Ngày 23-08-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:07 23/08/2009
MÙ DẮT MÙ

N2T


Con cáo mù lạc đường, đang lúc sốt ruột lo âu, đột nhiên nghe tiếng bước xa xa đến gần, vội vàng hỏi trong vui sướng:

- “Chào anh bạn, xin hỏi, đến đường. .xx...ấy, làm sao đi ?”

- “Anh không thấy sao ?”

- “Thấy thì còn hỏi anh làm gì”.


Đối phương lần chần một chút, trả lời:

- “Được, đi với tôi”.

Con cáo đi sau lưng người ấy, người ấy bảo sao nghe vậy.

Đi không bao lâu, hai đứa tập tễnh tiến vào ngõ cụt, loay hoay hết ngày hết buổi mới ra khỏi đó, tiếp tục đi lại lọt vào cái chuồng lợn, khắp nguời đầy mùi hôi thối, lại đi tiếp và cả hai lại rơi vào trong hồ nước, thật lúng túng không dễ dàng để bám vào bờ, cuối cùng con cáo mù chịu không nỗi kêu thét lên:

- “Anh dẫn đường, nhưng rốt cuộc dẫn như thế nào đây ?”

Rất lâu, chỉ nghe đối phương biết lỗi nói: “Tôi cũng là kẻ mù như anh ạ!”

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

“Mù mà lại dắt mù sao được? Lẽ nào cả hai không sa xuống hố.” (Lc 6, 39)

Con người ta không có chi khổ cho bằng bị mù, bởi vì mù thì không thấy. Mù thì không thấy cha mẹ, anh chị em hình dáng ra sao, đẹp xấu thế nào ? Mù thì không biêt trời đất, phố xá, xe cộ nó ra làm sao, hình thù như thế nào, tóm lại, mù thì khổ vô cùng.

Nhưng con mắt tâm hồn mà bị mù thì càng khổ hơn. Vậy thế nào là mù trong tâm hồn ?

Theo tôi, người mù trong tâm hồn là người kiêu căng, biết mình sai mà không nhận mình sai, thấy người khác trổi vượt hơn mình là đem lòng ghen tức...

Người bị mù con mắt tâm hồn là người biết một chút xíu về phương diện nào đó, học lóm đựơc cái gì đó, nhưng thích phô trương giữa công chúng, thích làm thầy dạy người khác.

Xã hội chán khối người bị mù trong tâm hồn, nên xã hội loạn; cộng đoàn nào có thành viên bị mù con mắt tâm hồn thì cộng đoàn ấy thật đáng thương hại. Người bị mù tâm hồn mà giữ được chức vụ trọng yếu trong cộng đoàn, thì đúng là tội nghiệp cho cộng đoàn ấy, lời của Chúa Giê-su nói chẳng sai chút nào: “Mù mà dắt mù được sao, lẽ nào cả hai không sa xuống hố ?...”

Con mắt tâm hồn của chúng ta có bị mù không ?

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:08 23/08/2009
N2T


34. Khiêm tốn là do bởi linh hồn biết mình mà phát sinh ra khuynh hướng tự khinh khi mình; có khiêm tốn thì con người mới bằng lòng phục tùng Thiên Chúa, và vì Thiên Chúa mà phục vụ người khác.

(Thánh John Berchmans)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:09 23/08/2009
N2T


207. Có nhiều gan dạ và hiểu biết thì mở đầu sự nghiệp có thể làm rất thành công.

 
Giải thích Phụng Vụ: Những Thánh Lễ an táng.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:59 23/08/2009
Nói thêm về những nghi thức Đông Phương

ROME (Zenit.org),- Giải đáp của cha Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Ai có thể được Giáo Hội chôn cất, và ai có thể được một Thánh lễ an táng? Nếu một người tín hữu của Giáo Hội Công Giáo chưa được rửa tội trước khi chết, nhưng có ý muốn được rửa tội, có thể cử hành một Thánh Lễ an táng cho họ không? Nếu một người Công Giáo đã được rửa tội, đã nhận lãnh sự Rước Lễ lần đầu và đã được thêm sức, nhưng hôn nhân của họ không được làm phép trước khi chết, có thể cử hành Thánh Lễ cho họ không? Nói sao về một thành viên Giáo Hội đã đóng góp tài chánh bao nhiêu năm cho Giáo Hội và có những địa vị trong Giáo Hội, nhưng sau khi ông chết người ta hồ nghi không biết ông đã được rửa tội chưa? Ông ấy có thể được an táng theo nghi thức Giáo Hội không, hay là có thể cử hành Thánh Lễ cho ông ấy không?—D.A., Accra, Ghana.

Giáo hội thường quảng đại với những người đã qua đời, và trong những giới hạn của nó.

Trước hết, chúng ta phải phân biệt giữa sự dâng một Thánh Lễ an táng và sự cử hành một Thánh Lễ với ý chỉ cầu cho sự nghỉ an đời đời của một linh hồn đặc biệt.

Vì ý sau cùng là ý cơ bản riêng của linh mục, cho dầu dâng theo sự thỉnh cầu của một người đặc biệt, và vì thực tế không có những hạn chế về kẻ chúng ta có thể cầu nguyện, hầu hết các ý chỉ có thể được chấp nhận. Trong những trường hợp có thể gây gương xấu, cách riêng nếu người ấy bị từ chối Thánh Lễ an táng, thì công khai hóa ý chỉ này sẽ là điều bất khôn.

Ngược lại, một Thánh Lễ an táng, là một hành vi cơ bản công khai trong đó Giáo Hội cầu bàu cho kẻ qua đời có tên tuổi. Một Thánh Lể an táng là một Thánh Lễ sử dụng những công thức trong Sách Lễ Roma và trong sách các phép về những đám tang. Một số công thức này có thể được sử dụng dầu không có xác của ngưòi qua đời.

Vì bản tính công khai của nó, sự cầu xin công khai của Giáo Hội cho một linh hồn qua đời bị hạn chế hơn. Một Thánh Lễ an táng có thể được cử hành cho hầu hết các người Công Giáo, nhưng có những trường hợp đặc biệt trong đó giáo luật đòi buộc phải từ chối một Thánh Lễ an táng. Giáo Luật 1184-1185 nói:

“Giáo Luật 1184 tiết 1. Trừ khi đã biểu lộ dấu chỉ sám hối nào đó trước khi qua đời, những người sau đây không được an táng theo nghi thức Giáo Hội:

1/ những người bội giáo, những người lạc giáo và những người ly giáo hiển nhiên;

2/ những ngươi đã chọn hoả táng thi hài mình vì những lý do nghịch với đức tin Kitô giáo.

3/ những tội nhân hiển nhiên khác, mà việc an táng theo nghi thức Giào Hội không thể không gây gương xấu công khai cho các tín hữu.

Tiết 2. Nếu nẩy sinh một hồ nghi nào, thì phải tham khảo ý kiến của Đấng Bản Quyền địa phương và phải tuân theo phán quyết của ngài.

“Giáo Luật 1185:. Cũng phải từ chối bất cứ Thánh lễ an táng nào đối với người bị tước quyền được an táng theo nghi thức Giáo Hội

Trên thực tế, những sự lên án nghiêm khắc này được áp dụng cách hoạ hiếm. Một phần, là vì nhiều tội nhân có những dấu chỉ sám hối trước khi chết.

Tương tự, các Giáo Luật có thể được mở cho một số giải thích. Trong Số 1184 tiết 1 tiếng hiển nhiên có nghĩa là được biết công khai. Do đó kẻ nào dã bỏ đức tin và kết hợp với một nhóm khác sẽ bị chối từ an táng; kẻ nào ấp ủ những nghi nan hay những bất đồng riêng tư thì không.

Những trường hợp của những kẻ chọn hoả thiêu vì những lý do nghịch đức tin thì rất hoạ hiếm và khó mà minh chứng.

Những trường hợp tế nhị nhất là những trường hợp trong Số 1184 tiết 1,3. Nhiều nhà giáo luật học nói rằng muốn bị từ chối an táng, thì người đó phải được biết đang sống công khai trong một tình trạng tội nặng và việc an táng theo Giáo Hội sẽ gây nên gương xấu.

Cách đây lối một năm tại Italy, Giáo Hội đã từ chối một sự an táng theo nghi thức Giáo Hội cho một người vận động được biết trên binh diện quốc gia về sự làm chết êm dịu (euthanasia), ông này đã xin và được chấp nhận loại bỏ hệ thống nâng đở-sự sống của ông. Trong trường hợp này sự thỉnh nguyện một sự an táng cho kẻ nào chỉ có danh Công Giáo tự nó là một sự quảng cáo để thu hút cho tổ chức sau chiến địch. Cũng vậy, người nào bị vạ tuyệt thông hay là bị cấm chế (vì dụ, một người Công Giáo chuyên việc phá thai) sẽ bị chối cử hành nghi lễ an táng.

Vì tính nghiêm khắc của những thủ tục chối từ sự an táng theo nghi thức Giáo Hội, những người sống trong hôn nhân bất hợp lệ và những kẻ tự tử thường không bị từ chối việc an táng. Trong những trường hợp ấy sự từ chối an táng có thể hơn là không phản tác dụng và gây nên sự hiểu lầm và sự cay đắng không cần thiết. Giáo Hội cầu bàu cho linh hồn và để sự xét xử cuối cùng cho Thiên Chúa.

Tương tự Thánh Lễ an táng là những Thánh Lễ giổ, những Thánh lễ này có phần ở giữa một ý và một Thánh Lễ an táng. Mặc dầu, nói cho đúng, những Thánh lễ này không bị cấm đoán theo Giáo Luật 1184, những Thánh Lễ đó sẽ không nên cử hành công khai nếu người đó đã bị chối từ lễ an táng.

Về những người Kitô hữu không-Công Giáo, giám mục địa phương có thể cho phép một lễ an táng trong một số trường hợp nói rõ trong sách Kinh Chỉ nam Đại Kết 120: “Theo sự phán đoán khôn ngoan của đấng Bản Quyền địa phương, những nghi thức Giáo Hội Công Giáo có thể được ban cho các thành viên một Giáo Hội không - Công Giáo hay là Cộng đồng giáo hội, trừ khi điều đó hiển nhiên nghịch với ý muốn của họ và miễn là không có sẵn thừa tác viên của họ, và những dự liệu chung của Giáo Luât không cấm điều đó (x.Giáo Luật 1183,3).”

Về những trường hợp thứ nhất và thứ ba do độc giả chúng ta trình bày, chúng ta có thể qui chiếu về Giáo Luật 1183.

“Giáo Luật 1183 tiết 1. Về những gì liên quan đến việc mai táng, các người dự tòng phải được coi như như các Kitô hữu.

“tiết 2. Đấng Bản Quyền địa phương có thể ban phép cử hành an táng theo nghi thức Giáo Hội cho những nhi đồng nào mà cha mẹ đã có ý xin Rửa Tội, nhưng đã chết trước khi được Rửa Tội.”

Điều này sẽ áp dụng cho người nào đã có ý nhận phép Rửa Tội nhưng bị ngăn trở vì chết, cũng như cho người nào bị hồ nghi không biết Rửa Tội chưa, nhưng đã sống tích cực trong Giáo Hội.

Trong trường hợp thứ nhất phụng vụ an táng có thể được cử hành như thường, chỉ bỏ ngôn ngữ trực tiếp qui chiếu về bí tích. Cũng một sự đó áp dụng cho trường hợp thứ hai, nhưng sự bỏ nhắc tới bí tích sẽ chỉ được làm nếu sự kiện người đó chưa bao giờ được Rửa Tội có thể cầm chắc với một mức độ chắc chắn.

Nền tảng của sự này là giáo lý về bí tích Rửa Tội do lòng muốn, trong trường hợp này Giáo Hội tin rằng một linh hồn công khai ước muốn bí tìch sẽ nhận lãnh tất cả những ân sủng Rửa Tội trong lúc chết, trừ dấu ấn bí tích. Ân sủng sau không được ban bởi vì nó trực tiếp hướng về sự thi hành sự thờ phượng trong cuộc sống.

Sau cùng, các lễ an táng Công Giáo không được cử hành cho những kẻ không-Kitô hữu.

* * *

Tiếp theo: Những nghi thức Đông Phương và Chính Thống Giáo.

Liên quan với những giải thích lần trước về việc tham dự Thánh Lễ trong những Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, một câu hỏi trên vi tính từ một độc giả tại Nữu Ước làm nẩy lên một điểm hứng thú.

Độc giả chúng tôi đã viết: “Con muốn hỏi một câu hỏi về những người Công Giáo thuộc nghi thức Roma mà tham dự những phụng vụ của những nghi thức Đông Phương. Con đã lưu ý rằng một số người Công Giáo đã cam kết, chân thành mà tham dự cách điều hòa những nghi thức khác (Marinite và Melkite, ví dụ) vì những lý do con coi như đơn thuần thẩm mỹ. Con chắc rằng điều này không lỗi bác ái nếu con ca thán về những người ấy, và con không hoàn toàn không thiện cảm--tất cả chúng ta đều tham dự những Thánh Lễ mà, tuy thành sự và hợp lệ, thiếu sự cung kính và thiêng liêng. Nhưng con lấy làm kỳ là bỏ nghi lễ ‘của các anh’ vì các anh thích nhạc và nhữrng nghi nghi thức của kẻ khá. Có cái gì ‘sai’ với sự này không?”

Tôi sẽ do dự kết tội những người ấy, vì cuộc hành trình thiêng liêng của mỗi người có thể theo nhiều con đường, một số đường tạm thời và một số khác vĩnh viễn. Tham dự một nghi thức khác vì những lý do thẩm mỹ có thể xem ra là nông cạn, nhưng không có cách nào biết có phải đó là cách Chúa Quan Phòng hướng dẫn một người nào đó tới sự hiểu biết thâm sâu hơn về mầu nhiệm tàng ẩn.

Điều cũng thật là sự kinh nghiệm những nghi thức khác thường là một kinh nghiệm tích cực. Một bên nó mở ra kho báu vô chủ về sự hiệp nhất-trong-khác biệt của Giáo Hội phổ quát. Bên kia, điều đó có thể dẫn tới mọt sự đánh giá về nghi thức của mình khi được cử hành đúng đắn.

Tôi thiết nghĩ điểm cuối cùng này là quan trọng bởi vì thỉnh thoảng có một thành kiến ẩn giấu chống lại nghi thức Roma, cách riêng trong hình thức bình thường của nó--một thành kiến thấy những nghi thức Đông Phương như một điều gì có phần nội tại đích thực hơn, đáng kính hơn, và với một cảm giác sâu xa hơn về sự thánh thiêng.

Sự này là hầu như có thể là trường hợp về những sai lầm của nghi thức Roma như được độc giả chúng ta nhắm tới. Điều có lẽ cũng thật là sự linh động cố kết của nghi thức Roma làm cho nó tùy thuộc dễ dàng hơn với những cử hành bản chất nghèo nàn hơn là những nghi thức phương Đông tương đối không thay đổi.

Tuy nhiên, khi nghi thức Roma được cử hành đúng đắn, thì nó có thể cũng là thiêng liêng và cũng là đáng kính như bất cứ nghi thức Đông Phương nào. Nó sẽ ngắn hơn, chắc chắn, và nó cũng sẽ điềm đạm hơn trong những cách diễn tả của nó, nhưng bấy giờ sự vắn tằt và sự điềm đạm đã là những đặc tính của phụng vụ Roman.

Tôi đã gặp nhiều người Công Giáo Đông Phương bày tỏ sự đánh giá cao về nghi thức Roma. Một số người coi trọng chiều hướng sự tham gia của các tín hữu, ít có hơn trong một số nghi thức phương Đông. Những người khác thích vẻ đẹp tuyệt vời và sự thay đổi của những bài hát Gregorian cho phần thường của Thánh Lễ sánh với sự không thay đổi tương đối của giọng hát. Như vậy sự đánh giá thâm mỹ có thể tiến hành cả hai đàng.

Do đó không phải là trường hợp của một sự này tốt hơn sự kia, nhưng của mỗi một sự cố gắng hợp pháp và thánh thiện hầu dâng một hy lễ xứng đáng cho Chúa.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:54 23/08/2009
CON CÒ DIỆC TRẮNG TỰ THẮT NÚT

N2T


Con cò diệc trắng bị bệnh, cơm nước chẳng màng nghĩ tới, hơi thở yếu ớt suy nhược, không ngớt than vãn:

- “Khổ quá, quá khổ, có ai đến cứu giúp tôi với”.

Cú mèo nói với Đấng tạo hóa cứu giúp, Ngài kiểm tra một hồi, rồi thở dài nói:

- “Nó không có bệnh tật gì cả, chỉ là đem cái tâm của mình buộc chặt mà thôi”.

Cú mèo nói:

- “Như vậy thì mau giúp nó nới lỏng ra ạ!”

Đấng tạo hóa nói:

- “Chính nó tự thắt mình đấy, nó không tự giải tháo, thì người khác giúp đựơc cái gì chứ ?”

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Con người ta khi làm một chuyện gì trái với lương tâm, thì thường bị mặc cảm giày vò, hoặc vì cảm thấy mình thua thiệt với chúng bạn nhiều quá mà sinh ra mặc cảm, luôn thu mình trong cái vỏ mặc cảm thua thiệt- như con ốc thu mình trong cái vỏ cứng- và mặc cảm này càng ngày càng lớn không thể thu hẹp trong tâm hồn đựơc nữa, nên khi có cơ hội là bùng nổ ghê gớm (như hận đời, chán đời, và có thể đi đến giết người hay tự tử…)

Tự mình giam mình trong cái vỏ mặc cảm thì cũng giống như tự mình ngồi tù, giam mình trong bốn bức tường của mặc cảm, rồi yếm thế, chán đời, mất luôn nguồn sinh khí của tuổi trẻ, chẳng khác gì để phí tuổi thanh xuân trong nhà tù.

Không một bác sĩ nào có thể chữa lành cho chúng ta cái bệnh mặc cảm, các bác sĩ chuyên về khoa tâm lý trị liệu, cũng chỉ đưa ra phương pháp để giúp chúng ta mà thôi, còn trị liệu là do chúng ta tự chữa lấy.

Nếu chúng ta không tự mình chữa cho mình, thì không ai có thể giúp được chúng ta.

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:55 23/08/2009
N2T


35. Tôi mong muốn trở thành một thánh nữ, nhưng không dựa vào công lao của mình, bởi vì tôi không có công lao gì.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 23/08/2009
N2T


208. Hoan nghênh là mãi mãi ở trong nụ cười.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục Dòng Augustinô giải thích chương trình cho những ơn gọi mới.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:00 23/08/2009
Cha Bề Trên nhấn mạnh những thách đố làm việc tại Trung Hoa

MADRID (Zenit.org).- Tân Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Augustinô diễn tả những thách đố hội dòng của ngài đối mặt đối với Trung Hoa, trong việc hướng dẫn những ơn gọi mới, và giáo dục tốt các ơn gọi đó.

Cha Francisco Javier Jimenez được bàu làm Bề Trên Giám Tỉnh Thánh Nicholas tại Tolentine.

Linh mục đã làm việc trong các trường học và các giáo xứ tại Tây Ban Nha, cũng như những xứ truyền giáo tại Brasil, và đã phục vụ nhiều năm với tư cách huấn luyện viên các tu sĩ trẻ.

Trong một cuộc phỏng vấn, bề trên mới đã phác thảo nhiều nhu cầu mà ngài muốn tập trung vào trong giáo tỉnh của ngài, trải dài qua 9 nước và ba lục dịa

Giữa những nước này, linh mục nói, có nhu cầu “tiếp tục cầu nguyện và làm việc cho các ơn gọi” và bền bỉ trong cố gắng đào tạo liên tiếp.”

Một trong những thách đố lớn nhất của giáo tỉnh, ngài ghi nhận, là làm việc tại Trung Hoa.

Nước này được “mở ra cho hy vọng,” Cha Jimenez nói, và những ơn gọi tiếp tục nẩy lên từ đây.

Cũng vậy, ngài nói thêm, “sự tiếp xúc và tương quan lớn hơn mà chúng ta có với họ, sự tự do lớn hơn” dân chúng đang cảm thấy.

Cha ghi nhận chúng ta sẽ phải “bắt đầu chuẩn bị một số tu sĩ nói tiếng Trung Hoa hầu tương lai sẽ không làm việc với bàn tay trắng.”

Sự khó nghèo mới

Vị bề trên giải thích rằng giáo tỉnh của ngài cũng đang gia tăng lưu tâm tới thừa tác vụ cho những di dân.

Ngài nói tiếp: “Đó là một trong những cảnh nghèo mới, nơi đời sống tu sĩ phải hiện diện. Giáo tỉnh chúng ta không thể chịu bị cô lập hay là dửng dưng trước mắt thực tại đòi hỏi này.

“Chúng ta muốn chú trọng tới điều này bởi vì Thiên Chúa đi và sống giữa người nghèo.”

Trong tu nghị tỉnh đòng mới đây đã bàu ngài, bề trên tường thuật, đã có quyết định đóng góp 0,7% thu nhập của hội dòng cho kẻ nghèo

Điều này nhắm “đề cao sự dấn thân của chúng ta” và ‘sự chọn” lấy họ, ngài nói thêm.

Cha Jimenez đã khẳng định rằng những cộng đồng tu sĩ của ngài đối mặt cũng những thách đố như tất cả các tu sĩ khác: “làm sao ngày nay cho được một bằng chứng thật sự, thu hút, rõ ràng, can đảm và dứt khoác về sự theo Chúa Giêsu.”

Ngài đã công bố “Tây Ban Nha không còn là một vùng đất phì nhiêu “ cho các ơn gọi, và bắt buộc chúng ta thấy một bức tranh to hơn trong thời gian ngắn và dài hạn.”

Đa số những ơn gọi, ngài nói, đến từ Mexico (13), Costa Rica (5), Brazil (5), và Trung Hoa (4).

Giáo dục tu sĩ

Linh mục đã khẳng định rằng họ sẽ nhìn tới chuơng trình dào tạo, hầu tới một sự thỏa thuận về kiểu tu sĩ “chúng ta muốn và cần đào tạo,” và những kinh nghiệm và những vị trí giáo dục nào thuận lợi cho sự này.

Cha Jimenez đã nói rằng thỉnh thoảng giới trẻ trong khả năng suy xét về ơn gọi bị “ nặng gánh với các vấn đề tuổi trẻ ngày nay: chủ nghĩa cá nhân rõ ràng, tìm kiếm sự hoàn thiện cá nhân trên cả phương án chia sẻ và công cộng, những khuynh hướng chủ nghĩa dân tộc mạnh làm ngăn trở tính phổ quát đòi hỏi trong các cộng đồng chúng ta và trong giáo tỉnh chúng ta.”

Tuy nhiên, ngài nói thêm, “họ cũng có nhiều đức tính, những nhân đức cá nhân, một sự ước muốn thành thật hiến mình cho Chúa trong gia đình chúng ta, một tình yêu thành thật đối với những quan tâm tu sĩ, thừa sai và mục vụ chúng ta.

Linh mục bề trên đã giải thích“Nghệ thuật đào tạo hệ tại việc từ từ và nhẫn nại làm giảm cái trườc và tăng cường cái sau”.

Thành phần của sự đào tạo này, ngài nói, là cởi mở làm việc hơn trong sự cộng tác với giáo dân.

“Tôi thiết nghĩ bây giờ là thời gian tiến bước,” linh mục khẳng định, “Chúng ta không thể chờ có đủ điều kiện hay là muốn hoản lại hơn nữa,”

”Chúng ta muốn thêm, nhân lên, chia sẻ với người giáo dân tinh thần và sứ vụ của chúng ta,” ngài nói.

“Chúng ta cần những cộng tác viên,” Cha Jimenez kết luận, “chúng ta cần phó thác, tin tưởng, hành động, nâng dỡ, giao trách nhiệm và vai trò lãnh đạo cho người giáo dân nào muốn và có khả năng giúp chúng ta.”
 
Giám mục tại Sudan cảnh báo đến Giáo Hội giả tạo.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:13 23/08/2009
Ngài khích lệ người Công Giáo nâng đỡ nhau trong đức tin.

RUMBEK, SUDAN (Zenit.org),- Giám mục Rumbek tại miền nam Sudan khích lệ những người Công Giáo tăng cường việc học hỏi của họ trong đức tin hầu tránh bị lôi cuốn khỏi Giáo Hội bởi một giáo phái mới.

Theo cơ quan thông tin Công Giáo Châu Phi, Giám Mục Cesare Mazzolani đã khẳng định điều này trong một thơ mục vụ gởi cho tất cả những người Công giáo và Kitô hữu trong vùng.

Ngài nói, “Tôi báo động anh chị em cách rõ ràng và mạnh mẽ, hởi các Kitô hữu thân mến, những người tự gọi mình là Giáo Hội Công Giáo Cải Cách, thật tế, không còn là những thành phần được thừa nhận của Giáo Hội Công Giáo nữa và anh chị em đừng có theo họ. “

Vị Giám Chức khuyên bảo tránh những người này và “ảnh hưởng của họ trên sự sống cuả anh chị em như là những Kitô hữu” kẻo họ “dẫn anh chị em đi xa chân lý và đức tin thật,”

Ngài giải thích rằng những thành viên giáo hội này “không những đã vứt bỏ sự vâng phục Đức Giáo Hoàng,” mà còn bỏ rơi “tình trạng độc thân linh mục.”

Họ không tuân giữ “tất cả 10 điều răn Chúa, như Giáo Hội Công Giáo dạy”.

Ngài khẳng định rằng “những thầy dạy giả dối này “ đã “chọn một con đường lầm lạc ” và “làm cho dân chúng sai lầm.”

Ngài giải thích, “Những thầy dạy này chỉ bắt chước những nghi thức bề ngoài của Giáo Hội và một số thực hành của Giáo Hội, nhưng tôn giáo của họ là giả dối, không phài là đức tin Công Giáo như chúng ta biết.”

Những người luôn luôn bắt chước người khác

Những kẻ theo Giáo Hội Cải Cách là “những kẻ bắt chước hoàn toàn,” Giám Mục Mazzolani cảnh cáo, họ bắt chước những kinh nguyện, những bài đọc, và những lễ nghi bề ngoài đến nổi “những người đơn sơ” tưởng họ đang tham dự một Thánh Lễ Công Giáo.

Ngài nói tiếp: “Hãy coi chừng vì đó là những thực hành giả tạo, không phải Công Giáo. Đừng có tham dự những buổi lễ như thế hay là anh chị em sẽ bị đưa tới chỗ lầm lẫn mà thôi.”

Vị giám chức giải thích rằng những thành phần giáo phái đó công kích những huấn giáo Công Giáo và “ hạ giá các người lãnh đạo Giáo Hội.”

Ngài nói thêm rằng “những người Công Giáo cải cách này” sẽ “ kêu gọi tới sự tranh đấu của dân chúng như là một cái gì Giáo Hội Công Giáo truyền thống không khả năng đương đầu hay giải quyết.”

“Quan niệm này cũng hoàn toàn sai,” giám mục khẳng định, “bởi vì Giáo Hội sống rất gần dân chúng và các lãnh đạo dân chúng để đạt được sự hoà bình và sự hoà giải cần thiết.”

Ngài nói tiếp: “Cuối cùng họ sẽ cố gắng làm cho dân đơn sợ bất mãn với Giáo Hội Công Giáo truyền thống của họ để đi theo giáo hội cải cách của họ, là giáo hội không phải Giáo Hội Công Giáo.

“Trong giáo hội bắt chước này bất cứ ai bị lạc lối sẽ thấy mình cô đơn và lạc mất trong sự lầm lẫn hoàn toàn.”

Vị giám chức khuyên người tín hữu “tìm kiếm chân lý.”

Giám mục Mazzolani đã cảnh cáo rằng những “thành phần cải cách này” sẽ “xúi anh chị em đố kỵ với Giáo Hội của anh chị em như họ đã đố kỵ, và xúi bất tuân lề luật của Giáo Hội, điều mà họ đã làm, và xúi làm mất ân huệ quí báu đức tin của anh chị em.”

Ân huệ quí báu

Ngài nói thêm,”Làm mất đức tin của anh chị em, tức là anh chị em đã mất ân huệ đáng giá nhất mà Thiên chúa đã ban cho anh chị em.”

“Hôm nay chúng tôi kêu gọi anh chị em tìm kiếm chân lý, “ ngài khuyên bảo,” và chân lý chỉ được gặp trong chúa Kitô và Giáo Hội Người đã thiết lập.”

Vị giám, chức kêu gọi những người Công Gáio “cầu ngưyện, phân biệt và nhận lấy sự hường dẫn hầu cùng nhau chúng ta tìm kiếm và theo chân lý.”

Ngài nói tiếp: “Phải cảnh giác và ở trung thành với các linh mục, nữ tu, và anh em của anh chị em trong những đội tông đồ. Hãy cùng nhau cầu nguyện thường hơn, và với đức tin sâu sắc hơn.”

Giám mục khuyên dân chúng đi gặp các linh mục và tu sĩ để nói chuyện về những nghi nan và những tư tưởng giả đối lan tràn trong công đồng, và tìm kiếm sự hướng dẫn cho toàn thể gia đình nhờ những kẻ sống trung thành với các huấn giáo của Giáo Hội.

“Hãy giúp đỡ lẫn nhau để khỏi bị lôi cuốn, ” ngài khích lệ.

Giám mục Mazzolani kêu gọi các giáo lý viên chống lại cơn cám dỗ “bị mua chuộc bởi tiền của hay lời hứa” và giữ khỏi dạy giáo lý sai lầm.

Ngài kết thúc với lời cầu xin Chúa sẽ “nuôi dưỡng anh chị em với sự can đảm, hầu biết và yêu mến chân lý đức tin của anh chị em và bênh vực đức tin ấy.”
 
Niềm vui thiên đàng có thể khởi sự dưới đất
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
10:35 23/08/2009
Đức Giáo Hoàng nói các tín hữu được kêu gọi bắt chước Đức Maria

CASTEL GANDOLFO, ITALY (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức nói niềm vui thiên đàng có thể bắt đầu dưới đất bằng sự đáp ứng tiếng gọi của Thiên Chúa chia sẻ trong một tương quan tương tự như sự trao đổi mầu nhiệm đã xảy ra giữa Chúa Kitô và Đức Maria

Đức Giáo Hoàng đã nói về sự song song giữa Chúa Giêsu và Mẹ của Người—“Đức Maria được ‘cất lên’ tới chỗ từ đó người Con ‘đã xuống’”—trong khi đọc kinh truyền Tin Chúa Nhật tại Castel Gandolfo. Đức Thánh Cha đã lưu ý ngày thứ Bảy là ngày lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, đang khi bài đọc Tin Mừng Chúa Nhật nói về Chúa Giêsu, bánh hằng sống từ trời xuống.

“Chúng ta không thể dửng dưng về sự song song này, quay tròn xung quanh sự biểu trưng của thiên đàng,” ngài nói. “Tất nhiên ngôn ngữ kinh thánh này diễn tả với một thuật ngữ ẩn dụ, một điều không hoàn toàn đi vào trong thế giới những quan niệm và những hình ảnh của chùng ta. Nhưng, chùng ta hãy dừng lại một chút để suy tư.”

Đức Thánh Cha tiếp tục ghi nhận Chúa Giêsu là bánh hằng sống, “của ăn thật ban sự sống,” nhưng thân xác trần gian của Người đã được lãnh nhận từ Đức Trinh Nữ Maria.

“Thiên Chúa đã lấy từ Đức Maria một thân xác loài người để đi vào trong điều kiện con người hay chết của chúng ta,” Giám Mục thành Rome đã giải tíich.” “Tới phiên mình, lúc kết thúc sự sống trần thế, thân xác của Đức Trinh Nữ được Thiên Chúa đưa về thiên đàng và được cho vào điều kiện cõi trời.”

“Hỡi các anh chị em thân mến,” ngài nói tiếp, “điều gì đã xảy ra cho Đức Maria thì cũng xảy ra, tuy một cách khác nhưng thật, cho mọi người nam và nữ, bởi vì Thiên Chúa đòi hỏi mỗi người chúng ta đón nhận Người, cho Người sử dụng những tâm hồn và những thân xác chúng ta, toàn diện sự sống chúng ta, xác thịt chúng ta—như Kinh thánh nói--hầu Người có thể ở trong thế giới.”

“Người kêu gọi chúng ta kết hợp với Người trong bì tích Thánh Thể, Bánh được bẻ ra cho sự sống thế giới, để cùng nhau xây dựng Giáo Hội, Thân Thể của Ngườ trong lịch sử.” Đức Giáo Hoàng nói thêm. “Và nếu chúng ta nói ‘vâng’ như Đức Maria, trong cũng một mức độ của cái ‘vâng’ này của chúng ta, thì sự trao đổi mầu nhiệm này cũng sẽ xảy ra cho chúng ta và trong chúng ta: Chúng ta sẽ được thừa nhận vào trong phẩm giá của Đấng đã lấy nhân tính của chúng ta.”

Đức Biển Đức XVI đã khẳng định rằng Thánh Thể là “khí cụ của sự biến đổi hỗ tương này.”

“Người là Đầu và chúng ta là chi thể. Người là Cây Nho và chúng ta là cành,” ngài nói. “Kẻ nào ăn Bánh này và sống trong sự hiệp thông với Chúa Giêsu, bằng lòng để mình được biến đổi bởi Người và trong Người, thì được cứu khỏi sự chết đời đời: Chắc chắn người này sẽ chết như mọi người, cũng tham gia trong mầu nhiệm sự thương khó và thánh giá Chúa Kitô, nhưng họ không còn là một tên nô lệ sự chết, và họ sẽ chổi dậy trong ngày sau hết để hưởng bữa tiệc đời đời với Đức Maria và toàn thể các thánh.”

Sau cùng, Đức Thánh Cha bảo đảm, “ngày lễ này của Thiên Chúa” bắt đầu trên trái đất.

“Đó là môt mầu nhiệm đức tin, hy vọng và yêu mến, được cử hành trong phụng vụ, cách riêng phụng vụ Thánh Thể, và được diễn tả trong sự hiệp thông huynh đệ và phục vụ người thân cận của chúng ta. Người kết thúc, “chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Chí Thánh giúp chúng ta luôn luôn lấy đúc tin nuôi dưỡng chúng ta bằng bánh sự sống đời đời hầu cảm nghiệm ngay đưới đất niềm vui trên trời.”
 
Cộng Hòa Tiệp chuẩn bị cho đón tiếp Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
18:29 23/08/2009
Chuyến viếng thăm đầu tiên ra nước ngoài kể từ khi ban bố thông điệp « Caritas in veritate »

Roma, ngày 21.08.2009 (Zenit) – Các linh mục, các nhà giáo và chức quyền khác nhau thuộc cộng hòa Tiệp sẽ học hỏi thông điệp « Caritas in veritate » (Đức ái trong chân lý) của ĐTC Biển Đức XVI, nhân một cuộc hội thảo sẽ được tổ chức ở thành phố Brno vào ngày 19.09.2009, một tuần lễ trước cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tới quốc gia này.

Ông David Macek, đảng viên Dân Chủ Kitô Giáo đã loan báo tin trên qua đài phát thanh Vatican vào ngày 17.08.2009 vừa qua.

Mục đích cuộc hỏi thảo nhằm giúp các tín hữu Tiệp chuẩn bị cho cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha. Ông nói tiếp: chuyến viếng thăm tông tòa tới Tiệp của Đức Thánh Cha sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên ra nước ngoài kể từ khi ban bố thông điệp, như vậy chắc chắn là dịp thuận lợi để suy tư thêm về kinh tế và những vấn đề xã hội liên quan.

Sau đây là chương trình chuyến viếng thăm ba ngày của Đức Thánh Cha: Ngài sẽ đáp xuống phi trường quốc tế Stara Ruzyne gần thủ đô Praha (Prag) vào ngày 26.09.2009. Sau khi kính viếng Chúa Hài Đồng trong thánh đường Đức Bà Chiến Thắng, ĐGH sẽ tiếp kiến các quan chức đạo đời. Tiếp đó, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự hát kinh chiều trong nhà thờ chính tòa thánh Vito, Wenceslas và Adelbert.

Theo chương trình dự định, vào Chúa Nhật 27.09.2009, Đức Thánh Cha sẽ dâng thánh lễ tại phi trường quốc tế Stara Ruzyne. Vào giờ ngọ, Đức Thánh Cha sẽ nguyện kinh Truyền Tin lúc kết thúc thánh lễ. Vào buổi sau trưa, sẽ có một cuộc gặp gỡ đại kết tại tòa tổng giám mục Praha (Prag) và một cuộc gặp gỡ với giới trí thức tại đại sảnh Vladislav nằm trong lâu đài của thủ đô Tiệp.

Vào thứ hai 28.09.2009, nhân lễ kính Thánh Wenceslas, Thánh Bổn Mạng của quốc gia Tiệp, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự Thánh Lễ. Sau đó Ngài sẽ ra phi trường để giã biệt cộng hoà Tiệp, kết thúc chuyến viếng thăm tông tòa này.

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
 
Các giám mục trình bầy những thay đổi sắp tới trong Sách Lễ
Bùi Hữu Thư
19:42 23/08/2009
Mạng lưới nhắm giúp người Công Giáo quen thuộc với bản văn mới

Hoa Thịnh Đốn. ngày 21, tháng 9, 2009 (Zenit.org).- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ khởi xướng một gia trang nhắm hướng dẫn các người Công Giáo về những thay đổi về Thánh Lễ sắp được phổ biến qua bản dịch mới của Sách Lễ Rôma.

Một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục cho giới truyền thông cho hay gia trang này gồm có tất cả các nguồn gốc của các bản văn phụng vụ, những thí dụ về bản văn mới được phiên dịch, và các giải đáp các câu hỏi thường được đặt ra.

Ủy ban Phụng Tự Thánh của Hội Đồng giám mục bầy tỏ hy vọng đây sẽ nguồn tư liệu chính cho những ai chịu trách nhiệm áp dụng bản văn.

Chủ tịch uỷ ban, Đức Giám Mục Arthur Serratelli ở Paterson, New Jersey, viết lời giới thiệu trên mạng lưới: “Trong những năm từ Vatican II, chúng ta đã học biết nhiều về việc sử dụng từ ngữ phụng vụ và các bản văn mới phản ảnh sự hiểu biết mới này."

Ngài tiếp: "Các bản văn mới dễ hiểu, cao quý và chính xác.

"Các bản văn này không những cố gắng để đào sâu sự phong phú về Phúc Âm và thần học của bản viết tiếng La Tinh."

Trong năm năm qua, các đại diện của các hội đồng giám mục từ các quốc gia nói tiếng Anh dã hợp tác trong việc phiên dịch ấn bản mới của Sách Lễ La Tinh, do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phổ biến trong Năm Thánh 2000.

Tháng mười một này, các đoạn cuối sẽ được duyệt lại và đưa ra bầu phiếu bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, và sau đó sẽ được gửi cho Tòa Thánh để được thông qua và được phép sử dụng.

Mạng luới cho hay sự chấp thuận cuối cùng của toàn bộ bản văn được dự trù vào đầu năm 2010.

Đức giám mục Serratelli nói, "Chúng ta có một cơ hội lớn trong giai đoạn này không những để học hỏi về những bản văn được duyệt lại, mà cũng được đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về chính việc phụng vụ."

Ngài thêm, "Chúngtôi khuyến khích các linh mục, các thầy phó tế, các tu sĩ, các thừa tác viên phụng vụ thánh, và tất cả mọi tín hữu hãy sử dụng nguồn tư liệu được cung cấp này."

Hội đồng dự trù cung cấp một bản thảo cho bản dịch mới, chưa được sử dụng trong phụng vụ nhưng nhắm giúp cho các linh mục và tín hữu làm quen với những thay đổi sắp tới.

Gia trang nhấn mạnh nhiềm hy vọng là, “khi đến lúc sử dụng bản văn mới trong Thánh Lễ, các linh mục đã được huấn luyện đầy đủ, các tín hữu sẽ hiểu biết và quý chuộng những lời kinh cầu, và những bài nhạc cho các bản văn phụng vụ cũng sẽ được cung ứng."
 
Vatican và Bolivia ký hiệp ước hợp tác
Peter Nguyễn Minh Trung
22:52 23/08/2009
SANTA CRUZ, BOLIVIA (ZENIT) - Vatican và Bolivia đã ký Hiệp ước Hợp tác vào hôm thứ năm, đánh dấu một bước ngoặt tích cực trong quan hệ giữa Giáo hội và Nhà nước tại quốc gia này.

Đại diện Giáo hội Công giáo là Đức Hồng Y Julio Terrazas - Tổng Giám Mục Santa Cruz de la Sierra, về phía nhà nước có bộ trưởng ngoại giao Bolivia David Choquehuanca. Cả hai đã ký vào bản hiệp ước tại trường trung học Diakonia, một trường thuộc Đại học Công giáo Santa Cruz de la Sierra.

Tham dự buổi lễ còn có nhiều vị Giám mục, các quan chức chính quyền, ký giả và khách mời.

Buổi lễ bắt đầu bằng lời chào của Đức cha Jesús Juárez Párraga, Giám mục giáo phận El Alto, kiêm tổng thư ký HĐGM Bolivia. Phát biểu của ngài nhấn mạnh đến sự kiện này như một lời nhắc nhở cho sự cần thiết của việc hợp tác giữa hai thể chế là Giáo hội và Nhà nước.

Đức cha nói: "Việc công nhận những đóng góp của Giáo hội Công giáo vào các lĩnh vực xã hội như giáo dục, y tế và dịch vụ cộng đồng...là điều quan trọng. Sự hợp tác với nhau giữa Giáo hội và Nhà nước sẽ tạo nên lợi ích cho cả hai, cho dân chúng Bolivia và đặc biệt là những người nghèo khổ nhất."

Hiệp ước này cũng đồng nghĩa với việc chính quyền Bolivia công nhận các hoạt động xã hội của Giáo hội Công giáo, bao gồm việc công nhận về chất lượng của các dịch vụ này mang lại và phạm vi rộng khắp của nó, công nhận sự quan trọng của chiều kích tôn giáo trong cơ cấu tổng thể của loài người và quyền điều hành các hoạt động xã hội.

Về phần mình, hiệp ước này đồng nghĩa với cam kết của Giáo hội là duy trì và phát triển quan tâm đến những lĩnh vực kém phát triển nhất, để cổ vũ các chính sách xã hội của tư tưởng xã hội công giáo, và để lặp lại sự ưu tư của Giáo hội đến mọi lĩnh vực.

Sau buổi lễ ký kết, Đức Hồng Y Terrazas, chủ tịch HĐGM Bolivia, đã bày tỏ lòng biết ơn hiệp ước này nhân danh tất cả những người có thể được hưởng lợi ích từ các hoạt động xã hội khác nhau.

Ngài nói rằng Giáo hội có sứ mệnh phải công bố Tin Mừng qua những hành động cụ thể tới từng người anh em của mình: "Chúng ta vừa hoàn thành ghi nhớ bản hiệp ước để chứng minh và khẳng định với tất cả người dân trong quốc gia chúng ta rằng, lúc này đây, Giáo hội không muốn thông điệp của mình bị xem như lý thuyết sáo rỗng, nhưng nó phải được được cụ thể hóa vào những dấn thân thực tiễn nhằm làm thăng tiến con người như lòng Chúa muốn."
 
Đã có bản dịch Kinh Thánh sang tiếng Pokot thuộc Kenya
Peter Nguyễn Minh Trung
22:53 23/08/2009
NAIROBI, KENYA (ZENIT) - Hiệp Hội Kinh Thánh Kenya vừa cho ra mắt bản dịch đầu tiên của Thánh Kinh sang ngôn ngữ của người Pokot, một dân tộc sống ở miền đồng bằng phía Tây Bắc Kenya và một phần của Uganda.

Tờ L'Osservatore Romano cho biết, bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông Kenya, ông Samuel Poghisio, và cũng là một thành viên của cộng đồng Pokot, sẽ giới thiệu bản dịch Kinh Thánh này vào thứ bảy tới tại thủ đô Nairobi.

Dự án dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Pokot đã mất hết 30 năm làm việc và nghiên cứu của các chuyên gia. Tiếng Pokot là ngôn ngữ được khoảng 334.000 người ở Kenya và Uganda sử dụng.

Trong quá trình dịch, chính những ý kiến khác biệt nhau trong phần chú dẫn ở cuối Kinh Thánh là chướng ngại cho tiến trình hoàn tất bản dịch sớm hơn.

Theo Hiệp Hội Kinh Thánh Kenya, tại quốc gia này có đến 53 nhóm ngôn ngữ chính và Kinh Thánh đã được chuyển dịch sang 17 trong tổng số 53 ngôn ngữ đó.

Trong khi phần Tân Ước đã được dịch ra khoảng 1/3 của tổng số 53 ngôn ngữ, thì một số phần khác của Kinh Thánh lại được chuyển dịch sang các ngôn ngữ khác và không có phần nào được dịch ra trọn vẹn 20 thứ tiếng sử dụng ở Kenya.

Trên website của mình, hiệp hội cũng cho biết một bản dịch Kinh Thánh thường mất khoảng 15 đến 17 năm, và tiêu tốn hết 2 đôla cho mỗi một đoạn ngắn.

Xem bản dịch của Hiệp Hội Kinh Thánh Kenya: www.biblesociety-kenya.org/translation.html
 
Top Stories
Catholic priest warns: Vietnam police and state media playing the role of public court.
J.B. An Dang
03:28 23/08/2009
In a special program on Wednesday, Vietnam Television channels aired video clips of the five jailed activists confessing to attempting to undermine and overthrow the Vietnamese state, then begging for leniency. A Catholic priest of Hue Archdiocese has denounced the politically orchestrated confession show, warning the public about traditional use of police and state media to override legitimate court.

Fr. Peter Phan Van Loi of Hue ArchDiocese
On Wednesday Aug. 19, in a TV show lasting for 10 minutes, 5 recently arrested dissidents including Tran Huynh Duy Thuc, Le Cong Dinh, Le Thang Long, Nguyen Tien Trung and Tran Anh Kim were shown “bending their heads, admitting their sins against the Vietnamese State,” 700 state newspapers and other media outlets simultaneously reported on the next day.

Nhan Dan newspaper, the mouthpiece of the communist party reported that “Tran Huynh Duy Thuc, former General Director of the OIC Company (Ho Chi Minh City), Le Cong Dinh, a lawyer, director of the law limited company named Le Cong Dinh; Nguyen Tien Trung, all residents of Tan Binh district, Ho Chi Minh City; Le Thang Long, General Director of the INNOTECH company, residing in the residential quarter of the Hanoi Polytechnic University and Tran Anh Kim [former Lieutenant Colonel in Vietnam’s Communist Army] in Thai Binh province have pled guilty and begged for leniency.”

The Saigon Liberated Newspaper also revealed that based on their “confessions of crimes”, “The Investigation Security Agency of the Ministry of Public Security is working together with the Procuracy and court to quickly bring to trial a serious case involving the violation of national security.”

Responding to the TV show, many Vietnamese people have expressed their disappointment and their anger to see the five democracy activists were defeated so soon by police. Some have even gone as far as condemning them as “cowards”.

Among democracy activists in Vietnam, they have been well-known and admired for their courage and their bold challenges against the tyrannical government over various sensitive social and political issues. Their quick and easy defeat has obviously stunned so many people.

“We cannot condemn them as cowards or those who give up so early just because of what we have seen in such a TV show. Doing that we forget proper standards of a civilized law system,” said Fr. Peter Phan Van Loi, an outspoken critic against the Party, during an interview with Radio Free Asia on Friday. Expressing his sympathy to the said democracy activists, Fr. Peter Phan said such political confessions are almost always obtained under duress.

Fr. Peter Phan, a Catholic priest of the archdiocese of Hue, also warned: “We must know that police and the state media are beating these democracy activists hastily to prepare public opinion against them. They are taking the role of procuracy. It is completely illegal.”

“Such politically charged confessions bear no merit to me. It just shows to the world the dark, brutal but very real side of this government. A defendant can only plead guilty or not guilty during a court upholding a fair and legitimate proceeding,” he concluded.

Fr. Peter Phan himself is at possible risk of arrest for suspected links to a group including veteran democracy activists. He and some others “were identified in the police report and indictment for follow-up investigation,” Human Rights Watch stated in a report on Aug. 19

Human Rights Watch and other rights organizations have demanded Vietnam government to immediately release peaceful democracy activists facing trial on groundless charges of threatening national security, in contravention of its obligations under international and Vietnamese guarantees of free expression.

Facing growing criticism of its bauxite plan, its silence vis-à-vis Beijing's stance and its disgraceful land and maritime border concessions to China, and the widespread graft, the Vietnamese government opted for brutal force in order to create a climate of fear and suspicion in society. Despite international protests, at least 24 dissidents have been jailed since July, state media disclosed.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Giuse Lâm Quang Trọng
GP Xuân Lộc
01:06 23/08/2009
Cha Giuse Lâm Quang Trọng (1914 – 1986)

Cha chính Giuse Lâm Quang Trọng sinh năm 1914 tại Tân Phường, một giáo xứ thuộc Giáo phận Bùi Chu.

Lớn lên, chú bé Lâm quang Trọng tự nguyện dâng mình cho Chúa nơi Cha già cố Đaminh Phạm Quang Giản lúc đó đang coi xứ Giáo Lạc. Sau một cuộc thi khảo, chú Lâm Quang Trọng được nhận vào Tiểu chủng viện, Trong thời gian ở đó, Lâm Quang Trọng luôn luôn tỏ ra là một chủng sinh chuyên chăm, đạo đức, vui tươi, gương mẫu.

Học hết Tiểu Chủng viện, thầy Lâm Quang Trọng được gia nhập Đại chủng viện thánh Albertô tại Nam Định, do các cha dòng Đa Minh giảng dạy. Tại đây, thầy học khá xuất sắc. Vì vậy sau ba năm học triết, thầy được Đức cha Hồ Ngọc Cẩn tuyển chọn cho đi du học tại Đại chủng viện Penang, Mã Lai, do các cha thừa sai người Pháp điều khiển. Nơi đây, thầy được chen vai sát cánh và làm quen với các đại chủng sinh từ khắp vùng Đông Nam Á tới thụ huấn. Cũng nơi đây, cái nhìn của thầy bắt đầu hướng về một chân trời mới xa hơn và rộng hơn.

Sau bốn năm học thần học tại Đại chủng viện Penang, thầy Lâm Quang Trọng trở về Việt Nam. Lúc đó thầy lãnh chức phó tế. Một tương lai tươi sáng đang chờ đón thầy.

Sáu tháng sau, ngày 20-12-1941, khi mọi chuẩn bị đã hoàn tất, thầy Lâm Quang Trong được thụ phong linh mục, do Đức cha Hồ Ngọc Cẩn truyền chức tại nhà thờ các Thánh Tử đạo tại Quần Phương.

Sau khi lãnh nhận chức linh mục, cha Lâm Quang Trọng được Đức giám mục trao phó cho hai chức vụ quan trọng: làm giáo sư Đại chủng viện Quần Phương, và Tổng tuyên úy thanh niên địa phận.

27 tuổi đời, với dáng người cao và nhanh nhẹn, với trí thông minh sắc sảo và nền học thức trổi vượt, cha Lâm Quang Trọng đã thi hành hai chức vụ đó một cách hoàn hảo. Nhiều người trong địa phận lúc đó nhìn về cha với lòng ngưỡng mộ.

Tại Đại chủng viện Quần Phương, cha dạy môn Luân lý Thần học. Cha được các thầy đại chủng sinh rất tin tưởng và quí mến.

Đến năm 1946, vì tình hình an ninh không được bảo đảm, ngài rời bỏ trường Thần học Quần Phương, để đến Hà Nội, và sống ở đó một cách âm thầm lặng lẽ.

Trong những ngày sống lặng lẽ này, cha bắt đầu viết sách. Cuốn sách đầu tay của cha là cuốn: “Mẹ đầy ơn phúc” được xuất bản năm 1950. Sau đó, cha lần lượt cho ra đời những cuốn: “Cuộc đời Chúa Cứu Thế” (1954), “Ánh sáng Phúc Âm” (1955), “Tìm về Thượng Đế” (1956), “Vô thần hay hữu thần” (1956), “Tôn giáo với loài người” (1957), “Vườn hoa muôn sắc” (1975).

Các sách do cha sáng tác có thể xếp thành hai lọai: tu đức và minh giáo. Lời văn của cha sáng sủa, sống động và điêu luyện; tư tưởng của cha rất mạch lạc; lập luận của cha rất vững chắc.

Đến năm 1952, tình hình an ninh tại Bùi Chu trở nên tồi tệ. Đại chủng viện Bùi Chu được di chuyển lên Hà Nội. Cha Lâm Quang Trọng lại về Đại chủng viện giảng dạy.

Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước. Đại chủng viện Bùi chu được di chuyển vào Sài Gòn. Cha Lâm Quang Trọng lại tiếp tục dạy Thần học Luân Lý tại Đại chủng viện Bùi Chu.

Năm 1957 sức khỏe của cha sút kém. Cha rời Trường Thần học để đi nghỉ dưỡng bệnh.

Sau 6 tháng nghỉ dưỡng sức, cha Lâm Quang Trọng được Đức Giám Mục Sài Gòn bổ nhiệm đi coi sóc họ đạo Xuân Lộc, một họ nhánh của giáo xứ Suối Tre với khoảng 500 giáo hữu. Họ đạo Xuân Lộc lúc đó nhỏ bé, tiêu điều, xơ xác, không có nhà xứ, nhà thờ thì nhỏ hẹp với cột gỗ. Hai bên hông nhà thờ đồng bào sống chen chúc, xô bồ, thường hay gây huyên náo và gây lộn cãi nhau ầm ĩ.

Nhưng rồi với ý chí cương quyết và nhẫn nại, với lòng can trường hiếm có và tài xoay sở tháo vát, cha bắt đầu xây dựng giáo xứ.

Việc đầu tiên của cha là tậu một ngôi nhà xứ, để lấy chỗ sinh hoạt và làm việc.

Tiếp đó, cha đi tìm đất, lập cư xá Thánh Mẫu để di chuyển những gia đình sống bên hông nhà thờ tới nơi ở mới. Khi khu vực nhà thờ đã được giải tỏa, cha bắt đầu xây cất Trường tiểu học Thánh Gioan.

Trong thời kì đó, tỉnh Long Khánh được thành lập. Đồng bào tuôn về sinh sống tại thị xã rất đông. Số giáo dân tăng lên mau chóng. Nhà thờ cũ trở nên quá chật hẹp. Cha dồn hết năng lực để xây nhà thờ mới. Sau ba năm xây cất, ngôi nhà thờ mới được hoàn thành, một ngôi nhà thờ rộng rãi, kiên cố, đồ sộ với ngọn tháp vút cao. Chính ngôi nhà thờ này là nơi qui tụ cho một giáo phận mới, giáo phận Xuân Lộc. Và nhà thờ này đã trở thành nhà thờ Chính tòa của giáo phận mới.

Việc xây cất nhà thờ đã hoàn tất. cha lại nghĩ tới công cuộc xã hội. Cha xây cất cô nhi viện Bêlem và trao cho các nữ tu Na-gia-rét nhiệm vụ điều hành cô nhi viện mới.

Để nâng cao văn hóa, cha Lâm Quang Trọng cũng đứng ra xây cất trường Trung học Hòa Bình, một cơ sở giáo dục đồ sộ, lớn lao vào bậc nhất tỉnh Long Khánh.

Qua những công việc có tính cách tôn giáo, xã hội và văn hóa lớn lao như trên, uy tín của cha lên rất cao. Chính quyền đã trao tặng cha huy chương Mỹ Bội Tinh để tưởng thưởng cha. Đức giám mục giáo phận cũng đặt cha làm Cha Chính Địa Phận, đứng đầu các linh mục trong giáo phận.

Khi mọi việc đang diễn tiến tốt đẹp, thì biến cố 1975 xảy đến. Tất cả đều thay đổi. Tự cảm thấy mình không còn đủ sức khỏe để thích nghi với hoàn cảnh mới, cha Chính Trọng lặng lẽ đi về thành phố để tĩnh dưỡng trong những ngày xế chiều. Tuy xa cách, nhưng lòng trí ngài vẫn luôn hướng về Xuân Lộc, nơi cha đã đổ ra biết bao mồ hôi nước mắt, đã đầu tư biết bao công sức, đã chịu đựng biết bao sóng gió, đã không ngừng phấn đấu để xây dựng và vun trồng.

Nguyện vọng tha thiết nhất của cha là được sống, chết và an nghỉ tại Xuân Lộc. Tâm hồn cha mòn mỏi trong nỗi niềm thương nhớ Xuân Lộc. Sức khỏe cha yếu dần. Vào lúc 6 giờ chiều ngày 27 tháng 7 năm 1986, trái tim cha đã ngừng đập, hưởng thọ 72 tuổi. Cha ra đi trong nỗi niềm tiếc thương vô hạn của đoàn chiên. Thi hài cha đã được đưa về an táng tại Xuân Lộc đúng theo nguyện vọng của cha.

Trong Thánh lễ an táng được tổ chức tại nhà thờ Chính Tòa Xuân Lộc, Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng, giám mục giáo phận đã công nhận Cha Chính Giuse Lâm Quang Trọng là một linh mục lỗi lạc. Ngài là đại ân nhân của giáo xứ Chính tòa Xuân Lộc, và đồng thời cũng là đại ân nhân của giáo phận Xuân Lộc vậy.
 
Đại lễ mừng 10 năm ngày thành lập Liên Đoàn CGVN tại Cộng hòa Séc
Lm. Stephanô Lưu
04:42 23/08/2009
PRAHA - Phái đoàn Stuttgart của chúng tôi đến thủ đô Praha vào buổi chiều thứ sáu 14.8 bằng an sau hơn 6 tiếng đồng hồ lái xe. Ngay khi vừa đặt chân tới thủ đô cộng hoà Tiệp, các anh chị trong ban điều hành Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam (LCĐCGVN) tại cộng hoà Tiệp đã nồng hậu đón tiếp và giúp chúng tôi có phòng ngủ tại Top Hotel, không xa trung tâm thủ đô Tiệp bao nhiêu. Buổi chiều, cộng đoàn đã khoản đãi món thịt dê nướng, cá Forellen nướng, bắp nướng và các xâu thịt heo nướng đầy hương vị quê hương tại nhà anh Mười… cùng với bia Tiệp. Cha Phanxicô Assisi Đặng Phước Hòa, tuyên uý CĐCGVN tại tổng giáo phận Praha, cha Giuse Hạnh SVD cũng đã có mặt tham dự buổi họp mặt này, cùng với anh Trung, hiện ở Tucson, Arizona, giáo xứ cũ nơi cha Hòa đã từng là quản nhiệm trước khi được bề trên dòng phái đến phục vụ tại công hòa Tiệp.

Xem hình ảnh

Thăm quan khu chợ Việt Nam Sapa

Sáng thứ bẩy 15.08.2009, đúng ngày Lễ Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời, đoàn chúng tôi được anh Thắng hướng dẫn đi thăm viếng thủ đô Tiệp. Bầu trời trong xanh không một vẩn mây, báo hiệu một ngày thật đẹp. Ban sáng, đoàn ghé thăm chợ Sapa, rảo qua các gia hàng của một khu chợ Việt trải rộng trên hơn 30 mẫu tây. Hàng ngàn gian hàng bán sỉ bán lẻ, mà 99% là hàng Trung quốc. Được hỏi tại sao hàng hóa “made in Vietnam” không được bầy bán tại đây. Các chủ quầy hàng cho biết: hàng Việt Nam vừa đắt lại vừa chế biến kém, nên không thể cạnh tranh nổi với hàng chú Ba Tầu. Vết tích của một rẫy nhà bị thiêu huỷ trong cơn hỏa thiêu mới đây đang được tái thiết. Ở đây, du khách có cảm tưởng tìm gặp cả một khung trời Việt Nam thu nhỏ: người ta có thể có mua sắm không những hàng hiệu, hàng “nhái” mà còn có đủ các món nhậu khoái khẩu đầy hương vị Quê Hương như tiết canh lòng lợn, tiết canh ngan, bún bò Huế, phở tầu bay, ngay cả những trái dừa sim ngọt lịm, đến các món chè đủ loại… Quán cà phê với nhạc sống để ru hồn khách thưởng thức cà phê nâu (cà phê sữa đá được hãm trên cái nồi ngồi trên các cốc) hoặc cà phê đen tuyền. Cũng có đủ loại ốc: ốc bưu, ốc xoắn… và các loại hào biển, hào hồ, hào sông. Khách nào thích ăn cơm kiểu nhà quê sẽ thưởng thức cà pháo muối, dưa chua, canh cá chua, cá kho tộ… rau muống chẻ. Đó đây có nhiều nhóm tụm năm tụm bẩy, nhóm thì đấu cờ tướng, nhóm thì chơi bài tây, và cũng có những nhóm đang đỏ đen rút xì tố… Theo nhiều người kể lại, nhiều anh chị công nhân đầu tắt mặt tối kiếm được ít ngàn đồng Krone (Koruna) Tiệp (1 Euro tương đương với khoảng 25 Koruna Tiệp) nhưng nướng hết sạch vào các sòng bài Casino đủ loại vào cuối tuần!

Ngay cổng vào, chúng tôi ghé qua thăm ngôi chùa Vĩnh Nghiêm nhỏ, trong có bàn thờ Phật và nhiều bàn cúng trái cây trên dưới và chung quanh bàn thờ. Trước cổng chùa đang tụm năm tụm sáu ni cô và có một bà đang hỏi về các thủ tục cúng người qua đời trong tang gia.

Khi đi lại vết chân truyền giáo đầu tiên của cha Vinh, cha Lê Phan trên chợ Sapa các đây trên chục năm, chúng tôi cũng ghé thăm một vài gian hàng của một vài anh chị em Công Giáo. Thi thoảng cũng bắt gặp các tín đồ của giáo phái Giêhôva đang đi phát báo Tháp Canh và đang đi tìm các tín đồ mới. Chúng tôi thì thầm nguyện xin Chúa sai xuống cánh đồng truyền giáo nhiều thợ gặt nhiệt thành. Xin cho các tín hữu Công Giáo trong cộng đoàn CGVN địa phương trở thành chứng tá cho Tin Mừng Cứu Độ, ngay trong cuộc sống đầy cam go và thử thách này.

Có điều, chúng tôi nhận thấy rằng, theo luật “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, bề lâu bề dài, người Việt Nam lập cư tại Tiệp có cơ may bảo tồn được nhiều truyền thống của cha ông. Tiếng mẹ đẻ sẽ không bị mai một…Trong tiến trình hội nhập, hy vọng thế hệ mai sau lãnh hội được các truyền thống cao đẹp của địc phương. Nhưng vẫn có nguy cơ trở thành một Ghetto đóng kín: cảnh hỗn độn, xe chạy bát nháo, ăn tục nói phét, cờ bạc rượu chè trong khu chợ Sapa. Vì kế sinh nhai, vì phải nai lưng lao động để trả món nợ kếch xù giấy tờ đút lót cửa quan để sang được Tiệp, nên người ta chấp nhận đặt lương tâm và nhân phẩm con người để “lót đường” kiếm được đồng tiền.

Biểu tượng cho suy nghĩ trên là một dãy nhà dài trong chợ Sapa: đầu bên kia là một ký nhi viện, tiếp đến là một trường dậy võ thuật và sau cùng là nhà casino nằm sát cạnh nhau. Em bé Việt Nam ngay từ ấu thơ, đã làm quen với xã hội mới chen chân sát cánh bên nhau: ký nhi viện giáo dục không xa sòng bạc bao nhiêu!

Thăm quan thủ đô Praha

Sau một vòng thăm quan khu chợ Sapa, đoàn chúng tôi mua vé xe điện đi vào thủ đô Praha. Đường xe điện ngầm thủ đô Praha khá khang trang. Theo anh Thắng cho biết, chính phủ Nga đã giúp Tiệp xây các đường Metro này cách đây hơn mấy chục năm. Vừa ra khỏi trạm xe điện ngầm, chúng tôi ghé thăm công viên của quốc hội Tiệp. Công viên thật đẹp với hồ cá vàng giếng phun, với hoa cỏ xanh tươi, với nhiều đàn công đủ mầu. Thích thú nhất là các con công mẹ có bầy công con ríu ríu theo quanh. Bé Quanh Minh con anh chị Thắng Hà tung tăng vui đùa đuổi theo đàn công. Cuối công viên là một động thạch nhũ nhân tạo bằng hồ xi măng, nhưng bàn tay nghệ sĩ đã kiến tạo thành bức tường thạch nhũ xám đen rất nghệ thuật. Sau đó chúng tôi vào thăm viếng căn nhà của quốc hội với các bức tranh vô giá treo trên tường. Phòng hòa nhạc trong căn nhà quốc hội là căn phòng lớn nhất của thủ đô Tiệp, rộng trên 100 mét vuông, cao trên 10 mét. Phòng họp chính của quốc hội nơi các vị dân biểu họp đóng kín vì đang là mùa nghỉ hè. Trước khi rời căn nhà quốc hội, chúng tôi cũng kính viếng nhà nguyện của quốc hội. Căn nhà nguyện nhỏ bé nhưng đầy mỹ thuật, kiến trúc theo kiểu barốc, chứng tích lịch sử của đức tin cha ông của dân Tiệp… dù trải qua bao thập niên dưới chế độ cộng sản khắc nghiệt của cộng sản Tiệp, đức tin vẫn được bảo trì.

Tiếp tục cuộc thăm viếng chúng tôi lấy xe điện leo dốc lên thăm nhà thờ chính tòa Tiệp, dinh thủ tướng và tòa tổng giám mục Praha. Trước nhà thờ là công viên thành phố với hoa muôn mầu. Điểm hấp dẫn là vườn chim cú mèo và đại bàng. Hàng chục loại chim cú mèo bị xích cẳng. Nhất là chú đại bàng to lớn cũng bị vòng xích xiết chặt không thể tung cánh lên trời cao. Làm tôi liên tưởng đến cộng hòa Tiệp trước đây bị vòng xích cộng sản vô thần ràng buộc, khiến đất nước và toàn dân không thể ngước đầu ngước cổ nên được… Nay sau biến cố bức tường Bá Linh sụp đổ vào tháng 9.11.1989, chỉ mấy chục năm sau, đất nước Tiệp đang có dấu hiệu hồi sinh. Dân tộc Tiệp đã được hưởng tự do tôn giáo và các quyền tự do khác. Đường phố và các quảng trường Tiệp đầy chặt du khách. Dân chúng vui hưởng cảnh thái bình, nhất là trên những đường phố còn hằn vết xe tăng Sô Viết vào cuộc cách mạng mùa Xuân 1968.

Chúng tôi đặt chân tới khu đền đài cổ kính nhất của thủ đô Tiệp (Prager Burg), nhà thờ chính tòa đồ sộ thánh Veit, Wenzel và Adelbert của Praha. Tất cả các đền đài này là công trình xây cất của bao nhiêu thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ IX, trải dài mãi tới thế kỷ XIX và XX. Đây là khu lâu đài bao quanh bởi thành luỹ vừa cổ kính, vừa đồ sộ nhất thế giới. Vì thời giờ eo hẹp và vì lượng du khách nối đuôi kéo dài để được vào thăm nhà thờ chính tòa St. Veits nằm trong khu vực lâu đài cổ kính nhất thủ đô Praha. Chúng tôi vòng qua dinh thủ tướng và công trường lớn, chụp hình kỷ niệm trước tòa tổng giám mục tổng giáo phận Praha.

Dọc theo bên dòng sông Moldau (Vltava), là khu phố cổ kính. Du khách tràn ngập các đường phố. Phái đoàn chúng tôi bước qua cây cầu nổi tiếng nhất của Praha, mà người Việt đặt cho danh hiệu là “Cầu Tình“. Phải mất hơn nửa tiếng đồng hồ mới vượt qua được cây cầu cổ kính này: phần vì cầu đang được tái thiết, phần khác số lượng du khách đông như kiến chen chúc nhau. Quả thực là cầu Tình, vì nhiều đôi thanh nam nữ tú dập dìu những bước chân trữ tình trên những phiến đá ghi dấu lịch sử cả ngàn năm. Thực ra đây là cầu vua Charles, cây cầu cổ kính nhất của thủ đô Praha, đã được xây cất vào năm 1357 trên sông Moldau. Cầu dài 515 mét và rộng 10 mét. Hai bên thành cầu có 30 bức tượng các Thánh được đúc vào thế kỷ 18. Nổi tiếng nhất là tượng Thánh Johan von Nepomuk (Jan Nepomucký), thánh linh mục tử đạo. Theo truyền thuyết, thánh nhân lúc đó đang giữ chức tổng đại diện giáo phận, vì muốn bảo vệ ấn tín tòa giải tội, khi nhà vua nghi ngờ hoàng hậu ngoại tình và đã đến xưng tội với cha Jan Nepomucký. Nhà vua muốn điều tra và bắt cha Jan Nepomucký phải khai ra… Nhưng linh mục Jan Nepomucký đã bất tuân lệnh nhà vua. Tức giận vua đã ra án hành hình linh mục và đem linh mục xuống cầu này ném xuống sông Moldau cho đến chết…Xác của linh mục bị chết đuối có 5 ngọn lửa xuất hiện chung quanh, bởi vậy hiện nay trên đầu tượng thánh Jan Nepomucký có triều thiên 5 vì sao. Do truyền thuyết ấy, nhiều đôi nam nữ đến bên tượng thánh nhân đê khấn xin ơn trung tín trong đời hôn nhân.

Chúng tôi cũng ghé đến kính bái Chúa Hài Đồng tại nhà thờ nổi tiếng Đức Bà Chiến Thắng (Our Lady Victorious) của thủ đô Praha, tại đường Karmelitska 9. Nhà thờ được xây cất vào năm 1611, theo mẫu barốc. Nhà thờ được nổi danh nhờ bức họa Chúa Hài Đồng, được tôn kính từ thế kỷ XVI. Nhiều chính phủ trên thế giới, trong đó có nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (mặc dầu vô thần!) đã kính tặng một bộ áo hoàng bào mầu đỏ cho Chúa Hài Đồng.

Chúng tôi tiếp tục đi thăm thủ đô Praha, rảo bộ trên những đường phố chính, thăm viếng những đền đài và nhất là những nhà thờ nổi tiếng nhất của thủ đô Praha. Phải công nhận đây là một thành phố đẹp, với nhiều đền đài cổ kính và nhiều thánh đường nguy nga. Praha đã nổi tiếng là thành phố đẹp nhất thế giới từ thời Trung Cổ. Trong hai thế chiến, Praha may mắn không bị tàn phá vì chiến tranh, nên thành phố mệnh danh là thành phố vàng với hàng ngàn ngọn tháp vẫn được vẹn toàn. Vào năm 2000, Praha được tặng tước hiệu danh dự “thành phố văn hóa của Âu Châu“. Hiện nay, thủ đô Praha có khoảng chừng 1.200.000 dân cư trong số hơn 10 triệu dân cư Tiệp.

Kết thúc ngày viếng thăm, chúng tôi đến công trường cổ kính nhất của Praha, công trường của tòa thị chính, đúng 17g chiều để cùng hàng chục ngàn du khách chiêm ngắm chiếc đồng hồ Các Thánh Tông Đồ (Aposteluhr, tiếng Tiệp Orloj) được gắn lên bức tường của tháp tòa thị chính. Khi đồng hồ điểm 5 giờ chiều, hình 12 Thánh Tông Đồ lần lượt đi ra hết một vòng…cho mọi người chiêm ngưỡng.

Nên biết: Tổng giáo phận Praha rộng 8990 cây số vuông, với tổng số 370.000 giáo dân trên tổng số 2.062.000 dân: với 240 linh mục triều dòng hoạt động trong 378 giáo xứ với tổng số 881 thánh đường lớn nhỏ. Hiện có hai giám mục phụ tá là Đức Cha Václav Malý (1997) và đức cha Karel Herbst SDB (2002).

Giáo Hội Công Giáo Cộng Hòa Tiệp:Gồm hai giáo tỉnh: Praha và Olmtz với 6 giáo phận: Budweis, Kưniggrtz, Leitmeritz, Pilsen, Brnn và Ostrau-Troppau.

Theo thống kê đăng trong tập tài liệu của Tòa Tổng Giám Mục Praha, tính đến ngày 1.1.2003:

-dân số Tiệp: 10.230.060 người -Công giáo: 2.740.780 -Linh mục: 1.793 trong đó có 520 linh mục dòng. -Xứ đạo: 3137 -Nam tu sĩ: 860 trong 99 tu viện -Nữ tu sĩ: 2123 trong 162 tu viện

Thánh lễ mừng Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời

Sau một ngày rong ruổi trên các đường phố chính, với những đền đài nguy nga tráng lệ, đoàn chúng tôi họp lại với phái đoàn thủ đô Bá Linh của cha Lê Phan để mừng kính trọng thể lễ Đức Mẹ Linh Hồn Và Xác Lên Trời tại một nhà thờ Thánh Giacôbê ngoài ngoại ô Praha, cách chợ Sapa mấy cây số. Nhà thờ giáo xứ tuy nhỏ, nhưng kiến trúc thật mỹ thuật. Cao vút trên cung thánh là cảnh tượng Mẹ Maria được vinh hiển trên trời, Thiên Chúa Cha đang trao ban vương miện nữ hoàng cho Mẹ. Thánh lễ do cha Stêphanô Lưu chủ tế cùng với cha Phanxicô Hòa, cha Lê Phan, cha Hạnh và cha Phêrô Chinh dòng Don Bosco từ Việt Nam. Cha chủ tế mời gọi mọi người hiệp thông cầu nguyện với giáo hội Việt Nam đang quy tụ dưới chân Mẹ La Vang, trong dịp hành hương mùa hè 2009. Đặc biệt cầu nguyện với hàng trăm ngàn giáo dân giáo phận Vinh, quy tụ về tòa giám mục Xã Đoài, để mừng kính Mẹ về trời, Bổn Mạng giáo phận và hiệp thông một lòng cầu nguyện cho Tam Tòa đang bị công an csVN đánh đập và đàn áp!

Trong ít phút chia sẻ Lời Chúa, cha chủ tế mời gọi mọi người hãy đến ngồi bên chân Mẹ (nghỉ ngơi trong tiệc Thánh Thể) để nghe tiếng Mẹ ru, để nghe lời Mẹ dậy: mở lòng đón nhận giao ước vĩnh viễn của Thiên Chúa tình thương, quyết tâm chống lại mọi mưu mô của con rồng đỏ, lòng luôn hoan ca lòng từ bi nhân hậu của Chúa tình thương cùng với Mẹ Maria trong bài Magnificat “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa“ và trung tín với Chúa cho đến hơi thở sau hết: Mẹ là hoa quả đầu mùa của hồng ân cứu chuộc của Chúa Kitô Phục Sinh, là Evà mới bên Ađam mới…là vinh hiển và hy vọng của dân Thiên Chúa.

Buổi tối hai đoàn chúng tôi được mời tham dự bữa tiệc do Liên CĐCGVN Tiệp khoản đãi tại nhà hàng Đông Đô, một nhà hàng nổi tiếng án ngữ ngay lối vào của trung tâm thương mãi Sapa. Vui mừng nhất là sự hiện diện của đầy đủ ba cha tuyên uý của các cộng đoàn CGVN Tiệp: cha Hòa, cha Khang và cha Hùng cùng với ban chấp hành Liên CĐCGVN Tiệp và ban đại diện cộng đoàn CGVN tại thủ đô Praha. Cũng đủ sơn hào hải vị với bia Tiệp… quyện theo các bài hát câu hò thêm ấm tình cộng đoàn nối vòng tay lớn mãi tới tận đêm khuya.

Đại lễ mừng 10 năm thành lập Liên CĐCGVN Tiệp

Khoảng ba giờ sau trưa Chúa Nhật 16.8, đoàn chúng tôi đã tới thánh đường Matka TEREZA, tọa lạc trong khu phố Praha 4 Haje. Đây là một thánh đường kiến trúc theo kiểu tân thời đa dụng, nằm trên ngọn đồi cao, chung quanh một công viên thoai thoải. Nhà thờ chứa được khoảng 400 người kể cả gác đàn xây ở phía hậu. 14 tấm bảng lớn họa 14 chặng đường Thánh Giá bên phía trong dùng làm phông ngăn cách cung thánh hình vòng tròn. Trong khi chờ đợi giờ khai mạc, các linh mục giúp giáo dân đến hòa giải với Thiên Chúa qua Bí tích giải tội, diễn ra trong cung thánh.

Đúng 16g, buổi lễ khai mạc được diễn ra ngay trên lòng nhà thờ… Sau lời chào đón giới thiệu chương trình của MC chính của đại lễ, đoàn lân thiện nghệ với đôi lân quyện vào nhau, vũ theo điệu trống và chũm chọe lúc dồn dập hăng say, lúc thảnh thơi nhàn hạ… thật điêu luyện. Theo truyền thống, mỗi khi có múa lân khai trương, thì lân sẽ mang nhiều phúc lợi cho gia chủ. Hy vọng đôi lân hòa hợp này cũng sẽ mang lại phúc lợi hòa hợp và thăng tiến nhịp nhàng cho LCĐCGVN Tiệp trong thập niên tới.

Cộng đoàn CGVN tại Tiệp với trên 300 người đến từ khắp các cộng đoàn trên nước Tiệp: từ Cheb, Morova, Nam Tiệp, Telpice, Plzen, Ml. Boleslav, Pardubice và Praha. Đa số là các bạn trẻ và gia đình trẻ. Cộng đoàn tụ họp trong thánh đường hôm nay vui mừng chào đón tất cả 10 linh mục Việt-Tiệp, phái đoàn Bá Linh gồm khoảng 50 giáo dân, phái đoàn Stuttgart gồm hai linh mục và 3 giáo dân, hôm nay đến tham dự đại lễ…

Sau vũ khúc mở đầu của đòan lân, ông Phêrô Đinh Xuân Toàn, đương kim chủ tịch Liên CĐCGVN Tiệp ngỏ lời chào mừng đại hội. Sau đây là nguyên văn DIỄN VĂN KHAI MẠC ĐẠI LỄ BỔN MẠNG VÀ KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP của ông chủ tịch lược qua những giai đoạn lịch sử hình thành cộng đoàn:

“Trọng kính quí Cha Stanislav Pribyl, Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Tiệp cũng là Cha tổng đại diện giáo phận Litomerice

Trọng kính các quí Cha,

Kính thưa quí vị đại biểu và toàn thể quí ông, bà, anh chị em.

Thưa các bạn trẻ, các em, các cháu trong Liên Cộng Đoàn rất thân mến,

Trước hết con thay mặt cho Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam (LCĐCGVN) tại Cộng Hòa Tiệp xin nhiệt liệt chào mừng và cảm ơn các qúi vị đã giành tình cảm yêu mến, đã hy sinh thời giờ quí báu và vượt qua những chặng đường xa xôi để có mặt cùng với LCĐ chúng con, tham dự Đại Lễ ngày hôm nay.

Con xin phép được thay mặt LCĐ ôn lại quãng đường hình thành và phát triển trong 10 năm qua.

Khó có thể nói chính xác được rằng người Việt Nam đầu tiên có mặt tại đất nước Tiệp này từ ngày nào, tháng nào, năm nào. Chỉ biết rằng từ rất lâu rồi cách đây hàng 30-40 năm hay lâu hơn nữa đã có những người Việt sang lao động hoặc học tập. Nhưng do quan điểm hoặc chính sách của nhà nước mà cho đến thập kỷ 90 có vô cùng ít người Công giáo. Kể từ sau thập kỷ 90 khi đất nước Tiệp thay đổi thể chế chính trị, đồng thời với làn sóng di dân từ Việt Nam sang Châu Âu để làm việc và kinh doanh phát triển rầm rộ, có thêm một lớp người mới chọn mảnh đất Tiệp Khắc làm nơi lập nghiệp. Và một phần trong số đó là người Công Giáo. Vì công cuộc mưu sinh, vì tương lai mai sau mà thế hệ chúng con cất bước tha hương. Bỏ lại sau lưng Quê hương, gia đình, xứ sở, bỏ lại sau lưng mái nhà thờ với tiếng chuông quen thuộc, thân thương. Những buổi Thánh Lễ ở quê nhà ngày nào giờ chỉ còn có trong những giấc mơ khắc khoải. Dấu ấn của người Công Giáo chẳng thể phai mờ. Nhưng ở nơi đất khách quê người, ngôn ngữ thì xa lạ, chúng con chẳng biết tìm Chúa nơi đâu….Và cứ thế, năm tháng trôi qua trong mịt mờ vô vọng, giống như đêm đen bao phủ cuộc đời chúng con -những kẻ vốn là con cái Ánh Sáng.

Thế rồi đến tháng 2/1999 một câu chuyện, một sự kiện xảy ra tại thành phố As thuộc huyện Cheb. Để tất cả quí Cha, quí vị biết được câu chuyện ấy là gì và như thế nào xin được nhường lời cho chị Anna Nguyễn Thị Thu Thủy, một trong những nhân vật chính trong câu chuyện này lên kể lại...

(Vào tháng 2/1999, sau khi cảm nhận được ơn lành mà Chúa thương ban qua một trường hợp đăc biệt, chị Thủy lại cầu nguyện với Người để có thể gặp được một Linh mục Việt nam tại đất Tiệp này. Vì đang buôn bán ở chợ biên giới nên gặp bất cứ người Việt nam nào từ Đức qua, chị đều hỏi thăm xem họ có Đạo hay không. Cho đến một hôm chị gặp được vợ chồng anh Vinh là người Công Giáo đang sống tại Đức. Chị liền nhờ anh chị Vinh giới thiệu với một Linh mục Việt nam. Sau khoảng 2 tuần chị nhận được một lá thư mà người gửi là Cha Phêrô Nguyễn Đức Vinh Dòng Ngôi Lời đang mục vụ cho người CGVN tại Đức, trong thư nói nếu chị thực sự có nhu cầu gặp thì hãy liên lạc điện thoại với Cha. Sau khi gọi điện và xác định đúng chị Thủy là người có đạo, Cha Vinh sang thành phố As gặp gia đình chị Thủy và Dâng Lễ tại nhà. Cha yêu cầu chị Thủy tìm và tập trung những người CG khác xung quanh để lần sau Cha sang gặp. Sau đó 1 tuần Cha Vinh lại sang, cùng đi với Cha là một người Đức nói giỏi tiếng Việt và có cái tên rất Việt: Lê Đức Phan. Đó chính là Cha Stefan Tauebner Dòng Tên. Hai Cha cùng với vài gia đình dâng Thánh Lễ tại nhà Thờ Francis lazne. Sau đó cứ mỗi tuần hai Cha lại sang vừa cho Lễ vừa tìm kiếm thêm được những Giáo dân ở các khu chợ thành phố Cheb. Tháng 3/1999 Cha Vinh dâng lễ tại nhà thờ Cheb có khoảng 20 người tham dự…từ đó Cheb trở thành địa điểm để tổ chức các Thánh lễ mỗi dịp hai Cha sang.)

Vâng. Kính thưa quí Cha, ông bà, anh chị em. Chúng ta vừa đuợc nghe một câu chuyện thật cảm động. Đó là câu chuyện của những tấm lòng, câu chuyện của Đức tin, là câu chuyện về Dấu ấn của Ánh Sáng Chúa Kitô… và đó cũng là mở đầu cho một thời kỳ mới: Thời kỳ hình thành Cộng Đoàn Công Giáo Việt nam tại Cộng Hòa Sec - tiền thân của Liên Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Cộng hoà Tiệp hiện nay.

Sau khi đã hình thành nhóm người Công giáo đầu tiên Bắt đầu từ Cheb, hai Cha lại lên đường tới những mảnh đất xa xôi, lạ lẫm trên đất nước Tiệp để tìm kiếm, qui tụ con Chiên.

-Tháng 8/1999 Cha Phan và Cha Vinh đặt chân lên thủ đô Praha.

-Ngày1/1/2000 Thánh lễ đầu tiên tại Praha tại nhà Thờ Thánh I Nhã có 17 Giáo dân tham dự.

Sau Praha Cha Phan tiếp tục tới các thành phố khác như: Tabor, Strazni, Brno….Ở nơi nào Cha tìm được giáo dân mới Cha đều cho Thánh Lễ, các buổi Lễ nay thường diễn ra tại nhà của giáo dân.

-Đầu năm 2003, tại TP Cheb có thầy Đặng được Đức Giám Mục giáo phận Plzen ký hợp đồng làm việc với nhiệm vụ giúp người Công giáo VN trong địa phận.

Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 3/2004 các vùng mỗi năm được hai, ba Thánh lễ do Cha Phan hoặc Cha Vinh hoặc các Cha khách từ Đức qua, hoặc các vùng tự liên hệ mời các Cha VN đang du học tại Ý, Pháp,…sang cho Lễ.

-Tháng 5/2003, Cha Hùng lúc đó đang mục vụ tại miền Tây nước Úc qua chuyến đi Tiệp về, tại cuộc họp ở Roma có viết bài nêu lên nhu cầu cần thiết phải có Linh Mục Việt nam tại đây

Và đề nghị Giáo hội Tiệp giải quyết.

-Tháng 4/2004 hai Cha dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam là Cha Antôn Phạm Văn Tịnh và Cha Phanxicô Hoàng Minh Đức tới Tiệp nhận sứ vụ chăm sóc, mục vụ cho người Công giáo Viêt nam theo lời mời của Đức Hồng Y Miloslav FLK, Giám mục giáo phận Praha giao cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Tiệp làm việc với Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam.

-Tháng 10/2004 Cha Đức về nước do không thích nghi được với môi trường làm việc và cuộc sống tại Châu Âu. Còn lại mình Cha Tịnh và thỉnh thoảng có Cha Phan từ Đức qua vừa đi khắp các miền đất nước tìm kiếm Chiên mới, vừa cho Lễ mỗi tháng 1 lần ở một số vùng.

-Tháng 12/2005 Cha Phan được Đức Hồng Y tín nhiệm uỷ thác cho nhiệm vụ chăm sóc mục vụ CĐCGVN tại Tiệp.

-Ngày 01/01/2006, có thể nói đây là lần đàu tiên có một Thánh Lễ chung cho tất cả người CG VN trên toàn Séc tổ chức tại nhà Thờ Thánh I Nhã. Thánh Lễ do Đức Hồng Y Giám mục Praha chủ sự.

-Tháng 8/2005 Đức Cha Plzen chấm dứt hợp đồng làm việc đối với thầy Đặng.

-Tháng 11/2005 Cha Tịnh được Đức Cha Plzen bổ nhiệm làm Cha tuyên uý cho người VN giáo phận Plzen. Đây là lần đầu tiên một Linh mục VN được bổ nhiệm làm Tuyên uý. Cha đi dâng lễ khắp nơi không chỉ riêng địa phận Plzen. Vì không lái được xe nên phương tiện di chuyển của Cha Tịnh là tàu hoả và đi bộ. Chính vì vậy có người nói vui rằng cứ đà này Cha Tịnh sẽ lập kỷ lục về đi bộ, tha hồ Cha nổi tiếng.

-Nhìn nhận thấy tương lai phát triển của CĐ ngày một lớn lên, nếu cứ tập trung tại Nhà Thờ Thánh I Nhã sẽ không đủ chỗ, và thời gian gặp gỡ nhau quá ít ỏi cho nên

-Ngày 30/12/06 đến 01/01/07 Cha Phan và Cha Tịnh quyết định tổ chức Đại hội Công giáo VN toàn Tiệp tại nhà Dòng Klokotty –TP Tabor có khoảng 70 người tham dự.

- Tháng 2/2007 Cha Tịnh có quyết định về hẳn VN. Nhà dòng Chúa Cứu Thế Tiệp mời Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế VN tại Mỹ cử các Linh mục VN sang thay Cha Tịnh. Cha bề trên Đaminh Đinh Minh Hải từ Mỹ sang tìm hiểu tình hình và sẽ lựa chọn 1 trong 2 CĐ Châu Âu đều có nhu cầu cần Linh mục coi sóc: Đó là Đan Mạch hoặc Tiệp.

-Tháng 3/2007: Cha Tịnh về Việt Nam. Trên đất Tiệp không còn vị Linh mục nào chăn dắt đàn Chiên yếu đuối, ngơ ngác giữa đất khách quê người.

Khi nghe Cha Phan thông báo tin này có biết bao cuộc điên thoại, biết bao nhũng dòng nước mắt đã chảy, biết bao những ưu tư lo lắng trên các khuôn mặt giáo dân. Bơ vơ lại trở về với bơ vơ, rồi tương lai Cộng đoàn sẽ ra sao? Những gánh nặng ấy lại đè trĩu nặng lên đôi vai của Cha Lê Phan. Đứng trước tình hình ấy một mặt Cha đặt ra một chức danh: Thư ký chung Cộng đoàn, nhằm mục đích giữ liên lạc giữa các vùng trong cả nước trong lúc không có Cha. Còn bản thân Cha Phan lại một lần nữa đi về giữa 2 đất nước. Vừa làm tròn sứ mạng mục vụ tại nước Đức,vừa cố gắng giữ cho CĐ Tiệp còn chút lửa để tồn tại.

Đúng vào lúc đất trời một lần nữa nổi cơn mù mịt thì những thông tin lại dồn dập đem đến cho CĐ MỘT HY VỌNG MỚI. 1- Một là; Cha Bề trên Phụ tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Mỹ Đinh Minh Hải, sau khi đi thị sát hai CĐ Tiệp và Đan mạch về, Ngài nói: cả hai nơi đều cần, nhưng tại Tiệp cần thiết hơn. Và có một Linh mục xung phong sang Tiệp nhận lãnh sứ vụ chăm sóc đoàn Chiên Việt. Đó là Cha PhanxicôAssisi Đặng Phước Hoà lúc ấy đang là Cha Quản xứ giáo xứ Đức Mẹ La vang Tucson bang Arizona -Mỹ.

1- Hai là: Cha Antôn Phạm Văn Tịnh trở lại phục vụ tiếp

2- Ba là: Đức Giám mục Olômou mời hai Linh mục Dòng Ngôi lời VN. Cha Giuse Đào Thành Khang và Cha Gioan Baotixita Nguyễn Thế Hùng sang Tiệp phục vụ người CGVN.

-Ngày 1/6/2007 Cha Hoà đặt chân lên đất Tiệp và đến 8/7/07: Cha Hoà được Đức Hồng Y Giám MụcPraha bổ nhiệm làm Cha tuyên uý của người CGVN địa phận Praha -Ngày 16/6/2007 Hai Cha Nguyễn Thế Hùng và Cha Đào Thành Khang đến Tiệp được bố trí vào Chủng viện Olomou học tiếng.

-Cha Tịnh trở lại tiếp tục mục vụ tại địa phận Plzen và các vùng phụ cận.

-8/12/07 Cha Tịnh thành lập CĐ Plzen

-22/12/07 Cha Hoà thành lập CĐ Mlada Boleslav.

-30/12/07 đến 01/01/08 Đại hội CG kỳ II tại Tabor được tổ chức do 4 Linh mục VN chủ trì với sự tham gia của 80 giáo dân.

Kính thưa các quí Cha, quí ông bà, anh chị em.

Nếu chia quãng đường 10 năm ra làm 2 phần, xin được đặt tên cho hai chặng đường đó là:

-Từ tháng 2/ 1999 đến tháng 6/2007: HÌNH THÀNH

-từ tháng 7/ 2007 đến nay: PHÁT TRIỂN

Thật đúng như vậy, mới chỉ có 2 năm thôi chắc bất cứ ai trong CĐ có giàu trí tưởng tượng đến mấy cũng không dám nghĩ đến những sự phát triển và lớn mạnh vượt bậc được thể hiện qua những sự kiện theo các mốc thời gian như sau:

-Tháng 5/2008 cử đại biểu tham dự đại hội CGVN tại Đức kỳ thứ 32 với mục đích giao lưu, học hỏi công tác tổ chức những sự kiện lớn.

-Tháng 7/2008 Hành hương Đức Mẹ Lộ Đức với 50 người tham gia.

-Cuối tháng 7/2008: Tổ chức trại hè TNCGVN toàn Tiệp trong 3 ngày có 78 thanh niên tham gia.

-Ngày 17/8/2008 Cha Hùng thành lập CĐ Padubice

- Một lần nữa do thực tế phát triển của CĐ các Cha quyết định thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội CGVN

-Ngày 24,25,26/12/2008 Đại hội CGVN kỳ III tại TOP HOTEL Praha trong 3 ngày có hơn 300 giáo dân tham dự. Do Cha Hoà, Cha Hùng, Cha Khang chủ trì.

Cũng chính trong Đại hội kỳ này LCĐCGVN tại CH Tiệp ra đời. đồng thời qui hoạch lại các vùng Công giáo cả nước thành 8 Cộng đoàn. Và cũng trong Đại hội này đã bầu cử trực tiếp Ban đại diện Liên CĐ và Ban đại diện của 8 CĐ trực thuộc.

-Tháng 6/2009 Hành hương Thánh đô VATICAN có 52 người tham dự.

-Tháng 7/2009 Trại hè TNCGVN kỳ II tại Pribram trong 3 ngày, có 102 thanh niên tham gia.

-Về Phụng vụ: Từ 10/2008 Cha Tịnh về VN nhận sứ vụ mới, còn lại ba Cha tuyên uý cùng kết hợp để đến với các CĐ.

Có 3 CĐ có Lễ hàng tuần: Praha, Plzen, Mladaboleslav

Có 4 CĐ được dâng Lễ 2 tuần 1 lần: Prdubce, Morava, Cheb, Dom

-Về công tác xã hội, bác ái: cũng được LCĐ tổ chức một cách rộng khắp và kịp thời.Ví dụ như đợt cứu trợ,giúp đỡ anh chị em CN bị mất việc làm, thăm hỏi, chia sẻ với những trường hợp ốm đau, tang lễ…

-LCĐ cũng tổ chức những cuộc thăm hỏi,gặp gỡ giao lưu giữa các CĐ trong nước với nhau và cả với những CĐ bạn ở các nước khác. Đồng thời cũng tổ chức đón tiếp các Cha và những đoàn khách đến thăm LCĐ một cách chu đáo và thân thiết.

-Lập ra các đội, đoàn để phục vụ những sự kiện lớn. Đồng thời cố kế hoạch bồi dưỡng sử dụng lớp thanh niên trẻ vào những công tác phù hợp.

Kính thưa các quí Cha, quí ông bà và anh chị em

Thật đáng tiếc trong đại lễ hôm nay thiếu vắng những Cha đã từng là người sáng lập ra CĐ như Cha Vinh, những Cha đã đồng hành và chăm sóc cho CĐ như Cha Tịnh, Cha Đức, các Cha VN khác đã từng qua, thăm hỏi, dâng Thánh Lễ cho CĐ. Các Đấng Bề trên như Đức Hồng y Giám mục Praha, Đức Giám mục Plzen, Olommou, các Cha Xứ ở các vùng..và còn rất nhiều các Ân nhân khác cũng không có mặt được vì lý do công việc hoặc khoảng cách quá xa xôi. Rất nhiều vị đã gửi thư hoặc điện chúc mừng như thư của Đức Hồng Y MiloSlav FLK, của Cha Tịnh, của LĐ CG Đức…Ai cũng tâm nguyện luôn ở bên cạnh và cầu nguyện cho LCĐ chúng con.

Chúng con cảm tạ Chúa sáng suốt vô cùng đã gửi đến LCĐ những Đấng Chủ chăn phù hợp với mỗi giai đoạn: Đấng thì dũng cảm, bản lĩnh như Cha Phan, Cha Vinh. Đấng lại hiền lành; chịu đựng như Cha Tịnh, Đấng tài ba trong tổ chức, có sức lôi cuốn rất lớn như Cha Hoà, lại có Đấng gần gũi,nhiệt tình như Cha Khang, Cha Hùng. Hết thảy các Cha - Người này nối người kia tìm tòi chăm bẵm, vun xới thúc đẩy cho hạt giống Đức Tin mà Chúa đã gieo trong chúng con từ khi được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy trở nên lớn mạnh,vững vàng thành LCĐ CG chúng con ngày hôm nay.

Chúng con cảm ơn Mẹ La Vang, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của LCĐ đã luôn luôn gần gũi, động viên, che chở và cầu bầu cho chúng con trong 10 năm qua.

Chúng con cảm ơn các Hội Dòng đã gửi các Cha sang bên Tiệp mục vụ.

Chúng con cảm ơn các Cha đã và đang gắn bó với LCĐ, vì chúng con mà vất vả hy sinh

Chúng con cảm ơn Giáo hội Tiệp thông qua Đức Hồng Y, Giám mục Praha, các Đức Giám mục giáo phận, nhà dòng Chúa Cứu Thế Tiệp, các Cha quản Xứ, đã luôn yêu thương, quí mến và ủng hộ LCĐ chúng con trong mọi việc như: Nhà thờ để Dâng Lễ, địa điểm tổ chức các sự kiện Đại hội, trại hè…

Chúng con xin cảm ơn những Ân nhân trong suốt 10 năm qua đã ủng hộ về vật chất, về tinh thần, về sức lực hoặc thời gian để LCĐ ngày một lớn lên.

Chúng con cảm ơn Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Cộng Đoàn Thánh gia Berlin và nhiều cộng đoàn khác đã giành cho LCĐ chúng con tình thân ái và giúp đỡ

Cũng xin cảm ơn tất cả ông bà cô bác anh chị em trong LCĐ đã luôn đoàn kết, nhất trí và ủng hộ LCĐ trong mọi chủ trương và việc làm.

Nguyện xin Chúa Cả Ba Ngôi Chí Thánh qua lời cầu bầu của Mẹ Lavang và Thánh Cả Giuse cùng các bậc tiền nhân chúng con là Các Thánh Tử Đạo Việt nam.Xin Người ban cho các quí Cha, các Ân nhân, các vị Đại biểu và tất cả Liên Cộng Đoàn chúng con được đầy tràn Hồng Ân của Người. Xin cho hết thảy chúng con được khoẻ mạnh và an lành đồng thời củng cố thêm Đức Tin và Tình hiệp nhất trong LCĐ chúng con trong công cuộc xây dựng Nước Chúa trên mảnh đất này.”

Sau đó cha Lê Phan, một trong những vị sáng lập cộng đoàn CGVN Tiệp, đã ngỏ lời chào mừng Đại Hội và nhìn lại những bước đầu hình thành đầy gian lao vất vả của những bước chân lang thang đầu tiên của cha, của cha Vinh, của thầy Thế…và của các linh mục kế tiếp…lao đao lận đận trong vòng hơn 10 năm qua trên đất Tiệp, đi tìm từng con chiên để quy tụ vào ràn chiên, đúng như lời Thánh Vịnh “Ai gieo trong lệ sầu sẽ gặt trong hân hoan”. Cha kể lại câu chuyện vui buổi đầu gặp gỡ. Nhiều bà nhiều cô bán hàng kháo láo với nhau: “ông Tây nói sõi tiếng Việt, chắc đi tìm vợ đem sang Đức”… Trả lời cho mấy giáo dân của giáo đoàn tiên khởi, Ngài hóm hỉnh nói: “Lấy chồng Đức, sang nước Đức, nhưng chưa phải là thiên đàng đâu! Tôi muốn giúp anh chị em con đường lên thiên đàng chứ không phải sang Đức đâu”. Ngài mở danh sách đầu tiên ghi vào Năm Thánh 2000, có tổng cộng 37 nhân danh già trẻ lớn bé. Người đứng đầu là ông Khánh hôm nay cũng có mặt tham dự. Ngài cũng nhắc nhớ lại Thánh Lễ đầu tiên cùng cha Vinh dâng tại một bàn thờ trong nhà dòng Thánh I Nhã… Thánh lễ khai mào những bước chân truyền giáo trên thủ đô Tiệp và các miền đất xa xôi khác trên khắp nước Tiệp.

Ngài cám tạ Thiên Chúa vì những món quà đã đón nhận, những thành quả đã gặt hái. Ngài chúc mừng cộng đoàn ngày càng phát triển và trưởng thành trong đức tin và hiệp nhất. Mời gọi cộng đoàn chung tay cộng tác để xây dựng tương lai trong tinh thần công ích. Ngài nói: “Cộng Đoàn Công Giáo không thuộc về một cha nào cả, nhưng thuộc về Hội Thánh và thuộc về Chúa”, do đó mọi thành phần Dân Chúa được mời gọi cùng chung lưng xây dựng cộng đoàn trên tinh thần này.

Sau cùng cha Lê Phan vui mừng trao lại những trang hồ sơ quý giá đã thu góp và giữ gìn từ ngày thành lập cộng đoàn đến nay cho cha tuyên uý mới là cha Phanxicô Assisi Hòa. Ngài cũng loan báo tin vui cho cộng đoàn: vào ngày 22.8, cộng đoàn vui mừng đón tiếp ba nữ tu Mến Thánh Giá Vinh từ Quê Hương sang phục vụ cộng đoàn. Đây là món quà vô cùng lớn lao mà Chúa Quan Phòng trao ban qua Giáo Hội Việt Nam, nhất là qua sự thỏa thuận của giáo phận Vinh, với sự giúp đỡ vật chất của dòng Tên và giáo hội Tiệp. Ngài xin cộng đoàn mở rộng vòng tay và tấm lòng đón tiếp và nâng đỡ những bước chân truyền giáo đầy cam go vất vả tha hương, xa bà con thân thuộc, lạ nước lạ cái và nhớ nhà của các sơ, nhất là trong những tháng tiết đông lạnh lẽo sắp tới: “xin giúp đỡ các sơ bớt vơi nước mắt nhớ nhà thay vì một năm thì nhớ nhà 6 tháng thôi”.

Sau đó là lời chào mừng và chúc mừng của cha Stanislav Príbyl, giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế tại CH Tiệp và tổng đại diện giáo phận Litomerice. Ngài diễn tả niềm vui được đến chủ tế thánh lễ nhân danh Đức Hồng Y Miloslav FLK, nguyên chủ chăn tổng giáo phận Praha… Đức Hồng Y Miloslav FLK vì bận công việc nên không thể đích thân đến chủ tọa Thán Lễ, nhưng Ngài thân ái gửi lời chào thăm và chúc lành cho Đại Hội…

Cha Giuse Huỳnh Công Hạnh, là bạn cùng lớp của cha tuyên úy Hòa và bạn cùng dòng Ngôi Lời với hai cha Giuse Đào Thành Khang và Gioan B. Nguyễn Thế Hùng, cũng đã góp lời chào mừng Đại Hội qua mấy vần thơ Ngài đã sáng tác: “Mừng 10 năm thành lập Liên cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Cộng Hoà Tiệp”:

Kìa xem hạt giống ươm trồng

Đâm chồi, nẩy lộc, trổ đòng, đơm bông

Làm vui lòng dạ người trồng

Tăng thêm bông hạt cánh đồng bao la.

Hôm nay ai nấy reo ca,

Người người khắp chốn gần xa trẩy về

Tâm hồn vui sướng tràn trề

Mọi người xum họp đề huề hân hoan

Mừng ngày thành lập cộng đoàn

Mười năm tăng trưởng chứa chan tình người.

Nguyện xin Thiên Chúa trên trời

Ban muôn hồng phúc qua Lời Người ban.

Chúc cho cha xứ, công đoàn

Vui trong tình Chúa, hân hoan từng ngày

Trở nên bông hạt hôm nay

Chứng nhân Lời Chúa, ngày mai quê trời.


(Công Hạnh - Prague 16.08.2009)

Sau đó là lời chúc mừng ngắn của anh Cường đại diện phái đoàn Bá Linh, thay mặt cha Hà, cầu chúc cộng đoàn CGVN tại Tiệp, là cộng đoàn CG đầu tầu trong khối cs Đông Âu cũ, cầu mong cộng đoàn ngày càng lớn mạnh để kéo theo các cộng đồng Công Giáo ở các nước Đông Âu khác,

Sau cùng là lời chào mừng của chính cha tuyên uý Phanxicô Assisi Đặng Phước Hòa, dòng Chúa Cứu Thế. Ngài mượn hình ảnh căn nhà để ví với việc hình thành Liên CĐCGVN tại Tiệp: căn nhà này đã được các bậc linh mục đàn anh khai sáng và xây dựng trong những năm đầu với bao mồ hôi vất vả, nay Chúa trao phó cho chúng tôi tiếp tục xây dựng và hoàn thành. Cộng đoàn đang phát triển từ các sinh hoạt nội bộ, tổ chức thánh lễ hàng tháng, sinh hoạt mục vụ, tổ chức trại hè, sinh hoạt thanh thiếu niên, đi hành hương Lộ Đức, Roma... nhằm giúp giáo dân sống đức tin. Về đối ngoại, cộng đoàn mở rộng vòng tay giao lưu viếng thăm các cộng đoàn Ba Lan, Bulgaria, Ukraine nơi có 4 nữ tu Việt Nam đang dấn thân, tham dự Đại Hội CGVN tại Đức…để học hỏi thêm và hiệp thông trong đức tin.

Sau đó là cuộc kiệu cung nghinh Mẹ La Vang quanh công viên nhà thờ… bắt đầu bằng Thánh Giá nến cao mở đường, tiếp theo là đoàn giáo dân đi trước cờ hiệu Mẹ La Vang, Bổn Mạng cộng đoàn, tiếp đến là đoàn giáo dân và cờ hiệu Đức Mẹ Tiệp… các em giúp lễ, đoàn thiếu nữ dâng hoa, các em tung hoa, kiệu Đức Mẹ La Vang và đoàn các linh mục tháp tùng kiệu. Ánh nắng chan hòa công viên, như ánh sáng Mặt Trời công chính là chính Chúa Giêsu, chiếu rọi đoàn con trên đường kiệu dương thế, qua tay phù trì của Mẹ La Vang… Suốt dọc đường kiệu, giáo dân được hướng dẫn lần hạt Mân Côi dâng kính Mẹ và sen kẽ bằng các câu hát “Lạy Đức Mẹ La Vang” nhạc và lời của Hoàng Vũ, hoà âm Dao Kim. Cảm động nhất là câu phiên phúc 3: “Lạy Đức Mẹ La Vang, dân Việt Nam khắp trên hoàn cầu. Lạy Đức Mẹ La Vang, dân con Việt đồng thanh bái chào. Nơi xứ người tạm dung, nguyện xin Mẹ dìu dắt chúng con. Trên bước đường ly hương, đoàn chúng con sống trong tình thương”.

Đoàn kiệu kết thúc sau gần nửa giờ với Thánh Lễ mừng kính Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời, cao điểm của Đại Hội.

Đoàn thiếu nữ dâng hoa đã khai mạc Đại Lễ trong phụng vũ dâng hoa năm sắc: trắng, hồng, tím, vàng và hoa đỏ….trong điệu nhạc dâng hoa cổ truyền…gợi lại cả truyền thống yêu mến Đức Mẹ của các giáo xứ Công Giáo Việt Nam xưa và nay. Thánh lễ bắt đầu với Dấu Thánh Giá bằng tiếng Việt Nam do cha Stanislav Príbyl, giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế tại CH Tiệp và tổng đại diện giáo phận Litomerice. Sau đó cha Martin Sedlon, cha xứ Klokoty, thành phố Tábor mở đầu lời chào phụng vụ “Chúa ở cùng anh chị em” cũng bằng tiếng Việt thật rõ ràng. Cùng đồng tế hôm nay có tất cả 10 linh mục: ngoài cha chủ tế, còn có hai cha người Tiệp, cha Lê Phan người Đức, còn lại là cha Giuse Hạnh và cha Stêphanô Lưu đến từ Đức, cha Chinh dòng Don Bosco đến từ Việt Nam, và ba cha tuyên uý các cộng đoàn CGVN tại Tiệp: cha Hòa, cha Khang và cha Hùng. Con số 10 linh mục trùng với 10 năm thành lập cộng đoàn như 10 hồng ân Chúa trao ban cho cộng đoàn CGVN tại Tiệp đại lễ hôm nay. Phần phụng vụ Lời Chúa với hai bài đọc trong Đại Lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời.

Sau bài Tin Mừng do thầy Phó Tế người Tiệp đọc bằng tiếng Tiệp, cha chủ tế đã chia sẻ Lời Chúa bằng tiếng Tiệp, anh Thanh Phong đã chuyển dịch như sau:

Đức Mẹ Maria rất đẹp và ở cạnh chúng ta

Kỷ niệm 10 năm thành lập cộng đoàn công giáo Việt nam tại CH Tiệp, KCMT, Praha, 16.8.2009

Các bạn Việt Nam thân mến, các bạn là những người đang đóng góp vào hoạt động của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại CH Tiệp, và tôi rất hân hạnh được chúc mừng các bạn trong ngày lễ trọng đại này, ngày lễ của Đức Mẹ La Vang, nhưng đây không chỉ là ngày lễ cho những người Công giáo Việt Nam mà còn cho tất cả người Công giáo trên toàn thế giới.

Ngày hôm qua chúng ta kỷ niệm lễ trọng Đức Mẹ lên trời, một sự kiện vui mừng đánh dấu đỉnh cao của cuộc sống trần gian của Đức Mẹ, Mẹ chúng ta, và đây cũng là dịp để chúng ta ngẫm nhìn về tương lai của mình, bởi vì những gì Thiên Chúa đã tạo ra trong cuộc sống của Đức Mẹ, Thiên Chúa đều tạo ra trong cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Vào năm 1950 Đức Thánh Cha Piô XII đã ra ban bố tín điều khẳng định Đức Mẹ lên trời là sự thật hiển nhiên, và đó cũng chính là đỉnh cao của đức tin hàng trăm năm nay của giáo hội. Tín điều này được công bố dựa trên 2 lý do. Lý do thứ nhất là để làm sáng tỏ những đức tin cơ bản chống lại những thù địch không thể tránh khỏi của giáo hội trong những ngày đầu mới thành lập. Lý do thứ hai là để long trọng tuyên bố những đức tin không có trong Thánh kinh mà giáo hội đã thực hiện từ trước tới nay.

Vào năm 1940 Đức Thánh Cha Piô XII. đã ấn định cho hội đồng giám mục phải tìm hiểu „ hoạt động thực tiễn“ của giáo hội lúc này ra sao. Như vậy đã được sử dụng nguyên tắc mà vài năm sau đó được Công đồng Vatican II khẳng định: „Toàn thể tín hữu, được Chúa Thánh Thần xức dầu, không thể sai lầm trong đức tin. Họ biểu lộ đặc tính ấy nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân Chúa, khi "từ các giám mục cho đến người giáo dân rốt hết" đều đồng ý về những điều liên quan đến đức tin và phong hóa.“ (LG 12- Hiến chế Ánh sáng muôn dân). Kết quả của việc nghiên cứu này cơ bản có một ý nghĩa duy nhất. Đức Thánh Cha như thế đã khẳng định đức tin của giáo hội và công bố như sau: “Đức Maria, Mẹ vô nhiễm của Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh, vào cuối cuộc sống trần gian đã được đưa lên chốn vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác”. Lời công bố này nói về việc lên trời chớ không nói về cái chết của Đức Mẹ. Trong vấn đề này các nhà lý thuyết học đã cho là, hoặc Đức Mẹ không hề chết, mà đã được đưa thẳng lên chốn vinh quang trên trời từ cuộc sống, hoặc là nếu Đức Mẹ có chết thì lập tức sống lại và lên trời.

Nếu chúng ta nhìn lại sự chết, sống lại và lên trời của Chúa Giêsu, thì nghiễm nhiên Đức Mẹ cũng phải chết theo Chúa Giêsu. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đệ nhị cũng đứng về quan điểm này. Trong thời gian gần đây thì ý tưởng này cũng mất đi.

Thật là tốt nếu chúng ta biết được sự thật diễn ra như thế nào, nhưng quan trọng hơn chúng ta hãy tự hỏi, ý nghĩa của việc Đức Mẹ lên trời có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống của mình… Ý nghĩa lên trời này đã được thể hiện bằng lễ trọng trong lịch phụng vụ. Đây không chỉ là lễ trọng mà còn như rất ít các ngày lễ trọng khác trong năm có lễ vọng. Ý nghĩa của ngày lễ này được diễn đạt trong các bài đọc và nhắc nhở chúng ta rằng, việc Đức Mẹ theo ý Thiên Chúa trải qua sau cái chết của mình chính là mục đích hy vọng của chúng ta.

Ở đây chúng ta không chỉ đề cập đến việc Đức Mẹ sống lại từ cõi chết, lên chốn vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác. Chúng ta còn phải nghĩ đến việc Đức Mẹ được tôn vinh là Mẹ chúng ta, tức là nghĩ đến một ý nghĩa khác về nhiệm vụ của Đức Mẹ.

Nếu Đức Mẹ có tham dự vào sự khổ nạn và chịu chết của Chúa Giêsu- Đức Mẹ Sầu Bi- thì Mẹ cũng có tham dự vào sự sống lại và vinh quang của Ngài. Vào dịp Phục sinh chúng ta hát „Regina Coeli“: “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Hãy vui mừng lên từ chiến thắng của Ngài, hãy nguyện cho chúng con bên cạnh Ngài”. Chính vì vậy Đức Mẹ lên trời chính là một phần của việc từ cõi chết sống lại và vinh quang của Chúa Giêsu.

Cũng như thế Đức Mẹ còn có nhiệm vụ làm Mẹ, mà chúng ta ca tụng Mẹ như là lời nguyện cầu của Mẹ. Bên cạnh „ Hãy vui mừng lên từ chiến thắng của Ngài“ còn có „Hãy nguyện cho chúng con bên cạnh Ngài“.

Và cũng chính từ chân lý, Đức Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác, cũng như Chúa Giêsu, không phải là một phần thưởng hoặc đặc ân cho Mẹ. Bây giờ Mẹ là người giúp việc cho Thiên Chúa, và thân thể vinh quang của Mẹ là công cụ để cứu độ chúng ta Đức Mẹ từ khi Chúa Giêsu lên trời có một nhiệm vụ mới kéo dài đến muôn đời, đó là người dẫn đường cứu độ chúng ta.

Sau khi lên trời Đức Mẹ không còn bị giới hạn bởi không gian va thời gian cũng như môi trường chúng ta đang sống. Mẹ sẽ có mặt ở khắp mọi nơi mọi lúc. Việc Đức Mẹ lên trời cũng tạo tiền đề cho việc Đức Mẹ hiện ra. Đây không chỉ là vinh quang của Mẹ mà còn là yếu tố giúp đỡ Ki-tô hữu chúng ta trên đường cứu độ.

Chúa Giêsu có nói với chúng ta rằng, Ngài sẽ ở lại với chúng ta đến tận thế. Ngài đã hiện diện với các tông đồ bằng xuơng thịt, nhưng họ rất khó nhận biết đó chính là Ngài. Khi không cần thiết Ngài trở thành vô hình đối với họ. Nhưng không có nghĩa là Ngài không có mặt ở đó.

Đức Mẹ cũng như vậy. Sự quan tâm làm mẹ của Mẹ không có giới hạn không gian và thời gian.

Như thế chúng ta có thể hiểu việc Đức Mẹ lên trời bằng góc nhìn khác. Đức Mẹ luôn sống và là Mẹ thật sự của chúng ta.

Giáo hội sau hàng trăm năm hát ca ngợi Đức Mẹ rằng: „ Mẹ đẹp toàn diện, Mẹ ơi“… Cái đẹp này là như thế nào? Trong cuộc sống thành đạt, trong việc hợp nhất với ý Chúa và việc tôn vinh Đức Mẹ lên trời. Sống lại và kết hợp cả hồn lẫn xác đó là ý Chúa, làm cho con người đẹp lên, cũng như Ngài đã thực hiện trong khi tạo dựng con người.

Ngày lễ Đức Mẹ lên trời được ban phước lành bằng hoa và cây cỏ. Đây là phong tục rất đẹp và có từ ngàn xưa. Hoa là món quà tình yêu, nó còn làm đẹp cho đất nước của tôi và các bạn. Khi ban phước lành bằng hoa là chúng ta nghĩ đến trách nhiệm phải tốt đẹp, sống theo ý Chúa và tạo dựng nơi chúng ta đang sống thành Thiên đường. Nơi đó không phải là thiên đường như trong bài quốc ca của chúng tôi, mà là một Thiên đường thật sự, ở đó Thiên Chúa là Đấng tạo thành tất cả, mọi người đều có điều kiện và không gian để phát triển theo ý Chúa. Mẹ Thiên Chúa, người không có cuộc sống trần gian dễ dàng nhưng được tôn vinh và ở rất gần chúng ta như một người mẹ, sẽ chỉ dẫn chúng ta rằng, Thiên đường và cái đẹp không phải có sẵn cho chúng ta nhận, mà đó là đỉnh cao của việc hợp nhất với Thiên Chúa.

Đây cũng là lý do của Thánh lễ hôm nay. Ước gì hôm nay sẽ là một ngày đáng nhớ giúp chúng ta có trách nhiệm phải sống tốt và cố gắng củng cố cái tốt đẹp đó. Đức Mẹ luôn ở cạnh, giúp đỡ chúng ta và tinh thần ngày Thánh lễ hôm nay sẽ giữ mãi trong chúng ta không chỉ đáp lại tấm tình làm mẹ của Đức Mẹ mà còn là bổn phận của mỗi người phải gìn giữ cái đẹp đó!

Cha Stanislav Přibyl, CSsR, Giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế CH Tiệp, Tổng đại diện giáo phận Litoměřice, CH Tiệp”

Sau phần tuyên xưng đức tin, các thành viên trong ban chấp hành Liên Cộng Đoàn đã dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện tha thiết cho toàn thể Hội Thánh, đặc biệt cho Giáo Hội địa phương và Giáo Hội Việt Nam, cũng như cho cộng đoàn CGVN tại Tiệp. Phần dâng của lễ: 8 anh chị em đại diện cho 8 cộng đoàn chính trong nước Tiệp đã thay mặt toàn thể cộng đoàn tiến dâng lên Chúa những lễ vật lòng thành tượng trưng cho những tinh hoa của ruộng vườn…

Liên ca đoàn Emmanuel đã dâng lên Chúa các bài hợp ca “Kìa Bà nào”, Khúc Hoài Niệm, Cao Vời Khôn Ví, Lạy Đức Mẹ LaVang. Mặc dù mới khai sinh với vài chục ca viên, nhưng các bạn trẻ đã cố gắng tập dượt và đã dâng lên Chúa những lời ca tiếng hát từ đáy lòng, thêm phần long trọng cho đại lễ. Sau phần hiệp lễ, cây đàn saxophone nổi tiếng của phái đoàn Berlin do anh Điệp đã trổi vang khúc tán tạ hồng ân Thiên Chúa: “Hồng ân Chúa, dào dạt tháng năm, tay con nhỏ bé đón sao cho vừa…” hiệp thông trong niềm tri ân Thiên Chúa vì bao hồng ân đã tràn đổ trên cộng đoàn và mỗi gia đình, qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, ông Giuse Vũ Tiến Quang, phó chủ tịch nội vụ của Liên Cộng Đoàn đã dâng lời cảm tạ và trao tặng qùa kỷ niệm tới quý cha.

Đại lễ đã được kết thúc bằng buổi tiếp tân khoản đãi tất cả quan khách cùng mọi người đã tham dự lễ với đầy đủ sơn hào hải vị: chả cuốn, thịt quay, chân giò, sàlát và dưa hấu tráng miệng. Tiếc rằng vì chương trình khai mạc và thánh lễ kéo dài hơn dự tính, xe bus chở phái đoàn Berlin phải vượt trên 500 cây số và phải về tới Bá Linh trước nửa đêm, nên phái đoàn Berlin phải vội vã chia tay, không thể ở lại tham dự buổi tiếp tân liên hoan.

Riêng đoàn Stuttgart chúng tôi, sau khi dự tiệc liên hoan, lên xe lúc nhá nhem tối trực chỉ về thành phố Cheb để ghé thăm cộng đoàn vào ngày hôm sau.

Chuyến viếng thăm cộng đoàn Cheb

Vào khoảng gần nửa đêm đoàn chúng tôi đến điểm hẹn siêu thị Tesco trong trung tâm thành phố Cheb. Chỉ vài phút sau, anh chị Vững gốc Hải Hậu đã hướng dẫn chúng tôi đến căn nhà của anh Thành. Chủ nhà đang đi hè về thăm Quê Nhà, nên tất cả căn nhà dành cho đoàn chúng tôi tá túc.

Sáng hôm sau, chúng tôi được gia đình anh chị Vững và chị Nhuần cho uống nước sáng bằng những tô phở nóng hổi. Sau đó đoàn chúng tôi đi thăm quan thành phố du lịch nổi tiếng trong vùng là Marienbad, cách thành phố Cheb chừng mấy chục cây số. Cha Hòa và cha Hạnh từ Praha đến nhập đoàn. Thành phố Marienbad (tiếng Tiệp gọi là thành phố Mariánské Láznê) nổi tiếng là thành phố dưỡng bệnh với nhiều nguồn suối khoáng chất thiên nhiên. Chung quanh thành phố này có tới 40 nguồn suối này, nổi tiếng nhất là nguồn Kreuzquelle, Karolina và Rudolfquelle. Mỗi năm có tới 40.000 người đến nghỉ ngơi dưỡng bệnh tại thành phố này. Điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất là giếng nước phun theo điệu nhạc (cứ mỗi đầu giờ lẻ) và vào 9 và 10 giờ đêm, giếng phun theo điệu nhạc và ánh sáng. Hiện đang có đại nhạc hội nhạc sĩ Chopin từ 19 đến 27.08.2009

Đến trưa, đoàn chúng tôi được khoản đãi bữa ăn trưa tại “quán hầm” đặc biệt đào sâu trong núi đá Granit với các món đặc sản của vùng như giò heo nướng, uống với bia nâu của hãng bia Chodovar tại thành phố Chodová Planá. Đây là một hãng bia nổi tiếng của vùng, nổi danh cả gần 1000 năm nay (từ năm 1117).

Sau trưa, đoàn chúng tôi đi theo vết chân truyền giáo đầu tiên của cha Vinh và Cha Lê Phan do chị Anna Thu Thủy định cư tại As, gần Cheb kể lại…chúng tôi ghé thăm khu chợ trời gần biên giới Đức, ghé thăm gian hàng của ông trùm Huấn, của anh chị Nam Lan…Riêng tôi ghé qua gian hàng bán ảnh tượng và các đồ trang điểm cho vườn cây hoặc nội thất: từ những bình gốm, bình sành, đến tổ chim…Khách hàng đa số là người Đức. Điều làm tôi chú ý là trong khu vườn bầy hàng la liệt những ảnh tượng Chúa, Đức Mẹ (bằng nhựa), Phật Thích Ca, Thần Tài, ông Địa được cột vào hàng dậu bên cạnh các tài tử, bên cạnh ảnh chú hề, bên cạnh tượng nữ thần tự do, hay một bức tượng khỏa thân …gặp anh Dũng là chủ nhân, anh cho biết là các ảnh tượng này nhập từ Ba Lan, hoặc Trung quốc…hỏi anh làm nghề gì thì anh trả lời nghề chuyên môn của anh là “buôn thần bán thánh”… Tôi hỏi anh tại sao mỗi bức tượng lại phải cột dây? Anh cho biết là để tránh ăn trộm… Thật đáng suy nghĩ về nghề “buôn thần bán thánh trong lịch sử nhân loại, trong Cựu Ước, Tân Ước, trong thế giới hôm nay và trong cuộc đời mỗi người chúng ta!

Khoảng tám giờ chiều, trời nổi cơn giông và đổ mưa xuống toàn vùng, làm khí dịu mát hơn. Cộng đoàn CGVN tại Cheb với khoảng 10 anh chị em đến tham dự thánh lễ với đoàn chúng tôi. Sau lễ, chúng tôi lại được khoản đãi canh chua cá, rau muống xào, thịt ngan quay tại nhà hàng Asia trong trung tâm thành phố Cheb.

Sáng hôm sau, đoàn chúng tôi khởi hành trở về Stuttgart qua ngả Beyreuth, Nürnberg và kết thúc chuyến đi thật tốt đẹp. Cảm tạ Thiên Chúa đã khấng ban cho chúng tôi những ngày thật đẹp và thật nhiều ý nghĩa. Trên xe khi trở về chúng tôi chia sẻ cảm tưởng về cuộc hành trình: ai nấy đều cảm thấy thích thú vì những gì đã cảm nghiệm. Ngoài những giờ du ngoạn thăm các thắng cảnh và các đền đài thủ đô Praha, chúng tôi đều được tai nghe mắt thấy một cuộc sống đầy cam go vất vả của hơn 60.000 người dân Việt ở Tiệp, hoàn toàn khác với nếp sống nền nếp và an cư lạc nghiệp của Đức.

Chúng tôi cùng tạ ơn Chúa đã ban tặng cho tôi những ngày hồng ân vừa qua. Được hiệp thông với giáo hội Séc, với dòng sinh mệnh lịch sử của một dân tộc. Được chia sẻ và cảm nghiệm những bước chân truyền giáo đầy cực nhọc của anh em linh mục tu sĩ. Được thấy tận mặt cuộc sống muôn mặt đầy cơ cực của người dân Việt đang cố gắng lập cư tại cộng hòa Tiệp. Được lắng nghe những tâm sự và những khát vọng của tuổi trẻ Việt Nam. Nhất là được chia sẻ hiệp thông trong cầu nguyện, trong các thánh lễ, trong các sinh hoạt của liên cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại cộng hòa Séc trong đại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập cộng đoàn. Hẹn ngày tái ngộ.
 
Giáo xứ Thánh Mẫu – Giáo phận Bùi Chu Hân hoan mừng kính Đức Mẹ Lavang quan thầy
Giuse Trần Ngọc Huấn
18:17 23/08/2009
BÙI CHU - Trong hai ngày 20 và 21 tháng 8 năm 2009, giáo xứ Thánh Mẫu thuộc giáo phận Bùi Chu đã long trọng tổ chức các nghi lễ mừng kính Đức Mẹ Lavang – quan thầy đệ nhị của giáo xứ.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Thánh Mẫu nguyên trước đây là giáo họ Nghiệp Thổ - một trong 8 họ lẻ thuộc giáo xứ Quần Cống, được Đức Cha cố Giuse Maria Vũ Duy Nhất tách ra và nâng lên thành giáo họ biệt lập, chuẩn xứ và giáo xứ từ năm 1999. Hiện nay giáo xứ có khoảng trên dưới 1000 nhân danh, sống quy tụ bên nhau giữa một vùng quê trù phú của địa phận Bùi Chu. Linh mục Vinhsơn Nguyễn Tốt Nghiệp được bổ nhiệm làm chính xứ từ năm 2007 đến nay.

Giáo xứ Thánh Mẫu nhận Đức Maria Mẹ Thiên Chúa làm bổn mạng, lễ kính trọng thể vào ngày 1 tháng 1 hằng năm. Ngôi Thánh đường khá đồ sộ với hai cây tháp cao 44m được khánh thành vào ngày lễ Mẹ Mân Côi (7/10/1999) dâng kính Đức Mẹ.

Năm 2002, giáo xứ đã cung nghinh tượng Đức Mẹ Lavang từ trung tâm Thánh Mẫu Lavang về quảng trường phía trước ngôi thánh đường. Pho tượng rất đẹp bằng đá cẩm thạch được chính Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm – Giám mục Bùi Chu – làm phép trọng thể vào dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời năm đó. Khi cử hành nghi thức làm phép, Ngài đã ca ngợi đây có lẽ là pho tượng Đức Mẹ Lavang “Đẹp nhất nước Việt Nam này”. Từ đó, giáo xứ Thánh Mẫu đã nhận Đức Mẹ Lavang làm quan thầy đệ nhị của giáo xứ, hằng năm lễ kính vào dịp 14-15/8 với đông đảo giáo dân tham dự rất sốt sắng.

Là một giáo xứ nhỏ bé, mới mẻ, nhưng Thánh Mẫu đã được nhiều người biết đến bởi lòng đạo đức và tinh thần nhiệt thành vì Giáo hội. Giáo xứ Thánh Mẫu có một sự đóng góp đáng kể trong công cuộc đấu tranh cho Công Lý và Hòa Bình trong những diễn biến đáng chú ý tại giáo hội miền Bắc trong thời gian vừa qua. Từ những ngày sôi động tại Tòa Khâm Sứ - Thái Hà đến những hoạt động bác ái, thăm viếng người nghèo… đều có sự tham dự của bà con giáo dân nơi đây – những người đời sống kinh tế tuy còn nghèo, phải bươn chải tha phương nhưng luôn đầy tinh thần đạo đức và sự nhiệt tâm vì Chúa và Giáo hội.

Dịp lễ kính Đức Mẹ Lavang năm nay của giáo xứ Thánh Mẫu được rời vào ngày 20 và 21 tháng 8. Trong ngày lễ chính, 20/8, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Tân Giám mục chính tòa Thái Bình – đã chủ sự thánh lễ trọng thể, với sự đồng tế của gần 30 linh mục và hàng ngàn giáo dân tham dự. Mặc dù trời nắng gắt, nóng bức nhưng cũng không làm giảm đi lòng nhiệt thành và sự yêu mến Đức Mẹ của bà con giáo dân nơi đây. Thánh lễ được cử hành tại Thánh đài Đức Mẹ Lavang của giáo xứ. Trước Thánh lễ, mọi thành phần dân Chúa cùng tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ quanh khuôn viên nhà thờ, và tham dự buổi tiến hoa đồng tiến của 100 “con hoa” giáo xứ.

Đặc biệt, trong dịp lễ quan thầy đệ nhị hôm nay, giáo xứ Thánh Mẫu có thêm một niềm vui lớn khi Đức Cha Phêrô đã long trọng thánh hiến quả chuông mới cho ngôi thánh đường. Đây là niềm mơ ước lâu nay của bà con giáo dân nơi đây, quả chuông mới nặng gần 2 tấn với trị giá 350 triệu đồng.

Trong bài chia sẻ với cộng đồng dân Chúa, Đức Cha Phêrô đã quảng diễn về các hồng ân mà Chúa đã ban cho Đức Mẹ, Ngài kêu mời mọi người hãy luôn sống phó thác trong tay Đức Mẹ, luôn biết chạy đến cùng Mẹ để nhờ người chuyển cầu cho những ơn lành cần thiết. Đức Cha cũng nêu lên tấm gương các bà mẹ công giáo đạo hạnh, đã được giáo hội tuyên phong hiển thánh để làm gương mẫu cho các gia đình, nhất là các bà mẹ công giáo trong giáo xứ, luôn biết bảo vệ hạnh phúc chân chính của gia đình công giáo và đón nhận, giáo dục con cái nên người có ích cho giáo hội và xã hội.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Chánh trương đại diện cho giáo xứ đã nói lên tâm tình cảm tạ hồng ân Thiên Chúa vì muôn ơn lành và bình an Người đã ban cho giáo xứ qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ; đồng thời, ông cũng đại diện giáo xứ bày tỏ lòng biết ơn Đức Cha Phêrô, cha xứ và quý Cha, quý nam nữ tu sỹ, chủng sinh và cộng đoàn đã luôn đồng hành và cầu nguyện cho giáo xứ.

Trong ngày vui mừng bổn mạng hôm nay, mỗi tâm lòng giáo dân Thánh Mẫu lại thổn thức dâng lên Đức Mẹ lời kinh tự đáy lòng: Lạy Mẹ Maria Thánh Mẫu Lavang, chúng con xin phó thác đời sống trong tay Mẹ, vì chúng con tin rằng: mãi mãi, Mẹ chính là hiền mẫu của lòng chúng con./.
 
Mừng Bổn Mạng và Đặt Thánh Tượng Mẹ La Vang tại Giáo Xứ Cabramatta – Sydney
Diệp Hải Dung
18:25 23/08/2009
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 23/08/2009 vào lúc 3 giờ chiều các Hội Đoàn Đoàn Thể và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta mừng kính Lễ Quan Thầy Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney.

Xem hình ảnh

Sau 3 hồi chiêng trống truyền thống Việt Nam, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Tòa xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang được đặt dưới cuối nhà thờ và kế tiếp cung nghinh kiệu Thánh tượng Mẹ La Vang rước vào trong nhà thờ an vị trên cung Thánh. (Giáo Xứ đang khởi công xây dựng Hội Trường nên không có phương tiện rước kiệu chung quanh nhà thờ)

Sau đó là phần tuyên đọc đôi dòng về Đức Mẹ hiện ra ở La Vang Việt Nam. Suốt thơi kỳ bách hại từ năm 1798 đến năm 1801 nhiều Giáo Dân phải trốn vào rừng rậm gần Quảng Trị miền Trung VN. Ở đó họ rơi vào cảnh lầm than đói khát, bệnh tật, nhưng sẵn sàng chuẩn bị để chết cho Đạo, chết vì Đạo. Một hôm đang lúc cộng đoàn giáo dân tụ tập với nhau để cầu nguyện, họ bỗng thấy xuất hiện một Bà Chúa lộng lẫy trong luồng sáng rất lạ trên đầu. Bà hiện thân là Mẹ Thiên Chúa đến với đàn con để an ủi khích lệ và Đức Mẹ lúc ấy khuyên nhủ đàn con hãy xử dụng Lá Vang hoang dại mà trị bệnh. Mẹ hứa sẽ đoái thương nhậm lời kêu cầu của họ. Sau cuộc bách hại vào năm 1802, giáo dân rời bỏ khu rừng họ từng ẩn lánh để trở về với với thôn làng mình từng sinh sống. Từ đó câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang hoang dại đã loan truyền khắp chốn và mang theo thông điệp của Mẹ. Và hiện nay La Vang chính là Linh Địa hành hương của tất cả con cái của Mẹ trên toàn thế giới.

Sau khi chấm dứt phần đọc sơ lược về di tích Đức Mẹ hiện ra ở La Vang. Thánh lễ cử hành gồm quý Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn, Cha Patrick Mac Auliff Chính xứ, Cha Dương Thanh Liêm, Cha Mai Đào Hiền và Phó tế Đặng Đình Nên phụ giúp Lễ. Trong bài giảng Cha Dương Thanh Liêm đã nói về đời sống điều căn bản là Gia Đình, Xã Hội và Giáo Hội. Cha nhắn nhủ mọi người hãy sống noi gương theo gia đình Nazareth để xứng đáng là con cái của Chúa và Cha thông báo một tin mừng cho toàn thể Giáo Đoàn Cabramatta là Thánh tượng Đức Mẹ La Vang được đặt trong nhà thờ của Giáo Xứ để mọi người đến với Mẹ và cầu nguyện. Đây là một niềm vui và cũng là một niềm hãnh diện cho Giáo Đoàn Cabramatta nói riêng và CĐCGVN TGP Sydney được đặt Thánh tượng Đức Mẹ La Vang là Quan Thầy của Giáo Đoàn trong nhà thờ Úc. Hiện nay tại Sydney có 9 nhà thờ của Giáo Xứ Úc được đặt tượng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam và hôm nay Giáo Xứ Cabramatta được đặt Thánh tượng Đức Mẹ La Vang.

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Patrick Mac Auliff Chính xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và Cha nói Giáo Đoàn hãy luôn cầu nguyện với Mẹ La Vang. Ông Giang Hoan Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng cũng ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn Cabramatta. Sau cùng ông Hà Pi Liến Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ Bổn Mạng của Giáo Đoàn.

Thánh lễ kết thúc quý Cha cùng mọi người quỳ trườc kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang dâng lời nguyện lên Mẹ vàcung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ La Vang xuống cuối thánh đường. Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn và Cha Patrick Mc Auliff Chính xứ Cabramtta cùng đặt để. Mọi người đều vui mừng và hân hoan vì từ nay Giáo Đoàn Cabramtta có Mẹ La Vang ngự trị và luôn hiện diện với con cái của Mẹ. Sau đó là mọi người ở lại dùng buổi tiệc trà thân mật bên hông nhà thờ và bế mạc kết thúc vào lúc 5 pm.
 
Hội Hiền Mẫu giáo xứ Tam Hà kỉ niệm 50 năm thành lập
Tam Hà
18:31 23/08/2009
Năm thánh Linh Mục được giáo hội trọng kính vào năm nay cũng là một sự trùng hợp khi hội các bà mẹ công giáo giáo xứ Tam Hà ( GĐ HIỀN MẪU ). Khởi đầu từ năm 1959 khi ổn định gx thì cha cố GIUSE ĐỖ TẤT ĐOÁN cho thành lập hội các bà mẹ công giáo và nhận quan thày là thánh nử MONICA và mừng kinh trọng thể vào ngày 27/8 hằng năm.

Xem hình ảnh

Với 50 năm qua đi qua bao đời hội trưởng và ban chấp hành hội cũng như quý cha linh hướng. Hội mỗi ngày một thăng tiến nhờ ơn chúa thánh thần cũng như thánh quan thần soi dẫn và sự chỉ bảo qua cha linh hướng GIUSE NGUYỄN HIẾN THÀNH từ 1977 đến nay VÀ CHA GB phụ tá

Số hội viên ban đầu quá ít ỏi đã tăng lên đáng kể hiện nay số hội viên thường sinh họat là 203 người. Hiệp thông cùng BTV GX và các giáo khu cũng như các hội đoàn trong mọi công tác. Và chịu trách nhiệm phụng vụ lễ thứ hai hằng tuần.

Hằng tuần đọc kinh luân phiên tại nhà các hội viên cùng nhau cầu nguyện cho bản thân và xin CHÚA chúc lành và thánh hóa cho mọi gia đình. Hằng tháng vào chủ nhật thứ ba trong tháng mọi hội viên đều có mặt tại nhà thờ lúc 14h để tham dự giờ chầu và lắng nghe huấn từ của LM linh hướng. Hằng năm trước ngày mừng bổn mạng lại có buổi tĩnh tâm lắng đọng dọn mình cũng như cùng hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các hội viên đã qua đời và các cha linh hướng đã khuất cũng như các vị ân nhân đã giúp đỡ trong sự tồn tại của hội

Và trong buổi tĩnh tâm năm nay với sự hướng tâm từ cha GIUSE CHÁNH XỨ VÀ LINH HƯỚNG của hội ngài mong các bà mẹ cầu nguyện nhiều hơn nữa, học hỏi về thánh bổn mạng hơn nữa để có những người con dâng mình cho CHÚA noi gương thánh NỮ MONICA bổn mạng. BÀ đã cầu nguyện cùng CHÚA cho người con của mình là thánh AUGUSTINO thế nào thì các bà cũng phải cầu nguyện liên lỉ như vậy để có được những người con dâng mình phục vụ hội thánh và cộng đồng theo đúng tinh thần của hội thánh là năm thánh linh mục nói chung và cổ võ cho sự dấn thân phục vụ trong ơn gọi tu trì mà gia đình và các bậc sinh thành là nguồn nuôi mầm ơn gọi.

Nhân ngày lễ mừng kính thánh MONICA bổn mạng và kỷ niệm 50 năm hồng ân của họ chúng ta cùng hiệp dâng thánh lễ mừng trọng thể vào hồi 16h ngày chủ nhật 22/8 này và hiệp ý cùng LM chánh xứ linh hướng cầu cùng CHÚA cho họ noi gương thánh nữ trong tương lai gần giáo xứ chúng ta có được những người con dâng mình cho CHÚA và phát triển hội lớn mạnh và thánh thiện hơn nữa.
 
Lễ Tạ Ơn 50 năm đón nhận Đức Tin của họ đạo Mỹ Á
Trương Trí
18:37 23/08/2009
HUẾ - Sáng ngày 23.8,giáo dân Mỹ Á và bà con xa quê đã quy tụ về nhà thờ giáo xứ Vinh Hòa để cùng nhau dâng thánh lễ tạ ơn mừng kỷ niệm 50 năm ngày đón nhận Đức tin.Thánh lễ do linh mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Cao chủ tế,cùng đồng tế có linh mục Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang cựu quản xứ họ đạo Mỹ Á,linh mục quản xứ Vinh hòa kiêm Mỹ Á. Ngoài ra còn có thầy phó tế Matthêu Phan văn Tùng là con cháu và rất đông nữ tu Hội dòng Mến Thánh giá là những người đã gắn bó nhiếu năm với Mỹ Á trong thử thách.

Xem hình ảnh

Thánh lễ tạ ơn và mững 50 năm đón nhận Đức tin của họ đạo Mỹ Á chỉ diễn ra trong âm thầm lặng lẻ,nhưng thật sốt sắng và trang nghiêm.Sân nhà thờ không trang hoàng cờ xí lộng lẫy mà chỉ có một tấm băng rôn “Chào Mừng Quan Khách” đơn giản.Thế mà buổi lễ vẫn thật trang trọng đầy tình yêu thương,bởi vì tất cả những ai tham dự Thánh lễ hôm nay đều ít nhiều có mối dây ràng buộc với họ đạo Mỹ Á.Nhất là khi nghe bài giảng lễ của cha Emmanuel Nguyễn Vinh Gioang, cộng đoàn lại càng thấm thía hơn nữa những đau thương mà giáo dân Mỹ Á phải ghánh chịu,nhất là lớp hậu sinh mới thấu hiểu được hành trình đầy gian nan thử thách mà ông cha họ đã trải qua.Trong đó có thấm máu của vị cha già Giaon Baotixita Nguyễn Cao Lộc,người đã khai sinh ra họ đạo đúng vào ngày này 50 năm về trước.Cha Emmanuel kể lại rằng:cuối năm 1963 khi nghe tincha G.B.Nguyễn Cao Lộc bị nạn và bị bỏ bên vệ đường đang được đưa đi cấp cứu,Tòa Tổng Giám mục lệnh cho cha Emmanuel lúc đó đang giáo sư trường Thiên Hựu về xem tình hình.Ngài vâng lệnh Tòa Tổng Giám mục về nhà thờ Mỹ Á và bị bao vây phong tỏa ở đó gần 4 tháng.Khi đi Ngài không mang theo áo quần và đồ dùng cá nhân,cũng may lúc đó có các nữ tu dòng Mến Thánh giá ở đó hết lòng che chở và bảo bọc,nếu không thì Ngài cũng không còn đường về.Chỉ một thời gian ngắn ở lại coi sóc Mỹ Á,nhưng với trí thông minh tuyệt vời Ngài đã ghi nhớ được tên tuổi những gia đình trong họ đạo,khi Ngài nhắc lại đã làm nhiều người sụt sùi xúc động.

Trải qua nhiều biến cố hết sức đau thương,với nhiều hoàn cảnh khác nhau và nhiều lý do khác nhau nhưng Đức tin của giáo dân họ đạo Mỹ Á vẫn bén rể và tồn tại đến ngày hôm nay và vững mạnh hơn nữa.Tiếc rằng ngôi nhà thờ đã bị tàn phá chỉ còn trơ lại nền nhà,giáo dân không thể mừng lễ Tạ ơn 50 năm trên chính ngôi nhà thờ của mình.

Sau thánh lễ,cha sở G.B.Lê Phú Ngọc Trảng cảm ơn các cha đã không ngại đường sá xa xôi về dâng thánh lễ cũng như bà con xa quê đã nhớ đến quê hương để về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho họ đạo.Ngài nói lên sự trùng hợp ngẫu nhiên: vị cha già khai sinh ra họ đạo nay đã 94 tuổi không thể về dự lễ được,Ngài đã cử nghĩa tử là cha F.X.Lê Văn Cao về chủ tế thánh lễ,cha sở G.B.Lê Phú Ngọc Trảng lại là nghĩa tử của cha F.X.Như vậy cha sở hiện tại thuộc đời cháu của cha già khai sinh họ đạo.

Cuối cùng vị đại diện họ đạo cũng đã nói lời tri ân đối với vị cha già vì lý do sức khỏe nên không về dự lễ được,cảm ơn cha cựu quản xứ Emmanuel,cha chủ tế Phanxicô Xaviê và cha quản xứ cùng các nữ tu dòng Mến Thánh Giá đắgn bó với họ đạo trong bao năm qua.Đồng thời cũng cảm ơn đại diện chính quyền đã đến dự lễ.

Trong buổi tiệc mừng,bà con Mỹ Á xa quê rất vui mững khi được gặp lại bao người thân và thấy được hình ảnh họ đạo vẫn phát triển Đức tin vững mạnh để làm chứng tá cho Chúa Kitô,nhất là họ đạo hiện nay có được người con là thầy phó tế Matthêu Phan Văn Tùng sẽ chịu chức linh mục nay mai,và một nữ tu dòng Mến Thánh giá.Đây sẽ là bước tiến vững chắc cho họ đạo về sau.

Được biết Đức Cha Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đang dự lễ ở giáo xứ Truồi sẽ về thăm giáo xứ và đi thăm các gia đinh họ đạo Mỹ Á lúc 2giờ chiều nhưng vì đường sá xa xôi cách trở nên phóng viên chúng tôi không thể ở lại để ghi những hình ảnh cuộc viếng thăm của Đức cha phụ tá.
 
Tản mạn về cuộc họp Ba Miền
Gioan Lê Quang Vinh
19:26 23/08/2009
SAIGÒN - Đã lâu rồi, cái từ “hội họp” ở Việt nam dường như mất đi ý nghĩa cao quí. Họp cơ quan là để ngủ gật rồi nhận phong bì. Họp phê bình nội bộ là để gật đầu đồng ý. Họp mặt buổi chiều là để bia bọt và chơi bời. Tuổi choai choai họp mặt là để đua xe, quậy phá. Quần chúng “tự phát khùng” họp lại để chửi bới thoá mạ và hành hung người ngay chính. Giữa tứ bề họp hội bè cánh như thế, bỗng có một ngày hàng năm, các nhóm những con người trẻ có trung niên có, đến với cuộc hẹn có Giêsu ở giữa, để chia sẻ cho nhau những hạt mầm mà họ đã nghe lời Giêsu mà đi gieo vãi.

Cuộc hội ngộ ba miền Huế - Sàigòn - Hà nội lần thứ 16 năm nay qui tụ cũng những con người mà nhiệt huyết bừng bừng, mang trong lòng tình yêu dành cho công lý và cho những người nghèo chung quanh mình. Chúng tôi xúc động và sung sướng nhìn những ánh mắt sáng lên niềm vui, trao cho nhau nụ cười ấm áp, khích lệ.

Họ đến từ miền Bắc, mang theo những uẩn khúc và khát vọng từ năm mươi năm. Họ chia sẻ những nỗi đau không gì xoa dịu nỗi ngoài Đức Giêsu là Đấng nâng đỡ ủi an người mang gánh nặng nề.

Họ đến từ miền Trung và Tây Nguyên nghèo lam lũ. Tiếng cồng chiêng vang lên cùng lời hát Kinh Lạy Cha bằng tiếng người dân tộc thiểu số. Có lẽ ít ai hiểu lời bài hát, nhưng mọi người đều hiệp thông và thấu cảm. Đây là mầu nhiệm hiệp nhất và yêu thương của những người cùng gọi Thiên Chúa là “Abba”, Cha ơi.

Họ đến từ Sàigòn, thành phố sang trọng nhưng quá nhiều chia cách giữa các giai tầng xã hội, quá nhiều những bất trắc trên đường phố và quá nhiều những cám dỗ bốn bề. Họ hát vang lời ca ngợi Thiên Chúa và họ chia sẻ những lần đi đến miền Trung, miền Bắc với anh chị em nghèo.

Họ là những trí thức muốn dấn thân vì người nghèo, theo đường hướng của Giáo Hội và của một vài dòng tu như Dòng Chúa Cứu Thế. Các bác sĩ giới thiệu những nhóm nghèo, nhóm SIDA, nhóm bị bỏ rơi. Ai cũng hứng thú khi một chị lớn tuổi cất giọng ca cải lương cao vút và ngọt ngào. Rồi cảm động khi biết chị đến từ quê nghèo Cà mau, đang trú ẩn trong một mái ấm. Một thanh niên xuất thân từ nhóm Ve Chai của cha Châu, cha Uy, đang lăn xả vào nâng đỡ các mái ấm, để người nghèo và người bệnh hoạn được có bờ vai tựa vào.

Và khi hành động cho công lý và tình yêu, chúng ta hiểu được rằng chúng ta cần đi đúng con đường Giáo Hội chỉ vẽ. Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo phải là kim chỉ nam, để những nguyên tắc và giá trị mà Học Thuyết đưa ra thúc đẩy chúng ta nỗ lực cho một xã hội phù hợp với Ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa sáng tạo.

Tôi còn nhìn thấy những nữ tu “hiền như ma sơ” (!!!), với những nụ cười đầy chia sẻ cảm thông. Các sơ trình bày những hoạt động trợ giúp người nhiễm HIV, người bị bỏ rơi… cùng khát vọng truyền thông lối sống nhân ái. Và cảm động biết bao khi những linh mục Chúa Giêsu, một thời gian trước đã bị bách hại, bị lên án, bị nhục mạ và bị lừa lọc, giờ đây vẫn nụ cười tươi hiền hoà, sẵn sàng đồng hành với anh chị em nghèo từ mọi miền đất nước. Dù đã đọc trong chương trình, chúng tôi vẫn bất ngờ khi cha Giám tỉnh DCCT Vinh sơn Phạm Trung Thành thân mật lên tiếng với anh chị em. Làm sao quên được lời ngài dí dỏm mà sâu sắc: mong cho “trời còn thanh”.

Tại sao lại mong cho trời còn thanh? Cha Giám tỉnh nói lái đó thôi. Ngài giải thích “trời còn thanh” là “Thành còn chơi”. Nghĩa là cha Giám tỉnh còn đi vào cuộc chơi với người nghèo khổ bất hạnh, như cha Vũ Khởi Phụng, cha Lê Quang Uy đã và đang lang thang với người nghèo trên các nẻo đường tối tăm và gian khổ. Cho nên, nhóm CCT tự thêm cho mình ý nghĩa “nhóm Có Cha Thành” cũng là chính xác.

Nhìn vào những con người đến với Hội Ngộ Ba Miền, gặp gỡ Bác ái Huynh đệ Huế Sàigòn Hà nội lần thứ 16 này, chúng ta nhận ra rằng Chúa Giêsu thực hiện Lời Người: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” cùng với Thánh Thần Tình Yêu và Sức Mạnh. Chính Thánh Thần lên tiếng qua anh chị em, rằng thế gian điêu ngoa đang lùi lại nhường bước cho ánh sáng công lý bình an.

Abba, Cha ơi, xin cho chúng con đến và ra đi, thực hiện điều Con Cha chỉ dạy: “Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy” (Lc. 6,31). Đó là chủ đề Hội Ngộ Ba Miền năm nay của chúng con.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Độ tin cậy nào có thể đo nơi Nguyễn Tấn Dũng?
Hà Long
02:12 23/08/2009
Ngày 18/8/2009 báo chí đưa tin rầm rộ về cuộc thăm viếng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Tây Nguyên để thị sát tận mắt các công trình khai thác mỏ Bauxite do công nhân Tàu thi công.

Nguyễn tấn Dũng thị sát Tây Nguyên
Bản tin này chỉ được tải đi theo đúng đường thẳng từ một “cổng phải“ duy nhất là “Theo Cổng TTĐT Chính phủ“, hơn 700 tờ báo với một công bộc Tổng biên tập cúi gập đầu sao chép bản chính vào cho các trang báo riêng của mình.

Tại Tây Nguyên ông Dũng tâng bốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam lên tận mây xanh: “quyết tâm triển khai dự án này vừa đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, vừa là dự án mẫu về bảo vệ môi trường sinh thái.“

Ông cũng biết cách ru ngủ quần chúng: "Lâm Đồng cần phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu tự nhiên, tài nguyên đất rừng, đất nông nghiệp, khoáng sản để phát triển mạnh mẽ nông lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ, công nghiệp chế biến tài nguyên khoáng sản".

Một viễn tưởng giàu sang trong mộng như các phim đang trình chiếu tại các quốc gia tiên tiến, ông Dũng hứng quá đề nghị: với lợi thế về khí hậu ôn đới, điều kiện thiên nhiên, Lâm Đồng cần tập trung đưa du lịch, dịch vụ trở thành một trong những mũi nhọn phát triển của Lâm Đồng, “Cần xây dựng khách sạn cao cấp để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước”.

Ngược lại, chỉ vài phút sau ông ta phải trở lại thực tế “nước ta còn rất nghèo“ để đáp xuống ngay vũng bùn lầy đất đỏ Bauxite khi kêu gọi tỉnh Lâm Đồng chú trọng phát triển nông, lâm thủy sản, đẩy mạnh thâm canh rau, hoa cao cấp, các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, quản lý, sử dụng và phát triển mạnh hơn nữa kinh tế rừng.

Ai đang theo dõi về Tây Nguyên đều bức xúc về 2 khía cạnh chính trị và môi trường: các độc hại về chất thải nhôm Aluminium trong quá trình khai thác và đoạn xương sống quan trọng của con rồng VN đang bị giặc phương Bắc đè lên. Một trang báo điện tử nghiên cứu về Bauxite (http://bauxitevietnam.info) được các học giả khoa học và chuyên gia trong nước thành lập như một cơ quan độc lập tìm hiểu về Tây Nguyên, nơi đây đang được tiếp tay của mọi tầng lớp tại hải ngoại và lan rộng trong nước và cũng là nơi tập trung duy nhất các tiếng nói phản biện nhiều mặt của người trí thức về vấn đề Bauxite Việt Nam.

Ai đang biết chút ít về vấn đề Bauxite đều hoảng sợ về độ tin cậy nơi Nguyễn Tấn Dũng khi nghe ông nói: “Dự án bô-xít Lâm Đồng phải là mẫu về bảo vệ môi trường sinh thái.“

Để có tầm nhìn xa và rộng người đọc có thể theo dõi nhiều luận đề về Bauxite nơi trang http://bauxitevietnam.info

Nhìn từ Tây Nguyên chúng ta đưa ra vài thí dụ đăng tải từ báo chí quốc nội đến quốc tế để so sánh những sự việc đang xảy ra xung quanh cuộc sống nơi ta và nơi Tàu.

Ngộ độc đồ ăn đồ dùng từ Trung quốc
- Thị trấn Tàu 'sục sôi' vì nhiễm độc chì do nhà máy nấu kim loại gây ra tại Thiểm Tây: Theo bản tin của AP ngày 18/8/2009 có tới 731 em nhỏ ở 2 ngôi làng gần nhà máy có kết quả kiểm tra dương tính với nhiễm độc chì. Một số mẫu thử có mức nhiễm chì cao gấp 10 lần chuẩn an toàn của Tàu. Nay người ta khám phá thêm 1.300 trẻ em nhiễm bệnh độc chì vào ngày 22/8. Một nông dân chỉ tay vào nhà máy nghiến răng thù hận: "Nó giống như một quả bom nguyên tử với chúng tôi. Không có có gì cứu sống chúng tôi cả". Nhiễm độc chì có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng với thần kinh và cơ quan sinh sản, làm tăng huyết áp, gây ra chứng thiếu máu, mất trí nhớ, và nặng nhất là nạn nhân có thể bị hôn mê rồi tử vong. Nó đặc biệt nguy hại với trẻ em, phụ nữ có thai và thai nhi.

Làn sóng căm thù càng dâng cao sau khi một nữ sinh uống thuốc trừ sâu để tự tử hôm 16/8 vì cha mẹ không cho em đi làm xét nghiệm máu. Lòng uẫn ức đã làm cho hàng trăm người dân ở tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, hôm 17/8, đã tấn công nhà máy luyện kim loại Dongling ở địa phương. Người dân phản đối kéo đổ hàng rào và đập phá các xe tải chở than tại nhà máy. Tân Hoa xã cho biết, khoảng 100 cảnh sát đã được điều tới nhà máy Dongling ở thành phố Baoji để đảm bảo trật tự.

Sự mất lòng tin ở người dân càng thêm trầm trọng trong những năm qua vì sự thiếu minh bạch và "hứa suông" từ chính quyền trung ương đến địa phương tại Tàu.

- Từ chỗ nhiễm chì này người dân lại nghĩ đến hậu quả Melamine khủng khiếp trong sữa bột tại Tàu: Khi được báo chí khui ra vụ việc sữa bột trẻ em nhiễm hóa chất công nghiệp Melamine vào tháng 7/2007 thì đã gây tử vong đối với ít nhất 6 trẻ em và khiến gần 300.000 em khác bị sỏi thận cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Như một cơn sóng thần về Melamine thổi đến làm cho hơn một tỷ dân Tàu hoang mang sợ hãi, cả thế giới cũng bị lây lan nhanh chóng vào vụ sữa độc khi hóa chất này được phát hiện trong nhiều mặt hàng thực phẩm khác liên quan tới sữa hoặc Chocolate sản xuất ra từ Tàu. Hàng chục quốc gia trên thế giới phải thu hồi hoặc dỡ bỏ các sản phẩm sữa của Tàu ra khỏi kệ hàng. Các cuộc kiểm tra sau đó còn phát hiện Melamine được trộn vào thức ăn gia súc.

Các cuộc điều tra tại Tàu cho thấy những thương gia gian manh thu gom sữa để bán lại cho các công ty sữa đã pha loãng sữa nguyên liệu, sau đó gian xảo trộn Melamine vào để làm tăng giả tạo hàm lượng protein lên cao vì đây là một hóa chất giàu Ni-tơ, chất vốn được dùng để đánh giá cao hàm lượng protein trong nhiều cuộc kiểm tra hàng ngày. Tòa án thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã tuyên án tử hình đối với 3 bị cáo trong vụ xìcăngđan sữa trộn Melamine.

22 công ty sữa Tàu trả 160 triệu USD tiền bồi thường cho những gia đình có con em tử vong hoặc bị ốm do uống sữa nhiễm hóa chất.

Một lần nữa, hồi chuông cảnh báo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lại được gióng lên ở quốc gia cộng sản đông dân nhất thế giới này.

- Trở về Việt Nam với bản tin gần 100 người bao vây nhà máy xả khí thải trong đêm 19/8/2009: Người dân tổ 43, phường Vĩnh Tuy (Hà Nội) đẩy cổng xông vào, yêu cầu Công ty cổ phần dệt 10-10 ngừng đốt khí thải có mùi khét, khó thở. Cảnh sát đã được huy động để giải tán trật tự. Sự việc bắt đầu từ 17h30 khi lò đốt hóa chất của Công ty cổ phần dệt 10-10 hoạt động. Khói đen kèm mùi khét lẹt bủa vây toàn bộ khu vực dân cư tổ 43 như một lớp sương mù. Gần trăm người dân gồm cả trẻ nhỏ và người già đứng kín trong khuôn viên công ty yêu cầu ngừng đốt hóa chất. Chị Nguyễn Thị Kim Hoa cho biết: "Người dân đã có ý kiến với công ty nhiều lần nhưng hôm nay họ đốt nhiều quá, mùi nồng nặc, rát cổ họng, trẻ con ho sặc sụa khiến chúng tôi phải tụ tập yêu cầu công ty ngừng hoạt động". Ông Đỗ Thanh Phong cho biết, cách đây 10 năm, trước tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng do việc xả khí thải của công ty. Ông đã làm đơn với 40 chữ ký của người dân gửi cơ quan chức năng thành phố yêu cầu giúp đỡ. Sau khi có đoàn kiểm tra thì công ty ngừng được một thời gian sau đó lại đốt trở lại.

Bà Lê Thị Tân, Bí thư Đảng ủy phường Vĩnh Tuy cho biết, mới đây khi kiểm tra, Phòng tài nguyên môi trường quận Hai Bà Trưng, UBND phường đã buộc Công ty cổ phần dệt 10-10 phải di dời một số phân xưởng quá ô nhiễm ra ngoài. Bà Tân nói, việc ô nhiễm ở ngành dệt là không tránh khỏi, không riêng gì Công ty cổ phần dệt 10-10 mà nhiều công ty khác cũng vậy. Do đó, giải pháp căn bản là phải di dời. "Việc di dời thành phố đã có chủ trương còn bao giờ tiến hành thì phường không thể nắm được", bà bí thư phường bộc lộ.

- 2 con đập lớn bị vỡ toác chỉ sau một con nước vào ngày 21/08/2009: Cách đây hơn 2 tháng, người dân xã Tráng Việt và xã Văn Khê (thuộc huyện Mê Linh - Hà Nội) khấp khởi mừng khi nhìn thấy hai con đập bằng bê-tông uốn lượn đẹp như tranh dẫn từ trong thôn ra bãi mầu ngoài sông Hồng, thay thế cho con đường đất nhỏ trước kia. Nhưng chỉ sau một con nước đầu tiên, phần ta-luy bên trái hai con đập bỗng sụt lún, vỡ toang hoác từng mảng. Điều đáng nói là cả hai con đập trị giá ngót nghét 10 tỷ đồng này mới chỉ đưa vào sử dụng được hơn tháng.

Đường vào Hà Nội bụi mịt mùng
- Bao giờ dân hết khổ với tuyến đường... khổ ải ? (18/08/2009): Các xe ôtô tải chở vật liệu xây dựng ngày đêm “băm nát” đường Tân Xuân. Mặc cho người dân kêu, nhiều năm qua, con đường này trở thành nỗi ám ảnh đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật của hàng vạn người dân địa phương. Đất, cát, sỏi, ximăng tươi rơi từ các xe ôtô chở vật liệu xây dựng xuống mặt đường rồi theo gió bay mù mịt, ập thẳng vào mặt người qua đường, là hình ảnh của "tuyến đường khổ ải" từ cuối đường An Dương Vương (quận Tây Hồ) đến khu vực gầm cầu Thăng Long, kéo ra đường Đông Ngạc, Tân Xuân (huyện Từ Liêm). Cách cửa khẩu Đông Ngạc khoảng 500m, bà Phạm Thị Thảo, một người dân cư trú tại đường Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, cặm cụi với quán nước nhỏ trước cửa nhà. Chiếc khẩu trang che kín gần nửa khuôn mặt bà. Bàn nước được che chắn bằng tấm nilông mỏng, mấy chiếc ghế nhựa nằm lăn lóc, bụi bám trắng. Bà Thảo cho biết: "Bụi không chỉ thốc vào người đi đường mà còn vào cả nhà người dân hai bên đường. Để tránh bụi, người đi đường phải đi cách thật xa xe tải và chạy thật chậm, nép vào vỉa hè, còn các hộ gia đình chúng tôi phải đóng kín cửa cả ngày, ngăn không cho bụi vào nhà".

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Xuân Đỉnh Nguyễn Hữu Khiêm cho biết: Chúng tôi rất bức xúc trước tình trạng xe cơ giới chở vật liệu xây dựng chạy qua địa bàn xã Xuân Đỉnh làm hư hại các tuyến đường và gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của người dân. Nhưng việc xử lý là vượt chức năng, quyền hạn của xã. Chúng tôi đã kiến nghị với thành phố xem xét, giải quyết dứt điểm tình trạng trên. Theo đó, ngoài việc phải nhanh chóng tiến hành duy tu, sửa chữa, làm hệ thống cống để thoát nước thải tại đường Tân Xuân, thì phải bố trí lực lượng vệ sinh môi trường có mặt thường xuyên để khắc phục vật liệu xây dựng rơi vãi. Song đã hơn một năm qua vẫn chưa thấy phản hồi của các cấp có thẩm quyền, ông Khiêm cho biết thêm.

- Công ty Vedan từ chối bồi thường thiệt hại cho nông dân: Bắt đầu khoảng giữa năm 1990 cho đến năm rồi 2008, công ty sản xuất gia vị Vedan ở tỉnh Đồng Nai đã xả nước thải một cách bất hợp pháp ra dòng sông Thị Vải qua hệ thống ống thoát ngầm. Sự ô nhiễm dòng sông đã làm ảnh hưởng trầm trọng nguồn thủy sản và những hộ nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Thị Vải. Công ty Vedan chuyên sản xuất hàng gia vị của Đài Loan đã từ chối bồi thường thiệt hại cho nông dân Việt Nam vì đã gây ô nhiễm cho dòng sông Thị Vải, họ nói rằng yêu cầu bồi thường 34 triệu đô-la là qúa cao, viên chức nhà nước cho hay hôm 18/8/2009, theo bản tin DPA.

Trụ sở Vedan
- Sông Thị Vải bị Vedan bức tử giải quyết chưa xong thì sông Thị Tính đang bước theo chân Thị Vải (25/07/2009): Rạng sáng 25-7, sông Thị Tính (giáp ranh giữa xã An Điền và thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, Bình Dương) bất chợt bốc mùi hôi tanh đến khó chịu. Đến khoảng 6 giờ sáng, toàn bộ dòng sông từ khu vực thị trấn Mỹ Phước đổ ra sông Sài Gòn đều bị nhuốm đen, nhiều đoạn đen đặc quánh. Người dân làng chài quanh đó phát hiện cá ngáp, nổi bụng, tróc vảy và chết hàng loạt. Nhiều người dân ở ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bến Cát (Bình Dương) cho rằng nó sẽ theo chân “bà chị” Thị Vải! Bởi câu chuyện của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN không chỉ có mỗi chuyện vỡ bờ bao hồ chứa nước thải. Như đã được báo chí đưa tin qua chuyện 233.000m3 nước thải chưa qua xử lý của Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN đổ ra suối Bến Ván do sự cố bể bờ bao hồ chứa là câu chuyện được nhiều người dân Sàigòn và Bình Dương quan tâm. Mọi người quan tâm bởi số lượng nước thải nguy hại này theo suối Bến Ván chảy ra sông Thị Tính, rồi từ sông Thị Tính đổ ra sông Sài Gòn, ngay vị trí hai nhà máy nước Thủ Dầu Một và Tân Hiệp. Ông Nguyễn Xuân Tình, tổ trưởng tổ 11 ấp Cầu Sắt, cho hay: “Người dân gọi đây là khúc suối cụt. Nước thải xả ra con suối này đã mười mấy năm nay. Tui nói thẳng, khu này chỉ có mỗi Công ty TNHH San Miguel Pure Foods VN là ôm trọn con suối này. Khổ nhất là mỗi khi mưa gió, nước thải đen đặc chảy ầm ầm, mùi hôi nồng nặc bay xộc vào nhà dân. Khổ lắm! Tôi đi họp ở xã đã phản ảnh, rồi tiếp xúc HĐND huyện, tỉnh cũng nhiều lần trình bày nhưng chỉ được trả lời là đã phạt nhiều lần nên... đành cam chịu”. Thị Vải đã có chị em kết nghĩa cùng chung số phận ô nhiễm hôi tanh!

- Quảng Trị: Ô nhiễm đang đe dọa trầm trọng (30/07/2009): Sáng 29-7, kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Quảng Trị (khóa 5) đã được tổ chức tại hội trường UBND tỉnh. Các đại biểu HĐND sẽ nghe và chất vấn về 11 báo cáo và đề án trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Hai báo cáo về “kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri” trong thời gian qua và báo cáo “tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri” đối với kỳ họp lần này đều cho thấy việc môi trường bị ô nhiễm được nhiều cử tri khẩn thiết kiến nghị và mong có giải pháp từ phía chính quyền.

Nhà máy cao su Camel với 100% vốn của Thái Lan đi vào hoạt động khá sớm ở khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo được xếp “đầu sổ” trong vấn đề làm ảnh hưởng môi trường. Với công suất 5.000 lốp xe và 20.000 săm xe máy/ngày, nhưng tọa lạc gần như ở trung tâm khu thương mại, Nhà máy cao su Camel đã được đoàn thanh tra của Cục Bảo vệ môi trường lấy mẫu giám định chất lượng không khí tại đây, kết quả cho thấy có một thông số vượt TCVN, đấy là lượng bụi lơ lửng = 1,65mg/m3 (tiêu chuẩn: 0,3mg/m3), vượt 5,5 lần.

Nhà máy gỗ MDF cũng nằm trong số những đơn vị bị cử tri kêu ca. Do thiếu tính toán từ ban đầu, nhà máy sản xuất gỗ ép này hiện đang nằm giữa trung tâm của khu công nghiệp và khu dân cư đô thị phía nam thị xã Đông Hà. Khoảng cách từ nhà máy đến trụ sở các ban ngành vừa được xây dựng trên tuyến đường 9D chỉ có bán kính vài trăm mét. Nhà máy còn tự ý xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần ra khu dân cư phường Đông Lương và sông Vĩnh Phước. Việc giám sát chất lượng môi trường tại khu vực không theo quy trình cam kết, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

Nhà máy chế biến cao su Gio Linh của Công ty Cao su Quảng Trị cũng bị cử tri khu vực sống trong vùng ảnh hưởng của nhà máy kiến nghị về vấn đề ô nhiễm môi trường. Các xí nghiệp khai thác Titan ven biển cũng đang gây ảnh hưởng đáng kể về môi trường sinh thái của địa phương.

Một số nhà máy gây ô nhiễm bị kiến nghị xử lý trong kỳ họp trước chưa được giải quyết xong trong thời gian qua thì tại kỳ họp này lại có thêm nhiều nhà máy mới bị cử tri phản ánh về tình trạng gây ô nhiễm môi trường như Nhà máy phân bón Bình Điền, trạm trộn bêtông, Nhà máy gạch Tuynen, Nhà máy Ximăng... Tất cả những nhà máy này đều tập trung ở khu vực phường 4, thị xã Đông Hà và đang đe dọa sức khỏe hàng ngàn người dân khu vực này.

- Lại chuyện chất vấn chuyện phá rừng, hại sông (23/07/2009): Tại phiên chất vấn trong ngày bế mạc kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Quảng Nam ngày 22/7, các đại biểu vẫn xoáy vào câu chuyện dài ở tỉnh: tình trạng phá rừng, khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi. Ông Nguyễn Văn Sỹ - chủ tịch HĐND tỉnh - nhắc lại: hàng trăm cử tri bức xúc tình trạng này vẫn chưa được chấn chỉnh triệt để, vi phạm rừng được phát hiện nhiều hơn. Năm 2008 tăng gần 500 vụ so với năm 2007 (gần 2.500 vụ), sáu tháng năm 2009 gần 1.000 vụ vi phạm. Lâm tặc nhiều thủ đoạn nhưng lực lượng kiểm lâm thiếu hụt đến 1/3, phương tiện yếu kém. Đại biểu Nguyễn Xuân An (huyện Quế Sơn) chất vấn: “Kỳ họp trước đồng chí cũng xin nhận kiểm điểm và hứa sửa chữa, khắc phục nhưng vẫn vậy. Liệu có phải còn rừng thì còn lâm tặc phá, hết rừng mới thôi? Vậy trách nhiệm đồng chí đến đâu?” . Ông Quang phân trần: “Chúng tôi đã làm đủ các giải pháp, chặn trên - bắt dưới cũng không được. Tinh thần anh em thì có nhưng vật chất không có cũng chịu, lại nguy hiểm tính mạng. Quan trọng là ý thức toàn dân, đấu tranh của chính quyền địa phương”. Ông Quang hứa cuội: “Tôi nhận trách nhiệm một lần, giờ một lần nữa. Ai làm quản lý cũng như vậy thôi”.

Ông Lê Minh Ánh - chủ tịch UBND tỉnh - khẳng định: “Không thể chấp nhận việc lâm tặc, khoáng tặc làm tan nát rừng, sông, không bất lực trước nạn phá rừng”. Ông chỉ rõ nguyên nhân là từ cách quản lý và con người. Ông dẫn chứng việc thôn trưởng cho phép mở đường 1,1km để vào phá rừng, xã cũng “mạnh tay” ký giấy khai thác vàng sa khoáng. Trâu kéo gỗ thay vì bị tịch thu thì đứng nhởn nhơ, tàu cuốc khai thác vàng sa khoáng nằm giữa sông mà không xử lý được. “Cần chấn chỉnh kỷ cương phép nước; điều chuyển cán bộ, công chức rảnh rỗi; tăng cường trách nhiệm cụ thể cho kiểm lâm để giải quyết tình trạng khai thác gỗ, cát sỏi, vàng sa khoáng trái phép” - ông Ánh phát biểu.

Những chuyện kinh hoàng to lớn về các công trình xây dựng tầm vĩ mô

Cầu Cần Thơ bị sụp!
- Kinh hoàng nhất, đến độ phải gọi “thảm họa” là vụ sập cầu Cần Thơ: đã khiến 54 người thiệt mạng và gần 200 người bị thương. Thảm họa ập đến vào 7h45 sáng 26/9/2007, khi hai nhịp dẫn P14, P15 của cầu Cần Thơ dài 90 mét nặng hàng trăm tấn đã đổ sập, chôn vùi gần 200 công nhân đang thi công. Phải mất 21 ngày sau, thi thể nạn nhân thứ 54 được tìm thấy và đưa đi mai táng. Một thảm họa đã được tiên báo trước! "Vướng đá chẻ, một trong 3 trụ của giàn giáo không thể khoan sâu đúng chiều dài thiết kế, nhưng vẫn được cho đổ móng, dẫn đến lún trụ này, gãy bê tông, sập dây chuyền" - một nhóm công nhân thoát chết sau vụ tai nạn kinh hoàng tố giác. Ngoài ra các chuyên viên Nhật, giám sát viên Hiroshi Kudo đã cảnh báo thảm họa trước đó đúng 3 tháng trong bức thư gửi đến người có trách nhiệm với dự án xây dựng cầu Cần Thơ: "... Điều kiện làm việc này rất nguy hiểm. Nhà thầu nhất thiết phải thiết kế lại".

Hầm Kim Liên luôn bị nước ngập
- Hầm Kim Liên, một danh xưng để người dân diễu cợt về trí tuệ của miền Bắc: Vừa mới khánh thành xong đã trở thành hồ bơi dài nhất Việt Nam sau 2 giờ thông xe. Hầm xe cơ giới Kim Liên được khởi công từ tháng 7/2006, với tổng vốn đầu tư hơn 467 tỷ đồng. Hầm dài 140m, đường dẫn dài 100 m, chiều rộng hầm 18,5m, chiều cao 6,25m, chiều cao thông xe trong hầm 4,75m. Ngoài đường hầm dành cho xe cơ giới còn có hầm dành cho người đi bộ gồm hai nhánh cắt qua đường Lê Duẩn và Giải Phóng, cùng hệ thống thoát nước, chiếu sáng, tuy nen kỹ thuật... Sau nhiều lần trì hoãn vì chậm tiến độ, sáng 16/6/2009, UBND Hà Nội đã tổ chức thông xe hầm cơ giới nút giao thông Kim Liên - Đại Cồ Việt, nơi từng là điểm đen về ùn tắc giao thông, nhưng đã phải đóng cửa ngay sau 2 tiếng thông xe vì mưa ngập. Điện tắt, nhiều người dắt xe lội nước giữa căn hầm được quảng bá là hiện đại nhất Hà Nội. Chưa xong, người ta lại khám phá ra nhiều vết rò rỉ vào ngày 4/8/2009. Những vết rò rỉ tại điểm nối giữa đốt 8-9 tiếp tục lan rộng, nhiều vị trí khác trên tường xuất hiện rò rỉ mới. Nước từ nơi rò rỉ chảy loang trong hầm. Đại diện Ban quản lý cho biết, đã có hiện tượng lún cục bộ 1-2mm, nhưng vẫn trong mức độ cho phép. Dự kiến toàn bộ dự án nút giao thông Kim Liên sẽ được hoàn thành vào 10/10/2009.

Dự án Hầm Thủ Thiêm
- Hầm Thủ Thiêm, một danh xưng để người dân diễu cợt về trí tuệ của miền Nam: Hầm Thủ Thiêm mang danh đường hầm lớn nhất Đông Nam Á vượt sông Sài Gòn. Với hình hài một chiếc võng khổng lồ "ôm" trọn lòng sông, hầm Thủ Thiêm dài gần 1.500 mét, đoạn hầm dìm dài 371m, gồm 4 đốt hầm. Mỗi đốt dài 92,4m, rộng 33,2m, cao 9m và nặng 27.000 tấn, đủ cho 6 làn xe lưu thông, sẽ trở thành biểu tượng mới của Sàigòn trong tương lai. Tuy nhiên Chưa thi công xong đã có nhiều vết nứt đáng ngại làm xôn xao trong dư luận. Hầm Thủ Thiêm nằm dưới đáy sông Sàigòn thuộc dự án đại lộ Đông Tây là công trình ngầm vượt sông đầu tiên tại Việt Nam (quan lớn Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó GĐ Sở GTVT TP.HCM đã liên quan đến vụ hối lộ bị Nhật tố cáo!), với số vốn đầu tư 10 ngàn tỷ đồng và dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2010. Từ tháng 8/2009 cả 4 đốt hầm Thủ Thiêm đoạn dìm vượt sông Sài Gòn đều xuất hiện nhiều vết nứt trên bề mặt và có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Tài liệu đánh giá các đề xuất kỹ thuật bể đúc của nhà thầu Nhật Bản Obayashi do Viện Khoa học Công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) đã được báo cáo trước Hội đồng tư vấn của Bộ vào ngày 17/9/2003. Nứt đốt hầm dìm Thủ Thiêm đã được cảnh báo trước... 5 năm! Bản báo cáo dày công này đã đến được những địa chỉ cần đến, song, rõ ràng đã 5 năm qua, những người quyết định và thực hiện dự án hầm dìm Thủ Thiêm đã bỏ qua, ngay cả khi sự cố đã xảy ra theo đúng "dự báo" của các chuyên gia thì nó vẫn không được nhắc đến. Điều này đang làm các quan lớn... rất đau đầu.

- Thi công đến đâu, cống vỡ đến đó (06/08/2009): Đường Đặng Văn Bi (Q. Thủ Đức, TP.HCM) đoạn từ đường Võ Văn Ngân kéo dài hơn 300m đến trước nhà số 245 Đặng Văn Bi lổn nhổn đá dăm, lênh láng nước ngay trong thời tiết nắng ráo. Công trường thi công đường ống thoát nước đi tới đâu làm ống cống bể tới đó. Người dân khu vực này phản ảnh từ khi dự án cải tạo đường ống thoát nước do Công ty TNHH Bạch Đằng - thành viên của Công ty Dịch vụ công ích thanh niên xung phong khởi công (đoạn từ phân xưởng 2, Công ty Chế biến thực phẩm Thủ Đức), đoạn đường này thường xuyên được “nhúng” nước cống bất kể nắng mưa.

- Dự án thành phố ven sông Hồng giai đoạn 2 (14/08/2009): Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến kết luận dự án quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội. Ông Hải đồng ý cho phép UBND TP Hà Nội tiếp tục hợp tác với TP Seoul (Hàn Quốc) triển khai nghiên cứu giai đoạn hai dự án này, bao gồm toàn tuyến sông Đà - sông Hồng tiếp giáp và chảy qua Hà Nội (chiều dài gần 180 km). UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan xem xét toàn diện các mặt, đặc biệt vấn đề thoát lũ; tiến hành kiểm định về kỹ thuật, thí nghiệm mô hình vật lý thủy lực làm cơ sở khẳng định phương án thoát lũ sông Hồng và an toàn đê điều. Người dân Hà thành vẫn không quên được trận lụt đại hồng thủy vào tháng 11/2008 rồi tự hỏi UBND TP Hà Nội có lẽ đủ tài đủ sức đưa tay thần với tới trời để phòng chống lũ qua việc tay người muốn nắn sông Hồng. Dòng sông Hồng bị dẫn vào ngõ cụt rồi thoát đi đâu? Một dân Hà Nội tâm sự: “Hiện nay, chúng ta đang có rất nhiều những mối nghi ngờ, và cũng rất nhiều điều không phải chỉ là nghi ngờ nữa về những dự án "treo". Nó làm cho người ta không còn có lòng tin vào một cái gì đó thành hiện thực…“

Lời kết:

Chỉ dựa vào một lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Tây Nguyên “quyết tâm triển khai dự án này (Bauxit) vừa đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, vừa là dự án mẫu về bảo vệ môi trường sinh thái“ mà chúng ta phải tìm tòi các sự việc người dân đang trải qua trong cuộc sống đời thường ngày bằng đau thương, mất mát, bệnh tật, mạng sống, hậu quả tai hại về sức khỏe có thể kéo dài nhiều năm và qua nhiều thế hệ. Nơi đây không chống đối cực đoan, nhưng chúng ta chứng minh những gì do con người dưới sự lãnh đạo của csVN và Tàu gây ra trầm trọng về phương cách đầu tư dự án cực đoan một chiều bất chấp hệ lụy xấu sau này và thật vô trách nhiệm khi gây ô nhiễm môi trường làm tai hại rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Khi người Tàu chính thức đóng cửa các quặng mỏ Bauxite tại xứ sở họ và người Ấn Độ cũng làm như thế để ngăn ngừa hậu quả phá hoại môi trường sinh thái nơi đất nước của họ thì ông Dũng lấy trí tuệ nào hoặc lấy tài năng gì để bảo đảm cho câu nói tại Tây Nguyên: “Công ty Chalieco (Tàu) hứa trước thủ tướng sẽ làm tích cực để nhà máy hoàn thành đúng tiến độ, "bàn giao cho nhân dân VN một nhà máy alumina hiện đại".“

Ông Dũng còn huênh hoang với nhà thầu Chalieco và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam nếu dự án ở Tân Rai triển khai tốt, hiệu quả, đảm bảo đúng các yêu cầu đã được phê duyệt về kinh tế, môi trường... thì VN sẽ mở rộng việc xây dựng những nhà máy Alumina khác. Ông ta còn nịnh hót Chalieco: dự án đang triển khai ở Tân Rai ngoài hiệu quả kinh tế còn đóng góp rất quan trọng cho quan hệ Việt Nam - Tàu, do đó phải làm thật tốt, uy tín.

Tin tức từ trang Website http://bauxitevietnam.info đã có những phản biện đối lập từ những vị chủ trương vận động chữ ký vào bản Kiến nghị xin dừng dự án Bauxite:

- GS TS Nguyễn Thế Hùng nhìn thấu rõ đường hướng chính trị tại Tân Rai: “Tôi nghĩ cách Trung Quốc chiếm Việt Nam không tốn một viên đạn là khống chế được Tây Nguyên.“

- GS Nguyễn Huệ Chi thách thức sự trong sáng của thủ tướng Dũng trước toàn dân: “Chúng tôi mong rằng trước khi thủ tướng đi thị sát thì ông phải nói với quốc dân rằng vấn đề này đã được Quốc hội thông qua.“ Và GS Huệ Chi nhắc thêm ý chí cương quyết: “Lập trường của chúng tôi, của những người ký vào bản Kiến nghị không thay đổi. Chúng tôi nghĩ đây là một cách ông Thủ tướng muốn trấn an dân.”

- GS Nguyễn Huệ Chi bức xúc về độ tin cậy vào ông Nguyễn Tấn Dũng: “Sự thực thì có giải quyết được như ông ấy nói không còn là một vấn đề khác. Hai công trình đường ngầm Kim Liên và Thủ Thiêm còn sờ sờ đấy”.

Chúng ta được nhắc thêm về tiếng kêu gọi nặng ký nhất về vấn đề quốc phòng tại Tây Nguyên của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp: 3 tâm thư đã được gửi đến ngài thủ tướng Dũng nhưng không được đón nhận ân cần (có thể so sánh như những cảnh báo cho cầu Cần Thơ và Hầm Thủ Thiêm từ các chuyên gia đã nhìn thấy trước những hậu quả không lường được).

Về luật pháp thì luật sư TS Cù Huy Hà Vũ đã can đảm đại diện toàn dân khởi kiện ông Dũng về vụ Bauxite Tây Nguyên vào ngày 03/7/2009 lên Tòa án Nhân dân tối cao vì ban hành trái pháp luật quyết định phê duyệt khai thác chế biến sử dụng quặng Bauxite.

Danh sách ký tên vào bản kiến nghị tại trang Web http://bauxitevietnam.info đã lên đến 2.303 cá nhân ủng hộ. Ngoài ra còn trang Website www.dcctvn.net của Dòng Chúa Cứu Thế được kêu gọi từ linh mục Lê Quang Uy với chủ trương “HÃY CỨU LẤY TÂY NGUYÊN KHỎI THẢM HOẠ BAUXITE ĐỎ” từ ngày 25/4/2009 đã có 9.841 người ký tên từ trong nước lẫn ở hải ngoại ủng hộ. Đặc biệt thư kêu gọi của linh mục Quang Uy đã được dịch sang các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đan Mạch, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Đó là những lời cảnh báo thật đúng đắn trước thảm họa Bauxite cho nhà nước csVN.

Một điều quan trọng khi nhìn vào thực trạng công nghệ gây ra hệ lụy nguy hiểm bệnh tật rộng lớn của Tàu ngày nay, thì ai cũng có thể cảm nghiệm rõ ràng rằng chính phủ cộng sản Tàu không thương dân của họ qua những mầm mống tác động gây ra bệnh tật và góp tay trực tiếp phá hoại môi trường sinh thái, thì làm sao người Tàu có khả năng thương dân Việt Nam chúng ta được.

Một điều hiển nhiên thế giới đang phải chứng kiến các hãng sản xuất của Tàu trong nhiều thập niên đã xả quá nhiều các chất độc ra sông, suối, đất trồng nhiều hơn là thải chúng một cách an toàn. Thậm chí, các chính quyền địa phương cũng làm ngơ vì không muốn ảnh hưởng tới nền kinh tế trong vùng.

Điều khác tại Việt Nam, một mặt nhà nước cs Việt Nam rêu rao tội ác Da Cam và các dị tật khủng khiếp của nó. Đúng, đó là một tội ác gây cho bao nhiêu nạn nhân đau khổ về thể xác và tinh thần, nhưng chính ông Nguyễn Tấn Dũng đang tiếp tay gây tội ác cũng giống y như vậy khi ông ta chưa minh định được rõ ràng hậu quả không lường của bụi đỏ Bauxite.

- Cứ độc đoán tiến hành các dự án phát triển quặng mỏ vì lợi ích nhỏ trước mắt nhưng lại quên đi các tác hại nguy hiểm lâu dài trong môi trường sinh thái thì đó là một trọng tội trước toàn dân.

- Cứ đàn áp dân mình nhưng mù loà trước hiểm họa xâm lăng của giặc phương Bắc là dồn dân tộc Việt Nam vào chỗ nhu nhược rồi từ đó có thể rơi vào vòng nô lệ ngoại bang. Đó là tội đồ phản quốc.
 
Để trò hề ‘nhận tội’ từ nay không còn sân diễn!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
05:19 23/08/2009
Như chúng ta đã biết, chỉ trong vòng hai tháng qua đài truyền hình Việt Nam VTV đã có tới hai lần ‘hào phóng’ hy sinh giờ phát sóng ‘vàng ngọc’ vào đầu các buổi tối, để trình chiếu cho khán giả cả nước xem những thước phim “cúi đầu nhận tội” của “lũ phản động”. Lần đầu là hạ tuần tháng Sáu với Ls.Lê Công Định và mới đây nhất là vào ngày 19/8 với các anh Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Anh Kim.

Nhưng đúng như những gì người ta thường nói “cái gì cũng có giá của nó”. Sự chịu thiệt của VTV đã tỏ ra chẳng hề uổng phí chút nào, khi mà ngay sau cả hai lần phát sóng, lập tức trên khắp các diễn đàn, tên tuổi các ‘diễn viên’ chính của hai đoạn phim trên, nhất là Ls.Lê Công Định, đã phải hứng chịu bao cơn ‘phẫn nộ’ từ khắp nơi vì anh đã khiến họ bị thất vọng. Còn đối với dân chúng trong nước thì xin… miễn bàn! Vì chỉ với thứ thông tin ‘lề phải’ họ càng giận dữ chửi rủa Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung thậm tệ.

Mới hai hôm trước tình cờ gặp lại anh bạn giáo sư đại học, trong lúc chuyện trò anh bỗng nhắc đến bản tin ‘nhận tội’ trên VTV rồi kết luận bằng câu ‘trách yêu’: “sao chúng nó thằng nào nào nấy học hành giỏi giang, vợ đẹp con ngoan, nhà ở Phú Mỹ Hưng, công ăn việc làm ngon lành tương lai sáng sủa như thế mà tại sao lại đâm đầu đi làm những chuyện hết sức dại dột … mình mà được một góc của ‘thằng’ Lê Công Định cũng hạnh phúc lắm rồi, chẳng còn muốn gì hơn !!! ”

Kể ra chuyện này như thế để chúng ta thấy tác động của những đoạn phim ‘nhận tội’ ấy đã “thành công mỹ mãn” ra sao!

1./ Nhập nhằng hai chữ ‘nhận tội’

Đài RFA hôm 21/9 cho biết một thành viên của diễn đàn X-càfé có nick là Nguoiviet83 than thở: “Híc, chán quá! … Ngày mai không biết ăn nói thế nào với lũ bạn cùng công ty đây, lỡ nói với chúng nó về Nguyễn Tiến Trung giống như một người anh hùng rồi…! híc”

Thật tội nghiệp! ‘Nguoiviet83’ chắc là nickname của một em nhỏ tuổi đời chỉ mới ngoài 20. Còn non nớt, suy nghĩ ‘chưa tới’, thôi thì sự sụp đổ ‘thần tượng’ như thế đối với chúng ta cũng không là điều gì quá khó hiểu. Nhưng trong ‘cơn lốc’ phẫn nộ và thất vọng chúng ta còn thấy thấp thoáng những tên tuổi khá quen thuộc từng có những quan điểm nhận định có vẻ am hiểu thời cuộc nghe rất chững chạc. Thậm chí có người từng bị đi tù trước đây nhưng chưa để lại ‘tì vết’ gì về nhận tội nay nhân cơ hội này tự ngầm tâng bốc mình bằng cách ra điều chê trách các vị trên là ‘hèn quá! yếu vía quá, thế mà đòi làm chính trị chính em v.v…”

Vâng, đúng là họ có lý khi chê trách! Vì ngay cả lúc này đây, ít ra cũng đang có tới 2-3 cái ‘tượng đài’ đấu tranh khác như Lm.Nguyễn Văn Lý, Ls.Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài vẫn cứ sừng sững mà không thấy dấu hiệu nào họ sẽ ‘nhận tội’. Đó là sự thật và chúng ta cũng cầu chúc họ tiếp tục giữa được ý chí vững vàng ấy.

Tuy nhiên, cũng xin mọi người đừng quên nguyên tắc suy luận căn bản về mối tương quan giữa hiện tượng và bản chất sự việc sau đây:

Việc chúng ta không thấy (hay chưa thấy) không nghe (hay chưa nghe) ai đó ‘nhận tội’ hoàn toàn không đủ căn cứ cho chúng ta biết khi còn ở trong tù trước đây (hoặc hiện nay) họ có bị ép phải ‘nhận tội’ hay không? Và nếu có, thì mức độ bị gây áp lực ấy ‘ghê gớm’ tới cỡ nào? Và vì thế, nếu chúng ta có ‘lỡ’ thấy ai đó ‘nhận tội’ thì cũng không thể chỉ dựa vào cái sự thấy sự nghe ấy mà vội kết luận họ hèn nhát tự ý sớm ‘buông súng’ đầu hàng!

Mươi, mười lăm phút xuất hiện trên TV nhận tội của họ có thể làm choáng chúng ta nhưng xin nhớ rằng quãng thời gian ấy không đủ phản ánh hết những gì đã xảy ra trong tù dài 1-2 tháng.

Quãng thời gian ngắn ngủi ấy, chỉ có thể ví như việc chúng ta chỉ thấy được có mỗi cái ngọn của một cây mới nhú cao qua khỏi bờ tường nhà bác hàng xóm sáng nay, để biết rằng, cạnh bờ tường nhà mình có một cái cây đang lớn. Tuy nhiên, gốc của nó tròn méo ốm mập ra sao, trồng trong loại chậu kiểng nào thì không tài nào biết được.

Vạn vật luôn thay đổi, mọi giá trị hành động chỉ mang ý nghĩa tốt / xấu một cách tương đối và tạm thời. Những gì chúng ta cho rằng đúng hôm nay nhưng ngày mai thì chưa chắc đã còn là chân lý.

Do vậy, thật hết sức sai lầm nếu đem việc ngồi tù cũng do đấu tranh đòi dân chủ lúc còn sơ khai của ai đó mấy năm trước diễn ra êm ả đem ra so sánh với việc phải vào tù của những người khác vào năm 2009 này trong bối cảnh tình tình biển đông căng thẳng, bauxite Tây Nguyên, các vụ phản đối chống bất công của đạo công giáo lan tràn, tình hình suy thoái kinh tế … khiến Csvn mạnh tay hơn trong đối phó, để từ đó đánh giá ai anh hùng hơn ai.

Và đó là còn chưa buồn nói đến sự khác biệt về nhân thân của từng bị can trong mắt cai tù. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua việc tuy cùng bị ghép tội vi phạm điều luật 88 nhưng cách Csvn đưa tin giữa người này người nọ với những mức độ nghiêm trọng hoàn toàn khác nhau.

Tôi không hề có ý tâng bốc và cũng không xem bất cứ nhà đấu tranh nào là ‘thần tượng’ cả. Tuy nhiên, một cách công bằng, thì nếu có ai đó tự cho rằng mình anh hùng hiên ngang vượt qua nhà tù cộng sản mà chỉ trích những người đang bị lâm vào hoàn cảnh phải ‘nhận tội’ vừa qua có khi cũng nên xem lại giá trị ‘con tin’ của mình so với họ một chút.

2./ Giải mã “nhận tội’

Mấy phân tích nhận định trên là để giúp chúng ta dễ nhận ra ý đồ của nhà cầm quyền Csvn qua chiêu ‘nhận tội’ vừa qua. Có thể nói chỉ bằng một phát đạn ‘nhận tội’ nhưng Csvn đã nhắm tới mấy ‘con nhạn’ sau:

1. Các chính khách nước ngoài: Việc LS.Lê Công Định nêu đích danh khoảng 4-5 tên tuổi các nhà ngoại giao Mỹ khi xuất hiện trên VTV tối 19/8 (xin lưu ý trong bản tin của TTX Việt Nam trên mạng đã bị cắt bỏ đi đoạn này) trong đó có cả thứ trưởng ngoại giao thứ nhất John D.Negroponte, Csvn muốn nhắn nhủ các chính khách nước ngoài: Quí vị hãy cẩn thận khi quan hệ với các ‘nhà dân chủ’ của đất nước chúng tôi. Họ ‘bèo bọt’ và ‘mềm yếu’ như tàu lá chuối chứ chẳng cứng rắn như quí vị trông đợi đâu! Giúp họ chẳng khác nào quí vị ‘nuôi ong tay áo’, vì khi bị bắt họ sẵn sàng khai tên tất cả quí vị ‘tuồn tuồn tuột’ chẳng chừa bất cứ ai.

Tuy nhiên chung quanh chuyện này cũng cần phải nói thêm, nếu Csvn không có được hoàn cảnh thuận lợi Mỹ bị TQ ép sân ở biển Đông khiến nước này đang phải o bế lấy lòng Hà Nội cho ‘thêm bạn bới thù’, chắc chắn Csvn đã chẳng dám nói năng kênh kiệu như chúng ta thấy dạo gần đây.

2. Giới trí thức trong nước: Khác xa với những vụ bắt bớ trước, lần cất lưới này nằm gọn trong rọ là ba con cá bự: Ls.Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Huỳnh Duy Thức. Những người mà có lẽ khỏi cần nói thêm về tiểu sử ai theo dõi tin tức cũng đều đã biết, họ là những trí thức đấu tranh sáng giá và thành đạt nhất bị bắt từ trước cho đến nay. Mà mối quan hệ giữa giới trí thức và nhà nước mấy năm gần đây ra sao chắc chúng ta đều đã biết. Họ đang trở thành mối lo cho csvn nhiều hơn là niềm tự hào hay hy vọng khi mà gần đây trí thức khắp nơi đã làm dấy lên phong trào phản biện. Như Ts Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, các mà việc ra đời trang www.bauxitevietnam.info do các trí thức là giáo sư GS Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng khởi xướng đã khiến hàng ngàn trí thức khác bỗng ‘giật mình’ nhìn khi nhìn lại thực trạng đất nước và đã tham gia vào, là những bằng chứng rất sống động. Ngoài ra còn phải kể đến những chiến sĩ trí thức khác như Ls. Cù Huy Hà Vũ, Lê Trần Luật v.v…

Bằng việc dàn dựng và trình chiếu phim ‘nhận tội’ của một trí thức cỡ Ls.Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung, thông điệp mà Csvn muốn gởi đến giới trí thức cả nước là hãy nhìn vào đây mà liệu hồn! Cỡ một Lê Công Định, một Nguyễn Tiến Trung từng tung hoành dọc ngang khắp nơi, quen biết toàn các quan chức Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu v.v… mà cũng chẳng làm ăn được gì huống chi quí vị quanh năm suốt tháng chỉ chỉ quanh quẩn ‘xó bếp’. Đấu tranh chống lại chế độ là tự đẩy mình đến chỗ chết mà thôi. Cứ xem gương Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung bị thiên hạ chửi rủa những ngày qua ra sao ắt rõ!

3. Và đối tượng cuối cùng là lời nhắm gởi đến giới trẻ lăm le đòi dân chủ trong nước: như Tập hợp Thanh Niên Dân Chủ, Diễn đàn X-Cafevn… rằng “thần tượng” của chúng bay chỉ là ảo tưởng. Miệng họ nói hay vậy nhưng thực chất cũng chẳng khá hơn gì mấy em đâu v.v…

3./ Làm sao để trò hề ‘nhận tội’ từ nay chấm dứt?

Tóm lại, đòn ‘nhận tội’ có lẽ chỉ mới được quân sư nào đó của Csvn vẽ ra gần đây và đã trở thành ngón đòn cực kỳ lợi hại như những cú hạ ‘knock out’ trong các trận đấu quyền Anh.

Ngay sau Csvn tung ra ngón đòn nhận tội đầu tiên ‘thần tượng’ Lê Công Định bị sụp đổ ngay tức thì. Cú tiếp theo họ lôi nốt Nguyễn Tiến Trung lập tức ra khỏi những cái đầu còn đang bị choáng vì những cú đấm ‘knock-out’ này.

Chỉ bằng một phát đạn ‘nhận tội’ Csvn đã khiến tới những ba ‘con nhạn’ là đà vì trúng kế, giãy đành đạch lên với nhau, còn Csvn ngồi rung đùi khoái chí.

Bởi vậy, nếu mọi người không cảnh giác với thủ đoạn ‘nhận tội’ này mà cứ tiếp tục mắc bẫy họ khi đưa ra những phát biểu ảm đạm, tiêu cực. Thay vì đúng ra là phải cùng nhau dấy lên phong trào lên án hành vi phạm pháp của đảng Csvn khi họ bày ra trò ‘nhận tội’, vì chuyện các bị cáo nhận tội hay không, theo luật, chỉ được phép xảy ra tại tòa án.

Nếu không cảnh giác, lần tung cú knock-out tiếp theo của Csvn sẽ không còn là ai khác ngoài chính Giáo hội Công giáo chúng ta vì những căng thẳng diễn ra gần đây, mà rất có thể một lúc nào đó chúng ta bỗng thấy một linh mục nào đó đã từng tranh đấu xuất hiện trên màn hình TV “cúi đầu nhận tội” xin sớm được hưởng khoan hồng để đánh đổi lại bằng việc giúp Csvn gởi thông điệp này cho hơn 6 triệu giáo dân: Đấy người công giáo hãy nhìn đi, đến cha cố với thầy tu mà cũng còn bị khuất phục thì giáo dân chúng bay là cái ‘đinh rỉ’ gì mà đòi tụ tập cầu nguyện!?

Sàigòn, 22/8/2009
 
Độc giả góp ý: Tam Tòa: Sóng đổ về đâu?
Bảo Giang
19:36 23/08/2009
Cùng một đề tài này, ngay sau vụ Toà Khâm Sứ nổ ra và đich thân Nguyễn tấn Dũng đến tham quan khu vực của khu phố nhà chung, rồi đến thăm vị Tổng Giám Mục thành Hà Nội, tôi là một trong số những người, không có lấy một chút tin tưởng nào vào cái thiện chí của nhà nước này nên đã khẳng định là: Chẳng bao giờ nhà nươc này sẽ trao trả khu đất ấy cho Tòa Gám Mục một cách êm thắm. Bởi trả lại như vậy thì còn gì là bản chất cộng sản. Còn gì là cái xã hội chủ nghĩa Việt cộng ở trên đất nước Việt Nam!

Kết qủa, sự kiện TKS nay đã như một chuyện ván đóng thuyền rồi. Chỉ khác là chúng không dám cướp lấy mảnh đất ấy để chia lô, bán kiếm tiền chia nhau. Nhưng cũng không trả lại TGM vì kẹt vào nhiều mắt móc ngoặc nên đành, dùng kế “ mượn hoa cúng phật”. Cướp đất của nhà chung làm công viên cho dân để lừa dân, rồi muốn đến đâu thì đến!

Phương cách rất Việt cộng này được nhà nước tái áp dụng tại Thái Hà, nhưng đoạn kết có nhiều hỉ nộ hon. Chúng bắt tám giáo dân đưa ra tòa với tội danh “phá rối trật tự và phá hoại tàn sản của công” như một cách để dằn mặt những cuộc xuống đường đòi Công Lý, đòi Tự Do tôn giáo. Kết qủa, hàng vạn người xuống đường với ngành vạn tuế trong tay. Nhà nước Việt Cộng trắng mắt, vội khép lại phiên toà với những án treo như là một phương cách giải quyết êm thắm cho câu chuyện của hai mảnh đất TKS và Thái Hà.

Ở đây tưởng cũng nên nhắc đến một điểm chung là, trong cả hai vụ, đều có những quan chức hàng đầu của nhà nước xuống tận nơi xem xét và chỉ đạo công việc. Theo đó, chuyện Thài Hà, Tòa Khâm Sứ không hề mang tính cách bùng nổ của địa phương, nhưng được tổ chức với những âm mưu lớn từ trung ương. Nhà nước muốn nhờ TKS và Thái Hà cứu chúng ra khỏi cơn nguy khốn áp lực về chuyện Trung Cộng đặt nền hành chánh trên Hoàng Sa, Trường Sa. Bởi lẽ, việc phản đồi, điều dân quân đi biều tình thì cả cái bộ chính trị, chứ chẳng trừ một ai, đều sợ bị vả gẩy răng, táng mạng. Mà yên lặng mãi thì lòi ra mặt chuột và không thể lừa dân chúng qua những khẩu hiệu Độc Lập Tự Do Ấm No Hạnh Phúc được nữa. Nên nhà nước đã phải đưa ván cờ Toà Khâm Sứ và Thái Hà lên bàn cân. Việc gỉai quyết chắc chắn là mất lòng dân, gây phẫn uất, bị coi là kẻ tráo trở giữa đường, nhưng không mất lòng quan thầy Trung cộng thì không đáng lo. Thêm vào đó là một lý luận chủ quan rằng: Chuyện đồng bào Công Giáo đi cầu nguyện kia tuy có đông thật đấy, nhưng tất cả chỉ là đi cầu trong bình an thôi. Họ không thể trở thành mối nguy cho chế độ, hoặc gỉa, không có khả năng triệt tiêu được quyền lực của giai cấp lãnh đạo hiện nay. Như thế, phải dùng TKS, Thái Hà làm kế giải vây cho Hoàng Sa Trường sa!

Kết quả, người người rúng động, bàng hoàng trước sự kiện chưa từng thấy trong mấy chục năm qua đã xảy ra ở Thái Hà và Tòa khâm Sứ khi thấy hàng hàng lớp lớp người anh dũng tiến lên. Họ sẵn sàng hy sinh vì đạo giáo. Nhưng Việt cộng đâu có thể nào để cho họ chết để làm cớ cho việc tiêu ma cái sự nghiệp gian ác của nhà nước. Trái lại, cầm chừng, nay mạnh mai nhẹ, lại có lúc làm như chúng săn sàng ra tay bắt vị Tổng Giám Mục thành Hà Nội đến nơi. Nhưng rồi chuyện đâu rồi cũng vào đấy. Chúng bắt người, đưa ra toà, cốt làm cho câu chuyên ầm ỹ lên để chúng thoát cái nợ Hoàng Sa Trường Sa mà thôi. Nay nhìn vào sự việc đã qua, có thể nói là Việt cộng lại thắng một ván cờ lừa lớn. Đã giải vây được vụ Trường Sa, Hoàng Sa, còn cướp được đất của nhà chung, biến đất ấy thành công viên cây xanh để lừa dân. Nhìn qua phương cách gỉai quyết này. Có lẽ nhiều ngưòi dân thành phố, vì lý do này hay lý do khác, hài lòng về việc làm của chúng và vội quên đi cái tội Việt cộng bán đất dâng biển Trường Sa, Hoàng Sa cho Tàu cộng!

Rồi cách đây chứng hai ba tháng, một hiện tượng dây chuyền đang lan ra trên cả nước. Hầu như không có một nơi nào, từ chợ búa, đến nhà thờ nhà trường qúan cà phê, hàng ăn, tiệm giải khát, mà người ta không to nhỏ chuyền tai nhau câu chuyện về người Tàu sang chiếm cứ và khai thác Bauxite Tây nguyên. Lại có nhiều nơi, nhiều giáo xứ tổ chức canh thức cầu nguyện cho Tây nguyên. Rồi có cả những tổ chức gọi là khoa học, kinh tế, các nhà nghiên cứu hội thảo bàn bạc về Bausite Tây nguyên. Thậm chí, ngay trong hàng ngũ quân đội nhân dân, cánh tay che chở cho chế độ Việt cộng cũng bị chấn động vì bản tin Bauxite Tây Nguyên, mà lá thư của Võ nguyên Giáp như một khởi đầu làm cho dòng máu nóng của tiền nhân bất ngờ chuyển động cuồn cuộn lên, trong quân dội đã có nhiều người đã đặt vấn đề về cuộc bành trướng của bắc phương. Đã thế, qua các trang mạng và tin tức từ hải ngoại càng lúc càng làm cho nhà nước Việt cộng phát cuồng về những bản đồ Biển Đông và chất độc hại từ Bauxite Tây Nguyên. Cả nước như chuyển mình vào một vận hội mới, đứng lên chống Xâm lăng, làm cho Việt cộng như đứng trưóc một cuộc diệt vong! Chúng muốn ngừng khai thác Bauxite để thay đổi cục diện. Nhưng chủ nhân Tàu không cho ngừng. Không còn đường chọn lựa. Tam Tòa nổ ra như một kế sách cần phải có..

Như thế, Tam Tòa đã không nổ ra theo tiến trình tự nhiên, dù nó cũng bắt nguồn từ sự kiện đòi Công Lý và tự do tôn giáo của người dân, nhưng đuợc cài đặt và tính toán thật kỹ bởi những kẻ lừa dân bán nước ở trong cái gọi là chính trị bộ của Việt cộng, hơn là những quan chức tại địa phương Quảng Bình. Bởi lẽ muốn giải quyết chuyện Bauxite Tây nguyên, chúng đã làm ít nhất hai chuyện sau: Tận diệt một con cờ. Thứ hai, mở ra một mặt trận đủ sức át tiếng nói về tây nguyên.

1. Tận diệt một con cờ. Võ Nguyên giáp, một đại công thần của chế độ cộng sản tại Việt Nam, là người có nhiều liên hệ với tàu, nhưng cũng là người từ lâu nay không còn một ảnh hưởng nào trong guồng máy của chế độ. Bỗng nhiên, nhờ vụ Bauxite, Giáp toan tính đánh bóng trở lại cái tên của mình bằng một là thư gời cho Nguyễn tấn Dũng, đệ đạt lên ý kiến xin cấp trên xem xét lại quyết định khai thác bauxite tây nguyên. Lá thư dù không có kết qủa, vẫn làm sôn xao dư luận. đặc biệt là chiếm được lòng tin trở lại của dân Quảng Bình, quê hương của Giáp và những đồng chí cũ, đến nhiều thành phần trẻ nhiệt huyết trong quân đội và có thể lan rộng ra, gây ảnh hưởng đến nhiều thành phần xã hội, trong đó có các tổ chức của tôn giáo. Dĩ nhiên, Việt cộng không muốn những thế lực này sẽ nắm lấy tay nhau, liên kết hành động. Trưóc là đòi ngưng vụ bauxite độc hại, sau đến chủ quyền quốc gia và rồi tiến đến tiến trình xây dựng Tụ Do Dân Chủ và Công Lý để đào thải chế độ hiện tại. Theo đó, Việt cộng phải tiên hạ thủ vi cường.

Chuyến đi thăm của Dũng đến tận nhà Giáp, gọi là chúc thọ và mừng 55 năm ngày chiến thắng điện biên, đã là một chứng cứ cho cuộc diệt khẩu này. Giáp biết, toan tính của mình không dài hơn chuyến đi của Dũng nên đành chờ ngày được hưởng nghi lễ quốc táng hơn là góp chuyện về Tây Nguyên. Bịt miệng Giáp chưa đủ, Dũng còn muốn nhờ những tay “côn đồ của nhà nước ở Quảng Bình” là bà con thân nhân, ngươi đồng hương của Giáp ở Quảng Bình ra đòn với khối người công giáo ở đây để kết thúc câu chuyện về Giáp. Nghiã là nhà nước Việt cộng đẩy nhóm của Giáp vào cái thế không thể nối được liên hệ với người công giáo và các nhóm hoạt động khác. Bỏi lẽ, trước kia bộ đội của Giáp về Quỳnh Lưu tận diêt cuôc nổi dậy của đồng bào. Nay lại đến người đồng hương của giáp trở thành những kẻ thù của người công Giáo Việt Nam!

2. Mở một mặt trận đủ lớn. Đức Giám Mục Cao đình Thuyên, Giám Mục Giáo Phận Vinh năm nay 82 tuổi. Ngài đã trổi vượt lên như một vì sao sáng trong dãy ngân hà đi đòi Công Lý và Tự Do tôn giáo cho người dân, bằng một lời phát biểu lẫy lừng khi đi thăm Thái Hà: “Việc của Thái Hà cũng là việc của Giáo Phận Vinh”. Câu nói này như một hơi thở truyền thêm sức mạnh, lòng tự tin đến tận tâm hồn của người đi tìm Công Lý, làm cho họ thêm vững mạnh bao nhiêu thì chế độ này sôi gan tím ruột bấy nhiêu. Nhưng cùng lúc cho nhà nước thấy rằng, đụng đến Giáo phận Vinh thì câu chuyện hẳn nhiên là không nhỏ!

Cơ hội đã đên, Ngài đi Rome triều yết Đức Giáo Hoàng, Việt cộng tính đánh úp Tam Tòa và khi Ngài trở vê, kết qủa có ra sao thì cũng coi như là câu chuyện đã rối.

Thật vậy, Tam Tòa đã bừng sống lên trong niềm tin mãnh liệt của đồng bào công giáo tại địa phương. Một cuộc sống dậy làm kinh hoàng tất cả mọi người, một cuộc sống dậy với bước chân của hàng trăm ngàn người vang vọng khắp nơi có thể làm át tất cả mọi thứ tiếng, làm át tất cả mọi tin tức vào lúc này. Chuyện về Bauxite tây nguyên bỗng dưng chìm xuống như qủa bong bóng đã xì hơi! Người ta không còn nhắc đến Bauxite và tàu cộng nữa. Người ta cũng không còn nhắc đến những thuyền đánh cá Việt Nam bị thuyền lạ đuổi bắt và đòi tiền chuộc nữa. Và đi đâu cũng chỉ thấy nói về đoàn người đông đảo, không ai còn dếm được con số, đã đổ về Vinh trong trật tự để tham dự thánh lễ mừng quan thày của Giáo phận. Và đi đâu cũng chỉ nghe nói đến bước đi vì Công Lỳ vì Niềm Tin. Nhưng kết qủa của những bước chân anh dũng tiến lên ấy sẽ đi về đâu? Có phải là sóng trưóc đổ đâu, sóng sau đổ đấy hay không?

Vào lúc này, chưa ai đoán được là sự việc sẽ ra sao. Nhưng người ta biết chắc một điều là lòng người lúc này vô cùng sắt son. Sắt son như chính DGM Cao đình Thuyên xác nhận sau ngày trở về với đàn chiên là: Những văn thư của Xã Đoài là ý của Ngài và rồi Giáo phận Vinh không phải chỉ có một Cao đình Thuyên mà có tời 500,000 Cao Đình Thuyên! Dũng cảm thay, người con của Đức Tin. Cam đảm thay, người cha già đáng kính. Với sự can đảm ấy, Việt cộng muốn dùng những tên “côn đồ nhà nước” ở Quảng Bình đánh úp người công giáo như năm 1954-55 không phải là một chuyện dễ. Trái lại, nếu trong cả nước có cái nhìn toàn diện để cùng tiến lên để tìm Công Lý, Tự Do, Nhân Quyền thì những bưóc chân này là bước chạy đà thuận lợi. Và biết đâu, từ vùng đất này, Việt cộng đang đào lỗ để chôn mình. Trái lại, nếu sau những bước chân ấy không có một “cuộc chuyển minh, thay đổi toàn diện”,Tam Tòa khó bảo vệ được chính mình.

Thật vậy, về địa lý, Tam toà là một sứ đạo nhỏ, thuộc thị xã Đồng Hời tỉnh Quãng Bình, nằm bên bờ sông Nhật Lệ. Đây là nơi từng là chứng nhân của cuộc chiến quốc cộng 54-75. Nếu không có chuyện “ côn đồ nhà nước” đến phá lán trại của giáo dân Tam Tòa dựng tạm lên trên nền nhà thờ cũ, cũng không có chuyện côn đồ nhà nước đánh úp hai Linh Mục Công giáo và giáo dân Tam Toà. Sau đó, lại bắt đưa về đồn công an giam giữ thì người ta thật khó mà nhìn được tấm biểu ngữ treo trên cổng toà Giám Mục Xã đoài và nhiều nơi khác, kêu gọi giáo dân cầu nguyên cho Tam Tòa với hàng chữ: “ Câu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị công an Quảng Bình đánh đập và bắt giữ” thì mấy ai biết đến Tam Tòa.

Khi đọc hàng biểu ngữ này người ta thấy gì? Phía người nhân bản thì cho rằng cái nhà nươc Việt cộng ấy phải rước lấy tủi nhục, tủi nhục mà chết! Nhưng về phía nhà nước, có lẽ chúng chỉ cười thôi! Vậy đã ăn thua gì, cuộc đấu tố năm 1954 nhà nước này đã giết đến 170000 người, nhờ đó, nhà nước đã đứng trên đỉnh vinh quang thì há phải… chết vì cái biểu ngữ ấy chăng? Theo đó, một vài biểu ngữ ấy, không phải là đối thủ của khoảng 700 tờ báo nhớn nhỏ do Việt cộng lãnh đạo trên toàn quốc hôm nay. Mặt trận tuyên truyền, Tam Tòa khó thắng. Mặt bất nghĩa vô đạo, Tam Tòa càng không phải là đối thủ của nhà nước Việt cộng.

-Vậy Tam Tòa, rồi ra sẽ ra sao? Phía sau những bước chân rộn rã của hàng trăm ngàn người kéo nhau về đây, mang theo những ước nguyện gì?

Tôi không tin khát vọng trong lòng của những bươc chân rộn rã về Tam Toà kia chỉ là một đơn giản: Đòi nhà nước trả tự do cho một số giáo dân bị bắt. Cũng không phải chỉ đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần cho những giáo dân bị đánh đập và bị bắt giam. Và cũng không chỉ nằm trong một đòi hỏi là nhà nước phải đưa những thành phần bất hảo, hay những tên công an gỉa dạng thành phần bất hảo kia ra trước tòa án để nhận công lý. Hoặc gỉa, cũng không chỉ nằm trong mục đích là đòi nhà cầm quyền Quảng Bình phải trả lại toàn bộ diện tích của nhà thờ và của giáo xứ Tam Tòa cho giáo dân Tam Tòa xử lý theo nhu cầu tôn giáo mà nhà cầm quyênViệt cộng đã công bố là tôn trọng. Nhưng chính là sự kiện, nhà nước phải trả lại Tự Do, Nhân Quyền, Dân Chủ và Công Lý cho toàn dân Việt Nam.

Mục đích này có điểm đến hay không?
Có hai lối đi dẫn đến câu trả lời:

A. Đi lên đòi lại tất cả những gì đã mất. Công Lý, Tự Do, Nhân quyền sẽ đến với toàn dân khi người người thay đổi Tư Duy. Người người thay đổi lối sống, hành động. Nghĩa là tất cả mọi người Việt hôm nay, không kể trong hay ngoài nước, không kể lương, cũng không kể giáo, không kể là dân thường hay cán bộ đảng viên đang tại chức hay đã về hưu, phải thật sự thay đổi tư duy, thay đổi hành động. Nghĩa là họ phải nhìn thấy cái họa mất nước, nhìn thấy chế độ cộng sản là một chế độ vô đạo cần phải thẳng tay gạt bỏ ra khỏi đất nước hơn là cố ôm lấy chúng. Đây qủa là một việc làm rất khó khăn, không phải chỉ cho riêng một ai, nhưng cho mọi người. Đặc biệt, đối với những người đã sống, đã cộng tác với cộng sản trong qúa khứ và có thể ở cả trong tương lai còn khó hơn nhều lần. Nhưng nếu ta không thắng chính ta được một lần, thế hệ mai sau còn gặp nhiều khó khăn hơn.( trong Tạo Niềm Tin)

Bởi lẽ, nhà nươc này mỗi ngày cạo sửa đi một phần của lịch sử. Từ lịch sử lập quốc đến lịch sử chống xâm lăng. Như thế, trẻ em ngày mai không còn được biết đến lịch sử chân chính của đất nước nữa. Tệ hơn thế, chúng lý luận và đề cao vai trò của bắc phương tràn xuống phương nam là một điều kiện để vực dậy nền kinh tế qùe quặt, tàn lụi là tàn dư của chủ nghĩa Mác lỗi thời (thế là mất nước). Và khủng khiếp hơn, chúng tạo ra thêm những cơ sở tôn giáo để tôn thờ kẻ bạo ác như việc chúng đã xây chùa để hình tượng HCM ngồi trưóc cả thần phật ở Bình Dương. Rồi sẽ chỉ đạo cho các tôn giáo khác cũng phải làm chuyện tương tự trong tương lai. Rồi phụ họa cho việc cạo sửa lịch sử này, học đường sẽ là nơi để chúng tập huấn cho trẻ những tư tưởng vô nhân, vô đạo của HCM, dân tộc ta sẽ đi về đâu?

Ngày nay, còn nhiều bậc trưởng thành nói cho đàn em biết chuyện ấy. Nhưng nếu như năm mươi năm sau, có sách vở nào nói về chuyện này, có lẽ nó còn khôi hài hơn là một câu chuyện cổ tích! Theo đó, nếu mọi người cùng có khát vọng như đoàn ngừoi đi tìm Công lý từ TKS, dến Thái Hà và nay là Tam Tòa và cùng chung nhau hành động. chuyển thể từ cá nhân riêng rẽ ra tập thể và từ tập thể đến toàn diện thì Tự Do Công Lý Dân Chủ và Nhân Quyền đã nằm sẵn trong tầm tay. Trái lại…

B. Khoanh tay đi qua cửa hẹp. Lửa Tam Tòa không nóng tời Phát Diệm, Bùi Chu, Hải Phòng, Hà Nôi, Cao Bắc Lạng, Sơn Tây. Không chiếu quang đến Huế Đà Năng Nha Trang Phan Thiết Sài Gòn. Lại qúa xa với Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long. Còn xa hơn nữa với Mỹ Tho, An Giang, Cần Thơ, Cà Mâu, Trà Vinh, Rạch Giá… và Tam Tòa ở mô? Thôi sống chết mặc bay, phần ta, lửa chưa đến cứ ăn ngon ngủ kỹ, cứ rưọu chè thoải mái thì Tam Tòa ơi, nước mắt này không phải cho Tam Tòa mà có lẽ cho ta và người mai sau:

Tam Toà ơi, Tam Tòa ơi,
Nước mắt này cho mẹ cho cha.
Nước mắt này cho em cho chị?
Không, nước mắt này là cho toàn dân ta!
Mẹ đã khóc bằng niềm tin rướm máu.
Cha đang khóc bằng giọt đắng trong tim.
Còn em, khóc vì bàn chân nhuộm màu.
Phần chị, khóc bằng máu chảy trên người!

Còn anh?
Người cán binh, viên chức cán bộ
Anh khóc bằng dùi cui, liềm búa,
Hay khóc bằng lòng dạ thú, bất nhân?


Như thế, ta hờ hững với Tam Tòa thì tìm đâu ra ngày mới? Bởi lẽ.
Việt cộng không bao giờ cùng lúc mở nhiều mặt trận để trấn áp toàn dân, nhưng chúng sẽ khoanh vùng, làm từng đợt, từng bước để khoá trái lại các cánh cửa, để ngay hàng xóm cũng không thể cứu giúp được nhau. Sự kiện Tam Tòa hôm nay là một bằng chứng: Nguời ở trong nước biết rất ít về những bước chân của Giáo Phận Vinh đi lên vì Tam Tòa vì Công Lý. Phía nhà nước thì lại đưa ra những bản tin dối trá và chẳng có một chỉ dẫn là họ sẽ giải quyết vụ Tam Tòa theo Công Lý và ý của dân là nhà nước sẽ trả phần đất Tam Tòa về cho giáo xứ, để người dân Tam Tòa xây dựng lại trên phần đất tang thương ấy một ngôi nhà thờ mới, nhưng vẫn giữ lại cái tháp chuông bị tàn phá kia, như một chứng cứ để xóa đi những thù hận trong chiến tranh, và làm đối lòng người. Nhưng cũng không có dấu hiệu để Việt cộng dứt điểm Tam Tòa theo kiểu một đêm như đã làm với TKS trưóc kia. Nhưng sẽ là một cuộc dằng co kéo dài. Càng kéo dài, nhà nước càng thủ lợi. Bởi vì:

1. Khi Trung cộng chưa đặt đưọc nền móng vững chắc tại Tây Nguyên, Việt cộng vẫn cần những điểm thu hút thị hiếu của nhiều người. Như thế chúng đã chọn đúng mục tiêu rối đấy.
2. Càng kéo dài, giáo dân càng thua nặng. Giáo dân hôm nay kéo về 200000, nhưng vài tháng sau chắc chỉ còn vài chục, chừng ba tháng nữa còn năm ngàn và sáu tháng một năm sau thì khéo mà…. chả ai còn nhắc đến Tam Tòa nữa. hoặc giả có nhắc đến thì cũng chỉ chửi xéo nhà nườc Việt cộng vài câu cho khỏi tức là hết chuyện.

Tại sao lại có thể có cái kết qủa bi quan như thế nhỉ? Đơn gỉan thôi. Đòi chúng trả lại cái khuôn viên nhà thờ Tam Tòa ấy có khác gì Đòi chúng từ bỏ cái bản chất gian manh độc ác của cộng sản. Kế đến, những bưóc chân nôn nóng buổi đầu sẽ không thể kéo dài vì những thực tế. Ngưòi dân cũng cần phải đi làm mỗi ngày để lo cho cơm áo. Niềm tin không bỏ nhưng tuần nào cũng quần là áo lượt để tụ họp nhau lại như những ngày đầu qủa là một nan đề, nếu như không muốn nói là khi nhìn sang hàng xóm, thấy họ bình chân như vại thì đi vài lần cũng thấy…. mệt!. Ấy là chưa kể đến một nhu cầu hết sức thực tế, bọn “côn đồ nhà nước” rình rập quanh nhà, quanh xóm suốt ngày đêm. Rồi Đúc Gám Mục của Gíao phận nay đã trọng tuổi, Ngài phải có một người kế vị…. Chuyện kế vị, nhất thời còn phải liên hệ với nhà nước, trừ trường hợp Ngài truyển chức cho vị kế nhiệm mà không cần ý kiến của Việt cộng thì lại là một chuyện khác!

Tóm lại, không ai nhìn cảnh đồng bào như thác lũ kéo nhau về TGM Xã Đoài để biểu lộ Niềm Tin, tình con thảo mà không cảm động và thán phục. Hơn thế, nhiều người đã rưng rưng ngấn lệ theo dấu chân của đồng bào trên đường. Nhưng nếu chỉ có thế thôi, những bưóc chân ấy dần sẽ bị quên lãng và khó có thể trở thành bước chân hiện thực của lịch sử được. Bỏi vì Việt cộng gian ác vẫn còn kia, Tháp chuông u buồn vẫn còn đó, như chứng nhận một cơn đau, mất đất mất nhà, bị ức chế, hơn là một biểu tượng phải khởi công lại, xây dựng lại những tan hoang đổ vỡ để từ những u buồn đắng cay ấy, chồi Tự Do, hoa Nhân Quyền, qủa Công Lý sẽ rực rỡ trên quê hương Việt Nam.

Theo đó, thay đổi Tư Duy là điều kiện tiên quyết để thay đổi cuộc sống và thể chế hiện tại của đất nước. Có thay đổi được lối suy nghĩ, mới có thể thay đổi được Hành Động. Thay đổi từ đơn phương sang tập thể và rồi toàn diện ở mọi nơi mọi chốn. Có thay đổi hành động toàn diện như thế mới có hy vọng nhìn thấy một ngày mai. Có thế, nhưng bước chân của đồng bào Vinh hôm nay không cô lẻ, không bị rơi vào quên lãng, nhưng là những bước chân đã lên đường, khai mở cho một ngày mai tươi sáng trong Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Lý. Trái lại, chúng ta lại rơi vào thế bị động trong cơn lốc xoay chiều của Việt cộng và ngày mai, chưa phải là ngày có thực.
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News