Ngày 08-07-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Phanxicô “cám ơn” cuộc viếng thăm đại kết tại Bari.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:41 08/07/2018


(Vatican News) Trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày Chúa Nhật, ĐGH Phanxicô đã bày tỏ sự cảm kích và cám ơn tất cả những người đã giúp ngài hoàn tất cuộc thăm viếng Bari, một thành phố thuộc Ý vào hôm Thứ Bẩy để cùng các giáo hội khác cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông.

Cùng đi với ĐGH trong ngày đặc biệt cầu nguyện cho hòa bình của khu vực này có các Thượng Phụ của các Giáo Hội Trung Đông và các đại diện của họ.

“Tôi xin cảm tạ Chúa vì cuộc gặp gỡ này, một dấu hiệu tuyệt vời của sự hiệp nhất Kitô giáo và nhìn thấy sự tham gia nồng nhiệt của dân Chúa.”

ĐGH Phanxicô một lần nữa cám ơn “Các Thượng Phụ anh em của các Giáo Hội”, các đại diện của họ, và Tổng Giám Mục Francesco Cacucci của Bari đã dành cho ngài sự tiếp đón nồng hậu. Đức Thánh Cha nói rằng ngài “đã cảm thấy phấn chấn bởi thái độ và nhân chứng của họ.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha cám ơn các tín hữu đã cùng đồng hành và giúp đỡ Ngài và các Thượng Phụ “qua sự cầu nguyện cũng như sự vui mừng hiện diện của họ.

Cầu nguyện đại kết cho Trung Đông.

Vào hôm thứ Bẩy, ĐGH Phanxicô đã chủ sự buổi gặp gỡ đại kết và cầu nguyện hòa bình cho vùng Trung Đông tại Bari, một thành phố phía nam nước Ý.

Có mười chín Thượng Phụ và đại diện của các Giáo Hội Kitô cùng cầu nguyện với Đức Thánh Cha và có một cuộc họp kín với ngài tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Nicholas.

ĐGH cũng dành thời gian kính viếng hài tích của thánh Niccholas, một vị thánh gợi nhớ về thời gian trước cuộc Great Schism (Phân hóa lớn) vào năm 1054, phân chia thành các Giáo Hội Tây Phương và Đông Phương.

Trong buổi cầu nguyện, ĐGH Phanxicô lên án “sự thờ ơ giết người” và “sự im lặng gian manh” của thế giới liên quan đến thảm kịch đang xẩy ra tại Trung Đông.


Source: Vatican News Pope Francis 'thanhful' for ecumenical Bari visit
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Legio Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington học tập
Trần Văn Minh
00:14 08/07/2018
Melbourne, vào lúc 10 giờ sáng Thứ Bảy 7/7/2018. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Hội đồng Legio Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington đã có buổi học tập cho toàn thể hội viên Legio trong toàn Tổng Giáo Phận Melbourne.

Xem hình

Đúng 10 giờ, Anh Nguyễn Văn Thống, phó Comitium đã bắt kinh khai mạc Tessera. Sau phần kinh khai mạc, mọi người chuyển qua phần học tập. Với hai đề tài học tập trong năm nay là:
Đề tài I: Tôn Sùng Đức Mẹ Là Nền Tảng cho việc Tông đồ của Legio. Đề tài này do Cha Linh Giám Comitium Trần Ngọc Tân trình bày. Mở đầu, Cha Linh giám đã nhấn mạnh: chúng ta người quân binh Legio phải học, vì không học, chúng ta không biết, và không biết, chúng ta sẽ rao giảng sai. Và tài liệu học tập năm nay được cha linh giám trích trong kinh thánh và Thủ bản Legio rất gần gũi với hội viên.

Trong phần này, Cha Linh giám đã nhắc nhở người quân binh Legio phải noi gương Đức Mẹ, Vì Đức Mẹ là Người luôn học hỏi nơi Chúa, và Đức Mẹ với Chúa được ví như hai giọt nước được Thiên Chúa nhỏ xuống trần gian, vì vậy nên rất giống nhau. Đức Mẹ đã rao giảng bằng đời sống khiêm nhường. Chúng ta làm việc tông đồ vì lòng sùng kính Đức Mẹ, chứ không phải là yêu mến, vì yêu mến khác xa với sùng kính. Sùng kính là chúng ta tin tưởng tuyệt đối và làm theo những gì mà người mà chúng ta sùng kính đã sống, đã làm.

Người Legio khi làm công tác tông đồ, luôn đi có hai người. Đi đến thăm viếng, luôn nhớ mang Chúa đến cùng người được thăm viếng. Làm công tác tông đồ bằng cái tâm chứ không bằng những hình thức bề ngoài.

Sau mấy phút nghỉ, mọi người trở lại nhà nguyện để thảo luận. Và mọi người đã nhắc lại bài học tương đối trôi chảy những ý chính trong đề tài. Sau đó là giờ ăn trưa, mọi người có dịp thăm hỏi nhau sau một thời gian gặp lại. Trong cái lạnh lẽo mùa Đông Melbourne, những ai không chịu được lạnh thì vào trong hội trường có sưởi, và ai thích không khí ngoài trời thì đứng bên ngoài tâm tình.

Qua buổi chiều, sau Kinh Catena, mọi người có ít phút trao đổi về đời sống Legio. Trao đổi những kinh nghiệm sống và những ưu tư về đời sống đức tin hiện nay khi thiếu nguồn nhân lực bổ sung. Những người mới thì cảm phục những anh chị em Legio kỳ cựu, đã không quản ngại thời tiết giá lạnh đã rủ nhau đi dự khóa học làm gương sáng cho những người khác.

Đề tài II: Thành Thục Tôn Sùng Đức Maria là phải hoạt động Tông đồ. Đề tài này được Linh mục Dòng Tên Phạm Minh Ước trình bày với bảy điều về Đức Mẹ. 1, Đức Tin và sống niềm tin. 2, Đức Mến - thăm viếng và mang niềm vui tràn đầy khi mang Chúa đến thăm, như Đức Mẹ đi thăm viếng bà Elizabet người chị họ. 3, gương mẫu kết hợp với Chúa Kitô. 4, Đức khiêm nhường. 5, Đức Vâng lời, vâng phục tuyệt đối. 6, Ghi nhớ lời Chúa. 7, Quan sát và kiên trì tin tưởng nơi Chúa.

Sau một giờ trình bày đề tài, mọi người nghỉ giải lao trước khi thảo luận tổng kết. Suy niệm trước Thánh Thể và không quên cầu cho quê hương đất nước. Chầu Mình Thánh Chúa. Kết thúc là phần kinh bế mạc, chấm dứt một ngày học tập với những món ăn thiêng liêng thật bổ ích làm hành trang cho người quân binh Legio.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bài phát biểu - Hiểm họa của Trung quốc với Việt nam và Thế giới
KTG Nguyễn Xuân Nghĩa
08:57 08/07/2018
HIỂM HỌA CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa

Phát biểu tại Đêm Thắp Nến Cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam, ngày Thứ Sáu 06 Tháng Bảy 2018 tại Trung Trung Tâm Công Giáo VN Orange
(Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ, Liên đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ, Cộng Đồng Linh Mục Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ và Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Giáo Phận Orange cùng tổ chức).


Chào mừng quý vị lãnh đạo tôn giáo và cảm tạ ban tổ chức. Trong buổi sinh hoạt ý nghĩa này, chúng tôi xin được phát biểu ngắn gọn để giành thời giờ cho nhiều tiết mục khác.

Trọng tâm của chúng tôi không nói về dự luật thành lập ba đặc khu tự trị vì quý vị, các chuyên gia trong ngoài nước, và bản thân chúng tôi, đều đã phê bình nội dung, rồi chế độ lật đật cho đình chỉ biểu quyết đêm mùng chín, rạng mùng 10 Tháng Sáu. Lý do thứ hai là dự luật đó chỉ là mặt nổi, có thể là “giọt nước tràn ly” thôi, chứ vấn đề là tính chất lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Cộng thì toàn diện và trầm trọng gấp bội.

Lý do thứ ba là chúng ta cần nhìn rộng ra ngoài: Việt Nam không đơn độc trước hiểm họa đa diện của Trung Cộng vì nhiều quốc gia cũng thấy ra mối nguy đó. Cho nên dân ta có thể huy động các nước cho cùng một mục tiêu là ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh.

Vì vậy, là người nghiên cứu về kinh tế, chúng tôi mở đầu về sự lệ thuộc của Việt Nam, trước hết là qua vài dữ kiện cụ thể và xin kêu gọi sự kiên nhẫn của quý cha, quý thầy và quý vị.

Lãnh đạo Cộng sản Hà Nội có chủ đích nguy hại là chọn sách lược kinh tế dại dột khi trông cậy quá nhiều vào đầu tư ngoại quốc. Vì sao nguy hại mà dại dột thì xin sẽ nói sau.

Đầu tư của ngoại quốc vào Việt Nam qua hai ngả chính là thứ nhất, các dự án “xây dựng, quản lý và chuyển lại cho Việt Nam” gọi tắt là BOT mà ngoài này ai cũng nghe dân trong nước nói tới với lời rủa xả; thứ hai là các dự án “thiết kế, cung cấp và xây dựng”, gọi tắt là EPC.

Số liệu từ Việt Nam không có nhiều, mà cũng đủ cho thấy là tính đến năm 2014 thì trong 62 dự án BOT về xi măng, có 49 là do doanh nghiệp Trung Cộng làm tổng thầu, là thực hiện trọn gói, coi như là 80% của Tầu. Trong 27 dự án BOT nhiệt điện thì có 16 dự án là của Trung Cộng, coi như 60%. Về các dự án EPC là thiết kế kỹ thuật, cung cấp máy móc và xây dựng, thì có đến 90% là của Tầu, chính yếu là về dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim và quan trọng hơn cả là có tới 30 dự án thuộc loại “trọng điểm quốc gia”, chữ của Hà Nội, với kinh phí hàng tỷ đô la. Tôi xin dùng đơn vị là đô la Mỹ, chứ không nói tới vài chục ngàn tỷ đồng Việt Nam.

Mấy con số trên cho thấy vai trò quá quan trọng của doanh nghiệp Trung Cộng, nhưng chưa nói hết tình trạng thực hiện vô cùng tệ hại vì chậm trễ, phẩm chất tồi mà đội vốn quá đắt, trong khi gây ô nhiễm môi sinh. Nói dễ hiểu là Bắc Kinh tống qua nước ta kỹ thuật và máy móc lỗi thời, bị chính họ phế thải, nhưng với giá đắt.

Họ xuất cảng nạn ô nhiễm qua Việt Nam.

Chúng ta thiếu thời giờ cho loại thống kê u ám đó nên chỉ xin nhắc tới các dự án Tân Rai, Nhân Cơ trong tổ hợp Bauxite tại Cao nguyên Trung Phần, hay dự án Vũng Áng tại Hà Tĩnh đã nổi tiếng từ năm 2016, hoặc hai Nhà máy đạm tại Ninh Bình, tại Hà Bắc, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình tại Hà Nội, Khu Liên hợp Gang thép Lào Cai hay các dự án nhiệt điện Duyên hải 1, Duyên hải 3, Vĩnh Tân 2, Uông Bí, Hải Phòng 1 và 2, Quảng Ninh 1 và 2, v.v…

Nhưng vì sao Hà Nội có chủ đích chúng tôi gọi là nguy hại và dại dột đó? Chúng ta phải bước từ kinh tế qua chính trị.

Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, hệ thống kinh tế chính trị của Việt Nam là hiện tượng tôi xin gọi là “công cụ”. Tài nguyên quốc gia, từ sức lao động của người dân tới đất đai của tổ quốc, là công cụ của nhà nước, mà nhà nước là công cụ của đảng, cho nên đảng viên và cán bộ có toàn quyền định đoạt. Họ định đoạt vì lợi ích riêng, trở thành đại gia tỷ phú về địa ốc chứ chẳng đóng góp gì cho sản xuất và phát triển. Có tiền rồi, họ chuyển ra ngoài. bất kể tới cái giá phải trả về kinh tế, xã hội, môi sinh hay nợ nần mà thế hệ sau phải gánh. Lợi ích riêng cho thiểu số mới thành quốc sách nguy hại.

Nó cộng sinh với chế độ tham nhũng trong đảng.

Nhưng hiện tượng tham nhũng đó liên quan gì tới Trung Cộng? Câu trả lời phải làm chúng ta rợn mình: tham nhũng của thiểu số tại Việt Nam giúp Bắc Kinh thực hiện tham vọng bành trướng. Đó là một hiện tượng cộng sinh khác. Vì sao như vậy?

Vì nhà nước Việt Nam là công cụ của đảng Cộng sản Việt Nam, mà đảng Cộng sản Việt Nam là công cụ của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đấy là một xoáy ốc nhiều tầng đan kết dìm dân ta xuống đáy. Doanh trường thì nói đến công ty công cụ, “captive company”. Chúng ta phải nói đến “captive nation”, một quốc gia bị làm công cụ.

Chúng tôi xin được kết luận phần một: “hiểm họa Trung Cộng nằm tại Hà Nội, và là vấn đề mà dân Việt phải giải quyết.” Qua phần hai, tôi xin kết luận rằng “dân Việt không giải quyết một mình”.

***

Sáu năm trước, Tổng bí thư Tập Cận Bình của Trung Cộng nói tới một sáng kiến là “Con Đường Tơ Lụa Mới”, sau này được họ khai triển và sửa tên nhiều lần, thành “Nhất Đới Nhất Lộ”. “Đới” là sáu hành lang trên đất liền từ nội địa Trung Hoa qua Trung Á, Nam Á, Trung Đông tới Âu Châu. “Lộ” là đường giao lưu trên biển, từ vùng duyên hải của Trung Hoa xuống biển Thái Bình, qua Ấn Độ Dương tới Đông Phi và Trung Đông rồi Âu Châu.

Mục tiêu kế hoạch gồm các chương trình và dự án nhắm vào an ninh và kinh tế, với tham vọng kết hợp 70 quốc gia và khống chế toàn đại lục Âu Á, từ Tây Âu tới Viễn Đông và xuống tận Úc Châu. Nhưng sáu năm sau, thế giới mới phát giác những điều mà Việt Nam đã biết từ trước, từ mấy năm 2009-2016, về các dự án do Trung Cộng thực hiện.

Vẫn là nống giá, với phẩm chất kém, ô nhiễm cao và tham nhũng chồng chất cho nên nhiều dự án bị đình hoãn, hủy bỏ hoặc gặp sự phản đối của người dân tại chừng một chục quốc gia. Đó là về giá trị kinh tế. Về chính trị, Bắc Kinh liên kết với các chế độ độc tài và tham ô, và gây tai họa làm người dân bản xứ nổi giận.

Về an ninh thì kế hoạch chỉ là sự bành trướng không thèm che giấu, đi cùng việc quân sự hóa bảy cụm đảo nhân tạo trên vùng Trường Sa, khiến các cường quốc khác đã báo động và cảnh giác.

Quan trọng hơn cả là việc Bắc Kinh tung tiền lũng đoạn các nước, từ học đường tới doanh trường và chính trường, kể cả cường quốc dân chủ như Úc, Tân Tây Lan, cho nên từ một năm nay các quốc gia này đã có phản ứng dữ dội.

Nhìn từ lục địa ra biển, Bắc Kinh lạm thác, là khai thác với lạm dụng, đầu nguồn của các dòng sông lớn, kể cả sông Mekong. Họ vét cá cướp dầu ngoài đại dương, lại còn muốn kiểm soát việc giao lưu ngoài Đông Hải của Việt Nam, hay biển Đông Nam Á của các nước. Vì vậy, không chỉ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đang kết hợp nỗ lực ngăn chặn mà nhiều nước Đông Nam Á, và thậm chí Anh với Pháp đang cùng nhau dàn trận để bảo vệ quyền tự do lưu thông ngoài biển.

Trong khi đó, nội tình Trung Cộng lại có quá nhiều mâu thuẫn nan giải, đang bùng nổ thành biểu tình công khai của bộ đội hồi hưu hay ngấm ngầm phá hoại của đảng viên cán bộ muốn bảo vệ quyền lợi riêng tại các địa phương và khu vực xưa nay họ vẫn kiểm soát khỏi sự chỉ đạo của trung ương đang tập trung vào tay Tập Cận Bình.

Nếu nhìn trên toàn cảnh như vậy thì chúng ta thấy gì?

Trung Cộng không mạnh như ta thường nghĩ, hoặc như giới trí thức thiên tả của Tây phương vẫn ngợi ca. Đấy là nơi mà người dân chưa giàu đã già, nhà nước chưa hùng mà đã hung, và lãnh tụ toàn quyền là Tập Cận Bình đang xoay trở với những “mâu thuẫn cơ bản của kỷ nguyên mới”, như ông ta phát biểu sau khi sửa Điều lệ đảng và Hiến pháp để thành Hoàng đế vĩnh viễn từ Đại hội 19 vào cuối năm ngoái.

Trung Quốc Mộng của ông ta chỉ là chuyện mộng mị. Thực chất là một cơn ác mộng, sẽ kéo dài cả chục năm khi mà đà tăng trưởng hết còn như xưa và gánh nợ còn vĩ đại hơn Vạn Lý Trường Thành.

Nhưng then chốt hơn cả, chuyện mộng mị đó lại gây hậu quả bất lường là tạo ra sự liên kết của các quốc gia tôn trọng tự do, dân chủ và nhất là chủ quyền của người dân. Cuộc bầu cử vừa qua tại Malaysia, với Chính quyền mới đã tống giam Thủ tướng cũ về tội tham ô cấu kết với Bắc Kinh, là một nhắc nhở cho Việt Nam.

Khi đó, dân ta có thể làm gì? Tôi xin được đi vào đoạn kết.

***

Chúng ta phải thấy một sự thật là dân Việt Nam ta không đơn độc.

Trung Cộng là vấn đề cho Việt Nam. Vấn đề ấy nằm tại Hà Nội, là đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên người Việt Nam phải giải quyết lấy chứ không thể trông chờ ngoại quốc. Nhưng Trung Cộng cũng là vấn đề cho thế giới, mà vì quyền lợi của họ, các nước đều đang cùng giải quyết. Người Việt Nam sẽ góp phần giải quyết vấn đề đó của thế giới, khi vận dụng sức mạnh của các nước kia. Việc đó trực tiếp có lợi cho giải pháp của người Việt ở trong nước.

Một cách cụ thể thì người Việt tại hải ngoài cần hỗ trợ đồng bào trong nước, một cách sáng suốt và liên tục với sự sáng tạo của hoàn cảnh mới. Người dân hết tin vào đảng mà cũng hết sợ, chúng ta nên linh động yểm trợ theo tinh thần đó.

Nhưng người Việt hải ngoại còn có thể làm hơn vậy. Đó là huy động sự quan tâm và hợp tác của các nước khác.

Thiết thực mà nói thì huy động thế nào?

Tại mọi quốc gia có người tỵ nạn sinh sống, hãy vận động giới dân cử gốc Việt nhìn ra khỏi khuôn khổ địa phương mà tranh thủ hậu thuẫn ở cấp cao hơn. Như tại Hoa Kỳ, phải lên tới tiểu bang và liên bang. Tiếng nói của cử tri gốc Việt cần tập trung vào đó chứ không nên xé lẻ vì mâu thuẫn cục bộ.

Song song, chúng ta nên mở ra phong trào “quốc tế vận”.

Đó là vận dụng các định chế quốc tế trên toàn cầu và tại Đông Á, kể cả các tôn giáo lớn. Đó là liên lạc các tòa đại sứ và tổng lãnh sự của các nước đang ngăn chống sự bành trướng của Trung Cộng. Họ cần biết là người Việt đang đấu tranh cho mục tiêu chính đáng, có chính nghĩa, và phù hợp với những giá trị tinh thần của nhân loại văn minh. Thiết thực là chúng ta phải có địa chỉ, điện thoại và điện thư email của các nơi này để thường xuyên thông báo, nhắc nhở và lập kiến nghị yêu cầu họ hưởng ứng. Chúng ta cần họ thì họ cũng cần chúng ta.

Sau cùng, nên nhớ rằng ta không chống người Hoa và biết cộng đồng Hoa kiều không hoàn toàn do Bắc Kinh chi phối. Hãy tranh thủ hậu thuẫn của họ, tức là có nỗ lực “địch vận” nhằm chia rẽ hàng ngũ địch, chứ không để họ kết tụ thành một khối cho Bắc Kinh mặc tình lợi dụng và sai khiến. Các quốc gia khác cũng muốn như vậy ngay trong xã hội của họ, cho nên có thể hỗ trợ chúng ta.

Kết luận của chúng tôi là ta không đấu tranh vì phản ứng, là cứ đợi xem Hà Nội hay Bắc Kinh làm gì thì phản đối, rồi thôi. Chúng ta cần viễn kiến, nhìn xa hơn thời sự, và nhất là sự bền bỉ. Cuốn lịch không chỉ có mấy ngày cuối tuần, còn những ngày khác thì cứ để cái ác hoành hành.

Chúng tôi xin trân trọng cảm tạ sự quan tâm theo dõi của toàn thể quý vị.
 
