Phụng Vụ - Mục Vụ
Biết đón nhận tha nhân
Lm Giuse Đinh lập Liễm
09:37 25/06/2008
CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN A
BIẾT ĐÓN NHẬN THA NHÂN
A.DẪN NHẬP.
Các bài đọc Chúa nhật hôm nay nhắc ta hãy lưu tâm đến việc tiếp nhận tha nhân, nhất là đón nhận những người nghèo hèn, bé mọn, cô thế cô thân, bị bỏ rơi... Đón tiếp tha nhân chính là đón nhận Chúa Kitô. Muốn đón tiếp phải có lòng yêu thương, thành thật, hy sinh, từ bỏ, tế nhị, cởi mở. Biết đón tiếp là bước khởi đầu của tình yêu. Chúa Giêsu hứa sẽ ban thưởng bội hậu cho những ai có lòng quảng đại biết tiếp rước những người nghèo hèn, làm phúc bố thí cho họ dù chỉ một bát nước lã.
Qua bài đọc sách Các Vua, một bà già son sẻ sang trọng miền Sunêm rất giầu lòng quảng đại đã mời tiên tri Elisê dùng bữa khi tiên tri đi ngang qua. Do lòng quảng đại bác ái đó, bà đã khám phá ra đây là người của Thiên Chúa. Bà lại càng trân trọng tiếp đãi nồng hậu hơn: dọn phòng trên lầu, có giường, có ghế, có đèn… Qua nghĩa cử “cho khách đỗ nhờ”, bà ta đã được đền đáp xứng đáng: sẽ có được con trai trong lúc hai ông bà đã cao niên.
Sự đón tiếp cần phải với tấm lòng. Đón tiếp vào nhà, với tinh thần chỉ có thể thực hiện nếu có sự đón tiếp với tấm lòng chúng ta, vì nói cho cùng, đón tiếp là tự hiến dâng: đấy là biết từ bỏ sự thỏai mái riêng tư, sự yên tĩnh của mình để lo cho người khác. Một sự hiến dâng như thế chỉ có thể thực hiện theo lệnh của con tim chúng ta. Sự hiến dâng này chỉ đầy đủ ý nghĩa nếu nó biểu hiện sự đón tiếp từ trong lòng, làm cho tình thương nên trong sáng và bất vụ lợi. Chúa Giêsu đã nói: ”Kẻ nào đón tiếp các ngươi là đón tiếp chính ta”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
Bài đọc 1: 2V 4,8-11. 14-16: Trên đường sứ mạng, ngày kia tiên tri Êlisê ghé thăm nhà một người đàn bà ở Sunêm. Bà này tỏ ra rất qúi trọng nhà tiên tri vì bà coi ông là vị thánh của Thiên Chúa. Được sự đồng ý của chồng, bà đã dọn cho tiên tri một phòng ở trên lầu với đầy đủ những thứ cần thiết, để bất cứ lúc nào tiên tri cũng có thể đến trú ngụ.
Đáp lại tấm thịnh tình của bà, tiên tri đã cầu khẩn Thiên Chúa ban tặng cho bà một đứa con vì bà hiếm muộn và chồng bà đã già. Lời cầu xin của ông đã được chấp nhận. Ông nói với bà: ”Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ có cháu trai bồng” (2V 4,16).
Bài đọc 2: Rm 6,3-11: Bài đọc 2 chỉ là chủ đề phụ. Trong thư gửi cho tín hữu Rôma, thánh Phaolô dạy cho các tín hữu biết rằng nhờ Phép Rửa chúng ta đã cùng được mai táng với Đức Kitô, và sẽ được cùng với Ngài sống lại hiển vinh để hiệp thông một cách nhiệm mầu vào chính sự sống của Thiên Chúa: ”Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô”(Rm 6,11).
Bài Tin mừng: Mt 10,37-42: Đức Giêsu đưa ra một điều kiện rất khắt khe đối với những người muốn bước theo Ngài. Theo Chúa thì phải yêu mến Ngài trên hết, trên cả cha mẹ vợ con và trên cả thân mình. Như vậy Ngài có ý nói theo Ngài thì không được để bị ràng buộc bởi gia đình.
Ngoài ra, Chúa đòi chúng ta yêu mến Ngài hơn tất cả trong việc vác thập giá theo Ngài và biết đón tiếp người khác nhất là những người bé mọn. Điều này đòi hỏi người theo Chúa phải quên mình. Quên mình là từ bỏ những gì liên quan đến con người và mọi liên hệ của bản thân từ sự sống cho đến tình cảm.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Thương người có mười bốn mối
Mỗi sáng Chúa nhật chúng ta đều đọc kinh “Thương người có mười bốn mối: 7 mối qui về thể xác và 7 mối qui về tinh thần, nghĩa là thương con người toàn diện. Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta phải lưu tâm tiếp đón mọi người, không những phải tiếp đón các sứ giả của Chúa một cách cẩn trọng mà còn đón tiếp tất cả những kẻ bé mọn vì tất cả đều là môn đệ của Chúa.
I. BÀI HỌC CHÚA DẠY HÔM NAY
Nhà triết học hiện sinh Pháp, ông Jean Paul Sartre, có nói một câu làm cho chúng ta ngạc nhiên: ” L’enfer c’est les autres”: Tha nhân là hỏa ngục đối với ông. Thật là một câu nói quái gở vì nó đi ngược hoàn toàn với Tin mừng.
Tha nhân là ai ? Họ ở đâu ? Làm thế nào tìm được họ ? Thưa, họ là mọi người ở quanh chúng ta, chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng, có thể động chạm đến họ. Nếu chúng ta hỏi Chúa Giêsu: người khác hay tha nhân là ai ? Chúa Giêsu sẽ trả lời ngay: ”Tha nhân chính là Ta”bởi vì Ngài đã khẳng định: ”Sự gì ngươi làm cho một người bé mọn nhất vì danh Ta, là làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đòi buộc các môn đệ của Chúa phải yêu mến Chúa trên hết, hơn cả cha mẹ anh em, ngay cả mạng sống của mình. Đây là một đòi hỏi rất khắt khe và dứt khoát. Sau đó, Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy tiếp đón các môn đệ của Chúa.
Trước hết để xác định sự duy nhất giữa Đấng sai đi và người được sai đi: ”Ai tiếp đón các con là tiếp đón Thầy, ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.Sau đó, để phân biệt chi tiết sự đón nhận theo ba mức độ giảm dần một cách nghịch lý: các “tiên tri”, những “người công chính”, những “kẻ bé mọn”, và long trọng xác nhận họ có tư cách xứng đáng là sứ giả của Phúc âm.
Các “tiên tri” hiển nhiên là những Kitô hữu. Họ đã thi hành một tác vụ được chấp nhận trong Giáo hội sơ khai.
Những “người công chính” có lẽ là những thành phần được kính trọng trong cộng đoàn Kitô hữu.
Còn những “kẻ bé mọn” là các môn đệ, họ chẳng làm gì hơn là “tin” vào Đức Kitô. Họ cũng đáng được trân trọng và yêu mến đặc biệt.
(Fiches dominicales, năm A, tr 215)
Tất cả những điều nói trên chung qui lại cũng chỉ nói về “môn đồ Chúa Giêsu”, nghĩa là Kitô hữu thông thường, kẻ được sai đi và liên kết với sứ mạng của Thầy mình. Ngay cả người Kitô hữu khiêm hạ nhất, tức là kẻ “bé mọn”, cũng có thể gán cho mình những điều đã nói trên.
.
Ta phải lưu tâm đến hết mọi người và phục vụ họ ngay cả trong những chuyện tầm thường nhất, như một ly nước lã. Vì bất cứ một sự lưu tâm nào đối với kẻ “bé mọn” nhất cũng là một sự lưu tâm đối với Chúa. Khi mở rộng lòng mình cho tha nhân như thế, ta sẽ “được sự sống” là điều duy nhất có thể làm cho ta thỏa mãn.
II. GƯƠNG SÁNG VỀ SỰ ĐÓN TIẾP.
Trong Kinh thánh chúng ta thấy còn ghi lại một vài nét đẹp của sự tiếp đón đáng cho chúng ta bắt chước. Những gương sáng này vẫn luôn giữ được tính cách thời sự của nó.
1. Ông Abraham (St 18).
Ông là một con người hiếu khách và quảng đại. Khi thấy ba khách lạ đang đi trong sa mạc nắng cháy, không những ông mời mà còn năn nỉ họ vào nhà nghỉ và ân cần săn sóc họ một cách chu đáo. Ba người khách lạ đó là ai ? Đó là ba sứ giả của Thiên Chúa.
Đáp lại tấm thịnh tình và lòng quảng đại của ông, ba sứ giả ban cho vợ chồng hiến muộn này một đứa con trai đầu lòng. Đó là cậu Isáac.
2. Một gia đình ở Su-nêm.
Khi tiên tri Elia qua Su-nêm, một bà giầu có rất hiếu khách đã mời Elia vào nhà dùng bữa với sự săn sóc tỉ mỉ. Bà còn dọn cho tiên tri một phòng trên gác đầy tiện nghi để tiên tri có thể lui tới tự do.
Đáp lại tấm lòng quảng đại của bà, Elia cũng hứa ban cho bà một đứa con vì bà son sẻ: ”Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ có cháu trai bồng” (Bài đọc 1).
3. Gia đình ba chị em ở Bêtania.
Chúa Giêsu rất thương ba chị em này, mỗi khi đi qua Bêtania, Chúa và các môn đệ thuờng ghé thăm chị em và nghỉ ngơi. Chị cả Matta rất hiếu khách, dọn cho Chúa những bữa ăn ngon. Còn cô em Maria đón tiếp Chúa bằng cách ngồi dưới chân Chúa mà nghe Ngài dạy dỗ, cách đón tiếp này cũng làm cho Chúa rất hài lòng. Còn Lagiarô là đàn ông thì tiếp theo kiểu đàn ông là nhậu và chuyện trò với Chúa.
Đáp lại sự đón tiếp ân cần và thành thực của ba chị em, Chúa Giêsu đã làm cho Lagiarô sống lại sau khi chết bốn ngày.
Truyện: Một nghĩa cử tuyệt đẹp.
Một hôm, hòang đế Napoléon của Pháp vào một nhà hàng nọ. Đi theo hòang đế chỉ có một vị sĩ quan tùy viên. Vì không muốn cho ai nhận ra mình là hòang đế, nên Napoléon và viên sĩ quan cận vệ cải trang ăn mặc như thường dân.
Sau khi đã ăn uống xong, bà chủ nhà hàng đến tính tiền. Tổng cộng số tiền phải trả là 14 quan. Viên sĩ quan cận vệ mở chiếc cặp xách tay để lấy tiền. Bỗng mặt ông tái mét đi vì trong cặp không có đồng tiền nào cả.
Thấy thế, Napoléon hiểu ý nói nhỏ với viên sĩ quan: ”Đừng lo, để tôi trả cho”. Nói rồi ông móc túi lấy tiền. Nhưng sờ túi trên, túi dưới, túi trước, túi sau, ông không thấy có đồng tiền nào cả. Napoléon nhìn viên sĩ quan nhướng mắt, nhún vai.
Trước tình thế đó, viên sĩ quan nói với bà chủ:
- Thật là rủi ro cho chúng tôi, chúng tôi quên không đem tiền theo. Xin bà vui lòng cho tôi thiếu một tiếng đồng hồ nữa, tôi sẽ trở lại thanh tóan với bà được không ?
Bà chủ nhất định không chịu và dọa rằng nếu hai người không chịu trả tiền ngay, thì bà sẽ gọi cảnh sát.
Một anh bồi bàn theo dõi công việc từ đầu cảm thông với hai người khách nên nói với bà chủ:
- Quên đem tiền trong túi, đó là điều thường xẩy ra. Vì thế, xin bà đừng gọi cảnh sát làm gì ! Theo tôi thì hai ông đây là người rất thật thà, không có ý lường gạt đâu.
Nghe anh bồi bàn nói, bà chủ vẫn không chịu và cứ nằng nặc đòi kêu cảnh sát.
Thấy thế, anh bồi bàn móc túi lấy ra 14 quan trao cho hai người khách và nói: ”Đây tôi cho hai ông mượn để thanh tóan với bà chủ”.
Thế là nhờ anh bồi bàn mà Napoléon và viên sĩ quan mới có thể rời khỏi nhà hàng.
Một lát sau, viên sĩ quan tùy viên trở lại nhà hàng. Ông gặp lại bà chủ và nói:
- Bà đã tốn kém mất bao nhiêu để tạo lập nhà hàng này ?
Bà chủ trả lời: 30.000 quan..
Viên sĩ quan mở chiếc cặp da xách tay lấy ra 30.000 đặt trên bàn và nói:
- Vâng lệnh của chủ tôi là hòang đế Napoléon, tôi xin bà sang lại nhà hàng này cho anh bồi bàn, người đã giúp chúng tôi đang lúc chúng tôi kẹt không có tiền.
III. CÁCH THỨC ĐÓN TIẾP
Trong việc tiếp đón, người ta phải chú ý đến phương diện vật chất và tinh thần. Phương diện nào cũng quan trọng để làm cho khách được hài lòng, nhưng phương diện tinh thần thì quan trọng hơn.
1. Phương diện vật chất.
Khi đón khách vào nhà, ai cũng muốn khách được hài lòng: dọn dẹp nhà cửa, trang bị đồ dùng cần thiết, cơm nước ngon lành... Phần trang bị vật chất càng đầy đủ càng nói lên lòng hiếu khách, nếu không sợ khách phê bình “khẩu thiệt đãi chi”. Gia đình ở Su-nêm chẳng những đón tiếp tiên tri Êlia mà còn dọn cho ông một căn phòng để những lần sau ông tới đã có chỗ trọ. Dĩ nhiên, mến khách thì càng tốn kém, nhưng đó là điều kiện bắt buộc.
2. Phương diện tinh thần.
Khía cạnh tinh thần trong việc đón tiếp khách mới là quan trọng. Người đời thường nói: ”Người ta thèm lòng chớ không thèm thịt” hoặc câu khác: ”Cách cho thì qúi hơn của cho”. Cách tiếp đón qúi ở chỗ thành thực, quảng đại và cởi mở, chú trọng đến con người hơn là của cải. Tiếp đón không chỉ là đón người vào trọ trong nhà mình, cho họ ăn, cho họ nghỉ. mà còn là biết quan tâm tới nhu cầu của người khác và đáp ứng theo khả năng của mình.
Đối với hai trường hợp đón tiếp khách ở trên, tại sao những chủ nhà ấy quảng đại đón tiếp khách ? Thưa, vì họ không chỉ nghĩ đến mình mà còn quan tâm tới người khác.
Abraham lo cho ba người khách kia đi trong sa mạc sẽ bị đói khát và không có chỗ nghỉ ngơi để lấy sức.
Gia đình ở Su-nêm lo sợ tiên tri Êlia phải bơ vơ nơi miền đất lạ, không có chỗ nương nhờ trong hoàn cảnh khó khăn đó.
Gia đình ở Bêtania thì muốn dành cho Chúa Giêsu và môn đệ có chỗ nghỉ ngơi sau những ngày giờ làm việc mệt nhọc. Gia đình kiếm cho Chúa có chỗ dừng chân mỗi khi đi qua Bêtania.
IV. PHẦN THƯỞNG DÀNH CHO SỰ ĐÓN TIẾP
Khi tiếp đón, dĩ nhiên chúng ta phải mất mát: mất thì giờ, mất tiền của, mất công... Nhưng tất cả sẽ được Chúa thưởng công cho ở đời này hay đời sau.
Trở lại ba việc đón tiếp trên, phần thưởng của lòng quảng đại ấy là gì ? Là sự sống: hai đứa con đầu lòng cho hai vợ chồng son sẻ, và mạng sống được trả lại cho Lagiarô đã chết bốn ngày. Xét cho cùng, ơn ban sự sống ấy không phải do những người khách, mà chính Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống, ban cho họ.
Theo bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã khẳng định không có việc gì làm cho người khác mà bị bỏ quên, Chúa ghi nhớ tất cả và sẽ thưởng công cho, mặc dù việc ấy rất nhỏ nhặt: ”Kẻ nào cho một trong những kẻ bé mọn này uống chỉ một bát nước lã thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu”.
Đến ngày phán xét, ngày thưởng phạt đích đáng, Chúa Giêsu sẽ nói với mọi người chúng ta: ”Mỗi lần các ngươi làm cho một người nhỏ bé nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Ngược lại là chúng ta đã không làm cho Chúa và sẽ phải lãnh hình phạt đời đời
.
Truyện: một chén ân tình
Willton Rix có kể một câu chuyện đầy kịch tính như sau:
Vào sáng một mùa đông tuyết lạnh, Sadhu Sundar Singh và một người bạn du lịch qua miền núi Bắc Ấn độ. Thình lình một cơn bão tuyết ào ào đổ tới, gió lạnh gào thét bên tai họ, khiến hai người phải chống trả hết sức khó khăn.
Đang lúc dầu sôi lửa bỏng ấy, họ lại thấy một người đàn ông nằm vất vưởng bên đường chờ chết. Sadhu muốn dừng lại để cứu giúp người bị nạn, nhưng bạn ông cho rằng, nỗ lực ấy chỉ hoài công thôi. Vì để cứu lấy chính mình trong lúc này cũng đã vất vả lắm rồi. Và ông bạn ấy đã bỏ đi.
Chạnh lòng thương, Sadhu ở lại bên cạnh kẻ bất hạnh, xoa nóng tay chân con người sống dở chết dở ấy. Với sức lực còn lại, Sadhu cố gắng cõng anh ta trên lưng và khó nhọc đi qua vùng bão tuyết. Hơi ấm của hai thân thể hoà quyện lấy nhau khiến người kia hồi sinh và cả hai cùng mạnh sức.
Đi khoảng một dặm, họ kinh ngạc khi nhìn thấy một xác chết lạnh cóng bên vệ đường. Họ càng sững sờ hơn nữa khi nhận ra đó chính là anh bạn cùng đi với Sadhu sáng nay.
(Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, tr 85)
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu còn đưa ra một điều kiện nghịch lý cho các môn đệ Người theo: ”Ai giữ mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10,39). Cứ thực hành đi rồi sẽ thấy nó không nghịch lý nữa.
Chúng ta thấy nghĩa cử yêu thương của Sadhu đã minh chứng hùng hồn cho lời nói của Chúa Giêsu ở trên. Bạn của Sadhu đã cố giữ lấy mạng sống mình nên đã mất mạng, còn Sadhu liều mạng “vì anh em” nên đã được sống. Một người không có khả năng từ bỏ mình vì anh em thì họ cũng không có khả năng yêu thương. “Phải liều mất đi” để “tìm thấy lại”. Đó là nghịch lý mà Chúa Giêsu đã trải qua để nêu gương cho chúng ta. Người đã sẵn lòng chịu chết ô nhục để rồi sống lại vinh quang cũng để nói lên lời yêu thương con người.
Mỗi ngày Chúa nhật đọc kinh “Thương người có 14 mối”, chúng ta hãy xem lại con người chúng ta còn thiếu sót những mối nào trong kinh ấy, hãy cố gắng thực hiện tất cả. Mỗi lần chúng ta làm cho tha nhân điều gì thì đó là chúng ta đang làm cho Chúa dù cho người bé mọn chỉ một chén nước lã thôi.
“Một chén nước lã” đối với Chúa là “một chén ân tình”. Điều đó cho thấy, Thiên Chúa không hề bỏ sót một nghĩa cử yêu thương nào, cho dù chỉ là nghĩa cử bé nhỏ âm thầm, một khi đã được khoác vào tấm áo tình yêu thì nó trở nên vô cùng cao cả. Tình yêu chính là trọng tâm của đời sống Kitô hữu.
BIẾT ĐÓN NHẬN THA NHÂN
A.DẪN NHẬP.
Các bài đọc Chúa nhật hôm nay nhắc ta hãy lưu tâm đến việc tiếp nhận tha nhân, nhất là đón nhận những người nghèo hèn, bé mọn, cô thế cô thân, bị bỏ rơi... Đón tiếp tha nhân chính là đón nhận Chúa Kitô. Muốn đón tiếp phải có lòng yêu thương, thành thật, hy sinh, từ bỏ, tế nhị, cởi mở. Biết đón tiếp là bước khởi đầu của tình yêu. Chúa Giêsu hứa sẽ ban thưởng bội hậu cho những ai có lòng quảng đại biết tiếp rước những người nghèo hèn, làm phúc bố thí cho họ dù chỉ một bát nước lã.
Qua bài đọc sách Các Vua, một bà già son sẻ sang trọng miền Sunêm rất giầu lòng quảng đại đã mời tiên tri Elisê dùng bữa khi tiên tri đi ngang qua. Do lòng quảng đại bác ái đó, bà đã khám phá ra đây là người của Thiên Chúa. Bà lại càng trân trọng tiếp đãi nồng hậu hơn: dọn phòng trên lầu, có giường, có ghế, có đèn… Qua nghĩa cử “cho khách đỗ nhờ”, bà ta đã được đền đáp xứng đáng: sẽ có được con trai trong lúc hai ông bà đã cao niên.
Sự đón tiếp cần phải với tấm lòng. Đón tiếp vào nhà, với tinh thần chỉ có thể thực hiện nếu có sự đón tiếp với tấm lòng chúng ta, vì nói cho cùng, đón tiếp là tự hiến dâng: đấy là biết từ bỏ sự thỏai mái riêng tư, sự yên tĩnh của mình để lo cho người khác. Một sự hiến dâng như thế chỉ có thể thực hiện theo lệnh của con tim chúng ta. Sự hiến dâng này chỉ đầy đủ ý nghĩa nếu nó biểu hiện sự đón tiếp từ trong lòng, làm cho tình thương nên trong sáng và bất vụ lợi. Chúa Giêsu đã nói: ”Kẻ nào đón tiếp các ngươi là đón tiếp chính ta”.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.
Bài đọc 1: 2V 4,8-11. 14-16: Trên đường sứ mạng, ngày kia tiên tri Êlisê ghé thăm nhà một người đàn bà ở Sunêm. Bà này tỏ ra rất qúi trọng nhà tiên tri vì bà coi ông là vị thánh của Thiên Chúa. Được sự đồng ý của chồng, bà đã dọn cho tiên tri một phòng ở trên lầu với đầy đủ những thứ cần thiết, để bất cứ lúc nào tiên tri cũng có thể đến trú ngụ.
Đáp lại tấm thịnh tình của bà, tiên tri đã cầu khẩn Thiên Chúa ban tặng cho bà một đứa con vì bà hiếm muộn và chồng bà đã già. Lời cầu xin của ông đã được chấp nhận. Ông nói với bà: ”Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ có cháu trai bồng” (2V 4,16).
Bài đọc 2: Rm 6,3-11: Bài đọc 2 chỉ là chủ đề phụ. Trong thư gửi cho tín hữu Rôma, thánh Phaolô dạy cho các tín hữu biết rằng nhờ Phép Rửa chúng ta đã cùng được mai táng với Đức Kitô, và sẽ được cùng với Ngài sống lại hiển vinh để hiệp thông một cách nhiệm mầu vào chính sự sống của Thiên Chúa: ”Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô”(Rm 6,11).
Bài Tin mừng: Mt 10,37-42: Đức Giêsu đưa ra một điều kiện rất khắt khe đối với những người muốn bước theo Ngài. Theo Chúa thì phải yêu mến Ngài trên hết, trên cả cha mẹ vợ con và trên cả thân mình. Như vậy Ngài có ý nói theo Ngài thì không được để bị ràng buộc bởi gia đình.
Ngoài ra, Chúa đòi chúng ta yêu mến Ngài hơn tất cả trong việc vác thập giá theo Ngài và biết đón tiếp người khác nhất là những người bé mọn. Điều này đòi hỏi người theo Chúa phải quên mình. Quên mình là từ bỏ những gì liên quan đến con người và mọi liên hệ của bản thân từ sự sống cho đến tình cảm.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.
Thương người có mười bốn mối
Mỗi sáng Chúa nhật chúng ta đều đọc kinh “Thương người có mười bốn mối: 7 mối qui về thể xác và 7 mối qui về tinh thần, nghĩa là thương con người toàn diện. Các bài đọc trong thánh lễ hôm nay nhắc nhở chúng ta phải lưu tâm tiếp đón mọi người, không những phải tiếp đón các sứ giả của Chúa một cách cẩn trọng mà còn đón tiếp tất cả những kẻ bé mọn vì tất cả đều là môn đệ của Chúa.
I. BÀI HỌC CHÚA DẠY HÔM NAY
Nhà triết học hiện sinh Pháp, ông Jean Paul Sartre, có nói một câu làm cho chúng ta ngạc nhiên: ” L’enfer c’est les autres”: Tha nhân là hỏa ngục đối với ông. Thật là một câu nói quái gở vì nó đi ngược hoàn toàn với Tin mừng.
Tha nhân là ai ? Họ ở đâu ? Làm thế nào tìm được họ ? Thưa, họ là mọi người ở quanh chúng ta, chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng, có thể động chạm đến họ. Nếu chúng ta hỏi Chúa Giêsu: người khác hay tha nhân là ai ? Chúa Giêsu sẽ trả lời ngay: ”Tha nhân chính là Ta”bởi vì Ngài đã khẳng định: ”Sự gì ngươi làm cho một người bé mọn nhất vì danh Ta, là làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đòi buộc các môn đệ của Chúa phải yêu mến Chúa trên hết, hơn cả cha mẹ anh em, ngay cả mạng sống của mình. Đây là một đòi hỏi rất khắt khe và dứt khoát. Sau đó, Chúa Giêsu khuyên chúng ta hãy tiếp đón các môn đệ của Chúa.
Trước hết để xác định sự duy nhất giữa Đấng sai đi và người được sai đi: ”Ai tiếp đón các con là tiếp đón Thầy, ai tiếp đón Thầy là tiếp đón Đấng đã sai Thầy”.Sau đó, để phân biệt chi tiết sự đón nhận theo ba mức độ giảm dần một cách nghịch lý: các “tiên tri”, những “người công chính”, những “kẻ bé mọn”, và long trọng xác nhận họ có tư cách xứng đáng là sứ giả của Phúc âm.
Các “tiên tri” hiển nhiên là những Kitô hữu. Họ đã thi hành một tác vụ được chấp nhận trong Giáo hội sơ khai.
Những “người công chính” có lẽ là những thành phần được kính trọng trong cộng đoàn Kitô hữu.
Còn những “kẻ bé mọn” là các môn đệ, họ chẳng làm gì hơn là “tin” vào Đức Kitô. Họ cũng đáng được trân trọng và yêu mến đặc biệt.
(Fiches dominicales, năm A, tr 215)
Tất cả những điều nói trên chung qui lại cũng chỉ nói về “môn đồ Chúa Giêsu”, nghĩa là Kitô hữu thông thường, kẻ được sai đi và liên kết với sứ mạng của Thầy mình. Ngay cả người Kitô hữu khiêm hạ nhất, tức là kẻ “bé mọn”, cũng có thể gán cho mình những điều đã nói trên.
.
Ta phải lưu tâm đến hết mọi người và phục vụ họ ngay cả trong những chuyện tầm thường nhất, như một ly nước lã. Vì bất cứ một sự lưu tâm nào đối với kẻ “bé mọn” nhất cũng là một sự lưu tâm đối với Chúa. Khi mở rộng lòng mình cho tha nhân như thế, ta sẽ “được sự sống” là điều duy nhất có thể làm cho ta thỏa mãn.
II. GƯƠNG SÁNG VỀ SỰ ĐÓN TIẾP.
Trong Kinh thánh chúng ta thấy còn ghi lại một vài nét đẹp của sự tiếp đón đáng cho chúng ta bắt chước. Những gương sáng này vẫn luôn giữ được tính cách thời sự của nó.
1. Ông Abraham (St 18).
Ông là một con người hiếu khách và quảng đại. Khi thấy ba khách lạ đang đi trong sa mạc nắng cháy, không những ông mời mà còn năn nỉ họ vào nhà nghỉ và ân cần săn sóc họ một cách chu đáo. Ba người khách lạ đó là ai ? Đó là ba sứ giả của Thiên Chúa.
Đáp lại tấm thịnh tình và lòng quảng đại của ông, ba sứ giả ban cho vợ chồng hiến muộn này một đứa con trai đầu lòng. Đó là cậu Isáac.
2. Một gia đình ở Su-nêm.
Khi tiên tri Elia qua Su-nêm, một bà giầu có rất hiếu khách đã mời Elia vào nhà dùng bữa với sự săn sóc tỉ mỉ. Bà còn dọn cho tiên tri một phòng trên gác đầy tiện nghi để tiên tri có thể lui tới tự do.
Đáp lại tấm lòng quảng đại của bà, Elia cũng hứa ban cho bà một đứa con vì bà son sẻ: ”Vào thời kỳ này, vào độ này sang năm, bà sẽ có cháu trai bồng” (Bài đọc 1).
3. Gia đình ba chị em ở Bêtania.
Chúa Giêsu rất thương ba chị em này, mỗi khi đi qua Bêtania, Chúa và các môn đệ thuờng ghé thăm chị em và nghỉ ngơi. Chị cả Matta rất hiếu khách, dọn cho Chúa những bữa ăn ngon. Còn cô em Maria đón tiếp Chúa bằng cách ngồi dưới chân Chúa mà nghe Ngài dạy dỗ, cách đón tiếp này cũng làm cho Chúa rất hài lòng. Còn Lagiarô là đàn ông thì tiếp theo kiểu đàn ông là nhậu và chuyện trò với Chúa.
Đáp lại sự đón tiếp ân cần và thành thực của ba chị em, Chúa Giêsu đã làm cho Lagiarô sống lại sau khi chết bốn ngày.
Truyện: Một nghĩa cử tuyệt đẹp.
Một hôm, hòang đế Napoléon của Pháp vào một nhà hàng nọ. Đi theo hòang đế chỉ có một vị sĩ quan tùy viên. Vì không muốn cho ai nhận ra mình là hòang đế, nên Napoléon và viên sĩ quan cận vệ cải trang ăn mặc như thường dân.
Sau khi đã ăn uống xong, bà chủ nhà hàng đến tính tiền. Tổng cộng số tiền phải trả là 14 quan. Viên sĩ quan cận vệ mở chiếc cặp xách tay để lấy tiền. Bỗng mặt ông tái mét đi vì trong cặp không có đồng tiền nào cả.
Thấy thế, Napoléon hiểu ý nói nhỏ với viên sĩ quan: ”Đừng lo, để tôi trả cho”. Nói rồi ông móc túi lấy tiền. Nhưng sờ túi trên, túi dưới, túi trước, túi sau, ông không thấy có đồng tiền nào cả. Napoléon nhìn viên sĩ quan nhướng mắt, nhún vai.
Trước tình thế đó, viên sĩ quan nói với bà chủ:
- Thật là rủi ro cho chúng tôi, chúng tôi quên không đem tiền theo. Xin bà vui lòng cho tôi thiếu một tiếng đồng hồ nữa, tôi sẽ trở lại thanh tóan với bà được không ?
Bà chủ nhất định không chịu và dọa rằng nếu hai người không chịu trả tiền ngay, thì bà sẽ gọi cảnh sát.
Một anh bồi bàn theo dõi công việc từ đầu cảm thông với hai người khách nên nói với bà chủ:
- Quên đem tiền trong túi, đó là điều thường xẩy ra. Vì thế, xin bà đừng gọi cảnh sát làm gì ! Theo tôi thì hai ông đây là người rất thật thà, không có ý lường gạt đâu.
Nghe anh bồi bàn nói, bà chủ vẫn không chịu và cứ nằng nặc đòi kêu cảnh sát.
Thấy thế, anh bồi bàn móc túi lấy ra 14 quan trao cho hai người khách và nói: ”Đây tôi cho hai ông mượn để thanh tóan với bà chủ”.
Thế là nhờ anh bồi bàn mà Napoléon và viên sĩ quan mới có thể rời khỏi nhà hàng.
Một lát sau, viên sĩ quan tùy viên trở lại nhà hàng. Ông gặp lại bà chủ và nói:
- Bà đã tốn kém mất bao nhiêu để tạo lập nhà hàng này ?
Bà chủ trả lời: 30.000 quan..
Viên sĩ quan mở chiếc cặp da xách tay lấy ra 30.000 đặt trên bàn và nói:
- Vâng lệnh của chủ tôi là hòang đế Napoléon, tôi xin bà sang lại nhà hàng này cho anh bồi bàn, người đã giúp chúng tôi đang lúc chúng tôi kẹt không có tiền.
III. CÁCH THỨC ĐÓN TIẾP
Trong việc tiếp đón, người ta phải chú ý đến phương diện vật chất và tinh thần. Phương diện nào cũng quan trọng để làm cho khách được hài lòng, nhưng phương diện tinh thần thì quan trọng hơn.
1. Phương diện vật chất.
Khi đón khách vào nhà, ai cũng muốn khách được hài lòng: dọn dẹp nhà cửa, trang bị đồ dùng cần thiết, cơm nước ngon lành... Phần trang bị vật chất càng đầy đủ càng nói lên lòng hiếu khách, nếu không sợ khách phê bình “khẩu thiệt đãi chi”. Gia đình ở Su-nêm chẳng những đón tiếp tiên tri Êlia mà còn dọn cho ông một căn phòng để những lần sau ông tới đã có chỗ trọ. Dĩ nhiên, mến khách thì càng tốn kém, nhưng đó là điều kiện bắt buộc.
2. Phương diện tinh thần.
Khía cạnh tinh thần trong việc đón tiếp khách mới là quan trọng. Người đời thường nói: ”Người ta thèm lòng chớ không thèm thịt” hoặc câu khác: ”Cách cho thì qúi hơn của cho”. Cách tiếp đón qúi ở chỗ thành thực, quảng đại và cởi mở, chú trọng đến con người hơn là của cải. Tiếp đón không chỉ là đón người vào trọ trong nhà mình, cho họ ăn, cho họ nghỉ. mà còn là biết quan tâm tới nhu cầu của người khác và đáp ứng theo khả năng của mình.
Đối với hai trường hợp đón tiếp khách ở trên, tại sao những chủ nhà ấy quảng đại đón tiếp khách ? Thưa, vì họ không chỉ nghĩ đến mình mà còn quan tâm tới người khác.
Abraham lo cho ba người khách kia đi trong sa mạc sẽ bị đói khát và không có chỗ nghỉ ngơi để lấy sức.
Gia đình ở Su-nêm lo sợ tiên tri Êlia phải bơ vơ nơi miền đất lạ, không có chỗ nương nhờ trong hoàn cảnh khó khăn đó.
Gia đình ở Bêtania thì muốn dành cho Chúa Giêsu và môn đệ có chỗ nghỉ ngơi sau những ngày giờ làm việc mệt nhọc. Gia đình kiếm cho Chúa có chỗ dừng chân mỗi khi đi qua Bêtania.
IV. PHẦN THƯỞNG DÀNH CHO SỰ ĐÓN TIẾP
Khi tiếp đón, dĩ nhiên chúng ta phải mất mát: mất thì giờ, mất tiền của, mất công... Nhưng tất cả sẽ được Chúa thưởng công cho ở đời này hay đời sau.
Trở lại ba việc đón tiếp trên, phần thưởng của lòng quảng đại ấy là gì ? Là sự sống: hai đứa con đầu lòng cho hai vợ chồng son sẻ, và mạng sống được trả lại cho Lagiarô đã chết bốn ngày. Xét cho cùng, ơn ban sự sống ấy không phải do những người khách, mà chính Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống, ban cho họ.
Theo bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã khẳng định không có việc gì làm cho người khác mà bị bỏ quên, Chúa ghi nhớ tất cả và sẽ thưởng công cho, mặc dù việc ấy rất nhỏ nhặt: ”Kẻ nào cho một trong những kẻ bé mọn này uống chỉ một bát nước lã thôi với danh nghĩa là môn đệ, thì quả thật, Thầy nói với các con, người ấy không mất phần thưởng đâu”.
Đến ngày phán xét, ngày thưởng phạt đích đáng, Chúa Giêsu sẽ nói với mọi người chúng ta: ”Mỗi lần các ngươi làm cho một người nhỏ bé nhất của Ta đây, là các ngươi làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40). Ngược lại là chúng ta đã không làm cho Chúa và sẽ phải lãnh hình phạt đời đời
.
Truyện: một chén ân tình
Willton Rix có kể một câu chuyện đầy kịch tính như sau:
Vào sáng một mùa đông tuyết lạnh, Sadhu Sundar Singh và một người bạn du lịch qua miền núi Bắc Ấn độ. Thình lình một cơn bão tuyết ào ào đổ tới, gió lạnh gào thét bên tai họ, khiến hai người phải chống trả hết sức khó khăn.
Đang lúc dầu sôi lửa bỏng ấy, họ lại thấy một người đàn ông nằm vất vưởng bên đường chờ chết. Sadhu muốn dừng lại để cứu giúp người bị nạn, nhưng bạn ông cho rằng, nỗ lực ấy chỉ hoài công thôi. Vì để cứu lấy chính mình trong lúc này cũng đã vất vả lắm rồi. Và ông bạn ấy đã bỏ đi.
Chạnh lòng thương, Sadhu ở lại bên cạnh kẻ bất hạnh, xoa nóng tay chân con người sống dở chết dở ấy. Với sức lực còn lại, Sadhu cố gắng cõng anh ta trên lưng và khó nhọc đi qua vùng bão tuyết. Hơi ấm của hai thân thể hoà quyện lấy nhau khiến người kia hồi sinh và cả hai cùng mạnh sức.
Đi khoảng một dặm, họ kinh ngạc khi nhìn thấy một xác chết lạnh cóng bên vệ đường. Họ càng sững sờ hơn nữa khi nhận ra đó chính là anh bạn cùng đi với Sadhu sáng nay.
(Thiên Phúc, Như Thầy đã yêu, tr 85)
Trong bài Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu còn đưa ra một điều kiện nghịch lý cho các môn đệ Người theo: ”Ai giữ mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10,39). Cứ thực hành đi rồi sẽ thấy nó không nghịch lý nữa.
Chúng ta thấy nghĩa cử yêu thương của Sadhu đã minh chứng hùng hồn cho lời nói của Chúa Giêsu ở trên. Bạn của Sadhu đã cố giữ lấy mạng sống mình nên đã mất mạng, còn Sadhu liều mạng “vì anh em” nên đã được sống. Một người không có khả năng từ bỏ mình vì anh em thì họ cũng không có khả năng yêu thương. “Phải liều mất đi” để “tìm thấy lại”. Đó là nghịch lý mà Chúa Giêsu đã trải qua để nêu gương cho chúng ta. Người đã sẵn lòng chịu chết ô nhục để rồi sống lại vinh quang cũng để nói lên lời yêu thương con người.
Mỗi ngày Chúa nhật đọc kinh “Thương người có 14 mối”, chúng ta hãy xem lại con người chúng ta còn thiếu sót những mối nào trong kinh ấy, hãy cố gắng thực hiện tất cả. Mỗi lần chúng ta làm cho tha nhân điều gì thì đó là chúng ta đang làm cho Chúa dù cho người bé mọn chỉ một chén nước lã thôi.
“Một chén nước lã” đối với Chúa là “một chén ân tình”. Điều đó cho thấy, Thiên Chúa không hề bỏ sót một nghĩa cử yêu thương nào, cho dù chỉ là nghĩa cử bé nhỏ âm thầm, một khi đã được khoác vào tấm áo tình yêu thì nó trở nên vô cùng cao cả. Tình yêu chính là trọng tâm của đời sống Kitô hữu.
Ai Đón Tiếp Anh Em Là Đón Tiếp Thầy
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
09:42 25/06/2008
GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúa nhật 13 TN-A ( 29-06-08)
AI TIẾP ANH EM LÀ ĐÓN TIẾP THẦY
* Whoever receivers you receives me *
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau:(Reflection&share)
Bài đọc 1: Sách 2 Vua (4:8-11; 14-16a). “Này ông ! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một người của Thiên Chúa, là một vị thánh.” (câu 9)
a/ Tiếp đón anh em cách vui tươi là hình thức của lòng hiếu khách. Tôi đã làm những việc nào hôm nay để chứng tỏ lòng nhân ái?
b/ Khi đón tiếp người nghèo khổ, bạn cảm nhận thấy những gì?
Bài đọc 2: Thư Rôma (6:3-4; 8-11). “Anh em cũng vậy, hãy coi như mình đã chết với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa.” (c.11)
a/ Tôi coi như mình đã chết với tội lỗi. Thế nào là chết đi cho tội?
b/ Bạn cùng chết với Đức Kitô, là bạn quyết tâm làm những gì?
Bài Tin Mừng: Mát-thêu (10:37-42). “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” (câu 40)
a/ Đức Giêsu đi xa hơn khi gọi tôi đón tiếp anh em. Vậy những người anh em này là ai? Tai sao phải tiếp như vậy?
b/ Xin chia sẻ những việc làm cụ thể khi bạn đón tiếp anh em?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi Sống: (The Best of God’s Word)
AI ĐÓN TIẾP THẦY LÀ ĐÓN TIẾP ĐẤNG ĐÃ SAI THẦY (Ga 11, 40)
Whoever receives me receives the one who sent me
C- Ý Chúa muốn nói gì với tôi: 1/ Mọi người là một gia đình:Thiên Chúa muốn rằng tất cả mọi người đều là con Chúa cả, Ngài không thiên vị ai, dù nô lệ hay tự do, không phân biệt chủng tộc, màu da, tiếng nói, là anh em với nhau phải làm thành một môt gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được dưng lên giống hình ảnh Thiên Chúa, là Đấng đã cho tất cả mọi người được sống bình đẳng trên trên trần gian này. Nhưng nhiều khi tôi đã quên ý định của Chúa mà coi thường người lân cận.
2/ Yêu thương là chu toàn lề luật: Đã yêu thương thì không làm hại ngươì đồng loại. (Rom 16, 10). Điều này nói lên sự quan trọng nhất của con người mỗi ngày một lệ thuộc và hiệp nhất với nhau.
Kinh Lạy Cha tôi đọc hàng ngày đã nói lên điều quan trọng này, nhưng tôi chỉ đọc cho qua lần, không thực sự suy tư để áp dụng vào đời sống như Chúa đã dạy. Đi xa hơn nưã, Đức Giêsu còn tha thiết xin với Chúa Cha những lời nguyện ước như sau: “để tất cả nên một, như Cha, lạy Cha…để họ cùng ở trong chúng ta…để họ nên một như chúng ta là một.” (Ga 17, 21-22)
3/ Quan tâm tới mọi người: Tôi cần có bổn phận phải quan tâm đến bất cứ người nào chung quanh và tích cực giúp đỡ họ khi cần tới ta. Có khi là một người già bị con bỏ rơi, hoặc một người nào đó bì ruồng bỏ một cách bất công, hoặc một em nhỏ phải bơ vơ vì bố mẹ đã ly thân, ly dị, hay một người đang bị trong cơn túng quẫn kêu gọi lương tâm tôi giúp đỡ họ kịp thời ngay, như khi giúp một em bị cha mẹ đuổi đi vì lỡ có thai v..v… (Mt 25,34-36)
D- Bạn và tôi thực hành Lời Chúa: (So what am I doing / For Action)
1/ Tôi đọc lại những gợi ý Cảm nghiệm ở phần A để áp dụng.
2/ Bạn lắng lòng nghe Chúa muốn dạy trong đoạn Phúc âm này?
3/ Nếu chưa rõ, bạn cần cầu nguyện để có khôn ngoan quyết định.
E- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: (Prayer/ Practice)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Xin giúp con biết nhận những ra người đau yếu, người bị bỏ rơi… là hình ảnh Chúa hiện diện bên con. Nhất là biết chia sẻ, gặp gỡ người thân ngay trong gia đình, con đã không săn sóc, còn hất hủi, bạo hành, gây ly tán cho cha mẹ, vợ chồng con cháu, phải bõ nhà ra đi.
Hoa thơm cỏ lạ: MỌI SỰ GIÚP ĐỠ CÓ THỂ LÀM NHẸ GÁNH NẶNG CỦA NGƯƠÌ KHÁC - A helping hang can lighten another’s burden
* Phó tế: Nguyễn văn Định * Cùng gởi các Nhóm CSLC tòan cầu
Chúa nhật 13 TN-A ( 29-06-08)
AI TIẾP ANH EM LÀ ĐÓN TIẾP THẦY
* Whoever receivers you receives me *
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba bài đọc sau:(Reflection&share)
Bài đọc 1: Sách 2 Vua (4:8-11; 14-16a). “Này ông ! Tôi biết người thường ghé vào nhà chúng ta là một người của Thiên Chúa, là một vị thánh.” (câu 9)
a/ Tiếp đón anh em cách vui tươi là hình thức của lòng hiếu khách. Tôi đã làm những việc nào hôm nay để chứng tỏ lòng nhân ái?
b/ Khi đón tiếp người nghèo khổ, bạn cảm nhận thấy những gì?
Bài đọc 2: Thư Rôma (6:3-4; 8-11). “Anh em cũng vậy, hãy coi như mình đã chết với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa.” (c.11)
a/ Tôi coi như mình đã chết với tội lỗi. Thế nào là chết đi cho tội?
b/ Bạn cùng chết với Đức Kitô, là bạn quyết tâm làm những gì?
Bài Tin Mừng: Mát-thêu (10:37-42). “Ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.” (câu 40)
a/ Đức Giêsu đi xa hơn khi gọi tôi đón tiếp anh em. Vậy những người anh em này là ai? Tai sao phải tiếp như vậy?
b/ Xin chia sẻ những việc làm cụ thể khi bạn đón tiếp anh em?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi Sống: (The Best of God’s Word)
AI ĐÓN TIẾP THẦY LÀ ĐÓN TIẾP ĐẤNG ĐÃ SAI THẦY (Ga 11, 40)
Whoever receives me receives the one who sent me
C- Ý Chúa muốn nói gì với tôi: 1/ Mọi người là một gia đình:Thiên Chúa muốn rằng tất cả mọi người đều là con Chúa cả, Ngài không thiên vị ai, dù nô lệ hay tự do, không phân biệt chủng tộc, màu da, tiếng nói, là anh em với nhau phải làm thành một môt gia đình và đối xử với nhau bằng tình huynh đệ. Bởi vì mọi người được dưng lên giống hình ảnh Thiên Chúa, là Đấng đã cho tất cả mọi người được sống bình đẳng trên trên trần gian này. Nhưng nhiều khi tôi đã quên ý định của Chúa mà coi thường người lân cận.
2/ Yêu thương là chu toàn lề luật: Đã yêu thương thì không làm hại ngươì đồng loại. (Rom 16, 10). Điều này nói lên sự quan trọng nhất của con người mỗi ngày một lệ thuộc và hiệp nhất với nhau.
Kinh Lạy Cha tôi đọc hàng ngày đã nói lên điều quan trọng này, nhưng tôi chỉ đọc cho qua lần, không thực sự suy tư để áp dụng vào đời sống như Chúa đã dạy. Đi xa hơn nưã, Đức Giêsu còn tha thiết xin với Chúa Cha những lời nguyện ước như sau: “để tất cả nên một, như Cha, lạy Cha…để họ cùng ở trong chúng ta…để họ nên một như chúng ta là một.” (Ga 17, 21-22)
3/ Quan tâm tới mọi người: Tôi cần có bổn phận phải quan tâm đến bất cứ người nào chung quanh và tích cực giúp đỡ họ khi cần tới ta. Có khi là một người già bị con bỏ rơi, hoặc một người nào đó bì ruồng bỏ một cách bất công, hoặc một em nhỏ phải bơ vơ vì bố mẹ đã ly thân, ly dị, hay một người đang bị trong cơn túng quẫn kêu gọi lương tâm tôi giúp đỡ họ kịp thời ngay, như khi giúp một em bị cha mẹ đuổi đi vì lỡ có thai v..v… (Mt 25,34-36)
D- Bạn và tôi thực hành Lời Chúa: (So what am I doing / For Action)
1/ Tôi đọc lại những gợi ý Cảm nghiệm ở phần A để áp dụng.
2/ Bạn lắng lòng nghe Chúa muốn dạy trong đoạn Phúc âm này?
3/ Nếu chưa rõ, bạn cần cầu nguyện để có khôn ngoan quyết định.
E- Bạn và tôi cùng cầu nguyện với Lời Chúa: (Prayer/ Practice)
Lạy Cha, Đức Kitô đã dạy: ai đón tiếp anh em là đón tiếp Thầy, ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy. Xin giúp con biết nhận những ra người đau yếu, người bị bỏ rơi… là hình ảnh Chúa hiện diện bên con. Nhất là biết chia sẻ, gặp gỡ người thân ngay trong gia đình, con đã không săn sóc, còn hất hủi, bạo hành, gây ly tán cho cha mẹ, vợ chồng con cháu, phải bõ nhà ra đi.
Hoa thơm cỏ lạ: MỌI SỰ GIÚP ĐỠ CÓ THỂ LÀM NHẸ GÁNH NẶNG CỦA NGƯƠÌ KHÁC - A helping hang can lighten another’s burden
* Phó tế: Nguyễn văn Định * Cùng gởi các Nhóm CSLC tòan cầu
''Dấu lặng'' giữa đời thường
Anmai, C.Ss.R.
09:50 25/06/2008
“DẤU LẶNG” GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Chẳng hiểu sao trong những lần đi tĩnh tâm để khấn vĩnh viễn và lãnh sứ vụ thì tôi lại được dịp tiếp xúc với những cuộc đời thật đẹp. Và như thế, đó chính là cơ hội để nhìn lại bản thân của mình. Thật xấu hổ khi thấy có nhiều và nhiều cuộc đời dâng hiến thật là đẹp, còn mình, mình chẳng là gì cả.
Lần trước, khi tĩnh tâm để khấn vĩnh viễn, trong những ngày ấy có 3 thầy phó tế cũng tĩnh tâm để dọn mình lãnh sứ vụ linh mục. Trong 3 thầy ấy thì có 2 vị làm cho tôi cũng như anh em không thể nào mà không ngạc nhiên và thán phục. Sau ngày tĩnh tâm, hỏi thăm nhau mới biết rằng 2 trong 3 vị là người dân tộc thiểu số: K’Ho và Chu Ru. Chẳng cần phải dài lời, ai ai cũng biết rằng ngay cả người Kinh đi tu cũng thấy hiếm dần trong thời buổi kinh tế thị trường, vậy mà người dân tộc thiểu số đã can đảm, đã cố gắng vượt qua những rào cản để dâng mình cho Chúa.
Quả thật tình Chúa cao sâu nhiệm mầu chẳng ai dò thấu.
Kỳ tĩnh tâm này anh em mới bước vào tuần phòng thì bỗng nhiên thấy có một chàng thanh niên dáng người nhẹ nhõm, thanh thoát. Để khỏi bị “hớ”, tôi cũng như anh em chào “Cha” nhưng khi hỏi ra thì được biết đó là “Thầy”.
Thật sự thì tôi bị “hút” ngay từ giây phút đầu tiên khi gặp Thầy. Thầy nhẹ nhàng, thanh thoát đến lạ thường. Sau những ngày tĩnh tâm, hỏi thăm thì được biết hiện Thầy đang là tập sinh của một Dòng kín ở tận trời Mỹ !
Sau đó, Thầy mới kể về cuộc đời và đặc biệt là hành trình ơn gọi của mình:
Sau khi tốt nghiệp đại học, Thầy làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược và rồi Thầy sang Mỹ để tu nghiệp. Sang Mỹ, tu nghiệp xong chẳng hiểu sao Thầy lại tu luôn trong Dòng chứ không đi theo cái nghiệp mà mình chọn nữa. Thầy tìm đến với các Cha Dòng Tên. Sau khi trao đổi, các Cha Dòng Tên thấy Thầy thích hợp với đời sống chiêm niệm nên các Cha đã gửi Thầy đến dòng kín. Lạ thay là chỉ một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc, các cha trong Đan Viện đã nhận Thầy vào và bắt đầu tiến hành việc xin thủ tục, hồ sơ từ Việt Nam gửi sang. Thế là Thầy ở lại luôn trong Đan Viện từ ngày ấy.
Non một tháng, bà cụ – thân mẫu của Thầy – được Chúa gọi về và Thầy được Đan Viện cho về Việt Nam để thọ tang Mẹ. Thọ tang Mẹ xong Thầy sẽ quay về Đan Viện để tiếp tục đời sống tu trì.
Ngược dòng thời gian một chút, Thầy cho tôi biết thêm là trước đây Đức Hồng Y đã gọi Thầy vào Chủng Viện, đưa hồ sơ cho Thầy nhưng Thầy cảm thấy Thầy thích hợp hơn với đời sống đan tu ! Ngày ấy, chỉ cần Thầy gật đầu thì giờ này Thầy đã lãnh sứ vụ linh mục được vài năm. Thế nhưng, Thiên Chúa đã mời gọi Thầy đi theo con đường chiêm niệm, con đường khổ hạnh.
Về đến nhà dòng, hình ảnh Thầy cứ ở trong trí tôi mãi. Tạm gọi là so sánh thì thấy sao mà mình hèn quá, yếu quá, kém quá. Giữa Thầy và mình hình như có cái gì đó cách xa vời vợi. Thầy là người có dư trình độ để hoà nhập với xã hội hiện đại nhưng rồi Thầy đã bỏ mọi sự để dâng mình cho Chúa và đặc biệt trong Đan Viện. Còn mình, nhiều lần nhiều lúc mình mang tiếng là đi tu đấy nhưng sao mình cứ muốn vun vén cho riêng mình càng nhiều càng tốt !
Giữa cuộc đời đầy bon chen, tranh giành này mà vẫn có những dấu lặng thật dễ thương dân mình cho Chúa trong các hội dòng đặc biệt là Đan Viện. Tưởng chừng như cuộc sống quá cao để rồi ơn gọi nói chung và chiêm niệm nói riêng bị giảm thiểu nhưng hình như Thiên Chúa vẫn thương, Ngài vẫn còn nhiều và nhiều chỗ dành riêng cho những con người tận hiến. Ngày nay còn và còn nhiều tâm hồn vẫn vui vẻ, hạnh phúc để tìm đến những chốn thanh vắng và bình an để cầu nguyện. Những “Dấu Lặng” này dâng hiến cuộc đời mình một cách âm thầm và hình như chẳng mong ai biết đến cả.
Những “Dấu Lặng” nhỏ bé đấy chắc cũng ít người biết đến nhưng thật sự Giáo Hội cần và cần lắm những con người sống lặng trong các Đan Viện. Giáo Hội vững mạnh và phát triển một phần cũng là do tâm tình cầu nguyện, ăn chay, hãm mình của các Đan Viện.
Cảm ơn những “Dấu Lặng” thi thoảng xuất hiện trong đời mình để mình có dịp nhìn lại cuộc đời dâng hiến của mình. Những “Dấu Lặng” này như là một tấm gương cho mình soi chiếu. Nhìn vào những “Dấu Lặng” này mình cảm thấy xấu hổ khi mình vun vén cho mình nhiều quá, trong khi đó những “Dấu Lặng” lại cứ ngày mỗi ngày tìm cách tan biến mình trong trời, trong đất và đặc biệt trong Thiên Chúa.
Chẳng hiểu sao trong những lần đi tĩnh tâm để khấn vĩnh viễn và lãnh sứ vụ thì tôi lại được dịp tiếp xúc với những cuộc đời thật đẹp. Và như thế, đó chính là cơ hội để nhìn lại bản thân của mình. Thật xấu hổ khi thấy có nhiều và nhiều cuộc đời dâng hiến thật là đẹp, còn mình, mình chẳng là gì cả.
Lần trước, khi tĩnh tâm để khấn vĩnh viễn, trong những ngày ấy có 3 thầy phó tế cũng tĩnh tâm để dọn mình lãnh sứ vụ linh mục. Trong 3 thầy ấy thì có 2 vị làm cho tôi cũng như anh em không thể nào mà không ngạc nhiên và thán phục. Sau ngày tĩnh tâm, hỏi thăm nhau mới biết rằng 2 trong 3 vị là người dân tộc thiểu số: K’Ho và Chu Ru. Chẳng cần phải dài lời, ai ai cũng biết rằng ngay cả người Kinh đi tu cũng thấy hiếm dần trong thời buổi kinh tế thị trường, vậy mà người dân tộc thiểu số đã can đảm, đã cố gắng vượt qua những rào cản để dâng mình cho Chúa.
Quả thật tình Chúa cao sâu nhiệm mầu chẳng ai dò thấu.
Kỳ tĩnh tâm này anh em mới bước vào tuần phòng thì bỗng nhiên thấy có một chàng thanh niên dáng người nhẹ nhõm, thanh thoát. Để khỏi bị “hớ”, tôi cũng như anh em chào “Cha” nhưng khi hỏi ra thì được biết đó là “Thầy”.
Thật sự thì tôi bị “hút” ngay từ giây phút đầu tiên khi gặp Thầy. Thầy nhẹ nhàng, thanh thoát đến lạ thường. Sau những ngày tĩnh tâm, hỏi thăm thì được biết hiện Thầy đang là tập sinh của một Dòng kín ở tận trời Mỹ !
Sau đó, Thầy mới kể về cuộc đời và đặc biệt là hành trình ơn gọi của mình:
Sau khi tốt nghiệp đại học, Thầy làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược và rồi Thầy sang Mỹ để tu nghiệp. Sang Mỹ, tu nghiệp xong chẳng hiểu sao Thầy lại tu luôn trong Dòng chứ không đi theo cái nghiệp mà mình chọn nữa. Thầy tìm đến với các Cha Dòng Tên. Sau khi trao đổi, các Cha Dòng Tên thấy Thầy thích hợp với đời sống chiêm niệm nên các Cha đã gửi Thầy đến dòng kín. Lạ thay là chỉ một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc, các cha trong Đan Viện đã nhận Thầy vào và bắt đầu tiến hành việc xin thủ tục, hồ sơ từ Việt Nam gửi sang. Thế là Thầy ở lại luôn trong Đan Viện từ ngày ấy.
Non một tháng, bà cụ – thân mẫu của Thầy – được Chúa gọi về và Thầy được Đan Viện cho về Việt Nam để thọ tang Mẹ. Thọ tang Mẹ xong Thầy sẽ quay về Đan Viện để tiếp tục đời sống tu trì.
Ngược dòng thời gian một chút, Thầy cho tôi biết thêm là trước đây Đức Hồng Y đã gọi Thầy vào Chủng Viện, đưa hồ sơ cho Thầy nhưng Thầy cảm thấy Thầy thích hợp hơn với đời sống đan tu ! Ngày ấy, chỉ cần Thầy gật đầu thì giờ này Thầy đã lãnh sứ vụ linh mục được vài năm. Thế nhưng, Thiên Chúa đã mời gọi Thầy đi theo con đường chiêm niệm, con đường khổ hạnh.
Về đến nhà dòng, hình ảnh Thầy cứ ở trong trí tôi mãi. Tạm gọi là so sánh thì thấy sao mà mình hèn quá, yếu quá, kém quá. Giữa Thầy và mình hình như có cái gì đó cách xa vời vợi. Thầy là người có dư trình độ để hoà nhập với xã hội hiện đại nhưng rồi Thầy đã bỏ mọi sự để dâng mình cho Chúa và đặc biệt trong Đan Viện. Còn mình, nhiều lần nhiều lúc mình mang tiếng là đi tu đấy nhưng sao mình cứ muốn vun vén cho riêng mình càng nhiều càng tốt !
Giữa cuộc đời đầy bon chen, tranh giành này mà vẫn có những dấu lặng thật dễ thương dân mình cho Chúa trong các hội dòng đặc biệt là Đan Viện. Tưởng chừng như cuộc sống quá cao để rồi ơn gọi nói chung và chiêm niệm nói riêng bị giảm thiểu nhưng hình như Thiên Chúa vẫn thương, Ngài vẫn còn nhiều và nhiều chỗ dành riêng cho những con người tận hiến. Ngày nay còn và còn nhiều tâm hồn vẫn vui vẻ, hạnh phúc để tìm đến những chốn thanh vắng và bình an để cầu nguyện. Những “Dấu Lặng” này dâng hiến cuộc đời mình một cách âm thầm và hình như chẳng mong ai biết đến cả.
Những “Dấu Lặng” nhỏ bé đấy chắc cũng ít người biết đến nhưng thật sự Giáo Hội cần và cần lắm những con người sống lặng trong các Đan Viện. Giáo Hội vững mạnh và phát triển một phần cũng là do tâm tình cầu nguyện, ăn chay, hãm mình của các Đan Viện.
Cảm ơn những “Dấu Lặng” thi thoảng xuất hiện trong đời mình để mình có dịp nhìn lại cuộc đời dâng hiến của mình. Những “Dấu Lặng” này như là một tấm gương cho mình soi chiếu. Nhìn vào những “Dấu Lặng” này mình cảm thấy xấu hổ khi mình vun vén cho mình nhiều quá, trong khi đó những “Dấu Lặng” lại cứ ngày mỗi ngày tìm cách tan biến mình trong trời, trong đất và đặc biệt trong Thiên Chúa.
Lời Chúc Tụng Chúa
Phêrô Tuấn Hoàng
10:40 25/06/2008
Lời Chúc Tụng Chúa
Quỳ đây chầu kính Chúa tôi,
Phàm ai sốt mến nguyện cầu thiết tha.
Chúa tôi khiêm nhượng hiền lành,
Nhân từ chí ái - luật hình nghiêm minh.
Sẵn sàng tha thứ cho ai,
Ăn năn sám hối quay về Chúa tôi.
Đồng thời hình phạt cho ai,
Cứng lòng từ chối đức tin Chúa Trời.
Hỡi ai huynh đệ cùng nhau,
Nguyện cầu liên kết chúng ta thi hành.
Đẹp lòng Chúa Cả Vinh Quang,
Riêng ta an thỏa tấm lòng thành tâm.
Nhất tâm chẳng sợ thế gian,
Tiếng chì tiếng bấc xá gì lo âu.
Chẳng làm ta đặng Chúa thương,
Lại còn cám dỗ ta rời Chúa ta.
Một lòng theo Chúa Kitô,
Đường đi thẳng tiến không hề núng nao.
Mặc cho sóng vỗ tư bề,
Lòng ta tín nhiệm cậy trông Chúa Trời.
Satan hỏa ngục sợ gì,
Thánh Linh hỗ trợ - gươm thiêng chém liền.
Chỉ e ta lại e ta,
Trời cao không khó nhưng khó tại người.
Điều gì ta đã quyết tâm,
Dù cho lửa đỏ dầu sôi chẳng nề.
Gương xưa Hạnh Thánh lưu truyền,
Can trường dũng cảm Chúa Trời đỡ nâng.
Nếu ta cậy sức của ta,
Nào ai đứng vững môi trường tiến thân.
Bởi vì phạm tội kiêu căng,
Chúa Trời không thứ dung tha bao giờ.
Một lòng khiêm tốn thảo ngay,
Tình yêu tỏa sáng Chúa Trời yêu thương.
Chúng ta hạt cát bụi tro,
Hỡi ai huynh đệ cùng nhau nguyện cầu.
Tỏ lòng cảm tạ Chúa Trời,
Trời cao Chúa Cả phù trì chúng ta.
Niệm suy lời Chúa răn đe,
Cùng nhau chầu kính Chúa mình ai ơi !
Ý a !.. Ca ngợi Chúa Trời,
Ban nhiều phúc lộc cho người thành tâm Amen !..
Tháng 07/1983
Quỳ đây chầu kính Chúa tôi,
Phàm ai sốt mến nguyện cầu thiết tha.
Chúa tôi khiêm nhượng hiền lành,
Nhân từ chí ái - luật hình nghiêm minh.
Sẵn sàng tha thứ cho ai,
Ăn năn sám hối quay về Chúa tôi.
Đồng thời hình phạt cho ai,
Cứng lòng từ chối đức tin Chúa Trời.
Hỡi ai huynh đệ cùng nhau,
Nguyện cầu liên kết chúng ta thi hành.
Đẹp lòng Chúa Cả Vinh Quang,
Riêng ta an thỏa tấm lòng thành tâm.
Nhất tâm chẳng sợ thế gian,
Tiếng chì tiếng bấc xá gì lo âu.
Chẳng làm ta đặng Chúa thương,
Lại còn cám dỗ ta rời Chúa ta.
Một lòng theo Chúa Kitô,
Đường đi thẳng tiến không hề núng nao.
Mặc cho sóng vỗ tư bề,
Lòng ta tín nhiệm cậy trông Chúa Trời.
Satan hỏa ngục sợ gì,
Thánh Linh hỗ trợ - gươm thiêng chém liền.
Chỉ e ta lại e ta,
Trời cao không khó nhưng khó tại người.
Điều gì ta đã quyết tâm,
Dù cho lửa đỏ dầu sôi chẳng nề.
Gương xưa Hạnh Thánh lưu truyền,
Can trường dũng cảm Chúa Trời đỡ nâng.
Nếu ta cậy sức của ta,
Nào ai đứng vững môi trường tiến thân.
Bởi vì phạm tội kiêu căng,
Chúa Trời không thứ dung tha bao giờ.
Một lòng khiêm tốn thảo ngay,
Tình yêu tỏa sáng Chúa Trời yêu thương.
Chúng ta hạt cát bụi tro,
Hỡi ai huynh đệ cùng nhau nguyện cầu.
Tỏ lòng cảm tạ Chúa Trời,
Trời cao Chúa Cả phù trì chúng ta.
Niệm suy lời Chúa răn đe,
Cùng nhau chầu kính Chúa mình ai ơi !
Ý a !.. Ca ngợi Chúa Trời,
Ban nhiều phúc lộc cho người thành tâm Amen !..
Tháng 07/1983
Bước Ra Khỏi Sự Thoải Mái
Tuyết Mai
10:42 25/06/2008
Bước Ra Khỏi Sự Thoải Mái
(Get out your comfortable zone)
Nói thì bao giờ cũng dễ phải không các bạn? Giả dụ như thời tiết nóng nực của ngày hôm nay chẳng hạn. Xong giờ làm việc của một ngày, tôi bước ra xe để rồ máy và mau mau ra về, nhưng cái hơi nóng của ông mặt trời đã úm đầy trong xe suốt từ sáng đến giờ, tôi chui vào xe chưa thể nào được, bèn mở hết cả 4 cửa để hy vọng hơi nóng sẽ ra bớt bên ngoài? Theo đài khí tượng cho biết thì mùa hè năm nay đến sớm hơn năm ngoái trước 2 tuần. Quả thật năm nay thời tiết trên khắp toàn thế giới như gặp nhiều hoạn nạn vì thiên tai đã và đang xẩy ra không ai hiểu được tại sao? Có nhiều người cho rằng thiên tai đã và đang có xẩy ra một phần lớn là tại nhân loại gây nên mà ra nông nỗi như vậy!?
Nào là vì lớp da trên bầu trời bị mỏng dần ra tạo cho thời tiết trở nên không còn bình thường được nữa vì ở do những độc tố của khói độc thải ra từ xăng dầu và từ hơi độc của những loại bom nguyên tử được thử nghiệm ở khắp mọi nơi? Đúng hay không thì tôi không được rõ lắm nhưng tôi cũng không muốn đào sâu vào vấn đề vì tôi không rành. Tôi chỉ nghi và cũng có đồng ý với nhiều người rằng chắc Chúa đang thịnh nộ với con dân của Chúa và chắc Chúa đang cảnh cáo đấy! Như chuyện ông Noah thời Cựu Ước vậy! Thà là giặc dã thì còn bảo rằng dân này chẳng nhường nhịn dân kia nên khoẻ thì đi ức hiếp những người yếu đuối, còn đằng này gọi là thiên tai xẩy ra ở khắp mọi nơi thì mình gọi là gì? Rồi mình đổ thừa là do lỗi tại ai mà thiên tai cứ tiếp tục xẩy ra không chấm dứt như thế!? Nào là bão giông, lụt lội, trôi dạt cả bao nhiêu con người, xúc vật, và của cải. Nào là động đất cũng chôn vùi không biết bao nhiêu con dân mà kể. Chưa hết, nào là cháy rừng cũng làm cho rụi không biết bao nhiêu nhà cửa mà nói. Cửa mất nhà tan, chết chóc, dịch tả, thất thoát, tan rã, và tạo cảnh chia lìa. Bao nhiêu mất mát, bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tang thương, và bao nhiêu khổ đau, bởi vì đâu!??
Lậy Chúa! So với những mất mát to lớn của những anh chị em của chúng con đang chịu trên đây thế mà con và rất nhiều người đã đành lòng buông những lời than thở nhiều khi nghe thật buồn cười và rõ là vô duyên hết sức. Chúng con là những con người luôn tỏ ra yếu đuối thật. Cái gì chúng con cũng than được. Rời khỏi cái TV để đi lấy dùm cái thằng con cái khăn tắm vì nó quên cũng than và cũng mắng mỏ nó. Rời chiếc ghế nệm êm ấm để ra bỏ cái bao rác cũng than. Đang ở trong nhà mát mẻ mà bị sai qua nhà hàng xóm mượn tí dầu ăn vì hết chưa mua, cũng than mà đôi khi còn lẩm bẩm khó chịu nữa! Đôi khi con có cảm tưởng là thân thể chúng con được Chúa tạo dựng nên bằng giấy hay bằng bánh tráng mỏng thì phải, hở một tí là rách là bể? Hở một tí là than thở là la làng. Nếu vậy thì chắc tất cả chúng con xưa kia Chúa đều cho ra đời ở cạnh cái mỏ Than và nằm bên cạnh cái hồ Than Thở thì phải!? Phải chăng chúng con là giống loài Chúa cho sanh ra là cái mồm phải được ra trước để khóc, để la, và để than?
Ngày nào đọc báo hay đọc tin tức trên mạng thì không thiếu gì những chuyện đau lòng xẩy ra cho anh chị em của chúng con. Nếu chúng con muốn những chuyện đau lòng này chấm dứt thì Chúa muốn chúng con làm chi để vuốt cơn thịnh nộ và giận dữ của Chúa Cha? Hay con đã nghĩ trật cho Chúa? Thật sự thiên tai xẩy ra là vì chúng con gây nên ư!? Đâu là chứng cớ rõ ràng bởi do chúng con? Nếu thế thì Chúa ra tay cứu giúp chúng con với.
Có thể nào những việc làm chẳng đáng chi của chúng con có thể dâng lên Chúa để làm nguôi cơn giận của Chúa có được không hở Chúa? Như chúng con sẽ cố gắng hy sinh không mở máy lạnh trong xe khi trời nóng hừng hực giống con gà nằm trong cái lò ga!? Hay chúng con sẽ cố gắng nhịn nhục ông xã của chúng con khi ổng cằn nhằn khó chịu với cái mặt hầm hầm!? Rồi thì chúng con nhịn bớt ăn quà này! Nhịn đi shopping mua hàng sale này! Rồi thì nhịn nói hành nói xấu anh chị em con này! Rồi thì còn nhiều những cái hy sinh nho nhỏ nữa! Chứ những hy sinh mất mát to tát quá chắc chúng con chẳng làm được và không làm nổi đâu Chúa ơi!
Lậy Chúa của chúng con ơi! Chúng con chỉ được cái miệng là nói giỏi mà thôi chứ đụng chuyện gì chúng con cũng không muốn làm cả! Thì hà huống gì bảo chúng con thông cảm được với những anh chị em không nhà không cửa, không người thân thương, không một nơi nương tựa, không có chỗ gối đầu. Muốn thông cảm và hiểu được họ có phải mình phải đồng hóa nên giống họ thì mới hiểu được họ và nhu cầu của họ hay không?
Nhìn tất cả những điêu tàn và mất mát của anh chị em chúng con trên khắp mọi nơi, xin Chúa ban cho chúng con thêm sức mạnh và lòng quảng đại, mở con mắt, mở trái tim, mở lòng, và mở đôi bàn tay để chia sẻ cùng với anh chị em của chúng con đang gặp hoạn nạn. Xin cho chúng con ra khỏi cái sự thoải mái hằng ngày của chúng con để cùng được góp sức chung xây một thế giới Mới. Một thế giới chỉ biết có yêu thương và thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất Hằng Có, Hằng Trị, Toàn Năng, Vĩnh Cửu, Muôn Đời. Amen.
(Get out your comfortable zone)
Nói thì bao giờ cũng dễ phải không các bạn? Giả dụ như thời tiết nóng nực của ngày hôm nay chẳng hạn. Xong giờ làm việc của một ngày, tôi bước ra xe để rồ máy và mau mau ra về, nhưng cái hơi nóng của ông mặt trời đã úm đầy trong xe suốt từ sáng đến giờ, tôi chui vào xe chưa thể nào được, bèn mở hết cả 4 cửa để hy vọng hơi nóng sẽ ra bớt bên ngoài? Theo đài khí tượng cho biết thì mùa hè năm nay đến sớm hơn năm ngoái trước 2 tuần. Quả thật năm nay thời tiết trên khắp toàn thế giới như gặp nhiều hoạn nạn vì thiên tai đã và đang xẩy ra không ai hiểu được tại sao? Có nhiều người cho rằng thiên tai đã và đang có xẩy ra một phần lớn là tại nhân loại gây nên mà ra nông nỗi như vậy!?
Nào là vì lớp da trên bầu trời bị mỏng dần ra tạo cho thời tiết trở nên không còn bình thường được nữa vì ở do những độc tố của khói độc thải ra từ xăng dầu và từ hơi độc của những loại bom nguyên tử được thử nghiệm ở khắp mọi nơi? Đúng hay không thì tôi không được rõ lắm nhưng tôi cũng không muốn đào sâu vào vấn đề vì tôi không rành. Tôi chỉ nghi và cũng có đồng ý với nhiều người rằng chắc Chúa đang thịnh nộ với con dân của Chúa và chắc Chúa đang cảnh cáo đấy! Như chuyện ông Noah thời Cựu Ước vậy! Thà là giặc dã thì còn bảo rằng dân này chẳng nhường nhịn dân kia nên khoẻ thì đi ức hiếp những người yếu đuối, còn đằng này gọi là thiên tai xẩy ra ở khắp mọi nơi thì mình gọi là gì? Rồi mình đổ thừa là do lỗi tại ai mà thiên tai cứ tiếp tục xẩy ra không chấm dứt như thế!? Nào là bão giông, lụt lội, trôi dạt cả bao nhiêu con người, xúc vật, và của cải. Nào là động đất cũng chôn vùi không biết bao nhiêu con dân mà kể. Chưa hết, nào là cháy rừng cũng làm cho rụi không biết bao nhiêu nhà cửa mà nói. Cửa mất nhà tan, chết chóc, dịch tả, thất thoát, tan rã, và tạo cảnh chia lìa. Bao nhiêu mất mát, bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu tang thương, và bao nhiêu khổ đau, bởi vì đâu!??
Lậy Chúa! So với những mất mát to lớn của những anh chị em của chúng con đang chịu trên đây thế mà con và rất nhiều người đã đành lòng buông những lời than thở nhiều khi nghe thật buồn cười và rõ là vô duyên hết sức. Chúng con là những con người luôn tỏ ra yếu đuối thật. Cái gì chúng con cũng than được. Rời khỏi cái TV để đi lấy dùm cái thằng con cái khăn tắm vì nó quên cũng than và cũng mắng mỏ nó. Rời chiếc ghế nệm êm ấm để ra bỏ cái bao rác cũng than. Đang ở trong nhà mát mẻ mà bị sai qua nhà hàng xóm mượn tí dầu ăn vì hết chưa mua, cũng than mà đôi khi còn lẩm bẩm khó chịu nữa! Đôi khi con có cảm tưởng là thân thể chúng con được Chúa tạo dựng nên bằng giấy hay bằng bánh tráng mỏng thì phải, hở một tí là rách là bể? Hở một tí là than thở là la làng. Nếu vậy thì chắc tất cả chúng con xưa kia Chúa đều cho ra đời ở cạnh cái mỏ Than và nằm bên cạnh cái hồ Than Thở thì phải!? Phải chăng chúng con là giống loài Chúa cho sanh ra là cái mồm phải được ra trước để khóc, để la, và để than?
Ngày nào đọc báo hay đọc tin tức trên mạng thì không thiếu gì những chuyện đau lòng xẩy ra cho anh chị em của chúng con. Nếu chúng con muốn những chuyện đau lòng này chấm dứt thì Chúa muốn chúng con làm chi để vuốt cơn thịnh nộ và giận dữ của Chúa Cha? Hay con đã nghĩ trật cho Chúa? Thật sự thiên tai xẩy ra là vì chúng con gây nên ư!? Đâu là chứng cớ rõ ràng bởi do chúng con? Nếu thế thì Chúa ra tay cứu giúp chúng con với.
Có thể nào những việc làm chẳng đáng chi của chúng con có thể dâng lên Chúa để làm nguôi cơn giận của Chúa có được không hở Chúa? Như chúng con sẽ cố gắng hy sinh không mở máy lạnh trong xe khi trời nóng hừng hực giống con gà nằm trong cái lò ga!? Hay chúng con sẽ cố gắng nhịn nhục ông xã của chúng con khi ổng cằn nhằn khó chịu với cái mặt hầm hầm!? Rồi thì chúng con nhịn bớt ăn quà này! Nhịn đi shopping mua hàng sale này! Rồi thì nhịn nói hành nói xấu anh chị em con này! Rồi thì còn nhiều những cái hy sinh nho nhỏ nữa! Chứ những hy sinh mất mát to tát quá chắc chúng con chẳng làm được và không làm nổi đâu Chúa ơi!
Lậy Chúa của chúng con ơi! Chúng con chỉ được cái miệng là nói giỏi mà thôi chứ đụng chuyện gì chúng con cũng không muốn làm cả! Thì hà huống gì bảo chúng con thông cảm được với những anh chị em không nhà không cửa, không người thân thương, không một nơi nương tựa, không có chỗ gối đầu. Muốn thông cảm và hiểu được họ có phải mình phải đồng hóa nên giống họ thì mới hiểu được họ và nhu cầu của họ hay không?
Nhìn tất cả những điêu tàn và mất mát của anh chị em chúng con trên khắp mọi nơi, xin Chúa ban cho chúng con thêm sức mạnh và lòng quảng đại, mở con mắt, mở trái tim, mở lòng, và mở đôi bàn tay để chia sẻ cùng với anh chị em của chúng con đang gặp hoạn nạn. Xin cho chúng con ra khỏi cái sự thoải mái hằng ngày của chúng con để cùng được góp sức chung xây một thế giới Mới. Một thế giới chỉ biết có yêu thương và thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất Hằng Có, Hằng Trị, Toàn Năng, Vĩnh Cửu, Muôn Đời. Amen.
Hãy Luôn Sống Tha Thứ
Tuyết Mai
10:43 25/06/2008
Hãy Luôn Sống Tha Thứ
Hỡi anh chị em con cái Thiên Chúa!
Đừng giận nhau hờn nhau phiền nhau làm gì!
Hãy cất lên tiếng ca vang,
Bài Thánh Ca tấu khúc tuyệt vời làm Của Lễ,
Đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Như hương trầm ngạt ngào tỏa bay,
Lên tận Ngai Tòa cao Thiên Chúa.
Tình yêu Thiên Chúa ngút ngàn yêu thương.
Tình yêu Thiên Chúa dạt dào cảm mến.
Hãy đến với nhau xiết tay nhau tay trong tay,
Dâng lên Thiên Chúa lời Cảm Tạ.
Hỡi anh chị em con cái Thiên Chúa!
Đừng cần nghe lời phiền trách làm buồn nhau,
Hãy sống với nhau đối xử tốt với nhau,
Cùng giúp nhau đó mới thật sự là Của Lễ,
Đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Như hương trầm ngạt ngào tỏa bay,
Lên tận Ngai Tòa cao Thiên Chúa.
Từ trên cao Chúa nhận tấm chân tình chúng con.
Từ trên cao Chúa nhìn chúng con trìu mến.
Hãy đến với nhau sửa lỗi cho nhau thông cảm nhau,
Nói câu tha thứ từ trái tim.
Hỡi anh chị em con cái Thiên Chúa!
Đừng vạch lá để tìm sâu có lợi gì đâu,
Vì sâu là cội nguồn của tội lỗi.
Hãy xóa cho nhau những lỗi lầm,
Dù có khó khăn mới xứng đáng,
Được Thiên Chúa nhận làm Của Lễ,
Đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Như hương trầm ngạt ngào tỏa bay,
Lên tận Ngai Tòa cao Thiên Chúa.
Nguyện xin Thiên Chúa thương nhậm lời chúng con.
Nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ tràn Hồng Ân.
Thánh hóa biến đổi chúng con,
Trở nên con cái xứng đáng của Thiên Chúa,
Ngay từ bây giờ.
Vì sao anh chị em không thuận hòa?
Hãy trở về làm hòa và tha thứ cho nhau.
Rồi cùng nhau đến Bàn Thờ,
Dâng lên Thiên Chúa Của Lễ yêu thương,
Như Hoa Thiêng dâng lên,
Ngai Tòa cao Thiên Chúa ngạt ngào thơm.
Vì nếu anh em không tha thứ cho nhau,
Thiên Chúa cũng sẽ không tha thứ cho anh chị em.
Ai ơi! chớ có dại khờ và chớ phí thời giờ.
Giận nhau chi cho con người trở thành khô héo?
Ghét nhau chi cho tội lỗi ngày thêm chất chồng?
Hận nhau chi cho thấy đời toàn cay đắng?
Oán nhau chi cho đời thêm bội bạc?
Nào mấy khi ta giận người mà người được biết?
Có phải chỉ có riêng một mình ta là ôm vạn mối sầu?
Có phải cuộc đời xem ra thật ngắn ngủi?
Sao chẳng cứ gieo vui để gặt được muôn điều lành?
Hãy nhìn chim muông tung bay xoải cánh,
Trong ánh nắng bình minh của buổi sớm mai.
Quay qua hết ngày rồi lại hết tháng.
Sao ta không biết sống và đổi cách sống?
Trong vui mừng và trong hân hoan.
Ta hãy luôn luôn cố gắng sống,
Trong tâm tình Tri Ân và Cảm Tạ Thiên Chúa!
Là Đấng muôn đời Hằng Hữu và Toàn Năng,
Luôn ban cho ta sức khoẻ và hằng ngày dùng đủ,
Kẻo nay mai tóc trắng bạc mái đầu,
Vì cả đời ta mải oán, ghen, thù, giận, ghét,
Trách mình sao chẳng biết sống thứ tha?
Hỡi anh chị em con cái Thiên Chúa!
Đừng giận nhau hờn nhau phiền nhau làm gì!
Hãy cất lên tiếng ca vang,
Bài Thánh Ca tấu khúc tuyệt vời làm Của Lễ,
Đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Như hương trầm ngạt ngào tỏa bay,
Lên tận Ngai Tòa cao Thiên Chúa.
Tình yêu Thiên Chúa ngút ngàn yêu thương.
Tình yêu Thiên Chúa dạt dào cảm mến.
Hãy đến với nhau xiết tay nhau tay trong tay,
Dâng lên Thiên Chúa lời Cảm Tạ.
Hỡi anh chị em con cái Thiên Chúa!
Đừng cần nghe lời phiền trách làm buồn nhau,
Hãy sống với nhau đối xử tốt với nhau,
Cùng giúp nhau đó mới thật sự là Của Lễ,
Đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Như hương trầm ngạt ngào tỏa bay,
Lên tận Ngai Tòa cao Thiên Chúa.
Từ trên cao Chúa nhận tấm chân tình chúng con.
Từ trên cao Chúa nhìn chúng con trìu mến.
Hãy đến với nhau sửa lỗi cho nhau thông cảm nhau,
Nói câu tha thứ từ trái tim.
Hỡi anh chị em con cái Thiên Chúa!
Đừng vạch lá để tìm sâu có lợi gì đâu,
Vì sâu là cội nguồn của tội lỗi.
Hãy xóa cho nhau những lỗi lầm,
Dù có khó khăn mới xứng đáng,
Được Thiên Chúa nhận làm Của Lễ,
Đẹp lòng Thiên Chúa nhất.
Như hương trầm ngạt ngào tỏa bay,
Lên tận Ngai Tòa cao Thiên Chúa.
Nguyện xin Thiên Chúa thương nhậm lời chúng con.
Nguyện xin Thiên Chúa tuôn đổ tràn Hồng Ân.
Thánh hóa biến đổi chúng con,
Trở nên con cái xứng đáng của Thiên Chúa,
Ngay từ bây giờ.
Vì sao anh chị em không thuận hòa?
Hãy trở về làm hòa và tha thứ cho nhau.
Rồi cùng nhau đến Bàn Thờ,
Dâng lên Thiên Chúa Của Lễ yêu thương,
Như Hoa Thiêng dâng lên,
Ngai Tòa cao Thiên Chúa ngạt ngào thơm.
Vì nếu anh em không tha thứ cho nhau,
Thiên Chúa cũng sẽ không tha thứ cho anh chị em.
Ai ơi! chớ có dại khờ và chớ phí thời giờ.
Giận nhau chi cho con người trở thành khô héo?
Ghét nhau chi cho tội lỗi ngày thêm chất chồng?
Hận nhau chi cho thấy đời toàn cay đắng?
Oán nhau chi cho đời thêm bội bạc?
Nào mấy khi ta giận người mà người được biết?
Có phải chỉ có riêng một mình ta là ôm vạn mối sầu?
Có phải cuộc đời xem ra thật ngắn ngủi?
Sao chẳng cứ gieo vui để gặt được muôn điều lành?
Hãy nhìn chim muông tung bay xoải cánh,
Trong ánh nắng bình minh của buổi sớm mai.
Quay qua hết ngày rồi lại hết tháng.
Sao ta không biết sống và đổi cách sống?
Trong vui mừng và trong hân hoan.
Ta hãy luôn luôn cố gắng sống,
Trong tâm tình Tri Ân và Cảm Tạ Thiên Chúa!
Là Đấng muôn đời Hằng Hữu và Toàn Năng,
Luôn ban cho ta sức khoẻ và hằng ngày dùng đủ,
Kẻo nay mai tóc trắng bạc mái đầu,
Vì cả đời ta mải oán, ghen, thù, giận, ghét,
Trách mình sao chẳng biết sống thứ tha?
Gương can đảm và tấm lòng vàng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
16:41 25/06/2008
GƯƠNG CAN ĐẢM VÀ TẤM LÒNG VÀNG
Frank Maurice nhớ mãi. . cái buổi chiều thứ bảy hôm ấy, một ngày trong tháng 2 năm 1995. Frank là thiếu niên 14 tuổi, người Pháp. Gia đình cậu sống tại làng Masseuil, nơi có con sông Auxances chảy qua, trong vùng Vienne, miền Trung nước Pháp.
Buổi chiều hôm ấy, Frank đi bộ ra bờ sông, định lấy xuồng dạo chơi một vòng trên sông. Khi đến nơi, cậu hơi ngạc nhiên vì thấy chiếc xuồng đầy nước. Đang loay hoay tìm cách lật xuồng đổ nước ra ngoài, Frank bỗng nghe tiếng kêu thất thanh của mấy đứa trẻ. Ngước mắt nhìn lên, cậu thấy hai bé trai vừa vẫy tay cầu cứu vừa gào to. Không kịp xỏ giày, Frank phóng nhanh về phía hai đứa trẻ. Đến nơi cậu thấy một bé gái đang bị dòng nước cuốn đi. Chiếc áo mưa cô bé mang, đang thấm nước và chỉ trong vòng vài phút nữa, cô bé sẽ bị chết chìm. Frank bơi rất thạo, nhưng cậu biết rõ vào thời kỳ này, các dòng nước chảy rất mạnh và nước thì. . lạnh ngắt!
Tuy nhiên, Frank không chần chừ một giây. Cậu thấy ngay mình phải ra tay cứu giúp. Cậu ngửa mặt hít một hơi dài rồi lao nhanh xuống sông. Nước lạnh như cắt da. Cậu có cảm tưởng như lướt trên mặt nước đá. Một thoáng tuyệt vọng xâm chiếm tâm hồn, nhưng Frank cương quyết thắng vượt. Chẳng mấy chốc, cậu bơi đến gần thân xác bất động của cô bé. Vừa bơi, Frank vừa dùng hai tay và đầu đẩy cô bé. Một cố gắng tột bực đã giúp Frank thành công trong việc đưa cô bé vào bờ.
May mắn thay vào chính lúc đó, một người đàn ông đi dạo qua đây, ông đỡ lấy cô bé và lật úp cô bé xuống, để cô bé mửa hết nước ra. Vài phút sau, cô bé hồi tỉnh lại. Đó là bé Ombeline, 3 tuổi.
Đối với bé Ombeline, tai nạn xảy ra chỉ là một kỷ niệm mơ hồ. Trong khi đó, cha mẹ bé và toàn dân làng hết lòng ghi ơn và nhiệt liệt ca ngợi lòng can đảm của Frank Maurice. Trước mọi lời cám ơn và khen tặng, Frank chỉ đơn sơ và khiêm tốn đáp:
- Cháu rất hài lòng vì đã cứu sống bé Ombeline. Một người khác ở vào hoàn cảnh cháu, chắc chắn sẽ làm y như cháu đã làm!
Trên đây là khuôn mặt can đảm của cậu thiếu niên 14 tuổi, Frank Maurice.
Tấm gương thứ hai là ông Michel Drucker, xướng ngôn viên đài truyền thanh và truyền hình Pháp. Ông rất được khán thính giả hâm mộ và khen thưởng. Nhưng trước khi vào nghề và thành công trong nghề, ông Drucker bắt đầu sự nghiệp với chức vụ huấn luyện viên trại hè nơi vùng Vendée, miền Trung Tây nước Pháp. Chính ông Michel Drucker hồi tưởng kinh nghiệm ban đầu.
Trong gia đình tôi, ai ai cũng nói đến nghề bác sĩ, kỹ sư hoặc triết gia. Thân phụ tôi làm y sĩ trong làng. Ông cụ nuôi mộng thật lớn cho ba đứa con trai. Nhưng tôi chỉ thích rong chơi chạy nhảy sau các giờ học. Tôi biết rõ mình không có khiếu học và phải tự lực cánh sinh.
Năm 17 tuổi, tôi ghi tên làm huấn luyện viên trong một trại hè, chịu trách nhiệm trên 25 thiếu niên tuổi từ 13-14. Điều đáng nói: đây không phải là những thiếu niên con nhà lành, nhưng là những đứa trẻ cứng đầu, mất dạy, xuất thân từ những gia đình nghèo, sống nơi ngoại ô thủ đô Paris.
Ban đầu, nguyên ý nghĩ phải đưa 25 trẻ này đi tắm biển cũng đủ làm tôi rùng mình ớn lạnh. Tôi không được rời mắt theo dõi chúng, dù chỉ trong một giây! Chiều đến, nơi phòng ngủ, tôi phải lục soát tất cả túi quần áo chúng và sáng hôm sau, phải giao nộp cảnh sát tất cả những gì chúng đã ăn cắp. Vừa trình vừa xin lỗi cảnh sát, quả là việc làm khổ sở đối với một thiếu niên 17 tuổi!
Tuy nhiên, ngày qua ngày, tôi bắt đầu hiểu chúng và giữa chúng tôi, nảy sinh mối tình huynh đệ sâu đậm. Xét cho cùng, chúng là những đứa trẻ rất nhạy cảm. Sỡ dĩ chúng cứng đầu mất dạy chỉ vì chúng thiếu tình thương và không người hướng dẫn. Cha mẹ chúng thường bỏ rơi chúng lang thang đầu đường cuối phố. . Sau ba tuần lễ của trại hè, tôi đương nhiên trở thành người bạn thân nhất của chúng. Và khi giờ chia tay đến, đúng là cảnh ruột đau thịt nát trăm chiều!
Kinh nghiệm đầu đời sống với những thiếu niên kém may mắn để lại nơi tôi một bài học vô cùng quý giá. Chúng dạy tôi biết rằng:
- Để thành công trong cuộc đời, cần phải có ý chí, lòng can đảm và nhất là Đức Tin. Tin vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Chuộc và là Người Bạn Duy Nhất của tuổi trẻ.
... ”Làm thế nào giữ được tuổi xuân trong trắng? Thưa phải tuân theo lời THIÊN CHÚA dạy. Lạy Chúa, con hết dạ kiếm tìm Ngài, xin chớ để con làm sai mệnh lệnh Chúa. Lời Chúa hứa, lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung. Lạy Chúa, con dâng lời ca tụng, thánh chỉ Ngài, xin dạy cho con. Môi con hằng nhẩm đi nhắc lại, các quyết định miệng Ngài phán ra. Tuân theo thánh chỉ Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể. Con sẽ gẫm suy huấn lệnh Chúa truyền, đưa mắt nhìn theo đường lối Chúa. Con vui thú với thánh chỉ Ngài chẳng quên lời Ngài phán” (Thánh Vịnh 119,9-16).
(”Reader's Digest Sélection”, 7/1995, trang 75-76 + 8/1995 trang 42-43)
Frank Maurice nhớ mãi. . cái buổi chiều thứ bảy hôm ấy, một ngày trong tháng 2 năm 1995. Frank là thiếu niên 14 tuổi, người Pháp. Gia đình cậu sống tại làng Masseuil, nơi có con sông Auxances chảy qua, trong vùng Vienne, miền Trung nước Pháp.
Buổi chiều hôm ấy, Frank đi bộ ra bờ sông, định lấy xuồng dạo chơi một vòng trên sông. Khi đến nơi, cậu hơi ngạc nhiên vì thấy chiếc xuồng đầy nước. Đang loay hoay tìm cách lật xuồng đổ nước ra ngoài, Frank bỗng nghe tiếng kêu thất thanh của mấy đứa trẻ. Ngước mắt nhìn lên, cậu thấy hai bé trai vừa vẫy tay cầu cứu vừa gào to. Không kịp xỏ giày, Frank phóng nhanh về phía hai đứa trẻ. Đến nơi cậu thấy một bé gái đang bị dòng nước cuốn đi. Chiếc áo mưa cô bé mang, đang thấm nước và chỉ trong vòng vài phút nữa, cô bé sẽ bị chết chìm. Frank bơi rất thạo, nhưng cậu biết rõ vào thời kỳ này, các dòng nước chảy rất mạnh và nước thì. . lạnh ngắt!
Tuy nhiên, Frank không chần chừ một giây. Cậu thấy ngay mình phải ra tay cứu giúp. Cậu ngửa mặt hít một hơi dài rồi lao nhanh xuống sông. Nước lạnh như cắt da. Cậu có cảm tưởng như lướt trên mặt nước đá. Một thoáng tuyệt vọng xâm chiếm tâm hồn, nhưng Frank cương quyết thắng vượt. Chẳng mấy chốc, cậu bơi đến gần thân xác bất động của cô bé. Vừa bơi, Frank vừa dùng hai tay và đầu đẩy cô bé. Một cố gắng tột bực đã giúp Frank thành công trong việc đưa cô bé vào bờ.
May mắn thay vào chính lúc đó, một người đàn ông đi dạo qua đây, ông đỡ lấy cô bé và lật úp cô bé xuống, để cô bé mửa hết nước ra. Vài phút sau, cô bé hồi tỉnh lại. Đó là bé Ombeline, 3 tuổi.
Đối với bé Ombeline, tai nạn xảy ra chỉ là một kỷ niệm mơ hồ. Trong khi đó, cha mẹ bé và toàn dân làng hết lòng ghi ơn và nhiệt liệt ca ngợi lòng can đảm của Frank Maurice. Trước mọi lời cám ơn và khen tặng, Frank chỉ đơn sơ và khiêm tốn đáp:
- Cháu rất hài lòng vì đã cứu sống bé Ombeline. Một người khác ở vào hoàn cảnh cháu, chắc chắn sẽ làm y như cháu đã làm!
Trên đây là khuôn mặt can đảm của cậu thiếu niên 14 tuổi, Frank Maurice.
Tấm gương thứ hai là ông Michel Drucker, xướng ngôn viên đài truyền thanh và truyền hình Pháp. Ông rất được khán thính giả hâm mộ và khen thưởng. Nhưng trước khi vào nghề và thành công trong nghề, ông Drucker bắt đầu sự nghiệp với chức vụ huấn luyện viên trại hè nơi vùng Vendée, miền Trung Tây nước Pháp. Chính ông Michel Drucker hồi tưởng kinh nghiệm ban đầu.
Trong gia đình tôi, ai ai cũng nói đến nghề bác sĩ, kỹ sư hoặc triết gia. Thân phụ tôi làm y sĩ trong làng. Ông cụ nuôi mộng thật lớn cho ba đứa con trai. Nhưng tôi chỉ thích rong chơi chạy nhảy sau các giờ học. Tôi biết rõ mình không có khiếu học và phải tự lực cánh sinh.
Năm 17 tuổi, tôi ghi tên làm huấn luyện viên trong một trại hè, chịu trách nhiệm trên 25 thiếu niên tuổi từ 13-14. Điều đáng nói: đây không phải là những thiếu niên con nhà lành, nhưng là những đứa trẻ cứng đầu, mất dạy, xuất thân từ những gia đình nghèo, sống nơi ngoại ô thủ đô Paris.
Ban đầu, nguyên ý nghĩ phải đưa 25 trẻ này đi tắm biển cũng đủ làm tôi rùng mình ớn lạnh. Tôi không được rời mắt theo dõi chúng, dù chỉ trong một giây! Chiều đến, nơi phòng ngủ, tôi phải lục soát tất cả túi quần áo chúng và sáng hôm sau, phải giao nộp cảnh sát tất cả những gì chúng đã ăn cắp. Vừa trình vừa xin lỗi cảnh sát, quả là việc làm khổ sở đối với một thiếu niên 17 tuổi!
Tuy nhiên, ngày qua ngày, tôi bắt đầu hiểu chúng và giữa chúng tôi, nảy sinh mối tình huynh đệ sâu đậm. Xét cho cùng, chúng là những đứa trẻ rất nhạy cảm. Sỡ dĩ chúng cứng đầu mất dạy chỉ vì chúng thiếu tình thương và không người hướng dẫn. Cha mẹ chúng thường bỏ rơi chúng lang thang đầu đường cuối phố. . Sau ba tuần lễ của trại hè, tôi đương nhiên trở thành người bạn thân nhất của chúng. Và khi giờ chia tay đến, đúng là cảnh ruột đau thịt nát trăm chiều!
Kinh nghiệm đầu đời sống với những thiếu niên kém may mắn để lại nơi tôi một bài học vô cùng quý giá. Chúng dạy tôi biết rằng:
- Để thành công trong cuộc đời, cần phải có ý chí, lòng can đảm và nhất là Đức Tin. Tin vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Chuộc và là Người Bạn Duy Nhất của tuổi trẻ.
... ”Làm thế nào giữ được tuổi xuân trong trắng? Thưa phải tuân theo lời THIÊN CHÚA dạy. Lạy Chúa, con hết dạ kiếm tìm Ngài, xin chớ để con làm sai mệnh lệnh Chúa. Lời Chúa hứa, lòng con ấp ủ, để chẳng bao giờ bội nghĩa bất trung. Lạy Chúa, con dâng lời ca tụng, thánh chỉ Ngài, xin dạy cho con. Môi con hằng nhẩm đi nhắc lại, các quyết định miệng Ngài phán ra. Tuân theo thánh chỉ Ngài, con vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể. Con sẽ gẫm suy huấn lệnh Chúa truyền, đưa mắt nhìn theo đường lối Chúa. Con vui thú với thánh chỉ Ngài chẳng quên lời Ngài phán” (Thánh Vịnh 119,9-16).
(”Reader's Digest Sélection”, 7/1995, trang 75-76 + 8/1995 trang 42-43)
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 25/06/2008
ÁNH SÁNG CỦA YÊU THƯƠNG
Ngày xưa, có một cây nến lớn, nó đem giá trị của mình nhìn rất cao, bởi vì nó được làm bằng dầu sáp nguyên chất.
- “Tôi được làm bằng loại dầu sáp nguyên chất, ánh sáng chiếu ra đẹp hơn bất kỳ cây nến nào, cho nên tôi phải sống trên một cái đèn treo trên cao, hoặc là trên cái giá đèn bằng bạc,” nó kiêu ngạo nói với các cây nến khác như thế.
Lời của nó vừa nói xong, bà chủ bèn đi qua đem các cây nến bình thường và một giỏ đầy khoai tây và táo, đem biếu cho con của một gia đình nghèo, và nói với nó: “Cây nến này cũng tặng cho con luôn đó, ban tối khi má con làm việc thì sẽ dùng đến nó.” Thế là, những cây nến bình thường bèn đến ở trong nhà của em bé nghèo.
Em bé nhà nghèo ở trong căn nhà thấp trước mặt nhà của người giàu có, mẹ của em dùng củi để đốt ngọn nến, trong nhà sáng choang lên, em bé nghèo rất vui vẻ chạy nhảy khắp nơi, các cây nến bình thường cũng cảm thấy trong lòng rất vui.
Lúc ấy, em bé nhà nghèo đưa cao cây nến bình thường, phấn khởi nói: “Cuối cùng cũng có thể ăn được khoai tây nóng mà chúng ta vẩn ao ước từ lâu,” trên mặt của em bé sáng lên niềm hạnh phúc, rất dễ thương.
Các em ăn xong khoai tây thì đi ngủ, trong nhà lập tức yên lặng, bà mẹ thì may vá áo quần đến nửa đêm. Trong nhà của người giàu có đèn vẫn còn sáng, tiếng nhạc du dương, ánh sao chiếu vạn nhà vạn hộ, chiếu sáng nhà giàu cũng như nhà nghèo. Cây nến bình thường nghĩ trong lòng: “Đây đúng là một đêm tuyệt đẹp, không biết cây nến nguyên chất có cảm nhận được thời gian đẹp như thế này không ?”
Con cái nhà giàu có cây nến nguyên chất chiếu sáng; mà con cái nhà nghèo có cây nến bình thường chiếu sáng, thật ra hai đứa trẻ đều có sự vui vẻ không giống nhau.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Các cây nến bình thường mặc dù không giống cây nến nguyên chất về chất lượng, tự mình thể nghiệm được sự nhiệt náo phong cách của gia đình giàu có, nhưng khi nó ở với gia đình nghèo thì vẫn cứ thực hiện giá trị của mình: chiếu sáng người khác. Cho nên bất luận sức mạnh của chúng ta có bao nhiêu, thì khi có thể vì tha nhân mà mang lại ánh sáng và sự ấm áp cho họ, thì có thể cảm nhận được hạnh phúc rất đáng quý ấy.
Mỗi em đều có mỗi hoàn cảnh không giống nhau: có em được sinh ra trong gia đình giàu có, nên không thiếu thứ gì; có em sinh ra trong gia đình nghèo, nên sinh hoạt không được thoái mái cho lắm, lại có em kém may mắn hơn, khi sinh ra là mang bệnh bẩm sinh, nên khó khăn khi sinh hoạt.v.v...nhưng tất cả mỗi em đều có giá trị ngang nhau trước mặt Thiên Chúa và mọi người, cho nên không vì mình nhà giàu mà khinh dể các bạn nhà nghèo, không vì mình học giỏi mà coi thường các bạn học kém, không vỉ mình lành lặn mà chế nhạo các bạn tàn tật, bởi vì như thế là một trọng tội trước mặt Thiên Chúa và không một ai có thể chấp nhận khi chúng ta làm như thế.
Cây nến nguyên chất thì dĩ nhiên là đẹp và thơm tho, nhưng cây nến bình thường dù không thơm tho không đẹp, nhưng đều có một giá trị như nhau, đó là chiếu sáng cho mọi người, nghòe cũng như giàu.
Con nhà giàu hay con nhà nghèo không quan trọng, nhưng quan trọng là chúng ta đã vì người khác mà làm những việc có ích hay không ?
Các em thực hành:
- Phát huy những lợi thế sẵn có của mình, như nhà giàu thì cố gắng không phung phí vô ích tiền bạc hoặc đồ dùng, để giúp đỡ các bạn nghèo.
- Cố gắng làm một vài công việc gì đó có ích lợi cho các bạn.
- Phục vụ chính là ánh đèn chiếu sáng để mọi người biết các em là người Ki-tô hữu.
N2T |
Ngày xưa, có một cây nến lớn, nó đem giá trị của mình nhìn rất cao, bởi vì nó được làm bằng dầu sáp nguyên chất.
- “Tôi được làm bằng loại dầu sáp nguyên chất, ánh sáng chiếu ra đẹp hơn bất kỳ cây nến nào, cho nên tôi phải sống trên một cái đèn treo trên cao, hoặc là trên cái giá đèn bằng bạc,” nó kiêu ngạo nói với các cây nến khác như thế.
Lời của nó vừa nói xong, bà chủ bèn đi qua đem các cây nến bình thường và một giỏ đầy khoai tây và táo, đem biếu cho con của một gia đình nghèo, và nói với nó: “Cây nến này cũng tặng cho con luôn đó, ban tối khi má con làm việc thì sẽ dùng đến nó.” Thế là, những cây nến bình thường bèn đến ở trong nhà của em bé nghèo.
Em bé nhà nghèo ở trong căn nhà thấp trước mặt nhà của người giàu có, mẹ của em dùng củi để đốt ngọn nến, trong nhà sáng choang lên, em bé nghèo rất vui vẻ chạy nhảy khắp nơi, các cây nến bình thường cũng cảm thấy trong lòng rất vui.
Lúc ấy, em bé nhà nghèo đưa cao cây nến bình thường, phấn khởi nói: “Cuối cùng cũng có thể ăn được khoai tây nóng mà chúng ta vẩn ao ước từ lâu,” trên mặt của em bé sáng lên niềm hạnh phúc, rất dễ thương.
Các em ăn xong khoai tây thì đi ngủ, trong nhà lập tức yên lặng, bà mẹ thì may vá áo quần đến nửa đêm. Trong nhà của người giàu có đèn vẫn còn sáng, tiếng nhạc du dương, ánh sao chiếu vạn nhà vạn hộ, chiếu sáng nhà giàu cũng như nhà nghèo. Cây nến bình thường nghĩ trong lòng: “Đây đúng là một đêm tuyệt đẹp, không biết cây nến nguyên chất có cảm nhận được thời gian đẹp như thế này không ?”
Con cái nhà giàu có cây nến nguyên chất chiếu sáng; mà con cái nhà nghèo có cây nến bình thường chiếu sáng, thật ra hai đứa trẻ đều có sự vui vẻ không giống nhau.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Các cây nến bình thường mặc dù không giống cây nến nguyên chất về chất lượng, tự mình thể nghiệm được sự nhiệt náo phong cách của gia đình giàu có, nhưng khi nó ở với gia đình nghèo thì vẫn cứ thực hiện giá trị của mình: chiếu sáng người khác. Cho nên bất luận sức mạnh của chúng ta có bao nhiêu, thì khi có thể vì tha nhân mà mang lại ánh sáng và sự ấm áp cho họ, thì có thể cảm nhận được hạnh phúc rất đáng quý ấy.
Mỗi em đều có mỗi hoàn cảnh không giống nhau: có em được sinh ra trong gia đình giàu có, nên không thiếu thứ gì; có em sinh ra trong gia đình nghèo, nên sinh hoạt không được thoái mái cho lắm, lại có em kém may mắn hơn, khi sinh ra là mang bệnh bẩm sinh, nên khó khăn khi sinh hoạt.v.v...nhưng tất cả mỗi em đều có giá trị ngang nhau trước mặt Thiên Chúa và mọi người, cho nên không vì mình nhà giàu mà khinh dể các bạn nhà nghèo, không vì mình học giỏi mà coi thường các bạn học kém, không vỉ mình lành lặn mà chế nhạo các bạn tàn tật, bởi vì như thế là một trọng tội trước mặt Thiên Chúa và không một ai có thể chấp nhận khi chúng ta làm như thế.
Cây nến nguyên chất thì dĩ nhiên là đẹp và thơm tho, nhưng cây nến bình thường dù không thơm tho không đẹp, nhưng đều có một giá trị như nhau, đó là chiếu sáng cho mọi người, nghòe cũng như giàu.
Con nhà giàu hay con nhà nghèo không quan trọng, nhưng quan trọng là chúng ta đã vì người khác mà làm những việc có ích hay không ?
Các em thực hành:
- Phát huy những lợi thế sẵn có của mình, như nhà giàu thì cố gắng không phung phí vô ích tiền bạc hoặc đồ dùng, để giúp đỡ các bạn nghèo.
- Cố gắng làm một vài công việc gì đó có ích lợi cho các bạn.
- Phục vụ chính là ánh đèn chiếu sáng để mọi người biết các em là người Ki-tô hữu.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:03 25/06/2008
N2T |
30. Suy niệm có rất nhiều cái lợi: trong khi suy niệm có thể nghĩ đến việc lành, có thể xuất phát tình yêu, có thể dấy lên khát vọng trong tâm, có thể được nghị lực để toàn tâm phụng sự Chúa, có thể vì Thiên Chúa mà hy sinh những khoái lạc giả dối của thế tục và những tham tình không phù hợp.
(Thánh Alphonsus Liguori)Yêu một người...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 25/06/2008
YÊU MỘT NGƯỜI...
Yêu một người: nên hiểu rõ và cũng nên khuyên nhủ.
nên xin lỗi và cũng nên cám ơn.
nên nhận lỗi và cũng nên sửa sai.
nên quan tâm và cũng nên thông cảm.
Là tiếp nhận, chứ không phải chịu nhẫn nhục.
là khoan dung, chứ không phải dung túng.
là ủng hộ, chứ không phải chi phối.
là thăm hỏi, chứ không phải chất vấn.
là thổ lộ, chứ không phải tố cáo.
là khó quên, chứ không phải mau quên.
là cùng nhau giao lưu, chứ không phải bàn giao việc.
là âm thầm cầu nguyện cho đối phương, chứ không phải yêu cầu nhiều ở đối phương.
có thể lãng mạn, nhưng không nên lãng phí.
có thể lúc nào cũng tay trong tay, nhưng không nên tùy tiện chia tay.
Có lòng tin không nhất định sẽ thành công, nhưng không có lòng tin thì nhất định sẽ không thành công.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
sưu tầm từ tiếng Hoa.
------------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Yêu một người: nên hiểu rõ và cũng nên khuyên nhủ.
nên xin lỗi và cũng nên cám ơn.
nên nhận lỗi và cũng nên sửa sai.
nên quan tâm và cũng nên thông cảm.
Là tiếp nhận, chứ không phải chịu nhẫn nhục.
là khoan dung, chứ không phải dung túng.
là ủng hộ, chứ không phải chi phối.
là thăm hỏi, chứ không phải chất vấn.
là thổ lộ, chứ không phải tố cáo.
là khó quên, chứ không phải mau quên.
là cùng nhau giao lưu, chứ không phải bàn giao việc.
là âm thầm cầu nguyện cho đối phương, chứ không phải yêu cầu nhiều ở đối phương.
có thể lãng mạn, nhưng không nên lãng phí.
có thể lúc nào cũng tay trong tay, nhưng không nên tùy tiện chia tay.
Có lòng tin không nhất định sẽ thành công, nhưng không có lòng tin thì nhất định sẽ không thành công.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
sưu tầm từ tiếng Hoa.
------------------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://360.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Bánh Sự Sống 45 - Con Không Muốn Sống Nữa
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
23:46 25/06/2008
Bánh Sự Sống # 45:
CON KHÔNG MUỐN SỐNG NỮA
Truyền thuyết kể rằng: có một người lính La-mã, anh cảm thấy cuộc sống quá khốn khổ, mất hết tinh thần, nhuệ khí. Những ngày tháng trôi qua không có sức sống, không có lý tưởng gì cả.
Anh lính đến xin với Julius Ceasar: “Con không còn muốn sống nữa, xin ngài cho tự sát để kết liễu cuộc đời.” César nhìn anh và hỏi: “Này, đã bao giờ nhà ngươi thật sự Sống chưa, mà xin chết.”
* Một phút suy tư: Có người định nghĩa: “Chết là không còn sống nữa.” Nhưng, như thế “Sống là gì? Sống không phải chỉ là “chưa chết” mà còn đòi hỏi một tiêu chuẩn cao hơn: một cuộc sống phải có ý nghiã thật sự: “Sống để chết, và chết để Sống.”
Trong lãnh vực sức khỏe, người ta chia làm ba loại: 1/ Những người trẻ khỏe mạnh. 2/ Những người cao tuổi. 3/ Những bệnh nhân hấp hối. Trong lãnh vực tinh thần cũng vậy: Có những người đang Sống cho một lý tưởng vững vàng, có người Sống ích kỷ, vất vưởng cho qua ngày; nhưng đáng buồn thay có những kẻ chưa bao giờ thật sự Sống, để từng ngày trôi đi với buồn nản và chán chường, nói như Ceasar: “Có bao giờ ngươi thật sự Sống chưa?
Lắm người trong chúng ta đã có kinh nghiệm Sống như thế. Từ khi bạn mời Đức Giêsu bước vào đời mình, để Thánh Thần Ngài hướng dẫn, bạn đã biến đổi. Ngài làm cho bạn và tôi: “Ta đến để chiên được Sống và Sống dư dật.” (Ga 10: 10) Đời sống mệt mỏi và bất an của một số Kitô hữu làm suy yếu niềm tin của họ, gây cho gia đình và Giáo hội khó triển nở trong xã hội hôm nay.
Phaolô quả quyết:: “Người đã chết là chết đối với tội, nay Người Sống là Sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại Sống cho Thiên Chúa.” (Rom 6, 10-11). Bạn đừng để đức tin sa sút và có thể mất luôn: “ngươi có tiếng là đang Sống, mà thực ra đã chết.” (Kh 3, 1)
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
CON KHÔNG MUỐN SỐNG NỮA
Truyền thuyết kể rằng: có một người lính La-mã, anh cảm thấy cuộc sống quá khốn khổ, mất hết tinh thần, nhuệ khí. Những ngày tháng trôi qua không có sức sống, không có lý tưởng gì cả.
Anh lính đến xin với Julius Ceasar: “Con không còn muốn sống nữa, xin ngài cho tự sát để kết liễu cuộc đời.” César nhìn anh và hỏi: “Này, đã bao giờ nhà ngươi thật sự Sống chưa, mà xin chết.”
* Một phút suy tư: Có người định nghĩa: “Chết là không còn sống nữa.” Nhưng, như thế “Sống là gì? Sống không phải chỉ là “chưa chết” mà còn đòi hỏi một tiêu chuẩn cao hơn: một cuộc sống phải có ý nghiã thật sự: “Sống để chết, và chết để Sống.”
Trong lãnh vực sức khỏe, người ta chia làm ba loại: 1/ Những người trẻ khỏe mạnh. 2/ Những người cao tuổi. 3/ Những bệnh nhân hấp hối. Trong lãnh vực tinh thần cũng vậy: Có những người đang Sống cho một lý tưởng vững vàng, có người Sống ích kỷ, vất vưởng cho qua ngày; nhưng đáng buồn thay có những kẻ chưa bao giờ thật sự Sống, để từng ngày trôi đi với buồn nản và chán chường, nói như Ceasar: “Có bao giờ ngươi thật sự Sống chưa?
Lắm người trong chúng ta đã có kinh nghiệm Sống như thế. Từ khi bạn mời Đức Giêsu bước vào đời mình, để Thánh Thần Ngài hướng dẫn, bạn đã biến đổi. Ngài làm cho bạn và tôi: “Ta đến để chiên được Sống và Sống dư dật.” (Ga 10: 10) Đời sống mệt mỏi và bất an của một số Kitô hữu làm suy yếu niềm tin của họ, gây cho gia đình và Giáo hội khó triển nở trong xã hội hôm nay.
Phaolô quả quyết:: “Người đã chết là chết đối với tội, nay Người Sống là Sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại Sống cho Thiên Chúa.” (Rom 6, 10-11). Bạn đừng để đức tin sa sút và có thể mất luôn: “ngươi có tiếng là đang Sống, mà thực ra đã chết.” (Kh 3, 1)
Phó tế: GB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Giới Trẻ Thế Giới và giới trẻ Úc (6)
Vũ Văn An
01:35 25/06/2008
Trường hợp điển hình 2: ‘Monique’
(5876 chữ; nữ phỏng vấn viên)
Monique 17 tuổi, học lớp 12 tại một trường Công Giáo, và sống tại một khu ngoại ô thuộc giai cấp trung thượng lưu. Cô sinh tại Úc, mẹ người Úc và cha sinh tại Libăng. Cha cô là một nhà chuyên nghiệp về tài chánh, còn mẹ cô làm nghề thư ký. Cô là một trong năm người con của gia đình. Monique đeo một dây chuyền và dây tay có hình Thánh Giá (6).
Linh đạo
Linh đạo của cô là linh đạo cổ truyền, và rất cổ truyền. Cô là người Công Giáo theo nghi lễ Maronite (7), sùng đạo, chính thống, và dấn thân.
Một trong các kỹ thuật được các tác giả dùng, trong cố gắng đụng tới các chiều kích linh đạo vượt quá từ ngữ và quan niệm, là cho chủ thể thấy một số hình ảnh có tính gợi cảm (8) và hỏi họ xem những hình ảnh nào miêu tả được điều gì đó về chính họ hay cuộc sống của họ. Monique lựa tấm hình cửa sổ kính mầu của nhà thờ và một em nhỏ đang chãy về phía cha mẹ mình, và nhận định: ‘vâng, hình đó, nó có nghĩa tôn giáo, em muốn nói vì chúng em là một gia đình Công Giáo và thường quen làm những điều người Công Giáo làm, hơn nữa, vì chúng em thường đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật. Bây giờ đang là Mùa Chay, nên chúng em kiêng thịt và ăn chay cho đến 12 giờ trưa. Chúng em thực hành những việc ấy. Gia đình em cũng thường tụ tập nhau. Nhưng em nghĩ cả hình kia nữa, hình gia đình, hình có em nhỏ đang chạy tới bố. Nó nhắc em nhớ đến gia đình em. Bố em rất khác với các ông bố khác.
Thí dụ, phần lớn các ông bố ra ngoài, làm việc, rồi đưa tiền về, đến khi về đến nhà thì mệt nhoài, nhất là mấy ông bố người Libăng. Bởi vì ở bên Libăng, họ phải làm việc khá cực, cực thật, mới có tiền nên khi về đến nhà là mệt nhoài, nên chỉ còn biết ăn và đi ngủ. Nhưng bố em thì dù cũng phải làm việc mới có tiền, lại còn phải học vì công việc nữa và nhiều chuyện khác, nhưng bố luôn dành thì giờ cho em và cho các anh chị em và má em…”.
Hạn từ ‘gia đình’ luôn được nhắc đi nhắc lại trong các trình thuật của cô, đầy giọng ấm áp, tự hào và một cảm thức an ổn. Được hỏi điều gì mang lại ý nghĩa và mục đích cho đời cô, cô trả lời: “Như em đã nói trước đây, cái đó phải là gia đình. Không có gia đình là không có gì cả. À quên, với em, đó là gia đình và tôn giáo. Chúng em rất trọng tôn giáo, hiển nhiên như thế. Và gia đình nữa. Bởi thế, em cũng không biết nữa, (nhưng) gia đình làm chị tiến bước… như với em chẳng hạn, bố em luôn luôn tình nguyện giúp em làm bài và đưa em đi đó đi đây, (rất tự nhiên), chả thấy cố gắng chi. Với các anh em trai của em cũng thế, tuần nào bố em cũng đưa họ đi chơi đá banh, bất cứ khi nào họ muốn đi là bố em đưa họ đi. Phần em gái em, nếu nó muốn đi coi hát là bọn em đưa nó đi. Má em cũng thế. Cả hai đấng đều rất tốt… Nhờ đọc các loại sách về Trung Đông, em mới hiểu em may mắn xiết bao vì được sống ở Úc ngay từ đầu, và được sống với gia đình như em hiện nay. Thí dụ như dù có năm con và cả hai ba má em đều phải đi làm và lo đủ chuyện, nhưng chúng em thực sự là một gia đình gần gũi nhau, chúng em lại có các giá trị và luân lý gia đình và tất cả những điều (giống) như thế. Tất cả những điều ấy hẳn phải làm chị nhận ra chị may mắn xiết bao. Chị đâu buộc phải tự mình kinh qua tất cả những điều ấy”.
‘Vui thú nhất’ của cô là khi một nhóm gia đình, trong đó có gia đình cô, cùng đi xa với nhau dịp Giáng Sinh. Cô tin Chúa, cầu nguyện thường xuyên, mấy tối lại đọc đọc Thánh Kinh một lần. Điều lý thứ là cách cô nói về Chúa.
Hỏi: Vậy em nghĩ Chúa là Đấng ra sao?
Thưa: Em không bao giờ tưởng tượng Chúa ra sao cả hay Ngài giống như cái gì, nhưng Chúa là Chúa.
Hỏi: Em tin gì về Chúa?
Thưa: Chúa hả, Ngài làm nhiều chuyện cho ta. Em muốn nói, Ngài là Chúa. Em có đủ thứ tức cười nói về Chúa. Em không biết phải nói như thế nào.
Xem ra ở đây, chả cần phải vất vả lắm mới nhận thấy nơi thành viên trẻ trung của một Giáo Hội Đông Phương này một số vết tích của lối nhấn mạnh có tính phủ định (apophatic) hết sức đặc trưng trong thần học Phương Đông: điều ta không biết về Thiên Chúa vượt xa điều ta biết về Người, bởi thế, tốt nhất nên im lặng và ‘để Chúa là chính Chúa’ hơn là tưởng tượng rằng mình đã ‘nắm’ được Người trong một mớ các ý niệm thiếu sót. Phương thức này hy vọng sản sinh trong tín hữu một thái độ nhiều kính sợ hơn là bằng hữu thân mật; các tác giả chỉ có thể nói rằng dù Monique rõ ràng không dễ nói về Thiên Chúa, nhưng các thực hành tôn giáo của cô không cho thấy dấu hiệu xa cách hay sợ hãi nào trong mối liên hệ này.
Người phỏng vấn cố gắng tìm hiểu một số niềm tin khác của Monique một cách chi tiết hơn; sau khi chết, chuyện gì sẽ xẩy ra? Monique tin vào các học thuyết Công Giáo truyền thống về Thiên Đàng, Hỏa Ngục và Luyện Ngục. Cô cảm thấy gần gũi Chúa nhất lúc nào? Khi hai em gái của cô sinh ra.
Hỏi: Vậy có phải trước đây em nói em đi nhà thờ mỗi tuần phải không?
Thưa: Đúng.
Hỏi: Em thấy Thánh Lễ ra sao?
Thưa: Rất thư giãn. Như một thứ trị liệu. Như thể là nơi duy nhất, trong vòng một giờ, để chị suy nghĩ thẳng thắn và trong tâm trí chị chả có chi ngoại trừ sự nối kết giữa chị và Chúa. Em thấy như vậy đó.
Hỏi: Rồi, thế em có thu lượm được nhiều từ bài giảng hay những việc như thế không?
Thưa: Có chứ chị.
Hỏi: Chị thấy nhiều người bảo họ rất khó theo dõi?
Thưa: Không, chúng rất dễ. Em muốn nói, em hiểu chúng và theo dõi hết được.
Monique nổi bật trong số các học sinh Lớp 12 được phỏng vấn mà không biểu lộ dấu hiệu nào cho thấy bị ảnh hưởng bởi tính thế tục của xã hội và văn hóa Úc. Các cuộc thăm dò toàn quốc các người Công Giáo cho thấy chỉ một thiểu số học sinh lớp 12 trong các trường Công Giáo đi nhà thờ mà thôi; và ít em duy trì trọn bộ các niềm tin Công Giáo.
Qua gia đình, cô liên kết chặt chẽ với cộng đồng sắc tộc Công Giáo Li Băng; ấy thế nhưng, ngay trong cộng đồng ấy, dù các giá trị gia đình được hỗ trợ rất nhiều, người ta vẫn thấy nhiều dị biệt trong việc giữ đạo, và khu ngoại ô của cô cũng như chính trường học của cô nữa cũng là những môi trường khá đa nguyên về phương diện tôn giáo.
Cô không bao giờ hoài nghi Thiên Chúa hay Giáo Hội, cũng như học đòi các thực hành huyền bí hay Tân Đại, là những điều cô cực lực bác bỏ trên cơ sở tôn giáo.
Dù niềm tin của cô có thể được mô tả là đơn giản hay như trẻ thơ, theo nghĩa tốt nhất, ta vẫn thấy rất nhiều dấu chỉ cho thấy một trí khôn thông minh trong đó. Được hỏi về các ảnh hưởng đối với đời cô, cô nhắc tới truyền thông, cho rằng: “Truyền thông không có giá trị mấy vì em đã lớn đủ để biết là họ phóng đại và họ chỉ cho công chúng biết điều công chúng muốn nghe. Bây giơ, ờem đã hiểu rất rõ điều ấy”.
Cô phê phán cách người ta miêu tả đời sống trong chương trình truyền hình ‘The Bold and the Beautiful’ và cả trong chương trình cô ưa thích là ‘Home and Away’, mà cô cho là có phản ảnh nhưng phóng đại cuộc sống thiếu niên, và ‘đang trở thành hủ hóa’.
Cô rất thích đọc sách, nhất là loại sách về cổ lịch sử, và mong có ngày được du hành và viếng thăm Hy lạp, La Mã và Ai Cập.
Thế giới quan của cô xem ra đầy đủ, rõ ràng gắn bó, toàn bộ, hết sức minh nhiên, diễn tả khéo và có suy tư so với một học sinh lớp 12; và hoàn toàn đã được thủ đắc. Thế giới quan ấy được phát biểu qua nhiều thực hành: các nghi lễ công cộng, việc ăn chay trong gia đình vào mùa chay và cầu nguyện tư riêng. Cô tự nói lên bản sắc Kitô hữu của mình bằng cách mang nữ trang có hình Thánh Giá (9).
Trong triết lý sống của cô, các giá trị gia đình rất nổi bật, gia đình và cộng đồng sắc tộc là ‘nhóm qui chiếu’ của cô, nghĩa là cơ sở nâng đỡ thế giới quan của cô; đến nỗi dù các thái độ và thiên hướng luân lý của cô thuộc loại bảo thủ và nghiêm nhặt, nhưng tinh sắc và khí sắc (tone & mood) cuộc sống cô lại nhiễm đầy ấm áp và một cảm thức an toàn hết sức vững ổn.
Linh đạo của cô chính là loại linh đạo cổ truyền.
Các ảnh hưởng đối với linh đạo:
Linh đạo của Monique là linh đạo tiêu biểu thuộc gia đình hạch nhân của cô, thuộc đại gia đình Li Băng của cô và thuộc Giáo Hội Maronite mà cô vốn là một thành viên. Tất cả các thực thể ấy tương quan qua lại với nhau. Phần lớn các người được phỏng vấn có hậu cảnh không nói tiếng Anh (NESB) đều cho thấy những mối liên kết chặt chẽ với gia đình. Nên không ngạc nhiên khi Monique duy trì được một sự đồng hóa rất mạnh với gia đình cô cả ở thời điểm này trong cuộc đời cô. Đối với cô, đại gia đình của cô đầy tính dưỡng dục và gần gũi. Được hỏi cô ngưỡng mộ ai, cô trả lời:
Người phỏng vấn: Người đó có thể là một quán quân thể thao hay bất cứ người nào em biết. Gia đình hay bằng hữu.
Monique: Có thể là một trong các chị em họ của em. Em có cần nêu tên không?
Người phỏng vấn: Không, em không cần phải nêu tên.
Monique: Vâng, chắc hẳn là một trong các chị em họ của em. Em muốn nói, chị ấy, em không biết (phải nói ra sao), chị ấy như một thứ gợi hứng rất mạnh, thúc đẩy em vượt qua mọi sự và luôn chuyện trò với em và chúng em ra ngoài với nhau nhiều lần và đi tha thẩn với nhau.
Người phỏng vấn: Thế, tại sao chị ấy lại gợi hứng được cho em?
Monique: À, chị ấy… chị ấy cũng xuất thân từ một gia đình đông con, nên dù đang đi học chị ấy cũng vẫn phải đi làm, cả chị ấy lẫn người chị của chị ấy nữa, đều đi là để giúp đỡ gia đình, (dù) cha mẹ chị ấy cũng có đi làm. Còn điều này nữa vì đi làm sau giờ học, nên chị ấy phải thức dậy lúc 3 giờ 30 sáng để 4 giờ còn học bài và sauu đó đến trường. Cứ thế cái thời khóa biểu ấy diễn tiến.
Người phỏng vấn: Thế, theo em, điều gì đem lại ý nghĩa và mục đích cho đời sống?
Monique: Như em đã nói ở trên, hẳn phải là gia đình. Không có gia đình là không có gì cả. À (mà quên), đối với em, đó là gia đình và tôn giáo. Gia đình em rất coi trọng tôn giáo, hiển nhiên là như thế. Và gia đình nữa. Em không rõ, (nhưng) chúng giúp chị tiếp tục tiến bước”.
Hành trình thiêng liêng của cô là hành trình được thực hiện trong cộng đoàn (gồm cả các bạn cùng trang cùng lứa đồng cảm thông) hơn là trong cô lập. Ngoài ra, các tài nguyên văn hóa được cô sử dụng trong cuộc tìm kiếm thiêng liêng cũng là những tài nguyên được thói quen thực hành của cô thúc đẩy cô lựa chọn:
Hỏi: Đồng ý. Thế em có đọc Thánh Kinh không?
Thưa: Có. Em có cuốn mới này, mập ụ này. Không, em có cuốn Thánh Kinh này và là cuốn thực sự rất dễ đọc. Nó cũng là sách Thánh Kinh bình thường thôi nhưng các đoạn của nó có kèm các câu hỏi giải thích.
Hỏi: Em nghĩ nó hữu ích như thế nào?
Thưa: Nó làm dễ sự nối kết. Em muốn nói, thí dụ khi em ra ngoài và nói mình sẽ đọc đoạn này hay đoạn nọ đêm nay. Thế là em chỉ cần mở những đoạn ấy và đọc thôi.
Monique tránh các phương tiện khám phá linh đạo khác. Cũng nên ghi nhận sự kiện này nữa là các gặp gỡ tôn giáo tại trường rất quan trọng với cô:
Hỏi: Bây giờ, chị hiểu trường em có các thánh lễ nữa. Em thấy các thánh lễ ấy ra sao?
Thưa: Ồ, các thánh lễ ấy thật sự rất tốt, một cách nào đó, chúng kết hợp trường lại với nhau vì chỉ những lúc như thế toàn trường mới tụ họp với nhau một cách rất thư giãn được. Như chị biết đấy, bọn em không có vấn đề gì rắc rối về việc làm bài ở nhà hay mặc lầm đồng phục hay bất cứ điều gì kiểu đó. Chúng em rất nhất chí trong các việc ấy vì những lý do tốt.
Các hậu quả của linh đạo:
1. Kiến thức:
Monique biết nhận ra các nhân quyền căn bản và chứng tỏ sự hiểu biết về một số các vấn đề công lý và tầm quan trọng củc việc làm thiện nguyện trong các sinh hoạt xã hội và cộng đồng.
Cô có đưa ra một số ý tưởng giải thích lý do của các tranh chấp trên thế giới và trong cộng đồng. Monique hơi nhậy cảm trước sự bất công bị cha cô đối xử cách phân biệt, hơi có tính bảo hộ hơn một chút, chỉ vì cô là con gái, trong khi các anh em trai của cô ‘thì thoát ách hơn cô nhiều’, và cô thường phản đối điều ấy với mẹ, người thường làm trung gian một cách khá thành công.
Các quan điểm của cô cho thấy một mức ngây thơ nào đó liên quan đến các nguyên nhân và cách giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng việc đó không gây ngạc nhiên gì nhiều vì tuổi của cô còn tương đối trẻ, vả lại cô có cố gắng nối kết đức tin tôn giáo với thế giới quan của mình.
“Vâng, em nghĩ tất cả những cuộc tranh chấp và hòa bình thế giới này cần phải được tham gia ý kiếnmvà mọi tranh chấp cần được chấm dứt. Chúng đang hủy hoại thế giới. Em muốn nói, theo em, nếu mọi người hợp nhất với nhau, như các tôn giáo chẳng hạn, nếu mọi tôn giáo đều chăm lo tới việc riêng của mình và để mặc các tôn giáo khác hành động theo lối riêng của họ thì mọi sự sẽ êm xuôi ngay. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng nghĩ tôn giáo của mình mới là tôn giáo đích thực nhưng ai là người phán định một niềm tin nào đó không đúng đối với họ, và Do Thái Giáo là không đúng đối với họ… Chị không thể phán đnịh như thế. Nều họ nghĩ tôn giáo ấy đúng đối với họ, thì nó đứng đối với họ. Bao lâu tôn giáo đó phù hợp với họ, thì xin hãy để mặc chúng tôi.
2. Các khả năng và kỹ năng bản thân
Monique ăn nói hoạt bát, có suy nghĩ và thích đọc sách báo. Cô ý thức được các lợi điểm được sống ở Úc và cô thấy cô may mắn về nhiều phương diện. Cô có được tâm điểm kiểm soát từ bên trong vì cô tin rằng các hành động của cô có hể tạo ra khác biệt và tương lai của cô không hẳn chỉ là chuyện may rủi.
3. Các thái độ xã hội
Monique rất gắn bó với trường, với giáo hội và với cộng đồng rộng lớn hơn của cô. Cô biểu lộ nhiều thái độ quan tâm tới người khác và một khuynh hướng vì ích chung, một sẵn sàng muốn làm việc cho cộng đồng.
“Em rất cởi mở với người ta. Đôi khi quá cởi mở nhưng thường thì rất cởi mở. Thí dụ em thích ai và yêu mến ai thì họ cũng thích như thế và em muốn chỉ cho họ thấy em sẵn sàng có đó cho họ nếu họ muốn và nếu họ không muốn lúc này, họ luôn luôn có thể trở lại với em”.
Cô chứng tỏ cô ủng hộ các thẩm quyền hợp pháp và các giáo huấn của Giáo Hội.
“Em biết có nhiều người thường nghĩ o.k. mình có thể đi ăn cắp một chiếc xe hơi hay đánh cướp một ngân hàng, rồi đi lễ ngày Chúa Nhật thế là được tha. Chị hiểu em muốn nói gì chứ? Không đúng như thế đâu. Chị không thể đánhh cướp ngân hàng và ăn cắp xe hơi”.
4. Hành động xã hội
Dù có hiểu một số vấn đề hiện đang thách đố thế giới ngày nay, nhưng Monique không để mình can dự vào hoạt động chính trị nhằm giải quyết chúng. Thí dụ, về các mối tranh chấp tôn giáo đã đề cập trong chi tiết như trên đây, mặc dù cô biết đến chúng, nhưng cô không can dự vào việc làm bất cứ điều gì để cổ vũ hoà hợp giữa các nhóm tôn giáo.
Hỏi: Rồi, thế em có coi tôn giáo là một nguồn gốc gây ra cuộc tranh chấp này hay không?
Thưa: Có.
Hỏi: Rồi, thế em có làm gì cho vấn đề ấy không? Chị không biết nữa, như ký thỉnh nguyện hay phản kháng chiến tranh chẳng hạn?
Thưa: Không.
Hỏi: Theo em, liệu có điều gì những người như bọn mình có thể làm được?
Thưa: À, chị luôn có thể làm điều gì đó. Em muốn nói, dù đó là một việc nhỏ nhoi như ký kiến nghị.
Hỏi: Ừ, nhưng về phương diện tỷ dụ như bất khoan dung tôn giáo chẳng hạn, bọn mình có hể làm gì để chấm dứt nó?
Thưa: Em nghĩ cái đó tùy mỗi cá nhân phải trưởng thành lên và hiểu ra rằng mình không phải là tôn giáo duy nhất ở trên đời, mình không phải là dân tộc duy nhất ở trên đời. Còn nhiều dân tộc khác với các cảm quan, xem sét và tôn giáo riêng của họ nữa.
Monique can dự mạnh mẽ đối với những người thuộc lứa tuổi của cô qua việc làm hiện nguyện ngay trong cộng đồng của cô, trong đó có làm việc cho người vô gia cư và thăm viếng các nhà dưỡng lão. Đó là một phần dịch vụ cộng đồng được tổ chức qua trường học của cô. Gần đây, cô tham gia một nhóm Hội Thánh Vincent de Paul tại trường, và đi theo xe ‘van’ về đêm để nuôi ăn những người vô gia cư, người lớn và trẻ em đói.
Monique: Em có đi một số đêm Thứ Tư với nhóm Hội Thánh Vincent ở trường và bọn em tới Ga Xe Lửa… Chúng em nuôi ăn người vô gia cư và cho họ uống, đồ uống nóng, đồ uống lạnh, thức ăn, săng-uých, đô-nất, bất cứ thứ gì họ muốn. Lần đi ấy kéo dài mấy tiếng. Em nghĩ bắt đầu khonảg lúc 5 giờ 30 và kết thúc khoảng 12 giờ đêm…
Hỏi: Điều ấy có thoải mái đối với em không?
Monique: Không, đau lòng lắm chị, nhất là với con nít. Nhiều con nít lắm chị, nhất là ở Bradstow, chúng gần như gào đòi thức ăn, hết sức thương tâm.
Monique cũng có thể được xếp vào loại có khuynh hướng công dân cao. Tuy nhiên, cô được coi như kém hơn Michael. Nếu ta đánh giá Michael theo một cái thang từ một tới mười cho cả bốn chiều kích, thì anh ta được 9 hay 10 về mỗi chiều kích ấy. Ngược lại, Monique chỉ được khoảng 6 hay 7 về mỗi chiều kích mà thôi.
________________________________________________________________________
Chú thích:
(6) Ngoài các bản ghi chép cuộc phỏng vấn ra, các tác giả còn có những ghi chú từ các quan sát bên lề của các phỏng vấn viên nữa, được thực hiện ngay lúc phỏng vấn, cho thấy nhiều điều qúy giá như điều vừa trích dẫn.
(7) Phần lớn người Công Giáo ở Úc thuộc tổ tiên Li Băng đều thuộc Giáo Hội Maronite, một giáo hội (Công Giáo) Phương Đông có căn cứ ở Li Băng, trong hiêệ thông với Giáo Hội Công Giáo (Phương Tây). Giáo hội Maronite có Thượng Phụ riêng tại Li Băng, có giám mục riêng cho Úc (thường trú tại Sydney), có phụng vụ và giáo luật riêng, và môt ộệ thống nhà thờ địa phương. Monique và gia đình cô tham dự một trong cácnhà thờ này, khá xa nơi họ sinh sống.
(8) Có tất cả 11 hình chụp, lựa từ bộ ‘Photolanguage Australia’ (Burton & Cooney 1986). Các tấm hình này rất khác nhau về nội dung và mục đích theo kiểu vẽ TAT (Thematic Apperception Test=Trắc Nghiệm Tri Thức Có Chủ Đề) rất nổi tiếng. Chúng được miêu tả là: đen trắng được chọn vì các phẩm chất mỹ thuật, khả năng kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ và cảm xúc, và khả năng thách thức người nhìn chịu suy tư. Hình chụp nào có thể mô tả như là biểu tượng sẽ trở thành chìa khóa giúp kinh nghiệm quá khứ và tiềm thức của người ta tìm được phát biểu hữu thức’ (đã dẫn, tr.2).
(9) Dĩ nhiên, danh ca Madonna cũng có đeo nữ trang với cây thánh giá, nhưng xem ra không chia sẻ các giá gtrị của Monique! Thánh Giá khá phổ thông; ý nghĩa đối với người đeo chỉ được biết căn cứ vào hậu cảnh hòan toàn bản thân mà thôi. Trong trường hợp Monique, hậu cảnh đó làm ta đủ tư cách để giải thích việc cô đeo Thánh Giá như một biểu hiệu bản sắc của cô.
(5876 chữ; nữ phỏng vấn viên)
Monique 17 tuổi, học lớp 12 tại một trường Công Giáo, và sống tại một khu ngoại ô thuộc giai cấp trung thượng lưu. Cô sinh tại Úc, mẹ người Úc và cha sinh tại Libăng. Cha cô là một nhà chuyên nghiệp về tài chánh, còn mẹ cô làm nghề thư ký. Cô là một trong năm người con của gia đình. Monique đeo một dây chuyền và dây tay có hình Thánh Giá (6).
Linh đạo
Linh đạo của cô là linh đạo cổ truyền, và rất cổ truyền. Cô là người Công Giáo theo nghi lễ Maronite (7), sùng đạo, chính thống, và dấn thân.
Một trong các kỹ thuật được các tác giả dùng, trong cố gắng đụng tới các chiều kích linh đạo vượt quá từ ngữ và quan niệm, là cho chủ thể thấy một số hình ảnh có tính gợi cảm (8) và hỏi họ xem những hình ảnh nào miêu tả được điều gì đó về chính họ hay cuộc sống của họ. Monique lựa tấm hình cửa sổ kính mầu của nhà thờ và một em nhỏ đang chãy về phía cha mẹ mình, và nhận định: ‘vâng, hình đó, nó có nghĩa tôn giáo, em muốn nói vì chúng em là một gia đình Công Giáo và thường quen làm những điều người Công Giáo làm, hơn nữa, vì chúng em thường đi nhà thờ mỗi Chúa Nhật. Bây giờ đang là Mùa Chay, nên chúng em kiêng thịt và ăn chay cho đến 12 giờ trưa. Chúng em thực hành những việc ấy. Gia đình em cũng thường tụ tập nhau. Nhưng em nghĩ cả hình kia nữa, hình gia đình, hình có em nhỏ đang chạy tới bố. Nó nhắc em nhớ đến gia đình em. Bố em rất khác với các ông bố khác.
Thí dụ, phần lớn các ông bố ra ngoài, làm việc, rồi đưa tiền về, đến khi về đến nhà thì mệt nhoài, nhất là mấy ông bố người Libăng. Bởi vì ở bên Libăng, họ phải làm việc khá cực, cực thật, mới có tiền nên khi về đến nhà là mệt nhoài, nên chỉ còn biết ăn và đi ngủ. Nhưng bố em thì dù cũng phải làm việc mới có tiền, lại còn phải học vì công việc nữa và nhiều chuyện khác, nhưng bố luôn dành thì giờ cho em và cho các anh chị em và má em…”.
Hạn từ ‘gia đình’ luôn được nhắc đi nhắc lại trong các trình thuật của cô, đầy giọng ấm áp, tự hào và một cảm thức an ổn. Được hỏi điều gì mang lại ý nghĩa và mục đích cho đời cô, cô trả lời: “Như em đã nói trước đây, cái đó phải là gia đình. Không có gia đình là không có gì cả. À quên, với em, đó là gia đình và tôn giáo. Chúng em rất trọng tôn giáo, hiển nhiên như thế. Và gia đình nữa. Bởi thế, em cũng không biết nữa, (nhưng) gia đình làm chị tiến bước… như với em chẳng hạn, bố em luôn luôn tình nguyện giúp em làm bài và đưa em đi đó đi đây, (rất tự nhiên), chả thấy cố gắng chi. Với các anh em trai của em cũng thế, tuần nào bố em cũng đưa họ đi chơi đá banh, bất cứ khi nào họ muốn đi là bố em đưa họ đi. Phần em gái em, nếu nó muốn đi coi hát là bọn em đưa nó đi. Má em cũng thế. Cả hai đấng đều rất tốt… Nhờ đọc các loại sách về Trung Đông, em mới hiểu em may mắn xiết bao vì được sống ở Úc ngay từ đầu, và được sống với gia đình như em hiện nay. Thí dụ như dù có năm con và cả hai ba má em đều phải đi làm và lo đủ chuyện, nhưng chúng em thực sự là một gia đình gần gũi nhau, chúng em lại có các giá trị và luân lý gia đình và tất cả những điều (giống) như thế. Tất cả những điều ấy hẳn phải làm chị nhận ra chị may mắn xiết bao. Chị đâu buộc phải tự mình kinh qua tất cả những điều ấy”.
‘Vui thú nhất’ của cô là khi một nhóm gia đình, trong đó có gia đình cô, cùng đi xa với nhau dịp Giáng Sinh. Cô tin Chúa, cầu nguyện thường xuyên, mấy tối lại đọc đọc Thánh Kinh một lần. Điều lý thứ là cách cô nói về Chúa.
Hỏi: Vậy em nghĩ Chúa là Đấng ra sao?
Thưa: Em không bao giờ tưởng tượng Chúa ra sao cả hay Ngài giống như cái gì, nhưng Chúa là Chúa.
Hỏi: Em tin gì về Chúa?
Thưa: Chúa hả, Ngài làm nhiều chuyện cho ta. Em muốn nói, Ngài là Chúa. Em có đủ thứ tức cười nói về Chúa. Em không biết phải nói như thế nào.
Xem ra ở đây, chả cần phải vất vả lắm mới nhận thấy nơi thành viên trẻ trung của một Giáo Hội Đông Phương này một số vết tích của lối nhấn mạnh có tính phủ định (apophatic) hết sức đặc trưng trong thần học Phương Đông: điều ta không biết về Thiên Chúa vượt xa điều ta biết về Người, bởi thế, tốt nhất nên im lặng và ‘để Chúa là chính Chúa’ hơn là tưởng tượng rằng mình đã ‘nắm’ được Người trong một mớ các ý niệm thiếu sót. Phương thức này hy vọng sản sinh trong tín hữu một thái độ nhiều kính sợ hơn là bằng hữu thân mật; các tác giả chỉ có thể nói rằng dù Monique rõ ràng không dễ nói về Thiên Chúa, nhưng các thực hành tôn giáo của cô không cho thấy dấu hiệu xa cách hay sợ hãi nào trong mối liên hệ này.
Người phỏng vấn cố gắng tìm hiểu một số niềm tin khác của Monique một cách chi tiết hơn; sau khi chết, chuyện gì sẽ xẩy ra? Monique tin vào các học thuyết Công Giáo truyền thống về Thiên Đàng, Hỏa Ngục và Luyện Ngục. Cô cảm thấy gần gũi Chúa nhất lúc nào? Khi hai em gái của cô sinh ra.
Hỏi: Vậy có phải trước đây em nói em đi nhà thờ mỗi tuần phải không?
Thưa: Đúng.
Hỏi: Em thấy Thánh Lễ ra sao?
Thưa: Rất thư giãn. Như một thứ trị liệu. Như thể là nơi duy nhất, trong vòng một giờ, để chị suy nghĩ thẳng thắn và trong tâm trí chị chả có chi ngoại trừ sự nối kết giữa chị và Chúa. Em thấy như vậy đó.
Hỏi: Rồi, thế em có thu lượm được nhiều từ bài giảng hay những việc như thế không?
Thưa: Có chứ chị.
Hỏi: Chị thấy nhiều người bảo họ rất khó theo dõi?
Thưa: Không, chúng rất dễ. Em muốn nói, em hiểu chúng và theo dõi hết được.
Monique nổi bật trong số các học sinh Lớp 12 được phỏng vấn mà không biểu lộ dấu hiệu nào cho thấy bị ảnh hưởng bởi tính thế tục của xã hội và văn hóa Úc. Các cuộc thăm dò toàn quốc các người Công Giáo cho thấy chỉ một thiểu số học sinh lớp 12 trong các trường Công Giáo đi nhà thờ mà thôi; và ít em duy trì trọn bộ các niềm tin Công Giáo.
Qua gia đình, cô liên kết chặt chẽ với cộng đồng sắc tộc Công Giáo Li Băng; ấy thế nhưng, ngay trong cộng đồng ấy, dù các giá trị gia đình được hỗ trợ rất nhiều, người ta vẫn thấy nhiều dị biệt trong việc giữ đạo, và khu ngoại ô của cô cũng như chính trường học của cô nữa cũng là những môi trường khá đa nguyên về phương diện tôn giáo.
Cô không bao giờ hoài nghi Thiên Chúa hay Giáo Hội, cũng như học đòi các thực hành huyền bí hay Tân Đại, là những điều cô cực lực bác bỏ trên cơ sở tôn giáo.
Dù niềm tin của cô có thể được mô tả là đơn giản hay như trẻ thơ, theo nghĩa tốt nhất, ta vẫn thấy rất nhiều dấu chỉ cho thấy một trí khôn thông minh trong đó. Được hỏi về các ảnh hưởng đối với đời cô, cô nhắc tới truyền thông, cho rằng: “Truyền thông không có giá trị mấy vì em đã lớn đủ để biết là họ phóng đại và họ chỉ cho công chúng biết điều công chúng muốn nghe. Bây giơ, ờem đã hiểu rất rõ điều ấy”.
Cô phê phán cách người ta miêu tả đời sống trong chương trình truyền hình ‘The Bold and the Beautiful’ và cả trong chương trình cô ưa thích là ‘Home and Away’, mà cô cho là có phản ảnh nhưng phóng đại cuộc sống thiếu niên, và ‘đang trở thành hủ hóa’.
Cô rất thích đọc sách, nhất là loại sách về cổ lịch sử, và mong có ngày được du hành và viếng thăm Hy lạp, La Mã và Ai Cập.
Thế giới quan của cô xem ra đầy đủ, rõ ràng gắn bó, toàn bộ, hết sức minh nhiên, diễn tả khéo và có suy tư so với một học sinh lớp 12; và hoàn toàn đã được thủ đắc. Thế giới quan ấy được phát biểu qua nhiều thực hành: các nghi lễ công cộng, việc ăn chay trong gia đình vào mùa chay và cầu nguyện tư riêng. Cô tự nói lên bản sắc Kitô hữu của mình bằng cách mang nữ trang có hình Thánh Giá (9).
Trong triết lý sống của cô, các giá trị gia đình rất nổi bật, gia đình và cộng đồng sắc tộc là ‘nhóm qui chiếu’ của cô, nghĩa là cơ sở nâng đỡ thế giới quan của cô; đến nỗi dù các thái độ và thiên hướng luân lý của cô thuộc loại bảo thủ và nghiêm nhặt, nhưng tinh sắc và khí sắc (tone & mood) cuộc sống cô lại nhiễm đầy ấm áp và một cảm thức an toàn hết sức vững ổn.
Linh đạo của cô chính là loại linh đạo cổ truyền.
Các ảnh hưởng đối với linh đạo:
Linh đạo của Monique là linh đạo tiêu biểu thuộc gia đình hạch nhân của cô, thuộc đại gia đình Li Băng của cô và thuộc Giáo Hội Maronite mà cô vốn là một thành viên. Tất cả các thực thể ấy tương quan qua lại với nhau. Phần lớn các người được phỏng vấn có hậu cảnh không nói tiếng Anh (NESB) đều cho thấy những mối liên kết chặt chẽ với gia đình. Nên không ngạc nhiên khi Monique duy trì được một sự đồng hóa rất mạnh với gia đình cô cả ở thời điểm này trong cuộc đời cô. Đối với cô, đại gia đình của cô đầy tính dưỡng dục và gần gũi. Được hỏi cô ngưỡng mộ ai, cô trả lời:
Người phỏng vấn: Người đó có thể là một quán quân thể thao hay bất cứ người nào em biết. Gia đình hay bằng hữu.
Monique: Có thể là một trong các chị em họ của em. Em có cần nêu tên không?
Người phỏng vấn: Không, em không cần phải nêu tên.
Monique: Vâng, chắc hẳn là một trong các chị em họ của em. Em muốn nói, chị ấy, em không biết (phải nói ra sao), chị ấy như một thứ gợi hứng rất mạnh, thúc đẩy em vượt qua mọi sự và luôn chuyện trò với em và chúng em ra ngoài với nhau nhiều lần và đi tha thẩn với nhau.
Người phỏng vấn: Thế, tại sao chị ấy lại gợi hứng được cho em?
Monique: À, chị ấy… chị ấy cũng xuất thân từ một gia đình đông con, nên dù đang đi học chị ấy cũng vẫn phải đi làm, cả chị ấy lẫn người chị của chị ấy nữa, đều đi là để giúp đỡ gia đình, (dù) cha mẹ chị ấy cũng có đi làm. Còn điều này nữa vì đi làm sau giờ học, nên chị ấy phải thức dậy lúc 3 giờ 30 sáng để 4 giờ còn học bài và sauu đó đến trường. Cứ thế cái thời khóa biểu ấy diễn tiến.
Người phỏng vấn: Thế, theo em, điều gì đem lại ý nghĩa và mục đích cho đời sống?
Monique: Như em đã nói ở trên, hẳn phải là gia đình. Không có gia đình là không có gì cả. À (mà quên), đối với em, đó là gia đình và tôn giáo. Gia đình em rất coi trọng tôn giáo, hiển nhiên là như thế. Và gia đình nữa. Em không rõ, (nhưng) chúng giúp chị tiếp tục tiến bước”.
Hành trình thiêng liêng của cô là hành trình được thực hiện trong cộng đoàn (gồm cả các bạn cùng trang cùng lứa đồng cảm thông) hơn là trong cô lập. Ngoài ra, các tài nguyên văn hóa được cô sử dụng trong cuộc tìm kiếm thiêng liêng cũng là những tài nguyên được thói quen thực hành của cô thúc đẩy cô lựa chọn:
Hỏi: Đồng ý. Thế em có đọc Thánh Kinh không?
Thưa: Có. Em có cuốn mới này, mập ụ này. Không, em có cuốn Thánh Kinh này và là cuốn thực sự rất dễ đọc. Nó cũng là sách Thánh Kinh bình thường thôi nhưng các đoạn của nó có kèm các câu hỏi giải thích.
Hỏi: Em nghĩ nó hữu ích như thế nào?
Thưa: Nó làm dễ sự nối kết. Em muốn nói, thí dụ khi em ra ngoài và nói mình sẽ đọc đoạn này hay đoạn nọ đêm nay. Thế là em chỉ cần mở những đoạn ấy và đọc thôi.
Monique tránh các phương tiện khám phá linh đạo khác. Cũng nên ghi nhận sự kiện này nữa là các gặp gỡ tôn giáo tại trường rất quan trọng với cô:
Hỏi: Bây giờ, chị hiểu trường em có các thánh lễ nữa. Em thấy các thánh lễ ấy ra sao?
Thưa: Ồ, các thánh lễ ấy thật sự rất tốt, một cách nào đó, chúng kết hợp trường lại với nhau vì chỉ những lúc như thế toàn trường mới tụ họp với nhau một cách rất thư giãn được. Như chị biết đấy, bọn em không có vấn đề gì rắc rối về việc làm bài ở nhà hay mặc lầm đồng phục hay bất cứ điều gì kiểu đó. Chúng em rất nhất chí trong các việc ấy vì những lý do tốt.
Các hậu quả của linh đạo:
1. Kiến thức:
Monique biết nhận ra các nhân quyền căn bản và chứng tỏ sự hiểu biết về một số các vấn đề công lý và tầm quan trọng củc việc làm thiện nguyện trong các sinh hoạt xã hội và cộng đồng.
Cô có đưa ra một số ý tưởng giải thích lý do của các tranh chấp trên thế giới và trong cộng đồng. Monique hơi nhậy cảm trước sự bất công bị cha cô đối xử cách phân biệt, hơi có tính bảo hộ hơn một chút, chỉ vì cô là con gái, trong khi các anh em trai của cô ‘thì thoát ách hơn cô nhiều’, và cô thường phản đối điều ấy với mẹ, người thường làm trung gian một cách khá thành công.
Các quan điểm của cô cho thấy một mức ngây thơ nào đó liên quan đến các nguyên nhân và cách giải quyết các vấn đề xã hội, nhưng việc đó không gây ngạc nhiên gì nhiều vì tuổi của cô còn tương đối trẻ, vả lại cô có cố gắng nối kết đức tin tôn giáo với thế giới quan của mình.
“Vâng, em nghĩ tất cả những cuộc tranh chấp và hòa bình thế giới này cần phải được tham gia ý kiếnmvà mọi tranh chấp cần được chấm dứt. Chúng đang hủy hoại thế giới. Em muốn nói, theo em, nếu mọi người hợp nhất với nhau, như các tôn giáo chẳng hạn, nếu mọi tôn giáo đều chăm lo tới việc riêng của mình và để mặc các tôn giáo khác hành động theo lối riêng của họ thì mọi sự sẽ êm xuôi ngay. Lẽ dĩ nhiên, ai cũng nghĩ tôn giáo của mình mới là tôn giáo đích thực nhưng ai là người phán định một niềm tin nào đó không đúng đối với họ, và Do Thái Giáo là không đúng đối với họ… Chị không thể phán đnịh như thế. Nều họ nghĩ tôn giáo ấy đúng đối với họ, thì nó đứng đối với họ. Bao lâu tôn giáo đó phù hợp với họ, thì xin hãy để mặc chúng tôi.
2. Các khả năng và kỹ năng bản thân
Monique ăn nói hoạt bát, có suy nghĩ và thích đọc sách báo. Cô ý thức được các lợi điểm được sống ở Úc và cô thấy cô may mắn về nhiều phương diện. Cô có được tâm điểm kiểm soát từ bên trong vì cô tin rằng các hành động của cô có hể tạo ra khác biệt và tương lai của cô không hẳn chỉ là chuyện may rủi.
3. Các thái độ xã hội
Monique rất gắn bó với trường, với giáo hội và với cộng đồng rộng lớn hơn của cô. Cô biểu lộ nhiều thái độ quan tâm tới người khác và một khuynh hướng vì ích chung, một sẵn sàng muốn làm việc cho cộng đồng.
“Em rất cởi mở với người ta. Đôi khi quá cởi mở nhưng thường thì rất cởi mở. Thí dụ em thích ai và yêu mến ai thì họ cũng thích như thế và em muốn chỉ cho họ thấy em sẵn sàng có đó cho họ nếu họ muốn và nếu họ không muốn lúc này, họ luôn luôn có thể trở lại với em”.
Cô chứng tỏ cô ủng hộ các thẩm quyền hợp pháp và các giáo huấn của Giáo Hội.
“Em biết có nhiều người thường nghĩ o.k. mình có thể đi ăn cắp một chiếc xe hơi hay đánh cướp một ngân hàng, rồi đi lễ ngày Chúa Nhật thế là được tha. Chị hiểu em muốn nói gì chứ? Không đúng như thế đâu. Chị không thể đánhh cướp ngân hàng và ăn cắp xe hơi”.
4. Hành động xã hội
Dù có hiểu một số vấn đề hiện đang thách đố thế giới ngày nay, nhưng Monique không để mình can dự vào hoạt động chính trị nhằm giải quyết chúng. Thí dụ, về các mối tranh chấp tôn giáo đã đề cập trong chi tiết như trên đây, mặc dù cô biết đến chúng, nhưng cô không can dự vào việc làm bất cứ điều gì để cổ vũ hoà hợp giữa các nhóm tôn giáo.
Hỏi: Rồi, thế em có coi tôn giáo là một nguồn gốc gây ra cuộc tranh chấp này hay không?
Thưa: Có.
Hỏi: Rồi, thế em có làm gì cho vấn đề ấy không? Chị không biết nữa, như ký thỉnh nguyện hay phản kháng chiến tranh chẳng hạn?
Thưa: Không.
Hỏi: Theo em, liệu có điều gì những người như bọn mình có thể làm được?
Thưa: À, chị luôn có thể làm điều gì đó. Em muốn nói, dù đó là một việc nhỏ nhoi như ký kiến nghị.
Hỏi: Ừ, nhưng về phương diện tỷ dụ như bất khoan dung tôn giáo chẳng hạn, bọn mình có hể làm gì để chấm dứt nó?
Thưa: Em nghĩ cái đó tùy mỗi cá nhân phải trưởng thành lên và hiểu ra rằng mình không phải là tôn giáo duy nhất ở trên đời, mình không phải là dân tộc duy nhất ở trên đời. Còn nhiều dân tộc khác với các cảm quan, xem sét và tôn giáo riêng của họ nữa.
Monique can dự mạnh mẽ đối với những người thuộc lứa tuổi của cô qua việc làm hiện nguyện ngay trong cộng đồng của cô, trong đó có làm việc cho người vô gia cư và thăm viếng các nhà dưỡng lão. Đó là một phần dịch vụ cộng đồng được tổ chức qua trường học của cô. Gần đây, cô tham gia một nhóm Hội Thánh Vincent de Paul tại trường, và đi theo xe ‘van’ về đêm để nuôi ăn những người vô gia cư, người lớn và trẻ em đói.
Monique: Em có đi một số đêm Thứ Tư với nhóm Hội Thánh Vincent ở trường và bọn em tới Ga Xe Lửa… Chúng em nuôi ăn người vô gia cư và cho họ uống, đồ uống nóng, đồ uống lạnh, thức ăn, săng-uých, đô-nất, bất cứ thứ gì họ muốn. Lần đi ấy kéo dài mấy tiếng. Em nghĩ bắt đầu khonảg lúc 5 giờ 30 và kết thúc khoảng 12 giờ đêm…
Hỏi: Điều ấy có thoải mái đối với em không?
Monique: Không, đau lòng lắm chị, nhất là với con nít. Nhiều con nít lắm chị, nhất là ở Bradstow, chúng gần như gào đòi thức ăn, hết sức thương tâm.
Monique cũng có thể được xếp vào loại có khuynh hướng công dân cao. Tuy nhiên, cô được coi như kém hơn Michael. Nếu ta đánh giá Michael theo một cái thang từ một tới mười cho cả bốn chiều kích, thì anh ta được 9 hay 10 về mỗi chiều kích ấy. Ngược lại, Monique chỉ được khoảng 6 hay 7 về mỗi chiều kích mà thôi.
________________________________________________________________________
Chú thích:
(6) Ngoài các bản ghi chép cuộc phỏng vấn ra, các tác giả còn có những ghi chú từ các quan sát bên lề của các phỏng vấn viên nữa, được thực hiện ngay lúc phỏng vấn, cho thấy nhiều điều qúy giá như điều vừa trích dẫn.
(7) Phần lớn người Công Giáo ở Úc thuộc tổ tiên Li Băng đều thuộc Giáo Hội Maronite, một giáo hội (Công Giáo) Phương Đông có căn cứ ở Li Băng, trong hiêệ thông với Giáo Hội Công Giáo (Phương Tây). Giáo hội Maronite có Thượng Phụ riêng tại Li Băng, có giám mục riêng cho Úc (thường trú tại Sydney), có phụng vụ và giáo luật riêng, và môt ộệ thống nhà thờ địa phương. Monique và gia đình cô tham dự một trong cácnhà thờ này, khá xa nơi họ sinh sống.
(8) Có tất cả 11 hình chụp, lựa từ bộ ‘Photolanguage Australia’ (Burton & Cooney 1986). Các tấm hình này rất khác nhau về nội dung và mục đích theo kiểu vẽ TAT (Thematic Apperception Test=Trắc Nghiệm Tri Thức Có Chủ Đề) rất nổi tiếng. Chúng được miêu tả là: đen trắng được chọn vì các phẩm chất mỹ thuật, khả năng kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ và cảm xúc, và khả năng thách thức người nhìn chịu suy tư. Hình chụp nào có thể mô tả như là biểu tượng sẽ trở thành chìa khóa giúp kinh nghiệm quá khứ và tiềm thức của người ta tìm được phát biểu hữu thức’ (đã dẫn, tr.2).
(9) Dĩ nhiên, danh ca Madonna cũng có đeo nữ trang với cây thánh giá, nhưng xem ra không chia sẻ các giá gtrị của Monique! Thánh Giá khá phổ thông; ý nghĩa đối với người đeo chỉ được biết căn cứ vào hậu cảnh hòan toàn bản thân mà thôi. Trong trường hợp Monique, hậu cảnh đó làm ta đủ tư cách để giải thích việc cô đeo Thánh Giá như một biểu hiệu bản sắc của cô.
Đức Thánh Cha nói với Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo: “Lời Thiên Chúa có thể Phục Hồi Nhân Loại”
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
06:34 25/06/2008
Vatican, ngày 24 tháng 6 năm 2008 (Zenit.org). -Dưới đây là thư Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Đại Hội Lần Thứ VII của Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo, đang diễn ra tại Dar-es-Salaam, Tanzania, cho đến ngày 3 tháng 7. Đề tài của Đại Hội là “Lời Thiên Chúa: Nguồn Mạch của Hoà Giải, Công Lý và Hòa Bình.”
******
Kính gửi Đức Cha Vincenzo Paglua
Chủ Tịch Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo
“Vậy anh chị em hãy đứng lên, thắt đai lưng là chân lý, mặc giáp che ngực là sự công chính, và đi giày là việc sẵn sàng loan báo tin mừng bình an” (Eph 6:14-15). Với những lời này của Thánh Tông Đồ Phaolô, tôi hân hạnh chào mừng các đại biểu và tất cả mọi người đang tham dự Đại Hội Liên Hiệp Kinh Thánh VII, đang diễn ra tại Dar-es-Salaam từ ngày 24 tháng 6 cho đến ngày 3 tháng, năm 7 2008, với đề tài: Lời Thiên Chúa -- Nguồn Mạch của Hoà Giải, Công Lý và Hòa Bình. Đại Hội luôn luôn là một dịp riêng cho các thành viên của Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo để cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và canh tân việc phục vụ Hội Thánh của họ, được mời gọi để công bố Tin Mừng bình an.
Việc Đại Hội của anh chị em được tổ chức tại Dar-es-Salaam là một cử chỉ đoàn kết quan trọng với Hội Thánh ở Phi Châu, và còn hơn nữa đối với Thượng Hội Đồng Giám Mục năm tới cho Phi Châu. “Hội Thánh luôn luôn có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ lưỡng những dấu chỉ của thời gian và giải thích chúng theo ánh sáng Tin Mừng” ("Gaudium et Spes," 4). Sứ điệp mà anh chị em mang đến Dar-es-Salaam rõ ràng là sứ điệp yêu quý Kinh Thánh và yêu mến Phi Châu. Đề tài của Đại Hội của anh chị em làm cho người ta chú ý đến việc Lời Chúa có thể phục hồi nhân loại trong hòa giải, công lý và hòa bình như thế nào. Đây là lời hằng sống mà Hội Thánh phải cúng hiến cho một thế giới đang đổ vỡ. “Vì vậy, chúng tôi là người đại diện cho Ðức Kitô, như chính Thiên Chúa khuyên dạy qua chúng tôi. Vậy, thay mặt Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa” (2 Cor 5:19-20). Chớ gì Lục Địa Phi Châu làm khung cảnh cho việc suy niêm lời Chúa (lectio divina) là điều sẽ trợ lực anh chị em trong những ngày này và nguyện xin cho các cố gắng của anh chị em giúp Hội Thánh ở Phi Châu “theo đuổi sứ vụ truyền giáo, để đem dân chúng ở Lục Địa đến cùng Chúa, bằng cách dạy họ tuân giữ tất cả những gì Người đã truyền [x. Mt 18:20]” (x. "Ecclesia in Africa," 6).
Kitô giáo là một tôn giáo của Lời của Thiên Chúa, “không phải là văn tự và ngôn từ câm lặng, nhưng là Lời nhập thể và hằng sống” (Th. Bernađô, S. Missus est 4, 11 PL 183, 86). Chỉ có một mình Đức Kitô, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa hằng sống, là Đấng mà qua Chúa Thánh Thần, có thể mở tâm trí chúng ta để hiểu Kinh Thánh (x. Lc 24:15, GLCG, 108). Cho nên tôi nồng nhiệt khuyến khích anh chị em không những chỉ tiếp tục làm cho người Công Giáo thời đại, đặc biệt là các thế hệ trẻ, kinh nghiệm sự thích hợp sâu xa của Kinh Thánh, nhưng cũng dẫn họ đến việc giải thích chúng theo nhãn quan chính của Đức Kitô và mầu nhiệm Phục Sinh. Cộng đoàn các tín hữu có thể thành men của hòa giải, nhưng chỉ khi nào “nó tiếp tục ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần và làm chứng cho Tin Mừng, chỉ khi nào nó vác Thập Giá giống như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu” (Bài giảng, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 11/5/2008). Về điều này, tôi xin mạn phép dùng làm của mình một suy tư của Tôi Tớ Thiên Chúa, ĐTC Gioan Phaolô II, là người đã nhận xét rằng: “Thực vậy, làm sao chúng ta có thể công bố Tin Mừng hòa giải mà không đồng thời quyết tâm hoạt động cho việc hoà giải giữa các Kitô hữu?” (Ut Unum Sint, 98). Hãy để cho nhận xét này len lỏi vào công việc anh chị em đang làm trong những ngày này. Nguyện xin cho tâm hồn anh chị em luôn luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong quyền năng hợp nhất của Lời Thiên Chúa.
Tất cả các Kitô hữu được mời gọi noi gương mở rộng tâm hồn của Đức Mẹ Maria là Đấng đã đón nhận Lời Thiên Chúa “trong lòng và trong thân thể Ngài cùng ban Sự Sống cho thế gian” (Lumen Gentium, 53). Xin cho dân chúng Phi Châu đón nhận Lời Chúa như là nguồn mạch ban sự sống của hòa giải và công lý, và nhất là hòa bình chân chính là nền hòa bình mà chỉ có thể đến từ Chúa Phục Sinh. Cũng xin phó thác cho chính Mẹ Maria, Ngai Khôn Ngoan, tất cả những ai đang tụ họp trong Đại Hội này, Tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh.
Từ Vatican, ngày 12 tháng 6 năm 2008
******
Kính gửi Đức Cha Vincenzo Paglua
Chủ Tịch Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo
“Vậy anh chị em hãy đứng lên, thắt đai lưng là chân lý, mặc giáp che ngực là sự công chính, và đi giày là việc sẵn sàng loan báo tin mừng bình an” (Eph 6:14-15). Với những lời này của Thánh Tông Đồ Phaolô, tôi hân hạnh chào mừng các đại biểu và tất cả mọi người đang tham dự Đại Hội Liên Hiệp Kinh Thánh VII, đang diễn ra tại Dar-es-Salaam từ ngày 24 tháng 6 cho đến ngày 3 tháng, năm 7 2008, với đề tài: Lời Thiên Chúa -- Nguồn Mạch của Hoà Giải, Công Lý và Hòa Bình. Đại Hội luôn luôn là một dịp riêng cho các thành viên của Liên Hiệp Kinh Thánh Công Giáo để cùng nhau lắng nghe Lời Chúa và canh tân việc phục vụ Hội Thánh của họ, được mời gọi để công bố Tin Mừng bình an.
Việc Đại Hội của anh chị em được tổ chức tại Dar-es-Salaam là một cử chỉ đoàn kết quan trọng với Hội Thánh ở Phi Châu, và còn hơn nữa đối với Thượng Hội Đồng Giám Mục năm tới cho Phi Châu. “Hội Thánh luôn luôn có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ lưỡng những dấu chỉ của thời gian và giải thích chúng theo ánh sáng Tin Mừng” ("Gaudium et Spes," 4). Sứ điệp mà anh chị em mang đến Dar-es-Salaam rõ ràng là sứ điệp yêu quý Kinh Thánh và yêu mến Phi Châu. Đề tài của Đại Hội của anh chị em làm cho người ta chú ý đến việc Lời Chúa có thể phục hồi nhân loại trong hòa giải, công lý và hòa bình như thế nào. Đây là lời hằng sống mà Hội Thánh phải cúng hiến cho một thế giới đang đổ vỡ. “Vì vậy, chúng tôi là người đại diện cho Ðức Kitô, như chính Thiên Chúa khuyên dạy qua chúng tôi. Vậy, thay mặt Ðức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa” (2 Cor 5:19-20). Chớ gì Lục Địa Phi Châu làm khung cảnh cho việc suy niêm lời Chúa (lectio divina) là điều sẽ trợ lực anh chị em trong những ngày này và nguyện xin cho các cố gắng của anh chị em giúp Hội Thánh ở Phi Châu “theo đuổi sứ vụ truyền giáo, để đem dân chúng ở Lục Địa đến cùng Chúa, bằng cách dạy họ tuân giữ tất cả những gì Người đã truyền [x. Mt 18:20]” (x. "Ecclesia in Africa," 6).
Kitô giáo là một tôn giáo của Lời của Thiên Chúa, “không phải là văn tự và ngôn từ câm lặng, nhưng là Lời nhập thể và hằng sống” (Th. Bernađô, S. Missus est 4, 11 PL 183, 86). Chỉ có một mình Đức Kitô, Lời vĩnh cửu của Thiên Chúa hằng sống, là Đấng mà qua Chúa Thánh Thần, có thể mở tâm trí chúng ta để hiểu Kinh Thánh (x. Lc 24:15, GLCG, 108). Cho nên tôi nồng nhiệt khuyến khích anh chị em không những chỉ tiếp tục làm cho người Công Giáo thời đại, đặc biệt là các thế hệ trẻ, kinh nghiệm sự thích hợp sâu xa của Kinh Thánh, nhưng cũng dẫn họ đến việc giải thích chúng theo nhãn quan chính của Đức Kitô và mầu nhiệm Phục Sinh. Cộng đoàn các tín hữu có thể thành men của hòa giải, nhưng chỉ khi nào “nó tiếp tục ngoan ngoãn nghe theo Chúa Thánh Thần và làm chứng cho Tin Mừng, chỉ khi nào nó vác Thập Giá giống như Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu” (Bài giảng, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, ngày 11/5/2008). Về điều này, tôi xin mạn phép dùng làm của mình một suy tư của Tôi Tớ Thiên Chúa, ĐTC Gioan Phaolô II, là người đã nhận xét rằng: “Thực vậy, làm sao chúng ta có thể công bố Tin Mừng hòa giải mà không đồng thời quyết tâm hoạt động cho việc hoà giải giữa các Kitô hữu?” (Ut Unum Sint, 98). Hãy để cho nhận xét này len lỏi vào công việc anh chị em đang làm trong những ngày này. Nguyện xin cho tâm hồn anh chị em luôn luôn được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong quyền năng hợp nhất của Lời Thiên Chúa.
Tất cả các Kitô hữu được mời gọi noi gương mở rộng tâm hồn của Đức Mẹ Maria là Đấng đã đón nhận Lời Thiên Chúa “trong lòng và trong thân thể Ngài cùng ban Sự Sống cho thế gian” (Lumen Gentium, 53). Xin cho dân chúng Phi Châu đón nhận Lời Chúa như là nguồn mạch ban sự sống của hòa giải và công lý, và nhất là hòa bình chân chính là nền hòa bình mà chỉ có thể đến từ Chúa Phục Sinh. Cũng xin phó thác cho chính Mẹ Maria, Ngai Khôn Ngoan, tất cả những ai đang tụ họp trong Đại Hội này, Tôi thân ái ban Phép Lành Tòa Thánh.
Từ Vatican, ngày 12 tháng 6 năm 2008
Bài Huấn dụ của ĐTC Beneđictô XVI cho Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 tại Quebec (Canađa)
Đức Long
09:33 25/06/2008
Bài Huấn dụ của ĐTC Beneđictô XVI cho Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 tại Quebec (Canađa)
Kính thưa các Đức Hồng Y,
Các Đức Cha,
Và anh chị em thân mến,
Khi các con đang dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49, cha rất vui mừng được theo dõi các con qua phương tiện truyền hình và cùng được ngồi cầu nguyện với các con. Trước tiên, cha xin gửi lời chào đến ĐHY Marc Ouellet, Tổng Giám mục Quebec, ĐHY Jozef Tomko, đặc phái viên của Đại Hội, cùng tất cả các Hồng và các Đức Cha hiện diện trong Đại Hội. Cha xin gửi lời chào thân ái đến các đoàn thể tham gia vào phụng vụ. Cha cũng thương nhớ đến các Linh mục, Phó tế, và mọi tín hữu đang có mặt, cũng như tất cả các tín hữu công giáo Quebec, toàn thể tín hữu Canađa và tín hữu mọi Châu lục. Cha không thể nào quên rằng quê hương các con năm nay kỷ niệm 400 năm thành lập. Đây là một dịp tốt để mỗi người nhớ lại những giá trị thôi thúc các vị tiên phong và thừa sai ở quê hương các con.
«Thánh Thể, là hồng ân Thiên Chúa ban sự sống cho thế giới », đó là chủ đề được chọn cho Đại Hội Thánh Thê Quốc Tế lần này. Thánh Thể là kho báu tuyệt mỹ nhất của chúng ta. Thánh Thể là Bí Tích tối hảo đưa chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu trước. Thánh thể là mầu nhiệm của ơn cứu độ chúng ta; Thánh Thể là nguồn mạch, và là đỉnh điểm hành động và đời sống của Giáo Hội, như Công Đông Vaticăn II từng nhắc lại ( Sacróanctum Concilium, n.8). Vì vậy, điều đặct biệt quan trọng là các Mục tử và con chiên phải thường chú tâm đào sâu mầu nhiệm cao cả này. Mỗi người cũng có thể khẳng định Đức tin của mình và luôn chu toàn tốt hơn sứ vụ của mình trong Giáo Hội và trong thế giới, đồng thời nên nhớ rằng Thánh Thể làm phong phú đời sống cá nhân, đời sống Giáo Hội và thế giới. Thánh Thần Chân Lý làm chứng trong tâm hồn các con. Các con cũng, vậy hãy làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt mọi người, như bài đáp ca trong Thánh lễ đã nói. Vì vậy, tham dự Thánh Thể không làm cách ly với những người đương thời chúng ta, trái lại, vì Thánh Thể diễn tả Tình Yêu tiêu biểu nhất của Thiên Chúa. Thánh Thể kêu gọi chúng ta dấn thân với mọi anh em để đối phó với những thách thức hiện nay hầu làm cho hành tinh trở thành nơi sinh sống tốt. Chính vì thế, chúng ta cần phải chiến đấu không ngừng để mọi người được tôn trọng từ khi hình thành thai nhi cho đến khi chết tự nhiên, để cho xã hội giàu có biết đón nhận những người nghèo, và trao lại mọi nhân phẩm cho họ, để họ có lương thực sống và nuôi sống gia đình họ, để hòa bình và công lý chiếu rõi trên mọi Châu lục. Đó là một số thách thức cần huy động mọi người đường thời chúng ta và vì thách thức đó mà mọi Kitô hữu cần phải lấy sức mạnh từ mầu nhiệm Thánh Thể.
(Nguồn: La Croix, 22/06/08)
Kính thưa các Đức Hồng Y,
Các Đức Cha,
Và anh chị em thân mến,
Khi các con đang dự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49, cha rất vui mừng được theo dõi các con qua phương tiện truyền hình và cùng được ngồi cầu nguyện với các con. Trước tiên, cha xin gửi lời chào đến ĐHY Marc Ouellet, Tổng Giám mục Quebec, ĐHY Jozef Tomko, đặc phái viên của Đại Hội, cùng tất cả các Hồng và các Đức Cha hiện diện trong Đại Hội. Cha xin gửi lời chào thân ái đến các đoàn thể tham gia vào phụng vụ. Cha cũng thương nhớ đến các Linh mục, Phó tế, và mọi tín hữu đang có mặt, cũng như tất cả các tín hữu công giáo Quebec, toàn thể tín hữu Canađa và tín hữu mọi Châu lục. Cha không thể nào quên rằng quê hương các con năm nay kỷ niệm 400 năm thành lập. Đây là một dịp tốt để mỗi người nhớ lại những giá trị thôi thúc các vị tiên phong và thừa sai ở quê hương các con.
«Thánh Thể, là hồng ân Thiên Chúa ban sự sống cho thế giới », đó là chủ đề được chọn cho Đại Hội Thánh Thê Quốc Tế lần này. Thánh Thể là kho báu tuyệt mỹ nhất của chúng ta. Thánh Thể là Bí Tích tối hảo đưa chúng ta vào cuộc sống vĩnh cửu trước. Thánh thể là mầu nhiệm của ơn cứu độ chúng ta; Thánh Thể là nguồn mạch, và là đỉnh điểm hành động và đời sống của Giáo Hội, như Công Đông Vaticăn II từng nhắc lại ( Sacróanctum Concilium, n.8). Vì vậy, điều đặct biệt quan trọng là các Mục tử và con chiên phải thường chú tâm đào sâu mầu nhiệm cao cả này. Mỗi người cũng có thể khẳng định Đức tin của mình và luôn chu toàn tốt hơn sứ vụ của mình trong Giáo Hội và trong thế giới, đồng thời nên nhớ rằng Thánh Thể làm phong phú đời sống cá nhân, đời sống Giáo Hội và thế giới. Thánh Thần Chân Lý làm chứng trong tâm hồn các con. Các con cũng, vậy hãy làm chứng cho Chúa Kitô trước mặt mọi người, như bài đáp ca trong Thánh lễ đã nói. Vì vậy, tham dự Thánh Thể không làm cách ly với những người đương thời chúng ta, trái lại, vì Thánh Thể diễn tả Tình Yêu tiêu biểu nhất của Thiên Chúa. Thánh Thể kêu gọi chúng ta dấn thân với mọi anh em để đối phó với những thách thức hiện nay hầu làm cho hành tinh trở thành nơi sinh sống tốt. Chính vì thế, chúng ta cần phải chiến đấu không ngừng để mọi người được tôn trọng từ khi hình thành thai nhi cho đến khi chết tự nhiên, để cho xã hội giàu có biết đón nhận những người nghèo, và trao lại mọi nhân phẩm cho họ, để họ có lương thực sống và nuôi sống gia đình họ, để hòa bình và công lý chiếu rõi trên mọi Châu lục. Đó là một số thách thức cần huy động mọi người đường thời chúng ta và vì thách thức đó mà mọi Kitô hữu cần phải lấy sức mạnh từ mầu nhiệm Thánh Thể.
(Nguồn: La Croix, 22/06/08)
Phản ứng của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ về Bản Nghiên cứu Pew mới công bố.
Phụng Nghi
09:59 25/06/2008
Washington, DC (CNA) – Hội đồng Giám mục Hoa kỳ đã đưa ra lời phát biểu để trả lời cho công trình nghiên cứu của Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Đời sống Công cộng. Theo bản nghiên cứu này thì dân chúng Mỹ có một tiến trình đi vào tôn giáo không theo giáo điều.
Trong cuộc nghiên cứu, Diễn đàn Pew đã tiến hành phỏng vấn 35 ngàn người thành niên và đã công bố ước định kết quả như sau: Trong số người Mỹ thành niên có
- 92% nói họ tin vào Chúa hoặc một “vị thần linh phổ quát”
- 74% nói họ tin có cuộc sống ở đời sau
- 63% nói họ tin Kinh Thánh là Lời của Chúa
- 63% nói họ cầu nguyện ở nhà và đọc Kinh Thánh với con cái
- 60% nói họ cho con đến học các chương trình giáo dục tôn giáo.
Báo cáo từ cuộc nghiên cứu cũng cho biết:
- Đa số người Mỹ theo một tôn giáo nào đó đều đồng ý rằng không phải chỉ có một cách duy nhất để lý giải các giáo huấn về đức tin của họ.
- Hầu hết người Mỹ đều nghĩ rằng tôn giáo họ theo không phải là con đường duy nhất dẫn đến cuộc sống vĩnh hằng, mặc dầu chính truyền thống đức tin của họ dạy khác thế.
Bình luận về cuộc thăm dò, Đức tổng giám mục Donald Wuerl giáo phận Washington, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa và Giáo lý thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, phát biểu: “Lịch sử đã chứng minh rằng đức tin tôn giáo là điều rất quan trọng đối với người Mỹ. Ở mỗi thời điểm trong quá khứ của chúng ta, người Mỹ đã kêu cầu xin Chúa chỉ bảo, hướng dẫn, chở che. Đối với người Công giáo, trong lịch sử chúng ta, có một hình ảnh rõ rệt của tôn giáo tại Mỹ phản ảnh những nỗ lực tận tụy do các linh mục, giảng viên giáo lý và giáo sư.”
Linh mục Brian Bransfield, một chuyên viên trong Ủy ban Phúc âm hóa và Giáo lý thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, nói rằng: “Thật khó mà xác định được tầm mức lớn lao niềm khát vọng tìm kiếm chân lý nơi các gia đình và con người ở mọi lứa tuổi, như được chứng minh bằng đáp ứng rộng lớn đối với cuộc thăm viếng Hoa kỳ mới đây của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Niềm khát vọng này đôi lúc bị hướng dẫn sai lạc qua hậu quả của chủ nghĩa thế tục, mục tiêu của nó đặt vào cá nhân và hưởng thụ.”
Cha Bransfield lặp lại lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Bênêđictô trước khi được tuyển chọn làm giáo hoàng: “Thiên Chúa không đếm lấy số đông.”
Cha nói tiếp: “Đứng trước bất cứ biện pháp nào, phản ứng đều đặn và liên tục của Giáo hội là luôn luôn cam kết đổi mới nhằm kiên cường các nỗ lực giảng dạy giáo lý.”
Trong cuộc nghiên cứu, Diễn đàn Pew đã tiến hành phỏng vấn 35 ngàn người thành niên và đã công bố ước định kết quả như sau: Trong số người Mỹ thành niên có
- 92% nói họ tin vào Chúa hoặc một “vị thần linh phổ quát”
- 74% nói họ tin có cuộc sống ở đời sau
- 63% nói họ tin Kinh Thánh là Lời của Chúa
- 63% nói họ cầu nguyện ở nhà và đọc Kinh Thánh với con cái
- 60% nói họ cho con đến học các chương trình giáo dục tôn giáo.
Báo cáo từ cuộc nghiên cứu cũng cho biết:
- Đa số người Mỹ theo một tôn giáo nào đó đều đồng ý rằng không phải chỉ có một cách duy nhất để lý giải các giáo huấn về đức tin của họ.
- Hầu hết người Mỹ đều nghĩ rằng tôn giáo họ theo không phải là con đường duy nhất dẫn đến cuộc sống vĩnh hằng, mặc dầu chính truyền thống đức tin của họ dạy khác thế.
Bình luận về cuộc thăm dò, Đức tổng giám mục Donald Wuerl giáo phận Washington, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Phúc âm hóa và Giáo lý thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, phát biểu: “Lịch sử đã chứng minh rằng đức tin tôn giáo là điều rất quan trọng đối với người Mỹ. Ở mỗi thời điểm trong quá khứ của chúng ta, người Mỹ đã kêu cầu xin Chúa chỉ bảo, hướng dẫn, chở che. Đối với người Công giáo, trong lịch sử chúng ta, có một hình ảnh rõ rệt của tôn giáo tại Mỹ phản ảnh những nỗ lực tận tụy do các linh mục, giảng viên giáo lý và giáo sư.”
Linh mục Brian Bransfield, một chuyên viên trong Ủy ban Phúc âm hóa và Giáo lý thuộc Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, nói rằng: “Thật khó mà xác định được tầm mức lớn lao niềm khát vọng tìm kiếm chân lý nơi các gia đình và con người ở mọi lứa tuổi, như được chứng minh bằng đáp ứng rộng lớn đối với cuộc thăm viếng Hoa kỳ mới đây của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Niềm khát vọng này đôi lúc bị hướng dẫn sai lạc qua hậu quả của chủ nghĩa thế tục, mục tiêu của nó đặt vào cá nhân và hưởng thụ.”
Cha Bransfield lặp lại lời tuyên bố của Đức giáo hoàng Bênêđictô trước khi được tuyển chọn làm giáo hoàng: “Thiên Chúa không đếm lấy số đông.”
Cha nói tiếp: “Đứng trước bất cứ biện pháp nào, phản ứng đều đặn và liên tục của Giáo hội là luôn luôn cam kết đổi mới nhằm kiên cường các nỗ lực giảng dạy giáo lý.”
Toàn Thể Huấn Từ của ĐTC Bênêđictô XVI trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49
ĐTC Bênêđictô XVI
12:59 25/06/2008
Dưới đây là bản dịch toàn thể bài huấn từ của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49, được tổ chức tại Quebec từ ngày 15 đến ngày 22 tháng 6 năm 2008. Bài giảng được truyền đi bằng vệ tinh. Nguyên văn một phần bằng Tiếng Pháp và một phần bằng Tiếng Anh được đăng trong website của Tòa Thánh.
Kính thưa quý Đức Hồng Y,
Quý Giám Mục,
Anh chị em thân mến,
Trong khi anh chị em quy tụ tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49, tôi vui mừng được hợp cùng anh chị em qua phương tiện truyền thông bằng vệ tinh, và như thế được kết hợp cùng anh chị em trong lời cầu nguyện. Trước hết tôi xin kính chào ĐHY Marc Ouellet, TGM Quebec, và ĐHY Jozef Tomko, sứ thần đặc biệt của Đại Hội, cũng như tất cả các Hồng Y và Giám Mục có mặt ở đây. Tôi cũng xin gửi lời chào mừng thân ái đến tất cả những nhân vật của xã hội dân sự đã quyết định tham dự phụng vụ này. Tôi cũng ưu ái nhớ đến các linh mục, các phó tế, và tất cả các tín hữu hiện diện nơi đây, cũng như tất cả mọi người Công Giáo ở Quebec, trên toàn thể nước Gia Nã Đại và các lục địa. Tôi không quên rằng quốc gia anh chị em năm nay mừng kỷ niệm 400 năm lập quốc. Đây là một dịp để mỗi người trong anh chị em nhớ lại những giá trị đã làm phấn khởi những vị tiền phong và các nhà truyền giáo trong quốc gia anh chị em.
“Bí Tích Thánh Thể là món quà Thiên Chúa ban để cho thế gian được sống,” đó cũng là đề tài được chọn cho Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế này. Thánh Thể là kho tàng tốt đẹp nhất của chúng ta. Thánh Thể là bí tích tuyệt diệu nhất; bí tích này mở đầu trước chúng ta vào sự sống đời đời; nó chứa đựng toàn thể mầu nhiệm cứu độ của chúng ta; nó là nguồn mạch và tột đỉnh của hành động và đời sống Hội Thánh như Công Đồng Vaticanô II đã nhắc lại (“Sacrosanctum Concilium”, số 8).
Cho nên điều rất quan trọng là các mục tử và các tín hữu phải thường xuyên quan tâm đến việc hiểu biết thêm về mầu nhiệm cao cả này. Như thế mỗi ngưởi sẽ có thể xác tín về đức tin của mình và làm tròn sứ vụ của mình trong Hội Thánh cùng trên thế gian một cách tốt đẹp hơn bao giờ hết, bằng cách hồi tưởng lại một hiệu quả của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống cá nhân của mình, trong đời sống Hội Thánh và trên thế gian. Thần Chân Lý làm chứng trong lòng anh chị em; anh chị cũng hãy làm chứng cho Đức Kitô trước mặt người ta, như đã được nói lên trong câu xướng ca của Allêluia trong Thánh Lễ hôm nay. Vậy, tham dự vào Thánh Thể không tách xa chúng ta khỏi những người đương thời với chúng ta; ngược lại, bởi vì Thánh Thể là cách diễn tả hay nhất của tình yêu Thiên Chúa, nó mời gọi chúng ta cộng tác với tất cả anh chị em mình để đương đầu với những thách đố hiện tại và làm cho hành tinh này thành một nơi tốt đẹp để sống.
Để đạt được điều ấy, chúng ta phải không ngừng tranh đấu để mỗi người được tôn trọng tử lúc thụ thai đến khi chết tự nhiên; để những xã hội giàu có của chúng ta đón chào những người nghèo nhất và cho họ được phép có chút nhân phẩm; để mọi người có thể tìm được lương thực và giúp cho gia đình họ tồn tại; để hòa bình và công lý có thể chiếu soi trên tất cả các lục địa. Đó là một vài điều trong số những thách đố mà chúng ta cần phải động viên tất cả mọi người đương thời với chúng ta, và các Kitô hữu phải rút sức mạnh của mình từ Bí Tích Thánh Thể để thực hiện điều ấy.
“Mầu Nhiệm Đức Tin”: đó là điều mà chúng ta công bố trong mỗi Thánh Lễ. Tôi muốn tất cả mọi người quyết tâm học hỏi về mầu nhiệm này, đặc biệt bằng cách coi lại và khám phá, từng cá nhân hay từng nhóm, bản văn của Công Đồng về Phụng Vụ, 'Sacrosanctum Concilium,' ngõ hầu can đảm làm chứng cho mầu nhiệm. Bằng cách này mỗi người sẽ đi đến việc hiểu biết hơn về ý nghĩa của từng bình diện của Bí Tích Thánh Thể, hiểu chiều sâu của mầu nhiệm này và sống mầu nhiệm cách mãnh liệt hơn. Mỗi câu nói, mỗi cử chỉ đều có ý nghĩa riêng của nó và tiềm ẩn một mầu nhiệm. Tôi thành khẩn hy vọng rằng Đại Hội này sẽ trở thành một lời yêu cầu mọi tín hữu cũng quyết tâm như thế trong việc canh tân giáo lý về Thánh Thể, để chính họ sẽ đạt được một ý thức thật sự về Thánh Thể, và đến lượt họ sẽ dạy các trẻ em và người trẻ nhận ra mầu nhiệm chính của đức tin, cùng xây dựng đời sống mình chung quanh mầu nhiệm này. Tôi van nài các linh mục đặc biệt tôn trọng cách nghi thức Thánh Lễ, và kêu gọi các tín hữu tôn trọng vai trò của mỗi cá nhân, cả linh mục lẫn giáo dân, trong các cử chỉ trong Thánh Lễ. Phụng vụ không thuộc về chúng ta mà là một kho tàng của Hội Thánh.
Rước Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa -- bằng cách này chúng ta muốn đào sâu sự hiệp thông của chúng ta, sửa soạn cho sự hiệp thông này và kéo dài nó – cũng có nghĩa là để cho mình đi vào sự hiệp thông với Đức Kitô, và nhờ Người mà hiệp thông với toàn thể Ba Ngôi, ngõ hầu trở nên điều chúng ta lãnh nhận và sống trong sự hiệp thông với Hội Thánh. Chính nhờ việc rước Mình Đức Kitô mà chúng ta nhận được sức mạnh “của việc kết hợp với Thiên Chúa và với nhau” (Thánh Cyrillô thành Alexandria, In Ioannis Evangelium,11:11; x. Thánh Augustine, Sermo 577).
Chúng ta không bao giờ được quên rằng Hội Thánh được xây dựng quanh Đức Kitô và, như các Thánh Augustinô, Thoma Aquinô và Albertô Cả, đều nói theo Thánh Phaolô rằng, Bí Tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất của Hội Thánh, bởi vì tất cả chúng ta hiệp thành một thân thể duy nhất của Hội Thánh mà Chúa là đầu. Chúng ta phải trở đi trở lại Bữa Tiệc Ly vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, là nơi chúng ta được Chúa ban cho một bảo chứng về mầu nhiệm cứu độ của chúng ta trên Thánh Giá. Bữa Tiệc Ly là nơi quy tụ của Hội Thánh sơ khai, là cung lòng chứa đựng Hội Thánh của mọi thời đại. Trong Bí Tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô được luôn luôn phục hồi, Lễ Hiện Xuống được luôn luôn phục hồi. Chớ gì tất cả anh chị em trở nên ý thức sâu xa hơn về tầm quan trọng của Thánh Lễ Chúa Nhật, bởi vì Chúa Nhật là ngày thứ nhất trong tuần, là ngày mà chúng ta dành để kính Đức Kitô, ngày mà chúng ta lãnh nhận sức mạnh để sống ân sủng của Thiên Chúa mỗi ngày.
Tôi cũng muốn mời các mục tử và các tín hữu lại để tâm đến việc chuẩn bị Rước Lễ. Dù chúng ta yếu đuối và tội lỗi, Đức Kitô muốn ngự trong chúng ta, hãy xin Người chữa lành. Để thực hiện điều này, chúng ta phải làm tất cả những gì khả năng mình có thể làm để đón rước Người với một tâm hồn trong sạch, bằng cách, nhờ bí tích sám hối, không ngừng tìm lại được sự trong sạch mà tội lỗi đã làm cho ra nhơ bẩn, “bằng cách làm cho linh hồn và lời nói của mình hoà hợp với nhau” theo lời mời gọi của Công Đồng (x. Sacrosanctum Concilium, số 11). Thực ra, các tội lỗi, đặc biệt là những tội trọng, là chống lại hành động của ân sủng Thánh Thể trong chúng ta. Tuy nhiên, những ai không thể lên Rước Lễ vì hoàn cảnh của mình, vẫn có thể tìm được một cách Rước Lễ qua lòng muốn và qua việc thông phần vào sức mạnh và hiệu quả của Thánh Lễ.
Bí Tích Thánh Thể có một chỗ đứng hoàn toàn đặc biệt trong đời sống của các thánh. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì lịch sử sự thánh thiện của Quebec và Gia Nã Đại, là nơi đã góp phần vào đời sống truyền giáo của Hội Thánh. Quê hương của anh chị em đặc biệt tôn kính các đấng Tử Vì Đạo người Gia Nã Đại, Jean de Brébeuf, Isaac Jogues cùng các đồng bạn, là những người đã có thể hiến mạng sống mình cho Đức Kitô, như thế kết hợp chính mình các ngài với hy tế của Người trên Thánh Giá. Các ngài thuộc vào thế hệ của những người nam và nữ đã thiết lập và phát triển Giáo Hội Gia Nã Đại, cùng với Marguerite Bourgeoys, Marguerite d'Youville, Marie de l'Incarnation, Marie-Catherine de Saint-Augustin, Đức Cha François de Laval, vị sáng lập giáo phận đầu tiên ở Bắc Mỹ, Dina Bélanger và Kateri Tekakwitha. Hãy gia nhập trường của các ngài; giống các ngài, không biết sợ; Thiên Chúa đồng hành với anh chị em và bảo vệ anh chị em; hãy làm mỗi ngày một của lễ dâng lên để vinh danh Thên Chúa Cha và tham gia vào việc xây dựng thế giới, bằng cách hãnh diện nhớ đến gia sản tôn giáo cùng xã hội và văn hóa rạng ngời của anh chị em, và cố gắng tỏa ra chung quanh mình những giá trị luân lý và tinh thần từ Chúa mà đến với chúng ta.
Thánh Thể không phải là một bữa tiệc giữa bạn bè, mà là một mầu nhiệm giao ước. “Các kinh nguyện và nghi thức của hy tế Thánh Thể không ngừng làm sống lại toàn thể lịch sử cứu độ trước mắt linh hồn chúng ta, trong chu kỳ phụng vụ, và làm cho chúng ta hiểu thấu hơn về ý nghĩa của nó” (Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, [Edith Stein], Wege zur inneren Stille Aschaffenburg, 1987, p. 67). Chúng ta được mời gọi đi vào mầu nhiệm giao ước này bằng cách làm cho đời sống mình mỗi ngày một thêm giống hồng ân mà chúng ta lãnh nhận trong Bí Tích Thánh Thể. Thánh Thể có một tính chất thánh, như Công Đồng Vatican II nhắc nhở: “Toàn thể cuộc cử hành Thánh Thể, bởi vì là hành động của Đức Kitô tư tế và của Thân Thể Người là Hội Thánh, là hành động thánh thiện nhất, mà không có hành động nào của Hội Thánh có thể có hiệu quả bằng, cả về danh hiệu lẫn cấp độ” (Sacrosanctum Concilium, n. 7). Bằng một cách nào đó, Thánh Thể là một “phụng vụ trên trời”, sự hưởng trước bữa tiệc trong Vương Quốc vĩnh cửu, qua việc loan truyền cái chết và việc phục sinh của Đức Kitô cho đến ngày Người đến (x. Cor 11:26).
Để cho Dân Thiên Chúa không bao giờ thiếu các thừa tác viên ban phát cho họ Mình Đức Kitô, chúng ta phải xin Chúa ban cho Hội Thánh hồng ân có những linh mục mới. Tôi cũng mời gọi anh chị em truyền lời mời gọi làm linh mục đến các thanh niên trẻ, để họ chấp nhận với niềm vui mà không sợ trả lời Đức Kitô. Họ sẽ không thất vọng. Xin cho các gia đình trở thành nơi khởi đầu và nôi của ơn gọi.
Trước khi chấm dứt, tôi vui mừng thông báo cho anh chị em cuộc gặp gỡ của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần tới sẽ được tổ chức tại Dublin, Ái Nhĩ Lan, vào năm 2012. Tôi xin Chúa giúp cho mỗi người trong anh chị em khám phá ra chiều sâu và vẻ hùng vĩ của mầu nhiệm đức tin. Nguyện xin Đức Kitô, hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, và Chúa Thánh Thần, được sai xuống trên bánh và rượu, đồng hành với anh chị em trên đường đi hằng ngày và trong sứ vụ của anh chị em. Chớ gì anh chị em, trong hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria, mở lòng ra đón nhận những việc Thiên Chúa làm trong anh chị em. Trong khi phó thác anh chị em cho Đức Mẹ, Thánh Anna, quan thầy Quebec, và tất cả các thánh của đất nước anh chị em, tôi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em, cũng như cho tất cả những người có mặt, là những người đã đến đây từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Các bạn thân mến, trong khi biến cố quan trọng trong đời sống Hội Thánh này gần kết thúc, tôi mời tất cả anh chị em cùng tôi cầu nguyện cho Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế kế tiếp, sẽ được tổ chức vào năm 2012 tại thành phố Dublin được thành công! Tôi cũng nhân dịp này chào mừng dân chúng Ái Nhĩ Lan, trong khi họ chuẩn bị tổ chức cuộc tập họp này của Hội Thánh. Tôi tin tưởng rằng họ, cùng với tất cả những người tham dự Đại Hội tới, sẽ tìm thấy nó là nguồn mạch canh tân tinh thần trường cửu.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ theo:
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080622_quebec_fr.html
Kính thưa quý Đức Hồng Y,
Quý Giám Mục,
Anh chị em thân mến,
Trong khi anh chị em quy tụ tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49, tôi vui mừng được hợp cùng anh chị em qua phương tiện truyền thông bằng vệ tinh, và như thế được kết hợp cùng anh chị em trong lời cầu nguyện. Trước hết tôi xin kính chào ĐHY Marc Ouellet, TGM Quebec, và ĐHY Jozef Tomko, sứ thần đặc biệt của Đại Hội, cũng như tất cả các Hồng Y và Giám Mục có mặt ở đây. Tôi cũng xin gửi lời chào mừng thân ái đến tất cả những nhân vật của xã hội dân sự đã quyết định tham dự phụng vụ này. Tôi cũng ưu ái nhớ đến các linh mục, các phó tế, và tất cả các tín hữu hiện diện nơi đây, cũng như tất cả mọi người Công Giáo ở Quebec, trên toàn thể nước Gia Nã Đại và các lục địa. Tôi không quên rằng quốc gia anh chị em năm nay mừng kỷ niệm 400 năm lập quốc. Đây là một dịp để mỗi người trong anh chị em nhớ lại những giá trị đã làm phấn khởi những vị tiền phong và các nhà truyền giáo trong quốc gia anh chị em.
“Bí Tích Thánh Thể là món quà Thiên Chúa ban để cho thế gian được sống,” đó cũng là đề tài được chọn cho Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế này. Thánh Thể là kho tàng tốt đẹp nhất của chúng ta. Thánh Thể là bí tích tuyệt diệu nhất; bí tích này mở đầu trước chúng ta vào sự sống đời đời; nó chứa đựng toàn thể mầu nhiệm cứu độ của chúng ta; nó là nguồn mạch và tột đỉnh của hành động và đời sống Hội Thánh như Công Đồng Vaticanô II đã nhắc lại (“Sacrosanctum Concilium”, số 8).
Cho nên điều rất quan trọng là các mục tử và các tín hữu phải thường xuyên quan tâm đến việc hiểu biết thêm về mầu nhiệm cao cả này. Như thế mỗi ngưởi sẽ có thể xác tín về đức tin của mình và làm tròn sứ vụ của mình trong Hội Thánh cùng trên thế gian một cách tốt đẹp hơn bao giờ hết, bằng cách hồi tưởng lại một hiệu quả của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống cá nhân của mình, trong đời sống Hội Thánh và trên thế gian. Thần Chân Lý làm chứng trong lòng anh chị em; anh chị cũng hãy làm chứng cho Đức Kitô trước mặt người ta, như đã được nói lên trong câu xướng ca của Allêluia trong Thánh Lễ hôm nay. Vậy, tham dự vào Thánh Thể không tách xa chúng ta khỏi những người đương thời với chúng ta; ngược lại, bởi vì Thánh Thể là cách diễn tả hay nhất của tình yêu Thiên Chúa, nó mời gọi chúng ta cộng tác với tất cả anh chị em mình để đương đầu với những thách đố hiện tại và làm cho hành tinh này thành một nơi tốt đẹp để sống.
Để đạt được điều ấy, chúng ta phải không ngừng tranh đấu để mỗi người được tôn trọng tử lúc thụ thai đến khi chết tự nhiên; để những xã hội giàu có của chúng ta đón chào những người nghèo nhất và cho họ được phép có chút nhân phẩm; để mọi người có thể tìm được lương thực và giúp cho gia đình họ tồn tại; để hòa bình và công lý có thể chiếu soi trên tất cả các lục địa. Đó là một vài điều trong số những thách đố mà chúng ta cần phải động viên tất cả mọi người đương thời với chúng ta, và các Kitô hữu phải rút sức mạnh của mình từ Bí Tích Thánh Thể để thực hiện điều ấy.
“Mầu Nhiệm Đức Tin”: đó là điều mà chúng ta công bố trong mỗi Thánh Lễ. Tôi muốn tất cả mọi người quyết tâm học hỏi về mầu nhiệm này, đặc biệt bằng cách coi lại và khám phá, từng cá nhân hay từng nhóm, bản văn của Công Đồng về Phụng Vụ, 'Sacrosanctum Concilium,' ngõ hầu can đảm làm chứng cho mầu nhiệm. Bằng cách này mỗi người sẽ đi đến việc hiểu biết hơn về ý nghĩa của từng bình diện của Bí Tích Thánh Thể, hiểu chiều sâu của mầu nhiệm này và sống mầu nhiệm cách mãnh liệt hơn. Mỗi câu nói, mỗi cử chỉ đều có ý nghĩa riêng của nó và tiềm ẩn một mầu nhiệm. Tôi thành khẩn hy vọng rằng Đại Hội này sẽ trở thành một lời yêu cầu mọi tín hữu cũng quyết tâm như thế trong việc canh tân giáo lý về Thánh Thể, để chính họ sẽ đạt được một ý thức thật sự về Thánh Thể, và đến lượt họ sẽ dạy các trẻ em và người trẻ nhận ra mầu nhiệm chính của đức tin, cùng xây dựng đời sống mình chung quanh mầu nhiệm này. Tôi van nài các linh mục đặc biệt tôn trọng cách nghi thức Thánh Lễ, và kêu gọi các tín hữu tôn trọng vai trò của mỗi cá nhân, cả linh mục lẫn giáo dân, trong các cử chỉ trong Thánh Lễ. Phụng vụ không thuộc về chúng ta mà là một kho tàng của Hội Thánh.
Rước Lễ, Chầu Mình Thánh Chúa -- bằng cách này chúng ta muốn đào sâu sự hiệp thông của chúng ta, sửa soạn cho sự hiệp thông này và kéo dài nó – cũng có nghĩa là để cho mình đi vào sự hiệp thông với Đức Kitô, và nhờ Người mà hiệp thông với toàn thể Ba Ngôi, ngõ hầu trở nên điều chúng ta lãnh nhận và sống trong sự hiệp thông với Hội Thánh. Chính nhờ việc rước Mình Đức Kitô mà chúng ta nhận được sức mạnh “của việc kết hợp với Thiên Chúa và với nhau” (Thánh Cyrillô thành Alexandria, In Ioannis Evangelium,11:11; x. Thánh Augustine, Sermo 577).
Chúng ta không bao giờ được quên rằng Hội Thánh được xây dựng quanh Đức Kitô và, như các Thánh Augustinô, Thoma Aquinô và Albertô Cả, đều nói theo Thánh Phaolô rằng, Bí Tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất của Hội Thánh, bởi vì tất cả chúng ta hiệp thành một thân thể duy nhất của Hội Thánh mà Chúa là đầu. Chúng ta phải trở đi trở lại Bữa Tiệc Ly vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, là nơi chúng ta được Chúa ban cho một bảo chứng về mầu nhiệm cứu độ của chúng ta trên Thánh Giá. Bữa Tiệc Ly là nơi quy tụ của Hội Thánh sơ khai, là cung lòng chứa đựng Hội Thánh của mọi thời đại. Trong Bí Tích Thánh Thể, hy tế của Đức Kitô được luôn luôn phục hồi, Lễ Hiện Xuống được luôn luôn phục hồi. Chớ gì tất cả anh chị em trở nên ý thức sâu xa hơn về tầm quan trọng của Thánh Lễ Chúa Nhật, bởi vì Chúa Nhật là ngày thứ nhất trong tuần, là ngày mà chúng ta dành để kính Đức Kitô, ngày mà chúng ta lãnh nhận sức mạnh để sống ân sủng của Thiên Chúa mỗi ngày.
Tôi cũng muốn mời các mục tử và các tín hữu lại để tâm đến việc chuẩn bị Rước Lễ. Dù chúng ta yếu đuối và tội lỗi, Đức Kitô muốn ngự trong chúng ta, hãy xin Người chữa lành. Để thực hiện điều này, chúng ta phải làm tất cả những gì khả năng mình có thể làm để đón rước Người với một tâm hồn trong sạch, bằng cách, nhờ bí tích sám hối, không ngừng tìm lại được sự trong sạch mà tội lỗi đã làm cho ra nhơ bẩn, “bằng cách làm cho linh hồn và lời nói của mình hoà hợp với nhau” theo lời mời gọi của Công Đồng (x. Sacrosanctum Concilium, số 11). Thực ra, các tội lỗi, đặc biệt là những tội trọng, là chống lại hành động của ân sủng Thánh Thể trong chúng ta. Tuy nhiên, những ai không thể lên Rước Lễ vì hoàn cảnh của mình, vẫn có thể tìm được một cách Rước Lễ qua lòng muốn và qua việc thông phần vào sức mạnh và hiệu quả của Thánh Lễ.
Bí Tích Thánh Thể có một chỗ đứng hoàn toàn đặc biệt trong đời sống của các thánh. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì lịch sử sự thánh thiện của Quebec và Gia Nã Đại, là nơi đã góp phần vào đời sống truyền giáo của Hội Thánh. Quê hương của anh chị em đặc biệt tôn kính các đấng Tử Vì Đạo người Gia Nã Đại, Jean de Brébeuf, Isaac Jogues cùng các đồng bạn, là những người đã có thể hiến mạng sống mình cho Đức Kitô, như thế kết hợp chính mình các ngài với hy tế của Người trên Thánh Giá. Các ngài thuộc vào thế hệ của những người nam và nữ đã thiết lập và phát triển Giáo Hội Gia Nã Đại, cùng với Marguerite Bourgeoys, Marguerite d'Youville, Marie de l'Incarnation, Marie-Catherine de Saint-Augustin, Đức Cha François de Laval, vị sáng lập giáo phận đầu tiên ở Bắc Mỹ, Dina Bélanger và Kateri Tekakwitha. Hãy gia nhập trường của các ngài; giống các ngài, không biết sợ; Thiên Chúa đồng hành với anh chị em và bảo vệ anh chị em; hãy làm mỗi ngày một của lễ dâng lên để vinh danh Thên Chúa Cha và tham gia vào việc xây dựng thế giới, bằng cách hãnh diện nhớ đến gia sản tôn giáo cùng xã hội và văn hóa rạng ngời của anh chị em, và cố gắng tỏa ra chung quanh mình những giá trị luân lý và tinh thần từ Chúa mà đến với chúng ta.
Thánh Thể không phải là một bữa tiệc giữa bạn bè, mà là một mầu nhiệm giao ước. “Các kinh nguyện và nghi thức của hy tế Thánh Thể không ngừng làm sống lại toàn thể lịch sử cứu độ trước mắt linh hồn chúng ta, trong chu kỳ phụng vụ, và làm cho chúng ta hiểu thấu hơn về ý nghĩa của nó” (Thánh Teresa Benedicta Thánh Giá, [Edith Stein], Wege zur inneren Stille Aschaffenburg, 1987, p. 67). Chúng ta được mời gọi đi vào mầu nhiệm giao ước này bằng cách làm cho đời sống mình mỗi ngày một thêm giống hồng ân mà chúng ta lãnh nhận trong Bí Tích Thánh Thể. Thánh Thể có một tính chất thánh, như Công Đồng Vatican II nhắc nhở: “Toàn thể cuộc cử hành Thánh Thể, bởi vì là hành động của Đức Kitô tư tế và của Thân Thể Người là Hội Thánh, là hành động thánh thiện nhất, mà không có hành động nào của Hội Thánh có thể có hiệu quả bằng, cả về danh hiệu lẫn cấp độ” (Sacrosanctum Concilium, n. 7). Bằng một cách nào đó, Thánh Thể là một “phụng vụ trên trời”, sự hưởng trước bữa tiệc trong Vương Quốc vĩnh cửu, qua việc loan truyền cái chết và việc phục sinh của Đức Kitô cho đến ngày Người đến (x. Cor 11:26).
Để cho Dân Thiên Chúa không bao giờ thiếu các thừa tác viên ban phát cho họ Mình Đức Kitô, chúng ta phải xin Chúa ban cho Hội Thánh hồng ân có những linh mục mới. Tôi cũng mời gọi anh chị em truyền lời mời gọi làm linh mục đến các thanh niên trẻ, để họ chấp nhận với niềm vui mà không sợ trả lời Đức Kitô. Họ sẽ không thất vọng. Xin cho các gia đình trở thành nơi khởi đầu và nôi của ơn gọi.
Trước khi chấm dứt, tôi vui mừng thông báo cho anh chị em cuộc gặp gỡ của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần tới sẽ được tổ chức tại Dublin, Ái Nhĩ Lan, vào năm 2012. Tôi xin Chúa giúp cho mỗi người trong anh chị em khám phá ra chiều sâu và vẻ hùng vĩ của mầu nhiệm đức tin. Nguyện xin Đức Kitô, hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể, và Chúa Thánh Thần, được sai xuống trên bánh và rượu, đồng hành với anh chị em trên đường đi hằng ngày và trong sứ vụ của anh chị em. Chớ gì anh chị em, trong hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria, mở lòng ra đón nhận những việc Thiên Chúa làm trong anh chị em. Trong khi phó thác anh chị em cho Đức Mẹ, Thánh Anna, quan thầy Quebec, và tất cả các thánh của đất nước anh chị em, tôi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em, cũng như cho tất cả những người có mặt, là những người đã đến đây từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Các bạn thân mến, trong khi biến cố quan trọng trong đời sống Hội Thánh này gần kết thúc, tôi mời tất cả anh chị em cùng tôi cầu nguyện cho Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế kế tiếp, sẽ được tổ chức vào năm 2012 tại thành phố Dublin được thành công! Tôi cũng nhân dịp này chào mừng dân chúng Ái Nhĩ Lan, trong khi họ chuẩn bị tổ chức cuộc tập họp này của Hội Thánh. Tôi tin tưởng rằng họ, cùng với tất cả những người tham dự Đại Hội tới, sẽ tìm thấy nó là nguồn mạch canh tân tinh thần trường cửu.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ theo:
http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2008/documents/hf_ben-xvi_hom_20080622_quebec_fr.html
Đánh mất căn cước Kitô: nguy cơ của tín hữu Tây Âu
Linh Tiến Khải
16:39 25/06/2008
Một số nhận định của Đức Hồng Y Carlo Caffara, Tổng Giám Mục Bologna, về nguy cơ đánh mất căn tính của các Kitô hữu Tây Âu
Ngày 13-6-2008 Đức Hồng Y Giacomo Biffi, nguyên Tổng Giám Mục Bologna thọ 80 tuổi, trong khi Đức Hồng Y Carlo Caffara, người kế vị Đức Hồng Y Biffi thọ 70 tuổi.
Trong lịch sử Italia, Bologna là thủ phủ của vùng Emilia Romagna, nhưng nổi danh là ”thủ đô” của đảng cộng sản Ý. Vì thế tổng giáo phận này cũng có các vấn đề riêng của nó. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Caffara về nguy cơ đánh mất căn cước Kitô của tín hữu vùng này nói riêng và Kitô hữu âu châu nói chung.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, khẩu hiểu của Đức Hồng Y Biffi, nguyên Tổng Giám Mục Bologna, vị tiền nhiệm của Đức Hồng Y, là ”Ubi fides, ibi libertas - Ở đâu có lòng tin, ở đó có tự do”. Khẩu hiệu này có còn thời sự không?
Đáp: Có lẽ đây là giáo huấn mạnh mẽ nhất của Đức Hồng Y Biffi: đó là xác tín rằng điều Kitô giáo đề nghị với con người rất là có lý. Xem ra Đức Hồng Y trình bày trước một đề tài chính của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Nghĩa là chỉ từ một tình bạn canh tân giữa lòng tin và lý trí, mới nảy sinh ra chứng tá lớn lao của tình bác ái là sức mạnh sáng tạo của Kitô giáo. Nhưng chính tại điểm này mà ngày nay người ta gặp các khó khăn sâu xa trong việc tái truyền giảng Tin Mừng cho Tây Phương. Một đàng, có sự kiện một thứ lý trí tự gây qùe quặt cho mình, và vì thế không nhận biết chiều kích sự thật nào trong lòng tin nữa. Đàng khác, nơi nhiều tín hữu Kitô lại có một loại lòng tin chỉ được công bố mà không được cật vấn, chỉ được tuyên xưng mà không được suy tư. Vì thế đó là một thứ lý trí tự cấm mình có khả năng hướng dẫn con người, và là một thứ lòng tin không biết cho thấy lý lẽ của mình. Chính trong sự gẫy đổ này giữa lý trí và lòng tin mà bản tính con người và sự tự do của nó gặp nguy cơ. Điều dấu ẩn trong khẩu hiệu, mà Đức Hồng Y Biffi lấy lại từ thánh Ambbrogio, đó là một thách đố đối với chúng ta.
Hỏi: Cách đây 20 năm Đức Hồng Y Biffi đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng về thành phố Bologna. Ngài gọi Bologna là thành phố ”no nê và tuyệt vọng”. Có phải ngài đã trông thấy trước cái khó chịu của con người ngày nay, vượt xa ranh giới của thành phố này hay không?
Đáp: Tôi mới gặp ban giám đốc của tổ chức Caritas Bologna và được biết là số các gia đình không đủ khả năng tài chánh cho các chi tiêu cho tới cuối mỗi tháng, ngày càng gia tăng. Thành phố Bologna không còn là thành phố ”no nê” nữa, và rất tiếc nó vẫn tiếp tục là thành phố tuyệt vọng. Trước đây nó là một thành phố, trong đó người dân gắn bó với nhau, thích đối chiếu trong niềm tôn trọng lẫn nhau tại các quảng trường lớn và các hành lang có vòm che như chứng tích của việc thành thị hóa. Ngày nay thành phố xem ra bị tan rã, như thể người ta không còn muốn nói chuyện với nhau nữa. Các tế bào nền tảng liên kết của cuộc chung sống dân sự đang bị mỏng dần đi. Nếu có thành phố nào đó trên thế giới đã tạo ra lịch sử trong ý nghĩa cao đẹp nhất của từ này, thì đó là thành phố Bologna, từ đại học cho tới tư tưởng. Đại học Bologna là đại học cổ xưa nhất vì là đại học đầu tiên trên thế giới. Nhưng ngày nay tôi phải thú nhận rằng tôi lo sợ. Tôi lo sợ rằng Bologna chịu trận trước cảnh tàn lụi của mình và giã từ lịch sử.
Trong bức thư mục vụ cuối cùng gửi tín hữu giáo phận Đức Hồng Y Biffi đã cảm thấy các tâm tình khó chịu của dân chúng. Tôi biết rằng các lời tôi nói, cũng như các lời của Đức Hồng Y Bifi nói trước kia, có thể gây đau đớn. Nhưng chúng phát xuất từ một tình yêu thương lớn lao mà cả hai chúng tôi có đối với thành phố này. Nó cũng giống như khi người ta yêu thương một phụ nữ rất đẹp, nhưng thấy nàng lại bỏ bê không săn sóc sắc đẹp của mình.
Hỏi: Trong lá thư mục vụ cuối cùng Đức Hồng Y Biffi có viết: ”Người ta có cảm tưởng rằng không còn có ai đề nghị điều gì tuyệt diệu và hấp dẫn nữa, và cả giới trẻ xem ra cũng chịu trận, sống cho qua ngày”. Có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chúng ta đang đụng chạm tới vấn đề nòng cốt liên quan tới tương lai của thành phố này: đó là sự cấp thiết của việc giáo dục. Có sự đứt đoạn cuộc sống giữa thế hệ cha ông và thế hệ con cháu. Cách đây không lâu có một nhóm học sinh của một trường tiểu học ngoại ô đến thăm tôi. Tôi hỏi các em có biết nhà thờ thánh Petronio không. Các em trả lời là chưa bao giờ nghe nói đến nhà thờ thánh Petronio. Sự kiện này khiến cho tôi đau lòng. Đến nhà thờ chính tòa của thành phố mà các em cũng không biết, và từ đó trở đi tôi nhủ thầm: phải coi chừng, vì ở đây đang xảy ra điều gì rất là nghiêm trọng.
Một dân tộc tiếp tục duy trì truyền thống của mình bằng cách làm cho nó sống động trong tương quan giữa các thế hệ. Nếu việc thông truyền cho con cái bị ngắt quãng, thì thế hệ con cháu như là bị mất gốc rễ, bị mồ côi ngôi nhà tinh thần. Khi không có ký ức, thì một cộng đoàn cũng chết.
Hỏi: Nhưng mà tại sao việc thông truyền truyền thống đó lại đã bị ngắt quãng như thế, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Bởi vì thế hệ các người cha đã mất uy tín. Uy tín có nghĩa là tôi là cha hay là mẹ, cống hiến cho bạn là con, một đề nghị sống, mà tôi chắc chắn về sự tốt lành và sự thật của nó. Tôi xác tín vì chính tôi đã kiểm chứng trong chính cuộc sống của tôi. Khi nào các tiền đề này suy yếu đi, thì không còn có gì thật để trao ban cho con cái nữa. Bên trong một tâm thức duy tương đối, thì việc giáo dục không chỉ trở thành khó khăn, mà không thể thực hiện được. Hành động giáo dục bị nhận thức như là một sự xâm lấn. Ngày nay giới phụ huynh nói: ”Cháu nó sẽ quyết định, khi nó sẽ lớn”. Nhưng thật ra như thế là chúng ta tạo ra các nô lệ. Đức Hồng Y Biffi là một trong những người đầu tiên báo động về thần tượng duy tương đối này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, còn có một câu nữa trong thư mục vụ của Đức Hồng Y Biffi gây chấn động, khi người nói rằng ”cần phải cứu vãn gương mặt quốc gia khỏi các nguy cơ của một cuộc di cư không được kiểm soát”. Khẳng định này có đúng không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Các sự kiện xảy ra chứng minh cho thấy Đức Hồng Y Biffi có lý. Nếu một dân tộc tìm cách quên đi căn cước của mình và khước từ lịch sử định nghĩa căn cước đó; nếu nó sống trong cái ”mâu thuẫn căn cước” của người không muốn có căn cước để đừng nhận diện ra chính mình” - như khoa học gia Riccardo Prandini đã viết - thì dân tộc đó không có khả năng tiếp đón lớn hơn - đây là một sai lầm khổng lồ - nhưng trái lại càng bị tha nhân làm cho hoảng sợ và như thế chẳng những ít niềm nở hơn đối với người khác, mà còn thù nghịch họ nữa.
Trái lại một ý thức mạnh mẽ về căn cước của mình, trong nghĩa đúng đắn của từ này, khiến cho người ta có thể gặp gỡ sự khác biệt, vì bạn không sợ hãi và như thế bạn có thể đối thoại và hội nhập. Ngày nay việc đánh mất đi căn tính của chúng ta tạo ra vùng đất lớn cho một sự sợ hãi người khác, sợ hãi người xa lạ. Cả tại Bologna này người ta cũng cảm nhận được sự sợ hãi đó. Nhưng sự sợ hãi không bao giờ là cố vấn tốt.
Hỏi: Có một điểm mà Đức Hồng Y thường nói tới trong các bài giảng đó là ”sự khó khăn trong việc phán đoán” về thực tại của nhiều tín hữu Kitô: họ như không được chuẩn bị để đương đầu với sự tân tiến.
Đáp: Vâng ngày nay đối với tôi, sự yếu kém của chủ thể Kitô đó là không có khả năng biến lòng tin trở thành một kiểu sống bên trong thực tại. Đối với nhiều tín hữu điều mà họ cử hành ngày Chúa Nhật không ăn nhập gì với điều họ làm ngày thứ hai cả. Nó chỉ là một việc đạo đức giúp vượt lên cao khỏi các xấu xí của thế giới này. Nhưng trong cụ thể, kiểu chúng tôi suy tư và sống trong gia đình có ăn nhập gì tới Chúa Kitô đâu. Các kinh nghiệm lớn trong cuộc sống của chúng tôi: say mê nhau, có con cái, làm việc, không ăn nhập gì với Chúa Kitô cả. Nghĩa là chính khả năng sống một cách Kitô trong thực tại bị suy giảm.
Hỏi: Làm sao lại có thể xảy ra thảm cảnh này thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Đó là hậu qủa của việc tách rời lý trí khỏi lòng tin. Lòng tin phải được suy tư. Thánh Agostino đã nói rằng một lòng tin không được suy tư thì không phải là lòng tin thật. Và đó không phải là một tư tưởng của giới trí thức. Mẹ tôi đã không học qúa lớp ba tiểu học, tuy nhiên lòng tin dậy cho bà biết phải đương đầu với cuôc sống như thế nào. Góa chồng rất sớm với 4 con nhỏ phải nuôi nấng dậy dỗ. Công việc làm rất nặng nề, tiền bạc thì ít, nhưng bà biết hy vọng, lớn lên trong niềm hy vọng và tiến bước. Bà thức dậy rất sớm để đi lễ. Khi chúng tôi xin bà tiếp tục ngủ nghỉ thì bà trả lời: Các con không hiểu là không có thánh lễ thì mẹ không tiếp tục được hay sao? Đó là nền văn hóa Kitô. Đó là thịt, là thức ăn. Chúa Kitô là thực phẩm giúp chúng ta sống cuộc sống tốt lành, mặc dù có các khó khăn tệ hại nhất. Đây là điều ngày nay thiếu. Đó là điều mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề cập đến, khi khẳng định rằng từ một lòng tin bị chia rẽ khỏi lý trí, thì sẽ không bao giờ nảy sinh ra một chứng tá Kitô.
Hỏi: Đức Hồng Y cũng nói với người dân Bologna về thiện ích chung có phải thế không?
Đáp: Thiện ích đích thật của con người thì luôn luôn là chung. Triết gia Platon đã nói lên điều này. Đó là một thiện ích được chia sẻ, trong đó mỗi người có lý trí nhận biết chính mình, trong khi các lợi lộc cá nhân thì gây chia rẽ. Nhưng mà trong ý thức dân sự thiện ích chung có thể là hoa trái của luân lý được chia sẻ, hoa trái của một sự khám phá ra các giá trị hay không? Tinh thần của thánh Agostino trong tôi trả lời là không, bởi vì chúng ta nhậy cảm hơn đối với thiện ích tư. Tuy nhiên, sự khẩn nài cứu vớt mà con người ngày nay nói lên với Giáo Hội, dù có ý thức hay không, đó là xin trả lại cho chúng tôi khả năng sống một sự hiệp thông đích thực, vì không có nó, chúng tôi chết trong nỗi cô đơn của chúng tôi. Chúa Kitô đã đến cho điều này, Ngài đến để quy tu các con cái bị phân rẽ và tản mác khắp nơi lại với nhau. Đó là thách đố của việc rao truyền Tin Mừng, mà Đức Gioan Phaolo II đã lập đi lập lại. Và đó là thách đố rộng mở tại Bologna này. Nó bắt đầu với việc giáo dục con người, tái xây dựng gia đình và hôn nhân, vì cộng đoàn nhân loại bắt đầu giữa một người nam và một người nữ.
(Avvenire 8-6-2008)
Ngày 13-6-2008 Đức Hồng Y Giacomo Biffi, nguyên Tổng Giám Mục Bologna thọ 80 tuổi, trong khi Đức Hồng Y Carlo Caffara, người kế vị Đức Hồng Y Biffi thọ 70 tuổi.
Trong lịch sử Italia, Bologna là thủ phủ của vùng Emilia Romagna, nhưng nổi danh là ”thủ đô” của đảng cộng sản Ý. Vì thế tổng giáo phận này cũng có các vấn đề riêng của nó. Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Hồng Y Caffara về nguy cơ đánh mất căn cước Kitô của tín hữu vùng này nói riêng và Kitô hữu âu châu nói chung.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, khẩu hiểu của Đức Hồng Y Biffi, nguyên Tổng Giám Mục Bologna, vị tiền nhiệm của Đức Hồng Y, là ”Ubi fides, ibi libertas - Ở đâu có lòng tin, ở đó có tự do”. Khẩu hiệu này có còn thời sự không?
Đáp: Có lẽ đây là giáo huấn mạnh mẽ nhất của Đức Hồng Y Biffi: đó là xác tín rằng điều Kitô giáo đề nghị với con người rất là có lý. Xem ra Đức Hồng Y trình bày trước một đề tài chính của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Nghĩa là chỉ từ một tình bạn canh tân giữa lòng tin và lý trí, mới nảy sinh ra chứng tá lớn lao của tình bác ái là sức mạnh sáng tạo của Kitô giáo. Nhưng chính tại điểm này mà ngày nay người ta gặp các khó khăn sâu xa trong việc tái truyền giảng Tin Mừng cho Tây Phương. Một đàng, có sự kiện một thứ lý trí tự gây qùe quặt cho mình, và vì thế không nhận biết chiều kích sự thật nào trong lòng tin nữa. Đàng khác, nơi nhiều tín hữu Kitô lại có một loại lòng tin chỉ được công bố mà không được cật vấn, chỉ được tuyên xưng mà không được suy tư. Vì thế đó là một thứ lý trí tự cấm mình có khả năng hướng dẫn con người, và là một thứ lòng tin không biết cho thấy lý lẽ của mình. Chính trong sự gẫy đổ này giữa lý trí và lòng tin mà bản tính con người và sự tự do của nó gặp nguy cơ. Điều dấu ẩn trong khẩu hiệu, mà Đức Hồng Y Biffi lấy lại từ thánh Ambbrogio, đó là một thách đố đối với chúng ta.
Hỏi: Cách đây 20 năm Đức Hồng Y Biffi đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng về thành phố Bologna. Ngài gọi Bologna là thành phố ”no nê và tuyệt vọng”. Có phải ngài đã trông thấy trước cái khó chịu của con người ngày nay, vượt xa ranh giới của thành phố này hay không?
Đáp: Tôi mới gặp ban giám đốc của tổ chức Caritas Bologna và được biết là số các gia đình không đủ khả năng tài chánh cho các chi tiêu cho tới cuối mỗi tháng, ngày càng gia tăng. Thành phố Bologna không còn là thành phố ”no nê” nữa, và rất tiếc nó vẫn tiếp tục là thành phố tuyệt vọng. Trước đây nó là một thành phố, trong đó người dân gắn bó với nhau, thích đối chiếu trong niềm tôn trọng lẫn nhau tại các quảng trường lớn và các hành lang có vòm che như chứng tích của việc thành thị hóa. Ngày nay thành phố xem ra bị tan rã, như thể người ta không còn muốn nói chuyện với nhau nữa. Các tế bào nền tảng liên kết của cuộc chung sống dân sự đang bị mỏng dần đi. Nếu có thành phố nào đó trên thế giới đã tạo ra lịch sử trong ý nghĩa cao đẹp nhất của từ này, thì đó là thành phố Bologna, từ đại học cho tới tư tưởng. Đại học Bologna là đại học cổ xưa nhất vì là đại học đầu tiên trên thế giới. Nhưng ngày nay tôi phải thú nhận rằng tôi lo sợ. Tôi lo sợ rằng Bologna chịu trận trước cảnh tàn lụi của mình và giã từ lịch sử.
Trong bức thư mục vụ cuối cùng gửi tín hữu giáo phận Đức Hồng Y Biffi đã cảm thấy các tâm tình khó chịu của dân chúng. Tôi biết rằng các lời tôi nói, cũng như các lời của Đức Hồng Y Bifi nói trước kia, có thể gây đau đớn. Nhưng chúng phát xuất từ một tình yêu thương lớn lao mà cả hai chúng tôi có đối với thành phố này. Nó cũng giống như khi người ta yêu thương một phụ nữ rất đẹp, nhưng thấy nàng lại bỏ bê không săn sóc sắc đẹp của mình.
Hỏi: Trong lá thư mục vụ cuối cùng Đức Hồng Y Biffi có viết: ”Người ta có cảm tưởng rằng không còn có ai đề nghị điều gì tuyệt diệu và hấp dẫn nữa, và cả giới trẻ xem ra cũng chịu trận, sống cho qua ngày”. Có đúng thế không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Chúng ta đang đụng chạm tới vấn đề nòng cốt liên quan tới tương lai của thành phố này: đó là sự cấp thiết của việc giáo dục. Có sự đứt đoạn cuộc sống giữa thế hệ cha ông và thế hệ con cháu. Cách đây không lâu có một nhóm học sinh của một trường tiểu học ngoại ô đến thăm tôi. Tôi hỏi các em có biết nhà thờ thánh Petronio không. Các em trả lời là chưa bao giờ nghe nói đến nhà thờ thánh Petronio. Sự kiện này khiến cho tôi đau lòng. Đến nhà thờ chính tòa của thành phố mà các em cũng không biết, và từ đó trở đi tôi nhủ thầm: phải coi chừng, vì ở đây đang xảy ra điều gì rất là nghiêm trọng.
Một dân tộc tiếp tục duy trì truyền thống của mình bằng cách làm cho nó sống động trong tương quan giữa các thế hệ. Nếu việc thông truyền cho con cái bị ngắt quãng, thì thế hệ con cháu như là bị mất gốc rễ, bị mồ côi ngôi nhà tinh thần. Khi không có ký ức, thì một cộng đoàn cũng chết.
Hỏi: Nhưng mà tại sao việc thông truyền truyền thống đó lại đã bị ngắt quãng như thế, thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Bởi vì thế hệ các người cha đã mất uy tín. Uy tín có nghĩa là tôi là cha hay là mẹ, cống hiến cho bạn là con, một đề nghị sống, mà tôi chắc chắn về sự tốt lành và sự thật của nó. Tôi xác tín vì chính tôi đã kiểm chứng trong chính cuộc sống của tôi. Khi nào các tiền đề này suy yếu đi, thì không còn có gì thật để trao ban cho con cái nữa. Bên trong một tâm thức duy tương đối, thì việc giáo dục không chỉ trở thành khó khăn, mà không thể thực hiện được. Hành động giáo dục bị nhận thức như là một sự xâm lấn. Ngày nay giới phụ huynh nói: ”Cháu nó sẽ quyết định, khi nó sẽ lớn”. Nhưng thật ra như thế là chúng ta tạo ra các nô lệ. Đức Hồng Y Biffi là một trong những người đầu tiên báo động về thần tượng duy tương đối này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, còn có một câu nữa trong thư mục vụ của Đức Hồng Y Biffi gây chấn động, khi người nói rằng ”cần phải cứu vãn gương mặt quốc gia khỏi các nguy cơ của một cuộc di cư không được kiểm soát”. Khẳng định này có đúng không thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Các sự kiện xảy ra chứng minh cho thấy Đức Hồng Y Biffi có lý. Nếu một dân tộc tìm cách quên đi căn cước của mình và khước từ lịch sử định nghĩa căn cước đó; nếu nó sống trong cái ”mâu thuẫn căn cước” của người không muốn có căn cước để đừng nhận diện ra chính mình” - như khoa học gia Riccardo Prandini đã viết - thì dân tộc đó không có khả năng tiếp đón lớn hơn - đây là một sai lầm khổng lồ - nhưng trái lại càng bị tha nhân làm cho hoảng sợ và như thế chẳng những ít niềm nở hơn đối với người khác, mà còn thù nghịch họ nữa.
Trái lại một ý thức mạnh mẽ về căn cước của mình, trong nghĩa đúng đắn của từ này, khiến cho người ta có thể gặp gỡ sự khác biệt, vì bạn không sợ hãi và như thế bạn có thể đối thoại và hội nhập. Ngày nay việc đánh mất đi căn tính của chúng ta tạo ra vùng đất lớn cho một sự sợ hãi người khác, sợ hãi người xa lạ. Cả tại Bologna này người ta cũng cảm nhận được sự sợ hãi đó. Nhưng sự sợ hãi không bao giờ là cố vấn tốt.
Hỏi: Có một điểm mà Đức Hồng Y thường nói tới trong các bài giảng đó là ”sự khó khăn trong việc phán đoán” về thực tại của nhiều tín hữu Kitô: họ như không được chuẩn bị để đương đầu với sự tân tiến.
Đáp: Vâng ngày nay đối với tôi, sự yếu kém của chủ thể Kitô đó là không có khả năng biến lòng tin trở thành một kiểu sống bên trong thực tại. Đối với nhiều tín hữu điều mà họ cử hành ngày Chúa Nhật không ăn nhập gì với điều họ làm ngày thứ hai cả. Nó chỉ là một việc đạo đức giúp vượt lên cao khỏi các xấu xí của thế giới này. Nhưng trong cụ thể, kiểu chúng tôi suy tư và sống trong gia đình có ăn nhập gì tới Chúa Kitô đâu. Các kinh nghiệm lớn trong cuộc sống của chúng tôi: say mê nhau, có con cái, làm việc, không ăn nhập gì với Chúa Kitô cả. Nghĩa là chính khả năng sống một cách Kitô trong thực tại bị suy giảm.
Hỏi: Làm sao lại có thể xảy ra thảm cảnh này thưa Đức Hồng Y?
Đáp: Đó là hậu qủa của việc tách rời lý trí khỏi lòng tin. Lòng tin phải được suy tư. Thánh Agostino đã nói rằng một lòng tin không được suy tư thì không phải là lòng tin thật. Và đó không phải là một tư tưởng của giới trí thức. Mẹ tôi đã không học qúa lớp ba tiểu học, tuy nhiên lòng tin dậy cho bà biết phải đương đầu với cuôc sống như thế nào. Góa chồng rất sớm với 4 con nhỏ phải nuôi nấng dậy dỗ. Công việc làm rất nặng nề, tiền bạc thì ít, nhưng bà biết hy vọng, lớn lên trong niềm hy vọng và tiến bước. Bà thức dậy rất sớm để đi lễ. Khi chúng tôi xin bà tiếp tục ngủ nghỉ thì bà trả lời: Các con không hiểu là không có thánh lễ thì mẹ không tiếp tục được hay sao? Đó là nền văn hóa Kitô. Đó là thịt, là thức ăn. Chúa Kitô là thực phẩm giúp chúng ta sống cuộc sống tốt lành, mặc dù có các khó khăn tệ hại nhất. Đây là điều ngày nay thiếu. Đó là điều mà Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề cập đến, khi khẳng định rằng từ một lòng tin bị chia rẽ khỏi lý trí, thì sẽ không bao giờ nảy sinh ra một chứng tá Kitô.
Hỏi: Đức Hồng Y cũng nói với người dân Bologna về thiện ích chung có phải thế không?
Đáp: Thiện ích đích thật của con người thì luôn luôn là chung. Triết gia Platon đã nói lên điều này. Đó là một thiện ích được chia sẻ, trong đó mỗi người có lý trí nhận biết chính mình, trong khi các lợi lộc cá nhân thì gây chia rẽ. Nhưng mà trong ý thức dân sự thiện ích chung có thể là hoa trái của luân lý được chia sẻ, hoa trái của một sự khám phá ra các giá trị hay không? Tinh thần của thánh Agostino trong tôi trả lời là không, bởi vì chúng ta nhậy cảm hơn đối với thiện ích tư. Tuy nhiên, sự khẩn nài cứu vớt mà con người ngày nay nói lên với Giáo Hội, dù có ý thức hay không, đó là xin trả lại cho chúng tôi khả năng sống một sự hiệp thông đích thực, vì không có nó, chúng tôi chết trong nỗi cô đơn của chúng tôi. Chúa Kitô đã đến cho điều này, Ngài đến để quy tu các con cái bị phân rẽ và tản mác khắp nơi lại với nhau. Đó là thách đố của việc rao truyền Tin Mừng, mà Đức Gioan Phaolo II đã lập đi lập lại. Và đó là thách đố rộng mở tại Bologna này. Nó bắt đầu với việc giáo dục con người, tái xây dựng gia đình và hôn nhân, vì cộng đoàn nhân loại bắt đầu giữa một người nam và một người nữ.
(Avvenire 8-6-2008)
Thánh Massimo, thần học gia của sự tự do đích thực
Linh Tiến Khải
16:40 25/06/2008
Buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 25-6-2008
Sáng thứ tư 25-6-2008 đã có gần 20 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong các đoàn hành hương cũng có một nhóm tín hữu Việt Nam thuộc giáo xứ La Vang, Houston Hoa Kỳ.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy gương mặt của thánh Massimo, đan sĩ tuyên tín và là một trong các giáo phụ lớn của Giáo Hôi Đông Phương thời sau này. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử của thánh Massimo như sau:
Massimo sinh tại Palestina, quê hương của Chúa vào khoảng năm 580. Ngay từ ngày còn bé người đã được hướng dẫn vào cuộc sống đan tu và học Kinh Thánh, qua cả các tác phẩm của giáo phụ Origene, là vị thầy lớn vào thế kỷ thứ III đã quy định truyền thống chú giải của trường phái Alessandria.
Từ Giêrusalem Massimo chuyển sang Constantinopoli, nhưng vì các cuộc xâm lăng của quân rợ nên lại trốn sang Phi châu. Tại đây người nổi tiếng can đảm bảo vệ giáo lý chính truyền, không chấp nhận giảm thiểu nhân tính của Chúa Kitô. Thời đó có giáo thuyết cho rằng Chúa Kitô chỉ có một ý chí là ý chí của Thiên Chúa, mà không có ý chí con người. Nhưng như thế là phá hủy mầu nhiệm cứu rỗi, vì một nhân tính không có ý chí, một con người không có ý chí thì không phải là một người thật, mà là một người què quặt. Và như thế con người Giêsu Kitô đã không phải là một con người thật, và không sống thảm cảnh làm người. Giáo phụ Massimo mạnh mẽ khẳng định rằng Kinh Thánh không cho thấy một con người qùe quặt, không có ý chí, mà cho thấy một con người thật toàn vẹn: Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu Kitô, đã thực sự chấp nhận sự toàn vẹn của con người, ngoại trừ tội lỗi, và như thế cũng có một ý chí con người. Điều này thật rõ ràng: hoặc Đức Kitô là người, hoặc không là người. Nếu là người, thì cũng có một ý chí.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: nhưng như vậy có người sẽ nêu lên vấn nạn của một loại nhị nguyên: làm thế nào để duy trì sự toàn vẹn của bản thể là người và sự hiệp nhất hai bản tính nơi con người của Đức Kitô? Giáo phụ Massimo chứng minh cho thấy con người tìm thấy sự hiệp nhất và sự toàn vẹn của nó không phải trong chính mình mà trong việc thắng vượt và ra khỏi chính mình. Nơi Đức Kitô cũng thế, khi ra khỏi chính mình, con người tìm thấy chính mình nơi Thiên Chúa, trong Con của Thiên Chúa. Và Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Không cần phải làm cho con người què quặt đi để giải thích sự Nhập Thể; chỉ cần hiểu rằng cái năng động của bản thể con người hiện thực khi ra khỏi chính mình; chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm thấy chính mình, tìm thấy sự toàn vẹn đầy đủ của mình. Như thế không phải con người đóng kín trong chính mình là con người toàn vẹn, mà là con người rộng mở chính mình, ra khỏi chính mình, trở thành toàn vẹn và tìm thấy chính mình nơi Con Thiên Chúa, tìm thấy nhân tính đích thật của mình.
Đây không phải là lý thuyết, mà là sự thật hiện thực trong cuộc đời cụ thể của Đức Giêsu, đặc biệt trong thảm cảnh của vườn Giệtsêmani. Trong thảm cảnh hấp hối của Đức Giêsu, hấp hối của cái chết, của sự đối chọi giữa ý chí con người không muốn chết và ý chí của Thiên Chúa tự hiến cho cái chết, hiện thực thảm cảnh nhân loại, thảm cảnh ơn cứu độ của chúng ta. Adam (là chính chúng ta) nghĩ rằng tiếng ”không” là tuyệt đỉnh của sự tự do. Chỉ những ai nói ”không” mới thực sự tự do, và để thực hiện sự tư do của mình con người phải nói ”không” với Thiên Chúa. Chỉ như thế con người mới là chính mình và đạt tuyệt đỉnh sự tự do. Khuynh hướng này nhân tính của Đức Kitô cũng mang trong chính nó, nhưng đã vượt thắng nó, vì Đức Giêsu thấy rằng tuyệt đỉnh sự tự do là tiếng ”có”, là sự phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Chỉ trong tiếng ”có” con người mới thực sự trở thành chính mình. Chỉ trong sự rộng mở của tiếng ”có”, trong sự hiệp nhất ý muốn của mình với ý muốn của Thiên Chúa, con người mới trở thành rộng mở một cách vô biên, trở thành ”thiên linh”. Ađam đã muốn giống như Thiên Chúa, nghĩa là hoàn toàn tự do. Nhưng chỉ khi biết ra khỏi chính mình và nói ”có”, con người mới trờ thành tự do. Và đó là thảm cảnh của vườn Giệtsemani: không theo ý Con mà theo ý Cha. Khi di chuyển ý của con người vào trong ý của Thiên Chúa, thì nảy sinh ra con người mới đích thật, và như thế chúng ta được cứu rỗi. Đó là nền tảng điều giáo phụ Massimo muốn nói. Nó liên quan tới toàn con người và toàn cuộc sống chúng ta.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: chính vì bênh vực quan điểm này nên thánh Massimo gặp khó khăn bên Phi châu. Năm 649 người được gọi về Roam tham dự Công Đồng Chung Laterano, do Đức Giáo Hoàng Martino I triệu tập nhằm bảo vệ hai ý chí nơi con người Đức Kitô, chống lại sắc lệnh của hoàng đế cấm thảo luận về vấn đề này để duy trì hòa bình trong đế quốc. Đức Giáo Hoàng Martino I phải trả giá mắc mỏ cho sự can đảm của ngài. Tuy đau yếu ngài bị bắt và bị dẫn độ qua Constantinopoli rồi bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình, sau đó được đổi thành án lưu đầy bên Crimea, và ngài qua đời ngày 16 tháng 9 năm 655 sau hai năm bị hạ nhục và khổ ải.
Ít lâu sau vào năm 662 tới lượt giáo phụ Massimo. Giáo phụ cũng chống lại hoàng đế và lập đi lập lại: ”Không thể khẳng định nơi Chúa Kitô chỉ có một ý chí” (x. PG 91, cc.268-269). Cùng với hai môn đệ có cùng tên là Atanasio, giáo phụ Massimo bị xử án mặc dù đã qúa 80 tuổi. Tòa án của hoàng đế kết án người rối đạo và bị cắt lưỡi và chặt cụt tay phải, là hai cơ phận hiện thực lời giảng dậy và các tác phẩm, mà giáo phụ dùng để chống lại giáo lý sai lầm về ý chí duy nhất của Chúa Kitô. Giáo phụ bị đầy sang Colchide trên Biển Đen, và qua đời tại đây ngày 13 tháng 8 năm 662, thọ 82 tuổi.
Trong các tác phẩm của giáo phụ Massimo có ”Cuộc thảo luận với Pirro”, nguyên Thượng Phụ Constantinopoli, và giáo phụ thành công trong việc thuyết phục vị này về các sai lầm của mình. Ngoài ra còn có hàng chục tác phẩm quan trọng, trong đó có tác phẩm Mistagoghía, là một trong các bút tích có ý nghĩa nhất của thánh Massimo, tổng kết các tư tưởng thần học của người.
Tư tưởng của thánh Massimo không chỉ là tư tưởng thần học chuyên biệt khép kín, nhưng luôn rộng mở cho thực tại cụ thể của thế giới và ơn cứu độ. Thiên Chúa đã giao phó cho con người, được tao dựng nên giống hình ảnh Ngài, sứ mệnh hiệp nhất vũ trụ. Giống như Chúa Kitô đã hiệp nhất con người với chính Ngài, nơi con người Đấng Tạo Hóa đã hiệp nhất vũ trụ. Thần học gia Urs von Balthasar đã định nghĩa tư tưởng của giáo phụ Massimo là ”phụng vụ vũ trụ”, có trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của thế giới. Sự hữu hiệu của hành động cứu rỗi của Ngài, Đấng đã hiệp nhất vũ trụ, được bảo đảm bởi sự kiện là Thiên Chúa trong tất cả Ngài cũng là người toàn vẹn, kể cả năng lực và ý chí con người.
Noi gương thánh Massimo can đảm làm chứng cho thực tại toàn vẹn của Chúa Kitô, chúng ta cũng phải sống kết hiệp với Thiên Chúa, để hiệp nhất với chính chúng ta và vũ trụ, bằng cách trao ban cho chính vũ trụ và nhân loại hình thể đúng đắn. Tiếng ”vâng” đại đồng của Chúa Kitô cũng cho chúng ta thấy việc gắn liền với các gía trị khác như sự khoan nhượng, tự do và đối thoại. Nhưng khoan nhượng mà không biết phân biệt thiện ác, thì sẽ trở thành hỗn loạn và tự hủy. Sự tự do mà không biết tôn trọng sự tự do của người khác và tìm ra chiều kích chung, thì sẽ trở thành vô chính phủ và phá hủy quyền bính. Đối thoại mà không biết phải đối thoại cái gì, thì chỉ là bép xép trống rỗng. Tất cả các gía trị này đều nền tảng và lớn lao, nhưng chỉ có thể là các giá trị đích thực, nếu có điểm quy chiếu kết hiệp và trao ban cho chúng tinh chất đích thực. Điểm quy chiếu này là tổng kết giữa Thiên Chúa và vũ trụ, là gương mặt của Chúa Kitô, nơi chúng ta học hiểu được sự thật về chính minh và đặt để mọi giá trị khác, như giáo phụ Massimo đã chứng minh cho thấy.
Sau khi chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sáng thứ tư 25-6-2008 đã có gần 20 ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần với Đức Thánh Cha tại quảng trường thánh Phêrô. Trong các đoàn hành hương cũng có một nhóm tín hữu Việt Nam thuộc giáo xứ La Vang, Houston Hoa Kỳ.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bầy gương mặt của thánh Massimo, đan sĩ tuyên tín và là một trong các giáo phụ lớn của Giáo Hôi Đông Phương thời sau này. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử của thánh Massimo như sau:
Massimo sinh tại Palestina, quê hương của Chúa vào khoảng năm 580. Ngay từ ngày còn bé người đã được hướng dẫn vào cuộc sống đan tu và học Kinh Thánh, qua cả các tác phẩm của giáo phụ Origene, là vị thầy lớn vào thế kỷ thứ III đã quy định truyền thống chú giải của trường phái Alessandria.
Từ Giêrusalem Massimo chuyển sang Constantinopoli, nhưng vì các cuộc xâm lăng của quân rợ nên lại trốn sang Phi châu. Tại đây người nổi tiếng can đảm bảo vệ giáo lý chính truyền, không chấp nhận giảm thiểu nhân tính của Chúa Kitô. Thời đó có giáo thuyết cho rằng Chúa Kitô chỉ có một ý chí là ý chí của Thiên Chúa, mà không có ý chí con người. Nhưng như thế là phá hủy mầu nhiệm cứu rỗi, vì một nhân tính không có ý chí, một con người không có ý chí thì không phải là một người thật, mà là một người què quặt. Và như thế con người Giêsu Kitô đã không phải là một con người thật, và không sống thảm cảnh làm người. Giáo phụ Massimo mạnh mẽ khẳng định rằng Kinh Thánh không cho thấy một con người qùe quặt, không có ý chí, mà cho thấy một con người thật toàn vẹn: Thiên Chúa, nơi Đức Giêsu Kitô, đã thực sự chấp nhận sự toàn vẹn của con người, ngoại trừ tội lỗi, và như thế cũng có một ý chí con người. Điều này thật rõ ràng: hoặc Đức Kitô là người, hoặc không là người. Nếu là người, thì cũng có một ý chí.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: nhưng như vậy có người sẽ nêu lên vấn nạn của một loại nhị nguyên: làm thế nào để duy trì sự toàn vẹn của bản thể là người và sự hiệp nhất hai bản tính nơi con người của Đức Kitô? Giáo phụ Massimo chứng minh cho thấy con người tìm thấy sự hiệp nhất và sự toàn vẹn của nó không phải trong chính mình mà trong việc thắng vượt và ra khỏi chính mình. Nơi Đức Kitô cũng thế, khi ra khỏi chính mình, con người tìm thấy chính mình nơi Thiên Chúa, trong Con của Thiên Chúa. Và Đức Thánh Cha giải thích thêm điểm này như sau:
Không cần phải làm cho con người què quặt đi để giải thích sự Nhập Thể; chỉ cần hiểu rằng cái năng động của bản thể con người hiện thực khi ra khỏi chính mình; chỉ trong Thiên Chúa chúng ta mới tìm thấy chính mình, tìm thấy sự toàn vẹn đầy đủ của mình. Như thế không phải con người đóng kín trong chính mình là con người toàn vẹn, mà là con người rộng mở chính mình, ra khỏi chính mình, trở thành toàn vẹn và tìm thấy chính mình nơi Con Thiên Chúa, tìm thấy nhân tính đích thật của mình.
Đây không phải là lý thuyết, mà là sự thật hiện thực trong cuộc đời cụ thể của Đức Giêsu, đặc biệt trong thảm cảnh của vườn Giệtsêmani. Trong thảm cảnh hấp hối của Đức Giêsu, hấp hối của cái chết, của sự đối chọi giữa ý chí con người không muốn chết và ý chí của Thiên Chúa tự hiến cho cái chết, hiện thực thảm cảnh nhân loại, thảm cảnh ơn cứu độ của chúng ta. Adam (là chính chúng ta) nghĩ rằng tiếng ”không” là tuyệt đỉnh của sự tự do. Chỉ những ai nói ”không” mới thực sự tự do, và để thực hiện sự tư do của mình con người phải nói ”không” với Thiên Chúa. Chỉ như thế con người mới là chính mình và đạt tuyệt đỉnh sự tự do. Khuynh hướng này nhân tính của Đức Kitô cũng mang trong chính nó, nhưng đã vượt thắng nó, vì Đức Giêsu thấy rằng tuyệt đỉnh sự tự do là tiếng ”có”, là sự phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa. Chỉ trong tiếng ”có” con người mới thực sự trở thành chính mình. Chỉ trong sự rộng mở của tiếng ”có”, trong sự hiệp nhất ý muốn của mình với ý muốn của Thiên Chúa, con người mới trở thành rộng mở một cách vô biên, trở thành ”thiên linh”. Ađam đã muốn giống như Thiên Chúa, nghĩa là hoàn toàn tự do. Nhưng chỉ khi biết ra khỏi chính mình và nói ”có”, con người mới trờ thành tự do. Và đó là thảm cảnh của vườn Giệtsemani: không theo ý Con mà theo ý Cha. Khi di chuyển ý của con người vào trong ý của Thiên Chúa, thì nảy sinh ra con người mới đích thật, và như thế chúng ta được cứu rỗi. Đó là nền tảng điều giáo phụ Massimo muốn nói. Nó liên quan tới toàn con người và toàn cuộc sống chúng ta.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: chính vì bênh vực quan điểm này nên thánh Massimo gặp khó khăn bên Phi châu. Năm 649 người được gọi về Roam tham dự Công Đồng Chung Laterano, do Đức Giáo Hoàng Martino I triệu tập nhằm bảo vệ hai ý chí nơi con người Đức Kitô, chống lại sắc lệnh của hoàng đế cấm thảo luận về vấn đề này để duy trì hòa bình trong đế quốc. Đức Giáo Hoàng Martino I phải trả giá mắc mỏ cho sự can đảm của ngài. Tuy đau yếu ngài bị bắt và bị dẫn độ qua Constantinopoli rồi bị đưa ra tòa và bị kết án tử hình, sau đó được đổi thành án lưu đầy bên Crimea, và ngài qua đời ngày 16 tháng 9 năm 655 sau hai năm bị hạ nhục và khổ ải.
Ít lâu sau vào năm 662 tới lượt giáo phụ Massimo. Giáo phụ cũng chống lại hoàng đế và lập đi lập lại: ”Không thể khẳng định nơi Chúa Kitô chỉ có một ý chí” (x. PG 91, cc.268-269). Cùng với hai môn đệ có cùng tên là Atanasio, giáo phụ Massimo bị xử án mặc dù đã qúa 80 tuổi. Tòa án của hoàng đế kết án người rối đạo và bị cắt lưỡi và chặt cụt tay phải, là hai cơ phận hiện thực lời giảng dậy và các tác phẩm, mà giáo phụ dùng để chống lại giáo lý sai lầm về ý chí duy nhất của Chúa Kitô. Giáo phụ bị đầy sang Colchide trên Biển Đen, và qua đời tại đây ngày 13 tháng 8 năm 662, thọ 82 tuổi.
Trong các tác phẩm của giáo phụ Massimo có ”Cuộc thảo luận với Pirro”, nguyên Thượng Phụ Constantinopoli, và giáo phụ thành công trong việc thuyết phục vị này về các sai lầm của mình. Ngoài ra còn có hàng chục tác phẩm quan trọng, trong đó có tác phẩm Mistagoghía, là một trong các bút tích có ý nghĩa nhất của thánh Massimo, tổng kết các tư tưởng thần học của người.
Tư tưởng của thánh Massimo không chỉ là tư tưởng thần học chuyên biệt khép kín, nhưng luôn rộng mở cho thực tại cụ thể của thế giới và ơn cứu độ. Thiên Chúa đã giao phó cho con người, được tao dựng nên giống hình ảnh Ngài, sứ mệnh hiệp nhất vũ trụ. Giống như Chúa Kitô đã hiệp nhất con người với chính Ngài, nơi con người Đấng Tạo Hóa đã hiệp nhất vũ trụ. Thần học gia Urs von Balthasar đã định nghĩa tư tưởng của giáo phụ Massimo là ”phụng vụ vũ trụ”, có trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của thế giới. Sự hữu hiệu của hành động cứu rỗi của Ngài, Đấng đã hiệp nhất vũ trụ, được bảo đảm bởi sự kiện là Thiên Chúa trong tất cả Ngài cũng là người toàn vẹn, kể cả năng lực và ý chí con người.
Noi gương thánh Massimo can đảm làm chứng cho thực tại toàn vẹn của Chúa Kitô, chúng ta cũng phải sống kết hiệp với Thiên Chúa, để hiệp nhất với chính chúng ta và vũ trụ, bằng cách trao ban cho chính vũ trụ và nhân loại hình thể đúng đắn. Tiếng ”vâng” đại đồng của Chúa Kitô cũng cho chúng ta thấy việc gắn liền với các gía trị khác như sự khoan nhượng, tự do và đối thoại. Nhưng khoan nhượng mà không biết phân biệt thiện ác, thì sẽ trở thành hỗn loạn và tự hủy. Sự tự do mà không biết tôn trọng sự tự do của người khác và tìm ra chiều kích chung, thì sẽ trở thành vô chính phủ và phá hủy quyền bính. Đối thoại mà không biết phải đối thoại cái gì, thì chỉ là bép xép trống rỗng. Tất cả các gía trị này đều nền tảng và lớn lao, nhưng chỉ có thể là các giá trị đích thực, nếu có điểm quy chiếu kết hiệp và trao ban cho chúng tinh chất đích thực. Điểm quy chiếu này là tổng kết giữa Thiên Chúa và vũ trụ, là gương mặt của Chúa Kitô, nơi chúng ta học hiểu được sự thật về chính minh và đặt để mọi giá trị khác, như giáo phụ Massimo đã chứng minh cho thấy.
Sau khi chào các nhóm hành hương bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Khốn cho ai gọi sự dữ là sự tốt lành
ĐTGM Joseph Naumann
19:46 25/06/2008
Dưới đây là những lời của Đức Tổng Giám Mục Joseph Newmann, Tổng Giám Mục Kansas City, được ghi lại từ bài nói chuyện của ngài tại Đại Hội Tin Mừng Sự Sống tổ chức ở Denver, ngày 20 tháng 10, năm 2007.
Mẹ Têrêxa là người đã hiến đời mình để phục vụ những người nghèo nhất trong các người nghèo, đã hơn một lần nói rằng sự nghèo nàn lớn lao nhất trên thế giới không ở trên đường phố Calcutta mà ở đây, trong nước Hoa Kỳ và Tây Âu. Mẹ đã nói: “Còn sự nghèo nàn nào kinh khủng hơn là nói rằng: Tôi không thể nuôi thêm được một đứa con. Tôi không thể cho thêm một đứa con áo mặc. Tôi không còn chỗ ở cho một đứa con nữa. Tôi không thể săn sóc thêm một đứa con nữa. Tôi không thể yêu thêm một đứa con nữa.”
Đây là một sự nghèo nàn lớn lao đang bao trùm dân tộc chúng ta trong 35 năm qua - một sự nghèo nàn, giữa cảnh thịnh vượng và giàu sang vô tiền khoáng hậu, đang đặt ra những giới hạn nghiêm khắc cho khả năng yêu thương của chúng ta.
Một trong những đề tài mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đan lại qua thông điệp Tin Mừng Sự Sống có thể được mô tả là sự khủng hoảng về chân lý. ĐTC Gioan Phaolô tin rằng mọi người đều có thể đến được với chân lý khách quan qua ánh sáng của lý trí. Về điểm này, ngài đứng lên đối đầu với nhiều người trong xã hội Tây Phương đang đặt vấn đề với sự hiện hữu của chân lý.
Đối với nhiều người trong nền văn hóa của chúng ta hôm nay, khoan dung và đa dạng đã trở thành những tuyệt đối mới. Chắc chắn rằng những giá trị như thế có nhiều điểm tốt. Khoan dung là một đức tính công dân quan trọng và hữu ích trong một xã hội dân chủ. Và nó phù hợp với giáo huấn Kitô giáo.
Thực ra, là các Kitô hữu, chúng ta được mời gọi đối xử tốt hơn là hơn khoan dung với người khác là những người có thể không giống chúng ta nhiều cách khác nhau. Chúng ta được mời gọi để tôn trọng mọi người như những người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và những người mà Con Thiên Chúa coi là có giá trị đến nỗi Người phải hy sinh mạng sống Mình trên núi Sọ cho họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta phải tán thành mọi hành vi của họ, chứ đừng nói đến tôn trọng. Có một số hành vi và hoạt động ngược lại với phẩm giá bẩm sinh của con người và làm tổn thương đến quyền hạn và phẩm giá của những người khác.
Điểm muốn nói ở đây chính là những tư tưởng làm nền tảng cho những lập luận của việc phò chọn lựa [phò phá thai] phát sinh từ chủ thuyết tương đối là điều mà ĐTC không đồng ý. Chính là sự khủng hoảng về chân lý đã cho phép những cá nhân, về mặt khác thì thông minh, thừa nhận rằng mình chống phá thai cách riêng tư nhưng ủng hộ quyền chọn phá thai của những người khác.
Câu hỏi cần được đặt ra cho những người thừa nhận điều này là: Tại sao quý vị lại chống phá thai cách riêng tư? Tại sao ngay cả nhiều chính trị gia ủng hộ chọn lựa lại nói rằng họ muốn làm cho việc phá thai thành họa hiếm? Tại sao lại làm cho một điều trở thành họa hiếm nếu điều đó thật sự là một chọn lựa đúng? Lập luận chọn lựa đã rõ ràng là một vận động thị trường cho một điều gì mà tự bản chất là ác độc và ghê tởm.
Khi được đưa vào những giá trị mà người Mỹ quý chuộng như tự do cá nhân, chủ trương phò chọn lựa thật sự là một thực hành trong sự phi lý. Nó không phải là phò chọn lựa theo nghĩa là họ ủng hộ tất cả mọi chọn lựa. Thực ra, một người luôn luôn phải hỏi thêm một câu hỏi nữa: Người ta chọn cái gì? Trong trường hợp phá thai, câu trả lời thành thật là: để phá hủy một sự sống con người.
Trong một số xóm ở nội thành nơi mà tôi đã phục vụ như một linh mục, đã có một khó khăn lớn về việc hành hung dùng súng. Bạn có thể tưởng tượng được có ai nói rằng họ chống nạn bắn bừa bãi cách cá nhân, nhưng nếu có người nào muốn làm thế thì người ấy được quyền không? Nhưng đó chính là lý luận phi lý mà họ đã dùng trong vài thập niên qua để bào chữa cho việc hợp pháp hóa phá thai - việc hủy diệt sự sống của một người vô tội.
Nếu không chấp nhận chân lý khách quan thì mọi sự đều có thể điều đình được. Như thế lương tâm về luân lý của xã hội và cá nhân bị mù lòa. Do đó có sự mù mờ trong việc nhận ra điều gì là tốt và điều gì là xấu. Chúng ta trở nên nghi ngờ những cơ chế căn bản cho gia đình và xã hội như là hôn nhân chẳng hạn. Từ việc chối bỏ chân lý tự nhiên, xuất hiện một chủ thuyết hư vô mà ngày nay chúng ta thấy tỏ lộ trong nghệ thuật, văn chương, và phim ảnh. Chúng ta trở nên lẫn lộn về những gì là tốt lành và cao quý. Chúng ta thắc mắc là có gì đáng để hiến đời mình cho không. Tình trạng lẫn lộn này đưa lại một sự trống rỗng nội tâm. Chúng ta cố gắng làm cho mình rối trí bởi rất nhiều điều, hướng chú tâm của mình đến nhiều trò giải trí hơn nữa, và làm cho mình bị tê liệt vì ma túy và các thứ nghiện ngập khác.
Tôi nhớ khi còn nhỏ lúc xem một hồi của Vùng Tranh Tối Tranh Sáng (The Twilight Zone). Hồi này bắt đầu với các bác sĩ và y tá đeo mặt nạ gỉai phẫu đứng chung quanh một giường bệnh của một nữ bệnh nhân mặt bị bọc kín bởi vải băng trừ cặp mắt và lỗ mũi. Từ cuộc đàm thoại thì rõ ràng là dung nhan người phụ nữ này bị tàn phá khủng khiếp mà hàng loạt những cuộc giải phẫu plastic vẫn không sửa chữa được. Họ đã cố gắng thử một lần giải phẫu cuối cùng mà các bác sĩ tin tưởng rằng sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng họ không biết chắc chắn cho đến khi họ gỡ băng khỏi mặt bà này vài ngày sau đó.
Cuối cùng thì họ đến giây phút quyết định – lúc tháo băng – và chúng ta thấy rằng mặt người phụ nữ tuyệt đẹp. Các bác sĩ và y tá lắc đầu thất vọng và xin lỗi vì việc thất bại của họ. Lần đầu tiên họ lấy những mặt nạ giải phẫu ra để lộ những nét mặt cực kỳ ghê rợn. Tình trạng ở Vùng Tranh Tối Tranh Sáng là thế đó: Cái đẹp thành xấu và xấu thành đẹp.
Đó là một hình ảnh giúp cho chúng ta thấy hậu quả của thuyết tương đối là thuyết làm mờ quáng một nên văn hóa đến nỗi nó không nhận ra điều gì là tốt, đẹp, và chân thật một cách khách quan nữa. Trong Tin Mừng Sự Sống, ĐTC Gioan Phaolô II đã nói thế này về chân lý khách quan: “Tin Mừng Sự Sống không phải chỉ dành cho các tín hữu: mà cho tất cả mọi người. Vấn đề sự sống và việc bảo vệ cùng cổ võ nó không phải chỉ là quan tâm của các Kitô hữu mà thôi. Mặc dù Đức Tin cung cấp cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh đặc biệt, vấn đề này được đặt ra trong lương tâm của mọi người đi tìm chân lý và quan tâm đến tương lai của nhân loại. Chắc chắn rằng sự sống có một giá trị thánh thiêng và tôn giáo, nhưng không đời nào chỉ là bận tâm của các tín hữu mà thôi. Giá trị đang bị đe dọa là một điều mà mọi con người có thể hiểu được nhờ ánh sáng của lý trí; như vậy nó phải là quan tâm của mọi người.”
Cuộc chiến đấu bảo vệ thực tại và sự hiện hữu của chân lý không phải là một cuộc chiến mới, mặc dù sức mạnh của thuyết tương đối thế tục ngày nay đang ngấm ngầm phá hoại những nền tảng của nền văn hóa và xã hội một cách đặc biệt và tàn bạo. Chúng ta có thể tìm thấy cuộc chiến giữa chân lý và việc chối bỏ chân lý ngay ở cuộc Khổ Nạn, khi tù nhân bị tố cáo, là Chúa Giêsu, quả quyết rằng: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi,” trong khi vị thẩm phán thế gian của Người, trả lời một cách yếu ớt bằng câu hỏi cổ điển của người tương đối: “Chân lý là gì?”
Tôi thà làm môn đệ của Chúa Giêsu còn hơn là làm môn đệ của Phongxiô Philatô.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
“Điều gì tự bản chất là ác thì chúng ta phải chống”
Mẹ Têrêxa là người đã hiến đời mình để phục vụ những người nghèo nhất trong các người nghèo, đã hơn một lần nói rằng sự nghèo nàn lớn lao nhất trên thế giới không ở trên đường phố Calcutta mà ở đây, trong nước Hoa Kỳ và Tây Âu. Mẹ đã nói: “Còn sự nghèo nàn nào kinh khủng hơn là nói rằng: Tôi không thể nuôi thêm được một đứa con. Tôi không thể cho thêm một đứa con áo mặc. Tôi không còn chỗ ở cho một đứa con nữa. Tôi không thể săn sóc thêm một đứa con nữa. Tôi không thể yêu thêm một đứa con nữa.”
Đây là một sự nghèo nàn lớn lao đang bao trùm dân tộc chúng ta trong 35 năm qua - một sự nghèo nàn, giữa cảnh thịnh vượng và giàu sang vô tiền khoáng hậu, đang đặt ra những giới hạn nghiêm khắc cho khả năng yêu thương của chúng ta.
Một trong những đề tài mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đan lại qua thông điệp Tin Mừng Sự Sống có thể được mô tả là sự khủng hoảng về chân lý. ĐTC Gioan Phaolô tin rằng mọi người đều có thể đến được với chân lý khách quan qua ánh sáng của lý trí. Về điểm này, ngài đứng lên đối đầu với nhiều người trong xã hội Tây Phương đang đặt vấn đề với sự hiện hữu của chân lý.
Đối với nhiều người trong nền văn hóa của chúng ta hôm nay, khoan dung và đa dạng đã trở thành những tuyệt đối mới. Chắc chắn rằng những giá trị như thế có nhiều điểm tốt. Khoan dung là một đức tính công dân quan trọng và hữu ích trong một xã hội dân chủ. Và nó phù hợp với giáo huấn Kitô giáo.
Thực ra, là các Kitô hữu, chúng ta được mời gọi đối xử tốt hơn là hơn khoan dung với người khác là những người có thể không giống chúng ta nhiều cách khác nhau. Chúng ta được mời gọi để tôn trọng mọi người như những người được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa và những người mà Con Thiên Chúa coi là có giá trị đến nỗi Người phải hy sinh mạng sống Mình trên núi Sọ cho họ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta phải tán thành mọi hành vi của họ, chứ đừng nói đến tôn trọng. Có một số hành vi và hoạt động ngược lại với phẩm giá bẩm sinh của con người và làm tổn thương đến quyền hạn và phẩm giá của những người khác.
Điểm muốn nói ở đây chính là những tư tưởng làm nền tảng cho những lập luận của việc phò chọn lựa [phò phá thai] phát sinh từ chủ thuyết tương đối là điều mà ĐTC không đồng ý. Chính là sự khủng hoảng về chân lý đã cho phép những cá nhân, về mặt khác thì thông minh, thừa nhận rằng mình chống phá thai cách riêng tư nhưng ủng hộ quyền chọn phá thai của những người khác.
Câu hỏi cần được đặt ra cho những người thừa nhận điều này là: Tại sao quý vị lại chống phá thai cách riêng tư? Tại sao ngay cả nhiều chính trị gia ủng hộ chọn lựa lại nói rằng họ muốn làm cho việc phá thai thành họa hiếm? Tại sao lại làm cho một điều trở thành họa hiếm nếu điều đó thật sự là một chọn lựa đúng? Lập luận chọn lựa đã rõ ràng là một vận động thị trường cho một điều gì mà tự bản chất là ác độc và ghê tởm.
Khi được đưa vào những giá trị mà người Mỹ quý chuộng như tự do cá nhân, chủ trương phò chọn lựa thật sự là một thực hành trong sự phi lý. Nó không phải là phò chọn lựa theo nghĩa là họ ủng hộ tất cả mọi chọn lựa. Thực ra, một người luôn luôn phải hỏi thêm một câu hỏi nữa: Người ta chọn cái gì? Trong trường hợp phá thai, câu trả lời thành thật là: để phá hủy một sự sống con người.
Trong một số xóm ở nội thành nơi mà tôi đã phục vụ như một linh mục, đã có một khó khăn lớn về việc hành hung dùng súng. Bạn có thể tưởng tượng được có ai nói rằng họ chống nạn bắn bừa bãi cách cá nhân, nhưng nếu có người nào muốn làm thế thì người ấy được quyền không? Nhưng đó chính là lý luận phi lý mà họ đã dùng trong vài thập niên qua để bào chữa cho việc hợp pháp hóa phá thai - việc hủy diệt sự sống của một người vô tội.
Nếu không chấp nhận chân lý khách quan thì mọi sự đều có thể điều đình được. Như thế lương tâm về luân lý của xã hội và cá nhân bị mù lòa. Do đó có sự mù mờ trong việc nhận ra điều gì là tốt và điều gì là xấu. Chúng ta trở nên nghi ngờ những cơ chế căn bản cho gia đình và xã hội như là hôn nhân chẳng hạn. Từ việc chối bỏ chân lý tự nhiên, xuất hiện một chủ thuyết hư vô mà ngày nay chúng ta thấy tỏ lộ trong nghệ thuật, văn chương, và phim ảnh. Chúng ta trở nên lẫn lộn về những gì là tốt lành và cao quý. Chúng ta thắc mắc là có gì đáng để hiến đời mình cho không. Tình trạng lẫn lộn này đưa lại một sự trống rỗng nội tâm. Chúng ta cố gắng làm cho mình rối trí bởi rất nhiều điều, hướng chú tâm của mình đến nhiều trò giải trí hơn nữa, và làm cho mình bị tê liệt vì ma túy và các thứ nghiện ngập khác.
Tôi nhớ khi còn nhỏ lúc xem một hồi của Vùng Tranh Tối Tranh Sáng (The Twilight Zone). Hồi này bắt đầu với các bác sĩ và y tá đeo mặt nạ gỉai phẫu đứng chung quanh một giường bệnh của một nữ bệnh nhân mặt bị bọc kín bởi vải băng trừ cặp mắt và lỗ mũi. Từ cuộc đàm thoại thì rõ ràng là dung nhan người phụ nữ này bị tàn phá khủng khiếp mà hàng loạt những cuộc giải phẫu plastic vẫn không sửa chữa được. Họ đã cố gắng thử một lần giải phẫu cuối cùng mà các bác sĩ tin tưởng rằng sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng họ không biết chắc chắn cho đến khi họ gỡ băng khỏi mặt bà này vài ngày sau đó.
Cuối cùng thì họ đến giây phút quyết định – lúc tháo băng – và chúng ta thấy rằng mặt người phụ nữ tuyệt đẹp. Các bác sĩ và y tá lắc đầu thất vọng và xin lỗi vì việc thất bại của họ. Lần đầu tiên họ lấy những mặt nạ giải phẫu ra để lộ những nét mặt cực kỳ ghê rợn. Tình trạng ở Vùng Tranh Tối Tranh Sáng là thế đó: Cái đẹp thành xấu và xấu thành đẹp.
Đó là một hình ảnh giúp cho chúng ta thấy hậu quả của thuyết tương đối là thuyết làm mờ quáng một nên văn hóa đến nỗi nó không nhận ra điều gì là tốt, đẹp, và chân thật một cách khách quan nữa. Trong Tin Mừng Sự Sống, ĐTC Gioan Phaolô II đã nói thế này về chân lý khách quan: “Tin Mừng Sự Sống không phải chỉ dành cho các tín hữu: mà cho tất cả mọi người. Vấn đề sự sống và việc bảo vệ cùng cổ võ nó không phải chỉ là quan tâm của các Kitô hữu mà thôi. Mặc dù Đức Tin cung cấp cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh đặc biệt, vấn đề này được đặt ra trong lương tâm của mọi người đi tìm chân lý và quan tâm đến tương lai của nhân loại. Chắc chắn rằng sự sống có một giá trị thánh thiêng và tôn giáo, nhưng không đời nào chỉ là bận tâm của các tín hữu mà thôi. Giá trị đang bị đe dọa là một điều mà mọi con người có thể hiểu được nhờ ánh sáng của lý trí; như vậy nó phải là quan tâm của mọi người.”
Cuộc chiến đấu bảo vệ thực tại và sự hiện hữu của chân lý không phải là một cuộc chiến mới, mặc dù sức mạnh của thuyết tương đối thế tục ngày nay đang ngấm ngầm phá hoại những nền tảng của nền văn hóa và xã hội một cách đặc biệt và tàn bạo. Chúng ta có thể tìm thấy cuộc chiến giữa chân lý và việc chối bỏ chân lý ngay ở cuộc Khổ Nạn, khi tù nhân bị tố cáo, là Chúa Giêsu, quả quyết rằng: “Tôi đến thế gian để làm chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe tiếng tôi,” trong khi vị thẩm phán thế gian của Người, trả lời một cách yếu ớt bằng câu hỏi cổ điển của người tương đối: “Chân lý là gì?”
Tôi thà làm môn đệ của Chúa Giêsu còn hơn là làm môn đệ của Phongxiô Philatô.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Top Stories
Cardinal urges Vietnamese Catholics in North America to integrate
Chaz Muth
23:11 25/06/2008
Cardinal urges Vietnamese Catholics in North America to integrate
By Chaz Muth
Catholic News Service
WASHINGTON (CNS) -- As a cardinal from Vietnam began his U.S. tour, he advised Vietnamese Catholics living in North America to integrate with the faithful in their newly adopted country, but remain close to the culture of their homeland and remember its martyrs.
"I tell them, 'You are here, you are not'" refugees anymore, said Cardinal Jean-Baptiste Pham Minh Man of Ho Chi Minh City in English.
"I tell them, 'You should be a witness of faith for the people here,'" Cardinal Man said.
The cardinal, who spoke to Catholic News Service in Washington June 24, discussed his U.S. tour, how he views recent dialogue between the Vatican and the Vietnamese government, and the role Vietnamese Catholics living in North America should have with the church in their homeland.
In the past several years, the cardinal said he has traveled to more than a dozen countries where Vietnamese Catholics now live and routinely encourages them to adapt to their local church communities while remembering Vietnam.
"There is much they can learn when they integrate in the American society and local church and much of that knowledge, experience and enriched faith they can share with the church back home," he said. "It doesn't have to be (giving back) just with money. They can come back.. . and show us the good things they've learned."
In the 1970s, Vietnam's communist regime stripped the Catholic Church of its hospitals, schools and much of its property, Cardinal Man said. That makes it nearly impossible for Catholics in Vietnam to participate in charitable causes, he said.
"So, we have to live our faith in other ways," he said. "We live our faith by hope. We need prayer and to be patient."
The hope Cardinal Man said he sees in his country is that the government has opened a dialogue with the Vatican about the possibility of the state giving the church back some of the property it confiscated in the 1970s.
Though only a portion of one property in the central region of Vietnam has been given to the Catholic Church, the mere fact that the government is willing to discuss the matter is viewed as progress, he said.
The Vatican and Vietnam do not have diplomatic relations, but Vatican diplomats make annual visits to Vietnam to discuss church-state relations and specific questions related to the appointment of bishops, seminary enrollment and the functioning of Catholic institutions.
A three-man delegation, headed by Msgr. Pietro Parolin, Vatican undersecretary of state, met with a variety of government and church leaders during its June 9-15 visit to Vietnam.
Vietnam continues to insist on approving the Vatican's candidates for bishop before their nominations are announced.
Noting there is a need for more vocations, Cardinal Man said he only has 600 priests in his archdiocese of more than 650,000 Catholics.
Father Liem Nguyen, president of the Federation of Vietnamese Catholics in the USA and the pastor of a Vietnamese Catholic church in Atlanta, said many of the 500,000 Vietnamese Catholics living in the U.S. have made a concerted effort to send money, food and school supplies back to their homeland and routinely make pilgrimages to Vietnam, armed with medical supplies and health care instructions.
Cardinal Man planned to leave for Houston June 26 to visit family; from there he was to fly to Los Angeles to help Cardinal Roger M. Mahony of Los Angeles set up a sister parish in his archdiocese, and then to Seattle to concelebrate a Mass with Seattle Archbishop Alexander J. Brunett.
"We will also be inviting Catholic leaders from North America to Vietnam in 2009 and 2010 for our jubilee, 50 years with a Catholic hierarchy," Cardinal Man said.
Though Catholic missionaries first began evangelizing in Vietnam 500 years ago, the first diocese run by Vietnamese bishop was not established in the country until 1930, he said.
END
06/25/2008 3:30 PM ET
Copyright (c) 2008 Catholic News Service/U.S. Conference of Catholic Bishops
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Kỷ Niệm Bách Chu Niên Thành Lập GX Nam Lỗ, GP THái Bình VN
Jos. Vĩnh
00:47 25/06/2008
Giáo Xứ Nam Lỗ, GP. Thái Bình kỷ niệm Bách Chu Niên ngày thành lập giáo xứ
Lễ Vật Giáo Dân Đồng Hương |
Chúng tôi từ Úc Châu về Sàigòn ngày 9 tháng 6, nghỉ ngơi ở miền Nam, thăm bà con. Sáng thứ Bảy ngày 14 tháng Sáu, phái đoàn Úc Châu chúng tôi nhập chung với phái đoàn đồng hương Nam Lỗ miền Nam, tháp tùng chuyến bay từ Sàigòn ra Hà Nội, đáp phi trường Nội Bài lúc 7 giờ 30 sáng và được linh mục Dom. Nguyễn Văn Quát, quản xứ Nam Lỗ cho xe lên tận Hà Nội đón chúng tôi.
Sau khi sắp xếp hành lý và mọi người đã an vị trong chiếc xe Bus 32 chỗ. Xe chạy trực chỉ về huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, giáo xứ Nam Lỗ.
Theo bác tài xế cho biết: Hà Nội - Thái Bình quãng đường dài, khoảng 200 cây số, nhưng xe phải chạy gần 4 tiếng đồng hồ. Đường từ Hưng Yên về Thái Bình gồ ghề chật hẹp khó đi, mệt nhất là đoạn đường khoảng 20 cây số từ Thái Bình về giáo xứ Nam Lỗ, phải vượt qua những con đường làng xi măng chật hẹp, chỉ vừa một chiếc hơi nhỏ đi lọt, nên chiếc xe Bus chở 32 hành khách của chúng tôi, bác tài đã phải vất vả, khó khăn lắm mới lọt qua các trở ngại, để vào đến tận nhà thờ giáo xứ Nam Lỗ.
Thật cảm động, khi bước chân xuống xe, Cha Xứ đã chờ sẵn ở cổng nhà thờ, cầm dù ra đón tiếp phái đoàn chúng tôi. Lần đầu tiên chúng tôi được gặp Ngài trong tâm tình niềm nở, đón tiếp thân thương.
Bữa cơm trưa đã được giáo xứ dọn sẵn thết đãi chúng tôi. Sau khi xuống xe, nghỉ ngơi ăn uống xong, chúng tôi phải chuẩn bị thay quần áo để hòa nhập với bà con cố hương tham dự cuộc rước kiệu trọng thể, khai mạc tuần chầu lượt của giáo phận, do giáo xứ Nam Lỗ đảm trách.
Ngay chiều hôm đó, thứ Bảy 14/6/08, lúc 3 giờ 30 cuộc rước bắt đầu. Đoàn rước được xếp hàng theo từng họ giáo và các đoàn thể và một vài giáo xứ bạn, lần lượt thứ tự rước đi trên các con đường quê bao bọc quanh các thôn làng lương giáo lẫn lộn, qua những cánh đồng lúa trổ bông thơm ngát hương quê đồng nội. Chặng đường rước, dài khoảng trên 5 cây số. Lịch sử cuộc rước với một chặng đường dài tôi chưa từng tham dự.
Xen lẫn đoàn rước với nhiều đội kèn trống, trắc của nhiều giáo xứ tham dự trổi lên những khúc nhạc, vang dội khắp mọi nơi, trong một vùng nông thôn thanh bình, tĩnh lặng. Nhiều gia đình cán bộ và dân làng bên lương kéo nhau ra trước cổng đứng xem. Thể hiện qua các khuôn mặt ấy, với những lời bàn tán thì thầm bên nhau, tôi thấy họ có vẻ rất ngưỡng mộ đạo giáo của chúng ta.
Sau khi đoàn rước về lại đến nhà thờ giáo xứ khoảng 6 giờ chiều. Mọi người tập trung trước khán đài Đức Mẹ phía bên trái cuối nhà thờ giáo xứ, để tham dự thánh lễ khai mạc tuần chầu phiên của giáo phận do Đ/ô Tổng Đại Diện giáo phận Thái Bình chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 10 linh mục các giáo xứ bạn, các linh mục từ miền Nam Việt Nam và Hải Ngoại gốc giáo xứ Nam Lỗ về tham dự.
Đại Lễ Kỷ Niệm 100 năm |
Mở đầu Thánh Lễ, linh mục Quản Xứ giới thiệu đến mọi người, quan khách và đồng hương từ khắp mọi nơi trên đất nước và hải ngoại về quê cố hương tham dự ngày Đại Lễ, kế đến vị đại diện giáo xứ đã lược qua tiểu sử và hành trình xây dựng giáo xứ qua nhiều thời đại cho đến ngày nay, một chặng đường đã trải qua trên 100 năm, từ 1908 đến 2008.
Thánh Lể bắt đầu, khi vị Chủ tế hát kinh vinh danh, thì hàng loạt những tràng pháo bông được bắn lên trời, nổ vang dội và hàng chục chiếc lồng đèn kéo quân được thắp sáng, thả bay cao lên tít không trung, trên bầu trời đêm tối của vùng quê thân thương với những đốm lửa chập chùng. Nổi bật nhất là những cụm pháo bông đầy màu sắc sỡ rực rỡ cùng với những tiếng kèn trống trổi lên, vang dội khắp cả thôn làng, một vùng nông thôn đang chìm trong thinh lặng từ bao lâu nay, làm mọi người lương giáo nô nức kéo đến xem, thật vui vẻ.
Bài giảng trong thánh lễ được linh mục Giuse Nguyễn Thanh Liêm từ Úc Châu, quê cố hương gốc giáo họ An Thái, một họ lẻ thuộc Gx. Nam Lỗ chia sẻ về những cảm nghiệm của quê hương từ thuở thiếu thời. Sau Thánh Lễ cha Chủ sự đặt Mình Thánh Chúa khai mạc giờ chầu của tuần chầu lượt giáo phận.
-10 giờ sáng, Chúa Nhật ngày hôm sau, Thánh Lễ Đại Trào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ Nam Lỗ do Đức Cha Fx. Nguyễn Văn Sang giám mục giáo phận Thái Bình chủ tế, cùng đồng tế có khoảng 20 linh mục từ nhà thờ chính tòa Thái Bình, các giáo xứ bạn, Hải Ngoại và miền Nam đến tham dự. Sau Thánh Lễ là tiệc mừng, do giáo xứ thiết đãi quan khách và đồng hương.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Gx. Nam Lỗ, Cha Quản Xứ đã xin phép Đức Giám Mục Giáo Phận cho mở tuần Đại Phúc bắt đầu từ ngày 11 đến hết ngày 18 tháng Sáu năm 2008. Trước ngày Đại Lễ. Cha Quản xứ đã mời các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế về giảng phòng, tĩnh tâm cho toàn thể giáo dân.
-Thứ Tư ngày Tư ngày 11 tháng 6, Thánh Lễ khai mạc Tuần Đại Phúc do Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến nguyên giám mục GP Phát Diệm chủ tế.
-Thứ Tư ngày 18 tháng 6 năm 2008, Thánh Lễ bế mạc tuần Đại Phúc kỷ niệm bách chu niên thành lập giáo xứ Nam Lỗ do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân giám mục giáo phận Lạng Sơn chủ tế.
Nhà Thờ Gx. Nam Lỗ |
Giáo xứ Nam Lỗ, qua bao nhiêu giai đoạn đầy cam go. Sau biến cố năm 1954, Cha Xứ và giáo dân bỏ quê di cư vào Nam, giáo xứ không có linh mục chủ chăn, giáo dân còn lại rất ít. Với khoảng thời gian dài 48 năm trống vắng không có linh mục trực tiếp điều hành, mà chỉ trông cậy vào Đức Giám Mục giáo phận và các linh mục từ tỉnh và phương xa về giúp giáo xứ. Mãi đến năm 2002 giáo phận mới chính thức bổ nhiệm linh mục Dom. Nguyễn Văn Quát về làm quản xứ, chấm dứt gần một ½ thế kỷ không có linh mục trực tiếp quản nhiệm giáo xứ.
Linh mục Dom. Nguyễn Văn Quát là một linh mục trẻ tuổi, đẹp trai, hoạt bát, tính tình dễ thương. Chỉ vỏn vẹn 6 năm về quản nhiệm giáo xứ, Ngài đã trùng tu, chỉnh trang lại hầu hết các khu vực nhà xứ và thánh đường, giờ đây đã trở nên khang trang, sạch sẽ và đẹp đẽ, với một khu nhà xứ có đầy đủ phòng tiếp khách, hội họp, có phòng ngủ dành riêng cho các tu sĩ vãng lai. Một khu nhà khách có khoảng 10 phòng, mỗi phòng kê được 4 giường, có nhà tắm, toilet riêng cho từng phòng và một toilet lớn công cộng dùng chung cho các khu. Các dãy nhà xứ, nhà khách và nhà bếp tọa lạc gối đầu với nhau theo hình chữ U ngược bằng các mái hiên, khu vực nhà xứ gồm 3 dãy nhà biệt lập, phía sau có hồ cá, ao bèo.
Chung quanh khu vực thánh đường và nhà xứ, hầu hết đã được tráng xi măng sạch sẽ, trông rất khang trang. Các cây kiểng và cây cao trồng lên rất nhiều xung quanh khu vực giáo xứ với những bóng mát xum xuê nên thơ, đẹp mắt. Giáo dân và Cha Xứ luôn gắn bó, hợp tác chặt chẽ với nhau trong mọi công tác xây dựng nhà Chúa, chia sẻ những vất vả, ngọt bùi trong tình thương yêu đùm bọc giữa chủ chăn và giáo dân.
Thật đáng khâm phục.
Hình Ảnh các ngày hành hương Mẹ La Vang 2008 và các sinh hoạt của ĐHY Phạm Minh Mẫn 18-24/6/2008
Bùi Hữu Thư
00:48 25/06/2008
Hình Ảnh các ngày hành hương Mẹ La Vang 2008 và các sinh hoạt của ĐHY Phạm Minh Mẫn 18-24/6/2008
Xin bấm vào các Links dưới đây để xem các slideshow các hình ảnh hành hương và các cuộc thăm viếng của Đức hồng Y Phạm Minh Mẫn với các thẩm quyền Giáo Hội địa phương Hoa Kỳ tại Virginia và Hoa Thịnh Đốn:
1. Đức Giám Mục Paul S. Loverde, Giám Mục Arlington, Virginia: Đức Giám Mục Paul S. Loverde đã mời ĐHY và phái đoàn gồm có cha Nguyễn Khảm, cha Nguyễn Thanh Liêm, cha Nguyễn Đức Vượng, và GS Bùi Hữu Thư tới dùng cơm trưa ngày thứ hai 22/6/2008 tại tư thất. Ngài đã đón tiếp ĐHY rất thân mật. Bữa cơm diễn ra trong bầu không khí hết sức cởi mở và vui vẻ. ĐGM Loverde tỏ ra rất hiếu khách, đã đón đưa tận cửa và trao đổi kỷ vật lưu niệm. Qua nhiều câu chuyện thăm hỏi về tình hình giáo hội bên nhà và Hoa Kỳ, ĐHY đã mời ĐGM ghé thăm Việt Nam. ĐHY nhắc đến cha Kevin Walsh, chánh xứ St. Philip, người đã sang Saigon học tiếng Việt trong 2 tháng, và đã thông thạo tiếng Việt. ĐHY cũng cám ơn sự săn sóc ĐGM Loverde dành cho người công giáo Việt Nam tại giáo phận Arlington, đặc biệt là Giáo Xứ CTTĐVN. ĐGM cũng ngỏ lời ngợi khen đức tin và lòng nhiệt thành của giáo dân Việt Nam, cũng như sự bành trướng vượt bực của giáo xứ Việt Nam.
2. Đức Tổng Giám Mục Donald Wuerl: Đức Tổng Giám Mục Donald Wuerl đã đón tiếp ĐHY tại Trung Tâm Mục Vụ bên Maryland, tại văn phòng của ngài. LM Adam Park là một linh mục gốc Đại Hàn đã đưa phái đoàn lên gặp ĐTGM ở lầu 2 của tòa cao ốc. ĐHY đã cám ơn ĐTGM về sự săn sóc của ngài dành cho người Công Giáo Việt Nam trong Tổng Giáo Phận, đặc biệt là giáo dân của Cố Đức Ông Nguyễn Thanh Long. ĐHY cũng ngỏ lời mời ĐTGM sang Việt Nam.
3. Đức Hồng Y thăm Văn Phòng Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngày 23/6/08: Hồi 10 giờ sáng ngày 23/6/2008 ĐHY cùng phái đoàn Việt Nam gồm có: cha Nguyễn Khảm, cha Nguyễn Thanh Liêm, cha Nguyễn Đức Vượng, và GS Bùi Hữu Thư đã đến trụ sở của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để thăm viếng Đức Ông David Malloy, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Bà Cecile Motus, Giám Đốc Văn Phòng Di Dân và Tị Nạn đã xuống tận cửa để tiếp đón và hướng dẫn phái đoàn. Hiện diện trong buổi tiếp xúc còn có Linh Mục Allan Figueroa Deck, Giám Đốc Điều Hành Văn Phòng Đa Văn Hóa mới thành lập (Executive director of the new USCCB Secretariat of Cultural Diversity). Đức Ông Malloy đã thăm hỏi tình hình bên nhà và được thông báo về con số linh mục, tu sĩ, thầy sáu, chủng sinh và giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cha Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo đã cho hay có 850 linh mục hiện phục vụ tại Hoa Kỳ, 70 thầy phó tế vĩnh viễn, khoảng 3,000 tu sĩ nam nữ và chủng sinh, cùng trên 500,000 giáo dân. Đức Ông Malloy giải thích cho cha Nguyễn Khảm biết tổ chức của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ, và văn phòng Đa Văn Hóa cũng như Di Dân Tị Nạn của bà Motus. ĐHY hco hay ngài có nhiều giáo dân hơn nhưng lại có ít linh mục hơn so với Liên Đoàn Công Giáo.
Sau buổi tiếp xúc thân thiện Đức Ông Malloy đã tặng ĐHY một cái plaque mạ vàng trạm trổ hai chuỗi Mân Côi Năm Sự Vui và Năm Sự Mừng.
Phóng viên Chaz Muth của Hệ Thống Truyền Thông Công Giáo (Catholic News Services: CNS) đã phỏng vấn ĐHY trong nửa giờ về nhiều vấn đề liên quan đến tình hình sinh hoạt của Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà.
Hình Ảnh các sinh hoạt của ĐHY Phạm Minh Mẫn 19-24/6/2008
Bùi Hữu Thư
00:59 25/06/2008
Hình Ảnh các sinh hoạt của ĐHY Phạm Minh Mẫn 19-24/6/2008
1. Đức Giám Mục Paul S. Loverde, Giám Mục Arlington, Virginia: Đức Giám Mục Paul S. Loverde đã mời ĐHY và phái đoàn gồm có cha Nguyễn Khảm, cha Nguyễn Thanh Liêm, cha Nguyễn Đức Vượng, và GS Bùi Hữu Thư tới dùng cơm trưa ngày thứ hai 22/6/2008 tại tư thất. Ngài đã đón tiếp ĐHY rất thân mật. Bữa cơm diễn ra trong bầu không khí hết sức cởi mở và vui vẻ. ĐGM Loverde tỏ ra rất hiếu khách, đã đón đưa tận cửa và trao đổi kỷ vật lưu niệm. Qua nhiều câu chuyện thăm hỏi về tình hình giáo hội bên nhà và Hoa Kỳ, ĐHY đã mời ĐGM ghé thăm Việt Nam. ĐHY nhắc đến cha Kevin Walsh, chánh xứ St. Philip, người đã sang Saigon học tiếng Việt trong 2 tháng, và đã thông thạo tiếng Việt. ĐHY cũng cám ơn sự săn sóc ĐGM Loverde dành cho người công giáo Việt Nam tại giáo phận Arlington, đặc biệt là Giáo Xứ CTTĐVN. ĐGM cũng ngỏ lời ngợi khen đức tin và lòng nhiệt thành của giáo dân Việt Nam, cũng như sự bành trướng vượt bực của giáo xứ Việt Nam.
Đức Ông Malloy, Tổng Thư Ký HĐGM HK tiếp ĐHY Phạm Minh Mẫn |
3. Đức Hồng Y thăm Văn Phòng Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ngày 23/6/08:
Hồi 10 giờ sáng ngày 23/6/2008 ĐHY cùng phái đoàn Việt Nam gồm có: cha Nguyễn Khảm, cha Nguyễn Thanh Liêm, cha Nguyễn Đức Vượng, và GS Bùi Hữu Thư đã đến trụ sở của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ để thăm viếng Đức Ông David Malloy, Tổng Thư Ký Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Bà Cecile Motus, Giám Đốc Văn Phòng Di Dân và Tị Nạn đã xuống tận cửa để tiếp đón và hướng dẫn phái đoàn. Hiện diện trong buổi tiếp xúc còn có Linh Mục Allan Figueroa Deck, Giám Đốc Điều Hành Văn Phòng Đa Văn Hóa mới thành lập (Executive director of the new USCCB Secretariat of Cultural Diversity). Đức Ông Malloy đã thăm hỏi tình hình bên nhà và được thông báo về con số linh mục, tu sĩ, thầy sáu, chủng sinh và giáo dân Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cha Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo đã cho hay có 850 linh mục hiện phục vụ tại Hoa Kỳ, 70 thầy phó tế vĩnh viễn, khoảng 3,000 tu sĩ nam nữ và chủng sinh, cùng trên 500,000 giáo dân. Đức Ông Malloy giải thích cho cha Nguyễn Khảm biết tổ chức của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ, và văn phòng Đa Văn Hóa cũng như Di Dân Tị Nạn của bà Motus. ĐHY cho hay ngài có nhiều giáo dân hơn nhưng lại có ít linh mục hơn so với Liên Đoàn Công Giáo.
Sau buổi tiếp xúc thân thiện Đức Ông Malloy đã tặng ĐHY một cái plaque mạ vàng trạm trổ hai chuỗi Mân Côi Năm Sự Vui và Năm Sự Mừng.
Phóng viên Chaz Muth của Hệ Thống Truyền Thông Công Giáo (Catholic News Services: CNS) đã phỏng vấn ĐHY trong nửa giờ về nhiều vấn đề liên quan đến tình hình sinh hoạt của Giáo Hội Việt Nam tại quê nhà.
Xin bấm vào các Links dưới đây để xem slideshows các hình ảnh:
Đức Hồng Y khuyên người Công Giáo Việt Nam tại Bắc Mỹ hội nhập
Bùi Hữu Thư dịch
23:03 25/06/2008
Đức Hồng Y khuyên người Công Giáo Việt Nam tại Bắc Mỹ
Bài viết của ký giả Chaz Muth, Catholic News Service
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Là một Hồng Y đi thăm viếng Bắc Mỹ, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn khuyên người Công Giáo Việt Nam sinh sống tại Bắc Mỹ hội nhập với các tín hữu tại quê hương mới của họ, nhưng cần gìn giữ nền văn hóa của xứ sở và ghi nhớ công đức của những anh hùng tử đạo Việt Nam.
Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nói bằng tiếng Anh, “Tôi bảo họ, các bạn đang ở đây, các bạn không còn là người tị nạn nữa. Các bạn phải làm nhân chứng đức tin cho người dân tại nước này.”
Đức Hồng Y tiếp xúc với Dịch Vụ Thông Tin Công Giáo (Catholic News Service) tại Hoa Thịnh Đốn ngày 24 tháng 6, để thảo luận về cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của ngài, và cảm nghĩ của ngài về cuộc đàm thoại mới đây giữa Vatican và chính phủ Việt Nam, và vai trò của người Công Giáo Việt Nam sống tại Bắc Mỹ đối với Giáo Hội bên quê nhà.
Ngài cho hay trong nhiều năm qua, ngài đã thăm viếng trên mười hai quốc gia nơi người Công Giáo Việt Nam đang trú ngụ, và thường xuyên khuyến khích họ hội nhập với các cộng đồng giáo hội địa phương trong khi không quên Việt Nam.
Ngài nói, "Họ có thể học hỏi rất nhiều khi họ hội nhập với xã hội và giáo hội điạ phương tại Hoa Kỳ và những kiến thức và kinh nghiệm này làm cho đức tin của họ phong phú hơn, giúp cho họ có thể chia sẻ với giáo hội bên quê nhà. Không những chỉ giúp đỡ về tài vật mà thôi, họ còn có thể trở về... và chia sẻ những gì họ đã học hỏi được.”
Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nói, “Trong thập niên 1970, chính phủ Việt Nam quốc hữu hóa các bệnh xá, trường học và các sở hữu khác của Giáo Hội Công Giáo. Điều này khiến cho người Công Giáo tại Việt Nam không thể tham gia vào các công trình bác ái.”
Ngài nói, "Do đó chúng tôi phải sống đức tin cách khác. Chúng tôi cần phải cầu nguyện và kiên nhẫn.”
Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn nói ngài thấy được niềm hy vọng là chính phủ Việt Nam đã mở đầu một cuộc đối thoại với Vatican về sự kiện chính phủ có thể trả lại cho giáo hội một số các cơ sở bị chiếm hữu trong thập niên 1970.
Ngài nói, “Mặc dầu chỉ có một phần đất đai của giáo hội tại miền Trung Việt Nam đã được trả lại cho giáo hội Công Giáo, sự kiện chính phủ bằng lòng thảo luận vấn đề này đã được coi như là có sự tiến triển.”
Vatican và Việt Nam chưa có quan hệ ngoại giao, nhưng các chính khách của Vatican đã thăm viếng Việt Nam hàng năm để thảo luận về các mối tương quan giữa giáo hội và chính phủ và những vấn đề đặc biệt liên hệ tới việc bổ nhiệm các giám mục, con số chủng sinh được thâu nhận và vấn đề sinh hoạt của các cơ sở của Giáo Hội.
Một phái đoàn ba người do Đức Ông Pietro Parolin, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh đã tiếp xúc với nhiều vị lãnh đạo trong chính phủ và giáo hội trong chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 6.
Việt Nam vẫn muốn được chấp thuận các ứng viên được tuyển chọn làm giám mục trước khi việc bổ nhiệm họ được công bố.
Ghi nhận là có sự thiếu hụt linh mục, Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn cho hay ngài chỉ có 600 linh mục trong số trên 650,000 giáo dân.
Linh mục Nguyễn Thanh Liêm, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ và là cha xứ của một giáo xứ tại Atlanta, cho hay nhiều người trong số 500,000 người Công Giáo Việt Nam thường xuyến cố gắng gửi tiền, thực phẩm và trợ huấn cụ về giúp, và về Việt Nam đi hành hương, mang theo nhiều đồ tiếp liệu y tế và tài liệu chỉ dẫn về việc săn sóc sức khỏe con người.
Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn dự trù đi Houston ngày 26 tháng 6 để thăm gia đình; từ đây ngài sẽ bay đi Los Angeles để giúp Đức Hồng Y Roger M. Mahony, Tổng Giáo Phận Los Angeles thiết lập một giáo xứ chị em trong Tổng giáo phận của ngài, và sau đó đi Seattle để đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Seattle Alexander J. Brunett.
Đức Hồng Y nói, “Chúng tôi cũng sẽ mời các vị lãnh đạo Công Giáo Bắc Mỹ viếng thăm Việt Nam năm 2009 và 2010 nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.”
Mặc dầu các vị thừa sai bắt đầu qua Việt Nam giảng đạo 500 năm về trước, giáo phận đầu tiên do giám mục người Việt nam cai quản chỉ được bổ nhiệm vào năm 1930 và Hàng giáo phẩm Việt Nam được thành lập vào năm 1960.
Ghi Chú: Sau khi đọc bản tin trên, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn thấy có điểm cần nói lại cho rõ như sau, để bổ túc phần cuối cùng của bài trên đây:
"Mặc dầu các vị thừa sai bắt đầu qua Việt Nam giảng đạo 500 năm về trước, nhưng đến năm 1960, hàng giáo phẩm Việt nam (Vietnamese hierarchy) với ba giáo tỉnh (ecclesiastical provinces) Hà nội, Huế, Sài gòn mới được thành lập. Còn hai giáo phận tông tòa (vicariats) đầu tiên là giáo phận Đàng Ngoài và giáo phận Đàng Trong đã được thành lập ngày 9 tháng chín năm 1659, và đến 9 tháng 9 năm 2009 sẽ kỷ niệm 350 năm."
Đức Hồng Y Mẫn Trước Cao Ốc Của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ |
ĐHY đang trả lời các câu hỏi của phóng viên CNS |
Phóng viên CNS Chaz Muth đang ghi chép |
Hình chụp sau buổi phóng vấn: Cha Khảm, Bà Motus, Ông Chaz Muth, Đức Hồng Y, Cha Liêm, Cha Vượng, GS Thư |
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại sao Việt Nam cần tự do?
BBC
19:16 25/06/2008
Tại sao Việt Nam cần tự do?
Nhân chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, thời báo New York Post đã đăng trong mục Ý kiến bài 'Tại sao Việt Nam cần tự do ngay bây giờ?' của nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế gửi từ TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin trích giới thiệu với quý vị quan điểm của bác sỹ Quế.
Các cuộc biểu tình chống đối chắc chắn sẽ bao quanh cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Tổng thống Bush ngày hôm nay. Thế nhưng ông Dũng chắc vẫn cảm thấy nhẹ người khi được ra nước ngoài vì ở trong nước, nền kinh tế đang xáo động và sự bức xúc của người dân ngày càng tăng.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện thời mang cho ông Dũng một cơ hội lớn để mở cửa hệ thống để̉ đi vào lịch sử như một nhà cải cách.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng cao và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã đặt Việt Nam vững chắc trên con đường hội nhập vào kinh tế thế giới. Thế nhưng công cuộc đổi mới của ông Dũng hiện đang gặp khó khăn.
Tất cả những khó khăn cho thấy một vấn đề lớn hơn: bộ máy nhà nước quan liêu và áp bức nay đã thành cản trở chính cho các tiến bộ.
Tình trạng quan liêu, trì trệ
Chính phủ dường như không có khả năng kiểm soát lạm phát, hệ thống giáo dục không cung cấp cho thanh niên các kỹ năng cần thiết để tham gia kinh tế toàn cầu. Các khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ được đổ vào các tập đoàn kinh tế thiếu hiệu quả của nhà nước.
Việc lạm dụng chức quyền, như trưng thu đất đai mà không bồi thường thỏa đáng, trở nên phổ biến.
Và người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra thất vọng và bực tức, với phản ứng từ đơn giản là bất hợp tác tới làn sóng đình công trong toàn quốc.
Việt Nam vẫn có những tiềm năng tăng trưởng khổng lồ. Năm ngoái, Việt kiều gửi về nước hơn bảy tỷ đôla, một lực thúc đẩy lớn cho nền kinh tế.
Các nhà tài trợ và tổ chức tín dụng quốc tế cũng cam kết hàng triệu đôla.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 15,7 tỷ đôla chỉ trong mấy tháng đầu năm nay.
Vấn đề mà ông Dũng đối diện không phải là sự thiếu vắng các nhà đầu tư mà là cơ cấu quan liêu của chính phủ vẫn cứng nhắc và không minh bạch.
Bây giờ là thời điểm của ông Dũng, nếu như ông chịu nắm lấy cơ hội. Ông cần thuyết phục Bộ Chính trị đảng Cộng sản VN rằng sẽ dễ lãnh đạo các tầng lớp xã hội đang phát triển nhanh chóng nếu như có sự trao đổi quan điểm, chứ không phải chỉ có trao đổi hàng hóa, một cách tự do.
Cơ hội cho ông thủ tướng
Các khó khăn kinh tế sẽ buộc chính quyền phải đưa ra các quyết định khó khăn.
Thế nhưng người dân sẽ dễ ủng hộ các quyết định này nếu như họ được tham gia vào quá trình soạn thảo.
Tại sao lại phải chờ đợi? Ông Dũng có thể mang ổn định và thịnh vượng cho Việt Nam nếu ông lợi dụng được các khó khăn hiện thời mà mở cửa.
Nếu thay đổi tình trạng trì trệ hiện tại, Hà Nội có thể bảo đảm rằng sẽ không có bạo động và hỗn loạn, điều mà chẳng ai muốn, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vốn đã bỏ hàng trăm triệu đôla vào đây.
Thông qua mở cửa, ông Dũng sẽ giúp dân Việt Nam đạt được điều mà hàng triệu người dân các nước láng giềng đã có: tự do. Đây cũng là thời điểm độc nhất vô nhị cho Hoa Kỳ. Ảnh hưởng của Mỹ là tác nhân duy nhất có thể thay đổi Việt Nam trong lúc này và Việt Nam cần ảnh hưởng đó được tiếp tục.
Người Việt Nam chúng tôi muốn thay đổi. Chúng tôi biết chính quyền không thể phủ nhận mãi các quyền tự do của chúng tôi.
Nhân dân Việt Nam mong muốn các lãnh kinh tế và chính trị Hoa Kỳ nhân cơ hội nhắc ông Thủ tướng Việt Nam về sự thật đó trong các buổi gặp gỡ tuần này.
Nhân chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng, thời báo New York Post đã đăng trong mục Ý kiến bài 'Tại sao Việt Nam cần tự do ngay bây giờ?' của nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Đan Quế gửi từ TP Hồ Chí Minh. Chúng tôi xin trích giới thiệu với quý vị quan điểm của bác sỹ Quế.
Các cuộc biểu tình chống đối chắc chắn sẽ bao quanh cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Tổng thống Bush ngày hôm nay. Thế nhưng ông Dũng chắc vẫn cảm thấy nhẹ người khi được ra nước ngoài vì ở trong nước, nền kinh tế đang xáo động và sự bức xúc của người dân ngày càng tăng.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng hiện thời mang cho ông Dũng một cơ hội lớn để mở cửa hệ thống để̉ đi vào lịch sử như một nhà cải cách.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng cao và việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã đặt Việt Nam vững chắc trên con đường hội nhập vào kinh tế thế giới. Thế nhưng công cuộc đổi mới của ông Dũng hiện đang gặp khó khăn.
Tất cả những khó khăn cho thấy một vấn đề lớn hơn: bộ máy nhà nước quan liêu và áp bức nay đã thành cản trở chính cho các tiến bộ.
Tình trạng quan liêu, trì trệ
Chính phủ dường như không có khả năng kiểm soát lạm phát, hệ thống giáo dục không cung cấp cho thanh niên các kỹ năng cần thiết để tham gia kinh tế toàn cầu. Các khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ được đổ vào các tập đoàn kinh tế thiếu hiệu quả của nhà nước.
Việc lạm dụng chức quyền, như trưng thu đất đai mà không bồi thường thỏa đáng, trở nên phổ biến.
Và người dân Việt Nam ngày càng tỏ ra thất vọng và bực tức, với phản ứng từ đơn giản là bất hợp tác tới làn sóng đình công trong toàn quốc.
Việt Nam vẫn có những tiềm năng tăng trưởng khổng lồ. Năm ngoái, Việt kiều gửi về nước hơn bảy tỷ đôla, một lực thúc đẩy lớn cho nền kinh tế.
Các nhà tài trợ và tổ chức tín dụng quốc tế cũng cam kết hàng triệu đôla.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 15,7 tỷ đôla chỉ trong mấy tháng đầu năm nay.
Vấn đề mà ông Dũng đối diện không phải là sự thiếu vắng các nhà đầu tư mà là cơ cấu quan liêu của chính phủ vẫn cứng nhắc và không minh bạch.
Bây giờ là thời điểm của ông Dũng, nếu như ông chịu nắm lấy cơ hội. Ông cần thuyết phục Bộ Chính trị đảng Cộng sản VN rằng sẽ dễ lãnh đạo các tầng lớp xã hội đang phát triển nhanh chóng nếu như có sự trao đổi quan điểm, chứ không phải chỉ có trao đổi hàng hóa, một cách tự do.
Cơ hội cho ông thủ tướng
Các khó khăn kinh tế sẽ buộc chính quyền phải đưa ra các quyết định khó khăn.
Thế nhưng người dân sẽ dễ ủng hộ các quyết định này nếu như họ được tham gia vào quá trình soạn thảo.
Tại sao lại phải chờ đợi? Ông Dũng có thể mang ổn định và thịnh vượng cho Việt Nam nếu ông lợi dụng được các khó khăn hiện thời mà mở cửa.
Nếu thay đổi tình trạng trì trệ hiện tại, Hà Nội có thể bảo đảm rằng sẽ không có bạo động và hỗn loạn, điều mà chẳng ai muốn, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài vốn đã bỏ hàng trăm triệu đôla vào đây.
Thông qua mở cửa, ông Dũng sẽ giúp dân Việt Nam đạt được điều mà hàng triệu người dân các nước láng giềng đã có: tự do. Đây cũng là thời điểm độc nhất vô nhị cho Hoa Kỳ. Ảnh hưởng của Mỹ là tác nhân duy nhất có thể thay đổi Việt Nam trong lúc này và Việt Nam cần ảnh hưởng đó được tiếp tục.
Người Việt Nam chúng tôi muốn thay đổi. Chúng tôi biết chính quyền không thể phủ nhận mãi các quyền tự do của chúng tôi.
Nhân dân Việt Nam mong muốn các lãnh kinh tế và chính trị Hoa Kỳ nhân cơ hội nhắc ông Thủ tướng Việt Nam về sự thật đó trong các buổi gặp gỡ tuần này.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tuyển Tập đầy đủ nhất về những Câu Hỏi và Trả Lời có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Usus Antiquor)
Anthony Lê
09:07 25/06/2008
Tuyển Tập đầy đủ nhất về những Câu Hỏi và Trả Lời có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Usus Antiquor)
Xin được hân hạnh giới thiệu cùng với Quý Vị độc giả VietCatholic về một tuyển tập đầy đủ nhất về những câu Hỏi và Trả Lời bằng Việt Ngữ có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Traditional Latin Mass) từ trước đến nay, để giúp Quý Vị độc giả hiểu rõ hơn về cả hai dạng Thánh Lễ thuộc Nghi Lễ Rôma.
Quý Vị chỉ cần in ra bài viết này là giải tỏa được những thắc mắc mà Quý Vị có khi lần đầu tham dự Thánh Lễ La Tinh, hoặc đã tham dự rồi, nhưng chưa hiểu kỹ càng trước kia.
Mục đích chính và mong mõi duy nhất của người viết là kính mong Quý Vị hãy hãy nên cố gắng đi dự Thánh Lễ La Tinh một lần xem sao, rồi nên giữ đó thành thói quen cho cả gia đình - và nhất là các bạn trẻ, để chúng ta cùng nhau trở về lại cội nguồn của Giáo Hội, để hiểu rõ hơn về Thánh Lễ, về Sự Hy Tế chính của Thiên Chúa, và về các học thuyết quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo, được truyền lại cho chúng ta từ thời các vị Thánh và Cha Ông Tổ Phụ của chúng ta từ thời vị Giáo Hoàng đầu tiên là Thánh Phêrô mãi cho đến nay...
(1) Về Bầu Khí Phụng Tự:
Trong Thánh Lễ La Tinh, bầu khí có vẽ yên lắng hơn. Nhấn mạnh đến sự tham dự của cá nhân trong việc "tự nâng và hướng lòng, trí của mình lên cho Thiên Chúa." Các thành viên trong cộng đoàn đều hướng sự chú ý trực tiếp đến cho Thiên Chúa, chứ không phải lẫn nhau.
Thánh Lễ cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân... có thể được cử hành trong hội trường, trong nhà tập thể dục của Giáo Xứ với đầy sự pha trộn phức tạp của âm thanh, dễ gây ra sự chia trí. Cộng đoàn liên tục đứng, ngồi, rồi quỳ. Nhấn mạnh đến việc đưa ra những "chỉ dẫn." Người tham dự Thánh Lễ thường xã giao với nhau bên trong Nhà Thờ, trước và thậm chí sau cả Thánh Lễ, và mọi người bắt tay, hay ôm chồm lấy nhau.
(2) Về Việc Thật Sự Tôn Kính đến Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể:
Trong Thánh Lễ La Tinh, có tới 16 lần phải quỳ xuống. Chỉ có tay của vị Linh Mục Chủ Tế mới được đụng vào Bánh đã được thánh hóa mà thôi. Việc rước lễ chỉ bằng lưỡi mà thôi, người tín hữu phải quỳ xuống để rước vào Mình Thánh Chúa. Lý do phải quỳ xuống là để tôn kính Chúa Giêsu đang Thật Sự Hiện Diện nơi Phép Thánh Thể. Và thường trước khi trao Mình Chúa cho người tín hữu, vị Linh Mục Chủ Tế cầm Mình Thánh, đọc lời cầu nguyện nhỏ rằng:
"Nguyện cho Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô gìn giữ linh hồn của con vào nơi cuộc sống đời đời. Amen." (May the Body of our Lord Jesus Christ preserve your soul unto life everlasting. Amen.)
Rồi vị Linh Mục làm dấu Thánh Giá, thì khi đó người giáo dân mới bắt đầu mở miệng ra để cho vị Linh Mục chủ tế đặt Mình Thánh Chúa vào trong lưỡi. Nên nhớ, chúng ta không cần phải đáp "Amen" trước khi chúng ta mở miệng ra, vì vị Linh Mục chủ tế đã đọc "Amen" rồi!
Trong Thánh Lễ La Tinh, chỉ có vị Linh Mục chủ tế mới uống Máu của Thiên Chúa mà thôi, còn người giáo dân thì chỉ được đón nhận Mình Thánh Chúa từ tay vị Linh Mục chủ tế mà thôi. Tuy nhiên, mặc dầu chỉ đón nhận Mình Thánh Chúa, thế nhưng điều quan trọng nhất mà người giáo dân chúng ta phải hiểu đó là chúng ta đón nhận luôn cả Mình, Máu, Linh Hồn, và bản tính Thiêng Liêng (divinity) của chính Chúa Giêsu Kitô, thật sự hiện diện và trọn vẹn trong từng mảnh của Phép Thánh Thể.
Để hiểu rõ hơn về điều này, Quý Vị có thể tham khảo thêm về lịch sử của việc đón nhận Phép Thánh Thễ tại địa chỉ: http://www.newadvent.org/cathen/04175a.htm
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân...., chỉ có 3 lần quỳ xuống mà thôi. Người giáo dân nam cũng như nữ, thậm chí đi tham dự Thánh Lễ rất trễ, cũng có thể trao phát Mình Thánh Chúa trong tư cách là Thừa Tác Viên Thánh Thể. Việc đón nhận Mình Thánh Chúa bằng tay, và cả vị Linh Mục chủ tế và người đón nhận chỉ đọc một lời nguyện rất ngắn gọn mà thôi - đây suy cho cùng chính là lối thực hành mà những người Tin Lành giới thiệu ra để từ chối sự hiện diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Bánh và Rượu.
(3) Việc Trung Thành Với Học Thuyết Công Giáo:
Trong suốt cả một năm, qua Thánh Lễ La Tinh, người tín hữu được trình bày ra rất đầy đủ tất cả mọi khía cạnh có liên quan đến học thuyết Công Giáo.
Còn trong cách cầu nguyện theo hình thức mới, những phần có liên quan tới hỏa ngục, tới ngày phán xét, tới việc bị trừng phạt vì tội lỗi, những phẩm chất của các Vị Thánh, về một Giáo Hội duy nhất thật sự, về linh hồn của những người quá cố đã ra đi trước, và về các phép lạ, vô tình bị lượt bỏ đi.
(4) Về Tính Xưa Cổ:
Phần lớn các Lời Nguyện trong Thánh Lễ Chủ Nhật và việc sắp xếp các phần trong Thánh Lễ La Tinh đã có ít nhất từ những năm 300 và 400 sau Công Nguyên. Tính Giáo Luật cũng chủ yếu tương tự kể từ thời của Thánh Ambrose (d. 397).
Còn trong Thánh Lễ theo hình thức mới được cử hành bằng Anh Ngữ, Việt Ngữ, vân vân.... chỉ có 17% những Lời Nguyện củ được giữ lại mà thôi. Phần lớn các giáo luật xưa cổ giờ chỉ được xem là những phần phụ mà thôi. Những ngôn từ về việc thánh hóa, hay những từ ngữ của riêng Chúa Kitô như "For you and for many" giờ đây đã được sửa đổi.
(5) Xét về Tính Ổn Định:
Tất cả mọi thứ được quy định rất chính xác bởi các lề luật để bảo tồn sự trong sáng và tính nguyên vẹn của việc phụng tự và của học thuyết Công Giáo nơi Thánh Lễ La Tinh.
Còn trong Thánh Lễ bằng tiếng Anh, Việt, vân vân..., có rất nhiều phần "Option" (tức phần "Tự Chọn," hay "Phụ Chú," vân vân.. ) để từng cá nhân Linh Mục và các vị trong Ủy Ban Phụng Vụ có thể cắt xén, chọn lựa, thêm vào, hay bỏ đi, và thậm chí còn sáng chế thêm các đoạn văn bản để đưa vào Thánh Lễ một cách chủ quan, khiến cho Thánh Lễ mất đi tính truyền thống và trang nghiêm.
(6) Về Vị Linh Mục Chủ Tế:
Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế chính là Người Hy Tế Chính hay Người Tự Dâng Hiến (Sacrificer) lên cho Thiên Chúa. Vị Linh Mục đối diện bàn thờ, Thánh Giá, và nhà tạm (hay nói cách khác đối diện trực tiếp đến Thiên Chúa).
Vị Linh Mục chủ tế đối diện với bàn thờ cùng hướng với giáo dân, bởi vì cả hai đều đang hướng sự phụng tự và hy tế lên cho Thiên Chúa. Vị Linh Mục chủ tế không có quay lưng lại bàn thờ và loại bỏ giáo dân của mình. Đúng ra, trong một cộng đoàn Kitô Giáo thời xa xưa, tất cả đều phải hướng về phía đông (ad orientem) đang vui mừng chờ đợi ngày trở lại Chúa Giêsu Kitô để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Chính Thánh Augustinô đã từng nói rằng:
"Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hướng về phía Đông là nơi mà thiên đàng bắt đầu. Và chúng ta làm điều này không phải vì Thiên Chúa có mặt ở đó, giống thể như Ngài đã di chuyển tới bất kỳ phương hướng khác nào đó rồi trên trái đất.... mà là để giúp cho chúng ta nhớ quy hướng tâm trí của chúng ta đến một trật tự cao hơn, đó chính là Thiên Chúa."
(When we rise to pray, we turn East, where heaven begins. And we do this not because God is there, as if He had moved away from the other directions on earth..., but rather to help us remember to turn our mind towards a higher order, that is, to God).
Nói tóm lại, trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế cùng quay về hướng bàn thờ, nhà tạm, và cây Thánh Giá, giống như giáo dân, vì ngài đang dâng Thánh Lễ lên, lấy tư cách của Chúa Kitô và trong Con Người của Chúa Kitô (in persona Christi), để dâng lên cho Thiên Chúa Cha, và hướng dẫn cả cộng đoàn của ngài đến việc tôn thờ và phụng sự Thiên Chúa. Vị Linh Mục chủ tế đứng đối diện hướng Đông, hướng của mặt trời lên, vốn cũng chính là biểu tượng cho "Giêrusalem Mới" (the New Jerusalem) và vị Linh Mục chủ tế hướng dẫn đàn chiên của mình giống như Đấng Chăn Chiên Tốt Lành xưa kia đã làm.
Khi vị Linh Mục chủ tế muốn nói gì đó với cộng đoàn, thì ngài sẽ quay mặt đối diện với cộng đoàn, và nói, chẳng hạn như: "Dominus vobiscum" (Chúa ở cùng anh-chị-em hoặc The Lord be with you), hay "Orate fratres" (Anh-chị-em hãy cầu nguyện hoặc Pray, brethren).
Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế thực hiện hết tất cả mọi hành động và đọc lên tất cả những Lời Nguyện của Thánh Lễ. Bằng cách này, vị Linh Mục chủ tế hoàn thành vai trò của mình trong tư cách là người khẩn cầu trung gian giữa giáo dân và Thiên Chúa Tối Cao, và trọng tâm của việc phụng tự này là nhắm trực tiếp vào chính Thiên Chúa, chứ không phải bản thân của vị Linh Mục.
Còn trong Thánh Lễ theo hình thức mới, vị Linh Mục diện đối với giáo dân. Vị Linh Mục ngồi bên hông, và một số chức năng của vị Linh Mục chủ tế sẽ được giao cho những người giáo dân nam và nữ.
(7) Cách Ăn Mặc Khi Tham Dự Thánh Lễ La Tinh:
Trong Thánh Lễ La Tinh, người giáo dân ăn mặc kín đáo thể hiện không những sự tôn kính dành cho Thiên Chúa vì Sự Hiện Diện của Ngài nơi Phép Thánh Thể mà còn cho cả những người đi tham dự Thánh Lễ.
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân...., cách ăn mặc rất bừa bãi, hở hang nhất là vào Mùa Hè này, cho thấy sự yếu kém về mặt đạo đức và luân lý, cũng như sự coi thường và khinh biệt Thiên Chúa lẫn những người đi tham dự Thánh Lễ.
Đặc biệt, với người Á Châu chúng ta, vốn chiều cao đã rất khiêm tốn rồi, thế mà cũng còn bắt chước giống "Mỹ" hay giống "Tây" để tự thể hiện nét "hiện đại" và sự hiểu biết quá "hời hợt" và "yếu kém" của chúng ta trước cách ăn vận của Tây Âu, vốn nhìn chẳng giống ai: người cũng không giống người, mà con vật thì cũng chẳng giống con vật,....
Theo như những gì chúng ta được các Cha cố và các Soeurs giảng dạy từ thưở nhỏ, trước khi đến nhà thờ để tham dự Thánh Lễ, chúng ta phải ăn mặc nghiêm trang và tề chỉnh nhất để tôn kính và ca tụng Thiên Chúa.
Đối với các cô, việc để hở "đồi, núi, cao nguyên, chập chùng,... " chẳng có sức gợi cảm gì cả, ngoài sự khinh bỉ của Thiên Chúa và những người hiểu biết mà thôi, vì tự các cô đã không biết tôn trọng chính bản thân mình, thì còn có ai có thể tôn trọng được các cô nữa chứ!?
[Xin mời xem lại bài viết Nam Giới Nghĩ Gì Về…..Thời Trang “Gợi Dục”....? được đăng trên VietCatholic vào ngày 06/07/2006 vừa qua tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=35832 - NV]
(8) Tại sao những người phụ nữ phải đội khăn che đầu trong Thánh Lễ La Tinh?
Thưa vì Giáo Hội Công Giáo muốn gìn giữ điều mà Thánh Phaolô đã lên tiếng cảnh tỉnh chúng ta có liên quan đến trang phục của người phụ nữ trong Thư I Gửi Các Tín Hữu Côrintô ở Chương 11 như sau:
"Tôi có lời khen anh em đã nhớ đến tôi trong mọi dịp và nắm giữ các truyền thống tôi đã để lại cho anh em. Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Đức Kitô là Thiên Chúa. Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà che đầu, thì hạ nhục Đấng làm đầu mình. Phàm người nữ nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để đầu trần, thì làm nhục kẻ làm đầu mình, vì người ấy như thể trọc đầu vậy. Người nữ mà để đầu trần, thì cứ cắt tóc đi! Nhưng nếu cắt tóc hay trọc đầu là một điều xấu hổ đối với người nữ, thì hãy che đầu lại! Người nam không được che đầu, bởi vì là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; còn người nữ là vinh quang của người nam.
Thật vậy, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam. Bởi thế, người nữ phải mang trên đầu một dấu hiệu phục tùng, vì có các thiên thần. Tuy nhiên, trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam. Thật thế, như người nữ tự người nam mà có, thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra, và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có.
Anh em hãy tự xét xem: người nữ không che đầu mà cầu nguyện với Thiên Chúa thì có xứng hợp không? Chính thiên nhiên lại không dạy anh em rằng người nam mà để tóc dài là điều ô nhục, còn người nữ mà để tóc dài thì lại là vinh dự cho họ đó sao? Là vì Thiên Chúa ban cho người nữ mái tóc làm khăn che đầu.
Ngoài ra, nếu có ai nghĩ mình phải cãi lý, thì đó không phải là thói quen của chúng tôi, cũng như không phải là thói quen trong các Hội Thánh của Thiên Chúa."
Hay nói cách khác, việc những người phụ nữ, hay những người thuộc giới nữ, đeo khăn che đầu là vì họ bắt chước Đức Trinh Nữ Maria, để bày tỏ sự khiêm hạ và nữ tính của họ trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội.
(9) Tôi nghĩ Phụng Vụ chỉ là một vấn đề về sở thích của cá nhân mà thôi. Thế tại sao một số người lại xem Thánh Lễ Truyền Thống bằng La Tinh là quá quan trọng vậy?
Thưa, Thánh Lễ Latin Truyền Thống (Traditional Latin Mass) gìn giữ và lưu truyền một Đức Tin Công Giáo (Catholic Faith) truyền thống, nguyên thủy, và đích thực. Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã dạy cho chúng ta biết rằng: phụng vụ thánh được cặn kẽ gắn liền với những sự thật về Đức Tin Công Giáo, và do đó phụng vụ phải sát nút tuân theo và phản ánh cho được những sự thật đó. Hay nói cách khác, phụng vụ chính là cách để bảo tồn tính trung thực và đúng đắn duy nhất của Đức Tin (Mediator Dei).
Vì lý do này mà Giáo Hội luôn rất cẩn thận để bảo vệ từng bản / đoạn văn một có trong Thánh Lễ để ngăn ngừa việc gây ra sự xáo trộn hay việc "tự biên tự diễn" những ý tưởng của con người vào trong Phụng Vụ, và Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống chính là một sự diễn giải trọn vẹn và đúng đắn nhất về những sự thật không hề thay đổi của Giáo Hội Công Giáo.
Ngay cả những người cải cách Tin Lành cũng phải thừa nhận là có sự liên hệ giữa những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo với Thánh Lễ.
Vị Mục Sư Tin Lành Luther đã phải nhìn nhận rằng: nếu phá đổ được Thánh Lễ, thì Ông có thể phá đổ được triều đại Giáo Hoàng ở La Mã. Chính Ông và những nhà Tin Lành cải cách khác đã quyết định xóa bỏ đi ý tưởng về sự hy tế vốn có và tồn tại trong những kiểu "phụng vụ cải cách" của Tin Lành.
Do đó, nếu Quý Vị vào các nhà thờ Tin Lành, Quý Vị ít khi nào nhìn thấy được bàn thờ và các Cây Thánh Giá ở đó, và các bài đọc Thánh Kinh cùng các bài giảng được dùng để thay thế cho việc long trọng và cung kính nhìn nhận Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô trong Phép Bí Tích Thánh Thể.
Và điều này cũng đang dần dần xuất hiện ra nơi các Nhà Thờ Công Giáo, mà người viết tôi - tình cờ nhìn thấy được tại 1 tiểu bang mà Quân Đội Hoa Kỳ cử đến - đó là không có Thánh Giá, không có các ảnh tượng truyền thống, vân vân...
Sở dĩ, Quý Vị biết đó là Nhà Thờ Công Giáo là nhờ vào bảng tên ở ngoài đường mà thôi, còn vô trong thì chẳng có gì là giống Công Giáo cả - ngay cả hình ảnh về các chặng ngắm đàng Thánh Giá cũng chẳng có. Và vị Chủ Tế, khi cử hành Thánh Lễ, cũng rất khác thường, nhiều phần trong Thánh Lễ bị cắt bỏ đi, vân vân... Sau đó tôi trình bày ý kiến của mình lên vị Giám Mục sở tại, thì 2 tuần sau, mọi chuyện được thay đổi ngay - trở về lại với khung cảnh Công Giáo truyền thống!
Khổ nổi giáo dân Công Giáo người Mỹ, chẳng mấy gì thiết tha và quan tâm đến những chuyện đó, vì suy cho cùng, họ muốn đến Nhà Thờ là để dự Thánh Lễ cho có lệ, cho xong như những người Công Giáo khác, để cả gia đình sau đó cùng nhau đi ăn tiệc, hay tắm biển, vân vân... Họ cũng chẳng quan tâm gì cả đến những gì mà vị Linh Mục rao giảng, vân vân... Thái độ này dần dà biến những người Công Giáo chúng ta trở thành những người Tin Lành lúc nào cũng không hay!
(10) Làm thế nào mà tiếng La Tinh bổng dưng trở thành một thứ ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội vậy?
Trong các thời đại xưa cổ, tiếng La Tinh chính là ngôn ngữ thông dụng của luật pháp và thương mai, cũng giống như tiếng Anh trở nên thông dụng vào thời nay vậy. Vào thế kỷ thứ 5, khi Đế Quốc La Mã bị tan rã, thì Giáo Hội nổi lên như là một thế lực văn hóa bình ổn, và tiếng La Tinh được giữ lại như là một cách để hiệp nhất tất cả mọi người lại với nhau.
Ngày hôm nay, chúng ta phải cần hiểu rằng: vì La Tinh chính là một ngôn ngữ chết, do đó tiếng La Tinh không còn là tài sản của bất kỳ quốc gia nào nữa. Vì Giáo Hội luôn lúc nào cũng "vì các chư dân, các nước, và các chi tộc" (Khải Huyền 11:9), do đó chẳng có gì lạ lùng khi tiếng La Tinh được Giáo Hội dùng đến như là ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
(11) Tại sao Thánh Lễ Truyền Thống (Traditional Mass) lại được cử hành bằng tiếng La Tinh?
Có 4 cách giải thích khác nhau:
Cách 1: Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh là vì tiếng La Tinh - tự bản thân của nó - chính là một thứ ngôn ngữ "chết" hay không còn sử dụng trong việc giao tiếp thường ngày nữa. Do đó, giới trẻ Công Giáo Mỹ ngoan đạo lại nắm bắt và nói được tiếng La Tinh, thì đó mới chính là chuyện kỳ diệu của Chúa Thánh Thần!
Và vì ngày hôm nay, tiếng La Tinh đã không còn là một thứ ngôn ngữ chính thức của bất kỳ một quốc gia nào nữa, do đó, những từ ngữ của tiếng La Tinh vẫn còn được giữ nguyên vẹn mà không hề bị thối mục hay hư mất đi qua dòng thời gian, cũng như không hề tự thay đổi đi về mặt ngữ nghĩa. Hay nói khác đi, La Tinh là một thứ ngôn ngữ bất biến qua dòng thời gian.
Trong khi đó, với tiếng Anh chẳng hạn, mặc dầu nói ra, mọi người chúng ta dễ hiểu được nó hơn, thế nhưng vì nó có rất nhiều tiếng lóng (slang), từ hoặc cụm từ thông tục (colloquialisms), và những dạng khác nhau tùy theo từng địa phương, và tầm ảnh hưởng, do đó, những chữ tiếng Anh chúng ta sử dụng luôn bị thay đổi về mặt ngữ nghĩa, cách phát âm, cách đọc, vân vân,... từ nơi này sang nơi khác, từ năm này sang năm khác, và từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các bạn trẻ sắp sửa đến Úc sẽ lắng nghe người Úc nói tiếng Anh, khi đó mới thấy thật ngộ nghĩnh và xa lạ, không giống với giọng của người Anh, hay người Mỹ nói tiếng Anh!
Nói vắn tắt, qua dòng thời gian, tiếng Anh (hay bất kỳ thứ tiếng nào đi chăng nữa) thường hay bị biến chất và thay đổi; còn tiếng La Tinh thì không!
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã giải thích: "Việc dùng tiếng La Tinh.... chính là một sự biểu lộ, và một dấu hiệu cao đẹp nhất cho sự hiệp nhất, và cao hơn nữa tiếng La Tinh chính là một liều thuốc giải độc hiệu quả nhất cho bất kỳ sự mục nát hay thối rữa nào có liên quan đến sự thật hay tính nguyên thủy vẹn toàn của học thuyết Công Giáo."
Nếu chúng ta "tài tình" chú ý được qua việc đọc các bản văn Thần Học của Giáo Hội Công Giáo, cách ghi chú và giải thích rõ ràng nhất, trong sáng nhất, và hiệu quả nhất (vốn không hề gây ra bất kỳ sự tranh cãi nào về mặt luận lý, hay phân tích ngữ từ) vẫn là việc dùng đến tiếng La Tinh, chứ không phải bất kỳ thứ ngôn ngữ nào khác trên khắp thế giới này.
Cách 2: Đức Tin Công Giáo, vốn được biểu lộ rất hay và tài tình trong Thánh Lễ La Tinh, được lưu truyền từ thời các vị Tông Đồ và những nhà truyền giáo Kitô Giáo đầu tiên trong suốt cả Đế Quốc La Mã (hay Rôma). Ngôn ngữ chung của cả Đế Quốc La Mã chính là tiếng La Tinh, thế nhưng ở Đông Phương, tiếng Hy Lạp chính là tiếng nói dân tộc.
Mặc dầu trong Nghi Lễ Rôma (Roman Rite), cả tiếng Hy Lạp lẫn tiếng La Tinh đều được sử dụng như là những ngôn ngữ của phụng vụ, thế nhưng phần lớn Phụng Vụ vẫn dùng tới tiếng La Tinh hơn, mặc dầu một số từ Hy Lạp vẫn còn được dùng đến.
Trong giảng dạy liên tục của biết bao nhiêu triều đại Giáo Hoàng, tiếng La Tinh vẫn là ngôn ngữ chính thức. Hơn nữa, tiếng La Tinh có những phẩm chất hết sức đặc biệt trong tư cách là một ngôn ngữ của việc thờ phụng trong Nghi Lễ Rôma, do đó tiếng La Tinh giúp cho chúng ta có được một căn tính chung (common identity) với các vị Tổ Phụ của chúng ta trong Đức Tin.
Tiếng La Tinh chính là một biểu tượng của sự phổ quát và sự hiệp nhất trong cả Giáo Hội hoàn vũ nhằm giúp gìn giữ và bảo tồn một sợi dây liên kết hiệp nhất chung với Giáo Hội ở Rôma - vì lẽ đó chính là Giáo Hội Mẹ và là Thầy Dạy Chung cho tất cả mọi quốc gia (the Mother and Teacher of all nations).
Tiếng La Tinh giúp bảo tồn sự thống nhất trong việc thờ phụng và cầu nguyện. Tiếng La Tinh bảo tồn được tính đích thực, nguyên thủy, và ý nghĩa không hề thay đổi được của Thánh Lễ - để từ đó cản ngăn bất cứ sự tái diễn dịch và suy diễn nào, vốn vẫn thường liên tục xảy ra qua dòng thời gian và qua biết bao nhiêu thế hệ con người.
Cách 3: Tiếng La Tinh chính là Nguồn của Sự Hiệp Nhất. Suy cho cùng, La Tinh chính là một ngôn ngữ thiêng liêng (venerable) và huyền nhiệm (mysterious).
Nó thiêng liêng vì lẽ nguồn gốc và tính cổ xưa của nó; vì đó chính là thứ ngôn ngữ để gởi kính lời ca tụng đến cho Thiên Chúa, được vang lên từ miệng lưỡi của những người Kitô Giáo thời sơ khởi nhất.
Nó huyền nhiệm và bí ẩn vì lẽ La Tinh chính là một thứ ngôn ngữ chết, bất di bất dịch, và không phải ai cũng đều có thể hiểu được nó cả. Việc sử dụng đến một thứ tiếng nói lạ, huyền nhiệm và bí ẩn, giúp chuyển đến tâm trí của chúng ta rằng điều gì đó hiện đang xảy ra nơi bàn thờ, vốn hoàn toàn vượt qua sự hiểu biết tầm thường của chúng ta, rằng một Mầu Nhiệm Thánh đang được diễn ra.
Bằng tiếng La Tinh, Giáo Hội Công Giáo trên khắp hoàn vũ được hiệp nhất lại với nhau, trong một gia đình và một Vương Quốc duy nhất của Chúa Kitô ở trần thế. Hơn nữa, việc sử dụng đến tiếng La Tinh là để nhắc nhớ cho chúng ta về nguồn gốc nguyên thủy của chúng ta chính là từ một Giáo Hội Mẹ Công Giáo La Mã duy nhất, để từ đó, đức tin Công Giáo nguyên thủy và đích thực, được các nhà truyền giáo lan truyền đến cho lục địa và quốc gia của chúng ta.
Cách 4: Sở dĩ, tiếng La Tinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong phụng vụ của thế kỷ 21 này là do sự gia tăng không ngừng của việc toàn cầu hóa thời nay, đặc biệt là tại những thành phố lớn là nơi mà các giáo xứ càng ngày càng trở nên đa văn hóa và đa chủng tộc. Tiếng La Tinh được dùng như là một sự liên kết của việc phụng tự Công Giáo, đoàn kết tất cả mọi người đến từ nhiều quốc gia lại với nhau trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh, nhằm từ đó cho phép mọi tín hữu có thể hát và đối đáp trong một việc thờ tự chung hết.
* Còn liên quan đến sự khó khăn bước đầu khi chúng ta chưa hiểu được tiếng La Tinh, thì hầu hết các Sách Lễ bằng tiếng La Tinh đều có phần phụ chú song song bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, vân vân... ngay bên cạnh bản văn bằng tiếng La Tinh để giúp cho chúng ta dễ hiểu và nắm bắt được.
Con nít Mỹ xuất thân từ những gia đình ngoan đạo và truyền thống nhất ở Hoa Kỳ, đọc và nói tiếng La Tinh rất trôi chảy, dẫu rằng các em cũng chưa rành mấy Anh Ngữ, do đó, chúng ta có thể học được ngôn ngữ này rất nhanh nếu như chúng ta biết nổ lực và chú tâm vào!
(12) Thế còn có tôn giáo nào khác hiện nay dùng đến tiếng La Tinh - một thứ ngôn ngữ chết - cho việc thờ phụng của họ không?
Xưa kia, xét theo truyền thống, thì những người Do Thái có khuynh hướng dùng đến dạng xưa cổ của tiếng Do Thái như là ngôn ngữ thánh trong phụng vụ của họ. Còn ngày nay, cũng giống như Giáo Hội Công Giáo, những người Do Thái giáo cũng đã dùng đến tiếng La Tinh rồi.
(13) Tôi có thể tìm được tiếng La Tinh và bản dịch Anh Ngữ của Thánh Lễ La Tinh trên mạng Internet được không?
Về Thứ Tự của Thánh Lễ (Ordo Missae hay Order of Mass) có thể được tìm thấy trên mạng Internet qua trang Web của Sancta Missa [mà người viết đã giới thiệu qua trong bài viết trước - ND] tại địa chỉ: http://sanctamissa.org/en/tutorial/ordo-missae-0.html
(14) Làm thế nào mà tôi có thể tham dự được trong Thánh Lễ La Tinh?
Người tín hữu (faithful) tham dự trong Thánh Lễ La Tinh bằng cách cùng hiệp nhất với vị Linh Mục Chủ Tế để cùng dâng sự hy tế lên cho Thiên Chúa Quyền Năng Tối Cao. Người Công Giáo được rửa tội (baptized Catholic) tham dự vào chức tư tế Linh Mục của chính Chúa Giêsu Kitô.
Người tín hữu tham dự trong Thánh Lễ La Tinh bằng cách dõi theo cặn kẽ những lời nguyện của Thánh Lễ được tìm thấy trong Sách Lễ. Ngay chính trong Thánh Lễ, người Công Giáo được rửa tội, thật sự có thể dâng Thánh Lễ lên, qui kết lại tất cả những hành động mà mình đã làm trong đời sống hằng ngày vào trong sự Hy Tế cao cả và duy nhất của chính Chúa Giêsu Kitô.
(15) Trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, người giáo dân có hát hay đọc lời nguyện cùng với vị Linh Mục chủ tế không?
Cũng giống như trong việc cử hành Thánh Lễ theo hình thức Mới (tức Ordinary Form hay Thánh Lễ sau Công Đồng Chung Vaticăn II hoặc Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương), chỉ có vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc ra những lời nguyện của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (tức Extraordinary Form hay 1962 Missale Ronanum) mà thôi.
Tới đây chúng ta phải cần hiểu thêm thế nào là "Low Mass" và thế nào là "High Mass":
Trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, "Low Mass" chính là một dạng đơn giản của việc cử hành Thánh Lễ, với một số phần bị bỏ bớt đi, chẳng hạn: việc xông hương, việc ca hát hay các câu kinh ca tụng, vân vân...
Còn trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, "Low Mass" là dạng Thánh Lễ mà không có phần ca hát, và vị Linh Mục chủ tế thường không đọc lớn lên, ngoại trừ một số lời nguyện chính như: Gloria, Credo, vân vân ... Người giáo dân có thể hát những bài thánh vịnh cùng với ca đoàn.
"High Mass" trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, cũng có dạng tương tự như "Low Mass," ngoại trừ các lời nguyện chính được hát lên, và Kinh Tin Kính lẫn Gloria cũng sẽ được hát lớn lên do bởi ca đoàn hay người điều khiển ca đoàn, cùng với cộng đoàn.
"High Mass" trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì ca đoàn La Tinh sẽ thực hiện việc ca hát, giáo dân được khuyến khích để hát đối đáp lại (chẳng hạn như: Amen, Et cum spiritu tuo, Dignum et justum est, vân vân.. ) và nếu có thể hát luôn cả những bài hát ca tụng bình thường (như: Kyrie, Gloria, Credo, Sanctus, và Agnus Dei).
Người mới lần đầu tiên tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ chú ý được rằng: trong "High Mass," ca đoàn thường hát, và cứ mãi tiếp tục hát, trong khi đó thì vị Linh Mục chủ tế vẫn cứ lặng lẽ cầu nguyện trước bàn thờ là bởi vì ca đoàn sẽ mất nhiều thời gian để hát xong phần của mình, hơn là vị Linh Mục chủ tế đọc phần lời nguyện của ngài.
(16) Thánh Lễ La Tinh kéo dài trong thời gian là bao lâu?
Trung bình, trong một Thánh Lễ "Low Mass" điển hình của ngày Chủ Nhật có cả phần bài giảng thì Thánh Lễ La Tinh đó thường mất khoảng từ 45 phút đến 1 tiếng mới xong.
Còn trong Thánh Lễ "High Mass" của ngày Chủ Nhật, vốn có ca đoàn La Tinh hát Gregorian Chant và bài giảng của vị Linh Mục chủ tế thì Thánh Lễ La Tinh đó mất khoảng từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút mới xong.
Nếu ca đoàn hát nhiều đối âm hay phức điệu khác nhau, thì Thánh Lễ La Tinh đó phải mất thêm từ 10 đến 20 phút nữa thì mới xong.
Và dĩ nhiên, thời lượng của mỗi Thánh Lễ La Tinh ngày Chủ Nhật sẽ khác nhau tùy thuộc vào số lượng người tín hữu tiến đến cung thánh, quỳ xuống để nhận Phép Thánh Thể, và độ dài của bài giảng mà vị Linh Mục chủ tế giảng cho giáo dân.
(17) Tại sao trong Thánh Lễ La Tinh vị Linh Mục chủ tế đọc lời nguyện rất nhỏ vốn chỉ có mình ngài mới nghe được thôi?
Trong việc cử hành Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế dùng đến 3 loại âm giọng khác nhau: nhỏ, vừa, và to.
Vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng rất nhỏ (low tone), chẳng hạn, trong những phần cầu nguyện có liên quan đến việc Thánh Hiến (Consecration) và việc Tự Thánh Hiến, để qua đó Bánh và Rượu mới trở nên Mình, Máu, Linh Hồn, và bản tính Thiêng Liêng của Chúa Giêsu Kitô.
Vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng vừa (medium tone) là để cho các chú giúp lễ và các phó tế đứng gần bàn thờ nghe được, để những người này biết phải hành động và làm gì kế tiếp.
Còn vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng cao/to (high tone) là để cho giáo dân nắm bắt được phần nào trong Thánh Lễ được ngài đang cử hành tới.
Do đó, điều hết sức quan trọng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này chính là: bằng việc dõi theo Thánh Lễ La Tinh qua Sách Lễ Rôma 1962, người tín hữu sẽ có nhiều thời gian để tự mình suy niệm về những lời cầu nguyện trong Thánh Lễ. Sự im lặng là để tất cả mọi người tín hữu gởi lời cảm tạ và tri ân đến cho Thiên Chúa Cha thông qua Mầu Nhiệm Hiến Tế của chính Chúa Giêsu Kitô, vốn một lần nữa Hiến Tế Chính Mình Ngài lên cho Thiên Chúa Cha trên bàn thờ.
Người mới lần đầu tiên đến tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng phần quan trọng nhất của Thánh Lễ chỉ được hoàn tất trong sự thinh lặng tuyệt đối mà thôi, điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra cả - mà lúc đó chính là lúc linh thiêng nhất - đó chính là lúc mà cả vị Linh Mục chủ tế lẫn toàn thể cộng đoàn cùng hiệp nhất để hiến dâng tâm, trí, và con tim của tất cả chúng ta lên cho Thiên Chúa, để cùng hiệp thông với Sự Hy Tế của Chúa Kitô trên cây Thập Giá, vị Linh Mục chủ tế + chúng ta + và Chúa Giêsu một lần nữa cùng Hiến Dâng tất cả lên cho Thiên Chúa Cha những món quà tốt đẹp nhất của chúng ta dành cho Ngài thông qua Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Nếu hiểu rõ được như thế, thì sự thinh lặng (thế nhưng lòng, trí và tâm hồn vẫn tỉnh thức) mà chúng ta cảm nghiệm được trong Thánh Lễ La Tinh mới có ý nghĩa cao siêu được, và chỉ có qua sự thinh lặng tuyệt đối đó, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được tiếng nói và lời nhắn nhủ của Thiên Chúa đang thổn thức và gọi kêu chúng ta từ trong đáy thẳm của lương tâm, con tim, lòng trí và tâm hồn của chúng ta mà thôi!
Sự thinh lặng đó không phải là lúc để chúng ta nghĩ về những kế hoạch của đời thường, những sự lo toan của vật chất, của đời sống tục trần, hay là lúc chúng ta thả trôi dòng suy nghĩ của chúng ta đến những phương trời xa lạ nào đó của sự tăm tối và tội lỗi, đang quyến rũ và vẫy gọi chúng ta đến, hay những thao thức và lôi kéo chúng ta đến những vũng lầy êm ái của dòng đời, của sự bệnh hoạn, suy đồi, hay những kế hoạch bạo tàn để hạ thủ và bêu xấu đồng loại, vốn lỗi phạm đến đức bác ái, vân vân..... !
Nói tóm lại, chính qua sự thinh lặng trong Thánh Lễ, chúng ta bước vào một sự thinh lặng thiêng liêng và suy niệm, vốn cũng có sự hiện diện đây đó của Chúa Thánh Thần. Thì việc thinh lặng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này chính là sự thinh lặng quý giá nhất để hướng chúng ta đến đời sống bất diệt của Thiên Chúa.
Nếu chúng ta chú ý thật kỹ trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, rất khó có khi nào mà chúng ta có và tìm được sự thinh lặng tuyệt đối mà không bị sự xáo trộn của các nhân tố khác!
(18) Có phải tất cả những phần trong Thánh Lễ La Tinh đều được đọc bằng tiếng La Tinh phải không hay có một số phần trong Thánh Lễ La Tinh sẽ được đọc bằng ngôn ngữ hiện nay?
Tất cả những phần trong Thánh Lễ La Tinh đều được đọc bằng tiếng La Tinh (chỉ ngoại trừ Kyrie eleison vốn là nguyên bản của tiếng Hy Lạp).
Vào những ngày Chủ Nhật và một số Ngày Lễ nào đó, cả Bài Đọc Thánh Thư (chỉ có 1 bài đọc mà thôi, chứ không phải 2 bài đọc) và bài Phúc Âm có thể được đọc bằng ngôn ngữ thông dụng địa phương ngay lúc vị Linh Mục bắt đầu bài giảng của ngài cũng bằng ngôn ngữ địa phương hiện hành, thế nhưng hai bài đọc đó phải được đọc trước bằng tiếng La Tinh, rồi mới bằng tiếng thông dụng địa phương.
(19) Làm sao mà người tín hữu có thể hiểu được đức tin Công Giáo của họ nếu như Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh?
Công Đồng Trent mạnh mẽ yêu cầu các vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ La Tinh phải thường xuyên giải thích về các mầu nhiệm và các nghi lễ có trong Thánh Lễ La Tinh cho các em học sinh trong trường học, và cho cả những người lớn tại bục giảng.
Nhưng suy cho cùng, chẳng cần thiết gì cho lắm để tất cả mọi người tín hữu phải hiểu trước từng chi tiết một về từng nghi lễ một có trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, vì như chính lời của Thánh Augustinô đã từng nói rằng:
"Nếu có một số người hiện diện vốn không hiểu được về những gì đang được hát hay đọc ra, thì ít ra họ phải biết rằng tất cả những đều đang hát và đọc ra là để ca tụng và làm sáng danh Thiên Chúa, và đó cũng đủ rồi cho họ, để họ có thể tham dự vào một cách sốt sắng."
(If there are some present who do not understand what is being said or sung, they know at least that all is said and sung to the glory of God, and that is sufficient for them to join in it devoutly).
(20) Chữ "Tridentine" có nghĩa là gì vậy?
Từ "Tridentine" suy cho cùng chỉ đơn giản là một sự ám chỉ đến sự thật rằng: Thánh Lễ La Tinh đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V mã hóa hay luật hóa (codified) chẳng bao lâu sau khi kết thúc Công Đồng Trent diễn ra từ năm 1545 đến năm 1563.
Từ "Tridentine" được rút ra từ thuật ngữ "Tridentine."
Trái với những gì mà một số người nghĩ, Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V không có ban hành ra một kiểu Thánh Lễ mới mẽ, mà Ngài chỉ đơn giản hiệp nhất lại tất cả những gì đã có trong phụng vụ lúc đó.
Sắc lệnh về Tông Hiến Quo Primum của Ngài không những tuyên bố rằng Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh vẫn được giữ nguyên vẹn trong bất kỳ mọi thời đại, mà nó còn cấm việc giới thiệu ra những hình thức phụng vụ Thánh Lễ theo kiểu mới (new Mass liturgies).
Sở dĩ gọi Thánh Lễ La Tinh là "Tridentine Mass" vì Thánh Lễ này được cử hành trong Giáo Hội Công Giáo trong gần hơn 1,500 năm qua, và cũng chính từ Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này mà hàng triệu triệu nhà truyền giáo Châu Âu đã được tỏa ra trên khắp cả thế giới để mang Sứ Điệp Tin Mừng đích thực của Thiên Chúa đến với tất cả mọi người chúng ta ở khắp các Châu Lục.
(21) Vậy Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống còn có những tên gọi nào khác?
Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Traditional Latin Mass) còn có những tên gọi sau:
Xin Lưu Ý:
Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ (Extraordinary Form) tức là nói về Sách Lễ Rôma do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn vào năm 1962. Còn Sách Lễ theo Hình Thức Mới (Ordinary Form) là nói về Sách Lễ do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục phê chuẩn vào năm 1969 sau Công Đồng Chung Vaticăn II.
Mặc dầu cả hai Sách Lễ này có những điểm giống nhau, thế nhưng mỗi Hình Thức đều có Lịch Phụng Vụ và chu kỳ của các bài đọc khác nhau. Trong Sách Lễ theo Hình Thức Mới có nhiều Lời Nguyện về Phép Thánh Thể hơn, còn Sách Lễ theo Hình Thức Cũ thì chủ yếu là dùng Roman Canon.
(22) Đâu chính là các Lễ Nghi Phụng Vụ (Liturgical Rites) hiện có của Giáo Hội Công Giáo?
Có 3 loại Nghi Lễ hay Lễ Nghi Phụng Vụ chính trong Giáo Hội Công Giáo, đó là: Nghi Lễ Rôma (Roman Rite), Nghi Lễ Antiochian của nước Syria (Antiochian Rite), và Nghi Lễ Alexandrian của Ai Cập (Alexandrian Rite).
Về sau này xuất hiện thêm Nghi Lễ Byzantine (Byzantine Rite), vốn phần chính được xuất phát từ Nghi Lễ Antiochian, dưới sự ảnh hưởng của 2 vị Thánh lỗi lạc đó là: Thánh John Chrysostom [người nổi tiếng trừ quỷ] và Thánh Basil.
Hầu hết những người Công Giáo La Mã ngày nay đều rất quen thuộc với Thánh Lễ sau Công Đồng Chung Vaticăn II của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 gọi là Ordinary Form (tức Thánh Lễ theo Hình Thức Mới, hay Thánh Lễ hiện tại). Thế nhưng thực chất mà nói có tới 9 dạng khác nhau thuộc về Phụng Vụ theo Lễ Nghi Rôma đó là:
- Dạng 1: Thánh Lễ theo Hình Thức Mới thuộc Lễ Nghi Rôma: Trong dạng này thì Thánh Lễ được cử hành dựa vào Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) của năm 1969, do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành, vốn hiện nay đã ra tới ấn bản thứ ba (2002). Thánh Lễ theo dạng này được cử hành bằng việc dùng đến ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia.
- Dạng 2: Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ thuộc Lễ Nghi Rôma (hay nói cách khác: Thánh Lễ La Tinh): Trong dạng này thì Thánh Lễ được cử hành dựa vào Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) của năm 1570. Trong khi Sách Lễ theo dạng này đã được thành luật (codified) tại Công Đồng Trent, Sách Lễ này đã được ít nhất sử dụng kể từ thời của vị Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả.
Ngày hôm nay, Thánh Lễ La Tinh dùng đến Sách Lễ của ấn bản vào năm 1962, do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn trong suốt thời gian diễn ra Công Đồng Chung Vaticăn II.
Theo đúng với các chuẩn thức của Tự Sắc Summorum Pontificum của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, thì tất cả những giáo sĩ theo Lễ Nghi Rôma đều có thể cử hành Thánh Lễ La Tinh.
- Dạng 3: Bragan: Đây là Lễ Nghi của Tổng Giáo Phận Braga, Tòa Giám Mục Bồ Đào Nha, có từ thế kỷ thứ 12.
- Dạng 4: Mozarabi: Đây là Lễ Nghi của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, có ít nhất là từ thế kỷ thứ 6 hay trở về trước. Nghi Lễ này hiện vẫn còn đươc diễn tiến tại Vương Cung Thánh Đường của Tổng Giáo Phận Toledo, Tây Ban Nha, và một số giáo xứ khác.
- Dạng 5: Ambrosian: Đây là Lễ Nghi của Tổng Giáo Phận Milan, Ý Quốc, có nguồn gốc xưa cổ, vốn đã được Thánh Ambrose tổ chức lại.
- Dạng 6: Dominican: Đây là Lễ Nghi của Dòng Thuyết Giáo do Thánh Đa Minh thành lập nên vào năm 1215.
- Dạng 7: Carmelite: Đây là Lễ Nghi của Dòng Kín Carmêlô, vốn được canh tân bởi Thánh Berthold c.1154.
- Dạng 8: Carthusian: Đây là Lễ Nghi của Dòng Carthusian do Thánh Bruno thành lập vào năm 1084.
- Dạng 9: Dạng Anh Giáo (Anglican): Đây là dạng Nghi Lễ mà các tu sĩ Anh Giáo cùng với các giáo xứ của họ, vốn đã hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, và Vaticăn đã cho phép cử hành Phụng Vụ Thánh theo đúng với những hình thức của Anh Giáo, vốn rất chính xác về mặt học thuyết Công Giáo.
(23) Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh có từ hồi nào vậy?
Việc khởi đầu của Thánh Lễ theo Lễ Nghi Rôma (Roman Mass) được tìm thấy trong các tác phẩm của Thánh Giáo Hoàng Justin (vào năm 150 sau Công Nguyên) và Thánh Giáo Hoàng Hippolytus (vào năm 215 sau Công Nguyên).
Vào năm 250 sau Công Nguyên, Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh được cử hành phần lớn tại thế giới thuộc về La Mã, và Giáo Luật La Tinh (Latin Canon) như chúng ta biết được hoàn tất vào năm 399 sau Công Nguyên.
Mặc dầu Thánh Lễ La Tinh chủ yếu được cử hành từ những ngày đầu tiên của thời các vị Thánh Tông Đồ, thế nhưng mãi tới thế kỷ thứ 16, thì Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V mới mã hóa hay luật hóa nó, và kể từ đó trở đi, không có bất kỳ sự thay đổi hay điều chỉnh nào cả trong Thánh Lễ La Tinh.
(24) Có phải Thánh Lễ La Tinh đã bị cấm rồi không?
Chưa, Thánh Lễ La Tinh chưa bao giờ bị cấm cản hay bị bãi bỏ cả bởi Giáo Hội Công Giáo. Chỉ sau khi kết thúc Công Đồng Chung Vaticăn II, Thánh Lễ La Tinh bị giới hạn đôi chút bởi hầu hết các vị Giám Mục mà thôi.
Sau khi Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục giới thiệu ra Thánh Lễ theo hình thức mới, tức Thánh Lễ được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia, thì chỉ có các vị Linh Mục của Anh Quốc và Xứ Wales mới được phép cử hành rộng rãi Thánh Lễ La Tinh cho các tín hữu mà thôi, nhờ vào sự cho phép đặc biệt (indult) của Vaticăn ban cho Đức Hồng Y Heenan của Tổng Giáo Phận Westminster.
Những vị Linh Mục khác- như Cha Thánh Padre Pio và Thánh Josemaria Escriva - vị sáng lập ra Hội Dòng Opus Dei - vẫn kín đáo cử hành Thánh Lễ La Tinh cho các tín hữu của các Ngài.
(25) Hầu hết những người tín hữu tham dự Thánh Lễ La Tinh ngày hôm nay đều không có lớn lên khi Thánh Lễ này được cử hành trước đây, thế tại sao vẫn cứ có rất nhiều người Công Giáo lại chọn tham dự Thánh Lễ La Tinh này vậy?
Thưa, chính vì vẽ tráng lệ và tính uy nghiêm của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, mà càng ngày càng có thêm rất nhiều người Công Giáo bị cuốn hút vào Thánh Lễ thánh thiêng này, đặc biệt là các bạn trẻ.
Với sự cảm nghiệm phong phú và linh thiêng, được làm dư dật thêm bởi những di sản của âm nhạc và nghệ thuật thánh, nhắc nhở cho tất cả những người tham dự vào Thánh Lễ La Tinh rằng Phụng Vụ Thánh (Sacred Liturgy) chính là việc nếm thử trước (foretaste) của Phụng Vụ ở trên Nước Thiêng Đàng mà chúng ta sẽ cử hành tại "Thành Giêrusalem Mới" sau này.
Gregorian Chant chính là một phần không thể thiếu được trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Nói theo kiểu của Cha Trưởng Tu Viện thuộc Dòng Biển Đức Dom Prosper Luois Pascal Gueranger thì Gregorian Chant chính là "thi ca được ca hát lên ở trần gian về những mầu nhiệm của nước thiêng đàng, và để chuẩn bị chúng ta cho các bài thánh ca bất diệt" (poetry which sings on earth the mysteries of heaven and prepares us for the canticles of eternity).
Do đó, khi người tín hữu tham dự trong việc ca hát trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, thì trái tim và tâm hồn của tất cả sẽ được hướng và nâng lên tới các cổng thiêng đàng, giống thể như họ đang cùng hát với các ca đoàn của các thiên thần vậy.
Sự tôn kính thinh lặng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống giúp dưỡng nuôi một sự thinh lặng nội tâm sâu sắc nhằm cho phép nhiều người Công Giáo có thể cảm nghiệm được việc tham dự hết sức thiêng liêng và thánh thiện vào trong phụng vụ của Thiên Chúa. Phẩm giá và cấu trúc cố định của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống tạo ra một bầu khí rất có lợi cho việc gặp gỡ trực tiếp và tỏ tường với Chúa Kitô, Đấng vừa là vị Tư Tế Chính, và vừa là Nạn Nhân Hy Tế của Thánh Lễ.
(26) Thế Gregorian Chant chính là gì vậy?
Thưa, Gregorian Chant chính là loại âm nhạc truyền thống của Giáo Hội Cơ Đốc ở tây phương với nguồn gốc có trước thời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả, và tên của Ngài được đặt cho loại nhạc truyền thống này.
Nhạc này xuất phát từ các bản văn bằng tiếng La Tinh và giá trị cao siêu của nó là nằm ở chổ nó có sức hoán chuyển và nâng tâm hồn người hát lẫn người nghe lên tới cõi Thiêng Đàng, để hòa cùng với ca đoàn của các vị Thiên Thần ngày đêm ca hát để ca tụng và làm sáng danh Ba Ngôi Thiên Chúa.
(27) Trong các sách Phụng Vụ nào mà tôi có thể tìm thấy Gregorian Chant được sử dụng trong Thánh Lễ La Tinh?
Thưa, trong các sách sau đây: Antiphonale (Sách Thánh Ca), Graduale Romanum, Liber Ususalis, Ordo Processionem, Proprium de Tempore, Psalm Tones (Các Âm Điệu của Thánh Vịnh), Sung Masses in Holy Week (Các Bài Hát được hát trong Tuần Thánh), Versus Psalmorum et Canticorum; và Vesperale Romanum.
Quý Vị cũng có thể mua Sách Liber Ususalis nơi các Cha Dòng Thánh Gioan Cantius tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/liber_usualis/
(28) Thế tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về Gregorian Chant thì phải vào đâu?
Quý Vị nào muốn tìm hiểu về Gregorian Chant có thể vào trang Web của Hội Âm Nhạc Thánh Cổ MusicaSacra - vốn là Hội chuyên về nhạc Thánh, Gregorian Chant và Âm Điệu Khải Hoàn tại địa chỉ: http://www.musicasacra.com/
Ngoài ra, Quý Vị cũng còn có thể tham khảo qua các trang Web rất có giá trị sau đây để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về Gregorian Chant - vốn có tính chất nghiên cứu "bác học" hay "kinh viện" và tính linh thiêng rất cao, nhất là dành cho những ai yêu thích về âm nhạc Thánh Cổ:
(a) The Gregorian Chant Home Page on the World Wide Web tại phân khoa âm nhạc của trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ tại địa chỉ: http://www.music.princeton.edu/chant_html/index.html
"in omnem terram exivit sonus eorum, et in fines orbis terrae verba eorum" Psalmus 18:5 [RSV 19:4]
(b) Gregorian Chant và Sự Đối Âm tại trang Web của Tổ Chức Una Voce America tại địa chỉ: http://www.unavoce.org/chant.htm
(c) Cộng Đoàn Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả giới thiệu ra các CDs, DVDs, vân vân... rất hay về Gregorian Chants xứng đáng để học hỏi, cũng như là các món quà hết sức thiêng liêng và gợi hứng tâm linh cho các em mới rước lễ lần đầu, thêm sức, các cặp hôn nhân mới đám cưới, các Thánh Lễ Trọng trong Giáo Hội Công Giáo, vân vân... tại địa chỉ: http://www.saint-gregory.org/recordings-publications/
(d) Nhà Sách Người An Ủi (Paraclete Press) giới thiệu về những cuốn CDs chuyên về Gregorian Chants rất hay tại địa chỉ: http://www.paracletepress.com/gregorian.html
(e) Trang Web của Tu Viện Our Lady of the Annunciation of Clear Creek có bán những cuốn CDs/DVDs do chính các Tu Sĩ của Dòng hát và thâu vào về những Gregorian Chants có sức mạnh nâng và hướng tâm hồn lên với Chúa cho dẫu chúng ta đang ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tại địa chỉ: http://www.clearcreekmonks.org/CDforSell.htm
(f) Ca Đoàn Gloriae Dei Cantores (Singers to the Glory of God - Các Ca Viên vì Danh Thiên Chúa) chuyên trình diễn các bài hát về La Tinh rất mê hồn, rất thánh thiện và rất sống động. Danh tiếng của Ca Đoàn lan tỏa ra khắp cả thế giới cũng như tại Hoa Kỳ. Ngoài những lần trình diễn quốc tế, hằng tuần nếu Quý Vị có dịp ghé đến Nhà Thờ Chúa Biến Hình (Church of The Transfiguration) tại 5 Bayview Drive, Rock Harbor, Orleans, MA - một Cộng Đoàn của các Tu Sĩ sống theo Quy Luật khắc khổ của Thánh Biển Đức tại địa chỉ: http://www.gdcchoir.org/index.html
(29) Phải chăng Phụng Vụ nên phản ánh đúng về thời đại và nền văn hóa mà nó đang tồn tại chứ?
Trong suốt nhiều thế kỷ, một người Công Giáo có thể tham dự Thánh Lễ La Tinh tại bất cứ nơi nào trên thế giới và lúc nào cũng nhận thấy được sự giống nhau.
Nếu chúng ta có thể công du theo dòng thời gian thì chúng ta sẽ nhận thấy điều tương tự này vẫn đúng đó là: một Thánh Lễ La Tinh được cử hành bởi một vị Linh Mục Công Giáo sống tại Rôma vào năm 570 cũng gần giống như một Thánh Lễ La Tinh được cử hành trong cùng một thành phố tương tự vào năm 1570. Hơn nữa, Thánh Lễ La Tinh được cử hành vào năm 1570 cũng giống như Thánh Lễ La Tinh được cử hành bởi một vị Linh Mục sống tại Nhật Bổn vào năm 1940, hay tại Giáo Xứ St. Francis de Sales ở thành phố Mableton, GA vào năm 2008 này.
Sự kiện này rõ ràng phản ảnh được 2 trong 4 điểm mốc chính của Giáo Hội Công Giáo qua Thánh Lễ La Tinh - đó là sự hiệp nhất (unity) và tính Công Giáo bao trùm (catholicity) cả về nơi chốn lẫn thời gian.
Chúng ta có thể nhớ lại từ lúc chúng ta học Giáo Lý khi còn rất nhỏ rằng: có 4 dấu hiệu chính của Giáo Hội, vốn cũng là những dấu hiệu rõ ràng nhất để tất cả con người thuộc mọi thời đại có thể nhận biết ra ngay đó chính là một Giáo Hội Công Giáo thật sự và duy nhất được thiết lập nên bởi Chúa Giêsu Kitô đó là: Công Giáo (catholic), Thánh Thiện (holy), Duy Nhất (alone) và Tông Truyền (apostolic).
Giáo Hội là Duy Nhất vì tất cả những con chiên trong Giáo Hội đều tuyên xưng cùng một đức tin, cùng Sự Hy Tế và cùng các Phép Bí Tích, và tất cả được hiệp nhất với nhau dưới quyền bình duy nhất của Vị Đại Diện Thánh Phêrô ở trần thế, chính là Đức Thánh Cha.
Giáo Hội là Thánh Thiện vì lẽ Giáo Hội do chính Chúa Giêsu Kitô thành lập nên - Đấng là Thánh trọn vẹn và duy nhất, và vì Giáo Hội giảng dạy cho chúng ta biết về những học thuyết Công Giáo thánh thiện và cung cấp cho chúng ta các phương cách để sống một đời sống thánh thiện. Rũi thay, vì sự tự do được chọn lựa, vì sự tự do của từng người, do đó không phải hầu hết những người Công Giáo nào cũng biết tận dụng những phương cách đó một cách hữu hiệu để tự giúp họ trở nên thánh thiện trước mặt Thiên Chúa lẫn với tha nhân của họ được.
Giáo Hội là Công Giáo, là phổ quát (universal) vì lẽ Giáo Hội được trao quyền hành hợp pháp để đón nhận tất cả mọi người tại bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ thời điểm nào.
Và cuối cùng, Giáo Hội là Tông Truyền vì lẽ Giáo Hội được thành lập nên bởi Chúa Kitô, nối tiếp qua thời của các vị Tông Đồ, và những vị kế thừa Thánh Phêrô.
(30) Phải chăng Thánh Lễ La Tinh đã không còn thích hợp gì cho lắm với con người trong thời đại tân tiến hiện nay?
Một số người đưa ra những lời phản biện hay những lời chống lại một cách thiếu suy nghĩ rằng: họ chẳng cảm nhận được lợi ích nào cả từ Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, và rằng Thánh Lễ đó rất là "chán" vì họ không hiểu được tiếng La Tinh, rằng vị Linh Mục chủ tế không biết cách nào để làm cho Thánh Lễ sinh động hơn hòng lôi kéo sự chăm chú và tham dự của mọi người, thậm chí vị Chủ Tế còn quay lưng với giáo dân nữa là đàng khác trong hầu hết Thánh Lễ, và rằng cũng chẳng có âm nhạc gì cả, hoặc chẳng có những loại nhạc "giựt gân, sinh động" hay "hùng hồn" gì cả, vân vân....
Thì thú thật, một điều hết sức căn bản mà họ thật sự quên và đánh mất nó đi đó là: Thánh Lễ - chưa bao giờ và không phải là - cách để làm hài lòng con người cả. Mà trái lại, Thánh Lễ chính là việc con người dành tất cả mọi sự ca tụng, mọi sự tập trung về cả tinh thần lẫn tâm trí cùng con tim - để ngợi ca và làm sáng danh lên cho Thiên Chúa.
Việc thờ phượng (worship) không phải là một sự tập hợp hay qui tụ nhiều người lại mang tính cách xã giao của xã hội trần tục, như kiểu quy tụ lại của những người Tin Lành, để nhằm mục đích tạo cho những người đó có được cảm giác bên trong rằng: mình được ấm cúng, được mờ nhạt, hay được hòa hợp với mọi người, vân vân...
Cách hiểu đúng đắn nhất về Thánh Lễ đó là:
Thánh Lễ chính là một sự thừa nhận (acknowledgement) về quyền bính Tối Cao Duy Nhất của Thiên Chúa và về Sự Thiện Hảo Vô Song của Ngài, và Thánh Lễ chính là một sự diễn tả hay một sự biểu lộ về sự phục tùng của chúng ta dành cho Ngài, trong tư cách là những tạo vật, hay những khí cụ do chính Ngài tạo dựng nên.
Như trong Giáo Lý mà chúng ta học biết được khi còn bé về Thánh Lễ, thì Thánh Lễ được dâng hiến là để:
(a) trước tiên, tôn thờ Thiên Chúa - là Đấng Tạo Dựng và là Thiên Chúa của chúng ta;
(b) kế đến, cảm tạ Thiên Chúa vì rất nhiều ơn huệ và bổng lộc mà Ngài tuôn đổ xuống cho chúng ta mỗi ngày, dẫu ngày đó có u tối, có phiền muộn, có chán chường hay thất vọng, vân vân....
(c) thứ ba, để khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn chúc lành của Ngài xuống cho tất cả nhân loại; và
(d) Sau cùng hết, để đáp đền lại sự công minh của Thiên Chúa vì những tội lỗi mà con người đã lỗi phạm đến Ngài.
Hơn thế nữa, Thánh Lễ chính là việc thờ phụng chung được dâng lên bởi cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ lên cho Thiên Chúa thông qua Chúa Giêsu Kitô, Đấng trong tư cách là Vị Tư Tế Tối Cao lại một lần nữa tự hiến dâng chính Mình Ngài lên cho Chúa Cha như Ngài đã từng làm trên cây Thập Giá xưa kia.
Ngài chính là Con Chiên của Thiên Chúa, là Nạn Nhân vô tội, và từ chính sự Hy Sinh đó của Ngài, mọi tội lỗi của trần thế được xóa tan đi. Ngài một lần nữa, dâng chính Ngài lên cho Chúa Cha ở Trên Trời bằng chính sự Hy Sinh cuộc sống của Ngài trên cây Thập Giá.
Thì khi đó, Thánh Lễ mới đúng là một sự hoàn thành trọn vẹn về lời tiên tri rằng:
"Quả thật, từ đông sang tây, Danh Ta thật cao cả giữa chư dân; và ở khắp nơi, người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta, bởi vì Danh Ta thật cao cả giữa chư dân." (Malakhi 1:11)
(31) Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 có thường hay cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh không?
Thật ra, trong Nhà Nguyện riêng của Ngài, mỗi ngày Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đều cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh.
Trong những buổi gặp gỡ thân tình mỗi khi Ngài thực hiện chuyến công du đến bất kỳ quốc gia nào, chẳng hạn trong buổi đọc kinh chiều vừa qua với các Đức Giám Mục và các Đức Hồng Y Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha đều đọc kinh bằng tiếng La Tinh, và cử hành Thánh Lễ La Tinh khi Ngài lưu trú tại nơi ở của Vị Đại Diện chính thức của Ngài ở Washington, D.C. lẫn tại New York.
Ở Rôma, Ngài cử hành Thánh Lễ La Tinh cho các chủng sinh, và Giáo Triều Rôma.
Khi còn là Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger, Ngài đã công khai cử hành Thánh Lễ La Tinh vào rất nhiều dịp lễ khác nhau, và cử hành việc phong chức cho các Dòng bằng cách sử dụng Sách Lễ Rôma 1962. Ngài cũng đã công khai nói về việc phục hồi lại Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh, và cũng đã viết rất nhiều để ủng hộ việc tiếp tục duy trì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống nơi xã hội trần tục thời này, và Ngài cũng đã từng phục vụ trong tư cách là một thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng "Ecclesia Dei."
Và cũng nên nhớ lại rằng, theo lời yêu cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Ngài cũng đã chấp nhận làm cầu nối trung gian với Hội Thánh Piô X do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre sáng lập, nhằm đưa Tu Hội này trở lại việc hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Và khi nhậm chức Giáo Hoàng, Ngài cũng đã có cuộc gặp gỡ với Đức Giám Mục Bernard Fellay - vị Bề Trên hiện tại của Tu Hội Thánh Piô X tại khu nhà nghĩ mát của Ngài ở Castel Gandolfo, và theo Văn Phòng Báo Chí Vaticăn cho biết: cuộc gặp gỡ đó đã diễn ra trong bầu khí yêu thương và tôn trọng, để chuẩn bị tiến tới "một cuộc hiệp thông trọn vẹn" của Tu Hội Thánh Piô X với Tòa Thánh trong một ngày không xa.
(32) Hai vị Giáo Hoàng gần đây có sự ủng hộ và ý kiến như thế nào về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống?
Trong lá thư gởi cho các Đức Giám Mục vào năm 1980 về Phép Thánh Thể (Holy Eucharist), Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói rằng:
"Cũng có rất nhiều người, vốn đã từng được giáo dục trên nền tảng của phụng vụ theo kiểu cũ bằng tiếng La Tinh, ngày nay cảm nghiệm được sự thiếu vắng về 'một loại ngôn ngữ này,' vốn cũng là một ngôn ngữ mà tất cả mọi người trên thế giới xem đó chính là cách diễn tả về sự hiệp nhất chung hết của cả Giáo Hội - vì chưng tiếng La Tinh thể hiện được đặc tính phẩm giá, và ý nghĩa cao siêu nhất của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Do đó, điều cần thiết là phải tỏ bày ra, không những sự hiểu biết mà còn cả sự kính trọng hoàn toàn, về những tình cảm và mong ước chân thành và cao đẹp này đến từ phía những người tín hữu, và phải tìm mọi cách để đáp ứng ngay được những nguyện vọng chính đáng đó."
Rồi cũng trong lá thư của Ngài viết ra cho các Đức Giám Mục trên cả thế giới vào năm 1988, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết rằng:
"Sự kính trọng phải luôn được tỏ bày ra vào bất cứ lúc nào và tại bất cứ nơi nào về những cảm nghiệm của những ai đã từng bị cuốn hút sâu sắc vào phụng vụ của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng cách rộng rãi chấp thuận những yêu cầu của họ về mong muốn có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành qua việc sử dụng đến Sách Lễ Rôma 1962."
Vào Tháng 7/2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã viết rằng:
"Việc cử hành Hy Tế của Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma vốn được ban hành bởi vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII vào năm 1962, luôn được cho phép và chưa bao giờ bị bãi bỏ cả trong Phụng Vụ của Giáo Hội."
Và cũng trong cùng văn kiện đó, Ngài nêu rằng: các vị Cha Sở phải rộng rãi chấp thuận và làm mọi cách để cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành vào những ngày trong tuần, hay chỉ vào ngày Chủ Nhật mà thôi, khi giáo dân yêu cầu.
(33) Đâu chính là ưu điểm của Thánh Lễ La Tinh?
Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Thánh Lễ La Tinh chính là sự nhất quán (uniformity) hay tính bất biến (tức không hề thay đổi theo dòng thời gian và thế hệ). Bất cứ nơi nào mà người Công Giáo đi đến thì Thánh Lễ La Tinh vẫn được cử hành y chang như vậy, mà không hề thay đổi.
Mọi cử động và điệu bộ trong Thánh Lễ La Tinh được mô tả ra một cách rất rõ ràng và nhất quán trước sau như một, từ trước và mãi cho đến bây giờ, do đó, không có chổ cho sự tự "phóng tác" hay "thêm vào" hoặc "cắt xén bớt đi" của phụng vụ bởi vị Linh Mục chủ tế hay nhóm đặc trách về phụng vụ của Giáo Phận hay Giáo Xứ.
Và qua dòng thời gian và thế hệ, Thánh Lễ La Tinh được tôn trọng là vì Thánh Lễ La Tinh nghiêm khắc phản ánh rất đúng bản chất hy sinh thật sự của việc cử hành.
(34) Thế nếu tôi muốn tham dự Thánh Lễ La Tinh thì phải đến Nhà Thờ nào, ở đâu?
Thưa, để trả lời câu hỏi này, xin mời Quý Vị xem lại bài viết vàoThứ Tư hai tuần trước đây (tức vào Ngày 11 Tháng 6 Năm 2008 vừa qua) có tên "Tại Nhà Thờ nào ở Hoa Kỳ và Canada có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh?" hay gõ vào địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Html/55666.htm để biết thêm thông tin.
Và bài viết của ngày Thứ Tư (18 Tháng 6 Năm 2008 vừa qua) có nhan đề: Tại những Nhà Thờ nào ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và Úc Châu có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh? hay Quý Vị có thể truy cập lại tại địa chỉ: http://www.vietcatholic.net/News/Html/55869.htm
(35) Thế nếu trong vùng của tôi ở không có Thánh Lễ La Tinh thì sao?
Trước hết, Quý Vị nên tìm hiểu xem thật sự có sự mong muốn thuần tuý và chính đáng giữa những người Công Giáo ở nơi mà Quý Vị đang cư ngụ rằng tất cả muốn tham dự Thánh Lễ La Tinh hay không. Rồi sau đó, trình bày nguyện vọng chính đáng đó lên cho Cha Sở.
Nếu Cha Sở không chấp thuận, thì trình bày nguyện vọng chính đáng đó lên cho Đức Giám Mục bản quyền theo đúng với tinh thần của Tự Sắc Summorum Pontificum mà người viết đã trình bày trong bài viết có nhan đề: "Tìm hiểu kỹ hơn về Tự Sắc của Đức Thánh Cha về Thánh Lễ La Tinh "
Nếu cả Cha Sở và Đức Giám Mục bản quyền không cho phép, hay không "rộng rãi" chấp thuận nguyện vọng chính đáng đó theo đúng với tinh thần của Tự Sắc Summorum Pontificum , thì hãy cùng nhau lập ra một nhóm Una Voce (Một Tiếng Nói Chung) - Una Voce là một Nhóm Tín Hữu Công Giáo được Giáo Hội Công Giáo chính thức nhìn nhận về tính hợp hiến và ý muốn chân thành, đích thực, nguyên thủy, và trong sáng về nguyện vọng có Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh được cử hành cho giáo dân - rồi từ đó lập ra một danh sách tên và địa chỉ của những người với mong muốn chân thành là được tham dự Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh lên cho Ủy Ban Ecclesia Dei ở Rôma tại địa chỉ:
Nếu không biết phải hỏi ý kiến của Đức Giám Mục bản quyền như thế nào về nguyện vọng có được Thánh Lễ La Tinh, thì Nhóm Una Voce sẽ giúp cho Quý Vị cách tiếp cận với vị Giám Mục bản quyền.
Nên nhớ: Nhóm Una Voce không phải là một Nhóm Giáo Dân Công Giáo Phản Loạn như các Nhóm Giáo Dân của những người Việt ở hải ngoại và trong nước, vốn tự xưng mình là Công Giáo, và tự cho mình quyền hạn để đòi hỏi và lên án Giáo Hội và các giới chức tu sĩ một cách tùy tiện, vô lễ, và thất kính,.... về bất kỳ vấn đề nào mà họ muốn, vốn ngược lại với ý chỉ của Giáo Hội và của Chúa Thánh Thần soi dẫn và tác động nơi Giáo Hội.
(36) Thế tôi có thể làm gì để giúp cổ võ về Thánh Lễ La Tinh? Và tại sao tôi phải làm điều này?
(a) Chúng ta phải có trách nhiệm khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh bởi vì sống trong một thế giới trần tục đầy tội lỗi và quyến rũ hư nát này, con người chúng ta dễ trở nên điên khùng và biến loạn, thậm chí có lúc khiến cho chúng ta đánh mất đi sự cân bằng và căn tính của riêng chúng ta, do đó, chỉ có qua Thánh Lễ La Tinh, chúng ta mới có thể tìm lại cội nguồn đã mất đi của chúng ta, chúng ta mới có dịp để quay trở về lại với truyền thống và di sản cao quý nhất của Giáo Hội từ thời xa xưa. Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh giúp những người Công Giáo thánh hóa đời sống của họ ngay trong thời đại vô thần hay một thời đại vốn coi trọng và đề cao đến việc buôn thần bán thánh thời nay.
Dạng xưa cổ của Thánh Lễ Rôma thúc đẩy, cổ võ và hướng chúng ta đến sự tôn trọng về những truyền thống thánh thiêng của Giáo Hội. Sự liên kết nền tảng này gắn với Sự Hy Tế của Thánh Lễ chính là một cầu nối an toàn và bền chặt nhất, nhằm đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bị cuốn mất đi khỏi nền tảng, hay tảng đá góc tường của Đức Tin Công Giáo chúng ta.
Trong bầu khí thiêng liêng được cảm nghiệm nơi Thánh Lễ La Tinh, người tín hữu chúng ta hoàn toàn bị cuốn hút vào việc tự dâng mình chúng ta lên cho Thiên Chúa Ba Ngôi, và dành đúng sự phụng thờ đó cho chính Ba Ngôi Thiên Chúa mà thôi.
(b) Di sản của Giáo Hội qua loại nhạc thánh, đặc biệt là loại Nhạc Gregorian Chant và Sự Đối Âm hay Phức Điệu Thánh (Sacred Polyphony), được mạnh mẽ dùng đến trong Thánh Lễ La Tinh, nhằm giúp chúng ta - dẫu có vô tình bị chia trí - cũng tự biết sớm quay trở về lại Mầu Nhiệm Hy Tế Thánh, bằng cách tự hướng cả tâm - hồn - lòng - trí - và con tim chúng ta lên tới sự Cao Vời và Huyền Nhiệm về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Công Đồng Trent đã nói rằng: "Những việc Thánh phải được xử lý theo một hình thức Thánh" (Holy things must be treated in a holy way), do đó khi tham gia vào việc cử hành Thánh Lễ La Tinh với đức tin, sự sùng kính và sự trung thành triệt để tới ý hướng chính và nguyên thủy của Giáo Hội, thì những việc cử hành này cổ võ cho nét đẹp, cho phẩm giá, sự thinh lặng, và sự tôn kính nơi người tín hữu bằng cách giúp cho người tín hữu, có được những khoảng thời gian rộng rãi để suy niệm và cầu nguyện riêng, trong lúc cùng với cả cộng đoàn tôn thờ Việc Hy Tế của Chúa Giêsu Kitô nơi Phép Thánh Thể.
(c) Theo truyền thống Kitô Giáo, sự tôn kính chính là nền tảng của việc phụng tự vì nó làm tăng lên sự ý thức của chúng ta về sự linh thiêng, thánh thiện, và cho phép chúng ta "nhìn thấy được" tính siêu nhiên và đời sống bất diệt trên nước Thiêng Đàng.
Đức Hồng Y Newman đã từng nói rằng: "Bất kỳ ai không sợ và không biết cách tôn kính Thiên Chúa thì chưa hề biết được tính hiện thực của Thiên Chúa."
"Lex orandi, lex credendi" (Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đạt đến sự tin tưởng hoặc As we pray, we come to believe) chính là cách để tóm tắt lại sự thông thái ngàn đời, qua rất nhiều thế kỷ của Giáo Hội.
(d) Chúng ta giúp cổ võ và tìm mọi cách để khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vì Thánh Lễ này đã gợi hứng vô số các vị Thánh và các vị Tử vì Đạo. Thánh Lễ La Tinh giúp cổ võ sự sùng kính dành cho Thánh Lễ nơi những thế hệ trẻ nối tiếp, làm gia tăng lên thật nhiều ơn gọi về thiên chức Linh Mục và về đời sống Thánh Hiến và Tu Trì giữa các bạn trẻ nam cũng như nữ, cũng như lôi cuốn nhiều người trở lại đạo tới một mức không thể ngờ được.
(e) Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói về việc khôi phục và cổ võ cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống như thế này:
"Thánh Lễ Rôma Truyền Thống chính là di sản của chúng ta, di sản đó đến từ tính xưa cổ vĩ đại, một hồng ân cao cả của Thiên Chúa và là hoa trái gợi hứng của biết bao nhiêu nhà tư tưởng Công Giáo qua rất nhiều thế kỷ. Nó chưa hề bao giờ bị thay đổi kể từ thế kỷ thứ 6 khi Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả đã để lại nguyên vẹn tất cả những cốt lõi mà chúng ta có được như ngày hôm nay." (Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị)
("The Traditional Roman Mass is our heritage from great antiquity, a sublime gift of God and the fruit of centuries of inspired Catholic thinking. It goes back without significant change to the 6th century when Pope St. Gregory the Great left the old rite in all its essentials just as we have it today." - Pope John Paul II).
Thì đó chính là Thánh Lễ mà Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V trong sắc lệnh của năm 1570 quyết định giữ vững nguyên vẹn tính vĩnh cửu của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.
(f) Chúng ta phải khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vào thế kỷ thứ 21 này là vì Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có dạy rằng:
"Mầu nhiệm của Chúa Kitô thì quá cao siêu đến nổi không phải là không có cách nào để diễn tả được trong bất kỳ truyền thống phụng vụ duy nhất nào" (CCC - Mục 1201).
["The mystery of Christ is so unfathomably rich that it cannot be exhausted by its expression in any single liturgical tradition." (CCC, #1201)]
Trong thế giới hiện đại, rất nhiều người Công Giáo ngày nay sẽ nhận và tìm thấy được lợi ích về mặt tâm linh khi họ hướng sự chú ý của họ trở về lại với di sản phụng tự truyền thống, nguyên thủy, và đích thực của họ nơi Giáo Hội Công Giáo. Việc hiểu biết về Thánh Lễ La Tinh sẽ giúp cổ võ và làm khơi dậy lên trở lại tín ngưỡng Công Giáo Truyền Thống ngay ở giữa nền văn hóa của sự chết thời nay.
Phụng vụ của Giáo Hội La Mã xưa cổ được nổi trội lên vào lúc có sự bức hại gia tăng, và ngày nay như chúng ta đã - đang và sẽ chứng kiến rằng: càng ngày càng có thêm nhiều người Kitô Giáo nữa bị bức hại vì đức tin Công Giáo của họ, do đó, chúng ta cần phải tìm sự hứng khởi và lôi kéo nhiều người trở lại với Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống và tính xưa cổ của Giáo Hội, vì suy cho cùng, đó cũng là cách để giúp chúng ta tìm ra một cách rao giảng Phúc Âm mới cho một thế giới - vốn đã thẳng thừng quay lưng trở ngược với Chúa Giêsu Kitô.
Như chính Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã diễn tả một cách rất cô đọng trong cụm từ ngữ sau:" Tự bản chất của phụng vụ tạo ra các nền văn hóa và hình thành nên các nền văn hóa đó." (The liturgy itself generates cultures and shapes them. - CCC. #1207)
* Có rất nhiều cách để giúp cổ võ cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống:
(a) Cầu nguyện mãi luôn để ý nguyện của Thiên Chúa được hiện thực qua việc phục hồi trở lại tính nguyên vẹn của Phụng Vụ bằng cách quay trở về lại với Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.
(b) Sưu tập tất cả các bài viết này lại với nhau, để chia sẽ và giới thiệu chúng cho tất cả người Công Giáo mà chúng ta quen biết.
Để giúp Quý Vị tìm ra các bài viết này dễ dàng, trong khung Tìm Kiếm có trên VietCatholic ở góc trên phải, Quý Vị chỉ cần gõ vào một trong các chữ sau: Latin, Latin Mass, La Tinh, Thánh Lễ La Tinh, vân vân..., rồi đưa chuột nhấp vào nút Kính Hiển Vi, tức thì các bài viết về Thánh Lễ La Tinh sẽ hiện ra cho Quý Vị sưu khảo.
(c) Tiếp xúc với các Cha già, các Thầy hay các Soeurs thời xưa còn sống mãi cho đến ngày hôm nay, tại các Chủng Viện, các Tu Viện, các Dòng, vân vân... để nhờ các ngài giúp.
Khuyến khích các vị Giám Mục địa phương hay các Cha Giám Tỉnh Bề Trên của các Dòng là nên đặt nặng vào việc giảng dạy tiếng La Tinh nơi thế hệ các chủng sinh và các Linh Mục trẻ thời nay - vốn chẳng hề biết đến một chữ La Tinh nào hay không biết nhiều lắm, để từ đó những Vị này có thể giảng dạy lại cho giáo dân.
Hay nếu Quý Vị sống tại Mỹ, thì tiếp xúc với các Cha Dòng Thánh Phêrô, các Cha Dòng Thánh Gioan Cantius,.....
(d) Các giáo dân nên thành lập lại một nhóm và lên gặp Cha Sở để xin phép Ngài giúp cho cộng đoàn có được Thánh Lễ La Tinh, ít nhất là một lần trong một tuần. Suy cho cùng, đã đến lúc, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải trở về nguồn nguyên thủy của Giáo Hội thời các Tông Đồ, và đó cũng là cách để giáo dục và qui hướng giáo dân, và cả những thành viên trong giới tu sĩ, đến một truyền thống và vẻ đẹp đích thực, đã bị đánh mất đi.
Giáo Hội cho phép chúng ta làm điều này, và chúng ta phải làm đúng theo những ý chỉ thánh thiện của Giáo Hội, chứ không phải dùng việc yêu cầu có Thánh Lễ La Tinh là cớ để phản loạn, hay gây chia rẽ nơi các cộng đoàn trong Giáo Xứ, giữa Cha Sở và cộng đoàn, hay giữa Cha Sở và vị Giám Mục bản quyền, vân vân....
(e) Tự chúng ta trau giồi thêm kiến thức của chúng ta về Thánh Lễ La Tinh qua các nguồn tham khảo mà người viết có đề cập đến trong bài viết này và các bài viết trước. Và trong các bài viết sắp tới, người viết sẽ giới thiệu ra phương pháp học tiếng La Tinh, và văn phạm La Tinh cơ bản, để chúng ta biết cách đọc, biết cách đặt câu từ, vân vân...
(f) Tham gia vào Hội chuyên về Thánh Lễ La Tinh (Latin Mass Society tại địa chỉ: 11-13 Macklin Street, London WC2B 5NH), hay các Chi Hội Dòng Ba dành cho giáo dân xuất phát từ Dòng Các Cha Thánh Phêrô (FSSP), và Dòng Thánh Gioan Cantius (SJC), vân vân....
(37) Thế tôi muốn tìm hiểu sâu sắc và kỹ càng hơn về tâm linh / linh đạo (spirituality) của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì sao?
Có rất nhiều bài viết nói về linh đạo của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vốn có thể được truy cập tại trang Web của Sancta Missa tại địa chỉ sau: http://www.sanctamissa.org/en/spirituality/.
Hoặc tìm hiểu sâu hơn qua bài viết của Cha Prosper Louis Pascal Guéranger - Cha Tu Viện Trưởng thuộc Dòng Biển Đức có nhan đề "Việc Giải Thích về Những Lời Nguyện và Những Nghi Thức của Thánh Lễ" (Explanation of the Prayers and Ceremonies of Holy Mass) tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/explanation_of_the_prayers_and_ceremonies_of_holy_mass/.
Một cuốn sách khác rất hay đáng đọc để hiểu rõ hơn về linh đạo / khía cạnh tâm linh của các nghi lễ và những lời nguyện trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống có nhan đề "Trọng Tâm của Thánh Lễ" (The Heart of the Mass) tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/the_heart_of_the_mass/.
Hoặc cuốn sách suy niệm về tâm linh của Thánh Lễ được Đức Cố Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen, Ph.D., D.D., LL.D., Litt.D. - Một Nhà Thuyết Giảng Đại Tài - viết ra có nhan đề "Đồi Calvê và Thánh Lễ" (Calvary and the Mass) - vốn có thể được đặt mua tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/calvary_and_the_mass/
(38) Thế còn việc các Linh Mục cùng đồng tế với sự trợ giúp của các vị Phó Tế Vĩnh Viễn trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì sao?
Trong Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh, việc cùng đồng tế chỉ xảy ra trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục hay trong Thánh Lễ Phong Chức Giám Mục mà thôi.
Trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục, Sách Lễ Rôma 1962 có những đoạn quy định rằng những vị Linh Mục cùng đồng tế phải là những vị Tân Linh Mục được chịu chức trong Thánh Lễ đó mà thôi. Vì vậy các Linh Mục cùng tham dự Thánh Lễ Truyền Chức cho các Tân Linh Mục, không cùng cử hành Thánh Lễ La Tinh, mà chỉ là những vị Ordinandi (Tham Dự) mà thôi.
Cách cùng đồng tế trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục thì hoàn toàn không giống gì cả so với việc cùng đồng tế trong Thánh Lễ theo hình thức mới (tức Thánh Lễ hiện hành thời nay).
Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Tân Linh Mục cùng đồng tế, sẽ quỳ ở một khoảng xa cách bàn thờ. Thông thường thì kinh được công nhận trong Thánh Lễ (Canon of the Mass) được đọc dưới dạng "Vox secreta," (tức in secrete voice hay bằng giọng rất nhỏ), thì tại Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục này, vị Giám Mục sẽ đọc Canon Missae bằng giọng rất lớn để cho cả cộng đoàn nghe được.
Trong khi vị Giám Mục truyền chức đọc Canon Missae bằng một giọng to lớn, thì vị Tân Linh Mục cũng đồng thời đọc Canon Missae bằng một giọng rất nhỏ thầm kín theo sau.
Hơn nữa, vị Tân Linh Mục vừa được chịu chức chỉ có đón nhận Bánh Thánh (Sacred Host) mà thôi.
Các vị Linh Mục tham dự Thánh Lễ Truyền Chức đón nhận Bánh Thánh bằng lưỡi từ vị Giám Mục truyền chức trong khi quỳ xuống nơi bàn thờ. Sau đó các vị Linh Mục này nhận ly rượu chưa được thánh hóa tại bàn rửa tay. Các vị Linh Mục tham dự Thánh Lễ truyền chức không có uống Máu Chúa.
(39) Các vị Linh Mục có thể mặc áo lễ và hành động như là các Phó Tế và các Phó Tế Phụ (sub-Deacon) không?
Trong các giáo xứ nhỏ hơn thì thật khó có Thánh Lễ Trọng Thể (Solemn Mass) được cử hành vì sự thiếu vắng các Linh Mục. Vì thế, trong Thánh Lễ Trọng (Solemn Mass) thường phải có tới 3 vị Linh Mục, hoạt động trong 3 chức năng khác nhau đó là: vị Linh Mục chủ tế (Priest), vị Phó Tế (Deacon), và vị Phó Tế Phụ (Sub-Deacon), mặc áo lễ của vị Linh Mục, vị Phó Tế, và vị Phó Tế Phụ.
Đây không phải là "việc thay đổi vai" hay "việc đóng vai" (role playing) như rất nhiều người vẫn thường nghĩ. Vì rằng vị được phong chức vào Chức Tư Tế Lớn Hơn (Higher Order) không có từ bỏ những chức nhỏ hơn mà vị đó đã lãnh nhận.
(40) Liệu các vị Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacons) có thể phục vụ trong tư cách là những vị Phó Tế và những vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống không?
Phó Tế vĩnh viễn chính là những vị được phong vào chức Phó Tế sau khi đã lập gia đình, và có độ tuổi từ 40 trở lên. Những vị này chính là những người giáo dân bình thường, thế nhưng phải trải qua 3 hay 4 năm học về Thần Học và Giáo Lý Công Giáo rồi sau đó được Đức Giám Mục địa phận phong chức. Khi được phong chức Phó Tế vĩnh viễn thì vị đó phải có đời sống đạo hạnh, và đời sống đức hạnh - cao và trỗi vượt hơn - đời sống của một người giáo dân bình thường, chứ không thể nào giống như giáo dân: tức là cũng mánh mung, nhậu nhẹt, và làm những chuyện tày trời, hay những chuyện sằn bậy, ích kỷ, ngồi lê đôi mách, nói xấu, hại người, vân vân...... Những vị này phải ý thức được ơn gọi của họ để làm đời sống chứng tá đích thực cho Thiên Chúa ở trần gian, trong khu xóm, trong cộng đồng, trong xứ đạo của họ, vân vân...
Với việc phục hồi lại chức Phó Tế vĩnh viễn thì những vị Phó Tế này có thể phục vụ trong tư cách là một vị Phó Tế hay một vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ Trọng.
Ngày hôm nay, thật khó mà có nhiều vị Phó Tế (đang chuẩn bị để lên chức Linh Mục) phục vụ trong Thánh Lễ Trọng trong tư cách là vị Phó Tế hay vị Phó Tế Phụ.
Ủy Ban Ecclesia Dei vài năm trước đây đã cho phép vị Chủng Sinh ở cấp Phụ Tế hay Thầy Tư (Acolyte) được phục vụ trong tư cách là vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ Trọng, chỉ có điều là vị ấy không thể mặc áo lễ hay lau chùi chén thánh sau khi chén thánh được lau qua.
(41) Khi một vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà không có chú giúp lễ thì phải có những thay đổi nào được thực hiện không?
Trong suốt phần Cầu Nguyện tại chân Bàn Thờ, thì phần "Confiteor" (tức phần Acknowledge hay Thừa Nhận) của chú giúp lễ bị bỏ đi. Do đó, ngay sau phần "Confiteor" của vị Linh Mục chủ tế, thì vị Linh Mục chủ tế đọc rằng: "Miseratur nostri... " (tức hãy rũ lòng thương xót đến con,..... ), rồi đến "Indulgentiam........ " (tức hãy xót thương ....) và những lời nguyện còn lại vẫn bình thường.
Trong suốt cả Thánh Lễ, vị Linh Mục chủ tế đọc luôn tất cả những lời đáp mà đáng lẽ ra chú giúp lễ phải đọc (chẳng hạn như: Amen, Et cum spiritu tuo, vân vân... ).
Vị Linh Mục chủ tế phải tự mình chuyển Sách Lễ sang bên cạnh Sách Phúc Âm trước khi "Munda cor meum ....." và trở lại góc để Bài Đọc trước khi đọc lời nguyện rước lễ. Khi làm như vậy, vị Linh Mục chủ tế chỉ đơn giản di chuyển cuốn sách, đi trên bức mặt (tức bức họa chạm trổ ở mặt đứng bệ thờ), và cuối xuống trước khi tiến đến nhà tạm hay bàn thờ có cây Thánh Giá.
(42) Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống có khác so với Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ hiện hành (Novus Ordo hay Ordinary Form) không?
Lịch Phụng Vụ sau Công Đồng Chung Vaticăn II được tái điều chỉnh lại. Một số ngày lễ trước kia được cử hành giờ đây được loại bỏ ra khỏi Phụng Vụ, cấu trúc của các bài đọc trong Thánh Lễ cũng được tổ chức lại, các bài đọc dành cho ngày Chủ Nhật là theo chu kỳ 3 năm, và các Bài Đọc trong những ngày lễ thường là theo chu kỳ 2 năm.
Tuy nhiên, Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ La Tinh là cố định và theo đúng với Missale Romanum của năm 1962. Vì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống là bám vào những truyền thống cổ xưa của Giáo Hội La Mã, do đó, các bài đọc vẫn được giữ nguyên vẹn, chứ không có sự thay đổi nào cả trong chu kỳ 1 năm vốn đã được Thánh Giáo Hoàng Gregory cả vào thế kỷ thứ 6 đã quy định như vậy rồi.
Quý Vị có thể đọc qua Lịch Phụng Vụ của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống Năm 2008 tại địa chỉ: http://uvoc.org/Propers/Propers_2008/Propers_Calendar.html
T.B.: Tất cả những Câu Hỏi và Trả Lời trên là do chính người viết sưu tầm từ các tài liệu có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh, cùng với sự giúp đỡ và giải đáp rất cặn kẽ của các vị Hồng Y, Giám Mục, và Linh Mục người gốc Hoa Kỳ và Pháp đáng kính sau:
* Đức Hồng Jean Louis Tauran - Pontifical Council on Interreligious Dialog in Vatican; và Đức Hồng Y Sean O'Malley, O.F.M. Cap. - Archbishop of Boston.
* Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. - Archbishop of Denver.
* Hai Cha Triều: Msgr. Steven L. Brovey, V.F. - Pastor of Prince of Peace Catholic Church và Rev. Robert E. Morey - Administrator of Holy Family Church.
* Các Cha Dòng Thánh Phêrô gồm: Rev. Mark Fisher, F.S.S.P. - Pastor of St. Francis de Sales Church; Rev. Robert Fromageot, F.S.S.P.; Rev. Laurent Demets, F.S.S.P.; và Rev. Denis G. Bouchard, F.S.S.P.
* Cha thuộc Tu Hội Thánh Giáo Hoàng Piô X là Rev. Anthony Cekada, S.S.P.X.
* Các Cha thuộc Dòng Thánh Gioan Cantius gồm: Rev. Dennis Kolinski, C.R.; Rev. Burns Seeley, S.J.C.; và Rev. James Isaacson, S.J.C.
Nếu Quý Vị có thêm những thắc mắc nào về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, ngoài những Câu Hỏi và Trả Lời nêu trên, hay nếu Quý Vị muốn nhận bài viết này dưới dạng PDF thì vui lòng email cho người viết tại địa chỉ: phi_michael@lycos.com / Nếu trong khả năng có thể trả lời được, thì sẽ nhanh chóng trả lời cho Quý Vị - còn không thì phải nhờ vào sự giúp đỡ của các Vị Khả Kính nêu trên.
Bài viết kế tiếp sẽ có nhan đề: Làm Thế Nào để Chọn Đúng Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) 1962 - Quý Vị nhớ đón đọc!
Xin được hân hạnh giới thiệu cùng với Quý Vị độc giả VietCatholic về một tuyển tập đầy đủ nhất về những câu Hỏi và Trả Lời bằng Việt Ngữ có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Traditional Latin Mass) từ trước đến nay, để giúp Quý Vị độc giả hiểu rõ hơn về cả hai dạng Thánh Lễ thuộc Nghi Lễ Rôma.
Quý Vị chỉ cần in ra bài viết này là giải tỏa được những thắc mắc mà Quý Vị có khi lần đầu tham dự Thánh Lễ La Tinh, hoặc đã tham dự rồi, nhưng chưa hiểu kỹ càng trước kia.
Mục đích chính và mong mõi duy nhất của người viết là kính mong Quý Vị hãy hãy nên cố gắng đi dự Thánh Lễ La Tinh một lần xem sao, rồi nên giữ đó thành thói quen cho cả gia đình - và nhất là các bạn trẻ, để chúng ta cùng nhau trở về lại cội nguồn của Giáo Hội, để hiểu rõ hơn về Thánh Lễ, về Sự Hy Tế chính của Thiên Chúa, và về các học thuyết quan trọng nhất của Giáo Hội Công Giáo, được truyền lại cho chúng ta từ thời các vị Thánh và Cha Ông Tổ Phụ của chúng ta từ thời vị Giáo Hoàng đầu tiên là Thánh Phêrô mãi cho đến nay...
Tridentine Mass |
(1) Về Bầu Khí Phụng Tự:
Trong Thánh Lễ La Tinh, bầu khí có vẽ yên lắng hơn. Nhấn mạnh đến sự tham dự của cá nhân trong việc "tự nâng và hướng lòng, trí của mình lên cho Thiên Chúa." Các thành viên trong cộng đoàn đều hướng sự chú ý trực tiếp đến cho Thiên Chúa, chứ không phải lẫn nhau.
Thánh Lễ cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân... có thể được cử hành trong hội trường, trong nhà tập thể dục của Giáo Xứ với đầy sự pha trộn phức tạp của âm thanh, dễ gây ra sự chia trí. Cộng đoàn liên tục đứng, ngồi, rồi quỳ. Nhấn mạnh đến việc đưa ra những "chỉ dẫn." Người tham dự Thánh Lễ thường xã giao với nhau bên trong Nhà Thờ, trước và thậm chí sau cả Thánh Lễ, và mọi người bắt tay, hay ôm chồm lấy nhau.
(2) Về Việc Thật Sự Tôn Kính đến Sự Hiện Diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Phép Thánh Thể:
Trong Thánh Lễ La Tinh, có tới 16 lần phải quỳ xuống. Chỉ có tay của vị Linh Mục Chủ Tế mới được đụng vào Bánh đã được thánh hóa mà thôi. Việc rước lễ chỉ bằng lưỡi mà thôi, người tín hữu phải quỳ xuống để rước vào Mình Thánh Chúa. Lý do phải quỳ xuống là để tôn kính Chúa Giêsu đang Thật Sự Hiện Diện nơi Phép Thánh Thể. Và thường trước khi trao Mình Chúa cho người tín hữu, vị Linh Mục Chủ Tế cầm Mình Thánh, đọc lời cầu nguyện nhỏ rằng:
"Nguyện cho Mình Thánh Chúa Giêsu Kitô gìn giữ linh hồn của con vào nơi cuộc sống đời đời. Amen." (May the Body of our Lord Jesus Christ preserve your soul unto life everlasting. Amen.)
Rồi vị Linh Mục làm dấu Thánh Giá, thì khi đó người giáo dân mới bắt đầu mở miệng ra để cho vị Linh Mục chủ tế đặt Mình Thánh Chúa vào trong lưỡi. Nên nhớ, chúng ta không cần phải đáp "Amen" trước khi chúng ta mở miệng ra, vì vị Linh Mục chủ tế đã đọc "Amen" rồi!
Trong Thánh Lễ La Tinh, chỉ có vị Linh Mục chủ tế mới uống Máu của Thiên Chúa mà thôi, còn người giáo dân thì chỉ được đón nhận Mình Thánh Chúa từ tay vị Linh Mục chủ tế mà thôi. Tuy nhiên, mặc dầu chỉ đón nhận Mình Thánh Chúa, thế nhưng điều quan trọng nhất mà người giáo dân chúng ta phải hiểu đó là chúng ta đón nhận luôn cả Mình, Máu, Linh Hồn, và bản tính Thiêng Liêng (divinity) của chính Chúa Giêsu Kitô, thật sự hiện diện và trọn vẹn trong từng mảnh của Phép Thánh Thể.
Để hiểu rõ hơn về điều này, Quý Vị có thể tham khảo thêm về lịch sử của việc đón nhận Phép Thánh Thễ tại địa chỉ: http://www.newadvent.org/cathen/04175a.htm
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân...., chỉ có 3 lần quỳ xuống mà thôi. Người giáo dân nam cũng như nữ, thậm chí đi tham dự Thánh Lễ rất trễ, cũng có thể trao phát Mình Thánh Chúa trong tư cách là Thừa Tác Viên Thánh Thể. Việc đón nhận Mình Thánh Chúa bằng tay, và cả vị Linh Mục chủ tế và người đón nhận chỉ đọc một lời nguyện rất ngắn gọn mà thôi - đây suy cho cùng chính là lối thực hành mà những người Tin Lành giới thiệu ra để từ chối sự hiện diện Thật Sự của Thiên Chúa nơi Bánh và Rượu.
(3) Việc Trung Thành Với Học Thuyết Công Giáo:
Trong suốt cả một năm, qua Thánh Lễ La Tinh, người tín hữu được trình bày ra rất đầy đủ tất cả mọi khía cạnh có liên quan đến học thuyết Công Giáo.
Còn trong cách cầu nguyện theo hình thức mới, những phần có liên quan tới hỏa ngục, tới ngày phán xét, tới việc bị trừng phạt vì tội lỗi, những phẩm chất của các Vị Thánh, về một Giáo Hội duy nhất thật sự, về linh hồn của những người quá cố đã ra đi trước, và về các phép lạ, vô tình bị lượt bỏ đi.
(4) Về Tính Xưa Cổ:
Phần lớn các Lời Nguyện trong Thánh Lễ Chủ Nhật và việc sắp xếp các phần trong Thánh Lễ La Tinh đã có ít nhất từ những năm 300 và 400 sau Công Nguyên. Tính Giáo Luật cũng chủ yếu tương tự kể từ thời của Thánh Ambrose (d. 397).
Còn trong Thánh Lễ theo hình thức mới được cử hành bằng Anh Ngữ, Việt Ngữ, vân vân.... chỉ có 17% những Lời Nguyện củ được giữ lại mà thôi. Phần lớn các giáo luật xưa cổ giờ chỉ được xem là những phần phụ mà thôi. Những ngôn từ về việc thánh hóa, hay những từ ngữ của riêng Chúa Kitô như "For you and for many" giờ đây đã được sửa đổi.
(5) Xét về Tính Ổn Định:
Tất cả mọi thứ được quy định rất chính xác bởi các lề luật để bảo tồn sự trong sáng và tính nguyên vẹn của việc phụng tự và của học thuyết Công Giáo nơi Thánh Lễ La Tinh.
Còn trong Thánh Lễ bằng tiếng Anh, Việt, vân vân..., có rất nhiều phần "Option" (tức phần "Tự Chọn," hay "Phụ Chú," vân vân.. ) để từng cá nhân Linh Mục và các vị trong Ủy Ban Phụng Vụ có thể cắt xén, chọn lựa, thêm vào, hay bỏ đi, và thậm chí còn sáng chế thêm các đoạn văn bản để đưa vào Thánh Lễ một cách chủ quan, khiến cho Thánh Lễ mất đi tính truyền thống và trang nghiêm.
(6) Về Vị Linh Mục Chủ Tế:
Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế chính là Người Hy Tế Chính hay Người Tự Dâng Hiến (Sacrificer) lên cho Thiên Chúa. Vị Linh Mục đối diện bàn thờ, Thánh Giá, và nhà tạm (hay nói cách khác đối diện trực tiếp đến Thiên Chúa).
Vị Linh Mục chủ tế đối diện với bàn thờ cùng hướng với giáo dân, bởi vì cả hai đều đang hướng sự phụng tự và hy tế lên cho Thiên Chúa. Vị Linh Mục chủ tế không có quay lưng lại bàn thờ và loại bỏ giáo dân của mình. Đúng ra, trong một cộng đoàn Kitô Giáo thời xa xưa, tất cả đều phải hướng về phía đông (ad orientem) đang vui mừng chờ đợi ngày trở lại Chúa Giêsu Kitô để phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Chính Thánh Augustinô đã từng nói rằng:
"Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta hướng về phía Đông là nơi mà thiên đàng bắt đầu. Và chúng ta làm điều này không phải vì Thiên Chúa có mặt ở đó, giống thể như Ngài đã di chuyển tới bất kỳ phương hướng khác nào đó rồi trên trái đất.... mà là để giúp cho chúng ta nhớ quy hướng tâm trí của chúng ta đến một trật tự cao hơn, đó chính là Thiên Chúa."
(When we rise to pray, we turn East, where heaven begins. And we do this not because God is there, as if He had moved away from the other directions on earth..., but rather to help us remember to turn our mind towards a higher order, that is, to God).
Nói tóm lại, trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế cùng quay về hướng bàn thờ, nhà tạm, và cây Thánh Giá, giống như giáo dân, vì ngài đang dâng Thánh Lễ lên, lấy tư cách của Chúa Kitô và trong Con Người của Chúa Kitô (in persona Christi), để dâng lên cho Thiên Chúa Cha, và hướng dẫn cả cộng đoàn của ngài đến việc tôn thờ và phụng sự Thiên Chúa. Vị Linh Mục chủ tế đứng đối diện hướng Đông, hướng của mặt trời lên, vốn cũng chính là biểu tượng cho "Giêrusalem Mới" (the New Jerusalem) và vị Linh Mục chủ tế hướng dẫn đàn chiên của mình giống như Đấng Chăn Chiên Tốt Lành xưa kia đã làm.
Khi vị Linh Mục chủ tế muốn nói gì đó với cộng đoàn, thì ngài sẽ quay mặt đối diện với cộng đoàn, và nói, chẳng hạn như: "Dominus vobiscum" (Chúa ở cùng anh-chị-em hoặc The Lord be with you), hay "Orate fratres" (Anh-chị-em hãy cầu nguyện hoặc Pray, brethren).
Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế thực hiện hết tất cả mọi hành động và đọc lên tất cả những Lời Nguyện của Thánh Lễ. Bằng cách này, vị Linh Mục chủ tế hoàn thành vai trò của mình trong tư cách là người khẩn cầu trung gian giữa giáo dân và Thiên Chúa Tối Cao, và trọng tâm của việc phụng tự này là nhắm trực tiếp vào chính Thiên Chúa, chứ không phải bản thân của vị Linh Mục.
Còn trong Thánh Lễ theo hình thức mới, vị Linh Mục diện đối với giáo dân. Vị Linh Mục ngồi bên hông, và một số chức năng của vị Linh Mục chủ tế sẽ được giao cho những người giáo dân nam và nữ.
(7) Cách Ăn Mặc Khi Tham Dự Thánh Lễ La Tinh:
Trong Thánh Lễ La Tinh, người giáo dân ăn mặc kín đáo thể hiện không những sự tôn kính dành cho Thiên Chúa vì Sự Hiện Diện của Ngài nơi Phép Thánh Thể mà còn cho cả những người đi tham dự Thánh Lễ.
Còn trong Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng Anh, Việt, vân vân...., cách ăn mặc rất bừa bãi, hở hang nhất là vào Mùa Hè này, cho thấy sự yếu kém về mặt đạo đức và luân lý, cũng như sự coi thường và khinh biệt Thiên Chúa lẫn những người đi tham dự Thánh Lễ.
Đặc biệt, với người Á Châu chúng ta, vốn chiều cao đã rất khiêm tốn rồi, thế mà cũng còn bắt chước giống "Mỹ" hay giống "Tây" để tự thể hiện nét "hiện đại" và sự hiểu biết quá "hời hợt" và "yếu kém" của chúng ta trước cách ăn vận của Tây Âu, vốn nhìn chẳng giống ai: người cũng không giống người, mà con vật thì cũng chẳng giống con vật,....
Theo như những gì chúng ta được các Cha cố và các Soeurs giảng dạy từ thưở nhỏ, trước khi đến nhà thờ để tham dự Thánh Lễ, chúng ta phải ăn mặc nghiêm trang và tề chỉnh nhất để tôn kính và ca tụng Thiên Chúa.
Đối với các cô, việc để hở "đồi, núi, cao nguyên, chập chùng,... " chẳng có sức gợi cảm gì cả, ngoài sự khinh bỉ của Thiên Chúa và những người hiểu biết mà thôi, vì tự các cô đã không biết tôn trọng chính bản thân mình, thì còn có ai có thể tôn trọng được các cô nữa chứ!?
[Xin mời xem lại bài viết Nam Giới Nghĩ Gì Về…..Thời Trang “Gợi Dục”....? được đăng trên VietCatholic vào ngày 06/07/2006 vừa qua tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=35832 - NV]
(8) Tại sao những người phụ nữ phải đội khăn che đầu trong Thánh Lễ La Tinh?
Thưa vì Giáo Hội Công Giáo muốn gìn giữ điều mà Thánh Phaolô đã lên tiếng cảnh tỉnh chúng ta có liên quan đến trang phục của người phụ nữ trong Thư I Gửi Các Tín Hữu Côrintô ở Chương 11 như sau:
"Tôi có lời khen anh em đã nhớ đến tôi trong mọi dịp và nắm giữ các truyền thống tôi đã để lại cho anh em. Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Kitô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Đức Kitô là Thiên Chúa. Phàm người nam nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà che đầu, thì hạ nhục Đấng làm đầu mình. Phàm người nữ nào cầu nguyện hoặc nói tiên tri mà lại để đầu trần, thì làm nhục kẻ làm đầu mình, vì người ấy như thể trọc đầu vậy. Người nữ mà để đầu trần, thì cứ cắt tóc đi! Nhưng nếu cắt tóc hay trọc đầu là một điều xấu hổ đối với người nữ, thì hãy che đầu lại! Người nam không được che đầu, bởi vì là hình ảnh và vinh quang của Thiên Chúa; còn người nữ là vinh quang của người nam.
Thật vậy, không phải người nam tự người nữ mà có, nhưng người nữ tự người nam. Cũng chẳng phải người nam được dựng nên vì người nữ, nhưng người nữ vì người nam. Bởi thế, người nữ phải mang trên đầu một dấu hiệu phục tùng, vì có các thiên thần. Tuy nhiên, trong Chúa, không nam thì chẳng có nữ, và không nữ thì chẳng có nam. Thật thế, như người nữ tự người nam mà có, thì người nam cũng bởi người nữ mà sinh ra, và mọi sự đều tự Thiên Chúa mà có.
Anh em hãy tự xét xem: người nữ không che đầu mà cầu nguyện với Thiên Chúa thì có xứng hợp không? Chính thiên nhiên lại không dạy anh em rằng người nam mà để tóc dài là điều ô nhục, còn người nữ mà để tóc dài thì lại là vinh dự cho họ đó sao? Là vì Thiên Chúa ban cho người nữ mái tóc làm khăn che đầu.
Ngoài ra, nếu có ai nghĩ mình phải cãi lý, thì đó không phải là thói quen của chúng tôi, cũng như không phải là thói quen trong các Hội Thánh của Thiên Chúa."
Hay nói cách khác, việc những người phụ nữ, hay những người thuộc giới nữ, đeo khăn che đầu là vì họ bắt chước Đức Trinh Nữ Maria, để bày tỏ sự khiêm hạ và nữ tính của họ trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội.
Hy Tế Thánh Thiện Nơi Thánh Lễ |
Thưa, Thánh Lễ Latin Truyền Thống (Traditional Latin Mass) gìn giữ và lưu truyền một Đức Tin Công Giáo (Catholic Faith) truyền thống, nguyên thủy, và đích thực. Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã dạy cho chúng ta biết rằng: phụng vụ thánh được cặn kẽ gắn liền với những sự thật về Đức Tin Công Giáo, và do đó phụng vụ phải sát nút tuân theo và phản ánh cho được những sự thật đó. Hay nói cách khác, phụng vụ chính là cách để bảo tồn tính trung thực và đúng đắn duy nhất của Đức Tin (Mediator Dei).
Vì lý do này mà Giáo Hội luôn rất cẩn thận để bảo vệ từng bản / đoạn văn một có trong Thánh Lễ để ngăn ngừa việc gây ra sự xáo trộn hay việc "tự biên tự diễn" những ý tưởng của con người vào trong Phụng Vụ, và Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống chính là một sự diễn giải trọn vẹn và đúng đắn nhất về những sự thật không hề thay đổi của Giáo Hội Công Giáo.
Ngay cả những người cải cách Tin Lành cũng phải thừa nhận là có sự liên hệ giữa những giảng dạy của Giáo Hội Công Giáo với Thánh Lễ.
Vị Mục Sư Tin Lành Luther đã phải nhìn nhận rằng: nếu phá đổ được Thánh Lễ, thì Ông có thể phá đổ được triều đại Giáo Hoàng ở La Mã. Chính Ông và những nhà Tin Lành cải cách khác đã quyết định xóa bỏ đi ý tưởng về sự hy tế vốn có và tồn tại trong những kiểu "phụng vụ cải cách" của Tin Lành.
Do đó, nếu Quý Vị vào các nhà thờ Tin Lành, Quý Vị ít khi nào nhìn thấy được bàn thờ và các Cây Thánh Giá ở đó, và các bài đọc Thánh Kinh cùng các bài giảng được dùng để thay thế cho việc long trọng và cung kính nhìn nhận Sự Hiện Diện Thật Sự của Chúa Kitô trong Phép Bí Tích Thánh Thể.
Và điều này cũng đang dần dần xuất hiện ra nơi các Nhà Thờ Công Giáo, mà người viết tôi - tình cờ nhìn thấy được tại 1 tiểu bang mà Quân Đội Hoa Kỳ cử đến - đó là không có Thánh Giá, không có các ảnh tượng truyền thống, vân vân...
Sở dĩ, Quý Vị biết đó là Nhà Thờ Công Giáo là nhờ vào bảng tên ở ngoài đường mà thôi, còn vô trong thì chẳng có gì là giống Công Giáo cả - ngay cả hình ảnh về các chặng ngắm đàng Thánh Giá cũng chẳng có. Và vị Chủ Tế, khi cử hành Thánh Lễ, cũng rất khác thường, nhiều phần trong Thánh Lễ bị cắt bỏ đi, vân vân... Sau đó tôi trình bày ý kiến của mình lên vị Giám Mục sở tại, thì 2 tuần sau, mọi chuyện được thay đổi ngay - trở về lại với khung cảnh Công Giáo truyền thống!
Khổ nổi giáo dân Công Giáo người Mỹ, chẳng mấy gì thiết tha và quan tâm đến những chuyện đó, vì suy cho cùng, họ muốn đến Nhà Thờ là để dự Thánh Lễ cho có lệ, cho xong như những người Công Giáo khác, để cả gia đình sau đó cùng nhau đi ăn tiệc, hay tắm biển, vân vân... Họ cũng chẳng quan tâm gì cả đến những gì mà vị Linh Mục rao giảng, vân vân... Thái độ này dần dà biến những người Công Giáo chúng ta trở thành những người Tin Lành lúc nào cũng không hay!
(10) Làm thế nào mà tiếng La Tinh bổng dưng trở thành một thứ ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội vậy?
Trong các thời đại xưa cổ, tiếng La Tinh chính là ngôn ngữ thông dụng của luật pháp và thương mai, cũng giống như tiếng Anh trở nên thông dụng vào thời nay vậy. Vào thế kỷ thứ 5, khi Đế Quốc La Mã bị tan rã, thì Giáo Hội nổi lên như là một thế lực văn hóa bình ổn, và tiếng La Tinh được giữ lại như là một cách để hiệp nhất tất cả mọi người lại với nhau.
Ngày hôm nay, chúng ta phải cần hiểu rằng: vì La Tinh chính là một ngôn ngữ chết, do đó tiếng La Tinh không còn là tài sản của bất kỳ quốc gia nào nữa. Vì Giáo Hội luôn lúc nào cũng "vì các chư dân, các nước, và các chi tộc" (Khải Huyền 11:9), do đó chẳng có gì lạ lùng khi tiếng La Tinh được Giáo Hội dùng đến như là ngôn ngữ chính thức của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
(11) Tại sao Thánh Lễ Truyền Thống (Traditional Mass) lại được cử hành bằng tiếng La Tinh?
Có 4 cách giải thích khác nhau:
Cách 1: Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh là vì tiếng La Tinh - tự bản thân của nó - chính là một thứ ngôn ngữ "chết" hay không còn sử dụng trong việc giao tiếp thường ngày nữa. Do đó, giới trẻ Công Giáo Mỹ ngoan đạo lại nắm bắt và nói được tiếng La Tinh, thì đó mới chính là chuyện kỳ diệu của Chúa Thánh Thần!
Và vì ngày hôm nay, tiếng La Tinh đã không còn là một thứ ngôn ngữ chính thức của bất kỳ một quốc gia nào nữa, do đó, những từ ngữ của tiếng La Tinh vẫn còn được giữ nguyên vẹn mà không hề bị thối mục hay hư mất đi qua dòng thời gian, cũng như không hề tự thay đổi đi về mặt ngữ nghĩa. Hay nói khác đi, La Tinh là một thứ ngôn ngữ bất biến qua dòng thời gian.
Trong khi đó, với tiếng Anh chẳng hạn, mặc dầu nói ra, mọi người chúng ta dễ hiểu được nó hơn, thế nhưng vì nó có rất nhiều tiếng lóng (slang), từ hoặc cụm từ thông tục (colloquialisms), và những dạng khác nhau tùy theo từng địa phương, và tầm ảnh hưởng, do đó, những chữ tiếng Anh chúng ta sử dụng luôn bị thay đổi về mặt ngữ nghĩa, cách phát âm, cách đọc, vân vân,... từ nơi này sang nơi khác, từ năm này sang năm khác, và từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các bạn trẻ sắp sửa đến Úc sẽ lắng nghe người Úc nói tiếng Anh, khi đó mới thấy thật ngộ nghĩnh và xa lạ, không giống với giọng của người Anh, hay người Mỹ nói tiếng Anh!
Nói vắn tắt, qua dòng thời gian, tiếng Anh (hay bất kỳ thứ tiếng nào đi chăng nữa) thường hay bị biến chất và thay đổi; còn tiếng La Tinh thì không!
Như chính Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã giải thích: "Việc dùng tiếng La Tinh.... chính là một sự biểu lộ, và một dấu hiệu cao đẹp nhất cho sự hiệp nhất, và cao hơn nữa tiếng La Tinh chính là một liều thuốc giải độc hiệu quả nhất cho bất kỳ sự mục nát hay thối rữa nào có liên quan đến sự thật hay tính nguyên thủy vẹn toàn của học thuyết Công Giáo."
Nếu chúng ta "tài tình" chú ý được qua việc đọc các bản văn Thần Học của Giáo Hội Công Giáo, cách ghi chú và giải thích rõ ràng nhất, trong sáng nhất, và hiệu quả nhất (vốn không hề gây ra bất kỳ sự tranh cãi nào về mặt luận lý, hay phân tích ngữ từ) vẫn là việc dùng đến tiếng La Tinh, chứ không phải bất kỳ thứ ngôn ngữ nào khác trên khắp thế giới này.
Cách 2: Đức Tin Công Giáo, vốn được biểu lộ rất hay và tài tình trong Thánh Lễ La Tinh, được lưu truyền từ thời các vị Tông Đồ và những nhà truyền giáo Kitô Giáo đầu tiên trong suốt cả Đế Quốc La Mã (hay Rôma). Ngôn ngữ chung của cả Đế Quốc La Mã chính là tiếng La Tinh, thế nhưng ở Đông Phương, tiếng Hy Lạp chính là tiếng nói dân tộc.
Mặc dầu trong Nghi Lễ Rôma (Roman Rite), cả tiếng Hy Lạp lẫn tiếng La Tinh đều được sử dụng như là những ngôn ngữ của phụng vụ, thế nhưng phần lớn Phụng Vụ vẫn dùng tới tiếng La Tinh hơn, mặc dầu một số từ Hy Lạp vẫn còn được dùng đến.
Trong giảng dạy liên tục của biết bao nhiêu triều đại Giáo Hoàng, tiếng La Tinh vẫn là ngôn ngữ chính thức. Hơn nữa, tiếng La Tinh có những phẩm chất hết sức đặc biệt trong tư cách là một ngôn ngữ của việc thờ phụng trong Nghi Lễ Rôma, do đó tiếng La Tinh giúp cho chúng ta có được một căn tính chung (common identity) với các vị Tổ Phụ của chúng ta trong Đức Tin.
Tiếng La Tinh chính là một biểu tượng của sự phổ quát và sự hiệp nhất trong cả Giáo Hội hoàn vũ nhằm giúp gìn giữ và bảo tồn một sợi dây liên kết hiệp nhất chung với Giáo Hội ở Rôma - vì lẽ đó chính là Giáo Hội Mẹ và là Thầy Dạy Chung cho tất cả mọi quốc gia (the Mother and Teacher of all nations).
Tiếng La Tinh giúp bảo tồn sự thống nhất trong việc thờ phụng và cầu nguyện. Tiếng La Tinh bảo tồn được tính đích thực, nguyên thủy, và ý nghĩa không hề thay đổi được của Thánh Lễ - để từ đó cản ngăn bất cứ sự tái diễn dịch và suy diễn nào, vốn vẫn thường liên tục xảy ra qua dòng thời gian và qua biết bao nhiêu thế hệ con người.
Cách 3: Tiếng La Tinh chính là Nguồn của Sự Hiệp Nhất. Suy cho cùng, La Tinh chính là một ngôn ngữ thiêng liêng (venerable) và huyền nhiệm (mysterious).
Nó thiêng liêng vì lẽ nguồn gốc và tính cổ xưa của nó; vì đó chính là thứ ngôn ngữ để gởi kính lời ca tụng đến cho Thiên Chúa, được vang lên từ miệng lưỡi của những người Kitô Giáo thời sơ khởi nhất.
Nó huyền nhiệm và bí ẩn vì lẽ La Tinh chính là một thứ ngôn ngữ chết, bất di bất dịch, và không phải ai cũng đều có thể hiểu được nó cả. Việc sử dụng đến một thứ tiếng nói lạ, huyền nhiệm và bí ẩn, giúp chuyển đến tâm trí của chúng ta rằng điều gì đó hiện đang xảy ra nơi bàn thờ, vốn hoàn toàn vượt qua sự hiểu biết tầm thường của chúng ta, rằng một Mầu Nhiệm Thánh đang được diễn ra.
Bằng tiếng La Tinh, Giáo Hội Công Giáo trên khắp hoàn vũ được hiệp nhất lại với nhau, trong một gia đình và một Vương Quốc duy nhất của Chúa Kitô ở trần thế. Hơn nữa, việc sử dụng đến tiếng La Tinh là để nhắc nhớ cho chúng ta về nguồn gốc nguyên thủy của chúng ta chính là từ một Giáo Hội Mẹ Công Giáo La Mã duy nhất, để từ đó, đức tin Công Giáo nguyên thủy và đích thực, được các nhà truyền giáo lan truyền đến cho lục địa và quốc gia của chúng ta.
Cách 4: Sở dĩ, tiếng La Tinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong phụng vụ của thế kỷ 21 này là do sự gia tăng không ngừng của việc toàn cầu hóa thời nay, đặc biệt là tại những thành phố lớn là nơi mà các giáo xứ càng ngày càng trở nên đa văn hóa và đa chủng tộc. Tiếng La Tinh được dùng như là một sự liên kết của việc phụng tự Công Giáo, đoàn kết tất cả mọi người đến từ nhiều quốc gia lại với nhau trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh, nhằm từ đó cho phép mọi tín hữu có thể hát và đối đáp trong một việc thờ tự chung hết.
* Còn liên quan đến sự khó khăn bước đầu khi chúng ta chưa hiểu được tiếng La Tinh, thì hầu hết các Sách Lễ bằng tiếng La Tinh đều có phần phụ chú song song bằng Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Ý Ngữ, vân vân... ngay bên cạnh bản văn bằng tiếng La Tinh để giúp cho chúng ta dễ hiểu và nắm bắt được.
Con nít Mỹ xuất thân từ những gia đình ngoan đạo và truyền thống nhất ở Hoa Kỳ, đọc và nói tiếng La Tinh rất trôi chảy, dẫu rằng các em cũng chưa rành mấy Anh Ngữ, do đó, chúng ta có thể học được ngôn ngữ này rất nhanh nếu như chúng ta biết nổ lực và chú tâm vào!
(12) Thế còn có tôn giáo nào khác hiện nay dùng đến tiếng La Tinh - một thứ ngôn ngữ chết - cho việc thờ phụng của họ không?
Xưa kia, xét theo truyền thống, thì những người Do Thái có khuynh hướng dùng đến dạng xưa cổ của tiếng Do Thái như là ngôn ngữ thánh trong phụng vụ của họ. Còn ngày nay, cũng giống như Giáo Hội Công Giáo, những người Do Thái giáo cũng đã dùng đến tiếng La Tinh rồi.
(13) Tôi có thể tìm được tiếng La Tinh và bản dịch Anh Ngữ của Thánh Lễ La Tinh trên mạng Internet được không?
Về Thứ Tự của Thánh Lễ (Ordo Missae hay Order of Mass) có thể được tìm thấy trên mạng Internet qua trang Web của Sancta Missa [mà người viết đã giới thiệu qua trong bài viết trước - ND] tại địa chỉ: http://sanctamissa.org/en/tutorial/ordo-missae-0.html
(14) Làm thế nào mà tôi có thể tham dự được trong Thánh Lễ La Tinh?
Người tín hữu (faithful) tham dự trong Thánh Lễ La Tinh bằng cách cùng hiệp nhất với vị Linh Mục Chủ Tế để cùng dâng sự hy tế lên cho Thiên Chúa Quyền Năng Tối Cao. Người Công Giáo được rửa tội (baptized Catholic) tham dự vào chức tư tế Linh Mục của chính Chúa Giêsu Kitô.
Người tín hữu tham dự trong Thánh Lễ La Tinh bằng cách dõi theo cặn kẽ những lời nguyện của Thánh Lễ được tìm thấy trong Sách Lễ. Ngay chính trong Thánh Lễ, người Công Giáo được rửa tội, thật sự có thể dâng Thánh Lễ lên, qui kết lại tất cả những hành động mà mình đã làm trong đời sống hằng ngày vào trong sự Hy Tế cao cả và duy nhất của chính Chúa Giêsu Kitô.
(15) Trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, người giáo dân có hát hay đọc lời nguyện cùng với vị Linh Mục chủ tế không?
Cũng giống như trong việc cử hành Thánh Lễ theo hình thức Mới (tức Ordinary Form hay Thánh Lễ sau Công Đồng Chung Vaticăn II hoặc Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng địa phương), chỉ có vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc ra những lời nguyện của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (tức Extraordinary Form hay 1962 Missale Ronanum) mà thôi.
Tới đây chúng ta phải cần hiểu thêm thế nào là "Low Mass" và thế nào là "High Mass":
Trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, "Low Mass" chính là một dạng đơn giản của việc cử hành Thánh Lễ, với một số phần bị bỏ bớt đi, chẳng hạn: việc xông hương, việc ca hát hay các câu kinh ca tụng, vân vân...
Còn trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, "Low Mass" là dạng Thánh Lễ mà không có phần ca hát, và vị Linh Mục chủ tế thường không đọc lớn lên, ngoại trừ một số lời nguyện chính như: Gloria, Credo, vân vân ... Người giáo dân có thể hát những bài thánh vịnh cùng với ca đoàn.
"High Mass" trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, cũng có dạng tương tự như "Low Mass," ngoại trừ các lời nguyện chính được hát lên, và Kinh Tin Kính lẫn Gloria cũng sẽ được hát lớn lên do bởi ca đoàn hay người điều khiển ca đoàn, cùng với cộng đoàn.
"High Mass" trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì ca đoàn La Tinh sẽ thực hiện việc ca hát, giáo dân được khuyến khích để hát đối đáp lại (chẳng hạn như: Amen, Et cum spiritu tuo, Dignum et justum est, vân vân.. ) và nếu có thể hát luôn cả những bài hát ca tụng bình thường (như: Kyrie, Gloria, Credo, Sanctus, và Agnus Dei).
Người mới lần đầu tiên tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ chú ý được rằng: trong "High Mass," ca đoàn thường hát, và cứ mãi tiếp tục hát, trong khi đó thì vị Linh Mục chủ tế vẫn cứ lặng lẽ cầu nguyện trước bàn thờ là bởi vì ca đoàn sẽ mất nhiều thời gian để hát xong phần của mình, hơn là vị Linh Mục chủ tế đọc phần lời nguyện của ngài.
(16) Thánh Lễ La Tinh kéo dài trong thời gian là bao lâu?
Trung bình, trong một Thánh Lễ "Low Mass" điển hình của ngày Chủ Nhật có cả phần bài giảng thì Thánh Lễ La Tinh đó thường mất khoảng từ 45 phút đến 1 tiếng mới xong.
Còn trong Thánh Lễ "High Mass" của ngày Chủ Nhật, vốn có ca đoàn La Tinh hát Gregorian Chant và bài giảng của vị Linh Mục chủ tế thì Thánh Lễ La Tinh đó mất khoảng từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút mới xong.
Nếu ca đoàn hát nhiều đối âm hay phức điệu khác nhau, thì Thánh Lễ La Tinh đó phải mất thêm từ 10 đến 20 phút nữa thì mới xong.
Và dĩ nhiên, thời lượng của mỗi Thánh Lễ La Tinh ngày Chủ Nhật sẽ khác nhau tùy thuộc vào số lượng người tín hữu tiến đến cung thánh, quỳ xuống để nhận Phép Thánh Thể, và độ dài của bài giảng mà vị Linh Mục chủ tế giảng cho giáo dân.
Holy Order |
(17) Tại sao trong Thánh Lễ La Tinh vị Linh Mục chủ tế đọc lời nguyện rất nhỏ vốn chỉ có mình ngài mới nghe được thôi?
Trong việc cử hành Thánh Lễ La Tinh, vị Linh Mục chủ tế dùng đến 3 loại âm giọng khác nhau: nhỏ, vừa, và to.
Vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng rất nhỏ (low tone), chẳng hạn, trong những phần cầu nguyện có liên quan đến việc Thánh Hiến (Consecration) và việc Tự Thánh Hiến, để qua đó Bánh và Rượu mới trở nên Mình, Máu, Linh Hồn, và bản tính Thiêng Liêng của Chúa Giêsu Kitô.
Vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng vừa (medium tone) là để cho các chú giúp lễ và các phó tế đứng gần bàn thờ nghe được, để những người này biết phải hành động và làm gì kế tiếp.
Còn vị Linh Mục chủ tế sẽ đọc bằng giọng cao/to (high tone) là để cho giáo dân nắm bắt được phần nào trong Thánh Lễ được ngài đang cử hành tới.
Do đó, điều hết sức quan trọng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này chính là: bằng việc dõi theo Thánh Lễ La Tinh qua Sách Lễ Rôma 1962, người tín hữu sẽ có nhiều thời gian để tự mình suy niệm về những lời cầu nguyện trong Thánh Lễ. Sự im lặng là để tất cả mọi người tín hữu gởi lời cảm tạ và tri ân đến cho Thiên Chúa Cha thông qua Mầu Nhiệm Hiến Tế của chính Chúa Giêsu Kitô, vốn một lần nữa Hiến Tế Chính Mình Ngài lên cho Thiên Chúa Cha trên bàn thờ.
Người mới lần đầu tiên đến tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng phần quan trọng nhất của Thánh Lễ chỉ được hoàn tất trong sự thinh lặng tuyệt đối mà thôi, điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra cả - mà lúc đó chính là lúc linh thiêng nhất - đó chính là lúc mà cả vị Linh Mục chủ tế lẫn toàn thể cộng đoàn cùng hiệp nhất để hiến dâng tâm, trí, và con tim của tất cả chúng ta lên cho Thiên Chúa, để cùng hiệp thông với Sự Hy Tế của Chúa Kitô trên cây Thập Giá, vị Linh Mục chủ tế + chúng ta + và Chúa Giêsu một lần nữa cùng Hiến Dâng tất cả lên cho Thiên Chúa Cha những món quà tốt đẹp nhất của chúng ta dành cho Ngài thông qua Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Nếu hiểu rõ được như thế, thì sự thinh lặng (thế nhưng lòng, trí và tâm hồn vẫn tỉnh thức) mà chúng ta cảm nghiệm được trong Thánh Lễ La Tinh mới có ý nghĩa cao siêu được, và chỉ có qua sự thinh lặng tuyệt đối đó, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được tiếng nói và lời nhắn nhủ của Thiên Chúa đang thổn thức và gọi kêu chúng ta từ trong đáy thẳm của lương tâm, con tim, lòng trí và tâm hồn của chúng ta mà thôi!
Sự thinh lặng đó không phải là lúc để chúng ta nghĩ về những kế hoạch của đời thường, những sự lo toan của vật chất, của đời sống tục trần, hay là lúc chúng ta thả trôi dòng suy nghĩ của chúng ta đến những phương trời xa lạ nào đó của sự tăm tối và tội lỗi, đang quyến rũ và vẫy gọi chúng ta đến, hay những thao thức và lôi kéo chúng ta đến những vũng lầy êm ái của dòng đời, của sự bệnh hoạn, suy đồi, hay những kế hoạch bạo tàn để hạ thủ và bêu xấu đồng loại, vốn lỗi phạm đến đức bác ái, vân vân..... !
Nói tóm lại, chính qua sự thinh lặng trong Thánh Lễ, chúng ta bước vào một sự thinh lặng thiêng liêng và suy niệm, vốn cũng có sự hiện diện đây đó của Chúa Thánh Thần. Thì việc thinh lặng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này chính là sự thinh lặng quý giá nhất để hướng chúng ta đến đời sống bất diệt của Thiên Chúa.
Nếu chúng ta chú ý thật kỹ trong Thánh Lễ theo hình thức Mới, rất khó có khi nào mà chúng ta có và tìm được sự thinh lặng tuyệt đối mà không bị sự xáo trộn của các nhân tố khác!
(18) Có phải tất cả những phần trong Thánh Lễ La Tinh đều được đọc bằng tiếng La Tinh phải không hay có một số phần trong Thánh Lễ La Tinh sẽ được đọc bằng ngôn ngữ hiện nay?
Tất cả những phần trong Thánh Lễ La Tinh đều được đọc bằng tiếng La Tinh (chỉ ngoại trừ Kyrie eleison vốn là nguyên bản của tiếng Hy Lạp).
Vào những ngày Chủ Nhật và một số Ngày Lễ nào đó, cả Bài Đọc Thánh Thư (chỉ có 1 bài đọc mà thôi, chứ không phải 2 bài đọc) và bài Phúc Âm có thể được đọc bằng ngôn ngữ thông dụng địa phương ngay lúc vị Linh Mục bắt đầu bài giảng của ngài cũng bằng ngôn ngữ địa phương hiện hành, thế nhưng hai bài đọc đó phải được đọc trước bằng tiếng La Tinh, rồi mới bằng tiếng thông dụng địa phương.
(19) Làm sao mà người tín hữu có thể hiểu được đức tin Công Giáo của họ nếu như Thánh Lễ được cử hành bằng tiếng La Tinh?
Công Đồng Trent mạnh mẽ yêu cầu các vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ La Tinh phải thường xuyên giải thích về các mầu nhiệm và các nghi lễ có trong Thánh Lễ La Tinh cho các em học sinh trong trường học, và cho cả những người lớn tại bục giảng.
Nhưng suy cho cùng, chẳng cần thiết gì cho lắm để tất cả mọi người tín hữu phải hiểu trước từng chi tiết một về từng nghi lễ một có trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, vì như chính lời của Thánh Augustinô đã từng nói rằng:
"Nếu có một số người hiện diện vốn không hiểu được về những gì đang được hát hay đọc ra, thì ít ra họ phải biết rằng tất cả những đều đang hát và đọc ra là để ca tụng và làm sáng danh Thiên Chúa, và đó cũng đủ rồi cho họ, để họ có thể tham dự vào một cách sốt sắng."
(If there are some present who do not understand what is being said or sung, they know at least that all is said and sung to the glory of God, and that is sufficient for them to join in it devoutly).
(20) Chữ "Tridentine" có nghĩa là gì vậy?
Từ "Tridentine" suy cho cùng chỉ đơn giản là một sự ám chỉ đến sự thật rằng: Thánh Lễ La Tinh đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V mã hóa hay luật hóa (codified) chẳng bao lâu sau khi kết thúc Công Đồng Trent diễn ra từ năm 1545 đến năm 1563.
Từ "Tridentine" được rút ra từ thuật ngữ "Tridentine."
Trái với những gì mà một số người nghĩ, Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V không có ban hành ra một kiểu Thánh Lễ mới mẽ, mà Ngài chỉ đơn giản hiệp nhất lại tất cả những gì đã có trong phụng vụ lúc đó.
Sắc lệnh về Tông Hiến Quo Primum của Ngài không những tuyên bố rằng Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh vẫn được giữ nguyên vẹn trong bất kỳ mọi thời đại, mà nó còn cấm việc giới thiệu ra những hình thức phụng vụ Thánh Lễ theo kiểu mới (new Mass liturgies).
Sở dĩ gọi Thánh Lễ La Tinh là "Tridentine Mass" vì Thánh Lễ này được cử hành trong Giáo Hội Công Giáo trong gần hơn 1,500 năm qua, và cũng chính từ Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống này mà hàng triệu triệu nhà truyền giáo Châu Âu đã được tỏa ra trên khắp cả thế giới để mang Sứ Điệp Tin Mừng đích thực của Thiên Chúa đến với tất cả mọi người chúng ta ở khắp các Châu Lục.
(21) Vậy Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống còn có những tên gọi nào khác?
Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống (Traditional Latin Mass) còn có những tên gọi sau:
- Classical Rite (Nghi Thức Cổ)
- Usus Antiquor (Thánh Lễ La Tinh)
- Tridentine Mass (Thánh Lễ sau Công Đồng Trent vào thế kỷ 16 - nên nhớ Công Đồng Trent không có sáng chế ra phụng vụ này).
- The Latin Mass (Thánh Lễ La Tinh)
- The Mass of the Ages (Thánh Lễ của Mọi Thời Đại)
- The Extraordinary Form (Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ)
Xin Lưu Ý:
Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ (Extraordinary Form) tức là nói về Sách Lễ Rôma do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn vào năm 1962. Còn Sách Lễ theo Hình Thức Mới (Ordinary Form) là nói về Sách Lễ do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục phê chuẩn vào năm 1969 sau Công Đồng Chung Vaticăn II.
Mặc dầu cả hai Sách Lễ này có những điểm giống nhau, thế nhưng mỗi Hình Thức đều có Lịch Phụng Vụ và chu kỳ của các bài đọc khác nhau. Trong Sách Lễ theo Hình Thức Mới có nhiều Lời Nguyện về Phép Thánh Thể hơn, còn Sách Lễ theo Hình Thức Cũ thì chủ yếu là dùng Roman Canon.
(22) Đâu chính là các Lễ Nghi Phụng Vụ (Liturgical Rites) hiện có của Giáo Hội Công Giáo?
Có 3 loại Nghi Lễ hay Lễ Nghi Phụng Vụ chính trong Giáo Hội Công Giáo, đó là: Nghi Lễ Rôma (Roman Rite), Nghi Lễ Antiochian của nước Syria (Antiochian Rite), và Nghi Lễ Alexandrian của Ai Cập (Alexandrian Rite).
Về sau này xuất hiện thêm Nghi Lễ Byzantine (Byzantine Rite), vốn phần chính được xuất phát từ Nghi Lễ Antiochian, dưới sự ảnh hưởng của 2 vị Thánh lỗi lạc đó là: Thánh John Chrysostom [người nổi tiếng trừ quỷ] và Thánh Basil.
Hầu hết những người Công Giáo La Mã ngày nay đều rất quen thuộc với Thánh Lễ sau Công Đồng Chung Vaticăn II của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 gọi là Ordinary Form (tức Thánh Lễ theo Hình Thức Mới, hay Thánh Lễ hiện tại). Thế nhưng thực chất mà nói có tới 9 dạng khác nhau thuộc về Phụng Vụ theo Lễ Nghi Rôma đó là:
- Dạng 1: Thánh Lễ theo Hình Thức Mới thuộc Lễ Nghi Rôma: Trong dạng này thì Thánh Lễ được cử hành dựa vào Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) của năm 1969, do Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục ban hành, vốn hiện nay đã ra tới ấn bản thứ ba (2002). Thánh Lễ theo dạng này được cử hành bằng việc dùng đến ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia.
- Dạng 2: Thánh Lễ theo Hình Thức Cũ thuộc Lễ Nghi Rôma (hay nói cách khác: Thánh Lễ La Tinh): Trong dạng này thì Thánh Lễ được cử hành dựa vào Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) của năm 1570. Trong khi Sách Lễ theo dạng này đã được thành luật (codified) tại Công Đồng Trent, Sách Lễ này đã được ít nhất sử dụng kể từ thời của vị Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả.
Ngày hôm nay, Thánh Lễ La Tinh dùng đến Sách Lễ của ấn bản vào năm 1962, do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII phê chuẩn trong suốt thời gian diễn ra Công Đồng Chung Vaticăn II.
Theo đúng với các chuẩn thức của Tự Sắc Summorum Pontificum của Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16, thì tất cả những giáo sĩ theo Lễ Nghi Rôma đều có thể cử hành Thánh Lễ La Tinh.
- Dạng 3: Bragan: Đây là Lễ Nghi của Tổng Giáo Phận Braga, Tòa Giám Mục Bồ Đào Nha, có từ thế kỷ thứ 12.
- Dạng 4: Mozarabi: Đây là Lễ Nghi của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, có ít nhất là từ thế kỷ thứ 6 hay trở về trước. Nghi Lễ này hiện vẫn còn đươc diễn tiến tại Vương Cung Thánh Đường của Tổng Giáo Phận Toledo, Tây Ban Nha, và một số giáo xứ khác.
- Dạng 5: Ambrosian: Đây là Lễ Nghi của Tổng Giáo Phận Milan, Ý Quốc, có nguồn gốc xưa cổ, vốn đã được Thánh Ambrose tổ chức lại.
- Dạng 6: Dominican: Đây là Lễ Nghi của Dòng Thuyết Giáo do Thánh Đa Minh thành lập nên vào năm 1215.
- Dạng 7: Carmelite: Đây là Lễ Nghi của Dòng Kín Carmêlô, vốn được canh tân bởi Thánh Berthold c.1154.
- Dạng 8: Carthusian: Đây là Lễ Nghi của Dòng Carthusian do Thánh Bruno thành lập vào năm 1084.
- Dạng 9: Dạng Anh Giáo (Anglican): Đây là dạng Nghi Lễ mà các tu sĩ Anh Giáo cùng với các giáo xứ của họ, vốn đã hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, và Vaticăn đã cho phép cử hành Phụng Vụ Thánh theo đúng với những hình thức của Anh Giáo, vốn rất chính xác về mặt học thuyết Công Giáo.
(23) Thánh Lễ truyền thống bằng tiếng La Tinh có từ hồi nào vậy?
Việc khởi đầu của Thánh Lễ theo Lễ Nghi Rôma (Roman Mass) được tìm thấy trong các tác phẩm của Thánh Giáo Hoàng Justin (vào năm 150 sau Công Nguyên) và Thánh Giáo Hoàng Hippolytus (vào năm 215 sau Công Nguyên).
Vào năm 250 sau Công Nguyên, Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh được cử hành phần lớn tại thế giới thuộc về La Mã, và Giáo Luật La Tinh (Latin Canon) như chúng ta biết được hoàn tất vào năm 399 sau Công Nguyên.
Mặc dầu Thánh Lễ La Tinh chủ yếu được cử hành từ những ngày đầu tiên của thời các vị Thánh Tông Đồ, thế nhưng mãi tới thế kỷ thứ 16, thì Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V mới mã hóa hay luật hóa nó, và kể từ đó trở đi, không có bất kỳ sự thay đổi hay điều chỉnh nào cả trong Thánh Lễ La Tinh.
(24) Có phải Thánh Lễ La Tinh đã bị cấm rồi không?
Chưa, Thánh Lễ La Tinh chưa bao giờ bị cấm cản hay bị bãi bỏ cả bởi Giáo Hội Công Giáo. Chỉ sau khi kết thúc Công Đồng Chung Vaticăn II, Thánh Lễ La Tinh bị giới hạn đôi chút bởi hầu hết các vị Giám Mục mà thôi.
Sau khi Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục giới thiệu ra Thánh Lễ theo hình thức mới, tức Thánh Lễ được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương của mỗi quốc gia, thì chỉ có các vị Linh Mục của Anh Quốc và Xứ Wales mới được phép cử hành rộng rãi Thánh Lễ La Tinh cho các tín hữu mà thôi, nhờ vào sự cho phép đặc biệt (indult) của Vaticăn ban cho Đức Hồng Y Heenan của Tổng Giáo Phận Westminster.
Những vị Linh Mục khác- như Cha Thánh Padre Pio và Thánh Josemaria Escriva - vị sáng lập ra Hội Dòng Opus Dei - vẫn kín đáo cử hành Thánh Lễ La Tinh cho các tín hữu của các Ngài.
(25) Hầu hết những người tín hữu tham dự Thánh Lễ La Tinh ngày hôm nay đều không có lớn lên khi Thánh Lễ này được cử hành trước đây, thế tại sao vẫn cứ có rất nhiều người Công Giáo lại chọn tham dự Thánh Lễ La Tinh này vậy?
Thưa, chính vì vẽ tráng lệ và tính uy nghiêm của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, mà càng ngày càng có thêm rất nhiều người Công Giáo bị cuốn hút vào Thánh Lễ thánh thiêng này, đặc biệt là các bạn trẻ.
Với sự cảm nghiệm phong phú và linh thiêng, được làm dư dật thêm bởi những di sản của âm nhạc và nghệ thuật thánh, nhắc nhở cho tất cả những người tham dự vào Thánh Lễ La Tinh rằng Phụng Vụ Thánh (Sacred Liturgy) chính là việc nếm thử trước (foretaste) của Phụng Vụ ở trên Nước Thiêng Đàng mà chúng ta sẽ cử hành tại "Thành Giêrusalem Mới" sau này.
Gregorian Chant chính là một phần không thể thiếu được trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống. Nói theo kiểu của Cha Trưởng Tu Viện thuộc Dòng Biển Đức Dom Prosper Luois Pascal Gueranger thì Gregorian Chant chính là "thi ca được ca hát lên ở trần gian về những mầu nhiệm của nước thiêng đàng, và để chuẩn bị chúng ta cho các bài thánh ca bất diệt" (poetry which sings on earth the mysteries of heaven and prepares us for the canticles of eternity).
Do đó, khi người tín hữu tham dự trong việc ca hát trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, thì trái tim và tâm hồn của tất cả sẽ được hướng và nâng lên tới các cổng thiêng đàng, giống thể như họ đang cùng hát với các ca đoàn của các thiên thần vậy.
Sự tôn kính thinh lặng trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống giúp dưỡng nuôi một sự thinh lặng nội tâm sâu sắc nhằm cho phép nhiều người Công Giáo có thể cảm nghiệm được việc tham dự hết sức thiêng liêng và thánh thiện vào trong phụng vụ của Thiên Chúa. Phẩm giá và cấu trúc cố định của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống tạo ra một bầu khí rất có lợi cho việc gặp gỡ trực tiếp và tỏ tường với Chúa Kitô, Đấng vừa là vị Tư Tế Chính, và vừa là Nạn Nhân Hy Tế của Thánh Lễ.
Enluminure |
Thưa, Gregorian Chant chính là loại âm nhạc truyền thống của Giáo Hội Cơ Đốc ở tây phương với nguồn gốc có trước thời của Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả, và tên của Ngài được đặt cho loại nhạc truyền thống này.
Nhạc này xuất phát từ các bản văn bằng tiếng La Tinh và giá trị cao siêu của nó là nằm ở chổ nó có sức hoán chuyển và nâng tâm hồn người hát lẫn người nghe lên tới cõi Thiêng Đàng, để hòa cùng với ca đoàn của các vị Thiên Thần ngày đêm ca hát để ca tụng và làm sáng danh Ba Ngôi Thiên Chúa.
(27) Trong các sách Phụng Vụ nào mà tôi có thể tìm thấy Gregorian Chant được sử dụng trong Thánh Lễ La Tinh?
Thưa, trong các sách sau đây: Antiphonale (Sách Thánh Ca), Graduale Romanum, Liber Ususalis, Ordo Processionem, Proprium de Tempore, Psalm Tones (Các Âm Điệu của Thánh Vịnh), Sung Masses in Holy Week (Các Bài Hát được hát trong Tuần Thánh), Versus Psalmorum et Canticorum; và Vesperale Romanum.
Quý Vị cũng có thể mua Sách Liber Ususalis nơi các Cha Dòng Thánh Gioan Cantius tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/liber_usualis/
(28) Thế tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về Gregorian Chant thì phải vào đâu?
Quý Vị nào muốn tìm hiểu về Gregorian Chant có thể vào trang Web của Hội Âm Nhạc Thánh Cổ MusicaSacra - vốn là Hội chuyên về nhạc Thánh, Gregorian Chant và Âm Điệu Khải Hoàn tại địa chỉ: http://www.musicasacra.com/
Ngoài ra, Quý Vị cũng còn có thể tham khảo qua các trang Web rất có giá trị sau đây để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về Gregorian Chant - vốn có tính chất nghiên cứu "bác học" hay "kinh viện" và tính linh thiêng rất cao, nhất là dành cho những ai yêu thích về âm nhạc Thánh Cổ:
(a) The Gregorian Chant Home Page on the World Wide Web tại phân khoa âm nhạc của trường Đại Học Princeton, Hoa Kỳ tại địa chỉ: http://www.music.princeton.edu/chant_html/index.html
"in omnem terram exivit sonus eorum, et in fines orbis terrae verba eorum" Psalmus 18:5 [RSV 19:4]
(b) Gregorian Chant và Sự Đối Âm tại trang Web của Tổ Chức Una Voce America tại địa chỉ: http://www.unavoce.org/chant.htm
(c) Cộng Đoàn Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả giới thiệu ra các CDs, DVDs, vân vân... rất hay về Gregorian Chants xứng đáng để học hỏi, cũng như là các món quà hết sức thiêng liêng và gợi hứng tâm linh cho các em mới rước lễ lần đầu, thêm sức, các cặp hôn nhân mới đám cưới, các Thánh Lễ Trọng trong Giáo Hội Công Giáo, vân vân... tại địa chỉ: http://www.saint-gregory.org/recordings-publications/
(d) Nhà Sách Người An Ủi (Paraclete Press) giới thiệu về những cuốn CDs chuyên về Gregorian Chants rất hay tại địa chỉ: http://www.paracletepress.com/gregorian.html
(e) Trang Web của Tu Viện Our Lady of the Annunciation of Clear Creek có bán những cuốn CDs/DVDs do chính các Tu Sĩ của Dòng hát và thâu vào về những Gregorian Chants có sức mạnh nâng và hướng tâm hồn lên với Chúa cho dẫu chúng ta đang ở vào bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, tại địa chỉ: http://www.clearcreekmonks.org/CDforSell.htm
(f) Ca Đoàn Gloriae Dei Cantores (Singers to the Glory of God - Các Ca Viên vì Danh Thiên Chúa) chuyên trình diễn các bài hát về La Tinh rất mê hồn, rất thánh thiện và rất sống động. Danh tiếng của Ca Đoàn lan tỏa ra khắp cả thế giới cũng như tại Hoa Kỳ. Ngoài những lần trình diễn quốc tế, hằng tuần nếu Quý Vị có dịp ghé đến Nhà Thờ Chúa Biến Hình (Church of The Transfiguration) tại 5 Bayview Drive, Rock Harbor, Orleans, MA - một Cộng Đoàn của các Tu Sĩ sống theo Quy Luật khắc khổ của Thánh Biển Đức tại địa chỉ: http://www.gdcchoir.org/index.html
(29) Phải chăng Phụng Vụ nên phản ánh đúng về thời đại và nền văn hóa mà nó đang tồn tại chứ?
Trong suốt nhiều thế kỷ, một người Công Giáo có thể tham dự Thánh Lễ La Tinh tại bất cứ nơi nào trên thế giới và lúc nào cũng nhận thấy được sự giống nhau.
Nếu chúng ta có thể công du theo dòng thời gian thì chúng ta sẽ nhận thấy điều tương tự này vẫn đúng đó là: một Thánh Lễ La Tinh được cử hành bởi một vị Linh Mục Công Giáo sống tại Rôma vào năm 570 cũng gần giống như một Thánh Lễ La Tinh được cử hành trong cùng một thành phố tương tự vào năm 1570. Hơn nữa, Thánh Lễ La Tinh được cử hành vào năm 1570 cũng giống như Thánh Lễ La Tinh được cử hành bởi một vị Linh Mục sống tại Nhật Bổn vào năm 1940, hay tại Giáo Xứ St. Francis de Sales ở thành phố Mableton, GA vào năm 2008 này.
Sự kiện này rõ ràng phản ảnh được 2 trong 4 điểm mốc chính của Giáo Hội Công Giáo qua Thánh Lễ La Tinh - đó là sự hiệp nhất (unity) và tính Công Giáo bao trùm (catholicity) cả về nơi chốn lẫn thời gian.
Chúng ta có thể nhớ lại từ lúc chúng ta học Giáo Lý khi còn rất nhỏ rằng: có 4 dấu hiệu chính của Giáo Hội, vốn cũng là những dấu hiệu rõ ràng nhất để tất cả con người thuộc mọi thời đại có thể nhận biết ra ngay đó chính là một Giáo Hội Công Giáo thật sự và duy nhất được thiết lập nên bởi Chúa Giêsu Kitô đó là: Công Giáo (catholic), Thánh Thiện (holy), Duy Nhất (alone) và Tông Truyền (apostolic).
Giáo Hội là Duy Nhất vì tất cả những con chiên trong Giáo Hội đều tuyên xưng cùng một đức tin, cùng Sự Hy Tế và cùng các Phép Bí Tích, và tất cả được hiệp nhất với nhau dưới quyền bình duy nhất của Vị Đại Diện Thánh Phêrô ở trần thế, chính là Đức Thánh Cha.
Giáo Hội là Thánh Thiện vì lẽ Giáo Hội do chính Chúa Giêsu Kitô thành lập nên - Đấng là Thánh trọn vẹn và duy nhất, và vì Giáo Hội giảng dạy cho chúng ta biết về những học thuyết Công Giáo thánh thiện và cung cấp cho chúng ta các phương cách để sống một đời sống thánh thiện. Rũi thay, vì sự tự do được chọn lựa, vì sự tự do của từng người, do đó không phải hầu hết những người Công Giáo nào cũng biết tận dụng những phương cách đó một cách hữu hiệu để tự giúp họ trở nên thánh thiện trước mặt Thiên Chúa lẫn với tha nhân của họ được.
Giáo Hội là Công Giáo, là phổ quát (universal) vì lẽ Giáo Hội được trao quyền hành hợp pháp để đón nhận tất cả mọi người tại bất kỳ nơi nào và vào bất kỳ thời điểm nào.
Và cuối cùng, Giáo Hội là Tông Truyền vì lẽ Giáo Hội được thành lập nên bởi Chúa Kitô, nối tiếp qua thời của các vị Tông Đồ, và những vị kế thừa Thánh Phêrô.
(30) Phải chăng Thánh Lễ La Tinh đã không còn thích hợp gì cho lắm với con người trong thời đại tân tiến hiện nay?
Một số người đưa ra những lời phản biện hay những lời chống lại một cách thiếu suy nghĩ rằng: họ chẳng cảm nhận được lợi ích nào cả từ Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, và rằng Thánh Lễ đó rất là "chán" vì họ không hiểu được tiếng La Tinh, rằng vị Linh Mục chủ tế không biết cách nào để làm cho Thánh Lễ sinh động hơn hòng lôi kéo sự chăm chú và tham dự của mọi người, thậm chí vị Chủ Tế còn quay lưng với giáo dân nữa là đàng khác trong hầu hết Thánh Lễ, và rằng cũng chẳng có âm nhạc gì cả, hoặc chẳng có những loại nhạc "giựt gân, sinh động" hay "hùng hồn" gì cả, vân vân....
Thì thú thật, một điều hết sức căn bản mà họ thật sự quên và đánh mất nó đi đó là: Thánh Lễ - chưa bao giờ và không phải là - cách để làm hài lòng con người cả. Mà trái lại, Thánh Lễ chính là việc con người dành tất cả mọi sự ca tụng, mọi sự tập trung về cả tinh thần lẫn tâm trí cùng con tim - để ngợi ca và làm sáng danh lên cho Thiên Chúa.
Việc thờ phượng (worship) không phải là một sự tập hợp hay qui tụ nhiều người lại mang tính cách xã giao của xã hội trần tục, như kiểu quy tụ lại của những người Tin Lành, để nhằm mục đích tạo cho những người đó có được cảm giác bên trong rằng: mình được ấm cúng, được mờ nhạt, hay được hòa hợp với mọi người, vân vân...
Cách hiểu đúng đắn nhất về Thánh Lễ đó là:
Thánh Lễ chính là một sự thừa nhận (acknowledgement) về quyền bính Tối Cao Duy Nhất của Thiên Chúa và về Sự Thiện Hảo Vô Song của Ngài, và Thánh Lễ chính là một sự diễn tả hay một sự biểu lộ về sự phục tùng của chúng ta dành cho Ngài, trong tư cách là những tạo vật, hay những khí cụ do chính Ngài tạo dựng nên.
Như trong Giáo Lý mà chúng ta học biết được khi còn bé về Thánh Lễ, thì Thánh Lễ được dâng hiến là để:
(a) trước tiên, tôn thờ Thiên Chúa - là Đấng Tạo Dựng và là Thiên Chúa của chúng ta;
(b) kế đến, cảm tạ Thiên Chúa vì rất nhiều ơn huệ và bổng lộc mà Ngài tuôn đổ xuống cho chúng ta mỗi ngày, dẫu ngày đó có u tối, có phiền muộn, có chán chường hay thất vọng, vân vân....
(c) thứ ba, để khẩn cầu Thiên Chúa ban ơn chúc lành của Ngài xuống cho tất cả nhân loại; và
(d) Sau cùng hết, để đáp đền lại sự công minh của Thiên Chúa vì những tội lỗi mà con người đã lỗi phạm đến Ngài.
Hơn thế nữa, Thánh Lễ chính là việc thờ phụng chung được dâng lên bởi cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ lên cho Thiên Chúa thông qua Chúa Giêsu Kitô, Đấng trong tư cách là Vị Tư Tế Tối Cao lại một lần nữa tự hiến dâng chính Mình Ngài lên cho Chúa Cha như Ngài đã từng làm trên cây Thập Giá xưa kia.
Ngài chính là Con Chiên của Thiên Chúa, là Nạn Nhân vô tội, và từ chính sự Hy Sinh đó của Ngài, mọi tội lỗi của trần thế được xóa tan đi. Ngài một lần nữa, dâng chính Ngài lên cho Chúa Cha ở Trên Trời bằng chính sự Hy Sinh cuộc sống của Ngài trên cây Thập Giá.
Thì khi đó, Thánh Lễ mới đúng là một sự hoàn thành trọn vẹn về lời tiên tri rằng:
"Quả thật, từ đông sang tây, Danh Ta thật cao cả giữa chư dân; và ở khắp nơi, người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta, bởi vì Danh Ta thật cao cả giữa chư dân." (Malakhi 1:11)
(31) Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 có thường hay cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh không?
Thật ra, trong Nhà Nguyện riêng của Ngài, mỗi ngày Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đều cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh.
Trong những buổi gặp gỡ thân tình mỗi khi Ngài thực hiện chuyến công du đến bất kỳ quốc gia nào, chẳng hạn trong buổi đọc kinh chiều vừa qua với các Đức Giám Mục và các Đức Hồng Y Hoa Kỳ, Đức Thánh Cha đều đọc kinh bằng tiếng La Tinh, và cử hành Thánh Lễ La Tinh khi Ngài lưu trú tại nơi ở của Vị Đại Diện chính thức của Ngài ở Washington, D.C. lẫn tại New York.
Ở Rôma, Ngài cử hành Thánh Lễ La Tinh cho các chủng sinh, và Giáo Triều Rôma.
Khi còn là Đức cựu Hồng Y Joseph Ratzinger, Ngài đã công khai cử hành Thánh Lễ La Tinh vào rất nhiều dịp lễ khác nhau, và cử hành việc phong chức cho các Dòng bằng cách sử dụng Sách Lễ Rôma 1962. Ngài cũng đã công khai nói về việc phục hồi lại Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh, và cũng đã viết rất nhiều để ủng hộ việc tiếp tục duy trì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống nơi xã hội trần tục thời này, và Ngài cũng đã từng phục vụ trong tư cách là một thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng "Ecclesia Dei."
Và cũng nên nhớ lại rằng, theo lời yêu cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Ngài cũng đã chấp nhận làm cầu nối trung gian với Hội Thánh Piô X do Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre sáng lập, nhằm đưa Tu Hội này trở lại việc hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Và khi nhậm chức Giáo Hoàng, Ngài cũng đã có cuộc gặp gỡ với Đức Giám Mục Bernard Fellay - vị Bề Trên hiện tại của Tu Hội Thánh Piô X tại khu nhà nghĩ mát của Ngài ở Castel Gandolfo, và theo Văn Phòng Báo Chí Vaticăn cho biết: cuộc gặp gỡ đó đã diễn ra trong bầu khí yêu thương và tôn trọng, để chuẩn bị tiến tới "một cuộc hiệp thông trọn vẹn" của Tu Hội Thánh Piô X với Tòa Thánh trong một ngày không xa.
(32) Hai vị Giáo Hoàng gần đây có sự ủng hộ và ý kiến như thế nào về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống?
Trong lá thư gởi cho các Đức Giám Mục vào năm 1980 về Phép Thánh Thể (Holy Eucharist), Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói rằng:
"Cũng có rất nhiều người, vốn đã từng được giáo dục trên nền tảng của phụng vụ theo kiểu cũ bằng tiếng La Tinh, ngày nay cảm nghiệm được sự thiếu vắng về 'một loại ngôn ngữ này,' vốn cũng là một ngôn ngữ mà tất cả mọi người trên thế giới xem đó chính là cách diễn tả về sự hiệp nhất chung hết của cả Giáo Hội - vì chưng tiếng La Tinh thể hiện được đặc tính phẩm giá, và ý nghĩa cao siêu nhất của Mầu Nhiệm Thánh Thể. Do đó, điều cần thiết là phải tỏ bày ra, không những sự hiểu biết mà còn cả sự kính trọng hoàn toàn, về những tình cảm và mong ước chân thành và cao đẹp này đến từ phía những người tín hữu, và phải tìm mọi cách để đáp ứng ngay được những nguyện vọng chính đáng đó."
Rồi cũng trong lá thư của Ngài viết ra cho các Đức Giám Mục trên cả thế giới vào năm 1988, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết rằng:
"Sự kính trọng phải luôn được tỏ bày ra vào bất cứ lúc nào và tại bất cứ nơi nào về những cảm nghiệm của những ai đã từng bị cuốn hút sâu sắc vào phụng vụ của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống bằng cách rộng rãi chấp thuận những yêu cầu của họ về mong muốn có Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành qua việc sử dụng đến Sách Lễ Rôma 1962."
Vào Tháng 7/2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đã viết rằng:
"Việc cử hành Hy Tế của Thánh Lễ theo Sách Lễ Rôma vốn được ban hành bởi vị Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII vào năm 1962, luôn được cho phép và chưa bao giờ bị bãi bỏ cả trong Phụng Vụ của Giáo Hội."
Và cũng trong cùng văn kiện đó, Ngài nêu rằng: các vị Cha Sở phải rộng rãi chấp thuận và làm mọi cách để cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống được cử hành vào những ngày trong tuần, hay chỉ vào ngày Chủ Nhật mà thôi, khi giáo dân yêu cầu.
(33) Đâu chính là ưu điểm của Thánh Lễ La Tinh?
Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Thánh Lễ La Tinh chính là sự nhất quán (uniformity) hay tính bất biến (tức không hề thay đổi theo dòng thời gian và thế hệ). Bất cứ nơi nào mà người Công Giáo đi đến thì Thánh Lễ La Tinh vẫn được cử hành y chang như vậy, mà không hề thay đổi.
Mọi cử động và điệu bộ trong Thánh Lễ La Tinh được mô tả ra một cách rất rõ ràng và nhất quán trước sau như một, từ trước và mãi cho đến bây giờ, do đó, không có chổ cho sự tự "phóng tác" hay "thêm vào" hoặc "cắt xén bớt đi" của phụng vụ bởi vị Linh Mục chủ tế hay nhóm đặc trách về phụng vụ của Giáo Phận hay Giáo Xứ.
Và qua dòng thời gian và thế hệ, Thánh Lễ La Tinh được tôn trọng là vì Thánh Lễ La Tinh nghiêm khắc phản ánh rất đúng bản chất hy sinh thật sự của việc cử hành.
(34) Thế nếu tôi muốn tham dự Thánh Lễ La Tinh thì phải đến Nhà Thờ nào, ở đâu?
Thưa, để trả lời câu hỏi này, xin mời Quý Vị xem lại bài viết vàoThứ Tư hai tuần trước đây (tức vào Ngày 11 Tháng 6 Năm 2008 vừa qua) có tên "Tại Nhà Thờ nào ở Hoa Kỳ và Canada có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh?" hay gõ vào địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Html/55666.htm để biết thêm thông tin.
Và bài viết của ngày Thứ Tư (18 Tháng 6 Năm 2008 vừa qua) có nhan đề: Tại những Nhà Thờ nào ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và Úc Châu có cử hành Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh? hay Quý Vị có thể truy cập lại tại địa chỉ: http://www.vietcatholic.net/News/Html/55869.htm
(35) Thế nếu trong vùng của tôi ở không có Thánh Lễ La Tinh thì sao?
Trước hết, Quý Vị nên tìm hiểu xem thật sự có sự mong muốn thuần tuý và chính đáng giữa những người Công Giáo ở nơi mà Quý Vị đang cư ngụ rằng tất cả muốn tham dự Thánh Lễ La Tinh hay không. Rồi sau đó, trình bày nguyện vọng chính đáng đó lên cho Cha Sở.
Nếu Cha Sở không chấp thuận, thì trình bày nguyện vọng chính đáng đó lên cho Đức Giám Mục bản quyền theo đúng với tinh thần của Tự Sắc Summorum Pontificum mà người viết đã trình bày trong bài viết có nhan đề: "Tìm hiểu kỹ hơn về Tự Sắc của Đức Thánh Cha về Thánh Lễ La Tinh "
Nếu cả Cha Sở và Đức Giám Mục bản quyền không cho phép, hay không "rộng rãi" chấp thuận nguyện vọng chính đáng đó theo đúng với tinh thần của Tự Sắc Summorum Pontificum , thì hãy cùng nhau lập ra một nhóm Una Voce (Một Tiếng Nói Chung) - Una Voce là một Nhóm Tín Hữu Công Giáo được Giáo Hội Công Giáo chính thức nhìn nhận về tính hợp hiến và ý muốn chân thành, đích thực, nguyên thủy, và trong sáng về nguyện vọng có Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh được cử hành cho giáo dân - rồi từ đó lập ra một danh sách tên và địa chỉ của những người với mong muốn chân thành là được tham dự Thánh Lễ bằng tiếng La Tinh lên cho Ủy Ban Ecclesia Dei ở Rôma tại địa chỉ:
Pontifical Commission Ecclesia Dei,
H.E. Cardinal Dario Castrillon Hoyos,
President, Piazza del Sant' Uffizio 11,
00120 Vatican City, Italy
Nếu không biết phải hỏi ý kiến của Đức Giám Mục bản quyền như thế nào về nguyện vọng có được Thánh Lễ La Tinh, thì Nhóm Una Voce sẽ giúp cho Quý Vị cách tiếp cận với vị Giám Mục bản quyền.
Nên nhớ: Nhóm Una Voce không phải là một Nhóm Giáo Dân Công Giáo Phản Loạn như các Nhóm Giáo Dân của những người Việt ở hải ngoại và trong nước, vốn tự xưng mình là Công Giáo, và tự cho mình quyền hạn để đòi hỏi và lên án Giáo Hội và các giới chức tu sĩ một cách tùy tiện, vô lễ, và thất kính,.... về bất kỳ vấn đề nào mà họ muốn, vốn ngược lại với ý chỉ của Giáo Hội và của Chúa Thánh Thần soi dẫn và tác động nơi Giáo Hội.
Các Chủng Sinh Tham Dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống |
(36) Thế tôi có thể làm gì để giúp cổ võ về Thánh Lễ La Tinh? Và tại sao tôi phải làm điều này?
(a) Chúng ta phải có trách nhiệm khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh bởi vì sống trong một thế giới trần tục đầy tội lỗi và quyến rũ hư nát này, con người chúng ta dễ trở nên điên khùng và biến loạn, thậm chí có lúc khiến cho chúng ta đánh mất đi sự cân bằng và căn tính của riêng chúng ta, do đó, chỉ có qua Thánh Lễ La Tinh, chúng ta mới có thể tìm lại cội nguồn đã mất đi của chúng ta, chúng ta mới có dịp để quay trở về lại với truyền thống và di sản cao quý nhất của Giáo Hội từ thời xa xưa. Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh giúp những người Công Giáo thánh hóa đời sống của họ ngay trong thời đại vô thần hay một thời đại vốn coi trọng và đề cao đến việc buôn thần bán thánh thời nay.
Dạng xưa cổ của Thánh Lễ Rôma thúc đẩy, cổ võ và hướng chúng ta đến sự tôn trọng về những truyền thống thánh thiêng của Giáo Hội. Sự liên kết nền tảng này gắn với Sự Hy Tế của Thánh Lễ chính là một cầu nối an toàn và bền chặt nhất, nhằm đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bị cuốn mất đi khỏi nền tảng, hay tảng đá góc tường của Đức Tin Công Giáo chúng ta.
Trong bầu khí thiêng liêng được cảm nghiệm nơi Thánh Lễ La Tinh, người tín hữu chúng ta hoàn toàn bị cuốn hút vào việc tự dâng mình chúng ta lên cho Thiên Chúa Ba Ngôi, và dành đúng sự phụng thờ đó cho chính Ba Ngôi Thiên Chúa mà thôi.
(b) Di sản của Giáo Hội qua loại nhạc thánh, đặc biệt là loại Nhạc Gregorian Chant và Sự Đối Âm hay Phức Điệu Thánh (Sacred Polyphony), được mạnh mẽ dùng đến trong Thánh Lễ La Tinh, nhằm giúp chúng ta - dẫu có vô tình bị chia trí - cũng tự biết sớm quay trở về lại Mầu Nhiệm Hy Tế Thánh, bằng cách tự hướng cả tâm - hồn - lòng - trí - và con tim chúng ta lên tới sự Cao Vời và Huyền Nhiệm về Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Công Đồng Trent đã nói rằng: "Những việc Thánh phải được xử lý theo một hình thức Thánh" (Holy things must be treated in a holy way), do đó khi tham gia vào việc cử hành Thánh Lễ La Tinh với đức tin, sự sùng kính và sự trung thành triệt để tới ý hướng chính và nguyên thủy của Giáo Hội, thì những việc cử hành này cổ võ cho nét đẹp, cho phẩm giá, sự thinh lặng, và sự tôn kính nơi người tín hữu bằng cách giúp cho người tín hữu, có được những khoảng thời gian rộng rãi để suy niệm và cầu nguyện riêng, trong lúc cùng với cả cộng đoàn tôn thờ Việc Hy Tế của Chúa Giêsu Kitô nơi Phép Thánh Thể.
(c) Theo truyền thống Kitô Giáo, sự tôn kính chính là nền tảng của việc phụng tự vì nó làm tăng lên sự ý thức của chúng ta về sự linh thiêng, thánh thiện, và cho phép chúng ta "nhìn thấy được" tính siêu nhiên và đời sống bất diệt trên nước Thiêng Đàng.
Đức Hồng Y Newman đã từng nói rằng: "Bất kỳ ai không sợ và không biết cách tôn kính Thiên Chúa thì chưa hề biết được tính hiện thực của Thiên Chúa."
"Lex orandi, lex credendi" (Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đạt đến sự tin tưởng hoặc As we pray, we come to believe) chính là cách để tóm tắt lại sự thông thái ngàn đời, qua rất nhiều thế kỷ của Giáo Hội.
(d) Chúng ta giúp cổ võ và tìm mọi cách để khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vì Thánh Lễ này đã gợi hứng vô số các vị Thánh và các vị Tử vì Đạo. Thánh Lễ La Tinh giúp cổ võ sự sùng kính dành cho Thánh Lễ nơi những thế hệ trẻ nối tiếp, làm gia tăng lên thật nhiều ơn gọi về thiên chức Linh Mục và về đời sống Thánh Hiến và Tu Trì giữa các bạn trẻ nam cũng như nữ, cũng như lôi cuốn nhiều người trở lại đạo tới một mức không thể ngờ được.
(e) Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã nói về việc khôi phục và cổ võ cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống như thế này:
"Thánh Lễ Rôma Truyền Thống chính là di sản của chúng ta, di sản đó đến từ tính xưa cổ vĩ đại, một hồng ân cao cả của Thiên Chúa và là hoa trái gợi hứng của biết bao nhiêu nhà tư tưởng Công Giáo qua rất nhiều thế kỷ. Nó chưa hề bao giờ bị thay đổi kể từ thế kỷ thứ 6 khi Đức Thánh Giáo Hoàng Gregory Cả đã để lại nguyên vẹn tất cả những cốt lõi mà chúng ta có được như ngày hôm nay." (Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị)
("The Traditional Roman Mass is our heritage from great antiquity, a sublime gift of God and the fruit of centuries of inspired Catholic thinking. It goes back without significant change to the 6th century when Pope St. Gregory the Great left the old rite in all its essentials just as we have it today." - Pope John Paul II).
Thì đó chính là Thánh Lễ mà Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V trong sắc lệnh của năm 1570 quyết định giữ vững nguyên vẹn tính vĩnh cửu của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.
(f) Chúng ta phải khôi phục lại Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vào thế kỷ thứ 21 này là vì Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo có dạy rằng:
"Mầu nhiệm của Chúa Kitô thì quá cao siêu đến nổi không phải là không có cách nào để diễn tả được trong bất kỳ truyền thống phụng vụ duy nhất nào" (CCC - Mục 1201).
["The mystery of Christ is so unfathomably rich that it cannot be exhausted by its expression in any single liturgical tradition." (CCC, #1201)]
Trong thế giới hiện đại, rất nhiều người Công Giáo ngày nay sẽ nhận và tìm thấy được lợi ích về mặt tâm linh khi họ hướng sự chú ý của họ trở về lại với di sản phụng tự truyền thống, nguyên thủy, và đích thực của họ nơi Giáo Hội Công Giáo. Việc hiểu biết về Thánh Lễ La Tinh sẽ giúp cổ võ và làm khơi dậy lên trở lại tín ngưỡng Công Giáo Truyền Thống ngay ở giữa nền văn hóa của sự chết thời nay.
Phụng vụ của Giáo Hội La Mã xưa cổ được nổi trội lên vào lúc có sự bức hại gia tăng, và ngày nay như chúng ta đã - đang và sẽ chứng kiến rằng: càng ngày càng có thêm nhiều người Kitô Giáo nữa bị bức hại vì đức tin Công Giáo của họ, do đó, chúng ta cần phải tìm sự hứng khởi và lôi kéo nhiều người trở lại với Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống và tính xưa cổ của Giáo Hội, vì suy cho cùng, đó cũng là cách để giúp chúng ta tìm ra một cách rao giảng Phúc Âm mới cho một thế giới - vốn đã thẳng thừng quay lưng trở ngược với Chúa Giêsu Kitô.
Như chính Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã diễn tả một cách rất cô đọng trong cụm từ ngữ sau:" Tự bản chất của phụng vụ tạo ra các nền văn hóa và hình thành nên các nền văn hóa đó." (The liturgy itself generates cultures and shapes them. - CCC. #1207)
* Có rất nhiều cách để giúp cổ võ cho Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống:
(a) Cầu nguyện mãi luôn để ý nguyện của Thiên Chúa được hiện thực qua việc phục hồi trở lại tính nguyên vẹn của Phụng Vụ bằng cách quay trở về lại với Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.
(b) Sưu tập tất cả các bài viết này lại với nhau, để chia sẽ và giới thiệu chúng cho tất cả người Công Giáo mà chúng ta quen biết.
Khung Tìm Kiếm trên VietCatholic |
(c) Tiếp xúc với các Cha già, các Thầy hay các Soeurs thời xưa còn sống mãi cho đến ngày hôm nay, tại các Chủng Viện, các Tu Viện, các Dòng, vân vân... để nhờ các ngài giúp.
Khuyến khích các vị Giám Mục địa phương hay các Cha Giám Tỉnh Bề Trên của các Dòng là nên đặt nặng vào việc giảng dạy tiếng La Tinh nơi thế hệ các chủng sinh và các Linh Mục trẻ thời nay - vốn chẳng hề biết đến một chữ La Tinh nào hay không biết nhiều lắm, để từ đó những Vị này có thể giảng dạy lại cho giáo dân.
Hay nếu Quý Vị sống tại Mỹ, thì tiếp xúc với các Cha Dòng Thánh Phêrô, các Cha Dòng Thánh Gioan Cantius,.....
(d) Các giáo dân nên thành lập lại một nhóm và lên gặp Cha Sở để xin phép Ngài giúp cho cộng đoàn có được Thánh Lễ La Tinh, ít nhất là một lần trong một tuần. Suy cho cùng, đã đến lúc, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam phải trở về nguồn nguyên thủy của Giáo Hội thời các Tông Đồ, và đó cũng là cách để giáo dục và qui hướng giáo dân, và cả những thành viên trong giới tu sĩ, đến một truyền thống và vẻ đẹp đích thực, đã bị đánh mất đi.
Giáo Hội cho phép chúng ta làm điều này, và chúng ta phải làm đúng theo những ý chỉ thánh thiện của Giáo Hội, chứ không phải dùng việc yêu cầu có Thánh Lễ La Tinh là cớ để phản loạn, hay gây chia rẽ nơi các cộng đoàn trong Giáo Xứ, giữa Cha Sở và cộng đoàn, hay giữa Cha Sở và vị Giám Mục bản quyền, vân vân....
(e) Tự chúng ta trau giồi thêm kiến thức của chúng ta về Thánh Lễ La Tinh qua các nguồn tham khảo mà người viết có đề cập đến trong bài viết này và các bài viết trước. Và trong các bài viết sắp tới, người viết sẽ giới thiệu ra phương pháp học tiếng La Tinh, và văn phạm La Tinh cơ bản, để chúng ta biết cách đọc, biết cách đặt câu từ, vân vân...
(f) Tham gia vào Hội chuyên về Thánh Lễ La Tinh (Latin Mass Society tại địa chỉ: 11-13 Macklin Street, London WC2B 5NH), hay các Chi Hội Dòng Ba dành cho giáo dân xuất phát từ Dòng Các Cha Thánh Phêrô (FSSP), và Dòng Thánh Gioan Cantius (SJC), vân vân....
(37) Thế tôi muốn tìm hiểu sâu sắc và kỹ càng hơn về tâm linh / linh đạo (spirituality) của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì sao?
Có rất nhiều bài viết nói về linh đạo của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống vốn có thể được truy cập tại trang Web của Sancta Missa tại địa chỉ sau: http://www.sanctamissa.org/en/spirituality/.
Hoặc tìm hiểu sâu hơn qua bài viết của Cha Prosper Louis Pascal Guéranger - Cha Tu Viện Trưởng thuộc Dòng Biển Đức có nhan đề "Việc Giải Thích về Những Lời Nguyện và Những Nghi Thức của Thánh Lễ" (Explanation of the Prayers and Ceremonies of Holy Mass) tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/explanation_of_the_prayers_and_ceremonies_of_holy_mass/.
Một cuốn sách khác rất hay đáng đọc để hiểu rõ hơn về linh đạo / khía cạnh tâm linh của các nghi lễ và những lời nguyện trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống có nhan đề "Trọng Tâm của Thánh Lễ" (The Heart of the Mass) tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/the_heart_of_the_mass/.
Hoặc cuốn sách suy niệm về tâm linh của Thánh Lễ được Đức Cố Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen, Ph.D., D.D., LL.D., Litt.D. - Một Nhà Thuyết Giảng Đại Tài - viết ra có nhan đề "Đồi Calvê và Thánh Lễ" (Calvary and the Mass) - vốn có thể được đặt mua tại địa chỉ: http://www.cantius.org/go/webstore/product/calvary_and_the_mass/
Truyền Chức Linh Mục trong Thánh Lễ La Tinh |
(38) Thế còn việc các Linh Mục cùng đồng tế với sự trợ giúp của các vị Phó Tế Vĩnh Viễn trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống thì sao?
Trong Thánh Lễ Truyền Thống La Tinh, việc cùng đồng tế chỉ xảy ra trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục hay trong Thánh Lễ Phong Chức Giám Mục mà thôi.
Trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục, Sách Lễ Rôma 1962 có những đoạn quy định rằng những vị Linh Mục cùng đồng tế phải là những vị Tân Linh Mục được chịu chức trong Thánh Lễ đó mà thôi. Vì vậy các Linh Mục cùng tham dự Thánh Lễ Truyền Chức cho các Tân Linh Mục, không cùng cử hành Thánh Lễ La Tinh, mà chỉ là những vị Ordinandi (Tham Dự) mà thôi.
Cách cùng đồng tế trong Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục thì hoàn toàn không giống gì cả so với việc cùng đồng tế trong Thánh Lễ theo hình thức mới (tức Thánh Lễ hiện hành thời nay).
Trong Thánh Lễ La Tinh, vị Tân Linh Mục cùng đồng tế, sẽ quỳ ở một khoảng xa cách bàn thờ. Thông thường thì kinh được công nhận trong Thánh Lễ (Canon of the Mass) được đọc dưới dạng "Vox secreta," (tức in secrete voice hay bằng giọng rất nhỏ), thì tại Thánh Lễ Truyền Chức Linh Mục này, vị Giám Mục sẽ đọc Canon Missae bằng giọng rất lớn để cho cả cộng đoàn nghe được.
Trong khi vị Giám Mục truyền chức đọc Canon Missae bằng một giọng to lớn, thì vị Tân Linh Mục cũng đồng thời đọc Canon Missae bằng một giọng rất nhỏ thầm kín theo sau.
Hơn nữa, vị Tân Linh Mục vừa được chịu chức chỉ có đón nhận Bánh Thánh (Sacred Host) mà thôi.
Các vị Linh Mục tham dự Thánh Lễ Truyền Chức đón nhận Bánh Thánh bằng lưỡi từ vị Giám Mục truyền chức trong khi quỳ xuống nơi bàn thờ. Sau đó các vị Linh Mục này nhận ly rượu chưa được thánh hóa tại bàn rửa tay. Các vị Linh Mục tham dự Thánh Lễ truyền chức không có uống Máu Chúa.
(39) Các vị Linh Mục có thể mặc áo lễ và hành động như là các Phó Tế và các Phó Tế Phụ (sub-Deacon) không?
Trong các giáo xứ nhỏ hơn thì thật khó có Thánh Lễ Trọng Thể (Solemn Mass) được cử hành vì sự thiếu vắng các Linh Mục. Vì thế, trong Thánh Lễ Trọng (Solemn Mass) thường phải có tới 3 vị Linh Mục, hoạt động trong 3 chức năng khác nhau đó là: vị Linh Mục chủ tế (Priest), vị Phó Tế (Deacon), và vị Phó Tế Phụ (Sub-Deacon), mặc áo lễ của vị Linh Mục, vị Phó Tế, và vị Phó Tế Phụ.
Đây không phải là "việc thay đổi vai" hay "việc đóng vai" (role playing) như rất nhiều người vẫn thường nghĩ. Vì rằng vị được phong chức vào Chức Tư Tế Lớn Hơn (Higher Order) không có từ bỏ những chức nhỏ hơn mà vị đó đã lãnh nhận.
(40) Liệu các vị Phó Tế Vĩnh Viễn (Permanent Deacons) có thể phục vụ trong tư cách là những vị Phó Tế và những vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống không?
Phó Tế vĩnh viễn chính là những vị được phong vào chức Phó Tế sau khi đã lập gia đình, và có độ tuổi từ 40 trở lên. Những vị này chính là những người giáo dân bình thường, thế nhưng phải trải qua 3 hay 4 năm học về Thần Học và Giáo Lý Công Giáo rồi sau đó được Đức Giám Mục địa phận phong chức. Khi được phong chức Phó Tế vĩnh viễn thì vị đó phải có đời sống đạo hạnh, và đời sống đức hạnh - cao và trỗi vượt hơn - đời sống của một người giáo dân bình thường, chứ không thể nào giống như giáo dân: tức là cũng mánh mung, nhậu nhẹt, và làm những chuyện tày trời, hay những chuyện sằn bậy, ích kỷ, ngồi lê đôi mách, nói xấu, hại người, vân vân...... Những vị này phải ý thức được ơn gọi của họ để làm đời sống chứng tá đích thực cho Thiên Chúa ở trần gian, trong khu xóm, trong cộng đồng, trong xứ đạo của họ, vân vân...
Với việc phục hồi lại chức Phó Tế vĩnh viễn thì những vị Phó Tế này có thể phục vụ trong tư cách là một vị Phó Tế hay một vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ Trọng.
Ngày hôm nay, thật khó mà có nhiều vị Phó Tế (đang chuẩn bị để lên chức Linh Mục) phục vụ trong Thánh Lễ Trọng trong tư cách là vị Phó Tế hay vị Phó Tế Phụ.
Ủy Ban Ecclesia Dei vài năm trước đây đã cho phép vị Chủng Sinh ở cấp Phụ Tế hay Thầy Tư (Acolyte) được phục vụ trong tư cách là vị Phó Tế Phụ trong Thánh Lễ Trọng, chỉ có điều là vị ấy không thể mặc áo lễ hay lau chùi chén thánh sau khi chén thánh được lau qua.
(41) Khi một vị Linh Mục cử hành Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống mà không có chú giúp lễ thì phải có những thay đổi nào được thực hiện không?
Trong suốt phần Cầu Nguyện tại chân Bàn Thờ, thì phần "Confiteor" (tức phần Acknowledge hay Thừa Nhận) của chú giúp lễ bị bỏ đi. Do đó, ngay sau phần "Confiteor" của vị Linh Mục chủ tế, thì vị Linh Mục chủ tế đọc rằng: "Miseratur nostri... " (tức hãy rũ lòng thương xót đến con,..... ), rồi đến "Indulgentiam........ " (tức hãy xót thương ....) và những lời nguyện còn lại vẫn bình thường.
Trong suốt cả Thánh Lễ, vị Linh Mục chủ tế đọc luôn tất cả những lời đáp mà đáng lẽ ra chú giúp lễ phải đọc (chẳng hạn như: Amen, Et cum spiritu tuo, vân vân... ).
Vị Linh Mục chủ tế phải tự mình chuyển Sách Lễ sang bên cạnh Sách Phúc Âm trước khi "Munda cor meum ....." và trở lại góc để Bài Đọc trước khi đọc lời nguyện rước lễ. Khi làm như vậy, vị Linh Mục chủ tế chỉ đơn giản di chuyển cuốn sách, đi trên bức mặt (tức bức họa chạm trổ ở mặt đứng bệ thờ), và cuối xuống trước khi tiến đến nhà tạm hay bàn thờ có cây Thánh Giá.
(42) Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống có khác so với Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ hiện hành (Novus Ordo hay Ordinary Form) không?
Lịch Phụng Vụ sau Công Đồng Chung Vaticăn II được tái điều chỉnh lại. Một số ngày lễ trước kia được cử hành giờ đây được loại bỏ ra khỏi Phụng Vụ, cấu trúc của các bài đọc trong Thánh Lễ cũng được tổ chức lại, các bài đọc dành cho ngày Chủ Nhật là theo chu kỳ 3 năm, và các Bài Đọc trong những ngày lễ thường là theo chu kỳ 2 năm.
Tuy nhiên, Lịch Phụng Vụ trong Thánh Lễ La Tinh là cố định và theo đúng với Missale Romanum của năm 1962. Vì Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống là bám vào những truyền thống cổ xưa của Giáo Hội La Mã, do đó, các bài đọc vẫn được giữ nguyên vẹn, chứ không có sự thay đổi nào cả trong chu kỳ 1 năm vốn đã được Thánh Giáo Hoàng Gregory cả vào thế kỷ thứ 6 đã quy định như vậy rồi.
Quý Vị có thể đọc qua Lịch Phụng Vụ của Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống Năm 2008 tại địa chỉ: http://uvoc.org/Propers/Propers_2008/Propers_Calendar.html
T.B.: Tất cả những Câu Hỏi và Trả Lời trên là do chính người viết sưu tầm từ các tài liệu có liên quan đến Thánh Lễ La Tinh, cùng với sự giúp đỡ và giải đáp rất cặn kẽ của các vị Hồng Y, Giám Mục, và Linh Mục người gốc Hoa Kỳ và Pháp đáng kính sau:
* Đức Hồng Jean Louis Tauran - Pontifical Council on Interreligious Dialog in Vatican; và Đức Hồng Y Sean O'Malley, O.F.M. Cap. - Archbishop of Boston.
* Đức Tổng Giám Mục Charles J. Chaput, O.F.M. Cap. - Archbishop of Denver.
* Hai Cha Triều: Msgr. Steven L. Brovey, V.F. - Pastor of Prince of Peace Catholic Church và Rev. Robert E. Morey - Administrator of Holy Family Church.
* Các Cha Dòng Thánh Phêrô gồm: Rev. Mark Fisher, F.S.S.P. - Pastor of St. Francis de Sales Church; Rev. Robert Fromageot, F.S.S.P.; Rev. Laurent Demets, F.S.S.P.; và Rev. Denis G. Bouchard, F.S.S.P.
* Cha thuộc Tu Hội Thánh Giáo Hoàng Piô X là Rev. Anthony Cekada, S.S.P.X.
* Các Cha thuộc Dòng Thánh Gioan Cantius gồm: Rev. Dennis Kolinski, C.R.; Rev. Burns Seeley, S.J.C.; và Rev. James Isaacson, S.J.C.
Nếu Quý Vị có thêm những thắc mắc nào về Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống, ngoài những Câu Hỏi và Trả Lời nêu trên, hay nếu Quý Vị muốn nhận bài viết này dưới dạng PDF thì vui lòng email cho người viết tại địa chỉ: phi_michael@lycos.com / Nếu trong khả năng có thể trả lời được, thì sẽ nhanh chóng trả lời cho Quý Vị - còn không thì phải nhờ vào sự giúp đỡ của các Vị Khả Kính nêu trên.
Bài viết kế tiếp sẽ có nhan đề: Làm Thế Nào để Chọn Đúng Sách Lễ Rôma (Missale Romanum) 1962 - Quý Vị nhớ đón đọc!
Thông Báo
Đóng góp vào Quỹ Phêrô trong Thánh Lễ Chủ Nhật tuần này (Ngày 29 Tháng 6 Năm 2008)
Anthony Lê
10:34 25/06/2008
Đóng góp vào Quỹ Phêrô trong Thánh Lễ Chủ Nhật tuần này (Ngày 29 Tháng 6 Năm 2008)
"Let us make sure that none of God's children ever feels alone." - Pope Benedict XVI
"Chúng ta hãy chắc rằng đừng để cho bất kỳ một trong những người con nào của Thiên Chúa cảm thấy bị bỏ rơi." - Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16
Vào Tháng 9/2006, trong bài giảng Thánh Lễ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã giải thích rằng:
"Tất cả những ai được rửa tội - đều trở thành những thành viên trong cùng một gia đình của những người có niềm tin, vốn không bao giờ còn cảm thấy mình bị lẽ loi nữa."
Quỹ Phêrô (Peter's Pence) giúp đoàn kết và thống nhất chúng ta lại trong cùng một tình liên đới với Tòa Thánh và những công việc từ thiện dành cho những ai đang cần đến.
Sự rộng lượng của chúng ta sẽ giúp cho Đức Thánh Cha nhanh chóng đáp trả lại một cách kịp thời những tiếng kêu cứu của những anh-chị-em đang phải thống khổ và ưu sầu, bằng một tình yêu thương đầy lòng trắc ẩn, để những người con cái này của Thiên Chúa không còn cảm thấy bị lẽ loi và hiu quạnh nữa trong những lúc túng quẫn, thất thời, và kém may mắn.
Hằng năm, cứ vào những ngày cận kề đến Ngày Kính Nhớ trọng thể Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, nhiều giáo xứ Hoa Kỳ thường theo lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, xin giáo dân hãy mở rộng cả tấm lòng, tiền của và cả con tim để giúp Đức Thánh Cha vì "một miếng khi no bằng một gói khi đóí!" và đó cũng là cách mà chúng ta "những lá rành" biết cách "đùm bọc những lá rách" của tất cả anh-chị-em đói khổ của chúng ta ở trên khắp thế giới!
Nguyện cho sự hy sinh của chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa mãi luôn!
"Let us make sure that none of God's children ever feels alone." - Pope Benedict XVI
"Chúng ta hãy chắc rằng đừng để cho bất kỳ một trong những người con nào của Thiên Chúa cảm thấy bị bỏ rơi." - Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16
Christ Our Hope |
"Tất cả những ai được rửa tội - đều trở thành những thành viên trong cùng một gia đình của những người có niềm tin, vốn không bao giờ còn cảm thấy mình bị lẽ loi nữa."
Quỹ Phêrô (Peter's Pence) giúp đoàn kết và thống nhất chúng ta lại trong cùng một tình liên đới với Tòa Thánh và những công việc từ thiện dành cho những ai đang cần đến.
Sự rộng lượng của chúng ta sẽ giúp cho Đức Thánh Cha nhanh chóng đáp trả lại một cách kịp thời những tiếng kêu cứu của những anh-chị-em đang phải thống khổ và ưu sầu, bằng một tình yêu thương đầy lòng trắc ẩn, để những người con cái này của Thiên Chúa không còn cảm thấy bị lẽ loi và hiu quạnh nữa trong những lúc túng quẫn, thất thời, và kém may mắn.
Hằng năm, cứ vào những ngày cận kề đến Ngày Kính Nhớ trọng thể Hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, nhiều giáo xứ Hoa Kỳ thường theo lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, xin giáo dân hãy mở rộng cả tấm lòng, tiền của và cả con tim để giúp Đức Thánh Cha vì "một miếng khi no bằng một gói khi đóí!" và đó cũng là cách mà chúng ta "những lá rành" biết cách "đùm bọc những lá rách" của tất cả anh-chị-em đói khổ của chúng ta ở trên khắp thế giới!
Nguyện cho sự hy sinh của chúng ta làm đẹp lòng Thiên Chúa mãi luôn!
Văn Hóa
Tiếng khóc
Người
09:52 25/06/2008
TIẾNG KHÓC
Ngày nào con chót lòng gian
Để giờ nghiến răng trong lửa
Con ơi bước chân vào đó
Chẳng đời con thoát được ra …
Ngày nào tắm sông tội lỗi
Không còn nhớ nghĩa nơi cha
Đợi giờ quay đầu sám hối?
Lâm chung ai biết khi nào?
Ngày nào hoang tưởng trong con
Con mơ làm nên trời đất?
Công bằng đặt trên đầu súng?
Oan khiêm con giăng ngất trời …
Ngày nào con bỏ cha đi
Đời con là bao mù quáng
Cha thương con vì lầm lỗi
Mà giờ chẳng cứu được con …
Hôm nay con về với đất
Nơi sinh cốt nhục ban đầu
Hồn giờ phiêu bạt nơi đâu
Có nghe tiếng lòng cha khóc?
Ngày nào con chót lòng gian
Để giờ nghiến răng trong lửa
Con ơi bước chân vào đó
Chẳng đời con thoát được ra …
Ngày nào tắm sông tội lỗi
Không còn nhớ nghĩa nơi cha
Đợi giờ quay đầu sám hối?
Lâm chung ai biết khi nào?
Ngày nào hoang tưởng trong con
Con mơ làm nên trời đất?
Công bằng đặt trên đầu súng?
Oan khiêm con giăng ngất trời …
Ngày nào con bỏ cha đi
Đời con là bao mù quáng
Cha thương con vì lầm lỗi
Mà giờ chẳng cứu được con …
Hôm nay con về với đất
Nơi sinh cốt nhục ban đầu
Hồn giờ phiêu bạt nơi đâu
Có nghe tiếng lòng cha khóc?
Tâm tình một bạn trẻ hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD) 2008 thuộc GX St Mark Inala Úc Châu
Phạm Minh Nhật
19:14 25/06/2008
Lời giới thiệu
Ngoài công việc của một luật sư, Phạm Minh Nhật, 24 tuổi, độc thân, hiện là thành viên của Ban Mục Vụ trong xứ và cũng là giảng viên giáo lí giúp các em trong xứ chuẩn bị xưng tội thêm sức và rước lễ vỡ lòng.
Tâm tình bài chia sẻ cho thấy giới trẻ khao khát nhu cầu tâm linh. Bề mặt phải sống cho hợp với bạn bè, trào lưu xã hội. Phần nội tâm có những thao thức đức tin, nhu cầu bình an nội tâm, nhu cầu nối kết với các bạn trẻ khác và nhu cầu chia sẻ đức tin qua cách sống. Các sinh hoạt mang tính xã hội nhưng lồng trong đó tâm tình của một Kitô hữu, một lối sống thấm nhuần đức tin… Mời độc giả đi vào bài viết.
Lm Vũđình Tường
Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò giới trẻ trong Giáo Hội. Những thay đổi trong xã hội mang theo nhiều phản ứng phụ. Trong những năm qua giáo xứ St Mark không có một đoàn thể giới trẻ lâu dài. Một trong nhiều lý do có thể là giới trẻ trong giáo xứ chưa có cơ hội để phối hợp, nhất là khi giáo xứ có nhiều chủng tộc khác nhau.
Đại Hội Giới Trẻ 2008 tạo một cơ hội cho giới trẻ trong xứ xum họp và dần dà thành lập một mạng lưới liên lạc để phát triển một tập thể giới trẻ lâu dài. Khi chương trình tổ chức tham dự Đại Hội bắt đầu từ năm ngoái, chỉ có vài người trẻ trong giáo xứ tham gia. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của nhiều người và nhất là qua những sinh hoạt của họ, số người tham dự dần dần gia tăng lên tới gần 30 người. Tuổi các thành viên từ 17 tới 28. Đa số là sinh viên.
Tháng hai vừa rồi giáo xứ tổ chức một buổi hướng dẫn cầu nguyện cho giới trẻ (prayer workshop) do anh Paul Catchlove (Mục Vụ Giới Trẻ TGP Brisbane) điều khiển. Các thành viên tham dự đầy đủ. Khóa học này không những hướng dẫn những người trẻ chúng tôi cầu nguyện mà thôi, nó còn giúp chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm đời sống và cầu nguyện chung. Khóa học cũng giúp chúng tôi gần gũi hơn và nhận ra được rõ hơn vai trò của việc cầu nguyện trong cuộc sống.
Bảy tháng vừa qua, giới trẻ chúng tôi tổ chức nhiều cuộc gây quỹ qua các gian hàng bán đồ ăn ở sân nhà thờ sau lễ. Nhiều gia đình trong xứ và các tiệm ở địa phương tặng thức ăn hoặc tiền. Phụ huynh và thân hữu giúp chúng tôi làm đồ ăn. Gây quỹ không những giúp các người trẻ tích cực tham gia với giáo xứ mà còn giúp họ giao thiệp và liên kết trong tinh thần huynh đệ Ki-tô giáo. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều lần đi chơi chung như đi bowling, uống café và chạy thể thao vòng quanh bờ hồ Forest Lake hằng tuần. Qua sự giúp đỡ của một số người trong xứ, tiệc gây quỹ ở nhà hàng ngày 2 tháng năm vừa qua đã giúp cho giới trẻ trong xứ có được một phần tiền lớn.
Đại Hội Giới Trẻ 2008 sẽ diễn ra từ ngày 15 tới 20 tháng bảy. Được sự hỗ trợ thương mến của mọi người trong giáo xứ, chúng tôi đã góp được đủ tiền để tham dự Đại Hội. Trong tuần lễ đại hội tại Sydney, giới trẻ sẽ học về kinh thánh và giáo lý. Họ sẽ tham dự thánh lễ và suy niệm về cuộc sống và Đức Ki-tô. Một trong những mục tiêu của Đại Hội là giúp người trẻ học hỏi thêm về niềm tin Kitô giáo để hiểu rõ tại sao niềm tin không thay đổi cho phù hợp với khuynh hướng xã hội tân thời. Chủ đề của Đại Hội năm 2008 là, “Các con sẽ lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi Ngài ngự đến trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thầy.” (Cv 1:8)
Từ ngày 10 tới ngày 13 tháng bảy giáo xứ sẽ tiếp đón 40 người trẻ từ Papua New Guinea (PNG) tới Brisbane trước khi đi Sydney tham dự Đại Hội. Giới trẻ St Mark dự định đưa những người khách PNG đi chơi quanh Brisbane. Chúng tôi họp mặt thường xuyên và trao đổi email bàn về kế hoạch giúp đỡ những người PNG trong thời gian họ lưu lại Brisbane.
Ngoài ích lợi tham dự Đại Hội Giới Trẻ, chúng tôi đã có được cơ hội gặp gỡ và chia sẻ với những người trẻ khác trong giáo xứ. Nhiều bạn nhận ra được những khác biệt và tương tự trong cuộc sống Ki-tô hữu của chính mình và các bạn khác. Qua các buổi gây quỹ, chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn sự quan tâm và lòng hảo tâm của bố mẹ, ông bà và anh chị em trong giáo xứ. Có lẽ điều quan trọng nhất là chúng tôi có được một môi trường để nối kết và giao lưu đức tin trong tinh thần Ki-tô giáo.
Xin mọi người cầu nguyện cho Đại Hội được thành công để rồi qua đó giới trẻ trong cộng đoàn giáo xứ và các bạn trẻ đến từ nhiều nơi trên thế giới sẽ học hỏi thêm về Chúa và Giáo Hội, và qua sự học hỏi đó, họ sẽ thấu hiểu rõ hơn sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống hằng ngày và vai trò của Giáo Hội trong xã hội ngày nay.
Xin giới thiệu hình ảnh sinh hoạt của giới trẻ trong Giáo Xứ St Mark Inala Australia. Albums được liệt kê theo thứ tự mới nhất đến cũ nhất:
Tháng 6 năm 2008:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsjun08/
Tháng 5 năm 2008:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsmay08/
Tiệc ở nhà hàng http://www.stmarksinala.net.au/wyddinner08/
Tháng 3 năm 2008:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsmar08/
Picnic với các bạn trẻ trong Hạt Tây Brisbane http://www.stmarksinala.net.au/wyddeanery08/
Tháng 2 năm 2008:
Gây quỹ ở sân nhà thờ & Hội thảo http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsfeb08/
Tháng 12 năm 2007:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfunds07/
Bài viết Anh Ngữ của Nhật được đăng trên báo của giáo xứ (parish magazine)
The Church has always emphasised the role of young people in our Church. Modernism has brought about many side effects to young Christian faith and our parish and many other parishes are no exception. At present, our parish does not have a solid and long term youth group. Perhaps one of the many reasons is the absence of opportunities through which our young people could gather and interact.
World Youth Day 2008 (“WYD”) has created an opportunity for the young people of our parish to meet and organise a network with a view to developing a long term youth group. When WYD was first promoted in the parish last year, there was little interest. Thanks to the support of many people and especially through many activities of the WYD pilgrims, the level of interest has reached to nearly 30 attendants. The age ranges from 17 to 28 and most are students.
In February this year, the parish held a prayer workshop conducted by Paul Catchlove, Archdiocese Youth & Children Ministry. The youths attended in full. The workshop not only guided us how to pray, but also helped us share our life experiences and pray together. The workshop brought the young people closer and helped us realise more profoundly the role of prayer in our daily life.
In the last seven months, the young people in the parish have organised many fundraising events. We raised funds by selling food, shirts at the church after Mass. Many families in the parish and local shops donated food and money. The parents and friends of the pilgrims helped preparing food for these fundraisers. These events not only helped us connecting to our parish but also enabled us to interact and unite in Christian spirit. We regularly have outings such as bowling, meetings for coffee and weekly jogging at Forest Lake. Thanks to the assistance of many parents, we, the young pilgrims, were able to raise substantial funds at a fundraising dinner on May 2.
WYD 2008 will take place from 15 to 20 July. In one week in Sydney, the world young people will learn about the Bible and catechism. One of the objectives of WYD is to help young people understand certain doctrines of the Church and why the Church holds such doctrines in spite of the changing world. The theme of the WYD 2008 is, ‘You will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you will be my witnesses.' (Acts 1:8)
From July 10-13, our parish will host 40 pilgrims from Papua New Guinea (PNG) before they go to Sydney for WYD. We have plans to take the visitors around Brisbane. We regularly hold meetings and exchange emails to discuss about how best to help our PNG visitors enjoying their week in Brisbane.
Through WYD, many young people of our parish have come to realise the differences and similarities in each other’s life. It has given us the occasion to interact and bond with each other. Through fundraising, we were able to appreciate the concern and generosity of our families, friends and fellow parishioners. Perhaps the most significant outcome is the development of a Christian environment in which we could practice and comfortably share our faith together.
Let’s pray for the fruitful outcome of WYD 2008 so that through such success the world young people will learn more about God and the Church, and through such learning and experience, our faith will be enriched and we will appreciate clearly and positively the role of the Church in the modern world.
Phạm Minh Nhật (bên phải) |
Tâm tình bài chia sẻ cho thấy giới trẻ khao khát nhu cầu tâm linh. Bề mặt phải sống cho hợp với bạn bè, trào lưu xã hội. Phần nội tâm có những thao thức đức tin, nhu cầu bình an nội tâm, nhu cầu nối kết với các bạn trẻ khác và nhu cầu chia sẻ đức tin qua cách sống. Các sinh hoạt mang tính xã hội nhưng lồng trong đó tâm tình của một Kitô hữu, một lối sống thấm nhuần đức tin… Mời độc giả đi vào bài viết.
Lm Vũđình Tường
Tâm tình một bạn trẻ thuộc Giáo Xứ St Mark Inala Úc Châu hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD) 2008
Giáo Hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò giới trẻ trong Giáo Hội. Những thay đổi trong xã hội mang theo nhiều phản ứng phụ. Trong những năm qua giáo xứ St Mark không có một đoàn thể giới trẻ lâu dài. Một trong nhiều lý do có thể là giới trẻ trong giáo xứ chưa có cơ hội để phối hợp, nhất là khi giáo xứ có nhiều chủng tộc khác nhau.
Gây quỹ tháng 5 năm 2008. Hình lưu niệm chụp với cha xứ Lm Vũđình Tường. |
Tháng hai vừa rồi giáo xứ tổ chức một buổi hướng dẫn cầu nguyện cho giới trẻ (prayer workshop) do anh Paul Catchlove (Mục Vụ Giới Trẻ TGP Brisbane) điều khiển. Các thành viên tham dự đầy đủ. Khóa học này không những hướng dẫn những người trẻ chúng tôi cầu nguyện mà thôi, nó còn giúp chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm đời sống và cầu nguyện chung. Khóa học cũng giúp chúng tôi gần gũi hơn và nhận ra được rõ hơn vai trò của việc cầu nguyện trong cuộc sống.
Nướng nem nướng gây quỹ ở sân nhà thờ |
Đại Hội Giới Trẻ 2008 sẽ diễn ra từ ngày 15 tới 20 tháng bảy. Được sự hỗ trợ thương mến của mọi người trong giáo xứ, chúng tôi đã góp được đủ tiền để tham dự Đại Hội. Trong tuần lễ đại hội tại Sydney, giới trẻ sẽ học về kinh thánh và giáo lý. Họ sẽ tham dự thánh lễ và suy niệm về cuộc sống và Đức Ki-tô. Một trong những mục tiêu của Đại Hội là giúp người trẻ học hỏi thêm về niềm tin Kitô giáo để hiểu rõ tại sao niềm tin không thay đổi cho phù hợp với khuynh hướng xã hội tân thời. Chủ đề của Đại Hội năm 2008 là, “Các con sẽ lãnh nhận sức mạnh của Chúa Thánh Thần khi Ngài ngự đến trên các con; và các con sẽ làm chứng nhân cho Thầy.” (Cv 1:8)
Từ ngày 10 tới ngày 13 tháng bảy giáo xứ sẽ tiếp đón 40 người trẻ từ Papua New Guinea (PNG) tới Brisbane trước khi đi Sydney tham dự Đại Hội. Giới trẻ St Mark dự định đưa những người khách PNG đi chơi quanh Brisbane. Chúng tôi họp mặt thường xuyên và trao đổi email bàn về kế hoạch giúp đỡ những người PNG trong thời gian họ lưu lại Brisbane.
Ngoài ích lợi tham dự Đại Hội Giới Trẻ, chúng tôi đã có được cơ hội gặp gỡ và chia sẻ với những người trẻ khác trong giáo xứ. Nhiều bạn nhận ra được những khác biệt và tương tự trong cuộc sống Ki-tô hữu của chính mình và các bạn khác. Qua các buổi gây quỹ, chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn sự quan tâm và lòng hảo tâm của bố mẹ, ông bà và anh chị em trong giáo xứ. Có lẽ điều quan trọng nhất là chúng tôi có được một môi trường để nối kết và giao lưu đức tin trong tinh thần Ki-tô giáo.
Xin mọi người cầu nguyện cho Đại Hội được thành công để rồi qua đó giới trẻ trong cộng đoàn giáo xứ và các bạn trẻ đến từ nhiều nơi trên thế giới sẽ học hỏi thêm về Chúa và Giáo Hội, và qua sự học hỏi đó, họ sẽ thấu hiểu rõ hơn sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống hằng ngày và vai trò của Giáo Hội trong xã hội ngày nay.
Xin giới thiệu hình ảnh sinh hoạt của giới trẻ trong Giáo Xứ St Mark Inala Australia. Albums được liệt kê theo thứ tự mới nhất đến cũ nhất:
Tháng 6 năm 2008:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsjun08/
Tháng 5 năm 2008:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsmay08/
Tiệc ở nhà hàng http://www.stmarksinala.net.au/wyddinner08/
Tháng 3 năm 2008:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsmar08/
Picnic với các bạn trẻ trong Hạt Tây Brisbane http://www.stmarksinala.net.au/wyddeanery08/
Tháng 2 năm 2008:
Gây quỹ ở sân nhà thờ & Hội thảo http://www.stmarksinala.net.au/wydfundsfeb08/
Tháng 12 năm 2007:
Ở sân nhà thờ http://www.stmarksinala.net.au/wydfunds07/
Bài viết Anh Ngữ của Nhật được đăng trên báo của giáo xứ (parish magazine)
A View from within the WYD Pilgrims Group
The Church has always emphasised the role of young people in our Church. Modernism has brought about many side effects to young Christian faith and our parish and many other parishes are no exception. At present, our parish does not have a solid and long term youth group. Perhaps one of the many reasons is the absence of opportunities through which our young people could gather and interact.
World Youth Day 2008 (“WYD”) has created an opportunity for the young people of our parish to meet and organise a network with a view to developing a long term youth group. When WYD was first promoted in the parish last year, there was little interest. Thanks to the support of many people and especially through many activities of the WYD pilgrims, the level of interest has reached to nearly 30 attendants. The age ranges from 17 to 28 and most are students.
In February this year, the parish held a prayer workshop conducted by Paul Catchlove, Archdiocese Youth & Children Ministry. The youths attended in full. The workshop not only guided us how to pray, but also helped us share our life experiences and pray together. The workshop brought the young people closer and helped us realise more profoundly the role of prayer in our daily life.
In the last seven months, the young people in the parish have organised many fundraising events. We raised funds by selling food, shirts at the church after Mass. Many families in the parish and local shops donated food and money. The parents and friends of the pilgrims helped preparing food for these fundraisers. These events not only helped us connecting to our parish but also enabled us to interact and unite in Christian spirit. We regularly have outings such as bowling, meetings for coffee and weekly jogging at Forest Lake. Thanks to the assistance of many parents, we, the young pilgrims, were able to raise substantial funds at a fundraising dinner on May 2.
WYD 2008 will take place from 15 to 20 July. In one week in Sydney, the world young people will learn about the Bible and catechism. One of the objectives of WYD is to help young people understand certain doctrines of the Church and why the Church holds such doctrines in spite of the changing world. The theme of the WYD 2008 is, ‘You will receive power when the Holy Spirit has come upon you; and you will be my witnesses.' (Acts 1:8)
From July 10-13, our parish will host 40 pilgrims from Papua New Guinea (PNG) before they go to Sydney for WYD. We have plans to take the visitors around Brisbane. We regularly hold meetings and exchange emails to discuss about how best to help our PNG visitors enjoying their week in Brisbane.
Through WYD, many young people of our parish have come to realise the differences and similarities in each other’s life. It has given us the occasion to interact and bond with each other. Through fundraising, we were able to appreciate the concern and generosity of our families, friends and fellow parishioners. Perhaps the most significant outcome is the development of a Christian environment in which we could practice and comfortably share our faith together.
Let’s pray for the fruitful outcome of WYD 2008 so that through such success the world young people will learn more about God and the Church, and through such learning and experience, our faith will be enriched and we will appreciate clearly and positively the role of the Church in the modern world.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Quê Em
Diệp Hải Dung
01:11 25/06/2008
QUÊ EM
Ảnh của Diệp Hải Dung – Australia. Hình chụp tại Phụng Hiệp Cần Thơ.
Sáng trưa chiều đồng ruộng với nương khoai
Áo bà ba nón lá tóc buông dài
Tô vẻ đẹp cho quê hương tươi thắm.
(Trích thơ Tình Quê của Tố Tâm)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền