Ngày 01-08-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 02/08: Thành kiến ngăn cản lòng Tin – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
00:17 01/08/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao? Và tất cả chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương và trong gia đình mình mà thôi.” Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 01/08/2024

36. Trong ba loại phương pháp là giảng dạy, khen ngợi và cầu nguyện, thì việc cầu nguyện là cao siêu nhất.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:28 01/08/2024
22. TƯƠNG HỘI PHẢI COI LỊCH

Lý Đới Nhân tính tình cổ hủ, vợ là Diêm Thị đang lúc tuổi thanh xuân nhưng đã ở riêng mỗi người một phòng, lại còn giao kèo, nói:

- “Tôi có hứng thì đến tương hội cùng ông.”

Một đêm nọ, tên đầy tớ đột nhiên đến báo:

- “Phu nhân kêu cổng muốn gặp ông.”

Lý Đới Nhân lấy trong giá sách xuống quyển “lịch bách kỷ” đến trước đèn tra cứu, rất kinh ngạc nói:

- “Mày chuyển lời của tao cho phu nhân biết, đêm nay có hà bá núp trong phòng ngủ, không thể tiến hành việc vợ chồng.”

Diêm Thị mắc cở đỏ mặt, vội vàng bỏ đi.

(Nhã Ngược)

Suy tư 22:

Người cổ hủ không nhất thiết là người dốt nát, người hủ lậu cũng không nhất định là người thông minh, nhưng họ là những người không thức thời, bởi vì họ thường cho mình là người đã đúng lắm rồi, nên không cần mở mắt ra để nhìn thiên hạ to lớn...

Cổ hủ là bảo vệ những tập tục nghi thức không còn phù hợp với thế giới ngày nay, cổ hủ cũng có nghĩa là khư khư giữ lấy cái mà người ta đã bỏ đi vì không cần thiết. Mê tín dị đoan là những nơi ẩn núp rất tốt cho thói cổ hủ, và là những cái cớ để cho người ta dễ bị lừa gạt vì thói cổ hủ của mình.

Có những người Ki-tô hữu vẫn còn những thói quen cổ hủ không thích hợp với lễ nghi của Giáo Hội, nên họ thường hay chỉ trích những lễ nghi rất phù hợp với thời đại mà không mất đi tính cách thánh thiêng của Giáo Hội; họ vẫn cho rằng Giáo Hội ngày nay cái gì cũng quá đơn giản mất đi tính cách truyền thống của ngày xưa, thế là họ không còn mặn mà với những ngày đi lễ nhà thờ.

Cổ hủ và hủ lậu cũng chỉ là một, cũng như ông chồng già coi ngày tháng khi vợ trẻ đến thăm, họ không nhìn thấy được nét thanh xuân và rất ý nghĩa của sự đổi mới ở trong Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, bởi vì đổi mới không phải do con người khởi sự, nhưng là do Thánh Thần Thiên Chúa khởi sự nơi con người, chỉ cần chúng ta khiêm tốn và nghe được ý của Thiên Chúa qua sự đổi mới là chúng ta sẽ không trở thành người cổ hủ, nhưng là trở nên người mới hoàn toàn trong ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Bánh Trường Sinh
Lm. Thái Nguyên
06:49 01/08/2024


BÁNH TRƯỜNG SINH
Chúa Nhật 18 Thường Niên năm B : Ga 6, 24-35

Suy niệm

Manna vẫn được xem là bánh của Thiên Chúa ban xuống bởi trời để nuôi dân 40 năm trong sa mạc trong cuộc hành trình về Đất Hứa. (Tv 78,24; Xh l6,15). Trong Do Thái giáo, có một niềm tin mạnh mẽ là khi Đấng Mêsia đến, Ngài sẽ lại ban manna cho dân chúng đang mong chờ. Việc ban manna được coi là công việc tối quan trọng đối với vai trò của Môsê, người của Thiên Chúa Với cái nhìn đó, dân chúng nghĩ rằng, nếu thật sự Đức Giêsu là Đấng Mêsia thì phải làm hơn thế nữa.

Miếng ăn là nỗi lo của mọi người trong mọi thời đại, nhất là đối với dân nghèo. Dân chúng vùng Galilê sau khi được Chúa cho một bữa ăn no nê, lại tiếp tục đổ xô đi tìm Ngài. Ðức Giêsu không trách họ về chuyện đó, nhưng Ngài cũng không ngại nói thẳng: “Các ông đi tìm tôi không phải vì các ông đã thấy dấu lạ, nhưng vì các ông đã được ăn bánh no nê”. Con người ta vẫn thế, dễ để cho miếng ăn vật chất quyết định về tính cách của mình. Quan niệm của người đời vẫn mang tính cách như thế: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói lên điều đó:“Còn bạc còn tiền còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi”. Ngay trong tôn giáo, các tín hữu vẫn nói: có thực mới vực được đạo. Vật chất miếng ăn vẫn chiếm hàng đầu. Còn chúng ta thì sao?
Có thể chúng ta cũng bị yếu tố vật chất tác động mạnh mẽ: khi sung túc thì sốt sắng; khi túng thiếu thì nguội lạnh, thậm chí có người buông bỏ đời sống đức tin khi làm ăn thất bát, cầu xin mãi mà cũng chẳng thấy hơn gì. Cũng như dân Do Thái xưa, muốn quay về Ai Cập để tìm lại miếng ăn xưa, dù phải tiếp tục đem thân làm nô lệ. Đức Giêsu muốn nâng cao phẩm cách của con người nên đã đưa ra lời cảnh giác: “Các ngươi hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”.

Rất tiếc, người dân Galilê cũng lại nhớ đến chiếc bánh hôm qua trong sa mạc. Họ dừng lại ở phép lạ hóa bánh bên ngoài, không muốn tìm kiếm hay mơ ước những gì lớn lao hơn, chỉ xin cho được có bánh ăn mãi. Con người ngày nay trong điều kiện kinh tế tiến bộ vượt bực, nhưng có lẽ tâm trạng cũng không khác gì dân Do Thái xưa, chỉ muốn sống với những gì trước mắt. Người nghèo thì bị cuốn hút vào công việc làm ăn, để giải quyết vấn đề cơm áo gạo tiền hằng ngày. Người giàu thì chạy theo tiện nghi và thời trang. Đứng trước cuộc sống hiện đại, ta thấy nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao, tìm kiếm sự thỏa mãn ngày càng nhiều. Rốt cuộc, kẻ nghèo người giàu đều có nguy cơ trở nên nô lệ cho vật chất, không nhận ra phẩm giá cao cả của đời mình.

Văn hào Leon Tolstoi viết một tiểu thuyết ngắn với tựa đề: “Con người chúng ra sống bằng gì?” Tác giả nêu ra câu hỏi và trả lời ngay sau đó: “Con người chúng ta sống bằng tình yêu”. Có no thỏa bằng vật chất rồi cũng chết, chỉ có tình yêu mới làm cho ta sống mãi, vì “Thiên Chúa là tình yêu”. Cơm bánh không thể thỏa mãn cơn đói của một con người có tâm hồn linh thiêng. Con người còn đói nhiều thứ: đói được tôn trọng, được chấp nhận; đói niềm tin, đói hy vọng, đói được yêu thương, an bình và lẽ sống. Cho dù đã thỏa mãn mọi thứ trong cuộc đời này từ vật chất cho tới tinh thần, thì người ta vẫn cảm thấy thiếu hụt điều gì đó rất sâu xa, mà thiếu nó thì mọi cái khác đều trở thành dư thừa.

Chẳng lạ gì mà các bạn trẻ thành công và ngay cả những người đã thành đạt vẫn rơi vào thất vọng, cô đơn, chán chường, có khi tuyệt vọng, vì không tìm thấy ý nghĩa cho đời mình. Ý nghĩa hay khát vọng sâu xa nhất của con người là chính Thiên Chúa, là sự sống đời đời chứ không phải đứt đoạn với sự sống đời này. Thiên Chúa mới là cùng đích, là chóp đỉnh của mọi khát vọng, là suối nguồn hạnh phúc của đời sống con người. Đó cũng là kinh nghiệm của thánh Augustinô, luôn khắc khoải cho tới khi nào gặp được chính Chúa.

Mọi khát vọng no thỏa của con người cũng chỉ là biểu hiện sự khao khát Tuyệt Đối mà Thiên Chúa đã đặt trong lòng. Đức Giêsu khơi dậy sự khát vọng đó nơi tâm hồn con người. Ngài không cho dân chúng thứ manna ngày xưa, nhưng cho họ thứ bánh đích thực bởi trời, bánh ban sự sống đời đời như Lời Ngài công bố: “Chính tôi là bánh trường sinh, Ai đến với tôi sẽ không đói, ai tin vào tôi sẽ không khát bao giờ”. Chúng ta hãy đến với Chúa Giêsu, hãy tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Hãy để cho Lời Ngài và Mình Ngài nuôi dưỡng ta, thần hóa ta, để ta đạt tới chính Thiên Chúa, Đấng duy nhất lấp đầy khao khát vô biên của con người, mà ngoài Ngài ra, tất cả đều là hư không.

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Kinh nghiệm sống hằng ngày cho con thấy,
càng hưởng thụ con càng khao khát,
thỏa thích rồi nhưng lại cứ khát khao,
mọi thứ trần gian cho dù có đầy tràn,
cũng chẳng thể làm lòng con thỏa mãn.
Bao người đầy thế lực và tiền bạc,
nhưng chẳng tìm thấy được bình an,
cuối cùng rồi cũng đến lúc chán chê,
có khi còn phải gánh lấy những ê chề,
còn cơ may khi ai đó biết quay về,
để tìm cho đời mình một ý nghĩa.
Ý nghĩa của đời con là chính Chúa,
Đấng đã dựng nên con cho chính Ngài,
bởi vì mọi thứ khác sẽ tàn phai,
càng bám níu lại càng thêm hư hại,
chẳng lạ gì con khắc khoải khôn nguôi,
cho tới khi được yên hàn trong Chúa.
Nhìn vào tận thâm tâm con mới thấy,
trái tim người có khoảng trống mênh mông,
mà chỉ có Thiên Chúa mới lấp đầy,
nhưng thực tế chúng con vẫn u mê,
vẫn chạy theo những vinh hoa phù thế,
chưa dám sống cho những gì mình tin.
Xin cho chúng con sớm nhận ra,
chỉ có Chúa mới thật là tất cả,
là bánh ban sự sống đến muôn đời,
mà lòng con khao khát mãi khôn vơi.
Chúa cho con được diễm phúc cao vời,
được rước Chúa ngay trong từng thánh lễ,
xin cho lòng chúng con luôn say mến,
tìm mọi cách để được đến với Ngài. Amen.
 
Tìm kiếm một sự hiện diện
Lm. Minh Anh
15:06 01/08/2024
TÌM KIẾM SỰ HIỆN DIỆN
“Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương và trong gia đình mình thôi!”.

“‘Nản chí’ là bất mãn với quá khứ, ghét bỏ hiện tại và ngờ vực tương lai. ‘Nản chí’ là vô ơn với phúc lành hôm qua, thờ ơ với cơ hội hôm nay và bất an với sức mạnh ngày mai. Đó là thiếu kiên nhẫn với thời gian, non nớt với suy nghĩ và bất lịch sự với Thiên Chúa. Vì thế, trong mọi sự, bạn hãy tìm kiếm sự hiện diện của Ngài!” - William Ward.

Kính thưa Anh Chị em,

Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giêsu không ‘nản chí’ khi những người cùng quê - dẫu đã chứng kiến sự khôn ngoan và những việc vĩ đại Ngài làm - không ‘tìm kiếm một sự hiện diện khác’ nơi Ngài.

Đồng hương của Chúa Giêsu hẳn đã biết Maria, mẹ Ngài, và cô hẳn đã làm chứng hàng ngày về những đức tính đáng kinh ngạc; họ hẳn đã biết Giuse, một người chính trực; và Chúa Giêsu hẳn đã thể hiện hoàn hảo mọi đức tính nhân bản khi Ngài lớn lên. Thế nhưng, nhiều người đã không nhận ra sự thánh thiện của Ngài và của Thánh Gia Thất.

Trải nghiệm này nhắc chúng ta rằng, chúng ta cũng sẽ dễ dàng bỏ lỡ sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống mình. Nếu những người gần gũi với Chúa Giêsu không nhận ra những đức hạnh và sự thánh thiện phi thường của Ngài, thì chúng ta lại càng không thể thấy sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của những anh chị em chung quanh! Vì một lý do nào đó, có lẽ phải đấu tranh với lòng kiêu hãnh và sự tức giận, nên chúng ta dễ nhìn vào lỗi lầm của người khác hơn là nhìn vào các nhân đức của họ. Câu chuyện Phúc Âm hôm nay khuyến khích chúng ta làm mọi cách để có thể nhìn xa hơn ‘các bề mặt’ và ‘tìm kiếm sự hiện diện’ của Chúa trong mọi cuộc sống chúng ta gặp gỡ trên đường đời.

Ở cấp độ căn bản nhất, Chúa ngự trong mỗi người và mọi người được Ngài dựng nên! Ngay cả những người ở trong tình trạng tội lỗi nghiêm trọng và dai dẳng vẫn được Ngài tạo tác và phản ánh hình ảnh Ngài theo chính bản chất của họ. Chúng ta phải thấy điều này! Cũng thế, cả những người ở trong tình trạng ân sủng mang theo sự hiện diện của Chúa, không chỉ trong bản chất của họ mà còn phản chiếu hoạt động của Ngài trong cuộc sống họ. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực ‘tìm kiếm sự hiện diện’ của Chúa trong mọi sự, mọi người, để có thể nhìn thấy Ngài trong thế giới và trong mỗi người.

Anh Chị em,

“Hãy tìm kiếm sự hiện diện của Chúa” bằng cách bắt đầu nghĩ về những người mà bạn thân thiết nhất. Khi nghĩ về họ, bạn nghĩ đến điều gì? Qua nhiều năm, chúng ta có thể hình thành một thói quen chỉ trích lầm lỗi của họ. Và những thói quen đó rất khó bỏ. Chúng ta chỉ có thể bỏ chúng bằng cách nỗ lực ‘tìm kiếm sự hiện diện’ của Chúa trong cuộc sống họ. Như đã lưu ý, nếu những người dân thành Nazareth đã gặp khó khăn khi làm điều này với Chúa Giêsu, Đấng hoàn hảo tuyệt đối, thì chúng ta sẽ còn khó khăn hơn khi làm điều đó với những con người bất toàn. Thế nhưng, nếu vượt qua những định kiến này mà không nản chí, thì đó là một nỗ lực rất thánh thiện mà - với ơn Chúa - bạn sẽ thực hiện được.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, đừng để con vô ơn với phúc lành hôm qua, thờ ơ với cơ hội hôm nay và bất an với sức mạnh ngày mai khi con bỏ lỡ ‘những lần thăm’ của Chúa qua anh chị em con!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chào đến những người tham dự Đại hội LGBTQ Nhóm Đồng Giới
Thanh Quảng sdb
17:40 01/08/2024
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời chào đến những người tham dự Đại hội LGBTQ “Nhóm Đồng Giới”

Trả lời tin nhắn của Cha James Martin, người đảm nhận sứ mệnh với cộng đồng LGBTQ tại Hoa Kỳ, Đức Phanxicô cho biết ngài hiệp thông về mặt tinh thần với những tham dự viên Đại hội được tổ chức tại Đại học Georgetown từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 8.

(Tin Vatican)

Đức Phanxicô đã chào mừng Cha James Martin, Dòng Tên, nhân Đại Hội “LGBTQ - Nhóm Đồng Giới” dành cho người Công Giáo LGBTQ, diễn ra tại Đại học Georgetown ở Washington DC, từ ngày 2 đến ngày 4 tháng 8. Đức Hồng Y Wilton Gregory, Tổng giám mục Washington, sẽ cử hành Thánh lễ cho những tham dự viên.

Cha Martin, người thực hiện sứ vụ tông đồ này với cộng đồng LGBTQ, đã viết thư cho Đức Thánh Cha, xem ngài có muốn gửi lời chào thăm đến hội nghị hay không.

Đức Phanxicô đã gửi một văn thư ngắn, được công bố vào thứ năm (1/8/2024), nói rằng ngài rất vui mừng khi Đức Hồng Y Gregory sẽ cử hành Thánh lễ cho Đại hội.

Đức Giáo Hoàng cho biết ngài “hiệp thông trong lời cầu nguyện” với những người tham dự Đại hội: “Nguyện xin Chúa Giêsu ban phước lành cho anh chị em và Đức Trinh Nữ Maria chăm sóc anh chị em”.

Đây là lần thứ tư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi lời thăm hỏi đến một sự kiện “LGBTQ - Nhóm Đồng Giới””.

Vào những dịp khác, Đức Giáo Hoàng đã mời vị linh mục Dòng Tên, người mà ngài đã bổ nhiệm làm Cố vấn cho Bộ Truyền thông, để truyền tải “những tâm tình” gần gũi, thương mến và tình cảm của Chúa đến cho cộng đồng LGBTQ.
 
Vatican giải thích về Cửa Thánh trong Năm Thánh 2025
Thanh Quảng sdb
18:06 01/08/2024
Vatican giải thích về Cửa Thánh trong Năm Thánh 2025

Bộ Truyền giáo đã ban hành một Văn thư giải thích về Năm Thánh 2025, nêu rõ Cửa Thánh sẽ được mở ra tại bốn Vương cung thánh đường Giáo hoàng ở Roma và một nhà tù. (Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)

Trước thềm Năm Thánh 2025, Đức Phanxicô, trong Sắc lệnh có tựa đề 'Spes non confundit' ('Hy vọng không bị lu mờ’), cho hay Cửa Thánh "của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và ba Vương cung thánh đường Giáo hoàng khác, cụ thể là Vương cung Thánh đừng Thánh Gioan Lateran, Đền thờ Đức Bà Cả và Vương cung Thánh đừng Thánh Phaolô Ngoại thành, và đích thân ĐTC mở Cửa Thánh tại một nhà tù 'để mang đến cho các tù nhân một dấu hiệu cụ thể về niềm Hy vọng'."

Điều này đã được khẳng định lại trong một lưu ý được ban hành vào thứ năm, ngày 1 tháng 8, bởi Ban Ân Xá cơ bản liên quan đến việc truyền giáo trên thế giới của Bộ Truyền giáo. Bản ghi chú đặc biệt này cung cấp hướng dẫn về việc mở Cửa Thánh ở những nơi ngoài Rome. "Do Năm Thánh 2025 sắp bắt đầu", bản ghi chú của Bộ bắt đầu, "gần đây đã trả lời câu hỏi được đặt ra về khả năng lập kế hoạch và mở Cửa Năm Thánh tại các Nhà thờ Chính tòa, Đền thánh Quốc tế và Quốc gia, cũng như tại các nơi thờ cúng đặc biệt quan trọng khác".

Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và Giáo hoàng "Về vấn đề này, trong khi cân nhắc một cách tế nhị các động cơ mục vụ và sùng đạo có thể gợi ý về nguyện vọng đáng khen ngợi như vậy", bản ghi chú tiếp tục, "tuy nhiên, chúng ta thấy cần phải nhắc lại các chỉ dẫn chính xác do Đức Thánh Cha thiết lập trong Tông sắc Spes non confundit", trong đó khẳng định lại các địa điểm của Cửa Thánh cho Năm Thánh sắp tới.

Trong văn bản, Thánh bộ cũng nhân cơ hội này nhắc lại rằng "dấu hiệu đặc biệt và hữu hình của Năm Thánh, được truyền lại kể từ Năm Thánh đầu tiên vào năm 1300, là ơn toàn xá “nói lên sự tha thứ trọn vẹn của Thiên Chúa, không có giới hạn', thông qua Bí tích Hòa giải và các dấu hiệu của lòng bác ái và hy vọng". Với điều này, Ủy ban kêu gọi các tín hữu tham khảo "những địa điểm cụ thể và các phương thức khác nhau được chỉ định bởi Sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao ngày 13 tháng 5 năm 2024" để "sống trọn vẹn khoảnh khắc ân sủng này".

Tổng quan về Năm Thánh Trong Spes non confundit, Đức Phanxicô đã tuyên bố rằng Năm Thánh sẽ bắt đầu bằng việc mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào Đêm Giáng sinh năm 2024. Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Phêrô được Đức Giáo Hoàng mở vào đầu Năm Thánh. Đây thường là cánh cửa đầu tiên được mở để báo hiệu sự bắt đầu của Năm Thánh. Bằng chứng đầu tiên về nghi lễ này diễn ra tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô vào năm 1500 dưới thời Giáo hoàng Alexander VI. Sau đó, vào ngày 29 tháng 12, Giáo hoàng mở Cửa Thánh của Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran, Nhà thờ chính tòa của Rome. Cùng ngày, mọi Nhà thờ chính tòa và Nhà thờ phụ khác trên khắp thế giới sẽ có Thánh lễ do các Giám mục địa phương cử hành để đánh dấu lễ khai mạc Năm Thánh.

Vào ngày lễ trọng kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, ngày 1 tháng 1 năm 2025, Giáo Phanxicô sẽ mở Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành sẽ được mở vào Chủ Nhật, ngày 5 tháng 1, Lễ Hiển linh. “Trong suốt năm”, Đức Phanxicô viết, “mọi nỗ lực cần được thực hiện để giúp dân Chúa tham dự đầy đủ vào niềm hy vọng vào ân sủng của Thiên Chúa và vào các dấu chỉ mang hiệu quả”.

Vào ngày 28 tháng 12 năm 2025, Năm Thánh sẽ kết thúc tại các Nhà thờ cụ thể trên toàn thế giới, với Cửa Thánh của Nhà thờ Thánh Gioan Lateran, Nhà thờ Đức Bà Cả và Nhà thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành được đóng lại vào cùng ngày đó. Cuối cùng, Năm Thánh sẽ chính thức kết thúc tại Roma vào Lễ Hiển Linh, mùng 6 tháng 1 năm 2026.
 
Tranh cãi về Thế vận hội: Xem xét phản ứng của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
14:26 01/08/2024

Một lần nữa, tờ Aleteia, qua ký giả Cyprien Viet, ngày 01/08/24, lại lên tiếng bênh vực phản ứng của Tòa Thánh nói chung và của Đức Phanxicô nói riêng về tai tiếng tại Buổi Khai Mạc Thế Vận Hội Paris 2024:



Không giống như nhiều nhân vật công chúng khác, Đức Phanxicô vẫn giữ thái độ kín đáo về tranh cãi do lễ khai mạc Thế vận hội gây ra. Aleteia phân tích lý do tại sao.

Từ Donald Trump, người nói rằng đó là "một sự ô nhục", đến tỷ phú Elon Musk lên án một hành động "cực kỳ thiếu tôn trọng đối với các Ki-tô hữu", một số nhân vật bất ngờ đã lên tiếng phản đối việc chế giễu Bữa Tiệc Ly, được trình chiếu trong một phần Lễ khai mạc Thế vận hội Paris, phát sóng trên toàn thế giới vào thứ Sáu, ngày 26 tháng 7 năm 2024.

Vào sáng thứ Bảy, các giám mục Pháp đã lên án "những cảnh chế giễu Ki-tô giáo", giải thích rằng cá Ki-tô hữu trên khắp thế giới đã "bị tổn thương bởi sự vô lý và khiêu khích của một số cảnh nhất định".

Trong bối cảnh này, những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau khi đọc Kinh Truyền tin Chúa Nhật tuần trước đã được xem xét kỹ lưỡng. Nhưng một lần nữa, Đức Phanxicô lại thích đi theo hướng khác, đề cập đến Thế vận hội Olympic nhưng lại lên án những vấn đề khác.

“Trong khi có rất nhiều người trên thế giới đang phải chịu đựng vì thiên tai và nạn đói, chúng ta vẫn tiếp tục sản xuất và bán vũ khí và đốt cháy tài nguyên để tiếp tay cho các cuộc chiến tranh lớn nhỏ,” ngài nói. “Đây là một sự vô lý mà cộng đồng quốc tế không nên dung thứ, và nó trái ngược với tinh thần huynh đệ của Thế vận hội Olympic vừa mới bắt đầu.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người hầu như không bao giờ xem truyền hình kể từ khi tuyên khấn với Đức Mẹ, có lẽ đã không xem trực tiếp Lễ khai mạc Thế vận hội, mặc dù ngài được thông báo về các sự kiện quốc tế hiện tại. Trên hết, "Đức Giáo Hoàng Phanxicô ghét phải hành động dưới áp lực của giới truyền thông", một nguồn tin từ Rome nêu rõ. Mặt khác, Đức Giáo Hoàng là người thúc đẩy mạnh mẽ các môn thể thao và nhiều giá trị Kitô giáo có thể được thúc đẩy thông qua các môn thể thao này: tình anh em, sự hợp tác, niềm vui, v.v. Ngài đặc biệt là người hâm mộ bóng đá, như thường lệ ở quê hương ngài.

Để các giám mục "làm việc"

Một chìa khóa khác để hiểu thái độ của Đức Giáo Hoàng nằm ở nguyên tắc bổ trợ [subsidiarity], trong trường hợp này có nghĩa là để các giám mục liên quan phản ứng và giải quyết mọi việc với những người chịu trách nhiệm.

Giám mục Emmanuel Gobilliard của Digne và là đại biểu của Giáo hội tại Pháp tham dự Thế vận hội đã đảm nhận vai trò là người phát ngôn không chính thức của Giáo hội. Ngài lưu ý rằng "sự chế giễu chống Kitô giáo đã loại trừ mọi người khi chương trình lẽ ra phải đưa họ lại gần nhau hơn". Ngài cũng là người đứng sau tuyên bố do các giám mục Pháp đưa ra, bày tỏ cả nỗi đau của người Công Giáo và mong muốn đóng góp vào thành công của Thế vận hội Paris.

Vatican đã lên tiếng thông qua tiếng nói của Tổng giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Giáo hoàng Hàn lâm Viện Sự sống, người ủng hộ lập trường này. "Các giám mục Pháp rất tốt và dũng cảm. Về phần tôi, tôi không thể không chấp thuận lời nói của họ từ đầu đến cuối", ngài nói.

Một dấu hiệu khác cho thấy sự ủng hộ của Rome đối với các giám mục Pháp là tuyên bố của họ đã được các phương tiện truyền thông của Tòa thánh chuyển tiếp ngay lập tức.

Ngoài ra còn có những tuyên bố khác đến từ các Hồng Y thân cận với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxembourg, người sẽ chào đón Đức Giáo Hoàng đến giáo phận của mình vào tháng 9, đã có mặt tại Rome như một phần của cuộc hành hương quốc tế của những người giúp lễ, và đã lên tiếng kiên quyết, lên án việc dàn dựng "không thể chấp nhận được" này.

“Tôi buồn. Chúng tôi tôn trọng sự đa dạng trên thế giới, và chúng tôi cũng muốn xã hội tự do châu Âu tôn trọng các Ki-tô hữu và không làm bất cứ điều gì trái với tình cảm tôn giáo của họ”, Đức Hồng Y Dòng Tên, người quen thuộc với các cuộc tranh luận về việc tôn trọng bản sắc tôn giáo ở châu Âu, cho biết.

Quan điểm phê phán của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về văn hóa Pháp

Mặc dù Đức Giáo Hoàng chưa bày tỏ quan điểm của mình về lễ khai mạc, nhưng có thể thấy lập trường bản thân của ngài về văn hóa Pháp trong một số tuyên bố của ngài. Trong một cuộc phỏng vấn được tờ báo Pháp La Croix công bố năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chỉ trích nước Pháp vì "thổi phồng chủ nghĩa thế tục", với xu hướng "coi tôn giáo là một nền văn hóa phụ hơn là một nền văn hóa theo đúng nghĩa của chúng. Tôi e rằng cách tiếp cận này, vốn dễ hiểu vì di sản của Thời kỳ Khai sáng, vẫn còn tồn tại”.

Đức Giáo Hoàng cũng đã tách mình khỏi "tinh thần Charlie" gần như đã trở thành học thuyết chính thức của ngoại giao Pháp sau vụ tấn công khủng bố vào trụ sở tạp chí châm biếm Charlie Hebdo vào ngày 7 tháng 1 năm 2015. Tự do ngôn luận không cho phép mọi thứ và tôn trọng người khác phải bao hàm mong muốn tránh xúc phạm cố ý, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh khoảng một tuần sau đó trên máy bay trên đường đến Philippines.

"Chúng ta không thể khiêu khích người khác, chúng ta không thể xúc phạm đức tin của họ, chúng ta không thể chế giễu đức tin của họ", ngài nhấn mạnh. "Tất cả những người coi thường tôn giáo, chế giễu tôn giáo, 'chơi đùa' với tôn giáo của người khác, họ đang gây thù chuốc oán với người khác".

Những nhận xét này cũng có thể áp dụng cho lễ khai mạc Thế vận hội, dường như đã tạo ra sự bất an ngay cả trong phong trào Olympic. Vào thứ Bảy, một phát ngôn viên của Ủy ban tổ chức Thế vận hội cho biết hành động khiêu khích của màn trình diễn dự định sẽ tạo ra một hiệu ứng nhất định. Tuy nhiên, ngày hôm sau, đã có một số sự thay đổi với chiến lược truyền thông mới, khi một người phát ngôn khác cho biết họ "thực sự xin lỗi" nếu có ai đó bị xúc phạm bởi chương trình.

Ngoại giao Thế vận

Một nguồn tin ngoại giao cũng nhấn mạnh rằng Tòa thánh muốn "tránh gây tranh cãi với thế giới Olympic vì nó đã kết thúc và đang diễn ra". Các cuộc họp của Đức Phanxicô với các liên đoàn thể thao đã tăng lên trong những năm gần đây, dẫn đến việc Athletica Vaticana được đưa vào một số liên đoàn quốc tế, mở đường cho quốc gia nhỏ nhất thế giới được công nhận tham gia giải vô địch xe đạp thế giới.

Sự tham gia trực tiếp của Vatican vào Thế vận hội tiếp theo vẫn còn là giả thuyết, nhưng không phải là không thể, vì các chuyến thăm Rome của Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế, Thomas Bach, đã thiết lập được nhiều mối liên hệ. Vào tháng 9 năm 2022, Vatican và Ủy ban Olympic quốc tế đã đồng tổ chức một diễn đàn tại Rome với chủ đề "Thể thao cho tất cả mọi người". Sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế trong Thánh lễ khai mạc Thế vận hội Paris, được cử hành vào ngày 19 tháng 7 tại Nhà thờ La Madeleine, cũng là thành quả của những nỗ lực này.

Do đó, Đức Giáo Hoàng vẫn giữ khoảng cách với một số tiếng nói Công Giáo lên án Thế vận hội là biểu hiện của chủ nghĩa ngoại giáo, và trong điều này, ngài hoàn toàn tiếp nối những người tiền nhiệm của mình. Ví dụ, vào ngày 8 tháng 12 năm 2005, Đức Benedict XVI, người quan tâm đến Formula 1 hơn là các môn thể thao Olympic, đã làm phép ngọn lửa Olympic cho Thế vận hội mùa đông Turin, được một Đội cận vệ Thụy Sĩ mang đến Quảng trường Thánh Phê-rô khi bắt đầu hành trình qua Ý.

Sự ủng hộ của Đức Giáo Hoàng Piô X năm 1903 đối với Nam tước Pierre de Coubertin, nguồn cảm hứng đằng sau phong trào Olympic, việc Đức Gioan XXIII ban phước cho Thế vận hội 1960 tại Rome và các thông điệp gửi đến các vận động viên từ Đức Piô XII và Gioan Phaolô II cũng là những cột mốc trong lịch sử lâu dài về mối quan hệ giữa các giáo hoàng và Thế vận hội, điều này sẽ không bị đặt dấu hỏi bởi một màn trình diễn có gu thẩm mỹ đáng ngờ.
 
Trump nói rằng đảng Dân chủ đang săn đuổi người Công Giáo, chỉ trích Harris vì lời chỉ trích của bà đối với Hội Hiệp Sĩ Columbus
Vũ Văn An
14:54 01/08/2024

Chiến dịch của cựu tổng thống cũng tập trung vào các vụ bắt giữ và truy tố hung hăng gần đây của Bộ Tư Pháp đối với các nhà hoạt động ủng hộ quyền được sống, những người bị kết tội vi phạm Đạo luật Tự do tiếp cận lối vào phòng khám (FACE).



Tyler Arnold của CNA, ngày 31 tháng 7 năm 2024, cho hay: Cựu tổng thống Donald Trump đã cáo buộc đảng Dân chủ "[săn đuổi] người Công Giáo" và chỉ trích gay gắt đối thủ của mình, Phó Tổng thống Kamala Harris, vì bà đã chất vấn hung hăng các ứng cử viên tư pháp là thành viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus.

Trong bài phát biểu ngày 26 tháng 7 tại Hội nghị thượng đỉnh những người tin tưởng của Turning Point Action, Trump cáo buộc rằng "có ai đó không thích người Công Giáo trong chính quyền đó", đồng thời nói thêm rằng "Tôi không nghĩ đó là [Tổng thống Joe] Biden vì tôi không nghĩ ông ta biết mình đang làm cái quái gì".

“Tôi không biết một người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ như thế nào khi họ nhắm vào người Công Giáo nhiều như họ nhắm vào tôi”, cựu tổng thống nói. “... Làm sao một người Công Giáo có thể bỏ phiếu cho một đảng viên Dân chủ với những gì họ đang làm với người Công Giáo? Tôi thực sự không hiểu nổi”.

Trump là người đứng đầu sự kiện diễn ra từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 28 tháng 7. Hội nghị thượng đỉnh, có sự tham gia của nhiều diễn giả là Ki-tô hữu, tập trung vào việc “trao quyền cho những người tham dự kiến thức thực tế và các chiến lược để sống đức tin của họ một cách táo bạo và phản bác lại các câu chuyện 'thức tỉnh' [woke] đang thịnh hành bằng sự duyên dáng, sự thật và niềm tin, bắt nguồn từ Tin Mừng”, theo trang web của sự kiện.

Trong bài phát biểu của mình, Trump cam kết sẽ “chấm dứt việc chính quyền Biden-Harris sử dụng luật pháp làm vũ khí chống lại người Mỹ có đức tin” và “Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang sẽ không còn được phép nhắm mục tiêu, đàn áp hoặc bắt giữ các Ki-tô hữu hoặc các nhà hoạt động ủng hộ sự sống và ném họ vào tù vì sống theo đức tin tôn giáo của họ nữa”.

Trong một phần chỉ trích chính quyền hiện tại, chiến dịch tranh cử của Trump đã chỉ ra bản ghi nhớ Cục Điều tra Liên bang Richmond bị rò rỉ vào tháng 2 năm 2023, trong đó cho thấy cơ quan này đang điều tra mối liên hệ được cho là giữa những người Công Giáo "truyền thống cấp tiến" và "phong trào dân tộc chủ nghĩa da trắng cực hữu". Cục Điều tra Liên bang đã rút lại bản ghi nhớ ngay sau khi nó được công khai. Một báo cáo vào tháng 4 từ Bộ Tư pháp của Biden tuyên bố rằng không có bằng chứng nào về "ý định xấu" trong việc tạo ra tài liệu này.

Chiến dịch tranh cử của cựu tổng thống cũng tập trung vào các vụ bắt giữ và truy tố hung hăng gần đây của Bộ Tư pháp đối với các nhà hoạt động ủng hộ sự sống, những người bị kết tội vi phạm Đạo luật Tự do tiếp cận lối vào phòng khám (FACE). Một số nhà hoạt động là người Công Giáo. Nhiều nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đã cáo buộc Bộ Tư pháp nhắm vào các nhà hoạt động ủng hộ sự sống trong khi bỏ bê việc điều tra đầy đủ các tội ác chống lại các trung tâm mang thai ủng hộ sự sống, điều mà Bộ Trưởng Tư pháp Merrick Garland đã phủ nhận.

Trong bài phát biểu của mình, Trump đã nhắc đến một trong những nhà hoạt động ủng hộ quyền được sống, Paulette Harlow, một người Công Giáo đã bị kết án 24 tháng tù vào đầu năm nay vì tham gia vào cuộc phong tỏa ủng hộ quyền được sống tại một phòng khám phá thai ở Washington, D.C.

“Ngay từ khi tôi thắng cử, tôi sẽ nhanh chóng xem xét lại các trường hợp của mọi tù nhân chính trị đã bị chế độ Biden-Harris đối xử bất công để chúng ta có thể đưa họ ra khỏi tù và trở về với gia đình nơi họ thuộc về”, cựu tổng thống cho biết. “Có rất nhiều người trong số họ ngoài kia, bao gồm cả Paulette Harlow, một phụ nữ 75 tuổi có sức khỏe kém mà chính quyền Biden-Harris đã đưa vào tù vì đã biểu tình ôn hòa bên ngoài một phòng khám”.

Trump cũng chỉ trích Harris vì những câu hỏi mà bà đã hướng đến các ứng cử viên tư pháp liên bang là thành viên của Hội Hiệp sĩ Columbus. Ông nói: “Hệ tư tưởng cực tả mà Kamala ủng hộ thực sự thù địch với người Mỹ có đức tin”.

“Bà ấy đã tấn công dữ dội những người được đề cử vào vị trí tư pháp có trình độ cao chỉ vì họ là thành viên của Hội Hiệp sĩ Columbus, ám chỉ rằng đức tin Công Giáo của họ khiến họ không đủ điều kiện phục vụ tại tòa án liên bang”, Trump nhấn mạnh.

Khi đề cử Brian Buescher vào Tòa án Quận Hoa Kỳ cho Quận Nebraska được đưa ra vào năm 2018, Thượng nghị sĩ Harris khi đó đã hỏi ông rằng ông có biết rằng “Hội Hiệp sĩ Columbus phản đối quyền lựa chọn của phụ nữ khi [ông] gia nhập tổ chức” hay không và liệu ông có biết rằng “Hội Hiệp sĩ Columbus phản đối bình đẳng hôn nhân khi [ông] gia nhập tổ chức” hay không. Trong câu trả lời của mình cho Harris, Buescher cho biết: “Hội Hiệp sĩ Columbus là một tổ chức phục vụ Công Giáo Rôma với khoảng 2 triệu thành viên trên toàn thế giới”.

Trump cũng nhắc lại lời hứa của mình là “thành lập một lực lượng đặc nhiệm liên bang mới để chống lại sự thiên vị chống lại Ki-tô giáo và sứ mệnh của lực lượng này là điều tra mọi hình thức phân biệt đối xử, quấy rối và đàn áp bất hợp pháp đối với cá Ki-tô hữu ở Hoa Kỳ”.

Trong chu kỳ bầu cử năm 2020, chiến dịch tranh cử của Trump đã thành lập một liên minh tiếp cận Công Giáo có tên là Người Công Giáo vì Trump, do Chủ tịch Liên minh Bảo thủ Hoa Kỳ Matt Schlapp, cựu Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Newt Gingrich và cố vấn chính trị Mary Matalin.

CNA đã liên hệ với chiến dịch tranh cử của Trump để hỏi liệu một nỗ lực tiếp cận tương tự đã được triển khai cho cuộc bầu cử năm 2024 hay chưa nhưng không nhận được phản hồi cho đến thời điểm xuất bản bài này.

Trump tự mô tả mình là một Ki-tô ữu không theo giáo phái nào. Người bạn đồng hành tranh cử của ông, J.D. Vance, là người trở lại Công Giáo. Biden là người Công Giáo và Harris là người theo đạo Báp-tít.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Giỗ 3 Năm Mãn Tang Ông Cố Micae Nguyễn Nhơn thân phụ Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Phi Hùng Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California tại Nhà Thờ Chánh Toà G.P Nha Trang 12th 7 / 2024
Magarita Nguyễn Phương Lan
23:17 01/08/2024
Thánh Lễ Giỗ 3 Năm Mãn Tang Ông Cố Micae Nguyễn Nhơn thân phụ Thầy Phó tế Giuse Nguyễn Phi Hùng Gx Đức Mẹ La Vang Fresno California tại Nhà Thờ Chánh Toà G.P Nha Trang 12th 7 / 2024

Xem Hình
 
VietCatholic TV
Lviv xúc động nhìn F-16 bay. Quảng trường Đỏ: Đại Úy tự thiêu. Nga xúi Iran đánh trả, Mỹ phản ứng
VietCatholic Media
16:25 01/08/2024


1. Nhà thầu quân sự hàng đầu của Nga được tường trình đã tự thiêu ở Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Top Russian Military Contractor Reportedly Sets Self Ablaze in Moscow's Red Square”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Vladimir Arsenyev, một đại úy quân đội đã nghỉ hưu, hiện là nhà lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung tâm Volna, được cho là đã cố gắng tự thiêu ở Quảng trường Đỏ ở Mạc Tư Khoa.

Theo báo cáo từ các cơ quan truyền thông Mash và Moskovsky Komsomolets của Nga, anh ta được cho là không hề hấn gì và sau đó bị bắt để thẩm vấn.

Quảng trường Đỏ là một trong những địa danh quan trọng nhất của Nga. Đây là nơi có Nhà thờ Thánh Basilô và Lăng Lenin.

Viện nghiên cứu trung tâm Volna là một tổ chức khoa học và kỹ thuật ở Nga chuyên phát triển thiết bị liên lạc và dẫn đường cho mục đích thương mại và trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga.

Theo báo cáo, Arsenyev, 74 tuổi, đã đi đến Lăng Lenin, nằm ở trung tâm Quảng trường Đỏ, và tự thiêu sau khi dùng chất lỏng dễ cháy đổ lên người.

Theo Moskovsky Komsomolets, một tờ báo hàng ngày nổi tiếng có trụ sở tại Mạc Tư Khoa, ông bị “bỏng nhẹ”

Một báo cáo từ đài truyền hình 360.ru có trụ sở tại Mạc Tư Khoa đưa tin rằng cảnh sát đã ngăn chặn vụ tự thiêu và đưa người đàn ông này đi thẩm vấn, trích dẫn một nguồn giấu tên.

Vụ việc được báo cáo trên Mash, một kênh tin tức Telegram được cho là có liên kết với cơ quan thực thi pháp luật Nga. Họ nói rằng những người chứng kiến đã nhìn thấy một người đàn ông tự tẩm chất lỏng dễ cháy rồi phóng hỏa.

Theo báo cáo từ “Những câu chuyện quan trọng”, một cơ quan điều tra độc lập và Moskovsky Komsolets, Arsenyev đã bị Tập đoàn Nhà nước Rostec của Nga cáo buộc phá vỡ trật tự quốc phòng nhà nước liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.

Moskovsky Komsolets đưa tin rằng Arsenyev bị cáo buộc cố tình làm gián đoạn các chuyến hàng “có mục đích quốc phòng” vào năm 2023.

Tờ báo đưa tin Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã tiến hành một cuộc điều tra về các hoạt động của Volna.

Điều này xảy ra sau khi có đơn khiếu nại cáo buộc rằng lãnh đạo viện đang cố tình trì hoãn việc vận chuyển thiết bị do chính phủ Nga đặt hàng cho cuộc chiến ở Ukraine, theo báo cáo từ các cơ quan truyền thông Nga.

Moskovsky Komsolets sau đó đưa tin rằng Arsenyev đã đệ đơn kiện phỉ báng để đáp lại những cáo buộc này. Cơ quan này đưa tin rằng trường hợp này đã bị bác bỏ nhưng không trích dẫn bất kỳ nguồn nào trong báo cáo này.

Hiện tại vẫn chưa rõ nỗ lực tự thiêu của Arsenyev được thực hiện nhằm phản đối hay là một hành động tự làm hại bản thân.

Tự thiêu là một hình thức phản kháng chính trị hoặc xã hội hiếm gặp ở Nga cũng như ở các quốc gia phương Tây.

Vào tháng 2 năm 2024, Aaron Bushnell, một phi công tại ngũ 25 tuổi đã tự thiêu trước đại sứ quán Israel ở Washington DC để phản đối cuộc chiến Israel-Hamas.

2. Ukraine nhận 6 chiếc F-16 từ Hòa Lan tờ The Times đưa tin

Lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên Ukraine đã nhận được bao gồm 6 máy bay do Hòa Lan cung cấp, The Times đưa tin hôm Thứ Năm, 01 Tháng Tám.

Một năm sau khi thành lập liên minh chiến đấu cơ, Kyiv cuối cùng đã nhận được “một số lượng nhỏ” máy bay phản lực thế hệ thứ tư đầu tiên do Mỹ sản xuất, Bloomberg đưa tin trước đó hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy.

Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis xác nhận và lên tiếng chúc mừng Ukraine. Ông nói:

“Máy bay F-16 ở Ukraine. Một điều nhiều người cho rằng không thể, hóa ra lại hoàn toàn có thể xảy ra”

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak từ chối xác nhận tuyên bố này, nói rằng việc tiết lộ thông tin nhạy cảm trong thời chiến là không phù hợp.

Đây chỉ là lô hàng đầu tiên mà Ukraine dự kiến sẽ nhận trong năm nay, sau đó là các máy bay của Đan Mạch, The Times viết.

Kyiv đã được hứa sẽ nhận ít nhất 79 chiếc F-16 từ Hòa Lan, Đan Mạch, Na Uy và Bỉ, với 20 chiếc đầu tiên được cho là dự kiến sẽ đến vào cuối năm 2024.

F-16 ở Ukraine có thể giúp chống lại Nga như thế nào

Ukraine cho biết họ cần 128 chiếc F-16 để chống lại sức mạnh không quân Nga một cách hiệu quả.

Số lượng phi công được đào tạo cũng là một điểm nghẽn tiềm ẩn khác. Theo một số phương tiện truyền thông, dự kiến chỉ có 20 phi công Ukraine sẽ hoàn thành khóa huấn luyện vào cuối năm nay với sự giúp đỡ của các nước đồng minh, trong khi cần có 40 người để vận hành toàn bộ phi đội gồm 20 máy bay.

General Dynamics F-16 Fighting Falcon là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không của Mỹ mà Kyiv đã cầu xin kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.

Mặc dù một số chuyên gia quốc phòng không kỳ vọng F-16 sẽ trở thành nhân tố thay đổi cục diện cuộc chiến, nhưng các máy bay phản lực này có thể tăng cường khả năng phòng không của Ukraine và bảo vệ các trung tâm dân cư của Ukraine khỏi các cuộc oanh tạc hàng ngày của Nga.

Tư lệnh Hải quân Oleksii Neizhpapa cho biết việc chuyển giao F-16 sắp tới cho Ukraine sẽ thách thức “sự thống trị hoàn toàn” của Nga trên bầu trời Hắc Hải.

Đan Mạch và Hòa Lan cho biết họ sẽ cho phép Ukraine tấn công bằng F-16 bên trong lãnh thổ Nga, mặc dù Copenhagen nói rằng động thái như vậy sẽ “tùy thuộc vào hoàn cảnh”.

3. Nga đưa ra cảnh báo leo thang sau khi thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh bị hạ sát

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russia Sends Escalation Warning After Death of Hamas Chief Ismail Haniyeh”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov cảnh báo cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Iran là không thể chấp nhận được và sẽ dẫn đến bạo lực leo thang.

Haniyeh đã bị giết trong một cuộc đột kích của Israel vào sáng sớm thứ Tư tại Tehran, theo nhóm chiến binh Palestine. Israel vẫn chưa bình luận.

Israel trước đó tuyên bố sẽ loại bỏ các thủ lĩnh của Hamas sau vụ tấn công của nhóm này vào miền nam Israel hôm 7 Tháng Mười khiến 1.200 người thiệt mạng và ít nhất 250 người bị bắt cóc. Theo cơ quan y tế do Hamas điều hành, cuộc chiến tiếp theo ở Gaza đã khiến ít nhất 39.000 người thiệt mạng.

Hôm Thứ Năm, 01 Tháng Tám, Bogdanov nhận định rằng: “Mọi chuyện thật tồi tệ. Đây là một vụ ám sát chính trị hoàn toàn không thể chấp nhận được và nó sẽ dẫn đến căng thẳng leo thang hơn nữa”, hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti đưa tin.

Cơ quan này cũng đưa tin rằng Bogdanov đã nói rằng “vụ ám sát” Haniyeh sẽ có tác động tiêu cực đến các cuộc đàm phán ngừng bắn và thả con tin ở Doha.

Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố rằng “những người tổ chức vụ ám sát chính trị này đã nhận thức được những hậu quả nguy hiểm mà hành động này có thể gây ra cho toàn bộ khu vực”.

Hamas cho biết trong một tuyên bố rằng Haniyeh đã tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống Iran, Masoud Pezeshkian, trước khi ông này bị giết trong một cuộc đột kích vào dinh thự của ông ở Tehran. Cũng có những thông tin khác cho rằng Haniyeh đang ở trong nhà khách chính phủ. Một số cơ quan truyền thông Iran đưa tin Haniyeh đang ở tại một tòa nhà dành cho các cựu chiến binh khi vụ tấn công xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng giờ địa phương. Một số báo cáo cho rằng cuộc không kích đang gây sững sờ cho Iran. Haniyeh được tin là bị hỏa tiễn lao “trực tiếp” vào người, chết ngay tại chỗ cùng với một vệ sĩ nằm ngủ gần đó.

Nga chưa xếp Hamas vào nhóm khủng bố. Các quan chức của phong trào Palestine, trong đó có Haniyeh, đã tổ chức các cuộc gặp với các quan chức Nga ở Mạc Tư Khoa trong những năm gần đây. Hamas bị một số quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và nhiều đồng minh của họ, coi là nhóm khủng bố.

Bình luận của Bogdanov được đưa ra trong bối cảnh có dự đoán về những gì Iran sẽ làm tiếp theo vì nước cộng hòa Hồi giáo này thường được coi là nơi trú ẩn an toàn cho các quan chức Hamas.

Các phương tiện truyền thông Nga muốn thấy một cuộc chiến lan rộng ở Trung Đông để làm phân tâm nỗ lực của các nước phương Tây đang trợ giúp cho Ukraine. Họ nói theo kiểu khích tướng rằng cuộc tấn công ở Tehran đã làm các nhà lãnh đạo Iran khiếp sợ đến mức ít ai dám lên tiếng chỉ trích Israel.

Andrew Fox, nhà phân tích quốc phòng và là nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Henry Jackson, một tổ chức nghiên cứu ở Luân Đôn, cho biết: “Sự leo thang bị giới hạn bởi những gì Iran có khả năng thực hiện”.

Ông nói với Newsweek: “Năng lực trực tiếp của Iran rất kém, đó là lý do tại sao họ rất muốn có được vũ khí hạt nhân và tại sao họ sử dụng lực lượng ủy nhiệm ở Trung Đông”. “Các lựa chọn của họ cũng bị hạn chế do cần phải giữ các đồng minh của Mỹ và NATO đứng ngoài cuộc chiến”.

“Lựa chọn nguy hiểm nhất là thúc đẩy nhanh chóng năng lực hạt nhân và sử dụng nó, nhưng điều này khó xảy ra. Tôi dự đoán có thể sẽ thấy một sự gia tăng ngắn hạn về các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Israel từ các lực lượng ủy nhiệm của Iran quanh khu vực, cùng lắm là như vậy.”

Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cho biết trong một tuyên bố rằng Israel đã “chuẩn bị nền tảng cho một hình phạt khắc nghiệt dành cho chính mình. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án Thủ tướng Israel trong tuyên bố của mình rằng “một lần nữa, rõ ràng là chính phủ Netanyahu không có ý định đạt được hòa bình.”

Jordan cho biết họ lên án “bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất vụ ám sát thủ lĩnh Hamas của Israel” và cảnh báo về “căng thẳng và hỗn loạn gia tăng trong khu vực”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ “kiên quyết phản đối và lên án vụ ám sát” và “quan ngại sâu sắc” về tình trạng bất ổn gia tăng trong khu vực.

4. Trung Quốc mở rộng những hạn chế liên quan đến xuất khẩu máy bay điều khiển từ xa quân sự sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Kuleba

Trung Quốc điều chỉnh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu máy bay điều khiển từ xa quân sự trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh ngày càng chỉ trích việc hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga ở Ukraine.

Phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Vương Văn Bân (Wang Wenbin - 王文斌), cho biết như trên trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm Thứ Năm, 01 Tháng Tám.

Theo lời Bân, một loạt cơ quan, trong đó có Quân ủy Trung ương, đã bổ sung máy bay điều khiển từ xa với thiết bị đo lường có độ chính xác cao vào danh sách đen. Danh sách cập nhật, được công bố lần đầu vào năm ngoái, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9.

Trung Quốc ban hành chỉ thị này vài ngày sau khi Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thăm Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022. Ngày 24 Tháng Bẩy, Kuleba nói rằng Trung Quốc vẫn cam kết “không thể lay chuyển” đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Trung Quốc tự cho mình là trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine nhưng đồng thời tăng cường quan hệ kinh tế với Mạc Tư Khoa và ủng hộ nước này chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nó cũng đã trở thành nguồn cung cấp hàng hóa lưỡng dụng hàng đầu của Nga để cung cấp cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã liên tục bác bỏ cáo buộc của phương Tây về việc cung cấp cho Mạc Tư Khoa các mặt hàng có công dụng kép với mục đích quân sự.

Trong khi các quan chức dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu máy bay điều khiển từ xa dành cho người tiêu dùng, Bộ Thương mại nhắc lại rằng không nên sử dụng thiết bị dân sự cho mục đích “phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, khủng bố hoặc mục đích quân sự”.

Các quan chức Âu Châu gần đây tuyên bố rằng các công ty Trung Quốc và Nga đang phát triển một máy bay điều khiển từ xa tấn công tương tự như mẫu của Iran được triển khai ở Ukraine. Vương Văn Bân đã bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định nước này không cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào liên quan đến cuộc chiến Ukraine và kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu các mặt hàng có công dụng kép.

Ông cho biết: “Trung Quốc phản đối việc xuất khẩu máy bay điều khiển từ xa được sử dụng cho mục đích phi hòa bình và phản đối từng quốc gia áp đặt các biện pháp trừng phạt bất hợp pháp đối với các công ty và cá nhân Trung Quốc với lý do sử dụng máy bay điều khiển từ xa”.

Các quan sát viên không mấy tin tưởng vào các tuyên bố có tính chất đối phó của Trung Quốc. Liên Hiệp Âu Châu đang có các cuộc tham khảo để đưa ra các chính sách gắt gao hơn đối với việc nhập khẩu các mặt hàng của Trung Quốc, và có thể sẽ áp đặt mức thuế quan cao hơn.

5. Ukraine cho biết 100% máy bay điều khiển từ xa của Nga bị bắn hạ trong cuộc tấn công 'quy mô lớn'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “100 Percent of Russian Drones Shot Down in 'Massive' Attack, Ukraine Says”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Ukraine đã ngăn chặn thành công một cuộc tấn công lớn vào Kyiv, càng chứng tỏ khả năng của quốc gia này trong việc bảo vệ các thành phố của mình khỏi các cuộc tấn công của Nga.

Theo Không quân Ukraine, cuộc tấn công diễn ra vào đầu giờ thứ Tư và Nga đã tung ra các hỏa tiễn dẫn đường và 89 máy bay điều khiển từ xa tấn công Shahed-131/136 nhằm vào thủ đô và các khu vực xung quanh. Chúng được phóng từ nhiều địa điểm khác nhau ở phía tây nước Nga và gần Biển Azov.

“Đây là một trong những cuộc tấn công quy mô lớn nhất của máy bay điều khiển từ xa tấn công Shahed-131/136. Đối phương đã sử dụng số lượng máy bay điều khiển từ xa Shahed tương tự vào đêm giao thừa, ngày 1 Tháng Giêng năm 2024”.

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 01 Tháng Tám.

“Lúc đó, cũng như ngày nay lực lượng phòng không Ukraine đã chống đỡ và đẩy lùi một cuộc tấn công lớn của máy bay điều khiển từ xa của đối phương. Trong số 89 chiếc UAV tấn công Shahed-131/136 được các đơn vị radar của Không quân phát hiện, tất cả 89 chiếc đều bị bắn hạ”.

Bằng cách sử dụng toàn bộ khả năng phòng thủ hỏa tiễn của Ukraine, nước này cũng có thể bắn hạ hỏa tiễn dẫn đường KH-59 nhắm vào tỉnh Mykolaiv phía nam Kyiv.

Trung tướng Không quân Mykola Oleshchuk cảm ơn “tất cả những người bảo vệ bầu trời vì công việc chiến đấu và kết quả hùng hồn của họ”.

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết: “Trong điều kiện xảy ra một cuộc không kích dày đặc và quy mô lớn như vậy, lực lượng và phương tiện phòng không của chúng ta đã hoạt động hoàn hảo”, đồng thời nói thêm rằng không có thương vong do cuộc tấn công.

Máy bay điều khiển từ xa đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến đang diễn ra trên bầu trời Ukraine và Nga đã kết hợp việc sử dụng chúng với các cuộc tấn công truyền thống vào nước này trong những năm kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu.

Cuộc tấn công mới nhất xảy ra chỉ hai ngày sau một cuộc tấn công tương tự, trong đó 9 trong số 10 máy bay điều khiển từ xa Shahed do Nga phóng đã bị phá hủy ở các khu vực Dnipro, Kherson và Kirovohrad.

Kyiv đã cố gắng đáp trả tương xứng với các cuộc tấn công trên lãnh thổ của mình, nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng và tài sản quân sự của Nga trên khắp đất nước.

Đầu tháng 7, các quan chức Nga cho biết ít nhất 75 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công vào một số khu vực của Nga, bao gồm một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất nước này.

Hôm Chúa Nhật, quân đội Ukraine cho biết máy bay điều khiển từ xa của họ đã tấn công kho dầu Polyova ở tỉnh Kursk, nơi mà quân đội cho biết đã gây ra “vụ nổ mạnh” và hỏa hoạn.

Một ngày trước đó, có thông tin cho rằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một phi trường quân sự của Nga ở Dyagilevo, cách Mạc Tư Khoa khoảng 120 dặm về phía nam. Căn cứ không quân đóng vai trò là trung tâm huấn luyện cho các trung đoàn máy bay ném bom của Nga.

6. Rumani tìm thấy thêm các mảnh vỡ từ máy bay điều khiển từ xa của Nga bắn vào Ukraine, lọt qua lãnh thổ của họ

Hôm Thứ Năm, 01 Tháng Tám, Thủ tướng Marcel Ciolacu cho biết quân đội Rumani đã tìm thấy thêm các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa gần làng Ceatchioi, bên kia sông Danube từ biên giới Ukraine.

Nga đã tấn công Ukraine trong đêm ngày 25 tháng 7 bằng 38 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed, nhắm vào cơ sở hạ tầng cảng ở Odesa. Ba máy bay điều khiển từ xa bị mất sau khi vượt biên giới với Rumani.

Sau đó, Bucharest cho biết mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa của Nga một lần nữa đã được tìm thấy trên lãnh thổ của họ. Sau vụ tấn công, việc tìm kiếm mảnh vỡ máy bay tiếp tục trong vài ngày dọc theo sông Danube, theo tuyên bố.

Ngoài làng Ceatalchioi, các cuộc tìm kiếm đã được tiến hành gần các khu định cư Niculitel và Chilia Veche, nhưng không tìm thấy mảnh vỡ nào ở đó.

Thủ tướng Ciolacu cho biết mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa đã hạ cánh bên ngoài các khu định cư và không có người dân hay cơ sở hạ tầng nào bị ảnh hưởng.

Ông cũng lên án các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, nói rằng chúng “phi lý và mâu thuẫn nghiêm trọng với luật pháp quốc tế”.

Đây không phải là lần đầu tiên mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa, có khả năng từ Nga, được tìm thấy trên lãnh thổ Rumani, một quốc gia thuộc NATO. Nga đã nhiều lần tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine trên sông Danube ngăn cách Ukraine và Rumani.

Ngày 25 Tháng Bẩy, Bộ Quốc phòng Rumani cho biết họ đã tìm thấy mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa của Nga gần thị trấn Plauru, bên kia sông Danube từ thành phố Izmail của Ukraine.

Thủ tướng Marcel Ciolacu nhấn mạnh rằng mặc dù máy bay điều khiển từ xa của Nga không cố ý tấn công vào Rumani nhưng tình hình vẫn “không thể chấp nhận được”.

Rumani đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ công dân sống gần biên giới Ukraine, bao gồm việc xây dựng các nơi trú ẩn không kích và triển khai hệ thống phòng thủ bằng máy bay điều khiển từ xa.

7. Hoa Kỳ sẽ giúp bảo vệ Israel nếu bị tấn công, Ngũ Giác Đài nói khi thủ lĩnh Hamas bị hạ sát

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “US Will Help Defend Israel if Attacked, Pentagon Says as Hamas Chief Killed”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, Mỹ sẽ bảo vệ Israel khỏi các cuộc tấn công sắp tới, sau khi các cuộc tấn công của Israel giết chết hai nhà lãnh đạo Thánh Chiến Hồi Giáo được Iran hậu thuẫn và lo ngại gia tăng về xung đột rộng hơn nổ ra ở Trung Đông.

“Nếu Israel bị tấn công, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bảo vệ Israel”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, nói với giới truyền thông trên tàu USNS Millinocket trong chuyến thăm Phi Luật Tân. “Bạn đã thấy chúng tôi làm điều đó vào tháng Tư; bạn có thể mong đợi được thấy chúng tôi làm điều đó một lần nữa”

Mỹ cùng với các đồng minh khác của Israel như Anh và Pháp đã tham gia đánh chặn một loạt máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn chưa từng có của Iran bắn vào Israel từ Iran, Iraq, Syria và Yemen vào giữa tháng 4. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết vào thời điểm đó: “Chúng tôi đã giúp Israel hạ gục gần như toàn bộ máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn đang bay tới”.

Washington cho biết họ không muốn chứng kiến sự leo thang trong khu vực và Mỹ sẽ “làm việc chăm chỉ để bảo đảm rằng chúng tôi đang làm mọi việc để giúp hạ nhiệt và giải quyết các vấn đề thông qua các biện pháp ngoại giao”, Austin nói.

Lo ngại về leo thang đã dâng cao khi Israel tuyên bố vào cuối ngày thứ Ba rằng họ đã thực hiện một “cuộc tấn công có chủ đích” vào thủ đô Beirut của Li Băng và giết chết một chỉ huy cao cấp của Hezbollah.

Phát ngôn nhân Lực Lượng Phòng Vệ Israel, Đề Đốc Daniel Hagari, mô tả Fuad Shukr là “cánh tay phải” của Hassan Nasrallah, lãnh đạo đảng chính trị và nhóm chiến binh được Iran hậu thuẫn. Hagari cho biết Shukr chịu trách nhiệm về vụ tấn công chết người vào một sân túc cầu ở Cao nguyên Golan do Israel kiểm soát vào cuối tuần khiến 12 trẻ em và thanh thiếu niên thiệt mạng.

Hezbollah phủ nhận có liên quan đến vụ tấn công. Phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Adrienne Watson đổ lỗi cho Hezbollah có trụ sở tại Li Băng, đồng thời nói thêm: “Đó là hỏa tiễn của họ và được phóng từ khu vực mà họ kiểm soát”.

Hagari nói: Shukr có “máu của người Israel và nhiều người khác trên tay”. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã đăng những nhận xét tương tự lên mạng xã hội.

Hezbollah cho biết Shukr có mặt trong tòa nhà bị tấn công ở Beirut hôm thứ Ba nhưng không xác nhận cái chết của anh ta.

Israel và Hezbollah đã đấu súng qua biên giới phía bắc của Israel vào phía nam Li Băng trong nhiều tháng.

Hezbollah đã cam kết đoàn kết với nhóm chiến binh Palestine Hamas - nhóm bị Mỹ coi là tổ chức khủng bố - đã phát động một cuộc tấn công chết người vào Israel vào ngày 7 tháng 10 mà Israel cho rằng đã giết chết hơn 1.200 người, trong đó có nhiều thường dân. Hơn 200 con tin đã bị Israel đưa vào Dải Gaza, nơi do Hamas kiểm soát trong hơn một thập niên. Hơn 100 người được cho là vẫn còn ở Gaza, một phần ba trong số đó được cho là đã chết.

Israel, thề sẽ tiêu diệt Hamas, đã dành nhiều tháng thực hiện các hoạt động trên bộ rộng rãi và một chiến dịch không kích gần như liên tục vào Gaza, nơi từng là một trong những khu vực đông dân nhất thế giới. Theo cơ quan y tế Gaza do Hamas điều hành, cuộc chiến đã giết chết gần 40.000 người Palestine kể từ tháng 10, với những lo ngại nhân đạo to lớn được cộng đồng quốc tế nêu ra. Những nỗ lực để bảo đảm lệnh ngừng bắn cho đến nay đã thất bại.

Chỉ vài giờ sau khi Israel đưa tin về vụ tấn công vào Shukr ở Li Băng, Hamas cho biết Ismail Haniyeh, lãnh đạo chính trị chính của tổ chức này, đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Israel ở Tehran sau khi tham dự lễ nhậm chức của tân tổng thống Iran.

Truyền thông nhà nước Iran đưa tin sớm hôm thứ Tư rằng Haniyeh và một trong những vệ sĩ của ông đã bị ám sát tại nơi cư trú của họ ở thủ đô Iran. Haniyeh sinh ra ở Gaza nhưng sống ở Qatar. Cái chết của Ismail Haniyeh gây ra một sự sợ hãi lan rộng. Quân đội Israel đã phóng một hỏa tiễn duy nhất giết chết ông ta mà không gây ra thiệt hại cho các căn nhà ở gần đó.

Cho đến nay, quân đội Israel từ chối bình luận thêm về vụ tấn công.

Nasser Kanaani, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Iran, cho biết cái chết của Haniyeh sẽ “củng cố mối liên kết sâu sắc và không thể phá vỡ giữa Cộng hòa Hồi giáo Iran với Palestine và cuộc kháng chiến thân yêu.”

Lãnh đạo tối cao của Iran, Ayatollah Khamenei, cho biết hôm thứ Tư rằng “nhiệm vụ của Tehran” là trả thù cho cái chết của Haniyeh.

Ngoại trưởng Antony Blinken nói với Channel News Asia trong chuyến thăm Singapore hôm thứ Tư rằng Mỹ “không biết hoặc không liên quan đến” vụ ám sát Haniyeh.

Burcu Ozcelik, nhà nghiên cứu cao cấp về An ninh Trung Đông tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI) có trụ sở tại Luân Đôn, cho biết, vụ ám sát thủ lĩnh Hamas “đánh dấu một giai đoạn mới của kế hoạch bên miệng hố chiến tranh trong bối cảnh rộng lớn hơn của cuộc xung đột Israel-Hamas”.

“Nó sẽ có tác động lan tỏa khắp khu vực,” Ozcelik nói.

Hai vụ ám sát sẽ buộc Tehran phải “phản ứng theo cách được coi là tương xứng, nhưng không đi xa đến mức có nguy cơ gây ra thiệt hại và tổn thất vật chất không thể đảo ngược cho Hezbollah”, vốn được coi là “tài sản chiến lược hơn Hamas”.

8. Máy bay điều khiển từ xa Gerbera là gì? Máy bay điều khiển từ xa tầm xa của Nga tiến vào chiến trường Ukraine

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “What Is Gerbera? Russia's Long-Range Drone Enters Ukraine Battlefield”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Sau nhiều tháng dài vật lộn với các cuộc tấn công tầm xa của máy bay điều khiển từ xa Shahed, Ukraine có thể sắp phải đối đầu với “em gái” của Shahed, còn được gọi là máy bay điều khiển từ xa Gerbera.

Truyền thông Ukraine hồi đầu tuần đưa tin rằng một thiết kế máy bay điều khiển từ xa mới, chưa từng thấy trước đây của Nga đã được phát hiện gần Kyiv vào ngày 24 Tháng Bẩy.

Vài ngày sau, một đoạn video do đơn vị máy bay điều khiển từ xa của quân đội Nga có tên là “Những chú chim ưng của Stalin” công bố vào Chúa Nhật, được truyền thông Ukraine liên kết với cùng một máy bay điều khiển từ xa.

Đăng lên ứng dụng nhắn tin Telegram, đơn vị Nga gọi máy bay điều khiển từ xa Gerbera là “em gái” của máy bay điều khiển từ xa Shahed. Geran là thuật ngữ tiếng Nga dùng để mô tả biến thể Shahed do Iran thiết kế mà Mạc Tư Khoa chủ yếu dựa vào để tấn công Ukraine, kèm theo âm thanh vo ve đặc biệt khi chúng tiếp cận mục tiêu.

Ukraine và Nga đã tham gia vào một cuộc chạy đua máy bay điều khiển từ xa đang phát triển nhanh chóng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa vào đầu năm 2022. Các máy bay điều khiển từ xa thống trị bầu trời phía trên chiến trường và máy bay điều khiển từ xa của Kyiv nổi tiếng với các cuộc tấn công tầm xa vào tài sản của Nga. Ukraine cũng nổi tiếng với thuyền điều khiển từ xa của hải quân và cả hai bên đều đang phát triển robot chiến đấu trên mặt đất.

Kể từ những tháng đầu của cuộc chiến toàn diện, Mạc Tư Khoa đã liên tục tấn công vào Ukraine bằng máy bay điều khiển từ xa Shahed do Iran thiết kế. Nga đã chuyển sang sản xuất máy bay điều khiển từ xa trong nước – được cho là tại một cơ sở ở khu vực Tatarstan miền trung nước Nga – và được biết là đã điều chỉnh thiết kế để cố gắng né tránh hệ thống phòng không của Ukraine.

Lực lượng Không quân Ukraine thường báo cáo một số vụ tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa qua đêm trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tiếp, sau đó là các đợt tấn công lớn hơn.

Sáng sớm thứ Tư, quân đội Kyiv cho biết họ đã chặn tất cả 89 máy bay điều khiển từ xa Shahed do Nga bắn trong đêm, chủ yếu nhắm vào thủ đô của Ukraine. Lực lượng không quân mô tả đây là một trong những cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa Shahed “quy mô lớn nhất” vào Ukraine và là cuộc tấn công lớn nhất kể từ đầu năm.

Truyền thông Ukraine đưa tin chiếc máy bay điều khiển từ xa được phát hiện quanh Kyiv được làm bằng nhựa xốp và mang theo thẻ SIM Ukraine.

Đại Úy Yusov, phát ngôn nhân của cơ quan tình báo quân sự GUR Ukraine, nói với Reuters hồi đầu tháng này rằng Mạc Tư Khoa đã bắt đầu sử dụng máy bay điều khiển từ xa tầm xa mới, giá rẻ, thường làm bằng nhựa xốp hoặc ván ép, để giám sát hệ thống phòng không của Ukraine.

Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat nhận xét rằng camera của máy bay điều khiển từ xa Gerbera có thể truyền video lại cho các nhà điều hành Nga, cung cấp thông tin để tấn công vào các hệ thống có giá trị cao của Ukraine như Patriot, Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia ( NASAMS), hoặc các hệ thống phòng không nhỏ hơn đánh chặn hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga.

Được biết, hỏa tiễn Gerbera được tìm thấy xung quanh Kyiv không được gắn đầu đạn và truyền thông Ukraine suy đoán rằng nó có thể là nguyên mẫu của một hệ thống đa chức năng được triển khai để đánh giá các cuộc tấn công. Theo báo cáo, nó cũng có thể được sử dụng để trinh sát hoặc làm mồi nhử để phát hiện hệ thống phòng không khi chúng kích hoạt, cũng như tấn công các mục tiêu.

Samuel Bendett của CNA, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và phân tích có trụ sở tại Washington, lập luận rằng có một xu hướng chung đối với máy bay điều khiển từ xa đa chức năng.

Kramarov cho biết Gerbera được trang bị đầu đạn tương đối nhỏ vì máy bay điều khiển từ xa đa chức năng cần có chỗ cho thiết bị camera.

Chuyên gia về máy bay điều khiển từ xa có trụ sở tại Vương quốc Anh Steve Wright nói với Newsweek rằng các hình ảnh được lưu hành rộng rãi về máy bay điều khiển từ xa Gerbera cho thấy lớp xốp được cắt bằng máy cắt dây nóng để cho phép chế tạo nhanh chóng và sử dụng các công cụ đơn giản, rẻ tiền.

Wright cho biết: “Các bề mặt điều khiển duy nhất nằm trên mỗi cánh, kết hợp tất cả các chức năng cần thiết để điều khiển máy bay điều khiển từ xa với số lượng bộ phận ít nhất. “Các hệ thống bên trong là một mạng lưới các hệ thống rối rắm thông thường quen thuộc với bất kỳ ai ứng biến bằng cách sử dụng bất kỳ thành phần nào có sẵn trong tay.”

Bendett nói với Newsweek rằng chi phí thấp và tầm hoạt động tương đối dài của máy bay điều khiển từ xa Gerbera có thể cho thấy nó có thể được sử dụng trên quy mô lớn hơn vào một thời điểm nào đó trong chiến tranh.

Wright cho biết: “Đây là một loại máy bay điều khiển từ xa có kiểu dáng đẹp, không sở hữu bất kỳ tính năng công nghệ mới nào nhưng đã được cải tiến để sản xuất hàng loạt với giá rẻ”. Tuy nhiên, ông cho rằng loại máy bay điều khiển từ xa giá rẻ này thực sự là mối nguy hiểm đối với Ukraine.
 
Nhật Ký Trừ Tà: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà
VietCatholic Media
18:54 01/08/2024


1. Mức thiếu hụt ngân sách của Tòa Thánh năm 2023 tăng thêm năm triệu Euro

Theo báo La Repubblica, hay Cộng hòa, xuất bản tại,Ý ngày 26 tháng Bảy vừa qua, trong năm 2023, mức thiếu hụt trong ngân sách của Tòa Thánh là 83 triệu Euro, tức là tăng thêm 5 triệu so với năm 2022 trước đó.

Sở dĩ mức thiếu hụt này không tăng nhiều là nhờ chính sách giảm chi và gia tăng lợi nhuận từ các bất động sản của Tòa Thánh.

Báo “Cộng hòa” cho biết đã nhận được những tin này từ phúc trình ngân sách Tòa Thánh mới được Hội đồng kinh tế của Tòa Thánh cứu xét, dưới quyền chủ tọa của vị Chủ tịch là Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục Giáo phận Munich, bên Đức. Hội đồng gồm tám Hồng Y bảy chuyên gia giáo dân. Theo kết toán đó, toàn bộ số thu nhập của Tòa Thánh là một tỷ 152 triệu Euro, nhưng mức chi lên tới một tỷ 236 triệu. Năm ngoái, Tòa Thánh không công bố kết toán chi thu trong năm 2022. Theo báo Cộng hòa, trong năm 2023, lợi tức tăng 28 triệu Euro, nhưng số chi lại tăng lên 33 triệu. Vì lạm phát và giá nhiên liệu gia tăng, Tòa Thánh phải tăng lương cho các nhân viên.

Vatican không đánh thuế lợi tức và cũng không có chính sách tiền tệ riêng. Lợi tức đến từ những tiền dâng cúng, ví dụ, từ các cuộc lạc quyên gọi là “Đồng tiền thánh Phêrô”. Nhờ việc đơn giản hóa trong việc quyên góp tiền dâng cúng, trong năm ngoài Ngân khoản “Đồng thánh Phêrô” là 48 triệu 400.000 Euro, tăng khoảng năm triệu Euro so với 43 triệu rưỡi Euro trong năm 2022 trước đó.

Do trào lưu tục hóa trong xã hội các nước gia tăng, số tiền đóng góp cho Tòa Thánh từ các nước kinh tế khá nhất và vốn quảng đại với Tòa Thánh, như Mỹ, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Nam Hàn, sẽ tiếp tục giảm sút về lâu về dài.

2. Nhật Ký Trừ Tà số 302: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà

Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #302: Magdalene's Powerful Presence in an Exorcism”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà số 302: Sự hiện diện đầy quyền năng của Thánh Nữ Mađalêna trong lễ trừ tà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Những Nhà Trừ Tà chúng tôi có một số vị thánh “để chạy đến”, vì các ngài đặc biệt có năng lực trừ quỷ. Một trong số các vị ấy là Thánh Nữ Maria Mađalêna. Chúng tôi đặc biệt cầu khẩn Thánh Nữ và áp dụng thánh tích hạng nhất của ngài khi người bị bệnh bị hại bởi ma quỷ liên quan đến tội lỗi tình dục. Chúng tôi thường nhận được phản ứng mạnh mẽ từ ma quỷ.

Đáng chú ý là ngày nay Thánh Nữ Maria Mađalêna đã trở thành một vị thánh được nhiều người yêu mến. Lớn lên tôi không nhớ mình đã từng nghe nhắc đến ngài chưa. Nhìn lại, đây là một sự sơ suất, vì thánh nữ có một vị trí nổi bật trong Tin Mừng với cuộc đời của Chúa Giêsu và các môn đệ của Người. Thánh Nữ được nhắc đến tên hơn chục lần. Ngài ở cạnh Mẹ Chúa Giêsu trên đồi Canvê. Thánh nữ là người đầu tiên chứng kiến sự phục sinh của Chúa Kitô và công bố điều đó cho các Tông đồ, do đó Thánh Nữ được gọi một cách chính đáng là “Tông đồ của các Tông đồ”.

Nhưng chúng tôi, những nhà trừ quỷ, đặc biệt cầu xin Thánh Nữ giúp đỡ trong việc trừ quỷ. Tin Mừng nói rõ rằng Thánh Nữ bị 7 quỷ ám và Chúa Giêsu đã giải thoát cho ngài (Lc 8:2). Con số 7 trong thời Kinh Thánh ám chỉ sự “đầy đủ” hay “sự hoàn thành”. Khi đó người ta có thể phỏng đoán rằng Thánh Nữ chứa đầy ma quỷ và bị chiếm hữu hoàn toàn. Vì vậy, Thánh Nữ sẽ là người “tự nhiên” cho chức vụ của chúng tôi. Không còn nghi ngờ gì nữa, Thánh Nữ có một tình yêu thương và hiệu quả đặc biệt đối với những người bị quỷ ám.

Trong Giáo hội sơ khai (xem các bài giảng của Giáo hoàng Grêgôriô Cả), người ta tin rằng Thánh Nữ Maria Mađalêna này cũng chính là người phụ nữ không được nêu tên trong Kinh thánh, là một “người phụ nữ tội lỗi” (Lc 7:36) và là người lau chân Chúa Giêsu bằng nước mắt và tóc của mình. Nhiều học giả Kinh thánh gần đây đã đặt câu hỏi về điều này. Việc Thánh Nữ là người cầu thay nguyện giúp mạnh mẽ trong các trường hợp trừ tà liên quan đến tội lỗi tình dục đưa ra một số bằng chứng ủng hộ ý kiến cho rằng những con quỷ của Thánh Nữ là kết quả của tội lỗi tình dục.

Trên thực tế, chúng ta không biết chắc chắn làm thế nào mà Thánh Nữ lại bị quỷ ám hoặc liệu những nhân vật nữ khác nhau trong Kinh thánh này có phải là cùng một người hay không. Có rất nhiều lý thuyết. Nhưng rõ ràng là Chúa Giêsu đã giải thoát Thánh Nữ khỏi bị chiếm hữu hoàn toàn và Thánh Nữ thuộc về vòng những người thân tín của Chúa Giêsu. Thánh Nữ là một nhân vật quan trọng trong Giáo hội sơ khai, và ngài đang trở lại nổi bật một lần nữa, hỗ trợ cho những Nhà Trừ Tà chúng tôi.

Con người ngày nay có thể liên tưởng đến một tội nhân ăn năn. Việc Thánh Nữ đã vươn tới sự thánh thiện cao cả mang lại cho chúng ta tất cả niềm hy vọng. Có lẽ điều có ý nghĩa lớn nhất trong cuộc đời Thánh Nữ là tình yêu của ngài dành cho Chúa Giêsu. Chính Thánh Nữ đã khóc tại mộ Người (Ga 20:11). Xin Thánh Maria Mađalêna cầu bầu cho chúng ta để chúng ta cũng có thể có một tình yêu lớn lao dành cho Chúa Giêsu.


Source:Catholic Exorcism

3. Giấy phép tổ chức Thánh lễ Latinh truyền thống tại các nhà thờ giáo xứ được công bố

Phụng vụ tiền công đồng không còn được cử hành tại các nhà thờ giáo xứ nữa. Nếu có, nó cần có sự cho phép của Rôma. Bộ Phụng tự hiện nay đã báo cáo lần đầu tiên về những miễn trừ này – và có một giáo phận ở Đức được nêu bật.

Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích Vatican đã cho phép cử hành phụng vụ tiền công đồng tại 56 nhà thờ giáo xứ ở 10 quốc gia vào năm 2022. Với 34 nhà thờ giáo xứ, hầu hết các phép miễn trừ đã được cấp cho tổng số 20 giáo phận Hoa Kỳ, theo Công báo chính thức của Bộ Phụng tự (“Notitiae”) cho năm 2022, được công bố hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Bẩy. Ở Đức, việc miễn trừ đã được cấp cho năm nhà thờ giáo xứ, tất cả đều nằm trong giáo phận Regensburg. Vẫn chưa có số liệu cho những năm từ năm 2023 trở đi, vì vậy có thể giả định rằng kể từ đó, các khoản phân bổ tiếp theo đã được cấp.

Vào mùa hè năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tự sắc “Traditionis custodes”, trong đó việc cử hành phụng vụ theo các sách lễ năm 1962 bị hạn chế nghiêm ngặt. Trong số những điều khác, những thánh lễ như vậy không còn được cử hành trong các nhà thờ giáo xứ nữa. Vào tháng 12 năm 2021, bộ phụng vụ đã thông báo rằng các giám mục giáo phận không được phép tự ý thực hiện việc đi chệch khỏi quy tắc này mà phải có sự cho phép của Tòa Thánh. Điều này chỉ được chấp nhận trong những trường hợp “rõ ràng là không thể sử dụng một nhà thờ, một nhà nguyện hoặc một nhà nguyện khác”. Việc đánh giá khả năng này phải được thực hiện hết sức thận trọng. Vào tháng 2 năm 2023, Đức Giáo Hoàng đã xác nhận quyền cấp phép độc quyền của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích bằng một sắc lệnh.

Theo danh sách của Bộ, ngoài các miễn chuẩn cho 34 giáo xứ Hoa Kỳ tại 20 giáo phận, các miễn chuẩn còn được cấp ở Ba Lan (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Anh (4 giáo phận, 5 nhà thờ giáo xứ), Canada (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Ba Lan (3 giáo phận, 3 nhà thờ giáo xứ), Đức (1 giáo phận, 5 nhà thờ giáo xứ) cũng như Lithuania, Ý, Hung Gia Lợi và Áo (mỗi giáo phận có 1 nhà thờ giáo xứ).

Vào tháng 2 năm 2022, Đức Cha Rudolf Voderholzer đã ban hành một sắc lệnh thi hành chung về “Traditionis custodes”, trong đó quy định, trong số những điều khác, rằng các yêu cầu cử hành phụng vụ tiền công đồng trong các nhà thờ giáo xứ có thể được đệ trình lên giám mục hoặc tổng đại diện. sau đó được đưa về Rôma để được Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích chấp thuận nếu cần thiết. Trước khi Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích bảo lưu quyền miễn trừ, Đức Tổng Giám Mục Freiburg Stephan Burger đã ban hành một sắc lệnh thi hành dựa trên giả định rằng ngài được hưởng quyền miễn trừ. Vào thời điểm đó, Đức Cha Burger đã cấp phép miễn trừ cho nhà thờ giáo xứ St Joseph ở Freiburg và nhà thờ hành hương Walldürn.


Source:katholisch.de
 
Tin vui: F16 đã đến Ukraine. Trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới đền tội. Crimea: Nga tổn hại nặng
VietCatholic Media
03:11 01/08/2024


1. Những chiếc F-16 đầu tiên đã đến Ukraine để tăng cường lực lượng của Tổng thống Zelenskiy

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “First F-16s Arrive in Ukraine in Boost to Zelensky's Forces: Report”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo một báo cáo mới, Ukraine đã nhận được lô chiến đấu cơ F-16 đầu tiên nhằm tăng cường lực lượng của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trong cuộc chiến đang diễn ra với Nga.

Hôm thứ Tư, Bloomberg lần đầu tiên đưa tin rằng Ukraine đã nhận được chiến đấu cơ F-16, trích dẫn các nguồn ẩn danh hiểu biết về tình hình. Bloomberg cũng đưa tin rằng hiện tại vẫn chưa rõ liệu các phi công Ukraine có thể sử dụng máy bay ngay lập tức hay không khi chiến tranh với Nga đang nổ ra. Một quan chức Mỹ cũng xác nhận việc giao hàng cho hãng thông tấn AP hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine qua email để yêu cầu bình luận.

Zelenskiy và các quan chức Kyiv khác từ lâu đã tìm kiếm F-16 để tăng cường khả năng phòng thủ trong cuộc chiến do Putin phát động vào tháng 2 năm 2022. Vào tháng 5 năm 2023, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng Tổng thống Joe Biden đã “thông báo cho những người đồng cấp G7 của mình” rằng Mỹ sẽ bắt đầu cho phép các đồng minh cung cấp cho Ukraine chiến đấu cơ F-16, và một số quốc gia đã cam kết cung cấp máy bay này cho Ukraine.

Khi phát biểu tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh G7 năm ngoái, Tổng thống Biden cho biết ông đã đi đến quyết định cho phép các đồng minh của Mỹ cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine sau khi ông nhận được sự bảo đảm từ Zelenskiy rằng chiến binh sẽ không được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào các mục tiêu. ở Nga.

“ Tôi có được sự bảo đảm chắc chắn từ Zelenskiy rằng họ sẽ không sử dụng nó để tiếp tục tiến vào lãnh thổ địa lý của Nga,” Tổng thống Biden nói.

Đầu tháng này, ông đã đưa ra một tuyên bố chung cùng với Thủ tướng Hòa Lan Dick Schoof và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, nơi họ nói về máy bay phản lực F-16 cho Ukraine.

“Chính phủ Đan Mạch và Hòa Lan đang trong quá trình tặng những chiếc F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Quá trình chuyển giao những chiếc F-16 này hiện đang được tiến hành và Ukraine sẽ đưa những chiếc F-16 vào hoạt động vào mùa hè này. Chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết vào thời điểm này do lo ngại về an ninh quốc phòng”, tuyên bố cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chung để hỗ trợ khả năng tự vệ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga.”

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đưa ra bình luận tương tự hồi đầu tháng này khi nói rằng các máy bay F-16 sẽ “bay trên bầu trời Ukraine vào mùa hè này để bảo đảm rằng Ukraine có thể tiếp tục tự vệ một cách hiệu quả trước sự xâm lược của Nga”.

Vào tháng 5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã trả lời các báo cáo về việc chuyển giao F-16 cho Ukraine và nói rằng Mạc Tư Khoa sẽ coi việc chuyển giao máy bay này là một “hành động báo hiệu” của NATO “trong lĩnh vực hạt nhân”.

2. Hình ảnh vệ tinh Crimea tiết lộ hậu quả của cuộc tấn công vào căn cứ không quân Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Crimea Satellite Images Reveal Aftermath of Strike on Russian Air Base”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hình ảnh vệ tinh mới được công bố hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy, cho thấy thiệt hại tại một phi trường của Nga ở Crimea sau cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào cơ sở này vào tuần trước. Ít nhất 2 chiếc Su-30SM, một kho đạn pháo và hỏa tiễn, cũng như một trung tâm radar của Nga đã bị tiêu hủy.

Thứ Sáu tuần trước 26 Tháng Bẩy, quân đội Ukraine cho biết lực lượng hỏa tiễn của họ đã tấn công căn cứ không quân Saky, nơi Nga sử dụng để “kiểm soát không phận” ở Hắc Hải và phối hợp tấn công Ukraine. Lực lượng phòng không Nga đã không chống đỡ được cuộc tấn công. Cuộc tấn công này được ghi nhận là rất thành công.

Một số kênh Telegram của blogger quân sự Nga, thường được sử dụng làm nguồn thông tin thay cho các tuyên bố chính thức từ Mạc Tư Khoa, cũng thừa nhận rằng một số máy bay phản lực Su-30SM của Nga đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy trong các cuộc tấn công. Họ than phiền về sự yếu kém của các hệ thống phòng không.

Các hình ảnh vệ tinh, được công bố bởi một dự án báo chí điều tra do cơ quan Ukraine của đài Radio Free Europe/Radio Liberty do Mỹ hậu thuẫn, đã cho thấy những “vết cháy đen” trên phi trường Saky nơi các máy bay Su-30 đã từng đậu.

Kyiv đã liên tục tấn công vào các căn cứ không quân, trung tâm hậu cần và cơ sở hải quân của Nga ở Crimea trong hơn hai năm chiến tranh toàn diện. Nga đã kiểm soát Crimea kể từ khi sáp nhập bán đảo này vào năm 2014, nhưng hành động này không được quốc tế công nhận. Ukraine tuyên bố sẽ đòi lại Crimea.

Kyiv trước đây đã tấn công căn cứ không quân Saky và một số phi trường khác trên khắp Crimea. Sân bay quân sự Belbek, gần căn cứ Sevastopol của hạm đội hải quân Hắc Hải của Nga ở miền nam Crimea và phi trường Dzhankoy ở phía bắc Crimea cũng là mục tiêu.

Tuần trước, một kênh Telegram địa phương ở Crimea đưa tin về các vụ nổ và khói bốc lên xung quanh Novofedorivka, một khu định cư gần căn cứ không quân ở rìa phía tây bán đảo.

Hãng tin độc lập Astra của Nga vào thời điểm đó đưa tin lực lượng Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn ATACMS của Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội do Mỹ cung cấp để tấn công phi trường Saky. Một kho đạn dược bị tấn công và một trạm radar phòng không bị phá hủy, hãng tin này cho biết.

Trong một đề cập rõ ràng đến các cuộc tấn công, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Sáu tuần trước rằng ông muốn “đặc biệt khen ngợi các chiến binh của chúng tôi đang tấn công các căn cứ và hậu cần của Nga trên các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm”.

“Mọi căn cứ không quân của Nga bị phá hủy, mọi máy bay quân sự của Nga bị phá hủy - dù trên mặt đất hay trên không - đều cứu sống người Ukraine. Tôi cảm ơn các chiến binh của chúng tôi vì sự chính xác của họ”, ông nói.

Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn tầm xa vào Crimea, bao gồm cả kho vũ khí ATACMS do Mỹ sản xuất và hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Storm Shadow của Anh.

Những hỏa tiễn tầm xa này giúp Ukraine tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga ở xa chiến tuyến. Tuy nhiên, Kyiv chỉ được phép sử dụng ATACMS để chống lại các khu vực bị tạm chiếm hoặc sáp nhập, không phải lãnh thổ được quốc tế công nhận là một phần của Nga.

Kyiv đã sử dụng ATACMS để bắn vào căn cứ không quân Belbek vào giữa tháng 5 và một số hệ thống phòng không của Nga, bao gồm cả những hệ thống gần phi trường Dzhankoy vào tháng sau đó.

3. Fuad Shukr, Tư Lệnh tối cao của tổ chức chiến binh Li Băng Hezbollah, là ai?

Fuad Shukr hay đôi khi còn được gọi là Fouad Shukar, hay Al-Hajj Mohsen hoặc Mohsen Shukr, là Tư Lệnh tối cao của tổ chức chiến binh Li Băng Hezbollah.

Shukr sinh năm 1961 hay 1962 ở làng Al-Nabi Shayth, thuộc quận Baalbek của Li Băng, cũng là nơi sinh của người đồng sáng lập Hezbollah Abbas al-Musawi. Sau khi Hezbollah thành lập, thị trấn trở thành một trong những căn cứ quyền lực trung tâm. Shukr được học quân sự tại Đại học Imam Hossein ở Tehran.

Kể từ khi Hezbollah được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo thành lập vào những năm 1980, Shukr là một trong những nhân vật quân sự hàng đầu của lực lượng này. Ông là thành viên của thế hệ sáng lập nhóm và là chỉ huy quân sự cao cấp nhất của nhóm, giữ vai trò cố vấn về các hoạt động quân sự cho thủ lĩnh Hassan Nasrallah của Hezbollah. Là chỉ huy quân sự hàng đầu của tổ chức chiến binh ở miền nam Li Băng, ông là thành viên Hội đồng Thánh Chiến, nơi vai trò của ông là cố vấn cho ban lãnh đạo Hezbollah về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động quân sự, bao gồm cả huấn luyện với Lực lượng Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo.

Shukr đã chiến đấu chống lại quân đội Israel sau cuộc xâm lược Li Băng của Israel vào năm 1982. Shukr tham gia lập kế hoạch và thực hiện vụ đánh bom doanh trại ở Beirut năm 1983, dẫn đến cái chết của 307 người, trong đó có 241 lính Mỹ và 58 lính Pháp. Israel cáo buộc Shukr có liên quan trực tiếp đến cuộc đột kích xuyên biên giới năm 2000 của Hezbollah, trong đó Hezbollah bắt cóc và giết chết ba binh sĩ Israel.

Ông chịu trách nhiệm mua sắm kho vũ khí tiên tiến hơn của nhóm, bao gồm hỏa tiễn dẫn đường chính xác, hỏa tiễn hành trình, hỏa tiễn chống hạm, hỏa tiễn tầm xa và máy bay điều khiển từ xa. Theo tình báo Mỹ, Shukr được cử đến Tehran vào năm 1994 để giải quyết chuyến hàng hỏa tiễn Stinger từ Iran.

Khi Nội chiến Syria bùng nổ, Shukr là Tư Lệnh quân Hezbollah ở miền nam Li Băng, khu vực quan trọng nhất của lực lượng này.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định Shukr là Kẻ khủng bố toàn cầu được chỉ định đặc biệt vào năm 2013 và bổ sung ông ta vào Chương trình Phần thưởng cho Công lý vào ngày 10 tháng 10 năm 2017, đề nghị 5 triệu đô la cho thông tin dẫn đến việc bắt giữ ông ta.

Vào ngày 30 tháng 7 năm 2024, Shukr bị giết trong một cuộc không kích của Israel ở Beirut vì bị cáo buộc chịu trách nhiệm về vụ tấn công Majdal Shams vào ngày 27 tháng 7 khiến 12 trẻ em Druze thiệt mạng. Vụ tấn công cũng khiến 4 thường dân thiệt mạng và 80 người khác bị thương.

4. Lukashenko ân xá công dân Đức bị xử bắn vì tội 'khủng bố'

Hãng thông tấn nhà nước Belarus Belta đưa tin hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy, rằng nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã ân xá cho công dân Đức Rico Krieger, người từng bị tử hình sau phiên tòa ở Minsk.

Krieger đã bị tòa án ở Belarus kết án tử hình sau khi bị cáo buộc phạm 6 tội danh, bao gồm “khủng bố” và “hoạt động đánh thuê”.

Trung tâm Nhân quyền Viasna cho biết các cáo buộc có thể liên quan đến một nhóm binh sĩ tình nguyện Belarus, gọi là Trung đoàn Kalinouski, những người chiến đấu chống lại Nga ở Ukraine, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Belarus là quốc gia duy nhất ở Âu Châu vẫn áp dụng án tử hình.

5. Wall Street Journal đưa tin Mỹ sẽ cung cấp vũ khí riêng cho F-16 để chuyển giao cho Ukraine

Mỹ sẽ trang bị cho hàng chục chiến đấu cơ phản lực F-16 được gửi tới Ukraine bằng các hỏa tiễn do Mỹ sản xuất và các loại vũ khí khác, tờ Wall Street Journal đưa tin hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy

Ukraine đang chờ ít nhất 79 chiếc F-16 từ Hòa Lan, Đan Mạch, Bỉ và Na Uy, và có tới 20 chiếc dự kiến sẽ đến trong năm nay.

Ngũ Giác Đài có lượng dự trữ và năng lực sản xuất hạn chế, nhưng sẽ cung cấp cho các máy bay F-16 của Ukraine các loại đạn không đối đất, bộ dẫn đường chính xác cho bom và hỏa tiễn không đối không tiên tiến với số lượng đủ để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất của Ukraine.

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết: “Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có thể cung cấp tất cả số vũ khí đó, ít nhất là với số lượng quan trọng mà họ cần”.

Theo giới truyền thông, các loại vũ khí mà Mỹ sẽ cung cấp cho F-16 bao gồm hỏa tiễn không đối đất AGM-88 HARM, đạn JDAM tầm xa biến bom không điều khiển thành vũ khí thông minh và đạn dẫn đường chính xác cỡ nhỏ GLSDB.

Các thành viên Âu Châu của liên minh chiến đấu cơ đã gửi cho Ukraine một số lượng lớn đạn dược dành cho máy bay F-16 từ kho dự trữ hạn chế của mình, vì vậy họ đề nghị Hoa Kỳ cung cấp thêm cho Ukraine.

Kyiv đã kêu gọi sử dụng các máy bay phản lực thế hệ thứ tư do Mỹ sản xuất này kể từ năm đầu tiên của cuộc chiến toàn diện nhằm củng cố lực lượng không quân của mình, vốn bao gồm các máy bay do Liên Xô sản xuất và đã bị cạn kiệt đáng kể trong những năm qua.

Bất chấp lời hứa của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken vào ngày 10 tháng 7 rằng những chiếc F-16 đầu tiên của Hòa Lan và Đan Mạch đã được chuyển đi, cho đến nay vẫn chưa có đợt giao hàng nào được xác nhận.

6. Người đàn ông Nga bị bỏ tù vì bị cáo buộc liên kết với Quân đoàn Tự do Nga, và cố gắng đốt phá văn phòng nhập ngũ

Một người đàn ông ở Nga đã bị kết án 7 năm tù vì âm mưu phóng hỏa một văn phòng nhập ngũ và bị cáo buộc có liên quan đến Quân đoàn Tự do Nga, Tòa án quân sự quận phía Nam của Nga cho biết hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy.

Tòa án cho biết người đàn ông tên là Sergei Stanchev đã bị tuyên phạm tội âm mưu tấn công khủng bố và hợp tác “trên cơ sở bí mật với đại diện của một quốc gia nước ngoài”.

Stanvchev được cho là đã gọi đến số của một tổ chức Ukraine vào Tháng Giêng năm 2023 khi đang sống ở Essentuki ở Stavropol Krai, một khu vực ở miền nam nước Nga gần Dãy núi Kavkaz.

Tòa án tuyên bố rằng vài ngày sau, một đại diện của Quân đoàn Tự do Nga đã liên hệ với Stanchev và thảo luận về việc hợp tác, và Stanchev đã đồng ý.

Quân đoàn, được thành lập vào tháng 3 năm 2022 tại Ukraine, là một nhóm vũ trang gồm những người Nga chiến đấu cùng lực lượng của Kyiv chống lại nhà độc tài Putin. Các thành viên của nhóm này cũng đã thực hiện các cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga và được tường trình đã tiến hành các hoạt động phá hoại bên trong nước này.

Stanchev sau đó bị cáo buộc đã “thực hiện giám sát và quay video ủy ban quân sự của Stavropol Krai” theo chỉ thị của đại diện quân đoàn và lên kế hoạch phóng hỏa một văn phòng nhập ngũ của quân đội.

Tòa án tuyên bố rằng cảnh sát đã bắt giữ Stanchev sau khi mua các thành phần cho “hỗn hợp gây cháy tự chế”.

Các tổ chức nhân quyền cho biết, tra tấn và ép buộc nhận tội cũng là những hành vi phổ biến ở các quan chức thực thi pháp luật.

Một tòa án quân sự Nga cũng đã kết án một người đàn ông ở Krasnodar Krai, giáp ranh với Stavropol Krai, vào ngày 30 tháng 7 vì bị cáo buộc chuẩn bị phá hoại các tủ chuyển tiếp hỏa xa và có liên kết với Quân đoàn Tự do Nga.

Đầu tháng 7, một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã kết án một công dân mang hai quốc tịch Ukraine - Nga 26 năm tù vì bị cáo buộc cố đốt văn phòng nhập ngũ.

7. Hình ảnh vệ tinh tiết lộ việc xây dựng căn cứ Hạm đội Hắc Hải mới của Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Satellite Images Reveal Construction of Russia's New Black Sea Fleet Base”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy công việc xây dựng đã được đẩy nhanh trong những tháng gần đây tại một căn cứ hải quân mới của Nga ở khu vực ly khai Georgia, khi Mạc Tư Khoa phản đối các cuộc tấn công dai dẳng và thường hiệu quả của Ukraine ở phía tây Hắc Hải.

Cơ quan điều tra Bellingcat đưa tin hôm Thứ Ba, 30 Tháng Bẩy, rằng “Nhiều tòa nhà và các đặc điểm vành đai” hiện có thể nhìn thấy ở Abkhazia, với hoạt động xây dựng bắt đầu gia tăng kể từ đầu năm 2024.

Vùng Abkhazia được quốc tế công nhận là một phần của Georgia, nhưng trên thực tế nó được kiểm soát bởi chính quyền ly khai - cũng như vùng Nam Ossetia ở phía đông. Mạc Tư Khoa đã công nhận Abkhazia là một quốc gia độc lập, trong khi Tbilisi coi lãnh thổ này là khu vực bị Nga xâm lược. Georgia nhìn chung hy vọng được gia nhập Liên minh Âu Châu, mặc dù kế hoạch gia nhập của Tbilisi đã bị hoãn lại vào đầu tháng này.

Lãnh đạo Abkhazian Aslan Bzhania nói với hãng tin Izvestia của Nga vào năm 2023 rằng Mạc Tư Khoa sẽ thành lập một căn cứ hải quân mới ở Abhkazia, được thiết kế để tăng cường “khả năng phòng thủ” của Nga và khu vực ly khai.

BBC đưa tin vào thời điểm đó, hình ảnh vệ tinh từ tháng 12 năm 2023 cho thấy công trình xây dựng và nạo vét tại cảng Ochamchire, phía đông nam thành phố chính của khu vực, Sokhumi. Cảng hiện có thể tiếp nhận các tàu chở hàng lớn hơn, hãng này cho biết, dẫn lời các quan chức kiểm soát Abkhazia.

Kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Kyiv đã liên tục nhắm vào các tài sản của Nga nằm rải rác xung quanh Bán đảo Crimea bị sáp nhập mà Điện Cẩm Linh đã kiểm soát trong một thập niên.

Ukraine tuyên bố sẽ đòi lại Crimea và đã sử dụng hỏa tiễn tầm xa cũng như máy bay điều khiển từ xa trên không và dưới nước để tấn công các căn cứ không quân, trung tâm hậu cần và cơ sở hải quân của Hạm đội Hắc Hải ở thành phố cảng Sevastopol phía tây nam Nga.

Theo tình báo Anh, Kyiv không có lực lượng hải quân lớn hay tàu chiến lớn, nhưng các cuộc tấn công của họ đã buộc Mạc Tư Khoa phải hạn chế hoạt động ở phía Tây Hắc Hải, nơi Ukraine có thể dễ dàng đe dọa hạm đội của mình hơn.

Nga đã di dời nhiều tài sản quan trọng của mình từ cảng Sevastopol xa hơn về phía đông đến căn cứ Novorossiysk ở vùng Krasnodar của Nga. Ukraine cũng đã nhắm tới Novorossiysk.

Căn cứ ở Ochamchire, phía đông nam Sevastopol và Novorossiysk, sẽ khiến Hạm đội Hắc Hải của Nga ngày càng xa tầm với của Ukraine.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy “một số nền móng mới”, đất đai đang được giải phóng và chu vi mới tại căn cứ “sẽ mở rộng đáng kể diện tích của căn cứ”, Bellingcat đưa tin. Theo cơ quan này, có một con đường vành đai mới nối căn cứ quân sự với thị trấn Ochamchire.

Gần bến cảng, “một nền móng khác đã được xây dựng kể từ tháng 6 năm 2024,” Bellingcat đưa tin.

Cơ quan quân sự Naval News hồi đầu tháng đưa tin rằng một tàu kéo của Nga đã đến cảng Ochamchire từ Novorossiysk.

Theo Bellingcat, một cánh đồng đã được dọn sạch ở phía tây căn cứ quân sự, với một chiến hào được tạo ra ở trung tâm, mặc dù vẫn chưa rõ nó sẽ phục vụ chức năng gì.

Tổng thống Georgia Salome Zourabichvili cho biết vào tháng 10 năm 2023: “Động thái bất hợp pháp của Nga nhằm thiết lập một căn cứ quân sự hải quân thường trực ở Ochamchire, là lãnh thổ chủ quyền của Georgia, tạo thành mối đe dọa trực tiếp đối với Georgia, và nguyện vọng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của chúng tôi và an ninh Hắc Hải”.

“Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế phản ứng kiên quyết, lên án hành động khiêu khích trắng trợn này.”

Liên minh Âu Châu cho biết việc Nga tiến hành các kế hoạch được báo cáo về căn cứ ở Abkhazian sẽ “làm gia tăng thêm căng thẳng và đe dọa sự ổn định trong khu vực”.

8. Có vẻ như Nga đang nhận xe hỏa tiễn chống tăng từ Bắc Hàn. Nó sẽ là một sự leo thang lớn.

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Vào giữa tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bình Nhưỡng để gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Chính Ân và ký hiệp ước quốc phòng giữa Nga và Bắc Hàn.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết nhiều phương tiện hỏa tiễn có vẻ là của Bắc Hàn vừa xuất hiện gần tiền tuyến ở miền nam nước Nga, ngay bên kia biên giới với Ukraine.

Có vẻ như mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn giữa Nga và Bắc Hàn cuối cùng đã có tác động thực sự đến cuộc chiến. Nếu Bắc Hàn thực sự cung cấp xe thiết giáp cho Nga, điều này có thể giúp giải quyết một trong những vấn đề chiến trường lớn nhất của Nga khi cuộc chiến rộng hơn với Ukraine bước sang tháng thứ 29. Nga đang thiếu hụt xe chiến đấu chuyên dụng.

Hôm Thứ Ba, 30 Tháng Bẩy, một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã phát hiện điều gì đó kỳ lạ gần Vovchansk, chiến trường chính trong cuộc tấn công kéo dài hai tháng của Nga ở tỉnh Kharkiv phía bắc Ukraine. Khi kiểm tra kỹ, đối tượng kỳ lạ có vẻ là Bulsae-4 - một loại pháo tự hành chống tăng sáu bánh được trang bị hỏa tiễn.

Người điều hành máy bay điều khiển từ xa Ukraine Kriegsforscher cho biết phương tiện này “đã phóng được sáu hỏa tiễn trước khi bỏ chạy”.

Bulsae-4 là sản phẩm độc nhất của Bắc Hàn. Nó mượn khung gầm của xe thiết giáp chở quân BTR-80 của Nga và bổ sung thêm một tháp pháo cồng kềnh phía trên với 8 hỏa tiễn chống tăng dẫn đường, mỗi hỏa tiễn có thể nặng hàng chục ký lô và có tầm bắn vài dặm.

Bulsae-4 thực hiện nhiệm vụ tương tự như các đội hỏa tiễn chống tăng di động của Ukraine và Nga thực hiện nhưng thực hiện với tốc độ, tính cơ động và khả năng bảo vệ cao hơn.

Đối với người Nga, Bulsae-4 đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Quân đội Nga tham chiến ở Ukraine vào tháng 2 năm 2022 với khoảng vài trăm pháo chống tăng Shturm và Kornet — và nhanh chóng mất khoảng 50 chiếc trong số đó trước sức kháng cự quyết liệt của Ukraine. Gần đây, các phương tiện trang bị hỏa tiễn hiếm khi xuất hiện dọc tiền tuyến, có lẽ vì đơn giản là không còn nhiều.

Chúng tôi không biết chi tiết về hiệp ước an ninh tháng 6 của Nga với Bắc Hàn. Nhưng có thể, thậm chí có nhiều khả năng, các điều khoản bao gồm việc chuyển giao đáng kể các phương tiện do Bắc Hàn sản xuất.

Từ quan điểm của Nga, điều đó sẽ có lý. Không có gì bí mật khi người Nga đang nỗ lực chế tạo - hoặc thu hồi từ kho lưu trữ dài hạn - đủ phương tiện chiến đấu để bù đắp cho khoảng 600 phương tiện mà họ bị mất ở Ukraine mỗi tháng.

Nếu quân đội Nga mua xe của Bắc Hàn, họ có thể sử dụng các loại khác ngoài Bulsae-4. Người Nga đặc biệt quan tâm đến xe tăng hiện đại và xe thiết giáp chở quân, vì vậy đừng sốc khi nhìn thấy xe tăng Pokpung-ho cũ của Nam Hàn và xe thiết giáp chở quân M2010 ở phía Nga trên chiến tuyến ở Ukraine. Việc M2010 và Bulsae-4 có cùng khung gầm có thể giúp ích.

Câu hỏi lớn là Nam Hàn sẽ làm gì. Trước đó trong cuộc chiến rộng lớn hơn, Bắc Hàn và Nam Hàn đều ủng hộ phe mình nhưng âm thầm. Miền Bắc độc tài bán đạn pháo và hỏa tiễn đạn đạo cho nước Nga độc tài; miền Nam dân chủ đã bán đạn pháo cho Hoa Kỳ để chuyển tiếp cho Ukraine dân chủ.

Hiện nay Bắc Hàn đang công khai ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Nga, Nam Hàn có thể xem xét làm điều tương tự đối với Ukraine. Ngay sau khi Putin và Kim ký hiệp ước an ninh, cố vấn an ninh quốc gia Nam Hàn Chang Ho-jin đã chỉ trích hiệp ước này và nói rằng chính phủ của ông sẽ suy nghĩ lại lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Ukraine hiện có.

Điều đáng chú ý là Nam Hàn chế tạo được một số loại vũ khí tốt nhất trên thế giới và với số lượng lớn hơn hầu hết các quốc gia khác.

9. Hải quân Nga chuẩn bị cho cuộc tập trận lớn với sự tham gia của 300 tàu, và 20.000 thủy thủ

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Navy Set for Major Drills Involving 300 Vessels, 20,000 Sailors”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga đã bắt đầu các cuộc tập trận với sự tham gia của phần lớn hạm đội hải quân của mình, trong động thái thể hiện quyết tâm mới nhất của lực lượng hải quân trong bối cảnh tổn thất ngày càng gia tăng ở Ukraine.

“Các đơn vị của Hải quân Nga đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận theo lịch trình tại các khu vực hoạt động của các hạm đội phía Bắc, Thái Bình Dương và Baltic, cũng như trong khu vực chịu trách nhiệm của Đội tàu Caspian”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết hôm Thứ Tư, 31 Tháng Bẩy.

Theo tuyên bố của Bộ, cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của khoảng 300 tàu chiến và tàu ngầm cũng như hơn 20.000 quân nhân và dân sự.

Trong suốt cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày, các đơn vị sẽ tham gia “hơn 300 cuộc tập trận”, liên quan đến việc sử dụng hỏa tiễn phòng không, vũ khí chống tàu ngầm và pháo binh chống lại “đối phương mô phỏng”.

Konashenkov cho biết thêm: “Mục tiêu chính của cuộc tập trận là kiểm tra hoạt động của các cơ quan chỉ huy quân sự của Hải quân các cấp, cũng như mức độ sẵn sàng của thủy thủ đoàn các tàu, đơn vị hàng không hải quân và lực lượng ven biển của Nga.”

Theo Sidharth Kaushal, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, những cuộc tập trận này có hai mục đích.

“Đầu tiên là thực hành phối hợp các hạm đội khu vực phân tán về mặt địa lý. Nga phải duy trì hiệu quả các hạm đội khu vực rời rạc nên đây là một chức năng quan trọng của cuộc tập trận.”

Ông nói thêm: “Mục đích thứ hai có thể liên quan nhiều hơn đến tính biểu tượng và thể hiện hình ảnh của một cường quốc có tầm ảnh hưởng toàn cầu”.

Kể từ khi xâm chiếm Ukraine, Nga đã thực hiện một số cuộc tập trận tương tự để thể hiện và bảo đảm tính hiệu quả của lực lượng quân sự trên biển của mình.

Vào tháng 2 năm 2023, Nga đã tham gia các cuộc tập trận quân sự chung với hải quân Trung Quốc và Nam Phi dọc theo bờ biển phía đông của nước này, mà tờ Daily Maverick của Nam Phi cho biết “được nhiều người coi là một cuộc tập trận tuyên truyền cho Nga”.

Vào giữa tháng 7, các lực lượng của Trung Quốc và Nga đã bắt đầu các cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông nhằm “thể hiện quyết tâm và khả năng của hai bên trong việc cùng nhau giải quyết các mối đe dọa an ninh hàng hải và duy trì hòa bình, ổn định toàn cầu và khu vực,” theo Bộ Quốc phòng Nga.

Trong khi các cuộc tập trận mới nhất này có sự tham gia của phần lớn lực lượng hải quân Nga, một sự thiếu sót đáng chú ý là Hạm đội Hắc Hải của Nga.

Hạm đội này cũng vắng mặt trong cuộc duyệt binh Ngày Hải quân hàng năm của Nga, được tổ chức vào hôm Chúa Nhật tại St. Petersburg với sự tham dự của Putin.

Hạm đội Hắc Hải tiếp tục chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine và buộc phải rút các tàu chiến từ Căn cứ Hải quân Sevastopol ở Crimea về Novorossiisk, Nga, theo Tư lệnh Lực lượng Hải quân Ukraine Oleksiy Neizhpapa.

Theo Le Monde, một số tàu này thậm chí đã phải rút lui về Abkhazia, một thực thể ly khai liên kết với Nga ở Georgia.

Kaushal nói với Newsweek rằng việc hạm đội vắng mặt trong các cuộc tập trận hải quân là do bị tiêu hao do lực lượng Ukraine gây ra, đồng thời cũng do hạm đội này không thể hoạt động bên ngoài khu vực do Công ước Montreux, một thỏa thuận quốc tế năm 1936 quy định về hàng hải. giao thông và sự di chuyển của các tàu chiến qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù không có tàu lớn nào, Kyiv đã sử dụng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và thuyền điều khiển từ xa của hải quân để nhắm vào Hạm đội Hắc Hải.

Theo Hội đồng Đại Tây Dương, hạm đội Hắc Hải có 74 tàu chiến vào tháng 2 năm 2022, nhưng khoảng một phần ba trong số này đã bị hư hỏng hoặc bị đánh chìm trong hai năm xâm lược Ukraine.

Vào tháng 3, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó là Grant Shapps cho biết: “Việc Putin tiếp tục xâm lược bất hợp pháp Ukraine đang gây ra tổn thất lớn cho Hạm đội Hắc Hải của Nga vốn hiện không hoạt động”.

Tuần trước, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Vương Quốc Anh Sir Antony Radakin cho biết: “Trong năm qua, chúng tôi đã chứng kiến Ukraine - một quốc gia hầu như không có hải quân - buộc Hạm đội Hắc Hải của Nga phải đối mặt với sự kết hợp của máy bay và thuyền điều khiển từ xa và hỏa tiễn tầm xa.”