Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 18/07/2016
78. GIỂU LẠI NGƯỜI MÔI SỨT.
Phương Cán người gầy ốm, môi sứt, dù tướng mạo anh ta không oai cho lắm nhưng rất thích làm nhục người khác, đã có lần cùng uống rượu với Long Khâu Lý chủ bộ , thấy trên mắt của Lý chủ bộ có cái màng dài, Phương Cán bèn giểu cợt nói:
- “Người ngây đần uống rượu thêm muối, tướng quân uống rượu thêm tương, chỉ thấy hàng rào bên ngoài cổng, chưa thấy chướng ngại ở chỗ nào trong mắt.”
Lý chủ bộ phản kích, nói:
- “Người ngây đần uống rượu thêm muối, hạ nhân uống rượu thêm cá ướp, chỉ thấy cánh tay lan can, chưa thấy miệng sứt đóng mở.”
Phương Cán hết lời đáp lại.
(Chích ngôn)
Suy tư 78:
Đến mua hàng nơi cửa hàng công cộng, chúng ta thường thấy có bảng lưu ý viết: “Ưu tiên cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai và trẻ em.” Đó là những con người mà chúng ta cần phải trân trọng ưu tiên số một trong cuộc sống, đó là nét văn hóa trong đời sống bình thường của xã hội văn minh.
Thiên Chúa cũng vậy, Ngài rất bênh vực những người tàn tật, những người cô thế cô thân, nhưng không phải vì thế mà những người ấy lại coi thường người khác, nhất là coi thường người cũng đồng cảnh ngộ như mình, tôi đã thấy có người ngồi xe lăn chửi người bị mù, vì anh ta đi đụng phải chiếc xe lăn; tôi cũng đã thấy một người bị mù chê bai người hàng xóm nghèo, vì gia đình người hàng xóm không có đồ Mỹ gởi về như gia đình mình.v.v...
Tàn tật vì bẩm sinh hay tàn tật vì tai nạn cũng đều là những người đáng thương và đáng để cho người khác giúp đỡ, bởi vì người Ki-tô hữu đều biết rằng, chính Đức Chúa Giê-su đang đau khổ trên con người của họ, quan tâm và giúp đỡ họ chính là quan tâm và giúp đỡ chính Đức Chúa Giê-su vậy.
Vậy thì tại sao chúng ta lại khinh miệt, chê bai những người đồng cảnh ngộ như mình chứ ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Phương Cán người gầy ốm, môi sứt, dù tướng mạo anh ta không oai cho lắm nhưng rất thích làm nhục người khác, đã có lần cùng uống rượu với Long Khâu Lý chủ bộ , thấy trên mắt của Lý chủ bộ có cái màng dài, Phương Cán bèn giểu cợt nói:
- “Người ngây đần uống rượu thêm muối, tướng quân uống rượu thêm tương, chỉ thấy hàng rào bên ngoài cổng, chưa thấy chướng ngại ở chỗ nào trong mắt.”
Lý chủ bộ phản kích, nói:
- “Người ngây đần uống rượu thêm muối, hạ nhân uống rượu thêm cá ướp, chỉ thấy cánh tay lan can, chưa thấy miệng sứt đóng mở.”
Phương Cán hết lời đáp lại.
(Chích ngôn)
Suy tư 78:
Đến mua hàng nơi cửa hàng công cộng, chúng ta thường thấy có bảng lưu ý viết: “Ưu tiên cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai và trẻ em.” Đó là những con người mà chúng ta cần phải trân trọng ưu tiên số một trong cuộc sống, đó là nét văn hóa trong đời sống bình thường của xã hội văn minh.
Thiên Chúa cũng vậy, Ngài rất bênh vực những người tàn tật, những người cô thế cô thân, nhưng không phải vì thế mà những người ấy lại coi thường người khác, nhất là coi thường người cũng đồng cảnh ngộ như mình, tôi đã thấy có người ngồi xe lăn chửi người bị mù, vì anh ta đi đụng phải chiếc xe lăn; tôi cũng đã thấy một người bị mù chê bai người hàng xóm nghèo, vì gia đình người hàng xóm không có đồ Mỹ gởi về như gia đình mình.v.v...
Tàn tật vì bẩm sinh hay tàn tật vì tai nạn cũng đều là những người đáng thương và đáng để cho người khác giúp đỡ, bởi vì người Ki-tô hữu đều biết rằng, chính Đức Chúa Giê-su đang đau khổ trên con người của họ, quan tâm và giúp đỡ họ chính là quan tâm và giúp đỡ chính Đức Chúa Giê-su vậy.
Vậy thì tại sao chúng ta lại khinh miệt, chê bai những người đồng cảnh ngộ như mình chứ ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:52 18/07/2016
9. Một người vâng lời thực sự thì không chọn lựa điều gì, cũng không hy vọng chức phận cao hay thấp, họ chỉ biết phục tùng mệnh lệnh, không nghĩ đến những việc khác.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC gửi sứ điệp cho các Bạn Trẻ tham gia Đại Hội tại Washington
Linh Tiến Khải
16:18 18/07/2016
ĐTC đã đưa ra lời mời gọi trên đây trong sứ điệp Video gửi cho họ. Các bạn trẻ tham dự cuộc gặp gỡ đại kết “Cùng nhau 2016”, do phong trào cầu nguyện và loan báo Tin Mừng “Pulse” tổ chức tại Washington ngày 16 tháng 7 vừa qua. Đây là tổ chức do ông Nick Hall thành lập nhằm giúp người trẻ sống đức tin kitô.
ĐTC nói trong sứ điệp: “Cha biết các con có trong tim sự lo lắng băn khoăn. Một người trẻ không băn khoăn là một ông già. Các con đến Washington để tham dự cuộc gặp gỡ và để gặp gỡ một Người có thể trao ban cho các con một câu trả lời cho sự khắc khoải của các con. Hãy chắc chắn đi,
cha bảo đảm với con là con sẽ không cảm thấy mình bị vỡ mộng. Thiên Chúa không làm cho ai thất vọng cả. Chúa Giêsu chờ đợi con, chính Ngài đã gieo vào lòng con các hạt giống của sự băn khoăn ấy. Can đảm lên! Hãy đến gặp Chúa rồi nói cho cha biết. Hãy thử đi, con chẳng mất mát gì đâu” (SD 18-6-2016)
Các chuẩn bị về nghi lễ và giáo lý của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow
Vũ Văn An
17:21 18/07/2016
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow chú trọng nhiều tới khía cạnh thiêng liêng, nhưng không quên khía cạnh làm thế nào để lôi cuốn tuổi trẻ đi vào nét huyền nhiệm của nó, vốn là chủ điểm của mọi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, theo viễn kiến của người sáng lập ra nó, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành các Thánh Lễ với các yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương
Khía cạnh huyền nhiệm ấy được Nghi Trưởng Các Cử Hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng, Đức Ông Guido Marini, nhấn mạnh. Thực vậy, nhân chuyến viếng Krakow tuần này, ngài nói với các ký giả tại Trung Tâm Báo Chí của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới rằng các Thánh Lễ có sự tham dự của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ bao gồm nhiều yếu tố của phụng vụ Chính Thống.
Trong khi lưu lại Ba Lan, Đức Ông Marini đã thăm Công Viên Blonie và Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi gần Wieliczka. Ngài nói chuyện với Ủy Ban Tổ Chức về các vấn đề liên quan tới việc sắp xếp âm nhạc và phụng vụ trong Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành. Đức Ông nói rằng vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nói tiếng Ba Lan, nên đã có quyết định là các thánh lễ sẽ được cử hành bằng tiếng La Tinh, và Đức Giáo Hoàng sẽ giảng bằng tiếng Ý. Sẽ có phiên dịch cho các khách hành hương.
Khi được hỏi về chủ đề của các cử hành phụng vụ khác nhau, Đức Ông Marini nói rằng “Chắc chắn, mỗi ngày sẽ có đặc điểm riêng của nó, tùy theo Đức Giáo Hoàng gặp nhóm nào hay những người nào vào hôm đó, nhưng chắc chắn chủ đề chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tức lòng thương xót của Thiên Chúa, sẽ nổi bật trong mỗi cuộc gặp gỡ này”.
Đức Ông Marini nói với các nhà báo rằng: “Một số yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương sẽ được lồng vào. Điều này đã được thỏa thuận với các vị có trách nhiệm về phụng vụ tại Ba Lan, hầu đánh dấu sự hiện diện của truyền thống Đông Phương tại các khu vực này”.
Dorota Abdelmoula, phát ngôn viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, thì cho biết: “Trước mỗi buổi tụ họp phụng vụ, Đức Thánh Cha muốn được lái xe đưa đi giữa các khu vực để có dịp gặp gỡ các tín hữu một cách thân mật, và chúng tôi phải bảo đảm sao cho mọi sự đều theo khung thời gian, để các biến cố không quá dài cho cả Đức Thánh Cha lẫn khách hành hương”.
Mỗi buổi phụng vụ của Đức Giáo Hoàng sẽ kéo dài chừng 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav
Cha Grzegorz Nazar nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Trong ba biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng Ba Lan và tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Đây là cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các Giáo Hội Đông Phương tại Âu Châu”.
Tiếng cổ của Giáo Hội Slav sẽ được dùng trong nghi lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, trong nghi thức chào đón Đức Giáo Hoàng và trong nghi thức sai đi tại Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi.
Cha Nazar, người có nhiệm vụ liên lạc với các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương trong Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Mục đích là để biểu lộ sự phân bố rộng lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Âu Châu”.
Trong khuôn khổ Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Công Giáo Rôma và 23 Giáo Hội Đông Phương điều hành dưới thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Hai mươi ba Giáo Hội Đông Phương này được chia thành 5 truyền thống, trong đó có truyền thống Byzantine, là truyền thống chung nhất tại Âu Châu. Các Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp cũng thuộc truyền thống vừa kể.
Cha Nazar giải thích: “mọi quốc gia nói tiếng Slav trung thành với truyền thống Byzantine đều sử dụng tiếng cổ của Giáo Hội Slav trong phụng vụ của họ”.
Các Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương khác với Giáo Hội Công Giáo Rôma ở phụng vụ, lịch, luật lệ, số các ngày ăn chay, nhưng không khác về tín lý hoặc bí tích.
Các bản văn Tin Mừng, được đọc tại Công Viên Blonia và tại Khuôn Viên Thương Xót, là các bản dịch trung thành từ tiếng Ba Lan sang tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Vào các ngày 26 và 31 tháng Bẩy, các bản văn này sẽ được các phó tế đọc, trong khi vào ngày 28 tháng Bẩy, chúng được một linh mục đọc. Các bài đọc sẽ được bắt đầu và kết thúc với các ca khúc của Ca Đoàn Mikhail Werbycki đến từ Przemysl.
Phụng vụ của Giáo Hội Byzantine vốn có đặc điểm huyền nhiệm, năng động hơn và được cộng đoàn tham dự cách tích cực, dấn thân nhiều vào việc cảm nghiệm điều được cử hành. Các vị cử hành phụng vụ không tĩnh tụ, các ngài đến trước bình phong ngăn cung thánh (iconostasis) nhiều lần trong lúc cử hành. Nghi lễ Byzantine không dùng chữ Thánh Lễ, mà dùng chữ phụng vụ (tiếng Hy Lạp là leiturgia có nghĩa “việc chung”).
Theo Cha Nazar, không phải là chuyện tình cờ khi bao gồm một số phần phụng vụ bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav vào các cử hành của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan, một nước nằm gần các lãnh thổ mà các tông đồ của người Slav, là hai thánh Cyril và Mehtodius, đã hoạt động nhiều thế kỷ trước. Tôi nghĩ chủ ý là giúp người ta lưu ý. Đây là một cách lôi cuốn giới trẻ, những người luôn muốn được biết phụng vụ đông phương”.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Các Buổi Giáo Lý
Các trải nghiệm của người trẻ tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới để lại nơi họ một ấn tượng sâu sắc và lâu dài và cũng là một xúc tác và thúc đẩy để họ thực hiện các dấn thân và sáng kiến mới mẻ. Họ trải nghiệm những gì trong những ngày Đại Hội? Họ gặp gỡ những ai? Các yếu tố chính của những ngày Đại Hội đã góp phần lớn lao vào thừa tác mục vụ hữu hiệu cho người trẻ và với người trẻ. Các yếu tố này: Chúa Kitô, Sách Thánh, giáo lý, các bí tích (nhất là Hòa Giải và Thánh Thể), việc đạo đức, việc sùng kính, Thánh Giá Đại Hội, các thánh, cùng với các thời khắc hành hương, Lễ Hội Tuổi Trẻ, các dự án phục vụ xã hội, ơn gọi, hy vọng sẽ tìm được vị trí trung tâm trong các cố gắng mục vụ của chúng ta với người trẻ.
