Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 06/07/2014
QUÁ TRÌNH TÂM LÝ CỦA CHUỘT NHÀ KHI ĂN CẮP DẦU
Chuột nhà lần thứ nhất ăn cắp dầu, trong lòng đầy dẫy tội lỗi bất an, nó sám hối rằng: “Hồi nhỏ, mẹ dạy tôi làm người phải thanh thanh bạch bạch, tại sao tôi lại làm việc này để “kỵ” với con người như thế này chứ ? Thật đáng chết cho rồi.”
Lần thứ hai khi ăn cắp dầu, nó tự an ủi mình: “Tôi chỉ làm “sai” chút ít, vả lại kẻ khác cũng có lấy, tôi không lấy thì không uổng công hay sao ?”
Lần thứ ba khi ăn cắp dầu thì nó biện giải, nói dỏng dạc như có lý lắm: “Tôi thật không muốn ăn cắp, chính cái mùi thơm của dầu đã dụ dỗ tôi, cho nên sai trái không phải ở nơi tôi.”
Sau lần thứ tư, kiến giải của nó là: “Xã hội này qúa không công bằng, chính là cần phải có người như tôi vậy, để nguồn của cải của xã hội cân bằng một chút…”
Từ đó về sau, chuột nhà không những trân tráo mà còn đàng hoàng ăn trộm của người khác.
Đây chính là quá trình tâm lý của chuột nhà khi ăn trộm dầu.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Lương tâm thì chỉ có một, nhưng có lương tâm rộng, lương tâm hẹp, lương tâm bối rối…
Lương tâm rộng thì phán đoán dễ dãi dễ bị ma quỷ lợi dụng, và có khi phạm tội trọng mà vẫn cứ an tâm.
Lương tâm hẹp thì cái gì cũng cho là tội, có khi vì sợ tội (thực ra không phải tội) mà không dám làm việc bác ái.
Ma quỷ thích lợi dụng những người có lương tâm rộng để cám dỗ và thường là có hiệu quả cao. Khi ta phạm tội, thì nó đưa ra nhiều lý do để nói là không có tội, mà nếu có thì cũng không đáng lắm, và cứ thế, cho đến khi chúng ta đắm mình trong tội mà không biết, chiêu bài mà ma quỷ hay sử dụng nhất là: Chúa nhân từ lắm, Ngài không phạt đâu, để tuần sau đi xưng tội… …
Các tu sĩ có lương tâm rộng thì thường biện minh cho công việc của mình khi lỗi (hoặc đã lỗi) lời khấn: người ta ai cũng uống rượu mà mình không uống thì lập dị, người ta sẽ cười (sợ cười, sợ lập dị so với tội trọng thì cái nào đáng sợ hơn?), hoặc là: mình sống với người ta thì phải như người tav.v…
Con chuột đã có “lương tâm rộng”, nên dù đã có bốn lần phạm tội, mà nó vẫn có lời biện minh cho hành động phạm tội của mình, rốt cuộc nó trân tráo phạm tội mà không còn bị lương tâm lên án nữa.
Đường xuống hỏa ngục thì rộng thênh thang nên có nhiều người đi, nhưng đường lên thiên đàng thì chật hẹp nên ít người đi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Chuột nhà lần thứ nhất ăn cắp dầu, trong lòng đầy dẫy tội lỗi bất an, nó sám hối rằng: “Hồi nhỏ, mẹ dạy tôi làm người phải thanh thanh bạch bạch, tại sao tôi lại làm việc này để “kỵ” với con người như thế này chứ ? Thật đáng chết cho rồi.”
Lần thứ hai khi ăn cắp dầu, nó tự an ủi mình: “Tôi chỉ làm “sai” chút ít, vả lại kẻ khác cũng có lấy, tôi không lấy thì không uổng công hay sao ?”
Lần thứ ba khi ăn cắp dầu thì nó biện giải, nói dỏng dạc như có lý lắm: “Tôi thật không muốn ăn cắp, chính cái mùi thơm của dầu đã dụ dỗ tôi, cho nên sai trái không phải ở nơi tôi.”
Sau lần thứ tư, kiến giải của nó là: “Xã hội này qúa không công bằng, chính là cần phải có người như tôi vậy, để nguồn của cải của xã hội cân bằng một chút…”
Từ đó về sau, chuột nhà không những trân tráo mà còn đàng hoàng ăn trộm của người khác.
Đây chính là quá trình tâm lý của chuột nhà khi ăn trộm dầu.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Lương tâm thì chỉ có một, nhưng có lương tâm rộng, lương tâm hẹp, lương tâm bối rối…
Lương tâm rộng thì phán đoán dễ dãi dễ bị ma quỷ lợi dụng, và có khi phạm tội trọng mà vẫn cứ an tâm.
Lương tâm hẹp thì cái gì cũng cho là tội, có khi vì sợ tội (thực ra không phải tội) mà không dám làm việc bác ái.
Ma quỷ thích lợi dụng những người có lương tâm rộng để cám dỗ và thường là có hiệu quả cao. Khi ta phạm tội, thì nó đưa ra nhiều lý do để nói là không có tội, mà nếu có thì cũng không đáng lắm, và cứ thế, cho đến khi chúng ta đắm mình trong tội mà không biết, chiêu bài mà ma quỷ hay sử dụng nhất là: Chúa nhân từ lắm, Ngài không phạt đâu, để tuần sau đi xưng tội… …
Các tu sĩ có lương tâm rộng thì thường biện minh cho công việc của mình khi lỗi (hoặc đã lỗi) lời khấn: người ta ai cũng uống rượu mà mình không uống thì lập dị, người ta sẽ cười (sợ cười, sợ lập dị so với tội trọng thì cái nào đáng sợ hơn?), hoặc là: mình sống với người ta thì phải như người tav.v…
Con chuột đã có “lương tâm rộng”, nên dù đã có bốn lần phạm tội, mà nó vẫn có lời biện minh cho hành động phạm tội của mình, rốt cuộc nó trân tráo phạm tội mà không còn bị lương tâm lên án nữa.
Đường xuống hỏa ngục thì rộng thênh thang nên có nhiều người đi, nhưng đường lên thiên đàng thì chật hẹp nên ít người đi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 06/07/2014
N2T |
17. Người được yêu đứng trước ái tình mà sống, thì có thể làm cho người khác vui vẻ.
(Thánh Thomas de Aquino)------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sống và Tiếp Tục Sống như một người Công Giáo trong Thế Giới Hôm Nay
Nguyễn Kim Ngân
09:18 06/07/2014
Sống và Tiếp Tục Sống như một người Công Giáo trong Thế Giới Hôm Nay
Michael Novak là giảng sư bộ môn Tôn Giáo và Chính Sách Công Cộng, giữ Ghế George Frederick Jewett trong nhiều năm tại American Enterprise Institute, và hiện nay là giáo sư thỉnh giảng tại Ave Maria University. Ông vừa là triết gia, thần học gia, vừa là tác giả đã từng lãnh Giải Thưởng Templeton về Tiến Bộ Tôn Giáo. Ông đã từng là đặc phái viên của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và của Hội Đồng An Ninh và Cộng Tác tại Âu Châu. Ông là tác giả của hơn 27 bìa sách viết về triết học và thần học văn hóa, nhất là về các yếu tố cốt lõi hình thành một xã hội tự do. Vào năm 1982, ông cùng với Ralph McInerny lập ra Crisis Magazine.
Bài sau đây là diễn văn do Michael Novak đọc cho các em vừa tốt nghiệp trung học, nhân Lễ Ra Trường của Trường Trung Học Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e tại Fredericksburg, Virginia, ngày 7 tháng 6 năm 2014. Trong bài này, ông mô tả chân thực thế nào là đời sống Công Giáo trong thế giới hôm nay, một cuộc sống đầy cam go, thử thách bởi vì đó là lối hẹp, khó đi, lại nhiều nỗi gian truân bởi vì đó là đường khổ giá. Ông dẫn các em đến với tình yêu hy sinh của Thiên Chúa Cha, đấng đã sai Con Một mình, sống kiếp người đầy gian lao, khổ lụy và rồi chết đau đớn tủi nhục trên thập giá, chỉ vì tình yêu Người dành cho ta, một tình yêu lạ lùng mà chỉ những ai thấu hiểu mầu nhiệm thập giá mới dám dấn thân, bởi tin rằng có được Chúa thương thì mới được Người kêu gọi để cùng chịu đau khổ với Người.
Tôi rất vui được có mặt hôm này tại ngôi trường này. Tôi yêu thích những điều các em đang nỗ lực hướng đến.
Tôi xúc động trước niềm tin cha mẹ các em đã bộc lộ, cũng như sự quảng đại của gia đình các em, và sự hy sinh quên mình của qúy thầy cô, từng lớp, từng phòng.
Bây giờ là lúc các em phải đối đầu với những quyết định quan trọng. Trước tiên, phải làm gì khi đã xong trung học—làm việc? chọn nghề? nhập ngũ? lên đại học? Mà đại học nào? Các em cũng đối diện với việc chọn lựa tự cam kết với một người phối ngẫu, là bạn đời của mình, trong những năm sắp tới. Đây là một giai đoạn tuyệt vời trong đời. Nó ảnh hưởng mạnh đến các em, với một tốc độ chóng mặt.
Một chọn lựa khác nữa. Các em phải làm một cam kết chín chắn, hoặc là trở thành người Công Giáo vĩnh viễn, tự các em quyết định thế, hay dẹp niềm tin qua một bên. Đây là một chọn lựa hoàn toàn bình thường. Ai cũng phải chọn lựa như thế. Ta sẽ nói thêm nữa trong phần sau.
Trước hết, xin kể cho các em một câu chuyện. Một lần kia, khi đi nhận một bằng danh dự từ một đại học Công Giáo nổi tiếng, tôi được nghe em thủ khoa phát biểu rằng điều quan trọng nhất em học được suốt bốn năm đại học đó là: mọi sự đều tương đối. Tôi nghe thấy nhiều tiếng thở dài từ nơi quý vị phụ huynh. Tại sao lại phải tốn biết bao nhiêu tiền cho cậu sinh viên thông minh này theo học tại trường Công Giáo, trong khi có thể trả ít tiền hơn tại một trường đại học tiểu bang tầm thường, để rồi cũng ra trường, thành một người chủ trương duy tương đối? Tôi cam đoan với các em một điều: đó là vì quý phụ huynh muốn cậu sinh viên không xa rời đức tin. Họ quá quý đức tin! Đây là một bí mật: trong suốt hai thế hệ phụ huynh Công Giáo vừa qua, không có một nỗi sợ hãi nào lớn cho bằng khi họ nhìn thấy luồng khí độc duy tương đối và bất tín đang luồn sâu vào tâm trí con em mình, để rồi cướp đoạt khỏi chúng điều mà quý phụ huynh coi là gia sản quý báu nhất họ có thể lưu truyền lại cho chúng.
Xin các em cho phép tôi tọc mạch vào những vấn đề riêng tư của các em nhé! Các em có biết bao nhiêu lâu rồi—vài ba thập niên, hay hàng mấy trăm năm—gia đình các em đã lưu truyền đức tin cho các thế hệ tiếp sau không? Liệu các em có là những người cắt đứt dòng lưu truyền này chăng?
Điều đáng nói về đức tin Công Giáo là thế này: mỗi thế hệ phải tự chọn lấy, một cách tươi mới. Nó không thể lưu truyền được! Nó phải được chọn lựa! Các em phải tự chọn cho mình, một cách tự do! Hoặc chính tự các em sẽ chối bỏ nó! Quý phụ huynh hẳn sẽ đau lòng trước sự chọn lựa như thế! Nhưng họ đều biết luật chơi! Niềm tin Kitô hữu phải mang tính cá nhân, bất khả thay đổi! Nó phải được chọn lựa một cách cá nhân. Cội rễ mọi tự do trên thế giới này đều đến từ đó. Là một sử gia đại tài về lãnh vực tự do, Lord Acton, thuộc Đại Học Cambridge, đã kết luận rằng: “Lịch sử của nền tự do thì trùng lặp với lịch sử của Kitô Giáo.”
Trường Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e của các em đây đã tôn trọng nền tự do ấy. Các hành vi tự do cá nhân là những công trình tuyệt đẹp, rực rỡ như những ngày hè tháng Sáu. Tôi thật hân hạnh có mặt ở đây với các em, được giáo dục trong sự tự do cá nhân nhất của mọi nền tự do.
Tôi đoán rằng không phải ai trong các em cũng đều là Kitô hữu. Trở thành Kitô hữu, các em sẽ gặp hai điều nguy hiểm: trước hết, họ sẽ bỏ tù các em, chế nhạo các em, chửi bới các em, có khi giết chết các em nữa. Có một phụ nữ Suđan đã bị án phạt 100 roi đòn. Tại sao? Bởi vì cô ta kết hôn với một người Kitô hữu, lại còn đem con đi chịu phép rửa tội. Cô ta được cho cơ hội chối đạo trước khi ra toà, nhưng đã từ chối. Bởi lẽ đó, sau khi chịu đánh 100 roi đòn, cô ta đã bị đem đi xử tử. Cô ta đã xúc phạm đến Allah, quay mặt lại với Allah.
Tám mươi năm qua là những năm tháng đẫm máu nhất đối với các Kitô hữu, bị bách hại tàn nhẫn nhất, trong lịch sử Hội Thánh. Quốc Xã và Cộng Sản mới đây đã sát hại hàng triệu Kitô hữu và Do Thái, phần lớn bằng các phương cách rùng rợn nhất. Tại Nigeria hôm nay, các thiếu nữ Kitô hữu đang bị bắt cóc, bán đi làm nô lệ. Còn tại Pakistan, bom mìn được gài trong các nhà thờ Công Giáo, người ta cầm súng máy đi lùng sục trong các nhà thờ, gặp ai bắn nấy. Hàng hàng lớp lớp các Kitô hữu tỵ nạn bị lùa ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo được sức mạnh của lòng tin.
Các em có thể nghĩ rằng những vụ bách hại như thế sẽ chẳng bao giờ xẩy ra tại đất Hoa Kỳ này. Có thể trong một thời gian dài thì chưa trầm trọng đến thế đâu! Nhưng rồi, khi các em công khai biểu lộ lòng tin của mình, các em sẽ bị xử phạt. Người ta sẽ bảo rằng: “Tụi bay đang đứng bên bờ sai lạc của lịch sử rồi đó, hỡi lũ mù quáng kia ơi!” Những điều các em tin sẽ không bao giờ được nói ra trong thời buổi văn minh hôm nay. Linh mục và nữ tu rồi sẽ bị ngăn cấm không được giảng dậy tin mừng trong các vấn đề gây tranh cãi, ngoại trừ trường hợp đổi qua lập trường duy tục.
Tóm lại, có một lý do khiến các em không muốn trở thành Kitô hữu, đó là những điều xấu xa sẽ tràn ngập tâm trí các em nếu các em thực sự tin vào những điều người Công Giáo luôn luôn tin, và rồi nói ra điều đó, trong một bữa ăn tối thân mật cùng các thân hữu, mà các em vẫn coi là bạn bè. Cứ thử đi rồi sẽ thấy!
Một lý do khác nữa là: giới truyền thông, điện ảnh Hollywood, giới ca nhạc sĩ, tất cả đều tìm mọi cách thu hút các em đi vào con đường yêu đương, đầy dâm dục, chẳng những không phù hợp với Kitô hữu, mà còn tích cực tàn phá những ai đi vào trong vòng quay của họ. Truyền thông không bao giờ loan báo về những thiệt hại như thế đâu!
Bẩy mươi năm trước đây, tại Pháp (nhân dịp chúng ta đang tưởng niệm ngày D), cha ông chúng ta không hề chiến đấu cam go để dành lấy tự do, mà chỉ để cho chúng ta được sống như những loài heo. Phần lớn thiên hạ nhìn xem chúng ta sống thế nào, trong các phim ảnh, các màn truyền hình, hay trong giờ giải lao giữa trận Super Bowl (vốn lôi cuốn số lượng người xem đông nhất thế giới), để rồi phun ra lời ghê tởm bảo rằng chúng ta đã sa đọa quá rồi. Chính Vladimir Putin tuần qua đã nói như thế.
Hẳn nhiên, một cách cá nhân, các em có thể sống sao tùy ý, nhưng hãy đừng quên nghĩ đến hậu quả. Cho bản thân. Cho thế giới bè bạn và gia đình các em. Cho toàn thể xã hội Hoa Kỳ này.
Lý do duy nhất các em phải chọn đức tin Kitô giáo, sau khi đã suy nghĩ nghiêm chỉnh và chín chắn, đó là vì các em phán đoán điều đó là đúng, là thực. Bởi vì các em tin chắc rằng cái nhãn quan về bản chất con người của mình, và sự cao cả mà các em được mời gọi tới, thì đúng và thực hơn bất cứ điều gì các em biết được. Niềm tin Kitô Giáo nói lên sự thực, chứ không nói nước đôi. Không bao giờ có kiểu: “Tôi đúng, anh đúng, tất cả đều đúng!”
Khi xét mình, các em biết đích xác rằng có đôi lúc các em làm điều mình biết là không nên làm, và có khi nhất định không làm điều mình biết là phải làm. Kinh nghiệm dậy các em như thế; cũng như kinh nghiệm dậy cho tôi rằng niềm tin Kitô giáo khởi sự với tội nhân: các em và tôi. Người ta bảo rằng tội nguyên tổ chính là một học thuyết mà chẳng ai cần tin. Điều cần duy nhất là phải tỏ ra ‘lạnh lùng’ trước một vài hành vi mình đã làm trong quá khứ.
Niềm Tin Kitô Giáo là một Niềm Tin Công Cảm
Không biết đất nước này sẽ ra sao nếu nó không được các Kitô hữu kiến tạo nên? Bởi vì người Kitô hữu, qua kinh nghiệm, kinh nghiệm bản thân, đã thấu hiểu rằng không nên để cho một người nào được quá nhiều quyền lực. Mọi quyền lực đều phải bị giới hạn bởi kiểm soát và quân bình. Tại sao? Bởi vì con người dễ sa ngã. Hiến Pháp của ta được viết ra không dành riêng cho các thánh nhân. Nó được viết ra cho chính chúng ta, như qua chính kinh nghiệm cay đắng đau thương mà ta mới biết chính mình. Thật là vô ích nếu xây dựng nền Cộng Hòa dành riêng cho các thánh nhân. Sẽ không đủ thánh nhân để lấp đầy một nền Cộng Hòa đâu! Nhưng dù có ít thánh nhân chăng nữa, sống với các ngài không phải dễ dàng gì!
Các em có nghĩ kinh nghiệm cho thấy Kitô Giáo đã đúng khi nói về sự kiện của cuộc sống con người, là cho dù cố gắng sống tốt đẹp đến mấy chăng nữa, con người đôi khi vẫn sa ngã? Niềm tin Kitô Giáo nói rõ và thẳng thắn về mọi việc. Không hề nghĩ rằng ta khá hơn chính bản chất chân thực của mình.
Một nhà tư tưởng Tin Lành đã nói thế này: “Khả năng con người hướng về công bằng khiến cho một nền dân chủ có thể có được, nhưng xu hướng con người về bất công đã khiến cho nền dân chủ trở thành cần thiết.”
Một sự thực khác nữa vốn là nền tảng đời sống Kitô và Do Thái Giáo, đó là: Thiên Chúa tạo dựng tất cả chúng ta, từng người một, để chịu đau khổ. Ngay cả người công chính như Gióp cũng chịu đau khổ. Quả vậy, Chúa Giêsu nhìn thẳng vào mắt ta, và nói thẳng với ta điều cần phải trông chờ nơi Ngài: “Chúa yêu ai thì Ngài làm cho họ đau khổ.” Cứ nhìn vào Con Thiên Chúa thì sẽ thấy, Ngài là Đầy Tớ Đau Khổ, Ngài là Đấng có khả năng tuyệt hảo nhất cho ta thấy được đời sống thâm cung của Thiên Chúa nó như thế nào.
Tại sao Chúa làm như thế? Tại sao Người lại để cho kẻ lành phải chịu đau khổ? Trong họ hàng tôi, có một người thân, rất hiền lành dễ thương, lại mắc bệnh ung thư, người gầy yếu như bộ xương cách trí, sống lây lất, chết dần chết mòn, trông rất thê thảm và cám cảnh. Ai trong số các em đây chưa có kinh nghiệm về những nỗi đau như thế xẩy ra nơi gia đình mình?
Bà nhà tôi đã chết trong tình trạng ấy, thời gian bệnh kéo dài hơn bốn năm trời. Thật là khó chịu đựng cảnh bà kết thúc cuộc đời như thế: bao nhiêu mơ ước chưa thành, những bức hoạ và điêu khắc còn dở dang. Mọi nỗi hy vọng tan dần như mây khói. Nhưng bà không hề than thở, oán trách, dù chỉ một lần. Dẫu sao chăng nữa, sống bên cạnh bà trong tình trạng ấy thật là vô cùng khó khăn.
Thiên Chúa của ta, Thiên Chúa của Kitô và Do Thái Giáo, không phải là một Thiên Chúa “hiền khô.” Người đối xử với ta như những người trưởng thành. Người mong đợi ta sống can trường, đồng thời biết mở rộng tâm hồn để yêu thương tha nhân ngay giữa những đau khổ hàng ngày. Chính Người đã nêu gương. Người yêu cầu ta vác thập giá mình, và chết với Người. Người không nói loanh quanh. Người nói thẳng với ta điều Người mong chờ.
Đó là một trong những điều tôi thực sự yêu quý nơi niềm tin Công Giáo. Nó nói thẳng. Không bọc đường. Nó cho ta thấy Chúa Kitô trên thập giá, ngay trước mắt ta, ngay trên bờ tường, ở nơi cao nhất ta có thể nhìn thấy. Như ngầm bảo ta rằng: “Đời sống Kitô hữu là như thế đó!”
Tại sao đức tin lại nói với ta như thế? Bởi vì đó là sự thực. Ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, và khi sai Con của Người cho ta thấy trái banh lửa bên trong Người nó như thế nào, tức là kho tàng tình yêu chất chứa nơi Người, Người đã cho ta thấy Con của minh đang bị đánh bầm dập và bị lăng nhục trên đường khổ giá, để rồi chết đau thương vì tình yêu Người dành cho ta.
Chúa Giêsu cho ta thấy một người Kitô hữu phải yêu như thế nào, phải chết ra sao. “Không phải ý con, mà là ý Cha.” Người Kitô hữu chết đang khi mang nặng tình yêu và lòng tha thứ. Tình yêu như thế thật là lạ lùng, không giống ai, một thứ tình yêu vượt trên mọi kiểu yêu thương loài người. Đó là kiểu yêu thương của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu còn dậy ta yêu thương kẻ thù. Chẳng ai yêu kẻ thù mình bao giờ. Nhưng Chúa có lý để nhấn mạnh đến tình yêu. Ngài tạo dựng mọi người theo hình ảnh Ngài. Ngay cả những ai chọn sự ác, những ai lừa dối ta, hãm hại ta. Ngay cả những kẻ phỉ nhổ vào mặt Ngài. Thiên Chúa yêu thương mọi tạo vật Người tạo dựng, ngay cả khi họ giơ cao tay đả phá Người. Người tôn trọng tự do của họ. Họ hoàn toàn tự do từ chối tình bằng hữu với Người. Có điều là khi tự cô lập mình như thế, thì hoả ngục đã mở ra. Họ vẫn hoàn toàn tự do.
Tôi có gặp một số người, họ luôn luôn ghét bất cứ điều gì tôi nỗ lực tìm kiếm và chiến đấu để dành lấy. Có vẻ họ chẳng ưa tôi. Có người còn khinh tôi ra mặt nữa. Bởi vì Chúa phán như thế, nên tôi tin rằng mỗi người trong họ đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và Thiên Chúa thấy điều gì đó nơi họ mà Người yêu thương. Do đó, tôi nghiên cứu kỹ những lời họ phê phán tôi. Đôi khi những điều họ nói thực sự giúp tôi, và khiến tôi thay đổi. Đôi khi tôi chẳng thấy được điều chi đáng yêu nơi họ. Thế là tôi vận dụng đến niềm tin. Đôi khi tôi vẫn không thấy được điều Chúa yêu thương nơi những người tôi gặp gỡ. Nhưng tôi nghĩ Chúa đâu có bảo tôi phải ưa thích họ. Người chỉ bảo tôi phải “yêu” họ bằng tình yêu của Người và nhìn phẩm giá họ với đôi mắt của Người. Thế là tôi để đó cho Chúa. “Lậy Chúa, con chẳng nhìn thấy hình ảnh Chúa nơi người ấy, vậy xin Chúa cứ yêu hộ dùm con đi!” Tôi nghĩ đó gọi là nhân đức “thiên phú” bởi vì nó không hề đến từ sức lực của ta.
Tại Sao Thiên Chúa Cho Phép Có Đau Khổ?
Nhưng tại sao thế giới lại được tạo dựng như thế này, chứ không theo một cách thức tốt đẹp khác, không có kẻ ác, không có sự dữ hoành hành? Không có muôn vàn khổ đau đến thế? Không có tiếng trẻ thơ thổn thức suốt đêm trường? Đó là những câu hỏi mà Ivan Karamazov đã đặt ra.
Tôi thấy điều đó nhan nhản trong văn chương và trong toàn bộ lịch sử: các nhân vật anh hùng, nam cũng như nữ, đều chịu nhiều đau khổ. Để minh chứng cho chiều cao và chiều sâu của nhân cách mình, họ đã phải chọn cái chết.
Đời sống chúng ta giống như một nhánh cây rơi vào lò lửa. Đôi khi cục than hồng phải tắt ngấm đi, phát ra một tia sáng cuối cùng, trước khi tàn lụi. Cũng thế, để cho thấy một nét đẹp rạng ngời, để minh chứng cho một tình yêu nồng cháy, để có được một thiện hảo thuần khiết như vàng được thanh luyện trong lửa, người anh hùng, bậc thánh nhân, hoặc một người yêu, không thể làm gì khác ngoài chấp nhận đau khổ và cái chết.
Hẳn đó chính là quy luật mà chính Thiên Chúa đã tuân thủ, đã áp dụng cho chính Con của Người, và đó cũng là cách minh chứng cho mọi tình yêu cao vời. Đó là con đường duy nhất mà Tạo Hoá dùng để giáo huấn ta rằng: cái bí quyết của mọi tạo vật, cái cách thức mà tạo vật “tuyên dương vinh quang Chúa,” chính là qua tình yêu đau khổ, qua cái chết. Sự tuyệt mỹ sẽ lên ngôi qua cái chết.
Theo niềm tin Công Giáo, được bảo toàn chặt chẽ, được lưu truyền qua hàng ngàn năm nay, và được giảng dậy cho nhiều người thông qua cuộc sống của những ai có tình yêu chân thực, thì cái bí quyết sâu xa nhất của đời sống chính là đi loan báo khắp nơi cái tin vui bất tận rằng Thiên Chúa chính là Tình Yêu, rằng tất cả mọi sự đều bắt đầu bằng tình yêu và cũng sẽ kết thúc trong tình yêu. Mọi sự đều từ Thiên Chúa mà ra. Mọi sự đều kết thúc trong Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa lại chính là tình yêu đau khổ.
Gia sản của những người theo Chúa sẽ là bị bỏ rơi, thấy trống rỗng mênh mang, và chết đớn đau tủi nhục. Thế nhưng, do tình yêu của Thiên Chúa, chính sự cô đơn trống vắng và cả cái chết cũng sẽ được biến đổi thành điều tuyệt mỹ khôn tả.
Các em học sinh tốt nghiệp thân mến:
Nếu các em có nghĩ đến việc loại bỏ niềm tin như vừa nói thì đó cũng là điều thường tình. Bởi vì tin thì phải tự do. Phải được thử lửa. Không ai, kể cả các em, được miễn khỏi phải chịu thử thách.
Nhưng phải suy nghĩ kỹ trước khi đi tới việc loại bỏ niềm tin của chúng ta, hay từ chối sự thực vốn là một người thầy tuyệt hảo. Thật đáng công lắm, các em ạ! Niềm tin sẽ giúp các em vượt qua mọi trở ngại, mọi bóng tối, mọi khổ đau. So với niềm tin, tất cả mọi sự đều trở thành rẻ mạt!
Vì thế, mặc cho ai đó trong gia đình các em có làm gì chăng nữa, mặc cho bao nhiêu người xung quanh các em có quay lưng lại với Thiên Chúa chăng nữa, các em chớ có bao giờ cắt đứt dòng nối tiếp những đầy tớ đau khổ trung kiên trong lịch sử gia đình các em. Các em sẽ phải đau khổ vì niềm tin này. Nhưng các em nhớ giữ trọn vẹn nhựa sống—hương vị thơm ngon của tình yêu—đang chảy đầy trong các em, để nó tuôn trào qua thế hệ kế tiếp, rồi kế tiếp nữa. Trên vai các em đang gánh lấy niềm tin của biết bao nhiêu người đến sau.
Xin Thiên Chúa ban phép lành dồi dào trên các em! Hết mọi ngày trong đời sống!
Các em thật rất may mắn được tốt nghiệp từ ngôi trường này.
(Xem: On Being and Staying Catholic in the Modern World trong www.crisismagazine.com, ngày 3 tháng 7 năm 2014).
Nguyễn Kim Ngân
July 4th, 2014
Michael Novak là giảng sư bộ môn Tôn Giáo và Chính Sách Công Cộng, giữ Ghế George Frederick Jewett trong nhiều năm tại American Enterprise Institute, và hiện nay là giáo sư thỉnh giảng tại Ave Maria University. Ông vừa là triết gia, thần học gia, vừa là tác giả đã từng lãnh Giải Thưởng Templeton về Tiến Bộ Tôn Giáo. Ông đã từng là đặc phái viên của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và của Hội Đồng An Ninh và Cộng Tác tại Âu Châu. Ông là tác giả của hơn 27 bìa sách viết về triết học và thần học văn hóa, nhất là về các yếu tố cốt lõi hình thành một xã hội tự do. Vào năm 1982, ông cùng với Ralph McInerny lập ra Crisis Magazine.
Bài sau đây là diễn văn do Michael Novak đọc cho các em vừa tốt nghiệp trung học, nhân Lễ Ra Trường của Trường Trung Học Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e tại Fredericksburg, Virginia, ngày 7 tháng 6 năm 2014. Trong bài này, ông mô tả chân thực thế nào là đời sống Công Giáo trong thế giới hôm nay, một cuộc sống đầy cam go, thử thách bởi vì đó là lối hẹp, khó đi, lại nhiều nỗi gian truân bởi vì đó là đường khổ giá. Ông dẫn các em đến với tình yêu hy sinh của Thiên Chúa Cha, đấng đã sai Con Một mình, sống kiếp người đầy gian lao, khổ lụy và rồi chết đau đớn tủi nhục trên thập giá, chỉ vì tình yêu Người dành cho ta, một tình yêu lạ lùng mà chỉ những ai thấu hiểu mầu nhiệm thập giá mới dám dấn thân, bởi tin rằng có được Chúa thương thì mới được Người kêu gọi để cùng chịu đau khổ với Người.
Tôi rất vui được có mặt hôm này tại ngôi trường này. Tôi yêu thích những điều các em đang nỗ lực hướng đến.
Tôi xúc động trước niềm tin cha mẹ các em đã bộc lộ, cũng như sự quảng đại của gia đình các em, và sự hy sinh quên mình của qúy thầy cô, từng lớp, từng phòng.
Bây giờ là lúc các em phải đối đầu với những quyết định quan trọng. Trước tiên, phải làm gì khi đã xong trung học—làm việc? chọn nghề? nhập ngũ? lên đại học? Mà đại học nào? Các em cũng đối diện với việc chọn lựa tự cam kết với một người phối ngẫu, là bạn đời của mình, trong những năm sắp tới. Đây là một giai đoạn tuyệt vời trong đời. Nó ảnh hưởng mạnh đến các em, với một tốc độ chóng mặt.
Một chọn lựa khác nữa. Các em phải làm một cam kết chín chắn, hoặc là trở thành người Công Giáo vĩnh viễn, tự các em quyết định thế, hay dẹp niềm tin qua một bên. Đây là một chọn lựa hoàn toàn bình thường. Ai cũng phải chọn lựa như thế. Ta sẽ nói thêm nữa trong phần sau.
Trước hết, xin kể cho các em một câu chuyện. Một lần kia, khi đi nhận một bằng danh dự từ một đại học Công Giáo nổi tiếng, tôi được nghe em thủ khoa phát biểu rằng điều quan trọng nhất em học được suốt bốn năm đại học đó là: mọi sự đều tương đối. Tôi nghe thấy nhiều tiếng thở dài từ nơi quý vị phụ huynh. Tại sao lại phải tốn biết bao nhiêu tiền cho cậu sinh viên thông minh này theo học tại trường Công Giáo, trong khi có thể trả ít tiền hơn tại một trường đại học tiểu bang tầm thường, để rồi cũng ra trường, thành một người chủ trương duy tương đối? Tôi cam đoan với các em một điều: đó là vì quý phụ huynh muốn cậu sinh viên không xa rời đức tin. Họ quá quý đức tin! Đây là một bí mật: trong suốt hai thế hệ phụ huynh Công Giáo vừa qua, không có một nỗi sợ hãi nào lớn cho bằng khi họ nhìn thấy luồng khí độc duy tương đối và bất tín đang luồn sâu vào tâm trí con em mình, để rồi cướp đoạt khỏi chúng điều mà quý phụ huynh coi là gia sản quý báu nhất họ có thể lưu truyền lại cho chúng.
Xin các em cho phép tôi tọc mạch vào những vấn đề riêng tư của các em nhé! Các em có biết bao nhiêu lâu rồi—vài ba thập niên, hay hàng mấy trăm năm—gia đình các em đã lưu truyền đức tin cho các thế hệ tiếp sau không? Liệu các em có là những người cắt đứt dòng lưu truyền này chăng?
Điều đáng nói về đức tin Công Giáo là thế này: mỗi thế hệ phải tự chọn lấy, một cách tươi mới. Nó không thể lưu truyền được! Nó phải được chọn lựa! Các em phải tự chọn cho mình, một cách tự do! Hoặc chính tự các em sẽ chối bỏ nó! Quý phụ huynh hẳn sẽ đau lòng trước sự chọn lựa như thế! Nhưng họ đều biết luật chơi! Niềm tin Kitô hữu phải mang tính cá nhân, bất khả thay đổi! Nó phải được chọn lựa một cách cá nhân. Cội rễ mọi tự do trên thế giới này đều đến từ đó. Là một sử gia đại tài về lãnh vực tự do, Lord Acton, thuộc Đại Học Cambridge, đã kết luận rằng: “Lịch sử của nền tự do thì trùng lặp với lịch sử của Kitô Giáo.”
Trường Tổng Lãnh Thiên Thần Mica-e của các em đây đã tôn trọng nền tự do ấy. Các hành vi tự do cá nhân là những công trình tuyệt đẹp, rực rỡ như những ngày hè tháng Sáu. Tôi thật hân hạnh có mặt ở đây với các em, được giáo dục trong sự tự do cá nhân nhất của mọi nền tự do.
Tôi đoán rằng không phải ai trong các em cũng đều là Kitô hữu. Trở thành Kitô hữu, các em sẽ gặp hai điều nguy hiểm: trước hết, họ sẽ bỏ tù các em, chế nhạo các em, chửi bới các em, có khi giết chết các em nữa. Có một phụ nữ Suđan đã bị án phạt 100 roi đòn. Tại sao? Bởi vì cô ta kết hôn với một người Kitô hữu, lại còn đem con đi chịu phép rửa tội. Cô ta được cho cơ hội chối đạo trước khi ra toà, nhưng đã từ chối. Bởi lẽ đó, sau khi chịu đánh 100 roi đòn, cô ta đã bị đem đi xử tử. Cô ta đã xúc phạm đến Allah, quay mặt lại với Allah.
Tám mươi năm qua là những năm tháng đẫm máu nhất đối với các Kitô hữu, bị bách hại tàn nhẫn nhất, trong lịch sử Hội Thánh. Quốc Xã và Cộng Sản mới đây đã sát hại hàng triệu Kitô hữu và Do Thái, phần lớn bằng các phương cách rùng rợn nhất. Tại Nigeria hôm nay, các thiếu nữ Kitô hữu đang bị bắt cóc, bán đi làm nô lệ. Còn tại Pakistan, bom mìn được gài trong các nhà thờ Công Giáo, người ta cầm súng máy đi lùng sục trong các nhà thờ, gặp ai bắn nấy. Hàng hàng lớp lớp các Kitô hữu tỵ nạn bị lùa ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo được sức mạnh của lòng tin.
Các em có thể nghĩ rằng những vụ bách hại như thế sẽ chẳng bao giờ xẩy ra tại đất Hoa Kỳ này. Có thể trong một thời gian dài thì chưa trầm trọng đến thế đâu! Nhưng rồi, khi các em công khai biểu lộ lòng tin của mình, các em sẽ bị xử phạt. Người ta sẽ bảo rằng: “Tụi bay đang đứng bên bờ sai lạc của lịch sử rồi đó, hỡi lũ mù quáng kia ơi!” Những điều các em tin sẽ không bao giờ được nói ra trong thời buổi văn minh hôm nay. Linh mục và nữ tu rồi sẽ bị ngăn cấm không được giảng dậy tin mừng trong các vấn đề gây tranh cãi, ngoại trừ trường hợp đổi qua lập trường duy tục.
Tóm lại, có một lý do khiến các em không muốn trở thành Kitô hữu, đó là những điều xấu xa sẽ tràn ngập tâm trí các em nếu các em thực sự tin vào những điều người Công Giáo luôn luôn tin, và rồi nói ra điều đó, trong một bữa ăn tối thân mật cùng các thân hữu, mà các em vẫn coi là bạn bè. Cứ thử đi rồi sẽ thấy!
Một lý do khác nữa là: giới truyền thông, điện ảnh Hollywood, giới ca nhạc sĩ, tất cả đều tìm mọi cách thu hút các em đi vào con đường yêu đương, đầy dâm dục, chẳng những không phù hợp với Kitô hữu, mà còn tích cực tàn phá những ai đi vào trong vòng quay của họ. Truyền thông không bao giờ loan báo về những thiệt hại như thế đâu!
Bẩy mươi năm trước đây, tại Pháp (nhân dịp chúng ta đang tưởng niệm ngày D), cha ông chúng ta không hề chiến đấu cam go để dành lấy tự do, mà chỉ để cho chúng ta được sống như những loài heo. Phần lớn thiên hạ nhìn xem chúng ta sống thế nào, trong các phim ảnh, các màn truyền hình, hay trong giờ giải lao giữa trận Super Bowl (vốn lôi cuốn số lượng người xem đông nhất thế giới), để rồi phun ra lời ghê tởm bảo rằng chúng ta đã sa đọa quá rồi. Chính Vladimir Putin tuần qua đã nói như thế.
Hẳn nhiên, một cách cá nhân, các em có thể sống sao tùy ý, nhưng hãy đừng quên nghĩ đến hậu quả. Cho bản thân. Cho thế giới bè bạn và gia đình các em. Cho toàn thể xã hội Hoa Kỳ này.
Lý do duy nhất các em phải chọn đức tin Kitô giáo, sau khi đã suy nghĩ nghiêm chỉnh và chín chắn, đó là vì các em phán đoán điều đó là đúng, là thực. Bởi vì các em tin chắc rằng cái nhãn quan về bản chất con người của mình, và sự cao cả mà các em được mời gọi tới, thì đúng và thực hơn bất cứ điều gì các em biết được. Niềm tin Kitô Giáo nói lên sự thực, chứ không nói nước đôi. Không bao giờ có kiểu: “Tôi đúng, anh đúng, tất cả đều đúng!”
Khi xét mình, các em biết đích xác rằng có đôi lúc các em làm điều mình biết là không nên làm, và có khi nhất định không làm điều mình biết là phải làm. Kinh nghiệm dậy các em như thế; cũng như kinh nghiệm dậy cho tôi rằng niềm tin Kitô giáo khởi sự với tội nhân: các em và tôi. Người ta bảo rằng tội nguyên tổ chính là một học thuyết mà chẳng ai cần tin. Điều cần duy nhất là phải tỏ ra ‘lạnh lùng’ trước một vài hành vi mình đã làm trong quá khứ.
Niềm Tin Kitô Giáo là một Niềm Tin Công Cảm
Không biết đất nước này sẽ ra sao nếu nó không được các Kitô hữu kiến tạo nên? Bởi vì người Kitô hữu, qua kinh nghiệm, kinh nghiệm bản thân, đã thấu hiểu rằng không nên để cho một người nào được quá nhiều quyền lực. Mọi quyền lực đều phải bị giới hạn bởi kiểm soát và quân bình. Tại sao? Bởi vì con người dễ sa ngã. Hiến Pháp của ta được viết ra không dành riêng cho các thánh nhân. Nó được viết ra cho chính chúng ta, như qua chính kinh nghiệm cay đắng đau thương mà ta mới biết chính mình. Thật là vô ích nếu xây dựng nền Cộng Hòa dành riêng cho các thánh nhân. Sẽ không đủ thánh nhân để lấp đầy một nền Cộng Hòa đâu! Nhưng dù có ít thánh nhân chăng nữa, sống với các ngài không phải dễ dàng gì!
Các em có nghĩ kinh nghiệm cho thấy Kitô Giáo đã đúng khi nói về sự kiện của cuộc sống con người, là cho dù cố gắng sống tốt đẹp đến mấy chăng nữa, con người đôi khi vẫn sa ngã? Niềm tin Kitô Giáo nói rõ và thẳng thắn về mọi việc. Không hề nghĩ rằng ta khá hơn chính bản chất chân thực của mình.
Một nhà tư tưởng Tin Lành đã nói thế này: “Khả năng con người hướng về công bằng khiến cho một nền dân chủ có thể có được, nhưng xu hướng con người về bất công đã khiến cho nền dân chủ trở thành cần thiết.”
Một sự thực khác nữa vốn là nền tảng đời sống Kitô và Do Thái Giáo, đó là: Thiên Chúa tạo dựng tất cả chúng ta, từng người một, để chịu đau khổ. Ngay cả người công chính như Gióp cũng chịu đau khổ. Quả vậy, Chúa Giêsu nhìn thẳng vào mắt ta, và nói thẳng với ta điều cần phải trông chờ nơi Ngài: “Chúa yêu ai thì Ngài làm cho họ đau khổ.” Cứ nhìn vào Con Thiên Chúa thì sẽ thấy, Ngài là Đầy Tớ Đau Khổ, Ngài là Đấng có khả năng tuyệt hảo nhất cho ta thấy được đời sống thâm cung của Thiên Chúa nó như thế nào.
Tại sao Chúa làm như thế? Tại sao Người lại để cho kẻ lành phải chịu đau khổ? Trong họ hàng tôi, có một người thân, rất hiền lành dễ thương, lại mắc bệnh ung thư, người gầy yếu như bộ xương cách trí, sống lây lất, chết dần chết mòn, trông rất thê thảm và cám cảnh. Ai trong số các em đây chưa có kinh nghiệm về những nỗi đau như thế xẩy ra nơi gia đình mình?
Bà nhà tôi đã chết trong tình trạng ấy, thời gian bệnh kéo dài hơn bốn năm trời. Thật là khó chịu đựng cảnh bà kết thúc cuộc đời như thế: bao nhiêu mơ ước chưa thành, những bức hoạ và điêu khắc còn dở dang. Mọi nỗi hy vọng tan dần như mây khói. Nhưng bà không hề than thở, oán trách, dù chỉ một lần. Dẫu sao chăng nữa, sống bên cạnh bà trong tình trạng ấy thật là vô cùng khó khăn.
Thiên Chúa của ta, Thiên Chúa của Kitô và Do Thái Giáo, không phải là một Thiên Chúa “hiền khô.” Người đối xử với ta như những người trưởng thành. Người mong đợi ta sống can trường, đồng thời biết mở rộng tâm hồn để yêu thương tha nhân ngay giữa những đau khổ hàng ngày. Chính Người đã nêu gương. Người yêu cầu ta vác thập giá mình, và chết với Người. Người không nói loanh quanh. Người nói thẳng với ta điều Người mong chờ.
Đó là một trong những điều tôi thực sự yêu quý nơi niềm tin Công Giáo. Nó nói thẳng. Không bọc đường. Nó cho ta thấy Chúa Kitô trên thập giá, ngay trước mắt ta, ngay trên bờ tường, ở nơi cao nhất ta có thể nhìn thấy. Như ngầm bảo ta rằng: “Đời sống Kitô hữu là như thế đó!”
Tại sao đức tin lại nói với ta như thế? Bởi vì đó là sự thực. Ta được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa, và khi sai Con của Người cho ta thấy trái banh lửa bên trong Người nó như thế nào, tức là kho tàng tình yêu chất chứa nơi Người, Người đã cho ta thấy Con của minh đang bị đánh bầm dập và bị lăng nhục trên đường khổ giá, để rồi chết đau thương vì tình yêu Người dành cho ta.
Chúa Giêsu cho ta thấy một người Kitô hữu phải yêu như thế nào, phải chết ra sao. “Không phải ý con, mà là ý Cha.” Người Kitô hữu chết đang khi mang nặng tình yêu và lòng tha thứ. Tình yêu như thế thật là lạ lùng, không giống ai, một thứ tình yêu vượt trên mọi kiểu yêu thương loài người. Đó là kiểu yêu thương của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu còn dậy ta yêu thương kẻ thù. Chẳng ai yêu kẻ thù mình bao giờ. Nhưng Chúa có lý để nhấn mạnh đến tình yêu. Ngài tạo dựng mọi người theo hình ảnh Ngài. Ngay cả những ai chọn sự ác, những ai lừa dối ta, hãm hại ta. Ngay cả những kẻ phỉ nhổ vào mặt Ngài. Thiên Chúa yêu thương mọi tạo vật Người tạo dựng, ngay cả khi họ giơ cao tay đả phá Người. Người tôn trọng tự do của họ. Họ hoàn toàn tự do từ chối tình bằng hữu với Người. Có điều là khi tự cô lập mình như thế, thì hoả ngục đã mở ra. Họ vẫn hoàn toàn tự do.
Tôi có gặp một số người, họ luôn luôn ghét bất cứ điều gì tôi nỗ lực tìm kiếm và chiến đấu để dành lấy. Có vẻ họ chẳng ưa tôi. Có người còn khinh tôi ra mặt nữa. Bởi vì Chúa phán như thế, nên tôi tin rằng mỗi người trong họ đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và Thiên Chúa thấy điều gì đó nơi họ mà Người yêu thương. Do đó, tôi nghiên cứu kỹ những lời họ phê phán tôi. Đôi khi những điều họ nói thực sự giúp tôi, và khiến tôi thay đổi. Đôi khi tôi chẳng thấy được điều chi đáng yêu nơi họ. Thế là tôi vận dụng đến niềm tin. Đôi khi tôi vẫn không thấy được điều Chúa yêu thương nơi những người tôi gặp gỡ. Nhưng tôi nghĩ Chúa đâu có bảo tôi phải ưa thích họ. Người chỉ bảo tôi phải “yêu” họ bằng tình yêu của Người và nhìn phẩm giá họ với đôi mắt của Người. Thế là tôi để đó cho Chúa. “Lậy Chúa, con chẳng nhìn thấy hình ảnh Chúa nơi người ấy, vậy xin Chúa cứ yêu hộ dùm con đi!” Tôi nghĩ đó gọi là nhân đức “thiên phú” bởi vì nó không hề đến từ sức lực của ta.
Tại Sao Thiên Chúa Cho Phép Có Đau Khổ?
Nhưng tại sao thế giới lại được tạo dựng như thế này, chứ không theo một cách thức tốt đẹp khác, không có kẻ ác, không có sự dữ hoành hành? Không có muôn vàn khổ đau đến thế? Không có tiếng trẻ thơ thổn thức suốt đêm trường? Đó là những câu hỏi mà Ivan Karamazov đã đặt ra.
Tôi thấy điều đó nhan nhản trong văn chương và trong toàn bộ lịch sử: các nhân vật anh hùng, nam cũng như nữ, đều chịu nhiều đau khổ. Để minh chứng cho chiều cao và chiều sâu của nhân cách mình, họ đã phải chọn cái chết.
Đời sống chúng ta giống như một nhánh cây rơi vào lò lửa. Đôi khi cục than hồng phải tắt ngấm đi, phát ra một tia sáng cuối cùng, trước khi tàn lụi. Cũng thế, để cho thấy một nét đẹp rạng ngời, để minh chứng cho một tình yêu nồng cháy, để có được một thiện hảo thuần khiết như vàng được thanh luyện trong lửa, người anh hùng, bậc thánh nhân, hoặc một người yêu, không thể làm gì khác ngoài chấp nhận đau khổ và cái chết.
Hẳn đó chính là quy luật mà chính Thiên Chúa đã tuân thủ, đã áp dụng cho chính Con của Người, và đó cũng là cách minh chứng cho mọi tình yêu cao vời. Đó là con đường duy nhất mà Tạo Hoá dùng để giáo huấn ta rằng: cái bí quyết của mọi tạo vật, cái cách thức mà tạo vật “tuyên dương vinh quang Chúa,” chính là qua tình yêu đau khổ, qua cái chết. Sự tuyệt mỹ sẽ lên ngôi qua cái chết.
Theo niềm tin Công Giáo, được bảo toàn chặt chẽ, được lưu truyền qua hàng ngàn năm nay, và được giảng dậy cho nhiều người thông qua cuộc sống của những ai có tình yêu chân thực, thì cái bí quyết sâu xa nhất của đời sống chính là đi loan báo khắp nơi cái tin vui bất tận rằng Thiên Chúa chính là Tình Yêu, rằng tất cả mọi sự đều bắt đầu bằng tình yêu và cũng sẽ kết thúc trong tình yêu. Mọi sự đều từ Thiên Chúa mà ra. Mọi sự đều kết thúc trong Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa lại chính là tình yêu đau khổ.
Gia sản của những người theo Chúa sẽ là bị bỏ rơi, thấy trống rỗng mênh mang, và chết đớn đau tủi nhục. Thế nhưng, do tình yêu của Thiên Chúa, chính sự cô đơn trống vắng và cả cái chết cũng sẽ được biến đổi thành điều tuyệt mỹ khôn tả.
Các em học sinh tốt nghiệp thân mến:
Nếu các em có nghĩ đến việc loại bỏ niềm tin như vừa nói thì đó cũng là điều thường tình. Bởi vì tin thì phải tự do. Phải được thử lửa. Không ai, kể cả các em, được miễn khỏi phải chịu thử thách.
Nhưng phải suy nghĩ kỹ trước khi đi tới việc loại bỏ niềm tin của chúng ta, hay từ chối sự thực vốn là một người thầy tuyệt hảo. Thật đáng công lắm, các em ạ! Niềm tin sẽ giúp các em vượt qua mọi trở ngại, mọi bóng tối, mọi khổ đau. So với niềm tin, tất cả mọi sự đều trở thành rẻ mạt!
Vì thế, mặc cho ai đó trong gia đình các em có làm gì chăng nữa, mặc cho bao nhiêu người xung quanh các em có quay lưng lại với Thiên Chúa chăng nữa, các em chớ có bao giờ cắt đứt dòng nối tiếp những đầy tớ đau khổ trung kiên trong lịch sử gia đình các em. Các em sẽ phải đau khổ vì niềm tin này. Nhưng các em nhớ giữ trọn vẹn nhựa sống—hương vị thơm ngon của tình yêu—đang chảy đầy trong các em, để nó tuôn trào qua thế hệ kế tiếp, rồi kế tiếp nữa. Trên vai các em đang gánh lấy niềm tin của biết bao nhiêu người đến sau.
Xin Thiên Chúa ban phép lành dồi dào trên các em! Hết mọi ngày trong đời sống!
Các em thật rất may mắn được tốt nghiệp từ ngôi trường này.
(Xem: On Being and Staying Catholic in the Modern World trong www.crisismagazine.com, ngày 3 tháng 7 năm 2014).
Nguyễn Kim Ngân
July 4th, 2014
Khủng bố Hồi Giáo đặt bom nổ tung hàng loạt nhà thờ Kitô Giáo và Hồi Giáo Shiite tại miền bắc Iraq
Nguyễn Việt Nam
09:15 06/07/2014
Quân khủng bố Hồi Giáo trong cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo tại Iraq và Syria (ISIS) (là những người theo Hồi Giáo Sunni) đã chiếm được Mosul một tháng trước đây, đêm thứ Hai 9 tháng 6 rạng ngày thứ ba, các chiến binh Hồi Giáo cực đoan lần lượt chiếm được sân bay Mosul, đài truyền hình và văn phòng thống đốc, phá các nhà tù và giải thoát hơn 1,000 tù nhân.
Cảnh sát và binh lính bỏ chạy chứ không chống cự. Các chiến binh Hồi Giáo tiếp thu thành phố dễ dàng như vào chốn không người.
Đức Tổng Giám Mục Emil Shimoun Nona của Công Giáo nghi lễ Chanđê nói với thông tấn xã Công Giáo Fides là hầu hết những người Công Giáo trong vùng đã chạy thoát khỏi khu vực này. Tuy nhiên, hôm thứ Ba 1 tháng 7, hai nữ tu và một giáo dân đã bị quân khủng bố ISIS bắt.
Quân khủng bố ISIS đã đốt phá nhiều nhà thờ Công Giáo. Tuy nhiên, trong những ngày qua khi quân chính phủ tái chiếm được một vài thị trấn gần Tirik, là quê hương của Saddam Hussein, ISIS đã cho nổ tung nhiều đền thờ Hồi Giáo Shiite.
Muhammad đã sáng lập ra đạo Hồi vào năm 620 sau Chúa Giáng Sinh. Khi ông qua đời vào năm 632, vấn đề ai là người kế vị Muhammad trong vai trò “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” – mà từ chuyên môn của Hồi Giáo gọi là Caliph, phát âm là /keɪlɪf/ đã gây ra chia rẽ trong người Hồi Giáo. Những người Hồi Giáo Shiite, phát âm là /ʃiːaɪt/, cho rằng chỉ những người là hậu duệ trực tiếp với Muhammad như Ali bin Abu Talib, là con rể và cũng là người con cô cậu với Muhammad, mới xứng đáng kế vị Muhammad.
Trong khi đó, những người Hồi Giáo Sunni chủ trương rằng chức vụ “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” có thể được bầu lên, không cần phải có huyết thống với Muhammad.
Vì thế, Abu Bakr, cha vợ của Muhammad là “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” đầu tiên kế vị Muhammad, và sau đó là Umar ibn al-Khattab, “một người dưng nước lạnh” hoàn toàn không có chút huyết thống nào với Muhammad là người Caliph thứ hai.
Ali bin Abu Talib cuối cùng cũng được làm “Đấng Thống Lĩnh Các Tín Đồ” thứ Tư, nhưng ít lâu sau ông bị ám sát chết. Con trai ông là al-Hussein cũng bị tàn sát cùng với các thủ hạ tại Karbala, một thành phố lớn của Iraq.
Tuy cùng tuân giữ 5 cột trụ của Hồi Giáo là: Tin vào một Thiên Chúa duy nhất, cầu nguyện hằng ngày, chay tịnh, làm phúc bố thí, và hajj – tức là hành hương đến thánh địa Mecca, hai hệ phái Sunni và Shiite tàn sát lẫn nhau.
Trong vùng Trung Đông, Iran được kể là quốc gia may mắn. Đất nước này có 95% dân theo Hồi Giáo Shiite. Tranh chấp giữa hai hệ phái chưa có cơ hội dẫn đến bạo lực. Nhưng tại nước láng giềng Iraq nơi 65% theo Hồi Giáo Shiite và hơn 30% theo Hồi Giáo Sunni, bạo lực giữa hai bên đã dẫn đến hàng loạt các cuộc ám sát và bạo loạn trong lịch sử.
Syria là một quốc gia đa số người Sunni, nhưng chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad là một đồng minh thân cận của người Shiite chiếm ưu thế ở Iran. Bashar al-Assad là người Hồi Giáo Alawite (nghĩa là những người theo Ali bin Abu Talib), thường được xem là một nhánh của Hồi Giáo Shiite.
Người Hồi Giáo Sunni chiếm khoảng 85 phần trăm người Hồi giáo trên thế giới (bao gồm cả đại đa số người Hồi giáo ở Mỹ).
Đức Thánh Cha viếng thăm Tổng Giáo phận Campobasso
Lm. Trần Đức Anh OP
09:15 06/07/2014
VATICAN. Sáng thứ bẩy 5-7-2014, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm mục vụ tại tổng giáo phận Campobasso và ngài dành buồi chiều để thăm giáo phận Isernia thuộc miền Molise, nam Italia.
Tổng Giáo phận Campobasso cách Roma 185 cây số về hướng đông nam và có 124 ngàn tín hữu.
ĐTC đã đáp trực thăng đến Campobasso lúc qua 9 giờ sáng và gặp gỡ giới lao động và công nghệ tại Đại thính đường đại học Molise.
Sau lời chào thăm của giáo sư viện trưởng đại học, một bà mẹ trẻ công nhân của hãng xe Fiat, và một thanh niên nông dân 28 tuổi đã trình bày lên ĐTC tình trạng của giới công nhân và nạn thất nghiệp của người trẻ, ngài đã ngỏ lời với mọi người trong bài huấn dụ và đặc biệt nói đến vấn đề nghỉ việc Chúa Nhật, một vấn đề liên hệ tới tất cả mọi người, chứ không phải chỉ liên quan đến các tín hữu. ĐTC nói:
”Chúa Nhật nghỉ việc - trừ những dịch vụ cần thiết - nhắm khẳng định rằng ưu tiên không ở nơi kinh tế, nhưng nơi con người, nơi sự nhưng không, nơi những quan hệ không phải thương mại, nhưng là gia đình, thân hữu, và đối với các tín hữu, nơi quan hệ với Thiên Chúa và cộng đoàn. Có lẽ đã đến lúc chúng ta tự hỏi làm việc ngày Chúa Nhật có phải là thực sự hay không?”
Đề cập đến nạn thất nghiệp đang đè nặng trên miền Molise, ĐTC ghi nhận nỗ lực của miền này đang tìm cách vượt thắng thảm trạng thiếu công ăn việc làm, liên kết tất cả những lực lượng trong tinh thần xây dựng. Ngài nói: ”Bao nhiêu việc làm có thể được phục hồi qua một chiến lược có phối hợp với chính quyền quốc gia, một ”hiệp ước về lao động” biết đón nhận những cơ may do các quy luật quốc gia và Âu Châu mang lại. Tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp bước trên con đường đó, có thể mang lại những thành quả tốt cho cả miền khác nữa”.
Thánh lễ
Giã từ đại học Campobasso, ĐTC đã tới tại sân thể thao Romagnoli của thành phố để cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng, trước sự tham dự của gần 80 ngàn tín hữu. Các GM miền Molise và khoảng 40 linh mục đồng tế tại lễ đài thật đơn sơ với mái che bằng các lá cây.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đề cao chứng tá bác ái như con đường trổi vượt để loan báo Tin Mừng: ”Giáo Hội luôn đi hàng đầu, là một sự hiện diện từ mẫu và huynh đệ, chia sẻ những khó khăn và sự dòn mỏng yếu đuối của con người”.
ĐTC ca ngợi những nỗ lực của cộng đồng giáo phận Campobasso đang quảng đại thực hiện, với sự nâng đỡ của vị GM mục tử nhiệt thành. Ngài nói: ”Tôi khích lệ tất cả anh chị em, LM, tu sĩ nam nữ, tín hữu giáo dân, hãy kiên trì trên con đường này, phụng sự Thiên Chúa và anh chị em mình, phổ biến khắp nơi nền văn hóa liên đới. Sự dấn thân này rất cần thiết đứng trước những tình cảnh bấp bênh về vật chất và tinh thần, nhất là đứng trước nạn thất nghiệp, một tai ương đang đòi cố gắng và can đảm của tất cả mọi người. Nạn thất nghiệp đặc biệt đòi hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, của giới chủ xí nghiệp và tài chánh. Cần đặt phẩm giá con người ở trung tâm mọi viễn tượng và hoạt động. Các lợi ích và quan tâm khác, dù là hợp pháp, đều là điều thứ yếu”.
ĐTC cũng nói đến tự do mà Chúa ban cho con người: trước tiên là tự do khỏi tội lỗi, khỏi tính ích kỷ dưới mọi hình thức.. Chúng ta cảm nghiệm tự do này trong cộng đoàn Kitô khi chúng ta đặt mình phục vụ nhau. Khi ấy Chúa giải thoát chúng ta khỏi những tham vọng và cạnh tranh, làm thương tổn tình đoàn kết và hiệp thông. Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự nghi kỵ, buồn sầu, sợ hãi và trống rỗng nội tâm, cô lập, tiếc nuối và than vãn...”
Các hoạt động kế tiếp
Sau Thánh lễ, ĐTC đã viếng thăm và cầu nguyện tại Nhà thờ chính tòa Campobasso. Ngài chào thăm đại diện các bệnh nhân tại nhà thờ, trước khi đến dùng bữa trưa với 50 người nghèo tại trung tâm Caritas địa phương, gọi là ”Nhà các thiên thần”, được biến cải từ một trường học cũ.
Rất đông tín hữu và dân chúng đứng hai bên những con đường ở trung tâm thành phố nơi ĐTC đi qua trên chiếc xe díp màu trắng mui trần. Họ reo hò vui mừng, vẫy cờ màu vàng trắng.
Sau bữa trưa, ĐTC trở lại sân trực thăng ở đại học Molise để bay về Đền thánh Castelpetroso, nơi có tôn kính tượng ảnh Đức Mẹ Sầu Bi.
Tại đây vào lúc 3 giờ 15, ngài để gặp gỡ giới trẻ miền Abruzzo và Molise.
Chặng chót trong cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra vào lúc 4 giờ rưỡi chiều tại nhà tù ở thành phố Isernia. Sau đó, ngài đến nhà thờ chính tòa để gặp các bệnh nhân vào lúc 5 giờ 45, trước khi gặp gỡ các tín hữu và dân chúng tại Quảng trường bên ngoài, để công bố năm thánh kỷ niệm 800 năm sinh nhật của thánh Phêrô Celestino Giáo Hoàng (1215-2015).
Theo chương trình, ĐTC đáp trực thăng từ sân của doanh trại lính cứu hỏa ở địa phương vào lúc 7 giờ rưỡi để bay về Vatican cách đó 150 cây số vào lúc 8 giờ 15 phút tối (SD 5-7-2014)
Tổng Giáo phận Campobasso cách Roma 185 cây số về hướng đông nam và có 124 ngàn tín hữu.
ĐTC đã đáp trực thăng đến Campobasso lúc qua 9 giờ sáng và gặp gỡ giới lao động và công nghệ tại Đại thính đường đại học Molise.
Sau lời chào thăm của giáo sư viện trưởng đại học, một bà mẹ trẻ công nhân của hãng xe Fiat, và một thanh niên nông dân 28 tuổi đã trình bày lên ĐTC tình trạng của giới công nhân và nạn thất nghiệp của người trẻ, ngài đã ngỏ lời với mọi người trong bài huấn dụ và đặc biệt nói đến vấn đề nghỉ việc Chúa Nhật, một vấn đề liên hệ tới tất cả mọi người, chứ không phải chỉ liên quan đến các tín hữu. ĐTC nói:
”Chúa Nhật nghỉ việc - trừ những dịch vụ cần thiết - nhắm khẳng định rằng ưu tiên không ở nơi kinh tế, nhưng nơi con người, nơi sự nhưng không, nơi những quan hệ không phải thương mại, nhưng là gia đình, thân hữu, và đối với các tín hữu, nơi quan hệ với Thiên Chúa và cộng đoàn. Có lẽ đã đến lúc chúng ta tự hỏi làm việc ngày Chúa Nhật có phải là thực sự hay không?”
Đề cập đến nạn thất nghiệp đang đè nặng trên miền Molise, ĐTC ghi nhận nỗ lực của miền này đang tìm cách vượt thắng thảm trạng thiếu công ăn việc làm, liên kết tất cả những lực lượng trong tinh thần xây dựng. Ngài nói: ”Bao nhiêu việc làm có thể được phục hồi qua một chiến lược có phối hợp với chính quyền quốc gia, một ”hiệp ước về lao động” biết đón nhận những cơ may do các quy luật quốc gia và Âu Châu mang lại. Tôi khuyến khích anh chị em hãy tiếp bước trên con đường đó, có thể mang lại những thành quả tốt cho cả miền khác nữa”.
Thánh lễ
Giã từ đại học Campobasso, ĐTC đã tới tại sân thể thao Romagnoli của thành phố để cử hành thánh lễ lúc gần 10 giờ sáng, trước sự tham dự của gần 80 ngàn tín hữu. Các GM miền Molise và khoảng 40 linh mục đồng tế tại lễ đài thật đơn sơ với mái che bằng các lá cây.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đề cao chứng tá bác ái như con đường trổi vượt để loan báo Tin Mừng: ”Giáo Hội luôn đi hàng đầu, là một sự hiện diện từ mẫu và huynh đệ, chia sẻ những khó khăn và sự dòn mỏng yếu đuối của con người”.
ĐTC ca ngợi những nỗ lực của cộng đồng giáo phận Campobasso đang quảng đại thực hiện, với sự nâng đỡ của vị GM mục tử nhiệt thành. Ngài nói: ”Tôi khích lệ tất cả anh chị em, LM, tu sĩ nam nữ, tín hữu giáo dân, hãy kiên trì trên con đường này, phụng sự Thiên Chúa và anh chị em mình, phổ biến khắp nơi nền văn hóa liên đới. Sự dấn thân này rất cần thiết đứng trước những tình cảnh bấp bênh về vật chất và tinh thần, nhất là đứng trước nạn thất nghiệp, một tai ương đang đòi cố gắng và can đảm của tất cả mọi người. Nạn thất nghiệp đặc biệt đòi hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, của giới chủ xí nghiệp và tài chánh. Cần đặt phẩm giá con người ở trung tâm mọi viễn tượng và hoạt động. Các lợi ích và quan tâm khác, dù là hợp pháp, đều là điều thứ yếu”.
ĐTC cũng nói đến tự do mà Chúa ban cho con người: trước tiên là tự do khỏi tội lỗi, khỏi tính ích kỷ dưới mọi hình thức.. Chúng ta cảm nghiệm tự do này trong cộng đoàn Kitô khi chúng ta đặt mình phục vụ nhau. Khi ấy Chúa giải thoát chúng ta khỏi những tham vọng và cạnh tranh, làm thương tổn tình đoàn kết và hiệp thông. Chúa giải thoát chúng ta khỏi sự nghi kỵ, buồn sầu, sợ hãi và trống rỗng nội tâm, cô lập, tiếc nuối và than vãn...”
Các hoạt động kế tiếp
Sau Thánh lễ, ĐTC đã viếng thăm và cầu nguyện tại Nhà thờ chính tòa Campobasso. Ngài chào thăm đại diện các bệnh nhân tại nhà thờ, trước khi đến dùng bữa trưa với 50 người nghèo tại trung tâm Caritas địa phương, gọi là ”Nhà các thiên thần”, được biến cải từ một trường học cũ.
Rất đông tín hữu và dân chúng đứng hai bên những con đường ở trung tâm thành phố nơi ĐTC đi qua trên chiếc xe díp màu trắng mui trần. Họ reo hò vui mừng, vẫy cờ màu vàng trắng.
Sau bữa trưa, ĐTC trở lại sân trực thăng ở đại học Molise để bay về Đền thánh Castelpetroso, nơi có tôn kính tượng ảnh Đức Mẹ Sầu Bi.
Tại đây vào lúc 3 giờ 15, ngài để gặp gỡ giới trẻ miền Abruzzo và Molise.
Chặng chót trong cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra vào lúc 4 giờ rưỡi chiều tại nhà tù ở thành phố Isernia. Sau đó, ngài đến nhà thờ chính tòa để gặp các bệnh nhân vào lúc 5 giờ 45, trước khi gặp gỡ các tín hữu và dân chúng tại Quảng trường bên ngoài, để công bố năm thánh kỷ niệm 800 năm sinh nhật của thánh Phêrô Celestino Giáo Hoàng (1215-2015).
Theo chương trình, ĐTC đáp trực thăng từ sân của doanh trại lính cứu hỏa ở địa phương vào lúc 7 giờ rưỡi để bay về Vatican cách đó 150 cây số vào lúc 8 giờ 15 phút tối (SD 5-7-2014)
Angelus với ĐTC: Chia sẻ gánh nặng cho nhau
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
09:16 06/07/2014
Kính thưa quý vị thính giả,
Trong hai tháng hè 7 và 8 này, nhiều hoạt động của Đức Thánh Cha đã bị hủy bỏ, nhưng ngài vẫn muốn giữ lại giờ đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào trưa Chúa Nhật hàng tuần. Chia sẻ với các tín hữu hôm Chúa Nhật 6.7 vừa qua, Ngài đã lấy cảm hứng từ bài Tin Mừng, trong đó có lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hỡi tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”. Đức Thánh Cha nói rằng, lời mời gọi này của Đức Giêsu dành cho hết thảy mọi người, xưa cũng như nay, giàu cũng như nghèo, nhưng đặc biệt, Đức Giêsu dành cho những ai đang chịu đau khổ nhất.
Ngài cũng chia sẻ thêm rằng khi mang lấy ách của Chúa theo lời mời gọi của Ngài, chúng ta cũng phải trở nên những con người biết chia sẻ gánh nặng với anh chị em mình, trở thành người mang đến cho họ niềm an ủi.
Ngài nói:
“Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay, chúng ta nghe thấy lời mời gọi của Đức Giêsu. Ngài nói: "Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28). Khi Đức Giêsu nói điều này, đang hiện diện trước mắt Ngài là những con người mà Ngài gặp gỡ hàng ngày trên đường đi lên Galilea: rất nhiều người đơn sơ, người nghèo, bệnh nhân, tội nhân, người bị gạt ra bên ngoài xã hội... Những con người này thường đi theo Ngài để nghe lời Ngài - lời trao ban hy vọng! Những lời của Đức Giêsu luôn trao ban niềm hy vọng! Họ cũng muốn chỉ cần chạm vào vạt áo của Ngài. Chính Đức Giêsu cũng đã đi tìm những đám đông mệt mỏi và bất lực như đàn chiên không có người chăm sóc này (x. Mt 9,35-36) và Ngài tìm họ để rao giảng cho họ biết về Nước Chúa và để chữa lành nhiều người trong số họ về thể xác cũng như tinh thần. Bây giờ, Ngài mời gọi hết thảy họ hãy đến với mình: "Hãy đến với tôi" và Ngài hứa ban cho họ nghỉ ngơi và bồi dưỡng.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Lời mời gọi này của Đức Giêsu nới rộng cho đến chúng ta ngày nay, vươn đến nhiều anh chị em đang bị đè nặng bởi những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, bởi những tình huống sinh tồn vất vả và nhiều khi chẳng có giá trị gì để nhắc tới. Trong những quốc gia nghèn nàn hơn, mà thậm chí nơi những vùng ngoại ô của những nước giàu, ta vẫn có thể tìm thấy nhiều người mệt mỏi và bất lực dưới sức nặng không thể chịu nỗi của việc bị bỏ rơi và sự hờ hững. Sự hờ hững: hờ hững của con người đối với những người thiếu thốn thật tệ hại biết bao! Tệ hại hơn, sự hờ hững của các Kitô hữu! Những người ở bên lề xã hội là những người nam nữ bị cái nghèo hành hạ, nhưng cũng có khi bị chính sự bất mãn của cuộc sống và sự hụt hẫng. Nhiều người bị buộc phải tỵ nạn khỏi quê cha đất tổ của mình, đánh liều chính cuộc sống của mình. Nhiều người hơn nữa mỗi ngày phải mang gánh nặng của một hệ thống kinh tế bóc lột con người, đè nặng trên họ cái "ách" không thể vác nỗi mà số ít những người có đặc lợi không muốn mang. Đức Giêsu nói với từng người con của Cha trên trời rằng: "Hãy đến với Ta, hỡi tất cả". Nhưng Ngài cũng nói điều này với những ai sở hữu nhiều thứ mà trong con tim của họ trống trơn, không có Thiên Chúa. Đức Giêsu cũng gửi gắm đến những người này: "Hãy đến với ta". Lời mời gọi của Đức Giêsu dành cho tất cả. Nhưng cách đặc biệt, Ngài dành cho những ai đang đau khổ nhất.”
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Đức Giêsu hứa cho tất cả mọi người được nghỉ ngơi nhưng Ngài cũng trao ban cho chúng ta một lời mời gọi nữa, lời mời gọi nhưng cũng giống như một mệnh lệnh: "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng" (Mt 11,29). "Ách" của Chúa bao gồm cả việc giúp chia sẻ gánh nặng với người khác bằng tình yêu huynh đệ. Cứ mỗi khi nhận được sự nghỉ ngơi và êm ái nơi Đức Kitô, chúng ta cũng được mời gọi để trở nên sự nghỉ ngơi và êm ái cho anh chị em mình, với thái độ hiền lành và khiêm nhường, noi gương Thầy Chí Thánh. Sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng giúp chúng ta không chỉ chia sẻ gánh nặng của người khác nhưng còn không đè nặng lên họ quan điểm cá nhân, phán đoán, phê bình và sự hờ hững của chúng ta nữa.”
Cuối cùng, Ngài mời gọi người hãy hướng lòng về Mẹ Maria:
“Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Rất Thánh, đón nhận dưới tà áo mẹ tất cả những ai mệt mỏi và bất lực để nhờ đức tin tỏa sáng, được chứng thực trong cuộc sống, chúng ta có thể trở thành nơi nghỉ ngơi cho những ai đang cần giúp đỡ, cần sự hiền lành và niềm hy vọng.”
Trong hai tháng hè 7 và 8 này, nhiều hoạt động của Đức Thánh Cha đã bị hủy bỏ, nhưng ngài vẫn muốn giữ lại giờ đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương tại Quảng Trường Thánh Phêrô vào trưa Chúa Nhật hàng tuần. Chia sẻ với các tín hữu hôm Chúa Nhật 6.7 vừa qua, Ngài đã lấy cảm hứng từ bài Tin Mừng, trong đó có lời mời gọi của Đức Giêsu: “Hỡi tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến với Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”. Đức Thánh Cha nói rằng, lời mời gọi này của Đức Giêsu dành cho hết thảy mọi người, xưa cũng như nay, giàu cũng như nghèo, nhưng đặc biệt, Đức Giêsu dành cho những ai đang chịu đau khổ nhất.
Ngài cũng chia sẻ thêm rằng khi mang lấy ách của Chúa theo lời mời gọi của Ngài, chúng ta cũng phải trở nên những con người biết chia sẻ gánh nặng với anh chị em mình, trở thành người mang đến cho họ niềm an ủi.
Ngài nói:
“Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật hôm nay, chúng ta nghe thấy lời mời gọi của Đức Giêsu. Ngài nói: "Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả mang gánh nặng nề, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng" (Mt 11,28). Khi Đức Giêsu nói điều này, đang hiện diện trước mắt Ngài là những con người mà Ngài gặp gỡ hàng ngày trên đường đi lên Galilea: rất nhiều người đơn sơ, người nghèo, bệnh nhân, tội nhân, người bị gạt ra bên ngoài xã hội... Những con người này thường đi theo Ngài để nghe lời Ngài - lời trao ban hy vọng! Những lời của Đức Giêsu luôn trao ban niềm hy vọng! Họ cũng muốn chỉ cần chạm vào vạt áo của Ngài. Chính Đức Giêsu cũng đã đi tìm những đám đông mệt mỏi và bất lực như đàn chiên không có người chăm sóc này (x. Mt 9,35-36) và Ngài tìm họ để rao giảng cho họ biết về Nước Chúa và để chữa lành nhiều người trong số họ về thể xác cũng như tinh thần. Bây giờ, Ngài mời gọi hết thảy họ hãy đến với mình: "Hãy đến với tôi" và Ngài hứa ban cho họ nghỉ ngơi và bồi dưỡng.”
Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Lời mời gọi này của Đức Giêsu nới rộng cho đến chúng ta ngày nay, vươn đến nhiều anh chị em đang bị đè nặng bởi những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, bởi những tình huống sinh tồn vất vả và nhiều khi chẳng có giá trị gì để nhắc tới. Trong những quốc gia nghèn nàn hơn, mà thậm chí nơi những vùng ngoại ô của những nước giàu, ta vẫn có thể tìm thấy nhiều người mệt mỏi và bất lực dưới sức nặng không thể chịu nỗi của việc bị bỏ rơi và sự hờ hững. Sự hờ hững: hờ hững của con người đối với những người thiếu thốn thật tệ hại biết bao! Tệ hại hơn, sự hờ hững của các Kitô hữu! Những người ở bên lề xã hội là những người nam nữ bị cái nghèo hành hạ, nhưng cũng có khi bị chính sự bất mãn của cuộc sống và sự hụt hẫng. Nhiều người bị buộc phải tỵ nạn khỏi quê cha đất tổ của mình, đánh liều chính cuộc sống của mình. Nhiều người hơn nữa mỗi ngày phải mang gánh nặng của một hệ thống kinh tế bóc lột con người, đè nặng trên họ cái "ách" không thể vác nỗi mà số ít những người có đặc lợi không muốn mang. Đức Giêsu nói với từng người con của Cha trên trời rằng: "Hãy đến với Ta, hỡi tất cả". Nhưng Ngài cũng nói điều này với những ai sở hữu nhiều thứ mà trong con tim của họ trống trơn, không có Thiên Chúa. Đức Giêsu cũng gửi gắm đến những người này: "Hãy đến với ta". Lời mời gọi của Đức Giêsu dành cho tất cả. Nhưng cách đặc biệt, Ngài dành cho những ai đang đau khổ nhất.”
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Đức Giêsu hứa cho tất cả mọi người được nghỉ ngơi nhưng Ngài cũng trao ban cho chúng ta một lời mời gọi nữa, lời mời gọi nhưng cũng giống như một mệnh lệnh: "Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng" (Mt 11,29). "Ách" của Chúa bao gồm cả việc giúp chia sẻ gánh nặng với người khác bằng tình yêu huynh đệ. Cứ mỗi khi nhận được sự nghỉ ngơi và êm ái nơi Đức Kitô, chúng ta cũng được mời gọi để trở nên sự nghỉ ngơi và êm ái cho anh chị em mình, với thái độ hiền lành và khiêm nhường, noi gương Thầy Chí Thánh. Sự hiền lành và khiêm nhường trong lòng giúp chúng ta không chỉ chia sẻ gánh nặng của người khác nhưng còn không đè nặng lên họ quan điểm cá nhân, phán đoán, phê bình và sự hờ hững của chúng ta nữa.”
Cuối cùng, Ngài mời gọi người hãy hướng lòng về Mẹ Maria:
“Chúng ta hãy cầu xin Mẹ Rất Thánh, đón nhận dưới tà áo mẹ tất cả những ai mệt mỏi và bất lực để nhờ đức tin tỏa sáng, được chứng thực trong cuộc sống, chúng ta có thể trở thành nơi nghỉ ngơi cho những ai đang cần giúp đỡ, cần sự hiền lành và niềm hy vọng.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Bà Mẹ Công giáo hạt Hàm Tân
BTT Hàm Tân
09:08 06/07/2014
PHAN THIẾT - Hằng năm vào tháng Bảy, là dịp để Hội Bà Mẹ Công Giáo (HBMCG) của 5 Giáo hạt trong Giáo Phận lần lượt tổ chức đại hội nhằm chuẩn bị cho ngày đại hội cấp Giáo phận vào tháng Tám, lễ thánh Mônica.
Hình ảnh
8h00, sáng Chúa Nhật, ngày 06/7/2014, hơn 800 BMCG Hạt Hàm Tân, đại diện cho gần 10.000 BMCG của 28 Giáo xứ và Giáo họ biệt lập trong Giáo hạt tập trung tại Giáo xứ Thanh Xuân để tham dự ngày Đại Hội.
Cùng tham dự với các Bà mẹ có sự hiện diện của Cha Hạt trưởng Antôn Lê Minh Tuấn, Cha Đặc trách HBMCG Giáo phận và Giáo hạt Augustinô Nguyễn Văn Lạc, Cha Trưởng Ban Giáo lý Giáo phận Giuse Hồ Sĩ Hữu, Cha chánh xứ và phó xứ thanh Xuân: Phêrô Nguyễn Viết Hiền và Tôma Nguyễn Văn Hiệp, Đức Viện phụ Dòng Xitô Gp. Vĩnh Long, quí Tu sĩ Nam nữ, đại diện HBMCG của 4 Giáo hạt bạn cùng quí chức, quí đoàn thể trong Giáo xứ Thanh Xuân.
Đặc biệt, trong ngày Đại hội, Sr. Catarina Lê Thị Sự thuộc Dòng thánh Phaolô Sài Gòn thuyết trình hai đề tài: “Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình” và “Vai Trò Của Người Mẹ” khá hấp dẫn, tựa cơn mưa tưới mát những vất vả gian lao của những bà mẹ, khai mào cho những mầm sống thánh thiện vươn cao.
Đỉnh cao của ngày Đại hội là Thánh lễ đồng tế lúc 10h15’, do Cha Hạt trưởng Hàm Tân chủ sự. Trong Thánh lễ có nghi thức tuyên thệ của tân BTS. HBMCG Hạt Hàm Tân nhiệm kỳ 2014 – 2018.
Cho dẫu thời tiết mưa gió không thuận lợi cũng không làm giảm đi nhiệt huyết đang bừng cháy nơi trái tim của những bà mẹ Công Giáo. Các bà mẹ vẫn lắng nghe, học hỏi, trao đổi, giao lưu … bày tỏ niềm phấn khởi vui tươi trong suốt ngày Đại hội.
Giờ Chầu Thánh Thể bế mạc ngày Đại hội thật sốt sắng. Các bà mẹ chia tay nhau về lại gia đình và giáo xứ của mình, nhưng ắt hẳn sẽ không thể nào quên lời mời gọi của Chúa Giêsu trong Tin mừng Chúa Nhật ngày Đại hội: hãy trở nên “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.
Hình ảnh
8h00, sáng Chúa Nhật, ngày 06/7/2014, hơn 800 BMCG Hạt Hàm Tân, đại diện cho gần 10.000 BMCG của 28 Giáo xứ và Giáo họ biệt lập trong Giáo hạt tập trung tại Giáo xứ Thanh Xuân để tham dự ngày Đại Hội.
Cùng tham dự với các Bà mẹ có sự hiện diện của Cha Hạt trưởng Antôn Lê Minh Tuấn, Cha Đặc trách HBMCG Giáo phận và Giáo hạt Augustinô Nguyễn Văn Lạc, Cha Trưởng Ban Giáo lý Giáo phận Giuse Hồ Sĩ Hữu, Cha chánh xứ và phó xứ thanh Xuân: Phêrô Nguyễn Viết Hiền và Tôma Nguyễn Văn Hiệp, Đức Viện phụ Dòng Xitô Gp. Vĩnh Long, quí Tu sĩ Nam nữ, đại diện HBMCG của 4 Giáo hạt bạn cùng quí chức, quí đoàn thể trong Giáo xứ Thanh Xuân.
Đặc biệt, trong ngày Đại hội, Sr. Catarina Lê Thị Sự thuộc Dòng thánh Phaolô Sài Gòn thuyết trình hai đề tài: “Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình” và “Vai Trò Của Người Mẹ” khá hấp dẫn, tựa cơn mưa tưới mát những vất vả gian lao của những bà mẹ, khai mào cho những mầm sống thánh thiện vươn cao.
Đỉnh cao của ngày Đại hội là Thánh lễ đồng tế lúc 10h15’, do Cha Hạt trưởng Hàm Tân chủ sự. Trong Thánh lễ có nghi thức tuyên thệ của tân BTS. HBMCG Hạt Hàm Tân nhiệm kỳ 2014 – 2018.
Cho dẫu thời tiết mưa gió không thuận lợi cũng không làm giảm đi nhiệt huyết đang bừng cháy nơi trái tim của những bà mẹ Công Giáo. Các bà mẹ vẫn lắng nghe, học hỏi, trao đổi, giao lưu … bày tỏ niềm phấn khởi vui tươi trong suốt ngày Đại hội.
Giờ Chầu Thánh Thể bế mạc ngày Đại hội thật sốt sắng. Các bà mẹ chia tay nhau về lại gia đình và giáo xứ của mình, nhưng ắt hẳn sẽ không thể nào quên lời mời gọi của Chúa Giêsu trong Tin mừng Chúa Nhật ngày Đại hội: hãy trở nên “hiền lành và khiêm nhượng trong lòng”.
Hội dòng Mến Thánh Giá Vinh: 59 tập sinh lãnh nhận hồng ân tiên khấn
Minh Quân
09:01 06/07/2014
Khi nhân loại đang chìm trong cơn đói hạnh phúc, khi con người đang khao khát đến cháy bỏng những cơn khát tình yêu, những vẻ đẹp chân thực, những giá trị đạo đức, những mối tương giao thân thương không đố kỵ, hận thù, những khoảng trời bình an, thì thế giới vẫn nhận ra một vẻ đẹp thanh thoát, thánh thiện của Giáo Hội qua nhịp đời của những người thánh hiến. Họ nhìn thấy những người lội ngược dòng mà vẫn an nhiên, mạnh mẽ. Họ nghe được những giai điệu, âm hưởng của bản trường ca tình yêu nơi những tu sĩ. Vì các tu sĩ luôn cảm nhận được rằng: “đời sống thánh hiến trở thành một dấu vết hữu hình mà Thiên Chúa Ba Ngôi để lại trong lịch sử, để cho loài người có thể nhận ra được sức hấp dẫn của vẻ đẹp thần linh và lưu luyến nó” (Tông huấn Vita consecrata, số 17).
Hình ảnh
Con người khởi đầu hành trình đời dâng hiến với ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Đấng Tuyệt Đối đã cúi xuống, đụng chạm và nâng sự yếu hèn của con người đi vào “quỹ đạo” của đời thánh hiến. Được kêu mời trong tình yêu, đời thánh hiến được ấp ủ, dưỡng nuôi, nâng niu bởi bàn tay nhiệm mầu trên những con người bé nhỏ, yếu đuối và bất toàn. Không gì khác hơn ngoài tình yêu, một tình yêu trao dâng cho Đức Kitô và hiến dâng chính những khả năng yêu thương đời thường, người nữ tu với lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục say mê được trở nên người của Thiên Chúa và kết nối một quan hệ mật thiết với Giáo Hội. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Đó cũng là dấu ấn in đậm tròn đầy trên từng khuôn mặt của 59 tập sinh Mến Thánh Giá Vinh trong ngày lễ mừng hồng ân tiên khấn (sáng 05.7.2014). Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự tại tiền sảnh nguyện đường của Hội dòng. Cùng đồng tế với ngài có quý Cha giáo sư Đại Chủng viện Vinh Thanh, quý Cha trong và ngoài Giáo phận trước sự hiện diện đông đảo của quý chủng sinh, tu sĩ và đông đảo quý thân nhân, ân nhân của các khấn sinh về cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha Phaolô Maria đã nhấn mạnh đến sự chọn lựa của các nữ tu để quyết tâm dấn thân trọn vẹn cho Chúa Kitô như là con đường khổ giá gắn liền với những hy sinh, những thử thách, những thiệt thòi nhưng cũng là quyết định cao đẹp nhất vì đó là chọn lựa mang dấu ấn đặc biệt của tình yêu Thiên Chúa và tha nhân: “Người tu sĩ hiến dâng chính mình nhằm làm sáng danh Chúa, thánh hóa bản thân và cứu các linh hồn, cũng có tính cách chịu sát tế theo gương Chúa Giêsu, và vì thế, khấn dòng là một hình thức tử đạo, vì tu sĩ chết cho thế gian, cho xác thịt, cho danh vọng giàu sang. Vì thế họ không tự ý hành động mà mọi sự chỉ bởi Chúa và cho Chúa. Chúa đã chiếm đoạt toàn hữu thể và sự sống của họ. Họ đã sát nhập xác thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu”
Vị chủ tế cũng mời gọi sự kiên trung và dấn thân phục vụ cách nhiệt thành của quý nữ tu như là sứ vụ cao cả của cuộc đời tận hiến. Chọn Đức Kitô và bước theo Đức Kitô, các chị được ơn trợ lực, vượt qua những vẫy gọi của hạnh phúc ngọt ngào lứa đôi. Tất cả đều ở lại phía sau, trở nên lãng quên, trả về quá khứ một tình yêu khát khao hạnh phúc riêng hồn mình. Từ đây người tu sĩ mở rộng con tim mình để chia sẻ với mọi người một tình yêu thanh khiết trao dâng.
Nghi thức tuyên khấn diễn ra trang trọng và ý nghĩa. Trước sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria, trong tay chị Tổng Phụ trách Anna Phan Thị Phê, lần lượt các khấn sinh quỳ gối tuyên khấn thuộc trọn về Chúa trong lòng Hội dòng MTG Vinh. Khăn lúp, Hiến chương và Nội quy được trao như là biểu tượng của sự tùng phục tuyệt đối vào Đức Kitô, của khát vọng sống đức ái hoàn hảo, của sự tự nguyện hiến thân phục vụ tha nhân. Đó cũng là dấu chứng của một cuộc kết giao kỳ diệu, để từ đây, với các chị, Thiên Chúa là đối tượng duy nhất và mãi mãi. Qua lời tuyên khấn, Chúa Giêsu và Nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự thủy chung như ngôn sứ Hôsê đã từng nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Giavê.” (Hs 2,22). Nữ tu dâng trọn xác hồn cho Chúa Giêsu, như lời của thánh Phaolô khi nói với giáo đoàn Côrintô: "Người trinh nữ chuyên lo việc Chúa, để trọn thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác." (1 Cr 7,34).
“Lời con đoan hứa hôm nay, lòng con nguyện luôn giữ mãi dẫu chông gai trên đường dài, dầu đời mịt mờ tương lai, lòng con quyết chẳng đổi thay và niềm tin mãi không nhạt phai” (Lời con đoan hứa – Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Lê). Niềm tin ấy đã bao phen xiêu ngã trong phận người nhưng trong tình thương Chúa, người nữ tu vẫn mạnh dạn đoan thề lời nguyện ước hôm nay với xác tín rằng Ngài hằng ở bên dù có những lúc ngã sa trên dòng đời xuôi ngược. Dù “chỉ một mình con đây lủi thủi cô đơn giữa rừng người xôn xao nhộn nhịp; giữa sa mạc mênh mông, giữa quê người xứ lạ, giữa đêm đen giá lạnh cuộc đời” (Michael Quoist), nhưng “ơn của ta đủ cho ngươi và sức mạnh ta được bày tỏ trong sự yếu đưối của ngươi" (2Cr 12,9).
Trước khi kết thúc thánh lễ, đại diện các khấn sinh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các Đấng bậc trong Giáo Hội, cám ơn quý ân nhân, thân nhân, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội dòng trong dịp trọng đại này.
Âm thầm và lặng lẽ, khiêm tốn và đơn sơ như những nhành huệ trinh trong sẽ tiếp tục nở hoa, đem hương thơm nhân ái đến với mọi người, cầu chúc quý chị – những nụ hồng trinh nguyên của bình minh ngày mới – sống trọn điều đã đoan hứa với Chúa suốt hành trình dài đời dâng hiến để trở nên dấu chỉ Nước Trời, dấu chỉ của Tình Yêu giữa dòng đời.
Danh sách 59 tập sinh tiên khấn:
1. MariaVõ Thị Năng
2. Matta Nguyễn Thị Tự
3. Maria Nguyễn Thị Lợi
4. Anna Hoàng Thị Lâm
5. Cecilia Đinh Thị Quyết
6. Maria Cecilia Tạ Thị Mỹ
7. Têrêxa Đinh Thị Huyên
8. Têrêxa Trần Thị Xuân
9. Têrêxa Lê Thị Chín
10. Têrêxa Nguyễn Thị Huệ
11. Têrêxa Trần Thị Điểm
12. Anna Hồ Thị Ninh
13. Maria Nguyễn Thị Thuỷ
14. Têrêxa Võ Thị Thơ
15. Maria Đinh Thị Nhật
16. Maria Nguyễn Thị Lý
17. Maria Nguyễn Thị Xuân
18. Maria Nguyễn Thị Hậu
19. Maria Nguyễn Thị Thế
20. Têrêxa Hồ Thị Linh
21. Têrêxa Phạm Thị Tự
22. Maria Nguyễn Thị Minh
23. Matta Nguyễn Thị Hoa
24. Maria Hoàng T. Kim Thu
25. Têrêxa Nguyễn Thị Hồng
26. Têrêxa Trần Thị Tự
27. Maria Trần Thị Lan
28. Maria Nguyễn Thị Hoa
29. Maria Phan T Kim Thuận
30. Maria Nguyễn Thị Thông
31. Anna Nguyễn Thị Nguyên
32. Maria Nguyễn Thị Tịnh
33. Matta Phùng Thị Lụa
34. Maria Phan Thị Hoà
35. Maria Trần Thị Vân
36. Anna Nguyễn Thị Loan
37. Anna Phạm Thị Kim
38. Anna Cao Thị Nga
39. Anna Hoàng Thị Nhung
40. Anna Cao Thị Thuỷ
41. Anna Phan Thị Bình
42. Têrêxa Trần Thị Tiến
43. Têrêxa Nguyễn Thị Vinh
44. Maria Nguyễn Thị Đạt
45. Maria Phùng Thị Hội
46. Anna Nguyễn Thị Nga
47. Maria Đậu Thị Lương
48. Maria Ngô Thị Thân
49. Maria Nguyễn Thị Liên
50. Maria Lê Thị Huyền
51. Maria Nguyễn Thuý Hoà
52. Maria Hoàng T. Kim Thảo
53. Anna Nguyễn Thị Loan
54. Anna Nguyễn Thị Thanh
55. Têrêxa Nguyễn Thị Dũng
56. Anna Ngô Thị Phong
57. Maria Nguyễn Thị Thiên
58. Maria Nguyễn Thị Lành
59. Maria Cao Thị Ích
Hình ảnh
Con người khởi đầu hành trình đời dâng hiến với ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Đấng Tuyệt Đối đã cúi xuống, đụng chạm và nâng sự yếu hèn của con người đi vào “quỹ đạo” của đời thánh hiến. Được kêu mời trong tình yêu, đời thánh hiến được ấp ủ, dưỡng nuôi, nâng niu bởi bàn tay nhiệm mầu trên những con người bé nhỏ, yếu đuối và bất toàn. Không gì khác hơn ngoài tình yêu, một tình yêu trao dâng cho Đức Kitô và hiến dâng chính những khả năng yêu thương đời thường, người nữ tu với lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục say mê được trở nên người của Thiên Chúa và kết nối một quan hệ mật thiết với Giáo Hội. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Đó cũng là dấu ấn in đậm tròn đầy trên từng khuôn mặt của 59 tập sinh Mến Thánh Giá Vinh trong ngày lễ mừng hồng ân tiên khấn (sáng 05.7.2014). Thánh lễ do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ sự tại tiền sảnh nguyện đường của Hội dòng. Cùng đồng tế với ngài có quý Cha giáo sư Đại Chủng viện Vinh Thanh, quý Cha trong và ngoài Giáo phận trước sự hiện diện đông đảo của quý chủng sinh, tu sĩ và đông đảo quý thân nhân, ân nhân của các khấn sinh về cùng hiệp dâng Thánh lễ.
Trong phần quảng diễn Lời Chúa, Đức Cha Phaolô Maria đã nhấn mạnh đến sự chọn lựa của các nữ tu để quyết tâm dấn thân trọn vẹn cho Chúa Kitô như là con đường khổ giá gắn liền với những hy sinh, những thử thách, những thiệt thòi nhưng cũng là quyết định cao đẹp nhất vì đó là chọn lựa mang dấu ấn đặc biệt của tình yêu Thiên Chúa và tha nhân: “Người tu sĩ hiến dâng chính mình nhằm làm sáng danh Chúa, thánh hóa bản thân và cứu các linh hồn, cũng có tính cách chịu sát tế theo gương Chúa Giêsu, và vì thế, khấn dòng là một hình thức tử đạo, vì tu sĩ chết cho thế gian, cho xác thịt, cho danh vọng giàu sang. Vì thế họ không tự ý hành động mà mọi sự chỉ bởi Chúa và cho Chúa. Chúa đã chiếm đoạt toàn hữu thể và sự sống của họ. Họ đã sát nhập xác thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu”
Vị chủ tế cũng mời gọi sự kiên trung và dấn thân phục vụ cách nhiệt thành của quý nữ tu như là sứ vụ cao cả của cuộc đời tận hiến. Chọn Đức Kitô và bước theo Đức Kitô, các chị được ơn trợ lực, vượt qua những vẫy gọi của hạnh phúc ngọt ngào lứa đôi. Tất cả đều ở lại phía sau, trở nên lãng quên, trả về quá khứ một tình yêu khát khao hạnh phúc riêng hồn mình. Từ đây người tu sĩ mở rộng con tim mình để chia sẻ với mọi người một tình yêu thanh khiết trao dâng.
Nghi thức tuyên khấn diễn ra trang trọng và ý nghĩa. Trước sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Maria, trong tay chị Tổng Phụ trách Anna Phan Thị Phê, lần lượt các khấn sinh quỳ gối tuyên khấn thuộc trọn về Chúa trong lòng Hội dòng MTG Vinh. Khăn lúp, Hiến chương và Nội quy được trao như là biểu tượng của sự tùng phục tuyệt đối vào Đức Kitô, của khát vọng sống đức ái hoàn hảo, của sự tự nguyện hiến thân phục vụ tha nhân. Đó cũng là dấu chứng của một cuộc kết giao kỳ diệu, để từ đây, với các chị, Thiên Chúa là đối tượng duy nhất và mãi mãi. Qua lời tuyên khấn, Chúa Giêsu và Nữ tu kết duyên với nhau một cách thiêng liêng cao trọng bằng sự thủy chung như ngôn sứ Hôsê đã từng nói: “Ta sẽ đính hôn với ngươi bằng đức trung tín, và ngươi sẽ biết Giavê.” (Hs 2,22). Nữ tu dâng trọn xác hồn cho Chúa Giêsu, như lời của thánh Phaolô khi nói với giáo đoàn Côrintô: "Người trinh nữ chuyên lo việc Chúa, để trọn thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác." (1 Cr 7,34).
“Lời con đoan hứa hôm nay, lòng con nguyện luôn giữ mãi dẫu chông gai trên đường dài, dầu đời mịt mờ tương lai, lòng con quyết chẳng đổi thay và niềm tin mãi không nhạt phai” (Lời con đoan hứa – Linh mục nhạc sĩ Nguyễn Lê). Niềm tin ấy đã bao phen xiêu ngã trong phận người nhưng trong tình thương Chúa, người nữ tu vẫn mạnh dạn đoan thề lời nguyện ước hôm nay với xác tín rằng Ngài hằng ở bên dù có những lúc ngã sa trên dòng đời xuôi ngược. Dù “chỉ một mình con đây lủi thủi cô đơn giữa rừng người xôn xao nhộn nhịp; giữa sa mạc mênh mông, giữa quê người xứ lạ, giữa đêm đen giá lạnh cuộc đời” (Michael Quoist), nhưng “ơn của ta đủ cho ngươi và sức mạnh ta được bày tỏ trong sự yếu đưối của ngươi" (2Cr 12,9).
Trước khi kết thúc thánh lễ, đại diện các khấn sinh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân các Đấng bậc trong Giáo Hội, cám ơn quý ân nhân, thân nhân, quý khách cùng toàn thể cộng đồng dân Chúa đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Hội dòng trong dịp trọng đại này.
Âm thầm và lặng lẽ, khiêm tốn và đơn sơ như những nhành huệ trinh trong sẽ tiếp tục nở hoa, đem hương thơm nhân ái đến với mọi người, cầu chúc quý chị – những nụ hồng trinh nguyên của bình minh ngày mới – sống trọn điều đã đoan hứa với Chúa suốt hành trình dài đời dâng hiến để trở nên dấu chỉ Nước Trời, dấu chỉ của Tình Yêu giữa dòng đời.
Danh sách 59 tập sinh tiên khấn:
1. MariaVõ Thị Năng
2. Matta Nguyễn Thị Tự
3. Maria Nguyễn Thị Lợi
4. Anna Hoàng Thị Lâm
5. Cecilia Đinh Thị Quyết
6. Maria Cecilia Tạ Thị Mỹ
7. Têrêxa Đinh Thị Huyên
8. Têrêxa Trần Thị Xuân
9. Têrêxa Lê Thị Chín
10. Têrêxa Nguyễn Thị Huệ
11. Têrêxa Trần Thị Điểm
12. Anna Hồ Thị Ninh
13. Maria Nguyễn Thị Thuỷ
14. Têrêxa Võ Thị Thơ
15. Maria Đinh Thị Nhật
16. Maria Nguyễn Thị Lý
17. Maria Nguyễn Thị Xuân
18. Maria Nguyễn Thị Hậu
19. Maria Nguyễn Thị Thế
20. Têrêxa Hồ Thị Linh
21. Têrêxa Phạm Thị Tự
22. Maria Nguyễn Thị Minh
23. Matta Nguyễn Thị Hoa
24. Maria Hoàng T. Kim Thu
25. Têrêxa Nguyễn Thị Hồng
26. Têrêxa Trần Thị Tự
27. Maria Trần Thị Lan
28. Maria Nguyễn Thị Hoa
29. Maria Phan T Kim Thuận
30. Maria Nguyễn Thị Thông
31. Anna Nguyễn Thị Nguyên
32. Maria Nguyễn Thị Tịnh
33. Matta Phùng Thị Lụa
34. Maria Phan Thị Hoà
35. Maria Trần Thị Vân
36. Anna Nguyễn Thị Loan
37. Anna Phạm Thị Kim
38. Anna Cao Thị Nga
39. Anna Hoàng Thị Nhung
40. Anna Cao Thị Thuỷ
41. Anna Phan Thị Bình
42. Têrêxa Trần Thị Tiến
43. Têrêxa Nguyễn Thị Vinh
44. Maria Nguyễn Thị Đạt
45. Maria Phùng Thị Hội
46. Anna Nguyễn Thị Nga
47. Maria Đậu Thị Lương
48. Maria Ngô Thị Thân
49. Maria Nguyễn Thị Liên
50. Maria Lê Thị Huyền
51. Maria Nguyễn Thuý Hoà
52. Maria Hoàng T. Kim Thảo
53. Anna Nguyễn Thị Loan
54. Anna Nguyễn Thị Thanh
55. Têrêxa Nguyễn Thị Dũng
56. Anna Ngô Thị Phong
57. Maria Nguyễn Thị Thiên
58. Maria Nguyễn Thị Lành
59. Maria Cao Thị Ích
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoàng Lan
Tấn Đạt
21:23 06/07/2014
Ảnh của Tấn Đạt
Cô Lan mặc áo lụa vàng
Môi son duyên dáng cô nàng cười duyên.
(nđc)