Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 12/06/2015
CHỈ NỬA TRÁI ĐÀO
Di Tử Hà nước Vệ rất được nhà vua cưng chiều, hình pháp của Vệ công quy định nếu người lén lút điều khiển xe vua ngồi, thì bị hình phạt chặt chân.
Một hôm, mẹ của Di Tử Hà bị bệnh rất nặng, có người đi suốt đêm đến báo cho ông ta biết tin, Di Tử Hà giả danh giả nghĩa của vua và đánh xe của vua ra khỏi cung về thăm mẹ. Về sau, Vệ công nghe nói chuyện ấy thì khen ngợi, nói:
- “Ông ta thật là hiếu thuận, vì mẹ mà quên đi hình phạt chặt chân.”
Cách mấy ngày sau, Di Tử Hà cùng với Vệ vương trong vườn cây ăn trái, ông ta hái một quả đào và ăn thử trước thì cảm thấy ngọt vô cùng, bèn cầm nửa trái đào còn lại dâng cho Vệ vương. Vệ vương nói:
- “Ngươi thật là yêu quý ta! Đưa trái đào ngon ngọt thế này để ta thưởng thức.”
Về sau, Di Tử Hà tuổi tác đã cao, dung nhan xấu xí, mức độ sủng ái của vua cũng giảm đi, cuối cùng thì mắc tội với nhà vua.
Vệ vương nói:
- “Tên này trước kia đã xấu rồi, nó đã giả thánh chỉ của ta để ngồi xe của ta, lại còn cho ta ăn đào thừa của nó nữa.”
( Hàn Phi Tử )
Suy tư:
Sắc đẹp và duyên dáng cả hai đều là đẹp, cũng đều khiến người ta mê li, nhưng hiệu quả về lâu về dài thì lại khác nhau, chúng ta thử làm một so sánh:
- Sắc đẹp thì nổi bật ra bên ngoài, nên làm cho người ta thấy là thích là mê ngay; duyên dáng thì ẩn tàng bên trong không tinh ý thì sẽ không thấy, do đó mà người ta rất chậm thích người có duyên.
- Người yêu vì sắc đẹp thì rất mãnh liệt ban đầu, nhưng đến khi sắc tàn hoa rụng thì lạị chán chê, tình yêu cũng vì đó mà bay mất; người yêu vì nét duyên dáng thì lúc đầu hời hợt, nhưng càng ngày càng mãnh liệt vì họ đã khám phá ra được cái đẹp bên trong của tâm hồn, dù cho sắc đẹp cho tàn phai, thì người ta vẫn cứ yêu và yêu cho đến chết.
Đức Chúa Giê-su yêu thương chúng ta thì Ngài không coi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta đẹp hay xấu, Ngài nhìn thấy tận tâm hồn của mỗi người tốt xấu Ngài cũng yêu ráo, cho nên tình yêu của ngài dành cho nhân loại rất đặc biệt, Ngài yêu nhân loại cho đến chết trên thập giá để nhân loại được sống và sống trong yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Di Tử Hà nước Vệ rất được nhà vua cưng chiều, hình pháp của Vệ công quy định nếu người lén lút điều khiển xe vua ngồi, thì bị hình phạt chặt chân.
Một hôm, mẹ của Di Tử Hà bị bệnh rất nặng, có người đi suốt đêm đến báo cho ông ta biết tin, Di Tử Hà giả danh giả nghĩa của vua và đánh xe của vua ra khỏi cung về thăm mẹ. Về sau, Vệ công nghe nói chuyện ấy thì khen ngợi, nói:
- “Ông ta thật là hiếu thuận, vì mẹ mà quên đi hình phạt chặt chân.”
Cách mấy ngày sau, Di Tử Hà cùng với Vệ vương trong vườn cây ăn trái, ông ta hái một quả đào và ăn thử trước thì cảm thấy ngọt vô cùng, bèn cầm nửa trái đào còn lại dâng cho Vệ vương. Vệ vương nói:
- “Ngươi thật là yêu quý ta! Đưa trái đào ngon ngọt thế này để ta thưởng thức.”
Về sau, Di Tử Hà tuổi tác đã cao, dung nhan xấu xí, mức độ sủng ái của vua cũng giảm đi, cuối cùng thì mắc tội với nhà vua.
Vệ vương nói:
- “Tên này trước kia đã xấu rồi, nó đã giả thánh chỉ của ta để ngồi xe của ta, lại còn cho ta ăn đào thừa của nó nữa.”
( Hàn Phi Tử )
Suy tư:
Sắc đẹp và duyên dáng cả hai đều là đẹp, cũng đều khiến người ta mê li, nhưng hiệu quả về lâu về dài thì lại khác nhau, chúng ta thử làm một so sánh:
- Sắc đẹp thì nổi bật ra bên ngoài, nên làm cho người ta thấy là thích là mê ngay; duyên dáng thì ẩn tàng bên trong không tinh ý thì sẽ không thấy, do đó mà người ta rất chậm thích người có duyên.
- Người yêu vì sắc đẹp thì rất mãnh liệt ban đầu, nhưng đến khi sắc tàn hoa rụng thì lạị chán chê, tình yêu cũng vì đó mà bay mất; người yêu vì nét duyên dáng thì lúc đầu hời hợt, nhưng càng ngày càng mãnh liệt vì họ đã khám phá ra được cái đẹp bên trong của tâm hồn, dù cho sắc đẹp cho tàn phai, thì người ta vẫn cứ yêu và yêu cho đến chết.
Đức Chúa Giê-su yêu thương chúng ta thì Ngài không coi dáng vẻ bên ngoài của chúng ta đẹp hay xấu, Ngài nhìn thấy tận tâm hồn của mỗi người tốt xấu Ngài cũng yêu ráo, cho nên tình yêu của ngài dành cho nhân loại rất đặc biệt, Ngài yêu nhân loại cho đến chết trên thập giá để nhân loại được sống và sống trong yêu thương.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:08 12/06/2015
N2T |
8. Đức Mẹ Ma-ri-a là Đấng tuyệt vời như thế, đến nỗi những hành vi của Mẹ đều trở thành mô phạm cho tất cả mọi người.
(Thánh Ambrosius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng tại Santa Marta: Đừng làm suy yếu hay tan loãng căn tính Kitô
Đặng Tự Do
03:08 12/06/2015
Làm chứng cho sự thật về căn tính Kitô của chúng ta, mà không cần làm tan loãng hoặc làm mất đi hương vị của nó là chủ đề bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 09 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.
Căn tính Kitô giáo của chúng ta chính xác là gì? Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra câu hỏi trên ở đầu bài giảng của ngài, mời gọi cộng đoàn suy nghĩ về căn tính Kitô của mỗi người như là “một cuộc hành trình dài” từ mơ hồ đến một đức tin mạnh mẽ đến mức chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Đúng là chúng ta đều là tội nhân, và chúng ta sa ngã, nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa chúng ta có thể đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “tội lỗi là một phần bản sắc của chúng ta”, nhưng chúng ta đều là tội nhân với đức tin vào Thiên Chúa”, Đấng đã xức dầu cho ta, ghi dấu ấn của Ngài trên chúng ta và ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần như một bảo chứng trong tâm hồn chúng ta.
Đức Giáo Hoàng nói rằng kitô hữu không phải là những người theo một triết lý cụ thể nào đó, nhưng là những người trung tín với bản sắc mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như những người đã được xức dầu và mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần đi vào con tim của họ.
Vẻ đẹp của bản sắc này, có thể được nhìn thấy qua cách chúng ta làm chứng trước thế giới. Nhưng Đức Thánh Cha cảnh báo về một số cách thức khiến cho chứng tá này có thể bị suy yếu hoặc tan loãng: Thứ nhất là khi chúng ta chuyển từ đức tin vững vàng vào Chúa Kitô sang một thứ tôn giáo vô vị chỉ gồm những lời cầu nguyện và ý tưởng, dọc theo những đường hướng của phái Ngộ Đạo thời xa xưa. Những người “Ngộ Đạo hiện đại” bị cám dỗ để tránh tai tiếng của Thập Giá và hoan hỉ tìm kiếm Thiên Chúa qua “linh đạo Kitô giáo thanh tao hơn” của họ.
Thứ hai là có những người quên đi họ đã được xức dầu và đã nhận được sự bảo đảm của Chúa Thánh Thần, vì thế họ luôn luôn tìm kiếm những điều “mới lạ” trong căn tính Kitô của họ. Đức Thánh Cha nói đùa rằng những người ấy nói với nhau: “Đâu là những thị nhân có thể cho chúng tôi biết chính xác thông điệp Đức Mẹ sẽ đưa ra lúc 4 giờ chiều nay?”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cảnh báo những ai để cho bản sắc mình bị suy yếu bởi đạo đức và “tính thế gian” của loài người và bởi ao ước muốn mở rộng ranh giới của lương tâm Kitô của mình. Họ như là muối đã mất hương vị của nó, nhưng suốt lịch sử của ơn cứu rỗi, Thiên Chúa đã kiên nhẫn dẫn dắt chúng ta từ mơ hồ đến những xác tín chắc chắn về mầu nhiệm Nhập Thể và ơn Cứu Chuộc của chúng ta qua sự chết của Con Ngài. Đức Thánh Cha nói: “Đây là bản sắc của chúng ta”, và chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ân sủng để làm chứng cho sự thật này.
Căn tính Kitô giáo của chúng ta chính xác là gì? Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu ra câu hỏi trên ở đầu bài giảng của ngài, mời gọi cộng đoàn suy nghĩ về căn tính Kitô của mỗi người như là “một cuộc hành trình dài” từ mơ hồ đến một đức tin mạnh mẽ đến mức chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Đúng là chúng ta đều là tội nhân, và chúng ta sa ngã, nhưng với sức mạnh của Thiên Chúa chúng ta có thể đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “tội lỗi là một phần bản sắc của chúng ta”, nhưng chúng ta đều là tội nhân với đức tin vào Thiên Chúa”, Đấng đã xức dầu cho ta, ghi dấu ấn của Ngài trên chúng ta và ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần như một bảo chứng trong tâm hồn chúng ta.
Đức Giáo Hoàng nói rằng kitô hữu không phải là những người theo một triết lý cụ thể nào đó, nhưng là những người trung tín với bản sắc mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta như những người đã được xức dầu và mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần đi vào con tim của họ.
Vẻ đẹp của bản sắc này, có thể được nhìn thấy qua cách chúng ta làm chứng trước thế giới. Nhưng Đức Thánh Cha cảnh báo về một số cách thức khiến cho chứng tá này có thể bị suy yếu hoặc tan loãng: Thứ nhất là khi chúng ta chuyển từ đức tin vững vàng vào Chúa Kitô sang một thứ tôn giáo vô vị chỉ gồm những lời cầu nguyện và ý tưởng, dọc theo những đường hướng của phái Ngộ Đạo thời xa xưa. Những người “Ngộ Đạo hiện đại” bị cám dỗ để tránh tai tiếng của Thập Giá và hoan hỉ tìm kiếm Thiên Chúa qua “linh đạo Kitô giáo thanh tao hơn” của họ.
Thứ hai là có những người quên đi họ đã được xức dầu và đã nhận được sự bảo đảm của Chúa Thánh Thần, vì thế họ luôn luôn tìm kiếm những điều “mới lạ” trong căn tính Kitô của họ. Đức Thánh Cha nói đùa rằng những người ấy nói với nhau: “Đâu là những thị nhân có thể cho chúng tôi biết chính xác thông điệp Đức Mẹ sẽ đưa ra lúc 4 giờ chiều nay?”.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha cảnh báo những ai để cho bản sắc mình bị suy yếu bởi đạo đức và “tính thế gian” của loài người và bởi ao ước muốn mở rộng ranh giới của lương tâm Kitô của mình. Họ như là muối đã mất hương vị của nó, nhưng suốt lịch sử của ơn cứu rỗi, Thiên Chúa đã kiên nhẫn dẫn dắt chúng ta từ mơ hồ đến những xác tín chắc chắn về mầu nhiệm Nhập Thể và ơn Cứu Chuộc của chúng ta qua sự chết của Con Ngài. Đức Thánh Cha nói: “Đây là bản sắc của chúng ta”, và chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ân sủng để làm chứng cho sự thật này.
Bài giảng tại Santa Marta: Kitô hữu đích thực phải cất bước trên cuộc hành trình của truyền bá Tin Mừng và phục vụ
Đặng Tự Do
04:45 12/06/2015
Hành trình, phục vụ và cho đi chính mình một cách nhưng không là ba đặc tính một chứng nhân đích thực cho đời sống Kitô hữu phải có. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 11 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.
Đức Thánh Cha nói môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi để phục vụ và loan báo Tin Mừng một cách nhưng không - và đừng để bị lừa gạt bởi niềm tin rằng ơn Cứu Độ đến từ những điều trần tục.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã được linh hứng bởi bài Tin Mừng trong ngày kể về việc Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Môn đệ của Chúa được mời gọi cất bước trên một cuộc hành trình không phải là một “chuyến lãng du” nhưng là một sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ.
Loan báo Tin Mừng qua một cuộc hành trình nội tâm
Đức Thánh Cha nói thêm điều này “là nhiệm vụ Chúa Giêsu trao cho các môn đệ của Ngài. Nếu người môn đệ bất động không tiến ra và không trao lại cho người khác những gì mình đã lãnh nhận trong bí tích Rửa tội thì người ấy không phải là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu. Người ấy thiếu tinh thần truyền giáo. Anh ta không thể ra khỏi chính mình ngõ hầu có thể mang lại những điều tốt lành cho người khác.”
“Cuộc hành trình của người môn đệ của Chúa Giêsu là vượt ra những giới hạn để mang lại tin mừng này. Nhưng còn có một con đường cho các môn đệ của Chúa Giêsu: cuộc hành trình nội tâm, con đường bên trong, con đường của người môn đệ tìm Chúa mỗi ngày, qua lời cầu nguyện, trong chiêm niệm.”
Nếu người môn đệ không liên tục theo đuổi con đường này, Tin Mừng mà anh ta trao cho người khác sẽ suy yếu và tan loãng – đó là một Tin Mừng không có sức mạnh.
Một môn đệ của Đức Giêsu mà không phục vụ những người khác thì không phải là Kitô hữu
Đức Giáo Hoàng nói "Cuộc hành trình kép này là con đường đôi Chúa Giêsu muốn nơi các môn đệ của Ngài." Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng con đường này đòi phải có sự phục vụ. “Một người môn đệ không phục vụ những người khác không phải là Kitô hữu. Các môn đệ phải làm những gì Chúa Giêsu rao giảng như hai trụ cột của Kitô giáo: Tám Mối Phúc Thật và 'tiêu chuẩn' trên đó chúng ta sẽ bị xét xử, Matthêu (chương) 25.” Hai trụ cột này hình thành chính xác sứ vụ Tin Mừng.
Nếu một môn đệ không cất bước trên đường phục vụ, thì không còn lý do nào cho cuộc hành trình. “Nếu cuộc sống của người ấy không dành cho việc phục vụ thì không có lý do nào để sống đời sống Kitô hữu”
Đức Thánh Cha cảnh giác rằng người ta có thể tự mãn và nghĩ rằng “Vâng, tôi là Kitô hữu; tôi thấy bình yên, tôi xưng tội, tôi đi lễ, tôi tuân giữ đầy đủ các điều răn”. Nhưng các môn đệ chân chính được mời gọi để phục vụ những người khác: “Chúa Giêsu phục vụ người bệnh, người bị bắt giam, người đói khát, những người không có áo trên lưng của họ. Chúa Giêsu muốn điều này nơi chúng ta bởi vì chính nơi họ mà chúng ta tìm thấy Ngài: ‘Hãy phụng sự Chúa nơi tha nhân’”.
Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài: “Những gì anh em nhận được nhưng không hãy cho đi nhưng không” Hành trình phục vụ phải là nhưng không bởi vì chúng ta đã nhận được ơn cứu rỗi nhưng không, thuần túy là ân sủng, không ai trong chúng ta đã mua ơn cứu rỗi, không ai trong chúng ta xứng đáng với điều đó. Ơn cứu rỗi đến với chúng ta thuần túy là do ân sủng của Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô, trong sự hy sinh của Chúa Giêsu Kitô”
“Thật buồn khi anh chị em tìm thấy những người Kitô hữu quên lời này của Chúa Giêsu: ' Những gì anh em nhận được nhưng không hãy cho đi nhưng không'. Thật buồn khi anh chị em tìm thấy các cộng đồng Kitô giáo – cho dù đó là giáo xứ, dòng tu, hay các giáo phận - mà quên đi ‘sự nhưng không’ này bởi vì đằng sau điều này ... có sự lừa dối cho rằng ơn cứu độ đến từ sự giàu có, từ sức mạnh của con người.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tóm tắt bài giảng của ngài với ba từ chủ yếu: Hành trình, như một người được sai đi loan báo Tin Mừng. Phục vụ: cuộc sống của một Kitô hữu không phải là cho chính mình; nhưng là dành cho những người khác, như là sự sống của Chúa Giêsu. Và từ thứ ba, là nhưng không
“Hy vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Giêsu Kitô Đấng ban cho chúng ta hy vọng không bao giờ làm ta thất vọng.” Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng, khi hy vọng được đặt nơi sự thoải mái của cuộc hành trình, hoặc hy vọng được đặt nơi những mong muốn ích kỷ muốn có được những thứ cho riêng mình và không phục vụ những người khác hoặc khi hy vọng được đặt nơi giàu có hay trong các an ninh nhỏ mọn của thế giới này, tất cả điều này sẽ sụp đổ. Chính Chúa làm cho nó sụp đổ. "
Đức Thánh Cha nói môn đệ của Chúa Giêsu được mời gọi để phục vụ và loan báo Tin Mừng một cách nhưng không - và đừng để bị lừa gạt bởi niềm tin rằng ơn Cứu Độ đến từ những điều trần tục.
Bài giảng của Đức Thánh Cha đã được linh hứng bởi bài Tin Mừng trong ngày kể về việc Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Môn đệ của Chúa được mời gọi cất bước trên một cuộc hành trình không phải là một “chuyến lãng du” nhưng là một sứ mạng ra đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ.
Loan báo Tin Mừng qua một cuộc hành trình nội tâm
Đức Thánh Cha nói thêm điều này “là nhiệm vụ Chúa Giêsu trao cho các môn đệ của Ngài. Nếu người môn đệ bất động không tiến ra và không trao lại cho người khác những gì mình đã lãnh nhận trong bí tích Rửa tội thì người ấy không phải là môn đệ đích thực của Chúa Giêsu. Người ấy thiếu tinh thần truyền giáo. Anh ta không thể ra khỏi chính mình ngõ hầu có thể mang lại những điều tốt lành cho người khác.”
“Cuộc hành trình của người môn đệ của Chúa Giêsu là vượt ra những giới hạn để mang lại tin mừng này. Nhưng còn có một con đường cho các môn đệ của Chúa Giêsu: cuộc hành trình nội tâm, con đường bên trong, con đường của người môn đệ tìm Chúa mỗi ngày, qua lời cầu nguyện, trong chiêm niệm.”
Nếu người môn đệ không liên tục theo đuổi con đường này, Tin Mừng mà anh ta trao cho người khác sẽ suy yếu và tan loãng – đó là một Tin Mừng không có sức mạnh.
Một môn đệ của Đức Giêsu mà không phục vụ những người khác thì không phải là Kitô hữu
Đức Giáo Hoàng nói "Cuộc hành trình kép này là con đường đôi Chúa Giêsu muốn nơi các môn đệ của Ngài." Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng con đường này đòi phải có sự phục vụ. “Một người môn đệ không phục vụ những người khác không phải là Kitô hữu. Các môn đệ phải làm những gì Chúa Giêsu rao giảng như hai trụ cột của Kitô giáo: Tám Mối Phúc Thật và 'tiêu chuẩn' trên đó chúng ta sẽ bị xét xử, Matthêu (chương) 25.” Hai trụ cột này hình thành chính xác sứ vụ Tin Mừng.
Nếu một môn đệ không cất bước trên đường phục vụ, thì không còn lý do nào cho cuộc hành trình. “Nếu cuộc sống của người ấy không dành cho việc phục vụ thì không có lý do nào để sống đời sống Kitô hữu”
Đức Thánh Cha cảnh giác rằng người ta có thể tự mãn và nghĩ rằng “Vâng, tôi là Kitô hữu; tôi thấy bình yên, tôi xưng tội, tôi đi lễ, tôi tuân giữ đầy đủ các điều răn”. Nhưng các môn đệ chân chính được mời gọi để phục vụ những người khác: “Chúa Giêsu phục vụ người bệnh, người bị bắt giam, người đói khát, những người không có áo trên lưng của họ. Chúa Giêsu muốn điều này nơi chúng ta bởi vì chính nơi họ mà chúng ta tìm thấy Ngài: ‘Hãy phụng sự Chúa nơi tha nhân’”.
Đức Thánh Cha sau đó nhắc lại lời Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ của Ngài: “Những gì anh em nhận được nhưng không hãy cho đi nhưng không” Hành trình phục vụ phải là nhưng không bởi vì chúng ta đã nhận được ơn cứu rỗi nhưng không, thuần túy là ân sủng, không ai trong chúng ta đã mua ơn cứu rỗi, không ai trong chúng ta xứng đáng với điều đó. Ơn cứu rỗi đến với chúng ta thuần túy là do ân sủng của Chúa Cha trong Chúa Giêsu Kitô, trong sự hy sinh của Chúa Giêsu Kitô”
“Thật buồn khi anh chị em tìm thấy những người Kitô hữu quên lời này của Chúa Giêsu: ' Những gì anh em nhận được nhưng không hãy cho đi nhưng không'. Thật buồn khi anh chị em tìm thấy các cộng đồng Kitô giáo – cho dù đó là giáo xứ, dòng tu, hay các giáo phận - mà quên đi ‘sự nhưng không’ này bởi vì đằng sau điều này ... có sự lừa dối cho rằng ơn cứu độ đến từ sự giàu có, từ sức mạnh của con người.”