Lời chào mừng và tuyên bó lý do Đêm Thắp Nến tại Trung Tâm Công Giáo Orange 6-7-2018
Lm Gioan Trần Công Nghị
10:07 08/07/2018
Lời chào mừng và tuyên bó lý do của LM Trần Công Nghị
tại Đêm Thắp nến tại Trung tâm Công Giáo Orange ngày 6-7-2018

Kính thưa Quí vị lãnh đạo tin thần các tôn giáo,
quí vị dân cử, quí đại điện cộng đồng, cộng đoàn, đoàn thể, quí ông bà và anh chị em.

Thay mặt cho ban tổ chức Đêm thắp nến cầu nguyện cho quê hương VN hôm nay tôi xin trân trọng chào mừng toàn thể quí vị và trân trọng sự hiện diện của quí vị. Điều này nói lên nhiệt huyết và ý chí của những người Việt Nam ở hải ngoại muốn cùng đồng hành và chia sẻ những khắc khoải đau thương của đồng bào của chúng ta tại VN.

Qua buổi cầu nguyện này chúng ta thành tâm Thiên Chúa và Đấng Thiêng Liêng phù trợ và nâng đỡ những người VN đang tranh đấu cho tự do, công lý, và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đồng bào VN đã biểu tình khơi nguồn từ những ngày 9, mùng 10 tháng 6 cho đến nay tại nhiều thành phố bao gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Phan Thiết,v.v… Họ phản đối dự luật Đặc khu kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài thuê đất, báo động về khả năng người Trung Quốc kiểm soát đất đai và gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia.

Đồng bào ta đã nhận ra được những cảnh báo tương tự ở những nơi khác, bao gồm cả Kazakhstan vào năm 2016, ở Sri Lanka hiện nay nơi mà nhiều tàu ngầm Trung Quốc cập cảng tại Colombo, khai khẩn và biến nơi này thành khu đất tự trị của Trung quốc.
Hiện nay đã 17 người biểu tình tại Ninh Thuận đã bị bắt, 20 người tại Đồng Nai cũng mới bị bắt và nhiều người khác bị khởi tố chỉ vì họ muốn phát biều lòng yêu nước Rất nhiều người biểu tình khác đã bị cảnh sát đánh đập.

Trong một xã hội thiếu tính minh bạch và có mức điểm thấp về tự do báo chí (xếp thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia khảo sát), nay lại còn áp đảo luật an ninh mạng để bóp chết quyền tự do ngôn luận của dân chúng, thì thử hỏi đồng bào chúng ta sẽ bị kìm kẹp và đàn áp đến mức nào.

CSVN thấy cần thiết phải kiểm soát Internet chặt chẽ hơn để ngăn chặn tình trạng bất ổn của công chúng. Facebook thường là phương tiện được lựa chọn để tổ chức các cuộc biểu tình. Luật an ninh mạng yêu cầu Facebook và Google văn phòng ở Việt Nam tiết lộ người sử dụng và dữ liệu cá nhân họ kiểm soát. Từ ngày xẩy ra biều tình đến nay nhiều trang Web ở hải ngoại đã bị khóa tại VN, tiêu biểu như trang VietCatholic. Dù vậy chúng tôi vẫn có cách khác để thông tin tức cập nhật cho đồng bào tại VN.

Người Việt Nam dù ở đâu cũng bày tỏ lòng yêu nước. Nhưng ngày vừa qua, những thông điệp đơn giản từ trong nước như “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày” và “Luật An ninh mạng giết chết tự do”, đã cho thấy dân chúng VN hiểu được tầm quan trọng bị ngoại bang thống trị và tiếng nói của mình bị bóp chết.

Chúc nữa đây chúng ta sẽ được nghe lời chứng và nhận định của 2 vị giám mục Nguyễn thái Hợp và Hoàng Đức Oanh vừa mới gửi cho chúng ta chiều hôm nay về tình hình bất ổn và nguy cơ VN có thể bị Trung Cộng đô hộ như thế nào?

Thưa quí đồng hương, thay mặt cho BTC một lần nửa chúng tôi xin cám ơn toàn thể quí vị hiện điện trong buổi lễ này. Kính chào quí vị.
 
Tổ quốc lâm nguy
Hà Minh Thảo
11:05 08/07/2018

(Tiếp theo)

VI./ HẠN KỲ NĂM 2020.

Ngày 04.09.1990 Hội nghị Thành Đô nhóm họp tại Tứ Xuyên kết thúc với ‘kết luận’ như sau: « Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc ».

Ðể so sánh Việt Nam, một khu vực tự trị thời ‘mất nước’, với khu vực đã được Trung Quốc dành cho trước đó là Tây Tạng, trung tâm truyền thống Phật giáo Tây Tạng, một dạng đặc biệt của Mật Tông (Vajrayana). Phật giáo đứng đầu trong các tôn giáo và mang đậm dấu ấn trong văn hóa ở Tây Tạng. Cùng với các vị Đạt-Lai-Lạt-Ma (Dalai Lama, Phật sống) được nhiều người tôn thờ. Hiện nay, khu tự trị Tây Tạng tổng cộng có hơn 1.700 chùa chiền, với khoảng 46.000 tăng ni.

Nhà nước Tàu cộng khuyên người Tây Tạng ‘đồng bào đừng no, để nhà nước no (lo)’, tức cứ ăn uống, vui chơi, giải trí thỏa thích… chứ cần chi Phật giáo và tu trì. Sau cuộc nổi loạn chống luật phá thai áp đặt bởi Tàu cộng năm 1959, Đạt-Lai-Lạt-Ma phải lưu vong sang Ấn Ðộ. Từ năm 2009, đã có 117 người, đa số là tu sĩ, đã tự thiêu để đòi tự lập và chống bạo quyền Tàu cộng. Đạt-Lai-Lạt-Ma tuyên bố Ngài hiểu họ, nhưng không khuyến khích làm vậy.

Nhân đây, chúng ta thử tìm hiểu về phản ứng của người Công Giáo Việt, nếu chẳng may phải rơi vào hoàn cảnh của người Tây Tạng và phải chịu (hay được hưởng, nếu thân với nhà nước cầm quyền, trung ương hay (và) địa phương) từ năm 1959.

Khi đó, người Công Giáo, ngoài Hiến pháp và Luật lệ Tàu cộng, còn có Tin Mừng Chúa Kitô, được diễn dạy qua :

A.- ‘Sưu Tập Những Bản Văn của Huấn Quyền về Học Thuyết Xã Hội Công Giáo’, do Ðức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Chủ tịch Hội Ðồng Cổ Võ "Công Lý và Hoà Bình", đã ký ban hành tại Vatican City, ngày 01.05.2000, Lễ kính Thánh Giuse Thợ.

Trong Chương V, Ngài đã viết : VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

[Lưu Ý quan trọng : Huấn quyền này có tính cách phổ quát, chứ không chỉ cho Việt cộng, hôm nay và có thể cho ngày mai. Kim chỉ nam cho những đồng bào đang tham gia biểu tình vì ‘Tổ Quốc Lâm Nguy’.]

I. Quyền về Phần Ðời

“Xã hội loài người sẽ không có trật tự và phồn vinh nếu thiếu những người cầm quyền hợp pháp để bảo tồn các định chế và phục vụ công ích một cách đầy đủ" (Hòa bình tại thế, số 46). ‘Quyền bính’ là đặc tính của những con người hay những định chế, nhờ đó, họ ban hành lề luật và mệnh lệnh cho con người, và buộc phải tuân phục. Mọi cộng đoàn nhân loại đều cần có một quyền bính để quản trị nó. Quyền bính này đặt nền tảng trên bản tính con người, cần thiết để tạo sự thống nhất cho cộng đoàn. Vai trò của nó là bảo đảm tối đa cho Công ích xã hội. Quyền bính theo trật tự luân lý đòi hỏi phát xuất từ Thiên Chúa: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống đối lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt" (Rm 13). Bổn phận vâng phục đòi buộc mọi người phải tôn trọng quyền bính cho xứng hợp; đối với những người đang thi hành công vụ, phải tôn trọng và tùy công trạng của họ mà tỏ lòng biết ơn và quí mến.

Việc hành xử quyền bính chính trị trong cộng đoàn hoặc trong các định chế quốc gia luôn phải nằm trong giới hạn của trật tự luân lý để đem lại kết quả và mưu cầu công ích, tùy theo trật tự pháp lý được thiết lập cách hợp pháp. Trong trường hợp đó, mọi công dân buộc phải theo lương tâm mà tuân phục. Do đó, những người lãnh đạo đương nhiên có trách nhiệm và có uy quyền. Vì cần phải có trật tự luân lý trong cộng đồng dân sự, một quyền bính để cai trị và không thể đi ngược lại trật tự nầy mà không sớm bị tiêu diệt. Chúa đã cảnh cáo: "Vậy, hãy lắng nghe, hãy cố hiểu, hỡi các bậc quân vương; hãy học cho biết, hỡi những vị đang nắm quyền trên khắp cõi trần gian. Mở tai ra, hỡi những ai đứng đầu trong thiên hạ, đang tự hào vì có đông đảo chư dân. Vì chính Ðức Chúa đã ban cho chư vị quyền bính và chính Ðấng Tối Cao đã ban quyền thống trị. Cũng chính Người sẽ kiểm tra các việc chư vị làm và dò xét những điều chư vị toan tính” (Kn 6, 1-4).

Về mặt luân lý, không phải người cầm quyền làm gì cũng hợp pháp. Họ không được xử sự cách chuyên chế, nhưng phải hành động cho Công ích vì quyền bính là một sức mạnh tinh thần đặt nền tảng trên tự do và ý thức trách nhiệm. "Luật pháp của loài người chỉ là luật khi phù hợp với lẽ phải; có hiệu lực là nhờ luật vĩnh cửu; khi xa lìa lẽ phải, nó không còn là luật nữa, nhưng là một sự bất công, thậm chí là một hình thức bạo lực" (Thánh Thomas d'Aquin).

II. Vai Trò Luật Pháp

“Pháp trị" (état de droit) là điều kiện cần thiết để xây dựng nền dân chủ đích thực . Muốn cho nền dân chủ nầy phát triển, việc giáo dục công dân và việc thăng tiến trật tự công cộng vàsự bình an là những việc làm cần thiết. Không có dân chủ đích thực và vững bền mà không có công bình xã hội. Do đó, Giáo Hội phải lưu tâm rất nhiều vào việc giáo dục lương tâm, chuẩn bị những người lãnh đạo xã hội để lo cho đời sống công, khuyến khích giáo dục công dân, tuân giữ luật pháp và những quyền nhân bản. Không nên vì thế mà nghĩ rằng quyền bính không bị một lệ thuộc nào; ngược lại, vì quyền bính xuất phát từ khả năng điều khiển theo lẽ phải, nên điều hợp lý là coi quyền lực có ràng buộc bởi trật tự các phong hoá, do Chúa làm nguyên thủy và cùng đích. Bởi thế, chúng ta cần tăng cường cấp bách hơn những khí cụ pháp lý có khả năng thăng tiến sự tự do lương tâm cả trong lãnh vực chính trị và xã hội. Sự phát triển lần hồi và liên tục của một chế độ pháp lý được công nhận trên bình diện quốc tế, có thể là một trong những nền tảng vững chắc nhất cho hoà bình và cho sự phát triển đúng đắn của gia đình nhân loại. Ðồng thời, cần làm thế nào cho tất cả mọi người, được bảo vệ bởi những quy luật pháp lý được nhìn nhận trên bình diện quốc tế.

Quyền cai trị là điều phải có, do trật tự xuất phát từ Thiên Chúa.
Những người điều khiển quốc gia có ra những luật hay lệnh nghịch với trật tự nầy thì những luật nầy không thể bắt buộc lương tâm người công dân, vì “phải vâng lời Chúa hơn vâng lời người ta” (Cv. 5, 29). Lúc đó, quyền bính thôi là quyền bính mà biến chất thành áp bức, như Thánh Thomas d'Aquin dạy: "Luật do con người chỉ có tính chất luật bao lâu nó hợp với lẽ phải; và với danh hiệu này, rõ ràng nó xuất phát từ ø luật đời đời. Nhưng bao lâu nó đi xa lẽ phải, nó bị công bố là một bất công, và lúc đó nó không còn tính chất luật nữa, nhưng đúng hơn nó là một hình thức bạo tàn". Ðây là nguyên tắc “pháp trị", trong đó luật pháp có tính cách tối thượng, và không phải là ước muốn độc đoán của cá nhân.

Cần nhắc thêm rằng không một nhóm xã hội nào, một đảng phái chẳng hạn, có quyền chiếm đoạt vai trò chỉ đạo duy nhất, vì việc đó đưa tới sự huỷ diệt nhân cách đích thực của xã hội và của các cá nhân thành viên của quốc gia, như sự đó xảy ra trong mọi chế độ độc tài.

III. Vai Trò Chính Phủ

Các cấu trúc chính trị và pháp lý phải sinh ra những lợi ích như người ta hy vọng, các công chức phải ra sức đáp ứng những vấn đề xảy ra, phù hợp với những phức tạp của hoàn cảnh và thi hành đúng theo nhiệm vụ mình. Việc nầy đòi hỏi, dưới những điều kiện biến hoá không ngừng, các nhà lập pháp không bao giờ quên những quy luật của luân lý, những dự định trong hiến pháp và những lợi ích chung. Những quyền hành pháp phải phối hợp các sinh hoạt của xã hội theo một quyết định sau khi hiểu biết hoàn toàn về luật pháp và sau khi đã xem xét kỹ lưỡng những hoàn cảnh. Các toà án phải bảo đảm đức công bình một cách vô tư không bị ảnh hưởng bởi chế độ ưu đãi hay áp bức.

Hành động (của các quyền bính) có một đặc tính hướng dẫn, khích lệ, phối hợp, bổ sung và hội nhập. Chủ đích tự nhiên của mọi can thiệp trong vấn đề xã hội là giúp các phần tử đoàn thể xã hội, chớ không phải tiêu diệt hay thôn tính chúng. Trong địa hạt chính trị, cần phải ghi nhận rằng tất cả những yếu tố như chân lý trong các mối quan hệ giữa những người bị trị với những người cai trị, sự trong suốt trong sự quản trị công cộng, thái độ chí công vô tư, sự tôn trọng đối với quyền lợi của các đối lập chính trị, việc bảo toàn quyền lợi cho những người bị lên án trước những vụ xét xử.

IV. Giáo Hội và Nhà Nước

Nhiệm vụ thiết yếu của quyền bính dân sự là bảo vệ và phát huy những quyền lợi bất khả xâm phạm của con người. Do đó, quyền bính nầy phải bảo vệ cách hữu hiệu quyền tự do tôn giáo của mọi công dân bằng những đạo luật chính đáng và những phương tiện thích hợp khác, tạo những điều kiện thuận lợi giúp phát triển đời sống tôn giáo, nhờ đó các công dân có thể thực sự hưởng dụng những quyền lợi và chu toàn những nhiệm vụ đối với tôn giáo, đồng thời xã hội sẽ được hưởng nhờ những lợi ích của công lý và hoà bình, phát sinh do lòng trung thành của con người đối với Thiên Chúa và thánh ý Ngài.

V. Những Hình Thức Chính Phủ

Quyền bính "do Thiên Chúa an bài, nhưng việc định đoạt những thể chế chính trị hay cắt cử người cầm quyền, vẫn là quyền tự do của mọi công dân" (Vui Mừng và Hy Vọng số 74). Về mặt luân lý, các thể chế chính trị có thể khác nhau miễn sao các thể chế nầy mang lợi ích chính đáng cho cộng đồng đã thừa nhận chúng. Các thể chế có bản chất trái ngược với luật tự nhiên, với trật tự công cộng và các quyền căn bản của con người, thì không thể đem lại công ích cho những quốc gia.

Quan niệm nầy đã bị chủ nghĩa chuyên chế chống đối. Chủ nghĩa Mácxít-Lêninít chủ trương rằng một số người nhờ có sự thông hiểu sâu xa hơn về luật pháp trong lãnh vực phát triển xã hội hoặc vì thuộc một giai cấp đặc biệt nào đó, hay nhờ được tiếp xúc với những nguồn sâu sắc hơn của ý thức tập thể, nên không thể sai lầm và như vậy có thể tự ban cho mình uy quyền tuyệt đối. Chủ nghĩa chuyên chế phát sinh ra từ việc chối bỏ chân lý theo nghĩa khách quan. Nhờ biết vâng phục chân lý ấy, con người có thể nhận biết được căn tính trọn vẹn của mình, một nguyên tắc chắc chắn bảo đảm cho mối liên hệ chính đáng giữa những con người. Nếu một phía không nhìn nhận chân lý ưu việt, khi đó sức mạnh của quyền bính sẽ ngự trị và mỗi người sẽ sử dụng tối đa những phương tiện sẵn có để áp đặt các quyền lợi của mình hoặc ý kiến của mình, bất chấp quyền lợi của người khác. Khi biết vâng phục chân lý ấy, đa số của một xã hội không thể chà đạp lên những quyền nầy bằng cô lập, đàn áp, bóc lột hay tìm cách tiêu diệt thiểu số đó.

Văn hoá và chủ nghĩa chuyên chế trong thực tế cũng chối bỏ Giáo Hội. Nhà Nước hoặc đảng phái cho rằng họ có khả năng hướng dẫn lịch sử tới chỗ thiện hảo và tự đặt mình ở trên mọi giá trị. Ðiều nầy giải thích vì sao chủ nghĩa chuyên chế tìm cách tiêu diệt Giáo Hội hoặc ít ra tìm cách áp đặt Giáo Hội dưới sự thống trị của mình, biến Giáo Hội thành công cụ của guồng máy ý thức hệ của họ. Hơn nữa, Nhà Nước chuyên chế thường sát nhập toàn bộ quốc gia, xã hội, gia đình, các tôn giáo và chính các cá nhân vào trong guồng máy của họ. Giáo Hội khi bảo vệ tự do của mình, cũng đồng thời bảo vệ con người.
Ðể việc cộng tác của các công dân có ý thức trách nhiệm đem lại kết quả tốt đẹp trong đời sống chính trị thường ngày, cần phải có một nền pháp lý thiết định, giúp phân phối hợp lý các nhiệm vụ và các cơ quan của công quyền và đồng thời giúp bảo vệ một cách hữu hiệu quyền lợi người công dân. Quyền lợi của cá nhân, gia đình và đoàn thể cũng như việc sử dụng những quyền đó phải được công nhận, tôn trọng và cổ võ, nhưng đồng thời cũng phải chú trọng tới bổn phận công dân của họ. Người công dân có nghĩa vụ phải đóng góp cho quốc gia những phục vụ về tài lực cũng như nhân lực mà công ích đòi hỏi. Chính quyền không nên ngăn cản những hiệp hội có tính cách gia đình, xã hội hay văn hoá, những đoàn thể hay tổ chức trung gian hoạt động hữu hiệu và chính đáng. Về phía người công dân, cá nhân hay đoàn thể không nên trao cho chính quyền một quyền hành quá lớn, cũng đừng đòi hỏi ở chính quyền những giúp đỡ hay những đặc ân quá đáng không phải lúc, vì như thế là làm giảm trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả các đoàn thể xã hội.

VI. Dân Chủ

Giáo Hội đánh giá cao hệ thống dân chủ như là một hệ thống bảo đảm cho người dân được tham dự vào việc lựa chọn các quyết định về chính trị, bảo đảm cho những người bị trị được quyền bầu cử lẫn quyền quy trách những người cai trị họ và thay thế những người cầm quyền nầy bằng các phương thế ôn hoà khi cần. Giáo Hội không khuyến khích việc hình thành những nhóm cai trị thu hẹp tìm cách lạm dụng quyền bính của quốc gia cho những lợi ích riêng tư hoặc cho những mục tiêu ý thức hệ. Một thể chế dân chủ chân chính chỉ có thể có được trong một quốc gia pháp trị và dựa trên căn bản một ý niệm chính đáng về con người. Nó đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết cho việc thăng tiến cá nhân qua công việc giáo dục và đào tạo theo những lý tưởng chân chính. Nếu không có chân lý tối hậu để hướng dẫn và chỉ huy hoạt động chính trị, những tư tưởng và xác tín có thể dễ bị thao túng vì lý do quyền lực. Dân chủ mà không có những giá trị đạo đức làm căn bản dễ biến thành chế độ chuyên chế công khai hoặc ngụy trang khéo léo.

Giáo Hội tôn trọng quyền tự trị hợp pháp của trật tự dân chủ và không có tư cách để phát biểu những thiên vị nghiêng về giải pháp có tính cách định chế hay hiến chế nầy nọ. Sự đóng góp của Giáo Hội vào trật tự chính trị chính là cái nhìn của Giáo Hội về phẩm giá của con người được biểu lộ hoàn toàn trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Trên thực tế, dân chủ không thể là chuyện thần thoại, biến thành một cái gì thay thế luân lý hay là liều thuốc trị bịnh vô luân. Cơ bản, nó là một ‘hệ thống’ và, như vậy, nó là một dụng cụ chớ không phải là một cùng đích. Ðặc tính ‘luân lý’ của nó không phải là tự động, nhưng tùy thuộc vào sự hoà hợp với luật luân lý. Ngày nay, người ta nghiệm thấy một sự đồng thuận gần như phổ quát về giá trị của dân chủ, cần coi đó là một ‘dấu chỉ thời đại’ tích cực, như Huấn Quyền Giáo Hội đã nhiều lần nhắc tới.

Khi người ta không tuân giữ những yếu tố trên, chính nền tảng của sự chung sống chính trị sẽ bị lung lay và dần dà toàn bộ đời sống xã hội sẽ bị lũng đoạn, đe doạ và suy thoái. Tại nhiều quốc gia, sau sự sụp đổ của các ý thức hệ nối liền chính trị với một quan điểm chuyên chế về thế giới -như chủ nghĩa mácxít- có một mối nguy đang hình thành do tình trạng chối bỏ những nhân quyền cơ bản và do sự kiện nuốt trững khát vọng tôn giáo trong khuôn khổ chính trị, tìềm tàng trong lòng mỗi người: đó là mối nguy do sự liên minh giữa nền dân chủ với chủ nghĩa tương đối về luân lý, một chủ nghĩa làm cho tình trạng chung sống giữa người dân với nhau không còn một qui chiếu nào vững chắc về mặt luân lý và, cách triệt để hơn, bị tước đoạt mất khả năng đón nhận chân lý. Trong tất cả mọi lãnh vực của đời sống cá nhân, gia đình, xã hội và chính trị, nền luân lý cung ứng một nguồn phục vụ độc đáo, bất khả thay thế và rất cao về giá trị, chẳng những cho cá nhân ngõ hầu con người tiến tới trong sự Thiện, mà còn cho xã hội ngõ hầu xã hội thực sự phát triển.

Chỉ sự tôn trọng sự sống mới có thể xây dựng và bảo đảm những tài sản quí báu nhất và cần thiết nhất của xã hội, như nền dân chủ và hoà bình. Không thể có dân chủ thật sự nếu người ta không công nhận phẩm giá của mọi người và nếu người ta không tôn trọng các quyền con người.

B./ Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo trình bày giá trị của Học thuyết Xã hội Công Giáo như một phương tiện để rao giảng Tin Mừng (x. Centesimus Annus, 54), bởi vì tài liệu này đặt con người và xã hội trong mối tương quan với ánh sáng Tin Mừng. Những nguyên tắc của Học thuyết Xã hội Công Giáo đặt nền tảng trên luật tự nhiên, vì thế được xác nhận và củng cố trong niềm tin của Giáo Hội nhờ Tin Mừng của Đức Kitô.

(Còn tiếp)

Hà Minh Thảo






 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Văn kiện mới của Tòa Thánh về Kinh Tế và Tài Chánh: Dẫn Nhập
Vũ Văn An
19:42 08/07/2018
Các Vấn Đề Kinh Tế và Tài Chánh
Các Xem Xét Để Biện Phân Về Đạo Đức Một Số Khía Cạnh Của Hệ Thống Kinh Tế Hiện Nay

I. Dẫn Nhập

1. Ngày nay hơn bao giờ hết, các vấn đề kinh tế và tài chính đang thu hút sự chú ý của chúng ta, do ảnh hưởng ngày càng tăng của thị trường đối với phúc lợi vật chất của một phần lớn nhân loại. Điều này đòi hỏi, một mặt, một quy định công bằng về các năng động tính của chúng và mặt khác, một nền tảng đạo đức rõ ràng có thể bảo đảm cho phúc lợi đạt được một phẩm chất nhân bản trong các mối tương quan mà các cơ chế kinh tế không thể tự sản xuất được một cách tương xứng. Ngày nay, một nền tảng đạo đức như vậy được đòi hỏi từ mọi phía, đặc biệt là từ những người đang làm việc trong hệ thống kinh tế và tài chính. Chính ở đây, điều đã trở nên hiển nhiên là sự cần thiết phải có một liên minh giữa hiểu biết kĩ thuật và túi khôn nhân bản, nếu không muốn thấy bất cứ hành động nhân bản nào trở thành đồi bại. Ngược lại, liên minh này làm cho nó có thể tiến bộ trên con đường dẫn đến một phúc lợi thật sự và toàn diện của con người.

2. Việc phát huy toàn diện mỗi con người nhân bản, tất cả cộng đồng nhân bản và mọi con người là chân trời tối hậu của ích chung mà Giáo Hội, "bí tích cứu rỗi phổ quát" [1], tự đề xuất để đạt tới. Trong tính toàn diện của điều thiện này, được mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giêsu Kytô, ta thấy mục tiêu tối hậu của mọi hoạt động của Giáo Hội. Nguồn gốc và sự thành đạt tối hậu của hoạt động này là ở trong Thiên Chúa, Đấng đã tóm lược mọi sự trong Người (xem Ep. 1, 10).

Điều thiện trên trổ bông như một dự ứng về vương quốc của Thiên Chúa mà Giáo Hội được kêu gọi để công bố và thành lập trong mọi lĩnh vực hoạt động nhân bản [2]; nó là hoa trái đặc biệt của đức ái này, một đức ái, vì là con đường hoàng gia của hành động giáo hội, cũng đã được kêu gọi tự biểu hiện mình trong tình yêu xã hội, dân sự và chính trị. Tình yêu này "tự biểu hiện trong mọi hành động nhằm cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tình yêu đối với xã hội và cam kết đối với ích chung là một hình thức tuyệt vời của đức ái, không những liên quan đến mối tương quan giữa các cá nhân, mà còn liên quan đến "các mối tương quan vĩ mô: tức các liên hệ xã hội, kinh tế, chính trị". Đây là lý do tại sao Giáo Hội đã đề xuất với thế giới lý tưởng về một "nền văn minh của tình yêu" [3]. Tình yêu đối với sự thiện toàn diện, một tình yêu không thể tách rời khỏi tình yêu đối với chân lý, là chìa khóa cho sự phát triển chân chính.

3. Đó là mục tiêu theo đuổi, với sự chắc chắn rằng trong tất cả các nền văn hóa, có nhiều điểm hội tụ về đạo đức, nói lên một túi khôn luân lý chung [4], mà trên trật tự khách quan của nó, nhân phẩm được đặt nền tảng. Các quyền và nhiệm vụ căn bản của con người dựa trên cái nền vững chắc và bất khả xâm phạm của trật tự này, một trật tự đề ra các nguyên tắc chung rõ ràng, mà nếu không có nó, việc kiểm soát và lạm dụng của kẻ mạnh nhất kết cục sẽ thống trị toàn diện đời sống nhân sinh. Trật tự đạo đức này, bắt rễ từ túi khôn của Thiên Chúa Tạo Dựng, do đó, là nền tảng không thể thiếu để xây dựng một cộng đồng thực sự của con người, một cộng đồng được cai trị bởi luật lệ đặt căn bản trên công lý đích thực. Điều này còn chân thực hơn chính con người, là những người, tuy hết mình mong ước điều thiện và điều chân thật, nhưng thường sa ngã, khi đối diện với lợi ích đảng phái, lạm dụng và thực hành không công bằng, gây đau khổ trầm trọng cho toàn thể nhân loại, đặc biệt cho những người yếu nhất và cho những người không có khả năng tự vệ.

Trong số các nhiệm vụ chính của mình, Giáo hội cũng nhìn nhận nhiệm vụ nhắc nhở mọi người, với một sự chắc chắn khiêm nhường, nhớ một số nguyên tắc đạo đức hiển nhiên, để giải phóng mỗi lĩnh vực hành động nhân bản khỏi rối loạn đạo đức thường xuyên gây khổ cho họ. Về phương diện này, chính lý trí của con người, vốn đặc điểm hóa mỗi con người bằng con dấu không thể xóa nhòa của nó, đòi phải có sự biện phân khôn ngoan. Thực thế, trong chân lý và công lý, tinh thần con người luôn tìm kiếm nền tảng vững chắc cho các công trình của nó, vì nhận thức rằng không có cơ sở này, ngay định hướng của nó cũng sẽ thiếu sót [5].

4. Định hướng đúng đắn của lý trí này không thể thiếu trong bất cứ lĩnh vực hành động nhân bản nào. Theo cách này, không một không gian nào, trong đó con người hành động, lại có thể tự cho phép mình xa lạ, hoặc không thể thẩm thấu vào một nền đạo đức xây dựng trên tự do, chân lý, công lý và liên đới [6]. Điều này cũng áp dụng cho các lĩnh vực trong đó các luật lệ chính trị và kinh tế có hiệu lực: "Hôm nay, suy nghĩ về ích chung, chúng ta có nhu cầu cấp bách này là chính trị và kinh tế, khi đối thoại với nhau, phải cương quyết đặt mình vào việc phục vụ sự sống, nhất là sự sống của con người "[7].

Thật vậy, tất cả các hoạt động nhân bản đều được kêu gọi sản sinh ra các hoa trái, bằng cách xếp đặt cách hào phóng và bình đẳng mọi ơn phúc mà từ nguyên thủy, Thiên Chúa vốn xếp đặt cho mọi người được hưởng dùng; nó cũng phải phát triển, với một niềm hy vọng chắc chắn, những hạt giống thiện ích vốn có sẵn trong mọi sáng thế như một lời hứa về khả năng sinh sản. Lời kêu gọi này tạo thành một lời mời vĩnh viễn cho việc triển khai tự do nhân bản, cho dù tội lỗi luôn sẵn sàng làm suy yếu kế hoạch thần linh từ nguyên thủy này.

Đó là lý do tại sao Thiên Chúa đến gặp con người trong Chúa Giêsu Kytô. Người khiến chúng ta tham gia vào biến cố tuyệt vời là sự phục sinh của Người; Người "không những cứu chuộc cá nhân mà còn cả các tương quan xã hội" nữa [8]; Người làm việc cho một trật tự mới trong các mối tương quan xã hội được xây dựng trên Chân lý và Tình yêu, một chất men phong phú làm biến đổi lịch sử. Như thế, Người dự ứng Vương quốc Thiên đàng mà Người đã đến để công bố và khai mở nơi con người của Người trong diễn trình thời gian.

5. Mặc dù phúc lợi kinh tế hoàn cầu chắc chắn gia tăng trong hậu bán thế kỷ hai mươi, với một mức độ và tốc độ chưa bao giờ thấy trước đây, nhưng cần lưu ý rằng, song song, các bất bình đẳng cũng đã gia tăng nơi nhiều quốc gia khác [9], cũng như giữa các quốc gia. Nhiều người tiếp tục sống trong tình trạng nghèo nàn cùng cực.

Cuộc khủng hoảng tài chính gần đây đáng lẽ đã là cơ hội để khai triển một nền kinh tế mới biết chú ý nhiều hơn đến các nguyên tắc đạo đức và để quy định mới mẻ hoạt động tài chính, bằng cách loại trừ các khía cạnh ăn cướp và đầu cơ và tăng cường việc phục vụ nền kinh tế chân thực. Mặc dù ở các bình diện khác nhau, nhiều nỗ lực tích cực đã được thực hiện, được hoan nghênh và đánh giá cao, nhưng không có phản ứng nào giúp suy nghĩ lại các tiêu chuẩn lỗi thời này, những tiêu chuẩn tiếp tục thống trị thế giới [10]. Trái lại, dường như một sự ích kỷ mù quáng đang chiếm ưu thế, trong ngắn hạn; coi thường ích chung, nó loại khỏi chân trời mối bận tâm không những để tạo ra mà còn để chia sẻ sự giàu có và loại bỏ các bất bình đẳng quá sắc nét ngày nay.

6. Điều có liên quan là phúc lợi thực sự của hầu hết đàn ông và đàn bà trên hành tinh của chúng ta, những người có nguy cơ càng ngày càng bị gạt ra ngoài lề nhiều hơn, nếu không muốn nói là “bị loại trừ và bác bỏ" [11] khỏi sự tiến bộ và thịnh vượng thực sự, trong khi một thiểu số bóc lột và tự giành cho mình những nguồn tài nguyên mênh mông và sự giàu có, trong sự thờ ơ trước thân phận của đại đa số. Do đo, đã đến lúc phải hỗ trợ việc phục hồi những gì đích thực là nhân bản, phải mở rộng chân trời tinh thần và tâm hồn, để nhận ra một cách trung thực những gì xuất phát từ các đòi hỏi của sự chân và sự thiện, những điều mà không có chúng, bất cứ hệ thống xã hội, chính trị và kinh tế nào nhất định sẽ phá sản, thất bại và về lâu dài, sụp đổ. Lòng ích kỷ, cuối cùng, không mang lại gì, nhưng nó khiến mọi người phải trả giá quá cao; do đó, nếu chúng ta muốn phúc lợi thực sự cho nhân loại, "tiền bạc phải phục vụ chứ không thống trị!" [12].

Về vấn đề này, trước hết, các nhà điều hành có năng quyền và có trách nhiệm phải khai triển các hình thức kinh tế và tài chính mới mà việc thực hành và quy tắc của chúng phải nhắm sự tiến bộ của ích chung cũng như việc tôn trọng nhân phẩm, bằng cách dựa vào cái nền vững chắc là giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Tuy nhiên, Thánh Bộ Giáo lý Đức tin, mà năng quyền cũng bao gồm các vấn đề về bản chất luân lý, hợp tác với Thánh Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện, muốn đề xuất, bằng văn kiện này, các xem xét căn bản cũng như các điểm tham chiếu để hỗ trợ sự tiến bộ này và bảo vệ phẩm giá này [13]. Đặc biệt, người ta nhận ra sự cần thiết phải thực hiện một cuộc suy tư đạo đức về một số khía cạnh của việc làm trung gian tài chánh mà sự vận hành khi bị tách khỏi cơ sở nhân học và luân lý công chính, không những tạo ra các lạm dụng và bất công hiển nhiên, mà còn tự chứng tỏ có khả năng tạo ra các cuộc khủng hoảng có hệ thống trên qui mô hoàn cầu. Việc biện phân này được cung cấp cho mọi người nam nữ có thiện chí.

Kỳ Sau: II. Những Xem Xét Nền Tảng
 
Thông Báo
VietCatholic bị tường lửa ngăn chặn, xin giúp chúng tôi một tay
VietCatholic Network
05:45 08/07/2018
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Từ trước đến nay, VietCatholic thường xuyên bị tường lửa ngăn chặn tại quê nhà. Tuy nhiên, từng nơi, từng lúc vẫn có thể vào được.

Kể từ ngày 10 tháng Sáu đến nay, số lượng người vào Web site của VietCatholic chỉ còn 28% so với thời gian ngay trước đó. Đây là một sự sút giảm kinh hoàng và đột ngột chúng tôi chưa bao giờ trải qua trong hơn 20 năm hiện diện trên mạng lưới toàn cầu.

Phân tích các con số thống kê, chúng tôi thấy sự sụt giảm đột ngột này là do hầu hết quý vị và anh chị em ở Việt Nam không thể vào được nữa.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn bị điện tặc với các IP address từ Thượng Hải và Bắc Kinh tấn công rất quyết liệt trong mấy ngày vừa qua.

Tạm thời, trong khi suy tính một giải pháp lâu dài, xin mời gọi quý vị và anh chị em giúp chúng tôi một tay trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay.

Quý vị và anh chị em có thể giúp chúng tôi bằng cách:

1. LẶNG LẼ (nghĩa là dùng Viber, hay email) báo cho bạn bè, thân nhân các địa chỉ sau để vào VietCatholic

https://tinyurl.com/yb344s3u
https://tinyurl.com/ybsq9vnj
https://tinyurl.com/ya9gjf86
https://tinyurl.com/yomeqk

Những địa chỉ này có thể nhanh chóng bị chặn. Vì thế, xin quý vị và anh chị em theo dõi thường xuyên trên YouTube của VietCatholic. Để vào các kênh YouTube của VietCatholic

Bước 1: Vào YouTube: https://www.youtube.com/

Bước 2: Tìm VietCatholicNews hay VietCatholic

Bước 3: Chúng tôi sẽ loan báo các địa chỉ mới trong các chương trình thường lệ.

Xin cũng giúp gởi những chỉ dẫn này cho anh chị em ở quê nhà biết cách vào các kênh YouTube của VietCatholic.

2. Quý vị nào vào được VietCatholic, xin chia sẻ các thông tin của chúng tôi với anh chị em ở Việt Nam bằng những phương thức quý vị và anh chị em có trong tay (Web, Facebook, Minds, email, Google Drive ...) Quý vị không cần xin phép gì hết. Chúng tôi không hề thắc mắc hay đặt vấn đề tác quyền mà còn cám ơn và xin Chúa trả công bội hậu cho quý vị.

Xin nhớ đến chúng tôi trong lời cầu nguyện. Chân thành cám ơn,

Kỹ sư J.B. Đặng Minh An
Phó Giám Đốc VietCatholic.
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 09/07/2018: Phản ứng tại Phi Luật Tân trước sự báng bổ của Rodrigo Duterte
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:57 08/07/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Các Giám Mục Phi Luật Tân bác bỏ cáo buộc mưu toan lật đổ chính quyền

Hội đồng Giám mục Công Giáo Philippines đã bảo đảm các nhà chức trách rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội không mưu toan gây bất ổn cho chính phủ.

Đức Giám Mục Reynaldo Evangelista của Imus, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Vụ của Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân, nói rằng Giáo Hội sẽ không bao giờ là một phần của những nỗ lực gieo rắc bất hòa.

Đức Cha Reynaldo đã đưa ra tuyên bố trên sau khi gặp các quan chức cảnh sát cao cấp của Phi Luật Tân tại trụ sở Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân tại Manila vào ngày 28 tháng Sáu.

Đức Cha đã phản bác các báo cáo cho rằng Giáo Hội đang tìm cách gây bất ổn cho chính phủ sau các bài diễn văn của Tổng thống Rodrigo Duterte chống lại các nhà lãnh đạo Giáo Hội.

Ngài nói với các phóng viên sau cuộc họp, “Bất cứ nơi những nỗ lực gây bất ổn nào cũng không thể đến từ Giáo Hội”.

“Tôi có thể đảm bảo với bạn về điều đó”, ngài nói thêm rằng chính phủ phải chịu trách nhiệm về “tình hình hỗn loạn hiện nay.”

Tổng thống Rodrigo Duterte là người chống báng quyết liệt Giáo Hội Công Giáo, ông ta thường công khai chỉ trích các Giám Mục và phạm thượng đến Thiên Chúa. Sau đó, vu vạ là Giáo Hội đang mưu toan lật đổ ông ta. Tất cả các động thái này nhằm đánh lạc hướng và biện minh cho những thất bại về kinh tế và xã hội.

2. Tuyên bố của Ủy Ban Giáo Dân Phi Luật Tân về những lời lẽ phạm thượng của tổng thống Rodrigo Duterte

Trong bài diễn văn trên đài truyền hình quốc gia hôm 28 tháng Sáu, tổng thống Rodrigo Duterte đã nói nhiều câu phạm thượng đến Thiên Chúa. Đây không phải lần đầu tiên ông ta làm như thế.

Dưới đây là bản dịch toàn văn tuyên bố chung của Laiko, Hội Đồng Giáo Dân Phi Luật Tân, và Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân.

CHÚA CHÚNG TA KHÔNG NGU XUẨN

Ông ta lại nói một lần nữa. Và lần này với sự nhấn mạnh rằng “CHÚA CỦA CÁC BẠN NGU XUẨN!”

Thiên Chúa của cha ông chúng ta, và của toàn thể thế giới Kitô Giáo đang bị chỉ trích là ngu xuẩn trong quốc gia Kitô Giáo này, trên đài Truyền Hình Quốc Gia, bởi tổng thống của chúng ta. Ông ta bôi nhọ những giáo lý của chúng ta, ông ta xúc phạm thánh thư của chúng ta và những kẻ a dua với ông ta thậm chí còn có gan lên tiếng bênh vực tất cả những lời lẽ này và nói rằng Giáo Hội Công Giáo nên ăn năn vì những tội lỗi và những vụ tai tiếng của chính chúng ta.

Sangguniang Laiko ng Pilipinas (Hội đồng Giáo dân Phi Luật Tân), cùng với các nhà lãnh đạo Giáo Hội và các mục tử, tố cáo với những lời lẽ mạnh nhất có thể được, đối với cách cư xử lạ thường, không trung thực và thô tục, và những lời nói cũng như những tấn kích vào đức tin đang được ném tới tấp vào CHÚA CHÚNG TA.

Là Kitô hữu và là công dân ở đất nước CHÚNG TA, chúng ta có quyền và nghĩa vụ chỉ ra những hành động phạm thượng nghiêm trọng này. Ông ta nên ăn năn và hối hận. Tổng thống phải là một con người dám chấp nhận đây là những hành vi sai trái và nên trưởng thành để biết kiềm chế các cơn giận dữ.

Với tuyên bố này, LAIKO kêu gọi tất cả các tín hữu thể hiện sự phẫn nộ của mình một cách thực sự Kitô giáo và đúng luật, thông qua tất cả các phương tiện và kênh có thể được.

Ban Giám đốc LAIKO,

MA. JULIETA F. WASAN

Chủ tịch

Sangguniang Laiko ng Pilipinas

Đức Giám Mục BRODERICK S. PABILLO, D.D.

Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Manila

Chủ tịch

Ủy ban Giáo dân Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân

29 tháng 6 năm 2018

3. Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Tân Tổng Giám Mục Peter Andrew Comensoli cho Tổng Giáo Phận Melbourne

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Giám Mục Peter Andrew Comensoli kế nhiệm Đức Tổng Giám Mục Denis Hart, Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Melbourne, Úc Châu.

Đức Giám Mục Comensoli sinh năm 1964 tại Bulli, New South Wales, Úc. Ngài theo hoc ngành kinh doanh tại Đại học Wollongong và làm việc trong ngành ngân hàng bốn năm trước khi nhập chủng viện. Ngài được thụ phong linh mục cho Giáo phận Wollongong vào năm 1992.

Sau khi thụ phong, ngài được bổ nhiệm làm phó xứ tại Unanderra (1992), và nhà thờ chính tòa Wollongong (1992-1995), và Quản trị Giáo xứ tại Shellharbour (1995-1996).

Năm 2000, ngài hoàn tất Văn bằng Thần học chuyên về đạo đức tại Học viện Alphonsio ở Rome.

Sau khi trở về Úc, ngài được bổ nhiệm làm phó xứ ở vùng Tây Wollongong (2000) sau đó được bổ nhiệm làm Chưởng ấn của Giáo phận (2000-2006).

Từ năm 2006-2010, ngài theo học bằng Thạc sĩ tại Đại học Thánh Andrew và sau đó bằng Tiến sĩ về Triết học đạo đức tại Đại học Edinburgh ở Scotland. Sau đó, ngài trở về giảng dậy Viện đại học Công Giáo ở Sydney, và phục vụ trong Hội đồng Linh mục đoàn.

Ngài được tấn phong Giám Mục Phụ Tá cho Tổng Giáo Phận Sydney và làm Giám Quản Lý Tông Tòa sáu năm.

Năm 2014 Ngài được bổ nhiệm làm Giám mục của Giáo phận Broken Bay và nay được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Melbourne thay thế Đức Tổng Giám Mục Denis Hart

4. Giáo phận Darwin, Australia có tân Giám Mục

Toà thánh vừa công bố bổ nhiệm Cha Charles Gauci hiện đang làm giám quản nhà thờ chính toà St Francis Xavier của tổng giáo phận Adelaide lên giám mục chính toà GP Darwin thay thế Đức Cha Eugene Hurley đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhận đơn xin nghỉ hưu.

Tân Giám Mục Charles Gauci là vị giám mục thứ VII của giáo phận Darwin. Cha xuất thân từ một gia đình ngoan đạo gốc ở hải đảo Malta, nằm ngoài khơi, trên vùng biển phía Nam của nước Ý. Gia đình di dân đến Úc khi Cha mới 13 tuổi, sau đó xin gia nhập chủng viện St Francis Xavier, Adelaide city thủ phủ của tiểu bang South Australia.

Thầy Charles được thụ phong linh mục năm 1977 và phục vụ tại nhiều giáo xứ trong tổng giáo phận Adelaide.

Ngài cũng đã từng giữ một số chức vụ lãnh đạo quan trọng trong giáo phận như chủ tịch Hội Đồng Linh Mục.

Cha Charles Gauci cho biết: Sở dĩ Ngài đã quen với cuộc sống của giáo phận Darwin cũng như đời sống đạo của cộng đoàn địa phương này, là nhờ được mời lên giáo phận Darwin tổ chức tĩnh tâm cho các linh mục cách đây 3 năm.

Cha nói: “Tôi hết sức cảm phục công việc mục vụ của các linh mục trong giáo phận Darwin, thường là tại các vùng rất xa xôi hẻo lánh, thiếu thốn mọi tiện nghi đối với những người Thổ Dân Úc, không như đời sống ở các thị trấn”.

Cha Gauci hy vọng sẽ đi thăm toàn giáo phận, càng sớm càng tốt để có thể gặp gỡ những người dân địa phương.

Darwin là một giáo phận có diện tích rộng lớn, chiếm hầu hết vùng Lãnh Thổ Bắc Úc.

Khi Toà Thánh công bố việc bổ nhiệm mới này, thì cũng là lúc Tòa Thánh cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn xin từ chức của Đức Giám Mục Eugene Hurley đương nhiệm giám mục GP Darwin đã xin nghỉ hưu ở tuổi cao niên. Đức Cha Eugene được bổ nhiệm giám mục GP Darwin trong suốt 11 năm qua, 9 năm làm giám mục GP Port Pirie, trước khi lên Darwin bắc Úc. Ngài đã từng ở cương vị giám mục trên 20 năm.

Đức Giám Mục Eugene Hurley sẽ chuyển sang chức giám quản tông toà giáo phận Darwin cho đến khi Đức Tân Giám Mục Charles Gauci chính thức nhậm chức. Tuy nhiên chưa rõ thời điểm phong chức.

Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge TGM giáo phận Brisbane, đương kim chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc Châu đã tuyên bối: Tôi hoan nghênh việc bổ nhiệm một nhân vật được coi là nổi tiếng trong lãnh vực chiều sâu tâm linh và dấn thân ra đi rao giảng Tin Mừng.

Đức Tổng Giám Mục Coleridge nói: “Cha Charles đã làm mục vụ cho đủ mọi tầng lớp trong xã hội, Ngài đã từng phục vụ tại các giáo xứ, làm tuyên uý cho các trường học, giám đốc linh đạo và đặc trách các chương trình tĩnh tâm”.

“Cha Charles sẽ là một món quà quý giá cho giáo phận Darwin. Ngài cũng là một bổ sung tốt cho Hội Đồng Giám Mục Úc nhờ kinh nghiệm lâu năm và đa dạng của Ngài trong vai trò của một linh mục và của một nhà giảng huấn đức tin”.

Giáo phận Darwin là một trong 3 giáo phận của Tổng Giáo Phận Adelaide, hay còn gọi là giáo tỉnh Adelaide, gồm có: GP Adelaide, GP Darwin và GP Port Pirie.

Hiện nay TGP Adelaide đang trống toà. Toà Thánh đã bổ nhiệm Đức Cha Greg. O’Kelly SJ giám mục giáo phận Port Pirie làm giám quản Tông Toà TGP Adelaide cho đến khi có quyết định mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.

5. Tổng Giám Mục Đức đầu tiên công bố cho người phối ngẫu Tin Lành được rước lễ

Tờ Westfalenblatt cho biết Đức Tổng Giám Mục Hans-Josef Becker của Paderborn đã quyết định cho phép người phối ngẫu Tin Lành của người Công Giáo sống trong giáo phận của mình được Rước Lễ “trong từng trường hợp.”

Theo tờ Westfalenblatt, Đức Tổng Giám Mục nói với Hội Đồng Linh Mục tổng giáo phận vào ngày 27 tháng Sáu rằng tài liệu trước đây được gọi là “tài liệu mục vụ”, mà Hội Đồng Giám Mục Đức vừa tái công bố như một “hướng dẫn mục vụ” sau các cuộc thảo luận với Rôma, cho phép “sự giúp đỡ tinh thần để hình thành một quyết định lương tâm trong từng trường hợp kèm theo các chăm sóc mục vụ.”

Đức Tổng Giám Mục nói với tờ báo:

“Tại cuộc họp của Hội Đồng Linh Mục của Tổng Giáo Phận Paderborn vào ngày 27 tháng 6 năm 2018, tôi đã trình bày cách giải thích của tôi [về tài liệu này] và nói lên kỳ vọng rằng tất cả các linh mục trong Tổng Giáo Phận Paderborn sẽ tự làm quen với tài liệu hướng dẫn này và sẽ hành động theo tinh thần trách nhiệm mục vụ.”

Đề cập đến các cuộc hôn nhân hỗn hợp, Đức Tổng Giám Mục Becker nói thêm rằng qua phép rửa tội, đức tin Kitô giáo, và bí tích hôn nhân, hai Kitô hữu trong các kết hiệp hôn nhân này “hiệp nhất” với nhau. Người phối ngẫu Tin Lành trong các trường hợp như thế có thể có lòng khao khát mạnh mẽ được đón nhận Thánh Thể, và do đó nó là “vấn đề đi đến một quyết định có trách nhiệm về lương tâm”.

Đồng thời, vị Tổng Giám Mục 70 tuổi này nhấn mạnh rằng quyết định của ngài không tạo thành một “sự cho phép chung” bất cứ người Tin Lành nào cũng được Rước Lễ.

Được thành lập vào năm 799 sau Chúa Giáng Sinh, Tổng Giáo Phận Paderborn nằm ở bang North Rhine-Westphalia của Đức và có khoảng 1.5 triệu người Công Giáo.

6. Đức Hồng Y Müller chỉ trích các giám mục Đức muốn đặt hướng đi cho Giáo Hội

Đức Hồng Y Müller, cựu bộ trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, mới đây đã trả lời phỏng vấn của tờ Catholic World Report về tình hình ở Đức, các căng thẳng nhân đề xuất cho một số người phối ngẫu Thệ Phản rước lễ, các tranh chấp liên tục về giáo huấn Giáo Hội liên quan đến việc phong chức cho phụ nữ cũng như đồng tính luyến ái.

Tin Lành hóa trắng trợn

Liên quan đến đề xuất rước lễ, Đức Hồng Y Muller nhận định rằng một nhóm các giám mục Đức dưới sự hướng dẫn của vị chủ tịch tự coi mình như những người đặt định xu hướng cho việc Giáo Hội Công Giáo tiến vào tính hiện đại. Họ coi việc tục hóa và phi Kitô Giáo của Âu Châu là một khai triển không thể đảo ngược. Vì lý do này, Tân Phúc Âm Hóa, tức chương trình của hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, theo quan điểm của họ, là một trận chiến chống lại hướng đi khách quan của lịch sử, giống như Don Quixote đánh nhau với mấy chiếc cối xay gió. Họ tìm cho Giáo Hội một hốc đá để có thể sinh tồn trong yên ổn. Bởi đó, mọi tín lý đức tin nào chống lại “chính dòng”, tức đồng thuận có tính xã hội, đều phải được sửa đổi.

Một hậu quả của chủ trương trên là đòi hỏi rước lễ cho những người không có đức tin Công Giáo và cho cả những người Công Giáo không ở trong trạng thái có ơn thánh hóa. Cũng ở trên nghị trình của họ là: việc chúc lành cho các cặp đồng tính, rước lễ liên phái với người Thệ Phản, tương đối hóa tính bất khả tiêu của hôn nhân bí tích, việc cho phép các viri probati (những người đàn ông đã được thử thách) được thụ phong linh mục, bãi bỏ luật độc thân linh mục, chấp thuận các liên hệ tính dục trước và ngoài hôn nhân. Đó là các mục tiêu của họ, và để đạt được các mục tiêu này, họ sẵn lòng chấp nhận cả việc chia rẽ trong hội đồng giám mục.

Người tín hữu nào coi trọng tín lý Công Giáo bị khoác cho nhãn hiệu bảo thủ và bị đẩy ra khỏi Giáo hội, và bị chường mặt cho chiến dịch phỉ báng của các phương tiện truyền thông cấp tiến và chống Công Giáo.

Đối với nhiều giám mục, sự thật mặc khải và việc tuyên xưng đức tin Công Giáo chỉ là một biến số nữa trong nền chính trị quyền lực trong nội bộ Giáo Hội. Một số trong vị này viện dẫn các thỏa thuận cá nhân với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và nghĩ rằng những phát biểu của ngài trong các cuộc phỏng vấn với các nhà báo và nhân vật công cộng còn lâu mới là người Công Giáo đủ biện minh cho các chân lý vô ngộ của đức tin dù đã bị định nghĩa nhẹ hẳn đi. Tóm tắt, chúng ta quả đang đối phó với một diễn trình Thệ Phản hóa trắng trợn.

Ngược lại, đại kết với mục tiêu hợp nhất hoàn toàn mọi Kitô hữu đã được thể hiện trong Giáo Hội Công Giáo về phương diện bí tích. Tinh thần thế gian của hàng giám mục và giáo sĩ thế kỷ 16 là nguyên nhân của sự phân rẽ Kitô giáo, một điều hoàn toàn đi ngược lại ý muốn của Chúa Kitô, Đấng sáng lập ra Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Căn bệnh của thời đại đó bây giờ đáng lẽ là thuốc chữa để khắc phục sự phân rẽ. Sự thiếu hiểu biết đức tin Công Giáo vào thời đó có tính thảm khốc, đặc biệt là nơi các giám mục và các giáo hoàng, những vị cống hiến đời mình cho chính trị và quyền lực nhiều hơn cho việc làm chứng cho sự thật của Chúa Kitô.

Ngày nay, đối với nhiều người, việc được các phương tiện truyền thông chấp nhận quan trọng hơn sự thật, mà vì nó, chúng ta cũng phải chịu đau khổ. Hai Thánh Phêrô và Phaolô đã chịu tử đạo vì Chúa Kitô ở Rôma, trung tâm quyền lực vào thời của các ngài. Các ngài không được các nhà cai trị thế giới này tôn vinh như anh hùng, mà bị chế giễu giống như Chúa Kitô trên thập tự giá. Chúng ta không bao giờ nên quên chiều kích tử đạo của thừa tác vụ Phêrô và của chức giám mục.

Riêng đối với lý do tại sao cho phép một số phối ngẫu Thệ Phản của người Công Giáo rước lễ, Đức Hồng Y Muller cho rằng không giám mục nào có thẩm quyền ban rước lễ cho các Kitô hữu không có sự hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Chỉ trong một tình huống có nguy cơ tử vong, một người Thệ Phản mới có thể yêu cầu được giải tội bí tích và rước lễ như của ăn đàng (viaticum), nếu họ chia sẻ toàn bộ đức tin Công Giáo và do đó nhập vào sự hiệp thông đầy đủ với Giáo Hội Công Giáo, mặc dù họ chưa tuyên bố chính thức việc mình trở lại.

Thật không may, ngay các giám mục ngày nay cũng không còn biết niềm tin của người Công Giáo vào tính hợp nhất của hiệp thông bí tích và hiệp thông giáo hội, và họ biện minh cho sự bất trung của họ đối với đức tin Công Giáo bằng điều gọi là quan tâm mục vụ hay giải thích thần học, những điều, tuy nhiên, mâu thuẫn với các nguyên tắc của đức tin Công Giáo. Mọi tín lý và thực hành phải được xây dựng trên Thánh Kinh và Truyền Thống Tông Đồ, và không được mâu thuẫn với những tuyên bố tín lý trước đây của Huấn Quyền Giáo Hội. Đây là trường hợp cho phép các Kitô hữu không phải Công Giáo được rước lễ trong Thánh lễ — không phải tình huống khẩn cấp đã được mô tả ở trên.

7. Đức Hồng Y Müller nói các Giám Mục Đức đang để cho thế giaan dạy bảo thay vì dạy bảo thế gian

Về việc sống đức tin ở Đức và ở Âu Châu, Đức Hồng Y Muller cho hay: Có rất nhiều người sống theo đức tin của họ, yêu mến Chúa Kitô và Giáo Hội của họ, và đặt tất cả hy vọng của họ vào Thiên Chúa lúc sống và lúc chết. Nhưng trong số họ có khá nhiều người cảm thấy bị bỏ rơi và bị phản bội bởi các mục tử của họ. Nổi tiếng trong công luận ngày nay là tiêu chuẩn để một giám mục hay một linh mục được cho là tốt. Chúng ta đang trải qua sự hồi tâm hướng về thế gian, thay vì hướng về Thiên Chúa, trái ngược với các phát biểu của Thánh Tông Đồ Phaolô: “Tôi đang tìm kiếm ân huệ của con người, hay của Thiên Chúa? Hay tôi đang cố làm làm vui lòng người ta? Nếu còn làm vui lòng người ta, tôi không nên là một đầy tớ của Thiên Chúa” (Gl 1:10).

Chúng ta cần các linh mục và các giám mục đầy nhiệt tâm đối với nhà Chúa, những người cống hiến đời mình hoàn toàn cho sự cứu rỗi của con người trong hành trình đức tin trở về quê nhà vĩnh cửu của chúng ta. Không có bất cứ thứ tương lai nào cho thứ “Kitô giáo Nhẹ”. Chúng ta cần những Kitô hữu có tinh thần truyền giáo.

Ngoại giao hay đức tin

Về việc phong chức phụ nữ và chỉ thị gần đây của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin cho rằng không thể có việc phong chức này, Đức Hồng Y Muller nói rằng: Thật không may, ngay lúc này, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin không được đặc biệt tôn trọng bao nhiêu, và tầm quan trọng của nó đối với tính ưu việt của Phêrô không được thừa nhận. Phủ Quốc Vụ Khanh và ngành ngoại giao của Tòa Thánh rất quan trọng đối với mối liên hệ của Giáo Hội với các qốc gia khác nhau, nhưng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin quan trọng hơn đối với mối liên hệ của Giáo Hội với Đầu của Giáo Hội mà từ Người mọi ơn thánh đã phát sinh.

Đức tin là điều cần thiết cho sự cứu rỗi; nền ngoại giao của giáo hoàng có thể đạt được nhiều điều tốt đẹp trên thế giới. Nhưng việc công bố đức tin và tín lý không được phụ thuộc vào các yêu cầu và điều kiện của các trò chơi quyền lực trần thế. Đức tin siêu nhiên không phụ thuộc vào quyền lực trần gian. Trong đức tin, rõ ràng là bí tích Truyền Chức Thánh với ba bậc giám mục, linh mục và phó tế chỉ có thể được lãnh nhận một cách thành sự bởi một người đàn ông Công Giáo đã rửa tội, bởi vì chỉ có người này mới có thể tượng trưng và đại diện một cách bí tích cho Chúa Kitô là Phu Quân của Giáo hội. Nếu chức vụ linh mục được hiểu là một chức vụ quyền lực, thì tín lý này về việc dành các Chức Thánh cho những người Công Giáo thuộc phái nam là một hình thức kỳ thị chống lại phụ nữ.

Nhưng quan điểm về quyền lực và tiếng tăm xã hội trên là sai. Chỉ khi nào chúng ta nhìn mọi tín lý đức tin và bí tích bằng con mắt thần học, thay vì bằng con mắt quyền lực, thì tín lý đức tin liên quan đến các điều kiện tiên quyết tự nhiên của bí tích Truyền Chức Thánh và hôn nhân mới hiển nhiên đối với chúng ta. Chỉ có một người đàn ông mới có thể tượng trưng cho Chúa Kitô là Phu Quân của Giáo Hội. Chỉ một người đàn ông và một người đàn bà mới có thể tượng trưng cho mối liên hệ của Chúa Kitô với Giáo Hội.

8. Quan điểm của Đức Hồng Y Müller về vấn đề đồng tính luyến ái

Về cuốn sách gần đây của Daniel Mattson về đồng tính luyến ái có tựa đề “Tại Sao Tôi Không Gọi Mình Là Người Hoạt Động Đồng Tính?”, Đức Hồng Y Muller nhận định rằng: Cuốn sách của Daniel Mattson được viết từ viễn ảnh cá nhân. Nó được xây dựng trên một sự suy tư trí thức sâu sắc về tình dục và hôn nhân, điều này làm cho nó khác với bất cứ loại ý thức hệ nào. Do đó, nó giúp người bị thu hút đồng tính nhận ra phẩm giá của họ và đi theo con đường có lợi trong việc phát triển nhân cách của họ, chứ không để mình bị sử dụng như những con tốt trong đòi hỏi quyền lực của các nhà ý thức hệ. Con người nhân bản là một thể thống nhất bên trong của nguyên lý tổ chức tinh thần và vật chất, và do đó, là một ngôi vị và chủ thể hành động tự do của một bản chất vừa có tính tinh thần, tính thể xác và tính xã hội.

Người đàn ông được được tạo dựng cho người đàn bà và người đàn bà được tạo dựng cho người đàn ông. Mục đích của hiệp thông hôn nhân không phải là quyền lực của người này trên người kia, mà đúng hơn, là sự kết hợp trong yêu thương tự hiến, trong đó cả hai cùng lớn lên và cùng nhau đạt được mục tiêu nơi Thiên Chúa. Ý thức hệ tình dục, một ý thức hệ giản lược con người vào việc hưởng lạc tình dục, thực sự thù địch đối với tình dục, vì nó phủ nhận rằng mục tiêu của việc làm tình và eros (dục tính) là agape (bác ái, tình yêu đúng nghĩa). Con người nhân bản không thể để mình bị hạ xuống hàng một con vật phát triển cao độ. Họ được mời gọi yêu thương. Chỉ khi tôi yêu người khác vì chính họ thì tôi mới đi vào chính tôi; chỉ khi đó tôi mới tự do thoát khỏi nhà tù tự kỷ nguyên thủy của tôi. Người ta không làm mình được thành toàn bằng cách gây hại đến người khác.

Luận lý học của Tin Mừng có tính cách mạng trong một thế giới duy tiêu thụ và yêu mình thái quá. Vì chỉ có hạt lúa mì rơi xuống đất và chết đi, không còn khư khư giữ một mình, mới tạo ra nhiều kết quả. “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này sẽ giữ cho nó hưởng sự sống đời đời” (Ga 12:25).