Phụng Vụ - Mục Vụ
Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa tỏ mình
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
04:21 13/06/2019
Lễ Chúa Ba Ngôi
Chỉ một Thiên Chúa duy nhất, nhưng lại có Ba Ngôi phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi phân biệt, tách biệt, khác biệt đến nỗi không hề lẫn lộn, không bao giờ hòa trộn, nhưng lại chỉ là một Chúa. Làm sao giải thích? Hình như càng giải thích càng khó hiểu (?)!
Nhưng dẫu cho cố gắng của ta có khó khăn đến đâu đi nữa, dẫu cho mầu nhiện Thiên Chúa Ba Ngôi vẫn chỉ là một huyền nhiệm đối với trí khôn hạn hẹp, suy nghĩ non nớt của ta, thì không phải vì thế mà ta không thể biết gì về mầu nhiệm cao cả và là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo.
Trong những năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu rất nhiều lần tỏ bày mầu nhiệm Thiên Chúa: Người gọi Thiên Chúa là Cha của mình, nhưng đồng thời Người cũng cho biết: "Ta và Cha Ta là một".
Khi mạc khải Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu cho thấy Thánh Thần là tình yêu, là quyền năng của Thiên Chúa, là mối hiệp thông, là sự sống và sức sống... giữa Cha và Con.
Dựa trên mạc khải của Chúa Giêsu, chúng ta hiểu rằng:
Nơi Chúa Giêsu, Đấng hóa thân làm người, ta nhận ra Thiên Chúa cụ thể hơn, dễ hiểu hơn. Thiên Chúa tỏ mình nơi khuôn mặt của Chúa Giêsu là Thiên Chúa tình yêu, nhân hậu, tha thứ, Thiên Chúa đau khổ vì tội lỗi nhân loại, đau khổ vì nhân loại đau khổ...
Đặc biệt, khuôn mặt đầy lòng thương xót, vị tha của Thiên Chúa được khắc sâu nơi khuôn mặt thập giá của Chúa Giêsu. Cũng chính nơi thập giá, Chúa Giêsu khắc sâu khuôn mặt quằn quại, đau khổ của nhân loại một cách tuyệt hảo.
Trên hết mọi sự, Thiên Chúa tỏ mình là Thiên Chúa cứu độ, để trong tất cả mọi hành động, mọi lời mạc khải đều nhằm cứu độ con người.
Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa là Cha chúng ta. Và ngược lại, Người nhận ta làm con của Người. Nhưng ta chỉ là Con Thiên Chúa trong tương quan với Người Con Một duy nhất là chính Chúa Giêsu. Tách rời Người Con Một này khỏi đời mình, ta sẽ đánh mất Thiên Chúa, mất ơn nghĩa mà qua Người Con, Thiên Chúa ban cho ta. Nói tóm lại, chúng ta là những người con trong Người Con (filii in Filio).
Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa cho ta biết Thánh Thần của Người. Trước khi bước vào cuộc tử nạn, Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần là "Đấng Bảo Trợ" từ nơi Chúa Cha cho các môn đệ (Ga 14, 26).
Sau khi sống lại, Người hiện ra nhiều lần, và thổi hơi ban Thánh Thần, trao nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ (Ga 20, 22).
Và trong ngày lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần đã hiện đến trên các môn đệ, biến các ông từ những kẻ nhút nhát, trở nên những người mạnh dạn loan báo Tin Mừng.
Đối diện với Thiên Chúa, con người quá bé bỏng. Mầu nhiệm về Thiên Chúa như một bầu trời mênh mông, trí tuệ con người như một cánh chim tung mình trong mênh mông ấy. Cánh chim không thể che phủ cả bầu trời. Nếu muốn che phủ bầu trời, cánh chim phải lớn bằng cả bầu trời. Điều này không thể tưởng tượng.
Thiên Chúa là huyền nhiệm. Nơi Thiên Chúa thật là khó hiểu. Trí tuệ con người không thể hiểu tường tận mọi mạc khải về Thiên Chúa. Muốn hiểu Thiên Chúa cách tường tận, trí tuệ phải bằng Thiên Chúa, điều này không thể tưởng tượng.
Tuy nhiên, nhờ mạc khải, ta nhận ra rằng, Thiên Chúa nơi từng Ngôi một: là Chúa Cha, là Chúa Con, là Chúa Thánh Thần. Ta cũng nhận ra Thiên Chúa duy nhất "không phải trong một Ngôi đơn độc nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể" (Lời Tiền Tụng lễ Chúa Ba Ngôi): Cha-Con-Thánh Thần.
Con đã từng đến trong trần gian. Mọi hoạt động nhằm cứu độ trần gian đều có Cha và Thánh Thần cùng hiện diện và hoạt động nơi Con.
Chỉ một Thiên Chúa duy nhất, nhưng lại có Ba Ngôi phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi phân biệt, tách biệt, khác biệt đến nỗi không hề lẫn lộn, không bao giờ hòa trộn, nhưng lại chỉ là một Chúa. Làm sao giải thích? Hình như càng giải thích càng khó hiểu (?)!
Nhưng dẫu cho cố gắng của ta có khó khăn đến đâu đi nữa, dẫu cho mầu nhiện Thiên Chúa Ba Ngôi vẫn chỉ là một huyền nhiệm đối với trí khôn hạn hẹp, suy nghĩ non nớt của ta, thì không phải vì thế mà ta không thể biết gì về mầu nhiệm cao cả và là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo.
Trong những năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu rất nhiều lần tỏ bày mầu nhiệm Thiên Chúa: Người gọi Thiên Chúa là Cha của mình, nhưng đồng thời Người cũng cho biết: "Ta và Cha Ta là một".
Khi mạc khải Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu cho thấy Thánh Thần là tình yêu, là quyền năng của Thiên Chúa, là mối hiệp thông, là sự sống và sức sống... giữa Cha và Con.
Dựa trên mạc khải của Chúa Giêsu, chúng ta hiểu rằng:
Nơi Chúa Giêsu, Đấng hóa thân làm người, ta nhận ra Thiên Chúa cụ thể hơn, dễ hiểu hơn. Thiên Chúa tỏ mình nơi khuôn mặt của Chúa Giêsu là Thiên Chúa tình yêu, nhân hậu, tha thứ, Thiên Chúa đau khổ vì tội lỗi nhân loại, đau khổ vì nhân loại đau khổ...
Đặc biệt, khuôn mặt đầy lòng thương xót, vị tha của Thiên Chúa được khắc sâu nơi khuôn mặt thập giá của Chúa Giêsu. Cũng chính nơi thập giá, Chúa Giêsu khắc sâu khuôn mặt quằn quại, đau khổ của nhân loại một cách tuyệt hảo.
Trên hết mọi sự, Thiên Chúa tỏ mình là Thiên Chúa cứu độ, để trong tất cả mọi hành động, mọi lời mạc khải đều nhằm cứu độ con người.
Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa là Cha chúng ta. Và ngược lại, Người nhận ta làm con của Người. Nhưng ta chỉ là Con Thiên Chúa trong tương quan với Người Con Một duy nhất là chính Chúa Giêsu. Tách rời Người Con Một này khỏi đời mình, ta sẽ đánh mất Thiên Chúa, mất ơn nghĩa mà qua Người Con, Thiên Chúa ban cho ta. Nói tóm lại, chúng ta là những người con trong Người Con (filii in Filio).
Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa cho ta biết Thánh Thần của Người. Trước khi bước vào cuộc tử nạn, Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần là "Đấng Bảo Trợ" từ nơi Chúa Cha cho các môn đệ (Ga 14, 26).
Sau khi sống lại, Người hiện ra nhiều lần, và thổi hơi ban Thánh Thần, trao nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ (Ga 20, 22).
Và trong ngày lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần đã hiện đến trên các môn đệ, biến các ông từ những kẻ nhút nhát, trở nên những người mạnh dạn loan báo Tin Mừng.
Đối diện với Thiên Chúa, con người quá bé bỏng. Mầu nhiệm về Thiên Chúa như một bầu trời mênh mông, trí tuệ con người như một cánh chim tung mình trong mênh mông ấy. Cánh chim không thể che phủ cả bầu trời. Nếu muốn che phủ bầu trời, cánh chim phải lớn bằng cả bầu trời. Điều này không thể tưởng tượng.
Thiên Chúa là huyền nhiệm. Nơi Thiên Chúa thật là khó hiểu. Trí tuệ con người không thể hiểu tường tận mọi mạc khải về Thiên Chúa. Muốn hiểu Thiên Chúa cách tường tận, trí tuệ phải bằng Thiên Chúa, điều này không thể tưởng tượng.
Tuy nhiên, nhờ mạc khải, ta nhận ra rằng, Thiên Chúa nơi từng Ngôi một: là Chúa Cha, là Chúa Con, là Chúa Thánh Thần. Ta cũng nhận ra Thiên Chúa duy nhất "không phải trong một Ngôi đơn độc nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể" (Lời Tiền Tụng lễ Chúa Ba Ngôi): Cha-Con-Thánh Thần.
Con đã từng đến trong trần gian. Mọi hoạt động nhằm cứu độ trần gian đều có Cha và Thánh Thần cùng hiện diện và hoạt động nơi Con.
Biết Nhờ Và Biết Nhường
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:29 13/06/2019
Một chiều kích xã hội theo Nguyên tắc bổ trợ trong hoạt động Tông đồ
Là tông đồ nhiệt thành thì luôn lấy Danh Chúa và phàn rỗi các linh hồn (hạnh phúc thật của tha nhân) làm trọng và trên hết. Chính vì thế, người tông đồ luôn tích cực tìm người cộng tác và sẵn sàng nhường phần của mình khi thấy người cộng tác làm việc hữu hiệu hơn mình. Biết nhờ và biết nhường là các dấu chỉ của người tông đồ nhiệt tâm vì Danh Chúa và thiện ích của tha nhân.
Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật: Khi đi rao giảng Tin Mừng thánh Barnaba đã biết nhờ đến sự cộng tác của Phaolô. Ngài đã giới thiệu Phaolô cho các Tông đồ và rồi khi thấy Phaolô thông hiểu Thánh Kinh hơn mình thì ngài đã biết nhường phần chính cho người cộng tác với mình trong việc rao giảng Tin Mừng.
Tạ ơn Chúa, các Đức Giáo Hoàng gần đây, khởi đi từ Công Đồng Vaticanô II đã nêu gương sáng trong việc tông đồ khi biết tản quyền cho các Hội Đồng Giám Mục địa phương và các Giám mục giáo phận. Đức Bênêđictô XVI lại còn mạnh dạn nhường vị thế chủ chăn hoàn cầu của mình cho người kế vị.
Dẫu là Con Thiên Chúa, nhưng khi vào trần gian trong thân phận loài người thì Chúa Kitô đã không thực thi chương trình cứu độ “một mình”. Người đã chọn gọi rất nhiều người cộng tác đó là tập thể Nhóm Mười Hai mà Người đặt làm Tông đồ và bảy mười hai môn đệ khác. Ngày nay trong cung cách lãnh đạo thì cả thế giới đều chân nhận cùng với Nguyên tắc liên đới thì “Nguyên tắc bổ trợ” (Subsidarity) là nguyên tắc như là tất yếu để việc lãnh đạo phát sinh hiệu quả tốt đẹp.
Giáo huấn xã hội của Giáo hội đã đưa ra nguyên tắc bổ trợ, theo đó “một tập thể cấp cao không được can thiệp vào nội bộ tập thể cấp thấp, làm mất thẩm quyền của nó, nhưng đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết và giúp nó phối hợp hành động của mình với những hoạt động của tập thể khác, để mưu cầu công ích” (x.GLCG 1883-1885)
Nguyên tắc Bổ trợ là Giúp cho các thành phần phân cấp trong một hệ thống (chính trị, xã hội) được tồn tại và triển nở một cách vừa độc lập theo tính đặc thù của cấp mình, vừa liên đới và tương trợ lẫn nhau trong tính tổng thể, ngõ hầu đưa đến sự tồn tại và phát triển đồng bộ. Cụ thể các cấp cao hơn phải nâng đỡ và tạo điều kiện cho các cấp thấp hơn thực hiện tốt được vai trò của họ, theo xu hướng thăng tiến họ, chứ không can thiệp sâu, làm thay hay chèn ép, vì như thế sẽ làm thui chột và triệt tiêu cấp dưới. Do đó, đặc thù của Nguyên tắc Bổ trợ là chống lại xu hướng thâu tóm quyền lực, độc tài toàn trị. (Tín Thành -Tập san GHXHCG số 6 –chuacuuthe.com).
Một vài thiển ý về sinh hoạt của Giáo hội xét như là một thực thể mang tính xã hội theo chiều kích của Nguyên tắc bổ trợ:
Có thể khẳng định rằng một phận vụ chính của Đức Giáo Hoàng nói riêng và Tòa Thánh nói chung là làm sao để xây dựng tốt các Hội Đồng Giám Mục địa phương, tuyển chọnvà đào tạo nên một hàng Giám Mục giáo phận như lòng Chúa mong ước. Với các Giám mục giáo phận là tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo nên một hàng linh mục cách nào đó xứng là các mục tử tốt lành. Và với các linh mục quản xứ đó là làm sao có được một Hội Đồng giáo xứ, một tập thể Giáo lý viên, các vị đứng đầu trong các Ban Ngành đoàn thể của giáo xứ biết sống đức tin cách trưởng thành trong tinh thần liên đới trách nhiệm.
Quả thật, thực tế cho thấy nỗ lực canh tân của Đức Giáo Hoàng dù mạnh mẽ đến mấy thì thật khó mà đến với hàng linh mục, nhất là hàng tín hữu giáo dân nếu giả như hàng Giám mục không tích cực thực thi và truyền đạt cho đoàn chiên mình chăn dắt. Chẳng hạn vừa qua Đức Phanxicô đã từng khiển trách Hội Đồng Giám Mục Ý về việc chậm trễ tiến hành các án vụ liên quan đến hôn nhân, dù rằng Ngài đã triển khai vấn đề này gần cả bốn năm qua.(x. Vietcatholicnews ngày 21/5/2019 – Đặng Tự Do).
Và một thực tiển trong sinh hoạt các giáo phận tại Việt Nam đó là đã từng có nhiều cuộc tỉnh huấn đào tạo cho Hội Đồng giáo xứ (hay Hội đồng Mục vụ), cho các Ban ngành đoàn thể của các giáo xứ, cho các ca trưởng…thế nhưng các vị phụ trách tĩnh huấn – đào tạo đều nói rằng kết quả như thế nào thì đều chủ yếu tùy thuộc vào linh mục quản xứ của mỗi giáo xứ. Có vị nói rằng: học cho lắm mà về xứ cha xứ không cho thực hiện thì cũng xếp xó mà thôi.
Xây dựng những người cộng tác liền cấp để rồi tin tưởng chia sẻ quyền hạn và trao phó trách nhiệm là một trong nhưng phương pháp lãnh đạo hữu lý và hữu hiệu. Một linh mục quản xứ quá dài tay vào các công việc xây dựng hay tổ chức lễ lạc mà xao nhãng việc đào tạo nhân sự và chia sẻ trách nhiệm cho những người cộng tác thì quả là một thiếu sót lớn. Có đó nhiều Giám mục đã chia sẻ việc chủ sự Nghi Thức nhậm chức tân quản xứ cho các linh mục Quản Hạt. Dẫu biết rằng tâm lý giáo dân là muốn được chịu Bí tích Thêm Sức bởi tay Giám mục, tuy nhiên đã từng có nhiều giám mục khi cần thì sẵn sàng chia sẻ (nhường) việc đi dâng Lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho cha Tổng Đại Diện hay cho các cha Quản Hạt để rồi dành thời gian đồng hành với các linh mục, đi kinh lý đúng nghĩa để tìm hiểu tình trạng các giáo xứ trong giáo phận hầu có thể phân bổ nhân sự cách “đúng người – đúng nơi – đúng việc”. Đã có đó các giám mục giáo phận ít ra một năm một lần có sự tiếp xúc cá nhân với chủng sinh của mình nói lên sự quan tâm của việc đào tạo linh mục tương lai, những người cộng tác gần với mình.
Năng động, tích cực thi hành sứ vụ tông đồ là điều tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn có đó và còn đó chước cám dỗ là nghĩ rằng phải chính bản thân mình chủ sự hay cử hành thì mới có hiệu quả hơn mà vô tình dẫn đến tình trạng “dài tay quá đáng” và vì thế thiếu thời giờ chu toàn các sứ vụ chính yếu và quan trọng hơn. Mặt khác việc “quá dài tay” trong khi thi hành sứ vụ thì có thể sẽ dẫn đến căn bệnh “giáo sĩ trị” mà theo ngôn ngữ xã hội bên ngoài là “quan liêu - bao cấp”, một căn bệnh mà Đức Phanxicô đang tìm cách khử trừ, vì nó là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bao hậu quả đáng tiếc cho Giáo hội hiện nay.
Theo chiều kích xã hội và Nguyên tắc bổ trợ thì tấm gương sáng “biết nhờ và biết nhường” của tông đồ Barnaba thật đáng noi theo cho những ai muốn làm tông đồ của Chúa luôn biết đặt Danh Thiên Chúa và thiện ích của con người là trên hết vậy.
(Lễ kính thánh Barnaba Tông đồ -11/6)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Là tông đồ nhiệt thành thì luôn lấy Danh Chúa và phàn rỗi các linh hồn (hạnh phúc thật của tha nhân) làm trọng và trên hết. Chính vì thế, người tông đồ luôn tích cực tìm người cộng tác và sẵn sàng nhường phần của mình khi thấy người cộng tác làm việc hữu hiệu hơn mình. Biết nhờ và biết nhường là các dấu chỉ của người tông đồ nhiệt tâm vì Danh Chúa và thiện ích của tha nhân.
Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật: Khi đi rao giảng Tin Mừng thánh Barnaba đã biết nhờ đến sự cộng tác của Phaolô. Ngài đã giới thiệu Phaolô cho các Tông đồ và rồi khi thấy Phaolô thông hiểu Thánh Kinh hơn mình thì ngài đã biết nhường phần chính cho người cộng tác với mình trong việc rao giảng Tin Mừng.
Tạ ơn Chúa, các Đức Giáo Hoàng gần đây, khởi đi từ Công Đồng Vaticanô II đã nêu gương sáng trong việc tông đồ khi biết tản quyền cho các Hội Đồng Giám Mục địa phương và các Giám mục giáo phận. Đức Bênêđictô XVI lại còn mạnh dạn nhường vị thế chủ chăn hoàn cầu của mình cho người kế vị.
Dẫu là Con Thiên Chúa, nhưng khi vào trần gian trong thân phận loài người thì Chúa Kitô đã không thực thi chương trình cứu độ “một mình”. Người đã chọn gọi rất nhiều người cộng tác đó là tập thể Nhóm Mười Hai mà Người đặt làm Tông đồ và bảy mười hai môn đệ khác. Ngày nay trong cung cách lãnh đạo thì cả thế giới đều chân nhận cùng với Nguyên tắc liên đới thì “Nguyên tắc bổ trợ” (Subsidarity) là nguyên tắc như là tất yếu để việc lãnh đạo phát sinh hiệu quả tốt đẹp.
Giáo huấn xã hội của Giáo hội đã đưa ra nguyên tắc bổ trợ, theo đó “một tập thể cấp cao không được can thiệp vào nội bộ tập thể cấp thấp, làm mất thẩm quyền của nó, nhưng đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết và giúp nó phối hợp hành động của mình với những hoạt động của tập thể khác, để mưu cầu công ích” (x.GLCG 1883-1885)
Nguyên tắc Bổ trợ là Giúp cho các thành phần phân cấp trong một hệ thống (chính trị, xã hội) được tồn tại và triển nở một cách vừa độc lập theo tính đặc thù của cấp mình, vừa liên đới và tương trợ lẫn nhau trong tính tổng thể, ngõ hầu đưa đến sự tồn tại và phát triển đồng bộ. Cụ thể các cấp cao hơn phải nâng đỡ và tạo điều kiện cho các cấp thấp hơn thực hiện tốt được vai trò của họ, theo xu hướng thăng tiến họ, chứ không can thiệp sâu, làm thay hay chèn ép, vì như thế sẽ làm thui chột và triệt tiêu cấp dưới. Do đó, đặc thù của Nguyên tắc Bổ trợ là chống lại xu hướng thâu tóm quyền lực, độc tài toàn trị. (Tín Thành -Tập san GHXHCG số 6 –chuacuuthe.com).
Một vài thiển ý về sinh hoạt của Giáo hội xét như là một thực thể mang tính xã hội theo chiều kích của Nguyên tắc bổ trợ:
Có thể khẳng định rằng một phận vụ chính của Đức Giáo Hoàng nói riêng và Tòa Thánh nói chung là làm sao để xây dựng tốt các Hội Đồng Giám Mục địa phương, tuyển chọnvà đào tạo nên một hàng Giám Mục giáo phận như lòng Chúa mong ước. Với các Giám mục giáo phận là tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo nên một hàng linh mục cách nào đó xứng là các mục tử tốt lành. Và với các linh mục quản xứ đó là làm sao có được một Hội Đồng giáo xứ, một tập thể Giáo lý viên, các vị đứng đầu trong các Ban Ngành đoàn thể của giáo xứ biết sống đức tin cách trưởng thành trong tinh thần liên đới trách nhiệm.
Quả thật, thực tế cho thấy nỗ lực canh tân của Đức Giáo Hoàng dù mạnh mẽ đến mấy thì thật khó mà đến với hàng linh mục, nhất là hàng tín hữu giáo dân nếu giả như hàng Giám mục không tích cực thực thi và truyền đạt cho đoàn chiên mình chăn dắt. Chẳng hạn vừa qua Đức Phanxicô đã từng khiển trách Hội Đồng Giám Mục Ý về việc chậm trễ tiến hành các án vụ liên quan đến hôn nhân, dù rằng Ngài đã triển khai vấn đề này gần cả bốn năm qua.(x. Vietcatholicnews ngày 21/5/2019 – Đặng Tự Do).
Và một thực tiển trong sinh hoạt các giáo phận tại Việt Nam đó là đã từng có nhiều cuộc tỉnh huấn đào tạo cho Hội Đồng giáo xứ (hay Hội đồng Mục vụ), cho các Ban ngành đoàn thể của các giáo xứ, cho các ca trưởng…thế nhưng các vị phụ trách tĩnh huấn – đào tạo đều nói rằng kết quả như thế nào thì đều chủ yếu tùy thuộc vào linh mục quản xứ của mỗi giáo xứ. Có vị nói rằng: học cho lắm mà về xứ cha xứ không cho thực hiện thì cũng xếp xó mà thôi.
Xây dựng những người cộng tác liền cấp để rồi tin tưởng chia sẻ quyền hạn và trao phó trách nhiệm là một trong nhưng phương pháp lãnh đạo hữu lý và hữu hiệu. Một linh mục quản xứ quá dài tay vào các công việc xây dựng hay tổ chức lễ lạc mà xao nhãng việc đào tạo nhân sự và chia sẻ trách nhiệm cho những người cộng tác thì quả là một thiếu sót lớn. Có đó nhiều Giám mục đã chia sẻ việc chủ sự Nghi Thức nhậm chức tân quản xứ cho các linh mục Quản Hạt. Dẫu biết rằng tâm lý giáo dân là muốn được chịu Bí tích Thêm Sức bởi tay Giám mục, tuy nhiên đã từng có nhiều giám mục khi cần thì sẵn sàng chia sẻ (nhường) việc đi dâng Lễ ban Bí Tích Thêm Sức cho cha Tổng Đại Diện hay cho các cha Quản Hạt để rồi dành thời gian đồng hành với các linh mục, đi kinh lý đúng nghĩa để tìm hiểu tình trạng các giáo xứ trong giáo phận hầu có thể phân bổ nhân sự cách “đúng người – đúng nơi – đúng việc”. Đã có đó các giám mục giáo phận ít ra một năm một lần có sự tiếp xúc cá nhân với chủng sinh của mình nói lên sự quan tâm của việc đào tạo linh mục tương lai, những người cộng tác gần với mình.
Năng động, tích cực thi hành sứ vụ tông đồ là điều tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn có đó và còn đó chước cám dỗ là nghĩ rằng phải chính bản thân mình chủ sự hay cử hành thì mới có hiệu quả hơn mà vô tình dẫn đến tình trạng “dài tay quá đáng” và vì thế thiếu thời giờ chu toàn các sứ vụ chính yếu và quan trọng hơn. Mặt khác việc “quá dài tay” trong khi thi hành sứ vụ thì có thể sẽ dẫn đến căn bệnh “giáo sĩ trị” mà theo ngôn ngữ xã hội bên ngoài là “quan liêu - bao cấp”, một căn bệnh mà Đức Phanxicô đang tìm cách khử trừ, vì nó là một trong nhiều nguyên nhân gây ra bao hậu quả đáng tiếc cho Giáo hội hiện nay.
Theo chiều kích xã hội và Nguyên tắc bổ trợ thì tấm gương sáng “biết nhờ và biết nhường” của tông đồ Barnaba thật đáng noi theo cho những ai muốn làm tông đồ của Chúa luôn biết đặt Danh Thiên Chúa và thiện ích của con người là trên hết vậy.
(Lễ kính thánh Barnaba Tông đồ -11/6)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:54 13/06/2019
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
4. Con người ta dù có rất nhiều sự thiện, nhưng khi kiêu ngạo chen vào thì tất cả những điều thiện đều mất.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:11 13/06/2019
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
42. NÓNG LÀ CÓ MÙI
Sui gia ở trong làng vào thành tham quan, sui gia trong thành dùng “nước trà suối Tùng Mộng” để đãi, sui gia trong làng sau khi uống nước xong thì luôn miệng khen: “Ngon, ngon !”
Ông sui gia giàu có cho rằng ông ta biết mặt hàng tốt xấu bèn hỏi:
- “Sui gia nói ngon, nhưng lá trà ngon hay nước ngon ?”
Sui gia trong làng trả lời:
- “Nóng là có mùi”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 42:
Trà nóng thì uống ngon hơn trà nguội, cho nên người sui gia nhà quê phải nói như thế này mới phải: “Trà nóng thì uống có mùi vị ngon”...
Thiên Chúa là tình yêu, các bạn trẻ nhìn thấy tình yêu này trong cuộc đời vui tươi trẻ trung, trong chính tình yêu nam nữ của họ,
Thiên Chúa là tình yêu, các cụ già thấy tình yêu của Thiên Chúa ban cho họ qua tách trà nóng mỗi buổi sáng, khề khà bên tách trà nóng mà tán dương tình yêu Thiên Chúa thì trên đời có ai bằng được...
Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu này luôn thơm ngon như tách trà nóng, nhưng chúng ta chỉ đáp trả lại Ngài bằng những tách trà nguội đó chính là những thói hư tật xấu, những vô ơn bội nghĩa mà ngay chính người khác cũng không thèm uống huống gì là Thiên Chúa...
Trà nóng thơm ngon thì tách trà phải đẹp cho thêm ngon, cũng vậy ân sủng của Thiên Chúa vốn là quý báu thì tâm hồn của chúng ta phải đẹp đẽ sạch tội thì mới xứng đáng đón nhận ân sủng vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
42. NÓNG LÀ CÓ MÙI
Sui gia ở trong làng vào thành tham quan, sui gia trong thành dùng “nước trà suối Tùng Mộng” để đãi, sui gia trong làng sau khi uống nước xong thì luôn miệng khen: “Ngon, ngon !”
Ông sui gia giàu có cho rằng ông ta biết mặt hàng tốt xấu bèn hỏi:
- “Sui gia nói ngon, nhưng lá trà ngon hay nước ngon ?”
Sui gia trong làng trả lời:
- “Nóng là có mùi”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 42:
Trà nóng thì uống ngon hơn trà nguội, cho nên người sui gia nhà quê phải nói như thế này mới phải: “Trà nóng thì uống có mùi vị ngon”...
Thiên Chúa là tình yêu, các bạn trẻ nhìn thấy tình yêu này trong cuộc đời vui tươi trẻ trung, trong chính tình yêu nam nữ của họ,
Thiên Chúa là tình yêu, các cụ già thấy tình yêu của Thiên Chúa ban cho họ qua tách trà nóng mỗi buổi sáng, khề khà bên tách trà nóng mà tán dương tình yêu Thiên Chúa thì trên đời có ai bằng được...
Thiên Chúa là tình yêu, tình yêu này luôn thơm ngon như tách trà nóng, nhưng chúng ta chỉ đáp trả lại Ngài bằng những tách trà nguội đó chính là những thói hư tật xấu, những vô ơn bội nghĩa mà ngay chính người khác cũng không thèm uống huống gì là Thiên Chúa...
Trà nóng thơm ngon thì tách trà phải đẹp cho thêm ngon, cũng vậy ân sủng của Thiên Chúa vốn là quý báu thì tâm hồn của chúng ta phải đẹp đẽ sạch tội thì mới xứng đáng đón nhận ân sủng vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – C
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:57 13/06/2019
Tiếp liền sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa trong Ba Ngôi, một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này? Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.
Xem video và nghe bài giảng
Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ».
Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Dấu tôn vinh, chúc tụng và nguyện cầu
Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau bữa ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm …
Khi đặt tay lên trán chúng ta tôn vinh Chúa Cha toàn năng. Đưa tay xuống ngực chúng ta chúc tụng Chúa Con tình yêu. Đưa tay sang trái, phải vinh danh Chúa Thánh Thần, Nguồn ơn Thánh Thiêng hồng phúc của đời chúng ta. Mỗi lần làm Dấu Thánh chúng ta xin Chúa Ba Ngội ngự đến biến đổi tâm hồn chúng ta nên giống Ngài trong lời nói cũng như việc làm.
Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.
Dấu kẻ có Đạo.
Hỏi : Dấu kẻ có Đạo là dấu nào? Thưa: là dấu cây Thánh Giá. Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta, những người « kitô hữu », nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.
Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.
- Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.
- Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.
Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được « vẽ » và « ghi » dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Hành động Đức Tin
Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo.
1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.
2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.
3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc : « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.
Hành động của Đức Cậy.
Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Người đã mở cửa Trời cho chúng ta.
Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.
Hành động Đức Mến.
Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».
Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang : ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.
Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái : « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».
Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?
Hai điều cần thiết : « là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần : « Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần». Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.
Xin dâng lời chúc tụng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Xem video và nghe bài giảng
Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ».
Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Dấu tôn vinh, chúc tụng và nguyện cầu
Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau bữa ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm …
Khi đặt tay lên trán chúng ta tôn vinh Chúa Cha toàn năng. Đưa tay xuống ngực chúng ta chúc tụng Chúa Con tình yêu. Đưa tay sang trái, phải vinh danh Chúa Thánh Thần, Nguồn ơn Thánh Thiêng hồng phúc của đời chúng ta. Mỗi lần làm Dấu Thánh chúng ta xin Chúa Ba Ngội ngự đến biến đổi tâm hồn chúng ta nên giống Ngài trong lời nói cũng như việc làm.
Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.
Dấu kẻ có Đạo.
Hỏi : Dấu kẻ có Đạo là dấu nào? Thưa: là dấu cây Thánh Giá. Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta, những người « kitô hữu », nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.
Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.
- Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.
- Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.
Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được « vẽ » và « ghi » dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Hành động Đức Tin
Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo.
1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.
2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.
3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc : « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.
Hành động của Đức Cậy.
Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Người đã mở cửa Trời cho chúng ta.
Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.
Hành động Đức Mến.
Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».
Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang : ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.
Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái : « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».
Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?
Hai điều cần thiết : « là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần : « Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần». Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân.
Xin dâng lời chúc tụng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Hãy Yêu Đi Rồi Sẽ Biết Sự Thật
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
22:01 13/06/2019
Hãy Yêu Đi Rồi Sẽ Biết Sự Thật
Lễ Chúa Ba Ngôi
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,13). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.
Vì sao Ba Ngôi mà chỉ là một Thiên Chúa hay vì sao chỉ một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi? Xin được trả lời cách thành thật rằng bản thân không biết. Vì tin vào Đức Kitô, Đấng có lời quyền năng và yêu thương tôi cho đến cùng, cho đến chết trên thập giá, nên tôi tin vào lời của Người. Chính Chúa Kitô đã phải trả giá rất đắt, là cái chết thập giá, cho sự mạc khải này trong bối cảnh Do Thái giáo chỉ tin có một Thiên Chúa duy nhất và độc nhất. Chúng ta đừng quên một trong những lý do khiến dân chúng và nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ đã từng lấy đá ném Chúa Giêsu và lên án tử hình cho Người, vì Người tự cho mình là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa (x. Ga 10,31-33; Mt 26,62-66).
Thánh Kinh, đặc biệt Chúa Kitô không cho biết vì sao một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi, nhưng đã mạc khải cho chúng ta biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi như thế nào. Đó là mầu nhiệm tình yêu liên đới, hiệp thông trọn hảo, đầy năng động và sáng tạo. Và chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình, ngay trong kiếp lữ thứ này, có thể cảm nghiệm phần nào đó mầu nhiệm ấy, khi sống trong Thánh Thần, Đấng là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Chúa con và Chúa Cha.
“Sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và Đức Giêsu Kitô mà Cha sai đến” (Ga 17,3). Làm sao để nhận biết sự thật này nếu không được Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa tác động. Chúng ta đã được nhận làm con trong Đức Giêsu. “Vì là con, nên Thiên Chúa sai Thánh Thần của Con Ngài ngự vào lòng chúng ta và kêu lên: Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). “ Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,16). Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa nếu không được Thánh Thần thúc đẩy (x.1Cor 12,3). Thánh Thần chính là nguồn tình yêu. Vì thế chỉ những ai ở trong tình yêu mới có thể hiểu biết sự thật. Và khi hiểu biết sự thật thì chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta và đưa chúng ta vào sự sống đời đời.
Làm sao ta có thể biết nghĩa phu thê là gì khi ta chưa sống hết tình với người phối ngẫu? Làm sao ta có thể biết được thế nào là quê hương khi ta chưa hết lòng hết tâm với vận mệnh quốc gia dân tộc? Làm sao ta có thể biết được giá trị của con người trong cõi nhân sinh này khi ta chưa trải rộng con tim với người đồng loại, với người anh chị em cận kề, nhất là với những người cô thế cô thân? …
Hãy yêu đi rồi bạn sẽ biết nhiều lẽ huyền nhiệm của sự trao ban và đón nhận. Hãy hiệp thông cách thực sự thì bạn sẽ biết thế nào là tình liên đới. Đây là một cái lẽ biết theo nghĩa Thánh Kinh, tức là không chỉ nhìn thấy thực tại, thấy vấn đề bằng trí khôn, mà còn gắn bó thiết thân, chung lưng đấu cật, khi sầu buồn lẫn khi hoan lạc, lúc thuận lợi cũng như lúc gặp phải nghịch cảnh, gian truân.
Ngay trong cuộc sống này, có nhiều điều mà lý trí phải chào thua. Sự khôn ngoan đích thực không hệ tại ở trí óc, nhưng là ở trái tim. Có thể có trường hợp người ta đâm ra mù quáng vì yêu. Nhưng đó chỉ là thứ tình yêu vị kỷ, nghiêng chiều đam mê vụ lợi hoặc bất chính. Khi đã biết yêu với tình yêu trong sáng, quảng đại quên mình, với một tình yêu bắt nguồn từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa thì không một ai là không ở trong ánh sáng. Và chính ánh sáng sẽ soi dẫn chúng ta đến cùng chân lý.
Là Kitô hữu, không gì hơn là biết quy chiếu về Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi để rồi biết yêu thương nhau bằng:
1. Một tình yêu thúc đẩy ta không chỉ muốn mà còn biết chủ động, tích cực làm cho người mình yêu phát triển và nên hoàn thiện.
2. Một tình yêu thúc đẩy ta tìm mọi cách để cho người mình yêu nên đáng yêu và được nhiều người yêu mến.
3. Một tình yêu thúc đẩy ta nỗ lực hết mình làm cho người mình yêu có đủ khả năng và sự nhiệt tình để yêu mến tha nhân.
Khi ta sống được chút tâm tình yêu mến này, thiết tưởng rằng chúng ta sẽ chẳng còn băn khoăn với câu hỏi tại sao Ba Ngôi mà chỉ một Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì biết cội nguồn của mình chính là Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Lễ Chúa Ba Ngôi
Chúa Thánh Thần sẽ dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn (x.Ga 16,13). Nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, chúng ta biết rằng Thiên Chúa chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi riêng biệt là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chỉ một Thiên Chúa duy nhất mà là Ba Ngôi. Tuy Ba Ngôi riêng biệt nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Một mầu nhiệm vượt quá trí suy của nhân loại.
Vì sao Ba Ngôi mà chỉ là một Thiên Chúa hay vì sao chỉ một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi? Xin được trả lời cách thành thật rằng bản thân không biết. Vì tin vào Đức Kitô, Đấng có lời quyền năng và yêu thương tôi cho đến cùng, cho đến chết trên thập giá, nên tôi tin vào lời của Người. Chính Chúa Kitô đã phải trả giá rất đắt, là cái chết thập giá, cho sự mạc khải này trong bối cảnh Do Thái giáo chỉ tin có một Thiên Chúa duy nhất và độc nhất. Chúng ta đừng quên một trong những lý do khiến dân chúng và nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ đã từng lấy đá ném Chúa Giêsu và lên án tử hình cho Người, vì Người tự cho mình là Con Thiên Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa (x. Ga 10,31-33; Mt 26,62-66).
Thánh Kinh, đặc biệt Chúa Kitô không cho biết vì sao một Thiên Chúa mà là Ba Ngôi, nhưng đã mạc khải cho chúng ta biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi như thế nào. Đó là mầu nhiệm tình yêu liên đới, hiệp thông trọn hảo, đầy năng động và sáng tạo. Và chúng ta, loài thụ tạo cao cả nhất trong các loài hữu hình, ngay trong kiếp lữ thứ này, có thể cảm nghiệm phần nào đó mầu nhiệm ấy, khi sống trong Thánh Thần, Đấng là tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Chúa con và Chúa Cha.
“Sự sống đời đời là chúng nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và Đức Giêsu Kitô mà Cha sai đến” (Ga 17,3). Làm sao để nhận biết sự thật này nếu không được Thánh Thần, Ngôi Ba Thiên Chúa tác động. Chúng ta đã được nhận làm con trong Đức Giêsu. “Vì là con, nên Thiên Chúa sai Thánh Thần của Con Ngài ngự vào lòng chúng ta và kêu lên: Abba, Cha ơi!” (Gl 4,6). “ Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,16). Không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa nếu không được Thánh Thần thúc đẩy (x.1Cor 12,3). Thánh Thần chính là nguồn tình yêu. Vì thế chỉ những ai ở trong tình yêu mới có thể hiểu biết sự thật. Và khi hiểu biết sự thật thì chính sự thật sẽ giải thoát chúng ta và đưa chúng ta vào sự sống đời đời.
Làm sao ta có thể biết nghĩa phu thê là gì khi ta chưa sống hết tình với người phối ngẫu? Làm sao ta có thể biết được thế nào là quê hương khi ta chưa hết lòng hết tâm với vận mệnh quốc gia dân tộc? Làm sao ta có thể biết được giá trị của con người trong cõi nhân sinh này khi ta chưa trải rộng con tim với người đồng loại, với người anh chị em cận kề, nhất là với những người cô thế cô thân? …
Hãy yêu đi rồi bạn sẽ biết nhiều lẽ huyền nhiệm của sự trao ban và đón nhận. Hãy hiệp thông cách thực sự thì bạn sẽ biết thế nào là tình liên đới. Đây là một cái lẽ biết theo nghĩa Thánh Kinh, tức là không chỉ nhìn thấy thực tại, thấy vấn đề bằng trí khôn, mà còn gắn bó thiết thân, chung lưng đấu cật, khi sầu buồn lẫn khi hoan lạc, lúc thuận lợi cũng như lúc gặp phải nghịch cảnh, gian truân.
Ngay trong cuộc sống này, có nhiều điều mà lý trí phải chào thua. Sự khôn ngoan đích thực không hệ tại ở trí óc, nhưng là ở trái tim. Có thể có trường hợp người ta đâm ra mù quáng vì yêu. Nhưng đó chỉ là thứ tình yêu vị kỷ, nghiêng chiều đam mê vụ lợi hoặc bất chính. Khi đã biết yêu với tình yêu trong sáng, quảng đại quên mình, với một tình yêu bắt nguồn từ tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa thì không một ai là không ở trong ánh sáng. Và chính ánh sáng sẽ soi dẫn chúng ta đến cùng chân lý.
Là Kitô hữu, không gì hơn là biết quy chiếu về Tình Yêu Thiên Chúa Ba Ngôi để rồi biết yêu thương nhau bằng:
1. Một tình yêu thúc đẩy ta không chỉ muốn mà còn biết chủ động, tích cực làm cho người mình yêu phát triển và nên hoàn thiện.
2. Một tình yêu thúc đẩy ta tìm mọi cách để cho người mình yêu nên đáng yêu và được nhiều người yêu mến.
3. Một tình yêu thúc đẩy ta nỗ lực hết mình làm cho người mình yêu có đủ khả năng và sự nhiệt tình để yêu mến tha nhân.
Khi ta sống được chút tâm tình yêu mến này, thiết tưởng rằng chúng ta sẽ chẳng còn băn khoăn với câu hỏi tại sao Ba Ngôi mà chỉ một Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc vì biết cội nguồn của mình chính là Thiên Chúa Ba Ngôi.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Pháp : Cuộc hành hương đến Chartres dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống thu hút 14 ngàn người tham dự.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
16:05 13/06/2019
“Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời mỗi năm vì chúng tôi có thể rời bỏ công việc, rời Paris, để lại mọi thứ để tập trung vào đức tin và cầu nguyện. Tôi nghĩ đó là hội nghị thượng đỉnh tâm linh trong năm của chúng tôi” Raphaelle de Feydeau 31 tuổi sống ở Paris đã nói với CAN như vậy.
Feydeau đã đi bộ hành hương đến Chartres cùng với gia đình vào cuối tuần lễ Hiện xuống hàng năm trong ba mươi năm qua. Mẹ cô bế cô trên đường hành hương khi cô còn là một đứa trẻ sơ sinh.
Bà Sybil Feydeau mẹ của Rapelleelle nói: “Đôi khi chúng tôi đi bộ chúng tôi im lặng, đôi khi chúng tôi hát, chúng tôi cầu nguyện và chúng tôi có thời gian để nói chuyện với nhau,” Bà nói thêm. “Đây là một nơi tốt để gặp gỡ Chúa Kitô, và nhìn vào một cuộc đời của tôi và quyết định những gì tôi có thể làm tốt hơn nữa, Chúa muốn tôi làm gì với cuộc sống của tôi?”
Truyền thống đi bộ từ Vương cung thánh đường Đức Bà ở Paria đến nhà thờ Chính tòa bắt đầu từ thế kỷ 12 như một chặng đường trong tuyến đường của Camino de Santiago (Hành trình Santiago). Nhà thờ Chính tòa Charles được xây dựng từ năm 1194 đến năm 1220, là một điểm đến hành hương quan trọng trong suốt lịch sử nước Pháp do di tích của khăn quàng của Đức Trinh Nữ Maria và cửa sổ hoa hồng màu xanh mô tả Đức Maria bế Chúa Kitô.
Ngày nay, cuộc hành hương Hiện xuống đến Chartres là lớn nhất của loại này ở Tây Âu, xét về cả số lượng người tham gia và quãng đường xa phải vượt qua.Thánh lễ khai mạc hành hương, theo truyền thống được tổ chức tại Notre-Dame de Paris, nhưng năm nay đã được chuyển đến nhà thờ lớn thứ hai của Paris là San Sulpice, do hỏa hoạn phá hủy ngọn tháp Đức Bà và mái nhà gỗ vào tháng Tư.
Cuộc hành hương được chia thành bốn nhóm tuổi với vài khó khăn và tốc độ khác nhau, bao gồm “một nhóm gia đình” trong đó cha mẹ có con 6 tuổi đã cắm trại và cùng nhau đi bộ một phần của tuyến đường. Nhiều người tham gia hành hương là thành phần của các nhóm thanh niên hoặc hướng đạo Công Giáo, họ cùng nhau đi bộ mang cờ đại diện cho quốc gia hoặc khu vực của họ, thánh giá và biểu ngữ với hình ảnh của vị thánh bảo trợ được chọn.
Một thiếu niên 16 tuổi đến từ Ailen mang cờ Ailen với đôi chân trẻ sơ sinh được vẽ trên đó để thể hiện ý định cầu nguyện cho thai nhi không được sinh ra sau khi phá thai được hợp pháp hóa ở đất nước cô. Một cặp đính hôn từ Bồ Đào Nha đã cùng nhau đi hành hương để tận hiến cuộc sống của họ cho Mẹ Maria. Một phái đoàn từ New Zealand mang theo biểu ngữ của một vị thánh người Pháp, Pierre Chanel, người đã được tử đạo như một nhà truyền giáo ở Châu Đại Dương.
Những người Công Giáo từ Syria, Iraq, Lebanon và các quốc gia Trung Đông khác đã đi hành hương với một nhóm đại diện cho tổ chức Pháp SOS Chrétiens d’Orient (Hãy cứu những Kitô hữu Trung Đông). Nhóm nhân đạo cũng đã tổ chức hai cuộc hành hương trùng hợp cho người Công Giáo ở Iraq và Syria vào cuối tuần lễ Hiện xuống trong tình liên đới với cuộc đi bộ tới Chartres.
Majd Kassouha, 24 tuổi, người Syria, cho biết ý định hành hương của ông là một lời cầu nguyện cho hòa bình.”Tôi đã cầu nguyện cho hòa bình, đặc biệt là ở Syria và trên toàn thế giới vì tôi không muốn người khác sống những gì tôi đã sống, kinh nghiệm của tôi”, ông Kassouha nói với CAN rằng: Ông và gia đình vẫn ở Aleppo trong cuộc nội chiến trên khắp đất nước và nói rằng ông đã chứng kiến cái chết của nhiều người bạn và gia đình ông. “Chúng ta phải cầu nguyện, chúng ta không thể làm gì nếu không cầu nguyện. Chúng ta rất yếu. Đó là kinh nghiệm của tôi”, anh Kassouha, một người Công Giáo Melkite 26 tuổi, nói. Chúng ta cần thời gian này để suy nghĩ về cuộc sống của mình và suy niệm.
Các linh mục tuyên úy đi đằng sau các nhóm hành hương nghe những lời thú tội của những người tham gia trẻ tuổi. Mỗi nhóm có một tuyên úy cung cấp các bài suy niệm về các vị thánh và giáo lý về học thuyết xã hội của Giáo hội và chủ đề của hành hương năm nay là “Hòa bình của Chúa Kitô qua Vương triều của Chúa Kitô”
Từ năm 1983, cuộc hành hương Hiện xuống được tổ chức bởi Notre-Dame de Chrétienté, hiện đang được dẫn dắt bởi giáo dân Jean des Tauriers và linh mục tuyên úy là Cha Alexis Garnier của Huynh đoàn Linh mục của Thánh Phêrô.
Bởi vì rất nhiều người đi ra đường để theo dõi cuộc hành hương xuyên qua, năm nay, ban tổ chức đã thêm “một nhóm truyền giáo” để giao lưu với những người tò mò quan sát, Hervé Rolland, Phó Chủ tịch của Notre-Dame de Chrétienté, giải thích với CNA: Mỗi năm, chúng tôi có những người hỏi xem họ có thể đi theo chúng tôi được không. Cách đây hai năm, có một phụ nữ bị ấn tượng bởi những đứa trẻ đi bộ, cô ấy hỏi, "Tôi có thể theo bạn không? Cô ấy đã đi theo, và sáu tháng sau, cô ấy đã yêu cầu được rửa tội.” Rolland nói rằng nhiều ơn gọi cũng đã được phát hiện hoặc xác nhận cho những người trẻ tuổi khi họ đi hành hương cầu nguyện.
Ba thánh lễ đã diễn ra trong suốt cuộc hành hương, mỗi thánh lễ ở dạng ngoại thường, mặc dù cùng có nhiều thánh lễ riêng được cử hành. Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống diễn ra trên một cánh đồng ở vùng nông thôn giữa ngày đi bộ 32 km (20 dặm).Thánh lễ cao điểm được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Chartres bởi Đức Tổng Giám Mục André-Joseph Léonard, cựu Tổng Giám mục của Mechelen – Brussel, vương quốc Bỉ.
“Tôi muốn nói một điều gì đó với những người hành hương: Giáo Hội Công Giáo, bất kể ai nói gì, vẫn là thực thể đa quốc gia đẹp nhất thế giới, đó là đa quốc gia về đức tin, đức cậy và đức mến. Ngay cả khi chúng ta đang trải qua thời kỳ khó khăn, chúng ta phải luôn đọc kinh Tin kính với xác tín: Tôi tin Giáo hội là duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Chúng ta phải nhớ Giáo hội là thánh thiện”, Tổng Giám mục Léonard nói với EWTN. “Trong những thời kỳ khó khăn như thời kỳ chúng ta, ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các nước như Pháp hay Bỉ, đất nước tôi, có rất nhiều hoang mang sau hàng loạt vụ bê bối mà chúng ta phải đối mặt, mọi người chắc chắn cần phải bám chắc vào điều tốt. Tôi nghĩ rằng một sáng kiến như Hành hương Chartres giúp mọi người trở nên mạnh mẽ hơn trong niềm tin và hy vọng.”
Nguồn: https://www.catholicworldreport.com/2019/06/13/chartres-pentecost-pilgrimage-draws-14000/
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mời các Linh mục Việt Nam ghi tên tham dự Đại hội Linh mục Emmaus VIII tháng 10, 2019 tại Nam Cali
Liên CĐ CGVN Hoa Kỳ
08:49 13/06/2019
Đại Hội Linh Mục VN Emmaus VIII
với chủ đề: “Anh Em Hãy Giữ Mãi Tình Huynh Đệ” (Dt. 13:1)
Thời gian: Từ Thứ Hai đến Thứ Năm 14-17 tháng 10 năm 2019
Tại: Trung tâm Công Giáo Việt Nam (1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92703) & Nhà Thờ Chánh Tòa Christ Cathedral GP Orange.
là dịp để Quý Đức Giám Mục, Quý Đức Ông và Quý Cha gặp nhau, cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ kinh nghiệm mục vụ,
khuyến khích và nâng đỡ nhau trong đời sống tu trì, phục vụ Giáo Hội và mọi người.
---> Thư mời tham dự Đại Hội Linh mục Emmaus VIII tại Nam Cali vào tháng 10, 2019
---> Phiếu Ghi Danh
---> Chương trình Đại hội Linh mục Emmaus VIII>
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI LINH MỤC VN - EMMAUS VIII
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Chủ Tịch Miền Tây Nam, Trưởng Ban Tổ Chức
Lm. Gioan Trần Công Nghị, Phó Chủ Tịch Miền Tây Nam, Phó Ban Tổ Chức
Lm. Micae Mai Khải Hoàn, Cựu Chủ Tịch Miền Tây Nam
Lm. Vincent Phạm Ngọc Hùng, Giám Đốc Trung tâm Công Giáo Việt Nam, GP Orange
Lm. Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn
Lm. Giuse Trần Cao Thượng, Tổng Thư Ký Miền Tây Nam, Thư Ký Ban Tổ Chức.
Ban Ghi Danh Đại Hội: BS Hoàng Lan, (714) 884-5290, hanhtrinhemmaus8@gmail.com
Đơn Ghi Danh xin gửi về: Federation of Vietnamese Catholics, P.O. Box 9556, Fountain Valley, CA 92728
với chủ đề: “Anh Em Hãy Giữ Mãi Tình Huynh Đệ” (Dt. 13:1)
Thời gian: Từ Thứ Hai đến Thứ Năm 14-17 tháng 10 năm 2019
Tại: Trung tâm Công Giáo Việt Nam (1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92703) & Nhà Thờ Chánh Tòa Christ Cathedral GP Orange.
là dịp để Quý Đức Giám Mục, Quý Đức Ông và Quý Cha gặp nhau, cùng nhau cầu nguyện, chia sẻ kinh nghiệm mục vụ,
khuyến khích và nâng đỡ nhau trong đời sống tu trì, phục vụ Giáo Hội và mọi người.
---> Thư mời tham dự Đại Hội Linh mục Emmaus VIII tại Nam Cali vào tháng 10, 2019
---> Phiếu Ghi Danh
---> Chương trình Đại hội Linh mục Emmaus VIII>
BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI LINH MỤC VN - EMMAUS VIII
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ tịch Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Đức Ông Giuse Phạm Quốc Tuấn, Chủ Tịch Miền Tây Nam, Trưởng Ban Tổ Chức
Lm. Gioan Trần Công Nghị, Phó Chủ Tịch Miền Tây Nam, Phó Ban Tổ Chức
Lm. Micae Mai Khải Hoàn, Cựu Chủ Tịch Miền Tây Nam
Lm. Vincent Phạm Ngọc Hùng, Giám Đốc Trung tâm Công Giáo Việt Nam, GP Orange
Lm. Peter Võ Sơn, Tổng Thư Ký Liên Đoàn
Lm. Giuse Trần Cao Thượng, Tổng Thư Ký Miền Tây Nam, Thư Ký Ban Tổ Chức.
Ban Ghi Danh Đại Hội: BS Hoàng Lan, (714) 884-5290, hanhtrinhemmaus8@gmail.com
Đơn Ghi Danh xin gửi về: Federation of Vietnamese Catholics, P.O. Box 9556, Fountain Valley, CA 92728
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thiên Chúa Dựng Nên Họ Có Nam Có Nữ, Văn Kiện mới của Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo về Lý Thuyết Phái tính, Lắng nghe
Vũ Văn An
18:57 13/06/2019
Lắng Nghe
Tổng quan vắn tắt
8. Quan điểm cần thiết đầu tiên cho bất cứ ai muốn tham gia đối thoại là lắng nghe. Trên hết, điều cần thiết là lắng nghe cẩn thận và hiểu các biến cố văn hóa của thế kỷ gần đây. Thế kỷ 20 đã mang đến những lý thuyết nhân học mới và cùng với chúng là các khởi đầu của lý thuyết phái tính. Những điều này dựa trên việc hiểu sự dị biệt hóa giới tính hoàn toàn có tính xã hội học, dựa vào sự nhấn mạnh nhiều đến tự do cá nhân. Thực thế, vào khoảng giữa thế kỷ trước, một loạt nghiên cứu đã được công bố, luôn nhấn mạnh đến vai trò của việc điều kiện hóa từ bên ngoài, bao gồm ảnh hưởng của nó trong việc xác định nhân cách. Khi các nghiên cứu như vậy được áp dụng vào giới tính con người, chúng thường làm như vậy với mục đích chứng minh rằng bản sắc giới tính là một cấu trúc xã hội hơn là một sự kiện tự nhiên hoặc sinh học nhất định.
9. Những trường phái tư tưởng này đã kết hợp với nhau trong việc phủ nhận sự hiện hữu của bất cứ yếu tố nguyên ủy nào nơi cá nhân, vốn đi trước và đồng thời tạo nên bản sắc bản vị của chúng ta, tạo cơ sở cần thiết cho mọi việc chúng ta làm. Theo các lý thuyết như vậy, điều duy nhất quan trọng trong các mối liên hệ bản thân là tình âu yếm giữa các cá nhân liên hệ, bất kể dị biệt giới tính hoặc sinh sản vốn bị coi là không liên quan gì trong việc hình thành các gia đình. Do đó, mô hình định chế của gia đình (nơi một cơ cấu và tính cứu cánh hiện hữu, độc lập đối với sở thích chủ quan của vợ chồng) bị phớt lờ, làm lợi cho một tầm nhìn coi gia đình hoàn toàn có tính khế ước và tự nguyện.
10. Với thời gian, lý thuyết phái tính đã mở rộng lĩnh vực áp dụng của nó. Vào đầu những năm 1990, nó tập chú vào khả thể cá nhân xác định ra các xu hướng giới tính của chính mình mà không cần phải tính đến sự hỗ tương và tính bổ túc cho nhau của các mối liên hệ nam nữ, cũng như mục đích sinh sản của giới tính. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng người ta có thể ủng hộ lý thuyết về sự tách biệt triệt để giữa phái tính (gender) và giới tính (sex), với điều trước có ưu tiên hơn điều sau. Một mục tiêu như vậy được coi như một giai đoạn quan trọng trong sự biến hóa của loài người, trong đó, “một xã hội không có dị biệt giới tính” là điều có thể dự kiến được (12).
11. Trong bối cảnh văn hóa này, điều rõ ràng là giới tính và phái tính không còn đồng nghĩa hay không còn là các khái niệm có thể hoán đổi cho nhau vì chúng được sử dụng để mô tả hai thực tại khác nhau. Giới tính được xem như xác định việc người ta thuộc phạm trù nào trong hai phạm trù sinh học (xuất phát từ hạn từ gốc dyad chỉ cả nam lẫn nữ). Phái tính, mặt khác, là cách trong đó các dị biệt giữa hai giới được sống trong mỗi nền văn hóa. Vấn đề ở đây không hệ ở sự phân biệt giữa hai thuật ngữ, mà ta có thể giải thích một cách chính xác, mà là sự tách biệt giới tính khỏi phái tính. Sự tách biệt này nằm ở gốc rễ của các dị biệt được đề nghị giữa “các xu hướng giới tính” khác nhau, không còn được xác định bởi sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và do đó có thể mặc các hình thức khác, chỉ được xác định bởi cá nhân, người được coi là hoàn toàn tự trị. Hơn nữa, khái niệm phái tính được coi là phụ thuộc vào tâm thức chủ quan của mỗi người, họ có thể chọn phái tính không tương ứng với giới tính sinh học của họ và do đó, với cách người khác nhìn người này (chuyển giới, transgenderism).
12. Trong một sự tương phản ngày càng gia tăng giữa tự nhiên và văn hóa, các đề xuất của lý thuyết phái tính gặp nhau trong khái niệm 'queer', có ý nói đến các chiều kích giới tính có tính cực kỳ hay thay đổi, linh hoạt, và dường như, có tính du mục. Điều này đạt đến cao điểm trong chủ trương hoàn toàn giải phóng cá nhân khỏi bất cứ định nghĩa tiên thiên định sẵn nào về giới tính, và việc loại bỏ mọi thứ phân loại bị coi là quá cứng ngắc. Điều này sẽ tạo ra một loạt các sắc thái mới khác nhau thay đổi về mức độ và cường độ tùy theo cả xu hướng giới tính lẫn phái tính mà người ta vốn đồng hóa mình với.
13. Tính sóng đôi (duality) trong các cặp nam nữ, ngoài ra, còn được xem là mâu thuẫn với ý niệm ‘đa ái’ (polyamory), tức các mối liên hệ liên quan đến hơn hai người. Vì vậy, người ta cho rằng khoảng thời gian kéo dài của các mối liên hệ, cũng như bản chất ràng buộc của chúng, nên được linh hoạt, tùy thuộc các thèm muốn hay thay đổi của các cá nhân liên hệ. Đương nhiên, điều này có nhiều hậu quả đối với việc chia sẻ trách nhiệm và các nghĩa vụ vốn cố hữu trong chức phận làm mẹ và làm cha . Loạt liên hệ mới này trở thành ‘sự giống nhau về tính chất’ (kinship)". Chúng “dựa trên thèm muốn hoặc tình âu yếm, thường có các đặc điểm: chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn đã được định sẵn, linh hoạt về mặt đạo đức hoặc thậm chí (đôi khi bằng sự đồng thuận minh nhiên) không hy vọng có bất cứ ý nghĩa dài hạn nào. Điều đáng kể là quyền tự quyết hoàn toàn tự do của mỗi cá nhân và các lựa chọn mà người đó đưa ra tùy theo hoàn cảnh của từng mối liên hệ cảm giới.
14. Điều này dẫn đến nhiều lời kêu gọi công chúng công nhận quyền lựa chọn phái tính của một người, và tính đa nguyên trong các loại kết hợp mới, trực tiếp mâu thuẫn với mô hình hôn nhân vốn có giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng bị mô tả là một tàn tích của các xã hội theo chế độ tộc trưởng (patriarchal). Lý tưởng được trình bày là cá nhân nên có quyền chọn thân thế (status) của chính mình và xã hội nên tự hạn chế mình vào việc bảo đảm quyền này, và thậm chí cung cấp sự hỗ trợ vật chất, vì nếu không, các nhóm thiểu số liên hệ có thể chịu sự kỳ thị tiêu cực của xã hội. Chủ trương cho rằng các quyền như thế đã trở thành một phần thường xuyên của cuộc tranh luận chính trị và đã được lồng vào các tài liệu ở bình diện quốc tế, và một số phần nào đó của luật pháp quốc gia.
Các điểm đồng thuận
15. Tuy nhiên, từ toàn bộ lĩnh vực trước tác về lý thuyết phái tính, đã xuất hiện một số chủ trương có thể cung cấp cho ta các điểm đồng thuận, có tiềm năng phát sinh sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau. Thí dụ, các chương trình giáo dục về lĩnh vực này thường có chung mong muốn đáng khen tranh đấu chống lại mọi phát biểu kỳ thị bất công, một điều có thể được chia sẻ bởi mọi phía. Những tư liệu sư phạm như vậy thừa nhận rằng đã có nhiều trì hoãn và sai sót về phương diện này (13). Thật vậy, không thể phủ nhận rằng qua các thế kỷ, các hình thức kỳ thị bất công vốn là một sự kiện đáng buồn của lịch sử và cũng gây ảnh hưởng bên trong Giáo hội. Điều này đã mang lại một nguyên trạng cứng ngắc nào đó, làm trì hoãn diễn trình hội nhập văn hóa cần thiết và cấp tiến của việc công bố sự thật của Chúa Giêsu về phẩm giá bình đẳng của đàn ông và đàn bà, và đã kích hoạt các cáo buộc tố cáo Giáo Hội có não trạng tôn nam tính, ngụy trang dưới các động cơ tôn giáo ở các mức độ lớn nhỏ khác nhau.
16. Một chủ trương chung khác là nhu cầu giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên biết tôn trọng mọi người trong tính đặc thù và dị biệt của họ để không ai còn phải chịu bị bắt nạt, bạo lực, lăng mạ hoặc kỳ thị bất công dựa trên các đặc điểm chuyên biệt của họ (như có nhu cầu đặc biệt, chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng giới tính v.v...). Trong yếu tính, điều này liên quan đến việc giáo dục một nền công dân tích cực và có trách nhiệm, được đánh dấu bằng khả năng hoan nghinh tất cả các phát biểu hợp pháp về tư cách nhân vị của con người một cách đầy tôn trọng.
17. Một sự phát triển tích cực khác nữa trong cái hiểu nhân học cũng tìm thấy trong các trước tác về phái tính đã xoay quanh các giá trị của nữ tính. Thí dụ, ‘khả năng vì người khác' của đàn bà có lợi cho cách đọc thực tiễn và trưởng thành hơn về các tình huống đang diễn biến, ngõ hầu, “một cảm thức và một sự tôn trọng đối với những gì cụ thể phát triển nơi họ, trái với những điều trừu tượng thường gây hại chết người cho sự hiện hữu của các cá nhân và xã hội” (14). Đây là một đóng góp làm phong phú các mối liên hệ của con người và các giá trị thiêng liêng “bắt đầu với các mối liên hệ hàng ngày giữa người ta với nhau”. Vì điều này, xã hội nợ một món nợ đáng kể đối với nhiều phụ nữ, “những người tham gia vào nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau bên ngoài gia đình: các trường mầm non, các trường học, các đại học, các cơ quan phục vụ xã hội, các giáo xứ, các hiệp hội và phong trào (15).
18. Phụ nữ có cái hiểu độc đáo về thực tại. Họ có khả năng chịu đựng nghịch cảnh và “giữ cho cuộc sống tiếp diễn ngay cả trong những tình huống cực đoan” và kiên trì “giữ vững tương lai” (16). Điều này giúp giải thích tại sao “bất cứ nơi nào công việc giáo dục được yêu cầu, chúng ta đều có thể nhận thấy phụ nữ luôn sẵn sàng và sẵn lòng hiến thân một cách quảng đại cho người khác, nhất là phục vụ những người yếu đuối và ít tự vệ nhất. Trong công trình này, họ cho thấy một kiểu làm mẹ có tính xúc cảm, văn hóa và tinh thần có giá trị vô lường đối với việc phát triển của các cá nhân và tương lai của xã hội. Ở điểm này, làm thế nào tôi có thể không đề cập đến chứng tá của rất nhiều phụ nữ Công Giáo và Tu Hội nữ thuộc mọi châu lục từng chọn giáo dục, nhất là giáo dục các bé trai và bé gái, làm việc tông đồ chính của họ?” (17)
Phê bình
19. Tuy nhiên, các tình huống sống thực cho thấy lý thuyết phái tính có một số điểm đáng bị phê phán. Lý thuyết phái tính (đặc biệt là dưới các hình thức cực đoan nhất) nói đến một diễn trình phi tự nhiên hóa (denaturalisation) từ từ, nghĩa là một sự di chuyển ra khỏi tự nhiên và hướng tới phương thức tuyệt đối để cho xúc cảm của con người được quyền quyết định. Theo cách hiểu sự vật này, quan điểm về cả bản sắc giới tính lẫn gia đình trở thành phụ thuộc cùng một 'tính lỏng’ (liquidity) và 'tính lưu chảy' (fluidity) vốn làm đặc trưng cho các khía cạnh khác của nền văn hóa hậu hiện đại, thường chỉ được đặt nền trên một khái niệm nhầm lẫn về tự do trong phạm vi cảm xúc và nhu cầu không hẳn cần thiết (wants), hoặc những ham muốn nhất thời được kích thích bởi các xung động cảm xúc và ý chí cá nhân, trái ngược với bất cứ điều gì dựa trên sự thật của hiện sinh.
20. Các giả định căn bản của các lý thuyết này có thể được truy nguyên từ nền nhân học duy nhị nguyên, tách biệt cơ thể (bị giản lược vào tình trạng vật chất) và ý chí con người, một ý chí đã trở thành một tuyệt đối có thể thao túng cơ thể tùy thích. Sự kết hợp của chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) và duy ý chí (voluntarism) này làm phát sinh ra chủ nghĩa duy tương đối, trong đó, mọi sự hiện hữu đều có giá trị như nhau và đồng thời không dị biệt hóa, không có bất cứ trật tự hay mục đích thực sự nào. Trong tất cả các lý thuyết như vậy, từ hình thức ôn hòa nhất tới cấp tiến nhất, có sự nhất trí rằng phái tính của người ta kết cục được xem là quan trọng hơn so với giới tính nam hay nữ. Hiệu quả của động thái này là thứ nhất tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa và ý thức hệ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa duy tương đối, và thứ đến là một cuộc cách mạng pháp lý, vì các niềm tin đó đòi hỏi các quyền lợi chuyên biệt cho cá nhân và khắp xã hội.
21. Trong thực tế, phe cổ vũ cho các căn tính khác nhau thường trình bầy chúng như có giá trị hoàn toàn bằng nhau khi sánh với nhau. Tuy nhiên, điều này thực sự phủ nhận tính liên quan của mỗi người. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với vấn đề dị biệt giới tính. Trên thực tế, khái niệm chung về “việc không kỳ thị” thường che giấu một ý thức hệ vốn bác bỏ sự khác biệt cũng như sự hỗ tương tự nhiên hiện hữu giữa đàn ông và đàn bà. “Thay vì đấu tranh với những diễn giải sai lầm về sự dị biệt giới tính vốn làm giảm tầm quan trọng căn bản của sự dị biệt đó đối với nhân phẩm, một đề xuất như vậy sẽ đơn giản loại bỏ nó bằng cách đề xuất các thủ tục và thực hành làm cho nó không còn liên quan gì đến việc phát triển con người và các mối liên hệ của con người. Nhưng tính không tưởng của ‘neuter’ (trung lập) loại bỏ cả nhân phẩm trong tính dị biệt giới tính lẫn bản chất bản vị của thế hệ sự sống mới” (18). Cơ sở nhân học của ý niệm gia đình vì thế bị lột bỏ ý nghĩa.
22. Ý thức hệ này truyền cảm hứng cho các chương trình giáo dục và các xu hướng lập pháp chuyên cổ vũ các ý niệm bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm nhằm phá vỡ triệt để sự dị biệt sinh học thực sự giữa nam và nữ. Bản sắc con người được ủy thác cho lựa chọn của cá nhân, một lựa chọn cũng có thể thay đổi theo thời gian. Những ý niệm này nói lên cách suy nghĩ và hành động rộng rãi trong nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa lầm lẫn “tự do chân thực với ý niệm cho rằng mỗi cá nhân có thể hành động tùy tiện như thể không có sự thật, giá trị và nguyên tắc để cung cấp hướng dẫn, và mọi sự đều có thể và được phép” (19).
23. Công đồng Vatican II, khi muốn bày tỏ quan điểm của Giáo hội về con người nhân bản, đã tuyên bố rằng “mặc dù được tạo nên có thân xác có linh hồn, con người là một. Qua thành phần thân xác của mình, họ thu thập cho mình các yếu tố của thế giới vật chất; do đó, chúng đạt được triều thiên của chúng qua họ, và qua họ cất tiếng tự nguyện ca ngợi Đấng Tạo Hóa (20). Vì phẩm giá này, “con người không lầm khi tự coi mình như cao hơn so với các mối quan tâm thuộc thân xác, và không phải chỉ là một mảnh của thiên nhiên hoặc một thành phần không tên của kinh thành con người (21). Do đó, các kiểu nói 'trật tự tự nhiên' và 'trật tự sinh học' không được nhầm lẫn hoặc coi là đồng nhất, 'trật tự sinh học' thực sự có nghĩa y hệt như trật tự tự nhiên nhưng chỉ bao lâu có thể tiếp cận được bằng các phương pháp của khoa học thực nghiệm và khoa học mô tả tự nhiên, chứ không như một trật tự hiện hữu chuyên biệt, với mối liên hệ rõ ràng với Nguyên Nhân Đệ Nhất, với Thiên Chúa Sáng Tạo (22).
Kỳ tới: Lý luận
Tổng quan vắn tắt
8. Quan điểm cần thiết đầu tiên cho bất cứ ai muốn tham gia đối thoại là lắng nghe. Trên hết, điều cần thiết là lắng nghe cẩn thận và hiểu các biến cố văn hóa của thế kỷ gần đây. Thế kỷ 20 đã mang đến những lý thuyết nhân học mới và cùng với chúng là các khởi đầu của lý thuyết phái tính. Những điều này dựa trên việc hiểu sự dị biệt hóa giới tính hoàn toàn có tính xã hội học, dựa vào sự nhấn mạnh nhiều đến tự do cá nhân. Thực thế, vào khoảng giữa thế kỷ trước, một loạt nghiên cứu đã được công bố, luôn nhấn mạnh đến vai trò của việc điều kiện hóa từ bên ngoài, bao gồm ảnh hưởng của nó trong việc xác định nhân cách. Khi các nghiên cứu như vậy được áp dụng vào giới tính con người, chúng thường làm như vậy với mục đích chứng minh rằng bản sắc giới tính là một cấu trúc xã hội hơn là một sự kiện tự nhiên hoặc sinh học nhất định.
9. Những trường phái tư tưởng này đã kết hợp với nhau trong việc phủ nhận sự hiện hữu của bất cứ yếu tố nguyên ủy nào nơi cá nhân, vốn đi trước và đồng thời tạo nên bản sắc bản vị của chúng ta, tạo cơ sở cần thiết cho mọi việc chúng ta làm. Theo các lý thuyết như vậy, điều duy nhất quan trọng trong các mối liên hệ bản thân là tình âu yếm giữa các cá nhân liên hệ, bất kể dị biệt giới tính hoặc sinh sản vốn bị coi là không liên quan gì trong việc hình thành các gia đình. Do đó, mô hình định chế của gia đình (nơi một cơ cấu và tính cứu cánh hiện hữu, độc lập đối với sở thích chủ quan của vợ chồng) bị phớt lờ, làm lợi cho một tầm nhìn coi gia đình hoàn toàn có tính khế ước và tự nguyện.
10. Với thời gian, lý thuyết phái tính đã mở rộng lĩnh vực áp dụng của nó. Vào đầu những năm 1990, nó tập chú vào khả thể cá nhân xác định ra các xu hướng giới tính của chính mình mà không cần phải tính đến sự hỗ tương và tính bổ túc cho nhau của các mối liên hệ nam nữ, cũng như mục đích sinh sản của giới tính. Hơn nữa, có ý kiến cho rằng người ta có thể ủng hộ lý thuyết về sự tách biệt triệt để giữa phái tính (gender) và giới tính (sex), với điều trước có ưu tiên hơn điều sau. Một mục tiêu như vậy được coi như một giai đoạn quan trọng trong sự biến hóa của loài người, trong đó, “một xã hội không có dị biệt giới tính” là điều có thể dự kiến được (12).
11. Trong bối cảnh văn hóa này, điều rõ ràng là giới tính và phái tính không còn đồng nghĩa hay không còn là các khái niệm có thể hoán đổi cho nhau vì chúng được sử dụng để mô tả hai thực tại khác nhau. Giới tính được xem như xác định việc người ta thuộc phạm trù nào trong hai phạm trù sinh học (xuất phát từ hạn từ gốc dyad chỉ cả nam lẫn nữ). Phái tính, mặt khác, là cách trong đó các dị biệt giữa hai giới được sống trong mỗi nền văn hóa. Vấn đề ở đây không hệ ở sự phân biệt giữa hai thuật ngữ, mà ta có thể giải thích một cách chính xác, mà là sự tách biệt giới tính khỏi phái tính. Sự tách biệt này nằm ở gốc rễ của các dị biệt được đề nghị giữa “các xu hướng giới tính” khác nhau, không còn được xác định bởi sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và do đó có thể mặc các hình thức khác, chỉ được xác định bởi cá nhân, người được coi là hoàn toàn tự trị. Hơn nữa, khái niệm phái tính được coi là phụ thuộc vào tâm thức chủ quan của mỗi người, họ có thể chọn phái tính không tương ứng với giới tính sinh học của họ và do đó, với cách người khác nhìn người này (chuyển giới, transgenderism).
12. Trong một sự tương phản ngày càng gia tăng giữa tự nhiên và văn hóa, các đề xuất của lý thuyết phái tính gặp nhau trong khái niệm 'queer', có ý nói đến các chiều kích giới tính có tính cực kỳ hay thay đổi, linh hoạt, và dường như, có tính du mục. Điều này đạt đến cao điểm trong chủ trương hoàn toàn giải phóng cá nhân khỏi bất cứ định nghĩa tiên thiên định sẵn nào về giới tính, và việc loại bỏ mọi thứ phân loại bị coi là quá cứng ngắc. Điều này sẽ tạo ra một loạt các sắc thái mới khác nhau thay đổi về mức độ và cường độ tùy theo cả xu hướng giới tính lẫn phái tính mà người ta vốn đồng hóa mình với.
13. Tính sóng đôi (duality) trong các cặp nam nữ, ngoài ra, còn được xem là mâu thuẫn với ý niệm ‘đa ái’ (polyamory), tức các mối liên hệ liên quan đến hơn hai người. Vì vậy, người ta cho rằng khoảng thời gian kéo dài của các mối liên hệ, cũng như bản chất ràng buộc của chúng, nên được linh hoạt, tùy thuộc các thèm muốn hay thay đổi của các cá nhân liên hệ. Đương nhiên, điều này có nhiều hậu quả đối với việc chia sẻ trách nhiệm và các nghĩa vụ vốn cố hữu trong chức phận làm mẹ và làm cha . Loạt liên hệ mới này trở thành ‘sự giống nhau về tính chất’ (kinship)". Chúng “dựa trên thèm muốn hoặc tình âu yếm, thường có các đặc điểm: chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian giới hạn đã được định sẵn, linh hoạt về mặt đạo đức hoặc thậm chí (đôi khi bằng sự đồng thuận minh nhiên) không hy vọng có bất cứ ý nghĩa dài hạn nào. Điều đáng kể là quyền tự quyết hoàn toàn tự do của mỗi cá nhân và các lựa chọn mà người đó đưa ra tùy theo hoàn cảnh của từng mối liên hệ cảm giới.
14. Điều này dẫn đến nhiều lời kêu gọi công chúng công nhận quyền lựa chọn phái tính của một người, và tính đa nguyên trong các loại kết hợp mới, trực tiếp mâu thuẫn với mô hình hôn nhân vốn có giữa một người đàn ông và một người đàn bà, nhưng bị mô tả là một tàn tích của các xã hội theo chế độ tộc trưởng (patriarchal). Lý tưởng được trình bày là cá nhân nên có quyền chọn thân thế (status) của chính mình và xã hội nên tự hạn chế mình vào việc bảo đảm quyền này, và thậm chí cung cấp sự hỗ trợ vật chất, vì nếu không, các nhóm thiểu số liên hệ có thể chịu sự kỳ thị tiêu cực của xã hội. Chủ trương cho rằng các quyền như thế đã trở thành một phần thường xuyên của cuộc tranh luận chính trị và đã được lồng vào các tài liệu ở bình diện quốc tế, và một số phần nào đó của luật pháp quốc gia.
Các điểm đồng thuận
15. Tuy nhiên, từ toàn bộ lĩnh vực trước tác về lý thuyết phái tính, đã xuất hiện một số chủ trương có thể cung cấp cho ta các điểm đồng thuận, có tiềm năng phát sinh sự gia tăng hiểu biết lẫn nhau. Thí dụ, các chương trình giáo dục về lĩnh vực này thường có chung mong muốn đáng khen tranh đấu chống lại mọi phát biểu kỳ thị bất công, một điều có thể được chia sẻ bởi mọi phía. Những tư liệu sư phạm như vậy thừa nhận rằng đã có nhiều trì hoãn và sai sót về phương diện này (13). Thật vậy, không thể phủ nhận rằng qua các thế kỷ, các hình thức kỳ thị bất công vốn là một sự kiện đáng buồn của lịch sử và cũng gây ảnh hưởng bên trong Giáo hội. Điều này đã mang lại một nguyên trạng cứng ngắc nào đó, làm trì hoãn diễn trình hội nhập văn hóa cần thiết và cấp tiến của việc công bố sự thật của Chúa Giêsu về phẩm giá bình đẳng của đàn ông và đàn bà, và đã kích hoạt các cáo buộc tố cáo Giáo Hội có não trạng tôn nam tính, ngụy trang dưới các động cơ tôn giáo ở các mức độ lớn nhỏ khác nhau.
16. Một chủ trương chung khác là nhu cầu giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên biết tôn trọng mọi người trong tính đặc thù và dị biệt của họ để không ai còn phải chịu bị bắt nạt, bạo lực, lăng mạ hoặc kỳ thị bất công dựa trên các đặc điểm chuyên biệt của họ (như có nhu cầu đặc biệt, chủng tộc, tôn giáo, khuynh hướng giới tính v.v...). Trong yếu tính, điều này liên quan đến việc giáo dục một nền công dân tích cực và có trách nhiệm, được đánh dấu bằng khả năng hoan nghinh tất cả các phát biểu hợp pháp về tư cách nhân vị của con người một cách đầy tôn trọng.
17. Một sự phát triển tích cực khác nữa trong cái hiểu nhân học cũng tìm thấy trong các trước tác về phái tính đã xoay quanh các giá trị của nữ tính. Thí dụ, ‘khả năng vì người khác' của đàn bà có lợi cho cách đọc thực tiễn và trưởng thành hơn về các tình huống đang diễn biến, ngõ hầu, “một cảm thức và một sự tôn trọng đối với những gì cụ thể phát triển nơi họ, trái với những điều trừu tượng thường gây hại chết người cho sự hiện hữu của các cá nhân và xã hội” (14). Đây là một đóng góp làm phong phú các mối liên hệ của con người và các giá trị thiêng liêng “bắt đầu với các mối liên hệ hàng ngày giữa người ta với nhau”. Vì điều này, xã hội nợ một món nợ đáng kể đối với nhiều phụ nữ, “những người tham gia vào nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau bên ngoài gia đình: các trường mầm non, các trường học, các đại học, các cơ quan phục vụ xã hội, các giáo xứ, các hiệp hội và phong trào (15).
18. Phụ nữ có cái hiểu độc đáo về thực tại. Họ có khả năng chịu đựng nghịch cảnh và “giữ cho cuộc sống tiếp diễn ngay cả trong những tình huống cực đoan” và kiên trì “giữ vững tương lai” (16). Điều này giúp giải thích tại sao “bất cứ nơi nào công việc giáo dục được yêu cầu, chúng ta đều có thể nhận thấy phụ nữ luôn sẵn sàng và sẵn lòng hiến thân một cách quảng đại cho người khác, nhất là phục vụ những người yếu đuối và ít tự vệ nhất. Trong công trình này, họ cho thấy một kiểu làm mẹ có tính xúc cảm, văn hóa và tinh thần có giá trị vô lường đối với việc phát triển của các cá nhân và tương lai của xã hội. Ở điểm này, làm thế nào tôi có thể không đề cập đến chứng tá của rất nhiều phụ nữ Công Giáo và Tu Hội nữ thuộc mọi châu lục từng chọn giáo dục, nhất là giáo dục các bé trai và bé gái, làm việc tông đồ chính của họ?” (17)
Phê bình
19. Tuy nhiên, các tình huống sống thực cho thấy lý thuyết phái tính có một số điểm đáng bị phê phán. Lý thuyết phái tính (đặc biệt là dưới các hình thức cực đoan nhất) nói đến một diễn trình phi tự nhiên hóa (denaturalisation) từ từ, nghĩa là một sự di chuyển ra khỏi tự nhiên và hướng tới phương thức tuyệt đối để cho xúc cảm của con người được quyền quyết định. Theo cách hiểu sự vật này, quan điểm về cả bản sắc giới tính lẫn gia đình trở thành phụ thuộc cùng một 'tính lỏng’ (liquidity) và 'tính lưu chảy' (fluidity) vốn làm đặc trưng cho các khía cạnh khác của nền văn hóa hậu hiện đại, thường chỉ được đặt nền trên một khái niệm nhầm lẫn về tự do trong phạm vi cảm xúc và nhu cầu không hẳn cần thiết (wants), hoặc những ham muốn nhất thời được kích thích bởi các xung động cảm xúc và ý chí cá nhân, trái ngược với bất cứ điều gì dựa trên sự thật của hiện sinh.
20. Các giả định căn bản của các lý thuyết này có thể được truy nguyên từ nền nhân học duy nhị nguyên, tách biệt cơ thể (bị giản lược vào tình trạng vật chất) và ý chí con người, một ý chí đã trở thành một tuyệt đối có thể thao túng cơ thể tùy thích. Sự kết hợp của chủ nghĩa duy thể lý (physicalism) và duy ý chí (voluntarism) này làm phát sinh ra chủ nghĩa duy tương đối, trong đó, mọi sự hiện hữu đều có giá trị như nhau và đồng thời không dị biệt hóa, không có bất cứ trật tự hay mục đích thực sự nào. Trong tất cả các lý thuyết như vậy, từ hình thức ôn hòa nhất tới cấp tiến nhất, có sự nhất trí rằng phái tính của người ta kết cục được xem là quan trọng hơn so với giới tính nam hay nữ. Hiệu quả của động thái này là thứ nhất tạo ra một cuộc cách mạng văn hóa và ý thức hệ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa duy tương đối, và thứ đến là một cuộc cách mạng pháp lý, vì các niềm tin đó đòi hỏi các quyền lợi chuyên biệt cho cá nhân và khắp xã hội.
21. Trong thực tế, phe cổ vũ cho các căn tính khác nhau thường trình bầy chúng như có giá trị hoàn toàn bằng nhau khi sánh với nhau. Tuy nhiên, điều này thực sự phủ nhận tính liên quan của mỗi người. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt đối với vấn đề dị biệt giới tính. Trên thực tế, khái niệm chung về “việc không kỳ thị” thường che giấu một ý thức hệ vốn bác bỏ sự khác biệt cũng như sự hỗ tương tự nhiên hiện hữu giữa đàn ông và đàn bà. “Thay vì đấu tranh với những diễn giải sai lầm về sự dị biệt giới tính vốn làm giảm tầm quan trọng căn bản của sự dị biệt đó đối với nhân phẩm, một đề xuất như vậy sẽ đơn giản loại bỏ nó bằng cách đề xuất các thủ tục và thực hành làm cho nó không còn liên quan gì đến việc phát triển con người và các mối liên hệ của con người. Nhưng tính không tưởng của ‘neuter’ (trung lập) loại bỏ cả nhân phẩm trong tính dị biệt giới tính lẫn bản chất bản vị của thế hệ sự sống mới” (18). Cơ sở nhân học của ý niệm gia đình vì thế bị lột bỏ ý nghĩa.
22. Ý thức hệ này truyền cảm hứng cho các chương trình giáo dục và các xu hướng lập pháp chuyên cổ vũ các ý niệm bản sắc bản thân và thân mật xúc cảm nhằm phá vỡ triệt để sự dị biệt sinh học thực sự giữa nam và nữ. Bản sắc con người được ủy thác cho lựa chọn của cá nhân, một lựa chọn cũng có thể thay đổi theo thời gian. Những ý niệm này nói lên cách suy nghĩ và hành động rộng rãi trong nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa lầm lẫn “tự do chân thực với ý niệm cho rằng mỗi cá nhân có thể hành động tùy tiện như thể không có sự thật, giá trị và nguyên tắc để cung cấp hướng dẫn, và mọi sự đều có thể và được phép” (19).
23. Công đồng Vatican II, khi muốn bày tỏ quan điểm của Giáo hội về con người nhân bản, đã tuyên bố rằng “mặc dù được tạo nên có thân xác có linh hồn, con người là một. Qua thành phần thân xác của mình, họ thu thập cho mình các yếu tố của thế giới vật chất; do đó, chúng đạt được triều thiên của chúng qua họ, và qua họ cất tiếng tự nguyện ca ngợi Đấng Tạo Hóa (20). Vì phẩm giá này, “con người không lầm khi tự coi mình như cao hơn so với các mối quan tâm thuộc thân xác, và không phải chỉ là một mảnh của thiên nhiên hoặc một thành phần không tên của kinh thành con người (21). Do đó, các kiểu nói 'trật tự tự nhiên' và 'trật tự sinh học' không được nhầm lẫn hoặc coi là đồng nhất, 'trật tự sinh học' thực sự có nghĩa y hệt như trật tự tự nhiên nhưng chỉ bao lâu có thể tiếp cận được bằng các phương pháp của khoa học thực nghiệm và khoa học mô tả tự nhiên, chứ không như một trật tự hiện hữu chuyên biệt, với mối liên hệ rõ ràng với Nguyên Nhân Đệ Nhất, với Thiên Chúa Sáng Tạo (22).
Kỳ tới: Lý luận
Gia Đình - Bến Bờ Yêu Thương
Nữ tu Lâm Thị Mai
22:04 13/06/2019
Gia Đình - Bến Bờ Yêu Thương
Nếu có ai đó hỏi tôi: “Bạn có cảm nhận như thế nào về gia đình và bạn đang nghĩ gì về gia đình của bạn?”. Có lẽ tôi sẽ mượn những lời trong bài hát sau đây để bộc bạch cùng bạn dòng cảm xúc của tôi:
“Chúa đã cho con một gia đình, Chúa đã cho con một mái ấm.
Mái ấm nơi ươm trồng hương mến, kết trái đơm bông một tình yêu.
Gia đình là bến bờ yêu thương, dệt khúc nhạc du dương.
Dệt những ân tình, ân tình trong tình yêu Chúa. Gia đình là bến bờ yêu thương…”[1]
Qua những tâm tình được gởi gắm từ đôi dòng của ca khúc đó, tôi xin được sẻ chia chút suy tư, cảm nhận xuất phát từ trái tim; đó là những điều tôi đã và đang ấp ủ khi nghĩ về gia đình. Vâng, một điều tôi luôn tâm niệm khi nói đến gia đình: “Gia đình – Bến bờ yêu thương”.
Sống trong một xã hội đang biến động không ngừng - một xã hội đang chạy đua với tiền tài, danh vọng, thử hỏi mấy ai không bị cuốn theo dòng xoáy của sự hưởng thụ, khoái cảm bên ngoài. Thế nhưng đằng sau những ồn ào, náo nhiệt, những bộn bề lo toan của cuộc sống thì con người vẫn còn khắc khoải, khao khát tìm cho mình một chốn an bình, một sự sâu lắng trong tâm hồn. Vậy, đâu là điểm hẹn để con người tìm cho mình suối nguồn tình thương và sự bình yên? Theo cảm nhận riêng tôi, đó chính là “mái ấm gia đình” !
Vâng, chính từ gia đình, bắt nguồn từ nơi đó sẽ là bến bờ yêu thương để tâm hồn chúng ta được thanh thản, là giây phút chúng ta tìm được sự an bình, ấm áp và còn hơn thế nữa, làm cho cuộc sống chúng ta đong đầy ý nghĩa.
Quả thế, mỗi người trong chúng ta được sinh ra trong hoàn cảnh, môi trường khác nhau, được nuôi dưỡng, dạy dỗ cũng không giống nhau, nhưng điểm xuất phát của mỗi người đều đến từ gia đình. Bởi gia đình chính là cái nôi, là mái trường đầu tiên dẫn dắt chúng ta vào đời, là trường dạy nhân bản và đức tin đầu tiên của người Kitô hữu, như chính Công Đồng Vatican đã xác quyết:
“Nhưng đặc biệt trong gia đình các Kitô hữu, với ân sủng dồi dào và trách nhiệm đã lãnh nhận qua bí tích Hôn Nhân, cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay khi chúng còn trong tuổi ấu thơ, hợp với đức tin đã lãnh nhận qua bí tích Thánh Tẩy, để nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa, đồng thời yêu thương mọi người chung quanh; chính tại nơi đây, con trẻ có được kinh nghiệm đầu tiên về một xã hội nhân bản lành mạnh và về Giáo Hội; sau cùng, nhờ gia đình, các em được hướng dẫn để từng bước hội nhập vào cộng đồng nhân loại cũng như cộng đồng dân Chúa. Vì thế, cha mẹ phải ý thức sâu xa về tầm quan trọng của một gia đình mang phẩm chất Kitô hữu đích thực đối với đời sống và sự thăng tiến của cả đoàn Dân Thiên Chúa”[2]
Quả thật, ai cũng có một gia đình để vun đắp, xây dựng, để nhớ thương, để tìm về sau những lúc mệt mỏi, cả lúc vấp ngã. Không có nơi nào an toàn, và cũng không có nơi nào cung cấp cho bạn “những giọt sữa ngọt ngào yêu thương”, những cảm thông và liên đới, những phục vụ và sẻ chia… cho bằng gia đình, như chính Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cảm nhận và trình bày trong tông huấn về Gia Đình:
“Tất cả mọi thành phần trong gia đình, mỗi người theo ơn riêng của mình, đều có ân sủng và trách nhiệm để ngày này sang ngày khác tiếp tục xây dựng sự hiệp thông giữa các ngôi vị, bằng cách biến gia đình thành một “trường học đào tạo cho nhân tính được hoàn hảo và phong phú hơn”: điều đó được thể hiện qua việc chăm sóc và tình yêu dành cho các em nhỏ, những người đau yếu, những người già cả, qua những việc phục vụ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày, qua việc chia sẻ của cải, chia sẻ những niềm vui và nổi khổ.”[3]
Khi được chia sẻ đôi dòng tâm sự về gia đình, mỗi người sẽ có những cảm nhận rất riêng và với nhiều khía cạnh khác nhau. Có người cho rằng: “Một gia đình hạnh phúc là nơi mà các thành viên trong gia đình luôn sum vầy trong bữa ăn tối, cùng trò chuyện, xem ti vi hay đi picnic với nhau…”. Có người lại cho rằng: “Hạnh phúc gia đình là khi mỗi thành viên trong gia đình đều có công việc ổn định, cuộc sống sung túc, con cái ngoan hiền, học giỏi”. Cũng có người nhận ra rằng: “Hạnh phúc chỉ đơn giản là trong gia đình luôn tràn ngập tiếng cười”. Và, còn rất nhiều những cảm nhận khác về hạnh phúc gia đình...
Tất cả những điều đó thật ý nghĩa; vì đó chính là nguồn năng lượng giúp con người tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống và góp phần xây dựng gia đình mỗi ngày một thăng tiến hơn, hạnh phúc hơn.
Riêng bản thân tôi, là một người con - người cháu trong gia đình, là một Kitô hữu trong Giáo Hội và lại là một “cô học trò nhỏ” đang chập chững lần mò bước theo dấu chân Thầy Giêsu trong một Hội dòng, tôi cũng mang trong mình một chút cảm nghiệm về gia đình mà tôi nhận được từ cuộc sống, từ trong chính ngôi nhà bé nhỏ đầy thân thương của tôi và nơi gia đình thiêng liêng của Hội dòng.
Đối với tôi, một gia đình hạnh phúc không phải được dựng xây bằng những hào nhoáng bên ngoài hay những điều cao xa vượt quá tầm tay, nhưng khởi đi từ những điều hết sức bình dị, thân thương và thật gần gũi, ngay bên cạnh chúng ta…; đúng hơn, tất cả đều phải xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong môi trường có truyền thống đạo Công Giáo nên từ nhỏ lối sống của người Kitô hữu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của tôi. Chính vì thế, khi cảm nghiệm về tình thương gia đình, tôi liên tưởng ngay đến tình thương của Thiên Chúa. Chính “Thiên Chúa là tình yêu” như lời Thánh Gioan đã quả quyết (1Ga 4,8). Và như thế, khởi điểm của gia đình phải có nền tảng từ Thiên Chúa. Lần mở các trang Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhận ra Thiên Chúa tình yêu mới chính là cội nguồn của hạnh phúc thực sự vững bền. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước và dạy chúng ta cũng phải yêu thương nhau: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Một cách cụ thể, chúng ta sẽ được chiêm ngắm mẫu gương tuyệt vời nơi gia đình Nazareth. Tin Mừng cho biết: “Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội lên Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua, khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền” (Lc 2,41)...“Sau đó cả gia đình trở về Nazareth, Chúa Giêsu hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51b). Chắc chắn hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Tin Mừng không tường thuật cho chúng ta hình ảnh một gia đình của Đấng “Emmanuel” giàu sang phú quý, có thế giá trong xã hội; mà là một Thánh Gia nghèo nàn, khiêm hạ, đạo hạnh và chứa chan tình Chúa, tình người. Chính vì thế, trải qua bao đời, hình ảnh Thánh Gia Thất vẫn luôn là mẫu mực tuyệt vời cho các gia đình, đặc biệt là các gia đình Công Giáo. Bởi chưng, nơi “gia đình Thánh” nầy, không phải lúc nào cũng chỉ có màu hồng nhưng đã trải qua những lận đận, lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn, thử thách trăm bề. Thánh Giuse khôn ngoan trong niềm cậy trông phó thác, cùng với Mẹ Maria – Chúa Giêsu vượt qua tất cả, để xây dựng mái ấm thánh thiêng hạnh phúc. Có thể nói: Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu thi hành sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này[4].
Thật tuyệt vời phải không bạn? Dẫu cho chúng ta không tận mắt chứng kiến hay có phúc sống với “gia đình Thánh” nầy, nhưng qua mọi thời, nét đẹp ấy vẫn được lưu truyền cho bao thế hệ. Đã có rất nhiều những gia đình sống theo mẫu gương của Thánh Gia mà tôi được biết. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ chút cảm nghiệm mà tôi nhận được trong mái ấm gia đình tôi, đó cũng chính là cầu nối để tôi có thêm gia đình thứ hai nơi Hội dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương. Mặc dầu tôi không sống trong bậc sống hôn nhân nhưng tôi lại nhận được sự ấm áp, hạnh phúc nơi chính gia đình của tôi.
Trước hết, tôi muốn dâng lời cảm tạ, tri ân Chúa đã ban cho tôi có một gia đình tuyệt vời. Có lẽ người trong cuộc như tôi mới cảm nghiệm được món quà lớn lao, vô giá mà Chúa đã dành cho tôi. Món quà đó thật thiêng liêng cao quý mà tôi xác tin rằng: không phải dùng tiền, hay cả như quan niệm của ai đó “bằng nhiều tiền”, để mua được.
Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình dân, ở vùng thôn quê thanh bình và có truyền thống đạo Công Giáo. Gia đình tôi cũng bình thường như bao gia đình khác, nhưng chính từ những cái rất bình thường đó đã đem lại cho tôi cảm giác hạnh phúc đến diệu kỳ. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi được sống trong mái nhà có cha mẹ, chị và các em. Như bao gia đình khác ở vùng nông thôn Việt Nam, cuộc sống gia đình tôi cũng chật vật, khó khăn. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghe cha mẹ tôi than phiền, trách móc điều gì. Ở quê tôi hồi đó, rất ít ai được học hành đàng hoàng tới nơi tới chốn; hầu hết, chỉ những gia đình khá giả, và biết chắc học thật giỏi, cha mẹ mới đầu tư cho con cái đi học. Thế nhưng gia đình tôi thì khác, dường như cả cha và mẹ đều lo lắng, quan tâm cách chu đáo để cho chúng tôi có điều kiện học hành. Tôi còn nhớ câu nói của cha tôi cách đây đã hơn mười năm: “Đời cha mẹ không được học hành đàng hoàng, các con giờ phải chăm lo học đàng hoàng để sau này đỡ khổ”.
Có lẽ lúc đó chúng tôi cũng chưa hiểu gì lắm, vẫn còn tuổi ăn, tuổi ham chơi mà… Nhưng chính những lời nhắc nhở thường xuyên đó đã giúp chúng tôi chịu khó học hành. Vì chị gái tôi lúc đó thường xuyên đau bệnh, mà tôi được coi là chị lớn trong nhà, các em lại còn nhỏ, nên tôi cũng có trách nhiệm đảm đang lo lắng cho gia đình. Nhưng nghĩ lại, mình có làm được gì hơn ngoài việc trông em, quét dọn nhà cửa và nấu cơm cho mẹ…; và chuyện đó thường chỉ diễn ra vào thời gian tôi được nghỉ hè hay chỉ học một buổi thôi. Vậy mà lúc đó tôi còn “so đo” với mẹ vì đám bạn tôi không phải trông em. Mẹ chẳng nói gì hơn ngoài một nụ cười và bảo: “Nhà mình khác mà con, phải chịu khó một chút chứ con !”. Giờ nghĩ lại mới thấy mình quá trẻ con.
Dường như cả cha và mẹ tôi có một đặc điểm giống nhau: “Nói ít, làm nhiều”. Họ chẳng mấy khi la rầy chúng tôi, chỉ lúc nào thấy chúng tôi sai lỗi quá mà không nhận ra cái sai thì cha tôi mới dạy bảo bằng một bài “huấn đức”, thường là sau bữa cơm. Bởi thế, dù có chuyện gì thì bữa cơm vẫn luôn tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc, vì cha luôn tuân thủ quy luật bất thành văn “Trời đánh tránh bữa ăn”. Cha cũng thường dành thời gian cho chúng tôi dù cha phải tất bật cả ngày lẫn đêm. Cha vẫn chơi với chúng tôi những trò chơi rất trẻ con, rồi chúng tôi lại đua nhau kể chuyện ở lớp, khoe điểm thi của mình với cha, với mẹ, việc học giáo lý. Mấy đứa em tôi lại còn hành hạ cha, nhất là út Minh, nó cứ bắt cha làm “cần cẩu” để kéo nó, cha đã mệt nhoài vì cả ngày hì hục với đống gỗ, có khi phải thức đêm, nhưng cha vẫn chiều từng đứa để nó vui và thấy an tâm. Còn mẹ, dù phải ngồi mấy tiếng đồng hồ bên bếp củi nóng hừng hực của mùa hè để làm (tráng) từng chiếc bánh đa, nhưng vẫn chu tất bữa cơm sốt dẽo ấp áp tình thân bằng đôi tay của một người vợ, người mẹ đảm đang. Có khi chỉ vài con cá kho mặn hay rau muống luộc lấy nước làm canh, nhưng ai cũng ăn một cách vui vẻ, ngon lành. Có ngày mẹ đi chợ bán đắt hàng thì trưa hôm đó cả nhà được ăn một bữa ăn thịnh soạn với nhiều món ngon như canh chua cá lóc, thịt kho đậu hũ… Bữa cơm của gia đình tôi có khi thật đạm bạc nhưng cả nhà đều vui vì được sum vầy bên nhau…
Cha mẹ tôi vẫn thường tâm sự, dặn dò chúng tôi: “Cha mẹ chưa bao giờ thấy khổ khi phải làm việc nhiều đâu, các con cứ an tâm học hành cho giỏi. Chúa ban ơn cho cha mẹ có sức khỏe, có công ăn việc làm thì khổ mấy cha mẹ cũng chịu được, miễn sao các con chăm ngoan học giỏi, biết sống tốt và có ích cho Giáo Hội và xã hội là cha mẹ an tâm rồi”.
Dù bận bịu với bao công việc, gánh nặng trên đôi vai nhưng cha mẹ không bao giờ quên mình là một Kitô hữu. Chính cha mẹ là những người thầy đầu tiên dạy chúng tôi làm dấu thánh giá, đọc kinh. Có thể nói cha mẹ tôi luôn làm gương cho con cái trong việc kinh nguyện, đi lễ. Tôi còn nhớ ngày nhỏ, có lần tôi không muốn đi lễ và lấy lý do đau bụng thì mẹ lại vội lấy thuốc cho tôi uống, bảo tôi lên giường nghỉ rồi mẹ đi lễ cầu nguyện cho. Tôi mừng vì không phải đi lễ vì trời vừa mưa to vừa lạnh lắm nhưng khi mẹ đi rồi thì tôi lại hối hận vì đã dối Chúa, lừa mẹ. Tôi dốc quyết sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Rồi từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ khác, siêng năng đi lễ, đọc kinh, học giáo lý đầy đủ.... Các em tôi cũng vì thế mà chịu khó đi lễ, chăm học giáo lý, đọc kinh chung với cả nhà. Truyền thống ở quê tôi và cũng là của gia đình tôi là đọc kinh chung với nhau vào mỗi tối trước khi đi ngủ; vào những ngày không có thánh lễ sáng thì cả nhà lần chuỗi chung với nhau trước khi bắt đầu một ngày sống mới. Cha mẹ cũng thường nhắc chúng tôi phải nhớ đọc kinh, lần chuỗi riêng nữa, nhất là cầu nguyện sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Những việc đạo đức bình dân đó đã in sâu vào tâm trí tôi cho tới bây giờ.
Cha mẹ tôi luôn dạy dỗ cho con điều gì phải lẽ trong cuộc sống nhưng không bao giờ áp đặt con cái điều gì. Mỗi nhà mỗi cảnh nhưng dường như chị em tôi rất thương nhau, có lẽ nhờ những lời dạy bảo tận tình của cha mẹ. Sự ân cần chu đáo, tận tâm và tế nhị của cha mẹ đã khiến chị em tôi đều cảm thấy hạnh phúc, an tâm và vui sống mỗi ngày. Chị em chúng tôi đều tự hứa phải ghi nhớ những gì cha mẹ dạy, nhìn vào gương sống của các ngài để cố gắng làm người con ngoan của Chúa, của cha mẹ và mọi người. Riêng tôi, hình ảnh của từng thành viên trong gia đình vẫn luôn đậm nét trong trái tim tôi. Mỗi người một tính cách riêng nhưng đều mang chung một dòng máu tình thương từ Thiên Chúa. Chị gái tôi với tính tình hiền lành, nhẹ nhàng và là chị hai nên chị khá đảm đang. Chị nhận được rất nhiều tình thương của cha mẹ và mọi người nên chị cũng thể hiện tấm lòng người chị thật tuyệt với chúng tôi. Chị quán xuyến nhà cửa và thay thế công việc mỗi khi cha mẹ vắng nhà. Các em tôi cũng vì thế mà đối xử với nhau rất dễ thương, sống đẹp lòng cha mẹ và mọi người lắm. Chắc chắn không tránh khỏi những lúc chị em có xung đột nhưng rồi mọi việc lại được giải quyết nhờ vào cha mẹ phân xử, chị em tôi lại tiếp tục chơi đùa vui vẻ với nhau. Tôi không nhớ rõ thời gian chính xác, chỉ nhớ rằng hôm đó cả cha mẹ và chị gái đều vắng nhà suốt một ngày, đó là dịp đi hành hương Đức Mẹ La Vang. Lúc này tôi là người thay thế mọi việc trong gia đình. Trước khi đi, mẹ cũng dặn dò tôi ở nhà chăm lo cho các em và làm công việc nhà cho mẹ. Và quả thực, các em tôi cũng ngoan ngoãn nghe lời tôi dặn, đứa nào cũng muốn thể hiện mình là “con ngoan” nên tôi chẳng vất vả gì. Không ai bảo ai, mỗi đứa đều biết bổn phận của mình, đến giờ cơm lại tập trung và cùng nhau ăn cơm, vui ơi là vui. Không phải tôi đang tự hào nhưng tôi nhận ra rất rõ sự an bình, ấm cúng và hạnh phúc trong mái nhà nhỏ tràn đầy yêu thương của tôi… Đó không là những cách thể hiện luật tình yêu mà chính tông huấn về Gia Đình đã nhắc bảo chúng ta sao:
“Như vậy, gia đình Kitô hữu được luật mới của Thánh Thần sinh động, hướng dẫn và được mời gọi sống “thừa tác vụ” vì tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân trong sự hiệp thông mật thiết với Giáo Hội là dân tộc vương đế. Cũng như Đức Kitô thực thi vương quyền của Người bằng cách đem thân phục vụ con người; Kitô hữu tìm được ý nghĩa đích thực của việc dự phần vào vương quyền của Chúa mình bằng cách chia sẻ tinh thần và thái độ phục vụ con người của chính Chúa: “Đức Kitô cũng thông ban cho các môn đệ quyền bính ấy để họ được hưởng sự tự do vương giả và chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi họ, bằng một đời sống từ bỏ và thánh thiện (x. Rm 6,12), hơn nữa để khi phụng sự Đức Kitô nơi tha nhân, họ có thể khiêm nhường và kiên nhẫn dẫn đưa anh em mình đến với Đức Vua, Đấng mà phụng sự Người lại là đồng thống trị với Người…”[5]
Nhưng rồi, không ai có thể mãi mãi ở trong gia đình mình, cũng có ngày chúng ta phải từ giã mái ấm đó để bay cao, bay xa chắp cánh cho những ước mơ. Sau khi tốt nghiệp cấp III, tôi quyết định vào Sài Gòn để khám phá cuộc sống mới. Ngày tôi sắp đi, nét mặt lo âu, buồn rầu của mẹ hiện lên rất rõ nhưng mẹ vẫn luôn tôn trọng và tin tưởng con mình. Tôi vì muốn đi xa nên tìm cách làm cho mẹ vui mặc dù tôi cũng rất thương mẹ. Đáng lẽ tôi phải ở nhà để phụ giúp mẹ, đỡ đần cha sau bao năm vất vả lo cho tôi đèn sách, vậy mà tôi vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình !
Môi trường mới, mọi thứ đều mới; tôi bắt đầu thoáng thấy cần vòng tay cha mẹ; nhưng khi đã quyết tâm ra đi, tôi sẽ không chùng bước. Tôi nhớ tới lời mẹ dặn dò: “Đi xa nhà cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn, con hãy luôn nhớ đến Chúa và Mẹ Maria để các ngài bảo vệ con nhé!”. Đó chính là động lực và sức mạnh giúp tôi vượt qua những đoạn đường gian nan, nhiều khó khăn đã qua. Và phải chăng cũng nhờ đó mà tôi đã thực hiện được ước mơ của mình, ước mơ thầm kín mà đã bao năm tôi thầm chôn giấu nơi tận sâu thẳm đáy lòng. Và hôm nay được hiện diện nơi đây, trong Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương, tôi lại càng xác tín mạnh mẽ hơn bàn tay Chúa quan phòng, Người đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất.
Ơn gọi đời tu của tôi được dệt đan bởi rất nhiều yếu tố, nhưng gia đình có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi. Gia đình chính là trường học đầu tiên, mà cha mẹ là những người thầy dạy tôi cả về đời sống nhân bản lẫn đời sống đức tin. Khi sống ở môi trường tu trì, nhờ có một nếp sống từ gia đình nên tôi dễ dàng thích nghi, không thấy vất vả khi phải thức dậy sớm, đọc kinh, cầu nguyện lâu giờ hay sống chung với mọi người. Hơn nữa, tôi cảm nghiệm rằng: Trong đời sống tu trì vẫn có những khó khăn, thử thách nhưng tôi nhìn vào gương sống của cha mẹ và những bài học quý báu từ cuộc sống để tôi can đảm đối diện và vượt qua.
Thời gian vẫn cứ trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, con người vẫn sống và khám phá nét đẹp Chúa ban. Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi đã thực sự xác tín vào tình thương Chúa dành cho gia đình tôi, cho bản thân tôi. Hiện tại, cuộc sống của gia đình tôi cũng có nhiều đổi mới hơn trước. Cha mẹ nay đã qua tuổi năm mươi, gầy hơn nhiều vì lận đận một đời để vun vén cho gia đình nhưng vẫn luôn toát lên nét an yên mãn nguyện trên khuôn mặt, cùng với nụ cười bình an đầy tin yêu phó thác. Gánh nặng của cha mẹ tôi có lẽ đã vơi đi, các em tôi đều đã lớn, vẫn sống ngoan, sống tốt và không quên nhắc bảo nhau nhìn vào gương cha mẹ để sống. Mặc cho thời gian xoay vần, thời thế biến đổi, tình thân trong gia đình tôi, vẫn luôn đậm đà, và càng khăng khít hơn.
Khi tôi bước chân vào Dòng, thời gian ở bên gia đình lại càng ít ỏi hơn nhưng đã mang lại cho gia đình tôi nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn mỗi khi tôi có dịp được trở về đoàn tụ. Tiếng cười vui, hài hước của mỗi người vẫn luôn bao trùm trong gia đình tôi. Cha mẹ tôi vẫn thường nói khi tôi về nhà: “Con ơi, cha mẹ cảm thấy gia đình mình như vậy là hạnh phúc lắm rồi. Tạ ơn Chúa với cha mẹ con nhé!”. Đó cũng là tâm tình tạ ơn Chúa mà tôi vẫn dâng lên Chúa mỗi ngày, vì dù gia đình có như thế nào thì cũng là hồng ân Chúa ban. Vì đối với tôi: “Gia đình - Bến bờ yêu thương”.
Hôm nay, khi được chia sẻ những dòng tâm sự này, tôi không có ý khoe khoang nhưng là tất cả tâm tình biết ơn của một người con. Tạ ơn Chúa đã ban cho con một mái ấm tình thương tuyệt vời. Cảm ơn cha mẹ đã dành trọn tình thương cho chúng con, cách riêng con muốn thưa với cha mẹ rằng: “Dù hôm nay con đã ở một nơi xa cha mẹ nhưng trong trái tim con hình bóng đó vẫn không bao giờ nhạt phai”. Con cũng muốn nói lời cảm ơn đến chị gái “đáng mến”, đến từng đứa em “dễ thương” của con. Lời cảm ơn con không thể diễn tả bằng lời nhưng con tự hứa sẽ cố gắng sống thật tốt, sống đúng với tất cả tình thương Chúa dành cho con qua cha mẹ, qua mỗi thành viên trong gia đình.
Từ mái ấm gia đình riêng của đời thường, khi sống trong gia đình rộng lớn hơn là Hội dòng, tôi lại càng nhận ra tình thương Chúa thật lớn lao và đang bao bọc tôi bởi muôn vàn ân huệ. Nơi đây, tôi có thêm rất nhiều chị em bởi chúng tôi đến từ khắp mọi miền đất nước. Tôi sống với quý dì như cha mẹ, với quý chị như chị gái tôi và có các bạn trẻ tuổi hơn như các em tôi. Chị em chúng tôi cùng chung lý tưởng và mục đích trong linh đạo của Người Nữ Tỳ Chúa Giê su Tình Thương. Nhờ đó, mỗi ngày tôi khám phá và nhận được rất nhiều món quà ý nghĩa và Chúa cũng muốn tôi chia sẻ món quà tình thương đó cho hết mọi người trong cuộc sống của tôi. Tôi càng xác tín mạnh mẽ ơn gọi đời dâng hiến trong Hội dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương mà Chúa đã dành cho tôi.
Bạn ạ, qua những dòng tâm sự rất chân tình mà tôi đã thổ lộ, một lần nữa tôi muốn xác tín vào tình thương tuyệt diệu mà Thiên Chúa đã dành cho mỗi người chúng ta. Chính Chúa đã cho chúng ta có một gia đình nhỏ để trao ban tình thương lớn lao vô bờ bến của Người cho chúng ta. Bạn hãy trân trọng và sống tâm tình biết ơn cha mẹ, những gì bạn đã và đang lãnh nhận từ gia đình và không quên tạ ơn Chúa về mái ấm Chúa đã ban cho mình. Và hãy ra sức làm cho cuộc sống nơi gia đình và môi trường mình đang sống trổ bông “Yêu Thương”. Như thế, chúng ta đang thực thi lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Niềm vui của tình yêu trong đời sống của các gia đình cũng là niềm vui của Hội Thánh” (Tông huấn Niềm vui tình yêu, số 1).
Cầu chúc bạn luôn có được khoảnh khắc ấm cúng, ý nghĩa và hạnh phúc bên gia đình cùng người thân, bạn nhé!
Lâm Thị Mai (Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương)
[1] Lời trích từ ca khúc MÁI ẤM YÊU THƯƠNG của nhạc sĩ Ngọc Tuyên. Ca khúc được ca sĩ Minh Hoàng trình bày trong album MÁI ẤM YÊU THƯƠNG, SAO MAI 5.
[2] CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Bản dịch của UỶ BAN GIÁO LY ĐỨC TIN trực thuộc HĐGMVN. TUYÊN NGÔN VỀ GIÁO DỤC KITOO GIÁO (GRAVISSIMUM EDUCATIONIS), số 3, tr. 723.
[3] ĐGH Gioan-Phaolô II, Tông huấn FAMILIARIS CONSORTIO (Về những bổn phận của gia đình Kitô hữu). Chuyển ngữ: Lm. Agostino Nguyễn Văn Dụ, UỶ BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH trực thuộc HĐGMVN, số 21, tr. 77.
[4] Ibid. Số 86 (Phần Kết Luận), tr. 167-168: “Nơi gia đình ấy, do ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa đã sống ẩn dật nhiều năm tháng. Thế nên gia đình ấy là nguyên mẫu và là tấm gương cho mọi gia đình Kitô hữu. Chúng ta hãy nhìn gia đình ấy, Gia đình có một không hai trong thế giới, Gia đình đã sống âm thầm, lặng lẽ trong một thị trấn nhỏ Palestina, Gia đình đã bị thử thách vì nghèo khổ, bắt bớ, lưu đày, Gia đình đã tôn vinh Thiên Chúa một cách trỗi vượt và tinh khiết vô song; Gia đình ấ sẽ không quên cứu giúp các gia đình Kitô hữu và cứu giúp cả mọi gia đình trên thế giới, để họ trung thành với các bổn phận hằng ngày của họ, để họ biết cách chịu đựng những âu lo và xáo trộn trong cuộc sống, để họ quảng đại mở lòng ra trước những nhu cầu của người khác, để họ vui vẻ hoàn tất chương trình Thiên Chúa đã định cho họ”.
[5] Ibid. Số 63, tr. 133
Nếu có ai đó hỏi tôi: “Bạn có cảm nhận như thế nào về gia đình và bạn đang nghĩ gì về gia đình của bạn?”. Có lẽ tôi sẽ mượn những lời trong bài hát sau đây để bộc bạch cùng bạn dòng cảm xúc của tôi:
“Chúa đã cho con một gia đình, Chúa đã cho con một mái ấm.
Mái ấm nơi ươm trồng hương mến, kết trái đơm bông một tình yêu.
Gia đình là bến bờ yêu thương, dệt khúc nhạc du dương.
Dệt những ân tình, ân tình trong tình yêu Chúa. Gia đình là bến bờ yêu thương…”[1]
Sống trong một xã hội đang biến động không ngừng - một xã hội đang chạy đua với tiền tài, danh vọng, thử hỏi mấy ai không bị cuốn theo dòng xoáy của sự hưởng thụ, khoái cảm bên ngoài. Thế nhưng đằng sau những ồn ào, náo nhiệt, những bộn bề lo toan của cuộc sống thì con người vẫn còn khắc khoải, khao khát tìm cho mình một chốn an bình, một sự sâu lắng trong tâm hồn. Vậy, đâu là điểm hẹn để con người tìm cho mình suối nguồn tình thương và sự bình yên? Theo cảm nhận riêng tôi, đó chính là “mái ấm gia đình” !
Vâng, chính từ gia đình, bắt nguồn từ nơi đó sẽ là bến bờ yêu thương để tâm hồn chúng ta được thanh thản, là giây phút chúng ta tìm được sự an bình, ấm áp và còn hơn thế nữa, làm cho cuộc sống chúng ta đong đầy ý nghĩa.
Quả thế, mỗi người trong chúng ta được sinh ra trong hoàn cảnh, môi trường khác nhau, được nuôi dưỡng, dạy dỗ cũng không giống nhau, nhưng điểm xuất phát của mỗi người đều đến từ gia đình. Bởi gia đình chính là cái nôi, là mái trường đầu tiên dẫn dắt chúng ta vào đời, là trường dạy nhân bản và đức tin đầu tiên của người Kitô hữu, như chính Công Đồng Vatican đã xác quyết:
“Nhưng đặc biệt trong gia đình các Kitô hữu, với ân sủng dồi dào và trách nhiệm đã lãnh nhận qua bí tích Hôn Nhân, cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay khi chúng còn trong tuổi ấu thơ, hợp với đức tin đã lãnh nhận qua bí tích Thánh Tẩy, để nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa, đồng thời yêu thương mọi người chung quanh; chính tại nơi đây, con trẻ có được kinh nghiệm đầu tiên về một xã hội nhân bản lành mạnh và về Giáo Hội; sau cùng, nhờ gia đình, các em được hướng dẫn để từng bước hội nhập vào cộng đồng nhân loại cũng như cộng đồng dân Chúa. Vì thế, cha mẹ phải ý thức sâu xa về tầm quan trọng của một gia đình mang phẩm chất Kitô hữu đích thực đối với đời sống và sự thăng tiến của cả đoàn Dân Thiên Chúa”[2]
Quả thật, ai cũng có một gia đình để vun đắp, xây dựng, để nhớ thương, để tìm về sau những lúc mệt mỏi, cả lúc vấp ngã. Không có nơi nào an toàn, và cũng không có nơi nào cung cấp cho bạn “những giọt sữa ngọt ngào yêu thương”, những cảm thông và liên đới, những phục vụ và sẻ chia… cho bằng gia đình, như chính Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cảm nhận và trình bày trong tông huấn về Gia Đình:
“Tất cả mọi thành phần trong gia đình, mỗi người theo ơn riêng của mình, đều có ân sủng và trách nhiệm để ngày này sang ngày khác tiếp tục xây dựng sự hiệp thông giữa các ngôi vị, bằng cách biến gia đình thành một “trường học đào tạo cho nhân tính được hoàn hảo và phong phú hơn”: điều đó được thể hiện qua việc chăm sóc và tình yêu dành cho các em nhỏ, những người đau yếu, những người già cả, qua những việc phục vụ lẫn nhau trong đời sống hằng ngày, qua việc chia sẻ của cải, chia sẻ những niềm vui và nổi khổ.”[3]
Khi được chia sẻ đôi dòng tâm sự về gia đình, mỗi người sẽ có những cảm nhận rất riêng và với nhiều khía cạnh khác nhau. Có người cho rằng: “Một gia đình hạnh phúc là nơi mà các thành viên trong gia đình luôn sum vầy trong bữa ăn tối, cùng trò chuyện, xem ti vi hay đi picnic với nhau…”. Có người lại cho rằng: “Hạnh phúc gia đình là khi mỗi thành viên trong gia đình đều có công việc ổn định, cuộc sống sung túc, con cái ngoan hiền, học giỏi”. Cũng có người nhận ra rằng: “Hạnh phúc chỉ đơn giản là trong gia đình luôn tràn ngập tiếng cười”. Và, còn rất nhiều những cảm nhận khác về hạnh phúc gia đình...
Tất cả những điều đó thật ý nghĩa; vì đó chính là nguồn năng lượng giúp con người tìm thấy giá trị đích thực của cuộc sống và góp phần xây dựng gia đình mỗi ngày một thăng tiến hơn, hạnh phúc hơn.
Riêng bản thân tôi, là một người con - người cháu trong gia đình, là một Kitô hữu trong Giáo Hội và lại là một “cô học trò nhỏ” đang chập chững lần mò bước theo dấu chân Thầy Giêsu trong một Hội dòng, tôi cũng mang trong mình một chút cảm nghiệm về gia đình mà tôi nhận được từ cuộc sống, từ trong chính ngôi nhà bé nhỏ đầy thân thương của tôi và nơi gia đình thiêng liêng của Hội dòng.
Đối với tôi, một gia đình hạnh phúc không phải được dựng xây bằng những hào nhoáng bên ngoài hay những điều cao xa vượt quá tầm tay, nhưng khởi đi từ những điều hết sức bình dị, thân thương và thật gần gũi, ngay bên cạnh chúng ta…; đúng hơn, tất cả đều phải xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa. Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong môi trường có truyền thống đạo Công Giáo nên từ nhỏ lối sống của người Kitô hữu đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của tôi. Chính vì thế, khi cảm nghiệm về tình thương gia đình, tôi liên tưởng ngay đến tình thương của Thiên Chúa. Chính “Thiên Chúa là tình yêu” như lời Thánh Gioan đã quả quyết (1Ga 4,8). Và như thế, khởi điểm của gia đình phải có nền tảng từ Thiên Chúa. Lần mở các trang Kinh Thánh, chúng ta sẽ nhận ra Thiên Chúa tình yêu mới chính là cội nguồn của hạnh phúc thực sự vững bền. Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước và dạy chúng ta cũng phải yêu thương nhau: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15,12). Một cách cụ thể, chúng ta sẽ được chiêm ngắm mẫu gương tuyệt vời nơi gia đình Nazareth. Tin Mừng cho biết: “Hằng năm, cha mẹ Đức Giêsu trẩy hội lên Giêrusalem mừng lễ Vượt Qua, khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền” (Lc 2,41)...“Sau đó cả gia đình trở về Nazareth, Chúa Giêsu hằng vâng phục các ngài” (Lc 2,51b). Chắc chắn hai ông bà là người sùng đạo, tuân giữ lề luật cách trung tín. Tin Mừng không tường thuật cho chúng ta hình ảnh một gia đình của Đấng “Emmanuel” giàu sang phú quý, có thế giá trong xã hội; mà là một Thánh Gia nghèo nàn, khiêm hạ, đạo hạnh và chứa chan tình Chúa, tình người. Chính vì thế, trải qua bao đời, hình ảnh Thánh Gia Thất vẫn luôn là mẫu mực tuyệt vời cho các gia đình, đặc biệt là các gia đình Công Giáo. Bởi chưng, nơi “gia đình Thánh” nầy, không phải lúc nào cũng chỉ có màu hồng nhưng đã trải qua những lận đận, lao đao vất vả giữa bao hiểm nguy khó khăn, thử thách trăm bề. Thánh Giuse khôn ngoan trong niềm cậy trông phó thác, cùng với Mẹ Maria – Chúa Giêsu vượt qua tất cả, để xây dựng mái ấm thánh thiêng hạnh phúc. Có thể nói: Thánh Gia là trường dạy cầu nguyện, dạy giáo lý, dạy lao động, dạy yêu thương đến hiến mình cho người khác, chuẩn bị cho Chúa Giêsu thi hành sứ vụ Chúa Cha trao phó sau này[4].
Thật tuyệt vời phải không bạn? Dẫu cho chúng ta không tận mắt chứng kiến hay có phúc sống với “gia đình Thánh” nầy, nhưng qua mọi thời, nét đẹp ấy vẫn được lưu truyền cho bao thế hệ. Đã có rất nhiều những gia đình sống theo mẫu gương của Thánh Gia mà tôi được biết. Hôm nay, tôi muốn chia sẻ chút cảm nghiệm mà tôi nhận được trong mái ấm gia đình tôi, đó cũng chính là cầu nối để tôi có thêm gia đình thứ hai nơi Hội dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương. Mặc dầu tôi không sống trong bậc sống hôn nhân nhưng tôi lại nhận được sự ấm áp, hạnh phúc nơi chính gia đình của tôi.
Trước hết, tôi muốn dâng lời cảm tạ, tri ân Chúa đã ban cho tôi có một gia đình tuyệt vời. Có lẽ người trong cuộc như tôi mới cảm nghiệm được món quà lớn lao, vô giá mà Chúa đã dành cho tôi. Món quà đó thật thiêng liêng cao quý mà tôi xác tin rằng: không phải dùng tiền, hay cả như quan niệm của ai đó “bằng nhiều tiền”, để mua được.
Tôi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình dân, ở vùng thôn quê thanh bình và có truyền thống đạo Công Giáo. Gia đình tôi cũng bình thường như bao gia đình khác, nhưng chính từ những cái rất bình thường đó đã đem lại cho tôi cảm giác hạnh phúc đến diệu kỳ. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi được sống trong mái nhà có cha mẹ, chị và các em. Như bao gia đình khác ở vùng nông thôn Việt Nam, cuộc sống gia đình tôi cũng chật vật, khó khăn. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghe cha mẹ tôi than phiền, trách móc điều gì. Ở quê tôi hồi đó, rất ít ai được học hành đàng hoàng tới nơi tới chốn; hầu hết, chỉ những gia đình khá giả, và biết chắc học thật giỏi, cha mẹ mới đầu tư cho con cái đi học. Thế nhưng gia đình tôi thì khác, dường như cả cha và mẹ đều lo lắng, quan tâm cách chu đáo để cho chúng tôi có điều kiện học hành. Tôi còn nhớ câu nói của cha tôi cách đây đã hơn mười năm: “Đời cha mẹ không được học hành đàng hoàng, các con giờ phải chăm lo học đàng hoàng để sau này đỡ khổ”.
Có lẽ lúc đó chúng tôi cũng chưa hiểu gì lắm, vẫn còn tuổi ăn, tuổi ham chơi mà… Nhưng chính những lời nhắc nhở thường xuyên đó đã giúp chúng tôi chịu khó học hành. Vì chị gái tôi lúc đó thường xuyên đau bệnh, mà tôi được coi là chị lớn trong nhà, các em lại còn nhỏ, nên tôi cũng có trách nhiệm đảm đang lo lắng cho gia đình. Nhưng nghĩ lại, mình có làm được gì hơn ngoài việc trông em, quét dọn nhà cửa và nấu cơm cho mẹ…; và chuyện đó thường chỉ diễn ra vào thời gian tôi được nghỉ hè hay chỉ học một buổi thôi. Vậy mà lúc đó tôi còn “so đo” với mẹ vì đám bạn tôi không phải trông em. Mẹ chẳng nói gì hơn ngoài một nụ cười và bảo: “Nhà mình khác mà con, phải chịu khó một chút chứ con !”. Giờ nghĩ lại mới thấy mình quá trẻ con.
Dường như cả cha và mẹ tôi có một đặc điểm giống nhau: “Nói ít, làm nhiều”. Họ chẳng mấy khi la rầy chúng tôi, chỉ lúc nào thấy chúng tôi sai lỗi quá mà không nhận ra cái sai thì cha tôi mới dạy bảo bằng một bài “huấn đức”, thường là sau bữa cơm. Bởi thế, dù có chuyện gì thì bữa cơm vẫn luôn tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc, vì cha luôn tuân thủ quy luật bất thành văn “Trời đánh tránh bữa ăn”. Cha cũng thường dành thời gian cho chúng tôi dù cha phải tất bật cả ngày lẫn đêm. Cha vẫn chơi với chúng tôi những trò chơi rất trẻ con, rồi chúng tôi lại đua nhau kể chuyện ở lớp, khoe điểm thi của mình với cha, với mẹ, việc học giáo lý. Mấy đứa em tôi lại còn hành hạ cha, nhất là út Minh, nó cứ bắt cha làm “cần cẩu” để kéo nó, cha đã mệt nhoài vì cả ngày hì hục với đống gỗ, có khi phải thức đêm, nhưng cha vẫn chiều từng đứa để nó vui và thấy an tâm. Còn mẹ, dù phải ngồi mấy tiếng đồng hồ bên bếp củi nóng hừng hực của mùa hè để làm (tráng) từng chiếc bánh đa, nhưng vẫn chu tất bữa cơm sốt dẽo ấp áp tình thân bằng đôi tay của một người vợ, người mẹ đảm đang. Có khi chỉ vài con cá kho mặn hay rau muống luộc lấy nước làm canh, nhưng ai cũng ăn một cách vui vẻ, ngon lành. Có ngày mẹ đi chợ bán đắt hàng thì trưa hôm đó cả nhà được ăn một bữa ăn thịnh soạn với nhiều món ngon như canh chua cá lóc, thịt kho đậu hũ… Bữa cơm của gia đình tôi có khi thật đạm bạc nhưng cả nhà đều vui vì được sum vầy bên nhau…
Cha mẹ tôi vẫn thường tâm sự, dặn dò chúng tôi: “Cha mẹ chưa bao giờ thấy khổ khi phải làm việc nhiều đâu, các con cứ an tâm học hành cho giỏi. Chúa ban ơn cho cha mẹ có sức khỏe, có công ăn việc làm thì khổ mấy cha mẹ cũng chịu được, miễn sao các con chăm ngoan học giỏi, biết sống tốt và có ích cho Giáo Hội và xã hội là cha mẹ an tâm rồi”.
Dù bận bịu với bao công việc, gánh nặng trên đôi vai nhưng cha mẹ không bao giờ quên mình là một Kitô hữu. Chính cha mẹ là những người thầy đầu tiên dạy chúng tôi làm dấu thánh giá, đọc kinh. Có thể nói cha mẹ tôi luôn làm gương cho con cái trong việc kinh nguyện, đi lễ. Tôi còn nhớ ngày nhỏ, có lần tôi không muốn đi lễ và lấy lý do đau bụng thì mẹ lại vội lấy thuốc cho tôi uống, bảo tôi lên giường nghỉ rồi mẹ đi lễ cầu nguyện cho. Tôi mừng vì không phải đi lễ vì trời vừa mưa to vừa lạnh lắm nhưng khi mẹ đi rồi thì tôi lại hối hận vì đã dối Chúa, lừa mẹ. Tôi dốc quyết sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Rồi từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ khác, siêng năng đi lễ, đọc kinh, học giáo lý đầy đủ.... Các em tôi cũng vì thế mà chịu khó đi lễ, chăm học giáo lý, đọc kinh chung với cả nhà. Truyền thống ở quê tôi và cũng là của gia đình tôi là đọc kinh chung với nhau vào mỗi tối trước khi đi ngủ; vào những ngày không có thánh lễ sáng thì cả nhà lần chuỗi chung với nhau trước khi bắt đầu một ngày sống mới. Cha mẹ cũng thường nhắc chúng tôi phải nhớ đọc kinh, lần chuỗi riêng nữa, nhất là cầu nguyện sáng khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Những việc đạo đức bình dân đó đã in sâu vào tâm trí tôi cho tới bây giờ.
Cha mẹ tôi luôn dạy dỗ cho con điều gì phải lẽ trong cuộc sống nhưng không bao giờ áp đặt con cái điều gì. Mỗi nhà mỗi cảnh nhưng dường như chị em tôi rất thương nhau, có lẽ nhờ những lời dạy bảo tận tình của cha mẹ. Sự ân cần chu đáo, tận tâm và tế nhị của cha mẹ đã khiến chị em tôi đều cảm thấy hạnh phúc, an tâm và vui sống mỗi ngày. Chị em chúng tôi đều tự hứa phải ghi nhớ những gì cha mẹ dạy, nhìn vào gương sống của các ngài để cố gắng làm người con ngoan của Chúa, của cha mẹ và mọi người. Riêng tôi, hình ảnh của từng thành viên trong gia đình vẫn luôn đậm nét trong trái tim tôi. Mỗi người một tính cách riêng nhưng đều mang chung một dòng máu tình thương từ Thiên Chúa. Chị gái tôi với tính tình hiền lành, nhẹ nhàng và là chị hai nên chị khá đảm đang. Chị nhận được rất nhiều tình thương của cha mẹ và mọi người nên chị cũng thể hiện tấm lòng người chị thật tuyệt với chúng tôi. Chị quán xuyến nhà cửa và thay thế công việc mỗi khi cha mẹ vắng nhà. Các em tôi cũng vì thế mà đối xử với nhau rất dễ thương, sống đẹp lòng cha mẹ và mọi người lắm. Chắc chắn không tránh khỏi những lúc chị em có xung đột nhưng rồi mọi việc lại được giải quyết nhờ vào cha mẹ phân xử, chị em tôi lại tiếp tục chơi đùa vui vẻ với nhau. Tôi không nhớ rõ thời gian chính xác, chỉ nhớ rằng hôm đó cả cha mẹ và chị gái đều vắng nhà suốt một ngày, đó là dịp đi hành hương Đức Mẹ La Vang. Lúc này tôi là người thay thế mọi việc trong gia đình. Trước khi đi, mẹ cũng dặn dò tôi ở nhà chăm lo cho các em và làm công việc nhà cho mẹ. Và quả thực, các em tôi cũng ngoan ngoãn nghe lời tôi dặn, đứa nào cũng muốn thể hiện mình là “con ngoan” nên tôi chẳng vất vả gì. Không ai bảo ai, mỗi đứa đều biết bổn phận của mình, đến giờ cơm lại tập trung và cùng nhau ăn cơm, vui ơi là vui. Không phải tôi đang tự hào nhưng tôi nhận ra rất rõ sự an bình, ấm cúng và hạnh phúc trong mái nhà nhỏ tràn đầy yêu thương của tôi… Đó không là những cách thể hiện luật tình yêu mà chính tông huấn về Gia Đình đã nhắc bảo chúng ta sao:
“Như vậy, gia đình Kitô hữu được luật mới của Thánh Thần sinh động, hướng dẫn và được mời gọi sống “thừa tác vụ” vì tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân trong sự hiệp thông mật thiết với Giáo Hội là dân tộc vương đế. Cũng như Đức Kitô thực thi vương quyền của Người bằng cách đem thân phục vụ con người; Kitô hữu tìm được ý nghĩa đích thực của việc dự phần vào vương quyền của Chúa mình bằng cách chia sẻ tinh thần và thái độ phục vụ con người của chính Chúa: “Đức Kitô cũng thông ban cho các môn đệ quyền bính ấy để họ được hưởng sự tự do vương giả và chiến thắng ách thống trị của tội lỗi nơi họ, bằng một đời sống từ bỏ và thánh thiện (x. Rm 6,12), hơn nữa để khi phụng sự Đức Kitô nơi tha nhân, họ có thể khiêm nhường và kiên nhẫn dẫn đưa anh em mình đến với Đức Vua, Đấng mà phụng sự Người lại là đồng thống trị với Người…”[5]
Nhưng rồi, không ai có thể mãi mãi ở trong gia đình mình, cũng có ngày chúng ta phải từ giã mái ấm đó để bay cao, bay xa chắp cánh cho những ước mơ. Sau khi tốt nghiệp cấp III, tôi quyết định vào Sài Gòn để khám phá cuộc sống mới. Ngày tôi sắp đi, nét mặt lo âu, buồn rầu của mẹ hiện lên rất rõ nhưng mẹ vẫn luôn tôn trọng và tin tưởng con mình. Tôi vì muốn đi xa nên tìm cách làm cho mẹ vui mặc dù tôi cũng rất thương mẹ. Đáng lẽ tôi phải ở nhà để phụ giúp mẹ, đỡ đần cha sau bao năm vất vả lo cho tôi đèn sách, vậy mà tôi vẫn quyết tâm thực hiện ước mơ của mình !
Môi trường mới, mọi thứ đều mới; tôi bắt đầu thoáng thấy cần vòng tay cha mẹ; nhưng khi đã quyết tâm ra đi, tôi sẽ không chùng bước. Tôi nhớ tới lời mẹ dặn dò: “Đi xa nhà cuộc sống sẽ có nhiều khó khăn, con hãy luôn nhớ đến Chúa và Mẹ Maria để các ngài bảo vệ con nhé!”. Đó chính là động lực và sức mạnh giúp tôi vượt qua những đoạn đường gian nan, nhiều khó khăn đã qua. Và phải chăng cũng nhờ đó mà tôi đã thực hiện được ước mơ của mình, ước mơ thầm kín mà đã bao năm tôi thầm chôn giấu nơi tận sâu thẳm đáy lòng. Và hôm nay được hiện diện nơi đây, trong Hội Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương, tôi lại càng xác tín mạnh mẽ hơn bàn tay Chúa quan phòng, Người đã dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất.
Ơn gọi đời tu của tôi được dệt đan bởi rất nhiều yếu tố, nhưng gia đình có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi. Gia đình chính là trường học đầu tiên, mà cha mẹ là những người thầy dạy tôi cả về đời sống nhân bản lẫn đời sống đức tin. Khi sống ở môi trường tu trì, nhờ có một nếp sống từ gia đình nên tôi dễ dàng thích nghi, không thấy vất vả khi phải thức dậy sớm, đọc kinh, cầu nguyện lâu giờ hay sống chung với mọi người. Hơn nữa, tôi cảm nghiệm rằng: Trong đời sống tu trì vẫn có những khó khăn, thử thách nhưng tôi nhìn vào gương sống của cha mẹ và những bài học quý báu từ cuộc sống để tôi can đảm đối diện và vượt qua.
Thời gian vẫn cứ trôi, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, con người vẫn sống và khám phá nét đẹp Chúa ban. Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi đã thực sự xác tín vào tình thương Chúa dành cho gia đình tôi, cho bản thân tôi. Hiện tại, cuộc sống của gia đình tôi cũng có nhiều đổi mới hơn trước. Cha mẹ nay đã qua tuổi năm mươi, gầy hơn nhiều vì lận đận một đời để vun vén cho gia đình nhưng vẫn luôn toát lên nét an yên mãn nguyện trên khuôn mặt, cùng với nụ cười bình an đầy tin yêu phó thác. Gánh nặng của cha mẹ tôi có lẽ đã vơi đi, các em tôi đều đã lớn, vẫn sống ngoan, sống tốt và không quên nhắc bảo nhau nhìn vào gương cha mẹ để sống. Mặc cho thời gian xoay vần, thời thế biến đổi, tình thân trong gia đình tôi, vẫn luôn đậm đà, và càng khăng khít hơn.
Khi tôi bước chân vào Dòng, thời gian ở bên gia đình lại càng ít ỏi hơn nhưng đã mang lại cho gia đình tôi nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn mỗi khi tôi có dịp được trở về đoàn tụ. Tiếng cười vui, hài hước của mỗi người vẫn luôn bao trùm trong gia đình tôi. Cha mẹ tôi vẫn thường nói khi tôi về nhà: “Con ơi, cha mẹ cảm thấy gia đình mình như vậy là hạnh phúc lắm rồi. Tạ ơn Chúa với cha mẹ con nhé!”. Đó cũng là tâm tình tạ ơn Chúa mà tôi vẫn dâng lên Chúa mỗi ngày, vì dù gia đình có như thế nào thì cũng là hồng ân Chúa ban. Vì đối với tôi: “Gia đình - Bến bờ yêu thương”.
Hôm nay, khi được chia sẻ những dòng tâm sự này, tôi không có ý khoe khoang nhưng là tất cả tâm tình biết ơn của một người con. Tạ ơn Chúa đã ban cho con một mái ấm tình thương tuyệt vời. Cảm ơn cha mẹ đã dành trọn tình thương cho chúng con, cách riêng con muốn thưa với cha mẹ rằng: “Dù hôm nay con đã ở một nơi xa cha mẹ nhưng trong trái tim con hình bóng đó vẫn không bao giờ nhạt phai”. Con cũng muốn nói lời cảm ơn đến chị gái “đáng mến”, đến từng đứa em “dễ thương” của con. Lời cảm ơn con không thể diễn tả bằng lời nhưng con tự hứa sẽ cố gắng sống thật tốt, sống đúng với tất cả tình thương Chúa dành cho con qua cha mẹ, qua mỗi thành viên trong gia đình.
Từ mái ấm gia đình riêng của đời thường, khi sống trong gia đình rộng lớn hơn là Hội dòng, tôi lại càng nhận ra tình thương Chúa thật lớn lao và đang bao bọc tôi bởi muôn vàn ân huệ. Nơi đây, tôi có thêm rất nhiều chị em bởi chúng tôi đến từ khắp mọi miền đất nước. Tôi sống với quý dì như cha mẹ, với quý chị như chị gái tôi và có các bạn trẻ tuổi hơn như các em tôi. Chị em chúng tôi cùng chung lý tưởng và mục đích trong linh đạo của Người Nữ Tỳ Chúa Giê su Tình Thương. Nhờ đó, mỗi ngày tôi khám phá và nhận được rất nhiều món quà ý nghĩa và Chúa cũng muốn tôi chia sẻ món quà tình thương đó cho hết mọi người trong cuộc sống của tôi. Tôi càng xác tín mạnh mẽ ơn gọi đời dâng hiến trong Hội dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương mà Chúa đã dành cho tôi.
Bạn ạ, qua những dòng tâm sự rất chân tình mà tôi đã thổ lộ, một lần nữa tôi muốn xác tín vào tình thương tuyệt diệu mà Thiên Chúa đã dành cho mỗi người chúng ta. Chính Chúa đã cho chúng ta có một gia đình nhỏ để trao ban tình thương lớn lao vô bờ bến của Người cho chúng ta. Bạn hãy trân trọng và sống tâm tình biết ơn cha mẹ, những gì bạn đã và đang lãnh nhận từ gia đình và không quên tạ ơn Chúa về mái ấm Chúa đã ban cho mình. Và hãy ra sức làm cho cuộc sống nơi gia đình và môi trường mình đang sống trổ bông “Yêu Thương”. Như thế, chúng ta đang thực thi lời dạy của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Niềm vui của tình yêu trong đời sống của các gia đình cũng là niềm vui của Hội Thánh” (Tông huấn Niềm vui tình yêu, số 1).
Cầu chúc bạn luôn có được khoảnh khắc ấm cúng, ý nghĩa và hạnh phúc bên gia đình cùng người thân, bạn nhé!
Lâm Thị Mai (Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình Thương)
[1] Lời trích từ ca khúc MÁI ẤM YÊU THƯƠNG của nhạc sĩ Ngọc Tuyên. Ca khúc được ca sĩ Minh Hoàng trình bày trong album MÁI ẤM YÊU THƯƠNG, SAO MAI 5.
[2] CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II, Bản dịch của UỶ BAN GIÁO LY ĐỨC TIN trực thuộc HĐGMVN. TUYÊN NGÔN VỀ GIÁO DỤC KITOO GIÁO (GRAVISSIMUM EDUCATIONIS), số 3, tr. 723.
[3] ĐGH Gioan-Phaolô II, Tông huấn FAMILIARIS CONSORTIO (Về những bổn phận của gia đình Kitô hữu). Chuyển ngữ: Lm. Agostino Nguyễn Văn Dụ, UỶ BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH trực thuộc HĐGMVN, số 21, tr. 77.
[4] Ibid. Số 86 (Phần Kết Luận), tr. 167-168: “Nơi gia đình ấy, do ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa đã sống ẩn dật nhiều năm tháng. Thế nên gia đình ấy là nguyên mẫu và là tấm gương cho mọi gia đình Kitô hữu. Chúng ta hãy nhìn gia đình ấy, Gia đình có một không hai trong thế giới, Gia đình đã sống âm thầm, lặng lẽ trong một thị trấn nhỏ Palestina, Gia đình đã bị thử thách vì nghèo khổ, bắt bớ, lưu đày, Gia đình đã tôn vinh Thiên Chúa một cách trỗi vượt và tinh khiết vô song; Gia đình ấ sẽ không quên cứu giúp các gia đình Kitô hữu và cứu giúp cả mọi gia đình trên thế giới, để họ trung thành với các bổn phận hằng ngày của họ, để họ biết cách chịu đựng những âu lo và xáo trộn trong cuộc sống, để họ quảng đại mở lòng ra trước những nhu cầu của người khác, để họ vui vẻ hoàn tất chương trình Thiên Chúa đã định cho họ”.
[5] Ibid. Số 63, tr. 133
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Câu/ Fishing
Robert Helfman
21:42 13/06/2019
ĐI CÂU/ FISHING
Ảnh của Robert Helfman
Thả cần câu cá câu tôm
Câu tâm tĩnh lặng câu hồn bình an
(nđc)
Ảnh của Robert Helfman
Thả cần câu cá câu tôm
Câu tâm tĩnh lặng câu hồn bình an
(nđc)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 13/6/2019: Đại hội Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại nước Đức
VietCatholic Network
01:34 13/06/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 12 tháng 6, 2019.
2- Lịch sử và ý nghĩa Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh.
3- Đức Thánh Cha gặp các Đại Diện Ngoại Giao Tòa Thánh.
4- Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Truyền Giáo 2019.
5- Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân “Ngày Sự Sống” ở Anh và xứ Wales.
6- Đức Thánh Cha gặp gỡ 400 trẻ em từ Genova, con tàu Moby Tommy và Sardegna.
7- Đức Thánh Cha gặp gỡ 100 tuyên úy hàng không dân sự trên thế giới.
8- Nhà thờ Thánh Gia ở Barcelona nay mới nhận được giấy phép.
9- Trung Quốc cấm cử hành tang lễ Đức cha Stephano Lý Tư Đức.
10- Ngày khai mạc đại hội Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại nước Đức.
11- Giới thiệu Thánh Ca: Tình Cha.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết