau là nó vươn lên thành cây lớn.
Có một số cây muồng mọc trên đồi lâu nay bị những cụm cây bàn chải um tùm vây bọc chung quanh nên nó chỉ lớn lên được chừng gang tay rồi đứng ỳ ra đó không phát triển được. Sau đó, có người chặt phá lùm cây bàn chải đi, chúng mới được thông thoáng và vươn lên tươi tốt.
Nhìn vào con người, chúng ta cũng thấy điều tương tự. Có những người bị xã hội lên án, bị những người chung quanh khinh chê miệt thị hay bị vây bọc bởi bạn bè xấu, nên cứ trơ lì trong tật xấu thói hư, như trường hợp những cây non bị những cụm cây bàn chải vây bọc tư bề, nên họ không vươn lên thành người tốt được.
Nếu có ai đó gỡ bỏ những thứ cản trở đó đi, thì bản chất tốt trong con người họ sẽ vươn lên mạnh mẽ, họ sẽ trở thành người tốt như bao nhiêu người khác.
Tin Mừng hôm nay chứng tỏ điều đó.
Matthêu là nhân viên thu thuế cho Đế quốc Rô-ma, bị người Do-Thái thời Chúa Giê-su xem là người bóc lột, bị xếp vào hàng ngũ những người tội lỗi, bị gạt ra bên lề xã hội.
Chúa Giê-su cảm thương thân phận bị vùi giập của Matthêu. Người tạo cho Anh một cơ hội để chỗi dậy và vươn lên. Thay vì nhìn Matthêu bằng khoé mắt khinh miệt như những người Do-Thái thường làm, Chúa Giê-su tỏ ra tin cậy Anh, mời gọi Anh làm môn đệ của Người. Sau đó Người còn ở lại dùng bữa thân mật với Anh và bạn bè Anh.
Thế là bằng thái độ trân trọng và quý mến, Chúa Giê-su đã lật qua bên ‘tảng đá’ khinh dể đang đè nặng lên cuộc đời Matthêu, đã gỡ ông ra khỏi những thứ ‘gai góc’ che phủ, vây bọc cuộc đời Anh. Thế là từ đây, Matthêu chỗi dậy, đi theo Chúa Giê-su, trở thành tông đồ của Người và lại trở thành tác giả sách Tin Mừng thứ nhất. Từ đó, Matthêu được muôn người tôn kính trong suốt dòng lịch sử Hội Thánh.
Người mà thiên hạ tưởng là đồi bại xấu xa, hết thuốc chữa, đáng bị loại trừ… thật ra vẫn có mầm tốt bên trong, nhưng mầm tốt đó còn bị cản trở bởi nhiều lực cản nên chưa vươn lên được. Vậy thay vì khinh chê, loại trừ, phế bỏ, chúng ta hãy tạo cho họ một cơ hội để vươn lên.
Chỉ bằng cái nhìn thiện cảm, cái vỗ vai thân mật, một lời nhắn nhủ ân cần, Chúa Giê-su đã tạo cho Lê-vi lầm lạc một cơ hội để trở nên người cao cả.
Biết bao người lầm lạc hôm nay cũng đang cần những cử chỉ trìu mến và trân trọng như thế để vươn lên đổi đời, để trở thành người mới có phẩm chất cao đẹp, vậy tại sao chúng ta lại chối từ?
Khi thấy người sắp chết đuối ngoi ngóp dưới giếng sâu, chúng ta sẵn sàng thòng giây cứu vớt; vậy khi thấy một con người sa đoạ đang chênh vênh bên bờ vực thẳm, xin vui lòng cho họ một cơ hội để phục hồi nhân phẩm và vươn lên thành người cao đẹp như mọi người.
Đối diện với Chúa Giêsu
+GM JB Bùi Tuần
20:17 06/06/2008
ĐỐI DIỆN VỚI CHÚA GIÊSU
(Bài chia sẻ trong thánh lễ Kim Khánh Linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quí)
Hôm nay, được mừng lễ Kim Khánh Linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quí, tôi thấy vui đặc biệt. Bởi vì đã khá lâu rồi, Cha ít liên lạc với giáo phận Long Xuyên nói chung và với tôi nói riêng.
Cha Phêrô mời tôi giảng. Đức Cha Giuse cũng hiệp ý với Cha. Tôi xin vâng. Đây sẽ chỉ là một chút chia sẻ tâm tình. Tâm tình này phát sinh, khi tôi chiêm ngưỡng với Chúa Giêsu trong cao điểm Người truyền chức linh mục cho các tông đồ.
Anh chị em thân mến,
I. Khi truyền chức Linh mục cho các tông đồ, Chúa Giêsu đã làm những việc lạ lùng và nói những lời trối lạ lùng, để tỏ bày tình yêu của Người là một tình yêu hết sức đặc biệt.
1/ Nét đặc biệt thứ nhất của tình yêu Chúa Giêsu lúc đó là hết sức khiêm nhường
Sự khiêm nhường của Chúa Giêsu được minh chứng bằng việc Người rửa chân cho các môn đệ sắp được lãnh chức linh mục. Khi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa muốn cho các môn đệ hiểu: Làm linh mục là hãy làm chứng cho Đức Kitô khiêm nhường.
Đức Giêsu của các linh mục là Đấng, mà thánh Phaolô diễn tả như người nô lệ: "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ" (Pl 2,6-7). Các môn đệ sẽ làm chứng điều đó bằng đời sống khiêm nhường, hết sức khiêm nhường. Khi mặc lấy tinh thần khiêm nhường của Chúa Giêsu, các linh mục sẽ coi sự khiêm nhường như một áo lễ đẹp, nhắc nhở mọi người nhớ lại cội nguồn của chức linh mục là Đức Giêsu khiêm nhường.
2/ Nét đặc biệt thứ hai của tình yêu Chúa Giêsu lúc truyền chức linh mục là đặt bác ái lên hàng đầu sự thánh thiện linh mục
Trong giây phút trọng đại thiết lập chức linh mục, Chúa Giêsu đã trối lại điều răn yêu thương "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con" (Ga 13,34).
Thánh Phaolô quả quyết: "Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr, 13,13).
Yêu thương như Thầy đã yêu thương, nghĩa là sẽ bỏ mọi sự, kể cả mạng sống, hy sinh mình trên thánh giá để cứu chuộc nhân loại.
Tôi thấy: Tình yêu hy sinh, từ bỏ mọi sự, vác thánh giá và chết trên thánh giá suốt cuộc đời, đó là thánh lễ kéo nhiều ơn cứu độ nhất của đời linh mục.
3/ Nét đặc biệt thứ ba của tình yêu Chúa Giêsu lúc truyền chức linh mục là hứa chia sẻ sự sống thân mật của Người cho các môn đệ
Chúa Giêsu nói về sự sống thân mật đó bằng hình ảnh cây nho và cành nho: "Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy các con chẳng làm gì được" (Ga 15,52).
Sự gắn bó này đã được thánh Phaolô diễn tả bằng câu nói sau đây: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).
Với câu nói đó, nhiều người coi một linh mục kết hợp mật thiết với Chúa là một thánh đường đẹp nhất có sức làm chứng cho Chúa giữa đời.
II. Linh mục tốt phải có ba nét đẹp đó. Nhưng thực tế cho thấy, chính các tông đồ đã là những người tách rời khỏi lý tưởng đó. Các ngài vốn yếu đuối.
- Ông Giuđa đã tách rời bằng việc bán Chúa.
- Thánh Phêrô đã tách rời bằng việc chối Chúa.
- Các tông đồ khác đã tách rời bằng việc lùi xa Chúa, khi Người bị bắt.
Thế nhưng, 11 người đã trở lại. Và các ngài đã làm chứng cho Chúa bằng sự sám hối, trở về với Chúa.
Thưa anh chị em thân mến,
Mấy gợi ý trên đây của tôi thực rất nghèo nàn. Nhân dịp này, tôi xin mỗi người sẽ một mình đối diện với Chúa Giêsu, để hỏi Người và lắng nghe Người về chức linh mục nói chung và về các linh mục nói riêng.
Tôi nghĩ: Những sự ta sẽ biết cũng vẫn giới hạn. Mỗi ơn gọi linh mục là một mầu nhiệm. Mỗi sứ mạng linh mục là một huyền nhiệm. Chỉ mình Chúa mới biết rõ mà thôi.
Phần chúng ta, hãy cầu nguyện cho Cha Phêrô, hãy tạ ơn với Cha Phêrô. Và thân ái cầu chúc Cha Phêrô luôn cố gắng làm chứng cho Chúa bằng:
- Tình yêu khiêm nhường,
- Tình yêu hy sinh từ bỏ,
- Tình yêu kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Amen.
Long Xuyên, ngày 6 tháng 6 năm 200
(Bài chia sẻ trong thánh lễ Kim Khánh Linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quí)
Hôm nay, được mừng lễ Kim Khánh Linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quí, tôi thấy vui đặc biệt. Bởi vì đã khá lâu rồi, Cha ít liên lạc với giáo phận Long Xuyên nói chung và với tôi nói riêng.
Mừng lễ Kim khánh Cha Qúi |
Anh chị em thân mến,
I. Khi truyền chức Linh mục cho các tông đồ, Chúa Giêsu đã làm những việc lạ lùng và nói những lời trối lạ lùng, để tỏ bày tình yêu của Người là một tình yêu hết sức đặc biệt.
1/ Nét đặc biệt thứ nhất của tình yêu Chúa Giêsu lúc đó là hết sức khiêm nhường
Sự khiêm nhường của Chúa Giêsu được minh chứng bằng việc Người rửa chân cho các môn đệ sắp được lãnh chức linh mục. Khi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa muốn cho các môn đệ hiểu: Làm linh mục là hãy làm chứng cho Đức Kitô khiêm nhường.
Đức Giêsu của các linh mục là Đấng, mà thánh Phaolô diễn tả như người nô lệ: "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ" (Pl 2,6-7). Các môn đệ sẽ làm chứng điều đó bằng đời sống khiêm nhường, hết sức khiêm nhường. Khi mặc lấy tinh thần khiêm nhường của Chúa Giêsu, các linh mục sẽ coi sự khiêm nhường như một áo lễ đẹp, nhắc nhở mọi người nhớ lại cội nguồn của chức linh mục là Đức Giêsu khiêm nhường.
2/ Nét đặc biệt thứ hai của tình yêu Chúa Giêsu lúc truyền chức linh mục là đặt bác ái lên hàng đầu sự thánh thiện linh mục
Trong giây phút trọng đại thiết lập chức linh mục, Chúa Giêsu đã trối lại điều răn yêu thương "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con" (Ga 13,34).
Thánh Phaolô quả quyết: "Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr, 13,13).
Yêu thương như Thầy đã yêu thương, nghĩa là sẽ bỏ mọi sự, kể cả mạng sống, hy sinh mình trên thánh giá để cứu chuộc nhân loại.
Tôi thấy: Tình yêu hy sinh, từ bỏ mọi sự, vác thánh giá và chết trên thánh giá suốt cuộc đời, đó là thánh lễ kéo nhiều ơn cứu độ nhất của đời linh mục.
3/ Nét đặc biệt thứ ba của tình yêu Chúa Giêsu lúc truyền chức linh mục là hứa chia sẻ sự sống thân mật của Người cho các môn đệ
Chúa Giêsu nói về sự sống thân mật đó bằng hình ảnh cây nho và cành nho: "Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy các con chẳng làm gì được" (Ga 15,52).
Sự gắn bó này đã được thánh Phaolô diễn tả bằng câu nói sau đây: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).
Với câu nói đó, nhiều người coi một linh mục kết hợp mật thiết với Chúa là một thánh đường đẹp nhất có sức làm chứng cho Chúa giữa đời.
II. Linh mục tốt phải có ba nét đẹp đó. Nhưng thực tế cho thấy, chính các tông đồ đã là những người tách rời khỏi lý tưởng đó. Các ngài vốn yếu đuối.
- Ông Giuđa đã tách rời bằng việc bán Chúa.
- Thánh Phêrô đã tách rời bằng việc chối Chúa.
- Các tông đồ khác đã tách rời bằng việc lùi xa Chúa, khi Người bị bắt.
Thế nhưng, 11 người đã trở lại. Và các ngài đã làm chứng cho Chúa bằng sự sám hối, trở về với Chúa.
Thưa anh chị em thân mến,
Mấy gợi ý trên đây của tôi thực rất nghèo nàn. Nhân dịp này, tôi xin mỗi người sẽ một mình đối diện với Chúa Giêsu, để hỏi Người và lắng nghe Người về chức linh mục nói chung và về các linh mục nói riêng.
Tôi nghĩ: Những sự ta sẽ biết cũng vẫn giới hạn. Mỗi ơn gọi linh mục là một mầu nhiệm. Mỗi sứ mạng linh mục là một huyền nhiệm. Chỉ mình Chúa mới biết rõ mà thôi.
Phần chúng ta, hãy cầu nguyện cho Cha Phêrô, hãy tạ ơn với Cha Phêrô. Và thân ái cầu chúc Cha Phêrô luôn cố gắng làm chứng cho Chúa bằng:
- Tình yêu khiêm nhường,
- Tình yêu hy sinh từ bỏ,
- Tình yêu kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Amen.
Long Xuyên, ngày 6 tháng 6 năm 200
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các thiên thần đất và Đại Hội Giới Trẻ
Vũ Văn An
00:41 06/06/2008
Các thiên thần đất và Đại Hội Giới Trẻ
Sydney, Australia, 5 tháng Sáu, 2008 (Zenit.org).- Khi các thiên thần đất quan tâm, họ thực hiện được nhiều điều lạ lùng. Lấy trường hợp linh mục kiêm phi công John Fowles chẳng hạn. Ngài đã dành một tháng qua để hướng dẫn một phi đội “thiên thần bay” khắp nước Úc trong một cuộc đua“chạy bay” (fly-a-thon) để quyên tiền giúp 10 khách hành hương Timor tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney.
Cha Fowles đứng đầu Sáng Kiến “Bay Lên Trời” lập ra với mục đích tài trợ các dự án trợ giúp nhân đạo cho Đông Timor. Cha Fowles từng bay vòng quanh nước Úc trong chiếc máy bay Jabiru J400 đặt tên là “Cánh Thiên Thần” mà chính ngài đã chế tạo.
Phi đội của ngài bao gồm tám chiếc máy bay. Các máy bay này đáp xuống các thành phố và thị trấn chính của Úc trong thời gian từ 1 tháng Năm tới 3 tháng Sáu. Các phi công bạn của Cha Fowles trong hành trình dài 7,500 cây số xuất thân từ nhiều bối cảnh khác nhau, và không phải ai cũng là người Công Giáo. Cha Fowles, linh mục chánh xứ Nhà Thờ Trái Tim Vô Nhiễm ở Thurgoona, tiểu bang New South Wales, cho hay: “các phi công này làm việc ấy vì một lý do họ thấy có giá trị và hấp dẫn”.
Dù chưa tổng kết và các tiền quyên góp còn đang tiếp tục được thu góp, người ta hy vọng cuộc đua chạy bay này có thể thu được 500,000 úc kim nhờ tiền quyên và tiền bán CD có tựa là “Earth Angels Care” (Khi Thiên Thần Đất Quan Tâm).
Ca sĩ nhạc đồng quê là Korey Livy đã tháp tùng nhóm này ở nhiều đoạn hành trình để hát các bài trong CD trên, được soạn đặc biệt cho cuộc đua chạy bay này.
Cha Fowles cho hay: “Đối với người Timor, khả thể tham dự ngày ấy với giới trẻ thế giới chỉ là một giấc mơ. Chương trình “Bay Lên Trời” hy vọng sẽ biến giấc mơ ấy thành sự thật”. Phần còn lại của tiền quyên sẽ được dành cho các dự án khác của quốc gia ấy, trong đó ưu tiên dành cho các viện mồ côi. Nhưng Cha Fowles cho hay phần quan trọng nhất của Chương Trình “Bay Lên Trời” là cơ hội đánh động ý thức người ta về số phận của dân chúng Đông Timor. “Ở xứ này, chúng ta thường tự mãn. Mình chẳng thiếu thốn điều chi. Tôi luôn có nhiệt tâm truyền giáo, muốn làm điều gì đó cho những người kém may mắn trên. Chuyến bay thiện chí của chúng tôi sẽ gây hứng để người khác tiếp nhận cuộc thách đố giúp đỡ người nghèo và người túng thiếu này”.
Mua vé đi thôi
Trong số các vị thánh quan thầy chủ yếu của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, Á Thánh Mary MacKillop nổi bật vì chỉ có Bà là người Úc. Tại buổi phong Á Thánh cho Bà năm 1995, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Á Thánh Mary MacKillop đã đại diện cho những điều hay nhất của đất nước này và dân chúng của nó. Ngài minh chứng điều đó bằng gương sáng “thực sự cởi mở đối với người khác, hiếu khách với người lạ, rộng rãi với người túng thiếu, công bằng với những ai bị đối xử bất công, bền chí trong nghịch cảnh, tốt bụng và nâng đỡ người đau khổ”.
Trong tinh thần của Á Thánh, các nữ tu dòng Ngài thiết lập, tức dòng Thánh Giuse, sẽ mở cửa nhà dòng và đền thánh ở North Sydney cho khách hành hương của Ngày Giới Trẻ Thế giới vào một ngày đặc biệt. Phát ngôn viên của Dòng là Nữ Tu Monica Cavanagh cho hay các khách hành hương trẻ sẽ nhận được nhiều cảm nghiệm tâm linh khác nhau khi thăm Nơi Của Mary MacKillop, tức nơi Nữ Tu Mary an nghỉ và là trụ sở của Dòng, lập năm 1866, tức Dòng Nữ Tu Thánh Giuse. Nữ tu cho hay: “Có thể chỉ cần bước vào nhà nguyện và dừng lại trước mộ Á Thánh Mary MacKillop. Hay nếu bạn muốn có cảm nghiệm sâu sắc hơn, thì chúng tôi có các chương trình khác trong đó có Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Mary MacKillop, cuộc trưng bày các di tích và đồ dùng thánh lựa từ các văn khố của Dòng và Bảo Tàng Viện Mary MacKillop. Du khách còn có thể lựa một số kỷ vật để tưởng nhớ giây phút cầu nguyện này trong cuộc hành trình của họ”.
Với cả 10,000 khách hành hương mỗi ngày đổ về Nơi Của Mary MacKillop tại North Sydney, và với rất nhiều chú tâm ở quốc nội và quốc tế tới Á Thánh Mary và việc Bà sắp sửa được phong hiển thánh, Nữ Tu Monica cho rằng đăng ký để có một chỗ trong hàng sẽ tránh được thất vọng sau này. Bà cho hay: “Các khách hành hương sẽ từ nhiều nơi khác nhau đến để có thì giờ tâm linh bên mộ Á Thánh Mary MacKillop. Nên để ai cũng có cơ hội, chúng tôi đã đưa ra thủ tục đăng ký chỉ vì các lý do hậu cần mà thôi”. Khách hành hương nào muốn đăng ký, xin vào trang mạng của Ticketek và tự chọn lấy ngày giờ mình thích.
Nếu có khó khăn gì khác, nên gọi cho Yvette Nehme tại số +61 2 8912 4841 hay gửi e-mail cho bà ở địa chỉ yvette.nehme@sosj.org.au.
Nhưng vì số lượng khách hành hương đông, nên những ai đã đăng ký sẽ được ưu tiên vào thăm và được bảo đảm vào thăm trong các thì giờ chọn lựa. Trong khi ấy, Nữ Tu Maria Casey, phó thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Mary MacKillop, từ Rome mới trở về trong thánh Năm vừa qua sau khi đã đệ trình một trường hợp lành bệnh được liệt kê là do lời cầu bầu của Á Thánh Mary MacKillop. Hai bác sĩ sẽ khảo sát trường hợp này để xác định xem đó có phải là chứng cớ của một phép lạ hay không, căn cứ vào các tiêu chuẩn rất nghiêm nhặt do Bộ Phong Thánh của Vatican đặt ra.
Các tín hữu tôn kính Á Thánh hy vọng rằng trường hợp lành bệnh này sẽ là phép lạ, vốn được đòi hỏi để Á Thánh Mary MacKillop được tuyên bố là hiển thánh đối với Giáo Hội hoàn cầu.
Chứng cớ về một lòng tôn kính phổ quát là một đòi hỏi khác để được phong thánh. Trong hồ sơ đệ trình của mình lên Bộ Phong Thánh, Nữ Tu Casey có bao gồm một số thư từ ủng hộ do các người tôn kính Á Thánh viết, cũng như chứng cớ tôn kính Á Thánh Mary MacKillop tại 46 quốc gia khắp năm châu. Nữ tu cho hay: “Chúng tôi mong đến ngày Á Thánh được phong hiển thánh, dù ngày giờ chưa được xác nhận”.
Đền Á Thánh Mary MacKillop sẽ mở cửa cho khác hành hương từ Thứ Bẩy 12 tháng Bẩy tới Thứ Ba 22 tháng Bẩy để đủ thì giờ cho mọi người vào thăm.
Có bao giờ thắc mắc về chữ Y?
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ được biết dưới danh hiệu ngày giới trẻ của thời đại kỹ thuật. Nó đang gợi hứng cho một loạt các chương trình liên mạng nhằm khuyến khích khách hành hương giao thiệp với nhau.
Mới nhất trong loạt chương trình trên là YBenedict.org, do nhóm “Towards 2008” sản xuất, nhằm cung cấp tại một địa điểm tất cả các tin tức mới nhất về Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho khách hành hương.
“Towards 2008” là một chiến dịch sinh viên và người trẻ toàn quốc dành cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 và do Tổng Hội Sinh Viên Công Giáo Úc chủ trì. Anthony McCarthy, phối trí viên toàn quốc của tổ chức trên cho hay: “YBenedict” sẽ phục vụ một mục tiêu sinh tử vào những ngày sau cùng dẫn tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 vì nó giúp tất cả các khách hành hương theo dõi mọi khai triển dẫn tới biến cố ấy. Anh nói rõ trang mạng của “YBenedict” cũng nhằm mục tiêu cung cấp phương tiện cho những ai muốn đăng ký, cổ động và chuẩn bị cho ngày giới trẻ.
Đức Hồng Y George Pell, tổng giám mục Sydney và là chủ tịch Ủy Ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại địa phương, đã khai mạc trang mạng tin tức này vào tuần rồi.
Nhưng tại sao lại có chữ Y trong đó? Bridget Spinks, quản trị viên truyền thông của YBenedict.org giải thích: “trước hết, Y thay thế cho “You” (bạn), các khác hành hương từ khắp thế giới. Thứ hai, Y thay thế cho “Young” (trẻ) mô tả tuổi và tinh thần của trang mạng. Thứ ba, Y thay thế cho Thế Hệ Y, một kiểu nói thường được dùng để chỉ thế hệ trẻ tuổi từ 18 tới 25. Và sau cùng Y thay thế cho “whY?” (tại sao). Cái nghĩa câu hỏi sau cùng ấy, một cách nào đó, sẽ gây chú ý nơi mọi người, bất kể thuộc tôn giáo nào khiến họ phải thắc mắc: “Tại sao lại có những chuyện đang xẩy ra này?”.
Từ khi khai mạc, trang mạng này đã nhận được một phần tu triệu lượt người vào thăm.
Theo Catherine Smibert, phóng viên tự do tiạ Sydney.
Sydney, Australia, 5 tháng Sáu, 2008 (Zenit.org).- Khi các thiên thần đất quan tâm, họ thực hiện được nhiều điều lạ lùng. Lấy trường hợp linh mục kiêm phi công John Fowles chẳng hạn. Ngài đã dành một tháng qua để hướng dẫn một phi đội “thiên thần bay” khắp nước Úc trong một cuộc đua“chạy bay” (fly-a-thon) để quyên tiền giúp 10 khách hành hương Timor tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008 tại Sydney.
Cha Fowles đứng đầu Sáng Kiến “Bay Lên Trời” lập ra với mục đích tài trợ các dự án trợ giúp nhân đạo cho Đông Timor. Cha Fowles từng bay vòng quanh nước Úc trong chiếc máy bay Jabiru J400 đặt tên là “Cánh Thiên Thần” mà chính ngài đã chế tạo.
Phi đội của ngài bao gồm tám chiếc máy bay. Các máy bay này đáp xuống các thành phố và thị trấn chính của Úc trong thời gian từ 1 tháng Năm tới 3 tháng Sáu. Các phi công bạn của Cha Fowles trong hành trình dài 7,500 cây số xuất thân từ nhiều bối cảnh khác nhau, và không phải ai cũng là người Công Giáo. Cha Fowles, linh mục chánh xứ Nhà Thờ Trái Tim Vô Nhiễm ở Thurgoona, tiểu bang New South Wales, cho hay: “các phi công này làm việc ấy vì một lý do họ thấy có giá trị và hấp dẫn”.
Dù chưa tổng kết và các tiền quyên góp còn đang tiếp tục được thu góp, người ta hy vọng cuộc đua chạy bay này có thể thu được 500,000 úc kim nhờ tiền quyên và tiền bán CD có tựa là “Earth Angels Care” (Khi Thiên Thần Đất Quan Tâm).
Ca sĩ nhạc đồng quê là Korey Livy đã tháp tùng nhóm này ở nhiều đoạn hành trình để hát các bài trong CD trên, được soạn đặc biệt cho cuộc đua chạy bay này.
Cha Fowles cho hay: “Đối với người Timor, khả thể tham dự ngày ấy với giới trẻ thế giới chỉ là một giấc mơ. Chương trình “Bay Lên Trời” hy vọng sẽ biến giấc mơ ấy thành sự thật”. Phần còn lại của tiền quyên sẽ được dành cho các dự án khác của quốc gia ấy, trong đó ưu tiên dành cho các viện mồ côi. Nhưng Cha Fowles cho hay phần quan trọng nhất của Chương Trình “Bay Lên Trời” là cơ hội đánh động ý thức người ta về số phận của dân chúng Đông Timor. “Ở xứ này, chúng ta thường tự mãn. Mình chẳng thiếu thốn điều chi. Tôi luôn có nhiệt tâm truyền giáo, muốn làm điều gì đó cho những người kém may mắn trên. Chuyến bay thiện chí của chúng tôi sẽ gây hứng để người khác tiếp nhận cuộc thách đố giúp đỡ người nghèo và người túng thiếu này”.
Mua vé đi thôi
Trong số các vị thánh quan thầy chủ yếu của Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Sydney, Á Thánh Mary MacKillop nổi bật vì chỉ có Bà là người Úc. Tại buổi phong Á Thánh cho Bà năm 1995, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Á Thánh Mary MacKillop đã đại diện cho những điều hay nhất của đất nước này và dân chúng của nó. Ngài minh chứng điều đó bằng gương sáng “thực sự cởi mở đối với người khác, hiếu khách với người lạ, rộng rãi với người túng thiếu, công bằng với những ai bị đối xử bất công, bền chí trong nghịch cảnh, tốt bụng và nâng đỡ người đau khổ”.
Trong tinh thần của Á Thánh, các nữ tu dòng Ngài thiết lập, tức dòng Thánh Giuse, sẽ mở cửa nhà dòng và đền thánh ở North Sydney cho khách hành hương của Ngày Giới Trẻ Thế giới vào một ngày đặc biệt. Phát ngôn viên của Dòng là Nữ Tu Monica Cavanagh cho hay các khách hành hương trẻ sẽ nhận được nhiều cảm nghiệm tâm linh khác nhau khi thăm Nơi Của Mary MacKillop, tức nơi Nữ Tu Mary an nghỉ và là trụ sở của Dòng, lập năm 1866, tức Dòng Nữ Tu Thánh Giuse. Nữ tu cho hay: “Có thể chỉ cần bước vào nhà nguyện và dừng lại trước mộ Á Thánh Mary MacKillop. Hay nếu bạn muốn có cảm nghiệm sâu sắc hơn, thì chúng tôi có các chương trình khác trong đó có Thánh Lễ tại Nhà Nguyện Mary MacKillop, cuộc trưng bày các di tích và đồ dùng thánh lựa từ các văn khố của Dòng và Bảo Tàng Viện Mary MacKillop. Du khách còn có thể lựa một số kỷ vật để tưởng nhớ giây phút cầu nguyện này trong cuộc hành trình của họ”.
Với cả 10,000 khách hành hương mỗi ngày đổ về Nơi Của Mary MacKillop tại North Sydney, và với rất nhiều chú tâm ở quốc nội và quốc tế tới Á Thánh Mary và việc Bà sắp sửa được phong hiển thánh, Nữ Tu Monica cho rằng đăng ký để có một chỗ trong hàng sẽ tránh được thất vọng sau này. Bà cho hay: “Các khách hành hương sẽ từ nhiều nơi khác nhau đến để có thì giờ tâm linh bên mộ Á Thánh Mary MacKillop. Nên để ai cũng có cơ hội, chúng tôi đã đưa ra thủ tục đăng ký chỉ vì các lý do hậu cần mà thôi”. Khách hành hương nào muốn đăng ký, xin vào trang mạng của Ticketek và tự chọn lấy ngày giờ mình thích.
Nếu có khó khăn gì khác, nên gọi cho Yvette Nehme tại số +61 2 8912 4841 hay gửi e-mail cho bà ở địa chỉ yvette.nehme@sosj.org.au.
Nhưng vì số lượng khách hành hương đông, nên những ai đã đăng ký sẽ được ưu tiên vào thăm và được bảo đảm vào thăm trong các thì giờ chọn lựa. Trong khi ấy, Nữ Tu Maria Casey, phó thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Mary MacKillop, từ Rome mới trở về trong thánh Năm vừa qua sau khi đã đệ trình một trường hợp lành bệnh được liệt kê là do lời cầu bầu của Á Thánh Mary MacKillop. Hai bác sĩ sẽ khảo sát trường hợp này để xác định xem đó có phải là chứng cớ của một phép lạ hay không, căn cứ vào các tiêu chuẩn rất nghiêm nhặt do Bộ Phong Thánh của Vatican đặt ra.
Các tín hữu tôn kính Á Thánh hy vọng rằng trường hợp lành bệnh này sẽ là phép lạ, vốn được đòi hỏi để Á Thánh Mary MacKillop được tuyên bố là hiển thánh đối với Giáo Hội hoàn cầu.
Chứng cớ về một lòng tôn kính phổ quát là một đòi hỏi khác để được phong thánh. Trong hồ sơ đệ trình của mình lên Bộ Phong Thánh, Nữ Tu Casey có bao gồm một số thư từ ủng hộ do các người tôn kính Á Thánh viết, cũng như chứng cớ tôn kính Á Thánh Mary MacKillop tại 46 quốc gia khắp năm châu. Nữ tu cho hay: “Chúng tôi mong đến ngày Á Thánh được phong hiển thánh, dù ngày giờ chưa được xác nhận”.
Đền Á Thánh Mary MacKillop sẽ mở cửa cho khác hành hương từ Thứ Bẩy 12 tháng Bẩy tới Thứ Ba 22 tháng Bẩy để đủ thì giờ cho mọi người vào thăm.
Có bao giờ thắc mắc về chữ Y?
Ngày Giới Trẻ Thế Giới sẽ được biết dưới danh hiệu ngày giới trẻ của thời đại kỹ thuật. Nó đang gợi hứng cho một loạt các chương trình liên mạng nhằm khuyến khích khách hành hương giao thiệp với nhau.
Mới nhất trong loạt chương trình trên là YBenedict.org, do nhóm “Towards 2008” sản xuất, nhằm cung cấp tại một địa điểm tất cả các tin tức mới nhất về Ngày Giới Trẻ Thế Giới cho khách hành hương.
“Towards 2008” là một chiến dịch sinh viên và người trẻ toàn quốc dành cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 và do Tổng Hội Sinh Viên Công Giáo Úc chủ trì. Anthony McCarthy, phối trí viên toàn quốc của tổ chức trên cho hay: “YBenedict” sẽ phục vụ một mục tiêu sinh tử vào những ngày sau cùng dẫn tới Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 vì nó giúp tất cả các khách hành hương theo dõi mọi khai triển dẫn tới biến cố ấy. Anh nói rõ trang mạng của “YBenedict” cũng nhằm mục tiêu cung cấp phương tiện cho những ai muốn đăng ký, cổ động và chuẩn bị cho ngày giới trẻ.
Đức Hồng Y George Pell, tổng giám mục Sydney và là chủ tịch Ủy Ban tổ chức Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008 tại địa phương, đã khai mạc trang mạng tin tức này vào tuần rồi.
Nhưng tại sao lại có chữ Y trong đó? Bridget Spinks, quản trị viên truyền thông của YBenedict.org giải thích: “trước hết, Y thay thế cho “You” (bạn), các khác hành hương từ khắp thế giới. Thứ hai, Y thay thế cho “Young” (trẻ) mô tả tuổi và tinh thần của trang mạng. Thứ ba, Y thay thế cho Thế Hệ Y, một kiểu nói thường được dùng để chỉ thế hệ trẻ tuổi từ 18 tới 25. Và sau cùng Y thay thế cho “whY?” (tại sao). Cái nghĩa câu hỏi sau cùng ấy, một cách nào đó, sẽ gây chú ý nơi mọi người, bất kể thuộc tôn giáo nào khiến họ phải thắc mắc: “Tại sao lại có những chuyện đang xẩy ra này?”.
Từ khi khai mạc, trang mạng này đã nhận được một phần tu triệu lượt người vào thăm.
Theo Catherine Smibert, phóng viên tự do tiạ Sydney.
Người cai quản nhà thờ đã dùng máu của chính mình trong vụ lừa bịp Đức Mẹ khóc
Mai Vĩnh Thăng
00:57 06/06/2008
Một người cai quản nhà thờ đã ra tòa về tội nhỏ những giọt máu của chính mình lên mặt tượng Đức Mẹ ra vẻ như Đức Mẹ đang khóc. Người ta đổ xô đến nhà thờ thánh Santa Luca thành phố Forli miền bắc nước Ý cách đây hai năm, sau khi “hiện tượng lạ” nầy đã được hai cụ bà phát giác.
Pho tượng Đức Mẹ khóc với chiều cao 4 feet nầy đã làm náo động giới truyền thông báo chí cho đến khi Đức Giám mục địa phương, Đức Cha Lino Pizzi đã quyết định dẹp bỏ và yêu cầu cảnh sát điều tra.
THỬ ĐẶC TÍNH DUY TRUYỀN DNA
Ông Vincenzo di Costanzo người cai quản nhà thờ đã bị buộc tội bôi nhọ tôn giáo sau khi chuyên viên giám định pháp y đã tìm ra những giọt nước mắt máu trên mặt Đức Mẹ trùng hợp với đặc tính duy truyền lấy từ miệng của ông ấy. Ủy Viên Công Tố Quốc gia, Alessandro Mancini cho rằng “Đây là sự phạm thượng vô cùng trầm trọng” ông đã buộc tội người cai quản nhà thờ về tội cố ý lừa đảo tín đồ Công Giáo địa phương. Tuy nhiên ông Di Castanzo phủ nhận lời buộc tội và đã tình nguyện chọn thử bằng máy khám phá nói dối. Cũng đã từng có sự xuất hiện Đức Mẹ khóc khắp trên đất Ý trong những năm gần đây và Tòa Thánh Vatican cũng đã thận trọng phê chuẩn những sự việc nầy như là phép lạ.
Việc xảy ra nổi tiếng nhất vào năm 1995 tại Civitavecchia, ngoại thành Rome, khi pho tượng với chiều cao 18 inches trong khu vườn của một gia đình khóc ra máu. Có hàng nghìn tín đồ kéo đến căn nhà đó và thậm chí Giám Mục địa phương cũng cho rằng Ngài đã chứng kiến những dòng nước mắt. Tuy nhiên Tòa Thánh Vatican đã từ chối công nhận sự thật sau khi Fabio Gregori chủ của pho tượng từ chối không nhận thử đặc tính duy truyền DNA. Sự việc trên đã cho ra đời hàng lố trường hợp tương tự. Vào năm 2005 Tòa Thánh Vatican đã thông báo pho tượng của Padre Pio ở Marsicovetre đã không thực sự khóc ra máu.
Giáo Sư Giovanni Panunzio muốn thấy Tòa án kết án việc giả trá ở thành phố Forli nầy. Ống cho rằng “Chúng ta luôn nhận thấy các yếu tố giống nhau trong những trường hợp nầy”. Các pho tượng thường là dễ kiếm và luôn thu được tiền dâng cúng. Và rồi thời gian trôi qua hoặc sau khi bị điều tra, việc khóc lóc sẽ ngưng lại.
(Phỏng dịch từ bản tin của Daily Telegraph Rome - 25/4/08)
Pho tượng Đức Mẹ khóc với chiều cao 4 feet nầy đã làm náo động giới truyền thông báo chí cho đến khi Đức Giám mục địa phương, Đức Cha Lino Pizzi đã quyết định dẹp bỏ và yêu cầu cảnh sát điều tra.
THỬ ĐẶC TÍNH DUY TRUYỀN DNA
Ông Vincenzo di Costanzo người cai quản nhà thờ đã bị buộc tội bôi nhọ tôn giáo sau khi chuyên viên giám định pháp y đã tìm ra những giọt nước mắt máu trên mặt Đức Mẹ trùng hợp với đặc tính duy truyền lấy từ miệng của ông ấy. Ủy Viên Công Tố Quốc gia, Alessandro Mancini cho rằng “Đây là sự phạm thượng vô cùng trầm trọng” ông đã buộc tội người cai quản nhà thờ về tội cố ý lừa đảo tín đồ Công Giáo địa phương. Tuy nhiên ông Di Castanzo phủ nhận lời buộc tội và đã tình nguyện chọn thử bằng máy khám phá nói dối. Cũng đã từng có sự xuất hiện Đức Mẹ khóc khắp trên đất Ý trong những năm gần đây và Tòa Thánh Vatican cũng đã thận trọng phê chuẩn những sự việc nầy như là phép lạ.
Việc xảy ra nổi tiếng nhất vào năm 1995 tại Civitavecchia, ngoại thành Rome, khi pho tượng với chiều cao 18 inches trong khu vườn của một gia đình khóc ra máu. Có hàng nghìn tín đồ kéo đến căn nhà đó và thậm chí Giám Mục địa phương cũng cho rằng Ngài đã chứng kiến những dòng nước mắt. Tuy nhiên Tòa Thánh Vatican đã từ chối công nhận sự thật sau khi Fabio Gregori chủ của pho tượng từ chối không nhận thử đặc tính duy truyền DNA. Sự việc trên đã cho ra đời hàng lố trường hợp tương tự. Vào năm 2005 Tòa Thánh Vatican đã thông báo pho tượng của Padre Pio ở Marsicovetre đã không thực sự khóc ra máu.
Giáo Sư Giovanni Panunzio muốn thấy Tòa án kết án việc giả trá ở thành phố Forli nầy. Ống cho rằng “Chúng ta luôn nhận thấy các yếu tố giống nhau trong những trường hợp nầy”. Các pho tượng thường là dễ kiếm và luôn thu được tiền dâng cúng. Và rồi thời gian trôi qua hoặc sau khi bị điều tra, việc khóc lóc sẽ ngưng lại.
(Phỏng dịch từ bản tin của Daily Telegraph Rome - 25/4/08)
Sự thật về Miến Điện ... Một Đất Nước bị lãng quên ..
Anthony Lê
08:34 06/06/2008
Hiện tình của Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện
Đôi dòng chia sẽ.... Phải nói rằng cứ nghe mãi giới truyền thông báo chí ngoại quốc gần đây đề cập rất nhiều đến tình hình ở Miến Điện và dẫu có chăm chú thật kỹ càng, tôi vẫn không thể nào hiểu thấu được tình hình khó khăn tại đất nước đó như thế nào, nhất là về hiện tình của Giáo Hội Công Giáo tại đó ra sao, mãi cho đến khi tôi tình cờ đọc một bài viết rất hay: cả về phong cách, lối tường thuật, và cách dùng từng câu-chữ tiếng Anh, rất thuyết phục, rất mạnh bạo và rất thông minh của Linh Mục Marcian Thet Kyaw qua bài viết có nhan đề "Miến Điện Bị Bỏ Quên" (The Forgetten Burma) được đăng ở hai trang giữa của tờ báo Công Giáo The Miscellany của Giáo Phận Charleston, SC ở trang 8 và 9 số ra ngày 15 tháng 5 năm 2008 vừa qua.
Cha Kyaw trước kia đã từng là Cha Phó của Giáo Xứ Prince of Peace ở thành phố Taylors, SC, nay được cử làm Cha Giám Quản tại Giáo Xứ Thánh Louis Church ở thành phố Dillin và Giáo Xứ Church of the Infant Jesus ở thành phố Marion, SC. Bài viết của Cha trình bày ra một hiện thực rất đau lòng của Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện, vốn phải chăng cũng là những gì đang xảy ra cho những người dân nghèo Việt Nam nói chung, và cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam nói riêng, tôi tự hỏi.... ?
Và sau đây là nội dung bài viết của Cha Kyaw:
Myanmar hay Burma (tức Miến Điện) là một quốc gia mà hầu hết mọi người Mỹ biết rất ít. Thậm chí cả vị trí của nó (trên bản đồ thế giới) cũng là điều bí mật cho rất nhiều người. Biên giới của Miến Điện bao chùm xung quanh Trung Cộng, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan, Lào, và Biển Admen.
Tin tức đến từ Miến Điện thường không bao giờ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hoa Kỳ. Thế nhưng vào Tháng 9/2007 vừa qua, Cuộc Cách Mạng Saffron đã báo động cho cả thế giới biết rằng hầu hết mọi người dân Miến Điện đều đang thiết tha để thay đổi chính phủ áp chế của họ bằng một chánh phủ biết tôn trọng dân chủ. Phải có sự can đảm mạnh mẽ lắm nên mọi người dân mới dám thực hiện những cuộc phản đối công khai trên các đường phố.
Đã 20 năm trôi qua kể từ khi cuộc nổi dậy của dân chúng chống lại chính quyền quân sự, và lần này họ biết rất rõ rằng một cuộc nổi dậy công khai như vậy sẽ gây nguy hiểm đến sự tự do và thậm chí cả luôn mạng sống của họ nữa. Thế nhưng - được lãnh đạo bởi các vị sư yêu chuộng hòa bình, hàng ngàn người đã đổ xuống đường để chứng tỏ cho thế giới thấy được rằng chính phủ hiện tại của Miến Điện chính là một trong những thứ chính phủ đàn áp người dân man rợ nhất trên cả thế giới.
Sau vài ngày tuần hành ôn hòa, mọi người dân và các vị sư đã gặp phải sự dã man, hung tợn và hỏa lực của các binh sĩ thuộc quân đội trung thành với vị tướng đang cầm quyền. Hàng ngàn người dân và các vị sư bị bắt bớ, và hàng trăm người khác đã phải bỏ mạng trên các đường phố.
Chính quyền đã quy tội những người biểu tình là đã phá hoại nền hòa bình và tài sản của quốc gia. Lần đầu tiên, nhiều người dân Hoa Kỳ mới thấy được tận mắt của họ - một sự bạo tàn đầy tính dã thú của lực lượng quân đội chính phủ và sự bất lực của những người dân vô tội Miến Điện. Rồi chính quyền ra lệnh đóng chặt mọi cửa ngõ giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng cách trục xuất các phóng viên ngoại quốc và cắt đứt mọi đường dây truyền thông liên lạc.
Trông có vẽ như một lần nữa, Miến Điện đã bị thế giới bỏ quên...
Những người cổ võ cho nền tự do dân chủ đã hoạt động hết sức tích cực để mang trường hợp của Miến Điện ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chấm dứt chế độ độc tài trong suốt hơn 20 năm qua. Những người cổ võ mạnh mẽ nhất cho Miến Điện chính là Hoa Kỳ và Anh Quốc. Các vị đại sứ đại diện cho hai quốc gia trên tại Liên Hiệp Quốc đã liên tục lập đi lập lại trường hợp của Miến Điện, và đem nó trở thành một lịch trình để bàn thảo trong Hội Đồng Bảo An. Thế nhưng, khốn nạn thay, Trung Cộng và Ngà Sô - hai quốc gia mạnh mẽ ủng hộ cho chế độ độc tài ở Miến Điện - đã dùng quyền phủ quyết của họ để ngăn chặn mọi nổ lực của Anh Quốc và Hoa Kỳ nhằm mang lại sự tự do cho Miến Điện.
Nga Sô, Trung Cộng và các quốc gia ở Châu Á khác gồm luôn cả Thái Lan, đã và đang hưởng lợi từ mối quan hệ của họ với chính quyền quân sự tại Miến Điện. Chung quanh biên giới của Miến Điện chính là những kho lưu trữ phong phú các tài nguyên khoáng sản, kể cả nguồn dầu khí tự nhiên. Thật là lạ kỳ khi phải gẫm suy một điều là: trong khi giới quân sự đang hưởng lợi từ việc buôn bán nguồn dầu khí tự nhiên với các quốc gia láng giềng thì người dân lại sống trong bóng tối và sự nghèo khổ.
Cuộc Trưng Cầu Dân Ý
Trong suốt 18 năm, các vị tướng lãnh đã làm việc với nhau để soạn thảo ra một Hiến Pháp nhằm ủng hộ cho chế độ cai trị bạo tàn của họ. Cuối cùng thì, nó cũng đã được công bố ra qua một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ra vào ngày 10 tháng 5 năm 2008 vừa qua, để phê chuẩn hiến pháp mới.
Là một công dân của đất nước Miến Điện, tôi biết rất rõ rằng mọi người dân đều không mấy tin tưởng gì cả vào tiến trình trưng cầu dân ý này. Họ biết rất rõ, từ kinh nghiệm thương đau của họ trong suốt hơn 20 năm qua rằng tiến trình bỏ phiếu, cho dẫu có thế nào đi chăng nữa, thì quân đội vẫn được chấp thuận và dành quyền cai trị người dân. Hiến pháp mới được dự định đem ra thi hành vào năm 2010 qua một cuộc tổng tuyển cử. Hiến pháp được soạn thảo ra bảo đảm 25% các ghế ngồi trong quốc hội là thuộc vào giới quân sự, và cho phép tổng thống trao quyền lãnh đạo cho quân đội trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ có vị tướng chỉ huy chính và những người của ông ta mới xử lý các vấn đề của quân đội và đưa ra các quyết định mà thôi. Nếu hiến pháp được chấp thuận, thì những người dân bình thường của Miến Điện sẽ không có tiếng nói nào cả trước những vấn đề quan trọng nơi đất nước của riêng họ.
Cơn Lốc Nargis
Thế rồi vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, cơn lốc Nargis tấn công đất nước Miến Điện. Những vùng châu thổ rộng lớn và một số thành phố, kể cả thủ đô Rangoon trước kia, đều bị ảnh hưởng rất nặng nề. Có ít nhất 47 thị trấn và rất nhiều làng mạc đã bị phá hủy. Vào lúc viết ra bài này, theo con số thống kê từ đài truyền hình của chính phủ quân sự Miến Điện, con số những người thiệt mạng đã lên tới 22,997 người, với 42,199 người mất tích, và hơn một triệu người trở thành vô gia cư.
Một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Miến Điện cho biết rằng: con số những người thiệt mạng có thể lên tới 100,000 người, và ghi nhận rằng đã có hơn 1.5 triều người bị ảnh hưởng bởi cơn lốc, và rất nhiều người trong số đó đã bị bỏ đói và không nơi nương tựa. Trước những hậu quả sơ khởi của cơn lốc Nargis, các vị tướng lãnh đã không hề chứng tỏ ra lòng thương cảm gì cả của họ đối với những người dân của quốc gia mình, những người dân mà đáng lẽ ra họ phải tìm cách bảo vệ. Thay vào đó, chính quyền quân sự đã công bố rằng họ dự trù xúc tiến việc trưng cầu dân ý như đã định vào đúng ngày 10 tháng 5.
Đáng lẽ phải nhanh chóng tìm mọi cách để cứu trợ cho dân chúng - những người đang phải chết đói và đau khổ vì cơn lốc, thì chính quyền quân sự lại vội vã tìm cách ngăn chận các cơ quan báo chí, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc và phi chính phủ, để cản ngăn và cấm họ đến được những nơi bị thiên tai do cơn lốc gây ra.
Đến lúc này thì chính phủ quân sự đã không còn thể nào có thể ngăn chặn được mối quan tâm và sự quan ngại của quốc tế được nữa. Vì sự tàn phá và những vụ mất mạng người quá cao buộc các giới chức của chính quyền quân sự phải cho phép đồ cứu trợ chảy vào Miến Điện. Lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền quân sự Miến Điện phải công khai nhìn nhận là họ cần có sự viện trợ trước những hệ quả do thiên tai gây ra. Thế nhưng, oái ăm thay, chính quyền quân sự chỉ muốn hàng viện trợ nước ngoài mà thôi, chứ họ không cần đến những nhân viên cứu trợ ngoại quốc, vốn trở nên một vấn đề hết sức gai góc giữa các cơ quan cứu trợ quốc tế và bản thân chính quyền quân sự. Chính quyền quân sự mới ngấm ngầm ra lệnh không được phép cấp chiếu khán nhập cảnh cho những nhân viên tình nguyện ngước ngoài, vốn đang tìm cách để vào đất nước này, và từ đó càng làm trì hoãn thêm những đồ cứu trợ mà hiện những người dân vô tội của họ đang rất cần đến.
Vào năm 2004, khi cơn sóng bão Tsunami tấn công vào vùng Đông Nam Á, thì chính quyền quân sự lại cố tình từ chối bất cứ tác hại nào của cơn sóng bão này lên đất nước Miến Điện. Ngược lại, sau cuộc Cách Mạng Saffron do những vị sư lãnh đạo, thì chính quyền quân sự mới nhận ra rằng họ đã không thể nào ngăn chặn được giới truyền thông đại chúng và mọi khả năng hiện có của mạng Internet, để từ đó dân chúng gởi các tin tức, hình ảnh, và những đoạn băng video đến cho cả thế giới. Trước sự nhận thức này, giới quân sự đã phải nhìn nhận ra thêm nhiều sự thật hơn nữa, thế nhưng họ vẫn chưa sẳn sàng cho phép những công dân tình nguyện nước ngoài tới những vùng bị thiên tai tấn công. Mặc dầu vậy, người dân hiện nay có thể nhìn thấy được những hình ảnh về những cái chết khủng khiếp của mọi người dân Miến Điện được cài đặt ngay trên các trang Web.
Hy vọng rằng, viện trợ quốc tế sẽ đến kịp với dân chúng - mặc cho sự kháng cự liên tiếp đến từ các vị lãnh đạo của quốc gia - không những ở Rangoon, mà còn đến được các làng mạc và vùng quê bị phá hại nặng nề - là nơi đang rất cần đến sự cứu trợ nhiều nhất.
Vắn Tắt về Lịch Sử của Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện
Những bằng chứng của Đạo Kitô Giáo ở Miến Điện tồn tại dưới dạng các tranh vẽ trên tường vốn có chứa các hình ảnh về các cây thánh giá và các chữ viết bằng tiếng La Tinh và Hy Lạp có từ những năm 1287 sau Công Nguyên. Những nhà truyền giáo, các binh sĩ, các thủy thủ, cùng những người cư ngụ người Bô Đào Nha đã đến Goa - một thành phố biển về phía Đông, và Mergui, Trvoy, Syriam, và Pegu vào năm 1510.
Những sứ mạng truyền giáo thật sự đã được khởi đầu vào giữa thế kỷ 18 và 19 bởi các dòng tu - người những đã đến Miến Điện để rao truyền Đạo Công Giáo và việc giáo dục Công Giáo.
Vào năm 1966, các nhà truyền giáo ngoại quốc - những vị đã đến Miến Điện trước khi đất nước này được tuyên bố độc lập vào ngày 4 tháng 1 năm 1948, và những ai không phải quản lý các trường học thì được cho phép để ở lại. Còn những người khác thì được lệnh phải rời khỏi quốc gia này. Kể từ đó trở đi, những vị Linh Mục và các tu sĩ người bản xứ phải gánh lấy trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo sơ khởi của Miến Điện. Vào lúc chuyển giao, Miến Điện có 2 Tổng Giáo Phận và 6 Giáo Phận phụ thuộc với khoảng 120 vị Linh Mục và 350,000 người tín hữu Công Giáo. Kể từ năm 1975, thêm nhiều vị Giám Mục địa phương được tấn phong và các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội cũng từ đó mà khởi sắc lên.
Sau 50 năm dưới cấu trúc hiện tại thì Miến Điện hiện có 14 Giáo Phận, 15 vị Giám Mục, 677 Linh Mục, 333 Nam Tu Sĩ, và 1,958 Nữ Tu Sĩ hiện đang phục vụ không mõi mệt cho vườn nho của Thiên Chúa. Dân số Công Giáo hiện đã đến gần 860,000 tín hữu trong một đất nước có khoảng 52 triệu dân.
Giáo Hội Công Giáo Miến Điện Ngày Hôm Nay
Giáo Hội Công Giáo Miến Điện hiện đang phải gánh chịu sự đau khổ trong thinh lặng. Mặc dầu bạn không thể nào nhìn thấy được từ bên ngoài, thế nhưng bạn có thể cảm nghiệm được nổi khổ đau đó nếu như bạn biết đi vào bên trong tâm trí của mọi người tín hữu. Họ giống như phân nữa là các tượng đá, và phân nữa còn lại, lại chính là những con người. Giáo Hội có thể cảm nghiệm và nhìn thấy được sự đau khổ chịu đựng của dân chúng, và những vi phạm trắng trợn về mặt nhân quyền đến từ phía chính quyền quân sự, thế nhưng Giáo Hội lại không thể nói ra được.
Miến Điện giống như một quốc gia bị khép kín - một quốc gia mà nhiều tôn giáo bị cấm cửa khỏi các khách đến thăm viếng. Về bề mặt nổi thì không một du khách nào có thể nhìn thấy được sự trấn áp của chính phủ. Tất cả xuất hiện trông có vẽ bình yên, tự tại mãi cho đến lúc diễn ra những cuộc biểu tình vừa qua. Giờ đây thế giới mới nhìn thấy được cách mà những người dân phải sống trong sự sợ hãi cũng như sự giận dữ của họ về phía chánh quyền quân sự là như thế nào. Họ hy vọng có được sự tự do và đang đợi chờ những vị cứu thế. Các vị tướng lãnh ban ra các luật lệ để cấm mọi người dân phải thinh lặng. Những ai nói ra sự phẩn uất của họ về những người cai trị, về nền kinh tế, về công lý hay về nhân quyền đều bị tước đoạt đi sự tự do - vốn đã rất ít ỏi rồi - mà họ hiện đang có. Thông thường thì những hành động gan dạ như vậy sẽ là kết quả của rất nhiều năm ngồi tù gở lịch.
Làm Thế Nào Mà Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện Sống Còn?
Mọi người được tự do thờ phượng với một điều kiện: không chính trị và không có chỉ trích gì cả đến chính quyền quân sự. Các vị lãnh đạo Giáo Hội không được phép nói về công lý hay nhân quyền. Chiến lược để cầm quyền của chính quyền quân sự ở Miến Điện chính là tìm cách chia rẽ dân chúng, hòng từ đó làm suy yếu đi lòng quyết tâm của họ. Các nhà lãnh đạo e sợ rằng tôn giáo sẽ đoàn kết mọi người lại, để hòng từ đó đẩy mạnh ra các phong trào cách mạng.
Sự thiên vị của chính quyền quân sự Miến Điện thường được dành cho các nhà tu Phật Giáo - những người chiếm đa số. Trong quá khứ, chính quyền quân sự đã dùng họ như là những con cờ chánh trị để thắng được lòng trí của mọi người dân. Đạo Kitô Giáo và Đạo Hồi được chính phủ giới hạn và kiềm chế để bảo tồn sự chiếm lãnh đa số của Phật Giáo.
Thế nhưng, chính quyền quân sự đã lộ ra rõ bộ mặt thực của nó trong suốt cuộc Cách Mạng Saffron khi chính các nhà tu lại đứng về phía của dân chúng, để đòi hỏi chính quyền quân sự phải từ bỏ tất cả mọi quyền hành. Các nhà tu sau đó đã trở thành những mục tiêu tấn công và trả thù đầu tiên của chính quyền.
Thật không thể nào có thể tin được - đối với các nhà sư hết sức sùng đạo rằng - những vị sư sãi thân yêu nhất của họ, giờ đây đã bị chính quyền đối xử như là những tên tội phạm, đã bị bắt bớ, bị đánh đập, và thậm chí bị giết chết đi. Kết quả đó chính là thậm chí ngay cả với những người dân bình thường nhất - những người cảm thấy bị loại trừ hay chẳng mấy tha thiết gì cho lắm đến cuộc cách mạng - nay cũng đã phải cảm nghiệm được một niềm say mê mới về việc phải đeo đuổi một nền dân chủ cho đất nước của riêng họ.
Ngày nay, các vị tu sĩ Phật Giáo đã không còn tự do để đi đâu được nữa. Chính quyền dự tính đặt những vị sư mà họ đã đầu độc và huấn luyện - hòng đảm nhận các chức vụ điều hành chính nơi các tu viện của Phật Giáo trên khắp cả nước, để từ đó trở thành những tay sai đắc lực cho chính quyền. Chính quyền đã đưa ra một quan điểm rất rõ ràng rằng: họ sẽ tiêu hủy tất cả mọi thứ theo cách của họ, mặc cho những người đó là ai, hay đại diện cho bất kỳ điều gì. Người dân Miến Điện sợ rằng Đạo Phật tại Miến Điện rồi sẽ khô cạn dần khi phải diện đối với sự bức hại về mặt tôn giáo từ thể chế độc tài này.
Trong tình hình như vậy, chẳng có gì là khó hiểu khi Giáo Hội và các vị Giám Mục Miến Điện vẫn giữ kín sự thinh lặng. Mắt của các Vị ấy đang mở ra đấy, thế nhưng miệng mồm của các Vị thì lại bị đóng chặt rồi. Tâm trí của các Vị được tự do, thế nhưng những giấc mơ của các Vị ấy hiện đang bị cấm đoán rồi. Các Vị có thể thờ phượng Thiên Chúa của các Vị, thế nhưng Thiên Chúa của các Vị đã bị cấm cản để không được vượt ra khỏi phạm vi của Giáo Hội, hay của Nhà Thờ. Và thậm chí mặc cho Thiên Chúa của các Vị chính là Thiên Chúa của cả trời lẫn đất, thế nhưng các Vị đã bị mắc kẹt trong một quốc gia mà các Vị cần phải hành xử giống như thể quân đội chính là chúa tể của cả quốc gia này vậy.
Các Giáo Phận ở Miến Điện
Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện đang rất cần đến sự giúp đỡ của tất cả mọi người chúng ta. Rất nhiều quốc gia đang mang hàng cứu trợ đến cho Miến Điện, thế nhưng chánh quyền quân sự thì lại đang suy nghĩ về sự an toàn của họ trước tiên. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa khi rất nhiều người Công Giáo Miến Điện thuộc vào trong số những người đang phải gánh nặng sự khổ đau, đói rét và việc mất nhà, mất cửa, vì ngay tại Tổng Giáo Phận Rangoon đã có tới 84,000 người tín hữu bị thiệt hại, và 72,000 người tín hữu khác tại Giáo Phận Pathein, vốn nằm trên đường tiến của cơn lốc Nargis. Cũng có rất nhiều nhà thờ và nhà nguyện đã bị phá hủy.
Giáo Hội tại Miến Điện đang khẩn thiết kêu gọi các tổ chức quốc tế khác nhau, để cùng phối hợp với những tổ chức đó để mang đến những sự trợ giúp và hổ trợ khẩn cấp cho những người Công Giáo. Ủy Ban Giải Tỏa Thiên Tai của Giáo Hội Công Giáo Miến Điện, dưới sự lãnh đạo của Tổng Giáo Phận Rangoon, đang làm việc để triển khai các chương trình cứu trợ cho khoảng gần 60,000 gia đình. Sự trợ giúp bao gồm: việc phân phối các khẩu phần ăn khô và nước uống trong vòng 1 tuần, giúp rửa sạch và lọc tinh trùng nơi các giếng nước; việc phân phối các dụng cụ nấu ăn cần thiết, việc phân phát áo quần, đèn cầy, nhiên liệu, và các vật dụng trú ẩn tạm thời khác; cùng thuốc men đến cho 8 vùng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Tôi hy vọng rằng Giáo Phận Charleston, SC sẽ giúp quê nhà của tôi trong lúc Miến Điện đang lâm vào cảnh mất mát và đau khổ lớn lao này.
Cách Gởi Tiền Cứu Trợ
Hãy liên lạc với Tổ Chức Cứu Tế Công Giáo (Catholic Relief Services) thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại số điện thoại miễn phí: 1-888-277-7575, hay vào trang Web của CRS tại www.crs.org, hay viết và gởi 1 tấm ngân phiếu (check) ở phần Trả Cho (Pay To) xin đề vào dòng chữ:
Vậy kính mong Quý Độc Giả cùng giúp sức cho những người dân vô tội Miến Điện nếu có thể!
Đôi dòng chia sẽ.... Phải nói rằng cứ nghe mãi giới truyền thông báo chí ngoại quốc gần đây đề cập rất nhiều đến tình hình ở Miến Điện và dẫu có chăm chú thật kỹ càng, tôi vẫn không thể nào hiểu thấu được tình hình khó khăn tại đất nước đó như thế nào, nhất là về hiện tình của Giáo Hội Công Giáo tại đó ra sao, mãi cho đến khi tôi tình cờ đọc một bài viết rất hay: cả về phong cách, lối tường thuật, và cách dùng từng câu-chữ tiếng Anh, rất thuyết phục, rất mạnh bạo và rất thông minh của Linh Mục Marcian Thet Kyaw qua bài viết có nhan đề "Miến Điện Bị Bỏ Quên" (The Forgetten Burma) được đăng ở hai trang giữa của tờ báo Công Giáo The Miscellany của Giáo Phận Charleston, SC ở trang 8 và 9 số ra ngày 15 tháng 5 năm 2008 vừa qua.
Cha Kyaw trước kia đã từng là Cha Phó của Giáo Xứ Prince of Peace ở thành phố Taylors, SC, nay được cử làm Cha Giám Quản tại Giáo Xứ Thánh Louis Church ở thành phố Dillin và Giáo Xứ Church of the Infant Jesus ở thành phố Marion, SC. Bài viết của Cha trình bày ra một hiện thực rất đau lòng của Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện, vốn phải chăng cũng là những gì đang xảy ra cho những người dân nghèo Việt Nam nói chung, và cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam nói riêng, tôi tự hỏi.... ?
Và sau đây là nội dung bài viết của Cha Kyaw:
Bản Đồ Nước Burma |
Tin tức đến từ Miến Điện thường không bao giờ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Hoa Kỳ. Thế nhưng vào Tháng 9/2007 vừa qua, Cuộc Cách Mạng Saffron đã báo động cho cả thế giới biết rằng hầu hết mọi người dân Miến Điện đều đang thiết tha để thay đổi chính phủ áp chế của họ bằng một chánh phủ biết tôn trọng dân chủ. Phải có sự can đảm mạnh mẽ lắm nên mọi người dân mới dám thực hiện những cuộc phản đối công khai trên các đường phố.
Đã 20 năm trôi qua kể từ khi cuộc nổi dậy của dân chúng chống lại chính quyền quân sự, và lần này họ biết rất rõ rằng một cuộc nổi dậy công khai như vậy sẽ gây nguy hiểm đến sự tự do và thậm chí cả luôn mạng sống của họ nữa. Thế nhưng - được lãnh đạo bởi các vị sư yêu chuộng hòa bình, hàng ngàn người đã đổ xuống đường để chứng tỏ cho thế giới thấy được rằng chính phủ hiện tại của Miến Điện chính là một trong những thứ chính phủ đàn áp người dân man rợ nhất trên cả thế giới.
Sau vài ngày tuần hành ôn hòa, mọi người dân và các vị sư đã gặp phải sự dã man, hung tợn và hỏa lực của các binh sĩ thuộc quân đội trung thành với vị tướng đang cầm quyền. Hàng ngàn người dân và các vị sư bị bắt bớ, và hàng trăm người khác đã phải bỏ mạng trên các đường phố.
Chính quyền đã quy tội những người biểu tình là đã phá hoại nền hòa bình và tài sản của quốc gia. Lần đầu tiên, nhiều người dân Hoa Kỳ mới thấy được tận mắt của họ - một sự bạo tàn đầy tính dã thú của lực lượng quân đội chính phủ và sự bất lực của những người dân vô tội Miến Điện. Rồi chính quyền ra lệnh đóng chặt mọi cửa ngõ giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng cách trục xuất các phóng viên ngoại quốc và cắt đứt mọi đường dây truyền thông liên lạc.
Trông có vẽ như một lần nữa, Miến Điện đã bị thế giới bỏ quên...
Những người cổ võ cho nền tự do dân chủ đã hoạt động hết sức tích cực để mang trường hợp của Miến Điện ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để chấm dứt chế độ độc tài trong suốt hơn 20 năm qua. Những người cổ võ mạnh mẽ nhất cho Miến Điện chính là Hoa Kỳ và Anh Quốc. Các vị đại sứ đại diện cho hai quốc gia trên tại Liên Hiệp Quốc đã liên tục lập đi lập lại trường hợp của Miến Điện, và đem nó trở thành một lịch trình để bàn thảo trong Hội Đồng Bảo An. Thế nhưng, khốn nạn thay, Trung Cộng và Ngà Sô - hai quốc gia mạnh mẽ ủng hộ cho chế độ độc tài ở Miến Điện - đã dùng quyền phủ quyết của họ để ngăn chặn mọi nổ lực của Anh Quốc và Hoa Kỳ nhằm mang lại sự tự do cho Miến Điện.
Nga Sô, Trung Cộng và các quốc gia ở Châu Á khác gồm luôn cả Thái Lan, đã và đang hưởng lợi từ mối quan hệ của họ với chính quyền quân sự tại Miến Điện. Chung quanh biên giới của Miến Điện chính là những kho lưu trữ phong phú các tài nguyên khoáng sản, kể cả nguồn dầu khí tự nhiên. Thật là lạ kỳ khi phải gẫm suy một điều là: trong khi giới quân sự đang hưởng lợi từ việc buôn bán nguồn dầu khí tự nhiên với các quốc gia láng giềng thì người dân lại sống trong bóng tối và sự nghèo khổ.
Cyclone Nargis |
Cuộc Trưng Cầu Dân Ý
Trong suốt 18 năm, các vị tướng lãnh đã làm việc với nhau để soạn thảo ra một Hiến Pháp nhằm ủng hộ cho chế độ cai trị bạo tàn của họ. Cuối cùng thì, nó cũng đã được công bố ra qua một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ra vào ngày 10 tháng 5 năm 2008 vừa qua, để phê chuẩn hiến pháp mới.
Là một công dân của đất nước Miến Điện, tôi biết rất rõ rằng mọi người dân đều không mấy tin tưởng gì cả vào tiến trình trưng cầu dân ý này. Họ biết rất rõ, từ kinh nghiệm thương đau của họ trong suốt hơn 20 năm qua rằng tiến trình bỏ phiếu, cho dẫu có thế nào đi chăng nữa, thì quân đội vẫn được chấp thuận và dành quyền cai trị người dân. Hiến pháp mới được dự định đem ra thi hành vào năm 2010 qua một cuộc tổng tuyển cử. Hiến pháp được soạn thảo ra bảo đảm 25% các ghế ngồi trong quốc hội là thuộc vào giới quân sự, và cho phép tổng thống trao quyền lãnh đạo cho quân đội trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ có vị tướng chỉ huy chính và những người của ông ta mới xử lý các vấn đề của quân đội và đưa ra các quyết định mà thôi. Nếu hiến pháp được chấp thuận, thì những người dân bình thường của Miến Điện sẽ không có tiếng nói nào cả trước những vấn đề quan trọng nơi đất nước của riêng họ.
Cơn Lốc Nargis
Thế rồi vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, cơn lốc Nargis tấn công đất nước Miến Điện. Những vùng châu thổ rộng lớn và một số thành phố, kể cả thủ đô Rangoon trước kia, đều bị ảnh hưởng rất nặng nề. Có ít nhất 47 thị trấn và rất nhiều làng mạc đã bị phá hủy. Vào lúc viết ra bài này, theo con số thống kê từ đài truyền hình của chính phủ quân sự Miến Điện, con số những người thiệt mạng đã lên tới 22,997 người, với 42,199 người mất tích, và hơn một triệu người trở thành vô gia cư.
Một viên chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Miến Điện cho biết rằng: con số những người thiệt mạng có thể lên tới 100,000 người, và ghi nhận rằng đã có hơn 1.5 triều người bị ảnh hưởng bởi cơn lốc, và rất nhiều người trong số đó đã bị bỏ đói và không nơi nương tựa. Trước những hậu quả sơ khởi của cơn lốc Nargis, các vị tướng lãnh đã không hề chứng tỏ ra lòng thương cảm gì cả của họ đối với những người dân của quốc gia mình, những người dân mà đáng lẽ ra họ phải tìm cách bảo vệ. Thay vào đó, chính quyền quân sự đã công bố rằng họ dự trù xúc tiến việc trưng cầu dân ý như đã định vào đúng ngày 10 tháng 5.
Những Người Dân Cùng Khốn của Miến Điện |
Đến lúc này thì chính phủ quân sự đã không còn thể nào có thể ngăn chặn được mối quan tâm và sự quan ngại của quốc tế được nữa. Vì sự tàn phá và những vụ mất mạng người quá cao buộc các giới chức của chính quyền quân sự phải cho phép đồ cứu trợ chảy vào Miến Điện. Lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền quân sự Miến Điện phải công khai nhìn nhận là họ cần có sự viện trợ trước những hệ quả do thiên tai gây ra. Thế nhưng, oái ăm thay, chính quyền quân sự chỉ muốn hàng viện trợ nước ngoài mà thôi, chứ họ không cần đến những nhân viên cứu trợ ngoại quốc, vốn trở nên một vấn đề hết sức gai góc giữa các cơ quan cứu trợ quốc tế và bản thân chính quyền quân sự. Chính quyền quân sự mới ngấm ngầm ra lệnh không được phép cấp chiếu khán nhập cảnh cho những nhân viên tình nguyện ngước ngoài, vốn đang tìm cách để vào đất nước này, và từ đó càng làm trì hoãn thêm những đồ cứu trợ mà hiện những người dân vô tội của họ đang rất cần đến.
Vào năm 2004, khi cơn sóng bão Tsunami tấn công vào vùng Đông Nam Á, thì chính quyền quân sự lại cố tình từ chối bất cứ tác hại nào của cơn sóng bão này lên đất nước Miến Điện. Ngược lại, sau cuộc Cách Mạng Saffron do những vị sư lãnh đạo, thì chính quyền quân sự mới nhận ra rằng họ đã không thể nào ngăn chặn được giới truyền thông đại chúng và mọi khả năng hiện có của mạng Internet, để từ đó dân chúng gởi các tin tức, hình ảnh, và những đoạn băng video đến cho cả thế giới. Trước sự nhận thức này, giới quân sự đã phải nhìn nhận ra thêm nhiều sự thật hơn nữa, thế nhưng họ vẫn chưa sẳn sàng cho phép những công dân tình nguyện nước ngoài tới những vùng bị thiên tai tấn công. Mặc dầu vậy, người dân hiện nay có thể nhìn thấy được những hình ảnh về những cái chết khủng khiếp của mọi người dân Miến Điện được cài đặt ngay trên các trang Web.
Hy vọng rằng, viện trợ quốc tế sẽ đến kịp với dân chúng - mặc cho sự kháng cự liên tiếp đến từ các vị lãnh đạo của quốc gia - không những ở Rangoon, mà còn đến được các làng mạc và vùng quê bị phá hại nặng nề - là nơi đang rất cần đến sự cứu trợ nhiều nhất.
Vắn Tắt về Lịch Sử của Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện
Cha Marcian Thet Kyaw |
Những sứ mạng truyền giáo thật sự đã được khởi đầu vào giữa thế kỷ 18 và 19 bởi các dòng tu - người những đã đến Miến Điện để rao truyền Đạo Công Giáo và việc giáo dục Công Giáo.
Vào năm 1966, các nhà truyền giáo ngoại quốc - những vị đã đến Miến Điện trước khi đất nước này được tuyên bố độc lập vào ngày 4 tháng 1 năm 1948, và những ai không phải quản lý các trường học thì được cho phép để ở lại. Còn những người khác thì được lệnh phải rời khỏi quốc gia này. Kể từ đó trở đi, những vị Linh Mục và các tu sĩ người bản xứ phải gánh lấy trách nhiệm trong Giáo Hội Công Giáo sơ khởi của Miến Điện. Vào lúc chuyển giao, Miến Điện có 2 Tổng Giáo Phận và 6 Giáo Phận phụ thuộc với khoảng 120 vị Linh Mục và 350,000 người tín hữu Công Giáo. Kể từ năm 1975, thêm nhiều vị Giám Mục địa phương được tấn phong và các hoạt động truyền giáo của Giáo Hội cũng từ đó mà khởi sắc lên.
Sau 50 năm dưới cấu trúc hiện tại thì Miến Điện hiện có 14 Giáo Phận, 15 vị Giám Mục, 677 Linh Mục, 333 Nam Tu Sĩ, và 1,958 Nữ Tu Sĩ hiện đang phục vụ không mõi mệt cho vườn nho của Thiên Chúa. Dân số Công Giáo hiện đã đến gần 860,000 tín hữu trong một đất nước có khoảng 52 triệu dân.
Giáo Hội Công Giáo Miến Điện Ngày Hôm Nay
Giáo Hội Công Giáo Miến Điện hiện đang phải gánh chịu sự đau khổ trong thinh lặng. Mặc dầu bạn không thể nào nhìn thấy được từ bên ngoài, thế nhưng bạn có thể cảm nghiệm được nổi khổ đau đó nếu như bạn biết đi vào bên trong tâm trí của mọi người tín hữu. Họ giống như phân nữa là các tượng đá, và phân nữa còn lại, lại chính là những con người. Giáo Hội có thể cảm nghiệm và nhìn thấy được sự đau khổ chịu đựng của dân chúng, và những vi phạm trắng trợn về mặt nhân quyền đến từ phía chính quyền quân sự, thế nhưng Giáo Hội lại không thể nói ra được.
Miến Điện giống như một quốc gia bị khép kín - một quốc gia mà nhiều tôn giáo bị cấm cửa khỏi các khách đến thăm viếng. Về bề mặt nổi thì không một du khách nào có thể nhìn thấy được sự trấn áp của chính phủ. Tất cả xuất hiện trông có vẽ bình yên, tự tại mãi cho đến lúc diễn ra những cuộc biểu tình vừa qua. Giờ đây thế giới mới nhìn thấy được cách mà những người dân phải sống trong sự sợ hãi cũng như sự giận dữ của họ về phía chánh quyền quân sự là như thế nào. Họ hy vọng có được sự tự do và đang đợi chờ những vị cứu thế. Các vị tướng lãnh ban ra các luật lệ để cấm mọi người dân phải thinh lặng. Những ai nói ra sự phẩn uất của họ về những người cai trị, về nền kinh tế, về công lý hay về nhân quyền đều bị tước đoạt đi sự tự do - vốn đã rất ít ỏi rồi - mà họ hiện đang có. Thông thường thì những hành động gan dạ như vậy sẽ là kết quả của rất nhiều năm ngồi tù gở lịch.
Làm Thế Nào Mà Giáo Hội Công Giáo tại Miến Điện Sống Còn?
Mọi người được tự do thờ phượng với một điều kiện: không chính trị và không có chỉ trích gì cả đến chính quyền quân sự. Các vị lãnh đạo Giáo Hội không được phép nói về công lý hay nhân quyền. Chiến lược để cầm quyền của chính quyền quân sự ở Miến Điện chính là tìm cách chia rẽ dân chúng, hòng từ đó làm suy yếu đi lòng quyết tâm của họ. Các nhà lãnh đạo e sợ rằng tôn giáo sẽ đoàn kết mọi người lại, để hòng từ đó đẩy mạnh ra các phong trào cách mạng.
Sự thiên vị của chính quyền quân sự Miến Điện thường được dành cho các nhà tu Phật Giáo - những người chiếm đa số. Trong quá khứ, chính quyền quân sự đã dùng họ như là những con cờ chánh trị để thắng được lòng trí của mọi người dân. Đạo Kitô Giáo và Đạo Hồi được chính phủ giới hạn và kiềm chế để bảo tồn sự chiếm lãnh đa số của Phật Giáo.
Thế nhưng, chính quyền quân sự đã lộ ra rõ bộ mặt thực của nó trong suốt cuộc Cách Mạng Saffron khi chính các nhà tu lại đứng về phía của dân chúng, để đòi hỏi chính quyền quân sự phải từ bỏ tất cả mọi quyền hành. Các nhà tu sau đó đã trở thành những mục tiêu tấn công và trả thù đầu tiên của chính quyền.
Thật không thể nào có thể tin được - đối với các nhà sư hết sức sùng đạo rằng - những vị sư sãi thân yêu nhất của họ, giờ đây đã bị chính quyền đối xử như là những tên tội phạm, đã bị bắt bớ, bị đánh đập, và thậm chí bị giết chết đi. Kết quả đó chính là thậm chí ngay cả với những người dân bình thường nhất - những người cảm thấy bị loại trừ hay chẳng mấy tha thiết gì cho lắm đến cuộc cách mạng - nay cũng đã phải cảm nghiệm được một niềm say mê mới về việc phải đeo đuổi một nền dân chủ cho đất nước của riêng họ.
Ngày nay, các vị tu sĩ Phật Giáo đã không còn tự do để đi đâu được nữa. Chính quyền dự tính đặt những vị sư mà họ đã đầu độc và huấn luyện - hòng đảm nhận các chức vụ điều hành chính nơi các tu viện của Phật Giáo trên khắp cả nước, để từ đó trở thành những tay sai đắc lực cho chính quyền. Chính quyền đã đưa ra một quan điểm rất rõ ràng rằng: họ sẽ tiêu hủy tất cả mọi thứ theo cách của họ, mặc cho những người đó là ai, hay đại diện cho bất kỳ điều gì. Người dân Miến Điện sợ rằng Đạo Phật tại Miến Điện rồi sẽ khô cạn dần khi phải diện đối với sự bức hại về mặt tôn giáo từ thể chế độc tài này.
Trong tình hình như vậy, chẳng có gì là khó hiểu khi Giáo Hội và các vị Giám Mục Miến Điện vẫn giữ kín sự thinh lặng. Mắt của các Vị ấy đang mở ra đấy, thế nhưng miệng mồm của các Vị thì lại bị đóng chặt rồi. Tâm trí của các Vị được tự do, thế nhưng những giấc mơ của các Vị ấy hiện đang bị cấm đoán rồi. Các Vị có thể thờ phượng Thiên Chúa của các Vị, thế nhưng Thiên Chúa của các Vị đã bị cấm cản để không được vượt ra khỏi phạm vi của Giáo Hội, hay của Nhà Thờ. Và thậm chí mặc cho Thiên Chúa của các Vị chính là Thiên Chúa của cả trời lẫn đất, thế nhưng các Vị đã bị mắc kẹt trong một quốc gia mà các Vị cần phải hành xử giống như thể quân đội chính là chúa tể của cả quốc gia này vậy.
Các Giáo Phận ở Miến Điện
Giáo Hội tại Miến Điện đang khẩn thiết kêu gọi các tổ chức quốc tế khác nhau, để cùng phối hợp với những tổ chức đó để mang đến những sự trợ giúp và hổ trợ khẩn cấp cho những người Công Giáo. Ủy Ban Giải Tỏa Thiên Tai của Giáo Hội Công Giáo Miến Điện, dưới sự lãnh đạo của Tổng Giáo Phận Rangoon, đang làm việc để triển khai các chương trình cứu trợ cho khoảng gần 60,000 gia đình. Sự trợ giúp bao gồm: việc phân phối các khẩu phần ăn khô và nước uống trong vòng 1 tuần, giúp rửa sạch và lọc tinh trùng nơi các giếng nước; việc phân phối các dụng cụ nấu ăn cần thiết, việc phân phát áo quần, đèn cầy, nhiên liệu, và các vật dụng trú ẩn tạm thời khác; cùng thuốc men đến cho 8 vùng bị thiệt hại nặng nề nhất.
Tôi hy vọng rằng Giáo Phận Charleston, SC sẽ giúp quê nhà của tôi trong lúc Miến Điện đang lâm vào cảnh mất mát và đau khổ lớn lao này.
Cách Gởi Tiền Cứu Trợ
Hãy liên lạc với Tổ Chức Cứu Tế Công Giáo (Catholic Relief Services) thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại số điện thoại miễn phí: 1-888-277-7575, hay vào trang Web của CRS tại www.crs.org, hay viết và gởi 1 tấm ngân phiếu (check) ở phần Trả Cho (Pay To) xin đề vào dòng chữ:
"Southeast Asia Natural Disaster" và gởi về cho CRS tại địa chỉ:
Catholic Relief Services
P.O.Box 17090
Baltimore, MD 21203
Vậy kính mong Quý Độc Giả cùng giúp sức cho những người dân vô tội Miến Điện nếu có thể!
Tài liệu hướng dẫn để “đối thoại với các tôn giáo”
Phụng Nghi
10:16 06/06/2008
Vatican (Zenit) – Đã đến lúc cần có một bản hướng dẫn để giúp người Công giáo tham gia vào công tác đối thoại với các tôn giáo khác, đó là lời của vị Hồng y chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo.
Đức hồng y Jean Louis Tauran tuyên bố những kế hoạch soạn thảo bản hướng dẫn mới hôm thứ Tư vừa qua lúc khai mạc phiên họp khoáng đại của Hội đồng. Buổi họp này sẽ chấm dứt vào thứ Bẩy với cuộc triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI.
Ngài cho biết phiên họp khoáng đại thứ 10 của Hội đồng có chủ đề “Đối thoại trong Chân lý và Bác ái” sẽ đặt trọng tâm vào việc “thảo luận chi tiết các hướng dẫn cho cuộc đối thoại liên tôn giáo.”
“Sau nhiều năm dao động theo những cơ hội, đã đến lúc phải đưa ra một tài liệu hướng dẫn cho các mục tử và tín hữu.”
Đức hồng y Tauran nói rằng bản hướng dẫn sẽ được linh hứng từ Mười Điều Răn, đó là “bản văn phạm phổ quát mà mọi tín hữu có thể sử dụng để liên hệ với Thiên Chúa và với đồng loại.”
Ngài cho biết điều cấp bách và cần thiết là sửa soạn cho người giáo dân “hiểu rằng mọi người có tín ngưỡng đều có chung một di sản: đó là đức tin vào một Thượng Đế duy nhất, sự thánh thiêng của cuộc sống, nhu cầu cần có tình huynh đệ, và cảm nghiệm của lời cầu nguyện, tức là ngôn ngữ của tôn giáo.”
“Chúng tôi sẽ suy xét đến nhiều thách đố liên quan đến chân lý về con người, về thế giới và về Thiên Chúa. Liên quan đến vấn đề đối thoại liên tôn giáo, chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào chân lý về Thiên Chúa, Đấng dựng nên chúng ta và mọi sự phải quy hướng về Người, và là Đấng duy nhất làm cho cuộc đời chúng ta và cho lịch sử nhân loại có ý nghĩa dứt khoát.”
Đức Giêsu đã tỏ bầy chân lý về Thiên Chúa và về con người, và đó là Tin Mừng cho chúng ta. Chúng ta không thể đặt Tin Mừng đó đưới đáy thùng. Cuộc sống Kitô hữu của chúng ta phải tỏa sáng cả căn nhà.”
Ngài nói thêm: Tuy nhiên, điều cần thiết là phải “chuẩn bị cho người tín hữu biết chia sẻ niềm xác tín tâm linh đồng thời ghi nhớ niềm tin của người khác.”
Đức hồng y Jean Louis Tauran tuyên bố những kế hoạch soạn thảo bản hướng dẫn mới hôm thứ Tư vừa qua lúc khai mạc phiên họp khoáng đại của Hội đồng. Buổi họp này sẽ chấm dứt vào thứ Bẩy với cuộc triều yết Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI.
Ngài cho biết phiên họp khoáng đại thứ 10 của Hội đồng có chủ đề “Đối thoại trong Chân lý và Bác ái” sẽ đặt trọng tâm vào việc “thảo luận chi tiết các hướng dẫn cho cuộc đối thoại liên tôn giáo.”
“Sau nhiều năm dao động theo những cơ hội, đã đến lúc phải đưa ra một tài liệu hướng dẫn cho các mục tử và tín hữu.”
Đức hồng y Tauran nói rằng bản hướng dẫn sẽ được linh hứng từ Mười Điều Răn, đó là “bản văn phạm phổ quát mà mọi tín hữu có thể sử dụng để liên hệ với Thiên Chúa và với đồng loại.”
Ngài cho biết điều cấp bách và cần thiết là sửa soạn cho người giáo dân “hiểu rằng mọi người có tín ngưỡng đều có chung một di sản: đó là đức tin vào một Thượng Đế duy nhất, sự thánh thiêng của cuộc sống, nhu cầu cần có tình huynh đệ, và cảm nghiệm của lời cầu nguyện, tức là ngôn ngữ của tôn giáo.”
“Chúng tôi sẽ suy xét đến nhiều thách đố liên quan đến chân lý về con người, về thế giới và về Thiên Chúa. Liên quan đến vấn đề đối thoại liên tôn giáo, chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào chân lý về Thiên Chúa, Đấng dựng nên chúng ta và mọi sự phải quy hướng về Người, và là Đấng duy nhất làm cho cuộc đời chúng ta và cho lịch sử nhân loại có ý nghĩa dứt khoát.”
Đức Giêsu đã tỏ bầy chân lý về Thiên Chúa và về con người, và đó là Tin Mừng cho chúng ta. Chúng ta không thể đặt Tin Mừng đó đưới đáy thùng. Cuộc sống Kitô hữu của chúng ta phải tỏa sáng cả căn nhà.”
Ngài nói thêm: Tuy nhiên, điều cần thiết là phải “chuẩn bị cho người tín hữu biết chia sẻ niềm xác tín tâm linh đồng thời ghi nhớ niềm tin của người khác.”
Đức Thánh Cha tiếp kiến các giám mục Malaysia, Singapore và Brunei
LM Trần Đức Anh, OP
12:47 06/06/2008
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM Malaysia, Singapore và Brunei, tiếp tục rao giảng Tin Mừng mặc dù tại nhiều miền, Giáo Hội không được hưởng tự do tôn giáo đồng đều.
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến các GM thuộc 9 giáo phận tại Malaysia, Đức TGM giáo phận Singapore và Đức GM tại tiểu vương quốc Hồi giáo Brunei, nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nhắc đến gương thánh Phaolô Tông đồ và năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của Thánh Nhân sắp bắt đầu và nói rằng: ”Việc tông đồ theo tinh thần thánh Phaolô đòi phải dấn dân đối thoại tôn giáo, và tôi khuyến khích anh em chu toàn công tác quan trọng này, tìm kiếm mọi khả thể được mở ra trước mặt anh em. Tôi nhận thấy rằng không phải mọi lãnh thổ mà anh em đại diện đều có cùng mức độ tự do tôn giáo như nhau, và ví dụ, nhiều người trong anh em gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thăng tiến việc giảng dạy môn tôn giáo tại trường học. Anh em đừng nản chí, nhưng hãy tiếp tục rao giảng với đầy xác tín ”sự phong phú khôn lường của Chúa Kitô” (Eph 3,8), để tất cả được nghe biết tình thương của Thiên Chúa được biểu lộ trong Chúa Giêsu”.
ĐTC khuyến khích các GM Malaysia, Singapore và Brunei đối thoại với các tín hữu Hồi giáo, Phật Giáo, Ấn giáo và tín đồ các tôn giáo khác về luật luân lý tự nhiên được ghi khắc trong tâm hồn mỗi người. Ngài nhắc nhở các GM quan tâm nâng đỡ các linh mục thuộc quyền, thúc giục họ khơi dậy hồng ân của Chúa đã lãnh nhận qua việc đặt tay (2 Tim, 1,6).
Sau cùng, ĐTC kêu gọi các GM tăng cường việc đào tạo giáo dân, để đối phó với tình trạng thiếu linh mục tại nhiều miền.
Trong lời chào ĐTC tại buổi tiếp kiến, Đức Cha Nicholas Xavier Pakiam Murphy, TGM giáo phận thủ đô Kuala Lumpur, Chủ tịch HĐGM Malaysia, Singapore và Brunei, nhắc đến hai thông điệp của ĐTC: Deus Caritas est, Thiên Chúa là Tình Thương, và Spe Salvi Chúng ta được cứu thoát nhờ hy vọng, và nói rằng: ”Sự kiện ĐTC nhắc đến 3 tấm gương Kitô của Á châu và Phi châu làm chúng con rất hài lòng, đó là gương ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đáng kính nhớm và thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh Tử đạo người Việt Nam, và thánh nữ Josephine Bakhita. Cách thức ĐTC nêu vấn đề và giải thích chứng tỏ kinh nghiệm của ngài là một nhà giáo lành nghề và khôn ngoan. Chúng con cũng rất quí chuộg các bài trình bày của ĐTC về các thánh giáo phụ trong các bài giáo lý ngày thứ tư hằng tuần.
Malaysia rộng bằng Việt Nam với gần 330 ngàn cây số vuông với hơn 25 triệu dân, trong số này 60% theo Hồi giáo, 20% theo Phật giáo, 9% theo Công Giáo và Tin Lành, 5% theo Ấn giáo. Singapore chỉ rộng 650 cây số vuông, với 4 triệu 600 ngàn dân, trong đó có 42% theo Phật giáo, 15% theo Hồi giáo và 4% là Công Giáo. Vương quốc Brunei rộng 5.700 cây số vuông với hơn 380 ngàn dân, trong đó 67% theo Hồi giáo, 13% theo Phật giáo và 10% thuộc các hệ phái Kitô giáo (SD 6-6-2008)
Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến các GM thuộc 9 giáo phận tại Malaysia, Đức TGM giáo phận Singapore và Đức GM tại tiểu vương quốc Hồi giáo Brunei, nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nhắc đến gương thánh Phaolô Tông đồ và năm kỷ niệm 2 ngàn năm sinh nhật của Thánh Nhân sắp bắt đầu và nói rằng: ”Việc tông đồ theo tinh thần thánh Phaolô đòi phải dấn dân đối thoại tôn giáo, và tôi khuyến khích anh em chu toàn công tác quan trọng này, tìm kiếm mọi khả thể được mở ra trước mặt anh em. Tôi nhận thấy rằng không phải mọi lãnh thổ mà anh em đại diện đều có cùng mức độ tự do tôn giáo như nhau, và ví dụ, nhiều người trong anh em gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc thăng tiến việc giảng dạy môn tôn giáo tại trường học. Anh em đừng nản chí, nhưng hãy tiếp tục rao giảng với đầy xác tín ”sự phong phú khôn lường của Chúa Kitô” (Eph 3,8), để tất cả được nghe biết tình thương của Thiên Chúa được biểu lộ trong Chúa Giêsu”.
ĐTC khuyến khích các GM Malaysia, Singapore và Brunei đối thoại với các tín hữu Hồi giáo, Phật Giáo, Ấn giáo và tín đồ các tôn giáo khác về luật luân lý tự nhiên được ghi khắc trong tâm hồn mỗi người. Ngài nhắc nhở các GM quan tâm nâng đỡ các linh mục thuộc quyền, thúc giục họ khơi dậy hồng ân của Chúa đã lãnh nhận qua việc đặt tay (2 Tim, 1,6).
Sau cùng, ĐTC kêu gọi các GM tăng cường việc đào tạo giáo dân, để đối phó với tình trạng thiếu linh mục tại nhiều miền.
Trong lời chào ĐTC tại buổi tiếp kiến, Đức Cha Nicholas Xavier Pakiam Murphy, TGM giáo phận thủ đô Kuala Lumpur, Chủ tịch HĐGM Malaysia, Singapore và Brunei, nhắc đến hai thông điệp của ĐTC: Deus Caritas est, Thiên Chúa là Tình Thương, và Spe Salvi Chúng ta được cứu thoát nhờ hy vọng, và nói rằng: ”Sự kiện ĐTC nhắc đến 3 tấm gương Kitô của Á châu và Phi châu làm chúng con rất hài lòng, đó là gương ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận đáng kính nhớm và thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh Tử đạo người Việt Nam, và thánh nữ Josephine Bakhita. Cách thức ĐTC nêu vấn đề và giải thích chứng tỏ kinh nghiệm của ngài là một nhà giáo lành nghề và khôn ngoan. Chúng con cũng rất quí chuộg các bài trình bày của ĐTC về các thánh giáo phụ trong các bài giáo lý ngày thứ tư hằng tuần.
Malaysia rộng bằng Việt Nam với gần 330 ngàn cây số vuông với hơn 25 triệu dân, trong số này 60% theo Hồi giáo, 20% theo Phật giáo, 9% theo Công Giáo và Tin Lành, 5% theo Ấn giáo. Singapore chỉ rộng 650 cây số vuông, với 4 triệu 600 ngàn dân, trong đó có 42% theo Phật giáo, 15% theo Hồi giáo và 4% là Công Giáo. Vương quốc Brunei rộng 5.700 cây số vuông với hơn 380 ngàn dân, trong đó 67% theo Hồi giáo, 13% theo Phật giáo và 10% thuộc các hệ phái Kitô giáo (SD 6-6-2008)
Kitô giáo và sự hiểu biết về Linh đạo Á Đông
Phaolô Phạm Xuân Khôi
23:07 06/06/2008
KITÔ GIÁO VÀ SỰ HIỂU BIẾT VỀ LINH ĐẠO Á ĐÔNG
VATICAN, ngày 6 tháng 6, năm 2008 (VIS) – Hôm nay tại Vatican, ĐTC tiếp kiến các giám mục của Hội Đồng Giám Mục Mãlai, Singapore va Brunei, vừa hoàn tất cuộc viếng thăm “ad limina” của các ngài.
Trong lời nhắn nhủ các ngài bằng Tiếng Anh, ĐTC đã nói rằng cuộc thăm viếng Rôma của các ngài trùng hợp với những chuẩn bị cho Năm Thánh Phaolô, và ĐTC mời gọi các ngài hãy theo gương Thánh Tông Đồ, “làm vị thầy xuất xắc và nhân chứng can đãm của Tin Mừng.”
ĐTC cách dẫn chứng Tông Huấn “Ecclesia Asia” rằng, “Đức tin vào Chúa Giêsu của Hội Thánh là một món quà nhận được và một món quà được chia sẻ; là món quà cao quý nhất mà Hội Thánh có thể tặng cho Á Châu.” ĐTC nói tiếp: “Dân Á Châu đã sung sướng bày tỏ một sự khao khát Thiên Chúa thiết tha. Qua việc truyền lại cho họ sứ điệp mà quý huynh cũng đã nhận được, quý huynh đang gieo những hạt giống truyền giáo trên một thửa đất mầu mỡ.”
Ngài nói thêm: “Tuy nhiên nếu muốn cho đức tin được phát triển, nó cần phải đâm rễ sâu trên đất Á Châu, nếu không người ta sẽ coi nó như một thứ đồ nhập cảng từ ngoại quốc, xa lạ với văn hóa và truyền thống của dân tộc quý huynh. Nhớ đến cách Thánh Phaolô đã giảng Tin Mừng cho người Athen, quý huynh cũng được mời gọi để trình bày đức tin Kitô giáo bằng những cách nào đó phù hợp với ‘sự hiểu biết về tâm linh và sự khôn ngoan về luân lý bẩm sinh của linh hồn Á Châu’, để dân chúng đón chào nó và làm cho nó thành đức tin riêng của mình.”
ĐTC tiếp tục bài nói chuyện với các giám mục: “Đặc biệt là quý huynh cần phải chắc chắn rằng họ không lẫn lộn trong tâm trí Tin Mừng Kitô giáo với những nguyên tắc thế tục liên quan đến thời Khai Minh. Ngược lại, bằng cách ‘nói lên chân lý trong đức ái’ quý huynh có thể giúp các đồng bào của quý huynh phân biệt được lúa của Tin Mừng khỏi rơm của thuyết duy vật và tương đối. Quý huynh có thể giúp đỡ họ trả lời cho những thách đố cấp thời mà việc Khai Minh đặt ra, dù quyen biết với Kitô giáo Tây Âu cả hai thế kỷ, nhưng chỉ bây giờ mới bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể trên những vùng này của thế giới. Trong lúc việc chống lại ‘chính sách độc tài của lý luận thực chứng’, là lý luận đang tìm cách gạt Thiên Chúa ra ngoài những cuộc đàm luận công cộng, chúng ta phải đón chào ‘những cuộc chinh phục thật sự của thời Khai Minh’ - đặc biệt là việc nhấn mạnh đến nhân quyền và tự do theo và thực thi tôn giáo.”
ĐTC Bênêđictô nói: “Việc tông đồ trong năm Thánh Phaolô đòi hỏi một quyết tâm đối thoại liên tôn, và tôi khuyến khích quý huynh tiếp tục công việc quan trọng này, bằng cách dò mọi đường lối mà quý huynh có thể có được. Tôi ý thức rằng không phải tất cả mọi lãnh thổ mà quý huynh đại diện cung cấp cho quý huynh cùng một mức độ tự do tôn giáo, và nhiều người trong quý huynh, chẳng hạn, đang gặp phải những khó khăn nghiêm trọng trong việc quảng bá những giáo huấn Kitô giáo ở trường học.”
“Trong phạm vi đối thoại cởi mở và chân thành với Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, và những người theo các tôn giáo có mặt ở các quốc gia của quý huynh, quý huynh giúp đồng bào của quý huynh nhận ra và giữ lề luật ‘được viết trong tim họ’ bằng chân lý của Mừng được trình bày cách rõ ràng.
ĐTC kết luận: “Bằng cách này, giáo huấn của quý huynh có thể lan rộng đến một sồ lớn thính giả và giúp vào việc quảng bá một cái nhìn hợp nhất về công ích. Đến lượt công ích sẽ giúp phát huy tự do tôn giáo và sự hợp tác chặt chẽ hơn về xã hội giữa những phần tử của những nhóm dân khác nhau, là điều chỉ có thể đưa đến hòa bình và thịnh vượng cho toàn thể cộng đồng.”
VATICAN, ngày 6 tháng 6, năm 2008 (VIS) – Hôm nay tại Vatican, ĐTC tiếp kiến các giám mục của Hội Đồng Giám Mục Mãlai, Singapore va Brunei, vừa hoàn tất cuộc viếng thăm “ad limina” của các ngài.
Trong lời nhắn nhủ các ngài bằng Tiếng Anh, ĐTC đã nói rằng cuộc thăm viếng Rôma của các ngài trùng hợp với những chuẩn bị cho Năm Thánh Phaolô, và ĐTC mời gọi các ngài hãy theo gương Thánh Tông Đồ, “làm vị thầy xuất xắc và nhân chứng can đãm của Tin Mừng.”
ĐTC cách dẫn chứng Tông Huấn “Ecclesia Asia” rằng, “Đức tin vào Chúa Giêsu của Hội Thánh là một món quà nhận được và một món quà được chia sẻ; là món quà cao quý nhất mà Hội Thánh có thể tặng cho Á Châu.” ĐTC nói tiếp: “Dân Á Châu đã sung sướng bày tỏ một sự khao khát Thiên Chúa thiết tha. Qua việc truyền lại cho họ sứ điệp mà quý huynh cũng đã nhận được, quý huynh đang gieo những hạt giống truyền giáo trên một thửa đất mầu mỡ.”
Ngài nói thêm: “Tuy nhiên nếu muốn cho đức tin được phát triển, nó cần phải đâm rễ sâu trên đất Á Châu, nếu không người ta sẽ coi nó như một thứ đồ nhập cảng từ ngoại quốc, xa lạ với văn hóa và truyền thống của dân tộc quý huynh. Nhớ đến cách Thánh Phaolô đã giảng Tin Mừng cho người Athen, quý huynh cũng được mời gọi để trình bày đức tin Kitô giáo bằng những cách nào đó phù hợp với ‘sự hiểu biết về tâm linh và sự khôn ngoan về luân lý bẩm sinh của linh hồn Á Châu’, để dân chúng đón chào nó và làm cho nó thành đức tin riêng của mình.”
ĐTC tiếp tục bài nói chuyện với các giám mục: “Đặc biệt là quý huynh cần phải chắc chắn rằng họ không lẫn lộn trong tâm trí Tin Mừng Kitô giáo với những nguyên tắc thế tục liên quan đến thời Khai Minh. Ngược lại, bằng cách ‘nói lên chân lý trong đức ái’ quý huynh có thể giúp các đồng bào của quý huynh phân biệt được lúa của Tin Mừng khỏi rơm của thuyết duy vật và tương đối. Quý huynh có thể giúp đỡ họ trả lời cho những thách đố cấp thời mà việc Khai Minh đặt ra, dù quyen biết với Kitô giáo Tây Âu cả hai thế kỷ, nhưng chỉ bây giờ mới bắt đầu có ảnh hưởng đáng kể trên những vùng này của thế giới. Trong lúc việc chống lại ‘chính sách độc tài của lý luận thực chứng’, là lý luận đang tìm cách gạt Thiên Chúa ra ngoài những cuộc đàm luận công cộng, chúng ta phải đón chào ‘những cuộc chinh phục thật sự của thời Khai Minh’ - đặc biệt là việc nhấn mạnh đến nhân quyền và tự do theo và thực thi tôn giáo.”
ĐTC Bênêđictô nói: “Việc tông đồ trong năm Thánh Phaolô đòi hỏi một quyết tâm đối thoại liên tôn, và tôi khuyến khích quý huynh tiếp tục công việc quan trọng này, bằng cách dò mọi đường lối mà quý huynh có thể có được. Tôi ý thức rằng không phải tất cả mọi lãnh thổ mà quý huynh đại diện cung cấp cho quý huynh cùng một mức độ tự do tôn giáo, và nhiều người trong quý huynh, chẳng hạn, đang gặp phải những khó khăn nghiêm trọng trong việc quảng bá những giáo huấn Kitô giáo ở trường học.”
“Trong phạm vi đối thoại cởi mở và chân thành với Hồi Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, và những người theo các tôn giáo có mặt ở các quốc gia của quý huynh, quý huynh giúp đồng bào của quý huynh nhận ra và giữ lề luật ‘được viết trong tim họ’ bằng chân lý của Mừng được trình bày cách rõ ràng.
ĐTC kết luận: “Bằng cách này, giáo huấn của quý huynh có thể lan rộng đến một sồ lớn thính giả và giúp vào việc quảng bá một cái nhìn hợp nhất về công ích. Đến lượt công ích sẽ giúp phát huy tự do tôn giáo và sự hợp tác chặt chẽ hơn về xã hội giữa những phần tử của những nhóm dân khác nhau, là điều chỉ có thể đưa đến hòa bình và thịnh vượng cho toàn thể cộng đồng.”
Vatican công bố Mười Điều Răn về môi trường
Phụng Nghi
11:37 06/06/2008
Vatican (Zenit) – Để bày tỏ sự ủng hộ Ngày Thế giới về Môi Trường do Liên hiệp quốc bảo trợ, Tòa thánh Vatican đã phổ biến Mười Điều Răn về môi trường, được linh hứng từ sự sáng tạo vũ trụ theo nhãn quan Kitô giáo.
Đức Giám mục Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã trình bày 10 điểm này vào ngày khai mạc lễ hội đầu tiên về môi trường của thành phố Milan, bắt đầu hôm thứ Tư vừa qua.
Hôm nay, Ngài cho Đài Phát thanh Vatican biết rằng tài liệu này là một nỗ lực nhằm “giải thích bằng 10 điểm những khía cạnh quan trọng nhất nơi chương sách về môi trường trong Bản Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội.”
Ngài nói thêm rằng đó là một nỗ lực để soi sáng cho các cộng đồng, các nhóm và các phong trào Kitô giáo “huấn quyền về xã hội rất phong phú của Giáo hội liên quan đến vấn nạn đặc biệt về môi trường, về bảo vệ môi trường.”
Giám mục Crepaldi bày tỏ sự khen ngợi của ngài đối với sáng kiến của LHQ khi thiết lập ngày thế giới về môi trường, tuy nhiên ngài bình luận rằng chủ đề năm nay – “Hướng về một Nền Kinh tế Ít Carbon (Toward a Low Carbon Economy) – cũng nên xem xét đến các biến đổi khác nữa, về mối liên hệ giữa thế giới giàu có và thế giới nghèo.
“Mục tiêu và viễn ảnh phác họa ra do huấn quyền về xã hội của Giáo hội, được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI xác nhận nhiều lần, là về một nền kinh tế công bằng và liên kết. Giảm tỷ lệ carbon là điều tốt, nhưng cũng cần bàn thêm đến những vấn đề khác.”
Xem xét thực tế
Liên quan đến cuộc tham luận về xử dụng các năng lượng thay thế, ngài khuyến khích phát triển nguồn năng lượng này. “Tuy nhiên, người ta phải thực tế, vì ở thời điểm này không thể duy trì các hệ thống kinh tế hiện có chỉ duy nhất dựa vào các năng lượng thay thế.”
Ngài nói rằng phải có một giải đáp cho vấn đề “nghèo túng và chậm phát triển của biết bao nhiêu khu vực trên trái đất, và khi chúng ta nói đến chậm phát triển là chúng ta nói đến hàng triệu hàng triệu người nghèo, những người không có gì cả.”
Về ý chí của cộng đồng quốc tế muốn giảm lượng carbon thải ra nhằm chống lại việc hâm nóng toàn cầu, giám mục Crepaldi nói rằng đó là một vấn đề “rất phức tạp và gây tranh cãi” cần phải có sự “cam kết rộng lớn ở cấp bậc khoa học” để xác minh các giới hạn của vấn đề này, trong nỗ lực thẩm định các hiệu quả về lâu về dài.”
Ngài ghi nhận phải có nhu cầu cam kết rộng lớn “từ quan điểm chính trị, bởi vì những chính sách do các chính phủ thực hiện để kiểm soát cái gọi là tăng nhiệt toàn cầu là những chính sách khó mà duy trì được xét theo quan điểm kinh tế; chúng tốn phí quá. Các nhà khoa học cũng như các chính trị gia, dĩ nhiên còn có sự tham gia của xã hội dân sự nữa, phải tiếp tục làm việc trong lãnh vực này.”
Về năng lượng hạch nhân, giám mục Crepaldi minh xác rằng Giáo hội “kết án việc xử dụng nó trong lãnh vực quân sự” nhưng “không phản đối khi xử dụng trong lãnh vực dân sự.”
“Rõ rệt là chúng ta đang đối diện với một vấn đề hết sức tế nhị, bởi vì trong trường hợp này chúng ta gặp khó khăn về văn hóa và chính trị khi người ta tuyên bố rằng năng lượng hạch nhân sẽ được dùng cho nhu cầu dân sự, nhưng trong thực tế, một số người đang hoạch định xử dụng cho các mục tiêu quân sự.”
Đức Giám mục Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đã trình bày 10 điểm này vào ngày khai mạc lễ hội đầu tiên về môi trường của thành phố Milan, bắt đầu hôm thứ Tư vừa qua.
Hôm nay, Ngài cho Đài Phát thanh Vatican biết rằng tài liệu này là một nỗ lực nhằm “giải thích bằng 10 điểm những khía cạnh quan trọng nhất nơi chương sách về môi trường trong Bản Toát yếu Học thuyết Xã hội của Giáo hội.”
Ngài nói thêm rằng đó là một nỗ lực để soi sáng cho các cộng đồng, các nhóm và các phong trào Kitô giáo “huấn quyền về xã hội rất phong phú của Giáo hội liên quan đến vấn nạn đặc biệt về môi trường, về bảo vệ môi trường.”
Giám mục Crepaldi bày tỏ sự khen ngợi của ngài đối với sáng kiến của LHQ khi thiết lập ngày thế giới về môi trường, tuy nhiên ngài bình luận rằng chủ đề năm nay – “Hướng về một Nền Kinh tế Ít Carbon (Toward a Low Carbon Economy) – cũng nên xem xét đến các biến đổi khác nữa, về mối liên hệ giữa thế giới giàu có và thế giới nghèo.
“Mục tiêu và viễn ảnh phác họa ra do huấn quyền về xã hội của Giáo hội, được Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI xác nhận nhiều lần, là về một nền kinh tế công bằng và liên kết. Giảm tỷ lệ carbon là điều tốt, nhưng cũng cần bàn thêm đến những vấn đề khác.”
Xem xét thực tế
Liên quan đến cuộc tham luận về xử dụng các năng lượng thay thế, ngài khuyến khích phát triển nguồn năng lượng này. “Tuy nhiên, người ta phải thực tế, vì ở thời điểm này không thể duy trì các hệ thống kinh tế hiện có chỉ duy nhất dựa vào các năng lượng thay thế.”
Ngài nói rằng phải có một giải đáp cho vấn đề “nghèo túng và chậm phát triển của biết bao nhiêu khu vực trên trái đất, và khi chúng ta nói đến chậm phát triển là chúng ta nói đến hàng triệu hàng triệu người nghèo, những người không có gì cả.”
Về ý chí của cộng đồng quốc tế muốn giảm lượng carbon thải ra nhằm chống lại việc hâm nóng toàn cầu, giám mục Crepaldi nói rằng đó là một vấn đề “rất phức tạp và gây tranh cãi” cần phải có sự “cam kết rộng lớn ở cấp bậc khoa học” để xác minh các giới hạn của vấn đề này, trong nỗ lực thẩm định các hiệu quả về lâu về dài.”
Ngài ghi nhận phải có nhu cầu cam kết rộng lớn “từ quan điểm chính trị, bởi vì những chính sách do các chính phủ thực hiện để kiểm soát cái gọi là tăng nhiệt toàn cầu là những chính sách khó mà duy trì được xét theo quan điểm kinh tế; chúng tốn phí quá. Các nhà khoa học cũng như các chính trị gia, dĩ nhiên còn có sự tham gia của xã hội dân sự nữa, phải tiếp tục làm việc trong lãnh vực này.”
Về năng lượng hạch nhân, giám mục Crepaldi minh xác rằng Giáo hội “kết án việc xử dụng nó trong lãnh vực quân sự” nhưng “không phản đối khi xử dụng trong lãnh vực dân sự.”
“Rõ rệt là chúng ta đang đối diện với một vấn đề hết sức tế nhị, bởi vì trong trường hợp này chúng ta gặp khó khăn về văn hóa và chính trị khi người ta tuyên bố rằng năng lượng hạch nhân sẽ được dùng cho nhu cầu dân sự, nhưng trong thực tế, một số người đang hoạch định xử dụng cho các mục tiêu quân sự.”
Top Stories
Seven deadly sins alive and well today, says Jesuit journal
Catholic News Service
12:14 06/06/2008
ROME (CNS) -- The seven deadly sins are still key to understanding and healing the social and personal ills plaguing humanity today, said an influential Jesuit journal.
The capital vices of lust, gluttony, greed, sloth, wrath, envy and pride are not outdated and have not been made irrelevant by psychotherapy or other mental health counseling, La Civilta Cattolica said.
The journal cited a survey commissioned by the British Broadcasting Corp. that found most people surveyed felt the list of deadly sins defined in the Middle Ages no longer applied to modern-day life and should be updated.
The survey, released in 2005, said most respondents were more concerned about actions that could hurt other people and listed "cruelty, adultery, bigotry, dishonesty, hypocrisy, greed and selfishness" as the worst sins the world is facing today. Greed was the only traditional vice that respondents included on the list of so-called "new sins."
The Civilta article, written by Jesuit Father Giovanni Cucci, highlighted seven headlines from The New York Times illustrating how the seven deadly sins are still alive and well. The Rome-based biweekly journal is reviewed by the Vatican Secretariat of State before publication.
The headlines demonstrated greed as shown by a U.S. senator under federal investigation for corruption; the gluttony of millions of Americans whose deteriorating health was rooted in overeating, drinking, smoking and drugs; and sloth as shown by gang members who raped and fatally stabbed a woman 132 times because the assailants were bored.
The original seven sins do make up the nature of everyday passions, it said, and therefore it is worthwhile to reflect and elaborate on them further. Vices and virtues "sum up our whole existence -- who we are and want to be"; everyone can recognize a piece of themselves in them, the article said.
The seven capital virtues of faith, hope, love, prudence, fortitude, justice and temperance help the individual realize his or her purpose in life: to know and be in communion with God, it said.
The opposing vices distance people from their purpose in life and bring about "the moral, mental and physical destruction" of the person, it said.
The human condition entails facing this "insuppressible tension between the ideal and limitations, between vice and virtue, which make life human," it said.
It said the work of Sigmund Freud and the advent of psychotherapy did not usher in an end to the need for moral norms. In fact, the foundation of "psychology and psychoanalysis is extraordinarily similar to classic morality: indulging in vice leads to the disappearance of pleasure," it said.
"An ethical and spiritual approach" in therapy gives a patient "concrete hope for living life differently" and gives meaning to one's actions, it said.
The journal said the renowned Swiss psychologist and psychiatrist Carl Jung wrote that the root of most psychological problems is spiritual or religious in nature. Jung found that "the religious question always emerges in counseling or even becomes the key motivation that pushed the person to seek help," it said.
The journal said reflecting on vice is not pessimistic but hopeful because it presupposes a "great faith in the freedom and goodness of humankind," which is able to recognize good and act on it.
(Source: Carol Glatz /Catholic News Service)
The capital vices of lust, gluttony, greed, sloth, wrath, envy and pride are not outdated and have not been made irrelevant by psychotherapy or other mental health counseling, La Civilta Cattolica said.
The journal cited a survey commissioned by the British Broadcasting Corp. that found most people surveyed felt the list of deadly sins defined in the Middle Ages no longer applied to modern-day life and should be updated.
The survey, released in 2005, said most respondents were more concerned about actions that could hurt other people and listed "cruelty, adultery, bigotry, dishonesty, hypocrisy, greed and selfishness" as the worst sins the world is facing today. Greed was the only traditional vice that respondents included on the list of so-called "new sins."
The Civilta article, written by Jesuit Father Giovanni Cucci, highlighted seven headlines from The New York Times illustrating how the seven deadly sins are still alive and well. The Rome-based biweekly journal is reviewed by the Vatican Secretariat of State before publication.
The headlines demonstrated greed as shown by a U.S. senator under federal investigation for corruption; the gluttony of millions of Americans whose deteriorating health was rooted in overeating, drinking, smoking and drugs; and sloth as shown by gang members who raped and fatally stabbed a woman 132 times because the assailants were bored.
The original seven sins do make up the nature of everyday passions, it said, and therefore it is worthwhile to reflect and elaborate on them further. Vices and virtues "sum up our whole existence -- who we are and want to be"; everyone can recognize a piece of themselves in them, the article said.
The seven capital virtues of faith, hope, love, prudence, fortitude, justice and temperance help the individual realize his or her purpose in life: to know and be in communion with God, it said.
The opposing vices distance people from their purpose in life and bring about "the moral, mental and physical destruction" of the person, it said.
The human condition entails facing this "insuppressible tension between the ideal and limitations, between vice and virtue, which make life human," it said.
It said the work of Sigmund Freud and the advent of psychotherapy did not usher in an end to the need for moral norms. In fact, the foundation of "psychology and psychoanalysis is extraordinarily similar to classic morality: indulging in vice leads to the disappearance of pleasure," it said.
"An ethical and spiritual approach" in therapy gives a patient "concrete hope for living life differently" and gives meaning to one's actions, it said.
The journal said the renowned Swiss psychologist and psychiatrist Carl Jung wrote that the root of most psychological problems is spiritual or religious in nature. Jung found that "the religious question always emerges in counseling or even becomes the key motivation that pushed the person to seek help," it said.
The journal said reflecting on vice is not pessimistic but hopeful because it presupposes a "great faith in the freedom and goodness of humankind," which is able to recognize good and act on it.
(Source: Carol Glatz /Catholic News Service)
Macroeconomics: A Vatican view on finer points of global food crisis
Catholic News Service
12:16 06/06/2008
VATICAN CITY (CNS) -- As world leaders were meeting in Rome to work out a response to the global food crisis, the Vatican weighed in on two levels -- morality and macroeconomics.
Pope Benedict XVI laid out the moral principles in a message June 3 to the World Food Security Summit, saying that hunger and malnutrition were unacceptable in a world that has sufficient levels of agricultural production and resources.
The pope said a chief cause of hunger was lack of solidarity with others, and he emphasized that protecting the right to life means helping to feed the hungry.
The pope also spoke of structural changes needed in the global agricultural economy, but he didn't get into particulars.
Those finer points, however, were examined in unusual detail in a little-noticed briefing paper produced by the Pontifical Council for Justice and Peace.
The document offered the Vatican's take on the mechanisms behind the food crisis headlines. On one of the most hotly debated issues today, it came down squarely against developing biofuels from food crops at a time of global hunger.
The document made several important points:
-- The current food crisis began in 2005, it said, and is extraordinary because the price increases have affected almost all agricultural products, have hit many countries and have endured over a long stretch of time.
-- The text identified circumstantial causes of the food crisis: bad weather in many cereal-producing countries, the rise in energy prices that make production and transportation more costly, and speculation by commodity investors who have bought low and sold high.
Some exporting countries, including Brazil, China and India, have begun stockpiling food and keeping it off the market, apprehensive that they will not be able to satisfy domestic needs. That practice has also helped drive up prices, the document said.
-- It also examined the structural causes of the crisis, and here things get a bit more complicated. The paper pointed to one important shift in developing countries: a lower demand for cereals and a higher demand for protein-rich foods. That has led to more land used to produce animal feed, and less for foods used in direct human consumption.
It said long-standing subsidies to agricultural producers in richer countries have artificially kept down the international price of food products and thus discouraged farming in poorer countries. The result has been large-scale abandonment of local agriculture and increasing urbanization. Today, most poor countries are net importers of food, making them highly vulnerable as prices continue to rise.
-- The effects of the food crisis are not equal: The weakest suffer the most, especially children and the urban poor. The document cited U.N. statistics showing that for every 1 percent increase in food prices, 16 million more people fall into "food insecurity." The way things are going, the number of chronically hungry in the world could rise to 1.2 billion by 2015.
-- The document called for reconsideration of the rush to biofuel development, at least during the current crisis. Governments are called to protect the right to nourishment, and it is "unthinkable" for them to diminish the quantity of food products in favor of nonessential energy needs, it said.
Moreover, it said, the "hijacking" of agricultural land for production of biofuel crops was being subsidized by governments, which represents an interference with the correct functioning of the global food market.
-- Emergency food aid is a necessary short-term measure, it said. But such aid, if continued for long periods of time, can actually aggravate the root problems of the food crisis by weakening local agricultural markets and the food autonomy of beneficiary countries.
-- On the other hand, the current boom in food prices could turn out to be an opportunity for agricultural growth in poorer countries, as long as farmers have the essentials: land, seed, fertilizer, water and access to markets.
While the food crisis seems to have crept up on much of the world, the Vatican has been warning about the hunger problem and market imbalances for years.
In a 1998 document on land reform, for example, the justice and peace council said the trend toward large landholding was strangling the future of local farming in developing countries.
When introducing their comments on the food crisis, the pope and Vatican offices consistently quote the words of Christ: "For I was hungry and you gave me food."
Today, the Vatican is saying that basic task has assumed new dimensions that make it more complex, but far from impossible.
(Source: John Thavis /Catholic News Service)
Pope Benedict XVI laid out the moral principles in a message June 3 to the World Food Security Summit, saying that hunger and malnutrition were unacceptable in a world that has sufficient levels of agricultural production and resources.
The pope said a chief cause of hunger was lack of solidarity with others, and he emphasized that protecting the right to life means helping to feed the hungry.
The pope also spoke of structural changes needed in the global agricultural economy, but he didn't get into particulars.
Those finer points, however, were examined in unusual detail in a little-noticed briefing paper produced by the Pontifical Council for Justice and Peace.
The document offered the Vatican's take on the mechanisms behind the food crisis headlines. On one of the most hotly debated issues today, it came down squarely against developing biofuels from food crops at a time of global hunger.
The document made several important points:
-- The current food crisis began in 2005, it said, and is extraordinary because the price increases have affected almost all agricultural products, have hit many countries and have endured over a long stretch of time.
-- The text identified circumstantial causes of the food crisis: bad weather in many cereal-producing countries, the rise in energy prices that make production and transportation more costly, and speculation by commodity investors who have bought low and sold high.
Some exporting countries, including Brazil, China and India, have begun stockpiling food and keeping it off the market, apprehensive that they will not be able to satisfy domestic needs. That practice has also helped drive up prices, the document said.
-- It also examined the structural causes of the crisis, and here things get a bit more complicated. The paper pointed to one important shift in developing countries: a lower demand for cereals and a higher demand for protein-rich foods. That has led to more land used to produce animal feed, and less for foods used in direct human consumption.
It said long-standing subsidies to agricultural producers in richer countries have artificially kept down the international price of food products and thus discouraged farming in poorer countries. The result has been large-scale abandonment of local agriculture and increasing urbanization. Today, most poor countries are net importers of food, making them highly vulnerable as prices continue to rise.
-- The effects of the food crisis are not equal: The weakest suffer the most, especially children and the urban poor. The document cited U.N. statistics showing that for every 1 percent increase in food prices, 16 million more people fall into "food insecurity." The way things are going, the number of chronically hungry in the world could rise to 1.2 billion by 2015.
-- The document called for reconsideration of the rush to biofuel development, at least during the current crisis. Governments are called to protect the right to nourishment, and it is "unthinkable" for them to diminish the quantity of food products in favor of nonessential energy needs, it said.
Moreover, it said, the "hijacking" of agricultural land for production of biofuel crops was being subsidized by governments, which represents an interference with the correct functioning of the global food market.
-- Emergency food aid is a necessary short-term measure, it said. But such aid, if continued for long periods of time, can actually aggravate the root problems of the food crisis by weakening local agricultural markets and the food autonomy of beneficiary countries.
-- On the other hand, the current boom in food prices could turn out to be an opportunity for agricultural growth in poorer countries, as long as farmers have the essentials: land, seed, fertilizer, water and access to markets.
While the food crisis seems to have crept up on much of the world, the Vatican has been warning about the hunger problem and market imbalances for years.
In a 1998 document on land reform, for example, the justice and peace council said the trend toward large landholding was strangling the future of local farming in developing countries.
When introducing their comments on the food crisis, the pope and Vatican offices consistently quote the words of Christ: "For I was hungry and you gave me food."
Today, the Vatican is saying that basic task has assumed new dimensions that make it more complex, but far from impossible.
(Source: John Thavis /Catholic News Service)
Bishops need humility, Pope says
Catholic World News
12:18 06/06/2008
VATICAN, Jun. 4, 2008 (CWNews.com) - Bishops must always be humble, Pope Benedict XVI (bio - news) told his weekly public audience on June 4.
Speaking to a large crowd in St. Peter's Square, the Holy Father continued his remarks on the legacy of St. Gregory the Great. When St. Gregory assumed the papacy at the close of the 6th century, he did so with some reluctance, Pope Benedict recalled, because Gregory had wanted to continue his simple life as a monk.
The Pontiff now known as "Gregory the Great" did live very simply, the Pope noted; he preferred the title servus servorum Dei, "servant of the servants of God." Pope Gregory, the Holy Father said, was "inspired by the humility of God Who in Christ became our servant." His pontificate bore witness to the advice he gave to other prelates, "that a bishop must imitate such humility."
In his preaching and teaching, Pope Benedict observed, St. Gregory showed the same sort of humility. In his many written works he "never displays any concern with outlining a doctrine of his own. Rather, he seeks to echo the Church's traditional teaching on the path to follow to reach God."
The Pope called special attention to St. Gregory's approach to the Scriptures. From the Bible, St. Gregory taught, "Christians must not draw theoretical knowledge so much as daily nourishment for their souls." To that end, they must read the Bible with a sense of reverence and wonder, avoiding temptations to pride at esoteric learning. "Intellectual humility is the primary rule for people seeking to penetrate supernatural truth on the basis of the Holy Books."
In his "Pastoral Rule," St. Gregory sketched a portrait of an ideal bishop, who would be an effective preacher, teacher, and example to his flock. Pope Benedict said that his predecessor realized how "pastors have to recognize their own poverty, so that pride does not make the good achieved ineffective in the eyes of the supreme Judge."
In an observation that has implications for current ecumenical work, Pope Benedict observed that St. Gregory carefully maintained close relationships with the patriarchs of Antioch, Alexandria, and Constantinople, "constantly concerned with recognizing and respecting their rights, avoiding any form of interference that could limit their legitimate autonomy." It is true, Pope Benedict said, that St. Gregory opposed the use of the title "Ecumenical Patriarch" in reference to the Patriarch of Constantinople. But the Pope added, "he did so because he was concerned for the fraternal unity of the universal Church and, above all, because he was profoundly convinced that humility was the fundamental virtue for all bishops."
Speaking to a large crowd in St. Peter's Square, the Holy Father continued his remarks on the legacy of St. Gregory the Great. When St. Gregory assumed the papacy at the close of the 6th century, he did so with some reluctance, Pope Benedict recalled, because Gregory had wanted to continue his simple life as a monk.
The Pontiff now known as "Gregory the Great" did live very simply, the Pope noted; he preferred the title servus servorum Dei, "servant of the servants of God." Pope Gregory, the Holy Father said, was "inspired by the humility of God Who in Christ became our servant." His pontificate bore witness to the advice he gave to other prelates, "that a bishop must imitate such humility."
In his preaching and teaching, Pope Benedict observed, St. Gregory showed the same sort of humility. In his many written works he "never displays any concern with outlining a doctrine of his own. Rather, he seeks to echo the Church's traditional teaching on the path to follow to reach God."
The Pope called special attention to St. Gregory's approach to the Scriptures. From the Bible, St. Gregory taught, "Christians must not draw theoretical knowledge so much as daily nourishment for their souls." To that end, they must read the Bible with a sense of reverence and wonder, avoiding temptations to pride at esoteric learning. "Intellectual humility is the primary rule for people seeking to penetrate supernatural truth on the basis of the Holy Books."
In his "Pastoral Rule," St. Gregory sketched a portrait of an ideal bishop, who would be an effective preacher, teacher, and example to his flock. Pope Benedict said that his predecessor realized how "pastors have to recognize their own poverty, so that pride does not make the good achieved ineffective in the eyes of the supreme Judge."
In an observation that has implications for current ecumenical work, Pope Benedict observed that St. Gregory carefully maintained close relationships with the patriarchs of Antioch, Alexandria, and Constantinople, "constantly concerned with recognizing and respecting their rights, avoiding any form of interference that could limit their legitimate autonomy." It is true, Pope Benedict said, that St. Gregory opposed the use of the title "Ecumenical Patriarch" in reference to the Patriarch of Constantinople. But the Pope added, "he did so because he was concerned for the fraternal unity of the universal Church and, above all, because he was profoundly convinced that humility was the fundamental virtue for all bishops."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn mừng 15 năm Linh Mục của cha Phêrô Nguyễn Thế Tuyển
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
09:20 06/06/2008
Chuyện Cha Phêrô Nguyễn Thế Tuyển, chủ tịch Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Miền Đông Canada mừng 15 năm linh mục được trình bày với vài hình ảnh để chúng ta cùng cảm tạ Chúa cho chức linh mục, cho đời tận hiến trong nếp sống tu trì và cho cả những khó khăn trên đường tới bàn thánh của anh em chủng sinh. Nhân tiện nói chuyện đã qua để chia sẻ chút suy nghĩ cá nhân về đời sống linh mục hiện tại.
Cha Phêrô Nguyễn thế Tuyển sinh năm 1959, chưa đầy 50 tuổi nhưng đã tròn 15 năm Linh Mục. Hiện tại, Ngài đang là Cha Xứ người Canada, nhà thờ Canadian, ngay trong Phố Hamilton. Ngài cũng là tuyên úy của Đại Học McMaster, đối diện với Nhà Thờ. Ngoài ra Ngài cũng là chủ tịch của Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam Miền Đông Canada trong 3 năm qua. Ngài không làm mục vụ cho người Việt Nam. Nhưng người Việt Nam ở Hamilton và vùng phụ cận như Brampton, Kitchener, Waterloo. London và cả Windsor đều biết Cha Tuyển, mộ mến Ngài và đứng ra tổ chức lễ mừng 15 năm linh mục cho Ngài.
Thánh Lễ Tạ Ơn qui tụ đông hơn 300 VN, điều đáng chú ý: không một ai là giáo dân của Cha Tuyển. Có 10 anh em linh mục xa gần đến chung vui. Đáng kế có Cha Giuse Nguyễn thế Phương là anh của Cha Tuyển, đến từ Vancouver. Có Cha Phêrô Trần thế Tuyên, chủ tịch đến từ Alberta. Cũng không quên người em gái của Cha là Soeur Cầu, Mến Thánh Giá Đà Lạt đến từ Mỹ. Thánh Lễ Tạ ơn dài nhưng thật vui và có ý nghĩa! Cha Giuse Trần xuân Lãm giảng lễ đã chia sẻ về cuộc đời Cha Tuyển thật ý nghĩa và rất dí dõm như sau: “Khi còn bé, Bà Cố ít sữa, nên Cha Tuyển được bế đi cho bú nhờ. Cha lớn lên nhờ sữa của nhiều bà Mẹ, nên da Cha hay ngã màu: lúc đen, lúc đỏ, ít lúc nào trắng!”
Việc bú nhờ ngày còn bé tạo nên nơi Cha Tuyển lối sống theo tinh thần tương trợ. Không ai có thể sống tự mình, nhưng nhờ Ơn Chúa và sự giúp đỡ của người khác. Đó là những nguồn sữa mà chúng ta bú nhờ để sống. Đây là điểm nỗi bật trong đời linh mục của Cha Tuyển: Luôn nêu cao tinh thần thương yêu, gắn bó với anh em linh mục và rất sẵn sàng với bà con giáo dân. Yêu thương là hy sinh. Càng hy sinh càng dễ qui tụ người khác. Nếu giáo dân không đến hay không thích đến với linh mục là vì linh mục chưa sống hy sinh trọn vẹn cho họ. Theo tự nhiên: Không ai thích đến với người không thương mình. Nên xin đừng đổ lỗi cho rằng giáo dân lạnh nhạt hay vô tình với linh mục, để linh mục cô đơn âm thầm trong nhà xứ ngày qua ngày. Tình yêu thương và sự hy sinh là một thu hút mạnh mẽ. Người ta đến với Chúa vì Chúa yêu thương và hy sinh đến chết cho con người. Nếu người ta không đến, linh mục hãy tự vấn: tôi có yêu thương và hy sinh thời giờ, sức khỏe và tài năng để phục vụ giáo dân chưa?
Xin chúc mừng Cha Phêrô Nguyễn thế Tuyển về những thành công trong 15 năm linh mục. Xin cám ơn Cha đã nêu gương yêu thương nâng đỡ giữa linh mục tu sĩ và nêu gương yêu thương phục vụ nơi giáo dân xa gần. Xin Chúa luôn ở cùng Cha!
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Chủ tịch
Cha Phêrô Nguyễn thế Tuyển sinh năm 1959, chưa đầy 50 tuổi nhưng đã tròn 15 năm Linh Mục. Hiện tại, Ngài đang là Cha Xứ người Canada, nhà thờ Canadian, ngay trong Phố Hamilton. Ngài cũng là tuyên úy của Đại Học McMaster, đối diện với Nhà Thờ. Ngoài ra Ngài cũng là chủ tịch của Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam Miền Đông Canada trong 3 năm qua. Ngài không làm mục vụ cho người Việt Nam. Nhưng người Việt Nam ở Hamilton và vùng phụ cận như Brampton, Kitchener, Waterloo. London và cả Windsor đều biết Cha Tuyển, mộ mến Ngài và đứng ra tổ chức lễ mừng 15 năm linh mục cho Ngài.
Thánh Lễ Tạ Ơn qui tụ đông hơn 300 VN, điều đáng chú ý: không một ai là giáo dân của Cha Tuyển. Có 10 anh em linh mục xa gần đến chung vui. Đáng kế có Cha Giuse Nguyễn thế Phương là anh của Cha Tuyển, đến từ Vancouver. Có Cha Phêrô Trần thế Tuyên, chủ tịch đến từ Alberta. Cũng không quên người em gái của Cha là Soeur Cầu, Mến Thánh Giá Đà Lạt đến từ Mỹ. Thánh Lễ Tạ ơn dài nhưng thật vui và có ý nghĩa! Cha Giuse Trần xuân Lãm giảng lễ đã chia sẻ về cuộc đời Cha Tuyển thật ý nghĩa và rất dí dõm như sau: “Khi còn bé, Bà Cố ít sữa, nên Cha Tuyển được bế đi cho bú nhờ. Cha lớn lên nhờ sữa của nhiều bà Mẹ, nên da Cha hay ngã màu: lúc đen, lúc đỏ, ít lúc nào trắng!”
Việc bú nhờ ngày còn bé tạo nên nơi Cha Tuyển lối sống theo tinh thần tương trợ. Không ai có thể sống tự mình, nhưng nhờ Ơn Chúa và sự giúp đỡ của người khác. Đó là những nguồn sữa mà chúng ta bú nhờ để sống. Đây là điểm nỗi bật trong đời linh mục của Cha Tuyển: Luôn nêu cao tinh thần thương yêu, gắn bó với anh em linh mục và rất sẵn sàng với bà con giáo dân. Yêu thương là hy sinh. Càng hy sinh càng dễ qui tụ người khác. Nếu giáo dân không đến hay không thích đến với linh mục là vì linh mục chưa sống hy sinh trọn vẹn cho họ. Theo tự nhiên: Không ai thích đến với người không thương mình. Nên xin đừng đổ lỗi cho rằng giáo dân lạnh nhạt hay vô tình với linh mục, để linh mục cô đơn âm thầm trong nhà xứ ngày qua ngày. Tình yêu thương và sự hy sinh là một thu hút mạnh mẽ. Người ta đến với Chúa vì Chúa yêu thương và hy sinh đến chết cho con người. Nếu người ta không đến, linh mục hãy tự vấn: tôi có yêu thương và hy sinh thời giờ, sức khỏe và tài năng để phục vụ giáo dân chưa?
Xin chúc mừng Cha Phêrô Nguyễn thế Tuyển về những thành công trong 15 năm linh mục. Xin cám ơn Cha đã nêu gương yêu thương nâng đỡ giữa linh mục tu sĩ và nêu gương yêu thương phục vụ nơi giáo dân xa gần. Xin Chúa luôn ở cùng Cha!
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Chủ tịch
Tin Đáng Chú Ý
Khi giá dầu xăng quá cao thì di chuyển làm sao?
Vô danh
11:45 06/06/2008
Văn Hóa
Truyện ngắn: Thằng Mõ-Bà Góa
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:28 06/06/2008
Truyện ngắn: Thằng Mõ-Bà Góa
— Kinh Thánh có nhiều đoạn đến khó hiểu. Gặp tớ chậm lụt, đi lễ nghe đọc bài Phúc Âm mà cứ ù ù cạc cạc y như vịt nghe sấm. Tỷ như cái đoạn nói về cái bà góa với hai đồng xu đó (Mark 12:41-44, Luke 21:1-4). Thấy đến là lạ, tự nhiên bà ấy quẳng vào hòm tiền cúng có hai đồng xu chả mua được cốc nước vối quán bà Cả Nha, thế mà Chúa mở miệng khen bà ấy không tiếc nhời.— Quan bác ăn nói chữ nghĩa đến là táo tợn nhỉ. Dâng cúng thì lại nói là quẳng vào. Sáng đã làm một điếu thuốc lào chửa mà ăn nói vớ vẩn đến thế?
— (Chép miệng) Rồi, sáng dậy một cái là tung chăn mền nhào xuống rít liền một hơi thuốc Cái Sắn từ trong Nam gửi ra. Lúc nãy buồn chân đi ngang qua quán nước bà Cả, lại ghé vào bắn thêm mấy phát nữa, nhưng thấy miệng nó vẫn cứ nhàn nhạt sao đấy.
— Trời rét tợn mà quan bác cứ áo sống phong phanh như thằng mõ thế kia, hỏi sao miệng không nhàn nhạt. Không khéo quan bác lại ốm rồi. Có cần cạo gió hay không? Chạy tới quán bà Cả Nha mượn đồng tiền xu Khải Định đi, em cạo gió cho…
— Ông rõ là cám lợn dở hơi, cứ vớ vẩn như thằng mõ. Đang nói chuyện này thì lại vẹo sang chuyện khác.
— Bác lại gắt gỏng mắm tôm rồi. Thì thôi, yên, bác đang nói về cái vụ bà góa…
— Đúng rồi, đang nói dở cái chuyện bà góa...
— Cái bà góa trong Kinh Thánh cũng không giống như bà góa ở làng mình đâu. Cái bà Cả Nha trong làng dù là gái góa, nhưng vẫn có quán nước đầu làng để cho quan viên trăm họ ghé vào mua cốc nước vối bắn vài nỏ thuốc lào. Chứ cái bà góa trong Kinh Thánh có mà được như thế à. Đã là gái góa ở nước Do Thái thuả xưa thì chỉ còn có nước cầm cái mõ đi rao khắp làng…
— (Nhăn mặt) Sao lại nói người ta nặng nhời như thế…
— Gượm hẵng quan bác. Em đã nói xong đâu mà quan bác đã mắng em sa sả như thế. Bác thấy ở cái làng mình, nguyên cả huyện rồi kéo theo mấy tổng, người có danh có phận vẫn là cụ bá Tiên nhà có mấy mẫu ruộng thượng đẳng điền. Chứ ai như cái nhà anh Thìn, một miếng đất, em xin lỗi nhé, chó ỉa cũng không có mà cắm sào, cho nên trong làng người ta mới coi khinh, bắt làm thằng mõ.
— (Chép miệng) Thì chuyện, chẳng thế mà vua chúa thời xưa, khi phong thưởng cho công thần, họ cũng cứ thưởng toàn là đạc điền ruộng nương.
— Ấy, cái người ở bên Do Thái cũng thế. Ai mà không có cơ ngơi điền thổ thì cầm chắc cái phận thằng mõ trong thôn, tha hồ mà bị người làng coi thường ăn hiếp. Mà cái người Do Thái họ cũng lạ lắm. Đất đai chỉ truyền từ đời cha sang đời con trai, rồi là sang đời cháu trai, chắt, chít, cũng tinh là con trai. Cho nên gặp ngay cái nhà nào mà ông bố chết sớm để lại có một cái giống, mà lỡ cái giống đó vắn số, là cái bà góa đó đi đời nhà ma. Vừa mất chồng, vừa mất con, lại vừa mất ruộng. Ruộng mà mất rồi thì tự nhiên hóa ra cùng đinh khố chuối như thằng mõ trong làng mà thôi.
— Kinh nhỉ!
— Ấy, cho nên quan bác mới thấy cái bà góa thành Nain hồi đó thiệt tình là mệt. Đã mất chồng, giờ lại mất thằng con trai, mà lại là cái thằng con trai duy nhất. Rõ là khổ! Cho nên người trong thành mới đi theo đông như kiến để mà khóc thương cho cái phận mất ruộng hóa ra thằng mõ của bà ấy đấy (Luke 7:11-17).
— À, thì ra là thế.
— (Hứng chí) Mà em nói cho quan bác nghe. Nói tới cái chữ thằng mõ-bà góa ai mà chẳng hiểu người đó là người cùng rốt trong thôn. Thế mà Chúa còn nhấn mạnh thêm một cái chữ nghèo trước chữ bà góa (Luke 21:3, Mark 12:43). Vậy là quan bác đủ hiểu cái bà góa này nghèo gấp đôi, nghèo hơn những bà góa thường, nghèo hết nước nói. Ấy thế mà người ta vẫn dám dâng tặng hết tất tật số tiền bé con con. Đàn bà dễ có mấy tay!
— Hèn chi Chúa cất tiếng khen không tiếc nhời.
— Ấy, giờ là ba năm rõ mười rồi nhé. Mà này, em nhớ hồi xưa khi còn nhỏ bu em cứ hay kể làng ta thời mới xây nhà thờ, cha xứ sai ông trùm lên tới tận kinh đô thỉnh ông thợ bạc về đúc một cái chuông bằng đồng. Nhiều người trong làng nườm nượp kéo tới dâng tặng nhà xứ bạc vàng để đúc chuông, có cả cái bà góa trong làng cũng ghé vào dâng hai đồng trinh. Bu em nói hai đồng trinh thời đó thì cũng chẳng bõ dính răng, may ra thì mua được cây kẹo bé bằng cái mắt muỗi. Bởi thế, ông trùm chép miệng khánh vàng còn chưa ăn nổi ai, tiện tay quẳng bỏ. Có thế thôi mà đúc mãi nhưng chuông vẫn không thành. Chuông gõ nhưng tiếng nghe cứ chõm chọe như tiếng phèng la. Mãi sau người ta mới chợt nhớ, quay lại chỗ hòm tiền tìm kiếm hai đồng trinh. May phúc cho ông trùm là hai đồng trinh còn nằm im lìm ở ngay góc cột. Lúc đó việc đúc chuông mới thành đấy, chuông gõ nghe tiếng boong boong đi xa tới tận mấy tổng lận.
Trích trong CD Chữ Tài Chữ Tâm, www.nguyentrungtay.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Hồng
Lê Trị
00:06 06/06/2008
TRÁI TIM HỒNG
Ảnh của Lê Trị
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như mầu máu thắm pha.
(Trích thơ của TTKH)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền