Phụng Vụ - Mục Vụ
Nên công chính
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:30 10/06/2016
NÊN CÔNG CHÍNH
Chúa Nhật XI TN C
Con người được nên công chính không phải nhờ đã làm những gì luật dạy nhưng nhờ lòng tin, tin vào tình yêu của Thiên Chúa. Chủ đề này đã được thánh Tông Đồ dân ngoại triển khai với nhiều minh chứng hùng hồn đặc biệt trong hai thư gửi tín hữu Galata và Rôma. Được nên công chính hay được công chính hóa nghĩa là gì? Công chính hóa là quá trình một tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa. Công chính hóa là thay đổi từ tình trạng con cái Ađam cũ (tình trạng tội lỗi) sang tình trạng làm con cái Thiên Chúa nhờ công trạng của Ađam mới (x.Dz 1524). Về mặt tiêu cực đó là tình trạng được thứ tha tội lỗi. Về mặt tích cực đó là tình trạng được giao hòa với Thiên Chúa, được làm con cái Thiên Chúa, được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa ban tặng (x.Tự Điển Công Giáo phổ thông – Công chính hóa – J.A.Hardon).
Tình trạng tội lỗi, bất xứng, bất toàn của con người: Giáo lý Công Giáo truyền dạy rằng do bởi sự bất tuân của Ađam cũ, nhân loại bị đắm chìm trong tình trạng tội nhơ. Và con người dù lớn hay bé, dù chức phận cao hay thấp, dù nam hay là nữ…đều có thể phạm tội, tội mọn cũng như tội nặng. Bài đọc thứ nhất trích sách Samuel và bài Tin Mừng thánh Luca được trích đọc trong Chúa Nhật XI TN C làm một minh họa.
Được Thiên Chúa ưu ái tuyển chọn, xức dầu phong vương làm vua, được Thiên Chúa yêu thương ban nhiều ân lộc, cụ thể là cả một đất nước, một vương triều với nhiều cung tần phi nữ, thế mà Đavít đã làm điều dữ đáng ghê tởm. Đavit không chỉ phạm tội ngoại tình mà còn âm mưu giết Uria để cướp lấy vợ của ông ta. Và đây, một phụ nữ không tên tuổi xuất hiện tại nhà người biệt phái đã mời Chúa Giêsu dùng bữa. Tin Mừng ghi chị “vốn là người tội lỗi trong thành”. Không biết chị đã phạm những tội gì, nhưng chắc chắn là tội công khai và gây gương mù gương xấu.
Một nam và một nữ, cả hai đều là tội nhân. Một chức cao quyền lớn và một nữ nhi vô danh bé phận, cả hai đều phạm tội và chắc hẳn tội không nhỏ. Trong câu chuyện người phụ nữ phạm tội bị bắt quả tang mà Tin Mừng thánh Gioan tường thuật có chi tiết khá hiện sinh về tình trạng tội lỗi của con người. Sau khi Chúa Giêsu ngẩng mặt lên và nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”, thì cả đám đông, đều rút lui cách trật tự, bắt đầu từ người lớn tuổi (x.Ga 8,1-11). Ngay thánh Tông Đồ dân ngoại cũng đã từng thú nhận: “Sự thiện tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm”(Rm 8,19).
Ơn tha thứ là hồng ân vượt quá khả năng của con người. Tự sức mình, trong phận thụ tạo thấp hèn, con người không thể có khả năng giao hòa với Đấng Toàn năng. Ơn công chính hóa con người nhận lãnh là do Thiên Chúa đoái thương thi ân. Như thế cần khẳng định rằng Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành, là điều kiện ắt có của ơn công chính hóa mà con người thụ hưởng. Sự đáp trả của con người trước tình thương của Thiên Chúa được xem như là điều kiện đủ mà thôi. Và điều kiện đủ ấy chính là niềm tin, tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta cùng xem xét một vài hình thức biểu lộ lòng tin.
1.Khiêm nhu nhìn nhận tội lỗi của mình: Đavít đã khiêm nhu nói với Nathan: “Tôi đắc tội với Đức Chúa”(2Sm 12,13). Và tiên tri Nathan đã phán rằng Thiên Chúa đã bỏ qua tội lỗi cho Đavít. Chúa Kitô cũng đã từng kể câu chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng tạ ơn Chúa và kể lể công trạng mình là không chỉ không trộm cắp, không ngoại tình, không xấu xa như người thu thuế đứng phía sau mà còn ăn chay một tuần hai lần, dâng cúng cho Chúa mười phần trăm thu nhập. Thế mà Chúa Kitô kết luận ông này ra về không được công chính hóa. Trong khi đó người thu thuế thì khiêm nhu đứng đằng xa, cúi mặt xuống đấm ngực thú nhận mình là kẻ tội lỗi và xin Chúa thương xót thì lại được nên công chính (x.Lc18,9-14). “Con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: ‘Nào ta đi thú tội với Chúa’, và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con”(Tv 32) Những lời Thánh Vịnh trên đây chắn chắn là tâm tình của vua Đavít, một người vốn đầy tội lỗi thế mà đã được gọi là thánh vương, không phải vì công trạng gì của ngài mà chỉ nhờ ngài tin vào lòng lân tuất của Thiên Chúa.
2.Yêu mến Chúa nồng nàn: Yêu thương là một cách thế biểu lộ lòng tin cách tuyệt hảo. Yêu thương ai thì trao dâng cho người ấy những gì tốt nhất, quý giá nhất của mình. Chị phụ nữ đã dâng trao cho Chúa Giêsu những gì là quý giá nhất của chị. Trước hết đó là danh dự của chị, khi chị không ngại ngần đến chổ công khai để gặp Chúa Giêsu. Gặp Chúa rồi, chị tiếp tục dâng dòng nước mắt của mình, mái tóc của mình, đôi môi của mình và dầu thơm để nâng niu bàn chân của Chúa. Qua cử chỉ mến yêu ấy, Chúa Giêsu thấy được lòng tin của chị để rồi phán: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”(Lc 7,50). Tội của chị nhiều nhưng đã được tha hết vì chị đã biết yêu nhiều. Đâu có hơn gì Giuđa hay các anh em còn lại, Phêrô đã ba lần chối bỏ Thầy, thậm chí trước cả một đầy tớ gái. Thế nhưng Phêrô đã nhận được hồng ân thứ tha, ơn công chính hóa, nhờ cái tình dành cho Thầy mình, một cái tình đã được minh định rõ trên bờ hồ Tibêria sau khi Chúa phục sinh (x.Ga 21,15-19). Chính thánh nhân đã để lại cảm nghiệm của ngài cho chúng ta: “Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi”(x.1P 4,8).
Là Kitô hữu, chúng ta vốn khát mong được làm con cái Thiên Chúa trong ân sủng hầu được hưởng gia nghiệp muôn đời là hạnh phúc vĩnh cửu. Đây là ân ban của Thiên Chúa. Không một ai có thể tự mình chiếm lấy hạnh phúc này. Chúng ta chỉ có thể đón hạnh phúc này bằng đức tin. Để biểu lộ niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận thân phận bất xứng, tội nhơ của mình và đồng thời yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Một người đã chân thành nhìn nhận sự bất toàn, bất xứng và tội nhơ của mình thì chắc chắn sẽ có lòng khoan dung với lầm lỗi của tha nhân. Một người đã hết lòng mến yêu Thiên Chúa thì cũng sẽ sống hết lòng, hết tình với tha nhân, nhất là với những người bé mọn. Chính Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định sự thật này: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán!”(Mt 7,1). “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”(Lc 6,37). “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thưở tạo thiên lập địa…vì các người đã biết yêu thương đồng loại, đặc biệt những người bé mọn, cho dù các ngươi không biết là đã làm cho chính Ta.”(x.Mt 25,31-46).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Chúa Nhật XI TN C
Con người được nên công chính không phải nhờ đã làm những gì luật dạy nhưng nhờ lòng tin, tin vào tình yêu của Thiên Chúa. Chủ đề này đã được thánh Tông Đồ dân ngoại triển khai với nhiều minh chứng hùng hồn đặc biệt trong hai thư gửi tín hữu Galata và Rôma. Được nên công chính hay được công chính hóa nghĩa là gì? Công chính hóa là quá trình một tội nhân được hòa giải với Thiên Chúa. Công chính hóa là thay đổi từ tình trạng con cái Ađam cũ (tình trạng tội lỗi) sang tình trạng làm con cái Thiên Chúa nhờ công trạng của Ađam mới (x.Dz 1524). Về mặt tiêu cực đó là tình trạng được thứ tha tội lỗi. Về mặt tích cực đó là tình trạng được giao hòa với Thiên Chúa, được làm con cái Thiên Chúa, được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu Thiên Chúa ban tặng (x.Tự Điển Công Giáo phổ thông – Công chính hóa – J.A.Hardon).
Tình trạng tội lỗi, bất xứng, bất toàn của con người: Giáo lý Công Giáo truyền dạy rằng do bởi sự bất tuân của Ađam cũ, nhân loại bị đắm chìm trong tình trạng tội nhơ. Và con người dù lớn hay bé, dù chức phận cao hay thấp, dù nam hay là nữ…đều có thể phạm tội, tội mọn cũng như tội nặng. Bài đọc thứ nhất trích sách Samuel và bài Tin Mừng thánh Luca được trích đọc trong Chúa Nhật XI TN C làm một minh họa.
Được Thiên Chúa ưu ái tuyển chọn, xức dầu phong vương làm vua, được Thiên Chúa yêu thương ban nhiều ân lộc, cụ thể là cả một đất nước, một vương triều với nhiều cung tần phi nữ, thế mà Đavít đã làm điều dữ đáng ghê tởm. Đavit không chỉ phạm tội ngoại tình mà còn âm mưu giết Uria để cướp lấy vợ của ông ta. Và đây, một phụ nữ không tên tuổi xuất hiện tại nhà người biệt phái đã mời Chúa Giêsu dùng bữa. Tin Mừng ghi chị “vốn là người tội lỗi trong thành”. Không biết chị đã phạm những tội gì, nhưng chắc chắn là tội công khai và gây gương mù gương xấu.
Một nam và một nữ, cả hai đều là tội nhân. Một chức cao quyền lớn và một nữ nhi vô danh bé phận, cả hai đều phạm tội và chắc hẳn tội không nhỏ. Trong câu chuyện người phụ nữ phạm tội bị bắt quả tang mà Tin Mừng thánh Gioan tường thuật có chi tiết khá hiện sinh về tình trạng tội lỗi của con người. Sau khi Chúa Giêsu ngẩng mặt lên và nói: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”, thì cả đám đông, đều rút lui cách trật tự, bắt đầu từ người lớn tuổi (x.Ga 8,1-11). Ngay thánh Tông Đồ dân ngoại cũng đã từng thú nhận: “Sự thiện tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm”(Rm 8,19).
Ơn tha thứ là hồng ân vượt quá khả năng của con người. Tự sức mình, trong phận thụ tạo thấp hèn, con người không thể có khả năng giao hòa với Đấng Toàn năng. Ơn công chính hóa con người nhận lãnh là do Thiên Chúa đoái thương thi ân. Như thế cần khẳng định rằng Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành, là điều kiện ắt có của ơn công chính hóa mà con người thụ hưởng. Sự đáp trả của con người trước tình thương của Thiên Chúa được xem như là điều kiện đủ mà thôi. Và điều kiện đủ ấy chính là niềm tin, tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta cùng xem xét một vài hình thức biểu lộ lòng tin.
1.Khiêm nhu nhìn nhận tội lỗi của mình: Đavít đã khiêm nhu nói với Nathan: “Tôi đắc tội với Đức Chúa”(2Sm 12,13). Và tiên tri Nathan đã phán rằng Thiên Chúa đã bỏ qua tội lỗi cho Đavít. Chúa Kitô cũng đã từng kể câu chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái và một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng tạ ơn Chúa và kể lể công trạng mình là không chỉ không trộm cắp, không ngoại tình, không xấu xa như người thu thuế đứng phía sau mà còn ăn chay một tuần hai lần, dâng cúng cho Chúa mười phần trăm thu nhập. Thế mà Chúa Kitô kết luận ông này ra về không được công chính hóa. Trong khi đó người thu thuế thì khiêm nhu đứng đằng xa, cúi mặt xuống đấm ngực thú nhận mình là kẻ tội lỗi và xin Chúa thương xót thì lại được nên công chính (x.Lc18,9-14). “Con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: ‘Nào ta đi thú tội với Chúa’, và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con”(Tv 32) Những lời Thánh Vịnh trên đây chắn chắn là tâm tình của vua Đavít, một người vốn đầy tội lỗi thế mà đã được gọi là thánh vương, không phải vì công trạng gì của ngài mà chỉ nhờ ngài tin vào lòng lân tuất của Thiên Chúa.
2.Yêu mến Chúa nồng nàn: Yêu thương là một cách thế biểu lộ lòng tin cách tuyệt hảo. Yêu thương ai thì trao dâng cho người ấy những gì tốt nhất, quý giá nhất của mình. Chị phụ nữ đã dâng trao cho Chúa Giêsu những gì là quý giá nhất của chị. Trước hết đó là danh dự của chị, khi chị không ngại ngần đến chổ công khai để gặp Chúa Giêsu. Gặp Chúa rồi, chị tiếp tục dâng dòng nước mắt của mình, mái tóc của mình, đôi môi của mình và dầu thơm để nâng niu bàn chân của Chúa. Qua cử chỉ mến yêu ấy, Chúa Giêsu thấy được lòng tin của chị để rồi phán: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”(Lc 7,50). Tội của chị nhiều nhưng đã được tha hết vì chị đã biết yêu nhiều. Đâu có hơn gì Giuđa hay các anh em còn lại, Phêrô đã ba lần chối bỏ Thầy, thậm chí trước cả một đầy tớ gái. Thế nhưng Phêrô đã nhận được hồng ân thứ tha, ơn công chính hóa, nhờ cái tình dành cho Thầy mình, một cái tình đã được minh định rõ trên bờ hồ Tibêria sau khi Chúa phục sinh (x.Ga 21,15-19). Chính thánh nhân đã để lại cảm nghiệm của ngài cho chúng ta: “Tình yêu phủ lấp muôn vàn tội lỗi”(x.1P 4,8).
Là Kitô hữu, chúng ta vốn khát mong được làm con cái Thiên Chúa trong ân sủng hầu được hưởng gia nghiệp muôn đời là hạnh phúc vĩnh cửu. Đây là ân ban của Thiên Chúa. Không một ai có thể tự mình chiếm lấy hạnh phúc này. Chúng ta chỉ có thể đón hạnh phúc này bằng đức tin. Để biểu lộ niềm tin vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận thân phận bất xứng, tội nhơ của mình và đồng thời yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Một người đã chân thành nhìn nhận sự bất toàn, bất xứng và tội nhơ của mình thì chắc chắn sẽ có lòng khoan dung với lầm lỗi của tha nhân. Một người đã hết lòng mến yêu Thiên Chúa thì cũng sẽ sống hết lòng, hết tình với tha nhân, nhất là với những người bé mọn. Chính Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định sự thật này: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán!”(Mt 7,1). “Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha”(Lc 6,37). “Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thưở tạo thiên lập địa…vì các người đã biết yêu thương đồng loại, đặc biệt những người bé mọn, cho dù các ngươi không biết là đã làm cho chính Ta.”(x.Mt 25,31-46).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:43 10/06/2016
60. HOÀN TOÀN TRÁI NGƯỢC.
Một hôm, Đường Thái Tông đứng dưới cây đào, nói:
- “Cây đào này tốt thật !”
Vũ Văn Sĩ đứng một bên lập tức tiếp lời:
- “Đây đúng thật là gốc cây đào, trên thế gian chỉ có một, nó sinh trưởng trong vườn ngự uyển của hoàng cung, như thế đủ biết rằng, hoàng thượng, ngài phúc to bằng trời, đừng nói là người thế gian, mà ngay cả cây đào tiên trên trời của bà vương mẫu cũng không bì kịp nữa là !”
Vũ Văn Sĩ đang đắc ý nói, thì Thái Tông trầm mặt biến sắc, nói:
- “Trước đây Ngụy công thường nhắc nhở ta nên tránh xa lời phụ họa của kẻ tiểu nhân, có thể ta không biết là ám chỉ ai, nhưng trong lòng đoán là nhà ngươi, nhưng lại sợ là không chính xác, bây giờ thì ta biết rõ rồi, kẻ tiểu nhân đó chính là nhà ngươi !”
(Tùy Đường Gia thoại)
Suy tư 60:
Người siểm nịnh mà gặp người ngay thẳng, thì đúng là...tổ trác, bởi vì như thế có nghĩa là họ đang đụng phải tảng đá sự thật, một tảng đá mà Đức Chúa Giê-su đã nói với Phi-la-tô: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”, không ai tông vào tảng đá mà lành lặn xương thịt, cũng vậy không ai chống đối sự thật mà tâm hồn được bình an, dù cho lắm mưu mô xảo trá, bày kế ngụy biện chống lại sự thật thì rồi cũng bị nát tan tâm hồn vì lo sợ bất an.
Có nhiều người mang danh Ki-tô hữu nhưng cuộc sống không biểu hiệu được mình là người con của Chúa, lời nói và hành động của họ không đúng theo sự thật, họ thích nói theo những gì mình thích mà không kiểm chứng sự thật, họ ưa thổi phồng câu chuyện để lấy lòng cấp trên mặc cho sự thật bị méo mó.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, có những lúc trong cuộc sống con đã vì lo mảnh cơm manh áo mà nói dối người này kẻ nọ, có những lúc vì muốn được lòng cấp trên mà con phải nói xấu anh em, thêm thắc những điều sai sự thật để hạ giá anh em của con. Xin Chúa dạy con biết yêu mến sự thật, dù sự thật có làm con bị người đời khinh rẽ, dù sự thật làm cho con mất tất cả tiền tài danh vọng, để con can đảm làm chứng cho sự thật giữa một xã hội mà sự thật như là một thứ đồ cổ trong ngăn tủ của thế gian- Amen.”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Một hôm, Đường Thái Tông đứng dưới cây đào, nói:
- “Cây đào này tốt thật !”
Vũ Văn Sĩ đứng một bên lập tức tiếp lời:
- “Đây đúng thật là gốc cây đào, trên thế gian chỉ có một, nó sinh trưởng trong vườn ngự uyển của hoàng cung, như thế đủ biết rằng, hoàng thượng, ngài phúc to bằng trời, đừng nói là người thế gian, mà ngay cả cây đào tiên trên trời của bà vương mẫu cũng không bì kịp nữa là !”
Vũ Văn Sĩ đang đắc ý nói, thì Thái Tông trầm mặt biến sắc, nói:
- “Trước đây Ngụy công thường nhắc nhở ta nên tránh xa lời phụ họa của kẻ tiểu nhân, có thể ta không biết là ám chỉ ai, nhưng trong lòng đoán là nhà ngươi, nhưng lại sợ là không chính xác, bây giờ thì ta biết rõ rồi, kẻ tiểu nhân đó chính là nhà ngươi !”
(Tùy Đường Gia thoại)
Suy tư 60:
Người siểm nịnh mà gặp người ngay thẳng, thì đúng là...tổ trác, bởi vì như thế có nghĩa là họ đang đụng phải tảng đá sự thật, một tảng đá mà Đức Chúa Giê-su đã nói với Phi-la-tô: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”, không ai tông vào tảng đá mà lành lặn xương thịt, cũng vậy không ai chống đối sự thật mà tâm hồn được bình an, dù cho lắm mưu mô xảo trá, bày kế ngụy biện chống lại sự thật thì rồi cũng bị nát tan tâm hồn vì lo sợ bất an.
Có nhiều người mang danh Ki-tô hữu nhưng cuộc sống không biểu hiệu được mình là người con của Chúa, lời nói và hành động của họ không đúng theo sự thật, họ thích nói theo những gì mình thích mà không kiểm chứng sự thật, họ ưa thổi phồng câu chuyện để lấy lòng cấp trên mặc cho sự thật bị méo mó.
“Lạy Đức Chúa Giê-su, có những lúc trong cuộc sống con đã vì lo mảnh cơm manh áo mà nói dối người này kẻ nọ, có những lúc vì muốn được lòng cấp trên mà con phải nói xấu anh em, thêm thắc những điều sai sự thật để hạ giá anh em của con. Xin Chúa dạy con biết yêu mến sự thật, dù sự thật có làm con bị người đời khinh rẽ, dù sự thật làm cho con mất tất cả tiền tài danh vọng, để con can đảm làm chứng cho sự thật giữa một xã hội mà sự thật như là một thứ đồ cổ trong ngăn tủ của thế gian- Amen.”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:45 10/06/2016
11. Chỉ cần một linh hồn vui lòng chấp nhận mình nghèo hèn thì Thiên Chúa muốn họ trở nên thánh, và trong lòng càng vui hơn so với tạo dựng cả ngàn vạn thế giới.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 11 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:47 10/06/2016
Chúa Nhật 11 THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: Lc 7, 36. 8, 3.
“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.”
Anh chị em thân mến,
Có khi nào chúng ta cảm thấy khó chịu vì một cô gái điếm đi nhà thờ chưa ? Có lúc nào chúng ta cảm thấy bực mình khi có một cô gái bụi đời muốn kết bạn với bạn ? Là người Ki-tô hữu đạo đức chắc chắn là chúng ta sẽ xầm xì và coi thường cô gái điếm đến nhà thờ cầu nguyện, và sẽ thẳng thừng từ chối lời kết bạn của cô gái bụi đời.
Đức Chúa Giê-su không xua đuổi người phụ nữ ấy vốn là người tội lỗi trong thành, trái lại Ngài vẫn cứ để cho cô ta muốn làm gì thì làm: khóc lóc, xức dầu thơm và lấy tóc chùi khô. Bởi vì Đức Chúa Giê-su cảm nhận được sự đau khổ nhục nhằn của người phụ nữ ấy, Ngài cảm thông được niềm đau tận tâm can bị người ta nguyền rủa và khinh chê của người phụ nữ tội lỗi, và thái độ nhân ái của Ngài đã làm cho người Pha-ri-siêu khó chịu, nhưng người tội lỗi lại hân hoan, vì có người biết thông cảm nổi đau khổ của họ.
Nếu khi chúng ta phạm tội mà người khác bắt được, nếu khi vì hoàn cảnh mà chúng ta phạm tội rồi bị người khác biết được và bêu xấu, thì tâm hồn chúng ta sẽ như thế nào ? Chắc chắn rằng chúng ta sẽ áy náy khó chịu và cảm thấy lương tâm không ổn, bạn cảm thấy mọi người khinh bỉ bạn.v.v... Vâng, người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có một tâm trạng như thế.
Đức Chúa Giê-su đã tha thứ và mở ra một cơ hội mới để người phụ nữ làm lại cuộc đời, chính Ngài đã xử sự cách khôn ngoan để -ngay cả người tội lỗi- vẫn thấy được giá trị của mình.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cũng học Đức Chúa Giê-su biết cách tha thứ, yêu thương và thông cảm với những người bị người khác cho là tội lỗi, bởi vì con người ta ai cũng có một cảnh đời mà chính họ mới hiểu được họ mà thôi, do đó chúng ta không nên lên án người khác, không nên phán đoán người khác theo suy nghĩ của mình, nhưng hãy để cho Thiên Chúa đoán xét, còn chúng ta hãy nới rộng vòng tay đón họ, thế là tâm hồn của chúng ta trở thành tâm hồn nhân từ hiền hậu như Đức Chúa Giê-su rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Lời Chúa: Lc 7, 36. 8, 3.
“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều.”
Anh chị em thân mến,
Có khi nào chúng ta cảm thấy khó chịu vì một cô gái điếm đi nhà thờ chưa ? Có lúc nào chúng ta cảm thấy bực mình khi có một cô gái bụi đời muốn kết bạn với bạn ? Là người Ki-tô hữu đạo đức chắc chắn là chúng ta sẽ xầm xì và coi thường cô gái điếm đến nhà thờ cầu nguyện, và sẽ thẳng thừng từ chối lời kết bạn của cô gái bụi đời.
Đức Chúa Giê-su không xua đuổi người phụ nữ ấy vốn là người tội lỗi trong thành, trái lại Ngài vẫn cứ để cho cô ta muốn làm gì thì làm: khóc lóc, xức dầu thơm và lấy tóc chùi khô. Bởi vì Đức Chúa Giê-su cảm nhận được sự đau khổ nhục nhằn của người phụ nữ ấy, Ngài cảm thông được niềm đau tận tâm can bị người ta nguyền rủa và khinh chê của người phụ nữ tội lỗi, và thái độ nhân ái của Ngài đã làm cho người Pha-ri-siêu khó chịu, nhưng người tội lỗi lại hân hoan, vì có người biết thông cảm nổi đau khổ của họ.
Nếu khi chúng ta phạm tội mà người khác bắt được, nếu khi vì hoàn cảnh mà chúng ta phạm tội rồi bị người khác biết được và bêu xấu, thì tâm hồn chúng ta sẽ như thế nào ? Chắc chắn rằng chúng ta sẽ áy náy khó chịu và cảm thấy lương tâm không ổn, bạn cảm thấy mọi người khinh bỉ bạn.v.v... Vâng, người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có một tâm trạng như thế.
Đức Chúa Giê-su đã tha thứ và mở ra một cơ hội mới để người phụ nữ làm lại cuộc đời, chính Ngài đã xử sự cách khôn ngoan để -ngay cả người tội lỗi- vẫn thấy được giá trị của mình.
Anh chị em thân mến,
Chúng ta cũng học Đức Chúa Giê-su biết cách tha thứ, yêu thương và thông cảm với những người bị người khác cho là tội lỗi, bởi vì con người ta ai cũng có một cảnh đời mà chính họ mới hiểu được họ mà thôi, do đó chúng ta không nên lên án người khác, không nên phán đoán người khác theo suy nghĩ của mình, nhưng hãy để cho Thiên Chúa đoán xét, còn chúng ta hãy nới rộng vòng tay đón họ, thế là tâm hồn của chúng ta trở thành tâm hồn nhân từ hiền hậu như Đức Chúa Giê-su rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp kiến phái đoàn Liên hiệp Tin Lành Cải Cách
Lm. Trần Đức Anh OP
13:13 10/06/2016
VATICAN. ĐTC kêu gọi các cộng đồng Công Giáo và Tin Lành cải cách cùng dấn thân đáp ứng sự khao khát tinh thần của con người ngày nay.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-6-2016, dành cho 10 vị thuộc Hội đồng lãnh đạo Liên hiệp các Giáo Hội Tin Lành Cải Cách trên thế giới.
Trong lời chào mừng, ĐTC nhắc đến cuộc viếng thăm tại Vatican cách đây 10 năm của các vị lãnh đạo Tin Lành cải cách trên hoàn cầu, gặp ĐGH Biển Đức 16. Ngài cũng ca ngợi và cảm tạ những tiến bộ trong quan hệ đại kết giữa các cộng đồng Giáo Hội Tin Lành cải cách với nhau và với Giáo Hội Công Giáo. ĐTC nhận xét rằng: ”Ngày nay chúng ta thường cảm nghiệm ”sự sa mạc hóa tinh thần”, nhất là nơi mà người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các cộng đồng Kitô chúng ta được kêu gọi là những ”vò nước” giải khát với niềm hy vọng, những sự hiện diện có khả năng khơi dậy tình huynh đệ, gặp gỡ, liên đới, yêu thương chân thành và vô vị lợi; các cộng đồng ấy cần đón nhận và khơi dậy ơn thánh của Chúa, để không khép kín vào mình, và cởi mở thi hành sứ mạng. Thực vậy, không thể thông truyền đức tin, nếu ta sống đức tin một cách cô lập hoặc trong những nhóm khép kín và chia cách, trong một thứ tự trị giả tạo và chỉ biết đến cộng đoàn của mình. Làm như thế chúng ta không đáp ứng được lòng khao khát Thiên Chúa, đang gọi hỏi chúng ta và tạo nên nhiều hình thức tôn giaó mới..”
ĐTC cũng nói rằng: ”Hiện nay có nhu cầu cấp thiết phải có một phong trào đại kết, cùng với nỗ lực thần học để giải quyết những tranh luận đạo lý giữa các tín hữu Kitô. Phong trào đại kết này cổ võ một sứ mạng chung loan báo Tin Mừng và phục vụ. Chắc chắn là đã có nhiều sáng kiến và sự cộng tác tốt đẹp với nhau tại nhiều nơi, nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm hơn nữa, để cống hiến một chứng tá sinh động, cho tất cả những người hỏi chúng ta tại sao có niềm hy vịong nơi chúng ta (Xc 1 Pr 3,15): cần thông tuyền tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta lãnh nhận nhưng không và chúng ta được kêu gọi quảng đại trao ban cho tha nhân” (SD 10-6-2016)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 10-6-2016, dành cho 10 vị thuộc Hội đồng lãnh đạo Liên hiệp các Giáo Hội Tin Lành Cải Cách trên thế giới.
Trong lời chào mừng, ĐTC nhắc đến cuộc viếng thăm tại Vatican cách đây 10 năm của các vị lãnh đạo Tin Lành cải cách trên hoàn cầu, gặp ĐGH Biển Đức 16. Ngài cũng ca ngợi và cảm tạ những tiến bộ trong quan hệ đại kết giữa các cộng đồng Giáo Hội Tin Lành cải cách với nhau và với Giáo Hội Công Giáo. ĐTC nhận xét rằng: ”Ngày nay chúng ta thường cảm nghiệm ”sự sa mạc hóa tinh thần”, nhất là nơi mà người ta sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, các cộng đồng Kitô chúng ta được kêu gọi là những ”vò nước” giải khát với niềm hy vọng, những sự hiện diện có khả năng khơi dậy tình huynh đệ, gặp gỡ, liên đới, yêu thương chân thành và vô vị lợi; các cộng đồng ấy cần đón nhận và khơi dậy ơn thánh của Chúa, để không khép kín vào mình, và cởi mở thi hành sứ mạng. Thực vậy, không thể thông truyền đức tin, nếu ta sống đức tin một cách cô lập hoặc trong những nhóm khép kín và chia cách, trong một thứ tự trị giả tạo và chỉ biết đến cộng đoàn của mình. Làm như thế chúng ta không đáp ứng được lòng khao khát Thiên Chúa, đang gọi hỏi chúng ta và tạo nên nhiều hình thức tôn giaó mới..”
ĐTC cũng nói rằng: ”Hiện nay có nhu cầu cấp thiết phải có một phong trào đại kết, cùng với nỗ lực thần học để giải quyết những tranh luận đạo lý giữa các tín hữu Kitô. Phong trào đại kết này cổ võ một sứ mạng chung loan báo Tin Mừng và phục vụ. Chắc chắn là đã có nhiều sáng kiến và sự cộng tác tốt đẹp với nhau tại nhiều nơi, nhưng tất cả chúng ta có thể cùng nhau làm hơn nữa, để cống hiến một chứng tá sinh động, cho tất cả những người hỏi chúng ta tại sao có niềm hy vịong nơi chúng ta (Xc 1 Pr 3,15): cần thông tuyền tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta lãnh nhận nhưng không và chúng ta được kêu gọi quảng đại trao ban cho tha nhân” (SD 10-6-2016)
JRS và Caritas châu Âu kêu gọi Liên minh Châu Âu đối xử có tình người với người tị nạn
Lã Thụ Nhân
17:18 10/06/2016
JRS và Caritas châu Âu kêu gọi Liên minh Châu Âu đối xử có tình người với người tị nạn
EU (Vatican Radio) - Một chuỗi bi thảm các vụ đắm tàu và chết đuối ở Địa Trung Hải của những người bị buộc phải di dân và tị nạn đang dồn sự chú ý vào những bất cập trong chính sách di dân của Liên minh Châu Âu.
Hàng chục ngàn người trốn chạy khỏi xung đột, khủng bố và nghèo đói đã cố gắng vượt Địa Trung Hải nguy hiểm với hơn 2.500 người chết đuối trong năm nay.
Hôm thứ Năm 09/6/2016, các bộ trưởng Liên minh Châu Âu đã có cuộc họp để thảo luận về chính sách di dân EU, vốn đang tập trung vào việc ngăn chặn làn sóng di dân.
Caritas Châu Âu và Tổ chức phục vụ người tị nạn Dòng Tên Châu Âu (Jesuit Refugee Service Europe - JRS Châu Âu) đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu thay đổi cách tiếp cận hạn chế của họ đối với vấn đề di dân và cung cấp những cách thức an toàn để người dân vào châu Âu mà không mạo hiểm mạng sống của họ.
Olga Siebert, Nhân viên vận động chính sách của JRS Châu Âu giải thích rằng, cùng với Caritas Châu Âu, JRS Châu Âu đã đưa ra lời kêu gọi rằng các chính sách di dân châu Âu hạn chế hiện nay buộc những người tuyệt vọng dùng các tuyến đường chết người. Bà cho hay: "Chúng tôi nghĩ rằng những chính sách này dựa trên việc bảo vệ biên giới, chứ không phải bảo vệ người dân".
Siebert cho biết những chính sách này sẽ không ngăn chặn được những người đang cố gắng đến các nước chúng ta, thực vậy, chúng sẽ buộc càng nhiều người vào tay của bọn buôn lậu và buôn người, trong đó tất nhiên rất có hại cho người tị nạn và những người tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn.
Bà nói rằng, cùng với Caritas Châu Âu và các tổ chức Kitô giáo khác, JRS đã bày tỏ mối quan tâm của mình với cách nhà hoạch định chính sách Liên minh Châu Âu kể từ tháng 11 năm 2014: "Chúng tôi kêu gọi các con đường an toàn và hợp pháp cho việc bảo vệ ở châu Âu; chúng tôi đưa ra một chính sách trong đó mô tả chi tiết những gì chúng tôi muốn thấy trên bình diện EU".
Bà Siebert đề cập đến một số bước mà bà nói là cần thiết để có thể thực thi và bảo vệ luật nhân đạo: "Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của các kênh nhân đạo như thị thực nhân đạo, tạo thuận lợi cho đoàn tụ gia đình cho những người tị nạn và di dân, cùng với các chương trình nhân đạo khác như tái định cư hơn nữa và nâng đỡ những thủ tục thị thực khi có lý do chính đáng trên nền tảng nhân đạo".
Bà cho hay thêm: "Những biện pháp này, nên được bổ sung cho một hệ thống đầy đủ chức năng tị nạn và nhân đạo ở châu Âu".
Và trong khi một số quốc gia châu Âu tiếp tục xây dựng những bức tường và nói lên sự thờ ơ đối với kịch bản toàn cầu về gia tăng di dân, JRS nói rằng mọi người cần phải biết rằng những người di dân bị cưỡng bức không chỉ là những con số, mà là những con người thực sự trốn chạy khỏi xung đột và khủng bố: "Thông điệp chính là để được đối xử nhân đạo như người với người, đối xử với họ bằng sự tôn trọng, biết họ đang tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn và đang lẩn trốn để bảo vệ phẩm giá con người của mình".
Liên quan đến cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách EU, JRS nói rằng thật khó để dự đoán kết quả nhưng JRS kêu gọi họ phải nhận thức được tình hình và vẫn còn hi vọng thông điệp của họ sẽ được lắng nghe.
Lã Thụ Nhân
EU (Vatican Radio) - Một chuỗi bi thảm các vụ đắm tàu và chết đuối ở Địa Trung Hải của những người bị buộc phải di dân và tị nạn đang dồn sự chú ý vào những bất cập trong chính sách di dân của Liên minh Châu Âu.
Hôm thứ Năm 09/6/2016, các bộ trưởng Liên minh Châu Âu đã có cuộc họp để thảo luận về chính sách di dân EU, vốn đang tập trung vào việc ngăn chặn làn sóng di dân.
Caritas Châu Âu và Tổ chức phục vụ người tị nạn Dòng Tên Châu Âu (Jesuit Refugee Service Europe - JRS Châu Âu) đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu thay đổi cách tiếp cận hạn chế của họ đối với vấn đề di dân và cung cấp những cách thức an toàn để người dân vào châu Âu mà không mạo hiểm mạng sống của họ.
Olga Siebert, Nhân viên vận động chính sách của JRS Châu Âu giải thích rằng, cùng với Caritas Châu Âu, JRS Châu Âu đã đưa ra lời kêu gọi rằng các chính sách di dân châu Âu hạn chế hiện nay buộc những người tuyệt vọng dùng các tuyến đường chết người. Bà cho hay: "Chúng tôi nghĩ rằng những chính sách này dựa trên việc bảo vệ biên giới, chứ không phải bảo vệ người dân".
Siebert cho biết những chính sách này sẽ không ngăn chặn được những người đang cố gắng đến các nước chúng ta, thực vậy, chúng sẽ buộc càng nhiều người vào tay của bọn buôn lậu và buôn người, trong đó tất nhiên rất có hại cho người tị nạn và những người tìm kiếm nơi ẩn náu an toàn.
Bà nói rằng, cùng với Caritas Châu Âu và các tổ chức Kitô giáo khác, JRS đã bày tỏ mối quan tâm của mình với cách nhà hoạch định chính sách Liên minh Châu Âu kể từ tháng 11 năm 2014: "Chúng tôi kêu gọi các con đường an toàn và hợp pháp cho việc bảo vệ ở châu Âu; chúng tôi đưa ra một chính sách trong đó mô tả chi tiết những gì chúng tôi muốn thấy trên bình diện EU".
Bà Siebert đề cập đến một số bước mà bà nói là cần thiết để có thể thực thi và bảo vệ luật nhân đạo: "Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của các kênh nhân đạo như thị thực nhân đạo, tạo thuận lợi cho đoàn tụ gia đình cho những người tị nạn và di dân, cùng với các chương trình nhân đạo khác như tái định cư hơn nữa và nâng đỡ những thủ tục thị thực khi có lý do chính đáng trên nền tảng nhân đạo".
Bà cho hay thêm: "Những biện pháp này, nên được bổ sung cho một hệ thống đầy đủ chức năng tị nạn và nhân đạo ở châu Âu".
Và trong khi một số quốc gia châu Âu tiếp tục xây dựng những bức tường và nói lên sự thờ ơ đối với kịch bản toàn cầu về gia tăng di dân, JRS nói rằng mọi người cần phải biết rằng những người di dân bị cưỡng bức không chỉ là những con số, mà là những con người thực sự trốn chạy khỏi xung đột và khủng bố: "Thông điệp chính là để được đối xử nhân đạo như người với người, đối xử với họ bằng sự tôn trọng, biết họ đang tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn và đang lẩn trốn để bảo vệ phẩm giá con người của mình".
Liên quan đến cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách EU, JRS nói rằng thật khó để dự đoán kết quả nhưng JRS kêu gọi họ phải nhận thức được tình hình và vẫn còn hi vọng thông điệp của họ sẽ được lắng nghe.
Lã Thụ Nhân
Các vị lãnh đạo Giáo Hội Indonesia chú trọng đối thoại, giao tiếp
Lã Thụ Nhân
17:14 10/06/2016
Các vị lãnh đạo Giáo Hội Indonesia chú trọng đối thoại, giao tiếp
Indonesia (Vatican Radio) – Khi Giáo Hội Indonesia chuẩn bị tổ chức hàng loạt các sự kiện quốc gia và quốc tế vào cuối năm nay và năm 2017, các vị lãnh đạo Giáo Hội phải đối mặt với nhiều thách đố, hy vọng rằng họ sẽ hoàn thành sứ mạng của mình trong một đất nước đa dạng về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican Radio, Đức Giám Mục Antonius Franciskus Subianto Bunyamin, O.S.C., của giáo phận Bandung ở Tây Java, cũng là Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Indonesia cho hay rằng mối quan hệ của 100.000 tín hữu Công Giáo với người Hồi giáo chiếm đa số trong giáo phận của ngài là rất tốt, mặc dù không phải là không có những khó khăn, nhất là liên quan đến các kế hoạch và dự án xây dựng nhà thờ. Ngài nói: "Nói chung, chúng tôi không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào với các nhóm Hồi giáo, nhìn chung họ hòa bình và chúng tôi có mối quan hệ tốt với họ - nhưng luôn có những nhóm, hoặc một số người, rất cuồng tín, cố để gây ảnh hưởng đến những người sống xung quanh khu vực nhà thờ sẽ được xây dựng". Ngài giải thích rằng ảnh hưởng này không phải luôn thân thiện. Ngài đưa ra minh họa: "Một số người cho mạnh mẽ cảnh báo: 'nếu anh đưa chữ ký cho phép nhà thờ, anh sẽ gặp vấn đề trong xã hội chúng tôi'".
Tuy nhiên, Đức Giám Mục Bunyamin tự tin rằng giao tiếp cẩn thận và hiệu quả là chìa khóa để tiếp tục chung sống hoà bình và thậm chí tăng cường hòa hợp. "Chúng tôi phải giao tiếp: chúng tôi không muốn cưỡng bách vấn đề, mặc dù chúng tôi có quyền xây dựng tòa nhà, nhưng vì chúng tôi muốn tình trạng hòa bình". Ngài nói thêm: "Ưu tư trong dài hạn của tôi là xây dựng mối quan hệ hòa bình" với cộng đồng rộng lớn hơn.
Trong khi đó, những chuẩn bị cấp giáo phận đang được thực hiện để cử hành Đại hội Giới trẻ Indonesia, sẽ diễn ta từ 01 đến 06 tháng Mười, 2016, tại Manado, và Đại hội Giới trẻ Á Châu, từ 30 tháng Bảy đến 06 tháng Tám, 2017, tại Yogyakarta. Ngài cho biết thêm: "Đại hội rất lớn và tuyệt vời này, Đại hội Giới trẻ Á Châu không phải là một loại ‘biểu dương lực lượng’, mà là một phương tiện, một cách thức để đối thoại" với giới trẻ Á Châu.
Lã Thụ Nhân
Indonesia (Vatican Radio) – Khi Giáo Hội Indonesia chuẩn bị tổ chức hàng loạt các sự kiện quốc gia và quốc tế vào cuối năm nay và năm 2017, các vị lãnh đạo Giáo Hội phải đối mặt với nhiều thách đố, hy vọng rằng họ sẽ hoàn thành sứ mạng của mình trong một đất nước đa dạng về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo.
Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican Radio, Đức Giám Mục Antonius Franciskus Subianto Bunyamin, O.S.C., của giáo phận Bandung ở Tây Java, cũng là Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Indonesia cho hay rằng mối quan hệ của 100.000 tín hữu Công Giáo với người Hồi giáo chiếm đa số trong giáo phận của ngài là rất tốt, mặc dù không phải là không có những khó khăn, nhất là liên quan đến các kế hoạch và dự án xây dựng nhà thờ. Ngài nói: "Nói chung, chúng tôi không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào với các nhóm Hồi giáo, nhìn chung họ hòa bình và chúng tôi có mối quan hệ tốt với họ - nhưng luôn có những nhóm, hoặc một số người, rất cuồng tín, cố để gây ảnh hưởng đến những người sống xung quanh khu vực nhà thờ sẽ được xây dựng". Ngài giải thích rằng ảnh hưởng này không phải luôn thân thiện. Ngài đưa ra minh họa: "Một số người cho mạnh mẽ cảnh báo: 'nếu anh đưa chữ ký cho phép nhà thờ, anh sẽ gặp vấn đề trong xã hội chúng tôi'".
Tuy nhiên, Đức Giám Mục Bunyamin tự tin rằng giao tiếp cẩn thận và hiệu quả là chìa khóa để tiếp tục chung sống hoà bình và thậm chí tăng cường hòa hợp. "Chúng tôi phải giao tiếp: chúng tôi không muốn cưỡng bách vấn đề, mặc dù chúng tôi có quyền xây dựng tòa nhà, nhưng vì chúng tôi muốn tình trạng hòa bình". Ngài nói thêm: "Ưu tư trong dài hạn của tôi là xây dựng mối quan hệ hòa bình" với cộng đồng rộng lớn hơn.
Trong khi đó, những chuẩn bị cấp giáo phận đang được thực hiện để cử hành Đại hội Giới trẻ Indonesia, sẽ diễn ta từ 01 đến 06 tháng Mười, 2016, tại Manado, và Đại hội Giới trẻ Á Châu, từ 30 tháng Bảy đến 06 tháng Tám, 2017, tại Yogyakarta. Ngài cho biết thêm: "Đại hội rất lớn và tuyệt vời này, Đại hội Giới trẻ Á Châu không phải là một loại ‘biểu dương lực lượng’, mà là một phương tiện, một cách thức để đối thoại" với giới trẻ Á Châu.
Lã Thụ Nhân
Phong trào Công giáo về gia đình Dominica sẽ biểu tình trước trụ sở Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ
Lã Thụ Nhân
17:22 10/06/2016
Phong trào Công Giáo về gia đình Dominica sẽ biểu tình trước trụ sở Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ
Santo Domingo (Agenzia Fides) - Giáo Hội Công Giáo Dominica bày tỏ lo lắng vì chủ đề của gia đình, rất kịp thời và đặc biệt quan trọng trong thời điểm khủng hoảng, không được nói đến trong nghị trình của Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Sáu.
Đức Cha Victor Emilio Masalles Pere, Giám mục Phụ tá của Santo Domingo, lưu ý rằng vấn đề chuyển giới được nói đến trong sáu điểm của chương trình nghị sự, trong khi đó chủ đề gia đình thậm chí không được đề cập đến. Trong cuộc gặp báo chí địa phương, Đức Cha Masalles công bố việc thành lập phong trào mới mang tên "Si Queremos Sostenibilidad" (Chúng tôi muốn được hỗ trợ), bao gồm các gia đình tham gia vào giáo xứ, đoàn thể, khu xóm, các dòng tu và nhiều tổ chức xã hội dân sự khác, nhằm hỗ trợ các vấn đề của gia đình ở đất nước Dominica.
Mục đích của phong trào là để tái khẳng định rằng chỉ có những gia đình tốt mới có thể tiếp tục theo đuổi phát triển bền vững. Đức Giám Mục mời gọi tất cả mọi người tuần hành hòa bình vào ngày Chúa Nhật 12 tháng Sáu để ủng hộ của gia đình, trong đó sẽ kết thúc cuộc diễu hành ở phía trước hội trường diễn ra Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ.
Lã Thụ Nhân
Đức Cha Victor Emilio Masalles Pere, Giám mục Phụ tá của Santo Domingo, lưu ý rằng vấn đề chuyển giới được nói đến trong sáu điểm của chương trình nghị sự, trong khi đó chủ đề gia đình thậm chí không được đề cập đến. Trong cuộc gặp báo chí địa phương, Đức Cha Masalles công bố việc thành lập phong trào mới mang tên "Si Queremos Sostenibilidad" (Chúng tôi muốn được hỗ trợ), bao gồm các gia đình tham gia vào giáo xứ, đoàn thể, khu xóm, các dòng tu và nhiều tổ chức xã hội dân sự khác, nhằm hỗ trợ các vấn đề của gia đình ở đất nước Dominica.
Mục đích của phong trào là để tái khẳng định rằng chỉ có những gia đình tốt mới có thể tiếp tục theo đuổi phát triển bền vững. Đức Giám Mục mời gọi tất cả mọi người tuần hành hòa bình vào ngày Chúa Nhật 12 tháng Sáu để ủng hộ của gia đình, trong đó sẽ kết thúc cuộc diễu hành ở phía trước hội trường diễn ra Hội nghị Tổ chức các nước châu Mỹ.
Lã Thụ Nhân
Bốn linh mục và một phó tế được phong chức ở Hồng Kông nhân kỷ niệm 800 năm Dòng Đa Minh
Lã Thụ Nhân
17:21 10/06/2016
Bốn linh mục và một phó tế được phong chức ở Hồng Kông nhân kỷ niệm 800 năm Dòng Đa Minh
Hồng Kông (Agenzia Fides) - Năm 2016, Dòng Đa Minh mừng kỷ niệm 8 thế kỷ lập Dòng bởi Đức Giáo Hoàng Honorius III, bốn linh mục và phó tế của tỉnh dòng Đa Minh Trung Quốc "Đức Mẹ Mân Côi" đã được phong chức linh mục tại Hồng Kông.
Bốn linh mục bao gồm 1 người Trung Quốc đại lục, một người Hàn Quốc và hai người Miến Điện. Việc phong chức được Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon), Giám mục Hồng Kông chủ tế trong thánh lễ trọng thể tổ chức tại tu viện Đa Minh hôm 29 tháng Năm. Thánh lễ được đồng tế bởi Đức Cha Stephen Tjephe, Giám Mục của Loikaw, Myanmar, đất nước xuất xứ của hai vị tân linh mục Miến Điện, cùng với Cha Javier Gonzalez, Bề trên tỉnh dòng Đa Minh và nhiều linh mục. Dòng Ba Đa Minh cũng hiện diện, ngày nay họ có hơn ba mươi thành viên tích cực trong việc truyền giáo và phục vụ xã hội. Đức Hồng Y Gioan Thang Hán nhấn mạnh đặc tính truyền giáo của Tỉnh dòng Mân Côi, trong đó bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao và một số nước châu Á.
Dòng các Cha Thuyết giáo (OP), còn được gọi là Dòng Đaminh, bắt đầu sứ mạng ở Trung Quốc vào tháng Giêng năm 1631. Vào năm 1650, Luo Wen Zao, người Trung Quốc, gia nhập tu viện Đa Minh ở Manila. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa của Nam Kinh và là Giám mục đầu tiên người Trung Quốc. Các tu sĩ Đa Minh đã đến Đài Loan vào năm 1859, được xem là những nhà truyền giáo đầu tiên của hòn đảo này, và họ đến Hồng Kông vào năm 1861. Đến nay, Hồng Kông vẫn luôn được xem là nền tảng của tỉnh dòng Viễn Đông.
Lã Thụ Nhân
Hồng Kông (Agenzia Fides) - Năm 2016, Dòng Đa Minh mừng kỷ niệm 8 thế kỷ lập Dòng bởi Đức Giáo Hoàng Honorius III, bốn linh mục và phó tế của tỉnh dòng Đa Minh Trung Quốc "Đức Mẹ Mân Côi" đã được phong chức linh mục tại Hồng Kông.
Dòng các Cha Thuyết giáo (OP), còn được gọi là Dòng Đaminh, bắt đầu sứ mạng ở Trung Quốc vào tháng Giêng năm 1631. Vào năm 1650, Luo Wen Zao, người Trung Quốc, gia nhập tu viện Đa Minh ở Manila. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Giám quản Tông tòa của Nam Kinh và là Giám mục đầu tiên người Trung Quốc. Các tu sĩ Đa Minh đã đến Đài Loan vào năm 1859, được xem là những nhà truyền giáo đầu tiên của hòn đảo này, và họ đến Hồng Kông vào năm 1861. Đến nay, Hồng Kông vẫn luôn được xem là nền tảng của tỉnh dòng Viễn Đông.
Lã Thụ Nhân
Lễ nhớ Thánh nữ Maria Madalena được nâng lên thành Lễ kính
Thanh Quảng sdb
18:19 10/06/2016
Lễ nhớ Thánh nữ Maria Madalena được nâng lên thành Lễ kính
Thanh Quảng sdb
Đài Phát thanh Vatican ngày 10/6/2016 loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định nâng việc cử hành lễ nhớ của Thánh nữ Maria Madalena lên hàng lễ kính trong phụng vụ.
Văn kiện này được ĐTC ấn ký vào ngày lễ Thánh Tâm Chúa ngày mùng 3/6/2016 . Trong thông báo việc thay đổi này, thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích,Đức Tổng Giám mục Arthur Roche cho hay quyết định này mang ý nghĩa " phản ánh sâu sắc hơn về phẩm giá của nữ giới trong việc loan báo Tin Mừng và trong mầu nhiệm bao la của lòng Chúa xót thương."
Đức Tổng Giám mục Roche nêu lên điều nổi bật về Thánh nữ Maria Madalena là nhân chứng đầu tiên của sự phục sinh Chúa và là người đã loan báo sự kiện này cho các Tông Đồ. ĐTGM nói tiếp "Thánh nữ Maria Magdalena là một mẫu gương của việc truyền giáo đích thực và nữ thánh là một thánh sử Phúc âm, người đã công bố sứ điệp trọng tâm của lễ Phục Sinh".
Đức Tổng Giám mục Roche cho hay: "Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quyết định này trong bối cảnh Năm Thánh của Lòng Chúa Thương Xót để nói lên tầm quan trọng của người phụ nữ này, Người đã dành cho Chúa Kitô một tình yêu lớn lao và yêu mến Chúa Kitô nồng nàn."
Ngài nhắc lại lời Thánh Toma Aquino gọi Thánh nữ Maria Madalena là "Tông đồ của các Tông Đồ" (Apostolorum Apostola), kể từ khi bà loan báo cho các ông sự sống lại của Chúa, để từ đó các ông tiếp tục công bố tin vui này cho toàn thế giới.
"Vì vậy thật là chính đáng để nâng lễ này lên bậc lễ kính trong phụng vụ ngang hàng với việc cử hành lễ của các Thánh Tông đồ, hầu làm nổi bật sứ vụ của người phụ nữ này như là một tấm gương và kiểm nẫu cho nữ giới trong Giáo Hội. "
Thanh Quảng sdb
Đài Phát thanh Vatican ngày 10/6/2016 loan tin Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định nâng việc cử hành lễ nhớ của Thánh nữ Maria Madalena lên hàng lễ kính trong phụng vụ.
Văn kiện này được ĐTC ấn ký vào ngày lễ Thánh Tâm Chúa ngày mùng 3/6/2016 . Trong thông báo việc thay đổi này, thư ký của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích,Đức Tổng Giám mục Arthur Roche cho hay quyết định này mang ý nghĩa " phản ánh sâu sắc hơn về phẩm giá của nữ giới trong việc loan báo Tin Mừng và trong mầu nhiệm bao la của lòng Chúa xót thương."
Đức Tổng Giám mục Roche nêu lên điều nổi bật về Thánh nữ Maria Madalena là nhân chứng đầu tiên của sự phục sinh Chúa và là người đã loan báo sự kiện này cho các Tông Đồ. ĐTGM nói tiếp "Thánh nữ Maria Magdalena là một mẫu gương của việc truyền giáo đích thực và nữ thánh là một thánh sử Phúc âm, người đã công bố sứ điệp trọng tâm của lễ Phục Sinh".
Đức Tổng Giám mục Roche cho hay: "Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra quyết định này trong bối cảnh Năm Thánh của Lòng Chúa Thương Xót để nói lên tầm quan trọng của người phụ nữ này, Người đã dành cho Chúa Kitô một tình yêu lớn lao và yêu mến Chúa Kitô nồng nàn."
Ngài nhắc lại lời Thánh Toma Aquino gọi Thánh nữ Maria Madalena là "Tông đồ của các Tông Đồ" (Apostolorum Apostola), kể từ khi bà loan báo cho các ông sự sống lại của Chúa, để từ đó các ông tiếp tục công bố tin vui này cho toàn thế giới.
"Vì vậy thật là chính đáng để nâng lễ này lên bậc lễ kính trong phụng vụ ngang hàng với việc cử hành lễ của các Thánh Tông đồ, hầu làm nổi bật sứ vụ của người phụ nữ này như là một tấm gương và kiểm nẫu cho nữ giới trong Giáo Hội. "
Bài giảng của Đức Thánh Cha dành cho các linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả
VietCatholic Network
20:42 10/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trong chương trình này, chúng tôi xin giới thiệu bài thứ hai tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả
Mở đầu bài chia sẻ, Đức Thánh Cha nói:
Bài suy niệm thứ hai: Bình chứa lòng thương xót
Sau khi suy niệm về “phẩm giá ngượng ngùng” và “sự ngượng ngùng có phẩm giá” vốn là hoa trái của thương xót, ta hãy tiếp tục bằng cách nói đến “bình chứa lòng thương xót”. Đây không phải là một điều phức tạp. Để tôi nói một cách đơn giản rằng bình chứa lòng thương xót là tội lỗi của chúng ta. Tội lỗi của chúng ta thường giống như một cái sàng, hoặc một cái thùng bị rò rỉ, từ đó ơn thánh mau chóng bị cạn khô. "Vì dân Ta đã phạm hai điều gian ác: họ đã lìa bỏ Ta, vốn là nguồn nước hằng sống, và đã đào bể chứa cho mình, bể nứt không thể giữ được nước" (Grm 2,13). Đó là lý do tại sao Chúa đã dạy Thánh Phêrô sự cần thiết phải "tha thứ bảy mươi lần bảy". Thiên Chúa tiếp tục tha thứ, mặc dù Người thấy ân sủng của Người khó bén rễ trong mảnh đất khô cằn và sỏi đá của tâm hồn chúng ta. Nói tóm lại, Thiên Chúa không phải là Pêlagiô: đây là lý do tại sao Người không mệt mỏi tha thứ. Người vẫn không bao giờ ngưng việc gieo trồng lòng thương xót và sự tha thứ của Người.
Những trái tim được tái tạo
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn lòng thương xót này của Thiên Chúa, một lòng thương xót luôn "lớn" hơn ý thức của chúng ta về tội lỗi của mình. Chúa không bao giờ mỏi mệt tha thứ cho chúng ta; thực vậy, Người canh tân các chiếc bình da trong đó chúng ta tiếp nhận sự tha thứ đó. Người sử dụng bình da mới cho rượu nho mới của lòng thương xót của Người, không phải thứ bình vá víu hay cũ mèm. Bình da đó chính là lòng thương xót: lòng thương xót của riêng Người, mà chúng ta cảm nghiệm rồi sau đó biểu lộ ra ngoài qua việc giúp đỡ những người khác. Một trái tim đã biết thương xót thì không cũ mèm và vá víu, nhưng mới và được tái tạo. Đó là trái tim mà Đavít đã cầu xin cho có được: "Ôi lạy Chúa, xin Chúa tạo cho con một trái tim tinh khiết, hãy đặt trong con một tinh thần kiên định" (Tv 51:12).
Trái tim đó, được tái tạo, là một chiếc bình tốt; nó không còn méo mó và rò rỉ nữa. Phụng vụ vang dội niềm xác tín chân thành của Giáo Hội trong lời cầu nguyện đẹp đẽ tiếp sau bài đọc thứ nhất của Đêm Vọng Phục Sinh: "Lạy Thiên Chúa, Đấng tạo dựng vũ trụ cách kỳ diệu, sau đó còn tái tạo nó cách kỳ diệu hơn nữa trong ơn cứu chuộc". Trong lời cầu nguyện này, chúng ta khẳng định rằng việc sáng tạo thứ hai thậm chí còn kỳ diệu hơn việc sáng tạo thứ nhất. Trái tim chúng ta là một trái tim biết ý thức mình được tái tạo nhờ việc liên kết giữa sự nghèo nàn của nó và sự tha thứ của Thiên Chúa; nó là một "trái tim được ban phát lòng xót thương và biểu lộ lòng thương xót ấy ra". Nó cảm nhận dầu ân sủng đổ xuống trên các vết thương và tội lỗi của nó; nó cảm thấy lòng thương xót xoa dịu mặc cảm tội lỗi của nó, tưới gội sự khô cằn của nó bằng tình yêu và thắp sáng hy vọng. Khi, với cùng một ân sủng này, nó biết tha thứ cho các người có tội khác và đối xử với họ một cách cảm thương, thì lòng thương xót này sẽ bén rễ trong đất tốt, nơi nước không thoát đi nhưng chẩy vào và đem lại sự sống.
Những người thực hành tốt nhất của lòng thương xót biết sửa sai các lầm lẫn này chính là những người biết rằng bản thân họ đã được tha thứ cùng một sai lầm như thế. Hãy nhìn chính bạn; hãy nhớ tới chính tiểu sử của bạn; và bạn sẽ tìm được ở đấy thật nhiều thương xót. Chúng ta thấy điều này nơi các huấn đạo viên về nghiện ngập: những người đã vượt qua được cơn nghiện của họ thường là những người có khả năng hiểu, giúp đỡ và đòi hỏi người khác hơn hết. Cũng vậy, các cha giải tội tốt nhất thường cũng là các hối nhân tốt nhất. Ta có thể nghĩ tới việc chính chúng ta, chúng ta là loại hối nhân nào. Hầu như tất cả các vị thánh lớn đều là những người có tội lớn hay như Thánh Therese nói, các ngài biết rằng chỉ nhờ ân sủng nên các ngài mới không phạm tội.
Như thế, bình chứa lòng thương xót thực sự chính là lòng thương xót mà mỗi người chúng ta đã nhận được và đã tạo nên trong chúng ta một trái tim mới. Đây là "bình đựng rượu mới" mà Chúa Giêsu đã nhắc đến (x Lk5: 37), "vết thương đã được chữa lành".
Ở đây, chúng ta đi sâu hơn vào mầu nhiệm của Chúa Con, tức Chúa Giêsu, Đấng vốn là lòng thương xót nhập thể của Chúa Cha. Ở đây chúng ta cũng có thể tìm được hình tượng dứt khoát của bình chứa thương xót trong các vết thương của Chúa Phục Sinh. Những vết thương này nhắc nhở chúng ta rằng các dấu vết tội lỗi của chúng ta, tuy Thiên Chúa tha thứ, nhưng không bao giờ hoàn toàn chữa lành hoặc biến mất; chúng vẫn còn đó như những vết sẹo. Thánh Bernard có hai bài giảng rất tinh tế về các vết thương của Chúa. Ở đó, trong các vết thương đó, ta thấy lòng thương xót. Thánh Bernard hỏi một cách sâu sắc: “Bạn cảm thấy lạc đường phải không? Bạn bối rối phải không? Bạn hãy bước vào các vết thương của Chúa và ở đấy, bạn sẽ tìm thấy lòng thương xót”.
Các vết sẹo, như chúng ta biết, rất nhậy cảm; chúng không làm ta đau, nhưng chúng nhắc chúng ta nhớ các vết thương cũ của mình. Lòng thương xót của Thiên Chúa ở trong các vết sẹo này, các vết sẹo của chúng ta. Chúa vẫn mang các vết thương của Người; Người muốn mang các vết sẹo này, và cả các vết thương của ta nữa. Khi ta đi gặp bác sĩ và bác sĩ thấy vết sẹo, ông sẽ hỏi ta làm sao có vết sẹo này, lý do tại sao ta có cuộc giải phẫu này hay cuộc giải phẫu nọ. Ta hãy nhìn các vết sẹo trong linh hồn ta và thưa với Chúa: “Chúa thực hiện cuộc giải phẫu này với lòng thương xót của Chúa, đây là vết thương Chúa đã chữa lành…”.