Đức Thánh Cha Phanxicô tóm tắt bài giảng của ngài với ba từ chủ yếu: Hành trình, như một người được sai đi loan báo Tin Mừng. Phục vụ: cuộc sống của một Kitô hữu không phải là cho chính mình; nhưng là dành cho những người khác, như là sự sống của Chúa Giêsu. Và từ thứ ba, là nhưng không
“Hy vọng của chúng ta đặt nơi Chúa Giêsu Kitô Đấng ban cho chúng ta hy vọng không bao giờ làm ta thất vọng.” Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cảnh báo rằng, khi hy vọng được đặt nơi sự thoải mái của cuộc hành trình, hoặc hy vọng được đặt nơi những mong muốn ích kỷ muốn có được những thứ cho riêng mình và không phục vụ những người khác hoặc khi hy vọng được đặt nơi giàu có hay trong các an ninh nhỏ mọn của thế giới này, tất cả điều này sẽ sụp đổ. Chính Chúa làm cho nó sụp đổ. "
Đức Thánh Cha khuyến khích các tuyên ủy phi trường dân dụng
Lm. Trần Đức Anh OP
18:00 12/06/2015
VATICAN. ĐTC khuyến khích các vị tuyên úy phi trường dân dụng trong sứ vụ mục vụ, nuôi dưỡng tình huynh đệ và bầu không khí xã hội giữa con người.
Trên đây là nội dung bài huấn dụ của ĐTC trong buổi tiếp kiến sáng ngày 12-6-2015, dành cho 80 vị tuyên úy các phi trường dân dụng trên thế giới đến từ 23 quốc gia năm châu, tham dự Hội nghị quốc tế do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động tổ chức tại Roma từ ngày 10 đến 13-6-2015 về chủ đề ”Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm: trợ giúp thế nào cho việc mục vụ tại phi trường dân dụng”.
ĐTC nhắc đến phi trường như nơi gặp gỡ của bao nhiêu người du hành, vì công việc, du lịch, hoặc vì các nhu cầu khác, và cả những người di dân và tị nạn nữa. Đôi khi vị tuyên úy được kêu gọi hoặc tìm kiếm để an ủi, khích lệ, ban các bí tích, cả trong những trường hợp cấp thiết như tai nạn hoặc cưỡng đoạt máy bay. Ngài nói:
”Cả nơi các phi trường, Chúa Kitô Mục Tử nhân lành cũng muốn chăm sóc các con chiên qua các bí tích hòa giải và Thánh Thể, nơi gặp gỡ với lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, mở ra những con đường mới mẻ để loan báo Tin Mừng.. Thực vậy, loan báo Tin Mừng ngày nay bao hàm việc nâng con người khỏi những gánh nặng đè nặng tâm hồn và cuộc sống của họ; và có nghĩa là đề nghị những lời của Chúa Giêsu như một giải pháp khách với những lời hứa hẹn của thế gian không mang lại hạnh phúc đích thực”.
ĐTC khích lệ các vị tuyên úy phi trường ngoan ngoãn lắng nghe Chúa Thánh Linh và ngài kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, tôi khích lệ anh chị em hoạt động, đặc biệt tại những nơi ”biên giới” là phi trường, có những không gian để tìm thấy và thực hành tình thương và đối thoại, nuôi dưỡng tình huynh đệ giữa con người và bảo tồn một bầu không khí xã hội an bình” (SD 12-6-2015)
Trên đây là nội dung bài huấn dụ của ĐTC trong buổi tiếp kiến sáng ngày 12-6-2015, dành cho 80 vị tuyên úy các phi trường dân dụng trên thế giới đến từ 23 quốc gia năm châu, tham dự Hội nghị quốc tế do Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động tổ chức tại Roma từ ngày 10 đến 13-6-2015 về chủ đề ”Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm: trợ giúp thế nào cho việc mục vụ tại phi trường dân dụng”.
ĐTC nhắc đến phi trường như nơi gặp gỡ của bao nhiêu người du hành, vì công việc, du lịch, hoặc vì các nhu cầu khác, và cả những người di dân và tị nạn nữa. Đôi khi vị tuyên úy được kêu gọi hoặc tìm kiếm để an ủi, khích lệ, ban các bí tích, cả trong những trường hợp cấp thiết như tai nạn hoặc cưỡng đoạt máy bay. Ngài nói:
”Cả nơi các phi trường, Chúa Kitô Mục Tử nhân lành cũng muốn chăm sóc các con chiên qua các bí tích hòa giải và Thánh Thể, nơi gặp gỡ với lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, mở ra những con đường mới mẻ để loan báo Tin Mừng.. Thực vậy, loan báo Tin Mừng ngày nay bao hàm việc nâng con người khỏi những gánh nặng đè nặng tâm hồn và cuộc sống của họ; và có nghĩa là đề nghị những lời của Chúa Giêsu như một giải pháp khách với những lời hứa hẹn của thế gian không mang lại hạnh phúc đích thực”.
ĐTC khích lệ các vị tuyên úy phi trường ngoan ngoãn lắng nghe Chúa Thánh Linh và ngài kết luận rằng: ”Anh chị em thân mến, tôi khích lệ anh chị em hoạt động, đặc biệt tại những nơi ”biên giới” là phi trường, có những không gian để tìm thấy và thực hành tình thương và đối thoại, nuôi dưỡng tình huynh đệ giữa con người và bảo tồn một bầu không khí xã hội an bình” (SD 12-6-2015)
Đức Thánh Cha đã mời Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo cùng ngài công bố thông điệp về môi sinh
Nguyễn Việt Nam
19:49 12/06/2015
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận ngài đã mời Đức Thượng Phụ Barthôlômêô, là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo thành Constantinople cùng ngài công bố thông điệp mới về bảo vệ môi sinh vào ngày 18 tháng 6. Đây sẽ là một tài liệu đại kết, ủng hộ lập trường mạnh mẽ về môi trường của Đức Thượng Phụ Barthôlômêô, là Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo thành Constantinople.
Tuy nhiên, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Constantinople cho biết là Đức Thượng Phụ không thể đến dự được nên đã cử một vị Giám Mục thay ngài hiện diện với Đức Thánh Cha trong buổi công bố thông điệp có tên là “Laudato sí, sulla cura della casa comune” (Chúc tụng Chúa, về việc săn sóc căn nhà chung).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời xác nhận trên trong bài nói chuyện hôm thứ Sáu 12 tháng Sáu với các linh mục thế giới đang nhóm họp tại Rôma từ 10 đến 14 tháng Sáu. Cuộc họp này do Phong trào canh tân trong Thánh Linh (ICCRS) và Huynh đoàn Công Giáo (Catholic Fraternity) tổ chức, và có chủ đề là: “Được kêu gọi nên thánh để tái truyền giảng Tin Mừng. Tập hợp, hòa giải, biến đổi, củng cố, sai đi thi hành công tác tái truyền giảng Tin Mừng”.
Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha và vị Giám Mục đại diện cho Đức Thượng Phụ Barthôlômêô trong buổi công bố thông điệp về môi sinh còn có một nhà khoa học. Nhà khoa học này là một người vô thần.
Tuy nhiên, Tòa Thượng Phụ Chính Thống Giáo Constantinople cho biết là Đức Thượng Phụ không thể đến dự được nên đã cử một vị Giám Mục thay ngài hiện diện với Đức Thánh Cha trong buổi công bố thông điệp có tên là “Laudato sí, sulla cura della casa comune” (Chúc tụng Chúa, về việc săn sóc căn nhà chung).
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời xác nhận trên trong bài nói chuyện hôm thứ Sáu 12 tháng Sáu với các linh mục thế giới đang nhóm họp tại Rôma từ 10 đến 14 tháng Sáu. Cuộc họp này do Phong trào canh tân trong Thánh Linh (ICCRS) và Huynh đoàn Công Giáo (Catholic Fraternity) tổ chức, và có chủ đề là: “Được kêu gọi nên thánh để tái truyền giảng Tin Mừng. Tập hợp, hòa giải, biến đổi, củng cố, sai đi thi hành công tác tái truyền giảng Tin Mừng”.
Cùng hiện diện với Đức Thánh Cha và vị Giám Mục đại diện cho Đức Thượng Phụ Barthôlômêô trong buổi công bố thông điệp về môi sinh còn có một nhà khoa học. Nhà khoa học này là một người vô thần.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội dòng Thánh Antôn Pađôva giáo phận Vinh mừng các sự kiện trọng đại
Anh Phạm
10:00 12/06/2015
Hội dòng Thánh Antôn Pađôva giáo phận Vinh mừng các sự kiện trọng đại
Sáng ngày 11 tháng 06 năm 2015, tại giáo họ Xuân Sơn, giáo xứ Sơn La, trụ sở chính của dòng Antôn đã long trọng diễn ra các sự kiện trọn đại của Cộng đoàn Antôn Pađôva giáo phận Vinh: kỷ niệm 8 năm thành lập, cắt băng khánh thành ngôi nhà mẹ cộng đoàn, mừng lễ Quan Thầy cộng đoàn, và đón mừng quyết định của Đức Cha Phaolô về việc thành lập Hiệp hội công thánh Antôn Pađôva.
Xem Hình
Cộng đoàn Antôn được thành lập cách đây hơn 8 năm, một chặng đường chưa phải là dài đối với một dòng tu. Mà có thể nói là một cộng đoàn còn non trẻ về mọi mặt. Như người ta thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển trong muôn vàn khó khăn gian khổ, không chỉ về cơ sở vật chất thiếu thốn mà còn phải tự mình âm thầm chịu đựng trước những dư luận nghiệt ngã của người đời, nhưng với ơn Chúa, sự bầu cử của Đức Mẹ, sự quan phòng của thánh Tổ Phụ Antôn và trong sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần đầy lòng hảo tâm thiện chí, cộng đoàn Antôn đã vượt qua muôn vàn khó khăn đó để đứng lên xây dựng và phát triển.
Và hôm nay đây, niềm vui như được nhân lên gấp bội khi anh em cộng đoàn được đón Đức Cha già Phao lô Maria về chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép ngôi nhà mới. Hiệp dâng và chia sẻ niềm vui với anh em cộng đoàn còn có quý cha trong và ngoài giáo phận, quý ân nhân, thân nhân, quý khách xa gần và bà con các giáo họ giáo xứ lân cận.
Đúng 8 giờ, đoàn đồng tế tiến ra trước mặt tiền nhà mới. Sau khi nhận lời thỉnh cầu của cha Bề Trên Antôn Hoàng Đức Luyến, Đức cha già Phaolô Maria đã cắt dải băng đỏ trước cửa nhà mới, báo hiệu ngôi nhà nay đã chính thức hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Đoàn đồng tế cùng bà con giáo dân hân hoan bước vào Nhà Chúa với niềm hoan hỉ, tạ ơn.
Trước phần khai lễ, cha Antôn Trần Đình Văn phó Bề trên đã đọc quyết định của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp về việc thành lập Hiệp Hội Công thánh Antôn Pađôva. Đây là bước đầu tiên quan trọng để Cộng đoàn Antôn trở thành Hội dòng giáo phận.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha già Phao lô Maria đã chúc mừng Cha Bề trên và anh em cộng đoàn về những kết quả mà Cộng đoàn đã có được như ngày hôm nay. Ngài cũng nhắc nhở anh em cộng đoàn và mọi người hiện diện về tình yêu Thiên Chúa đã dành cho mọi người. Thánh Antôn đã không ngần ngại từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Chính sự gắn kết với tình yêu Thiên Chúa mà con người có thể làm được những điều kỳ diệu. Ngài cũng mong muốn Cộng đoàn Antôn hãy tiếp tục cố gắng phấn đấu để sống theo gương thánh Antôn với tôn chỉ: Danh Cha cả sáng, Nước Cha hiển trị.
Cộng đoàn Antôn Pađôva có trụ sở chính tại giáo họ Xuân Sơn, giáo xứ Sơn La, giáo phận Vinh thuộc xóm 2 xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay cộng đoàn đã có 72 anh em trong đó có 22 khấn tạm, 21 tập sinh, 10 thỉnh sinh, 19 đệ tử và số ơn gọi của cộng đoàn đang tăng dần lên từng năm.
Xin tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Thánh An tôn đã quy tụ chúng con thành một gia đình:
Dòng Thánh Antôn gia đình ta đó
Trải 8 năm, qua biết mấy buồn vui
Ân nghĩa cha con, sâu nặng đất trời
Tình huynh đệ không dễ gì chia cắt
Đóa hoa nhỏ giữa rừng hoa muôn sắc,
Một nốt trầm trong bản nhạc thiêng liêng.
Sáng ngày 11 tháng 06 năm 2015, tại giáo họ Xuân Sơn, giáo xứ Sơn La, trụ sở chính của dòng Antôn đã long trọng diễn ra các sự kiện trọn đại của Cộng đoàn Antôn Pađôva giáo phận Vinh: kỷ niệm 8 năm thành lập, cắt băng khánh thành ngôi nhà mẹ cộng đoàn, mừng lễ Quan Thầy cộng đoàn, và đón mừng quyết định của Đức Cha Phaolô về việc thành lập Hiệp hội công thánh Antôn Pađôva.
Xem Hình
Cộng đoàn Antôn được thành lập cách đây hơn 8 năm, một chặng đường chưa phải là dài đối với một dòng tu. Mà có thể nói là một cộng đoàn còn non trẻ về mọi mặt. Như người ta thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển trong muôn vàn khó khăn gian khổ, không chỉ về cơ sở vật chất thiếu thốn mà còn phải tự mình âm thầm chịu đựng trước những dư luận nghiệt ngã của người đời, nhưng với ơn Chúa, sự bầu cử của Đức Mẹ, sự quan phòng của thánh Tổ Phụ Antôn và trong sự giúp đỡ của những ân nhân xa gần đầy lòng hảo tâm thiện chí, cộng đoàn Antôn đã vượt qua muôn vàn khó khăn đó để đứng lên xây dựng và phát triển.
Và hôm nay đây, niềm vui như được nhân lên gấp bội khi anh em cộng đoàn được đón Đức Cha già Phao lô Maria về chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép ngôi nhà mới. Hiệp dâng và chia sẻ niềm vui với anh em cộng đoàn còn có quý cha trong và ngoài giáo phận, quý ân nhân, thân nhân, quý khách xa gần và bà con các giáo họ giáo xứ lân cận.
Đúng 8 giờ, đoàn đồng tế tiến ra trước mặt tiền nhà mới. Sau khi nhận lời thỉnh cầu của cha Bề Trên Antôn Hoàng Đức Luyến, Đức cha già Phaolô Maria đã cắt dải băng đỏ trước cửa nhà mới, báo hiệu ngôi nhà nay đã chính thức hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Đoàn đồng tế cùng bà con giáo dân hân hoan bước vào Nhà Chúa với niềm hoan hỉ, tạ ơn.
Trước phần khai lễ, cha Antôn Trần Đình Văn phó Bề trên đã đọc quyết định của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp về việc thành lập Hiệp Hội Công thánh Antôn Pađôva. Đây là bước đầu tiên quan trọng để Cộng đoàn Antôn trở thành Hội dòng giáo phận.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha già Phao lô Maria đã chúc mừng Cha Bề trên và anh em cộng đoàn về những kết quả mà Cộng đoàn đã có được như ngày hôm nay. Ngài cũng nhắc nhở anh em cộng đoàn và mọi người hiện diện về tình yêu Thiên Chúa đã dành cho mọi người. Thánh Antôn đã không ngần ngại từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Chính sự gắn kết với tình yêu Thiên Chúa mà con người có thể làm được những điều kỳ diệu. Ngài cũng mong muốn Cộng đoàn Antôn hãy tiếp tục cố gắng phấn đấu để sống theo gương thánh Antôn với tôn chỉ: Danh Cha cả sáng, Nước Cha hiển trị.
Cộng đoàn Antôn Pađôva có trụ sở chính tại giáo họ Xuân Sơn, giáo xứ Sơn La, giáo phận Vinh thuộc xóm 2 xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Hiện nay cộng đoàn đã có 72 anh em trong đó có 22 khấn tạm, 21 tập sinh, 10 thỉnh sinh, 19 đệ tử và số ơn gọi của cộng đoàn đang tăng dần lên từng năm.
Xin tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Thánh An tôn đã quy tụ chúng con thành một gia đình:
Dòng Thánh Antôn gia đình ta đó
Trải 8 năm, qua biết mấy buồn vui
Ân nghĩa cha con, sâu nặng đất trời
Tình huynh đệ không dễ gì chia cắt
Đóa hoa nhỏ giữa rừng hoa muôn sắc,
Một nốt trầm trong bản nhạc thiêng liêng.
Lễ truyền chức Linh Mục tại tổng Giáo Phận Huế
Trương Trí
08:35 12/06/2015
LỄ TRUYỀN CHỨC LINH MỤC TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Sáng hôm nay 12/8, Cộng đoàn Dân Chúa Tổng Giáo phận Huế hân hoan quy tụ về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam để tham dự Thánh lễ truyền chức Linh mục do Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế, hiệp dâng lời cầu nguyện và cảm tạ hồng ân Chúa đã ban cho Giáo phận có thêm các Tân Linh mục để phục vụ Hội Thánh:
Xem Hình
1/ Phêrô Nguyễn Bính
2/ Giuse Trần Văn Duy
3/ Giuse Trần Hữu Đạt
4/ Batôlômêô Hoàng Quang Hùng
5/ Phaolô Nguyễn Duy Khánh
6/ Matthêô Lê Anh Khoa
7/ Đaminh Nguyễn Hữu Khôi
8/ Giuse Nguyễn Hữu Tâm
9/ Micae Ngô Văn Thuận
10/ Micae Nguyễn Văn Trường
Và 3 Tân chức thuộc Dòng Thánh Tâm Huế:
1/ Gioan Baotixita Nguyễn Ái
2/ Giuse Tạ văn Nguyên
3/ Phêrô Nguyễn Xuân Toàn
Đoàn rước đoàn đồng tế từ sân Nhà Mục vụ tiến vào Nhà thờ hết sức trang trọng, tiếng kèn và tiếng trống rộn ràng dẫn bước cho Thánh giá và Hương Đèn, các thầy Đại Chủng sinh, song thân các tiến chức, Cha Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng nghiêm trang nâng cao cuốn Kinh Thánh dẫn đầu Linh mục đoàn. Đức Tổng Giám mục vừa tiến bước vừa ban phép lành cho cộng đoàn, mọi người cúi đầu lãnh nhận thật sốt sắng.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc nhỡ cộng đoàn tham dự Thánh lễ mừng Kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngài yêu thương trần gian đến nỗi chịu chết cho mọi người được cứu rỗi. Hôm nay cũng là ngày Giáo phận truyền chức cho 13 tân Linh mục, thiên chức Linh mục là một hồng ân cao quí Thiên Chúa thương ban cho nhân loại, cách riêng cho Giáo phận hôm nay. Xin chia vui với gia đình 13 tân chức, cũng xin cảm ơn lòng quảng đại của quí vị đã dâng hiến con cái mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội.
Chuẩn bị cho nghi thức truyền chức, Đức Tổng Giám mục xướng kinh cầu Đức Chúa Thánh Thần bằng tiếng La tinh (Veni Craetor), cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần cho các tiến chức.
Nghi thức truyền chức Linh mục do Đức Tổng Giám mục chủ sự, với tư cách là người kế nhiệm các Tông đồ. Cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm xướng tên 13 tiến chức và Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh trình lên Đức Tổng Giám mục, xin Ngài truyền chức Linh mục cho 13 tiến chức được gọi. Toàn thể Cộng đoàn hân hoan vỗ tay reo mừng.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm nay, cũng là ngày Giáo Hội cầu nguyện cho ơn thánh hóa Linh mục, là những Thừa tác viên lãnh nhận sứ vụ coi sóc đàn chiên. Linh mục sẽ không nên thánh, nếu các ngài không nỗ lực thánh hóa bản thân mình. Vì thế, mọi người cần phải cầu nguyện nhiều cho các linh mục. Mỗi lần chúng ta làm điều gì mất lòng Chúa, mỗi lần chúng ta không tỏ sự yêu thương anh chị em đồng loại, chính là chúng ta đã làm mất lòng Chúa. Hãy thật lòng ngắm nhìn vào Thánh Tâm Chúa Giêsu và thưa lên rằng: “Lạy Chúa! Con tín thác vào Chúa.”
Đức Tổng Giám mục nêu lên mẫu gương thánh của Cha Thánh Gioan Vianey, Ngài luôn coi trọng việc ngồi tòa giải tội cho các tín hữu, Ngài cũng là mẫu gương trong việc cử hành Bí tích Thánh thể.
Ngài nhắc nhỡ rằng: Trong cuộc sống nhiều rũi ro, lắm cạm bẫy, chúng ta có thể mất tất cả, nhưng tuyệt đối chúng ta không thể để mất ơn Chúa. Ngài mượn lời Thánh Phaolô để răn bảo các tiến chức: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi.”
Sau bài giảng, tiếp tục phần nghi thức truyền chức, các tiến chức tiến lên trước Đức Tổng Giám mục, đặt tay trong tay Ngài và tuyên hứa vâng phục Đấng Bản quyền.
Cộng đoàn dâng lời kinh Cầu Các Thánh, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, bày tỏ thái độ phó thác và khiêm hạ. Khẩn cầu các Thánh cầu bầu cùng Thiên Chúaban nhiều hồng ân cho cho các tiến chức.
Phần quan trọng nhất trong nghi thức truyền chức Linh mục, đó là nghi thức đặt tay. Sau khi dâng lời nguyện chúc phúc, Đức Tổng Giám mục lần lượt đặt tay trên các tiến chức, Linh mục đoàn tiến lên đặt tay và trở về vây quanh bên vị Chủ chăn. Đây là dấu chỉ việc tuyển chọn và chấp nhận các tiến chức gia nhập vào hàng ngủ Linh mục của Giáo phận.
Thân mẫu của các tân chức tiến lên trước Đức Tổng Giám mục, dâng lên áo lễ để Ngài làm phép và trao cho các Linh mục Nghĩa phụ mang cho các tân chức. Tiếp đó, Thân phụ các tân chức tiến lên dâng chén Thánh để Đức Tổng Giám mục làm phép và trao cho các Tân chức.
