Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 03/07/2016
VietCatholic Network
07:17 04/07/2016
Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa Chúa Nhật, ngày 03.07, với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng mỗi người chúng ta hãy biết nài xin sự giúp sức của Thiên Chúa trước cánh đồng lúa chính vàng, và chính mỗi người chúng ta cũng phải trở nên những người thợ trong cánh đồng lúa ấy để loan báo Tin Mừng đến cho hết thảy mọi người.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói
“Bài đọc Tin Mừng ngày hôm nay, trích từ chương thứ 10 Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc, 1-12.17-20), giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của việc kêu cầu Thiên Chúa: ‘Xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về ‘(Câu 2). Những người thợ mà Đức Giêsu nói đến chính là những thừa sai của Triều Đại Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã kêu gọi và sai ‘cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến’ (Câu 1).
Nhiệm vụ của các thừa sai là loan truyền thông điệp cứu độ đến tất cả mọi người. Không chỉ những nhà truyền giáo ở những nơi xa xôi, nhưng chính chúng ta cũng là những thừa sai, những người nói những lời tốt lành về ơn cứu độ. Đây chính là món quà mà Đức Giêsu đã ban tặng cho chúng ta với Thần Khí. Lời loan báo ấy là: ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông’ (Câu 9). Thực vậy, Đức Giêsu đã mang Thiên Chúa đến gần với chúng ta, Thiên Chúa đã trở nên một người như chúng ta; trong Đức Giêsu, Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta, tình yêu thương xót của Người chiến thắng tội lỗi và đau khổ của chúng ta.
Đây là Tin Mừng mà những ‘người thợ’ phải mang đến cho tất cả mọi người: một thông điệp của sự hy vọng và của sự ủi an, của hòa bình và của lòng bác ái. Đức Giêsu, khi sai các môn đệ đi trước vào các thành thị và làng mạc, đã căn dặn các ông: ‘Trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này.”… Hãy chữa trị những người đau yếu trong thành’ (Câu 5.9). Tất cả những điều này có nghĩa là Triều Đại Thiên Chúa được xây dựng từng ngày từng ngày và làm trổ sinh trên trái đất này những hoa trái của sự hoán cải, của sự thanh tẩy, của tình yêu và của sự ủi gian giữa người với người.
Thật là đẹp biết bao khi người ta biết xây dựng mỗi ngày Triệu Đại Thiên Chúa. Dựng xây chứ không phá hủy.
Người môn đệ của Đức Giêsu phải thực hiện sứ vụ này với một tinh thần như thế nào? Trước hết, anh phải ý thức về thực tại khó khăn và đôi khi cả sự thù địch đang chờ đợi anh phía trước. Thật vậy, Đức Giêsu đã nói: ‘Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bày sói’ (Câu 3). Sự thù địch bao giờ cũng là khởi đầu của những bách hại, vì Đức Giêsu biết rằng sứ vụ luôn bị cản trở bởi những hành động chống phá của ma quỷ. Vì thế, người thợ của Tin Mừng phải nỗ lực để được tự do, thoát khỏi những điều kiện nhân loại trong mọi hình thức, tức là không mang theo bao bị, túi tiền, giầy dép (Câu 4) như Đức Giêsu đã căn dặn, để chỉ tín thác vào quyền năng của Thập Giá Đức Kitô mà thôi. Điều này có nghĩa là người môn đệ phải loại bỏ mọi động cơ liên quan đến hư danh cá nhân ngõ hầu có thể trở thành khí cụ khiêm nhường của ơn cứu độ đã được thực hiện bởi sự hiến tế của Đức Giêsu, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta.
Trở thành những Kitô hữu như thế là một sứ mạng tuyệt vời dành cho hết mọi người, không trừ một ai; điều này đòi hỏi rất nhiều lòng quảng đại, trên hết là có cái nhìn và một tâm hồn hướng thượng để nài xin sự giúp sức của Thiên Chúa. Chúng ta đang cần rất nhiều những Kitô hữu biết làm chứng cho Tin Mừng với niềm vui tươi trong cuộc sống hằng ngày. Các môn đệ, sau khi được Đức Giêsu sai đi, đã trở về trong vui tươi hớn hở (Câu 17). Khi chúng ta được sai đi như các môn đệ, tâm hồn chúng ta cũng ngập tràn niềm vui. Sự diễn tả này làm tôi nghĩ đến niềm vui trong Giáo Hội. Mẹ Giáo Hội mừng vui khi con cái mình được nhận lãnh Tin Mừng nhờ sự cống hiến, dấn thân của biết bao nhiêu người trong việc rao giảng: các linh mục, các cha xứ tốt lành, các nữ tu, các tu sĩ, các thừa sai, các nhà truyền giáo.
Và giờ đây, tôi nhận thấy một câu hỏi đang dấy lên trong lòng là: Liệu có bao nhiêu bạn trẻ đang hiện diện nơi đây, trong quảng trường này, nghe thấy lời mời gọi của Thiên Chúa bước đi theo Ngài? Các bạn trẻ thân mến, các con đừng sợ hãi. Hãy cảm đảm và mang đến cho người khác ngọn đuốc cháy sáng của lòng nhiệt huyết tông đồ đã được để lại bởi gương mẫu của các môn đệ.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, với sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để trong Giáo Hội, đừng bao giờ thiếu những tâm hồn quảng đại, luôn lao tác làm việc nhằm mang đến cho mọi người tình yêu và sự hiền lành của Cha trên trời.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào mừng các nhóm, các đoàn thể đang tề tề tựu nơi đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin này.
Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ngài cảm thấy niềm hạnh phúc xâu xa vì thứ tư tới đây, toàn thể Giáo Hội sẽ mừng lễ thánh nữ Maria Goretti, một thánh nữ tử vì đạo. Trước lúc chết, thánh nữ sẵn lòng tha thứ cho kẻ đã sát hại mình.
Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc tất cả mọi người ngày Chúa Nhật tốt lành và ngài cũng không quên xin mọi người cầu nguyện cho ngài.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói
“Bài đọc Tin Mừng ngày hôm nay, trích từ chương thứ 10 Tin Mừng theo Thánh Luca (Lc, 1-12.17-20), giúp chúng ta hiểu sự cần thiết của việc kêu cầu Thiên Chúa: ‘Xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về ‘(Câu 2). Những người thợ mà Đức Giêsu nói đến chính là những thừa sai của Triều Đại Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã kêu gọi và sai ‘cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến’ (Câu 1).
Nhiệm vụ của các thừa sai là loan truyền thông điệp cứu độ đến tất cả mọi người. Không chỉ những nhà truyền giáo ở những nơi xa xôi, nhưng chính chúng ta cũng là những thừa sai, những người nói những lời tốt lành về ơn cứu độ. Đây chính là món quà mà Đức Giêsu đã ban tặng cho chúng ta với Thần Khí. Lời loan báo ấy là: ‘Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông’ (Câu 9). Thực vậy, Đức Giêsu đã mang Thiên Chúa đến gần với chúng ta, Thiên Chúa đã trở nên một người như chúng ta; trong Đức Giêsu, Thiên Chúa cư ngụ giữa chúng ta, tình yêu thương xót của Người chiến thắng tội lỗi và đau khổ của chúng ta.
Đây là Tin Mừng mà những ‘người thợ’ phải mang đến cho tất cả mọi người: một thông điệp của sự hy vọng và của sự ủi an, của hòa bình và của lòng bác ái. Đức Giêsu, khi sai các môn đệ đi trước vào các thành thị và làng mạc, đã căn dặn các ông: ‘Trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này.”… Hãy chữa trị những người đau yếu trong thành’ (Câu 5.9). Tất cả những điều này có nghĩa là Triều Đại Thiên Chúa được xây dựng từng ngày từng ngày và làm trổ sinh trên trái đất này những hoa trái của sự hoán cải, của sự thanh tẩy, của tình yêu và của sự ủi gian giữa người với người.
Thật là đẹp biết bao khi người ta biết xây dựng mỗi ngày Triệu Đại Thiên Chúa. Dựng xây chứ không phá hủy.
Người môn đệ của Đức Giêsu phải thực hiện sứ vụ này với một tinh thần như thế nào? Trước hết, anh phải ý thức về thực tại khó khăn và đôi khi cả sự thù địch đang chờ đợi anh phía trước. Thật vậy, Đức Giêsu đã nói: ‘Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bày sói’ (Câu 3). Sự thù địch bao giờ cũng là khởi đầu của những bách hại, vì Đức Giêsu biết rằng sứ vụ luôn bị cản trở bởi những hành động chống phá của ma quỷ. Vì thế, người thợ của Tin Mừng phải nỗ lực để được tự do, thoát khỏi những điều kiện nhân loại trong mọi hình thức, tức là không mang theo bao bị, túi tiền, giầy dép (Câu 4) như Đức Giêsu đã căn dặn, để chỉ tín thác vào quyền năng của Thập Giá Đức Kitô mà thôi. Điều này có nghĩa là người môn đệ phải loại bỏ mọi động cơ liên quan đến hư danh cá nhân ngõ hầu có thể trở thành khí cụ khiêm nhường của ơn cứu độ đã được thực hiện bởi sự hiến tế của Đức Giêsu, Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta.
Trở thành những Kitô hữu như thế là một sứ mạng tuyệt vời dành cho hết mọi người, không trừ một ai; điều này đòi hỏi rất nhiều lòng quảng đại, trên hết là có cái nhìn và một tâm hồn hướng thượng để nài xin sự giúp sức của Thiên Chúa. Chúng ta đang cần rất nhiều những Kitô hữu biết làm chứng cho Tin Mừng với niềm vui tươi trong cuộc sống hằng ngày. Các môn đệ, sau khi được Đức Giêsu sai đi, đã trở về trong vui tươi hớn hở (Câu 17). Khi chúng ta được sai đi như các môn đệ, tâm hồn chúng ta cũng ngập tràn niềm vui. Sự diễn tả này làm tôi nghĩ đến niềm vui trong Giáo Hội. Mẹ Giáo Hội mừng vui khi con cái mình được nhận lãnh Tin Mừng nhờ sự cống hiến, dấn thân của biết bao nhiêu người trong việc rao giảng: các linh mục, các cha xứ tốt lành, các nữ tu, các tu sĩ, các thừa sai, các nhà truyền giáo.
