Ngày 24-07-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 25/07: Giáo Huấn của Chúa Giêsu thì ngược đời – Kính Thánh Giacôbê Tông Đồ – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:49 24/07/2023


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su, có các con bà đi theo; bà bái lạy và kêu xin Người một điều. Người hỏi bà: “Bà muốn gì?” Bà thưa: “Xin Thầy truyền cho hai con tôi đây được ngồi, một người bên hữu, một người bên tả Thầy trong Nước Thầy.” Đức Giê-su bảo: “Các người không biết các người xin gì! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không?” Họ đáp: “Thưa uống nổi.” Đức Giê-su bảo: “Chén của Thầy, các người sẽ uống; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được.”

Nghe vậy, mười môn đệ kia tức tối với hai anh em đó. Nhưng Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: “Anh em biết: thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. Giữa anh em thì không được như vậy: Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em. Cũng như Con Người đến không phải để được

Đó là lời Chúa
 
Tông đồ Giacôbê - Tham Vọng Cá Nhân
Nguyễn Trung Tây
04:08 24/07/2023
Nguyễn Trung Tây
Góc TÔNG ĐỒ: Tông đồ Giacôbê - Tham Vọng Cá Nhân

https://www.youtube.com/watch?v=AapvsCjM5uc&t=493s

Lần đó trên con đường xa xôi từ núi Tabor biến hình về lại Galilee, một lần nữa Đức Giêsu lại tiên đoán về tương lai, “Con Người sẽ phải chết, sau ba ngày mới sống lại…” (Mk 9:31). Thầy “lạc đề” như vậy, hỏi sao mà các tông đồ không lạc đường mùa chay dài dài...

Đời con nhà người ta đang tươi vui như những chú sư tử no mồi trong sa mạc Trung Đông kia mà, bởi đi theo Thầy, cuộc đời hứa hẹn lầu son gác tiá. Nếu Thầy có khả năng hóa bánh ra nhiều, chữa lành người bị quỷ ám, hồi sinh người đã chết, tại sao lại không đi theo. Đấng Thiên Sai mang tầm vóc vĩ đại tương tự hoàng đế David được tiên báo từ lâu, người có khả năng khôi phục lại đất nước Do Thái ra khỏi ách đô hộ của đế quốc La Mã giờ đây còn ai khác, ngoài Thầy…

Làm chi khi sở hữu vương quyền, uy lực trong tay, Thầy lại không phân chia đồng đều cho các môn đệ, những người đã từng bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy. Khi quyền lực nắm được trong tay, thì làm gì mà không có tiền bạc, mà không chỉ là tiền xu hay là vớ vẩn hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo đâu nhé, mà tiền trăm tiền bọc, toàn là tiền vàng, những đồng tiền sáng lấp lánh như truyện cổ tích ngàn lẻ một đêm.

Nhưng khổ! Không phải chỉ một lần, mà tới ba lần lận, ba lần là đúng cả ba, Thầy cứ mở miệng tiên đoán "vớ vẩn": Con Người sẽ bị các thầy thượng tế giết đi… Thưa Thầy, không! Đó không phải là câu chuyện mà các môn đệ muốn nghe muốn bàn. Bởi thế, lời Thầy lọt vô tai này, lại chạy qua lỗ tai kia, rồi đi thông thốc thẳng luôn ra ngoài, bởi Thầy ơi, chúng con đang bàn chuyện riêng tư. Mà tưởng là chuyện gì đại sự! Hóa ra, theo như thánh sử Mark, đề tài mấy người môn đệ hăng say thảo luận cũng vẫn chỉ liên quan đến hai chữ quyền lực (Mk 9:33-34).

Chưa đủ, ngay vừa sau khi Thầy tiên đoán lần thứ ba về cuộc thương khó, hai anh em Giacôbê và Gioan vẫn cứ tiếp tục lạc đường, lần này họ nhanh chân chạy đến tỉ tê với Đức Giêsu,

— Mai này khi Thầy vinh quang, xin cho anh em chúng con người bên tay trái người bên tay hữu nhé (Mark 10:37).

Bạn nghĩ Đức Giêsu phải nói gì bây giờ?

Chào mừng bạn đến tới thế giới không phải ảo! Đơn từ đã sẵn sàng cho những người muốn tham gia chúng tôi, Hội Tham Vọng Cá Nhân và Tư Lợi Tính Toán. Xin lỗi bạn! Đời này không có cái gì được gọi là chùa! Bạn phải trả tiền cho dĩa thức ăn bạn đã gọi trong tiệm! Con đã theo Ngài bởi Ngài có những điều chắc chắn có lợi cho tương lai của con.

Oh! Giacôbê và Gioan! Con của bác Zebedee, tôi yêu biết bao tham vọng của hai ngài!

Lời Nguyện
Lạy Ngài! Xin cho con thấy!
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:45 24/07/2023

17. Không nên xem nhẹ việc xin khoan thứ.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:49 24/07/2023
11. GIANG TRẠM NUÔI TRÂU

Giang Trạm rất là bủn xỉn, hể lúc nào trâu của hắn ta nuôi cần thêm cỏ thì hắn ta cũng đều tự mình đi đóng cửa nhà kho lại.

Một lần nọ, trâu quá đói nên người chăn trâu đến hắn ta xin cỏ, hắn ta suy nghĩ rất lâu mới nói:

- “Thôi được, cho nó ăn một bó cỏ vậy”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 11:

Con trâu to đùng đùng mà chỉ cho ăn một bó cỏ để sống thì Giang Trạm qủa là tên không những hà tiện mà còn độc ác.

Không ai nuôi trâu bò mà lại muốn cho chúng nó gầy ốm nhưng luôn muốn chúng nó mập béo; không ai nuôi vịt gà mà lại muốn cho chúng nó chết tiệt nhưng muốn cho chúng nó ngày càng béo hơn…

Có người Ki-tô hữu giàu có nọ cầm năm ngàn đồng bạc đến dâng cúng cho nhà thờ và với giọng “đạo đức” nói với cha sở: “Dâng nhiều Chúa cũng biết, dâng ít Chúa cũng biết, chỉ cần lòng thành là được rồi.” những người này muốn mua thiên đàng với giá năm ngàn đồng thì làm sao vào được thiên đàng chứ?

Cửa Nước Trời cũng sẽ là cửa “tự động” như các cánh cửa hiện đại ngày nay, nó sẽ mở lớn với người có tâm hồn quảng đại với tha nhân, và nó sẽ trở nên chật hẹp cho những người có tâm hồn hà tiện với mọi người, nhưng nguy hiểm hơn nó sẽ đóng kín mít với những người không có lòng nhân.

Cửa thiên đàng mà đóng lại thì đúng là một bất hạnh vĩnh viễn của người Ki-tô hữu vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Không để hỏng cuộc gọi
Lm. Minh Anh
13:50 24/07/2023

KHÔNG ĐỂ HỎNG CUỘC GỌI
“Để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người!”.

Anthony Fortosis nói, “Chúa các chúa trở nên tôi tớ hèn hạ để phục vụ một nhân loại khốn cùng! “Con Người Của Các Nỗi Buồn” làm quen với vực thẳm của đau buồn để trở thành niềm vui cho thế giới. Chúng ta đến với thế giới để sống; Ngài đến với thế giới để chết!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng lễ thánh Giacôbê mô tả bức tranh nội tâm rất thật của người môn đệ! Hai người xin chỗ nhất, mười người ghen tức; họ “đến với thế giới để sống!”. Con Thiên Chúa hiến dâng mạng sống, Ngài “đến với thế giới để chết!”. ‘Không để hỏng cuộc gọi!’, bạn và tôi quyết nên giống Ngài!

Con người luôn đặt quyền lợi và cái tôi trên hết; Chúa Giêsu thì ngược lại, “Tôi đến để phục vụ!”. Được gọi để nên tông đồ, bạn và tôi lẽ ra phải nên giống Ngài; vậy mà, chúng ta thường quên phục vụ là sứ mạng trọng tâm của mình! Cuộc sống chúng ta đang tiêu hao bởi một dòng chảy không ngừng của những công việc ‘quan trọng và khẩn cấp’; giữa những điều này, xem ra chúng ta thực sự đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội phục vụ. Và như thế, sứ vụ của chúng ta bị gạt sang một bên. Nếu phục vụ không là một yếu tố bình thường trong cuộc sống của bạn và tôi với tư cách người môn đệ, chắc chắn một điều, chúng ta đã không thắng nổi việc tự lừa dối mình hoặc đã lạc đường. Và như thế, đã làm hỏng ơn gọi!

Qua thư Côrintô hôm nay, Phaolô xác tín, “Sứ vụ chúng tôi mang nơi mình như chứa đựng kho tàng trong những bình sành”, sứ vụ hiến mình không dè giữ cho người khác, một ‘sự tiếp nối Đức Kitô’. Vì thế, nếu việc phục vụ nơi tôi không là sự kéo dài, mở rộng tình yêu Chúa Kitô; cũng như không trao Chúa Kitô cho người khác; hoặc nếu những người tôi phục vụ không khám phá ra Chúa Kitô trong tôi, thì sự phục vụ của tôi đơn giản không phải là phục vụ! Nó có thể là từ thiện, đồng cảm, nhưng không có nghĩa phục vụ đích thực. Như Gioan Tẩy Giả, bạn và tôi phải nên ‘ít hơn’, để Chúa Kitô có chỗ ‘nhiều hơn’, hầu tha nhân không bị lừa dối khi gặp gỡ một Đức Kitô họ thầm ao ước trong bạn và tôi.

Anh Chị em,

“Đến để phục vụ và hiến dâng mạng sống!”. Đúng như Fortosis nói, “Ngài đến với thế giới để chết!”, và Ngài đã chết thật! Không chỉ chết chiều thứ Sáu, Ngài đã chết từng ngày qua phục vụ, qua nhẫn nhục… và Ngài đã phục sinh cho thế giới được sống! Thánh Vịnh đáp ca thật sâu sắc, “Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan!”. May thay, những con người như Giacôbê, như các tông đồ, vốn chỉ “đến với thế giới để sống” đã được Chúa Phục Sinh kịp biến đổi, và họ đã nên giống Thầy mình. Họ đã “phục vụ những con người đáng thương”, “trở thành niềm vui cho thế giới”. Không chỉ đến với thế giới để chết; Giacôbê và các tông đồ cùng những ai tiếp nối các ngài còn đến với thế giới để sống và cứu rỗi nó. Cũng thế, chúng ta sẽ ‘không để hỏng cuộc gọi’, bạn và tôi hãy cho phép mình được biến đổi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, để có thể trở thành niềm vui cho thế giới, giúp con trước hết, dám chết cho nó! Để được vậy, xin ‘vẽ lại’ bức tranh nội tâm của con như Ngài đã vẽ nơi các tông đồ!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nhắn với khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới : ‘Hãy tiến bước vui vẻ cùng người khác’
Thanh Quảng sdb
03:24 24/07/2023
Đức Thánh Cha nhắn với khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD): ‘Hãy tiến bước vui vẻ cùng người khác’

Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố một thông điệp video ngắn gửi những người hành hương tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Lisbon, và khuyến khích họ cùng nhau lên đường trong niềm vui gặp gỡ Chúa Kitô.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Tờ báo Công Giáo Ý Avvenire đã phát hành một thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho những người hành hương trẻ đi tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 tại Lisbon, Bồ Đào Nha, vào ngày 1-6 tháng 8.

Trong video, Đức Thánh Cha gửi lời chúc lành và khích lệ đến nhóm bạn trẻ Ý bắt đầu hành trình về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD).

ĐTC nói: “Cuộc đời là những chuyến đi. “Những người trẻ có ơn gọi để thực hiện một cuộc hành trình.”

Mắt hướng về đích

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi những người trẻ hành hương khắp nơi trên thế giới hãy hướng mắt về đích đến của họ, khi cùng nhau vui tươi bước đi với những người khác.

ĐTC nói: “Hãy can đảm phấn đấu tiến về phía trước, luôn nhìn về đích của bạn. “Hãy làm như vậy với sự thần của cuộc hành trình, luôn đi cùng với người khác và không bao giờ đi đơn lẻ một mình.”

Hành trình của niềm tin

Khoảng 600.000 người hành hương đã đăng ký tham gia Ngày Giới trẻ Thế giới tại Lisbon, và nhiều người đã bắt đầu hành trình về thủ đô Bồ Đào Nha.

Một số nhóm đang thực hiện nhiều điểm dừng khác nhau trong chuyến hành hương của họ, bao gồm Đất Thánh, Camino de Santiago ở Tây Ban Nha và các địa điểm khác trên khắp Châu Âu.

Sự kiện Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (WYD) bắt đầu với một số buổi giáo lý vào ngày 1 tháng 8, và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến vào ngày hôm sau để đồng hành với những người trẻ trong hành trình đức tin và tình huynh đệ.

Thông điệp

Sau đây là bản dịch thông điệp video của Đức Thánh Cha:

Các bạn trẻ thân mến, chúng con đã và đang lên đường về Lisbon dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, cha cầu chúc chúng con một hành trình tốt đẹp. Cha hy vọng các con đến cuộc gặp gỡ này với lòng tràn ngập niềm vui. Đi theo con đường này và thực hiện một cuộc hành trình. Cuộc sống thực hiện một cuộc hành trình. Những người trẻ có ơn gọi để thực hiện một cuộc hành trình. Hãy dũng cảm tiến lên phía trước, luôn hướng về đích đến của chúng con. Hãy làm như vậy với tinh thần của cuộc hành trình, luôn luôn đồng hành với người khác và không bao giờ đi đơn lẻ một mình. Xin Chúa chúc lành cho chúng con. Chúc chúng con một ngày mới tốt lành!
 
Kath.net phỏng vấn Peter Seewald về sự rạn nứt của Đức Phanxicô với Đức Bênêđíctô XVI:
Vũ Văn An
17:41 24/07/2023

Với tựa đề Der Dammbruch![Vỡ đập], hãng tin Kath.net của Công Giáo Đức đã cho phổ biến bài phỏng vấn của Peter Seewald, tác giả từng nhiều lần phỏng vấn Đức Cố Giáo Hoàng Bênêđictô XVI và sau đó xuất bản thành sách. Nội dung cuộc phỏng vấn có thể tóm tắt bằng chính lời của Seewald: “Các khai triển gần đây (ở Vatican) cho thấy một vụ vỡ đập đích thực. Trận lụt này có thể tiêu hủy những gì còn lại” [nguyên văn: https://kath.net/news/82121].



Được hỏi ông có ngạc nhiên trước việc công bố danh sách các Hồng Y tân cử được hai tờ báo Đức nhận định như là động thái “quét sạch di sản Bênêđictô” và như là “chia tay cuối cùng với Đức Bênêđictô". Seewald trả lời: Không hẳn. Tuy nhiên, theo ông thì chuyện này đáp ứng hoài mong của một số giới truyền thông. Xem ra, ông lưu tâm hơn tới những khai triển như “một nhân viên xứng đáng như Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein bị cấm không được ở lại Vatican và đồng thời bổ nhiệm một người dưới trướng làm người bảo vệ đức tin tối cao, người mà điều kiện để giữ chức vụ quan trọng nhất trong Giáo Hội Công Giáo có vẻ đáng nghi ngờ”.

Được yêu cầu nhận định về câu nói của Hồng Y tân cử Fernandez: “sự phát triển hài hòa sẽ bảo tồn giáo huấn Kitô giáo hiệu quả hơn bất cứ cơ chế kiểm soát nào". Seewald cho rằng câu ấy không những nghe có vẻ mơ hồ, mà còn hết sức lố bịch khi xét đến cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của giáo hội ở phương Tây. Điều đáng suy nghĩ là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đồng thời tuyên bố rằng trong quá khứ thánh bộ đã “sử dụng các phương pháp vô luân”. Làm sao điều đó lại không được coi là một ám chỉ tới cựu bộ trưởng bộ Đức tin, Joseph Ratzinger? Cũng như một mưu toan hợp pháp hóa việc thay đổi đường đi.

Được hỏi ông nhận định ra sao về những lời Đức Phanxicô ca ngợi Đức Bênêđíctô là “giáo hoàng vĩ đại”; "Tuyệt vời vì sức mạnh của trí thông minh, sự đóng góp của ngài cho thần học, tuyệt vời vì tình yêu của ngài dành cho Giáo hội và con người, tuyệt vời vì các đức tính và đức tin của ngài". Seewald cho hay ông xúc động trước các câu tuyên bố trên vì “Không một nhà quan sát am hiểu nào lại không nhận ra Ratzinger là một trong những người thầy quan trọng nhất trên ngai Phêrô. Tuy nhiên, ngày nay, người ta phải tự hỏi liệu những lời tuyên bố của Bergoglio chỉ là lời nói đầu môi hay thậm chí là màn tung hỏa mù. Tất cả chúng ta đều nhớ những lời ấm áp của Ratzinger tại Lễ an táng Đức Gioan Phaolô II, những lời chạm đến trái tim, nói về tình yêu Kitô giáo, về sự tôn trọng. Nhưng không ai nhớ những lời của Bergoglio trong Thánh lễ cầu hồn cho Đức Bênêđíctô XVI: Chúng lạnh lùng như toàn bộ buổi lễ, quá ngắn để không dành đủ vinh dự cho vị tiền nhiệm”.

Được yêu cầu giải thích thêm, Seewald cho rằng nếu nghiêm túc, hẳn người ta phải cố gắng bồi đắp và sử dụng di sản của vị “Giáo Hoàng vĩ đại”, chứ đâu có phá hoại nó. Bênêđictô XVI đã làm như thế. Khi xử lý di sản của Đức Gioan Phaolô II, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của tính liên tục và các truyền thống vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo, đồng thời không khép mình trước những đổi mới. Còn Đức Phanxicô chỉ muốn thoát ra khỏi tính liên tục. Và do đó khỏi truyền thống giảng dạy của Giáo hội.

Đã đành, Giáo Hội luôn tiến bước, nhưng đâu có phải theo ý thức của giới lãnh đạo. “Đối với Ratzinger, canh tân nằm ở việc khám phá lại năng lực cốt lõi của giáo hội – để sau đó trở thành nguồn mà xã hội cần để không bị hoang sơ về mặt luân lý và thiêng liêng. Cải cách có nghĩa là bảo tồn trong đổi mới, đổi mới trong bảo tồn, mang chứng từ đức tin một cách rõ ràng mới mẻ vào bóng tối của thế giới. Việc tìm kiếm cái đương thời không bao giờ được dẫn đến sự từ bỏ cái đúng và giá trị cũng như sự điều chỉnh đối với tình hình hiện tại”.

Nói về những gì đang diễn ra, Seewald cho rằng việc bổ nhiệm Bộ trưởng Đức tin tương lai nói lên một cách đáng kể ý nghĩa của việc di sản của Đức Bênêđíctô đã bị phá hủy. Trong khi Đức Phanxicô cách chức Hồng Y Müller, người đã được Đức Bênêđíctô bổ nhiệm, ngay khi có cơ hội đầu tiên, thì ngài và người hầu cận Á Căn Đình lâu năm của ngài hiện đang đưa một người vào chức vụ, người đã ngay lập tức tuyên bố những điều như muốn tự giải kết chính mình. Vị này muốn thay đổi giáo lý, đặt các lời tuyên bố trong Kinh thánh vào quan điểm của mình và đưa vấn đề độc thân ra thảo luận.

Seewald coi Fernandez có “những bài diễn văn thường khá vô nghĩa” còn thông điệp “Amoris Laetitia” thì gây tranh cãi, với các khối xây dựng mà các nhà phê bình gọi là “unlesbar to wishy-washy” [không thể đọc được và nhạt phèo] và bị các chuyên gia coi là nghiêng về dị giáo.

Nhưng há Đức Phanxicô không phải là vị Giáo Hoàng cải cách hay sao? Seewald cho rằng khởi đầu ai cũng cảm kích. “Tôi rất ấn tượng trước cam kết của ngài đối với người nghèo, người tị nạn, đối với sự bảo vệ không thể phá vỡ sự sống. Đồng thời, công chúng kinh ngạc nhận thấy rằng Bergoglio đã không giữ nhiều lời hứa của mình..., liên tục mâu thuẫn với chính mình và do đó gây ra sự nhầm lẫn đáng kể. Thêm vào đó là nhiều trường hợp chứng tỏ ngài cai trị một cách khắc nghiệt, phế truất những người mà ngài không thích và đóng cửa các tổ chức có giá trị được thành lập dưới thời Đức Gioan Phaolô II”.

Tóm lại, đối với Seewald, những diễn biến mới nhất cho thấy một vụ vỡ đập thực sự. Và trước sự suy giảm nghiêm trọng của Kitô giáo ở châu Âu, điều này có thể dẫn đến một trận lụt phá hủy những gì vẫn còn tồn tại.

Về sự rạn nứt giữa hai vị Giáo Hoàng gần đây nhất, Seewald cho rằng “Ngay từ ngày đầu tiên trong triều giáo hoàng của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cố gắng tách mình khỏi người tiền nhiệm. Không có gì bí mật khi cả hai không chỉ có tính khí trái ngược nhau mà còn có những ý kiến trái ngược nhau về tương lai của Giáo hội. Bergoglio biết rằng ngài không thể so sánh được với Ratzinger về tài năng thần học và sự cao quý. Nên ngài tập trung vào các hiệu quả và được sự ủng hộ của giới truyền thông, vốn không muốn xem xét quá kỹ để không phải thấy rằng đằng sau vị giáo hoàng, người được miêu tả là người cởi mở và tiến bộ, là một nhà cai trị đôi khi rất độc tài, như Bergoglio đã được biết đến ở Á Căn Đình.

“Một số nhà báo biến việc dàn dựng một 'giáo hoàng cải cách' thành một mô hình kinh doanh thực sự cho các cuốn sách của họ: ‘chiến binh ở Vatican’, người tự bảo vệ mình trước ‘bầy sói’, đặc biệt là chống lại ‘giáo hoàng bóng tối’ Bênêđíctô và bè lũ phản động của vị này. Trong thực tế, không bao giờ có một giáo hoàng bóng tối. Với tư cách là giáo hoàng hưu trí, Đức Bênêđíctô đã tránh bất cứ điều gì có thể gây ấn tượng dù là nhỏ nhất rằng ngài cai trị triều giáo hoàng của người kế vị...”

Seewald nhắc đến việc “Đức Phanxicô không hề e ngại về việc loại bỏ một trong những dự án tâm huyết của người tiền nhiệm chỉ bằng một nét bút: Tông huấn ‘Summorum Pontificum’. Nó tự do hóa việc tiếp cận phụng vụ cổ điển. Ratzinger muốn bình định Giáo hội mà không đặt câu hỏi về tính hợp lệ của Thánh lễ theo Sách Lễ Rôma năm 1969. Ngài giải thích: ‘Trong việc xử lý phụng vụ, số phận của đức tin và Giáo hội đã được quyết định.’ Mặt khác, Đức Phanxicô mô tả các hình thức truyền thống như một ‘căn bệnh hoài niệm’. Có ‘nguy cơ’ đi thụt lùi như một phản ứng đối với tính hiện đại. Như thể bạn có thể kiểm soát các xu hướng, khao khát, nhu cầu thông qua các sắc lệnh cấm. Ở đây, các người Bolshevik đã cố gắng vô ích”.

Kath.net nhấn mạnh sự kiện động thái của Đức Phanxicô về vấn đề trên rõ ràng đã được tham khảo rộng rãi và được “phần lớn các giám mục trên thế giới ủng hộ”. Nhưng Seewald cho hay đó không phải là sự thật. “Một mặt, cuộc tham khảo chỉ được một vài giám mục trả lời, mặt khác, theo như tôi biết, phần lớn trong số họ không hề lên tiếng chống lại ‘Summorum Pontificum’ của Đức Bênêđictô. Kết quả có lẽ chưa bao giờ được công bố. Và thật bất lịch sự khi Đức Giáo Hoàng danh dự chỉ được biết về sự thay đổi từ tờ "L'Osservatore Romano". Đối với ngài nó như một nhát dao đâm thẳng vào tim. Sức khỏe của ngài không bao giờ hồi phục sau đó. Ngay sau khi chết, mọi người có thể thấy Bergoglio đã thắt chặt ra sao bước đi của ngài.

Nhận định về trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Gänswein, Seewald cho rằng Đức Phanxicô đã không dành một ân huệ nào cho vị này cả. Nó làm cho mình không thể tin được. Người ta không thể, với cuốn Kinh Thánh trong tay, liên tục nói về tình yêu thương anh em, sự tôn trọng lẫn nhau và lòng thương xót trong khi chà đạp lên những đức tính đó. Sự tàn bạo và sỉ nhục nơi công cộng mà một người đàn ông xứng đáng như Gänswein đã bị bỏ rơi là chưa từng có. Ngay cả thói quen nói lời cảm ơn với một nhân viên sắp nghỉ việc, như thông lệ ở công ty nhỏ nhất, cũng không được tuân theo.

Đối với nhận định của một số người coi đây là một vụ trả thù, Seewald cho hay, “Nhưng trả thù để làm gì? Bởi vì ở đây, một ai đó tỏ ra một tâm thức không khuất phục trong khi vẫn duy trì lòng trung thành, nhưng đúng hơn sự trưởng thành mà Bergoglio luôn đòi hỏi? Bởi vì ngài đã xuất bản một cuốn sách quan trọng và cần thiết trước những thông tin sai lệch đang diễn ra về công việc và con người của Đức Giáo Hoàng người Đức? Một cuốn sách trong đó Đức Phanxicô không có gì xấu? Giáo hoàng đã hạ cấp Gänswein, nhưng ý ngài là hạ cấp người mà Gänswein đại diện. Và di sản bạn muốn gạt sang một bên giống như bạn gạt cộng tác viên thân cận nhất của bạn sang một bên. Đối với việc dịch cuốn sách Gänswein sang tiếng Đức, Herder-Verlag, như tôi được giới xuất bản cho biết, không được phép sử dụng các dịch giả cho Vatican như thường lệ. Công việc đã bị nghiêm cấm đối với họ”.

Được hỏi về việc Đức Tổng Giám Mục Fernández, lúc được đề nghị làm Viện trưởng viện Đại Học Công Giáo Á Căn Đình, đã gặp phải sự dè dặt, Seewald cho hay: “Bộ Giáo lý Đức tin có những lo ngại về giáo lý và Bộ Giáo dục cho rằng ngài không phù hợp với vị trí lãnh đạo quan trọng như vậy. Sau đó, vấn đề được chấp pháp bởi Tổng Giám mục Buenos Aires vào thời điểm đó: Jorge Mario Bergoglio. Với tư cách là giáo hoàng, Bergoglio dọn đường đến Rome cho vị này bằng cách xác định lại nhiệm vụ của một bộ trưởng Bộ Đức tin. Vấn đề không phải là bảo tồn học thuyết mà là về sự hiểu biết ngày càng tăng về sự thật "mà không cam kết với một hình thức diễn đạt nào". Nói một cách đơn giản: không cam kết bản thân.

Điều cần thiết không phải là quyền giám sát, Đức Phanxicô viết cho Fernández, mà là thúc đẩy đặc sủng của các nhà thần học, bất kể điều đó có nghĩa gì. Thực tế luôn quan trọng hơn ý tưởng. Nói rõ ra là: những gì hiện đang có nhu cầu. Trên hết, Fernández nên “tính đến huấn quyền mới nhất” – của Đức Phanxicô. Bergoglio trước đó đã giảm nhẹ một mục do Đức Gioan Phaolô II ban hành về việc tổ chức Thánh bộ, đề cập đến việc bảo vệ "sự thật của đức tin và sự toàn vẹn của luân lý".

Được hỏi thêm về lời của Đức Phanxicô cho rằng trước đây Bộ Giáo lý Đức tin thực hành “các biện pháp vô luân”, Seewald cho hay: “Thật khét tiếng. Tuyên bố này nhằm làm mất uy tín cấp cao của Bộ dưới thời Hồng Y Müller và Ratzinger nhằm làm cho thuyết tương đối trở nên có hy vọng. Thật tệ khi các phương tiện truyền thông chống Giáo hội đã đọc Joseph Ragthinger như "Hồng Y xe tăng" và "người cứng rắn".

Tờ "Spiegel" ngay lập tức tiếp nhận khuôn mẫu ấy và một lần nữa nói về cựu "cảnh sát tôn giáo", người cũng chịu trách nhiệm về việc rút giấy phép giảng dạy của Hans Küng. Hoàn toàn vô nghĩa, giống như hầu hết những lời sáo rỗng phổ biến về cựu Hồng Y. Với tư cách là bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Ratzinger tự coi mình không phải là một kẻ bắt bớ và chắc chắn không phải là một người hoạt động với “những phương pháp vô luân”.

Ngay sau khi ngài nhậm chức, các giám mục, nhà thần học và linh mục bị phản đối không còn bị mắng mỏ như trước đây, mà được mời đến Rome trong những trường hợp quan trọng để đích thân giải quyết các ý kiến khác nhau. Ratzinger đã củng cố quyền của các tác giả và lần đầu tiên trao cho các nhà thần học bị buộc tội sai lệch giáo điều quyền bào chữa. Như một huyền thoại đen kể lại, chưa bao giờ có một lời thề giữ im lặng chính thức nào đối với Leonardo Boff [thần học giải phóng]. Cuộc tranh luận cũng không phải về thần học giải phóng, mà về những tuyên bố đáng ngờ của Boff về Kitô học.

Khi Kath.net cho rằng Ratzinger muốn một “Giáo Hội từ bên trong” thay vì một Giáo Hội từ bên trên hay từ bên dưới, Seewald nói rằng theo Đức Bênêđíctô, “đặc biệt là trong những thời điểm bất ổn, Giáo Hội phải suy nghĩ gấp đôi về chính mình. Chỉ nhờ nền đạo đức kiên quyết của mình, Giáo Hội mới có thể trở thành một cố vấn và đối tác thực sự trong những câu hỏi khó của nền văn minh hiện đại. Trái ngược với các nhà thần học khác, nhà thần học cấp tiến người Munich Eugen Biser đánh giá, "người đã loại bỏ từng viên đá từ tòa nhà cũ vì nó không phù hợp với tòa nhà mới của họ", Ratzinger luôn "trung thành với nguồn gốc". Ngài nghiêm túc coi trọng lời cảnh cáo vĩnh cửu của Chúa Giêsu dành cho Giáo Hội của Người, điều mà Chúa Giêsu Kitô đã bày tỏ bằng một lời đầy kịch tính với Phêrô theo Tin Mừng Máccô: “Hỡi Satan, hãy xéo đi! ngươi muốn làm ta vấp ngã; vì ngươi không nghĩ đến ý muốn của Thiên Chúa, mà theo ý muốn của người ta.”

Về tin cho hay: thoạt đầu Fernández đã từ chối việc bổ nhiệm làm bộ trưởng đức tin, Seewald bảo: Chỉ khi Đức Giáo Hoàng đảm bảo với ngài rằng Fernández không phải đối phó với lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, ngài mới đồng ý. Ở đây cũng vậy, có một sự khác biệt rõ ràng về định hướng. Trong khi Fernández bác bỏ trách nhiệm về vụ lạm dụng, thì Ratzinger, trong tư cách bộ trưởng, đã chấp nhận nó vì ngài thấy tội ác bị che giấu và nạn nhân bị bỏ mặc. Tuy nhiên, Fernández không phải là một tờ giấy trắng về chủ đề này. Tờ báo Á Căn Đình "La Izquierda Diario" đưa tin rằng Bộ trưởng Đức tin tương lai, trong tư cách Tổng giám mục La Plata, đã "che đậy dưới nhiều hình thức" ít nhất 11 trường hợp lạm dụng tình dục của các linh mục. Trường hợp nổi tiếng nhất là cựu tuyên úy nhà tù Eduardo Lorenzo, người đã tự sát vào năm 2019 để tránh bị cảnh sát bắt giữ.

