Ngày 19-08-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lời gieo sự chết và lời ban sự sống
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
01:07 19/08/2021


Thông thường, người ta nghĩ rằng những chất độc hại và những thứ vũ khí giết người mới có thể gây ra sự chết; ngược lại, chỉ có những thực phẩm tốt, thuốc men tốt mới có thể tăng cường sức khỏe và mang lại sự sống cho con người.

Tuy nhiên, những lời nói vô hình thoảng bay trong gió cũng có thể gây ra sự chết và mang lại sự sống.

* Lời nói gây nên chết chóc và huỷ diệt

Lật lại trang sử đầu tiên của nhân loại, khi Thiên Chúa mới dựng nên nguyên tổ loài người là Ađam và Evà, ma quỷ đã dùng lời ngon ngọt dụ dỗ hai ông bà ăn trái cấm. Ông bà nguyên tổ đón nhận lời gây chết chóc của Sa tan và từ đó hai ông bà và con cháu phải lãnh lấy khổ đau và án chết. Như thế, rõ ràng lời nói của Sa-tan đã gây ra cái chết, không chỉ cho ông bà nguyên tổ mà thôi, nhưng còn cho cả loài người.

Rồi khi thánh Gioan tẩy giả bị vua Hê-rô-đê cầm tù, chỉ cần một lời xúi giục của bà Hê-rô-đi-a-đê: “Xin vua ban ngay cho con cái đầu của Gioan đặt trên dĩa nầy” là lời đó đã gây nên cái chết của một vị ngôn sứ cao cả.

* Nhưng trái lại, lời nói cũng có thể ban lại sự sống

Từ nguyên thuỷ, khi tất cả chỉ còn là hư vô, Thiên Chúa đã dùng Lời mà tác thành vũ trụ và sáng tạo muôn loài. Mọi sự sống trên hoàn vũ, từ sự sống của các loài sinh vật đơn giản cho đến sự sống của loài người và thiên thần đều do Lời Chúa tác tạo nên. Sáng thế ký chương I viết:

20 “Thiên Chúa phán: “Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời… Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại…” thì liền có như vậy.

26 Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta...” Và từ Lời thần thiêng đó, con người đã được tạo thành và được thông ban sự sống.

Khi xuống thế làm người, Chúa Giê-su cũng dùng Lời thần thiêng của mình để phục hồi sự sống cho những kẻ chết.

Hôm ấy, khi Chúa Giê-su thấy người ta khiêng cậu con trai duy nhất của một bà goá ở thành Na-in đi chôn, bà mẹ goá theo sau gào khóc thảm thiết... Động lòng thương, Chúa truyền cho người khiêng đứng lại và Ngài dùng Lời nói của mình ban lại sự sống cho người thanh niên: “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho anh hãy chổi dậy” thế là người chết được hồi sinh (Lc 7,14).

Rồi đến lượt La-da-rô đã chết đến bốn ngày, đã nặng mùi rồi, thế mà Chúa Giê-su cũng chỉ dùng Lời Ngài ban lại sự sống cho anh. “La-da-rô, hãy ra ngoài!” Vừa nghe lời quyền năng đó, người chết đội mồ sống lại.

Thế thì rõ ràng là Lời Chúa Giê-su là những Lời đầy quyền năng, có sức thông ban sự sống; không chỉ ban sự sống tạm thời trên dương thế, mà còn ban cả sự sống đời đời trên thiên quốc.

Vì nhận biết Chúa Giê-su có những lời đầy quyền năng, mang lại sự sống như thế, nên khi nghe Chúa Giê-su tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời”, nhiều môn đệ của Ngài tỏ ra khó chịu và muốn bỏ đi, thì thánh Phê-rô vẫn dứt khoát ở lại và khảng khái tuyên xưng:

“Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”

Lạy Chúa Giê-su,

Xin cho chúng con yêu mến và gắn bó với Chúa suốt đời, vì “Chúa có những lời ban sự sống đời đời.”

Xin đừng để môi miệng chúng con thốt ra những lời gây đau thương, gây bất hoà chia rẽ như lời của Sa-tan nhưng chỉ thốt ra những lời có sức xây dựng hoà bình, vun đắp tình huynh đệ và lòng yêu thương giữa người với người như lời của Chúa. Amen.
 
Ngày 20/8: Mến Chúa và yêu người. Suy niệm: Linh mục Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
01:10 19/08/2021
PHÚC ÂM: Mt 22, 34-40

“Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi, và yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, những người biệt phái nghe tiếng Chúa Giêsu đã làm cho những người Sađốc câm miệng, thì họp nhau lại. Đoạn một người thông luật trong nhóm họ hỏi thử Người rằng: “Thưa Thầy, trong lề luật, giới răn nào trọng nhất?” Chúa Giêsu phán cùng người ấy rằng: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là giới răn thứ nhất và trọng nhất. Nhưng giới răn thứ hai cũng giống giới răn ấy, là: Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi. Toàn thể lề luật và sách các tiên tri đều tóm lại trong hai giới răn đó”.

Đó là lời Chúa.
 
Nghe Lời Ngài
Lm Vũđình Tường
01:16 19/08/2021
Đức Kitô nói với đám đông về Bí Tích Thánh Thể, trong chương thứ sáu trong Phúc Âm thánh Gioan.

Thứ nhất, Đức Kitô dùng phép lạ ít bánh hoá nhiều, bánh mau hư nát, để nói về bánh không bao giờ hư nát, bánh trường sinh.

Thứ hai, Đức Kitô dùng hình ảnh bánh mắt thường nhìn thấy để nói về bánh vô hình, cần nhìn bằng con mắt đức tin. c.27

Thứ ba, Đức Kitô mặc khải cho biết, bánh trường sinh không gì khác h ơn là Mình và Máu Thánh Đức Kitô. c.35

Nghe đến đ ây, đám đông dân chúng và một số môn đệ Đức Kitô buồn, chán, bỏ đi. Họ theo Đức Kitô không nhằm mục đích nghe sự thật về Thiên Chúa. Họ hy vọng Đức Kitô nghe họ, thực hiện điều họ ước ao, mong muốn.

Họ trông mong điều gì nơi Đức Kitô? Thưa họ mong Ngài lãnh đạo họ, giúp lật đổ hoàng đế Roma, giải thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang. Đức kitô không thực hiện điều họ mong mốn. Sau này chính họ tố cáo Đức Kitô làm loạn mong lật đổ hoàng đế Roma trong lúc Ngài bị xét xử.

Thứ hai, họ không tin Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Họ tin Ngài là một tiên tri, Đấng có khả năng làm phép lạ và chữa các tật, bệnh nan y.

Thứ ba, trọng tâm của vấn đề không phải là hiểu, hay không hiểu, điều Đức Kitô rao giảng, mà chính là từ chối sự thật. Từ chối tin một Thiên Chúa nhân lành, giầu tình thương, rộng bác ái, sẵn sàng thứ tha. Hình ảnh Thiên Chúa này không phù hợp với hình ảnh họ mang sẵn trong đầu. Vấn đề này tồn tại trong xã hội tân tiến. Người ta vẫn đặt nghi vấn tại sao một Thiên Chúa yêu thương lại để cho tội lỗi tồn tại, cho ma qủy hoành hành, cho người ác quyền thế, cho sự dữ thắng thế? Những khúc mắc trên tỏ ra không hài lòng cách Thiên Chúa quan phòng. Họ muốn một Thiên Chúa phải thẳng tay trừng phạt khi sự dữ xảy ra. Họ muốn một thiên chúa làm việc chiều theo í kiến cá nhân. Làm sao thoả mãn mọi í kiến cá nhân. Cuối cùng vị chúa đó cũng không biết mình là ai.

Thiên Chúa chúng ta tin thờ là Đấng thấu suốt mọi sự. Đấng tỏ tường việc Ngài làm. Chúng ta sống, thực hiện í của Thiên Chúa, chứ không phải Thiên Chúa thực hiện í của chúng ta. Kinh Lậy Cha chúng ta học hàng ngày là như thế. Xin thực hiện í Chúa trong cuộc sống. Bởi mang sẵn trong đầu hình ảnh thiên chúa do trí tưởng tạo ra, nên họ từ chối đón nhận một Thiên Chúa xuống thế, đến từ trời cao, đang ngự giữa họ.

Mầu nhiệm Thánh Thể là hình ảnh Đức Kitô hiến thân vì nhân loại. Ngài yêu thương con người đến độ sẵn sàng hy sinh chết cho con người. Mầu nhiệm này không phải để hiểu, mà chính là để tin. Tin điều Đức Kitô rao giảng. Chính Chúa Cha kêu gọi con người lắng nghe lời Đức Kitô rao giảng.

'Đây là Con Ta, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Ngài' Lc 9,35.

Chúng ta được mời gọi không phải để hiểu, mà để nghe, và tin điều Đức Kitô rao giảng. 'Nghe lời Ngài' để biết điều chưa từng nghe, chưa từng nghĩ tới. Bánh rượu thường trên bàn thờ, sau khi truyền phép, thực sự trở thành Mình và Máu Thánh Chúa. Điều mới này Đức Kitô trao ban không phải để hiểu, mà để tin. Có những điều Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta hiểu; có những điều Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta tin. Mầu nhiệm Thánh thể Đức Kitô mặc kkhải để tin. a/ Tin Thiên Chúa yêu thương thế gian; b/ Tin Thiên Chúa ban cho ta sự sống; c/ Tin Ngài xuống trần gian; d/ Tin Ngài đang ngự giữa chúng ta; e/ và Tin Ngài ban cho chúng ta sự sống trường sinh.

'Thưa thầy, bỏ Thầy, thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời' c.68

Môn đệ Phêrô xác tín, tuyên xưng điều ông tin. Những ai từ chối tin sự thật Đức Kitô rao giảng, sẽ ngả theo tà thần. Thiên Chúa Đức Kitô rao giảng là Đấng duy nhất kiện toàn năm điều trên. Tà thần không có khả năng làm năm điều trên.

Đức kitô biết Mầu Nhiệm Thánh Thể cao trọng không thể hiểu nhưng cần tin. Đây không phải là niềm tin bình thường, mà là niềm tin chính Chúa Cha mặc khải. Đức Kitô xuống thế trở thành một người trong chúng ta, dùng ngôn ngữ nhân loại để nói về Đấng Thánh, nói về tình yêu thánh.

'Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống' c.63.

'Xác thịt' đây có hai nghĩa. Một là xác thịt bình thường của mỗi người chúng ta. Hai là 'xác thịt' của chính Đức Kitô.

'Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta' Gn 1,14.

Khi lắng nghe Lời Thiên Chúa, xác thịt đó lắng nghe Lời Thần Khí. Khi chiều theo xác thịt, 'xác thịt' đó không nghe Lời Thần Khí. Lúc đó 'xác thịt' trở nên gánh nặng cho cuộc sống tâm linh. Xác Thịt Đức Kitô luôn có Thần Khí bởi Ngài chính là Ngôi Lời làm người. Lầm lẫn khác biệt này đám đông đi đến kết luận: Đức Kitô là một người dân trong làng của họ. Hiểu biết này dẫn đến việc từ chối tin Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa.

Chúng ta chung lời cảm tạ Đức Kitô xuống thế làm người, cư ngụ giữa chúng ta, giúp chúng ta học từ Ngài để trở nên giống Ngài hơn trong cuộc sống.

TiengChuong.org

Listen to Him

St John's Gospel, chapter six, is about the Eucharist.
Jesus talked to the crowd.

First, Jesus used the miracle of the loaves to teach about the everlasting bread. Second, Jesus used the visible image, the bread that did not last, to talk about the invisible bread, the everlasting bread v.27.

Third, Jesus revealed the living bread, the everlasting bread, which was nothing else, but of His own Body and Blood v.35.
At this point, the crowd, and some of Jesus' disciples went home unhappy. They followed Jesus not to hear the truth, but with their own agenda, and when their expectation was not met, they left Jesus.

Their agenda was, that Jesus would lead them to overthrow the Roman Empire. This political view was what they accused Jesus of at His trial.

Second, some believed Jesus was not God, but simply a great prophet, who could perform miracles and healings.

Third, the heart of the problem was not much about understanding Jesus' teaching, but rather about their hope that was not met. This problem remains in today's world. People do not 'Let God be God'. They want to have a god compatible to 'their' god, whom they have already formed in their own heads. Jesus revealed the reality of God. The people of His day rejected this. They would not accept the God- Incarnate, Who lived among them.

The mystery of the Eucharist is the ultimate sacrifice, Jesus, out of His love, gave to His followers. This mystery is not for us to understand, but to believe. God, the Father told us to listen to Jesus when He said:

'This is my Son, the Chosen One, listen to him'. Lk 9,35.

We are called, not to understand, but to listen, and to believe what Jesus taught. 'Listen to Him' to know what we have never heard, that what looks like normal bread and wine on the Altar, after the consecration, are truly the Body and Blood of Jesus. Faith simply is about understanding what the Divine allows us to understand, and to believe, what the Divine calls us to believe. Jesus revealed the mystery of the Eucharist for us to believe, that a/ God loves us; b/ God gives us life; c/ God is near to us; d/ God lives amongst us; and e/ finally God gives us eternal life.

Lord, who shall we go to? You have the message of eternal life'. v.68.

Peter confessed, that those who refused the true God Jesus offered, would turn to an idol god. The God, that Jesus revealed, had the true message of eternal life.

Jesus knew His teaching about the real presence was not simple. It required faith to believe. It was not an ordinary faith, but the faith which came from the Father. Jesus became one of us. He used our human language to talk about divine love. Jesus told us. 'It is the spirit that gives life, the flesh has nothing to offer. The words I have spoken to you are spirit and they are life' v.63. The 'flesh' Jesus talked about was not about ours, but of His own 'flesh'. 'The Word was made 'flesh', he lives among us' Jn 1, 14. The crowds failed to understand this teaching. They believed Jesus was an ordinary man, who came from their village.

We give thanks to Jesus for becoming one of us, so we can learn from Him.
 
Chúa Nhật XXI Thường niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
01:29 19/08/2021
CHÚA NHẬT XXI TN (B)

Giosue 24: 1-2a, 15-17, 18b; Tvịnh 33; Êphêsô 5:21-32; Gioan 6: 60-69

Trong bài đọc thứ nhất ông Giô-suê nhắc các chi tộc Israel là Thiên Chúa là Đấng giữ lời hứa. Ông ta tụ họp các chi tộc ở Sikhem để dự một buổi họp rất quan trọng. Rồi khi các chi tộc đến thì ông ta tổ chức cho họ thành quốc gia Israel. Ông ta đã đưa dân chúng đi vào trận chiến đánh với dân Canaan. Người dân đã ý thức được rằng trong một trận chiến họ phãi luôn tin rằng Thiên Chúa đã hứa cho họ một vùng đất nên họ đã thắng trận và ông Giô-suê gọi dân Israel làm lại giao ước với Thiên Chúa để phụng thờ Thiên Chúa. Trong thử thách của ông Giô-suê chúng ta cũng nghe lời kêu gọi chỉ chọn phụng thờ Thiên Chúa mà thôi với lòng sùng kính và vâng lời Thiên Chúa.

Có những tôn giáo khác thu hút dân chúng lìa bỏ Thiên Chúa. Ông Giô-suê nói rất rõ là dân chúng phải phó thác cho Đức Chúa của họ, là Đấng đã đem họ ra khỏi nơi tù đày ở Ai Cập. Ngài đã dẩn họ ra khỏi ách nô lệ, băng qua sa mạc để đến nơi Đất Chúa Hứa. Ông Giô-suê đòi hỏi dân chúng phải hết lòng phụng thờ Đức Chúa. Và ông ta cũng nêu gương bằng cách tuyên xưng đức tin của ông: "về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phục vụ Đức Chúa".

Đó chẳng phải là điều mà phần đông chúng ta muốn làm phải chăng? Trước hết là cho chính chúng ta, hãy thể hiện nếp sống bằng sự tuyên xưng đức tin rằng: "về phần tôi… tôi sẽ phục vụ Đức Chúa". Nhưng không chỉ cho chính chúng ta mà còn cho các người trẻ trong chúng ta nữa. Chúng ta muốn nêu gương cho họ để họ cùng với chúng ta tham gia vào cam kết với Thiên Chúa. Lời tuyên xưng của ông Giô-Suê cũng là lời cầu nguyện mà chúng ta muốn dâng lên: "về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa". Chúng ta biết đó là những gì mà thế hệ trẻ cần nơi chúng ta. Không chỉ bài giảng và luật lệ, nhưng còn là một tấm gương sáng được nêu lên qua lời nói và việc làm. "Về phần tôi... tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa" Nếu đó là một cách làm gương của chúng ta nói lên cho con cái chúng ta thì chúng ta có thể làm giống như ông Giô-Suê, là thêm vào đó một lời tuyên xưng đầy đủ hơn, "Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa".

Sự cam kết mà ông Giô-Suê kêu gọi dân chúng làm không phải là một nghi thức trung thành của một cá nhân với Thiên Chúa, mà là cho toàn thể dân tộc và một quốc gia để tái lập giao ước và cam kết trung thành với Thiên Chúa là Đấng trung thành. Và đó cũng là điều mà đất nước chúng ta ao ước thực hiện: Rằng chúng ta là một dân tộc luôn trung thành với Chúa; luôn theo đường lối của Ngài; đặcbiệt là với những người nghèo khó phải không? Nói cách khác, chúng ta muốn bắt chước tình yêu thương của Thiên Chúa đến cho từng thành viên trong cộng đoàn chúng ta, nhất là cho những người yếu đuối, và tôn trọng những ơn khác biệt mà Chúa đã trao cho mổi người. Dân chúng khác nhau, tuy vậy ông Giô-Suê kêu gọi mổi người và tất cả cộng đoàn hãy nói lên lời trung thành với Thiên Chúa. Ông Giô-Suê khơi dậy nơi họ những ân phúc của Đức Chúa đã ban cho họ, để hăng hái đáp lại lời giao ước. Như khi chúng ta muốn nhìn lại về quá khứ của mình, chúng ta có ý thức là Thiên Chúa đã ở với chúng ta như thế nào, nhất là trong những lúc khó khăn phải không? Ký ức đó đã đánh thức tâm tình tạ ơn của chúng ta và tin rằng Thiên Chúa sẽ tiếp tục ở với chúng ta trong tương lai phải không?

Khi nghe lại bài đọc thứ 2 được trích từ thơ của thánh Phaolô gởi cho tín hữu ở Êphêsô nơi biên giới của cuộc chiến – Và đường biên này có thể biến mất - ít nhất là trong lần đầu tiên chúng ta nghe. Bài trích thơ cho tín hữu Êphêsô chứng tỏ họ là những tín hữu tiên khởi áp dụng "dấu ấn gia đình". Vào thời đó, cuộc sống gia đình đến từ văn hoá của người Hy lạp xung quanh đó. Những dấu ấn đó dựa vào sự phục tùng, quy định nhiệm vụ và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình. Người chồng là chủ, rồi đến người vợ, con cái và người nô lệ. Trong Tân Ước những dấu hiệu đó là những dấu hiệu của "Kitô hoá" và thêm các thuật ngữ: "Trong Thiên Chúa", còn ở Êphêsô lúc bấy giờ là "vì tôn kính Chúa Kitô".

Nhưng, thường người tín hữu ở Êphêsô phá bỏ khuôn phép của văn hóa nầy và diễn trình hôn nhân như một mối quan hệ qua dụ ngôn về sự liên kết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài. Tác giả bắt đầu với lời dạy thông thường trong quy tắc gia đình "người làm vợ hãy tùng phục chồng…". Rồi tiếp theo đó lại nói thêm theo ý nghĩa của Kitô giáo; tác giả kêu gọi người làm chồng hãy yêu thương vợ mình không tính toán. Bây giờ, tác giả nhấn mạnh đến yếu tố trách nhiệm của người đối với người vợ Tác giả; (có thể không phải là Phaolô). trong khi chưa thay đổi được định chế gia đình theo văn hóa Hy lạp - La Mã thời đó; đã yêu cầu các tín hữu hãy sống một cách khác. Đó là điều được ghi trong lời mở đầu "Hãy phục tùng nhau vì kính sợ Chúa Kitô". Nói cách khác, hãy sống khác với cách sống của thế giới xung quanh anh em. Người chồng, chủ gia đình có quyền trên các tài sản và đầy quyền lực, hãy phục tùng người được xem là yếu thế. Thật ra, Người chồng phải thấy người vợ hơn mình.

Làm sao mà tác giả đòi hỏi cách đối xử như thế được? Vì Chúa Giêsu là khuôn mẫu của hành vi đó. Mặc dù Chúa Giêsu là Đức Chúa, Ngài đã tự hạ mình xuống và phó mình phục vụ vì yêu thương chúng ta. Mốt số truyền thống của các tín hữu chỉ dựa trên một câu "người vợ phải phục tùng người chồng của mình", lấy câu văn trên ra khỏi đoạn văn, và áp dụng nó như thế vào mối quan hệ giữa chồng, vợ và con cái. Nhưng, theo đoạn văn, chúng ta nhận thấy tất cả lời văn điều đòi hỏi sự hy sinh vì yêu thương, phục vụ và chia sẻ cho nhau.

Trong Phúc âm thánh Gioan, các môn đệ phải chọn khi Chúa Giêsu hỏi họ "Vậy cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" Đó là một lời thử thách: Các môn đệ có muốn theo Chúa Giêsu và tin tưởng vào Ngài, mặc dù lời Ngài dạy khắt khao, đòi hỏi nhiều như Ngài đã nói với họ? Nếu họ chấp nhận họ phải ăn thân thể và uống máu Ngài. Như là sự thành toàn của bí tích Thánh Thể, nơi nhắc lại sự chết và sự sống lại của Ngài. Về phần ông Giô-Suê và các người Israel chia sẻ với Chúa Giêsu, bánh hằng sống gắn kết chúng ta lại trong một cộng đoàn tôn giáo và đức tin sống theo gương Chúa Giêsu đặt ra trong sự hy sinh của Ngài cho chúng ta.

Đoạn văn hôm nay là một đoạn văn chính trong phúc âm thánh Gioan, một đoạn văn mang dấu ấn xác định, khi Chúa Giêsu thử thách các môn đệ Ngài để họ tự đưa ra quyết định chấp nhận ơn huệ của Ngài ban là bánh hằng sống(51-58) hay không. Cũng như lời thử thách đặt trước các chi tộc Israel ở Sikhem đòi hỏi hoàn toàn chấp nhận và sống theo thánh ý Thiên Chúa, liệu các môn đệ có chấp nhận giao ước mới này mà Chúa Giêsu ban cho họ không.

Tất cả các môn đệ đã chứng kiến những việc làm của Chúa Giêsu và nghe những lời Ngài dạy. Nhưng, cũng giống như lúc đi đến nhà thờ; nó không chỉ là vấn đề thể hiện như các môn đệ xưa; chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng được yêu cầu phải phục tùng Chúa Kitô để thấy được sự hiện diện của Đức Kitô; qua dấu chỉ là chiếc bánh; Đấng đã ban tất cả sự sống của Ngài cho chúng ta. Ông Giô-Suê và toàn thể gia đình ông ta tỏ lòng phục tùng Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói rõ ra cho các môn đệ là Thiên Chúa là Đấng ban cho họ ơn được tin vào Ngài, một ơn huệ mà chúng ta cũng đã lãnh nhận. Không chỉ là đức tin đem chúng ta đến đây để thờ phượng và cảm tạ. Chúng ta được hỏi đáp lại với Đấng mà chúng ta rước nhận: là theo Ngài, chia sẻ đời sống với nhau và nên nhân chứng của đời sống Ngài cho toàn thế giới.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

21st SUNDAY (B)

Joshua 24: 1-2a, 15-17, 18b; Psalm 34; Ephesians 5:21-32; John 6: 60-69

In our first reading Joshua reminds the tribes of Israel that God is a Promise Keeper. He gathered the people at Shechem for a crucial meeting and when the tribes came together he formed them into the nation of Israel. Joshua had led them into battle against the Canaanites. The people were spurred on in their struggle by their belief that God had promised them a land. With their success Joshua called the Israelites to renew the covenant and recommit themselves to God. In Joshua’s challenge we also hear the call to choose and serve God alone with a singular devotion and obedience.

There were other religions and cults to draw the people away from God. Joshua makes it very clear: the people must commit to their God who led them out of slavery, across the desert to the Promise Land. Wholehearted devotion is the standard Joshua puts before the people. He also sets the example by professing his own faith, "As for me and my household, we will serve the Lord."

Isn’t that what many of us want? First for ourselves; to express and live by a clear statement of faith. "As for me… I will serve the Lord." But not just for ourselves. If we have family, especially younger members, we want to set an example and have them join us in our commitment to God. Joshua’s profession is also a prayer we would make: "As for me and my household, we will serve the Lord." We know that’s what our younger generation needs from us; not just lectures and rules, but an example, a role model, who shows by words and actions, "As for me… I will serve the Lord." If that is the kind of example we set for our children we will also be able, like Joshua, to include them in a fuller proclamation, "As for me and my household, we will serve the Lord."

The commitment Joshua calls for is not just for individual fidelity to God, but for the whole people and nation to renew the covenant and commit themselves to their faithful God. And isn’t that what we wish for our own nation: that we be a people faithful to God and God’s ways, especially towards the needy? In other words, we want to imitate God’s love for each member of our community, especially the most vulnerable, and to respect the unique gifts of each member. People are different, yet Joshua calls each and all to pledge allegiance to God. He stirs up the community’s memory of God’s saving actions for them to spur their enthusiastic response and commitment. As we look back on our lives we too are conscious of how God stayed with us, especially through difficult times? Doesn’t that memory awaken in us gratitude and faith that God will continue to be with us into our future?

To our modern ears the second reading from Ephesians borders on the offensive – maybe it even crosses over the line – at least in our initial hearing. The Ephesians reading indicates that the early Christians adapted the "household codes" of their day, which came from the surrounding Hellenistic world. These were codes based on subjection, setting forth the duties of members of the household – husbands as the heads and then, wives, children, slaves. In the New Testament these codes were "Christianized," usually by adding terms like, "in the Lord" or, as in Ephesians today, "out of reverence for Christ."

But Ephesians breaks out of the cultural mold and presents marriage as a parable for the relations between Christ and his Church. The author begins with the usual household code’s teaching, "Wives should be subordinate to their husbands...." Then, elaborating in a more Christian sense, the author calls for the husband to love his wife without reservation. Now the emphasis shifts to the responsibility of the husband to his wife. So, the author (it’s not certain it’s Paul), while not changing the marriage institution in the Greco-Roman world of the time, asks Christians to live in a fundamentally different way. It’s there in the opening statement, "Be subordinate to one another out of reverence for Christ." In other words, live in a different way than those in the world around you. The husband, the master of the household, who owns all the property and has all the power, is to subordinate himself to the one who is regarded as powerless. Indeed, he is to see his wife as higher than himself!

How can the author ask such a world-shattering way of behaving? Because Jesus is the model of such behavior. Though he was Lord, he freely humbled himself and submitted himself out of love for us. Some Christian traditions, based on the one verse "Wives be subject to your husbands," take this verse out of context and apply it literally to the relationship between husband, wife and children. But, in its context, we can see that the complete text requires mutual self-sacrificing love, service and sharing.

In the gospel the disciples have to make a choice when Jesus asks them, "Do you want to leave me, to?" It is a challenge: do they want to continue with Jesus and believe in him, despite the hard teaching he has placed before them? If they do they must eat his body and drink his blood, i.e. be a full part of the Eucharistic Memorial which recalls his death and resurrection. As with Joshua and the Hebrew, sharing Jesus, the bread of life, binds us in a religious community, a community of faith living by the example Jesus set in his sacrifice for us.

Today’s passage is an important moment in John’s Gospel, a turning point. Jesus is challenging his disciples to make a decision, to accept the gift of himself, the bread of life (vv 51-58) – or not. It is like the challenge put before the tribes at Shechem, requiring full acceptance and a life lived in conformity to the Lord. Will the disciples affirm this new covenant which Jesus is offering them

All the disciples have witnessed Jesus’ works and heard his teachings. But, just as coming to church, it is more than a matter of showing up. Like the disciples, we too are asked for a full commitment to Christ, to see beyond the sign of the bread to the presence of the One who gives his whole life for us. Joshua and his household gave themselves totally to God. Jesus makes it clear to his disciples that God is given them the gift to believe in him, a gift we have also received. It is not only this faith that brings us here to worship and thanks. We are asked to respond to the One we receive: to follow him, share his life with one another and be the witnesses of his life to the world.
 
Này con xin đến
Lm. Minh Anh
01:35 19/08/2021
NÀY CON XIN ĐẾN
“Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài!”.

Thomas a Kempis nói, “Vâng lời tức khắc là vâng lời thật nhất; vâng lời mà trì hoãn là không vâng lời. Ai nỗ lực để rút khỏi sự vâng lời, người ấy rút khỏi ân sủng của Thiên Chúa!”; Anon thì nói, “Cái giá phải trả của sự vâng lời không là gì so với cái giá phải trả của sự không vâng lời!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài!”, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay mang ý nghĩa của một sự vâng lời sâu lắng qua một trong những câu chuyện thương đau, lãng mạn nhất thời Cựu Ước; thế nhưng, lời đáp ca này lại phản ánh phần nào sự không vâng lời “xin đến” của khách được mời dự tiệc qua câu chuyện Tin Mừng hôm nay, câu chuyện về một trong những đám cưới buồn nhất thời Tân Ước, khi khách mời từ chối có mặt ở một bữa tiệc trọng đại của hoàng triều.

Sách Thủ Lãnh ghi lại chiến công hiển hách của Giéphtê, người được Thần Trí Chúa ngự, khi ông tiến đánh quân Ammon. Ông đã thề với Chúa, “Nếu Chúa trao con cái Ammon vào tay con, thì khi trở về bình an từ đất Ammon, hễ người nào ra khỏi nhà để đón con trước nhất, con sẽ dâng nó làm của lễ toàn thiêu cho Chúa!”. Thương ôi! Người chào đón ông lại là trinh nữ, con gái duy nhất của ông, “Vừa thấy cô, ông xé áo mình ra!”. Cô xin cha hai tháng để cùng bạn bè nghĩa thiết than khóc cho tuổi thanh xuân ngắn ngủi của mình trên các núi đồi; và đến hẹn, cô về nhà, hiến mình làm của lễ toàn thiêu để cha cô dâng Chúa như đã hứa. Như vậy, không chỉ một mình Giéphtê, nhưng cả quý nữ của ông, đã cùng thưa lên, “Lạy Chúa, ‘này con xin đến’ để thực thi ý Ngài!”.

Trong Tin Mừng hôm nay, những người được vua mời dự tiệc cưới hoàng tử lại từ chối lời mời; ở đây, xem ra có một điều gì đó trái ngược với thái độ vâng lời của ‘hai vị thánh’ thời các Thủ Lãnh. Và đây cũng là hai mức độ từ chối Phúc Âm đang ‘hiện hữu’ trong thế giới của chúng ta ngày nay. Mức độ từ chối đầu tiên là sự thờ ơ. Một thực tế là, ngày nay, nhịp sống của con người bận rộn hơn bao giờ hết; khổ nổi, con người dễ dàng bận rộn với nhiều thứ không đâu vào đâu. Nhiều người dán mắt vào điện thoại, ipad; nhiều người dành vô số thời giờ cho ‘quái vật một mắt’ có tên là tivi; những người khác trở nên tham công tiếc việc, “nghiện việc”, “workaholic”, dành phần lớn thời gian cho công này việc nọ; để rồi, dành quá ít thời giờ cho những việc quan trọng nhất, như gia đình, cầu nguyện và phục vụ. Kết quả là, người ta rất dễ trở nên thờ ơ với các vấn đề đức tin và lãng quên việc cầu nguyện mỗi ngày; nhờ đó, có thể tìm kiếm và thực hiện ý muốn của Thiên Chúa, hầu có thể thưa lên với Ngài, ‘này con xin đến!’. Sự thờ ơ này là khá nghiêm trọng!

Một sự từ chối khác trong thế giới hôm nay là sự thù địch ngày càng gia tăng đối với Giáo Hội; bằng nhiều cách, thế giới tục hoá tiếp tục cổ vũ một nền văn hoá trái ngược với Tin Mừng. Và khi các Kitô hữu lên tiếng phản đối những khuynh hướng ‘văn hoá mới’ này, họ thường bị lên án, và bị coi là thành kiến hoặc ra vẻ quan toà. Những khách mời trong dụ ngôn đã lộ ra ác tâm của mình, “Họ bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi”. Sự thù địch đối với Giáo Hội, đức tin và các nguyên tắc luân lý dường như cũng đang gia tăng mỗi ngày. Hình thức từ chối này còn tai hại hơn nhiều so với sự thờ ơ nói trên! Trong dụ ngôn này, Chúa Giêsu lên tiếng đáp lại những người thờ ơ và thù địch, “Vua sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân, và thiêu huỷ thành của chúng”.

Anh Chị em,

Thiên Chúa là Cha nhân từ, giàu lòng thương xót, Ngài không bao giờ muốn chúng ta hành động một cách đau đớn và xé lòng như Giéphtê, nhưng Ngài luôn mong chờ một sự đáp trả của chúng ta với một lòng tín thác của những người con vâng lời từ những việc rất nhỏ đến không ngờ, “Này con xin đến để thực thi ý Ngài!”. Cụ thể, mỗi người trong hoàn cảnh hiện tại của những ngày bị gò bó bởi giãn cách, chúng ta biến không gian chật hẹp của ngôi nhà mình thành bàn thờ hy lễ; biến những cuộc trò chuyện nhảm nhí thành những cuộc hàn huyên với Chúa, với những người thân trong gia đình; biến thời gian nhàn rỗi thành món quà ân phúc cho nhau… Đó chính là lời đáp trả ‘này con xin đến’ xứng đáng nhất Thiên Chúa đang mong đợi nơi chúng ta trong những ngày này.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để con thờ ơ với lời mời gọi của Chúa, nhưng luôn luôn đáp lại bằng cả trái tim khi con sẵn sàng thưa lên ‘này con xin đến’ bất cứ khi nào Chúa gọi”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
06:49 19/08/2021
Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình

Suy niệm Lời Chúa Chúa nhật XXI – B

(Ep 5, 21-32)

Lời Chúa trong thư của Thánh Phaolô Tông Đồ hôm nay thật là đẹp, đẹp về cách hành văn, đẹp về nội dung, nhất là đẹp về cách đối nhân sử thế trong tình nghĩa vợ chồng.

Trước khi ban cho con người tước vị làm cha, Thiên Chúa đã có kế hoạch từ lúc tạo dựng. Ngài dựng nên loài người có nam có người nữ giống hình ảnh Chúa, và kết hợp hai người nên một với nhau bằng mối giây loài người không thể tháo cởi, để mỗi người phát triển nảy nở trong tình yêu và đạt được hạnh phúc.

Được sáng tạo trong tình yêu, con người được gọi để sống yêu thương. Tình yêu là tiếng nói đầu tiên và cũng là tiếng nói cuối cùng của đời sống con người. Đó là lý do để con người tồn tại.

Lời Thánh Phaolô khuyên những người làm vợ mới đẹp làm sao : “Người vợ hãy phục tùng chồng mình, như đối với Chúa : vì chồng là đầu người vợ, như Đức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Đấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội Thánh phục tùng Đức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy” (Ep 5, 22 - 24).

Dựa vào câu trên, nhiều đức ông chồng muốn vợ phải phục tùng thẩm quyền của mình. Nhưng Thánh Phaolô không dạy các ông chồng hành xử như thế, mà khuyên các bà vợ.

Hỏi : Người chồng có thể đòi người vợ phục tùng chồng một cách mù quáng, và cho rằng người chồng đứng thay thế Đức Kitô không?

Không, Thánh Phaolô không bảo các đức ông chồng buộc vợ phải phục tùng mình. Thay vào đó, người chồng được khuyên : “Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình như Đức Kitô đối với Hội Thánh” (Ep 5, 25).

Vậy, làm thế nào người chồng có thể áp dụng lời khuyên này trong đời sống hôn nhân?

“Chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Đức Kitô đối với Hội Thánh” (Ep 5, 28-29). Chúa Giêsu đã bày tỏ tình yêu thương đối với các Tông Đồ. Người tập trung vào những đức tính tốt của họ và yêu mế họ. Chúa Giêsu đã tỏ bày tình yêu với Hội Thánh thế nào thì người chồng cũng phải bày tỏ tình yêu thương với vợ mình qua cả lời nói lẫn việc làm như vậy. Khi người chồng thường xuyên biểu lộ tình yêu thương đối với vợ thì vợ cảm thấy được quan tâm và hạnh phúc. Trái lại, người vợ sống trong một căn nhà đẹp có đầy đủ tiện nghi, nhưng có thể rất buồn phiền nếu bị chồng bỏ bê sao nhãng.

Tiêu chuẩn mà Thánh Phaolô đưa ra cho người chồng thật là cao, chồng hãy yêu vợ “như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh” (Ep 5, 25). Chúng ta có biết Chúa Kitô đã yêu Hội Thánh thế nào không? Người đã yêu cho đến chết trên Thánh Giá; người chồng cũng phải yêu vợ mình như thế. CHồng Yêu vợ với tình yêu của Chúa, yêu vị tha, yêu cách vô điều kiện, yêu đến hy sinh thí mạng. Vì bản chất của tình yêu đích thực là sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu. Đó là điều Thiên Chúa muốn các ông chồng hy sinh cho vợ.

Thánh Phaolô viết : “Chồng là đầu người vợ, như Đức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Đấng Cứu Chuộc thân thể mình” (Ep 5,). Những người làm chồng có biết khi được làm đầu thì phải làm gì không?

Người ta thường nói: chồng là đầu gia đình, vợ là trái tim gia đình. Nói đúng hơn: chồng là cả hai, vừa là đầu, vừa là trái tim. Người ta cũng ví người chồng giữ vai trò như người lái thuyền, phải đưa thuyền đi đúng hướng, là bảo vệ sự an toàn cho mọi người trong thuyền, phục vụ mọi người với tình yêu thương, như yêu thương chính mình, để cùng nhau hướng tới hạnh phúc. Làm đầu là phục vụ, là yêu thương, chứ đâu là được phép bắt vợ phải phục tùng một cách mù quáng. Có một số người chồng, lấy lý do minh flaf đầu, mọi người trong nhà phải tùng phục, bắt người vợ phải theo ý mình trong mọi sự, từ việc sinh hoạt vợ chồng cho đến việc gia đình.

Hỏi : Chúa Kitô đã làm gì đối với Hội Thánh hiền thê yếu dấu? Thưa : “Để thánh hoá Hội Thánh, khi Người dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh” (Ep 5,26). Người chồng không thể thánh hóa vợ mình như Đức Kitô thánh hóa Hội Thánh được, nhưng họ có thể hành động để giúp vợ đạt được mục tiêu trở nên giống Chúa Giêsu. Vợ cHồng Yêu nhau để cả hai “sẽ cùng họ hưởng phước sự sống” (1 Pr 3,7).

Thánh Phaolô khuyên tiếp : “Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Đức Kitô đối với Hội Thánh” (Ep 5,28-29). Trong tình yêu vợ chồng, không có chỗ cho sự ích kỷ. Vợ cHồng Yêu nhau như Chúa Giêsu yêu Hội Thánh là yêu cho đến chết (x. Ga 13,1). Một số người chồng không noi gương Chúa Giêsu về khía cạnh này, nên họ bỏ vợ mình lấy lúc tuổi trẻ để kết hôn với người trẻ hơn (x.Mal 2,14-15).

Vậy, người chồng hãy noi gương Đức Kitô yêu thương vợ, kính sợ Đức Chúa Trời. Để được như vậy, cả hai “phục tùng nhau trong sự kính sợ Đức Kitô” (Eph 5, 21). Nghĩa là cả vợ lẫn chồng đều phải phục tùng Đức Kitô như toàn thể Hội Thánh. Như thế, gia đình mới ấm êm, hạnh phúc được và trở nên một gia đình thánh, một Hội Thánh tại gia.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Lời Hằng Sống
Lm Giuse Trần Việt Hùng
10:31 19/08/2021
Lời Hằng Sống

(Gs 24, 1-2a, 15-17, 18b; Ep 5, 21-32; Ga 6, 61-70).

Sau khi ông Môisê qua đời, ông Joshua, con của ông Nun, lên kế vị dẫn dân Do-thái vượt qua sông Jordan vào miền Đất Hứa. Toàn dân và gia đình ông Joshua đến trước Thiên Chúa ở giữa công đường, ông Joshua gợi ý cho dân chọn lựa tôn thờ Thiên Chúa hay là tôn thờ các thần dân ngoại. Dân chúng và gia đình ông Joshua đã chọn Thiên Chúa làm phần gia nghiệp. Ông Joshua đã trở thành người lãnh đạo tín trung và can đảm dẫn đưa dân vào miền đất chảy sữa và mật như lời đã hứa.

Dân Do-thái đã chọn đi theo Chúa tiến vào miền Đất Hứa nhưng rồi chẳng được bao lâu, dân chúng quên lời đã thề hứa. Họ bỏ Chúa, chạy theo các thú vui trần thế, tôn thờ các tà thần và sống theo thói tục của dân ngoại. Chúa phạt tội lỗi của họ, nhưng rồi Chúa lại tha thứ. Lịch sử cứu độ cứ thế lập đi lập lại với hết dòng dõi này sang dòng dõi khác. Thiên Chúa vẫn luôn kiên nhẫn đợi chờ. Qua các thử thách, Thiên Chúa hé mở những mầu nhiệm cao siêu trong cuộc sống bình thường. Từ những biến cố xảy ra hằng ngày, Thiên Chúa lại mở thêm những cánh cửa để dẫn con dân đi tìm về nguồn yêu thương. Không có một sự cố nào xảy ra mà không ghi dấu ấn tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa. Con đường cứu độ là con đường tình yêu và tha thứ. Yêu thương là ban tặng và dâng hiến. Thiên Chúa trao cho nhân loại bánh hằng sống, chính là Con Một của Thiên Chúa.

Sau khi Chúa Giêsu đã mạc khải về bánh ban sư sống bởi trời là thịt và máu Chúa, có nhiều người khó chịu về giáo lý này. Họ nói rằng: Lời này chói tai qúa! Ai nghe được. Chúa Giêsu biết rõ lòng họ nhưng Chúa không rút lại lời đã nói. Chúa không ngại để họ được tự do ra đi. Ngay cả các tông đồ, Chúa đã hỏi: Cả chúng con, chúng con có muốn bỏ đi không? Phêrô thưa: Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai. Chúa không muốn mị dân để làm vừa lòng mọi người. Chúa cho chúng ta được tự do chọn lựa thái độ. Chúng ta không thể đi nước đôi theo kiểu bắt cá hai tay. Tông đồ Phêrô đại diện cho anh em tuyên xưng niềm tin một cách xác tín: Thầy mới có lời ban sự sống đời đời.

Khi Chúa hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng ăn no nê, họ muốn tôn Chúa làm vua, Chúa đã từ chối. Chúa Giêsu từ trời hạ sinh làm người, nhưng Chúa lại chọn con đường phục vụ từ dưới thấp đi lên. Chúa khiêm hạ trong phục vụ. Chúa cúi xuống rửa chân cho các tông đồ. Khi Chúa xua đuổi quỷ ám ra khỏi người đàn ông Gerasene, ông ta muốn ở lại với Chúa: Nhưng Chúa không cho phép, Người bảo: "Anh cứ về nhà với thân nhân, và thuật lại cho họ biết mọi điều Chúa đã làm cho anh, và Người đã thương anh như thế nào (Mc 5, 19). Chúa mời gọi mọi người đi theo Chúa để được lãnh nhận ơn cứu độ, nhưng Chúa không ép buộc hay cưỡng bức. Chúa để họ được hoàn toàn tự do lựa chọn.

Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Êphêsô đã khuyên dạy chúng ta: Anh em hay phục tùng nhau trong sự kính sợ Thiên Chúa (Ep 5, 21). Phaolô dùng hình ảnh của Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội để nói về việc vợ chồng phục tùng lẫn nhau trong đời sống hôn nhân gia đình: Và như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy (Ep 5, 25). Giáo hội luôn gắn kết với Chúa Kitô là đầu. Lời Chúa là kim chỉ nam và là nguồn sống của Giáo hội. Thánh Kinh và Thánh Truyền là hai nguồn bảo chứng giúp Giáo hội tồn tại.

Chúng ta lắng nghe, học hiểu, nhận biết và thực hành Lời Chúa. Lời Chúa là lời quyền năng giúp chúng ta biến đổi nội tâm. Chúng ta cần học hỏi để có những kiến thức về đạo, nhưng điều quan trọng là tri và hành. Giống như chúng ta cầm được tấm bản đồ, chúng ta học biết các vị thế và nơi chốn nhưng chúng ta chỉ ngồi một chỗ thì sẽ chẳng bao giờ tới nơi. Lời của Chúa Giêsu mở cửa tâm hồn dẫn chúng ta đến hạnh phúc. Thực thi Lời Chúa là chúng ta đang đi trên con đường chính thật. Chúng ta không thể đốt giai đoạn, mà hãy suy niệm và sống lời Chúa trong từng giây phút và qua từng cách ăn nết ở trong cuộc sống hằng ngày.

Lạy Chúa, bỏ Chúa, chúng con biết theo ai. Chỉ có Chúa là Đấng Cứu Độ và là nguồn an lạc cho đời chúng con. Chúng con xin chọn Chúa làm gia nghiệp và là nơi chúng con nương náu ẩn thân. Chúng con xin chúc tụng và ngợi khen danh Chúa đến muôn ngàn đời.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 19/08/2021

9. Nếu trái ngược với ước muốn của chúng ta mà chúng ta hoàn toàn chấp nhận thánh ý của Thiên Chúa, thì giá trị của nó nhất định cao gấp trăm, tùy theo lòng thành của chúng ta mà được thành công.

(Thánh Vincent de Paul)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 19/08/2021
33. BỐ TẮM CON NGỦ

Kim Thánh Thán đi thăm bạn, nhưng người bạn ấy lấy lý do là bận tắm nên dùng lời nhã nhặn để từ chối.

Kim Thánh Thán lại đi thăm con của người bạn ấy, thì nó lại ngủ.

Kim Thánh Thán thở dài nói:

- “Bố thì còn trong ngục (1) , con trai thì làm tội nhân ” (2).

(Tiếu Tiếu lục)

Suy tư 33:

Tắm, là việc cần thiết cho vệ sinh thân thể, nhưng không thể tắm từ sáng đến chiều mà không có giờ tiếp đãi bạn bè; tắm, là việc cần phải làm ít là một lần trong ngày, nhưng không phải vì chuyện “tắm một lần” ấy mà từ chối tình cảm của bạn phương xa đến thăm...

Nguyện ngắm là việc ưu tiên của người Ki-tô hữu, nhưng không thể nói với người bị nạn đợi mình đọc kinh xong rồi hãy cứu giúp; nguyện ngắm là việc quan trọng nhất, nhưng không phải vì thế mà để người ăn xin đói lã đứng đợi vì giờ đọc kinh của mình đã đến, bởi vì Đức Chúa Ki-tô đã dạy rất rõ ràng rằng, việc bác ái phải ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta, nếu không tin thì hãy mở Phuc Âm của thánh Lu-ca đọc chương 10, câu 29 đến câu 37, thì sẽ thấy việc bác ái là quan trọng đến mức nào của người Ki-tô hữu.

Đức Chúa Ki-tô không muốn chúng ta cầu nguyện khi tha nhân sắp chết đói, Ngài cũng không muốn chúng ta giữ luật khi mà chúng ta không vì bác ái mà vì luật lệ, để rồi sống như những rô-bô không biết động lòng trước những đau khổ của người khác.

Rô-bô sẽ biết cầu nguyện đọc kinh khi người ta cài đặt chương trình cầu nguyện cho nó, nhưng rô-bô không biết xúc động trước người nghèo, người khốn khổ và bất hạnh.

Người Ki-tô hữu không phải là rô-bô, nhưng là con người có quả tim bằng thịt máu chứ không phải bằng sắt thép, là người con của Thiên Chúa...

(1) Chữ tắm (浴) và chữ ngục (獄) đọc là “yu” đồng âm khác nghĩa.

(2) Chữ “ngủ 睡” phát âm là “sui” điệp âm với chữ “tội罪” phát âm là “zui”, Kim Thánh Thán chơi chữ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Lễ Khấn Dòng: Những Samurai Sẵn Sàng Đập Bể Bình Dầu
Lm Giuse Trương Đình Hiền
19:54 19/08/2021
Những “Samurai” Sẵn Sàng “Đập Bể Bình Dầu”

“Lễ Khấn” của nữ tu MTG.QN – 20.8.2021

(Dc 2,8-14; 1 Cr 1,22-31; Ga 12,1-8)

Trong tấm thiệp mời dự lễ “Hồng Ân Khấn Dòng” năm nay, tôi thấy ghi danh sách các chị mừng Ngọc khánh, Kim khánh, Ngân khánh, Khấn trọn đời, Khấn lần đầu, cả thảy là 47 nữ tu. Con số “47” nầy làm tôi chợt nhớ tới đền thờ Sengakuji tại thành phố Tokyo, một ngôi đền thiêng rất nổi tiếng của Nhật Bản dành để kính nhớ và tôn kính 47 vị “Samurai lãng nhân”, những người có chung một lời “cam kết”, một “lời thề”, chấp nhận “Harakiri” (mổ bụng tự sát) để minh chứng lòng trung thành với vị chủ nhân của mình là Asano bằng một cuộc trả thù đẩm máu vào ngày 14.12.1702…

Hôm nay, trong trong nguyện đường này, 47 chị thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn chúng ta đang long trọng cử hành Thánh lễ mà trọng tâm chung chính “lời cam kết”, “lời thề”, “Lời Khấn”; cho dù là “Khấn lần đầu”, “Khấn Trọn”, hay “Tạ ơn qua những năm dài sống Lời Khấn” thì mục tiêu cuối cùng nhắm đến vẫn là sự “cam kết trung thành với Thiên Chúa, với Giáo Hội, với Hội Dòng và với con người”. Dĩ nhiên, lời “Khấn” hay “cam kết” của các chị hôm nay không vương vấn một chút gì “sắc máu, hận thù của các chiến binh “Samurai”, nhưng là sự bình an, thanh thản đầy tình yêu, một tình yêu bắt nguồn từ “Ba Ngôi”, và là “dấu chỉ” để thế giới nhận ra vẻ đẹp thần linh của Ba Ngôi trong lịch sử nhân loại, như xác quyết của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong tông huấn Đời sống Thánh Hiến” (Vita Consecrata): Khi thực hành các lời khuyên Phúc Âm, những người được thánh hiến sẽ “trở thành một trong những dấu vết hữu hình mà Thiên Chúa Ba Ngôi để lại trong lịch sử, để cho loài người có thể nhận ra được sức hấp dẫn của vẻ đẹp thần linh và lưu luyến nó” (ĐSTH 20). Vì thế, có thể nói được rằng, “Lời Khấn” hay “Những lời khuyên Phúc Âm” đúng là những “gia bảo” của Hội Thánh; những “kho tàng” quý giá giúp Hội Thánh luôn giữ được nét trẻ trung và vẻ đẹp thần linh mà không bất cứ một cơ cấu, tổ chức nào trên trần gian có được.

Thế nhưng, sự cao quý của những lời “tuyên khấn” hay những “lời khuyên Phúc Âm” đó lại được “cất giữ” nơi những “chiếc bình dễ vỡ”, như lời ví von của Thánh Phaolô trong thư gởi giáo đoàn Côrintô: “Những kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong những bình sành, để chứng tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.” ( 2 Cr 4, 7). “Những chiếc bình sành” đó chính là những con người bằng xương bằng thịt, với hỉ nộ ái ố, với cả những tính hư tật xấu, khuyết điểm lỗi lầm… Chính vì thế, mục tiêu của thánh lễ hôm nay cốt yếu là để toàn thể Giáo Hội, hiệp thông với những ai đã tuyên khấn và sắp tuyên khấn, xin Chúa một lần nữa, củng cố, canh tân và làm cho những “cam kết tình yêu” đó trở thành mối tương quan sinh động, thắm thiết với, Thiên Chúa, với “Đấng Tình Quân” Giêsu mà ngôn ngữ trữ tình của sách Diễm Ca đã diễn tả cách sinh động: “hãy chỗi dậy, mau lên, bạn tình ta. Bồ câu ta, kiều nữ ta, hãy đến. Vì tiết đông đã qua, mưa phùn đã dứt… Hãy chỗi dậy, bạn tình ta, người đẹp ta, hãy đến… Hãy cho ta thấy mặt mình, tiếng mình hãy thánh thót tai ta…” (Dc 2,8-14).

Vâng, mối tình “Dâng hiến” không bao giờ là một “mối duyên hờ”, một “cuộc tình để níu kéo cho một lần dang dở”, để “chắp vá bất đắc dĩ”… mà là một cuộc “đi lên”, “chỗi dậy”, “tiến về phía trước” trong hân hoan phấn khởi như lời hát mà chúng ta vẫn thường nghe: “Từng bước con đi lên hồn lâng lâng thần nhạc trầm lắng Chúa ơi! Nghe nước mắt ngọt ngào vì chợt nhận ra, vì chợt nhận ra mình là người yêu của Chúa. Từng bước con đi lên Chúa ơi ! Lòng xôn xao và hồn bỡ ngỡ, bước diệu huyền con đi, nước mắt tình yêu nước mắt hoan lạc, tình yêu Ngài viết kín cả tâm tư.….

Chắc chắn cũng trong ý nghĩa đó mà giữa đời thường, khi người ta ngắm dáng đứng kiểu đi thanh thản, nét mặt nụ cười bình yên… của các nữ tu, người ta thường cho rằng: tu, đúng là cõi phúc; tu sướng quá, tu bình yên, thanh thản quá ! Mà không chỉ “người đời”; có lẽ đó cũng là cái nhìn đời tu của chính chúng ta, cái nhìn theo kiểu Phêrô nhìn Chúa biến hình trên đĩnh Tabo: “Lạy Chúa chúng con ở đây thì tốt lắm” (Mt 17,4). Thế nhưng, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã mượn lời của Thánh Giáo Phụ Augustinô để nói với mọi người và nhất là với các tu sĩ rằng: “Hãy xuống đi, Phê-rô ! Anh cứ muốn nghỉ lại trên núi, nhưng xin hãy xuống. Hãy công bố Lời Chúa, hãy can thiệp lúc nghịch như lúc thuận, hãy răn bảo, dạy dỗ, khuyến khích với đầy lòng nhân hậu và bằng mọi kiểu giáo huấn ! Hãy làm việc, hãy chịu khó, hãy nhẫn nhục trong đau khổ, ngõ hầu nhờ vẻ trắng đẹp của hành động chân chính do lòng mến thúc đẩy, anh có thể đạt được điều được tượng trưng qua tấm áo trắng tinh của Chúa” (ĐSTH 75).

Cách riêng, đời tu hay lời cam kết đặc trưng của các nữ tu Mến Thánh Giá lại càng mang tính khắc nghiệt và đòi hỏi anh hùng mà Đấng Sáng lập, Đức cha Lambert de La Motte đã cô đọng thành một câu châm ngôn: “Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí chúng ta”. Thật ra điều này nào có xa lạ gì với giáo huấn của Thánh Phaolô dành cho anh chị em giáo hữu cộng đoàn Côrintô ngay từ buổi đầu khai sinh Hội Thánh như chúng ta vừa nghe công bố trong Bài đọc 2: “Các người Do Thái đòi hỏi những dấu lạ, những người Hy Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, còn chúng tôi, chúng tôi rao giảng Chúa Kitô chịu đóng đinh trên thập giá, một cớ vấp phạm cho người Do Thái, một sự điên rồ đối với người ngoại giáo, nhưng đối với những người được gọi… thì Ngài là Chúa Kitô, quyền năng của Thiên Chúa…”.

Không điên rồ sao được, khi một thế giới đề cao khoái lạc dục vọng thì tu sĩ “khấn khiết tịnh”; khi thế giới ưa chuộng và tìm kiếm giàu sang của cải vật chất, tu sĩ lại “khấn khó nghèo”; và thế giới đua nhau tranh đoạt chức quyền, danh vọng… thì tu sĩ lại “khấn vâng phục”. Toàn là một sự “lội ngược dòng”; hay nói theo ngôn ngữ của Giuđa, (như Tin Mừng Gioan chúng ta vừa nghe), trước nghĩa cử “đập bể bình dầu cam tùng xức chân Chúa” của cô Maria Bêtania đó là “lãng phí”: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng bạc mà cho người nghèo?”. Tuy nhiên, như Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô cắt nghĩa, việc “xức dầu” của Maria ngày xưa hay việc dâng hiến để sống đời tu hôm nay không lãng phí chút nào: Bởi vì, “Đối với người được thu hút trong thâm tâm cõi lòng bởi vẻ đẹp và lòng nhân hậu của Chúa, thì điều mà mắt người đời coi là phung phí lại là một cách đáp trả tất nhiên cho một mối tình, một niềm tri ân phấn khởi vì được chọn một cách đặc biệt để được biết Chúa Con và được chia sẻ sứ mạng của Người trong thế giới” (ĐSTH 104).

Việc Khấn Dòng hôm nay, một cách nào đó, là thực hành chính việc mà Đức Kiô đã “chuẩn nhận” để dành riêng cho Ngài, để thuộc về Ngài: “Hãy để cô ấy yên hầu cô ấy giữ lại dầu thơm này cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì anh em luôn có bên cạnh; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.”

Lịch sử 350 năm của Hội dòng Mến Thánh Giá An Chỉ - Qui Nhơn chúng ta đã làm chứng, đã ghi nhận có biết bao nhiêu “bình dầu thơm” như Anê Soạn, như Anna Trị, như 270 nữ tu bị giết vì đạo chỉ trong một năm 1885 thời biến nạn Văn Thân; trong số đó phải kể đến 40 chục chị em ở Phú Hoà bị lột trần truồng trước khi bị tàn sát; hay các chị ở Hoa Vông bị treo trên cây cau hay dìm xuống giếng sâu …; vâng tất cả không là những “bình dầu cam tùng xức chân Chúa Giêsu và làm rực thơm căn nhà Giáo Hội” đó sao !

Dĩ nhiên, không phải thời nào cũng phải “đổ máu”, cũng phải “Tử đạo” mới có cơ hội “đập bể bình dầu thơm” cuộc đời mình để cho đi, để phục vụ, để sống trọn vẹn những lời cam kết Phúc Âm: Khó nghèo, Khiết tịnh, Vâng phục ! Nữ tu Cristina dòng Ursuline đã dùng chính tiếng hát của mình mang lên sân khấu lớn “The Voice of Italy” để loan Tin Mừng cho thế giới; sr. Nhung, một chị em của chúng ta “người chiến sĩ tuyến đầu”, cùng với bao anh chị em tu sĩ khác “đập bể bình dầu thơm” phục vụ những nạn nhân Covid...

Phải chăng, tất cả những con người ấy cùng với bao nhiêu nam nữ tu sĩ hôm nay trong “vườn nho Giáo Hội” đã là hiện thân của Mácta, của Maria…, của những người chọn Đức Kitô như “đã chọn phần tốt nhất” để thuộc về, để phục vụ, để làm chứng, …

Cùng với các chị, chúng ta chung lời cầu nguyện, xin cho “47 chị” trong dịp “Khấn lần đầu, Khấn trọn hay “kỷ niệm tuyên khấn” trở thành những “Samurai của tình yêu dâng hiến”, những “Samurai” không phải để sẵn sàng “Harakiri” mà là chấp nhận “Đập bể bình dầu thơm” vì được “Đức Ki-tô đổi mới, và nhờ Thánh Thần trợ giúp, … sẽ kiến tạo những cộng đoàn huynh đệ, để cùng với Đức Ki-tô, rửa chân cho người nghèo, và đóng góp phần độc đáo … vào sự biến hình của thế giới” (ĐSTH 110). Amen.

Trương Đình Hiền
 
Chọn Lựa
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
20:09 19/08/2021
Chọn Lựa

(Gợi ý chia sẻ Chúa nhật 21 TNB)

1. Chọn lựa là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt: Chọn có nghĩa là xem xét, so sánh để lấy cái hợp yêu cầu trong nhiều cái cùng loại. Chẳng hạn: chọn nghề, chọn giống, chọn bạn mà chơi,…Lựa chọn hay chọn lựa cũng có nghĩa là chọn giữa nhiều cái, cùng loại (nói khái quát), chẳng hạn: lựa chọn ngành nghề. Theo nghĩa đó, cuộc sống là một cuộc trải dài của những chọn lựa: chọn nghề nghiệp, chọn món hàng, chọn nơi ở, chọn phương tiện, chọn bạn bè, chọn bình an, chọn hạnh phúc,…Tuy nhiên, chúng ta không có quyền chọn được sinh ra hay được chết đi. Về điều này, dưới nhãn quan đức tin, Thiên Chúa là chủ mọi sự, chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa là Đấng chọn lựa quyết định tất cả, nhất là sự sống và sự chết của con người. Trong phần phụng vụ Lời Chúa của Chúa nhật 21 thường niên năm B hôm nay cũng nói với chúng ta về sự chọn lựa. Tin là chọn lựa sự sống đời đời. Chúng ta cùng nhau xem các bài đọc đã nói như thế nào về sự chọn lựa của con người đối với Thiên Chúa?

2. Chọn lựa theo cái nhìn của thế gian.

Chọn lựa theo thế gian là cách mà con người thường thường thích thú hơn. Vì nó phù hợp với cái nhìn tức thời và hiện tại của con người. Nó có thể đáp ứng cái mau chóng cho con người. Chẳng hạn, con người thích chọn tiền bạc, của cải hơn hết vì họ xem tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cái cân của công lý, có tiền là hết ý. Tuy nhiên, họ không biết rằng tiền không phải là cái quyết định được mọi sự, không thể đem lại bình an và hạnh phúc. Vì đôi khi có tiền mua được ngôi nhà đẹp nhưng không thể mua được mái ấm gia đình; có tiền mua được chiếc giường sang trọng nhưng không thể mua được giấc ngủ ngon; có tiền mua được thân xác người khác nhưng không thể mua được tình yêu; có tiền mua được đồng hồ hàng hiệu nhưng không thể mua được thời gian; có tiền mua được thuốc men nhưng không thể mua được sức khoẻ,…Như vậy, đâu phải tiền bạc quyết định được mọi sự theo như chọn lựa của con người? Ấy thế mà nhiều người vẫn ngày đêm lao mình như con thiêu thân để tích trữ tiền của. Đứng trước hiểm hoạ Đại dịch Covid -19, nhiều người giàu kếch xù đã dùng tiền rải rác và ném trên mái nhà xuống vì nó không giúp gì được sự sống gia đình họ. Nhiều người giàu đã dùng tiền đắp lên xác chết của người thân khi bị nhiễm bệnh. Họ muốn dùng tiền bạc để cứu sống người thân, nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Biết như thế, nhiều người trong chúng ta vẫn cứ mải mê tìm mọi cách để kiếm tiền dẫu lương tâm có bị chà đạp hoặc bất chấp mọi thủ đoạn. Đây phải chăng là chọn lựa sai?

Thêm vào đó, con người thời nay thích quyền cao chức trọng, thích được trọng vọng, thích được biết đến, thích được ăn trên ngồi trốc thiên hạ. Họ xem đó như là chọn lựa đúng đắn và thành công trong cuộc sống. Nhưng khi Đại dịch Covid ghé thăm, tất cả đều trở nên con số không. Lúc này đây đứng trước thảm hoạ của Đại dịch, mọi sự xem ra chỉ là hư vô, trống rỗng, tạm bợ và mau qua. Những cái oai phong, hầm hổ, thét ra lửa với anh chị em, với thiên hạ nay tan biến hết thảy trước sự xuất hiện của ‘nàng Cô-vy’. Lúc này đây, chắc mọi người đã nhận chân rằng danh vọng, quyền lực không phải là đích của sự sống nhưng chẳng là gì cả. Thế thì tham lam làm gì? Cố gắng bám víu làm gì? Chỉ có một chọn lựa đem lại sự sống đời đời và sự sống vĩnh cửu, đó là sự chọn lựa Thiên Chúa.

3. Chọn lựa Thiên Chúa, là chọn lựa sự sống đời đời.

Trong bài đọc I hôm nay, chúng ta nghe ông Giô-suê triệu tập toàn thể dân chúng lại, truyền cho họ đứng trước nhan Chúa, rồi ông nói với họ: “Hôm nay, các ngươi hãy tùy ý chọn lựa phải tôn thờ ai, Thiên Chúa hay các tà thần?”.(Gs 24,15) Trước đó, Giô-suê đã can đảm nói lên chọn lựa của mình và gia đình: “Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa.”(c.15tt). Đến lượt dân Do Thái, họ hồi tưởng lại biết bao ơn lành Chúa đã ban cho họ, đã cứu họ thoát khỏi ách nô lệ Ai Cập. Tuy họ phản bội, Chúa vẫn luôn rộng lòng tha thứ, yêu thương chờ đợi họ trở lại phụng thờ Ngài. Toàn dân đã biết hối cải, chừa bỏ tội lỗi và đã đồng thanh quyết định chọn Thiên Chúa để tôn thờ Ngài. Họ thưa với Giôsuê: “Không thể có chuyện chúng tôi bỏ Thiên Chúa mà tôn thờ những thần ngoại lai, vì Chúa là Thiên Chúa chúng tôi”. Đó là thái độ quyết tâm chọn lựa Gia-vê Thiên Chúa của dân Do Thái. Một sự chọn lựa đúng đắn! Họ biết rằng Thiên Chúa mới là chủ mọi sự. Họ biết rằng Thiên Chúa là Đấng ban cho họ sự sống đích thực chứ không phải các tà thần.

Trong Bài Phúc âm hôm nay kể lại việc sau khi dân chúng được ăn no nê, họ được Chúa giảng về Bánh Hằng Sống và lương thực bởi trời; Ngài tự xưng mình là Bánh Hằng Sống và quả quyết với họ rằng: “ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”.(Ga 6,54a). Đứng trước lời mời gọi này có những kết quả chọn lựa khác nhau, có nhiều người chọn giải pháp không đi theo Ngài nữa, nhưng cũng có nhiều người chọn đi theo Chúa Giêsu. Về phía những người không chọn đi theo Đức Giê-su, họ khó chịu khi nói “lời gì mà nghe chói tai quá”!(c.60). Đây là nhóm thứ hai trong ba nhóm thính giả của Đức Giê-su. Nhóm đầu là người Do thái; nhóm thứ hai là các môn đệ, và những ai theo Người; và nhóm thứ 3 là 12 Tông đồ.

Vì thế, sau khi họ bỏ Chúa Giêsu ra đi, Ngài quay lại hỏi các Tông Đồ: “Cả chúng con, chúng con có muốn bỏ Thầy ra đi không?”(c.67). Thánh Phêrô đại diện các Tông Đồ thưa với Chúa rằng: “Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời”. (c.68). Đó là sự chọn lựa của Phêrô, đại diện cho Nhóm Mười Hai. Như thế, dân Do Thái chọn bỏ Chúa còn Phêrô thì chọn theo Chúa Giêsu, chọn Chúa Giêsu là gia nghiệp đời mình. Phê-rô chọn theo Chúa Giê-su bởi Ngài là Đấng quyền năng trong mọi lời giảng dạy và việc làm. Phê-rô chọn Chúa Giê-su vì ông tin cũng như ông hiểu về Ngài, là Đấng có thể giải thoát mọi bệnh hoạn tật nguyền, là làm cho kẻ điếc được nghe, kẻ câm được nói, kẻ què đi được, kẻ mù loà được sáng, là Đấng làm cho kẻ chết được sống lại,…Phê-rô chọn theo Chúa Giê-su vì Ngài là đường là sự thật và là sự sống. Phê-rô chọn theo Chúa bởi chính Ngài là bánh từ trời xuống, ai ăn sẽ được sống muôn đời. Phê-rô chọn Thầy Giê-su là bởi vì từ nay sẽ có Thầy cùng đi trên con thuyền cuộc đời đầy sóng gió và chông gai mà không còn sợ hãi.

Đến phần chúng ta, một khi chúng ta đón nhận Bí tích Thanh Tẩy là chúng ta thuộc trọn về Chúa Giê-su, là chi thể với anh chị em trong thân thể Mầu Nhiệm Hội Thánh, chúng ta được mời gọi bước theo Chúa Giê-su suốt cả cuộc đời. Bởi chỉ nơi Ngài, qua Ngài và trong Ngài, con người mới thực sự được cứu độ và giải thoát. Chính vì thế, tin vào Đức Giê-su là chọn lựa bước theo Ngài trong mọi trạng huống, nhất là trong bối cảnh Đại dịch Covid hoành hành này. Chọn lựa và bước theo Đức Giê-su luôn luôn và ngay lúc này đây là hết sức cần thiết và tối quan trọng vì ngoài Ngài ra không ai có thể đem lại ơn cứu độ cho con người. Do đó, mỗi chúng ta thay vì chọn lựa những gì thuộc về xác thịt, thuộc về thế gian, thì hãy chọn Chúa là gia nghiệp của cuộc đời vì Ngài là nguồn sức mạnh và là Đấng có thể ban mọi ơn lành cũng như sự sống đời đời cho con người.

Mặt khác, một khi đã chọn lựa Chúa là gia nghiệp, chúng ta phải ý thức trách nhiệm giới thiệu Chúa cho anh chị em đồng loại ngang qua cuộc sống đượm tình bác ái yêu thương. Chúng ta không chỉ dừng lại tận hưởng niềm vui ơn cứu độ một mình, nhưng ngược lại, chúng ta được mời gọi hãy ra đi và trở nên chứng nhân đích thực cho mọi người, nhất là cho những anh chị em chưa cùng niềm tin với chúng ta ngang qua cung cách sống của mình. Như nơi bài đọc II, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta chọn lựa Chúa thì phải chọn lựa nhau, nghĩa là phải trung thành với nhau trong đời sống vợ chồng, đời sống gia đình như Đức Giê-su đã yêu thương và trung thành với Hội Thánh.

Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
 
Ngày 21/8: Tránh sống giả hình. Suy niệm của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
22:55 19/08/2021

PHÚC ÂM: Mt 23, 1-12

“Họ nói mà không làm”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng và các môn đệ rằng: “Các Luật sĩ và các người biệt phái ngồi trên toà Môsê: vậy những gì họ nói với các ngươi, các ngươi hãy làm và tuân giữ, nhưng đừng noi theo hành vi của họ: vì họ nói mà không làm. Họ buộc những bó nặng và chất lên vai người ta: còn chính họ lại không muốn giơ ngón tay lay thử. Mọi công việc họ làm đều có ý cho người ta thấy: vì thế họ nới rộng thẻ kinh, may dài tua áo. Họ muốn được chỗ nhất trong đám tiệc và ghế đầu trong hội đường, ưa được bái chào nơi đường phố và được người ta xưng hô là “Thầy”.

Phần các ngươi, các ngươi đừng muốn được người ta gọi là “Thầy”, vì các ngươi chỉ có một Thầy, còn tất cả các ngươi đều là anh em với nhau. Và các ngươi cũng đừng gọi ai dưới đất là “cha”, vì các ngươi chỉ có một Cha, Người ngự trên trời. Các ngươi cũng đừng bắt người ta gọi là “người chỉ đạo”: vì các ngươi có một người chỉ đạo, đó là Đức Kitô. Trong các ngươi ai quyền thế hơn sẽ là người phục vụ các ngươi. Hễ ai tự nhắc mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai tự hạ mình xuống, sẽ được nâng lên”.

Đó là lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thảm họa A Phú Hãn dưới mắt Kitô hữu
Vũ Văn An
18:01 19/08/2021

Kabul rơi vào tay Taliban đem theo cả A Phú Hãn (Afghanistan) lọt vào tay những người có viễn kiến hết sức cực đoan về Hồi Giáo. Trong mấy ngày qua, người ta loay hoay với câu hỏi: với 20 năm hiện diện và thật nhiều sinh mạng (2,448) cùng tiền bạc (1 ngàn tỷ) đã đổ vào đây, vậy mà vẫn thua, là tại sao?



Trả lời câu hỏi đó, phần lớn người ta chú tâm tới khía cạnh chính trị, quân sự. Ít ai như Terry Mattingly (https://www.getreligion.org/getreligion/2021/8/16/trying-to-spot-religion-ghosts-in-the-dramatic-fall-of-americas-version-of-afghanistan-fail) đi tìm “bóng ma” tôn giáo trong thảm họa này. Anh tìm đọc nhiều bài báo, nhất là tờ New York Times, tờ báo được coi là hướng dẫn dư luận Mỹ. Nhưng anh thấy hình như họ thiếu một điều gì. Không như Mohammad Naeem, phát ngôn viên văn phòng chính trị của Taliban nói với Al Jazeera: “Tạ ơn Chúa, chiến tranh đã chấm dứt trên xứ sở”. Hay như nhận định của Jon Sopel của BBC: “Cố gắng của Hoa kỳ trong việc xuất cảng nền dân chủ tự do qua A Phú Hãn đã thực sự và rõ ràng kết liễu...”

Terry cho rằng trong khi Taliban có một viễn kiến hết sức rõ ràng về Hồi Giáo, thì Hoa Kỳ, đồng minh và chính phủ “dân chủ” A Phú Hãn dường như không đưa ra được một viễn kiến nào ngoài việc cổ vũ nữ quyền, thậm chí quyền của những người như LGBTQ.

Người ta chưa biết viễn kiến Hồi giáo cực đoan sẽ dẫn Taliban đến thái độ nào đối với những người Công Giáo A Phú Hãn. CNA, ngày 17 tháng 8, cho hay một nhóm nữ tu Công Giáo ở Kabul được an toàn sau khi thủ đô này bị Taliban chiếm đóng ngày 15 tháng 8. Tuy nhiên, Cha Matteo Sanavio, chủ tịch một cơ quan bác ái chuyên lo cho trẻ em cho hay, các nữ tu xin mọi người cầu nguyện “để mọi Kitô hữu hiện diện tại Kabul tìm được ơn cứu rỗi và, cùng với họ, người dân nghèo và bị tra tấn A Phú Hãn sớm có được một tương lai hòa bình”.

Hai linh mục Dòng Tên từ Ấn Độ và 4 nữ tu Dòng Truyền Giáo Bác Ái cũng đang có mặt tại Kabul. Các cha Dòng Tên đã ngưng vô thời hạn sứ vụ của họ tại A Phú Hãn và hai linh mục này đang chờ để được di tản về nước của họ.

Cộng đồng Kitô hữu tại A Phú Hãn rất nhỏ trong một đất nước Hồi Giáo, nơi người dân A Phú Hãn có thể bị khai trừ, thậm chí tử hình khi tuyên xưng đức tin Kitô giáo.

Chỉ có một nhà thờ Công Giáo duy nhất, tọa lạc trong tòa Đại sứ Ý ở Kabul. Năm 2018, có chừng 200 người Công Giáo trong nước, đa số là người ngoại quốc làm việc tại các tòa đại sứ.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thiết lập lãnh thổ truyền giáo Công Giáo hồi tháng 5 năm 2002. Bề trên của lãnh thổ này là Cha Giovanni M. Scalese, một linh mục người Ý, thuộc Dòng Barnabite. Cha lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo ở A Phú Hãn từ tháng Giêng năm 2015. Cha được CNA liên lạc bằng điện thoại, nhưng từ khước bình luận vì lý do an ninh.

Caritas Italiana, một cơ quan bác ái hiện đang làm việc tại A Phú Hãn, trong một bản tuyên bố, viết rằng tình hình bất ổn gia tăng nỗi sợ về “khả thể duy trì được sự hiện diện cả trong tương lai, cũng như sự an toàn cho số ít người A Phú Hãn có đức tin Kitô giáo”.

Thất bại lưỡng đảng giống Sài Gòn

Trong khi đó, Joan Frawley Desmond (https://www.ncregister.com/interview/afghanistan-tragedy-like-vietnam-an-epic-bipartisan-failure) phỏng vấn Đức Ông Stuart Swetland, S.T.D. về sự xụp đổ của A Phú Hãn. Đức Ông vốn tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ đồng thời là một Học Giả Rhodes, hiện là chủ tịch Cao đẳng Donnelly ở Kansas City, Kansas, nơi ngài làm giáo sư môn lãnh đạo và đạo đức học Kitô giáo. Ngài tốt nghiệp cử nhân vật lý, trong tư cách Học giả Rhodes, ngài nghiên cứu chính trị, triết học và kinh tế tại Đại Học Oxford, nơi ngài trở lại Đạo Công Giáo.

Trả lời câu hỏi về cảnh hỗn loạn tại Phi trường Kabul, Đức Ông cho hay: ai có tuổi đủ hẳn nhớ tới Việt Nam, và thấy có nhiều điểm tương tự. Cả hai đều là những thất bại lớn lao, có tính lưỡng đảng. Đáng lẽ nên có việc triệt thoái trật tự, có phương pháp. Đúng, Tổng thống Biden tuân theo thỏa hiệp đã được Tổng thống Trump ký, nhưng chúng ta có đến một năm để đặt kế hoạch. Việc tan hàng nhanh chóng và hỗn loạn của quân đội và chính phủ A Phú Hãn dưới ánh sáng cuộc rút lui của Hoa Kỳ cho thấy sự thiếu lãnh đạo và/hoặc tình báo đến ngỡ ngàng.

... Chúng ta cần phải tìm hiểu ngọn nguồn, phân tích chi tiết nhìn nhận các lỗi lầm đã phạm trong suốt cuộc chiến chống khủng bố, để đừng tái phạm nữa. Cho đến nay, xem ra chúng ta thiếu khả năng học hỏi từ quá khứ. Chúng ta cứ hy vọng là các lực lượng quân sự và chính phủ ở các quốc gia nơi chúng ta tới sẽ tiến bộ. Nhưng nhiều lực lượng và quốc gia chỉ biết nhận và ngay khi ta không đỡ họ nữa, họ xụp đổ.

Đức Ông xem ra chống đối việc Hoa Kỳ đổ quân vào A Phú Hãn, ngay từ những ngày sau khi Tòa Tháp Đôi ở New York bị khủng bố phá sập gây ra cái chết cho hơn 3 ngàn người Hoa Kỳ. Ngài cho biết lúc ấy, ngài đang làm tuyên úy tại Đại Học Illinois. Và vì từng nghiên cứu nhiều về lý thuyết chiến tranh chính nghĩa, nên ngài tham gia nhiều cuộc hội thảo ở Đại Học bàn về cuộc tấn công 11 tháng 9. Vấn đề tức khắc được nêu lên là có nên có một cuộc tấn công chống Taliban hay một hình thức trả đũa nào đó không. Ở bàn phối trí hội thảo, cha cho rằng trả đũa hay trả thù không bao giờ là động lực thích đáng cả. Lý do duy nhất có thể được biện minh là bảo vệ người vô tội khỏi việc gây hấn thực sự. Dĩ nhiên, al-Qaida có đủ phương tiện và ý chí tiếp tục việc gây hấn của chúng, nên một lập luận can thiệp có thể được đưa ra. Nhưng sau nhiều suy tư với cử tọa, Đức Ông đề nghị một khả thể khác: thay vì trả đũa, dù chính đáng, ta nên “giơ má bên kia” (Mt 5:38-40) chăng? Phải chăng nghĩa cử tự chế này là một tấm gương kiến tạo hòa bình cho nhiều người khác đang bị cuốn hút vào vòng bạo lực như ở Trung Đông và Bắc Ái Nhĩ Lan. Đức Ông cho hay lập luận này bị Ben Shapiro tấn côg mạnh mẽ trong cuốn Brainwashed của ông ta. Nhưng 20 năm sau, Đức Ông vẫn thấy đó là phương thức tốt hơn.

Đức Ông cho rằng ngay sau cuộc tấn công 9 tháng 11, có một cảm thức đoàn kết trong nhân dân Hoa Kỳ. Nhưng dần dà, cảm thức này mất đi. Có thể một phần vì các cuộc khai triển quân sự tại ngoại quốc. Vì ngay sau đó, ngay trong năm 2001, Quốc Hội thông qua “Lệnh Cho Phép Sử Dụng Lực Lương Quân Sự” giúp Tổng thống sử dụng lực lượng này chống những kẻ chịu trách nhiệm đối với các cuộc tấn công khủng bố. Năm 2002, một nghị quyết được thông qua cho phép sử dụng lực lượng quân sự chống lại Iraq. Kể từ đó, nhiều nghị quyết đã được sử dụng để biện minh cho hành động quân sự trong gần 2 thập niên qua. Và kết quả là không bao giờ có cuộc tranh luận đầy đủ nào về sứ vụ, mục đích hay mục tiêu của các hành động quân sự này.

Điểm yếu của cách tiếp cận trên nay được vạch trần: nếu các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta có thể tránh né các cuộc tranh luận khó nhá về việc tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự, thì họ sẽ tránh né. Nhưng “các chủ nhân” thực sự của việc sử dụng lực lượng quân sự là “nhân dân chúng ta”, hành động qua các đại diện dân cử ở Hạ và Thượng viện, như hiến pháp Hoa Kỳ đã qui định rõ, chứ không phải ngành hành pháp.

Theo Đức Ông các nghị quyết trên phải chuyên biệt và giới hạn về thời gian. Điều này rất quan trọng vì, nếu việc dùng lực lượng cần được tái duyệt, thì người dân phải dựa vào thành tích, hy vọng sẽ cung cấp được các lập luận đặt để các mục tiêu và định rõ cách chúng ta thoát ra các mối bòng bong ở ngoại quốc. Nhờ thế, quyết định cho phép sử dụng lực lượng sẽ gần với dân chúng Hoa Kỳ hơn.

Mặc dù thừa nhận rằng, không như cuộc can thiệp bất chính vào Iraq, chiến tranh ở A Phú Hãn có đạt được một mục tiêu chủ yếu: giúp ngăn ngừa một cuộc tấn công khác trên đất Hoa Kỳ. Nhưng sau đó, chiến dịch quay qua việc xây dựng một quốc gia. Trong khi, Hoa Kỳ không hề có thành tích tốt trong việc này. Theo Qũy Carnegie về Hòa Bình Quốc Tế, từ cuộc xâm lăng Cuba năm 1898, Hoa Kỳ đã cố gắng “xây dựng quốc gia” đến 17 lần. Và chỉ thành công có 4 lần: Nhật Bản, Tây Đức, Granada, Panama. Hoa Kỳ nên thừa nhận các giới hạn của mình và tự chế hơn mới đúng. Trong khi Taliban vẫn có nơi trú ẩn an toàn ở Pakistan!

Lý do sự thất bại ở A Phú Hãn trong phương diện này là không ai huấn luyện binh lính Hoa Kỳ trong việc xây dựng một quốc gia. Đức Ông nghĩ Hoa Kỳ đáng lẽ nên huấn luyện lực lượng quân sự của mình kỹ năng xây dựng quốc gia và duy trì hòa bình, chứ không nguyên chỉ là đánh nhau.

Điều ấy khó xẩy ra vì chính quốc gia Hoa Kỳ cũng đang tan rã từng mảnh, không những về phương diện cơ cấu mà còn về phương diện văn hóa và luân lý. "Chúng ta không còn cái hiểu chung nào về ích chung và ích chung trông giống cái gì chúng ta cũng không có. Chúng ta rơi vào thứ duy tương đối dễ dãi, không còn tin vào sự thật khách quan nên không còn ích chung, chỉ còn ích tôi ích họ. Làm sao có sự hy sinh cho ích chung nữa".



Nói thế, nhưng Đức Ông vẫn không quên các hy sinh của những người lính nam nữ trên chiến trường A Phú Hãn. Nhân dân Hoa Kỳ, theo Đức Ông, luôn đoàn kết trong việc hỗ trợ những người đàn ông và đàn bà trong lực lượng quân sự Hoa Kỳ. "Họ đã tình nguyện tự đặt mình vào thế nguy hại theo lệnh các nhà lãnh đạo chính trị, như hệ thống của chúng ta đã đặt để. Và họ đã thi hành sứ mệnh một cách đáng khâm phục và thường rất anh hùng".

Đức Ông cũng cho rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ tinh thần phải bảo vệ những người cùng phục vụ với chúng ta và mạng sống hiện đang bị đe dọa khi Taliban nắm quyền. “Về phương diện công bằng, kế hoạch rút lui khỏi A Phú Hãn đáng lẽ phải dành ưu tiên cứu mạng những người A Phú Hãn từng phục vụ quân đội Hoa Kỳ, và việc chúng ta không bảo đảm cho họ ra đi an toàn, để họ ở lại chịu sự trả thù của Taliban, là điều sai lầm và là một thất bại thảm hại của giới lãnh đạo... Họ đã tin cậy chúng ta nhưng chúng ta đã không chu toàn trách nhiệm của chúng ta đối với họ”.
 
Đức Thanh Cha cho hay: Trách nhiệm cá nhân là chìa khóa để cải thiện thế giới sau cơn đại dịch
Thanh Quảng sdb
18:35 19/08/2021
Đức Thanh Cha cho hay: 'Trách nhiệm cá nhân là chìa khóa để cải thiện thế giới sau cơn đại dịch'

Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời cầu chúc thành công tới những tham dự viên của Đại Hội gặp gỡ Tình bạn giữa các Dân tộc ở Rimini, kêu gọi họ can đảm tìm kiếm những con đường theo Chúa Kitô để bắt đầu lại cuộc sống sau cơn đại dịch.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Đức Hồng Y Pietro Parolin, Tổng trưởng vụ, đại diện cho Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới Đại Hội gặp gỡ Tình bạn giữa các Dân tộc ở Rimini năm 2021.

Đức Thanh Cha gửi lời chào và cầu chúc thành công đến những tham dự viên Đại Hội gặp gỡ Tình bạn giữa các Dân tộc đang diễn ra tại thành phố Rimini ở Ý vào những ngày 20 - 25 tháng 8 này.

ĐTC bày tỏ sự vui mừng khi cuộc họp một lần nữa được tổ chức trực tiếp sau một thời gian gián đoạn, phải trực tuyến vì Covid-19.

Can đảm để nói "Tôi"

Đức Thánh Cha Phanxicô tập trung thông điệp của mình vào chủ đề của cuộc họp lần thứ 42: “Sự can đảm để nói “Tôi”, một câu nói của nhà triết học Đan Mạch Søren Kierkegaard.

ĐTC nói câu này rất hữu ích khi thế giới đang tìm cách “bắt đầu lại một cách đúng đắn, không để lãng phí vì cuộc khủng hoảng đại dịch mang lại”.

ĐTC giảng giải: Bắt đầu lại, đòi hỏi mọi người phải có can đảm chấp nhận rủi ro, đó là một hành động tự do.

“Mặc dù sự cách giãn về thể lý vẫn phải tiếp tục, nhưng đại dịch đã đặt con người, cái “tôi” của mỗi người làm trung tâm, trong nhiều trường hợp, nó làm khơi dậy những vấn nạn cơ bản về ý nghĩa của sự tồn tại và tiện ích của cuộc sống vốn đã không hoạt động hoặc tệ hơn nữa là đã bị cố hữu lâu rồi."

Nhân vật trung tâm của xã hội

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết đại dịch đã nhắc nhở mọi người về sự cấp thiết trách nhiệm cá nhân, mà nhiều người trong chúng ta đã làm chứng trong nhiều tình huống khác nhau.

"Đối diện với bệnh tật và khổ đau, đối mặt với sự xuất hiện của nhu cầu, nhiều người đã nói: 'Tôi đây'".

Đức Thanh Cha nói thêm dù con người là trung tâm của xã hội, vì nếu không có con người, xã hội chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên của các sinh vật. Và Kết quả cuối cùng của tình cảnh này sẽ là một xã hội dựa trên lòng tự tôn và tham lam.

Trách nhiệm chứ không ích kỷ

ĐTC Phanxicô nói, trước sự bùng nổ của đại dịch, tất cả mọi người phải tự nhận trách nhiệm mình để phục vụ người khác, đặc biệt là các cơ quan công quyền.

"Điều cần thiết trên tất cả là mỗi người hãy can đảm nói "Tôi" với trách nhiệm chứ không phải với sự ích kỷ, trong giao tiếp cuộc sống của chính mình làm sao thắp lên những hy vọng đáng tin cậy."

Can đảm trong Chúa Kitô

Vì thế Đức Thanh Cha nhấn mạnh chúng ta cần có can đảm để nói ‘Tôi’ một cách có trách nhiệm, và trong quyền hạn Chúa ban, chúng ta mới có thể tìm thấy chiếc la bàn đích thực của mình.

“Mối quan hệ hiền thảo với Chúa Cha hằng hữu, được thể hiện nơi những người được Chúa Kitô mời gọi biến đổi, mang lại sự sung mãn cho bản thân, hầu giải thoát khỏi sự sợ hãi và mở ra một thế giới với một thái độ tích cực.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nêu một ví dụ điển hình: Ngài là một người sợ hãi - thậm chí là một người nhút nhát - nhưng khi Ngài được ơn Chúa Thánh Linh, để can đảm nói về Chúa Giêsu cho những người cùng thời với ngài...

“Lý do sâu xa của sự can đảm Kitô giáo là Đức Kitô. Chính Chúa Phục Sinh là đảm bảo an toàn cho chúng ta, là Đấng khiến chúng ta cảm nghiệm được sự bình an sâu sắc ngay cả khi chúng ta đang quay cuồng giữa những cơn bão cuộc đời”.

Niềm vui của Tin Mừng

ĐGH kết thúc thông điệp của mình, bằng cầu chúc cho những tham dự viên Đại Hội gặp gỡ Tình bạn giữa các Dân tộc ở Rimini được tràn ngập niềm vui của Tin Mừng.

Ngài kêu gọi tất cả hãy can đảm khám phá những cách thế mới để sống đức tin, trong khi rộng mở ra cho mọi người, “bởi vì chân trời của đức tin nơi Đức Kitô bao trùm toàn thế giới.”
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Mục Hãy Thôi Lạm Dụng Bài Giảng
daminhvn.net / HĐGMVN. Net
07:16 19/08/2021
LINH MỤC HÃY THÔI LẠM DỤNG BÀI GIẢNG

Tác giả: Đức TGM Socrates b. Villegas, OP.

Chuyển ngữ: Lm. Tiến Hưng, OP.

Từ: rappler.com

Đây là bài giảng trong Thánh lễ Dầu, sáng Thứ Năm Tuần thánh (01.4.2021) của Đức Tổng Giám Mục Socrates b. Villegas, OP. tại nhà thờ Thánh Gioan Tông đồ, thành phố Dagupan, tổng Giáo phận Lingayen-Dagupan, Philippines.

* * *

Hôm nay, chúng ta lại bước vào một hành trình thiêng liêng tiến vào Phòng Tiệc Ly để nhớ lại thiên chức linh mục của mình. Một lần nữa chúng ta cảm tạ Thiên Chúa đã kêu gọi mình làm linh mục. Đức Giêsu đã làm một cuộc mạo hiểm. Người đã trao phó Giáo hội của Người cho các linh mục. Càng sống lâu trong ơn gọi này, chúng ta càng thấy rõ ràng, chúng ta cần nhiều sức mạnh hơn là ý chí để có thể sống thiên chức linh mục. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng ta cần ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta cần Người. Chúng ta cần Chúa luôn dõi mắt nhìn. Chúng ta cần Chúa đồng hành. Chúng ta cần Chúa luôn bảo vệ và gìn giữ chúng ta.

Chúng ta đã từng chứng kiến ​​cách linh mục lạm dụng, từ việc lạm dụng rượu bia, tình dục, trẻ em, cờ bạc, tiền của, lạm dụng đi du lịch và các kỳ nghỉ. Hôm nay, tôi mời mọi người cùng suy ngẫm về một sự lạm dụng rất phổ biến khác vốn đang lan tràn trong hàng ngũ linh mục, đó là lạm dụng bài giảng. Vâng, đó là lạm dụng lòng tốt của dân Chúa, buộc họ phải nghe những bài giảng dài dòng, loanh quanh, miên man, nhàm chán, không đầu không đuôi, thiếu chuẩn bị. Nghe như đùa, nhưng đó là sự thật, dân Chúa nói bài giảng của chúng ta là những đòn tra tấn mà họ cực chẳng đã phải chịu mỗi khi tham dự Thánh lễ Chúa Nhật.

Nếu quý cha lắng nghe cẩn thận hơn những điều dân chúng phàn nàn về bài giảng của mình thì sẽ thấy, họ không đòi hỏi sứ điệp của bài giảng phải thật sâu sắc hay những câu chú giải hàn lâm. Nhưng thực tế là họ đang phải chịu đựng hết Chúa nhật này đến Chúa nhật khác những bài giảng khó hiểu, vì chúng ta dẫn nhập lòng vòng nhưng sau đó chẳng thể đi thẳng vào vấn đề chính, rồi sau đó cũng lại chẳng biết phải kết thúc thế nào. Hãy chuẩn bị bài giảng, nói rõ ràng, tập trung vào sứ điệp của Tin Mừng.

Khi còn là chủng sinh, chúng ta thường phàn nàn về các bài giảng của các linh mục cao niên. Nhưng đến lượt mình, chúng ta lại làm điều tương tự.

Nếu một chủng sinh không sống khiết tịnh, chúng ta không thể giới thiệu người ấy chịu chức. Nếu một chủng sinh cứng đầu và khó sửa đổi, chúng ta không đồng ý cho người ấy thụ phong. Thì cũng vậy, nếu một chủng sinh không thể giảng giải rõ ràng và hiệu quả trước công chúng, chúng ta không nên truyền chức cho họ. Họ sẽ trở thành người lạm dụng bài giảng ghê gớm. Lạm dụng bài giảng có thể gây hại cho các linh hồn.

Những bài giảng dài dòng, loanh quanh, lặp đi lặp lại, miên man, không chuẩn bị trước là dấu hiệu cho thấy đời sống thiêng liêng èo uột của linh mục. Thánh Giuse Cupertino đã nói: “Người giảng thuyết cũng giống như chiếc kèn đồng vô tri, trừ khi được ai đó thổi vào. Vậy, trước khi giảng, hãy cầu nguyện thế này: Lạy Chúa, Chúa là thần khí, con là chiếc kèn của Chúa. Không có thần khí Chúa, con không thể phát ra âm thanh nào.”

Việc chúng ta chỉ chuẩn bị bài giảng thôi thì chưa đủ; người linh mục tốt lành phải chuẩn bị tâm hồn mình nữa. Giảng thuyết là công việc của tâm hồn và trái tim, đó không chỉ là tập hợp những lời lẽ hùng hồn và triết lý. Đời sống thiêng liêng của chúng ta là nền tảng vững chắc cho các bài giảng thuyết. Vấn đề không phải là chúng ta sẽ giảng cái gì nhưng là chúng ta sẽ giảng về ai? Chúng ta giảng về Đức Giêsu Kitô; và chỉ mình Đức Giêsu Kitô mà thôi.

Vậy, làm sao chúng ta sẽ vượt lên khỏi tình trạng lạm dụng bài giảng đang phổ biến hiện nay? Chúng ta khắc phục bằng cách nào?

Thách đố thứ nhất trong thời đại chúng ta là linh mục phải chân thành và chính trực. Cha xứ chỉ có thể giảng cho những người đang đói nếu bụng của cha xứ cũng đang đói cồn cào như chính giáo dân của mình. Bài giảng của chúng ta sẽ trở nên tốt hơn nếu chúng ta giảm bớt thói huyên thuyên, nhưng chú tâm lắng nghe. Khi bài giảng của chúng ta chỉ như một bài nói chuyện, nghĩa là chúng ta chỉ lặp lại điều mình biết, nó sẽ rất mệt mỏi và sáo rỗng. Nếu chúng ta lắng nghe và cầu nguyện trước khi giảng, chúng ta học được nhiều điều mới mẻ và bài giảng của chúng ta sẽ trở nên khởi sắc và tươi mới hơn. Chúng ta sẽ giảng hay hơn nếu chúng ta dám “mang lấy mùi chiên.”

Thách đố thứ hai của thời đại chúng ta là sự giản dị - giản dị trong lời giảng, và hơn thế nữa, giản dị trong đời sống. Khi sống giản dị chúng ta cũng sẽ bớt nói về tiền bạc và việc quyên góp trong bài giảng; giảng về tiền bạc không bao giờ soi sáng được ai. Giản dị cũng có nghĩa là không sử dụng tòa giảng như một phương tiện để trả đũa những người đối kháng với mình. Giản dị cũng ngăn cản chúng ta đưa chuyện bầu bán chính trị ồn ào lên tòa giảng. Giản dị trong bài giảng cũng có nghĩa là đừng cố làm cho người nghe phải cười hay khóc - đó là việc của các diễn viên truyền hình giải trí. Sự giản dị trong bài giảng khiến người nghe phải cúi đầu, đấm ngực và thành tâm hoán cải, tìm đến với lòng thương xót của Thiên Chúa. Trở nên giản đơn cũng là trở nên tuyệt vời trong ánh mắt Thiên Chúa. Lối sống giản dị của các linh mục chính là bài giảng dễ hiểu nhất.

Thách đố thứ ba là không ngừng học hỏi. Đọc sách và nghiên cứu phải được tiếp tục sau khi đã chịu chức linh mục. Nếu chúng ta ngừng đọc sách và nghiên cứu, chúng ta sẽ làm tổn hại linh hồn của giáo dân. Nếu ngừng học hỏi, là chúng ta bắt đầu thúc ép người khác đọc cái gọi là cuốn sách cuộc đời chúng ta – một cuốn truyện khôi hài, không cảm hứng, hết sức lố bịch và tai tiếng khủng khiếp. Khi đó bài giảng trở thành câu chuyện đời chúng ta chứ không phải câu chuyện về Đức Giêsu. Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian để đọc sổ chi tiêu cũng không phải là cách để chuẩn bị bài giảng.

Hãy thận trọng trong lối sống của mình. Mọi người sẽ nhìn xem cách chúng ta sống hơn là nghe chúng ta giảng. Hãy chân thành và chính trực. Một lối sống hai mặt, mặt tối của đời sống thật chẳng ra làm sao.

Hãy thận trọng trong mọi bài giảng. Thiên Chúa sẽ phán xét mọi lời các linh mục thốt ra. Hãy tin những gì mình đọc. Hãy dạy những gì mình tin. Và thực hành những gì mình dạy.

Hãy cẩn thận với mọi bài giảng. Giáo dân muốn nghe Lời Chúa chứ không phải lời của linh mục; chỉ có Lời Chúa mà thôi, luôn luôn là như vậy.

Hãy ý tứ với bài giảng của mình. Hãy thương xót dân Chúa. Đừng lạm dụng bài giảng nữa. Hãy để bài giảng của mình truyền cảm hứng và nung nóng trái tim người tín hữu.

Nguồn: daminhvn.net
 
Văn Hóa
Vì Em Đã Mang Lời Khấn Nhỏ
Sơn Ca Linh
10:14 19/08/2021
Mến tặng các nữ tu dịp “Khấn” và “Kỷ niệm Khấn”

Em đi giữa mùa thu chớm lạnh,
Con đường quê bỏ lại đằng sau.
Bóng giáo đường nghiêng dần xa khuất,
Chiều thôi nghe vọng tiếng kinh cầu…

Rồi qua những đông buồn nhung nhớ,
Mẹ ngồi ngóng đợi suốt mùa xuân.
Dõi bóng em về qua xóm nhỏ,
Mâm cơm chiều ấm giọt quây quần…

Hạ nắng trôi đi mùa mưa tới,
Cây xoan bờ vắng đã ra hoa,
Nhà thờ bên sông mang áo mới,
Giờ bước liêu xiêu mẹ đã già !

Rồi tháng năm trôi, rừng thay lá,
Được, mất, buồn, vui… đếm tháng ngày.
Mấy kẻ đi xa về không gặp,
Cánh chim nào vừa khuất chân mây !

Bây giờ đã qua mùa sim nở,
Cơn gió heo mây lại trở mùa.
Vì em đã mang lời khấn nhỏ (1),
Đón em vàng ngập bướm đường xưa !

Sơn Ca Linh (19.8.2021)


(1) Một câu trong bài “Đêm thấy ta là thác đổ” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
 
VietCatholic TV
Lạ lùng: Mánh lới xin tụng kinh của tử tù, trại giam vô phương hành quyết, tiếp tục sống phây phây
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:15 19/08/2021


1. Các giám mục và báo chí Công Giáo Bồ Đào Nha chống khủng hoảng dân số

Các giám mục thuộc nhiều giáo phận và báo chí Công Giáo tại Bồ Đào Nha kêu gọi chính phủ của thủ tướng Antonio Costa, đề ra những biện pháp để cầm hãm cuộc khủng hoảng dân số tại nước này.

Đại dịch Covid-19 đã làm cho số trẻ em sinh ra giảm sút nhiều nhất kể từ 30 năm nay tại Bồ. Mới đây, hai đài Renescenza và Obserbador đã liên kết với Giáo Hội Công Giáo Bồ Đào Nha hỗ trợ tài chánh cho các gia đình đông con và khuyến khích các gia đình này. Các đại diện của Hội đồng Giám mục Bồ cũng cảnh giác chống lại sự tiếp tục suy giảm dân số. Trong ba tháng đầu năm nay, chỉ có 37,700 trẻ em sinh ra tại nước này. Viện Thống kê quốc gia Ricardo Jorge cho biết trong ba tháng đầu năm ngoái, trước khi đại dịch xuất hiện, số trẻ em sinh ra nhiều hơn, với gần 4,475 hài nhi.

Trong khi đó, đài phát thanh TSF ở thủ đô Lisbon cho biết ngày càng có nhiều người trẻ Bồ Đào Nha di cư sang các nước tây Âu khác. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chánh, hiện tượng này thường xảy ra, ví dụ như đã xảy ra hồi năm 2013 và 2014, khi Bồ Đào Nha bị khủng hoảng kinh tế. Trong thời kỳ đó, số sinh tại Bồ giảm xuống dưới mức 40,000 người.

2. Mánh lới tụng kinh để sống thêm một thời gian nữa

Tháng 11, năm 2019, tử tù Patrick Murphy, lúc đó 58 tuổi, biết rõ nhà tù này không hề có tuyên uý Phật Giáo nên đến gần ngày hành quyết anh ta xưng mình là Phật tử và yêu cầu được một vị tuyên uý Phật Giáo đồng hành trong ngày hành quyết. Patrick Murphy cho rằng sau khi bị tử hình, anh ta chỉ có thể đến được cõi Niết Bàn nếu như anh ta có thể cùng tụng kinh với một tu sĩ Phật Giáo. Luật sư anh ta tranh biện rằng hệ thống Tư Pháp Hoa Kỳ chỉ có thể lấy mạng của anh ta ở đời này chứ không thể đánh mất cả hy vọng của anh ta vào đời sau. Nghe có lý, Tòa Án Tối Cao đã ra phán quyết hoãn thi hành án vào ngày 7 tháng 11, 2019.

Không chịu thua, Trung Tâm Cải Huấn Cameron đã lập tức tìm được một tuyên uý Phật Giáo cho anh ta và dời ngày tử hình đến 5 ngày sau, tức là ngày 12 tháng 11, 2019. Gần đến ngày, Murphy lại khiếu nại vị tuyên uý Phật Giáo tụng kinh bằng tiếng Việt và tiếng Phạn, anh ta không hiểu, Tòa Án Tối Cao lại ra phán quyết hoãn thi hành án lần thứ hai. Đến giờ này Murphy vẫn chưa bị tử hình. Murphy được xem là một tên tội phạm nguy hiểm trong nhóm Texas Seven đã giết chết cả cảnh sát trong một vụ cướp.

Sau những rắc rối liên quan đến Murphy, Bộ Cải Huấn tiểu bang ra lệnh không cho phép tuyên uý của bất cứ tôn giáo nào tháp tùng với các tù nhân trong buồng tử hình.
Source:Catholic News Agency

3. Tử tù Texas kiện yêu cầu phải có mục sư cầm tay trong phòng hành quyết

Một người đàn ông dự kiến bị hành quyết vào đầu tháng 9 đang kiện Bộ Tư pháp Hình sự Texas để yêu cầu phải có một mục sư đặt tay lên người anh ta hay cầm tay anh ta khi anh đang hấp hối.

John Henry Ramirez, 37 tuổi, dự kiến sẽ bị hành quyết vào ngày 8 tháng 9, tại Nhà tù Tiểu bang Texas ở Huntsville. Anh ta tìm mọi cách để Nữ Mục sư Dana Moore của Giáo Hội Baptist ở Corpus Christi có mặt với anh ta khi anh ta bị chích một mũi tiêm gây chết người, và đặt tay lên anh ta khi anh ta đang hấp hối.

Cử chỉ “đặt tay” là một thực hành Kitô giáo để chúc lành cho ai đó. Nữ Mục sư đã là cố vấn tinh thần của Ramirez trong 5 năm qua.

Mặc dù Texas không cho phép bất kỳ cố vấn tâm linh nào vào phòng hành quyết trong thời gian hai năm từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2021, nhưng hiện tại, tiểu bang đã cho phép các thừa tác viên mục vụ đi cùng với tù nhân vào phòng hành quyết.

Tuy nhiên, bộ tư pháp hình sự tiểu bang vào tháng 6 đã nói với các luật sư của Ramirez rằng mục sư của anh ta sẽ không được phép tiếp xúc cá nhân trực tiếp khi vào bên trong phòng hành quyết.

Các luật sư của Ramirez đã đệ đơn kiện vào ngày 12 tháng 8 tại tòa án quận liên bang, tuyên bố rằng tiểu bang đang vi phạm quyền của Tu chính án thứ nhất khi từ chối cho anh ta “liên hệ trực tiếp, và cá nhân” với mục sư của anh ta. Việc đặt tay là “một truyền thống lâu đời và được thực hành trong Kitô Giáo nói chung và trong hệ thống tín ngưỡng Tin lành mà ông Ramirez tuân thủ”, đơn khiếu nại viết.

Ramirez bị kết án tử hình năm 2008 vì tội giết nhân viên một cửa hàng tạp hóa 45 tuổi tên là Pablo Castro vào năm 2004. Ramirez và hai phụ nữ đã định cướp Castro để lấy tiền mua ma túy. Ramirez đã đâm Castro 29 nhát. Tuy nhiên, Castro chỉ có 1.25 đô la trên người, mà cả ba tên đã lấy đi.

Những người phụ nữ này đã bị bắt vào đêm Castro bị sát hại, và cả hai đều bị tống vào tù vào năm 2006. Một trong những người phụ nữ, Christina Chavez, bị kết án ba tội danh cướp tài sản với tình tiết gia trọng và bị kết án 25 năm tù. Người còn lại, Angela Rodriguez, bị kết án với hai tội danh nặng hơn là cướp của và giết người. Angela Rodriguez bị kết án tù chung thân nhưng sẽ đủ điều kiện để được ân xá vào năm 2035.

Ramirez bị bắt gần 4 năm sau đó, vào tháng 2 năm 2008. Anh ta được tìm thấy gần Brownsville, Texas, gần biên giới giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ.

Tháng 6 năm 2011, Ramirez nói rằng anh ta muốn từ bỏ các kháng cáo của mình, một phần là vì anh ta không muốn lãng phí tiền thuế của người dân để giữ anh ta trong tù, và anh ta muốn mang lại công lý cho gia đình Castro “một cách nhanh chóng”.

Tuy nhiên, vào tháng 9 năm đó, Ramirez đã thay đổi quyết định sau khi phát hiện ra mình có một người em gái cùng cha khác mẹ.

Sau khi nghe tin tức liên quan đến mánh lới của tử tù Patrick Murphy, Ramirez đã tìm nhiều cách khác nhau để trì hoãn việc thi hành án.
Source:Catholic News Agency

 
Ai đứng sau vụ ẩu đả trong thánh lễ Đức Mẹ Lên Trời ở nhà thờ Edmonton? Vụ nổ kinh hoàng ở Li Băng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:25 19/08/2021


1. Báo chí kích động khiến nổ ra ẩu đả trong cuộc biểu tình tại nhà thờ Công Giáo ở Edmonton

Một cuộc ẩu đả đã nổ ra tại một nhà thờ ở Edmonton vào sáng Chúa Nhật Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trong khi những người biểu tình tập trung ở đó để phản đối một linh mục Công Giáo, sau khi báo chí tường thuật rằng vị linh mục cho rằng các báo cáo về những ngôi mộ vô danh tại các Trường Nội Trú dành cho người bản địa là “dối trá”.

Cha Marcin Mironiuk, Cha Sở Giáo xứ Đức Mẹ Nữ Vương Ba Lan, đã bày tỏ những lo ngại của ngài trước tin tức về những ngôi mộ vô danh gần các Trường Nội Trú dành cho người bản địa.

“Bất thình lình, chúng ta thấy các báo cáo dồn dập về những ngôi mộ vô danh gần các Trường Nội Trú dành cho người bản địa. Tôi cho rằng có những sự thổi phồng và thao túng”

Cha Marcin Mironiuk đã nói như trên trong một thánh lễ vào ngày 18 tháng Bảy, tức là gần một tháng nay rồi. Các phương tiện truyền thông bài Công Giáo đang quyết liệt muốn gây khó khăn cho Giáo Hội Công Giáo nên họ xét nét kỹ từng video trong các thánh lễ trực tuyến và làm ầm ĩ lên.

Taz Augustine, người đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài nhà thờ buổi sáng Chúa Nhật gào lên.

“Chúng tôi ở đây để nói sự thật và chúng tôi ở đây để buộc ông ta phải chịu trách nhiệm. Và chúng tôi ở đây để cho những người này biết rằng chúng tôi không còn chịu đựng điều này nữa”.

Theo yêu cầu của Tổng giáo phận Công Giáo Edmonton Cha Mironiuk đã xin lỗi về những bình luận của mình vào tuần trước. Ngài cũng đã được yêu cầu tạm ngưng các thừa tác vụ công khai.

Tuy nhiên, Taz Augustine cho rằng những hành động này không đủ để giải quyết tác hại do lời nói của Cha Mironiuk gây ra. Căng thẳng đã dâng cao giữa giáo dân và những người biểu tình bên ngoài nhà thờ khi nhóm những người biểu tình muốn gây rối thánh lễ.

Khoảng 11 giờ sáng, những người biểu tình đã cố gắng xông vào nhà thờ, nhưng gặp phải sự chống trả quyết liệt của anh chị em giáo dân Ba Lan. Cảnh sát Edmonton đã đến hiện trường sau cuộc hỗn chiến. Không có vụ bắt giữ nào được thực hiện.
Source:CBC News

2. Ít nhất 28 người thiệt mạng trong vụ nổ thùng nhiên liệu ở Li Băng

Bộ Y tế cho biết, ít nhất 28 người đã thiệt mạng và 79 người bị thương khi một thùng nhiên liệu phát nổ ở miền bắc Li Băng vào sáng sớm Chúa Nhật Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Các nguồn tin quân sự và an ninh cho biết, quân đội đã thu giữ một thùng chứa nhiên liệu do dân chợ đen giấu và đang giao xăng cho người dân thì vụ nổ xảy ra.

Li Băng đang thiếu nhiên liệu trầm trọng, dẫn đến việc phải xếp hàng dài tại các trạm xăng và tình trạng mất điện kéo dài.

Đã có các báo cáo khác nhau về nguyên nhân gây ra vụ nổ. Một nguồn tin cho rằng một viên đạn bắn vào thùng xăng. Trong khi, cũng có các báo cáo khác rằng nguyên nhân là do một người châm lửa.

Những người biểu tình, vốn đã tức giận với cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này, đã đổ lỗi hoàn toàn lên các chính trị gia của Li Băng khi họ biểu tình bên ngoài tư dinh của thủ tướng và ném đá vào tòa nhà.

Những người biểu tình xịt sơn lên tòa nhà dòng chữ “Akkar đã bị phóng hỏa bởi các đại biểu của nó trong quốc hội”. Akkar là một trong những khu vực nghèo nhất của Li Băng, nơi vụ nổ xảy ra.

Abdelrahman, khuôn mặt và cơ thể phủ đầy các vải băng khi nằm trong bệnh viện al-Salam ở Tripoli, là một trong những người xếp hàng để lấy xăng.

“Có hàng trăm người tụ tập ở đó, ngay bên cạnh chiếc thùng phuy, và chỉ có Chúa mới biết chuyện gì đã xảy ra với họ”, anh nói.
Source:Reuters

3. Đức Thánh Cha Phanxicô 'muốn cử hành thánh lễ công khai' ở Tô Cách Lan trong chuyến viếng thăm?

Đức Thánh Cha sẽ đến thăm Tô Cách Lan lần đầu tiên vào tháng 11. Đó là một trong những chuyến tông du lớn đầu tiên của ngài sau cuộc phẫu thuật đại tràng vào tháng Bảy.

Ngài dự kiến sẽ phát biểu trước hội nghị COP26 và gặp gỡ các giám mục Tô Cách Lan, nhưng các nguồn tin cho biết Đức Giáo Hoàng cũng muốn cử hành một thánh lễ công cộng.

Một nguồn tin nói với tờ The Mail hôm Chúa Nhật Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời rằng:

“Việc Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ công cộng chưa được xác nhận 100%, nhưng chúng tôi biết ngài muốn làm điều đó và đó là lý do tại sao mọi người đang xem xét tính chất thực tế, chẳng hạn như địa điểm và thời gian, tùy thuộc vào phần còn lại của lịch trình khá chặt chẽ của ngài.”

“Biến cố này sẽ phải phù hợp với bài diễn văn của ngài trước hội nghị và cuộc gặp gỡ của ngài với các giám mục”.

“Có một số nghi ngờ về việc liệu một buổi cử hành như thế có thể được lên kế hoạch hay không, nhưng Đức Giáo Hoàng cử hành thánh lễ mỗi ngày và ngài chắc chắn muốn cử hành một thánh lễ cho người dân Tô Cách Lan”.

“Điều này chưa được xác nhận tuyệt đối, nhưng ngài muốn làm điều đó, và nếu Đức Giáo Hoàng muốn cử hành thánh lễ cho công chúng Tô Cách Lan, thì sẽ có một mong muốn rất lớn để biến điều đó thành hiện thực”.

Đức Bênêđíctô XVI đã cử hành thánh lễ tại Công viên Bellahouston ở Glasgow vào năm 2010, và trước đó Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng đã cử hành thánh lễ tại cùng một địa điểm vào năm 1982.
Source:Scotsman