Và giờ đây, tôi nhận thấy một câu hỏi đang dấy lên trong lòng là: Liệu có bao nhiêu bạn trẻ đang hiện diện nơi đây, trong quảng trường này, nghe thấy lời mời gọi của Thiên Chúa bước đi theo Ngài? Các bạn trẻ thân mến, các con đừng sợ hãi. Hãy cảm đảm và mang đến cho người khác ngọn đuốc cháy sáng của lòng nhiệt huyết tông đồ đã được để lại bởi gương mẫu của các môn đệ.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, với sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, để trong Giáo Hội, đừng bao giờ thiếu những tâm hồn quảng đại, luôn lao tác làm việc nhằm mang đến cho mọi người tình yêu và sự hiền lành của Cha trên trời.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác. Đức Thánh Cha cũng đặc biệt chào mừng các nhóm, các đoàn thể đang tề tề tựu nơi đây trong buổi đọc Kinh Truyền Tin này.
Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, ngài cảm thấy niềm hạnh phúc xâu xa vì thứ tư tới đây, toàn thể Giáo Hội sẽ mừng lễ thánh nữ Maria Goretti, một thánh nữ tử vì đạo. Trước lúc chết, thánh nữ sẵn lòng tha thứ cho kẻ đã sát hại mình.
Cuối cùng Đức Thánh Cha chúc tất cả mọi người ngày Chúa Nhật tốt lành và ngài cũng không quên xin mọi người cầu nguyện cho ngài.
Đức Giáo Hoàng hé lộ thái độ cuả Ngài với nhóm 'bảo thủ cực đoan'.
Trần Mạnh Trác
12:54 04/07/2016
Theo tin CNA thì trong cuộc phỏng vấn mới nhất với ký giả Joaquín Morales Sola của báo La Nacion cuả Buenos Aires, Argentina, ngày 03 tháng 7, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bày tỏ một sự 'khó chịu' (dislike) với những người mà ký giả Morales mô tả là 'nhóm Công Giáo bảo thủ cực đoan'.
Xin lưu ý danh từ 'nhóm Công Giáo bảo thủ cực đoan' (ultra conservative) chỉ là một từ ngữ do ông Morales đặt ra, không ám chỉ một nhóm bảo thủ nào trong Giáo Hội cả.
"Họ làm công việc của họ và tôi làm công việc cuả tôi," ĐGH nói.
Đức Giáo Hoàng giải thích tiếp "Tôi muốn có một Giáo Hội cởi mở và hiểu biết để cùng đồng hành với các gia đình đang bị tổn thương", trong khi những người bảo thủ cực đoan "chỉ biết nói không với tất cả mọi thứ."
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng cho biết ngài không nản chí bởi những thái độ như vậy.
"Tôi tiếp tục đi theo con đường (trước mắt) của tôi mà không (bao giờ ) nhìn (ngang) qua vai cuả mình," Ngài nói. "Tôi không chặt đầu ai cả. Tôi không bao giờ thích làm điều đó. " (“I continue my path without looking over my shoulder. I don't cut off heads. I have never liked doing that.”)
"Tôi lặp lại: Tôi từ chối không tạo xung đột," Ngài nói.
Ông Morales cho biết ĐGH Phanxicô đã mỉm cười khi kết thúc câu trả lời một cách 'bí hiểm' (cryptic) như sau.
"Người ta thường tháo đinh bằng cách bẩy chiếc đinh ra từ chỗ đỉnh đầu. Hoặc, chúng được để yên qua một bên, khi đến tuổi về hưu" (“Nails are removed by applying pressure to the top. Or, they are set aside to rest, when retirement age arrives.”)
Được biết bài phóng vấn cuả ký giả Morales phần lớn tập trung vào những đề tài chính trị ở Argentina và những vấn đề liên quan giữa nhà Nước Argentina và Giáo Hội, câu hỏi về nhóm 'bảo thủ cực đoan' chỉ là một câu hỏi ngoài lề cuả cuộc phỏng vấn.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016: khách hành hương phải đi bộ đoạn đường dài 18 dặm
Chân Phương
15:20 04/07/2016
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016: khách hành hương phải đi bộ đoạn đường dài 18 dặm
Ban tổ chức cho biết, những bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 sắp tới tại Krakow (Ba Lan) sẽ phải đi bộ một quãng đường dài khoảng 18 dặm (18 miles) - cả đi lẫn về - để di chuyển đến khu vực cử hành các sự kiện chính của Đại Hội.
"Các bạn sẽ phải sẵn sàng cho một cuộc bộ hành dài mất vài giờ, nhưng thử thách này luôn là một đặc tính riêng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới", cô Anna Chmura - điều phối viên ban truyền thông của ĐHGTTG nói.
"Một vài tuyến đường đã được vạch ra, chủ yếu xuất phát từ Krakow, và tất cả các tuyến đường này sẽ rất đông đúc. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các dịch vụ hậu cần và an ninh hiện nay đã được chuẩn bị một cách chu đáo", cô nói thêm.
Đại Hội kỳ này diễn ra từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 7, dự kiến sẽ có khoảng hai triệu người từ 187 quốc gia quy tụ về thành phố Krakow, miền Nam đất nước Ba Lan. Ngoài ra còn có sự hiện diện của 47 vị Hồng Y, 800 vị giám mục và 20.000 linh mục.
Cao điểm là ngày 30 và 31 tháng 7 với buổi cầu nguyện và Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự. Hai sự kiện này sẽ yêu cầu tất cả các khách hành hương phải đi bộ 9 dặm (9 miles) từ mỏ muối Wieliczka nổi tiếng của Ba Lan cạnh đó để đến Cánh đồng Lòng Thương Xót (Campus Misericordiae).
Xe bus chỉ dành riêng cho 2.000 người khuyết tật đã ghi danh tham dự sự kiện, hoặc dành cho khách hành hương cao niên và những người có nhu cầu đặc biệt.
"Mặc dù chúng tôi không biết số lượng xe bus cụ thể là bao nhiêu, chắc sẽ có hàng chục chiếc, nhưng việc đi bộ hành hương là lý tưởng trọng tâm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới", cô Chmura giải thích.
"Tất cả các nhóm khách hành hương đã ghi danh theo những phân ban khác nhau sẽ có lộ trình riêng để chỉ cho họ đi đúng hướng, nhằm giữ cho mọi người di chuyển một cách thông suốt và tránh bị ứ đọng hoặc có nguy cơ thiếu an toàn."
Đại Hội sẽ có một Đêm Canh Thức cầu nguyện vào ngày 30 tháng 7 trong một khuôn viên rộng lớn mà hành hương sẽ ngủ qua đêm ở đó. Đại Hội bế mạc vào sáng ngày 31 tháng 7 bằng Thánh Lễ Đại Triều và giờ đọc Kinh Truyền Tin, trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi hành trở về Roma.
Ban tổ chức cho biết đã xây dựng thêm bảy cây cầu mới gần khu vực, với 20 "lều chầu Thành Thể" khổng lồ cũng như kết nối mạng máy tính với nhau để giúp mọi người trên toàn thế giới theo dõi được các hoạt động của Đại Hội.
Trong khi đó, thị trưởng thành phố Wieliczka là ông Artur Koziol cho biết rằng thành phố đã mở rộng các con đường và xa lộ; chỉnh trang kênh mương thủy lợi và đê điều sau khi có trận mưa mùa hè lớn trút xuống một khu vực rộng 450 mẫu Anh.
"Chúng tôi đang tiến hành xây dựng một thành phố cho hai triệu dân đến cư trú, vì vậy phải có một cơ sở hạ tầng thích hợp", ông Koziol nói.
Còn ông Jacek Majchrowski - thị trưởng của Krakow thì nói rằng dân số thành phố dự tính sẽ tăng lên gấp đôi khi diễn ra Đại Hội nên cần có sự "linh hoạt trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc". Cả hai thành phố Krakow và Wieliczka sẽ được "bảo vệ tuyệt đối như Vatican" trong khi cử hành Đại Hội và nhân viên an ninh của Ba Lan đã điều nghiên nhiều tình huống trong nhiều tháng trời.
Ba Lan đã thắt chặt kiểm soát biên giới để đảm bảo an ninh cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cũng như Hội nghị thượng đỉnh khối NATO diễn ra vào tháng này tại Warsaw.
Nước này vốn thường xuyên tổ chức kiểm soát biên giới trong các sự kiện lớn, nhưng an ninh đã được nâng lên cao độ sau khi có các cuộc tấn công khủng bố ở Âu Châu.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Tổng giáo phận Warsaw cho biết ngài tin Thiên Chúa sẽ "chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở" tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, "dù cho những tội lỗi và yếu đuối của chúng ta". Đức Hồng Y lạc quan rằng sự kiện này sẽ cổ võ "một thái độ về lòng thương xót trong Giáo Hội dành cho tất cả những ai đang đau khổ".
"Tôi có nghe các bậc phụ huynh, ở Ba Lan cũng như ở nước ngoài, lo ngại về việc cho con mình đến Krakow vì sợ bị đe dọa khủng bố. Tôi kêu gọi họ hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và các bậc hữu trách về an ninh. Nếu không, những kẻ muốn hù dọa chúng ta sẽ thành công", ngài nói.
Hồi cuối tháng 6 vừa qua, đại diện ban tổ chức ho biết rằng Krakow đã chuẩn bị 275 địa điểm riêng tư ở nội ô và ngoại ô thành phố để dùng cho các sự kiện của Đại Hội và 184 trường học đã được trưng dụng làm nơi cho khách hành hương nghỉ qua đêm. Ngoài ra còn có các cơ sở cắm trại dành cho 28.000 người.
Hãng truyền thông KAI của Ba Lan cho hay rằng khi khóa sổ hôm 30 tháng 6 vừa qua, có tổng cộng hơn 920.000 người đã ghi danh tham dự Đại Hội, trong đó có hơn 77.000 người Ý, 31.000 người Tây Ban Nha, 35.000 người Pháp, 27.000 người Mỹ và 14.000 người Brazil.
Tuy nhiên, Cha Grzegorz Suchodolski - Tổng thư ký Ban Tổ Chức nhấn mạnh rằng kỳ Đại Hội trước đây đã dự trù số lượng gấp ba lần bởi vì có thể nhiều người sẽ kéo đến tham dự mà không cần ghi danh.
"Chúng ta phải trù tính sự tham dự tự phát của các bạn trẻ. Nhiều người vẫn chưa biết về hệ thống ghi danh này", Cha Suchodolski nói.
"Chúng tôi đã thấy số lượng gia tăng một cách thần kỳ, và tôi tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ mang đến nhiều, nhiều hơn thế nữa. Ban tổ chức chúng tôi chỉ có hai con cá và năm chiếc bánh, nhưng Thiên Chúa sẽ hóa thành những giỏ đầy và dư thừa".
Chân Phương
Ban tổ chức cho biết, những bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 sắp tới tại Krakow (Ba Lan) sẽ phải đi bộ một quãng đường dài khoảng 18 dặm (18 miles) - cả đi lẫn về - để di chuyển đến khu vực cử hành các sự kiện chính của Đại Hội.
"Các bạn sẽ phải sẵn sàng cho một cuộc bộ hành dài mất vài giờ, nhưng thử thách này luôn là một đặc tính riêng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới", cô Anna Chmura - điều phối viên ban truyền thông của ĐHGTTG nói.
"Một vài tuyến đường đã được vạch ra, chủ yếu xuất phát từ Krakow, và tất cả các tuyến đường này sẽ rất đông đúc. Nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các dịch vụ hậu cần và an ninh hiện nay đã được chuẩn bị một cách chu đáo", cô nói thêm.
Đại Hội kỳ này diễn ra từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 7, dự kiến sẽ có khoảng hai triệu người từ 187 quốc gia quy tụ về thành phố Krakow, miền Nam đất nước Ba Lan. Ngoài ra còn có sự hiện diện của 47 vị Hồng Y, 800 vị giám mục và 20.000 linh mục.
Cao điểm là ngày 30 và 31 tháng 7 với buổi cầu nguyện và Thánh Lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự. Hai sự kiện này sẽ yêu cầu tất cả các khách hành hương phải đi bộ 9 dặm (9 miles) từ mỏ muối Wieliczka nổi tiếng của Ba Lan cạnh đó để đến Cánh đồng Lòng Thương Xót (Campus Misericordiae).
Xe bus chỉ dành riêng cho 2.000 người khuyết tật đã ghi danh tham dự sự kiện, hoặc dành cho khách hành hương cao niên và những người có nhu cầu đặc biệt.
"Mặc dù chúng tôi không biết số lượng xe bus cụ thể là bao nhiêu, chắc sẽ có hàng chục chiếc, nhưng việc đi bộ hành hương là lý tưởng trọng tâm của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới", cô Chmura giải thích.
"Tất cả các nhóm khách hành hương đã ghi danh theo những phân ban khác nhau sẽ có lộ trình riêng để chỉ cho họ đi đúng hướng, nhằm giữ cho mọi người di chuyển một cách thông suốt và tránh bị ứ đọng hoặc có nguy cơ thiếu an toàn."
Đại Hội sẽ có một Đêm Canh Thức cầu nguyện vào ngày 30 tháng 7 trong một khuôn viên rộng lớn mà hành hương sẽ ngủ qua đêm ở đó. Đại Hội bế mạc vào sáng ngày 31 tháng 7 bằng Thánh Lễ Đại Triều và giờ đọc Kinh Truyền Tin, trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô khởi hành trở về Roma.
Ban tổ chức cho biết đã xây dựng thêm bảy cây cầu mới gần khu vực, với 20 "lều chầu Thành Thể" khổng lồ cũng như kết nối mạng máy tính với nhau để giúp mọi người trên toàn thế giới theo dõi được các hoạt động của Đại Hội.
Trong khi đó, thị trưởng thành phố Wieliczka là ông Artur Koziol cho biết rằng thành phố đã mở rộng các con đường và xa lộ; chỉnh trang kênh mương thủy lợi và đê điều sau khi có trận mưa mùa hè lớn trút xuống một khu vực rộng 450 mẫu Anh.
"Chúng tôi đang tiến hành xây dựng một thành phố cho hai triệu dân đến cư trú, vì vậy phải có một cơ sở hạ tầng thích hợp", ông Koziol nói.
Còn ông Jacek Majchrowski - thị trưởng của Krakow thì nói rằng dân số thành phố dự tính sẽ tăng lên gấp đôi khi diễn ra Đại Hội nên cần có sự "linh hoạt trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc". Cả hai thành phố Krakow và Wieliczka sẽ được "bảo vệ tuyệt đối như Vatican" trong khi cử hành Đại Hội và nhân viên an ninh của Ba Lan đã điều nghiên nhiều tình huống trong nhiều tháng trời.
Ba Lan đã thắt chặt kiểm soát biên giới để đảm bảo an ninh cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới cũng như Hội nghị thượng đỉnh khối NATO diễn ra vào tháng này tại Warsaw.
Nước này vốn thường xuyên tổ chức kiểm soát biên giới trong các sự kiện lớn, nhưng an ninh đã được nâng lên cao độ sau khi có các cuộc tấn công khủng bố ở Âu Châu.
Trong khi đó, Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Tổng giáo phận Warsaw cho biết ngài tin Thiên Chúa sẽ "chờ đợi chúng ta với vòng tay rộng mở" tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, "dù cho những tội lỗi và yếu đuối của chúng ta". Đức Hồng Y lạc quan rằng sự kiện này sẽ cổ võ "một thái độ về lòng thương xót trong Giáo Hội dành cho tất cả những ai đang đau khổ".
"Tôi có nghe các bậc phụ huynh, ở Ba Lan cũng như ở nước ngoài, lo ngại về việc cho con mình đến Krakow vì sợ bị đe dọa khủng bố. Tôi kêu gọi họ hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và các bậc hữu trách về an ninh. Nếu không, những kẻ muốn hù dọa chúng ta sẽ thành công", ngài nói.
Hồi cuối tháng 6 vừa qua, đại diện ban tổ chức ho biết rằng Krakow đã chuẩn bị 275 địa điểm riêng tư ở nội ô và ngoại ô thành phố để dùng cho các sự kiện của Đại Hội và 184 trường học đã được trưng dụng làm nơi cho khách hành hương nghỉ qua đêm. Ngoài ra còn có các cơ sở cắm trại dành cho 28.000 người.
Hãng truyền thông KAI của Ba Lan cho hay rằng khi khóa sổ hôm 30 tháng 6 vừa qua, có tổng cộng hơn 920.000 người đã ghi danh tham dự Đại Hội, trong đó có hơn 77.000 người Ý, 31.000 người Tây Ban Nha, 35.000 người Pháp, 27.000 người Mỹ và 14.000 người Brazil.
Tuy nhiên, Cha Grzegorz Suchodolski - Tổng thư ký Ban Tổ Chức nhấn mạnh rằng kỳ Đại Hội trước đây đã dự trù số lượng gấp ba lần bởi vì có thể nhiều người sẽ kéo đến tham dự mà không cần ghi danh.
"Chúng ta phải trù tính sự tham dự tự phát của các bạn trẻ. Nhiều người vẫn chưa biết về hệ thống ghi danh này", Cha Suchodolski nói.
"Chúng tôi đã thấy số lượng gia tăng một cách thần kỳ, và tôi tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ mang đến nhiều, nhiều hơn thế nữa. Ban tổ chức chúng tôi chỉ có hai con cá và năm chiếc bánh, nhưng Thiên Chúa sẽ hóa thành những giỏ đầy và dư thừa".
Chân Phương
Đức Phanxicô: tôi tiếp tục tiến bước, không nhìn trở lui
Vũ Văn An
15:33 04/07/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa dành cho một nhật báo Á Căn Đình, tờ La Nacion, một cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề: Đức Bênêđíctô XVI, mối liên hệ của ngài với tân tổng thống Á Căn Đình, các người chống đối cuộc cải cách của ngài.
Về vị tiền nhiệm, một lần nữa Đức Phanxicô không tiếc lời ca ngợi. Theo ngài, dù tuổi đời có ảnh hưởng tới việc đi lại, nhưng “trí óc và trí nhớ của ngài (Đức Bênêđíctô XVI) vẫn nguyên vẹn, hoàn hảo”. Ngài gọi vị tiền nhiệm của mình là một “nhà cách mạng” và “lòng quảng đại của ngài thật không ai sánh bằng”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Việc từ nhiệm của ngài, một việc cho thấy mọi nan đề của Giáo Hội, không liên quan gì tới vấn đề bản thân. Đây là một hành động cai quản, hành động cai quản sau cùng của ngài”.
Về cuộc cải tổ của ngài, Đức Giáo Hoàng cho biết: “Họ làm việc của họ, tôi làm việc của tôi. Tôi muốn một Giáo Hội cởi mở, hiểu biết, biết đồng hành với các gia đình bị thương tổn… Họ thì bác bỏ mọi sự. Tôi tiếp tục cứ đường tôi, tôi tiến, không nhìn trở lui. Tôi không chém đầu ai. Tôi không bao giờ muốn làm thế. Tôi xin nhắc lại: tôi bác bỏ tranh chấp”.
Về Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng bác bỏ tin đồn cho rằng ngài có nhiều vấn đề với tân tổng thống nước này.
Ngài nói: “tôi không có vấn đề nào với Tổng Thống Macri. Với tôi, ông là một người tốt của gia đình, một con người mã thượng”.
Dù thừa nhận, lúc Macri là thị trưởng Buenos Aires, ngài có lần tranh luận với ông, nhưng ngài bảo “một lần trong một thời gian dài thì chỉ là một số trung bình rất thấp”.
Nhân dịp này, ngài cũng quả quyết: không ai ở Á Căn Đình là phát ngôn viên của ngài cả. Phát ngôn viên của ngài chỉ là Phòng Báo Chí của Tòa Thánh
Về vị tiền nhiệm, một lần nữa Đức Phanxicô không tiếc lời ca ngợi. Theo ngài, dù tuổi đời có ảnh hưởng tới việc đi lại, nhưng “trí óc và trí nhớ của ngài (Đức Bênêđíctô XVI) vẫn nguyên vẹn, hoàn hảo”. Ngài gọi vị tiền nhiệm của mình là một “nhà cách mạng” và “lòng quảng đại của ngài thật không ai sánh bằng”.
Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Việc từ nhiệm của ngài, một việc cho thấy mọi nan đề của Giáo Hội, không liên quan gì tới vấn đề bản thân. Đây là một hành động cai quản, hành động cai quản sau cùng của ngài”.
Về cuộc cải tổ của ngài, Đức Giáo Hoàng cho biết: “Họ làm việc của họ, tôi làm việc của tôi. Tôi muốn một Giáo Hội cởi mở, hiểu biết, biết đồng hành với các gia đình bị thương tổn… Họ thì bác bỏ mọi sự. Tôi tiếp tục cứ đường tôi, tôi tiến, không nhìn trở lui. Tôi không chém đầu ai. Tôi không bao giờ muốn làm thế. Tôi xin nhắc lại: tôi bác bỏ tranh chấp”.
Về Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng bác bỏ tin đồn cho rằng ngài có nhiều vấn đề với tân tổng thống nước này.
Ngài nói: “tôi không có vấn đề nào với Tổng Thống Macri. Với tôi, ông là một người tốt của gia đình, một con người mã thượng”.
Dù thừa nhận, lúc Macri là thị trưởng Buenos Aires, ngài có lần tranh luận với ông, nhưng ngài bảo “một lần trong một thời gian dài thì chỉ là một số trung bình rất thấp”.
Nhân dịp này, ngài cũng quả quyết: không ai ở Á Căn Đình là phát ngôn viên của ngài cả. Phát ngôn viên của ngài chỉ là Phòng Báo Chí của Tòa Thánh
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa huấn luyện kỹ thuật Truyền Hình VietCatholic tại Sydney Australia
Hoàng Việt Nam
07:36 04/07/2016
SYDNEY - Sáng Chúa Nhật ngày 3.7.2016, Vietcatholic Australia cùng với Cha Văn Chi Phó Giám Đốc và Kỹ Sư Đặng Minh An, Phó Giám Đốc và đặc trách Kỹ Thuật Vietcatholic đã đại diện Cha Trần Công Nghị khai mạc và chào mừng Khóa Huấn Luyện Truyền Hình của Vietcatholic Network tại Văn Phòng Mục Vụ Revesby của CĐCGVN TGP Sydney. Có 18 thành viên của VietCatholic tham dự những workshop rất hữu ích cho công việc thực hiện truyền hình Công Giáo Việt nam.
Thành phần Ban Tổ Chức Khóa học như sau:
Trưởng Ban Tổ chức: Cha Văn Chi.
Phó Nội Vụ BTC: Nguyễn Văn Hóa.
Phó Ngoại Vụ BTC: Vũ Văn An. Lo ghi danh và bảng tên.
Phó Kỹ Thuật: Phạm Mạnh Cương.
Thư Ký Thủ Quỹ: Hà Trí Tri. Kiêm Ẩm Thực.
Thông Tin: Diệp Hải Dung.
Hướng Dẫn Khóa học: Kỹ Sư Đặng Minh An, cũng làq Phó Giám Đốc VietCatholic Network.
Sau phần Thánh Hóa khai mạc với Kinh Chúa Thánh Thần vào lúc 9.00am Chúa Nhật hôm nay, Cha Văn Chi trưởng Ban tổ chức đã chào mừng và cám ơn mọi người đã tới tham dự.
Tiếp sau đó là anh Hóa giới thiệu các thành viên tham dự khóa học này để mọi người biết nhau. Tiếp đến là giới thiệu Anh Đặng Minh An người phụ trách huấn luyyện kỹ thuật khóa học.
Trước khi mở khóa Cha Văn Chi và Kỹ sư Đặng Minh An đã bỏ công setup Studio thu hình và trang bị những dụng cụ và máy móc cần thiết cho khóa học.
Những tham dự viên gồm những cộng tác viên của VietCatholic đã từng làm việc trong công tác truyền thông từ nhiều năm nay, thêm vào đó còn có các tình nguyện viên mới ghi danh là những người có những chuyên môn cần thiết, có tinh thần phục vụ muốn dấn thân vào Mục vụ Truyền hình Công Giáo, do vậy ai cũng hăng say và tận tâm theo dõi khóa học.
Đây là Khóa huấn luyện Truyền hình thứ III do VietCatholic thực hiện nên ban chuyên môn Kỹ thuật dưới sự điều hành của kỹ sư Đăng Minh An đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức và kỹ thuật. Trước khi tổ chức khóa các học viên đã có những videos được làm sẵn để có những ý niệm khái quát về những điều được trình bầy nên khi tham dự Khóa học anh chị em không còn bỡ ngỡ. Do vậy thời gian được tập trung vào việc thực tập và trả lời những thắc mắc mà các học viên muốn hiểu rõ thêm.
Khóa huấn luyện kéo dài trong 3 ngày và mỗi ngày có 5 workshops trình bầy sơ qua về lý thuyết và trọng tâm vào thực tập cách setup một phòng thu hình, cách dàn dựng ánh sáng trong phòng thâu, điều chính camcorder để thu hình như thế nào cho đẹp trong phòng thu, hay khi phải quay hình ngoài trời thì điều chỉnh như thế nào. Thêm vào đó học hỏi về các thu âm, thu hình, những kỹ thuật cho xướng ngôn viên, và nhất là làm thế nào để edit một video hay một chương trình TV trước khi phát lên đài TV hay trên internet.
Ngoài ra còn nhiều những thắc mắc liên quan tới làm một chương trình cho phát trên TV sẽ được Ban Kỹ Thuật giải đáp.
Trong ngày hôm nay có 4 workshops học hỏi, và worksop cuối cùng trong ngày vào lúc 6.15pm: Workshop là phần thực tập thu hình với Ca Sĩ và Xướng Ngôn Viên. Sau đó chính các tham dự viên làm một Video về Chương trình Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha vào Chúa Nhật đang xẩy ra tại Vatican. Chương trình đang được đưa lên phát trên mạng lưới internet toàn cầu.
Vào lúc 7.45pm có Thánh Lễ Tạ Ơn cầu nguyện cho Ân Nhân VietCatholic toàn cầu và 8.15pm là kết thúc chương trình ngày thứ nhất Khóa học.
Ngày đầu tiên kết thúc trong yêu thương và hân hoan, mặc dù mệt mỏi, nhưng nét mặt hân hoan của mọi người đang sẵn sàng lên đường Rao Giảng Tin Mừng qua môi trường Truyền Thông. Anh Chị Em đã cùng nhau chia sẻ bữa cơm thân tình với Cơm Gà và Bò Lúc Lắc tại Mỹ Cảnh Restaurant
Hẹn nhau sáng thứ Hai lúc 9am sáng tiếp tục chương trình Khóa học Truyền Hình VietCatholic.
Thành phần Ban Tổ Chức Khóa học như sau:
Trưởng Ban Tổ chức: Cha Văn Chi.
Phó Nội Vụ BTC: Nguyễn Văn Hóa.
Phó Ngoại Vụ BTC: Vũ Văn An. Lo ghi danh và bảng tên.
Phó Kỹ Thuật: Phạm Mạnh Cương.
Thư Ký Thủ Quỹ: Hà Trí Tri. Kiêm Ẩm Thực.
Thông Tin: Diệp Hải Dung.
Hướng Dẫn Khóa học: Kỹ Sư Đặng Minh An, cũng làq Phó Giám Đốc VietCatholic Network.
Sau phần Thánh Hóa khai mạc với Kinh Chúa Thánh Thần vào lúc 9.00am Chúa Nhật hôm nay, Cha Văn Chi trưởng Ban tổ chức đã chào mừng và cám ơn mọi người đã tới tham dự.
Tiếp sau đó là anh Hóa giới thiệu các thành viên tham dự khóa học này để mọi người biết nhau. Tiếp đến là giới thiệu Anh Đặng Minh An người phụ trách huấn luyyện kỹ thuật khóa học.
Trước khi mở khóa Cha Văn Chi và Kỹ sư Đặng Minh An đã bỏ công setup Studio thu hình và trang bị những dụng cụ và máy móc cần thiết cho khóa học.
Những tham dự viên gồm những cộng tác viên của VietCatholic đã từng làm việc trong công tác truyền thông từ nhiều năm nay, thêm vào đó còn có các tình nguyện viên mới ghi danh là những người có những chuyên môn cần thiết, có tinh thần phục vụ muốn dấn thân vào Mục vụ Truyền hình Công Giáo, do vậy ai cũng hăng say và tận tâm theo dõi khóa học.
Đây là Khóa huấn luyện Truyền hình thứ III do VietCatholic thực hiện nên ban chuyên môn Kỹ thuật dưới sự điều hành của kỹ sư Đăng Minh An đã có nhiều kinh nghiệm tổ chức và kỹ thuật. Trước khi tổ chức khóa các học viên đã có những videos được làm sẵn để có những ý niệm khái quát về những điều được trình bầy nên khi tham dự Khóa học anh chị em không còn bỡ ngỡ. Do vậy thời gian được tập trung vào việc thực tập và trả lời những thắc mắc mà các học viên muốn hiểu rõ thêm.
Khóa huấn luyện kéo dài trong 3 ngày và mỗi ngày có 5 workshops trình bầy sơ qua về lý thuyết và trọng tâm vào thực tập cách setup một phòng thu hình, cách dàn dựng ánh sáng trong phòng thâu, điều chính camcorder để thu hình như thế nào cho đẹp trong phòng thu, hay khi phải quay hình ngoài trời thì điều chỉnh như thế nào. Thêm vào đó học hỏi về các thu âm, thu hình, những kỹ thuật cho xướng ngôn viên, và nhất là làm thế nào để edit một video hay một chương trình TV trước khi phát lên đài TV hay trên internet.
Ngoài ra còn nhiều những thắc mắc liên quan tới làm một chương trình cho phát trên TV sẽ được Ban Kỹ Thuật giải đáp.
Trong ngày hôm nay có 4 workshops học hỏi, và worksop cuối cùng trong ngày vào lúc 6.15pm: Workshop là phần thực tập thu hình với Ca Sĩ và Xướng Ngôn Viên. Sau đó chính các tham dự viên làm một Video về Chương trình Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha vào Chúa Nhật đang xẩy ra tại Vatican. Chương trình đang được đưa lên phát trên mạng lưới internet toàn cầu.
Vào lúc 7.45pm có Thánh Lễ Tạ Ơn cầu nguyện cho Ân Nhân VietCatholic toàn cầu và 8.15pm là kết thúc chương trình ngày thứ nhất Khóa học.
Ngày đầu tiên kết thúc trong yêu thương và hân hoan, mặc dù mệt mỏi, nhưng nét mặt hân hoan của mọi người đang sẵn sàng lên đường Rao Giảng Tin Mừng qua môi trường Truyền Thông. Anh Chị Em đã cùng nhau chia sẻ bữa cơm thân tình với Cơm Gà và Bò Lúc Lắc tại Mỹ Cảnh Restaurant
Hẹn nhau sáng thứ Hai lúc 9am sáng tiếp tục chương trình Khóa học Truyền Hình VietCatholic.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Vàng
Thérésa Nguyễn
23:25 04/07/2016
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Tạ ơn mưa nắng đều hoà
Cho hoa vàng nở đầy nhà vườn sau.
(tn)