Nói chung về việc xử lý lạm dụng trong triều giáo hoàng Bergoglio, Seewald nêu hai ví dụ: Đức Hồng Y người Bỉ Godfried Danneels đã gây chú ý vào năm 2010 bởi vì, với tư cách là tổng giám mục, ngài đã che đậy việc các linh mục lạm dụng trẻ em và sau đó bao che cho một giám mục đã lạm dụng chính cháu trai của mình. Điều này không ngăn cản Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm ngài Chủ tọa Thượng hội đồng về Gia đình ở Rôma vào mùa thu năm 2014. Danneels là một trong những động lực của điều gọi là "Mafia của St. Gallen", một nhóm Hồng Y đã muốn đưa Bergoglio lên làm giáo hoàng tại mật nghị năm 2005; và gần như đã thành công.

Đức Phanxicô cũng không có vấn đề gì khi bổ nhiệm kẻ lạm dụng nổi tiếng Theodore McCarrick, cựu Tổng Giám mục Washington, vào các cơ quan của Vatican. Đức Bênêđictô XVI đã có hành động chống lại McCarrick, trong khi Đức Phanxicô giao cho vị này đàm phán với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này dẫn đến một thỏa thuận mà Đức Bênêđictô XVI hẳn không vui vì Giáo Hội hầm trú vẫn nằm dưới sự quản lý của chính quyền nhà nước. Kể từ đó, các biểu ngữ có dòng chữ như “Yêu Đảng Cộng sản” đã được treo trong các nhà thờ ở Trung Quốc. Vào đầu tháng Tư năm nay, cộng sản đã bổ nhiệm một giám mục mới cho Thượng Hải mà không hỏi ý kiến của Vatican. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã phản đối, nhưng Đức Phanxicô đã quyết định “chữa lành sự bất thường của giáo luật”, bằng việc gật đầu bỏ qua vụ việc.

Nhận định về các tân Hồng Y, Seewald nói rằng “khoảng 70 phần trăm các cử tri bầu giáo hoàng tương lai đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm. Nhà quan sát Ludwig Ring-Eifel của KNA phân tích: ‘Không giống như những người tiền nhiệm của ngài là Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI,’ Đức Phanxicô chủ yếu kêu gọi vào Hồng Y đoàn những người theo đường lối thần học của ngài. Hồng Y đoàn ngày càng trở thành ‘việc phản ảnh suy nghĩ và nguồn gốc của ngài’”.

Điều đáng chú ý không những chỉ là tỷ lệ người nói tiếng Tây Ban Nha tăng mạnh mà còn là độ tuổi của những người mặc áo đỏ mới. Hầu hết là những người khoảng 60 tuổi, họ không chỉ có ảnh hưởng đến mật nghị tiếp theo mà đôi khi còn ảnh hưởng đến mật nghị sau đó. Tuy nhiên, như đã biết, Chúa Thánh Thần vẫn có tiếng nói trong việc này. Và nhiều người hôm nay vui mừng vì Đức Phanxicô đang loại bỏ di sản của Đức Bênêđíctô có thể sẽ khóc lóc cay đắng vào ngày mai.
 
VietCatholic TV
Belarus: Wagner muốn đánh Ba Lan. Tài phiệt làm ăn với FSB lăn ra, tắt thở. Lưu ý trò lừa của Nga
VietCatholic Media
03:05 24/07/2023


1. Nga vẽ chiến đấu cơ trên sân bay Yeysk để làm mồi nhử máy bay không người lái của Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Painted Fighter Jets on Yeysk Airfield as Decoys”, nghĩa là “Nga vẽ chiến đấu cơ trên sân bay Yeysk làm mồi nhử.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

Các lực lượng vũ trang của Nga dường như đang cố đánh lừa tình báo Ukraine bằng cách vẽ hình ảnh các máy bay trên một sân bay gần bán đảo Crimea bị tạm chiếm.

Chuyên gia tình báo nguồn mở Brady Africk đã chia sẻ hình ảnh vệ tinh cho thấy một nỗ lực rõ ràng nhằm gây nhầm lẫn cho máy bay không người lái và vệ tinh của Ukraine.

“Các lực lượng Nga đã sơn các khu vực mới được xây dựng của căn cứ không quân Yeysk giống với máy bay quân sự,” Africk đã tweet bên cạnh những hình ảnh được chụp từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 16 tháng 7.

Căn cứ không quân nằm gần thị trấn Yeysk, thuộc vùng Krasnodar phía tây nam của Nga, trên Biển Azov, gần Bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014.

Africk, người mà Newsweek đã liên hệ cùng với Bộ Quốc phòng Nga để có thêm bình luận, cho biết thêm: “Những mồi nhử rõ ràng này đã được tạo ra trong vài tháng qua tại căn cứ này, nơi nhiều máy bay Nga hoạt động ở Ukraine đang sử dụng”.

Nga được cho là đã sử dụng mồi nhử trong suốt cuộc chiến ở Ukraine. Ngay sau khi bắt đầu cuộc xâm lược, các quan chức tình báo Mỹ cho biết hỏa tiễn Iskander-M của Mạc Tư Khoa, được cho là phóng từ các bệ phóng di động ở Belarus và Nga, đang triển khai các loại đạn hình phi tiêu làm mồi nhử để đánh lừa các hệ thống phòng không của Ukraine, The Telegraph đưa tin.

Ngay cả trước khi bắt đầu cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa, có thông tin cho rằng Nga đã triển khai một “đội quân mồi nhử” gồm xe tăng bơm hơi, hỏa tiễn và chiến đấu cơ để đánh lừa Kyiv và các đồng minh.

Ukraine cũng được tường trình đã sử dụng những mánh khóe như vậy. Công ty Inflatech của Tiệp cho biết họ tin rằng một phần ba số HIMARS (Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao) mà Nga tuyên bố đã phá hủy thực chất là mồi nhử bơm hơi do nước này sản xuất.

Công ty nói với truyền hình Tiệp rằng họ có thể sản xuất 35 mồi nhử mỗi tháng, có thể được sử dụng để lãng phí đạn dược của Nga. Theo Forbes, các mồi nhử có thể được thổi phồng bằng cách sử dụng máy thổi khí hoặc điện và có thể tạo ra tín hiệu nhiệt có thể đánh lừa các cảm biến hồng ngoại.

Các lực lượng vũ trang của Ukraine cho biết hôm thứ Bảy rằng một kho chứa dầu và kho quân sự của Nga đã bị phá hủy ở Crimea sau khi các vụ nổ được báo cáo ở bán đảo bị tạm chiếm.

Các video trên mạng xã hội cho thấy những cột khói bốc lên từ một số địa điểm, bao gồm cả khu vực gần đường ray xe lửa. Một đoạn clip khác cho thấy một đám khói bốc lên trên mái nhà của một khu dân cư và có thể nghe thấy nhiều tiếng nổ.

Thống đốc Crimea, ông Sergey Aksyonov, người được Nga bổ nhiệm, nói rằng máy bay không người lái đã cố gắng tấn công cơ sở hạ tầng trên bán đảo mà Ukraine tuyên bố sẽ chiếm lại.

Tuần trước, Mạc Tư Khoa cáo buộc Kyiv đứng sau hai vụ nổ trên cây cầu duy nhất nối bán đảo bị tạm chiếm với Nga. Tiếp theo đó là một loạt các cuộc tấn công của Nga vào thành phố cảng Odesa phía tây.

2. Triệu phú Nga có quan hệ với đồng minh chủ chốt của Putin đột tử

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Millionaire Linked to Key Putin Ally Found Dead in Moscow”, nghĩa là “Triệu phú Nga có quan hệ với đồng minh chủ chốt của Putin được tìm thấy đã chết ở Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Một doanh nhân có liên hệ với các dịch vụ an ninh của Nga đã trở thành nhân vật cấp cao mới nhất trong giới tinh hoa của đất nước qua đời trong những tình huống không giải thích được.

Anton Cherepennikov, 40 tuổi, nhà lãnh đạo công ty công nghệ thông tin lớn nhất đất nước, ICS Holding, được tìm thấy đã chết tại văn phòng của ông ở Mạc Tư Khoa, theo báo cáo địa phương.

Nguyên nhân ban đầu của cái chết là do ngừng tim, theo các phương tiện truyền thông Nga.

Tuy nhiên, bạn của anh ta, Vasily Polonsky, nói rằng anh ta không tin vào lý do chính thức dẫn đến cái chết của anh ta, hãng tin độc lập bằng tiếng Nga Baza đưa tin.

“Nguyên nhân chính xác về cái chết của doanh nhân sẽ được xác định sau,” tờ báo cho biết.

ICS Holding đã được Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) sử dụng để giám sát các hoạt động trực tuyến của công dân, theo tờ báo độc lập của Nga Novaya Gazeta.

Các cơ quan truyền thông Nga nói rằng công ty được hưởng lợi từ một đạo luật, được đưa ra vào năm 2018, thắt chặt sự giám sát của các dịch vụ an ninh của Nga đối với công dân của họ.

Điều này cho phép các nhà khai thác viễn thông lưu trữ bản ghi âm của tất cả các cuộc gọi và tin nhắn văn bản trong sáu tháng và lưu lượng truy cập internet trong một tháng. ICS Holding phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Cherepennikov là đối tác lâu năm của nhà tài phiệt Alisher Usmanov, người đã phải đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế do có mối liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cherepennikov phục vụ trong hội đồng quản trị của USM cũng như các nhà khai thác điện thoại di động Megafon và USM Telecom mà Usmanov kiểm soát.

Điều đó có nghĩa là hai nhân vật có liên quan đến chế độ của Putin đã chết trong 48 giờ, sau báo cáo rằng nhà tài phiệt tỷ phú Igor Kudryakov, một cựu quan chức chính phủ và một doanh nhân giàu có, được tìm thấy đã chết trong căn hộ của ông ở Mạc Tư Khoa. Theo báo cáo chính thức, Kudryakov đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư.

“Lại thêm một cái chết bí ẩn nữa của một nhà quản lý hàng đầu ở Nga,” cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine Anton Gerashchenko nói.

Gần đây có một số cái chết không rõ nguyên nhân của các quan chức và doanh nhân ở Nga.

Vào tháng 6, thi thể của Artem Bartenev, 42 tuổi, từng phục vụ tại Tòa án quận Kirovsky ở thành phố Kazan, đã được tìm thấy. Theo báo cáo địa phương, anh ta đã rơi từ tầng 12 từ cửa sổ căn hộ của mình.

Cũng trong tháng 6, Yuri Demin, 62 tuổi, cựu lãnh đạo Thanh tra Nhà nước về An toàn Đường bộ vùng Sverdlovsk, đã chết sau khi rơi từ tầng hai trong ngôi nhà mùa hè của mình.

Pavel Antov, 65 tuổi, một chính trị gia người Nga từng chỉ trích cuộc xâm lược Ukraine của Putin, được phát hiện đã chết sau khi ngã từ cửa sổ ở Ấn Độ vào tháng 12 năm 2022. Cái chết của ông diễn ra hai ngày sau khi bạn của ông, Vladimir Bidenov, được tìm thấy đã chết trong một căn phòng ở cùng một khách sạn.

Và Ravil Maganov, 67 tuổi, chủ tịch tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga, được phát hiện đã chết vào tháng 9 năm 2022. Ông đã ngã từ cửa sổ bệnh viện ở Mạc Tư Khoa.

3. Nga tấn công các cơ sở xuất khẩu lương thực của Ukraine và bắt giữ các tàu ở Hắc Hải

Nga đã tấn công các cơ sở xuất khẩu lương thực của Ukraine trong ngày thứ Sáu liên tiếp vào và bắt giữ các tàu ở Hắc Hải trong một động thái leo thang mà các nhà lãnh đạo phương Tây cho là một cố gắng để lách lệnh trừng phạt bằng cách đe dọa một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Reuters báo cáo rằng các cuộc tấn công nhằm vào ngũ cốc của Ukraine, một phần quan trọng trong chuỗi lương thực toàn cầu, diễn ra sau lời thề của Kyiv là thách thức sự phong tỏa hải quân của Nga đối với các cảng xuất khẩu của họ sau khi Mạc Tư Khoa rút khỏi thỏa thuận hành lang biển an toàn do Liên Hiệp Quốc làm trung gian trong tuần này.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng hàng triệu người ở các nước nghèo trên thế giới có nguy cơ bị đói và thậm chí là chết đói do tác động dây chuyền của giá lương thực.

Giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths nói với hội đồng an ninh:

Một số sẽ đói, một số sẽ chết đói, nhiều người có thể chết vì những quyết định này.

Tại Ukraine, thống đốc địa phương Oleh Kiper cho biết các kho chứa ngũ cốc của một doanh nghiệp nông nghiệp ở vùng Odesa đã bị không kích, với 100 tấn đậu Hà Lan và 20 tấn lúa mạch bị phá hủy.

Các bức ảnh do Bộ tình trạng khẩn cấp công bố cho thấy ngọn lửa bùng cháy giữa các tòa nhà bằng kim loại đổ nát có vẻ như là nhà kho. Hai người bị thương, Kiper cho biết, trong khi các quan chức báo cáo bảy người chết trong các cuộc không kích của Nga ở những nơi khác ở Ukraine.

4. Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh nhận định rằng việc Putin bắt giữ Igor Girkin gây phẫn nộ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Arrest of Igor Girkin Will 'Infuriate' Russian Troops: U.K. Intel”, nghĩa là “Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho rằng việc Putin bắt giữ Igor Girkin sẽ 'chọc giận' quân đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Theo các quan chức quốc phòng Anh hôm thứ Bảy, vụ bắt giữ blogger quân sự và cựu chỉ huy Nga Igor Girkin có thể sẽ “chọc giận” quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraine.

Các quan chức từ Ủy ban Điều tra Nga, là cơ quan chuyên điều tra các tội phạm nghiêm trọng, đã bắt giữ Girkin tại nhà của anh ta ở Mạc Tư Khoa vào sáng thứ Sáu. Sau khi hầu tòa vào chiều hôm đó, anh ta bị giam giữ tại một cơ sở giam giữ trước khi xét xử cho đến ngày 18 tháng 9 với tội danh kích động chủ nghĩa cực đoan.

Girkin, người còn được gọi là Igor Ivanovich Strelkov và từng là sĩ quan của Cơ quan An ninh Liên bang, gọi tắt là FSB, đã hỗ trợ Nga trong việc sáp nhập bán đảo Crimea ở Hắc Hải từ Ukraine vào năm 2014. Tuy nhiên, anh ta còn chỉ trích gay gắt cách Tổng thống Nga Vladimir Putin và quân đội Nga đã tiến hành cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022 mà anh ta đã ủng hộ.

Một số người đã đưa ra các suy đoán đa dạng về lý do tại sao Girkin được phép lên án những nỗ lực của Điện Cẩm Linh ở Ukraine một cách công khai như vậy trong các bài bình luận về điều mà Điện Cẩm Linh gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Chỉ trích như thế có thể dẫn đến những án tù dài hạn.

Girkin cũng có một lượng lớn người theo dõi trên nền tảng truyền thông xã hội Telegram, nơi anh ta đăng video và những bài bình luận nói lên những nghi ngờ của anh ta về khả năng chỉ huy quân sự của Nga.

Trong bản cập nhật tình báo mới nhất vào hôm thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết việc giam giữ anh ta vào hôm thứ Sáu “có khả năng gây phẫn nộ” cho những người trong cộng đồng hàng triệu blogger, cũng như các bộ phận của quân đội đang phục vụ, là “những người phần lớn coi Girkin là một nhà phân tích quân sự sắc sảo và yêu nước.”

Mặc dù không phải là đồng minh của Tập đoàn Wagner và thường xuyên chống báng người sáng lập Yevgeny Prigozhin, “nhưng có khả năng anh ta chỉ chuẩn bị để đẩy mạnh thêm nữa, đến các giới hạn chỉ trích của công chúng trong bối cảnh thủ lĩnh Wagner Yevgeny Prigozhin tiến hành cuộc nổi loạn vào tháng 6 năm 2023.” Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương quốc Anh đã viết như trên trong bản đánh giá của mình.

Điều này đề cập đến cuộc nổi dậy mà Prigozhin đã phát động vào cuối tháng 6 để lật đổ Bộ Quốc phòng Nga, mà sau đó Prigozhin đã ngưng ngang đột ngột. Các quan chức quốc phòng Anh cho biết thêm: “Điều cấm kỵ đối với những lời chỉ trích lộ liễu đối với chế độ Putin đã yếu đi đáng kể.”

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh qua email để xin bình luận.

Tờ báo RBC của Nga đưa tin rằng việc giam giữ Girkin được thực hiện theo yêu cầu của một cựu thành viên Tập đoàn Wagner. Điều này không thể được xác minh ngay lập tức bởi Newsweek.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong một đánh giá hôm thứ Sáu rằng vụ bắt giữ Girkin có thể là một nỗ lực của chính quyền Putin nhằm trấn áp những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi tiếng của Nga sau cuộc nổi dậy thất bại của Wagner.

Tổ chức cố vấn nói thêm rằng một tài liệu bị rò rỉ từ các cơ quan an ninh Nga cho thấy Điện Cẩm Linh đã “ra lệnh cho chính quyền Nga 'thực hiện các biện pháp đàn áp đối với những kẻ mất trí, bao gồm cả Strelkov'“.

Vụ bắt giữ Girkin và vụ bắt giữ những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan khác có quan hệ với các cơ quan an ninh Nga cho thấy “các quan chức Nga không rõ danh tính có thể đang tấn công vào những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nổi tiếng, những người thường xuyên tiết lộ thông tin nội bộ về Điện Cẩm Linh,” ISW cho biết.

5. Tổng thống Belarus nói đùa với Putin rằng các chiến binh Wagner “nằng nặc” muốn đến Ba Lan

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chúa Nhật rằng những người lính đánh thuê Wagner đang ở đất nước của ông đã bắt đầu “gây căng thẳng” cho ông, vì họ muốn “đi phương Tây” trong “một chuyến du ngoạn”.

“Có lẽ tôi không nên nói ra, nhưng tôi sẽ nói. Các chiến binh Wagner bắt đầu gây căng thẳng cho chúng tôi. Họ nói với chúng tôi rằng 'Chúng tôi muốn đến phương Tây. Hãy để chúng tôi đi,’” Lukashenko nói với Putin trong một cuộc họp ở St. Petersburg.

“Tại sao các bạn cần phải đi đến phương Tây? 'Chà, hãy thực hiện một chuyến du ngoạn tới Warsaw, tới Rzeszow,'“ Lukashenko nói. “Như đã thỏa thuận, tôi giữ họ ở trung tâm của Belarus.”

Video cho thấy Putin mỉm cười hân hoan trước các bình luận.

Bối cảnh chính: Nhóm quân sự tư nhân Wagner đang ở Belarus sau khi Lukashenko giúp môi giới một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc nổi dậy ngắn ngủi của nhóm chống lại Mạc Tư Khoa. Ukraine cho biết có tới 5.000 chiến binh đã có mặt ở nước này.

Tuần này, Belarus tuyên bố lực lượng của họ sẽ tập trận với các chiến binh Wagner gần biên giới với Ba Lan, làm gia tăng căng thẳng.

Hôm thứ Sáu, Putin, không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào, đã cáo buộc Ba Lan muốn sáp nhập các phần của Belarus, nói rằng bất kỳ sự gây hấn nào sẽ bị đáp trả bằng “tất cả các phương tiện mà chúng tôi có”.

Các đồng minh phương Tây đã đáp trả lại những đe dọa của Putin. Đức công khai cam kết rằng NATO sẽ bảo vệ thành viên liên minh của mình là Ba Lan nếu có một cuộc tấn công vào sườn phía đông của quân đội Wagner ở Belarus.

6. Thiệt hại trong vụ Nga pháo kích vào Kharkiv

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai 24 tháng Bẩy, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Trung Úy Оlga Chikanovа cho biết các cuộc pháo kích của Nga đã giết chết 2 người ở khu vực Kharkiv và làm bị thương 2 người khác tại Zaporizhzhia.

Ít nhất hai người đã thiệt mạng ở đông bắc Kharkiv. Hai người khác bị thương, bao gồm một người đàn ông 60 tuổi và một phụ nữ 72 tuổi.

“Trong ngày qua, đối phương đã nã pháo ồ ạt vào các khu định cư ở các quận Kharkiv, Chuhuiv, Kupyansk và Izium bằng pháo, súng cối và máy bay,” cô nói.

Đối phương đã không đạt được tiến bộ nào xung quanh thành phố Kupyansk, nơi Nga đã tập trung hàng nghìn binh sĩ trong những ngày gần đây.

Ở miền nam Ukraine: Ở những nơi khác, các lực lượng Nga đã thực hiện hàng chục cuộc tấn công vào khoảng 20 khu định cư dân sự khác nhau ở vùng Zaporizhzhia của Ukraine trong đêm Chúa Nhật.

Quân đội Nga cũng tấn công ngoại ô thành phố Zaporizhzhia bằng 4 quả hỏa tiễn trong đêm, không gây thương vong, theo cô Оlga.

Zaporizhzhia là một mặt trận quan trọng phía nam trong cuộc phản công của Ukraine. Các lực lượng của Kyiv đang cố gắng chọc thủng phòng tuyến của Nga, tiến về phía nam và chia cắt tuyến đường bộ nối Crimea bị Nga sáp nhập với miền đông Ukraine. Nhưng họ phải đang hành quân dưới sự pháo kích dữ dội và hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Nga.

7. Zelenskiy lên án các cuộc tấn công của Nga vào Odesa: “Không có lý do gì biện minh cho sự tàn ác của người Nga”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng “không có lý do gì cho tội ác của Nga” sau cuộc tấn công liên tục của Nga vào thành phố Odesa.

“Hỏa tiễn nhằm vào các thành phố yên bình, nhằm vào các tòa nhà dân cư, một nhà thờ lớn... Không thể bào chữa cho tội ác của Nga”, nhà lãnh đạo Ukraine cho biết như trên trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Chúa Nhật 23 Tháng Bẩy. “Như mọi khi, cái ác này sẽ thua. Và chắc chắn sẽ có sự trả đũa dành cho những kẻ khủng bố Nga. Họ sẽ cảm nhận được sự trả đũa này.”

Zelenskiy cho biết các nhà chức trách đang hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công và bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người phản ứng đầu tiên và tình nguyện viên.

“Chúng ta sẽ vượt qua chuyện này. Chúng ta sẽ khôi phục lại hòa bình. Và để làm được điều này, chúng ta phải đánh bại cái ác của Nga,” ông nói.

Một số bối cảnh: Ukraine đã phải vật lộn trong tuần qua để đẩy lùi làn sóng tấn công của Nga vào Odesa – nhưng hệ thống phòng không của nước này không thể đối phó với các loại hỏa tiễn mà Mạc Tư Khoa đã sử dụng để nã vào khu vực.

Các cuộc tấn công hôm thứ Bảy đã làm hư hại một Nhà thờ Chính thống Ukraine và một số “di tích kiến trúc”.

8. Ngoại trưởng Mỹ nói mục tiêu của Nga nhằm loại Ukraine ra khỏi bản đồ “đã thất bại từ lâu”

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói rằng Nga “đã thua trong cuộc chiến” ở Ukraine xét về những gì Mạc Tư Khoa và Tổng thống Nga Vladimir Putin tìm cách đạt được.

“Mục tiêu là xóa Ukraine khỏi bản đồ, loại bỏ độc lập, chủ quyền của nước này và sáp nhập nước này vào Nga. Điều đó đã thất bại từ lâu,” Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ nói.

Blinken thừa nhận rằng sứ mệnh giành lại lãnh thổ bị Mạc Tư Khoa chiếm giữ của Ukraine - vốn khởi đầu chậm chạp, theo ước tính của chính họ - sẽ là “một cuộc chiến rất khó khăn”. Ông dự đoán rằng cuộc chiến gần đây đã vượt qua mốc 500 ngày, sẽ tiếp tục trong “vài tháng nữa”.

Tuy nhiên, ông cho biết, cùng với viện trợ, thiết bị quân sự và đào tạo mà Ukraine đang nhận được từ nhiều quốc gia khác nhau, chính nghĩa của Kyiv đại diện cho “yếu tố quyết định”.

Blinken nói: “Không giống như người Nga, người Ukraine đang chiến đấu vì đất đai của họ, vì tương lai của họ, vì đất nước của họ, vì tự do của họ”.

9. Ukraine cần “lá chắn bầu trời toàn diện” để đánh bại các cuộc tấn công của Nga như những cuộc tấn công vào Odesa, Zelenskiy nói

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nhắc lại lời kêu gọi bổ sung thêm các hệ thống phòng không sau một cuộc tấn công khác của Nga vào thành phố cảng Odesa trong đêm. Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào hôm Chúa Nhật, ông nói rằng “một lá chắn bầu trời chính thức” là “cách duy nhất để đánh bại khủng bố hỏa tiễn Nga”.

“Chúng ta đã chứng minh rằng chúng ta có thể bắn hạ cả hỏa tiễn của Nga mà những kẻ khủng bố khoe khoang. Nhờ sự giúp đỡ của các đối tác của chúng ta và các hệ thống phòng không được cung cấp cho Ukraine, những người bảo vệ bầu trời của chúng ta đã cứu được hàng nghìn sinh mạng. Nhưng chúng ta cần nhiều hệ thống phòng không hơn cho toàn bộ lãnh thổ của chúng ta, cho tất cả các thành phố và cộng đồng của chúng ta.”

Lực lượng phòng không Ukraine đã đánh chặn 9 trong số 19 hỏa tiễn các loại mà Nga phóng vào Odesa trong đêm thứ Bẩy, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết hôm Chúa Nhật. Nhưng một số loại vũ khí - bao gồm hỏa tiễn hành trình Oniks của Mạc Tư Khoa và hỏa tiễn chống hạm Kh-22 - đang chứng minh rằng lực lượng phòng không Ukraine gần như không thể bắn hạ.

Theo các quan chức Ukraine, ít nhất một người thiệt mạng và ít nhất 19 người khác bị thương trong các cuộc không kích mới nhất vào thành phố cảng phía nam.

10. Zelenskiy cho biết Hội đồng NATO-Ukraine sẽ họp vào ngày thứ Tư

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu hàng đêm hôm Chúa Nhật rằng Hội đồng NATO-Ukraine sẽ họp vào thứ Tư.

Thông tin này được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Zelenskiy khẩn trương kêu gọi tổ chức một cuộc họp với liên minh quân sự, nói rằng hội đồng nên nhóm họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng do Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải. Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết hội đồng cần quyết định các bước “để giải tỏa và bảo đảm hoạt động ổn định của hành lang ngũ cốc”.

Cuộc họp cũng sẽ diễn ra sau nhiều đêm không kích liên tiếp của Nga vào thành phố cảng Odesa ở miền nam, đe dọa thêm khả năng xuất khẩu lương thực của Kyiv.

Giới thiệu về hội đồng: Hội đồng NATO-Ukraine là cơ quan chung nơi Zelenskiy chính thức gặp gỡ các nhà lãnh đạo từ liên minh để tham vấn về khủng hoảng, đưa ra ý kiến về các vấn đề chính và cập nhật về những nỗ lực đang diễn ra của Ukraine để trở thành một thành viên của NATO.

Hội đồng được thành lập tại hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2023 như một phần của gói hỗ trợ và bảo đảm đưa Ukraine đến gần hơn với liên minh.

11. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine hướng tới việc nước này gia nhập NATO vào năm tới

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết ông đang xem hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm tới là thời điểm có thể để Ukraine được kết nạp vào liên minh.

Oleskii Reznikov lưu ý rằng hội nghị thượng đỉnh vào tháng 7 tới tại Washington, DC, sẽ là lễ kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh.

“Ai biết được, có thể đó sẽ là một ngày rất quan trọng đối với Ukraine,” Reznikov nói với CNN. “Đó chỉ là dự đoán của tôi.”

Hoa Kỳ và các quốc gia NATO khác đã nói rằng không thể kết nạp Ukraine vào lúc này vì chiến tranh đang diễn ra. Điều 5 của liên minh nói rằng các đồng minh sẽ hỗ trợ một thành viên nếu bị tấn công.

Reznikov thừa nhận rằng Ukraine sẽ chỉ có thể tham gia liên minh sau khi chiến tranh kết thúc, viện dẫn Điều 5 và nói rằng “chúng tôi không có lựa chọn nào để có một cuộc bỏ phiếu nhất trí” trong khi xung đột đang diễn ra.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ chiến tranh sẽ kết thúc vào mùa hè tới không, ông nhanh chóng trả lời: “Có. Chúng tôi sẽ thắng cuộc chiến này.”

Reznikov đã hạ thấp việc chính quyền Biden từ chối cam kết cho Ukraine được kết nạp ngay sau khi chiến tranh kết thúc.

“Tôi nghĩ điều đó là không cần thiết,” ông nói. Reznikov cho biết thêm Ukraine sẽ có một quy trình tiếp nhận hợp lý và trong thời gian chờ đợi sẽ tiếp tục thực hiện các cải cách cần thiết.

Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh rằng lợi ích của việc kết nạp Ukraine vào liên minh chỉ tăng lên khi nước này chống lại Nga.

Ông nói: “Sau chiến thắng, Ukraine sẽ là lợi ích của NATO vì chúng tôi đã trở thành lá chắn phía đông thực sự của NATO hoặc lá chắn phía đông của Âu Châu. Ông nói thêm rằng Ukraine đã có được “ kinh nghiệm chiến đấu thực sự – làm thế nào để ngăn chặn người Nga, đánh bại họ, đánh bại họ bằng cách sử dụng vũ khí tiêu chuẩn của NATO “.

12. Phó Thủ tướng Ukraine cho biết nước này đang hướng đến giai đoạn cuối của cuộc chiến

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Eyeing Final Phase of War Plan, Deputy PM Says”, nghĩa là “Phó Thủ tướng nói Ukraine đang hướng đến giai đoạn cuối của cuộc chiến.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Thành công trên chiến trường Ukraine và sự thống nhất của phương Tây đang cho phép Kyiv lên kế hoạch cho giai đoạn cuối của cuộc chiến hiện hữu với Nga, phó thủ tướng nước này cho biết như trên. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ quân sự dài hạn, mở rộng và sự rõ ràng về loại vũ khí nào sẽ được cung cấp và khi nào.

Olha Stefanishyna là phó thủ tướng Ukraine phụ trách Hội nhập Âu Châu và NATO. Cô ấy nói với Newsweek trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng Kyiv mong đợi sự “rõ ràng” trong việc cung cấp các nền tảng tiên tiến như chiến đấu cơ F-16 và Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội MGM-140, gọi tắt là ATACMS, khi quân đội của họ đẩy mạnh một cuộc phản công dần dần và tốn kém ở phía nam và phía đông của đất nước.

Stefanishyna đã nói chuyện với Newsweek một tuần sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Lithuania. Ở đó, Ukraine đã đồng ý các thỏa thuận an ninh song phương với các quốc gia G7 nhưng không bảo đảm con đường cụ thể để trở thành thành viên NATO mà nước này đã tìm kiếm từ lâu.

Các thỏa thuận của G7 bao gồm các cam kết duy trì và mở rộng việc cung cấp các thiết bị quân sự trên bộ, trên không và trên biển; giúp xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng bị tàn phá của Ukraine; huấn luyện lực lượng của Kyiv; chia sẻ thông tin tình báo; và phối hợp về phòng thủ không gian mạng.

Stefanishyna cho biết các thỏa thuận “chắc chắn” sẽ mang lại nhiều vũ khí mạnh mẽ và tiên tiến hơn cho binh lính Ukraine. “Cốt lõi của bảo đảm an ninh là cam kết lâu dài,” cô nói thêm.

“Việc thực hiện cam kết này với Ukraine thực thi một số quyết định được đưa ra ở thủ đô, nghĩa là lập kế hoạch nhiều năm, tái cơ cấu kế hoạch quốc phòng, tái cơ cấu các ưu tiên cho ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, định hình chính sách và đường lối toàn diện trong Liên minh Âu Châu, trong liên minh”.

Stefanishyna cho biết: “Điều đó trước hết sẽ cho phép Ukraine tin tưởng vào tính bền vững của việc cung cấp cho Ukraine các yếu tố cần thiết liên quan đến đạn dược và khả năng dự đoán của những nguồn cung cấp này”.

Cô Stefanishyna nói thêm rằng Kyiv sẽ sử dụng các hiệp định an ninh song phương làm nền tảng cho chiến dịch quân sự của mình. Quân đội Ukraine hiện đang đẩy mạnh một cuộc tấn công dần dần tại nhiều điểm dọc theo mặt trận dài 800 dặm. Kyiv cho biết họ đã giải phóng một số khu định cư, mặc dù chưa đạt được bước đột phá quyết định. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.

“Trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến, đó là quản lý khủng hoảng,” Stefanishyna nói. “Chúng tôi phải kiếm mọi thứ cần thiết để tồn tại. Bây giờ chúng tôi phải chuẩn bị mọi thứ cần thiết để tiến xa hơn. Nhưng, để có thể hoạch định chiến thắng, chúng tôi cần phải có tính bền vững và khả năng dự đoán.”

“Đó phải là một cấu trúc phối hợp và một quá trình có thể dự đoán được, điều này không kém phần quan trọng trong suốt cuộc chiến cũng như sau khi chiến tranh kết thúc và Ukraine trở thành thành viên NATO,” Stefanishyna nói thêm.

Hội nghị thượng đỉnh NATO để lại nhiều câu hỏi bỏ ngỏ cho Ukraine. Mặc dù Kyiv sẽ không cần phải hoàn thành Kế hoạch hành động thành viên để gia nhập liên minh, các quốc gia NATO từ chối cung cấp bất kỳ mốc thời gian cụ thể hoặc danh sách chi tiết các tiêu chí để Ukraine thực hiện. Các nhà lãnh đạo đã nói rõ—và Ukraine chấp nhận—rằng họ không thể tham gia khối này trong khi cuộc chiến nóng bỏng với Nga vẫn tiếp diễn.

Kyiv đã giành được một loạt các cam kết về vũ khí mới ở Vilnius, bao gồm nhiều hỏa tiễn hành trình Storm Shadow và SCALP của Anh-Pháp và hàng chục xe bọc thép và xe tăng của Đức và Anh. Nhưng một số nền tảng - chủ yếu là chiến đấu cơ F-16 do Mỹ sản xuất và đạn ATACMS - vẫn khó nắm bắt.

Khi được hỏi liệu Kyiv có tiến gần hơn đến việc nhận ATACMS sau Vilnius hay không, Stefanishyna nói: “Vâng, tôi đoán vậy. Đã có một cuộc thảo luận song phương rất chính xác về vấn đề này giữa các tổng thống.”

“Một số vấn đề kỹ thuật đã được trình bày bởi Lloyd Austin, bộ trưởng quốc phòng của Hoa Kỳ,” Stefanishyna nói thêm, “và tôi nghĩ rằng chúng ta đã có sự rõ ràng đầy đủ ở đó. Tôi không thể nêu rõ thời gian vì đây là một vấn đề rất nhạy cảm và tôi không phải là quân nhân… Nhưng vấn đề này hoàn toàn rõ ràng.”

Đối với những chiếc F-16, “việc huấn luyện sẽ bắt đầu rất sớm, vào tháng 8,” Stefanishyna nói. Cô ấy đang đề cập đến một quyết định được công bố tại Vilnius bởi một liên minh gồm 11 quốc gia đã ghi danh để hướng dẫn và tạo điều kiện cho việc sử dụng máy bay của Ukraine.

“Việc đào tạo sẽ mất từ hai đến ba tháng,” Stefanishyna nói thêm. “Và chúng tôi sẽ chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho F-16 trong nước. Tôi nghĩ thật lạc quan khi nói về điều gì đó trước cuối năm nay... Nhưng, vào cuối năm nay, mọi chuyện sẽ rõ ràng.”
 
1936: Stalin đặt bom san bằng nhà thờ chính tòa Odesa. Putin vừa phóng hỏa tiễn nổ tung nhà thờ mới
VietCatholic Media
05:13 24/07/2023


1. Cha sở Andrii Palchuk của nhà thờ chính tòa Chúa Biến hình ở trung tâm lịch sử của Odesa than thở về sự tàn phá “khủng khiếp” ngôi thánh đường do một hỏa tiễn Nga trực tiếp gây ra.

Ngài nói: “Sự tàn phá là rất lớn, một nửa nhà thờ giờ không còn mái che. Các công nhân của nhà thờ đang làm việc để mang các tài liệu và đồ vật có giá trị ra khỏi tòa nhà, sàn nhà ngập trong nước được lính cứu hỏa sử dụng để dập tắt đám cháy.

Cha Palchuk cho biết hỏa tiễn đã xuyên qua mái nhà xuống tận tầng hầm và gây ra thiệt hại đáng kể. Hai người ở bên trong vào thời điểm xảy ra vụ tấn công đã bị thương. Nhưng ơn quan phòng của Chúa, họ chỉ bị thương nhẹ. Chúng tôi sẽ khôi phục ngôi thánh đường”

Nhà thờ thuộc về Giáo Hội Chính thống Ukraine và đã được Unesco bảo vệ vào đầu năm nay khi trung tâm lịch sử của Odesa được cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc chỉ định là Di sản Thế giới đang bị đe dọa vào đầu năm nay. Được thành lập vào thế kỷ 18, nó đã bị phá hủy dưới thời Xô Viết nhưng được xây dựng lại sau khi Liên Xô sụp đổ. Nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính thống giáo Nga, Thượng phụ Kirill đã đích thân thánh hiến ngôi thánh đường.

Nhà thờ bị hư hại là một địa điểm được bảo vệ có lịch sử từ những năm 1800

Bị phá hủy hai lần - bởi Stalin và Putin - nhà thờ chính tòa Chúa Biến hình Odesa được xây dựng từ năm 1794 đến 1808. Nó bị những người Bolshevik cho nổ tung vào năm 1936 và được xây dựng lại trong 10 năm từ 1996 đến 2006, sau khi Ukraine giành lại độc lập.

Vào đêm 22 rạng sáng 23 tháng 7, ngôi thánh đường đã bị trúng hỏa tiễn của Nga.

Ngôi thánh đường nằm ở trung tâm thành phố lịch sử, một di sản thế giới của UNESCO. Do mối đe dọa của chiến tranh, UNESCO đã thêm nhà thờ này vào danh sách được bảo vệ vào đầu năm.

2. Hỏa tiễn tấn công Odesa, nhà thờ chính tòa bị hư hại nặng nề

Ký giả Veronika Melkozerova của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “Missile barrage batters Odesa, heavily damaging cathedral”, nghĩa là “Hàng loạt hỏa tiễn tấn công Odesa, nhà thờ chính tòa hư hại nghiêm trọng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nga đã phóng một loạt hỏa tiễn vào sáng sớm Chúa Nhật vào thành phố cảng Odesa ở miền nam Ukraine, khiến một người thiệt mạng và làm hư hại nặng nhà thờ chính tòa ở trung tâm thành phố lịch sử.

Mạc Tư Khoa đã bắn phá Odesa và các khu vực xung quanh bằng các loại hỏa tiễn khác nhau trong gần một tuần sau khi Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Hắc Hải, là thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm trung gian để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.

Vụ tấn công vào hôm Chúa Nhật Odesa diễn ra vài giờ trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko ở St. Petersburg.

Các lực lượng Nga đã tấn công khu vực Odesa bằng 19 hỏa tiễn, bao gồm hỏa tiễn hành trình, hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn đạn đạo, trong cuộc tấn công hôm Chúa Nhật. Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ được 9 chiếc trong số đó, lực lượng không quân nước này cho biết trong một tuyên bố.

Hơn 19 người bị thương và một người thiệt mạng trong vụ tấn công. Trung tâm thành phố lịch sử của Odesa, một di sản thế giới được UNESCO công nhận, đã bị hư hại nặng nề sau cuộc tấn công. Sáu tòa nhà dân cư đã bị phá hủy. Chính quyền địa phương cho biết nhà thờ chính tòa Chúa Biến Hình lâu đời nhất và lớn nhất của thành phố đã bị hư hại nặng nề bởi một hỏa tiễn của Nga.

“Hỏa tiễn nhằm vào các thành phố yên bình, nhằm vào các tòa nhà dân cư, một nhà thờ chính tòa. Không thể bào chữa cho tội ác của Nga”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy cho biết trong một tuyên bố. “Như mọi khi, cái ác này sẽ thua. Và chắc chắn sẽ có sự trả đũa của những kẻ khủng bố Nga đối với Odesa. Họ sẽ cảm nhận được sự trả đũa này,” ông nói thêm.

Ukraine không thể bắn hạ các hỏa tiễn chống hạm Oniks mà Nga đang bắn vào Odesa, một phần vì những vũ khí này bay với tốc độ cao hơn 4.000 km/h, Yuriy Ignat, phát ngôn viên của lực lượng không quân Ukraine.

Ignat nói: “Người Nga phóng chúng từ khu phức hợp ven biển “Bastion” từ lãnh thổ của Crimea bị tạm chiếm. “Ban đầu, chúng bay với tốc độ hơn 3.000 km/h, trong quá trình tiếp cận mục tiêu, chúng hạ độ cao xuống 10-15 mét. Bằng cách đó, thật khó để bắn hạ thứ gì đó bay rất thấp. Thậm chí rất khó để phát hiện ra những hỏa tiễn đó”, Ignat nói thêm.

Theo Ignat, chỉ có hệ thống phòng không Patriot mới có thể bắn hạ các loại hỏa tiễn đó. Ukraine hiện chỉ có 2 hệ thống phòng không loại này do Mỹ sản xuất.

3. Bộ trưởng Văn hóa Ukraine Oleksandr Tkachenko kêu gọi trục xuất Nga khỏi UNESCO.

Tkachenko cho biết trong một bài đăng hôm Chúa Nhật rằng “sự coi thường của Nga đối với các địa điểm linh thiêng và cuộc sống của những người vô tội lại một lần nữa được thể hiện rõ ràng”. “Các hỏa tiễn của nó đã tấn công Odesa, gây nguy hiểm cho những công dân hòa bình và tài sản Di sản Thế giới. Không phải đã đến lúc thu thập thêm bằng chứng và hành động để gán cho Nga là một quốc gia khủng bố và trục xuất nước này khỏi UNESCO hay sao?”

Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu Josep Borrell gọi việc phá hủy nhà thờ chính tòa Chúa Biến Hình là “một tội ác chiến tranh khác” do Nga gây ra, trong khi Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine Bridget Brink nói, “Cuộc chiến phi nghĩa của Nga chống lại Ukraine và người dân của họ đã phải trả giá đắt.”

4. Bài Giảng của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới các Ông Bà và người Cao niên lần thứ III

Lúc 10 giờ sáng, Chúa nhật, ngày 23 tháng Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân Ngày Thế giới các Ông Bà và người Cao niên lần thứ III với chủ đề trong năm nay là: “Lòng thương xót của Chúa từ đời nọ đến đời kia” (Lc 1,50).

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để dạy chúng ta về Nước Thiên Chúa. Ngài kể những câu chuyện giản dị nhưng chạm đến trái tim của người nghe. Ngôn ngữ đầy hình ảnh như vậy, giống như ngôn ngữ mà ông bà thường sử dụng với con cháu của họ, có lẽ khi ôm chúng vào lòng. Bằng cách này, họ truyền lại một sự khôn ngoan quan trọng cho cuộc sống. Nghĩ đến ông bà và những người lớn tuổi của chúng ta, những người mà người trẻ cần có gốc rễ để trưởng thành, tôi muốn đọc lại ba câu chuyện trong bài Tin Mừng hôm nay, bắt đầu với một khía cạnh chung của cả 3 câu chuyện là cùng nhau lớn lên.

Trong dụ ngôn thứ nhất, lúa mì và cỏ lùng mọc lên cùng nhau trong cùng một cánh đồng (x. Mt 13,24-30). Hình ảnh này giúp chúng ta nhìn mọi việc một cách thực tế: trong lịch sử loài người, cũng như trong cuộc đời của mỗi chúng ta, có sự đan xen giữa ánh sáng và bóng tối, tình yêu và sự ích kỷ. Cái thiện và cái ác thậm chí đan xen vào nhau đến mức tưởng chừng như không thể tách rời. Đường lối thực tế này giúp chúng ta nhìn lịch sử mà không có ý thức hệ, không có sự lạc quan vô ích hay chủ nghĩa bi quan độc hại. Các Kitô hữu, được thúc đẩy bởi niềm hy vọng vào Thiên Chúa, không phải là những người bi quan; họ cũng không ngây thơ sống trong cổ tích, giả vờ không nhìn thấy cái ác và nói rằng “mọi việc đều ổn”. Không, Kitô hữu là những người thực tế: họ biết rằng có lúa mì và cỏ dại trên thế giới. Nhìn vào chính cuộc sống của mình, họ nhận ra rằng cái ác không chỉ đến từ “bên ngoài”, không phải lúc nào cũng là lỗi của người khác, không cần phải “bịa ra” đối phương để chống lại, và để khỏi phải nhìn vào bên trong mình. Họ nhận ra rằng cái ác đến từ bên trong, trong cuộc đấu tranh nội tâm mà tất cả chúng ta đều trải qua.

Tuy nhiên, dụ ngôn đặt ra một câu hỏi: Khi thấy “lúa mì” và “cỏ lùng” sống cạnh nhau trên đời, chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên phản ứng như thế nào? Trong trình thuật, những người đầy tớ muốn nhổ cỏ ngay lập tức (xem câu 28). Thái độ này xuất phát từ ý định tốt, nhưng lại bốc đồng và thậm chí hung hăng. Họ tự lừa dối mình khi nghĩ rằng họ có thể nhổ tận gốc cái ác bằng chính nỗ lực của mình để làm cho mọi thứ trở nên trong sạch. Thật vậy, chúng ta thường thấy bị cám dỗ tìm cách tạo ra một “xã hội thuần khiết” hay một “Giáo hội thanh khiết”, trong khi làm việc để đạt được sự thuần khiết này, chúng ta có nguy cơ thiếu kiên nhẫn, cố chấp, thậm chí bạo lực đối với những người lầm đường lạc lối. Bằng cách này, cùng với cỏ dại, chúng ta nhổ bật lúa mì tốt và ngăn cản mọi người tiến lên, phát triển và thay đổi. Thay vào đó, chúng ta hãy lắng nghe điều Chúa Giêsu nói: “Cả hai hãy cùng lớn lên cho đến mùa gặt” (Mt 13:30). Cái nhìn này của Thiên Chúa đẹp biết bao, đó là cách Người dạy chúng ta về lòng thương xót. Điều này mời gọi chúng ta kiên nhẫn với người khác, và – trong gia đình, trong Giáo hội và trong xã hội – đón nhận sự yếu đuối, chậm trễ và những hạn chế, không phải để chúng ta quen với chúng hay bào chữa cho chúng, nhưng để học cách hành động với sự tôn trọng, chăm sóc những hạt lúa tốt một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn. Chúng ta cũng phải nhớ rằng việc thanh tẩy tâm hồn và chiến thắng triệt để trên sự dữ về cơ bản là công việc của Thiên Chúa. Và chúng ta, vượt qua cám dỗ chia rẽ lúa mì với cỏ dại, được mời gọi để hiểu những cách thức và thời điểm tốt nhất để hành động.

Ở đây tôi nghĩ đến ông bà và những người già của chúng ta, những người đã đi xa trên hành trình của cuộc đời. Nếu họ nhìn lại, họ sẽ thấy rất nhiều điều tốt đẹp mà họ đã làm được. Ấy vậy mà họ cũng nhìn thấy những thất bại, sai lầm, những điều mà – như người ta nói – “nếu quay lại sẽ không làm như thế nữa”. Vậy mà hôm nay Chúa ban cho chúng ta một lời dịu dàng mời gọi chúng ta hãy thanh thản và kiên nhẫn đón nhận mầu nhiệm của cuộc đời, hãy để cho Người phán xét, chứ đừng sống một cuộc đời ân hận và hối hận. Như thể Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta: “Hãy nhìn vào hạt lúa tốt tươi đã nảy mầm dọc đường đời con và hãy để nó lớn lên, hãy phó thác mọi sự cho Ta, vì Ta luôn tha thứ: Cuối cùng, điều thiện sẽ mạnh hơn điều ác”. Tuổi già thực sự là một thời gian may mắn, vì đó là mùa để được hòa giải, một thời gian để dịu dàng nhìn vào ánh sáng đã chiếu rọi bất chấp bóng tối, tin tưởng vào hy vọng rằng lúa mì tốt lành do Chúa gieo sẽ chiến thắng cỏ dại mà ma quỷ muốn gieo rắc trong lòng chúng ta.

Bây giờ chúng ta hãy chuyển sang dụ ngôn thứ hai. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước Trời là công trình của Thiên Chúa âm thầm hành động trong dòng lịch sử, đến mức dường như nhỏ bé và vô hình, giống như một hạt cải nhỏ bé. Tuy nhiên, khi hạt giống này lớn lên, “nó là cây lớn nhất trong các bụi cây và trở thành cây, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được” (Mt 13:32). Thưa anh chị em, cuộc sống của chúng ta cũng giống như vậy, vì chúng ta đến thế gian quá nhỏ bé; chúng ta trở thành người lớn, rồi già đi. Lúc đầu chúng ta giống như một hạt giống nhỏ; sau đó chúng ta được nuôi dưỡng bởi những hy vọng, và những kế hoạch và ước mơ của chúng ta thành hiện thực, điều đẹp đẽ nhất trong số đó trở thành giống như cái cây không sống cho chính nó mà mang bóng mát cho tất cả những ai khao khát nó và cung cấp không gian cho những ai muốn xây tổ ở đó. Như vậy, những người cùng lớn lên trong dụ ngôn này cuối cùng là cái cây trưởng thành và những chú chim nhỏ.

Ở đây tôi nghĩ về ông bà của chúng ta: những cái cây xanh tươi này đẹp làm sao, trên những “cành” của họ, con cháu xây “tổ ấm” của riêng chúng, học được hơi ấm gia đình và cảm nhận được sự dịu dàng của một cái ôm. Đây là về việc cùng nhau phát triển: cái cây xanh tươi và những đứa trẻ cần một cái tổ ấm, ông bà với con cháu của họ, người già với người trẻ. Anh chị em, chúng ta cần biết bao một mối dây liên kết mới giữa người trẻ và người già, để nhựa sống của những người có kinh nghiệm sống lâu năm phía sau họ sẽ nuôi dưỡng những mầm hy vọng của những người đang lớn lên. Trong sự trao đổi hiệu quả này, chúng ta có thể học được vẻ đẹp của cuộc sống, xây dựng một xã hội huynh đệ, và trong Giáo hội có thể gặp gỡ nhau và đối thoại giữa truyền thống và sự mới mẻ của Thần Khí.

Cuối cùng là dụ ngôn thứ ba, men và bột cùng mọc lên (x. Mt 13,33). Sự trộn lẫn này làm cho toàn bộ bột nổi lên. Chúa Giêsu dùng động từ “trộn lẫn”. Điều này nhắc nhở chúng ta về “nghệ thuật” hay “thần bí” của việc “sống cùng nhau, hòa nhập và gặp gỡ, ôm ấp và nâng đỡ nhau… Đi ra khỏi chính mình và kết hợp với người khác” (Niềm Vui Tin Mừng, 87). Đó là con đường vượt qua chủ nghĩa cá nhân và ích kỷ, để xây dựng một thế giới nhân bản và huynh đệ hơn. Thật vậy, hôm nay lời Chúa mời gọi chúng ta hãy cảnh giác để không gạt người già ra bên lề gia đình hay trong cuộc sống của mình. Chúng ta hãy cẩn thận để những thành phố đông đúc của chúng ta không trở thành “trung tâm của sự cô đơn”; nền chính trị được kêu gọi để đáp ứng nhu cầu của những người mong manh nhất, không bao giờ quên người già và cũng không cho phép thị trường trục xuất họ như một “sự lãng phí không sinh lời”. Mong sao chúng ta đừng đuổi theo những điều không tưởng về hiệu quả và hiệu suất ở tốc độ tối đa, kẻo chúng ta không thể chậm lại để đồng hành cùng những người đang cố gắng theo cho kịp. Xin vui lòng, chúng ta hãy hòa nhập và cùng nhau phát triển.

Thưa anh chị em, lời Chúa mời gọi chúng ta đừng tách rời, khép kín hay nghĩ rằng mình có thể làm một mình, nhưng hãy cùng nhau phát triển. Chúng ta hãy lắng nghe nhau, nói chuyện với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đừng quên ông bà hoặc những người lớn tuổi, vì chúng ta thường được nâng đỡ, trở lại đúng hướng, cảm thấy được yêu thương và được chữa lành bên trong, tất cả chỉ nhờ cái vuốt ve của họ. Họ đã hy sinh vì chúng ta, và chúng ta không thể để họ nằm ngoài danh sách ưu tiên của chúng ta. Hãy cùng nhau phát triển, cùng nhau tiến bước. Xin Chúa chúc lành cho cuộc hành trình của chúng ta!


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Táo bạo: Ukraine tấn công Bộ Quốc Phòng Nga ở Moscow. Kho đạn Crimea nổ long trời, di tản khẩn cấp
VietCatholic Media
16:59 24/07/2023


1. Ngoại trưởng Blinken nhận định: Ukraine đạt cột mốc quan trọng trong việc giành lại lãnh thổ từ Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Reaches Major Milestone in Retaking Territory From Russia: Blinken”, nghĩa là “Ngoại trưởng Blinken nhận định: Ukraine đạt cột mốc quan trọng trong việc giành lại lãnh thổ từ Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Ukraine đã vượt qua một cột mốc quan trọng trong nỗ lực giành lại vùng đất bị lực lượng Nga xâm lược.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã kéo dài gần 17 tháng và theo hầu hết các tính toán, đã không hoàn thành được nhiều điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin hy vọng. Các lực lượng xâm lược vẫn chiếm một phần lãnh thổ đáng kể, đặc biệt là ở khu vực Donbas ở miền Đông Ukraine, nơi là trung tâm của cuộc xung đột, nhưng với cuộc phản công của quân đội Ukraine hiện đang được tiến hành tốt, tiến bộ đáng kể đang được thực hiện để chiếm lại vùng đất đó.

Phát biểu hôm Chúa Nhật, Blinken tuyên bố rằng toàn bộ tham vọng xâm lược của Nga “đã thất bại từ lâu” và báo cáo rằng khoảng một nửa số lãnh thổ bị tạm chiếm đã bị Ukraine chiếm lại, đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc phản công của nước này vẫn đang ở giai đoạn đầu.

Blinken nói: “Xét về những gì Nga muốn đạt được, những gì Putin muốn đạt được, họ đã thất bại. Họ đã thua rồi. Mục tiêu là xóa Ukraine khỏi bản đồ thế giới, loại bỏ độc lập, chủ quyền của nước này và sáp nhập nước này vào Nga. Điều đó đã thất bại từ lâu rồi.”

Ông nói tiếp: “Bây giờ Ukraine đang trong cuộc chiến giành lại nhiều đất đai hơn mà Nga đã chiếm giữ. Ukraine đã được lấy lại khoảng 50 phần trăm những gì đã bị chiếm đoạt ban đầu. Bây giờ họ đang trong một cuộc chiến rất khó khăn để lấy lại nhiều hơn. Đây vẫn là những ngày tương đối sớm của cuộc phản công.”

Nhìn chung, Blinken bày tỏ sự lạc quan về triển vọng của Ukraine tiến tới cuộc phản công và mục tiêu giành lại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm, đồng thời thừa nhận rằng nhiệm vụ ngày càng trở nên khó khăn. Trong khi quân đội Ukraine có thể khởi động chiến dịch một cách mạnh mẽ, thì các loại đạn dược đang cạn kiệt và các bãi mìn của Nga đã làm chậm tiến độ của họ một cách đáng kể. Ngoại trưởng ước tính rằng quá trình này có thể tiếp tục trong “vài tháng” tới.

“Người Nga đã thiết lập hệ thống phòng thủ mạnh mẽ, nhưng tôi tin rằng với trang thiết bị và sự hỗ trợ mà họ hiện nhận được từ hơn 50 quốc gia, với sự huấn luyện mà lực lượng của họ đã nhận được, và nhiều lực lượng đã được huấn luyện vẫn chưa tham gia đầy đủ vào cuộc chiến này, và có thể hơn bất cứ điều gì khác, với thực tế là không giống như người Nga, người Ukraine đang chiến đấu vì đất đai, vì tương lai, vì đất nước, vì tự do của họ,” Blinken nói thêm. “Tôi nghĩ đó là yếu tố quyết định, và điều đó sẽ diễn ra.”

Newsweek đã liên hệ với các quan chức Ukraine và các chuyên gia quốc phòng nước ngoài qua email để bình luận.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy là một trong những nhân vật Ukraine đã thừa nhận rằng cuộc phản công đang tiến triển “chậm hơn mong muốn”, mặc dù ông và những người khác đã thúc giục sự kiên nhẫn.

Kể từ khi chiến dịch bắt đầu vào đầu tháng 6, Ukraine tuyên bố đã giải phóng 8 khu định cư và hơn 80 dặm vuông lãnh thổ. Những người bảo vệ Nga đã tỏ ra ngoan cường, ngay cả trong bối cảnh có những báo cáo về nguồn cung hạn chế nghiêm trọng do các cuộc tấn công sâu rộng của Ukraine, cũng như các vấn đề về tinh thần và tham nhũng dai dẳng trong cơ cấu quân đội.

2. Ukraine tấn công vào Bộ Quốc Phòng Nga ở Thủ đô Mạc Tư Khoa và trung tâm tấn công mạng của Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “New Drone Strikes on Moscow Target Defense, Cyber Operations Hubs”, nghĩa là “Những cuộc tấn công mới bằng máy bay không người lái vào Bộ Quốc Phòng Nga ở Mạc Tư Khoa và các trung tâm tấn công mạng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Nga cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa do Ukraine thực hiện mà họ cáo buộc là “khủng bố quốc tế”.

Truyền thông Nga đưa tin, hai máy bay không người lái mang theo chất nổ đã tấn công các tòa nhà ở trung tâm thủ đô vào khoảng 4 giờ sáng thứ Hai, gây hư hại và thổi bay các cửa sổ.

Hãng tin 112 của Nga đưa tin rằng mái của một tòa nhà hai tầng trên đường Komsomolsky Prospect đã bị phá hủy và cửa sổ của một tòa nhà đối diện bị vỡ.

Nhà báo điều tra Christo Grozev đã tweet rằng điều quan trọng là cuộc tấn công diễn ra ngay đối diện trụ sở của các trung tâm hoạt động mạng của cơ quan tình báo quân sự nước ngoài, gọi tắt là GRU, cũng như các đơn vị quân đội khác.

Hãng thông tấn Tass đưa tin, kính từ tầng 17 và 18 của một trung tâm thương mại trên Đại lộ Likhachev đã bị vỡ nát trong cuộc tấn công khác.

Một video trên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một máy bay không người lái tiếp tục vo ve trên bầu trời Mạc Tư Khoa trong khi các cảnh quay khác cho thấy những thiệt hại do cuộc tấn công gây ra.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái là “một nỗ lực của chế độ Kyiv nhằm thực hiện một cuộc tấn công khủng bố” nhưng các máy bay không người lái đã bị ngăn chặn.

Thị trưởng thành phố Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết không có ai bị thương. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói với đài truyền hình nhà nước RTVI rằng vụ việc này là “một hành động khủng bố quốc tế.”

Các quan chức Ukraine thường e dè về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Nga, ám chỉ rằng họ đứng sau các cuộc tấn công mà không trực tiếp thừa nhận trách nhiệm. Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trước đó vào Mạc Tư Khoa nhằm vào Điện Cẩm Linh đã diễn ra vào ngày 3 tháng 5 trước khi Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng.

Tuy nhiên, lần này đích thân phó Thủ tướng Ukraine, kiêm Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số, Mykhailo Fedorov, đã lên tiếng khẳng định Ukraine đứng sau vụ tấn công vào Mạc Tư Khoa và bán đảo Crimea.

Nhà lãnh đạo Crimea do Nga bổ nhiệm, ông Sergey Aksyonov, cho biết hôm thứ Hai rằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây ra những vụ nổ tại một kho đạn dược ở khu vực Dzhankoi của bán đảo bị tạm chiếm.

Aksyonov cho biết lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 11 máy bay không người lái và người dân địa phương trong các ngôi làng trong vòng 5km xung quanh vụ nổ đã được di tản.

Các cuộc tấn công diễn ra sau lời cảnh báo từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng sẽ có “sự trả đũa” đối với cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào cảng Odesa ở Hắc Hải khiến hai người thiệt mạng và làm hư hại nặng nhà thờ chính tòa Chính Thống Giáo được UNESCO công nhận.

Các giáo sĩ đã giải cứu các bức ảnh từ đống đổ nát bên trong nhà thờ đã bị phá hủy dưới thời nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin vào năm 1936 và được xây dựng lại vào những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ.

Kyiv cho biết việc phá hủy Nhà thờ Chúa Cứu thế và nhà thờ Chúa Biến hình Chính thống dưới sự bảo vệ của UNESCO ở trung tâm thành phố là một “tội ác chiến tranh sẽ không bao giờ bị lãng quên và tha thứ”.

3. Nga đóng cửa cầu Crimea năm lần khi một kho đạn khác bị nổ tung

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Shuts Down Crimea Bridge Five Times as Another Ammo Depot Blown Up”, nghĩa là “Nga đóng cửa cầu Crimea năm lần khi một kho đạn khác bị nổ tung.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Nga đã buộc phải đóng cửa cây cầu chiến lược Kerch nối nước này với Crimea lần thứ 5 sau các cuộc tấn công vào một kho đạn dược.

Nhà lãnh đạo Crimea do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, ông Sergei Aksyonov, cho biết hôm thứ Hai rằng lực lượng phòng không đã bắn hạ 11 máy bay không người lái của Ukraine trên bán đảo Hắc Hải và một kho đạn dược ở khu vực Dzhankoi đã bị tấn công.

Cầu Eo biển Kerch - một tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng của Nga - đã bị tấn công trong một cuộc không kích vào ngày 17 tháng 7, và đã bị đóng cửa nhiều lần trong vài ngày qua. Theo hãng thông tấn nhà nước Interfax, nó đã bị cấm lưu thông hai lần vào thứ Bảy, một lần vào Chúa Nhật và hai lần vào sáng thứ Hai theo giờ địa phương.

Aksyonov cho biết hôm thứ Hai rằng các nhà chức trách đang nỗ lực di tản cư dân khỏi các ngôi làng nằm trong bán kính 5 km từ kho đạn dược đang nổ dữ dội ở khu vực phía bắc Dzhankoi. Ông cho biết không ai bị thương trong vụ việc.

Ngày 19/7, các vụ nổ mạnh đã làm rung chuyển một khu huấn luyện quân sự ở Crimea, thuộc quận Kirovske của bán đảo. Hơn 2.000 cư dân của bốn khu định cư ở Crimea đã được di tản vào thời điểm đó.

Và vào ngày 22 tháng 7, Ukraine cho biết các lực lượng của họ đã phá hủy một kho chứa dầu và các kho quân sự của Nga ở quận Oktyabrsky trung tâm của Crimea.

Những cuộc tấn công này diễn ra sau khi Mạc Tư Khoa đổ lỗi cho Ukraine về các cuộc tấn công vào cây cầu Kerch khiến một phần của cấu trúc bị sập.

Một số phương tiện truyền thông Ukraine, bao gồm cả Ukrainska Pravda, trích dẫn một nguồn giấu tên trong Cơ quan An ninh Ukraine nói rằng cuộc tấn công vào cây cầu Crimea là một hoạt động đặc biệt của Cơ quan An ninh Ukraine và lực lượng hải quân.

Bộ trưởng chuyển đổi kỹ thuật số của Ukraine, Mykhailo Fedorov, sau đó, cho biết cây cầu đã bị “thuyền không người lái hải quân” tấn công.

Cầu đường bộ và đường sắt, được xây dựng sau khi Nga sáp nhập Crimea, trước đó đã bị hư hại trong một vụ nổ vào tháng 10 năm 2022.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Sáu cho biết cây cầu Kerch là mục tiêu hợp pháp, do nó được Nga sử dụng làm tuyến đường tiếp tế quân sự trong cuộc chiến kéo dài 17 tháng.

Ông nói: “Đây là con đường được sử dụng để cung cấp đạn dược cho chiến tranh và việc này được thực hiện hàng ngày.”

Căng thẳng đang ở mức cao tại bán đảo Hắc Hải khi Kyiv thực hiện cuộc phản công nhằm chiếm lại lãnh thổ bị lực lượng Nga chiếm giữ.

Zelenskiy đã tuyên bố sẽ lấy lại Crimea, nơi bị Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập vào năm 2014.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.

4. Nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko nói quân Wagner muốn tiến đánh Ba Lan

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Wants to March on Poland, Putin Ally Warns”, nghĩa là “Tập đoàn Wagner muốn hành quân đến Ba Lan, đồng minh của Putin cảnh báo.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân

Trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm Chúa Nhật, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã cảnh báo rằng Tập đoàn Wagner muốn hành quân đến Ba Lan.

Putin đã trục xuất Tập đoàn Wagner, một đơn vị bán quân sự trước đây đã chiến đấu bên cạnh quân đội của ông ở Ukraine, tới Belarus sau một cuộc binh biến do lãnh đạo Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin cố gắng chống lại giới lãnh đạo quân sự của Mạc Tư Khoa vào tháng trước. Việc chuyển giao làm dấy lên mối lo ngại về sự ổn định trên khắp Đông Âu, bao gồm cả Ba Lan, nơi có chung đường biên giới phía đông bắc quan trọng chiến lược với Belarus. Quân đội Ba Lan đã chuyển quân đến gần biên giới Belarus trong bối cảnh có các mối đe dọa rằng Tập đoàn Wagner có thể cố gắng chiếm Suwalki Gap và cắt đứt các quốc gia vùng Baltic với phần còn lại của Âu Châu.

Khu vực Suwałki, một dải đất nhỏ nhưng có tầm quan trọng chiến lược trong lãnh thổ Ba Lan nằm giữa Nga và vùng Kaliningrad, từ lâu đã trở thành một điểm khó khăn đối với Mạc Tư Khoa.

Lukashenko, một đồng minh thân cận của Putin trong cuộc xâm lược Ukraine, người đã giúp dàn xếp một thỏa thuận với Prigozhin để chấm dứt âm mưu nổi dậy của Wagner, cho biết các nhà lãnh đạo của nhóm bán quân sự hiện đang muốn tấn công Ba Lan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO.

“Có lẽ tôi không nên nói ra, nhưng tôi sẽ nói. Các chiến binh Wagner bắt đầu gây căng thẳng cho chúng tôi. Họ nói với chúng tôi rằng 'Chúng tôi muốn đến phương Tây. Hãy để chúng tôi đi,’” Lukashenko nói với Putin trong một cuộc họp ở St. Petersburg.

“Tại sao các bạn cần phải đi đến phương Tây? 'Chà, hãy thực hiện một chuyến du ngoạn tới Warsaw, tới Rzeszow,'“ Lukashenko nói. “Như đã thỏa thuận, tôi giữ họ ở trung tâm của Belarus.”

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ba Lan và NATO để xin bình luận qua email.

Video về những nhận xét của Lukashenko đã được dịch và đăng lên Twitter vào sáng Chúa Nhật bởi Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine.

Javed Ali, giáo sư Đại học Michigan chuyên về chính sách quốc tế và ngoại giao, nói với Newsweek vào sáng Chúa Nhật rằng nhận xét của Lukashenko dường như “giống như một lời đe dọa trống rỗng” mà NATO và tình báo “có thể phát hiện trước bất kỳ cuộc xâm nhập nào có thể xảy ra”.

“Sau cuộc binh biến thất bại của Tập đoàn Wagner ở Nga vài tuần trước và việc tái định vị các phần tử của Tập đoàn Wagner ở Belarus, một cuộc tấn công vào Ba Lan hoặc bất kỳ quốc gia NATO nào xung quanh sẽ cực kỳ khiêu khích và kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung theo Điều 5 có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho các chiến binh của Tập đoàn Wagner nếu họ thực hiện một nỗ lực như vậy,” Ali nói.

Ông nói thêm rằng bình luận của Lukashenko “phù hợp với những luận điệu khoa trương khác của Tổng thống Putin trong cuộc xung đột Ukraine về các cuộc tấn công và mối đe dọa khác không bao giờ thành hiện thực.”

Nhận xét của Lukashenko được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Ba Lan vốn căng thẳng từ lâu, thậm chí còn trở nên căng thẳng hơn trong những ngày gần đây khi Ba Lan chuyển quân đến gần biên giới Belarus, và việc Putin cáo buộc Ba Lan, mà không có bằng chứng rằng Ba Lan muốn kiểm soát “vùng đất lịch sử” của họ, mà theo ông bao gồm Ukraine và Belarus.

Đầu tháng 7, nhà lập pháp Nga Andrey Kartapolov đề nghị Putin gửi Tập đoàn Wagner đến Belarus để chuẩn bị tấn công Ba Lan nhằm giành quyền kiểm soát Suwalki trong một lần xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga.

Kartapolov nói: “Rõ ràng là Wagner PMC đã đến Belarus để huấn luyện Lực lượng Vũ trang Belarus. Có một thứ gọi là Hành lang Suwałki. Bạn biết rất rõ nó là gì. Nếu có chuyện gì xảy ra, chúng ta rất cần Hành lang Suwałki này.”

Daniel Fried, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan và là thành viên xuất sắc tại Trung tâm Âu Châu của Hội đồng Đại Tây Dương, trước đây đã nói với Newsweek rằng Tập đoàn Wagner “không có cơ hội” tấn công thành công Ba Lan do sức mạnh của quân đội Ba Lan và sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Hơn nữa, một cuộc tấn công chống lại Ba Lan sẽ nhận được phản ứng từ liên minh quân sự NATO, vì Điều 5 của hiệp ước thành lập quy định rằng một cuộc tấn công chống lại một thành viên NATO sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả.

5. Máy bay không người lái bị bắn rơi gần khu liên hợp Bộ Quốc phòng Nga ở Mạc Tư Khoa

Một trong những máy bay không người lái được phát hiện ở Mạc Tư Khoa hôm thứ Hai đã bị bắn hạ gần một khu phức hợp của Bộ Quốc phòng Nga. Cảnh quay trên mạng xã hội về hậu quả, được CNN xác minh, cho thấy những thiệt hại đối với một trong các tòa nhà của Bộ Quốc Phòng Nga.

Một trong những tòa nhà bị hư hại trong đoạn phim định vị địa lý của CNN là nơi đặt dàn nhạc quân sự của Bộ Quốc phòng Nga.

Theo nhiều nguồn tin phương Tây, khu vực này cũng có Cơ quan tình báo quân sự nước ngoài của Nga, gọi tắt là GRU, đơn vị 26165, chuyên thực hiện các hoạt động mạng. Nó cũng ở gần Trung tâm quản lý quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nga.

Nhà chức trách Nga cho biết máy bay không người lái đã tấn công hai tòa nhà phi dân cư ở Mạc Tư Khoa vào đầu giờ sáng thứ Hai và bị lực lượng phòng thủ ở đó “ngăn chặn”, đồng thời mô tả vụ việc là một cuộc tấn công khủng bố.

6. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố Nga và Trung Quốc đã kết thúc cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Nhật Bản, khi hai đồng minh tìm cách tăng cường quan hệ quân sự.

Hai nước có chung mong muốn chống lại quyền bá chủ của Mỹ, đã xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực quân sự kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công Ukraine vào năm ngoái, một động thái mà Trung Quốc không lên án, AFP đưa tin.

Bộ Quốc phòng Nga trước đó cho biết mục tiêu chính của cuộc tập trận mới nhất, bắt đầu từ thứ Năm vừa qua, là nhằm “tăng cường hợp tác hải quân” giữa hai nước và “duy trì ổn định và hòa bình ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương”.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết:

“Cuộc tập trận hải quân chung Nga-Trung... đã kết thúc ở Biển Nhật Bản,” quân đội Nga cho biết hôm nay. “Khoảng 20 cuộc diễn tập chiến đấu đã được thực hiện... bao gồm cả việc phối hợp bắn pháo vào các mục tiêu trên biển, ven biển và trên không.”

Tháng trước, Trung Quốc và Nga đã thực hiện một cuộc tuần tra chung trên không ở biển Nhật Bản và biển Hoa Đông, khiến Hàn Quốc triển khai chiến binh để đề phòng.

7. Bộ trưởng Ukraine nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công ở Mạc Tư Khoa và bán đảo Crimea

Một quan chức an ninh Ukraine đã tuyên bố Kyiv chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tấn công thủ đô Mạc Tư Khoa và Crimea của Nga vào sáng ngày thứ Hai.

“Máy bay không người lái đã tấn công thủ đô của lũ Orc và Crimea”, Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Chuyển đổi kỹ thuật số Ukraine, cho biết như trên hôm thứ Hai. Ông nhấn mạnh rằng tác chiến điện tử và phòng không ngày càng ít có khả năng bảo vệ bầu trời của quân xâm lược.

“Dù bất cứ điều gì xảy ra, sẽ có nhiều hơn nữa,” anh ta nói thêm.

Bộ của Fedorov phụ trách sáng kiến “Đội quân máy bay không người lái” của Ukraine, và chịu trách nhiệm lên kế hoạch mua sắm máy bay không người lái của chính phủ.

Ukraine gần như chưa bao giờ công khai nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công xảy ra trên đất Nga hoặc trên các vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong suốt cuộc chiến, nhưng gần đây đã thừa nhận vai trò của mình trong vụ nổ cầu Crimea vào tháng 10.

Chuyện gì đã xảy ra? Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã phóng 17 máy bay không người lái về phía Crimea từ đêm Chúa Nhật đến sáng thứ Hai. Một kho đạn của Nga bị máy bay không người lái Ukraine tấn công ở Crimea đã phát nổ liên tiếp trong nhiều giờ.

Trong khi đó ở Nga, các máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công hai tòa nhà phi dân cư ở Mạc Tư Khoa vào đầu giờ sáng thứ Hai và bị lực lượng phòng thủ ở đó “ngăn chặn”, chính quyền Nga cho biết như trên, mô tả vụ việc là một cuộc tấn công “khủng bố”.

8. Quan chức do Nga cài đặt nói đường cao tốc và đường sắt Crimea bị đình chỉ sau các cuộc tấn công của Ukraine

Giao thông trên đường sắt và đường cao tốc tại một số khu vực của Crimea đã bị đình chỉ “vì lý do an toàn” sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào cơ sở hạ tầng giao thông, ông Sergey Aksyonov, thống đốc bán đảo Crimea được Mạc Tư Khoa bổ nhiệm cho biết hôm thứ Hai.

Theo Aksyonov, phần phía bắc của bán đảo Crimea bị tạm chiếm đã bị ảnh hưởng nặng nề, với các tuyến đường sắt của quận Dzhankoi và đường cao tốc Dzhankoi-Simferopol bị đóng cửa.

Ông nói thêm rằng cư dân trong bán kính 5 km từ nơi xảy ra vụ nổ ở quận Dzhankoi “được di tản đến các trung tâm lưu trú tạm thời.”

Ông cho biết thêm, không có thương vong nào được báo cáo trong vụ tấn công.

Aksyonov trước đó nói rằng các cuộc tấn công của Ukraine đã tấn công Crimea từ đêm thứ Hai, làm hư hại một kho đạn dược ở bán đảo.

9. Phân tích: Vụ tấn công Odesa cho thấy thành phố dễ bị tổn thương trước một số loại hỏa tiễn

Cuộc tấn công mới nhất vào Odesa cho thấy một số loại hỏa tiễn của Nga gần như không thể bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ.

Lực lượng Không quân của Kyiv cho biết Nga đã bắn 5 loại hỏa tiễn khác nhau vào thành phố cảng trong đêm Chúa Nhật, trong đó lực lượng phòng không đã hạ gục tất cả 4 hỏa tiễn hành trình Kalibr và cả 5 hỏa tiễn hành trình Iskander K.

Tuy nhiên, hệ thống phòng thủ của Ukraine không đánh chặn được bất kỳ hỏa tiễn nào trong số 5 hỏa tiễn hành trình Oniks và 3 hỏa tiễn chống hạm Kh-22 bắn vào thành phố, ngoài 2 hỏa tiễn đạn đạo loại Iskander-M.

Phát biểu vào tuần trước, phát ngôn nhân Lực lượng Không quân Yurii Ihnat giải thích rằng tốc độ và quỹ đạo của hỏa tiễn Oniks và Kh-22 khiến chúng rất khó bị đánh chặn.

Ông nói, hỏa tiễn Oniks “được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện đường thủy, đặc biệt là tàu bè. Nó bay với tốc độ hơn 3.000 km một giờ, có nghĩa là nó có tốc độ cao. Khi tấn công mục tiêu, hỏa tiễn có thể bay ở độ cao 10-15m so với mặt nước để tiêu diệt tàu, điều này gây khó khăn cho việc phát hiện và bị phòng không bắn hạ”.

Ihnat cho biết các phương pháp tác chiến điện tử có thể đạt được một số thành công nhất định trong việc chống lại các hỏa tiễn này, buộc chúng phải thay đổi hướng đi, nhưng điều Ukraine thực sự cần là nhiều hệ thống phòng không hơn như hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất và các hệ thống SAMP-T của Âu Châu.

10. Ukraine tái chiếm được nhiều lãnh thổ trong khu vực Bakhmut

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 24 tháng Bẩy, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân xâm lược tiếp tục tập trung nỗ lực chính vào các trục Kupiansk, Lyman, Bakhmut, Avdiivka và Mariinka, các cuộc chiến khốc liệt vẫn tiếp diễn.

Cô nói: “Quân xâm lược đồng loạt tấn công trên nhiều trục, định hất quân ta ra khỏi vị trí nhưng bị kháng cự mãnh liệt”.

Trên trục Bakhmut, một cuộc tấn công thành công đã được thực hiện ở sườn phía nam, và bây giờ quân đội của chúng ta tiếp tục tiến lên theo hướng đó một cách dần dần nhưng tự tin.

Do cải thiện được vị trí tác chiến thuật và cũng cố sự liên kết của tiền tuyến trên trục Bakhmut, lãnh thổ rộng 4 km vuông đã được giải phóng. Nhìn chung, trong cuộc tiến công theo hướng này, diện tích giải phóng là 35 km vuông.

Ở sườn phía bắc của Bakhmut, giao tranh vẫn tiếp diễn, tình hình không thay đổi.

Nhìn chung ở hướng Bakhmut, quân Nga đang ở thế phòng thủ. Người Nga đang cố gắng hết sức để không mất thành phố Bakhmut vào tay quân Ukraine. Tuy nhiên, họ phải trả giá rất lớn.

Trong 24 giờ qua, 660 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 11 xe tăng, 13 xe thiết giáp, 17 hệ thống pháo, 1 hệ thống phòng không và 10 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 24 Tháng Bẩy, khoảng 242.620 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 4.162 xe tăng, 8.118 xe thiết giáp, 4.675 hệ thống pháo, 697 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 452 hệ thống phòng không, 315 chiến đấu cơ, 310 trực thăng, 3.963 máy bay không người lái chiến thuật, 1.307 hỏa tiễn hàng trình, 18 tàu chiến, 7.182 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 698 thiết bị chuyên dụng.

11. Theo các báo cáo, Nga đang xem xét cách cung cấp ngũ cốc cho Phi Châu và loại bỏ Ukraine sau khi Mạc Tư Khoa rút khỏi sáng kiến Hắc Hải.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin cho biết hôm thứ Sáu rằng Mạc Tư Khoa “hiểu mối quan ngại của các nước Phi Châu” về sự sụp đổ của thỏa thuận ngũ cốc và rằng nước này đang “làm việc trên các tuyến đường mới để cung cấp ngũ cốc”.

Theo một bản ghi nhớ dự thảo về một kế hoạch trước đây mà Financial Times đã xem, Nga sẽ gửi ngũ cốc tới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sẽ phân phối nguồn cung cấp cho “các quốc gia có nhu cầu”. Nó sẽ được Qatar thanh toán trên cơ sở nhân đạo, mặc dù vẫn chưa rõ liệu tất cả các bên đã từng ký kết bất kỳ thỏa thuận tiềm năng nào về nguyên tắc hay chưa. Tuy nhiên, Qatar từ chối bình luận về câu chuyện của Financial Times.

Một nhà ngoại giao Ukraine cho biết họ đã nhìn thấy một “bản ghi nhớ ba bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Qatar”.

Nga có thể thúc đẩy đề xuất này tại một hội nghị thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Phi Châu ở St Petersburg vào tuần tới.

12. Ngoại trưởng Ukraine thảo luận về an ninh lương thực với các nhà lãnh đạo Phi Châu sau sự sụp đổ của thỏa thuận ngũ cốc

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đang thăm Guinea Xích đạo để thảo luận về an ninh lương thực ở Phi Châu gần hai tuần sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận quan trọng cho phép các tàu chở ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine đi qua an toàn.

Giới chuyên gia và các nhà lãnh đạo thế giới đã cảnh báo việc Nga rời bỏ thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải có thể gây nguy hiểm cho nguồn lương thực của nhiều nơi trên thế giới.

Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết trong một tuyên bố rằng chuyến thăm của ông Kuleba tới Guinea Xích đạo sẽ là chuyến thăm đầu tiên trong lịch sử quan hệ ngoại giao của hai nước.

Kuleba dự kiến sẽ “tổ chức các cuộc hội đàm với lãnh đạo đất nước về phát triển quan hệ song phương, tăng khối lượng thương mại, bảo đảm an ninh lương thực ở Phi Châu và hỗ trợ Công thức Hòa bình của Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy”.

Một số bối cảnh: Thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải đã cho phép xuất khẩu gần 33 triệu tấn lương thực qua các cảng của Ukraine, theo dữ liệu từ Liên Hiệp Quốc. Sự sụp đổ của hiệp ước có nguy cơ đẩy giá lương thực lên cao đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới và đẩy hàng triệu người vào cảnh đói kém.

Trước chiến tranh, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm trên toàn cầu, chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Ukraine là một trong ba nhà xuất khẩu lúa mạch, ngô và dầu hạt cải hàng đầu thế giới, Gro Intelligence, một công ty dữ liệu nông nghiệp cho biết như trên. Theo Liên Hiệp Quốc, đây cũng là nước xuất khẩu dầu hướng dương lớn nhất, chiếm 46% lượng xuất khẩu của thế giới.

13. Các quan chức cho biết ít nhất 25 di tích kiến trúc ở Odesa bị hỏa tiễn Nga làm hư hại chỉ sau một đêm

Theo thông tin sơ bộ từ một quan chức địa phương, ít nhất 25 di tích kiến trúc ở thành phố cảng Odesa của Ukraine đã bị hỏa tiễn Nga làm hư hại chỉ sau một đêm.

Ông Oleh Kiper, nhà lãnh đạo cơ quan quản lý quân sự của khu vực, cho biết Nga “cố tình nhắm hỏa tiễn của họ vào trung tâm thành phố lịch sử Odesa”, nơi được bảo vệ bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là UNESCO.

Kiper nói: “Mọi thứ được xây dựng bằng công sức chăm chỉ của các kiến trúc sư vĩ đại giờ đang bị phá hủy bởi những kẻ bất nhân vô đạo”.

Trong số các tòa nhà bị hư hại có nhà thờ lớn nhất trong thành phố, nhà thờ Chính thống được gọi là Nhà thờ phượng Biến hình hoặc Nhà thờ Spaso-Preobrazhenskyi, được thánh hiến vào năm 1809. Nhà thờ đã bị phá hủy trong thời kỳ Xô Viết nhưng đã được xây dựng lại sau khi Ukraine trở thành một quốc gia độc lập.

Một số địa điểm văn hóa khác bao gồm Nhà của các nhà khoa học, còn được gọi là Cung điện của Bá tước Tolstoy và Đại lộ Zhvanetskyi, Thị trưởng Odesa Hennadii Trukhanov cho biết hôm Chúa Nhật, theo các quan chức Ukraine. Một số lâu đài lịch sử cũng bị hư hại.
 
WYD 2023: Hình ảnh ngoạn mục – Đi bộ hành hương đến Lisbon. Tình cảnh của ĐHY Louis Sako
VietCatholic Media
17:02 24/07/2023


1. Đức Hồng Y Sako dời đến thành phố Erbil trong khu vực tự trị của người Kurd

Chiều thứ Sáu, ngày 21 tháng Bảy vừa qua, Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Giáo Hội Công Giáo Canđê, đã tới thành phố Erbil, thủ phủ của miền tự trị Kurdistan, mạn bắc Iraq.

Đức Hồng Y Sako thông báo quyết định di chuyển Tòa Thượng Phụ từ thủ đô Baghdad về Erbil hôm 17 tháng Bảy vừa qua, sau khi Phủ Tổng thống Iraq ban hành nghị định mới, ngày 03 tháng Bảy vừa qua, bãi bỏ nghị định số 147 đã được ban hành mười năm trước đó, vào năm 2013, nhìn nhận Đức Louis Raphael Sako là Thượng phụ Giáo Hội Công Giáo Canđê ở Iraq. Thậm chí, hôm 14 tháng Bảy, Đức Hồng Y đã bị cảnh sát triệu tập và bị cáo là đã bán tài sản của Giáo hội một cách bất hợp pháp. Sau vụ này, Đức Hồng Y đã bay tới Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, để truyền chức giám mục, hôm Chúa nhật 16 tháng Bảy, cho cha Sabri Anar, Giám mục Giáo phận Dyabakir.

Khi từ Istanbul tới Erbil, Đức Hồng Y đã được các quan chức chính phủ miền Kurdistan đón tiếp. Trong cuộc họp báo nhân dịp này, Đức Hồng Y đã cám ơn ông Chủ tịch đảng Dân chủ Kurdistan Masoud Barzani, ông Chủ tịch miền này và Thủ tướng Masrour Barzani, vì mối quan tâm của họ đối với ngài. Ngài cũng bày tỏ đau buồn vì phải rời Baghdad vì Tổng thống Iraq đã gây ra bất công lớn đối với ngài, qua quyết định đàn áp ngài.

Bộ trưởng tôn giáo của miền Kurdistan, ông Pshtiwan Sadia, đã đại diện Thủ tướng chào đón Đức Hồng Y Thượng phụ. Ông nhấn mạnh rằng sự sống chung tại miền Kurdistan là một phát triển tích cực đối với Trung Đông và những cố gắng nghiêm túc đã được thực hiện để bảo tồn và thăng tiến sự sống chung ấy.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington, ông Matthew Miller, truyên bố hôm 18 tháng Bảy vừa qua, rằng: “Chúng tôi quan tâm vì vị thế của Đức Hồng Y như một vị lãnh đạo của Giáo hội vốn được tôn trọng, đã bị một số thành phần tấn công. Chúng tôi mong ngài sẽ trở về an toàn. Cộng đồng Kitô tại Iraq là một thành phần sinh động của căn tính Iraq và là thành phần chủ yếu trong lịch sử Iraq, về sự khác biệt và bao dung”. Sau vụ này, Bộ Ngoại giao Iraq đã triệu Đại sứ Mỹ ở thủ đô Baghad để than phiền và phản đối tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.

2. Hướng đạo sinh Ba Lan đến WYD Lisbon qua con đường Thánh Giacôbê Tông đồ

Còn cách nào tốt hơn để chuẩn bị sống mãnh liệt kinh nghiệm hiệp thông và phổ quát mà Ngày Giới trẻ Thế giới thể hiện cho bằng bước theo dấu chân của thánh Giacôbê tông đồ đến trung tâm cội nguồn thiêng liêng của Lục địa già?

Thực sự là để tham gia đầy đủ vào truyền thống sống động của Giáo hội mà 250 hướng đạo sinh trẻ người Ba Lan sẽ tập trung tại Lộ Đức vào ngày 22 tháng 7 và lên đường đi qua các thị trấn và vùng nông thôn của Pháp, sau đó là Tây Ban Nha, đến Santiago de Compostela. Từ đó, họ sẽ đến Lisbon, nơi họ sẽ tham gia với tư cách tình nguyện viên tại Ngày Giới trẻ Thế giới từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8.

Mặc dù họ đang tham gia vào cuộc tụ họp toàn cầu quan trọng này để trải nghiệm một tình huynh đệ Kitô giáo vượt qua biên giới, nhưng những người trẻ này vẫn quyết tâm làm chứng cho đức tin sống động vốn là bản sắc của dân tộc Ba Lan - một dân tộc vẫn còn thấm nhuần đầy đủ di sản của người đồng hương của họ là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người khởi xướng sự kiện này.

Cuộc hành hương này, do Hướng đạo sinh Âu Châu tổ chức, sẽ tập hợp những người đi bộ từ 17 đến 19 tuổi từ khắp Ba Lan. Cũng mở cửa cho những người Công Giáo không phải là hướng đạo sinh, nhóm sẽ kết hợp các đơn vị nam và nữ, những người thường đi theo các hành trình quốc gia riêng biệt.

Sau chặng dừng chân đầu tiên ở Lộ Đức, các hướng đạo sinh sẽ đến thăm nhiều thị trấn lịch sử khác nhau ở Pháp và Tây Ban Nha, là một phần của hành trình Camino de Santiago, chẳng hạn như Bétharram, Arudy, Oloron-Sainte-Marie, Saint-Jean Pied-de-Port và Burgos, tất cả đều là nơi lưu giữ kho báu di sản Công Giáo của thế giới.

Các cuộc viếng thăm, thánh lễ, rước đuốc, và những buổi tối quây quần bên đống lửa trại sẽ mang lại ý nghĩa đặc biệt cho chuyến đi bộ kéo dài một tuần của họ, vốn sẽ được đánh dấu bằng “sự giản dị, khiêm tốn, tháo vát, tin tưởng vào sự che chở của Chúa và lòng tốt của con người,” như Jakub Rožek, chủ tịch Hướng đạo sinh Âu Châu tại Ba Lan, đã chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với tờ National Catholic Register. “Cuộc hành trình này là một bước đi vào những điều chưa biết, một cuộc phiêu lưu trên con đường Camino, con đường đã được thánh hóa qua hàng thế kỷ hành hương, bằng những lời cầu nguyện và niềm vui gặp gỡ Chúa qua thời gian cởi mở với khó khăn, khẩn cấp và gặp gỡ người khác. Đó là nơi bạn có thể hít thở và đắm mình trong sự đơn giản của công việc và nhịp điệu hàng ngày.”

Những người hành hương sẽ đến chặng cuối cùng của cuộc hành trình, Santiago de Compostela, nơi họ sẽ tham dự Thánh lễ tại nhà thờ chính tòa nổi tiếng vào tối ngày 27 tháng 7. Họ sẽ đến Lisbon bằng xe buýt vào ngày 29 tháng 7, để giúp sắp xếp các địa điểm cử hành Đại hội Giới trẻ Thế giới với các nhà tổ chức địa phương.

Hướng đạo sinh Ba Lan đến WYD Lisbon qua đường St.James


Source:National Catholic Register

3. Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ, nhân Ngày Thế giới Ông Bà và người Cao niên Lần thứ III

Lúc 10 giờ sáng, Chúa nhật, ngày 23 tháng Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân Ngày Thế giới các Ông Bà và người Cao niên lần thứ III, năm nay có chủ đề là: “Lòng thương xót của Chúa từ đời nọ đến đời kia” (Luca 1,50).

Thông cáo của Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống cho biết tham dự thánh lễ có hơn 6.000 người tham dự, trong đó có nhiều người cao tuổi đến từ nhiều nơi ở Ý: các ông bà được con cháu và thân nhân tháp tùng, những người cao tuổi từ các nhà dưỡng lão, cũng như nhiều người cao niên khác dấn thân trong đời sống giáo xứ, giáo phận và các hội đoàn.

Cuối thánh lễ, năm người cao tuổi, đại diện cho năm châu lục đã trao Thánh giá hành hương của Ngày Quốc tế Giới trẻ cho năm người trẻ chuẩn bị lên đường tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ lần thứ 37, được tiến hành tại Lisbon, Thủ đô Bồ Đào Nha, vào đầu tháng Tám sắp tới. Cử chỉ này tượng trưng sự thông truyền đức tín từ đời này sang đời khác, và đồng thời cũng muốn nói lên sự cam kết của các ông bà và người cao tuổi, cầu nguyện cho những người trẻ chuẩn bị khởi hành và đồng hành với họ với lời chúc lành. Đây là điều mà Đức Thánh Cha đã nhắn nhủ trong sứ điệp nhân Ngày Thế giới các Ông Bà và người Cao niên năm nay.

Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống cũng mời gọi các giáo phận trên thế giới cử hành Ngày Thế giới các Ông Bà và người Cao niên, với thánh lễ và các cuộc viếng thăm những người già đơn độc. Tòa Ân giải tối cao, theo Ủy nhiệm của Đức Thánh Cha, cũng ban ơn toàn xá cho những người thực hiện những cử chỉ bác ái này.

Trong dịp này, Hội đồng Giám mục Brazil đã tổ chức một thánh lễ tại Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Aparecida, với sự tham dự của những người cao tuổi; tại Canada, Hội đồng Giám mục đã phổ biến một video mời gọi những người trẻ viếng thăm người già lão tại các nhà dưỡng lão.

Ban tổ chức địa phương Ngày Quốc tế Giới trẻ Lisbon đã phát động sáng kiến, theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha, để cổ võ một chuỗi cầu nguyện của các ông bà và người cao tuổi để đồng thành với những người trẻ lên đường đi Lisbon.