Phụng Vụ - Mục Vụ
Bánh Sự Sống 58 - Bạn Chạy & Bạn Đứng
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:23 24/06/2010
Bánh Sự Sống Hàng Ngày # 58
BẠN CHẠY VÀ BẠN ĐỨNG
* Chuyện kể: Nhà tiểu thuyết miền Tây Stephen Bly nói: thời miền Tây Xa Xưa nước Mỹ có hai loại bạn: loại chạy và loại đứng. Khi thấy dấu hiệu hiểm nguy đầu tiên, loại chạy liền phóng ngay - bỏ rơi bạn, mặc kệ tình huống nào bạn phải đối diện.
Nhưng còn loại đứng thì bám sát bạn, dù gặp phải hoàn cảnh nào. Chẳng may là bạn khó biết được mình có loại bạn nào, khi chưa gặp nạn, mà tới lúc gặp nạn thì quá trễ - trừ đó là người bạn đứng.
* Một phút suy tư: Tuy nhiên, thay vì quan tâm tới loại bạn mình có, tôi cũng phải nghĩ xem mình là loại bạn nào ? Trong những ngày cuối sứ vụ của Phaolô, lúc ông đang chờ chết, một vài người từng phục vụ chung với ông đã trở thành bạn chạy, và bỏ rơi ông trước giờ hành quyết. Trong cuối thư ông kể một số (như Đêma) đã bỏ chạy và ông nói: “Chỉ còn một mình anh Luca ở với tôi. Anh hãy đem anh Mac-cô đi với anh, vì anh ấy rất hữu ích cho việc phục vụ của tôi.” (2 Tm 4, 11). Luca là người bạn đứng lại. Tuy hơi thất vọng vì những người bỏ rơi mình; nhưng Phaolô chắc được an ủi sâu xa khi biết mình không cô độc: “Đấng đã sai tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người. (Ga 8, 29)
Sách châm ngôn cho tôi biết: “Bạn bè thương nhau mọi thời mọi lúc, vào ngày hoạn nạn chỉ có anh em. (Cn 17, 17). Trong nghịch cảnh tôi cần có bạn để nhời cậy. Khi người tôi quen biết gặp hoạn nạn, tôi sẽ là loại bạn nào ? - bỏ chạy hay đứng lại ?
Hoa thơm cỏ lạ: Bạn thật thì cùng đứng chung với ta trong lúc thử thách. - The True friend stands with us in the times of trial.
Phó tế GB. Maria Nguyễn Định * Johndvn@yahoo.com
BẠN CHẠY VÀ BẠN ĐỨNG
* Chuyện kể: Nhà tiểu thuyết miền Tây Stephen Bly nói: thời miền Tây Xa Xưa nước Mỹ có hai loại bạn: loại chạy và loại đứng. Khi thấy dấu hiệu hiểm nguy đầu tiên, loại chạy liền phóng ngay - bỏ rơi bạn, mặc kệ tình huống nào bạn phải đối diện.
Nhưng còn loại đứng thì bám sát bạn, dù gặp phải hoàn cảnh nào. Chẳng may là bạn khó biết được mình có loại bạn nào, khi chưa gặp nạn, mà tới lúc gặp nạn thì quá trễ - trừ đó là người bạn đứng.
* Một phút suy tư: Tuy nhiên, thay vì quan tâm tới loại bạn mình có, tôi cũng phải nghĩ xem mình là loại bạn nào ? Trong những ngày cuối sứ vụ của Phaolô, lúc ông đang chờ chết, một vài người từng phục vụ chung với ông đã trở thành bạn chạy, và bỏ rơi ông trước giờ hành quyết. Trong cuối thư ông kể một số (như Đêma) đã bỏ chạy và ông nói: “Chỉ còn một mình anh Luca ở với tôi. Anh hãy đem anh Mac-cô đi với anh, vì anh ấy rất hữu ích cho việc phục vụ của tôi.” (2 Tm 4, 11). Luca là người bạn đứng lại. Tuy hơi thất vọng vì những người bỏ rơi mình; nhưng Phaolô chắc được an ủi sâu xa khi biết mình không cô độc: “Đấng đã sai tôi; Người không để tôi cô độc, vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người. (Ga 8, 29)
Sách châm ngôn cho tôi biết: “Bạn bè thương nhau mọi thời mọi lúc, vào ngày hoạn nạn chỉ có anh em. (Cn 17, 17). Trong nghịch cảnh tôi cần có bạn để nhời cậy. Khi người tôi quen biết gặp hoạn nạn, tôi sẽ là loại bạn nào ? - bỏ chạy hay đứng lại ?
Hoa thơm cỏ lạ: Bạn thật thì cùng đứng chung với ta trong lúc thử thách. - The True friend stands with us in the times of trial.
Phó tế GB. Maria Nguyễn Định * Johndvn@yahoo.com
Dấn thân theo Đức Kitô
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
07:12 24/06/2010
CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN C
+++
A. DẪN NHẬP
Mọi người đều có ơn gọi đi theo Chúa. Ngày xưa, Thiên Chúa trực tiếp kêu gọi một số người như Maisen, Êlia, các tổ phụ, các tiên tri, các Tông đồ, nhưng thường Ngài gọi qua trung gian như trường hợp Êlisê trong bài đọc 1 hôm nay. Êlia đã truyền nghiệp tiên tri cho Êlisê bằng việc quăng áo choàng của mình cho ông và ông này đã từ bỏ mọi sự mà theo Êlia. Ngày nay Chúa vẫn còn tiếp tục kêu gọi chúng ta theo Chúa bằng ơn thánh, bằng những biến cố bên ngoài hoặc bằng những người khác hướng dẫn, và sự đáp trả tùy thuộc ở sự tự do của mỗi người.
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại việc ba người thanh niên được kêu gọi đi theo Đức Giêsu để làm môn đệ. Tuy là ba trường hợp khác nhau, nhưng điều kiện Đức Giêsu đưa ra đều giống nhau là phải từ bỏ mọi sự, dứt khoát, quên đi quá khứ, và còn phải chấp nhận một cuộc sống bấp bênh về vật chất. Trước những điều kiện khắt khe này, không biết ba người đó có quảng đại chấp nhận để theo Chúa không vì Tin mừng không nói rõ.
Chúng ta đã được chịu phép rửa tội, đương nhiên chúng ta trở thành “Kitô hữu”, là “Alter Christus” (Chúa Kitô khác), và một khi đã là Kitô hữu thì đương nhiên chúng ta đi theo Chúa, trở thành môn đệ của Ngài. Do đó, bổn phận của Kitô hữu là phải sống đời chứng nhân, phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô để có thể nói như thánh Phaolô:”Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: 1V 19,16b.19-21
Thiên Chúa kêu gọi người ta không theo bất cứ tiêu chuẩn nhân loại nào cả. Ngài hoàn toàn tự do kêu gọi. Phần con người, khi đã nhận ra được Thiên Chúa gọi thì phải mau mắn đáp trả.
Thiên Chúa phán bảo Êlia hãy chọn Êlisê làm tiên tri thay cho mình. Êlia đã đi tìm và gặp Êlisê đang cầy ruộng. Thay vì đặt tay trên Êlisê, tiên tri Êlia quăng áo khoác của mình cho đệ tử, để truyền thừa cho Êlisê ân sủng kế nghiệp làm tiên tri. Sau khi từ giã cha mẹ, Êlisê lấy chiếc cầy làm củi đốt lên quay cặp bò làm thịt cho dân chúng ăn, rồi đi theo tiên tri Êlia với sự tự nguyện và đại độ hy sinh tất cả để nghe theo tiếng gọi của Chúa.
+ Bài đọc 2: Gl 5,13-18
Thánh Phaolô cho tín hữu Galata biết rằng nhờ phép rửa tội họ đã thoát khỏi sự ràng buộc của luật đạo cũ để trở nên con người tự do. Cuộc sống con người tự do là sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần chứ không theo sự xúi dục của xác thịt.
Chúng ta là những con người tự do, chỉ tuân thủ một lề luật duy nhất là: yêu mến Chúa và yêu thương anh em như chính mình. Điều này là cốt lõi của đạo mới.
+ Bài Tin mừng: Lc 9,51-62
Bài Tin mừng chia làm hai phần:
a) Chuyện dân làng Samaria không đón tiếp Đức Giêsu.
Muốn cho gần, Đức Giêsu muốn đến Giêrusalem, phải đi qua vùng Samaria. Vì sự nghi kỵ và thù hằn giữa người Do thái và Samaria, dân làng không đón tiếp mà còn gây phiền nhiễu. Trước sự kiện này, hai ông Giacôbê và Gioan nổi nóng muốn lửa trên trời đốt cháy dân làng này, nhưng Đức Giêsu khuyên các ông hãy nhường nhịn và khoan dung.
b) Chuyện ba người muốn làm môn đệ Đức Giêsu.
Điều quan trọng trong những câu chuyện này không phải là những nhân vật, mà là giáo huấn của Đức Giêsu và những điều kiện để làm môn đệ Ngài. Ngài đưa ra những yêu cầu khẩn thiết là phải từ bỏ nếp sống an toàn, phải coi việc Nước Chúa quan trọng hơn hết và phải quyết tâm tiến tới, đừng ngoái cổ về dĩ vãng.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Dứt khoát đi theo Chúa
Trong bài Tin mừng hôm nay chúng ta thấy ghi lại hai sự kiện tuy khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa, nói lên tinh thần môn đệ của Đức Giêsu phải có.
Đối với việc dân làng Samaria không đón tiếp Chúa, còn gây khó khăn cho cuộc hành trình của Ngài, Đức Giêsu dạy các môn đệ phải có tình thần nhường nhịn và khoan dung bởi vì: ”Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”. Còn đối với những người đi theo Chúa, Ngài muốn nêu lên những đức tính mà những người theo Ngài phải có, cũng như những đòi hỏi của sứ vụ tông đồ.
I. CÂU CHUYỆN DÂN LÀNG SAMARIA VƠI ĐỨC GIÊSU.
1. Giữa người Do thái và Samaria có một sự xung khắc về quốc gia và tôn giáo. Người Samaria bị những người Do thái giáo coi như những kẻ ly giáo, từ khi họ đã xây dựng một ngôi đền thờ trên đỉnh núi Garizim để cạnh tranh với đền thờ Giêrusalem. Phải tránh tiếp xúc với những kẻ “lầm lạc” ấy (Ga 4,9-20). Bị những người Do thái khinh bỉ, họ trả đũa lại bằng cách gây ra mọi phiền nhiễu cho các đoàn hành hương mượn con đường ngắn nhất để đi từ Galilêa về Giêrusalem.
Vì hoài nghi tâm địa người trong thôn xã, Đức Giêsu sai một số môn đệ không phải là tông đồ (Lc 6,13; 10,1) vào thương lượng trước với người trong làng.. Người Samaria sẵn có ác cảm từ lâu đời đối với người Do thái, nhất là trong các dịp đại lễ, tinh thần ác cảm đó còn gợi lại mạnh mẽ thêm vì người Do thái thường chỉ trích người Samaria về việc thờ Chúa ở trên núi Garizim, hai nơi vẫn còn tranh chấp về việc thờ tự Thiên Chúa. Vì thế, khi nghe phái đoàn đi Giêrusalem, người trong làng từ chối không chấp nhận.
Trước thái độ từ chối của dân làng Samaria, hai ông Giacôbê và Gioan, với biệt hiệu là “Con trai Thiên Lôi”: muốn xin lửa từ trời xuống thiêu đốt những kẻ nghịch này. Hai ông có thái độ như thế vì nhớ lại trường hợp tiên tri Êlia đã làm xưa (2V 1,10) và nghĩ rằng dân làng Samaria làm như thế là đã làm nhục cho Chúa. Đây là thái độ còn nhiều tinh thần Cựu ước, tinh thần báo thù.
2. Ở đây Đức Giêsu muốn cho các môn đệ một hình ảnh đích thực về Thiên Chúa, Ngài vốn là Đấng toàn năng nhưng không can thiệp như một ông vua chuyên chế bắt các bề tôi và kẻ thù phải qùi mọp dưới chân, nhưng Ngài chờ đợi họ hoán cải như người cha, người mẹ đối với con cái: ”Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa”.
Các môn đệ được hiểu rằng việc báo thù là việc của tà thần chứ không phải là việc của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa báo oán, mà là Thiên Chúa tình thương. Đức Giêsu muốn dạy cho các ông con đường đi theo Chúa không luôn thẳng tắp, không gặp trắc trở. Vậy những ai muốn theo Chúa phải nhẫn nại hiền lành để đối xử lại, để chinh phục lại các linh hồn. Thánh Phanxicô Salêsiô nói: ”Một thìa mật lôi kéo nhiều ruồi hơn một thùng giấm”.
II. CÂU CHUYỆN BA NGƯỜI MUỐN LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU
Bị người Samaria từ chối thẳng thừng, Đức Giêsu không để ý đến việc đó, Ngài bảo các môn đệ đi sang làng khác để đi tới Giêrusalem. Trên đường tiến về Giêrusalem, Luca ghi lại có ba trường hợp về ơn gọi theo Chúa. Ba trường hợp khác nhau nhưng tất cả đều nói lên những đòi hỏi dứt khoát đối với những người muốn làm môn đệ Chúa.
1. Trường hợp thứ nhất
Một người tự nguyện đến xin theo Đức Giêsu, Ngài bảo anh ta: ”Con cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi tựa đầu”.
Người thứ nhất, theo Tin mừng Matthêu, là một luật sĩ, tự thân hành đến theo Ngài. Thấy người ta tấp nập đi theo Chúa, anh cũng hớn hở đi theo, phải chăng anh ta “Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”(tục ngữ) ? Anh ta sẵn sàng đi theo Ngài khắp nơi, phải chăng vì anh ta thấy nơi Ngài có thể thoả mãn được những tham vọng của anh như giầu có, địa vị, quyền thế... Nhưng Đức Giêsu đã trả lời rằng Ngài nghèo lắm, không có nhà cửa, chỉ sống nay đây mai đó, không có gì bảo đảm cho cuộc sống, đến nỗi còn thua con chồn có hang, chim trời có tổ. Ngài nghèo đến nỗi không có nơi tựa đầu, tức là không có một cái nhà để ở.
Ngài cho biết là Ngài nghèo như thế đó, anh ta có thể theo được không ? Ngài muốn đòi hỏi phải từ bỏ mọi an toàn, nhất là vật chất. Tin mừng không cho biết anh ta có chấp nhận điều kiện Ngài đưa ra không, tức là anh ta có đi theo Ngài không ?
2. Trường hợp thứ hai
Đức Giêsu kêu gọi một kẻ theo Ngài. Anh ta xin khất trở về chôn cất cha già mới chết đã. Ngài bảo: ”Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, phần anh hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”(Lc 9,59-60).
Anh chàng này không tự ý đến xin theo Đức Giêsu, nhưng chính Ngài kêu gọi anh ta. Anh ta sẽ đi theo Ngài nhưng chỉ xin về chôn cất cha già mới chết đã rồi sẽ đi theo. Nhưng Đức Giêsu không chấp nhận. Phải chăng Ngài không chấp nhận vì kế hoãn binh của anh ta ? Nói rằng “về chôn cất cha già” không nhất thiết là cha già vừa mới chết, vì tại Palestine, việc chôn cất một người chết phải được thực hiện ngay trong ngày, nên khó mà nghĩ rằng Đức Giêsu đã không đồng ý cho anh ta lưu lại vài giờ trong trường hợp ấy. Nhưng ở đây anh ta có ý thoái thác, muốn đợi cho cha mình chết rồi mới có thể theo Đức Giêsu. Đó là cách trì hoãn mà Ngài từ chối.
Thực ra, Đức Giêsu không bãi bỏ giới răn thứ tư, nhưng Ngài dạy rằng có những lúc phải đặt việc phụng sự Chúa trước và trên hết (Lc 14,26). Trong trường hợp phải lựa chọn, thì những đòi hỏi của Nước Trời phải chiếm phần ưu tiên trên tất cả. Như vậy, trong trường hợp thứ hai này, Đức Giêsu muốn đòi hỏi phải coi tất cả là phụ thuộc trước bổn phận cấp bách rao giảng Tin mừng.
Chúng ta có những gương: Thánh Neron, tử đạo tại Sơn tây Việt nam, trên đường xuống hải cảng Marseille để đi truyền giáo, đã cố tình tránh cha mẹ bà con ra tiễn tại sân ga. Nữ thánh Chantal nước mắt tràn trụa bước qua các con nằm chận cửa, không cho mẹ đi lập dòng Thăm Viếng.
3. Trường hợp thứ ba
Trong trường hợp này, cũng có một anh chàng đến xin theo Đức Giêsu, giống như trường hợp người thứ nhất. Điều kiện tiên quyết mà anh ta đặt ra gần giống điều kiện của Êlisê (bài đọc 1), tức là xin về từ giã gia đình trước đã. Đức Giêsu trả lời: ”Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”(Lc 9,60-61).
Tin mừng diễn tả thái độ dứt khoát từ bỏ của ông Phêrô và Anrê:”Lập tức, hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Ngài”(Mt 4,20), của Giacôbê và Gioan: ”Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha mẹ mà theo Ngài”(Mt 4,22).
Đối với anh chàng này xem ra anh ta còn lưỡng lự, nhập nhằng nửa muốn theo, nửa còn quyến luyến thế gian. Nên Đức Giêsu nói rõ:”Ai đã trao tay vào cầy mà còn ngoái lại sau lưng thì không xứng đáng Nước Thiên Chúa”. Kinh nghiệm cho hay để rạch một đường cầy cho đúng thì không được quay mặt lui. Ở đây muốn nói: Theo Đức Giêsu thì phải dứt khoát với quá khứ, không những phải cắt đứt những ràng buộc cũ với gia đình mà còn phải từ bỏ nỗi lo lắng giữ lại tất cả gia sản, những giá trị và kinh nghiệm luân lý mà quá khứ đã cho ta đạt được. Để trở nên thích hợp với Nước Trời, phải từ bỏ tất cả quá khứ (1Pr 5,8-9).
Thế mà vẫn có một số người luôn để lại con tim ở một nơi nào, cho một ai đó trong quá khứ như bài hát: ”Để quên con tim” của Đức Huy: ”Ngày rời Paris anh đã để quên con tim” hay đi tìm hạnh phúc ở sự nuối tiếc những ngày tháng huy hoàng đã qua.
Và trong cuộc sống mới phải có một con tim không chia sẻ, phải bước đi mắt nhìn thẳng về phía đàng trước (1Pr 3, 43) nghĩa là nhìn vào Đấng đi trước là Đức Giêsu Kitô (Dt 12,1-2). Trường hợp thứ ba này, Đức Giêsu muốn đòi hỏi phải quay lưng lại quá khứ và nhìn về phía đàng trước. Thánh Phaolô đã thực hiện Lời Chúa: ”Quên phía sau mà lao mình tới trước, tôi nhắm đích chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi Chúa ban”(Phil 3,13-14).
Truyện: Ta đã ném vào chỗ đó.
Một linh sư Ấn độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông. Có một người đàn ông nọ muốn xin làm đệ tử, rón rén đến bên vị linh sư và đặt dưới chân vị tu hành hai viên ngọc qúi như của lễ ra mắt. Vị linh sư cầm lấy một viên và ném xuống sông. Tiếc của, người đàn ông giầu có liền nhảy xuống sông để cố tìm lại viên ngọc. Nhưng mất một ngày mà không tài nào tìm lại được. Chiều đến, người đàn ông đến xin vị linh sư chỉ rõ nơi ông đã ném viên ngọc quí. Vị linh sư cầm viên ngọc còn lại ném xuống sông và nói: ”Ta đã ném vào chỗ đó. Ngươi hãy lặn xuống mà tìm”.
III. CÂU CHUYỆN ĐỜI KITÔ HỮU
1. Câu chuyện lựa chọn trong đời
Đời là một chuỗi những lựa chọn, lựa chọn cho mình và cho người khác. Lựa chọn cho mình là quan trọng nhất vì mình phải nhận lấy cái hậu quả của sự lựa chọn ấy. Vì thế, người ta thấy thao thức băn khoăn đứng trước một sự lựa chọn quan trọng. Lựa chọn đòi sự dấn thân.
Ngày nay người ta nói nhiều đến dấn thân. Dấn thân, nhập cuộc là thân phận của con người. Sống là lựa chọn. Mà lựa chọn là liều lĩnh, vì không bao giờ ta nắm được một cách rành rọt như 2 với 2 là 4 tất cả những lý do chọn lựa và những điều tương lai có thể dành cho sự lựa chọn của ta. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không dám liều mình. Khi đã dùng trí khôn suy nghĩ, cân nhắc theo như ta có thể rồi, ta có quyền bước lên.
Có những định hướng lựa chọn cho cả cuộc đời. Sự liều lĩnh lại còn lớn hơn. Chọn một nghề nghiệp nhiều khi cũng quan trọng vô cùng, nhưng thường người ta có thể thay người mà không ảnh hưởng sâu xa đến đời sống. Còn chọn một người bạn trăm năm, hay chọn con đường tu trì gần như là chọn chính đời sống của mình. Đó là những chọn lựa căn bản, sẽ chi phối những chọn lựa riêng rẽ khác về sau. (Nguyễn hồng Giáo, báo Nhà Chúa, 1971).
Ai mà không lo lắng trước khi kết hôn vì đây là khúc quặt của đời sống, nó chi phối cả cuộc đời của mình, may rủi ai mà biết ? Một cô gái trước khi lấy chồng đã nói lên nỗi băn khoăn lo lắng của mình trước một tương lai còn mở rộng ra trước mắt:
Theo anh em cũng muốn theo
Em sợ anh nghèo, anh bán em đi.
Người muốn chọn bậc tu trì cũng không khỏi băn khoăn thao thức trước quyết định của mình. Sống độc thân hay lập gia đình ? Nếu sống độc thân thì sống ở ngoài đời hay trong bậc tu trì ? Nỗi băn khoăn đó đã được Thanh Tâm diễn tả trong Lời nguyện biện phân của mình:
. .. Con yêu biết bao khung cảnh yên tịnh và bầu khí thánh thiện của các tu viện, nhiều lúc con xúc động mãnh liệt khi tham dự các lễ khấn trong Dòng, khi thấy các soeurs, các thầy sống vui tươi với đời tận hiến. Con bắt đầu hiểu đúng hơn về từ LỰA CHỌN. Không phải là chọn lựa giữa cái xấu và cái tốt nhưng là lựa chọn giữa hai điều cùng tốt như nhau đối với mình, chọn một, bỏ một và có khi bỏ với một sự tiếc nuối. Con nghĩ về mối tình của mình và cuộc sống dấn thân đang mời gọi. Bên nào cũng đẹp, song thật tình mà nói con vẫn muốn có cả hai. Dao động, băn khoăn, thao thức...
Có lẽ Chúa đã chuẩn bị cho con tất cả những gì cần thiết để đến một lúc, con biết bình tĩnh và nhẹ nhàng chia tay với người yêu. Không phải là con đã lựa chọn nhưng đã có những trắc trở nào đó can thiệp và con hiểu rằng không thể làm khác được. Song con hiểu rằng, Chúa đã chuẩn bị từng bước cho con để con có thể đứng vững trước sự mất mát của mình. Chúa biết rõ sự yếu đuối của con và Chúa đã tiếp sức cho con (Thanh Tâm, Chúng tôi những người trẻ... 1993, tr 70).
Lựa chọn là một hành vi nhân linh. Con vật cũng có lựa chọn nhưng chỉ là lựa chọn theo bản năng, còn con người hơn con vật ở chỗ biết lựa chọn theo lý trí và ý chí của mình. Có người không dám lựa chọn nên không có hướng đi cho cuộc sống, họ sống vất vưởng ở ngã ba đường.
Truyện: bắt cá hai tay
Ông viện trưởng Đại họa Paris ở thế kỷ 14 đã làm một thí nghiệm như sau: Ông để cho con lừa nhịn đói, nhịn khát trong mấy ngày. Sau đó, ông đưa nó đến sân ăn, đặt nó giữa một thùng nước và một bó cỏ non. Lừa ta tuy đói lắm nhưng hết nhìn đống cỏ này lại ngó thùng nước kia, nó lưỡng lự giữa nước và cỏ, để rồi cuối cùng kiệt lả mà chết.
2. Câu chuyện làm Kitô hữu
Mọi người sinh ra ở đời đều có khả năng khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa qua những khả năng tự nhiên của mình. Nhìn vào trời đất vạn vật, lý trí nhắc nhở ta phải nhìn nhận có một vị dựng nên tất cả những cái đó. Và nếu đứng về phương diện tôn giáo thì phải gọi đấy là Đức Chúa Trời.
Khi Ngôi Hai xuống thế làm người mặc lấy thân xác loài người, trở nên con người như mọi người, là Đức Giêsu Kitô thì Thiên Chúa cũng ban cho con người có khả năng nhận biết Đức Giêsu là Thiên Chúa qua ánh sáng mạc khải. Qua ơn soi sáng của Chúa, con người có thể khám phá ra Đức Giêsu.
Truyện: Khám phá ra Đức Giêsu
Có người cho rằng việc khám phá ra thuốc mê đã giúp con người giảm bớt đau đớn nhiều hơn bất cứ khám phá nào trong y khoa.
Một hôm có người hỏi James Simpson:
- Ông cho điều gì là khám phá lớn nhất của ông ? Và mong được câu trả lời rằng:
- Thuốc mê – vì ông là người đã khám phá ra môn thần dược này.
Nhưng Simpson trả lời rằng:
- Khám phá lớn nhất của tôi là Chúa Giêsu, Chúa Cứu chuộc của tôi.
Chúng ta không thể nhìn thấy Đức Giêsu một cách hữu hình thì có thể hình dung ra con người của Ngài với một vài nét mờ nhạt. Dĩ nhiên sự hình dung đều đa dạng, hình dung nào cũng chỉ có thể nói lên được một khía cạnh con người của Ngài. Qua thời gian có nhiều cách hình dung:
- Người Do thái coi Đức Giêsu như một người giảng đạo, một người làm phù phép.
- Vào những năm đầu của thập niên 70, cao trào hippi đang lên, người ta coi Ngài như tiêu biểu và người mẫu cho giới Hippi.
- Đối với Fidel Castro và Nguyễn văn Linh thì Đức Giêsu là một nhà đại cách mạng. Vì Ngài đã đề xuất nhiều quan điểm cấp tiến, táo bạo để cải thiện xã hội, cải thiện con người với người.
- Trước đây vài chục năm. một cuốn phim về Chúa Giêsu với dụng ý bôi lọ Chúa, đã coi Chúa như gã si tình nàng Madalena.
Ta thấy Chúa Giêsu đã được hình dung, tô vẽ thật phiến diện. Sai ? Đúng ? Bị bóp méo ? Tất cả những hình dung ấy đều cho ta thấy rằng: Đức Giêsu luôn luôn là nhân vật bắt buộc người ta đặt vấn đề.
Ta phải khẳng định: “Đức Giêsu hôm qua, hôm nay và muôn thuở vẫn là một”(Dt 13,8).
Hình dung nào cũng phiến diện, chỉ có lời tuyên xưng của Phêrô là đủ: ”Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”(Mt 16,16) (GM Nguyễn bình Tĩnh, Như một kỷ niệm, tr 15).
Qua bài Tin mừng hôm nay, chúng ta biết rằng mọi người có ơn gọi đi theo Đức Giêsu, làm môn đệ của Ngài. Chúa có thể kêu gọi trực tiếp hay gián tiếp qua những hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên, những người đã được chịu phép Thánh tẩy thì đã trở thành môn đệ của Đức Giêsu vì họ được mang tước hiệu là “Kitô hữu”, người Kitô hữu là một “Kitô khác”, là “Alter Christus”, được mang danh Ngài, được thuộc về Ngài, được kết hợp với Ngài, để có thể nói được như thánh Phaolô:”Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.
Về tước hiệu cao quí này, thánh Grêgôriô, Giám mục Nitxê đã phát biểu: ”Chúa nhân lành đã thông ban cho chúng ta một danh hiệu cao quí nhất, linh thiêng nhất, trọng đại nhất, vượt trên mọi danh hiệu, đến độ chúng ta được vinh dự mang chính danh của Đức Kitô khi được gọi là “Kitô hữu”. Vì thế, mọi danh xưng dùng để giải thích tên gọi trên nhất thiết phải được tỏ rõ nơi con người chúng ta. Chúng ta đừng để mình bị xem là “Kitô hữu” giả, nhưng phải dùng đời sống mình mà minh chứng cho tên gọi ấy” (Các bài đọc Kinh sách, tập 3, tr 351).
Được làm môn đệ của Đức Kitô là một vinh dự. Nhiều người đã nhận lấy vinh dự đó trong ngày chịu phép rửa tội. Họ đã thề hứa trung thành với Chúa, nhưng mối quan hệ của những người thời nay đã làm cho lòng tin của họ bị lung lay, chao đảo, họ có mặc cảm về sự lựa chọn của mình, họ không giữ vững lấp trường nên dần dần họ sống theo dư luận, xa dần với đời sống Kitô hữu.
Truyện vui: Sống theo dư luận,
Hai cha con một bác nhà quê dắt con lừa đi ra tỉnh. Mới đi được một quãng thì gặp một người hỏi:
- Chà, sao ông không để cho con ông cỡi con lừa ?
- Ồ, tôi chưa nghĩ tới điều đó.
Nói xong ông bồng con cho ngồi lên lưng lừa. Đi được một lát lại gặp một người khác nói:
- Sao mày ngồi trên lưng lừa mà để cho ông già đi bộ ? Mày xuống ngay đi cho cha mày cỡi.
- Phải đấy.
Đứa con vội nhảy xuống đất đỡ cha mình lên lưng lừa. Đi thêm một đỗi nữa họ gặp một mụ bán cá, mụ kêu lên:
- Ông không mắc cỡ à, sao lại để thằng bé phải đi bộ dưới trời nắng như thế ?
Ông già tuột xuống khỏi lưng lừa và hai người tiếp tục đi bộ như trước. Khi sắp vào thành phố, có mấy người nhìn chăm chăm và nói:
- Sao hai cha con không biết cỡi lên lưng lừa mà đi cho khỏe ?
Hai cha con nghe nói chí lý liền leo lên. Nhưng con lừa mới đi được mấy bước đã quị xuống vì không chịu nổi sức nặng. Hai cha con lại vội vã xuống đi bộ và dắt lừa đi như trước.
3. Câu chuyện sống đời Kitô hữu
Chúng ta phải cảm tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng ta được trở thành “Công dân Nước Trời” qua bí tích rửa tội. Đây là một hồng ân nhưng không Chúa ban chứ không phải do công nghiệp của chúng ta. Người ta cho biết: muốn được làm công dân Hoa kỳ thì phải qua một kỳ thi nhập tịch khó khăn. Muốn được làm “Công dân danh dự” Hoa kỳ lại càng khó. Cho đến nay chỉ có 4 người được trao tặng vinh dự nói trên. Đó là thủ tướng Anh Winston Churchill, nhà ngoại giao Thụy điển Raoul Wallenberg và vợ ông là William Hannah Penn; và Mẹ Têrêsa Calcutta mới được trao tặng vinh dự vào ngày 01.10.1996.
a) Kitô hữu sống đời chứng nhân
Mỗi Kitô hữu được gọi trở nên chứng nhân của Tin mừng bằng cách tiếp cận trực tiếp giữa người với người. Hẳn nhiên, bổn phận này cũng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, kỹ thuật khác nhau, nhằm canh tân cuộc sống xã hội, cổ vũ công bằng và hoà bình thế giới. Nếu ta cho rằng không phải Kitô hữu nào cũng có thể đóng nổi một vai trò hữu hiệu trên bình diện xã hội, trong sinh hoạt tập thể, thì ta cũng có một lối tiếp cận trực tiếp và thân mật mà mỗi người ở cấp độ nào cũng có thể thực hiện được. Chúng ta hãy là que diêm đang cháy và tiếp cận với những cây diêm khác.
Truyện: Gương lành lôi kéo.
Một nhà truyền giáo tại Ấn độ, ông Gordon M. Suer đã xin một tín đồ Ấn độ giáo sống bên cạnh, đến nuôi dạy ông tiếng bản xứ, nhưng tín đồ Ấn độ giáo này từ chối như sau:
- Thưa ngài, tôi không đến dạy tiếng bản xứ cho ngài, vì tôi không muốn trở nên người Kitô hữu.
Nhà truyền giáo trả lời:
- Tôi muốn học tiếng bản xứ để có thể giao thiệp với những người chung quanh, để hiểu biết họ hơn chứ không nhằm bắt họ trở lại đạo Chúa.
Nhưng người tín đồ Ấn độ giáo đáp lại:
- Thưa ngài, tôi biết vậy nhưng đối với tôi, tôi nhận thấy rằng: không ai có thể sống bên cạnh ngài lâu, mà không bị ngài cảm hoá tin theo Chúa. Tôi không thể dạy ngài, vì tôi không thể sống bên cạnh ngài mà không trở thành người Kitô.
b) Kitô hữu phải đi qua cửa hẹp
Muốn đi theo Đức Kitô thì phải đi theo con đường Ngài đã đi, đó là con đường khổ giá, là đi qua cửa hẹp để vào Nước Trời. Ai theo Chúa là phải hy sinh, mất mát vì phải từ bỏ. Từ bỏ tận căn những ràng buộc của tội lỗi, từ bỏ gương mù gương xấu, bê tha, rượu chè say sưa, dâm ô, cở bạc...
Theo Chúa còn đòi hỏi phải từ bỏ chình mình: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”. Từ bỏ mình, vác thập giá mình là thẳng thắn tuyên bố tiêu diệt “cái tôi” của chúng ta. Thế nhưng không phải tiêu diệt “cái tôi” tốt lành, “cái tôi” chân thật. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta hy hiến cái tôi giả tạo mà chúng ta tạo nên bằng những nhu cầu vô ích và những phù phiếm trẻ con: ”Đó là cái tôi, thánh Gioan Thánh giá nói, của những thèm muốn thúc giục chúng ta trở nên bất hạnh đối với chúng ta, khô khan đối vói tha nhân, nặng nhọc và biếng nhác đối với công việc của Chúa” (André Sève, Sương mai, tr 209).
Nói tóm lại, lý tưởng của đời sống người Kitô hữu là thành thật chấp nhận mọi đau khổ, mọi thiếu thốn vì Thầy, bằng lòng hy sinh tất cả cho Ngài, không giữ lại một luyến tiếc nào đối với tình cảm sự đời, ý chí người môn đệ Chúa phải gắn bó với Ngài đến mức độ không tiếc xót, không thèm nhìn tới cái mình đã từ bỏ.
+++
A. DẪN NHẬP
Mọi người đều có ơn gọi đi theo Chúa. Ngày xưa, Thiên Chúa trực tiếp kêu gọi một số người như Maisen, Êlia, các tổ phụ, các tiên tri, các Tông đồ, nhưng thường Ngài gọi qua trung gian như trường hợp Êlisê trong bài đọc 1 hôm nay. Êlia đã truyền nghiệp tiên tri cho Êlisê bằng việc quăng áo choàng của mình cho ông và ông này đã từ bỏ mọi sự mà theo Êlia. Ngày nay Chúa vẫn còn tiếp tục kêu gọi chúng ta theo Chúa bằng ơn thánh, bằng những biến cố bên ngoài hoặc bằng những người khác hướng dẫn, và sự đáp trả tùy thuộc ở sự tự do của mỗi người.
Bài Tin mừng hôm nay thuật lại việc ba người thanh niên được kêu gọi đi theo Đức Giêsu để làm môn đệ. Tuy là ba trường hợp khác nhau, nhưng điều kiện Đức Giêsu đưa ra đều giống nhau là phải từ bỏ mọi sự, dứt khoát, quên đi quá khứ, và còn phải chấp nhận một cuộc sống bấp bênh về vật chất. Trước những điều kiện khắt khe này, không biết ba người đó có quảng đại chấp nhận để theo Chúa không vì Tin mừng không nói rõ.
Chúng ta đã được chịu phép rửa tội, đương nhiên chúng ta trở thành “Kitô hữu”, là “Alter Christus” (Chúa Kitô khác), và một khi đã là Kitô hữu thì đương nhiên chúng ta đi theo Chúa, trở thành môn đệ của Ngài. Do đó, bổn phận của Kitô hữu là phải sống đời chứng nhân, phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô để có thể nói như thánh Phaolô:”Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: 1V 19,16b.19-21
Thiên Chúa kêu gọi người ta không theo bất cứ tiêu chuẩn nhân loại nào cả. Ngài hoàn toàn tự do kêu gọi. Phần con người, khi đã nhận ra được Thiên Chúa gọi thì phải mau mắn đáp trả.
Thiên Chúa phán bảo Êlia hãy chọn Êlisê làm tiên tri thay cho mình. Êlia đã đi tìm và gặp Êlisê đang cầy ruộng. Thay vì đặt tay trên Êlisê, tiên tri Êlia quăng áo khoác của mình cho đệ tử, để truyền thừa cho Êlisê ân sủng kế nghiệp làm tiên tri. Sau khi từ giã cha mẹ, Êlisê lấy chiếc cầy làm củi đốt lên quay cặp bò làm thịt cho dân chúng ăn, rồi đi theo tiên tri Êlia với sự tự nguyện và đại độ hy sinh tất cả để nghe theo tiếng gọi của Chúa.
+ Bài đọc 2: Gl 5,13-18
Thánh Phaolô cho tín hữu Galata biết rằng nhờ phép rửa tội họ đã thoát khỏi sự ràng buộc của luật đạo cũ để trở nên con người tự do. Cuộc sống con người tự do là sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần chứ không theo sự xúi dục của xác thịt.
Chúng ta là những con người tự do, chỉ tuân thủ một lề luật duy nhất là: yêu mến Chúa và yêu thương anh em như chính mình. Điều này là cốt lõi của đạo mới.
+ Bài Tin mừng: Lc 9,51-62
Bài Tin mừng chia làm hai phần:
a) Chuyện dân làng Samaria không đón tiếp Đức Giêsu.
Muốn cho gần, Đức Giêsu muốn đến Giêrusalem, phải đi qua vùng Samaria. Vì sự nghi kỵ và thù hằn giữa người Do thái và Samaria, dân làng không đón tiếp mà còn gây phiền nhiễu. Trước sự kiện này, hai ông Giacôbê và Gioan nổi nóng muốn lửa trên trời đốt cháy dân làng này, nhưng Đức Giêsu khuyên các ông hãy nhường nhịn và khoan dung.
b) Chuyện ba người muốn làm môn đệ Đức Giêsu.
Điều quan trọng trong những câu chuyện này không phải là những nhân vật, mà là giáo huấn của Đức Giêsu và những điều kiện để làm môn đệ Ngài. Ngài đưa ra những yêu cầu khẩn thiết là phải từ bỏ nếp sống an toàn, phải coi việc Nước Chúa quan trọng hơn hết và phải quyết tâm tiến tới, đừng ngoái cổ về dĩ vãng.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Dứt khoát đi theo Chúa
Trong bài Tin mừng hôm nay chúng ta thấy ghi lại hai sự kiện tuy khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa, nói lên tinh thần môn đệ của Đức Giêsu phải có.
Đối với việc dân làng Samaria không đón tiếp Chúa, còn gây khó khăn cho cuộc hành trình của Ngài, Đức Giêsu dạy các môn đệ phải có tình thần nhường nhịn và khoan dung bởi vì: ”Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa người ta”. Còn đối với những người đi theo Chúa, Ngài muốn nêu lên những đức tính mà những người theo Ngài phải có, cũng như những đòi hỏi của sứ vụ tông đồ.
I. CÂU CHUYỆN DÂN LÀNG SAMARIA VƠI ĐỨC GIÊSU.
1. Giữa người Do thái và Samaria có một sự xung khắc về quốc gia và tôn giáo. Người Samaria bị những người Do thái giáo coi như những kẻ ly giáo, từ khi họ đã xây dựng một ngôi đền thờ trên đỉnh núi Garizim để cạnh tranh với đền thờ Giêrusalem. Phải tránh tiếp xúc với những kẻ “lầm lạc” ấy (Ga 4,9-20). Bị những người Do thái khinh bỉ, họ trả đũa lại bằng cách gây ra mọi phiền nhiễu cho các đoàn hành hương mượn con đường ngắn nhất để đi từ Galilêa về Giêrusalem.
Vì hoài nghi tâm địa người trong thôn xã, Đức Giêsu sai một số môn đệ không phải là tông đồ (Lc 6,13; 10,1) vào thương lượng trước với người trong làng.. Người Samaria sẵn có ác cảm từ lâu đời đối với người Do thái, nhất là trong các dịp đại lễ, tinh thần ác cảm đó còn gợi lại mạnh mẽ thêm vì người Do thái thường chỉ trích người Samaria về việc thờ Chúa ở trên núi Garizim, hai nơi vẫn còn tranh chấp về việc thờ tự Thiên Chúa. Vì thế, khi nghe phái đoàn đi Giêrusalem, người trong làng từ chối không chấp nhận.
Trước thái độ từ chối của dân làng Samaria, hai ông Giacôbê và Gioan, với biệt hiệu là “Con trai Thiên Lôi”: muốn xin lửa từ trời xuống thiêu đốt những kẻ nghịch này. Hai ông có thái độ như thế vì nhớ lại trường hợp tiên tri Êlia đã làm xưa (2V 1,10) và nghĩ rằng dân làng Samaria làm như thế là đã làm nhục cho Chúa. Đây là thái độ còn nhiều tinh thần Cựu ước, tinh thần báo thù.
2. Ở đây Đức Giêsu muốn cho các môn đệ một hình ảnh đích thực về Thiên Chúa, Ngài vốn là Đấng toàn năng nhưng không can thiệp như một ông vua chuyên chế bắt các bề tôi và kẻ thù phải qùi mọp dưới chân, nhưng Ngài chờ đợi họ hoán cải như người cha, người mẹ đối với con cái: ”Con Người đến không phải để giết, nhưng để cứu chữa”.
Các môn đệ được hiểu rằng việc báo thù là việc của tà thần chứ không phải là việc của Thiên Chúa. Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa báo oán, mà là Thiên Chúa tình thương. Đức Giêsu muốn dạy cho các ông con đường đi theo Chúa không luôn thẳng tắp, không gặp trắc trở. Vậy những ai muốn theo Chúa phải nhẫn nại hiền lành để đối xử lại, để chinh phục lại các linh hồn. Thánh Phanxicô Salêsiô nói: ”Một thìa mật lôi kéo nhiều ruồi hơn một thùng giấm”.
II. CÂU CHUYỆN BA NGƯỜI MUỐN LÀM MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU
Bị người Samaria từ chối thẳng thừng, Đức Giêsu không để ý đến việc đó, Ngài bảo các môn đệ đi sang làng khác để đi tới Giêrusalem. Trên đường tiến về Giêrusalem, Luca ghi lại có ba trường hợp về ơn gọi theo Chúa. Ba trường hợp khác nhau nhưng tất cả đều nói lên những đòi hỏi dứt khoát đối với những người muốn làm môn đệ Chúa.
1. Trường hợp thứ nhất
Một người tự nguyện đến xin theo Đức Giêsu, Ngài bảo anh ta: ”Con cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có nơi tựa đầu”.
Người thứ nhất, theo Tin mừng Matthêu, là một luật sĩ, tự thân hành đến theo Ngài. Thấy người ta tấp nập đi theo Chúa, anh cũng hớn hở đi theo, phải chăng anh ta “Thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”(tục ngữ) ? Anh ta sẵn sàng đi theo Ngài khắp nơi, phải chăng vì anh ta thấy nơi Ngài có thể thoả mãn được những tham vọng của anh như giầu có, địa vị, quyền thế... Nhưng Đức Giêsu đã trả lời rằng Ngài nghèo lắm, không có nhà cửa, chỉ sống nay đây mai đó, không có gì bảo đảm cho cuộc sống, đến nỗi còn thua con chồn có hang, chim trời có tổ. Ngài nghèo đến nỗi không có nơi tựa đầu, tức là không có một cái nhà để ở.
Ngài cho biết là Ngài nghèo như thế đó, anh ta có thể theo được không ? Ngài muốn đòi hỏi phải từ bỏ mọi an toàn, nhất là vật chất. Tin mừng không cho biết anh ta có chấp nhận điều kiện Ngài đưa ra không, tức là anh ta có đi theo Ngài không ?
2. Trường hợp thứ hai
Đức Giêsu kêu gọi một kẻ theo Ngài. Anh ta xin khất trở về chôn cất cha già mới chết đã. Ngài bảo: ”Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, phần anh hãy đi rao giảng Nước Thiên Chúa”(Lc 9,59-60).
Anh chàng này không tự ý đến xin theo Đức Giêsu, nhưng chính Ngài kêu gọi anh ta. Anh ta sẽ đi theo Ngài nhưng chỉ xin về chôn cất cha già mới chết đã rồi sẽ đi theo. Nhưng Đức Giêsu không chấp nhận. Phải chăng Ngài không chấp nhận vì kế hoãn binh của anh ta ? Nói rằng “về chôn cất cha già” không nhất thiết là cha già vừa mới chết, vì tại Palestine, việc chôn cất một người chết phải được thực hiện ngay trong ngày, nên khó mà nghĩ rằng Đức Giêsu đã không đồng ý cho anh ta lưu lại vài giờ trong trường hợp ấy. Nhưng ở đây anh ta có ý thoái thác, muốn đợi cho cha mình chết rồi mới có thể theo Đức Giêsu. Đó là cách trì hoãn mà Ngài từ chối.
Thực ra, Đức Giêsu không bãi bỏ giới răn thứ tư, nhưng Ngài dạy rằng có những lúc phải đặt việc phụng sự Chúa trước và trên hết (Lc 14,26). Trong trường hợp phải lựa chọn, thì những đòi hỏi của Nước Trời phải chiếm phần ưu tiên trên tất cả. Như vậy, trong trường hợp thứ hai này, Đức Giêsu muốn đòi hỏi phải coi tất cả là phụ thuộc trước bổn phận cấp bách rao giảng Tin mừng.
Chúng ta có những gương: Thánh Neron, tử đạo tại Sơn tây Việt nam, trên đường xuống hải cảng Marseille để đi truyền giáo, đã cố tình tránh cha mẹ bà con ra tiễn tại sân ga. Nữ thánh Chantal nước mắt tràn trụa bước qua các con nằm chận cửa, không cho mẹ đi lập dòng Thăm Viếng.
3. Trường hợp thứ ba
Trong trường hợp này, cũng có một anh chàng đến xin theo Đức Giêsu, giống như trường hợp người thứ nhất. Điều kiện tiên quyết mà anh ta đặt ra gần giống điều kiện của Êlisê (bài đọc 1), tức là xin về từ giã gia đình trước đã. Đức Giêsu trả lời: ”Ai đã tra tay cầm cầy mà còn ngoái lại đàng sau thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa”(Lc 9,60-61).
Tin mừng diễn tả thái độ dứt khoát từ bỏ của ông Phêrô và Anrê:”Lập tức, hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Ngài”(Mt 4,20), của Giacôbê và Gioan: ”Lập tức, các ông bỏ thuyền, bỏ cha mẹ mà theo Ngài”(Mt 4,22).
Đối với anh chàng này xem ra anh ta còn lưỡng lự, nhập nhằng nửa muốn theo, nửa còn quyến luyến thế gian. Nên Đức Giêsu nói rõ:”Ai đã trao tay vào cầy mà còn ngoái lại sau lưng thì không xứng đáng Nước Thiên Chúa”. Kinh nghiệm cho hay để rạch một đường cầy cho đúng thì không được quay mặt lui. Ở đây muốn nói: Theo Đức Giêsu thì phải dứt khoát với quá khứ, không những phải cắt đứt những ràng buộc cũ với gia đình mà còn phải từ bỏ nỗi lo lắng giữ lại tất cả gia sản, những giá trị và kinh nghiệm luân lý mà quá khứ đã cho ta đạt được. Để trở nên thích hợp với Nước Trời, phải từ bỏ tất cả quá khứ (1Pr 5,8-9).
Thế mà vẫn có một số người luôn để lại con tim ở một nơi nào, cho một ai đó trong quá khứ như bài hát: ”Để quên con tim” của Đức Huy: ”Ngày rời Paris anh đã để quên con tim” hay đi tìm hạnh phúc ở sự nuối tiếc những ngày tháng huy hoàng đã qua.
Và trong cuộc sống mới phải có một con tim không chia sẻ, phải bước đi mắt nhìn thẳng về phía đàng trước (1Pr 3, 43) nghĩa là nhìn vào Đấng đi trước là Đức Giêsu Kitô (Dt 12,1-2). Trường hợp thứ ba này, Đức Giêsu muốn đòi hỏi phải quay lưng lại quá khứ và nhìn về phía đàng trước. Thánh Phaolô đã thực hiện Lời Chúa: ”Quên phía sau mà lao mình tới trước, tôi nhắm đích chạy đến giải thưởng của ơn kêu gọi Chúa ban”(Phil 3,13-14).
Truyện: Ta đã ném vào chỗ đó.
Một linh sư Ấn độ đang ngồi tịnh niệm bên bờ sông. Có một người đàn ông nọ muốn xin làm đệ tử, rón rén đến bên vị linh sư và đặt dưới chân vị tu hành hai viên ngọc qúi như của lễ ra mắt. Vị linh sư cầm lấy một viên và ném xuống sông. Tiếc của, người đàn ông giầu có liền nhảy xuống sông để cố tìm lại viên ngọc. Nhưng mất một ngày mà không tài nào tìm lại được. Chiều đến, người đàn ông đến xin vị linh sư chỉ rõ nơi ông đã ném viên ngọc quí. Vị linh sư cầm viên ngọc còn lại ném xuống sông và nói: ”Ta đã ném vào chỗ đó. Ngươi hãy lặn xuống mà tìm”.
III. CÂU CHUYỆN ĐỜI KITÔ HỮU
1. Câu chuyện lựa chọn trong đời
Đời là một chuỗi những lựa chọn, lựa chọn cho mình và cho người khác. Lựa chọn cho mình là quan trọng nhất vì mình phải nhận lấy cái hậu quả của sự lựa chọn ấy. Vì thế, người ta thấy thao thức băn khoăn đứng trước một sự lựa chọn quan trọng. Lựa chọn đòi sự dấn thân.
Ngày nay người ta nói nhiều đến dấn thân. Dấn thân, nhập cuộc là thân phận của con người. Sống là lựa chọn. Mà lựa chọn là liều lĩnh, vì không bao giờ ta nắm được một cách rành rọt như 2 với 2 là 4 tất cả những lý do chọn lựa và những điều tương lai có thể dành cho sự lựa chọn của ta. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không dám liều mình. Khi đã dùng trí khôn suy nghĩ, cân nhắc theo như ta có thể rồi, ta có quyền bước lên.
Có những định hướng lựa chọn cho cả cuộc đời. Sự liều lĩnh lại còn lớn hơn. Chọn một nghề nghiệp nhiều khi cũng quan trọng vô cùng, nhưng thường người ta có thể thay người mà không ảnh hưởng sâu xa đến đời sống. Còn chọn một người bạn trăm năm, hay chọn con đường tu trì gần như là chọn chính đời sống của mình. Đó là những chọn lựa căn bản, sẽ chi phối những chọn lựa riêng rẽ khác về sau. (Nguyễn hồng Giáo, báo Nhà Chúa, 1971).
Ai mà không lo lắng trước khi kết hôn vì đây là khúc quặt của đời sống, nó chi phối cả cuộc đời của mình, may rủi ai mà biết ? Một cô gái trước khi lấy chồng đã nói lên nỗi băn khoăn lo lắng của mình trước một tương lai còn mở rộng ra trước mắt:
Theo anh em cũng muốn theo
Em sợ anh nghèo, anh bán em đi.
Người muốn chọn bậc tu trì cũng không khỏi băn khoăn thao thức trước quyết định của mình. Sống độc thân hay lập gia đình ? Nếu sống độc thân thì sống ở ngoài đời hay trong bậc tu trì ? Nỗi băn khoăn đó đã được Thanh Tâm diễn tả trong Lời nguyện biện phân của mình:
. .. Con yêu biết bao khung cảnh yên tịnh và bầu khí thánh thiện của các tu viện, nhiều lúc con xúc động mãnh liệt khi tham dự các lễ khấn trong Dòng, khi thấy các soeurs, các thầy sống vui tươi với đời tận hiến. Con bắt đầu hiểu đúng hơn về từ LỰA CHỌN. Không phải là chọn lựa giữa cái xấu và cái tốt nhưng là lựa chọn giữa hai điều cùng tốt như nhau đối với mình, chọn một, bỏ một và có khi bỏ với một sự tiếc nuối. Con nghĩ về mối tình của mình và cuộc sống dấn thân đang mời gọi. Bên nào cũng đẹp, song thật tình mà nói con vẫn muốn có cả hai. Dao động, băn khoăn, thao thức...
Có lẽ Chúa đã chuẩn bị cho con tất cả những gì cần thiết để đến một lúc, con biết bình tĩnh và nhẹ nhàng chia tay với người yêu. Không phải là con đã lựa chọn nhưng đã có những trắc trở nào đó can thiệp và con hiểu rằng không thể làm khác được. Song con hiểu rằng, Chúa đã chuẩn bị từng bước cho con để con có thể đứng vững trước sự mất mát của mình. Chúa biết rõ sự yếu đuối của con và Chúa đã tiếp sức cho con (Thanh Tâm, Chúng tôi những người trẻ... 1993, tr 70).
Lựa chọn là một hành vi nhân linh. Con vật cũng có lựa chọn nhưng chỉ là lựa chọn theo bản năng, còn con người hơn con vật ở chỗ biết lựa chọn theo lý trí và ý chí của mình. Có người không dám lựa chọn nên không có hướng đi cho cuộc sống, họ sống vất vưởng ở ngã ba đường.
Truyện: bắt cá hai tay
Ông viện trưởng Đại họa Paris ở thế kỷ 14 đã làm một thí nghiệm như sau: Ông để cho con lừa nhịn đói, nhịn khát trong mấy ngày. Sau đó, ông đưa nó đến sân ăn, đặt nó giữa một thùng nước và một bó cỏ non. Lừa ta tuy đói lắm nhưng hết nhìn đống cỏ này lại ngó thùng nước kia, nó lưỡng lự giữa nước và cỏ, để rồi cuối cùng kiệt lả mà chết.
2. Câu chuyện làm Kitô hữu
Mọi người sinh ra ở đời đều có khả năng khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa qua những khả năng tự nhiên của mình. Nhìn vào trời đất vạn vật, lý trí nhắc nhở ta phải nhìn nhận có một vị dựng nên tất cả những cái đó. Và nếu đứng về phương diện tôn giáo thì phải gọi đấy là Đức Chúa Trời.
Khi Ngôi Hai xuống thế làm người mặc lấy thân xác loài người, trở nên con người như mọi người, là Đức Giêsu Kitô thì Thiên Chúa cũng ban cho con người có khả năng nhận biết Đức Giêsu là Thiên Chúa qua ánh sáng mạc khải. Qua ơn soi sáng của Chúa, con người có thể khám phá ra Đức Giêsu.
Truyện: Khám phá ra Đức Giêsu
Có người cho rằng việc khám phá ra thuốc mê đã giúp con người giảm bớt đau đớn nhiều hơn bất cứ khám phá nào trong y khoa.
Một hôm có người hỏi James Simpson:
- Ông cho điều gì là khám phá lớn nhất của ông ? Và mong được câu trả lời rằng:
- Thuốc mê – vì ông là người đã khám phá ra môn thần dược này.
Nhưng Simpson trả lời rằng:
- Khám phá lớn nhất của tôi là Chúa Giêsu, Chúa Cứu chuộc của tôi.
Chúng ta không thể nhìn thấy Đức Giêsu một cách hữu hình thì có thể hình dung ra con người của Ngài với một vài nét mờ nhạt. Dĩ nhiên sự hình dung đều đa dạng, hình dung nào cũng chỉ có thể nói lên được một khía cạnh con người của Ngài. Qua thời gian có nhiều cách hình dung:
- Người Do thái coi Đức Giêsu như một người giảng đạo, một người làm phù phép.
- Vào những năm đầu của thập niên 70, cao trào hippi đang lên, người ta coi Ngài như tiêu biểu và người mẫu cho giới Hippi.
- Đối với Fidel Castro và Nguyễn văn Linh thì Đức Giêsu là một nhà đại cách mạng. Vì Ngài đã đề xuất nhiều quan điểm cấp tiến, táo bạo để cải thiện xã hội, cải thiện con người với người.
- Trước đây vài chục năm. một cuốn phim về Chúa Giêsu với dụng ý bôi lọ Chúa, đã coi Chúa như gã si tình nàng Madalena.
Ta thấy Chúa Giêsu đã được hình dung, tô vẽ thật phiến diện. Sai ? Đúng ? Bị bóp méo ? Tất cả những hình dung ấy đều cho ta thấy rằng: Đức Giêsu luôn luôn là nhân vật bắt buộc người ta đặt vấn đề.
Ta phải khẳng định: “Đức Giêsu hôm qua, hôm nay và muôn thuở vẫn là một”(Dt 13,8).
Hình dung nào cũng phiến diện, chỉ có lời tuyên xưng của Phêrô là đủ: ”Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”(Mt 16,16) (GM Nguyễn bình Tĩnh, Như một kỷ niệm, tr 15).
Qua bài Tin mừng hôm nay, chúng ta biết rằng mọi người có ơn gọi đi theo Đức Giêsu, làm môn đệ của Ngài. Chúa có thể kêu gọi trực tiếp hay gián tiếp qua những hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên, những người đã được chịu phép Thánh tẩy thì đã trở thành môn đệ của Đức Giêsu vì họ được mang tước hiệu là “Kitô hữu”, người Kitô hữu là một “Kitô khác”, là “Alter Christus”, được mang danh Ngài, được thuộc về Ngài, được kết hợp với Ngài, để có thể nói được như thánh Phaolô:”Tôi sống nhưng không phải là tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”.
Về tước hiệu cao quí này, thánh Grêgôriô, Giám mục Nitxê đã phát biểu: ”Chúa nhân lành đã thông ban cho chúng ta một danh hiệu cao quí nhất, linh thiêng nhất, trọng đại nhất, vượt trên mọi danh hiệu, đến độ chúng ta được vinh dự mang chính danh của Đức Kitô khi được gọi là “Kitô hữu”. Vì thế, mọi danh xưng dùng để giải thích tên gọi trên nhất thiết phải được tỏ rõ nơi con người chúng ta. Chúng ta đừng để mình bị xem là “Kitô hữu” giả, nhưng phải dùng đời sống mình mà minh chứng cho tên gọi ấy” (Các bài đọc Kinh sách, tập 3, tr 351).
Được làm môn đệ của Đức Kitô là một vinh dự. Nhiều người đã nhận lấy vinh dự đó trong ngày chịu phép rửa tội. Họ đã thề hứa trung thành với Chúa, nhưng mối quan hệ của những người thời nay đã làm cho lòng tin của họ bị lung lay, chao đảo, họ có mặc cảm về sự lựa chọn của mình, họ không giữ vững lấp trường nên dần dần họ sống theo dư luận, xa dần với đời sống Kitô hữu.
Truyện vui: Sống theo dư luận,
Hai cha con một bác nhà quê dắt con lừa đi ra tỉnh. Mới đi được một quãng thì gặp một người hỏi:
- Chà, sao ông không để cho con ông cỡi con lừa ?
- Ồ, tôi chưa nghĩ tới điều đó.
Nói xong ông bồng con cho ngồi lên lưng lừa. Đi được một lát lại gặp một người khác nói:
- Sao mày ngồi trên lưng lừa mà để cho ông già đi bộ ? Mày xuống ngay đi cho cha mày cỡi.
- Phải đấy.
Đứa con vội nhảy xuống đất đỡ cha mình lên lưng lừa. Đi thêm một đỗi nữa họ gặp một mụ bán cá, mụ kêu lên:
- Ông không mắc cỡ à, sao lại để thằng bé phải đi bộ dưới trời nắng như thế ?
Ông già tuột xuống khỏi lưng lừa và hai người tiếp tục đi bộ như trước. Khi sắp vào thành phố, có mấy người nhìn chăm chăm và nói:
- Sao hai cha con không biết cỡi lên lưng lừa mà đi cho khỏe ?
Hai cha con nghe nói chí lý liền leo lên. Nhưng con lừa mới đi được mấy bước đã quị xuống vì không chịu nổi sức nặng. Hai cha con lại vội vã xuống đi bộ và dắt lừa đi như trước.
3. Câu chuyện sống đời Kitô hữu
Chúng ta phải cảm tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng ta được trở thành “Công dân Nước Trời” qua bí tích rửa tội. Đây là một hồng ân nhưng không Chúa ban chứ không phải do công nghiệp của chúng ta. Người ta cho biết: muốn được làm công dân Hoa kỳ thì phải qua một kỳ thi nhập tịch khó khăn. Muốn được làm “Công dân danh dự” Hoa kỳ lại càng khó. Cho đến nay chỉ có 4 người được trao tặng vinh dự nói trên. Đó là thủ tướng Anh Winston Churchill, nhà ngoại giao Thụy điển Raoul Wallenberg và vợ ông là William Hannah Penn; và Mẹ Têrêsa Calcutta mới được trao tặng vinh dự vào ngày 01.10.1996.
a) Kitô hữu sống đời chứng nhân
Mỗi Kitô hữu được gọi trở nên chứng nhân của Tin mừng bằng cách tiếp cận trực tiếp giữa người với người. Hẳn nhiên, bổn phận này cũng có thể thực hiện dưới nhiều hình thức, kỹ thuật khác nhau, nhằm canh tân cuộc sống xã hội, cổ vũ công bằng và hoà bình thế giới. Nếu ta cho rằng không phải Kitô hữu nào cũng có thể đóng nổi một vai trò hữu hiệu trên bình diện xã hội, trong sinh hoạt tập thể, thì ta cũng có một lối tiếp cận trực tiếp và thân mật mà mỗi người ở cấp độ nào cũng có thể thực hiện được. Chúng ta hãy là que diêm đang cháy và tiếp cận với những cây diêm khác.
Truyện: Gương lành lôi kéo.
Một nhà truyền giáo tại Ấn độ, ông Gordon M. Suer đã xin một tín đồ Ấn độ giáo sống bên cạnh, đến nuôi dạy ông tiếng bản xứ, nhưng tín đồ Ấn độ giáo này từ chối như sau:
- Thưa ngài, tôi không đến dạy tiếng bản xứ cho ngài, vì tôi không muốn trở nên người Kitô hữu.
Nhà truyền giáo trả lời:
- Tôi muốn học tiếng bản xứ để có thể giao thiệp với những người chung quanh, để hiểu biết họ hơn chứ không nhằm bắt họ trở lại đạo Chúa.
Nhưng người tín đồ Ấn độ giáo đáp lại:
- Thưa ngài, tôi biết vậy nhưng đối với tôi, tôi nhận thấy rằng: không ai có thể sống bên cạnh ngài lâu, mà không bị ngài cảm hoá tin theo Chúa. Tôi không thể dạy ngài, vì tôi không thể sống bên cạnh ngài mà không trở thành người Kitô.
b) Kitô hữu phải đi qua cửa hẹp
Muốn đi theo Đức Kitô thì phải đi theo con đường Ngài đã đi, đó là con đường khổ giá, là đi qua cửa hẹp để vào Nước Trời. Ai theo Chúa là phải hy sinh, mất mát vì phải từ bỏ. Từ bỏ tận căn những ràng buộc của tội lỗi, từ bỏ gương mù gương xấu, bê tha, rượu chè say sưa, dâm ô, cở bạc...
Theo Chúa còn đòi hỏi phải từ bỏ chình mình: ”Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo”. Từ bỏ mình, vác thập giá mình là thẳng thắn tuyên bố tiêu diệt “cái tôi” của chúng ta. Thế nhưng không phải tiêu diệt “cái tôi” tốt lành, “cái tôi” chân thật. Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta hy hiến cái tôi giả tạo mà chúng ta tạo nên bằng những nhu cầu vô ích và những phù phiếm trẻ con: ”Đó là cái tôi, thánh Gioan Thánh giá nói, của những thèm muốn thúc giục chúng ta trở nên bất hạnh đối với chúng ta, khô khan đối vói tha nhân, nặng nhọc và biếng nhác đối với công việc của Chúa” (André Sève, Sương mai, tr 209).
Nói tóm lại, lý tưởng của đời sống người Kitô hữu là thành thật chấp nhận mọi đau khổ, mọi thiếu thốn vì Thầy, bằng lòng hy sinh tất cả cho Ngài, không giữ lại một luyến tiếc nào đối với tình cảm sự đời, ý chí người môn đệ Chúa phải gắn bó với Ngài đến mức độ không tiếc xót, không thèm nhìn tới cái mình đã từ bỏ.
Bài hát: Chúa là gia nghiệp
Bước trên con đường của Thánh Thần - phục vụ tha nhân
Jos. Tú Nạc, NMS
08:03 24/06/2010
Chúa Nhật XIII thường Niên – Năm C (1 Kings 19: 16b, 19-21; Psalm 16; Galatians 5: 1, 13-18; Luke 9: 51-62)
Việc tuyển chọn đơn giản hơn đôi chút ở Israel cổ đại. Tất cả tiên tri Alijah đã phải thực hiện là rời chiếc áo choàng của mình cho Elisha và cuộc đời của ông mãi mãi đổi thay – không phản kháng, không bào chữa và không toan thoái thác. Điều đó không xuất hiện mà đã có sự tìm kiếm nhọc công lâu dài vì tự thân tính đồng nhất và những lựa chọn “chuyên nghiệp” của mình còn có phần hạn chế và nhận định. Có lẽ người ta tập trung nhiều hơn vào cuộc sống của mình thực tế phía trước họ và hiển nhiên hơn họ vẫn tồn tại.
Nhưng Elisha có một yêu cầu – và nó có vẻ như hiển nhiên hợp lý – ông muốn hôn cha mẹ ông một nụ hôn giã từ. Với Elijah việc ấy rất tốt. Ông bảo Elisha căn bản rằng ông được tự do – Elijah không bó buộc ông và ông có thể thực hiện cốt để ông được vui lòng. Cỗ bò, biểu hiện kế sinh nhai của ông, phải hy sinh và phân phát cho người ta làm thực phẩm. Với Elisha không có sự hoài mong trở về, cây cầu đằng sau ông đã bị thiêu hủy.
Nô lệ tương phản với tự do, những ai với tâm trạng tinh thần công chính sẽ chọn lựa công việc đặc thù sau khi đã được trả lại tự do? Nhưng Thánh Phao-lô đã hướng đúng mục tiêu: nhiều người bây giờ và sau đó đã thực hiện y như vậy. Tự do có thể là một điều đáng sợ. Vì nói đến trách nhiệm và nếu chúng ta phạm một lỗi lầm không một ai được đổ lỗi mà là tự chính mình. Và những sự việc không phải lúc nào cũng tinh suốt như pha lê – đôi khi nó là sự hoài nghi và bất định cùng với khả năng phạm một lỗi lầm. Một thiểu số tự hỏi rằng nhiều người chọn những nhân vật và những tổ chức quyền lực để tham vấn họ nghĩ gì và sống như thế nào. Thường phớt lờ là một sự im lặng nhưng tiếng nói cương quyết của tinh thần tự bên trong – người thầy và người hướng dẫn cá nhân của chúng ta.
Sống theo sự thôi thúc của Thần Khí không “nhận biết dễ dàng” như Thánh Phao-lô nhanh chóng chỉ ra. Chúng ta tự do, nhưng điều này có nghĩa tự do để yêu thương và tình yêu có thể là một người phân việc đòi hỏi cao. Bước trên con đường cỉa Thần Khí là phục vụ tha nhân hơn chính bản thân mình và sẵn sàng chấp nhận đến những nơi mà chúng ta không muốn đến.
Khi Chúa Giê-su ngoảnh lại và “hướng mặt Người” về phía Jerusalem tức Người đã bước vào một giai đoạn mới trong sứ mệnh cuộc đời của Người. Từ đây cho đến lúc cuối Tin Mừng có một giai đoạn của sự kiên quyết không khoan nhượng. Trọng tâm thể hiện tình môn đệ nhiệt thành và Thánh Lu-ca rõ ràng là đang nhắm vào điều này tại cộng đồng của mình vào cuối thế kỷ thứ nhất. Trong vài dòng, việc thực hiện và lời giáo huấn của Chúa Giê-su tương phản với những vụ việc xảy ra trong cuộc đời của Elijah với một tính cách thể hiện rõ ràng Chúa Giê-su hoàn toàn khác biệt như thế nào.
Trước tiên phải thực hiện bằng sự biểu hiện bạo lực sức mạnh tinh thần theo gương của 2 Kings 1: 10. Phải day dứt bởi sự tiếp đón không hiếu khách của vài ngôi làng Samaria. Một số môn đệ của Chúa Giê-su khẩn khoản xin được phép “tấn công bằng vũ khí hạt nhân” họ để trả đũa. Chúa Giê-su ngay lập tức gay gắt với những lời khiển trách của Người: đó không phải những gì mà Người quan tâm và không có gì phải thực hiện với thông điệp của Người.
Minh họa thứ hai là điển hình chúng ta thấy ở bài đọc thứ nhất đó là sự trả lời trước tiếng gọi của tình môn đệ. Elijay khá tự do và thoải mái bằng phản ứng của mình đối với Elisha nhưng Chúa Giê-su của Thánh Lu-ca thực hiện không một chút lưỡng lự.
Những môn đồ có khả năng trong tương lai được khuyến cáo rằng điều này sẽ là một cuộc sống bất ổn và bất định – chắc chắn không dành cho những người nhút nhát hoặc những người tìm kiếm một chuyến đi dễ dàng.
Phản ứng quyết liệt của Người là trước hai yêu cầu có vẻ hợp lý. Một người muốn nói lời từ giã với gia đình mình trong khi người kia đơn giản chỉ muốn mai táng cha mình. Họ bị cáo buộc một cách thực tế là tinh thần dao động và thiển cận.
Không có “sau đó,” duy nhất chỉ có nhu cầu thúc bách “bây giờ.” Thời gian thì ngắn ngủi, nhu cầu thiết yếu và lời cam kết phải tuyệt đối – dứt khoát.
Trong một ý nghĩa, chúng ta có thể đánh mất về sự khẩn thiết vì chúng ta không tin rằng thế giới này kết thúc chằng còn xa. Nhưng chúng ta cũng đang phải đương đầu với một loạt những thử thách và khủng hoảng: kinh tế, chính trị, môi trường và tôn giáo. Chúng ta không còn có đời sống xa hoa trong việc lần lữa mọi điều trong tương lai, và chúng ta với khả năng mang lại sự đóng góp cho thế giới vì chúng ta biết hoặc ít nhất tạo sự đau khổ mênh mông. Có lẽ chúng ta thực sự cần thiết để kẻ chết chôn cất kẻ chết và đặt bàn tay của chúng ta vào cày thì đừng nhìn lại. Thiên Chúa, và thế giới này tùy thuộc vào phản ứng của chúng ta.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Việc tuyển chọn đơn giản hơn đôi chút ở Israel cổ đại. Tất cả tiên tri Alijah đã phải thực hiện là rời chiếc áo choàng của mình cho Elisha và cuộc đời của ông mãi mãi đổi thay – không phản kháng, không bào chữa và không toan thoái thác. Điều đó không xuất hiện mà đã có sự tìm kiếm nhọc công lâu dài vì tự thân tính đồng nhất và những lựa chọn “chuyên nghiệp” của mình còn có phần hạn chế và nhận định. Có lẽ người ta tập trung nhiều hơn vào cuộc sống của mình thực tế phía trước họ và hiển nhiên hơn họ vẫn tồn tại.
Nhưng Elisha có một yêu cầu – và nó có vẻ như hiển nhiên hợp lý – ông muốn hôn cha mẹ ông một nụ hôn giã từ. Với Elijah việc ấy rất tốt. Ông bảo Elisha căn bản rằng ông được tự do – Elijah không bó buộc ông và ông có thể thực hiện cốt để ông được vui lòng. Cỗ bò, biểu hiện kế sinh nhai của ông, phải hy sinh và phân phát cho người ta làm thực phẩm. Với Elisha không có sự hoài mong trở về, cây cầu đằng sau ông đã bị thiêu hủy.
Nô lệ tương phản với tự do, những ai với tâm trạng tinh thần công chính sẽ chọn lựa công việc đặc thù sau khi đã được trả lại tự do? Nhưng Thánh Phao-lô đã hướng đúng mục tiêu: nhiều người bây giờ và sau đó đã thực hiện y như vậy. Tự do có thể là một điều đáng sợ. Vì nói đến trách nhiệm và nếu chúng ta phạm một lỗi lầm không một ai được đổ lỗi mà là tự chính mình. Và những sự việc không phải lúc nào cũng tinh suốt như pha lê – đôi khi nó là sự hoài nghi và bất định cùng với khả năng phạm một lỗi lầm. Một thiểu số tự hỏi rằng nhiều người chọn những nhân vật và những tổ chức quyền lực để tham vấn họ nghĩ gì và sống như thế nào. Thường phớt lờ là một sự im lặng nhưng tiếng nói cương quyết của tinh thần tự bên trong – người thầy và người hướng dẫn cá nhân của chúng ta.
Sống theo sự thôi thúc của Thần Khí không “nhận biết dễ dàng” như Thánh Phao-lô nhanh chóng chỉ ra. Chúng ta tự do, nhưng điều này có nghĩa tự do để yêu thương và tình yêu có thể là một người phân việc đòi hỏi cao. Bước trên con đường cỉa Thần Khí là phục vụ tha nhân hơn chính bản thân mình và sẵn sàng chấp nhận đến những nơi mà chúng ta không muốn đến.
Khi Chúa Giê-su ngoảnh lại và “hướng mặt Người” về phía Jerusalem tức Người đã bước vào một giai đoạn mới trong sứ mệnh cuộc đời của Người. Từ đây cho đến lúc cuối Tin Mừng có một giai đoạn của sự kiên quyết không khoan nhượng. Trọng tâm thể hiện tình môn đệ nhiệt thành và Thánh Lu-ca rõ ràng là đang nhắm vào điều này tại cộng đồng của mình vào cuối thế kỷ thứ nhất. Trong vài dòng, việc thực hiện và lời giáo huấn của Chúa Giê-su tương phản với những vụ việc xảy ra trong cuộc đời của Elijah với một tính cách thể hiện rõ ràng Chúa Giê-su hoàn toàn khác biệt như thế nào.
Trước tiên phải thực hiện bằng sự biểu hiện bạo lực sức mạnh tinh thần theo gương của 2 Kings 1: 10. Phải day dứt bởi sự tiếp đón không hiếu khách của vài ngôi làng Samaria. Một số môn đệ của Chúa Giê-su khẩn khoản xin được phép “tấn công bằng vũ khí hạt nhân” họ để trả đũa. Chúa Giê-su ngay lập tức gay gắt với những lời khiển trách của Người: đó không phải những gì mà Người quan tâm và không có gì phải thực hiện với thông điệp của Người.
Minh họa thứ hai là điển hình chúng ta thấy ở bài đọc thứ nhất đó là sự trả lời trước tiếng gọi của tình môn đệ. Elijay khá tự do và thoải mái bằng phản ứng của mình đối với Elisha nhưng Chúa Giê-su của Thánh Lu-ca thực hiện không một chút lưỡng lự.
Những môn đồ có khả năng trong tương lai được khuyến cáo rằng điều này sẽ là một cuộc sống bất ổn và bất định – chắc chắn không dành cho những người nhút nhát hoặc những người tìm kiếm một chuyến đi dễ dàng.
Phản ứng quyết liệt của Người là trước hai yêu cầu có vẻ hợp lý. Một người muốn nói lời từ giã với gia đình mình trong khi người kia đơn giản chỉ muốn mai táng cha mình. Họ bị cáo buộc một cách thực tế là tinh thần dao động và thiển cận.
Không có “sau đó,” duy nhất chỉ có nhu cầu thúc bách “bây giờ.” Thời gian thì ngắn ngủi, nhu cầu thiết yếu và lời cam kết phải tuyệt đối – dứt khoát.
Trong một ý nghĩa, chúng ta có thể đánh mất về sự khẩn thiết vì chúng ta không tin rằng thế giới này kết thúc chằng còn xa. Nhưng chúng ta cũng đang phải đương đầu với một loạt những thử thách và khủng hoảng: kinh tế, chính trị, môi trường và tôn giáo. Chúng ta không còn có đời sống xa hoa trong việc lần lữa mọi điều trong tương lai, và chúng ta với khả năng mang lại sự đóng góp cho thế giới vì chúng ta biết hoặc ít nhất tạo sự đau khổ mênh mông. Có lẽ chúng ta thực sự cần thiết để kẻ chết chôn cất kẻ chết và đặt bàn tay của chúng ta vào cày thì đừng nhìn lại. Thiên Chúa, và thế giới này tùy thuộc vào phản ứng của chúng ta.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:34 24/06/2010
THÀ LÀM NGỌC NÁT TAN, CÒN HƠN LÀM GẠCH NGÓI MÀ AN TOÀN.
Thời Đông Ngụy, thừa tướng Cao Dương bức Hiếu Tịnh đế nhường ngôi cho ông ta, thành lập Bắc Tề. Về sau, ông ta vì muốn nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, nên dùng rượu độc để hại Hiếu Tịnh đế và ba đứa con của ông ta, lại còn hạ lệnh bắt toàn bộ bà con thân thuộc của Hiếu Tịnh đế giết sạch, rồi lại còn đem tử thi của họ quăng vào Chương Hồ để nuôi cá. Lúc ấy, bà con thân thuộc có họ xa của Hiếu Tịnh đế rất là khủng hoảng, sợ hãi một ngày nào đó sẽ bị tai nạn giáng xuống trên đầu.
Nguyên Cảnh An bèn đưa ra ý kiến: khẩn cầu Cao Dương cho phép họ từ bỏ không dùng họ Nguyên nữa. Nhưng người anh họ của Nguyên Cảnh An là Cảnh Hạo lại nói:
- “Đại trượng phu thà rằng làm ngọc khí mà bị bể nát, chứ không muốn làm gạch ngói để có thể bảo toàn”.
Cao Dương bèn ra lệnh bắt Cảnh Hạo và xử tội chết, nhưng câu nói nổi tiếng của ông ta lại được lưu truyền cho đến hôm nay.
(Bắc Tề thư, Nguyên Cảnh Hạo truyện)
Suy tư:
Các thánh tử đạo thà chết vì đạo Chúa hơn là sống mà làm tôi ma quỷ, đức tin của các ngài thật to lớn và vững mạnh.
Các thánh ẩn tu trong sa mạc, trong tu viện kín thà rằng để người đời quên mất mình, nhưng được Chúa nhớ đến, đức tin của các ngài thật to lớn vững mạnh.
Các thánh giáo dân sống giữa đời thà bị mất tất cả, bị thiệt thòi, bị vu vạ cáo gian, nhưng vẫn cứ giữ lòng trung kiên với đức tin, với Thiên Chúa của mình, đức tin của các ngài thật to lớn vững mạnh.
Đại trượng phu thì thà chết vinh hơn sống nhục, đó là người quân tử chính hiệu; đại trượng phu thà làm ngọc khí mà bị nát tan, hơn làm gạch ngói mà được an toàn. Chết vinh là cái chết nên chết, dù bị nát tan nhưng thân là ngọc, thì vinh dự hơn thân làm gạch ngói mà đuợc an toàn…
Người Ki-tô hữu thì không làm tôi hai chủ: Thiên Chúa và tiền tài vật chất. Nhưng thực ra chúng ta chỉ có một ông chủ là Thiên Chúa mà thôi, còn tiền tài vật chất đều bởi Thiên Chúa ban cho.
Ai hiểu thì luôn tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa, ai không hiểu thì cho rằng tiền bạc vật chất mới là ông chủ của mình, ha ha ha thật dại dột…
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời Đông Ngụy, thừa tướng Cao Dương bức Hiếu Tịnh đế nhường ngôi cho ông ta, thành lập Bắc Tề. Về sau, ông ta vì muốn nhổ cỏ phải nhổ tận gốc, nên dùng rượu độc để hại Hiếu Tịnh đế và ba đứa con của ông ta, lại còn hạ lệnh bắt toàn bộ bà con thân thuộc của Hiếu Tịnh đế giết sạch, rồi lại còn đem tử thi của họ quăng vào Chương Hồ để nuôi cá. Lúc ấy, bà con thân thuộc có họ xa của Hiếu Tịnh đế rất là khủng hoảng, sợ hãi một ngày nào đó sẽ bị tai nạn giáng xuống trên đầu.
Nguyên Cảnh An bèn đưa ra ý kiến: khẩn cầu Cao Dương cho phép họ từ bỏ không dùng họ Nguyên nữa. Nhưng người anh họ của Nguyên Cảnh An là Cảnh Hạo lại nói:
- “Đại trượng phu thà rằng làm ngọc khí mà bị bể nát, chứ không muốn làm gạch ngói để có thể bảo toàn”.
Cao Dương bèn ra lệnh bắt Cảnh Hạo và xử tội chết, nhưng câu nói nổi tiếng của ông ta lại được lưu truyền cho đến hôm nay.
(Bắc Tề thư, Nguyên Cảnh Hạo truyện)
Suy tư:
Các thánh tử đạo thà chết vì đạo Chúa hơn là sống mà làm tôi ma quỷ, đức tin của các ngài thật to lớn và vững mạnh.
Các thánh ẩn tu trong sa mạc, trong tu viện kín thà rằng để người đời quên mất mình, nhưng được Chúa nhớ đến, đức tin của các ngài thật to lớn vững mạnh.
Các thánh giáo dân sống giữa đời thà bị mất tất cả, bị thiệt thòi, bị vu vạ cáo gian, nhưng vẫn cứ giữ lòng trung kiên với đức tin, với Thiên Chúa của mình, đức tin của các ngài thật to lớn vững mạnh.
Đại trượng phu thì thà chết vinh hơn sống nhục, đó là người quân tử chính hiệu; đại trượng phu thà làm ngọc khí mà bị nát tan, hơn làm gạch ngói mà được an toàn. Chết vinh là cái chết nên chết, dù bị nát tan nhưng thân là ngọc, thì vinh dự hơn thân làm gạch ngói mà đuợc an toàn…
Người Ki-tô hữu thì không làm tôi hai chủ: Thiên Chúa và tiền tài vật chất. Nhưng thực ra chúng ta chỉ có một ông chủ là Thiên Chúa mà thôi, còn tiền tài vật chất đều bởi Thiên Chúa ban cho.
Ai hiểu thì luôn tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa, ai không hiểu thì cho rằng tiền bạc vật chất mới là ông chủ của mình, ha ha ha thật dại dột…
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 24/06/2010
N2T |
35. Nếu chúng ta hiểu được rõ ràng trong bệnh tật có cả một kho tàng quý báu, thì nhất định vui vẻ đón nhận nó, giống như tiếp nhận ân sủng lớn nhất vậy.
(Thánh Vincent de Paul)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:36 24/06/2010
N2T |
471. Không nên coi thường sự yếu đuối của người khác, đó cũng có thể là khuyết điểm của anh.
Tình thương cảm hóa lòng người
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:07 24/06/2010
Chúa Nhật 13 C
Một thiền sư nổi tiếng đã kể giai thoại sau đây về cuộc đối thoại dí dỏm giữa Đức Phật và ác thần Mara:
Ngày nọ, Đức Phật đang bận việc dưới hầm, còn Ananda, đệ tử thân tín của Ngài đứng ngoài cửa. Thình lình Ananda thấy Mara xuất hiện, Ananda cứ tưởng rắng Mara bị lạc lối. Nhưng Mara tiến lại gần Ananda và yêu cầu cho được gặp Đức Phật, Ananda ngạc nhiên trước yêu cầu của Mara nên hỏi lại:
- Ngươi còn đứng đây để làm gì ? Ngươi không nhớ là Đức Phật đã nhiều lần đánh bại ngươi dưới gốc cây bồ đề rồi sao ? Ngươi còn vác mặt tới đây làm gì ? Ngươi không biết xấu hổ sao ? Cút đi, Đức Phật không muốn thấy mặt ngươi nữa đâu, ngươi là đồ ác, ngươi là kẻ thù của Ngài.
Nghe thế, Mara liền cười ngất: Sao, ngươi bảo là sư phụ ngươi cũng có kẻ thù ư ?
Ananda cảm thấy bối rối, anh biết Đức Phật chưa bao giờ nói rằng ngài có kẻ thù. Đuối lý, Ananda liền xuống hầm báo tin cho Đức Phật biết Mara xin được gặp Ngài. Anh hy vọng Đức Phật sẽ sai anh lên nói với Mara rằng: Ngài đang bận, không thể tiếp hắn được. Nhưng trái với những dự đoán của Ananda, Đức Phật rất vui mừng khi nghe tin có Mara muốn gặp, cứ như thể hắn là một người bạn chí thân của Ngài, và Ngài liền thân hành đến gặp Mara. Ananda hết sức thất vọng khi thấy Đức Phật đến trước mặt Mara cung kính bái chào hắn, rồi nhiệt tình bắt tay hắn. Ngài niềm nở: Chào ông bạn, ông bạn có khoẻ không ? Mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ?
Nhưng Mara im lặng, không trả lời. Đức Phật mời hắn xuống hầm và sai Ananda pha trà. Ananda bực bội lắm, anh nghĩ trong bụng: ta có thể pha trà cho sư phụ mỗi ngày một trăm lần cũng được, nhưng pha trà cho Mara, thì ta thấy không vui chút nào, nhưng vì đó là lệnh của Đức Phật thì làm sao có thể từ chối được. Trong câu chuyện nghe lỏm giữa Đức Phật và Mara, Ananda nghe Mara thú nhận một cách chản nản như sau:
- Mọi việc diễn ra không tốt đẹp chút nào, tôi quá mệt mỏi vì phải làm Mara, tôi muốn được làm một cái gì khác cơ. Ngài biết đấy, đóng vai Mara không phải là chuyện dễ, có nói thì nói gian nói dối, cón có làm thì làm điều dữ điều ác. Tôi mệt mỏi lắm rồi. Nhưng điều làm cho tôi khó chịu hơn cả chính là các môn sinh của tôi. Ngày nay, cứ mỗi lần mở miệng ra thì họ nói tới công bình xã hội, hoà bình, bình đẳng, giải phóng, bất bạo động. Tôi nghe quá nhàm tai rồi, tôi nghĩ đến đã đến lúc tôi xin bàn giao chúng lại cho Ngài, tôi chỉ muốn làm một cái gì khác thôi.
Đức Phật lắng nghe với tất cả chú ý và cảm thông. Cuối cùng Ngài nói:
- Bộ anh tưởng rằng làm Phật thì dễ hơn sao ? Anh không thấy những gì các môn sinh của tôi làm cho tôi sao ? Họ đặt trên miệng tôi những lời mà tôi chưa bao giờ thốt ra, họ xây chùa chiền cho tôi, tạc tượng tôi và đặt tôi lên bàn thờ để thu nhặt cam chuối, tiền bạc cho riêng họ. Tôi và giáo huấn của tôi đã trở thành đối tượng để đổi chác. Này ông bạn Mara, nếu ông biết được thế nào là làm Phật, tôi tin chắc ông chẳng muốn làm Phật chút nào đâu.
Giai thoại trên cho thấy một nghịch lý trớ trêu nhưng lại là một thực tế bi thảm: môn đệ của ác thần thì toàn nói chuyện nhân nghĩa, còn đệ tử của Đức Phật lại chỉ mãi mê nghĩ đến chuyện khấn vái và cúng tế để thu nhặt cam chuối và tiền bạc thay vì chuyên tâm tự giác giác tha. Sự thiếu nhất quán và óc thực dụng này đã bóp méo và làm biến chất không biết bao nhiêu giáo huấn tôn giáo cao siêu ! ( x. Lm.Nguyễn Thái Hợp, Chút này làm tin, Dấn Thân, Houston,2003,tr 203.).
Câu chuyện trên đây gợi lên hình ảnh hai môn đệ của Đức Giêsu qua trang Tin mừng Chúa nhật hôm nay. Gioan và Giacôbê đã nổi giận đùng đùng đòi sai lửa từ trời xuống thiêu rụi cả làng Samaria chỉ vì dân làng không tiếp đón Thầy của mình.
Thầy trò Đức Giêsu lên Giêrusalem ngang qua Samaria. Con đường ngắn nhất để lên Giêrusalem là con đường đi ngang qua xứ Samaria. Dân Samaria lại thù ghét người Do Thái. Một sự thù ghét từ lâu đời, làm cho hai dân tộc luôn đối nghịch cùng nhau và nhiều khi đã bùng nổ thành những cuộc thảm sát dã man đẫm máu. Vì thế, những đoàn hành hương thận trọng hơn, thường đi vòng qua bên kia sông Giócđan, tới tận Giêricô, băng qua sa mạc Giuđêa, trước khi đặt chân vào đền thờ Giêrusalem.
Chúa Giêsu trở về thủ đô. Ngài muốn đi qua xứ Samaria. Ngài đã sai sứ giả Gioan và Giacôbê đi trước để chuẩn bị với hy vọng dân làng sẽ đón tiếp Thầy trò. Thế nhưng hai môn đệ trở về, lòng đầy căm tức thốt lên lời giận dữ: Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa trời xuống thiêu hủy chúng nó không ? Phải áp dụng cho họ một hình phạt nặng nề nhất mà tiên tri Elia ngày xưa đã dùng đến, đó là sai lửa trời xuống thiêu hủy họ (2 V 1,10-12). Họ có lý do của họ, lý do có thể rất nghiêm túc. Nhưng điều đó khiến Giacôbê và Gioan nổi giận, biểu lộ những thói xấu rất tầm thường của con người là tính nóng nảy: hễ gặp chuyện không vừa ý là lập tức muốn trừng phạt; óc bè phái: phân biệt bạn thù, chỉ một chút là muốn tiêu diệt kẻ thù; và lạm dụng quyền hành: ỷ mình là môn đệ Chúa Giêsu nên muốn dùng lửa trời để thỏa mãn tính nóng giận cá nhân.
Chúa Giêsu đã nặng lời khiển trách hai môn đệ. Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do của những kẻ dữ trên mặt đất. Ngài kiên nhẫn chờ họ sám hối và biến đổi. Cả Giacôbê và Gioan cũng phải được biến đổi. Cần có thời gian và cần được huấn luyện để những "đứa con sấm sét" trở thành khoan dung, để Gioan trở thành vị tông đồ dịu dàng suốt đời ca ngợi tình yêu.
Chúa Giêsu không đến để kết án những người tội lỗi nhưng để cứu họ (Lc 19,10) Thiên Chúa không trùng phạt, Người tha thứ (Lc 23,34). Thế rồi Thầy trò sang làng khác. Không kết án những người Samaria, Chúa Giêsu đi tới một làng khác, thực hiện đúng như lời đã dạy: nếu người ta từ chối không tiếp đón và nghe lời các con, thì các con hãy ra khỏi nhà của họ, rồi phủi bụi dưới chân các con. Hai môn đệ “con cái của thiên lôi” quá đổi ngỡ ngàng về thái độ của Thầy trước sự “vô lễ” của dân Samaria, họ càng kinh ngạc hơn khi Chúa tuyên bố: anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào,vì Con Người đến không phải để hủy diệt, nhưng đến để cứu sống.
Trong não trạng của các môn đệ cũng như nổi khát khao hàng thế kỷ của dân Do thái là mong đợi một Đấng Messia giải phóng dân tộc, phục hồi sức mạnh trần thế của Israel. Chúa Giêsu thận trọng để không bao giờ đồng hoá với hình ảnh một Đấng Thiên sai đã bị “chính trị hoá”. Chúa khai mở một con đường cứu độ bằng yêu thương, khổ đau, hy sinh, nhẫn nhục…
Sự kiện Chúa chống lại cám dỗ Satan trong sa mạc là khởi đầu một cuộc đấu tranh cam go và kiên trì kéo dài trong suốt hành trình dương thế. Chúa đã qưở trách Phêrô khi ông đóng vai trò satan dụng tâm cám dỗ Chúa bỏ con đường cứu độ theo chương trình của Thiên Chúa: ”Satan, xéo đi ! vì tâm tư ý nghĩ của ngươi không phải là của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 8,32). Chúa đã bỏ trốn lên núi một mình khi dân chúng tôn Ngài lên làm vua sau phép lạ hoá bánh ( Ga 6,5-15). Nhiều lần Chúa từ chối lời yêu cầu một dấu lạ nhãn tiền vì người ta muốn thử tài Ngài (Mt 12,38; Mc 8,11) hay để thoả mãn óc hiếu kỳ của người đời (Lc 23,8). Chúa chẳng bao giờ chấp nhận việc dùng phép lạ để hù doạ hay trừng phạt dân chúng. Ngay cả giây phút bi đát nhất bị quân binh vây bắt, một môn đệ vung kiếm chém đứt tai tên đầy tớ thượng tế, Chúa liền truyền lệnh: ”Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm. Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao ? Người sẽ cấp ngay cho Thầy mười hai đạo binh thiên thần ! Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được ?” (Mt 26,52-54).
Đạo của Chúa là đạo tình thương, bao dung, nhân ái. Tin mừng cứu độ được gửi đến mọi người đặc biệt là những người nghèo và tội lỗi. Hình ảnh người Mục tử bỏ lại 99 con chiên để vất vả ngược xuôi đi tìm con chiên lạc và khi tìm được thì vui mừng vác chiên lên vai, mời mọi người chia sẻ niềm vui ( Lc 15, 4-7). Con đường Chúa chọn là con đường yêu thương của vị Mục tử nhân lành, dám hy sinh cuộc đời và tính mạng cho đàn chiên (Ga 10,11). Nơi Ngài, sứ vụ Messia và thân phận đau thương của Người Tôi Tớ Giavê đã quyện lẫn với nhau, như Isaia đã diễn tả trong “Bài ca về Người Tôi Tớ” (Is 52,13-53,12). Ngài là người Tôi tớ trung tín của Giave ”bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, Ngài bị đánh phạt”(Is 53,8). “Ngài cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Ngài chẳng hề mở miệng”(Is 53,7) và tuyệt đối từ chối mọi hình thức sử dụng bạo lực.
Hình ảnh Đấng Thiên sai đau khổ nơi Đức Giêsu diễn tả một cách thật hùng hồn điểm độc sáng của Kitô giáo: Thiên Chúa của Đức Giêsu không hù doạ hay ép buộc một ai. Ngài mời gọi con người sám hối, nhưng luôn tôn trọng phẩm giá và tự do chọn lựa của họ. Ngài tình nguyện đồng hành với anh em nhân loại trong cảnh ngộ của cuộc sống trần thế, kể cả thất bại, khổ đau và cái chết (x.sđd tr 217).
Chúa Giêsu không muốn sử dụng phép lạ quyền uy để thu phục nhân tâm. Chúa dùng tình thương để cảm hoá lòng người. Chúa Giêsu không xây dựng giáo thuyết trên quyền bính trần thế mà là ở sự từ bỏ và con đường thập giá. Chúa đã chết để giải thoát con người khỏi xiềng xích tội lỗi. Chúa đã phục sinh để đem lại cho nhân loại cuộc sống viên mãn, nâng con người lên địa vị cao quý con Thiên Chúa.
Trả thù thì dễ. Không trả thù mới khó, vì nó đòi hỏi ta can đảm hơn và có nghị lực nhiều hơn. Việc Chúa Giêsu không cho môn đệ trả thù và Thầy trò đi sang làng khác chứng tỏ Ngài can đảm và rất nhiều nghị lực. Kẻ yếu thì nghĩ rằng mình phải thắng, còn người mạnh thì biết rằng mình không cần phải thắng trong mọi trường hợp.Cần phải chống lại sự xấu, nhưng không phải bằng cách dùng một sự xấu khác. Sự xấu chỉ có thể được chế ngự bằng sự thiện mà thôi. Muốn đi theo Chúa thì chúng ta phải theo con đường của Ngài, đó không phải là con đường báo thù, con đường bạo động, mà là con đường yêu thương, con đường cứu độ (FM). Chỉ có tình thương mới chiến thắng hận thù.
Bước theo Chúa Giêsu, người tín hữu tìm được lẽ sống, ý nghĩa và cùng đích cho cuộc đời mình. Đó là một cuộc sống tràn đầy yêu thương, bao dung, hướng đến trọn lành.
Một thiền sư nổi tiếng đã kể giai thoại sau đây về cuộc đối thoại dí dỏm giữa Đức Phật và ác thần Mara:
Ngày nọ, Đức Phật đang bận việc dưới hầm, còn Ananda, đệ tử thân tín của Ngài đứng ngoài cửa. Thình lình Ananda thấy Mara xuất hiện, Ananda cứ tưởng rắng Mara bị lạc lối. Nhưng Mara tiến lại gần Ananda và yêu cầu cho được gặp Đức Phật, Ananda ngạc nhiên trước yêu cầu của Mara nên hỏi lại:
- Ngươi còn đứng đây để làm gì ? Ngươi không nhớ là Đức Phật đã nhiều lần đánh bại ngươi dưới gốc cây bồ đề rồi sao ? Ngươi còn vác mặt tới đây làm gì ? Ngươi không biết xấu hổ sao ? Cút đi, Đức Phật không muốn thấy mặt ngươi nữa đâu, ngươi là đồ ác, ngươi là kẻ thù của Ngài.
Nghe thế, Mara liền cười ngất: Sao, ngươi bảo là sư phụ ngươi cũng có kẻ thù ư ?
Ananda cảm thấy bối rối, anh biết Đức Phật chưa bao giờ nói rằng ngài có kẻ thù. Đuối lý, Ananda liền xuống hầm báo tin cho Đức Phật biết Mara xin được gặp Ngài. Anh hy vọng Đức Phật sẽ sai anh lên nói với Mara rằng: Ngài đang bận, không thể tiếp hắn được. Nhưng trái với những dự đoán của Ananda, Đức Phật rất vui mừng khi nghe tin có Mara muốn gặp, cứ như thể hắn là một người bạn chí thân của Ngài, và Ngài liền thân hành đến gặp Mara. Ananda hết sức thất vọng khi thấy Đức Phật đến trước mặt Mara cung kính bái chào hắn, rồi nhiệt tình bắt tay hắn. Ngài niềm nở: Chào ông bạn, ông bạn có khoẻ không ? Mọi việc đều tốt đẹp cả chứ ?
Nhưng Mara im lặng, không trả lời. Đức Phật mời hắn xuống hầm và sai Ananda pha trà. Ananda bực bội lắm, anh nghĩ trong bụng: ta có thể pha trà cho sư phụ mỗi ngày một trăm lần cũng được, nhưng pha trà cho Mara, thì ta thấy không vui chút nào, nhưng vì đó là lệnh của Đức Phật thì làm sao có thể từ chối được. Trong câu chuyện nghe lỏm giữa Đức Phật và Mara, Ananda nghe Mara thú nhận một cách chản nản như sau:
- Mọi việc diễn ra không tốt đẹp chút nào, tôi quá mệt mỏi vì phải làm Mara, tôi muốn được làm một cái gì khác cơ. Ngài biết đấy, đóng vai Mara không phải là chuyện dễ, có nói thì nói gian nói dối, cón có làm thì làm điều dữ điều ác. Tôi mệt mỏi lắm rồi. Nhưng điều làm cho tôi khó chịu hơn cả chính là các môn sinh của tôi. Ngày nay, cứ mỗi lần mở miệng ra thì họ nói tới công bình xã hội, hoà bình, bình đẳng, giải phóng, bất bạo động. Tôi nghe quá nhàm tai rồi, tôi nghĩ đến đã đến lúc tôi xin bàn giao chúng lại cho Ngài, tôi chỉ muốn làm một cái gì khác thôi.
Đức Phật lắng nghe với tất cả chú ý và cảm thông. Cuối cùng Ngài nói:
- Bộ anh tưởng rằng làm Phật thì dễ hơn sao ? Anh không thấy những gì các môn sinh của tôi làm cho tôi sao ? Họ đặt trên miệng tôi những lời mà tôi chưa bao giờ thốt ra, họ xây chùa chiền cho tôi, tạc tượng tôi và đặt tôi lên bàn thờ để thu nhặt cam chuối, tiền bạc cho riêng họ. Tôi và giáo huấn của tôi đã trở thành đối tượng để đổi chác. Này ông bạn Mara, nếu ông biết được thế nào là làm Phật, tôi tin chắc ông chẳng muốn làm Phật chút nào đâu.
Giai thoại trên cho thấy một nghịch lý trớ trêu nhưng lại là một thực tế bi thảm: môn đệ của ác thần thì toàn nói chuyện nhân nghĩa, còn đệ tử của Đức Phật lại chỉ mãi mê nghĩ đến chuyện khấn vái và cúng tế để thu nhặt cam chuối và tiền bạc thay vì chuyên tâm tự giác giác tha. Sự thiếu nhất quán và óc thực dụng này đã bóp méo và làm biến chất không biết bao nhiêu giáo huấn tôn giáo cao siêu ! ( x. Lm.Nguyễn Thái Hợp, Chút này làm tin, Dấn Thân, Houston,2003,tr 203.).
Câu chuyện trên đây gợi lên hình ảnh hai môn đệ của Đức Giêsu qua trang Tin mừng Chúa nhật hôm nay. Gioan và Giacôbê đã nổi giận đùng đùng đòi sai lửa từ trời xuống thiêu rụi cả làng Samaria chỉ vì dân làng không tiếp đón Thầy của mình.
Thầy trò Đức Giêsu lên Giêrusalem ngang qua Samaria. Con đường ngắn nhất để lên Giêrusalem là con đường đi ngang qua xứ Samaria. Dân Samaria lại thù ghét người Do Thái. Một sự thù ghét từ lâu đời, làm cho hai dân tộc luôn đối nghịch cùng nhau và nhiều khi đã bùng nổ thành những cuộc thảm sát dã man đẫm máu. Vì thế, những đoàn hành hương thận trọng hơn, thường đi vòng qua bên kia sông Giócđan, tới tận Giêricô, băng qua sa mạc Giuđêa, trước khi đặt chân vào đền thờ Giêrusalem.
Chúa Giêsu trở về thủ đô. Ngài muốn đi qua xứ Samaria. Ngài đã sai sứ giả Gioan và Giacôbê đi trước để chuẩn bị với hy vọng dân làng sẽ đón tiếp Thầy trò. Thế nhưng hai môn đệ trở về, lòng đầy căm tức thốt lên lời giận dữ: Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa trời xuống thiêu hủy chúng nó không ? Phải áp dụng cho họ một hình phạt nặng nề nhất mà tiên tri Elia ngày xưa đã dùng đến, đó là sai lửa trời xuống thiêu hủy họ (2 V 1,10-12). Họ có lý do của họ, lý do có thể rất nghiêm túc. Nhưng điều đó khiến Giacôbê và Gioan nổi giận, biểu lộ những thói xấu rất tầm thường của con người là tính nóng nảy: hễ gặp chuyện không vừa ý là lập tức muốn trừng phạt; óc bè phái: phân biệt bạn thù, chỉ một chút là muốn tiêu diệt kẻ thù; và lạm dụng quyền hành: ỷ mình là môn đệ Chúa Giêsu nên muốn dùng lửa trời để thỏa mãn tính nóng giận cá nhân.
Chúa Giêsu đã nặng lời khiển trách hai môn đệ. Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người, kể cả tự do của những kẻ dữ trên mặt đất. Ngài kiên nhẫn chờ họ sám hối và biến đổi. Cả Giacôbê và Gioan cũng phải được biến đổi. Cần có thời gian và cần được huấn luyện để những "đứa con sấm sét" trở thành khoan dung, để Gioan trở thành vị tông đồ dịu dàng suốt đời ca ngợi tình yêu.
Chúa Giêsu không đến để kết án những người tội lỗi nhưng để cứu họ (Lc 19,10) Thiên Chúa không trùng phạt, Người tha thứ (Lc 23,34). Thế rồi Thầy trò sang làng khác. Không kết án những người Samaria, Chúa Giêsu đi tới một làng khác, thực hiện đúng như lời đã dạy: nếu người ta từ chối không tiếp đón và nghe lời các con, thì các con hãy ra khỏi nhà của họ, rồi phủi bụi dưới chân các con. Hai môn đệ “con cái của thiên lôi” quá đổi ngỡ ngàng về thái độ của Thầy trước sự “vô lễ” của dân Samaria, họ càng kinh ngạc hơn khi Chúa tuyên bố: anh em không biết anh em thuộc loại thần khí nào,vì Con Người đến không phải để hủy diệt, nhưng đến để cứu sống.
Trong não trạng của các môn đệ cũng như nổi khát khao hàng thế kỷ của dân Do thái là mong đợi một Đấng Messia giải phóng dân tộc, phục hồi sức mạnh trần thế của Israel. Chúa Giêsu thận trọng để không bao giờ đồng hoá với hình ảnh một Đấng Thiên sai đã bị “chính trị hoá”. Chúa khai mở một con đường cứu độ bằng yêu thương, khổ đau, hy sinh, nhẫn nhục…
Sự kiện Chúa chống lại cám dỗ Satan trong sa mạc là khởi đầu một cuộc đấu tranh cam go và kiên trì kéo dài trong suốt hành trình dương thế. Chúa đã qưở trách Phêrô khi ông đóng vai trò satan dụng tâm cám dỗ Chúa bỏ con đường cứu độ theo chương trình của Thiên Chúa: ”Satan, xéo đi ! vì tâm tư ý nghĩ của ngươi không phải là của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 8,32). Chúa đã bỏ trốn lên núi một mình khi dân chúng tôn Ngài lên làm vua sau phép lạ hoá bánh ( Ga 6,5-15). Nhiều lần Chúa từ chối lời yêu cầu một dấu lạ nhãn tiền vì người ta muốn thử tài Ngài (Mt 12,38; Mc 8,11) hay để thoả mãn óc hiếu kỳ của người đời (Lc 23,8). Chúa chẳng bao giờ chấp nhận việc dùng phép lạ để hù doạ hay trừng phạt dân chúng. Ngay cả giây phút bi đát nhất bị quân binh vây bắt, một môn đệ vung kiếm chém đứt tai tên đầy tớ thượng tế, Chúa liền truyền lệnh: ”Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai dùng gươm sẽ chết vì gươm. Hay anh tưởng là Thầy không thể kêu cứu với Cha Thầy sao ? Người sẽ cấp ngay cho Thầy mười hai đạo binh thiên thần ! Nhưng như thế, thì lời Kinh Thánh ứng nghiệm sao được ?” (Mt 26,52-54).
Đạo của Chúa là đạo tình thương, bao dung, nhân ái. Tin mừng cứu độ được gửi đến mọi người đặc biệt là những người nghèo và tội lỗi. Hình ảnh người Mục tử bỏ lại 99 con chiên để vất vả ngược xuôi đi tìm con chiên lạc và khi tìm được thì vui mừng vác chiên lên vai, mời mọi người chia sẻ niềm vui ( Lc 15, 4-7). Con đường Chúa chọn là con đường yêu thương của vị Mục tử nhân lành, dám hy sinh cuộc đời và tính mạng cho đàn chiên (Ga 10,11). Nơi Ngài, sứ vụ Messia và thân phận đau thương của Người Tôi Tớ Giavê đã quyện lẫn với nhau, như Isaia đã diễn tả trong “Bài ca về Người Tôi Tớ” (Is 52,13-53,12). Ngài là người Tôi tớ trung tín của Giave ”bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, Ngài bị đánh phạt”(Is 53,8). “Ngài cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Ngài chẳng hề mở miệng”(Is 53,7) và tuyệt đối từ chối mọi hình thức sử dụng bạo lực.
Hình ảnh Đấng Thiên sai đau khổ nơi Đức Giêsu diễn tả một cách thật hùng hồn điểm độc sáng của Kitô giáo: Thiên Chúa của Đức Giêsu không hù doạ hay ép buộc một ai. Ngài mời gọi con người sám hối, nhưng luôn tôn trọng phẩm giá và tự do chọn lựa của họ. Ngài tình nguyện đồng hành với anh em nhân loại trong cảnh ngộ của cuộc sống trần thế, kể cả thất bại, khổ đau và cái chết (x.sđd tr 217).
Chúa Giêsu không muốn sử dụng phép lạ quyền uy để thu phục nhân tâm. Chúa dùng tình thương để cảm hoá lòng người. Chúa Giêsu không xây dựng giáo thuyết trên quyền bính trần thế mà là ở sự từ bỏ và con đường thập giá. Chúa đã chết để giải thoát con người khỏi xiềng xích tội lỗi. Chúa đã phục sinh để đem lại cho nhân loại cuộc sống viên mãn, nâng con người lên địa vị cao quý con Thiên Chúa.
Trả thù thì dễ. Không trả thù mới khó, vì nó đòi hỏi ta can đảm hơn và có nghị lực nhiều hơn. Việc Chúa Giêsu không cho môn đệ trả thù và Thầy trò đi sang làng khác chứng tỏ Ngài can đảm và rất nhiều nghị lực. Kẻ yếu thì nghĩ rằng mình phải thắng, còn người mạnh thì biết rằng mình không cần phải thắng trong mọi trường hợp.Cần phải chống lại sự xấu, nhưng không phải bằng cách dùng một sự xấu khác. Sự xấu chỉ có thể được chế ngự bằng sự thiện mà thôi. Muốn đi theo Chúa thì chúng ta phải theo con đường của Ngài, đó không phải là con đường báo thù, con đường bạo động, mà là con đường yêu thương, con đường cứu độ (FM). Chỉ có tình thương mới chiến thắng hận thù.
Bước theo Chúa Giêsu, người tín hữu tìm được lẽ sống, ý nghĩa và cùng đích cho cuộc đời mình. Đó là một cuộc sống tràn đầy yêu thương, bao dung, hướng đến trọn lành.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ca Nhạc kịch về ĐGH Gioan Phaolô trình diễn tại Rome
Phụng Nghi
07:14 24/06/2010
BBC News, Rome - Elvis Presley, Eva Peron, Buddy Holly, ai cũng có một nhạc kịch được trình diễn nhằm vinh danh cuộc đời họ. Cũng thế, nay đến lượt Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Tên thực là Non Abbiate Paura (Đừng Sợ), buổi trình diễn ca nhạc kịch này, cũng như bao nhiêu show khác, đã tràn ngập những bản nhạc hấp dẫn, các vũ điệu và kịch.
Đây là một nỗ lực muốn gói trọn 84 năm cuộc đời ngài vào hai tiếng đồng hồ trình diễn.
Ca nhạc kịch này được hai linh mục sáng tác: một viết kịch bản, một viết nhạc.
Cha Joseph Spedicato là người đặt lời các bản nhạc.
“Vinh dự cao cả”
Cha cho biết ngài lấy cảm hứng từ những giảng huấn của Giáo hoàng và ít nhất từ 6 lần gặp gỡ Gioan Phaolô II.
Cha nói: “Viết một ca nhạc kịch về Gioan Phaolô II là một vinh dự cao quý, siêu phàm nhất. Ngài là một Giáo hoàng đã giựt sập các chướng ngại, vươn tới mọi người và là người hành hương trên trái đất này.”
Show trình diễn khởi đi từ cuộc đời niên thiếu của người lúc đó mang tên Karol Wojtyla, dưới chế độ Đức quốc xã đang cai trị nước Ba lan, cho đến cuộc tuyển chọn khải hoàn làm Giáo chủ, và suốt 26 năm làm người lãnh đạo Giáo hội Công giáo.
“Một số người sẽ chỉ trích”
Thủ vai Giáo hoàng trong vở ca nhạc kịch là diễn viên trẻ tuổi Simone Sibillano.
Simone trông không giống Đức giáo hoàng, và không nhất thiết là hiện thân của ngài, nhưng anh cảm thấy gần gũi với nhân vật mình thủ vai.
Anh nói: “Tôi là một con người rất ngả về tâm linh. Đức giáo hoàng là một nhân vật rất đặc biệt đối với những người trẻ như tôi. Buổi trình diễn sẽ được tiếp nhận bắng nhiều cách khác nhau. Một số người sẽ chỉ trích, nhưng một số khác sẽ hoan nghênh; còn tất cả chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để thể hiện được bản chất, được tinh tuý của ngài.”
Nhạc Rap
18 bản nhạc trình thuật nhiều giai đoạn trong sự nghiệp Giáo hoàng, tuy nhiên những vấn đề gây tranh cãi, chẳng hạn như quan điểm của ngài về phá thai và ngừa thai, đã không được đề cập.
Cảnh trí ngoạn mục là những bản nhạc rap và các thiếu nữ lượn lờ trên sân khấu, lả lướt trong những trang phục mầu trắng mỏng nhẹ như tơ
Khung cảnh thật trang trọng, và tuy có ít nhiều sáng kiến nghệ thuật nhằm làm cho truyện kể được ngắn gọn và trong sáng, nhưng nội dung vẫn giữ được tính chất trung thực.
Nhưng ca nhạc kịch này chỉ dành riêng cho người Công giáo hay sao?
Đạo diễn Gianluca Ferrato nhấn mạnh: “Ồ, không phải thế. Nó dành cho nam giới, nữ giới, người da đen, người da trắng, cho mọi người. Đây là một thông điệp phổ quát.”
“Vị Giáo hoàng ngôi sao nhạc Rock”
Có nhiều người Công giáo cũng như không Công giáo tin tưởng rằng Gioan Phaolô II đã làm thay đổi thế giới.
Chỉ cần coi việc 3 triệu người đã sắp hàng, có khi phải chờ cả 12 tiếng đồng hồ, để viếng mộ ngài, kể từ năm ngài qua đời (2005).
Ngài đã được mô tả là vị Giáo hoàng ngôi sao nhạc rock (rock-star Pope), rất bình dân đối với giới trẻ.
Từ khi ngài qua đời, đã có bao nhiêu sách vở, phim ảnh nói về ngài, và ngay cả hình in trên áo thung nữa.
Nay thì lại đến ca nhạc kịch.
Vinh dự chung cuộc, có lẽ, dành cho ai đó đã để lại một di sản ngập tràn những điều tích cực.
Tên thực là Non Abbiate Paura (Đừng Sợ), buổi trình diễn ca nhạc kịch này, cũng như bao nhiêu show khác, đã tràn ngập những bản nhạc hấp dẫn, các vũ điệu và kịch.
Đây là một nỗ lực muốn gói trọn 84 năm cuộc đời ngài vào hai tiếng đồng hồ trình diễn.
Ca nhạc kịch này được hai linh mục sáng tác: một viết kịch bản, một viết nhạc.
Tập dượt |
Cha Joseph Spedicato là người đặt lời các bản nhạc.
“Vinh dự cao cả”
Cha cho biết ngài lấy cảm hứng từ những giảng huấn của Giáo hoàng và ít nhất từ 6 lần gặp gỡ Gioan Phaolô II.
Cha nói: “Viết một ca nhạc kịch về Gioan Phaolô II là một vinh dự cao quý, siêu phàm nhất. Ngài là một Giáo hoàng đã giựt sập các chướng ngại, vươn tới mọi người và là người hành hương trên trái đất này.”
Show trình diễn khởi đi từ cuộc đời niên thiếu của người lúc đó mang tên Karol Wojtyla, dưới chế độ Đức quốc xã đang cai trị nước Ba lan, cho đến cuộc tuyển chọn khải hoàn làm Giáo chủ, và suốt 26 năm làm người lãnh đạo Giáo hội Công giáo.
“Một số người sẽ chỉ trích”
Thủ vai Giáo hoàng trong vở ca nhạc kịch là diễn viên trẻ tuổi Simone Sibillano.
Simone Sibillano, thủ vai Giáo hoàng |
Simone trông không giống Đức giáo hoàng, và không nhất thiết là hiện thân của ngài, nhưng anh cảm thấy gần gũi với nhân vật mình thủ vai.
Anh nói: “Tôi là một con người rất ngả về tâm linh. Đức giáo hoàng là một nhân vật rất đặc biệt đối với những người trẻ như tôi. Buổi trình diễn sẽ được tiếp nhận bắng nhiều cách khác nhau. Một số người sẽ chỉ trích, nhưng một số khác sẽ hoan nghênh; còn tất cả chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để thể hiện được bản chất, được tinh tuý của ngài.”
Nhạc Rap
18 bản nhạc trình thuật nhiều giai đoạn trong sự nghiệp Giáo hoàng, tuy nhiên những vấn đề gây tranh cãi, chẳng hạn như quan điểm của ngài về phá thai và ngừa thai, đã không được đề cập.
Cảnh trí ngoạn mục là những bản nhạc rap và các thiếu nữ lượn lờ trên sân khấu, lả lướt trong những trang phục mầu trắng mỏng nhẹ như tơ
Hai vai diễn |
Khung cảnh thật trang trọng, và tuy có ít nhiều sáng kiến nghệ thuật nhằm làm cho truyện kể được ngắn gọn và trong sáng, nhưng nội dung vẫn giữ được tính chất trung thực.
Nhưng ca nhạc kịch này chỉ dành riêng cho người Công giáo hay sao?
Đạo diễn Gianluca Ferrato nhấn mạnh: “Ồ, không phải thế. Nó dành cho nam giới, nữ giới, người da đen, người da trắng, cho mọi người. Đây là một thông điệp phổ quát.”
“Vị Giáo hoàng ngôi sao nhạc Rock”
Có nhiều người Công giáo cũng như không Công giáo tin tưởng rằng Gioan Phaolô II đã làm thay đổi thế giới.
Chỉ cần coi việc 3 triệu người đã sắp hàng, có khi phải chờ cả 12 tiếng đồng hồ, để viếng mộ ngài, kể từ năm ngài qua đời (2005).
Ngài đã được mô tả là vị Giáo hoàng ngôi sao nhạc rock (rock-star Pope), rất bình dân đối với giới trẻ.
Từ khi ngài qua đời, đã có bao nhiêu sách vở, phim ảnh nói về ngài, và ngay cả hình in trên áo thung nữa.
Nay thì lại đến ca nhạc kịch.
Vinh dự chung cuộc, có lẽ, dành cho ai đó đã để lại một di sản ngập tràn những điều tích cực.
World Cup 2010 - Đá bóng kiểu cộng sản Bắc Hàn: thưởng và trừng phạt?
Hà Long
07:58 24/06/2010
Nam Phi - Nói về cộng sản Bắc Hàn có lẽ người đọc phải liên tưởng đến csVN sau ngày 30/4/1975 thì người ta mới hiểu được rạch ròi. Thuở ấy có câu: „Cây cột đèn biết đi thì nó cũng đã đi“, để tố cáo một chế độ hà khắc, bưng bít, khủng bố, cướp nhà, cướp của, đuổi dân đi kinh tế mới, v.v… Toàn dân chẳng khác chi sống trong một nhà tù vĩ đại. Đó là chưa kể qua chính sách đổi tiền csVN muốn dồn người dân vào chốn khốn cùng, tất cả vốn liếng dành dụm chỉ qua một đêm trắng tay bị mất hết tất cả.
Tình trạng Bắc Hàn hiện tại là như vậy! 24 triệu dân đang lầm lũi sống trong bóng tối lầm than. Nếu nói Nam Hàn là thiên đàng thì Bắc Hàn đúng là hỏa ngục!
Nhìn qua Nam Phi, tạm quên đi cuộc sống lầm than người dân Bắc Hàn đang hân hoan xem World Cup 2010 với đội tuyển của mình. Điều này làm cho họ vơi đi bao nỗi nhọc nhằn hàng ngày, quên cả cái đói đang luôn luôn đe doạ họ. Lần đầu tiên họ được hưởng một sự „xa xỉ“ như chưa bao giờ có trong lịch sử của cs Bắc Hàn là trận thi đấu đá bóng giữa Bắc Hàn và Bồ Đào Nha được truyền hình trực tiếp do chính phủ cs Bắc Hàn thực hiện, trước đây người dân Bắc Hàn cũng được xem nhưng đều phải xem ké của đài truyền hình Nam Hàn tự do.
Không gì tuyên truyền đạt hiệu quả và hay nhất làm cho thế giới nể phục về cs Bắc Hàn bằng một hình ảnh của cầu thủ tấn công Jong Tae Se trong trận gặp Brazil hôm 15/6 khi quốc ca Bắc Hàn trổi lên thì người cầu thủ này xúc động khóc rơi nước mắt trên gò má, không biết là anh ta thật lòng hay theo chỉ thị để tuyên truyền.
Cũng phải nhắc lại giới truyền thông Brazil đã sang Bắc hàn vào tháng 3/2010 để tìm hiểu về đội tuyển Bắc Hàn. Họ được cấp giấy phép nhập cảnh Bình Nhưỡng. Nhưng trong suốt cuộc hành trình các phóng viên được các cán bộ luôn đi kèm và dẫn đưa đi tham quan khắp mọi nơi nhưng không bao giờ được đến xem đội tuyển thi đấu hoặc tập luyện. Các phóng viên Brazil trở về với bao nhiêu thất vọng cho dù ngày nào họ cũng nêu nguyện vọng được biết về đội tuyển Bắc Hàn nhưng không được cán bộ thể thao đáp lời.
Tiếp theo trước khi đến Nam Phi, cs Bắc Hàn muốn lừa Tổng Cục Túc Cầu Thế Giới FIFA khi ghi danh cho thủ môn phụ thứ 3 tên là Kim Myong-Won tham dự thi đấu tại Nam Phi từ 11 tháng 6 đến 11 tháng 7, trong khi anh ta lại là một cầu thủ tấn công. Huấn luyện viên Bắc Hàn Kim-Jong Hun đưa danh sách thủ môn dự bị Kim Myong-Won nhằm thi đấu vòng đầu trong bảng G gồm có: Ba Tây, Bồ Đào Nha và Vùng Biển Ngà để khi cần thiết đội tuyển Bắc Hàn sẽ có thêm một người tấn công làm bàn. Bản chất lưu manh của cộng sản Bắc Hàn đã bị chận đứng bởi FIFA ngay trước khi còi được thổi tại World Cup 2010: „thủ môn là thủ môn và chỉ có nhiệm vụ đứng trước khung thành.“
Đội tuyển Bắc Hàn đã thua Brazil với tỷ số khít khao 2-1 vào ngày 15/6 đã làm cho thế giới khen ngợi vì ai cũng nghĩ rằng trận đấu này chẳng khác chi Đavid chọi với Goliat của làng đá bóng. Từ lúc này đội tuyển Bắc Hàn cảm thấy mạnh mẽ như diều gặp gió vì đá thủng lưới Brazil đúng là một kỳ tích mà ít đội tuyển „yếu kém“ nào có thể làm được.
Tiếp theo trận thứ nhì thi đấu với Bồ Đào Nha, một địch thủ cách đây 44 năm Bắc Hàn đã làm nhục BĐN khi Bắc Hàn dẫn trước 3-0 trong hiệp đầu tại World Cup 1966. Thuở ấy, điều này không ai có thể ngờ tới và xem nó như một quả bom lớn nổ ra trong thế giới bóng tròn.
Bởi thế, tại Nam Phi 2010 đội Bắc Hàn đã sống với Slogan được viết trên chiếc xe buýt của đội tuyển qua dòng chữ: “Tái hiện lịch sử 1966 – Chiến thắng vì Bắc Hàn”.
Tại World Cup 2010, ngày 21/6 thi đấu với BĐN trong hiệp đầu giữ được tỷ số thua 0-1 kể là đội Bắc Hàn vẫn bảo toàn được đội hình thật tốt. Chỉ đến khi BĐN gia tăng sức ép và thủ môn Ri Myong-guk không thể giữ được khung thành đành phải để lọt lưới đến 6 lần trong hiệp hai. Một trận thua với tỷ số cao nhất tại Nam Phi, đến nỗi một tờ báo thể thao đã đưa tựa đề: „Bồ Đào Nha dội 7 trái bom vào lưới Bắc hàn“
Điều đáng nhắc nơi đây với chương trình truyền hình trực tiếp do chính phủ cs Bắc Hàn thực hiện lần đầu tiên cho dân chúng Bắc Hàn xem live, nhưng người bình luận viên đã „câm họng“ từ lúc cầu thủ BĐN Tiago đá tung lưới 4-0 vào phút thứ 60. Sau đấy dân Bắc Hàn xem đá bóng nhưng không có tiếng nói và đài truyền hình Bắc Hàn từ từ mờ rồi tắt hẳn trước khi trận đấu kết thúc. Đó là bí mật của Bắc Hàn mà báo chí Tây Phương đã khám phá ra trong ngày hôm nay.
Cũng hôm nay vài tờ báo Phương Tây đã công khai đặt câu hỏi cho các cầu thủ Bắc Hàn: Thua với tỷ số 0-7 có thể các cầu thủ bị phạt cải tạo lao động trong các vùng mỏ? Không một ai biết được thủ lĩnh độc tài Kim Jong Il sẽ đối xử với đội tuyển Bắc Hàn bằng phương cách nào. Một điều rõ ràng đội tuyển đã làm xấu hổ thủ lĩnh của họ.
Huấn luyện viên Moon Ki-nam - người hướng dẫn đội tuyển Bắc Hàn đã may mắn đào tẩu khỏi thiên đường cộng sản vào năm 2004, cho hãng thống tấn xã AP biết rằng: „Các cầu thủ và huấn luyện viên sẽ được thưởng bằng những căn hộ sang trọng khi họ chiến thắng. Nhưng họ phải gánh chịu hậu quả và được gửi đến làm việc tại các mỏ than nếu họ thất bại."
Sau khi thua 0-7, các cầu thủ Bắc Hàn âm thầm lên xe buýt, chỉ có HLV Kim Jong Hun ngượng ngùng nhận xét: "Chúng tôi đã bỏ lỡ mục tiêu của chúng tôi. Tôi đại diện xin lỗi người dân của chúng tôi. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ bị trừng phạt."
Không bị trừng phạt? Giới truyền thông cho biết sự giận dữ của nhà độc tài Kim Jong Il thật ái ngại và còn việc truyền hình trực tiếp lần đầu tiên để đánh bóng chế độ đã vỡ tan nhục nhã. Theo giới bóng đá đó chính là cú đá tọt lưới đội nhà!
Theo tình báo Nhật cho biết gia đình của các cầu thủ Bắc Hàn được theo dõi đặc biệt vì đó là một cách kiềm chế tinh thần nhằm không cho các cầu thủ đào tẩu sang thế giới tự do. Cũng vẫn theo nguồn tin này thì việc trừng phạt vẫn có thể xảy ra cho các cầu thủ khi họ trở về Bắc Hàn.
Tuy nhiên theo nhận xét của một người cố vấn trung gian Thụy Sĩ, ông Karl Messerli cho biết: „Sự trừng phạt khó có thể xảy ra vì thi đấu vòng loại cho Cúp Á Châu sắp bắt đầu. Bắc Hàn vẫn còn cần đến từng cầu thủ một. "
Một tin nhạy cảm đã được báo chí đưa tin về sự „mất tích“ của 4 cầu thủ Bắc Hàn trong trận đấu với Brazil ngày 15/6, thay vì hiện diện 23 cầu thủ thì trong ngày này chỉ có 19 người trong giờ thi đấu mà thôi. HLV Kim Jong Hun vội cho biết tin vì lầm lẫn không hiểu luật đăng ký cầu thủ trước mỗi trận đấu. Trong buổi tập chiều 18/6 của đội Bắc Hàn, 23 cầu thủ đều có mặt đầy đủ.
Thế giới tự do sẽ chú tâm theo dõi để biết cầu thủ nào còn thi đấu trong đội hình tương lai của Bắc Hàn.
Nhìn qua Nam Phi, tạm quên đi cuộc sống lầm than người dân Bắc Hàn đang hân hoan xem World Cup 2010 với đội tuyển của mình. Điều này làm cho họ vơi đi bao nỗi nhọc nhằn hàng ngày, quên cả cái đói đang luôn luôn đe doạ họ. Lần đầu tiên họ được hưởng một sự „xa xỉ“ như chưa bao giờ có trong lịch sử của cs Bắc Hàn là trận thi đấu đá bóng giữa Bắc Hàn và Bồ Đào Nha được truyền hình trực tiếp do chính phủ cs Bắc Hàn thực hiện, trước đây người dân Bắc Hàn cũng được xem nhưng đều phải xem ké của đài truyền hình Nam Hàn tự do.
Không gì tuyên truyền đạt hiệu quả và hay nhất làm cho thế giới nể phục về cs Bắc Hàn bằng một hình ảnh của cầu thủ tấn công Jong Tae Se trong trận gặp Brazil hôm 15/6 khi quốc ca Bắc Hàn trổi lên thì người cầu thủ này xúc động khóc rơi nước mắt trên gò má, không biết là anh ta thật lòng hay theo chỉ thị để tuyên truyền.
Cũng phải nhắc lại giới truyền thông Brazil đã sang Bắc hàn vào tháng 3/2010 để tìm hiểu về đội tuyển Bắc Hàn. Họ được cấp giấy phép nhập cảnh Bình Nhưỡng. Nhưng trong suốt cuộc hành trình các phóng viên được các cán bộ luôn đi kèm và dẫn đưa đi tham quan khắp mọi nơi nhưng không bao giờ được đến xem đội tuyển thi đấu hoặc tập luyện. Các phóng viên Brazil trở về với bao nhiêu thất vọng cho dù ngày nào họ cũng nêu nguyện vọng được biết về đội tuyển Bắc Hàn nhưng không được cán bộ thể thao đáp lời.
Tiếp theo trước khi đến Nam Phi, cs Bắc Hàn muốn lừa Tổng Cục Túc Cầu Thế Giới FIFA khi ghi danh cho thủ môn phụ thứ 3 tên là Kim Myong-Won tham dự thi đấu tại Nam Phi từ 11 tháng 6 đến 11 tháng 7, trong khi anh ta lại là một cầu thủ tấn công. Huấn luyện viên Bắc Hàn Kim-Jong Hun đưa danh sách thủ môn dự bị Kim Myong-Won nhằm thi đấu vòng đầu trong bảng G gồm có: Ba Tây, Bồ Đào Nha và Vùng Biển Ngà để khi cần thiết đội tuyển Bắc Hàn sẽ có thêm một người tấn công làm bàn. Bản chất lưu manh của cộng sản Bắc Hàn đã bị chận đứng bởi FIFA ngay trước khi còi được thổi tại World Cup 2010: „thủ môn là thủ môn và chỉ có nhiệm vụ đứng trước khung thành.“
Đội tuyển Bắc Hàn đã thua Brazil với tỷ số khít khao 2-1 vào ngày 15/6 đã làm cho thế giới khen ngợi vì ai cũng nghĩ rằng trận đấu này chẳng khác chi Đavid chọi với Goliat của làng đá bóng. Từ lúc này đội tuyển Bắc Hàn cảm thấy mạnh mẽ như diều gặp gió vì đá thủng lưới Brazil đúng là một kỳ tích mà ít đội tuyển „yếu kém“ nào có thể làm được.
Tiếp theo trận thứ nhì thi đấu với Bồ Đào Nha, một địch thủ cách đây 44 năm Bắc Hàn đã làm nhục BĐN khi Bắc Hàn dẫn trước 3-0 trong hiệp đầu tại World Cup 1966. Thuở ấy, điều này không ai có thể ngờ tới và xem nó như một quả bom lớn nổ ra trong thế giới bóng tròn.
Bởi thế, tại Nam Phi 2010 đội Bắc Hàn đã sống với Slogan được viết trên chiếc xe buýt của đội tuyển qua dòng chữ: “Tái hiện lịch sử 1966 – Chiến thắng vì Bắc Hàn”.
Điều đáng nhắc nơi đây với chương trình truyền hình trực tiếp do chính phủ cs Bắc Hàn thực hiện lần đầu tiên cho dân chúng Bắc Hàn xem live, nhưng người bình luận viên đã „câm họng“ từ lúc cầu thủ BĐN Tiago đá tung lưới 4-0 vào phút thứ 60. Sau đấy dân Bắc Hàn xem đá bóng nhưng không có tiếng nói và đài truyền hình Bắc Hàn từ từ mờ rồi tắt hẳn trước khi trận đấu kết thúc. Đó là bí mật của Bắc Hàn mà báo chí Tây Phương đã khám phá ra trong ngày hôm nay.
Cũng hôm nay vài tờ báo Phương Tây đã công khai đặt câu hỏi cho các cầu thủ Bắc Hàn: Thua với tỷ số 0-7 có thể các cầu thủ bị phạt cải tạo lao động trong các vùng mỏ? Không một ai biết được thủ lĩnh độc tài Kim Jong Il sẽ đối xử với đội tuyển Bắc Hàn bằng phương cách nào. Một điều rõ ràng đội tuyển đã làm xấu hổ thủ lĩnh của họ.
Huấn luyện viên Moon Ki-nam - người hướng dẫn đội tuyển Bắc Hàn đã may mắn đào tẩu khỏi thiên đường cộng sản vào năm 2004, cho hãng thống tấn xã AP biết rằng: „Các cầu thủ và huấn luyện viên sẽ được thưởng bằng những căn hộ sang trọng khi họ chiến thắng. Nhưng họ phải gánh chịu hậu quả và được gửi đến làm việc tại các mỏ than nếu họ thất bại."
Sau khi thua 0-7, các cầu thủ Bắc Hàn âm thầm lên xe buýt, chỉ có HLV Kim Jong Hun ngượng ngùng nhận xét: "Chúng tôi đã bỏ lỡ mục tiêu của chúng tôi. Tôi đại diện xin lỗi người dân của chúng tôi. Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ bị trừng phạt."
Không bị trừng phạt? Giới truyền thông cho biết sự giận dữ của nhà độc tài Kim Jong Il thật ái ngại và còn việc truyền hình trực tiếp lần đầu tiên để đánh bóng chế độ đã vỡ tan nhục nhã. Theo giới bóng đá đó chính là cú đá tọt lưới đội nhà!
Tuy nhiên theo nhận xét của một người cố vấn trung gian Thụy Sĩ, ông Karl Messerli cho biết: „Sự trừng phạt khó có thể xảy ra vì thi đấu vòng loại cho Cúp Á Châu sắp bắt đầu. Bắc Hàn vẫn còn cần đến từng cầu thủ một. "
Một tin nhạy cảm đã được báo chí đưa tin về sự „mất tích“ của 4 cầu thủ Bắc Hàn trong trận đấu với Brazil ngày 15/6, thay vì hiện diện 23 cầu thủ thì trong ngày này chỉ có 19 người trong giờ thi đấu mà thôi. HLV Kim Jong Hun vội cho biết tin vì lầm lẫn không hiểu luật đăng ký cầu thủ trước mỗi trận đấu. Trong buổi tập chiều 18/6 của đội Bắc Hàn, 23 cầu thủ đều có mặt đầy đủ.
Thế giới tự do sẽ chú tâm theo dõi để biết cầu thủ nào còn thi đấu trong đội hình tương lai của Bắc Hàn.
Sách Kinh Thánh bằng mọi ngôn ngữ sẽ có trước năm 2025
Paul Minh Nhật
08:06 24/06/2010
Cathnews - 24/06/2010 - Một nỗ lực của các Kitô hữu của gần hơn 2.000 năm có thể căn bản hoàn thành vào trước năm 2025.
Một dịch giả Tin Lành hy vọng là sẽ có sách Kinh Thánh - hoặc ít ra là một số sách của toàn bộ cuốn Kinh Thánh - được viết ra cho mọi người trên thế giới trong 6.909 ngôn ngữ nói.
"Chúng ta đang trong một giai đoạn tăng tốc nhanh nhất của việc dịch Kinh Thánh trong 20 thế kỉ," Paul Edwards cư trú ở Morrison, người đứng đầu 1 tỉ đô la Chiến Dịch Ngôn Ngữ Cuối Cùng Các Dịch Giả Kinh Thánh Wycliffe.
Máy tính xách tay và công nghệ vệ tinh cho phép đẩy nhanh tốc độ các công việc này nhanh hơn khoảng 125 năm.
Trước đây, một gia đình hoặc một đội thừa sai Wycliffe dành cả hàng thập kỉ để học và chuyển dịch một ngôn ngữ ở một vùng xa xôi của Trái Đất.
Edwards nói: các công việc thừa sai của Wycliffe đã có cương lĩnh,"một đội, một ngôn ngữ, một đời người,". Với nhịp độ đó, ngày nhắm tới là vào năm 2150, Edwards nói.
(Nguồn: http://cathnews.com/article.aspx?aeid=22054)
Một dịch giả Tin Lành hy vọng là sẽ có sách Kinh Thánh - hoặc ít ra là một số sách của toàn bộ cuốn Kinh Thánh - được viết ra cho mọi người trên thế giới trong 6.909 ngôn ngữ nói.
"Chúng ta đang trong một giai đoạn tăng tốc nhanh nhất của việc dịch Kinh Thánh trong 20 thế kỉ," Paul Edwards cư trú ở Morrison, người đứng đầu 1 tỉ đô la Chiến Dịch Ngôn Ngữ Cuối Cùng Các Dịch Giả Kinh Thánh Wycliffe.
Máy tính xách tay và công nghệ vệ tinh cho phép đẩy nhanh tốc độ các công việc này nhanh hơn khoảng 125 năm.
Trước đây, một gia đình hoặc một đội thừa sai Wycliffe dành cả hàng thập kỉ để học và chuyển dịch một ngôn ngữ ở một vùng xa xôi của Trái Đất.
Edwards nói: các công việc thừa sai của Wycliffe đã có cương lĩnh,"một đội, một ngôn ngữ, một đời người,". Với nhịp độ đó, ngày nhắm tới là vào năm 2150, Edwards nói.
(Nguồn: http://cathnews.com/article.aspx?aeid=22054)
Đức Thánh Cha khích lệ tín hữu say mê Bí Tích Thánh Thể
Linh Tiến Khải
08:10 24/06/2010
Say mê Bí Tích Thánh Thể, sốt sắng tham dự thánh lễ và năng chuyện vãn với Chúa Giêsu để được dưỡng nuôi bởi ơn thánh là các hoa trái thiêng liêng phát xuất từ Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 23-6-2010 như trên.
Trong bài huấn dụ ngài đã tiếp tục giới thiệu gương mặt của thánh Toma thành Aquino và tác phẩm Tổng Luận Thần Học là tác phẩm lớn nhất của thánh nhân. Tuy chưa hoàn thành, nhưng nó bao gồm 512 câu hỏi và 2669 điểm. Tác phẩm chứa đựng lý luận rất sít sao, qua đó thánh nhân áp dụng trí thông minh của con người vào việc tìm hiểu các mầu nhiệm đức tin với sự rõ ràng sâu sắc, qua hình thức hỏi thưa, bằng cách đào sâu giáo huấn của Kinh Thánh và của các Giáo Phụ, đặc biệt là giáo huấn của thánh Agostino. Trong khi trình bầy các vấn nạn của thời ấy và cũng là các vấn nạn của chúng ta ngày nay, thánh Toma sử dụng cả phương pháp và tư tưởng của các triết gia cỏ xưa nữa, đặc biệt là Aristotele. Và thánh nhân đã đi tới các công thức chính xác, sáng suốt và táo bạo liên quan tới các sự thật đức tin, trong đó sự thật là ơn của đức tin rạng ngời mà suy tư của chúng ta có thể đạt được. Tuy nhiên nỗ lực đó của trí tuệ con người luôn luôn được soi sáng bởi lời cầu nguyện, bởi ánh sáng đến từ Trên Cao. Chỉ có ai sống với Thiên Chúa và các mầu nhiệm có thể hiểu được điều các mầu nhiệm đó diễn tả mà thôi. Đức Thánh Cha quảng diễn thêm nội dung Tổng Luận Thần Học của thánh Toma như sau:
Trong Tổng Luận Thần Học thánh Toma khởi hành tự sự kiện có 3 kiểu hiện hữu của Thiên Chúa. Thứ nhất Thiên Chúa hiện hữu trong chính mình, Ngài là nguyên lý và cùng đích của mọi sự, vì thế mọi tạo vật phát xuất và tùy thuộc Ngài. Thứ hai, Thiên Chúa hiện diện qua Ơn Thánh trong cuộc sống và hoạt động của kitô hữu và của các thánh. Thứ ba, Thiên Chúa hiện diện một cách hoàn toàn đặc biệt nơi Con Người của Đức Kitô, hiệp nhất thực sự với con người Giêsu và hoạt động trong các Bí tích nảy sinh từ công trình cứu chuộc của Người. Do đó tác phẩm vĩ đại, cuộc nghiên cứu với cái nhìn thần học về sự tràn đầy của Thiên Chúa, gồm ba phần và có mục đích làm cho Thiên Chúa được biết đến, không chỉ trong chính mình mà còn như là nguyên lý và cứu cánh của mọi tạo vật nữa, đặc biệt là của thụ tạo có lý trí là con người. Giáo lý trình bầy trước hết Thiên Chúa, rồi đến sự chuyển động của thụ tạo hướng tới Thiên Chúa, và thứ ba là Chúa Kitô, như là Người và là đường dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đó là một vòng tròn: Thiên Chúa trong chính mình, ra khỏi chính mình và cầm tay chúng ta, và như thế cùng với Chúa Kitô chúng ta trở về với Thiên Chúa, chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa và Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã tóm tắt nội dung của từng phần một trong Tổng Luận Thần Học. Phần thứ nhất tìm hiểu về Thiên Chúa trong chính Ngài, về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và hoạt động tạo đựng của Thiên Chúa. Trong phần này chúng ta cũng tìm thấy một suy tư sâu xa về thực tại đích thật của bản thể con người, phát xuất từ bàn tay tạo dựng của Thiên Chúa, hoa trái tình yêu của Ngài. Một đàng chúng ta được tạo dựng, tùy thuộc chứ không tự mình mà đến; đàng khác chúng ta có một sự độc lập thực sự, chứ không phải chỉ là cái gì bề ngoài như một vài triết gia thuộc trường phái Platone nói, mà là một thực tại do Thiên Chúa muốn như thế và có giá trị trong chính mình.
Phần hai của Tổng Luận Thần Học đề cập đến con người, được Ơn Thánh thúc đẩy trong ước vọng hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa để được hạnh phúc trong thời gian, và trong cuộc sống đời đời. Trước hết tác giả trình bầy các nguyên lý thần học của hành động luân lý, bằng cách nghiên cứu xem trong sự lựa chọn có các hành động tốt của con người, lý trí, ý chí, và các đam mê hòa hợp với nhau ra sao, rồi lại có thêm sức mạnh của Ơn Thánh Chúa qua các nhân đức và ơn của Chúa Thánh Thần, cũng như sự trợ giúp của luật lệ luân lý. Như thế con người là một sinh vật năng động, tìm kiếm chính mình, tìm trở thành chính mình và tìm chu toàn các hành động tạo thành nó, khiến cho nó thực sự là người. Ở đây có sự can thiệp của luật lệ luân lý, Ơn Thánh, lý trí riêng, ý chí và các mê. Trên nền tảng này, thánh Toma thành Aquino vẽ ra diện mạo con người sống theo Chúa Thánh Thần, và như vậy trở thành hình ảnh của Thiên Chúa. Thánh nhân tìm hiểu ba nhân đức đối thần tin cậy mến, theo sau đó là 50 nhân đức luân lý khác nữa, được tổ chức thành 4 nhóm nhân đức chính: cẩn trọng, công chính, tiết độ và mạnh mẽ. Thánh nhân kết thúc với các ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội.
Phần thứ ba nghiên cứu Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cuộc sống và chân lý, qua Người chúng ta có thể đến với Thiên Chúa Cha. Trong phần này thánh Toma đã viết các trang tuyệt tác về Mầu Nhiệm Nhập Thể, Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và một khảo luận rộng rãi về 7 Bí Tích, trong đó Ngôi Lời nhập thể trải dài các ơn ích cuộc Nhập Thể ra cho ơn cứu độ của chúng ta, cho con đường đức tin dẫn đưa chúng ta đến với Thiên Chúa và sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa hiện diện với các thực tế của các thụ tạo và đánh động chúng ta từ bên trong.
Thánh Toma đặc biệt dừng lại trên Mầu Nhiệm Thánh Thể, mà người rất sùng kính, đến độ các sách tiểu sự cũ kể lại rằng người thường tựa đầu vào Nhà Tạm như thể để nghe Con Tim của Chúa Giêsu đập nhịp trong đó. Trong một tác phẩm chú giải Kinh Thánh thánh Toma giúp chúng ta hiểu sự tuyệt diệu của Bí Tích Thánh Thể khi viết như sau: ”Vì là Bí tich cuộc Khổ Nạn của Chúa, Thánh Thể chứa đựng trong chính mình Chúa Giêsu Kitô, cũng là hiệu qủa của bí tích này, vì không là gì khác hơn là việc áp dụng nơi chúng ta Cuộc Khổ Nạn của Chúa: (In Ioannem, c.6, lect. 6,n.963). Rồi Đức Thánh Cha mời gọi tín hữu như sau:
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy học cùng các thánh say mê Bí Tích này! Hãy nghiêm trang tham dự Thánh Lễ để được các hoa trái thiêng liêng, hãy nuôi mình bằng Mình và Máu Chúa, để không ngừng được dinh dưỡng bởi Ơn Thánh Chúa! Hãy thích năng chuyện vãn, diện đối diện và đồng hành với Bí Tích Rất Thánh!
Thánh Toma cũng minh giải các sự thật lòng tin với sự sít sao khoa học trong nhiều tác phẩm lớn khác như Tổng Luận chống lại Dân Ngoại, và trong việc giảng dậy sinh viên và bài giảng cho giáo dân. Năm 1273, tức một năm trước khi qua đời, trong trọn mùa chay người đã giảng trong nhà thờ thánh Đaminh Cả ở Napoli; và các bài giảng được thu thập thành các Tập Nhỏ trong đó thánh nhân giải thích Kinh Tin Kính của các Tông Đồ, chú giải Kinh Lậy Cha, minh giải Mười Điều Răn và giải thích Kinh Kính Mừng. Nội dung giảng dậy của Tiến Sĩ Thiên Thần hầu như tương đương hoàn toàn với cấu trúc của sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Chẳng hạn trong Tập về Kinh Tin Kính của các Tông Đồ, thánh nhân giải thích giá trị của đức tin. Qua đức tin linh hồn kết hiệp với Thiên Chúa và sinh ra mầm sự sống vĩnh cửu. Cuộc sống nhận được sự hướng dẫn cách chắc chắn và chúng ta thắng vượt được các cám dỗ. Ai phản bác cho răng đức tin là sự dại dột, vì khiến cho người ta tin vào cái gì không xảy ra trước các giác quan, thánh Toma cống hiến một câu trả lời rất chi tiết. Người nhắc cho biết rằng đây là một sự nghi hoặc bất nhất, vì trí thông minh của con người có giới hạn và không thể biết được hết mọi sự. Chỉ trong trường hợp chúng ta có thể biết mọi sự hữu hình và vô hình một cách hoàn toàn, mà lại chấp nhận các chân lý của đức tin tinh tuyền, thì mới là điên dại. Ngoài ra không thể sống mà không tín thác nơi kinh nghiệm của kẻ khác, nơi sự hiểu biết mà cá nhân không đạt tới được. Vì thế nên là điều có lý, khi tin nơi Thiên Chúa là Đấng tự mạc khải và tin nơi chứng tá của các Tông Đồ. Các vị là một nhóm ít ỏi, và là những người đơn sơ nghèo hèn, khổ đau tan nát vì Thầy bị đóng đanh, thế mà có nhiều người khôn ngoan, người thượng lưu giầu có đã hoán cải tin theo trong thời gian ngắn nhờ nghe các ngài rao giảng. Trên bình diện lịch sử đây là một hiên tượng tôn giáo lạ lùng, khó có thể đưa ra câu trả lời, nếu không phải là cuộc gặp gỡ của các Tông Đồ vời Chúa Phục Sinh.
Đức Thánh Cha cũng đế cập tới chú giải của thánh Toma về Kinh Tin Kính, Kinh Lậy Cha và lòng sùng mộ của thánh nhân đối với Đức Mẹ. Thánh nhân định nghĩa Đức Mẹ là nơi Thiên Chúa Ba Ngôi nghỉ ngơi. Và người đã sáng tác một lời cầu rất hay như sau:”Ôi lậy Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa rất điễm phúc và dịu dàng, con xin phó thác cho trái tim mẹ toàn cuộc sống của con... Xin hướng dẫn con, ôi Đức Bà rất dịu ngọt của con, đức ái đích thật, nhờ đó con có thể yêu mến với tất cả tấm lòng Con rất thánh của Mẹ và sau Ngài là yêu Mẹ, trên tất cả mọi sự và yêu thương tha nhân trong Thiên Chúa và vì Thiên Chúa”.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người những ngày hành hương thánh thiện hữu ích, rồi ngài cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tóa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khích lệ 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 23-6-2010 như trên.
Trong bài huấn dụ ngài đã tiếp tục giới thiệu gương mặt của thánh Toma thành Aquino và tác phẩm Tổng Luận Thần Học là tác phẩm lớn nhất của thánh nhân. Tuy chưa hoàn thành, nhưng nó bao gồm 512 câu hỏi và 2669 điểm. Tác phẩm chứa đựng lý luận rất sít sao, qua đó thánh nhân áp dụng trí thông minh của con người vào việc tìm hiểu các mầu nhiệm đức tin với sự rõ ràng sâu sắc, qua hình thức hỏi thưa, bằng cách đào sâu giáo huấn của Kinh Thánh và của các Giáo Phụ, đặc biệt là giáo huấn của thánh Agostino. Trong khi trình bầy các vấn nạn của thời ấy và cũng là các vấn nạn của chúng ta ngày nay, thánh Toma sử dụng cả phương pháp và tư tưởng của các triết gia cỏ xưa nữa, đặc biệt là Aristotele. Và thánh nhân đã đi tới các công thức chính xác, sáng suốt và táo bạo liên quan tới các sự thật đức tin, trong đó sự thật là ơn của đức tin rạng ngời mà suy tư của chúng ta có thể đạt được. Tuy nhiên nỗ lực đó của trí tuệ con người luôn luôn được soi sáng bởi lời cầu nguyện, bởi ánh sáng đến từ Trên Cao. Chỉ có ai sống với Thiên Chúa và các mầu nhiệm có thể hiểu được điều các mầu nhiệm đó diễn tả mà thôi. Đức Thánh Cha quảng diễn thêm nội dung Tổng Luận Thần Học của thánh Toma như sau:
Trong Tổng Luận Thần Học thánh Toma khởi hành tự sự kiện có 3 kiểu hiện hữu của Thiên Chúa. Thứ nhất Thiên Chúa hiện hữu trong chính mình, Ngài là nguyên lý và cùng đích của mọi sự, vì thế mọi tạo vật phát xuất và tùy thuộc Ngài. Thứ hai, Thiên Chúa hiện diện qua Ơn Thánh trong cuộc sống và hoạt động của kitô hữu và của các thánh. Thứ ba, Thiên Chúa hiện diện một cách hoàn toàn đặc biệt nơi Con Người của Đức Kitô, hiệp nhất thực sự với con người Giêsu và hoạt động trong các Bí tích nảy sinh từ công trình cứu chuộc của Người. Do đó tác phẩm vĩ đại, cuộc nghiên cứu với cái nhìn thần học về sự tràn đầy của Thiên Chúa, gồm ba phần và có mục đích làm cho Thiên Chúa được biết đến, không chỉ trong chính mình mà còn như là nguyên lý và cứu cánh của mọi tạo vật nữa, đặc biệt là của thụ tạo có lý trí là con người. Giáo lý trình bầy trước hết Thiên Chúa, rồi đến sự chuyển động của thụ tạo hướng tới Thiên Chúa, và thứ ba là Chúa Kitô, như là Người và là đường dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đó là một vòng tròn: Thiên Chúa trong chính mình, ra khỏi chính mình và cầm tay chúng ta, và như thế cùng với Chúa Kitô chúng ta trở về với Thiên Chúa, chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa và Thiên Chúa sẽ là tất cả trong mọi người.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã tóm tắt nội dung của từng phần một trong Tổng Luận Thần Học. Phần thứ nhất tìm hiểu về Thiên Chúa trong chính Ngài, về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và hoạt động tạo đựng của Thiên Chúa. Trong phần này chúng ta cũng tìm thấy một suy tư sâu xa về thực tại đích thật của bản thể con người, phát xuất từ bàn tay tạo dựng của Thiên Chúa, hoa trái tình yêu của Ngài. Một đàng chúng ta được tạo dựng, tùy thuộc chứ không tự mình mà đến; đàng khác chúng ta có một sự độc lập thực sự, chứ không phải chỉ là cái gì bề ngoài như một vài triết gia thuộc trường phái Platone nói, mà là một thực tại do Thiên Chúa muốn như thế và có giá trị trong chính mình.
Phần hai của Tổng Luận Thần Học đề cập đến con người, được Ơn Thánh thúc đẩy trong ước vọng hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa để được hạnh phúc trong thời gian, và trong cuộc sống đời đời. Trước hết tác giả trình bầy các nguyên lý thần học của hành động luân lý, bằng cách nghiên cứu xem trong sự lựa chọn có các hành động tốt của con người, lý trí, ý chí, và các đam mê hòa hợp với nhau ra sao, rồi lại có thêm sức mạnh của Ơn Thánh Chúa qua các nhân đức và ơn của Chúa Thánh Thần, cũng như sự trợ giúp của luật lệ luân lý. Như thế con người là một sinh vật năng động, tìm kiếm chính mình, tìm trở thành chính mình và tìm chu toàn các hành động tạo thành nó, khiến cho nó thực sự là người. Ở đây có sự can thiệp của luật lệ luân lý, Ơn Thánh, lý trí riêng, ý chí và các mê. Trên nền tảng này, thánh Toma thành Aquino vẽ ra diện mạo con người sống theo Chúa Thánh Thần, và như vậy trở thành hình ảnh của Thiên Chúa. Thánh nhân tìm hiểu ba nhân đức đối thần tin cậy mến, theo sau đó là 50 nhân đức luân lý khác nữa, được tổ chức thành 4 nhóm nhân đức chính: cẩn trọng, công chính, tiết độ và mạnh mẽ. Thánh nhân kết thúc với các ơn gọi khác nhau trong Giáo Hội.
Phần thứ ba nghiên cứu Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cuộc sống và chân lý, qua Người chúng ta có thể đến với Thiên Chúa Cha. Trong phần này thánh Toma đã viết các trang tuyệt tác về Mầu Nhiệm Nhập Thể, Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu và một khảo luận rộng rãi về 7 Bí Tích, trong đó Ngôi Lời nhập thể trải dài các ơn ích cuộc Nhập Thể ra cho ơn cứu độ của chúng ta, cho con đường đức tin dẫn đưa chúng ta đến với Thiên Chúa và sự sống vĩnh cửu. Thiên Chúa hiện diện với các thực tế của các thụ tạo và đánh động chúng ta từ bên trong.
Thánh Toma đặc biệt dừng lại trên Mầu Nhiệm Thánh Thể, mà người rất sùng kính, đến độ các sách tiểu sự cũ kể lại rằng người thường tựa đầu vào Nhà Tạm như thể để nghe Con Tim của Chúa Giêsu đập nhịp trong đó. Trong một tác phẩm chú giải Kinh Thánh thánh Toma giúp chúng ta hiểu sự tuyệt diệu của Bí Tích Thánh Thể khi viết như sau: ”Vì là Bí tich cuộc Khổ Nạn của Chúa, Thánh Thể chứa đựng trong chính mình Chúa Giêsu Kitô, cũng là hiệu qủa của bí tích này, vì không là gì khác hơn là việc áp dụng nơi chúng ta Cuộc Khổ Nạn của Chúa: (In Ioannem, c.6, lect. 6,n.963). Rồi Đức Thánh Cha mời gọi tín hữu như sau:
Anh chị em thân mến, chúng ta cũng hãy học cùng các thánh say mê Bí Tích này! Hãy nghiêm trang tham dự Thánh Lễ để được các hoa trái thiêng liêng, hãy nuôi mình bằng Mình và Máu Chúa, để không ngừng được dinh dưỡng bởi Ơn Thánh Chúa! Hãy thích năng chuyện vãn, diện đối diện và đồng hành với Bí Tích Rất Thánh!
Thánh Toma cũng minh giải các sự thật lòng tin với sự sít sao khoa học trong nhiều tác phẩm lớn khác như Tổng Luận chống lại Dân Ngoại, và trong việc giảng dậy sinh viên và bài giảng cho giáo dân. Năm 1273, tức một năm trước khi qua đời, trong trọn mùa chay người đã giảng trong nhà thờ thánh Đaminh Cả ở Napoli; và các bài giảng được thu thập thành các Tập Nhỏ trong đó thánh nhân giải thích Kinh Tin Kính của các Tông Đồ, chú giải Kinh Lậy Cha, minh giải Mười Điều Răn và giải thích Kinh Kính Mừng. Nội dung giảng dậy của Tiến Sĩ Thiên Thần hầu như tương đương hoàn toàn với cấu trúc của sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Chẳng hạn trong Tập về Kinh Tin Kính của các Tông Đồ, thánh nhân giải thích giá trị của đức tin. Qua đức tin linh hồn kết hiệp với Thiên Chúa và sinh ra mầm sự sống vĩnh cửu. Cuộc sống nhận được sự hướng dẫn cách chắc chắn và chúng ta thắng vượt được các cám dỗ. Ai phản bác cho răng đức tin là sự dại dột, vì khiến cho người ta tin vào cái gì không xảy ra trước các giác quan, thánh Toma cống hiến một câu trả lời rất chi tiết. Người nhắc cho biết rằng đây là một sự nghi hoặc bất nhất, vì trí thông minh của con người có giới hạn và không thể biết được hết mọi sự. Chỉ trong trường hợp chúng ta có thể biết mọi sự hữu hình và vô hình một cách hoàn toàn, mà lại chấp nhận các chân lý của đức tin tinh tuyền, thì mới là điên dại. Ngoài ra không thể sống mà không tín thác nơi kinh nghiệm của kẻ khác, nơi sự hiểu biết mà cá nhân không đạt tới được. Vì thế nên là điều có lý, khi tin nơi Thiên Chúa là Đấng tự mạc khải và tin nơi chứng tá của các Tông Đồ. Các vị là một nhóm ít ỏi, và là những người đơn sơ nghèo hèn, khổ đau tan nát vì Thầy bị đóng đanh, thế mà có nhiều người khôn ngoan, người thượng lưu giầu có đã hoán cải tin theo trong thời gian ngắn nhờ nghe các ngài rao giảng. Trên bình diện lịch sử đây là một hiên tượng tôn giáo lạ lùng, khó có thể đưa ra câu trả lời, nếu không phải là cuộc gặp gỡ của các Tông Đồ vời Chúa Phục Sinh.
Đức Thánh Cha cũng đế cập tới chú giải của thánh Toma về Kinh Tin Kính, Kinh Lậy Cha và lòng sùng mộ của thánh nhân đối với Đức Mẹ. Thánh nhân định nghĩa Đức Mẹ là nơi Thiên Chúa Ba Ngôi nghỉ ngơi. Và người đã sáng tác một lời cầu rất hay như sau:”Ôi lậy Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa rất điễm phúc và dịu dàng, con xin phó thác cho trái tim mẹ toàn cuộc sống của con... Xin hướng dẫn con, ôi Đức Bà rất dịu ngọt của con, đức ái đích thật, nhờ đó con có thể yêu mến với tất cả tấm lòng Con rất thánh của Mẹ và sau Ngài là yêu Mẹ, trên tất cả mọi sự và yêu thương tha nhân trong Thiên Chúa và vì Thiên Chúa”.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người những ngày hành hương thánh thiện hữu ích, rồi ngài cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tóa thánh cho mọi người.
Nên người môn đệ Chúa Kitô
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:25 24/06/2010
Năm linh mục khép lại bằng những cuộc hội ngộ đông đảo đó đây trên khắp thế giới, đáng kể nhất là cuộc quy tụ của hơn 17.000 linh mục chung quanh Đức Thánh Cha vào dịp Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vừa qua tại Roma. Gần đến dịp kết thúc Năm Linh Mục, cả ba giáo tỉnh tại Việt Nam cũng đã tổ chức được những buổi gặp mặt để nghe thường huấn, trau dồi đời sống thiêng liêng, củng cố đời sống huynh đệ giữa các anh em linh mục. Đặc biệt, nhiều lễ truyền chức linh mục được cử hành tại một số giáo phận trong dịp này cỗ võ cho ơn gọi đời sống linh mục, để những ai được Chúa gọi trong tác vụ linh mục đào sâu đời sống sứ mệnh cao cả của mình, và cũng để cho cộng đoàn dân Chúa quan tâm đến việc vun trồng và nuôi dưỡng ơn gọi.
Với tư cách là Kitô hữu, tất cả đều được mời gọi bước theo Đức Kitô, Đấng đến trần gian để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (x. Mt 20, 28). Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, thuận lợi hay khó khăn, tinh thần phục vụ của người môn đệ Chúa Kitô luôn luôn phải được hun đúc bằng ngọn lửa nhiệt huyết. Tin Mừng theo thánh Luca của Chúa Nhật 13 mùa thường niên năm C giúp người tín hữu nhìn lại cuộc sống của mình qua mẫu gương khiêm nhường và trung tín đối với sứ mệnh của Đức Giêsu. Ngài hướng về con đường lên Giêrusalem để thực thi trọn vẹn thánh ý Chúa Cha. Trong suốt chặng đường ấy, Đức Giêsu đã gặp nhiều chống đối, thử thách và khó khăn. Thánh Luca kể lại rằng dân làng xứ Samari đã từ chối đón nhận sự viếng thăm của Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Trước thái độ thờ ơ này, hai môn đệ anh em nhà Giêbêđê đã không kiềm chế được sự giận dữ. Họ muốn dùng bạo lực để chu diệt nhổ hết tận gốc rễ tất cả người dân trong làng (x. Lc 9, 54). Điều này hoàn toàn không phù hợp với tư cách người môn đệ của vị Thầy Chí Thánh.
Liền ngay sau đó, Gioan và Giacôbê có dịp xem xét lại những toan tính bồng bột của mình, khi Đức Giêsu đưa ra chuẩn mực đối với những ai được mệnh danh là môn đệ của Ngài. Đi theo Đức Kitô là chấp nhận một cuộc sống bấp bênh về đời sống vật chất: « Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu » (Lc 9, 58). Người môn đệ phải dũ bỏ mọi vấn vương quyến luyến với những bận tâm về của ăn chốn ở để hoàn toàn trở nên những con người tự do đích thực trong việc loan báo Tin Mừng. Xem ra đòi hỏi này của Chúa Giêsu đôi khi khiến người tín hữu chúng ta phải kiểm thảo lại cách thế thực thi sứ mạng của mình. Nhiều lúc, chúng ta đặt nặng việc tìm kiếm những kết quả dễ dàng nhận thấy mười mươi qua những công trình cơ sở vật chất bề thế, hơn là tận dụng những cơ hội xảy đến với mình để sống tinh thần phó thác nơi Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời, là Cha giầu lòng nhân từ (x. Mt 6, 32).
Tiếp theo, thánh Luca còn kể tiếp hai hạng người nữa muốn đi theo Chúa nhưng lại đặt điều kiện. Một người muốn chu toàn chữ hiếu trong việc chôn cất cha mẹ mình. Còn người kia lại muốn nói lời từ biệt với người thân trong gia đình trước khi ra đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Cả hai đều không được xứng đáng trở thành môn đệ của Chúa. Ở đây Đức Giêsu nhấn mạnh đến sự ưu tiên hàng đầu và thái độ dứt khoát của những ai được trao phó thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi loan báo và thừa hưởng niềm vui và hạnh phúc trong Triều Đại của Đức Giêsu. Vuơng Quốc này được mở rộng ra cho tất cả những ai thành tâm thiện chí, mà không hề giới hạn trong phạm vi chật hẹp gia đình hay phe nhóm. Đây đích thực là tin vui cho nhân loại và vì thế người môn đệ của Đức Giêsu cần phải đặt trọng tâm trong việc triển khai sứ mệnh một cách khẩn thiết và sứ mệnh ấy phải được ưu tiên ở vị trí trước nhất.
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, mọi Kitô hữu trở nên thụ tạo mới và được tham gia vào sứ mệnh của Đức Giêsu, được mời gọi làm chứng về Triều Đại công bình, hoan lạc và bình an của Ngài. Chính vì vậy, cuộc sống của những ai được mang danh Đức Kitô trước hết phải phù hợp với sứ điệp của Ngài và tự nó trở thành lời chứng sống động.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết trút bỏ những lo toan quá lớn trong công ăn việc làm, biết trang bị cho mình một tinh thần phó thác. Xin cho chúng con trở nên người môn đệ đích thực biết sống và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
Với tư cách là Kitô hữu, tất cả đều được mời gọi bước theo Đức Kitô, Đấng đến trần gian để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (x. Mt 20, 28). Dù bất cứ trong hoàn cảnh nào, thuận lợi hay khó khăn, tinh thần phục vụ của người môn đệ Chúa Kitô luôn luôn phải được hun đúc bằng ngọn lửa nhiệt huyết. Tin Mừng theo thánh Luca của Chúa Nhật 13 mùa thường niên năm C giúp người tín hữu nhìn lại cuộc sống của mình qua mẫu gương khiêm nhường và trung tín đối với sứ mệnh của Đức Giêsu. Ngài hướng về con đường lên Giêrusalem để thực thi trọn vẹn thánh ý Chúa Cha. Trong suốt chặng đường ấy, Đức Giêsu đã gặp nhiều chống đối, thử thách và khó khăn. Thánh Luca kể lại rằng dân làng xứ Samari đã từ chối đón nhận sự viếng thăm của Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Trước thái độ thờ ơ này, hai môn đệ anh em nhà Giêbêđê đã không kiềm chế được sự giận dữ. Họ muốn dùng bạo lực để chu diệt nhổ hết tận gốc rễ tất cả người dân trong làng (x. Lc 9, 54). Điều này hoàn toàn không phù hợp với tư cách người môn đệ của vị Thầy Chí Thánh.
Liền ngay sau đó, Gioan và Giacôbê có dịp xem xét lại những toan tính bồng bột của mình, khi Đức Giêsu đưa ra chuẩn mực đối với những ai được mệnh danh là môn đệ của Ngài. Đi theo Đức Kitô là chấp nhận một cuộc sống bấp bênh về đời sống vật chất: « Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu » (Lc 9, 58). Người môn đệ phải dũ bỏ mọi vấn vương quyến luyến với những bận tâm về của ăn chốn ở để hoàn toàn trở nên những con người tự do đích thực trong việc loan báo Tin Mừng. Xem ra đòi hỏi này của Chúa Giêsu đôi khi khiến người tín hữu chúng ta phải kiểm thảo lại cách thế thực thi sứ mạng của mình. Nhiều lúc, chúng ta đặt nặng việc tìm kiếm những kết quả dễ dàng nhận thấy mười mươi qua những công trình cơ sở vật chất bề thế, hơn là tận dụng những cơ hội xảy đến với mình để sống tinh thần phó thác nơi Thiên Chúa, Đấng ngự trên trời, là Cha giầu lòng nhân từ (x. Mt 6, 32).
Tiếp theo, thánh Luca còn kể tiếp hai hạng người nữa muốn đi theo Chúa nhưng lại đặt điều kiện. Một người muốn chu toàn chữ hiếu trong việc chôn cất cha mẹ mình. Còn người kia lại muốn nói lời từ biệt với người thân trong gia đình trước khi ra đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa. Cả hai đều không được xứng đáng trở thành môn đệ của Chúa. Ở đây Đức Giêsu nhấn mạnh đến sự ưu tiên hàng đầu và thái độ dứt khoát của những ai được trao phó thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi loan báo và thừa hưởng niềm vui và hạnh phúc trong Triều Đại của Đức Giêsu. Vuơng Quốc này được mở rộng ra cho tất cả những ai thành tâm thiện chí, mà không hề giới hạn trong phạm vi chật hẹp gia đình hay phe nhóm. Đây đích thực là tin vui cho nhân loại và vì thế người môn đệ của Đức Giêsu cần phải đặt trọng tâm trong việc triển khai sứ mệnh một cách khẩn thiết và sứ mệnh ấy phải được ưu tiên ở vị trí trước nhất.
Khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội, mọi Kitô hữu trở nên thụ tạo mới và được tham gia vào sứ mệnh của Đức Giêsu, được mời gọi làm chứng về Triều Đại công bình, hoan lạc và bình an của Ngài. Chính vì vậy, cuộc sống của những ai được mang danh Đức Kitô trước hết phải phù hợp với sứ điệp của Ngài và tự nó trở thành lời chứng sống động.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết trút bỏ những lo toan quá lớn trong công ăn việc làm, biết trang bị cho mình một tinh thần phó thác. Xin cho chúng con trở nên người môn đệ đích thực biết sống và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời.
Toà Án Nhân Quyền Âu Châu: Lệnh cấm hôn nhân đồng tính là hợp pháp
Hà Long
19:42 24/06/2010
STRASBOURG - Tòa án Nhân Quyền Âu Châu đã phán quyết vào thứ năm, 24/6: Lệnh cấm hôn nhân cho các cặp vợ chồng đồng tính không mang tính cách phân biệt đối xử.
Một cặp vợ chồng đồng tính từ thủ đô Áo Vienna đã kiện lên Tòa án Nhân Quyền Âu Châu vì họ đã bị từ chối từ các văn phòng đăng ký kết hôn của Áo. Vào năm 2002 thành phố Vienna đã từ chối giấy phép kết hôn cho hai người đàn ông ở tuổi 48 và 50 với lý do rằng một cuộc hôn nhân tự nhiên chỉ được chứng nhận giữa một người nam và một người nữ. Tuy nhiên, những cặp đồng tính nam và đồng tính nữ không được chính thức thành hôn tại Áo cũng như ở Đức, nhưng họ được nhập đăng ký sống chung và sống với một quyền lợi hạn chế.
Tòa án Âu Châu về Nhân Quyền tại Strasbourg đã quyết định rằng điều này là hợp pháp ở Áo. Đồng thuận, các thẩm phán tuyên bố rằng nước Áo đã không thi hành trái với Điều 12 của công ước nhân quyền (luật kết hôn).
Dù rằng trong công ước không nói rõ ràng về sự kết hợp giữa "người nam và người nữ". Tuy nhiên, điều này một quốc gia không bị bắt buộc vì ý nghĩa "xã hội và nền tảng văn hóa" của hôn nhân để chứng nhận quyền lợi như nhau cho gia đình đồng tính.
Theo các thẩm phán Âu Châu thì Áo không có vi phạm Điều 14 (cấm phân biệt đối xử) và điều 8 (quyền tôn trọng cuộc sống riêng tư và gia đình).
Các thẩm phán từ Nga, Áo, Thụy Sĩ và Cyprus chấp thuận lời giải thìch này để chống lại 3 vị từ Na Uy, Hy Lạp và Luxembourg, bởi vì ba vị này cho rằng đó là vi phạm về phân biệt đối xử.
Cuối cùng, cặp vợ chồng đồng tính thưa kiện đã không chứng minh được là họ thực sự bị đối xử xấu qua sự thành hôn tự nhiên giữa người nam/người nữ và việc đăng ký sống chung cho 2 người đồng tính.
Như thế sự đòi hỏi bình đẳng đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính, theo Tòa án Nhân Quyền Âu Châu là không có quyền cơ bản.
Tòa án Âu Châu về Nhân Quyền tại Strasbourg đã quyết định rằng điều này là hợp pháp ở Áo. Đồng thuận, các thẩm phán tuyên bố rằng nước Áo đã không thi hành trái với Điều 12 của công ước nhân quyền (luật kết hôn).
Dù rằng trong công ước không nói rõ ràng về sự kết hợp giữa "người nam và người nữ". Tuy nhiên, điều này một quốc gia không bị bắt buộc vì ý nghĩa "xã hội và nền tảng văn hóa" của hôn nhân để chứng nhận quyền lợi như nhau cho gia đình đồng tính.
Theo các thẩm phán Âu Châu thì Áo không có vi phạm Điều 14 (cấm phân biệt đối xử) và điều 8 (quyền tôn trọng cuộc sống riêng tư và gia đình).
Các thẩm phán từ Nga, Áo, Thụy Sĩ và Cyprus chấp thuận lời giải thìch này để chống lại 3 vị từ Na Uy, Hy Lạp và Luxembourg, bởi vì ba vị này cho rằng đó là vi phạm về phân biệt đối xử.
Cuối cùng, cặp vợ chồng đồng tính thưa kiện đã không chứng minh được là họ thực sự bị đối xử xấu qua sự thành hôn tự nhiên giữa người nam/người nữ và việc đăng ký sống chung cho 2 người đồng tính.
Như thế sự đòi hỏi bình đẳng đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính, theo Tòa án Nhân Quyền Âu Châu là không có quyền cơ bản.
Đức Thánh Cha đề cao lời cầu nguyện của nữ tu dòng kín
LM Giuse Vũ Tiến Tặng
19:44 24/06/2010
ROMA, (Zenit.org) -Đối với Giáo Hội, sự ẩn mình của các nữ tu dòng kín được ví như trái tim trong vai trò lưu chuyển máu và duy trì sự sống cho cơ thể.
Đó là lời chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong chuyến thăm tu viện Đa Minh Mẹ Mân Côi sáng nay, thứ năm 24/06/2010, ở Roma. Tại đây có lưu giữ một tấm hình Đức Trinh Nữ Maria bằng icôn thế kỷ thứ VII và những di tích rất quý của thánh Đa Minh, thánh Catarina thành Sienna, và của một số thánh nam nữ khác thuộc dòng Đa Minh.
Đức Thánh Cha đã chủ sự giờ kinh trưa và trong bài giảng ngài đã chia sẻ rằng những nữ tu chiêm niệm là người truyền đạt ý tưởng của Giáo Hội Hiền Thê để được kết hiệp cách đặc biệt với Đấng Phu Quân ».
Đồng thời, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng việc thánh hiến của họ « mang lại sự phong phú » không những cho con đường thánh hóa và thanh tẩy của bản thân, mà còn liên quan đến công việc tông đồ qua lời chuyển cầu » mà họ chu toàn « đối với toàn thể Giáo Hội, nhờ đó Giáo Hội trở nên tinh tuyền và thánh thiện bên cạnh vị Hôn Phu ».
« Chị em biết rõ tính hữu hiệu của lời cầu nguyện và có kinh nghiệm mỗi ngày về những ơn thánh hóa có thể mang lại cho Giáo Hội », Đức Giáo Hoàng chia sẻ tiếp.
« Hãy nghiệm thấy sự quan phòng Thiên Chúa đối với hồng ân cao cả và nhưng không của ơn gọi đời sống chiêm niệm mà Thiên Chúa đã mời gọi chị em », ngài khuyến khích.
« Ngay trước cả khi được sinh ra, Thiên Chúa đã dành sẵn trái tim của chị em cho Ngài, ngõ hầu có thể đong đầy tình yêu của Ngài. Qua bí tích Rửa Tội, chị em đã được lãnh nhận nơi mình Ẩn Sủng Thiên Chúa, và được đắm mình trong cái chết và phục sinh của Đức Kitô. Chị em đã được thánh hiến cho Ngài để duy nhất thuộc về Ngài », Đức Giáo Hoàng nói tiếp.
« Thể thức đời sống chiêm niệm được nhận từ nơi thánh Đa Minh dưới dạng tu kín xếp đặt chị em, như những chi thể sống động và cốt tử, vào tâm điểm của thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội, Đức Thánh Cha lý giảng giải. Như trái tim lưu chuyển máu và duy trì sự sống cho toàn bộ cơ thể, sự ẩn mình của chị em trong Đức Giêsu, được thêu dệt bởi đời sống lao động và cầu nguyện, góp phần nâng đỡ Giáo Hội, khí cụ cứu độ cho nhân loại mà Chúa Kitô đã cứu chuộc bằng máu của mình ».
Sau đó, Đức Giáo Hoàng dừng lại ở tầm quan trọng của ước muốn bằng cách trích dẫn lời của thánh Augustinô: « Ước muốn của bạn là lời cầu nguyện của bạn », đồng thời nói thêm rằng nếu ước muốn này là liên lỉ thì lời cầu nguyện cũng liên lỉ.
Ngài cũng chia sẻ rằng ước muốn thánh thiện là Nước Chúa hiển trị nơi trái tim của mọi người và chính ước muốn đó đã nuôi dưỡng lời cầu nguyện của các nữ tu chiêm niệm cho những anh chị em gặp khó khăn và cho những ai rời xa Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha giải thích rằng trái tim của người chiêm niệm « được hướng dẫn bởi ước muốn yêu mến Thiên Chúa ».
« Đó là chân trời của cuộc hành trình trần thế ! Đó là mục đích của chị em ! Chính vì lẽ đó mà chị em đã chọn cách sống ẩn dật trong sự khước từ của cải trần gian: để ước muốn điều vượt lên trên tất cả và không thể sánh ví, thứ ngọc quý này xứng đáng khước từ mọi sự để được sở hữu nó ». Đức Thánh Cha khẳng định.
Đó là lời chia sẻ của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI trong chuyến thăm tu viện Đa Minh Mẹ Mân Côi sáng nay, thứ năm 24/06/2010, ở Roma. Tại đây có lưu giữ một tấm hình Đức Trinh Nữ Maria bằng icôn thế kỷ thứ VII và những di tích rất quý của thánh Đa Minh, thánh Catarina thành Sienna, và của một số thánh nam nữ khác thuộc dòng Đa Minh.
Đức Thánh Cha đã chủ sự giờ kinh trưa và trong bài giảng ngài đã chia sẻ rằng những nữ tu chiêm niệm là người truyền đạt ý tưởng của Giáo Hội Hiền Thê để được kết hiệp cách đặc biệt với Đấng Phu Quân ».
Đồng thời, Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh rằng việc thánh hiến của họ « mang lại sự phong phú » không những cho con đường thánh hóa và thanh tẩy của bản thân, mà còn liên quan đến công việc tông đồ qua lời chuyển cầu » mà họ chu toàn « đối với toàn thể Giáo Hội, nhờ đó Giáo Hội trở nên tinh tuyền và thánh thiện bên cạnh vị Hôn Phu ».
« Chị em biết rõ tính hữu hiệu của lời cầu nguyện và có kinh nghiệm mỗi ngày về những ơn thánh hóa có thể mang lại cho Giáo Hội », Đức Giáo Hoàng chia sẻ tiếp.
« Hãy nghiệm thấy sự quan phòng Thiên Chúa đối với hồng ân cao cả và nhưng không của ơn gọi đời sống chiêm niệm mà Thiên Chúa đã mời gọi chị em », ngài khuyến khích.
« Ngay trước cả khi được sinh ra, Thiên Chúa đã dành sẵn trái tim của chị em cho Ngài, ngõ hầu có thể đong đầy tình yêu của Ngài. Qua bí tích Rửa Tội, chị em đã được lãnh nhận nơi mình Ẩn Sủng Thiên Chúa, và được đắm mình trong cái chết và phục sinh của Đức Kitô. Chị em đã được thánh hiến cho Ngài để duy nhất thuộc về Ngài », Đức Giáo Hoàng nói tiếp.
« Thể thức đời sống chiêm niệm được nhận từ nơi thánh Đa Minh dưới dạng tu kín xếp đặt chị em, như những chi thể sống động và cốt tử, vào tâm điểm của thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô là Giáo Hội, Đức Thánh Cha lý giảng giải. Như trái tim lưu chuyển máu và duy trì sự sống cho toàn bộ cơ thể, sự ẩn mình của chị em trong Đức Giêsu, được thêu dệt bởi đời sống lao động và cầu nguyện, góp phần nâng đỡ Giáo Hội, khí cụ cứu độ cho nhân loại mà Chúa Kitô đã cứu chuộc bằng máu của mình ».
Sau đó, Đức Giáo Hoàng dừng lại ở tầm quan trọng của ước muốn bằng cách trích dẫn lời của thánh Augustinô: « Ước muốn của bạn là lời cầu nguyện của bạn », đồng thời nói thêm rằng nếu ước muốn này là liên lỉ thì lời cầu nguyện cũng liên lỉ.
Ngài cũng chia sẻ rằng ước muốn thánh thiện là Nước Chúa hiển trị nơi trái tim của mọi người và chính ước muốn đó đã nuôi dưỡng lời cầu nguyện của các nữ tu chiêm niệm cho những anh chị em gặp khó khăn và cho những ai rời xa Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha giải thích rằng trái tim của người chiêm niệm « được hướng dẫn bởi ước muốn yêu mến Thiên Chúa ».
« Đó là chân trời của cuộc hành trình trần thế ! Đó là mục đích của chị em ! Chính vì lẽ đó mà chị em đã chọn cách sống ẩn dật trong sự khước từ của cải trần gian: để ước muốn điều vượt lên trên tất cả và không thể sánh ví, thứ ngọc quý này xứng đáng khước từ mọi sự để được sở hữu nó ». Đức Thánh Cha khẳng định.
Một vụ bắt bớ khác do ''báng bổ'' dẫn đến sự phảnđối từ các Giám Mục Pakistan
Paul Minh Nhật
20:13 24/06/2010
Vụ bắt bớ một người đàn ông Pakistan bị buộc tội báng bổ đã thúc đẩy Hội Đồng Giám Mục nước này phản đối sự lạm dụng đạo luật " để tấn công vào các nhóm thiểu số tôn giáo"
Rehmat Masih, một Kitô hữu cư trú ở Faisalabad, đã bị kết tội là có những bình luận báng bổ về tiên tri Mohammed. Các hàng xóm đã nói rằng các cáo buộc là sai; dường như chúng đã được dựng lên bởi một người hàng xóm đạo Hồi Giáo, người có một tranh chấp về kinh tế với Masih. Các tín hữu Kitô ở Pakistan đã thường xuyên phàn nàn rằng luật báng bổ đã bị lợi dụng để đe dọa thiểu số Kitô giáo.
"Chính phủ Pakistan phải thức tỉnh và gánh lấy các trách nhiệm của nó, ở cả cấp độ pháp lý và chính trị, và phải giải thích tại sao luật này lại được cho phép để xách nhiễu và sỉ nhục những công dân Pakistan vô tội," Peter Jacob, giám đốc chấp hành của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Pakistan đã nói.
(Nguồn: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=6746)
Rehmat Masih, một Kitô hữu cư trú ở Faisalabad, đã bị kết tội là có những bình luận báng bổ về tiên tri Mohammed. Các hàng xóm đã nói rằng các cáo buộc là sai; dường như chúng đã được dựng lên bởi một người hàng xóm đạo Hồi Giáo, người có một tranh chấp về kinh tế với Masih. Các tín hữu Kitô ở Pakistan đã thường xuyên phàn nàn rằng luật báng bổ đã bị lợi dụng để đe dọa thiểu số Kitô giáo.
"Chính phủ Pakistan phải thức tỉnh và gánh lấy các trách nhiệm của nó, ở cả cấp độ pháp lý và chính trị, và phải giải thích tại sao luật này lại được cho phép để xách nhiễu và sỉ nhục những công dân Pakistan vô tội," Peter Jacob, giám đốc chấp hành của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Pakistan đã nói.
(Nguồn: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=6746)
Tân Giám Mục Giáo phận Tam Nguyên (Sanyuan) được cả Tòa Thánh và phía Trung Quốc chấp thuận.
Dominic David Trần
21:28 24/06/2010
Tân Giám Mục Giáo phận Tam Nguyên (Sanyuan) (Shaanxi) được cả Tòa Thánh và phía Trung Quốc chấp thuận.
VATICAN-CHINA, ngày 06/24/2010 14:30, theo bản tin liên hợp từ Tòa thánh Vatican và phóng viên Thông Tấn Xã Công Giáo AsiaNews -Trung Quốc; tân Giám Mục Giáo phận Tam Nguyên được cả Tòa Thánh Vatican và phía Trung Quốc chấp thuận. Lễ tấn phong với sự hiện diện của tất cả các vị Giám Mục Công Giáo Trung Quốc trong sự hiệp thông với Tòa Thánh. Đức Giám Mục tân cử đã phải chờ đợi Đại Lễ tấn phong này trong hơn 5 năm qua. Những ưu tiên trong sứ vụ của Đức Giám Mục tân cử sẽ là: Phúc âm hóa, Xây dựng mối quan hệ thân mật hơn với hàng giáo sĩ linh mục địa phận, Huấn luyện giáo sĩ và giáo dân trên căn bản Phúc Âm. Trong giáo phận Shanyuan, không có vấn đề rắc rối rõ rệt nào xảy ra giữa các tín hữu Công giáo của Giáo Hội Công Giáo Thầm Lặng (tức là Giáo Hội tuân phục Đức Thánh Cha tức Giáo Hội bị bách hại và phải hoạt động chui ngầm) và Giáo Hội Thiên Chúa Giáo "chính thức" tức Giáo Hội quốc doanh của Nhà Nước do chính phủ Trung Cộng kiểm soát.
Hôm nay, nhân ngày Lễ Trọng Kính Thánh Gioan Tẩy Giả, Đức Ông Joseph Han Yingjin đã chính thức được tấn phong và trở thành tân Giám Mục Giáo phận Tam Nguyên (tức Shaanxi). Việc tấn phong này được Tòa Thánh chấp thuận và được cử hành tại Nhà Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại thành phố Yuanmenxiang. Đức tân Giám Mục Joseph Han Yingjin phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Á châu là ngài muốn tăng cường các sứ vụ rao truyền Phúc Âm, Huấn luyện và truyền bá Đức Tin, phục vụ xã hội và củng cố các mối liên kết hiệp thông giữa các Giáo Sĩ Linh Mục.
Đức Cha Joseph Han là vị Giám Mục thứ 4 tại Trung Quốc đã được Tòa Thánh chấp thuận cho tấn phong tính từ tháng Tư 2010 cho đến nay- sau các Đức Giám Mục tân cử của các Điạ phận Hohhot, Haimen và Xiamen. Nhưng không giống với các đợt tấn phong Giám Mục trước đây; Đại Lễ tấn phong hôm nay cho Đức Giám Mục tân cử Joseph Han có sự tham gia đồng tế của tất cả các Đức Giám Mục trong hiệp thông với Tòa Thánh tham dự.
Chủ phong là Đức Cha Joseph Zong Huaide, 88 tuổi, nguyên Giám Mục Chính tòa Giáo phận Tam Nguyên. Đồng Phụ phong là các Các Đức Cha Anthony Dang Mingyan- Giám Mục GP Xian, và Louis Yu Runchen- Giám Mục GP Hanzhong. Đồng tế còn có các Đức Cha Tong Changping- Giám Mục GP Weian, Li Jing - Giám Mục GP Yinchuan (Ningxia tức Ninh Hạ), Han Jide - Giám Mục GP Pingliang (Gansu). Tham dự Thánh Lễ còn có 85 Linh Mục Giáo sĩ và hơn 500 giáo dân cùng với đại diện chính quyền các cấp và khách mời trong khuôn viên nhà thờ; nhưng có ít nhất hơn 500 giáo dân cùng thông công tham dự phải đứng ở phía bên ngoài nhà thờ.
Đức tân Giám Mục Joseph Han Yingjin, ở tuổi 52, ngài sinh ra trong một gia đình Công Giáo ở Giáo phận Tam Nguyên vào năm 1958. Vào khoảng những năm 1980 ngài theo học tại Đại Chủng Viện và thụ phong Linh Mục vào ngày 08/11/1992 do chính tay Đức Cha Zhong, Giám Mục Giáo Phận Tam Nguyên ngày ấy, và cũng chính là Đức Cha chủ tế và chủ phong hôm nay. Tuyên bố với Thông Tấn Xã AsiaNews, Đức tân Giám Mục Han nói rằng ngài hy vọng sẽ cải thiện được các mối quan hệ thân thiết và hiệp thông huynh đệ với hàng Linh Mục Giáo Sĩ của Địa phận cũng như để chăm sóc cho các Linh Mục gìa yếu và về hưu rồi.
Đức Cha Han cũng nêu rõ tầm quan trọng của công tác tăng cường huấn luyện cả Giáo sĩ Linh Mục lẫn Giáo Dân thông qua việc học tập Kinh Thánh. Đức Cha Joseph Han tuyên bố; " Việc nghiên cứu và học tập Kinh Thánh sẽ cho phép chúng ta hoạt động và thực thi được mọi việc theo Thánh Ý của Thiên Chúa."
Giữa các mục tiêu ưu tiên, Đức tân Giám Mục Han đã nhấn mạnh vào giá trị của công tác tông đồ xã hội cho dù hiện nay Giáo phận rất thiếu các nguồn tài nguyên và nhân sự có kinh nghiệm phục vụ trong lãnh vực này.
Giáo phận Tam Nguyên một thuở đã có một nơi từng được gọi là cứ điểm hùng mạnh của Giáo Hội " chui ngầm" (Giáo Hội Công Giáo Thầm Lặng tại Trung Quốc) trong Địa phận Tam Nguyên. Vào tháng 11 năm 1989 tại Nhà Thờ Zhangerce trong Huyện Gaoling đã có một cuộc Đại Hội của Các Giám Mục Công Giáo thuộc Giáo Hội Thầm Lặng của Trung Quốc tổ chức họp tại đây. Thế nhưng mãi đến một thời gian này ngưòi mới được biết rõ chuyện này là bởi vì sau Đại Hội bí mật này ít lâu sau hầu như tất cả các Đức Giám Mục thuộc Công Giáo Thầm Lặng đều bị Chính phủ Trung Quốc bắt giam hết.
Đức Giám Mục tân cử Joseph Han nói rằng biến cố này xảy ra cách đây 21 năm và ngày nay các tác hại và hậu qủa của việc Chính phủ Trung Cộng bách hại tất cả Các Giám Mục Công Giáo thuộc Giáo Hội Thầm Lặng vào thuở đó cho đến hiện nay chưa được chứng nghiệm và biết rõ đầy đủ như những thực tế khốc hại đã xảy ra với Giáo Hội Thầm Lặng. Cũng vì sự không tường tận và thiếu thông tin về cuộc Đại bách hại này mà vấn nạn chia rẽ giữa các cộng đòan tín hữu theo Giáo Hội Thầm Lặng (tức Giáo Hội trung thành và hiệp thông với Tòa Thánh) và các giáo dân theo Giáo Hội "chính thức" tức Giáo Hội Công Giáo "Quốc Doanh" do Chính Phủ Trung Quốc áp đặt và kiểm soát- theo như Đức Giám Mục Joeph Han nói- cho đến nay sự chia rẽ và ngăn cách ấy là không rõ ràng.
Địa phận Tam Nguyên có 35 Linh Mục Giáo Sĩ, 100 Nữ Tu Sĩ và khoảng 40,000 giáo dân. Việc tấn phong Đức Giám Mục Joseph Han đã giải quyết được vấn đề khuyết vị và kế nghiệp cho Đức Cha Zhong, nguyên Giám Mục Địa Phận Tam Nguyên đã chính thức về hưu vào hơn 5 năm trước đây ở độ tuổi 78.
Tam Nguyên là một trong những nơi được rao truyền Phúc Âm lâu đời nhất tại miền Shaanxi- nơi mà các Thừa Sai của Đạo Thiên Chúa đến đây lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 17. Thị trấn Tam Nguyên đã được thành lập vào năm 446 sau Công nguyên và cho đến tận ngày hôm nay vẫn tự hào là nơi có nhiều công trình di tích lịch sử cổ kính nhất của Trung Quốc.
Dominic David Trần
Nhà thờ Tam Nguyên |
Hôm nay, nhân ngày Lễ Trọng Kính Thánh Gioan Tẩy Giả, Đức Ông Joseph Han Yingjin đã chính thức được tấn phong và trở thành tân Giám Mục Giáo phận Tam Nguyên (tức Shaanxi). Việc tấn phong này được Tòa Thánh chấp thuận và được cử hành tại Nhà Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu tại thành phố Yuanmenxiang. Đức tân Giám Mục Joseph Han Yingjin phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Á châu là ngài muốn tăng cường các sứ vụ rao truyền Phúc Âm, Huấn luyện và truyền bá Đức Tin, phục vụ xã hội và củng cố các mối liên kết hiệp thông giữa các Giáo Sĩ Linh Mục.
Đức Cha Joseph Han là vị Giám Mục thứ 4 tại Trung Quốc đã được Tòa Thánh chấp thuận cho tấn phong tính từ tháng Tư 2010 cho đến nay- sau các Đức Giám Mục tân cử của các Điạ phận Hohhot, Haimen và Xiamen. Nhưng không giống với các đợt tấn phong Giám Mục trước đây; Đại Lễ tấn phong hôm nay cho Đức Giám Mục tân cử Joseph Han có sự tham gia đồng tế của tất cả các Đức Giám Mục trong hiệp thông với Tòa Thánh tham dự.
Chủ phong là Đức Cha Joseph Zong Huaide, 88 tuổi, nguyên Giám Mục Chính tòa Giáo phận Tam Nguyên. Đồng Phụ phong là các Các Đức Cha Anthony Dang Mingyan- Giám Mục GP Xian, và Louis Yu Runchen- Giám Mục GP Hanzhong. Đồng tế còn có các Đức Cha Tong Changping- Giám Mục GP Weian, Li Jing - Giám Mục GP Yinchuan (Ningxia tức Ninh Hạ), Han Jide - Giám Mục GP Pingliang (Gansu). Tham dự Thánh Lễ còn có 85 Linh Mục Giáo sĩ và hơn 500 giáo dân cùng với đại diện chính quyền các cấp và khách mời trong khuôn viên nhà thờ; nhưng có ít nhất hơn 500 giáo dân cùng thông công tham dự phải đứng ở phía bên ngoài nhà thờ.
Đức tân Giám Mục Joseph Han Yingjin, ở tuổi 52, ngài sinh ra trong một gia đình Công Giáo ở Giáo phận Tam Nguyên vào năm 1958. Vào khoảng những năm 1980 ngài theo học tại Đại Chủng Viện và thụ phong Linh Mục vào ngày 08/11/1992 do chính tay Đức Cha Zhong, Giám Mục Giáo Phận Tam Nguyên ngày ấy, và cũng chính là Đức Cha chủ tế và chủ phong hôm nay. Tuyên bố với Thông Tấn Xã AsiaNews, Đức tân Giám Mục Han nói rằng ngài hy vọng sẽ cải thiện được các mối quan hệ thân thiết và hiệp thông huynh đệ với hàng Linh Mục Giáo Sĩ của Địa phận cũng như để chăm sóc cho các Linh Mục gìa yếu và về hưu rồi.
Đức Cha Han cũng nêu rõ tầm quan trọng của công tác tăng cường huấn luyện cả Giáo sĩ Linh Mục lẫn Giáo Dân thông qua việc học tập Kinh Thánh. Đức Cha Joseph Han tuyên bố; " Việc nghiên cứu và học tập Kinh Thánh sẽ cho phép chúng ta hoạt động và thực thi được mọi việc theo Thánh Ý của Thiên Chúa."
Giữa các mục tiêu ưu tiên, Đức tân Giám Mục Han đã nhấn mạnh vào giá trị của công tác tông đồ xã hội cho dù hiện nay Giáo phận rất thiếu các nguồn tài nguyên và nhân sự có kinh nghiệm phục vụ trong lãnh vực này.
Giáo phận Tam Nguyên một thuở đã có một nơi từng được gọi là cứ điểm hùng mạnh của Giáo Hội " chui ngầm" (Giáo Hội Công Giáo Thầm Lặng tại Trung Quốc) trong Địa phận Tam Nguyên. Vào tháng 11 năm 1989 tại Nhà Thờ Zhangerce trong Huyện Gaoling đã có một cuộc Đại Hội của Các Giám Mục Công Giáo thuộc Giáo Hội Thầm Lặng của Trung Quốc tổ chức họp tại đây. Thế nhưng mãi đến một thời gian này ngưòi mới được biết rõ chuyện này là bởi vì sau Đại Hội bí mật này ít lâu sau hầu như tất cả các Đức Giám Mục thuộc Công Giáo Thầm Lặng đều bị Chính phủ Trung Quốc bắt giam hết.
Đức Giám Mục tân cử Joseph Han nói rằng biến cố này xảy ra cách đây 21 năm và ngày nay các tác hại và hậu qủa của việc Chính phủ Trung Cộng bách hại tất cả Các Giám Mục Công Giáo thuộc Giáo Hội Thầm Lặng vào thuở đó cho đến hiện nay chưa được chứng nghiệm và biết rõ đầy đủ như những thực tế khốc hại đã xảy ra với Giáo Hội Thầm Lặng. Cũng vì sự không tường tận và thiếu thông tin về cuộc Đại bách hại này mà vấn nạn chia rẽ giữa các cộng đòan tín hữu theo Giáo Hội Thầm Lặng (tức Giáo Hội trung thành và hiệp thông với Tòa Thánh) và các giáo dân theo Giáo Hội "chính thức" tức Giáo Hội Công Giáo "Quốc Doanh" do Chính Phủ Trung Quốc áp đặt và kiểm soát- theo như Đức Giám Mục Joeph Han nói- cho đến nay sự chia rẽ và ngăn cách ấy là không rõ ràng.
Địa phận Tam Nguyên có 35 Linh Mục Giáo Sĩ, 100 Nữ Tu Sĩ và khoảng 40,000 giáo dân. Việc tấn phong Đức Giám Mục Joseph Han đã giải quyết được vấn đề khuyết vị và kế nghiệp cho Đức Cha Zhong, nguyên Giám Mục Địa Phận Tam Nguyên đã chính thức về hưu vào hơn 5 năm trước đây ở độ tuổi 78.
Tam Nguyên là một trong những nơi được rao truyền Phúc Âm lâu đời nhất tại miền Shaanxi- nơi mà các Thừa Sai của Đạo Thiên Chúa đến đây lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 17. Thị trấn Tam Nguyên đã được thành lập vào năm 446 sau Công nguyên và cho đến tận ngày hôm nay vẫn tự hào là nơi có nhiều công trình di tích lịch sử cổ kính nhất của Trung Quốc.
Dominic David Trần
Thánh Lễ và rước kiệu mừng kính các thánh Tử Đạo tiên khởi La Mã
Bùi Hữu Thư
21:45 24/06/2010
Vatican ngày 24, tháng 6, 2010 / 05:22 pm (CNA/EWTN News).- Ngày lễ thường niên mừng kính các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi của giáo hội La Mã sẽ được tổ chức đặc biệt tại Vatican tuần tới. Nghi thức cho ngày lễ này sẽ được tổ chức ngay tại điạ điểm nơi họ bị thảm sát theo lệnh Hoàng Đế Nêro vào năm 64 sau Công Nguyên.
Theo một bản tin được Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa phổ biến, vị chủ tịch của Hội Đồng là Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi sẽ chủ tế Thánh Lễ ngày 30 tháng 6, tiếp theo là một cuộc rước Thánh Thể.
Cuộc rước Thánh Thể sẽ diễn ra tại quảng trường St. Maria della Pietà in Camposanto, kế bên Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Cuộc rước được khởi sự từ bên trong thánh đường và chấm dứt tại Quảng Trường Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi của giáo hội La Mã ngay bên ngoài. Tại quảng trường có đặt một tấm bia kỷ niệm các cuộc thảm sát và tử đạo các Kitô hữu tiên khởi La Mã.
Các nghi thức này được Giáo Hoàng Học Viện “Cultorum Martyrum” tổ chức. Những người được mời tham dự gồm có các dòng tu hiện diện tại Vatican, các đại biểu của Order of Malta và các Hiệp Sĩ Mộ Thánh Chúa (the Knights of the Holy Sepulchre), các linh mục, các giáo dân các giáo xứ lân cận, và tất cả những ai muốn tham dự việc kính nhớ các vị tử đạo La Mã tiên khởi.
Ngày 28 tháng 6, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cchủ tọa buổi Kinh Tối thứ nhất cho Lễ Thánh Phêrô và Phaolô tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Các thành viên của một phái đoàn Đại Kết từ Constantinople cũng sẽ tham dự vào các buổi kinh tối.
Theo một bản tin được Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa phổ biến, vị chủ tịch của Hội Đồng là Đức Tổng Giám Mục Gianfranco Ravasi sẽ chủ tế Thánh Lễ ngày 30 tháng 6, tiếp theo là một cuộc rước Thánh Thể.
Cuộc rước Thánh Thể sẽ diễn ra tại quảng trường St. Maria della Pietà in Camposanto, kế bên Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Cuộc rước được khởi sự từ bên trong thánh đường và chấm dứt tại Quảng Trường Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi của giáo hội La Mã ngay bên ngoài. Tại quảng trường có đặt một tấm bia kỷ niệm các cuộc thảm sát và tử đạo các Kitô hữu tiên khởi La Mã.
Các nghi thức này được Giáo Hoàng Học Viện “Cultorum Martyrum” tổ chức. Những người được mời tham dự gồm có các dòng tu hiện diện tại Vatican, các đại biểu của Order of Malta và các Hiệp Sĩ Mộ Thánh Chúa (the Knights of the Holy Sepulchre), các linh mục, các giáo dân các giáo xứ lân cận, và tất cả những ai muốn tham dự việc kính nhớ các vị tử đạo La Mã tiên khởi.
Ngày 28 tháng 6, Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ cchủ tọa buổi Kinh Tối thứ nhất cho Lễ Thánh Phêrô và Phaolô tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành. Các thành viên của một phái đoàn Đại Kết từ Constantinople cũng sẽ tham dự vào các buổi kinh tối.
Top Stories
Philippines: La ministre de l’Education apporte un démenti quant à un éventuel report du programme d’éducation sexuelle à l’école
Eglises d'Asie
08:08 24/06/2010
Eglises d’Asie, 24 juin 2010 – Le bras de fer entre l’épiscopat catholique et la ministre de l’Education du gouvernement sortant se poursuit: après que les évêques – et une partie de la presse philippine – eurent rapporté des propos de la ministre affirmant que le controversé programme expérimental d’éducation sexuelle à l’école était suspendu, l’intéressée, Mona Valisno, a apporté un ferme démenti à cette information. « Je n’ai jamais rien dit indiquant que le programme était arrêté. Nous avons invité le public, en particulier la CBCP (la Conférence épiscopale philippine), à dialoguer sur le sujet », a-t-elle déclaré le 24 juin, son entourage précisant que les propos tenus par elle le 22 juin avaient été « mal rapportés » par la presse (1).
La ministre de l’Education a également réfuté des informations, mises en avant ces jours derniers par l’Eglise, selon lesquelles, parmi le matériel pédagogique destiné à être utilisé dans les écoles pour les cours d’éducation sexuelle, figuraient « des bandes dessinées à caractère pornographique ». Le ministère de l’Education (Department of Education ou DepEd) ne peut avoir cautionné ou produit de tels contenus « pornographiques » étant donné qu’il considère qu’une éducation à la spiritualité et à la sexualité dans le cadre du mariage fait partie intégrante de l’éducation sexuelle proprement dite, a déclaré la ministre sur les ondes de Radio Veritas, une radio catholique. Mona Valisno a encore ajouté que la suspension du programme n’était pas à l’ordre du jour mais que sa mise au point n’était pas encore finalisée.
Le programme en question, Adolescent Reproductive Health Through Lifeskills-Based Education, est un projet initié en 2005 avec l’aide du Fonds des Nations Unies pour la population (UNFPA). Jamais appliqué et toujours à l’étude, le programme devait connaître un coup d’accélérateur à la rentrée scolaire de septembre prochain, avec un pilote testé dans 80 écoles élémentaires à partir de la classe de CM2 (fifth grade) et 79 collèges. Pour l’épiscopat philippin, consulté par le DepEd, ainsi que pour un certain nombre d’associations de parents d’élèves, le programme va trop loin dans l’exposition technique de la reproduction humaine sous couvert de promotion de la « santé reproductive » et de la prévention des grossesses chez les adolescentes.
Le 21 juin dernier, une action en justice pour inconstitutionnalité du projet a été diligentée par un collectif de parents d’élèves soutenu par l’Eglise catholique. Leur avocat a plaidé sur le fait que ce programme représente une violation du droit des parents à inculquer leurs valeurs à leurs enfants. L’avocat du gouvernement a aussitôt demandé à ce que cette action en justice soit rejetée. « Il n’y a rien d’immoral dans le programme », a-t-il plaidé, les sujets abordés n’ayant trait qu’au « développement des genres » et visant à faire connaître aux élèves l’anatomie du corps humain.
L’ensemble du débat au sujet du contenu de ce programme éducatif et de son éventuelle application semble toutefois devoir être remis à plus tard. En effet, l’actuelle équipe au pouvoir vit ses derniers jours à la tête de l’exécutif philippin. Elu le 10 mai dernier, Benigno Aquino prendra officiellement ses fonctions ce 30 juin. La nouvelle administration se mettra alors en place et il appartiendra au futur titulaire du portefeuille de l’Education de poursuivre ou non le projet controversé.
Le 24 juin, un communiqué de la province philippine des lasalliens (Frères des écoles chrétiennes) informait de la nomination par Benigno Aquino de Frère Armin Luistro au poste de ministre de l’Education (secretary of the Department of Education - DepEd).
Chancelier de l’Université De La Salle, à Manille, Frère Armin Luistro préside une des universités catholiques les plus réputées du pays. Ces dernières années, il n’a pas ménagé ses critiques à l’endroit de Gloria Arroyo, reprochant à la présidente sortante la corruption à l’œuvre dans son administration. Dès l’annonce de l’acceptation par Frère Luistro de ses nouvelles responsabilités de ministre, l’Association des supérieurs majeurs des Philippines lui a fait part de son soutien: « [Le secteur de l’éducation] connaît tant de problèmes et d’anomalies. Nous pensons que Frère Armin a toutes les qualités requises pour le poste. C’est un homme intègre et incorruptible. » (2)
(1) Voir dépêche EDA diffusée le 23 juin 2010
(2) Aux Philippines, ce n’est pas la première fois qu’un religieux est nommé au gouvernement. De 1998 à 2001, Frère Andrew Benjamin Gonzalez, un lasallien lui aussi, a servi en tant que ministre de l’Education, de la Culture et des Sports. En 2006, Gloria Arroyo avait nommé le P. Rolando de la Rosa, dominicain, président de la Commission pour l’Enseignement supérieur, mais celui-ci avait démissionné de son poste, à la demande de ses supérieurs religieux, six mois plus tard.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juin 2010)
La ministre de l’Education a également réfuté des informations, mises en avant ces jours derniers par l’Eglise, selon lesquelles, parmi le matériel pédagogique destiné à être utilisé dans les écoles pour les cours d’éducation sexuelle, figuraient « des bandes dessinées à caractère pornographique ». Le ministère de l’Education (Department of Education ou DepEd) ne peut avoir cautionné ou produit de tels contenus « pornographiques » étant donné qu’il considère qu’une éducation à la spiritualité et à la sexualité dans le cadre du mariage fait partie intégrante de l’éducation sexuelle proprement dite, a déclaré la ministre sur les ondes de Radio Veritas, une radio catholique. Mona Valisno a encore ajouté que la suspension du programme n’était pas à l’ordre du jour mais que sa mise au point n’était pas encore finalisée.
Le programme en question, Adolescent Reproductive Health Through Lifeskills-Based Education, est un projet initié en 2005 avec l’aide du Fonds des Nations Unies pour la population (UNFPA). Jamais appliqué et toujours à l’étude, le programme devait connaître un coup d’accélérateur à la rentrée scolaire de septembre prochain, avec un pilote testé dans 80 écoles élémentaires à partir de la classe de CM2 (fifth grade) et 79 collèges. Pour l’épiscopat philippin, consulté par le DepEd, ainsi que pour un certain nombre d’associations de parents d’élèves, le programme va trop loin dans l’exposition technique de la reproduction humaine sous couvert de promotion de la « santé reproductive » et de la prévention des grossesses chez les adolescentes.
Le 21 juin dernier, une action en justice pour inconstitutionnalité du projet a été diligentée par un collectif de parents d’élèves soutenu par l’Eglise catholique. Leur avocat a plaidé sur le fait que ce programme représente une violation du droit des parents à inculquer leurs valeurs à leurs enfants. L’avocat du gouvernement a aussitôt demandé à ce que cette action en justice soit rejetée. « Il n’y a rien d’immoral dans le programme », a-t-il plaidé, les sujets abordés n’ayant trait qu’au « développement des genres » et visant à faire connaître aux élèves l’anatomie du corps humain.
L’ensemble du débat au sujet du contenu de ce programme éducatif et de son éventuelle application semble toutefois devoir être remis à plus tard. En effet, l’actuelle équipe au pouvoir vit ses derniers jours à la tête de l’exécutif philippin. Elu le 10 mai dernier, Benigno Aquino prendra officiellement ses fonctions ce 30 juin. La nouvelle administration se mettra alors en place et il appartiendra au futur titulaire du portefeuille de l’Education de poursuivre ou non le projet controversé.
Le 24 juin, un communiqué de la province philippine des lasalliens (Frères des écoles chrétiennes) informait de la nomination par Benigno Aquino de Frère Armin Luistro au poste de ministre de l’Education (secretary of the Department of Education - DepEd).
Chancelier de l’Université De La Salle, à Manille, Frère Armin Luistro préside une des universités catholiques les plus réputées du pays. Ces dernières années, il n’a pas ménagé ses critiques à l’endroit de Gloria Arroyo, reprochant à la présidente sortante la corruption à l’œuvre dans son administration. Dès l’annonce de l’acceptation par Frère Luistro de ses nouvelles responsabilités de ministre, l’Association des supérieurs majeurs des Philippines lui a fait part de son soutien: « [Le secteur de l’éducation] connaît tant de problèmes et d’anomalies. Nous pensons que Frère Armin a toutes les qualités requises pour le poste. C’est un homme intègre et incorruptible. » (2)
(1) Voir dépêche EDA diffusée le 23 juin 2010
(2) Aux Philippines, ce n’est pas la première fois qu’un religieux est nommé au gouvernement. De 1998 à 2001, Frère Andrew Benjamin Gonzalez, un lasallien lui aussi, a servi en tant que ministre de l’Education, de la Culture et des Sports. En 2006, Gloria Arroyo avait nommé le P. Rolando de la Rosa, dominicain, président de la Commission pour l’Enseignement supérieur, mais celui-ci avait démissionné de son poste, à la demande de ses supérieurs religieux, six mois plus tard.
(Source: Eglises d'Asie, 24 juin 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tâm Tình Tri Ân về ngày Khánh Thành Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo
Lm Nguyễn Đức Vượng
10:04 24/06/2010
Arlington, Virginia: ngày 24/06/2010
Kính thưa quý Đức Cha, quý Linh mục, Tu sĩ nam nữ, quý Cụ, quý Ông Bà và Anh Chị Em.
Chúng ta cùng cám tạ ơn Chúa, Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sau những năm tháng vất vả để lo toan cho việc xây dựng thánh đường khang trang và đẹp đẽ hơn như hôm nay (bản vẽ, tài chánh, giấy phép và gây quỹ), mọi lo toan đã qua, chúng ta đã được các Ngài thương cho chúng ta hoàn thành ngôi thánh đường như chúng ta hằng mong muốn đó. Đúng là “Làm bởi ta, cho bởi Chúa”.Với niềm vui mà nhiều người đã tràn ứa cả nước mắt. Một thời biểu thật dài từ 4 giờ chiều cho đến 10 giờ tối của ngày khánh thành ngôi thánh đường “Để Niềm vui của Anh Chị Em được nên trọn (Ga 15,11)”.
Thánh Lễ Mừng 10 năm LM cha Nguyễn Đức Vượng
Với 3 năm chuẩn bị trong cầu nguyện, gây quỹ và xin phép thì ngày khởi công đã điểm. Đúng ngày 25 tháng 3 năm 2009 cũng là ngày lễ Mẹ Truyền Tin, công trình xây dựng và chỉnh trang ngôi thánh đường bắt đầu. Đúng 13 tháng sau mọi sự đã hoàn tất mặc dầu phải đương đầu với thời tiết, những trận bão kinh hoàng của mùa đông lạnh giá; rồi những khó khăn về thay đồi những phác họa kiến trúc cũng như nhu cầu về ngân khoản cần thiết: “làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”. Dù thế, quý vị đã tin tưởng lại càng tin tưởng hơn nên đã đóng góp gia tăng hơn vì vậy mà chúng ta đã có được 6 triệu 400 ngàn đồng đang khi tổng chi phí chỉ là 6 triệu. Thế nên, hôm nay ngày lễ khánh thành đến, mọi người đều thở phào để chỉ còn lo làm thế nào cho thánh lễ thêm long trọng nữa mà thôi.
Ba tháng họp hành với quý ban ngành đoàn thể, phong trào và các ca đoàn. Các hội đoàn đã được điều động hết sức tài tình nơi Cha Giuse Ngô văn Thích, mỗi hội đoàn đều đóng góp công sức tài chánh để làm sao có thể cho cả 1,500 người ăn no đủ và ngon miệng đã được lên kế hoạch làm cho các hội đoàn vừa lo ngại vừa hăng hái phục vụ.
Các ca đoàn đã được thông báo để thành lập 1 ca đoàn tổng hợp mà ai cũng có quyền dùng lời ca tiếng hát của mình để đóng góp bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Latinh với bộ lễ De Angelis, bằng tiếng Anh tại câu lạc bộ, tất cả đều chung một làn hơi, làm cho mọi người đã vang lên những tràng pháo tay vang dội nơi thánh đường với sự góp mặt của Ca Đoàn Cecilia, Giuse, Sêraphim, Phan-Xi-Cô Nguyễn Văn Thuận, Thánh Linh, Thánh Gia, Thánh Lễ 6 giờ sáng và 9 giờ tối (hai ca đoàn này mới thành lập chưa có tên).
Trong 3 ngày liên tục không một giọt mưa đã giúp cho việc tổ chức thật dễ dàng và việc quý Hội đoàn dương cao những chiếc dù Đỏ Trắng nói lên sự cương quyết theo Đức Kitô là Vua tình yêu và màu Xanh Trắng diễn tả tâm tình của người Mẹ La Vang mãi mãi luôn thương yêu vỗ về con dân của Mẹ không phân biệt giàu nghèo hay tôn giáo. Những chiếc dù đó lại còn bầy tỏ sự che chở của Các Thánh Tử Đạo của Dân Tộc Việt Nam chúng ta.
Với ánh nắng gay gắt của ngày đầu mùa hè 99 độ F, những chiếc dù lại còn giúp cho việc che chở cho những khuôn mặt Nam Nữ không bị dạm nắng hay làm phai má hồng.
Một đoàn rước Đức Giám Mục quý linh mục, tu sĩ nam nữ, quý quan khách thật long trọng với những chiếc dù và những tràng pháo tay luôn vang lên để đánh dấu niềm vui của các Hội Đoàn: Các Bà Mẹ Giáo xứ, Cộng Đoàn Mẹ La Vang (Reston), Hội Thừa Tác Viên Thánh Thể, Hội Cao Niên, Phong trào Fatima, Anh Chị Em Hướng Đạo Sinh Đoàn Thăng Long, Huynh Đoàn Đa Minh, Đạo Binh Hồn Nhỏ, Anh Chị Em Cursillô, đặc biệt là đoàn Hiệp Sĩ 9655 của giáo xứ trong lễ phục Color Guards dàn chào với hàng kiếm sáng loáng.
Đối diện với toan dàn chào Dù Xanh Dù Đỏ của các Hội đoàn là ban nướng thịt của mỗi Hội đoàn và đội đá banh Reston đã thả những làn khói thơm phức làm cho mọi người ngửi thấy mùi thịt nướng mà họ sẽ được hưởng dùng sau Thánh Lễ, đúng là điều cha ông đã nói “có Lễ phải có Lạc”.
Ngoài bãi đậu xe có một sân khấu với khẩu hiệu “30 năm Qua Ta Tạ Ơn Trời Ta Nhớ Ơn Đời” do Anh Em Liên Minh Thánh Tâm đã xây dựng và trang trí chu đáo từ 2 tuần trước thật đẹp, thật ý nghĩa để cho ngay sau thánh lễ có một buổi văn nghệ do nhiều danh ca, tốp ca, ca đoàn trong xứ, Cộng Đoàn Mẹ Lavang, và ngoài Giáo xứ cộng tác làm cho buổi tối thật vui nhộn.
Sau khi rước từ cổng đến Tiền đình nhà thờ với sự chào đón và hướng dẫn của đoàn lân năm con của Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm, Đức Giám Mục đã long trọng công bố việc dâng hiến thánh đường với phần Lời Chúa, Đức Giám Mục đã rảy nước thánh trên Hai Mảnh Đá Hoa Cương của ngày đặt Viện Đá Đầu Tiên (07/09/2009 và ngày khánh thành 20/06/2010) và cắt băng khánh thành. Mọi người vui mừng đến rơi lệ nhìn thấy hàng ngàn bong bóng đã được Đoàn Hướng Đạo Thăng Long chuẩn bị ráo riết nhiều ngày qua nay được tung bay trên vạn nẻo của bầu trời Virginia. Những hồi chiêng trống vang lên 3 hồi chín tiếng và nhất là Đoàn trống Tô Ma Thiện đã nổ hồi dòn dã với những tiết điệu phối hợp của mọi dân tộc làm thành bản trường ca tạ ơn tuyệt diệu do chính các Em Nghĩa và Hiệp Sĩ thuộc Đoàn Thiếu Nhi Thánh Tâm sáng tác và thực hiện. Những tràng pháo tay rộn rã phát xuất từ từng trái tim của mọi người theo sự điều khiển thật điêu luyện vừa bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh của Ông Cố Trần Quang Phục và Cô Như La.
Sau khi ban phép lành hai phiến đá, hai cánh cửa chính diện đã được Cha Chính xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng và Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo sư Bùi Hữu Thư từ từ mở ra và đoàn người theo chung quanh Đức Giám Mục tiến vào sảnh đường với cái mát lạnh dễ chịu so với cái nóng gắt ngoài trời tại bãi đậu xe trong khi chuẩn bị.
Vào trong thánh đường, Đức Giám Mục đã dùng 20 phút để nói lên tâm tình của Ngài với Cộng Đoàn Dân Chúa: Ngài nhắc nhớ đến công lao của Đức Cha Welsh đã cho phép thành lập Giáo xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Phận Arlington năm 1979 là giáo xứ thể nhân đầu tiên trên đất Mỹ. Ngài cho hay mỗi khi đến với thánh đường nào do Đức Cha Welsh để lại thì ngài luôn luôn mang theo chính chiếc gậy của Đức Cha Welsh để tưởng nhớ đến ngài.
Ngài tỏ lòng tri ân và cảm phục sự dấn thân hy sinh của quý linh mục: Cha Cố Đa Minh Trần Duy Nhất, Cha Cựu Chánh xứ Đa Minh Trần Đình Nhi, Cha Cựu Chánh Xứ Gioan Trần Bình Trọng Cha Cựu Chánh Xứ Antôn Đinh Minh Tiên, quý cha phó và khách, nhất là trong 10 năm nay Giáo xứ đã được giao cho các cha Đa Minh phục vụ và ngài cám ơn từ những gia đình tiên khởi cho đến nay. Hành trình đức tin phải xuyên qua hy sinh và thử thách thì lúc gặt hái như hôm nay mới đem lại lúa thóc ngập tràn. Ngài tỏ ra hãnh diện và tràn ngập niềm vui vì sự đóng góp to lớn của Giáo xứ Việt Nam cho Giáo Phận và vui hơn nữa, chính Ngài đã muốn xây một nhà thờ có có kiến trúc Việt Nam và hôm nay Ngài đã thấy được chính mô hình của dân tộc Lạc Hồng chúng ta, ngôi thánh đường mang sắc thái Á Đông để tưởng nhớ sự hy sinh và xây dựng của các tiền nhân nước Việt Nam: “Hãy học đời tiên tổ, hãy sống như đã trải 30 năm qua”.
Sau phần chia sẻ của Đức Giám Mục, Đúng 5 giờ chiều, Giáo sư Bùi Hữu Thư đã công bố buổi diễn nguyện bắt đầu.
Hai bài trong chương trình diễn nguyện: “Tiếng Nhạc Oai Hùng” do Nhạc Sư Phạm Đức Huyến điều khiển tuyệt vời cuốn hút mọi người theo gương anh dũng của các bậc tiền nhân và sau đó, bài hành trình “30 Năm Qua Ta Tạ Ơn Cha” do Cha xứ sáng tác và chính cha điều khiển đã đưa hồn nhạc vào từng tâm hồn, qua đôi tay quyện theo từng thớ thịt, cương quyết nói lên lòng trung kiên của mỗi người dân Việt với Mẹ La Vang, với các thánh Tiên Tổ cũng như tình hoài hương của những người Việt xa xứ.
Sau hai bản nhạc do Ca Đoàn Tổng Hợp trình diễn các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Thánh Tâm cũng như Ban Nhạc Tí Hon đã nêu cao gương dũng cảm của tiền nhân qua kịch bản Tô Ma Thiện do Đoàn Thiếu Nhi Thánh Tâm trình diễn với sự đạo diễn của trưởng Ngô Văn Phát. Phần âm nhạc phụ họa với tài điều khiển sắp xếp, hòa âm, phối khí một cách điêu luyện của nhạc trưởng Phạm Dương Hãn giúp cho vở kịch rất thành công. Các bạn trẻ đã cống hiến cho khán giả thấy được tính đơn sơ của tuổi vị thành niên dám dấn thân liều mạng sống vì theo Chúa. 35 nhạc công Tý Hon đã trình diễn các nhạc cụ thật hấp dẫn làm cho nhiều người và Đức Cha vừa vỗ tay vừa cảm động đến rơi lệ.
Đúng 6 giờ chiều, Thánh lễ bắt đầu, toan dàn chào Hiệp sĩ đoàn 18 người đã đưa quý Giám mục và linh mục vào thánh đường thật trang trọng. Ngoài ra các em Thiếu Nhi Thánh Thể không những chỉ hát và phục vụ cho vở kịch trong buổi diễn nguyện mà còn làm một dàn chào đẹp mắt, họ đã đứng trước cửa với những khăn quàng đỏ, vàng, xanh với bàn tay chào đoàn rước tiến vào thánh đường. Sau Thánh Lễ họ lại xuống câu lạc bộ để hát chào đón và phuc vụ văn nghệ cho Đức Giám Mục và quý khách Mỹ Việt nữa.
Điều thật quan trọng đó là phụng Vụ thánh Lễ đã diển ra thật trang nghiêm với sự sắp xếp nhẹ nhàng và uyển chuyển của Cha Thomas Phó Quốc Luân, anh em trong Ban Phụng vụ, và các em Lễ Sinh. Ban cắm bông đã chưng những bình bông thật đơn sơ nhưng đẹp mắt. Đặc biệt anh chị Em trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân đã nhanh nhẹn và nhã nhặn đưa từng quý khách và đoàn thể vào vị trí trong ngoài Nhà thờ tạo nên một cử toạ đầy mầu sắc trang trọng, trong tình hiệp thông tạ ơn Chúa.
Sự hiện diện cuả 1500 người trong ngoài thánh đường nói lên lòng quan tâm sâu xa và sự cộng tác đầy nhiệt thành của quý Hội đoàn, Phong trào, Ca đoàn. Mọi người, từ già đến trẻ, từ bé đến lớn trên đôi môi không ngớt nở những nụ cười hớn hở vì sau bao nhiêu ngày tháng lo lắng, mệt nhọc, và ra công sức họ được thấy sự hoàn thành tốt đẹp của công trình lớn lao này.
Các bạn trong đoàn Thanh Sinh Công ngay sau Thánh lễ đã đưa quý khách từ trên nhà thờ xuống Câu lạc bộ để dùng cơm với Đức Giám Mục và chuẩn bị chu đáo cho một bữa ăn thịnh soạn để khoản đãi Đức Cha và quan khách do nhà Hàng Thần Tài chu cấp.
Ủy Ban Tài Cánh và Kế Toán đã sẵn sàng để dâng tặng cho từng người một quà ghi niệm ngày khánh thành đáng nhớ này.
Quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt đã đặt may các áo lễ cho Đức Cha và các cha, và lo việc tổ chức dâng lễ vật và dạy các em múa dâng hoa.
Các quan khách tham dự gồm có Đức Cha Loverde, Cha Chủ Tịch Liên Doàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Cha Bề Trên Miền, Dòng Đa Minh Trần Trung Liêm và quý cha Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại, quý Linh mục, tu sĩ Nam Nữ, những vị khách Ngoại Quốc, và Việt Nam từ nhiều nơi: Việt Nam, Úc Châu, Âu Châu. Tại Hoa Kỳ có các phái đoàn do Cha Hoàng Phượng thuộc Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seatle với 34 người, và quý vị từ California, Lousiana, Florida, Connecticut, Philadelphia, Richmond, và Maryland…. Tất cả mọi người đều tỏ vẻ ưa thích kiến trúc và những trang bị thiết kế trong thánh đường mới, và hâm mộ sự đóng góp công sức và tài năng của bao nhiêu ban ngành đoàn thể trong giáo xứ. Tất cả đều hân hoan mừng vui và tạ ơn Chúa.
Thế là 6 triệu Mỹ Kim đã được trang trải cho việc hoàn tất ngôi thánh đường mà mọi trái tim hằng khao khát. Sáu tiếng đống hồ tính từ 4 giờ chiều cho đến 10 giờ tối trôi qua thật nhanh để lại nhiều kỷ niệm, ấn tượng và niềm vui cho mọi người.
Kính thưa quý hội đoàn ban ngành phong trào, ca đoàn cùng toàn thể quý cụ quý ông bà và anh chị em. Một lần nữa trong tư cách mục tử, thay mặt cho quý Cha xin chân thành tri ân tất cả những nghĩa cử cao đẹp, những tấm lòng bác ái trong ngoài Giáo xứ, Công Giáo cũng như lương dân không đã quảng đại đóng góp mọi mặt để cho có được ngôi thánh đường đã xây cất xong với tổng phí 6 triệu nhưng không phải vay nợ. Do đó chúng ta vẫn hy vọng là trong hai năm sắp tới, kế hoạch tạo mãi thêm cơ sở để bành trướng bãi đậu xe sẽ được mọi người đỡ nâng.
Những bài phóng sự, những bức hình và phim ảnh đã và đang được mọi người xem đó là do Ban Quay Phim Chụp Hình Đức Tin Bất Khuất, quý Đài truyền Hình SBTN, Báo Catholic Herald của Giáo Phận Arlington, quý báo khác nhau trong ngoài Tiểu Bang, quý đài truyền thanh truyền hình tại Hoa Thịnh Đốn thực hiện giúp cho chúng ta lưu giữ những kỷ niệm không phai của ngày khánh thành này.
Biến cố lịch sử của việc xây dựng và nới rộng Thánh đường đã qua nhưng tấm lòng mọi người cảm nhận về những nghĩa cử cao đẹp và lòng quảng đại của từng người sẽ còn lưu lại mãi mãi.
Trong thời gian hai năm tới 2011-2012 chúng ta cần có ngân khoản 1 triệu 500 ngàn Mỹ Kim để có thể mua 2 căn nhà nằm kế cận khu đất của giáo xứ chúng ta để có thêm chỗ đậu xe.
Xin Chúa, nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt nam xuống muôn phúc lành trên toàn thể quý vị và quý quyến để chúng ta cùng dấn bước và tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả với lòng tin, lòng bác ái, hiệp nhất và thương yêu nhau.
Kính thưa quý Đức Cha, quý Linh mục, Tu sĩ nam nữ, quý Cụ, quý Ông Bà và Anh Chị Em.
Chúng ta cùng cám tạ ơn Chúa, Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sau những năm tháng vất vả để lo toan cho việc xây dựng thánh đường khang trang và đẹp đẽ hơn như hôm nay (bản vẽ, tài chánh, giấy phép và gây quỹ), mọi lo toan đã qua, chúng ta đã được các Ngài thương cho chúng ta hoàn thành ngôi thánh đường như chúng ta hằng mong muốn đó. Đúng là “Làm bởi ta, cho bởi Chúa”.Với niềm vui mà nhiều người đã tràn ứa cả nước mắt. Một thời biểu thật dài từ 4 giờ chiều cho đến 10 giờ tối của ngày khánh thành ngôi thánh đường “Để Niềm vui của Anh Chị Em được nên trọn (Ga 15,11)”.
Thánh Lễ Mừng 10 năm LM cha Nguyễn Đức Vượng
Với 3 năm chuẩn bị trong cầu nguyện, gây quỹ và xin phép thì ngày khởi công đã điểm. Đúng ngày 25 tháng 3 năm 2009 cũng là ngày lễ Mẹ Truyền Tin, công trình xây dựng và chỉnh trang ngôi thánh đường bắt đầu. Đúng 13 tháng sau mọi sự đã hoàn tất mặc dầu phải đương đầu với thời tiết, những trận bão kinh hoàng của mùa đông lạnh giá; rồi những khó khăn về thay đồi những phác họa kiến trúc cũng như nhu cầu về ngân khoản cần thiết: “làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”. Dù thế, quý vị đã tin tưởng lại càng tin tưởng hơn nên đã đóng góp gia tăng hơn vì vậy mà chúng ta đã có được 6 triệu 400 ngàn đồng đang khi tổng chi phí chỉ là 6 triệu. Thế nên, hôm nay ngày lễ khánh thành đến, mọi người đều thở phào để chỉ còn lo làm thế nào cho thánh lễ thêm long trọng nữa mà thôi.
Ba tháng họp hành với quý ban ngành đoàn thể, phong trào và các ca đoàn. Các hội đoàn đã được điều động hết sức tài tình nơi Cha Giuse Ngô văn Thích, mỗi hội đoàn đều đóng góp công sức tài chánh để làm sao có thể cho cả 1,500 người ăn no đủ và ngon miệng đã được lên kế hoạch làm cho các hội đoàn vừa lo ngại vừa hăng hái phục vụ.
Các ca đoàn đã được thông báo để thành lập 1 ca đoàn tổng hợp mà ai cũng có quyền dùng lời ca tiếng hát của mình để đóng góp bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Latinh với bộ lễ De Angelis, bằng tiếng Anh tại câu lạc bộ, tất cả đều chung một làn hơi, làm cho mọi người đã vang lên những tràng pháo tay vang dội nơi thánh đường với sự góp mặt của Ca Đoàn Cecilia, Giuse, Sêraphim, Phan-Xi-Cô Nguyễn Văn Thuận, Thánh Linh, Thánh Gia, Thánh Lễ 6 giờ sáng và 9 giờ tối (hai ca đoàn này mới thành lập chưa có tên).
Trong 3 ngày liên tục không một giọt mưa đã giúp cho việc tổ chức thật dễ dàng và việc quý Hội đoàn dương cao những chiếc dù Đỏ Trắng nói lên sự cương quyết theo Đức Kitô là Vua tình yêu và màu Xanh Trắng diễn tả tâm tình của người Mẹ La Vang mãi mãi luôn thương yêu vỗ về con dân của Mẹ không phân biệt giàu nghèo hay tôn giáo. Những chiếc dù đó lại còn bầy tỏ sự che chở của Các Thánh Tử Đạo của Dân Tộc Việt Nam chúng ta.
Với ánh nắng gay gắt của ngày đầu mùa hè 99 độ F, những chiếc dù lại còn giúp cho việc che chở cho những khuôn mặt Nam Nữ không bị dạm nắng hay làm phai má hồng.
Một đoàn rước Đức Giám Mục quý linh mục, tu sĩ nam nữ, quý quan khách thật long trọng với những chiếc dù và những tràng pháo tay luôn vang lên để đánh dấu niềm vui của các Hội Đoàn: Các Bà Mẹ Giáo xứ, Cộng Đoàn Mẹ La Vang (Reston), Hội Thừa Tác Viên Thánh Thể, Hội Cao Niên, Phong trào Fatima, Anh Chị Em Hướng Đạo Sinh Đoàn Thăng Long, Huynh Đoàn Đa Minh, Đạo Binh Hồn Nhỏ, Anh Chị Em Cursillô, đặc biệt là đoàn Hiệp Sĩ 9655 của giáo xứ trong lễ phục Color Guards dàn chào với hàng kiếm sáng loáng.
Đối diện với toan dàn chào Dù Xanh Dù Đỏ của các Hội đoàn là ban nướng thịt của mỗi Hội đoàn và đội đá banh Reston đã thả những làn khói thơm phức làm cho mọi người ngửi thấy mùi thịt nướng mà họ sẽ được hưởng dùng sau Thánh Lễ, đúng là điều cha ông đã nói “có Lễ phải có Lạc”.
Ngoài bãi đậu xe có một sân khấu với khẩu hiệu “30 năm Qua Ta Tạ Ơn Trời Ta Nhớ Ơn Đời” do Anh Em Liên Minh Thánh Tâm đã xây dựng và trang trí chu đáo từ 2 tuần trước thật đẹp, thật ý nghĩa để cho ngay sau thánh lễ có một buổi văn nghệ do nhiều danh ca, tốp ca, ca đoàn trong xứ, Cộng Đoàn Mẹ Lavang, và ngoài Giáo xứ cộng tác làm cho buổi tối thật vui nhộn.
Sau khi rước từ cổng đến Tiền đình nhà thờ với sự chào đón và hướng dẫn của đoàn lân năm con của Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm, Đức Giám Mục đã long trọng công bố việc dâng hiến thánh đường với phần Lời Chúa, Đức Giám Mục đã rảy nước thánh trên Hai Mảnh Đá Hoa Cương của ngày đặt Viện Đá Đầu Tiên (07/09/2009 và ngày khánh thành 20/06/2010) và cắt băng khánh thành. Mọi người vui mừng đến rơi lệ nhìn thấy hàng ngàn bong bóng đã được Đoàn Hướng Đạo Thăng Long chuẩn bị ráo riết nhiều ngày qua nay được tung bay trên vạn nẻo của bầu trời Virginia. Những hồi chiêng trống vang lên 3 hồi chín tiếng và nhất là Đoàn trống Tô Ma Thiện đã nổ hồi dòn dã với những tiết điệu phối hợp của mọi dân tộc làm thành bản trường ca tạ ơn tuyệt diệu do chính các Em Nghĩa và Hiệp Sĩ thuộc Đoàn Thiếu Nhi Thánh Tâm sáng tác và thực hiện. Những tràng pháo tay rộn rã phát xuất từ từng trái tim của mọi người theo sự điều khiển thật điêu luyện vừa bằng tiếng Việt cũng như tiếng Anh của Ông Cố Trần Quang Phục và Cô Như La.
Sau khi ban phép lành hai phiến đá, hai cánh cửa chính diện đã được Cha Chính xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng và Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo sư Bùi Hữu Thư từ từ mở ra và đoàn người theo chung quanh Đức Giám Mục tiến vào sảnh đường với cái mát lạnh dễ chịu so với cái nóng gắt ngoài trời tại bãi đậu xe trong khi chuẩn bị.
Vào trong thánh đường, Đức Giám Mục đã dùng 20 phút để nói lên tâm tình của Ngài với Cộng Đoàn Dân Chúa: Ngài nhắc nhớ đến công lao của Đức Cha Welsh đã cho phép thành lập Giáo xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Phận Arlington năm 1979 là giáo xứ thể nhân đầu tiên trên đất Mỹ. Ngài cho hay mỗi khi đến với thánh đường nào do Đức Cha Welsh để lại thì ngài luôn luôn mang theo chính chiếc gậy của Đức Cha Welsh để tưởng nhớ đến ngài.
Ngài tỏ lòng tri ân và cảm phục sự dấn thân hy sinh của quý linh mục: Cha Cố Đa Minh Trần Duy Nhất, Cha Cựu Chánh xứ Đa Minh Trần Đình Nhi, Cha Cựu Chánh Xứ Gioan Trần Bình Trọng Cha Cựu Chánh Xứ Antôn Đinh Minh Tiên, quý cha phó và khách, nhất là trong 10 năm nay Giáo xứ đã được giao cho các cha Đa Minh phục vụ và ngài cám ơn từ những gia đình tiên khởi cho đến nay. Hành trình đức tin phải xuyên qua hy sinh và thử thách thì lúc gặt hái như hôm nay mới đem lại lúa thóc ngập tràn. Ngài tỏ ra hãnh diện và tràn ngập niềm vui vì sự đóng góp to lớn của Giáo xứ Việt Nam cho Giáo Phận và vui hơn nữa, chính Ngài đã muốn xây một nhà thờ có có kiến trúc Việt Nam và hôm nay Ngài đã thấy được chính mô hình của dân tộc Lạc Hồng chúng ta, ngôi thánh đường mang sắc thái Á Đông để tưởng nhớ sự hy sinh và xây dựng của các tiền nhân nước Việt Nam: “Hãy học đời tiên tổ, hãy sống như đã trải 30 năm qua”.
Sau phần chia sẻ của Đức Giám Mục, Đúng 5 giờ chiều, Giáo sư Bùi Hữu Thư đã công bố buổi diễn nguyện bắt đầu.
Hai bài trong chương trình diễn nguyện: “Tiếng Nhạc Oai Hùng” do Nhạc Sư Phạm Đức Huyến điều khiển tuyệt vời cuốn hút mọi người theo gương anh dũng của các bậc tiền nhân và sau đó, bài hành trình “30 Năm Qua Ta Tạ Ơn Cha” do Cha xứ sáng tác và chính cha điều khiển đã đưa hồn nhạc vào từng tâm hồn, qua đôi tay quyện theo từng thớ thịt, cương quyết nói lên lòng trung kiên của mỗi người dân Việt với Mẹ La Vang, với các thánh Tiên Tổ cũng như tình hoài hương của những người Việt xa xứ.
Sau hai bản nhạc do Ca Đoàn Tổng Hợp trình diễn các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Thánh Tâm cũng như Ban Nhạc Tí Hon đã nêu cao gương dũng cảm của tiền nhân qua kịch bản Tô Ma Thiện do Đoàn Thiếu Nhi Thánh Tâm trình diễn với sự đạo diễn của trưởng Ngô Văn Phát. Phần âm nhạc phụ họa với tài điều khiển sắp xếp, hòa âm, phối khí một cách điêu luyện của nhạc trưởng Phạm Dương Hãn giúp cho vở kịch rất thành công. Các bạn trẻ đã cống hiến cho khán giả thấy được tính đơn sơ của tuổi vị thành niên dám dấn thân liều mạng sống vì theo Chúa. 35 nhạc công Tý Hon đã trình diễn các nhạc cụ thật hấp dẫn làm cho nhiều người và Đức Cha vừa vỗ tay vừa cảm động đến rơi lệ.
Đúng 6 giờ chiều, Thánh lễ bắt đầu, toan dàn chào Hiệp sĩ đoàn 18 người đã đưa quý Giám mục và linh mục vào thánh đường thật trang trọng. Ngoài ra các em Thiếu Nhi Thánh Thể không những chỉ hát và phục vụ cho vở kịch trong buổi diễn nguyện mà còn làm một dàn chào đẹp mắt, họ đã đứng trước cửa với những khăn quàng đỏ, vàng, xanh với bàn tay chào đoàn rước tiến vào thánh đường. Sau Thánh Lễ họ lại xuống câu lạc bộ để hát chào đón và phuc vụ văn nghệ cho Đức Giám Mục và quý khách Mỹ Việt nữa.
Điều thật quan trọng đó là phụng Vụ thánh Lễ đã diển ra thật trang nghiêm với sự sắp xếp nhẹ nhàng và uyển chuyển của Cha Thomas Phó Quốc Luân, anh em trong Ban Phụng vụ, và các em Lễ Sinh. Ban cắm bông đã chưng những bình bông thật đơn sơ nhưng đẹp mắt. Đặc biệt anh chị Em trong Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân đã nhanh nhẹn và nhã nhặn đưa từng quý khách và đoàn thể vào vị trí trong ngoài Nhà thờ tạo nên một cử toạ đầy mầu sắc trang trọng, trong tình hiệp thông tạ ơn Chúa.
Sự hiện diện cuả 1500 người trong ngoài thánh đường nói lên lòng quan tâm sâu xa và sự cộng tác đầy nhiệt thành của quý Hội đoàn, Phong trào, Ca đoàn. Mọi người, từ già đến trẻ, từ bé đến lớn trên đôi môi không ngớt nở những nụ cười hớn hở vì sau bao nhiêu ngày tháng lo lắng, mệt nhọc, và ra công sức họ được thấy sự hoàn thành tốt đẹp của công trình lớn lao này.
Các bạn trong đoàn Thanh Sinh Công ngay sau Thánh lễ đã đưa quý khách từ trên nhà thờ xuống Câu lạc bộ để dùng cơm với Đức Giám Mục và chuẩn bị chu đáo cho một bữa ăn thịnh soạn để khoản đãi Đức Cha và quan khách do nhà Hàng Thần Tài chu cấp.
Ủy Ban Tài Cánh và Kế Toán đã sẵn sàng để dâng tặng cho từng người một quà ghi niệm ngày khánh thành đáng nhớ này.
Quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt đã đặt may các áo lễ cho Đức Cha và các cha, và lo việc tổ chức dâng lễ vật và dạy các em múa dâng hoa.
Các quan khách tham dự gồm có Đức Cha Loverde, Cha Chủ Tịch Liên Doàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Cha Bề Trên Miền, Dòng Đa Minh Trần Trung Liêm và quý cha Đa Minh Việt Nam Hải Ngoại, quý Linh mục, tu sĩ Nam Nữ, những vị khách Ngoại Quốc, và Việt Nam từ nhiều nơi: Việt Nam, Úc Châu, Âu Châu. Tại Hoa Kỳ có các phái đoàn do Cha Hoàng Phượng thuộc Cộng Đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seatle với 34 người, và quý vị từ California, Lousiana, Florida, Connecticut, Philadelphia, Richmond, và Maryland…. Tất cả mọi người đều tỏ vẻ ưa thích kiến trúc và những trang bị thiết kế trong thánh đường mới, và hâm mộ sự đóng góp công sức và tài năng của bao nhiêu ban ngành đoàn thể trong giáo xứ. Tất cả đều hân hoan mừng vui và tạ ơn Chúa.
Thế là 6 triệu Mỹ Kim đã được trang trải cho việc hoàn tất ngôi thánh đường mà mọi trái tim hằng khao khát. Sáu tiếng đống hồ tính từ 4 giờ chiều cho đến 10 giờ tối trôi qua thật nhanh để lại nhiều kỷ niệm, ấn tượng và niềm vui cho mọi người.
Kính thưa quý hội đoàn ban ngành phong trào, ca đoàn cùng toàn thể quý cụ quý ông bà và anh chị em. Một lần nữa trong tư cách mục tử, thay mặt cho quý Cha xin chân thành tri ân tất cả những nghĩa cử cao đẹp, những tấm lòng bác ái trong ngoài Giáo xứ, Công Giáo cũng như lương dân không đã quảng đại đóng góp mọi mặt để cho có được ngôi thánh đường đã xây cất xong với tổng phí 6 triệu nhưng không phải vay nợ. Do đó chúng ta vẫn hy vọng là trong hai năm sắp tới, kế hoạch tạo mãi thêm cơ sở để bành trướng bãi đậu xe sẽ được mọi người đỡ nâng.
Những bài phóng sự, những bức hình và phim ảnh đã và đang được mọi người xem đó là do Ban Quay Phim Chụp Hình Đức Tin Bất Khuất, quý Đài truyền Hình SBTN, Báo Catholic Herald của Giáo Phận Arlington, quý báo khác nhau trong ngoài Tiểu Bang, quý đài truyền thanh truyền hình tại Hoa Thịnh Đốn thực hiện giúp cho chúng ta lưu giữ những kỷ niệm không phai của ngày khánh thành này.
Biến cố lịch sử của việc xây dựng và nới rộng Thánh đường đã qua nhưng tấm lòng mọi người cảm nhận về những nghĩa cử cao đẹp và lòng quảng đại của từng người sẽ còn lưu lại mãi mãi.
Trong thời gian hai năm tới 2011-2012 chúng ta cần có ngân khoản 1 triệu 500 ngàn Mỹ Kim để có thể mua 2 căn nhà nằm kế cận khu đất của giáo xứ chúng ta để có thêm chỗ đậu xe.
Xin Chúa, nhờ lời bầu cử của Mẹ Maria, Các Thánh Tử Đạo Việt nam xuống muôn phúc lành trên toàn thể quý vị và quý quyến để chúng ta cùng dấn bước và tiếp tục gặt hái thêm nhiều thành quả với lòng tin, lòng bác ái, hiệp nhất và thương yêu nhau.
Bài chia sẻ Thánh Lễ Bế Mạc Hành Hương Đức Mẹ La Vang 2010
LM. Nguyễn Thanh Liêm
19:36 24/06/2010
Vào lúc 1:30pm ngày 19-6-2010, Thánh Lễ Bế Mạc Hành Hương Đức Mẹ La Vang tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thủ đô Washington DC đã diễn ra long trọng với sự tham dự của đông đảo nhiều người từ khắp nơi về. Linh Mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ đã chủ tế và giảng thuyết. Dưới đây là toàn văn bài chia sẻ của Cha.
Nhiều người trong chúng ta, nhất là những người còn có cha mẹ già, khi phải sống hoặc ở xa nhà, vì sinh kế hoặc công việc, có lẽ có cảm nghiệm chung là khi có cơ hội về thăm gia đình, chúng ta thật vui mừng, xúc động được gặp lại Cha Mẹ của mình và những người thân thuộc trong gia đình.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ nhận ra, người vui mừng nhất, không phải là chúng ta nhưng chính là người Mẹ của chúng ta! Bà hớn hở, vui cười là mặt, luôn tìm dịp gần gũi để trò chuyện với con, cũng như săn sái vào bếp lo các món ăn, thức uống chúng ta ưa thích ngày nào sống trong gia đình.
Hôm nay, lại một lần nữa chúng ta tề tựu về thăm Mẹ La Vang, là Mẹ Thiên Chúa và cũng là người mẹ hết sức thân yêu của chúng ta trong ngôi nhà - ngôi Thánh Đường này - để cùng nhau tạ ơn Chúa, ngợi khen Mẹ vì những hồng ân các Ngài đã ban cho mỗi chúng ta trong năm qua, cũng như dâng khấn lên Chúa và Mẹ những ước nguyện, những Thánh Giá, những vất vả, những rắc rối, và những khó khăn mỗi người chúng ta đang đối phó trong cuộc đời, để xin Chúa và Mẹ cứu giúp.
Chúng ta vui mừng vì có dịp về thăm Mẹ, và chắc chắn rằng, Mẹ La Vang còn vui mừng hơn khi gặp lại chúng ta, con cái của Người, cũng như với tình yêu và lòng mẫn cảm, Mẹ sẽ cầu bầu lên Chúa tất cả những nguyện ước của chúng ta lên với Thiên Chúa.
Lòng yêu thương của Mẹ dành cho con cái còn bao la, còn tha thiết và thâm sâu hơn chúng ta tưởng! Mẹ không chờ đợi chúng ta đến thăm Người, nhưng đích thân người đã đến viếng thăm chúng ta, như ngày nào Mẹ đã ra đi thăm viếng bà Elizabeth. Giáo Hội đã ghi nhận nhiều sự hiện ra của Đức Mẹ với loài người. Riêng trong thế kỷ 20 mà thôi, người ta ghi nhận Mẹ đã đến viếng thăm hơn 300 nơi khác nhau, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Linh Địa Lavang bây giờ, Mẹ đã đến thăm, an ủi, cứu chữa tiền nhân chúng ta, kể cả những người ngoại giáo vào cuối thế kỷ 18, trong thời gian Giáo Hội đang trải trong những giờ phút bách hại Đức Tin, bách hại đạo giáo khốc liệt.
Chúng con xác tín, chính là nhờ tình yêu bao la của Chúa và Mẹ, cũng như sự hy sinh can trường, lòng yêu mến đất nước và con người Việt Nam của các vị Thừa Sai đến truyền giáo, đức tin của chúng ta được nuôi dưỡng, triển nở, lớn mạnh như ngày hôm nay, ở trong nước cũng như hải ngoại.
Hôm nay cũng đánh dấu 22 năm kỷ niệm biến cố trọng đại của Giáo Hội VN chúng ta, qua việc Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II tôn phong 117 Các Thánh Tử Đạo VN tại Roma. Đây là dấu chỉ yêu thương của Tòa Thánh dành cho một dân tộc chịu quá nhiều đau khổ trong những cơn bách hại vì Đức Tin. 117 vị đại diện cho hàng trăm ngàn người khác trong các khoảng thời gian và địa điểm khác nhau trên toàn cõi VN, đã đổ máu đào minh chứng đức tin và tình yêu của mình cho Chúa. ‘Lấy tình yêu để đáp trả tình yêu’, như lời chủng sinh trẻ tuổi Toma Thiện đã nói trước khi chịu án tử hình. Chúng ta hãy bảo nhau, luôn tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ và các vị tiền nhân của chúng ta, cũng như cố gắng, trong hoàn cảnh, điều kiện của mình, để Tin Mừng của Chúa mỗi ngày mỗi được loan truyền rộng rãi hơn nữa.
Chúng ta cũng đang ở thời điểm kết thúc năm Linh Mục vào dịp Lễ kính Thánh Tâm Chúa vừa qua, với tụ họp của hơn 17,000 LM khắp thế giới về với Đức Thánh Cha ở Roma. Trong năm vừa rồi, qua các lễ lạc ở từng Cộng Đoàn địa phương, qua các phương tiện thông tin, sách báo, nhiều người có dịp học hỏi, tìm hiểu về Linh Mục và sứ vụ được Chúa giao phó.
Xin hãy cầu nguyện cho các Linh Mục, những thợ gặt của Chúa, để cánh đồng truyền giáo được mùa hơn. Ở thời điểm này, do hoàn cảnh và điều kiện chủ quan lẫn khách quan, ơn gọi trở nên quý hiếm ở nhiều nơi trên thế giới. Xin cũng cảm thông cho những bất toàn, những thiếu sót, những lầm lỗi và yếu đuối của Linh Mục trong những lúc thi hành hay không thi hành sứ vụ của mình, lỡ làm buồn lòng, thiệt hại tinh thần lẫn vật chất cho anh chị em của mình.
Dâng lời Tạ Ơn, nhìn nhận các khuyết điểm, bất toàn để hoán cải, đổi mới, và hăng say lên đường tiếp tục thi hành sứ mạng truyền giáo cũng là những mục đích chính của việc Giáo Hội Việt Nam cử hành năm Thánh năm nay, năm 2010, nhân kỷ niệm 350 năm thiết lập 2 giáo phận Đàng Trong, Đàng Ngoài, và 50 năm hàng giáo phẩm chính tòa.
Đức Thánh Cha Benedict XVI với lòng ưu ái và yêu thương cho một dân tộc đã chịu quá nhiều khổ đau và mất mát đã ban Phép Lành và Ơn Toàn Xá cho Giáo Hội VN trong biến cố này. Hàng giáo phẩm VN cũng quan tâm đến chúng ta, những tín hữu ở hải ngoại, nên đã thông tin với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Năm Thánh ở Việt Nam, để các Giám Mục địa phương lo liệu, thu xếp cho chúng ta, đến hành hương ở tại một địa điểm ấn định trong giáo phận, để cũng được hưởng ơn Toàn Xá và Phép Lành của Đức Thánh Cha ban cho. Trong thời gian sắp tới, các Giám Mục địa phận sẽ thông tin chi tiết cho chúng ta. Chúng con mời gọi quý ông bà anh chị em cũng hãy đến hành hương ở những địa điểm do các ngài quy định.
Ước gì trong những ngày hành hương này, mỗi người chúng ta được kín múc những ân sủng và tình yêu của Chúa ban cho qua Mẹ La Vang và Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam, và khi ra về, chúng ta được bình an, sống vui vẻ, hạnh phúc, và hăng say làm chứng nhân cho Chúa thể hiện qua lời nói, hành động, cách sống hàng ngày trong hoàn cảnh và điều kiện của mình để dung mạo thật của Chúa Kitô, Chúa Tình yêu - phản chiếu qua chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta, nhất là những người còn có cha mẹ già, khi phải sống hoặc ở xa nhà, vì sinh kế hoặc công việc, có lẽ có cảm nghiệm chung là khi có cơ hội về thăm gia đình, chúng ta thật vui mừng, xúc động được gặp lại Cha Mẹ của mình và những người thân thuộc trong gia đình.
Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, chúng ta sẽ nhận ra, người vui mừng nhất, không phải là chúng ta nhưng chính là người Mẹ của chúng ta! Bà hớn hở, vui cười là mặt, luôn tìm dịp gần gũi để trò chuyện với con, cũng như săn sái vào bếp lo các món ăn, thức uống chúng ta ưa thích ngày nào sống trong gia đình.
Hôm nay, lại một lần nữa chúng ta tề tựu về thăm Mẹ La Vang, là Mẹ Thiên Chúa và cũng là người mẹ hết sức thân yêu của chúng ta trong ngôi nhà - ngôi Thánh Đường này - để cùng nhau tạ ơn Chúa, ngợi khen Mẹ vì những hồng ân các Ngài đã ban cho mỗi chúng ta trong năm qua, cũng như dâng khấn lên Chúa và Mẹ những ước nguyện, những Thánh Giá, những vất vả, những rắc rối, và những khó khăn mỗi người chúng ta đang đối phó trong cuộc đời, để xin Chúa và Mẹ cứu giúp.
Chúng ta vui mừng vì có dịp về thăm Mẹ, và chắc chắn rằng, Mẹ La Vang còn vui mừng hơn khi gặp lại chúng ta, con cái của Người, cũng như với tình yêu và lòng mẫn cảm, Mẹ sẽ cầu bầu lên Chúa tất cả những nguyện ước của chúng ta lên với Thiên Chúa.
Lòng yêu thương của Mẹ dành cho con cái còn bao la, còn tha thiết và thâm sâu hơn chúng ta tưởng! Mẹ không chờ đợi chúng ta đến thăm Người, nhưng đích thân người đã đến viếng thăm chúng ta, như ngày nào Mẹ đã ra đi thăm viếng bà Elizabeth. Giáo Hội đã ghi nhận nhiều sự hiện ra của Đức Mẹ với loài người. Riêng trong thế kỷ 20 mà thôi, người ta ghi nhận Mẹ đã đến viếng thăm hơn 300 nơi khác nhau, từ đông sang tây, từ bắc xuống nam trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, Linh Địa Lavang bây giờ, Mẹ đã đến thăm, an ủi, cứu chữa tiền nhân chúng ta, kể cả những người ngoại giáo vào cuối thế kỷ 18, trong thời gian Giáo Hội đang trải trong những giờ phút bách hại Đức Tin, bách hại đạo giáo khốc liệt.
Chúng con xác tín, chính là nhờ tình yêu bao la của Chúa và Mẹ, cũng như sự hy sinh can trường, lòng yêu mến đất nước và con người Việt Nam của các vị Thừa Sai đến truyền giáo, đức tin của chúng ta được nuôi dưỡng, triển nở, lớn mạnh như ngày hôm nay, ở trong nước cũng như hải ngoại.
Hôm nay cũng đánh dấu 22 năm kỷ niệm biến cố trọng đại của Giáo Hội VN chúng ta, qua việc Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ II tôn phong 117 Các Thánh Tử Đạo VN tại Roma. Đây là dấu chỉ yêu thương của Tòa Thánh dành cho một dân tộc chịu quá nhiều đau khổ trong những cơn bách hại vì Đức Tin. 117 vị đại diện cho hàng trăm ngàn người khác trong các khoảng thời gian và địa điểm khác nhau trên toàn cõi VN, đã đổ máu đào minh chứng đức tin và tình yêu của mình cho Chúa. ‘Lấy tình yêu để đáp trả tình yêu’, như lời chủng sinh trẻ tuổi Toma Thiện đã nói trước khi chịu án tử hình. Chúng ta hãy bảo nhau, luôn tạ ơn Chúa, cám ơn Mẹ và các vị tiền nhân của chúng ta, cũng như cố gắng, trong hoàn cảnh, điều kiện của mình, để Tin Mừng của Chúa mỗi ngày mỗi được loan truyền rộng rãi hơn nữa.
Chúng ta cũng đang ở thời điểm kết thúc năm Linh Mục vào dịp Lễ kính Thánh Tâm Chúa vừa qua, với tụ họp của hơn 17,000 LM khắp thế giới về với Đức Thánh Cha ở Roma. Trong năm vừa rồi, qua các lễ lạc ở từng Cộng Đoàn địa phương, qua các phương tiện thông tin, sách báo, nhiều người có dịp học hỏi, tìm hiểu về Linh Mục và sứ vụ được Chúa giao phó.
Xin hãy cầu nguyện cho các Linh Mục, những thợ gặt của Chúa, để cánh đồng truyền giáo được mùa hơn. Ở thời điểm này, do hoàn cảnh và điều kiện chủ quan lẫn khách quan, ơn gọi trở nên quý hiếm ở nhiều nơi trên thế giới. Xin cũng cảm thông cho những bất toàn, những thiếu sót, những lầm lỗi và yếu đuối của Linh Mục trong những lúc thi hành hay không thi hành sứ vụ của mình, lỡ làm buồn lòng, thiệt hại tinh thần lẫn vật chất cho anh chị em của mình.
Dâng lời Tạ Ơn, nhìn nhận các khuyết điểm, bất toàn để hoán cải, đổi mới, và hăng say lên đường tiếp tục thi hành sứ mạng truyền giáo cũng là những mục đích chính của việc Giáo Hội Việt Nam cử hành năm Thánh năm nay, năm 2010, nhân kỷ niệm 350 năm thiết lập 2 giáo phận Đàng Trong, Đàng Ngoài, và 50 năm hàng giáo phẩm chính tòa.
Đức Thánh Cha Benedict XVI với lòng ưu ái và yêu thương cho một dân tộc đã chịu quá nhiều khổ đau và mất mát đã ban Phép Lành và Ơn Toàn Xá cho Giáo Hội VN trong biến cố này. Hàng giáo phẩm VN cũng quan tâm đến chúng ta, những tín hữu ở hải ngoại, nên đã thông tin với Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về Năm Thánh ở Việt Nam, để các Giám Mục địa phương lo liệu, thu xếp cho chúng ta, đến hành hương ở tại một địa điểm ấn định trong giáo phận, để cũng được hưởng ơn Toàn Xá và Phép Lành của Đức Thánh Cha ban cho. Trong thời gian sắp tới, các Giám Mục địa phận sẽ thông tin chi tiết cho chúng ta. Chúng con mời gọi quý ông bà anh chị em cũng hãy đến hành hương ở những địa điểm do các ngài quy định.
Ước gì trong những ngày hành hương này, mỗi người chúng ta được kín múc những ân sủng và tình yêu của Chúa ban cho qua Mẹ La Vang và Chư Thánh Tử Đạo Việt Nam, và khi ra về, chúng ta được bình an, sống vui vẻ, hạnh phúc, và hăng say làm chứng nhân cho Chúa thể hiện qua lời nói, hành động, cách sống hàng ngày trong hoàn cảnh và điều kiện của mình để dung mạo thật của Chúa Kitô, Chúa Tình yêu - phản chiếu qua chúng ta.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vắng Lặng
Nguyễn Ngọc Danh
17:14 24/06/2010
VẮNG LẶNG
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Sông xưa soi bóng trăng gầy
Giọt sương khuya rụng gót hài hư vô
Áo em tiếng sóng mơ hồ
Gió về lay động trên tờ thơ tôi.
Ngọc Danh
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chung Kết Trầu Cau
Lm. Trần Cao Tường
17:17 24/06/2010
CHUNG KẾT TRẦU CAU
Ảnh của Cao Tường
Chung kết trầu cau
trong vôi nồng là duyên son thắm
se tơ hồng thành giây chung mối nối câu vuông tròn.
(Phanxicô, Chung Kết Trầu Cau)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Con Đường Đất Nhỏ - Country Road
Richard Drysdale
22:17 24/06/2010
CON ĐƯỜNG ĐẤT NHỎ - Country Road
Ảnh của Richard Drysdale
Con đường đất nhỏ đầy hoa
Dường như có bước chân ngà mới qua.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền