Ngày 13-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XX Thường Niên A
Lm. Jude Siciliano, OP
06:18 13/08/2020

CHÚA NHẬT XX TN (A)
Isaia 56: 6-7; Tvịnh 66; Rôma 11: 13-15, 29-32; Mátthêu 15: 21-28

Ngay từ đầu, tôi nghĩ bài Phúc âm hôm nay có vẽ như không thích hợp. Bạn có nghĩ vậy không? Thái độ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ Canaan đến khẩn xin Ngài giúp đở cho người con gái chị ta đau nặng có vẻ hờ hửng. Không giống như những mô tả về Chúa Giêsu mà chúng ta biết trong Phúc âm, vì Ngài luôn có lòng thương xót những người đến xin Ngài giúp đở. Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với người phụ nữ Canaan là một ngoại lệ trong cách Ngài đối xử với chị ta.

Bài Phúc âm hôm nay được trích ở giữa chương 15 trong Phúc âm thánh Mátthêu. Phần đầu chương 15, nói về sự việc Chúa Giêsu gặp chống đối của các người Pharisêu và các Kinh sư. Họ chỉ trích Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài đã không tuân thủ nghi thức rữa sạch cần thiết theo truyền thống trước khi ăn. Chúa Giêsu đáp lại lời họ bằng lời khá cứng rắn dành cho người Pharisêu; Ngài gọi họ là những người đui dẫn đường cho người mù.

Sau cuộc đấu khẩu đó, hôm nay Tin mừng nói về việc Chúa Giêsu đã lui về miền Tia và Sidon. Ngài bỏ qua những cuộc trao đổi đầy những xung đột với người Pharisêu và Kinh sư. Ngài rời bỏ lãnh thổ Do thái và đi đến vùng người dân ngoại là nơi không có những đố kỵ để Ngài khỏi phải nặng lòng. Nhờ thế, Chúa Giêsu đã có được một thời gian nghỉ ngơi để tránh những căng thẳng phải lo đối phó với sự chống đối của người Do thái.

Mặc dù ở trong vùng dân ngoại, người ta vẫn biết danh tiếng của Chúa Giêsu. Một phụ nữ đến xin Ngài giúp đở cho người con gái đang đau nặng. Vậy Ngài có dám giúp một người phụ nữ Canaan không? Vì họ là kẻ thù của người Do thái. Và các môn đệ Ngài sẽ nghĩ gì khi họ quan sát cách Ngài nói với người phụ nữ Canaan đó? Lúc đầu mọi sự không có vẽ tốt đẹp gì cho lời yêu cầu của chị phụ nữ Canaan. Chúa Giêsu nói "không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con". Bạn có nghĩ đó là lời nói quá mạnh hay không? Lời nói có vẻ cay nghiệt phải không? Có phải Chúa Giêsu còn nỗi phiền giận vì cuộc xung đột với người Pharisêu và Kinh sư chống Ngài chăng? Hay Ngài không được thảnh thơi nên cáu gắt? Chắc có điều gì đó khá khác biệt sẽ xãy ra ở đây.

Nên lưu ý rằng người phụ nữ dân ngoại này không theo truyền thống của người Do thái vì chị ta xử dụng tên gọi của Chúa Giêsu bằng danh hiệu thiên sai "Con Vua David". Chị ta không biết gì dến lề luật về các ngôn sứ. Chị ta chỉ có đức tin, và đó là tất cả những gì cần có để đến với Chúa Giêsu.

Một người đàn ông Do thái sẽ không bao giờ nói chuyện trước công chúng với một phụ nữ khác không thuộc gia đình mình. Thử nghĩ Chúa Giêsu không hề xúc phạm người phụ nữ, nhưng chỉ nói chuyện với chị ta thôi? Sẽ có người nói là có thể Chúa Giêsu nhìn chị phụ nữ và mỉm cười thôi. Chị phụ nữ đó vẫn tiếp tục kêu xin Chúa Giêsu giúp đở. Khi Chúa Giêsu gọi chị ta là "đồ chó" thì đó là cách gọi thường dùng của người Do thái dành cho dân ngoại. Chị ta đáp lại Chúa Giêsu: “Nhưng mà lũ chó con cũng được ăn những mãnh vụn trên bàn chủ rơi xuống”. Chị ta không dùng từ "chó" mà dùng từ "chó con".

Người phụ nữ đã nhận được sự giúp đở về điều chị kêu cầu cho con gái chị được chữa lành, và hơn nữa là Chúa Giêsu khen chị ta "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật" Hãy để ý đến sự trớ trêu sau: Chúa Giêsu gặp sự phản đối trong đất nước của Ngài. Nhưng ở nơi xa lạ này, lãnh địa của kẻ thù thì Ngài lại gặp người có đức tin mạnh.

Vậy các môn đệ quan sát được gì trong cuộc đối đáp của Chúa Giêsu với người phụ nữ Canaan? Thánh Mátthêu cho thấy khái niệm phân biệt cũ đã chấm dứt và một thời đại liên kết mới dành cho người có đức tin đã sẵn sàng. Các môn đệ sẽ mở lòng trí họ ra để gạt sang một bên thái độ chống đối người dân ngoại vốn rất phổ biến trong người Do thái, và ngay cả trong thế hệ đầu tiên của cộng đoàn Kitô tiên khởi. Sứ vụ của thánh Phaolô là đến với dân ngoại. Lúc đầu thánh nhân đã gặp phải sự phản đối của các môn đệ khác, kể cả thánh Phêrô.

Chúng ta không thể đóng khung Thiên Chúa trong những chuẩn mực truyền thống theo cách suy nghĩ của chúng ta. Và chúng ta cũng không nên nghĩ như vậy về những người mà chúng ta cho là họ chưa xứng đáng nhận được ơn Thiên Chúa. Với những Kitô hữu tiên khởi, chúng ta hãy sẵn sàng chia sẻ đức tin của chúng ta với những người mà chúng ta nghĩ là họ sẽ khó đón tiếp Tin Mừng. Tôi có một người bạn đi thăm các tù nhân sắp bị xử tử. Khi chuyến viếng thăm kết thúc, Một người tử tù đề nghị: Chúng ta có thể kết thúc chuyến viếng thăm này bằng cách cùng nhau cầu nguyện chăng. Thế rồi mỗi người tự nói lên lời nguyện cầu của mình. Một tù nhân cuối cùng lại dâng lời cầu cho gia đình người bạn tôi. Bạn tôi nói với tôi: "Tôi không hề nghĩ là có người bên kia song sắt có thể có đức tin như vậy”. Câu chuyện này cho chúng ta thấy "Đấy, bạn không hề biết trước được đâu".

Thiên Chúa tạo dựng nên cho chúng ta biết bao điều tốt lành. Nhưng, con người chúng ta, đôi khi xa lánh những điều khác biệt và xa lạ, không quen thuộc. Chúng ta có thể không thích những đa dạng của sự khác lạ, và có khi còn muốn sửa đổi, kiểm soát, áp đặc khuôn mẫu cũ theo sở thích thường nhật, không chấp nhận hay kỳ thị những người khác với chúng ta. Vậy, lời nói hôm nay về kỳ thị chủng tộc có cho chúng ta thấy trong câu chuyện người phụ nữ Canaan.

Có những người khác với chúng ta mà chúng ta không thích họ. Chúa Giêsu không nói chúng ta phải thích họ, nhưng Ngài buộc chúng ta phải yêu thương họ. Trong xã hội chúng ta, chúng ta cần phải bước ra khỏi biên cương như Chúa Giêsu đã đến vùng người ngoại. Và ở đó Ngài đã được gặp một phụ nữ, Ngài khen là người có đức tin mạnh. Điều gì sẽ làm chúng ta ngạc nhiên nếu chúng ta bước ra khỏi vùng an toàn của chúng ta, đừng đòi hỏi ngưới khác theo chiều hướng của chúng ta, và trái lại, hãy đến với họ trong sự vui vẻ và kính trọng tất cả mọi người, gạt bỏ những ý niệm phân biệt chủng tộc, nam hay nữ, đến quốc tịch và kể cả những người đồng tình luyến ái.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

20th SUNDAY (A)
Isaiah 56: 6-7; Psalm 67; Romans 11: 13-15, 29-32; Matthew 15: 21-28

Initially I find today’s gospel off-putting. Don’t you? Jesus’ treatment of the Canaanite woman urgently seeking help for her daughter seems gruff. Not the Jesus we have come to know in the Gospels, where he always has compassion for those who come to him. Is his encounter with the mother an exception to his usual willingness to help?

Today’s selection from Matthew is in the middle of chapter 15, which begins with a conflict between Jesus and the Pharisees and scribes. They confront him with a criticism of his disciples for not observing the required ritual washing before eating. Jesus addressed the crowd with strong words for the Pharisees, calling them blind guides.

After that combat, today’s gospel begins by telling us of Jesus’ withdrawal to Tyre and Sidon. He has left behind the conflicts with his religious opponents by withdrawing from Jewish territory. He may have needed to get away to a place free from the building conflict he was facing. His opponents would not leave Jewish territory to go to a foreign, pagan country, so he had a respite from the tension he was experiencing among his own people.

Still, even in a foreign territory Jesus’ reputation has preceded him. A woman comes to ask for help for her daughter. Would he dare help a woman, a non-Jew and a Canaanite, an enemy? What would his disciples have thought as they observed him talking to a woman from an enemy people? Initially things don’t look promising for the woman. Jesus says to her, "It is not right to take the food of the children and throw it to the dogs." Rather harsh, don’t you think? Was Jesus still bristling from his conflict with the Pharisees? Did he not get a good night’s sleep and was feeling cranky? No, something else is going on here.

Note that this pagan woman, without the tradition of the Israelites, called upon Jesus using the messianic title "Son of David." She does not have the law and the prophets in her background, but she has faith and that is all that is needed to come to Christ.

A Jewish man would not have talked in public to a woman who was not part of his family. Suppose Jesus isn’t insulting the woman, but engaging in playful banter with her? Someone has suggested that they might have been smiling at each other. The woman stays in the exchange. When he calls her a "dog, " the usual Jewish name for Gentiles, she comes back with, "even the dogs eat the scraps that fall from the table of their masters." The word she uses isn’t "dogs" – but "puppies."

The woman received what she wanted, the cure of her daughter – and more. Jesus compliments her, "O woman, great is your faith." Catch the irony: in his native land he met resistance, but in this far away place, enemy territory, he meets a person of great faith.

What did the disciples observe in the exchange between Jesus and the Gentile woman? Matthew is showing that the old era has ended and a new kingdom is available to the person who has faith. The disciples would have to open their minds and put aside their anti-pagan attitudes that were prevalent among Jesus’ people – and even among the first generation of the church. Paul’s ministry was to the Gentiles and, at first, he met opposition from the other apostles, including Peter.

We cannot box God in by our fixed norms and traditional ways of thinking. Nor should we limit those we think do, or do not, deserve God’s grace. With those first Christians we must be prepared to share our faith among the most unlikely people and not be too surprised to find welcome recipients to the Good News. Someone visited a death row inmate and, as the visit was ending, the man asked his visitor if they could end with a prayer. Each spoke a prayer and when the inmate prayed he included my friend’s family in his prayer. My friend later said to me, "I never expected that faith from someone on the other side of the bars in prison denims." Which just goes to show, "Hey! You never know."

God created such diversity and called it good. But we humans sometimes shrink away from the different and unfamiliar. We may not appreciate variety and may even try to change, control, stereotype, exclude, or segregate those who are different from us. Don’t today’s voices for racial equality have their echo in the story of the Canaanite woman?

There are people different from us whom we may not like. Jesus didn’t tell us we have to like everyone, but he did tell us we have to love them. What boundaries have we and our society created that we need to cross over, the way Jesus went to a foreign people and there was surprised by the woman whom he announced had great faith? What surprises await us if we also go beyond our comfort zone, stop demanding that people conform to our expectations and, instead, come to appreciate and reverence all people, putting aside our sexism, racism, homophobia and nationalism.
 
Xin Vâng theo Mẹ về trời
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
06:22 13/08/2020

XIN VÂNG THEO MẸ VỀ TRỜI

Hình ảnh đẹp lung linh huyền nhiệm của người phụ nữ trong Thánh Kinh : “Kìa bà nào xuất hiện như rạng đông, diễm kiều như vầng nguyệt, lộng lẫy tựa thái dương, oai hùng như đạo binh chỉnh tề hàng ngũ” (Dc 6, 10) hoặc “Có một điềm lớn xuất hiện trên trời : một Phụ nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp vầng trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao” (Kh 12, 1) là hình bóng Đức Maria đón nhận ý Chúa qua sứ mạng thập giá đời mình bằng lòng tin của Mẹ.

Tin Mừng theo Thánh Luca (1, 39-56) ngày lễ Đức Mẹ lên trời đã kể lại việc làm đầy ý nghĩa của Mẹ: nối kết tình yêu Thiên Chúa với tình yêu thương người là đi thăm bà Elisabeth. Mẹ đã nối kết niềm vui với lòng mến, Mẹ đã tạ ơn Chúa trong sâu thẳm nội tâm mình và bật thành lời qua bài ca Mangificat:

“Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Người đoái thương nhìn tới,
từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc”.

Đón nhận ý Chúa bằng lòng tin là luôn sống đẹp lòng Chúa trong sự giằng co của cái tôi chính mình. Niềm tin đã làm Mẹ trỗi vượt hơn mọi người trần thế. Mẹ xác quyết xin vâng theo ý Chúa chứ không bắt Chúa phải theo ý của mình. Niềm tin ấy giúp Mẹ biết từ bỏ chính mình, quên mình vì Chúa và vì hạnh phúc con người.

Khi đón nhận hai tiếng xin vâng, Mẹ luôn đón nhận mọi thăng trầm của cuộc sống trong bình an. Mẹ luôn bình an khi được trao ban sứ mạng, dù biết trước sứ mạng ấy sẽ gây đớn đau rướm máu cho người Con yêu dấu của mình. Sự bình an ấy nằm trong lời chúc tụng: ”Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa”. Linh hồn tôi là chính tôi, trọn vẹn con người tôi, cuộc sống tôi. Có bình an mới có khả năng dấn thân tốt, làm sao có thể dấn thân khi lòng mình bất an, chênh vênh bất ổn!

Mẹ đã nhận ra nhu cầu đem Chúa đang hiện diện trong cung lòng mình đến với người chị họ Elizabeth. Bà Elizabeth đã ca ngợi Mẹ Maria là người diễm phúc hơn hết mọi phụ nữ vì bà nhận biết Mẹ là kẻ đã tin mọi điều Chúa truyền phán cho Mẹ sẽ thành hiện thực. Lời ca ngợi của bà Elizabeth cũng giống như lời ca khen của một phụ nữ: "Phúc cho lòng dạ cưu mang Ngài và vú Ngài đã bú" (Lc 11, 27-28)

Sau khi chấm dứt cuộc đời dương thế, Mẹ được Thiên Chúa cất về trời cả xác và hồn. Mẹ lên trời để xin Chúa chuẩn bị con đường cho chúng ta về trời. Con đường về trời không xa nhưng cần có sự chuẩn bị lối sống ngay tại trần gian này. Cần tập sống đạo bằng chiều sâu của bình an như Mẹ, chứ không phải bằng chiều cạn chông chênh cảm tính.

Sống làm sao để thích nghi với Thiên Đàng trong lòng mình, xin vâng theo thánh ý Chúa trong tất cả mọi sự, lúc ấy chúng ta mới có thể thanh thản theo mẹ “về Trời”. Xin Mẹ ban cho chúng ta ơn can đảm sống thánh giống như mẹ, xin dâng tất cả lòng cậy trông, tin yêu phó thác nơi Thánh Tâm Chúa để tạ ơn trong mọi sự. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:28 13/08/2020

57. Nếu nhiều lần con muốn nghĩ đến khóc than và đau khổ, thì giường êm nệm ấm hay chiếu cói thì chẳng khác gì nhau.

(Thánh Bernard)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 13/08/2020
4. CÂU ĐỐI DÍNH TRÊN CỬA

Ngô môn Trương Ấu Vu rất hiếu khách, mỗi ngày nhà ông ta đều có khách.

Một lần nọ, ông ta làm một câu đối dán trên cửa và nói:

- “Bắn trúng thì được vào.”

Câu đối như thế này:

- “Già không nào, nhỏ không nào, sai không nào, tốt không nào.”

Vương Bách Cốc thấy vậy nói:

- “Thái công Châu Văn Vương tám mươi, già không nào; cam la thập nhị vì thừa tướng, nhỏ không nào; đóng kín cửa một mình nuốt, sai không nào; mở cửa mọi người ăn, tốt không nào.”

Trương Ấu Vu cười ha ha.

(Nhã Ngược)

Suy tư 4:

Có câu hỏi làm người khác bực mình không muốn trả lời, đó là khi hỏi tiền lương tháng bao nhiêu; có câu hỏi làm người khác mắc cở đỏ mặt, đó là khi hỏi tuổi của các cô...ế chồng; có câu hỏi làm cho người khác tự thẹn với lương tâm, đó là khi hỏi các linh mục đã sống hiền lành và khiêm tốn chưa; có câu hỏi làm người khác phải xấu hổ, đó là khi hỏi người Ki-tô hữu có thật sự mến Chúa yêu người trong cuộc sống chưa...

Và còn có rất nhiều câu hỏi khác làm cho người ta thật sự thẹn thùng.

Đức Chúa Giê-su vẫn cứ hỏi tôi mỗi ngày rằng: “Hôm nay con có yêu mến Ta không? ”

Nếu tôi yêu mến Ngài thì khi tôi trẻ hay tôi già thì tôi cũng vẫn làm đẹp lòng Ngài; nếu tôi yêu mến Ngài thì tôi sẽ không chờ người khác phục vụ, nhưng tôi sẽ phục vụ người khác nhiều hơn; nếu tôi yêu mến Ngài thì tôi sẽ không ăn một mình, nhưng sẽ mở rộng tâm hồn và mở toang cửa nhà, mời mọi người đến nhà để tôi được chia sẻ miếng cơm manh áo với họ...

Tâm hồn sẽ không già khi chúng ta có niềm vui của Thiên Chúa, chúng ta sẽ không thấy thiếu thốn khi chúng ta biết có người thiếu thốn hơn chúng ta, chúng ta sẽ được hạnh phúc khi chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tha nhân.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Một đức tin tuyệt vời
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
16:09 13/08/2020
Suy Niệm Chúa Nhật XX Thường Niên - Năm A

(Mt 15, 21-28)

Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phúc, Người mang hạnh phúc đến cho chúng ta, người đàn bà xứ Canaan hiểu điều đó đã tìm gặp Chúa! Bà ước ao được Chúa Giêsu nhìn đến nhu cầu bà xin cho con gái bà. Bà muốn Thiên Chúa thể hiện lòng nhân lành đối với con bà, lời van xin của bà mới đẹp làm sao: "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót tôi!" (Mt 15, 22) Bà coi Chúa Giêsu là Đấng Messia.

Sự thinh lặng của Chúa Giêsu

Bà xin, Chúa không trả lời, có phải bà bị miệt thị không? Chắc chắn là thế, nhưng bà cứ xin Chúa phải trả lời: "Thầy chỉ được sai đến cùng chiên lạc nhà Israel" (Mt 15, 24). Câu này thể hiện sự vâng phục của Chúa Giêsu được Cha sai đến cùng dân Israël, và mạc khải cho dân biết về lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với họ. Lời cầu xin của bà xứ Canaan khó được chấp nhận, nhưng bản chất và tình thương của một người mẹ bảo bà cứ xin.

Xem video và nghe bài giảng

Chúng ta biết, giữa người Do thái và dân ngoại có một bức tường ngăn cách, thánh Phaolô gọi đó là "bức tường hận thù" (x. Eph 2, 14). Chính sự ngăn cách này mà Chúa Giêsu đã bảo môn đệ đừng đi theo đường của dân ngoại, cầu nguyện "đừng có lải nhải như dân ngoại" (Mt 6, 7). Và nếu ai đó muốn nhục mạ người nào trong dân Israel, thì hãy "đối xứ với họ như dân ngoại" (x. Mt 18, 17). Nên không có lạ gì khi môn đệ ngạc nhiên thấy Thầy tiếp chuyện với người phụ nữ xứ Samaria dân ngoại. Thế mới biết người đàn bà xứ Canaan can đảm biết chừng nào, bà đã vượt qua các rào cản về tôn giáo, địa lý, niềm tin, nhất là về thân phận phụ nữ của chính bà. Vì ngay cả người nữ Do thái còn không được nhắc đến trong lời cầu nguyện, lời chứng của họ không có giá trị pháp lý, không giải quyết được gì ở nơi công cộng, huống hồ là đàn bà dân ngoại.

Chúa Giêsu không đề cập đến những vấn đề trên. Tuy nhiên, bà này vượt qua ranh giới dân ngoại, và kêu xin một người Do thái với lòng kính trọng: "Lạy Ngài là con Vua Đavít" (Mt 15, 22). Có lẽ bà đã nghe nói nhiều về Chúa Giêsu, trong lòng bà có điều không biết rõ, phải chăng là hồng ân của Thiên Chúa.

Nhưng bà biết, theo ý kiến của dân chúng, bà có thể xin được điều bà cần nơi Đấng được Thiên Chúa sai đến. Bà liều đến, Chúa Giêsu không chấp nhận, bà nhờ vả các môn đệ, khiến các ông phải thưa với Chúa Giêsu: "Xin Thầy thương để bà ấy về đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi" (Mt 15, 23). Các ông muốn Chúa nhận lời ngay. Chúa từ chối. Bà sấp mình xuống. Chúa bảo bà, "không nên lấy bánh của con cái mà vứt cho chó" (Mt 15, 26) để giải thích lý do tại sao Người không thể nhận lời bà xin. Bà đáp rằng: "vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng được ăn những mảnh vụn từ bàn của chủ rơi xuống" (Mt 15, 27). Lời này đã thuyết phục được Chúa Giêsu, ma quỉ bị trục xuất, con gái bà được giải thoát.

Lời van của bà không được xét đến, xin mãi bị từ chối, lại còn bị miệt thị như chó. Chúng ta tự hỏi: điều gì đã khiến cho bà dám làm tất cả? Câu trả lời là vì yêu. Với tình mẫu tử, bà không đành lòng ngồi nhìn đứa con mình bị ma quỉ hành hạ, bà đi khắp đó đây tìm thầy chạy thuốc, vượt qua cả những nơi bị xem là cấm kỵ. Yêu con, bà chấp nhận tất cả, không những đến với Chúa Giêsu là người Do thái, lại còn tin Chúa có quyền năng thống trị được ma quỉ, tin Chúa có lòng thương xót sẽ ra tay cứu chữa, tin Chúa có trái tim rộng mở để không phân biệt người ngoại, kẻ đạo. Đáng ngưỡng mộ cho một người mẹ.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Đem về lại với Ân sủng
Lm. Minh Anh
21:06 13/08/2020

ĐEM VỀ LẠI VỚI ÂN SỦNG

“Ai có thể hiểu được thì hiểu”.

Kính thưa Anh Chị em,

Ngày nay, khi nói đến hôn nhân, một số người trẻ thường dè bỉu và coi những người vợ người chồng thuỷ chung thuộc về một loài nào đó mà nay đã tuyệt chủng. Vậy mà Lời Chúa hôm nay nói một điều ngược lại, chưa tuyệt chủng; con người vẫn thuỷ chung vì Thiên Chúa luôn là Đấng chung thuỷ. Bài đọc Êzêkiel nói đến hôn ước của Chúa Trời với nàng kiều Israel; Tin Mừng nói đến hôn ước của người nam người nữ bắt nguồn từ ý định của Chúa Trời, vì thế ‘loài thuỷ chung’ này không thể tuyệt chủng.

Cũng như ngôn sứ Hôsê, Êzêkiel cho thấy lẽ ra Israel đã tuyệt chủng từ lâu nếu Thiên Chúa không thương xót khi nàng quên mất mình là ai, đến từ đâu và phải làm gì; bởi lẽ, Israel đã bội phản Đấng đã cưới nàng, cũng là Đấng nhặt nàng từ ngoài đồng về, mặc cho nàng phẩm phục, đeo xuyến vào tay, đeo kiềng vào cổ; đội cho nàng vương miện vàng để nàng nên lộng lẫy kiều diễm mà dâm bôn, chạy theo thần ngoại. Thế nhưng, cũng như Hôsê, Êzêkiel kết thúc ngụ ngôn của mình thật đẹp, Thiên Chúa đã tha thứ hết. Sau khi làm cho nàng tô hô, ê hề và bẽ mặt với tội lỗi mình, Người lại xót thương để tái lập một giao ước mới, “Ta sẽ nhớ lại giao ước đã lập với ngươi từ thuở ngươi còn thanh xuân. Ta sẽ thiết lập với ngươi một giao ước vĩnh cửu khi Ta tha thứ cho ngươi tất cả mọi việc ngươi làm”; Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng bộc lộ một tâm tình hân hoan, “Giờ đây cơn giận đã nguôi rồi, và Chúa lại ban niềm an ủi”. Hãy đọc lại bài Êzêkiel hôm nay một lần nữa, chúng ta sẽ thấy sự thuỷ chung tuyệt vời của Thiên Chúa.

Tin Mừng hôm nay tường thuật việc người biệt phái đến thách thức Chúa Giêsu khi họ nại đến chứng từ Môisen cho phép rẫy vợ để biện minh cho việc không cần chung thuỷ. Chúa Giêsu giải thích cho họ, việc Môisen cho phép ly dị chỉ là một nhượng bộ tạm thời; cho phép khác với truyền dạy. Ngài đến hoàn chỉnh lề luật và nhắc lại ý muốn trọn vẹn khởi thuỷ của Thiên Chúa, “Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly”. Ngài không đưa ra một luật mới nào nhưng chỉ đem ý nghĩa của hôn nhân về lại với ân sủng trong ý định ban đầu của Thiên Chúa; đồng thời mời gọi những ai sống đời đôi bạn nhận ra ân sủng của Người qua bí tích. Từ đó, người nam người nữ trở nên những con người mới, những con người được biến đổi bởi ân sủng để nên những con cái thánh thiện tốt lành của Người. Ân sủng của Thiên Chúa làm cho hôn nhân Kitô giáo trở nên sống động và tươi mới và đó là điều mới mẻ, đầy tràn hy vọng và niềm vui mà các đôi bạn Kitô hữu có thể mang đến cho thế giới tục luỵ hôm nay.

Trong kiệt tác Chú Bé Hoàng Tử, Saint Exupéry viết về một đoá hồng cưng duy nhất trên hành tinh nhỏ bé của cậu. Cậu rất mực yêu quý đoá hồng. Cậu chăm sóc, nâng niu dẫu không phải lúc nào đoá hồng cũng làm cậu vui; vì hoa hay nũng nịu, chuyên làm dáng và khá kiêu kỳ. Ngày kia, cậu phải đi xa, đôi bạn sụt sùi nói lời ly biệt. Cậu đi từ hành tinh này đến hành tinh khác, và càng hiểu biết, cậu càng hối hận khi phải để lại cánh hoa yêu thương ở quê nhà. Thế nhưng, vừa đặt chân xuống trái đất, cậu bỗng giật mình khi thấy cả ngàn đoá hồng trong một khu vườn đầy hoa; tất cả vẫy chào cậu với những khuôn mặt xinh tươi hớn hở. Cậu đau khổ vô cùng vì có lần đoá hoa quê nhà bảo cậu rằng, ‘Cô là độc nhất vô nhị của loài hoa trong vũ trụ’; nhưng nay, mới chỉ một khu vườn mà đã có hàng ngàn cánh hoa. Cậu thầm nghĩ, “Trông thấy cảnh này, chắc cô ta ngượng lắm. Cô ta sẽ ho thật to và giả chết để bớt xấu hổ; còn mình, buộc phải làm ra vẻ chăm sóc hơn, nếu không, cô sẽ chết thật”. Cậu lại nghĩ, “Trước đây, với chỉ một bông hồng, mình tưởng mình giàu có như một ông hoàng, nhưng ôi thôi giờ đây…”. Và nằm trên cỏ, cậu khóc nức nở.

Anh Chị em,

Cậu bé hoàng tử nằm khóc nức nở vì hụt hẫng, người Kitô hữu cũng khóc nức nở vì biết rằng, Thiên Chúa ban ân sủng để con cái Người vui hưởng hạnh phúc trong hôn nhân; đồng thời, chính ân sủng Chúa giúp họ đủ sức vượt qua sóng gió trong đời đôi bạn. Dù ở đấng bậc nào, ân sủng Chúa vẫn làm cho chúng ta trở nên những con người mới. Vì thế, người trẻ hôm nay có thể xem thuỷ chung tựa hồ chuyện cổ tích nhưng với chúng ta thì không. Và nếu ơn gọi tận hiến trong đời linh mục tu sĩ đã là một mầu nhiệm thì ơn gọi sống đời hôn nhân lại càng là một mầu nhiệm thánh.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa là Đấng thuỷ chung, xin cho con đừng mang tiếng bội bạc trong bậc sống của mình”. Amen.

(Tgp. Huế)
 
Hơn cả việc cưu mang
Lm. Minh Anh
22:03 13/08/2020
HƠN CẢ VIỆC CƯU MANG

Trong tập “Mảnh Trăng Non”, thi hào Tagore viết mẩu đối thoại của một em bé thỏ thẻ cùng mẹ.

“Cành chen nhau trong gió, lá xào xạc trong rừng;

Sấm vỗ tay reo mừng, hoa tua tủa chen vai.

Mẹ biết không, nhà chúng ở trên cao, giữa muôn ngàn vì sao;

Mẹ thấy không, chúng hăm hở nhường nào, mong ước được lên cao.

Nhưng nào mẹ có biết, chúng vội vã làm sao?

Tay chúng hướng lên cao, vẫy chào ai, đố mẹ?

Chỉ mình con đoán được, chúng đón mẹ chúng đó; bởi chúng cũng có mẹ, như con có mẹ đây”.

Kính thưa Anh Chị em,

Viết về mẹ, sẽ không cạn ý; nói về mẹ, sẽ chẳng cạn lời. Mẹ trần thế, suối ngọt ngào cho kiếp nhân sinh; Mẹ thiên quốc, thác hồng phúc cho lữ khách về trời.

Hôm nay mừng lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, chúng ta hân hoan dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, vì Người không chỉ ban cho chúng ta một người Mẹ, nhưng qua Mẹ, ban cho nhân loại một Người Con. Trong thư Côrintô, thánh Phaolô nói, “Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban chiến thắng cho chúng ta nhờ Chúa Giêsu Kitô”, Ngài là Mặt Trời Công Chính xua tan bóng tối sự chết mà chính Mẹ là bình minh báo trước. Nhìn bình minh, ai mà không rộn rã; bởi lẽ, sau đêm tăm lạnh giá, thấy bình minh là thấy ấm áp, thấy mới mẻ, thấy hy vọng và thấy sự sống.

Thế nhưng, Đức Maria hồn xác lên trời là người mẹ thế nào, chúng ta có bắt chước được gì nơi Mẹ không? Mẹ có đủ kín đáo, gần gũi để chúng ta thỏ thẻ như em bé của Tagore? Tin Mừng chúng ta vừa nghe là một câu trả lời cô đọng nhất, bởi Mẹ là người đã lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa cách trọn vẹn. Thế thôi, đơn giản, vắn gọn và dễ hiểu! Có thể nói, giữa đám đông đang chăm chú nghe Chúa Giêsu hôm ấy, có người phụ nữ không cầm mình được, bà đã tâm đắc với chàng thanh niên tuấn tú có tên Giêsu đó và bà tự hỏi, ‘Con nhà ai mà uyên bác đến thế, con nhà ai mà lưu loát đến vậy? ’. Bà quá ngưỡng mộ đến nỗi buột miệng trực tiếp với Ngài, “Phúc cho lòng dạ đã cưu mang Thầy, và vú đã cho Thầy bú”. Bà khen mẹ Ngài mà không ngại đề cập đến những nét kín đáo của một phụ nữ sinh con. Bà nói đến dạ con, tử cung, nói đến bầu sữa; bà nói đến mang nặng đẻ đau, nói đến chiếc bụng đã cưu mang những chín tháng mười ngày con người mà bà đang khâm phục.

Bài đọc thứ nhất nói đến hòm bia Thiên Chúa được Đavít và cộng đồng Israel cung nghinh là hình ảnh báo trước Đức Maria cưu mang Con Thiên Chúa mà Hội Thánh đọc trong Kinh Cầu, “Đức Bà như hòm bia Thiên Chúa vậy”. Như các bà mẹ, Mẹ Maria cưu mang Chúa Giêsu như đền thờ cưu mang hòm bia Thiên Chúa xưa; Mẹ nuôi Chúa Giêsu bằng chính sữa mình không chỉ một năm nhưng những ba năm, nghĩa là, Mẹ lấy sự sống của mình để nuôi con lớn lên để hôm nay, con có thể đứng đây mà giảng dạy. Rõ ràng, dạ Mẹ là chiếc kén, chiếc nôi đầu tiên ru con trưởng thành, ru con nên người nên thánh. Mẹ không chỉ sinh, nhưng Mẹ còn dưỡng và quan trọng hơn, giáo dục Giêsu nữa.

Lời khen của người phụ nữ hẳn khiến cho đám đông tâm đắc. Khen mẹ chính là khen con. Phải là một người mẹ tuyệt mỹ mới có thể sinh được một đứa con tuyệt vời. Mẹ có phúc vì đã cưu mang, sinh hạ và dưỡng dục Đấng Cứu Độ; bà Êlisabeth đã từng lớn tiếng kêu lên mối phúc này, “Em có phúc hơn mọi phụ nữ và phúc cho hoa trái bụng dạ em cưu mang”. Như thế, Mẹ có phúc vì Con có phúc; Con ở đâu, Mẹ ở đó; Con lên trời, Mẹ về trời.

Chúa Giêsu không phản đối hay phủ nhận câu nói của người phụ nữ ấy, Ngài chỉ muốn điều chỉnh cho phù hợp bầu khí giảng dạy; đúng hơn, Ngài muốn chỉ ra điều kiện để được phúc thực. Ngài nói, “Những ai nghe và giữ lời Thiên Chúa thì có phúc hơn”, một mối phúc mà mới nghe qua, tưởng như không liên hệ gì với mối phúc trước, thế nhưng, đó là điều Mẹ Maria đã sống từ đầu. Ai lắng nghe lời Thiên Chúa bằng Mẹ? Ai giữ lời Thiên Chúa bằng Mẹ? Tin Mừng nói, “Đức Maria hằng để tâm suy đi gẫm lại trong lòng”. Như thế, trước khi cưu mang Ngôi Lời nơi thân xác, Mẹ đã đón nhận Lời đi vào cuộc đời mình.

Phụng vụ Lời Chúa lễ Đức Bà Mông Triệu Thăng Thiên mời gọi chúng ta noi gương Mẹ để yêu mến, đón nhận và sống Lời Chúa; điều này còn quan trọng hơn cả việc cưu mang Ngài. Nếu Mẹ không sống Lời Chúa, nào ai bảo đảm Mẹ sẽ cưu mang Con Đức Chúa Trời.

Anh Chị em,

Chúng ta không được phúc sinh dưỡng Chúa Giêsu cách thể lý như Mẹ nhưng chúng ta tiếp tục cưu mang và sinh hạ Ngài trong lòng anh chị em mình cách thiêng liêng cũng bằng chính việc lắng nghe, yêu mến và sống Lời Chúa như Mẹ.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho Lời Chúa thẩm thấu trong đời sống con, đừng để Lời Chúa đến với con như nước đổ lá môn”, Amen.

(Tgp. Huế) >
 
Lễ Đức Mẹ Mông Triệu Thăng Thiên
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:21 13/08/2020
ĐỨC MẸ MA-RI-A HỒN XÁC LÊN TRỜI

(Lễ trọng)

Tin mừng: Lc 1, 39-56

“Đấng toàn năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.


Anh chị em thân mến,

Hôm nay là lễ Đức Mẹ Ma-ri-a Hồn Xác lên trời, là một dịp lớn lao để mỗi người trong chúng ta suy niệm đến những hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ Ma-ri-a, Mẹ là người giáo hữu ưu việt của Giáo Hội và là người được chọn để trở thành Đấng cầu bàu cho nhân loại.

1. Người giáo hữu ưu việt.

Đức Mẹ Ma-ri-a là một giáo hữu ưu việt, ưu việt bởi vì chính Mẹ đã khiêm tốn trước một sự việc trọng đại xảy đến cho mình và cho nhân loại, đó là chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa qua việc mang thai Đấng cứu thế -Đức Chúa Giê-su- để trở thành Đấng chia sẻ việc cứu chuộc loài người với Đức Chúa Giê-su; ưu việt là bởi vì Mẹ đã biết nghe và suy niệm trong lòng lời của Thiên Chúa giữa bao biến cố xảy ra cho Đức Chúa Giê-su và cho chính bản thân mình.

Chính hai việc ấy: khiêm tốn và thực hành lời của Chúa đã làm cho Mẹ được vinh quang trên nước thiên đàng, cũng như ở trên trần gian này, bởi vì Mẹ không coi việc cưu mang Đấng cứu thế là một vinh quang cho mình, nhưng sự khiêm tốn mới làm rạng danh Thiên Chúa nơi con người của Mẹ; Mẹ đã không coi việc báo tin vui Đấng muôn dân trông đợi đã giáng trần trong cung lòng Mẹ là một việc phải làm, nhưng nghe và suy niệm lời của Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ mới là điều đáng làm hơn. Đó chính là hai nét nhân đức căn bản mà mỗi một người Ki-tô hữu phải có để được trở thành người giáo hữu biết noi gương và tiếp nối cuộc sống của Mẹ ở trần gian này.

2. Đấng cầu bàu

Được Thiên Chúa chúc lành ngay khi còn ở trần gian trong bụng mẹ, Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đã được Thiên Chúa cất nhắc lên tận trời cao để làm nữ vương trên trời dưới đất, với địa vị ấy và với uy quyền ấy, Mẹ đã trở thành Đấng cầu bàu cho Giáo Hội và cho những ai chạy đến cùng Mẹ.

Không ai có thần thế trước mặt Thiên Chúa như Đức Mẹ Ma-ri-a, bởi vì ngay khi còn ở trần gian này Mẹ đã hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa, vì thế khi Mẹ được cất nhắc lên trời cả hồn lẫn xác, thì chính đó là một cách tôn vinh của Thiên Chúa dành cho những ai khi còn sống ở trần gian này đã yêu mến và thực hành lời của Chúa…

Là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ của Hội Thánh và là Mẹ của nhân loại, nên việc Thiên Chúa đem Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác là chính đáng và rất xứng đáng, và càng chính đáng và xứng đáng hơn nữa khi Thiên Chúa đặt Mẹ làm đấng cầu bàu cho nhân loại. Chúng ta phải biết lợi dụng hồng ân cao quý này nơi Đức Mẹ Ma-ri-a, để xin Mẹ luôn gìn giữ và che chở chúng ta khỏi mọi mưu mô của ác thần (Kh 12, 3-4).

Anh chị em thân mến,

Mừng kính lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời hôm nay, mỗi người trong chúng ta không những chỉ cao rao tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại nơi con người của Mẹ, nhưng chúng ta cũng cần phải học hỏi các nhân đức của Mẹ ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, như Mẹ đã yêu mến và thực hành lời của Thiên Chúa vậy.

Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời là chúng ta xác tín lại niềm tin của chúng ta vào Đức Đức Chúa Giê-su: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.

Chúng ta giữ đạo, chúng ta sống lành thánh, chúng ta sống bác ái yêu thương là để đạt được mục đích tối hậu của mình là lên trời hưởng nhan thánh Chúa và Mẹ. Do đó sẽ trở thành huyền thoại khi chúng ta chỉ đứng chiêm ngưỡng những đặc ân mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ, mà không suy niệm cuộc đời tận hiến của Mẹ và những đức hạnh trỗi vượt mà Mẹ đã thực hành với tất cả lòng khiêm nhường và mến yêu.

Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn cầu bàu cho chúng ta khi còn ở đời này biết yêu mến những sự trên trời, để sống như đang sống với Mẹ trên thiên đàng vậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đạo đức học của việc phân phối thuốc chích ngừa Covid-19
Vũ Văn An
01:24 13/08/2020

Theo hai ký giả Kevin W. Wilde và Warren von Eschenbach của tạp chí America, Hiệp Hội Y Tế Công Giáo của Hoa Kỳ, ngày 27 tháng 7 vừa qua có công bố một hướng dẫn nhấn mạnh rằng “điều thiết yếu là phải xem xét một cách có suy nghĩ cách chế tạo hợp đạo đức và phân phối hợp công bằng” thuốc chích ngừa (vaccine) chống Covid-19.



Cũng theo hai ký giả trên, không hẳn ai ai cũng hoan nghinh thuốc chích ngừa, kể cả thuốc chích ngừa Covid-19. Ở Hoa Kỳ, có cả một khối thiểu số khăng khăng chống việc chích ngừa cộng với nhiều người khác không sẵn sàng chấp nhận các biện pháp đơn giản nhằm ngăn chặn việc truyền nhiễm virút. Họ không ý thức được rằng chương trình chích ngừa quan tâm đến sức khỏe của cộng đồng, nên phải được coi là quan trọng đối với bất cứ ai.

Con người, trong yếu tính, vốn là con vật có tính xã hội, phúc lợi của họ tùy thuộc một cộng đồng sinh động và mạnh khỏe. Ta thấy bằng chứng của điều này trong nỗi lo lắng và trầm cảm ảnh hưởng đến rất nhiều người trong thời gian bị cấm cửa để chặn đứng đại dịch. Phần lớn người ta thường chú trọng tới sức khỏe cá nhân, nhưng thuốc chích là điều chủ yếu đối với sức khỏe của cộng đồng, vì lợi ích của cộng đồng.

Nên khi có thuốc chích, ta nên phân phối nó ra sao? Câu trả lời tất nhiên là: mọi người nên nhận được nó. Nhưng căn cứ vào những đình trệ và những hàng nối đuôi thật dài để được xét nghiệm Covid-19, người ta có thể gặp rối loạn một khi có thuốc chích. Theo hai ký giả này, ta cần một chiến lược.

Ở các quốc gia tự do, người ta thường sử dụng phương thức thị trường để phân phối phần lớn các hàng hóa trong xã hội. Điều này có nghĩa: ai có khả năng và sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm sẽ nhận được sản phẩm này trước hết. Nhưng thuốc thang, vì là một hàng hóa căn bản mà chúng ta cố gắng chế tạo cho mọi người, thực sự không nên phân phối kiểu đó.

Cho đến khi ta có đủ để phân phối tổng quát, việc ưu tiên hóa ai nhận được thuốc chích đòi phải có nỗ lực đồng hợp giữa các chính phủ và các viên chức y tế. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ và một hội đồng cố vấn đã khai triển một kế hoạch sơ bộ để phân phối thuốc chích ngừa. Cũng cần có các thủ tục để bảo đảm việc tuân thủ của các nhà bào chế, của các cơ quan y tế tiểu bang và địa phương.

Theo khuyến cáo của CDC, điều quan trọng là bắt đầu phân phối thuốc chích cho những người có phản ứng dương tính (responders) và những người ở tuyến đầu chăm sóc y tế, vì cả hai loại người này đều là những người có nguy cơ nhất và đang phục vụ người khác cách tuyệt vời. Sau đó, để phục hồi kinh tế, ta nên nghĩ đến các công nhân không thể làm việc từ xa, như các công nhân trong các xưởng máy và kho chứa, họ là những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu. Sau đó, ta nên ưu tiên cho các công nhân làm việc gần gũi số lượng người đông đảo, như các thầy cô giáo chẳng hạn. Rồi những người dễ mắc Covid-19 vì có những điều kiện tệ hại về sức khỏe và các vị cao niên. Một phương thức hiện đang gây tranh cãi là phân phối thuốc chích ưu tiên cho người da đen và nói tiếng Tây Ban Nha, vì họ là những người hiện có tỷ lệ nhiễm Covid-19 cao hơn.

Sau các ưu tiên trên, dĩ nhiên đến phần dân số tổng quát.

Tuy nhiên, trong việc phân phối vừa nói, nhất là ở Hoa Kỳ, sẽ có những người không muốn chích ngừa, y hệt như có những người từ chối đeo mặt nạ nơi công cộng, cho rằng họ muốn mọi người để mặc kệ họ. Nhưng ta nên nhớ rằng, như trên đã nói, sức khỏe công cộng không thể chỉ lưu tâm tới quyền cá nhân. Bạn không cần phải bị bệnh mới là người lây nhiễm Covid-19 cho người khác...

Chúng ta có thể tôn trọng việc tự do lựa chọn. Nhưng lựa chọn có các hậu quả của nó. Những người từ chối các biện pháp phòng ngừa, từ đeo mặt nạ tới chích ngừa khi có thuốc chích, không những tự chuốc lấy nguy hiểm mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe người khác. Việc chăm sóc sức khỏe không hoàn toàn rơi vào lãnh vực tác phong công cộng và tư riêng.

Hơn nữa, chúng ta không vô giới hạn trong việc cung cấp các dụng cụ y khoa như giường bệnh viện và máy thở, và chi phí chữa trị do nhiều người khác gánh vác hoặc trong cộng đồng hoặc trong các qũy bảo hiểm. Và những người ưu tiên nhận lãnh thuốc chích ngừa phải có nghĩa vụ đặc biệt; các công nhân thiết yếu nên được yêu cầu nhận chích ngừa hoặc mất việc.

Dù không nên bắt buộc mọi người phải chích ngừa Covid-19, nhưng ta nên qui trách nhiệm cho những người từ khước không phòng ngừa cần thiết về y khoa, nhất là những người từ khước thuốc chích ngừa. Thí dụ, điều thích đáng là không cho họ hưởng giường bệnh viện hay máy thở nếu họ mắc Covid-19 do hậu quả của việc cố ý dấn thân vào một tác phong nguy hiểm.

Trong khi đó, hướng dẫn của Hiệp Hội Y Tế Công Giáo Hoa Kỳ nhấn mạnh mấy điểm sau đây về việc chế tạo và phân phối thuốc chích ngừa Covid-19:

1.Các thuốc chích ngừa nên được chứng minh là an toàn và thử nghiệm một cách hợp đạo đức. Gánh nặng thử nghiệm không nên chủ yếu rơi xuống đầu người nghèo, hoặc những người ở các nước đang mở mang.

2. Các thuốc chích ngừa nên được chứng minh là hữu hiệu về phương diện khoa học. Không nên chấp nhận nó một cách quá nhanh chóng vì các lý do chính trị hay kinh tế.

3. Việc khai triển thuốc chích ngừa phải tôn trọng nhân phẩm và bảo vệ tính thánh thiêng của sự sống con người ở mọi giai đoạn.

4. Các thuốc chích ngừa nên được phân phối công bằng với ưu tiên dành cho những người có nguy cơ nhất trong việc chịu các hậu quả tiêu cực từ Covid-19.

5. Các cố gắng để khai triển và phân phối các thuốc chích ngừa hữu hiệu nên nhấn mạnh tới nguyên tắc liên đới – làm việc với nhau, quốc nội cũng như quốc tế, nhằm đạt một mục tiêu chung.

6. Nhất quán với nguyên tắc phụ đới, việc phân phối các thuốc chích ngừa hữu hiệu nên có sự can dự của các cộng đồng địa phương, bao gồm các chính quyền địa phương, các nhà cung cấp chăm sóc y tế, các tổ chức vô vị lợi và các nhà lãnh đạo tôn giáo.
 
Trò hề tranh cử Mỹ: Biden nói nhờ gương sáng cuả các Sơ mà ông ra tranh cử, nhưng lại thề sẽ đưa dòng Tiểu Muội cuả Người Nghèo ra toà.
Trần Mạnh Trác
09:51 13/08/2020
(CNA, ngày 13 tháng 8 năm 2020 ).- Ứng cử viên Dân chủ là Joe Biden vừa phát hành một video trong đó ông đề cao đức tin Công Giáo của mình, đề cao Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tấm gương của các nữ tu Công Giáo, là nguồn cảm hứng cho cá nhân ông.

Trong video ngắn phát hành ngày 9 tháng 8 trên Twitter của Đảng Dân chủ, Biden đã sử dụng các nữ tu như một tấm gương sáng về “lòng hào hiệp đối với người khác”; dù cho ông ấy đã thề rằng sẽ đưa ra dòng Tiểu Muội cuả Người Nghèo toà một lần nữa nếu ông ấy thắng cử.

Biden hứa sẽ loại bỏ các biện pháp bảo vệ lương tâm tự do, vốn vừa được miễn trừ cho các nữ tu ấy khỏi phải thi hành các "nhiệm vụ tránh thai”.

"Đây mới là loại đạo đức mà chúng ta cần ở một tổng thống Hoa Kỳ", là lởi mở đầu cho đoạn video.

Trong video, Biden, một người Công Giáo, kể lại có một lần, sau cuộc triều kiến ngắn ngủi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, ông rời nhà thờ và tình cờ gặp một nhóm nữ tu.

Biden giải thích, “đối với tôi, hình ảnh cuả các nữ tu này gói ghém tất cả những gì Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong bài giảng của ngài và những gì ngài tượng trưng. Là sự hào phóng với người khác, là tiếp cận, là hiểu rằng chúng ta là người coi sóc các anh em của mình, ” Biden nói.

Biden cho biết cái ý tưởng là mọi người có nghĩa vụ phải quan tâm đến nhau đã in sâu vào lòng ông qua nền giáo dục Công Giáo mà ông hấp thụ nhờ "được dậy giỗ bởi các nữ tu."

"Đó là những gì mà những người phụ nữ đáng yêu mà tôi vừa nói tượng trưng cho tôi, " Biden nói.

Ông cũng khôi hài thêm rằng ông coi là một "điềm tốt" khi gặp nhóm nữ tu đó, và nói rằng cuộc gặp gỡ là một "thời gian thú vị và nó mang lại cho tôi rất nhiều hy vọng."

Nhận thức được rằng mọi người có nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau là “cách duy nhất chúng ta sẽ làm cho thế giới tốt hơn và an toàn hơn, ” Biden nói.

Biden và Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ nhiều lần tại Vatican, vào tháng 4 năm 2016, khi Biden thuyết trình tại một hội nghị của Vatican về y học tái tạo, và vào năm 2013, khi ông là phó tổng thống dẫn đầu một phái đoàn Hoa Kỳ đến tham dự lễ nhậm chức Giáo hoàng Phanxicô.

Hình ảnh trong video là của chuyến đi năm 2016.

Nhưng việc Biden sử dụng hình ảnh cuả các nữ tu cho mục đích tranh cử thì trong thực tế lại trái ngược với những lời cam kết của ông là sẽ buộc một dòng tu phải vi phạm lương tâm của họ để cung cấp thuốc ngừa thai, triệt sản và phá thai cho các nhân viên của họ.

Ngay sau khi Tòa án Tối cao ra phán quyết có lợi cho các nữ tu thuộc dòng Tiểu Muội cuả Người Nghèo trong vụ họ bị kiện bởi tiểu bang Pennsylvania, ngày 8 tháng 7, Biden cho biết ông "thất vọng" trước phán quyết này và hứa sẽ khôi phục các chính sách thời Obama đòi hỏi các nữ tu phải đảm bảo quyền tiếp cận kiểm soát sinh sản, vi phạm niềm tin tôn giáo của họ.

Nhắc lại, sau chín năm đấu tranh pháp lý, và hai lần phải đi lên Tòa án Tối cao, tòa án đã đứng về phiá một sắc lệnh hành pháp (cuả ông Trump) bảo đảm quyền tự do tôn giáo và quyền miễn trừ lương tâm cho các nữ tu, tức là họ không còn phải thi hành các điều lệ về "tránh thai" do Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh ban hành sau khi đạo luật cuả ông Obama được thông qua.

“Nếu được bầu, tôi sẽ khôi phục lại chính sách Obama-Biden đã tồn tại trước phán quyết Hobby Lobby [Tòa án Tối cao năm 2014] : tức là chỉ cung cấp sự miễn trừ cho các nhà thờ và cho các tổ chức phi lợi nhuận có sứ mệnh tôn giáo, ” Biden nói vào tháng Bảy.

Cái rắc rối là cơ sở cuả các nữ tu dòng Tiểu Muội cuả Người Nghèo không phải là một “tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh tôn giáo” theo như các tiêu chuẩn thời Obama. Bởi vì nhà Dòng không chỉ phục vụ cho người Công Giáo mà thôi, mà họ phục vụ và tuyển dụng những người thuộc mọi tín ngưỡng kể cả không có tín ngưỡng, theo như ơn gọi của họ là phục vụ cho những người nghèo cao tuổi.

Dòng Tiểu Muội cuả Người Nghèo đã nhiều lần tuyên bố rằng việc ủy quyền cho một “quản trị viên thứ ba” để thực hiện biện pháp kiểm soát sinh sản cho các nhân viên của họ vẫn là một sự vi phạm niềm tin của họ và không phải là một thỏa hiệp có thể chấp nhận được.

Sau phán quyết cuả toà án tối cao ngày 8 tháng 7, Biden nói rằng phán quyết này “giúp Chính quyền Trump-Pence tiếp tục tước bỏ dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ dễ dàng hơn – tức là cố gắng đưa ra những miễn trừ rộng rãi đối với những cam kết của Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng. "

Nếu được bầu làm tổng thống, Biden nói rằng ông sẽ “chấm dứt các nỗ lực không ngừng của Donald Trump nhằm rút ruột mọi khía cạnh của Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng.”
 
Tin nóng: Căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp điều động tàu chiến và phi cơ đến Đông Địa Trung Hải
Trần Mạnh Trác
15:16 13/08/2020
(Tổng hợp ngày 13 tháng 8 năm 2020) Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương cử một tàu tìm dầu vào vùng biển tranh chấp với Hy Lạp, Pháp đã mau chóng tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự cuả họ ở Đông Địa Trung Hải.

“Pháp sẽ cử khu trục hạm Lafayette và hai chiến đấu cơ Rafale đến khu vực tranh chấp trong một kế hoạch tăng cường quân sự, ” Bộ quốc phòng Pháp cho biết hôm thứ Năm.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gọi tình hình ở Đông Địa Trung Hải là "đáng lo ngại", ông kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngưng những hoạt động tìm kiếm "đơn phương" để "cho phép sự đối thoại hòa bình" giữa các thành viên NATO là hàng xóm với nhau.

"Tôi quyết định củng cố sự hiện diện quân sự của Pháp ở đông Địa Trung Hải một cách tạm thời trong những ngày tới, đã có sự hợp tác của các đối tác ở châu Âu, trong đó có Hy Lạp", ông Macron cho biết trên Twitter vào hôm thứ Tư.

Theo một nguồn tin quốc phòng cuả Hy Lạp thì quân đội Pháp đã tiến hành các cuộc tập trận với lực lượng Hy Lạp ở ngoài khơi cuả đảo Crete, đây là một biểu hiện cho thấy sự ủng hộ của ông Macron với Hy Lạp.

"Ông Emmanuel Macron là một người bạn thực sự của Hy Lạp và là người bảo vệ các giá trị châu Âu và luật pháp quốc tế một cách nhiệt thành ", Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã tweet bằng tiếng Pháp sau một cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp.

Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là 2 đồng minh trong khối NATO, đã bất đồng một cách kịch liệt về những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong vấn đề thềm lục địa, dựa trên quan hai điểm trái ngược nhau về phạm vi thềm lục địa cuả các đảo rải rác cuả Hy Lạp.

Vùng đó cũng là vùng biển giàu khí đốt và đã là nguồn tranh chấp thường xuyên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Síp và Israel.

Tranh chấp giữa Ankara-Athens leo thang trong tuần này khi Thổ Nhĩ Kỳ điều tàu nghiên cứu Oruc Reis cùng với các tàu hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đi tới vùng biển chung quanh đảo Kastellorizo của Hy Lạp.

Trong khi đó thì Hy Lạp cũng triển khai tàu chiến cuả mình để giám sát đoàn tàu ấy, vị trí hiện tại là ở phía Tây của đảo Síp.

Văn phòng của Tổng thống Macron tuyên bố việc Pháp tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực là để theo dõi tình hình và để đánh dấu "quyết tâm duy trì luật pháp quốc tế" của Paris.

Nhắc lại vào tháng trước, nhà lãnh đạo Pháp đã kêu gọi EU trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì những gì mà ông mô tả là "vi phạm" chủ quyền lãnh hải của Hy Lạp và Síp. Quan hệ giữa Paris và Ankara cũng còn có những căng thẳng khác vì cuộc xung đột ở Libya.

Thủ tướng Hy Lạp Mitsotakis trong một tuyên bố kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ hãy thể hiện "ý thức" và cảnh báo một hành động ở Đông Địa Trung Hải có thể dẫn đến một tai nạn quân sự.

Thủ tướng cho biết: “Chúng tôi đang mong đợi quốc gia láng giềng biết thể hiện một tinh thần thận trọng để tái khởi động một cuộc đối thoại một cách thiện chí”. "Nguy cơ tai nạn thì luôn luôn rình rập khi có quá nhiều vũ khí quân sự tập trung vào một khu vực nhỏ như vậy".

“Athens sẽ không tìm cách leo thang, ” ông nói, nhưng thêm: "Không có hành động khiêu khích nào mà sẽ không được đáp lại một cách tương xứng."

Ông Hulusi Akar, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, lặp lại quan điểm cuả Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc phỏng vấn với hãng Reuters.

Ông nói: “Chúng tôi muốn đạt được một giải pháp chính trị qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, nhưng cảnh báo rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền, mối quan hệ và lợi ích ” của họ ở vùng biển ven bờ.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có một bờ biển dài nhất ở Đông Địa Trung Hải nhưng thềm lục địa cuả họ lại bị o ép thành một dải nước hẹp vì lý do thềm lục địa của Hy Lạp được mở rộng dựa vào nhiều hòn đảo của Hy Lạp nằm sát bờ biển cuả Thổ Nhĩ Kỳ.

Thí dụ hòn đảo Kastellorizo cuả Hy Lạp chỉ cách bờ biển phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 2km nhưng cách đất liền cuả Hy Lạp tới 570km. Đây là một lý do gây nên sự bất mãn đặc biệt cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông nói: “Đòi hỏi của Hy Lạp là có quyền tài phán trên một vùng biển rộng tới 40.000 km vuông vì một hòn đảo Meis [Kastellorizo] chỉ rộng có 10 km vuông... không có một logic nào có thể biện minh như thế được, ” ông nói.

Nhưng thực ra, yêu sách của Hy Lạp đối với vùng biển xung quanh đảo Kastellorizo là dựa trên công ước hàng hải của Liên Hợp Quốc đã được nhiều quốc gia tán thành, nhưng riêng Thổ Nhĩ Kỳ thì không chấp nhận.

Ankara cho biết họ sẽ cấp giấy phép thăm dò và khoan dầu ở Đông Địa Trung Hải, trong khi Athens thì yêu cầu tàu Oruc Reis phải rút ra khỏi khu vực ngay lập tức.

Văn phòng ngoại giao cuả Hy Lạp cho biết ông Ngoại trưởng Nikos Dendias sẽ bay đến Israel vào thứ Năm để hội đàm, và cũng sẽ bàn bạc vấn đề với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Vienna vào thứ Sáu.

Bộ trưởng ngoại giao cuả khối EU là ông Josep Borrell cho biết các ngoại trưởng của khối sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường vào thứ Sáu này để thảo luận về Đông Địa Trung Hải, Lebanon và Belarus.

Ông Charles Kupchan, một thành viên cao cấp cuả Hội đồng Quan hệ Đối ngoại cuả NATO, cũng cho biết các thành viên NATO đang lo lắng về một nguy cơ có sự đối đầu giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

"Không ai muốn chiến tranh. Không ai muốn hai thành viên NATO đụng độ nhau", ông nói. "Mặt khác, khi bạn có nhiều tàu hải quân ở đó, thì căng thẳng sẽ tăng vọt... mọi thứ đang cận kề với nguy hiểm."

Bàn luận về khả năng ngoại giao làm xoa dịu căng thẳng, ông Kupchan nói: "Theo một số cách, thì tất cả đều sẵn sàng cho một phản ứng ngoại giao... Và tôi nghĩ người Pháp đang cố gắng mua thời gian, chúng tôi sẽ cố gắng hạ nhiệt độ trước khi mọi thứ vượt khỏi tầm tay. "

Một cuộc khủng hoảng tương tự vào tháng trước đã được ngăn chặn sau khi Thổ Nhĩ Kỳ kéo tàu Oruc Reis trở về để hội đàm với Hy Lạp và vị chủ tịch luân phiên của EU là nước Đức.

Nhưng tình thế đã trở nên tồi tệ hơn vào tuần trước sau khi Hy Lạp và Ai Cập ký một thỏa thuận thành lập một vùng đặc quyền kinh tế trong khu vực. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thỏa thuận giữa Hy Lạp và Ai Cập là "vô hiệu".

Ai Cập, Síp và Hy Lạp cũng đang tố cáo một thỏa thuận cuả Thổ Nhĩ Kỳ gây tranh cãi, trong đó có thỏa ước về an ninh, được ký năm ngoái giữa Ankara và chính phủ Libya, là một phe được Liên hợp quốc công nhận.
 
Tức nước vỡ bờ, Đức Hồng Y Mễ Tây Cơ tố cáo tổng thống đang dẫn dắt quốc gia vào chủ nghĩa cộng sản
Đặng Tự Do
16:27 13/08/2020


Trong một bài phân tích được đăng trên trang web của tổng giáo phận Guadalajara, Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez, 87 tuổi, phàn nàn rằng chính phủ “vô thần” Mễ Tây Cơ đã bắt đầu đưa người dân xuống một con dốc trơn trượt để nhào xuống chủ nghĩa cộng sản.

Bài tiểu luận, có tên “Chủ nghĩa cộng sản đang đến với Mễ Tây Cơ”, đã đưa ra một số dấu chỉ cho thấy một chế độ độc tài vô thần đang được hình thành tại quốc gia này như nắm quyền kiểm soát tài sản quốc gia và nền kinh tế quốc dân, tạo vây cánh trong chính phủ, đưa ra các chính sách độc tài và thúc đẩy hệ tư tưởng giới tính trong gia đình, hô hào phá thai, và ngầm xúi giục việc tấn công các nơi thờ tự.

Diễn biến này cho thấy sự bất mãn của hàng giáo phẩm Mễ Tây Cơ đối với tổng thống López Obrador đã lên đến một cao độ khác. Trước đây, các Giám Mục Mễ Tây Cơ nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López nhưng chỉ tập trung quanh vấn đề trị an của xã hội.

Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.

Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.

Đáp lại những chỉ trích của Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez, López Obrador đưa ra một lập luận ta vẫn thường thấy tại Âu Châu trong thời gian Giáo Hội còn thủ đắc nhiều tài sản. Những lập luận do ông ta đưa ra không liên quan gì đến một Giáo Hội Mễ Tây Cơ khó nghèo đã bị tịch thu hầu hết những phương tiện cần thiết qua hiến pháp ngày 31 tháng 7, 1917. López Obrador nói rằng rằng những lời buộc tội của Đức Hồng Y là do những thay đổi mà chính quyền của ông đã thực hiện và đang thực hiện để ủng hộ một xã hội công bằng hơn.

“Tôi hiểu rằng một số quyền lợi của họ bị ảnh hưởng, nhưng chúng tôi không thể tiếp tục như hiện tại, chính phủ không thể tiếp tục bị bắt cóc để phục vụ một thiểu số và quay lưng lại với người dân, ” ông ta nói và nhấn mạnh rằng: “Bạn không thể bỏ rượu mới vào bình cũ.”

Hàng loạt các phương tiện truyền thông thân chính phủ tại Mễ Tây Cơ nhại lại lời của López Obrador và nhấn mạnh rằng “Tổng thống López Obrador không đưa đất nước trở thành cộng sản, mà đang đi theo phúc âm.”

Các phương tiện truyền thông này yêu cầu Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez phải nhớ lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Bảo vệ người nghèo không phải là theo cộng sản. Nó là trung tâm của phúc âm.”

Việc một số lượng lớn các phương tiện truyền thông tấn công cường tập Đức Hồng Y Sandoval có lẽ cũng đủ cho thấy một chế độ độc tài đang được hình thành tại quốc gia này.
Source:Mexico News Daily
 
17 nữ tu thuộc dòng Nữ tu Bác ái của Thánh Elizabeth đã chết tại New Jersey trong đợt bùng phát coronavirus
Đặng Tự Do
16:27 13/08/2020


Cái chết của nữ tu Margaret Ellen ở Cedar Grove hôm thứ Tư vừa qua là một dấu mốc quan trọng đối với các Nữ tu Bác ái của Thánh Elizabeth.

Chị là nữ tu thứ 17 của nhà dòng đã chết kể từ khi bùng phát dịch bệnh coronavirus ở New Jersey từ tháng 3.

14 nữ tu đã chết ở hai trung tâm chăm sóc dài hạn, là những cơ sở đã chứng kiến gần một nửa tổng số ca tử vong vì COVID-19 trong tiểu bang New Jersey. Ba nữ tu còn lại chết trong các bệnh viện khác.

Các nữ tu vừa thiệt mạng có độ tuổi từ 79 đến 103. Hầu hết các sơ là giáo viên dạy trẻ em trong các trường Công Giáo trên khắp miền Bắc Jersey. Đặc biệt có Sơ Francis Raftery, nguyên là hiệu trưởng Đại học St. Elizabeth.

Trong thông báo, nhà dòng cho biết:

“Chúng tôi cảm tạ Chúa vì những chị em này đã chạm vào cuộc sống của rất nhiều người, mỗi người theo cách riêng của mình và với những ân sủng đặc biệt của riêng mình, ”

Global Sisters Report, một dự án của National Catholic Reporter, đã báo cáo ít nhất 61 trường hợp tử vong của các nữ tu trên toàn thế giới, trong đó có 13 sơ từ một tu viện ở Livonia, Michigan, ngay ngoại ô Detroit. Một trong những nữ tu đó ban đầu đã hồi phục sau khi vượt qua được thứ virus quái ác này nhưng sau đó đã chết vì ảnh hưởng của nó vào ngày 27 tháng 6.
Source:North Jersey
 
Lý thuyết chuyển đổi giới tính và hệ tư tưởng về giới tính trong tài liệu mới do Đức Tổng Giám Mục Carlson công bố
Đặng Tự Do
16:28 13/08/2020


Theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Carlson đã đề cập đến lý thuyết chuyển giới, các vấn đề về tư tưởng giới tính trong một tài liệu mới được công bố.

Trong tài liệu này, Đức Tổng Giám Mục Robert J. Carlson của tổng giáo phận St. Louis, đã xem xét các vấn đề trên qua lăng kính đức tin.

Tài liệu được viết sau cuộc gặp ad limina của Đức Tổng Giám Mục Carlson với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng Giêng năm 2020. Trong cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Hoa Kỳ đến từ St. Louis, Iowa, Missouri, Nebraska và Kansas, Đức Thánh Cha khẳng định rằng phá thai là “vấn đề đạo đức nghiêm trọng nhất trong thời đại chúng ta. Các vấn đề khác mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt là các vấn đề liên quan đến giới tính.”

Đức Thánh Cha sau đó đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Carlson viết một báo cáo về lý thuyết chuyển giới, các vấn đề về tư tưởng giới tính.

“Tôi không có ý định giải quyết toàn diện vấn đề ở đây. Nhưng đó là một mối quan tâm ngày càng tăng và tôi muốn giải quyết một số khía cạnh chính của những vấn nạn này, ” Đức Tổng Giám Mục Carlson viết trong lời nói đầu của tài liệu.

Khi đề cập đến những cá nhân coi mình có bản sắc giới tính trái ngược với giới tính sinh học của mình, Đức Tổng Giám Mục Carlson nói rằng những người có đức tin trước tiên nên đáp lại với lòng trắc ẩn vì những người như thế gặp nhiều nguy cơ dẫn đến sức khỏe kém, lo lắng, trầm cảm và lạm dụng chất kích thích. Bên cạnh đó còn có một tỷ lệ tự tử cao hơn nhiều so với dân số nói chung.

“Biết được những điều này, phản ứng đầu tiên của chúng ta nên là gì? Điều đầu tiên chúng ta cần làm không phải là tránh xa, nghi ngờ, sợ hãi hay lên án, nhưng là trao ra một lòng trắc ẩn, ” Đức Tổng Giám Mục Carlson viết. “Nếu bạn không thoải mái với giới tính sinh học của mình, hoặc nếu bạn tự coi mình là người có bản sắc giới trái ngược với giới tính sinh học của mình, thì đây là điều đầu tiên tôi muốn bạn biết: Chúa yêu bạn. Ngài yêu mến bạn bất kể mọi sự. Ngài có một kế hoạch cho bạn.”

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng: “Lòng thương cảm không phải là phản ứng duy nhất từ Giáo hội. Hệ tư tưởng về giới tính cho rằng bản sắc giới tính có thể tách rời khỏi giới tính sinh học, nhưng điều này mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo. Chúng ta phải sẵn sàng hòa giải bản thân với những sự thật vật lý về bản sắc giới tính, và không cố gắng thay đổi sự thật theo cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận.”

“Sự hiểu biết của người Công Giáo về con người cho rằng bản sắc giới tính và giới tính sinh học không thể tách rời, và có những giới hạn đối với cách chúng ta đối xử với cơ thể mình, ” Đức Tổng Giám Mục Carlson viết. “ Theo sự hiểu biết của Công Giáo, có một sự hiệp nhất sâu sắc trong con người.”

Một trong những nhiệm vụ lớn nhất đối với con người là “ tích hợp sức mạnh của bản sắc tình dục của chúng ta vào cách chúng ta sống cuộc sống của mình. Đó không phải là một nhiệm vụ nhỏ. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng trong thân thể của Ngài, Chúa Giêsu bày tỏ chương trình của Thiên Chúa cho thân thể chúng ta qua Bí tích Thánh Thể và trên thập giá.”
Source:St. Louis
 
Bài giáo lý thứ hai của Đức Phanxicô về Chữa Lành Thế Giới: Nhìn nhận nhân phẩm nơi mọi người
Vũ Văn An
19:53 13/08/2020

Theo Vatican News, trong buổi yết kiến chung hôm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng để đáp ứng đại dịch Covid-19, các Kitô hữu được mời gọi chống trả mọi vi phạm chống lại nhân phẩm, coi chúng như đi ngược lại Tin Mừng, và làm việc cho phúc lợi của toàn thể gia đình nhân loại và căn nhà chung của chúng ta.
Hãng tin Zenit cung cấp bản tiếng Anh của bài giáo lý nói trên, với nội dung như sau:



Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt lành!

Đại dịch đã làm nổi bật mức độ dễ bị tổn thương và mối liên hệ qua lại giữa mọi người. Nếu chúng ta không chăm sóc lẫn nhau, bắt đầu với những người nhỏ bé nhất, với những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, bao gồm cả sáng thế, thì chúng ta không thể chữa lành được thế giới.

Đáng khen thay nỗ lực của rất nhiều người đã và đang làm chứng cho tình yêu nhân bản và Kitô giáo đối với người lân cận, hiến thân cho người bệnh ngay cả khi nguy hiểm đến sức khỏe của họ. Họ là những đấng anh hùng! Tuy nhiên, coronavirus không phải chỉ là căn bệnh cần chống trả, mà đúng hơn, là một đại dịch đã làm sáng tỏ nhiều tệ nạn xã hội rộng lớn hơn. Một trong số đó là quan điểm méo mó về con người, một quan điểm coi thường phẩm giá và tính tương quan của con người... Đôi khi chúng ta nhìn người khác như những đồ vật, để sử dụng rồi vứt đi. Trên thực tế, kiểu quan điểm này làm mù quáng và nuôi dưỡng nền văn hóa vứt bỏ đầy tính duy cá nhân và hiếu chiến, biến con người nhân bản thành một thứ hàng hóa tiêu dùng (xem Tông huấn Evangelii Gaudium, 53; Thông điệp Laudato Si’, 22).

Thay vào đó, dưới ánh sáng đức tin, chúng ta biết rằng Thiên Chúa nhìn người đàn ông và người đàn bà cách khác. Người tạo ra chúng ta không như những đồ vật mà như những con người được yêu thương và có khả năng yêu thương; Người đã tạo ra chúng ta theo hình ảnh và giống như Người (xin xem St 1:27). Bằng cách này, Người đã ban cho chúng ta một phẩm giá độc nhất vô nhị, kêu gọi chúng ta sống hiệp thông với Người, hiệp thông với anh chị em của chúng ta, tôn trọng mọi tạo vật. Có thể nói, trong hiệp thông, trong hòa hợp. Sáng thế là sự hòa hợp mà chúng ta được kêu gọi để sống. Và trong sự hiệp thông này, trong sự hòa hợp vốn là hiệp thông này, Thiên Chúa ban cho chúng ta khả năng sinh sản và bảo vệ sự sống (x. St 1: 28-29), cày xới và gìn giữ đất đai (x. St 2:15; Laudato Si’, 67). Rõ ràng là người ta không thể sinh sản và bảo vệ sự sống nếu không có sự hòa hợp; nó sẽ bị phá hủy.

Chúng ta có một điển hình về quan điểm cá nhân chủ nghĩa đó, về quan điểm không hòa hợp đó, trong các Tin Mừng, trong lời yêu cầu ngỏ với Chúa Giêsu của người mẹ hai môn đệ Giacôbê và Gioan (x. Mt 20: 20-38). Bà muốn các con trai của mình ngồi ở bên phải và bên trái của vị vua mới. Nhưng Chúa Giêsu đề nghị một loại viễn kiến khác: đó là viễn kiến phục vụ và hiến mạng sống mình cho người khác, và Người xác nhận điều đó bằng cách lập tức khôi phục thị giác cho hai người mù và biến họ thành môn đệ của Người (xem Mt 20: 29-34). Tìm kiếm để leo lên trong cuộc sống, để vượt trội hơn người khác, sẽ phá hủy sự hòa hợp. Nó là luận lý học của sự thống trị, thống trị người khác. Sự hài hòa là một điều gì đó khác thế: nó là phục vụ.

Vì vậy, chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta đôi mắt biết quan tâm đến anh chị em mình, nhất là những người đang đau khổ. Là các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta không muốn thờ ơ hoặc theo chủ nghĩa cá nhân. Đây là hai thái độ khó chịu trái ngược với sự hòa hợp. Thờ ơ: Tôi nhìn đi hướng khác. Chủ nghĩa cá nhân: chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình. Sự hòa hợp do Thiên Chúa tạo ra yêu cầu chúng ta nhìn những người khác, các nhu cầu của người khác, các vấn đề của người khác, trong hiệp thông. Chúng ta muốn công nhận phẩm giá con người nơi mỗi người, bất kể chủng tộc, ngôn ngữ hoặc tình trạng của họ có là gì đi nữa. Sự hài hòa dẫn anh chị em đến việc nhận ra phẩm giá con người, sự hòa hợp được tạo ra bởi Thiên Chúa, với nhân tính nằm ở trung tâm.

Công đồng Vatican II nhấn mạnh rằng phẩm giá này là bất khả nhượng, vì nó “được tạo dựng‘ giống hình ảnh Thiên Chúa ’” (Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, 12). Nó nằm ở nền tảng mọi đời sống xã hội và xác định các nguyên tắc hoạt động của nó. Trong nền văn hóa hiện đại, tham chiếu gần nhất với nguyên tắc phẩm giá bất khả nhượng của con người là Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, mà Thánh Gioan Phaolô II đã định nghĩa như một “cột mốc trên nẻo đường dài và khó khăn của loài người” (1), và như "Một trong những biểu thức cao nhất của lương tâm con người" (2). Các quyền này không những chỉ mang tính cá nhân, mà còn mang tính xã hội; chúng thuộc các dân tộc, các quốc gia (3). Con người, quả thực, trong phẩm giá bản vị của mình, là một hữu thể xã hội, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, Duy nhất và Ba Ngôi. Chúng ta là những hữu thể xã hội; chúng ta cần sống trong sự hài hòa xã hội này, nhưng khi có sự ích kỷ, cái nhìn của chúng ta không đến được với người khác, với cộng đồng mà chỉ tập chú vào chính chúng ta, và điều này làm cho chúng ta trở nên xấu xí, xấu xa và ích kỷ, phá hủy sự hài hòa.

Nhận thức đổi mới này về phẩm giá của mỗi con người có những hệ luận nghiêm trọng về xã hội, kinh tế và chính trị. Nhìn vào anh chị em của chúng ta và toàn bộ công trình sáng thế như một hồng phúc nhận được từ tình yêu của Chúa Cha truyền cảm hứng cho tác phong biết lưu tâm, chăm sóc và ngạc nhiên. Theo cách này, người tin, khi coi người lân cận của mình như anh chị em, chứ không phải như người xa lạ, nhìn họ một cách từ bi và tương cảm, không khinh thường hay thù địch. Ngắm nhìn thế giới dưới ánh sáng đức tin, với sự trợ giúp của ơn thánh, chúng ta cố gắng phát triển khả năng sáng tạo và lòng nhiệt thành của mình để giải quyết các thử thách trong quá khứ. Chúng ta hiểu và phát triển các khả năng của mình như các trách nhiệm phát sinh từ đức tin này (4), như các hồng phúc của Thiên Chúa để phục vụ nhân loại và sáng thế.

Trong khi tất cả chúng ta đều làm việc để có thuốc chữa virút hiện đang tấn công mọi người không phân biệt ai, đức tin khuyên chúng ta cam kết nghiêm túc và tích cực để chống lại sự thờ ơ khi đối đầu với những vi phạm nhân phẩm.

Nền văn hóa thờ ơ này đi kèm với nền văn hóa vứt bỏ: những thứ không ảnh hưởng đến tôi, tôi không quan tâm. Đức tin luôn đòi chúng ta phải để bản thân được chữa lành và hoán cải khỏi chủ nghĩa cá nhân, bất luận có tính cá nhân hay tập thể; chủ nghĩa cá nhân đảng phái chẳng hạn.

Cầu xin Chúa “phục hồi thị giác của chúng ta” để chúng ta khám phá lại ý nghĩa của việc trở thành thành viên của gia đình nhân loại. Và mong sao thị giác này được chuyển dịch thành những hành động cụ thể của lòng cảm thương và tôn trọng mọi người cũng như sự quan tâm và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
________________
(1) Diễn văn trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (ngày 2 tháng 10 năm 1979).
(2) Diễn văn trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (ngày 5 tháng 10 năm 1995).
(3) Xem Tóm Lược Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội, 157
(4) Đã dẫn
 
Đức tin và tình yêu lý giải được những khác biệt
Thanh Quảng sdb
20:34 13/08/2020
Đức tin và tình yêu lý giải được những khác biệt

(The Register - Sơ Mary Madeline Todd)

Sự khác biệt là những trở ngại giữa con người với con người trong suốt chiều dài lịch sử loài người. Chỉ cần nhìn vào các cuộc chiến, bạo loạn và tranh chấp, chúng ta tự hỏi bởi đâu mà những bất hòa này đã luôn và không ngừng xảy ra?

Thiên Chúa đã chọn dân Do Thái là “Dân riêng” của Ngài, một số người nghĩ rằng sự lựa chọn này loại trừ những người không thuộc về 12 chi tộc của Do Thái? Nhưng Thiên Chúa đã mặc khải nhiều lần và nhiều cách rằng các giao ước Cựu ước là sự chuẩn bị cho một giao ước mới và vĩnh cửu dành cho tất cả mọi dân tộc. Sự lựa chọn Israel là một món quà đặc biệt; đó là một sự lựa chọn thiêng liêng khiến họ trở thành tổ phụ của Đấng Cứu Thế của nhân loại sẽ đến.

Tiên tri Isai, nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu giáng sinh, đã báo trước về kỷ nguyên hạnh phúc này “những người ngoài sẽ được kết hợp với Chúa, phụng sự Ngài, yêu mến danh Chúa và trở thành tôi tớ của Chúa” (Isai 56: 6). Chúa hứa với dân riêng của Ngài rằng lời tiên tri này được bọc lộ “tất cả những ai thông dự vào giao ước của tình yêu và tín trung sẽ được hưởng ân huệ và sự ưu ái: “Ta sẽ đưa chúng về núi thánh của Ta và chúng sẽ mừng vui trong nhà cầu nguyện của Ta” (Ê-sai 56 : 7).

Niềm vui mừng này là mối liên kết giữa Thiên Chúa và mọi dân tộc đã được Thánh Vịnh 67 đề cập tới: “Toàn dân thuộc mọi quốc gia được kêu gọi hợp nhất để ca ngợi Thiên Chúa, Đấng “thống trị các dân tộc trong công bình” (Thánh Vịnh 67: 5) và tỏa ánh hào quang rạng rỡ của Ngài cho muôn dân.

Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô đã nêu bật kế hoạch cứu độ phổ quát đầy bí ẩn của Chúa, mà tất cả mọi người đạt được qua chính sự vâng phục Thiên Chúa, và Thiên Chúa xót thương tất cả mọi người” (Rôma 11:32), cả Do Thái lẫn dân ngoại.

Cuộc trao đổi giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Canaan trong Tin Mừng hôm nay minh họa điểm này: đã đến lúc, người ta tôn thờ Thiên Chúa trong chân lý và trong tình yêu. Dù người phụ nữ kia là "người dân ngoại", nhưng bà ấy đã được tháp nhập vào đức tin cùng Chúa Giêsu; cũng như người mù kia đã kêu lên: "Xin thương xót con, lạy Con vua Đa-vít!" (Mathêu 15:22). Các tông đồ tỏ thái độ điển hình của thời đại, bày tỏ sự khó chịu khi cho rằng người phụ nữ ngoại bang này làm phiền đến Chúa.

Lần khác, Chúa Giêsu thậm chí còn khen ngợi niềm tin mạnh mẽ của người phụ nữ đã ba lần kêu xin Chúa và bày tỏ niềm hy vọng vững chắc vào quyền năng Chúa sẽ giải cứu cho con gái của bà.

Phúc âm thánh Mathêu đã ghi lại lời khen của Chúa Giêsu trước một đức tin sắt son của người phụ nữ và chữa lành cho người con gái của bà: “Hỡi bà, đức tin của bà thật vững mạnh! Bà được như lòng bà mong ước”. Và con gái của bà đã được chữa lành ngay từ giờ đó” (Mathêu 15:28).

Các bài đọc hôm nay tập trung vào tình yêu thương và lòng thương xót của Thiên Chúa. Ngay cả Thánh Phaolô cũng đã từng xác tín rằng theo Chúa Giêsu Kitô là một mối đe dọa, trước sự bắt bớ và chết chóc! Nhưng sự tuyển chọn của Thiên Chúa dành cho dân tộc Do Thái sẽ không bao giờ thay đổi, và sự lựa chọn đó là sự lựa chọn của ơn cứu rỗi Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Như Thánh Phaolô đã viết trong một trong những thư cuối cùng của mình, Thiên Chúa “muốn mọi người được cứu và nhận biết chân lý sự thật” (1 Timôthê 2: 4).
 
Thông Báo
Phó Tế gốc Việt Nam thuộc Dòng Ngôi Lời sẽ được thụ phong Linh mục vào Thứ Bảy 15/8/2020
Peter Võ Tá Đề, SVD
10:16 13/08/2020
CHICAGO - Theo chương trình đào tạo trong Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, đáng lẽ ra 4 Phó Tế (3 Việt Nam và 1 Phi Luật Tân) này đã được thụ phong Linh mục vào Thứ Bảy 23/5. Nhưng vì đại dịch Vũ Hán, chương trình được hoãn lại, và nay Nhà Dòng quyết định sẽ có Thánh Lễ Truyền Chức vào Thứ Bảy này.

Thánh Lễ Truyền Chức sẽ được cử hành lúc 2 giờ chiều Chicago do Đức Giám Mục Ronal A. Hicks chủ tế. Các Cha Mẹ 2 của Phó Tế bên Việt Nam, và Cha Mẹ Phó tế Phi Luật Tân không thể đến tham dự được. Ngay cả Cha Mẹ và gia đình của 1 Phó tế Việt Nam cư ngụ tại California cũng không đến để tham dự. Các gia đình và thân nhân, bạn bè chỉ có thể tham dự Thánh Lễ Truyền Chức trực tuyến qua link sau đây:

• 2 giờ chiều Thứ Bảy tại Chicago sẽ là 2 giờ sáng Chúa Nhật (16/8) bên Việt Nam
• Sẽ là 3 giờ chiều Thứ Bảy theo giờ miền Đông (Eastern time: NY, DC, MA)
• Sẽ là 12 giờ trưa Thứ Bảy theo giờ miền Tây (Pacific time: CA, OR, WA)
• Sẽ là 5 giờ chiều Chúa Nhật (16/8) bên Úc Châu
• Sẽ là 9 giờ tối Thứ Bảy (Rome, Paris)

Bốn Phó Tế:
- Phêrô Cao Thiên Triệu, SVD, sẽ đi truyền giáo tại Bolivia – Nam Mỹ
- Phaolô Hà Minh Khánh, SVD, sẽ đi truyền giáo tại Ecuador – Nam Mỹ
- Antôn Ngô Cường Thịnh, SDV, sẽ phụ trách Ơn Gọi tại Hoa Kỳ
- Marlon Bobier Vargas, SVD, sẽ đi truyền giáo tại Tây Ban Nha.



Bài thơ Chúc Mừng:

Ngày tiến chức, ngày vui mừng, mong đợi
Vì Cô-Vi nên hoãn lại hôm nay
Nguyện Chúa thương tuôn hồng phúc tràn đầy
Cho các Thầy lãnh thiên chức Linh mục.

Nhà truyền giáo bước chân đi vâng phục
Sống khó nghèo, trong khiết tịnh hân hoan
Giữa lòng đời dẫu nguy khốn gian nan
Đem NGÔI LỜI cho mọi người khắp chốn.

Đời có Chúa giữa muôn vàn bận rộn
Vẫn hăng say phục vụ chẳng từ nan
Người giàu sang hay kẻ khó lầm than
Hình ảnh Chúa trong những người ta gặp.

Trong tối tăm, ánh sáng Ngài ta thắp
Giữa buồn đau ta an ủi khuyên lơn
Đem niềm vui cho những kẻ cô đơn
Thêm sức sống cho những người thất vọng.

Mong sau này Chúa cho vào cõi sống
Vì trần gian đã truyền giáo không ngơi
Ngày hân hoan xin gửi tạm mấy lời
Xin mừng chúc anh em ngày tiến chức


Peter Võ Tá Đề, SVD
 
Văn Hóa
Trên Đỉnh Bình Yên
Sơn Ca Linh
07:47 13/08/2020

Chút cảm nhận về Thông điệp Laudato Sí: "Người chị nầy giờ đây đang kêu khóc vì chúng ta..." (LS 2)

Thế giới hôm nay,
Như lời kinh qua bao thời nhật tụng:
Một chốn “khách đày”,
Một “thung lũng tràn trề nước mắt” ! (1)
Dòng sông đen ngòm, bụi mù quánh đặc,
Những hàng cây cụt ngọn, trụi lá chỏng chơ.
Công viên chiều ghế đá trơ vơ,
Đôi tình nhân bịt mặt chở nhau về vội vã.
Con đường đó thân quen bỗng một ngày xa lạ,
Bởi chẳng may,
Chạm mặt “vị khách lạ chẳng ai mời”,
Không chỉ “nàng Corona” nhơ nhởn khắp nơi,
Mà muôn “kẻ thù dấu mặt”,
Cùng có một tên chung là “hận thù giả dối”…
Là “vô cảm thờ ơ, là ghét ghen phản bội…”,
Là “tham lam, hưởng thụ đến tận cùng”,
Bắt sạch cá dưới sông, giết sạch hết chim rừng,
Biển đầy rác nhưng cỏ cây không còn xanh lá…
Đâu còn một “địa đàng” từ bàn tay Tạo Hoá,
Đâu còn những “Ađam-Evà với xương thịt của nhau” ! (2)
Thượng Đế ơi,
Đêm nay Ngài có nghe vang vọng tiếng kinh cầu,
Của bướm, của ong của bao loài giun dế…?
Của những con cu xanh,
Lẫn trốn tận rừng xa khe khẽ,
Đợi bình minh lên, dâng về Ngài một khúc ca kinh…!
Lời nguyện cầu còn lại “trên đỉnh bình yên” !

Sơn Ca Linh (8/2020)

Ghi chú:

(1) Kinh “Lạy Nữ Vương” (Salve Regina).
(2) St 2, 23-24
 
VietCatholic TV
17 nữ tu thiệt mạng vì virus Tầu độc địa. ĐHY Mexico tố cáo tổng thống đưa đồng bào vào đường chết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:26 13/08/2020


1. Tức nước vỡ bờ, Đức Hồng Y Mễ Tây Cơ tố cáo tổng thống đang dẫn dắt quốc gia vào chủ nghĩa cộng sản

Trong một bài phân tích được đăng trên trang web của tổng giáo phận Guadalajara, Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez, 87 tuổi, phàn nàn rằng chính phủ “vô thần” Mễ Tây Cơ đã bắt đầu đưa người dân xuống một con dốc trơn trượt để nhào xuống chủ nghĩa cộng sản.

Bài tiểu luận, có tên “Chủ nghĩa cộng sản đang đến với Mễ Tây Cơ”, đã đưa ra một số dấu chỉ cho thấy một chế độ độc tài vô thần đang được hình thành tại quốc gia này như nắm quyền kiểm soát tài sản quốc gia và nền kinh tế quốc dân, tạo vây cánh trong chính phủ, đưa ra các chính sách độc tài và thúc đẩy hệ tư tưởng giới tính trong gia đình, hô hào phá thai, và ngầm xúi giục việc tấn công các nơi thờ tự.

Diễn biến này cho thấy sự bất mãn của hàng giáo phẩm Mễ Tây Cơ đối với tổng thống López Obrador đã lên đến một cao độ khác. Trước đây, các Giám Mục Mễ Tây Cơ nhiều lần công khai bày tỏ sự thất vọng đối với tổng thống Andrés López nhưng chỉ tập trung quanh vấn đề trị an của xã hội.

Trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2018, Andrés López hứa hẹn sẽ có các phương án vãn hồi trật tự tại Mễ Tây Cơ. Ông thắng cử dễ dàng vì người dân Mễ Tây Cơ âu lo trước tình trạng an ninh trật tự dưới thời tổng thống Enrique Nieto. Tuy nhiên, từ ngày ông Andrés López cầm quyền, tình trạng xem ra càng thê thảm hơn. Ông thực ra chẳng có đối sách gì cả và ngày càng lúng túng trong việc điều hành đất nước.

Tháng 10 năm ngoái, trong một diễn biến hết sức bi đát, giáo phận Cuernavaca đã phải đình chỉ tất các Thánh lễ buổi tối vì tình trạng bất an trong thành phố và bang Morelos. Ngay cả lễ Đêm Giáng Sinh cũng bị hủy bỏ.

Đáp lại những chỉ trích của Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez, López Obrador đưa ra một lập luận ta vẫn thường thấy tại Âu Châu trong thời gian Giáo Hội còn thủ đắc nhiều tài sản. Những lập luận do ông ta đưa ra không liên quan gì đến một Giáo Hội Mễ Tây Cơ khó nghèo đã bị tịch thu hầu hết những phương tiện cần thiết qua hiến pháp ngày 31 tháng 7, 1917. López Obrador nói rằng rằng những lời buộc tội của Đức Hồng Y là do những thay đổi mà chính quyền của ông đã thực hiện và đang thực hiện để ủng hộ một xã hội công bằng hơn.

“Tôi hiểu rằng một số quyền lợi của họ bị ảnh hưởng, nhưng chúng tôi không thể tiếp tục như hiện tại, chính phủ không thể tiếp tục bị bắt cóc để phục vụ một thiểu số và quay lưng lại với người dân, ” ông ta nói và nhấn mạnh rằng: “Bạn không thể bỏ rượu mới vào bình cũ.”

Hàng loạt các phương tiện truyền thông thân chính phủ tại Mễ Tây Cơ nhại lại lời của López Obrador và nhấn mạnh rằng “Tổng thống López Obrador không đưa đất nước trở thành cộng sản, mà đang đi theo phúc âm.”

Các phương tiện truyền thông này yêu cầu Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez phải nhớ lại lời của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Bảo vệ người nghèo không phải là theo cộng sản. Nó là trung tâm của phúc âm.”

Việc một số lượng lớn các phương tiện truyền thông tấn công cường tập Đức Hồng Y Sandoval có lẽ cũng đủ cho thấy một chế độ độc tài đang được hình thành tại quốc gia này.
Source:Mexico News Daily

2. 17 nữ tu thuộc dòng Nữ tu Bác ái của Thánh Elizabeth đã chết tại New Jersey trong đợt bùng phát coronavirus

Cái chết của nữ tu Margaret Ellen ở Cedar Grove hôm thứ Tư vừa qua là một dấu mốc quan trọng đối với các Nữ tu Bác ái của Thánh Elizabeth.

Chị là nữ tu thứ 17 của nhà dòng đã chết kể từ khi bùng phát dịch bệnh coronavirus ở New Jersey từ tháng 3.

14 nữ tu đã chết ở hai trung tâm chăm sóc dài hạn, là những cơ sở đã chứng kiến gần một nửa tổng số ca tử vong vì COVID-19 trong tiểu bang New Jersey. Ba nữ tu còn lại chết trong các bệnh viện khác.

Các nữ tu vừa thiệt mạng có độ tuổi từ 79 đến 103. Hầu hết các sơ là giáo viên dạy trẻ em trong các trường Công Giáo trên khắp miền Bắc Jersey. Đặc biệt có Sơ Francis Raftery, nguyên là hiệu trưởng Đại học St. Elizabeth.

Trong thông báo, nhà dòng cho biết:

“Chúng tôi cảm tạ Chúa vì những chị em này đã chạm vào cuộc sống của rất nhiều người, mỗi người theo cách riêng của mình và với những ân sủng đặc biệt của riêng mình, ”

Global Sisters Report, một dự án của National Catholic Reporter, đã báo cáo ít nhất 61 trường hợp tử vong của các nữ tu trên toàn thế giới, trong đó có 13 sơ từ một tu viện ở Livonia, Michigan, ngay ngoại ô Detroit. Một trong những nữ tu đó ban đầu đã hồi phục sau khi vượt qua được thứ virus quái ác này nhưng sau đó đã chết vì ảnh hưởng của nó vào ngày 27 tháng 6.
Source:North Jersey

3. Lý thuyết chuyển đổi giới tính và hệ tư tưởng về giới tính trong tài liệu mới do Đức Tổng Giám Mục Carlson công bố

Theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Carlson đã đề cập đến lý thuyết chuyển giới, các vấn đề về tư tưởng giới tính trong một tài liệu mới được công bố.

Trong tài liệu này, Đức Tổng Giám Mục Robert J. Carlson của tổng giáo phận St. Louis, đã xem xét các vấn đề trên qua lăng kính đức tin.

Tài liệu được viết sau cuộc gặp ad limina của Đức Tổng Giám Mục Carlson với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng Giêng năm 2020. Trong cuộc gặp gỡ với các Giám Mục Hoa Kỳ đến từ St. Louis, Iowa, Missouri, Nebraska và Kansas, Đức Thánh Cha khẳng định rằng phá thai là “vấn đề đạo đức nghiêm trọng nhất trong thời đại chúng ta. Các vấn đề khác mà xã hội hiện đại đang phải đối mặt là các vấn đề liên quan đến giới tính.”

Đức Thánh Cha sau đó đã yêu cầu Đức Tổng Giám Mục Carlson viết một báo cáo về lý thuyết chuyển giới, các vấn đề về tư tưởng giới tính.

“Tôi không có ý định giải quyết toàn diện vấn đề ở đây. Nhưng đó là một mối quan tâm ngày càng tăng và tôi muốn giải quyết một số khía cạnh chính của những vấn nạn này, ” Đức Tổng Giám Mục Carlson viết trong lời nói đầu của tài liệu.

Khi đề cập đến những cá nhân coi mình có bản sắc giới tính trái ngược với giới tính sinh học của mình, Đức Tổng Giám Mục Carlson nói rằng những người có đức tin trước tiên nên đáp lại với lòng trắc ẩn vì những người như thế gặp nhiều nguy cơ dẫn đến sức khỏe kém, lo lắng, trầm cảm và lạm dụng chất kích thích. Bên cạnh đó còn có một tỷ lệ tự tử cao hơn nhiều so với dân số nói chung.

“Biết được những điều này, phản ứng đầu tiên của chúng ta nên là gì? Điều đầu tiên chúng ta cần làm không phải là tránh xa, nghi ngờ, sợ hãi hay lên án, nhưng là trao ra một lòng trắc ẩn, ” Đức Tổng Giám Mục Carlson viết. “Nếu bạn không thoải mái với giới tính sinh học của mình, hoặc nếu bạn tự coi mình là người có bản sắc giới trái ngược với giới tính sinh học của mình, thì đây là điều đầu tiên tôi muốn bạn biết: Chúa yêu bạn. Ngài yêu mến bạn bất kể mọi sự. Ngài có một kế hoạch cho bạn.”

Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng: “Lòng thương cảm không phải là phản ứng duy nhất từ Giáo hội. Hệ tư tưởng về giới tính cho rằng bản sắc giới tính có thể tách rời khỏi giới tính sinh học, nhưng điều này mâu thuẫn với giáo lý Công Giáo. Chúng ta phải sẵn sàng hòa giải bản thân với những sự thật vật lý về bản sắc giới tính, và không cố gắng thay đổi sự thật theo cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận.”

“Sự hiểu biết của người Công Giáo về con người cho rằng bản sắc giới tính và giới tính sinh học không thể tách rời, và có những giới hạn đối với cách chúng ta đối xử với cơ thể mình, ” Đức Tổng Giám Mục Carlson viết. “ Theo sự hiểu biết của Công Giáo, có một sự hiệp nhất sâu sắc trong con người.”

Một trong những nhiệm vụ lớn nhất đối với con người là “ tích hợp sức mạnh của bản sắc tình dục của chúng ta vào cách chúng ta sống cuộc sống của mình. Đó không phải là một nhiệm vụ nhỏ. Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng trong thân thể của Ngài, Chúa Giêsu bày tỏ chương trình của Thiên Chúa cho thân thể chúng ta qua Bí tích Thánh Thể và trên thập giá.”
Source:St. Louis
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News