Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:04 09/07/2016
70. KHÔNG ĐƯỢC KIÊU NGẠO.
Ông chú của Bùi Cát là vị quan đời nhà Đường, rất có danh tiếng ở trong triều đình.
Một lần, Bùi Cát đi thăm bà thím, thì nghe được tiếng thở dài của ông chú vừa từ triều đình trở về nhà, nói:
- “Thôi Triệu là người như thế nào mà mọi người đều tán tụng ông ta, đúng là một tên giỏi ăn đút lót, giống người như thế, thiên hạ làm sao mà không đại loạn được chứ ?”
Nói chưa dứt lời thì người gác cổng chạy vào báo là có Thôi Triệu và mấy người ở Thọ Châu đến thăm, người gác cổng nói chưa xong thì ông chú rất là căm tức, giận la mắng người gác cổng và đánh nó, rất lâu sau ông ta mới áo quần chỉnh tề miễn cưỡng đi ra tiếp khách.
Một chặp sau, ông chú ra lệnh cho mọi người gấp gáp dâng trà và chuẩn bị tiệc rượu, lại tiếp tục kêu người cho ngựa ăn và khoản đãi người tùy tùng của Thôi Triệu.
Bà thím có mấy chỗ không hiểu, hỏi:
- “Mới đây chú của mày rất là ngạo mạn, bây giờ sao lại cung kính như thế chứ ?”
Khi ông chú trở về, vừa bước vô cổng, liền cười ha ha cung kính chấp tay giễu Bùi Cát nói:
- “Xin mời vào thư trai nghỉ ngơi trước.”
Bùi Cát chưa bước đi thì thấy ông chú lôi từ trong ngực ra một tờ giấy, nguyên là Thôi Triệu tặng cho quan chú một ngàn tấm lụa !
(Sử bộ Đường quốc)
Suy tư 70:
Hùng hùng hổ hổ chê trách nhiếc mắng sau lưng người ta, rồi lại cung cung kính kính đón tiếp người ta, nếu không phải là kẻ nịnh thần, thì là kẻ không biết nhục vinh, là kẻ ham danh cầu lợi.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu chân chính thì luôn “chọi” lại với loại người ham danh cầu lợi ấy, họ sống trước mặt người đời mà như sống trước mặt Thiên Chúa: họ luôn khiêm tốn trong lời nói và việc làm, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ tha nhân, họ luôn chân thật trong đối xử...
Họ là những người đã sống theo ý của Thiên Chúa, mà “ý của Thiên Chúa là anh em nên thánh” và họ thuộc về một “dân thánh” một chủ chiên là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Không có gì tốt đẹp cho bằng trong một cộng đoàn giáo xứ, sau thánh lễ ban sáng, cha xứ và giáo dân trước khi về nhà việc ai nấy làm, thì bắt tay hỏi han sức khỏe, gia cảnh của mọi người, và nở nụ cười tươi vui chúc nhau một ngày hạnh phúc tràn đầy hồng ân của Chúa, và một điều chắc chắn sẽ xảy ra, đó là mọi nghi ngờ, mọi bất hòa, mọi xích mích sẽ được tháo gỡ.
Bởi vì không một ai muốn mình trở thành gánh nặng cho anh em.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ông chú của Bùi Cát là vị quan đời nhà Đường, rất có danh tiếng ở trong triều đình.
Một lần, Bùi Cát đi thăm bà thím, thì nghe được tiếng thở dài của ông chú vừa từ triều đình trở về nhà, nói:
- “Thôi Triệu là người như thế nào mà mọi người đều tán tụng ông ta, đúng là một tên giỏi ăn đút lót, giống người như thế, thiên hạ làm sao mà không đại loạn được chứ ?”
Nói chưa dứt lời thì người gác cổng chạy vào báo là có Thôi Triệu và mấy người ở Thọ Châu đến thăm, người gác cổng nói chưa xong thì ông chú rất là căm tức, giận la mắng người gác cổng và đánh nó, rất lâu sau ông ta mới áo quần chỉnh tề miễn cưỡng đi ra tiếp khách.
Một chặp sau, ông chú ra lệnh cho mọi người gấp gáp dâng trà và chuẩn bị tiệc rượu, lại tiếp tục kêu người cho ngựa ăn và khoản đãi người tùy tùng của Thôi Triệu.
Bà thím có mấy chỗ không hiểu, hỏi:
- “Mới đây chú của mày rất là ngạo mạn, bây giờ sao lại cung kính như thế chứ ?”
Khi ông chú trở về, vừa bước vô cổng, liền cười ha ha cung kính chấp tay giễu Bùi Cát nói:
- “Xin mời vào thư trai nghỉ ngơi trước.”
Bùi Cát chưa bước đi thì thấy ông chú lôi từ trong ngực ra một tờ giấy, nguyên là Thôi Triệu tặng cho quan chú một ngàn tấm lụa !
(Sử bộ Đường quốc)
Suy tư 70:
Hùng hùng hổ hổ chê trách nhiếc mắng sau lưng người ta, rồi lại cung cung kính kính đón tiếp người ta, nếu không phải là kẻ nịnh thần, thì là kẻ không biết nhục vinh, là kẻ ham danh cầu lợi.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu chân chính thì luôn “chọi” lại với loại người ham danh cầu lợi ấy, họ sống trước mặt người đời mà như sống trước mặt Thiên Chúa: họ luôn khiêm tốn trong lời nói và việc làm, họ luôn sẵn lòng giúp đỡ tha nhân, họ luôn chân thật trong đối xử...
Họ là những người đã sống theo ý của Thiên Chúa, mà “ý của Thiên Chúa là anh em nên thánh” và họ thuộc về một “dân thánh” một chủ chiên là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Không có gì tốt đẹp cho bằng trong một cộng đoàn giáo xứ, sau thánh lễ ban sáng, cha xứ và giáo dân trước khi về nhà việc ai nấy làm, thì bắt tay hỏi han sức khỏe, gia cảnh của mọi người, và nở nụ cười tươi vui chúc nhau một ngày hạnh phúc tràn đầy hồng ân của Chúa, và một điều chắc chắn sẽ xảy ra, đó là mọi nghi ngờ, mọi bất hòa, mọi xích mích sẽ được tháo gỡ.
Bởi vì không một ai muốn mình trở thành gánh nặng cho anh em.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 15 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:06 09/07/2016
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Lc 10, 25-37.
“Ai là người thân cận của tôi ?”
Anh chị em thân mến,
Trong cuộc sống của chúng ta có nhiều câu hỏi được đặt ra cho mình: tôi phải làm gì để có tiền ? Tôi phải làm gì để học giỏi ? Tôi phải làm gì để người yêu tôi được vui vẻ, tôi phải làm gì để giành được địa vị trong xã hội.v.v… và có rất nhiều câu hỏi khác mà chúng ta đã đặt ra cho mình cũng như cho người khác khi có những nhu cầu đòi hỏi…
Nhưng có lẽ chưa một ai trong chúng ta tự hỏi chính mình: “Ai là người thân cận của tôi” như người thanh niên thông luật đã đã hỏi Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay.
1. Người thân cận của tôi là ai ?
Người thân cận của tôi trước hết là “cái tôi” của mình, cái tôi này đã làm cho tôi có lúc như nổi loạn vì bất mãn với người khác, bất mãn với cuộc sống hiện tai, bất mãn với đời sống cộng đoàn.
Người thân cận của tôi tiếp theo là vợ chồng con cái của tôi, những người thân cận này vì yêu thương họ mà tôi phải làm việc mệt nhọc, phải thức khuya dậy sớm, và có khi vì yêu thương họ mà tôi phải phạm pháp, phải hối lộ, phải chửi nhau với người khác để kiếm tiền chăm sóc họ.
Người thân cận của tôi cũng chính là cha mẹ anh chị em ruột thịt của tôi, vì họ mà có lúc tôi bỏ đường danh vọng theo ý mình để nghe lời cha mẹ làm những việc khác mà tôi không thích, vì anh em thân cận mà có lúc tôi phải trở thành người xa lạ với những người đã nâng đỡ tôi trong cuộc sống…
Người thân cận của tôi cũng chính là bạn bè thân hữu, họ đã chơi rất thân với tôi, và vì nể bạn bè mà có khi tôi phải nhậu nhẹt với họ sau giờ làm việc, có khi thức suốt đêm để ăn chơi rượu chè quên mất đường về nhà…
Đó là những người thân cận của tôi ngày hôm nay, cũng như những người thân cận mà người Do Thái thời Đức Chúa Giê-su đã quan niệm.
Đức Chúa Giê-su không trả lời với người thanh niên thông luật rằng: người thân cận của anh là cha mẹ, là anh chi em, là vợ chồng của anh, là bạn hữu của anh. Bởi vì đó là mối “thân cận” thường tình của con người, mối thân cận này thường làm cho người ta dễ dàng đi đến thái độ thờ ơ, dửng dưng với người xa lạ không quen biết, mà Nước Trời thì không phải chỉ dành cho bà con bạn hữu hay của một nhóm người của chúng ta mà thôi.
2. Người thân cận của tôi là ai ?
Đó là người Sa-ma-ri-a nhân hậu mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài dụ ngôn hôm nay, là người biết thương xót nỗi bất hạnh của người khác.
Người Sa-ma-ri-a nhân hậu ấy là người thân cận của tôi, họ là người ngày hôm qua chửi tôi trong cuộc họp cộng đoàn, họ là người ngày hôm qua phê bình tôi giữa đám đông dân chúng, họ là người mà thường ngày tôi ghét cay ghét đắng vì thái độ hách hách của họ, họ là người mà tôi quyết tâm sẽ trừng trị họ cho bỏ ghét trong xí nghiệp của tôi…
Những người Sa-ma-ri-a ấy là người thân cận của tôi, vì ích kỷ, vì kiêu ngạo, vì ghét ghen mà tôi biến họ thành kẻ thù của tôi, nhưng Đức Chúa Giê-su đã dạy cho tôi biết cách nhìn xa hơn và hướng thiện hơn: con người ta ai cũng có một tâm hồn biết thương xót. Người Sa-ma-ri-a là kẻ đối đầu của người Do Thái, và người Do Thái đã coi họ như kẻ thù, nhưng người Sa-ma-ri-a vẫn sẵn sàng xuống ngựa và cúi xuống ôm lấy người Do Thái bị nạn đang nằm bên vệ đường, tấm lòng của họ tốt lành hơn các tư tế và các thầy Lê Vi của người Do Thái gấp trăm ngàn lần…
Đức Chúa Giê-su rất có lý khi đưa ra dụ ngôn tuyệt vời này, cái lý lớn nhất của Ngài là mọi người đều là anh em của nhau và con cùng một Cha trên trời, từ cái lý này mà sinh ra nhiều lý khác rất hợp với lời rao giảng của Ngài là yêu thương người như chính mình, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù ghét mình…
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy người thân cận của chúng ta là ai trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe rất rõ ràng, nhưng thực hành thì chúng ta vẫn chưa làm tốt, bởi vì chúng ta chưa thực sự là người muốn trở nên người thân cận của mọi người, khi mà chúng ta vẫn còn những phê bình ác ý, vẫn còn suy tính hơn thiệt khi giúp đỡ người khác…
Hy vọng –với ơn Chúa giúp- chúng ta sẽ nhìn thấy tất cả mọi người đều là người thân cận của mình, nhất là những người mà hằng ngày chúng ta tiếp xúc trò chuyện, những người mà chúng ta cho rằng “không đáng làm bạn với mình” sẽ trở nên những người thân cận của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 10, 25-37.
“Ai là người thân cận của tôi ?”
Anh chị em thân mến,
Trong cuộc sống của chúng ta có nhiều câu hỏi được đặt ra cho mình: tôi phải làm gì để có tiền ? Tôi phải làm gì để học giỏi ? Tôi phải làm gì để người yêu tôi được vui vẻ, tôi phải làm gì để giành được địa vị trong xã hội.v.v… và có rất nhiều câu hỏi khác mà chúng ta đã đặt ra cho mình cũng như cho người khác khi có những nhu cầu đòi hỏi…
Nhưng có lẽ chưa một ai trong chúng ta tự hỏi chính mình: “Ai là người thân cận của tôi” như người thanh niên thông luật đã đã hỏi Đức Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay.
1. Người thân cận của tôi là ai ?
Người thân cận của tôi trước hết là “cái tôi” của mình, cái tôi này đã làm cho tôi có lúc như nổi loạn vì bất mãn với người khác, bất mãn với cuộc sống hiện tai, bất mãn với đời sống cộng đoàn.
Người thân cận của tôi tiếp theo là vợ chồng con cái của tôi, những người thân cận này vì yêu thương họ mà tôi phải làm việc mệt nhọc, phải thức khuya dậy sớm, và có khi vì yêu thương họ mà tôi phải phạm pháp, phải hối lộ, phải chửi nhau với người khác để kiếm tiền chăm sóc họ.
Người thân cận của tôi cũng chính là cha mẹ anh chị em ruột thịt của tôi, vì họ mà có lúc tôi bỏ đường danh vọng theo ý mình để nghe lời cha mẹ làm những việc khác mà tôi không thích, vì anh em thân cận mà có lúc tôi phải trở thành người xa lạ với những người đã nâng đỡ tôi trong cuộc sống…
Người thân cận của tôi cũng chính là bạn bè thân hữu, họ đã chơi rất thân với tôi, và vì nể bạn bè mà có khi tôi phải nhậu nhẹt với họ sau giờ làm việc, có khi thức suốt đêm để ăn chơi rượu chè quên mất đường về nhà…
Đó là những người thân cận của tôi ngày hôm nay, cũng như những người thân cận mà người Do Thái thời Đức Chúa Giê-su đã quan niệm.
Đức Chúa Giê-su không trả lời với người thanh niên thông luật rằng: người thân cận của anh là cha mẹ, là anh chi em, là vợ chồng của anh, là bạn hữu của anh. Bởi vì đó là mối “thân cận” thường tình của con người, mối thân cận này thường làm cho người ta dễ dàng đi đến thái độ thờ ơ, dửng dưng với người xa lạ không quen biết, mà Nước Trời thì không phải chỉ dành cho bà con bạn hữu hay của một nhóm người của chúng ta mà thôi.
2. Người thân cận của tôi là ai ?
Đó là người Sa-ma-ri-a nhân hậu mà Đức Chúa Giê-su đã nói trong bài dụ ngôn hôm nay, là người biết thương xót nỗi bất hạnh của người khác.
Người Sa-ma-ri-a nhân hậu ấy là người thân cận của tôi, họ là người ngày hôm qua chửi tôi trong cuộc họp cộng đoàn, họ là người ngày hôm qua phê bình tôi giữa đám đông dân chúng, họ là người mà thường ngày tôi ghét cay ghét đắng vì thái độ hách hách của họ, họ là người mà tôi quyết tâm sẽ trừng trị họ cho bỏ ghét trong xí nghiệp của tôi…
Những người Sa-ma-ri-a ấy là người thân cận của tôi, vì ích kỷ, vì kiêu ngạo, vì ghét ghen mà tôi biến họ thành kẻ thù của tôi, nhưng Đức Chúa Giê-su đã dạy cho tôi biết cách nhìn xa hơn và hướng thiện hơn: con người ta ai cũng có một tâm hồn biết thương xót. Người Sa-ma-ri-a là kẻ đối đầu của người Do Thái, và người Do Thái đã coi họ như kẻ thù, nhưng người Sa-ma-ri-a vẫn sẵn sàng xuống ngựa và cúi xuống ôm lấy người Do Thái bị nạn đang nằm bên vệ đường, tấm lòng của họ tốt lành hơn các tư tế và các thầy Lê Vi của người Do Thái gấp trăm ngàn lần…
Đức Chúa Giê-su rất có lý khi đưa ra dụ ngôn tuyệt vời này, cái lý lớn nhất của Ngài là mọi người đều là anh em của nhau và con cùng một Cha trên trời, từ cái lý này mà sinh ra nhiều lý khác rất hợp với lời rao giảng của Ngài là yêu thương người như chính mình, yêu thương và làm ơn cho kẻ thù ghét mình…
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã trình bày rõ ràng cho chúng ta thấy người thân cận của chúng ta là ai trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe rất rõ ràng, nhưng thực hành thì chúng ta vẫn chưa làm tốt, bởi vì chúng ta chưa thực sự là người muốn trở nên người thân cận của mọi người, khi mà chúng ta vẫn còn những phê bình ác ý, vẫn còn suy tính hơn thiệt khi giúp đỡ người khác…
Hy vọng –với ơn Chúa giúp- chúng ta sẽ nhìn thấy tất cả mọi người đều là người thân cận của mình, nhất là những người mà hằng ngày chúng ta tiếp xúc trò chuyện, những người mà chúng ta cho rằng “không đáng làm bạn với mình” sẽ trở nên những người thân cận của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:09 09/07/2016
2. Khiêm tốn là cấp thứ nhất, là không hồ nghi việc phục tùng.
(Thánh Benedictus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Yêu và làm
Lm. Vũ Xuân Hạnh
08:31 09/07/2016
YÊU VÀ LÀM
CN 15 TN. C
“Tôi phải LÀM gì để được sống đời đời?”. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một lời hỏi thử Chúa Giêsu của một nhà thông luật, với một động từ chủ chốt cho chính lời hỏi ấy: “LÀM”. Cũng với động từ chủ chốt ấy, bài Tin Mừng kết thúc bằng một câu trả lời xác định, và là một lời sai đi, một trách nhiệm cho một sứ mệnh của kẻ muốn sống đời đời: “Ông hãy đi và LÀM như vậy”.
“Làm” là một hoạt động không ngơi nghỉ, gắn kết với ta suốt cả đời. “Làm” có thể đưa ta đến đỉnh cao của danh vọng, của nhân phẩm. Nhưng cũng do “làm”, người ta có thể tự bán đứng chính mình như một thứ hàng xa xí phẩm cho những đổ vỡ lương tâm, cho bao nhiêu thất bại luân lý.
Có khi người ta “làm” những điều tồi tệ không thể tưởng tượng, ngay cả thủ đoạn, nặng hơn, độc ác để mua lấy quyền cao chức cả, điều mà bên ngoài nhìn vào ai cũng cho rằng, họ là những người có địa vị, có giá trị cao, thực chất đó là những cọng rác thối không gì bằng.
Chính vì vậy, “làm” có thể cho ta cuộc sống đời đời. Nhưng cũng chính do “làm”, ta trở thành kẻ đáng lãnh án chết đời đời.
Vậy, “làm” để đạt sự sống đời đời là làm gì? Hay như một người đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Rất đơn giản, muốn sống đời đời, chỉ có mỗi một việc làm duy nhất: YÊU! Yêu Chúa và yêu người.
Nói là đơn giản, nhưng để làm được những gì đã nói, là cả một khoảng cách rất lớn. Nhất là khoảng cách ấy thuộc về lãnh vực đức tin, lãnh vực của giáo huấn đến từ Thiên Chúa.
Chỉ có một đời sống chìm trong đức tin mới có thể rút ngắn dần cả một khoảng cách lớn lao ấy. Chính trong ý nghĩa này mà thánh Augustinô mới dạy rằng: “Hãy yêu rồi làm”. Cũng chính vì phải yêu rồi hãy làm, chúng ta cần nhắc nhớ cho nhau rằng: Nếu phải làm, thì hãy làm trong tình yêu.
Yêu và Làm. Nói như thế vẫn chưa là cụ thể. Chúa Giêsu không dừng lại ở một giáo trình nào, dẫu lý thuyết mà Người dạy là điểm trọng tâm đi nữa. Người đã đưa ra một bằng chứng cụ thể để giải quyết thấu đáo cho vấn đề yêu - làm, vấn đề nền tảng của sự sống đời đời.
Bài học cụ thể mà Chúa hướng dẫn là: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô...” (Lc 10, 30-37). Bài học ấy, câu chuyện người Samari nhân hậu ấy, là bằng chứng của tình yêu.
Nếu hôm nay, bạn và tôi có được những nghĩa cử yêu thương như nghĩa cử lớn lao, thật cảm động của người Samari, bạn và tôi đã là người biết yêu và sống yêu: Yêu Chúa, yêu người. Vì yêu Chúa, đòi ta phải sống cho anh em. Và sống cho anh em là bằng chứng lòng ta yêu mến Chúa.
Sau khi đưa ví dụ về người Samari nhân hậu như một bằng chứng của lòng yêu thương, Chúa Giêsu kết luận bằng một lời ban mệnh lệnh: “Ông hãy đi và làm như vậy”. Có nghĩa là: “Ông hãy bắt chước người Samari nhân hậu sống đời sống bác ái yêu thương, để chính ông sẽ được sống đời đời”.
Nếu động từ “làm” ở câu đầu tiên, người thông luật đặt ra chỉ để hỏi thử Chúa Giêsu, “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”, thì ở câu cuối cùng, Chúa cũng trả lời bằng động từ “làm”: “Ông hãy đi và làm như vậy”, thì câu trả lời này, không chỉ là trả lời thật, nhưng còn là câu trả lời mở ra một sứ mạng cho những ai xưng mình là người Công Giáo.
Nếu Chúa Nhật tuần rồi, Hội Thánh cho chúng ta suy niệm bài Tin Mừng về việc Chúa chọn bảy mươi hai môn đệ và sai đi rao giảng Lời Chúa, thì sứ mạng sống và làm chứng cho Lời của Người, không thể không có đức bác ái, lòng mến yêu làm nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu nổi, một người chuyên cao rao Lời Chúa, dạy giáo lý rất hay cho anh chị em, giảng thuyết rất thuyết phục người nghe..., lại là người xơ cứng trước nỗi đau của anh chị em, không có một chút tình yêu nào đối với đồng loại, không bao giờ thực hiện một nghĩa cử yêu thương cho bất cứ anh chị em nào...
Nếu lời nói là một trời, còn thái độ sống là một vực như thế, thì tất cả những gì mình nói và sống chỉ là phản chứng của Tin Mừng, chỉ là sự chống đối chính Lời của Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, đức ái chính bằng chứng cho biết một người có sống Tin Mừng của Chúa hay không. Nói cách khác, nhìn từ một góc cạnh nào đó, chính đời sống bác ái là lời rao giảng Tin Mừng hùng hồn nhất, thu hút nhất. Vì rao giảng Lời Chúa, không phải là trao cho người thụ nhận một mớ kiến thức, nhưng là trao cho họ một bằng chứng sống. Nhưng có bằng chứng nào đẹp cho bằng chính đời sống chứng tá của người rao giảng!
Xin cho bạn và tôi là những người Samari của thời đại này, biết “yêu” và biết “làm”, để tất cả chúng ta trở nên dấu chỉ hữu hiệu cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Vậy chúng ta cùng thành tâm dâng lên Chúa một lời nguyện, ai đó đã từng cầu nguyện thế này:
Lạy Chúa, lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó chúng con hiểu rằng, cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim dược lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, cần phải nối dòng tay lớn, xuyên qua các đại dương và lục địa, để vòng tay của người được nối với người. Sau hết, tất cả những vòng tay ấy nối với Tạo Hoá.
Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá, giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
CN 15 TN. C
“Tôi phải LÀM gì để được sống đời đời?”. Bài Tin Mừng bắt đầu bằng một lời hỏi thử Chúa Giêsu của một nhà thông luật, với một động từ chủ chốt cho chính lời hỏi ấy: “LÀM”. Cũng với động từ chủ chốt ấy, bài Tin Mừng kết thúc bằng một câu trả lời xác định, và là một lời sai đi, một trách nhiệm cho một sứ mệnh của kẻ muốn sống đời đời: “Ông hãy đi và LÀM như vậy”.
“Làm” là một hoạt động không ngơi nghỉ, gắn kết với ta suốt cả đời. “Làm” có thể đưa ta đến đỉnh cao của danh vọng, của nhân phẩm. Nhưng cũng do “làm”, người ta có thể tự bán đứng chính mình như một thứ hàng xa xí phẩm cho những đổ vỡ lương tâm, cho bao nhiêu thất bại luân lý.
Có khi người ta “làm” những điều tồi tệ không thể tưởng tượng, ngay cả thủ đoạn, nặng hơn, độc ác để mua lấy quyền cao chức cả, điều mà bên ngoài nhìn vào ai cũng cho rằng, họ là những người có địa vị, có giá trị cao, thực chất đó là những cọng rác thối không gì bằng.
Chính vì vậy, “làm” có thể cho ta cuộc sống đời đời. Nhưng cũng chính do “làm”, ta trở thành kẻ đáng lãnh án chết đời đời.
Vậy, “làm” để đạt sự sống đời đời là làm gì? Hay như một người đã hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”.
Rất đơn giản, muốn sống đời đời, chỉ có mỗi một việc làm duy nhất: YÊU! Yêu Chúa và yêu người.
Nói là đơn giản, nhưng để làm được những gì đã nói, là cả một khoảng cách rất lớn. Nhất là khoảng cách ấy thuộc về lãnh vực đức tin, lãnh vực của giáo huấn đến từ Thiên Chúa.
Chỉ có một đời sống chìm trong đức tin mới có thể rút ngắn dần cả một khoảng cách lớn lao ấy. Chính trong ý nghĩa này mà thánh Augustinô mới dạy rằng: “Hãy yêu rồi làm”. Cũng chính vì phải yêu rồi hãy làm, chúng ta cần nhắc nhớ cho nhau rằng: Nếu phải làm, thì hãy làm trong tình yêu.
Yêu và Làm. Nói như thế vẫn chưa là cụ thể. Chúa Giêsu không dừng lại ở một giáo trình nào, dẫu lý thuyết mà Người dạy là điểm trọng tâm đi nữa. Người đã đưa ra một bằng chứng cụ thể để giải quyết thấu đáo cho vấn đề yêu - làm, vấn đề nền tảng của sự sống đời đời.
Bài học cụ thể mà Chúa hướng dẫn là: “Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô...” (Lc 10, 30-37). Bài học ấy, câu chuyện người Samari nhân hậu ấy, là bằng chứng của tình yêu.
Nếu hôm nay, bạn và tôi có được những nghĩa cử yêu thương như nghĩa cử lớn lao, thật cảm động của người Samari, bạn và tôi đã là người biết yêu và sống yêu: Yêu Chúa, yêu người. Vì yêu Chúa, đòi ta phải sống cho anh em. Và sống cho anh em là bằng chứng lòng ta yêu mến Chúa.
Sau khi đưa ví dụ về người Samari nhân hậu như một bằng chứng của lòng yêu thương, Chúa Giêsu kết luận bằng một lời ban mệnh lệnh: “Ông hãy đi và làm như vậy”. Có nghĩa là: “Ông hãy bắt chước người Samari nhân hậu sống đời sống bác ái yêu thương, để chính ông sẽ được sống đời đời”.
Nếu động từ “làm” ở câu đầu tiên, người thông luật đặt ra chỉ để hỏi thử Chúa Giêsu, “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?”, thì ở câu cuối cùng, Chúa cũng trả lời bằng động từ “làm”: “Ông hãy đi và làm như vậy”, thì câu trả lời này, không chỉ là trả lời thật, nhưng còn là câu trả lời mở ra một sứ mạng cho những ai xưng mình là người Công Giáo.
Nếu Chúa Nhật tuần rồi, Hội Thánh cho chúng ta suy niệm bài Tin Mừng về việc Chúa chọn bảy mươi hai môn đệ và sai đi rao giảng Lời Chúa, thì sứ mạng sống và làm chứng cho Lời của Người, không thể không có đức bác ái, lòng mến yêu làm nền tảng.
Vì không ai có thể hiểu nổi, một người chuyên cao rao Lời Chúa, dạy giáo lý rất hay cho anh chị em, giảng thuyết rất thuyết phục người nghe..., lại là người xơ cứng trước nỗi đau của anh chị em, không có một chút tình yêu nào đối với đồng loại, không bao giờ thực hiện một nghĩa cử yêu thương cho bất cứ anh chị em nào...
Nếu lời nói là một trời, còn thái độ sống là một vực như thế, thì tất cả những gì mình nói và sống chỉ là phản chứng của Tin Mừng, chỉ là sự chống đối chính Lời của Thiên Chúa mà thôi.
Như vậy, đức ái chính bằng chứng cho biết một người có sống Tin Mừng của Chúa hay không. Nói cách khác, nhìn từ một góc cạnh nào đó, chính đời sống bác ái là lời rao giảng Tin Mừng hùng hồn nhất, thu hút nhất. Vì rao giảng Lời Chúa, không phải là trao cho người thụ nhận một mớ kiến thức, nhưng là trao cho họ một bằng chứng sống. Nhưng có bằng chứng nào đẹp cho bằng chính đời sống chứng tá của người rao giảng!
Xin cho bạn và tôi là những người Samari của thời đại này, biết “yêu” và biết “làm”, để tất cả chúng ta trở nên dấu chỉ hữu hiệu cho Tin Mừng Tình Yêu của Chúa Kitô. Vậy chúng ta cùng thành tâm dâng lên Chúa một lời nguyện, ai đó đã từng cầu nguyện thế này:
Lạy Chúa, lúc đầu chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó chúng con hiểu rằng, cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim dược lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết rằng, cần phải nối dòng tay lớn, xuyên qua các đại dương và lục địa, để vòng tay của người được nối với người. Sau hết, tất cả những vòng tay ấy nối với Tạo Hoá.
Chúng con thích Chúa đứng chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang tay trên thập giá, giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Hãy yêu như thế ...
Lm Vinh Sơn, SCJ
08:45 09/07/2016
Chúa Nhật XV Thường Niên C
HÃY YÊU NHƯ THẾ...
Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37
Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi.
Chàng tìm hoài tìm mãi, nhưng chẳng thấy chén thánh đâu !
Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ. Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại của anh. Ăn xong, họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.
Cách hành xử của chàng hiệp sĩ giống cách hành xử của người Samaria trước người bị nạn: là một người đáng thương cần được cứu giúp, và ông đã ra tay dù chính mình đang bân rộn với sứ mạng...
“Hãy đi và làm như thế…” (Lc 10,37)
Chúa Giêsu nói với người thông luật nơi gương theo người Samaria, thấy người anh em đồng loại xa lạ, dù không cùng gia tộc, lại là người bất đồng chứng kiến trong niềm tin, nhưng trong cơn “hoạn nạn thập tử nhất sinh”, anh đã dừng lại, băng bó vết thương, thanh toán mọi chi phí cho chủ quán. Trong lúc Thầy tư tế lo việc dâng của lễ, Thầy Lêvi trợ tế trong các việc phụng vụ, đã thấy người anh em cùng dân tộc, niềm tin trong cơn hoạn nạn trước đó, nhưng lại bỏ đi qua…
Tình yêu mà Chúa Giêsu nói đến có hai chiều kích: Yêu mến Thiên Chúa và yêu mến anh em. Việc tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa có lẽ chẳng ai thắc mắc. Còn chiều kích yêu mến với anh em thì Chúa Giêsu đã làm một cuộc cách mạng khi mạc khải một tình yêu không biên giới nơi tha nhân bằng dụ ngôn người Samaria nhân hậu (x. Lc 10,30-35).
Do những nguyên nhân về lịch sử và thực hành tôn giáo, người Samaria và người Do Thái không ưa nhau, quan hệ giữa hai miền này rất căng thẳng đến nỗi họ không thể nói chuyện với nhau. Người Samaria là những người cư ngụ trong miền Trung, khoảng đất giữa Giuđê và Galilê, về phía tây sông Giođan. Họ chỉ chấp nhận Bộ Ngũ Thư là Kinh Thánh và đã xây một đền thờ trên núi Garidim để thờ Giavê. Trong lúc người Do Thái hành hương về đền thờ Giêrusalem. Với người Do Thái, người Samaria là lạc đạo, như Dân ngoại. Và người Samaria cũng đáp lễ với người Do Thái cùng cách cư xử. Vì thế người phụ nữ thành Samaria khi đàm đạo với Chúa Giêsu đã chất vấn sự khác biệt này và đặt vấn đề cách thờ phượng ở Giêrusalem hay tại núi Garidim, ở đâu là việc thờ phượng chính đạo (x. Ga 4,21). Trước đó, chị cũng bày tỏ ngạc nhiên khi Chúa Giêsu – người Do Thái xin chị là người Samaria nước uống, chị bối rối và trả lời: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?”. Các môn đệ của Chúa là người Do Thái rất ngạc nhiên khi Chúa nói chuyện với người phụ nữ Samaria. Cũng thể Tin Mừng Gioan đã khẳng định: “Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Samaria” (x. Ga 4,1-42)
Vì thế, chúng ta hiểu cách hành xử một làng Samaria không tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ hành hương về Giêrusalem (x. Lc 9,51-54).
Trong dụ ngôn Chúa Giêsu trình bày, người Samaria đã vượt qua ranh giới chủng tộc mà con người đã tự tạo ra để ngăn cách tình anh em, xé rào những bất đồng để đến cứu nguy người anh em Do Thái bị cướp, đánh đập nguy hiểm đến tính mạng. Chúa Giêsu cũng kêu gọi người anh em Do Thái cũng hãy đáp lễ, xé rào hận thù, xóa bỏ ngăn cách của chủng tộc để đến với tha nhân mà bước đầu tiên là anh em Samaria bên cạnh. Trước đó, Chúa Giêsu đã xé rào bằng tinh thần đối thoại qua việc Chúa đã trao đổi với người phụ nữ Samaria, một hình ảnh tối kị trong quan hệ Do Thái – Samaria.
Yêu thương anh em và anh em chính là tha nhân, bất cứ người nào ngoài ta dù khác biệt dân tộc hay niềm tin, “Cứ làm như vậy là sẽ được sống” (Lc 10,28) như Chúa Giêsu đã truyền. Hãy thi hành một tình yêu không biên giới đối với tất cả mọi người dù là người thân cận hay có thù oán. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu thương mọi người, kể cả những người không hợp với mình và thù ghét mình (Mt 5,44).
Tình yêu mới: “Yêu không biên giới”, là cơ bản trước mọi hành động của đời sống người Kitô hữu như thánh Augustinô nói: “Cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Tình yêu sẽ cho ta biết ta phải làm gì. Không tình yêu, mọi hành động đều vô nghĩa. thánh Phaolô nói rất rõ: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,3). Tình yêu không biên giới dành cho tha nhân là dấu chứng cho tình yêu của mình đối với Thiên Chúa, nếu có biên giới, tình yêu với Thiên Chúa là giả dối, như thánh Gioan Tông đồ có viết: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20).
“Tôi phải làm gì để được sống đời đời”, đó cũng là điều luôn thao thức trong tâm hồn tôi tâm hồn bạn. Tiếng vang vọng lại trong cõi lòng “Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10,37): Làm như người Samaria nhân hậu, dám phá tan cái rào cản thù hiềm của ngăn cách chủng tộc, màu da, ngôn ngữ để giúp người anh em trong lúc khốn cùng cần có người giúp đỡ. Làm như người Samaria là thiệt thòi về thời gian, công sức, tiền của để cứu người anh em xa lạ có hiềm khích. Làm như hiệp sĩ Sir Launfal luôn hết lòng với anh em, làm thành tâm tình của tình yêu luôn vang vọng trong đời sống...
Thật thế, như Tagore tâm niệm:
"Tình yêu này là lời ca, lời ca đánh thức tôi. Lời ca dạy tôi những gì tôi đã học, chỉ cho tôi những nẻo đường bí mật và những vì sao nơi chân trời của trái tim tôi" (Tagore – Lời dâng).
Lm Vinh Sơn SCJ, Sài gòn 8/07/2017.
HÃY YÊU NHƯ THẾ...
Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37
Sir Launfal, một hiệp sĩ trẻ hào hùng. Một ngày nọ chàng hiệp sĩ lên đường đi truy tìm chiếc chén thánh mà Chúa Giêsu đã sử dụng trong bữa tiệc ly. Khi chàng bắt đầu rời khỏi thành phố ra đi thì gặp ngay một người cùi đang ngồi ăn xin bên vệ đường. Chạnh lòng thương, chàng đã giúp cho người cùi một đồng, rồi ra đi.
Chàng tìm hoài tìm mãi, nhưng chẳng thấy chén thánh đâu !
Thất bại, chàng hiệp sĩ bèn lên ngựa quay trở về nhà. Lúc này chàng đã già hơn xưa sau cuộc hành trình tìm kiếm thật gian khổ. Còn người cùi vẫn ngồi ăn xin ở chỗ cũ. Chàng hiệp sĩ chẳng còn tiền bạc gì nữa để cho, anh chia sẻ với người cùi mảnh bánh vụn còn lại của anh. Ăn xong, họ chẳng có gì để uống. Chàng hiệp sĩ bèn lấy cái tô của người cùi đi tìm nước cho người cùi uống. Khi chàng bưng tô nước quay trở lại đưa cho người cùi thì người cùi đã biến thành Chúa Giêsu và tô nước hoá nên chén thánh mà chàng đang đi tìm kiếm.
Cách hành xử của chàng hiệp sĩ giống cách hành xử của người Samaria trước người bị nạn: là một người đáng thương cần được cứu giúp, và ông đã ra tay dù chính mình đang bân rộn với sứ mạng...
“Hãy đi và làm như thế…” (Lc 10,37)
Chúa Giêsu nói với người thông luật nơi gương theo người Samaria, thấy người anh em đồng loại xa lạ, dù không cùng gia tộc, lại là người bất đồng chứng kiến trong niềm tin, nhưng trong cơn “hoạn nạn thập tử nhất sinh”, anh đã dừng lại, băng bó vết thương, thanh toán mọi chi phí cho chủ quán. Trong lúc Thầy tư tế lo việc dâng của lễ, Thầy Lêvi trợ tế trong các việc phụng vụ, đã thấy người anh em cùng dân tộc, niềm tin trong cơn hoạn nạn trước đó, nhưng lại bỏ đi qua…
Tình yêu mà Chúa Giêsu nói đến có hai chiều kích: Yêu mến Thiên Chúa và yêu mến anh em. Việc tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa có lẽ chẳng ai thắc mắc. Còn chiều kích yêu mến với anh em thì Chúa Giêsu đã làm một cuộc cách mạng khi mạc khải một tình yêu không biên giới nơi tha nhân bằng dụ ngôn người Samaria nhân hậu (x. Lc 10,30-35).
Do những nguyên nhân về lịch sử và thực hành tôn giáo, người Samaria và người Do Thái không ưa nhau, quan hệ giữa hai miền này rất căng thẳng đến nỗi họ không thể nói chuyện với nhau. Người Samaria là những người cư ngụ trong miền Trung, khoảng đất giữa Giuđê và Galilê, về phía tây sông Giođan. Họ chỉ chấp nhận Bộ Ngũ Thư là Kinh Thánh và đã xây một đền thờ trên núi Garidim để thờ Giavê. Trong lúc người Do Thái hành hương về đền thờ Giêrusalem. Với người Do Thái, người Samaria là lạc đạo, như Dân ngoại. Và người Samaria cũng đáp lễ với người Do Thái cùng cách cư xử. Vì thế người phụ nữ thành Samaria khi đàm đạo với Chúa Giêsu đã chất vấn sự khác biệt này và đặt vấn đề cách thờ phượng ở Giêrusalem hay tại núi Garidim, ở đâu là việc thờ phượng chính đạo (x. Ga 4,21). Trước đó, chị cũng bày tỏ ngạc nhiên khi Chúa Giêsu – người Do Thái xin chị là người Samaria nước uống, chị bối rối và trả lời: “Ông là người Do thái, mà lại xin tôi, một phụ nữ Samari, cho ông nước uống sao?”. Các môn đệ của Chúa là người Do Thái rất ngạc nhiên khi Chúa nói chuyện với người phụ nữ Samaria. Cũng thể Tin Mừng Gioan đã khẳng định: “Quả thế, người Do thái không được giao thiệp với người Samaria” (x. Ga 4,1-42)
Vì thế, chúng ta hiểu cách hành xử một làng Samaria không tiếp đón Đức Giêsu và các môn đệ hành hương về Giêrusalem (x. Lc 9,51-54).
Trong dụ ngôn Chúa Giêsu trình bày, người Samaria đã vượt qua ranh giới chủng tộc mà con người đã tự tạo ra để ngăn cách tình anh em, xé rào những bất đồng để đến cứu nguy người anh em Do Thái bị cướp, đánh đập nguy hiểm đến tính mạng. Chúa Giêsu cũng kêu gọi người anh em Do Thái cũng hãy đáp lễ, xé rào hận thù, xóa bỏ ngăn cách của chủng tộc để đến với tha nhân mà bước đầu tiên là anh em Samaria bên cạnh. Trước đó, Chúa Giêsu đã xé rào bằng tinh thần đối thoại qua việc Chúa đã trao đổi với người phụ nữ Samaria, một hình ảnh tối kị trong quan hệ Do Thái – Samaria.
Yêu thương anh em và anh em chính là tha nhân, bất cứ người nào ngoài ta dù khác biệt dân tộc hay niềm tin, “Cứ làm như vậy là sẽ được sống” (Lc 10,28) như Chúa Giêsu đã truyền. Hãy thi hành một tình yêu không biên giới đối với tất cả mọi người dù là người thân cận hay có thù oán. Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu thương mọi người, kể cả những người không hợp với mình và thù ghét mình (Mt 5,44).
Tình yêu mới: “Yêu không biên giới”, là cơ bản trước mọi hành động của đời sống người Kitô hữu như thánh Augustinô nói: “Cứ yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Tình yêu sẽ cho ta biết ta phải làm gì. Không tình yêu, mọi hành động đều vô nghĩa. thánh Phaolô nói rất rõ: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi” (1 Cr 13,3). Tình yêu không biên giới dành cho tha nhân là dấu chứng cho tình yêu của mình đối với Thiên Chúa, nếu có biên giới, tình yêu với Thiên Chúa là giả dối, như thánh Gioan Tông đồ có viết: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4,20).
“Tôi phải làm gì để được sống đời đời”, đó cũng là điều luôn thao thức trong tâm hồn tôi tâm hồn bạn. Tiếng vang vọng lại trong cõi lòng “Hãy đi và làm như vậy” (Lc 10,37): Làm như người Samaria nhân hậu, dám phá tan cái rào cản thù hiềm của ngăn cách chủng tộc, màu da, ngôn ngữ để giúp người anh em trong lúc khốn cùng cần có người giúp đỡ. Làm như người Samaria là thiệt thòi về thời gian, công sức, tiền của để cứu người anh em xa lạ có hiềm khích. Làm như hiệp sĩ Sir Launfal luôn hết lòng với anh em, làm thành tâm tình của tình yêu luôn vang vọng trong đời sống...
Thật thế, như Tagore tâm niệm:
"Tình yêu này là lời ca, lời ca đánh thức tôi. Lời ca dạy tôi những gì tôi đã học, chỉ cho tôi những nẻo đường bí mật và những vì sao nơi chân trời của trái tim tôi" (Tagore – Lời dâng).
Lm Vinh Sơn SCJ, Sài gòn 8/07/2017.
Ai là người thân cận của tôi hay tôi là người thân cận của ai ?
Lm. Alf. Nguyễn Công Minh, OFM
08:46 09/07/2016
Ai là người thân cận của tôi hay tôi là người thân cận của ai ?
Khi một luật sĩ hỏi câu gì, thì ông đã biết câu trả lời phải làm sao. Khi một luật sư hỏi bên bị, bên nguyên, ngay cả hỏi quan toà, thì ông đã tiên liệu trước câu trả lời. Nếu người được hỏi trả lời thế này, sẽ bắt bẻ thế này. Nếu trả lời ngược lại, sẽ bắt bẻ thế kia. Đối với một luật sư, họ không bao giờ hỏi một câu mà họ không biết chắc câu trả lời.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng có luật sư, mà Kinh Thánh gọi là luật sĩ, là thầy thông luật. Thầy sẽ hỏi và người được (bị) hỏi là Thầy Giêsu. Câu hỏi 1 của ông xuôi chảy, dẫu là để thử Chúa:
Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : "thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?" Đức Giêsu đáp (nhưng là hỏi) : "Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?" Ông ấy thưa : "Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình." Đức Giê-su bảo ông ta : "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
Vậy là ông hỏi Chúa, và ông cũng biết câu trả lời, nên khi Chúa hỏi lại, ông trả lời vanh vách. Nhưng khi Chúa khen, ông trở nên quê, nên phải hỏi một câu nữa cho ra nhẽ là thông luật. Sách Tin Mừng ghi: Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng (và đây là câu hỏi 2) : "Nhưng ai là người thân cận của tôi ?"
Và khi hỏi câu đó, ông cũng biết tỏng câu trả lời : Người thân cận của tôi là người Do Thái chứ ai. Theo truyền thống Do Thái, người thân cận, làng xóm được định nghĩa như là: những người con trai của riêng xứ bạn. Tức là, người làng xóm láng giềng : không phải là tôi nhà số 12 Trần Phú, người hàng xóm sẽ là số 14 hoặc 16. Không phải. Kẻ ở thiệt xa, tôi Nhatrang họ Thái Bình, nhưng sẽ là làng xóm, láng giềng thân cận nếu họ cùng dân tộc. Người ở sát vách, mà là dân tộc khác, họ chẳng phải là láng giềng, lân cận.
Hãy yêu người lân cận như chính mình. Luật dạy thế. Vậy ai là người lân cận, chòm xóm. Đức Giêsu không trả lời câu hỏi của luật sư, mà kể ra một dụ ngôn gây sốc, dụ ngôn người Samaritano nhân lành, mà đối với người Do Thái, bất kể người Samaritano nào cũng đáng ghét cả. Họ ở xa cũng đáng ghét, họ ở gần càng đáng ghét hơn.
Kết dụ ngôn sẽ là một câu hỏi ngược lại cho nhà thông luật kia: "Vậy ông nghĩ, trong ba người đó (tư tế, Lêvi và người ngoại Samaritano), ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?" Người thông luật trả lời : "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta : "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
Khi ông luật sư muốn biết rõ định nghĩa của hai chữ “thân cận”, tức “đối tượng” yêu mến thì Đức Giêsu lại cho ông hay về “chủ thể” của lòng mến yêu, tức người yêu thương, chứ không phải kẻ được yêu thương. Thay vì hỏi : ai là người thân cận, Chúa Giêsu chuyển qua câu hỏi: tôi là người thân cận của ai.
Người Samari là kẻ thi thố lòng yêu thương cho tha nhân, bất kể người đó là ai: Tây, Tàu, Nhật Bản, Do Thái hay Hy Lạp, Ả Rập. Bin Laden. Bởi vì ông là người thân cận rồi, thì ông chẳng cần tìm hiểu xem ai là người thân cận để chỉ yêu người thân cận mà thôi. Thầy thông luật đã đặt sai câu hỏi. Ông muốn giới hạn lòng yêu mến: Xin Thầy chỉ cho tôi chính xác phải yêu mến tới đâu, người nào? Chúa Giêsu trả lời: Đừng hỏi thế, mà nên hỏi: Tôi phải yêu mến thế nào? Tới đâu là giới hạn.
Trong một buổi học ở Manila, 1995, các học viên được giảng viên yêu cầu mỗi người làm một thực tập nhỏ là lấy một tờ giấy lớn và ghi tên tất cả những người thân của mình, những người mà mình yêu thương đến độ có thể hy sinh mạng sống vì những người ấy. Ai nấy chăm chú suy nghĩ và cắm cúi viết. Một học viên người Việt sau giờ học tâm sự: “Thấy người ta ghi, tôi cũng ghi. Nhưng rất nhanh, tôi nhận ra rằng danh sách những người thân của tôi, những người mà tôi thương yêu hơn cả bản thân mình đến mức tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh vì những người ấy thì rất ngắn ! Vì ngoài mẹ tôi, vợ tôi và hai con tôi, tôi không dám ghi thêm tên một người nào khác nữa, vì tôi không chắc là mình đã yêu thương những người ấy đến độ có thể hy sinh mạng sống cho một ai trong họ.
Tôi phải thú nhận rằng: dù giảng viên không yêu cầu chúng tôi nộp danh sách, cũng không yêu cầu học viên nói lên số người được ghi trong tờ giấy của mình nhưng riêng tôi, tôi rất xấu hổ: xấu hổ với Chúa và xấu hổ với chính mình. Vì người thân cận quá ít.”
Ấy vậy mà trong cuộc sống, người thân cận lại quá nhiều để mình phải yêu thương. Nói cách khác, vì tôi là người thân cận rồi, nên chẳng cần tìm ai là người thân cận để yêu thương nữa, mà là cứ yêu thương bất cứ ai.
Tại một giao lộ, một bà đứng bên lề đường đang chờ đèn báo để sang đường. Đối diện với bà bên kia đường là một thiếu nữ khoảng 17 tuổi. Cô ta cũng đợi để sang đường. Bà không thể nào không thấy là thiếu nữ này đang khóc vì nỗi buồn của cô quá lớn đến nỗi cô không thèm giấu nó.
Đèn báo bật sáng. Mỗi người bước khỏi lề và khởi sự sang đường. Khi hai người sắp sửa gặp nhau, bản năng làm mẹ của bà bỗng nhiên nổi dậy. Bà như muốn đến với cô ta để an ủi cô. Ao ước đó lại càng gia tăng vì người thiếu nữ này cũng trạc tuổi cô con gái của bà.
Nhưng bà đã để cô đi qua. Ngay cả một lời thăm hỏi cũng không. Chẳng khác gì thầy tư tế và Lêvi đi ngang qua và chạy nhanh khi gặp người bị cướp đánh cho nhừ tử.
Cho nên, nhiều giờ sau, đôi mắt ngập tràn đau khổ của cô gái vẫn tiếp tục ám ảnh bà. Bà luôn luôn tự hỏi, "Tại sao mình không quay lại hỏi thăm, 'Cưng ơi, tôi có thể giúp gì cho cô không?' Mình đã không làm vậy. Mình bước đi. Chắc chắc là cô ta có thể khước từ mình và nghĩ mình là người tò mò. Nhưng có sao đâu! Chỉ mất có vài giây đồng hồ, nhưng vài giây đó cũng đủ cho cô ấy biết được là có ai đó quan tâm đến cô. Nhưng mình đã bỏ đi. Mình đã làm như thể cô ấy không hiện diện."
Hằng ngày chúng ta gặp những biết bao nhiêu người không bị đánh nhừ tử nơi thân xác, nhưng nơi tâm hồn. Chúa Kitô muốn chúng ta giúp đỡ không những người đau đớn thể xác, mà cả những kẻ đau khổ nơi tâm hồn. Giáo Hội của Chúa cũng dạy thương người có 14 mối thương xác 7 mối, mà thương linh hồn cũng 7 mối: lấy lời lành khuyên người, sửa dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Ta có thể nói theo ngôn ngữ thông thường hơn về việc thương người 7 mối mặt tâm hồn: Làm thế nào ? Ta có thể có 3 cái cho sau đây
-Một nụ cười chân thành. Mẹ Têrêxa Calcutta thường khuyên như thế, dù mẹ cười không đẹp, nhưng lòng thành của mẹ chẳng ai lại không thấy. Bao vết thương có thể lành miệng, nhờ ta mở miệng nở nụ cười.
-Một lời chào vui vẻ. Sự ân cần thăm hỏi có thể giảm bớt nỗi đau của một tâm hồn sầu muộn. Lời chào lời thăm hỏi trực tiếp khi tiếp xúc mà cũng có thể qua phương tiện truyền thông như thư từ, điện thoại, email tất cả đều có sức chữa lành.
-Một lời “cảm ơn” nồng nàn. Nó có thể khích lệ một người bị quên lãng, bị khinh khi. Bạn hãy cố gắng cám ơn bác tài xế, người phu hốt rác, người phát thư và bạn cũng cần cám ơn những người trong gia đình bạn. Thầy cô giáo bạn, người chiêu đãi và cả người thợ cạo râu hớt tóc.
Quả thật, con đường từ Giêrusalem xuống Yêricô, trên đó kẻ cướp để nạn nhân nửa sống nửa chết, trên đó người Samatitanô nhân hậu đã chăm sóc nạn nhân, con đường đó khởi sự từ nhà thờ này, từ cửa nhà thờ tới nhà bạn, tới bàn giấy, tới xưởng thợ, tới nơi làm việc, tới lớp học của bạn. Dọc theo con đường ấy, có biết bao người bị thương nặng, nhẹ trong tâm hồn, hãy dừng lại và tiếp giúp họ. Nói vài lời, nở nụ cười, làm một việc để giúp đỡ.
Hãy là người thân cận của mọi người chứ không phải tìm ai là người thân cận để yêu mến một mình người đó không thôi, như ông luật sĩ nọ.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(tổng hợp từ nhiều nguồn)
Khi một luật sĩ hỏi câu gì, thì ông đã biết câu trả lời phải làm sao. Khi một luật sư hỏi bên bị, bên nguyên, ngay cả hỏi quan toà, thì ông đã tiên liệu trước câu trả lời. Nếu người được hỏi trả lời thế này, sẽ bắt bẻ thế này. Nếu trả lời ngược lại, sẽ bắt bẻ thế kia. Đối với một luật sư, họ không bao giờ hỏi một câu mà họ không biết chắc câu trả lời.
Bài Tin Mừng hôm nay cũng có luật sư, mà Kinh Thánh gọi là luật sĩ, là thầy thông luật. Thầy sẽ hỏi và người được (bị) hỏi là Thầy Giêsu. Câu hỏi 1 của ông xuôi chảy, dẫu là để thử Chúa:
Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng : "thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp ?" Đức Giêsu đáp (nhưng là hỏi) : "Trong Luật đã viết gì ? Ông đọc thế nào ?" Ông ấy thưa : "Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình." Đức Giê-su bảo ông ta : "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống."
Vậy là ông hỏi Chúa, và ông cũng biết câu trả lời, nên khi Chúa hỏi lại, ông trả lời vanh vách. Nhưng khi Chúa khen, ông trở nên quê, nên phải hỏi một câu nữa cho ra nhẽ là thông luật. Sách Tin Mừng ghi: Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng (và đây là câu hỏi 2) : "Nhưng ai là người thân cận của tôi ?"
Và khi hỏi câu đó, ông cũng biết tỏng câu trả lời : Người thân cận của tôi là người Do Thái chứ ai. Theo truyền thống Do Thái, người thân cận, làng xóm được định nghĩa như là: những người con trai của riêng xứ bạn. Tức là, người làng xóm láng giềng : không phải là tôi nhà số 12 Trần Phú, người hàng xóm sẽ là số 14 hoặc 16. Không phải. Kẻ ở thiệt xa, tôi Nhatrang họ Thái Bình, nhưng sẽ là làng xóm, láng giềng thân cận nếu họ cùng dân tộc. Người ở sát vách, mà là dân tộc khác, họ chẳng phải là láng giềng, lân cận.
Hãy yêu người lân cận như chính mình. Luật dạy thế. Vậy ai là người lân cận, chòm xóm. Đức Giêsu không trả lời câu hỏi của luật sư, mà kể ra một dụ ngôn gây sốc, dụ ngôn người Samaritano nhân lành, mà đối với người Do Thái, bất kể người Samaritano nào cũng đáng ghét cả. Họ ở xa cũng đáng ghét, họ ở gần càng đáng ghét hơn.
Kết dụ ngôn sẽ là một câu hỏi ngược lại cho nhà thông luật kia: "Vậy ông nghĩ, trong ba người đó (tư tế, Lêvi và người ngoại Samaritano), ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp ?" Người thông luật trả lời : "Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy." Đức Giê-su bảo ông ta : "Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy."
Khi ông luật sư muốn biết rõ định nghĩa của hai chữ “thân cận”, tức “đối tượng” yêu mến thì Đức Giêsu lại cho ông hay về “chủ thể” của lòng mến yêu, tức người yêu thương, chứ không phải kẻ được yêu thương. Thay vì hỏi : ai là người thân cận, Chúa Giêsu chuyển qua câu hỏi: tôi là người thân cận của ai.
Người Samari là kẻ thi thố lòng yêu thương cho tha nhân, bất kể người đó là ai: Tây, Tàu, Nhật Bản, Do Thái hay Hy Lạp, Ả Rập. Bin Laden. Bởi vì ông là người thân cận rồi, thì ông chẳng cần tìm hiểu xem ai là người thân cận để chỉ yêu người thân cận mà thôi. Thầy thông luật đã đặt sai câu hỏi. Ông muốn giới hạn lòng yêu mến: Xin Thầy chỉ cho tôi chính xác phải yêu mến tới đâu, người nào? Chúa Giêsu trả lời: Đừng hỏi thế, mà nên hỏi: Tôi phải yêu mến thế nào? Tới đâu là giới hạn.
Trong một buổi học ở Manila, 1995, các học viên được giảng viên yêu cầu mỗi người làm một thực tập nhỏ là lấy một tờ giấy lớn và ghi tên tất cả những người thân của mình, những người mà mình yêu thương đến độ có thể hy sinh mạng sống vì những người ấy. Ai nấy chăm chú suy nghĩ và cắm cúi viết. Một học viên người Việt sau giờ học tâm sự: “Thấy người ta ghi, tôi cũng ghi. Nhưng rất nhanh, tôi nhận ra rằng danh sách những người thân của tôi, những người mà tôi thương yêu hơn cả bản thân mình đến mức tôi sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh vì những người ấy thì rất ngắn ! Vì ngoài mẹ tôi, vợ tôi và hai con tôi, tôi không dám ghi thêm tên một người nào khác nữa, vì tôi không chắc là mình đã yêu thương những người ấy đến độ có thể hy sinh mạng sống cho một ai trong họ.
Tôi phải thú nhận rằng: dù giảng viên không yêu cầu chúng tôi nộp danh sách, cũng không yêu cầu học viên nói lên số người được ghi trong tờ giấy của mình nhưng riêng tôi, tôi rất xấu hổ: xấu hổ với Chúa và xấu hổ với chính mình. Vì người thân cận quá ít.”
Ấy vậy mà trong cuộc sống, người thân cận lại quá nhiều để mình phải yêu thương. Nói cách khác, vì tôi là người thân cận rồi, nên chẳng cần tìm ai là người thân cận để yêu thương nữa, mà là cứ yêu thương bất cứ ai.
Tại một giao lộ, một bà đứng bên lề đường đang chờ đèn báo để sang đường. Đối diện với bà bên kia đường là một thiếu nữ khoảng 17 tuổi. Cô ta cũng đợi để sang đường. Bà không thể nào không thấy là thiếu nữ này đang khóc vì nỗi buồn của cô quá lớn đến nỗi cô không thèm giấu nó.
Đèn báo bật sáng. Mỗi người bước khỏi lề và khởi sự sang đường. Khi hai người sắp sửa gặp nhau, bản năng làm mẹ của bà bỗng nhiên nổi dậy. Bà như muốn đến với cô ta để an ủi cô. Ao ước đó lại càng gia tăng vì người thiếu nữ này cũng trạc tuổi cô con gái của bà.
Nhưng bà đã để cô đi qua. Ngay cả một lời thăm hỏi cũng không. Chẳng khác gì thầy tư tế và Lêvi đi ngang qua và chạy nhanh khi gặp người bị cướp đánh cho nhừ tử.
Cho nên, nhiều giờ sau, đôi mắt ngập tràn đau khổ của cô gái vẫn tiếp tục ám ảnh bà. Bà luôn luôn tự hỏi, "Tại sao mình không quay lại hỏi thăm, 'Cưng ơi, tôi có thể giúp gì cho cô không?' Mình đã không làm vậy. Mình bước đi. Chắc chắc là cô ta có thể khước từ mình và nghĩ mình là người tò mò. Nhưng có sao đâu! Chỉ mất có vài giây đồng hồ, nhưng vài giây đó cũng đủ cho cô ấy biết được là có ai đó quan tâm đến cô. Nhưng mình đã bỏ đi. Mình đã làm như thể cô ấy không hiện diện."
Hằng ngày chúng ta gặp những biết bao nhiêu người không bị đánh nhừ tử nơi thân xác, nhưng nơi tâm hồn. Chúa Kitô muốn chúng ta giúp đỡ không những người đau đớn thể xác, mà cả những kẻ đau khổ nơi tâm hồn. Giáo Hội của Chúa cũng dạy thương người có 14 mối thương xác 7 mối, mà thương linh hồn cũng 7 mối: lấy lời lành khuyên người, sửa dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
Ta có thể nói theo ngôn ngữ thông thường hơn về việc thương người 7 mối mặt tâm hồn: Làm thế nào ? Ta có thể có 3 cái cho sau đây
-Một nụ cười chân thành. Mẹ Têrêxa Calcutta thường khuyên như thế, dù mẹ cười không đẹp, nhưng lòng thành của mẹ chẳng ai lại không thấy. Bao vết thương có thể lành miệng, nhờ ta mở miệng nở nụ cười.
-Một lời chào vui vẻ. Sự ân cần thăm hỏi có thể giảm bớt nỗi đau của một tâm hồn sầu muộn. Lời chào lời thăm hỏi trực tiếp khi tiếp xúc mà cũng có thể qua phương tiện truyền thông như thư từ, điện thoại, email tất cả đều có sức chữa lành.
-Một lời “cảm ơn” nồng nàn. Nó có thể khích lệ một người bị quên lãng, bị khinh khi. Bạn hãy cố gắng cám ơn bác tài xế, người phu hốt rác, người phát thư và bạn cũng cần cám ơn những người trong gia đình bạn. Thầy cô giáo bạn, người chiêu đãi và cả người thợ cạo râu hớt tóc.
Quả thật, con đường từ Giêrusalem xuống Yêricô, trên đó kẻ cướp để nạn nhân nửa sống nửa chết, trên đó người Samatitanô nhân hậu đã chăm sóc nạn nhân, con đường đó khởi sự từ nhà thờ này, từ cửa nhà thờ tới nhà bạn, tới bàn giấy, tới xưởng thợ, tới nơi làm việc, tới lớp học của bạn. Dọc theo con đường ấy, có biết bao người bị thương nặng, nhẹ trong tâm hồn, hãy dừng lại và tiếp giúp họ. Nói vài lời, nở nụ cười, làm một việc để giúp đỡ.
Hãy là người thân cận của mọi người chứ không phải tìm ai là người thân cận để yêu mến một mình người đó không thôi, như ông luật sĩ nọ.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(tổng hợp từ nhiều nguồn)
Sạch và dơ
Lm Vũđình Tường
16:17 09/07/2016
Sạch và dơ là hai trạng thái đối nghịch có thể áp dụng trong lời nói cũng như trong hành động. Qua lời nói và hành động người nghe có thể nhận biết được tâm tình ẩn sâu của người đối diện bởi điều đó biểu lộ ra ngoài. Người xưa chú trọng rất nhiều đến vấn đề sạch dơ cho tâm hồn bởi tôn giáo đóng một vị trí vững chắc trong cuộc sống. Tôn giáo là căn bản cho cuộc sống nên dù gặp nghịch cảnh họ cũng sống trong tâm tình phó thác, tin yêu và hy vọng. Vì thế họ có cuộc sống tương đối bình an, tâm hồn thư thái, xã hội an hoà. Xã hội tân tiến dùng kinh tế là thước đo sự thành công cho cá nhân và gia đình. Bởi kinh tế là nền tảng nên lợi nhuận mang tính quyết định trong nhiều phán đoán cá nhân. Kinh tế mang lại nhiều tiện nghi cho đời sống nhờ có công việc vững chắc, nếu có sức khoẻ tốt nữa thì đời sống coi như ổn định. Đây là hai lãnh vực con người kinh tế thị trường quan tâm hơn cả. Đời sống hào nhoáng dễ gây được cảm tình trong thương trường. Cuộc sống ổn định nhờ vào việc làm vững chắc và sức khoẻ tốt là nguồn hạnh phúc. Điều này nêu rõ sự khác biệt về cách suy nghĩ xưa và nay về quan niệm sống. Ảnh huởng bởi lợi nhuận kinh tế cá nhân nên cần làm sao để có lợi nhuận nhanh, người ta thay đổi kiểu suy nghĩ thiên về tôn giáo xưa và thay vào đó lí luận phóng thoáng hầu làm dịu tiếng phản đối lương tâm.
Không ai chối bỏ quyền làm người và căn bản nhân quyền. Một trong những điều người ta viện vào để làm điều mà trước đây coi là xấu là quyền tự do xử dụng thân xác theo í mình muốn. Bởi quan niệm mình có toàn quyền trên thân xác mình nên có thể bán thân xác hay cho thuê thân xác miễn sao nó mang lại lợi nhuận mong muốn. Đây là quyền tự ban cho mình. Thực ra con người không có toàn quyền trên bản thân mình bởi họ không phải là chủ nhân bản thân con người mình mà là người quản lí bản thân. Người quản lí có trách nhiệm phát tirển tài năng con người trọn vẹn nhưng không có quyền quyết định vận mệnh mình. Họ có tự do chọn lựa lối sống, công việc và tương lai. Chọn cách nào họ cũng chịu trách nhiệm trong chọn lựa của họ. Họ cũng cần nhớ con người luôn có giới hạn và chọn lựa cách sống cũng có giới hạn. Họ không thể quyết định khi nào khoẻ, khi nào bệnh tật; họ không thể cầm giữ cho thân xác khỏi thoái hoá theo thời gian; họ không thể quyết định mức độ khôn ngoan, minh mẫn và tháo vát. Tất cả mọi sự thuộc về con nguời được ban cho ta quản lí, làm chúng tốt hơn, sinh ích nhiều hơn cho xã hội mà chính cá nhân mình được hưởng trước. Vì những lí do đó chúng ta thấy rõ con người chỉ là quản lí mà không phải là chủ nhân cuộc sống, và chủ nhân vũ trụ. Cha mẹ, anh chị em, con cái và thân hữu đều là những món quà Chúa trao tặng cho ta vì thế đến kì hạn Chúa gọi họ đi, ta thương nhó, khóc thương nhưng không trách tại sao Chúa lấy mất người thân thương; trái lại chúng ta cảm tạ Chúa ban họ cho ta, cùng đồng hành với ta trong một thời gian chung sống. Thái độ trong sáng của Kitô hữu là tâm tình tạ ơn bởi người thân ra đi, họ gần Chúa hơn và luôn bầu cử cho ta trước toà Chúa.
Quản lí có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ làm sinh lợi quà tặng Chúa trao ban trong tay ta, làm lợi cho chủ. Một trong những điều chủ mong mỏi là sinh lợi cho tha nhân, cho người sống quanh mình và cho toàn nhân loại. Như thế mọi hành động cử chi phát xuất từ yêu thương, lời nói bảo vệ đời sống, làm cho đời sống mình và tha nhân tốt đẹp hơn đều là những hành động tốt. Trái với bảo vệ, nâng cao giá trị đời sống là trái với í chủ nhân tạo dựng nên ta.
Con tim chúng ta luôn mong muốn bình an; bình an thật đến từ tình yêu thật; tình yêu thật đến từ trời cao, từ Thiên Chúa. Con người kinh tế thị trường tưởng vật chất và danh vọng làm cho con tim vui thoả. Thực ra đó chỉ là những niềm vui giả tạo, không phải niềm vui thật bởi vì con tim dù nhiều tiền tài đến đâu nó vẫn khắc khoải vì thế họ luôn phải phấn đấu có thêm tiền tài, thêm danh vọng để thoả mãn con tim. Cố gắng mãi tạo nên đè nén; đè nén quá sẽ bùng nổ; bùng nổ sẽ tan nát; đổ gẫy do đó phát sinh. Nếu đổ khi còn tuổi trẻ còn hy vọng; đổ ở tuổi già là xụm luôn. Thực tế cuộc sống chứng minh điều đó.
Khi Thiên Chúa tạo dựng con người Ngài ban cho ta quyền tự do chọn lựa cách sống, cách suy nghĩ; Ngài cũng ban ơn trợ giúp hướng dẫn ta chọn điều nên làm, tránh điều tai hại. Người khôn ngoan biết sống tinh thần phó thác và cẩn trọng khi chọn lựa thường sống an bình. Thái độ chối bỏ Thiên Chúa trong đời, đòi tự phán quyết đời mình là hành động kiêu ngạo. Sống kiêu ngạo là tôn thờ tà thần; tà thần đây chính là tính kiêu ngạo do mình tự tạo ra. Tôn giáo tự mình sáng chế ra không thể là tôn giáo thật bởi tự nó là sản phẩm của đầu óc tự kiêu. Tôn thờ sản phẩm của đầu óc sẽ có ngày tàn lụi và chính là đi vào đường cùng. Kẻ kiêu ngạo là kẻ đi trên con đường cùng. Dài hay ngắn đều là đường cùng.
Thái độ khôn ngoan là không để vật chất làm chủ mình mà chính mình phải làm chủ vật chất. Để vật chất lôi kéo ta xuống ngang hàng với vật chất ta sẽ thành nô lệ cho vật chất. Cuộc đời nô lệ cho tiền tài danh vọng sẽ có ngày bị tiền tài bỏ đi, danh vọng vuột khỏi tầm tay lúc đó đời sẽ chới với vì không có điểm tựa. Nhìn lại thấy cả đời toàn làm chuyện nhơ nhớp, hành động nhơ nhớp, lời nói cũng nhơ nhớp. Chọn tự lãnh đạo chính mình là chọn sống dơ và chơi dơ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Không ai chối bỏ quyền làm người và căn bản nhân quyền. Một trong những điều người ta viện vào để làm điều mà trước đây coi là xấu là quyền tự do xử dụng thân xác theo í mình muốn. Bởi quan niệm mình có toàn quyền trên thân xác mình nên có thể bán thân xác hay cho thuê thân xác miễn sao nó mang lại lợi nhuận mong muốn. Đây là quyền tự ban cho mình. Thực ra con người không có toàn quyền trên bản thân mình bởi họ không phải là chủ nhân bản thân con người mình mà là người quản lí bản thân. Người quản lí có trách nhiệm phát tirển tài năng con người trọn vẹn nhưng không có quyền quyết định vận mệnh mình. Họ có tự do chọn lựa lối sống, công việc và tương lai. Chọn cách nào họ cũng chịu trách nhiệm trong chọn lựa của họ. Họ cũng cần nhớ con người luôn có giới hạn và chọn lựa cách sống cũng có giới hạn. Họ không thể quyết định khi nào khoẻ, khi nào bệnh tật; họ không thể cầm giữ cho thân xác khỏi thoái hoá theo thời gian; họ không thể quyết định mức độ khôn ngoan, minh mẫn và tháo vát. Tất cả mọi sự thuộc về con nguời được ban cho ta quản lí, làm chúng tốt hơn, sinh ích nhiều hơn cho xã hội mà chính cá nhân mình được hưởng trước. Vì những lí do đó chúng ta thấy rõ con người chỉ là quản lí mà không phải là chủ nhân cuộc sống, và chủ nhân vũ trụ. Cha mẹ, anh chị em, con cái và thân hữu đều là những món quà Chúa trao tặng cho ta vì thế đến kì hạn Chúa gọi họ đi, ta thương nhó, khóc thương nhưng không trách tại sao Chúa lấy mất người thân thương; trái lại chúng ta cảm tạ Chúa ban họ cho ta, cùng đồng hành với ta trong một thời gian chung sống. Thái độ trong sáng của Kitô hữu là tâm tình tạ ơn bởi người thân ra đi, họ gần Chúa hơn và luôn bầu cử cho ta trước toà Chúa.
Quản lí có nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ làm sinh lợi quà tặng Chúa trao ban trong tay ta, làm lợi cho chủ. Một trong những điều chủ mong mỏi là sinh lợi cho tha nhân, cho người sống quanh mình và cho toàn nhân loại. Như thế mọi hành động cử chi phát xuất từ yêu thương, lời nói bảo vệ đời sống, làm cho đời sống mình và tha nhân tốt đẹp hơn đều là những hành động tốt. Trái với bảo vệ, nâng cao giá trị đời sống là trái với í chủ nhân tạo dựng nên ta.
Con tim chúng ta luôn mong muốn bình an; bình an thật đến từ tình yêu thật; tình yêu thật đến từ trời cao, từ Thiên Chúa. Con người kinh tế thị trường tưởng vật chất và danh vọng làm cho con tim vui thoả. Thực ra đó chỉ là những niềm vui giả tạo, không phải niềm vui thật bởi vì con tim dù nhiều tiền tài đến đâu nó vẫn khắc khoải vì thế họ luôn phải phấn đấu có thêm tiền tài, thêm danh vọng để thoả mãn con tim. Cố gắng mãi tạo nên đè nén; đè nén quá sẽ bùng nổ; bùng nổ sẽ tan nát; đổ gẫy do đó phát sinh. Nếu đổ khi còn tuổi trẻ còn hy vọng; đổ ở tuổi già là xụm luôn. Thực tế cuộc sống chứng minh điều đó.
Khi Thiên Chúa tạo dựng con người Ngài ban cho ta quyền tự do chọn lựa cách sống, cách suy nghĩ; Ngài cũng ban ơn trợ giúp hướng dẫn ta chọn điều nên làm, tránh điều tai hại. Người khôn ngoan biết sống tinh thần phó thác và cẩn trọng khi chọn lựa thường sống an bình. Thái độ chối bỏ Thiên Chúa trong đời, đòi tự phán quyết đời mình là hành động kiêu ngạo. Sống kiêu ngạo là tôn thờ tà thần; tà thần đây chính là tính kiêu ngạo do mình tự tạo ra. Tôn giáo tự mình sáng chế ra không thể là tôn giáo thật bởi tự nó là sản phẩm của đầu óc tự kiêu. Tôn thờ sản phẩm của đầu óc sẽ có ngày tàn lụi và chính là đi vào đường cùng. Kẻ kiêu ngạo là kẻ đi trên con đường cùng. Dài hay ngắn đều là đường cùng.
Thái độ khôn ngoan là không để vật chất làm chủ mình mà chính mình phải làm chủ vật chất. Để vật chất lôi kéo ta xuống ngang hàng với vật chất ta sẽ thành nô lệ cho vật chất. Cuộc đời nô lệ cho tiền tài danh vọng sẽ có ngày bị tiền tài bỏ đi, danh vọng vuột khỏi tầm tay lúc đó đời sẽ chới với vì không có điểm tựa. Nhìn lại thấy cả đời toàn làm chuyện nhơ nhớp, hành động nhơ nhớp, lời nói cũng nhơ nhớp. Chọn tự lãnh đạo chính mình là chọn sống dơ và chơi dơ.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC công bố Tự sắc về các thẩm quyền trong lãnh vực kinh tế tài chánh
Linh Tiến Khải
18:17 09/07/2016
VATICAN: Sáng ngày 9-7, ĐTC đã cho công bố Tự sắc về các thẩm quyền trong lãnh vực kinh tế tài chánh của Toà Thánh. Tự sắc đã được ký ngày mùng 4 tháng 7 bổ túc cho việc cải tố các cơ quan đặc trách viêc kiểm soát, canh chừng và điều hành các tài sản của Toà Thánh. Mở đầu Tự Sắc ĐTC viết:
“Các tài sản tạm thời mà Giáo Hội sở hữu được chỉ định cho viêc theo đuổi các mục đích của Giáo Hội là việc thờ phượng, trợ giúp hàng giáo sĩ, làm việc tông đồ và các công tác bác ái, đặc biệt trong việc phục vụ người nghèo. Vì thế, Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm phải rất chú ý để việc quản trị các tài nguyên kinh tế luôn phục vụ các mục đích này. Vì lý do đó Toà Thánh đặc biệt lưu tâm sự canh chừng việc quản trị tài sản của mình. Để đạt mục đích ấy ngày 24 tháng hai năm 2014 với Tự sắc “Fidelis dispensator et prudens” tôi đã thành lập 3 cơ quan mới là : Hội đồng kinh tế, Văn phòng thư ký Kinh tế và Văn phòng Tổng giám sát, bằng cách thiết định các nhiệm vụ chuyên biệt của tùng cơ quan. Tiếp theo đó ngày 22 tháng 2 năm 2015 tôi đã phê chuẩn thử nghiệm các Quy chế của các cơ quan nói trên.
Kinh nghiệm thực thi các Quy chế này đã minh nhiên việc cần thiết can thiệp liên quan tới việc giải thích đúng đắn và áp dụng cụ thể, dưới ánh sáng các nhiệm vụ nền tảng đã thiết định trong tự sắc Fidelis dispensator et prudens. Đặc biệt cần đề ra các đường nét rõ ràng hơn liên quan tới các lãnh vực hoạt động liên hệ giữa Văn phòng thư ký Kinh tế và việc Quản trị Tài sản của Toà Thánh, kiểu tiến hành và phối hợp của chúng với nhau.
Với lá thư này, bằng cách minh xác những gì đã thiết định và thay đổi những gì cần tu chính, tôi có ý nêu bật việc chỉ dẫn nền tảng cần tách rời một cách rõ ràng, không thể lẫn lộn việc quản trị trực tiếp tài sản khỏi việc kiểm soát và canh chừng trên hoạt động quản trị.
Tiếp đến ĐTC đã xác định việc cần thiết tách biệt các nhiệm vụ giữa việc quản trị Tài sản của Toà Thánh và Văn phòng thư ký kinh tế, trong nghĩa là cơ quan thứ nhất quản trị các tài sản và điều hành tài chánh; trong khi cơ quan thứ hai kiểm soát và canh chừng trên hoạt động quản trị và điều hành. Phần còn lại của Tự Sắc liệt kê ra các nhiệm vụ của hai cơ quan này. ĐTC cho biết ngài huỷ bỏ khoản 17 của Quy chế Văn phòng thư ký Kinh tế. Ngài tín thác việc thực thi cho các Bề trên của các cơ quan liên hệ. Các vấn đề nảy sinh sẽ tuỳ thuộc các quyết định của một vị đặc sứ của ĐTC và các cộng sự viên. ĐTC truyền thi hành tất cả những gì đã thiết định và công bố trên báo Quan sát viên Roma, trước khi được công bố trong sưu tập các tài liệu Tông Toà (SD 9-7-2016)
“Các tài sản tạm thời mà Giáo Hội sở hữu được chỉ định cho viêc theo đuổi các mục đích của Giáo Hội là việc thờ phượng, trợ giúp hàng giáo sĩ, làm việc tông đồ và các công tác bác ái, đặc biệt trong việc phục vụ người nghèo. Vì thế, Giáo Hội cảm thấy có trách nhiệm phải rất chú ý để việc quản trị các tài nguyên kinh tế luôn phục vụ các mục đích này. Vì lý do đó Toà Thánh đặc biệt lưu tâm sự canh chừng việc quản trị tài sản của mình. Để đạt mục đích ấy ngày 24 tháng hai năm 2014 với Tự sắc “Fidelis dispensator et prudens” tôi đã thành lập 3 cơ quan mới là : Hội đồng kinh tế, Văn phòng thư ký Kinh tế và Văn phòng Tổng giám sát, bằng cách thiết định các nhiệm vụ chuyên biệt của tùng cơ quan. Tiếp theo đó ngày 22 tháng 2 năm 2015 tôi đã phê chuẩn thử nghiệm các Quy chế của các cơ quan nói trên.
Kinh nghiệm thực thi các Quy chế này đã minh nhiên việc cần thiết can thiệp liên quan tới việc giải thích đúng đắn và áp dụng cụ thể, dưới ánh sáng các nhiệm vụ nền tảng đã thiết định trong tự sắc Fidelis dispensator et prudens. Đặc biệt cần đề ra các đường nét rõ ràng hơn liên quan tới các lãnh vực hoạt động liên hệ giữa Văn phòng thư ký Kinh tế và việc Quản trị Tài sản của Toà Thánh, kiểu tiến hành và phối hợp của chúng với nhau.
Với lá thư này, bằng cách minh xác những gì đã thiết định và thay đổi những gì cần tu chính, tôi có ý nêu bật việc chỉ dẫn nền tảng cần tách rời một cách rõ ràng, không thể lẫn lộn việc quản trị trực tiếp tài sản khỏi việc kiểm soát và canh chừng trên hoạt động quản trị.
Tiếp đến ĐTC đã xác định việc cần thiết tách biệt các nhiệm vụ giữa việc quản trị Tài sản của Toà Thánh và Văn phòng thư ký kinh tế, trong nghĩa là cơ quan thứ nhất quản trị các tài sản và điều hành tài chánh; trong khi cơ quan thứ hai kiểm soát và canh chừng trên hoạt động quản trị và điều hành. Phần còn lại của Tự Sắc liệt kê ra các nhiệm vụ của hai cơ quan này. ĐTC cho biết ngài huỷ bỏ khoản 17 của Quy chế Văn phòng thư ký Kinh tế. Ngài tín thác việc thực thi cho các Bề trên của các cơ quan liên hệ. Các vấn đề nảy sinh sẽ tuỳ thuộc các quyết định của một vị đặc sứ của ĐTC và các cộng sự viên. ĐTC truyền thi hành tất cả những gì đã thiết định và công bố trên báo Quan sát viên Roma, trước khi được công bố trong sưu tập các tài liệu Tông Toà (SD 9-7-2016)
Báo Quan Sát Viên Rôma: Tại sao người ta bỏ đạo để theo đạo Hồi?
Đặng Tự Do
19:37 09/07/2016
Trong số báo ra ngày thứ Sáu 8 tháng Bẩy, sử gia Lucetta Scaraffia đã tóm lược một nghiên cứu gần đây của nhà báo Virginie Riva về trường hợp theo đạo Hồi của 11 phụ nữ Pháp trong độ tuổi từ 25 đến 35, tốt nghiệp đại học, và không hề bị thu hút bởi chủ nghĩa khủng bố.
Trong bài “L’attrazione della testimonianza”, nghĩa là “Hấp lực của chứng tá”, Lucetta Scaraffia cho biết những phụ nữ đến với Hồi giáo thông qua tình bạn của họ với các sinh viên Hồi giáo, là những người sống niềm tin tôn giáo của họ. Chứng tá của các sinh viên Hồi Giáo này mạnh đến mức đã khiến các phụ nữ đón nhận việc nghiên cứu Kinh Qur'an, và xem nhẹ những phiền toái phát sinh từ quan điểm của Hồi Giáo về phẩm giá thứ cấp của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Khi chấp nhận lời mời đến với những bữa ăn chay Ramadan, những phụ nữ có cha mẹ ly dị, đặc biệt bị thu hút bởi sự ấm áp của cuộc sống gia đình và lòng hiếu khách. Trong Hồi giáo, những người cải đạo cũng tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của họ đôi khi khá “đau khổ” về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết.
Những câu chuyện này, Scaraffia viết, là những thực hành đã từng rất phổ biến trong người Công Giáo Pháp, như lòng hiếu khách của các gia đình vào đêm Giáng sinh và việc đọc kinh Mân Côi chung với nhau trong gia đình. Tiếc rằng, những thực hành như thế đã nhanh chóng mai một trong thời hậu hiện đại khi con người quá bận rộn với công ăn việc làm.
Scaraffia nhận xét: “Sự ấm áp của con người, chứ không phải là những kế hoạch mục vụ quan liêu, là rất quan trọng.” Chính vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn “tạo ra một cộng đồng ấm áp và chào đón, như một chứng tá sống động cho sự khiêm nhường và sự kiên trì trong đức tin của chúng ta.”
Lời khuyên của Đức Giám Mục Phụ Tá Los Angeles cho những người hoạt động trong lãnh vực truyền thông Công Giáo
Đặng Tự Do
20:23 09/07/2016
Đức Cha Robert Barron, giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Los Angeles, có hơn 900,000 người theo dõi ngài trên Twitter, và gần 830,000 liên kết trên Facebook. Với những con số thống kê đó, ngài là người Công Giáo nổi bật thứ nhì trên các phương tiện truyền thông xã hội, chỉ sau một người duy nhất là Đức Thánh Cha Phanxicô.
Vì thế, khi Đức Cha Barron đưa ra những lời khuyên về cách thức truyền giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, người ta không thể xem nhẹ.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên Rome Reports hôm thứ Bẩy 9 tháng Bẩy, 2016, Đức Cha Barron nói:
“Cứ làm đi. Cứ thử đi. Tôi bắt đầu với những bài bình luận về văn hóa, chứ không phải với những điều nặng về ‘nhà thờ’. Chúng ta hãy bắt đầu với một bộ phim, chúng ta hãy bắt đầu với một cuốn sách, chúng ta hãy bắt đầu với những gì mọi người đang bàn tán. Tin tức có chuyện gì đang xảy ra nào? Hãy bắt đầu với những điều đó và sau đó tìm thấy ở đó những gì các nghị phụ trong Giáo Hội gọi là ‘hạt giống của Lời Chúa’, vang vọng từ từ Lời Chúa mà bạn thấy phù hợp.”
Đức Cha Barron gọi những gợi ý liên quan đến Tin Mừng như thế là “đôi mắt Kinh Thánh”, cho phép chúng ta diễn giải các sự kiện trong thế giới sống động này thông qua một quan điểm Công Giáo. Bạn đừng ảo tưởng có được kỹ năng ấy ngay lập tức, nhưng chính ngài đã phải rèn luyện trong nhiều năm.
Đức Cha cho biết ngài tham gia vào các phương tiện truyền thông sau khi bị thách thức bởi một linh mục là hãy làm cho tiếng nói chúng ta được nghe, thay vì phàn nàn về các tình huống hiện nay trong xã hội. Ban đầu, ngài làm đài phát thanh, rồi chuyển qua truyền hình và cuối cùng là một thiết lập trang web tên là “Word on Fire”.
Đức Cha Barron nhận xét rằng với các tài nguyên sẵn có hiện nay, chúng ta không có lý do gì để thoái thác rao giảng Tin Mừng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngài nói:
“Chúng ta tất cả đều có máy ảnh độ phân giải cao trong túi của chúng ta như iPhone, chẳng hạn. Chúng ta tất cả đều có thể truy cập vào những công cụ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông. Bạn có thể bắt đầu một trang web khá dễ dàng, tung một cái gì đó trên YouTube dễ ợt, vì vậy tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể làm điều đó.”
Mặc dù trong những bước đầu, những cố gắng của ngài trên Youtube bị nhiều người cố gắng dập tắt qua những ý kiến tiêu cực, nhưng bây giờ ngài tỏ ra thích thú với những ý kiến đó. Theo Đức Cha, chấp nhận phê bình là cơ hội để mở tung cửa của Giáo Hội Công Giáo. Trong thực tế, nhiều người nói rằng các cuộc thảo luận theo sau một video clip đôi khi còn hấp dẫn người xem hơn là chính cái video đó.
Đức Cha Barron tâm sự,
“Tôi cố gắng làm một cái gì đó, có tính sáng tạo, có tính đột phát. Nếu không được, tôi thử cái gì đó khác. Chúng ta cần một sự linh hoạt và tự do khi rao giảng Tin Mừng.”
Đức Cha khuyến khích những ai thông minh, với một quan điểm sáng tạo hãy đi sâu vào truyền thông Công Giáo và đừng để mình bị đe dọa bởi những cạnh tranh. Khi ngài bắt đầu làm video, có 300 người xem ngài đã rất vui mừng. Bây giờ, khi đã là một giám mục, 19 triệu người đã từng xem các videos của ngài. Bất cứ điều gì cũng là có thể trong thế giới của các phương tiện truyền thông xã hội!
Vì thế, khi Đức Cha Barron đưa ra những lời khuyên về cách thức truyền giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội, người ta không thể xem nhẹ.
Trong một cuộc phỏng vấn được đăng trên Rome Reports hôm thứ Bẩy 9 tháng Bẩy, 2016, Đức Cha Barron nói:
“Cứ làm đi. Cứ thử đi. Tôi bắt đầu với những bài bình luận về văn hóa, chứ không phải với những điều nặng về ‘nhà thờ’. Chúng ta hãy bắt đầu với một bộ phim, chúng ta hãy bắt đầu với một cuốn sách, chúng ta hãy bắt đầu với những gì mọi người đang bàn tán. Tin tức có chuyện gì đang xảy ra nào? Hãy bắt đầu với những điều đó và sau đó tìm thấy ở đó những gì các nghị phụ trong Giáo Hội gọi là ‘hạt giống của Lời Chúa’, vang vọng từ từ Lời Chúa mà bạn thấy phù hợp.”
Đức Cha Barron gọi những gợi ý liên quan đến Tin Mừng như thế là “đôi mắt Kinh Thánh”, cho phép chúng ta diễn giải các sự kiện trong thế giới sống động này thông qua một quan điểm Công Giáo. Bạn đừng ảo tưởng có được kỹ năng ấy ngay lập tức, nhưng chính ngài đã phải rèn luyện trong nhiều năm.
Đức Cha cho biết ngài tham gia vào các phương tiện truyền thông sau khi bị thách thức bởi một linh mục là hãy làm cho tiếng nói chúng ta được nghe, thay vì phàn nàn về các tình huống hiện nay trong xã hội. Ban đầu, ngài làm đài phát thanh, rồi chuyển qua truyền hình và cuối cùng là một thiết lập trang web tên là “Word on Fire”.
Đức Cha Barron nhận xét rằng với các tài nguyên sẵn có hiện nay, chúng ta không có lý do gì để thoái thác rao giảng Tin Mừng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngài nói:
“Chúng ta tất cả đều có máy ảnh độ phân giải cao trong túi của chúng ta như iPhone, chẳng hạn. Chúng ta tất cả đều có thể truy cập vào những công cụ mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông. Bạn có thể bắt đầu một trang web khá dễ dàng, tung một cái gì đó trên YouTube dễ ợt, vì vậy tôi nghĩ rằng mọi người đều có thể làm điều đó.”
Mặc dù trong những bước đầu, những cố gắng của ngài trên Youtube bị nhiều người cố gắng dập tắt qua những ý kiến tiêu cực, nhưng bây giờ ngài tỏ ra thích thú với những ý kiến đó. Theo Đức Cha, chấp nhận phê bình là cơ hội để mở tung cửa của Giáo Hội Công Giáo. Trong thực tế, nhiều người nói rằng các cuộc thảo luận theo sau một video clip đôi khi còn hấp dẫn người xem hơn là chính cái video đó.
Đức Cha Barron tâm sự,
“Tôi cố gắng làm một cái gì đó, có tính sáng tạo, có tính đột phát. Nếu không được, tôi thử cái gì đó khác. Chúng ta cần một sự linh hoạt và tự do khi rao giảng Tin Mừng.”
Đức Cha khuyến khích những ai thông minh, với một quan điểm sáng tạo hãy đi sâu vào truyền thông Công Giáo và đừng để mình bị đe dọa bởi những cạnh tranh. Khi ngài bắt đầu làm video, có 300 người xem ngài đã rất vui mừng. Bây giờ, khi đã là một giám mục, 19 triệu người đã từng xem các videos của ngài. Bất cứ điều gì cũng là có thể trong thế giới của các phương tiện truyền thông xã hội!
Tin Giáo Hội Việt Nam
Legio Tổng Giáo phận Melbourne học tập Đường Lên Thánh
Trần Văn Minh
06:43 09/07/2016
Melbourne, sáng Thứ Bảy 9/7/2017. Tại Nguyện đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, Hội đồng Comitium Legio Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington, Senatus Melbourne, đã tổ chức buổi học tập thường niên cho toàn thể hội viên với chủ đề: Đường Lên Thánh. Tượng Nữ Tướng Maria được trang trí trang trọng bên cạnh bàn thờ chính để đoàn quân binh đọc kinh lần chuỗi Mân Côi.
Mời xem hình
Buổi học tập được đông đảo các hội viên Legio từ các Curia trong Tổng Giáo phận về tham dự. Thuyết trình gồm hai Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển cha Linh giám của Curia Toma Thiện và Trần Ngọc Tân là cha Linh giám Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington về cùng đề tài “Đường Lên Thánh.”
Đúng 10 giờ 30 anh Nguyễn Văn Thống, phó Comitium bắt đầu nguyện kinh khai mạc, lần chuỗi Mân Côi. Một vài bài hát được Comitium cùng nhau hát sau đó trước giờ học tập làm cho bầu khí vui tươi hơn. Linh mục Vũ Ngọc Tuyển và mọi người đọc kinh cầu Chúa Thánh Thần, Linh mục công bố Tin mừng theo Thánh Luca 10,25-37 Chúa Giê Su trả lời vị Thông luật về câu hỏi ai là thân nhân tôi? Qua dụ ngộn Người Samari tốt lành.
Trước khi đi vào bài giảng, linh mục đã đưa ra hai câu hỏi:
*Lên Thánh là làm sao? Thánh là gì?
*Là hội viên của Legio thì chúng ta phải làm gì để nên Thánh?
Mọi người được mời gọi chia ra từng nhóm để thảo luận trước khi trả lời các câu hỏi. Khi kết luận, linh mục đã nói đây là hai câu hỏi mà không có câu trả lời đúng hay sai. Nhưng có một kết luận là người hội viên Legio sống theo gương Đức Mẹ qua đức khiêm nhường, đức ái và chu toàn bổn phận của mình.
-Đưa linh mục đến với dân chúng, vì người quân binh Legio là cánh tay nối dài của linh mục. Sống theo tinh thần Đức Maria qua đức ái, đức khiêm nhường, lòng sùng kính Đức Maria thiết thực, không thể thụ động, dửng dưng với tha nhân, biến những điều đọc trong kinh Thánh thành hành động để cho những điều đó thành sự thực. Truyền bá và cổ động lần chuỗi Mân Côi, lên thánh là làm những việc bình thường một các phi thường vv.
Sau bữa cơm trưa rất ngon miệng do các chị em của Legio phục vụ nấu nướng cho cả trăm người ăn. 2 giờ chiều, chương trình bắt đầu vơi Kinh Catena. Để cho không khí buổi học tập đỡ buồn ngủ vì là giờ trưa, lại sau bữa ăn, các anh chị phụ trách đã cùng hướng dẫn mọi người hát chung các bài: Tôi chọn Giê Su, Khúc ca tạ ơn, Ave Maria.
Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Linh giám của Comitium đã tiếp tục giảng về Đường lên Thánh. Mà người quân binh của Mẹ luôn vâng lời, vâng phục trong mọi nơi, mọi lúc, và trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta cũng phải vận dụng cuộc sống của Đức Mẹ vào trong cuộc sống hôm nay, chứ không phải là khi theo Mẹ, noi gương Mẹ, mà chúng ta phải theo cuộc sống của Đức Mẹ thời cách nay hơn hai ngàn năm trước.
Khi gặp gian truân, chúng ta cầu xin Đức Mẹ hướng dẫn và thưa cùng Mẹ, thưa Mẹ, nếu Mẹ ở vào hoàn cảnh con hôm nay thì Mẹ xin cùng Chúa giúp sức chỉ bảo cho con phải sống, phải làm như thế nào cho đẹp lòng Mẹ. Chúng ta đừng quá theo đời sống vật chất mà quên đi nguồn ơn cứu độ đang ngay bên cạnh. Như con thú quá ham rình mồi đến độ quên đi dòng suối nước trong ngay bên cạnh, mà quên không chịu uống nước để rồi chết khát.
Chỉ có Đức Mẹ là người duy nhất trên trần gian đã thực hiện lời của Thiên Chúa. Người quân binh của Mẹ luôn thực hành mọi công tác vì danh Chúa, nên Legio có chỗ đứng rất vững trong cộng đồng, Legio có linh đạo dẫn mọi người lên thánh, Legio đang đi trong lòng Giáo Hội giúp cho Giáo Hội rất nhiều và được đánh giá những hoạt động rất cao vì Legio có đến 48 công tác trong các hoạt động tông đồ.
Bài hát “Có bao giờ” đã kết thúc buổi học tập, mọi người đọc kinh kết thúc, Sau lời cám ơn của anh trưởng Mai Thanh Hải đến toàn thể hội viên đã về dự khóa học. Anh trưởng Curia Toma Thiện lên cám ơn Hội đồng Comitium và không quên các chị phục vụ đã nấu ăn và phục vụ mọi người thật tốt đẹp trong tinh thần Legio.
Mời xem hình
Buổi học tập được đông đảo các hội viên Legio từ các Curia trong Tổng Giáo phận về tham dự. Thuyết trình gồm hai Linh mục Giuse Vũ Ngọc Tuyển cha Linh giám của Curia Toma Thiện và Trần Ngọc Tân là cha Linh giám Comitium Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Flemington về cùng đề tài “Đường Lên Thánh.”
Đúng 10 giờ 30 anh Nguyễn Văn Thống, phó Comitium bắt đầu nguyện kinh khai mạc, lần chuỗi Mân Côi. Một vài bài hát được Comitium cùng nhau hát sau đó trước giờ học tập làm cho bầu khí vui tươi hơn. Linh mục Vũ Ngọc Tuyển và mọi người đọc kinh cầu Chúa Thánh Thần, Linh mục công bố Tin mừng theo Thánh Luca 10,25-37 Chúa Giê Su trả lời vị Thông luật về câu hỏi ai là thân nhân tôi? Qua dụ ngộn Người Samari tốt lành.
Trước khi đi vào bài giảng, linh mục đã đưa ra hai câu hỏi:
*Lên Thánh là làm sao? Thánh là gì?
*Là hội viên của Legio thì chúng ta phải làm gì để nên Thánh?
Mọi người được mời gọi chia ra từng nhóm để thảo luận trước khi trả lời các câu hỏi. Khi kết luận, linh mục đã nói đây là hai câu hỏi mà không có câu trả lời đúng hay sai. Nhưng có một kết luận là người hội viên Legio sống theo gương Đức Mẹ qua đức khiêm nhường, đức ái và chu toàn bổn phận của mình.
-Đưa linh mục đến với dân chúng, vì người quân binh Legio là cánh tay nối dài của linh mục. Sống theo tinh thần Đức Maria qua đức ái, đức khiêm nhường, lòng sùng kính Đức Maria thiết thực, không thể thụ động, dửng dưng với tha nhân, biến những điều đọc trong kinh Thánh thành hành động để cho những điều đó thành sự thực. Truyền bá và cổ động lần chuỗi Mân Côi, lên thánh là làm những việc bình thường một các phi thường vv.
Sau bữa cơm trưa rất ngon miệng do các chị em của Legio phục vụ nấu nướng cho cả trăm người ăn. 2 giờ chiều, chương trình bắt đầu vơi Kinh Catena. Để cho không khí buổi học tập đỡ buồn ngủ vì là giờ trưa, lại sau bữa ăn, các anh chị phụ trách đã cùng hướng dẫn mọi người hát chung các bài: Tôi chọn Giê Su, Khúc ca tạ ơn, Ave Maria.
Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân Linh giám của Comitium đã tiếp tục giảng về Đường lên Thánh. Mà người quân binh của Mẹ luôn vâng lời, vâng phục trong mọi nơi, mọi lúc, và trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta cũng phải vận dụng cuộc sống của Đức Mẹ vào trong cuộc sống hôm nay, chứ không phải là khi theo Mẹ, noi gương Mẹ, mà chúng ta phải theo cuộc sống của Đức Mẹ thời cách nay hơn hai ngàn năm trước.
Khi gặp gian truân, chúng ta cầu xin Đức Mẹ hướng dẫn và thưa cùng Mẹ, thưa Mẹ, nếu Mẹ ở vào hoàn cảnh con hôm nay thì Mẹ xin cùng Chúa giúp sức chỉ bảo cho con phải sống, phải làm như thế nào cho đẹp lòng Mẹ. Chúng ta đừng quá theo đời sống vật chất mà quên đi nguồn ơn cứu độ đang ngay bên cạnh. Như con thú quá ham rình mồi đến độ quên đi dòng suối nước trong ngay bên cạnh, mà quên không chịu uống nước để rồi chết khát.
Chỉ có Đức Mẹ là người duy nhất trên trần gian đã thực hiện lời của Thiên Chúa. Người quân binh của Mẹ luôn thực hành mọi công tác vì danh Chúa, nên Legio có chỗ đứng rất vững trong cộng đồng, Legio có linh đạo dẫn mọi người lên thánh, Legio đang đi trong lòng Giáo Hội giúp cho Giáo Hội rất nhiều và được đánh giá những hoạt động rất cao vì Legio có đến 48 công tác trong các hoạt động tông đồ.
Bài hát “Có bao giờ” đã kết thúc buổi học tập, mọi người đọc kinh kết thúc, Sau lời cám ơn của anh trưởng Mai Thanh Hải đến toàn thể hội viên đã về dự khóa học. Anh trưởng Curia Toma Thiện lên cám ơn Hội đồng Comitium và không quên các chị phục vụ đã nấu ăn và phục vụ mọi người thật tốt đẹp trong tinh thần Legio.
Dòng Đa Minh Việt Nam: Thánh lễ trao sứ vụ Linh Mục
Người Giồng Trôm
08:39 09/07/2016
DÒNG ĐA MINH VIỆT NAM: THÁNH LỄ TRAO SỨ VỤ LINH MỤC
Hôm nay, Dòng Đa Minh Việt Nam được một mùa bội thu sau nhiều năm tháng vun trồng. Những thợ gặt trong cánh đồng nhà Chúa hôm nay sẽ được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục Giáo phận Vinh đặt tay trao sứ vụ lúc 8 g 30 ngày thứ Bảy ngày 09 tháng 07 năm 2016 tại Thánh đường Giáo xứ Đa Minh - Ba Chuông.
Xem Hình
Các tiến chức hôm nay được lãnh sứ vụ linh mục:
Giuse Nguyễn Thanh Tâm
Giuse Lê Xuân Hiệp
Giuse Nguyễn Văn Thuần
Giuse Nguyễn Hải Phương
Đaminh Lê Đức Thiện
Bernado Huỳnh Hữu Phúc
Gioan Baotixita Vũ Văn Tín
Phaolô Phạm Chung Kiên
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, lời chuyển cầu của Thánh Tổ Phụ Đaminh ban muôn ơn lành trên các tân linh mục để các tân linh mục trở thành những mục tử như lòng Chúa mong muốn. Cách riêng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, xin cho các tân linh mục này là những sứ giả của Lòng Chúa Xót Thương giữa cuộc đời thiếu vắng lòng thương xót này.
Hôm nay, Dòng Đa Minh Việt Nam được một mùa bội thu sau nhiều năm tháng vun trồng. Những thợ gặt trong cánh đồng nhà Chúa hôm nay sẽ được Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, OP, Giám mục Giáo phận Vinh đặt tay trao sứ vụ lúc 8 g 30 ngày thứ Bảy ngày 09 tháng 07 năm 2016 tại Thánh đường Giáo xứ Đa Minh - Ba Chuông.
Xem Hình
Các tiến chức hôm nay được lãnh sứ vụ linh mục:
Giuse Nguyễn Thanh Tâm
Giuse Lê Xuân Hiệp
Giuse Nguyễn Văn Thuần
Giuse Nguyễn Hải Phương
Đaminh Lê Đức Thiện
Bernado Huỳnh Hữu Phúc
Gioan Baotixita Vũ Văn Tín
Phaolô Phạm Chung Kiên
Nguyện xin Chúa Thánh Thần, lời chuyển cầu của Thánh Tổ Phụ Đaminh ban muôn ơn lành trên các tân linh mục để các tân linh mục trở thành những mục tử như lòng Chúa mong muốn. Cách riêng trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, xin cho các tân linh mục này là những sứ giả của Lòng Chúa Xót Thương giữa cuộc đời thiếu vắng lòng thương xót này.
Phái đoàn TGM Hưng Hóa thăm giáo dân bị bắt và bị hành hung tại Mường Khương
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
09:16 09/07/2016
Một Nghĩa Cử Yêu Thương Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót
Chuyến thăm diễn ra trong khung cảnh đơn giản nhưng ấm áp tình Chúa tình người tại gia đình của các nạn nhân. Chúng tôi an ủi anh chị em, lắng nghe tường thuật những gì đã xảy ra với họ và với bà con cộng đoàn Mường Khương.
Xem Hình
WGPHH – Trong khoảng thời gian ba tháng qua, tại thị trấn Mường Khương đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng: chính quyền đã nhiều lần ngăn cản bà con giáo dân tụ họp tham dự thánh lễ, dẫn đến cao điểm là hành hung, đánh đập và bắt 5 giáo dân giải đi vào Chúa Nhật 12/6/2016 và Chúa Nhật 19/6/2016. Sự việc đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, mặc dù cho đến nay tòa giám mục vẫn chưa lên tiếng. Dù có đầy đủ thông tin và băng hình ghi lại diễn tiến sự việc, nhưng tòa giám mục vẫn nhẫn nại chờ chính quyền giải quyết, trước khi thông tin chính thức trên trang mạng của giáo phận.
Để góp phần giải quyết sự việc đáng tiếc và đáng buồn này, ngày 07/7/2016, phái đoàn tòa giám mục Hưng Hóa gồm Đức Cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long, cha Giuse Nguyễn Văn Thành quản xứ Lào Cai, cha Phêrô Phạm Thanh Bình quản xứ Sapa, cha Phêrô Nguyễn Đình Thái phó xứ Lào Cai đã đến gặp và trao đổi với Công an PA88 tỉnh và Ban Tôn Giáo tỉnh Lào Cai. Nội vụ được các vị lãnh đạo lắng nghe và hứa giải quyết trong thời gian ngắn sắp tới. Đoàn cũng đăng ký lịch làm việc với chính quyền Huyện và Thị Trấn Mường Khương vào ngày 8/7/2016, nhưng vì bận công vụ, chính quyền Huyện xin dời lại sau. Mặc dù chưa được chính quyền huyện tiếp, đoàn vẫn quyết định đi Mường Khương để thăm viếng, an ủi và cầu nguyện với 5 anh chị em đã bị bắt bớ và hành hung.
Chuyến thăm diễn ra trong khung cảnh đơn giản nhưng ấm áp tình Chúa tình người tại gia đình của các nạn nhân. Chúng tôi an ủi anh chị em, lắng nghe tường thuật những gì đã xảy ra với họ và với bà con cộng đoàn Mường Khương. Hiện tại, bà con vẫn còn chịu nhiều áp lực từ phía những người giữ vai trò chính quyền đại diện dân, qua việc triệu tập họ đến để hăm dọa, yêu cầu ngưng sinh hoạt tôn giáo, nếu không sẽ bị thiệt hại đến nghề nghiệp mưu sinh và cuộc sống.
Đức Cha phụ tá đã chuyển đến bà con lời thăm hỏi ân cần và lòng thương yêu của Đức Cha chính giáo phận, khuyên bà con can đảm chịu đựng, tin tưởng vào Chúa là Cha quyền năng và nhân từ, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, đồng thời bảo đảm với bà con rằng hai Đức Cha, các cha, giáo dân toàn giáo phận hiệp thông với bà con trong lời cầu nguyện, và cam kết bảo vệ quyền lợi chính đáng của người Công Giáo tại đây.
Một bó hoa tươi được trao gửi đến từng người gói ghém cả một trời thương yêu hơn ngàn lời nói, khích lệ niềm tín thác vào Chúa, kèm theo kinh nguyện và phép lành cuối buổi thăm thật sự đã làm cho các anh chị em này cảm thấy an ủi rất nhiều, vui vẻ hẳn lên, tiếp thêm nghị lực. Có người cảm động rưng rưng nước mắt nói: “Khi được cha xứ cho biết Đức Cha sẽ tới thăm chúng con hôm nay, thì cả đêm qua con không ngủ được và chỉ chờ trời sáng để đón Đức Cha”.
Trên đường trở về, đoàn ghé thăm bà con Công Giáo tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. Một số bà con ở đây cũng bị liên lụy trong vụ này. Khi biết tổng số giáo dân tại xã Bản Lầu là 73 người, Đức Cha đã ví von cộng đoàn này là cộng đoàn 72 môn đệ với Chúa Giêsu ngày xưa. Chúa đã nói với các môn đệ: “Giữa thế gian, các con sẽ phải chịu gian nan khốn khó, nhưng hãy vững lòng, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Những lời ấy, hôm nay và tại đây, Chúa đang nói lại với anh chị em, và Ngài mong anh chị em thực thi lời Ngài.
Kết thúc cuộc thăm viếng ngắn ngủi nhưng đầy tình thương yêu của chủ chiên với đoàn chiên nơi xa xôi hẻo lánh Bản Lầu này, tất cả mọi người đã dâng lên Mẹ nhân lành lời ca “Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng, hôm qua, hôm nay, ngày mai và suốt đời”. Sau đó, khi thăm cụ già là thân phụ của gia chủ bị liệt giường từ hai năm qua ở phòng trong, thật cảm động khi cụ lặp lại ý nguyện “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa. Cụ cũng thều thào nói lên ước nguyện được nhìn thấy giáo họ Bản Lầu và những giáo họ khác nữa tại huyện Mường Khương được thành lập trước khi cụ nhắm mắt lìa đời !
TB. Sau khi đọc mẩu tin này, xin bạn đọc dâng một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho cộng đoàn Công Giáo tại Mường Khương. Chân thành cám ơn.
Chuyến thăm diễn ra trong khung cảnh đơn giản nhưng ấm áp tình Chúa tình người tại gia đình của các nạn nhân. Chúng tôi an ủi anh chị em, lắng nghe tường thuật những gì đã xảy ra với họ và với bà con cộng đoàn Mường Khương.
Xem Hình
WGPHH – Trong khoảng thời gian ba tháng qua, tại thị trấn Mường Khương đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng: chính quyền đã nhiều lần ngăn cản bà con giáo dân tụ họp tham dự thánh lễ, dẫn đến cao điểm là hành hung, đánh đập và bắt 5 giáo dân giải đi vào Chúa Nhật 12/6/2016 và Chúa Nhật 19/6/2016. Sự việc đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, mặc dù cho đến nay tòa giám mục vẫn chưa lên tiếng. Dù có đầy đủ thông tin và băng hình ghi lại diễn tiến sự việc, nhưng tòa giám mục vẫn nhẫn nại chờ chính quyền giải quyết, trước khi thông tin chính thức trên trang mạng của giáo phận.
Để góp phần giải quyết sự việc đáng tiếc và đáng buồn này, ngày 07/7/2016, phái đoàn tòa giám mục Hưng Hóa gồm Đức Cha phụ tá Anphong Nguyễn Hữu Long, cha Giuse Nguyễn Văn Thành quản xứ Lào Cai, cha Phêrô Phạm Thanh Bình quản xứ Sapa, cha Phêrô Nguyễn Đình Thái phó xứ Lào Cai đã đến gặp và trao đổi với Công an PA88 tỉnh và Ban Tôn Giáo tỉnh Lào Cai. Nội vụ được các vị lãnh đạo lắng nghe và hứa giải quyết trong thời gian ngắn sắp tới. Đoàn cũng đăng ký lịch làm việc với chính quyền Huyện và Thị Trấn Mường Khương vào ngày 8/7/2016, nhưng vì bận công vụ, chính quyền Huyện xin dời lại sau. Mặc dù chưa được chính quyền huyện tiếp, đoàn vẫn quyết định đi Mường Khương để thăm viếng, an ủi và cầu nguyện với 5 anh chị em đã bị bắt bớ và hành hung.
Chuyến thăm diễn ra trong khung cảnh đơn giản nhưng ấm áp tình Chúa tình người tại gia đình của các nạn nhân. Chúng tôi an ủi anh chị em, lắng nghe tường thuật những gì đã xảy ra với họ và với bà con cộng đoàn Mường Khương. Hiện tại, bà con vẫn còn chịu nhiều áp lực từ phía những người giữ vai trò chính quyền đại diện dân, qua việc triệu tập họ đến để hăm dọa, yêu cầu ngưng sinh hoạt tôn giáo, nếu không sẽ bị thiệt hại đến nghề nghiệp mưu sinh và cuộc sống.
Đức Cha phụ tá đã chuyển đến bà con lời thăm hỏi ân cần và lòng thương yêu của Đức Cha chính giáo phận, khuyên bà con can đảm chịu đựng, tin tưởng vào Chúa là Cha quyền năng và nhân từ, đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót, đồng thời bảo đảm với bà con rằng hai Đức Cha, các cha, giáo dân toàn giáo phận hiệp thông với bà con trong lời cầu nguyện, và cam kết bảo vệ quyền lợi chính đáng của người Công Giáo tại đây.
Một bó hoa tươi được trao gửi đến từng người gói ghém cả một trời thương yêu hơn ngàn lời nói, khích lệ niềm tín thác vào Chúa, kèm theo kinh nguyện và phép lành cuối buổi thăm thật sự đã làm cho các anh chị em này cảm thấy an ủi rất nhiều, vui vẻ hẳn lên, tiếp thêm nghị lực. Có người cảm động rưng rưng nước mắt nói: “Khi được cha xứ cho biết Đức Cha sẽ tới thăm chúng con hôm nay, thì cả đêm qua con không ngủ được và chỉ chờ trời sáng để đón Đức Cha”.
Trên đường trở về, đoàn ghé thăm bà con Công Giáo tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. Một số bà con ở đây cũng bị liên lụy trong vụ này. Khi biết tổng số giáo dân tại xã Bản Lầu là 73 người, Đức Cha đã ví von cộng đoàn này là cộng đoàn 72 môn đệ với Chúa Giêsu ngày xưa. Chúa đã nói với các môn đệ: “Giữa thế gian, các con sẽ phải chịu gian nan khốn khó, nhưng hãy vững lòng, Thầy đã thắng thế gian” (Ga 16,33). Những lời ấy, hôm nay và tại đây, Chúa đang nói lại với anh chị em, và Ngài mong anh chị em thực thi lời Ngài.
Kết thúc cuộc thăm viếng ngắn ngủi nhưng đầy tình thương yêu của chủ chiên với đoàn chiên nơi xa xôi hẻo lánh Bản Lầu này, tất cả mọi người đã dâng lên Mẹ nhân lành lời ca “Xin Vâng, Mẹ dạy con hai tiếng Xin Vâng, hôm qua, hôm nay, ngày mai và suốt đời”. Sau đó, khi thăm cụ già là thân phụ của gia chủ bị liệt giường từ hai năm qua ở phòng trong, thật cảm động khi cụ lặp lại ý nguyện “Xin Vâng” theo thánh ý Chúa. Cụ cũng thều thào nói lên ước nguyện được nhìn thấy giáo họ Bản Lầu và những giáo họ khác nữa tại huyện Mường Khương được thành lập trước khi cụ nhắm mắt lìa đời !
TB. Sau khi đọc mẩu tin này, xin bạn đọc dâng một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho cộng đoàn Công Giáo tại Mường Khương. Chân thành cám ơn.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sao lại đánh dân
Đường Thẳng
09:25 09/07/2016
Đời sao có chuyện nực cười,
Tiếng là dân chủ đánh người thẳng ngay.
Chủ trương đảng nói rất hay,
Dân bàn dân biết dân rày kiểm tra.
Lâu ngày mới biết rằng là,
Mỵ dân dối trá một nhà “sọc dưa”…(1)
Xảy ra chuyện ở xứ lừa,
Khổng lồ hàng xóm mang bừa dàn khoan.
Hải dương chín tám một (HD981), ra,
Cắm ngay vùng biển Hoàng sa nước nhà. (2)
Đảng thời “vi quí dĩ hòa”,
Biển mình họ đứng xuề xòa cho xong.
Dân rằng chớ có mềm lòng,
Giặc thò chân sói, đề phòng vẫn hơn. (3)
Nghe qua đảng tức lên cơn,
Đứa nào lên tiếng bắt luôn vào tù.
Dân ta bức xúc chẳng mù,
Xuống đường lớp lớp cho dù thương đau.
Đảng cho mật thám đi sau,
Vừa là quấy phá, vừa mau bắt người.
Vu cho thù địch mớm lời,
Vu gây rối đánh tơi bời dã man…!
Nhớ xưa bao vụ án oan,
Dân đen mất đất xin van hãi hùng.
Đoàn văn Vươn thật não nùng,
Quai đê lấn biển tiêu tùng công lao. (4)
Ba miền oan khuất biết bao,
Dân rày than khóc hỏi sao thế này?
Mất nhà, mất cả ruộng cày,
Sân gôn, khách sạn, lại bày công viên.
Sai nha một lũ cuồng điên,
Thẳng tay đuổi đánh cứ tiền là xong.
Dân tình lâm cảnh long đong,
Cướp băng một đảng chẳng mong đường nào.
Quan tham một lũ cường hào,
Luật rừng hiến pháp xé nào sợ ai.
Hồ sơ kiện tụng đất đai,
Chất cao như núi, củ khoai xá gì.
Ai gan chống, đánh tức thì,
Bất kỳ già trẻ, bất kỳ nữ nam…!
Lại thêm tiếng nói lương tâm,
Lời hay lẽ phải âm thầm vang lên.
Tưởng rằng góp ý quan trên,
Giãi bày lợi hại chớ quên phận mình.
Làm cho đất nước yên bình,
Làm cho lạc nghiệp dân tình an cư.
Làm cho của cải đầy dư,
Dân giàu nước mạnh cáo từ mác-lê.
Tỉnh mau đừng quá u mê,
Đường xa lối lạc chẳng bề nào đi.
Ai ngờ đảng bảo đáng nghi,
“Hòa bình diễn biến”, tức thì diệt ngay.
Quy cho thù địch nước ngoài,
Âm mưu phản động đừng hoài công chi.
Biết bao trí thức “bị đì”.
Vây nhà, áp chế đánh ghì oan gia…!
Lại thêm chuyện foọc-mô-sa,
Ống ngầm xả thải thẳng ra biển nhà.
Khiến cho cá chết hằng hà,
Dân tình lên tiếng thế là tại sao?
Đảng rằng: động đất khí ao,
Thủy triều đỏ khiến cá nào chịu thâu.
Dân nghe bất mãn cùng nhau,
Biểu tình minh bạch trước sau tỏ tường.
Đảng cho chặn mọi ngả đường,
Quan quân vây đánh dân thường khốn thay.
Bít bưng tiếng nói thẳng ngay,
Lu loa chụp mũ: lũ này “việt tân”.
Lạ cho chế độ vì dân,
Biến thành bán nước lụy thân khựa tàu.
Bao che kiếm chác làm giàu,
Lẹo lươn quýnh quáng dấu đầu hở đuôi.
Đến nay xét nghiệm phanh phui,
Rõ bao độc tố: nhục chui đường nào?
Mặt trơ trâng tráo tự hào,
Khoe thành tích lớn kiếm vào đô-la… (5)
………………
Hỏi sao lại đánh dân ta,
Hỏi sao đảng lại quá là dã man?
Hỏi sao chụp tội dân oan,
Hỏi sao trí thức đảng quàng “việt tân”?
Xưa nay đảng bảo lời thân,
Cán bộ đầy tớ, nhân dân chủ nhà.
Cớ sao lộn kiếp lộn cà,
Cớ sao bạo lực lại là câu thưa?
Cớ sao dối trá, cù cưa,
Quanh co, lấp liếm, đẩy đưa, ù lì?
Nếu dân sai, hỏi sai gì,
Nếu dân kêu đúng, cớ gì đánh dân?
Thứ tư, 07. 07. 2016.
Đường Thẳng.
(1): từ dân gian phát xuất từ việc đá cá lia thia, ám chỉ kẻ giả hình, hai mặt, miệng hùm gan sứa, đánh hại người nhà lấy lòng đối phương…
(2): sự kiện T 5/2014, trung cộng cắm dàn khoan HD981 tại vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, gần quần đảo Hoàng sa.
(3): chuyện ngụ ngôn: Trời lạnh, sói xin thỏ cho thò một chân vào hang để sưởi ấm. Thỏ nể nang cho. Sau đó, sói năn nỉ cho thêm một chân nữa. cuối cùng khi đã thò được cả 4 chân, sói xông vào sơi luôn cả thỏ.
(4): Vụ gia đình ông Đoàn văn Vươn bị giải tỏa đất (chuyện dài…)
(5): Sự kiện Formosa xả thải xuống biển miền trung Việt Nam. Phải mất 3 tháng dưới áp lực của dư luận và toàn thể nhân dân VN, cùng sự “ngâm cứu” điều tra của nhà nước, Formosa đã nhận tội và “hứa” bồi thường 500 triệu đô-la…(?)
Tin Đáng Chú Ý
LS. Nguyễn Thị Thúy - Viện trưởng gốc Việt đầu tiên tại đại học Hoa Kỳ
Thanh Trúc / RFA
10:10 09/07/2016
LS. Nguyễn Thị Thúy - Viện trưởng gốc Việt đầu tiên tại đại học Hoa Kỳ
Foothill College là một trong những Đại Học Cộng Đồng của tiểu bang California, liên tục 3 năm qua được báo Chronicle of Higher Education đánh giá là trường Đại Học Cộng Đồng uy tín và có chất lượng giáo dục cao.
Thành công của người Mỹ gốc Việt
Ngày 1 tháng Bảy vừa qua, Đại Học Cộng Đồng Foothill chính thức có một viện trưởng người Mỹ gốc Việt, bà Nguyễn Thị Thúy.
Luật sư Nguyễn Thị Thúy đã vượt qua ba ứng viên khác để trở thành viện trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại một trường đại học ở California nói riêng và trên toàn nước Mỹ nói chung.
Luật sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên giáo dục, Hội Đồng Giáo Dục học khu Garden Grove, Nam California, chia sẻ:
Việc bổ nhiệm luật sư Nguyễn Thị Thúy vào chức vụ viện trưởng một viện đại học lớn như vậy phản ảnh khả năng đặc biệt của luật sư Thúy cũng như sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam nói chung về phương diện giáo dục.
Là một người tị nạn, một thuyền nhân, đến định cư tại Hoa Kỳ trong hoàn cảnh khó khăn như bao người Việt Nam nhưng luật sư Thúy đã thành công từ những trường đại học lớn . Cô đã quay trở lại, dùng khả năng chuyên môn của mình để đấu tranh cho quyền lợi, không những của người Việt Nam mà cho những người thiểu số thấp cổ bé miệng. Nhờ sự hiểu biết như vậy luật sư Thúy mới được tin tưởng và được bổ nhiệm những chức vụ cố vấn cho trường đại học cũng như hiện nay là chức vụ viện trưởng như vậy.
Đặc biệt khi bổ nhiệm thì trường đại học cũng muốn luật sư Thúy có thể hướng dẫn sinh viên giáo sư ở đó vươn lên, đưa đại học này đến một đỉnh cao hơn trong lãnh vực giáo dục.
Từ Bắc California, tiến sĩ Judy Miner, hiệu trưởng tiền nhiệm của Foothill College trước khi luật sư Nguyễn Thị Thúy nhậm chức, cho biết việc tuyển chọn khởi sự từ năm 2015 và là một tiến trình không đơn giản:
Việc bổ nhiệm luật sư Nguyễn Thị Thúy vào chức vụ viện trưởng một viện đại học lớn như vậy phản ảnh khả năng đặc biệt của luật sư Thúy cũng như sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam nói chung về phương diện giáo dục.
- Luật sư Nguyễn Quốc Lân
Tiến trình tuyển chọn có sự tham dự của những ủy viên đại diện sinh viên các cấp, các học giả chuyên môn, các nhân viên hành chín hvà cả những người đại diện cộng đồng.
Điều tôi thấy được rõ nhất là sự hào hứng và đồng tình trong việc tuyển chọn luật sư Nguyễn, một trong ba finalists, vào chức vụ viện trưởng của Đại Học Cộng Đồng Foothill. Tôi quen luật sư Nguyễn nhiều năm nay, với tôi cô ấy là người có đức, có tài lãnh đạo, một người tận tụy với công việc. Tôi thật hài lòng khi biết cô ấy nộp đơn vào chức vụ viện trưởng hầu có thể mang tài năng của mình phục vụ cho đại học cộng đồng như Foothill College.
Được hỏi về những điều bà kỳ vọng nơi viện trưởng tân cử Nguyễn Thị Thúy, tiến sĩ Judy Miner cho rằng cân bằng việc học và giảm bớt khoảng cách học vấn giữa các cộng đồng thiểu số, làm sao nâng số sinh viên gốc Châu Mỹ La Tinh, đang chiếm đa số trong học khu, lên cao hơn mức 23% hiện tại là điều mà ban giám hiệu Đại Học Cộng Đồng Foothill tin rằng luật sư Nguyễn Thị Thùy có thể thực hiện được, chưa kể mong đợi là từng đô la đầu tư mà trường chi ra phải mang lại kết quả tương xứng:
Tôi cũng hy vọng Foothill hấp dẫn người trẻ Việt Nam trong các cộng đồng Mỹ gốc Việt quanh đây khi trường có một viện trưởng tiêu biểu và gương mẫu như luật sư Thúy. Tôi đã tiếp xúc với khá nhiều người Mỹ gốc việt trong vùng, tôi thấy họ có vẻ phấn khởi khi Foothill có một vị nữ hiệu trưởng gốc Việt Nam mà theo tôi biết thì trước giờ cả California và cả nước Mỹ chưa bao giờ có. Chúng tôi hãnh diện vì Thúy Nguyễn đã chọn trường chúng tôi và cho chúng tôi cơ hội tuyển chọn cô.
Muốn giúp cộng đồng thiểu số
Foothill Community College là Đại Học Cộng Đồng nổi tiếng của vùng Silicon Valley, San Francisco, San Jose và Oakland Bay Area. Liên tục trong ba năm, trường Foothill được Chronicle of Higher Education, tờ báo uy tín về giáo dục ở địa phương, đánh giá cao về học trình cũng như chất lượng giảng dạy tốt, đặc biệt những chương trình học gọi là online classes.
Ngày 1 tháng Bảy cũng là ngày đầu tiên tôi nhận chức vụ viện trưởng của trường Đại Học Foothill. Là viện trưởng Mỹ gốc Việt đầu tiên nên đó cũng là niềm hân hạnh cho tôi với gia đình tôi. Đại Học Foothill là một trường được nhiều phần thưởng hạng nhất hạng nhì của nước Mỹ trong tất cả các Đại Học Cộng Đồng về mọi môn. Foothill có hơn 13.000 sinh viên, có hơn 300 nhân viên và thầy cô. Trong hơn 13.000 sinh viên mỗi năm thì khoảng 5% là sinh viên Mỹ gốc Việt.
Từ năm 3 tuổi, cô bé Nguyễn Thị Thúy cùng gia đình vượt biên và đến Mỹ năm 1978. Năm 14 tuổi, cô là học sinh xuất sắc của trung học Castlemont của thành phố Oakland. Tốt nghiệp thủ khoa từ Castlemont High, Nguyễn Thị Thúy vào đại học Yale chuyên ngành triết học, tiếp đến văn bằng Luật tại UCLA Đại Học California ở Los Angeles.
Thoạt đầu, luật sư Thúy kể, là bà muốn trở thành bác sĩ, nhưng khi dấn thân vào những sinh hoạt cộng đồng bà chợt nhận ra ngành Luật có lẽ thích hợp với cá tính của mình hơn:
Đặc biệt là đòi hỏi những quyền lợi cho những cộng đồng thiểu số. Nước Mỹ là một nước có cơ hội, trọng người tài, ai cũng có thể có cơ hội học hành để tiến thân được hết.
Nhưng cái đẹp đó cũng đòi hỏi rất nhiều, trong đó cái đòi hỏi của những cộng đồng thiểu số có cơ hội để vươn lên. Tôi làm luật sư vì tôi muốn giúp cộng đồng thiểu số. Trong cả 13 năm làm việc thì tôi có nhiều vai trò, một trong những vai trò đặc biệt là làm luật sư chính gọi là General Counsel của một số cơ quan trong Đại Học Cộng Đồng. Và chức vụ mới đây là luật sư chính Interim General Counsel của hệ thống Đại Học Cộng Đồng tiểu bang California ở Sacramento.
Khi tôi làm luật sư cố vấn cho một cơ quan của Đại Học Cộng Đồng vùng Oakland thì tôi thấy chỉ khoảng chừng 20% luật sư tại Cali là người thiểu số mà tiểu bang lại hơn 60% là người thiểu số. Trong vai trò cố vấn luật tôi cảm thấy nên làm sao để khuyến khích chỉ dẫn học sinh thiểu số để các em muốn đi đường luật để làm luật sư. Vì đó mà tôi làm việc với State Bar, cơ quan cai quản các luật sư ở tiểu bang.
Trong thời gian đó, luật sư Nguyễn Thị Thúy đã tiếp xúc và làm việc với 6 trường luật ở California, trở thành người sáng lập và chủ tịch California L.A.W Pathway, một tổ chức vô vị lợi:
Thì trong chương trình có 29 trường Đại Học Cộng Đồng ở Cali, 6 trường undergrade và 6 trường luật ký một hợp đồng để giúp các học sinh đi vào đường luật.
Chiều dài hoạt động và bề dày kinh nghiệm như vậy khiến luật sư Nguyễn Thị Thúy dễ dàng trúng tuyển chức vụ viện trưởng Đại Học Cộng Đồng Foothill.
Về áp lực và thử thách khi đảm nhận chức viện trưởng Foothill College, luật sư Thúy nói:
Trước đó thì mình cố vấn những viện trưởng khác và có một thời gian tôi là giám đốc điều hành của Liên Đoàn Đại Học Cộng Đồng California, cơ quan đó đặc biệt giúp tranh đấu cho ngân khoản. Trong việc làm đó thì tôi được hiểu biết rất nhiều về những đòi hỏi của các trường học, các học sinh, các nhân viên vân vân...
Nhưng bây giờ trong vai trò viện trưởng tôi có cơ hội giúp đỡ sinh viên một cách trực tiếp hơn. Nói về thử thách trong việc làm của một viện trưởng thì tất nhiên nó nhiều lắm. Chức vụ viện trưởng bao gồm mọi việc liên hệ tới trường, có thể chia làm hai là nội vụ và ngoại vụ.
Nội vụ, như tôi nói, có hơn 13.000 học sinh, có hơn 300 nhân viên, mình phải bảo đảm công tác, việc làm hoàn mỹ cho học sinh, nhiều cái chẳng hạn trường lớp, hệ thống PC, chọn lựa những môn học cho sinh viên có nhu cầu và khi các em ra trường có việc làm. Đó coi như là nội vụ của trường.
Còn ngoại vụ thì cũng nhiều lắm, ví dụ nói chuyện với báo chí như ngày hôm nay, kêu gọi những lãnh đạo trong cộng đồng, chú ý về ngân khoản hoặc cho tiền, sách cho các sinh viên. Ngoại vụ cũng là một trong những khó khăn trong việc làm của một viện trưởng.
"Tiếng Việt còn thì nước còn..."
Đối với học sinh sinh viên Việt Nam, đã tốt nghiệp trung học ở Mỹ hoặc mới từ Việt Nam sang, lựa chọn vào Community College Đại Học Cộng Đồng nhiều phần là một quyết định hợp lý do tiền học phí thấp. Luật sư Nguyễn Thị Thúy giải thích:
Và phần đông học sinh Mỹ gốc Việt được Financial Aid trợ cấp tài chính. Thứ nữa mình cứ nghĩ các em sẽ giỏi môn này môn kia nhưng thực sự các em cần học bổ túc, cần những giáo sư có thể dạy các em được. Nhiều sinh viên di dân nếu không vững tiếng Anh thì có thể đến với Đại Học Cộng Đồng, vì vậy Đại học Cộng Đồng có nhiều di dân từ mọi nước đến học. Đó là một trong những ví dụ để sinh viên người Mỹ gốc Việt có cơ hội tiến thân. Đặc biệt từ Foothill College vẫn có cơ hội chuyển qua đại học Stanford hoặc UC Berkeley nếu các em muốn đi.
Tại Hoa Kỳ, thống kê mới đây nhất của Hội Đồng Giáo Dục Mỹ Châu cho thấy con số viện trưởng gốc Á tại các đại học 2 năm hoặc 4 năm chỉ vào khoảng 1,5% mà thôi, bà Nguyễn Thị Thúy là khuôn mặt phụ nữ Mỹ gốc Việt trong số hiếm hoi đó.
Điểm thú vị là năm 2000, cô sinh viên Luật Nguyễn Thị Thúy từng là đồng tác giả quyển sách Anh ngữ “25 Vietnamese Americans in 25 Years”, “25 Chân Dung Mỹ Gốc Việt Trong 25 Năm”. Đây có thể được coi là một trong những quyền sách đầu tiên nói về sự thành công của người Việt ở Hoa Kỳ:
Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư thì báo chí phần đông đều nói về chiến tranh Việt Nam, cái đó cũng quan trọng nhưng cũng nên nói về người Việt Nam ở Mỹ. Nên khi 25 năm tới thì tôi cảm thấy mình phải viết một quyền sách để nói về những đóng góp của cộng đồng Việt Nam cho nước Mỹ. Quyển sách đó phỏng vấn 25 người Mỹ gốc Việt, đặc biệt nói lên cái tiểu sử của người Việt Nam tại nước Mỹ. Tôi hân hạnh được 70 bạn trẻ cùng với tôi, lúc đó tôi còn học trường Luật, ra cuốn sách này. Hiện tại quyền sách đang ở Library Congress, Thư Viện Quốc Hội, ở Washington DC.
Cô cũng là người nói tiếng Việt trôi chảy không thua tiếng Anh là ngôn ngữ cô học cũng như giao tiếp hàng ngày:
Đến Mỹ lúc 3 tuổi nhưng làm sao tôi biết tiếng Việt? Tác giả Phạm Quỳnh từng nói “Tiếng Việt còn thì nước còn, tiếng Việt mất thì nước mất, cái mất đó không sao vãn hồi lại được.”
Bố mẹ tôi thấy rất quan trọng cho tôi nói tiếng Việt, bố mẹ cho đi học trường Giáo lý Việt ngữ. Gia đình tôi cũng thích xem phim bộ Tàu với Đài Loan dịch ra tiếng Việt, những phim đó lại bổ túc thêm vào tiếng Việt của tôi. Đặc biệt nữa là tôi thích nghe nhạc Việt. Nhạc Việt rất sâu sắc rất tình cảm. Tôi cứ chạy nhạc rồi viết những chữ xuống, coi như tập chính tả luôn.
Đó là lý do tại sao hôm nay tôi có thể nói tiếng Việt đến cộng đồng Việt Nam. Biết một ngôn ngữ khác, đặc biệt ngôn ngữ của mình, là có nhiều cơ hội cho mình tiến thân.
Đó là luật sư Nguyễn Thị Thúy, viện trưởng gốc Á đầu tiên của Đại Học Cộng Đồng Foothill, cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được chọn vào chức vụ hiệu trưởng một trường đại học trên toàn nước Mỹ.
Foothill College là một trong những Đại Học Cộng Đồng của tiểu bang California, liên tục 3 năm qua được báo Chronicle of Higher Education đánh giá là trường Đại Học Cộng Đồng uy tín và có chất lượng giáo dục cao.
Thành công của người Mỹ gốc Việt
Ngày 1 tháng Bảy vừa qua, Đại Học Cộng Đồng Foothill chính thức có một viện trưởng người Mỹ gốc Việt, bà Nguyễn Thị Thúy.
Luật sư Nguyễn Thị Thúy đã vượt qua ba ứng viên khác để trở thành viện trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên tại một trường đại học ở California nói riêng và trên toàn nước Mỹ nói chung.
Luật sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên giáo dục, Hội Đồng Giáo Dục học khu Garden Grove, Nam California, chia sẻ:
Việc bổ nhiệm luật sư Nguyễn Thị Thúy vào chức vụ viện trưởng một viện đại học lớn như vậy phản ảnh khả năng đặc biệt của luật sư Thúy cũng như sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam nói chung về phương diện giáo dục.
Là một người tị nạn, một thuyền nhân, đến định cư tại Hoa Kỳ trong hoàn cảnh khó khăn như bao người Việt Nam nhưng luật sư Thúy đã thành công từ những trường đại học lớn . Cô đã quay trở lại, dùng khả năng chuyên môn của mình để đấu tranh cho quyền lợi, không những của người Việt Nam mà cho những người thiểu số thấp cổ bé miệng. Nhờ sự hiểu biết như vậy luật sư Thúy mới được tin tưởng và được bổ nhiệm những chức vụ cố vấn cho trường đại học cũng như hiện nay là chức vụ viện trưởng như vậy.
Đặc biệt khi bổ nhiệm thì trường đại học cũng muốn luật sư Thúy có thể hướng dẫn sinh viên giáo sư ở đó vươn lên, đưa đại học này đến một đỉnh cao hơn trong lãnh vực giáo dục.
Từ Bắc California, tiến sĩ Judy Miner, hiệu trưởng tiền nhiệm của Foothill College trước khi luật sư Nguyễn Thị Thúy nhậm chức, cho biết việc tuyển chọn khởi sự từ năm 2015 và là một tiến trình không đơn giản:
Việc bổ nhiệm luật sư Nguyễn Thị Thúy vào chức vụ viện trưởng một viện đại học lớn như vậy phản ảnh khả năng đặc biệt của luật sư Thúy cũng như sự trưởng thành của cộng đồng Việt Nam nói chung về phương diện giáo dục.
- Luật sư Nguyễn Quốc Lân
Tiến trình tuyển chọn có sự tham dự của những ủy viên đại diện sinh viên các cấp, các học giả chuyên môn, các nhân viên hành chín hvà cả những người đại diện cộng đồng.
Điều tôi thấy được rõ nhất là sự hào hứng và đồng tình trong việc tuyển chọn luật sư Nguyễn, một trong ba finalists, vào chức vụ viện trưởng của Đại Học Cộng Đồng Foothill. Tôi quen luật sư Nguyễn nhiều năm nay, với tôi cô ấy là người có đức, có tài lãnh đạo, một người tận tụy với công việc. Tôi thật hài lòng khi biết cô ấy nộp đơn vào chức vụ viện trưởng hầu có thể mang tài năng của mình phục vụ cho đại học cộng đồng như Foothill College.
Được hỏi về những điều bà kỳ vọng nơi viện trưởng tân cử Nguyễn Thị Thúy, tiến sĩ Judy Miner cho rằng cân bằng việc học và giảm bớt khoảng cách học vấn giữa các cộng đồng thiểu số, làm sao nâng số sinh viên gốc Châu Mỹ La Tinh, đang chiếm đa số trong học khu, lên cao hơn mức 23% hiện tại là điều mà ban giám hiệu Đại Học Cộng Đồng Foothill tin rằng luật sư Nguyễn Thị Thùy có thể thực hiện được, chưa kể mong đợi là từng đô la đầu tư mà trường chi ra phải mang lại kết quả tương xứng:
Tôi cũng hy vọng Foothill hấp dẫn người trẻ Việt Nam trong các cộng đồng Mỹ gốc Việt quanh đây khi trường có một viện trưởng tiêu biểu và gương mẫu như luật sư Thúy. Tôi đã tiếp xúc với khá nhiều người Mỹ gốc việt trong vùng, tôi thấy họ có vẻ phấn khởi khi Foothill có một vị nữ hiệu trưởng gốc Việt Nam mà theo tôi biết thì trước giờ cả California và cả nước Mỹ chưa bao giờ có. Chúng tôi hãnh diện vì Thúy Nguyễn đã chọn trường chúng tôi và cho chúng tôi cơ hội tuyển chọn cô.
Muốn giúp cộng đồng thiểu số
Foothill Community College là Đại Học Cộng Đồng nổi tiếng của vùng Silicon Valley, San Francisco, San Jose và Oakland Bay Area. Liên tục trong ba năm, trường Foothill được Chronicle of Higher Education, tờ báo uy tín về giáo dục ở địa phương, đánh giá cao về học trình cũng như chất lượng giảng dạy tốt, đặc biệt những chương trình học gọi là online classes.
Ngày 1 tháng Bảy cũng là ngày đầu tiên tôi nhận chức vụ viện trưởng của trường Đại Học Foothill. Là viện trưởng Mỹ gốc Việt đầu tiên nên đó cũng là niềm hân hạnh cho tôi với gia đình tôi. Đại Học Foothill là một trường được nhiều phần thưởng hạng nhất hạng nhì của nước Mỹ trong tất cả các Đại Học Cộng Đồng về mọi môn. Foothill có hơn 13.000 sinh viên, có hơn 300 nhân viên và thầy cô. Trong hơn 13.000 sinh viên mỗi năm thì khoảng 5% là sinh viên Mỹ gốc Việt.
Từ năm 3 tuổi, cô bé Nguyễn Thị Thúy cùng gia đình vượt biên và đến Mỹ năm 1978. Năm 14 tuổi, cô là học sinh xuất sắc của trung học Castlemont của thành phố Oakland. Tốt nghiệp thủ khoa từ Castlemont High, Nguyễn Thị Thúy vào đại học Yale chuyên ngành triết học, tiếp đến văn bằng Luật tại UCLA Đại Học California ở Los Angeles.
Thoạt đầu, luật sư Thúy kể, là bà muốn trở thành bác sĩ, nhưng khi dấn thân vào những sinh hoạt cộng đồng bà chợt nhận ra ngành Luật có lẽ thích hợp với cá tính của mình hơn:
Đặc biệt là đòi hỏi những quyền lợi cho những cộng đồng thiểu số. Nước Mỹ là một nước có cơ hội, trọng người tài, ai cũng có thể có cơ hội học hành để tiến thân được hết.
Nhưng cái đẹp đó cũng đòi hỏi rất nhiều, trong đó cái đòi hỏi của những cộng đồng thiểu số có cơ hội để vươn lên. Tôi làm luật sư vì tôi muốn giúp cộng đồng thiểu số. Trong cả 13 năm làm việc thì tôi có nhiều vai trò, một trong những vai trò đặc biệt là làm luật sư chính gọi là General Counsel của một số cơ quan trong Đại Học Cộng Đồng. Và chức vụ mới đây là luật sư chính Interim General Counsel của hệ thống Đại Học Cộng Đồng tiểu bang California ở Sacramento.
Khi tôi làm luật sư cố vấn cho một cơ quan của Đại Học Cộng Đồng vùng Oakland thì tôi thấy chỉ khoảng chừng 20% luật sư tại Cali là người thiểu số mà tiểu bang lại hơn 60% là người thiểu số. Trong vai trò cố vấn luật tôi cảm thấy nên làm sao để khuyến khích chỉ dẫn học sinh thiểu số để các em muốn đi đường luật để làm luật sư. Vì đó mà tôi làm việc với State Bar, cơ quan cai quản các luật sư ở tiểu bang.
Trong thời gian đó, luật sư Nguyễn Thị Thúy đã tiếp xúc và làm việc với 6 trường luật ở California, trở thành người sáng lập và chủ tịch California L.A.W Pathway, một tổ chức vô vị lợi:
Thì trong chương trình có 29 trường Đại Học Cộng Đồng ở Cali, 6 trường undergrade và 6 trường luật ký một hợp đồng để giúp các học sinh đi vào đường luật.
Chiều dài hoạt động và bề dày kinh nghiệm như vậy khiến luật sư Nguyễn Thị Thúy dễ dàng trúng tuyển chức vụ viện trưởng Đại Học Cộng Đồng Foothill.
Về áp lực và thử thách khi đảm nhận chức viện trưởng Foothill College, luật sư Thúy nói:
Trước đó thì mình cố vấn những viện trưởng khác và có một thời gian tôi là giám đốc điều hành của Liên Đoàn Đại Học Cộng Đồng California, cơ quan đó đặc biệt giúp tranh đấu cho ngân khoản. Trong việc làm đó thì tôi được hiểu biết rất nhiều về những đòi hỏi của các trường học, các học sinh, các nhân viên vân vân...
Nhưng bây giờ trong vai trò viện trưởng tôi có cơ hội giúp đỡ sinh viên một cách trực tiếp hơn. Nói về thử thách trong việc làm của một viện trưởng thì tất nhiên nó nhiều lắm. Chức vụ viện trưởng bao gồm mọi việc liên hệ tới trường, có thể chia làm hai là nội vụ và ngoại vụ.
Nội vụ, như tôi nói, có hơn 13.000 học sinh, có hơn 300 nhân viên, mình phải bảo đảm công tác, việc làm hoàn mỹ cho học sinh, nhiều cái chẳng hạn trường lớp, hệ thống PC, chọn lựa những môn học cho sinh viên có nhu cầu và khi các em ra trường có việc làm. Đó coi như là nội vụ của trường.
Còn ngoại vụ thì cũng nhiều lắm, ví dụ nói chuyện với báo chí như ngày hôm nay, kêu gọi những lãnh đạo trong cộng đồng, chú ý về ngân khoản hoặc cho tiền, sách cho các sinh viên. Ngoại vụ cũng là một trong những khó khăn trong việc làm của một viện trưởng.
"Tiếng Việt còn thì nước còn..."
Đối với học sinh sinh viên Việt Nam, đã tốt nghiệp trung học ở Mỹ hoặc mới từ Việt Nam sang, lựa chọn vào Community College Đại Học Cộng Đồng nhiều phần là một quyết định hợp lý do tiền học phí thấp. Luật sư Nguyễn Thị Thúy giải thích:
Và phần đông học sinh Mỹ gốc Việt được Financial Aid trợ cấp tài chính. Thứ nữa mình cứ nghĩ các em sẽ giỏi môn này môn kia nhưng thực sự các em cần học bổ túc, cần những giáo sư có thể dạy các em được. Nhiều sinh viên di dân nếu không vững tiếng Anh thì có thể đến với Đại Học Cộng Đồng, vì vậy Đại học Cộng Đồng có nhiều di dân từ mọi nước đến học. Đó là một trong những ví dụ để sinh viên người Mỹ gốc Việt có cơ hội tiến thân. Đặc biệt từ Foothill College vẫn có cơ hội chuyển qua đại học Stanford hoặc UC Berkeley nếu các em muốn đi.
Tại Hoa Kỳ, thống kê mới đây nhất của Hội Đồng Giáo Dục Mỹ Châu cho thấy con số viện trưởng gốc Á tại các đại học 2 năm hoặc 4 năm chỉ vào khoảng 1,5% mà thôi, bà Nguyễn Thị Thúy là khuôn mặt phụ nữ Mỹ gốc Việt trong số hiếm hoi đó.
Điểm thú vị là năm 2000, cô sinh viên Luật Nguyễn Thị Thúy từng là đồng tác giả quyển sách Anh ngữ “25 Vietnamese Americans in 25 Years”, “25 Chân Dung Mỹ Gốc Việt Trong 25 Năm”. Đây có thể được coi là một trong những quyền sách đầu tiên nói về sự thành công của người Việt ở Hoa Kỳ:
Tưởng niệm ngày 30 tháng Tư thì báo chí phần đông đều nói về chiến tranh Việt Nam, cái đó cũng quan trọng nhưng cũng nên nói về người Việt Nam ở Mỹ. Nên khi 25 năm tới thì tôi cảm thấy mình phải viết một quyền sách để nói về những đóng góp của cộng đồng Việt Nam cho nước Mỹ. Quyển sách đó phỏng vấn 25 người Mỹ gốc Việt, đặc biệt nói lên cái tiểu sử của người Việt Nam tại nước Mỹ. Tôi hân hạnh được 70 bạn trẻ cùng với tôi, lúc đó tôi còn học trường Luật, ra cuốn sách này. Hiện tại quyền sách đang ở Library Congress, Thư Viện Quốc Hội, ở Washington DC.
Cô cũng là người nói tiếng Việt trôi chảy không thua tiếng Anh là ngôn ngữ cô học cũng như giao tiếp hàng ngày:
Đến Mỹ lúc 3 tuổi nhưng làm sao tôi biết tiếng Việt? Tác giả Phạm Quỳnh từng nói “Tiếng Việt còn thì nước còn, tiếng Việt mất thì nước mất, cái mất đó không sao vãn hồi lại được.”
Bố mẹ tôi thấy rất quan trọng cho tôi nói tiếng Việt, bố mẹ cho đi học trường Giáo lý Việt ngữ. Gia đình tôi cũng thích xem phim bộ Tàu với Đài Loan dịch ra tiếng Việt, những phim đó lại bổ túc thêm vào tiếng Việt của tôi. Đặc biệt nữa là tôi thích nghe nhạc Việt. Nhạc Việt rất sâu sắc rất tình cảm. Tôi cứ chạy nhạc rồi viết những chữ xuống, coi như tập chính tả luôn.
Đó là lý do tại sao hôm nay tôi có thể nói tiếng Việt đến cộng đồng Việt Nam. Biết một ngôn ngữ khác, đặc biệt ngôn ngữ của mình, là có nhiều cơ hội cho mình tiến thân.
Đó là luật sư Nguyễn Thị Thúy, viện trưởng gốc Á đầu tiên của Đại Học Cộng Đồng Foothill, cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được chọn vào chức vụ hiệu trưởng một trường đại học trên toàn nước Mỹ.
Văn Hóa
Phiếm luận về một trào lưu xã hội mới ở Mỹ: nằm võng ENO-ing.
Trần Mạnh Trác
07:43 09/07/2016
Một trào lưu mới đang thịnh hành trong giới 'choai choai' cuả Mỹ đã kéo dài được vài năm nay: đó là ENO-ing, tức là 'tụ tập nằm võng.'
Trào lưu mới này đang thay thế một traò lưu cũ đã trở thành lỗi thời là 'hanging out at the mall' (rủ nhau đi chơi lang thang trong các siêu thị.)
Hình như dân Mỹ đang bắt chước lối sống cuả người Việt Nam ta thì phải, cách đây 40 năm, lúc còn chiến tranh, thì mọi người 'lính' đều trân trọng chiếc võng nylon lúc phải đi hành quân, cũng như lúc phải 'cấm trại' qua đêm...Cả những 'bộ đội' phía bên kia cũng vậy, dựa theo những hồi ký đã đọc, thì họ còn làm cả những việc 'ân ái' trên chiếc võng treo bên địa đạo...
Chiến tranh qua đi, nhưng hình như ký ức về chiếc võng vẫn không phai mờ, cho nên mỗi lần được đi chơi ở Hawaii, tôi không bao giờ quên tìm đến những chiếc võng treo ở giữa hai cây dừa.
Còn ở Việt Nam, thì dừa là đặc sản cuả miệt Hậu Giang cho nên tôi đã được nghe đến những nơi gọi là 'café võng' từ hàng chục năm nay. Năm ngoái khi có dịp đi qua Cần Thơ, tôi vẫn thấy bên đường đầy dẫy những 'quán võng', quán nhiều quán ít, tuy rằng những chiếc võng không còn treo trên thân dừa nữa, nhưng mà trên những trụ ximăng.
Câu hỏi được đặt ra là có phải nước Mỹ 'tân tiến vào bậc nhất' này đang 'ăn cắp tài sản trí tuệ' cuả người Việt Nam ta không? đây là một câu hỏi quan trọng bởi vì các anh Mỹ thường hay lo lắng về cái mà các anh ấy gọi là 'quyền sở hữu trí tuệ' (intellectual property) và hay giở trò kiện cáo líu lo về việc này lắm, mà ENO-ing thì đang trở thành một thương vụ có tiềm năng bạc triệu.
Theo thống kê cuả nhóm NPD Group, Inc. là một công ty nghiên cứu thị trường đứng hạng thứ 25 trên Thế Giới và bao gồm 20 quốc gia, 165 ngàn thương hiệu và phỏng vấn mỗi năm không dưới 12 triệu khách hàng, thì số bán võng đã tăng gấp đôi so với năm 2013, từ 26 triệu đô lên đến 53 triệu đô.
Những thương hiệu như Eagle Nest Outfitters hoặc Kammok là 'popular' (ăn khách) nhất, và từ đó các từ mới được đặt ra như các từ “enoing” và “kammocking.”
Anh Greg McEvilly là người sáng lập ra Kammok ở Austin TX cho biết anh đã lập hãng khi còn là sinh viên tại Dallas và thương vụ đã phát triển một cách chóng mặt: Anh bắt đầu với một số vốn nhỏ bé là 15 ngàn đô, vậy mà chỉ một tháng sau anh thu được 200 ngàn đô với 2000 khách hàng từ 35 quốc gia. Anh đã di chuyển về Austin là nơi có nhiều phong cảnh thiên nhiên từ lúc đó.
Anh đã lấy cảm hứng từ đâu để nghĩ ra nghề làm võng?
Anh không trả lời trực tiếp câu hỏi trên, chỉ cho biết người ta thích võng vì nó mềm, dễ đem theo, an toàn, dễ mắc lên các thân cây để vui cảnh thiên nhiên ngoài trời hay là vui vẻ tụ tập với nhau.
"Bạn có thể hưởng thụ một mình, nhưng cũng có thể tạo ra một cộng đoàn để sinh hoạt" Anh noí, thêm rằng "Nó trở thành như thể 'nào cùng nhau hãy treo võng lên và cùng chuyện gẫu với nhau, hay cùng nghe nhạc, vui cảnh thiên nhiên và góp mặt vui đuà'."
Nhưng đối với một số các em nhỏ ở Frisco phía bắc Dallas, theo phóng sự cuả cô Hannah Fleace đăng trên tờ Dallas Morning News, thì chúng có thói quen nằm võng vì học đòi theo các sinh viên đại học. Một vài đại học ở Hoa Kỳ lập ra những hội (clubs) để sinh viên đem võng tới mà nghỉ xả hơi.
Còn các em ở Frisco, tên là Palazzo gang (đám Palazzo) vì thường tụ tập tại nhà ông bà Palazzo, có thói quen tụ tập mỗi tuần một lần, tuy nhiên vào muà hè thì chúng dự định sẽ cắm trại qua đêm trên các công viên ở gần nhà.
Chúng mang theo bánh đa (chips), kem cây, chocolate. Chúng thường làm bài vở, chơi trò tô màu. Đôi khi chỉ nằm ngủ mơ màng. Và... dự định lập ra một hội học hoỉ Kinh Thánh như một số Nhà Thờ đã làm.
Chúng là Emerson, trai 13 tuổi, và chị là Addison, 16. Các bạn là Alexis (trai) và Ally (gái), 13 tuối và Catherine, gái, 14.
"Bây ơi", Emerson nói. "Chúng mình nên lập ra một club, một eno club, đi?"
"Mình phải có một thầy hay một cô giáo đỡ đầu thì mới được," Catherine nói." Vậy trước hết mình phải tìm..."
"Cô Tudor được không?" Emerson la lên.
"Cô Tudor có cho phép tuị mình mang võng tới nhà cô ấy không?" con bé Ally hỏi.
"Có chứ, cô ấy thích lắm" Emerson trả lời.
Các em nhỏ cho biết chúng thích nằm võng vì nhớ lại thời thơ ấu thường chơi trò lập 'trại binh' trong phòng khách.
"Cách xếp đặt vị trí các võng thành hình tam giác cũng trông giống như một trại binh" em Alexis nói, "Và em thích cái cảm giác được đu đưa trên mặt đất, thật là 'cool'."
Ngày hôm nay chúng quyết định mắc võng theo hình tam giác, nhưng như vậy thì không đủ chỗ cho 5 chiếc võng, cho nên chúng phải mắc võng thành 2 tầng, có 2 chiếc võng nằm ở bên trên.
"Tao muốn ở trên" thằng Alexis nói.
"Không, tao muốn ở trên," con Catherine nói. "Tao cao hơn chúng mày, ở dưới không được."
Ngày hôm nay chúng tụ tập nằm võng là vì cái mà chúng gọi là 'enoing date' (Võng Hẹn.)
"Enoing date?" phóng viên Hannah Fleace hỏi. "Nghiã là nằm chung võng với nhau à?"
"No", mọi đứa cùng la lên và cười ngặt nghẽo vì câu hỏi ngây thơ cuả cô phóng viên 'ngu dốt' này.
"Võng Hẹn" (ENO date) là vác võng tới mà họp bạn để làm một cái gì đó, cũng như ngày xưa ở Việt Nam, người ta vác lều chõng đi thi...
Ấy chết chửa, vừa lỡ tiết lộ ra việc 'lều chõng đi thi', không biết chừng nào thì các anh Mỹ ở đây lại 'đánh cắp' cái 'quyền sở hữu trí tuệ' này cuả người Việt Nam đây?
Chung kết Euro 2016: Hai Đức Mẹ gặp nhau
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
15:18 09/07/2016
Kết thúc Euro 2016: Hai Đức Mẹ gặp nhau
Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, là một nhân vật vừa lịch sử vừa trong đức tin Hội Thánh Công Giáo. Nhưng đức mẹ lại có nhiều danh hiệu khác nhau trong dòng lịch sử Hội Thánh.
Hai danh hiệu, đúng hơn nơi chốn Đức mẹ đã hiện ra, nổi tiếng xưa nay cùng được Hội Thánh và mọi người trên thế giới sùng kính kéo đến hành hương khấn nguyện xin ơn phúc lành, là Đức mẹ Lourdes bên Pháp và Đức Mẹ Fartima bên Portugal.
1. Đức mẹ thánh địa Lourdes
Đức mẹ Maria đã hiện năm 1858 ở Lourdes với trẻ Bernadette, sau này chị vào sống ẩn dật trong Tu viện ở Nevers cho đến khi qua đời năm 1879, và năm 1933 đã được phong Thánh trong Hội Thánh Công Giáo.
Khi hiện ra với Bernadette, Đức mẹ Maria đã cho biết Đức mẹ là đấng vô nhiễm nguyên tội, không bị vướng mắc vào hệ lụy của tội nguyên tổ do Ông Bà Adong Evà lỗi phạm luật Thiên Chúa di truyền để lại cho nhân loại như trong kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký viết thuật lại.
Sau những điều tra thẩm vấn, Hội Thánh Công Giáo đã công nhận Lourdes là nơi Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Bernadette cùng những phép lạ chữa lành bệnh nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ, những người bệnh tật đến hành hương kính viếng xin ơn nơi đây ,đã được chữa lành bệnh phần thể xác.
Hằng năm khách hàng hương , nhất là vào mùa Hè, hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới kéo về hành hương thánh địa Đức mẹ Lourdes.
Khách hành hương đến nơi đây vào đọc kinh cầu khấn nơi hang đá ngày xưa Đức mẹ đã hiện ra với Bernadette, và bảo Bernadette nhúng tay vào dòng suối nước sẽ được ban ơn chúc phúc lành. Từ đó cung cách này trở thành tập tục nếp sống đạo đức. Vì thế khách hàng hương đến đây đều đến bờ tường có lắp đặt những vòi nước thông từ dòng suối hang đá nơi ngày xưa Đức mẹ hiện ra, có người gội đầu, rửa mặt cùng chân tay, có người uống nước, hầu hết ai cũng lấy nước vào bình mang theo để đem về nhà.
Ôi, dòng nước đức tin linh thiêng cho tâm hồn con người!
Cung cách như thế tốt biểu lộ lòng thành kính tin tưởng. Nước do Thiên Chúa tạo dựng cho sự sống phát triển tồn tại. Không có nước sẽ khô héo sự sống tàn lụi mất đi.
Đến với dòng suối nước Đức mẹ Lourdes còn mang chiều sâu ý nghĩa đạo đức: dòng suối nước Lourdes nhắc nhớ đến dòng nước Rửa tội, đến Chúa Giêsu là dòng nước sự sống đức tin cho tâm hồn con người.
Và vì thế, Đức mẹ có thêm danh hiệu Đức Mẹ Lourdes - Lộ-Đức.
2. Đức mẹ thánh địa Fatima
Năm 1917 Đức Mẹ Maria hiện ra với ba trẻ chăn chiên Lucia, Jacinta và Phanxico ở vùng Fatima bên nước Portugal ( Bồ đào Nha). Đức mẹ Maria khi hiện ra với ba trẻ đã nói cho em biết sứ điệp mẹ muốn nhắn nhủ nhân lọai: Siêng năng lần hạt mân côi, ăn năn cải thiện đời sống , tôn sùng trái tim mẹ.
Điểm khác biệt với những lần Đức mẹ ra ở các nơi khác, là chỉ ở Fatima trước khi Đức mẹ hiện ra với ba trẻ, Thiên Thần của Chúa đã hiện ra với ba trẻ lúc đi chăn chiên ngoài vùng đồi núi Fatima và cho ba trẻ đón nhận Mình Thánh Chúa. Thiên Thần cũng hiện ra với ba trẻ ở bờ giếng nước phía sau nhà của Lucia.
Khách hành hương hằng năm kéo về thánh địa Fatima vào những ngày 12. và 13. mỗi tháng hàng chục có khi lên tới trăm ngàn người. Ngày nào ở thánh địa Fatima vào lúc 21.00 giờ cũng có lần hạt kính Đức mẹ và rước kiệu ở ngoài quảng trường Fatima với vài trăm người ánh nến trong tay.
Nhưng đêm ngày 12. hằng tháng sau cuộc rước kiệu với hàng trăm ngàn người là thánh lễ đại trào trọng thể đêm canh thức ngoài trời cho tới 24.00 giờ. Rồi sáng ngày 13. lúc 09.00 sáng lần hạt và rước kiệu Đức mẹ Fatima trọng thể từ đền thánh Đức mẹ hiện ra đi sang quanh quảng trường Fatima và kết thúc bằng thành lễ đại trào ngoài trời lúc 12.00 giờ trưa.
Sở dĩ hai ngày 12. và 13. hằng tháng có canh thức và thánh lễ hành hương đại trào trọng thể do các Giám mục hoặc Hồng Y chủ sự, cùng hàng trăm linh mục khắp nơi kéo đến. Vì ngày xưa năm 1917 Đức Mẹ đã hiện ra vào ngày 13. từ tháng Năm tới tháng 10. với ba trẻ. Nên đêm ngày 12. là đêm canh thức và ngày 13. hằng tháng là ngày cao điểm hành hương ở thánh địa Fatima.
Các Đức Giáo Hoàng như Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II. , Đức Giáo Hoàng Benedickt XVI. đã sang hành hương thánh địa Fatima. Và đức đương kim giáo hoàng Phanxico sẽ hành hương sang thánh địa Fatima năm tới vào dịp mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima 1917- 2017.
Thánh địa Fatima là một trong những thánh địa nổi tiếng trong Hội thánh Công Giáo hoàn cầu. Khách hành hương ở khắp các nước trên thế giới luôn kéo nhau về Fatima hành hương kính viếng Đức mẹ Fatima.
Nếp sống hàng hương như thế tốt cho sức khoẻ thân xác cũng như đức tin tinh thần con người, ấy là chưa kể đến có dịp học hỏi nhìn ngắm công trình thiên nhiên trong vũ trụ.
Người Công Giáo cũng như người không Công Giáo, ai cũng có nhu cầu tâm linh cho tâm hồn. Đi hành hương sang thánh địa Đức mẹ Fatima là cung cách sống đức tin lòng hy sinh vừa tạ ơn vừa khấn nguyện xin ơn phù giúp.
3. Trên sân cỏ Euro 2016
Bất ngờ, ngày 10.07.2016 hai đội bóng đá Pháp và Portugal gặp nhau trên sân cỏ mùa Euro 2016 ở Paris nước Pháp trong trận chung kết.
Hai đội tuyển hai quốc gia tranh giành nhau Cup bóng đá Europa. Nhưng có suy nghĩ cho rằng hai đức mẹ Lourdes và Fatima gặp nhau.
Có thật như thế không?
Nói theo hình thể địa lý ví von thì như thế. Vì Lourdes ở nước Pháp, và Fatima ở nước Portugal. Nhưng đâu có thể thu tóm kéo tâm linh đạo giáo vào cuộc tranh giàng trái banh được. Và đâu có chuyện phân biệt Đức Mẹ ra làm hai như thế được. Nơi chốn địa điểm Lourdes và Fatima chỉ là nơi cùng một Đức Mẹ Maria đã hiện ra với con người thôi. Đức mẹ vẫn là một Maria, mẹ Chúa Giêsu. Để dễ phân biệt tên thánh địa Lourdes hay Fatima được đặt ra như vậy thôi.
Mọi người, mọi dân nước trên trần gian đều là con Đức Mẹ Maria về tinh thần. Đức mẹ yêu thương mọi người.
Là con Đức mẹ, mọi người đều cần đến lời chuyển cầu, sự phù giúp của Đức mẹ cho nhu cầu an ninh bình an đời sống tinh thần và thể xác của con người trong đời sống hằng ngày cùng ở khắp mọi nơi.
Trong cuộc thi đấu trên sân cỏ giành chiến thắng, mặc dù các cầu thủ đã được huấn luyện chỉ bảo cùng có luật lệ: chơi Respect, chơi với tinh thần thể thao thượng võ anh hùng, nhưng là con người đâu có ai biết được sự gì bất ngờ có thể xảy ra. Nhiều khi nó mang gây ra thương tích thân xác và tinh thần nữa cho cầu thủ đội bạn trên sân.
Thế nên, ai cũng có thể cùng được phép hướng về Đức mẹ bên thánh địa Lourdes hay Đức mẹ bên thánh địa Fatima dâng lời cầu xin sự phù giúp che chở cho được an toàn phần thân xác lẫn tinh thần, kiềm chế nộ khi tính hung hăng của mình…
Và cầu xin sao cho mọi người có được niềm vui qua cuộc chơi thể thao: Mens sana in corpore sano!
Cầu xin như thế chắc Đức mẹ dù với danh hiệu gì cũng rất bằng lòng mỉm cười nhận lời!
Mùa Kiết Hạ, 09.07.2016
Thầy cả Đaminh Nguyễn ngọc Long
Đức Mẹ Maria, mẹ Chúa Giêsu, là một nhân vật vừa lịch sử vừa trong đức tin Hội Thánh Công Giáo. Nhưng đức mẹ lại có nhiều danh hiệu khác nhau trong dòng lịch sử Hội Thánh.
Hai danh hiệu, đúng hơn nơi chốn Đức mẹ đã hiện ra, nổi tiếng xưa nay cùng được Hội Thánh và mọi người trên thế giới sùng kính kéo đến hành hương khấn nguyện xin ơn phúc lành, là Đức mẹ Lourdes bên Pháp và Đức Mẹ Fartima bên Portugal.
1. Đức mẹ thánh địa Lourdes
Đức mẹ Maria đã hiện năm 1858 ở Lourdes với trẻ Bernadette, sau này chị vào sống ẩn dật trong Tu viện ở Nevers cho đến khi qua đời năm 1879, và năm 1933 đã được phong Thánh trong Hội Thánh Công Giáo.
Khi hiện ra với Bernadette, Đức mẹ Maria đã cho biết Đức mẹ là đấng vô nhiễm nguyên tội, không bị vướng mắc vào hệ lụy của tội nguyên tổ do Ông Bà Adong Evà lỗi phạm luật Thiên Chúa di truyền để lại cho nhân loại như trong kinh Thánh nơi sách Sáng Thế ký viết thuật lại.
Sau những điều tra thẩm vấn, Hội Thánh Công Giáo đã công nhận Lourdes là nơi Đức Mẹ Maria đã hiện ra với Bernadette cùng những phép lạ chữa lành bệnh nhờ lời bầu cử của Đức Mẹ, những người bệnh tật đến hành hương kính viếng xin ơn nơi đây ,đã được chữa lành bệnh phần thể xác.
Hằng năm khách hàng hương , nhất là vào mùa Hè, hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới kéo về hành hương thánh địa Đức mẹ Lourdes.
Khách hành hương đến nơi đây vào đọc kinh cầu khấn nơi hang đá ngày xưa Đức mẹ đã hiện ra với Bernadette, và bảo Bernadette nhúng tay vào dòng suối nước sẽ được ban ơn chúc phúc lành. Từ đó cung cách này trở thành tập tục nếp sống đạo đức. Vì thế khách hàng hương đến đây đều đến bờ tường có lắp đặt những vòi nước thông từ dòng suối hang đá nơi ngày xưa Đức mẹ hiện ra, có người gội đầu, rửa mặt cùng chân tay, có người uống nước, hầu hết ai cũng lấy nước vào bình mang theo để đem về nhà.
Ôi, dòng nước đức tin linh thiêng cho tâm hồn con người!
Cung cách như thế tốt biểu lộ lòng thành kính tin tưởng. Nước do Thiên Chúa tạo dựng cho sự sống phát triển tồn tại. Không có nước sẽ khô héo sự sống tàn lụi mất đi.
Đến với dòng suối nước Đức mẹ Lourdes còn mang chiều sâu ý nghĩa đạo đức: dòng suối nước Lourdes nhắc nhớ đến dòng nước Rửa tội, đến Chúa Giêsu là dòng nước sự sống đức tin cho tâm hồn con người.
Và vì thế, Đức mẹ có thêm danh hiệu Đức Mẹ Lourdes - Lộ-Đức.
2. Đức mẹ thánh địa Fatima
Năm 1917 Đức Mẹ Maria hiện ra với ba trẻ chăn chiên Lucia, Jacinta và Phanxico ở vùng Fatima bên nước Portugal ( Bồ đào Nha). Đức mẹ Maria khi hiện ra với ba trẻ đã nói cho em biết sứ điệp mẹ muốn nhắn nhủ nhân lọai: Siêng năng lần hạt mân côi, ăn năn cải thiện đời sống , tôn sùng trái tim mẹ.
Điểm khác biệt với những lần Đức mẹ ra ở các nơi khác, là chỉ ở Fatima trước khi Đức mẹ hiện ra với ba trẻ, Thiên Thần của Chúa đã hiện ra với ba trẻ lúc đi chăn chiên ngoài vùng đồi núi Fatima và cho ba trẻ đón nhận Mình Thánh Chúa. Thiên Thần cũng hiện ra với ba trẻ ở bờ giếng nước phía sau nhà của Lucia.
Khách hành hương hằng năm kéo về thánh địa Fatima vào những ngày 12. và 13. mỗi tháng hàng chục có khi lên tới trăm ngàn người. Ngày nào ở thánh địa Fatima vào lúc 21.00 giờ cũng có lần hạt kính Đức mẹ và rước kiệu ở ngoài quảng trường Fatima với vài trăm người ánh nến trong tay.
Nhưng đêm ngày 12. hằng tháng sau cuộc rước kiệu với hàng trăm ngàn người là thánh lễ đại trào trọng thể đêm canh thức ngoài trời cho tới 24.00 giờ. Rồi sáng ngày 13. lúc 09.00 sáng lần hạt và rước kiệu Đức mẹ Fatima trọng thể từ đền thánh Đức mẹ hiện ra đi sang quanh quảng trường Fatima và kết thúc bằng thành lễ đại trào ngoài trời lúc 12.00 giờ trưa.
Sở dĩ hai ngày 12. và 13. hằng tháng có canh thức và thánh lễ hành hương đại trào trọng thể do các Giám mục hoặc Hồng Y chủ sự, cùng hàng trăm linh mục khắp nơi kéo đến. Vì ngày xưa năm 1917 Đức Mẹ đã hiện ra vào ngày 13. từ tháng Năm tới tháng 10. với ba trẻ. Nên đêm ngày 12. là đêm canh thức và ngày 13. hằng tháng là ngày cao điểm hành hương ở thánh địa Fatima.
Các Đức Giáo Hoàng như Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolo II. , Đức Giáo Hoàng Benedickt XVI. đã sang hành hương thánh địa Fatima. Và đức đương kim giáo hoàng Phanxico sẽ hành hương sang thánh địa Fatima năm tới vào dịp mừng kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima 1917- 2017.
Thánh địa Fatima là một trong những thánh địa nổi tiếng trong Hội thánh Công Giáo hoàn cầu. Khách hành hương ở khắp các nước trên thế giới luôn kéo nhau về Fatima hành hương kính viếng Đức mẹ Fatima.
Nếp sống hàng hương như thế tốt cho sức khoẻ thân xác cũng như đức tin tinh thần con người, ấy là chưa kể đến có dịp học hỏi nhìn ngắm công trình thiên nhiên trong vũ trụ.
Người Công Giáo cũng như người không Công Giáo, ai cũng có nhu cầu tâm linh cho tâm hồn. Đi hành hương sang thánh địa Đức mẹ Fatima là cung cách sống đức tin lòng hy sinh vừa tạ ơn vừa khấn nguyện xin ơn phù giúp.
3. Trên sân cỏ Euro 2016
Bất ngờ, ngày 10.07.2016 hai đội bóng đá Pháp và Portugal gặp nhau trên sân cỏ mùa Euro 2016 ở Paris nước Pháp trong trận chung kết.
Hai đội tuyển hai quốc gia tranh giành nhau Cup bóng đá Europa. Nhưng có suy nghĩ cho rằng hai đức mẹ Lourdes và Fatima gặp nhau.
Có thật như thế không?
Nói theo hình thể địa lý ví von thì như thế. Vì Lourdes ở nước Pháp, và Fatima ở nước Portugal. Nhưng đâu có thể thu tóm kéo tâm linh đạo giáo vào cuộc tranh giàng trái banh được. Và đâu có chuyện phân biệt Đức Mẹ ra làm hai như thế được. Nơi chốn địa điểm Lourdes và Fatima chỉ là nơi cùng một Đức Mẹ Maria đã hiện ra với con người thôi. Đức mẹ vẫn là một Maria, mẹ Chúa Giêsu. Để dễ phân biệt tên thánh địa Lourdes hay Fatima được đặt ra như vậy thôi.
Mọi người, mọi dân nước trên trần gian đều là con Đức Mẹ Maria về tinh thần. Đức mẹ yêu thương mọi người.
Là con Đức mẹ, mọi người đều cần đến lời chuyển cầu, sự phù giúp của Đức mẹ cho nhu cầu an ninh bình an đời sống tinh thần và thể xác của con người trong đời sống hằng ngày cùng ở khắp mọi nơi.
Trong cuộc thi đấu trên sân cỏ giành chiến thắng, mặc dù các cầu thủ đã được huấn luyện chỉ bảo cùng có luật lệ: chơi Respect, chơi với tinh thần thể thao thượng võ anh hùng, nhưng là con người đâu có ai biết được sự gì bất ngờ có thể xảy ra. Nhiều khi nó mang gây ra thương tích thân xác và tinh thần nữa cho cầu thủ đội bạn trên sân.
Thế nên, ai cũng có thể cùng được phép hướng về Đức mẹ bên thánh địa Lourdes hay Đức mẹ bên thánh địa Fatima dâng lời cầu xin sự phù giúp che chở cho được an toàn phần thân xác lẫn tinh thần, kiềm chế nộ khi tính hung hăng của mình…
Và cầu xin sao cho mọi người có được niềm vui qua cuộc chơi thể thao: Mens sana in corpore sano!
Cầu xin như thế chắc Đức mẹ dù với danh hiệu gì cũng rất bằng lòng mỉm cười nhận lời!
Mùa Kiết Hạ, 09.07.2016
Thầy cả Đaminh Nguyễn ngọc Long