Ngày 14-07-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật 15 Quanh Năm 15/7/2018 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
03:11 14/07/2018
Bài Ðọc I: Am 7, 12-15

"Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta".

Trích sách Tiên tri Amos.

Trong những ngày ấy, Amasia (vị tư tế ở Bêthel) nói cùng Amos rằng: "Hỡi tiên tri, người hãy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, vì đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc". Amos trả lời cùng Amasia rằng: "Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn bò (và chuyên) đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: "Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 84, 9ab -10. 11-12. 13-14

Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con (c. 8).

Xướng:

1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi?

Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an.

Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa,

để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi.

2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau,

đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm.

Tự mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra,

và đức công minh tự trời nhìn xuống.

3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo,

và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái,

đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa,

và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.

Bài Ðọc II: Ep 1, 3-10 {hoặc 3-14}

"Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Ðấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Ðức Kitô. Như Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương.

Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Ðức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài. Ân sủng này, Ngài đã đổ tràn đầy trên chúng ta với tất cả sự khôn ngoan thượng trí, khiến chúng ta được biết mầu nhiệm ý định của Ngài, theo ý Ngài đã định về Người, để kiện toàn trong thời gian viên mãn, là thâu hồi vạn vật trên trời dưới đất trong Ðức Kitô.

{Cũng trong Người mà chúng tôi được kêu gọi làm thừa tự, được tiền định theo ý định của Ngài là Ðấng tác thành mọi sự theo thánh ý Ngài, để chúng tôi trở thành lời ca vinh quang của Ngài, chúng tôi là những kẻ trông cậy vào Ðức Kitô. Trong Người, cả anh em nữa, sau khi anh em đã nghe lời chân thật là Tin Mừng cứu rỗi anh em, anh em đã tin và được ghi dấu Thánh Thần, như đã hứa. Người là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, để chúng ta được ơn cứu chuộc, và được ca ngợi vinh quang Ngài.}

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 1, 14 và 12b

Alleluia, alleluia! - Ngôi Lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. - Alleluia.

Phúc Âm: Mc 6, 7-13

"Người bắt đầu sai các ông đi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. Người lại bảo: "Ðến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ". Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.

Ðó là lời Chúa.
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:18 14/07/2018
87. CÕNG QUAN LÀM NÊN SỰ NGHIỆP
Cháu của Tào Kiết Tường là Tào Khiêm tạo phản và giết hại rất nhiều quan viên của triều đình, lại còn lục bắt thượng thư Vương Ngao.
Tình cảnh của Vương Ngao rất quẩn bách, có một tên giúp việc cho chủ thân hình to lớn có sức mạnh tên là Khổng Võ cõng ông ta chạy nạn.
Về sau, tên giúp việc này được Vương Ngao đề bạt lên làm một chức quan quan trọng trong triều đình, người ta gọi ông ta là “quan cõng người”.
(Phún phàn lục)

Suy tư 87:
Tên giúp việc được đề bạt làm quan to, bởi vì ông ta có một đức tính mà người khác không có, đó là lòng trung thành với chủ nhân của mình.
Lòng trung thành vượt qua tất cả tri thức và học vị, vượt qua cả sinh mạng của bản thân để trung thành với người mà mình đã chịu ơn...
Lòng trung thành không ở trong trí thức, bởi vì người có trí thức chưa chắc đã trung thành; lòng trung thành cũng không ở trong học vị, bởi vị học vị không thể là thước đo lòng trung thành của một con người, nhưng lòng trung thành ở trong một quả tim trung hậu, biết ơn và biết mến yêu.
Được làm con của Thiên Chúa là một hạnh phúc và ân huệ lớn lao của người Ki-tô hữu, nhưng lòng trung thành của họ lại làm cho Thiên Chúa yêu thích hơn, bởi vì chính họ đã học sự trung thành nơi Đức Chúa Ki-tô –Con Một Thiên Chúa- và chia sẻ với Ngài về lòng mến yêu và biết ơn khi họ trung thành phục vụ Ngài qua tha nhân.
Trung thành với ơn gọi làm con Chúa và trung tín với lời hứa ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, chính là chìa khóa để mở cửa Nước Trời ngày trong cuộc sống đời thường.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 15 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:19 14/07/2018
Chúa Nhật 15 THƯỜNG NIÊN

Tin Mừng: Mc 6, 7-13.
“Đức Giê-su bắt đầu sai các Tông Đồ đi rao giảng.


Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su sai phái các tông đồ đi truyền giáo không như công ty hay đơn vị sai nhân viên đi công tác, Ngài chỉ thị cho các ông không được mang theo gì cả, ngoài cây gậy; không được mang theo lương thực, bao bị, tiền bạc, được đi dép nhưng không được mặc hai áo. Chỉ thị của Đức Chúa Giê-su –đối với cách suy nghĩ của người đời- thì thật là ngược đời, nhưng đối với Ngài thì không ngược đời chút nào cả, bởi vì người truyền giáo khác với nhân viên một công ty, người môn đệ của Chúa thì khác với công nhân của một nhà máy xí nghiệp.
1. Chỉ mang cây gậy.
Nếu bạn hoặc tôi đi đường núi đường rừng hay là đi ban đêm mà có cây gậy trong tay thì rất yên tâm, bởi vì nó vừa giúp cho bạn và tôi khỏi trượt chân té nhào, và có thể đánh đuổi thú rừng.
Cây gậy chính là đức tin của bạn và của tôi, giữa một xã hội mà cuộc sống chỉ là hưởng thụ và lớp trẻ thì sống không có phương hướng, con người ta thì giải quyết vấn để theo kiểu thù hận hoặc yêu thương, theo kiểu quyền lực và thế lực tiền tài, thì đức tin chính là cây gậy làm cho chúng ta vững tiến trong chân lý và sự thật, chính đức tin giúp bạn và tôi nhận ra vấn đề của mình và của người khác, chính đức tin làm cho chúng ta giải quyết vấn đề cách rốt ráo hơn khi gặp những chống đối, những hăm dọa và những cám dỗ, bởi vì trước mặt Chúa, mọi tiền tài, danh vọng hay quyền lực chỉ là cát bụi mà thôi...
Chỉ có đức tin mới làm cho chúng ta trở nên người loan báo Tin Mừng cách chân chính và hữu hiệu.
2. Không được mặc hai áo.
Áo mà Đức Chúa Giê-su muốn các tông đồ và các môn đệ của Ngài phải mặc, duy nhất một cái, đó là sự thật, bởi vì người đi loan báo Tin Mừng không thể vừa loan báo sự thật vừa làm điều dối trá, không thể vừa từ bỏ gia tài của cha mẹ, nhưng lại vơ vét lại gấp ba gấp bốn những gì của người khác dâng cúng cho mình hoặc cho Giáo Hội.
Mặc một áo thôi, đó là áo sự thật, bởi vì đi loan báo Tin Mừng là đi loan báo sự thật: sự thật về Đức Chúa Giê-su chịu đòn vọt, bị án tử và bị đóng đinh trên thập giá; sự thật về Đức Chúa Giê-su đã chết và đã sống lại và lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Chỉ có loan báo sự thật và làm chứng cho sự thật thì người khác mới tin vào lời loan báo của bạn và tôi, và của tất cả những ai là người Ki-tô hữu. Nếu chúng ta khoác lên mình chiếc áo sự thật, nhưng lại choàng bên ngoài chiếc áo dối trá bằng những lời phỉnh gạt, hoặc bằng những việc làm trái ngược với lời dạy của Chúa Giê-su và của Giáo Hội, thì ai biết được Nước Trời đã đến rồi chứ...!
Bạn thân mến,
Tôi là linh mục của Đức Chúa Giê-su, bạn là một tu sĩ nam nữ, hay bạn là một người Ki-tô hữu, chúng ta đều được Chúa sai đi loan báo Tin Mừng cho mọi người tùy theo bổn phận và trách nhiệm của mình. Tôi cử hành thánh lễ và các bí tích cách sốt sắng và cung kính, tôi giảng dạy Lời Chúa bằng lời nói và bằng hành động phù hợp với Lời Chúa và lời giảng của tôi, đó là tôi đã trung thành và tích cực loan báo Tin Mừng; bạn loan báo Tin Mừng theo cách của bạn –người Ki-tô hữu- là làm chứng nhân cho Chúa giữa đời ngay trong công xưởng, nơi chợ búa, trong trường học bằng đức tin và bằng sự thật, bởi vì chỉ có sống đức tin và thực hành sự thật thì con người thời nay mới tin vào Chúa Giê-su.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:24 14/07/2018

35. Nhiệt tâm chân chính không hệ tại cảm thấy niềm vui thần thánh.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

--------
http://www.vietcatholicnews.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
CN 15B TN : Sai 2 Người Một.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
11:29 14/07/2018
Hôm nay bài Tin Mừng nói về việc Chúa Giêsu sai các tông đồ đi rao giảng. Ngài dặn họ nhiều điều. Nhưng câu mà ta vin vào để làm điểm tựa cho bài giảng hôm nay lại là câu mô tả trước đó. “Chúa Giêsu gọi 12 tông đồ lại, và sai các ông đi từng hai người một.” Sai đi từng hai người một, đó là đề tài hôm nay. Tại sao chỉ có 12 người, lại không sai từng người một đi về một góc, thì có phải là được 12 phía để Tin Mừng được truyền bá nhanh hơn, rộng hơn không. Chúa có ý gì khi sai từng hai người một?

1. Để hỗ trợ

Chắc chắn là để hỗ trợ nhau. Chị ngã em nâng. (chứ không phải: Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười.

Nếu đi một mình thì khi gặp khó khăn - chẳng hạn khi bị người đời từ chối không tiếp - các ông sẽ không biết bàn hỏi với ai, không được ai khích lệ ủi an, nên sẽ dễ nản lòng bỏ cuộc. Hơn nữa có lúc Chúa còn nói rõ, Thầy sai anh em đi như chiên giữa sói rừng, nên cần có nhau chống đỡ kẻ dữ là điều hiển nhiên.

Trong Bộ Giáo Luật mới, có một hình thức coi xứ mà trước đó đã manh nha một vài nơi, đó là coi xứ tập thể. Nhiều cha sở thay vì ở một mình tại xứ, thì cùng với các cha xứ khác, ở chung một nơi, rồi toả đi các xứ. Về ăn chung, nghỉ đêm cùng một nhà. Có thời gian nâng đỡ trò chuyện hỏi han nhau. VN chưa thấy nhưng nhà dòng thì có nhiều.

Nhưng cho dẫu được sai đi một mình, thì đâu phải một mình mình đi, mà có Chúa ở cùng. Có Chúa ở cùng nào ta sợ chi. Côn trượng Ngài làm ta an lòng. Cho nên Chúa sai từng hai người một để nâng đỡ nhau chưa hẳn là lý mạnh. Lý mạnh là: Cần hai người để làm chứng.

2. Để làm chứng

Có hai điều cần làm chứng.

1) làm chứng cho sự thật. Trong Luật Mô-sê mà Chúa Giêsu có lần nhắc tới, nói rằng: chứng của hai người là chứng thực… Cho dẫu là chứng gian, nhưng hai người cùng làm chứng như nhau thì người ta tin là thật. Câu chuyện bà Suzanna bị hai ông già” dê, tuổi mùi, ước muốn phạm tội với bà mà không được bà đáp trả, nên đã cáo gian bà phạm tội với một chàng trai nào đó, mạnh khoẻ chạy nhanh quá nên hai ông già không chụp bắt được chàng, là một ví dụ về chứng hai người thì hiệu quả đến mức nào. Chỉ cần hai người tố cáo y một tội là bà Suzanna bị đưa đi ném đá chết ngay. Cũng may mà câu bé Daniel được Chúa soi sáng để giải oan cho bà Suzanna bằng một câu hỏi, hỏi riêng từng ông: bà Suzanna phạm tội dưới gốc cây nào, thì, ông già dê trả lời dưới gốc cây chò, ông lão mùi trả lời dưới gốc cây tùng. Thế là chỉ còn có một chứng. Một chứng cây tùng, một chứng cây chò. Nên không đủ 2 chứng. Nên cũng lộ ra là chứng gian luôn.

Hai người đi rao giảng, cùng nói về một điểm, cùng kêu gọi sám hối, thì người ta tin là cần phải sám hối thật, hơn là chỉ một tiếng kêu, gọi mời hoán cải.

Ngày kia, thánh Phanxicô Assisi nói với một anh em trong dòng: “Nào chúng ta cùng đi phố và giảng đạo”. Hai người ra đi, hết con đường trước mặt, quẹo sang con đường bên phải, rẽ phải con đường bên trái, rồi ung dung đi con đường khác trở về nhà dòng. Thầy dòng thắc mắc hỏi: “Con nghe nói là mình đi phố và giảng đạo cơ mà!” Thánh Phanxicô đáp: “Chúng ta đã giảng đạo rồi đó! Khi chúng ta đi đường. Mọi người nhìn ta, thấy phong cách của ta, nghĩ về đời sống của ta và rồi họ sẽ thắc mắc về nguồn sống nơi linh hồn của họ. Như thế chẳng phải là ta đã giảng đạo cho họ rồi sao?”

Giá như Phanxicô chỉ đi có một mình. Làm sao làm chứng mạnh mẽ được như đi hai người, ăn mặc giống nhau, thái độ giống nhau, mắt nhìn về một hướng, để kêu gọi người ta hoán cải.

Cần có ít là hai người để làm chứng cho sự thật.

Nhưng đó có lẽ cũng chưa phải là lý mạnh lắm để Chúa Giêsu sai từng hai người một. Lý mạnh để Chúa sai đi từng hai người một là: làm chứng cho yêu thương.

2) làm chứng cho yêu thương. Cần ít là hai người ngang nhau thì mới diễn tả yêu thương được chứ. Có cấp bậc chỉ là thương, xót thương. Ý thức được điều đó, nên đức TGM Saigon không cử các cha phó xứ, mà chỉ gửi bài sai các cha phụ tá. Bởi vì cũng có cả ngàn lẻ một chuyện giữa cha chính và cha phó. Còn giữa cha sở và linh mục phụ tá, thì nằm ở hai cấp độ xa nhau, nên ít xảy ra chuyện này chuyện kia hơn. Cha phó là gần ngang với cha chánh. Mà hai cha này, nơi nào chẳng may không yêu thương nhau thì càng phản chứng hơn là thà chỉ có một mình cha xứ. Đó cũng là lý lẽ mà các cha triều dọn bài giảng không thấy khai thác đề tài sai đi từng hai người một. Linh mục dòng thì nói được, vì luôn có cộng đoàn là những anh em ngang hàng hỗ trợ, chẳng khác gì sai đi từng hai người một. Sai đi từng hai người một là để làm chứng cho yêu thương. Người không cùng máu mủ ruột thịt nhưng yêu thương nhau như thế đó.

Khi các nhà truyền giáo đến Việt-Nam giảng đạo và có người theo. Các người không theo, nhìn những người theo, xem đặt tên cho họ là đạo gì, vì lúc đó chưa chữ Kitô, chưa có tiếng Thiên Chúa như sau này, thì … quả là điều tốt lành cho đạo ta: những người không theo đạo gọi những người theo đạo là họ theo “đạu yêu nhău,” vì thấy họ yêu thương nhau dường nào (ví như cộng đoàn tiên khởi mà Luca mô tả trong sách Công Vụ. Đây là chi tiết chúng ta biết được nhờ nhà thừa sai Gaspar d’Amaral gửi báo cáo về cho bề trên của mình ở Bồ Đào Nha.

Có một giám mục đến thêm sức cho một xứ đạo. Trước khi thêm sức, ngài hỏi vài câu giáo lý xem trình độ tới đâu. Ngài hỏi: cái gì là dấu hiệu của đạo chúng ta. Không cánh tay nào giơ lên. Ngài hỏi lại cộng với gợi ý như ghi dấu thánh giá trên mình. Chợt một cánh tay giơ lên, và nói: yêu thương. Đức cha bịp miệng mình kịp trước khi phát ra tiếng wrong: sai. Mà đâu có sai. Quá đúng.

Chúa Giêsu nói người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ thầy: là các con yêu nhau, chứ đâu phải là các con vác thánh giá, là các con nhăn mặt lại chịu khổ đau. Này ta ban điều răn mới, điều răn của riêng ta, là yêu thương, chứ không phải đau khổ.

Sai đi từng hai người một là để làm chứng cho sự thật và nhất là làm chứng cho yêu thương.

Chúng ta không được sai đi để truyền giáo ở đâu xa, nhưng chúng ta ở trong gia đình. Một gia đình chứng tá, là một gia đình mà chồng và vợ, hai người bình đẳng yêu thương nhau, chứ không phải chồng chúa thương xót vợ tôi, hay vợ là trời thương hại chồng là đất. Yêu chứ không chỉ là thương. Như thế mới xứng danh là gia đình Công Giáo, mà cốt tuỷ của đạo là yêu thương và Chúa sai đi từng hai người một cũng là để làm chứng cho yêu thương.

Trong một cuộc hội thảo về truyền giáo, nhiều học giả phát biểu hùng hồn, nhiều thừa sai kể ra kinh nghiệm. Một người da đen ngồi ở góc, cuối cùng cũng được mời phát biểu. Chị nói : ở đất nước tôi Phi Châu, khi truyền giáo cho một vùng nào, người ta gửi tới đó một gia đình Công Giáo.

Kìa họ yêu thương nhau biết là chừng nào. Đó là lời giảng hùng hồn nhất. Tại nhà thờ các linh mục thương yêu nhau, (một linh mục thì khó làm chứng được điều này), tại nhà mình cha mẹ yêu thương nhau, thế là Chúa đã sai đi từng hai người một.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Cho một giai đoạn mới của truyền giáo - Chúa Nhật 15 Quanh Năm
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:34 14/07/2018
Chúa Nhật thứ 15 Quanh Năm - Năm B (Am 7,12-15; Ep 1,3-10; Mc 6,7-13)

Cho một giai đoạn mới của truyền giáo
Đối diện với một thế giới đang bị tục hóa và càng ngày càn trở nên ngoại giáo, trong Tông Huấn “Niềm Vui Tin Mừng,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các Kitô hữu “đi vào vào một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu. Liên quan đến vấn đề này, đọc Lời Chúa hôm nay nổi lên những câu hỏi: vậy thì, việc truyền giáo cốt ở điều gì? Đâu là sự mới mẻ phải có? Chúng ta cần phải thay đổi điều gì? Đâu là ý muốn đích thực của Chúa Giêsu khi Người sai các môn đệ tiếp tục đi loan báo Tin Mừng?

Câu chuyện Tin Mừng hôm nay muốn làm sáng tỏ những câu hỏi đó khi cho rằng: Chúa Giêsu chính là nguồn mạch, là nguồn cảm hứng và là khuôn mẫu của công cuộc loan báo Tin Mừng đối với các Tông Đồ và mọi tín hữu xưa cũng như hôm nay. Chúa Giêsu đã chọn họ. Mỗi người có một nguồn gốc, lý lịch, tính tình khác nhau, nhưng họ có chung một sứ vụ được ủy thác. Mỗi người được sai đi tới những nơi khác nhau, nhưng họ đều có chung một lý tưởng là loan báo Tin Mừng và xây dựng Nước Trời.

Các Tông Đồ được Chúa Giêsu sai đi không phải để nhân danh mình và rao giảng về mình, nhưng là nhân danh Chúa Kitô và chỉ rao giảng Tin Mừng. Họ không có quan tâm gì khác ngoài việc hiến mình hoàn toàn cho Chúa để mở ra những con đường cho triều đại Thiên Chúa mau đến.
Bởi thế, chỉ có một con đường đưa tới một “một giai đoạn mới của truyền giáo được đánh dấu bằng niềm vui” gặp gỡ Chúa Giêsu” là chúng ta cần phải thanh tẩy bản thân và sống kết hợp thân mật với Người. Sẽ không có một cuộc tân Phúc Âm hóa nếu không có những nhà truyền giáo mới và sẽ không có những nhà truyền giáo mới nếu không có sự gặp gỡ sống động, thân mật và vui tươi với Chúa Giêsu. Không có Người, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội, những công chức khi thi hành sứ vụ truyền giáo.

Tin Mừng Máccô cũng cho biết: Khi sai họ đi, Chúa Giêsu không bao giờ bỏ rơi các môn đệ hoạt động một mình. Chúa Giêsu ban cho họ “quyền” của Người, một thứ quyền lực không phải để điều khiển, thống trị và chi phối người khác, nhưng là quyền để “trừ nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (Mc 6,13); nhờ đó, họ phải phóng con người khỏi mọi thứ nô lệ, áp bức và phi nhân.

Các môn đệ ý thức rất rõ những gì Chúa Giêsu đã ủy thác cho họ. Các ông không bao giờ thấy Chúa dùng quyền để thống trị và áp đặt bất cứ ai. Họ luôn nhìn thấy Chúa đi đến đâu là thi ân giáng phúc ở đó, Người chữa lành các vết thương, làm giảm bớt những đau khổ, chữa lành kẻ bệnh hoạn tật nguyền, cho kẻ chết sống lại, giải thoát người khỏi khỏi mọi tội lỗi, loan báo chân lý về Thiên Chúa. Như thế, việc “chữa lành” và “giải thoát” là những bổn phận chính yếu trong hoạt động truyền giáo của Chúa Giêsu. Đây là những cách thế mang lại một khuôn mặt hoàn toàn mới mẻ và khác biệt cho công cuộc truyền giáo của chúng ta hôm nay.

Hơn nữa, để công cuộc truyền giáo hiệu quả, Chúa Giêsu còn chỉ thị cho họ chỉ mang những gì cần thiết cho hành trình truyền giáo. Theo Máccô, “Người chỉ thị cho các ông không được mang gì đi đường, chỉ trừ cây gậy; không được mang lương thực, bao bị, tiền đồng để giắt lưng; được đi dép, nhưng không được mặc hai áo” (Mc 6,8-9). Như thế, hành trang truyền giáo không gì khác ngoài sự khó nghèo Tin Mừng và lòng tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu muốn các Tông Đồ sống một cuộc sống đơn giản, thanh thoát và không dính bén vào vật chất. Họ chỉ mang những gì là cần thiết cho cuộc sống mình. Chúa Giêsu muốn người rao giảng trở thành những người thực sự tự do và không có gì làm cản trở bước chân họ, nhờ đó họ luôn luôn sẵn sàng dấn thân và phục vụ trong sự tín thác vào quyền năng của Chúa Thánh Thần.

Để có thể truyền giáo cho con người hôm nay, chúng ta phải thực sự sống tinh thần khó nghèo Tin Mừng, để không rơi vào việc tìm kiếm vật chất, lợi tức khi thi hành sứ vụ, nhưng sẵn dấn thân phục vụ một cách nhưng không vì Tin Mừng và ơn cứu độ của tha nhân.
Như thế, nếu không có phục hồi lại “cung cách Tin Mừng” này, sẽ không có “một giai đoạn mới của loan báo Tin Mừng.” Điều quan trọng không phải là có những chiến lược truyền giáo mới mẻ, chi tiết và hấp dẫn, nhưng chính là việc chúng ta dám can đảm để đi ra khỏi những thói quen, lối suy nghĩ, những cơ cấu tổ chức và những ảnh hưởng xung quanh đang trói buộc chúng ta, chúng không còn làm chúng ta được tự do để loan báo những giá trị Tin Mừng một cách chân thật và đơn sơ nhất.
Trong Giáo Hội hôm nay, xem ra chúng ta đang đánh mất “cung cách Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị. Nhiều lúc chúng ta bước đi cách chậm chạp và tỏ ra mệt nhọc trong sứ vụ này. Nhiều lúc chúng ta không biết làm sao để đồng hành với con người hôm nay khi họ đang bị bủa vây mọi sự khó khăn và bế tắc của cuộc sống hiện đại.

Nếu không có “cung cách Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu đề nghị, chúng ta sẽ đánh mất khả năng nhạy bén để lắng nghe những tiếng thở dài và kêu cứu của anh chị em mình; chúng ta sẽ đánh mất khả năng đồng hành và quyền năng chữa lành những vết thương cho những ai đang bị tổn thương, rốt cuộc chúng ta chỉ là những người tuyên truyền hơn là truyền giáo. Như thế, chúng ta chỉ lo bảo tồn năng quyền mà chúng ta có, chỉ tìm kiếm điều chúng ta quan tâm, nhưng những điều đó lại không phù hợp với Nước Thiên Chúa. Chúng ta cần hoán cải. Nghĩa là phải trở về với “cung cách Tin Mừng” ban đầu mà Chúa Giêsu truyền dạy. Chỉ như thế, giai đoạn mới cuộc công cuộc loan báo Tin Mừng thực sự được tái sinh. Amen!


 
Top Stories
Vietnam: À Vinh, les jeunes tiennent un rôle majeur dans la mission de l’Église
Églises d'Asie
08:33 14/07/2018
Le diocèse de Vinh, dans le centre du Vietnam, organise beaucoup d’initiatives et de conférences qui attirent des milliers de catholiques. L’Église locale peut compter sur plus d’un millier de catéchistes, à qui les prêtres proposent chaque année des sessions de formation aux côtés des comités pastoraux des différentes communautés.

Les jeunes catholiques et les familles sont appelés à « exprimer leur foi au quotidien et au travail », selon Mgr Paul Nguyen Thai Hop, évêque du diocèse de Vinh. Ce dernier, situé dans le centre du Vietnam, est l’un des diocèses les plus pauvres du pays ; pourtant, il « a toujours montré une foi profonde, malgré le développement historique du pays ». Son travail en faveur du rôle des jeunes dans l’évangélisation et dans le rôle missionnaire de l’Église y a contribué. Le diocèse compte plus d’un millier de catéchistes à qui les prêtres et les curés offrent, chaque année, des sessions de formation aux côtés des comités pastoraux des différentes communautés. Ces derniers jours, plusieurs initiatives et conférences ont eu lieu dans la région, attirant des milliers de jeunes catholiques.

Les 29 et 30 juin, plus de cinq cents personnes originaires de six paroisses ont participé au second congrès pour la jeunesse du district de Quy Hau, sur le thème « Allez ! De toutes les nations faites des disciples : baptisez-les au nom du Père, et du Fils, et du Saint-Esprit » (Mt 28, 19). Les prêtres qui ont participé à l’évènement ont confié aux jeunes que « tout catéchiste est un missionnaire, qui apporte la Bonne Nouvelle aux autres », et que « Dieu nous a appelé à travailler ensemble pour la mission de l’Église ». Les prêtres de Binh Ching, un diocèse qui a ouvert une session de formation pour plus de trois cents catéchistes depuis le début de l’année, ont également pris part à l’initiative. Le père Joseph Truong Van Khan, vicaire de la paroisse de Dao Dong, a rappelé aux participants que « la mission est la responsabilité de tous les jeunes », les invitant à « utiliser Internet et les réseaux sociaux dans ce but ». Le père Anton Nguyen Van Dinh, curé de la paroisse de Lang Rao, leur a demandé de « faire des efforts et des sacrifices » afin d’apporter l’Évangile aux villages les plus reculés du district.

Appelés à témoigner

Le 3 juillet, des centaines de jeunes de onze paroisses du district de Xa Doai se sont rassemblés pour une conférence sur le thème « Restez éveillés et priez en tout temps » (Lc 21, 36) Ils ont échangé sur les problèmes que la vie moderne apporte aux croyants, et ont accueilli l’appel des prêtres à participer davantage aux initiatives diocésaines. Ha Tran, membre du service communication du diocèse de Vinh, confie que « la conférence a ravivé l’esprit des jeunes et leur a montré la joie d’être catholique. C’était aussi, en particulier, une opportunité pour eux de pouvoir se rencontrer et partager, pour améliorer leurs relations et leur unité dans l’amour ».

Les 4 et 5 juillet, près de 600 jeunes sont venus dans la paroisse de Hoa Ninh pour participer au troisième congrès pour la jeunesse du district, centré sur le thème « Debout, Jérusalem, resplendis ! Elle est venue, ta lumière » (Is 60, 1) Le père Pierre Nguyen Xuan Dinh a souligné l’importance de l’évènement, remarquant que les jeunes « sont appelés à se lever pour défendre la vérité et la justice, à l’invitation du prophète ». Les participants ont lu et échangé sur la Bible ainsi que sur les enseignements du catéchisme. Le père Paul Nguyen Chi Thien les a invités à « montrer leur fierté et leur courage d’être catholiques, et à rester fermes dans la foi face aux défis de cette époque ». Le père Jean Nguyen Van Huu a également invité les jeunes à analyser le rôle de la famille catholique, comprise comme « un refuge chaleureux, une école de prière et le berceau de la vie et de la proclamation de l’Évangile ».

Le coordinateur de la paroisse de Hao Ninh pour la jeunesse, le père Pierre Than Van Chin, a incité les participants à « ne pas oublier de témoigner et d’accomplir leur devoir en tant que citoyens et catholiques ». Il les a également invités à « faire briller leur foi là où Dieu nous envoie » et à « vivre leur vocation au mariage dans l’amour et la fidélité ». « Gardons notre foi face aux contrariétés de la société d’aujourd’hui », a-t-il ajouté.

(Source: Églises d'Asie, le 14 juillet 2018, Avec Asianews)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Văn kiện mới của Tòa Thánh về Kinh Tế và Tài Chánh: Kết Luận và Ghi Chú
Vũ Văn An
19:24 14/07/2018
IV. Kết luận

34. Trước sự rộng lớn và phổ biến của các hệ thống kinh tế - tài chính ngày nay, chúng ta có thể bị cám dỗ để mình sa vào hoài nghi, và nghĩ rằng với sức nghèo nàn của mình, chúng ta sẽ không làm gì được nhiều. Nhưng thực ra, mỗi người chúng ta có thể làm được rất nhiều, nhất là nếu ta không chịu đứng một mình.

Trong chiều hướng trên, nhiều hiệp hội xuất hiện trong xã hội dân sự đại diện cho một nguồn ý thức, và trách nhiệm xã hội, mà chúng ta không thể bỏ qua. Ngày nay, hơn trước đây, chúng ta được kêu gọi làm người lính canh để theo dõi cuộc sống chân chính và làm cho chúng ta thành những chất xúc tác cho một tác phong xã hội mới, định hình hành động của chúng ta để tìm kiếm ích chung, và thiết lập nó trên các nguyên tắc liên đới và phụ đới vững chắc .

Mọi cử chỉ tự do của chúng ta, cả khi chúng có vẻ mỏng manh và không đáng kể, nếu chúng thực sự hướng tới sự thiện chân chính, dựa vào Đấng vốn là Chúa tể tốt lành của lịch sử và trở thành một phần của sự sôi nổi (buoyancy) vượt quá các sức lực nghèo nàn của chúng ta, đều hợp nhất một cách chặt chẽ mọi hành động có thiện chí trong một mạng lưới kết hợp cả trời và đất, vốn dĩ là công cụ thực sự của việc nhân bản hóa mỗi con người, và thế giới như một toàn thể. Đó là tất cả những gì chúng ta cần để sống tốt và nuôi dưỡng niềm hy vọng vốn ở đỉnh cao phẩm giá làm người của chúng ta.

Giáo hội, Mẹ và là Thầy, vì ý thức mình đã nhận được một kho tàng nhưng không, nên đã cung cấp cho con người nam nữ mọi thời các nguồn tài nguyên để xây dựng một niềm hy vọng đáng tin cậy. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa làm người vì chúng ta, có thể nắm lấy trái tim của chúng ta trong tay ngài và hướng dẫn nó trong việc xây dựng một cách khôn ngoan điều tốt lành mà Chúa Giêsu, qua nhân tính của Người được Chúa Thánh Thần đổi mới, đã đến để khai trương vì sự cứu rỗi của thế giới.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong buổi triều kiến ban cho Tổng Thư Ký ký tên dưới đây của Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin, đã phê chuẩn Các Xem Xét này, được thông qua trong phiên họp thường lệ của Thánh Bộ này và truyền lệnh công bố nó.

Rô-ma, ngày 6 tháng 1 năm 2018, Lễ Trọng Chúa Hiển Linh
+ Luis F. Ladaria, S.J.
Tổng giám mục hiệu tòa Thibica
Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin

Hồng Y Peter Turkson
Bộ trưởng Thánh Bộ Cổ Vũ Phát Triển Con Người Toàn Diện.

+ Giacomo Morandi
Tổng giám mục hiệu tòa Cerveteri
Tổng Thư Ký của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin

Bruno Marie Duffé
Tổng Thư Ký của Thánh Bộ Cổ Vũ Phát Triển Con Người Toàn Diện.
____________________________________________________________________________________________________
[1] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội Lumen gentium, 48.

[2] Xem Đã dẫn, 5.

[3] Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’ (24 tháng Năm 2015), 231: AAS 107 (2015), 937.

[4] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate (29 tháng Sáu 2009), 59: AAS 101 (2009), 694.

[5] Xem Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Fides et ratio (14 tháng Chín 1998), 98: AAS 91 (1999), 81.

[6] Xem Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Đi Tìm Một Nền Đạo Đức Học Phổ Quá: Một Cái Nhìn Mới về Luật Tự Nhiên, 87: ttp://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/cti_documents/rc_con_cfaith_doc_20090520_legge- naturale_en.html.

[7] Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’, 189: AAS 107 (2015), 922.

[8] Đã dẫn, Tông Huấn Evangelii gaudium (24 tháng Mười Một 2013), 178: AAS 105 (2013), 1094.

[9] Xem Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình, Hướng Tới Việc Cải Tổ Các Hệ Thống Tài Chánh và Tiền Tệ trong bối cảnh Thẩm Quyền Công Cộng Hoàn Cầu, 1: L’Osservatore Romano (24-25 tháng Mười 2011), 6.

[10] Xem Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’, 189: AAS 107 (2015), 922.

[11] Đã dẫn, Tông Huấn Evangelii gaudium, 53: AAS 105 (2013), 1042.

[12] Đã dẫn, 58: AAS 105 (2013), 1044.

[13] Xem Công Đồng Vatican II, Tuyên Ngôn Về Tự Do Tôn Giáo Dignitatis humanae, 14.

[14] Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate (29 tháng Sáu 2009), 45: AAS 101 (2009), 681.

[15] Đã dẫn, 74: AAS 101 (2009), 705.

[16] Xem Đức Phanxicô, Diễn Văn Trước Quốc hội Âu Châu (25 tháng Mười Một 2014), Strasbourg: AAS 106 (2014), 997-998.

[17] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 37: AAS 101 (2009), 672.

[18] Xem Đã dẫn, 55: AAS 101 (2009), 690.

[19] Xem Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Sollicitudo rei socialis (30 tháng Mười Hai 1987), 42: AAS 80 (1988), 572.

[20] Xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo,1908.

[21] Xem Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’, 13: AAS 107 (2015), 852; Tông Huấn Amoris Laetitia (19 tháng Ba 2016), 44: AAS 108 (2016), 327.

[22] Xem, chẳng hạn, khẩu hiệu Ora et Labora; nó nhắc nhớ Luật Thánh Bênêđíctô thành Nursia, trong nét đơn giản của nó, cho thấy việc cầu nguyện, nhất là cầu nguyện trong phụng vụ, trong khi mở cho chúng ta mối liên hệ với Thiên Chúa là Đấng, trong Chúa Giêsu Kitô và trong Thần Khí của Người, tự mạc khải là Sự Thiện và Sự thật, cũng theo cách này hiến tặng ta hình thức thích đáng cũng như cách thế để xây dựng một thế giới tốt đẹp và chân thực hơn; thế giới này cũng nhân bản hơn.

[23] Xem Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Centesimus annus (1 tháng Năm 1991), 17, 24, 42: AAS 83 (1991), 814, 821, 845.

[24] Xem Đức Piô XI, Thông Điệp Quadragesimo anno (15 tháng Năm 1931), 105: AAS 23 (1931), 210; Đức Phaolô VI, Thông Điệp Populorum progressio (26 tháng Ba, 1967), 9: AAS 59 (1967), 261; Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’, 203: AAS 107 (2015), 927.

[25] Xem Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’, 175. Về sự nối kết cần thiết giữa kinh tế và chính trị xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 36: “hoạt động kinh tế không thể giải quyết mọi vấn đề xã hội qua việc đơn giản áp dụng luận lý học thương mại. Điều này cần được điều hướng về phía theo đuổi ích chung, một việc mà cộng đồng chính trị nói riêng cũng phải chịu trách nhiệm. Do đó, cần phải nhớ rằng các bất cân bằng trầm trọng sẽ nẩy sinh khi hành động kinh tế, vì chỉ được quan niệm như là cỗ máy để tạo ra sự thịnh vượng, bị tách khỏi hành động chính trị, được quan niệm như phương thế để theo đuổi công lý qua việc tái phân phối”.

[26] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate , 58: AAS 101 (2009), 693.

[27] Xem Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay Gaudium et spes, 64.

[28] Xem Đức Piô XI, Thông Điệp Quadragesimo anno, 89: AAS 23 (1931), 206; Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate , 35: AAS 101 (2009), 670; Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii gaudium, 204: AAS 105 (2013), 1105.

[29] Xem Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’, 109: AAS 107 (2015), 891.

[30] Xem Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Laborem exercens (14 tháng Chín 1981), 9: AAS 73 (1981), 598.

[31] Đức Phanxicô, Tông Huấn Evangelii gaudium, 53: AAS 105 (2013), 1042.

[32] Xem Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình, Hợp Tuyển Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, 369.

[33] Xem Đức Piô XI, Thông Điệp Quadragesimo anno, 132: AAS 23 (1931), 219; Đức Phaolô VI, Thông Điệp Populorum progressio, 24: AAS 59 (1967), 269.

[34] Xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 2409.

[35] Xem Đức Phaolô VI, Thông Điệp Populorum progressio, 13. Về phương diện này, một số định mức quan trọng đã được đề ra (Xem Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình, Hướng Tới Việc Cải Tổ Các Hệ Thống Tài Chánh và Tiền Tệ trong bối cảnh Thẩm Quyền Công Cộng Hoàn Cầu, 4: L’Osservatore Romano, 24-25 tháng Mười 2011, 7). Nay chúng ta có ý định tiến hành theo đường hướng biện phân tương tự ngõ hầu khuyến khích việc phát triển tích cực hệ thống kinh tế tài chánh và góp phần vào việc loại bỏ các cơ cấu bất công nào có cơ giới hạn các phúc lợi tiềm ẩn của chúng.

[36] Xem Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’,198: AAS 107 (2015), 925.

[37] Xem Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình, Hợp Tuyển Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, 343.

[38] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 35: AAS 101 (2009), 670.

[39] Đức Phanxicô, Diễn Văn với Các Tham Dự Viên Hội Nghị “Kinh Tế Hiệp Thông” Do Phong Trào Focolare bảo trợ (4 tháng Hai 2017): L’Osservatore Romano (5 tháng Hai 2017), 8.

[40] Xem Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Sollicitudo rei socialis, 28: AAS 80 (1988), 548.

[41] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 67: AAS 101 (2009), 700.

[42] Xem Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình, Hướng Tới Việc Cải Tổ Các Hệ Thống Tài Chánh và Tiền Tệ trong bối cảnh Thẩm Quyền Công Cộng Hoàn Cầu, 1: L’Osservatore Romano (24-25 tháng Mười 2011), 6.

[43] Xem Đã dẫn, 4: L’Osservatore Romano (24-25 tháng Mười 2011), 7.

[44] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate , 45: AAS 101 (2009), 681; Đức Phanxicô, Thông Điệp dịp Cử Hành Ngày Thế Giới Hòa Bình lần thứ 48 (1 tháng Giêng 2015), 5: AAS 107 (2015), 66.

[45] Xem Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 36: AAS 101 (2009), 671.

[46] Xem Đức Phanxicô, Thông Điệp Laudato si’, 189: AAS 107 (2015), 922.

[47] Xem Đức Bênêđictô XVI, Diễn Văn Với Ngoại Giao Đoàn (8 tháng Giêng 2007): L’Osservatore Romano (8-9 tháng Giêng 2007), 6-7.

[48] Xem Đã dẫn, Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Caritas in veritate, 66: AAS 101 (2009), 699.

[49] Xem Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình, Hợp Tuyển Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội, 358.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bông Súng Ao Nhà
Nguyễn Đức Cung
08:30 14/07/2018
BÔNG SÚNG AO NHÀ
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Hè về bông súng ao nhà
Soi mình dưới nắng thật là dễ yêu.
(nđc)