Thánh lễ tiếp tục phần phụng vụ Thánh thể do các Tân Linh mục lần đầu tiên dâng lên Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, Tân Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Tâm thay mặt 13 Tân Linh mục dâng lời tri ân và cảm tạ Đức Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện, quí Cha và Cộng đoàn Dân Chúa đã yêu thương, cầu nguyện cho các ngài bền đổ trong ơn gọi để làm linh mục. Cảm ơn Cha Mẹ và anh chị em đã hy sinh, chịu bao vất vả lo lắng ghánh vác gia đình, để chu toàn cho các ngài trên con đường tận hiến.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời các Tân Linh mục cùng với Ngài ban phép lành cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ.
Trương Trí.
Sáng hôm nay 12/8, Cộng đoàn Dân Chúa Tổng Giáo phận Huế hân hoan quy tụ về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam để tham dự Thánh lễ truyền chức Linh mục do Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế, hiệp dâng lời cầu nguyện và cảm tạ hồng ân Chúa đã ban cho Giáo phận có thêm các Tân Linh mục để phục vụ Hội Thánh:
Xem Hình
1/ Phêrô Nguyễn Bính
2/ Giuse Trần Văn Duy
3/ Giuse Trần Hữu Đạt
4/ Batôlômêô Hoàng Quang Hùng
5/ Phaolô Nguyễn Duy Khánh
6/ Matthêô Lê Anh Khoa
7/ Đaminh Nguyễn Hữu Khôi
8/ Giuse Nguyễn Hữu Tâm
9/ Micae Ngô Văn Thuận
10/ Micae Nguyễn Văn Trường
Và 3 Tân chức thuộc Dòng Thánh Tâm Huế:
1/ Gioan Baotixita Nguyễn Ái
2/ Giuse Tạ văn Nguyên
3/ Phêrô Nguyễn Xuân Toàn
Đoàn rước đoàn đồng tế từ sân Nhà Mục vụ tiến vào Nhà thờ hết sức trang trọng, tiếng kèn và tiếng trống rộn ràng dẫn bước cho Thánh giá và Hương Đèn, các thầy Đại Chủng sinh, song thân các tiến chức, Cha Antôn Nguyễn Như Hùng Dũng nghiêm trang nâng cao cuốn Kinh Thánh dẫn đầu Linh mục đoàn. Đức Tổng Giám mục vừa tiến bước vừa ban phép lành cho cộng đoàn, mọi người cúi đầu lãnh nhận thật sốt sắng.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nhắc nhỡ cộng đoàn tham dự Thánh lễ mừng Kính trọng thể Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ngài yêu thương trần gian đến nỗi chịu chết cho mọi người được cứu rỗi. Hôm nay cũng là ngày Giáo phận truyền chức cho 13 tân Linh mục, thiên chức Linh mục là một hồng ân cao quí Thiên Chúa thương ban cho nhân loại, cách riêng cho Giáo phận hôm nay. Xin chia vui với gia đình 13 tân chức, cũng xin cảm ơn lòng quảng đại của quí vị đã dâng hiến con cái mình cho Chúa để phục vụ Giáo Hội.
Chuẩn bị cho nghi thức truyền chức, Đức Tổng Giám mục xướng kinh cầu Đức Chúa Thánh Thần bằng tiếng La tinh (Veni Craetor), cầu xin Thiên Chúa ban Chúa Thánh Thần cho các tiến chức.
Nghi thức truyền chức Linh mục do Đức Tổng Giám mục chủ sự, với tư cách là người kế nhiệm các Tông đồ. Cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Tổng quyền Dòng Thánh Tâm xướng tên 13 tiến chức và Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh trình lên Đức Tổng Giám mục, xin Ngài truyền chức Linh mục cho 13 tiến chức được gọi. Toàn thể Cộng đoàn hân hoan vỗ tay reo mừng.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ: Ngày lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu hôm nay, cũng là ngày Giáo Hội cầu nguyện cho ơn thánh hóa Linh mục, là những Thừa tác viên lãnh nhận sứ vụ coi sóc đàn chiên. Linh mục sẽ không nên thánh, nếu các ngài không nỗ lực thánh hóa bản thân mình. Vì thế, mọi người cần phải cầu nguyện nhiều cho các linh mục. Mỗi lần chúng ta làm điều gì mất lòng Chúa, mỗi lần chúng ta không tỏ sự yêu thương anh chị em đồng loại, chính là chúng ta đã làm mất lòng Chúa. Hãy thật lòng ngắm nhìn vào Thánh Tâm Chúa Giêsu và thưa lên rằng: “Lạy Chúa! Con tín thác vào Chúa.”
Đức Tổng Giám mục nêu lên mẫu gương thánh của Cha Thánh Gioan Vianey, Ngài luôn coi trọng việc ngồi tòa giải tội cho các tín hữu, Ngài cũng là mẫu gương trong việc cử hành Bí tích Thánh thể.
Ngài nhắc nhỡ rằng: Trong cuộc sống nhiều rũi ro, lắm cạm bẫy, chúng ta có thể mất tất cả, nhưng tuyệt đối chúng ta không thể để mất ơn Chúa. Ngài mượn lời Thánh Phaolô để răn bảo các tiến chức: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi.”
Sau bài giảng, tiếp tục phần nghi thức truyền chức, các tiến chức tiến lên trước Đức Tổng Giám mục, đặt tay trong tay Ngài và tuyên hứa vâng phục Đấng Bản quyền.
Cộng đoàn dâng lời kinh Cầu Các Thánh, các tiến chức phủ phục trước bàn thờ, bày tỏ thái độ phó thác và khiêm hạ. Khẩn cầu các Thánh cầu bầu cùng Thiên Chúaban nhiều hồng ân cho cho các tiến chức.
Phần quan trọng nhất trong nghi thức truyền chức Linh mục, đó là nghi thức đặt tay. Sau khi dâng lời nguyện chúc phúc, Đức Tổng Giám mục lần lượt đặt tay trên các tiến chức, Linh mục đoàn tiến lên đặt tay và trở về vây quanh bên vị Chủ chăn. Đây là dấu chỉ việc tuyển chọn và chấp nhận các tiến chức gia nhập vào hàng ngủ Linh mục của Giáo phận.
Thân mẫu của các tân chức tiến lên trước Đức Tổng Giám mục, dâng lên áo lễ để Ngài làm phép và trao cho các Linh mục Nghĩa phụ mang cho các tân chức. Tiếp đó, Thân phụ các tân chức tiến lên dâng chén Thánh để Đức Tổng Giám mục làm phép và trao cho các Tân chức.
Thánh lễ tiếp tục phần phụng vụ Thánh thể do các Tân Linh mục lần đầu tiên dâng lên Thiên Chúa.
Sau Thánh lễ, Tân Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Tâm thay mặt 13 Tân Linh mục dâng lời tri ân và cảm tạ Đức Tổng Giám mục, Cha Tổng Đại diện, quí Cha và Cộng đoàn Dân Chúa đã yêu thương, cầu nguyện cho các ngài bền đổ trong ơn gọi để làm linh mục. Cảm ơn Cha Mẹ và anh chị em đã hy sinh, chịu bao vất vả lo lắng ghánh vác gia đình, để chu toàn cho các ngài trên con đường tận hiến.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục mời các Tân Linh mục cùng với Ngài ban phép lành cho cộng đoàn tham dự Thánh lễ.
Trương Trí.
Ban tài liệu, văn kiện và truyền thông trực thuộc Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo sinh hoạt định kỳ
Uỷ Ban Giáo Dục Công Giáo
08:49 12/06/2015
Theo tinh thần chung từ sinh hoạt thường niên của Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam vào ngày 17/3/2015, Ban Tài Liệu, Văn Kiện và Truyền Thông họp mặt hai tháng một lần, để trao đổi, chia sẻ và lên chương trình làm việc của Ban. Vào ngày 4/6 tại Giáo xứ Tống Viết Bường J10, Hương Giang Phường 15, Quận 10, Ban Tài Liệu, Văn Kiện và Truyền Thông đã sinh hoạt khi tập trung trao đổi về chủ đề: Trình bày giáo lý cho sinh viên, học sinh.
Đã có sách giáo lý do Ủy ban Giáo lý Đức tin xuất bản rất đặc sắc và Youcat sách giáo lý cho giới trẻ mới ra đời… Riêng công việc của Ban đang cố gắng hướng tới là giáo dục đức tin, nhân bản khi thông truyền giáo lý cho người trẻ Công Giáo trong môi trường học đường…
Khởi đi kinh nghiệm của Bộ Giáo lý cho người trẻ mang tên Les Mots Justes của HĐGM Canada trình bày phân loại các mục của giáo lý: Chúa Giêsu, Giáo Hội, về công trình cứu độ… các từ ngữ trình bày chính xác cho người trẻ… đúng với tên gọi “Les Mots Justes” – từ ngữ chính xác, lời đúng, lời chân thật...
Các thành viên nhận định: Hiện nay, trong Giáo Hội đang có khuynh hướng suy tư một cách có khoa học hơn và trình bày giáo lý một cách lý luận, phân tích rõ ràng. Điều mà chúng ta nên học hỏi và thực hành khi trình bày giáo lý.
Chúng ta thấy ở Giáo phận Xuân Lộc có công trình điều tra xã hội học về gia đình, về người trẻ cho thấy bức tranh thực trạng của người trẻ và gia đình trong xã hội và Giáo Hội Việt Nam. Ủy ban Giới trẻ cũng đã có một cuộc điều tra xã hội về người trẻ… Từ các kết quả của các cuộc điều tra xã hội đó, chúng ta biết thực trạng, và sự mong ước của người trẻ với xã hội, với Giáo Hội. Từ đó chúng ta biết nhu cầu của người trẻ để trình bày giáo lý cũng như loan báo Tin Mừng cho tuổi trẻ trong học đường…
Cần chú ý đến tâm tư của người trẻ, nhấn mạnh đến ngôn từ, thích nghe những gì gần gũi với mình, người trẻ có nhu cầu hiểu về giáo lý theo cách của người trẻ… Giáo Hội cần chú ý khi trình bày giáo lý cho đối tượng là người trẻ, gắn liền với nhu cầu của người trẻ:
• Đề cương giáo lý rõ ràng…
• Trình bày có cơ sở dữ liệu khoa học, ví dụ như số liệu thực của các điều tra xã hội…
Sau khi nhận định và phân tích việc trình bày giáo lý cho giới trẻ học đường. Các thành viên xác định công việc:
• Trước tiên đọc lại bản văn giáo lý, tham khảo các bộ giáo lý có tính cách quốc tế để xem họ trình bày giáo lý như thế nào: Ví dụ: Les Mots Justes trình bày các khía cạnh của đời sống Công Giáo, những điều phải tin… theo ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu…
• Với Ủy Ban Giáo Dục, chúng ta trình bày Giáo lý lại trong trong môi trường giáo dục: cho các sinh viên, học sinh và cả giáo viên…
• Trình bày từ ngữ không chỉ là ngôn ngữ riêng của Công Giáo, Công Giáo chỉ có 6% dân số, cho nên ngôn ngữ đừng đóng khung trong nhà đạo, nhưng hướng đến phổ thông, đặc biệt là ngôn từ hiện đại của người trẻ…
• Dùng lý trí để giải thích và trình bày bao nhiêu có thể (không thể giải thích được tất cả). Sử dụng các tư liệu, số liệu từ các cuộc điều tra xã hội, nghiên cứu khoa học, câu chuyện trong cuộc sống để minh họa. Những gì chưa thể hay không thể giải thích được (giáo lý là trình bày các mầu nhiệm của đức tin, nên không thể giải thích hết) dùng con tim (cảm nghiệm) để hiểu…
Trình bày nội dung bằng phương pháp sư phạm hiện đại… Mời gọi các nhà giáo dục cộng tác…Trao đổi thường xuyên bằng emails để hỗ trợ và thông tin cho nhau…
Tập thể sẽ duyệt lại các phần đã được phân chia và xây dựng các bước kế tiếp…
Theo lịch sinh hoạt định kỳ của Ban Tài Liệu, Văn Kiện và Truyền Thông (khoảng tháng 8, ngày giờ cụ thể sẽ trao đổi với các thành viên chọn lựa thích hợp nhất) sẽ gặp lại để chia sẻ những gì làm được…
Ban Tài Liệu, Văn Kiện và Truyền Thông
Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Đã có sách giáo lý do Ủy ban Giáo lý Đức tin xuất bản rất đặc sắc và Youcat sách giáo lý cho giới trẻ mới ra đời… Riêng công việc của Ban đang cố gắng hướng tới là giáo dục đức tin, nhân bản khi thông truyền giáo lý cho người trẻ Công Giáo trong môi trường học đường…
Khởi đi kinh nghiệm của Bộ Giáo lý cho người trẻ mang tên Les Mots Justes của HĐGM Canada trình bày phân loại các mục của giáo lý: Chúa Giêsu, Giáo Hội, về công trình cứu độ… các từ ngữ trình bày chính xác cho người trẻ… đúng với tên gọi “Les Mots Justes” – từ ngữ chính xác, lời đúng, lời chân thật...
Các thành viên nhận định: Hiện nay, trong Giáo Hội đang có khuynh hướng suy tư một cách có khoa học hơn và trình bày giáo lý một cách lý luận, phân tích rõ ràng. Điều mà chúng ta nên học hỏi và thực hành khi trình bày giáo lý.
Chúng ta thấy ở Giáo phận Xuân Lộc có công trình điều tra xã hội học về gia đình, về người trẻ cho thấy bức tranh thực trạng của người trẻ và gia đình trong xã hội và Giáo Hội Việt Nam. Ủy ban Giới trẻ cũng đã có một cuộc điều tra xã hội về người trẻ… Từ các kết quả của các cuộc điều tra xã hội đó, chúng ta biết thực trạng, và sự mong ước của người trẻ với xã hội, với Giáo Hội. Từ đó chúng ta biết nhu cầu của người trẻ để trình bày giáo lý cũng như loan báo Tin Mừng cho tuổi trẻ trong học đường…
Cần chú ý đến tâm tư của người trẻ, nhấn mạnh đến ngôn từ, thích nghe những gì gần gũi với mình, người trẻ có nhu cầu hiểu về giáo lý theo cách của người trẻ… Giáo Hội cần chú ý khi trình bày giáo lý cho đối tượng là người trẻ, gắn liền với nhu cầu của người trẻ:
• Đề cương giáo lý rõ ràng…
• Trình bày có cơ sở dữ liệu khoa học, ví dụ như số liệu thực của các điều tra xã hội…
Sau khi nhận định và phân tích việc trình bày giáo lý cho giới trẻ học đường. Các thành viên xác định công việc:
• Trước tiên đọc lại bản văn giáo lý, tham khảo các bộ giáo lý có tính cách quốc tế để xem họ trình bày giáo lý như thế nào: Ví dụ: Les Mots Justes trình bày các khía cạnh của đời sống Công Giáo, những điều phải tin… theo ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu…
• Với Ủy Ban Giáo Dục, chúng ta trình bày Giáo lý lại trong trong môi trường giáo dục: cho các sinh viên, học sinh và cả giáo viên…
• Trình bày từ ngữ không chỉ là ngôn ngữ riêng của Công Giáo, Công Giáo chỉ có 6% dân số, cho nên ngôn ngữ đừng đóng khung trong nhà đạo, nhưng hướng đến phổ thông, đặc biệt là ngôn từ hiện đại của người trẻ…
• Dùng lý trí để giải thích và trình bày bao nhiêu có thể (không thể giải thích được tất cả). Sử dụng các tư liệu, số liệu từ các cuộc điều tra xã hội, nghiên cứu khoa học, câu chuyện trong cuộc sống để minh họa. Những gì chưa thể hay không thể giải thích được (giáo lý là trình bày các mầu nhiệm của đức tin, nên không thể giải thích hết) dùng con tim (cảm nghiệm) để hiểu…
Trình bày nội dung bằng phương pháp sư phạm hiện đại… Mời gọi các nhà giáo dục cộng tác…Trao đổi thường xuyên bằng emails để hỗ trợ và thông tin cho nhau…
Tập thể sẽ duyệt lại các phần đã được phân chia và xây dựng các bước kế tiếp…
Theo lịch sinh hoạt định kỳ của Ban Tài Liệu, Văn Kiện và Truyền Thông (khoảng tháng 8, ngày giờ cụ thể sẽ trao đổi với các thành viên chọn lựa thích hợp nhất) sẽ gặp lại để chia sẻ những gì làm được…
Ban Tài Liệu, Văn Kiện và Truyền Thông
Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Thiếu Nhi giáo xứ Nam Định: Tiến nến dâng kính trái tim Chúa
Nam Đinh
15:20 12/06/2015
Hà Nội - Tháng Trái Tim, bầu khí thiêng liêng thổi hơi ấm đạo đức bao phủ các cộng đoàn giáo xứ. Một cuộc trao đổi giữa trái tim tín hữu với trái tim Chúa Giêsu, giữa các trái tim tín hữu với cuộc đời. Tấm lòng người Công Giáo Việt Nam đối với Thánh Tâm đúng là tâm tình đạo đức nhiệt thành như là cách đáp trả lòng thương xót đặc biệt của Chúa.
Xem Hình
Cộng đoàn giáo xứ Nam Định đã cùng với các em Lễ Sinh tiến nến dâng lên trái tim Chúa. Tạ ơn tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu mầu nhiệm. Tạ ơn Chúa Giêsu đã trao ban trái tim Người cho chúng ta. Trong tháng Thánh Tâm Giáo Hội mời gọi ta hãy siêng năng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hình ảnh Chúa Giêsu chỉ tay vào Trái Tim có vòng gai và ngọn lửa bốc cháy là một lời mời gọi của Tình Yêu Thương.
Chúa mời gọi ta chiêm ngắm Tình Yêu Thương của Chúa.
Chúa mời gọi ta ở lại trong Tình Yêu Thương của Chúa.
Chúa mời gọi ta đáp đền Tình Yêu Thương của Chúa.
“Hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)
Xem Hình
Cộng đoàn giáo xứ Nam Định đã cùng với các em Lễ Sinh tiến nến dâng lên trái tim Chúa. Tạ ơn tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu mầu nhiệm. Tạ ơn Chúa Giêsu đã trao ban trái tim Người cho chúng ta. Trong tháng Thánh Tâm Giáo Hội mời gọi ta hãy siêng năng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Hình ảnh Chúa Giêsu chỉ tay vào Trái Tim có vòng gai và ngọn lửa bốc cháy là một lời mời gọi của Tình Yêu Thương.
Chúa mời gọi ta chiêm ngắm Tình Yêu Thương của Chúa.
Chúa mời gọi ta ở lại trong Tình Yêu Thương của Chúa.
Chúa mời gọi ta đáp đền Tình Yêu Thương của Chúa.
“Hỡi tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11,28)
Lễ Thánh Tâm Chúa - Ngày Thánh Hóa Các Linh Mục Tại Giáo Phận Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
17:12 12/06/2015
Lễ Thánh Tâm Chúa - Ngày Thánh Hóa Các Linh Mục Tại Giáo Phận Phú Cường
Hôm nay, ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của giáo phận. Đây cũng là “ngày thế giới cầu nguyện cho việc thánh hóa các linh mục”. Trong tâm tình hiệp thông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Cộng Đoàn cùng nhau trở về Nhà Thờ Chánh Toà dâng lời cầu nguyện cách đặc biệt cho giáo phận trong hành trình dọn lòng đón mừng hồng ân kim khánh; cách riêng, cầu nguyện cho Quý Linh Mục trong giáo phận được mỗi ngày biết trở nên những chứng tá và những thừa tác viên đích thực của lòng thương xót Chúa.
Xem Hình
Theo chương trình: lúc 9 giờ, quý cha vào hội trường để chia sẻ Tông thư Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra cho Năm Thánh LCTX. Theo đó, Đức Thánh Cha đưa ra cho chúng ta lý do đã thúc đẩy ngài công bố một Năm Thánh: “Giáo Hội cảm thấy nhu cầu cấp thiết để công bố Lòng Thương Xót của Thiên Chúa”.
Sau 15 phút nghỉ giải lao, Quý cha cùng cộng đoàn vào nhà thờ để tham dự nghi thức sám hối. Trong phần này, cộng đoàn được nghe bài đọc, đáp ca và Alleluia. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã nói: “Ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối hơn là chín mươn chín người công chính không cần phải sám hối”(Lc 15,7).
Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám Mục Giáo Phận chủ tế, cùng đồng tế với ngài có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám Mục Giáo Phận, Cha Tổng Đại Diện Micae Lê Văn Khâm, Quý cha quản hạt cùng khoảng 90 cha.
Mỗi khi tham dự cử hành Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa, là mỗi lần chúng ta thấy được, cảm nhận được một tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua trái tim bằng thịt, trái tim có dòng máu đi qua, trái tim đã bị mũi đồng đâm thâu của Đức Giêsu. Trái tim ấy đã chảy hết máu mình ra cho nhân loại chỉ vì yêu nhân loại. Chúng ta xin Đức Giêsu ban cho chúng ta có đươc trái tim giống như Ngài, để chúng ta cũng biết rung động trước những đau thương của những người sống quanh ta.
Các linh mục là những thừa tác viên của Đức Giêsu, chính vì thế các linh mục cần phải thể hiện được những gì mà Đức Giêsu đã truyền dạy. Nhưng các linh mục cũng chỉ là: “Những chiếc bình đựng Nước Thánh mỏng dòn dễ vỡ”.
Xin Lòng Thương Xót của Chúa đổ đầy Mạch yêu thương xuống các linh mục của Ngài, để các linh mục cũng có được nguồn mạch yêu thương ấy, hầu dẫn dắt đoàn chiên Chúa tới được bến bờ bình an. Amen.
Tôma Đỗ Lộc Sơn - BTT Giáo Phận Phú Cường
Hôm nay, ngày lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của giáo phận. Đây cũng là “ngày thế giới cầu nguyện cho việc thánh hóa các linh mục”. Trong tâm tình hiệp thông, Quý Cha, Quý Tu Sĩ Nam Nữ, Quý Cộng Đoàn cùng nhau trở về Nhà Thờ Chánh Toà dâng lời cầu nguyện cách đặc biệt cho giáo phận trong hành trình dọn lòng đón mừng hồng ân kim khánh; cách riêng, cầu nguyện cho Quý Linh Mục trong giáo phận được mỗi ngày biết trở nên những chứng tá và những thừa tác viên đích thực của lòng thương xót Chúa.
Xem Hình
Theo chương trình: lúc 9 giờ, quý cha vào hội trường để chia sẻ Tông thư Lòng Thương Xót do Đức Thánh Cha Phanxicô đề ra cho Năm Thánh LCTX. Theo đó, Đức Thánh Cha đưa ra cho chúng ta lý do đã thúc đẩy ngài công bố một Năm Thánh: “Giáo Hội cảm thấy nhu cầu cấp thiết để công bố Lòng Thương Xót của Thiên Chúa”.
Sau 15 phút nghỉ giải lao, Quý cha cùng cộng đoàn vào nhà thờ để tham dự nghi thức sám hối. Trong phần này, cộng đoàn được nghe bài đọc, đáp ca và Alleluia. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu đã nói: “Ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối hơn là chín mươn chín người công chính không cần phải sám hối”(Lc 15,7).
Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám Mục Giáo Phận chủ tế, cùng đồng tế với ngài có: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám Mục Giáo Phận, Cha Tổng Đại Diện Micae Lê Văn Khâm, Quý cha quản hạt cùng khoảng 90 cha.
Mỗi khi tham dự cử hành Thánh Lễ kính Thánh Tâm Chúa, là mỗi lần chúng ta thấy được, cảm nhận được một tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện qua trái tim bằng thịt, trái tim có dòng máu đi qua, trái tim đã bị mũi đồng đâm thâu của Đức Giêsu. Trái tim ấy đã chảy hết máu mình ra cho nhân loại chỉ vì yêu nhân loại. Chúng ta xin Đức Giêsu ban cho chúng ta có đươc trái tim giống như Ngài, để chúng ta cũng biết rung động trước những đau thương của những người sống quanh ta.
Các linh mục là những thừa tác viên của Đức Giêsu, chính vì thế các linh mục cần phải thể hiện được những gì mà Đức Giêsu đã truyền dạy. Nhưng các linh mục cũng chỉ là: “Những chiếc bình đựng Nước Thánh mỏng dòn dễ vỡ”.
Xin Lòng Thương Xót của Chúa đổ đầy Mạch yêu thương xuống các linh mục của Ngài, để các linh mục cũng có được nguồn mạch yêu thương ấy, hầu dẫn dắt đoàn chiên Chúa tới được bến bờ bình an. Amen.
Tôma Đỗ Lộc Sơn - BTT Giáo Phận Phú Cường
Hội Thừa Sai Việt Nam mừng kim khánh Linh Mục của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
21:34 12/06/2015
HỘI THỪA SAI VIỆT NAM MỪNG KIM KHÁNH LINH MỤC Đức Cha PHÊRÔ TRẦN ĐÌNH TỨ
9 giờ 30 sáng thứ năm 11.6.2015, quý linh mục Bề trên, quý linh mục Hạt trưởng, quý linh mục, quý tu sĩ thuộc Hội Thừa Sai Việt Nam, đã long trọng tổ chức lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Linh mục của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ (Đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam, nguyên Giám mục giáo phận Phú Cường), tại khuôn viên trụ sở Học viện của Hội – giáo xứ Gò Mây (hạt Tân Sơn Nhì, giáo phận Sài Gòn).
Vẫn là những lời khiêm tốn vốn luôn luôn có của bậc Hiền Phụ, ngay khi bắt đầu thánh lễ, Đức Cha Phêrô mời gọi mọi người cầu nguyện cho ngài và cùng với ngài tạ ơn Chúa. Đức Cha Phêrô cũng đã cám ơn hết mọi thành phần dân Chúa, đã cầu nguyện cho ngài, và giúp đỡ ngài thực thi sứ mà Chúa và Hội Thánh trao phó.
Đặc biệt, thánh lễ hôm nay, cũng như các thánh lễ tạ ơn hồng ân linh mục nơi này nơi khác mà Đức Cha Phêrô đã từng cử hành, người ta đều nhận ra tâm tình nổi bậc của ngài là lòng sám hối. Đức Cha vẫn thường nói: “Tôi muốn xin lỗi Chúa vì những thiếu sót trong đời sống, cũng như trong bổn phận của mình. Với ơn Chúa ban, nếu tôi biết sử dụng hết, có lẽ công việc nhà Chúa sẽ còn nhiều thuận lợi và tiến xa hơn; danh Chúa sẽ rạng sáng; Hội Thánh của Chúa và các linh hồn sẽ được hưởng nhờ những điều tốt đẹp hơn… Nhưng với con người yếu đuối, tôi đã có nhiều thiếu sót… Xin anh chị em tham dự thánh lễ này, cầu nguyện cho tôi, để tôi xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, và để thời gian còn lại của đời tôi, tôi biết nỗ lực sống vì danh Chúa, vì lợi ích của các linh hồn hơn…”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, linh mục Giuse Maria Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Học viện Hội Thừa sai, kim Chánh xứ Gò Mây, dựa trên Lời Chúa Giêsu: “Hãy yêu như Thầy”, đã nói đến tình yêu như là một thao thức mà Chúa Giêsu đã trao gởi cho từng người chúng ta. Người đòi buộc con người phải yêu nhau tận tình. Yêu như Chúa, chúng ta phải loại trừ sự ganh ghét, tỵ hiềm, gièm pha… Chúng ta phải đẩy xa mọi đố kỵ, mọi tranh chấp, tranh giành, mọi mưu mô, tính toán ích kỷ cho bản thân… Chỉ có hy sinh như Chúa, chỉ có chấp nhận để cho mình bị tiêu hao vì hạnh phúc của anh chị em, mới thật là người mang lấy tình yêu của Chúa và đã có thể yêu như Chúa…”.
Trước đó, nhận lời mời của linh mục Hilariô Nguyễn Đoàn Thanh Phong; và linh mục Giuse Phạm Quang Tòng, Hạt trưởng hạt Phước Thành, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đã đến giáo xứ Lễ Trang ngày 12.5.2015; Phước Vĩnh ngày 22.5.2015 (cả hai giáo xứ đều thuộc hạt Phước Thành, giáo phận Phú Cường) dâng thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm linh mục cùng đông đảo các linh mục, các tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân trong và ngoài giáo phận Phú Cường.
Được biết, Hội Thừa Sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập năm 1971 do Đức Tổng Giám mục Giacôbê Nguyễn Kim Điền, giáo phận Huế đặc trách. Nhưng do thời cuộc và nhiều khó khăn khác, mọi công tác của Hội Thừa Sai Việt Nam bị ngưng trệ.
Mãi đến tháng 10.1999, trong tuần họp thường niên của mình, Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định trao cho Đức tân Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ (Giám mục ngày 6.1.1999), Giám mục giáo phận Phú Cường, quyền Đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam.
Đến nay, dù tuổi đã cao (78 tuổi), nhưng Đức Cha Phêrô vẫn được Hội Thánh tín nhiệm trao cho nhiều tác vụ khác nhau như: Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đại biểu Giáo Hội Việt Nam tại các Đại hội Thánh Thể Quốc tế; Thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại liên tôn.
Như một Người Cha khả kính và khả ái, Đức Cha Phêrô vẫn hiện diện giữa giáo phận Phú Cường. Ngài tỏa sáng cho mọi thành phần dân Chúa của giáo phận về lòng quản đại bao dung và tận tụy hy sinh không mệt mỏi cho Nước Chúa.
Như cây cao bóng cả, ngài tỏa mát bằng tấm gương trung thành với đời dâng hiến cho hàng linh mục và cho mọi người.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG (Phú Cường)
9 giờ 30 sáng thứ năm 11.6.2015, quý linh mục Bề trên, quý linh mục Hạt trưởng, quý linh mục, quý tu sĩ thuộc Hội Thừa Sai Việt Nam, đã long trọng tổ chức lễ Tạ ơn mừng Kim khánh Linh mục của Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ (Đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam, nguyên Giám mục giáo phận Phú Cường), tại khuôn viên trụ sở Học viện của Hội – giáo xứ Gò Mây (hạt Tân Sơn Nhì, giáo phận Sài Gòn).
Vẫn là những lời khiêm tốn vốn luôn luôn có của bậc Hiền Phụ, ngay khi bắt đầu thánh lễ, Đức Cha Phêrô mời gọi mọi người cầu nguyện cho ngài và cùng với ngài tạ ơn Chúa. Đức Cha Phêrô cũng đã cám ơn hết mọi thành phần dân Chúa, đã cầu nguyện cho ngài, và giúp đỡ ngài thực thi sứ mà Chúa và Hội Thánh trao phó.
Đặc biệt, thánh lễ hôm nay, cũng như các thánh lễ tạ ơn hồng ân linh mục nơi này nơi khác mà Đức Cha Phêrô đã từng cử hành, người ta đều nhận ra tâm tình nổi bậc của ngài là lòng sám hối. Đức Cha vẫn thường nói: “Tôi muốn xin lỗi Chúa vì những thiếu sót trong đời sống, cũng như trong bổn phận của mình. Với ơn Chúa ban, nếu tôi biết sử dụng hết, có lẽ công việc nhà Chúa sẽ còn nhiều thuận lợi và tiến xa hơn; danh Chúa sẽ rạng sáng; Hội Thánh của Chúa và các linh hồn sẽ được hưởng nhờ những điều tốt đẹp hơn… Nhưng với con người yếu đuối, tôi đã có nhiều thiếu sót… Xin anh chị em tham dự thánh lễ này, cầu nguyện cho tôi, để tôi xứng đáng lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa, và để thời gian còn lại của đời tôi, tôi biết nỗ lực sống vì danh Chúa, vì lợi ích của các linh hồn hơn…”.
Trong phần chia sẻ Lời Chúa, linh mục Giuse Maria Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Học viện Hội Thừa sai, kim Chánh xứ Gò Mây, dựa trên Lời Chúa Giêsu: “Hãy yêu như Thầy”, đã nói đến tình yêu như là một thao thức mà Chúa Giêsu đã trao gởi cho từng người chúng ta. Người đòi buộc con người phải yêu nhau tận tình. Yêu như Chúa, chúng ta phải loại trừ sự ganh ghét, tỵ hiềm, gièm pha… Chúng ta phải đẩy xa mọi đố kỵ, mọi tranh chấp, tranh giành, mọi mưu mô, tính toán ích kỷ cho bản thân… Chỉ có hy sinh như Chúa, chỉ có chấp nhận để cho mình bị tiêu hao vì hạnh phúc của anh chị em, mới thật là người mang lấy tình yêu của Chúa và đã có thể yêu như Chúa…”.
Trước đó, nhận lời mời của linh mục Hilariô Nguyễn Đoàn Thanh Phong; và linh mục Giuse Phạm Quang Tòng, Hạt trưởng hạt Phước Thành, Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ đã đến giáo xứ Lễ Trang ngày 12.5.2015; Phước Vĩnh ngày 22.5.2015 (cả hai giáo xứ đều thuộc hạt Phước Thành, giáo phận Phú Cường) dâng thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm linh mục cùng đông đảo các linh mục, các tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân trong và ngoài giáo phận Phú Cường.
Được biết, Hội Thừa Sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục Việt Nam thành lập năm 1971 do Đức Tổng Giám mục Giacôbê Nguyễn Kim Điền, giáo phận Huế đặc trách. Nhưng do thời cuộc và nhiều khó khăn khác, mọi công tác của Hội Thừa Sai Việt Nam bị ngưng trệ.
Mãi đến tháng 10.1999, trong tuần họp thường niên của mình, Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định trao cho Đức tân Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ (Giám mục ngày 6.1.1999), Giám mục giáo phận Phú Cường, quyền Đặc trách Hội Thừa Sai Việt Nam.
Đến nay, dù tuổi đã cao (78 tuổi), nhưng Đức Cha Phêrô vẫn được Hội Thánh tín nhiệm trao cho nhiều tác vụ khác nhau như: Đặc trách Hội Thừa sai Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đại biểu Giáo Hội Việt Nam tại các Đại hội Thánh Thể Quốc tế; Thành viên Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại liên tôn.
Như một Người Cha khả kính và khả ái, Đức Cha Phêrô vẫn hiện diện giữa giáo phận Phú Cường. Ngài tỏa sáng cho mọi thành phần dân Chúa của giáo phận về lòng quản đại bao dung và tận tụy hy sinh không mệt mỏi cho Nước Chúa.
Như cây cao bóng cả, ngài tỏa mát bằng tấm gương trung thành với đời dâng hiến cho hàng linh mục và cho mọi người.
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG (Phú Cường)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân đi một đường , Đảng đi một nẻo
Phạm Trần
08:17 12/06/2015
DÂN ĐI MỘT ĐƯỜNG, ĐẢNG ĐI MỘT NẺO
Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang bối rối trước vấn đề chủ quyền biển đảo nhưng chưa biết phải đối phó ra sao vì dân và đảng không còn đi chung một đường.
Việc đầu tiên là người dân và nhiều Đại biểu Quốc hội đã công khai đòi Nhà nước phải cung cấp đầy đủ tin về tình hình Biển Đông. Họ muốn được Chính phủ cho biết sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông bằng cách nào trước hành động tân tạo 6 đảo và bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam tháng 3 năm 1988 và đá Vành Khăn năm 1995.
Nhiều Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội phải có thái độ mạnh mẽ hơn việc ra một Thông cáo yếu ớt như đã làm năm 2014, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 02/5 đến 15/07/2014.
Hồi đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc Hội chi biết nói: “Quốc hội khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng, hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
Quốc hội cùng toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển quyền chủ quyền của Việt Nam.
Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời, kiên trì đấu tranh gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Nhận định diễn biến trên Biển Đông còn phức tạp và khó lường, Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.” (Trích báo VNEXPRESS, 24/06/2014)
TỪ 2014 ĐẾN 2015
Phản ứng của cơ quan quyền lực cao nhất nước đã bị lên án qúa yếu hèn, nếu so với hàng chục cuộc biểu tình tuần hành chống Trung Quốc của người dân trong nước và người Việt ở nước ngoài trong năm 2014.
Còn nhục nhã hơn và gây căm phẫn cho dân khi Nhà nước huy động lực lượng Công an và thuê Côn đồ ngăn cản, bắt bớ và đánh đập người dân xuống đường chống Trung Quốc ngay giữa Thủ đô Hà Nội và Sài Gòn từ 2007 đến thời kỳ cao độ của 2 năm 2011 và 2012.
Nhưng chỉ một năm sau ngày giàn khoan HD-981 rút lui, bất chấp phản đối của Việt Nam, Trung Quốc đã gia tăng bồi đắp, tân tạo và xây dựng 7 đảo và bãi đá thành các đảo cho người cự trú, căn cứ quân sự và xây dựng sân bay và bến cảng cho Hải quân sử dụng.
Nhiếu quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nuớc trong khu vực Á Châu và Thài Bình Dương đã lên án hành động gây bất ổn định ở Biển Đông của Trung Quốc. Riêng Việt Nam, nước trực tiếp mất dần chủ quyền lại không có bất cứ hành động chống trả nào. Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao chỉ biết tiếp tục phản đối bằng nước bọt và tái khẳng định chủ quyền ở Hòang Sa đã bị Trung Quốc chiếm tòan thể năm 1974 và ở Trường Sa.
Trước tình hình này, nhiều Đại biểu Quốc hội và người dân đòi Chính phủ tường trình công khai cho dân biết phải làm gì để bảo vệ lãnh thổ. Họ cũng đề nghị Quốc hội phải ra nghị quyết bày tỏ thái độ quyết liệt với Bắc Kinh. Rất tiếc Ban Thương vụ Quốc hội đã không ghi vào chương trình nghị sự của kỳ họp 9 (từ 20/5 đến 26/6/2015).
Mãi cho đến khi thấy phải đầu hàng áp lực của dư luận và yêu cầu của một số Đại biểu, Văn phòng Thường trực Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới yêu cầu Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh báo cáo tình hình với Quốc hội.
Tuy nhiên phiên họp được chờ đợi và hy vọng này lại họp kín chỉ để các Đại biểu nghe cho biết vào những giây phút nhạt nhẽo cuối cùng của ngày họp 5/6 (2015).
Việc làm của Quốc hội đã gây bất mãn trong dân. Một vài phát biểu sau đó trong phiên họp ngày 8/6 (2015) của hai Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) và Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) tuy đã gay gắt lên án Trung Quốc, nhưng không đủ sức lấy lại lòng tin với cử tri.
Nhưng tại sao đảng và chính phủ Việt Nam không muốn để cho Quốc hội thảo luận công khai về hành động vi phạm chủ quyền biền đảo của Việt Nam ở Biển Đông ?
Đã có ý kiến của cấp lãnh đạo Quốc hội CSVN cho rằng vì vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông là “vấn đề nhạy cảm” nên phải cẩn thận để không gây ra những tình huống khó khăn cho chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình.
Dư luận trong nước không đồng tình với lãnh đạo Quốc hội. Nhiều chuyên viên và trí thức, kể cả Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã đề nghị Quốc hội phải có lập trường cứng rắn với Trung Quốc để tạo niềm tin cho dân, nhưng Quốc hội đã làm theo lệnh mũ ni che tai của Bộ Chính trị vì sợ làm mất lòng Trung Quốc !
Tiến sỹ Trần Công Trục và nhiều Trí thức, chuyên viên biểo đảo trong và ngoài nước và cựu lão thành Cách mạng cũng từng khuyên Chính phủ kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm nhưng nhà nước không dám làm.
Tại sao ? Một phần vì những người được gọi là “học giả-trí thức-chuyên viên” của đảng đã không đủ khả năng và bản lĩnh để đương đầu với đội ngũ trí thức và bộ máy tuyên truyền giầu tiền nhiều bạc của Trung Quốc trong công tác bảo vệ điều được gọi là “bằng chứng lịch sử” về chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Chuyên viên của nhà nước Việt Nam chỉ biết nói đi nói lại luận cứ yêu sách đường Lưỡi bò hay đường 10 đọan (từ 9 mới tăng lên 10) chiếm ¾ diện tích 3.3 triệu cây số vuông Biển Đông là phi lý và vô căn cứ nhưng chưa trưng dẫn cho thế giới thấy những bằng chứng cụ thể của mình nên vẫn hụt hẫng.
Thêm vào đó, phía Việt Nam vẫn lúng túng về Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, mà theo lập luận của phía Trung Quốc là đã thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa trên 2 quần đảo Tây Sa (Hòang Sa) và Nam Sa (Trường sa).
Nguyên văn Công hàm như sau:
“ Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Phía Việt Nam Cộng sản bác bỏ quan điểm của Trung Quốc và cho rằng Chính phủ VNDCCH vào thời điểm 1958 không qủan lý 2 quần đào Hòang Sa và Trường Sa mà thuộc quyền Chính phủ Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam nên VNDCCH không có quyền pháp lý với 2 quần đảo này.
Ngoài Công hàm 1958, chính quyền CSVN còn bị lúng túng trước thắc mắc tại sao Chính phủ VNDCCH đã không phản đối khi Trung quốc đem quân chiếm đóng Hòang Sa của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974 ?
Vì vậy ông Trần Công Trục đã báo động: “ Trung Quốc đang tìm mọi cách để tuyên truyền, quảng bá trên các diễn đàn quốc tế về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của họ đối với hầu hết Biển Đông trong yêu sách đường “lưỡi bò” hết sức phi lý; đồng thời với những hành động hòng đánh lừa dư luận, cài bẫy để giành sự công nhận trên thực tế của các bên trực tiếp hay gián tiếp có liên quan trong và ngoài khu vực đối với yêu sách chủ quyền của họ trong hầu hết Biển Đông.
Trong khi đó, nếu đội ngũ nghiên cứu người Việt chúng ta không đáp trả kịp thời và tương ứng thì vô hình chung chúng ta đã nhường trận địa, nhường thế thượng phong cho đối thủ trên mặt trận tuyên truyền và tập hợp sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
Nguy hiểm hơn, với lối nói lấy được cộng với việc chi tiền mua chuộc một số học giả quốc tế, thậm chí là mua chuộc một số quốc gia để đổi lấy sự ủng hộ chủ trương yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc đã và đang tạo ra rất nhiều khó khăn cho ta trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.” (trích báo Giáo dục Việt Nam, 6/6/2015)
TỪ 3 KHÔNG ĐẾN CHỜ SUNG RỤNG ?
Trong khi Việt Nam có nhiều bất cập như thế trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc thì Ban Tuyên giáo Trung Ương đã phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội mở ra mặt trận báo chí chống điều được gọi là “các thế lực thù địch” đang “xuyên tạc đường lối chính trị, chiến lược an ninh, quốc phòng của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.”
Một bài trên báo Quân đội Nhân dân ngày 08/06/2015 viết: “Hiện nay, trên không gian mạng vẫn còn “dư âm” về Diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La lần thứ 14 vừa diễn ra tại Xin-ga-po. Những vấn đề địa-chính trị phức tạp, nóng bỏng và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam đã và đang trở thành chủ đề mà các thế lực thù địch lợi dụng làm phương tiện để xuyên tạc đường lối chính trị, chiến lược an ninh, quốc phòng của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.”
Bài báo không chỉ danh “các thế lực thù địch” là ai, bình thường hay ám chỉ người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng trong trường hợp này rõ ràng muốn bao gồm cả Trung Quốc vì một số Nhà bình luận và báo chí Trung Hoa, tiêu biểu là tờ Hòan Cầu Thời báo, đã cáo buộc Việt Nam muốn đi theo Mỹ để chống Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng sau chuyến thăm Việt Nam từ 31/5 đến 2/6/2015 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong đó hai nước Việt-Mỹ đã ký “Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng”.
Tờ QĐND cũng chỉ trích ý kiến khuyên Việt Nam nên thay đổi chính sách quốc phòng.
Tác giả viết: “ Có người còn đặt câu hỏi, phải chăng đã đến lúc Việt Nam nên từ bỏ chính sách ba không: "Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia"(!)
Từ lý luận, kinh nghiệm lịch sử, trong điều kiện địa-chính trị của Việt Nam, để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có biển, đảo, chúng ta cần phải tái khẳng định nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối chính trị và chiến lược quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta.”
Nhưng với chính sách gậm nhấm và bá quyền của Trung Quốc đã rõ như ban ngày đối với Việt Nam từ đất liền đến biển đảo và từ kinh tế sang chính trị và ngọai giao thì lập trường Quốc phòng 3 không của Việt Nam có chống nổi Trung Hoa không ?
Hay Việt Nam muốn theo đuổi 3 không để chờ sung rụng đến từ hậu qủa xung đột giữa Trung Quốc với các cường quốc khác, kể cả Hoa Kỳ ở Biển Đông ?
Nếu Việt Nam muốn bình chân để thủ lợi thay vì phải tự cứu mình trước khi được người vớt thì chỉ là cầu may, không phải là sách lược khôn ngoan trước một Trung Hoa đã từng dạy cho Việt Nam 3 bài học ở Hòang Sa tháng 01/1974, cuộc chiến biến giới (1979-1989) và trận chiến ở Trường Sa tháng 3/1988.
Bên cạnh việc bảo vệ quan điểm 3 không, Tồng cục Chính trị của Quân đội đã làm việc với “các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí Trung ương” hôm 4/6 (2015) để thảo luận công tác phối hợp thông tin và tuyên truyền giữa Quân đội và các cơ quan báo chí nhà nước.
Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ động buổi làm việc.
Tướng Lịch đã: “Nhấn mạnh, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới. Do đó, đề nghị các đại biểu đề xuất phối hợp tuyên truyền giữa Tổng cục Chính trị và các cơ quan báo chí Trung ương, về hoạt động quân sự - quốc phòng, đối ngoại quốc phòng đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn.”
Ông Lịch nói: “Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo vẫn còn khó khăn, phức tạp, lâu dài. Đặc biệt từ nay đến Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt trên các mặt trận tư tưởng – lý luận; kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh và đối ngoại... Thực tế này đặt ra cho công tác phối hợp thông tin – truyên truyền báo chí cần phải thường xuyên bám sát tình hình, chủ động thông tin về những vấn đề, sự kiện nổi bật liên quan đến Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng cũng như các vấn đề về quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng, đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, kịp thời.” (trích VOV,Voice of Vietnam, 4/6/2015)
Đây là lần đầu tiên kể từ khi có tranh chấp chủ quyền biển đảo và lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc mới có một buổi làm việc với báo chí đảng do Tổng cục Chính trị Quân đội chủ động.
Tuy nhiên những điều cảnh giác của Tướng Lịch đã không nói ra hết những khó khăn trong lĩnh vực thông tin và bảo vệ chủ quyền của báo chí Việt Nam. Có điều chắc chắn là truyền thông Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam trong lĩnh vực thông tin và tuyên truyền chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Vì vậy, nếu nhà nước tiếp tục che giấu nhân dân và Quốc hội về tình hình Biển Đông thì hậu qủa đảng phải một mình bảo vệ lãnh thổ có làm được không ? -/-
Phạm Trần
(06/015)
Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đang bối rối trước vấn đề chủ quyền biển đảo nhưng chưa biết phải đối phó ra sao vì dân và đảng không còn đi chung một đường.
Việc đầu tiên là người dân và nhiều Đại biểu Quốc hội đã công khai đòi Nhà nước phải cung cấp đầy đủ tin về tình hình Biển Đông. Họ muốn được Chính phủ cho biết sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông bằng cách nào trước hành động tân tạo 6 đảo và bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam tháng 3 năm 1988 và đá Vành Khăn năm 1995.
Nhiều Đại biểu cũng đề nghị Quốc hội phải có thái độ mạnh mẽ hơn việc ra một Thông cáo yếu ớt như đã làm năm 2014, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 02/5 đến 15/07/2014.
Hồi đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc Hội chi biết nói: “Quốc hội khẳng định việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng, hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
Quốc hội cùng toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển quyền chủ quyền của Việt Nam.
Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; đồng thời, kiên trì đấu tranh gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Nhận định diễn biến trên Biển Đông còn phức tạp và khó lường, Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.” (Trích báo VNEXPRESS, 24/06/2014)
TỪ 2014 ĐẾN 2015
Phản ứng của cơ quan quyền lực cao nhất nước đã bị lên án qúa yếu hèn, nếu so với hàng chục cuộc biểu tình tuần hành chống Trung Quốc của người dân trong nước và người Việt ở nước ngoài trong năm 2014.
Còn nhục nhã hơn và gây căm phẫn cho dân khi Nhà nước huy động lực lượng Công an và thuê Côn đồ ngăn cản, bắt bớ và đánh đập người dân xuống đường chống Trung Quốc ngay giữa Thủ đô Hà Nội và Sài Gòn từ 2007 đến thời kỳ cao độ của 2 năm 2011 và 2012.
Nhưng chỉ một năm sau ngày giàn khoan HD-981 rút lui, bất chấp phản đối của Việt Nam, Trung Quốc đã gia tăng bồi đắp, tân tạo và xây dựng 7 đảo và bãi đá thành các đảo cho người cự trú, căn cứ quân sự và xây dựng sân bay và bến cảng cho Hải quân sử dụng.
Nhiếu quốc gia trên thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nuớc trong khu vực Á Châu và Thài Bình Dương đã lên án hành động gây bất ổn định ở Biển Đông của Trung Quốc. Riêng Việt Nam, nước trực tiếp mất dần chủ quyền lại không có bất cứ hành động chống trả nào. Phát ngôn viên Bộ Ngọai giao chỉ biết tiếp tục phản đối bằng nước bọt và tái khẳng định chủ quyền ở Hòang Sa đã bị Trung Quốc chiếm tòan thể năm 1974 và ở Trường Sa.
Trước tình hình này, nhiều Đại biểu Quốc hội và người dân đòi Chính phủ tường trình công khai cho dân biết phải làm gì để bảo vệ lãnh thổ. Họ cũng đề nghị Quốc hội phải ra nghị quyết bày tỏ thái độ quyết liệt với Bắc Kinh. Rất tiếc Ban Thương vụ Quốc hội đã không ghi vào chương trình nghị sự của kỳ họp 9 (từ 20/5 đến 26/6/2015).
Mãi cho đến khi thấy phải đầu hàng áp lực của dư luận và yêu cầu của một số Đại biểu, Văn phòng Thường trực Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới yêu cầu Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngọai giao Phạm Bình Minh báo cáo tình hình với Quốc hội.
Tuy nhiên phiên họp được chờ đợi và hy vọng này lại họp kín chỉ để các Đại biểu nghe cho biết vào những giây phút nhạt nhẽo cuối cùng của ngày họp 5/6 (2015).
Việc làm của Quốc hội đã gây bất mãn trong dân. Một vài phát biểu sau đó trong phiên họp ngày 8/6 (2015) của hai Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) và Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) tuy đã gay gắt lên án Trung Quốc, nhưng không đủ sức lấy lại lòng tin với cử tri.
Nhưng tại sao đảng và chính phủ Việt Nam không muốn để cho Quốc hội thảo luận công khai về hành động vi phạm chủ quyền biền đảo của Việt Nam ở Biển Đông ?
Đã có ý kiến của cấp lãnh đạo Quốc hội CSVN cho rằng vì vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông là “vấn đề nhạy cảm” nên phải cẩn thận để không gây ra những tình huống khó khăn cho chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình.
Dư luận trong nước không đồng tình với lãnh đạo Quốc hội. Nhiều chuyên viên và trí thức, kể cả Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã đề nghị Quốc hội phải có lập trường cứng rắn với Trung Quốc để tạo niềm tin cho dân, nhưng Quốc hội đã làm theo lệnh mũ ni che tai của Bộ Chính trị vì sợ làm mất lòng Trung Quốc !
Tiến sỹ Trần Công Trục và nhiều Trí thức, chuyên viên biểo đảo trong và ngoài nước và cựu lão thành Cách mạng cũng từng khuyên Chính phủ kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm nhưng nhà nước không dám làm.
Tại sao ? Một phần vì những người được gọi là “học giả-trí thức-chuyên viên” của đảng đã không đủ khả năng và bản lĩnh để đương đầu với đội ngũ trí thức và bộ máy tuyên truyền giầu tiền nhiều bạc của Trung Quốc trong công tác bảo vệ điều được gọi là “bằng chứng lịch sử” về chủ quyền của họ ở Biển Đông.
Chuyên viên của nhà nước Việt Nam chỉ biết nói đi nói lại luận cứ yêu sách đường Lưỡi bò hay đường 10 đọan (từ 9 mới tăng lên 10) chiếm ¾ diện tích 3.3 triệu cây số vuông Biển Đông là phi lý và vô căn cứ nhưng chưa trưng dẫn cho thế giới thấy những bằng chứng cụ thể của mình nên vẫn hụt hẫng.
Thêm vào đó, phía Việt Nam vẫn lúng túng về Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 của thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai, mà theo lập luận của phía Trung Quốc là đã thừa nhận chủ quyền của Trung Hoa trên 2 quần đảo Tây Sa (Hòang Sa) và Nam Sa (Trường sa).
Nguyên văn Công hàm như sau:
“ Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Phía Việt Nam Cộng sản bác bỏ quan điểm của Trung Quốc và cho rằng Chính phủ VNDCCH vào thời điểm 1958 không qủan lý 2 quần đào Hòang Sa và Trường Sa mà thuộc quyền Chính phủ Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam nên VNDCCH không có quyền pháp lý với 2 quần đảo này.
Ngoài Công hàm 1958, chính quyền CSVN còn bị lúng túng trước thắc mắc tại sao Chính phủ VNDCCH đã không phản đối khi Trung quốc đem quân chiếm đóng Hòang Sa của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974 ?
Vì vậy ông Trần Công Trục đã báo động: “ Trung Quốc đang tìm mọi cách để tuyên truyền, quảng bá trên các diễn đàn quốc tế về cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của họ đối với hầu hết Biển Đông trong yêu sách đường “lưỡi bò” hết sức phi lý; đồng thời với những hành động hòng đánh lừa dư luận, cài bẫy để giành sự công nhận trên thực tế của các bên trực tiếp hay gián tiếp có liên quan trong và ngoài khu vực đối với yêu sách chủ quyền của họ trong hầu hết Biển Đông.
Trong khi đó, nếu đội ngũ nghiên cứu người Việt chúng ta không đáp trả kịp thời và tương ứng thì vô hình chung chúng ta đã nhường trận địa, nhường thế thượng phong cho đối thủ trên mặt trận tuyên truyền và tập hợp sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.
Nguy hiểm hơn, với lối nói lấy được cộng với việc chi tiền mua chuộc một số học giả quốc tế, thậm chí là mua chuộc một số quốc gia để đổi lấy sự ủng hộ chủ trương yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc đã và đang tạo ra rất nhiều khó khăn cho ta trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.” (trích báo Giáo dục Việt Nam, 6/6/2015)
TỪ 3 KHÔNG ĐẾN CHỜ SUNG RỤNG ?
Trong khi Việt Nam có nhiều bất cập như thế trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc thì Ban Tuyên giáo Trung Ương đã phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội mở ra mặt trận báo chí chống điều được gọi là “các thế lực thù địch” đang “xuyên tạc đường lối chính trị, chiến lược an ninh, quốc phòng của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.”
Một bài trên báo Quân đội Nhân dân ngày 08/06/2015 viết: “Hiện nay, trên không gian mạng vẫn còn “dư âm” về Diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La lần thứ 14 vừa diễn ra tại Xin-ga-po. Những vấn đề địa-chính trị phức tạp, nóng bỏng và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam đã và đang trở thành chủ đề mà các thế lực thù địch lợi dụng làm phương tiện để xuyên tạc đường lối chính trị, chiến lược an ninh, quốc phòng của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.”
Bài báo không chỉ danh “các thế lực thù địch” là ai, bình thường hay ám chỉ người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng trong trường hợp này rõ ràng muốn bao gồm cả Trung Quốc vì một số Nhà bình luận và báo chí Trung Hoa, tiêu biểu là tờ Hòan Cầu Thời báo, đã cáo buộc Việt Nam muốn đi theo Mỹ để chống Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng sau chuyến thăm Việt Nam từ 31/5 đến 2/6/2015 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trong đó hai nước Việt-Mỹ đã ký “Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng”.
Tờ QĐND cũng chỉ trích ý kiến khuyên Việt Nam nên thay đổi chính sách quốc phòng.
Tác giả viết: “ Có người còn đặt câu hỏi, phải chăng đã đến lúc Việt Nam nên từ bỏ chính sách ba không: "Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia"(!)
Từ lý luận, kinh nghiệm lịch sử, trong điều kiện địa-chính trị của Việt Nam, để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có biển, đảo, chúng ta cần phải tái khẳng định nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối chính trị và chiến lược quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta.”
Nhưng với chính sách gậm nhấm và bá quyền của Trung Quốc đã rõ như ban ngày đối với Việt Nam từ đất liền đến biển đảo và từ kinh tế sang chính trị và ngọai giao thì lập trường Quốc phòng 3 không của Việt Nam có chống nổi Trung Hoa không ?
Hay Việt Nam muốn theo đuổi 3 không để chờ sung rụng đến từ hậu qủa xung đột giữa Trung Quốc với các cường quốc khác, kể cả Hoa Kỳ ở Biển Đông ?
Nếu Việt Nam muốn bình chân để thủ lợi thay vì phải tự cứu mình trước khi được người vớt thì chỉ là cầu may, không phải là sách lược khôn ngoan trước một Trung Hoa đã từng dạy cho Việt Nam 3 bài học ở Hòang Sa tháng 01/1974, cuộc chiến biến giới (1979-1989) và trận chiến ở Trường Sa tháng 3/1988.
Bên cạnh việc bảo vệ quan điểm 3 không, Tồng cục Chính trị của Quân đội đã làm việc với “các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí Trung ương” hôm 4/6 (2015) để thảo luận công tác phối hợp thông tin và tuyên truyền giữa Quân đội và các cơ quan báo chí nhà nước.
Thượng tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ động buổi làm việc.
Tướng Lịch đã: “Nhấn mạnh, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay đang đặt ra những vấn đề mới. Do đó, đề nghị các đại biểu đề xuất phối hợp tuyên truyền giữa Tổng cục Chính trị và các cơ quan báo chí Trung ương, về hoạt động quân sự - quốc phòng, đối ngoại quốc phòng đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn.”
Ông Lịch nói: “Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, vấn đề đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo vẫn còn khó khăn, phức tạp, lâu dài. Đặc biệt từ nay đến Đại hội XII của Đảng, cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt trên các mặt trận tư tưởng – lý luận; kinh tế - xã hội; quốc phòng – an ninh và đối ngoại... Thực tế này đặt ra cho công tác phối hợp thông tin – truyên truyền báo chí cần phải thường xuyên bám sát tình hình, chủ động thông tin về những vấn đề, sự kiện nổi bật liên quan đến Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng cũng như các vấn đề về quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng, đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác, kịp thời.” (trích VOV,Voice of Vietnam, 4/6/2015)
Đây là lần đầu tiên kể từ khi có tranh chấp chủ quyền biển đảo và lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc mới có một buổi làm việc với báo chí đảng do Tổng cục Chính trị Quân đội chủ động.
Tuy nhiên những điều cảnh giác của Tướng Lịch đã không nói ra hết những khó khăn trong lĩnh vực thông tin và bảo vệ chủ quyền của báo chí Việt Nam. Có điều chắc chắn là truyền thông Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam trong lĩnh vực thông tin và tuyên truyền chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Vì vậy, nếu nhà nước tiếp tục che giấu nhân dân và Quốc hội về tình hình Biển Đông thì hậu qủa đảng phải một mình bảo vệ lãnh thổ có làm được không ? -/-
Phạm Trần
(06/015)
Nơi yên nghỉ của những “thiên thần” mất cuộc sống.
Bảo Giang
09:24 12/06/2015
Nơi yên nghỉ của những “thiên thần” mất cuộc sống.
Trong những buổi chiều vào các trang mạng đọc tin, có nhều lần tôi đã phải lặng lẽ, ngồi bất động, rồi nước mắt đã lăn dài chỉ sau mây dòng chữ. Những dòng chữ mà tôi tin rằng có nhiều bạn đã từng đọc qua. Hoặc giả, là chứng nhân của những dòng chữ ấy. Như thế, theo bạn, quê hương Việt Nam của chúng ta bây giờ ra sao? Ở đó có là yên vui, có là hạnh phúc? Hay sau 40 năm, từ khi những “đôi dép râu đạp nát đời son trê” và những “ chiếc mũ tai bèo phủ kín tương lai” tung hoành bá đạo, quê hương ta đã mất dấu, đã hoàn toàn đỗi thay?
Đổi từ diện mạo đến con người. Đổi từ hạnh phúc sang đau thương. Đổi từ yêu thương ra thù hận. Từ nụ cười dấu ái ra nước măt đắng cay? Đổi từ sự trung thành ra phản bội, từ thuần lương ra gian trá, để tất cả cuốn theo dòng thác cách mạng Việt cộng, tạo nên mọi loại tội ác, nhấn chìm cuộc sống hiền lương của xã hội. Để ở đó, nước mắt của những “ thiên thần” chưa kịp nhỏ xuống để khóc thương cho một đất nước không còn lẽ sống, không còn nhân bản, đạo nghĩa thì đã phải lìa đời. Ở đó, ngưòi chưa kịp cất tiếng khóc cho một Việt Nam đang bị Tàu hóa và lấn chiếm thì đã mất cuộc sống. Ơ đó, có biết bao nhiêu là “thiên thần”, có thể là những tài hoa của đất nước, chưa một lần nhìn thấy mặt cha mẹ thì đã bị đẩy vào đáy huyệt trong nền văn hóa của sự chết. Là nền văn hóa không còn lương tri để biết phân biệt thiện ác. Là nền văn hóa chỉ duy có ác tính là tồn tại và lên ngôi với những giáo điều đa trá và bội phản của cộng sản.
Theo đó, bài viết này không phải là mới mẻ. Trái lại chỉ là sự góp nhặt một số câu chuyện, một số bài viết trên các trang mạng mà thôi. Nó được góp nhặt lại để cho thấy xã hội của chúng ta đã bị tàn phá ra sao dưới chế độ cộng sản. Để hỏi bạn xem, chúng ta phải làm gì, ngõ hầu, có thể giảm bớt được phần nào những đau thương. Đau thương như tội ác đang mỗi ngày nhấn chìm, xóa sổ yêu thương ở trên quê hương mến yêu của chúng ta. Đau thương vì ở đó, con người hầu như đang mất dần ý niệm về tội ác!: “Có bầu lần 2 với bạn, T. lại đi phá thai chui để giải quyết "hậu quả" đã được 18 tuần tuổi với suy nghĩ "thai chưa lớn mấy, phá có sao đâu, với lại bọn em còn đi học,( trích)."!.
Cha ông ta, từ xưa quan niệm rằng, đời người là một cuộc sống được chuyển hóa qua bốn gian đoạn: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. và luôn gắn bó với những Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Dục. Quả thật, cuộc đời của mỗi người dù dài hay ngắn đều trải qua bốn giai đoạn này. Bệnh tật thì đến với con người nhiều lần trong đời, nhưng không ai có hai lần sinh và hai lần chết! Từ đó, cuộc sinh, sự sống là ân huệ đặc biệt của Tạo Hóa trao ban. Ngày nay, không phải quan niệm của cha ông ta đã sai đi. Nhưng xem ra, nó đã bị làm cho sai đi trong rất rất nhiều trường hợp. Đặc biệt, dưới chế độ cộng sản, khi đời sống con người được tổ chức và điều hành theo thuyết Tam Vô thì chữ sai kia càng lúc càng lớn dần. Nó lớn dần với cấp số cộng theo từng ngày tháng nó tồn tại. Hoặc gỉa, tăng theo một cấp số nhân đáng sợ hãi. Nhưng còn tồi tệ hơn cả cái cấp số kia là tỷ lệ phá thai gia tăng rất nhanh ở lứa tuổi vị thành niên. Đã thế, nó còn tăng song hành với những loại tội đại ác trong gia đình, trong xã hội và không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy là nó sẽ đảo chiều hay ngừng lại!.
I. Những chứng từ đau thương của thời đại.
Dười đây là một số những trích đoạn, ghi nhận thực tế theo nhiều bài viết rải rác trên các trang mạng như Tin Mới (online), ” Ở cùng một thành phố, nếu như ngày ngày bác sỹ C.miệt mài trong công việc nạo, vét, phá thai… thì có một phụ nữ nghèo ngày ngày lui tới các phòng khám , xin những thai nhi bị bỏ rơi, bị giết ấy về chôn cất ngay trong mảnh đất nhà mình. Người phụ nữ ấy là bà là Nguyễn thị Nhiệm, 53 tuổi trú tại xóm Đồi Cốc, Sóc Sơn, Hà
Theo những câu chuyện đã đăng tải trên mạng, nghĩa trang này mỗi ngày nhận khoảng 20 thai ni. Vào những ngày cuối tuần, con số có thể lên đến 50-70 thai nhi một ngày. Theo lời bà Nhiệm “Có lần lên đến đĩnh diểm, 3 cái xe cải tiến đầy thai nhi. Ai nhìn thấy cũng phải xót xa, đứt ruột”! Ngoài việc tự đi thu lượm thai nhi, bà Nhiệm còn tiếp nhận hàng trăm thai nhi từ nhóm Thiện Nguyện đi thu, lượm về từ các phòng nạo, hút thai trên địa bàn Hà Nội. “Những sinh linh vô tội này được bà tắm rửa, khâm liệm với sự phụ giúp của ông Nguyễn văn Thạo, chồng bà. Tất cả cùng được mai táng chung với hàng nghìn thai nhi khác” Cũng theo lời bà và những nhân viên thiện nguyện khác thì: “hầu hết hài nhi vì bị phá bỏ, nên khi về đến đây hầu như tất cả không còn nguyên vẹn. Có cháu bị cắt ra, làm nát ra để đưa ra cho dễ dàng…” Nhưng dù thai nhi có bị bể nát cách nào chăng nữa, khi tẩm liệm, Bà Nhiệm không bao giờ quên đặt cho mỗi một cháu bé một tên Thánh. Đặt một lần và có khi cũng chẳng có dịp gọi lại.
