Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:47 07/06/2019
31. Sửa chữa để hoàn thiện thì thật dễ, chỉ cần làm cảm động trái tim của Đức Chúa Giê-su là đủ rồi. (Thánh nữ Terese of Lisieux)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:11 07/06/2019
36. ĐI TRỒNG HẸ
Nhà nọ có khách, lúc đang ăn cơm thì ngẫu nhiên nói đến chuyện trồng rau để dùng, khách nói:
- “Mướp làm suy sụp dương vì nó thuộc âm tính, không như hẹ tráng dương”.
Qua lúc sau, chủ nhà kêu vợ chuốc rượu nhưng không thấy bóng dáng vợ đâu cả, bèn hỏi con trai:
- “Má mày đâu ?”
Con trai đáp:
- “Má đi vào trong vườn rồi”.
Ông ta hỏi má đi có chuyện gì, thì thằng con trả lời:
- “Má đi nhổ mướp để trồng hẹ ạ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 36:
Rau hẹ thì bổ dương, mướp thì bổ âm, âm dương điều hoà là sự luân chuyển để sinh tồn của vạn vật, nó có ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Đàn ông là dương đàn bà là âm, âm dương hoà hợp thì cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, âm dương hoà hợp là lẽ tự nhiên của trời đất, và mọi sự bởi nó mà tiến hoá để mỗi ngày một đổi mới hơn trong vạn vật.. .
Âm dương luân chuyển để vạn vật sinh tồn, nhưng nếu không có Thiên Chúa thì âm dương sẽ ngừng và vũ trụ sẽ nổ tung; đàn ông là dương đàn bà là âm hoà hợp để sinh sôi nảy nở và tồn tại, nhưng nếu không có ân sủng của Thiên Chúa thì âm dương không thể làm gì được, hạnh phúc cũng sẽ như chim sẻ bay mất và con người trở nên nô lệ cho dục tình...
Rau hẹ thuộc dương hay cây mướp thuộc âm đều không quan trọng cho hạnh phúc gia đình, nhưng chính ân sủng của Thiên Chúa và đời sống đạo đức của vợ chồng mới là quan trọng, bởi vì có rau hẹ cũng tốt mà không có mướp ăn thì cũng thế mà thôi, nó không thể làm cho gia đình có hạnh phúc được...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Nhà nọ có khách, lúc đang ăn cơm thì ngẫu nhiên nói đến chuyện trồng rau để dùng, khách nói:
- “Mướp làm suy sụp dương vì nó thuộc âm tính, không như hẹ tráng dương”.
Qua lúc sau, chủ nhà kêu vợ chuốc rượu nhưng không thấy bóng dáng vợ đâu cả, bèn hỏi con trai:
- “Má mày đâu ?”
Con trai đáp:
- “Má đi vào trong vườn rồi”.
Ông ta hỏi má đi có chuyện gì, thì thằng con trả lời:
- “Má đi nhổ mướp để trồng hẹ ạ !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 36:
Rau hẹ thì bổ dương, mướp thì bổ âm, âm dương điều hoà là sự luân chuyển để sinh tồn của vạn vật, nó có ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Đàn ông là dương đàn bà là âm, âm dương hoà hợp thì cuộc sống vui tươi và hạnh phúc, âm dương hoà hợp là lẽ tự nhiên của trời đất, và mọi sự bởi nó mà tiến hoá để mỗi ngày một đổi mới hơn trong vạn vật.. .
Âm dương luân chuyển để vạn vật sinh tồn, nhưng nếu không có Thiên Chúa thì âm dương sẽ ngừng và vũ trụ sẽ nổ tung; đàn ông là dương đàn bà là âm hoà hợp để sinh sôi nảy nở và tồn tại, nhưng nếu không có ân sủng của Thiên Chúa thì âm dương không thể làm gì được, hạnh phúc cũng sẽ như chim sẻ bay mất và con người trở nên nô lệ cho dục tình...
Rau hẹ thuộc dương hay cây mướp thuộc âm đều không quan trọng cho hạnh phúc gia đình, nhưng chính ân sủng của Thiên Chúa và đời sống đạo đức của vợ chồng mới là quan trọng, bởi vì có rau hẹ cũng tốt mà không có mướp ăn thì cũng thế mà thôi, nó không thể làm cho gia đình có hạnh phúc được...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:26 07/06/2019
Chúa Nhật
LỄ ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin mừng: Ga 20, 19-23
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và cũng là ngày chấm dứt mùa Phục Sinh, để ngày mai chúng ta lại bước vào mùa thường niên của phụng vụ. Trong tâm tình của ngày lễ trọng này, tôi xin chia sẻ với bạn về đề tài:
Trưởng thành tức là biết phân biệt điều gì là của Thiên Chúa nên làm, và cái gì là của ma quỷ và của thế gian thì nên tránh, trưởng thành cũng có nghĩa là biết nhận ra cái hay cái tốt của anh em chị em mà cổ võ khích lệ, và thấy rõ cái khuyết điểm của mình mà khiêm tốn sửa đổi. Đó là hiệu quả của ơn khôn ngoan và trí tuệ mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta, để chúng ta có cách sống trưởng thành trong xã hội hôm nay.
Trong đời sống thiêng liêng, tức là đời sống tín ngưỡng của bạn và tôi, sự trưởng thành bao giờ cũng làm cho chúng ta trở nên gương mẫu biết kết hợp với Thiên Chúa, biết sống đời sống đạo hạnh và luôn biết kết hiệp với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù cho hoàn cảnh bị bắt bớ vì đức tin, và luôn sẵn sàng tuyên xưng đức tin của mình, thà mất mạng sống ở đời này để được mạng sống đời sau, đó là hiệu quả của ơn mưu lược và anh dũng mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta.
Và trong đời sống hàng ngày bạn và tôi có hai bổn phận phải chu toàn, đó là bổn phận đối với tổ quốc và bổn phận đối với Thiên Chúa, hai bổn phận này luôn ở trong tâm tư tình cảm của mỗi người Ki-tô hữu, Đức Chúa Thánh Thần sẽ thánh hóa và làm cho chúng ta trưởng thành hơn trong bổn phận hàng ngày, để chúng ta biết đem cái hiểu biết ra phục vụ tha nhân và đem cái hiếu kính ra phục vụ Thiên Chúa, qua cách sống làm người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình, đó là hai ơn tri thức và hiếu thảo cần thiết mà Đức Chúa Thánh Thần (qua đức tin và thành tâm học hỏi Lời Chúa của mỗi người) mà ban cho chúng ta.
Người Ki-tô hữu trưởng thành là người biết kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện, không phải kính sợ như một tội nhân trước pháp đình, nhưng kinh sợ với tất cả sự thánh thiện của lòng yêu mến, đó là vì yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta quyết tâm không phạm tội, là chúng ta quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong cuộc sống của mình, đó là ơn kính sợ mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Bạn thân mến,
Thánh giáo hoàng Phao-lô VI đã nói trong tông huấn “Rao Giảng Tin Mừng” rằng: “Con người thời nay cần những chứng nhân hơn là các thầy dạy...” đó là lời giáo huấn thông minh sáng suốt của Đức Chúa Thánh Thần qua miệng vị cha chung của chúng ta, do đó, các ơn mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, sẽ rất cần thiết cho đời sống chứng nhân Tin Mừng trong thời đại này.
Người ta cảm thấy Đức Chúa Giê-su hiện diện nơi người Ki-tô hữu qua việc làm của họ; người ta cũng đang nhìn người Ki-tô hữu sống như thế nào, khi mà xã hội có quá nhiều cách sống hưởng thụ đang bít kín con đường dẫn đến chân lý sự sống đời đời, mà người Ki-tô hữu được Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng...
Đó chính là sự trưởng thành trong đức tin và lớn lên trong Chúa Thánh Thần, nơi những người Ki-tô hữu chúng ta.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, bạn và tôi lại một lần nữa sốt sắng cầu xin Ngài gia tăng thần lực Bảy Ơn Thánh của Ngài, để chúng ta trở nên người Ki-tô trưởng thành và sẵn sàng làm chứng cho Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
LỄ ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin mừng: Ga 20, 19-23
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và cũng là ngày chấm dứt mùa Phục Sinh, để ngày mai chúng ta lại bước vào mùa thường niên của phụng vụ. Trong tâm tình của ngày lễ trọng này, tôi xin chia sẻ với bạn về đề tài:
Trưởng thành tức là biết phân biệt điều gì là của Thiên Chúa nên làm, và cái gì là của ma quỷ và của thế gian thì nên tránh, trưởng thành cũng có nghĩa là biết nhận ra cái hay cái tốt của anh em chị em mà cổ võ khích lệ, và thấy rõ cái khuyết điểm của mình mà khiêm tốn sửa đổi. Đó là hiệu quả của ơn khôn ngoan và trí tuệ mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta, để chúng ta có cách sống trưởng thành trong xã hội hôm nay.
Trong đời sống thiêng liêng, tức là đời sống tín ngưỡng của bạn và tôi, sự trưởng thành bao giờ cũng làm cho chúng ta trở nên gương mẫu biết kết hợp với Thiên Chúa, biết sống đời sống đạo hạnh và luôn biết kết hiệp với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù cho hoàn cảnh bị bắt bớ vì đức tin, và luôn sẵn sàng tuyên xưng đức tin của mình, thà mất mạng sống ở đời này để được mạng sống đời sau, đó là hiệu quả của ơn mưu lược và anh dũng mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta.
Và trong đời sống hàng ngày bạn và tôi có hai bổn phận phải chu toàn, đó là bổn phận đối với tổ quốc và bổn phận đối với Thiên Chúa, hai bổn phận này luôn ở trong tâm tư tình cảm của mỗi người Ki-tô hữu, Đức Chúa Thánh Thần sẽ thánh hóa và làm cho chúng ta trưởng thành hơn trong bổn phận hàng ngày, để chúng ta biết đem cái hiểu biết ra phục vụ tha nhân và đem cái hiếu kính ra phục vụ Thiên Chúa, qua cách sống làm người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình, đó là hai ơn tri thức và hiếu thảo cần thiết mà Đức Chúa Thánh Thần (qua đức tin và thành tâm học hỏi Lời Chúa của mỗi người) mà ban cho chúng ta.
Người Ki-tô hữu trưởng thành là người biết kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện, không phải kính sợ như một tội nhân trước pháp đình, nhưng kinh sợ với tất cả sự thánh thiện của lòng yêu mến, đó là vì yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta quyết tâm không phạm tội, là chúng ta quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong cuộc sống của mình, đó là ơn kính sợ mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Bạn thân mến,
Thánh giáo hoàng Phao-lô VI đã nói trong tông huấn “Rao Giảng Tin Mừng” rằng: “Con người thời nay cần những chứng nhân hơn là các thầy dạy...” đó là lời giáo huấn thông minh sáng suốt của Đức Chúa Thánh Thần qua miệng vị cha chung của chúng ta, do đó, các ơn mà Đức Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, sẽ rất cần thiết cho đời sống chứng nhân Tin Mừng trong thời đại này.
Người ta cảm thấy Đức Chúa Giê-su hiện diện nơi người Ki-tô hữu qua việc làm của họ; người ta cũng đang nhìn người Ki-tô hữu sống như thế nào, khi mà xã hội có quá nhiều cách sống hưởng thụ đang bít kín con đường dẫn đến chân lý sự sống đời đời, mà người Ki-tô hữu được Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng...
Đó chính là sự trưởng thành trong đức tin và lớn lên trong Chúa Thánh Thần, nơi những người Ki-tô hữu chúng ta.
Mừng lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, bạn và tôi lại một lần nữa sốt sắng cầu xin Ngài gia tăng thần lực Bảy Ơn Thánh của Ngài, để chúng ta trở nên người Ki-tô trưởng thành và sẵn sàng làm chứng cho Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Bình an trong tâm hồn
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:34 07/06/2019
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Mỗi lần Chúa Phục sinh hiện ra, Người đều thổi hơi ban Chúa Thánh Thần cùng lúc trao bình an cho các môn đệ. Chẳng hạn, bài Tin Mừng trong lễ Chúa Thánh Thần, có đến hai lần Chúa Phục sinh trao bình an: “Bình an cho các con”, rồi lại: “Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai các con”.
Dù vậy, lòng các môn đệ chưa thật sự chín mùi, chưa có sự chuẩn bị, chưa hề có lòng ao ước để ơn bình an phục sinh của Chúa Kitô sinh hiệu lực. Đúng hơn, các ông chưa có tâm tình cầu nguyện đủ.
Ngược lại, bao nhiêu tác động của cuộc thương khó, bao nhiêu nỗi khiếp hãi vẫn chưa phai, cuộc sống đầy chao đảo, lòng rối bời, dẫn tới việc các tông đồ không có bình an, không một chút yên lòng. Ơn bình an Phục sinh chưa phục sinh trong lòng các môn đệ của Chúa.
Chúa Thánh Thần làm cho ơn bình an phục sinh của Chúa Kitô nên hiệu lực nơi tâm hồn các tông đồ. Ngày ngự đến, Người biến đổi một trăm tám mươi độ (180 degree) tâm hồn những kẻ đầy hoang mang, chết khiếp, thành can đảm phi thường.
Chính sự can đảm ấy, bày tỏ hết sức tỏ tường những tâm hồn giờ đây đã chất chứa bình an. Nhờ bình an thẳm sâu trong nội tâm, các tông đồ, cũng như lớp lớp môn đệ Chúa Kitô trong suốt dòng lịch sử đã hiêng ngang, bất khuất, bất chấp mọi lao lung, mọi cực hình, người đời dành cho mình.
Bình an nội tâm là ơn cần thiết vô cùng cho mỗi chúng ta hôm nay. Nhưng không phải tự nhiên mà lòng ta có thể hưởng nhờ bình an. Bởi ngày xưa, các tông đồ chỉ có thể làm trổ sinh ơn Chúa Thánh Thần sau khi các ông đã có một quá trình chìm lắng trong cầu nguyện. Cũng vậy, chỉ có một bí quyết cho chúng ta được hưởng nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần đó là sự cầu nguyện liên lỷ, thâm sâu và xác tín.
Bởi hơn bao giờ hết, thời đại chúng ta là thời đại đang diễn ra quá nhiều những hỗn tạp, có sức làm chao đảo ngay cả những người được coi là vững vàng nhất.
Đức Bênêđictô XVI coi đó là “tình trạng trẻ thơ trong đức tin” (Hồng Y Ratzinger - Bài giảng trong thánh lễ khai mạc Mật viện 18.4.2005). “Trẻ thơ” là do lòng người quá yếu đuối, không kiên định, không dứt khoát, lại để mình nghiêng ngã, “trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” (Eph 4, 14).
Ơn Chúa Thánh Thần sẽ làm cho ta bình an nội tâm. Có bình an, ta đủ sức chống chọi mọi làn gió thổi ngoài Tin Mừng Chúa Kitô, ngoài sức hấp dẫn của Thánh Thần của Người.
Những làn gió đang tác động mạnh mẽ trong thời đại là, “Từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp…Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và sẽ xảy ra điều mà thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc (Ep 4, 14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Hội Thánh, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín…” (Hồng Y Ratzinger - Bài giảng trong thánh lễ khai mạc Mật viện 18.4.2005).
Hãy mở lòng đón nhận ơn Chúa Thánh Thần, nhờ đó ơn bình an phục sinh của Chúa Kitô có sức lớn mạnh trong tâm hồn ta. Có bình an tâm hồn nhờ ơn Chúa Thánh Thần, ta sẽ kiên định đến cùng Chúa trong đức tin, trong lòng mến, trong sự cậy trông nơi tình yêu của Đấng Phục sinh.
Nguyện cho bình an của Đấng Phục Sinh ngự trị trong lòng chúng ta. Nguyện cho ân sủng tuyệt đối là chính Chúa Thánh Thần và bình an của Người sống mãi trong lòng Kitô hữu. Nguyện cho mỗi Kitô hữu “chân cứng đá mềm” để xứng đáng hưởng nhờ bình an phục sinh và hăng hái trao ban bình an mà mình được lãnh nhận.
Mỗi lần Chúa Phục sinh hiện ra, Người đều thổi hơi ban Chúa Thánh Thần cùng lúc trao bình an cho các môn đệ. Chẳng hạn, bài Tin Mừng trong lễ Chúa Thánh Thần, có đến hai lần Chúa Phục sinh trao bình an: “Bình an cho các con”, rồi lại: “Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai các con”.
Dù vậy, lòng các môn đệ chưa thật sự chín mùi, chưa có sự chuẩn bị, chưa hề có lòng ao ước để ơn bình an phục sinh của Chúa Kitô sinh hiệu lực. Đúng hơn, các ông chưa có tâm tình cầu nguyện đủ.
Ngược lại, bao nhiêu tác động của cuộc thương khó, bao nhiêu nỗi khiếp hãi vẫn chưa phai, cuộc sống đầy chao đảo, lòng rối bời, dẫn tới việc các tông đồ không có bình an, không một chút yên lòng. Ơn bình an Phục sinh chưa phục sinh trong lòng các môn đệ của Chúa.
Chúa Thánh Thần làm cho ơn bình an phục sinh của Chúa Kitô nên hiệu lực nơi tâm hồn các tông đồ. Ngày ngự đến, Người biến đổi một trăm tám mươi độ (180 degree) tâm hồn những kẻ đầy hoang mang, chết khiếp, thành can đảm phi thường.
Chính sự can đảm ấy, bày tỏ hết sức tỏ tường những tâm hồn giờ đây đã chất chứa bình an. Nhờ bình an thẳm sâu trong nội tâm, các tông đồ, cũng như lớp lớp môn đệ Chúa Kitô trong suốt dòng lịch sử đã hiêng ngang, bất khuất, bất chấp mọi lao lung, mọi cực hình, người đời dành cho mình.
Bình an nội tâm là ơn cần thiết vô cùng cho mỗi chúng ta hôm nay. Nhưng không phải tự nhiên mà lòng ta có thể hưởng nhờ bình an. Bởi ngày xưa, các tông đồ chỉ có thể làm trổ sinh ơn Chúa Thánh Thần sau khi các ông đã có một quá trình chìm lắng trong cầu nguyện. Cũng vậy, chỉ có một bí quyết cho chúng ta được hưởng nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần đó là sự cầu nguyện liên lỷ, thâm sâu và xác tín.
Bởi hơn bao giờ hết, thời đại chúng ta là thời đại đang diễn ra quá nhiều những hỗn tạp, có sức làm chao đảo ngay cả những người được coi là vững vàng nhất.
Đức Bênêđictô XVI coi đó là “tình trạng trẻ thơ trong đức tin” (Hồng Y Ratzinger - Bài giảng trong thánh lễ khai mạc Mật viện 18.4.2005). “Trẻ thơ” là do lòng người quá yếu đuối, không kiên định, không dứt khoát, lại để mình nghiêng ngã, “trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý” (Eph 4, 14).
Ơn Chúa Thánh Thần sẽ làm cho ta bình an nội tâm. Có bình an, ta đủ sức chống chọi mọi làn gió thổi ngoài Tin Mừng Chúa Kitô, ngoài sức hấp dẫn của Thánh Thần của Người.
Những làn gió đang tác động mạnh mẽ trong thời đại là, “Từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp…Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và sẽ xảy ra điều mà thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc (Ep 4, 14). Có một đức tin rõ ràng, theo kinh Tin Kính của Hội Thánh, lại bị gán cho nhãn hiệu cuồng tín…” (Hồng Y Ratzinger - Bài giảng trong thánh lễ khai mạc Mật viện 18.4.2005).
Hãy mở lòng đón nhận ơn Chúa Thánh Thần, nhờ đó ơn bình an phục sinh của Chúa Kitô có sức lớn mạnh trong tâm hồn ta. Có bình an tâm hồn nhờ ơn Chúa Thánh Thần, ta sẽ kiên định đến cùng Chúa trong đức tin, trong lòng mến, trong sự cậy trông nơi tình yêu của Đấng Phục sinh.
Nguyện cho bình an của Đấng Phục Sinh ngự trị trong lòng chúng ta. Nguyện cho ân sủng tuyệt đối là chính Chúa Thánh Thần và bình an của Người sống mãi trong lòng Kitô hữu. Nguyện cho mỗi Kitô hữu “chân cứng đá mềm” để xứng đáng hưởng nhờ bình an phục sinh và hăng hái trao ban bình an mà mình được lãnh nhận.
Chúa Thánh Thần, Đấng Sáng Tạo
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:04 07/06/2019
Lễ Chúa Thánh Thần
Cv 2, 1-11; 1 Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Lời Chúa của đại lễ Chúa Thánh Thần cho phép chúng ta chọn một khía cạnh nền tảng để suy tư về hành động của Chúa Thánh Thần như là Đấng Sáng Tạo, hay sức mạnh sáng tạo của Chúa Thánh Thần.
1- Tìm lại nền tảng và ý nghĩa
Trong Thánh Vịnh, chúng ta đọc: “Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 104,30).
Tin Mừng cung cấp cho chúng ta một gợi ý rất ý nghĩa. Chiều ngày Chúa phục sinh, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, Chúa Giêsu đến, “thổi hơi và nói: Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần” (Ga 20,22).
Cử chỉ này gợi lại một cách có chủ ý cử chỉ của Thiên Chúa trong cuộc sáng tạo đầu tiên: Người thổi hơi vào con người, biến đổi con người từ bụi đất trở thành một sinh vật sống” (x. St 2,7).
Như thế, với cử chỉ này, Chúa Giêsu muốn nói rằng, Chúa Thánh Thần là hơi thở thần linh mà Thiên Chúa ban trong cuộc sáng tạo mới, như Người đã ban sự sống cho cuộc sáng tạo đầu tiên.
Theo đó, Giáo Hội đã định tín về Chúa Thánh Thần tại Công Đồng Constantinople 381: “Tôi tin Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống.” Nếu Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng Tạo, như thế Người là Thiên Chúa, bởi lẽ, việc sáng tạo chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng Tạo là muốn nói rằng phạm vi hoạt động của Người không giới hạn chỉ trong Giáo Hội, nhưng được mở rộng ra đối với mọi thụ tạo. Không một thời gian và nơi chốn nào mà không có sự hiện diện năng động của Người. Người hoạt động ngoài Kinh Thánh và cả trong Kinh Thánh; Người hoạt động trước, trong và cả sau khi Chúa Kitô đến, nhưng Người không bao giờ hoạt động tách biệt khỏi Chúa Kitô. Không gì có thể thoát khỏi ánh sáng Người, như không có gì có thể tránh khỏi sức nóng mặt trời.
Thánh Tôma Aquinô nói rằng: “Mọi chân lý được nói ra từ bất kỳ ai đều phát xuất từ Chúa Thánh Thần.” Dĩ nhiên, hoạt động của Chúa Thánh Thần ở ngoài Giáo Hội không giống như những gì ở trong Giáo Hội và trong các bí tích. Bên ngoài, Người hoạt động nhờ quyền năng, bên trong, Người hoạt động nhờ sự hiện diện và nhân danh Người.
Điều rất có ý nghĩa liên quan đến quyền năng sáng tạo của Chúa Thánh Thần không phải là việc thấu hiểu và giải thích những tác động của Người, nhưng là kinh nghiệm về Người. Như thế, kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần như là Đấng Sáng Tạo có nghĩa là gì? Để khám phá điều này chúng ta khởi đi từ câu chuyện sáng tạo:
“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1,1-2).
Chúng ta rút ra được điều gì từ những lời này? Trước hết, phải cho rằng vũ trụ này hiện hữu ngay tại lúc mà Chúa Thánh Thần can thiệp, nhưng nó chưa có hình dạng và chỉ ở trong sự hỗn độn. Tiếp đến, đó là sự xuất hiện của Người (cả từ “trước” và “sau” ở đây chỉ có ý nghĩa trong tương quan với chúng ta), chúng ta thấy thụ tạo đón nhận sự tác động của Người, ánh sáng được tách khỏi bóng tối, đất liền tách khỏi biển, và mọi sự có hình dạng của mình. Như thế, Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho thụ tạo thoát khỏi sự hỗn độn trở thành vũ trụ xinh đẹp. Người làm cho chúng trở thành đẹp đẽ, trật tự, và trong sáng: quả là một “thế giới” theo ý nghĩa nguồn gốc của từ này. Khoa học ngày nay cho chúng ta rằng quá trình này được kéo dài hàng tỷ năm, nhưng điều mà Kinh Thánh muốn nói với ngôn ngữ đơn giản và bằng hình ảnh, đây là cuộc tiến hoá lâu dài hướng tới sự sống và trật tự hiện nay của thế giới không phải xảy ra một cách tình cờ. Vũ trụ tuân theo những tác động vô hình của vật chất, nhưng ngay từ đầu, nó còn theo một chương trình do bàn tay Tạo Hoá sắp đặt.
Hành động sáng tạo của Thiên Chúa không bị giới hạn ở trong những giai đoạn khởi đầu, Thiên Chúa không sáng tạo một lần mà thôi, nhưng Người là Đấng sáng tạo không ngừng. Việc sáng tạo của Người không chỉ theo nghĩa là “gìn giữ” hữu thể và cai quản thế giới bằng sự quan phòng của mình, nhưng còn theo nghĩa “Người nâng đỡ,” Người tiếp tục hiện diện và ban năng lực, thúc đẩy, làm cho sống động và canh tân công trình tạo dựng.
2- Thánh Thần, Đấng Canh Tân
Áp dụng điều này cho Chúa Thánh Thần có nghĩa Người là Đấng luôn luôn làm cho thế giới từ sự hỗn độn tới vũ trụ, từ lộn xộn tới trật tự, từ hỗn mang tới hoà hợp, từ không hình dạng tới duyên dáng đẹp đẽ, từ già cỗi tới trẻ trung. Nghĩa là Người không hoạt động cách máy móc, bên ngoài và ngẫu nhiên, nhưng là ở bên trong cuộc tiến hoá tự nhiên của mọi sự và mọi loài. Người là Đấng luôn “sáng tạo và canh tân khuôn mặt địa cầu.”
Sự sáng tạo này ở tất cả mọi mức độ: trong thế giới vĩ mô cũng như trong thế giới vi mô, nghĩa là trong vũ trụ hoàn cầu cũng như trong mỗi người. Chúng ta phải tin rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong thế giới dù ta không nhìn thấy, và Người làm cho thế giới này lớn lên. Có biết bao nhiêu điều mới mẻ được khám phá không chỉ trong lĩnh vực thể lý, mà cả trong lĩnh vực luân lý và xã hội. Về điều này, Công Đồng Vaticanô II quả quyết: “Chúa Thánh Thần hoạt động trong sự tiến hoá trật tự xã hội của thế giới” (GS 26). Sự dữ không thể lấn át sự lành, bởi vì, sự dữ kết thúc nơi chính mình, và vì nó không phải là hữu thể. Ngược lại, sự lành sẽ vượt thắng sự dữ, sự lành sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi. Dĩ nhiên, vẫn có sự hỗn độn xung quanh chúng ta: sự hỗn độn về luân lý, chính trị, xã hội. Thế giới này còn cần đến Chúa Thánh Thần. Vì điều này mà chúng ta phải luôn cầu xin Chúa với những lời của Thánh Vịnh: “Xin sai Thánh Thần của Ngài, lạy Chúa, và canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 104,30).
Chúng ta tập trung vào thế giới vi mô, thế giới nhỏ bé, đó là chính trái tim của mỗi người.
Có một sự hỗn độn trong mỗi người, trong trái tim chúng ta. Đó là những ước muốn, những dự định, những đề nghị đen tối, đối nghịch và trái ngược nhau, thường làm cho chúng ta khó hiểu về chính mình. Một tác giả tu đức thời Trung Cổ, Guigo II mô tả tình trạng tâm linh của mình bằng những lời này (và nghĩ rằng ông đang nói về một đan tu dòng Charteux sống trong sự chiêm ngắm cao độ): “Lạy Chúa, con thấy rằng mảnh đất của tâm trí con còn không chắc và rỗng tuếch, bóng tối dày đặc phủ kín lên bề mặt vực thẳm… Quả thật, nó ở trong sự hỗn độn như ở trong một loại hỗn độn đáng sợ và đen tối, khi nó không biết mục đích lẫn nguồn gốc và hình thức của bản tính nó… Lạy Chúa con, linh hồn con cũng như thế. Một mảnh đất khô cằn và rỗng tuếch, mù loà và không hình dáng, bóng tối dày đặc phủ kín trên bề mặt vực thẳm… Nhưng vực thẳm của linh hồn con kêu cầu Ngài, lạy Chúa, để Ngài tạo dựng nơi con, trời mới và đất mới.”
Một trào lưu văn chương hiện đại không chỉ lấy lại chủ đề này và hiểu sự hỗn độn này theo cái nhìn tâm lý học, mà còn tranh luận về những hỗn độn của những điều trái ngược (con người của những tầng sâu như Dostoevskij nói); họ chọn lựa làm ngược lại hành trình sáng tạo: không phải từ hư không đến hiện hữu, nhưng từ hiện hữu đến hư không, từ ánh sáng tới bóng tối. Đây là hành trình của thuyết hư vô. Ánh sáng của nền văn chương này về kinh nghiệm hoàn vũ về sự hỗn độn soi sáng cho đức tin vào Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng Tạo! Thánh Thần của Đức Chúa, Đấng hoạt động trên và trong sự hỗn độn nguyên thủy, cũng là Đấng hoạt động trong thế giới. Chúng ta mang trong mình dấu tích của sự hỗn độn ban đầu: đó là vô thức chúng ta. Điều này được các nhà phân tâm hiện đại mô tả như là bước đi từ vô thức tới ý thức, từ Id tới “siêu ngã,” đây là một phương diện của sự sáng tạo được thực hiện trong chúng ta và hệ tại trong việc bước đi từ chưa có hình dạng tới có hình dạng. Chúa Thánh Thần bay lượn cả trên sự hỗn độn của vô thức chúng ta, nơi đó chúng ta bị điều khiển bởi những sức mạnh mờ tối, những xung năng trái nghịch, bởi các nỗi buồn và lo lắng thường trú ở trong đó, cả những khả năng không được biết đến. Nhưng “Chúa Thánh Thần thấu suốt mọi sự” (1 Cr 2,10). Không có lời khuyên tốt hơn cho những ai có những vấn đề với vô thức của mình (và ai không có những vấn đề này?), ngoài việc vun trồng lòng kính mến đặc biệt đối với Chúa Thánh Thần và cầu xin Người là Đấng Sáng Tạo của tâm hồn mình. Người là nhà phân tâm tốt nhất và là thầy thuốc tâm thần của thế giới. Tôn thờ Chúa Thánh Thần không có nghĩa là không cần đến những sự giúp đỡ của con người trong lãnh vực này, nhưng chắc chắn Người hoàn tất và vượt trội hơn những trợ giúp tâm lý.
3- Kinh nghiệm về Thánh Thần
Mỗi ngày chúng ta cần có một thời gian để sống một cách tự nhiên kinh nghiệm về quyền năng sáng tạo của Chúa Thánh Thần. Đó là lúc vừa mới thức dậy từ sáng sớm. Lúc vừa chỗi dậy, chúng ta hãy tưởng nhớ đến Người. Chỗi dậy là biểu tượng của sự ra khỏi thế giới hỗn độn ban đầu. Thánh Thần sẽ thực hiện điều kỳ diệu cách mới mẻ. Đêm tối là sự trở lại của thời gian trong hỗn mang: Lo buồn, ước mơ, ác mộng, thiện và ác, thực tại và vô lý, tất cả được trộn lẫn và lẫn lộn trong đêm tối. Những giấc mơ không thời gian, không màu sắc: một thế giới ở trong trình trạng hỗn độn. Đôi khi chúng ta nhận thấy rằng chúng ta phải bắt đầu lại tất cả từ số không, như những người vô thần không bao giờ nhận biết Thiên Chúa và như không có đức tin, đức cậy và đức mến.
Điều quan trọng ở đây là chúng ta hãy bắt đầu mỗi ngày mới với Chúa Thánh Thần, để Người biến đổi sự hỗn độn thuộc đêm tối của chúng ta trong ánh sáng của đức tin, đức cậy và đức mến. Cũng như nhu cầu thể lý, khi đối diện với những mệt nhọc làm ta lung lay bởi sức nặng, trì trệ và sự lãng quên của đêm tối. Một tác giả cổ xưa nói rằng tâm trí chúng ta như cái máy xay lúa: những hạt lúa đầu tiên mà chúng ta bỏ vào trong máy là những điều mà máy tiếp tục xay suốt cả ngày. Vì thế, điều quan trọng là mỗi sáng, chúng ta hãy mau mắn đặt vào trong máy đó hạt giống của Chúa, trước khi ma quỷ đến đặt những hạt giống cỏ lùng.
Một hình thức đơn giản để thực hiện điều này là khi vừa thức dậy, bạn hãy lập tức nói rằng: “Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng Sáng Tạo, xin hãy đến!” Đó là những lời đầu tiên của bài ca rất nổi tiếng được dành kính cho Chúa Thánh Thần, kinh “Veni Creator.” Được soạn vào thế kỷ IX, bài ca này bắt đầu mỗi năm mới, mỗi thế kỷ, mỗi công đồng, mỗi khi Đức Giáo Hoàng và các vua nhận vương miện. Chúng ta hãy trở lại với quá khứ với bài ca này. Chúng ta cầu nguyện với nhau trong những đoạn sau đây:
Xin ngự đến, lạy Chúa Thánh Thần sáng tạo,
Đến viếng thăm và tuôn đổ ơn trời.
Xuống cõi lòng và tâm trí bề tôi,
Là sản phẩm do tay Ngài mà có.
Tôn hiệu Chúa chính là Người Bảo Trợ,
Là Món quà của Thiên Chúa Tối Cao,
Là lửa thiêng, tình mến, suối dạt dào,
Ấn Thiên Chúa đóng vào hồn tín hữu.
Là nguồn mạch bảy hồng ân kỳ diệu,
Là ngón tay thần hiệu Chúa Thiên Đàng,
Và chính là ơn Cha hứa tặng ban,
Cho tín hữu nói năng thật lợi khẩu.
Xin chiếu sáng hầu mở mang trí não,
Để tình thương tràn ngập tâm hồn,
Thân yếu hèn giòn mỏng của chúng con,
Luôn trông đợi sức thiêng Ngài bồi dưỡng.
Xin xua đuổi địch thù cho khuất dạng,
Chúng con liền vui hưởng phúc bình an,
Được Ngài thương hằng chỉ lối mở đàng,
Là tránh khỏi muôn lỗi lầm nguy hại.
Xin Ngài dạy cho biết Cha từ ái,
Cùng am tường về Thánh Tử khoan nhân,
Và tin rằng: Ngài là chính Thánh Thần,
Nguồn thương mến giữa Hai Ngôi bền chặt.
Amen!
Cv 2, 1-11; 1 Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Lời Chúa của đại lễ Chúa Thánh Thần cho phép chúng ta chọn một khía cạnh nền tảng để suy tư về hành động của Chúa Thánh Thần như là Đấng Sáng Tạo, hay sức mạnh sáng tạo của Chúa Thánh Thần.
1- Tìm lại nền tảng và ý nghĩa
Trong Thánh Vịnh, chúng ta đọc: “Nếu Ngài gởi hơi thở tới, chúng được tạo thành, và Ngài canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 104,30).
Tin Mừng cung cấp cho chúng ta một gợi ý rất ý nghĩa. Chiều ngày Chúa phục sinh, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, Chúa Giêsu đến, “thổi hơi và nói: Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần” (Ga 20,22).
Cử chỉ này gợi lại một cách có chủ ý cử chỉ của Thiên Chúa trong cuộc sáng tạo đầu tiên: Người thổi hơi vào con người, biến đổi con người từ bụi đất trở thành một sinh vật sống” (x. St 2,7).
Như thế, với cử chỉ này, Chúa Giêsu muốn nói rằng, Chúa Thánh Thần là hơi thở thần linh mà Thiên Chúa ban trong cuộc sáng tạo mới, như Người đã ban sự sống cho cuộc sáng tạo đầu tiên.
Theo đó, Giáo Hội đã định tín về Chúa Thánh Thần tại Công Đồng Constantinople 381: “Tôi tin Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống.” Nếu Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng Tạo, như thế Người là Thiên Chúa, bởi lẽ, việc sáng tạo chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa mà thôi.
Tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng Tạo là muốn nói rằng phạm vi hoạt động của Người không giới hạn chỉ trong Giáo Hội, nhưng được mở rộng ra đối với mọi thụ tạo. Không một thời gian và nơi chốn nào mà không có sự hiện diện năng động của Người. Người hoạt động ngoài Kinh Thánh và cả trong Kinh Thánh; Người hoạt động trước, trong và cả sau khi Chúa Kitô đến, nhưng Người không bao giờ hoạt động tách biệt khỏi Chúa Kitô. Không gì có thể thoát khỏi ánh sáng Người, như không có gì có thể tránh khỏi sức nóng mặt trời.
Thánh Tôma Aquinô nói rằng: “Mọi chân lý được nói ra từ bất kỳ ai đều phát xuất từ Chúa Thánh Thần.” Dĩ nhiên, hoạt động của Chúa Thánh Thần ở ngoài Giáo Hội không giống như những gì ở trong Giáo Hội và trong các bí tích. Bên ngoài, Người hoạt động nhờ quyền năng, bên trong, Người hoạt động nhờ sự hiện diện và nhân danh Người.
Điều rất có ý nghĩa liên quan đến quyền năng sáng tạo của Chúa Thánh Thần không phải là việc thấu hiểu và giải thích những tác động của Người, nhưng là kinh nghiệm về Người. Như thế, kinh nghiệm về Chúa Thánh Thần như là Đấng Sáng Tạo có nghĩa là gì? Để khám phá điều này chúng ta khởi đi từ câu chuyện sáng tạo:
“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1,1-2).
Chúng ta rút ra được điều gì từ những lời này? Trước hết, phải cho rằng vũ trụ này hiện hữu ngay tại lúc mà Chúa Thánh Thần can thiệp, nhưng nó chưa có hình dạng và chỉ ở trong sự hỗn độn. Tiếp đến, đó là sự xuất hiện của Người (cả từ “trước” và “sau” ở đây chỉ có ý nghĩa trong tương quan với chúng ta), chúng ta thấy thụ tạo đón nhận sự tác động của Người, ánh sáng được tách khỏi bóng tối, đất liền tách khỏi biển, và mọi sự có hình dạng của mình. Như thế, Chúa Thánh Thần là Đấng làm cho thụ tạo thoát khỏi sự hỗn độn trở thành vũ trụ xinh đẹp. Người làm cho chúng trở thành đẹp đẽ, trật tự, và trong sáng: quả là một “thế giới” theo ý nghĩa nguồn gốc của từ này. Khoa học ngày nay cho chúng ta rằng quá trình này được kéo dài hàng tỷ năm, nhưng điều mà Kinh Thánh muốn nói với ngôn ngữ đơn giản và bằng hình ảnh, đây là cuộc tiến hoá lâu dài hướng tới sự sống và trật tự hiện nay của thế giới không phải xảy ra một cách tình cờ. Vũ trụ tuân theo những tác động vô hình của vật chất, nhưng ngay từ đầu, nó còn theo một chương trình do bàn tay Tạo Hoá sắp đặt.
Hành động sáng tạo của Thiên Chúa không bị giới hạn ở trong những giai đoạn khởi đầu, Thiên Chúa không sáng tạo một lần mà thôi, nhưng Người là Đấng sáng tạo không ngừng. Việc sáng tạo của Người không chỉ theo nghĩa là “gìn giữ” hữu thể và cai quản thế giới bằng sự quan phòng của mình, nhưng còn theo nghĩa “Người nâng đỡ,” Người tiếp tục hiện diện và ban năng lực, thúc đẩy, làm cho sống động và canh tân công trình tạo dựng.
2- Thánh Thần, Đấng Canh Tân
Áp dụng điều này cho Chúa Thánh Thần có nghĩa Người là Đấng luôn luôn làm cho thế giới từ sự hỗn độn tới vũ trụ, từ lộn xộn tới trật tự, từ hỗn mang tới hoà hợp, từ không hình dạng tới duyên dáng đẹp đẽ, từ già cỗi tới trẻ trung. Nghĩa là Người không hoạt động cách máy móc, bên ngoài và ngẫu nhiên, nhưng là ở bên trong cuộc tiến hoá tự nhiên của mọi sự và mọi loài. Người là Đấng luôn “sáng tạo và canh tân khuôn mặt địa cầu.”
Sự sáng tạo này ở tất cả mọi mức độ: trong thế giới vĩ mô cũng như trong thế giới vi mô, nghĩa là trong vũ trụ hoàn cầu cũng như trong mỗi người. Chúng ta phải tin rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong thế giới dù ta không nhìn thấy, và Người làm cho thế giới này lớn lên. Có biết bao nhiêu điều mới mẻ được khám phá không chỉ trong lĩnh vực thể lý, mà cả trong lĩnh vực luân lý và xã hội. Về điều này, Công Đồng Vaticanô II quả quyết: “Chúa Thánh Thần hoạt động trong sự tiến hoá trật tự xã hội của thế giới” (GS 26). Sự dữ không thể lấn át sự lành, bởi vì, sự dữ kết thúc nơi chính mình, và vì nó không phải là hữu thể. Ngược lại, sự lành sẽ vượt thắng sự dữ, sự lành sẽ được gìn giữ và lưu truyền mãi. Dĩ nhiên, vẫn có sự hỗn độn xung quanh chúng ta: sự hỗn độn về luân lý, chính trị, xã hội. Thế giới này còn cần đến Chúa Thánh Thần. Vì điều này mà chúng ta phải luôn cầu xin Chúa với những lời của Thánh Vịnh: “Xin sai Thánh Thần của Ngài, lạy Chúa, và canh tân bộ mặt trái đất” (Tv 104,30).
Chúng ta tập trung vào thế giới vi mô, thế giới nhỏ bé, đó là chính trái tim của mỗi người.
Có một sự hỗn độn trong mỗi người, trong trái tim chúng ta. Đó là những ước muốn, những dự định, những đề nghị đen tối, đối nghịch và trái ngược nhau, thường làm cho chúng ta khó hiểu về chính mình. Một tác giả tu đức thời Trung Cổ, Guigo II mô tả tình trạng tâm linh của mình bằng những lời này (và nghĩ rằng ông đang nói về một đan tu dòng Charteux sống trong sự chiêm ngắm cao độ): “Lạy Chúa, con thấy rằng mảnh đất của tâm trí con còn không chắc và rỗng tuếch, bóng tối dày đặc phủ kín lên bề mặt vực thẳm… Quả thật, nó ở trong sự hỗn độn như ở trong một loại hỗn độn đáng sợ và đen tối, khi nó không biết mục đích lẫn nguồn gốc và hình thức của bản tính nó… Lạy Chúa con, linh hồn con cũng như thế. Một mảnh đất khô cằn và rỗng tuếch, mù loà và không hình dáng, bóng tối dày đặc phủ kín trên bề mặt vực thẳm… Nhưng vực thẳm của linh hồn con kêu cầu Ngài, lạy Chúa, để Ngài tạo dựng nơi con, trời mới và đất mới.”
Một trào lưu văn chương hiện đại không chỉ lấy lại chủ đề này và hiểu sự hỗn độn này theo cái nhìn tâm lý học, mà còn tranh luận về những hỗn độn của những điều trái ngược (con người của những tầng sâu như Dostoevskij nói); họ chọn lựa làm ngược lại hành trình sáng tạo: không phải từ hư không đến hiện hữu, nhưng từ hiện hữu đến hư không, từ ánh sáng tới bóng tối. Đây là hành trình của thuyết hư vô. Ánh sáng của nền văn chương này về kinh nghiệm hoàn vũ về sự hỗn độn soi sáng cho đức tin vào Chúa Thánh Thần là Đấng Sáng Tạo! Thánh Thần của Đức Chúa, Đấng hoạt động trên và trong sự hỗn độn nguyên thủy, cũng là Đấng hoạt động trong thế giới. Chúng ta mang trong mình dấu tích của sự hỗn độn ban đầu: đó là vô thức chúng ta. Điều này được các nhà phân tâm hiện đại mô tả như là bước đi từ vô thức tới ý thức, từ Id tới “siêu ngã,” đây là một phương diện của sự sáng tạo được thực hiện trong chúng ta và hệ tại trong việc bước đi từ chưa có hình dạng tới có hình dạng. Chúa Thánh Thần bay lượn cả trên sự hỗn độn của vô thức chúng ta, nơi đó chúng ta bị điều khiển bởi những sức mạnh mờ tối, những xung năng trái nghịch, bởi các nỗi buồn và lo lắng thường trú ở trong đó, cả những khả năng không được biết đến. Nhưng “Chúa Thánh Thần thấu suốt mọi sự” (1 Cr 2,10). Không có lời khuyên tốt hơn cho những ai có những vấn đề với vô thức của mình (và ai không có những vấn đề này?), ngoài việc vun trồng lòng kính mến đặc biệt đối với Chúa Thánh Thần và cầu xin Người là Đấng Sáng Tạo của tâm hồn mình. Người là nhà phân tâm tốt nhất và là thầy thuốc tâm thần của thế giới. Tôn thờ Chúa Thánh Thần không có nghĩa là không cần đến những sự giúp đỡ của con người trong lãnh vực này, nhưng chắc chắn Người hoàn tất và vượt trội hơn những trợ giúp tâm lý.
3- Kinh nghiệm về Thánh Thần
Mỗi ngày chúng ta cần có một thời gian để sống một cách tự nhiên kinh nghiệm về quyền năng sáng tạo của Chúa Thánh Thần. Đó là lúc vừa mới thức dậy từ sáng sớm. Lúc vừa chỗi dậy, chúng ta hãy tưởng nhớ đến Người. Chỗi dậy là biểu tượng của sự ra khỏi thế giới hỗn độn ban đầu. Thánh Thần sẽ thực hiện điều kỳ diệu cách mới mẻ. Đêm tối là sự trở lại của thời gian trong hỗn mang: Lo buồn, ước mơ, ác mộng, thiện và ác, thực tại và vô lý, tất cả được trộn lẫn và lẫn lộn trong đêm tối. Những giấc mơ không thời gian, không màu sắc: một thế giới ở trong trình trạng hỗn độn. Đôi khi chúng ta nhận thấy rằng chúng ta phải bắt đầu lại tất cả từ số không, như những người vô thần không bao giờ nhận biết Thiên Chúa và như không có đức tin, đức cậy và đức mến.
Điều quan trọng ở đây là chúng ta hãy bắt đầu mỗi ngày mới với Chúa Thánh Thần, để Người biến đổi sự hỗn độn thuộc đêm tối của chúng ta trong ánh sáng của đức tin, đức cậy và đức mến. Cũng như nhu cầu thể lý, khi đối diện với những mệt nhọc làm ta lung lay bởi sức nặng, trì trệ và sự lãng quên của đêm tối. Một tác giả cổ xưa nói rằng tâm trí chúng ta như cái máy xay lúa: những hạt lúa đầu tiên mà chúng ta bỏ vào trong máy là những điều mà máy tiếp tục xay suốt cả ngày. Vì thế, điều quan trọng là mỗi sáng, chúng ta hãy mau mắn đặt vào trong máy đó hạt giống của Chúa, trước khi ma quỷ đến đặt những hạt giống cỏ lùng.
Một hình thức đơn giản để thực hiện điều này là khi vừa thức dậy, bạn hãy lập tức nói rằng: “Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng Sáng Tạo, xin hãy đến!” Đó là những lời đầu tiên của bài ca rất nổi tiếng được dành kính cho Chúa Thánh Thần, kinh “Veni Creator.” Được soạn vào thế kỷ IX, bài ca này bắt đầu mỗi năm mới, mỗi thế kỷ, mỗi công đồng, mỗi khi Đức Giáo Hoàng và các vua nhận vương miện. Chúng ta hãy trở lại với quá khứ với bài ca này. Chúng ta cầu nguyện với nhau trong những đoạn sau đây:
Xin ngự đến, lạy Chúa Thánh Thần sáng tạo,
Đến viếng thăm và tuôn đổ ơn trời.
Xuống cõi lòng và tâm trí bề tôi,
Là sản phẩm do tay Ngài mà có.
Tôn hiệu Chúa chính là Người Bảo Trợ,
Là Món quà của Thiên Chúa Tối Cao,
Là lửa thiêng, tình mến, suối dạt dào,
Ấn Thiên Chúa đóng vào hồn tín hữu.
Là nguồn mạch bảy hồng ân kỳ diệu,
Là ngón tay thần hiệu Chúa Thiên Đàng,
Và chính là ơn Cha hứa tặng ban,
Cho tín hữu nói năng thật lợi khẩu.
Xin chiếu sáng hầu mở mang trí não,
Để tình thương tràn ngập tâm hồn,
Thân yếu hèn giòn mỏng của chúng con,
Luôn trông đợi sức thiêng Ngài bồi dưỡng.
Xin xua đuổi địch thù cho khuất dạng,
Chúng con liền vui hưởng phúc bình an,
Được Ngài thương hằng chỉ lối mở đàng,
Là tránh khỏi muôn lỗi lầm nguy hại.
Xin Ngài dạy cho biết Cha từ ái,
Cùng am tường về Thánh Tử khoan nhân,
Và tin rằng: Ngài là chính Thánh Thần,
Nguồn thương mến giữa Hai Ngôi bền chặt.
Amen!
Chúa Thánh Thần, linh hồn của Giáo Hội
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:08 07/06/2019
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Cv 2, 1-11; 1 Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Niềm tin căn bản mà Chúa Giêsu Mạc khải là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Ba Ngôi Vị khác biệt nhưng hiệp nhất nên một. Kinh Thánh cho ta biết: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Tất cả mọi sự từ Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Thánh Thần.
Trong thực hành đạo, nhiều lúc chúng ta chỉ nhớ đến Chúa Giêsu mà lãng quên Chúa Cha và nhất là Chúa Thánh Thần.
Thánh lễ hôm nay nhắc đến vai trò rất quan trọng của Chúa Thánh Thần:
Bài Tin Mừng giới thiệu với chúng ta: Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng ban Thánh Thần cho Giáo Hội: Người thổi hơi và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.”
Chúng ta lưu ý động từ “thổi hơi” của Kinh Thánh: có nghĩa là “thổi thần khí,” ban Thánh Thần. Trong Cựu Ước, sách Sáng Thế tường thuật việc tạo dựng con người: “Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, thì ông có sự sống.” Ở đây, Đức Giêsu thổi hơi và ban Thánh Thần cho Giáo Hội. Đây là một cuộc tạo dựng mới: Từ đó, Giáo Hội có sức sống, Thần Khí trở thành sức sống, là nguyên lý của Giáo Hội. Nhờ Thánh Thần, Giáo Hội hăng hái lên đường rao giảng Tin Mừng. Tất cả điều đó là nhờ sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người là “linh hồn của Giáo Hội.”
Vì thế bài đọc II, Thánh Phaolô ví Giáo Hội đó như là một thân thể, có nhiều bộ phận khác nhau, nhưng hiệp nhất với nhau nhờ một Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấng ban tặng cho Giáo Hội những đặc sủng khác nhau để phục vụ lợi ích chung.
Giáo Hội đó được thành lập bởi Chúa Giêsu và được khai sinh bởi Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Hiện Xuống như được nói đến trong bài đọc II. Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập Giáo Hội. Ngày đó, Chúa Thánh Thần được ban dưới biểu tượng “gió và lửa.” Khi các tông đồ được tràn đầy Thánh Thần, họ ra đi hăng hái rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Họ nói được tiếng mẹ đẻ của các dân tộc xung quanh. “Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng mẹ đẻ của mình” (Cv 2,7). Như vậy, các Tông đồ nói được tiếng lạ nhờ Chúa Thần.
Sứ điệp quan trọng ở đây là: Chúa Thánh Thần là linh hồn của công cuộc truyền giáo. Đấng làm cho con người hiểu biết nhau, hiệp thông với nhau và yêu thương nhau dù có khác biệt về văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia.
Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần đến cư ngụ trong lòng chúng ta. Chỉ có Người mới thánh hóa, biến đổi và làm cho chúng ta từ con người cũ trở thành người mới trong Đức Kitô (x. 2 Cr 12,2).
Tuy nhiên, điều kiện phải có chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn, và biết nhạy bén với hoạt động của Người. Hãy là uống sáo trong bàn tay người nghệ sỹ là Chúa Thánh Thần để Người tấu lên những khúc ca mới, điệu nhạc mới. Đó là khúc ca của giao ước mới do Thánh Thần sáng tạo.
Để kết thúc, xin mượn lời của Thượng phụ Ignatio Hazim nói về Chúa Thánh Thần: “Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo Hội là hiệp thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, truyền giáo là một lễ Hiện Xuống mới.”
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến để hướng dẫn chúng con và canh tân bộ mặt trái đất. Amen!
Cv 2, 1-11; 1 Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Niềm tin căn bản mà Chúa Giêsu Mạc khải là niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Ba Ngôi Vị khác biệt nhưng hiệp nhất nên một. Kinh Thánh cho ta biết: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Độ, và Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa. Tất cả mọi sự từ Chúa Cha, nhờ Chúa Con và trong Thánh Thần.
Trong thực hành đạo, nhiều lúc chúng ta chỉ nhớ đến Chúa Giêsu mà lãng quên Chúa Cha và nhất là Chúa Thánh Thần.
Thánh lễ hôm nay nhắc đến vai trò rất quan trọng của Chúa Thánh Thần:
Bài Tin Mừng giới thiệu với chúng ta: Chúa Giêsu Phục Sinh là Đấng ban Thánh Thần cho Giáo Hội: Người thổi hơi và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.”
Chúng ta lưu ý động từ “thổi hơi” của Kinh Thánh: có nghĩa là “thổi thần khí,” ban Thánh Thần. Trong Cựu Ước, sách Sáng Thế tường thuật việc tạo dựng con người: “Thiên Chúa thổi hơi vào Ađam, thì ông có sự sống.” Ở đây, Đức Giêsu thổi hơi và ban Thánh Thần cho Giáo Hội. Đây là một cuộc tạo dựng mới: Từ đó, Giáo Hội có sức sống, Thần Khí trở thành sức sống, là nguyên lý của Giáo Hội. Nhờ Thánh Thần, Giáo Hội hăng hái lên đường rao giảng Tin Mừng. Tất cả điều đó là nhờ sự hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người là “linh hồn của Giáo Hội.”
Vì thế bài đọc II, Thánh Phaolô ví Giáo Hội đó như là một thân thể, có nhiều bộ phận khác nhau, nhưng hiệp nhất với nhau nhờ một Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấng ban tặng cho Giáo Hội những đặc sủng khác nhau để phục vụ lợi ích chung.
Giáo Hội đó được thành lập bởi Chúa Giêsu và được khai sinh bởi Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Hiện Xuống như được nói đến trong bài đọc II. Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập Giáo Hội. Ngày đó, Chúa Thánh Thần được ban dưới biểu tượng “gió và lửa.” Khi các tông đồ được tràn đầy Thánh Thần, họ ra đi hăng hái rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Họ nói được tiếng mẹ đẻ của các dân tộc xung quanh. “Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng mẹ đẻ của mình” (Cv 2,7). Như vậy, các Tông đồ nói được tiếng lạ nhờ Chúa Thần.
Sứ điệp quan trọng ở đây là: Chúa Thánh Thần là linh hồn của công cuộc truyền giáo. Đấng làm cho con người hiểu biết nhau, hiệp thông với nhau và yêu thương nhau dù có khác biệt về văn hóa, chủng tộc, ngôn ngữ, quốc gia.
Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần đến cư ngụ trong lòng chúng ta. Chỉ có Người mới thánh hóa, biến đổi và làm cho chúng ta từ con người cũ trở thành người mới trong Đức Kitô (x. 2 Cr 12,2).
Tuy nhiên, điều kiện phải có chính là sự mở lòng ra với Người, để cho Người hướng dẫn, và biết nhạy bén với hoạt động của Người. Hãy là uống sáo trong bàn tay người nghệ sỹ là Chúa Thánh Thần để Người tấu lên những khúc ca mới, điệu nhạc mới. Đó là khúc ca của giao ước mới do Thánh Thần sáng tạo.
Để kết thúc, xin mượn lời của Thượng phụ Ignatio Hazim nói về Chúa Thánh Thần: “Không có Thánh Thần, Thiên Chúa rất xa vời, Đức Kitô thuộc về quá khứ, Tin mừng là chữ chết, Giáo Hội chỉ là tổ chức, quyền bính là thống trị, truyền giáo là tuyên truyền, phụng tự chỉ là thuần túy tưởng niệm, hành vi kitô hữu chỉ còn là đạo đức nô lệ. Nhưng trong Thánh Thần, vũ trụ được nâng dậy và rên rỉ làm nảy sinh Nước Thiên Chúa, con người chiến đấu chống lại xác thịt, Đức Kitô Phục sinh đến hiện diện giữa chúng ta, Tin Mừng trở thành quyền bính sự sống, Giáo Hội là hiệp thông Ba Ngôi, quyền bính nhằm phục vụ và giải thoát, truyền giáo là một lễ Hiện Xuống mới.”
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến để hướng dẫn chúng con và canh tân bộ mặt trái đất. Amen!
Chúa Thánh Thần ngọn lửa tình yêu
Lm Nguyễn Xuân Trường
20:20 07/06/2019
Chúa Thánh Thần NGỌN LỬA TÌNH YÊU
Chúa Thánh Thần được định nghĩa là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống cho thấy Ngài đã ban tình yêu huyền diệu của Ngài cho các môn đệ và nhân loại để mọi người hiểu nhau, hiệp nhất và tha thứ.
1. Hiểu Nhau . Sách Thánh kể Chúa Thánh Thần hiện xuống làm cho các môn đệ nói các ngôn ngữ khác nhau nên muôn dân muôn nước đều hiểu được các ngài. Tình yêu giúp người ta nhạy cảm hiểu nhau. Nhờ hiểu nhau lại càng yêu nhau hơn. Trong tình yêu ai cũng mong muốn người kia hiểu được lòng mình. Nếu hiểu lầm thường làm tình cảm tổn thương đổ vỡ thì hiểu đúng, hiểu tốt về nhau lại cho tình cảm thêm nồng nàn hạnh phúc.
2. Hiệp Nhất. Chúa Thánh Thần là tình yêu nên luôn đem lại sự hiệp nhất. Khi người ta chia rẽ bất hòa là lúc đó tình yêu vỗ cánh bay đi mất rồi. Thánh Phaolô dùng hình ảnh thân quen mà tuyệt vời để diễn tả hiệp nhất: Như các chi thể gắn bó làm nên một thân thể, thì dù chúng ta có nhiều đặc sủng, nhiều hoạt động, nhiều việc phục vụ khác nhau, vẫn cứ gắn bó hiệp nhất làm nên một thân thể nhờ một Thần Khí duy nhất. Yêu là nên một với nhau.
3. Tha Thứ. Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các môn đệ cùng với ơn tha thứ. Con người yếu đuối và ích kỉ không thể tránh được những lầm lỗi tội tình, thế nên, chúng ta rất cần ơn tha thứ của Chúa và tha thứ cho nhau để những liên hệ tình nghĩa lại tươi màu hạnh phúc. Một trái tim phập pHồng Yêu thương thì luôn dễ dàng tha thứ. Khi không có khả năng tha thứ là trái tim đã bị chai cứng mất rồi.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho chúng con biết mở rộng tấm lòng, mở rộng gia đình để đón những cơn gió và ngọn lửa tình yêu của Chúa, để đời chúng con được sung sướng hạnh phúc nhờ hiểu nhau, hiệp nhất và tha thứ cho nhau. Amen.
Chúa Thánh Thần được định nghĩa là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con. Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống cho thấy Ngài đã ban tình yêu huyền diệu của Ngài cho các môn đệ và nhân loại để mọi người hiểu nhau, hiệp nhất và tha thứ.
1. Hiểu Nhau . Sách Thánh kể Chúa Thánh Thần hiện xuống làm cho các môn đệ nói các ngôn ngữ khác nhau nên muôn dân muôn nước đều hiểu được các ngài. Tình yêu giúp người ta nhạy cảm hiểu nhau. Nhờ hiểu nhau lại càng yêu nhau hơn. Trong tình yêu ai cũng mong muốn người kia hiểu được lòng mình. Nếu hiểu lầm thường làm tình cảm tổn thương đổ vỡ thì hiểu đúng, hiểu tốt về nhau lại cho tình cảm thêm nồng nàn hạnh phúc.
2. Hiệp Nhất. Chúa Thánh Thần là tình yêu nên luôn đem lại sự hiệp nhất. Khi người ta chia rẽ bất hòa là lúc đó tình yêu vỗ cánh bay đi mất rồi. Thánh Phaolô dùng hình ảnh thân quen mà tuyệt vời để diễn tả hiệp nhất: Như các chi thể gắn bó làm nên một thân thể, thì dù chúng ta có nhiều đặc sủng, nhiều hoạt động, nhiều việc phục vụ khác nhau, vẫn cứ gắn bó hiệp nhất làm nên một thân thể nhờ một Thần Khí duy nhất. Yêu là nên một với nhau.
3. Tha Thứ. Chúa Giêsu ban Thánh Thần cho các môn đệ cùng với ơn tha thứ. Con người yếu đuối và ích kỉ không thể tránh được những lầm lỗi tội tình, thế nên, chúng ta rất cần ơn tha thứ của Chúa và tha thứ cho nhau để những liên hệ tình nghĩa lại tươi màu hạnh phúc. Một trái tim phập pHồng Yêu thương thì luôn dễ dàng tha thứ. Khi không có khả năng tha thứ là trái tim đã bị chai cứng mất rồi.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho chúng con biết mở rộng tấm lòng, mở rộng gia đình để đón những cơn gió và ngọn lửa tình yêu của Chúa, để đời chúng con được sung sướng hạnh phúc nhờ hiểu nhau, hiệp nhất và tha thứ cho nhau. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Giám Mục Hoa Kỳ tìm cách áp dụng Tự Sắc của Đức Phanxicô về báo cáo lạm dụng và che đậy lạm dụng
Vũ Văn An
22:28 07/06/2019
Theo Christopher White của tạp chí Crux, khi các giám mục Hoa Kỳ hội họp vào tuần tới, chủ đề phiên họp 3 ngày chắc chắn là công việc còn bỏ dở của kỳ họp trước: trách nhiệm giải trình của các giám mục.
Còn nhớ trước hội nghị tháng 11 năm ngoái của các ngài, Vatican đã ra lệnh ngưng cuộc bỏ phiếu thông qua các định mức mới liên quan đến trách nhiệm giải trình của các giám mục, lấy lý do là các lo ngại về giáo luật và nhất là các ngài thông báo quá trễ khiến Tòa Thánh không đủ thì giờ góp ý. Tuy nhiên, lý do thực tiễn là chờ quyết định của cuộc họp thượng đỉnh các chủ tịch các họi đồng giám mục thế giới tại Vatican vào tháng 2/2019.
Nay thì Hội nghị Thượng đỉnh ấy đã kết thúc, và Đức Thánh Cha Phanxicô đã dựa vào đó, ra Tự Sắc Vos estis lux mundi (“Các con là ánh sáng thế gian”) buộc mọi giáo sĩ và thành viên các dòng tu phải báo cáo các vụ lạm dụng và che đậy lạm dụng kể cả của các giám mục và Hồng Y cho các thẩm quyền Giáo Hội. Tự sắc này có giá trị kể từ 1 tháng 6 và nay tùy các hội đồng giám mục thế giới phải thi hành tự sắc ở cấp địa phương, muộn nhất là 20 tháng Sáu phải có một hệ thống báo cáo sẵn sàng.
Chủ yếu là khi một giám mục bị tố cáo lạm dụng hay che đậy lạm dụng, vị Tổng Giám Mục giáo tỉnh sẽ tiến hành cuộc điều tra và chấp nhận sự can dự của các chuyên viên giáo dân vào diễn trình điều tra này để bảo đảm có sự giám sát và giải trình thích đáng.
Khi các giám mục Hoa Kỳ họp nhau vào thứ Ba tới, “Các Chỉ dẫn để Thi hành các Qui định của Vos estis lux mundi Liên quan đến các Giám mục và các vị Tương đương với các Ngài” sẽ được đưa ra để bỏ phiếu. Tập Chỉ dẫn này dựa vào khuôn khổ Tự Sắc của Đức Phanxicô và thích ứng vào bối cảnh Hoa Kỳ.
Theo một dự thảo của Tập Chỉ dẫn, một tài liệu dài 4 trang, thì một hệ thống báo cáo đệ tam nhân toàn quốc sẽ được thiết lập để tiếp nhận các khiếu nại lạm dụng hay che đậy, và sau đó, trình chúng lên cho các thẩm quyền Giáo Hội thích đáng.
Ngoài ra, tập Chỉ Dẫn cũng trao cho vị Tổng Giám Mục giáo tỉnh quyền tiến hành cuộc điều tra một giám mục và “cao độ khuyến khích” rằng ngài nên sử dụng một điều tra viên hay một nhóm điều tra viên có thể bao gồm một số điều tra viên giáo dân. Tài trợ cuộc điều tra là trách nhiệm của giáo tỉnh địa phương.
Nếu chính vị Tổng Giám Mục giáo tỉnh bị tố cáo lạm dụng hay che đậy thì vị giám mục của giáo phận phụ thuộc nào có thời gian phục vụ lâu nhất sẽ phụ trách cuộc điều tra. Ở Hoa Kỳ, hiện có 32 tổng giáo phận tòng thổ có nhiệm vụ tiến hành các cuộc điều tra loại này.
Tập Chỉ Dẫn như thế khác với các đề xuất hồi tháng 11 là các đề xuất vốn kêu gọi thiết lập một hội đồng độc lập của giáo dân để duyệt xét các lời tố cáo lạm dụng và che đậy. Vatican không chấp nhận đề xuất này vì vi phạm giáo luật khi để giáo dân chính thức kiểm soát các giám mục, một thẩm quyền chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có.
Thứ Năm rồi, đã có một hội nghị điệm đàm (a conference call) giữa các Tổng Giám Mục giáo tỉnh để thảo luận một số điểm của mô thức mới.
Một vị Tổng Giám Mục nói với Crux rằng “tôi hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội công khai cám ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giúp chúng ta chờ đợi hồi tháng 11, vì tôi nghĩ chúng ta sẽ qua việc này mà đạt được các đề nghị mạnh hơn”.
Một vị Tổng Giám Mục khác nhấn mạnh rằng các chỉ dẫn mới của Vatican sẽ buộc các Giám Mục chịu trách nhiệm đối với việc các ngài xử lý các trường hợp lạm dụng, dù là do lơ đễnh hay thiếu khả năng. Ngài nói: “Điều này đặt tất cả chúng tôi ở thế phải lưu ý và cung cấp cho chúng tôi loại trách nhiệm giải trình mà chúng ta đang nói tới”.
Hồi tháng Tư, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Tổng Giám Mục José Gómez và Hồng Y Joseph Tobin đã dẫn một phái đoàn qua Rôma để gặp các viên chức Giáo Triều nhằm nhận được sự hỗ trợ của họ đới với tập chỉ dẫn mới và để ngăn chặn bước hụt hẫng của tháng 11 năm ngoái.
Cũng sẽ đem ra bỏ phiếu là tài liệu mới tựa là “Acknowledging Our Episcopal Commitments” (Nhìn nhận Các Cam kết Giám mục của Chúng ta) nhằm tái khẳng định các lời đoan hứa của các ngài. Tài liệu này thay thế tài liệu “Standards of Accountability for a Bishop” (Các Tiêu chuẩn Trách nhiệm Giải trình cho 1 Giám mục) từng dự định cho phiên họp tháng 11 nhằm giải quyết “các vấn đề và quan tâm chính đáng đã nêu ra” vào lúc đó.
Tài liệu dài 3 trang này đặc biệt quả quyết rằng các tiêu chuẩn của Hiến chương Dallas áp dụng cho cả các giám mục và linh mục và cho hay “không thể có ‘cuộc sống kép’, không có ‘hoàn cảnh đặc biệt’, không có ‘cuộc sống bí mật’ nào trong việc thực hành đức khiết tịnh”.
Cuối cùng, tài liệu thứ ba sẽ được bàn cãi là “Protocol Regarding Available Non-Penal Restrictions on Bishops,” (Qui Ước Liên quan tới Các Hạn chế Phi Hình sự Có sẵn Đối với các Giám mục). Tài liệu này gồm các biện pháp giải trình mới dành cho các giám mục hưu trí, tức các vị đã từ chức hay bị loại khỏi chức vụ do “các hành vi vi phạm hay không làm tròn bổn phận trầm trọng”
Tài liệu này ban quyền cho giám mục giáo phận thẩm quyền hạn chế thừa tác vụ của giám mục hưu trí trong phạm vi giáo phận mình và thỉnh cầu Tòa Thánh áp dụng kỷ luật lớn hơn. Ngoài ra, văn kiện này cũng cho phép chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, với sự tham khảo Ủy Ban Quản Trị, có thể yêu cầu vị giám mục ấy không dự các phiên họp của Hội Đồng.
Các giám mục có tới Thứ Hai vừa qua để tu chính các bản dự thảo văn kiện mới, và toàn bộ các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cả ba tài liệu vào tuần tới, sau khi các bản văn đã hoàn tất.
Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Daniel DiNardo sẽ chủ tọa phiên họp tuần tới. Việc này sẽ đánh dấu lần ngài xuất hiện nơi công cộng lần đầu tiên sau khi bị đột qụy hồi tháng Ba.
Đầu tuần này, Hãng tin Associated Press cho rằng Đức Hồng Y DiNardo xử sự không đúng vụ vị phụ tá của ngài dính líu vào một vụ lăng nhằng tình cảm với một phụ nữ có chồng thuộc Tổng Giáo phận Galveston-Houston. Đức Hồng Y cực lực bác bỏ lời tố cáo này.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phóng sự và hình ảnh Ngày Thánh Thể X tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, Karens TX.
Trần Mạnh Trác & Đào Sỹ & Lê Phước
13:09 07/06/2019
Đại hội ‘Ngày Thánh Thể X’ đã khai mạc vào thứ Năm 6/6/2019 tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở Karens TX với một thánh lễ do Lm. đan viện trưởng Dominic Nguyễn Đức Hạnh chủ tế vào lúc 7g chiều, vị Lm. Giảng thuyết là Cha Nguyễn Vân Sơn cuả Dallas và có sự đồng tế cuả 15 Lm. từ nhiều nơi đến.
Thời tiết vào tháng 6 vẫn là một lo ngại triền miên cuả những Ngày Thánh Thể đã qua, tuy nhiên khí trời năm nay đã rất mát mẻ trong suốt buổi lễ. Trời có đổ mưa một cách vắn vỏi vào lúc 9g tối và đó cũng là cơn mưa cuối cùng được dự báo cho tới tuần sau. Như vậy thì hy vọng những người hành hương sẽ được hưởng 3 ngày đại hội khô ráo và rất mát mẻ trong dịp này.
Đặc biệt năm nay có Lm. Vũ Đảo dòng Ngôi Lời đã mở đầu một chương trình hội thảo 3 buổi về chủ đề gia đình. Tối thứ Năm là buổi mở đầu và quả là ‘danh bất hư truyền’, ngài đặt ra nhiều vấn nạn cho những người tham dự, là những vấn đề ‘nhức nhối’ cuả ‘cuộc sống gia đình trên đất Mỹ’, với những thói quen lỗi thời, thiếu thích ứng vv…và dĩ nhiên vì là nhức nhối cho nên cuối buổi hội thảo đã có tranh luận sôi nổi.
Có lẽ đó là điều mà Cha Đảo cố ý khơi dậy chăng? giống như điều mà đức GH Phanxicô đã thường khuyến khích giới trẻ là ‘chúng cần phải quậy’ nhiều hơn nữa trong sự sinh hoạt cuả Giáo Hội…Cho nên người ta hy vọng 2 cuộc hội thảo tiếp theo sẽ còn hấp dẫn nhiều hơn nữa.
Vì đây là một đại hội kéo dài 3 ngày với rất nhiều tiết mục khác nhau, cho nên cũng như những lần trước, chúng tôi sẽ Update hình ảnh mỗi cuối ngày, vậy xin quí độc giả nhớ trở lại album để đón xem những hình ảnh mới, xin chân thành cảm ơn.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Sức mạnh Đức Chúa Thánh Thần
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
09:28 07/06/2019
Sức mạnh Đức Chúa Thánh Thần
Trong kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng: „Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.“
Trong Kinh Thánh nơi sách Công vụ các Tông đồ do Thánh Luca viết khoảng năm 80-90 sau Chúa giáng sinh về Đức Chúa Thánh Thần:
„ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi,2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.“ ( Cv 2,2-4).
Như thế Đức Chúa Thánh Thần tuy vô hình, ẩn dấu nơi những dấu chỉ hình tượng, nhưng khi xuất hiện lại mang đến hiệu qủa sức mạnh bí nhiệm to lớn khôn lường vượt ra mọi không gian đo lường được.
Hiệu qủa sức mạnh thần thiêng bí nhiệm đó là gì?
Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI. có suy tư diễn tả khía cạnh này hôm ngày lễ mừng kính Đức Chúa Thần hiện xuống trong buổi đọc kinh Truyền tin ngày 12. tháng Sáu 2011 ở Vatican:
„ Thánh Gregor cả có suy tư: Hôm nay Đức Chúa Thánh Thần bằng tiếng động đã hiện xuống trên các Tông đồ, và đã biến đổi tinh thần nơi bản thể xác thịt trở nên tình yêu của ngài trong tâm hồn họ, đang khi những hình lưỡi ngọn lửa xuất hiện bên ngoài trên đỉnh đầu của họ. Sức nóng hình lưỡi ngọn lửa đã bừng cháy lên trong trái tim tâm hồn họ. Ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần đã thắp sáng mang đến hơi nóng làm cho tình yêu nơi họ bừng phát lên, khi họ lãnh nhận Đức Chúa Thánh Thần dưới hình ngọn lửa.“ (Hom. in Evang. XXX, 1: CCL 141,256).
Tiếng nói của Thiên Chúa đã biến đổi tiếng con người của các Tông đồ thành tiếng nói của thần thánh, để cho họ có khả năng loan báo rao giảng lời Chúa làm mọi người khác nhau hiểu được bằng qua nhiều cách thế, mà Đức Chúa Thánh Thần tác động vào.
Hơi thở của Đức Chúa Thánh Thần làm cho vũ trụ được tràn đầy trọn vẹn, đức tin vào Chúa được thể hiện nhấn mạnh, dẫn đường đến sự chân thật, chuẩn bị dọn ra sự hiệp nhất giữa các dân tộc.
„5 Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về6 Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình.7 Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư?8 Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?9 Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a,10 có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây;11 nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa! „ ( Cv 2,5-11) .
Chân Phước Antonio Rosmini có suy tư : „ Ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống người tín hữu Chúa Kitô loan báo rao gỉang nói về Thiên Chúa … lề luật giới răn tình yêu và lề luật được viết bởi Đức Chúa Thánh Thần, không phải là bảng lề luật viết trên đá, nhưng trong trái tim tâm hồn các Tông Đồ. Và các Tông đồ đã cùng chia sẻ điều đó với toàn thể Giáo hội.“ ( Catechismo disposto secondo L ordine delle idee…Nr 737, Turin 1863).
Đức Chúa Thánh Thần „ là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.“ - như trong kinh Tin Kính chúng ta đọc- hiệp nhất với Thiên Chúa Cha, qua Chúa Jesus Con Thiên Chúa và mặc khải trọn vẹn Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng cực thánh.
Đức Chúa Thánh Thần phát xuất từ Thiên Chúa, Người là hơi thở từ nơi môi miệng của Thiên Chúa, và có sực mạnh quyền uy làm cho mọi sự trở nên thánh thiện, xóa bỏ những rào cản chia rẽ, xóa tan những chao đảo hoang mang do tội lỗi gây ra.
Đức Chúa Thánh Thần không có hình hài thân xác cùng không là vật thể vật chất nào, Người trao ban những ân đức thiêng liêng thần thánh. Người gìn giữ sự sống, để cho sự tốt lành được thể hiện phát triển đúng cung cách.
Đức Chúa Thánh Thần chiếu tỏa ánh sáng thiêng liêng thần thánh. Người mang đến cho lời cầu nguyện có tâm tình ý nghĩa, ban sức mạnh cho người được sai đi rao giảng phúc âm tin mừng, nung đốt làm cho bừng cháy lên trong trái tim tâm hồn những người nghe lời rao giảng tin mừng ngọn lửa lòng nhiệt thành phấn khởi., gợi hứng cho nền nghệ thuật Kitô giáo và nền âm nhạc phụng vụ. „ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI.)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng: „Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.“
Trong Kinh Thánh nơi sách Công vụ các Tông đồ do Thánh Luca viết khoảng năm 80-90 sau Chúa giáng sinh về Đức Chúa Thánh Thần:
„ Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi,2 bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.4 Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.“ ( Cv 2,2-4).
Như thế Đức Chúa Thánh Thần tuy vô hình, ẩn dấu nơi những dấu chỉ hình tượng, nhưng khi xuất hiện lại mang đến hiệu qủa sức mạnh bí nhiệm to lớn khôn lường vượt ra mọi không gian đo lường được.
Hiệu qủa sức mạnh thần thiêng bí nhiệm đó là gì?
Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI. có suy tư diễn tả khía cạnh này hôm ngày lễ mừng kính Đức Chúa Thần hiện xuống trong buổi đọc kinh Truyền tin ngày 12. tháng Sáu 2011 ở Vatican:
„ Thánh Gregor cả có suy tư: Hôm nay Đức Chúa Thánh Thần bằng tiếng động đã hiện xuống trên các Tông đồ, và đã biến đổi tinh thần nơi bản thể xác thịt trở nên tình yêu của ngài trong tâm hồn họ, đang khi những hình lưỡi ngọn lửa xuất hiện bên ngoài trên đỉnh đầu của họ. Sức nóng hình lưỡi ngọn lửa đã bừng cháy lên trong trái tim tâm hồn họ. Ngọn lửa Đức Chúa Thánh Thần đã thắp sáng mang đến hơi nóng làm cho tình yêu nơi họ bừng phát lên, khi họ lãnh nhận Đức Chúa Thánh Thần dưới hình ngọn lửa.“ (Hom. in Evang. XXX, 1: CCL 141,256).
Tiếng nói của Thiên Chúa đã biến đổi tiếng con người của các Tông đồ thành tiếng nói của thần thánh, để cho họ có khả năng loan báo rao giảng lời Chúa làm mọi người khác nhau hiểu được bằng qua nhiều cách thế, mà Đức Chúa Thánh Thần tác động vào.
Hơi thở của Đức Chúa Thánh Thần làm cho vũ trụ được tràn đầy trọn vẹn, đức tin vào Chúa được thể hiện nhấn mạnh, dẫn đường đến sự chân thật, chuẩn bị dọn ra sự hiệp nhất giữa các dân tộc.
„5 Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về6 Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình.7 Họ sửng sốt, thán phục và nói: "Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư?8 Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?9 Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam, Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a,10 có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập, và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê; nào là những người từ Rô-ma đến đây;11 nào là người Do-thái cũng như người đạo theo; nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập, vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa! „ ( Cv 2,5-11) .
Chân Phước Antonio Rosmini có suy tư : „ Ngày lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống người tín hữu Chúa Kitô loan báo rao gỉang nói về Thiên Chúa … lề luật giới răn tình yêu và lề luật được viết bởi Đức Chúa Thánh Thần, không phải là bảng lề luật viết trên đá, nhưng trong trái tim tâm hồn các Tông Đồ. Và các Tông đồ đã cùng chia sẻ điều đó với toàn thể Giáo hội.“ ( Catechismo disposto secondo L ordine delle idee…Nr 737, Turin 1863).
Đức Chúa Thánh Thần „ là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.“ - như trong kinh Tin Kính chúng ta đọc- hiệp nhất với Thiên Chúa Cha, qua Chúa Jesus Con Thiên Chúa và mặc khải trọn vẹn Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng cực thánh.
Đức Chúa Thánh Thần phát xuất từ Thiên Chúa, Người là hơi thở từ nơi môi miệng của Thiên Chúa, và có sực mạnh quyền uy làm cho mọi sự trở nên thánh thiện, xóa bỏ những rào cản chia rẽ, xóa tan những chao đảo hoang mang do tội lỗi gây ra.
Đức Chúa Thánh Thần không có hình hài thân xác cùng không là vật thể vật chất nào, Người trao ban những ân đức thiêng liêng thần thánh. Người gìn giữ sự sống, để cho sự tốt lành được thể hiện phát triển đúng cung cách.
Đức Chúa Thánh Thần chiếu tỏa ánh sáng thiêng liêng thần thánh. Người mang đến cho lời cầu nguyện có tâm tình ý nghĩa, ban sức mạnh cho người được sai đi rao giảng phúc âm tin mừng, nung đốt làm cho bừng cháy lên trong trái tim tâm hồn những người nghe lời rao giảng tin mừng ngọn lửa lòng nhiệt thành phấn khởi., gợi hứng cho nền nghệ thuật Kitô giáo và nền âm nhạc phụng vụ. „ ( Đức Giáo Hoàng Benedicktô XVI.)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
VietCatholic TV
Tường thuật phiên kháng cáo của ĐHY Pell
Giáo Hội Năm Châu
18:02 07/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Boyce nhất mực cho rằng nguyên cáo không phải là một kẻ nói dối hay một kẻ hoang tưởng, mặc dù thừa nhận rằng anh ta đã thay đổi ngày và năm xảy ra cái gọi là vụ lạm dụng tính dục trong suốt quá trình vụ án và không còn đồng ý với các khẳng định của chính công tố viện.
Boyce liên tục thấy mình phải vật lộn để đưa ra các lập luận của mình, đôi khi ú ớ trước các câu hỏi của ba vị thẩm phán. Tại một thời điểm Boyce thừa nhận rằng “Điều tôi vừa nói trước đó chưa được hay lắm”, hay nói rằng “nhắc lại những điều nhàm chán này có thể chẳng ích lợi gì.”
Công tố viên nhấn mạnh với tòa án rằng nguyên cáo mà ông ta vô tình nêu tên (mặc dù tòa án vẫn cấm nêu danh tính của người này) đã chứng tỏ rằng anh ta quen thuộc với bố cục và nội thất của nhà thờ chính tòa Thánh Patrick của Melbourne, bao gồm cả công việc trùng tu đang diễn ra tại thời gian xảy ra các cáo buộc.
Nguyên cáo tự nhận là một ca viên trong ca đoàn của nhà thờ, và sự hiểu biết của anh ta về nội thất của nhà thờ không bị các luật sư bào chữa tranh biện. Bất cứ ai đến nhà thờ dù chỉ một lần, hay có khi chẳng đến lần nào nhưng được xem các hình ảnh do ai đó cung cấp cũng có thể có kiến thức này. Việc nhấn mạnh của công tố viên vào điểm này là một luận cứ quá yếu trước tòa. Thay vì tranh biện chi tiết không có mấy tác dụng thuyết phục này của Boyce, các luật sư bào chữa đã chỉ ra bằng chứng quan trọng từ Đức ông Charles Portelli phụ trách các nghi lễ phụng vụ tại nhà thờ chính tòa. Đức Ông đã làm chứng rằng Đức Hồng Y Pell đã chào các giáo dân ở cửa phía tây của nhà thờ sau Thánh lễ, trong phẩm phục đầy đủ và Đức Ông luôn ở bên cạnh Đức Hồng Y trong suốt thời gian đó.
Dưới sự thẩm vấn của các thẩm phán, dẫn đầu bởi chủ tịch tòa án Chris Maxwell, Boyce đã phải vất vả để giải thích cho những gì mà các thẩm phán gọi là “những trường hợp cực kỳ khó xảy ra” trong cáo buộc chống lại Đức Hồng Y.
Khi được hỏi làm thế nào mà một nhân vật to cao và dễ nhìn thấy như Đức Hồng Y Pell có thể tiếp cận, cô lập và tấn công hai cậu bé tại nhà thờ, vào lúc bận rộn nhất, Boyce nói rằng công tố viện khẳng định rằng câu chuyện của nguyên cáo không thể thêu dệt ra vì quá lạ lùng. [Keith Windschuttle trong bài The Borrowed Testimony that Convicted George Pell - Chứng tá vay mượn để kết tội Đức Hồng Y George Pell đăng trên tờ Quadrant Online hôm 8 tháng Tư, 2019 cho rằng cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell là “y chang” như câu chuyện đã đăng trên tờ Rolling Stone của Mỹ vào ngày 15 tháng Chín 2011]
Boyce nổi nóng nói với các quan tòa “Chúng ta cứ nói hoài đến mức muốn mửa luôn là chuyện này có phải thêu dệt ra hay không. Thêu dệt ra để làm cái quái gì?” [Cãi như Boyce thì thật là yếu quá: Để bỏ tù người vô tội.]
Boyce thậm chí đi xa đến mức cho rằng các thẩm phán không có khả năng hiểu toàn bộ bối cảnh của các bằng chứng của phiên tòa, mà chỉ dựa vào video và các tường thuật bằng văn bản của vụ án.
Boyce nổi nóng nói: “Các ngài không có cùng một vị thế với bồi thẩm đoàn. Chính xác là không. Tôi xin lỗi nếu tôi không thể giúp các vị trong khả năng của mình. Nói chung, mỗi phiên tòa nó có một bầu không khí nhất định của nó.”
Đức Hồng Y Pell bước sang tuổi 78 vào cuối tuần này, đã có mặt tại tòa. Ngài trông già hẳn đi. Đức Hồng Y đeo cổ côn của hàng giáo sĩ nhưng không có nhẫn giám mục hoặc thánh giá. Ngài ghi chú trong suốt quá trình tố tụng.
Phiên xét xử kết thúc lúc 4 giờ chiều giờ địa phương Melbourne. Các thẩm phán chưa đưa ra phán quyết của họ, cũng không cho biết thời gian sẽ đưa ra phán quyết.
Source:Catholic News Agency