Trong những vết sẹo của Chúa Kitô phục sinh, những dấu tích của những vết thương ở tay và chân của Người và cả trong trái tim bị đâm thâu của Người, chúng ta tìm thấy ý nghĩa thực sự của tội lỗi và ân sủng. Khi chiêm ngắm trái tim bị thương của Chúa, chúng ta thấy mình phản ảnh trong Người. Trái tim Người, và trái tim chúng ta, tương tự nhau: cả hai đều bị thương và đã trỗi dậy. Nhưng chúng ta biết rằng trái tim Người là tình yêu tinh khiết và bị thương vì nó muốn bị như thế; trái tim của chúng ta, mặt khác, là vết thương không hơn không kém, được chữa lành vì nó để mình được yêu thương.
Các thánh của chúng ta tiếp nhận lòng thương xót
Chúng ta có thể có lợi nhờ việc chiêm ngắm những người khác biết để trái tim họ được tái tạo bởi lòng thương xót và nhờ nhìn thấy "bình chứa" trong đó họ nhận được lòng thương xót ấy. Thánh Phaolô nhận được lòng thương xót trong chiếc bình phán đoán khắc nghiệt và cứng ngắc của ngài, vốn do Lề Luật tạo khuôn. Lối phán đoán khắc nghiệt của ngài khiến ngài trở thành kẻ bách hại. Lòng thương xót đã thay đổi ngài đến nỗi ngài đã lên đường tìm kiếm những người ở xa xôi nhất, thuộc thế giới ngoại giáo, và, đồng thời, biểu lộ một sự hiểu biết và một lòng thương xót lớn lao đối với những người giống như ngài trước đây. Thánh Phaolô đã sẵn sàng trở thành một kẻ bị ruồng bỏ, miễn là ngài có thể cứu được dân của ngài. Cách tiếp cận của ngài có thể được tóm tắt như sau: ngài không phán đoán cả chính mình, nhưng thay vào đó, đã để mình được biện minh bởi một Vị Thiên Chúa lớn hơn lương tâm của mình, kêu gọi Chúa Giêsu như Đấng biện hộ trung thành mà không điều gì và không một ai có thể tách ngài ra khỏi tình yêu của Đấng này. Cái hiểu của Thánh Phaolô về lòng thương xót vô điều kiện của Thiên Chúa có tính triệt để. Việc ngài nhận ra rằng lòng thương xót của Thiên Chúa thắng vượt vết thương bên trong từng bắt ta lệ thuộc hai lề luật, lề luật của xác thịt và lề luật của Thánh Linh, là kết quả của một tâm trí biết cởi mở đối với chân lý tuyệt đối, một tâm trí từng bị thương tại chính nơi cả Lề Luật lẫn Ánh Sáng trở thành một cái bẫy. "Cái gai" nổi tiếng mà Chúa không lấy đi khỏi ngài là chiếc bình chứa mà Thánh Phaolô dùng tiếp nhận lòng thương xót của Chúa (x 2 Cor 12: 7).
Thánh Phêrô nhận được lòng thương xót trong việc cầm bằng rằng mình là một con người có lương tri. Ngài có lý với một sự khôn ngoan lành mạnh, thực tiễn của một ngư phủ, nhờ kinh nghiệm, biết rõ khi nào nên và khi nào không nên đánh cá. Nhưng ngài còn có lý khi, vì quá phấn khích được đi trên mặt nước và kéo được mẻ cá thần kỳ, nên đã quá say sưa với chính mình, nhưng vẫn còn nhận ra rằng mình cần xin sự giúp đỡ của Đấng duy nhất có thể cứu mình. Thánh Phêrô đã được chữa lành khỏi vết thương nặng hơn hết, đó là vết thương phủ nhận người bạn của mình. Có lẽ lời trách móc của Thánh Phaolô, người đã đối chất với ngài về sự tráo trở, có liên quan tới điều vừa nói; có thể Thánh Phaolô cảm thấy mình tồi tệ hơn "trước khi" biết Chúa Kitô, còn Thánh Phêrô thì lại chối Chúa Kitô, sau khi đã biết Người ... Tuy nhiên, một khi Thánh Phêrô đã được chữa khỏi các vết thương đó, Ngài trở thành một mục tử có lòng thương xót, một tảng đá vững chắc trên đó người ta có thể luôn luôn xây dựng, vì nó là một tảng đá yếu nhưng đã được chữa lành, chứ không phải là một tảng đá để vấp ngã. Trong Tin Mừng, Thánh Phêrô là môn đệ thường được Chúa sửa sai hơn cả. Ngài vốn bị “sàng” nhiều hơn những người khác! Chúa Giêsu không ngừng sửa sai ngài, thậm chí cho đến tận cùng: "việc gì đến anh? Hãy theo Thầy! "(Ga 21:22). Truyền thống cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu còn hiện ra lần nữa với Thánh Phêrô khi ngài chạy trốn khỏi Rôma. Hình ảnh Thánh Phêrô bị đóng đinh ngược đầu xuống có lẽ diễn tả hay hơn hết chiếc bình chứa này của một con người cứng đầu, một người, để được thương xót, đã hạ mình xuống cả trong lúc làm chứng tối hậu cho tình yêu của mình đối với Chúa. Thánh Phêrô không muốn kết thúc cuộc sống của mình bằng cách nói rằng: "Tôi đã học được bài học", nhưng đúng hơn, "Vì đầu tôi sẽ không bao giờ làm cho nó đúng, tôi sẽ đặt nó xuống phía cuối". Phần ngài đặt lên đầu là đôi chân, đôi chân đã được Chúa rửa sạch. Đối với Thánh Phêrô, đôi chân này chính là bình chứa để ngài nhận lòng thương xót của Người Bạn và là Chúa của ngài.
Thánh Gioan đã được chữa lành trong niềm kiêu hãnh của ngài muốn dùng lửa báo ác. Vốn là "con của sấm sét" (Mc 3:17), nhưng kết cục, ngài lại viết cho các "con nhỏ" của ngài và có vẻ như một người ông nhân từ chỉ biết nói về tình yêu.
Thánh Augustinô đã được chữa lành trong niềm hối tiếc làm người tới trễ của ngài. Việc này làm ngài bối rối và trong ước nguyện muốn bù đắp thời gian bị mất, ngài đã được chữa lành: "Con đã yêu Ngài quá trễ". Ngài sẽ tìm một cách sáng tạo và đầy yêu thương để bù đắp cho thời gian đã mất bằng cách viết cuốn Tự Thú của ngài.
Thánh Phanxicô trải nghiệm lòng thương xót ở nhiều thời điểm trong cuộc sống của ngài. Có lẽ chiếc bình dứt khoát, chiếc bình đã trở thành các vết thương thực sự, không hẳn là việc hôn người phong cùi, kết hôn với Thục Nữ Nghèo hoặc cảm thấy mình là anh em của mọi tạo vật, cho bằng là trải nghiệm phải trông chừng trong im lặng thương xót Hội Dòng mà ngài sáng lập. Chính đây là chỗ tôi thấy sự anh hùng vĩ đại của Thánh Phanxicô: trong việc ngài phải trông chừng trong im lặng thương xót Hội Dòng ngài đã sáng lập. Đó chính là chiếc bình lớn chứa lòng thương xót của ngài. Thánh Phanxicô thấy anh em mình chia rẽ dưới chính ngọn cờ nghèo của mình. Ma quỷ làm chúng ta cãi cọ nhau, bảo vệ những điều thiêng liêng nhất "bằng một tinh thần ác".
Thánh Inhaxiô đã được chữa lành trong tính hư danh của ngài, và nếu đó là chiếc bình chứa, chúng ta có thể thoáng nhìn thấy lòng khao khát hư vinh của ngài lớn đến cỡ nào, một lòng hư vinh sau này được tái tạo trong nỗ lực hết sức tích cực của ngài để tìm vinh quang lớn hơn cho Thiên Chúa.
Trong cuốn Nhật Ký của Một Linh Mục Miền Quê, Bernanos kể lại cuộc đời của một linh mục bình thường, được cuộc đời của Cha Sở họ Ars linh hứng. Có hai đoạn văn rất đẹp mô tả các suy tư của vị linh mục này trong những giây phút cuối cùng của căn bệnh bất ngờ: "Xin Chúa ban cho con ân sủng trong những tuần cuối cùng này để con tiếp tục chăm sóc giáo xứ ... Nhưng con sẽ dành ít suy nghĩ hơn cho tương lai, con nên làm việc trong hiện tại. Con cảm thấy công việc đó hợp với khả năng của con. Vì con chỉ thành công trong những việc nhỏ mọn, và khi con bị xao xuyến thử thách, con buộc phải nói rằng chính những điều nhỏ đã làm con nhẹ nhõm". Ở đây chúng ta thấy một chiếc bình nhỏ chứa lòng thương xót, một chiếc bình buộc phải liên hệ tới những niềm vui nho nhỏ của cuộc sống mục vụ, nơi chúng ta tiếp nhận và phân bổ lòng thương xót vô biên của Chúa Cha trong những cử chỉ nhỏ mọn. Những cử chỉ nhỏ mọn của linh mục.
Các đoạn khác viết: "Bây giờ, mọi sự đã qua đi. Sự thiếu tin tưởng lạ kỳ đối với chính bản thân tôi, đối với hữu thể tôi, đã cao chạy xa bay, mà tôi tin là mãi mãi. Cuộc xung đột đó đã qua đi. Tôi không thể hiểu được nó nữa. Tôi đã hòa giải với bản thân mình, với cái vỏ bọc đáng thương của tôi. Ghét chính mình là điều dễ dàng xiết bao. Quên được là một ơn thánh thực sự. Ấy thế nhưng, nếu kiêu căng có thể chết trong chúng ta, thì ơn thánh tối cao sẽ là yêu mình một cách đơn sơ - như người ta yêu bất kỳ người nào trong số những người chịu đau khổ và yêu mến trong Chúa Kitô ". Bình chứa là đây: "yêu bản thân mình một cách đơn sơ, người ta yêu bất kỳ người nào trong số những người chịu đau khổ và yêu mến trong Chúa Kitô". Đó là chiếc bình chứa bình thường, giống chiếc bình cũ mà thậm chí, chúng ta có thể mượn của người nghèo.
Chân Phúc José Gabriel del Rosario Brochero, vị linh mục người Á Căn Đình, người đồng hương của tôi! người sắp được phong thánh, "đã để trái tim ngài được lên khuôn bởi lòng thương xót của Thiên Chúa". Cuối cùng, chiếc bình chứa của ngài là cơ thể phung cùi của ngài. Ngài muốn được chết trên lưng ngựa, băng qua một dòng suối ở miền núi trên đường đến xức dầu cho một người bệnh. Trong số những điều cuối cùng ngài nói, có điều này: "Không có vinh quang tối hậu ở đời này". Đối với tôi, những lời này rất đỗi gây ngạc nhiên: “không có vinh quang tối hậu ở đời này”. Gần cuối đời, khi bệnh phung cùi làm ngài bị mù, ngài nói: "Tôi khá hài lòng với những gì Thiên Chúa đã làm cho tôi liên quan tới thị giác của tôi, và tôi cảm ơn Người vì điều đó. Trong khi tôi còn phục vụ được người khác, Người gìn giữ các giác quan tôi được toàn vẹn và mạnh mẽ. Hôm nay, khi tôi không còn làm được như vậy nữa, Người đã lấy đi khỏi tôi, một trong những giác quan thể lý. Ở đời này, không hề có vinh quang tối hậu, và chúng ta có quá dư khốn cùng". Thường thì công việc của chúng ta vẫn luôn dở dang, nên bình thản với việc này luôn là một ân sủng. Chúng ta được phép "để sự việc vượt khỏi tầm tay", ngõ hầu Chúa có thể chúc phúc và hoàn thiện chúng. Chúng ta không nên quá lo lắng. Nhờ cách này, chúng ta có thể cởi mở đón nhận các nỗi đau và niềm vui của anh chị em chúng ta. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận từng nói rằng, ở trong tù, Chúa đã dạy ngài phân biệt giữa "việc làm của Thiên Chúa", một việc ngài tận lực làm lúc còn sống tự do làm linh mục và giám mục, và chính Thiên Chúa, Đấng mà ngài đã tận lực phụng sự lúc bị giam cầm (Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá, nhà xuất bản Pauline Books and Media, năm 2003).
Chúng ta dễ dàng nói tiếp thêm về việc các thánh là những chiếc bình chứa lòng thương xót ra sao, nhưng thôi, ta hãy hướng về Đức Mẹ. Dù gì, ta cũng đang ở trong nhà ngài!
Đức Maria như bình và nguồn của lòng thương xót
Lên cao hơn trên bậc thang các thánh trong cuộc tìm kiếm các bình chứa lòng thương xót của chúng ta, cuối cùng, chúng ta đến với Đức Mẹ. Đức Mẹ là bình chứa đơn giản nhưng hoàn hảo, vừa nhận vừa ban phát lòng thương xót. Lời "xin vâng" đầy tự do của ngài đối với ân sủng trái ngược hẳn với thứ tội đã dẫn đến sự xuống dốc của người con trai hoang đàng. Lòng thương xót của ngài rất là của riêng ngài, rất là của riêng chúng ta và rất là lòng thương xót của Giáo Hội. Như ngài đã nói trong kinh Magnificat, ngài biết rằng Thiên Chúa đã đoái nhìn sự khiêm cung của ngài và ngài nhận ra rằng lòng thương xót của Chúa kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mẹ Maria có thể nhìn thấy việc hành động của lòng thương xót này và ngài cảm thấy được nó "ôm ấp", cùng với toàn thể dân Israel. Ngài trân trọng duy trì trong trái tim ngài ký ức và lời hứa thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho dân Người. Kinh Magnificat của ngài là lời ngợi khen của một trái tim trong sáng và tràn đầy, nhìn tất cả lịch sử và mỗi con người cá nhân bằng một lòng thương xót của một người mẹ.
Trong chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ của tôi, trong những lúc có thể dành ra để ở một mình bên cạnh Đức Mẹ, khi tôi nhìn ngắm Đức Mẹ, Trinh Nữ Guadalupe, và khi tôi để ngài nhìn tôi, tôi đã cầu xin cho các anh em, các linh mục thân mến, trở thành các mục tử tốt lành của các linh hồn. Trong bài diễn văn của tôi với các giám mục, tôi có nói rằng tôi thường nghĩ tới mầu nhiệm trong ánh mắt của Đức Maria, vẻ dịu dàng và ngọt ngào của nó, từng mang lại cho chúng ta sự can đảm để mở lòng mình ra đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa. Giờ đây, tôi muốn cùng anh em suy niệm về một vài cách thức Đức Mẹ đặc biệt "nhìn " các linh mục, vì qua chúng ta, ngài muốn nhìn vào dân của ngài.
Ánh mắt của Đức Maria làm chúng ta cảm nhận được vòng tay mẫu thân của ngài. Ngài cho chúng ta thấy rằng "sức mạnh duy nhất có thể chiếm được trái tim con người là sự dịu dàng của Thiên Chúa. Điều làm ta vui thích và thu hút ta, làm ta khiêm nhường và chiến thắng, cởi mở và giải thoát không phải là sức mạnh của các công cụ hoặc các sức mạnh của pháp luật, mà đúng ra, là sự yếu đuối vạn năng của tình yêu Thiên Chúa, vốn là sức mạnh không thể cưỡng lại được của sự dịu dàng và lời cam đoan bất phản hồi của lòng thương xót" (Diễn Văn với các giám mục Mễ Tây Cơ, ngày 13 tháng 2 năm 2016). Điều mà mọi người tìm kiếm trong đôi mắt của Đức Maria là "một nơi an nghỉ, trong đó những người, dù vẫn đang mồ côi và không được hưởng bất cứ di sản nào, có thể tìm được một nơi ẩn náu, một mái ấm." Và điều đó có liên quan với cách ngài "nhìn" - đôi mắt ngài mở ra cả một không gian mời đón, không hề giống như một tòa án hoặc một văn phòng. Nếu đôi khi anh em nhận ra rằng cái nhìn riêng của anh em đã trở nên chai đá vì công việc khó khăn hay kiệt lực – đây là điều vẫn thường xẩy ra cho tất cả chúng ta- hoặc anh em có xu hướng nhìn người khác một cách khó chịu hoặc lạnh lùng, anh em hãy dừng lại và một lần nữa nhìn lên ngài với một sự khiêm tốn tận đáy lòng. Vì Đức Mẹ có thể lấy đi mọi thứ "đục nhãn mắt" vốn ngăn cản họ nhìn thấy Chúa Kitô trong tâm hồn con người. Ngài có thể lấy đi bệnh cận thị vốn không nhìn thấy các nhu cầu của người khác, vốn cũng là các nhu cầu của Chúa nhập thể, và cả bệnh viễn thị vốn không thể nhìn thấy các chi tiết, những “chữ in nhỏ", nơi những điều thật sự quan trọng đang diễn ra trong đời sống Giáo Hội và đời sống gia đình. Cái nhìn của Đức Mẹ đem lại sự lành lặn.
Một khía cạnh khác trong cái nhìn của Đức Maria liên quan tới việc dệt. Đức Maria nhìn "bằng cách dệt", bằng việc tìm cách rút ra điều tốt từ tất cả những điều người ta đặt dưới chân ngài. Tôi đã nói với các giám mục Mễ Tây Cơ rằng, "trong chiếc áo choàng của linh hồn Mễ Tây Cơ, với các sợi chỉ của đặc điểm mestizo, Thiên Chúa đã dệt nơi Đức Mẹ Nâu một khuôn mặt mà qua đó, Người muốn được biết đến". Một bậc thầy tâm linh đã dạy chúng ta rằng "bất cứ điều gì được nói về Đức Maria đều đặc biệt được nói về Giáo Hội cách chung và về mỗi linh hồn cách riêng" (xem Isaac thành Stella, Serm 51: PL 194, 1863). Khi xem xét cách thức Thiên Chúa dệt nên khuôn mặt và khuôn dung của Đức Mẹ Guadalupe vào chiếc áo choàng của Juan Diego, chúng ta cũng có thể suy niệm cách Người dệt linh hồn chúng ta và sự sống của toàn thể Giáo Hội.
Người ta nói rằng không thể coi bức ảnh Đức Mẹ Guadalupe như đã được "vẽ"; dường như nó đã được "in" vậy đó. Tôi thích nghĩ rằng phép lạ không phải chỉ là ảnh này được in hay được vẽ, nhưng toàn bộ chiếc áo choàng đã được tái tạo, biến đổi từ trên xuống dưới. Mỗi sợi chỉ - những sợi chỉ của lá cây lôi hộ mà các phụ nữ đã học từ thời thơ ấu để dệt vào những hàng may mặc tốt nhất của họ - đã được hiển dung tại chỗ của nó, và, dệt xen với tất cả những chi tiết khác, làm nổi bật khuôn mặt của Đức Mẹ, sắc diện của ngài và môi trường xung quanh ngài. Lòng thương xót của Thiên Chúa cũng thực hiện được điều tương tự. Nó không "vẽ" cho chúng ta một khuôn mặt xinh đẹp, hoặc sơn xì thực tại của chúng ta. Đúng hơn, với các sợi chỉ của cảnh khốn cùng và tội lệ của chúng ta, dệt xen với tình yêu của Chúa Cha, nó dệt chúng ta đến nỗi linh hồn chúng ta được đổi mới và phục hồi được hình ảnh chân thực của nó, tức hình ảnh Chúa Giêsu. Vì vậy, anh em hãy là những linh mục "có khả năng bắt chước sự tự do này của Thiên Chúa, Đấng đã chọn người khiêm tốn để mặc khải vẻ uy nghi của nhan thánh Người, những linh mục có khả năng bắt chước sự kiên nhẫn của Thiên Chúa bằng cách dệt nên một nhân loại mới mà đất nước anh em đang mong đợi bằng các sợi chỉ mịn màng của tất cả những người anh em gặp gỡ. Đừng đầu hàng cơn cám dỗ muốn bỏ đi nơi khác – đây là một trong các cơn cám dỗ của chúng ta, là xin Đức Giám Mục thuyên chuyển! như thể tình yêu của Thiên Chúa không mạnh mẽ đủ để mang lại sự thay đổi "(Diễn văn gửi các giám mục Mễ Tây Cơ, ngày 13 tháng 2 năm 2016).
Khía cạnh thứ ba là khía cạnh chăm sóc chu đáo. Ánh mắt của Đức Maria là ánh mắt quan tâm trọn vẹn. Ngài để tất cả mọi thứ khác lại đằng sau, và chỉ quan tâm tới những người ở phía trước ngài. Giống như một người mẹ, ngài hoàn toàn lắng nghe đứa con có điều muốn nói với ngài. Anh em có thấy các bà mẹ còn bắt chước cả giọng nói của con thơ để khuyến khích con nói không? Chính họ trở nên nhỏ bé. Tại Mễ Tây Cơ, tôi có nói rằng: "Như truyền thống Guadalupe tuyệt vời đã dạy chúng ta, Đức Mẹ Nâu trân quí cái nhìn của tất cả những ai ngắm nhìn ngài; ngài phản ánh khuôn mặt của tất cả những ai đến với ngài. Có một điều gì đó độc đáo trong khuôn mặt của mọi người đến với chúng ta để tìm kiếm Thiên Chúa. Không phải ai cũng nhìn chúng ta cùng một cách. Chúng ta cần phải nhận ra điều này, để mở rộng lòng mình và tỏ ra quan tâm tới họ. Chỉ có một Giáo Hội có khả năng quan tâm chu đáo đối với tất cả những ai gõ cửa nhà mình mới có thể nói chuyện với họ về Thiên Chúa. Trừ khi nào, nhìn vào sự đau khổ của người ta mà biết nhận ra nhu cầu của họ, chúng ta sẽ không có gì để cung cấp cho họ. Sự giầu có mà chúng ta đang sở hữu sẽ chỉ lưu chảy khi chúng ta thật sự gặp gỡ nhu cầu của người khác, và cuộc gặp gỡ này chỉ diễn ra trong chính trái tim mục tử của chúng ta"(ibid.). Tôi yêu cầu các giám mục của anh em phải lưu tâm đến anh em, các linh mục của họ, chứ không để anh em "chơ vơ với sự cô đơn và bỏ rơi, dễ làm mồi cho tính thế gian vốn nuốt chửng trái tim ta" (ibid.). Thế giới đang theo dõi chúng ta cách chặt chẽ, ngõ hầu "nuốt chửng" chúng ta, biến chúng ta thành người tiêu dùng ... Tất cả chúng ta cần chú ý, một ánh mắt quan tâm chính đáng. Như tôi đã nói với các giám mục: "Hãy chú ý và học cách đọc nét mặt các linh mục của mình, để vui mừng với họ khi họ cảm nhận được niềm vui được thuật lại tất cả những gì họ đã "thực hiện và giảng dạy"(Mc 6:30). Cũng đừng bước khỏi khi họ bị ô nhục và chỉ còn biết khóc vì ‘đã từ chối Chúa’(Lc 22: 61-62). Hãy cung ứng sự hỗ trợ của các hiền huynh, trong tình hiệp thông với Chúa Kitô, bất cứ khi nào một trong số họ, nản lòng, đi ra ngoài với Judas để bước vào 'đêm đen' (xem Ga13: 30). Trong những tình huống này, sự chăm sóc phụ thân của các hiền huynh đối với các linh mục của các hiền huynh không bao giờ được thiếu cả. Hãy khuyến khích sự hiệp thông giữa họ với nhau; tìm cách rút được những điều tốt nhất ở nơi họ, và tranh thủ họ tham gia các dự án lớn lao, vì trái tim của một tông đồ đã không được tạo nên cho những điều nhỏ nhặt "(ibid.).
Cuối cùng, ánh mắt của Đức Maria là ánh mắt "toàn diện", ôm lấy tất cả. Nó mang mọi sự lại với nhau: quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng ta. Nó không phân mảnh hoặc từng phần: lòng thương xót có thể nhìn sự vật như một toàn thể và nắm bắt những gì cần thiết nhất. Tại Cana, Đức Maria "một cách tương cảm" nhìn thấy trước: việc thiếu rượu tại tiệc cưới sẽ có ý nghĩa như thế nào, nên ngài đã yêu cầu Chúa Giêsu giải quyết vấn đề, mà không ai để ý. Chúng ta có thể coi toàn bộ đời sống linh mục của chúng ta phần nào như đã được lòng thương xót của Đức Maria "thấy trước"; Ngài nhìn thấy trước những điều chúng ta thiếu và cung ứng chúng. Nếu có bất kỳ thứ "rượu ngon" hiện diện trong cuộc sống của chúng ta, thì đó không phải do công lao của chúng ta nhưng do lòng "thương xót dự ứng" của ngài. Trong kinh Magnificat, ngài tuyên xưng Chúa đã "đoái nhìn phận hèn tôi tớ" và "nhớ tới (giao ước) thương xót của Người", một "lòng thương xót được biểu lộ từ đời này tới đời kia" đối với người nghèo và người bị áp bức. Đối với Đức Maria, lịch sử là lòng thương xót.
Chúng ta có thể kết luận bằng cách đọc kinh Lạy Nữ Vương (Salve Regina). Những lời của kinh này ngân vang với mầu nhiệm của kinh Magnificat. Đức Maria là Mẹ của lòng thương xót, là sự sống của chúng ta, là vị ngọt ngào của chúng ta và là niềm hy vọng của chúng ta. Bất cứ khi nào linh mục anh em có những khoảnh khắc đen tối hay đau buồn, bất cứ khi nào trái tim anh em bối rối, tôi khuyến khích anh em đừng chỉ “nhìn Mẹ anh em”, một việc dù sao anh em cũng sẽ làm, nhưng hãy đến với ngài, để ngài nhìn anh em, anh em hãy giữ im lặng và thậm chí thiếp ngủ trước mặt ngài. Sự đau buồn của anh em, và tất cả những lầm lỗi từng gây ra sự đau buồn ấy… tất cả những bẩn tưởi này đều sẽ trở thành chiếc bình chứa lòng thương xót. Hãy để Đức Mẹ nhìn anh em! Đôi mắt thương xót của ngài chắc chắn là chiếc bình vĩ đại nhất chứa lòng thương xót, vì cái nhìn của chúng giúp chúng ta uống thoả thuê trong sự nhân hậu và tốt lành ấy mà chúng ta hằng khao khát với một niềm hoài mong mà chỉ có cái nhìn yêu thương mới có thể thỏa mãn. Đôi mắt thương xót của ngài cũng giúp chúng ta nhìn thấy lòng thương xót của Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử nhân loại và tìm thấy Chúa Giêsu trên khuôn mặt của anh chị em chúng ta. Trong Đức Maria, chúng ta thoáng nhìn thấy đất hứa – Vương Quốc thương xót do Chúa chúng ta thiết lập - đã hiện diện ở đời này, bên kia cuộc lưu đầy mà tội lỗi đã dẫn chúng ta vào.
Như thế, hãy để Đức Mẹ nắm lấy tay anh em, và anh em hãy bám lấy tà áo ngài. Tại văn phòng của tôi, tôi có một bức ảnh đáng yêu Đức Bà Synkatabasis mà Cha Rupnik tặng tôi. Bức ảnh cho thấy Đức Maria duỗi hai bàn tay ra như một cầu thang để Chúa Giêsu leo lên. Điều tôi thích nhất về bức ảnh này là Chúa Giêsu một tay cầm trọn bộ Lề Luật, còn tay kia thì bám lấy tà áo Mẹ. Trong truyền thống Nga, các đan sĩ già cho ta hay rằng giữa gió bão thiêng liêng, chúng ta cần đến trú ẩn dưới tà áo Đức Mẹ. Đáp ca Thánh Mẫu đầu tiên ở Phương Tây cũng đã nói cùng một điều: Sub Tuum Praesidium (chúng con trông cậy). Dưới tà áo Mẹ. Như thế, anh em đừng xấu hổ, đừng nói hoài nữa, cứ ở đó đi và để anh em được che chở, hãy để anh em được nhìn ngắm. Và hãy khóc. Khi chúng ta tìm được một linh mục có thể làm điều này, có thể chạy đến với Đức Mẹ với mọi tội lỗi của mình và khóc, thì, tôi xin nói đó chính là một linh mục tốt, vì ngài là một người con tốt. Ngài sẽ là một người cha tốt.
Nắm bàn tay ngài và dưới cái nhìn của ngài, chúng ta có thể hân hoan tuyên xưng sự cao cả của Chúa. Cùng với Đức Maria, chúng ta có thể thưa rằng: Lạy Chúa, linh hồn con ca ngợi Chúa, vì Chúa đã đoái nhìn phận thấp hèn và khiêm hạ của tôi tớ Chúa. Con diễm phúc xiết bao vì đã được tha thứ. Lạy Chúa, lòng thương xót của Chúa, mà Chúa đã biểu lộ với các thánh của Chúa và với tất cả dân trung thành của Chúa, Chúa cũng đã biểu lộ với con. Con đã xa lạc, chỉ tìm kiếm bản thân mình, vì cao ngạo trong lòng, nhưng nào thấy vinh quang. Vinh quang duy nhất là Mẹ của Chúa đã ôm lấy con, đã bao phủ con bằng tà áo của ngài, và kéo con vào tâm hồn ngài. Con muốn được yêu như một trong những người nhỏ bé nhất của Chúa. Con muốn dùng bánh của Chúa nuôi sống tất cả những người đang đói khát Chúa. Lạy Chúa, xin Chúa nhớ tới giao ước thương xót của Chúa với con cái Chúa, các linh mục của dân Chúa. Với Đức Maria, ước chi chúng ta trở thành dấu hiệu và bí tích của lòng thương xót Chúa.
Ấn Độ - Kerala Ủy ban Giám mục Báo cáo về Tình trạng cha Tom Uzhunnalil
Thanh Quảng sdb
23:39 10/06/2016
Ấn Độ - Kerala Ủy ban Giám mục Báo cáo về Tình trạng cha Tom Uzhunnalil
Thanh Quảng sdb
Theo tin của Thông tấn xã Salesian viết tắt là ANS ở Kochi ngày 10/6/2016 cho hay Ủy ban Giám mục Công Giáo Ấn (KCBC) bày tỏ quan ngại về an sinh của Cha Tom Uzhunnalil, dòng Salesian đã bị bắt cóc bởi một nhóm khủng bố tại Yemen hai tháng trước đây. Linh mục Maria Arokiam Kanaga SDB bề trên miề của Salesian thuộc Vùng Nam Á cũng bày tỏ nỗi âu lo sâu sa của mình.
KCBC, một hiệp hội đã có lâu năm của các Giám mục Công Giáo Liên bang Ấn hối thúc chính quyền trung ương và nhà nước nỗ lực đảm bảo sự an toàn và thả tự do cho cha Tom càng sớm càng tốt.
Ủy ban "KCBC, trong một thông cáo báo chí cho biết sau một cuộc họp hai ngày của các Giám mục ở Kochi, thủ đô thương mại của Kerala, đã nói lên những quan ngại về sự bất ổn kéo dài trong việc giải cứu Cha Tom Uzhunnalil. Chúng tôi yêu cầu Chính quyền Trung ương và nhà nước tiếp tục những nỗ lực đảm bảo an toàn cho cha Tom khỏi những nguy cơ bị đối xử tàn tệ của phiến quân Yemen ".
Bộ trưởng ngoại giao, Tướng V K Singh, cho biết bá cáo của tháng trước ở Kottayam không có gì "bất lợi" về tình trạng của cha Tom, một linh mục dòng Salesian 57 tuổi cả.
Cha Maria Arokiam Kanaga SDB cũng bày tỏ nỗi xót xa sâu sắc của mình trước tình trạng chưa có một giải pháp nào trước tình trạng bế tắc về cha Tom. Ngài chia sẻ trước đây vài năm Ngài có đến thăm Aden và đã tận mắt nhìn thấy những công việc tốt đẹp mà cha Tom thực hiện cùng với các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Teresa. Nhưng điều đáng tiếc là các công cuộc phục vụ dành cho người nghèo và ốm đau không phân biệt tôn giáo này đã không được công nhận và đánh giá đúng mức của nó. Ngài cảm ơn tất cả những nỗ lực của những ai đang cố gắng giải cứu cha Tom và Ngài khẩn khoản những nỗ lực phải được củng cố thêm nữa.
Thanh Quảng sdb
Theo tin của Thông tấn xã Salesian viết tắt là ANS ở Kochi ngày 10/6/2016 cho hay Ủy ban Giám mục Công Giáo Ấn (KCBC) bày tỏ quan ngại về an sinh của Cha Tom Uzhunnalil, dòng Salesian đã bị bắt cóc bởi một nhóm khủng bố tại Yemen hai tháng trước đây. Linh mục Maria Arokiam Kanaga SDB bề trên miề của Salesian thuộc Vùng Nam Á cũng bày tỏ nỗi âu lo sâu sa của mình.
KCBC, một hiệp hội đã có lâu năm của các Giám mục Công Giáo Liên bang Ấn hối thúc chính quyền trung ương và nhà nước nỗ lực đảm bảo sự an toàn và thả tự do cho cha Tom càng sớm càng tốt.
Ủy ban "KCBC, trong một thông cáo báo chí cho biết sau một cuộc họp hai ngày của các Giám mục ở Kochi, thủ đô thương mại của Kerala, đã nói lên những quan ngại về sự bất ổn kéo dài trong việc giải cứu Cha Tom Uzhunnalil. Chúng tôi yêu cầu Chính quyền Trung ương và nhà nước tiếp tục những nỗ lực đảm bảo an toàn cho cha Tom khỏi những nguy cơ bị đối xử tàn tệ của phiến quân Yemen ".
Bộ trưởng ngoại giao, Tướng V K Singh, cho biết bá cáo của tháng trước ở Kottayam không có gì "bất lợi" về tình trạng của cha Tom, một linh mục dòng Salesian 57 tuổi cả.
Cha Maria Arokiam Kanaga SDB cũng bày tỏ nỗi xót xa sâu sắc của mình trước tình trạng chưa có một giải pháp nào trước tình trạng bế tắc về cha Tom. Ngài chia sẻ trước đây vài năm Ngài có đến thăm Aden và đã tận mắt nhìn thấy những công việc tốt đẹp mà cha Tom thực hiện cùng với các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Teresa. Nhưng điều đáng tiếc là các công cuộc phục vụ dành cho người nghèo và ốm đau không phân biệt tôn giáo này đã không được công nhận và đánh giá đúng mức của nó. Ngài cảm ơn tất cả những nỗ lực của những ai đang cố gắng giải cứu cha Tom và Ngài khẩn khoản những nỗ lực phải được củng cố thêm nữa.
Bài học của ngôn sứ Êlia
Đặng Tự Do
23:48 10/06/2016
Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ ban sáng ngày thứ Sáu 10-6, tại nguyện đường nhà trọ Thánh Marta. Trong bài giảng sau các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha tập trung vào ba thái độ đặc thù của Kitô hữu. Đó là ‘đứng’ trước Chúa trong ‘thinh lặng’ để nghe tiếng ngài và sẵn sàng ‘đi ra’ vào thế giới để công bố những gì mình nghe được. Đức Thánh Cha cũng cảnh báo chống lại mối nguy của nỗi sợ hãi gây tê liệt trong đời sống Kitô hữu.
Đứng thẳng và bước đi
Để tìm hiểu vấn đề này và khám phá cách để thoát khỏi đường hầm sợ hãi, Đức Phanxicô tập trung vào ngôn sứ Êlia, là người được đề cập đến trong bài đọc một.
Đức Thánh Cha nhắc lại tiên tri Êlia đã vinh quang tới cỡ nào, đã chiến đấu quyết liệt ra sao cho đức tin của mình trước hàng trăm các thầy tế ngẫu tượng ở núi Carmel, và đánh bại họ. Nhưng rồi đến một giới hạn nào đó, một trong muôn vàn những hành động bách hại nhắm vào ông đã đánh trúng tử huyệt của ông và khiến Êlia sụp đổ, nản lòng nằm dưới cây chờ chết. Nhưng Chúa không để cho ông chìm trong tình trạng tuyệt vọng đó, Ngài sai một thiên thần đến truyền lệnh cho ông: đứng dậy, ăn, và đi tiếp.
Để gặp gỡ Thiên Chúa, điều cần thiết là phải trở lại tình trạng khi con người được tạo dựng, đứng lên và bước đi. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta như thế, có khả năng đứng thẳng trước mặt Ngài, theo hình ảnh của Ngài, và bước đi với Ngài. ‘Hãy đi, tiến tới, canh tác đất đai và làm cho nó sinh sôi nẩy nở.’ Rồi Thiên Chúa lại nói với ông Êlia, ‘Đủ rồi! Hãy đi và lên núi, đứng ở đỉnh núi mà găp Ta.’ Ông Êlia đứng dậy, và lên đường.
Đi ra, và lắng nghe Thiên Chúa, chỉ có như thế mới gặp được Chúa trên đường. Ông Êlia được thiên thần mời đi ra khỏi hang động núi Horeb, nơi ông đang trú ẩn để đứng trước ‘sự hiện diện’ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải là “gió mạnh và dữ dội” cuốn tung đất đá, cũng chẳng phải là cơn động đất tiếp theo, hay ngay cả lửa cháy đã khiến Êlia bước ra.
Có một cơn gió mạnh xé núi non và nghiền nát đá trước mặt Chúa. Nhưng Chúa không ở trong gió bão. Sau trận gió bão thì đất động; Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất thì có lửa; nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa thì có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe thấy, Êlia liền lấy áo choàng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang
Sứ mạng
Yêu cầu thứ ba của thiên thần với Êlia là: ‘Đi ra.’ Ngôn sứ được mời gọi đi lại những bước của mình vào trong sa mạc, bởi ông còn một sứ mạng phải hoàn tất. Chính đây là lời thúc giục ‘hãy lên đường, đừng khép kín, đừng ở trong sự ích kỷ tiện nghi của mình, nhưng hãy can trường đưa thông điệp của Chúa đến với tha nhân.
Chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết những thời điểm tồi tệ, những lúc kéo chúng ta xuống, những lúc tưởng như không còn đức tin, những lúc chúng ta không thấy đâu là chân trời, không thể đứng dậy nổi. Tất cả chúng ta đều biết, nhưng chính đó là lúc Chúa đến, tăng sức cho chúng ta bằng bánh của Ngài và nói: ‘Đứng dậy và lên đường. Bước đi!’ Để gặp được Chúa, chúng ta cũng phải như thế, đứng thẳng và lên đường, rồi chờ đợi Ngài nói với chúng ta, với một trái tim mở rộng, và Ngài sẽ nói rằng: ‘Là Ta đây,’ và chính khi đó đức tin nên mạnh mẽ. Mà đức tin để giữ cho riêng mình chăng? Không. Đức tin là để trao cho người khác, thánh hiến người khác với đức tin, đó là sứ mạng.’
Đứng thẳng và bước đi
Để tìm hiểu vấn đề này và khám phá cách để thoát khỏi đường hầm sợ hãi, Đức Phanxicô tập trung vào ngôn sứ Êlia, là người được đề cập đến trong bài đọc một.
Đức Thánh Cha nhắc lại tiên tri Êlia đã vinh quang tới cỡ nào, đã chiến đấu quyết liệt ra sao cho đức tin của mình trước hàng trăm các thầy tế ngẫu tượng ở núi Carmel, và đánh bại họ. Nhưng rồi đến một giới hạn nào đó, một trong muôn vàn những hành động bách hại nhắm vào ông đã đánh trúng tử huyệt của ông và khiến Êlia sụp đổ, nản lòng nằm dưới cây chờ chết. Nhưng Chúa không để cho ông chìm trong tình trạng tuyệt vọng đó, Ngài sai một thiên thần đến truyền lệnh cho ông: đứng dậy, ăn, và đi tiếp.
Để gặp gỡ Thiên Chúa, điều cần thiết là phải trở lại tình trạng khi con người được tạo dựng, đứng lên và bước đi. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta như thế, có khả năng đứng thẳng trước mặt Ngài, theo hình ảnh của Ngài, và bước đi với Ngài. ‘Hãy đi, tiến tới, canh tác đất đai và làm cho nó sinh sôi nẩy nở.’ Rồi Thiên Chúa lại nói với ông Êlia, ‘Đủ rồi! Hãy đi và lên núi, đứng ở đỉnh núi mà găp Ta.’ Ông Êlia đứng dậy, và lên đường.
Đi ra, và lắng nghe Thiên Chúa, chỉ có như thế mới gặp được Chúa trên đường. Ông Êlia được thiên thần mời đi ra khỏi hang động núi Horeb, nơi ông đang trú ẩn để đứng trước ‘sự hiện diện’ của Thiên Chúa. Tuy nhiên, không phải là “gió mạnh và dữ dội” cuốn tung đất đá, cũng chẳng phải là cơn động đất tiếp theo, hay ngay cả lửa cháy đã khiến Êlia bước ra.
Có một cơn gió mạnh xé núi non và nghiền nát đá trước mặt Chúa. Nhưng Chúa không ở trong gió bão. Sau trận gió bão thì đất động; Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất thì có lửa; nhưng Chúa cũng không ở trong lửa. Sau lửa thì có tiếng gió hiu hiu. Vừa nghe thấy, Êlia liền lấy áo choàng che mặt lại, đi ra đứng ở cửa hang
Sứ mạng
Yêu cầu thứ ba của thiên thần với Êlia là: ‘Đi ra.’ Ngôn sứ được mời gọi đi lại những bước của mình vào trong sa mạc, bởi ông còn một sứ mạng phải hoàn tất. Chính đây là lời thúc giục ‘hãy lên đường, đừng khép kín, đừng ở trong sự ích kỷ tiện nghi của mình, nhưng hãy can trường đưa thông điệp của Chúa đến với tha nhân.
Chúng ta phải luôn luôn tìm kiếm Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết những thời điểm tồi tệ, những lúc kéo chúng ta xuống, những lúc tưởng như không còn đức tin, những lúc chúng ta không thấy đâu là chân trời, không thể đứng dậy nổi. Tất cả chúng ta đều biết, nhưng chính đó là lúc Chúa đến, tăng sức cho chúng ta bằng bánh của Ngài và nói: ‘Đứng dậy và lên đường. Bước đi!’ Để gặp được Chúa, chúng ta cũng phải như thế, đứng thẳng và lên đường, rồi chờ đợi Ngài nói với chúng ta, với một trái tim mở rộng, và Ngài sẽ nói rằng: ‘Là Ta đây,’ và chính khi đó đức tin nên mạnh mẽ. Mà đức tin để giữ cho riêng mình chăng? Không. Đức tin là để trao cho người khác, thánh hiến người khác với đức tin, đó là sứ mạng.’
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng thánh Phaolô : Kỷ niệm hồng ân thánh hiến
Người Giồng Trôm
08:38 10/06/2016
DÒNG THÁNH PHAOLÔ: KỶ NIỆM HỒNG ÂN THÁNH HIẾN
Trời hôm nay nắng nhẹ, không khí dịu hơn một chút so với vài ngày trước nắng nóng hay những cơn mua bất chợt như hòa niềm vui chung với Dòng Thánh Phao lô thành Chartres – Tỉnh Dòng Sài Gòn.
Xem Hình
Sáng hôm nay, Thứ Sáu, 10 tháng 6 năm 2016, hòa chung niềm vui với 24 nữ tu kỷ niệm bạch – ngọc – kim và ngân khánh khấn dòng, nhiều gia đình, nhiều người thân và đặc biệt quý linh mục, tu sĩ nam nữ và 2 Đức Cha thân yêu đã về với ngôi nhà chung của Tỉnh Dòng Sài Gòn. Đâu đó ở góc sân, một nữ tu khá lớn tuổi đón tiếp Đức Cha Tôma – Nguyễn Văn Trâm – giáo phận Bà Rịa … đâu đó ở sân nhà dòng những nụ cười được trao cho nhau nhân dịp gặp gỡ hôm nay … và ở trên phòng chung trước nguyện đường của Nhà Dòng, nhiều linh mục thân quen đã có dịp thăm hỏi, chào nhau nhân niềm vui lớn hôm nay.
9 giờ kém, nữ tu dẫn Lễ mời gọi cộng đoàn cùng lắn đọng để nhìn lại chuỗi ngày hồng ân của quý chị có kỷ niệm bạch – ngọc – kim – ngân khánh khấn dòng hôm nay.
Hôm nay, Tỉnh Dòng hân hoan mừng:
Bạch Kim (1946 – 2016)
Sr. Hêlêna de Jésus Lê Thị Tiền
Ngọc Khánh (1956 – 2016)
Sr. Marie Vitaline Nguyễn Thị Vàng
Sr. Marie du Christ Trần Thị Chữ
Kim Khánh (1966 – 2016)
Sr. Marie de St Pierre Nguyễn Thị Hồng Anh
Sr. Rosine Vincent Trần Thị Tươi
Sr. Cécile Marguerite Đặng Thị Hoa
Sr. Catherine du Christ Trương Thị Huệ
Ngân Khánh (1991 – 2016)
Sr. Marie Nguyễn Thị Ngọc Thủy
Sr. Thérèse Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Sr. Maria Dương Thị Hà
Sr. Thérèse Phạm Thị Thanh Huyền
Sr. Marie Nguyễn Thị Kim Nhung
Sr. Anne Trần Thị Tố Nga
Sr. Agathe Trần Thị Mộng Huyền
Sr. Thérèse Nguyễn Ngọc Hạnh
Sr. Anne Nguyễn Lệ Xuân Khánh
Sr Cécile Lê Thị Hồng Yến
Sr. Maria Lê Thị Hồng Nga
Sr Maria Goretti Trần Linh Uyên
Sr. Maria Nguyễn Thị Kim Sang
Sr. Anne Nguyễn Thị Kim Phượng
Sr. Marie Phạm Thị Thu Lan
Sr. Lucie Nguyễn Thị Kim Ngân
9 giờ, cộng đoàn cùng hướng về cuối nhà nguyện để đón đoàn đồng tế trong tâm tình “Cảm mến tình Cha” của linh mục Thái Nguyên: Cảm mến tình Cha - Lm Thái Nguyên: “Tiến bước vào nhà Chúa cất cao lời ca. Phúc thay đời tận hiến sống trong tình Cha. Ôi hân hoan lòng con tình mến chứa chan thắm nồng, trong tin yêu hy vọng con dâng Ngài ngàn khúc ca …Bao hân hoan cảm mến tiến vào thánh điện, dâng lên khúc ca hòa tạ ơn Cha Bao la yêu thương con xin dâng trọn đời nên của lễ tiến dâng Chúa Trời, ngàn đời con hát ca lời cảm mến tình Cha. ..
Đi đầu là quý nữ tu với thánh giá đèn hầu, quý chị mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh, Bạch Kim Khánh … quý cha đồng tế và sau cùng là 2 Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – giám mục Giáo Phận Phan Thiết và Đức Cha Tôma – giám mục Giáo Phận Bà Rịa cũng là chủ tế Thánh Lễ tạ ơn sáng nay.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Tôma ngỏ lời với cộng đoàn:
“Cộng đoàn phụng vụ thân mến ! Sơ Giám Tỉnh và các nữ tu Dòng Thánh Phaolô thân mến ! Hôm nay cũng như Đức Cha Giuse Phan Thiết và các cha, cùng quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân và quý khách được mời tham dự Thánh Lễ tạ ơn nhân dịp một số nữ tu của Tỉnh Dòng mừng Bạch, Ngọc Khánh, Kim Khánh và Ngân Khánh.
Từ nguồn sung mãn là Đức Giêsu Kitô, chúng ta được lãnh nhận từ ơn này đến ơn khác. Và chắc chắn các sơ mừng kỷ niệm hôm nay cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa tràn đầy nơi đời sống của các nữ tu. Trong cuộc lữ hành sống đời thánh hiến các nữ tu được tràn đầy bình an va ân sủng. Chúa yêu thương những người yêu thương Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các nữ tu mừng kỷ niệm hôm nay để các nữ tu hôm nay để các nữ tu luôn trung thành tín trung trong đời sống thánh hiến và đời sống thánh hiến của các nữ tu trở thành chứng tá của lòng thương xót Chúa đối với những người quý nữ tu gặp gỡ phục vụ mỗi ngày …. Chúng ta hãy thành khẩn ăn năn sám hối về các lỗi phạm của mình …”
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chia sẻ:
Kính thưa cộng đoàn, cách riêng 24 chị em mừng niềm vui lớn của mình, đó là niềm vui Bạch, Ngọc, Kim và Ngân Khánh.
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe mở ra với 10 ngọn nến của 10 cô Trinh Nữ.
50 % được vào phòng cưới, 50 % bị ở lại. Hình ảnh của những ngọn nến nói lên tâm tình thủy chung trong hành trình thánh hiến … mở đầu Thánh Lễ chúng ta thấy ngọn đèn cháy sáng trên tay của 24 nhân vật chính … theo Chúa trong linh đạo của Hội Dòng này 70, 60, 50 và 25 năm.
Các cô hôm nay vui lắm ! Xin chia sẻ với mọi người, cách riêng với các cô dâu mừng lễ với ngọn đèn cháy sáng. Ngọn đèn cháy sáng lung linh của niềm vui …
Đức Cha Giuse gợi lên 3 hình ảnh của ngọn nến cháy sáng.
Ngọn nến của niềm vui, ngọn nến của cảm tạ.
Ngày khấn dòng, các bà các chị em nhớ lại niềm vui dấn bước. Niềm vui nào mình có kh bước vào nhà dòng. Động lực là mình gặp một sơ, gặp 1 sơ người nhà giới thiệu ơn gọi … dùng kiểu nào đi nữa chủ quan hay khách quan cũng là niềm vui khi mình nhập dòng. Đó là niềm vui của 24 chị em hôm nay và nhất là bà kỷ niệm 70 năm khấn dòng. Ngày khấn dòng mình dâng trót đời cho Chúa. Phải nói đó là ngày của niềm vui.
Có lần dự lễ khấn, chúng tôi chứng kiến khoảng lặng khi nghe công thức khấn dòng. Sau này nhớ đến linh mục thi sĩ Xuân Ly Băng, đó là những khoảng lặng của giọt lệ đồng trinh. Không biết các bà có ai nhỏ lệ hay không ? Chỉ có các bà các chị biết. Nhìn các bà các chị hôm nay với ngọn nến hôm nay với tuổi hom hem, 60, 70 … tất cả đều là ngọn nến ánh sáng lung linh của niềm vui đan xen tâm tình cảm tạ. Hôm nay cũng còn cháy sáng để tạo lên sắc màu của buổi Lễ.
Ngọn nến của bình an … cả 10 cô thiếp đi … đây là khoảng lặng của Bài Tin Mừng nhưng diễn tả một nét rất thật trong hành trình theo Chúa, đó là đổi thay về thời gian hay mỏi mòn về bản thân người dâng hiến. Thời gian là một đại lượng cho thấy lòng tín trung của Thiên Chúa và toát lên sự thủy chung của người dâng hiến.
Quý nữ tu kỷ niệm hôm nay hơn ai hết cảm nhận những nét đổi thay … nhưng điều quan trọng là mỗi người đều nhận ra niềm bình an. Hình ảnh thiếp đi của 10 cô trinh nữ … các cô vẫn an tâm đợi chờ. Có thể nói đây chính là sự bình an, sự phó thác … đợi chờ chàng rể đến …
Hôm qua bình an, hôm nay cũng tiếp tục bình an … Đó chính là ý nghĩ thứ 2.
Ý nghĩ thứ 3 muốn chia sẻ với cộng đoàn ngọn nến của sự trung thành, sự thủy chung.
Phúc âm hôm nay là một biến cố và một sinh cố. Đúng là một biến cố mơ cũng không thấy. 5 cô còn lại gõ không mở và đó là biến cố bất ngờ. Các cô không ngờ chàng rể đến. Đây là nét vui buồn trong việc rước chàng rể.
Thánh Lễ hôm nay cộng đoàn nhìn thật đẹp, cộng đoàn nhìn thấy các nhân vật chính hôm nay 70, 60 năm, 50 năm, 25 năm … Cùng lúc một cách nào đó chúng ta nghĩ đến bóng tối. Bóng tối là hiện diện ở chân đèn. Ánh sáng tỏa lên trên nhưng phần dưới là phần tối. Bố trí như vậy để làm rõ nét công trình kiến trúc. Trong đời tu, những nét này là sáng tối trong đời thánh hiến. Quý chị em mừng hôm nay với nhiều sắc màu khác nhau, tất cả đểu khỏa lấp để tập trung vào chú rể. Ngọn đèn thắp lên để nói lên tấm lòng thủy chung. ..
Cộng đoàn cùng nổ một tràng pháo tay cùng Đức Cha Giuse chúc mừng quý nữ tu …
Bài giảng của Đức Cha khép lại bằng tâm tình chúc mừng niềm vui ngày hồng phúc hôm nay của 24 nữ tu.
Thời khắc đặc biệt nhất trong Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là trước khi rước Mình và Máu Thánh Chúa – vị phu quân của đời mình – 24 nữ tu mừng Lễ hôm nay tuyên lại lời khấn mà cách đây 70, 60, 50, 25 năm mà quý nữ tu đã tuyên khấn.
Trước khi nhận phép lành trọng thể cuối Lễ, Sơ Giám Tỉnh đại diện cho quý chị em Dòng Thánh Phaolô ngỏ đôi lời tri ân đến quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn … Sơ Giám Tỉnh cũng không quên nhờ quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện, hướng dẫn với quý nữ tu trong hành trình ơn gọi.
Sơ Giám Tỉnh cũng ngỏ lời mời quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dùng bữa cơm thân mật với Tỉnh Dòng.
Sau Lễ, Đức Cha Giuse cùng với quý nữ tu, đặc biệt quý dì mừng Bạch, Ngọc Khánh ngồi trên chiếc xe lăn để ghi lại những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc đời dâng hiến.
Nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần tiếp tục tuôn đổ dồi dào trên quý nữ tu mừng Lễ hôm nay cũng như trên dòng Thánh Phaolô để quý nữ tu loan báo Tin Mừng và nhất là thể hiện Lòng Thương Xót Chúa nơi quý nữ tu phục vụ.
Trời hôm nay nắng nhẹ, không khí dịu hơn một chút so với vài ngày trước nắng nóng hay những cơn mua bất chợt như hòa niềm vui chung với Dòng Thánh Phao lô thành Chartres – Tỉnh Dòng Sài Gòn.
Xem Hình
Sáng hôm nay, Thứ Sáu, 10 tháng 6 năm 2016, hòa chung niềm vui với 24 nữ tu kỷ niệm bạch – ngọc – kim và ngân khánh khấn dòng, nhiều gia đình, nhiều người thân và đặc biệt quý linh mục, tu sĩ nam nữ và 2 Đức Cha thân yêu đã về với ngôi nhà chung của Tỉnh Dòng Sài Gòn. Đâu đó ở góc sân, một nữ tu khá lớn tuổi đón tiếp Đức Cha Tôma – Nguyễn Văn Trâm – giáo phận Bà Rịa … đâu đó ở sân nhà dòng những nụ cười được trao cho nhau nhân dịp gặp gỡ hôm nay … và ở trên phòng chung trước nguyện đường của Nhà Dòng, nhiều linh mục thân quen đã có dịp thăm hỏi, chào nhau nhân niềm vui lớn hôm nay.
9 giờ kém, nữ tu dẫn Lễ mời gọi cộng đoàn cùng lắn đọng để nhìn lại chuỗi ngày hồng ân của quý chị có kỷ niệm bạch – ngọc – kim – ngân khánh khấn dòng hôm nay.
Hôm nay, Tỉnh Dòng hân hoan mừng:
Bạch Kim (1946 – 2016)
Sr. Hêlêna de Jésus Lê Thị Tiền
Ngọc Khánh (1956 – 2016)
Sr. Marie Vitaline Nguyễn Thị Vàng
Sr. Marie du Christ Trần Thị Chữ
Kim Khánh (1966 – 2016)
Sr. Marie de St Pierre Nguyễn Thị Hồng Anh
Sr. Rosine Vincent Trần Thị Tươi
Sr. Cécile Marguerite Đặng Thị Hoa
Sr. Catherine du Christ Trương Thị Huệ
Ngân Khánh (1991 – 2016)
Sr. Marie Nguyễn Thị Ngọc Thủy
Sr. Thérèse Nguyễn Thị Nguyệt Ánh
Sr. Maria Dương Thị Hà
Sr. Thérèse Phạm Thị Thanh Huyền
Sr. Marie Nguyễn Thị Kim Nhung
Sr. Anne Trần Thị Tố Nga
Sr. Agathe Trần Thị Mộng Huyền
Sr. Thérèse Nguyễn Ngọc Hạnh
Sr. Anne Nguyễn Lệ Xuân Khánh
Sr Cécile Lê Thị Hồng Yến
Sr. Maria Lê Thị Hồng Nga
Sr Maria Goretti Trần Linh Uyên
Sr. Maria Nguyễn Thị Kim Sang
Sr. Anne Nguyễn Thị Kim Phượng
Sr. Marie Phạm Thị Thu Lan
Sr. Lucie Nguyễn Thị Kim Ngân
9 giờ, cộng đoàn cùng hướng về cuối nhà nguyện để đón đoàn đồng tế trong tâm tình “Cảm mến tình Cha” của linh mục Thái Nguyên: Cảm mến tình Cha - Lm Thái Nguyên: “Tiến bước vào nhà Chúa cất cao lời ca. Phúc thay đời tận hiến sống trong tình Cha. Ôi hân hoan lòng con tình mến chứa chan thắm nồng, trong tin yêu hy vọng con dâng Ngài ngàn khúc ca …Bao hân hoan cảm mến tiến vào thánh điện, dâng lên khúc ca hòa tạ ơn Cha Bao la yêu thương con xin dâng trọn đời nên của lễ tiến dâng Chúa Trời, ngàn đời con hát ca lời cảm mến tình Cha. ..
Đi đầu là quý nữ tu với thánh giá đèn hầu, quý chị mừng Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh, Bạch Kim Khánh … quý cha đồng tế và sau cùng là 2 Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống – giám mục Giáo Phận Phan Thiết và Đức Cha Tôma – giám mục Giáo Phận Bà Rịa cũng là chủ tế Thánh Lễ tạ ơn sáng nay.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Cha Tôma ngỏ lời với cộng đoàn:
“Cộng đoàn phụng vụ thân mến ! Sơ Giám Tỉnh và các nữ tu Dòng Thánh Phaolô thân mến ! Hôm nay cũng như Đức Cha Giuse Phan Thiết và các cha, cùng quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân và quý khách được mời tham dự Thánh Lễ tạ ơn nhân dịp một số nữ tu của Tỉnh Dòng mừng Bạch, Ngọc Khánh, Kim Khánh và Ngân Khánh.
Từ nguồn sung mãn là Đức Giêsu Kitô, chúng ta được lãnh nhận từ ơn này đến ơn khác. Và chắc chắn các sơ mừng kỷ niệm hôm nay cảm nghiệm được lòng thương xót Chúa tràn đầy nơi đời sống của các nữ tu. Trong cuộc lữ hành sống đời thánh hiến các nữ tu được tràn đầy bình an va ân sủng. Chúa yêu thương những người yêu thương Chúa. Chúng ta cầu nguyện cho các nữ tu mừng kỷ niệm hôm nay để các nữ tu hôm nay để các nữ tu luôn trung thành tín trung trong đời sống thánh hiến và đời sống thánh hiến của các nữ tu trở thành chứng tá của lòng thương xót Chúa đối với những người quý nữ tu gặp gỡ phục vụ mỗi ngày …. Chúng ta hãy thành khẩn ăn năn sám hối về các lỗi phạm của mình …”
Trong bài chia sẻ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống chia sẻ:
Kính thưa cộng đoàn, cách riêng 24 chị em mừng niềm vui lớn của mình, đó là niềm vui Bạch, Ngọc, Kim và Ngân Khánh.
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe mở ra với 10 ngọn nến của 10 cô Trinh Nữ.
50 % được vào phòng cưới, 50 % bị ở lại. Hình ảnh của những ngọn nến nói lên tâm tình thủy chung trong hành trình thánh hiến … mở đầu Thánh Lễ chúng ta thấy ngọn đèn cháy sáng trên tay của 24 nhân vật chính … theo Chúa trong linh đạo của Hội Dòng này 70, 60, 50 và 25 năm.
Các cô hôm nay vui lắm ! Xin chia sẻ với mọi người, cách riêng với các cô dâu mừng lễ với ngọn đèn cháy sáng. Ngọn đèn cháy sáng lung linh của niềm vui …
Đức Cha Giuse gợi lên 3 hình ảnh của ngọn nến cháy sáng.
Ngọn nến của niềm vui, ngọn nến của cảm tạ.
Ngày khấn dòng, các bà các chị em nhớ lại niềm vui dấn bước. Niềm vui nào mình có kh bước vào nhà dòng. Động lực là mình gặp một sơ, gặp 1 sơ người nhà giới thiệu ơn gọi … dùng kiểu nào đi nữa chủ quan hay khách quan cũng là niềm vui khi mình nhập dòng. Đó là niềm vui của 24 chị em hôm nay và nhất là bà kỷ niệm 70 năm khấn dòng. Ngày khấn dòng mình dâng trót đời cho Chúa. Phải nói đó là ngày của niềm vui.
Có lần dự lễ khấn, chúng tôi chứng kiến khoảng lặng khi nghe công thức khấn dòng. Sau này nhớ đến linh mục thi sĩ Xuân Ly Băng, đó là những khoảng lặng của giọt lệ đồng trinh. Không biết các bà có ai nhỏ lệ hay không ? Chỉ có các bà các chị biết. Nhìn các bà các chị hôm nay với ngọn nến hôm nay với tuổi hom hem, 60, 70 … tất cả đều là ngọn nến ánh sáng lung linh của niềm vui đan xen tâm tình cảm tạ. Hôm nay cũng còn cháy sáng để tạo lên sắc màu của buổi Lễ.
Ngọn nến của bình an … cả 10 cô thiếp đi … đây là khoảng lặng của Bài Tin Mừng nhưng diễn tả một nét rất thật trong hành trình theo Chúa, đó là đổi thay về thời gian hay mỏi mòn về bản thân người dâng hiến. Thời gian là một đại lượng cho thấy lòng tín trung của Thiên Chúa và toát lên sự thủy chung của người dâng hiến.
Quý nữ tu kỷ niệm hôm nay hơn ai hết cảm nhận những nét đổi thay … nhưng điều quan trọng là mỗi người đều nhận ra niềm bình an. Hình ảnh thiếp đi của 10 cô trinh nữ … các cô vẫn an tâm đợi chờ. Có thể nói đây chính là sự bình an, sự phó thác … đợi chờ chàng rể đến …
Hôm qua bình an, hôm nay cũng tiếp tục bình an … Đó chính là ý nghĩ thứ 2.
Ý nghĩ thứ 3 muốn chia sẻ với cộng đoàn ngọn nến của sự trung thành, sự thủy chung.
Phúc âm hôm nay là một biến cố và một sinh cố. Đúng là một biến cố mơ cũng không thấy. 5 cô còn lại gõ không mở và đó là biến cố bất ngờ. Các cô không ngờ chàng rể đến. Đây là nét vui buồn trong việc rước chàng rể.
Thánh Lễ hôm nay cộng đoàn nhìn thật đẹp, cộng đoàn nhìn thấy các nhân vật chính hôm nay 70, 60 năm, 50 năm, 25 năm … Cùng lúc một cách nào đó chúng ta nghĩ đến bóng tối. Bóng tối là hiện diện ở chân đèn. Ánh sáng tỏa lên trên nhưng phần dưới là phần tối. Bố trí như vậy để làm rõ nét công trình kiến trúc. Trong đời tu, những nét này là sáng tối trong đời thánh hiến. Quý chị em mừng hôm nay với nhiều sắc màu khác nhau, tất cả đểu khỏa lấp để tập trung vào chú rể. Ngọn đèn thắp lên để nói lên tấm lòng thủy chung. ..
Cộng đoàn cùng nổ một tràng pháo tay cùng Đức Cha Giuse chúc mừng quý nữ tu …
Bài giảng của Đức Cha khép lại bằng tâm tình chúc mừng niềm vui ngày hồng phúc hôm nay của 24 nữ tu.
Thời khắc đặc biệt nhất trong Thánh Lễ tạ ơn hôm nay là trước khi rước Mình và Máu Thánh Chúa – vị phu quân của đời mình – 24 nữ tu mừng Lễ hôm nay tuyên lại lời khấn mà cách đây 70, 60, 50, 25 năm mà quý nữ tu đã tuyên khấn.
Trước khi nhận phép lành trọng thể cuối Lễ, Sơ Giám Tỉnh đại diện cho quý chị em Dòng Thánh Phaolô ngỏ đôi lời tri ân đến quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn … Sơ Giám Tỉnh cũng không quên nhờ quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện, hướng dẫn với quý nữ tu trong hành trình ơn gọi.
Sơ Giám Tỉnh cũng ngỏ lời mời quý Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dùng bữa cơm thân mật với Tỉnh Dòng.
Sau Lễ, Đức Cha Giuse cùng với quý nữ tu, đặc biệt quý dì mừng Bạch, Ngọc Khánh ngồi trên chiếc xe lăn để ghi lại những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc đời dâng hiến.
Nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần tiếp tục tuôn đổ dồi dào trên quý nữ tu mừng Lễ hôm nay cũng như trên dòng Thánh Phaolô để quý nữ tu loan báo Tin Mừng và nhất là thể hiện Lòng Thương Xót Chúa nơi quý nữ tu phục vụ.
Thánh lễ truyền chức Phó tế cho các thầy khóa XI ĐCV Vinh Thanh
GP Vinh
08:55 10/06/2016
Thánh lễ truyền chức Phó tế cho các thầy khóa XI ĐCV Vinh Thanh
36 thầy thuộc khóa XI Đại Chủng viện Vinh Thanh và 1 thầy dòng Đức Mẹ Lên Trời (AA) đã được Đức Cha Phaolô – Giám mục giáo phận Vinh trao ban thánh chức Phó tế vào ngày 8/6/2016 tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài. Đây là lần phong chức Phó tế có số lượng tiến chức đông nhất trong lịch sử giáo phận Vinh, đánh dấu một vụ mùa ơn gọi bội thu của giáo phận.
Xem Hình
Phó tế là một trong ba chức thánh trong cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội. “Được củng cố nhờ ân sủng bí tích, hiệp thông với Giám mục và Linh mục đoàn, các Phó tế phục vụ Dân Thiên Chúa bằng các công tác trong phụng vụ, giảng dạy và bác ái” (LG, số 29).
Với vai trò của đấng Bản quyền địa phương trong việc tuyển chọn và trao ban thánh chức Phó tế, ngay sau bài Phúc âm và nghi thức tuyển chọn ứng viên, Đức Giám Mục Phaolô đã chia sẻ những thao thức của mình với cộng đoàn, cách riêng là quý thầy sắp lãnh nhận hồng ân này. Ngài nhấn mạnh, các ứng viên được tuyển chọn trong bối cảnh khó khăn nhất của xã hội Việt Nam, khi có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập bình quân đầu người, tình trạng khủng hoảng trầm trọng về thực phẩm và môi trường. Vì thế, sứ mạng được sai đi của các tân Phó tế để làm chứng cho những giá trị đích thật trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vị cha chung giáo phận dí dỏm rằng: “Với chức vụ Phó tế các thầy sắp lãnh nhận, các thầy sẽ được sai đi phục vụ cả bàn thờ và bàn ăn”, bởi trên bàn ăn, không chỉ có thực phẩm vật chất mà còn có thực phẩm văn hóa, giáo dục, tâm linh. Khi được sai đi, các thầy phải tìm cho được và chia sẻ cho đoàn dân đang đói khát những thực phẩm đích thực ấy, theo gương Thầy Chí Thánh Giêsu.
Sau huấn từ của Đức Cha Phaolô, lần lượt các nghi thức diễn ra: Lời hứa của các tiến chức, Đặt tay và Lời nguyện phong chức, Trao sách Phúc âm và Trao hôn bình an. Khi thầy cuối cùng đón nhận cái ôm nặng tình phụ tử của Đức Cha Phaolô, cả nhà thờ vang lên những tràng pháo tay hân hoan và hạnh phúc. Cánh đồng truyền giáo của giáo phận sẽ có thêm 37 người thợ đầy sức trẻ và lòng nhiệt huyết trong hi sinh và phục vụ.
Kết thúc thánh lễ, thầy GB. Lưu Ngọc Hùng, đại diện cho các tân Phó tế, nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân quý Đức Cha, quý cha, Ban Đào tạo, Ban tổ chức đại lễ, ân nhân, thân nhân và toàn thể cộng đoàn. Biết bao tâm tình, thổn thức và khao khát dấn thân như được dịp dâng trào vội vã trong từng câu nói, ánh mắt, cái cúi đầu của các tân chức; nhưng chắc chắn, những tâm tư và niềm hạnh phúc vô bờ của các tân Phó tế trong ngày đại hạnh hôm nay, được gom góp và vun đắp bởi công khó, tình yêu của biết bao nhiêu người, chẳng bao giờ có thể thể hiện hết.
Tin tưởng với ân ban không vơi cạn của Chúa, sự đồng hành, nâng đỡ của quý Đức Cha và quý Linh mục đàn anh cùng với sự hy sinh trong tác vụ mới của chính đương sự, các tân Phó tế sẽ có đủ can đảm và sức mạnh để sống đúng với sứ vụ và căn tính của mình. Lời mời gọi của Chúa trong bài Tin Mừng của Thánh lễ luôn âm vang và thôi thúc các tân chức đã trở thành Người Phục Vụ của Hội Thánh (Diaconus), thể hiện qua bề ngoài của tấm áo thánh chức mới: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Danh sách tân phó tế:
1. Phêrô Lê Xuân An (Nghệ An)
2. Antôn Nguyễn Xuân Bá (Hà Tĩnh)
3. Phêrô Trần Văn Chính (Hà Tĩnh)
4. GB. Bùi Khiêm Cường (Hà Tĩnh)
5. Giuse Phan Văn Danh (Nghệ An)
6. Micae Hồ Trung Dũng (Nghệ An)
7. Antôn Nguyễn Văn Định (Nghệ An)
8. Antôn Nguyễn Văn Đoàn (Nghệ An)
9. Phêrô Nguyễn Ngọc Đông (Quảng Bình)
10. Giuse Trương Văn Hân (Nghệ An)
11. Phêrô Trần Cầu Hoa (Nghệ An)
12. Giuse Trần Văn Học (Hà Tĩnh)
13. GB. Lưu Ngọc Hùng (Hà Tĩnh)
14. GB. Nguyễn Ngọc Hùng (Hà Tĩnh)
15. Gioan Đinh Văn Huy (Nghệ An)
16. GB. Nguyễn Duy Hướng (Nghệ An)
17. Phêrô Nguyễn Đức Kiên (Nghệ An)
18. Giuse Nguyễn Đình Kính (Nghệ An)
19. GB. Nguyễn Đình Lĩnh (Nghệ An)
20. Giuse Nguyễn Quang Minh (Nghệ An)
21. Phêrô Nguyễn Đức Nghĩa (Nghệ An)
22. GB. Nguyễn Đức Nghĩa (Nghệ An)
23. Phêrô Nguyễn Văn Ninh (Hà Tĩnh)
24. Phêrô Nguyễn Như Thao (Nghệ An)
25. GB. Nguyễn Thanh Thiên (Nghệ An)
26. Giuse Nguyễn Văn Thiện (Quảng Bình)
27. Giuse Trương Văn Thực (Quảng Bình)
28. Giuse Nguyễn Văn Thương (Nghệ An)
29. Giuse Tô Văn Toản (Nghệ An)
30. Phêrô Trần Phúc Trì (Hà Tĩnh)
31. Giuse Phạm Đình Trị (Nghệ An)
32. Giuse Chu Đình Trường (Nghệ An)
33. Phêrô Lê Hữu Trường (Hà Tĩnh)
34. Phaolô Hồ Văn Trường (Nghệ An)
35. GB. Hoàng Văn Tự (Nghệ An)
36. Giuse Thái Viết Yên (Nghệ An)
37. Anrê Đoàn Hiếu Minh Tuấn (AA)
36 thầy thuộc khóa XI Đại Chủng viện Vinh Thanh và 1 thầy dòng Đức Mẹ Lên Trời (AA) đã được Đức Cha Phaolô – Giám mục giáo phận Vinh trao ban thánh chức Phó tế vào ngày 8/6/2016 tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài. Đây là lần phong chức Phó tế có số lượng tiến chức đông nhất trong lịch sử giáo phận Vinh, đánh dấu một vụ mùa ơn gọi bội thu của giáo phận.
Xem Hình
Phó tế là một trong ba chức thánh trong cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội. “Được củng cố nhờ ân sủng bí tích, hiệp thông với Giám mục và Linh mục đoàn, các Phó tế phục vụ Dân Thiên Chúa bằng các công tác trong phụng vụ, giảng dạy và bác ái” (LG, số 29).
Với vai trò của đấng Bản quyền địa phương trong việc tuyển chọn và trao ban thánh chức Phó tế, ngay sau bài Phúc âm và nghi thức tuyển chọn ứng viên, Đức Giám Mục Phaolô đã chia sẻ những thao thức của mình với cộng đoàn, cách riêng là quý thầy sắp lãnh nhận hồng ân này. Ngài nhấn mạnh, các ứng viên được tuyển chọn trong bối cảnh khó khăn nhất của xã hội Việt Nam, khi có sự chênh lệch rất lớn về thu nhập bình quân đầu người, tình trạng khủng hoảng trầm trọng về thực phẩm và môi trường. Vì thế, sứ mạng được sai đi của các tân Phó tế để làm chứng cho những giá trị đích thật trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Vị cha chung giáo phận dí dỏm rằng: “Với chức vụ Phó tế các thầy sắp lãnh nhận, các thầy sẽ được sai đi phục vụ cả bàn thờ và bàn ăn”, bởi trên bàn ăn, không chỉ có thực phẩm vật chất mà còn có thực phẩm văn hóa, giáo dục, tâm linh. Khi được sai đi, các thầy phải tìm cho được và chia sẻ cho đoàn dân đang đói khát những thực phẩm đích thực ấy, theo gương Thầy Chí Thánh Giêsu.
Sau huấn từ của Đức Cha Phaolô, lần lượt các nghi thức diễn ra: Lời hứa của các tiến chức, Đặt tay và Lời nguyện phong chức, Trao sách Phúc âm và Trao hôn bình an. Khi thầy cuối cùng đón nhận cái ôm nặng tình phụ tử của Đức Cha Phaolô, cả nhà thờ vang lên những tràng pháo tay hân hoan và hạnh phúc. Cánh đồng truyền giáo của giáo phận sẽ có thêm 37 người thợ đầy sức trẻ và lòng nhiệt huyết trong hi sinh và phục vụ.
Kết thúc thánh lễ, thầy GB. Lưu Ngọc Hùng, đại diện cho các tân Phó tế, nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân quý Đức Cha, quý cha, Ban Đào tạo, Ban tổ chức đại lễ, ân nhân, thân nhân và toàn thể cộng đoàn. Biết bao tâm tình, thổn thức và khao khát dấn thân như được dịp dâng trào vội vã trong từng câu nói, ánh mắt, cái cúi đầu của các tân chức; nhưng chắc chắn, những tâm tư và niềm hạnh phúc vô bờ của các tân Phó tế trong ngày đại hạnh hôm nay, được gom góp và vun đắp bởi công khó, tình yêu của biết bao nhiêu người, chẳng bao giờ có thể thể hiện hết.
Tin tưởng với ân ban không vơi cạn của Chúa, sự đồng hành, nâng đỡ của quý Đức Cha và quý Linh mục đàn anh cùng với sự hy sinh trong tác vụ mới của chính đương sự, các tân Phó tế sẽ có đủ can đảm và sức mạnh để sống đúng với sứ vụ và căn tính của mình. Lời mời gọi của Chúa trong bài Tin Mừng của Thánh lễ luôn âm vang và thôi thúc các tân chức đã trở thành Người Phục Vụ của Hội Thánh (Diaconus), thể hiện qua bề ngoài của tấm áo thánh chức mới: “Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20,28).
Danh sách tân phó tế:
1. Phêrô Lê Xuân An (Nghệ An)
2. Antôn Nguyễn Xuân Bá (Hà Tĩnh)
3. Phêrô Trần Văn Chính (Hà Tĩnh)
4. GB. Bùi Khiêm Cường (Hà Tĩnh)
5. Giuse Phan Văn Danh (Nghệ An)
6. Micae Hồ Trung Dũng (Nghệ An)
7. Antôn Nguyễn Văn Định (Nghệ An)
8. Antôn Nguyễn Văn Đoàn (Nghệ An)
9. Phêrô Nguyễn Ngọc Đông (Quảng Bình)
10. Giuse Trương Văn Hân (Nghệ An)
11. Phêrô Trần Cầu Hoa (Nghệ An)
12. Giuse Trần Văn Học (Hà Tĩnh)
13. GB. Lưu Ngọc Hùng (Hà Tĩnh)
14. GB. Nguyễn Ngọc Hùng (Hà Tĩnh)
15. Gioan Đinh Văn Huy (Nghệ An)
16. GB. Nguyễn Duy Hướng (Nghệ An)
17. Phêrô Nguyễn Đức Kiên (Nghệ An)
18. Giuse Nguyễn Đình Kính (Nghệ An)
19. GB. Nguyễn Đình Lĩnh (Nghệ An)
20. Giuse Nguyễn Quang Minh (Nghệ An)
21. Phêrô Nguyễn Đức Nghĩa (Nghệ An)
22. GB. Nguyễn Đức Nghĩa (Nghệ An)
23. Phêrô Nguyễn Văn Ninh (Hà Tĩnh)
24. Phêrô Nguyễn Như Thao (Nghệ An)
25. GB. Nguyễn Thanh Thiên (Nghệ An)
26. Giuse Nguyễn Văn Thiện (Quảng Bình)
27. Giuse Trương Văn Thực (Quảng Bình)
28. Giuse Nguyễn Văn Thương (Nghệ An)
29. Giuse Tô Văn Toản (Nghệ An)
30. Phêrô Trần Phúc Trì (Hà Tĩnh)
31. Giuse Phạm Đình Trị (Nghệ An)
32. Giuse Chu Đình Trường (Nghệ An)
33. Phêrô Lê Hữu Trường (Hà Tĩnh)
34. Phaolô Hồ Văn Trường (Nghệ An)
35. GB. Hoàng Văn Tự (Nghệ An)
36. Giuse Thái Viết Yên (Nghệ An)
37. Anrê Đoàn Hiếu Minh Tuấn (AA)
Văn Hóa
Bức tranh tuyệt đẹp về Lòng Thương Xót
Peter Thái Hùng
19:30 10/06/2016
Bức tranh tuyệt đẹp về Lòng Thương Xót
Đôi mắt vị Phó tế[1] - người thầy dạy Kinh Thánh của tôi dường như đang chìm đắm chiêm ngưỡng một khung cảnh xa xăm nào đó trong tâm trí và ký ức của thầy. Cả con người đang bất động bỗng như choàng tỉnh từ một giấc mơ và thốt lên: “Đúng, một bức tranh tuyệt đẹp. Theo mềnh (mình), đây là một bức tuyệt tác của Tin Mừng”. Cái giọng Quảng đặc sệt với mấy điểm nhấn phát ra từ một con người đang hoàn toàn bất động ấy đã in sâu vào ký ức của tôi và khiến tôi không khỏi thắc mắc, tò mò mà thèm biết cho được tường tận kể từ đó đến nay.
Tất cả trạng thái vừa xảy ra cho thầy bây giờ như đã hoàn toàn chuyển sang cho tôi. Đáp lại ánh mắt ngây dại và tò mò của tôi, khi trong tâm trí vẫn như chưa tan đi cái khung cảnh vừa chiêm ngưỡng, thầy chậm rãi mô tả:
“Cả đám người già trẻ trong áo xống thùng thình, râu ria loàm xoàm, bộ mặt méo xệch đi vì căm giận và xấu hổ đang dần quay lưng chực muốn bỏ đi; một người đàn ông vẻ mặt hiền từ đang đăm chiêu viết một cái gì đó lên mặt đất khô khốc; một người đàn bà tóc tai rối bù, áo quần tả tơi, thân hình tiều tụy, đang nhoài người vươn cánh tay tới người đàn ông nọ, vẻ mặt như chưa hết bàng hoàng, kinh hãi, lộ rõ lòng cảm tạ trong nước mắt giàn dụa; bên cạnh hai người, một đống đá đủ để phủ lấp một tấm hình hài đầy đủ sắc cạnh và kích cỡ như vẫn còn phảng phất những làn khói bụi chết chóc”.
Đến đây, tôi đã hiểu ngay thầy đang nói về câu chuyện “Người đàn bà bị kết án phạm tội ngoại tình” (x. Ga 8,1-11) trong Kinh Thánh. Một câu chuyện mà tôi đã nghe đi nghe lại biết bao lần. Tuy nhiên, để có thể nhìn thấy vẻ đẹp của bức tranh về câu chuyện ấy thì đến lúc bấy giờ tôi mới bắt đầu cảm nghiệm.
Một khung cảnh nhìn có vẻ đơn giản, một câu chuyện chỉ gói gém trong vài tình tiết và vài lời đối thoại thôi, nhưng lại chất chứa biết bao điều trong cuộc sống và diễn tả rất nhiều những quan điểm, thái độ, lối sống hay cảm xúc… Tôi nhìn thấy trong đó đầy đủ mọi hạng người: Kẻ quyền thế, kẻ kiêu căng tự ban cho mình quyền sinh, quyền sát đối với người khác; kẻ tự nhận mình là đức cao vọng trọng có uy tín điều khiển dân; lắm kẻ chỉ a dua theo đám đông; lắm kẻ chỉ vì tò mò và hiếu kỳ… Nhưng ở đó, tôi cũng được thấy “khuôn mặt” của Thiên Chúa – một khuôn mặt đầy Lòng Thương Xót được thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô.
Tuy nhiên, bức tranh đẹp không phải chỉ vì nó mô tả được một sự tha thứ của Lòng Thương Xót Chúa đối với một tội nhân, tại một thời điểm và một nơi chốn. Nhưng, bức tranh đó thực sự trở thành một tuyệt tác, bởi lẽ nó mang đến thông điệp của Lòng Thương Xót Chúa cho con người ở mọi nơi và mọi thời đại. Nó còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai đang sống trong tình trạng dửng dưng mà lòng lại đầy ác cảm, kiêu căng và tự mãn với lối sống nệ Luật, thói vô cảm trước nỗi đau khổ của đồng loại,… Nó cũng là một lời mời gọi con người tìm kiếm và chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa để được tha thứ, để được biến đổi và bắt đầu lại một cuộc sống mới.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã diễn tả cách rõ ràng các khía cạnh vừa nêu trên trong thông điệp của ngài về Lòng Thương Xót:
“Quan điểm cho rằng đức công chính chỉ là sự tuân thủ lề luật, và dựa vào đó để phê phán và phân chia hai nhóm người: công chính và tội nhân… là một quan điểm cứng nhắc làm mờ nhạt hay xóa bỏ Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Nó chất lên vai người khác những gánh nặng và đẩy họ xa rời tình yêu. Không thể khuyên bảo tuân giữ lề luật mà lại làm cản trở việc chăm sóc cho phẩm giá con người được”[2].
Ở chỗ khác, Đức Giáo Hoàng cũng chỉ trích một cách nặng nề thái độ tự mãn Pharisêu: “Ai quen phê phán người khác vì nghĩ mình là người không thể chê vào đâu, mình là người công chính, là người tốt và ngay thẳng, người đó không cần được tha thứ”[3]. Đồng thời, ngài cũng kêu gọi tất cả mọi người đang sống trong tình trạng bất an do tội lỗi gây ra hãy chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa. Ngài nhấn mạnh, thái độ đó phải là thái độ của tất cả mọi người và đó là thái độ hợp lý khi đứng trước tình yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. “… Ngược lại, có những người cảm nhận mình cần được ôm, cần được tha thứ vì nghĩ mình đã mất tất cả do tất cả tội mình đã phạm”[4].
“Ai trong các ông không phạm tội thì ném đá người đàn bà này trước đi” (Ga 8,7). Đó là lời mời gọi hoán cải mà Đức Giêsu gửi đến cho cả hai hạng người: hạng người tự xem mình là công chính và hạng người bị liệt vào hàng tội nhân. Ở đây, tôi nghiệm ra rằng, khi thực thi Lòng Thương Xót đối với người đàn bà phạm tội ngoại tình kia, Đức Giêsu vẫn không loại trừ Chân Lý. Trước hết, ngài đã nói lên một Sự Thật rõ ràng mà hầu hết những người trong đám đông trước mặt Ngài và cả chúng ta nữa đang dấu kín, hay lãng tránh, hay cố tình quên lãng: Con người hết thảy đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa.
Việc những người Do Thái, bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất dần dần quay lưng bỏ đi mà không thực thi cái bản án mà lúc đầu họ đã muốn dành cho người đàn bà sau khi nghe câu trả lời ấy của Chúa Giêsu là một minh chứng cho cái “Sự Thật” ấy. Nhưng, Tin Mừng không dừng lại ở đó, Tin Mừng còn cho chúng ta một cái kết thật đẹp một sứ điệp đầy yêu thương nhưng cũng rất mạnh mẽ và dứt khoát của Chúa Giêsu. Tin mừng mô tả:
“…Chúa Giêsu ngước lên nhìn người đàn bà và hỏi: Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai kết án chị sao? Người đàn bà đáp: “Thưa Ngài, không ai cả”. Đức Giêsu phán:” Tôi cũng không kết án chị. Chị hãy đi bình an và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,10-11).
Đến đây, tôi lại dường như muốn chìm lắng thật sâu để có thể chiêm ngưỡng thật chi tiết về bức tuyệt tác mà Tin Mừng mô tả. Tôi thấy một đôi mắt. Đó là đôi mắt của Chúa Giêsu hướng nhìn người đàn bà. Đôi mắt thấu suốt tâm can và đọc hết mọi suy nghĩ, mọi cảm xúc và tâm trạng. Đôi mắt toát lên ánh nhìn cảm thương và tha thứ. Đôi mắt trấn an và dường như phát lên tiếng nói: “Đừng sợ!”. Quả thế, khi người phụ nữ bắt gặp được ánh mắt của Chúa Giêsu dành cho mình, dường như bà cũng đã cảm nhận được Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, để rồi đáp lại lời mời gọi của Chúa, bà nhoài người vươn cánh tay đến “chạm” lấy Người. Như thế, Chúa Giêsu biết rõ tội lỗi của người đàn bà mà những người Do Thái đã tố cáo. Ngài không lãng tránh vấn đề, cũng không loại trừ sự thật ấy, nhưng Chúa không kết án. Tuy nhiên, khi mời gọi người đàn bà đón nhận sự tha thứ của Lòng Thương Xót Chúa, Ngài không quên nhấn mạnh sự cần thiết của việc đáp trả: “…và từ nay, đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11).
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng tự biến mình thành những nhân vật được khắc họa trong bức tranh kia. Do bản tính yếu đuối và xác thịt nặng nề mà đã biết bao lần chúng ta buông mình theo dục vọng, theo những đam mê xác thịt, tự khắc họa thành hình ảnh của người đàn bà phạm tội ngoại tình; hoặc có đôi khi vì thiếu lòng cảm thông, thiếu tình yêu và vì muốn che dấu những tội lỗi của riêng mình, chúng ta tự khắc họa mình trong bức tranh để trở thành những thầy Biệt Phái, Pharisêu; cũng có những lúc ta tự biến mình thành đám đông tò mò, hiếu kỳ, hay hùa theo kẻ khác để lên án và kết án kẻ khác như một trò tiêu khiển; đôi khi, bằng lời nói, hay hành động thiếu tình người, chúng ta tự biến mình thành những hòn đá đầy mùi chết chóc nhẫn tâm tiêu diệt anh em đồng loại;…
Chúa Giêsu không muốn thế. Chúa muốn chúng ta thức tỉnh như khi xưa Ngài đã thức tỉnh lương tri của đám đông hằn hộc và nhẫn tâm kia. Chúa muốn chúng ta nhận thức tội lỗi của mình và học theo Ngài mà đối xử với đồng loại bằng tình yêu và sự cảm thương. Hay ít nhất, Ngài muốn chúng ta tự vấn lương tâm mình để trước hết tự kết án chính mình mà dừng lại những việc làm gây khổ đau cho người anh em chung quanh.
Qua đây, Chúa Giêsu cũng tiết lộ cho nhân loại “bản tính của Thiên Chúa như một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và Lòng Thương Xót”[5], như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trình bày trong Tông thư “Khuôn Mặt Xót Thương”. Để rồi, Chúa cũng mời gọi chúng ta là những tạo vật được “tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa” (x. St 1,27) thì cũng hãy trở về với căn tính của mình mà sống lời mời gọi yêu thương và tha thứ cho anh em đồng loại như Thiên Chúa.
Câu chuyện về người đàn bà phạm tội ngoại tình đã vẽ nên một bức tranh tuyệt vời về Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa được thể hiện hoàn hảo nơi Đức Giêsu – Con Thiên Chúa làm người. Câu chuyện này là một bức tranh sống động diễn tả cho chúng ta sự thật về bản tính Thiên Chúa, sự thật về chính chúng ta và tha nhân. Bởi lẽ, khi chiêm ngưỡng bức tuyệt tác này với một thái độ khiêm nhường, chúng ta sẽ thấy chính khuôn mặt của mình trong một nhân vật nào đó. Tuy nhiên, những hình ảnh mà bức tranh còn khắc họa năm xưa như vẫn còn vang vọng một lời mời gọi chúng ta hãy mang lấy khuôn mặt của Đức Giêsu, nghĩa là biết đồng cảm, chia sẻ những nỗi khổ đau và ôm lấy những người anh chị em chung quanh bằng vòng tay của Lòng Thương Xót Chúa. Đó là cách thức để ta cũng được đón nhận Lòng Thương Xót Chúa trong cuộc đời, và đó cũng là cách mà chúng ta loại trừ đau khổ, sự tàn ác ra khỏi thế giới.
Peter Thái Hùng
[1] Lm. Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, giáo xứ Tân phong, Quảng Bình lúc còn là Phó tế (năm 2014).
[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Danh Ngài là Thương Xót, Hà Nội, NXB Hồng Đức, 2016, tr 155.
[3] Ibid., tr 11.
[4] Ibid., tr 12.
[5] Đức Giáo Hoàng Phanxico, Misericodiae Vultus (Tông thư Khuôn Mặt Xót Thương), ngày 11.04.2015, số 9
Đôi mắt vị Phó tế[1] - người thầy dạy Kinh Thánh của tôi dường như đang chìm đắm chiêm ngưỡng một khung cảnh xa xăm nào đó trong tâm trí và ký ức của thầy. Cả con người đang bất động bỗng như choàng tỉnh từ một giấc mơ và thốt lên: “Đúng, một bức tranh tuyệt đẹp. Theo mềnh (mình), đây là một bức tuyệt tác của Tin Mừng”. Cái giọng Quảng đặc sệt với mấy điểm nhấn phát ra từ một con người đang hoàn toàn bất động ấy đã in sâu vào ký ức của tôi và khiến tôi không khỏi thắc mắc, tò mò mà thèm biết cho được tường tận kể từ đó đến nay.
Tất cả trạng thái vừa xảy ra cho thầy bây giờ như đã hoàn toàn chuyển sang cho tôi. Đáp lại ánh mắt ngây dại và tò mò của tôi, khi trong tâm trí vẫn như chưa tan đi cái khung cảnh vừa chiêm ngưỡng, thầy chậm rãi mô tả:
“Cả đám người già trẻ trong áo xống thùng thình, râu ria loàm xoàm, bộ mặt méo xệch đi vì căm giận và xấu hổ đang dần quay lưng chực muốn bỏ đi; một người đàn ông vẻ mặt hiền từ đang đăm chiêu viết một cái gì đó lên mặt đất khô khốc; một người đàn bà tóc tai rối bù, áo quần tả tơi, thân hình tiều tụy, đang nhoài người vươn cánh tay tới người đàn ông nọ, vẻ mặt như chưa hết bàng hoàng, kinh hãi, lộ rõ lòng cảm tạ trong nước mắt giàn dụa; bên cạnh hai người, một đống đá đủ để phủ lấp một tấm hình hài đầy đủ sắc cạnh và kích cỡ như vẫn còn phảng phất những làn khói bụi chết chóc”.
Đến đây, tôi đã hiểu ngay thầy đang nói về câu chuyện “Người đàn bà bị kết án phạm tội ngoại tình” (x. Ga 8,1-11) trong Kinh Thánh. Một câu chuyện mà tôi đã nghe đi nghe lại biết bao lần. Tuy nhiên, để có thể nhìn thấy vẻ đẹp của bức tranh về câu chuyện ấy thì đến lúc bấy giờ tôi mới bắt đầu cảm nghiệm.
Một khung cảnh nhìn có vẻ đơn giản, một câu chuyện chỉ gói gém trong vài tình tiết và vài lời đối thoại thôi, nhưng lại chất chứa biết bao điều trong cuộc sống và diễn tả rất nhiều những quan điểm, thái độ, lối sống hay cảm xúc… Tôi nhìn thấy trong đó đầy đủ mọi hạng người: Kẻ quyền thế, kẻ kiêu căng tự ban cho mình quyền sinh, quyền sát đối với người khác; kẻ tự nhận mình là đức cao vọng trọng có uy tín điều khiển dân; lắm kẻ chỉ a dua theo đám đông; lắm kẻ chỉ vì tò mò và hiếu kỳ… Nhưng ở đó, tôi cũng được thấy “khuôn mặt” của Thiên Chúa – một khuôn mặt đầy Lòng Thương Xót được thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô.
Tuy nhiên, bức tranh đẹp không phải chỉ vì nó mô tả được một sự tha thứ của Lòng Thương Xót Chúa đối với một tội nhân, tại một thời điểm và một nơi chốn. Nhưng, bức tranh đó thực sự trở thành một tuyệt tác, bởi lẽ nó mang đến thông điệp của Lòng Thương Xót Chúa cho con người ở mọi nơi và mọi thời đại. Nó còn là lời cảnh tỉnh cho tất cả những ai đang sống trong tình trạng dửng dưng mà lòng lại đầy ác cảm, kiêu căng và tự mãn với lối sống nệ Luật, thói vô cảm trước nỗi đau khổ của đồng loại,… Nó cũng là một lời mời gọi con người tìm kiếm và chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa để được tha thứ, để được biến đổi và bắt đầu lại một cuộc sống mới.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã diễn tả cách rõ ràng các khía cạnh vừa nêu trên trong thông điệp của ngài về Lòng Thương Xót:
“Quan điểm cho rằng đức công chính chỉ là sự tuân thủ lề luật, và dựa vào đó để phê phán và phân chia hai nhóm người: công chính và tội nhân… là một quan điểm cứng nhắc làm mờ nhạt hay xóa bỏ Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Nó chất lên vai người khác những gánh nặng và đẩy họ xa rời tình yêu. Không thể khuyên bảo tuân giữ lề luật mà lại làm cản trở việc chăm sóc cho phẩm giá con người được”[2].
Ở chỗ khác, Đức Giáo Hoàng cũng chỉ trích một cách nặng nề thái độ tự mãn Pharisêu: “Ai quen phê phán người khác vì nghĩ mình là người không thể chê vào đâu, mình là người công chính, là người tốt và ngay thẳng, người đó không cần được tha thứ”[3]. Đồng thời, ngài cũng kêu gọi tất cả mọi người đang sống trong tình trạng bất an do tội lỗi gây ra hãy chạy đến với Lòng Thương Xót Chúa. Ngài nhấn mạnh, thái độ đó phải là thái độ của tất cả mọi người và đó là thái độ hợp lý khi đứng trước tình yêu và Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. “… Ngược lại, có những người cảm nhận mình cần được ôm, cần được tha thứ vì nghĩ mình đã mất tất cả do tất cả tội mình đã phạm”[4].
“Ai trong các ông không phạm tội thì ném đá người đàn bà này trước đi” (Ga 8,7). Đó là lời mời gọi hoán cải mà Đức Giêsu gửi đến cho cả hai hạng người: hạng người tự xem mình là công chính và hạng người bị liệt vào hàng tội nhân. Ở đây, tôi nghiệm ra rằng, khi thực thi Lòng Thương Xót đối với người đàn bà phạm tội ngoại tình kia, Đức Giêsu vẫn không loại trừ Chân Lý. Trước hết, ngài đã nói lên một Sự Thật rõ ràng mà hầu hết những người trong đám đông trước mặt Ngài và cả chúng ta nữa đang dấu kín, hay lãng tránh, hay cố tình quên lãng: Con người hết thảy đều là tội nhân trước mặt Thiên Chúa.
Việc những người Do Thái, bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất dần dần quay lưng bỏ đi mà không thực thi cái bản án mà lúc đầu họ đã muốn dành cho người đàn bà sau khi nghe câu trả lời ấy của Chúa Giêsu là một minh chứng cho cái “Sự Thật” ấy. Nhưng, Tin Mừng không dừng lại ở đó, Tin Mừng còn cho chúng ta một cái kết thật đẹp một sứ điệp đầy yêu thương nhưng cũng rất mạnh mẽ và dứt khoát của Chúa Giêsu. Tin mừng mô tả:
“…Chúa Giêsu ngước lên nhìn người đàn bà và hỏi: Này chị, họ đâu cả rồi? Không ai kết án chị sao? Người đàn bà đáp: “Thưa Ngài, không ai cả”. Đức Giêsu phán:” Tôi cũng không kết án chị. Chị hãy đi bình an và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8,10-11).
Đến đây, tôi lại dường như muốn chìm lắng thật sâu để có thể chiêm ngưỡng thật chi tiết về bức tuyệt tác mà Tin Mừng mô tả. Tôi thấy một đôi mắt. Đó là đôi mắt của Chúa Giêsu hướng nhìn người đàn bà. Đôi mắt thấu suốt tâm can và đọc hết mọi suy nghĩ, mọi cảm xúc và tâm trạng. Đôi mắt toát lên ánh nhìn cảm thương và tha thứ. Đôi mắt trấn an và dường như phát lên tiếng nói: “Đừng sợ!”. Quả thế, khi người phụ nữ bắt gặp được ánh mắt của Chúa Giêsu dành cho mình, dường như bà cũng đã cảm nhận được Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, để rồi đáp lại lời mời gọi của Chúa, bà nhoài người vươn cánh tay đến “chạm” lấy Người. Như thế, Chúa Giêsu biết rõ tội lỗi của người đàn bà mà những người Do Thái đã tố cáo. Ngài không lãng tránh vấn đề, cũng không loại trừ sự thật ấy, nhưng Chúa không kết án. Tuy nhiên, khi mời gọi người đàn bà đón nhận sự tha thứ của Lòng Thương Xót Chúa, Ngài không quên nhấn mạnh sự cần thiết của việc đáp trả: “…và từ nay, đừng phạm tội nữa” (Ga 8,11).
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng tự biến mình thành những nhân vật được khắc họa trong bức tranh kia. Do bản tính yếu đuối và xác thịt nặng nề mà đã biết bao lần chúng ta buông mình theo dục vọng, theo những đam mê xác thịt, tự khắc họa thành hình ảnh của người đàn bà phạm tội ngoại tình; hoặc có đôi khi vì thiếu lòng cảm thông, thiếu tình yêu và vì muốn che dấu những tội lỗi của riêng mình, chúng ta tự khắc họa mình trong bức tranh để trở thành những thầy Biệt Phái, Pharisêu; cũng có những lúc ta tự biến mình thành đám đông tò mò, hiếu kỳ, hay hùa theo kẻ khác để lên án và kết án kẻ khác như một trò tiêu khiển; đôi khi, bằng lời nói, hay hành động thiếu tình người, chúng ta tự biến mình thành những hòn đá đầy mùi chết chóc nhẫn tâm tiêu diệt anh em đồng loại;…
Chúa Giêsu không muốn thế. Chúa muốn chúng ta thức tỉnh như khi xưa Ngài đã thức tỉnh lương tri của đám đông hằn hộc và nhẫn tâm kia. Chúa muốn chúng ta nhận thức tội lỗi của mình và học theo Ngài mà đối xử với đồng loại bằng tình yêu và sự cảm thương. Hay ít nhất, Ngài muốn chúng ta tự vấn lương tâm mình để trước hết tự kết án chính mình mà dừng lại những việc làm gây khổ đau cho người anh em chung quanh.
Qua đây, Chúa Giêsu cũng tiết lộ cho nhân loại “bản tính của Thiên Chúa như một người Cha không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào thực hiện được việc tha thứ tội lỗi và chế ngự thái độ cự tuyệt bằng sự cảm thông và Lòng Thương Xót”[5], như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trình bày trong Tông thư “Khuôn Mặt Xót Thương”. Để rồi, Chúa cũng mời gọi chúng ta là những tạo vật được “tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa” (x. St 1,27) thì cũng hãy trở về với căn tính của mình mà sống lời mời gọi yêu thương và tha thứ cho anh em đồng loại như Thiên Chúa.
Câu chuyện về người đàn bà phạm tội ngoại tình đã vẽ nên một bức tranh tuyệt vời về Lòng Thương Xót vô bờ của Thiên Chúa được thể hiện hoàn hảo nơi Đức Giêsu – Con Thiên Chúa làm người. Câu chuyện này là một bức tranh sống động diễn tả cho chúng ta sự thật về bản tính Thiên Chúa, sự thật về chính chúng ta và tha nhân. Bởi lẽ, khi chiêm ngưỡng bức tuyệt tác này với một thái độ khiêm nhường, chúng ta sẽ thấy chính khuôn mặt của mình trong một nhân vật nào đó. Tuy nhiên, những hình ảnh mà bức tranh còn khắc họa năm xưa như vẫn còn vang vọng một lời mời gọi chúng ta hãy mang lấy khuôn mặt của Đức Giêsu, nghĩa là biết đồng cảm, chia sẻ những nỗi khổ đau và ôm lấy những người anh chị em chung quanh bằng vòng tay của Lòng Thương Xót Chúa. Đó là cách thức để ta cũng được đón nhận Lòng Thương Xót Chúa trong cuộc đời, và đó cũng là cách mà chúng ta loại trừ đau khổ, sự tàn ác ra khỏi thế giới.
Peter Thái Hùng
[1] Lm. Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, giáo xứ Tân phong, Quảng Bình lúc còn là Phó tế (năm 2014).
[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Danh Ngài là Thương Xót, Hà Nội, NXB Hồng Đức, 2016, tr 155.
[3] Ibid., tr 11.
[4] Ibid., tr 12.
[5] Đức Giáo Hoàng Phanxico, Misericodiae Vultus (Tông thư Khuôn Mặt Xót Thương), ngày 11.04.2015, số 9
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Thành Phố
Tấn Đạt
18:03 10/06/2016
Ảnh của Tấn Đạt
Trăng nơi thành phố trăng vàng
Thương về quê cũ đầu làng trăng thanh.
(bt)