Chuyện được kể là, khi mới khởi đầu, những cuộc chôn cất thai nhi ở Đồi Cốc thường được tổ chức riêng rẽ, hay theo từng nhóm nhỏ. Đến thời gian gần đây, vì nhiều lý do, các thai nhì mang về Đồi Cốc không được chôn cất riêng rẽ. Trái lại, “sau khi đã được tắm rữa và khâm liệm, các thai nhi được bảo quản trong tủ đông lạnh. Tới khi đủ con số 1000, bà Nhiệm mới cho vào các tiểu sành rồi xây một ngôi mộ lớn để mai táng chung một lần.” Theo lời cô Lập, một trong bảy người đàn bà đầu tiên phụ giúp bà Nhiệm làm công việc tắm rửa thai nhi, vừa lau nước mắt vừa kể: ” Có trường hợp em lớn, hôm trước mang về một nửa, hôm sau nửakia mới được mang về. Chúng tôi lại phải ngồi ghép các tay, chân, mặt… các cháu cho đầy đủ rồi mới đem khâm liệm, chôn cất. Các em bốn, năm tháng là thành hình, có tay, có chân đầy đủ, thậm chí phân biệt được trai hay gái rồi. Có em bị tiêm thuốc, người tím đen lại. Có em khi ra phải làm thủ thuật, không còn lành lặn nữa. Đau xót nữa là trường hợp các em bảy, tám tháng, khi về đây vẫn còn nóng hổi, bế trên tay vẫn còn thoi thóp thở, vẫn còn nấc nấc. Nhưng bệnh viện họ đã tiêm thuốc rồi, không cứu được nữa”.Về các trường hợp phá thai được nhận định chung như sau: “Đa số là vì lợ lầm, Nhưng dã man hơn, có trường hợp cả bố mẹ đẻ đưa con gái đi phá thai vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đình.”.
Tưởng cũng nên ghi lại đôi dòng về bà Nguyễn thị Nhiệm. Bà là người Công Gíáo ở Đồi Cốc. Lúc đầu, khi mới tự làm công việc chôn cất các thai nhi bị vất vào xọt rác, bị bỏ trên lề đường, bờ lau, bụi cỏ, bà Nhiệm gặp phải sự dèm pha của nhiều người trong làng. Khen ít chê nhiều. Đi đâu trong làng cũng thấy người ta bàn tán về câu chuyện của bà:“Họ bảo tôi tâm thần, gàn dở, nên mới làm việc này. Ai đời tự dưng lại vác thêm một cái nghĩa trang về làng, người lành lặn thì không sao, biết đâu có những em bé bố mẹ nhiễm bệnh, hóa ra là mang bệnh về, rồi còn gây ô nhiễm môi trường chung”. Dù biết những người chung quanh chẳng có nhiều thiện cảm với công việc của mình, lại còn phải chuốc lấy những lời lẽ không hay từ những người chung quanh. Nhưng bà kể, ” mỗi lần nghĩ tới cái sinh linh bé bỏng bị vứt vào thùng rác, bị thú nuôi tha đi khắp nơi, bà lại không cầm được nước mắt”. Rồi vượt lên trên tất cả những lời dị nghị, bà quyết tâm làm thật tốt công việc này.
Mãi sau này, người ta mới nhận ra công việc của bà là một việc làm tử tể, tốt bụng, cần phải làm. Nếu như không muốn nói là đầy tính nhân bản và lòng thương người theo tinh thần của tôn giáo. Những lời ong tiếng ve mất dần, không còn. Thay vào đó là một nhóm những ngưòi có lòng nhân hậu trong xóm gặp nhau. Trước tiên, nước mắt họ bắt đầu rơi xuống trên những hình hài vô tri chết đau thương, cô quanh. Kế đến, họ cùng xăn tay áo lên, phụ làm công việc tắm rửa, chôn cát các thai nhi với bà Nhiệm. Khi làm công việc này, họ không lập hội hè với biên bản gian trá như nhà nưóc Việt cộng. Trái lại, cùng chung lòng ,chung sức bên nhau theo khả năng của mỗi người để xây dựng lại tinh thần nhân nghĩa, đạo hạnh cho đời. Kết quả, một nhóm có tên gọi “ Bảo vệ sự Sống” đã ra đời. Họ hoạt động bàng tấm lòng nhân ái, bằng bàn tay, bằng công sức của họ từ ngày này qua ngày khác mà không một đòi hỏi bất cứ một chút lợi nhuận nào, dù nhỏ.
Cũng theo câu chyện, các bài viết. Lúc đầu nghĩa trang chỉ có một nửa sào ruộng được trích ra từ ruộng đất của bà Nhiệm, đến nay nghĩa trang đã rộng hơn nhưng cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Bà cho biết: “Đất của nhà tôi bỏ ra, cộng với số đất của làng cho thêm, tổng diện tích nghĩa trang này hiện rộng ngót 2 sào. Chúng tôi cũng sắp phải cơi nới thêm ra bởi nó đã chật lắm rồi”. Phải đất đã chật lắm rồi và những giọt nưóc mắt của người không ngừng rơi xuống trên những thai nhi. Ai cũng đau xót, nhưng xem ra công viêc tẩm liệm thai nhi của bà mỗi ngày một thêm nhiều hơn. Lý do, nhà nước Việt cộng đã không có bất cứ một phương cách nào để có thể làm giảm bớt số thai nhi bị vất bỏ bên lề đường, bui cỏ, thùng rác hay cho chạy vào ống cống, bồn cầu. Trái lại, tập thể cộng sản này, ngày càng đẩy mạnh việc thi hành chính sách vô đạo, bất nhân bất nghĩa bằng cách thúc dục mọi giới, mọi cấp, học tập theo gương “đạo đức Hồ chí Minh” là một thứ đạo đức giết vợ đợ con, một thứ đạo đức đặt nền tảng trên cơ sở phản luân lý, phản nhân tính của con người. Với lối giáo dục này, chúng muốn triệt phá đời sống căn bản của các gia đình, lôi trẻ ra khỏi gia đình. Đẩy chúng vào đoàn thiếu nhi “bác hồ”, vào đoàn vào đảng, rồi cùng nhau tiêu diệt nền luân lý và đạo đức xã hội. Kết qủa càng ngày càng có nhiều thai nhi phải chết trứơc khi được sinh ra.
Theo câu chuyện được kể lại, bà Nhiệm không biết đi xe máy nên chồng bà, ông Nguyển văn Thạo, sau này đã thay vợ đi thu gom các bé về để mai táng. Ông kể : “Mỗi lần đỡ các bé ra khỏi các túi ni lon, bà đều xúc động tới mức chưa thể đem chôn ngay được, cứ đứng lặng người ngắm các bé rồi nước mắt giọt ngắn giọt dài.” Tuy nhiên, dù trời nắng trời mưa, thậm chí bão bùng, bà Nhiệm vẫn động viên chồng đi gom các cháu về đều đặn. Bà ngậm ngùi: “Mỗi ngày có hàng bao nhiêu cháu cần được chôn cất, mình mà không đi để các cháu phơi ngoài trời, sương gió, cho chó cắn mèo tha, ruồi bu kiến đậu… tôi không đành lòng”.Phần ông Thạo, cũng có tấm lòng thật quảng đại với những thân phận thai nhi xấu số. Ông kể: “ Có những đêm ông không ngủ được. Những cái tên ông bà đặt cho trẻ, những hình ảnh của các hài nhi cứ ám ảnh ông. Có những đêm mưa, đêm tăng sao, tôi nghe như có tiếng trẻ con gọi văng vẳng trong tai, tôi ngồi bật dậy, tôi khóc khi nghĩ đến chúng…”
Ở Hà Nội, không phải chỉ có Đồi Cốc, một nghĩa trang mà hôm nay có lẽ con số đã lên đến cả 100,000 thai nhi. Gần đó, xã Liên Châu, Thanh Oai, cũng có một người tên Nguyễn Văn Nho, ông Sinh, cô Ất… nhiều năm qua cũng tự nguyện làm công việc thật lạ đời. Đầu tiên, ông Nho một mình đến các bệnh viện, phòng khám tư để xin xác hài nhi mang về chôn cất. Sau này thêm những người từ tâm thiện nguyện trợ giúp. Sau mấy năm, ngôi mộ ông mới xây ngày nào giờ đã là nơi yên nghỉ cho hàng vạn “ thiên thần bè nhỏ” xấu số. Ông bấm ngón tay và bảo ” gần 25 nghìn hài nhi được chúng tôi và anh em thiện nguyện đi thu gom khắp các phòng phá thai, bệnh viện trên địa bàn Hà Nội trong 6 năm trời, đưa về chôn cất và hương khói tại một ngôi mộ tập thể. Đây là nơi chôn cất những hài nhi vô tội bị tước đoạt sự sống, quyền làm người từ khi còn trong bụng me”. Những con số này làm chúng ta kinh hoàng ư? Thật ra, chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những bào thai bị phá bỏ và được những người hảo tâm thu nhặt về để chôn cất mà thôi. Phần lớn, đều được bác sỹ của nhà nước Việt cộng và bệnh viện, cơ sở cạo, nạo hút chính thức do nhà nước này điều hành đã cho giật nước cầu tiêu để đưa thai nhi vào đường cống thải, sau khi đã dùng thủ thuật để phá thai cho các khách hàng
Về đây, nếu gặp, ông Sinh, cô Ất, bạn sẽ được nghe những câu chuyện đứt cả ruột gan: ”Có những hôm trời mưa như trút nước, chúng tôi tưởng chừng không thể mang các em về được nơi chôn cất. Chiếc túi nilon màu đen đựng thi thể các em cũng lõng bõng nước mưah…”… .”Cũng có trường hợp, khi tôi mở túi ra, thì bên trong vẫn có những hài nhi còn thoi thóp thở như đang cố gắng níu lại chút hơi thở yếu đuối, cố gắng để được nhìn thấy ánh sáng mặt trời và hi vọng mình cũng sẽ có cơ hội làm người. Thế nhưng... chúng tôi vẫn chậm, cơn mưa cùng với sự vô tâm của một số người đã cướp đi quyền làm người của các em”.
Cách Hà Nội không xa là Nghĩa Thắng, một trong những xã nghèo miền biển thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ở đó có xóm đạo nhỏ bé mang tên Quần Vinh. Người dân ở đây làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Có nhiều gia đình bươn chải, vật lộn với sóng biển, gió cát để mưu sinh. Nhưng về Quần Vinh, hỏi gia đình ông Bao thì ai cũng biết. Người trong vùng gọi ông bằng cái tên rất đặc biệt "người cứu rỗi những linh hồn". Ông Vũ ngọc Bao, nay đã 60 ngoài, khiêm cung trong công việc bé nhỏ mỗi ngày. Ông kể: "Đời cư dân biển chẳng khác nào con nước ròng, nước lớn. Đối với ngư dân đánh cá, họ phải luôn đối chọi với bão tố ập đến bất cứ lúc nào. Có nhà cũng đã phải bán ghe để tìm nghề khác kiếm sống”. Nhưng vì lý do nào ông bỏ nghề biển, có phải vì ông :”muốn cứu rồi những linh hồn “ không? Không. Không phải thế!
Sau nhiều năm lênh đênh trên biển, ông đã từ giã cái thuyền và chuyển sang nghề cải táng mộ. Khi bước vào nghề mới, ông bắt gặp cảnh ngộ, không nguy hiểm như đi biển, mà là đầy nước mắt. Ông nói “ tôi thấy những hài nhi xấu số bị bỏ trong những túi nilong, hoặc quấn vải thả xuống nước, nhưng lại không trôi ra biển mà cứ mắc lại, trôi dạt vào bờ sông và cồn cát. Tự nhiên, nước mắt rơi. Vậy là hàng ngày, ông đi gom lại, tự làm nghi thức chôn cất của người Công Giáo cho xác thai nhi và chôn cất em.” Theo ông, những hài nhi này phần nhiều là từ cơ sở nạo phá thai tư nhân, hay của nhà nước tại xã thải ra theo đường ống cống. Nó đã không theo dòng sông trôi ra bể, nhưng lại vướng vào bụi cỏ, bờ cát…
Lúc đầu ông chỉ chôn cất những thai nhi bên bờ lau bụi cỏ, cồn cát. Nhưng về sau, ông đã trực tiếp đến những cơ sở này xin những hài nhi xấu số bị các bà mẹ bỏ rơi, đem về chôn cất ở một góc của nghĩa trang xứ Quần Vinh. Tính đến nay, khoảng 5000 hài nhi xấu số đã được ông khâm liệm, chôn cất. "Tôi gom những hài nhi đó, rồi đi xin những bát hương nhỏ, cho vào đó, gắn xi măng lại, đánh số theo ngày và đem chôn. Những ngày đầu, tôi giấu vợ con và đi chôn vào ban đêm. Nhưng rồi khi làm những nghi thức chôn cất ở một bãi đất trống của nhà dòng thuộc xứ, những người dân xung quanh cũng không đồng ý, vậy là tôi đem về nhà",
Dĩ nhiên, câu chyên về các nghĩa trang Thai Nhi không phải chỉ có bấy nhiêu. Trái lại chỉ là một phần nhỏ, khá nhỏ trong tổng số thật hiện hữu. Bởi vì, trải đều khắp trên mọi phần đất nước. Không có một nơi nào, tỉnh nào, thành phố nào mà không có những Thai Nhi bị bỏ bên đường cho chó mèo, cắn tha, lôi đi. Không nơi nào mà không có những người dân nhân hậu tốt bụng dem những Hài Nhi ấy vào lòng đất trong nỗi niềm xót thương. Và không một nơi nào trên bình diện cả nước mà không có những phòng nạo, cạo, hút thai của nhà nước cũng như của những tên “phù thuỷ tư”, cũng là những nhân viên y tế của nhà nước vô đạo CS làm thêm giờ, thi nhau mọc lên để phục vụ cho công tác giết người.
Nhưng có một điều rất đặc biệt và đáng chú ý cần ghi nhận ngay nơi đây là. Trong số tất cả những người tốt bụng làm công việc tẩm liệm, thu lượm nhửng Hài nhi bị bò đi để đem về tắm rửa, tẩm liệm, rồi tìm cho chúng có một nơi an nghỉ thì đã không có bất cứ một người nào ở trong hàng ngũ quan cán, hay là cựu đoàn đảng viên, là cán bộ cộng sản, là những kẻ tham ô, lắm tiền nhiều đất, hoặc giả là thân nhân của họ. Trái lại, chỉ toàn là những người dân nghèo khó mà thôi. Lạ không? Thật ra, chẳng có gì lạ. Trong lòng người dân thì có tình thương mến, tính nhân hậu. Trong lòng đảng viên chỉ có mã tấu và dối trá. Dối trá thì giết người và nhân hậu thì bao che cuộc sống. Đó cũng là lý do tình cơ tôi gặp được một người đang nuôi cô nhi. “ cháu “ là cháu ngoại của một viên tướng khá thời danh trong hàng ngũ cán cộng hôm nay. Người mẹ đã “lỡ lầm” trong lúc là một sinh viên theo học tại một trường đại học tại miền nam. “ hai người”, một bên đi làm công tác từ thiện, một bên thì đi phá thai gặp nhau. Cuộc gặp tình cờ nhưng có lẽ là cái duyên sống của đứa trẻ. Kết qủa, bà mẹ trẻ nghe lời khuyên nài, giữ lại bào thai. “ cháu “ được cứu sống và nay đã hơn 5 tuổi! Bà mẹ trẻ lúc trước thỉnh thoảng có thư thăm hỏi người nuôi cháu. Nhung đứa trẻ vĩnh viễn là trẻ mồ côi.
Về Nha Trang, miền quê hương cát trắng thơ mộng của một miền nam trù phú xưa kia với Nhà Thờ Đá, với con đường Độc Lập dẫn ra biển với hàng thùy dương như mộng như mơ, nay đã không còn. Thay vào đó là những ô cắm dùi, rào ngăn chắn, đất đai bờ biền bị chiếm để dành riêng cho các quan cán cộng và những tên quan thày Tầu, Nga trù ngụ. Người dân đã không còn được thả những bước chân thong thả đến bờ thùy dương năm xưa nữa. Nhưng đau xót hơn, cách TP Nha Trang khoảng 10km là một nghĩa trang chôn cuộc sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra. Đó là nơi an nghỉ của hơn 10.000 hài nhi xấu số, không có cơ hội làm người. Nhưng để có một nơi tạm dung này cho các em là hoàn toàn nhờ vào lòng từ tâm của anh Tống Phước Phúc! Người đàn ông “ kỳ lạ” tên Tống Phước Phúc đã tự bỏ tiền túi ra mua khu dất nằm bên sườn núi để làm nơi trú ngụ cho linh hồn của các hài nhi. Ông Phước kể ” Bước qua cái tuổi tứ tuần rồi, tôi nghĩ đến khi chết tôi cũng chỉ làm một việc làm gom xác hài nhi thôi, những hình hài vô tội đó đối với tôi như một duyên phận, giờ muốn dứt ra cũng không được”. Đó là lời tâm sự của anh Tống Phước Phúc, số nhà 45, đường Phương Sài, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Vẫn theo những câu chuyện được viết và kể lại, suốt hơn mười năm nay, anh Phúc không chỉ lặng lẽ đi nhặt xác hài nhi, mà anh còn cưu mang nhiều số phận lỡ làng. Đứng trước 10.250 nấm mộ vô danh là những hài nhi xấu số do chính mình lượm lặt, mang về chôn cất, người thợ hồ nhỏ thó có đôi mắt thật hiền hậu, lặng lẽ đốt lên từng nén nhang như muốn suởi ấm cho những linh hồn thơ ngây bé bỏng lạnh gía. Sau ánh mắt nhìn xa vắng, anh bặm môi như nuốt nước mắt vào trong lòng, anh tâm sự: “tôi cũng không ngờ số lượng lại tăng nhanh đến thế, mỗi lần chôn thêm một hài nhi là một lần đau đớn dù chẳng phải ruột thịt gì”. Với anh, anh cho rằng, số phận của những Hài Nhi (thai nhi) là vô cùng đen đủi, dẫu như chúng chẳng có một cái tội gì, Có chăng là do xã hội, do tổ chức của nhà nưóc vô lương đã tạo ra một nền giáo dục vô đạo và đẩy xã hội vào những ngày đen tối. Ở đó con ngưòi thật khó mà tránh thoát khỏi kiếp nạn. Nên anh tự bảo lòng là “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, khi chưa được cất một tiếng khóc đã bị vứt bỏ bởi có thể những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian, những nặng nợ kiếp người, những hằn thù nhỏ nhen”.
Khi lên cao nguyên, không ai không nghe biết đến nghĩa trang Đồng Nhi, Pleiku. Trong nghĩa trang TP Pleiku, có nghĩa trang Đồng Nhi, tên mà những người thu gom thai nhi đem về đây chôn cất đặt cho khu vực riêng biệt này. Chuyện kể là, ở đây là nơi chôn cất hơn 15.000 hài nhi bị chối bỏ trong mấy năm qua. Tất cả hài nhi ở nghĩa trang Đồng Nhi Pleiku (Gia Lai) có chung số phận là bị cha mẹ chối bỏ. Nhiều thi thể em bé khi được phát hiện đã khô hay bị kiến cắn mất một phần. Hàng nghìn ngôi mộ chỉ gắn mấy dòng chữ ghi tên những nhà hảo tâm đã xây nên nơi yên nghỉ này. Năm 1992, Linh Mục Nguyễn Vân Đông (nhà thờ Thăng Thiên, thành phố Pleiku) lập nên nghĩa trang này để các hài nhi bị vứt bỏ có chốn yên nghỉ. Sau này, sức khỏe yếu, cha Đông bàn giao lại cho nhóm 3 người hảo tâm là anh Phụng, anh Lễ và cụ Tâm. Họ đã gắn bó với công việc này hơn mười năm. Họ đã chung tình thương dành cho các sinh linh nhỏ bé, ngày ngày những con người này cùng nhau đi gom nhặt những thai nhi bị chối bỏ, đem về chôn cất. Ba người tự bỏ tiền cá nhân mua quan quách, vật dụng tẩm liệm cho các cháu. Ôi những tấm lòng vàng hiếm hoi!
Rồi Huế, một cái tên như mộng như mơ. Nào là cầu Tràng Tiền, Cột Vân Lâu! Rồi cung điện của nhiều vua quan cấm đạo xưa, nay xem ra đã lùi cả vào dĩ vãng để nổi bật lên những tên tuổi của những thành uỷ viên, hay trung ương CS như những qủy sứ nhập tràng từ sau Mậu Thân như Nguyển đắc Xuân, Hoàng phủ ngọc Tường, Ngọc Phan, thị Trinh… để nơi ấy ngoài những mồ chôn tập thể của người dân Việt vào tết Mậu Thân, giờ lại có thêm những bãi tha ma không chủ. Trong đó, không ai ngờ rằng, theo dòng thác cách mạng Việt cộng vươn lên, nay đã có hơn 42.200 hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi từ khi chưa lọt lòng hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên – Huế. Đó dĩ nhiên là con số được ghi nhận, chôn cất trong nghĩa trang Anh Hài thôi. Ngoài ra là một con số thật lớn, thật kinh khủng khác đã không được đưa về đây, nhưng đã bị trôi dạt theo các đường ống cống, hay chó tha, mèo gặm, hoặc là theo ngày tháng tự vùi theo cát bụi trong những bờ lau bụi cỏ…
“ Anh Năng, người trông coi nghĩa trang Anh Hài (Thừa Thiên - Huế) cho biết: “Nghĩa trang ra đời ngày 2/2/1992, do một số linh mục Giáo phận Huế thành lập. Số lượng mỗi ngày một nhiều. Có ngày chôn tới 20 hài nhi vô tội. Để giảm kinh phí và diện tích đất chôn, những người phụ trách quyết định xây một mộ một tuần và hàng chục hài nhi được chôn chung một mộ. Ngày nào anh Năng cũng “hạ sơn”, lặn lội qua đò trên sông Hương rồi về TP Huế dạy thêm môn Anh văn cho học sinh cấp 2 để kiếm thêm thu nhập. Chiều tối về nhà, 'hành trang' của anh thường có xác hài nhi để mang về chôn. Bào thai anh nhận từ những người tình nguyện đi gom hoặc anh tự đi lượm được ở gốc cây, thùng rác.. “( theo Nguyên Bình và Cẩm Quyên)
Một bài thơ than khóc, viết trên những ngôi mộ tí xíu vô danh khiến người đọc phải lặng người, và dòng nước mắt rơi!
Em là thai nhi vô tội
Hiện thân là buồn tủi
Tình yêu tắt lịm rồi
Núi đồi xa xôi
Một đêm lạnh trời sương
Em vấp ngã nơi đây
Em thiếp ngủ không hay
Lá rụng che phủ đầy...”
(Linh mục Phaolo, 11/4/2008)
Vào miền nam, quê hương yêu dấu của đồng bào ta cũng không có gì ngoài đau thương và nước mắt. Câu chuyện ở Hố Nai, Biên Hòa, có lẽ chỉ là một chuyện đơn lẻ, rất nhỏ được ghi nhận lại trên các trang mạng, Nó hẳn nhiên không phải là câu chuyện duy nhất của miền Nam. Bởi vì Sài Gòn, miền yêu dấu xưa kia, nay đã được đổi theo tên của một Satăng nhập tràng là Hồ chí Minh với lời dậy bảo các đoàn đảng viên cộng sản là : “đảng viên là ngọc là vàng của đảng…”. Theo đó, muốn thành đoàn đảng viên ngọc ngà của đảng thì phải qua kiểm thảo, mà bài kiểm thảo căn bản lại là” phải công khai tuyên bố căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ..( Đèn cù, trang 74-75). Hồ chí Minh đặt nền móng giáo dục, đào tạo cán bộ, đảng viên CS như thế, xã hội Việt Nam sẽ còn lại gì khi những nhân sự này múa dao, vung liềm buá?
Thử hỏi, với cái định nghĩa này, thì Hồ Quang, tức Hồ chí Minh sẽ là ai đây? Là người, là thần, là qủy nhập tràng chăng? Với một tập đoàn như thế lãnh đạo đất nước thì chuyện Hố Nai, chỉ là một cuộn bóng mờ trong tổng số những trẻ em mất cuộc đời được ghi nhận mà thôi. Ở đây, Linh Mục nguyễn văn Tịch ( giáo xứ Tây Hải, Hố Nai Biên Hòa) người khởi xướng xây dựng nghĩa trang cho biết, “ trong một lần đi thăm người bệnh. Lúc trở về, ngài đã bắt gặp hài nhi chết bỏ bên đường. Ngài đã quyết định đưa em về chôn cất”. Từ đó, một vuông dất nhỏ không quá 200m2 do một số người hiến tặng, hơn bốn năm nay, đã là nơi an nghỉ cho hơn 7500 những “Thiên Thần bé bỏng” sớm mất cuộc sống…
Trên đây là nhiều đoạn viết của nhiều người, tôi trích, tổng hợp, ghi lại từ các bài viết trên các trang mạng ( xin lỗi là đã không ghi lại hết qúy danh của các tác giả và nơi xuất xứ). Tất cả như là những bằng chứng, những chứng nhân đích thực của “ nỗi đau và bất hạnh” của dân tộc Việt Nam trong thời cộng sản. Nó như một chứng liệu xác minh rằng, chính cộng sản là thủ phạm đã tạo nên những oan khiên bất hạnh này cho dân tộc ta. Bởi vì, ở một khía cạnh khác, cùng ngày khi viết về Nghĩa Trang Hài Nhi, tôi mở VNExpress.net, trang mạng thuộc hệ nhà nước cộng sản điều hành và đọc thấy trong mục Pháp Luật của trang mạng này có các tội đại ác liên hệ đến gia đình như sau. ( Bản tin Pháp Luật hôm ấy gồm có khoảng 30 bản tin về các loại tội phạm, thì đã có 6 tội phạm trực tiếp có liên hệ trong gia đình). Nó đã là một bằng chứng chắc chắn khác nữa cho thấy, việc học tập và theo gương “đạo đức hồ chí Minh” chính là nguyên do cơ bản tàn phá nền luân lý và đạo đức của xã hội Việt Nam! Xin trích, ghi lại như sau:
1, Người vợ trẻ tử vong sau trận cãi vã. Sau nhiều tiếng cãi nhau của hai vợ chồng trẻ, gia đình mới phát hiện chị Ánh tử vong với nhiều vết thương trên đầu, bên cạnh chiếc ghế gỗ dính đầy máu. Ngày 20/12
2, Tử hình kẻ cầm dao bầu đoạt mạng vợ. Không thuyết phục được vợ quay về, tại nhà mẹ vợ, Quân đã truy đuổi, đâm chết người đàn bà đã sinh cho hắn hai đứa con.
3. Cô giáo mầm non bị chồng sát hại. Theo bản án sơ thẩm ngày 18/12 của TAND Hà Nội Thứ tư, 17/12/2014
4. Lão gìa 67 tuổi truyền nhân đích thực tái hiện hình ảnh Hồ chí Minh lĩnh án. Câu chuyện của ông này rất gần gũi với câu chuyện của Hồ chí Minh và Nông thị Xuân. Mỗi lần dụ dỗ bé Sen 14 tuổi quan hệ tình dục, bị cáo Lan đều cho đứa trẻ 300.000-400.000 đồng. Sau nhiền lần xâm hại, Y đã khiến bé gái mang bầu, làm mẹ bất đắc dĩ. Chiều 17/12, TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã mở phiên tòa phúc thẩm tuyên y án 3 năm tù với Kê Thanh Lan (67 tuổi, trú huyện A Lưới) Theo tờ báo, tên này bị kết án, bị phạt nhẹ vì có công với ” cách mạng “ Việt cộng. Không biết Y có phải là đoàn đảng viên Việt cộng hay không? Chỉ thấy tuyên dương y đã nhận nhiều huân chương ( huân chương sao vàng, huân chương Hồ chí Minh?) và nhiều huy chương nên được hưởng án nhẹ. Kinh hãi chưa? Cứ có công với Việt cộng là được hưởng giảm khinh. Tuy thế, nhiều người cho rằng, nếu đem bản án ra so với Hồ chí Minh, Y bị như thế là quá nặng, bởi vì lão chỉ học và làm theo gương “bác” mà bị tù. Khéo mà bị hàm oan?
5. Án chung thân cho đứa cháu nhằm đầu chú gây án. Đoạt mạng chú họ bằng hơn 20 nhát dao, Theo bản án sơ thẩm ngày 17/12 của TAND Hà Nội, Lê Văn Phúc (33 tuổi) là cháu họ của anh Lê Văn Minh (39 tuổi).
6. Con rể nã đạn vào mẹ vợ. Rình lúc mẹ vợ và cậu em đến nhà chơi, nửa đêm Tuấn cầm súng bắn hai người này cùng cô vợ. Công an Hà Nội thông báo đã bắt được Nguyễn Anh Tuấn (36 tuổi), nghi can bắn mẹ vợ cùng 3 người khác trong căn nhà trên phố Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân.
Một ngày có bấy nhiêu vụ đại án phạm đến gia đinh. Một năm, rồi bốn mươi năm qua đã là bao nhiêu vụ rồi? Còn học tập theo gương Hồ chí Minh nữa hay là thôi?
II. Làm sao để giảm bớt những đau thương, oan nghiệt này? ( phần hai).
Bài viết nhỏ, như một nén hương muộn, kính viếng hương hồn các “Thiên Thần Bé Nhỏ” chưa được sinh ra đã mất cuộc sống.
Bảo Giang
Trong những buổi chiều vào các trang mạng đọc tin, có nhều lần tôi đã phải lặng lẽ, ngồi bất động, rồi nước mắt đã lăn dài chỉ sau mây dòng chữ. Những dòng chữ mà tôi tin rằng có nhiều bạn đã từng đọc qua. Hoặc giả, là chứng nhân của những dòng chữ ấy. Như thế, theo bạn, quê hương Việt Nam của chúng ta bây giờ ra sao? Ở đó có là yên vui, có là hạnh phúc? Hay sau 40 năm, từ khi những “đôi dép râu đạp nát đời son trê” và những “ chiếc mũ tai bèo phủ kín tương lai” tung hoành bá đạo, quê hương ta đã mất dấu, đã hoàn toàn đỗi thay?
Đổi từ diện mạo đến con người. Đổi từ hạnh phúc sang đau thương. Đổi từ yêu thương ra thù hận. Từ nụ cười dấu ái ra nước măt đắng cay? Đổi từ sự trung thành ra phản bội, từ thuần lương ra gian trá, để tất cả cuốn theo dòng thác cách mạng Việt cộng, tạo nên mọi loại tội ác, nhấn chìm cuộc sống hiền lương của xã hội. Để ở đó, nước mắt của những “ thiên thần” chưa kịp nhỏ xuống để khóc thương cho một đất nước không còn lẽ sống, không còn nhân bản, đạo nghĩa thì đã phải lìa đời. Ở đó, ngưòi chưa kịp cất tiếng khóc cho một Việt Nam đang bị Tàu hóa và lấn chiếm thì đã mất cuộc sống. Ơ đó, có biết bao nhiêu là “thiên thần”, có thể là những tài hoa của đất nước, chưa một lần nhìn thấy mặt cha mẹ thì đã bị đẩy vào đáy huyệt trong nền văn hóa của sự chết. Là nền văn hóa không còn lương tri để biết phân biệt thiện ác. Là nền văn hóa chỉ duy có ác tính là tồn tại và lên ngôi với những giáo điều đa trá và bội phản của cộng sản.
Theo đó, bài viết này không phải là mới mẻ. Trái lại chỉ là sự góp nhặt một số câu chuyện, một số bài viết trên các trang mạng mà thôi. Nó được góp nhặt lại để cho thấy xã hội của chúng ta đã bị tàn phá ra sao dưới chế độ cộng sản. Để hỏi bạn xem, chúng ta phải làm gì, ngõ hầu, có thể giảm bớt được phần nào những đau thương. Đau thương như tội ác đang mỗi ngày nhấn chìm, xóa sổ yêu thương ở trên quê hương mến yêu của chúng ta. Đau thương vì ở đó, con người hầu như đang mất dần ý niệm về tội ác!: “Có bầu lần 2 với bạn, T. lại đi phá thai chui để giải quyết "hậu quả" đã được 18 tuần tuổi với suy nghĩ "thai chưa lớn mấy, phá có sao đâu, với lại bọn em còn đi học,( trích)."!.
Cha ông ta, từ xưa quan niệm rằng, đời người là một cuộc sống được chuyển hóa qua bốn gian đoạn: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. và luôn gắn bó với những Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Dục. Quả thật, cuộc đời của mỗi người dù dài hay ngắn đều trải qua bốn giai đoạn này. Bệnh tật thì đến với con người nhiều lần trong đời, nhưng không ai có hai lần sinh và hai lần chết! Từ đó, cuộc sinh, sự sống là ân huệ đặc biệt của Tạo Hóa trao ban. Ngày nay, không phải quan niệm của cha ông ta đã sai đi. Nhưng xem ra, nó đã bị làm cho sai đi trong rất rất nhiều trường hợp. Đặc biệt, dưới chế độ cộng sản, khi đời sống con người được tổ chức và điều hành theo thuyết Tam Vô thì chữ sai kia càng lúc càng lớn dần. Nó lớn dần với cấp số cộng theo từng ngày tháng nó tồn tại. Hoặc gỉa, tăng theo một cấp số nhân đáng sợ hãi. Nhưng còn tồi tệ hơn cả cái cấp số kia là tỷ lệ phá thai gia tăng rất nhanh ở lứa tuổi vị thành niên. Đã thế, nó còn tăng song hành với những loại tội đại ác trong gia đình, trong xã hội và không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy là nó sẽ đảo chiều hay ngừng lại!.
I. Những chứng từ đau thương của thời đại.
Dười đây là một số những trích đoạn, ghi nhận thực tế theo nhiều bài viết rải rác trên các trang mạng như Tin Mới (online), ” Ở cùng một thành phố, nếu như ngày ngày bác sỹ C.miệt mài trong công việc nạo, vét, phá thai… thì có một phụ nữ nghèo ngày ngày lui tới các phòng khám , xin những thai nhi bị bỏ rơi, bị giết ấy về chôn cất ngay trong mảnh đất nhà mình. Người phụ nữ ấy là bà là Nguyễn thị Nhiệm, 53 tuổi trú tại xóm Đồi Cốc, Sóc Sơn, Hà
Theo những câu chuyện đã đăng tải trên mạng, nghĩa trang này mỗi ngày nhận khoảng 20 thai ni. Vào những ngày cuối tuần, con số có thể lên đến 50-70 thai nhi một ngày. Theo lời bà Nhiệm “Có lần lên đến đĩnh diểm, 3 cái xe cải tiến đầy thai nhi. Ai nhìn thấy cũng phải xót xa, đứt ruột”! Ngoài việc tự đi thu lượm thai nhi, bà Nhiệm còn tiếp nhận hàng trăm thai nhi từ nhóm Thiện Nguyện đi thu, lượm về từ các phòng nạo, hút thai trên địa bàn Hà Nội. “Những sinh linh vô tội này được bà tắm rửa, khâm liệm với sự phụ giúp của ông Nguyễn văn Thạo, chồng bà. Tất cả cùng được mai táng chung với hàng nghìn thai nhi khác” Cũng theo lời bà và những nhân viên thiện nguyện khác thì: “hầu hết hài nhi vì bị phá bỏ, nên khi về đến đây hầu như tất cả không còn nguyên vẹn. Có cháu bị cắt ra, làm nát ra để đưa ra cho dễ dàng…” Nhưng dù thai nhi có bị bể nát cách nào chăng nữa, khi tẩm liệm, Bà Nhiệm không bao giờ quên đặt cho mỗi một cháu bé một tên Thánh. Đặt một lần và có khi cũng chẳng có dịp gọi lại.
Chuyện được kể là, khi mới khởi đầu, những cuộc chôn cất thai nhi ở Đồi Cốc thường được tổ chức riêng rẽ, hay theo từng nhóm nhỏ. Đến thời gian gần đây, vì nhiều lý do, các thai nhì mang về Đồi Cốc không được chôn cất riêng rẽ. Trái lại, “sau khi đã được tắm rữa và khâm liệm, các thai nhi được bảo quản trong tủ đông lạnh. Tới khi đủ con số 1000, bà Nhiệm mới cho vào các tiểu sành rồi xây một ngôi mộ lớn để mai táng chung một lần.” Theo lời cô Lập, một trong bảy người đàn bà đầu tiên phụ giúp bà Nhiệm làm công việc tắm rửa thai nhi, vừa lau nước mắt vừa kể: ” Có trường hợp em lớn, hôm trước mang về một nửa, hôm sau nửakia mới được mang về. Chúng tôi lại phải ngồi ghép các tay, chân, mặt… các cháu cho đầy đủ rồi mới đem khâm liệm, chôn cất. Các em bốn, năm tháng là thành hình, có tay, có chân đầy đủ, thậm chí phân biệt được trai hay gái rồi. Có em bị tiêm thuốc, người tím đen lại. Có em khi ra phải làm thủ thuật, không còn lành lặn nữa. Đau xót nữa là trường hợp các em bảy, tám tháng, khi về đây vẫn còn nóng hổi, bế trên tay vẫn còn thoi thóp thở, vẫn còn nấc nấc. Nhưng bệnh viện họ đã tiêm thuốc rồi, không cứu được nữa”.Về các trường hợp phá thai được nhận định chung như sau: “Đa số là vì lợ lầm, Nhưng dã man hơn, có trường hợp cả bố mẹ đẻ đưa con gái đi phá thai vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đình.”.
Tưởng cũng nên ghi lại đôi dòng về bà Nguyễn thị Nhiệm. Bà là người Công Gíáo ở Đồi Cốc. Lúc đầu, khi mới tự làm công việc chôn cất các thai nhi bị vất vào xọt rác, bị bỏ trên lề đường, bờ lau, bụi cỏ, bà Nhiệm gặp phải sự dèm pha của nhiều người trong làng. Khen ít chê nhiều. Đi đâu trong làng cũng thấy người ta bàn tán về câu chuyện của bà:“Họ bảo tôi tâm thần, gàn dở, nên mới làm việc này. Ai đời tự dưng lại vác thêm một cái nghĩa trang về làng, người lành lặn thì không sao, biết đâu có những em bé bố mẹ nhiễm bệnh, hóa ra là mang bệnh về, rồi còn gây ô nhiễm môi trường chung”. Dù biết những người chung quanh chẳng có nhiều thiện cảm với công việc của mình, lại còn phải chuốc lấy những lời lẽ không hay từ những người chung quanh. Nhưng bà kể, ” mỗi lần nghĩ tới cái sinh linh bé bỏng bị vứt vào thùng rác, bị thú nuôi tha đi khắp nơi, bà lại không cầm được nước mắt”. Rồi vượt lên trên tất cả những lời dị nghị, bà quyết tâm làm thật tốt công việc này.
Mãi sau này, người ta mới nhận ra công việc của bà là một việc làm tử tể, tốt bụng, cần phải làm. Nếu như không muốn nói là đầy tính nhân bản và lòng thương người theo tinh thần của tôn giáo. Những lời ong tiếng ve mất dần, không còn. Thay vào đó là một nhóm những ngưòi có lòng nhân hậu trong xóm gặp nhau. Trước tiên, nước mắt họ bắt đầu rơi xuống trên những hình hài vô tri chết đau thương, cô quanh. Kế đến, họ cùng xăn tay áo lên, phụ làm công việc tắm rửa, chôn cát các thai nhi với bà Nhiệm. Khi làm công việc này, họ không lập hội hè với biên bản gian trá như nhà nưóc Việt cộng. Trái lại, cùng chung lòng ,chung sức bên nhau theo khả năng của mỗi người để xây dựng lại tinh thần nhân nghĩa, đạo hạnh cho đời. Kết quả, một nhóm có tên gọi “ Bảo vệ sự Sống” đã ra đời. Họ hoạt động bàng tấm lòng nhân ái, bằng bàn tay, bằng công sức của họ từ ngày này qua ngày khác mà không một đòi hỏi bất cứ một chút lợi nhuận nào, dù nhỏ.
Cũng theo câu chyện, các bài viết. Lúc đầu nghĩa trang chỉ có một nửa sào ruộng được trích ra từ ruộng đất của bà Nhiệm, đến nay nghĩa trang đã rộng hơn nhưng cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Bà cho biết: “Đất của nhà tôi bỏ ra, cộng với số đất của làng cho thêm, tổng diện tích nghĩa trang này hiện rộng ngót 2 sào. Chúng tôi cũng sắp phải cơi nới thêm ra bởi nó đã chật lắm rồi”. Phải đất đã chật lắm rồi và những giọt nưóc mắt của người không ngừng rơi xuống trên những thai nhi. Ai cũng đau xót, nhưng xem ra công viêc tẩm liệm thai nhi của bà mỗi ngày một thêm nhiều hơn. Lý do, nhà nước Việt cộng đã không có bất cứ một phương cách nào để có thể làm giảm bớt số thai nhi bị vất bỏ bên lề đường, bui cỏ, thùng rác hay cho chạy vào ống cống, bồn cầu. Trái lại, tập thể cộng sản này, ngày càng đẩy mạnh việc thi hành chính sách vô đạo, bất nhân bất nghĩa bằng cách thúc dục mọi giới, mọi cấp, học tập theo gương “đạo đức Hồ chí Minh” là một thứ đạo đức giết vợ đợ con, một thứ đạo đức đặt nền tảng trên cơ sở phản luân lý, phản nhân tính của con người. Với lối giáo dục này, chúng muốn triệt phá đời sống căn bản của các gia đình, lôi trẻ ra khỏi gia đình. Đẩy chúng vào đoàn thiếu nhi “bác hồ”, vào đoàn vào đảng, rồi cùng nhau tiêu diệt nền luân lý và đạo đức xã hội. Kết qủa càng ngày càng có nhiều thai nhi phải chết trứơc khi được sinh ra.
Theo câu chuyện được kể lại, bà Nhiệm không biết đi xe máy nên chồng bà, ông Nguyển văn Thạo, sau này đã thay vợ đi thu gom các bé về để mai táng. Ông kể : “Mỗi lần đỡ các bé ra khỏi các túi ni lon, bà đều xúc động tới mức chưa thể đem chôn ngay được, cứ đứng lặng người ngắm các bé rồi nước mắt giọt ngắn giọt dài.” Tuy nhiên, dù trời nắng trời mưa, thậm chí bão bùng, bà Nhiệm vẫn động viên chồng đi gom các cháu về đều đặn. Bà ngậm ngùi: “Mỗi ngày có hàng bao nhiêu cháu cần được chôn cất, mình mà không đi để các cháu phơi ngoài trời, sương gió, cho chó cắn mèo tha, ruồi bu kiến đậu… tôi không đành lòng”.Phần ông Thạo, cũng có tấm lòng thật quảng đại với những thân phận thai nhi xấu số. Ông kể: “ Có những đêm ông không ngủ được. Những cái tên ông bà đặt cho trẻ, những hình ảnh của các hài nhi cứ ám ảnh ông. Có những đêm mưa, đêm tăng sao, tôi nghe như có tiếng trẻ con gọi văng vẳng trong tai, tôi ngồi bật dậy, tôi khóc khi nghĩ đến chúng…”
Ở Hà Nội, không phải chỉ có Đồi Cốc, một nghĩa trang mà hôm nay có lẽ con số đã lên đến cả 100,000 thai nhi. Gần đó, xã Liên Châu, Thanh Oai, cũng có một người tên Nguyễn Văn Nho, ông Sinh, cô Ất… nhiều năm qua cũng tự nguyện làm công việc thật lạ đời. Đầu tiên, ông Nho một mình đến các bệnh viện, phòng khám tư để xin xác hài nhi mang về chôn cất. Sau này thêm những người từ tâm thiện nguyện trợ giúp. Sau mấy năm, ngôi mộ ông mới xây ngày nào giờ đã là nơi yên nghỉ cho hàng vạn “ thiên thần bè nhỏ” xấu số. Ông bấm ngón tay và bảo ” gần 25 nghìn hài nhi được chúng tôi và anh em thiện nguyện đi thu gom khắp các phòng phá thai, bệnh viện trên địa bàn Hà Nội trong 6 năm trời, đưa về chôn cất và hương khói tại một ngôi mộ tập thể. Đây là nơi chôn cất những hài nhi vô tội bị tước đoạt sự sống, quyền làm người từ khi còn trong bụng me”. Những con số này làm chúng ta kinh hoàng ư? Thật ra, chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những bào thai bị phá bỏ và được những người hảo tâm thu nhặt về để chôn cất mà thôi. Phần lớn, đều được bác sỹ của nhà nước Việt cộng và bệnh viện, cơ sở cạo, nạo hút chính thức do nhà nước này điều hành đã cho giật nước cầu tiêu để đưa thai nhi vào đường cống thải, sau khi đã dùng thủ thuật để phá thai cho các khách hàng
Về đây, nếu gặp, ông Sinh, cô Ất, bạn sẽ được nghe những câu chuyện đứt cả ruột gan: ”Có những hôm trời mưa như trút nước, chúng tôi tưởng chừng không thể mang các em về được nơi chôn cất. Chiếc túi nilon màu đen đựng thi thể các em cũng lõng bõng nước mưah…”… .”Cũng có trường hợp, khi tôi mở túi ra, thì bên trong vẫn có những hài nhi còn thoi thóp thở như đang cố gắng níu lại chút hơi thở yếu đuối, cố gắng để được nhìn thấy ánh sáng mặt trời và hi vọng mình cũng sẽ có cơ hội làm người. Thế nhưng... chúng tôi vẫn chậm, cơn mưa cùng với sự vô tâm của một số người đã cướp đi quyền làm người của các em”.
Cách Hà Nội không xa là Nghĩa Thắng, một trong những xã nghèo miền biển thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ở đó có xóm đạo nhỏ bé mang tên Quần Vinh. Người dân ở đây làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Có nhiều gia đình bươn chải, vật lộn với sóng biển, gió cát để mưu sinh. Nhưng về Quần Vinh, hỏi gia đình ông Bao thì ai cũng biết. Người trong vùng gọi ông bằng cái tên rất đặc biệt "người cứu rỗi những linh hồn". Ông Vũ ngọc Bao, nay đã 60 ngoài, khiêm cung trong công việc bé nhỏ mỗi ngày. Ông kể: "Đời cư dân biển chẳng khác nào con nước ròng, nước lớn. Đối với ngư dân đánh cá, họ phải luôn đối chọi với bão tố ập đến bất cứ lúc nào. Có nhà cũng đã phải bán ghe để tìm nghề khác kiếm sống”. Nhưng vì lý do nào ông bỏ nghề biển, có phải vì ông :”muốn cứu rồi những linh hồn “ không? Không. Không phải thế!
Sau nhiều năm lênh đênh trên biển, ông đã từ giã cái thuyền và chuyển sang nghề cải táng mộ. Khi bước vào nghề mới, ông bắt gặp cảnh ngộ, không nguy hiểm như đi biển, mà là đầy nước mắt. Ông nói “ tôi thấy những hài nhi xấu số bị bỏ trong những túi nilong, hoặc quấn vải thả xuống nước, nhưng lại không trôi ra biển mà cứ mắc lại, trôi dạt vào bờ sông và cồn cát. Tự nhiên, nước mắt rơi. Vậy là hàng ngày, ông đi gom lại, tự làm nghi thức chôn cất của người Công Giáo cho xác thai nhi và chôn cất em.” Theo ông, những hài nhi này phần nhiều là từ cơ sở nạo phá thai tư nhân, hay của nhà nước tại xã thải ra theo đường ống cống. Nó đã không theo dòng sông trôi ra bể, nhưng lại vướng vào bụi cỏ, bờ cát…
Lúc đầu ông chỉ chôn cất những thai nhi bên bờ lau bụi cỏ, cồn cát. Nhưng về sau, ông đã trực tiếp đến những cơ sở này xin những hài nhi xấu số bị các bà mẹ bỏ rơi, đem về chôn cất ở một góc của nghĩa trang xứ Quần Vinh. Tính đến nay, khoảng 5000 hài nhi xấu số đã được ông khâm liệm, chôn cất. "Tôi gom những hài nhi đó, rồi đi xin những bát hương nhỏ, cho vào đó, gắn xi măng lại, đánh số theo ngày và đem chôn. Những ngày đầu, tôi giấu vợ con và đi chôn vào ban đêm. Nhưng rồi khi làm những nghi thức chôn cất ở một bãi đất trống của nhà dòng thuộc xứ, những người dân xung quanh cũng không đồng ý, vậy là tôi đem về nhà",
Dĩ nhiên, câu chyên về các nghĩa trang Thai Nhi không phải chỉ có bấy nhiêu. Trái lại chỉ là một phần nhỏ, khá nhỏ trong tổng số thật hiện hữu. Bởi vì, trải đều khắp trên mọi phần đất nước. Không có một nơi nào, tỉnh nào, thành phố nào mà không có những Thai Nhi bị bỏ bên đường cho chó mèo, cắn tha, lôi đi. Không nơi nào mà không có những người dân nhân hậu tốt bụng dem những Hài Nhi ấy vào lòng đất trong nỗi niềm xót thương. Và không một nơi nào trên bình diện cả nước mà không có những phòng nạo, cạo, hút thai của nhà nước cũng như của những tên “phù thuỷ tư”, cũng là những nhân viên y tế của nhà nước vô đạo CS làm thêm giờ, thi nhau mọc lên để phục vụ cho công tác giết người.
Nhưng có một điều rất đặc biệt và đáng chú ý cần ghi nhận ngay nơi đây là. Trong số tất cả những người tốt bụng làm công việc tẩm liệm, thu lượm nhửng Hài nhi bị bò đi để đem về tắm rửa, tẩm liệm, rồi tìm cho chúng có một nơi an nghỉ thì đã không có bất cứ một người nào ở trong hàng ngũ quan cán, hay là cựu đoàn đảng viên, là cán bộ cộng sản, là những kẻ tham ô, lắm tiền nhiều đất, hoặc giả là thân nhân của họ. Trái lại, chỉ toàn là những người dân nghèo khó mà thôi. Lạ không? Thật ra, chẳng có gì lạ. Trong lòng người dân thì có tình thương mến, tính nhân hậu. Trong lòng đảng viên chỉ có mã tấu và dối trá. Dối trá thì giết người và nhân hậu thì bao che cuộc sống. Đó cũng là lý do tình cơ tôi gặp được một người đang nuôi cô nhi. “ cháu “ là cháu ngoại của một viên tướng khá thời danh trong hàng ngũ cán cộng hôm nay. Người mẹ đã “lỡ lầm” trong lúc là một sinh viên theo học tại một trường đại học tại miền nam. “ hai người”, một bên đi làm công tác từ thiện, một bên thì đi phá thai gặp nhau. Cuộc gặp tình cờ nhưng có lẽ là cái duyên sống của đứa trẻ. Kết qủa, bà mẹ trẻ nghe lời khuyên nài, giữ lại bào thai. “ cháu “ được cứu sống và nay đã hơn 5 tuổi! Bà mẹ trẻ lúc trước thỉnh thoảng có thư thăm hỏi người nuôi cháu. Nhung đứa trẻ vĩnh viễn là trẻ mồ côi.
Về Nha Trang, miền quê hương cát trắng thơ mộng của một miền nam trù phú xưa kia với Nhà Thờ Đá, với con đường Độc Lập dẫn ra biển với hàng thùy dương như mộng như mơ, nay đã không còn. Thay vào đó là những ô cắm dùi, rào ngăn chắn, đất đai bờ biền bị chiếm để dành riêng cho các quan cán cộng và những tên quan thày Tầu, Nga trù ngụ. Người dân đã không còn được thả những bước chân thong thả đến bờ thùy dương năm xưa nữa. Nhưng đau xót hơn, cách TP Nha Trang khoảng 10km là một nghĩa trang chôn cuộc sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra. Đó là nơi an nghỉ của hơn 10.000 hài nhi xấu số, không có cơ hội làm người. Nhưng để có một nơi tạm dung này cho các em là hoàn toàn nhờ vào lòng từ tâm của anh Tống Phước Phúc! Người đàn ông “ kỳ lạ” tên Tống Phước Phúc đã tự bỏ tiền túi ra mua khu dất nằm bên sườn núi để làm nơi trú ngụ cho linh hồn của các hài nhi. Ông Phước kể ” Bước qua cái tuổi tứ tuần rồi, tôi nghĩ đến khi chết tôi cũng chỉ làm một việc làm gom xác hài nhi thôi, những hình hài vô tội đó đối với tôi như một duyên phận, giờ muốn dứt ra cũng không được”. Đó là lời tâm sự của anh Tống Phước Phúc, số nhà 45, đường Phương Sài, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Vẫn theo những câu chuyện được viết và kể lại, suốt hơn mười năm nay, anh Phúc không chỉ lặng lẽ đi nhặt xác hài nhi, mà anh còn cưu mang nhiều số phận lỡ làng. Đứng trước 10.250 nấm mộ vô danh là những hài nhi xấu số do chính mình lượm lặt, mang về chôn cất, người thợ hồ nhỏ thó có đôi mắt thật hiền hậu, lặng lẽ đốt lên từng nén nhang như muốn suởi ấm cho những linh hồn thơ ngây bé bỏng lạnh gía. Sau ánh mắt nhìn xa vắng, anh bặm môi như nuốt nước mắt vào trong lòng, anh tâm sự: “tôi cũng không ngờ số lượng lại tăng nhanh đến thế, mỗi lần chôn thêm một hài nhi là một lần đau đớn dù chẳng phải ruột thịt gì”. Với anh, anh cho rằng, số phận của những Hài Nhi (thai nhi) là vô cùng đen đủi, dẫu như chúng chẳng có một cái tội gì, Có chăng là do xã hội, do tổ chức của nhà nưóc vô lương đã tạo ra một nền giáo dục vô đạo và đẩy xã hội vào những ngày đen tối. Ở đó con ngưòi thật khó mà tránh thoát khỏi kiếp nạn. Nên anh tự bảo lòng là “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, khi chưa được cất một tiếng khóc đã bị vứt bỏ bởi có thể những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta những tai họa ở trần gian, những nặng nợ kiếp người, những hằn thù nhỏ nhen”.
Khi lên cao nguyên, không ai không nghe biết đến nghĩa trang Đồng Nhi, Pleiku. Trong nghĩa trang TP Pleiku, có nghĩa trang Đồng Nhi, tên mà những người thu gom thai nhi đem về đây chôn cất đặt cho khu vực riêng biệt này. Chuyện kể là, ở đây là nơi chôn cất hơn 15.000 hài nhi bị chối bỏ trong mấy năm qua. Tất cả hài nhi ở nghĩa trang Đồng Nhi Pleiku (Gia Lai) có chung số phận là bị cha mẹ chối bỏ. Nhiều thi thể em bé khi được phát hiện đã khô hay bị kiến cắn mất một phần. Hàng nghìn ngôi mộ chỉ gắn mấy dòng chữ ghi tên những nhà hảo tâm đã xây nên nơi yên nghỉ này. Năm 1992, Linh Mục Nguyễn Vân Đông (nhà thờ Thăng Thiên, thành phố Pleiku) lập nên nghĩa trang này để các hài nhi bị vứt bỏ có chốn yên nghỉ. Sau này, sức khỏe yếu, cha Đông bàn giao lại cho nhóm 3 người hảo tâm là anh Phụng, anh Lễ và cụ Tâm. Họ đã gắn bó với công việc này hơn mười năm. Họ đã chung tình thương dành cho các sinh linh nhỏ bé, ngày ngày những con người này cùng nhau đi gom nhặt những thai nhi bị chối bỏ, đem về chôn cất. Ba người tự bỏ tiền cá nhân mua quan quách, vật dụng tẩm liệm cho các cháu. Ôi những tấm lòng vàng hiếm hoi!
Rồi Huế, một cái tên như mộng như mơ. Nào là cầu Tràng Tiền, Cột Vân Lâu! Rồi cung điện của nhiều vua quan cấm đạo xưa, nay xem ra đã lùi cả vào dĩ vãng để nổi bật lên những tên tuổi của những thành uỷ viên, hay trung ương CS như những qủy sứ nhập tràng từ sau Mậu Thân như Nguyển đắc Xuân, Hoàng phủ ngọc Tường, Ngọc Phan, thị Trinh… để nơi ấy ngoài những mồ chôn tập thể của người dân Việt vào tết Mậu Thân, giờ lại có thêm những bãi tha ma không chủ. Trong đó, không ai ngờ rằng, theo dòng thác cách mạng Việt cộng vươn lên, nay đã có hơn 42.200 hài nhi bị cha mẹ bỏ rơi từ khi chưa lọt lòng hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang bào thai ở Thừa Thiên – Huế. Đó dĩ nhiên là con số được ghi nhận, chôn cất trong nghĩa trang Anh Hài thôi. Ngoài ra là một con số thật lớn, thật kinh khủng khác đã không được đưa về đây, nhưng đã bị trôi dạt theo các đường ống cống, hay chó tha, mèo gặm, hoặc là theo ngày tháng tự vùi theo cát bụi trong những bờ lau bụi cỏ…
“ Anh Năng, người trông coi nghĩa trang Anh Hài (Thừa Thiên - Huế) cho biết: “Nghĩa trang ra đời ngày 2/2/1992, do một số linh mục Giáo phận Huế thành lập. Số lượng mỗi ngày một nhiều. Có ngày chôn tới 20 hài nhi vô tội. Để giảm kinh phí và diện tích đất chôn, những người phụ trách quyết định xây một mộ một tuần và hàng chục hài nhi được chôn chung một mộ. Ngày nào anh Năng cũng “hạ sơn”, lặn lội qua đò trên sông Hương rồi về TP Huế dạy thêm môn Anh văn cho học sinh cấp 2 để kiếm thêm thu nhập. Chiều tối về nhà, 'hành trang' của anh thường có xác hài nhi để mang về chôn. Bào thai anh nhận từ những người tình nguyện đi gom hoặc anh tự đi lượm được ở gốc cây, thùng rác.. “( theo Nguyên Bình và Cẩm Quyên)
Một bài thơ than khóc, viết trên những ngôi mộ tí xíu vô danh khiến người đọc phải lặng người, và dòng nước mắt rơi!
Em là thai nhi vô tội
Hiện thân là buồn tủi
Tình yêu tắt lịm rồi
Núi đồi xa xôi
Một đêm lạnh trời sương
Em vấp ngã nơi đây
Em thiếp ngủ không hay
Lá rụng che phủ đầy...”
(Linh mục Phaolo, 11/4/2008)
Vào miền nam, quê hương yêu dấu của đồng bào ta cũng không có gì ngoài đau thương và nước mắt. Câu chuyện ở Hố Nai, Biên Hòa, có lẽ chỉ là một chuyện đơn lẻ, rất nhỏ được ghi nhận lại trên các trang mạng, Nó hẳn nhiên không phải là câu chuyện duy nhất của miền Nam. Bởi vì Sài Gòn, miền yêu dấu xưa kia, nay đã được đổi theo tên của một Satăng nhập tràng là Hồ chí Minh với lời dậy bảo các đoàn đảng viên cộng sản là : “đảng viên là ngọc là vàng của đảng…”. Theo đó, muốn thành đoàn đảng viên ngọc ngà của đảng thì phải qua kiểm thảo, mà bài kiểm thảo căn bản lại là” phải công khai tuyên bố căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ..( Đèn cù, trang 74-75). Hồ chí Minh đặt nền móng giáo dục, đào tạo cán bộ, đảng viên CS như thế, xã hội Việt Nam sẽ còn lại gì khi những nhân sự này múa dao, vung liềm buá?
Thử hỏi, với cái định nghĩa này, thì Hồ Quang, tức Hồ chí Minh sẽ là ai đây? Là người, là thần, là qủy nhập tràng chăng? Với một tập đoàn như thế lãnh đạo đất nước thì chuyện Hố Nai, chỉ là một cuộn bóng mờ trong tổng số những trẻ em mất cuộc đời được ghi nhận mà thôi. Ở đây, Linh Mục nguyễn văn Tịch ( giáo xứ Tây Hải, Hố Nai Biên Hòa) người khởi xướng xây dựng nghĩa trang cho biết, “ trong một lần đi thăm người bệnh. Lúc trở về, ngài đã bắt gặp hài nhi chết bỏ bên đường. Ngài đã quyết định đưa em về chôn cất”. Từ đó, một vuông dất nhỏ không quá 200m2 do một số người hiến tặng, hơn bốn năm nay, đã là nơi an nghỉ cho hơn 7500 những “Thiên Thần bé bỏng” sớm mất cuộc sống…
Trên đây là nhiều đoạn viết của nhiều người, tôi trích, tổng hợp, ghi lại từ các bài viết trên các trang mạng ( xin lỗi là đã không ghi lại hết qúy danh của các tác giả và nơi xuất xứ). Tất cả như là những bằng chứng, những chứng nhân đích thực của “ nỗi đau và bất hạnh” của dân tộc Việt Nam trong thời cộng sản. Nó như một chứng liệu xác minh rằng, chính cộng sản là thủ phạm đã tạo nên những oan khiên bất hạnh này cho dân tộc ta. Bởi vì, ở một khía cạnh khác, cùng ngày khi viết về Nghĩa Trang Hài Nhi, tôi mở VNExpress.net, trang mạng thuộc hệ nhà nước cộng sản điều hành và đọc thấy trong mục Pháp Luật của trang mạng này có các tội đại ác liên hệ đến gia đình như sau. ( Bản tin Pháp Luật hôm ấy gồm có khoảng 30 bản tin về các loại tội phạm, thì đã có 6 tội phạm trực tiếp có liên hệ trong gia đình). Nó đã là một bằng chứng chắc chắn khác nữa cho thấy, việc học tập và theo gương “đạo đức hồ chí Minh” chính là nguyên do cơ bản tàn phá nền luân lý và đạo đức của xã hội Việt Nam! Xin trích, ghi lại như sau:
1, Người vợ trẻ tử vong sau trận cãi vã. Sau nhiều tiếng cãi nhau của hai vợ chồng trẻ, gia đình mới phát hiện chị Ánh tử vong với nhiều vết thương trên đầu, bên cạnh chiếc ghế gỗ dính đầy máu. Ngày 20/12
2, Tử hình kẻ cầm dao bầu đoạt mạng vợ. Không thuyết phục được vợ quay về, tại nhà mẹ vợ, Quân đã truy đuổi, đâm chết người đàn bà đã sinh cho hắn hai đứa con.
3. Cô giáo mầm non bị chồng sát hại. Theo bản án sơ thẩm ngày 18/12 của TAND Hà Nội Thứ tư, 17/12/2014
4. Lão gìa 67 tuổi truyền nhân đích thực tái hiện hình ảnh Hồ chí Minh lĩnh án. Câu chuyện của ông này rất gần gũi với câu chuyện của Hồ chí Minh và Nông thị Xuân. Mỗi lần dụ dỗ bé Sen 14 tuổi quan hệ tình dục, bị cáo Lan đều cho đứa trẻ 300.000-400.000 đồng. Sau nhiền lần xâm hại, Y đã khiến bé gái mang bầu, làm mẹ bất đắc dĩ. Chiều 17/12, TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã mở phiên tòa phúc thẩm tuyên y án 3 năm tù với Kê Thanh Lan (67 tuổi, trú huyện A Lưới) Theo tờ báo, tên này bị kết án, bị phạt nhẹ vì có công với ” cách mạng “ Việt cộng. Không biết Y có phải là đoàn đảng viên Việt cộng hay không? Chỉ thấy tuyên dương y đã nhận nhiều huân chương ( huân chương sao vàng, huân chương Hồ chí Minh?) và nhiều huy chương nên được hưởng án nhẹ. Kinh hãi chưa? Cứ có công với Việt cộng là được hưởng giảm khinh. Tuy thế, nhiều người cho rằng, nếu đem bản án ra so với Hồ chí Minh, Y bị như thế là quá nặng, bởi vì lão chỉ học và làm theo gương “bác” mà bị tù. Khéo mà bị hàm oan?
5. Án chung thân cho đứa cháu nhằm đầu chú gây án. Đoạt mạng chú họ bằng hơn 20 nhát dao, Theo bản án sơ thẩm ngày 17/12 của TAND Hà Nội, Lê Văn Phúc (33 tuổi) là cháu họ của anh Lê Văn Minh (39 tuổi).
6. Con rể nã đạn vào mẹ vợ. Rình lúc mẹ vợ và cậu em đến nhà chơi, nửa đêm Tuấn cầm súng bắn hai người này cùng cô vợ. Công an Hà Nội thông báo đã bắt được Nguyễn Anh Tuấn (36 tuổi), nghi can bắn mẹ vợ cùng 3 người khác trong căn nhà trên phố Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân.
Một ngày có bấy nhiêu vụ đại án phạm đến gia đinh. Một năm, rồi bốn mươi năm qua đã là bao nhiêu vụ rồi? Còn học tập theo gương Hồ chí Minh nữa hay là thôi?
II. Làm sao để giảm bớt những đau thương, oan nghiệt này? ( phần hai).
Bài viết nhỏ, như một nén hương muộn, kính viếng hương hồn các “Thiên Thần Bé Nhỏ” chưa được sinh ra đã mất cuộc sống.
Bảo Giang
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mây Trời
Tấn Đạt
21:33 12/06/2015
Ảnh của Tấn Đạt
Xin được một lần làm bóng mây
Lang thang theo gió một đôi ngày
Ngắm nhìn sông núi lòng thanh thoát
Thấy cảnh nhân tình cuộc đắm say.
(Trích thơ của Nguyễn Khánh Chân)
Thánh Ca
Thánh Ca: Tình Cha Cho Con - Sáng tác: Thế Thông - Trình bày: Kim Thúy, Ý Vy, Ý Vân và Bảo Hoàng
VietCatholic Network
22:52 12/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca: Lời Kinh Đầu Ngày - Sáng Tác: Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh -Trình Bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
22:30 12/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Video Thánh Ca: Chúa Giàu Lòng Xót Thương - Trình bày: Thùy Loan
Minh Trung
13:11 12/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây