Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mình Máu Chúa
Lm Đan Vinh
00:45 18/06/2019
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN C
LỄ MÌNH MÁU CHÚA
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
CẦN SỰ HIỆP THÔNG HUYNH ĐỆ KHI THAM DỰ TIỆC THÁNH
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Lc 9,11b-17
(11b) Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được chữa. (12) Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng”. (13) Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này”. (14) Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngả mình thành từng nhóm khỏang năm mươi người một”. (15) Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngả mình xuống. (16) Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông. (17) Mọi người đều ăn và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
2. Ý CHÍNH:
Thánh Lu-ca thuật lại phép lạ Đức Giê-su nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Trước nhu cầu của đám đông, thay vì giải tán để mỗi người tự lo liệu việc ăn nghỉ cho mình như đề nghị của các môn đệ, Đức Giê-su lại truyền cho các ông: “Anh em hãy liệu cho họ ăn đi”. Sau đó, dù các ông chỉ có năm cái bánh và hai con cá, nhưng Đức Giê-su đã sử dụng số lượng ít oi này để nhân ra nhiều gấp bội mà cho đám đông dân chúng được ăn no. Số bánh dư thu lại được mười hai thúng. Số người ăn hôm ấy khoảng chừng 5000 đàn ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 11b-12: + Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa: Nước Thiên Chúa hay Nước Trời là trọng tâm các bài giảng của Đức Giê-su. Lu-ca cho thấy Đức Giê-su đã giảng trước khi làm phép lạ nhân bánh. Đây cũng là khuôn mẫu của thánh lễ sẽ được Hội thánh cử hành sau này. Thánh lễ cũng gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. + Chữa lành những kẻ cần được chữa: Lời giảng luôn được kèm theo phép lạ chữa bệnh. Đó là đặc điểm về cách thức truyền giảng Tin mừng của Đức Giê-su và là khuôn mẫu cho việc truyền giáo sau này. + Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn: Câu nói của các môn đệ cho thấy: Tuy có quan tâm đến nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của dân chúng, nhưng các ông lại không ý thức mình phải phục vụ để đáp ứng các nhu cầu này của họ.
- C 13-14: + “Chính anh em hãy cho họ ăn”: Đức Giê-su trao trách nhiệm cho các môn đệ phải lo phục vụ dân chúng không những về tinh thần mà cả về thể xác nữa. Trong kinh “Thương người có mười bốn mối” của Hội Thánh cũng đề cập đến các việc bác ái cụ thể mà người tín hữu có bổn phận phải chu tòan như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. + “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá”: Bánh và cá là thức ăn thường ngày của dân chúng miền biển hồ Ga-li-lê. Năm chiếc bánh và hai con cá ở đây là của một bé trai (x. Ga 6,9). Tuy nhiên số thức ăn này chẳng thấm vào đâu so với đám đông dân chúng. Điều này nói lên khả năng hữu hạn của các môn đệ. Nhưng Đức Giê-su lại muốn các ông cộng tác bằng việc góp phần nhỏ bé ấy vào phép lạ lớn lao mà Người sắp thực hiện. + Anh em hãy bảo họ ngả mình: Thời xưa người miền Cận Đông thường ăn tiệc trong tư thế nằm nghiêng trên giường. + thành từng nhóm khoảng 50 người một: Họp thành từng nhóm gợi lại việc ông Mô-sê tổ chức dân Do-thái thành từng nhóm trong sa mạc thời Xuất hành, là cách tổ chức lý tưởng của dân Chúa (x. Xh 18,21.25). Đức Giê-su muốn các môn đệ tổ chức đám đông ô hợp thành từng cộng đoàn. Các ông trở nên những “Thừa tác viên” phục vụ cho cộng đoàn ấy.
- C 15-17: + Các môn đệ làm y như vậy: Các môn đệ mau mắn làm theo Lời Đức Giê-su dạy, dù lúc ấy các ông chưa biết Người định làm gì. + Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá...: theo phong tục của người Do thái thì trước bữa ăn, gia trưởng thường đọc một kinh cảm tạ Thiên Chúa. Ở đây Đức Giê-su cũng cầu nguyện bằng một nghi thức có tính phung vụ như Lu-ca viết: “Cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ”. Những cử chỉ này giống như khi Người lập bí tích Thánh Thể ngày thứ Năm tuần thánh tại nhà Tiệc ly (x. Lc 22,19), và trong bữa ăn tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x.Lc 24,30). + Trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông: Đức Giê-su không trực tiếp trao bánh, nhưng Người trao qua trung gian là các môn đệ. Ngày nay vai trò của các linh mục và phó tế cũng giống như vậy trong các cộng đoàn và các xứ đạo. + Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê... Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng: no nê và dư thừa nói lên đồ ăn dồi dào. Điều này đã ứng nghiệm về bữa tiệc Thiên Sai mà I-sai-a đã báo trước: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon” (Is 25,6), 12 thúng đầy tương ứng với 12 môn đệ phục vụ dân chúng hôm ấy. Việc các môn đệ thu nhặt lại số bánh và cá dư cho thấy bữa ăn này sẽ còn tiếp tục kéo dài để đón thêm những thực khách đông đảo trong thánh lễ sau này.
4. CÂU HỎI:
1) Thánh lễ gồm có hai phần chính là những phần nào ?
2) Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải góp phần phục vụ dân chúng cả về phương diện thể xác nữa ?
3) Tại sao Đức Giê-su lại bảo môn đệ cho dân chúng ngả mình nằm thành từng nhóm 50 người ?
4) Tại sao Đức Giê-su lại sử dụng 5 chiếc bánh và hai con cá do môn đệ góp để nhân ra nhiều ?
5) Ngày nay những cử chỉ của Đức Giê-su làm trong phép lạ nhân bánh ra nhiều được Hội thánh lặp lại trong lễ nghi nào ?
6) Trong Thánh lễ khi nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa ?
7) Trường hợp bánh rượu đã được truyền phép bị hư hỏng không ăn uống được, thì bấy giờ có còn là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su nữa không ?
8) Ta phải có thái độ nào đối với những mụn Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống đất ?
9) Mỗi ngày các tín hữu được rước lễ mấy lần?
10-Tại sao các tín hữu nên năng rước lễ mỗi ngày ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ LỄ KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA:
Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ thánh Chris-ti-a-na, tới lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy tấm bánh mới truyền phép đã biến thành Thân Mình Chúa Giê-su chịu tử nạn. Trên thân xác Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương bị đóng đinh ở hai bàn tay bàn chân và vết lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ trên bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi, vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết Thánh lễ được. Sau đó, vị linh mục này đã đến xin vào yết kiến Đức Giáo Hoàng Ur-ba-nô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo Hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một vị Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định sự việc đó thực là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời giáo dân đến chầu Mình Thánh Chúa liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 9 năm 1264, Đức Giáo Hoàng Ur-ba-nô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giê-su và truyền mừng lễ này trong toàn thể Hội thánh.
2) “MÌNH THÁNH Ở TRONG LÒNG TÔI”:
Thời kỳ cách mạng Pháp, có một cha xứ miền Bờ-ta-nhờ (Bretagne) đưa Mình Thánh Chúa đến cho một gia đình. Theo giúp Cha là một cậu bé tên là Ben-gia-manh (Benjamin). Bấy giờ cha xứ bị bọn lính phát hiện và đuổi theo rất gấp. Ngài vội dúi vào tay cậu bé chiếc hộp nhỏ có đựng Mình Thánh Chúa trước khi chạy trốn. Sau đó cha đã bị bắt và bị giết chết. Bấy giờ cậu bé Ben-gia-manh vừa chạy vừa mở hộp lấy Mình Thánh Chúa bỏ vào miệng mà nuốt đi. Sau đó cậu bé cũng bị bắt và bị tra hỏi về nơi đã cất giấu Mình Thánh Chúa. Cậu hiên ngang chỉ tay vào người mình và nói rằng: “Mình Thánh Chúa đang ở trong người tôi đây này! Các ông hãy mổ ra mà lấy”. Bọn lính điên tiết đã đâm chết cậu bé rồi chôn vùi xác chết của hai cha con dưới một gốc cây sồi ở đầu làng. Một thời gian sau thì cuộc cách mạng đã lụi tàn và cuối cùng bị thất bại. Một hôm một cơn bão lốc xóay rất mạnh đã đốn ngã đổ cây sồi cổ thụ kia, để lộ ra hai xác chết của cha xứ và cậu bé giúp lễ. Người ta đã phát hiện ra Mình Thánh Chúa vẫn đang còn ngự trong người cậu khi thấy thân xác cậu vẫn luôn ngời sáng ánh hào quang.
3) PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA DO THÁNH AN-TÔN THỰC HIỆN:
Một phép lạ khác xảy ra với thánh An-tôn Pa-đô-va. Có một người Do thái, tên là Bôn-vi-lô, không tin và thường nhạo báng Phép Thánh Thể. Thánh An-tôn nói thế nào ông ta vẫn cứ thế. Một hôm, ngài nói với ông ta giống như thách thức: “Nếu con lừa ông cưỡi mà quì xuống và thờ lạy Chúa ngự trong hình bánh thì ông có tin không?” Ông ta nghĩ đó chỉ là một câu nói chơi và đã nhận lời thách thức. Hai ngày liền, ông ta không cho lừa ăn, rồi dẫn tới chợ để có đông người chứng kiến. Giữa một bên là lúa mạch và bên kia thánh An-tôn kiệu Mình Thánh Chúa đến gần. Con lừa quên đói, không ngó ngàng gì đến lúa mạch, quay sang thánh An-tôn quì gối xuống cúi đầu thờ lạy Chúa cho đến khi thánh An-tôn kiệu Mình Thánh đi qua. Mọi người đều quì xuống thờ lạy Chúa Thánh Thể và hoan hô thánh An-tôn.
4) ĐỨC GIÊ-SU HIỆN THÂN NƠI NGƯỜI NGHÈO ĐANG CHỜ ĐƯỢC PHỤC VỤ:
Đức Hồng Y Ca-ma-ra về ban phép Thêm sức cho trẻ em trong một xứ đạo. Khi đến nơi, Ngài thấy cả xứ đạo đang quỳ gối đấm ngực than khóc như vừa gặp đại hoạ. Thì ra đêm trước, trong khi mọi người mê mải chuẩn bị đón Đức Hồng Y, thì kẻ trộm đã lẻn vào nhà thờ ăn trộm các bình đựng Mình Thánh. Chúng đổ Mình Thánh ra ngoài vườn, lấy đi những bình mạ vàng mà chúng tưởng được làm bằng vàng thật. Đây thật là tội phạm thánh nặng nề.
Thế nhưng trong bài giảng lễ hôm ấy, Đức Hồng Y Ca-ma-ra đã làm cho mọi người kinh ngạc khi Ngài nói: Tại sao hôm nay anh chị em mới than khóc. Hằng ngày biết bao lần Chúa Giê-su vẫn bị nhục mạ, hành hạ, chà đạp, bị giết chết nơi những người nghèo khổ, vô gia cư, trẻ mồ côi … Sao chẳng thấy ai than khóc? Anh chị em không biết sao, những người nghèo ấy chính là hiện thân của Chúa Giê-su, là Thân Mình Chúa giữa đời thường cần được chúng ta chăm sóc.
Nói như thế, Đức Hồng Y không có ý coi thường phép Mình Thánh Chúa. Nhưng Ngài có ý nhắc cho các tín hữu về khía cạnh thường bị quên lãng. Đó là chúng ta cần phải hiệp thông với nhau khi dự thánh lễ tại nhà thờ mà còn phải hiệp thông với nhau trong cuộc sống xã hội nữa.
3. THẢO LUẬN:
1) Khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật, chúng ta cần ăn mặc thế nào? Có nên đi trễ về sớm không? Cần vào bên trong ghế hay đứng ngoài nhà thờ hút thuốc nói chuyện? 2) Chúng ta cần dọn mình trước và cám ơn sau khi lên rước lễ như thế nào?
4. SUY NIỆM:
1) Phép lạ nhân bánh ra nhiều là hình bóng của bí tích Thánh Thể:
Bài Tin mừng đã thuật lại phép lạ Đức Giê-su làm trong sa mạc là nhân 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá ra nhiều, để nuôi đám đông dân chúng gồm năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà con trẻ, và sau khi ăn xong còn thu lại được 12 thúng đầy bánh vụn.
Phép lạ này nhắc lại việc Đức Chúa đã làm trong thời Xuất Hành của dân Ít-ra-en do Mô-sê lãnh đạo: Khi ấy Đức Chúa đã ban cho con cháu Gia-cóp “man-na” trong suốt thời gian 40 năm đi trong sa mạc. Con số 12 thúng bánh vụn tượng trưng cho 12 chi tộc dân Ít-ra-en.
Phép lạ nhân bánh ra nhiều còn tiên báo về bí tích Thánh Thể Đức Giê-su sẽ thực hiện trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua sau này: Khi ấy Người cũng làm những cử chỉ giống như đã làm khi nhân bánh ra nhiều hôm nay: “Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em” (Lc 22,19).
2) Bí Tích Thánh Thể: bữa tiệc hiệp thông huynh đệ của cộng đoàn tín hữu:
Thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu có thói quen cử hành "bữa tiệc Thánh Thể" trong khung cảnh "bữa ăn huynh đệ" (A-ga-pe). Mỗi khi họp nhau để cử hành Thánh Thể, các tín hữu đem theo đồ ăn thức uống góp chung lại, rồi dành riêng ra một phần để chia sẻ cho những người nghèo, phần còn lại sẽ ăn chung với nhau thể hiện sự hiệp thông huynh đệ.
Cần tránh thái độ chia rẽ nhau khi tham dự bữa tiệc thánh giống như giáo đoàn Cô-rin-tô đã bị thánh Phao-lô quở trách: Một số người giàu hẹn nhau mang nhiều đồ ăn ngon đến sớm để ngồi chung với nhau, và cùng nhau ăn uống trước bữa ăn chung (A-ga-pê) của cộng đoàn. Như vậy bữa tiệc huynh đệ bị phân hóa thành hai lớp người giàu nghèo: Kẻ nghèo bị đói bụng đang khi người giàu lại no say! Để dẹp bỏ tệ nạn ấy, Thánh Phao-lô nhắc lại truyền thống bữa Tiệc ly của Chúa. Ngài trích dẫn một bản văn phụng vụ về việc Chúa Giê-su đã lập bí tích Thánh Thể (cc 23-27). Sau đó (cc 28-34) ngài khuyến khích giáo đoàn Cô-rinh-tô cử hành bí tích Thánh Thể sao cho xứng đáng và đúng với mục đích là bữa ăn chia sẻ trong tình yêu thương huynh đệ. Người ta sẽ tham dự bữa tiệc Thánh Thể cách bất xứng khi họ không biết chia sẻ cơm bánh cho người nghèo, không ý thức Hội Thánh chính là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Ki-tô là Đầu nên cần phải hiệp thông chia sẻ trong bữa tiệc thánh yêu thương.
3) Bí Tích Thánh Thể tái diễn lễ hy sinh thánh giá của Đức Giê-su:
Khi thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã nói với các môn đệ rằng: “Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em... Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,19.20). Do đó khi lên rước lễ là chúng ta đón nhận chính Thân Mình Máu Huyết của Đức Giê-su và nhờ đó chúng ta sẽ được hiệp thông với Đấng đã chịu chết để đền tội thay cho chúng ta và đã sống lại để phục hồi sự sống siêu nhiên cho chúng ta.
Khi tham dự thánh lễ, chúng ta cần hiệp dâng các nỗi lao công vất vả tượng trưng bằng số tiền xin lễ hay tiền bỏ thau nhà thờ trong lễ Chúa Nhật, kèm theo các bệnh tật đau khổ và những điều trái ý gặp phải trong cuộc sống, kết hiệp với Thân Mình Máu Huyết của Chúa Giê-su, làm lễ vật dâng lên Chúa Cha để đền tội thay loài người và giao hòa chúng ta với Thiên Chúa.
4) Cuộc đời chúng ta phải là thánh lễ nối dài sự hiệp thông và chia sẻ:
Mỗi phút giây qua đi, có biết bao tấm bánh vật chất được bẻ ra để nuôi sống thân xác con người. Trong mỗi tấm bánh ấy cũng có bóng dáng của bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su. Nếu ta siêng năng đến nhà thờ lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng chia sẻ tấm bánh vật chất cho tha nhân giữa đời thường. Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta cần nhớ lời thánh Phao-lô: “Mỗi lần ăn bánh và uống chén nầy, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa” (1 Cr 11,26-27). Ngoài ra, trong Thánh lễ, Hội thánh luôn cầu nguyện cho sự hiệp thông cộng đoàn như sau: ”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Ki-tô” (Kinh Tạ ơn II).
Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa Giê-su mà thôi, nhưng còn liên kết với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là Thân Mình Chúa Giê-su, tất cả mọi người sẽ nên chi thể của Người như lời thánh Phao-lô: ”Tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Ki-tô là chính Thánh Thần mà Người ban cho ta”.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU THÁNH THỂ. Chúa muốn chúng con kết hiệp mật thiết để được nên một với Chúa. Đòi hỏi đó làm cho chúng con cảm thấy lúng túng, vì cho tới nay chúng con vẫn chưa dứt bỏ được những thói hư tật xấu cùng những đam mê tội lỗi. Xin cho chúng con sẵn sàng nói “không” với những gì gian ác xấu xa thuộc về ma quỷ và năng đón rước Chúa mỗi ngày, để chúng con được sống và sống dồi dào trong ơn nghĩa Chúa, và sau này cùng được sống hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên Nước Trời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LỄ MÌNH MÁU CHÚA
St 14,18-20; 1 Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17
CẦN SỰ HIỆP THÔNG HUYNH ĐỆ KHI THAM DỰ TIỆC THÁNH
I. HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Lc 9,11b-17
(11b) Khi ấy, Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được chữa. (12) Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giê-su thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng”. (13) Đức Giê-su bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn”. Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá. Trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này”. (14) Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngả mình thành từng nhóm khỏang năm mươi người một”. (15) Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngả mình xuống. (16) Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông. (17) Mọi người đều ăn và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng.
2. Ý CHÍNH:
Thánh Lu-ca thuật lại phép lạ Đức Giê-su nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Trước nhu cầu của đám đông, thay vì giải tán để mỗi người tự lo liệu việc ăn nghỉ cho mình như đề nghị của các môn đệ, Đức Giê-su lại truyền cho các ông: “Anh em hãy liệu cho họ ăn đi”. Sau đó, dù các ông chỉ có năm cái bánh và hai con cá, nhưng Đức Giê-su đã sử dụng số lượng ít oi này để nhân ra nhiều gấp bội mà cho đám đông dân chúng được ăn no. Số bánh dư thu lại được mười hai thúng. Số người ăn hôm ấy khoảng chừng 5000 đàn ông.
3. CHÚ THÍCH:
- C 11b-12: + Đức Giê-su nói với dân chúng về Nước Thiên Chúa: Nước Thiên Chúa hay Nước Trời là trọng tâm các bài giảng của Đức Giê-su. Lu-ca cho thấy Đức Giê-su đã giảng trước khi làm phép lạ nhân bánh. Đây cũng là khuôn mẫu của thánh lễ sẽ được Hội thánh cử hành sau này. Thánh lễ cũng gồm hai phần chính là Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể. + Chữa lành những kẻ cần được chữa: Lời giảng luôn được kèm theo phép lạ chữa bệnh. Đó là đặc điểm về cách thức truyền giảng Tin mừng của Đức Giê-su và là khuôn mẫu cho việc truyền giáo sau này. + Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn: Câu nói của các môn đệ cho thấy: Tuy có quan tâm đến nhu cầu ăn uống ngủ nghỉ của dân chúng, nhưng các ông lại không ý thức mình phải phục vụ để đáp ứng các nhu cầu này của họ.
- C 13-14: + “Chính anh em hãy cho họ ăn”: Đức Giê-su trao trách nhiệm cho các môn đệ phải lo phục vụ dân chúng không những về tinh thần mà cả về thể xác nữa. Trong kinh “Thương người có mười bốn mối” của Hội Thánh cũng đề cập đến các việc bác ái cụ thể mà người tín hữu có bổn phận phải chu tòan như: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, cho khách đỗ nhà, chuộc kẻ làm tôi, chôn xác kẻ chết. + “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá”: Bánh và cá là thức ăn thường ngày của dân chúng miền biển hồ Ga-li-lê. Năm chiếc bánh và hai con cá ở đây là của một bé trai (x. Ga 6,9). Tuy nhiên số thức ăn này chẳng thấm vào đâu so với đám đông dân chúng. Điều này nói lên khả năng hữu hạn của các môn đệ. Nhưng Đức Giê-su lại muốn các ông cộng tác bằng việc góp phần nhỏ bé ấy vào phép lạ lớn lao mà Người sắp thực hiện. + Anh em hãy bảo họ ngả mình: Thời xưa người miền Cận Đông thường ăn tiệc trong tư thế nằm nghiêng trên giường. + thành từng nhóm khoảng 50 người một: Họp thành từng nhóm gợi lại việc ông Mô-sê tổ chức dân Do-thái thành từng nhóm trong sa mạc thời Xuất hành, là cách tổ chức lý tưởng của dân Chúa (x. Xh 18,21.25). Đức Giê-su muốn các môn đệ tổ chức đám đông ô hợp thành từng cộng đoàn. Các ông trở nên những “Thừa tác viên” phục vụ cho cộng đoàn ấy.
- C 15-17: + Các môn đệ làm y như vậy: Các môn đệ mau mắn làm theo Lời Đức Giê-su dạy, dù lúc ấy các ông chưa biết Người định làm gì. + Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá...: theo phong tục của người Do thái thì trước bữa ăn, gia trưởng thường đọc một kinh cảm tạ Thiên Chúa. Ở đây Đức Giê-su cũng cầu nguyện bằng một nghi thức có tính phung vụ như Lu-ca viết: “Cầm lấy bánh, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ”. Những cử chỉ này giống như khi Người lập bí tích Thánh Thể ngày thứ Năm tuần thánh tại nhà Tiệc ly (x. Lc 22,19), và trong bữa ăn tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x.Lc 24,30). + Trao cho các môn đệ, để các ông dọn ra cho đám đông: Đức Giê-su không trực tiếp trao bánh, nhưng Người trao qua trung gian là các môn đệ. Ngày nay vai trò của các linh mục và phó tế cũng giống như vậy trong các cộng đoàn và các xứ đạo. + Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê... Những miếng vụn còn thừa, người ta thu lại được mười hai thúng: no nê và dư thừa nói lên đồ ăn dồi dào. Điều này đã ứng nghiệm về bữa tiệc Thiên Sai mà I-sai-a đã báo trước: “Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc: tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon” (Is 25,6), 12 thúng đầy tương ứng với 12 môn đệ phục vụ dân chúng hôm ấy. Việc các môn đệ thu nhặt lại số bánh và cá dư cho thấy bữa ăn này sẽ còn tiếp tục kéo dài để đón thêm những thực khách đông đảo trong thánh lễ sau này.
4. CÂU HỎI:
1) Thánh lễ gồm có hai phần chính là những phần nào ?
2) Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn các môn đệ của Người phải góp phần phục vụ dân chúng cả về phương diện thể xác nữa ?
3) Tại sao Đức Giê-su lại bảo môn đệ cho dân chúng ngả mình nằm thành từng nhóm 50 người ?
4) Tại sao Đức Giê-su lại sử dụng 5 chiếc bánh và hai con cá do môn đệ góp để nhân ra nhiều ?
5) Ngày nay những cử chỉ của Đức Giê-su làm trong phép lạ nhân bánh ra nhiều được Hội thánh lặp lại trong lễ nghi nào ?
6) Trong Thánh lễ khi nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa ?
7) Trường hợp bánh rượu đã được truyền phép bị hư hỏng không ăn uống được, thì bấy giờ có còn là Mình Máu Thánh Chúa Giê-su nữa không ?
8) Ta phải có thái độ nào đối với những mụn Bánh Thánh đã được truyền phép rơi xuống đất ?
9) Mỗi ngày các tín hữu được rước lễ mấy lần?
10-Tại sao các tín hữu nên năng rước lễ mỗi ngày ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Bấy giờ Đức Giê-su cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LỊCH SỬ LỄ KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA:
Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ thánh Chris-ti-a-na, tới lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy tấm bánh mới truyền phép đã biến thành Thân Mình Chúa Giê-su chịu tử nạn. Trên thân xác Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương bị đóng đinh ở hai bàn tay bàn chân và vết lưỡi đòng đâm thâu ở cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ trên bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi, vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết Thánh lễ được. Sau đó, vị linh mục này đã đến xin vào yết kiến Đức Giáo Hoàng Ur-ba-nô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo Hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một vị Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định sự việc đó thực là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời giáo dân đến chầu Mình Thánh Chúa liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 9 năm 1264, Đức Giáo Hoàng Ur-ba-nô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Giê-su và truyền mừng lễ này trong toàn thể Hội thánh.
2) “MÌNH THÁNH Ở TRONG LÒNG TÔI”:
Thời kỳ cách mạng Pháp, có một cha xứ miền Bờ-ta-nhờ (Bretagne) đưa Mình Thánh Chúa đến cho một gia đình. Theo giúp Cha là một cậu bé tên là Ben-gia-manh (Benjamin). Bấy giờ cha xứ bị bọn lính phát hiện và đuổi theo rất gấp. Ngài vội dúi vào tay cậu bé chiếc hộp nhỏ có đựng Mình Thánh Chúa trước khi chạy trốn. Sau đó cha đã bị bắt và bị giết chết. Bấy giờ cậu bé Ben-gia-manh vừa chạy vừa mở hộp lấy Mình Thánh Chúa bỏ vào miệng mà nuốt đi. Sau đó cậu bé cũng bị bắt và bị tra hỏi về nơi đã cất giấu Mình Thánh Chúa. Cậu hiên ngang chỉ tay vào người mình và nói rằng: “Mình Thánh Chúa đang ở trong người tôi đây này! Các ông hãy mổ ra mà lấy”. Bọn lính điên tiết đã đâm chết cậu bé rồi chôn vùi xác chết của hai cha con dưới một gốc cây sồi ở đầu làng. Một thời gian sau thì cuộc cách mạng đã lụi tàn và cuối cùng bị thất bại. Một hôm một cơn bão lốc xóay rất mạnh đã đốn ngã đổ cây sồi cổ thụ kia, để lộ ra hai xác chết của cha xứ và cậu bé giúp lễ. Người ta đã phát hiện ra Mình Thánh Chúa vẫn đang còn ngự trong người cậu khi thấy thân xác cậu vẫn luôn ngời sáng ánh hào quang.
3) PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA DO THÁNH AN-TÔN THỰC HIỆN:
Một phép lạ khác xảy ra với thánh An-tôn Pa-đô-va. Có một người Do thái, tên là Bôn-vi-lô, không tin và thường nhạo báng Phép Thánh Thể. Thánh An-tôn nói thế nào ông ta vẫn cứ thế. Một hôm, ngài nói với ông ta giống như thách thức: “Nếu con lừa ông cưỡi mà quì xuống và thờ lạy Chúa ngự trong hình bánh thì ông có tin không?” Ông ta nghĩ đó chỉ là một câu nói chơi và đã nhận lời thách thức. Hai ngày liền, ông ta không cho lừa ăn, rồi dẫn tới chợ để có đông người chứng kiến. Giữa một bên là lúa mạch và bên kia thánh An-tôn kiệu Mình Thánh Chúa đến gần. Con lừa quên đói, không ngó ngàng gì đến lúa mạch, quay sang thánh An-tôn quì gối xuống cúi đầu thờ lạy Chúa cho đến khi thánh An-tôn kiệu Mình Thánh đi qua. Mọi người đều quì xuống thờ lạy Chúa Thánh Thể và hoan hô thánh An-tôn.
4) ĐỨC GIÊ-SU HIỆN THÂN NƠI NGƯỜI NGHÈO ĐANG CHỜ ĐƯỢC PHỤC VỤ:
Đức Hồng Y Ca-ma-ra về ban phép Thêm sức cho trẻ em trong một xứ đạo. Khi đến nơi, Ngài thấy cả xứ đạo đang quỳ gối đấm ngực than khóc như vừa gặp đại hoạ. Thì ra đêm trước, trong khi mọi người mê mải chuẩn bị đón Đức Hồng Y, thì kẻ trộm đã lẻn vào nhà thờ ăn trộm các bình đựng Mình Thánh. Chúng đổ Mình Thánh ra ngoài vườn, lấy đi những bình mạ vàng mà chúng tưởng được làm bằng vàng thật. Đây thật là tội phạm thánh nặng nề.
Thế nhưng trong bài giảng lễ hôm ấy, Đức Hồng Y Ca-ma-ra đã làm cho mọi người kinh ngạc khi Ngài nói: Tại sao hôm nay anh chị em mới than khóc. Hằng ngày biết bao lần Chúa Giê-su vẫn bị nhục mạ, hành hạ, chà đạp, bị giết chết nơi những người nghèo khổ, vô gia cư, trẻ mồ côi … Sao chẳng thấy ai than khóc? Anh chị em không biết sao, những người nghèo ấy chính là hiện thân của Chúa Giê-su, là Thân Mình Chúa giữa đời thường cần được chúng ta chăm sóc.
Nói như thế, Đức Hồng Y không có ý coi thường phép Mình Thánh Chúa. Nhưng Ngài có ý nhắc cho các tín hữu về khía cạnh thường bị quên lãng. Đó là chúng ta cần phải hiệp thông với nhau khi dự thánh lễ tại nhà thờ mà còn phải hiệp thông với nhau trong cuộc sống xã hội nữa.
3. THẢO LUẬN:
1) Khi tham dự thánh lễ Chúa Nhật, chúng ta cần ăn mặc thế nào? Có nên đi trễ về sớm không? Cần vào bên trong ghế hay đứng ngoài nhà thờ hút thuốc nói chuyện? 2) Chúng ta cần dọn mình trước và cám ơn sau khi lên rước lễ như thế nào?
4. SUY NIỆM:
1) Phép lạ nhân bánh ra nhiều là hình bóng của bí tích Thánh Thể:
Bài Tin mừng đã thuật lại phép lạ Đức Giê-su làm trong sa mạc là nhân 5 chiếc bánh lúa mạch và hai con cá ra nhiều, để nuôi đám đông dân chúng gồm năm ngàn đàn ông, không kể đàn bà con trẻ, và sau khi ăn xong còn thu lại được 12 thúng đầy bánh vụn.
Phép lạ này nhắc lại việc Đức Chúa đã làm trong thời Xuất Hành của dân Ít-ra-en do Mô-sê lãnh đạo: Khi ấy Đức Chúa đã ban cho con cháu Gia-cóp “man-na” trong suốt thời gian 40 năm đi trong sa mạc. Con số 12 thúng bánh vụn tượng trưng cho 12 chi tộc dân Ít-ra-en.
Phép lạ nhân bánh ra nhiều còn tiên báo về bí tích Thánh Thể Đức Giê-su sẽ thực hiện trong bữa Tiệc Ly Vượt Qua sau này: Khi ấy Người cũng làm những cử chỉ giống như đã làm khi nhân bánh ra nhiều hôm nay: “Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: Đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em” (Lc 22,19).
2) Bí Tích Thánh Thể: bữa tiệc hiệp thông huynh đệ của cộng đoàn tín hữu:
Thời Hội Thánh sơ khai, các tín hữu có thói quen cử hành "bữa tiệc Thánh Thể" trong khung cảnh "bữa ăn huynh đệ" (A-ga-pe). Mỗi khi họp nhau để cử hành Thánh Thể, các tín hữu đem theo đồ ăn thức uống góp chung lại, rồi dành riêng ra một phần để chia sẻ cho những người nghèo, phần còn lại sẽ ăn chung với nhau thể hiện sự hiệp thông huynh đệ.
Cần tránh thái độ chia rẽ nhau khi tham dự bữa tiệc thánh giống như giáo đoàn Cô-rin-tô đã bị thánh Phao-lô quở trách: Một số người giàu hẹn nhau mang nhiều đồ ăn ngon đến sớm để ngồi chung với nhau, và cùng nhau ăn uống trước bữa ăn chung (A-ga-pê) của cộng đoàn. Như vậy bữa tiệc huynh đệ bị phân hóa thành hai lớp người giàu nghèo: Kẻ nghèo bị đói bụng đang khi người giàu lại no say! Để dẹp bỏ tệ nạn ấy, Thánh Phao-lô nhắc lại truyền thống bữa Tiệc ly của Chúa. Ngài trích dẫn một bản văn phụng vụ về việc Chúa Giê-su đã lập bí tích Thánh Thể (cc 23-27). Sau đó (cc 28-34) ngài khuyến khích giáo đoàn Cô-rinh-tô cử hành bí tích Thánh Thể sao cho xứng đáng và đúng với mục đích là bữa ăn chia sẻ trong tình yêu thương huynh đệ. Người ta sẽ tham dự bữa tiệc Thánh Thể cách bất xứng khi họ không biết chia sẻ cơm bánh cho người nghèo, không ý thức Hội Thánh chính là Thân Mình mầu nhiệm của Đức Ki-tô là Đầu nên cần phải hiệp thông chia sẻ trong bữa tiệc thánh yêu thương.
3) Bí Tích Thánh Thể tái diễn lễ hy sinh thánh giá của Đức Giê-su:
Khi thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã nói với các môn đệ rằng: “Đây là Mình Thầy hiến tế vì anh em... Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,19.20). Do đó khi lên rước lễ là chúng ta đón nhận chính Thân Mình Máu Huyết của Đức Giê-su và nhờ đó chúng ta sẽ được hiệp thông với Đấng đã chịu chết để đền tội thay cho chúng ta và đã sống lại để phục hồi sự sống siêu nhiên cho chúng ta.
Khi tham dự thánh lễ, chúng ta cần hiệp dâng các nỗi lao công vất vả tượng trưng bằng số tiền xin lễ hay tiền bỏ thau nhà thờ trong lễ Chúa Nhật, kèm theo các bệnh tật đau khổ và những điều trái ý gặp phải trong cuộc sống, kết hiệp với Thân Mình Máu Huyết của Chúa Giê-su, làm lễ vật dâng lên Chúa Cha để đền tội thay loài người và giao hòa chúng ta với Thiên Chúa.
4) Cuộc đời chúng ta phải là thánh lễ nối dài sự hiệp thông và chia sẻ:
Mỗi phút giây qua đi, có biết bao tấm bánh vật chất được bẻ ra để nuôi sống thân xác con người. Trong mỗi tấm bánh ấy cũng có bóng dáng của bánh Thánh Thể của Chúa Giê-su. Nếu ta siêng năng đến nhà thờ lãnh nhận Mình Thánh Chúa, thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng chia sẻ tấm bánh vật chất cho tha nhân giữa đời thường. Mỗi lần tham dự thánh lễ, chúng ta cần nhớ lời thánh Phao-lô: “Mỗi lần ăn bánh và uống chén nầy, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa” (1 Cr 11,26-27). Ngoài ra, trong Thánh lễ, Hội thánh luôn cầu nguyện cho sự hiệp thông cộng đoàn như sau: ”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Ki-tô” (Kinh Tạ ơn II).
Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa Giê-su mà thôi, nhưng còn liên kết với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là Thân Mình Chúa Giê-su, tất cả mọi người sẽ nên chi thể của Người như lời thánh Phao-lô: ”Tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Ki-tô là chính Thánh Thần mà Người ban cho ta”.
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU THÁNH THỂ. Chúa muốn chúng con kết hiệp mật thiết để được nên một với Chúa. Đòi hỏi đó làm cho chúng con cảm thấy lúng túng, vì cho tới nay chúng con vẫn chưa dứt bỏ được những thói hư tật xấu cùng những đam mê tội lỗi. Xin cho chúng con sẵn sàng nói “không” với những gì gian ác xấu xa thuộc về ma quỷ và năng đón rước Chúa mỗi ngày, để chúng con được sống và sống dồi dào trong ơn nghĩa Chúa, và sau này cùng được sống hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên Nước Trời.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. -Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô năm C
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:06 18/06/2019
Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, năm C
Lương Thực Thần Linh
St 14, 18-20 1 Co 11,23-26 Lc 9,11b-17
Thánh Irênê đã khẳng định: ” Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống “. Thánh nhân muốn cho mọi Kitô hữu hay rằng chỉ có Thiên Chúa mới nuôi sống con người bằng chính lương thực là Mình Máu của Người. Đây là điều lạ lùng kỳ diệu. Bởi vì, Đức Giêsu trở thành lương thực để cho con người được sống. Và chúng ta chỉ có thể hiểu được mầu nhiệm cao cả này nhờ đức tin. Hôm nay mừng lễ Minh Máu Thánh Chúa để Giáo Hội càng ngày càng yêu mến Bí Tích Thánh Thể và đặc biệt mọi tín hữu siêng năng tôn kính Mình Thánh Chúa, năng lãnh nhận lương thực trường sinh nuôi sống con người.
Đức Giêsu đã trao ban cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta Mình Máu Thánh của Người để cho mọi người được sống. Đọc lại lịch sử Cựu Ước, chúng ta nhận ra tình thương bao la của Thiên Chúa đối với dân Do Thái. Mặc dù, dân của Chúa luôn luôn phản bội, cứng đầu cứng cổ, nhưng bao giờ Người cũng yêu thương, tha thứ và dẫn dắt dân của Người với tình phụ tử dạt dào. Khi Môsê và Aaron dẫn dân Do Thái đi trong sa mạc, tiến về đất hứa, có những lúc dân đói, dân khát. Mỗi lúc như thế Môsê lại ngước mắt lên trời khẩn cầu Thiên Chúa đoái thương đến đám dân phản nghịch này…Người cho Manna và chim cút để dân chúng lấy về, bắt về, nấu nướng ăn thỏa thê. Tuy nhiên, Manna và chim cút, dân Do Thái ăn rồi vẫn đói. Đây chỉ là lương thực ăn nuôi sống con người cách tạm bợ mà thôi. Chính Minh Mau của Chúa mới ban cho con người sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời. “ Ta là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ sống đời đời.Bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta “ ( Ga 6,32.51 ). Tin mừng của thánh Máccô viết: ” Đang khi họ đồng bàn với nhau, Chúa Giêsu cầm một miếng bánh tạ ơn, tạ ơn,bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: ” Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta “. Đoạn Ngài cầm chén lên, tạ ơn Chúa, rồi trao cho họ:”Tất cả hãy cầm lấy mà uống.Đây là Máu Ta sẽ đổ ra cho nhiều người…”. Thánh Luca viết về bữa Tiệc Ly như sau: ” Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ “ ( Lc 24,30 ).
Bữa tiệc tuyệt diệu được loan báo trong Tin Mừng, diễn tả bằng những sự kiện lớn lao: Tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu tiên báo bữa tiệc Nước Trời. Phép lạ ở Capharnaum, nơi Chúa hứa ban cho dân bữa tiệc ấy. Rồi tại Giêrusalem, Chúa thiết lập bữa tiệc ấy trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ trong nhà Tiệc Ly, và cuối cùng tại Emmau, Chúa Phục Sinh cử hành bí Tích Thánh Thể lần đầu tiên khi Ngài từ trong cõi chết sống lại. Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là quà tặng thần linh, là lương thực vô giá Chúa trao ban cho nhân loại, trao ban cho mỗi người, trao ban cho chúng ta. Mầu nhiệm này thật cao cả như lời tuyên xưng của mọi người sau truyền phép, khi vị Chủ Tế tung hô: ” Đây là Mầu Nhiệm đức tin “. " Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến." Tin vào Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại……Tin vào sự sống và phục sinh của thân xác.
Đoạn Tin Mừng của thánh Luca 9,11b-17 thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu làm cho bánh và cá hóa ra nhiều để nuôi đoàn ngũ dân chúng đi theo Người và các môn đệ, để nghe Chúa giảng dạy…Dân chúng theo Chúa rất đông, nơi đây lại xa các làng mạc, nơi đó không có ai bán gì, vì đám đông vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, của mọi người. Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương. Chạnh lòng có nghĩa là làm cho lòng Chúa xao động, thương cảm, xót thương. Nên, Chúa đã nhờ sự cộng tác của con người khi đem bánh và cá, Người đã làm phép lạ cho bánh và cá hóa nhiều để nuôi dân chúng. Ai cũng ăn no nê, thỏa thích. Và các môn đệ và người ta thu lại còn được 12 thúng bánh vụn, cá vv…Điều này nói lên rằng Chúa không những lo cho dân về mặt thiêng liêng, nhưng còn lo cho dân cả phần xác, để họ an tâm lắng nghe lời dạy của Chúa. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh với dân: ” Cơm bánh, chính là Ta ! Ai đến với Ta sẽ không bao giờ đói; ai tin Ta sẽ không bao giờ khát “ ( Ga 6, 35 ).
Đức Giêsu Kitô đã trao ban cho chúng ta chính thân thể của Người, trọn vẹn Mình Máu của Người, hoàn hảo đến nỗi Người không cho gì thêm nưa…
Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ lời của Vị Chủ Tế khi cầm mình Thánh Chúa trao cho chúng ta và nói: ” Mình Thánh Chúa Kitô “. Đấy chính là thân xác sống động của Chúa. Đây chính là Đức Giêsu đã sinh ra nơi hang đá Bêlem. Đây cũng chính là Đức Giêsu đã chết trên Thập giá và đã phục sinh từ cõi chết.Đây là mầu nhiệm đức tin.Chỉ có đức tin mới giúp chúng ta hiểu được những điều kỳ diệu này!
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã để lại cho chúng con bí tích nhiệm mầu là Mình Máu Chúa để nuôi dưỡng chúng con.Xin cho chúng con ngày càng yêu mến bí tích kỳ diệu này và siêng năng lãnh nhận mÌnh Máu Thánh Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Chúa đã thiết lập bí tích Thánh Thể ở đâu ? Lúc nào ?
2.Khi dâng bánh và rượu, linh mục đọc thế nào ?
3.Khi linh mục đọc đây là mầu nhiệm đức tin.Chúng ta tuyên xưng thế nào ?
4.Khi linh mục trao Mình Thánh và nói “ Minh Thánh Chúa Kitô”.Lời nói đó có ý nghĩa gì ?
Lương Thực Thần Linh
St 14, 18-20 1 Co 11,23-26 Lc 9,11b-17
Thánh Irênê đã khẳng định: ” Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống “. Thánh nhân muốn cho mọi Kitô hữu hay rằng chỉ có Thiên Chúa mới nuôi sống con người bằng chính lương thực là Mình Máu của Người. Đây là điều lạ lùng kỳ diệu. Bởi vì, Đức Giêsu trở thành lương thực để cho con người được sống. Và chúng ta chỉ có thể hiểu được mầu nhiệm cao cả này nhờ đức tin. Hôm nay mừng lễ Minh Máu Thánh Chúa để Giáo Hội càng ngày càng yêu mến Bí Tích Thánh Thể và đặc biệt mọi tín hữu siêng năng tôn kính Mình Thánh Chúa, năng lãnh nhận lương thực trường sinh nuôi sống con người.
Đức Giêsu đã trao ban cho nhân loại, cho con người, cho chúng ta Mình Máu Thánh của Người để cho mọi người được sống. Đọc lại lịch sử Cựu Ước, chúng ta nhận ra tình thương bao la của Thiên Chúa đối với dân Do Thái. Mặc dù, dân của Chúa luôn luôn phản bội, cứng đầu cứng cổ, nhưng bao giờ Người cũng yêu thương, tha thứ và dẫn dắt dân của Người với tình phụ tử dạt dào. Khi Môsê và Aaron dẫn dân Do Thái đi trong sa mạc, tiến về đất hứa, có những lúc dân đói, dân khát. Mỗi lúc như thế Môsê lại ngước mắt lên trời khẩn cầu Thiên Chúa đoái thương đến đám dân phản nghịch này…Người cho Manna và chim cút để dân chúng lấy về, bắt về, nấu nướng ăn thỏa thê. Tuy nhiên, Manna và chim cút, dân Do Thái ăn rồi vẫn đói. Đây chỉ là lương thực ăn nuôi sống con người cách tạm bợ mà thôi. Chính Minh Mau của Chúa mới ban cho con người sự sống vĩnh cửu, sự sống đời đời. “ Ta là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ sống đời đời.Bánh Ta sẽ ban chính là thịt Ta “ ( Ga 6,32.51 ). Tin mừng của thánh Máccô viết: ” Đang khi họ đồng bàn với nhau, Chúa Giêsu cầm một miếng bánh tạ ơn, tạ ơn,bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: ” Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta “. Đoạn Ngài cầm chén lên, tạ ơn Chúa, rồi trao cho họ:”Tất cả hãy cầm lấy mà uống.Đây là Máu Ta sẽ đổ ra cho nhiều người…”. Thánh Luca viết về bữa Tiệc Ly như sau: ” Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, đoạn bẻ ra và trao cho họ “ ( Lc 24,30 ).
Bữa tiệc tuyệt diệu được loan báo trong Tin Mừng, diễn tả bằng những sự kiện lớn lao: Tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu tiên báo bữa tiệc Nước Trời. Phép lạ ở Capharnaum, nơi Chúa hứa ban cho dân bữa tiệc ấy. Rồi tại Giêrusalem, Chúa thiết lập bữa tiệc ấy trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ trong nhà Tiệc Ly, và cuối cùng tại Emmau, Chúa Phục Sinh cử hành bí Tích Thánh Thể lần đầu tiên khi Ngài từ trong cõi chết sống lại. Mình Máu Thánh Chúa Giêsu là quà tặng thần linh, là lương thực vô giá Chúa trao ban cho nhân loại, trao ban cho mỗi người, trao ban cho chúng ta. Mầu nhiệm này thật cao cả như lời tuyên xưng của mọi người sau truyền phép, khi vị Chủ Tế tung hô: ” Đây là Mầu Nhiệm đức tin “. " Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến." Tin vào Chúa Giêsu đã chết và đã sống lại……Tin vào sự sống và phục sinh của thân xác.
Đoạn Tin Mừng của thánh Luca 9,11b-17 thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu làm cho bánh và cá hóa ra nhiều để nuôi đoàn ngũ dân chúng đi theo Người và các môn đệ, để nghe Chúa giảng dạy…Dân chúng theo Chúa rất đông, nơi đây lại xa các làng mạc, nơi đó không có ai bán gì, vì đám đông vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta, của mọi người. Chúa Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương. Chạnh lòng có nghĩa là làm cho lòng Chúa xao động, thương cảm, xót thương. Nên, Chúa đã nhờ sự cộng tác của con người khi đem bánh và cá, Người đã làm phép lạ cho bánh và cá hóa nhiều để nuôi dân chúng. Ai cũng ăn no nê, thỏa thích. Và các môn đệ và người ta thu lại còn được 12 thúng bánh vụn, cá vv…Điều này nói lên rằng Chúa không những lo cho dân về mặt thiêng liêng, nhưng còn lo cho dân cả phần xác, để họ an tâm lắng nghe lời dạy của Chúa. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh với dân: ” Cơm bánh, chính là Ta ! Ai đến với Ta sẽ không bao giờ đói; ai tin Ta sẽ không bao giờ khát “ ( Ga 6, 35 ).
Đức Giêsu Kitô đã trao ban cho chúng ta chính thân thể của Người, trọn vẹn Mình Máu của Người, hoàn hảo đến nỗi Người không cho gì thêm nưa…
Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ lời của Vị Chủ Tế khi cầm mình Thánh Chúa trao cho chúng ta và nói: ” Mình Thánh Chúa Kitô “. Đấy chính là thân xác sống động của Chúa. Đây chính là Đức Giêsu đã sinh ra nơi hang đá Bêlem. Đây cũng chính là Đức Giêsu đã chết trên Thập giá và đã phục sinh từ cõi chết.Đây là mầu nhiệm đức tin.Chỉ có đức tin mới giúp chúng ta hiểu được những điều kỳ diệu này!
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã để lại cho chúng con bí tích nhiệm mầu là Mình Máu Chúa để nuôi dưỡng chúng con.Xin cho chúng con ngày càng yêu mến bí tích kỳ diệu này và siêng năng lãnh nhận mÌnh Máu Thánh Chúa.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:
1.Chúa đã thiết lập bí tích Thánh Thể ở đâu ? Lúc nào ?
2.Khi dâng bánh và rượu, linh mục đọc thế nào ?
3.Khi linh mục đọc đây là mầu nhiệm đức tin.Chúng ta tuyên xưng thế nào ?
4.Khi linh mục trao Mình Thánh và nói “ Minh Thánh Chúa Kitô”.Lời nói đó có ý nghĩa gì ?
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:51 18/06/2019
9. Vinh quang của kiêu ngạo là không hợp lý với sự tham lam của mình.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:57 18/06/2019
47. TÁM CÁI LÒ HƯƠNG
Có phụ nữ nọ vừa lấy chồng, trong cái rương nhỏ đựng tám cái lò hương.
Trong đó có một cái lò hương sáng loáng không có vết tro. Có người hỏi bà ta tại sao như thế, bà ta trả lời:
- “Bảy cái lò hương này có tro, đều là cung dưỡng chồng trước và sau khi vong cố, còn cái mới này là phòng bị để hôm nay dùng”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 47:
Trong tám cái lò hương thì vẫn có một cái để...ngoại tình hoặc để sang ngang khi chồng chết, như thế thì cũng biết con người ta luôn có ý tưởng ngoại tình và...sang ngang khi đã có chồng hoặc có vợ.
Con người ta bản tính yếu đuối mỏng dòn và hay sa ngã, do đó nếu không có ơn Chúa giúp thì có chồng rồi cũng muốn thêm chồng nữa, có vợ rồi cũng muốn kiếm thêm vợ nữa, nếu không công khai ngoại tình thì cũng âm thầm lén lút với nhau, do đó vì để bảo vệ tính tồn tại của gia đình và giá trị của nó, mà đạo lý “nhứt phu nhứt phụ” của Thiên Chúa vẫn sẽ tồn tại cho đến khi mặt trời mất sáng...
Giá trị của gia đình càng được củng cố hơn khi bố mẹ cùng tương thân tương ái, cùng chia ngọt sẻ bùi và dạy dỗ con cái theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.
Người Kitô hữu luôn hiểu rõ giá trị đích thực ấy của gia đình, nên không muốn có “một lò hương trong tám lò hương”, nhưng là duy nhất một lò hương ấm nồng tình phu phụ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có phụ nữ nọ vừa lấy chồng, trong cái rương nhỏ đựng tám cái lò hương.
Trong đó có một cái lò hương sáng loáng không có vết tro. Có người hỏi bà ta tại sao như thế, bà ta trả lời:
- “Bảy cái lò hương này có tro, đều là cung dưỡng chồng trước và sau khi vong cố, còn cái mới này là phòng bị để hôm nay dùng”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 47:
Trong tám cái lò hương thì vẫn có một cái để...ngoại tình hoặc để sang ngang khi chồng chết, như thế thì cũng biết con người ta luôn có ý tưởng ngoại tình và...sang ngang khi đã có chồng hoặc có vợ.
Con người ta bản tính yếu đuối mỏng dòn và hay sa ngã, do đó nếu không có ơn Chúa giúp thì có chồng rồi cũng muốn thêm chồng nữa, có vợ rồi cũng muốn kiếm thêm vợ nữa, nếu không công khai ngoại tình thì cũng âm thầm lén lút với nhau, do đó vì để bảo vệ tính tồn tại của gia đình và giá trị của nó, mà đạo lý “nhứt phu nhứt phụ” của Thiên Chúa vẫn sẽ tồn tại cho đến khi mặt trời mất sáng...
Giá trị của gia đình càng được củng cố hơn khi bố mẹ cùng tương thân tương ái, cùng chia ngọt sẻ bùi và dạy dỗ con cái theo tinh thần Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su.
Người Kitô hữu luôn hiểu rõ giá trị đích thực ấy của gia đình, nên không muốn có “một lò hương trong tám lò hương”, nhưng là duy nhất một lò hương ấm nồng tình phu phụ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Thi ca suy niệm: Chúa Nhật tuần lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
LM Giuse Trần Việt Hùng
09:23 18/06/2019
(Luca 8: 11b-17)
THẦN LƯƠNG.
Xế chiều bóng ngả về Tây,
Mọi người đói khát, ở đây cả ngày.
Trải quanh làng mạc hôm nay,
Chỗ đâu cư ngụ, nơi này vắng tanh.
Khô cằn hoang địa vô danh
Của ăn thức uống, ngoài thành kiếm đâu.
Chúa rằng không phải chờ lâu,
Các con dọn bữa, ngõ hầu đãi dân.
Tông đồ lo lắng dự phần,
Chỉ vài bánh cá, sao phân số người.
Năm ngàn già trẻ gọi mời,
Quây quần ngồi xuống, vòng nơi chốn này.
Này đây cá bánh trên tay,
Đọc lời chúc tụng, Cha Thày phúc ban.
Bẻ ra phân phát sẻ san,
Ai ăn tùy thích, muôn vàn tri ân.
Còn dư bánh nhỏ từng phần,
Mười hai thúng vụn, lương thần Chúa trao.
Tạ ơn Thiên Chúa trên cao,
Rộng ban lương thực, biết bao ân tình.
Trong thời Cựu Ước, dân Do Thái lưu lạc trong sa mạc, Thiên Chúa đã ban Manna nuôi dưỡng họ suốt dọc hành trình. dân Chúa đã làm một cái kiệu đựng Hòm Bia Mười Điều Răn và Manna rất sang trọng và qúi báu. Kiệu thánh là báu vật của toàn dân Do Thái. Sự hiện diện của Kiệu Thánh biểu hiện sự hiện diện của Chúa giữa dân của Ngài. Mỗi lần lâm nạn hay chiến trận, họ đã rước Hòm Bia đi đầu, để nhân danh Chúa, họ chiến đấu quân thù.
Nay Chúa Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều nuôi dưỡng trên năm ngàn người ăn uống thỏa thuê. Chúa không làm phép lạ hóa bánh mỗi ngày vì Chúa đến không phải lo của ăn phần xác như Thiên Chúa đã ban Manna cho dân ngày xưa. Chúa ban bánh ăn thường ngày để chuẩn bị tâm hồn dân chúng đón nhận bánh trường sinh mà Chúa sẽ ban.
Chúa Giêsu muốn dùng của ăn hằng ngày để trở nên của ăn nuôi dưỡng linh hồn. Chúa đã dùng bánh và rượu với quyền năng vô biên biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa. Như Manna xưa hiện diện giữa dân của Chúa thì nay chính Chúa hiện diện qua Bí Tích Thánh Thể. Sự hiện diện qua Bí Tích giống như sự hiện diện của Chúa tại làng Nazarét. Chúa hiện diện trong ThánhThể để chúng ta đến gặp gỡ tôn thờ và còn là của ăn dưỡng nuôi hồn xác và chữa lành chúng ta.
Truyện kể: Có một linh mục trẻ bị ung thư cổ họng đã hết đường chữa chạy. Linh mục điện thoại xin Sơ McKenna cầu nguyện. Sơ thuộc dòng thánh Clara ở vùng Tampa, Floria, được ơn chữa lành bệnh tật và được sai đi chữa nhiều thứ bệnh qua niềm tin vào Thánh Thể. Sơ McKenna nói với linh mục: Thưa cha, con có thể cầu nguyện với cha ngay bây giờ,trên phôn. Cha à, sáng nay cha không gặp Chúa Giêsu sao? Cha không gặp Ngài hằng ngày sao? Mỗi ngày khi cha dâng lễ, lúc cha cầm Mình Thánh Chúa, khi rước lễ là cha đã gặp Chúa rồi. Cha nhớ người đàn bà trong phúc âm, chỉ chạm đến vạt áo của Chúa Giêsu, Ngài đã chữa bà lành bệnh loạn huyết. Khi cha chạm đến Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và đón Ngài vào lòng cha có tin và nhận thức Chúa Giêsu thật sự đi qua cổ họng của cha không? Hãy chạy đến với Chúa, xin Ngài chữa lành cho. Linh mục khóc qua điện thoại và cám ơn Sơ. Sau ít ngày cha gọi lại. Cho Sơ biết cha đã khỏi bệnh.
Lạy Chúa, xin tha cho chúng con những lần chúng con nghi ngờ hoặc không tôn kính Chúa trong Bí Tích Thánh Thể. Xin Chúa thứ tha và tiếp tục ban ơn chữa lành cho tâm hồn và thể xác chúng con.
THỨ HAI, TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
(Mt 7, 1-5).
ĐOÁN XÉT
Phê bình chỉ trích không tên,
Quyền nào đoán xét, một bên bất đồng.
Con người thiển cận viển vông,
Xét nhìn bất cập, nào trông thấy gì.
Biết bao khía cạnh tinh vi,
Ai mà thấu tỏ, chi li từng phần.
Nhìn qua quan sát cận lân,
Truyện người xem thấy, cũng cần đắn đo.
Liếc xem cái rác thật to,
Anh em lỗi phạm, hãy lo phận mình.
Cái đà nổi cộm cột đình,
Chẳng nhìn chẳng thấy, mắt mình tối thui.
Giả hình giả điếc giả đui,
Xét mình trước đã, rồi khui lỗi người.
Xin đừng đoán xét người đời,
Tự mình đấm ngực, xin lời thứ tha.
THỨ BA, TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
(Mt 7, 6. 12-14).
CỬA HẸP
Vào qua cửa hẹp Nước Trời,
Đường vào sự sống, đời đời phúc vinh.
Ơn thiêng thánh hóa tâm linh.
Đừng quăng của thánh, chó khinh bọt bèo.
Ngọc trai đừng ném cho heo,
Dưới chân chà đạp, lại trèo phản công.
Điều gì con muốn hạnh thông,
Trước tiên thực hiện, lập công trước thời.
Điều mà lề luật kêu mời,
Hãy vô lối hẹp, cửa trời mở ra.
Thênh thang cửa rộng bao la,
Lối vào hư mất, lạc xa đường về.
Nhiều người ưa thích phủ phê,
Cuộc đời thoải mái, nhiều bề hỉ hoan.
Đường trần cửa hẹp lo toan,
Hy sinh bớt bỏ, thiện toàn xác thân.
THỨ TƯ, TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
(Mt 7, 15-20).
GIẢ
Chúa thương cảnh cáo môn đồ,
Coi chừng chứng giả, mơ hồ loan tin.
Tiên tri vờ giả van xin,
Riêng tư lợi ích, vì mình tìm danh.
Giả danh mặc lốt chiên lành,
Bên trong sói dữ, tan tành đàn chiên.
Hãy xem hoa qủa trước tiên,
Cây sinh trái tốt, tự nhiên chín vàng.
Bụi gai cây xấu vệ làng,
Chỉ sinh trái xấu, dễ dàng nhận ra.
Chúa thương ban phước cho ta,
Khả năng thiên phú, ngọc ngà sinh hoa.
Ai mà lười biếng bỏ qua,
Không sinh quả tốt, mù lòa chặt đi.
Thời gian nguồn vốn thực thi,
Trổ sinh nhân đức, khắc ghi sổ vàng.
THỨ NĂM, TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
(Mt 7, 21-29).
THỰC HÀNH
Nước Trời mở cửa đón mời,
Thực hành áp dụng, ý lời của Cha.
Không là môi miệng kêu la,
Lạy Cha, lạy Chúa, vào nhà ngay đâu.
Dù rằng trừ quỷ xua sầu,
Tiên tri phép lạ, mong cầu danh riêng.
Chúa rằng không biết ngụy chiên,
Làm điều gian ác, bạc tiền qủi ma.
Ai nghe lời Chúa thiết tha,
Xây nhà trên đá, mưa sa sợ gì.
Gió lùa bão thổi lo chi,
Giữ mình kiên vững, thực thi trong đời.
Người ngu trên cát cơ ngơi,
Mưa to gió thổi, đi đời phá tan.
Kinh ngạc giáo lý Chúa ban,
Quyền năng dậy dỗ, thiên nhan rạng ngời.
THỨ SÁU, TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
(Mt 8, 1-4).
PHONG CÙI
Người cùi chạy đến van xin,
Lạy Ngài, nếu muốn, thì xin chữa lành.
Động lòng thương xót lòng thành,
Giơ tay Chúa chạm, bình sanh xác hồn.
Quyền năng cao cả thiên tôn,
Phong cùi ghẻ lở, tiếng đồn gớm ghê.
Rời nhà ra chốn đồng quê,
Tự mình sinh sống, bên lề cùng đinh.
Bệnh tình ghê sợ hết mình,
Cắt tình đoạn tuyệt, cực hình khổ đau.
Tránh người gặp gỡ trước sau,
La to ô uế, hãy mau xa rời.
Thiên nhan Con Chúa rạng ngời,
Cầu mong cứu chữa, đổi đời canh tân.
Lễ dâng minh chứng con dân,
Xác thân chữa sạch, tinh thần sướng vui.
THỨ BẢY, TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
(Mt 8, 5-17).
CỨU CHỮA
Bệnh nhân tê liệt tại nhà,
Một viên đội trưởng, đi ra gặp Thầy.
Xin Thầy cứu chữa hắn này,
Đớn đau bại liệt, chân tay rã rời.
Chúa rằng sẽ đến kịp thời,
Ngại ngùng đội trưởng, đáp lời cám ơn.
Lậy Thầy, không đáng phiền hơn,
Xin Thầy chỉ phán, sạch trơn bệnh tình.
Con đây không dám khoe mình,
Những người thuộc hạ, nghĩa tình giúp cho.
Lòng tin mạnh mẽ ai dò,
Chúa khen viên đội, phúc cho lòng thành.
Cứ về, thằng nhỏ đã lành,
Một lời Chúa phán, sáng danh muôn đời.
Chúa thương chữa hết mọi người,
Ai mà theo Chúa, rạng ngời tin yêu.
Thánh Thể Là Trung Tâm Đời Sống Kitô Hữu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:33 18/06/2019
Lễ Mình Máu Thánh Chúa
ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận viết: “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?’. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng #349).
Phép Thánh Thể là trung tâm đời sống phụng vụ chung của Giáo Hội, trong đời sống toàn thể Giáo Hội và trong đời sống mỗi tín hữu.Thánh Lễ là nơi chúng ta tham dự vào bàn tiệc Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Thánh Lễ là một hy tế lặp lại hy tế Núi Sọ. Theo Công Ðồng Vaticanô II, hy tế này là "nguồn cội và là chóp đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô hữu" (LG 11). Là nguồi cội, vì tất cả đời sống Kitô hữu phát sinh từ đó; là chóp đỉnh, vì tất cả đời sống Kitô hữu phải qui về đó.
Vào đêm bị trao nộp trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã thiết lập hy tế Tạ Ơn. Ngài cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn. Rồi Người cầm lấy chén rượu và nói: Này là Máu Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống. (Mt 26, 26- 29; Lc, 22, 14-19). Đây là hy tế của Giao Ước Mới được thiết lập bằng máu Đức Kitô như một biến cố vượt qua của Người trên thập giá: “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,20). Đức Giêsu uỷ thác việc tưởng niệm biến cố này cho các Tông đồ, cũng như cho Hiền thê yêu quý của Người là Giáo hội: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.
Tiệc Thánh Thể này được chính Chúa Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum, được thiết lập trong Tiệc Ly và đã được chính Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện đan kết với nhau thật tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu. Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.Thánh Thể là chóp đỉnh của mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Thánh Thể là Bí tích cao trọng nhất vì không chỉ trao ban ân sủng mà trao chính Tác giả của ân sủng, Đấng là Thiên Chúa muôn loài lại trao hiến bản thân phục vụ loài người.
Thánh Lễ là cao điểm của Phụng vụ Kitô giáo, nơi đó cộng đoàn tín hữu hiệp nhất để thờ phượng Thiên Chúa và tưởng niệm biến cố khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô, cũng là để tái lập giao ước mà Con Thiên Chúa đã ký kết với nhân loại trên thập giá.
Dọc dài lịch sử, Giáo Hội cử hành Thánh lễ Tạ ơn cùng thể thức và mục đích của Hy lễ Cứu độ xưa trên Núi Sọ, hiện tại hóa bữa tiệc cuối cùng của Chúa và hiến lễ thập giá.
Tham dự Thánh Lễ là tham dự bữa ăn của Chúa.Và khi rước Mình Máu Chúa hiện diện dưới hai hình bánh và rượu, chúng ta được ăn chính thịt và uống máu Chúa Kitô. Mình Máu Chúa Kitô là của ăn của uống cho ta được thông phần sự sống của Thiên Chúa và được hiệp thông với nhau trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô.
Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy”.
Ông Effie Cordeiro chia sẻ kinh nghiệm sống Thánh Lễ thật tuyệt vời.
Tôi, Effie Cordeiro, 46 tuổi. Gia đình tôi sống nơi vùng phụ cận thành phố ở Québec nước Canada. Mỗi ngày tôi đều đặn đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Đức Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Lễ trở thành nguồn ơn vô giá đối với tôi sau khi tôi được hồng phúc nghe bài giảng trong Thánh Lễ có các Em Bé rước lễ lần đầu. Thánh Lễ cử hành tại nhà thờ Thánh Luca. Vị chủ tế và giảng thuyết hôm ấy là Cha Roger Martineau. Cha đặc biệt nói với các Trẻ rước lễ lần đầu:
- Khi các con dùng bữa các con ăn thịt, rau, cá, trứng v.v. Các thức ăn sau đó trở thành máu nuôi sống các con. Cũng giống như thế, lúc các con ăn, hay nói đúng hơn, lúc các con nhận lãnh Đức Chúa Giêsu khi các con chịu lễ, các con trở thành phần tử của Ngài. Điều này không thể minh chứng bằng khoa học, nhưng sự thật là như thế. Mỗi khi các con tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa với trọn lòng tin, các con được biến đổi trong Đức Chúa Giêsu Kitô cho tới một ngày, Đức Chúa Giêsu thật sự tỏ lộ qua lối cư xử của các con, qua lời các con nói và qua chính cuộc sống của các con.
Lời giải thích của Cha Roger Martineau gây xúc động sâu xa nơi tâm lòng tôi. Tôi làm theo lời khuyên của ngài. Tôi tham dự Thánh Lễ và rước lễ mỗi ngày. Kể từ đó, cuộc đời tôi hoàn toàn biến đổi. Tôi thay đổi trong lối phản ứng trước các sự việc. Tôi thay đổi trong cách thức tiếp nhận và giao tế với người khác. Tôi cũng thay đổi trong lề lối giải quyết các vấn đề. Nói tóm lại, trước mỗi khi làm việc gì, nói lời nào, giao tế với ai và giải quyết vấn đề quan trọng nào, tôi đều cầu nguyện cùng Đức Chúa Giêsu. Tôi xin Ngài soi sáng cho tôi biết phải hành xử như thế nào cho đúng tư cách là tín hữu Công Giáo. Và Đức Chúa Giêsu luôn luôn đáp lời tôi cầu xin. Ngài đích thật là sức mạnh, là niềm vui và là gương mẫu cuộc sống của tôi. Đức Chúa Giêsu là Bạn Chí Thân dấu ái nhất đời tôi.
Nhờ sống kinh nghiệm sâu xa trên đây tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Tôi được may mắn là tín hữu Công Giáo. Tôi cũng được ưu đãi vì sống gần nhà thờ Công Giáo có Linh Mục dâng Thánh Lễ mỗi ngày. Nhờ thế tôi được diễm phúc xem lễ và rước lễ mỗi ngày.
Tôi còn được may mắn dành trọn thời giờ trong ngày để phụng sự Thiên Chúa với tư cách là thư ký của giáo xứ. Văn phòng giáo xứ chỉ cách nhà thờ vài chục thước. Trước khi bắt tay vào việc hoặc lúc rãnh rỗi tôi ghé vào nhà thờ, đến trước Nhà Tạm và thờ lạy Đức Chúa Giêsu Thánh Thể đang ẩn mình trong Nhà Tạm. Đối với những may mắn vừa kể, tôi cảm thấy đời tôi quả nhận lãnh nhiều hồng ân. Thiên Chúa cư xử thật nhân hậu đối với tôi. Suốt đời tôi mãi mãi tri ân Ngài.
Còn một hồng phúc khác tôi muốn viết ra nơi đây. Đó là sự kiện tham dự Thánh Lễ mỗi ngày nối kết tất cả các tín hữu Công Giáo lại với nhau. Chúng tôi chú ý tới những người tham dự thánh lễ thường xuyên và có thói quen ngồi chỗ nhất định. Vì thế khi chỗ ngồi vắng bóng, chúng tôi liền nhớ đến và cầu nguyện cho người vắng mặt. Xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ họ cùng gia đình họ. Hoặc khi chúng tôi nhận thấy có người đến tham dự Thánh Lễ với nét mặt âu sầu phiền não, chúng tôi đoán họ có chuyện buồn. Chúng tôi kín đáo cầu nguyện cách riêng cho họ. Và khi hoàn cảnh cho phép, chúng tôi hỏi thăm và san sẻ nỗi buồn của họ. Vâng, đúng thế. Bí tích Thánh Thể nối kết tất cả lại với nhau. Chúng tôi có cùng tâm tình vì chúng tôi cùng nhận lãnh Mình và Máu Thánh Đức Chúa Giêsu Kitô.
Điểm sau cùng tôi muốn bày tỏ lòng tri ân chân thành đối với Thiên Chúa là được hồng phúc sống trong đất nước tự do. Chúng tôi được hưởng quyền tự do tôn giáo. Chúng tôi tự do đọc Kinh Thánh. Chúng tôi tự do đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ và rước lễ mỗi ngày. Tôi cầu chúc cho mỗi tín hữu Công Giáo sống trong các nước tự do hãy sử dụng trọn vẹn quyền tự do tôn giáo của mình để sống đạo nghiêm chỉnh và chân thành. Đức Chúa Giêsu Thánh Thể chờ đợi mỗi tín hữu Công Giáo đến tham dự Thánh Lễ và rước Ngài hầu Ngài có thể tuôn đổ muôn vạn ơn lành hồng phúc xuống trên từng người.
Tôi không quên cầu nguyện cách riêng cho các tín hữu Công Giáo kém may mắn, sống trong các nước không được thực thi quyền tự do tôn giáo. Tôi xin Thiên Chúa cho họ mau chóng tới ngày hưởng mọi quyền tự do, dẫn đầu là tự do tôn giáo. Xin Thiên Chúa nhậm lời chúng con nài xin. Amen. (Sister Patricia Proctor, OSC, ”201 Inspirational Stories of The Eucharist”, Franciscan Monastery of Saint Clare, Spokane, Washington, 2004, trang 47-48; Radio Vatican).
Bí Tích Thánh Thể là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho nhân loại. Thánh Thể là trung tâm qui tụ dân Chúa. Thánh Lễ có sức mạnh truyền giáo. Chúng ta đón nhận Thánh Thể để có sự sống thần linh của Chúa. Xác tín rằng Thánh Lễ là trung tâm của đời sống người Công Giáo, nên linh mục tìm mọi dịp dâng lễ cho bà con giáo dân.
Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, bạn nên quỳ gối trước Thánh Thể, bạn sẽ học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
Thánh lễ cần được nối dài trong cuộc sống thường ngày. Khi cánh cửa nhà thờ khép lại, thánh lễ giữa lòng cuộc đời mở ra. Sống đạo trong nhà thờ, thực hành đạo ngoài cuộc đời. Mỗi người tín hữu phải trở nên muối ướp cho xã hội khỏi ươn thối, phải trở nên men làm cho xã hội dậy lên hương thơm thánh thiện, phải trở nên ánh sáng phá tan bóng tối đang bao phủ xã hội. Và như vậy, cuộc đời chính là thánh lễ nối dài. Bài hát quen thuộc của cha Thành Tâm: "Ta về thôi vì Thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, mang tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân!". Thánh lễ nào cũng kết thúc và mọi người ra về bình an, nhưng Thánh lễ sẽ không tạm biệt, không chia tay với cuộc sống đời sống. Hoa quả của Thánh Lễ, hoa quả của Bí Tích Thánh Thể chính là lối sống, hành vi, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người tín hữu với tha nhân.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.
ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận viết: “Con muốn hỏi: ‘Cách gì đẹp lòng Chúa hơn cả?’. Hãy tham dự Thánh lễ, vì không kinh nào, không tổ chức, nghi thức nào sánh bằng lời nguyện và hy lễ Chúa Giêsu trên Thánh giá”. (Đường Hy Vọng #349).
Phép Thánh Thể là trung tâm đời sống phụng vụ chung của Giáo Hội, trong đời sống toàn thể Giáo Hội và trong đời sống mỗi tín hữu.Thánh Lễ là nơi chúng ta tham dự vào bàn tiệc Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Thánh Lễ là một hy tế lặp lại hy tế Núi Sọ. Theo Công Ðồng Vaticanô II, hy tế này là "nguồn cội và là chóp đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô hữu" (LG 11). Là nguồi cội, vì tất cả đời sống Kitô hữu phát sinh từ đó; là chóp đỉnh, vì tất cả đời sống Kitô hữu phải qui về đó.
Vào đêm bị trao nộp trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã thiết lập hy tế Tạ Ơn. Ngài cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: Này là Mình Thầy, các con hãy cầm lấy mà ăn. Rồi Người cầm lấy chén rượu và nói: Này là Máu Thầy, các con hãy cầm lấy mà uống. (Mt 26, 26- 29; Lc, 22, 14-19). Đây là hy tế của Giao Ước Mới được thiết lập bằng máu Đức Kitô như một biến cố vượt qua của Người trên thập giá: “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22,20). Đức Giêsu uỷ thác việc tưởng niệm biến cố này cho các Tông đồ, cũng như cho Hiền thê yêu quý của Người là Giáo hội: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy là chính Người trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh thể không có ý nghĩa. Không có Thánh thể, Thánh giá chỉ là thất bại.
Tiệc Thánh Thể này được chính Chúa Giêsu tiên báo trong tiệc cưới Cana, được hứa ban cho dân ở Caphanaum, được thiết lập trong Tiệc Ly và đã được chính Chúa cử hành đầu tiên tại làng quê Emmau. Bốn khung cảnh này hòa quyện đan kết với nhau thật tuyệt đẹp trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Thánh Thể là sự sống của Giáo Hội, là lương thực thiêng liêng cho đời sống và là bảo đảm cho hạnh phúc trường cửu của người tín hữu. Thánh Thể là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa với con người, và giữa con người với nhau.Thánh Thể là chóp đỉnh của mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa. Thánh Thể là Bí tích cao trọng nhất vì không chỉ trao ban ân sủng mà trao chính Tác giả của ân sủng, Đấng là Thiên Chúa muôn loài lại trao hiến bản thân phục vụ loài người.
Thánh Lễ là cao điểm của Phụng vụ Kitô giáo, nơi đó cộng đoàn tín hữu hiệp nhất để thờ phượng Thiên Chúa và tưởng niệm biến cố khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô, cũng là để tái lập giao ước mà Con Thiên Chúa đã ký kết với nhân loại trên thập giá.
Dọc dài lịch sử, Giáo Hội cử hành Thánh lễ Tạ ơn cùng thể thức và mục đích của Hy lễ Cứu độ xưa trên Núi Sọ, hiện tại hóa bữa tiệc cuối cùng của Chúa và hiến lễ thập giá.
Tham dự Thánh Lễ là tham dự bữa ăn của Chúa.Và khi rước Mình Máu Chúa hiện diện dưới hai hình bánh và rượu, chúng ta được ăn chính thịt và uống máu Chúa Kitô. Mình Máu Chúa Kitô là của ăn của uống cho ta được thông phần sự sống của Thiên Chúa và được hiệp thông với nhau trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô.
Thánh Gioan Kim Khẩu nói: “Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự tiệc thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy”.
Ông Effie Cordeiro chia sẻ kinh nghiệm sống Thánh Lễ thật tuyệt vời.
Tôi, Effie Cordeiro, 46 tuổi. Gia đình tôi sống nơi vùng phụ cận thành phố ở Québec nước Canada. Mỗi ngày tôi đều đặn đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Đức Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Lễ trở thành nguồn ơn vô giá đối với tôi sau khi tôi được hồng phúc nghe bài giảng trong Thánh Lễ có các Em Bé rước lễ lần đầu. Thánh Lễ cử hành tại nhà thờ Thánh Luca. Vị chủ tế và giảng thuyết hôm ấy là Cha Roger Martineau. Cha đặc biệt nói với các Trẻ rước lễ lần đầu:
- Khi các con dùng bữa các con ăn thịt, rau, cá, trứng v.v. Các thức ăn sau đó trở thành máu nuôi sống các con. Cũng giống như thế, lúc các con ăn, hay nói đúng hơn, lúc các con nhận lãnh Đức Chúa Giêsu khi các con chịu lễ, các con trở thành phần tử của Ngài. Điều này không thể minh chứng bằng khoa học, nhưng sự thật là như thế. Mỗi khi các con tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa với trọn lòng tin, các con được biến đổi trong Đức Chúa Giêsu Kitô cho tới một ngày, Đức Chúa Giêsu thật sự tỏ lộ qua lối cư xử của các con, qua lời các con nói và qua chính cuộc sống của các con.
Lời giải thích của Cha Roger Martineau gây xúc động sâu xa nơi tâm lòng tôi. Tôi làm theo lời khuyên của ngài. Tôi tham dự Thánh Lễ và rước lễ mỗi ngày. Kể từ đó, cuộc đời tôi hoàn toàn biến đổi. Tôi thay đổi trong lối phản ứng trước các sự việc. Tôi thay đổi trong cách thức tiếp nhận và giao tế với người khác. Tôi cũng thay đổi trong lề lối giải quyết các vấn đề. Nói tóm lại, trước mỗi khi làm việc gì, nói lời nào, giao tế với ai và giải quyết vấn đề quan trọng nào, tôi đều cầu nguyện cùng Đức Chúa Giêsu. Tôi xin Ngài soi sáng cho tôi biết phải hành xử như thế nào cho đúng tư cách là tín hữu Công Giáo. Và Đức Chúa Giêsu luôn luôn đáp lời tôi cầu xin. Ngài đích thật là sức mạnh, là niềm vui và là gương mẫu cuộc sống của tôi. Đức Chúa Giêsu là Bạn Chí Thân dấu ái nhất đời tôi.
Nhờ sống kinh nghiệm sâu xa trên đây tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Tôi được may mắn là tín hữu Công Giáo. Tôi cũng được ưu đãi vì sống gần nhà thờ Công Giáo có Linh Mục dâng Thánh Lễ mỗi ngày. Nhờ thế tôi được diễm phúc xem lễ và rước lễ mỗi ngày.
Tôi còn được may mắn dành trọn thời giờ trong ngày để phụng sự Thiên Chúa với tư cách là thư ký của giáo xứ. Văn phòng giáo xứ chỉ cách nhà thờ vài chục thước. Trước khi bắt tay vào việc hoặc lúc rãnh rỗi tôi ghé vào nhà thờ, đến trước Nhà Tạm và thờ lạy Đức Chúa Giêsu Thánh Thể đang ẩn mình trong Nhà Tạm. Đối với những may mắn vừa kể, tôi cảm thấy đời tôi quả nhận lãnh nhiều hồng ân. Thiên Chúa cư xử thật nhân hậu đối với tôi. Suốt đời tôi mãi mãi tri ân Ngài.
Còn một hồng phúc khác tôi muốn viết ra nơi đây. Đó là sự kiện tham dự Thánh Lễ mỗi ngày nối kết tất cả các tín hữu Công Giáo lại với nhau. Chúng tôi chú ý tới những người tham dự thánh lễ thường xuyên và có thói quen ngồi chỗ nhất định. Vì thế khi chỗ ngồi vắng bóng, chúng tôi liền nhớ đến và cầu nguyện cho người vắng mặt. Xin Thiên Chúa chúc lành và gìn giữ họ cùng gia đình họ. Hoặc khi chúng tôi nhận thấy có người đến tham dự Thánh Lễ với nét mặt âu sầu phiền não, chúng tôi đoán họ có chuyện buồn. Chúng tôi kín đáo cầu nguyện cách riêng cho họ. Và khi hoàn cảnh cho phép, chúng tôi hỏi thăm và san sẻ nỗi buồn của họ. Vâng, đúng thế. Bí tích Thánh Thể nối kết tất cả lại với nhau. Chúng tôi có cùng tâm tình vì chúng tôi cùng nhận lãnh Mình và Máu Thánh Đức Chúa Giêsu Kitô.
Điểm sau cùng tôi muốn bày tỏ lòng tri ân chân thành đối với Thiên Chúa là được hồng phúc sống trong đất nước tự do. Chúng tôi được hưởng quyền tự do tôn giáo. Chúng tôi tự do đọc Kinh Thánh. Chúng tôi tự do đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ và rước lễ mỗi ngày. Tôi cầu chúc cho mỗi tín hữu Công Giáo sống trong các nước tự do hãy sử dụng trọn vẹn quyền tự do tôn giáo của mình để sống đạo nghiêm chỉnh và chân thành. Đức Chúa Giêsu Thánh Thể chờ đợi mỗi tín hữu Công Giáo đến tham dự Thánh Lễ và rước Ngài hầu Ngài có thể tuôn đổ muôn vạn ơn lành hồng phúc xuống trên từng người.
Tôi không quên cầu nguyện cách riêng cho các tín hữu Công Giáo kém may mắn, sống trong các nước không được thực thi quyền tự do tôn giáo. Tôi xin Thiên Chúa cho họ mau chóng tới ngày hưởng mọi quyền tự do, dẫn đầu là tự do tôn giáo. Xin Thiên Chúa nhậm lời chúng con nài xin. Amen. (Sister Patricia Proctor, OSC, ”201 Inspirational Stories of The Eucharist”, Franciscan Monastery of Saint Clare, Spokane, Washington, 2004, trang 47-48; Radio Vatican).
Bí Tích Thánh Thể là hồng ân vô giá mà Thiên Chúa ban cho nhân loại. Thánh Thể là trung tâm qui tụ dân Chúa. Thánh Lễ có sức mạnh truyền giáo. Chúng ta đón nhận Thánh Thể để có sự sống thần linh của Chúa. Xác tín rằng Thánh Lễ là trung tâm của đời sống người Công Giáo, nên linh mục tìm mọi dịp dâng lễ cho bà con giáo dân.
Tham dự Thánh Lễ tích cực, trọn vẹn là cách tốt nhất thể hiện lòng yêu mến Chúa. Thỉnh thoảng trong ngày, trong tuần, bạn nên quỳ gối trước Thánh Thể, bạn sẽ học được nhiều điều từ Bí Tích Tình Yêu.
Thánh lễ cần được nối dài trong cuộc sống thường ngày. Khi cánh cửa nhà thờ khép lại, thánh lễ giữa lòng cuộc đời mở ra. Sống đạo trong nhà thờ, thực hành đạo ngoài cuộc đời. Mỗi người tín hữu phải trở nên muối ướp cho xã hội khỏi ươn thối, phải trở nên men làm cho xã hội dậy lên hương thơm thánh thiện, phải trở nên ánh sáng phá tan bóng tối đang bao phủ xã hội. Và như vậy, cuộc đời chính là thánh lễ nối dài. Bài hát quen thuộc của cha Thành Tâm: "Ta về thôi vì Thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là thánh lễ nối dài, mang tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân!". Thánh lễ nào cũng kết thúc và mọi người ra về bình an, nhưng Thánh lễ sẽ không tạm biệt, không chia tay với cuộc sống đời sống. Hoa quả của Thánh Lễ, hoa quả của Bí Tích Thánh Thể chính là lối sống, hành vi, lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người tín hữu với tha nhân.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bỏ lại sau lưng công danh, tài sản để vào tu viện cổ trên núi.
Giuse Thẩm Nguyễn
17:19 18/06/2019
Ông không tìm thấy hạnh phúc trong sự xa hoa giàu có, nhưng trong một tu viện dòng Biển Đức ở Tây Ban Nha.
Đã bốn năm qua, không có ai vào tu với các thày dòng Biển Đức trên núi Montserrat, ở Tây Ban Nha, thế mà mới đây lại có một ứng sinh bất thường : David Valls 57 tuổi, đã từng là giám đốc điều hành cao cấp rất thành công nhiều năm làm việc cho một công ty dầu khí quốc tế.
Ông Valls trả lời một cuộc phỏng vấn của tờ El Mundo rằng “Tôi giàu có và sống đời sống xa hoa nhung lụa, nhưng tôi không cảm thấy hạnh phúc.” Ông đã quyết định bỏ lại tất cả công danh và sự sang giàu sau lưng để đi vào đời sống tu trì, hiến mình cho một đời sống cầu nguyện, độc thân, vâng lời và khó nghèo theo Luật Dòng Thánh Biển Đức. Ông nói rằng “Bây giờ tôi rất hạnh phúc” sau khi đã nhận ra rằng “tiền bạc và quyền lực làm cho tôi càng thất vọng hơn, cho đến khi tôi bị rơi một cuộc khủng hoảng. Nhưng đó không phải là một cuộc khủng hoảng giữa các giai đoạn của cuộc đời; mà là một cuộc khủng hoảng về các giá trị của cuộc sống.”
Trong thời gian khủng hoảng nghiêm trọng như thế “những người thân đề nghị với tôi rằng đây là lúc cần nghỉ ngơi, và thế là tôi quyết định đến nhà nghỉ của một tu viện và tham dự một buổi tĩnh tâm.” Montserrat là một dãy núi ở phía đông bắc của Tân Ban Nha, gần thành phố biển Barcelona. Trên đó có tu viện Biển Đức và Đền Thánh Mẫu Maria và là điểm hành hương đã có lịch sử cả hàng ngàn năm. Chính tại trung tâm linh thánh lâu đời này mà Thiên Chúa đã chỉ cho Valls con đường phải theo. Ông giải thích rằng “Đây không phải là một sự tình cờ xảy ra trong chỉ một ngày, nhưng quả là một quá trình.”
Trong một thế giới mà tiền bạc, danh vọng, du lịch, tình dục và sự giàu sang được tôn vinh hơn bao giờ hết, thì việc quyết định rời bỏ tất cả để sống một đời ẩn dật trong một tu viện quả là ngược đời. Những hạt giống mang tính chọn về nguồn này đã được gieo trồng trong thời thơ ấu của David Valls.
David được sinh ra trong một gia đình Công Giáo ở thành phố Barcelona, dưới bóng che của dãy núi Montserrat, và được nuôi dạy trong đức tin, nhưng đã bị cuốn trôi khỏi niềm tin tôn giáo. Ông tâm sự rằng “Tôi đã sống bừa bãi với một vài phụ nữ và tệ hơn là tôi đã cưới một bà trong số họ không theo luật của Giáo Hội trong thời gian năm năm, và tôi là kẻ rất kiêu ngạo, tôi là trung tâm, là tất cả. Dấu hiệu cực đoan nhất của chứng ích kỷ, tự cao này là tôi cho rằng tôi sẽ nói với những tình của tôi rằng tôi không muốn có con là dấu hiệu của sự thành thật.” Ông nói thêm “Tôi là một giám đốc nhiều tham vong, và tôi thích tiền. Tôi đã sống một đời sống xa hoa.”
Hôm nay David không còn kiêu hãnh về cuộc sống mà ông đã sống. Một lối sống chỉ chú tâm thỏa mãnh những đòi hỏi ích kỷ của mình mà không bao giờ thỏa mãn được, nó độc hại cho những ai sống như thế và cho cả những ai dính bén vào nó. “Khi bạn nhìn thấy những người chung quanh không được hạnh phúc và bạn đã làm họ đau đớn, thì không có chọn lựa nào khác là dừng lại, đừng sống xa hoa nữa.”
Quá trình cải hóa tâm linh và khám phá ơn gọi của mình đã thúc đẩy Valls từ bỏ công việc của ông ở Madrid và đến tu viện trên núi Montserrat để vào học và rồi trở thành tập sinh. Phải mất mười năm để thanh luyện, cầu nguyện và phân biện ơn gọi cho những ngày sắp tới và Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vừa qua, ông đã tuyên khấn và nhận một tên mới trong đời sống tận hiến là Phaolo. Ông đã cam kết sống đời sống của một tu sĩ cho đến hết đời và “đó là điều tôi muốn, nó làm cho tôi rất hạnh phúc.”
Source: aleteia.org Successful executive leaves everything behind to enter ancient mountain monastery
Khí phách lừng lẫy của một Giám Mục Trung Quốc: thà chịu bách hại, không chịu gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước
Đặng Tự Do
18:06 18/06/2019
Trong cái gọi là “dự án thí điểm” (试点项目), sau thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm Giám Mục, Hội Công Giáo Yêu Nước đã gia tăng các áp lực mạnh mẽ để buộc Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦) phải gia nhập Hội này.
Những ai phải sống với cộng sản đều biết cái gì mà nó gọi là “thí điểm” thì nó quyết tâm mù quáng làm cho bằng được, bất kể thủ đoạn. Nói như vậy để có thể hiểu là những áp lực của bọn cầm quyền trên Đức Cha là rất nặng nề.
Tuy nhiên, trong tuyên bố “bằng văn bản” được tường thuật trên Asia News hôm thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Cha khẳng định thà chịu bách hại, nhất quyết không chịu gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.
Trước Tuần Thánh vừa qua, Ủy ban Tôn Giáo Vụ của tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建), đã liên tục triệu tập ngài “làm việc” nhiều ngày và đặt điều kiện là phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không ngài không được tham dự lễ Truyền Dầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các linh mục thuộc giáo phận Phúc Ninh (Funin - 福寧) của ngài vì văn phòng tôn giáo và Mặt trận Thống nhất không công nhận ngài là một giám mục.
Cho đến cách đây vài tháng, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm vẫn còn là Giám Mục chính tòa giáo phận Phúc Ninh, được Tòa Thánh công nhận, nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.
Giáo phận Phúc Ninh được thành lập vào ngày 11 tháng Tư năm 1946 từ miền Giám Quản Tông Tòa Phúc Ninh Phủ (Funingfu - 福寧府) được thành lập trước đó vào năm 1923. Sau khi chiếm được Hoa Lục, năm 1957, bọn cầm quyền Trung Quốc lập ra Hội Công Giáo Yêu Nước (中国天主教爱国会), bọn này đẻ ra nhiều giáo phận ma không được Tòa Thánh công nhận. Trong địa hạt tỉnh Phúc Kiến, họ lập ra cái gọi là giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) song song với giáo phận Phúc Ninh.
Theo thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, giám mục trái phép Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Si-lu - 詹思祿) của giáo phận Mân Đông trở thành Giám Mục chính tòa Phúc Ninh vào ngày 12 tháng 12, năm ngoái 2018, và Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị buộc nhường chức cho Chiêm Tư Lộc xuống làm Giám Mục Phụ Tá.
Chiêm Tư Lộc bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra vạ tuyệt thông ngày 6 tháng Giêng năm 2000 vì chịu để cho Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong Giám Mục trái phép. Vạ tuyệt thông của Chiêm Tư Lộc được giải vào ngày 22 tháng 9, 2018, tức là 8 ngày sau khi hai bên ký kết thỏa thuận.
Tuy nhiên, “được đằng chân lân đằng đầu”, giờ đây bọn cầm quyền Trung Quốc chính thức yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không chúng không công nhận ngài là một giám mục và chức vụ Giám Mục Phụ Tá của ngài là “bất hợp pháp”.
Sau những giằng co, vào ngày thứ Hai Tuần Thánh, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm đã ký vào một văn kiện hứa tuân phục Giám Mục bản quyền vừa được Tòa Thánh công nhận là Chiêm Tư Lộc, và tuân thủ luật pháp quốc gia. Sau khi ký vào văn kiện này, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm đã được tham dự lễ Truyền Dầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các linh mục của ngài trong tư cách một linh mục.
Gần đây, một mặt bọn cầm quyền Trung Quốc gia tăng áp lực buộc ngài phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước; một mặt chúng phao tin đồn nhảm nói rằng ngài đã gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước rồi và cũng đã chấp nhận kế hoạch ba tự cường.
Chính vì thế, ngài đã nhờ thông tấn xã Công Giáo Asia News đăng một tuyên bố vào hôm thứ Ba 18 tháng Sáu rằng ngài thà bị bách hại với các linh mục thầm lặng chứ nhất quyết không tham gia vào Hội Công Giáo Yêu Nước và cũng không chấp nhận ba tự cường.
Ba tự cường của cộng sản Trung Quốc là:
a) Thứ nhất là tăng cường đồng hóa văn hóa Trung Quốc vào các biểu hiện tôn giáo, loại bỏ các “ảnh hưởng từ nước ngoài”.
b) Thứ hai là “sự độc lập khỏi ảnh hưởng của nước ngoài”. Đối với Công Giáo điều này có nghĩa là tiến đến việc tấn phong Giám Mục mà không cần sự chuẩn y của Tòa Thánh.
c) Thứ ba là trung thành và tuân theo các chỉ dẫn của Đảng bởi vì Đảng có chức trách “hướng dẫn” các tôn giáo và phải “giữ vững vai trò lãnh đạo trong tất cả các hoạt động tôn giáo”.
Giáo Phận Phúc Ninh có hơn 90,000 người Công Giáo. Trong số này, ít nhất 80,000 tín hữu thuộc về Giáo hội thầm lặng, được phục vụ bởi 57 linh mục, 200 nữ tu, 300 giáo dân trong các tu hội đời và hàng trăm giáo lý viên giáo dân. Trong khi đó, chỉ có 12 linh mục thuộc cộng đồng chính thức được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.
Source:Asia NewsMsgr. Guo Xijin: Persecution is preferable to joining the Patriotic Association
Những ai phải sống với cộng sản đều biết cái gì mà nó gọi là “thí điểm” thì nó quyết tâm mù quáng làm cho bằng được, bất kể thủ đoạn. Nói như vậy để có thể hiểu là những áp lực của bọn cầm quyền trên Đức Cha là rất nặng nề.
Tuy nhiên, trong tuyên bố “bằng văn bản” được tường thuật trên Asia News hôm thứ Ba 18 tháng Sáu, Đức Cha khẳng định thà chịu bách hại, nhất quyết không chịu gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước.
Trước Tuần Thánh vừa qua, Ủy ban Tôn Giáo Vụ của tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建), đã liên tục triệu tập ngài “làm việc” nhiều ngày và đặt điều kiện là phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không ngài không được tham dự lễ Truyền Dầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các linh mục thuộc giáo phận Phúc Ninh (Funin - 福寧) của ngài vì văn phòng tôn giáo và Mặt trận Thống nhất không công nhận ngài là một giám mục.
Cho đến cách đây vài tháng, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm vẫn còn là Giám Mục chính tòa giáo phận Phúc Ninh, được Tòa Thánh công nhận, nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.
Giáo phận Phúc Ninh được thành lập vào ngày 11 tháng Tư năm 1946 từ miền Giám Quản Tông Tòa Phúc Ninh Phủ (Funingfu - 福寧府) được thành lập trước đó vào năm 1923. Sau khi chiếm được Hoa Lục, năm 1957, bọn cầm quyền Trung Quốc lập ra Hội Công Giáo Yêu Nước (中国天主教爱国会), bọn này đẻ ra nhiều giáo phận ma không được Tòa Thánh công nhận. Trong địa hạt tỉnh Phúc Kiến, họ lập ra cái gọi là giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) song song với giáo phận Phúc Ninh.
Theo thỏa thuận tạm thời giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, giám mục trái phép Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Si-lu - 詹思祿) của giáo phận Mân Đông trở thành Giám Mục chính tòa Phúc Ninh vào ngày 12 tháng 12, năm ngoái 2018, và Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị buộc nhường chức cho Chiêm Tư Lộc xuống làm Giám Mục Phụ Tá.
Chiêm Tư Lộc bị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ra vạ tuyệt thông ngày 6 tháng Giêng năm 2000 vì chịu để cho Hội Công Giáo Yêu Nước tấn phong Giám Mục trái phép. Vạ tuyệt thông của Chiêm Tư Lộc được giải vào ngày 22 tháng 9, 2018, tức là 8 ngày sau khi hai bên ký kết thỏa thuận.
Tuy nhiên, “được đằng chân lân đằng đầu”, giờ đây bọn cầm quyền Trung Quốc chính thức yêu cầu Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước nếu không chúng không công nhận ngài là một giám mục và chức vụ Giám Mục Phụ Tá của ngài là “bất hợp pháp”.
Sau những giằng co, vào ngày thứ Hai Tuần Thánh, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm đã ký vào một văn kiện hứa tuân phục Giám Mục bản quyền vừa được Tòa Thánh công nhận là Chiêm Tư Lộc, và tuân thủ luật pháp quốc gia. Sau khi ký vào văn kiện này, Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm đã được tham dự lễ Truyền Dầu trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh với các linh mục của ngài trong tư cách một linh mục.
Gần đây, một mặt bọn cầm quyền Trung Quốc gia tăng áp lực buộc ngài phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước; một mặt chúng phao tin đồn nhảm nói rằng ngài đã gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước rồi và cũng đã chấp nhận kế hoạch ba tự cường.
Chính vì thế, ngài đã nhờ thông tấn xã Công Giáo Asia News đăng một tuyên bố vào hôm thứ Ba 18 tháng Sáu rằng ngài thà bị bách hại với các linh mục thầm lặng chứ nhất quyết không tham gia vào Hội Công Giáo Yêu Nước và cũng không chấp nhận ba tự cường.
Ba tự cường của cộng sản Trung Quốc là:
a) Thứ nhất là tăng cường đồng hóa văn hóa Trung Quốc vào các biểu hiện tôn giáo, loại bỏ các “ảnh hưởng từ nước ngoài”.
b) Thứ hai là “sự độc lập khỏi ảnh hưởng của nước ngoài”. Đối với Công Giáo điều này có nghĩa là tiến đến việc tấn phong Giám Mục mà không cần sự chuẩn y của Tòa Thánh.
c) Thứ ba là trung thành và tuân theo các chỉ dẫn của Đảng bởi vì Đảng có chức trách “hướng dẫn” các tôn giáo và phải “giữ vững vai trò lãnh đạo trong tất cả các hoạt động tôn giáo”.
Giáo Phận Phúc Ninh có hơn 90,000 người Công Giáo. Trong số này, ít nhất 80,000 tín hữu thuộc về Giáo hội thầm lặng, được phục vụ bởi 57 linh mục, 200 nữ tu, 300 giáo dân trong các tu hội đời và hàng trăm giáo lý viên giáo dân. Trong khi đó, chỉ có 12 linh mục thuộc cộng đồng chính thức được bọn cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận.
Source:Asia News
Bài “Hát lên mừng Chúa” bất ngờ trở thành bài hát chính thức trong các cuộc biểu tình ở Hương Cảng
Đặng Tự Do
19:48 18/06/2019
Thông tấn xã Reuters trong bản tin ngày thứ Ba 18 tháng Sáu cho biết bài thánh ca “Sing Hallelujah to the Lord” – “Hát lên mừng Chúa” của các Kitô hữu đã bất ngờ nổi lên thành một bài hát chính thức trong các cuộc biểu tình ở Hương Cảng thu hút hàng triệu người trên đường phố nhằm chống lại một dự luật dẫn độ.
Các cuộc biểu tình trên khắp thế giới thường hình thành các bài hát chính thức của riêng họ, thường là các bài hát với giai điệu phản kháng và đoàn kết, nhằm mục đích giữ cho đám đông tràn đầy năng lượng và tập trung vào các mục tiêu tranh đấu.
Nhưng bài thánh ca đang được hát vang ở Hương Cảng không nằm trong những trường hợp này.
Trong tuần qua, bài thánh ca đã được nghe gần như không lúc nào ngơi tại địa điểm biểu tình chính, trước Hội đồng Lập pháp của thành phố, và tại các cuộc tuần hành và thậm chí tại các cuộc đối thoại căng thẳng với cảnh sát.
Câu chuyện bắt đầu khi một nhóm sinh viên Công Giáo hát một số bài hát Công Giáo tại địa điểm biểu tình chính, và bài “Sing Hallelujah to the Lord” đã ngay lập tức thu hút đám đông, mặc dù chỉ có khoảng 10% người Hương Cảng theo Kitô Giáo.
Edwin Chow, 19 tuổi, chủ tịch của Liên đoàn sinh viên Công Giáo Hương Cảng cho biết, đây là bài được chọn, vì mọi người dễ hát theo, với một thông điệp đơn giản và giai điệu dễ nghe.
Các sinh viên đã hát các bài hát này trước hết với hy vọng mang lại một tính cách hợp pháp cho cuộc biểu tình. Các cuộc tụ họp tôn giáo có thể được tổ chức mà không cần phải có giấy phép tại trung tâm tài chính thế giới ở vùng viễn đông này.
“Các cuộc hội họp tôn giáo là các trường hợp ngoại lệ, và nó có thể bảo vệ người biểu tình. Nó cũng cho thấy đó là một cuộc biểu tình ôn hòa,” Chow nói.
Bài thánh ca đã được Linda Stassen-Benjamin, người Mỹ, sáng tác vào năm 1974 nhân dịp lễ Phục sinh. Năm từ chính của bài hát được lặp đi lặp lại như một vần thơ tứ tuyệt trong một cung bậc trầm, điều này mang lại cho bài hát một không khí trang nghiêm.
Các cuộc biểu tình trong 10 ngày qua phần lớn là các cuộc biểu tình hòa bình mặc dù cảnh sát vào hôm thứ Tư tuần trước đã sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông.
“Hãy ngừng bắn, nếu không chúng tôi hát ‘Sing Hallelujah to the Lord’”, các tấm biển phản đối viết như trên đã được giơ lên cao sau khi đạn cao su được bắn ra.
Người biểu tình nói rằng các bài hát tôn giáo thường giúp xoa dịu căng thẳng với cảnh sát.
Cha Timothy Lam, 58 tuổi, một linh mục Công Giáo tại Grace Church Hương Cảng, là người đã tham dự cuộc biểu tình với các giáo sĩ khác, nhận xét rằng “Nó có tác dụng làm dịu tình hình.”
“Cảnh sát có rất nhiều thiết bị, họ rất căng thẳng và đang lùng bắt người. Các sinh viên đã hát bài này để cho thấy họ là những người ôn hòa,” Cha Lam nói thêm.
Bà Carrie Lam, hay còn gọi là Lâm Trịnh Nguyệt Nga (林鄭月娥, Lam Cheng Yuet-ngor), là Đặc Khu Trưởng Hương Cảng, đã hoãn việc thảo luận dự luật dẫn độ và xin lỗi trước sự phản đối dữ dội của phe đối lập.
Các nhà phê bình cho rằng luật này sẽ làm suy yếu nền tư pháp và pháp trị độc lập của Hương Cảng, được bảo đảm bởi công thức “một quốc gia, hai hệ thống”, được đưa ra khi thuộc địa cũ của Anh bị đặt trở lại thời kỳ cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.
Carrie Lam là người Công Giáo và một số người biểu tình cho biết họ nghĩ rằng việc họ hát bài “Sing Hallelujah to the Lord” có thể giúp cho bà “ăn năn trở lại”.
Jamie, một sinh viên 18 tuổi không theo Công Giáo, cho biết:
“Nói cho cùng, bà ấy cũng là người Công Giáo, và đó là một trong những lý do chính khiến chúng tôi hát bài này.”
Nội dung bài Sing Hallelujah to the Lord, tác giả Linda Stassen-Benjamin, 1974
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah, sing Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah
Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Jesus is risen from the dead
Jesus is Lord of heaven and earth
Jesus is living in His church
Jesus is coming for His own
Source:Reuters'Sing Hallelujah to the Lord' an unlikely anthem of Hong Kong protests
Các cuộc biểu tình trên khắp thế giới thường hình thành các bài hát chính thức của riêng họ, thường là các bài hát với giai điệu phản kháng và đoàn kết, nhằm mục đích giữ cho đám đông tràn đầy năng lượng và tập trung vào các mục tiêu tranh đấu.
Nhưng bài thánh ca đang được hát vang ở Hương Cảng không nằm trong những trường hợp này.
Trong tuần qua, bài thánh ca đã được nghe gần như không lúc nào ngơi tại địa điểm biểu tình chính, trước Hội đồng Lập pháp của thành phố, và tại các cuộc tuần hành và thậm chí tại các cuộc đối thoại căng thẳng với cảnh sát.
Câu chuyện bắt đầu khi một nhóm sinh viên Công Giáo hát một số bài hát Công Giáo tại địa điểm biểu tình chính, và bài “Sing Hallelujah to the Lord” đã ngay lập tức thu hút đám đông, mặc dù chỉ có khoảng 10% người Hương Cảng theo Kitô Giáo.
Edwin Chow, 19 tuổi, chủ tịch của Liên đoàn sinh viên Công Giáo Hương Cảng cho biết, đây là bài được chọn, vì mọi người dễ hát theo, với một thông điệp đơn giản và giai điệu dễ nghe.
Các sinh viên đã hát các bài hát này trước hết với hy vọng mang lại một tính cách hợp pháp cho cuộc biểu tình. Các cuộc tụ họp tôn giáo có thể được tổ chức mà không cần phải có giấy phép tại trung tâm tài chính thế giới ở vùng viễn đông này.
“Các cuộc hội họp tôn giáo là các trường hợp ngoại lệ, và nó có thể bảo vệ người biểu tình. Nó cũng cho thấy đó là một cuộc biểu tình ôn hòa,” Chow nói.
Bài thánh ca đã được Linda Stassen-Benjamin, người Mỹ, sáng tác vào năm 1974 nhân dịp lễ Phục sinh. Năm từ chính của bài hát được lặp đi lặp lại như một vần thơ tứ tuyệt trong một cung bậc trầm, điều này mang lại cho bài hát một không khí trang nghiêm.
Các cuộc biểu tình trong 10 ngày qua phần lớn là các cuộc biểu tình hòa bình mặc dù cảnh sát vào hôm thứ Tư tuần trước đã sử dụng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông.
“Hãy ngừng bắn, nếu không chúng tôi hát ‘Sing Hallelujah to the Lord’”, các tấm biển phản đối viết như trên đã được giơ lên cao sau khi đạn cao su được bắn ra.
Người biểu tình nói rằng các bài hát tôn giáo thường giúp xoa dịu căng thẳng với cảnh sát.
Cha Timothy Lam, 58 tuổi, một linh mục Công Giáo tại Grace Church Hương Cảng, là người đã tham dự cuộc biểu tình với các giáo sĩ khác, nhận xét rằng “Nó có tác dụng làm dịu tình hình.”
“Cảnh sát có rất nhiều thiết bị, họ rất căng thẳng và đang lùng bắt người. Các sinh viên đã hát bài này để cho thấy họ là những người ôn hòa,” Cha Lam nói thêm.
Bà Carrie Lam, hay còn gọi là Lâm Trịnh Nguyệt Nga (林鄭月娥, Lam Cheng Yuet-ngor), là Đặc Khu Trưởng Hương Cảng, đã hoãn việc thảo luận dự luật dẫn độ và xin lỗi trước sự phản đối dữ dội của phe đối lập.
Các nhà phê bình cho rằng luật này sẽ làm suy yếu nền tư pháp và pháp trị độc lập của Hương Cảng, được bảo đảm bởi công thức “một quốc gia, hai hệ thống”, được đưa ra khi thuộc địa cũ của Anh bị đặt trở lại thời kỳ cai trị của Trung Quốc vào năm 1997.
Carrie Lam là người Công Giáo và một số người biểu tình cho biết họ nghĩ rằng việc họ hát bài “Sing Hallelujah to the Lord” có thể giúp cho bà “ăn năn trở lại”.
Jamie, một sinh viên 18 tuổi không theo Công Giáo, cho biết:
“Nói cho cùng, bà ấy cũng là người Công Giáo, và đó là một trong những lý do chính khiến chúng tôi hát bài này.”
Nội dung bài Sing Hallelujah to the Lord, tác giả Linda Stassen-Benjamin, 1974
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah, sing Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah to the Lord
Sing Hallelujah
Hallelujah
Sing Hallelujah to the Lord
Jesus is risen from the dead
Jesus is Lord of heaven and earth
Jesus is living in His church
Jesus is coming for His own
Source:Reuters
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phẩm chất và giá trị của linh mục
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
09:32 18/06/2019
Sở dĩ phải nói đến vấn đề này là vì mấy năm gần đây Hồng Y, giám mục, linh mục thường được đưa lên mạng với những cáo buộc về các tội danh như ấu dâm, xa hoa, hèn nhát không dám lên tiếng bênh vực những người bị đàn áp hay yên lặng trước những bất công trong xã hội.
Chắc hẳn nhiểu người trong giói linh mục chúng ta buồn và lấy làm tiếc về những sự việc đó. Nhưng xét cho cùng theo quan điểm đức tin thì âu đó cũng là một điều trong chương rình của Chúa, để thanh luyện Hội Thánh và báo động cho mỗi người chúng ta phải lo bảo toàn phẩm chất và giá trị của đời linh mục. Về sư cao quí của chức linh mục thì khỏi cần phải nói, nhưng về phẩm chất và giá trị của con người linh mục thì thiết tưởng chúng ta phải luôn luôn bảo trọng, nghĩa là lo sao cho đời linh mục của mình giữ được phẩm chất và giá trị.
Phẩm chất ấy là mỗi ngày chúng ta phải nhắc bảo cho mình nhớ lại và rập khuôn đời mình theo mẫu linh mục là người của Chúa, được Chúa chọn để mang ơn cứu độ đến cho mọi người. Vì thế, mình ở giữa mọi người, như mọi người, nhưng lại không như mọi người, bởi lẽ mình đã lãnh nhận một chức vụ với lời cam kết đặc biệt kèm theo. Bởi vậy, theo tinh thần Hiến Chế Vui Mừng Và Hy vọng, linh mục phải “ở đời hơn mà lại ít thuộc về đời hơn”. Làm sao dung hòa được mức đô này. Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã cung cấp cho chúng ta sắc lệnh Presbyterorum ordinis làm kim chỉ nam hướng dẫn và điều khiển cuộc đời chúng ta. Chúng ta là linh mục thuộc thời đại Công Đồng. Xét về một phương diện, thì xem ra kỷ luật về đời sống linh mục bớt ngặt hơn so với trước kia, như ra ngoài phải mặc áo chùng thâm, mỗi ngày phải đọc sách nguyện bằng tiếng la-tinh lâu đến cả gần hai tiếng, đi từ địa phận này sang điạ phận khác phải có phép của Đức Cha địa phận mình, giao tiếp với người khác phải canh chừng chặt chẽ v.v…
Nhưng cái tự do thoải mái này, vô hình chung, nhiều khi lại là những cản trở khiến chúng ta không còn mấy cẩn thận giữ gìn và bảo trọng phẩm chất và giá trị của linh mục.nữa. Những điều tai tiếng xẩy ra phải chăng cũng là do sự thiếu cẩn trọng và không áp dụng một hình thức khổ chế và kỷ luật nào đó cho đời sống của mình. Mấy chục năm trứớc, một nhà văn người Pháp, Michel de Saint Pierre có viết một cuốn tiểu thuyết dề là Les nouveaux prêtres, trong đó ông cho thấy hai thế hệ linh mục cũ và mới và sự tạm gọi là tranh chấp giữa đôi bên với những lời phê phán lẫn nhau về cũ và mới. Nhưng dù cũ hay mới, đời linh mục vẫn có một tiêu chuẩn chung thích hợp cho mọi thời, đựa vào lời dạy của Chúa Giê-su. Linh mục muốn sống cho đích đáng thì phải căn cứ vào đây cũng như vào lời giáo huấn và kỷ luật của Hội Thánh. Dù cũ hay mới thì linh mục thời nào cũng phải lo chu toàn những bổn phận hàng ngày gắn liền với đời mình là cử hành thánh lễ, đọc sách nguyện, lần hạt, xét mình, xưng tội, cử hành bí tích, đi “kẻ liệt” v.v… Những việc này là những cách thế cần thiết và hữu hiệu để giúp linh mục giữ được phẩm chất và tạo ra được thế quân bình trong đời sống.
Trong phần kết cuốn tiểu thuyết Những linh mục mới, tác giả dã đưa ra hai bức tranh về những linh mục trung thành với nếp sống cổ truyền bên cạnh những linh mục theo lối sống mới mệnh danh là theo Công Đồng Va-ti-ca-nô. Những vị này năng nổ, xông pha với các hoạt động bên ngoài mà xem ra như lơ là hay coi nhẹ kỷ luật đời sống bên trong. Kết cuộc, linh mục theo lối mới bị hao mòn sinh lực trước tuổi và không đạt được nhiều kết quả về đường thiêng liêng nơi các tín hữu.
Trong bài L'Eglise et les défis du troisième millénaire của Đức Hồng Y Godfried Danneels đăng trong La documentation catholique số 2269 ra ngày 5.5.2002, cuối trang 446 có viết : “Dù sao, chúng ta chỉ có thể tồn tại nhờ phẩm chất của lòng tin, lòng mến và nhất là lòng cậy của chúng ta. Chắc chắn là ít bởi quyền hành và uy thế, ít bởi cái vẻ bên ngoài hơn là thực chất bên trong”. (Quoiqu'il en soit, nous ne survivrons que par la qualité de notre foi, de notre amour et surtout de notre espérance. Ce sera moins par le pouvoir et le prestige, par le paraitre, que par l'être).
Xã hội chúng ta vẫn là một xã hội có tôn ty đẳng cấp, dù nói là dân chủ. Cái dáng dấp và ảnh hưởng phong kiến vẫn còn cả ở ngoài đời lẫn trong đạo. Chính óc phong kiến này đã cầm chân xã hội chúng ta lại không cho tiến bước. Chúng ta chỉ việc nhìn lại những việc đã xẩy ra vào giữa thế kỷ XIX trong triều đình vua quan nhà Nguyễn cũng đủ thấy ảnh hưởng khốc hại của óc phong kiến này.
Riêng trong nhà đạo chúng ta, kiểu cách phong kiến vẫn còn cho đến ngày nay trong cách dùng người và cắt đặt các chức vụ. Người nào biết đưa đẩy, không dám có ý kiến riêng dù là xây dựng, thường dễ được trọng dụng và cắt cử vào những chức vụ quan yếu hơn. Trong Hội Đồng Giám Mục, các vị giám mục trẻ thường nể các vị cao niên và không dám có ý kiến ngược lại. Trong họ đạo, cha sở dường như nắm giữ mọi quyền hành và cho mình như thông thạo đủ thứ. Trong các đoàn thể, người nhỏ phải theo người lớn cho đúng với nguyên tắc “kính lão đắc thọ” trong khi trào lưu dân chủ và kỹ thuật điều hành các xí nghiệp trên thế giới, người ta có khuynh hướng dùng người trẻ và đến tuổi nào đó, người lớn phải nhường chỗ cho người nhỏ, để đoàn thể và tổ chức nhờ vậy luôn năng động và có sức sống mới.
Còn một điều nữa đáng nói là mục vụ của các cha sở và lối hành đạo của giáo dân cần phải thay đổi cho phù hợp với tình thế mới. Các cha sở không thể để giáo dân sống mãi trong tình trạng ấu trĩ về đức tin, cũng như không thể giữ mãi những lề thói có tính mị dân, để duy trì lòng cung kính của họ đối với mình. Gần đây trong một số báo Công Giáo và Dân tộc, có ý kiến của một nữ độc giả ngoài Công Giáo về lòng trọng kính quá đáng của giáo dân đối với linh mục. Chúa bảo chúng ta đừng gọi ai là cha hay thày là muốn dạy chúng ta đừng thích hay đòi cho người ta trọng vọng mình. Các linh mục không cần phải đòi người ta kính trọng, nhưng nếu các vị ăn ở cho đúng bậc mình thì chắc chắn sự trọng kính kia sẽ đến.
Vào những năm liền sau Công Đồng, bên Pháp có phong trào các tu sĩ ra ngoài lập ra những “Antennes”, tức là những căn hộ cho chừng vài ba người ở, bên cạnh những căn hộ khác cho gần gũi hơn với người ta : cũng đi làm, đi chợ, nấu ăn, đổ rác v.v… Mục đích là để sống đơn sơ, giã từ nếp sống yên thân trong các tu viện nhà cao cửa rộng mà do đó làm cho mình dễ rời xa dân chúng.
Sáng kiến này phát xuất từ các cha Dòng Tên. Phải nói đó là một sáng kién cao đẹp và quảng đại. Một số tu sĩ các dòng đã thử làm theo. Nhưng chẳng bao lâu, thí nghiệm này cho thấy khó dung hòa được với nếp sống tu trì, nên đã phải dẹp bỏ.
Thời Công Đồng có hai từ ngữ thông dụng, đó là cập nhật hóa và dấu chỉ thời đại. Hai tù ngữ này có thể đã là tiền đề cho Hiến chế Gaudium et Spes và sắc lệnh Perfectae caritatis. Hội Thánh Công Giáo từng bị coi nhu một ốc đảo, nay phải đi ra ngoài đến với muôn dân. Hội Thánh phải mở cửa ra cho người ta nhìn vào, tuy mở cửa thì có bụi theo, nhưng không phải chỉ có bụi mà còn có gió nữa ; gió đem khí mát vào và làm cho căn nhà được thông thoáng. Các ý tưởng này là của Thánh Giáo Hoàng Go-an XXIII. Những ai đã sống thời Công Đồng chắc đều thấy mối thịnh tình của thế giới đối với những tư tưởng như thế qua các hiến chế và sắc lệnh được công bố.
Đã hẳn phải cập nhật hóa cho hợp với thời buổi mình sống, để không còn xa lạ hay lạc lõng giữa mọi người, hầu có thể gặp gỡ đối thoại chân tình trên căn bản tôn trọng lẫn nhau giữa người với người. Trong cái cũ và cái mới cũng vậy, cái nào cũng có giá trị của nó. Vây hãy giữ lấy và tôn trọng những giá trị đó để làm phong phú cho mình. Những lời sau đây là những lời cũ có từ thời các nhà truyền giao thừa sai. Các bậc cha ông của chúng ta trong chức linh mục đã thực hành như thế và truyền lại cho chúng ta như một thứ gia bảo để góp phần xây dựng và gia tăng phẩm chất cũng như giá trị của con người linh mục. “Thày cả phải có nhân đức lọn lành hơn người ta, phải cầu nguyện cho sốt sắng hơn, xem sách cho cần mẫn hơn, giữ mình sạch sẽ cho cẩn thận hơn, ăn uống cho tiết độ hơn, chịu khó cho bằng lòng hơn, giữ sự vui cười cho nhiệm nhặt hơn, ăn nói cho mềm mại hơn, giữ mặt mũi chân tay hình dong cho nghiêm trang hơn, lời nói cho hẳn hoi hơn, thế thì mới xứng đạo làm thày mà chớ” (Công đồng Tứ Xuyên, trang 4)
Cụ thể, chúng ta là linh mục. Chúng ta có phẩm chất và giá trị do chính bản tính của chức linh mục mang lại. Chúng ta có thể làm cho sáng tỏ, biến chất hay lu mờ đi tùy vào nhận thức và cách sống của chúng ta. Điều này chúng ta phải khắc cốt ghi tâm trong mọi hoàn cảnh. Chừng nào lơi lỏng là chúng ta xuống dốc và không còn dược bình an và vui sống trong cuộc đời của mình nữa. Mà đời linh mục phải là một cuộc đời hạnh phúc trong sự gắn bó với Chúa và phuc vụ tha nhân.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.
(Bài thuyết trình cho các linh mục, cựu sinh viên Xuân Bích, 11.6.2019)
Nói về lòng Chúa thương xót nơi một số người Việt
Vũ Văn An
20:39 18/06/2019
Không biết Kinh thương xót có từ ngày nào, nhưng từ ngày “Đức Bà đi viếng Bà Thánh Isave”, tín hữu Kitô giáo đã biết kêu cứu lòng Chuá thương xót rồi, qua lời kinh bất hủ của Trinh Nữ Thụ Thai cất lên tại Ein Karim, nơi thân mẫu Tiền Hô Tẩy Giả đứng chào đón người chị em họ của mình: “Suscepit Israel puerum suum, recordatus misericordiae, sicut locutus est ad patres nostros, Abraham et semini eius in saecula” (Chúa độ trì Israen, tôi tớ của Người, như đã hứa cùng cha ông chúng ta, vì Người nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Ápraham và cho con cháu đến muôn đời).
Và sau đó, trong Tin Mừng về Người Con của Trinh Nữ Thụ Thai, nhiều lần ta được nghe những lời nài van thương xót đầy cảm kích và sự hạ cố nhiệt tình của Người Con này trước những nài van ấy. Chuyện người đàn bà Canaan còn đó nài nỉ Người chữa lành cho đứa con gái: “Lạy Ngài là con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” (Mt 15:22). Rồi chuyện người đàn ông, sau biến cố hiển dung trên núi Tabo, đến van xin Người chữa lành đứa con trai: “"Thưa Ngài, xin thương xót con trai tôi” (Mt 17:15). Và lời cầu xin thương xót tha tội mà không triều giáo hoàng nào đã phản ảnh rõ nét bằng triều giáo hoàng Phanxicô: “Lạy Chúa, xin thương xót con vì con là kẻ tội lỗi!” của người thu thuế (Lc 18:13).
Và chính Người Con ấy nói nhiều đến lòng thương xót, liệt kê nó vào một trong các điều chính của Hiến Chương Nước Trời (Các Mối Phúc): “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7).
Các môn đệ của Người dấn bước theo Thầy không quên giáo lý nền tảng ấy, không vị nào không nói đến lòng thương xót. Không lạ gì, Giáo Hội, từ rất sớm, đã dùng Thánh Vịnh làm nòng cốt cho các giờ kinh phụng vụ trong ngày của mình. Các Thánh vịnh này liên tiếp nói đến lòng thương xót (ít nhất 28 Thánh vịnh minh nhiên nói đến nó, có Thánh vịnh nói đến nó 3 lần).
Và trong Thánh Lễ, Kinh Thương Xót được đặt ngay ở phần đầu, liền sau nghi thức thú tội. Đã đành Kyrie eleison (Xin Chúa thương xót) vốn có từ Cựu Ước, nhưng được đưa vào phụng vụ từ lúc nào, thì chưa có tài liệu nào xác minh. Chỉ biết là rất sớm. Theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo ấn bản 1914, thì phái Arrian đã trưng dẫn nó vào thế kỷ thứ hai: "Khi khẩn nài Thiên Chúa, chúng ta đọc Kyrie Eleison (Diatribæ Epicteti, II, 7)”.
Nguyên lai không phải là điều quan trọng, chỉ biết trong Giáo Hội Công Giáo “Kyrie eleison” trở thành lời van vỉ khôn nguôi trên môi miệng tín hữu hết từ đời này qua đời nọ. Và tín hữu nào cũng tin vào sức mạnh hay lực đẩy của lời van vỉ này, vì quả tình không có lòng Chúa thương xót, đến hơi thở, họ cũng sẽ không có.
Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 20 thì “lòng Chúa thương xót” gặp trở ngại. Chuyện này thì ai cũng đã thấy với việc nữ tu Faustina Kowalska, người Ba Lan, bị giáo quyền bác bỏ điều bà cho biết là việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót.
Ai cũng biết hai chủ đề chính của lòng sùng kính trên là tín thác vào lòng nhân từ bất tận của Chúa Kitô và biểu lộ lòng thương xót đối với người khác, bằng cách hành động như máng chuyển lòng Chúa thương xót cho họ.
Không giáo quyền nào chống lại hai nguyên tắc vô cùng chính thống này. Trái lại, toàn bộ giáo hội Ba Lan hỗ trợ việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót của bà. Và việc sùng kính này không những mở rộng khắp nơi trên lãnh thổ Ba Lan mà còn được truyền bá sang Hoa Kỳ và được các vị Giáo Hoàng, kể cả Đức Piô XII, chúc lành.
Nhưng qua thời Đức Gioan XXIII, các trước tác của bà về Lòng Chúa Thương Xót chính thức bị liệt vào loại sách cấm của Tòa Thánh: ngày 6 tháng 3 năm 1959, Văn Phòng Thánh (nay là Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin) ra tuyên bố cấm lưu hành “các hình ảnh và trước tác cổ vũ lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót dưới các hình thức được nữ tu Faustina đề xuất”.
Rất tiếc chúng tôi không có bản văn lệnh cấm trên, nên không biết Văn Phòng Thánh dựa vào các lý do chi để ra lệnh như vậy. Chỉ biết Lệnh cấm đó mãi đến tháng 4 năm 1978 mới được Văn Phòng Thánh chính thức hủy bỏ vì cho rằng lệnh cấm dựa trên bản dịch sai. Có người cho rằng không hẳn thế, mà còn vì các khó khăn thần học như việc nữ tu nói rằng Chúa Giêsu hứa hoàn toàn tha tội nhờ một số hành vi sùng kính mà không nói rõ ơn tha thứ phải được tiếp nhận một cách trực tiếp hay qua việc lãnh nhận các bí tích. Đàng khác, còn là vì đã quá tập chú vào bản thân nữ tu Faustina. Cũng có người nói vì mầu các tia sáng phát ra từ Hình Chúa Giêsu là mầu cờ cộng sản Ba Lan!
Công vận động để bãi bỏ lệnh cấm đó là của Tổng Giám Mục Krakow lúc đó, Hồng Y Karol Wojtyła, người không lâu sau đó được bầu làm giáo hoàng, lấy tên là Gioan Phaolô II. Chính ngài đã phong chân phúc và sau đó hiển thánh cho nữ tu Faustina Kowalska và lập ra Chúa Nhật Lòng Thương Sót như ước nguyện của Nữ Tu. Khỏi nói, việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa phát triển rất nhanh và cùng khắp Giáo Hội hoàn cầu. Lòng sùng kính này càng được củng cố hơn nữa khi Đức Phanxicô lấy lòng thương xót làm nét biểu tượng cho toàn bộ chính sách của ngài. Không biết người ta có nên gọi triều giáo hoàng của ngài là triều giáo hoàng của lòng thương xót hay không. Nhưng phần ngài, ngài có một câu định nghĩa hết sức sâu sắc về Thiên Chúa: Tên Thiên Chúa Là Thương Xót (bài giáo lý ngày 13 tháng 1, 2016).
Người Việt Nam cũng rầm rộ hưởng ứng việc sùng kính này. Có điều lạ là tại nhiều nơi, nó được cử hành song song với các thực hành, tự bản chất, ít có liên hệ đến Lòng Chúa Thương Xót, như đặt tay trên đầu người ta khiến một số người ngã xuống, không biết có người đỡ không, nhưng theo đứa cháu của chúng tôi, thì cái ngã này “chẳng đau chút nào”. Và thường thì thực hành này kéo dài còn hơn cả thực hành sùng kính Lòng Chúa Thương Xót. Và người ta đến không hẳn vì Lòng Chúa Thương Xót mà vì nghi thức này. Đây là việc đã xẩy ra tại Sydney mà bản thân chúng tôi được mục kích. Hồi ấy, Cha Nguyễn Văn Luân, Dòng Chúa Cứu Thế từ Mỹ qua Sydney giảng về Lòng Chúa Thương Xót. Nghi thức kéo dài từ hồi chiều. Vợ chồng chúng tôi tham dự từ lúc đầu. Người thưa thớt, chỉ ngồi hết mấy hàng ghế trên. Nhưng đến tối, khoảng 8 giờ trở đi, thì nhà thờ không còn một chỗ trống. Rất tiếc vợ chồng chúng tôi không đủ kiên nhẫn nên về trước. Không có dịp để chứng kiến cảnh người ngã diễn ra tới tận nửa đêm hôm đó.
Ở Việt Nam, nơi tổ chức việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót nổi tiếng hơn cả là Nhà Thờ Chí Hòa, do Cha Trần Đình Long hướng dẫn. Lúc đó, ngài còn thuộc Dòng Thánh Thể. Người ta kể số người tham dự rất đông, có đến hàng chục ngàn và cha thường mời một số người lên chia sẻ chứng từ phần lớn về những điều lạ lùng xẩy đến với họ nhờ tham dự việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót do Cha Long hướng dẫn. Mấy năm sau, Tổng Giám Mục Sài Gòn là Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn và Giám Tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam, Cha Phan Ngọc Trợ, ra lệnh cho Cha Long chấm dứt mục vụ Lòng Chúa Thương Xót tại Nhà Thờ Chía Hòa và đi Hoa Kỳ nghỉ “sabatico” mà không minh nhiên trình bầy các lý do trong chi tiết. Khiến nhiều người thắc mắc và chính cha Long cũng cho rằng việc làm của ngài không có chi đáng trách cả, nên đã đem ra áp dụng tại nơi nghỉ “sabatico”.
Rồi cha vận động để ra khỏi Dòng Thánh Thể và xin gia nhập tổng giáo phận Sàigòn, nơi rất may, đã có sự thay đổi vị lãnh đạo, không còn là Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nữa mà là Đức Tân Tổng Giám Mục Bùi Văn Đọc. Vị sau không những cho Cha Long gia nhập giáo phận của mình, còn cho phép cha thi hành thừa tác vụ Lòng Chúa Thương Xót như lúc ở nhà thờ Chí Hòa và có lần đã tới tận Giáo Điểm Tin Mừng để cử hành Thánh Lễ.
Qua các video trên youtube, ai cũng thấy sự đông đúc ngày một gia tăng tại Giáo Điểm Tin Mừng với hình thức phụng vụ pha trộn nhiều hình thức sinh hoạt có thể nói rất linh động. Nhưng cốt yếu vẫn có phần chia sẻ chứng từ về những chuyện lạ lùng nhận được do tham dự việc tôn sùng Lòng Chúa Thương Xót dưới sự hướng dẫn của Cha Long và việc đặt tay cầu nguyện của Cha Long. Hình thức mục vụ pha trộn này không được vị giám quản hiện nay của tổng giáo phận Sài Gòn là Đức Cha Đỗ Mạnh Hùng chấp nhận. Nên ngài đã cùng 8 linh mục cố vấn chính thức và trực tiếp cảnh cáo cha Long nhất là trong hai vụ việc: cho người nào bất cứ lên làm chứng trên bục giảng và việc đặt tay cầu nguyện. Có nguồn tin cho hay: Cha Long không nghiêm chỉnh tuân theo chỉ đạo này.
Cha Long được nhiều người ủng hộ, trong đó, nổi tiếng hơn cả có thể là linh mục Đinh Bình Định, người một dạo từng ở trong ban chỉ đạo cùng với linh mục Trần Hữu Thanh chống tham nhũng Nguyễn Văn Thiệu vào ngay lúc miền Nam sắp rơi vào tay Cộng Sản. Có người cho rằng Cha Đinh Bình Định không nắm vững vấn đề khi nói rằng nói về lòng thương xót không cần phải phép tắc gì cả. Đúng như thế, tôi có thể nói nhăng nói quậy về Lòng Chúa Thương xót, chẳng cần ai cho phép. Nhưng nói trong nhà thờ, nhất là trong thánh lễ và trong tư cách đại diện của Giáo Hội thì khác hẳn. Nhà thờ đâu phải của tôi. Thánh Lễ đâu phải của tôi. Cộng đoàn tín hữu đâu phải của tôi để tôi có thể múa gậy vườn hoang.
Tuy nhiên, rất nhiều người đã lên tiếng về hình thức cử hành phụng vụ Lòng Chúa Thương Xót của Cha Long. Gần đây nhất có Ông Lê Hải Nam, sử dụng Facebook, viết nhiều bài không ngần ngại phê phán, không phải việc giảng giải về Lòng Chúa Thương Xót của Cha Long, mà về các hành động như làm chứng và đặt tay trong cử hành phụng vụ của ngài là sai trái về phụng vụ và tín lý và tác phong coi thường cảnh cáo của vị giám mục giám quản hiện nay của tổng giáo phận Sài Gòn là tác phong của Satan.
Dĩ nhiên, Ông Lê Hải Nam hơi quá đáng khi dùng chữ Satan ở đây. Việc ấy nên dành cho một mình Chúa. Nhưng phải dùng đến chữ ấy chứng tỏ nỗi bức xúc ghê gớm của Ông. Nỗi bức xúc này, như ông nói, có thể có cơ sở ở chỗ kẻ thù của Giáo Hội sắp sửa tung ra đòn sử dụng trường hợp Cha Long để chứng minh chúng ta dùng tôn giáo lừa đảo dân chúng.
Không biết Ông Lê Hải Nam dựa vào đâu để đưa ra viễn ảnh trên. Nhưng hình như Hội Đồng Giám Mục Việt Nam linh cảm thấy một điều gì đó rất trầm trọng, nên đã phải ra một tuyên bố đầu tháng Sáu này nêu ra những đường hướng tổng quát về lòng sùng kính bình dân nhất là các hình thức cầu nguyện chữa lành. Song song, Ủy Ban Phụng Tự của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam ra một bản hướng dẫn chuyên nói đến việc làm chứng và đặt tay. Hai cơ quan này không rảnh rỗi để khơi khơi cùng một lúc ra hai tuyên bố nghiêm trọng như thế. Họ phải linh cảm thấy một điều gì trầm trọng.
Bài báo ngoại quốc
Hai bản tuyên bố trên lẽ dĩ nhiên không đề cập đến những trường hợp cụ thể như trường hợp Cha Long. Nhưng một tạp chí ngoại quốc là tờ Crux của John Allen Jr (https://cruxnow.com/church-in-asia/2019/06/17/vietnams-healing-masses-showcase-tension-between-charisma-authority) không ngại nối kết vụ Cha Long với tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam này.
Tờ báo cho rằng Việt Nam đã trở thành trận tuyến mới nhất của các căng thẳng lâu dài nhất của Đạo Công Giáo, trận tuyến giữa các chiều kích đặc sủng và định chế của Giáo Hội, khi các Giám Mục Công Giáo của xứ sở đã hành động để ngăn chặn việc sử dụng mê tín bình dân và các thực hành gần như ma thuật trong phụng vụ.
Các Giám Mục cảnh cáo rằng các thực hành tôn giáo và ma thuật bình dân có thể gây “gây hoang mang nơi người tín hữu và xáo trộn nơi các cộng đoàn đức tin” và nhấn mạnh rằng kỷ luật và qui tắc phụng vụ của Giáo Hội phải được tuân giữ.
Trong số nhièu điều khác, các Giám Mục xem ra đặc biệt lưu tâm tới sự lạm dụng việc sùng kính Lòng Chúa Thương Xót, có liên hệ với vị nữ tu Ba Lan đầu thế kỷ 20 là Thánh Nữ Faustina Kowalska và được phổ biến dưới thời Thánh Gioan Phaolô II.
Một hình thức rất phổ biến của việc sùng kính Lòng Chúa thương xót ở Việt Nam liên quan đến “các Thánh Lễ chữa lành” thu hút hàng ngàn người sùng mộ, với nhiều người cho rằng được phục hồi kỳ lạ khỏi nhiều hình thức bệnh tật và dị dạng.
Trong văn kiện mới của mình, các giám mục nói rằng những lời cầu nguyện để được chữa lành không nên loại trừ việc dùng các phương pháp y học để chữa bệnh. Các ngài cũng nhấn mạnh rằng các buổi cầu nguyện chữa bệnh phải được lãnh đạo bởi các thừa tác viên thụ phong, không nên diễn ra trong Thánh lễ và các nghi thức phụng vụ khác, và “Phải tránh các hình thức mang tính cuồng loạn, chứng nhân giả, diễn kịch hoặc kích động cảm xúc”.
Tờ báo cũng cho rằng mối quan tâm của các viên chức Giáo Hội về lòng đạo bình dân, đặc biệt các thái quá trong việc cho rằng đã được phép lạ và chữa lành, có một lịch sử lâu dài. Vào tháng 9 năm 2000, lịch sử này lên cao độ với một văn kiện đặc biệt của Tòa Thánh mang tên “Chỉ thị về những lời cầu nguyện xin được Thiên Chúa chữa lành”.
Nói một cách tổng quát, Chỉ Thị này quy định rằng các quy tắc thông thường cho việc cử hành Thánh lễ không được đặt qua một bên để nhường chỗ cho việc chữa lành và trừ quỉ; các buổi cầu nguyện chữa bệnh ngoài phụng vụ phải có sự chấp thuận của giám mục; và những cá nhân có đặc sủng được cho là có một “hồng ân” chữa lành không được thay thế các bí tích như cách thức căn bản để phân phát ơn thánh.
Tờ báo nhận định: trong khi xung đột giữa thẩm quyền đặc sủng và định chế có thể bùng phát ở bất cứ đâu, nó có xu hướng đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển nơi niềm tin vào siêu nhiên, bao gồm các phép lạ, mạnh mẽ hơn.
Theo dữ liệu của Diễn đàn Pew, trong khi chỉ có 29% người Hoa Kỳ báo cáo rằng họ đã chứng kiến sự chữa lành thần thiêng, thì 56% người Guatemala, 71% người Kenya, 62% người Nigeria và 44% người Ấn Độ tuyên bố đã chứng kiến như vậy. Trong khi “phong trào đặc sủng” có thể là trò trưng bày (niche) ở bắc bán cầu, thì các chuyên gia nói rằng hầu hết ở khắp nam bán cầu, nó ít nhiều là một nền chính thống trên thực tế.
Tuyên bố mới của các giám mục Việt Nam dường như là kết quả của những căng thẳng đã được hình thành từ từ trong thời gian qua.
Tờ Crux tường trình thêm: Vào tháng Tư, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, giám quản Tổng giáo phận Sài Gòn, đã khuyên răn một linh mục địa phương nổi tiếng tên là Cha Giuse Trần Đình Long không được để cho các tín hữu phát biểu các lời chứng được chữa lành và được phép lạ tại bục giảng trong Thánh lễ, một thực hành mà Cha Long vốn làm tại Giáo Điểm Tin Mừng trong thành phố hơn một thập niên nay.
Theo báo cáo của UCAN, Cha Long cử hành hàng ngày việc sùng kính Lòng Chúa thương xót, thu hút hàng ngàn người đến Giáo Điểm, bất kể niềm tin tôn giáo của họ là gì.
Cha Long cũng bị cấm đặt tay lên đầu bệnh nhân như một phần của lời khẩn cầu xin chữa lành bệnh tật, với lý do nó có thể tạo ra “sự hiểu lầm về chữa bệnh nơi những người sùng kính Lòng Chúa Thương Xót”.
Về những điểm khác, các giám mục Việt Nam cũng cảnh cáo về những điều các ngài cho là sự gia tăng trong việc người bình dân trông cậy vào các thực hành như bói toán, nghĩa là đoán trước tương lai, và “nghệ thuật đen”, thường chỉ việc đặt những lời nguyền rủa lên kẻ thù hoặc đối thủ.
Các giám mục kêu gọi người Công Giáo ở Việt Nam chấp nhận các chỉ thị mới của các ngài “để các thực hành đạo đức của chúng ta thật sự diễn tả niềm khao khát Thiên Chúa, đem lại an bình trong tâm hồn, duy trì sự hiệp nhất trong Hội Thánh, và là khí cụ loan báo Tin Mừng Nước Trời”.
Nhân dịp này, tờ Crux cũng nhắc nhở: Việt Nam hầu như không phải là quốc gia duy nhất ở các nước đang phát triển nơi các giám mục địa phương đang vật lộn để kiểm soát biên giới giữa đức tin tôn giáo và ma thuật.
Vào tháng 8 năm 2006, chẳng hạn, các giám mục Công Giáo Nam Châu Phi, bao gồm Nam Phi, Swaziland và Botswana, đã đưa ra một thư mục vụ cảnh cáo các linh mục của họ không được làm việc phụ trội như các thầy thuốc phù thủy và thầy bói. Nhiều người ở Nam Châu Phi chạy đến với các sangomas, hoặc những người chữa bệnh truyền thống, để chữa bệnh, xua đuổi tà ma và thậm chí cải thiện đời sống tình dục của họ, và một số linh mục dường như đã tháp nhập vai trò đó vào các nhiệm vụ mục vụ khác của họ.
Michael Katola, một giảng viên về thần học mục vụ tại Đại học Đông Phi ở Kenya, đã lập luận rằng Giáo Hội Công Giáo nên tham gia vào bản năng tâm linh đằng sau những thực hành như vậy hơn là gạt bỏ chúng.
Katola nói: “Điều quan trọng đối với Giáo hội là hiểu được nỗi sợ hãi của người ta, và không quy kết họ là mê tín. Phép phù thủy là một thực tại; nó không phải là mê tín. Nếu chúng ta không tin vào sự hiện hữu của phép phù thủy như một thứ Satan giáo, thì chúng ta không thể đối phó với nó”.
Phải chăng Cha Long cũng nghĩ như thế?
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục giữ vai trò nào trong việc đọc bài Thương Khó?Nói thêm về việc bàn giao một Thánh lễ.
Nguyễn Trọng Đa
08:48 18/06/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Gần đây chúng con đã có một cuộc thảo luận xung quanh một câu của Lễ Quy nói rằng “vai trò của Chúa Kitô nên được dành cho linh mục.” Theo một Thư luân lưu năm 1988 của Tòa Thánh về việc chuẩn bị lễ Phục sinh, trong điều 33, đề cập đến việc đọc bài Thương Khó, vốn xác định rằng trong việc đọc bài Thương Khó, vai trò Chúa Kitô nên dành cho linh mục. Xin cha có thể giúp hướng con đến thần học phụng vụ, vốn sẽ hỗ trợ cho một tuyên bố như vậy không? Từ ngữ “nên, should” hàm ý với con rằng đó không phải là một sự tuyệt đối, mà là phép lịch sự và sự tôn trọng - một cách liên quan đến vị linh mục trong bài đọc Thương Khó ở một phần quan trọng của chu kỳ phụng vụ. Thứ hai, liệu một phó tế có nên được loại bỏ hoàn toàn khỏi việc đọc bài Thương Khó, để cho phép người đọc giáo dân và độc viên (lector) tham gia vào thừa tác của họ không? - M. T., Winnipeg, Manitoba, Canada.
Đáp: Văn bản của thư luân lưu năm 1988 (Paschale Solemnitatis) là như sau.
“33. Việc đọc bài Thương Khó chiếm một vị trí đặc biệt. Bài Thương Khó nên được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người đóng vai Chúa Giêsu, người kể và dân chúng. Bài Thương Khó được công bố bởi các phó tế, linh mục hoặc giáo dân. Trong trường hợp giáo dân giữ hai vai trò, phần của Chúa Kitô nên được dành cho linh mục.
"Việc công bố bài Thương Khó diễn ra không có nến đốt và không xông hương; lời chào của linh mục và việc làm dấu Thánh giá bị bỏ qua; chỉ có phó tế xin phép lành của linh mục, như thầy thường làm trước khi đọc bài Tin Mừng. Vì lợi ích thiêng liêng của tín hữu, bài Thương Khó nên được công bố trọn vẹn, và các bài đọc đi theo nó không nên được bỏ qua.”
“66. [Thứ sáu Tuần Thánh] Các bài đọc sẽ được đọc toàn bộ. Thánh vịnh đáp ca và thánh ca trước bài Tin mừng cần được hát theo cách thông thường. Bài Thương Khó của Chúa theo thánh Gioan được hát hay đọc theo cách quy định cho ngày Chúa Nhật trước đó (xem số 33). Sau khi bài Thương Khó được đọc xong, linh mục có thể giảng, sau đó các tín hữu được mời gọi suy niệm trong chốc lát".
Sách Lễ Rôma bàn vấn đề này hơi khác một chút:
“Bài Thương Khó được đọc mà không có nến và không xông hương, không lời chào và không làm dấu thánh gía trên Sách. Bài này được đọc bởi một Phó tế hoặc, nếu không có Phó tế, bởi một Linh mục. Nó cũng có thể được đọc bởi các độc viên, với phần của Chúa Kitô, nếu có thể được, nên dành cho một linh mục.”
Để xác định bất kỳ ưu tiên nào có liên quan, chúng ta nên tuân thủ thứ tự được đề cập ở trên đây: phó tế, linh mục và người đọc giáo dân. Điều này ngụ ý một ưu tiên rõ ràng trong khi đưa ra một số phạm vi cho các giải pháp thực tế.
Tình huống lý tưởng là bài Thương Khó được hát hoặc đọc bởi ba phó tế. Ở một số nơi, ca đoàn, hoặc thậm chí cộng đoàn, có thể đảm nhận vai trò thứ tư là dân chúng, như được thực hiện trong các lễ của Giáo hoàng.
Nếu có ba linh mục, nhưng không có phó tế, thì họ sẽ có ưu tiên trong việc công bố bài Thương Khó.
Nếu có sự kết hợp giữa các linh mục và phó tế, các quy tắc trên sẽ ngụ ý, nhưng không đòi buộc, rằng linh mục đảm nhận vai trò của Chúa Kitô. Đây sẽ là một vấn đề thực tế, tùy thuộc vào người có thể hát hoặc đọc văn bản tốt nhất.
Vai trò của Chúa Kitô là chỉ dành riêng cho linh mục trong trường hợp hai người đọc kia là người đọc giáo dân. Quy tắc dành vai trò của Chúa Kitô cho linh mục, khi đi cùng với các người đọc giáo dân, tuân theo một sự hợp lý phụng vụ nhất định, khi linh mục thường đại diện cho Chúa Kitô trong vai trò thừa tác của mình.
Trong bối cảnh này, mặc dù Sách Lễ nói rằng vai trò của Chúa Kitô nên được một linh mục thực hiện “nếu có thể được”, nhưng sẽ có một vài tình huống mà một linh mục không thể thực hiện vai trò này, đặc biệt liên quan đến tất cả các điều khác mà ngài phải hát hoặc nói trong nghi thức này.
Tuy nhiên, đó không phải là một quy tắc tuyệt đối, và có thể có ngoại lệ, nếu lợi ích lớn hơn của buổi lễ đòi hỏi. Thí dụ, bài Thương Khó có thể được hát một cách trang trọng bởi ca viên giáo dân, trong các tình huống mà linh mục hoặc phó tế có thể thiếu khả năng cần thiết để hát các phần cần thiết.
Điều này đưa ra vài ánh sáng cho câu hỏi thứ hai của bạn đọc. Liệu một phó tế có nên được loại bỏ hoàn toàn khỏi việc đọc bài Thương Khó, để cho phép người đọc giáo dân và độc viên (lector) tham gia vào thừa tác của họ không? Câu trả lời ngắn gọn là không. Thầy không nên bị loại bỏ, nếu lý do duy nhất là cho phép có không gian cho người đọc giáo dân. Phó tế có một ưu tiên nhất định, ngay cả hơn linh mục nữa.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên trong trường hợp của linh mục, sự tham gia của phó tế có thể bị hạn chế, để ủng hộ một sự công bố bài Thương Khó trang trọng hơn, nhất là nếu được hát.
Sau khi chúng tôi trả lời một câu hỏi liên quan sự thay đổi chủ tế (ngày 4-6-2019), đặc biệt là trong Thánh lễ Hôn phối, một phó tế đã viết: “Nếu phó tế trong bài ấy chỉ nhận lời thề hôn phối và không phải là chủ tế, liệu bí tích có còn được coi là bất hợp pháp không? Liệu đấy có thể là nền tảng cho một khiếm khuyết trong mô thức chăng?”
Với điều kiện là phó tế đã nhận được ủy quyền riêng để cử hành nghi thức cưới, bí tích hôn phối sẽ là hợp pháp và thành sự. Linh mục hoặc phó tế đóng vai trò là nhân chứng chính thức, nhưng các thừa tác viên của bí tích là chính đôi vợ chồng.
Lỗi liên quan không ảnh hưởng đến bí tích, cho bằng cách thức riêng cử hành nghi thức đúng trong Thánh lễ hôn phối, mà trong đó không có sự thay đổi vị chủ tế.
Ngoài ra còn có một lỗi của linh mục chánh xứ trong việc cấp ủy quyền, trong khi biết rằng một Thánh lễ Hôn phối sẽ diễn ra.
Tuy nhiên, có một cảnh báo: Tài liệu của Vatican mà tôi trích dẫn là một câu trả lời riêng tư chính thức, nhưng không phải là luật. Đó là lý luận phụng vụ vững chắc, nhưng không ràng buộc về mặt pháp lý. Đây có thể là là trường hợp, một số giáo phận đã ban phép rõ ràng một phó tế chủ sự nghi thức thành hôn, trong Thánh Lễ “vì lý do mục vụ.” Giám mục có quyền ban phép này, cho đến khi Tòa Thánh cho rằng vấn đề này xứng đáng một sự làm sáng tỏ chính thức.
Các lý do mục vụ như vậy là khách quan, và người ta có thể nghĩ đến nhiều tình huống thực tế đời sống, vốn sẽ biện minh cho một ngoại lệ. Chẳng hạn, đôi khi xảy ra rằng vợ chồng đến từ các nền văn hóa khác nhau, và Thánh lễ đi theo một ngôn ngữ, còn nghi thức thành hôn đi theo một ngôn ngữ khác. Nếu chỉ có phó tế biết ngôn ngữ của nghi thức thành hôn, thầy có thể thực hiện.
Sự việc là, có các sự cho phép như thế, cho thấy rằng không có nghi ngờ gì về tính hợp pháp và thành sự của bí tích - mặc dù chúng có thể không tôn trọng tính hợp lý thông thường của quyền ưu tiên phụng vụ.
Một ngoại lệ rõ ràng đã tồn tại, và gần đây đã được xác nhận lại vào năm 2016 bởi Giáo hoàng Phanxicô, thông qua một số thay đổi trong giáo luật. Nếu một trong hai người phối ngẫu thuộc về một Giáo hội phương Đông, người kia là Công Giáo hoặc không Công Giáo, mà trong đó sự hiện diện của linh mục được coi là thiết yếu cho tính hợp pháp, thì trong những trường hợp như vậy, một phó tế không bao giờ là chủ sự trong nghi thức cưới. Điều này vẫn là đúng, ngay cả khi buổi lễ thực sự được cử hành theo nghi lễ Latinh. (Zenit.org 18-6-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/priests-role-in-the-passion-reading/
Hỏi: Gần đây chúng con đã có một cuộc thảo luận xung quanh một câu của Lễ Quy nói rằng “vai trò của Chúa Kitô nên được dành cho linh mục.” Theo một Thư luân lưu năm 1988 của Tòa Thánh về việc chuẩn bị lễ Phục sinh, trong điều 33, đề cập đến việc đọc bài Thương Khó, vốn xác định rằng trong việc đọc bài Thương Khó, vai trò Chúa Kitô nên dành cho linh mục. Xin cha có thể giúp hướng con đến thần học phụng vụ, vốn sẽ hỗ trợ cho một tuyên bố như vậy không? Từ ngữ “nên, should” hàm ý với con rằng đó không phải là một sự tuyệt đối, mà là phép lịch sự và sự tôn trọng - một cách liên quan đến vị linh mục trong bài đọc Thương Khó ở một phần quan trọng của chu kỳ phụng vụ. Thứ hai, liệu một phó tế có nên được loại bỏ hoàn toàn khỏi việc đọc bài Thương Khó, để cho phép người đọc giáo dân và độc viên (lector) tham gia vào thừa tác của họ không? - M. T., Winnipeg, Manitoba, Canada.
Đáp: Văn bản của thư luân lưu năm 1988 (Paschale Solemnitatis) là như sau.
“33. Việc đọc bài Thương Khó chiếm một vị trí đặc biệt. Bài Thương Khó nên được hát hay đọc theo cách truyền thống, nghĩa là, bởi ba người đóng vai Chúa Giêsu, người kể và dân chúng. Bài Thương Khó được công bố bởi các phó tế, linh mục hoặc giáo dân. Trong trường hợp giáo dân giữ hai vai trò, phần của Chúa Kitô nên được dành cho linh mục.
"Việc công bố bài Thương Khó diễn ra không có nến đốt và không xông hương; lời chào của linh mục và việc làm dấu Thánh giá bị bỏ qua; chỉ có phó tế xin phép lành của linh mục, như thầy thường làm trước khi đọc bài Tin Mừng. Vì lợi ích thiêng liêng của tín hữu, bài Thương Khó nên được công bố trọn vẹn, và các bài đọc đi theo nó không nên được bỏ qua.”
“66. [Thứ sáu Tuần Thánh] Các bài đọc sẽ được đọc toàn bộ. Thánh vịnh đáp ca và thánh ca trước bài Tin mừng cần được hát theo cách thông thường. Bài Thương Khó của Chúa theo thánh Gioan được hát hay đọc theo cách quy định cho ngày Chúa Nhật trước đó (xem số 33). Sau khi bài Thương Khó được đọc xong, linh mục có thể giảng, sau đó các tín hữu được mời gọi suy niệm trong chốc lát".
Sách Lễ Rôma bàn vấn đề này hơi khác một chút:
“Bài Thương Khó được đọc mà không có nến và không xông hương, không lời chào và không làm dấu thánh gía trên Sách. Bài này được đọc bởi một Phó tế hoặc, nếu không có Phó tế, bởi một Linh mục. Nó cũng có thể được đọc bởi các độc viên, với phần của Chúa Kitô, nếu có thể được, nên dành cho một linh mục.”
Để xác định bất kỳ ưu tiên nào có liên quan, chúng ta nên tuân thủ thứ tự được đề cập ở trên đây: phó tế, linh mục và người đọc giáo dân. Điều này ngụ ý một ưu tiên rõ ràng trong khi đưa ra một số phạm vi cho các giải pháp thực tế.
Tình huống lý tưởng là bài Thương Khó được hát hoặc đọc bởi ba phó tế. Ở một số nơi, ca đoàn, hoặc thậm chí cộng đoàn, có thể đảm nhận vai trò thứ tư là dân chúng, như được thực hiện trong các lễ của Giáo hoàng.
Nếu có ba linh mục, nhưng không có phó tế, thì họ sẽ có ưu tiên trong việc công bố bài Thương Khó.
Nếu có sự kết hợp giữa các linh mục và phó tế, các quy tắc trên sẽ ngụ ý, nhưng không đòi buộc, rằng linh mục đảm nhận vai trò của Chúa Kitô. Đây sẽ là một vấn đề thực tế, tùy thuộc vào người có thể hát hoặc đọc văn bản tốt nhất.
Vai trò của Chúa Kitô là chỉ dành riêng cho linh mục trong trường hợp hai người đọc kia là người đọc giáo dân. Quy tắc dành vai trò của Chúa Kitô cho linh mục, khi đi cùng với các người đọc giáo dân, tuân theo một sự hợp lý phụng vụ nhất định, khi linh mục thường đại diện cho Chúa Kitô trong vai trò thừa tác của mình.
Trong bối cảnh này, mặc dù Sách Lễ nói rằng vai trò của Chúa Kitô nên được một linh mục thực hiện “nếu có thể được”, nhưng sẽ có một vài tình huống mà một linh mục không thể thực hiện vai trò này, đặc biệt liên quan đến tất cả các điều khác mà ngài phải hát hoặc nói trong nghi thức này.
Tuy nhiên, đó không phải là một quy tắc tuyệt đối, và có thể có ngoại lệ, nếu lợi ích lớn hơn của buổi lễ đòi hỏi. Thí dụ, bài Thương Khó có thể được hát một cách trang trọng bởi ca viên giáo dân, trong các tình huống mà linh mục hoặc phó tế có thể thiếu khả năng cần thiết để hát các phần cần thiết.
Điều này đưa ra vài ánh sáng cho câu hỏi thứ hai của bạn đọc. Liệu một phó tế có nên được loại bỏ hoàn toàn khỏi việc đọc bài Thương Khó, để cho phép người đọc giáo dân và độc viên (lector) tham gia vào thừa tác của họ không? Câu trả lời ngắn gọn là không. Thầy không nên bị loại bỏ, nếu lý do duy nhất là cho phép có không gian cho người đọc giáo dân. Phó tế có một ưu tiên nhất định, ngay cả hơn linh mục nữa.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên trong trường hợp của linh mục, sự tham gia của phó tế có thể bị hạn chế, để ủng hộ một sự công bố bài Thương Khó trang trọng hơn, nhất là nếu được hát.
Sau khi chúng tôi trả lời một câu hỏi liên quan sự thay đổi chủ tế (ngày 4-6-2019), đặc biệt là trong Thánh lễ Hôn phối, một phó tế đã viết: “Nếu phó tế trong bài ấy chỉ nhận lời thề hôn phối và không phải là chủ tế, liệu bí tích có còn được coi là bất hợp pháp không? Liệu đấy có thể là nền tảng cho một khiếm khuyết trong mô thức chăng?”
Với điều kiện là phó tế đã nhận được ủy quyền riêng để cử hành nghi thức cưới, bí tích hôn phối sẽ là hợp pháp và thành sự. Linh mục hoặc phó tế đóng vai trò là nhân chứng chính thức, nhưng các thừa tác viên của bí tích là chính đôi vợ chồng.
Lỗi liên quan không ảnh hưởng đến bí tích, cho bằng cách thức riêng cử hành nghi thức đúng trong Thánh lễ hôn phối, mà trong đó không có sự thay đổi vị chủ tế.
Ngoài ra còn có một lỗi của linh mục chánh xứ trong việc cấp ủy quyền, trong khi biết rằng một Thánh lễ Hôn phối sẽ diễn ra.
Tuy nhiên, có một cảnh báo: Tài liệu của Vatican mà tôi trích dẫn là một câu trả lời riêng tư chính thức, nhưng không phải là luật. Đó là lý luận phụng vụ vững chắc, nhưng không ràng buộc về mặt pháp lý. Đây có thể là là trường hợp, một số giáo phận đã ban phép rõ ràng một phó tế chủ sự nghi thức thành hôn, trong Thánh Lễ “vì lý do mục vụ.” Giám mục có quyền ban phép này, cho đến khi Tòa Thánh cho rằng vấn đề này xứng đáng một sự làm sáng tỏ chính thức.
Các lý do mục vụ như vậy là khách quan, và người ta có thể nghĩ đến nhiều tình huống thực tế đời sống, vốn sẽ biện minh cho một ngoại lệ. Chẳng hạn, đôi khi xảy ra rằng vợ chồng đến từ các nền văn hóa khác nhau, và Thánh lễ đi theo một ngôn ngữ, còn nghi thức thành hôn đi theo một ngôn ngữ khác. Nếu chỉ có phó tế biết ngôn ngữ của nghi thức thành hôn, thầy có thể thực hiện.
Sự việc là, có các sự cho phép như thế, cho thấy rằng không có nghi ngờ gì về tính hợp pháp và thành sự của bí tích - mặc dù chúng có thể không tôn trọng tính hợp lý thông thường của quyền ưu tiên phụng vụ.
Một ngoại lệ rõ ràng đã tồn tại, và gần đây đã được xác nhận lại vào năm 2016 bởi Giáo hoàng Phanxicô, thông qua một số thay đổi trong giáo luật. Nếu một trong hai người phối ngẫu thuộc về một Giáo hội phương Đông, người kia là Công Giáo hoặc không Công Giáo, mà trong đó sự hiện diện của linh mục được coi là thiết yếu cho tính hợp pháp, thì trong những trường hợp như vậy, một phó tế không bao giờ là chủ sự trong nghi thức cưới. Điều này vẫn là đúng, ngay cả khi buổi lễ thực sự được cử hành theo nghi lễ Latinh. (Zenit.org 18-6-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/priests-role-in-the-passion-reading/
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Trong TrờI Xanh
Đặng Đức Cương
21:43 18/06/2019
THÁNH GIÁ TRONG TRỜI XANH
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ngước nhìn Thánh giá trên cao
Lòng con cảm thấy tự hào Chúa ơi !
Dấu chỉ Cứu Độ muôn người
Nhờ bởi Thánh giá “Con Trời“ toàn năng
Ôi, Thánh Gía , niềm cậy trông ./. Amen
(Trích thơ của P.Trần Đình Phan Tiến)
Ảnh của Đặng Đức Cương
Ngước nhìn Thánh giá trên cao
Lòng con cảm thấy tự hào Chúa ơi !
Dấu chỉ Cứu Độ muôn người
Nhờ bởi Thánh giá “Con Trời“ toàn năng
Ôi, Thánh Gía , niềm cậy trông ./. Amen
(Trích thơ của P.Trần Đình Phan Tiến)
VietCatholic TV
Cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Cha Thánh Piô thành Pietrelcina và một linh hồn từ luyện ngục
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:46 18/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cha Pio Năm Dấu Thánh nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm huyền bí trong khi cầu nguyện. Ngài thường xuyên được nhìn thấu qua bức màn thiên đàng khi vẫn còn đang tại thế. Một thí dụ tiêu biểu cho các kinh nghiệm này liên quan đến một cuộc gặp gỡ bất ngờ với một linh hồn từ luyện ngục.
Một ngày nọ khi đang cầu nguyện một mình, Cha Pio mở mắt ra và thấy một ông già đang đứng trước mặt ngài. Cha Pio không chút sợ hãi nhưng rất ngạc nhiên trước sự hiện diện của một người khác trong phòng và ngài giải thích trong chứng từ của mình như sau: “Tôi không thể tưởng tượng được làm thế nào ông ta có thể bước vào nhà thờ vào lúc này vì tất cả các cửa đều bị khóa lại.”
Tìm cách làm sáng tỏ bí ẩn này, Cha Pio hỏi người đàn ông “Bạn là ai? Bạn muốn gì?”
Người đàn ông trả lời Cha Pio: “Tôi là Pietro Di Mauro, con trai của Nicola, biệt danh là Precoco. Tôi đã chết trong căn nhà này vào ngày 18 tháng 9 năm 1908, tại phòng số 4, khi đó nơi đây vẫn còn là một viện tế bần. Một đêm nọ, khi đang ở trên giường, tôi ngủ thiếp đi với một điếu xì gà đang hút dở. Điếu xì gà làm cháy nệm và tôi chết vì nghẹt thở và bị đốt cháy. Tôi vẫn còn trong luyện ngục. Tôi cần một thánh lễ để được giải thoát. Chúa cho phép tôi đến và nhờ Cha giúp đỡ tôi.”
Pio an ủi linh hồn tội nghiệp này “Hãy yên tâm tôi bắt đầu cầu nguyện cho ông ngay, và ngày mai tôi sẽ cử hành thánh lễ cầu sự giải thoát của bạn.”
Người đàn ông biến đi và ngày hôm sau Cha Pio đã thực hiện một số công việc điều tra và phát hiện ra tính chân thực của câu chuyện. Sổ bộ của tòa thị chính Rotondo ghi nhận có người đàn ông cùng tên chết vào ngày đó năm 1908 vì biến cố cháy nhà như đã kể. Mọi thứ đã được xác nhận và Cha Pio đã cử hành nhiều Thánh lễ cho linh hồn của người quá cố.
Đây không phải là sự xuất hiện duy nhất của một linh hồn từ luyện ngục yêu cầu Cha Pio cầu nguyện cho. Cha Pio cho biết: “Số linh hồn những người đã chết đến tu viện này xin cầu nguyện cũng đông như linh hồn những người còn sống đến đây xin cầu nguyện cho sự giải thoát khỏi các đam mê và tính hư nết xấu.”
Nhiều lần các linh hồn xin ngài cử hành một Thánh lễ cầu cho họ. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của một Thánh lễ và cho chúng ta thấy cách thức những lời cầu nguyện và Thánh lễ có thể giúp giảm bớt thời gian một người phải trải qua trong luyện ngục trước khi được hưởng vinh quang thiên đàng.
Source:Aleteia
Lòng đạo phi thường của người Công Giáo Pháp: 14,000 người đi bộ hành hương hàng trăm cây số
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:55 18/06/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Vụ cháy nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris có lẽ đã có tác dụng thúc đẩy lòng đạo đức của người dân Pháp. Hơn 14 ngàn người Công Giáo đã đi bộ hơn 80 km từ Paris đến nhà thờ chính tòa thành Chartres trong cuộc hành hương kéo dài ba ngày mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hàng năm để cầu nguyện và sám hối.
Những người hành hương từ đã đi bộ qua những vùng nông thôn Pháp từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 6 để đọc kinh Mân côi, ca hát và trò chuyện với nhau. Họ chỉ dừng lại để dâng thánh lễ và cắm trại vào ban đêm.
Nhà thờ chính tòa thành Chartres, tiếng Pháp gọi là Cathédrale Notre-Dame de Chartres, nghĩa là nhà thờ chính tòa Đức Bà thành Chartres, là nhà thờ chính tòa của giáo phận Chartres. Nhà thờ được xây dựng chủ yếu từ năm 1194 đến năm 1220, tại một vị trí trước đó đã từng có ít nhất năm ngôi nhà thờ được xây dựng kể từ khi Chartres trở thành một giáo phận vào thế kỷ thứ Ba.
Ngôi nhà thờ này được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, và gọi đó là “đỉnh cao của nghệ thuật Gothic Pháp” và là một “kiệt tác” kiến trúc thế giới.
Nhà thờ đã được bảo tồn rất tốt. Phần lớn các cửa sổ kính màu nguyên thủy vẫn tồn tại nguyên vẹn cho đến nay. Toàn bộ kiến trúc này gần như nguyên thủy ngoại trừ những thay đổi nhỏ không đáng kể.
Cuộc hành hương hàng năm như chúng ta đang thấy đây đã diễn ra ít nhất là từ thế kỷ 12. Khách hành hương Kitô giáo đến đây để tôn sùng thánh tích nổi tiếng của ngôi nhà thờ này, Sancta Camisa, được tin tưởng là chiếc áo dài Đức Trinh Nữ mặc khi sinh hạ Chúa Kitô.
Raphaelle de Feydeau 31 tuổi sống ở Paris đã nói với thông tấn xã Catholic News Agency về cuộc hành hương này như sau: “Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời mỗi năm vì chúng tôi có thể rời bỏ công việc, rời Paris, để lại mọi thứ để tập trung vào đức tin và cầu nguyện. Tôi nghĩ đó là hội nghị thượng đỉnh về tâm linh thường niên của chúng tôi”.
Feydeau năm nay 31 tuổi và đã đi bộ hành hương đến Chartres cùng với gia đình hàng năm ròng rã trong suốt ba mươi năm qua, không bỏ một năm nào. Mẹ cô bế cô trên đường hành hương khi cô còn là một đứa trẻ sơ sinh.
Bà Sybil Feydeau mẹ của Rapelleelle nói: “Đôi khi chúng tôi đi bộ trong im lặng, đôi khi chúng tôi hát, chúng tôi cầu nguyện và chúng tôi có thời gian để nói chuyện với nhau,” Bà nói thêm. “Đây là một nơi tốt để gặp gỡ Chúa Kitô, và nhìn vào một cuộc đời của mình và quyết định những gì tôi có thể làm tốt hơn nữa, để hiểu rõ Chúa muốn tôi làm gì với cuộc sống của tôi?”
Ngày nay, cuộc hành hương đến nhà thờ chính tòa thành Chartres được kể là cuộc hành hương lớn nhất ở Tây Âu, xét về cả số lượng người tham gia và quãng đường xa phải vượt qua. Thánh lễ khai mạc cuộc hành hương, theo truyền thống được tổ chức tại Notre-Dame de Paris, nhưng năm nay đã được chuyển đến nhà thờ lớn thứ hai của Paris là San Sulpice, do trận hỏa hoạn vừa qua
Những người hành hương chủ yếu là người Pháp. Bên cạnh đó, những người Công Giáo từ Syria, Iraq, Li Băng và các quốc gia Trung Đông khác cũng được tổ chức Pháp SOS Chrétiens d’Orient bảo trợ để tham gia cuộc hành hương này.
Từ năm 1983, cuộc hành hương Hiện xuống này được tổ chức bởi Notre-Dame de Chrétienté, do ông Jean des Tauriers lãnh đạo với sự trợ giúp của Cha Alexis Garnier thuộc Huynh đoàn Linh mục Thánh Phêrô.
Có rất nhiều người ra đường để theo dõi cuộc hành hương, nên năm nay, ban tổ chức đã thêm “một nhóm truyền giáo” để giao lưu với những người tò mò quan sát, Hervé Rolland, Phó Chủ tịch của Notre-Dame de Chrétienté, giải thích với CNA: “Mỗi năm, chúng tôi có những người hỏi xem họ có thể đi theo chúng tôi được không. Cách đây hai năm, một phụ nữ có ấn tượng mạng khi thấy những đứa trẻ đi bộ, cô ấy hỏi, ‘Tôi có thể đi theo các bạn không? Cô ấy đã đi theo, và sáu tháng sau, cô ấy đã xin được rửa tội.” Rolland nói rằng nhiều ơn gọi cũng đã được phát hiện hoặc xác nhận đối với những người trẻ tuổi khi họ tham dự cuộc hành hương này.
Ba thánh lễ đã diễn ra trong suốt cuộc hành hương. Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống diễn ra trên một cánh đồng ở vùng nông thôn vào giữa trưa. Thánh lễ cao điểm được cử hành tại Nhà thờ Chính tòa Chartres bởi Đức Tổng Giám Mục André-Joseph Léonard, nguyên là Tổng Giám mục của Mechelen – Brussel, vương quốc Bỉ.
“Tôi muốn nói điều này với những người hành hương: Giáo Hội Công Giáo, bất kể ai nói gì, vẫn là thực thể đa quốc gia đẹp nhất thế giới, đó là đa quốc gia về đức tin, đức cậy và đức mến. Ngay cả khi chúng ta đang trải qua thời kỳ khó khăn, chúng ta phải luôn đọc kinh Tin kính với xác tín: Tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Chúng ta phải nhớ Giáo hội là thánh thiện”, Tổng Giám mục Léonard nói với EWTN. “Trong những thời kỳ khó khăn như thời kỳ chúng ta, ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở các nước như Pháp hay Bỉ, đất nước tôi, có rất nhiều hoang mang sau hàng loạt vụ tai tiếng mà chúng ta phải đối mặt, mọi người chắc chắn cần phải bám chắc vào điều tốt. Tôi nghĩ rằng một sáng kiến như cuộc hành hương Chartres giúp mọi người trở nên mạnh mẽ hơn trong đức tin và đức cậy”.
Source:Boulevard Voltaire