Một thành quả rất tích cực của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là chủ đề Sách Thánh dành cho mỗi biến cố. Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 31 tại Krakow năm 2016 là “Ai có lòng thương xót ấy là phúc thật, vì họ sẽ được thương xót” (Mt 5:7).
Trong các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lớn có tính quốc tế ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, hàng trăm các vị giám mục và Hồng Y cũng tham dự trong tư cách giáo lý viên. Mỗi ngày trong tuần Đại Hội, hàng ngàn người trẻ tụ tập quanh các vị giám mục và Hồng Y của họ để nghe các bài giảng dậy, “các bài giáo lý”, các bài suy niệm dựa trên Lời Thiên Chúa. Phát minh mới mẻ này đã nhận được đời sống riêng của nó và trở thành một phần nội tại trong các cử hành đức tin và văn hóa tuổi trẻ quốc tế.
Sau đây là một cái nhìn khái quát về cách chủ đề của việc cử hành quốc tế năm nay tại Krakow sẽ được khai triển ra sao trong các bài giáo lý hàng ngày hoặc trong các bài giảng dậy của các vị giám mục thế giới được chọn làm giáo lý viên. Bài giáo lý thường được giảng bằng tiếng mẹ đẻ của vị giám mục. Mỗi 3 bài giáo lý sẽ được trình bầy tại một địa điểm khác nhau.
Bài giáo lý các ngày 27, 28 và 29 tháng Bẩy sẽ được trình bầy bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các người trẻ có mặt tại Krakow. Khoảng 3 trăm vị giám mục khắp thế giới sẽ là các giáo lý viên. Mỗi vị giám mục giáo lý viên sẽ trình bầy 3 bài giáo lý trên các chủ đề liệt kê sau đây. Đại Hội chia sẻ chúng ở đây không phải chỉ cho các người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow mà còn cho nhiều nhóm không thể đến Ba Lan được và sẽ cử hành Các Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại quê nhà, tụ họp quanh các vị giám mục và mục tử của họ.
Thứ Tư, ngày 27 tháng Bẩy – Bài giáo lý thứ nhất
Đề tài: Nay là thời thương xót!
Tập chú vào đoạn trong Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất của Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015.
“Nhiều người tự hỏi trong tâm hồn: tại sao ngày nay mà còn cần Năm Thánh Thương Xót? Đơn giản chỉ vì trong thời buổi thay đổi lớn lao có tính lịch sử này, Giáo Hội được kêu gọi phải cung cấp nhiều dấu chỉ hữu hiệu hơn cho thấy Thiên Chúa hiện hữu và gần gũi ta. Đây là thời để Giáo Hội khám phá lại ý nghĩa của sứ mệnh mà Chúa của mình đã ủy thác cho mình vào ngày Phục Sinh: trở thành dấu chỉ và dụng cụ của lòng thương xót của Chúa Cha (xem Ga 20:21-23). Một năm trong đó để Chúa Giêsu đánh động và được lòng thương xót của Người biến cải, hầu trở nên các nhân chứng của lòng thương xót?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bài Giảng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015).
Thứ Năm, ngày 28 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ hai
Đề tài: Chúng ta hãy để lòng thương xót của Chúa Kitô đánh động
Tập chú vào đoạn trong Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016.
“Các con, các thanh nam thanh nữ thân yêu, các con có bao giờ cảm nhận được cái nhìn yêu thương hoài hoài trên các con, một cái nhìn quá bên kia các tội lỗi, các giới hạn và các sai phạm của các con, và vẫn cứ tin tưởng ở các con và hy vọng trông mong ở đời các con chưa? Các con có nhận ra rằng các con qúy báu dường bao đối với Thiên Chúa, Đấng đã ban cho các con mọi sự chỉ vì yêu các con không?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Sứ Điệp gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016).
Thứ Sáu, ngày 29 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ ba
Đề tài: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con trở thành khí cụ của lòng Chúa thương xót!
Tập chú vào một số đoạn trích từ Nhật Ký của Thánh Nữ Faustina Kowalska.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để mắt con biết thương xót, ngõ hầu con không bao giờ nghi ngờ hay phán đoán từ dáng vẻ bề ngoài, nhưng tìm kiếm những gì đẹp đẽ trong linh hồn các người lân cận của con và chạy tới cứu giúp họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tai con biết thương xót, ngõ hầu con có thể lưu ý tới nhu cầu của các người lân cận của con và đừng dửng dưng trước các nỗi đau và buồn thảm của họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để lưỡi con biết thương xót ngõ hầu con không bao giờ nói tiêu cực về các người lân cận của con, nhưng có lời an ủi và tha thứ mọi người.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tay con biết thương xót và đầy những việc làm tốt lành.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để chân con biết thương xót, ngõ hầu con mau mắn giúp đỡ người lân cận của con, thắng vượt sự mệt mỏi và kiệt sức của riêng con.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con, để trái tim con biết thương xót ngõ hầu con biết cảm nhận mọi đau khổ của người lân cận của con (Nhật Ký Thánh Nữ Faustina Kowalska, 163).
Các vị giám mục được khích lệ giảng những bài dậy ứng khẩu, trình bầy các điển hình và những giai thoại có ý nghĩa. Người trẻ đánh giá cao các câu trả lời đơn sơ nhưng có thế giá cho các câu hỏi của họ. Vì thế, các vị giám mục được mạnh mẽ khích lệ đem các câu truyện và các chứng tá riêng của các ngài vào bài giáo lý, và trình bầy với giới trẻ các điển hình mẫu gương tích cực (hạnh các thánh; các “người hùng” trẻ tuổi như Chân Phúc Pier Giorgio Frassati và Chân Phúc Chiara Luce Badano; các thánh bổn mạng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016: Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Nữ Faustina).
Các giám mục giáo lý viên được yêu cầu khai triển đề tài hàng ngày để nói vào khoảng 20 phút. Sau đó dành thì giờ thoả đáng để người trẻ đặt câu hỏi và vị giám mục trả lời. Mỗi ngày, bài giáo lý sẽ kết thúc với Thánh Lễ do vị giám mục giáo lý viên chủ tế; ngài sẽ giảng một bài giảng ngắn.
Trong các ngày có giáo lý, mọi nhóm giới trẻ sẽ được lần lượt mời tham dự Cuộc Hành Hương Thương Xót từ Đền Thánh Gioan Phaolô II tới Đền Thánh Chúa Thương xót.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành các Thánh Lễ với các yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương
Khía cạnh huyền nhiệm ấy được Nghi Trưởng Các Cử Hành Phụng Vụ của Đức Giáo Hoàng, Đức Ông Guido Marini, nhấn mạnh. Thực vậy, nhân chuyến viếng Krakow tuần này, ngài nói với các ký giả tại Trung Tâm Báo Chí của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới rằng các Thánh Lễ có sự tham dự của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới sẽ bao gồm nhiều yếu tố của phụng vụ Chính Thống.
Trong khi lưu lại Ba Lan, Đức Ông Marini đã thăm Công Viên Blonie và Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi gần Wieliczka. Ngài nói chuyện với Ủy Ban Tổ Chức về các vấn đề liên quan tới việc sắp xếp âm nhạc và phụng vụ trong Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành. Đức Ông nói rằng vì Đức Giáo Hoàng Phanxicô không nói tiếng Ba Lan, nên đã có quyết định là các thánh lễ sẽ được cử hành bằng tiếng La Tinh, và Đức Giáo Hoàng sẽ giảng bằng tiếng Ý. Sẽ có phiên dịch cho các khách hành hương.
Khi được hỏi về chủ đề của các cử hành phụng vụ khác nhau, Đức Ông Marini nói rằng “Chắc chắn, mỗi ngày sẽ có đặc điểm riêng của nó, tùy theo Đức Giáo Hoàng gặp nhóm nào hay những người nào vào hôm đó, nhưng chắc chắn chủ đề chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tức lòng thương xót của Thiên Chúa, sẽ nổi bật trong mỗi cuộc gặp gỡ này”.
Đức Ông Marini nói với các nhà báo rằng: “Một số yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương sẽ được lồng vào. Điều này đã được thỏa thuận với các vị có trách nhiệm về phụng vụ tại Ba Lan, hầu đánh dấu sự hiện diện của truyền thống Đông Phương tại các khu vực này”.
Dorota Abdelmoula, phát ngôn viên của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, thì cho biết: “Trước mỗi buổi tụ họp phụng vụ, Đức Thánh Cha muốn được lái xe đưa đi giữa các khu vực để có dịp gặp gỡ các tín hữu một cách thân mật, và chúng tôi phải bảo đảm sao cho mọi sự đều theo khung thời gian, để các biến cố không quá dài cho cả Đức Thánh Cha lẫn khách hành hương”.
Mỗi buổi phụng vụ của Đức Giáo Hoàng sẽ kéo dài chừng 1 tiếng rưỡi đồng hồ.
Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav
Cha Grzegorz Nazar nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Trong ba biến cố chính của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng Ba Lan và tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Đây là cách nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các Giáo Hội Đông Phương tại Âu Châu”.
Tiếng cổ của Giáo Hội Slav sẽ được dùng trong nghi lễ khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, trong nghi thức chào đón Đức Giáo Hoàng và trong nghi thức sai đi tại Khuôn Viên Thương Xót ở Brzegi.
Cha Nazar, người có nhiệm vụ liên lạc với các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương trong Ủy Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, nói với Thông Tấn Xã Ba Lan rằng: “Mục đích là để biểu lộ sự phân bố rộng lớn của Giáo Hội Công Giáo tại Âu Châu”.
Trong khuôn khổ Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Công Giáo Rôma và 23 Giáo Hội Đông Phương điều hành dưới thẩm quyền tối cao của Đức Giáo Hoàng. Hai mươi ba Giáo Hội Đông Phương này được chia thành 5 truyền thống, trong đó có truyền thống Byzantine, là truyền thống chung nhất tại Âu Châu. Các Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp cũng thuộc truyền thống vừa kể.
Cha Nazar giải thích: “mọi quốc gia nói tiếng Slav trung thành với truyền thống Byzantine đều sử dụng tiếng cổ của Giáo Hội Slav trong phụng vụ của họ”.
Các Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương khác với Giáo Hội Công Giáo Rôma ở phụng vụ, lịch, luật lệ, số các ngày ăn chay, nhưng không khác về tín lý hoặc bí tích.
Các bản văn Tin Mừng, được đọc tại Công Viên Blonia và tại Khuôn Viên Thương Xót, là các bản dịch trung thành từ tiếng Ba Lan sang tiếng cổ của Giáo Hội Slav. Vào các ngày 26 và 31 tháng Bẩy, các bản văn này sẽ được các phó tế đọc, trong khi vào ngày 28 tháng Bẩy, chúng được một linh mục đọc. Các bài đọc sẽ được bắt đầu và kết thúc với các ca khúc của Ca Đoàn Mikhail Werbycki đến từ Przemysl.
Phụng vụ của Giáo Hội Byzantine vốn có đặc điểm huyền nhiệm, năng động hơn và được cộng đoàn tham dự cách tích cực, dấn thân nhiều vào việc cảm nghiệm điều được cử hành. Các vị cử hành phụng vụ không tĩnh tụ, các ngài đến trước bình phong ngăn cung thánh (iconostasis) nhiều lần trong lúc cử hành. Nghi lễ Byzantine không dùng chữ Thánh Lễ, mà dùng chữ phụng vụ (tiếng Hy Lạp là leiturgia có nghĩa “việc chung”).
Theo Cha Nazar, không phải là chuyện tình cờ khi bao gồm một số phần phụng vụ bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav vào các cử hành của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng tới Ba Lan, một nước nằm gần các lãnh thổ mà các tông đồ của người Slav, là hai thánh Cyril và Mehtodius, đã hoạt động nhiều thế kỷ trước. Tôi nghĩ chủ ý là giúp người ta lưu ý. Đây là một cách lôi cuốn giới trẻ, những người luôn muốn được biết phụng vụ đông phương”.
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Các Buổi Giáo Lý
Các trải nghiệm của người trẻ tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới để lại nơi họ một ấn tượng sâu sắc và lâu dài và cũng là một xúc tác và thúc đẩy để họ thực hiện các dấn thân và sáng kiến mới mẻ. Họ trải nghiệm những gì trong những ngày Đại Hội? Họ gặp gỡ những ai? Các yếu tố chính của những ngày Đại Hội đã góp phần lớn lao vào thừa tác mục vụ hữu hiệu cho người trẻ và với người trẻ. Các yếu tố này: Chúa Kitô, Sách Thánh, giáo lý, các bí tích (nhất là Hòa Giải và Thánh Thể), việc đạo đức, việc sùng kính, Thánh Giá Đại Hội, các thánh, cùng với các thời khắc hành hương, Lễ Hội Tuổi Trẻ, các dự án phục vụ xã hội, ơn gọi, hy vọng sẽ tìm được vị trí trung tâm trong các cố gắng mục vụ của chúng ta với người trẻ.
Một thành quả rất tích cực của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là chủ đề Sách Thánh dành cho mỗi biến cố. Chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần thứ 31 tại Krakow năm 2016 là “Ai có lòng thương xót ấy là phúc thật, vì họ sẽ được thương xót” (Mt 5:7).
Trong các Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lớn có tính quốc tế ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, hàng trăm các vị giám mục và Hồng Y cũng tham dự trong tư cách giáo lý viên. Mỗi ngày trong tuần Đại Hội, hàng ngàn người trẻ tụ tập quanh các vị giám mục và Hồng Y của họ để nghe các bài giảng dậy, “các bài giáo lý”, các bài suy niệm dựa trên Lời Thiên Chúa. Phát minh mới mẻ này đã nhận được đời sống riêng của nó và trở thành một phần nội tại trong các cử hành đức tin và văn hóa tuổi trẻ quốc tế.
Sau đây là một cái nhìn khái quát về cách chủ đề của việc cử hành quốc tế năm nay tại Krakow sẽ được khai triển ra sao trong các bài giáo lý hàng ngày hoặc trong các bài giảng dậy của các vị giám mục thế giới được chọn làm giáo lý viên. Bài giáo lý thường được giảng bằng tiếng mẹ đẻ của vị giám mục. Mỗi 3 bài giáo lý sẽ được trình bầy tại một địa điểm khác nhau.
Bài giáo lý các ngày 27, 28 và 29 tháng Bẩy sẽ được trình bầy bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các người trẻ có mặt tại Krakow. Khoảng 3 trăm vị giám mục khắp thế giới sẽ là các giáo lý viên. Mỗi vị giám mục giáo lý viên sẽ trình bầy 3 bài giáo lý trên các chủ đề liệt kê sau đây. Đại Hội chia sẻ chúng ở đây không phải chỉ cho các người tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow mà còn cho nhiều nhóm không thể đến Ba Lan được và sẽ cử hành Các Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại quê nhà, tụ họp quanh các vị giám mục và mục tử của họ.
Thứ Tư, ngày 27 tháng Bẩy – Bài giáo lý thứ nhất
Đề tài: Nay là thời thương xót!
Tập chú vào đoạn trong Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất của Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015.
“Nhiều người tự hỏi trong tâm hồn: tại sao ngày nay mà còn cần Năm Thánh Thương Xót? Đơn giản chỉ vì trong thời buổi thay đổi lớn lao có tính lịch sử này, Giáo Hội được kêu gọi phải cung cấp nhiều dấu chỉ hữu hiệu hơn cho thấy Thiên Chúa hiện hữu và gần gũi ta. Đây là thời để Giáo Hội khám phá lại ý nghĩa của sứ mệnh mà Chúa của mình đã ủy thác cho mình vào ngày Phục Sinh: trở thành dấu chỉ và dụng cụ của lòng thương xót của Chúa Cha (xem Ga 20:21-23). Một năm trong đó để Chúa Giêsu đánh động và được lòng thương xót của Người biến cải, hầu trở nên các nhân chứng của lòng thương xót?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bài Giảng khi đọc Kinh Chiều Thứ Nhất Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót, 11 tháng Tư năm 2015).
Thứ Năm, ngày 28 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ hai
Đề tài: Chúng ta hãy để lòng thương xót của Chúa Kitô đánh động
Tập chú vào đoạn trong Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016.
“Các con, các thanh nam thanh nữ thân yêu, các con có bao giờ cảm nhận được cái nhìn yêu thương hoài hoài trên các con, một cái nhìn quá bên kia các tội lỗi, các giới hạn và các sai phạm của các con, và vẫn cứ tin tưởng ở các con và hy vọng trông mong ở đời các con chưa? Các con có nhận ra rằng các con qúy báu dường bao đối với Thiên Chúa, Đấng đã ban cho các con mọi sự chỉ vì yêu các con không?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Sứ Điệp gửi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016).
Thứ Sáu, ngày 29 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ ba
Đề tài: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con trở thành khí cụ của lòng Chúa thương xót!
Tập chú vào một số đoạn trích từ Nhật Ký của Thánh Nữ Faustina Kowalska.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để mắt con biết thương xót, ngõ hầu con không bao giờ nghi ngờ hay phán đoán từ dáng vẻ bề ngoài, nhưng tìm kiếm những gì đẹp đẽ trong linh hồn các người lân cận của con và chạy tới cứu giúp họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tai con biết thương xót, ngõ hầu con có thể lưu ý tới nhu cầu của các người lân cận của con và đừng dửng dưng trước các nỗi đau và buồn thảm của họ.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để lưỡi con biết thương xót ngõ hầu con không bao giờ nói tiêu cực về các người lân cận của con, nhưng có lời an ủi và tha thứ mọi người.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để tay con biết thương xót và đầy những việc làm tốt lành.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con để chân con biết thương xót, ngõ hầu con mau mắn giúp đỡ người lân cận của con, thắng vượt sự mệt mỏi và kiệt sức của riêng con.
“Ôi lạy Chúa, xin Chúa giúp con, để trái tim con biết thương xót ngõ hầu con biết cảm nhận mọi đau khổ của người lân cận của con (Nhật Ký Thánh Nữ Faustina Kowalska, 163).
Các vị giám mục được khích lệ giảng những bài dậy ứng khẩu, trình bầy các điển hình và những giai thoại có ý nghĩa. Người trẻ đánh giá cao các câu trả lời đơn sơ nhưng có thế giá cho các câu hỏi của họ. Vì thế, các vị giám mục được mạnh mẽ khích lệ đem các câu truyện và các chứng tá riêng của các ngài vào bài giáo lý, và trình bầy với giới trẻ các điển hình mẫu gương tích cực (hạnh các thánh; các “người hùng” trẻ tuổi như Chân Phúc Pier Giorgio Frassati và Chân Phúc Chiara Luce Badano; các thánh bổn mạng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016: Thánh Gioan Phaolô II và Thánh Nữ Faustina).
Các giám mục giáo lý viên được yêu cầu khai triển đề tài hàng ngày để nói vào khoảng 20 phút. Sau đó dành thì giờ thoả đáng để người trẻ đặt câu hỏi và vị giám mục trả lời. Mỗi ngày, bài giáo lý sẽ kết thúc với Thánh Lễ do vị giám mục giáo lý viên chủ tế; ngài sẽ giảng một bài giảng ngắn.
Trong các ngày có giáo lý, mọi nhóm giới trẻ sẽ được lần lượt mời tham dự Cuộc Hành Hương Thương Xót từ Đền Thánh Gioan Phaolô II tới Đền Thánh Chúa Thương xót.
Kinh Truyền Tin trưa 17 tháng Bẩy: Hãy học biết lắng nghe nhau
VietCatholic Network
20:56 18/07/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Biết lắng nghe Chúa Giêsu, lắng nghe lời soi sáng của Ngài, là cách thức tiếp đón Chúa ưa thích nhất. Chúng ta hãy biết lắng nghe nhau giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái người thân, bạn bè. Nó là một nhân đức nhân bản và kitô quan trọng, ngày nay đang có nguy cơ bị lãng quên. Trong khả năng lắng nghe có gốc rễ của hoà bình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hôm qua với mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu, tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô.
Trong bài huấn du Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng Chúa Nhật, trích từ chương 10 Phúc Âm thánh Luca, kể lại biến cố Chúa Giêsu vào làng Betania ghé thăm nhà hai chị em Marta và Maria. Đức Thánh Cha nói: “Cả hai đều đều tiếp đón Chúa, nhưng họ làm điều đó trong các cách thức khác nhau. Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu và lắng nghe lời Ngài (c. 39). Marta, trái lại, hoàn toàn bận bịu với các điều phải chuẩn bị; và tới một lúc nào đó nàng nói với Chúa Giêsu: “Lậy Chúa, em con để một mình con phục vụ mà Chúa không quan tâm gì sao? Xin hãy bảo nó giúp con” (c-40). Và Chúa Giêsu trả lời: “Marta, Marta, con lo lắng nhiều chuyện quá, chỉ có một chuyện cần thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất, và nó sẽ không bị lấy mất đi” (cc.41-42). Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Trong sự chộn rộn và bận việc của mình Marta có nguy cơ quên. Và đây là vấn đề: có nguy cơ quên điều quan trọng nhất, nghĩa là sự hiện diện của vị khách, trong trường hợp này là Chúa Giêsu. Người ta quên sự hiện diện của khách. Và khách thì không phải chỉ được phục vụ, nuôi dưỡng, săn sóc trong mọi cách. Nhưng nhất là cần đưọc lắng nghe nữa. Xin anh chị em hãy nhớ kỹ từ này: lắng nghe! Bởi vì khách được tiếp đón như một người, với lịch sử của họ, với con tim giầu tình cảm và tư tưởng của họ, như thế họ có thể cảm thấy thực sự như ở trong gia đình. Nhưng nếu bạn tiếp đón một người khách vào nhà bạn và tiếp tục làm các việc, để họ ngồi đó, bạn câm nín và họ câm nín, như thể họ là đá: khách bằng đá. Không! Cần phải lắng nghe khách! Khi Chúa Giêsu nói với Marta chỉ có một điều cần thôi, chắc chắc câu Chúa trả lới cho Marta tìm thấy ý nghĩa tràn đầy của nó trong sự quy chiếu vào việc lắng nghe lời của chính Chúa Giêsu, lời soi sáng và nâng đỡ tất cả những gì chúng ta là và những gì chúng ta làm. Chẳng hạn nếu chúng ta đi cầu nguyện trước Chúa chịu đóng đanh và chúng ta nói, nói và nói, rồi đi về, chúng ta không lắng nghe Chúa Giêsu! Chúng ta không để cho Chúa nói với con tim chúng ta. Lắng nghe: đó là từ chià khóa. Xin anh chị em đừng quên! Chúng ta không được quên rằng Lời của Chúa Giêsu soi sáng chúng ta, nâng đỡ tất cả những gì chúng ta là và những gì chúng ta làm. Chúng ta không được quên rằng cả trong nhà của Marta và Maria, trước khi là Chúa và là Thầy, Chúa Giêsu là người hành hương và là khách. Như thế, câu trả lời của Ngài có ý nghĩa đầu tiên và lập tức này: “Marta, Marta, tại sao con lại bận rộn vì khách tới nỗi quên đi sự hiện diện của họ? Khách bằng đá. Để tiếp đón Ngài không cần phải có nhiều điều, trái lại chỉ có một điều duy nhất cần thiết thôi: lắng nghe Ngài – lời: lắng nghe Ngài – chứng minh cho Ngài thấy một cử chỉ huynh đêj, làm sao để Ngài cảm thấy đang ở trong gia đình, chứ không phải ở trong một nơi tạm bợ”.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ:
Hiểu như thế lòng hiếu khách là một trong các công việc của lòng thương xót, xem ra thực sự là một nhân dức nhân bản và kitô, một nhân đức mà trong thế giới ngày nay có nguy cơ bị lơ là. Thật thế, người ta gia tăng các nhà thương và nhà dưỡng lão, nhưng người ta không luôn luôn thực thi một lòng hiếu khách thực sự trong các môi trường này. Người ta làm nảy sinh ra nhiều cơ cấu, dự kiến cho nhiều hình thức bệnh tật, cô đơn, bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, nhưng lại giảm khả thể tìm thấy ai đó sẵn sàng lắng nghe đối với người ngoại quốc, bị gạt bỏ bên lề, bị loại trừ. Bởi vì họ là người xa lạ, tỵ nạn, di cư. Lắng nghe lịch sử đớn đau ấy của họ! Cả trong gia đình, giữa các người thân cũng có thể xảy ra việc dễ tìm thấy các phục vụ và săn sóc thuộc nhiều loại khác nhau hơn là sự lắng nghe và tiếp đón. Ngày nay chúng ta bận bịu một cách cuồng loạn bởi biết bao nhiêu vấn đề - và có vài vấn đề không quan trọng - đến nỗi thiếu khả năng lắng nghe. Chúng ta liên tục bận rộn, và như thế chúng ta không có thời giờ để lắng nghe. Tôi muốn hỏi anh chị em một điều, và mỗi người hãy trả lời trong tim mình: “Này anh là chồng, anh có thời giờ để lắng nghe vợ không? Và chị là vợ, chị có giờ lắng nghe chồng chị không? Các anh chị em là cha mẹ, các anh chị em có giờ, có giờ để mất thì giờ, để lắng nghe con cái, ông bà của các anh chị em, hoặc người già không? – “Nhưng mà ông bà luôn luôn nói cùng một chuyện, họ nhàm chán lắm... “ – “Nhưng họ cần được lắng nghe”. Lắng nghe. Tôi xin anh chị em học lắng nghe và dành nhiều thời giờ hơn để lắng nghe. Trong khả năng lắng nghe có gốc rễ của hoà bình.
Xin Đức Trinh Nữ Maria. Mẹ của lắng nghe và sốt sắng phục vụ, dậy chúng ta biết tiếp đón và hiếu khách đối với các anh chị em của chúng ta.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã lại chia buồn về vụ khủng bố tại Nice tối 14 tháng 7 vừa qua. Ngài nói:
Trong tim của chúng ta vẫn còn sống động nỗi đớn đau vì tai ương xảy ra chiều thứ năm vừa qua tại Nice, đã đốn ngã biết bao mạng sống vô tội, kể cả trẻ em… Tôi gần gũi với từng gia đình và toàn quốc gia Pháp đang để tang. Xin Thiên Chúa là Cha từ nhân đón nhận tất cả các nạn nhân vào trong sự an bình của Ngài, nâng đỡ các người bị thương và an ủi thân nhân của họ. Xin Ngài đánh tan mọi dự tính khủng bố và chết chóc, để đừng có ai còn dám đổ máu người anh em nữa. Tôi xin gửi một vòng tay ôm hiền phụ và huynh đệ tới tất cả các cư dân thành phố Nice và toàn quốc gia Pháp. Và bây giờ tất cả chúng ta hãy cầu nguyện, nghĩ tới tai ương này, nghĩ tới các nạn nhân, các người thân. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng. Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đọc một Kinh Kính Mừng cầu nguyện cho các nạn nhân.
Ngài đã chào tín hữu hiện diện, đặc biệt các đoàn hành hương Ai Len, tín hữu các giáo phận Armagh và Derry, cũng như các Phó tế vĩnh viễn giáo phận Elphin và phu nhân. Ngài cũng chào cha giám đốc và các chủng sinh đại Chủng viện thần học thánh Pio X vùng Calabria, các bạn trẻ giáo phận Cremona, các bạn trẻ thuộc cộng đoàn các Thánh Tông Đồ Milano, các trẻ em giúp lễ giáo phận Treviso, và nhiều tín hữu Trung Quốc.
Top Stories
Singapour: Les trésors enfouis de la cathédrale du Bon Pasteur à Singapour
Eglises d'Asie
09:51 18/07/2016
Une « capsule temporelle » de 173 ans vient d’être découverte par des ouvriers lors de travaux de restauration de la cathédrale du Bon Pasteur à Singapour. « Une découverte rare », estiment les experts, et d’autant plus
importante que la cité de Singapour n’a été fondée qu’en 1819, c’est-à-dire vingt-quatre ans seulement avant l’enfouissement de cette capsule temporelle. Recouverte par la première pierre symbolique des fondations, dans un trou de la taille d’une boîte à chaussures, la capsule contenait des publications (un livret de prières et des journaux de 1843), 24 pièces de monnaie du XVIIIe et du XIXe siècle (provenant du Vietnam, de Grande-Bretagne, de France, du Portugal et d’Espagne), ainsi que des pièces utilisées par les marchands locaux pour payer les ouvriers dans les plantations. Un contenu qui reflète les préoccupations de la première communauté catholique de Singapour ainsi que la complexité et la diversité des échanges commerciaux de l’époque.
La première église catholique de Singapour
La cathédrale du Bon Pasteur (Cathedral of the Good Shepherd) est la plus ancienne église catholique de Singapour. La cérémonie de pose de la première pierre de l’église remonte au dimanche 18 juin 1843; elle est organisée par le P. Jean-Marie Beurel (1813-1872), missionnaire français, membre des MEP (Missions Etrangères de Paris). A cette date, le missionnaire âgé d’à peine 30 ans n’est présent dans la cité portuaire que depuis quatre ans, mais il déploie une énergie considérable au service du développement du catholicisme dans ce territoire britannique racheté en 1819 par Sir Thomas Stamford Raffles au sultan de Johor pour 33 000 dollars espagnols.
C’est lors de ce dimanche 18 juin 1843 qu’un « document traduit en cinq langues (latin, français, portugais, chinois et malais), (…) des pièces de monnaies anglaises, françaises, espagnoles et des journaux comme le Singapore Free Press et le Straits Messenger sont placés dans des vases et ensuite disposés dans les fondations de l’église », écrivent Maxime Pilon et Danièle Weiler dans un ouvrage de 2011 consacré aux Français à Singapour (Les Editions du Pacifique). Seules les archives laissées par le P. Beurel permettaient de connaître l’existence de cette « capsule temporelle » placée à dessein dans les fondations du lieu de culte, mais nul ne l’avait jamais vue. La surprise a donc été de taille lorsque, il y a quelques semaines, à l’occasion des travaux de rénovation de la cathédrale, la boîte contenant ces objets a été découverte dans un bon état de conservation.
En 1843, on se référait à la cathédrale du Bon Pasteur en parlant de la « Greja Franchis » (‘l’église française’). Le P. Beurel, qui tenait un journal et des comptes très précis, avait remué ciel et terre pour rassembler les 18 355,22 ‘dollars espagnols’ nécessaires à la construction de l’édifice (1). Il avait obtenu 4 000 francs de la reine Marie-Amélie de France, épouse de Louis-Philippe en 1840, et l’évêque de Manille de l’époque lui avait donné 3 000 ‘dollars espagnols’.
Ce sont des fissures dans les murs, le sol et les colonnes de la cathédrale, apparues en 2006, qui ont motivé la campagne de restauration actuellement en cours. Des fissures sans doute causées par des constructions souterraines menées dernièrement à proximité (pour le métro et l’université SMU – Singapore Management University). Le clocher penchait dangereusement et le bâtiment, classé au Patrimoine en 1973, souffrait de son âge avancé. La restauration de la cathédrale n’a toutefois débuté qu’en 2013, le temps pour le diocèse de réunir les 40 millions de dollars singapouriens (environ 27 millions d’euros) nécessaires au chantier de rénovation. « La générosité des gens m’a vraiment beaucoup touché », explique le P. Adrian Anthony, en charge de l’ensemble du projet. Mais la cathédrale n’étant pas une église paroissiale, le prêtre n’avait pas de communauté sur laquelle s’appuyer. Le bureau de la « Préservation des Monuments » n’ayant accordé qu’une subvention de 1,5 million S$, le diocèse a fait appel à la générosité des catholiques. L’église du Cœur immaculé de Marie, par exemple, organisa un tournoi de golf qui a permis de collecter 200 000 S$ en 2011. Une femme âgée a vendu sa maison et donné 1,2 million S$. Un couple de retraités a contribué à hauteur de 3 millions S$.
Dans un premier temps, il a fallu renforcer les fondations de la cathédrale. Un sous-sol pour les messes en semaine et une crypte seront ajoutés, ainsi qu’un bâtiment annexe de trois étages avec un centre du patrimoine pour relater l’histoire du catholicisme à Singapour et rendre accessible aux visiteurs les trésors de la cathédrale dans une galerie d’exposition. L’intérieur de l’église sera climatisé et le grand orgue restauré. La fin des travaux est prévue pour décembre 2016 et une cérémonie pour la consécration de la cathédrale aura lieu le 14 février 2017.
Les trouvailles d’un sacristain
La capsule temporelle est un peu comme la cerise sur le gâteau des découvertes faites lors de la rénovation de l’église, estiment les responsables du chantier. « Dans la pénombre de la sacristie de la cathédrale du Bon Pasteur, M. Jevon Liew [un bénévole travaillant pour la cathédrale - NDLR] examinait un crucifix en laiton et une paire de chandeliers. Ce matin-là, en 2013, il a remarqué des inscriptions françaises identiques autour de leurs bases. Traduits, les mots faisaient référence à une étape importante dans l’histoire de l’Eglise catholique à Singapour: ces objets étaient des dons de la France à la cathédrale en 1897, l’année de sa consécration officielle », rapportait le Straits Times, le mois dernier.
Autre trésor découvert dans la sacristie: l’anneau épiscopal orné d’une améthyste ayant appartenu à Mgr Michel Olçomendy (1901-1977), le premier archevêque de Singapour, n’a pu être identifié que grâce à la découverte d’une photo publiée dans le Straits Times en 1951; on peut y voir l’archevêque avec sa bague portée sur sa main gantée. Le livret de messe utilisé par le pape Jean-Paul II en 1986, lors de son passage à Singapour, a, quant à lui, été retrouvé à l’intérieur d’un classeur dans un placard poussiéreux. Ces objets et bien d’autres sont le témoignage de la vie de l’Eglise catholique de Singapour depuis la naissance de la cité-Etat.
« Une découverte comme celle-ci nous reconnecte avec le passé. Cela nous encourage également à nous raccrocher à la foi et à préserver l’histoire de l’Eglise », souligne Mgr Philip Heng, l’actuel recteur de la cathédrale du Bon Pasteur. Il a partagé son intention de mettre des journaux actuels, des pièces de monnaie et des billets de Singapour et peut-être même « quelques-unes des vieilles pièces de monnaie découvertes dans la capsule temporelle originale » dans une boîte métallique de la taille d’une brique qui sera enfermée dans la nouvelle colonne qui se trouve à l’emplacement de l’ancienne. « Dans les années à venir, dans deux cents ans peut-être, j’espère que la découverte sera préservée pour les générations futures », a déclaré Mgr Heng. (eda/jb)
(1) Pour avoir un ordre d’idée, un ‘coolie’ (travailleur manuel) était payé cinq dollars espagnol pour un mois de travail à casser des pierres (d’après les archives du P. Beurel).
(Source: Eglises d'Asie, le 17 juillet 2016)
La première église catholique de Singapour
La cathédrale du Bon Pasteur (Cathedral of the Good Shepherd) est la plus ancienne église catholique de Singapour. La cérémonie de pose de la première pierre de l’église remonte au dimanche 18 juin 1843; elle est organisée par le P. Jean-Marie Beurel (1813-1872), missionnaire français, membre des MEP (Missions Etrangères de Paris). A cette date, le missionnaire âgé d’à peine 30 ans n’est présent dans la cité portuaire que depuis quatre ans, mais il déploie une énergie considérable au service du développement du catholicisme dans ce territoire britannique racheté en 1819 par Sir Thomas Stamford Raffles au sultan de Johor pour 33 000 dollars espagnols.
C’est lors de ce dimanche 18 juin 1843 qu’un « document traduit en cinq langues (latin, français, portugais, chinois et malais), (…) des pièces de monnaies anglaises, françaises, espagnoles et des journaux comme le Singapore Free Press et le Straits Messenger sont placés dans des vases et ensuite disposés dans les fondations de l’église », écrivent Maxime Pilon et Danièle Weiler dans un ouvrage de 2011 consacré aux Français à Singapour (Les Editions du Pacifique). Seules les archives laissées par le P. Beurel permettaient de connaître l’existence de cette « capsule temporelle » placée à dessein dans les fondations du lieu de culte, mais nul ne l’avait jamais vue. La surprise a donc été de taille lorsque, il y a quelques semaines, à l’occasion des travaux de rénovation de la cathédrale, la boîte contenant ces objets a été découverte dans un bon état de conservation.
En 1843, on se référait à la cathédrale du Bon Pasteur en parlant de la « Greja Franchis » (‘l’église française’). Le P. Beurel, qui tenait un journal et des comptes très précis, avait remué ciel et terre pour rassembler les 18 355,22 ‘dollars espagnols’ nécessaires à la construction de l’édifice (1). Il avait obtenu 4 000 francs de la reine Marie-Amélie de France, épouse de Louis-Philippe en 1840, et l’évêque de Manille de l’époque lui avait donné 3 000 ‘dollars espagnols’.
Le P. Jean-Marie Beurel, MEP |
Dans un premier temps, il a fallu renforcer les fondations de la cathédrale. Un sous-sol pour les messes en semaine et une crypte seront ajoutés, ainsi qu’un bâtiment annexe de trois étages avec un centre du patrimoine pour relater l’histoire du catholicisme à Singapour et rendre accessible aux visiteurs les trésors de la cathédrale dans une galerie d’exposition. L’intérieur de l’église sera climatisé et le grand orgue restauré. La fin des travaux est prévue pour décembre 2016 et une cérémonie pour la consécration de la cathédrale aura lieu le 14 février 2017.
Les trouvailles d’un sacristain
La capsule temporelle est un peu comme la cerise sur le gâteau des découvertes faites lors de la rénovation de l’église, estiment les responsables du chantier. « Dans la pénombre de la sacristie de la cathédrale du Bon Pasteur, M. Jevon Liew [un bénévole travaillant pour la cathédrale - NDLR] examinait un crucifix en laiton et une paire de chandeliers. Ce matin-là, en 2013, il a remarqué des inscriptions françaises identiques autour de leurs bases. Traduits, les mots faisaient référence à une étape importante dans l’histoire de l’Eglise catholique à Singapour: ces objets étaient des dons de la France à la cathédrale en 1897, l’année de sa consécration officielle », rapportait le Straits Times, le mois dernier.
Les pièces et les journaux retrouvés dans une capsule |
« Une découverte comme celle-ci nous reconnecte avec le passé. Cela nous encourage également à nous raccrocher à la foi et à préserver l’histoire de l’Eglise », souligne Mgr Philip Heng, l’actuel recteur de la cathédrale du Bon Pasteur. Il a partagé son intention de mettre des journaux actuels, des pièces de monnaie et des billets de Singapour et peut-être même « quelques-unes des vieilles pièces de monnaie découvertes dans la capsule temporelle originale » dans une boîte métallique de la taille d’une brique qui sera enfermée dans la nouvelle colonne qui se trouve à l’emplacement de l’ancienne. « Dans les années à venir, dans deux cents ans peut-être, j’espère que la découverte sera préservée pour les générations futures », a déclaré Mgr Heng. (eda/jb)
(1) Pour avoir un ordre d’idée, un ‘coolie’ (travailleur manuel) était payé cinq dollars espagnol pour un mois de travail à casser des pierres (d’après les archives du P. Beurel).
(Source: Eglises d'Asie, le 17 juillet 2016)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ ban bí tích thêm sức và rước lễ lần đầu taị xứ Bến Sắn, GP Phú Cường
Giáo xứ Bến Sắn
19:01 18/07/2016
THÁNH LỄ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC VÀ RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU TẠI GIÁO XỨ BẾN SẮN
“… Hôm nay lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, chúng con cần ý thức được rằng Chúa Thánh Thần luôn đồng hành và thúc đẩy từ trong lòng để chúng con biết sống tốt đẹp như những người con của Chúa, có sự sống của Chúa trong mình, cần biết ý thức sống trách nhiệm chung, sống hiệp thông và chia sẻ… để với ơn Chúa ban mọi người sẽ không ngừng được tăng triển xứng đáng là gia đình con cái Thiên Chúa”.
Đó là lời chia sẻ của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, trong Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 20 em thiếu nhi, 17 anh chị em tân tòng và 50 em rước lễ lần đầu, được cử hành lúc 17g00 Chúa Nhật XVI thường niên ngày 17.7.2016, tại Giáo xứ Bến Sắn thuộc Giáo phận Phú Cường.
Xem Hình
Đồng tế với Đức Cha Giuse có cha chánh xứ Đa Minh cùng cha phó Phanxicô Salêxiô. Trong Thánh lễ, còn có sự hiện diện của quý soeur, các anh chị giáo lý viên, phụ huynh, cha mẹ đỡ đầu của các em cùng cộng đoàn giáo xứ. Với tâm thế chờ đợi ước mong, các em chuẩn bị lãnh các bí tích tiến vào thánh đường giữa tiếng ca trầm bổng của ca đoàn và sốt sắng tham dự Thánh lễ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện đặc biệt cho các em được lãnh bí tích hôm nay. Xin Chúa ban cho các em được hưởng dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, để các em được lớn lên trưởng thành hơn trong đời sống đức tin và biết sống chứng nhân cho Chúa hàng ngày qua sự hướng dẫn và đổi mới của Chúa Thánh Thần.
Trong bài giảng, Đức Cha cũng giúp cho mọi người, cách đặc biệt các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức hiểu về sức mạnh tác động của Thánh Thần qua dòng lịch sử cứu độ và cả trong đời sống con người. Chính Chúa Thánh Thần là nguồn mạch ban sự sống và là sức mạnh liên kết mọi người trong Hội Thánh như những chi thể gắng liền với thân thể và Chúa Kitô là Đầu. Nhờ sự thúc đẩy của Ngài mà mỗi người biết ý thức hơn để sống đúng vai trò và sứ mệnh Chúa trao.
Sau phần chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha đã cử hành nghi thức thẩm vấn và đặt tay ban bí tích Thêm Sức cho 20 em thiếu nhi và 17 anh chị em dự tòng. Các ứng viên cùng người đỡ đầu hân hoan tiến lên nhận lãnh bí tích Thêm Sức trong bầu khí hết sức trang nghiêm.
Trong phần hiệp lễ, 50 em rước lễ lần đầu cũng lần lượt cùng với cha mẹ của mình tiến lên lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa Kitô từ Đức Cha Giuse. Một hình ảnh rất đẹp của gia đình Công Giáo (Cha mẹ và con cái hiệp thông trong nguồn ơn thiêng Thánh Thể).
Kết thúc Thánh lễ trong tâm tình tạ ơn, ông Phêrô Nguyễn Văn Công - Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ Bến Sắn, đại diện cộng đoàn gửi những lời tri ân đến Đức Cha Giuse, cha sở, cha phó, quý soeur cùng các anh chị giáo lý viên. Các em cũng dâng lên các ngài những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của toàn thể cộng đoàn.
Cha sở Đaminh cũng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Cha Giuse và các hội đoàn. Qua sự viếng thăm quý báu này của Đức Cha Giuse đã làm cho tình hiệp nhất và lòng yêu mến Giáo Hội, giáo phận của người giáo dân Bến Sắn được dâng cao. Cha Đa Minh cũng mời gọi mọi người tiếp tục chung tay xây dựng Tiểu Chủng viện, để công trình nhà Chúa sớm được hoàn thành tốt đẹp.
Sau phần đáp lời cám ơn, Đức Cha ban phép lành và cầu chúc mọi người được bình an.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g30 trong niềm hân hoan của mọi thành phần tham dự. Đức Cha và quý cha cùng các em lãnh bí tích ngày hôm nay chụp hình lưu niệm trong ngày lễ trọng đại này.
“… Hôm nay lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, chúng con cần ý thức được rằng Chúa Thánh Thần luôn đồng hành và thúc đẩy từ trong lòng để chúng con biết sống tốt đẹp như những người con của Chúa, có sự sống của Chúa trong mình, cần biết ý thức sống trách nhiệm chung, sống hiệp thông và chia sẻ… để với ơn Chúa ban mọi người sẽ không ngừng được tăng triển xứng đáng là gia đình con cái Thiên Chúa”.
Đó là lời chia sẻ của Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, trong Thánh lễ ban bí tích Thêm Sức cho 20 em thiếu nhi, 17 anh chị em tân tòng và 50 em rước lễ lần đầu, được cử hành lúc 17g00 Chúa Nhật XVI thường niên ngày 17.7.2016, tại Giáo xứ Bến Sắn thuộc Giáo phận Phú Cường.
Xem Hình
Đồng tế với Đức Cha Giuse có cha chánh xứ Đa Minh cùng cha phó Phanxicô Salêxiô. Trong Thánh lễ, còn có sự hiện diện của quý soeur, các anh chị giáo lý viên, phụ huynh, cha mẹ đỡ đầu của các em cùng cộng đoàn giáo xứ. Với tâm thế chờ đợi ước mong, các em chuẩn bị lãnh các bí tích tiến vào thánh đường giữa tiếng ca trầm bổng của ca đoàn và sốt sắng tham dự Thánh lễ.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện đặc biệt cho các em được lãnh bí tích hôm nay. Xin Chúa ban cho các em được hưởng dồi dào ơn Chúa Thánh Thần, để các em được lớn lên trưởng thành hơn trong đời sống đức tin và biết sống chứng nhân cho Chúa hàng ngày qua sự hướng dẫn và đổi mới của Chúa Thánh Thần.
Trong bài giảng, Đức Cha cũng giúp cho mọi người, cách đặc biệt các em lãnh nhận bí tích Thêm Sức hiểu về sức mạnh tác động của Thánh Thần qua dòng lịch sử cứu độ và cả trong đời sống con người. Chính Chúa Thánh Thần là nguồn mạch ban sự sống và là sức mạnh liên kết mọi người trong Hội Thánh như những chi thể gắng liền với thân thể và Chúa Kitô là Đầu. Nhờ sự thúc đẩy của Ngài mà mỗi người biết ý thức hơn để sống đúng vai trò và sứ mệnh Chúa trao.
Sau phần chia sẻ Tin Mừng, Đức Cha đã cử hành nghi thức thẩm vấn và đặt tay ban bí tích Thêm Sức cho 20 em thiếu nhi và 17 anh chị em dự tòng. Các ứng viên cùng người đỡ đầu hân hoan tiến lên nhận lãnh bí tích Thêm Sức trong bầu khí hết sức trang nghiêm.
Trong phần hiệp lễ, 50 em rước lễ lần đầu cũng lần lượt cùng với cha mẹ của mình tiến lên lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa Kitô từ Đức Cha Giuse. Một hình ảnh rất đẹp của gia đình Công Giáo (Cha mẹ và con cái hiệp thông trong nguồn ơn thiêng Thánh Thể).
Kết thúc Thánh lễ trong tâm tình tạ ơn, ông Phêrô Nguyễn Văn Công - Chủ tịch Hội Đồng Giáo xứ Bến Sắn, đại diện cộng đoàn gửi những lời tri ân đến Đức Cha Giuse, cha sở, cha phó, quý soeur cùng các anh chị giáo lý viên. Các em cũng dâng lên các ngài những đóa hoa tươi đẹp nhất thay cho lòng biết ơn và yêu mến của toàn thể cộng đoàn.
Cha sở Đaminh cũng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Cha Giuse và các hội đoàn. Qua sự viếng thăm quý báu này của Đức Cha Giuse đã làm cho tình hiệp nhất và lòng yêu mến Giáo Hội, giáo phận của người giáo dân Bến Sắn được dâng cao. Cha Đa Minh cũng mời gọi mọi người tiếp tục chung tay xây dựng Tiểu Chủng viện, để công trình nhà Chúa sớm được hoàn thành tốt đẹp.
Sau phần đáp lời cám ơn, Đức Cha ban phép lành và cầu chúc mọi người được bình an.
Thánh lễ kết thúc vào lúc 18g30 trong niềm hân hoan của mọi thành phần tham dự. Đức Cha và quý cha cùng các em lãnh bí tích ngày hôm nay chụp hình lưu niệm trong ngày lễ trọng đại này.
Tông đoàn Gioan Phaolô 2 kỷ niệm 2 tuổi thăm Đền thánh Lòng Chúa Thương Xót Hòa bình
Triết Giang
19:08 18/07/2016
Để mừng Tông đoàn 2 năm thành lập (2014-2016), năm nay, Tông đoàn chọn lựa Đền thánh Lòng Chúa Thương xót Hòa Bình làm điểm đến. Sáng ngày 16-7-2016, gần 80 anh chị em trong Tông đoàn cùng những người thân đã lên xe xuất phát từ nhà thờ Thái Hà. Đoàn do linh mục Giuse Đỗ Đình Tư- Chủ
tịch và linh hướng của Tông đoàn dẫn đầu. Đến thành phố Hòa Bình, nhìn sang tay trái, mọi người đã nhìn thấy một ngôi nhà thờ to đẹp theo kiến trúc gotich trên ngọn quả đồi cao. Bây giờ, đã có lối đi cho xe ô tô chạy thẳng lên cuối nhà thờ chứ không phải leo nhiều bậc dốc như hồi khánh thành và cung hiến nhà thờ cuối năm 2014. Cha Giuse Nguyễn Trung Thoại chính xứ Hòa Bình và Giám đốc Đền thánh ra tận cửa xe đón chúng tôi. Ngài mời chúng tôi vào hội trường lớn. Trên bàn đã có đủ nước uống, micro dùng cho hội họp.
Sau lời khai mạc của cha Chủ tịch Đỗ Đình Tư, cha Giuse Nguyễn Trung Thoại đã ngỏ lời chào mừng đoàn (ảnh trên). Cha chính xứ cũng lược qua đôi nét lịch sử giáo xứ và ngôi nhà thờ. Cha cho biết, cha được bài sai lên giúp giáo xứ Hòa Bình từ năm 1993 nhưng chủ yếu là giúp kẻ liệt. Giáo dân ở đây sau biến cố di cư năm 1954 là những “thành phần xấu” chạy trốn cuộc cải cách ruộng đất. Họ sống khép kín và rải rác ở những vùng hẻo lánh. Một số là dân chài lưới. Cha đi quy tụ họ lại để an ủi lẫn nhau.
Năm 1998, cộng đoàn mua lại một ngôi nhà của một ông Chủ tịch phường vỡ nợ, rộng 300m2 nhưng không thể xin phép làm lễ được. Đến năm 2002, cha mới được dâng một lễ đầu tiên sau 8 năm coi sóc nhưng cũng chỉ được duy nhất lần đó. Năm 2005, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương làm đơn xin được cấp đất để làm nhà thờ. Các ban ngành của tỉnh Hòa Bình không ưng thuận. Họ nói, bây giờ ở dưới xuôi cũng chẳng có người theo đạo thì núi rừng làm gì có ai theo đạo mà xây nhà thờ. Đức Cha kêu gọi mọi người mở tuần cửu nhật kính Lòng Chúa Thương xót. Lạ thay, đầu năm 2006, chính quyền lại đồng thuận cấp cho quả đồi rộng 10.000m2 để làm nhà thờ nhưng họ nói thẳng, các vị nên trồng cây chứ không có sức mà san đồi hàng chục triệu m3 để làm nhà được. Một nhà dân sinh sống ở đồi đó cũng không chịu di dời. Giáo dân lại cầu xin Lòng Chúa Thương xót và gia đình đó đã đồng ý di chuyển. Giáo xứ tiếp tục cầu nguyện và trong 6 năm, ngọn đồi cao 50m đã được san bạt thành một mặt bằng rộng khoảng 8.000m2.
Nhà thờ được khởi công ngày 17-8-2012 và khánh thành ngày 21-11-2014. Đây là ngôi nhà thờ vào loại to đẹp nhất của giáo phận Hưng Hóa (ảnh giữa). Nhà thờ dài 55m, rộng 20m. Hai tháp cao 44m. Quảng trường rộng 6.500m2. Giữa quảng trường là tượng Lòng Thương xót Chúa đã được Đức TGM L. Girelli thánh hiến ngày cung hiến nhà thờ cuối năm 2014. Cha Giuse cũng cho biết, giáo xứ Hòa Bình hiện có khoảng 3.000 giáo dân sống rải rác khắp tỉnh, cách xa nhau chừng 125km.
Giáo dân có gốc ở đủ cả 9 giáo phận của giáo tỉnh Hà Nội, trừ giáo phận Lạng Sơn, Cao Bằng. Sau phần cảm ơn cha xứ, cha Chủ tịch hướng dẫn Tông đoàn nhìn lại 2 năm hoạt động và đề ra phương hướng cho tương lai. Anh Antôn Bùi Đức Thái- Phó Chủ tịch đã tổng kết những mặt được và chưa được của cộng đoàn. Cái được là các thành viên đã gắn kết với nhau trong mục tiêu chung là truyền giáo cho đối tượng trí thức, nhiệt tình với công việc bác ái và liên đới với nhau trong tình anh em. Có những thành viên đã có công giúp cho 40 người gia nhập đạo. Tông đoàn hiện có 3 lớp tìm hiểu về đạo Công Giáo cho cả trăm học viên. Có người sẵn lòng hiến cả nhà mình ở cho Tông đoàn để sinh hoạt. Có người say mê chữa bệnh miễn phí, giúp người và giúp các thành viên cải thiện sức khỏe…
Hiện Tông đoàn đang dự định mở ra mấy hướng hoạt động như mở quán cà phê Thánh ca, làm rau sạch để cung cấp cho cộng đồng và tiếp tục mời các linh mục, chuyên gia đến để giảng dạy nâng cao hiểu biết về đạo Công Giáo sao cho mỗi thành viên đều có thể truyền giáo hiệu quả. Bữa ăn trưa do bà con giáo dân ở xứ gíup đỡ thật ngon miệng. Tôi hỏi thăm, hóa ra bây giờ có nhiều đoàn hành hương lắm nên giáo xứ phân công mỗi họ giáo trực 1 tháng. Chi phí cũng thấp, mỗi xuất ăn chỉ có 30 ngàn đồng. Đoàn chúng tôi đề nghị tăng lên 50 ngàn. Có nhà cả gia đình đến giúp. Cũng người gốc Bùi Chu, đồng hương với tôi.
Buổi chiều, đoàn đã sốt sắng làm giờ chầu Thánh thể. Sau đó, cha Chủ tịch đã dâng Thánh lễ để kính Lòng Chúa Thương xót nhân năm thánh. Cũng trong thánh lễ này, thêm 9 anh chị em đã được tuyên hứa để trở thành thành viên chính thức (ảnh dưới), nâng số thành viên chính thức của Tông đoàn lên 35 người sau 2 năm thành lập. Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng chụp ảnh kỷ niệm trước bàn thờ Đền thánh Lòng Chúa Thương xót Hòa Bình.
Sau đó, đoàn đã di chuyển về khu nghỉ sinh thái thác Thăng Thiên. Không khí ở đây thật trong lành. Có rừng cây, suối, thác nước và nhà sàn. Buổi tối, cộng đoàn có những giờ sinh hoạt cộng đồng thật vui vẻ quanh đống lửa. Mọi người như trẻ lại thời tuổi thơ với những trò chơi cộng đồng. Quên đi những lo âu, quên đi những căng thẳng đời thường. Chỉ còn lại những tiếng cười vui vẻ. Tiếp đó là giờ cầu nguyện thật sâu lắng. Mỗi người cầm ngọn nến trên tay. Ánh điện tắt đi, chỉ còn ngọn lửa bập bùng trong không gian tĩnh lặng. Mỗi người tự chia sẻ suy tư của mình trước Chúa, trước cộng đoàn. Một số người đã nức nở khóc khi cảm nhận được quá nhiều ân huệ từ Chúa đổ xuống trước những khó khăn của cuộc đời mình và bây giờ họ muốn sẻ chia ân huệ đó cho anh em bạn bè. Có người lại ân hận khi chưa làm được gì nhiều để đáp lại tình yêu thương của Chúa. Giờ cầu nguyện kết thúc bằng phép lành của Chúa từ cha Chủ tịch.
Ngày hôm sau, mọi người có ngày thư giãn khi đi lên thác Thăng Thiên, lội suối, leo rừng và tắm thác. Lễ kỷ niệm Tông đoàn lên 2 thật vui và ý nghĩa.
Sau lời khai mạc của cha Chủ tịch Đỗ Đình Tư, cha Giuse Nguyễn Trung Thoại đã ngỏ lời chào mừng đoàn (ảnh trên). Cha chính xứ cũng lược qua đôi nét lịch sử giáo xứ và ngôi nhà thờ. Cha cho biết, cha được bài sai lên giúp giáo xứ Hòa Bình từ năm 1993 nhưng chủ yếu là giúp kẻ liệt. Giáo dân ở đây sau biến cố di cư năm 1954 là những “thành phần xấu” chạy trốn cuộc cải cách ruộng đất. Họ sống khép kín và rải rác ở những vùng hẻo lánh. Một số là dân chài lưới. Cha đi quy tụ họ lại để an ủi lẫn nhau.
Nhà thờ được khởi công ngày 17-8-2012 và khánh thành ngày 21-11-2014. Đây là ngôi nhà thờ vào loại to đẹp nhất của giáo phận Hưng Hóa (ảnh giữa). Nhà thờ dài 55m, rộng 20m. Hai tháp cao 44m. Quảng trường rộng 6.500m2. Giữa quảng trường là tượng Lòng Thương xót Chúa đã được Đức TGM L. Girelli thánh hiến ngày cung hiến nhà thờ cuối năm 2014. Cha Giuse cũng cho biết, giáo xứ Hòa Bình hiện có khoảng 3.000 giáo dân sống rải rác khắp tỉnh, cách xa nhau chừng 125km.
Hiện Tông đoàn đang dự định mở ra mấy hướng hoạt động như mở quán cà phê Thánh ca, làm rau sạch để cung cấp cho cộng đồng và tiếp tục mời các linh mục, chuyên gia đến để giảng dạy nâng cao hiểu biết về đạo Công Giáo sao cho mỗi thành viên đều có thể truyền giáo hiệu quả. Bữa ăn trưa do bà con giáo dân ở xứ gíup đỡ thật ngon miệng. Tôi hỏi thăm, hóa ra bây giờ có nhiều đoàn hành hương lắm nên giáo xứ phân công mỗi họ giáo trực 1 tháng. Chi phí cũng thấp, mỗi xuất ăn chỉ có 30 ngàn đồng. Đoàn chúng tôi đề nghị tăng lên 50 ngàn. Có nhà cả gia đình đến giúp. Cũng người gốc Bùi Chu, đồng hương với tôi.
Buổi chiều, đoàn đã sốt sắng làm giờ chầu Thánh thể. Sau đó, cha Chủ tịch đã dâng Thánh lễ để kính Lòng Chúa Thương xót nhân năm thánh. Cũng trong thánh lễ này, thêm 9 anh chị em đã được tuyên hứa để trở thành thành viên chính thức (ảnh dưới), nâng số thành viên chính thức của Tông đoàn lên 35 người sau 2 năm thành lập. Kết thúc thánh lễ, mọi người cùng chụp ảnh kỷ niệm trước bàn thờ Đền thánh Lòng Chúa Thương xót Hòa Bình.
Ngày hôm sau, mọi người có ngày thư giãn khi đi lên thác Thăng Thiên, lội suối, leo rừng và tắm thác. Lễ kỷ niệm Tông đoàn lên 2 thật vui và ý nghĩa.
Thánh lễ tiếng Việt đầu tiên tại Giáo xứ Our Lady of Lourdes ở Monclair, giáo phận San Bernadino, California
Dung Hóa
10:34 18/07/2016
Thánh Lễ tiếng Việt Nam tại giáo xứ Our Lady of Lourdes lúc 4:00g chiều Chúa Nhật 17/7/2016 do Cha Anthony Nguyễn Bá Tòng được giáo phận San Bernadino chỉ định đến giúp lễ tiếng Việt cho Cha chính xứ Augustine Uthuppu, MS, của giáo xứ Our Lady of Lourdes, 10191 Central Ave. Montclair, CA 91763 -- Phone: (909) 626-7278, email: ollourdes.monclair@sbdiocese.org
Thánh lễ hằng ngày: Thứ Hai 7:00am (Spanish), Thứ Ba - Thứ Sáu 7:00 am (English) English
Thứ Bảy: 5:00PM, 6:30pm (Spanish)
Chúa Nhật: 8:00AM, 10:00AM, 12:00Noon (English), 1:30PM (Spanish); 4:00PM (Vietnamese)
Bí tích Hòa giải (confession): Thứ Bảy: 3:45-4:45PM
Thánh lễ hằng ngày: Thứ Hai 7:00am (Spanish), Thứ Ba - Thứ Sáu 7:00 am (English) English
Thứ Bảy: 5:00PM, 6:30pm (Spanish)
Chúa Nhật: 8:00AM, 10:00AM, 12:00Noon (English), 1:30PM (Spanish); 4:00PM (Vietnamese)
Bí tích Hòa giải (confession): Thứ Bảy: 3:45-4:45PM
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cuộc Bầu Cử 2016 cuả Mỹ: Liên danh Trump-Pence là liên danh Chống-Công Giáo nhất từ xưa đến nay?
Trần Mạnh Trác
10:13 18/07/2016
Lá phiếu Công Giáo
“Kể từ khi người ta lưu ý tới cụm từ 'Lá Phiếu Công Giáo', nghiã là sự ủng hộ cuả đa số người Công Giáo trong một cuộc bầu cử, thì kể từ thời Franklin D. Roosevelt cho đến nay, mọi ứng viên tổng thống đắc cử đều là người đã chiếm được Lá Phiếu Công Giáo.
Phải chăng người Công Giáo bỏ phiếu đồng nhịp với quốc gia hay phải chăng vì được phiếu Công Giáo mà một ứng viên thắng lợi? Dù câu trả lời thế nào chăng nữa thì cái kim chỉ nam để tiên đoán một cuộc bầu cử vẫn là: cứ theo dõi Lá Phiếu Công Giáo thì biết ai sẽ làm tổng thống.
Cho tới hôm nay, sau khi ông Trump chê Đức Giáo Hoàng là "đáng hổ thẹn" (disgraceful) và là "con tốt chính trị" (political pawn), thì ông đã mất Lá Phiếu Công Giáo một cách thê thảm: bà Hillary Clinton đang chiếm đa số phiếu cuả Công Giáo, vượt qua ông Trump tới 17% (56% và 39%), và nếu nhìn riêng tới những người Công Giáo Hispanic (dân gốc Nam Mỹ) thì con số sai biệt còn lớn hơn, là 51% (77% và 16%)
Như vậy thì đã 'tận cùng đất đen' chưa? Có thể vẫn là chưa.
Mặc dù số cử tri Công Giáo là một lực lượng lớn, nhưng hình như ông Trump đã quan tâm tới các nhóm Tin Lành nhiều hơn.
Lấy được Lá phiếu Tin Lành có thể là cơ hội duy nhất mà ông ta hy vọng tìm ra một con đường dẫn tới chiến thắng, đó là lý do tại sao những người đầu tiên được ông Trump thông báo quyết định chọn ông Mike Pence đứng chung liên danh lại là các nhà lãnh đạo Tin lành như mục sư Jerry Falwell Jr..
Ông Miguel Diaz, cựu đại sứ Mỹ tại Tòa Thánh dưới thời Tổng thống Barack Obama, hiện là giáo sư thần học của viện Đại học Loyola Chicago, nói cho tờ báo America Magazine, một tờ báo có nhiều uy tín cuả dòng Tên, rằng ông ta tin rằng sự lựa chọn của Trump có thể làm dịu bớt nỗi lo ngại cuả một số cử tri Công Giáo, họ vẫn cho rằng ông ta không chân thành khi tuyên bố chống phá thai. Nhưng ông Diaz cũng thêm rằng quan điểm cuả ông Pence về L.G.B.T. (vấn đề đồng tính) lại có thể làm tăng thêm sự chống đối cuả những nhóm Công Giáo khác.
"Trump và Pence đại diện cho một liên danh đông lạnh trong thời gian, mất liên lạc với các dấu hiệu của thời đại," ông nói. "Vào thời điểm khi mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã thách thức một sự ' thờ ơ toàn cầu,' thì Trump đã lựa chọn một ứng viên thiếu nhạy cảm về nhiều vấn đề có ảnh hưởng đến các cộng đồng khác nhau trong đất nước."
Liên danh Chống-Công Giáo?
Việc chọn một ông phó như thống đốc Mike Pence sẽ có thể gây họa thêm cho ông Trump vì những hành động "quyết liệt" mới đây cuả ông này.
"Liên danh Trump-Pence là liên danh Chống-Công Giáo nhất trong thờI hiện đạI” là lờI quả quyết cuả ông Christopher J. Hale đăng trên báo TIME ngày hôm qua. Ông Hale là giám đốc nhóm ‘Catholics in Alliance for the Common Good’ (CACG: Liên Minh Công Giáo cho Lợi Ích Chung) và là đồng sáng lập ra nhóm ‘Millennial’ (Thiên Niên Kỷ).
Nhóm CACG có một cương lĩnh rõ ràng là Chống Phá Thai, và vì thế đã tìm cách chiếm lấy những lá phiếu dành cho đảng Dân Chủ đang phò phá thai. Một phần nào họ đã thành công và phe Dân Chủ đã phê phán họ không tiếc lờI, ngược lại, họ được phe Cộng Hoà ve vãn cũng ‘không tiếc lời’.
Nhưng bây giờ, CACG tuyên bố họ không thể ủng hộ ứng viên của Cộng Hoà là ông Trump, dù cho Trump đã chọn ngườI đứng chung liên danh là thống đốc Mike Pence, Indiana, một ngườI tự xưng là ‘Công Giáo’… một cách ‘ẫm ờ’.
“Ẫm ờ’ là vì ông Pence đã bỏ đạo từ thờI sinh viên và bây giờ đang theo vợ đi lễ một nhà thờ ‘tin lành’ loạI ‘không giáo phái’ (non-denomination). Khi được hỏI về tôn giáo, ông tự mô tả mình là ‘một ngườI Công Giáo Tin Lành được tái sinh’ (“a born-again, evangelical Catholic.”)
Evangelical Catholic ? Thật là "lếu láo"... hay là ‘miệng lưỡi chính trị gia’ đây? (loại ‘chính trị gia’ không được viết hoa.)
Hai lý do mà ông Hale đưa ra để chống ông Pence là ông thống đốc này đã chống Catholic Charities trong việc định cư những ngườI Syria ở tiểu bang cuả ông và mới đây ông đã ký rồi lại 'xét lại' bộ luật ‘tự do tôn giáo’.
Lập lại lời cuả ông Trump giới thiệu rằng ông Pence là một người cũng có thành tích ‘tranh đấu quyết liệt’ như mình, ông Hale châm biếm rằng:
“Mike Pence quả có tranh đấu quyết liệt thật! Nhưng cho những ngườI Kitô giáo sao? Không thực sự như thế đâu.”
“Ông đã quyết liệt chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Giáo Hội Công Giáo trong việc cứu giúp ngườI tị nạn định cư ở Indiana…”
CACG là một nhóm tiêu biểu đại diện cho các nhóm Công Giáo bảo thủ đang hoạt động chính trị. Trong quá khứ họ thường liên minh với Cộng Hoà và đã giúp cho Cộng Hoà đạt được đa số dân biểu và thượng nghị sĩ, không chỉ trên bình diện quốc gia mà còn ở nhiều cấp Tiểu Bang và Thị Xã.
Người ta tự hỏi đảng Cộng Hoà sẽ có bao nhiêu hy vọng trong cuộc bầu cử 2016 này, trước sự mất mát những ủng hộ như thế?
CACG là một nhóm chính trị, do đó những luận điệu cuả họ cũng phản ảnh quan điểm chính trị, nhưng trong thực tế thì mối quan hệ giữa ông Pence và Công Giáo có nhiều điều để nói hơn nhiều.
Mối quan hệ phức tạp
Theo ông Michael O'Loughlin viết trên tờ America Magazine ngày hôm qua thì "Mối quan hệ giữa ông Pence với Giáo Hội Công Giáo là... phức tạp"
Cuối năm ngoái, cơ quan từ thiện Công Giáo Catholic Charities cuả Tổng Giáo Phận Indianapolis đã làm một việc mà họ đã từng làm cả ngàn lần là tái định cư một gia đình tị nạn. Catholic Charities giúp tìm nhà ở, cung cấp chăm sóc y tế, dạy học tiếng Anh và hướng dẫn những điều cơ bản của cuộc sống trong một nền văn hóa mới.
Nhưng lần này việc tái định cư này đã gặp khó khăn, mà đã xảy ra dưới ánh đèn sân khấu quốc gia, kết quả của một cuộc chiến chống di cư khai màn bởi ông Donald Trump.
Sau vụ tấn công khủng bố tại Paris làm cho 130 người thiệt mạng (Tháng 10-2015), thì khoảng hai chục thống đốc Hoa Kỳ tuyên bố rằng những người tị nạn Syria không được hoan nghênh tại các tiểu bang của họ.
Ông Pence là một trong những thống đốc đó. Ông tuyên bố ngày 16 tháng 11 rằng ông không tin tưởng vào quá trình sàng lọc cuả Liên Bang, dù kéo dài hằng năm trời nhưng không hiệu quả. Vì thế, ông chỉ đạo cho các cơ quan cuả Tiểu Bang giữ lại những viện trợ cho những người tị nạn đến từ Syria.
"Indiana có một truyền thống lâu đời mở rộng vòng tay và nhà cửa cho người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới, nhưng, là một thống đốc, trách nhiệm đầu tiên của tôi là đảm bảo sự an toàn và an ninh của tất cả những người Hoosiers," ông cho biết.
Hoosiers là tên 'văn hoa bóng bẩy' từ bài thơ nổi danh "The Hoosier's Nest" để gọi những cư dân cuả Indiana, cũng giống như như câu 'con rồng cháu tiên' là để chỉ người Việt Nam.
Bởi vì chương trình tị nạn thuộc về Liên Bang, cho nên một thống đốc tiểu bang không thể ngăn chặn sự định cư, nhưng, họ có thể gây khó khăn bằng cách từ chối cung cấp dịch vụ công cộng, và đó là việc ông Pence đã làm.
Nhưng trong lúc ông Pence tuyên bố như vậy, thì Catholic Charities của Indianapolis đã lo xong kế hoạch tái định cư cho một gia đình Syria. Họ, gồm bố mẹ và hai đứa con, đã tị nạn ở Jordan ba năm, đã qua mọi kiểm tra an ninh, và như thế đây là lúc Catholic Charities phải tái định cư họ.
Vì thế, dù ít khi can thiệp vào công việc chính trị, Đức Tổng Giám Mục Tobin đã xin gặp riêng ông thống đốc. Trong cuộc họp, ông Pence vẫn yêu cầu không tái định cư vì lý do an ninh. Đức Tổng Giám mục Tobin hứa rằng Ngài sẽ suy nghĩ về lời yêu cầu ấy, khi yên ắng xa rời ánh đèn sân khấu cuả phương tiện truyền thông, và rằng cá nhân Ngài sẽ cho ông Pence biết về quyết định của mình.
Sáu ngày sau cuộc họp ấy, Đức Tổng Giám mục Tobin đã cho báo chí biết rằng Ngài đã "lắng nghe mối quan tâm của Thống Đốc về an ninh" và "đã cầu nguyện", nhưng sau cùng đã quyết định 'không tuân phục'; gia đình Syria này đã được chuyển đến Indianapolis vào đêm hôm trước và đang được Catholic Charities chăm sóc.
Văn phòng thống đốc cuả ông Pence phản ứng tức thời, ra tuyên bố rằng dù ông Thống Đốc coi Catholic Charities "với sự kính trọng cao nhất", ông vẫn "trân trọng không đồng ý với quyết định của họ để nhận một gia đình tị nạn Syria vào Indiana trong lúc này."
Màn kịch 'tái định cư' chỉ là một hồi trong những lúc 'nóng lạnh' cuả mối quan hệ phức tạp giữa ông Pence và Giáo Hội Công Giáo.
Ông Pence sinh ra và lớn lên là người Công Giáo, thừa hưởng một nền giáo dục mà việc tham dự Thánh lễ và làm một cậu bé giúp lễ là quan trọng. Nhưng khi lên đại học, ông bắt đầu đi dự một nhà thờ không giáo phái, đã gặp người vợ tương lai của mình. Và bây giờ ông mô tả mình là "một Kitô hữu, một người bảo thủ và một đảng viên Cộng hòa", theo thứ tự, ông tự gọi mình là "một người tái sinh, một người Tin Lành Công Giáo", một cụm từ chỉ có trên truyền thông xã hội.
Trong 10 năm đầu ở Quốc Hội, ông Pence đã là một chiến binh kiên trì trên mặt trận văn hóa, và đã hỗ trợ nhiều vấn đề quan trọng đối với người Công Giáo cũng như Tin Lành.
Là đại biểu quốc hội từ năm 2003, ông ủng hộ giải pháp sửa đổi hiến pháp để định nghĩa hôn nhân là một kết hợp giữa một người nam và một người nữ, một đề xuất mà nhiều giám mục Công Giáo đã hỗ trợ.
Vào năm 2011, ông chủ trương đóng cửa chính phủ liên bang để có thể cúp tài trợ cho Planned Parenthood, một tập đoàn chuyên lo phá thai.
Khi ông nhậm chức thống đốc Indiana vào năm 2013, ông đã thúc đẩy việc thông qua một dự luật gây tranh cãi là cho phép các doanh nghiệp có thể từ chối dịch vụ cho các người đồng tính vì lý do tôn giáo.
Nhưng ông đã xoay ngược 180 độ sau khi một số doanh nghiệp lớn đe dọa tẩy chay Tiểu Bang. Sự quay ngược quan điểm như thế làm cho mọi người kinh ngạc.
Và từ đó ông bắt đầu xoay ngược những đường hướng cuả mình mỗi khi gặt một sự khó khăn với các doanh nghiệp.
Tháng 3 năm ngoái ông ký một bộ luật gọi là 'Indiana's Religious Freedom Restoration Act' (Luật bảo vệ Tự Do Tôn Giáo), nhưng chỉ một tuần sau thì ông lại vội ký một đạo luật 'xét lại' bởi vì các doanh nghiệp lớn đó và có thêm nhiều tài tử đã đòi tẩy chay Tiểu Bang cuả ông.
Hình như từ khi hoạt động trong ngành Hành Pháp thì thái độ cuả ông Pence đã xoay chiều ngược lại với thái độ cuả ông khi còn ở trong ngành Lập Pháp. Những sự "tráo trở" như vậy đang trở thành một thói quen, người ta chưa quên rằng ông từng là một ủng hộ viên nhiệt thành cuả Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz chống lại ông Trump trong cuộc tranh cử sơ bộ còn chưa nguội.
Ngoài những nhóm Công Giáo đang hoạt động chính trị, còn nhiều nhóm Công Giáo khác hoạt động xã hội và môi trường cũng không mấy mặn mà với ông Pence.
"The Franciscan Action Network" (hiệp hội các phan sinh hành động) là một trong nhiều tổ chức Công Giáo đã ký một lá thư cho các nhà lập pháp và các thống đốc để thúc giục họ chào đón những người tị nạn Syria. Người lãnh đạo của nhóm đó, ông Patrick Carolan, nói với báo America rằng tuy ông có vấn đề với ông Pence từ chối hỗ trợ người tị nạn, nhưng còn nhiều hơn thế nữa vì thành tích của ông thống đốc này hổ trợ cho ngành công nghiệp than đá.
"Những người chối cãi không có thay đổi khí hậu (climate [change] deniers) thì không bao giờ nên tự xưng là phò sự sống," ông Carolan nói. "Người ta không thể phò sự sống nếu họ đang phá hủy công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa."
Nên thông cảm?
Linh mục Frank Pavone,vị thủ lãnh của nhóm các linh mục phò sự sống, thì lại ca ngợi ông Pence và nói với báo America rằng hai người đã làm việc với nhau về vấn đề phá thai kể từ khi ông Pence được bầu vào Quốc hội lần đầu tiên.
"Cá nhân tôi biết ông ta là một người không sợ lên tiếng bảo vệ các giá trị của chúng ta và sẵn sàng trả giá cần thiết để làm điều đó," Cha Pavone nói. "Chúng tôi luôn biết rằng chúng tôi sẽ có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nhau. Ông khuyến khích chúng tôi, và chúng tôi khuyến khích ông ấy. "
Cha Pavone nói ngài hiểu rằng một số người bảo thủ đã thất vọng vì ông Pence thu hồi luật tự do tôn giáo trước những áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp, nhưng ngài đã không chia sẻ cảm xúc thất vọng ấy.
"Khi bạn không thể chạy hết ga thì luôn luôn có một sự thất vọng," Cha Pavone nói. "Nhưng tôi vẫn cho rằng ông ta đáng khen vì đã giám đưa ra đạo luật ấy."
Tin Đáng Chú Ý
Cảnh báo thanh thiếu niên chơi trò 'Charlie Charlie'
Trần Mạnh Trác
14:43 18/07/2016
Theo những tin tức từ Columbia cho biết, đã có nhiều thanh thiếu niên bị giật kinh phong khi chơi trò "Charlie Charlie", một hình thức Cầu Cơ (Ouija) mới được phổ biến từ một năm trở lại đây.
Trò chơi đơn giản chỉ cần 2 cây bút, một mảnh giấy và lời cầu hồn có tên là "Charlie", người chơi đặt câu hỏi và nó sẽ trả lời "có" hoặc "không".
Chỉ mới vài ngày trước, gần hai chục thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi cùng học một trường đã bị giật kinh phong tập thể và cư xử lạ lùng. Chúng được cứu cấp tại trung tâm y tế ở thị trấn NOVITA ở Colombia, một thị trấn gần biển Thái Bình Dương và biên giới Panama.
Đài TV Caracol News đưa tin rằng nhiều em gái có thể đã bị "quỉ ám " vì chơi trò chơi đó.
Một đứa trong bọn, được giấu tên, đã nói với ra rằng: "Có thể chết được đấy! đây là một trò cuả quỷ! đừng đùa với nó."
Bà Claudia Patricia Asprilla, mẹ của một cô gái, nói rằng nó "cho biết nó sợ quá không còn muốn đi học nữa, đêm hôm qua nó lại lên cơn sợ. Tôi lo lắng quá, đây là một điều thật đáng sợ. Nó là một cái gì mà người ta không thể giải thích nổi. "
Ông Jorge Hurtado Bonilla là một nhân viên trong Dịch Vụ Bảo Vệ Gia Đình cuả thị xã NOVITA giải thích rằng: "Năm ngoái chúng tôi đã có một tình huống tương tự vì các cô gái tại một trường học dường như đã chơi trò 'Charlie Charlie' và đã xảy ra khoảng bảy trường hợp cá biệt, nhưng kể từ đó không có gì lớn xảy ra cho đến ngày hôm nay."
Cha Wilson Tamayo, chánh xứ của họ đạo Con Thiên Chúa cuả làng Istmina, cách NOVITA 15 dặm, nói với Caracol News rằng "Những điều này xảy chỉ vì chúng ta đã đóng cửa trái tim của chúng ta với Thiên Chúa, vậy chúng ta hãy đón nhận thông điệp của Thiên Chúa là ơn cứu độ, lòng thương xót và sự tự do. "
Caracol News đưa tin rằng đại diện chính quyền địa phương đã đến thăm các cô gái bị ảnh hưởng ", giúp đỡ về tâm lý, xã hội và tâm linh.
Từ mùa xuân năm ngoái, Charlie Charlie trở nên phổ biến trong giới trẻ trên toàn thế giới, lan rộng như lửa cháy qua các phương tiện truyền thông xã hội, và làm cho giới hữu trách lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của việc quỉ dữ xâm nhập.
Hồi tháng 5 năm 2015, một linh mục trừ quỷ Tây Ban Nha là Cha José Antonio Fortea đã cảnh báo rằng cái gọi là #CharlieCharlieChallenge "thực sự là một trò gọi hồn người chết từ bên kia thế giới (chứ không phải là gọi quỉ)."
Mặc dù ngài nghĩ rằng người chơi "không nhất thiết bị quỉ ám", nhưng việc gọi hồn sẽ khiến cái hồn "ở lại khoảng một thời gian."
Thường xuyên chơi "trò" ấy, vị linh mục cho biết, có thể làm cho "cái hồn liên lạc thường xuyên hơn. Và sau đó người chơi có thể phải chịu một hậu quả tồi tệ, hơn cả những hậu quả từ chính loài quỷ mang lại. "
Cách đây 2 năm đã có những trường hợp quỉ ám vì Cầu Cơ, xin coi lại bản tin tại đây.
Một đoạn video (tiếng Tây Ban Nha) về những gì đã xảy ra với các thiếu niên có thể được xem tại đây.
Văn Hóa
Nhớ người nằm xuống
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
07:55 18/07/2016
NHỚ NGƯỜI NẰM XUỐNG
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời"
Ngày ấy, khi nghe tin Người ra đi, con đã viết những lời từ giã này. Nay, nhân giỗ của Người, xin được một lần nữa nhắc lại để vừa cầu nguyện, nhưng cũng vừa tưởng nhớ.
Con đã âm thầm hát lời của bài hát ấy để tiễn đưa lần cuối cùng một kiếp người vừa khuất. Nhưng không phải chỉ là một lời đưa tiễn, mà còn là một lời cầu nguyện thành kính lắng sâu nơi cõi lòng người ở lại.
Vũ trụ này cao niên lắm: triệu triệu năm tuổi! Kiếp người dẫu cho đến trăm năm, đã gọi là cao tuổi, vẫn chẳng đáng kể là bao. Triệu triệu năm qua rồi, vũ trụ chứng kiến bao nhiêu sinh linh nằm xuống, hỏi có ai làm nổi một con số thống kê? Bởi đó, thêm một người khuất mặt vẫn là chuyện bình thường. Đời có sinh sẽ có tử.
Người đã rời trần gian. Người đã đi xa. Người về Quê đích thật: về Nhà Cha chung trên trời. Chuyến đi cuối cùng bỏ lại phía sau cả một quá khứ được Thiên Chúa cho làm người và làm linh mục. Người đã ra đi thật, một chuyến đi dài vô tận, vĩnh biệt cuộc đời và giã biệt mọi người.
Dẫu mấy chục năm trong đời vẫn chỉ là một phần bé nhỏ của nhân loại và của vũ trụ này, nhưng mãi mãi là cây cao bóng cả cho thế hệ đàn em ngả vào mà noi theo bước tới.
Có ai bước vào đời, nhập cuộc và đồng hành để sống với đời mà không có lý tưởng hay ít là ước mơ? Tiễn đưa Người nằm xuống, con thấy ánh sáng cuộc đời của Người dòi dọi chứa chan vào lý tưởng đời con…
Để trở thành linh mục, Người đã một lần quyết tâm. Nhưng sống quyết tâm, không phải một lần chiến đấu, mà cả một đời chiến đấu. Chiến đấu cùng cám dỗ ngoại tại đã vậy, cuộc chiến với cái “tôi” đầy vấp váp, yếu đuối còn khó gấp bội lần. Bởi chỉ có cái “tôi” mạnh mẽ mới có thể giương cao ngọn cờ chiến thắng, dẫu cho trăm ngàn cám dỗ.
Người đã lên đường về Quê, hoàn tất một đời dâng hiến. Cũng có nghĩa là gói trọn một đời chiến đấu trong hơi thở sau cùng, mang đến trình diện cùng Thiên Chúa, Đấng mà ơn gọi của Người xuất phát từ đó.
Thiên Chúa đã sai Người ra đi, nay nhận lại cuộc đời của Người trong vòng tay nhân ái yêu thương của mình, chắc sẽ trọng thưởng Người hạnh phúc miên viễn. Do đó, khi tưởng nhớ Người trong lời cầu nguyện, con cất lên tiếng hát bằng lời kinh Hòa Bình mà thấy thấm thía vô cùng. Bởi hiểu rất rõ rằng: “CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI”…
Lý tưởng linh mục đẹp lắm. Nhưng người nào khoác nó lên cuộc đời mình, dẫu cho đời có gọi tiếng “CHA”, thì không phải tự dưng mà đẹp. Nét đẹp của tâm hồn không bao giờ xuất phát từ sự tôn vinh trên môi miệng người đời. Nét đẹp ấy chỉ trở thành kiêu sa đối với những ai suốt một đời chiến đấu cho tròn chữ HIẾN DÂNG.
Con hiểu lắm. Nhưng sao cuộc đời mênh mông quá. Kính xin Người nhớ cầu nguyện cho chúng con! Ước ao rằng lời bài hát mà hôm nay con tiễn đưa Người sẽ trở nên hiện thực cho mỗi chúng con: “CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI”!!
Người ơi……!
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời"
Ngày ấy, khi nghe tin Người ra đi, con đã viết những lời từ giã này. Nay, nhân giỗ của Người, xin được một lần nữa nhắc lại để vừa cầu nguyện, nhưng cũng vừa tưởng nhớ.
Con đã âm thầm hát lời của bài hát ấy để tiễn đưa lần cuối cùng một kiếp người vừa khuất. Nhưng không phải chỉ là một lời đưa tiễn, mà còn là một lời cầu nguyện thành kính lắng sâu nơi cõi lòng người ở lại.
Vũ trụ này cao niên lắm: triệu triệu năm tuổi! Kiếp người dẫu cho đến trăm năm, đã gọi là cao tuổi, vẫn chẳng đáng kể là bao. Triệu triệu năm qua rồi, vũ trụ chứng kiến bao nhiêu sinh linh nằm xuống, hỏi có ai làm nổi một con số thống kê? Bởi đó, thêm một người khuất mặt vẫn là chuyện bình thường. Đời có sinh sẽ có tử.
Người đã rời trần gian. Người đã đi xa. Người về Quê đích thật: về Nhà Cha chung trên trời. Chuyến đi cuối cùng bỏ lại phía sau cả một quá khứ được Thiên Chúa cho làm người và làm linh mục. Người đã ra đi thật, một chuyến đi dài vô tận, vĩnh biệt cuộc đời và giã biệt mọi người.
Dẫu mấy chục năm trong đời vẫn chỉ là một phần bé nhỏ của nhân loại và của vũ trụ này, nhưng mãi mãi là cây cao bóng cả cho thế hệ đàn em ngả vào mà noi theo bước tới.
Có ai bước vào đời, nhập cuộc và đồng hành để sống với đời mà không có lý tưởng hay ít là ước mơ? Tiễn đưa Người nằm xuống, con thấy ánh sáng cuộc đời của Người dòi dọi chứa chan vào lý tưởng đời con…
Để trở thành linh mục, Người đã một lần quyết tâm. Nhưng sống quyết tâm, không phải một lần chiến đấu, mà cả một đời chiến đấu. Chiến đấu cùng cám dỗ ngoại tại đã vậy, cuộc chiến với cái “tôi” đầy vấp váp, yếu đuối còn khó gấp bội lần. Bởi chỉ có cái “tôi” mạnh mẽ mới có thể giương cao ngọn cờ chiến thắng, dẫu cho trăm ngàn cám dỗ.
Người đã lên đường về Quê, hoàn tất một đời dâng hiến. Cũng có nghĩa là gói trọn một đời chiến đấu trong hơi thở sau cùng, mang đến trình diện cùng Thiên Chúa, Đấng mà ơn gọi của Người xuất phát từ đó.
Thiên Chúa đã sai Người ra đi, nay nhận lại cuộc đời của Người trong vòng tay nhân ái yêu thương của mình, chắc sẽ trọng thưởng Người hạnh phúc miên viễn. Do đó, khi tưởng nhớ Người trong lời cầu nguyện, con cất lên tiếng hát bằng lời kinh Hòa Bình mà thấy thấm thía vô cùng. Bởi hiểu rất rõ rằng: “CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI”…
Lý tưởng linh mục đẹp lắm. Nhưng người nào khoác nó lên cuộc đời mình, dẫu cho đời có gọi tiếng “CHA”, thì không phải tự dưng mà đẹp. Nét đẹp của tâm hồn không bao giờ xuất phát từ sự tôn vinh trên môi miệng người đời. Nét đẹp ấy chỉ trở thành kiêu sa đối với những ai suốt một đời chiến đấu cho tròn chữ HIẾN DÂNG.
Con hiểu lắm. Nhưng sao cuộc đời mênh mông quá. Kính xin Người nhớ cầu nguyện cho chúng con! Ước ao rằng lời bài hát mà hôm nay con tiễn đưa Người sẽ trở nên hiện thực cho mỗi chúng con: “CHÍNH LÚC CHẾT ĐI LÀ KHI VUI SỐNG MUÔN ĐỜI”!!
Người ơi……!
Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Thơ Yêu Nước
Mỹ Lê
19:06 18/07/2016
Ảnh của Mỹ Lê
Xóm làng là làng của ta
Xương máu ông cha làm ra
Chúng ta phải gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà.
(Trích nhạc thiếu nhi)