Phụng Vụ - Mục Vụ
Ba Dụ Ngôn - Hình Ảnh Kiếp Nhân Sinh
LM. Vinh Sơn
08:45 23/07/2017
Chúa Nhật XVI Thường Niên A
Ba Dụ Ngôn - Hình Ảnh Kiếp Nhân Sinh
Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43
Một đêm kia, Piri Thomas đang nằm trong phòng giam chuẩn bị ngủ. Đột nhiên, anh nghĩ tới tình trạng tệ hại xấu xa mà anh đã gây ra trong đời mình. Anh cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt cần phải cầu nguyện. Nhưng anh đang nằm chung với một tù nhân khác tên là Chicô – một tên nghiện ma túy và giết người khiến anh ái ngại.... Nên anh phải đợi cho Chirô ngủ, anh mới qùi gối trên sàn nhà và cầu nguyện. Anh kể lại rằng: “Tôi bầy tỏ với Chúa những gì có trong trái tim tôi... Tôi nói với Ngài những điều tôi muốn, những thiếu thốn của tôi, những hy vọng và thất vọng... Tôi cảm thấy dường như có thể khóc đuợc... đó là một điều mà bao nhiêu năm nay tôi không thể làm được”.
Sau khi Piri vừa cầu nguyện xong, một tiếng nói đáp lại: “Amen” làm cho Piri giật mình. Thì ra đó là tiếng của Chicô. Rồi Chicô nói nhỏ với Piri: “Tôi cũng tin Chúa”. Thế là hai người bạn tù dốc cạn quá khứ tội lỗi xấu xa và cùng chia sẻ quyết tâm sám hối trở về. Không biết họ đã tâm sự với nhau bao lâu, nhưng trước khi đi ngủ lại, Piri đã nói: “Chúc Chicô ngủ ngon nhé! Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa luôn luôn ở với chúng ta, chỉ có chúng ta là không ở với Ngài thôi”.
Sau này chính Piri Thomas có viết một tác phẩm nhan đề: “Hãy xuống những con đường tồi tàn này”. Tác phẩm thuật lại việc cải tà qui chính Chicô bắt đầu bằng lời cầu nguyện này, đã sám hối để trở thành một tín hữu Kitô gương mẫu.
Lời cầu nguyện của Piri đã giúp cho cả hai sửa chữa khuyết điểm lầm lỗi quay trở về với Thiên Chúa đầy lòng từ bi nhân hậu, như ông chủ trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng... Lời cầu nguyện đó có sức ảnh hường nơi Chicô như la men trong bột, như hạt cải phát triển thành cây mà Giêsu nói trong Tin mừng Matthêu 13,24-43, qua ba dụ ngôn: Dụ ngôn về lúa và cỏ lùng trong cùng một ruộng; Dụ ngôn về hạt cải lớn lên trong ruộng; Dụ ngôn về nắm bột dậy men...
Khi giáo huấn, thường lấy dụ ngôn mà giảng dạy về đạo lý nước trời, Tin Mừng Matthêu nhấn mạnh: "Người lấy dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều” (Mt 13,3), Matthêu thường dùng động từ nói (lalein) khi Chúa Giêsu thốt ra các dụ ngôn, vì đây không còn là rao giảng (kêrussein) loan báo công bố Nước Trời, nhưng là giáo huấn về Nước Trời.
Trong dụ ngôn thứ nhất, cùng với lúa, có sự hiện hữu của cỏ lùng, "cỏ lùng" là một loại cỏ dại gọi là darnel. Loại cỏ dại này rất là giống cây lúa khi mới mọc lên, nên rất khó phân biệt với lúa. Chỉ khi trổ bông thì mới khác với lúa, lúc đó thì rễ của cỏ và lúa đã quấn với nhau nên không thể nhổ một mình cỏ được. Hạt cỏ thì lại độc không ăn được.
Tâm hồn chúng ta được trình bày bằng hình ảnh thửa ruộng. Một thửa ruộng có lúa tốt xanh tươi nhưng cũng hiện hữu cỏ lùng phát triển không kém tựa lúa xanh và có khi nhìn thấy giống nhau. Dụ ngôn lúa và cỏ lùng trong cùng thửa ruộng nói về thân phận con người luôn mang trong mình những cuộc đấu tranh giữa tốt và xấu, giữa chọn Thiên Chúa và chọn đối nghịch với Ngài. Một cuộc tranh đấu không ngừng, chỉ chấm dứt, phân thắng bại khi kết thúc đời người ở trần gian…
Trong cuộc sống nhân sinh, nếu Thiên Chúa nhổ cỏ lùng - tiêu diệt sự ác, thì chắc chắn không ai trong chúng ta có thể sống sót, bởi vì như lời Thánh Vịnh đã diễn tả: “Từ trong lòng mẹ, tôi đã là tội nhân, thoạt sinh ra, tôi đã mắc tội rồi” (Tv 51,7). Tình thương thì nhẫn nại, nên Thiên Chúa luôn chờ đợi thiện chí hoán cải của từng người, đồng thời Ngài còn ban ơn nâng đỡ họ trên mọi bước đường đời, để lúa thêm xanh tốt và lan toả, triệt hạ cỏ lùng để rồi cuối cùng, ngày thầm phán mới tới, ngày xét xử tuyệt đối công mình và không ai có thể trách cứ Ngài là đã không dủ lòng thương xót. Từ ý nghĩa của dụ ngôn, tôi, bạn nhìn vào cuộc đời mình, và thấy rõ ràng nơi chúng ta một cuộc đời luôn hiện hữu những tâm tình tốt lành, những việc làm thánh thiện nở hoa, nhưng cũng chính con người tôi cũng không ít những ích kỷ nhỏ nhen, những hành động mang sắc thái của cỏ lùng… Có những tật xấu khiếm khuyết làm ta rất khổ sở dù đã làm đủ cách như người thợ xin chủ vườn, “nhổ tận gốc cỏ lùng”, nhưng nó vẫn cứ hiện hữu trong cuộc đời ta, xin đừng thất vọng mà hãy kiên tâm nỗ lực sống, Thiên Chúa luôn kiên nhẫn chờ đợi, Ngài đã sai Con của Ngài đến không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ tin vào Người Con ấy mà được cứu độ (Ga 3,17-18). Chính vì tin vào thiện chí và lòng hướng thượng của những kẻ gian ác mà vị chủ ruộng (tức Thiên Chúa) đã trì hoãn việc nhổ cỏ lùng ngay, vì Ngài chẳng muốn nhổ lầm những mầm lúa tốt trong tâm hồn những kẻ ác (x. Mt 13,29). Trong kinh nghiệm của Bí tích Hòa giải, tôi và bạn cảm nghiệm sự khoan dung của Thiên Chúa đối với bản thân, và sự hiện hữu cỏ lùng trong tâm, dù đã cố gắng. Kinh nghiệm này khiến chúng ta càng phó thác vào tình thương của Chúa mà tiến bước trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn nhẫn nại, chúng ta cũng hãy nhẫn nại với bản thân mình và cố gắng mỗi ngày sửa, vượt khó.
Dụ ngôn lúa và cỏ lùng trong cùng thửa ruộng, cũng cắt nghĩa được sự thiện và sự ác giữa cuộc sống hàng ngày, chấp nhận sống trong một thế giới mà nơi nào cũng có kẻ tốt người xấu tựa lúa và cỏ lùng như ánh sáng và bóng tối luôn xen kẽ nhau trong cuộc sống, Thánh Gioan đã chỉ sự đối lập giữa con cái ánh sáng và con cái bóng tối (x. Ga 1). Thật thế, nhìn vào thế giới, chúng ta sẽ thấy có những ánh sáng, lúa là lòng yêu thương, bác ái, nhân hậu, từ bi, quan tâm giúp người. Nhưng cũng hiện hữu của cỏ lùng - bóng tối là ích kỷ, hận thù. Thế giới có ánh sáng là khiêm nhường, hiền lành như Chúa Giêsu dạy, nhưng cũng xuất hiện bóng tối là kiêu căng, tự mãn, coi thường tất cả. Có ánh sáng là điều độ, siêu thoát, có bóng tối là tham sân si, chạy theo lạc thú, ham của cải, yêu chức quyền, địa vị. Có hiện hữu ánh sáng là công lý và hoà bình, có bóng tối là bất công, khủng bố và chiến tranh... Chúa Giêsu khẳng định nhiệm vụ của người tin và theo Chúa: "Chúng con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14), và “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5).
Dụ ngôn "cỏ lùng và lúa" không kết thúc bằng hình ảnh bi quan của "cỏ lùng hoành hành" hay của "lửa thiêu vào mùa gặt". Cỏ lùng sẽ được tận diệt và cánh đồng lúa luôn được tăng trưởng trong thửa ruộng con người, nếu để niềm tin được nuôi dưỡng và tăng trưởng và để đức ái được dậy men như hai dụ ngôn ngắn gọn về hạt cải (x. Mt 13, 31-32) và men trong bột (x. Mt 13, 33) kế tiếp. Hai dụ ngôn này mở ra một cái nhìn rất lạc quan về thực tại Nước Trời nơi tâm hồn của kiếp nhân sinh được Thiên Chúa cứu độ: Nếu có niềm tin dù nhỏ bé và ít ỏi, nhưng một khi vượt qua được những trở ngại để vươn lên, hạt cải Nước Trời sẽ trở thành một cây lớn, làm chỗ nương tựa cho cuộc sống, niềm tin này giúp con người luôn vươn lên phát triển tâm linh và cuộc sống dù bản thân mình đang bị cỏ lùng chiếm hữu; hạt giống đức tin có những khả năng không ngờ: Khi được gieo xuống đất, hạt giống bé tí xíu nó mọc lên thành một cây to.
Với sức mạnh của ân sủng đức tin như hạt cải và lòng mến lan tỏa như men trong bột, chúng ta tận diệt được cỏ hoang và biến cánh đồng nhân sinh thành đồng ruộng tốt tươi đầy bông lúa chín vàng như trong Tin Mừng Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh ánh sáng đẩy lùi bóng tối: “Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46).
Cỏ lùng dù còn hiện hữu trong tâm chúng ta, nhưng nếu luôn nuôi dưỡng niềm tin và lòng mến dậy men, tôi và bạn sẽ cảm nghiệm được tâm tình của Thánh Phaolô: "Tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý " (1Tm 2,4).
Thật thế, nếu con có đức tin lớn mạnh và đức mến dậy men, tâm hồn con sẽ diệt được cỏ lùng.
Lm. Vinh Sơn
Ba Dụ Ngôn - Hình Ảnh Kiếp Nhân Sinh
Kn 12,13.16-19; Rm 8,26-27; Mt 13,24-43
Một đêm kia, Piri Thomas đang nằm trong phòng giam chuẩn bị ngủ. Đột nhiên, anh nghĩ tới tình trạng tệ hại xấu xa mà anh đã gây ra trong đời mình. Anh cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt cần phải cầu nguyện. Nhưng anh đang nằm chung với một tù nhân khác tên là Chicô – một tên nghiện ma túy và giết người khiến anh ái ngại.... Nên anh phải đợi cho Chirô ngủ, anh mới qùi gối trên sàn nhà và cầu nguyện. Anh kể lại rằng: “Tôi bầy tỏ với Chúa những gì có trong trái tim tôi... Tôi nói với Ngài những điều tôi muốn, những thiếu thốn của tôi, những hy vọng và thất vọng... Tôi cảm thấy dường như có thể khóc đuợc... đó là một điều mà bao nhiêu năm nay tôi không thể làm được”.
Sau khi Piri vừa cầu nguyện xong, một tiếng nói đáp lại: “Amen” làm cho Piri giật mình. Thì ra đó là tiếng của Chicô. Rồi Chicô nói nhỏ với Piri: “Tôi cũng tin Chúa”. Thế là hai người bạn tù dốc cạn quá khứ tội lỗi xấu xa và cùng chia sẻ quyết tâm sám hối trở về. Không biết họ đã tâm sự với nhau bao lâu, nhưng trước khi đi ngủ lại, Piri đã nói: “Chúc Chicô ngủ ngon nhé! Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa luôn luôn ở với chúng ta, chỉ có chúng ta là không ở với Ngài thôi”.
Sau này chính Piri Thomas có viết một tác phẩm nhan đề: “Hãy xuống những con đường tồi tàn này”. Tác phẩm thuật lại việc cải tà qui chính Chicô bắt đầu bằng lời cầu nguyện này, đã sám hối để trở thành một tín hữu Kitô gương mẫu.
Lời cầu nguyện của Piri đã giúp cho cả hai sửa chữa khuyết điểm lầm lỗi quay trở về với Thiên Chúa đầy lòng từ bi nhân hậu, như ông chủ trong dụ ngôn lúa và cỏ lùng... Lời cầu nguyện đó có sức ảnh hường nơi Chicô như la men trong bột, như hạt cải phát triển thành cây mà Giêsu nói trong Tin mừng Matthêu 13,24-43, qua ba dụ ngôn: Dụ ngôn về lúa và cỏ lùng trong cùng một ruộng; Dụ ngôn về hạt cải lớn lên trong ruộng; Dụ ngôn về nắm bột dậy men...
Khi giáo huấn, thường lấy dụ ngôn mà giảng dạy về đạo lý nước trời, Tin Mừng Matthêu nhấn mạnh: "Người lấy dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều” (Mt 13,3), Matthêu thường dùng động từ nói (lalein) khi Chúa Giêsu thốt ra các dụ ngôn, vì đây không còn là rao giảng (kêrussein) loan báo công bố Nước Trời, nhưng là giáo huấn về Nước Trời.
Trong dụ ngôn thứ nhất, cùng với lúa, có sự hiện hữu của cỏ lùng, "cỏ lùng" là một loại cỏ dại gọi là darnel. Loại cỏ dại này rất là giống cây lúa khi mới mọc lên, nên rất khó phân biệt với lúa. Chỉ khi trổ bông thì mới khác với lúa, lúc đó thì rễ của cỏ và lúa đã quấn với nhau nên không thể nhổ một mình cỏ được. Hạt cỏ thì lại độc không ăn được.
Tâm hồn chúng ta được trình bày bằng hình ảnh thửa ruộng. Một thửa ruộng có lúa tốt xanh tươi nhưng cũng hiện hữu cỏ lùng phát triển không kém tựa lúa xanh và có khi nhìn thấy giống nhau. Dụ ngôn lúa và cỏ lùng trong cùng thửa ruộng nói về thân phận con người luôn mang trong mình những cuộc đấu tranh giữa tốt và xấu, giữa chọn Thiên Chúa và chọn đối nghịch với Ngài. Một cuộc tranh đấu không ngừng, chỉ chấm dứt, phân thắng bại khi kết thúc đời người ở trần gian…
Trong cuộc sống nhân sinh, nếu Thiên Chúa nhổ cỏ lùng - tiêu diệt sự ác, thì chắc chắn không ai trong chúng ta có thể sống sót, bởi vì như lời Thánh Vịnh đã diễn tả: “Từ trong lòng mẹ, tôi đã là tội nhân, thoạt sinh ra, tôi đã mắc tội rồi” (Tv 51,7). Tình thương thì nhẫn nại, nên Thiên Chúa luôn chờ đợi thiện chí hoán cải của từng người, đồng thời Ngài còn ban ơn nâng đỡ họ trên mọi bước đường đời, để lúa thêm xanh tốt và lan toả, triệt hạ cỏ lùng để rồi cuối cùng, ngày thầm phán mới tới, ngày xét xử tuyệt đối công mình và không ai có thể trách cứ Ngài là đã không dủ lòng thương xót. Từ ý nghĩa của dụ ngôn, tôi, bạn nhìn vào cuộc đời mình, và thấy rõ ràng nơi chúng ta một cuộc đời luôn hiện hữu những tâm tình tốt lành, những việc làm thánh thiện nở hoa, nhưng cũng chính con người tôi cũng không ít những ích kỷ nhỏ nhen, những hành động mang sắc thái của cỏ lùng… Có những tật xấu khiếm khuyết làm ta rất khổ sở dù đã làm đủ cách như người thợ xin chủ vườn, “nhổ tận gốc cỏ lùng”, nhưng nó vẫn cứ hiện hữu trong cuộc đời ta, xin đừng thất vọng mà hãy kiên tâm nỗ lực sống, Thiên Chúa luôn kiên nhẫn chờ đợi, Ngài đã sai Con của Ngài đến không phải để lên án thế gian, nhưng để thế gian nhờ tin vào Người Con ấy mà được cứu độ (Ga 3,17-18). Chính vì tin vào thiện chí và lòng hướng thượng của những kẻ gian ác mà vị chủ ruộng (tức Thiên Chúa) đã trì hoãn việc nhổ cỏ lùng ngay, vì Ngài chẳng muốn nhổ lầm những mầm lúa tốt trong tâm hồn những kẻ ác (x. Mt 13,29). Trong kinh nghiệm của Bí tích Hòa giải, tôi và bạn cảm nghiệm sự khoan dung của Thiên Chúa đối với bản thân, và sự hiện hữu cỏ lùng trong tâm, dù đã cố gắng. Kinh nghiệm này khiến chúng ta càng phó thác vào tình thương của Chúa mà tiến bước trong cuộc sống, Thiên Chúa luôn nhẫn nại, chúng ta cũng hãy nhẫn nại với bản thân mình và cố gắng mỗi ngày sửa, vượt khó.
Dụ ngôn lúa và cỏ lùng trong cùng thửa ruộng, cũng cắt nghĩa được sự thiện và sự ác giữa cuộc sống hàng ngày, chấp nhận sống trong một thế giới mà nơi nào cũng có kẻ tốt người xấu tựa lúa và cỏ lùng như ánh sáng và bóng tối luôn xen kẽ nhau trong cuộc sống, Thánh Gioan đã chỉ sự đối lập giữa con cái ánh sáng và con cái bóng tối (x. Ga 1). Thật thế, nhìn vào thế giới, chúng ta sẽ thấy có những ánh sáng, lúa là lòng yêu thương, bác ái, nhân hậu, từ bi, quan tâm giúp người. Nhưng cũng hiện hữu của cỏ lùng - bóng tối là ích kỷ, hận thù. Thế giới có ánh sáng là khiêm nhường, hiền lành như Chúa Giêsu dạy, nhưng cũng xuất hiện bóng tối là kiêu căng, tự mãn, coi thường tất cả. Có ánh sáng là điều độ, siêu thoát, có bóng tối là tham sân si, chạy theo lạc thú, ham của cải, yêu chức quyền, địa vị. Có hiện hữu ánh sáng là công lý và hoà bình, có bóng tối là bất công, khủng bố và chiến tranh... Chúa Giêsu khẳng định nhiệm vụ của người tin và theo Chúa: "Chúng con là ánh sáng thế gian” (Mt 5,14), và “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga 1,5).
Dụ ngôn "cỏ lùng và lúa" không kết thúc bằng hình ảnh bi quan của "cỏ lùng hoành hành" hay của "lửa thiêu vào mùa gặt". Cỏ lùng sẽ được tận diệt và cánh đồng lúa luôn được tăng trưởng trong thửa ruộng con người, nếu để niềm tin được nuôi dưỡng và tăng trưởng và để đức ái được dậy men như hai dụ ngôn ngắn gọn về hạt cải (x. Mt 13, 31-32) và men trong bột (x. Mt 13, 33) kế tiếp. Hai dụ ngôn này mở ra một cái nhìn rất lạc quan về thực tại Nước Trời nơi tâm hồn của kiếp nhân sinh được Thiên Chúa cứu độ: Nếu có niềm tin dù nhỏ bé và ít ỏi, nhưng một khi vượt qua được những trở ngại để vươn lên, hạt cải Nước Trời sẽ trở thành một cây lớn, làm chỗ nương tựa cho cuộc sống, niềm tin này giúp con người luôn vươn lên phát triển tâm linh và cuộc sống dù bản thân mình đang bị cỏ lùng chiếm hữu; hạt giống đức tin có những khả năng không ngờ: Khi được gieo xuống đất, hạt giống bé tí xíu nó mọc lên thành một cây to.
Với sức mạnh của ân sủng đức tin như hạt cải và lòng mến lan tỏa như men trong bột, chúng ta tận diệt được cỏ hoang và biến cánh đồng nhân sinh thành đồng ruộng tốt tươi đầy bông lúa chín vàng như trong Tin Mừng Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh ánh sáng đẩy lùi bóng tối: “Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12,46).
Cỏ lùng dù còn hiện hữu trong tâm chúng ta, nhưng nếu luôn nuôi dưỡng niềm tin và lòng mến dậy men, tôi và bạn sẽ cảm nghiệm được tâm tình của Thánh Phaolô: "Tất cả mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý " (1Tm 2,4).
Thật thế, nếu con có đức tin lớn mạnh và đức mến dậy men, tâm hồn con sẽ diệt được cỏ lùng.
Lm. Vinh Sơn
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 23/07/2017
83. CHIM SÁO A DUA
Ở trên vách núi dựng đứng của ngọn núi Nữ Nhi có rất nhiều chim khách làm tổ, một hôm có một con hổ đi ngang phía dưới vách núi, làm cho bầy chim khách vô cùng kinh hoảng, lập tức la hét huyên náo cả lên. Lúc ấy có mấy “anh” chim sáo ở hang động kế bên cũng bay ra góp phần ồn ào.
Con chim cu gáy hỏi chim khách vì sao mà náo loạn lên vậy, chim khách nói :
- “Nếu lão hổ hú lên một trận gió thì chúng tôi thật là khổ cực, bởi vì tất cả cái tổ đều bị thổi rơi xuống, do đó mà phải la hét ồn ào để đuổi nó đi”.
Chim cu gáy lại hỏi chim sáo, chim sáo ấp úng không biết làm sao trả lời, một lúc sau mới nói:
- “Chúng tôi cũng không biết tại sao nữa, chỉ biết là cùng chim khách la ó náo nhiệt cho vui mà thôi”.
Chim cu gáy cảm thấy nực cười, nói:
- “Tổ của chim khách làm ở trên vách núi dựng đứng nên sợ gió thổi rớt xuống đã đành, còn các anh ở sâu trong hang động, có gì mà la hét ồn ào như thế chứ ?”
(Úc Ly tử)
Suy tư 83:
Chim sáo thấy bầy chim khách la ó vang trời, thì cũng bay ra đùa giỡn la ó cho vui, mà không hiểu nguyên nhân tại sao mình lại làm như thế, người bây giờ gọi đó là a dua.
A dua tức là thấy người ta làm gì hay dở không biết, cứ vỗ tay “đốc” thêm cho vui.
Người a dua là người không có lập trường hoặc là người lập trường không vững, họ thấy bên nào đông đúc thì cứ hùa theo, dù bên số đông có sai lầm...
Ở trong giáo xứ cũng có những giáo hữu a dua, họ a dua theo một số người để chửi và để công kích cha sở, vì ngài đã làm cho họ mất đặc quyền đặc lợi trong nhà thờ; họ a dua theo một số người có máu mặt trong giáo xứ và thành lập một nhóm khác để xúi giục, rỉ tai giáo dân phản đối cha sở và ban hành giáo...
Người a dua là tên tay sai đắc lực của sa tan tức là ma quỷ, nó làm cho trong giáo xứ mất đoàn kết, nó làm cho các thành viên trong cộng đoàn nghi kỵ lẫn nhau.
Người Ki-tô hữu trưởng thành là người biết chịu trách nhiệm lời nói và hành vi của mình, trái lại, người Ki-tô hữu a dua là người đem trách nhiệm của mình đổ trên đầu người khác và lớn tiếng thoá mạ bất kỳ ai khi quyền lợi mình bị đụng chạm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ở trên vách núi dựng đứng của ngọn núi Nữ Nhi có rất nhiều chim khách làm tổ, một hôm có một con hổ đi ngang phía dưới vách núi, làm cho bầy chim khách vô cùng kinh hoảng, lập tức la hét huyên náo cả lên. Lúc ấy có mấy “anh” chim sáo ở hang động kế bên cũng bay ra góp phần ồn ào.
Con chim cu gáy hỏi chim khách vì sao mà náo loạn lên vậy, chim khách nói :
- “Nếu lão hổ hú lên một trận gió thì chúng tôi thật là khổ cực, bởi vì tất cả cái tổ đều bị thổi rơi xuống, do đó mà phải la hét ồn ào để đuổi nó đi”.
Chim cu gáy lại hỏi chim sáo, chim sáo ấp úng không biết làm sao trả lời, một lúc sau mới nói:
- “Chúng tôi cũng không biết tại sao nữa, chỉ biết là cùng chim khách la ó náo nhiệt cho vui mà thôi”.
Chim cu gáy cảm thấy nực cười, nói:
- “Tổ của chim khách làm ở trên vách núi dựng đứng nên sợ gió thổi rớt xuống đã đành, còn các anh ở sâu trong hang động, có gì mà la hét ồn ào như thế chứ ?”
(Úc Ly tử)
Suy tư 83:
Chim sáo thấy bầy chim khách la ó vang trời, thì cũng bay ra đùa giỡn la ó cho vui, mà không hiểu nguyên nhân tại sao mình lại làm như thế, người bây giờ gọi đó là a dua.
A dua tức là thấy người ta làm gì hay dở không biết, cứ vỗ tay “đốc” thêm cho vui.
Người a dua là người không có lập trường hoặc là người lập trường không vững, họ thấy bên nào đông đúc thì cứ hùa theo, dù bên số đông có sai lầm...
Ở trong giáo xứ cũng có những giáo hữu a dua, họ a dua theo một số người để chửi và để công kích cha sở, vì ngài đã làm cho họ mất đặc quyền đặc lợi trong nhà thờ; họ a dua theo một số người có máu mặt trong giáo xứ và thành lập một nhóm khác để xúi giục, rỉ tai giáo dân phản đối cha sở và ban hành giáo...
Người a dua là tên tay sai đắc lực của sa tan tức là ma quỷ, nó làm cho trong giáo xứ mất đoàn kết, nó làm cho các thành viên trong cộng đoàn nghi kỵ lẫn nhau.
Người Ki-tô hữu trưởng thành là người biết chịu trách nhiệm lời nói và hành vi của mình, trái lại, người Ki-tô hữu a dua là người đem trách nhiệm của mình đổ trên đầu người khác và lớn tiếng thoá mạ bất kỳ ai khi quyền lợi mình bị đụng chạm.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:43 23/07/2017
16. Con người vì để lên thiên đàng, thì phải cầu nguyện không ngừng.
(Thánh Thomas Aquinas)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nicolás Maduro thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Tòa Thánh
Đặng Tự Do
06:42 23/07/2017
Tình hình ở Venezuela đang “rất bi thảm” và giải pháp “thực sự” là việc tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống theo hiến định, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã viết như trên trong một lá thư đề ngày 17 tháng 7, gởi cho tổng thống Nicolás Maduro, Quốc Hội và các Giám Mục nước này.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng:
“Tôi đã nói và tôi lặp lại ở đây, là tại thời điểm này, giải pháp thực sự là một cuộc bầu cử để người dân có thể bày tỏ theo cách của họ những gì họ mong muốn”.
Thay vì tổ chức bầu cử tổng thống, Maduro bày ra trò hề Quốc Hội Lập Hiến bắt đầu vào ngày 30 tháng 7 này nhằm hình thành một hiến pháp mới nhằm dọn đường cho một chế độ độc tài.
Trong thư gởi cho Đức Hồng Y Jorge Urosa Sabino, là Tổng Giám Mục thủ đô Caracas của Venezuela, đề ngày thứ Hai 17 tháng 7, Đức Hồng Y viết: “Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với Đức Hồng Y, với các linh mục, phó tế và toàn thể giáo dân đã bị tấn công tại Nhà thờ Đức Mẹ Camêlô ở Catia, và quyết liệt lên án cuộc bao vây và hành hung tại đây. Hôm Chúa Nhật, ngày 16 tháng 7, tôi đã cầu nguyện thật nhiều xin Đức Mẹ Camêlô, rất được tôn kính tại Venezuela, xin Chúa Giêsu Con của Mẹ ban cho đất nước này một giải pháp hòa bình và dân chủ, và cho chính quyền biết lắng nghe tiếng kêu của dân chúng đang đòi tự do, hòa giải, hòa bình và an sinh vật chất cũng như tinh thần cho tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ nhất và bị gạt ra ngoài lề”.
Ngày 18 tháng 7, Maduro chủ tọa một phiên họp của Hội đồng Quốc phòng tại điện Miraflores. Trong cuộc họp, Maduro đã thông báo rằng Julio Borges, chủ tịch của Quốc Hội, đã gửi cho ông ta một lá thư “rất giống với luận điệu của Donald Trump trong đó nói rằng chúng ta phải hành xử theo ý kiến của Đức Hồng Y Pietro Parolin”. Y tuyên bố thẳng trong cuộc họp rằng “Đây là một vấn đề mà tôi đã từ chối bởi vì điều duy nhất có giá trị ở quốc gia này là Hiến pháp của nước Cộng hòa Venezuela.”
Maduro cũng nhân dịp này lên tiếng chỉ trích bà Federica Mogherini ngoại trưởng của Liên minh châu Âu là xen vào công việc nội bộ của Venezuela. Cũng cùng một lập trường như Đức Hồng Y Parolin, bà Federica, người Ý, cũng yêu cầu dẹp trò hề Quốc Hội Lập Hiến, tổ chức bầu cử tổng thống với sự giám sát của quốc tế, và chấm dứt ngay việc đàn áp những người đối lập.
Đây là lần đầu tiên, Maduro công khai phản bác lập trường của Tòa Thánh. Trong quá khứ, Maduro thường lợi dụng Tòa Thánh cho các mục tiêu chính trị của mình.
Y thường buộc tội các nhà lãnh đạo phe đối lập của nước này từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, theo khuyến cáo của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Thí dụ như trong bài phát biểu trên truyền hình hôm Chúa Nhật 30 tháng Tư, Maduro đã hoan nghênh đề nghị của Đức Giáo Hoàng giúp làm trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezueala. Sau đó, y nói rằng phe đối lập đã từ chối theo đuổi các cuộc đàm phán như ý Đức Thánh Cha muốn. “Họ không muốn đối thoại”.
Thực ra, hồi tháng Mười Hai năm ngoái 2016, các cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại vì chính phủ Maduro không thực hiện đầy đủ các cam kết đã được đặt ra như các điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, là đại diện của Vatican tại bàn đàm phán, đã rút lui khỏi các cuộc thương lượng, khi ngài thấy rằng không có triển vọng cho các cuộc đàm phán thành công vì Nicolas Maduro chỉ muốn câu giờ hơn là thực tâm đàm phán trong khi tình hình kinh tế xã hội càng ngày càng trầm trọng.
Maduro cũng thường lợi dụng lập trường thận trọng của Tòa Thánh để chống lại các Giám Mục nước này. Tòa Thánh, trong cương vị của mình thường kêu gọi hòa giải, đối thoại trong hòa bình. Trong khi đó, đứng trước những đau khổ càng ngày càng nghiêm trọng của người dân Venezuela, Hội Đồng Giám Mục nước này đưa ra một chỉ dẫn cụ thể hơn: “bất tuân dân sự là cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài.” Y khai thác tối đa sự khác biệt trong ngôn từ của Đức Giáo Hoàng, các quan chức Tòa Thánh với cách nói thẳng thừng của các Giám Mục Venezuela để cáo buộc các ngài là tay sai đế quốc, cực đoan và không tuân lệnh Tòa Thánh.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng:
“Tôi đã nói và tôi lặp lại ở đây, là tại thời điểm này, giải pháp thực sự là một cuộc bầu cử để người dân có thể bày tỏ theo cách của họ những gì họ mong muốn”.
Thay vì tổ chức bầu cử tổng thống, Maduro bày ra trò hề Quốc Hội Lập Hiến bắt đầu vào ngày 30 tháng 7 này nhằm hình thành một hiến pháp mới nhằm dọn đường cho một chế độ độc tài.
Trong thư gởi cho Đức Hồng Y Jorge Urosa Sabino, là Tổng Giám Mục thủ đô Caracas của Venezuela, đề ngày thứ Hai 17 tháng 7, Đức Hồng Y viết: “Tôi muốn bày tỏ sự gần gũi với Đức Hồng Y, với các linh mục, phó tế và toàn thể giáo dân đã bị tấn công tại Nhà thờ Đức Mẹ Camêlô ở Catia, và quyết liệt lên án cuộc bao vây và hành hung tại đây. Hôm Chúa Nhật, ngày 16 tháng 7, tôi đã cầu nguyện thật nhiều xin Đức Mẹ Camêlô, rất được tôn kính tại Venezuela, xin Chúa Giêsu Con của Mẹ ban cho đất nước này một giải pháp hòa bình và dân chủ, và cho chính quyền biết lắng nghe tiếng kêu của dân chúng đang đòi tự do, hòa giải, hòa bình và an sinh vật chất cũng như tinh thần cho tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ nhất và bị gạt ra ngoài lề”.
Ngày 18 tháng 7, Maduro chủ tọa một phiên họp của Hội đồng Quốc phòng tại điện Miraflores. Trong cuộc họp, Maduro đã thông báo rằng Julio Borges, chủ tịch của Quốc Hội, đã gửi cho ông ta một lá thư “rất giống với luận điệu của Donald Trump trong đó nói rằng chúng ta phải hành xử theo ý kiến của Đức Hồng Y Pietro Parolin”. Y tuyên bố thẳng trong cuộc họp rằng “Đây là một vấn đề mà tôi đã từ chối bởi vì điều duy nhất có giá trị ở quốc gia này là Hiến pháp của nước Cộng hòa Venezuela.”
Maduro cũng nhân dịp này lên tiếng chỉ trích bà Federica Mogherini ngoại trưởng của Liên minh châu Âu là xen vào công việc nội bộ của Venezuela. Cũng cùng một lập trường như Đức Hồng Y Parolin, bà Federica, người Ý, cũng yêu cầu dẹp trò hề Quốc Hội Lập Hiến, tổ chức bầu cử tổng thống với sự giám sát của quốc tế, và chấm dứt ngay việc đàn áp những người đối lập.
Đây là lần đầu tiên, Maduro công khai phản bác lập trường của Tòa Thánh. Trong quá khứ, Maduro thường lợi dụng Tòa Thánh cho các mục tiêu chính trị của mình.
Y thường buộc tội các nhà lãnh đạo phe đối lập của nước này từ chối tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình, theo khuyến cáo của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Thí dụ như trong bài phát biểu trên truyền hình hôm Chúa Nhật 30 tháng Tư, Maduro đã hoan nghênh đề nghị của Đức Giáo Hoàng giúp làm trung gian trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezueala. Sau đó, y nói rằng phe đối lập đã từ chối theo đuổi các cuộc đàm phán như ý Đức Thánh Cha muốn. “Họ không muốn đối thoại”.
Thực ra, hồi tháng Mười Hai năm ngoái 2016, các cuộc đàm phán hòa bình đã thất bại vì chính phủ Maduro không thực hiện đầy đủ các cam kết đã được đặt ra như các điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán. Đức Tổng Giám Mục Claudio Maria Celli, là đại diện của Vatican tại bàn đàm phán, đã rút lui khỏi các cuộc thương lượng, khi ngài thấy rằng không có triển vọng cho các cuộc đàm phán thành công vì Nicolas Maduro chỉ muốn câu giờ hơn là thực tâm đàm phán trong khi tình hình kinh tế xã hội càng ngày càng trầm trọng.
Maduro cũng thường lợi dụng lập trường thận trọng của Tòa Thánh để chống lại các Giám Mục nước này. Tòa Thánh, trong cương vị của mình thường kêu gọi hòa giải, đối thoại trong hòa bình. Trong khi đó, đứng trước những đau khổ càng ngày càng nghiêm trọng của người dân Venezuela, Hội Đồng Giám Mục nước này đưa ra một chỉ dẫn cụ thể hơn: “bất tuân dân sự là cần thiết để lật đổ một chế độ độc tài.” Y khai thác tối đa sự khác biệt trong ngôn từ của Đức Giáo Hoàng, các quan chức Tòa Thánh với cách nói thẳng thừng của các Giám Mục Venezuela để cáo buộc các ngài là tay sai đế quốc, cực đoan và không tuân lệnh Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha nói với một trẻ em: “Đừng bao giờ nói không bao giờ”
Bùi Hữu Thư
07:47 23/07/2017
Đức Thánh Cha nói với một trẻ em: “Đừng bao giờ nói không bao giờ”
Thư gửi em bé Andrea, 9 tuổi , mời ngài hành hương đến Loreto
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên em bé Andrea, 9 tuổi là người đã mời ngài đi hành hương đến Loretto, thuộc tỉnh Ancona, Italia, nơi có Vương Cung Thánh Đường Basilica della Santa Casa: “Không bao giờ được nói không bao giờ!”
Lá thư của Đức Thánh Cha được phổ biến ngày 19 tháng 7 trên bản tin hàng ngày đăng tải trên mạng www.Ilsussidiario.net . Em bé Andrea đã viết thư cho ngài, và nói về món quà em nhận được nhân dịp em Rước Lễ Lần Đầu: đó là cuộc hành hương Loretto.
Đức Thánh Cha viết: “Andrea thân mến, cha rất hân hoan khi nhận được lá thư của em và được biết về cảm nghiệm của em nhân dịp em được đi hành hương với UNITALSI cùng các trẻ em khác đến Loretto.”
Với đứa trẻ đã mời ngài tham dự cuộc hành hương đến Loretto, Đức Thánh Cha viết: “Đối với cha, được đi cùng với các em là niềm vui lớn lao của cha… Đừng bao giờ nói không bao giờ!:
Đức Thánh Cha cám ơn Andrea đã gửi cho ngài bức ảnh chụp toàn nhóm trẻ em hành hương: “Cha đã thấy các con rất đông vui và rất xinh đẹp!... Ta chúc lành cho các con, và cho các phụ huynh của các con, cũng như cho các thiện nguyện viên, các linh mục, và những người phụ trách UNITALSI (Unione Nazionale Italiana Trasporto Ammalati.”
Bùi Hữu Thư
Thư gửi em bé Andrea, 9 tuổi , mời ngài hành hương đến Loreto
Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên em bé Andrea, 9 tuổi là người đã mời ngài đi hành hương đến Loretto, thuộc tỉnh Ancona, Italia, nơi có Vương Cung Thánh Đường Basilica della Santa Casa: “Không bao giờ được nói không bao giờ!”
Lá thư của Đức Thánh Cha được phổ biến ngày 19 tháng 7 trên bản tin hàng ngày đăng tải trên mạng www.Ilsussidiario.net . Em bé Andrea đã viết thư cho ngài, và nói về món quà em nhận được nhân dịp em Rước Lễ Lần Đầu: đó là cuộc hành hương Loretto.
Đức Thánh Cha viết: “Andrea thân mến, cha rất hân hoan khi nhận được lá thư của em và được biết về cảm nghiệm của em nhân dịp em được đi hành hương với UNITALSI cùng các trẻ em khác đến Loretto.”
Với đứa trẻ đã mời ngài tham dự cuộc hành hương đến Loretto, Đức Thánh Cha viết: “Đối với cha, được đi cùng với các em là niềm vui lớn lao của cha… Đừng bao giờ nói không bao giờ!:
Đức Thánh Cha cám ơn Andrea đã gửi cho ngài bức ảnh chụp toàn nhóm trẻ em hành hương: “Cha đã thấy các con rất đông vui và rất xinh đẹp!... Ta chúc lành cho các con, và cho các phụ huynh của các con, cũng như cho các thiện nguyện viên, các linh mục, và những người phụ trách UNITALSI (Unione Nazionale Italiana Trasporto Ammalati.”
Bùi Hữu Thư
Đức Giám Mục Hoa Kỳ : Thượng Viện không được bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe nếu không có luật thay thế thích hợp.
Giuse Thẩm Nguyễn
15:15 23/07/2017
Đức Giám Mục Hoa Kỳ : Thượng Viện không được bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe nếu không có luật thay thế thích hợp.
(EWTN News/CNA) Đại diện của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về công lý đã lên tiếng yêu cầu Thượng Viện không nên bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe hiện nay trừ khi có những thay thế ở những mức độ bảo hiểm thích hợp.
Trước những khó khăn trong việc thảo luận về luật chăm sóc sức khỏe tại Thượng Viện, Đức Giám Mục Frank Dewane của giáo phận Venice, Florida đã viết thư cho các thượng nghị sĩ vào hôm thứ Năm, 20 tháng Bẩy, rằng “Việc nên làm lúc này không phải là tạo ra những rủi ro lớn hơn, đặc biệt cho những người nghèo nhất, bằng cách bãi bỏ luật ACA (Affordable Care Act, tạm dịch là Luật Chăm Sóc Cho Người Có Thu Nhập Thấp) mà không có một thay thế nào.” Ngài nói tiếp “Tuy nhiên, việc cải cách vẫn cần thiết để giải quyết những thiếu xót về đạo đức và những thách đố lâu dài của ACA.”
Sau khi Hạ Viện đã thông qua một luật chăm sóc sức khỏe để bãi bỏ luật ACA và thay thế với những điều khoản trong luật American Health Care Atc (AHCA, tạm dịch là luật Chăm Sóc Sức Khỏe Hoa Kỳ), thì Thượng Viện cũng ráo riết sản sinh ra một luật riêng, có tên là Better Care Reconciliation Act (BCRA, Luật Điều Chỉnh Chăm Sóc Tốt Hơn). Tuy nhiên dự luật này đã không đạt đủ những yếu tố cần thiết để đưa ra biểu quyết.
Trong tuần này, Chủ Tịch Khối Đa Số là Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Mitch McConnel thuộc bang Kentucky, đã tuyên bố rằng dự luật này không những không đủ số phiếu để thông qua mà cũng không đủ số phiếu cần thiết đưa ra bàn thảo để bãi bỏ và thay thế luật ACA.
Ông cũng cho biết rằng với một vài sửa đổi kèm theo thì luật chăm sóc sức khỏe này sẽ được biểu quyết để loại bỏ luật chăm sóc sức khỏe hiện nay, nhưng luật sẽ cho phép thời gian chuyển đổi trong vòng hai năm để tránh xáo trộn.
Cuộc biểu quyết để loại bỏ luật ACA dự trù sớm nhất là vào Thứ Ba này. Tuy nhiên, cũng theo những nguồn tin khác thì chưa chắc là Thượng Viện sẽ biểu quyết để loại bỏ luật ACA.
Các lãnh đạo Phò Sự Sống gồm có Marjorie Dannenfelser, Chủ tịch Susan B. Antholy List và Jeanne Mancini, Chủ tịch của phong trào Đi Bộ Vì Sự Sống, đã gặp Phó Tổng Thống Mike Pence vào hôm Thứ Sáu. Mancini nói là một cuộc họp “tốt đẹp” và nhắc lại rằng “Phá thai không phải là chăm sóc sức khỏe”, ý nói về việc cấp quỹ cho việc phá thai theo như luật chăm sóc sức khỏe hiện hành.
Đức Giám Mục Dewane trước đây đã từng nói đừng bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe hiện nay nếu không có môt chương trình thay thế thích hợp. “Chấm dứt bảo hiểm của những người đang phải hàng ngày vất vả với cuộc sống mà không có sự thay thế thích hợp sẽ gây nên tai họa.”
ĐGM nói rằng bất cứ kế hoạch thay thế nào cũng “phải bảo vệ người nghèo, những người dễ bị tổn thương, gồm những di dân, bảo vệ thai nhi và ủng hộ những quyền lương tâm”. Những kế hoạch đề nghị thay thế ở Hạ Viện và Thượng Viện đều “rất yếu kém và có thể là tổn hại những người nghèo trong những phương thức không chấp nhận được.”
Trong khi ĐGM hoan nghênh việc bảo vệ Tu Chính Án Hyde trong dự luật của Hạ Viện nhằm cấm việc dùng tiền thuế của người dân trả cho dịch vụ phá thai qua tín dụng thuế và các khoản trợ cấp khác, thì ngài cũng tỏ ra rất quan tâm về những thay đổi trong chương trình Medicaid và những điều khoản khác. Ngài nói rằng luật này sẽ cắt các phần bảo hiểm cần thiết của những người cần bảo hiểm nhất, như các cụ già, người nghèo và những người mắc bệnh mãn tính.
Trong lá Thư viết gởi cho Thượng Viện ngày 27 tháng Sáu về dự luật chăm sóc sức khỏe, ĐGM Dewane nói rằng “Trong khi việc cắt giảm thuế dường như đem lại lợi ích cho những người giàu và tăng ngân sách chi tiêu của liên bang trong nhiều lãnh vực như quốc phòng đang được xem xét thì đặt “mức quân bình đầu người cho bảo hiểm y tế đối với người nghèo là phi lý.”
Theo như luật chăm sóc sức khỏe thì chi phí bảo hiểm sẽ tăng lên đối với người già, người nghèo “vì có sự giảm bớt về mức độ tín dụng thuế và tiền phí bảo hiểm cao hơn. ĐGM nói tiếp “cũng giống như luật ở Hạ Viện, thiếu bảo vệ lương tâm.”
ĐGM cảnh báo rằng tiếng nói phò sự sống trong dự luật có được chú tâm nhưng cũng có thể bị ém nhẹm bởi các Thượng Nghị Sĩ trước khi nó được bàn thảo tại nghị trường.
Dự luật được sửa đổi có khá hơn trong việc dành nhiều ngân quỹ chống lại việc nghiện ma túy “nhưng cần phải quan tâm nhiều hơn đến các nghĩa vụ đạo đức đối với anh chị em đang sống trong cảnh bần cùng và những bảo vệ cần thiết cho thai nhi .”
Thứ Sáu vừa qua, Phó TT Pen đã hô hào dân chúng kiến nghị với các Thượng Nghị Sĩ để tiếp tục thảo luận để bãi bỏ và thay thế luật ACA vào Thứ Ba này.
Susan B. Anthony List cũng kêu gọi Thượng Viện cắt bỏ ngân quỹ hộ trợ cho tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình dành việc phá thai.
Dannenfelser của nhóm phò sự sống cũng nói rằng “Obamacare là tai họa cho các thai nhi qua việc dùng tiền thuế để tài trợ cho việc phá thai.”.
Giuse Thẩm Nguyễn
(EWTN News/CNA) Đại diện của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về công lý đã lên tiếng yêu cầu Thượng Viện không nên bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe hiện nay trừ khi có những thay thế ở những mức độ bảo hiểm thích hợp.
Trước những khó khăn trong việc thảo luận về luật chăm sóc sức khỏe tại Thượng Viện, Đức Giám Mục Frank Dewane của giáo phận Venice, Florida đã viết thư cho các thượng nghị sĩ vào hôm thứ Năm, 20 tháng Bẩy, rằng “Việc nên làm lúc này không phải là tạo ra những rủi ro lớn hơn, đặc biệt cho những người nghèo nhất, bằng cách bãi bỏ luật ACA (Affordable Care Act, tạm dịch là Luật Chăm Sóc Cho Người Có Thu Nhập Thấp) mà không có một thay thế nào.” Ngài nói tiếp “Tuy nhiên, việc cải cách vẫn cần thiết để giải quyết những thiếu xót về đạo đức và những thách đố lâu dài của ACA.”
Sau khi Hạ Viện đã thông qua một luật chăm sóc sức khỏe để bãi bỏ luật ACA và thay thế với những điều khoản trong luật American Health Care Atc (AHCA, tạm dịch là luật Chăm Sóc Sức Khỏe Hoa Kỳ), thì Thượng Viện cũng ráo riết sản sinh ra một luật riêng, có tên là Better Care Reconciliation Act (BCRA, Luật Điều Chỉnh Chăm Sóc Tốt Hơn). Tuy nhiên dự luật này đã không đạt đủ những yếu tố cần thiết để đưa ra biểu quyết.
Trong tuần này, Chủ Tịch Khối Đa Số là Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Mitch McConnel thuộc bang Kentucky, đã tuyên bố rằng dự luật này không những không đủ số phiếu để thông qua mà cũng không đủ số phiếu cần thiết đưa ra bàn thảo để bãi bỏ và thay thế luật ACA.
Ông cũng cho biết rằng với một vài sửa đổi kèm theo thì luật chăm sóc sức khỏe này sẽ được biểu quyết để loại bỏ luật chăm sóc sức khỏe hiện nay, nhưng luật sẽ cho phép thời gian chuyển đổi trong vòng hai năm để tránh xáo trộn.
Cuộc biểu quyết để loại bỏ luật ACA dự trù sớm nhất là vào Thứ Ba này. Tuy nhiên, cũng theo những nguồn tin khác thì chưa chắc là Thượng Viện sẽ biểu quyết để loại bỏ luật ACA.
Các lãnh đạo Phò Sự Sống gồm có Marjorie Dannenfelser, Chủ tịch Susan B. Antholy List và Jeanne Mancini, Chủ tịch của phong trào Đi Bộ Vì Sự Sống, đã gặp Phó Tổng Thống Mike Pence vào hôm Thứ Sáu. Mancini nói là một cuộc họp “tốt đẹp” và nhắc lại rằng “Phá thai không phải là chăm sóc sức khỏe”, ý nói về việc cấp quỹ cho việc phá thai theo như luật chăm sóc sức khỏe hiện hành.
Đức Giám Mục Dewane trước đây đã từng nói đừng bãi bỏ luật chăm sóc sức khỏe hiện nay nếu không có môt chương trình thay thế thích hợp. “Chấm dứt bảo hiểm của những người đang phải hàng ngày vất vả với cuộc sống mà không có sự thay thế thích hợp sẽ gây nên tai họa.”
ĐGM nói rằng bất cứ kế hoạch thay thế nào cũng “phải bảo vệ người nghèo, những người dễ bị tổn thương, gồm những di dân, bảo vệ thai nhi và ủng hộ những quyền lương tâm”. Những kế hoạch đề nghị thay thế ở Hạ Viện và Thượng Viện đều “rất yếu kém và có thể là tổn hại những người nghèo trong những phương thức không chấp nhận được.”
Trong khi ĐGM hoan nghênh việc bảo vệ Tu Chính Án Hyde trong dự luật của Hạ Viện nhằm cấm việc dùng tiền thuế của người dân trả cho dịch vụ phá thai qua tín dụng thuế và các khoản trợ cấp khác, thì ngài cũng tỏ ra rất quan tâm về những thay đổi trong chương trình Medicaid và những điều khoản khác. Ngài nói rằng luật này sẽ cắt các phần bảo hiểm cần thiết của những người cần bảo hiểm nhất, như các cụ già, người nghèo và những người mắc bệnh mãn tính.
Trong lá Thư viết gởi cho Thượng Viện ngày 27 tháng Sáu về dự luật chăm sóc sức khỏe, ĐGM Dewane nói rằng “Trong khi việc cắt giảm thuế dường như đem lại lợi ích cho những người giàu và tăng ngân sách chi tiêu của liên bang trong nhiều lãnh vực như quốc phòng đang được xem xét thì đặt “mức quân bình đầu người cho bảo hiểm y tế đối với người nghèo là phi lý.”
Theo như luật chăm sóc sức khỏe thì chi phí bảo hiểm sẽ tăng lên đối với người già, người nghèo “vì có sự giảm bớt về mức độ tín dụng thuế và tiền phí bảo hiểm cao hơn. ĐGM nói tiếp “cũng giống như luật ở Hạ Viện, thiếu bảo vệ lương tâm.”
ĐGM cảnh báo rằng tiếng nói phò sự sống trong dự luật có được chú tâm nhưng cũng có thể bị ém nhẹm bởi các Thượng Nghị Sĩ trước khi nó được bàn thảo tại nghị trường.
Dự luật được sửa đổi có khá hơn trong việc dành nhiều ngân quỹ chống lại việc nghiện ma túy “nhưng cần phải quan tâm nhiều hơn đến các nghĩa vụ đạo đức đối với anh chị em đang sống trong cảnh bần cùng và những bảo vệ cần thiết cho thai nhi .”
Thứ Sáu vừa qua, Phó TT Pen đã hô hào dân chúng kiến nghị với các Thượng Nghị Sĩ để tiếp tục thảo luận để bãi bỏ và thay thế luật ACA vào Thứ Ba này.
Susan B. Anthony List cũng kêu gọi Thượng Viện cắt bỏ ngân quỹ hộ trợ cho tổ chức Kế Hoạch Hóa Gia Đình dành việc phá thai.
Dannenfelser của nhóm phò sự sống cũng nói rằng “Obamacare là tai họa cho các thai nhi qua việc dùng tiền thuế để tài trợ cho việc phá thai.”.
Giuse Thẩm Nguyễn
Bộ trưởng Giao Thông Anh nói Đức Bênêđíctô thứ 16 thật chí lý khi nói về “chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối”
Đặng Tự Do
23:12 23/07/2017
John Hayes, Bộ trưởng Giao Thông Anh, đã phát biểu tại một sự kiện được tổ chức bởi các chuyên gia cố vấn trong nhóm Respublica, như là một phần trong một dự án văn hóa của họ.
Trong bài phát biểu của mình, ông Hayes nói rằng chúng ta nên đánh giá cao sự thẩm mỹ bởi vì “Chân lý là một điều tuyệt đối. Thẩm mỹ là phương tiện qua đó chân lý được mặc khải cho chúng ta ở dạng dễ hiểu nhất”.
Ông Hayes nhận xét rằng “Chúng ta đã đánh mất niềm tin nơi sự thẩm mỹ, vì chúng ta đã mất niềm tin của chúng ta nơi những lý tưởng. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã than thở: ‘Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.’”
Đây là một phần trong bài giảng của Đức Hồng Y Josheph Ratzinger trong thánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện vào ngày 18 tháng Tư, 2005. Toàn bộ bài này có thể đọc ở đây: http://vietcatholic.net/News/Read.aspx?id=25797
Bộ trưởng Giao Thông John Hayes nói ông muốn “thách thức tính cách của những thiết kế đã được chấp nhận trên các con đường bộ và đường sắt được xây dựng trong thời gian gần đây.”
Hầu hết sự xấu xí trong nghệ thuật và kiến trúc hiện đại, theo ông Hayes, xuất phát từ “ý niệm của Nietzsche theo đó quá khứ là quá khứ, không phù hợp hay có liên quan gì đến chúng ta; và rằng chúng ta có thể tạo ra một hệ thống các giá trị riêng của mình; chính xác như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nói: ‘Người ta đang thành lập một chế độ độc tài của chủ nghĩa tương đối, nó không nhìn nhận điều gì là chung kết và để cho cái tôi và ý muốn của mình là mẫu mực duy nhất.’”
Ông John Hayes nói tiếp rằng trong tư cách Bộ trưởng Giao Thông, ông muốn ưu tiên cho cái đẹp, ông đã và đang đặt ra kế hoạch nhằm bảo đảm đường giao thông và đường sắt sẽ thể hiện sự thẩm mỹ tại mỗi khúc quanh, mỗi điểm dừng.
Ông Hayes, là một người Anh giáo, và là một thành viên trong hội bảo vệ thai nhi. Ông được bầu vào Quốc hội năm 1997 và đã làm bộ trưởng nhiều bộ khác nhau từ năm 2010.
ĐHY Lenonardo Sandri viếng thăm Ukraine
Linh Tiến Khải
16:32 23/07/2017
TIN VATICAN - Trong các ngày từ 11 đến 17 tháng 7 vừa qua ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội đông phương, đã viếng thăm Ukraine, theo lời mời của ĐTGM Trưởng Giáo Hội Công Giáo Hy lạp Sviatoslav Shevchuk, và nhân cuộc hành hương toàn quốc tới Đền thánh Đức Bà Zarvanytsia. ĐHY được ĐTGM Claudio Gugerotti, Sứ Thần Toà Thánh tại Ukraine, và Đức ĐTGM Trưởng Shevchuk tháp tùng đã bắt đầu viếng thăm thủ dô Kyiv, đặt vòng hoa và cầu nguyện trước Thánh Giá tại quảng trường Maidan. Tiếp đến ĐHY thăm Viện bảo tàng Holomodor và tưởng niệm các nạn nhân cuộc diệt chủng Ukraine, do Stalin gây ra giữa các năm 1929-1933 khiến cho 6 triệu người bị chết đói.
Sáng ngày 12 tháng 7, lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô theo lịch Giuliano, ĐHY Sandri đã đồng tế thánh lễ do ĐTGM Trưởng Shevchuk chủ sự trong nhà thờ Phục Sinh và chia sẻ Lời Chúa. ĐHY nói trong bài giảng: “Anh chị em không lẻ loi. Anh chị em có một chỗ đặc biệt trong con tim của ĐTC Phanxicô”. Ngài mời gọi tín hữu Ukraine “đừng nhượng bộ trước các khó khăn hay trước quyền bình nhân loại muốn lấy mất đi niềm hy vọng của một cuộc sống công bằng và liêm chính của một đất nước được tôn trọng trong sự toàn vẹn của nó và được hoà giải giữa các tâm hồn khác nhau”.
ĐHY đã chuyển đến tín hữu Công Giáo Latinh và Hy Lạp cũng như mọi người thiện chí lời chào thăm và phép lành toà thánh của ĐTC, với tất cả lòng trìu mến, và sự gần gũi liên đới của ngài với dân tộc bị thử thách bởi khổ đau và các thiếu thốn do các xung khắc và chiến tranh gây ra. ĐTC khích lệ mọi người dấn thân đẩy mạnh sự hoà giải và hoà bình, tôn trọng quyền lợi, và sống bác ái liên đới với biết bao nhiêu người di cư tỵ nạn.
Vào cuối thánh lễ ĐHY đã chuyển phép lành Toà Thánh của ĐTC tới Giáo Hội địa phương và nhân danh ĐTC trao tặng ĐTGM trưởng mề đai kỷ niệm năm thứ tư triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô. Sau thánh lễ mọi người đã xuống viếng mộ ĐHY Lubomyr Husar, qua đời mấy tuần trước đó.
Sáng ngày 13 tháng 7 ĐHY Sandri tham dự thánh lễ tại nhà thờ chính toà của chuẩn giáo phận Kharkiv, với nghi thức làm phép nhà nguyện dưới hầm nhà thờ và làm phép các thánh giá trên mái tròn nhà thờ. Vào ban chiều ĐHY và phái đoàn đã đi Kramatorsk và Sloviansk, cách đó 200 cây số, là những vùng đã được quân đội Ukraine tái chiếm sau khi bị chiếm đóng hồi năm 2014 và là các “vùng xám” giáp giới với vùng Donbass hiện nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga.
** Ngày 14 tháng 7 đã bắt đầu với thánh lễ đồng tế cử hành trong nhà nguyện thánh Elia bằng gỗ với sụ tham dự của ĐC Stephan Menick, Giám Mục giáo quận Donetsk, và nhiều linh mục giáo quận, các tín hữu Công Giáo hy lạp và latinh. Giảng trong thánh lễ ĐTGM Trưởng Shevchuk đã quảng diễn ý nghĩa bải Phúc Âm nói về viên ngọc quý. Ngài đã nhắc lại kỷ niệm các chuyến viếng thăm đầu tiên trong vùng sau các trận đánh và cuộc tái chiếm. Ngài đã trông thấy và nghe được biết bao trang sử đau thương. Chính nhà nguyện thánh Elia cũng còn mang dấu vết đạn bắn khiến hư hại một phần. Tuy nhiên, việc tìm lại nhau ngày hôm nay cho dù đã có các xung khắc lớn, niềm tin vào Chúa đã là một viên ngọc quý đối với từng người, đáng để tiếp tục sống, mặc dù chúng ta bị bắt buộc mất đi tất cả vì các hy sinh khổ đau của các trang lịch sử này. ĐTGM Trưởng đã cám ơn các linh mục vì chứng tá lòng tận tuỵ anh hùng của các vị trong các năm qua. Ngỏ lời trong dịp này ĐHY Sandri hiệp ý với lòng biết ơn đó và coi các linh mục là các mục tử tốt không chạy trốn khi thấy sói đến, nhưng ở lại để bảo vệ đoàn chiên đã được giao phó cho mình.
Trong buổi điểm tâm sau đó ĐHY đã nghe các linh mục chia sẻ vài chứng từ. Vài vị đã có tên trong danh sách bị xử bắn bởi các lực lượng chủ trương theo Nga tách rời khỏi Ukraine; các vị khác đã bỏ công việc mục vụ tại vùng Tây Ukraine để bắt đầu làm tuyên uý quân đội sống bên cạnh các tín hữu của mình phải nhập ngũ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Vị linh mục trẻ tuổi nhất cho biết chính trong các đợt bỏ bom đầu tiên, thì hiền thê của cha đang chờ sinh đứa con đầu lòng, gắn liền trang sử khổ đau của dân chúng với trang sử của một sự sống sinh ra. Một linh mục trẻ theo lễ nghi Latinh cũng chia sẻ kinh nghiệm 6 tháng bị tù. Trong thời gian này cha dấn thân bảo đảm sự trợ giúp tinh thần cho các tù nhân không phân biệt niềm tin kitô. Hiện nay cha là tuyên uý một nhà thương quân đội, và làm việc mục vụ giữa các tín hữu Công Giáo la tinh cũng như Công Giáo hy lap. ĐHY và Đức Sứ Thần Toà Thánh rất vui mừng vì tinh thần cộng tác huynh đệ này giữa các linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau, nhưng ý thức cùng nhau đại diện cho Giáo Hội Công Giáo duy nhất.
ĐHY Sandri đã cám ơn sự tận tuỵ và chứng tá tin mừng của các linh mục. Phát biểu dịp này Đức Sứ Thần Toà Thánh đã nêu bật tầm quan trọng chuyến viếng thăm và sự hiện diện của DHY Tổng trưởng. Lập trường của Giáo Hội Công Giáo là tìm gặp gỡ tất cả mọi người để xây các cây cầu hiệp thông, và không quên các con cái của mình đã đau khổ vì trung thành với Người Kế vị thánh Phêrô. Cần phải giáo dục tín hữu sông tinh thần đại đồng và chứng tá bác ái, mà ĐHY nhìn thấy và sờ mó được trong các ngày viếng thăm. Nó xác nhận tầm quan trọng và quyền hiện hữu của các cộng đoàn Công Giáo hy lạp trong vùng đất này. Cùng với việc ngoại giao sức mạnh của tín hữu trong thời buổi khổ đau này giúp hy vọng vào một tương lai hoà giải và hoà bình tái thiết một cuộc sống mới.
** Tiếp đến ĐHY Sandri đã ghé thăm trung tâm Caritas Kramatorsk. Cha giám đốc và các nhân viên đã tiếp đón ĐHY và trình bầy các sinh hoạt khác nhau: đóng các gói thực phẩm, trợ giúp dân chúng tỵ nạn tìm công ăn việc làm, trợ giúp tinh thần và tâm lý cho các trẻ em và những người bị chấn thương tinh thần do các cuộc dội bom và các tấn công trong các năm qua gây ra. Các công tác trợ giúp bác ái này không phân biệt ai, và không có biên giới. Trong ba năm qua trung tâm đã trợ giúp 40.000 người bị chấn thương tinh thần. Ngoài ra Caritas Ukraine cũng bảo đảm sự trợ giúp phòng ngừa nạn buôn người, khai thác lao động và khai thác mại dâm.
Các nhân viên Caritas cũng thường xuyên qua các vùng xám của vùng Donbass nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga muốn độc lập khỏi Ukraine. Họ phải mang áo chắn đạn và mũ để mỗi tuần vài ngày đi thăm các anh chị em vùng này. Linh mục giám đốc Caritas đặc biệt nêu bật vài trò quan trọng hữu hiệu của các phụ nữ trong công tác này. Không có họ sẽ không thể làm được biết bao sinh hoạt trợ giúp đó.
Ngỏ lời với mọi người trong dịp này ĐHY Sandri nhắc tới lời Chúa Giêsu nói trong cảnh phán xét ngày sau hết: “Ta đói các con đã cho ăn, Ta khát các con đã cho uống…Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Thầy là các con làm cho Thầy”. Ngài cũng nhắc tới một thực tại ít được nói đến là nạn mang thai mướn, nhưng Ukraine lại nằm trong số các quốc gia đầu tiên hợp thức hoá việc buôn bán sự sống con người này. Truớc biết bao khổ đau và thách đố đó ĐHY đã nhân danh ĐTC cám ơn mọi hoạt động của các nhân viên Caritas và định nghĩa họ là các “thừa tác viên của tình yêu thương xót và phục vụ”. Công việc thường ngày của họ nhập thể Tin Mừng phục vụ của Chúa. ĐHY hứa sẽ kể cho ĐTC nghe tất cả những gì ngài đã chứng kiến trong chuyến viếng thăm này. Quan trọng hơn mọi khốn khó mà họ đang phải trải qua là việc phục vụ hoà bình qua sinh hoạt bác ái.
Vào ban chiều trên đường trở về Kharkiv phái đoàn đã viếng thăm Caritas Sloviansk, là một vùng khác nữa đã bị chiếm và được quân đội Ukraine tái chiếm. Cùng với các nhân viên Caritas cũng có ông phó thị trưởng tiếp đón phái đoàn. Sau khi chầu Mình Thánh Chúa trong nhà nguyện của trung tâm phái đoàn đã lắng nghe chứng từ của dân chúng. Một phụ nữ đã giãi bầy mọi khổ đau của bà và nói bà không hy vọng tình hình có thể thay đổi. Ngỏ lời với mọi người ĐHY nói ngài hiểu nỗi thất vọng của bà, nhưng không được chờ đợi hoà bình từ trời rơi xuống, mà phải đón nhận nó như ơn mỗi ngày, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, và dĩ nhiên là không ngừng kêu lên để những người nắm giữ vận mệnh của các dân tộc có thể thay đổi đường lối và kiếm tìm hoà bình, cả khi rất tiếc như ĐTC Phanxicô hay lập đi lập lại, họ thiếu can đảm hoà bình. Cần phải bênh vực các lập trường của mình, nhưng cũng phải tìm ra một con đường cho phép thực hiện một nền hoà bính công chính cho tất cả mọi người dân trong vùng. Nhưng để được như vậy cần làm việc nhiều, khổ đau, chịu đựng và yểm trợ tất cả các sáng kiến giúp xây dựng hoà giải và hoà bình, như các sinh hoạt mà Caritas Sloviansk đang tiếp tục làm. Đây là trung tâm duy nhất trợ giúp các trẻ em và những người bị chấn thương tâm thần vì chiến tranh.
** Sau khi trở về Kharkiv ĐHY Tổng trưởng đã dùng bữa tối tại toà Giáo quận, nơi có vài nữ tu dòng thánh Giuse tạm trú. Dòng này đã được thành lập hồi thế kỷ 19 và hiện nay các nữ tu cũng hoạt động tại Brasil, Ba Lan và Canada trong việc dậy giáo lý cho trẻ em và đào tạo giới trẻ. Khi nào việc trung tu nhà thờ chính toà và trung tâm mục vụ hoàn tất các nữ tu sẽ có nơi sinh hoạt thuận tiện hơn. ĐHY đã cám ơn các chị và nói lên các cảm tưởng khâm phục của ngài đối với sức sống đạo và sự hiện diện đông đảo của người trẻ trong các lễ nghi phụng vụ, trong khi tại các nước tây âu, giới trẻ hầu như vắng bóng trong các thánh lễ. ĐHY đã khích lệ mọi người duy trì kho tàng đức tin quý báu này mà Chúa đã đặt để trong Giáo Hội công giao hy lạp Ukraine.
Ngày 15 tháng 7 ĐHY đến Ivano Frankivsk gặp gỡ ĐTGM Volodymyr Viytyshyn và nhập đoàn hành hương tới đền thánh Đức Bà Zarvanytsia trong tổng giáo phận Ternopil-Zhoriv do DTGM Vaylij Seminiuk cai quản. Giảng trong thánh lễ cử hành tại đền thánh Đức Mẹ, ĐHY nói cuộc hành hương là một tuyên xưng niềm tin nơi Chúa và là một cử chí tín thác cho sự bầu của của Mẹ Thiên Chúa. Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại biến cố Chúa Giêsu chữa lành người bất toại vì thấy niềm tin của những kẻ khiêng anh ta đến với Ngài, ĐHY xin Chúa gia tăng niềm tin nơi tất cả mọi người để hiểu rằng những gì chúng ta làm trong cuộc hành hương này đòi buộc chúng ta dành con tim và cuộc sống cho Chúa Kitô trong các hình thức khác nhau tuỳ theo cuộc sống của từng người.
Truyền thống đông phương định nghĩa con đường cuộc sống con người được ơn thánh cứu chuộc giống như một lộ trình thần linh hoá từ từ, trong đó Mẹ Maria chói sáng như một ngọn đèn đặc biệt. Ai tin nơi Chúa và được rửa tội trong máu thánh Chúa cũng được mời gọi tham dự vào quyền năng tha thứ và chữa lành của Ngài. Hình thái bí tích được dành cho các linh mục, nhưng hình thái thường ngày đối với tha nhân được dành cho tất cả mọi người. Hôm nay chúng ta có sẵn sàng từ bỏ mọi tâm tình thù hận trói buộc con tim chúng ta để dấn thân thực thi quyền bính tha thứ như chúng ta đọc trong Kinh Lậy Cha không? Biết bao dòng sông ơn thánh có thể chảy ra, khi mỗi người có thể thực thi một cử chỉ hoà giải và hoà bình, bắt đầu từ trong gia đình mình! Cuộc hành hương đền thánh Đức Mẹ nhắm mục đích cầu nguyện cho hoà bình hoà giải của dân tộc Ukraine, nhưng cũng để kỷ niệm 150 năm thánh Giosaphát được tôn phong, và 150 năm đội triều thiên cho Đức Bà Zarvanytsia, cũng như kỷ niệm 125 năm ngày ĐHY Josyf Slipij sinh ra.
Lấy lại lời của Đức Gioan Phaolô II nói ngày 12 tháng 11 năm 1979 trong thánh lễ tấn phong Giám Mục cho ĐC Myroslav Lubachivsky, TGM Philadelphia cùng với ĐHY Josyf Slipij, ĐHY Sandri nói: “Tôi xin lợi dụng dịp này để bầy tỏ sự tôn kính mà Toà Thánh và toàn thể Giáo Hội Công Giáo dưỡng nuôi đối với Giáo Hội của anh chị em. Chứng tá trung thành với Phêrô và các Nguời kế vị Ngài bắt buộc chúng tôi phải có một lòng biết ơn đặc biệt và một sự trung thành đối với những người đã duy trì nó với biết bao kiên vững và tâm hồn cao quý như thế. Chúng tôi ước mong cống hiến cho họ một đóng góp của sự thật và tình yêu thương. Với tất cả sức lực chúng tôi ước mong làm vơi nhe các thử thách của những người khổ đau vì lòng trung thành của họ. Với hết tâm lòng chúng tôi ước mong bảo đảm sự hiệp nhất nội tại của Giáo Hội anh em và sự hiệp nhất với Ngai Toà Thánh Phêrô”. ĐHY Sandri đã kết thúc bài giảng bằng cách phó thác cho sự chở che hiền mẫu của Đức Bà Zarvanytsia giới trẻ Ukraine.
Vào ban chiều đã có cuộc rước nến kính Đức Mẹ. Đêm hành hương tại đền thánh Đức Bà sáng như ban ngày: tín hữu hành hương, kể cả người già và trẻ em không ngớt canh thức, cầu nguyện, xưng tội và hát thánh ca suốt đêm cho tới sáng.
ĐHY Sandri cũng đã viếng thăm nhà thờ chính toà Công Giáo hy lạp thánh Giorgio và cầu nguyện trên mộ ĐTGM Andrey Sheptytsky và ĐHY Josef Slipij, trước khi từ giã Ukraine để trở về Roma ngày 17 tháng 7.
Sáng ngày 12 tháng 7, lễ kính hai thánh Phêrô Phaolô theo lịch Giuliano, ĐHY Sandri đã đồng tế thánh lễ do ĐTGM Trưởng Shevchuk chủ sự trong nhà thờ Phục Sinh và chia sẻ Lời Chúa. ĐHY nói trong bài giảng: “Anh chị em không lẻ loi. Anh chị em có một chỗ đặc biệt trong con tim của ĐTC Phanxicô”. Ngài mời gọi tín hữu Ukraine “đừng nhượng bộ trước các khó khăn hay trước quyền bình nhân loại muốn lấy mất đi niềm hy vọng của một cuộc sống công bằng và liêm chính của một đất nước được tôn trọng trong sự toàn vẹn của nó và được hoà giải giữa các tâm hồn khác nhau”.
ĐHY đã chuyển đến tín hữu Công Giáo Latinh và Hy Lạp cũng như mọi người thiện chí lời chào thăm và phép lành toà thánh của ĐTC, với tất cả lòng trìu mến, và sự gần gũi liên đới của ngài với dân tộc bị thử thách bởi khổ đau và các thiếu thốn do các xung khắc và chiến tranh gây ra. ĐTC khích lệ mọi người dấn thân đẩy mạnh sự hoà giải và hoà bình, tôn trọng quyền lợi, và sống bác ái liên đới với biết bao nhiêu người di cư tỵ nạn.
Vào cuối thánh lễ ĐHY đã chuyển phép lành Toà Thánh của ĐTC tới Giáo Hội địa phương và nhân danh ĐTC trao tặng ĐTGM trưởng mề đai kỷ niệm năm thứ tư triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô. Sau thánh lễ mọi người đã xuống viếng mộ ĐHY Lubomyr Husar, qua đời mấy tuần trước đó.
Sáng ngày 13 tháng 7 ĐHY Sandri tham dự thánh lễ tại nhà thờ chính toà của chuẩn giáo phận Kharkiv, với nghi thức làm phép nhà nguyện dưới hầm nhà thờ và làm phép các thánh giá trên mái tròn nhà thờ. Vào ban chiều ĐHY và phái đoàn đã đi Kramatorsk và Sloviansk, cách đó 200 cây số, là những vùng đã được quân đội Ukraine tái chiếm sau khi bị chiếm đóng hồi năm 2014 và là các “vùng xám” giáp giới với vùng Donbass hiện nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga.
** Ngày 14 tháng 7 đã bắt đầu với thánh lễ đồng tế cử hành trong nhà nguyện thánh Elia bằng gỗ với sụ tham dự của ĐC Stephan Menick, Giám Mục giáo quận Donetsk, và nhiều linh mục giáo quận, các tín hữu Công Giáo hy lạp và latinh. Giảng trong thánh lễ ĐTGM Trưởng Shevchuk đã quảng diễn ý nghĩa bải Phúc Âm nói về viên ngọc quý. Ngài đã nhắc lại kỷ niệm các chuyến viếng thăm đầu tiên trong vùng sau các trận đánh và cuộc tái chiếm. Ngài đã trông thấy và nghe được biết bao trang sử đau thương. Chính nhà nguyện thánh Elia cũng còn mang dấu vết đạn bắn khiến hư hại một phần. Tuy nhiên, việc tìm lại nhau ngày hôm nay cho dù đã có các xung khắc lớn, niềm tin vào Chúa đã là một viên ngọc quý đối với từng người, đáng để tiếp tục sống, mặc dù chúng ta bị bắt buộc mất đi tất cả vì các hy sinh khổ đau của các trang lịch sử này. ĐTGM Trưởng đã cám ơn các linh mục vì chứng tá lòng tận tuỵ anh hùng của các vị trong các năm qua. Ngỏ lời trong dịp này ĐHY Sandri hiệp ý với lòng biết ơn đó và coi các linh mục là các mục tử tốt không chạy trốn khi thấy sói đến, nhưng ở lại để bảo vệ đoàn chiên đã được giao phó cho mình.
Trong buổi điểm tâm sau đó ĐHY đã nghe các linh mục chia sẻ vài chứng từ. Vài vị đã có tên trong danh sách bị xử bắn bởi các lực lượng chủ trương theo Nga tách rời khỏi Ukraine; các vị khác đã bỏ công việc mục vụ tại vùng Tây Ukraine để bắt đầu làm tuyên uý quân đội sống bên cạnh các tín hữu của mình phải nhập ngũ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Vị linh mục trẻ tuổi nhất cho biết chính trong các đợt bỏ bom đầu tiên, thì hiền thê của cha đang chờ sinh đứa con đầu lòng, gắn liền trang sử khổ đau của dân chúng với trang sử của một sự sống sinh ra. Một linh mục trẻ theo lễ nghi Latinh cũng chia sẻ kinh nghiệm 6 tháng bị tù. Trong thời gian này cha dấn thân bảo đảm sự trợ giúp tinh thần cho các tù nhân không phân biệt niềm tin kitô. Hiện nay cha là tuyên uý một nhà thương quân đội, và làm việc mục vụ giữa các tín hữu Công Giáo la tinh cũng như Công Giáo hy lap. ĐHY và Đức Sứ Thần Toà Thánh rất vui mừng vì tinh thần cộng tác huynh đệ này giữa các linh mục thuộc các nghi lễ khác nhau, nhưng ý thức cùng nhau đại diện cho Giáo Hội Công Giáo duy nhất.
ĐHY Sandri đã cám ơn sự tận tuỵ và chứng tá tin mừng của các linh mục. Phát biểu dịp này Đức Sứ Thần Toà Thánh đã nêu bật tầm quan trọng chuyến viếng thăm và sự hiện diện của DHY Tổng trưởng. Lập trường của Giáo Hội Công Giáo là tìm gặp gỡ tất cả mọi người để xây các cây cầu hiệp thông, và không quên các con cái của mình đã đau khổ vì trung thành với Người Kế vị thánh Phêrô. Cần phải giáo dục tín hữu sông tinh thần đại đồng và chứng tá bác ái, mà ĐHY nhìn thấy và sờ mó được trong các ngày viếng thăm. Nó xác nhận tầm quan trọng và quyền hiện hữu của các cộng đoàn Công Giáo hy lạp trong vùng đất này. Cùng với việc ngoại giao sức mạnh của tín hữu trong thời buổi khổ đau này giúp hy vọng vào một tương lai hoà giải và hoà bình tái thiết một cuộc sống mới.
** Tiếp đến ĐHY Sandri đã ghé thăm trung tâm Caritas Kramatorsk. Cha giám đốc và các nhân viên đã tiếp đón ĐHY và trình bầy các sinh hoạt khác nhau: đóng các gói thực phẩm, trợ giúp dân chúng tỵ nạn tìm công ăn việc làm, trợ giúp tinh thần và tâm lý cho các trẻ em và những người bị chấn thương tinh thần do các cuộc dội bom và các tấn công trong các năm qua gây ra. Các công tác trợ giúp bác ái này không phân biệt ai, và không có biên giới. Trong ba năm qua trung tâm đã trợ giúp 40.000 người bị chấn thương tinh thần. Ngoài ra Caritas Ukraine cũng bảo đảm sự trợ giúp phòng ngừa nạn buôn người, khai thác lao động và khai thác mại dâm.
Các nhân viên Caritas cũng thường xuyên qua các vùng xám của vùng Donbass nằm dưới quyền kiểm soát của các lực lượng theo Nga muốn độc lập khỏi Ukraine. Họ phải mang áo chắn đạn và mũ để mỗi tuần vài ngày đi thăm các anh chị em vùng này. Linh mục giám đốc Caritas đặc biệt nêu bật vài trò quan trọng hữu hiệu của các phụ nữ trong công tác này. Không có họ sẽ không thể làm được biết bao sinh hoạt trợ giúp đó.
Ngỏ lời với mọi người trong dịp này ĐHY Sandri nhắc tới lời Chúa Giêsu nói trong cảnh phán xét ngày sau hết: “Ta đói các con đã cho ăn, Ta khát các con đã cho uống…Tất cả những gì các con làm cho một trong những anh em bé mọn nhất của Thầy là các con làm cho Thầy”. Ngài cũng nhắc tới một thực tại ít được nói đến là nạn mang thai mướn, nhưng Ukraine lại nằm trong số các quốc gia đầu tiên hợp thức hoá việc buôn bán sự sống con người này. Truớc biết bao khổ đau và thách đố đó ĐHY đã nhân danh ĐTC cám ơn mọi hoạt động của các nhân viên Caritas và định nghĩa họ là các “thừa tác viên của tình yêu thương xót và phục vụ”. Công việc thường ngày của họ nhập thể Tin Mừng phục vụ của Chúa. ĐHY hứa sẽ kể cho ĐTC nghe tất cả những gì ngài đã chứng kiến trong chuyến viếng thăm này. Quan trọng hơn mọi khốn khó mà họ đang phải trải qua là việc phục vụ hoà bình qua sinh hoạt bác ái.
Vào ban chiều trên đường trở về Kharkiv phái đoàn đã viếng thăm Caritas Sloviansk, là một vùng khác nữa đã bị chiếm và được quân đội Ukraine tái chiếm. Cùng với các nhân viên Caritas cũng có ông phó thị trưởng tiếp đón phái đoàn. Sau khi chầu Mình Thánh Chúa trong nhà nguyện của trung tâm phái đoàn đã lắng nghe chứng từ của dân chúng. Một phụ nữ đã giãi bầy mọi khổ đau của bà và nói bà không hy vọng tình hình có thể thay đổi. Ngỏ lời với mọi người ĐHY nói ngài hiểu nỗi thất vọng của bà, nhưng không được chờ đợi hoà bình từ trời rơi xuống, mà phải đón nhận nó như ơn mỗi ngày, bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt nhất, và dĩ nhiên là không ngừng kêu lên để những người nắm giữ vận mệnh của các dân tộc có thể thay đổi đường lối và kiếm tìm hoà bình, cả khi rất tiếc như ĐTC Phanxicô hay lập đi lập lại, họ thiếu can đảm hoà bình. Cần phải bênh vực các lập trường của mình, nhưng cũng phải tìm ra một con đường cho phép thực hiện một nền hoà bính công chính cho tất cả mọi người dân trong vùng. Nhưng để được như vậy cần làm việc nhiều, khổ đau, chịu đựng và yểm trợ tất cả các sáng kiến giúp xây dựng hoà giải và hoà bình, như các sinh hoạt mà Caritas Sloviansk đang tiếp tục làm. Đây là trung tâm duy nhất trợ giúp các trẻ em và những người bị chấn thương tâm thần vì chiến tranh.
** Sau khi trở về Kharkiv ĐHY Tổng trưởng đã dùng bữa tối tại toà Giáo quận, nơi có vài nữ tu dòng thánh Giuse tạm trú. Dòng này đã được thành lập hồi thế kỷ 19 và hiện nay các nữ tu cũng hoạt động tại Brasil, Ba Lan và Canada trong việc dậy giáo lý cho trẻ em và đào tạo giới trẻ. Khi nào việc trung tu nhà thờ chính toà và trung tâm mục vụ hoàn tất các nữ tu sẽ có nơi sinh hoạt thuận tiện hơn. ĐHY đã cám ơn các chị và nói lên các cảm tưởng khâm phục của ngài đối với sức sống đạo và sự hiện diện đông đảo của người trẻ trong các lễ nghi phụng vụ, trong khi tại các nước tây âu, giới trẻ hầu như vắng bóng trong các thánh lễ. ĐHY đã khích lệ mọi người duy trì kho tàng đức tin quý báu này mà Chúa đã đặt để trong Giáo Hội công giao hy lạp Ukraine.
Ngày 15 tháng 7 ĐHY đến Ivano Frankivsk gặp gỡ ĐTGM Volodymyr Viytyshyn và nhập đoàn hành hương tới đền thánh Đức Bà Zarvanytsia trong tổng giáo phận Ternopil-Zhoriv do DTGM Vaylij Seminiuk cai quản. Giảng trong thánh lễ cử hành tại đền thánh Đức Mẹ, ĐHY nói cuộc hành hương là một tuyên xưng niềm tin nơi Chúa và là một cử chí tín thác cho sự bầu của của Mẹ Thiên Chúa. Quảng diễn bài Phúc Âm kể lại biến cố Chúa Giêsu chữa lành người bất toại vì thấy niềm tin của những kẻ khiêng anh ta đến với Ngài, ĐHY xin Chúa gia tăng niềm tin nơi tất cả mọi người để hiểu rằng những gì chúng ta làm trong cuộc hành hương này đòi buộc chúng ta dành con tim và cuộc sống cho Chúa Kitô trong các hình thức khác nhau tuỳ theo cuộc sống của từng người.
Truyền thống đông phương định nghĩa con đường cuộc sống con người được ơn thánh cứu chuộc giống như một lộ trình thần linh hoá từ từ, trong đó Mẹ Maria chói sáng như một ngọn đèn đặc biệt. Ai tin nơi Chúa và được rửa tội trong máu thánh Chúa cũng được mời gọi tham dự vào quyền năng tha thứ và chữa lành của Ngài. Hình thái bí tích được dành cho các linh mục, nhưng hình thái thường ngày đối với tha nhân được dành cho tất cả mọi người. Hôm nay chúng ta có sẵn sàng từ bỏ mọi tâm tình thù hận trói buộc con tim chúng ta để dấn thân thực thi quyền bính tha thứ như chúng ta đọc trong Kinh Lậy Cha không? Biết bao dòng sông ơn thánh có thể chảy ra, khi mỗi người có thể thực thi một cử chỉ hoà giải và hoà bình, bắt đầu từ trong gia đình mình! Cuộc hành hương đền thánh Đức Mẹ nhắm mục đích cầu nguyện cho hoà bình hoà giải của dân tộc Ukraine, nhưng cũng để kỷ niệm 150 năm thánh Giosaphát được tôn phong, và 150 năm đội triều thiên cho Đức Bà Zarvanytsia, cũng như kỷ niệm 125 năm ngày ĐHY Josyf Slipij sinh ra.
Lấy lại lời của Đức Gioan Phaolô II nói ngày 12 tháng 11 năm 1979 trong thánh lễ tấn phong Giám Mục cho ĐC Myroslav Lubachivsky, TGM Philadelphia cùng với ĐHY Josyf Slipij, ĐHY Sandri nói: “Tôi xin lợi dụng dịp này để bầy tỏ sự tôn kính mà Toà Thánh và toàn thể Giáo Hội Công Giáo dưỡng nuôi đối với Giáo Hội của anh chị em. Chứng tá trung thành với Phêrô và các Nguời kế vị Ngài bắt buộc chúng tôi phải có một lòng biết ơn đặc biệt và một sự trung thành đối với những người đã duy trì nó với biết bao kiên vững và tâm hồn cao quý như thế. Chúng tôi ước mong cống hiến cho họ một đóng góp của sự thật và tình yêu thương. Với tất cả sức lực chúng tôi ước mong làm vơi nhe các thử thách của những người khổ đau vì lòng trung thành của họ. Với hết tâm lòng chúng tôi ước mong bảo đảm sự hiệp nhất nội tại của Giáo Hội anh em và sự hiệp nhất với Ngai Toà Thánh Phêrô”. ĐHY Sandri đã kết thúc bài giảng bằng cách phó thác cho sự chở che hiền mẫu của Đức Bà Zarvanytsia giới trẻ Ukraine.
Vào ban chiều đã có cuộc rước nến kính Đức Mẹ. Đêm hành hương tại đền thánh Đức Bà sáng như ban ngày: tín hữu hành hương, kể cả người già và trẻ em không ngớt canh thức, cầu nguyện, xưng tội và hát thánh ca suốt đêm cho tới sáng.
ĐHY Sandri cũng đã viếng thăm nhà thờ chính toà Công Giáo hy lạp thánh Giorgio và cầu nguyện trên mộ ĐTGM Andrey Sheptytsky và ĐHY Josef Slipij, trước khi từ giã Ukraine để trở về Roma ngày 17 tháng 7.
Bốn năm Giáo Hoàng của ĐTC Phanxicô
Linh Tiến Khải
16:35 23/07/2017
TIN VATICAN - Ngày 18 tháng 3 năm nay ĐTC Phanxicô đã bắt đầu năm thứ 5 trong sứ vụ Phêrô của ngài. Từ khi làm chủ chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ Đức Phanxicô đã có 16 chuyến công du nước ngoài viếng thăm các nước Nam Hàn, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Philippines (2014), Bosnia Erzegovina, Ecuador, Bolivia, Paraguay, Cuba, Hoa Kỳ, Kenya Uganda, Trung Phi châu (2015), Mêhicô, Hy Lạp, Armenia, Balan, Giorgia, Azerbaigian, Thụy Điển (2016), Ai Cập, Bồ Đào Nha và Colombia trong các ngày từ mùng 6 tới 11 tháng 9 tới đây. Đức Phanxicô cũng đã thăm và phát biểu tại các tổ chức quốc tế như Lương Nông Quốc Tế FAO, Quốc Hội Âu châu, Liên Hiệp Quốc, các Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Nairobi bên Kenya, và Chương trình Lương thực thế giới ở Roma. Tại Italia Đức Phanxicô cũng đã viếng thăm mấy chục giáo phận, các hiệp hội, các dòng tu, cũng như các nhà tù, trung tâm bác ái, nhà thương và hàng chục giáo xứ. Đặc biệt Đức Phanxicô đã công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót 2016.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn ĐHY Gualtiero Bassetti, TGM Perugia, và ĐC Marcello Semeraro, Giám Mục Albano, về bốn năm triều đại Đức Phanxicô.
Trước hết là bài phỏng vấn ĐHY Gualtiero Bassetti, TGM Perugia dành cho phóng viên Debora Donnini của chương trình tiếng Ý đài Vaticăng.
Hỏi: Thưa ĐHY cách đây 5 năm ngày 19 tháng 3 năm 2013 giảng trong thánh lễ khai mào sứ vụ Phêrô Đức Phanxicô tập trung vào việc thi hành quyền bính như là việc phục vụ và mời gọi giữ gìn người khác với sự hiền dịu. ĐHY nghĩ gì về bài giảng của ĐTC?
Đáp: Tôi đã rất bị đánh động bởi bài giảng của ĐTC trong đó ngài nhắc tới sự hiền dịu 7 lần: một quyền bính không phải là quyền lực mà là sự dịu hiền, phục vụ. Rõ ràng là ĐTC muốn chỉ cho thấy ngài hiểu việc thực thi sứ vụ Phêrô của ngài như thế nào, và ngài cũng xin toàn Giáo Hội có thái độ đó.
Hỏi: Không phải tình cờ mà Đức Phanxicô đã công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, thương xót là một từ chính trong triều đại của ngài. Giáo Hội Italia đã tiếp nhận các lời của ĐTC về lòng thương xót như thế nào, về việc là một Giáo Hội đi ra, với các chủ chăn có mùi của chiên, thưa ĐHY?
Đáp: Tôi thấy xem ra có một cố gắng, có một lộ trình, và tôi cũng thấy là lộ trình đó đang đem lại một sự canh tân trong nghĩa phục vụ, và của một Giáo Hội đi ra ngoài. Thật là rất đẹp hình ảnh mà ĐTC dùng và nhắc lại biết bao nhiêu lần: đó là hình ảnh Giáo Hội là một bà mẹ sinh con cái: nếu chúng bị thương thì tìm chữa lành chúng, nếu chúng lạc đường, nếu chúng xa nhà, thì đi tìm chúng về. Giáo Hội không phải là một sở thuế nơi bạn phải trả tiền thuế, mà là một “nhà thương, một trạm cứu thương trên chiến trường”. Và khi đó diễn văn về lòng thương xót được cụ thể hoá trong các công tác của lòng thương xót, bởi vì nếu không, nó sẽ trừu tượng. Tin Mừng không phải là một sứ điệp trừu tượng, Tin Mừng là một sứ điệp cụ thể: “Ta đói các con đã cho ăn, Ta khát các con đã cho uống”: đó là các công việc của lòng thương xót, mà càng ngày chúng càng phải trở thành kiểu sống ủa kitô hữu.
Hỏi: Thưa ĐHY, làm thế nào để cụ thể hoá Giáo Hội đi ra này?
Đáp: Giáo Hội đi ra này chúng ta đang cụ thể hoá nó, bởi vì tôi cũng là một chủ chăn. Chẳng hạn trong các cuộc viếng thăm mục vụ hơn là nhấn mạnh trên các tương quan với các giáo xứ nơi tôi gặp gỡ dân chúng đi tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, tôi đi tìm các nơi người dân sống: tôi viếng thăm các hãng xưởng, bởi vì đó là nợi họ lao nhọc, làm việc… Mới đây tôi cũng đã gặp gỡ giới cha mẹ, các giáo sư và thầy cô, đại diện các lớp, học sinh cả lớp, và các học sinh đặt câu hỏi cho tôi trả lời. Ở đó có các người trẻ, kể cả giới trẻ thuộc các tôn giáo khác nữa. Thế rồi tôi tìm gặp gỡ thế giới đại học. Chính Giáo Hội đi tìm tất cả mọi người, chừng nào có thể. Và xem ra chính kiểu hành xử của ĐTC Phanxicô gợi hứng cho chúng ta, và trong thời điểm lịch sử này nó phải làm cho chúng ta tiến bước, vì chúng ta sống trong một xã hội của những người bị lạc hướng, của những người sống rất cô đơn.
Hỏi: Đặc biệt với việc công bố Tông huấn hậu công đồng “Niềm vui yêu thương” đã dấy lên trong thế giới Công Giáo, trong một cách thức nào đó, một cuộc tranh luận, cũng như các hiểu lầm đối với huấn quyền của Đức Phanxicô. ĐHY đọc sự kiện này như thế nào? ĐHY đã tiếp nhận Tông huấn hậu hội đồng giám mục về gia đinh ra sao?
Đáp: Không thể hiểu “Niềm vui yêu thương” , nếu chúng ta đã không suy niệm sâu xa Thông điệp “Niềm vui Tin Mừng”, bởi vì tất cả sự hoán cải mục vụ mà ĐTC Phanxicô đề nghị với Giáo Hội là ở đó. Nói cho cùng, cả khi ĐTC nói với các linh mục, ngài cũng nói rằng ai duy luật lệ - nghĩa là chỉ đứng đáng sau luật – hay ai dễ dãi – nghĩa là mọi sự đều dễ dàng, tha hết – thì một cách cụ thể không thực thi lòng thương xót, bởi vì không tôn trọng con người cần được tiếp đón, xá giải và hiểu biết trong các vấn đề của họ. Do đó rõ ràng là cả các linh mục chúng tôi nữa, chúng tôi không làm một việc dồng hành và một phân định sâu xa như ĐTC, thì không thể hiểu được tinh thần của Tông huấn Niềm vui yêu thương.
Hỏi: Thưa ĐHY, người ta thường nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô không muốn đạt các mục đích, các mục tiêu thấy trước hơn là bắt đầu các tiến trình. ĐHY có đồng ý với kiểu đọc hiểu này không, và đâu là các viễn tượng ĐHY trông thấy trong các tiến trình này?
Đáp: Tôi đồng ý với kiểu đọc hiểu này. Trước hết nó phản ánh tính cách của ĐTC. Ngài thật sự có một kiểu sống theo Tin Mừng và trực tiếp. Vì thế với các can thiệp của ngài ĐTC lay động bạn, khiến cho bạn suy tư một cách sâu xa. Ngài có kiểu bắt đầu các tiến trình. Nhưng nếu chúng ta muốn đi tới một sự hoán cải bên trong các giáo phận của chúng ta, trong các cơ quan trung ương Toà Thánh và trong toàn Giáo Hội, tới một sự thay đổi đích thực sâu xa, nếu không bắt đầu các tiến trình, thì chúng ta sẽ ở lại điều chúng ta là. ĐTC là một con người của đức tin, thực thi đức cậy, ngài nói rằng các mục đích thì Chúa sẽ làm cho chúng ta đạt được trong lòng lành và sự Quan phòng của Ngài. Chúng tôi đưa ra các tiền đề để bắt đầu các chương trình thay đổi và hoán cải này. ĐTC không làm một việc phân định với các phạm trù xã hội tôn giáo: sự phân định của ngài là một sự phân định theo tinh thần tin mừng.
** Tiếp theo đây là cuộc phỏng vấn ĐC Marcello Semeraro, GM Albano, dành cho phóng viên Luca Collodi của chương trình Ý ngữ đài Vaticăng. ĐC là giám quản đan viện Thánh Maria ở Grottaferrata và là thư ký của Hội đồng 9 Hồng Y được ĐTC chỉ định giúp ngài cải tổ các cơ quan trung ương Toà Thánh.
Hỏi: Thưa ĐC, sau năm 2016 bận rộn, trog năm 2017 ĐTC đã viếng thăm Milano, rồi Carpi, Genova, và công du Bồ Đào Nha, Ai cập và sẽ viếng thăm Colombia vào tháng 9 tới đây. Triều đại của Đức Phanxicô là triều đại mang dấu vết của Lòng Thương Xót, chú ý tới các người rốt hết, đi ngang qua các vùng ngoại biên, có đúng thế không thưa ĐC?
Đáp: Đề tài ngoại biên chúng ta tìm thấy trong ngôn ngữ của ĐGH Bergoglio, cả trước kia trong các bài giảng của ngài, khi ngài còn là TGM Buenos Aires. ĐTC rất lưu tâm tới một Giáo Hội ra khỏi chính mình, và di chuyển về các vùng ngoại biên. Đàng khác Tin Mừng đã bắt đầu từ một vùng ngoại biên, và đất Palestina là ngoại biên của đế quốc Roma to lớn. Như thế, ngoài ý nghĩa địa lý và nhân chủng học, ngoại biên cũng còn mang một ý nghĩa thần học nữa; một cách đương nhiên, bởi vì ĐTC nói tới “các vùng ngoại biên” số nhiều. Như vậy chúng ta không được quên sự kiện Tin Mừng là ngoại biên vì đã bắt đầu đuợc rao giảng từ một vùng ngoại biên. Chúng ta có nhiều vùng ngoại biên khác nhau, như các vùng ngoại biên của tâm hồn: thiếu ánh sáng, thiếu tình bạn, sống sự cô đơn, nỗi âu lo và các sợ hãi khác. Thế rồi còn có các vùng ngoại biên của cuộc sống nữa: chúng ta có trong tay Tông huấn “Niềm vui yêu thương”: nó cho thấy ngoại biên của các gia đình bị thương tích, các tương quan bị đổ gẫy. Và còn có biết bao nhiêu tình trạng khổ đau, các vùng ngoại biên xã hội, nơi con người chẳng là gì cả, nơi việc quyết định mọi sự là ở chỗ khác, nằm trong tay người khác.
Hỏi: Thưa ĐC Semeraro, huấn quyền của ĐTC cũng được định tính bởi các cử chỉ truyền thông nhân bản nữa, có đúng thế không?
Đáp: Chúng ta đừng quên rằng tất cả các Giáo Hoàng, ít nhất là các vị mà tôi biết, đều ít nhiều có các cử chỉ đánh động tâm hồn một cách sâu xa. Nhưng một cách đặc biệt tôi nhớ vài cử chỉ nơi ĐTC Phanxicô. Cử chỉ ngài cúi mình xuống xin tín hữu cầu nguyện cho ngài, trước khi ban phép lành cho mọi người buổi chiều khi xuất hiện tại bao lơn chính giữa đền thờ thánh Phêrô, sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Cử chỉ của ĐGH xin được chúc lành và trong mỗi lần gặp gỡ luôn luôn xin tín hữu cầu nguyện cho ngài là một cử chỉ rất đơn sơ khiêm tốn. Thế rồi chúng ta hãy nghĩ tới các chuyến công du của ngài: ĐTC đã luôn luôn muốn bắt đầu ở vùng ngoại biên. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới sự kiện ngài sống tại nhà trọ thánh nữ Marta, chứ không sống trong Dinh Tông Toà. Qua các cử chỉ của cuộc sống thường ngày, ĐGH cho thấy trước hết chính ngài cũng là một người như chúng ta.
Hỏi: Một trong các chià khoá của triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô là lòng thương xót trong cuộc sống thường ngày và trong tương quan với Thiên Chúa, có phải vậy không thưa ĐC?
Đáp: Vâng. Chúng ta đã cử hành Năm Thánh: tất cả tập trung trên đề tài thương xót, và lòng thương xót là trung tâm của Tin Mừng, Lòng thương xót lôi cuốn, nó có sức mạnh nội tại, bởi vì nó là nòng cốt của Phúc Âm, là cột trụ của Tin Mừng.
Hỏi: Các giá trị của Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh đã thay đổi trong kiểu được truyền thông và bênh vực, có phải thế không thưa ĐC?
Đáp: Tôi nghĩ là không. Chúng ta có Thông điệp xã hội của ĐGH Phanxicô: ngài đã lấy lại, và tôi nói là đã đẩy tới trước, các kêu gọi đã có trong Thông điệp “Bác ái trong chân lý” của ĐTC Biển Đức XVI. Trong Thông điệp Laudato si chúng ta thấy một việc nới rộng các giá trị xã hội. Tuy nhiên, có đúng thật là ĐTC Phanxicô nhắc nhớ chúng ta tái tập trung vào các giá trị này, nghĩa là không phải việc loan báo Tin Mừng bắt đầu từ các giá trị này, nhưng Tin Mừng khởi hành từ việc gặp gỡ Chúa Kitô. Chính từ đây mà tất cả tiếp nối như kết quả, như dấn thân công cộng, trong Giáo Hội, và tất cả các giá trị khác không thể từ bỏ được liên quan tới sự sống, nhân phẩm, lương tâm và sự tự do của con người. Nhưng chúng có một ý nghĩa, bởi vì chúng nảy sinh từ Tin Mừng.
Hỏi: Các kitô hữu đang sống một loại Công Đồng với ĐTC Phanxicô có phải thế không thưa ĐC?
Đáp: Vâng, đúng thế. Gia tài vĩ đại mà Công Đồng đã để lại cho chúng ta là gia tài “sống một cách công đồng”. Ngày nay chúng ta hay dùng từ “tính cách công dồng”. Cả điều này nữa, theo thiển ý của tôi, không có nghĩa dấn thân làm các Công Đồng và các Công Nghị, mà là “sống một cách công đồng” có nghĩa là chúng ta gặp gỡ nhau, bắt đầu lắng nghe nhau. Nếu chúng ta nói mà không dấn thân lắng nghe nhau trước, nếu chúng ta nói mà không lắng nghe, chúng ta có nguy cơ nói các lời vô ích.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị bài phỏng vấn ĐHY Gualtiero Bassetti, TGM Perugia, và ĐC Marcello Semeraro, Giám Mục Albano, về bốn năm triều đại Đức Phanxicô.
Trước hết là bài phỏng vấn ĐHY Gualtiero Bassetti, TGM Perugia dành cho phóng viên Debora Donnini của chương trình tiếng Ý đài Vaticăng.
Hỏi: Thưa ĐHY cách đây 5 năm ngày 19 tháng 3 năm 2013 giảng trong thánh lễ khai mào sứ vụ Phêrô Đức Phanxicô tập trung vào việc thi hành quyền bính như là việc phục vụ và mời gọi giữ gìn người khác với sự hiền dịu. ĐHY nghĩ gì về bài giảng của ĐTC?
Đáp: Tôi đã rất bị đánh động bởi bài giảng của ĐTC trong đó ngài nhắc tới sự hiền dịu 7 lần: một quyền bính không phải là quyền lực mà là sự dịu hiền, phục vụ. Rõ ràng là ĐTC muốn chỉ cho thấy ngài hiểu việc thực thi sứ vụ Phêrô của ngài như thế nào, và ngài cũng xin toàn Giáo Hội có thái độ đó.
Hỏi: Không phải tình cờ mà Đức Phanxicô đã công bố Năm Thánh Lòng Thương Xót, thương xót là một từ chính trong triều đại của ngài. Giáo Hội Italia đã tiếp nhận các lời của ĐTC về lòng thương xót như thế nào, về việc là một Giáo Hội đi ra, với các chủ chăn có mùi của chiên, thưa ĐHY?
Đáp: Tôi thấy xem ra có một cố gắng, có một lộ trình, và tôi cũng thấy là lộ trình đó đang đem lại một sự canh tân trong nghĩa phục vụ, và của một Giáo Hội đi ra ngoài. Thật là rất đẹp hình ảnh mà ĐTC dùng và nhắc lại biết bao nhiêu lần: đó là hình ảnh Giáo Hội là một bà mẹ sinh con cái: nếu chúng bị thương thì tìm chữa lành chúng, nếu chúng lạc đường, nếu chúng xa nhà, thì đi tìm chúng về. Giáo Hội không phải là một sở thuế nơi bạn phải trả tiền thuế, mà là một “nhà thương, một trạm cứu thương trên chiến trường”. Và khi đó diễn văn về lòng thương xót được cụ thể hoá trong các công tác của lòng thương xót, bởi vì nếu không, nó sẽ trừu tượng. Tin Mừng không phải là một sứ điệp trừu tượng, Tin Mừng là một sứ điệp cụ thể: “Ta đói các con đã cho ăn, Ta khát các con đã cho uống”: đó là các công việc của lòng thương xót, mà càng ngày chúng càng phải trở thành kiểu sống ủa kitô hữu.
Hỏi: Thưa ĐHY, làm thế nào để cụ thể hoá Giáo Hội đi ra này?
Đáp: Giáo Hội đi ra này chúng ta đang cụ thể hoá nó, bởi vì tôi cũng là một chủ chăn. Chẳng hạn trong các cuộc viếng thăm mục vụ hơn là nhấn mạnh trên các tương quan với các giáo xứ nơi tôi gặp gỡ dân chúng đi tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật, tôi đi tìm các nơi người dân sống: tôi viếng thăm các hãng xưởng, bởi vì đó là nợi họ lao nhọc, làm việc… Mới đây tôi cũng đã gặp gỡ giới cha mẹ, các giáo sư và thầy cô, đại diện các lớp, học sinh cả lớp, và các học sinh đặt câu hỏi cho tôi trả lời. Ở đó có các người trẻ, kể cả giới trẻ thuộc các tôn giáo khác nữa. Thế rồi tôi tìm gặp gỡ thế giới đại học. Chính Giáo Hội đi tìm tất cả mọi người, chừng nào có thể. Và xem ra chính kiểu hành xử của ĐTC Phanxicô gợi hứng cho chúng ta, và trong thời điểm lịch sử này nó phải làm cho chúng ta tiến bước, vì chúng ta sống trong một xã hội của những người bị lạc hướng, của những người sống rất cô đơn.
Hỏi: Đặc biệt với việc công bố Tông huấn hậu công đồng “Niềm vui yêu thương” đã dấy lên trong thế giới Công Giáo, trong một cách thức nào đó, một cuộc tranh luận, cũng như các hiểu lầm đối với huấn quyền của Đức Phanxicô. ĐHY đọc sự kiện này như thế nào? ĐHY đã tiếp nhận Tông huấn hậu hội đồng giám mục về gia đinh ra sao?
Đáp: Không thể hiểu “Niềm vui yêu thương” , nếu chúng ta đã không suy niệm sâu xa Thông điệp “Niềm vui Tin Mừng”, bởi vì tất cả sự hoán cải mục vụ mà ĐTC Phanxicô đề nghị với Giáo Hội là ở đó. Nói cho cùng, cả khi ĐTC nói với các linh mục, ngài cũng nói rằng ai duy luật lệ - nghĩa là chỉ đứng đáng sau luật – hay ai dễ dãi – nghĩa là mọi sự đều dễ dàng, tha hết – thì một cách cụ thể không thực thi lòng thương xót, bởi vì không tôn trọng con người cần được tiếp đón, xá giải và hiểu biết trong các vấn đề của họ. Do đó rõ ràng là cả các linh mục chúng tôi nữa, chúng tôi không làm một việc dồng hành và một phân định sâu xa như ĐTC, thì không thể hiểu được tinh thần của Tông huấn Niềm vui yêu thương.
Hỏi: Thưa ĐHY, người ta thường nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô không muốn đạt các mục đích, các mục tiêu thấy trước hơn là bắt đầu các tiến trình. ĐHY có đồng ý với kiểu đọc hiểu này không, và đâu là các viễn tượng ĐHY trông thấy trong các tiến trình này?
Đáp: Tôi đồng ý với kiểu đọc hiểu này. Trước hết nó phản ánh tính cách của ĐTC. Ngài thật sự có một kiểu sống theo Tin Mừng và trực tiếp. Vì thế với các can thiệp của ngài ĐTC lay động bạn, khiến cho bạn suy tư một cách sâu xa. Ngài có kiểu bắt đầu các tiến trình. Nhưng nếu chúng ta muốn đi tới một sự hoán cải bên trong các giáo phận của chúng ta, trong các cơ quan trung ương Toà Thánh và trong toàn Giáo Hội, tới một sự thay đổi đích thực sâu xa, nếu không bắt đầu các tiến trình, thì chúng ta sẽ ở lại điều chúng ta là. ĐTC là một con người của đức tin, thực thi đức cậy, ngài nói rằng các mục đích thì Chúa sẽ làm cho chúng ta đạt được trong lòng lành và sự Quan phòng của Ngài. Chúng tôi đưa ra các tiền đề để bắt đầu các chương trình thay đổi và hoán cải này. ĐTC không làm một việc phân định với các phạm trù xã hội tôn giáo: sự phân định của ngài là một sự phân định theo tinh thần tin mừng.
** Tiếp theo đây là cuộc phỏng vấn ĐC Marcello Semeraro, GM Albano, dành cho phóng viên Luca Collodi của chương trình Ý ngữ đài Vaticăng. ĐC là giám quản đan viện Thánh Maria ở Grottaferrata và là thư ký của Hội đồng 9 Hồng Y được ĐTC chỉ định giúp ngài cải tổ các cơ quan trung ương Toà Thánh.
Hỏi: Thưa ĐC, sau năm 2016 bận rộn, trog năm 2017 ĐTC đã viếng thăm Milano, rồi Carpi, Genova, và công du Bồ Đào Nha, Ai cập và sẽ viếng thăm Colombia vào tháng 9 tới đây. Triều đại của Đức Phanxicô là triều đại mang dấu vết của Lòng Thương Xót, chú ý tới các người rốt hết, đi ngang qua các vùng ngoại biên, có đúng thế không thưa ĐC?
Đáp: Đề tài ngoại biên chúng ta tìm thấy trong ngôn ngữ của ĐGH Bergoglio, cả trước kia trong các bài giảng của ngài, khi ngài còn là TGM Buenos Aires. ĐTC rất lưu tâm tới một Giáo Hội ra khỏi chính mình, và di chuyển về các vùng ngoại biên. Đàng khác Tin Mừng đã bắt đầu từ một vùng ngoại biên, và đất Palestina là ngoại biên của đế quốc Roma to lớn. Như thế, ngoài ý nghĩa địa lý và nhân chủng học, ngoại biên cũng còn mang một ý nghĩa thần học nữa; một cách đương nhiên, bởi vì ĐTC nói tới “các vùng ngoại biên” số nhiều. Như vậy chúng ta không được quên sự kiện Tin Mừng là ngoại biên vì đã bắt đầu đuợc rao giảng từ một vùng ngoại biên. Chúng ta có nhiều vùng ngoại biên khác nhau, như các vùng ngoại biên của tâm hồn: thiếu ánh sáng, thiếu tình bạn, sống sự cô đơn, nỗi âu lo và các sợ hãi khác. Thế rồi còn có các vùng ngoại biên của cuộc sống nữa: chúng ta có trong tay Tông huấn “Niềm vui yêu thương”: nó cho thấy ngoại biên của các gia đình bị thương tích, các tương quan bị đổ gẫy. Và còn có biết bao nhiêu tình trạng khổ đau, các vùng ngoại biên xã hội, nơi con người chẳng là gì cả, nơi việc quyết định mọi sự là ở chỗ khác, nằm trong tay người khác.
Hỏi: Thưa ĐC Semeraro, huấn quyền của ĐTC cũng được định tính bởi các cử chỉ truyền thông nhân bản nữa, có đúng thế không?
Đáp: Chúng ta đừng quên rằng tất cả các Giáo Hoàng, ít nhất là các vị mà tôi biết, đều ít nhiều có các cử chỉ đánh động tâm hồn một cách sâu xa. Nhưng một cách đặc biệt tôi nhớ vài cử chỉ nơi ĐTC Phanxicô. Cử chỉ ngài cúi mình xuống xin tín hữu cầu nguyện cho ngài, trước khi ban phép lành cho mọi người buổi chiều khi xuất hiện tại bao lơn chính giữa đền thờ thánh Phêrô, sau khi được bầu làm Giáo Hoàng. Cử chỉ của ĐGH xin được chúc lành và trong mỗi lần gặp gỡ luôn luôn xin tín hữu cầu nguyện cho ngài là một cử chỉ rất đơn sơ khiêm tốn. Thế rồi chúng ta hãy nghĩ tới các chuyến công du của ngài: ĐTC đã luôn luôn muốn bắt đầu ở vùng ngoại biên. Chúng ta cũng hãy nghĩ tới sự kiện ngài sống tại nhà trọ thánh nữ Marta, chứ không sống trong Dinh Tông Toà. Qua các cử chỉ của cuộc sống thường ngày, ĐGH cho thấy trước hết chính ngài cũng là một người như chúng ta.
Hỏi: Một trong các chià khoá của triều đại Giáo Hoàng của Đức Phanxicô là lòng thương xót trong cuộc sống thường ngày và trong tương quan với Thiên Chúa, có phải vậy không thưa ĐC?
Đáp: Vâng. Chúng ta đã cử hành Năm Thánh: tất cả tập trung trên đề tài thương xót, và lòng thương xót là trung tâm của Tin Mừng, Lòng thương xót lôi cuốn, nó có sức mạnh nội tại, bởi vì nó là nòng cốt của Phúc Âm, là cột trụ của Tin Mừng.
Hỏi: Các giá trị của Giáo Huấn xã hội của Hội Thánh đã thay đổi trong kiểu được truyền thông và bênh vực, có phải thế không thưa ĐC?
Đáp: Tôi nghĩ là không. Chúng ta có Thông điệp xã hội của ĐGH Phanxicô: ngài đã lấy lại, và tôi nói là đã đẩy tới trước, các kêu gọi đã có trong Thông điệp “Bác ái trong chân lý” của ĐTC Biển Đức XVI. Trong Thông điệp Laudato si chúng ta thấy một việc nới rộng các giá trị xã hội. Tuy nhiên, có đúng thật là ĐTC Phanxicô nhắc nhớ chúng ta tái tập trung vào các giá trị này, nghĩa là không phải việc loan báo Tin Mừng bắt đầu từ các giá trị này, nhưng Tin Mừng khởi hành từ việc gặp gỡ Chúa Kitô. Chính từ đây mà tất cả tiếp nối như kết quả, như dấn thân công cộng, trong Giáo Hội, và tất cả các giá trị khác không thể từ bỏ được liên quan tới sự sống, nhân phẩm, lương tâm và sự tự do của con người. Nhưng chúng có một ý nghĩa, bởi vì chúng nảy sinh từ Tin Mừng.
Hỏi: Các kitô hữu đang sống một loại Công Đồng với ĐTC Phanxicô có phải thế không thưa ĐC?
Đáp: Vâng, đúng thế. Gia tài vĩ đại mà Công Đồng đã để lại cho chúng ta là gia tài “sống một cách công đồng”. Ngày nay chúng ta hay dùng từ “tính cách công dồng”. Cả điều này nữa, theo thiển ý của tôi, không có nghĩa dấn thân làm các Công Đồng và các Công Nghị, mà là “sống một cách công đồng” có nghĩa là chúng ta gặp gỡ nhau, bắt đầu lắng nghe nhau. Nếu chúng ta nói mà không dấn thân lắng nghe nhau trước, nếu chúng ta nói mà không lắng nghe, chúng ta có nguy cơ nói các lời vô ích.
Giám mục Marawi phản đối việc kéo dài tình trạng thiết quân luật trên đảo Mindanao
Đặng Tự Do
17:47 23/07/2017
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 18 tháng 7, Đức Cha Edwin de la Peña, là Giám Mục giáo phận Marawi, nói ngài quyết liệt phản đối việc kéo dài tình trạng thiết quân luật trên đảo Mindanao.
Đức Cha Peña, đang tị nạn tại thành phố Iligan vì Toà Giám Mục của ngài đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm đóng từ hôm 23 tháng 5 vừa qua, đã nhận xét rằng tình trạng thiết quân luật trong thời gian 60 ngày vừa qua có thể là cần thiết để đáp ứng tình trạng khẩn cấp, nhưng bây giờ việc mở rộng tình trạng này hoàn toàn không còn cần thiết và còn có thể gây hại.
Đức Cha Peña nói:
“Tôi chống lại việc kéo dài tình trạng thiết quân luật. Không có thiết quân luật chính phủ cũng đã hoàn toàn có khả năng giải quyết tình hình.”
Các quan sát viên cho rằng Rodrigo Duterte cố tình nuôi dưỡng cuộc chiến tại Marawi để thủ đắc các lợi thế về chính trị. Trái với các tuyên bố mị dân được tung ra trong thời kỳ tranh cử, Rodrigo Duterte không có khả năng lãnh đạo quốc gia. Nền kinh tế Phi Luật Tân suy sụp nhanh chóng. Mở ra cuộc chiến chống ma túy là một cách đổ lỗi cho tình trạng bi đát về kinh tế của Phi Luật Tân. Kéo dài tình trạng chiến tranh tại trên đảo Mindanao cũng là một thủ đoạn nằm trong chiều hướng đó. Chưa kể là tình trạng thiết quân luật ban cho Rodrigo Duterte nhiều khả năng đàn áp đối lập.
Tuy bọn khủng bố Hồi Giáo IS và Rodrigo Duterte ở hai bên chiến tuyến đối nghịch nhau nhưng cả hai cùng khai thác kỹ lưỡng các hình ảnh đập phá và đốt cháy các nhà thờ Công Giáo tại giáo phận Marawi. Các Giám Mục Phi Luật Tân nhận định rằng cả hai phía đều cố ý khai thác các tình cảm hận thù tôn giáo để tranh thủ nhân tâm. Nhưng đó là một điều hết sức nguy hiểm cho sự sống chung hòa bình giữa người Hồi Giáo và người Công Giáo; đặc biệt tại những vùng người Hồi Giáo chiếm đa số như ở các quần đảo phía Nam Phi Luật Tân.
Hơn 465,000 người, tức là khoảng 102,000 gia đình đã phải tị nạn, dẫn đến một tình trạng khủng hoảng nhân đạo rất lớn.
Đức Cha Peña cho biết chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, Caritas Phi Luật Tân đã phân bổ 30 triệu peso (gần 600,000 Mỹ Kim) để đáp ứng nhu cầu của những người tị nạn. Đây là một gánh rất nặng cho một Giáo Hội nghèo như Giáo Hội tại Phi Luật Tân.
Rodrigo Duterte dự định kéo dài tình trạng thiết quân luật cho đến ngày 31 tháng 12 năm nay.
Đức Cha Peña, đang tị nạn tại thành phố Iligan vì Toà Giám Mục của ngài đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm đóng từ hôm 23 tháng 5 vừa qua, đã nhận xét rằng tình trạng thiết quân luật trong thời gian 60 ngày vừa qua có thể là cần thiết để đáp ứng tình trạng khẩn cấp, nhưng bây giờ việc mở rộng tình trạng này hoàn toàn không còn cần thiết và còn có thể gây hại.
Đức Cha Peña nói:
“Tôi chống lại việc kéo dài tình trạng thiết quân luật. Không có thiết quân luật chính phủ cũng đã hoàn toàn có khả năng giải quyết tình hình.”
Các quan sát viên cho rằng Rodrigo Duterte cố tình nuôi dưỡng cuộc chiến tại Marawi để thủ đắc các lợi thế về chính trị. Trái với các tuyên bố mị dân được tung ra trong thời kỳ tranh cử, Rodrigo Duterte không có khả năng lãnh đạo quốc gia. Nền kinh tế Phi Luật Tân suy sụp nhanh chóng. Mở ra cuộc chiến chống ma túy là một cách đổ lỗi cho tình trạng bi đát về kinh tế của Phi Luật Tân. Kéo dài tình trạng chiến tranh tại trên đảo Mindanao cũng là một thủ đoạn nằm trong chiều hướng đó. Chưa kể là tình trạng thiết quân luật ban cho Rodrigo Duterte nhiều khả năng đàn áp đối lập.
Tuy bọn khủng bố Hồi Giáo IS và Rodrigo Duterte ở hai bên chiến tuyến đối nghịch nhau nhưng cả hai cùng khai thác kỹ lưỡng các hình ảnh đập phá và đốt cháy các nhà thờ Công Giáo tại giáo phận Marawi. Các Giám Mục Phi Luật Tân nhận định rằng cả hai phía đều cố ý khai thác các tình cảm hận thù tôn giáo để tranh thủ nhân tâm. Nhưng đó là một điều hết sức nguy hiểm cho sự sống chung hòa bình giữa người Hồi Giáo và người Công Giáo; đặc biệt tại những vùng người Hồi Giáo chiếm đa số như ở các quần đảo phía Nam Phi Luật Tân.
Hơn 465,000 người, tức là khoảng 102,000 gia đình đã phải tị nạn, dẫn đến một tình trạng khủng hoảng nhân đạo rất lớn.
Đức Cha Peña cho biết chỉ riêng trong tháng 6 vừa qua, Caritas Phi Luật Tân đã phân bổ 30 triệu peso (gần 600,000 Mỹ Kim) để đáp ứng nhu cầu của những người tị nạn. Đây là một gánh rất nặng cho một Giáo Hội nghèo như Giáo Hội tại Phi Luật Tân.
Rodrigo Duterte dự định kéo dài tình trạng thiết quân luật cho đến ngày 31 tháng 12 năm nay.
Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh kế hoạch “Trung Hoa hóa” Giáo Hội Công Giáo
Đặng Tự Do
20:35 23/07/2017
Du Chính Thanh (俞正声 -Yu Zhengsheng), một thành viên trong nhóm bảy người trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, và đồng thời là Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, yêu cầu các thành viên của cộng đồng Giáo Hội công khai “phải bảo đảm rằng sự lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc phải được nắm chặt trong tay của những ‘người kính Chúa yêu nước’”. Ucanews cho biết như trên trong bản tin hôm 21 tháng 7.
Du Chính Thanh đã nói chuyện với khoảng 100 giám mục, linh mục, nữ tu và các lãnh đạo giáo dân tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 19 tháng Bảy nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do nhà nước kiểm soát.
Bình luận của Du Chính Thanh đã được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Vatican đang tiếp tục các cuộc hội đàm về việc bình thường hóa việc bổ nhiệm giám mục, như là bước đầu tiên trên con đường dẫn đến việc thành lập quan hệ ngoại giao.
Những cuộc đàm phán như thế đã chậm lại trong những tháng gần đây sau vụ bắt giữ một số Giám Mục Trung Quốc.
Trong bài phát biểu của mình, Du Chính Thanh yêu cầu các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải không ngừng “nâng cao tự nhận thức về ‘3 tự cường’ và ‘3 tự quản’ và phải luôn luôn nhấn mạnh đến sự chỉ đạo Trung Hoa Hóa tôn giáo của chính phủ”.
Hiệp hội Yêu nước được thành lập ngày 2 tháng 8 năm 1957. Trung Quốc luôn khẳng định rằng Hiệp hội Yêu nước là một “cầu nối” giữa Giáo Hội và chính phủ. Tuy nhiên, trong thực tế Hiệp hội Yêu nước hành xử như một sự thay thế cho Vatican và chủ tịch của hội này là Lưu Bách Niên ( Liu Bainian) thường được coi là giáo hoàng đen của Trung Quốc.
15 tượng Đức Mẹ Lộ Đức được đưa sang Trung Đông thay thế cho những tượng đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS đập phá
Đặng Tự Do
18:48 23/07/2017
Tổ chức Oeuvre d'Orient, một hiệp hội bác ái Công Giáo Pháp chuyên giúp các Kitô hữu bị bách hại, đã gửi những bức tượng từ Lộ Đức để Ankawa, một vùng ngoại ô của thành phố Erbil thuộc khu tự trị Iraq Kurdistan, nơi đa số dân là người Công Giáo. Thông tấn xã Aleteia đã cho biết như trên.
Các bức tượng đã được người Công Giáo nghi lễ Chanđê và người Công Giáo Syria cung nghinh trong các cuộc rước trên đường phố, trước khi được làm phép và được gửi đến các giáo xứ tại Trung Đông.
Tổ chức Oeuvre d'Orient nói các cuộc rước này là một minh chứng cho những điều đã được chép trong sách tiên tri Giêrêmia 31:17: “Như thế, tương lai ngươi sẽ tràn trề hy vọng: vì Chúa đã phán rằng con cái ngươi sẽ trở về bờ cõi mình.”
Biến cố này đã xảy ra sau một báo cáo của một nhân viên cứu trợ cao cấp của Công Giáo Chanđê mô tả dân số Công Giáo ở miền bắc Iraq là đang “trên bờ vực tuyệt chủng”; và cần sự trợ giúp của các Giáo Hội khác để sống còn.
Kể từ năm 2003, dân số Kitô giáo Iraq đã giảm nhanh chóng từ 1.4 triệu chỉ còn 275,000. Đa số đang tị nạn tại thành phố Erbil chờ ngày trở về Mosul, là thủ phủ của Kitô Giáo Iraq.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cung hiến nhà thờ giáo xứ Tân Khai, GP Phú Cường
Tôma Đỗ Lộc Sơn
10:10 23/07/2017
Tân Khai là một xã thuộc Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước. Đây là một địa chỉ mà có lẽ ít người biết đến, nhất là những thế hệ trước, bởi nơi đây hoang vắng, cây cối rậm rạp, đường giao thông vô cùng khó khăn. Những năm gần đây, kinh tế khởi sắc, phương tiện giao thông thuận tiện dễ dàng, người dân trở về bản sóc ngày một thêm đông cùng với nhiều người tìm về đây lập nghiệp.
Xem Hình
Với người Công Giáo cũng vậy. Từ một giáo họ chỉ vài chục gia đình, giờ đây Tân Khai với hàng trăm gia đình. Sau khi được nâng cấp lên hàng giáo xứ cách đây 10 năm, đời sống tinh thần của bà con nơi đây được thể hiện rõ nét, họ sống tươi vui đoàn kết nhau hơn, ngôi nhà thờ được xây dựng với tất cả tấm lòng yêu thương đoàn kết đó, trong đó có nhiều bà con dân tộc Stieng.
Lúc 9 giờ 30 sáng ngày 22/7/2017, Đức Cha Phero Trần Đình Tứ - nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường đã về giáo xứ Tân Khai, hạt Bình Long để dâng lễ Tạ ơn Cung hiến ngôi nhà thờ đầu tiên và mừng kỷ niệm 10 năm thành lập giáo xứ. Hiệp dâng trong thánh lễ có cha Tổng đại diện Simon Nguyễn Văn Thu. Cha quản hạt Bình Long - Đa minh Hoàng Văn Chỉ. Cha Giám đốc Học viện Thừa Sai VN – Giuse Đỗ Văn Thụy. Cha Phero Phan Như Ngân – chánh xứ Tân Khai cùng khoảng 50 cha trong giáo phận và Hội Thừa Sai VN. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ, đông đảo bà con tín hữu xa gần, quý ân nhân, quý đồng hương thân hữu ước khoảng 2000 người.
Sau khi cắt băng khánh thành và dâng lời nguyện, Đức Cha Phero đã trao chìa khóa nhà thờ cho cha xứ và cha đã mở cửa để Đức Cha cùng mọi người bước vào, trong tiếng hoan ca của cả cộng đoàn.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Phero nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ và mời gọi mọi người hãy nhớ mãi nguồn ơn này, cho mãi cả thế hệ mai sau. Qua lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang quan thầy giáo xứ, xin Thiên Chúa chấp nhận của lễ chúng ta dâng.
Quả vậy, từ một giáo điểm tiến lên giáo họ và giáo xứ, nhà thờ Tân Khai có được như ngày hôm nay cũng chỉ là góp nhặt của niềm tin và thương yêu của hết mọi người.
Đôi nét về giáo xứ Tân Khai.
Kể từ ngày thành lập (Tháng 1 năm 2007), Cha Phero Phan Như Ngân, một cha xứ trẻ thuộc Hội Thừa Sai Việt Nam đã không khỏi bồi hồi lo lắng bởi vì tất cả trên tay cha chỉ là con số không. Thánh lễ cha dâng trong căn nhà lá không vách đã là một cố gắng. Giáo dân nhất là người Stieng vì miếng cơm manh áo thực tại đã quên đi nghành nghề mà cha ông đã truyền lại, văn hóa cồng chiêng cũng mai một theo năm tháng. Để tạo việc làm, cha đã nhờ người lớn tuổi phục hồi nghề dệt những tấm áo, tấm váy truyền thống nhiều màu sắc, nhờ đó họ có cơ hội ngồi lại bên nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi cùng quy về một con đường tốt lành. Cồng chiêng cũng vậy, trong những dịp lễ lớn, tiếng cồng chiêng lại vang lên làm thổn thức bao người, họ không còn cảm giác bị bỏ rơi.
Có một ngôi nhà thờ là điều mong mỏi của nhiều người. Ngày 24/7/2010 Đức Cha Phero Trần Đình Tứ, lúc đó là giám mục giáo phận Phú Cường đã dâng lễ và đặt viên đá đầu tiên cũng là ngôi nhà thờ đầu tiên của giáo xứ. Từ đó đến nay đúng 7 năm, điều chúng tôi muốn nói là: Trong 7 năm đó biết bao là lời cầu xin, biết bao là chắt chiu hy sinh từng đồng để mau có ngày cung hiến hôm nay.
Hôm nay tham dự thánh lễ cùng với bà con giáo dân nơi đây, người kinh cũng như người Stieng, được nghe họ hát được thấy họ đánh trống cồng chiêng mà lòng chúng tôi thầm tạ ơn Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta mỗi người mỗi vẻ, thể hiện lòng tôn kính Chúa qua nhiều phương cách để Thiên Chúa được vinh hiển.
Chúc mừng giáo xứ có được ngôi nhà thờ đầu tiên khang trang mát mẻ như lòng Chúa mong ước và xin được gặp lại.
Toma Đỗ Lộc Sơn
Xem Hình
Với người Công Giáo cũng vậy. Từ một giáo họ chỉ vài chục gia đình, giờ đây Tân Khai với hàng trăm gia đình. Sau khi được nâng cấp lên hàng giáo xứ cách đây 10 năm, đời sống tinh thần của bà con nơi đây được thể hiện rõ nét, họ sống tươi vui đoàn kết nhau hơn, ngôi nhà thờ được xây dựng với tất cả tấm lòng yêu thương đoàn kết đó, trong đó có nhiều bà con dân tộc Stieng.
Lúc 9 giờ 30 sáng ngày 22/7/2017, Đức Cha Phero Trần Đình Tứ - nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường đã về giáo xứ Tân Khai, hạt Bình Long để dâng lễ Tạ ơn Cung hiến ngôi nhà thờ đầu tiên và mừng kỷ niệm 10 năm thành lập giáo xứ. Hiệp dâng trong thánh lễ có cha Tổng đại diện Simon Nguyễn Văn Thu. Cha quản hạt Bình Long - Đa minh Hoàng Văn Chỉ. Cha Giám đốc Học viện Thừa Sai VN – Giuse Đỗ Văn Thụy. Cha Phero Phan Như Ngân – chánh xứ Tân Khai cùng khoảng 50 cha trong giáo phận và Hội Thừa Sai VN. Tham dự thánh lễ có quý tu sĩ, đông đảo bà con tín hữu xa gần, quý ân nhân, quý đồng hương thân hữu ước khoảng 2000 người.
Sau khi cắt băng khánh thành và dâng lời nguyện, Đức Cha Phero đã trao chìa khóa nhà thờ cho cha xứ và cha đã mở cửa để Đức Cha cùng mọi người bước vào, trong tiếng hoan ca của cả cộng đoàn.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Phero nói lên tâm tình tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ và mời gọi mọi người hãy nhớ mãi nguồn ơn này, cho mãi cả thế hệ mai sau. Qua lời bầu cử của Đức Mẹ La Vang quan thầy giáo xứ, xin Thiên Chúa chấp nhận của lễ chúng ta dâng.
Quả vậy, từ một giáo điểm tiến lên giáo họ và giáo xứ, nhà thờ Tân Khai có được như ngày hôm nay cũng chỉ là góp nhặt của niềm tin và thương yêu của hết mọi người.
Đôi nét về giáo xứ Tân Khai.
Kể từ ngày thành lập (Tháng 1 năm 2007), Cha Phero Phan Như Ngân, một cha xứ trẻ thuộc Hội Thừa Sai Việt Nam đã không khỏi bồi hồi lo lắng bởi vì tất cả trên tay cha chỉ là con số không. Thánh lễ cha dâng trong căn nhà lá không vách đã là một cố gắng. Giáo dân nhất là người Stieng vì miếng cơm manh áo thực tại đã quên đi nghành nghề mà cha ông đã truyền lại, văn hóa cồng chiêng cũng mai một theo năm tháng. Để tạo việc làm, cha đã nhờ người lớn tuổi phục hồi nghề dệt những tấm áo, tấm váy truyền thống nhiều màu sắc, nhờ đó họ có cơ hội ngồi lại bên nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi cùng quy về một con đường tốt lành. Cồng chiêng cũng vậy, trong những dịp lễ lớn, tiếng cồng chiêng lại vang lên làm thổn thức bao người, họ không còn cảm giác bị bỏ rơi.
Có một ngôi nhà thờ là điều mong mỏi của nhiều người. Ngày 24/7/2010 Đức Cha Phero Trần Đình Tứ, lúc đó là giám mục giáo phận Phú Cường đã dâng lễ và đặt viên đá đầu tiên cũng là ngôi nhà thờ đầu tiên của giáo xứ. Từ đó đến nay đúng 7 năm, điều chúng tôi muốn nói là: Trong 7 năm đó biết bao là lời cầu xin, biết bao là chắt chiu hy sinh từng đồng để mau có ngày cung hiến hôm nay.
Hôm nay tham dự thánh lễ cùng với bà con giáo dân nơi đây, người kinh cũng như người Stieng, được nghe họ hát được thấy họ đánh trống cồng chiêng mà lòng chúng tôi thầm tạ ơn Thiên Chúa, đã ban cho chúng ta mỗi người mỗi vẻ, thể hiện lòng tôn kính Chúa qua nhiều phương cách để Thiên Chúa được vinh hiển.
Chúc mừng giáo xứ có được ngôi nhà thờ đầu tiên khang trang mát mẻ như lòng Chúa mong ước và xin được gặp lại.
Toma Đỗ Lộc Sơn
Giáo Đoàn Anrê Phú Yên Revesby - Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng Kỷ Niệm 15 Năm
Diệp Hải Dung
10:15 23/07/2017
Giáo Đoàn Anrê Phú Yên Revesby - Sydney Mừng Lễ Bổn Mạng Kỷ Niệm 15 Năm
Sáng Chúa Nhật 23/07/2017 Giáo đoàn Revesby đã long trọng mừng kính Lễ Thánh Tử Đạo Andrê Phú Yên Quan Thầy của Giáo đoàn tại nhà thờ St. Luke Revesby, Sydney kỷ niệm 15 năm thành lập Giáo Đoàn 2002 – 2017.
Xem Hình
Đúng 10 giờ 45 tất cả mọi người tập trung tại khuôn nhà thờ và Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Đặc trách Giáo Đoàn Revesby xông hương tượng Thánh Tử đạo Andrê Phú Yên sau đó là ba hồi chiêng trống cổ truyền VN bắt đầu kiệu tượng Thánh Andrê Phú Yên rước vào trong nhà thờ. Cuộc kiệu rất nghiêm trang và long trọng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng, các Giáo đoàn bạn và quan khách Úc đều đến tham dự đông đủ.
Khi kiệu tiến vào trong nhà thờ và an vị trên cung Thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu quý Cha Rene Phó Xứ Revesby, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha khách Nguyễn Tiến Đạt cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng kính Quan Thầy.
Trong bài giảng.. Cha Tuyên úy Trưởng đã nói sơ lược về Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên là một vị Thánh Tử Đạo rất trẻ, Ngài chết Ngài không muốn bó chiếu Ngài muốn máu của Ngài được thấm vào đất nước Việt Nam và máu ấy sẽ trở nên hạt giống ân phúc và đức tin, đồng thời Cha cũng nói về bài Phúc Âm hôm nay mà Chúa Giêsu đã nói
“Cứ để cả hai cỏ lùng và lúa mọc lên cho đến mùa gặt..rồi các anh hãy nhổ cỏ lùng trước bó lại từ bó đốt đi, sau đ1o thu lúa lại chất vào kho lẫm…”
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tich Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn mạng Giáo Đoàn và Bà Nicoles thay mặt Hội Đồng Giáo Xứ Revesby ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn
Sau cùng là anh Phạm Ngọc Huynh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan khách và tất cả mọi người đã đến Giáo Đoàn tham sự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay, đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã giúp cho Giáo Đoàn có phương tiện đễ tổ chức mừng Bổn Mạng được mọi sự tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc, mọi ngườI cùng ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan bên sân trường nhà thờ và thuởng thức văn nghệ do Ca Đoàn, Ban Mục Giáo Đoàn và các em Thiếu Nhi cùng phối hợp trình diễn với những tiết mục ca múa rất đặc sắc và lồng chương trình văn nghệ còn có phần xổ số may mắn lấy hến.
Diệp Hải Dung
Sáng Chúa Nhật 23/07/2017 Giáo đoàn Revesby đã long trọng mừng kính Lễ Thánh Tử Đạo Andrê Phú Yên Quan Thầy của Giáo đoàn tại nhà thờ St. Luke Revesby, Sydney kỷ niệm 15 năm thành lập Giáo Đoàn 2002 – 2017.
Xem Hình
Đúng 10 giờ 45 tất cả mọi người tập trung tại khuôn nhà thờ và Cha Tuyên úy Trưởng Remy Bùi Sơn Lâm Đặc trách Giáo Đoàn Revesby xông hương tượng Thánh Tử đạo Andrê Phú Yên sau đó là ba hồi chiêng trống cổ truyền VN bắt đầu kiệu tượng Thánh Andrê Phú Yên rước vào trong nhà thờ. Cuộc kiệu rất nghiêm trang và long trọng, các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng, các Giáo đoàn bạn và quan khách Úc đều đến tham dự đông đủ.
Khi kiệu tiến vào trong nhà thờ và an vị trên cung Thánh. Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Sơn Lâm ngỏ lời chào mừng đến tất cả mọi người đồng thời Cha giới thiệu quý Cha Rene Phó Xứ Revesby, Cha Nguyễn Thái Hoạch và Cha khách Nguyễn Tiến Đạt cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn và mừng kính Quan Thầy.
Trong bài giảng.. Cha Tuyên úy Trưởng đã nói sơ lược về Thánh Tử Đạo Anrê Phú Yên là một vị Thánh Tử Đạo rất trẻ, Ngài chết Ngài không muốn bó chiếu Ngài muốn máu của Ngài được thấm vào đất nước Việt Nam và máu ấy sẽ trở nên hạt giống ân phúc và đức tin, đồng thời Cha cũng nói về bài Phúc Âm hôm nay mà Chúa Giêsu đã nói
“Cứ để cả hai cỏ lùng và lúa mọc lên cho đến mùa gặt..rồi các anh hãy nhổ cỏ lùng trước bó lại từ bó đốt đi, sau đ1o thu lúa lại chất vào kho lẫm…”
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Anh Trần Anh Vũ Chủ tich Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn mạng Giáo Đoàn và Bà Nicoles thay mặt Hội Đồng Giáo Xứ Revesby ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng của Giáo Đoàn
Sau cùng là anh Phạm Ngọc Huynh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan khách và tất cả mọi người đã đến Giáo Đoàn tham sự Thánh lễ mừng kính Bổn Mạng hôm nay, đặc biệt cám ơn quý ân nhân đã giúp cho Giáo Đoàn có phương tiện đễ tổ chức mừng Bổn Mạng được mọi sự tốt đẹp.
Thánh lễ kết thúc, mọi ngườI cùng ở lại tham dự buổi tiệc liên hoan bên sân trường nhà thờ và thuởng thức văn nghệ do Ca Đoàn, Ban Mục Giáo Đoàn và các em Thiếu Nhi cùng phối hợp trình diễn với những tiết mục ca múa rất đặc sắc và lồng chương trình văn nghệ còn có phần xổ số may mắn lấy hến.
Diệp Hải Dung
Tổng Kết Lớp Hè 2017 Tại Giáo Xứ Bình Khánh, Xuân Lộc
Xứ Bình Khánh
10:20 23/07/2017
Tổng Kết Lớp Hè 2017 Tại Giáo Xứ Bình Khánh, Xuân Lộc
Bầu khí thật dịu mát như muốn mời gọi những bước chân hối hả cúa gần 300 em học sinh cùng phụ huynh tiến về tham dự lễ tổng kết lớp hè tại nhà thờ Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc sáng nay - Chúa Nhật ngày 23/07/2017. Khuôn viên nhà xứ thêm phần rộn ràng vì ngoài sự có mặt của phụ huynh và học sinh còn có sự hiện diện của quý ân nhân, quý thầy cô giáo tham gia giảng dạy các em trong suốt 6 tuần qua.
Xem Hình
Đúng 9 giờ buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng nhưng cũng kém phần sống động. Cha Phêrô trưởng ban tổ chức lên phát biểu nhằm: Dặn dò các em học sinh; gởi lời cảm ơn đến quý vị mạnh thường quân tài trợ quà, tập + sách giáo khoa để phát thưởng, tặng cho học sinh nghèo và cha cũng thay mặt phụ huynh các em trong giáo xứ cùng giáo xứ Bầu Cối gởi lời càm ơn đến các các thầy trong Cộng đoàn Dự tu Thái Hòa, các anh chị sinh viên tình nguyện trong và ngoài đạo đã đồng hành cùng các lớp học trong suốt thời gian qua. Xen kẽ trong buổi lễ tổng kết là các thiết mục văn nghệ do học sinh cùng giáo viên biểu diễn là phần quay số trúng thưởng với bao nhiêu niềm vui và sự hào hứng của các em học sinh.
Được dịp gặp lại em Nguyễn Thị Ngọc Hiền lớp 12, có 3 năm theo học lớp hè tại giáo xứ, em nói rằng: “Chúng em rất thích khi mỗi dịp hè được đến giáo xứ để học vì nó rất có ích cho chúng em trong năm học sắp tới. Ngoài sự nhiệt tình của các thầy cô, chúng em luôn được sự quan tâm chu đáo của Cha chánh xứ. Qua đây cho chúng em gởi lời cảm ơn chân thành đến mọi người, chính nhờ sự quan tân và yêu thương này giúp các em thêm động lực để học tập và vươn lên trong cuộc sống”.
Chị Nguyễn Ngọc Vân Anh, sinh viên ở Sài Gòn, từng tham gia giảng dạy tại giáo xứ, hôm nay được quay trở lại thì vui vẻ nói lên cảm nhận: “Lần này về đây sau 2 năm, em cảm thấy quy mô lớn hơn, mọi thứ thay đổi, ngày trước mọi công tác còn nhiều khó khăn, sau 2 năm trở về cảm giác đây như ngôi nhà thứ hai, hy vọng năm tới tiếp tục được về đây đồng hành với các em”.
Anh Hiệu, sinh viên ĐHSP Đồng Nai (một bạn trẻ không cùng tôn giáo) cảm nhận: “Lần đầu tiên tôi cảm thấy rất bất ngờ, vì đây cũng là lần đầu đi dạy ở môi trường có nhiều trải nghiệm, cảm giác sống vui vẻ, có hoạt động đầy đủ, Cha và các Thầy Cô chu đáo, cảm nhận được những cái mới, điều mới”.
Thầy Phước, trưởng Cộng đoàn Dự tu Thái Hòa chia sẻ: “Được Đức Cha cho phép, qua Cha Đồng Hành, với tư cách trưởng nhà cùng với anh em đến với giáo xứ Bình Khánh để giúp các em trong khóa học hè này. Cảm giác hơi lo vì đây cũng là lần đầu tiên cộng đoàn nhận được công việc mang tính truyền giáo lớn như vậy. Nhưng với sự hướng dẫn trực tiếp của Cha Phêrô cũng như sự giúp đỡ của Ban Hành Giáo và mọi người đã giúp cho các anh em tự tin hơn , từ đó tạo ra sự nhiệt thành hơn. Điều đó giúp cho tất cả anh em hoàn thành được công tác mục vụ thành công sau này. Riêng bản thân thì đây là đợt hè đầy ý nghĩa và nhiều trải nghiệm, giúp tôi trưởng thành hơn trong cách giảng dạy, cũng như biết cách giao tiếp với mọi người nói chung, cách riêng là các em lương dân, từ đó tạo cho tôi niềm thao thức hoạt động tông đồ trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Phận Xuân Lộc, nếu được Cha Đồng Hành tiếp tục cho phép, nhất định tôi và các anh em sẽ quay lại”.
Buổi lễ khép lại sau lời cảm ơn của một em đại diện cho các bạn học sinh tham dự khóa hè. Em xúc động khi được thay mặt các em học nói lên những tâm tư, tình cảm và lòng biết ơn của mình dành cho Quí Cha, Quí Thầy Cô và Quí ân nhân trong 6 tuần học vừa qua mà các em bằng cách nào đó đã cảm, đã nhận, đã học được qua những giờ học, giờ vui chơi.
Vậy là một khoá hè nữa lại kết thúc. Xin cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo xứ Bình Khánh chúng con một khóa học hè thành công tốt đẹp với đầy ắp tình yêu thương và sự sẻ chia. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Công ty Đại Thành Đạt tặng 2600 quyển vở và 10 bộ SGK lớp 5.
- Gia đình chị Thủy ở quận 12 tặng 1000 quyển vở.
- Một ân nhân ở TX Long Khánh tặng 1000 quyển vở.
- Một ân nhân ở Long Thành tặng 1000 quyển vở + 100 kg gạo
- Một ân nhân khác ở Biên Hoà tặng 15 bộ SGK cấp 1.
- Một ân nhân ở Hố Nai tặng 1 chiếc xe đạp.
- Một công ty may ở Trảng bom tặng 40 áo sơ mi trắng cho các thầy tu sinh +âm thanh phục vụ cho ngày tổng kết.
- Anh chị Nguyễn Đức Truyền tặng 30 bộ sách giáo khoa cấp 2
- Quí ân nhận trong xứ tặng 34 bàn học và 120 ghế nhựa và quí ân nhân trong xã giúp ẩm thực cho các thầy trong suốt khóa học.
- Và Một ân nhân ở Hố Nai, một thị xã Long Khánh, một ở Bà rịa Vũng Tàu và cơm niêu Cao Phát tài trợ 70 phần cơm trưa phục vụ trong ngày tổng kết khóa học hè.
Với tấm lòng yêu thương mà quý vị ân nhân đã dành cho giáo xứ xin nhận của chúng tôi đây lòng biết ơn chân thành nhất. Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu cho quý ân nhân thật mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Sắp tời giáo xứ sẻ chia sẻ cho giáo xứ Giang Lâm 500 quyển vở, giáo xứ Bầu Cối 500 quyển vở.
Và một năm học mới nữa lại sắp đến, chúc cho các em học sinh cũng sẽ trở nên những quả tặng tình thương của Thiên Chúa cho mọi người khi biết sống những kiến thức, kỹ năng và tình thương đến với mọi người xung quanh.
Ban Truyền Thông Giáo xứ Bình Khánh
Bầu khí thật dịu mát như muốn mời gọi những bước chân hối hả cúa gần 300 em học sinh cùng phụ huynh tiến về tham dự lễ tổng kết lớp hè tại nhà thờ Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc sáng nay - Chúa Nhật ngày 23/07/2017. Khuôn viên nhà xứ thêm phần rộn ràng vì ngoài sự có mặt của phụ huynh và học sinh còn có sự hiện diện của quý ân nhân, quý thầy cô giáo tham gia giảng dạy các em trong suốt 6 tuần qua.
Xem Hình
Đúng 9 giờ buổi lễ diễn ra trong không khí trang trọng nhưng cũng kém phần sống động. Cha Phêrô trưởng ban tổ chức lên phát biểu nhằm: Dặn dò các em học sinh; gởi lời cảm ơn đến quý vị mạnh thường quân tài trợ quà, tập + sách giáo khoa để phát thưởng, tặng cho học sinh nghèo và cha cũng thay mặt phụ huynh các em trong giáo xứ cùng giáo xứ Bầu Cối gởi lời càm ơn đến các các thầy trong Cộng đoàn Dự tu Thái Hòa, các anh chị sinh viên tình nguyện trong và ngoài đạo đã đồng hành cùng các lớp học trong suốt thời gian qua. Xen kẽ trong buổi lễ tổng kết là các thiết mục văn nghệ do học sinh cùng giáo viên biểu diễn là phần quay số trúng thưởng với bao nhiêu niềm vui và sự hào hứng của các em học sinh.
Được dịp gặp lại em Nguyễn Thị Ngọc Hiền lớp 12, có 3 năm theo học lớp hè tại giáo xứ, em nói rằng: “Chúng em rất thích khi mỗi dịp hè được đến giáo xứ để học vì nó rất có ích cho chúng em trong năm học sắp tới. Ngoài sự nhiệt tình của các thầy cô, chúng em luôn được sự quan tâm chu đáo của Cha chánh xứ. Qua đây cho chúng em gởi lời cảm ơn chân thành đến mọi người, chính nhờ sự quan tân và yêu thương này giúp các em thêm động lực để học tập và vươn lên trong cuộc sống”.
Chị Nguyễn Ngọc Vân Anh, sinh viên ở Sài Gòn, từng tham gia giảng dạy tại giáo xứ, hôm nay được quay trở lại thì vui vẻ nói lên cảm nhận: “Lần này về đây sau 2 năm, em cảm thấy quy mô lớn hơn, mọi thứ thay đổi, ngày trước mọi công tác còn nhiều khó khăn, sau 2 năm trở về cảm giác đây như ngôi nhà thứ hai, hy vọng năm tới tiếp tục được về đây đồng hành với các em”.
Anh Hiệu, sinh viên ĐHSP Đồng Nai (một bạn trẻ không cùng tôn giáo) cảm nhận: “Lần đầu tiên tôi cảm thấy rất bất ngờ, vì đây cũng là lần đầu đi dạy ở môi trường có nhiều trải nghiệm, cảm giác sống vui vẻ, có hoạt động đầy đủ, Cha và các Thầy Cô chu đáo, cảm nhận được những cái mới, điều mới”.
Thầy Phước, trưởng Cộng đoàn Dự tu Thái Hòa chia sẻ: “Được Đức Cha cho phép, qua Cha Đồng Hành, với tư cách trưởng nhà cùng với anh em đến với giáo xứ Bình Khánh để giúp các em trong khóa học hè này. Cảm giác hơi lo vì đây cũng là lần đầu tiên cộng đoàn nhận được công việc mang tính truyền giáo lớn như vậy. Nhưng với sự hướng dẫn trực tiếp của Cha Phêrô cũng như sự giúp đỡ của Ban Hành Giáo và mọi người đã giúp cho các anh em tự tin hơn , từ đó tạo ra sự nhiệt thành hơn. Điều đó giúp cho tất cả anh em hoàn thành được công tác mục vụ thành công sau này. Riêng bản thân thì đây là đợt hè đầy ý nghĩa và nhiều trải nghiệm, giúp tôi trưởng thành hơn trong cách giảng dạy, cũng như biết cách giao tiếp với mọi người nói chung, cách riêng là các em lương dân, từ đó tạo cho tôi niềm thao thức hoạt động tông đồ trong cánh đồng truyền giáo của Giáo Phận Xuân Lộc, nếu được Cha Đồng Hành tiếp tục cho phép, nhất định tôi và các anh em sẽ quay lại”.
Buổi lễ khép lại sau lời cảm ơn của một em đại diện cho các bạn học sinh tham dự khóa hè. Em xúc động khi được thay mặt các em học nói lên những tâm tư, tình cảm và lòng biết ơn của mình dành cho Quí Cha, Quí Thầy Cô và Quí ân nhân trong 6 tuần học vừa qua mà các em bằng cách nào đó đã cảm, đã nhận, đã học được qua những giờ học, giờ vui chơi.
Vậy là một khoá hè nữa lại kết thúc. Xin cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo xứ Bình Khánh chúng con một khóa học hè thành công tốt đẹp với đầy ắp tình yêu thương và sự sẻ chia. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Công ty Đại Thành Đạt tặng 2600 quyển vở và 10 bộ SGK lớp 5.
- Gia đình chị Thủy ở quận 12 tặng 1000 quyển vở.
- Một ân nhân ở TX Long Khánh tặng 1000 quyển vở.
- Một ân nhân ở Long Thành tặng 1000 quyển vở + 100 kg gạo
- Một ân nhân khác ở Biên Hoà tặng 15 bộ SGK cấp 1.
- Một ân nhân ở Hố Nai tặng 1 chiếc xe đạp.
- Một công ty may ở Trảng bom tặng 40 áo sơ mi trắng cho các thầy tu sinh +âm thanh phục vụ cho ngày tổng kết.
- Anh chị Nguyễn Đức Truyền tặng 30 bộ sách giáo khoa cấp 2
- Quí ân nhận trong xứ tặng 34 bàn học và 120 ghế nhựa và quí ân nhân trong xã giúp ẩm thực cho các thầy trong suốt khóa học.
- Và Một ân nhân ở Hố Nai, một thị xã Long Khánh, một ở Bà rịa Vũng Tàu và cơm niêu Cao Phát tài trợ 70 phần cơm trưa phục vụ trong ngày tổng kết khóa học hè.
Với tấm lòng yêu thương mà quý vị ân nhân đã dành cho giáo xứ xin nhận của chúng tôi đây lòng biết ơn chân thành nhất. Nguyện xin Thiên Chúa tình yêu cho quý ân nhân thật mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Sắp tời giáo xứ sẻ chia sẻ cho giáo xứ Giang Lâm 500 quyển vở, giáo xứ Bầu Cối 500 quyển vở.
Và một năm học mới nữa lại sắp đến, chúc cho các em học sinh cũng sẽ trở nên những quả tặng tình thương của Thiên Chúa cho mọi người khi biết sống những kiến thức, kỹ năng và tình thương đến với mọi người xung quanh.
Ban Truyền Thông Giáo xứ Bình Khánh
Lễ ban bí tích Thêm Sức tại nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
10:26 23/07/2017
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI NHÀ THỜ CHÍNH TÒA PHỦ CAM HUẾ
Sau một thời gian xa Giáo phận trong cương vị Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trở về Huế với biết bao bận rộn: Chủ sự nghi thức Khấn Dòng, Khánh thành và Cung hiến Nhà thờ. Sáng hôm nay, lúc 5 giờ 30 Chúa Nhật 23 tháng 7, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã đến chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 172 em thanh thiếu niên thuộc các Giáo xứ: Phủ Cam, Thạch Bình, Kim Đôi, Lại Ân và Nhà Lưu trú Thánh Tâm Huế. Trong đó, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế có 152 em là Giáo lý sinh vừa trải qua 1 tháng học hỏi giáo lý căn bản Thêm sức. Các em phải thức dậy rất sớm để tập trung tại Nhà thờ từ lúc 4 giờ 30, tham dự Thánh lễ lúc 5 giờ và sau đó mới học giáo lý.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ niềm vui với gia đình của 172 em thanh thiếu niên sắp được lãnh nhận Bí tích Thêm sức, là lãnh ơn sức mạnh của Chúa Thánh thần để làm chứng nhân của Đức Kito trong thời đại hôm nay. Ngài cũng mời gọi Cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho các em trong ngày trọng đại của cuộc đời và chúc mừng các em bằng một tràng vỗ tay thật lớn.
Mở đầu Nghi thức Thêm sức, Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam Anton Nguyễn Văn Tuyến trình lên Đức Tổng Giám mục 172 em thánh thiếu niên thuộc Giáo xứ Phủ Cam và các giáo xứ: Thạch Bình, Kim đôi, Lại Ân và Nhà Lưu trú Thánh Tâm Huế, Ngài xác nhận các em đã trải qua thời kỳ học hỏi giáo lý và xứng đáng được ban Bí tích Thêm sức. Nghi thức xức Dầu ban Bí tích Thêm sức cho 172 em chiếm một thời gian dài 40 phút nhưng Ngài vẫn ưu ái dành cho các em vinh dự được chính Đức Tổng Giám mục ban Bí tích Thêm sức.
Sau Thánh lễ, ông Phero Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Chính tòa thay mặt gia đình các em nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế. Đặc biệt cảm ơn Cha Quản xứ, quí Cha Phó, quí Thầy, quí Xơ và anh chị em Giáo lý viên đã vất vả lo lắng cho các em trong suốt một tháng qua. Cảm ơn quí ân nhân đã giúp đỡ cho các em những bữa ăn sáng để các em có thể theo học giáo lý một cách chuyên tâm.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chụp hình lưu niệm với các em và dùng điểm tâm sáng với các em tại sân Nhà thờ.
Trương Trí
Sau một thời gian xa Giáo phận trong cương vị Chủ tịch HĐGM Việt Nam, trở về Huế với biết bao bận rộn: Chủ sự nghi thức Khấn Dòng, Khánh thành và Cung hiến Nhà thờ. Sáng hôm nay, lúc 5 giờ 30 Chúa Nhật 23 tháng 7, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh đã đến chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 172 em thanh thiếu niên thuộc các Giáo xứ: Phủ Cam, Thạch Bình, Kim Đôi, Lại Ân và Nhà Lưu trú Thánh Tâm Huế. Trong đó, Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế có 152 em là Giáo lý sinh vừa trải qua 1 tháng học hỏi giáo lý căn bản Thêm sức. Các em phải thức dậy rất sớm để tập trung tại Nhà thờ từ lúc 4 giờ 30, tham dự Thánh lễ lúc 5 giờ và sau đó mới học giáo lý.
Xem Hình
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chia sẻ niềm vui với gia đình của 172 em thanh thiếu niên sắp được lãnh nhận Bí tích Thêm sức, là lãnh ơn sức mạnh của Chúa Thánh thần để làm chứng nhân của Đức Kito trong thời đại hôm nay. Ngài cũng mời gọi Cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho các em trong ngày trọng đại của cuộc đời và chúc mừng các em bằng một tràng vỗ tay thật lớn.
Mở đầu Nghi thức Thêm sức, Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam Anton Nguyễn Văn Tuyến trình lên Đức Tổng Giám mục 172 em thánh thiếu niên thuộc Giáo xứ Phủ Cam và các giáo xứ: Thạch Bình, Kim đôi, Lại Ân và Nhà Lưu trú Thánh Tâm Huế, Ngài xác nhận các em đã trải qua thời kỳ học hỏi giáo lý và xứng đáng được ban Bí tích Thêm sức. Nghi thức xức Dầu ban Bí tích Thêm sức cho 172 em chiếm một thời gian dài 40 phút nhưng Ngài vẫn ưu ái dành cho các em vinh dự được chính Đức Tổng Giám mục ban Bí tích Thêm sức.
Sau Thánh lễ, ông Phero Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Chính tòa thay mặt gia đình các em nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục, quí Cha đồng tế. Đặc biệt cảm ơn Cha Quản xứ, quí Cha Phó, quí Thầy, quí Xơ và anh chị em Giáo lý viên đã vất vả lo lắng cho các em trong suốt một tháng qua. Cảm ơn quí ân nhân đã giúp đỡ cho các em những bữa ăn sáng để các em có thể theo học giáo lý một cách chuyên tâm.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chụp hình lưu niệm với các em và dùng điểm tâm sáng với các em tại sân Nhà thờ.
Trương Trí
Liên đòan CGVN Miền Tây Nam Hoa Kỳ học hỏi về vai trò Hội đồng Mục vụ, Hội đồng Tài chánh trong giáo xứ đa văn hóa
Đồng Nhân
11:29 23/07/2017
TIN NAM CALI -- Ban Thường Vụ Liên Đoàn CG Miền Tây Nam Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo của Đức ông Phạm quốc Tuấn, LM Trần Công Nghị, LM Trần Cao Thượng, luật sư Nguyễn Đình Khương đã mời LM Đào Quang Chính tới nói chuyện với qúi chức trong Miền và học hỏi về đề tài “Hệ Giữa Cha Xứ và Các Quý Chức” vào ngày Thứ Bảy 22/7 hôm qua.
Hình ảnh
Cha Chính đã từng phục vụ trong tư cách là Liên lạc viên cho người Di Dân và Di cư thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ 2002-2006 và hiện đang làm Cha xứ tại giáo phận Riverside - San Bernadinô.
Liên Hệ Giữa Cha Xứ và Các Quý Chức
1. Theo thánh kinh
2. Theo truyền thống
“Hồi ấy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giu-đê và Sa-ma-ri.2 Có mấy người sùng đạo chôn cất ông Tê-pha-nô và khóc thương ông thảm thiết.3 Còn ông Sao-lô thì cứ phá hoại Hội Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục. 4 Vậy những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa.” (TĐCV 8: 1-4)
3. Thần học
4. Vatican II
Thần học và Công Đồng Vatican II định nghĩa giáo dân:
• Những người thông phần bổn phận tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô
• Có ơn gọi riêng của mình
• Tham dự vào chương trình rao giảng và thực thi sứ vụ của Giáo Hội
5. Giáo luật: Hội Đồng Tài Chánh (Finance council) và Hội Đồng Mục vụ (Pastoral council) (Xin lưu ý, theo giáo luật, cụm từ Council chỉ có nghĩa là Cố Vấn)
- Giáo luật số 519: “Cha chánh xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn, được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Ðức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục khác hoặc với các phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo quy tắc luật định.”
- Cha chánh xứ đại diện cho giáo xứ về mọi điều khoản liên quan đến luật lệ theo như luật quy định. Ngài có bổn phận trông coi các tư hữu của giáo xứ và điều hành chúng theo nhu giáo luật từ các số 1281 – 1288.
- Giáo luật số 532: Trong tất cả mọi hành vi pháp lý, cha chánh xứ là người đại diện của giáo xứ chiếu theo quy tắc luật định; ngài phải lo để mọi tài sản của giáo xứ được quản lý theo quy tắc của các điều 1281-1288.
- Giáo luật số 537 đòi buộc mỗi giáo xứ phải có một Hội Đồng (Cố Vấn) Tài Chánh nhằm giúp ý kiến cho cha chánh xứ về các vấn đề liên quan đến việc quản lý “Mỗi giáo xứ phải có Hội Ðồng (Cố Vấn) Tài Chánh được điều hành bởi luật phổ quát và bởi các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong Hội Ðồng ấy, các tín hữu được tuyển chọn theo các quy tắc vừa nói, giúp cha chánh xứ trong việc quản lý mọi tài sản của giáo xứ, tuy vẫn tôn trọng quy định của điều 532.”
- 536: (1) Nếu Giám Mục giáo phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Ðồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Ðồng (Cố Vấn) Mục Vụ, do cha chánh xứ chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ.
(2) Hội Ðồng (Cố Vấn) Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận đã ấn định.
On December 30, 1988, Pope John Paul II, referring to the ecclesiology of communion, said, "The Council's mention of examining and solving pastoral problems 'by general discussion."
9. Phân biệt giữa nhu cầu phải có của hội đồng mục vụ và hội đồng tài chánh (Sẽ thảo luận)
7. So sánh giữa nhu cầu theo Giáo luật và nhu cầu theo Mục Vụ (Pastoral Care), (Tức là theo lý và theo tình như kiểu nói ngoài xã hội. Xin coi định nghĩa bổn phận của cha xứ và của các hội đồng cố vấn)
8. Theo kiểu Mỹ và kiểu Việt Nam. Kiểu Mỹ có văn phòng làm việc và nhân viên được trả lương. (Việt Nam hội đồng mục vụ cũng là người làm việc thiện nguyện.)
10. Quyền lợi và bổn phận của cha xứ với các đoàn thể Công Giáo tiến hành.
“Công Giáo Tiến hành là một tổ chức làm việc tông đồ dành cho người giáo dân và do chính người giáo dân điều hành. Ðây là một hình thức tông đồ giáo dân có từ lâu đời, có thể nói từ thời các Thánh Tông đồ, vì ngay từ thời này - theo Sách Công vụ Tông đồ - chúng ta thấy đã có những người giáo dân nam, nữ cộng tác với các Thánh Tông đồ trong việc truyền bá Phúc Âm. Tuy nhiên, như là một tổ chức, phong trào Công Giáo Tiến hành chỉ được tổ chức thành cơ cấu trong những thế kỷ vừa qua. Tổ chức Công Giáo Tiến hành gồm mọi thành phần của người giáo dân.”
Tiêu chuẩn điều hành trong giáo xứ: Canon Law (Theo Lý)
Pastoral Needs (Mục vụ - Theo Tình)
"The Church is not a democracy and not an aristocracy...but a collegial reality." Xã hội: Tam quyền phân lập. Vua chúa: Tất cả trong tay người cầm đầu mà thôi.
Thảo Luận: Nên theo lý hay theo tình?
Theo quý vị thì có cần có hội đồng cố vấn tài chánh và hội đồng cố vấn mục vụ riêng cho người Việt Nam trong giáo xứ không (1)? Tại sao (2)? Có hợp với giáo luật không (3)? Nếu có thì nên làm như thế nào (4)? Nếu không thì các sinh hoạt của người Việt Nam có thể hữu hiệu như ý muốn không (5)?Có giải pháp nào khác nữa không?(6)
Các đoàn thể Công Giáo tiến hành có được sinh hoạt độc lập trong giáo xứ không (1)? Tại sao (2)? Nếu có thì đến mức độ nào (3)?Cha xứ nên kiểm soát đến mức độ nào (4)?
References:
https://www.ignatius.com/promotions/cfe/documents/Disciples
http://www.vatican.va/archive/ccc_css/archive/catechism
https://www.gci.org/church/ministry2
http://worcesterdiocese.org/documents/2014//Parish_Finance_Council_Role_and_Responsiblities
http://www.sjeparish.net/forms/financecouncilguidelines.pdf
http://archphila.org/pastplan/ParishPastoralCouncils/purpose.html
http://www.pastoralcouncils.com/bibliography/vatican-documents/code/
http://vntaiwan.catholic.org.tw/02news/tin158.htm
Cha Chính đã từng phục vụ trong tư cách là Liên lạc viên cho người Di Dân và Di cư thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ từ 2002-2006 và hiện đang làm Cha xứ tại giáo phận Riverside - San Bernadinô.
Liên Hệ Giữa Cha Xứ và Các Quý Chức
1. Theo thánh kinh
2. Theo truyền thống
“Hồi ấy, Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem trải qua một cơn bắt bớ dữ dội. Ngoài các Tông Đồ ra, mọi người đều phải tản mác về các vùng quê miền Giu-đê và Sa-ma-ri.2 Có mấy người sùng đạo chôn cất ông Tê-pha-nô và khóc thương ông thảm thiết.3 Còn ông Sao-lô thì cứ phá hoại Hội Thánh: ông đến từng nhà, lôi cả đàn ông lẫn đàn bà đi tống ngục. 4 Vậy những người phải tản mác này đi khắp nơi loan báo lời Chúa.” (TĐCV 8: 1-4)
3. Thần học
4. Vatican II
Thần học và Công Đồng Vatican II định nghĩa giáo dân:
• Những người thông phần bổn phận tư tế, tiên tri và vương giả của Chúa Kitô
• Có ơn gọi riêng của mình
• Tham dự vào chương trình rao giảng và thực thi sứ vụ của Giáo Hội
5. Giáo luật: Hội Đồng Tài Chánh (Finance council) và Hội Đồng Mục vụ (Pastoral council) (Xin lưu ý, theo giáo luật, cụm từ Council chỉ có nghĩa là Cố Vấn)
- Giáo luật số 519: “Cha chánh xứ là chủ chăn riêng của giáo xứ đã được giao phó, và thi hành việc săn sóc mục vụ của cộng đoàn, được ủy thác dưới quyền của Giám Mục giáo phận, vì được gọi thông phần với Giám Mục vào tác vụ của Ðức Kitô, ngõ hầu chu tất nhiệm vụ giảng dạy, thánh hóa và quản trị đối với cộng đoàn ấy, với sự cộng tác của các linh mục khác hoặc với các phó tế và cả sự hợp lực của các giáo dân, theo quy tắc luật định.”
- Cha chánh xứ đại diện cho giáo xứ về mọi điều khoản liên quan đến luật lệ theo như luật quy định. Ngài có bổn phận trông coi các tư hữu của giáo xứ và điều hành chúng theo nhu giáo luật từ các số 1281 – 1288.
- Giáo luật số 532: Trong tất cả mọi hành vi pháp lý, cha chánh xứ là người đại diện của giáo xứ chiếu theo quy tắc luật định; ngài phải lo để mọi tài sản của giáo xứ được quản lý theo quy tắc của các điều 1281-1288.
- Giáo luật số 537 đòi buộc mỗi giáo xứ phải có một Hội Đồng (Cố Vấn) Tài Chánh nhằm giúp ý kiến cho cha chánh xứ về các vấn đề liên quan đến việc quản lý “Mỗi giáo xứ phải có Hội Ðồng (Cố Vấn) Tài Chánh được điều hành bởi luật phổ quát và bởi các quy tắc do Giám Mục giáo phận ban hành; trong Hội Ðồng ấy, các tín hữu được tuyển chọn theo các quy tắc vừa nói, giúp cha chánh xứ trong việc quản lý mọi tài sản của giáo xứ, tuy vẫn tôn trọng quy định của điều 532.”
- 536: (1) Nếu Giám Mục giáo phận xét là thuận lợi, sau khi đã tham khảo ý kiến của Hội Ðồng Linh Mục, thì trong mỗi giáo xứ nên thành lập Hội Ðồng (Cố Vấn) Mục Vụ, do cha chánh xứ chủ tọa, và trong đó các tín hữu cùng với những người chiếu theo chức vụ tham gia vào việc săn sóc mục vụ trong giáo xứ cùng đóng góp sự cộng tác của mình vào việc cổ võ sinh hoạt mục vụ.
(2) Hội Ðồng (Cố Vấn) Mục Vụ chỉ có quyền tư vấn, và được điều hành theo các quy tắc do Giám Mục giáo phận đã ấn định.
On December 30, 1988, Pope John Paul II, referring to the ecclesiology of communion, said, "The Council's mention of examining and solving pastoral problems 'by general discussion."
9. Phân biệt giữa nhu cầu phải có của hội đồng mục vụ và hội đồng tài chánh (Sẽ thảo luận)
7. So sánh giữa nhu cầu theo Giáo luật và nhu cầu theo Mục Vụ (Pastoral Care), (Tức là theo lý và theo tình như kiểu nói ngoài xã hội. Xin coi định nghĩa bổn phận của cha xứ và của các hội đồng cố vấn)
8. Theo kiểu Mỹ và kiểu Việt Nam. Kiểu Mỹ có văn phòng làm việc và nhân viên được trả lương. (Việt Nam hội đồng mục vụ cũng là người làm việc thiện nguyện.)
10. Quyền lợi và bổn phận của cha xứ với các đoàn thể Công Giáo tiến hành.
“Công Giáo Tiến hành là một tổ chức làm việc tông đồ dành cho người giáo dân và do chính người giáo dân điều hành. Ðây là một hình thức tông đồ giáo dân có từ lâu đời, có thể nói từ thời các Thánh Tông đồ, vì ngay từ thời này - theo Sách Công vụ Tông đồ - chúng ta thấy đã có những người giáo dân nam, nữ cộng tác với các Thánh Tông đồ trong việc truyền bá Phúc Âm. Tuy nhiên, như là một tổ chức, phong trào Công Giáo Tiến hành chỉ được tổ chức thành cơ cấu trong những thế kỷ vừa qua. Tổ chức Công Giáo Tiến hành gồm mọi thành phần của người giáo dân.”
Tiêu chuẩn điều hành trong giáo xứ: Canon Law (Theo Lý)
Pastoral Needs (Mục vụ - Theo Tình)
"The Church is not a democracy and not an aristocracy...but a collegial reality." Xã hội: Tam quyền phân lập. Vua chúa: Tất cả trong tay người cầm đầu mà thôi.
Thảo Luận: Nên theo lý hay theo tình?
Theo quý vị thì có cần có hội đồng cố vấn tài chánh và hội đồng cố vấn mục vụ riêng cho người Việt Nam trong giáo xứ không (1)? Tại sao (2)? Có hợp với giáo luật không (3)? Nếu có thì nên làm như thế nào (4)? Nếu không thì các sinh hoạt của người Việt Nam có thể hữu hiệu như ý muốn không (5)?Có giải pháp nào khác nữa không?(6)
Các đoàn thể Công Giáo tiến hành có được sinh hoạt độc lập trong giáo xứ không (1)? Tại sao (2)? Nếu có thì đến mức độ nào (3)?Cha xứ nên kiểm soát đến mức độ nào (4)?
References:
https://www.ignatius.com/promotions/cfe/documents/Disciples
http://www.vatican.va/archive/ccc_css/archive/catechism
https://www.gci.org/church/ministry2
http://worcesterdiocese.org/documents/2014//Parish_Finance_Council_Role_and_Responsiblities
http://www.sjeparish.net/forms/financecouncilguidelines.pdf
http://archphila.org/pastplan/ParishPastoralCouncils/purpose.html
http://www.pastoralcouncils.com/bibliography/vatican-documents/code/
http://vntaiwan.catholic.org.tw/02news/tin158.htm
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 23)
Vũ Văn An
22:52 23/07/2017
Chương Bẩy: Đức tin và chính trị
Giáo Hội Công Giáo, không phải, và chưa bao giờ, là một đảng chính trị. Giáo Hội tự hiểu mình được thiết lập bởi Chúa Giêsu Kitô để dẫn đưa các linh hồn về với Thiên Chúa, chứ không thắng cử hay thông qua các luật lệ. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng nói, “Kitô Giáo không phải là một hệ thống trí thức, một mớ các tín điều hay một tuyển tập các giáo huấn luân lý. Đúng hơn, Kitô Giáo là một cuộc gặp gỡ, một câu truyện tình; nó là một biến cố”.
Giáo Hội Công Giáo không bối thự (endorse) các ứng cử viên chính trị, và giáo huấn xã hội Công Giáo chủ trương rằng Giáo Hội không có vai trò đề xuất các giải pháp chính trị chuyên biệt mà đúng hơn, giảng dạy các giá trị trường cửu. Tại Công Đồng Chung Vatican II, Giáo Hội chính thức ủng hộ sự phân biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Ngày nay, không một người Công Giáo có thế đứng nào lại nghiêm túc mong chờ việc trở lại thời đại Các Quốc Gia Giáo Hoàng, lúc Giáo Hội điều hành cả một chính phủ dân sự. Thực vậy, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có lần nói rằng việc Giáo Hội mất quyền lực thế tục là một hồng ân, vì nó giải thoát để Giáo Hội hành động như tiếng nói của lương tâm.
Tuy nhiên, phi đảng phái không đồng nghĩa với phi chính trị. Ngay từ những ngày đầu, Kitô Giáo đã có những hậu quả chính trị to lớn đối với bất cứ xã hội nào nó đâm rễ vào. Trong một khảo luận nổi tiếng thế kỷ thứ 10 tựa là Decline and Fall of the Roman Empire (Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế Quốc Rôma), sử gia người Anh, Edward Gibbon, đổ lỗi cho Kitô Giáo đã làm Rôma sụp đổ; ông cáo buộc rằng nền đạo đức “giơ má bên kia” của Kitô Giáo đã làm cạn kiệt tinh thần võ sĩ của Rôma. Gibbon cũng tin rằng việc hỗ trợ tài chánh cho các đan viện và tu viện đã hút hết các tài nguyên công cộng của Rôma, và các cuộc tranh luận thần học đã làm trầm trọng óc phe phái và làm suy yếu nhà nước từ bên trong. Kể từ đó, các sử gia vốn tranh luận xem việc du nhập Kitô Giáo là tốt hay xấu đối với cổ Rôma, nhưng tất cả đều nhìn nhận rằng việc du nhập này rất quan trọng.
Qua thế kỷ 21, Giáo Hội Công Giáo vẫn còn là định chế gây ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ, cả bình diện quốc gia ở nhiều nước trên thế giới lẫn bình diện hoàn cầu. Cách Giáo Hội gây ảnh hưởng chính trị ra sao có lẽ là yếu tố gây tranh cãi hơn hết trong các tác vụ của mình, và chắc chắn là một yếu tố thu hút chú ý nhiều nhất của các phương tiện truyền thông.
Đâu là một số thí dụ về ảnh hưởng của Giáo Hội?
Thời Trung Cổ, các tranh chấp về việc “phong chức” (investiture), nghĩa là ai có quyền ban cho hàng giáo sĩ chức vụ của họ, đã dẫn tới những đụng độ khổng lồ giữa Giáo Hội và nhà nước. Nổi tiếng hơn cả là tình tiết xẩy ra năm 1077, khi Vua Henry III của Thánh Đế Quốc Rôma, một liên bang các lãnh thổ Đức, đứng bên ngoài một lâu đài Ý giữa tuyết giá trong ba ngày, nài nỉ Đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII bãi bỏ vạ tuyệt thông của ông, một vạ mà vị giáo hoàng này đã áp đặt do việc nhà vua can thiệp vào việc nội bộ của Giáo Hội. Vua Henry nài nỉ như thế không phải do lòng đạo đức bản thân sâu xa của ông, mà vì nhiều người Công Giáo dưới quyền ông cai trị có thiện cảm với Đức Giáo Hoàng, và nhà vua sợ mất sự vâng phục của họ. Đức Grêgôriô chấp thuận lời yêu cầu của ông, nhưng sau đó, rất ân hận vì đã làm thế. Vì năm 1084, vua Henry hoàn toàn kiểm soát Rôma, buộc Đức Giáo Hoàng Grêgôriô phải trốn chạy và chẳng bao lâu sau, qua đời trong cảnh lưu đầy.
Sinh hoạt chính trị như thế không phải là đồ tạo tác của lịch sử. Suốt trong thế kỷ 20, các nhà nước toàn trị đủ mọi mầu sắc đã khiêu chiến chống lại các Giáo Hội, vì hiểu rằng muốn kiểm soát dân chúng, bạn phải kiểm soát tôn giáo của họ. Trong các giai đoạn đầu, các chế độ toàn trị cố gắng tận diệt các định chế tôn giáo. Khi điều này không thể thực hiện được, họ cố gắng mua chuộc các Giáo Hội. Đức Quốc Xã, chẳng hạn, đã phát huy chính sách Gleichschaltung, nghĩa là “đem vào hàng”, bao gồm việc tưởng thưởng các Giáo Hội và các mục tử ngoan ngoãn và trừng phạt những người dám ngang bướng. Ngày nay, ở Trung Quốc, chính phủ bảo trợ các Giáo Hội Công Giáo và Thệ Phản chính thức. Các giáo sĩ nào sẵn lòng đi theo sẽ được hưởng các đặc ân, trong khi những vị nào không chịu đi theo thường kết cục ở nhà tù hay bị giam tại nhà. Người Công Giáo cũng nổi tiếng trong việc phục hồi, sau các chế độ phát-xít. Nhiều kiến trúc sư của Liên Hiệp Âu Châu sau Thế Chiến II là giáo dân Công Giáo, được linh hứng bởi giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Một trong số họ là chính khách Robert Schuman, người Pháp, nay là ứng viên của án phong thánh.
Dĩ nhiên, điển hình đương thời nhất của sức mạnh chính trị Công Giáo là vai trò do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản. Mà ảnh hưởng chính trị của Giáo Hội cũng không chỉ giới hạn ở Tây Phương mà thôi. Từ phong trào Quyền Lực Nhân Dân (People’s Power) ở Phi Luật Tân nhằm hạ bệ Ferdinand Marcos năm 1989 qua nền độc lập của East Timor năm 2002, tới việc ra đời quốc gia mới nhất của thế giới là Nam Sudan năm 2011, người Công Giáo cũng đã đóng những vai trò lãnh đạo trong việc tham dự đầy kinh ngạc vào các điểm ngoặt chính trị trên khắp thế giới đang phát triển.
Há Giáo Hội Công Giáo chẳng bảo thủ về chính trị đó sao?
Nếu bạn xét đến việc các giá trị Công Giáo đã được áp dụng ra sao vào chính trị, thì gần như Giáo Hội đang rơi vào tình huống mang nhiều nhân cách khác nhau cùng một lúc. John Carr, một cố vấn kỳ cựu của các giám mục Hoa Kỳ, sau trở thành học giả của Harvard, nói rằng bất cứ ai coi trọng toàn bộ giáo huấn xã hội của Công Giáo, thì cuối cùng sẽ rơi vào tình huống “vô gia cư về chính trị”, bị cả phe tả lẫn phe hữu tẩy chay.
Carr có lý phần nào. Thí dụ, mùa xuân năm 2012, các giám mục Hoa Kỳ vừa hoan nghinh các vụ kiện cáo chống chính phủ Obama về chỉ thị bảo hiểm đòi các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm cho việc ngừa thai vừa tham gia với chính phủ này trong các vụ kiện nhằm hủy bỏ các biện pháp hạn chế di dân ở Arizona. Các giám mục cũng có mối liên hệ lẫn lộn tương tự đối với chính phủ Bush, vừa hoan nghinh lập trường của nó về các vấn đề đạo đức sinh học như phá thai, nhưng chia rẽ với chính phủ này về cuộc chiến Iraq và một số chính sách kinh tế. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có lẽ các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ trên thực tế là đồng minh của Đảng Dân Chủ, một đảng có khuynh hướng thiện cảm với giới cổ xanh và di dân vốn chiếm đa số dân số Công Giáo Hoa Kỳ. Gần đây hơn, nhiều giám mục Hoa Kỳ nghiêng về Đảng Cộng Hòa vì lập trường của họ trong các vấn đề sự sống.
Bên ngoài hàng giáo phẩm, bạn có thể thấy người Công Giáo ở mọi điểm khác nhau trên la bàn chính trị. Tại Hoa Kỳ, sau cuộc bầu cử năm 2010, có 25 người Công Giáo ở Thượng Nghị Viện, trong đó, 16 người là Dân Chủ và 9 người là Cộng Hòa. Ở Hạ Viện, có 132 người Công Giáo, trong đó, 69 người là Dân Chủ và 63 người là Cộng Hòa. Rất khó mới tìm được các định chế khác ở Mỹ, nhất là các định chế với các thành viên hoàn toàn tự nguyện, có được một sự phân bổ ngang ngửa như thế dù khác biệt về thống thuộc đảng phái. Sự phân bổ như thế cũng đã phản ảnh nơi quần chúng, vì 67 triệu người Công Giáo Hoa Kỳ quả là đại diện thu nhỏ của xã hội rộng lớn, bao gồm cả những người cấp tiến lẫn những người bảo thủ rất nhiệt thành trong ý thức hệ.
Thành thử, xét về căn bản, thực là vô ích nếu cứ ráng xác định xem Giáo Hội Công Giáo là “cấp tiến” hay “bảo thủ” trong nền chính trị thế tục. Trong các thời điểm lịch sử, Giáo Hội có thể xem ra nghiêng về bên này hoặc nghiêng về bên kia, tùy theo sự sôi sục của văn hóa, nhưng các quan tâm của Giáo Hội luôn vượt lên trên các phân chia này. Điều này, suy cho cùng, không đáng ngạc nhiên bao nhiêu; ý niệm “cánh tả” hay “cánh trái” chỉ phát xuất từ Cách Mạng Pháp, trong khi đến lúc ấy, Giáo Hội Công Giáo đã từng suy tư về đức tin và chính trị cả 1800 năm rồi!
Còn các linh mục và chính trị thì sao?
Bộ giáo luật coi là một tội trạng khi một thành viên của hàng giáo sĩ giữ một chức vụ chính trị, và Giáo Hội khá nghiêm túc đối với khoản luật này. Một trong số ít giám mục Công Giáo trên thế giới bị “hoàn tục” gần đây, nghĩa là chính thức bị đuổi ra khỏi hàng ngũ linh mục, là cựu tổng thống Paraguay, Fernando Lugo, có thời làm giám mục giáo phận San Pedro, người đã bất chấp lệnh của Vatican cấm không được ra ứng cử. Ngày nay, chắc Lugo mong mỏi phải chi lúc đó biết nghe lời; vì tháng Sáu năm 2012, ông bị đàn hặc (impeached) và bị đá khỏi chức vụ!
Ở Hoa Kỳ, 2 linh mục Mỹ được bầu làm thành viên Quốc Hội trong thập niên 1970, vào một thời kỳ một số người nghĩ lệnh cấm này sẽ bị hủy bỏ khi Công Đồng Vatican II phát động nhiều cuộc cải tổ. Linh mục Robert John Cornell là Dân Chủ đại diện cho Wisconsin từ năm 1975 tới năm 1979, trong khi linh mục Robert Drinan, cũng là Dân Chủ và Dòng Tên, được bầu ở Massachusetts và phục vụ từ năm 1970 tới năm 1980. (Drinan là thành viên Quốc Hội đầu tiên đệ trình nghị quyết đòi đàn hặc Tổng Thống Richard Nixon, không phải vì Watergate mà vì đã dội bom Cambodia). Năm 1980, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II minh xác rằng lệnh cấm các linh mục làm chính trị sẽ không thay đổi, cả Cornell lẫn Drinan đều tuyên bố sẽ không ra ứng cử nữa. Drinan qua đời năm 2007 còn Cornell qua đời năm 2009.
Tòa Thánh can dự vào chính trị ra sao?
Tòa Thánh là một tác nhân khá quan yếu trong nền chính trị hoàn cầu, cả chính thức lẫn không chính thức. Trước nhất, Tòa Thánh, một hạn từ để chỉ ngôi vị giáo hoàng như chính phủ trung ương của Giáo Hội Công Giáo, là một quốc gia có chủ quyền theo luật quốc tế, một quốc gia có liên hệ ngoại giao với hầu hết các nước và có tư cách quan sát viên tại mọi tổ chức quốc tế quan trọng, kể cả Liên Hiệp Quốc. Thành thử, các đại diện của Tòa Thánh có quyền có chỗ ngồi tại bàn tranh luận chính sách quốc tế, một cách mà các định chế tôn giáo khác không có. Các đại diện này không rụt rè đối với việc gây ảnh hưởng này, nhất là khi họ tin rằng một quan tâm luân lý nào đó đang gặp nguy cơ.
Thí dụ, Tòa Thánh và một số quốc gia đa số theo Hồi Giáo đã kết hợp sức mạnh tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc tại Cairo năm 1994 và tại Bắc Kinh năm 1995 để chống đối áp lực đòi mở rộng “các quyền sinh sản” của luật quốc tế, nghĩa là các quyền ngừa thai và phá thai, cũng như nhìn nhận hôn nhân đồng tính. Ở Cairo, Tòa Thánh và khối gồm cả các nước Hồi Giáo và Châu Mỹ La Tinh đã vận động thành công trong việc bôi bỏ câu nhắc đến “quyền tính dục” khỏi văn kiện cuối cùng, và tránh được câu nhắc đến “các cuộc kết hợp khác” ngoài hôn nhân. Ở Bắc Kinh, năm 1995, hội nghị về phụ nữ kết thúc với việc công bố rằng phụ nữ được quyền “kiểm soát mọi khía cạnh sức khỏe của họ, nhất là khả năng sinh nở” nhưng một lần nữa đã không thông qua việc thừa nhận hợp pháp mới đối với cả việc phá thai lẫn đồng tính luyến ái. Các cố gắng chung của Tòa Thánh và các quốc gia Hồi Giáo đã bị các người phê bình đặt tên là “liên minh phi thần thánh”, nhưng được các người ái mộ gọi là một cuộc “thánh chiến đại kết”.
Tòa Thánh hay cho rằng tư thế ngoại giao của của mình biến mình thành một môi giới hợp tình hợp lý trong các sự việc hoàn cầu, vì mình không có quyền lợi thương mãi để bảo vệ, không có quyền lực quân sự để bành trướng, và không có ảnh hưởng khu vực để áp đặt. Đôi lúc, Tòa Thánh thực hiện việc này một cách thực tiễn, như khi giúp tránh được cuộc chiến tranh giữa Á Căn Đình và Chí Lợi năm 1979. Hai nước này tranh chấp không những quyền kiểm soát các đảo ở Kênh Beagle, mà còn cả 30,000 dặm vuông quyền khai thác đánh cá và khoáng sản. Các cuộc chuẩn bị chiến tranh đã bắt đầu từ tháng Bẩy năm 1978, một khai triển đầy báo động vì lúc đó cả hai nước đều bị cai trị bởi các nhà độc tài quân phiệt ưa gây chiến. Tướng Augusto Pinochet đã nắm quyền ở Chí Lợi năm 1973, và, năm 1977, một hội đồng quân đội đã nắm quyền kiểm soát tại Á Căn Đình.
Ngày 11 tháng 12 năm 1978, Đức Giáo Hoàng tân cử Gioan Phaolô II đã gửi một thông điệp riêng cho cả hai phía, thúc giục họ tìm giải pháp hòa bình, và đề nghị sẽ gửi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh làm trọng tài. Ngày 21 tháng 12, Chí Lợi chấp nhận, và Á Căn Đình cũng làm như thế vào hôm sau. Kết quả rất nhanh và đáng lưu ý. Ngày 9 tháng Giêng năm 1979, Văn Kiện Montevideo được ký kết, cả hai bên thề hứa sẽ theo đuổi một giải pháp hòa bình. Ngày 23 tháng Giêng, năm 1984, Á Căn Đình và Chí Lợi ký “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” trong một buổi lễ tổ chức tại Vatican. Ở Á Căn Đình, hiệp ước này được phê chuẩn ngày 14 tháng 3 năm 1985, còn ở Chí Lợi, nó được phê chuẩn ngày 12 tháng 4 cùng năm, chia sẻ quyền kiểm soát các đảo và quyền đánh cá và khoáng sản, mà không tốn một giọt máu.
Có những lúc, việc Vatican cho rằng mình vô tư xem ra không thuyết phục được ai, và các can thiệp của nó có thể có các hậu quả tiêu cực. Đầu thập niên 1990, lúc Nam Tư đang trên đà tan rã, Tòa Thánh cố gắng kêu gọi hòa bình nhưng, theo con mắt của một số phân tích gia, kết cục đã đổ dầu thêm vào cuộc tranh chấp. Năm 1992, Vatican trở thành một trong các quốc gia đầu tiên trên thế giới thừa nhận nền độc lập của Croatia và Slovenia, các nuúc cộng hòa đông người Công Giáo thuộc liên bang Nam Tư. Nhiều người Serbs coi đó như một hành vi thiên kiến tôn giáo, bắt nguồn từ khuynh hướng chống truyền thống Chính Thống Giáo của phe đa số trong nước. Các lãnh tụ duy quốc gia như Slobodan Milošević đã thành công trong việc khai thác các cảm nghĩ này; ông ta thuyết phục người Serbs tin rằng Tây Phương hùa nhau tấn công họ, khiến họ mau chóng gia tăng cuộc chiến tranh.
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo, không phải, và chưa bao giờ, là một đảng chính trị. Giáo Hội tự hiểu mình được thiết lập bởi Chúa Giêsu Kitô để dẫn đưa các linh hồn về với Thiên Chúa, chứ không thắng cử hay thông qua các luật lệ. Như Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI từng nói, “Kitô Giáo không phải là một hệ thống trí thức, một mớ các tín điều hay một tuyển tập các giáo huấn luân lý. Đúng hơn, Kitô Giáo là một cuộc gặp gỡ, một câu truyện tình; nó là một biến cố”.
Giáo Hội Công Giáo không bối thự (endorse) các ứng cử viên chính trị, và giáo huấn xã hội Công Giáo chủ trương rằng Giáo Hội không có vai trò đề xuất các giải pháp chính trị chuyên biệt mà đúng hơn, giảng dạy các giá trị trường cửu. Tại Công Đồng Chung Vatican II, Giáo Hội chính thức ủng hộ sự phân biệt giữa Giáo Hội và nhà nước. Ngày nay, không một người Công Giáo có thế đứng nào lại nghiêm túc mong chờ việc trở lại thời đại Các Quốc Gia Giáo Hoàng, lúc Giáo Hội điều hành cả một chính phủ dân sự. Thực vậy, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI có lần nói rằng việc Giáo Hội mất quyền lực thế tục là một hồng ân, vì nó giải thoát để Giáo Hội hành động như tiếng nói của lương tâm.
Tuy nhiên, phi đảng phái không đồng nghĩa với phi chính trị. Ngay từ những ngày đầu, Kitô Giáo đã có những hậu quả chính trị to lớn đối với bất cứ xã hội nào nó đâm rễ vào. Trong một khảo luận nổi tiếng thế kỷ thứ 10 tựa là Decline and Fall of the Roman Empire (Sự Suy Tàn và Sụp Đổ của Đế Quốc Rôma), sử gia người Anh, Edward Gibbon, đổ lỗi cho Kitô Giáo đã làm Rôma sụp đổ; ông cáo buộc rằng nền đạo đức “giơ má bên kia” của Kitô Giáo đã làm cạn kiệt tinh thần võ sĩ của Rôma. Gibbon cũng tin rằng việc hỗ trợ tài chánh cho các đan viện và tu viện đã hút hết các tài nguyên công cộng của Rôma, và các cuộc tranh luận thần học đã làm trầm trọng óc phe phái và làm suy yếu nhà nước từ bên trong. Kể từ đó, các sử gia vốn tranh luận xem việc du nhập Kitô Giáo là tốt hay xấu đối với cổ Rôma, nhưng tất cả đều nhìn nhận rằng việc du nhập này rất quan trọng.
Qua thế kỷ 21, Giáo Hội Công Giáo vẫn còn là định chế gây ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ, cả bình diện quốc gia ở nhiều nước trên thế giới lẫn bình diện hoàn cầu. Cách Giáo Hội gây ảnh hưởng chính trị ra sao có lẽ là yếu tố gây tranh cãi hơn hết trong các tác vụ của mình, và chắc chắn là một yếu tố thu hút chú ý nhiều nhất của các phương tiện truyền thông.
Đâu là một số thí dụ về ảnh hưởng của Giáo Hội?
Thời Trung Cổ, các tranh chấp về việc “phong chức” (investiture), nghĩa là ai có quyền ban cho hàng giáo sĩ chức vụ của họ, đã dẫn tới những đụng độ khổng lồ giữa Giáo Hội và nhà nước. Nổi tiếng hơn cả là tình tiết xẩy ra năm 1077, khi Vua Henry III của Thánh Đế Quốc Rôma, một liên bang các lãnh thổ Đức, đứng bên ngoài một lâu đài Ý giữa tuyết giá trong ba ngày, nài nỉ Đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII bãi bỏ vạ tuyệt thông của ông, một vạ mà vị giáo hoàng này đã áp đặt do việc nhà vua can thiệp vào việc nội bộ của Giáo Hội. Vua Henry nài nỉ như thế không phải do lòng đạo đức bản thân sâu xa của ông, mà vì nhiều người Công Giáo dưới quyền ông cai trị có thiện cảm với Đức Giáo Hoàng, và nhà vua sợ mất sự vâng phục của họ. Đức Grêgôriô chấp thuận lời yêu cầu của ông, nhưng sau đó, rất ân hận vì đã làm thế. Vì năm 1084, vua Henry hoàn toàn kiểm soát Rôma, buộc Đức Giáo Hoàng Grêgôriô phải trốn chạy và chẳng bao lâu sau, qua đời trong cảnh lưu đầy.
Sinh hoạt chính trị như thế không phải là đồ tạo tác của lịch sử. Suốt trong thế kỷ 20, các nhà nước toàn trị đủ mọi mầu sắc đã khiêu chiến chống lại các Giáo Hội, vì hiểu rằng muốn kiểm soát dân chúng, bạn phải kiểm soát tôn giáo của họ. Trong các giai đoạn đầu, các chế độ toàn trị cố gắng tận diệt các định chế tôn giáo. Khi điều này không thể thực hiện được, họ cố gắng mua chuộc các Giáo Hội. Đức Quốc Xã, chẳng hạn, đã phát huy chính sách Gleichschaltung, nghĩa là “đem vào hàng”, bao gồm việc tưởng thưởng các Giáo Hội và các mục tử ngoan ngoãn và trừng phạt những người dám ngang bướng. Ngày nay, ở Trung Quốc, chính phủ bảo trợ các Giáo Hội Công Giáo và Thệ Phản chính thức. Các giáo sĩ nào sẵn lòng đi theo sẽ được hưởng các đặc ân, trong khi những vị nào không chịu đi theo thường kết cục ở nhà tù hay bị giam tại nhà. Người Công Giáo cũng nổi tiếng trong việc phục hồi, sau các chế độ phát-xít. Nhiều kiến trúc sư của Liên Hiệp Âu Châu sau Thế Chiến II là giáo dân Công Giáo, được linh hứng bởi giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Một trong số họ là chính khách Robert Schuman, người Pháp, nay là ứng viên của án phong thánh.
Dĩ nhiên, điển hình đương thời nhất của sức mạnh chính trị Công Giáo là vai trò do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản. Mà ảnh hưởng chính trị của Giáo Hội cũng không chỉ giới hạn ở Tây Phương mà thôi. Từ phong trào Quyền Lực Nhân Dân (People’s Power) ở Phi Luật Tân nhằm hạ bệ Ferdinand Marcos năm 1989 qua nền độc lập của East Timor năm 2002, tới việc ra đời quốc gia mới nhất của thế giới là Nam Sudan năm 2011, người Công Giáo cũng đã đóng những vai trò lãnh đạo trong việc tham dự đầy kinh ngạc vào các điểm ngoặt chính trị trên khắp thế giới đang phát triển.
Há Giáo Hội Công Giáo chẳng bảo thủ về chính trị đó sao?
Nếu bạn xét đến việc các giá trị Công Giáo đã được áp dụng ra sao vào chính trị, thì gần như Giáo Hội đang rơi vào tình huống mang nhiều nhân cách khác nhau cùng một lúc. John Carr, một cố vấn kỳ cựu của các giám mục Hoa Kỳ, sau trở thành học giả của Harvard, nói rằng bất cứ ai coi trọng toàn bộ giáo huấn xã hội của Công Giáo, thì cuối cùng sẽ rơi vào tình huống “vô gia cư về chính trị”, bị cả phe tả lẫn phe hữu tẩy chay.
Carr có lý phần nào. Thí dụ, mùa xuân năm 2012, các giám mục Hoa Kỳ vừa hoan nghinh các vụ kiện cáo chống chính phủ Obama về chỉ thị bảo hiểm đòi các chủ nhân phải cung cấp bảo hiểm cho việc ngừa thai vừa tham gia với chính phủ này trong các vụ kiện nhằm hủy bỏ các biện pháp hạn chế di dân ở Arizona. Các giám mục cũng có mối liên hệ lẫn lộn tương tự đối với chính phủ Bush, vừa hoan nghinh lập trường của nó về các vấn đề đạo đức sinh học như phá thai, nhưng chia rẽ với chính phủ này về cuộc chiến Iraq và một số chính sách kinh tế. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có lẽ các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ trên thực tế là đồng minh của Đảng Dân Chủ, một đảng có khuynh hướng thiện cảm với giới cổ xanh và di dân vốn chiếm đa số dân số Công Giáo Hoa Kỳ. Gần đây hơn, nhiều giám mục Hoa Kỳ nghiêng về Đảng Cộng Hòa vì lập trường của họ trong các vấn đề sự sống.
Bên ngoài hàng giáo phẩm, bạn có thể thấy người Công Giáo ở mọi điểm khác nhau trên la bàn chính trị. Tại Hoa Kỳ, sau cuộc bầu cử năm 2010, có 25 người Công Giáo ở Thượng Nghị Viện, trong đó, 16 người là Dân Chủ và 9 người là Cộng Hòa. Ở Hạ Viện, có 132 người Công Giáo, trong đó, 69 người là Dân Chủ và 63 người là Cộng Hòa. Rất khó mới tìm được các định chế khác ở Mỹ, nhất là các định chế với các thành viên hoàn toàn tự nguyện, có được một sự phân bổ ngang ngửa như thế dù khác biệt về thống thuộc đảng phái. Sự phân bổ như thế cũng đã phản ảnh nơi quần chúng, vì 67 triệu người Công Giáo Hoa Kỳ quả là đại diện thu nhỏ của xã hội rộng lớn, bao gồm cả những người cấp tiến lẫn những người bảo thủ rất nhiệt thành trong ý thức hệ.
Thành thử, xét về căn bản, thực là vô ích nếu cứ ráng xác định xem Giáo Hội Công Giáo là “cấp tiến” hay “bảo thủ” trong nền chính trị thế tục. Trong các thời điểm lịch sử, Giáo Hội có thể xem ra nghiêng về bên này hoặc nghiêng về bên kia, tùy theo sự sôi sục của văn hóa, nhưng các quan tâm của Giáo Hội luôn vượt lên trên các phân chia này. Điều này, suy cho cùng, không đáng ngạc nhiên bao nhiêu; ý niệm “cánh tả” hay “cánh trái” chỉ phát xuất từ Cách Mạng Pháp, trong khi đến lúc ấy, Giáo Hội Công Giáo đã từng suy tư về đức tin và chính trị cả 1800 năm rồi!
Còn các linh mục và chính trị thì sao?
Bộ giáo luật coi là một tội trạng khi một thành viên của hàng giáo sĩ giữ một chức vụ chính trị, và Giáo Hội khá nghiêm túc đối với khoản luật này. Một trong số ít giám mục Công Giáo trên thế giới bị “hoàn tục” gần đây, nghĩa là chính thức bị đuổi ra khỏi hàng ngũ linh mục, là cựu tổng thống Paraguay, Fernando Lugo, có thời làm giám mục giáo phận San Pedro, người đã bất chấp lệnh của Vatican cấm không được ra ứng cử. Ngày nay, chắc Lugo mong mỏi phải chi lúc đó biết nghe lời; vì tháng Sáu năm 2012, ông bị đàn hặc (impeached) và bị đá khỏi chức vụ!
Ở Hoa Kỳ, 2 linh mục Mỹ được bầu làm thành viên Quốc Hội trong thập niên 1970, vào một thời kỳ một số người nghĩ lệnh cấm này sẽ bị hủy bỏ khi Công Đồng Vatican II phát động nhiều cuộc cải tổ. Linh mục Robert John Cornell là Dân Chủ đại diện cho Wisconsin từ năm 1975 tới năm 1979, trong khi linh mục Robert Drinan, cũng là Dân Chủ và Dòng Tên, được bầu ở Massachusetts và phục vụ từ năm 1970 tới năm 1980. (Drinan là thành viên Quốc Hội đầu tiên đệ trình nghị quyết đòi đàn hặc Tổng Thống Richard Nixon, không phải vì Watergate mà vì đã dội bom Cambodia). Năm 1980, khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II minh xác rằng lệnh cấm các linh mục làm chính trị sẽ không thay đổi, cả Cornell lẫn Drinan đều tuyên bố sẽ không ra ứng cử nữa. Drinan qua đời năm 2007 còn Cornell qua đời năm 2009.
Tòa Thánh can dự vào chính trị ra sao?
Tòa Thánh là một tác nhân khá quan yếu trong nền chính trị hoàn cầu, cả chính thức lẫn không chính thức. Trước nhất, Tòa Thánh, một hạn từ để chỉ ngôi vị giáo hoàng như chính phủ trung ương của Giáo Hội Công Giáo, là một quốc gia có chủ quyền theo luật quốc tế, một quốc gia có liên hệ ngoại giao với hầu hết các nước và có tư cách quan sát viên tại mọi tổ chức quốc tế quan trọng, kể cả Liên Hiệp Quốc. Thành thử, các đại diện của Tòa Thánh có quyền có chỗ ngồi tại bàn tranh luận chính sách quốc tế, một cách mà các định chế tôn giáo khác không có. Các đại diện này không rụt rè đối với việc gây ảnh hưởng này, nhất là khi họ tin rằng một quan tâm luân lý nào đó đang gặp nguy cơ.
Thí dụ, Tòa Thánh và một số quốc gia đa số theo Hồi Giáo đã kết hợp sức mạnh tại Hội Nghị Liên Hiệp Quốc tại Cairo năm 1994 và tại Bắc Kinh năm 1995 để chống đối áp lực đòi mở rộng “các quyền sinh sản” của luật quốc tế, nghĩa là các quyền ngừa thai và phá thai, cũng như nhìn nhận hôn nhân đồng tính. Ở Cairo, Tòa Thánh và khối gồm cả các nước Hồi Giáo và Châu Mỹ La Tinh đã vận động thành công trong việc bôi bỏ câu nhắc đến “quyền tính dục” khỏi văn kiện cuối cùng, và tránh được câu nhắc đến “các cuộc kết hợp khác” ngoài hôn nhân. Ở Bắc Kinh, năm 1995, hội nghị về phụ nữ kết thúc với việc công bố rằng phụ nữ được quyền “kiểm soát mọi khía cạnh sức khỏe của họ, nhất là khả năng sinh nở” nhưng một lần nữa đã không thông qua việc thừa nhận hợp pháp mới đối với cả việc phá thai lẫn đồng tính luyến ái. Các cố gắng chung của Tòa Thánh và các quốc gia Hồi Giáo đã bị các người phê bình đặt tên là “liên minh phi thần thánh”, nhưng được các người ái mộ gọi là một cuộc “thánh chiến đại kết”.
Tòa Thánh hay cho rằng tư thế ngoại giao của của mình biến mình thành một môi giới hợp tình hợp lý trong các sự việc hoàn cầu, vì mình không có quyền lợi thương mãi để bảo vệ, không có quyền lực quân sự để bành trướng, và không có ảnh hưởng khu vực để áp đặt. Đôi lúc, Tòa Thánh thực hiện việc này một cách thực tiễn, như khi giúp tránh được cuộc chiến tranh giữa Á Căn Đình và Chí Lợi năm 1979. Hai nước này tranh chấp không những quyền kiểm soát các đảo ở Kênh Beagle, mà còn cả 30,000 dặm vuông quyền khai thác đánh cá và khoáng sản. Các cuộc chuẩn bị chiến tranh đã bắt đầu từ tháng Bẩy năm 1978, một khai triển đầy báo động vì lúc đó cả hai nước đều bị cai trị bởi các nhà độc tài quân phiệt ưa gây chiến. Tướng Augusto Pinochet đã nắm quyền ở Chí Lợi năm 1973, và, năm 1977, một hội đồng quân đội đã nắm quyền kiểm soát tại Á Căn Đình.
Ngày 11 tháng 12 năm 1978, Đức Giáo Hoàng tân cử Gioan Phaolô II đã gửi một thông điệp riêng cho cả hai phía, thúc giục họ tìm giải pháp hòa bình, và đề nghị sẽ gửi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh làm trọng tài. Ngày 21 tháng 12, Chí Lợi chấp nhận, và Á Căn Đình cũng làm như thế vào hôm sau. Kết quả rất nhanh và đáng lưu ý. Ngày 9 tháng Giêng năm 1979, Văn Kiện Montevideo được ký kết, cả hai bên thề hứa sẽ theo đuổi một giải pháp hòa bình. Ngày 23 tháng Giêng, năm 1984, Á Căn Đình và Chí Lợi ký “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” trong một buổi lễ tổ chức tại Vatican. Ở Á Căn Đình, hiệp ước này được phê chuẩn ngày 14 tháng 3 năm 1985, còn ở Chí Lợi, nó được phê chuẩn ngày 12 tháng 4 cùng năm, chia sẻ quyền kiểm soát các đảo và quyền đánh cá và khoáng sản, mà không tốn một giọt máu.
Có những lúc, việc Vatican cho rằng mình vô tư xem ra không thuyết phục được ai, và các can thiệp của nó có thể có các hậu quả tiêu cực. Đầu thập niên 1990, lúc Nam Tư đang trên đà tan rã, Tòa Thánh cố gắng kêu gọi hòa bình nhưng, theo con mắt của một số phân tích gia, kết cục đã đổ dầu thêm vào cuộc tranh chấp. Năm 1992, Vatican trở thành một trong các quốc gia đầu tiên trên thế giới thừa nhận nền độc lập của Croatia và Slovenia, các nuúc cộng hòa đông người Công Giáo thuộc liên bang Nam Tư. Nhiều người Serbs coi đó như một hành vi thiên kiến tôn giáo, bắt nguồn từ khuynh hướng chống truyền thống Chính Thống Giáo của phe đa số trong nước. Các lãnh tụ duy quốc gia như Slobodan Milošević đã thành công trong việc khai thác các cảm nghĩ này; ông ta thuyết phục người Serbs tin rằng Tây Phương hùa nhau tấn công họ, khiến họ mau chóng gia tăng cuộc chiến tranh.
Còn tiếp
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nhiên
Dominic Đức Nguyễn
18:53 23/07/2017
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Thiên nhiên danh họa của Trời
Mở đôi mắt hưởng tuyệt vời Chúa ban!
(nđc phóng ngữ)
"Nature is painting for us, day by day,
pictures of infinite beauty if only we
have eyes to see them."
(John Ruskin)