Ngày 20-06-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiên Tri
Lm. Anphong Trần Đức Phương
00:42 20/06/2010
TIÊN TRI

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN (C)

Chúa Nhật hôm nay nói đến việc Chúa gọi và chọn một số người để từ bỏ mọi sự và hiến thân phục vụ Chúa. Bài Đọc I (1 Các Vua: 19:16,19-21): Thiên Chúa đã chọn Êlia làm Tiên Tri cho Chúa và khi Êlia sắp mãn cuộc đời, Chúa bảo Êlia chọn Êlisê để thay thế và Êlisê đã trở nên một Tiên Tri thay thế Tiên Tri Êlia. Bài đọc II (Galat 5: 1, 13-18): Chúng ta đã được thanh tẩy khỏi mọi tội lổi để được sống trong tự do của con cái Chúa; chúng ta đừng sống theo đam mê tội lổi xác thịt và thế gian nữa, nhưng hãy sống theo ơn Chúa Thánh Thần, để yêu thương phục vụ lẫn nhau như những người con yêu thương của Chúa. Bài Phúc Âm (Luca 9:51-62): Trên đường đi Giêrusalem để chuẩn bị cuộc khổ nạn, Chúa Giêsu muốn đến một làng xứ Samaria nhưng họ không chấp nhận; hai anh em Giacôbê và Gioan đã xin Chúa cho lửa đốt ngôi làng đó; nhưng Chúa Giêsu bảo “Con Người đến không phải để giết chết, nhưng để cứu chữa người ta.” Đối với một số người muốn theo làm môn đệ của Chúa, Chúa bảo phải từ bỏ mọi sự mới có thể theo Chúa.

Trong thời gian Cựu Ước, Thiên Chúa chọn một số người để làm “Tiên Tri” cho Chúa (Thứ Luật 18:18). Trong tiếng Việt Nam chữ “Tiên Tri” có nghĩa là “biết trước”. Trong tiếng Hy Lạp “Prophetes” (sang tiếng Anh là Prophet) có nghĩa là “nói thay” (Người nói thay “Phát Ngôn Viên”). Tiên Tri là những vị được Chúa chọn và soi sáng cho biết trước các điều sẽ xảy ra trong tương lai và các điều Thiên Chúa muốn dạy bảo và cảnh tỉnh các Vua Chúa và dân chúng để họ sửa đổi đời sống cho xứng đáng. Đan cử như trường hợp Thiên Chúa sai tiên tri Samuel đến cảnh tỉnh Vua Saolê (1 Samuel 15:10-31), Tiên tri Nathan được sai đi cảnh tỉnh Vua David sau khi nhà Vua phạm tội (2 Samuel 12:1-14), Tiên tri Giona được sai đến cảnh tỉnh dân thành Ninivê (Sách Tiên Tri Giona). Có những trường hợp Tiên Tri cũng được Chúa sai đi xức dầu phong vương cho những người Chúa chọn lên làm Vua; như trường hợp Tiên Tri Samuel xức dầu phong vương Vua David (1 Samuel 16:4-13) ). Các Tiên Tri cũng có nhiệm vụ bảo vệ niềm tin Tôn Giáo được tinh tuyền, chống lại những điều mê tín dị đoan, việc thờ ngẫu tượng; như Tiên Tri Elia đã phải khổ công để chống lại việc thờ thần Baal. Trong khi thi hành nhiệm vụ Chúa trao phó, các Tiên Tri thường gặp phải những khó khăn, những chống đối, có khi bị giết chết (như Tiên Tri Giêrêmia). Nhưng các Ngài luôn can đảm thi hành nhiệm vụ. Thánh Gioan Baotixita được coi như vị Tiên Tri cuối cùng của Cựu Ước cũng đã can đảm làm nhiệm vụ của mình ‘nói thẳng và nói thật’ và đã bị giết chết thảm khốc (Matcô 6:17-29).

Chúa Giêsu đã chọn 12 tông đồ và huấn luyện các ông để trở nên các Tông Đồ nhiệt thành rao giảng Lời Chúa, và các Ngài cũng can đảm làm chứng cho Chúa bằng đời sống tận hiến (từ bỏ mọi sự để theo Chúa) và bằng cả cái chết. Các Ngài đã chết ‘tử vì đạo’ như chính Chúa Giêsu Thầy Chí Thánh, trong khi rao giảng cũng đã chấp nhận mọi chống đối, thù ghét và sau cùng bị giết chết trên Thánh Giá.

Qua các thời đại, Chúa vẫn gọi và chọn một số người để từ bỏ mọi sự và dâng mình cho Chúa, trở nên các Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ hiến thân làm công việc phụng sự Chúa và anh em đồng loại ở khắp nơi được sai đến. Tuy nhiên mọi người tín hữu chúng ta cũng đều có nhiệm vụ hoạt động để làm công việc Tông Đồ Giáo Dân ngay tại các hoàn cảnh xã hội mà chúng ta sống: nơi giáo xứ, nơi xóm làng, nơi sở làm và trong mọi môi trường sống hàng ngày của chúng ta. Đó là nhiệm vụ phải ‘làm chứng cho Chúa’ sau khi chúng ta đã được lĩnh nhận Bi Tích Thanh Tẩy và Thêm Sức để trở nên các Tín Hữu và Tông Đồ của Chúa.

Như vậy mọi người chúng ta dù ở địa vị nào trong Giáo Hội, chúng ta cũng phải là các ‘Tiên Tri’, các ‘Chứng Nhân’ của Chúa nơi mọi môi trường sống hàng ngày của chúng ta. Đó là nhiệm vụ thật khó khăn. Theo Thánh Phaolô trong Bài Đọc II hôm nay (Galat 5:1, 13-18 ), để làm tông đồ cho Chúa, chúng ta cần phải cố gắng sống ‘tử đạo’ hằng ngày; dám hy sinh từ bỏ tội lỗi, từ bỏ mọi thú vui thế gian theo tính xác thịt, quảng đại tha thứ và sống hòa hợp yêu thương với mọi người.

Tháng này cũng là tháng cuối cùng trong Năm Thánh cầu cho các Linh Mục. Tuy nhiên, việc cầu nguyện cho các Linh Mục vẫn là công việc chúng ta phải làm hằng ngày để xin ơn thánh hóa cho các Chủ Chăn trong Giáo Hội, nhất là những vị Chúa sai đến giữa chúng ta. Chúng ta cũng hãy tiếp tục cầu nguyện và khuyến khích cho có nhiều bạn trẻ được ơn Chúa Gọi để hiến dâng cuộc đời, trở nên các Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ, để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Tham gia vào các Hội BảoTrợ Ơn Gọi cũng là cách rất tốt để giúp phát triển Ơn Gọi ở các nơi.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Danh ca Andrea Bocelli nói thông điệp của ông là chống phá thai và phò sinh
Dominic David Trần
06:39 20/06/2010
Danh ca Andrea Bocelli nói thông điệp của ông là chống phá thai và phò sinh

ROMA, Ý ngày 20/06/2010 -12:01AM theo tin Thông Tấn Xã CNA- để tiếp nối bộ phim vidéo nổi tiếng trong đó danh ca Andrea Bocelli đã kể lại cho mọi người nghe rằng ông biết ơn mẹ của ông suốt đời vì cụ bà đã cương quyết không chịu nghe lời khuyên của các bác sĩ thuở ấy để phá thai. Mặc cho người ta nghĩ sao cũng được, mẹ của ông cương quyết giữ lại bào thai. Bào thai đã có thể bị hủy diệt ấy đã được mẹ hiền giữ lại và đã sinh ra chính là danh ca nổi tiếng của Ý và thế giới hôm nay: đó chính là ông: là ca sĩ opera Andrea Bocelli.

Danh ca Bocelli nói rằng ông không muốn lời chứng thực cá nhân về cuộc đời của ông chỉ dùng để chống lại chuyện phá thai nhưng cũng còn được coi như là một bằng chứng để ủng hộ sự sống của con người- là phò sinh.

"Bởi vì niềm tin mãnh liệt cá nhân của tôi với tư cách là một tín hữu Công giáo sùng đạo và thuần thành, không những tôi phải chống lại những gì gọi là sự dữ và xấu xa mà tôi còn phải chiến đấu cả cho những điều tốt đẹp nữa-tôi là người bênh vực và bảo vệ sự sống của con người." danh ca Bocelli đã tuyên bố với Nhật Báo Il Foglio của Nước Ý như vậy.

Bocelli nói là ông đã muốn bộ phim vidéo của ông " giúp đỡ, an uỉ những ai đang ở trong những tình cảnh khó khăn và nghiệt ngã và những người nào trong cô đơn khốn khổ sẽ cảm nghiệm được rằng họ không lẻ loi và bất hạnh đâu. Đời là bể khổ, đời sao qúa nghiệt ngã, nhưng dẫu cho khó khăn đến mấy-chúng ta cần phải bình tĩnh để lắng nghe, chúng ta cần phải mở tai, mở rộng lòng trí để lắng nghe" như một sự ân cần cảm thông và giúp đỡ chân thực.

Bocelli nói rằng sau khi bộ phim video về cuộc đời ông được phát hành ông đã rất ngạc nhiên bởi rất nhiều cú điện thoại gọi đến cho ông. "Tôi đã nói về việc vì sao tôi đã được sinh ra đời trong một thông điệp phim video cách đây một năm rưỡi đã được gởi cho Linh Mục Richard Frechette, là một vị Thừa Sai hiện đang làm việc và giúp đỡ cho các trẻ em tại Haiti. Danh ca Andrea Bocelli nói rằng cuộc đời và các công việc của Linh Mục Richard Frechette đã và đang thực hiện rất xứng đáng là đề tài để viết thành một quyển sách ca ngợi Linh Mục Richard Frechette. Vì vậy tôi đã tổ chức một buổi hoà nhạc và trình diễn văn nghệ đặc biệt để có tiền giúp Linh Mục Richard Frechette xây dựng dự án Ngôi Nhà của Các Thiên Thần. Linh Mục Frechette yêu cầu tôi phát biểu một đôi lời mang lại Hy Vọng cho các bà mẹ trẻ bất đắc dĩ hay những bà mẹ mang thai trong những tình trạng khó khăn và có thể sẽ phá thai. Và thế là tôi nhớ lại chính chuyện về cuộc đời tôi và tôi đã quyết định nói thật và kể về câu chuyện thực là tôi đã được sinh ra đời như thế nào!"

"Tôi đã làm như tôi đã nói, tôi nhớ lại, tôi hồi tưỏng lại và kể lại tất cả câu chuyện bí mật về cuộc đời tôi, về những cảm nghiệm một cuộc sống tràn đầy đau khổ và khó khăn thời tuổi trẻ của mẹ tôi.. . mà không xin phép mẹ hiền trước khi tiết lộ, nhưng mẹ tôi đã không rầy la quở mắng tôi điều gì. Tôi đã không chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả những chuyện ồn ào gây ra bởi những điều nói trên."

"Khi còn thơ bé, tôi rất ngây thơ đến độ khờ khạo và dễ xúc cảm. Tôi yêu âm nhạc ngay từ lúc mới được sinh ra đời. Mẹ tôi kể lại rằng hễ khi nào nghe một bài hát là tôi sẽ.. . la ầm lên, ngay cả khi bài hát đó vang dội lại từ một căn phòng đã có vách ngăn hẳn hòi với phòng sinh ra tôi ở trong bệnh viện. Đầu tôi lập tức nghiêng về phía nơi phát ra âm nhạc và tôi vểnh tai lên nghe với vẻ sung sướng hân hoan lộ rõ trên nét mặt.

Cùng với Placid Domingo, Pavarotti-Andrea Bocelli là những danh ca không chỉ tại Ý mà tài năng của họ còn chói sáng trên khắp Châu Âu và thế giới, đặc biệt qua những buổi trình diễn hoà nhạc gây qũy từ thiện. Nếu qúy đấng bậc và đồng bào muốn thưởng thức miễn phí, xin mời vào http://www.YouTube.com trong ô Search chỉ việc đánh tên Andrea Bocelli vào.
 
Đức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng Tòa Thánh nói về chủ nghĩa thế tục
Nguyễn Hoàng Thương
11:21 20/06/2010
Đức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng Tòa Thánh nói về chủ nghĩa thế tục

Vatican City (VIS) – Hôm 16/06, Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại Trưởng Tòa Thánh, đã tham dự khai mạc Tuần Lễ Xã Hội Công Giáo Cuba lần thứ mười với bài phát biểu mang tựa đề: "Những suy xét liên quan đến chủ nghĩa thế tục của Nhà nước".

Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng: "Dù thuật ngữ 'chủ nghĩa thế tục', cả trong quá khứ và hiện tại đều đề cập trước tiên và quan trọng nhất đến thực tại Nhà Nước và thường không thừa nhận các hình thức điều hành chống lại Giáo Hội và Kitô giáo, nó sẽ không tồn tại được do nó không vì Kitô giáo".

Ngài cho hay: "Trong thực tế, nếu không có Tin Mừng của Chúa Kitô thì lịch sử nhân loại sẽ không biết đến sự khác biệt cơ bản giữa những gì con người nhờ vào Thiên Chúa và những gì người ta nhờ Caesar, nói cách khác, đối với xã hội dân sự... bản thân chữ 'chủ nghĩa thế tục'... có nguồn gốc trong phạm vi Giáo Hội... Một giáo dân là. .. một người không thuộc hàng giáo sĩ... Đây là căn nguyên định nghĩa của từ ngữ, hoàn toàn thuôc về nội bộ Giáo Hội".

Đức Tổng Giám Mục nói thêm vào thời Trung Cổ "các đế chế tìm cách tránh lệ thuộc vào Đức Giáo Hoàng không phải vì lý do tự xem mình không thuộc về Giáo Hội. Mà hầu hết họ muốn đóng một vai trò trong việc kiểm soát và tổ chức Giáo Hội, nhưng họ không mong muốn chia tách bản thân mình hoặc loại trừ mình ra khỏi xã hội. Với Thời Đại Khai Sáng, và nhất là đường lối kịch tính của cuộc cách mạng Pháp, thuật ngữ 'chủ nghĩa thế tục' đã được định rõ hoàn toàn trái ngược: hoàn toàn biến đổi, một đối lập thực sự giữa đời sống dân sự và đời sống tôn giáo, đời sống Giáo Hội".

Đức Tổng Giám Mục Ngoại Trưởng cho hay: "Dù rằng ngày nay chủ nghĩa thế tục không thường xuyên được viện dẫn và sử dụng để cản trở đời sống và hoạt động của Giáo Hội, nhưng trong ý nghĩa sâu sắc và tích cực của nó thậm chí đã không bao giờ tồn tại mà không có Kitô giáo. Đồng thời cũng đúng đối với các giá trị khác mà ngày nay được xem là điển hình của tính hiện đại và thường được viện dẫn để chỉ trích Giáo Hội, hay tôn giáo nói chung, chẳng hạn như tôn trọng phẩm giá con người, quyền tự do, bình đẳng v.v… Đây là thành quả lớn nơi những ảnh hưởng sâu sắc của Tin Mừng trong các nền văn hóa khác nhau, dù sau đó chúng đã tách rời và thậm chí tạo nên xung đột với nguồn gốc Kitô giáo của chúng".

Đức Tổng Giám Mục nhận xét: "Phần lớn pháp luật Nhà nước khẳng định chủ nghĩa thế tục là một nguyên tắc cơ bản; trên tất cả là mối quan tâm về mối quan hệ giữa Nhà Nước với các chiều kích tôn giáo của con người... Trong bối cảnh này, chúng ta không thể bỏ qua thực tế là, nhân danh khái niệm này, các quyết định đôi khi được thực hiện và công bố chuẩn tắc với ảnh hưởng khách quan đến việc thực hành cá nhân và tập thể về quyền căn bản tự do tôn giáo".

Ngài cho hay: "Nếu chủ nghĩa thế tục không làm cho hợp lý và hạ tầm quan trọng thuộc về bản thể để hoàn toàn tôn trọng tự do tôn giáo thì điều này có thể đại diện cho một đe dọa thực sự đến tự do đó... Trong trường hợp này, nghịch lý thay Nhà Nước trở thành một nước có quốc giáo, không còn thực sự thế tục, bởi vì nó sẽ làm cho chủ nghĩa thế tục một giá trị tối cao, một hệ tư tưởng thống trị, một loại tôn giáo với những nghi thức và phụng vụ dân sự riêng của nó".

"Khái niệm đầy đủ về quyền tự do tôn giáo phải được tái khẳng định. Bởi vì tôn trọng quyền này không chỉ có nghĩa là tránh áp bức mà còn cho phép tôn trọng triệt để cá nhân và nội tâm đối với đức tin. Mặc dù tôn trọng hành vi cá nhân của đức tin là căn bản, nhưng lập trường của Nhà Nước đối với chiều kích tôn giáo không dừng lại ở đó, bởi vì chiều kích này... phải tìm cách biểu lộ cho thế giới và được sống sót không chỉ nơi cá nhân mà còn trong cộng đồng".

Cuối cùng, đề cập đến sứ mạng của chính giáo dân, Đức Tổng Giám Mục Mamberti nêu bật "vai trò Giáo Huấn là khác biệt từ vai trò của giáo dân, vì trong khi các vị mục tử của Giáo Hội phải soi rọi các tâm hồn bằng việc giảng dạy của họ, 'trách nhiệm trực tiếp làm việc cho một trật tự xã hội công bằng', như Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói trong Tông Thư của ngài về bác ái, 'là phù hợp với tín hữu giáo dân', những người đạt được điều này bằng cách 'hợp tác với các công dân khác'".
 
ĐTC Benêđictô kêu gọi các Giám Mục Brazil về nghĩa vụ của giám mục
LM Trần Đức Anh, OP
12:18 20/06/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 khích lệ các GM Brazil chu toàn 3 nghĩa vụ thánh hóa, giáo huấn và cai quản dân Chúa, và nêu gương cho đoàn chiên bằng đời sống bản thân thánh thiện.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng hôm 19-6-2010, dành cho các Giám mục thuộc miền Đông 2 trong HĐGM Brazil. Đây là 1 trong 13 đoàn Giám mục Brazil về Roma viếng mộ hai thánh tông đồ và thăm Tòa Thánh kể từ năm ngoái.

Trong bài huấn dụ ĐTC, nói: "Trong tư cách là những bậc thầy và tiến sĩ đức tin, anh em hãy can đảm chu toàn sứ vụ giảng dạy chân lý cần phải tin và sống, trình bày chân lý này một cách chính thức. Và anh em hãy giúp các tín hữu của mình khám phá niềm vui đức tin, niềm vui vì được Thiên Chúa đích thân yêu thương..

ĐTC khuyến khích các Giám mục Brazil làm sao để phụng vụ thực sự là một cuộc biểu lộ mầu nhiệm, và hoạt động này diễn tả chính bản chất chân thực của Giáo Hội, là phụng thờ Thiên Chúa nhờ Đức Kitô trongChúa Thánh Linh. Anh em hãy nỗ lực làm sao để các tín hữu có thể tham dự thánh lễ của Chúa, nhất là vào chúa nhất.. Anh em hãy thiết lập những nơi và cơ hội cầu nguyện, trong đó conngười có thể gặp gỡ và cảm nguyện sinh động về Chúa Giêsu, trong thinh lặng, trong sự lắng nghe Chúa nói, trong sự cầu nguyện cá nhân và cộng đoàn”.

ĐTC nói thêm rằng công việc cai quản của GM sẽ hiệu quả hơn nếu ngài có uy tín về luân lý, một uy tín phát xuất từ đời sống thánh thiện. Uy tín đó cũng giúp chuẩn bị các tâm trí đón nhận Tin Mừng được rao giảng trong Giáo Hội, cũng như chấp nhận các qui luật do Giáo Hội thiết định để mưu ích cho dân Chúa (SD 19-6-2010)
 
Kinh Truyền tin ngày 21-6-2010, ĐTC nhấn mạnh đến vai trò của các Tân Linh Mục
Bình Hòa
12:22 20/06/2010
Sau khi vừa bế mạc năm linh mục cách đây mười ngày, Đức Thánh Cha lại trở lại với đề tài linh mục hôm qua trong bài suy niệm trước khi đọc kinh Truyền tin, nhân dịp lễ truyền chức cho 14 giáo sĩ nhập tịch vào giáo phận Rôma trong Thánh lễ cử hành lúc 9 giờ rưỡi sáng tại đền thánh Phêrô. Các tân linh mục, tuổi từ 30 đến 49, tuy gia nhập vào linh mục đoàn của giáo phận Rôma, nhưng một nửa thuộc về phong trào Tân dự tòng, đến từ nhiều quốc gia (Ý, Chili, Ấn độ, Nhật bản) và sẽ được phái đến phục vụ ở chân trời khác. Vì Thánh lễ kéo dài đến gần giữa trưa, cho nên đức Bênêđictô XVI đã đến chậm mưởi phút sau khi chuông đổ, và ngài cáo lỗi trong bài suy niệm nguyên văn như sau:

Anh chị em thân mến,

Sáng nay, trong đền thờ thánh Phêrô tôi đã truyền chức linh mục cho 14 phó tế thuộc giáo phận Rôma, vì thế tôi đã đến muộn để đọc kinh Truyền tin. Bí tích Truyền chức bày tỏ, về phía Thiên Chúa, sự gần gũi ân cần của ngài đối với loài ngưòi, và về phía người chịu chức, nó nói lên tâm tình sẵn sàng trở nên công cụ cho sự gần gũi đó, nhờ tình yêu triệt để đối với Chúa Kitô và với Hội thánh. Trong bài Tin mừng chúa nhựt hôm nay, Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Còn các con, các con nói Thầy là ai?” (Lc 9,20). Đáp lại câu hỏi đó, ông Phêrô thưa lại nhanh nhẹn: “Thầy là đức Kitô của Thiên Chúa”, và như vậy, ông đã vượt lên trên ý kiến của dư luận cho rằng đức Giêsu chỉ là một ngôn sứ mà thôi. Theo như thánh Ambrôsiô nhận xét, qua lời tuyên xưng đức tin ông Phêrô đã bao gồm tất cả mọi điều, bởi vì ông đã diễn tả bản tính và danh hiệu của Đấng Mêsia” (Exp. In Lucam VI, 93, CCL 14,207). Đứng trước sự tuyên xưng ấy, Chúa Giêsu đã lặp lại cho ông Phêrô và các môn đệ khác lời mời hãy đi theo ngài trên con đường cam go của tình yêu cho đến Thập giá. Cả với chúng ta nữa, là những người đã biết Chúa Giêsu nhờ đức tin vào Lời của ngài và các bí tích, Chúa Giêsu cũng ngỏ lời mởi hãy đi theo ngài mỗi ngày. Cả với chúng ta nữa, Chúa nhắc lại rằng để trở thành người môn đệ thì cần phải lãnh nhận quyền năng của Thập giá, là chóp đỉnh của tất cả mọi sự tốt lành và là vương miện của niềm hy vọng của chúng ta.

Thánh Maximus Confessor nhận định rằng “dấu chỉ quyền năng của Chúa Giêsu là thập giá mà ngài đã vác trên vai”. Thật vậy, chính Chúa đã dạy: “Ai muốn đi theo tôi thì hãy từ bỏ mình, vác lấy thập giá của mình mỗi ngày và đi theo tôi” (Lc 9,23). Vác thập giá có nghĩa là dấn thân để chiến đấu chống lại tội lỗi làm ngăn cản con đường dẫn đến Thiên Chúa, đón nhận mỗi ngày ý muốn của Thiên Chúa, tăng gia đức tin, cách riêng khi gặp phải những vấn đề, những khó khăn, những đau khổ. Thánh nữ Edith Stein, dòng Cát-minh, trong thời kỳ bách hại, đã chứng tỏ điều đó trong một bức thư viết từ đan viện Koeln năm 1938 như thế này: “Hôm nay tôi đã hiểu thế nào là làm hôn thê của Chúa dưới dấu Thánh giá, cho dù tất cả thế giới sẽ không bao giờ hiểu nổi, bởi vì đó là một mầu nhiệm… Khi mọi sự bao quanh càng nên tăm tối thì chúng ta lại càng phải mở rộng trái tim cho ánh sáng đến từ trên cao”. Vào thời buổi hiện nay, rất nhiều Kitô hữu trên thế giới, do lòng mến Chúa thúc đẩy, đã chấp nhận Thập giá mỗi ngày, hoặc là thập giá của những thử thách thường nhật, hoặc là thập giá bị áp đặt bởi sự tàn ác của người khác, mà đôi khi đòi hỏi lòng can đảm đến mức độ hy sinh tính mạng. Nguyện xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta luôn đặt niềm hy vọng nơi ngài, với niềm xác tín rằng một khi đã đi theo Chúa qua việc vác thập giá của mình, thì chúng ta cũng sẽ cùng với ngài đạt đến ánh sáng của cuộc Phục sinh.

Chúng ta hãy ký thác vào sự che chở hiền mẫu của Đức Maria các linh mục mới lãnh chức thánh ngày hôm nay, thêm vào con số những kẻ đã được Chúa kêu gọi đích danh: xin cho họ luôn là những môn đệ trung thành, những người can đảm loan báo Lời Chúa và ban phát các hồng ân cứu độ.

Sau khi ban phép lành Toà Thánh, Đức thánh cha đã thêm lời kêu gọi mau chóng tái lập hoà bình tại Kirghizistan, nơi đang diễn ra những cuộc xung đột đẫm máu. Đồng thời nhân ngày của Liên hợp quốc dành cho các người di cư, ngài cũng xin mọi người cầu nguyện ngõ hầu những kẻ bị bó buộc phải lìa bỏ quê hương được nhận được sự đón tiếp và được tôn trọng phẩm giá.

Trở lại thánh lễ truyền chức vào buổi sáng tại đền thánh Phêrô. Cũng như những lần trước, trong thánh lễ này, tất cả các giám mục phụ tá, các giám đốc và linh hướng chủng viện, các cha sở của các tân chức đều tham gia trực tiếp vào nghi thức, hoặc trong việc xức dầu thánh, hoặc trong việc trao phẩm phục. Bài giảng dựa trên đoạn Tin mừng của chúa nhựt, trong đó nêu lên ba tư tưởng quan trọng của chức linh mục: cầu nguyện, đi theo Chúa, dâng Thánh lễ.

Bài Tin mừng mở đầu với việc mô tả Chúa Giêsu lên nơi thanh vắng để cầu nguyện, và các môn đệ ở với Người (Lc 9,18). Các môn đệ được ở sát với Chúa Giêsu, được kết hợp với Người trong cuộc đàm đạo với Chúa Cha. Nhờ việc ờ gần kề với Chúa, họ mới biết được chân dung đích thực của Chúa, khác với dư luận của người đời. Điều này nêu bật một đặc tính quan trọng trong đời sống linh mục. Nhờ việc cầu nguyện, linh mục khám phá ra chân dung luôn mới mẻ của Chúa Giêsu, và ý thức rõ rệt hơn về sứ mạng của mình. Duy chỉ ai biết duy trì tình thân với Chúa thì mới để cho Chúa chiếm đoạt, và để cho Chúa dẫn đưa dến với tha nhân. Linh mục cần phải đặt việc “ở lại với Chúa” lên hàng đầu của sứ vụ, đặc biệt là lúc gặp khó khăn, và nhất là lúc xem ra muốn dành tầm quan trọng cho các công việc làm cho Chúa hơn là ở với Chúa.

Bài học thứ hai mà đoạn Tin mừng dạy chúng ta là sự từ bỏ. Chúa Giêsu mời các môn đệ hãy từ bỏ mình, hãy dám liều mạng cho ngài. Đối với linh mục, điều này có nghĩa là chức linh mục không phải là mục tiêu để tìm địa vị an toàn, một chỗ đứng trong xã hội. Ai muốn đạt danh vọng nhờ chức linh mục là làm mẩt ý nghĩa chân chính của nó.. Thực vậy, người muốn đạt được điạ vị danh vọng thì trở nên nô lệ cho chính mình và nô lệ cho dư luận. Họ tìm mọi cách để chiều lòng dư luận, thay đổi luồng gió cho hợp thời trang. Như vậy là họ không còn phục vụ sự thật nữa, bởi vì họ luôn thay đổi ý kiến, nay thế này mai thế khác. Một linh mục như thế không phục vụ Thiên Chúa nhưng là phục vụ chính mình, và nói cho cùng là làm mất chính bản thân. Chức linh mục được đặt nền tảng trên lòng can đảm đáp lại “Xin vâng” với Chúa, và cố gắng tăng trưởng trong việc hoà đồng với ý Chúa.

Bài học thứ ba. Chúa Giêsu mời chúng ta hãy vác thập giá nhắc nhở đến bí tích Thánh Thể, nơi diễn ra việc Chúa Giêsu đã hiến mạng sống cho chúng ta vì yêu thương nhân loại. Nhờ hy sinh, tự huỷ của ngài mà nảy sinh sự sống mới được trao ban qua các bí tích. Khi cử hành Thánh lễ, linh mục hãy để cho mình ngỡ ngàng trước tình yêu cao cả đó: Chúa Giêsu đã muốn dùng bàn tay linh mục để trao ban tình yêu của ngài cho nhân loại.
 
Diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI lúc đọc kinh Truyền Tin
Bùi Hữu Thư
13:04 20/06/2010
Rôma, Chúa Nhật 20 tháng 6, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khẳng định ngày hôm nay là “vác thánh giá” có nghĩa là lãnh nhận hàng ngày Thánh Ý Chúa và đối phó mọi khó khăn với một đức tin tăng trưởng. Ngài đã nói như vậy Chúa Nhật này sau khi đọc kinh Truyền Tin từ cửa sổ văn phòng của ngài

Đức Thánh Cha đã tuyên bố: “Vác thánh giá có nghĩa là cố gắng vượt thắng tội lỗi làm cản trở con đường đi tới Thiên Chúa, lãnh nhận hàng ngày Thánh Ý Chúa, làm tăng trưởng đức tin, và trên hết, đối diện với các vấn đề, các khó khăn, và những đau khổ.”

Ngài đã nhận xét: “Vào thời đại của chúng ta, có rất nhiều Kitô hữu trên khắp thế giới vác thánh giá hàng ngày, dù là những thử thách hàng ngày hay những điều do sự man rợ của con người gây nên và đôi khi đòi hỏi sự can đảm phải hy sinh tuyệt đối.”

Bàn luận về Phúc Âm hôm nay về lời tuyên xưng đức tin của Thánh Phêrô khi ngài công nhận rằng Chúa Giêsu là “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh rằng Chúa Giêsu đã nhắc lại với “Phêrô và các môn đệ khác lời mời gọi đi theo Người trên con đường đòi hỏi một tình yêu mang thập giá.”

Ngài khẳng định: “Chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể nhận biết Chúa Giêsu qua đức tin vào lời Chúa và các Bí Tích, Chúa Giêsu đề nghị chúng ta theo Người hàng ngày và Chúa cũng nhắc chúng ta là muốn làm môn đệ thì phải ôm lấy quyền năng cuả thập giá, là tột đỉnh của gia tài và triều thiên của niềm hy vọng của chúng ta.”

Kinh Truyền Tin khởi sự hơi trễ nên Đức Thánh Cha Benedict XVI đã xin lỗi, vì trước đó Đức Thánh Cha đã chủ toạ nghi lễ truyền chức cho 14 tân linh mục của giáo phận Rôma trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Các khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô đã có thể theo dõi thánh lễ trên màn ảnh khổng lồ gắn tại quảng trường.
 
Phương hướng truyền thông Giáo Hội trong thời khủng hoảng
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
13:42 20/06/2010
ROMA, (Zenit.org) - Truyền thông dưới thời khủng hoảng và những tiến trình xây dựng dư luận quần chúng là trọng tâm của cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các tùy viên báo chí và phát ngôn của các Hội Đồng Giám Mục Châu Âu, được tổ chức tại Bratislava và Nitra, Slovakia từ ngày 16 đến hết ngày 19 tháng Sáu.

Theo lời mời của Đức Cha Stanislav Zvolenský, Tổng Giám Mục giáo phận Bratislava, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Slovakia, cuộc họp lần này diễn ra tại nước này nằm trong chương trình hoạt động của Hội Đồng Giám Mục Châu Âu.

Đức Cha Marian Gavenda, nguyên Phát ngôn viên HĐGM Slovakia đã mở đầu những buổi làm việc bằng lời giới thiệu vắn tắt về hệ thống truyền thông Công Giáo Slovikia. Chương trình tiếp theo được diễn ra tại Nitra cùng với phần gợi ý suy tư của Đức Cha José María La Porte, Phó Khoa Truyền Thông của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Giá, theo chủ đề: « Truyền Thông dưới thời khủng hoảng ».

« Đây sẽ là một cơ hội cho các phát ngôn viên để cùng nhau suy nghĩ về khía cạnh truyền thông, về các vấn nạn hiện nay, và nỗi tủi hổ do tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em của một số linh mục và tu sĩ », thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Châu Âu nhấn mạnh, đồng thời cho hay « có một chỗ rất lớn cho việc thảo luận và trao đổi thông tin về những dạng thức truyền thông cho phép đảm bảo toàn bộ tính trong sáng ước muốn trước những vụ việc thuộc thể loại này ».

Khóa họp cũng trù liệu phần trình bày của các phát ngôn viên về « tiến trình xây dựng dư luận quần chúng, vốn có tầm ảnh hưởng rất to lớn trong thời đại của chúng ta », HĐGM Châu Âu nhấn mạnh. Đặc biệt, các phát ngôn viên cũng làm « một bản báo cáo về những đề tài thời sự trong nước mình dưới góc nhìn của ngành truyền thông, về những hoạt động được riêng HĐGM tại mỗi nước triển khai trong năm ».

Ngoài ra, kỳ họp cũng dành thời gian cho việc giới thiệu các hoạt động trong quá khứ và tương lai của HĐGM Châu Âu, và Liên Hiệp các Giáo Hội Kitô Giáo Châu Âu. Những ngày làm việc có tính đến thời gian cầu nguyện và cử hành bí tích Thánh Thể.

Tại lần gặp gỡ lần này, đương nhiên có sự hiện diện của Đức Cha Giuseppe Antonio Scotti, Phó Tổng Thư Ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội.
 
Top Stories
iPad coming to church altars with daily missal app
Nicole Winfield/AP
06:38 20/06/2010
ROME – An Italian priest has developed an application that will let priests celebrate Mass with an iPad on the altar instead of the regular Roman missal.

The Rev. Paolo Padrini, a consultant with the Vatican's Pontifical Council for Social Communications, said Friday the free application will be launched in July in English, French, Spanish, Italian and Latin.

Two years ago, Padrini developed the iBreviary, an application that brought the book of daily prayers used by priests onto iPhones. To date, some 200,000 people have downloaded the application, he said.

The iPad application is similar but also contains the complete missal — containing all that is said and sung during Mass throughout the liturgical year. Upgrades are expected to feature audio as well as commentaries and suggestions for homilies as well as musical accompaniment, he said.

"Paper books will never disappear," he said in a phone interview from his home parish in Tortona, in Italy's northern Piemonte region. But at the same time "we shouldn't be scandalized that on altars there are these instruments in support of prayer."

Padrini, 36, said he expected priests who have to travel a lot for work would find the application most useful, noting that he recently had to celebrate Mass in a small parish where the missal was "a small book, a bit dirty, old."

"If I had had my iPad with me, it would've been better than this old, tiny book," he said.

Pope Benedict XVI, a classical music lover who was reportedly given an iPod in 2006, has sought to reach out to young people through new media: the Vatican has a regularly updated presence on You Tube and Facebook. Based on the success of the iBreviary, Padrini was recruited by the Vatican to oversee its youth outreach program in the new media, http://www.pope2you.net.

He stressed that the iPad application, like the iBreviary, was launched at his own instigation and with his own money and is not an official Vatican initiative. Vatican officials have previously praised the iBreviary as a novel way of evangelizing.

(Source: http://news.yahoo.com/s/ap/20100618/ap_on_hi_te/eu_vatican_imass)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Thủ Đô Washington DC: 17,18,19 tháng 6, 2010
Bùi Hữu Thư
07:43 20/06/2010
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức Cuộc Hành Hương kính Mẹ La Vang năm thứ tư tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội Hoa Thịnh Đốn với chủ đề: “Trong Chúa Giêsu Linh Mục, Chúng Ta Về Bên Mẹ La Vang, Cùng Sống Năm Thánh 2010”



Hanh Huong Me La Vang 2010

Năm nay có sự thay đổi, thay vì tổ chức cả ba ngày tại Hoa Thịnh Đốn, cuộc hành hương được khai mạc tại Giáo xứ Mẹ Việt Nam, Maryland ngày thứ năm. Ngày thứ sáu được tổ chức tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington, Virginia, và chỉ có ngày thứ bẩy là tại Vương Cung Thánh Đường

Ngày Thứ Năm, 17/6/2010, khởi đầu là chuyến du ngoạn hang động thạch nhũ Luray Cavern, Virginia bằng xe van, với 15 khách tham dự do giáo xứ Arlington hướng dẫn. Xe khởi hành lúc 9 giờ sáng và trở về buổi chiều. Những người tham dự đã có nhận xét là nơi này thật thần tiên. Buổi chiều, tập trung sinh hoạt tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Silver Springs, Maryland với buổi họp lúc 3:00 pm của Hội Đồng Lãnh Đạo Phục Vụ Liên Đoàn.

Thánh Lễ Khai Mạc được tổ chức lúc 6 giờ chiều với chủ đề: Chúa Giêsu Linh Mục. Chủ Tế là Đức Ông Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch Miền Trung Đông, Giảng Thuyết: LM Nguyễn Đức Vượng, OP, Phó Chủ Tịch LĐ

Sau khi ăn tối có cuộc hội thảo 1 với đề tài: Giáo Hội Việt Nam Sống Năm Thánh 2010 do LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch LĐ trình bầy. Lúc 9:45pm-10:45pm có chầu Thánh Thể, giải tội và rước Nến

Ngày Thứ Sáu, 18/6/2010: Mở đầu là chương trình thăm viếng Mô Hình Đất Thánh & Hang Toại Đạo tại Dòng Phanxicô, bằng xe van do Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Silver Springs, MD hướng dẫn. Buổi chiều: lúc 3 giờ tập trung sinh hoạt tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN, Arlington, Virginia với hội thảo 2 với đề tài: Gia Đình Với Cộng Đoàn, Xứ Đạo, LM Đào Quang Chính, OP giảng thuyết. Lúc 4:30pm có hội thảo 3 với đề tài: Gia Đình Với Ơn Gọi Linh Mục, LM Đinh Minh Tiên, OP giảng thuyết. 6:00 chiều là thánh Lễ kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

Chủ Tế: LM Hoàng Phượng, Seattle giảng Thuyết: LM Đào Quang Chính, OP. Vào lúc 8:00 chiều có bữa tiệc Gây Quỹ Giúp Sinh Hoạt Liên Đoàn tại Nhà Hàng Harvest Moon, Falls Church,VA.

Ngày Thứ Bảy, 19/6/2010 buổi sáng, có chương trình tham quan Thủ Đô Washington DC và buổi chiều tập trung lúc 1:15 chiều tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyện Tội Hoa Thịnh Đốn. Sau khi dàn trống của TNTT giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Arlington mời gọi, các Hội Bà Mẹ Công Giáo đã rước kiệu Thánh Tượng Đức Mẹ La Vang lên Cung Thánh. Thánh Lễ đại trào Kính Đức Mẹ La Vang với chủ đề Sống Năm Thánh 2010 được khởi sự lúc 2:00 chiều với lời chào mừng của Đức Ông Rossi chánh xứ nhà thờ chánh tòa. Chủ tế và giảng thuyết: LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch LĐ. Ca đoàn tổng hợp của hai giáo xứ Mẹ Việt Nam và Các Thánh Tử Đạo Arlington, cùng với các anh chị em thuộc khóa Ca Trưởng cấp 3 đã hát bộ lễ De Angelis và cac bài thánh ca với sự phụ họa của 10 nhạc công. Sau lễ có các em TNTT giáo xứ Các Thánh Tử Đạo múa dâng hoa Đức Mẹ với bài “Kính Mừng Nữ Vương”. Sau đó mọi người xuống viếng Đức Mẹ La Vang tại Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang.

Tạ ơn Chúa cho thời tiết tốt, mặc dầu hơi nóng. Tuy nhiên thay vì tập trung ngoài tiền đường Vương Cung Thánh Đường, mọi người được mời vào bên trong trước khi kiệu Đức Mẹ được rước từ cuối nhà thờ lên Cung Thánh. Cha Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên Đoàn hẹn mọi người gặp lại sang năm 2011 để kỷ niệm 5 năm thánh hiến nguyện đường Mẹ La Vang.
 
Lễ khánh thành Đền thánh Antôn giáo xứ Thọ Tràng, Phan Thiết
Sr Hồng Hương
08:18 20/06/2010
PHAN THIẾT - Sáng ngày 16.6.2010, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã đến làm phép và khánh thành đền Thánh Antôn Padua của Giáo họ Antôn thuộc Giáo xứ Thọ Tràng, hạt Hàm Thuận Nam, GP Phan Thiết.

Hình ảnh lễ khánh thành

Trong sự hân hoan của cộng đoàn, Đức Cha Giuse đã cắt băng khánh thành và cử hành nghi thức làm phép nhà nguyện mới. Cộng đoàn sốt sắng tham dự thánh lễ. Bắt đầu bài giảng, Đức Cha Giuse ngỏ lời chúc mừng và chia sẻ niềm vui với Giáo họ Antôn trong ngôi nhà nguyện mới khang trang mát mẻ là thành quả từ sự cộng tác đóng góp xây dựng của các gia đình trong giáo họ. Rồi từ bài Tin Mừng thuật lại cuộc trò chuyện của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp, ngài cũng gợi mở cho cộng đoàn hai điểm cần phải có để sống đạo: Thứ nhất là nền thờ phượng đích thực buộc chúng ta phải vượt lên những yếu tố truyền thống cha ông để lại để làm sao đem đến một sự thủ đắc cá nhân. Thứ hai, để có được một lòng đạo đức gắn bó với nền thờ phượng đích thực người ta được mời gọi để vượt lên trên những địa chỉ vật thể như nhà thờ này đền thánh nọ để gặp gỡ ngay chính trong nội tâm của mình một sự thờ phượng. Và Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là Thiên Chúa duy nhất nhưng Ba Ngôi. Đức Cha lấy hình ảnh cây cầu nối liền hai bờ để nhắn nhủ sự cần thiết về tinh thần hiệp thông, yêu thương và tương trợ giữa anh chị em giáo dân Giáo họ Antôn và Giáo xứ Mẹ Thọ Tràng. Sau Thánh lễ, Đức cha đã làm phép tượng đài Thánh An tôn Padua, Thánh Quan Thầy của giáo họ.

Giáo họ Antôn trước có tên là Giáo họ Nam Ninh thuộc Giáo xứ Thọ Ninh gồm 138 gia đình với 850 giáo dân của hai xứ Đông Tràng và Kẻ Mui thuộc GP Vinh theo làn sóng di cư vào Nam năm 1955. Ban đầu, bà con định cư ở mạn Nam sông Mương Mán dưới sự coi sóc của linh mục Giuse Hoàng Phượng, chánh xứ Thọ Ninh. Dù cận kề với nhà thờ xứ nhưng bị ngăn cách bởi con sông rất nguy hiểm cho bà con giáo dân khi qua lại trong mùa lũ nên cộng đoàn quyết định chọn nơi tốt nhất để làm chỗ cho bà con đọc kinh cầu nguyện. Năm 1957, Giáo họ chính thức được thành lập và nhận Thánh Antôn Padua là Quan Thầy. Một ngôi nhà nguyện ba gian xinh xắn bằng tre lá được dựng nên. Bảy năm sau, ngày 15.5.1964, Đức Giám Mục GP Nha Trang đã làm phép nhà nguyện được giáo họ Nam Ninh xây dựng mới, đẹp và chắc chắn với diện tích 20m dài và 7m rộng.

Năm 1975, Giáo phận Phan Thiết được thành lập, Giáo họ Antôn từ nay thuộc về GP Phan Thiết. Trải qua nhiều thăng trầm với bao nhiêu biến cố, nhưng bà con vẫn giữ vững đức tin và các sinh hoạt tôn giáo dưới sự chăm sóc của các cha Quản xứ là: cha GB Trần Xuân Long, Cha GB Vũ Đình Hiên, cha Phêrô Đặng Đình Chẩn, cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm (cha Cẩm đã gắn bó với giáo họ suốt 18 năm khi còn là thầy giúp xứ), cha FX Lê Quang Diễn, cha Giuse Nguyễn Đức Khẩn và hiện nay là cha Augustinô Nguyễn Đức Lợi. Công trình cây cầu mới chắc chắn nối liền hai bờ của Giáo họ và Giáo xứ do cha Cẩm khởi xướng và được cha Diễn khánh thành năm 2000 tạo điều kiện qua lại thuận tiện cho bà con hai bên bờ sông (thay cho cây cầu tràn, trụ bê tông cũ xây năm 1958).

Giáo họ đã đóng góp cho Hội Thánh hai linh mục ưu tú là cha Phêrô Nguyễn Huy Hồng (hiện quản xứ Mẹ Vô Nhiễm) và cha Anrê Lương Vĩnh Phú (du học Mỹ), ba thầy chủng sinh và nhiều ơn gọi tu sĩ nam nữ.
 
Giáo xứ Phú Lộc dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Chúa cho công trình trùng tu Nhà Thờ
Nguyêễn Quang Ngọc
08:29 20/06/2010
SAIGÒN - Nhờ lòng Chúa xót thương, lời cầu bàu của Mẹ Maria và sự bảo trợ của Thánh Cả Giuse. Với sự hy sinh tiết kiệm đóng góp của toàn thể Giáo xứ trong những năm qua, cùng tấm lòng quảng đại dâng hiến của Quý ân nhân xa gần. Sáng nay, vào lúc 09h00 thứ bảy ngày 19 tháng 06 năm 2010 tại Giáo xứ Phú Lộc Hạt Phú Nhuận (số 109-111-113 Duy Tân, Phường 15, Quận Phú Nhuận) có diễn ra Thánh Lễ Tạ Ơn công trình trùng tu Nhà Thờ. Trong Thánh Lễ có sự hiện diện Cha Micae Nguyễn Văn Lộc Hạt Trưởng Phú Nhuận chủ tế Thánh Lễ, Cha Vinh Sơn Nguyễn Đức Dũng Chánh xứ Giáo xứ Phú Lộc, Cha Giuse Trần Hoàng Quân, Cha Giuse Hoàng Kim Toan và Quý Cha trong Hạt Phú Nhuận, ngoài ra còn có sự tham dự Quý Tu sĩ nam nữ, Quý khách, Quý ân nhân và đông đảo bà con Giáo dân trong xứ.

Hình ảnh thánh lễ tạ ơn

Trong bài giảng Lễ, Cha Micae đã chia sẽ nhìn vào lịch sử Giáo xứ với 6 đời Cha sở, từ căn nhà có 1 số, các Cha mua thêm nên Nhà Thờ có tới 3 số nhà. Từ căn nhà ọp ẹp, Giáo dân ít, nay có ngôi Thánh Đường khang trang, đẹp. Tạ Ơn Chúa vì có những Cha sở nhiệt tình, năng nổ, sáng tạo và lo cho đàn chiên. Giáo dân trong xóm lao động nhưng rộng rãi, nhiệt tình làm công trình, quảng đại đóng góp trực tiếp. Phải cảm tạ Chúa vì mọi việc suôn sẻ, không gặp trở ngại, công trình tiến triển tốt đẹp. Nhà Thờ xây dựng để ơn Chúa xuống cho Cộng đoàn bằng Thánh Lễ hằng ngày. Nhà Thờ gắn liền với cuộc đời của mỗi tín hữu. Giáo dân tiếp tục hỗ trợ cho Cha xứ, để Cha vui trong phận sự của mình. Xin cảm tạ Chúa về những hồng ân Chúa ban cho Cộng đoàn.

Sau lời nguyện Hiệp Lễ, Ông Hội Đồng Mục vụ thay mặt bà con Giáo dân Phú Lộc, chân thành cảm ơn tấm thịnh tình của Cha quản Hạt, Quý Cha, Quý tu sĩ nam nữ và Quý ông bà, anh chị em cùng thân hữu, ân nhân xa gần, đã thương hiện diện trong ngày vui hôm nay của Nhà Thờ Phú Lộc. Nguyện xin trái tim Chúa Kitô là nguồn mạch suối tình yêu, bổn mạng của Nhà Thờ Phú Lộc, và Đức Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp tuôn đổ muôn hồng ân xuống trên Quý Cha và Quý vị, ban cho sức khỏe dồi dào cùng tinh thần nhiệt thành, thăng tiến trong mọi lĩnh vực.

Cuối Thánh Lễ, Quý Cha, Quý Tu sĩ, Quý vị ân nhân và Quý khách cùng chung vui bữa tiệc mừng với gia đình Giáo xứ.

SƠ LƯỢC GIÁO XỨ PHÚ LỘC 37 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Các linh mục đã phục vụ Giáo xứ Phú Lộc

Trước năm 1973, Phú Lộc là một nhà nguyện, nhà dạy Giáo lý thuộc Giáo xứ Phú Nhuận, kính Thánh Phaolô Lê Văn Lộc tử Đạo. Ba tân linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên, Giuse Lại Văn Đoàn và Antôn Nguyễn Đình Thục nhận sứ vụ ngày 28.04.1973, được Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình gửi về Thí điểm Truyền giáo Phú Lộc. Đến ngày 22.11.1974, Linh mục Đaminh Ngô Quang Tuyên nhận công tác mới tại Nhà Thờ Phú Xuân (hạt Xóm Chiếu), linh mục Giuse Lại Văn Đoàn đi Phước Khánh (Giáo phận Xuân Lộc). Sau năm 1975, Phú Lộc được gọi là Giáo xứ. Linh mục Antôn Nguyễn Đình Thục tiếp tục đảm nhận vai trò Linh mục Chính xứ, đặt nền móng cho một xứ đạo non trẻ, cho đến ngày 19.02.1989 nhận Bài sai về Giáo xứ Tân Việt (hạt Tân Sơn Nhì) và hiện nay đang là chính xứ Vinhsơn 6 (hạt Chí Hòa).

Linh mục Barnaba Trần Cương Quyết tiếp nối công việc tại Phú Lộc. Tuy âm thầm, khiêm tốn nhưng đã giúp dân Chúa mở rộng diện tích, xây dựng được một ngôi Thánh Đường kiên cố, đứng vững cùng nắng mưa, là kết cấu khung cho việc sửa chữa, những lần nâng cấp sau này. Ngày 01.09.1999, Linh mục Barnaba Trần Cương Quyết nhận Bài sai về Giáo xứ Thăng Long (hạt Phú Thọ) trong sự quyến luyến của Giáo dân.

Giáo xứ Phú Lộc trở thành nơi các Linh mục trẻ Phụ tá lên đảm đương vai trò linh mục Chính xứ. Để rồi với những kinh nghiệm mục vụ từ Phú Lộc, trong thời gian ngắn, được Bề trên sai đến những xứ Đạo to lớn hơn, làm được nhiều việc mở mang nước Chúa hơn.
Linh mục Phêrô Phạm Văn Long đem lại luồng sinh khí về nhân lực khi lập các Giáo khu, lập thừa tác viên, có nội quy ca đoàn, củng cố ban lễ sinh, bồi dưỡng gia trưởng… Đặc biệt là ngày 17.01.2002, lập Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, đoàn thể sinh hoạt duy nhất của Giáo xứ. Sau 4 năm 25 ngày sống và làm việc chung cùng các tín hữu Phú Lộc, Bề trên lại sai linh mục Phêrô Phạm Văn Long về phụ trách Giáo xứ Thuận Phát (hạt Xóm Chiếu) ngày 25.09.2003.

Phú Lộc đón Linh mục Vinhsơn Trần Quốc Sử về làm Chính xứ. Ngoài việc tiếp tục đưa Giáo xứ ngày một thăng tiến, Linh mục đã nâng nền Cung Thánh, lợp mái chống dột, đặt làm bàn thờ bằng đá để được Thánh hiến. Sau 4 năm 6 tháng 29 ngày đồng cam cộng khổ, cùng đồng hành với đàn chiên Phú Lộc, ngày 25.04.2008, Linh mục Vinhsơn Trần Quốc Sử vâng lời Đấng Bản quyền lên đường đi gầy dựng Giáo xứ Hy Vọng (hạt Tân Sơn Nhì).

Ngày 02.04.2008, Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn bổ nhiệm Linh mục Antôn Nguyễn Văn Toàn làm Linh mục Chính xứ Giáo xứ Phú Lộc. Dấu ấn của Linh mục đối với Giáo xứ không chỉ là bề nổi bên ngoài như sửa sang Nhà Thờ, lắp hệ thống âm thanh mới, chiếu phim về cuộc đời Chúa Giêsu dịp lễ Giáng Sinh, mà còn thường kêu gọi Giáo dân đến với Lòng Thương Xót Chúa … Mới ở Phú Lộc được 15 tháng 7 ngày, Bề trên lại sai Linh mục Antôn Nguyễn Văn Toàn đến Giáo xứ Đức Tin (hạt Gò Vấp).

Linh mục Vinhsơn Nguyễn Đức Dũng về Giáo xứ Phú Lộc chưa đầy 3 tháng. Khi nhà nước chủ trương mở rộng con đường Duy Tân trước mặt Nhà Thờ, đã tiến hành xây dựng lại nhà xứ và mở rộng Nhà Thờ, giúp bà con Giáo dân có đủ chỗ ngồi dự lễ. Ngày 23.11.2009 bắt đầu khởi công, kéo dài cho đến ngày 12.06.2010 mới hoàn tất. Công trình chỉ tạm nghỉ vào dịp đại Lễ Chúa Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán và Lễ Chúa Phục Sinh. Đây cũng là thời gian để Linh mục Chính xứ trẻ đi xin tiền của các ân nhân, vì khả năng đóng góp trong Giáo xứ chỉ có một phần nhỏ.

Lúc 9 giờ sáng thứ bảy ngày 19.06.2010, Giáo xứ Phú Lộc tổ chức lễ tạ ơn hoàn thành việc trùng tu nhà thờ. Đến dự có các Linh mục trong hạt Phú Nhuận, các ân nhân và khách mời cùng đông đảo bà con giáo dân trong xứ.

Giáo xứ Phú Lộc hiện nay

Nhà thờ Phú Lộc tọa lạc tại số 109 - 111 - 113 đường Duy Tân phường 15 quận Phú Nhuận (thuộc Giáo hạt Phú Nhuận, Giáo phận TP.HCM). Bổn mạng giáo xứ là Thánh Tâm Chúa Giêsu, mừng kính vào thứ Sáu sau ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Chính xứ hiện nay là Linh mục Vinhsơn Nguyễn Đức Dũng, về nhận xứ ngày 29.08.2009.

Giáo xứ Phú Lộc bao gồm 5 Giáo khu:
- Giáo khu 1: Có 41 gia đình, 149 tín hữu. Bổn mạng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (kính ngày 24.11).
- Giáo khu 2: Có 33 gia đình, 149 tín hữu. Bổn mạng lễ Đức Mẹ Mân Côi (kính ngày 07.10).
- Giáo khu 3: Có 41 gia đình, 143 tín hữu. Bổn mạng lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ (kính ngày Chúa nhật XXXIV thường niên).
- Giáo khu 4: Có 32 gia đình, 123 tín hữu. Bổn mạng lễ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô (kính ngày 29.06).
- Giáo khu 5: Có 33 gia đình, 114 tín hữu. Bổn mạng lễ Chúa Thăng Thiên (kính ngày Chúa nhật VII Phục sinh).

Vai trò của người giáo dân Phú Lộc:
Trước đây, khi có linh mục chăm sóc Giáo xứ, người giáo dân trao quyền lãnh đạo toàn diện cho các mục tử. Để có cánh tay nối dài trong việc phục vụ cộng đoàn dân Chúa, các bô lão trong xứ đã cử Ban Cố vấn 3 cụ và Ban Quản nhiệm 5 người cộng tác với linh mục chính xứ Phêrô Phạm Văn Long. Trong buổi họp toàn Giáo xứ ngày 7.10.1999, đã ra mắt để lên kế hoạch tu sửa nhà thờ.

Năm 2002, Tòa Giám mục Giáo phận TP.HCM ban hành quy chế Hội đồng Mục vụ Giáo xứ. Ngày 05.12.2002, Phú Lộc chính thức thành lập Hội đồng Mục vụ khóa I, nhiệm kỳ 2002 - 2006 với 25 thành viên. Ngày 24.12.2006, Linh mục Vinhsơn Trần Quốc Sử cho Hội đồng Mục vụ khóa II nhiệm kỳ 2006 - 2008 tuyên thệ và nhận ủy nhiệm thư có chữ ký của Đức Hồng y Tổng Giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.

Hiện nay, Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Phú Lộc khóa III nhiệm kỳ 2008 - 2011 được bầu chọn vào ngày 07.09.2008, thời linh mục Antôn Nguyễn Văn Toàn làm chính xứ, gồm 23 thành viên sau:
1. Ông Giuse Nguyễn Đình Chiến - Chủ tịch
2. Bà Anna Trần Thị Ninh - Phó Chủ tịch Ngoại vụ
3. Bà Têrêsa Phạm Thị Mỹ Vân - Phó Chủ tịch Nội vụ
4. Ông Gioan B. Trần Văn Thành - Phó Chủ tịch Nội vụ kiêm Phó Giáo khu 1
5. Bà Maria Nguyễn Thị Hồng Nụ - Thủ quỹ kiêm Phó Giáo khu 5
6. Ông Vinhsơn Vũ Đỗ Hoàng Tuấn - Thư ký
7. Ông Giuse Trần Văn Phượng - Trưởng Giáo khu 1
8. Bà Maria Nguyễn Thị Kim Hoàn - Trưởng Giáo khu 2
9. Ông Giuse Trần Đăng Hưng - Phó Giáo khu 2
10. Ông Giuse Nguyễn Tiến Đức - Phó Giáo khu 2
11. Bà Hêlêna Huỳnh Thị Huệ - Trưởng Giáo khu 3
12. Ông Giuse Võ Văn Thanh - Phó Giáo khu 3
13. Bà Anê Nguyễn Thị Thu Thu - Phó Giáo khu 3
14. Bà Maria Nguyễn Thị Anh Hoàng - Trưởng Giáo khu 4
15. Ông Giuse Trần Đức Thành - Phó Giáo khu 4
16. Bà Maria Phạm Thị Lễ Nghi - Trưởng Giáo khu 5
17. Ông Tôma Phạm Văn Đoàn - Cố vấn
18. Bà Lucia Lý Thị Trang - Ủy viên, đại diện Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
19. Bà Maria Phạm Thị Kim Tuyến - Ủy viên, đại diện Ca đoàn Thánh Gia
20. Bà Anê Nguyễn Thị Tuyết Linh - Ủy viên, đại diện Ca đoàn Cécilia
21. Ông Giuse Lê Văn Thỏa - Trưởng Ban Trật tự
22. Ông Gioan Nguyễn Văn Bình - Phó Ban Trật tự
23. Ông Martinô Trần Văn Chiến - Ban Trật tự
Suốt tháng 08 năm 2009, trong khoảng thời gian thay đổi nhân sự, chưa có linh mục chinh xứ về, Hội đồng Mục vụ đã đi mời các cha khách đến dâng Thánh Lễ mỗi ngày tại nhà thờ Phú Lộc. Giáo dân cũng thay phiên nhau trực ở nhà xứ ban đêm để trông nom nhà Chúa. Trong những tháng ngày xây dựng nhà xứ và mở rộng nhà thờ, các Giáo khu cử người phụ giúp công trình và ngủ đêm bảo vệ vật liệu.

Hiện nay, khi có công việc cần, Linh mục Chinh xứ chưa kêu gọi, người Giáo dân Phú Lộc đã sốt sắng hưởng ứng việc chung.
 
Tin vui: Xóm Đạo Hoàng Mai (Bắc Giang) sắp có Nhà thờ
Trần Tử Hà
09:17 20/06/2010
BẮC GIANG - Giáo dân thôn Hoàng Mai (xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) thuộc xứ đạo Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh đã 60 năm không có nhà Thờ. Ngôi nhà thờ trong ảnh là phần còn lại đã được xây dựng cách đây khoảng 60 năm (trong cuộc chiến 9 năm). Năm nay bà con giáo dân mới "được phép" xây lại gác chuông cùng với việc hoàn thiện tiếp nhà thờ này trên chính mảnh đất lâu đời của bà con giáo dân.

Tuy chậm, nhưng cũng vui bởi nhiều chục năm qua, với nhiều công sức của bao người đi đòi lại đất Nhà thờ, nhà cầm quyền mới chịu trao lại quyền sở hữu cho Giáo hội.

Nếu như không có cuộc Cải cách “long trời lở đất” làm chết hơn 3 vạn nông dân (gọi là địa chủ) trên Miền Bắc và cuộc chiến “nồi da sáo thịt" thì Nhà thờ đâu đến nỗi điêu tàn làm vậy! Thế rồi cuộc xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao cùng với cách quy hoạch nông thôn mới… thì đâu bà con giáo dân phải mỏi mòn trông đợi các quan cách mạng quyết đáp trả lại đất Nhà thờ lâu đến vậy!

Gần 10 năm nay, biết không thể nuốt trôi được số tài sản này của bà con giáo dân Hoàng Mai, họ đã lý do rằng đất đã dùng làm kho hợp tác (tuy đã bỏ hoang phế gần 20 năm) và làm trạm biến thế điện mất rồi, từ từ rồi tính… Hết nhiệm kỳ của khóa này bàn giao cho khóa khác, hết ông quan cách mạng này hứa lại đến ông quan cách mạng sau hứa… Nhà thờ vẫn thi gan cùng năm tháng, cái kho trống không, xiêu vẹo của hợp tác vẫn cứ tọa lạc bên nhà thờ xây dở dang có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào….

Hôm nay trở lại Hoàng Mai, chúng tôi thấy bà con đã xây lại gần xong gác chuông, làm xong ngôi nhà chung…Chắc rằng nhà thờ chính cũng sẽ khẩn trương hoàn thành trong nay mai.

Là một xứ đạo nhỏ, nghèo, bà con giáo dân chắc phải “thắt lưng buộc bụng" nhiều thì mới có thể làm xong nhà thờ, để chấm dứt 60 năm trường không có nhà thờ mà đi Lễ.

Nhìn công trường xây dựng lại nhà thờ Hoàng Mai còn đang bừa bộn tôi nghĩ "quả là thời thế có đổi thay”. Mong sao chính quyền địa phương cũng biết cư sử hợp đạo lý, hợp lòng người về chuyện giải quyết đát đai cho (sân trước) nhà thờ Thành phố Bắc Giang cũng như việc 2 hộ dân lấn chiếm đất của nhà thờ xứ An Tràng (Thôn Minh Đạo, xã Tân An, Yên Dũng).
 
Thánh lễ truyền chức cho 21 Tân Linh Mục tại giáo phận Vinh
Ban Truyền Thông TGP Vinh
11:55 20/06/2010
VINH - Ngày 19.06.2010, ngày đặc biệt giữa lòng Năm Thánh GHCG tại Việt Nam và cũng là thời điểm vừa khép lại Năm Linh Mục, tại quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã chủ tế Thánh Lễ phong chức Linh Mục cho các Thầy Phó Tế:

Hình ảnh thánh lễ truyền chức Linh Mục

1. Phêrô Mai Xuân Ái
2. Phêrô Trần Phúc Cai
3. Antôn Võ Thành Công
4. Micae Trần Định
5. Phêrô Nguyễn Ngọc Giao
6. Antôn Lâm Văn Hân
7. Phêrô Nguyễn Huy Hiền
8. Antôn Hoàng Trung Hoa
9. Phêrô Nguyễn Văn Hùng
10. Phêrô Nguyễn Huy Lưu
11. Phanxicô Xaviê Đinh Văn Minh
12. Gioan Nguyễn Văn Niên
13. Giuse Nguyễn Văn Ngữ
14. Antôn Hoàng Sĩ Phúc
15. Phaolô Nguyễn Minh Sáng
16. Phaolô Đậu Tiến Sỹ
17. Phêrô Trần Văn Thanh
18. Phaolô Nguyễn Chí Thiện
19. Gioan B. Nguyễn Đình Thục
20. Antôn Nguyễn Quang Trung
21. Giuse Nguyễn Xuân Vinh

Đồng tế trong Thánh Lễ có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục tân cử Giáo phận Vinh, Cha bề trên và quý Cha Đại Chủng viện Vinh Thanh, và gần 200 Linh mục trong và ngoài giáo phận. Đông đảo chủng sinh, tu sĩ nam nữ, thân nhân, ân nhân và cộng đoàn Dân Chúa chung lời cầu nguyện.

Ngay từ chiều hôm trước, dòng người đã lũ lượt đổ về, từ khắp nơi, bằng nhiều phương tiện. Mặc dù đang trong chuỗi ngày cao điểm nắng nóng, nhưng tất cả đều mang niềm vui, hân hoan đến với Thánh Lễ Truyền Chức. Nét vui mừng ấy hiện rõ trên gương mặt của các tiến chức và đặc biệt là nơi quý Ông Bà Cố, gia đình, thân nhân, ân nhân của 21 tiến chức.

Quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài dường như không còn chỗ trống với sự hiện diện của 15.000 người. Lễ đài nổi bật hàng chữ: "Chính anh em là ánh sáng cho trần gian" (Mt 5, 13-14). Đây chính là câu khẩu hiệu và cũng là ý lực chính của Thánh Lễ hôm nay.

Và rồi giây phút Thánh Lễ đã điểm. Trong tiếng trống rộn ràng, hùng tráng của Đoàn nhạc dân tộc của giáo xứ Chính toà hoà với tiếng kèn Tây của Đoàn nhạc hơi, giữa khoảng 15.000 người, đoàn rước nhập lễ từ phòng khách Toà Giám mục tiến ra lễ đài trong khu vực quảng trường nằm giữa Toà giám mục và giáo xứ Chính toà. Khi đoàn rước đến bậc tam cấp của lễ đài, dù bầu khí đang rất nghiêm trang và ca đoàn đang cất vang bài ca nhập lễ hết sức sốt sắng, thế nhưng những tràng vỗ tay giòn giã bỗng vang lên chào đón 21 Phó tế, gần 200 linh mục cùng Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, vị chủ tế Thánh Lễ Truyền Chức.

Nghi thức phong chức Linh mục diễn ra trong không khí thiêng liêng, trang trọng.

Linh mục FX. Võ Thanh Tâm, nguyên Tổng Đại diện giáo phận, đã gọi tên 26 Phó tế và giới thiệu lên Đức cha Phaolô Maria để xin ngài truyền chức linh mục cho các thầy.

Sau khi cha Phanxicô Xaviê khẳng định, qua việc tham khảo ý kiến giáo dân và sự biểu quyết của các vị hữu trách, chứng nhận các Phó tế này xứng đáng lãnh nhận chức linh mục, Đức cha đã thẩm vấn về tự do và lòng quyết tâm của các Phó tế.

Biết được các Phó tế muốn chu toàn thừa tác vụ Lời Chúa, trung tín trong việc phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa, liên kết Đức Kitô Thượng Tế để dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa và nhân loại, cũng như kính trọng và vâng phục giám mục giáo phận, Đức cha công bố quyết định phong chức cho các thầy.

Cả việc chọn lựa của các Phó tế lẫn quyết định của Đức cha đều hết sức quan trọng. Vì vậy, để những quyết định đó nằm trong chương trình của Thiên Chúa và được sự nâng đỡ của Giáo Hội đã vinh thắng, toàn thể cộng đoàn tha thiết nguyện xin các thánh cầu bầu.

Bên cạnh lời bầu cử của chư thánh, các Phó tế còn được Đức giám mục và linh mục đoàn đặt tay cầu xin ơn Chúa phù trợ trong chức vụ mới.

Phần lời nguyện phong chức đã thực sự cho các Phó tế thấm sâu vai trò của một linh mục. Linh mục là như các tư tế thời cựu ước hỗ trợ cho các vị lãnh đạo để hướng dẫn dân chúng đi đúng đường lối Chúa, là như những người được các Tông đồ tuyển chọn để rao giảng Tin Mừng và tiếp tục công cuộc cứu độ của Chúa Giêsu khắp cả trần gian, để liên kết chặt chẽ với các giám mục trung tín phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Linh mục làm các cộng việc vừa nói không gì khác hơn là để thánh hoá dân Kitô giáo nói riêng và nhân loại nói chung. Đôi bàn tay, phần cơ thể sẽ biểu lộ cụ thể nhất cho những hành động thánh hoá nhân loại. Vì vậy các Tân chức tiến đến trước Đức giám mục để ngài xức dầu thánh lên hai bàn tay.

Công việc thánh hoá nhân loại của các linh mục trước hết phải nhờ vào hiến tế của Chúa Kitô. Do đó, Đức giám mục đã trao chén thánh cho các Tân chức, để từ nay, ngày ngày các ngài sẽ tái diễn hiến tế trên núi Sọ, ngõ hầu nhờ công việc đó, cũng như nhờ sự kết hợp của mỗi Tân linh mục với Chúa Kitô chịu khổ nạn mà công việc thánh hoá thế gian được thực hiện hữu hiệu hơn.

Với 26 tân linh mục vừa thụ phong, đây là lần thứ hai trong lịch sử giáo phận có số linh mục đông nhất: 189 vị (lần đầu tiên đông nhất vào năm 1945: 192 vị).

Làm linh mục là để truyền giảng đạo lý của Chúa Kitô. Một trong những điểm đầu tiên mà giáo huấn của Chúa nhắm đến đó là dạy cho mỗi người sống đúng với nhân cách của một con người. Nhân cách hay thái độ làm người căn bản nhất đó là biết ơn. Do đó, các Tân chức không thể không sống thái độ này trước hết. Vì vậy, trong bài cảm ơn cuối lễ, đại diện cho các Tân linh mục bày tỏ lòng tri ân đến mọi người đã giúp cho các ngài đạt được thành quả ngày hôm nay.

"Chính anh em là ánh sáng cho trần gian" (Mt 5, 13-14). Nguyện xin ngọn lửa lý tưởng dấn thân được trao vào tay các linh mục ngày thụ phong sẽ cháy mãi, sẽ sáng mãi, dù thân xác có hao mòn, nhưng tồn tại một ánh sáng, ánh sáng đời linh mục, ánh sáng linh mục. "Thà chịu mài mòn chứ không chịu rỉ sét".
 
CĐCGVN Paris hướng về tương lai xây dựng Giáo Hội
Trần Văn Cảnh
15:00 20/06/2010
Giáo Xứ Paris học hỏi và cử hành Năm Thánh 2010

Bài 7:
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Paris
hướng về tương lai xây dựng Giáo Hội
như lòng Chúa mong muốn, 2007-2010


Paris. Chúa nhật 20/06/2010. Thánh lễ 10 giờ đã được 8 linh mục Giáo Phận Đà Nẵng trên đường dự lễ bế mạc Năm Linh Mục từ Rôma về, ghé thăm giáo xứ và đồng tế. Thánh lễ 11g30, đã được 2 linh mục Giáo Phận Thanh Hóa đồng tế. Trước thánh lễ 11g30, GXVN Paris đã dành 10 phút để học hỏi về Năm Thánh 2010 (1). GS Trần Văn Cảnh giới thiệu với Cộng Đoàn về « Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp hướng về tương lai xây dựng Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn » (2). Bài giới thiệu được chia làm hai phần: phần trình bày và phần hỏi thưa.

A. PHẦN TRÌNH BÀY

Từ khi người Công Giáo Việt Nam đến Pháp lần đầu tiên đến nay, 4 cơ cấu tổ chức đã được dành cho họ.
• Từ 1784 đến 1947: chưa có cơ cấu, hay cơ cấu chưa được công nhận.
• Từ 1947 đến 1952: cơ cấu được chính thức công nhận đầu tiên cho tất cả mọi người Công Giáo Việt Nam tại Pháp là Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, mà trụ sở đặt tại Paris với Ban Trị Sự Trung Ương được các đại biểu bầu với nhiệm kỳ 2 năm và vị linh mục tuyên Úy do Giáo Sĩ Đoàn đề cử.
• Từ 1952 đến 1977, cơ cấu chính thức cho mọi người Công Giáo Việt Nam tại Pháp được tên mới là Tổ chức Truyền Giáo Việt Nam tại Pháp, mà Giám Đốc là một linh mục việt nam, được các Giám Mục Việt Nam đề nghị và được Tổng GM Paris bổ nhiệm để làm việc tại trung ương Paris. Các linh mục việt nam khác, cùng làm việc với Giám Đốc, đều được gọi là thừa sai.
• Từ 1977 đến 2010, HĐGM Pháp đặt cho người công giáo việt nam một quy chế mới. Đó là quy chế Tuyên Úy Đoàn các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, mà người đứng đầu trách nhiệm là Đại Diện của Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh các tuyên úy Việt Nam tại Pháp (cũng gọi là Tổng Tuyên Úy). Cha Samuel Trương Đình Hoè là linh mục đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ này. Cũng năm 1997 này, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Paris được nâng lên hàng giáo xứ trong Tổng Giáo Phận Paris, mà cha sở là người trách nhiệm, nhưng biệt lập với Đại Diện của Ủy Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ bên cạnh Các Tuyên Úy Việt Nam tại Pháp.

Năm 2006, để kỷ niệm 30 năm thành lập, Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã họp Đại hội Quốc gia tại Lộ Đức và đã đưa ra một hướng tiến tương lai.
Tựa vào những kinh nghiệm sống, có thành công và thất bại, có khó khăn và may mắn, tương lai của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp là do họ chọn lựa lấy. Chọn theo hướng nào và dựa vào những yếu tố nào ? Ba cái nhìn từ ba quan điểm hoàn toàn khác nhau đã dược giới thiệu với Các Cộng Đoàn, trong tập « Kỷ Yếu 30 năm hành trình Đức Tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Vệt Nam tại Pháp, 1996-2006 ».
Cái nhìn dân sự của một công dân Pháp gốc Việt Nam, Ông Bùi Xuân Quang, thì bảo rằng: « Người Pháp chỉ hoàn toàn trọng nể một người Việt nếu người này yêu nước, yêu văn hóa của mình, mở rộng trí tuệ và tâm hồn đón nhận văn hóa Tây phương và biết yêu người đồng hương của mình”(3).
Cái nhìn của một vị trách nhiệm các tuyên úy của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, cha Hà Quang Minh, thì ghi nhận rằng: « Một cách cụ thể, người Công giáo Việt Nam vừa tham dự vào nếp sống tôn giáo địa phương, vừa hợp tác vào những sinh hoạt của cộng đoàn Việt Nam. Đó là chiều hướng mục vụ hiện nay và trong tương lai”(4).
Còn cái nhìn của một vị trách nhiệm Giáo Hội Công Giáo Pháp, cha J.C. Lucquin, tổng thơ ký Uỷ Ban Giám Mục Ngoại Kiều Vụ thì xác tín rằng: « Trung thành với truyền thống của mình và đồng thời cởi mở với những giá trị mới. Đó là hai tiêu chuẩn có thể đặt ra cho việc huấn luyện người trẻ VN”(5).
Cả ba cái nhìn đều đi đến một gợi ý duy nhất cho hướng tiến tương lai: « Trung thành vói truyền thống của mình và mở ra với những giá trị mới ».

Từ hướng tương lai « Là mình, mà mở ra với những giá trị mới », một số công việc đã được thực hiện.
Năm 2008, Ban Mục Vụ Giới Trưởng Thành đã học hỏi về « “Nhưng thách đố hôm nay và những giải đáp ». Ba thách đố lớn đã dược đặt ra: thách đố gia đình, thách đố cộng doàn, thách đố giáo hội. Giải đáp căn bản nằm trong bí quyết « Đối thoại Cha mẹ-Con cái, Lớp tre già-Lớp măng mọc ».
Năm 2009, hai đề tài đã được hai Ban Mục vụ học hỏi: « Cái đẹp, nét đẹp của cuộc đời, nét đẹp của ơn gọi » cho Giới trẻ và « Đức Ái trong gia đình, cộng đoàn và xã hội » cho Giới trưởng thành
Năm 2010, toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, họp Đại Hội trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris, để học hỏi, cử hành và Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam.

Năm 2007, để kỷ niệm 60 năm thành lập, 1977-2007, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã cử hành NĂM HỒNG ÂN và đưa ra một hướng đi cho tương lai. Trong buổi Tọa Đàm ngày 30/09/2007, một trong những vị tham dự đã đưa ra một nhận định và một đề nghị.

Nhận định về quá khứ và hiện tại ở giáo xứ, ông cho rằng 60 năm hiện hữu của giáo xứ có thể được chia làm hai thời kỳ chính: 33 năm đầu (1947-1980) xây nền; và 27 năm sau (1980-2007) phát triển.
Riêng thời phát triển 1980-2007, năm chương trình phát triền đă được thực hiện:
1980-1983: xây dựng cơ cấu tổ chức: Thành lập Ban Thần Học Giáo Dân để vận động và thành lập các ban đại diện cho các địa điểm và đơn vị mục vụ; Thành lập Hội Ðồng Mục Vụ.
1984-1989: phát triển văn hoá giáo dục: Phát hành Báo Giáo Xứ, bộ mới; Lập Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể; Tu bổ cơ sở, lập sổ vàng xây dựng cơ sở; Khởi xướng bữa tiệc xuân giáo xứ; Phát huy lễ hội văn hoá; Đào tạo nhân sự giáo sĩ, đề nghị phong chức phó tế vĩnh viễn cho một số người; Lập « Hội yểm trợ ơn gọi tận hiến ».
1990-1996: Phát triển Ðời sống thiêng liêng: Khai trương Thư Viện Giáo xứ; Khai trương phong trào CURSILLO; Thành lập Ban Mục Vụ Gia Ðình
1997-2001: Phát triển đời sống văn hoá, cơ sở vật chất và liên đới xã hội: Tu thư tập thể, viết sách chung. Nhận cơ sở mới; Thành lập Liên đới nghề nghiệp trong 5 ngành có nhiều người việt nam: Chuyên Gia, Thân Hữu Taxi, Doanh Thương, Dịch Vụ, Xây Dựng.
2002-2007: Phát triển và tự lập tài chánh: Lập mạng lưới www.giaoxuvnparis.org; Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’, Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh; thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony

Nói về tương lai ông xin đề nghị 3 ước vọng:
Lưu tâm hơn đến mục vụ xã hội, đặc biệt đến người già để tổ chức cho họ họp mặt, thảo luận, giải trí.
Lưu tâm nữa đến nguồn lực tài chánh hầu đưa ra một kế hoạch tăng tiến vì Giáo Xứ đã tự lập mà các khoản chi thì nhiều.
Lưu tâm hơn nữa đến các sinh hoạt văn hoá vì cùng với đức tin, nó là nguồn lực của cộng đoàn.

Theo lời ước vọng này, một chương trình hành động đã được thực hiện, định hướng cho một tương lai có nhiều thách đố.
Về « Mục Vụ Xã Hội, đặc biệt hướng đến người cao niên », ba sinh hoạt đã được thực hiện, hướng đến các bậc cao niên. Nhóm sinh hoạt thứ nhất dành cho các bậc cao niên đã được thực hiện vào năm 1999. Đó là lễ thượng thọ, thường tổ chức chung với ngày Khánh nhật hôn nhân hằng năm, vào lễ Thánh Gia, do Nhóm Mục Vụ Gia Đình thực hiện.
Nhóm hoạt động thứ hai không chỉ dành cho các bậc cao niên, nhưng chung cho nhiều người khác nữa. Đó là việc cầu nguyên cho những người quá cố và chia sẻ thân tình với tang quyến. Công việc này đã được Ban Thường Vụ tân cử của Hội Đồng Mục Vụ xướng xuất và khai sinh ngày 02/11/2008, với tên gọi là Hội Tobia, dưới sự chủ tọa của Đức Cha Nguyễn Chí Linh và sự chứng dám của toàn cộng đoàn.
Nhóm sinh hoạt thứ ba do một số anh chị em thiện nguyện Nhóm Chuyên gia lập ra từ năm 2009, và chính thức khai mạc với Tết Cao Niên ngày 15/02/2009. Nhóm sinh hoạt này bao gồm nhiều việc khác nhau: tổ chức tết, du ngoạn chung, hội họp trao đổi về một đề tài liên hệ đến cao niên, Hội họp văn hóa để giải trí, nghe nhạc, tham dự chung với cộng đoàn trong một vài dịp thân hữu, như ngày thân hữu, ngày liên đới nghề nghiệp,…

Về những sinh hoạt Văn Hóa Đức Tin, bản chất vốn là những sinh hoạt xã hội bác ái, nhưng được mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng: Những quầy hhướng nghiệp, trang hướng nghiệp, giới thiệu các nghề có tương lai do các Nhóm Liên Đới Nghề Nghiệp thực hiện từ 2006. Những buổi thuyết trình học hỏi về việc hôn nhân gia đình và giáo dục con cái do Nhóm Gia Đình Trẻ thực hiện, đặc biệt những đề tài mới đây, đã gây một tiếng vang tốt đẹp: giáo dục con cái ở bậc tiểu và trung học năm 2007, hôn nhận dị chủng năm 2008, quản lý việc con cái xử dụng Internet năm 2009. Và những buổi thuyết trình mới đây liên hệ đến bảo vệ sức khoẻ, tránh các bệnh truyền nhiễm, do các bác sỹ thực hiện đã được nhiều hồi âm rất tích cực: Y khoa phòng ngừa; Các bệnh cúm, cúm heo, năm 2009. Ngoài ra sinh hoạt Văn hóa và văn nghệ của Nhóm Thư Viện, với việc quản lý 10 000 đầu sách, để phục vụ đồng bào lương giáo Paris; sinh hoạt tu thư của Nhóm Báo chí và Tu thư, với 10 số báo hàng năm và trên 20 đầu sách xuất bản cũng là những hoạt động văn hóa âm thầm mà Giáo Xứ hằng kiên trì đảm nhiệm.


Qua những hoạt động vừa trình bày trên đây, ở các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, cũng như ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, phải chăng một chiều hướng tương lai xây dựng Giáo Hội như lòng Chúa mong muốn đang dược từ từ vẽ ra: Giaì đáp những thách đố của xã hội hôm nay; tìm về Chúa là Chân, Thiện, Mỹ; Dùng những phương tiện văn hóa xã hội để làm vững và chia sẻ đức tin, hầu xây dưng một giáo hội hiệp thông, tham gia và vì loài người.

B. PHẦN HỎI-ĐÁP

Sau phần trình bày của GS Trần Văn Cảnh, Ông Nguyễn Văn Thơm, Ủy Viên Xây Dựng, HĐMV đã đặt ra với GS Cảnh năm câu hỏi.

1- H. Giáo Hội thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng của mình với một nhiệt tình mới như thế nào?
T. Giáo Hội chia sẻ cùng một hành trình với dân tộc và phục vụ anh chị em mình trong cuộc tìm kiếm Thiên Chúa và vươn tới một đời sống nhân bản tốt đẹp hơn, trong việc phân định những điều Chúa muốn thực hiện cũng như qui tụ mọi người trong gia đình của Ngài. Giáo Hội không có sứ vụ điều khiển và tổ chức xã hội trần thế, nhưng Giáo Hội có nhiệm vụ cổ võ cho công bằng, giúp mọi người theo đuổi công ích, tìm kiếm công lý và hòa bình.

2- H. Giáo Hội Việt Nam nên thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng với phương thức mới nào ?
T. Giáo Hội Việt Nam nên đối thoại với văn hoá dân tộc vì Giáo Hội không thể loan báo Đức Kitô và Tin Mừng của Ngài cho đồng bào của mình mà không hiểu họ là ai, thuộc nền văn hoá nào. Hơn nữa, văn hóa dân tộc có thể cống hiến cho Giáo Hội nhiều cơ hội đào sâu sứ điệp Tin Mừng và làm cho việc rao giảng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Điều đó có nghĩa là: một đàng, Giáo Hội tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của văn hoá và thu dụng những yếu tố tích cực tìm thấy trong văn hoá; đàng khác, gạt bỏ những yếu tố trong văn hoá không phù hợp với Tin Mừng và thăng tiến những điều thiện hảo tìm thấy trong văn hóa dân tộc.

3- H. Vào thời điểm ân sủng của Năm Thánh, Giáo Hội Việt Nam muốn canh tân mục vụ theo hướng nào?
T. Giáo Hội Việt Nam không thể có một hướng đi nào khác hơn là bước đi theo Con Thiên Chúa nhập thể, điểm gặp gỡ của Thiên Chúa và con người. Theo hướng này, Giáo Hội Việt Nam muốn quan tâm trước tiên đến hiện trạng của con người và xã hội hôm nay, từ đó phân định và khám phá ra điều Thiên Chúa muốn nói cho Giáo Hội đang chia sẻ cùng một hành trình với dân tộc của mình.

4. H. Xã hội Việt Nam đang phải đối diện với những thách đố nào?
T. Xã hội Việt Nam hiện nay đang phải đối diện với bảy thách đố sau đây:
– Một là những tác động tiêu cực của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế;
– Hai là hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu rộng;
– Ba là sự bùng phát về di dân và các tệ nạn xã hội;
– Bốn là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng;
– Năm là sự yếu kém của hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế;
– Sáu là sự lạm dụng nền công nghệ thông tin hiện đại tác hại trên nhiều bộ phận xã hội, nhất là giới trẻ;
– Bảy là tình trạng bị thiệt thòi của những anh chị em dân tộc thiểu số.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn của xã hội, Giáo Hội Việt Nam không bi quan và thất đảm, nhưng tin rằng đây là bối cảnh trong đó Thiên Chúa là chủ của lịch sử vẫn đang hoạt động để các biến cố của hồng ân cứu độ lại được thực hiện cho dân tộc Việt Nam hôm nay.

5- H. Đời sống gia đình tại Việt Nam đang phải đối diện với những vấn đề nào?
T. Đời sống gia đình tại Việt Nam đang trải qua nhiều biến đổi. Mô hình truyền thống về gia đình đang lỏng lẻo dần. Mối tương quan giữa cha mẹ và con cái có nguy cơ rạn nứt, sự chung thủy trong hôn nhân bị đe dọa, số ly dị đang lớn dần cũng như nạn phá thai đang đến mức báo động ngay giữa các Kitô hữu, trào lưu sống thử cũng đã có mặt giữa các bạn trẻ Công giáo. Trước những tiêu cực trong đời sống gia đình, Giáo Hội Việt Nam minh định hôn nhân là một ơn gọi và những người sống trong bậc hôn nhân đều được mời gọi đạt tới sự thánh thiện cao độ của đức ái trọn lành; còn gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, là chiếc nôi và trường dạy sự hiệp thông.

Giờ đây, để kết thúc phần hiệp thông với Giáo Hội Mẹ Việt Nam trong Năm Thánh 2010, mời Cộng Đoàn cùng đọc « Kinh Năm Thánh 2010 ».

Paris, ngày 30 tháng 05 năm 2010
Trần Văn Cảnh
(Viết theo Tài liệu học hỏi trong Năm Thánh
http://www.hdgmvietnam.org/tai-lieu-hoc-hoi-trong-nam-thanh-toan-tap/1719.83.6.aspx)

Chú thích:

(1). Để sống Năm Thánh 2010, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã đề nghị một phương thức hai điểm: 1- « Có những cử hành chung cho cả nước và có những cử hành riêng cho địa phương ». 2- « Cử hành năm Thánh 2010 là dịp để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua trong tâm tình tạ ơn vì biết bao hồng ân Chúa ban, tạ ơn vì những hy sinh của các bậc tiền nhân, các ân nhân cũng như các chứng nhân đức tin; đồng thời tạ lỗi vì đã chưa bày tỏ được hình ảnh Giáo Hội như lòng Chúa mong ước. Đây cũng là cơ hội cho ta nhìn vào hiện tại với cặp mắt đức tin để phân định những thách đố cũng như những thuận lợi cho đời sống và sứ mạng của Giáo Hội. Đây còn là thời điểm thúc đẩy chúng ta nhìn tới tương lai với quyết tâm xây dựng một Giáo Hội như gia đình của Chúa, như cộng đoàn hiệp thông huynh đệ, và là cộng đoàn loan báo Tin Mừng Chúa Kitô nhằm phục vụ sự sống và phẩm giá của mọi người, nhất là những người nghèo khổ ».

Theo phương thức trên, Ban Giám Đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris đã đưa ra một chương trình « Học hỏi về Năm Thánh 2010 » thực hiện trong 8 tuần lễ. Mỗi chúa nhật, trước thánh lễ 11 giờ 30, Ban Giám Đốc đã mời Giáo Sư Trần Văn Cảnh hướng dẫn Cộng đoàn học hỏi về lịch sử Giáo Hội Việt Nam và lịch sử Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Paris.
1. 09/05: Dẫn nhập: Tìm hiểu Năm Thánh 2010
2. 16/05: GHVN hình thành, 1533-1659
3. 23/05: GHVN phát triển, 1659-1960
4. 30/05, GHVN trưởng thành, 1960-hôm nay
5. 06/06: trở về nguồn CGVN tại Pháp, 1784-1977
6. 13/06: Xem dấu chỉ hiện tại CGVN tại Pháp, 1977-2006
7. 20/06: Hướng tương lai CGVN tại Pháp, 2007-2010
8. 27/06: Hướng tương lai cho GHVN
9. Và lần thứ 9, GXVN Paris sẽ theo Tuyên Úy Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp và toàn thể các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, để tổ chức Đại Hội Mừng Năm Thánh 2010 với Giáo Hội Việt Nam, trong hai ngày 03-04/07/2010 tại Paris với sự tham dự của Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám Mục Paris, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp và Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
(2). Xin xem thêm:

Về Các CĐCGVN tại Pháp
http://www.vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=36433
30 Năm hành trình đức tin của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006) (bài 3) /GS.Trần Văn Cảnh (05-Aug-2006 00:19)
30 năm hành trình đức tin của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006) (bài 2) /GS.Trần Văn Cảnh (04-Aug-2006 01:01)
30 Năm hành trình đức tin của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006) (bài I) /GS.Trần Văn Cảnh (03-Aug-2006 01:13)
http://ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHHanhTrinhDucTinCongGiaoVNTaiPhap01.htm

Về GXVN Paris:
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=chapter&id=13&ib=40&ict=516
http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailbook&id=53&ib=306
http://www.giaoxuvnparis.org/htm/vanhoagiaoxu/cambut/tranvcanh/gxvnparis/12.htm

(3). Bùi Xuân Quang, Người Việt sống trên đất Pháp, trong Kỷ Yếu 30 năm hành trình đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr.114-119.
(4). Hà quang Minh, Tuyên Úy Đoàn, trong: Kỷ Yếu 30 năm hành trình đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr.8-13
(5). Lucquin J.C., (Sr Marie Pascale Lài tóm lược) Quan điểm của Giáo Hội Pháp về giới trẻ Việt Nam, trong: Kỷ Yếu 30 năm hành trình đức tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), tr.120-123




 
Tuyên hứa Huynh Trưởng Thiêu Nhi Thánh Thể TGP Saigòn
Nguyễn Quang Ngọc
21:24 20/06/2010
SAIGÒN - Sau những ngày vào Sa Mạc huấn luyện Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể cấp 1 Vươn Lên 39 và Vươn Lên 41 cũng như Sa Mạc Cấp 2 Lên Đường 8 của mùa hè 2009, các Sa Mạc Sinh đã có nhiều thời gian thực hành những kiến thức mình thu thập được trong việc sinh hoạt tại các xứ đoàn cũng như viết các bài nghiên cứu Hậu sa Mạc. Hôm nay, vào lúc 10h00 Chúa nhật ngày 20 tháng 06 năm 2010, 148 Sa Mạc Sinh cấp 1 và 81 Sa Mạc Sinh cấp 2 được Tuyên Hứa và nhận chứng chỉ khả năng tại Nhà Thờ Xóm Chiếu, Hạt Xóm Chiếu, Tổng Giáo Phận Sài Gòn (số 92B/20 bis Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4).

Hình ảnh Lễ Tuyên hứa

Hàng rào danh dự của các Huynh Trưởng xứ đoàn Xóm Chiếu cùng đội kèn Giáo xứ rộn ràng chào mừng mỗi khi có các Huynh Trưởng và quan khách đến. Xa nhất là các Huynh Trưởng của Giáo xứ Thanh Sơn Bến Tre thuộc Giáo Phận Vĩnh Long cũng có mặt để được Tuyên Hứa và nhận cấp hiệu.

Thánh Lễ do Cha Giuse Phạm Đức Tuấn Tuyên úy Thiếu Nhi Thánh Thể Liên Đoàn Anrê Phú Yên Tổng Giáo Phận Sài Gòn cũng là Cha đặc trách Mục Vụ Thiếu Nhi Giáo Phận chủ tế. Cùng đồng tế có Cha Gioakim Lê Hậu Hán nguyên Tuyên Úy Thiếu Nhi Thánh Thể Hiệp Đoàn Xóm Chiếu và Cha Giuse Nguyễn Hữu Thức Tuyên Úy Thiếu Nhi Thánh Thể Hiệp Đoàn Xóm Chiếu.

Cha Tuyên Uý Liên đoàn mở đầu bài Giảng bằng Lời Chúa: “Còn Anh em, anh em bảo Thầy là ai?” ( Lc 9,20) Sự hiện diện của các Huynh Trưởng hôm nay trong Lễ Tuyên Hứa như một sự tuyên tín: “Thầy là Đấng Kitô con Thiên Chúa hằng sống”. Cha Giuse cũng mời gọi các Huynh Trưởng đáp trả lại lòng yêu thương vô bờ của Thiên Chúa bằng sự dấn thân của mình “Không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta.”(Rm 8, 39)

Sau Phụng vụ Lời Chúa là phần Tuyên hứa, nhận cấp hiệu và chứng chỉ khả năng cấp 1, cấp 2. Thật xúc động biết bao khi trước mặt vị đại diện Hội Thánh, các Tân Huynh Trưởng đã thể hiện sự dấn thân của mình bằng hành động mạnh dạn bước tới rồi quỳ xuống đọc kinh dâng mình: “ Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con xin đến dâng mình làm Huynh trưởng của Chúa. Con muốn từ hôm nay trở nên người Chúa dùng để lôi kéo các linh hồn đến cùng tình yêu Chúa. Con xin đến giúp việc trong phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể…”

Đây cũng là dịp Tuyên hứa và nhận ủy nhiệm thư của Ban Quản Trị Hiệp Đoàn Xóm Chiếu và trao khăn Huấn Luyện Viên sơ cấp cho 6 Huynh Trưởng. Cha Tuyên Uý Liên Đoàn cũng nhắc nhở các bạn là ngày xưa khi Chúa trao quyền cho Phêrô, Chúa không hỏi về bằng cấp hay khả năng mà hỏi đến 3 lần “Phêrô con có mến Thầy không?”. Với lòng yêu mến thì mọi công việc đều trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng.

Sau Thánh Lễ, tất cả các Huynh Trưởng cùng tham dự chia sẻ Manna thật no nê do các bà Mẹ Công Giáo Xóm Chiếu đảm trách.

Chúc mừng hơn 200 Tân Huynh Trưởng cấp 1 và 2. Mong chúc các Huynh Trưởng luôn nóng hơn, sáng hơn với ngọn lửa mến Chúa Giêsu Thánh Thể ngập tràn tim lòng để hăng say, đáp trả lời mời gọi của Chúa hăng hái lên đường: “Giới trẻ phải làm tông đồ đầu tiên và trực tiếp cho Giới trẻ.” (Sắc lệnh TDGD số 12).
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phát biểu ấn tượng ở Quốc hội Việt Nam
Hữu An
08:53 20/06/2010
Tại phiên họp Quốc hội toàn thể sáng ngày 12/6/2010, trong kỳ họp có nội dung bàn về chủ trương xây dựng đường sắt cao tốc của Chính phủ; khi trả lời chất vấn trước Quốc hội được truyền hình trực tiếp, Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng đã nói một câu ấn tượng nhất, thật nhất trong năm “Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là “chặt chém” ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm. Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?”

Phó Thủ Tướng dùng chữ “ chặt chém” tựa tựa ngôn ngữ xã hội đen. Ở Việt Nam đừng nói là “chặt chém” ngay, mà cứ “chặt chém” từ từ cũng chẳng bao giờ xảy ra. Nếu có xảy ra thì đúng không còn người để làm việc trong bộ máy chính quyền. Cứ xét theo điều ông Hùng nói thì chẳng có vị nào là miễn nhiệm trước tiêu cực, là không đáng phải “chặt chém”, và ông cũng không ngoại lệ. Trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương còn ai “chí công vô tư”, còn ai là “đầy tớ của dân”? Hình như chẳng còn ai. Ông nói: “thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây”. Câu này chắc ông có đọc và áp dụng Thánh Kinh, Phúc Âm Gioan chương 8, câu chuyện “Người phụ nữ phạm tội ngoại tình”. Lời Chúa Giêsu nói “ Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Có thể được hiểu đầy đủ như sau: ai trong số các đại biểu Quốc hội ngồi đây thấy mình trong sạch thì cứ ném đá chúng tôi đi !. Ông tự tin vì phần lớn ngồi dưới là các “đồng chí” của ông nên họ hiểu mình hơn ai hết.

Ai trong các ông sạch tội hãy ném đá người phụ nữ này đi. Những người đòi ném đá hùng hổ trước đó, bây giờ lặng lẽ rút lui, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Khi người ta đòi ném đá tha nhân, người ta tự cho mình là kẻ sạch tội và có quyền lên án kẻ có tội. Nhưng khi người ta khám phá ra mình cũng là tội nhân, người ta không dám lên án nữa vì như thế cũng là tự lên án chính mình. Sự khám phá có được là do cái nhìn về phía bên trong chính mình. Chi tiết “bắt đầu từ những người lớn tuổi” rất ý nghĩa. Vì càng lớn tuổi càng có bề dày cuộc sống, càng dễ nhận ra bề dày tội lỗi. Chức vụ càng cao càng nhiều sai lỗi. Càng lớn tuổi càng cần có cái nhìn nội tâm nhiều hơn. Có những cái gần mình nhất mà mình lại khó thấy nhất. Đó là bản thân mình. Có những sự thật người ta tìm cách trốn chạy nhiều nhất là sự thật về chính mình. Sự thật ấy chỉ khám phá ra được khi nhìn vào phía bên trong. Nhìn vào bên trong là đi vào nội tâm để nhìn lại chính mình, soi gương tâm hồn. Nhìn lại cuộc sống, lời nói, việc làm mình đã làm, đã sống. Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan.

Phó Thủ Tướng thừa nhận: trong hàng chục việc mà ông trực tiếp giải quyết cũng có đôi ba việc ông làm sai, làm hỏng thậm chí sai nghiêm trọng, điều này là bình thường vì Phó Thủ tướng, quan chức Chính phủ cũng là con người, cũng bị “vợ bìu con ríu”… Điều không bình thường ở chỗ: ít khi cử tri thấy cá nhân từng thành viên Chính phủ, quan chức trong bộ máy Chính phủ đứng ra nhận sai, nhận lỗi cụ thể nào đó trước dân, với dân một cách tự giác, hồn nhiên… trừ khi bị đưa ra tòa.

Cử tri rất mong các ông thường xuyên dám tự nhận những cái sai cụ thể do các ông làm ra. Các ông đã làm sai điều gì, nhận khuyết điểm đến đâu và quan trọng là đã có cách gì để khắc phục chưa. Còn như nhận sai rồi lại để đó, nhận sai rồi đổ cho cơ chế, cho tập thể, cho trời, đất, thời tiết… thì nhận sai kiểu ấy phỏng có ích gì?

Phó Thủ Tướng nói một câu như kết lại vấn đề: “bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn có khi sai nhỏ, nhưng các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?” Tác giả Thiên Văn nhận định: Đây được xem là phát biểu ấn tượng nhất trong tuần, là thật nhất trong năm. Đừng nói là Quốc Hội bầu thành viên Chính phủ không kịp, mà tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan xí nghiệp quốc doanh, thậm chí chức Trưởng thôn cũng không thể nào bầu kịp. Vì dẹp thì chẳng có ai tồn tại và không có ai tồn tại thì lấy đâu mà tổ chức bầu với cử, nói chi đến chuyện kịp hay không? Điều ông nêu ra đang tồn tại một cách phi lý, một sự thực rất đau lòng nhưng tại sao vẫn không được thay đổi? Chỉ bởi vì chất vấn xong, phát biểu trả lời xong, nghe xong thì… đâu lại vào đấy. Sự thật có phải là dân ta không còn ai có thể thay thế những người đương nhiệm không? (Từ Mạng Bauxite Việt Nam).

Khi sự thực được nói ra trước cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc Hội, được truyền hình trực tiếp đến toàn dân, những đại biểu Quốc Hội và người dân biết ưu tư với vận nước đều rất đau lòng. Người đại diện Chính phủ đã dám nói lên sự thật đó, nhưng là nói lên một cách vô cảm, nói sự thực không phải vì trung thực mà là để ngạo nghễ thách thức Quốc Hội, cử tri và công luận.

Nghe Phó Thủ tướng phát biểu, bỗng chợt nhớ câu chuyện “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”.

Một đoàn tàu vừa xuất xưởng tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Leningrad để chào mừng lễ kỷ niệm 55 năm ngày “Cách mạng Tháng Mười”, được đặt tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”.

Trong các vị khách danh dự người ta thấy, ngoài các bậc khả kính như Tổng công trình sư Marx, Nhà thiết kế công nghệ Lênin, Kỹ sư thi công Stalin, còn có các đồng chí công nhân thuộc xí nghiệp đóng tàu và đông đảo nhân dân lao động.

Đồng chí Giám đốc Sở Giao thông thành phố Lêningrad phát một bài diễn văn quan trọng tuyên bố về ý nghĩa đoàn tàu và một dàn kèn đồng dóng lên “Bài ca chiến thắng”, người ta phát lệnh để đoàn tàu khởi hành.

Sau khi máy khởi động một lúc lâu, thì còi tàu bỗng rú lên rộn rã một hồi, rồi lại rú lên một hồi nữa, rồi … đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu xôn xao. Thảo luận và thảo luận.

Cuối cùng một hành khách lên tiếng “Xin đề nghị đồng chí Tổng công trình sư kiểm tra đoàn tàu”. Tổng công trình sư Marx xem xét rất kỹ càng rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí! Đoàn tàu được chế tạo theo đúng những nguyên lý của tôi. Còn vì sao nó không chạy thì quả thực tôi chưa phát hiện ra. Đề nghị thử lại xem ra sao”.

Đoàn tàu khởi động lại lần nữa. Còi tàu lại rú lên, và đoàn tàu lại đứng ỳ ở vị trí ban đầu. Quần chúng lại xôn xao bàn tán. Sau đó tất cả quần chúng quyết định mời nhà thiết kế công nghệ, đồng chí Lenin giúp kiểm ta xem sao”

Nhà thiết kế Lenin lại xuống tàu, xem xét máy móc một hồi, rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí. Đoàn tàu được thiết kế theo đúng nguyên lý của Marx, và hơn nữa, rất đúng phương án công nghệ của tôi. Còn vì sao nó không chạy, thì tôi không thể nào hiểu nổi. Thôi, ta thử lại một lần nữa xem sao”. Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu lại xôn xao thảo luận và đề nghị đồng chí Kỹ sư thi công Stalin kiểm ta xem sao.

Kỹ sư thi công Stalin xem xét một hồi, rồi tuyên bố: “Đoàn tàu được chế tạo theo đúng nguyên lý của Marx, và hơn nữa, rất đúng phương án công nghệ của Lenin và hoàn toàn không sai với phương án thi công của tôi, còn vì sao nó không chạy, thì ta phải tìm hiểu thêm. Tôi đề nghị nổ máy lại một lần nữa”. Nếu đoàn tàu vẫn không chạy, thì tôi đề nghị các đồng chí công nhân kiểm ta giúp xem máy móc có trục trặc gì không.

Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên mấy hồi, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy.

Một đồng chí công nhân già vác cây búa rõ to xuống tàu gõ gõ, đập đập một hỏi, hết đầu tàu lại đến bánh xe. Cuối cùng đồng chí công nhân cười váng, thét to: “Tôi tìm ra lý do rồi”. Cả đoàn tàu mừng rỡ. Cả ba đồng chí Marx, Lenin, Stalin và toàn bộ quần chúng trên đoàn tàu đồng thanh lên tiếng đề nghị đồng chí công nhân phát biểu ý kiến. Đồng chí công nhân nhún vai, rồi cất cao giọng:
“Thưa các đồng chí, đoàn tàu được thiết kế theo đúng các nguyên lý của Marx, theo đúng phương án công nghệ của Lênin và hoàn toàn tôn trọng phương án thi công của Stalin, nhưng chỉ sai mỗi một chỗ…”

Cả đoàn tàu reo lên hối thúc… “Sao…Sao …”. Rồi tất cả nín thở chờ đồng chí công nhân phát biểu ý kiến tiếp tục. Và đồng chí công nhân hạ giọng:
“Nhưng, thưa các đồng chí …”. Cả đoàn tầu im phăng phắc … hồi hộp.

Đồng chí công nhân lại nhún vai, thở dài, và lần này hạ giọng thấp hơn, có vẻ gì đó rất nghiêm trang:
“Nhưng, … các đồng chí ạ. Lỗi là tại hệ thống cung cấp năng lượng … Đáng lẽ các đường dẫn năng lượng phải cung cấp cho bánh xe … để bánh xe chạy, thì thật buồn, … thật buồn các đồng chí ạ…”

Cả đoàn tầu vẫn im phăng phắc. Có người thét to:
“Nói toạc ra đi, còn ạ với ậm cái gì mãi thế!”

Đồng chí công nhân nín thở, lấy hơi:
“Nhưng khó nói lắm”

Một giọng đáp lại:
“Thôi đừng có sợ. Năm nay là 1972 của Tổng bí thư Brezhnev rồi, chứ không phải là 1952 của Stalin nữa. Đảng cho tự do tư tưởng mà”

Đồng chí công nhân lấy lại bình tĩnh:
“Đáng lẽ …”
“Đáng lẽ…Ư hừ…”
“Đáng lẽ … Ư hừ… Khó nói quá… Đáng lẽ phải truyền năng lượng vào bánh xe cho tàu nó chạy, thì … thì… các bố lại dồn hết cho cái …”
“Cái gì… Ấm ư mãi thế!”

Nhìn quanh lấm lét… rồi lão đồng chí công nhân mới cất tiếng chậm rãi:
“Ư hừ… Mẹ nó… (lão đồng chí công nhân buột mồm chửi thề) … Dồn hết năng lượng cho cái còi… Ư hừ… Thế là cái còi cứ rú lên, còn đoàn tầu cứ đứng ỳ ra đấy. chứ còn …… chứ còn … cái mẹ gì nữa”

Cả đoàn tầu đồng thanh ồ một tiếng thở phào nhẹ nhõm:
“À thì ra chỉ tại… chỉ tại… dồn hết sức cho cái còi …”

Chú thích: Nikolai Bykov là cựu sinh viên Liên Xô ở Hà Nội, năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông vừa đến Việt Nam theo một tours du lịch. Gặp lại bạn bè Việt Nam vừa đúng lúc trên truyền hình trình chiếu một chương trình lễ hội tưng bừng, sau đó là một lễ khánh khành công trình chào mừng một ngày gì đó. Vừa uống rượu, vừa xem chương trình truyền hình, ông buột miệng “Lại khánh thành… Lại lễ hội. Lại chào mừng. I hi…”… “Tốn hết cả tiền dân”… Rồi ông cao hứng kể một câu chuyện dân gian,… Ông nói trong tình cảm cởi mở giữa bạn bè: “Nhưng mà này… Đây là rượu nói, chứ không phải tôi nói đâu nhá!”.

Theo ông thì câu chuyện xuất hiện vào khoảng năm 1972, nghĩa là từ thời còn Liên Xô. Câu chuyện có tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”. Văn Quán ghi lại và gửi đến BVN. BVN biên tập và đã chuyển cho Nikolai Bykov xem lại. Xin có lời cám ơn bạn Văn Quán.

(Đăng bởi bvnpost on 02/05/2010, Nikolai Bykov kể, Văn Quán ghi. VC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập).
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Mình Ta
Nguyễn Bá Khanh
22:23 20/06/2010

MÌNH TA



Ảnh của Nguyễn Bá Khanh

Ốc đảo mình ta chiều vây tỏa

Sóng vỗ về đâu, hồn lặng thinh.

(nbk)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền