Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:04 25/08/2015
BỌ NGỰA BẮT VE (Thấy lợi trước mắt).
Vào thời Xuân Thu, Ngô vương chuẩn bị đánh phạt nước Sở, ông ta nói:
- “Ai dám ngăn cản thì xử tử lập tức !”
Quan theo hầu Ngô vương có một con trai, tuổi còn nhỏ, nó muốn khuyên Ngô vương bỏ ý định đánh phạt nước Sở, nhưng không dám tiến vào cung. Thế là sáng sớm mỗi ngày cầm cái cung da, đi đến sau vườn hoa chơi, đi đã ba ngày, cuối cùng cũng gặp được Ngô vương.
Ngô vương nói:
- “Thằng nhỏ, tại sao mới sáng sớm mà để áo quần ướt như thế ?”
Đứa trẻ nói:
- “Thưa đại vương, ở trong vườn có một cây cao, trên cành cây có một con ve sầu đang hể hả đắc ý kêu inh ỏi, nhưng lại không nghĩ rằng có con bọ ngựa đang ẩn sau lưng chuẩn bị vồ nó; nhưng con bọ ngựa đó cũng không nghĩ rằng có một con chim vành khuyên ở một bên đang muốn mổ nó; mà con vành khuyên thì cũng không ngờ rằng tôi cầm cây cung da đang ngắm nó chính xác ! Thưa đại vương, tất cả chúng nó đều chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nhưng không nhìn thấy cái hại ở sau lưng, điều nầy rất là nguy hiểm ạ !”
Ngô vương nói:
- “Rất có lý !”
Thế là tránh được chuyện đánh phạt nước Sở.
(Thuyết Uyển)
Suy tư 6:
Cái lợi trước mắt thì ai cũng thấy, còn cái hại sau lưng thì ít người thấy, do đó mà trên thế giới không có được một ngày hòa bình, vì ai cũng nhìn thấy cái lợi trước mắt: cái lợi của dân tộc, cái lợi của quốc gia, cái lợi chủ nghĩa, cái lợi cá nhân, cái lợi cộng đoàn, và ngay cả tôn giáo cũng không tránh khỏi con mắt tham lợi của con người.v.v...
Cái lợi trước mắt là ham mê xác thịt, cái hại sau lưng của nó là bị thiêu đốt đời đời; cái lợi trước mắt là tiền ức bạc triệu, cái hại sau lưng của nó là mất phúc thiên đàng; cái lợi trước mắt là ăn nhậu thỏa thích, cái hại sau lưng của nó là chết đói ơn lành; cái lợi trước mắt là nói xấu hại người, cái hại sau lưng của nó là bị phán xét nặng nề; cái lợi trước mắt là tham ô nhũng nhiễu, cái hại sau lưng là mọi người căm thù ghen ghét và chết đói ơn lành; cái lợi trước mắt là thỏa mãn quyền lực làm hại người vô tội yếu thế, cái hại sau lưng là chết không yên ổn và mất đi hạnh phúc đời đời...
Người luôn bình an trong tâm hồn là người không nhìn thấy cái lợi trước mắt, nhưng nhìn thấy rất rõ cái hại sau lưng.
Là người Ki-tô hữu, cái lợi trước mắt của tôi là thập giá của Đức Chúa Ki-tô, cũng có nghĩa là khi tôi nhịn nhục, khi tôi hy sinh, khi tôi mĩm cười trong đau khổ, khi tôi bị vu oan giá họa, thì đó là cái phúc cái lợi rất lớn cho tôi ở đời sau vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Vào thời Xuân Thu, Ngô vương chuẩn bị đánh phạt nước Sở, ông ta nói:
- “Ai dám ngăn cản thì xử tử lập tức !”
Quan theo hầu Ngô vương có một con trai, tuổi còn nhỏ, nó muốn khuyên Ngô vương bỏ ý định đánh phạt nước Sở, nhưng không dám tiến vào cung. Thế là sáng sớm mỗi ngày cầm cái cung da, đi đến sau vườn hoa chơi, đi đã ba ngày, cuối cùng cũng gặp được Ngô vương.
Ngô vương nói:
- “Thằng nhỏ, tại sao mới sáng sớm mà để áo quần ướt như thế ?”
Đứa trẻ nói:
- “Thưa đại vương, ở trong vườn có một cây cao, trên cành cây có một con ve sầu đang hể hả đắc ý kêu inh ỏi, nhưng lại không nghĩ rằng có con bọ ngựa đang ẩn sau lưng chuẩn bị vồ nó; nhưng con bọ ngựa đó cũng không nghĩ rằng có một con chim vành khuyên ở một bên đang muốn mổ nó; mà con vành khuyên thì cũng không ngờ rằng tôi cầm cây cung da đang ngắm nó chính xác ! Thưa đại vương, tất cả chúng nó đều chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, nhưng không nhìn thấy cái hại ở sau lưng, điều nầy rất là nguy hiểm ạ !”
Ngô vương nói:
- “Rất có lý !”
Thế là tránh được chuyện đánh phạt nước Sở.
(Thuyết Uyển)
Suy tư 6:
Cái lợi trước mắt thì ai cũng thấy, còn cái hại sau lưng thì ít người thấy, do đó mà trên thế giới không có được một ngày hòa bình, vì ai cũng nhìn thấy cái lợi trước mắt: cái lợi của dân tộc, cái lợi của quốc gia, cái lợi chủ nghĩa, cái lợi cá nhân, cái lợi cộng đoàn, và ngay cả tôn giáo cũng không tránh khỏi con mắt tham lợi của con người.v.v...
Cái lợi trước mắt là ham mê xác thịt, cái hại sau lưng của nó là bị thiêu đốt đời đời; cái lợi trước mắt là tiền ức bạc triệu, cái hại sau lưng của nó là mất phúc thiên đàng; cái lợi trước mắt là ăn nhậu thỏa thích, cái hại sau lưng của nó là chết đói ơn lành; cái lợi trước mắt là nói xấu hại người, cái hại sau lưng của nó là bị phán xét nặng nề; cái lợi trước mắt là tham ô nhũng nhiễu, cái hại sau lưng là mọi người căm thù ghen ghét và chết đói ơn lành; cái lợi trước mắt là thỏa mãn quyền lực làm hại người vô tội yếu thế, cái hại sau lưng là chết không yên ổn và mất đi hạnh phúc đời đời...
Người luôn bình an trong tâm hồn là người không nhìn thấy cái lợi trước mắt, nhưng nhìn thấy rất rõ cái hại sau lưng.
Là người Ki-tô hữu, cái lợi trước mắt của tôi là thập giá của Đức Chúa Ki-tô, cũng có nghĩa là khi tôi nhịn nhục, khi tôi hy sinh, khi tôi mĩm cười trong đau khổ, khi tôi bị vu oan giá họa, thì đó là cái phúc cái lợi rất lớn cho tôi ở đời sau vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:08 25/08/2015
N2T |
60. Như hơi thở tượng trưng cho sự sống, cầu cứu Đức Mẹ Ma-ri-a cũng là chứng minh cho người có thánh sủng.
(Thánh Germanus of Capua)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn biến ngoạn mục: Thánh tượng Đức Mẹ Fatima được rước sang Syria
Đặng Tự Do
02:23 25/08/2015
Trước tình cảnh điêu linh của người dân Syria với 4 triệu người phải di tản ra nước ngoài, 7,600,000 người phải tản cư bên trong Syria, hầu hết các thành phố đều bị tàn phá nặng nề, Đức Giám Mục giáo phận Leiria-Fátima, Bồ Đào Nha, phối hợp với phong trào Blue Army, hay còn gọi là Đạo Binh Xanh, quyết định đưa thánh tượng Đức Mẹ Fatima từ Đền Thánh Fatima ở Bồ Đào Nha sang thủ đô Damascus của Syria.
Bộ ngoại giao Syria hoan nghênh quyết định thể hiện tình liên đới này và cho biết thánh tượng Đức Mẹ Fatima sẽ đến thủ đô Damascus vào ngày 7 tháng Chín tới đây.
Trong thông báo về diễn biến này, Đức Cha António Augusto dos Santos Marto của giáo phận Leiria-Fátima thúc giục Liên Hiệp Quốc và Liên Hiệp Âu Châu “đừng bỏ rơi các nạn nhân của bất khoan dung và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo”.
Đức Cha António nói thêm rằng quyết định của ngài là để đáp lại lời mời gọi của các Giám Mục Trung Đông là những người đang phải đau lòng chứng kiến sự tận diệt Kitô Giáo trong vùng.
Cách đây gần 2 năm, theo lời yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, thánh tượng Đức Mẹ Fatima đã được đưa ra khỏi Đền Thánh Fatima và đưa về Roma hôm 12 tháng 10 năm 2013 trong nghi thức tái thánh hiến thế giới cho Trái Tim Đức Mẹ được tổ chức vào chiều ngày thứ Bẩy 12 và sáng Chúa Nhật 13 tháng 10 tại quảng trường Thánh Phêrô. Dịp Đại Năm Thánh 2000, thánh tượng Đức Mẹ Fatima cũng đã được đưa về Rôma khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 cử hành nghi thức phó thác thế giới và Giáo Hội cho Đức Mẹ, vào ngày 8 tháng 10 năm 2000 tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của 1,500 Giám Mục thế giới.
Đức Hồng Y Donald Wuerl, TGP Hoa Thịnh Đốn và việc đề cử các tân giám mục cho Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
20:08 25/08/2015
Đức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn với chức vụ mới tại Vatican có hy vọng cải tổ Giáo Hội Hoa Kỳ theo đường hướng của ngài.
Ba năm trước đây, Đức Hồng Y Donald Wuerl, đã chọn Đức Ông John Enzler là người phụ trách Cơ Quan Bác Ái Công Giáo, là cơ quan chính lo việc an sinh xã hội cho tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn. Điều này làm cho nhiều người ngạc nhiên. Bác Ái Công Giáo không những chỉ lo cho người Công Giáo mà còn lo cho tất cả mọi người thiếu thốn: năm ngoái đã chữa trị cho trên 15.000 bệnh nhân tại các bệnh xá và phòng mạch của họ với trên 200 bác sĩ, và đã cung cấp sự chữa trị và thuốc men trị giá 6 triệu 7 trăm ngàn, họ đã tặng 5 triệu rưởi bữa ăn cho người nghèo, và chuẩn bị trên 1.800 giường nằm mỗi đêm cho người vô gia cư.
Enzler là một linh mục được mến chuộng, ngài đã dùng năng khiếu khéo léo cư xử với tha nhân để trở thành một cha xứ thành công, một người biết gây quỹ giỏi, tại hai giáo xứ ở vùng Potomac và Chevy Chase, Maryland. Nhưng Hồng Y Wuerl không muốn có một người chỉ giỏi về hành chánh, ngài muốn tìm một “chủ chăn cho người nghèo.”
Ngay từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô bước ra ban công Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào tháng Ba năm 2014, người Công Giáo và ngoài Công Giáo đã ngạc nhiên về lối sống giản dị, tính ngay thẳng và những bài giảng của ngài về việc phải chăm lo cho người nghèo. Nhưng trong khi triều đại giáo hoàng của ngài phát triển, người ta thắc mắc không rõ ngài sẽ phải làm gì để giải quyết vấn đề tổ chức hành chánh tại Vatican.
Câu trả lời là tháng Chạp năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Hồng Y Wuerl vào Thánh Bộ Giám Mục, một bộ đề nghị các ứng viên thay thế các giám mục tại trên 5.000 giáo phận trên toàn thế giới. nhiệm sở này ngài tiếp nhận trong khi vẫn là tổng giám mục Hoa Thịnh Đốn, khiến cho Hồng Y Wuerl có một tiếng nói mạnh mẽ trong việc ấn định thế hệ các nhà lãnh đạo Giáo Hội tương lai.
Cũng như khi Hồng Y Đòan đã chọn Phanxicô, một giám mục Á Căn Đình, nổi tiếng về đường lối mục vụ và quản trị một giáo phận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao phó việc tìm kiếm các tân giám mục cho Hồng Y Wuerl, một người đã chọn Đức Ông Enzler để điều hành Bác Ái Công Giáo. Vấn đề then chốt để được thăng thưởng là phải đảm trách các trách vụ hành chánh với tinh thần mục vụ sốt sắng.
Đó lại không phải là điều thế giới bên ngoài nghĩ về việc bổ nhiệm Hồng Y Wuerl. Người mà Hồng Y Wuerl thay thế trong Thánh Bộ Giám Mục là cựu tổng giám mục St. Louis, Hồng Y Raymond Burke, một người hết sức bảo thủ. Tại thành phố này Burke đã nổi tiếng là một chiến sĩ tích cực bảo thủ về văn hóa trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Ngài đã lên trang đầu của báo chí trong vụ tranh cử tổng thống năm 2004 khi nói rằng Nghị Sĩ John Kerry, một ứng viên Đảng Dân Chủ, và là người Công Giáo không được rước lễ vì ông ủng hộ nhóm Cho Phép Lựa Chọn và phá thai. ôNhưng Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông huấn đầu tiên của ngài Evangelii Gaudium đã viết rằng Bí Tích Mình Thánh Chúa “không phải là phần thưởng cho những ai toàn hảo, mà là linh dược và của nuôi cho những ai yếu đuối.”
Nhưng hai Hồng Y Wuerl và Burke đã có vấn đề vì bất đồng ý kiến trong việc rước lễ, và điều này có thể đã khiến cho Hồng Y Wuerl được tuyển chọn. Hồng Y Wuerl đã chống lại ý kiến của HY Burke và nói rằng: “Phận sự của một linh mục không phải là làm trọng tài giữa các lập trường về chính trị bằng Mình Thánh Chúa. Có hai đường lối, một là việc giáo huấn, và hai là giáo luật… Tôi tin rằng nếu chúng ta giảng dậy giáo dân, chúng ta sẽ không có vấn đề với các chính trị gia.”
Hơn một năm sau khi cả hai vị này đều được Đức Giáo Hoàng Biển Đức chọn làm Hồng Y trong cùng một mật nghị, Hồng Y Wuerl đã giảng hòa với Hồng Y Burke, điều này khiến cho các giám mục bạn nghĩ rằng Hồng Y Wuerl có khả năng suy tư một cách thận trọng và khách quan về các kinh nghiệm của ngài.
Đức Ông Enzler nói: “Quan sát Hồng Y Wuerl, thấy ngài chào đón mọi người, không mang phẩm phục Hồng Y, chỉ mặc áo linh mục, lắng nghe nọi người, muốn dự phần vào hoàn cảnh của họ, làm cho mọi người thán phục. Khi Hồng Y Wuerl đến thăm Quán Thực Phẩm và Tình Bạn, chương trình giúp đỡ những người mắc bệnh AID và các căn bệnh khác, ngài luôn luôn hỏi tôi: ‘Mình còn có gì cho họ nữa không?’ Ngài muốn tham dự vào công trình của chúng tôi và hoàn toàn thoải mái với những người bệnh đến dùng bữa ăn.”
Mặc dầu Hồng Y Wuerl đã thăng chức cao hơn tại Vatican, ngài dường như đã có được khả năng mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “biết mùi của con chiên.”
Ba năm trước đây, Đức Hồng Y Donald Wuerl, đã chọn Đức Ông John Enzler là người phụ trách Cơ Quan Bác Ái Công Giáo, là cơ quan chính lo việc an sinh xã hội cho tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn. Điều này làm cho nhiều người ngạc nhiên. Bác Ái Công Giáo không những chỉ lo cho người Công Giáo mà còn lo cho tất cả mọi người thiếu thốn: năm ngoái đã chữa trị cho trên 15.000 bệnh nhân tại các bệnh xá và phòng mạch của họ với trên 200 bác sĩ, và đã cung cấp sự chữa trị và thuốc men trị giá 6 triệu 7 trăm ngàn, họ đã tặng 5 triệu rưởi bữa ăn cho người nghèo, và chuẩn bị trên 1.800 giường nằm mỗi đêm cho người vô gia cư.
Enzler là một linh mục được mến chuộng, ngài đã dùng năng khiếu khéo léo cư xử với tha nhân để trở thành một cha xứ thành công, một người biết gây quỹ giỏi, tại hai giáo xứ ở vùng Potomac và Chevy Chase, Maryland. Nhưng Hồng Y Wuerl không muốn có một người chỉ giỏi về hành chánh, ngài muốn tìm một “chủ chăn cho người nghèo.”
Ngay từ khi Đức Thánh Cha Phanxicô bước ra ban công Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô vào tháng Ba năm 2014, người Công Giáo và ngoài Công Giáo đã ngạc nhiên về lối sống giản dị, tính ngay thẳng và những bài giảng của ngài về việc phải chăm lo cho người nghèo. Nhưng trong khi triều đại giáo hoàng của ngài phát triển, người ta thắc mắc không rõ ngài sẽ phải làm gì để giải quyết vấn đề tổ chức hành chánh tại Vatican.
Câu trả lời là tháng Chạp năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Hồng Y Wuerl vào Thánh Bộ Giám Mục, một bộ đề nghị các ứng viên thay thế các giám mục tại trên 5.000 giáo phận trên toàn thế giới. nhiệm sở này ngài tiếp nhận trong khi vẫn là tổng giám mục Hoa Thịnh Đốn, khiến cho Hồng Y Wuerl có một tiếng nói mạnh mẽ trong việc ấn định thế hệ các nhà lãnh đạo Giáo Hội tương lai.
Cũng như khi Hồng Y Đòan đã chọn Phanxicô, một giám mục Á Căn Đình, nổi tiếng về đường lối mục vụ và quản trị một giáo phận, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao phó việc tìm kiếm các tân giám mục cho Hồng Y Wuerl, một người đã chọn Đức Ông Enzler để điều hành Bác Ái Công Giáo. Vấn đề then chốt để được thăng thưởng là phải đảm trách các trách vụ hành chánh với tinh thần mục vụ sốt sắng.
Đó lại không phải là điều thế giới bên ngoài nghĩ về việc bổ nhiệm Hồng Y Wuerl. Người mà Hồng Y Wuerl thay thế trong Thánh Bộ Giám Mục là cựu tổng giám mục St. Louis, Hồng Y Raymond Burke, một người hết sức bảo thủ. Tại thành phố này Burke đã nổi tiếng là một chiến sĩ tích cực bảo thủ về văn hóa trong Giáo Hội Hoa Kỳ. Ngài đã lên trang đầu của báo chí trong vụ tranh cử tổng thống năm 2004 khi nói rằng Nghị Sĩ John Kerry, một ứng viên Đảng Dân Chủ, và là người Công Giáo không được rước lễ vì ông ủng hộ nhóm Cho Phép Lựa Chọn và phá thai. ôNhưng Đức Thánh Cha Phanxicô trong tông huấn đầu tiên của ngài Evangelii Gaudium đã viết rằng Bí Tích Mình Thánh Chúa “không phải là phần thưởng cho những ai toàn hảo, mà là linh dược và của nuôi cho những ai yếu đuối.”
Nhưng hai Hồng Y Wuerl và Burke đã có vấn đề vì bất đồng ý kiến trong việc rước lễ, và điều này có thể đã khiến cho Hồng Y Wuerl được tuyển chọn. Hồng Y Wuerl đã chống lại ý kiến của HY Burke và nói rằng: “Phận sự của một linh mục không phải là làm trọng tài giữa các lập trường về chính trị bằng Mình Thánh Chúa. Có hai đường lối, một là việc giáo huấn, và hai là giáo luật… Tôi tin rằng nếu chúng ta giảng dậy giáo dân, chúng ta sẽ không có vấn đề với các chính trị gia.”
Hơn một năm sau khi cả hai vị này đều được Đức Giáo Hoàng Biển Đức chọn làm Hồng Y trong cùng một mật nghị, Hồng Y Wuerl đã giảng hòa với Hồng Y Burke, điều này khiến cho các giám mục bạn nghĩ rằng Hồng Y Wuerl có khả năng suy tư một cách thận trọng và khách quan về các kinh nghiệm của ngài.
Đức Ông Enzler nói: “Quan sát Hồng Y Wuerl, thấy ngài chào đón mọi người, không mang phẩm phục Hồng Y, chỉ mặc áo linh mục, lắng nghe nọi người, muốn dự phần vào hoàn cảnh của họ, làm cho mọi người thán phục. Khi Hồng Y Wuerl đến thăm Quán Thực Phẩm và Tình Bạn, chương trình giúp đỡ những người mắc bệnh AID và các căn bệnh khác, ngài luôn luôn hỏi tôi: ‘Mình còn có gì cho họ nữa không?’ Ngài muốn tham dự vào công trình của chúng tôi và hoàn toàn thoải mái với những người bệnh đến dùng bữa ăn.”
Mặc dầu Hồng Y Wuerl đã thăng chức cao hơn tại Vatican, ngài dường như đã có được khả năng mà Đức Thánh Cha Phanxicô gọi là “biết mùi của con chiên.”
Tù nhân Mỹ đóng ghế tặng Đức Giáo Hoàng khi ngài đến thăm họ vào tháng tới
VOA
09:47 25/08/2015
Tù nhân Mỹ đóng ghế tặng Đức Giáo Hoàng khi ngài đến thăm họ vào tháng tới
Các tù nhân tại một nhà tù ở thành phố Philadelphia, miền Tây nước Mỹ đang đóng một chiếc ghế để tặng cho Đức Giáo Hoàng khi Ngài đến thăm tù nhân ở nhà tù này vào tháng tới.
Các giới chức hôm qua đã cho xem chiếc ghế còn đang đóng dở tại Trung tâm Cải huấn Công nghiệp Philadelphia.
Một tù nhân tên Evan Davis nói “Đây rõ ràng là một vinh dự bởi vì không phải là ai cũng có thể khoe rằng họ đã đóng một cái ghế cho Đức Giáo Hoàng. Trong khi tôi có thể nói tôi đã giúp đóng một cái ghế cho Đức Giáo Hoàng.”
5 người tù đã được chọn dựa trên kỹ năng khéo léo của họ, cũng như mức độ khả tín và tính chăm làm việc của họ để chạm trỗ bằng tay chiếc ghế gỗ, chiều cao 1m82, rộng 60cm và chiều sâu 60cm.
Hôm thứ Hai, chiếc ghế được phết dầu, chà giấy nhám rồi lại sơn bóng lại dưới tay của nhiều tù nhân trước khi chiếc ghế được đưa đi bọc nệm.
Trợ lý Giám đốc chương trình huấn nghiệp của Hệ thống Cải huấn Philadelphia Anthony Newman nói ông muốn chứng kiến Đức Giáo Hoàng ngồi xuống chiếc ghế bởi vì nhà tù và các tù nhân đã tạo ra ghế để Đức Giáo Hoàng sử dụng.
Ông nói việc góp một bàn tay để tạo ra chiếc ghế đã là một vinh dự rồi, dù cho ông không được trông thấy Đức Giáo Hoàng ngồi xuống chiếc ghế đó.
Một khi hoàn tất, chiếc ghế sẽ được đưa sang bọc nệm tại một cơ sở của Trại Cải Huấn Curran-Fromhold ở gần đó.
Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Washington từ ngày 22/9 tới ngày 24/9. Ngài trước tiên sẽ hội kiến với Tổng Thống Barack Obama và sau đó tổ chức một Thánh lễ ngoài trời.
Hôm 24/9 Đức Giáo Hoàng sẽ đọc diễn văn trước quốc hội Hoa Kỳ trước khi lên đường đi New York.
Các giới chức hôm qua đã cho xem chiếc ghế còn đang đóng dở tại Trung tâm Cải huấn Công nghiệp Philadelphia.
Một tù nhân tên Evan Davis nói “Đây rõ ràng là một vinh dự bởi vì không phải là ai cũng có thể khoe rằng họ đã đóng một cái ghế cho Đức Giáo Hoàng. Trong khi tôi có thể nói tôi đã giúp đóng một cái ghế cho Đức Giáo Hoàng.”
5 người tù đã được chọn dựa trên kỹ năng khéo léo của họ, cũng như mức độ khả tín và tính chăm làm việc của họ để chạm trỗ bằng tay chiếc ghế gỗ, chiều cao 1m82, rộng 60cm và chiều sâu 60cm.
Hôm thứ Hai, chiếc ghế được phết dầu, chà giấy nhám rồi lại sơn bóng lại dưới tay của nhiều tù nhân trước khi chiếc ghế được đưa đi bọc nệm.
Trợ lý Giám đốc chương trình huấn nghiệp của Hệ thống Cải huấn Philadelphia Anthony Newman nói ông muốn chứng kiến Đức Giáo Hoàng ngồi xuống chiếc ghế bởi vì nhà tù và các tù nhân đã tạo ra ghế để Đức Giáo Hoàng sử dụng.
Ông nói việc góp một bàn tay để tạo ra chiếc ghế đã là một vinh dự rồi, dù cho ông không được trông thấy Đức Giáo Hoàng ngồi xuống chiếc ghế đó.
Một khi hoàn tất, chiếc ghế sẽ được đưa sang bọc nệm tại một cơ sở của Trại Cải Huấn Curran-Fromhold ở gần đó.
Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Washington từ ngày 22/9 tới ngày 24/9. Ngài trước tiên sẽ hội kiến với Tổng Thống Barack Obama và sau đó tổ chức một Thánh lễ ngoài trời.
Hôm 24/9 Đức Giáo Hoàng sẽ đọc diễn văn trước quốc hội Hoa Kỳ trước khi lên đường đi New York.
Bốn quốc gia sẽ nắm vai trò chủ động trong Đạo Công Giáo Thế Kỷ 21
Vũ Van An
19:17 25/08/2015
Năm 2001, Jim O’Neill của Goldman Sachs tạo ra kiểu nói “Các Quốc Gia BRIC” để chỉ các nước Brazil (Ba Tây), Russia (Nga), India (Ấn Độ) và China (Trung Hoa), là các nước được người ta cho sẽ là các siêu cường mới của địa cầu. Hiện nay, kiểu nói đó đã được biến thành BRICS để thêm vào South Africa (Nam Phi).
O’Neill và nhiều người khác, mới đây, còn thêm kiểu nói các quốc gia MINT để chỉ các quốc gia Mexico (Mễ Tây Cơ), Indonesia (Nam Dương), Nigeria và Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) vì cả mấy quốc gia này cũng đang trở thành những tay chủ chốt đang mọc lông mọc cánh trong bàn cờ kinh tế và chính trị hoàn cầu.
Trong tinh thần ấy, nhà báo John Allen đề xuất kiểu nói các quốc gia PINS để chỉ các cộng đồng Công Giáo chủ chốt trên thế giới trong tương lai, đó là Philippines (Phi Luật Tân), India (Ấn Độ), Nigeria và South Korea (Nam Hàn). Tại bốn nước này, tương lai của Đạo Công Giáo thế kỷ 21, nhất là đối với những người nói tiếng Anh, đang ló dạng.
Tại cả 4 quốc gia nói trên, tiếng Anh đều giữ vai chủ chốt và tổng số người Công Giáo lên tới 130 triệu người, trong đó, 80.2 triệu người Công Giáo Phi, 19.7 triệu người Công Giáo Ấn, 25.5 triệu người Công Giáo Nigeria, và 5.3 riệu người Công Giáo Nam Hàn.
Tổng số người Công Giáo của bốn quốc gia nói trên gộp lại lớn hơn tổng số người Công Giáo của Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Anh, Úc, và Tân Tây Lan gộp lại mà truyền thống vốn coi là cái nôi của Đạo Công Giáo nói tiếng Anh. Và các tuyến xu thế đang chuyển vần theo hướng ngược lại: trong khi đức tin của nhóm sau đang chao đảo, thì đức tin của nhóm trước đang phát triển rầm rộ.
Cả bốn quốc gia trên đều có một nền kinh tế đang lớn mạnh, dù khác nhau về mức độ phát triển, một ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn lao hơn, và một số người khá lớn di dân ra khắp thế giới. Cùng với cánh tay vươn dài ra khắp thế giới ấy, lối sống Đạo Công Giáo của họ cũng đang được biểu lộ ở khắp mọi nơi.
Hoa Kỳ là một điển hình. Càng ngày nước này càng lệ thuộc các linh mục xuất thân từ ngoại quốc để giữ cho Giáo Hội tại đây sống còn; hàng năm, nước này tiếp nhận khoảng 300 linh mục ngoại quốc. Tại nhiều giáo phận Hoa Kỳ, nếu phải để các linh mục Phi, Ấn, Nigeria và Đại Hàn về nước của họ, thì có lẽ Giáo Hội ở đây phải yêu cầu vị cuối cùng tắt đèn trước khi ra đi vì đã đến lúc “hết làm ăn” được rồi.
Dưới đây là mấy dòng cho thấy mỗi quốc gia trong bốn quốc gia trên trở thành chủ yếu ra sao đối với Đạo Công Giáo thế kỷ 21.
Phi Luật Tân
Phi Luật Tân là quốc gia Công Giáo lớn thứ ba trên thế giới, và có lẽ là xã hội thấm nhập Đạo Công Giáo bậc nhất. Hơn 80 phần trăm dân số là Công Giáo, với trình độ đức tin và thực hành vượt xa các tiêu chuẩn Tây Phương.
Dù sao, chúng ta cũng đang nói tới một nước mà mỗi trung tâm buôn bán đều có nhà nguyện và thành phố nào cũng có những bảng chỉ dẫn viết đại khái: “Nên lưu ý: Các Thánh Lễ và Buổi Cầu Nguyện đang Luôn Luôn Diễn Ra”.
Ngày nay, tại rất nhiều nơi trên thế giới, người Phi Luật Tân tạo nên nhóm người dấn thân hơn cả trong số giáo dân Công Giáo tại đó. Như tại Saudi Arabia chẳng hạn, hiện có tới 1.5 triệu người Công Giáo mà phần đông là người Phi Luật Tân, xa quê hương, đang làm việc trong kỹ nghệ dầu hỏa hay trông nom việc nhà.
Phi Luật Tân hiện cũng đứng hàng 30 trong số các nước đứng đầu thế giới về kinh tế, dù hố phân cách giầu nghèo vẫn còn rất lớn. Nhưng nó cũng là nơi chủ nghĩa duy tục và sự đa dạng trong lối sống đang xuất hiện một cách dồn dập. Thành thử, Phi Luật Tân có cơ hội trở thành nơi trong đó, vai trò mới trong khung cảnh xã hội đa nguyên và thế tục sẽ được lên khuôn cho Giáo Hội.
Ấn Độ
Người Công Giáo chỉ chiếm 1.6 phần trăm dân số Ấn Độ, nhưng nước này dù rất lớn vẫn đang bức xúc với con số đáng kể gần 20 triệu người Công Giáo. Số người Công Giáo này lại đang có một khuôn mạo xã hội “quá khổ” (outsized) tại Ấn Độ, một phần vì hệ thống to lớn gồm nhiều trường học và dịch vụ xã hội của họ, và phần khác, vì sự sùng kính công cộng đối với Mẹ Têrêxa, vị thánh đã thành huyền thoại của người nghèo.
Song song với Trung Hoa, Ấn Độ là một trong các siêu cường đúng nghĩa của Á Châu, nhất là trong lãnh vực tiến bộ kinh tế nhanh chóng của nó. Phân tích gia tài chánh Nicholas Varney nói về sự biến đổi của Ấn Độ như sau: “Trong thập niên 1970, trẻ em tại Hoa Kỳ được dạy phải ăn hết thực phẩm trong đĩa ăn của chúng vì người ta đang chết đói tại Ấn Độ. Ngày nay, chúng được dạy phải làm xong bài làm ở nhà vì trẻ em bên Ấn Độ đang học hành chăm chỉ hơn và sẽ lấy hết việc làm của chúng”.
Ngoài cơ hội giúp điều hướng việc phát triển của một cường quốc mới của hành tinh, Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ có thể đóng một vai trò chủ yếu ít nhất trong hai phạm vi sau:
1. Đa số dân chúng là người Dalit, nghĩa là người “không thể đụng tới” theo hệ thống đẳng cấp cũ, và người “bộ lạc” nghĩa là thành viên các cư dân nguyên thủy của xứ sở. Cả hai nhóm này đều rất nghèo và bị đẩy qua bên lề; điều này có nghĩa người Công Giáo Ấn Độ có cơ hội khai triển một dịch bản Á Châu cho nền “thần học giải phóng”, có tiềm năng tránh được các thái quá ý thức hệ từng ngăn cản không cho phong trào thần học này phát triển trong Đạo Công Giáo Mỹ Châu La Tinh trước đây.
2. Các Kitô hữu Ấn Độ thường xuyên bị sách nhiễu và bách hại; tình thế này càng có cơ nguy hại hơn với một chính phủ do những người Ấn Giáo duy quốc gia đầy nhiệt tình lãnh đạo. Ấy thế nhưng, Ấn Độ cũng là nền dân chủ lớn nhất trên thế giới và là một quốc gia tự hào với gia tài hợp hiến trong tư cách một quốc gia thế tục; điều này có nghĩa người Công Giáo Ấn Độ có thể giúp hướng dẫn đất nước trong việc đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Vào lúc này đây, khi việc bách hại tôn giáo đang là một thách thức có tính hoàn cầu, điều vừa nói quả là một điển hình có giá trị.
Nigeria
Nigeria là quốc gia lớn nhất của Phi Châu ít nhất về ba phương diện: dân số, kinh tế, và mức sản xuất dầu hỏa. Nước này ý thức rất rõ vai trò một lực lượng vùng và cả hoàn cầu nữa của mình, trong cả việc lãnh đạo Công Giáo lẫn thành phần ưu tú của nó về chính trị và kinh tế.
Hiện nay, có 25 triệu người Công Giáo tại Nigeria, nhưng phối hợp các ước tính của Liên Hiệp Quốc về mức gia tăng dân số nói chung với tỷ lệ người lớn trở lại đạo trên trung bình, người ta cho rằng sẽ có khoảng 50 triệu người Công Giáo tại Nigeria vào năm 2050. Sự gia tăng này sẽ biến Nigeria thành nước Công Giáo lớn thứ 7 trên thế giới, vuợt cả Ý lẫn Pháp.
Nigeria tự hào có 7 chủng viện Công Giáo với trung bình từ 400 tới 500 người trẻ ghi danh học làm linh mục. Chủng Viện Bigard ở đông nam Nigeria, với sĩ số hơn 1,000 chủng sinh, được coi là chủng viện Công Giáo lớn nhất thế giới.
Mà không chỉ đúng với Công Giáo: với 19 triệu tín đồ, Nigeria có nhiều tín hữu Anh Giáo hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, trừ Anh Quốc nơi số tín hữu là 26 triệu. Ấy thế nhưng, vì các dị biệt về mức xác tín và hoạt động tôn giáo giữa Nigeria và Anh Quốc, người ta hầu như chắc chắn rằng Nigeria có số tín hữu thực hành Anh Giáo cao nhất so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Một phạm vi trong đó, Nigeria sẽ đóng một vai trò hàng đầu là các liên hệ giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo.
Giáo Sĩ Sani Isah của Đền Thờ Đường Waff ở Kaduna, thủ phủ miền bắc do Hồi Giáo chiếm đa số, hay nói rằng theo quan điểm tôn giáo, Nigeria là Saudi Arabia và Vatican hòa vào với nhau thành một. Nhưng đây là một hòa trộn khá bấp bênh vì có cả hàng chục triệu người Hồi Giáo bị khích động cao độ, và số người Công Giáo nhiệt thành thì cũng không kém. Đức TGM John Onaiyekan của Abuja có lần định nghĩa Nigeria, nước có số dân cao nhất Phi Châu: 140 triệu người, là “quốc gia Hồi và Kitô Giáo lớn nhất trái đất” vì đây là một đất nước có độ tập trung người Hồi Giáo và người Kitô Giáo lớn nhất trong cùng một khu vực.
Điều mà Nigeria có thể cung hiến cho thế giới là một mô thức liên hệ Hồi Kitô Giáo vừa có tính thực tiễn vừa có tính cân bằng hơn. Các Kitô hữu Nigeria biết chung sống hòa bình với người Hồi Giáo vì phần đông có hàng xóm, đồng nghiệp và bằng hữu theo Hồi Giáo. Đồng thời, kinh nghiệm vốn dạy họ tin rằng để cư xử với những người quá nhiệt thành, ưa bắt nạt về tôn giáo, phải dùng sức mạnh trả đũa sức mạnh.
Dưới ảnh hưởng Nigeria, cách tiếp cận của Công Giáo trong thế kỷ 21 với người Hồi Giáo và các cộng đồng tôn giáo khác chắc chắn sẽ phối hợp cả đối thoại và hợp tác thực tiễn trong các chính nghĩa bác ái và xã hội, đồng thời phải mạnh mẽ bảo vệ đức tin và sẵn sàng hơn trong việc đẩy lui các lạm dụng và bách hại hiện thời.
Nam Hàn
Nam Hàn có lẽ là quốc gia ngoại vi hơn cả trong số các quốc gia của khối PINS, vì cộng đồng Công Giáo ở đây chỉ có 5.3 triệu người. Ấy thế nhưng, vì nền kinh tế phát triển cao của họ và khuôn mạo tương đối giầu có và giáo dục cao của người Công Giáo ở đây, Giáo Hội hiện đang đóng một vai trò đáng kể trong sinh hoạt quốc gia và cả vùng.
Đạo Công Giáo phát triển nhanh ở đây, với hàng ngũ tín hữu nhẩy vọt 70 phần trăm giữa các năm 2004 và 2014. Sự gia tăng này phần lớn do các nhân tố: hình ảnh tích cực của Giáo Hội trong việc lãnh đạo phong trào phò dân chủ của Đại Hàn, mạng lưới rộng lớn các dự án phúc lợi xã hội và cách tiếp cận đầy kính trọng đối với nền linh đạo cổ truyền của đất nước.
Nói chung, Nam Hàn là một ngoại lệ đối với chuẩn mực Á Châu ở điểm Kitô Giáo không phải là một thiểu số nhỏ. Kitô hữu chiếm một phần ba dân số quốc gia, và đại diện cho một cộng đồng tôn giáo đơn thuần lớn nhất, nếu tính đến việc khoảng 45% người Đại Hàn không thực hành bất cứ thứ tôn giáo nào.
Giáo Hội ở Nam Hàn hiện ở trong tư thế có thể đóng góp ít nhất trong hai lãnh vực sau đây:
1. Kinh nghiệm phát triển Kitô Giáo của Đại Hàn độc đáo ở chỗ đức tin tới bán đảo này không nhờ các nhà truyền giáo ngoại quốc, mà là nhờ chính người giáo dân Đại Hàn, phần lớn là học giả và thương nhân, là những người đã gặp gỡ tôn giáo này tại Trung Hoa. Đạo Công Giáo thực sự đã phát triển tại Đại Hàn hơn một thế kỷ trước khi vị linh mục truyền giáo ngoại quốc đầu tiên đặt chân tới đây. Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới thăm xứ này hồi tháng Tám năm 2014, ngài thúc giục người Đại Hàn giúp hướng dẫn Giáo Hội hoàn vũ trong việc khai triển các mô thức mới cho việc lãnh đạo của giáo dân.
2. Người Công Giáo ở Nam Hàn cũng có cơ hội đặt nền cho đại kết bằng cách sáng tạo các phương cách mới mẻ để bắt tay với một hình thức Kitô Giáo trên thế giới đang lớn mạnh rất nhanh nhưng chưa định hình rõ rệt là Phái Ngũ Tuần.
Theo cuộc nghiên cứu năm 2006 của Tổ Hợp Pew Hoàn Cầu, từ non 6 phần trăm tổng số Kitô hữu giữa thập niên 1970, Phái Ngũ Tuần đã chiếm tới gần 20% dân số Kitô Giáo thế giới vào cuối thế kỷ 20.
Nam Hàn là một trong các trung tâm đang phát triển của Phái này. Cộng đoàn lớn nhất thế giới hiện nay chính là Nhà Thờ Phúc Âm Trọn Vẹn Yoido, một nhà thờ Ngũ Tuần tọa lạc tại một hòn đảo thuộc thủ đô Hán Thành. Mỗi Chúa Nhật, khoảng 250,000 tín hữu đã tới tham dự 9 buổi cử hành được dịch sang 16 ngôn ngữ cùng một lúc.
Sự kiện rất nhiều người Công Giáo và Ngũ Tuần cùng sống cạnh nhau và cả hai nhóm cùng có mức thành đạt cao về vật chất và giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế, về lý thuyết, đã giúp họ có đủ sự gần gũi và tài nguyên để tạo ra các hình thức hiểu nhau mới mẻ hơn.
O’Neill và nhiều người khác, mới đây, còn thêm kiểu nói các quốc gia MINT để chỉ các quốc gia Mexico (Mễ Tây Cơ), Indonesia (Nam Dương), Nigeria và Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ) vì cả mấy quốc gia này cũng đang trở thành những tay chủ chốt đang mọc lông mọc cánh trong bàn cờ kinh tế và chính trị hoàn cầu.
Trong tinh thần ấy, nhà báo John Allen đề xuất kiểu nói các quốc gia PINS để chỉ các cộng đồng Công Giáo chủ chốt trên thế giới trong tương lai, đó là Philippines (Phi Luật Tân), India (Ấn Độ), Nigeria và South Korea (Nam Hàn). Tại bốn nước này, tương lai của Đạo Công Giáo thế kỷ 21, nhất là đối với những người nói tiếng Anh, đang ló dạng.
Tại cả 4 quốc gia nói trên, tiếng Anh đều giữ vai chủ chốt và tổng số người Công Giáo lên tới 130 triệu người, trong đó, 80.2 triệu người Công Giáo Phi, 19.7 triệu người Công Giáo Ấn, 25.5 triệu người Công Giáo Nigeria, và 5.3 riệu người Công Giáo Nam Hàn.
Tổng số người Công Giáo của bốn quốc gia nói trên gộp lại lớn hơn tổng số người Công Giáo của Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Anh, Úc, và Tân Tây Lan gộp lại mà truyền thống vốn coi là cái nôi của Đạo Công Giáo nói tiếng Anh. Và các tuyến xu thế đang chuyển vần theo hướng ngược lại: trong khi đức tin của nhóm sau đang chao đảo, thì đức tin của nhóm trước đang phát triển rầm rộ.
Cả bốn quốc gia trên đều có một nền kinh tế đang lớn mạnh, dù khác nhau về mức độ phát triển, một ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn lao hơn, và một số người khá lớn di dân ra khắp thế giới. Cùng với cánh tay vươn dài ra khắp thế giới ấy, lối sống Đạo Công Giáo của họ cũng đang được biểu lộ ở khắp mọi nơi.
Hoa Kỳ là một điển hình. Càng ngày nước này càng lệ thuộc các linh mục xuất thân từ ngoại quốc để giữ cho Giáo Hội tại đây sống còn; hàng năm, nước này tiếp nhận khoảng 300 linh mục ngoại quốc. Tại nhiều giáo phận Hoa Kỳ, nếu phải để các linh mục Phi, Ấn, Nigeria và Đại Hàn về nước của họ, thì có lẽ Giáo Hội ở đây phải yêu cầu vị cuối cùng tắt đèn trước khi ra đi vì đã đến lúc “hết làm ăn” được rồi.
Dưới đây là mấy dòng cho thấy mỗi quốc gia trong bốn quốc gia trên trở thành chủ yếu ra sao đối với Đạo Công Giáo thế kỷ 21.
Phi Luật Tân
Phi Luật Tân là quốc gia Công Giáo lớn thứ ba trên thế giới, và có lẽ là xã hội thấm nhập Đạo Công Giáo bậc nhất. Hơn 80 phần trăm dân số là Công Giáo, với trình độ đức tin và thực hành vượt xa các tiêu chuẩn Tây Phương.
Dù sao, chúng ta cũng đang nói tới một nước mà mỗi trung tâm buôn bán đều có nhà nguyện và thành phố nào cũng có những bảng chỉ dẫn viết đại khái: “Nên lưu ý: Các Thánh Lễ và Buổi Cầu Nguyện đang Luôn Luôn Diễn Ra”.
Ngày nay, tại rất nhiều nơi trên thế giới, người Phi Luật Tân tạo nên nhóm người dấn thân hơn cả trong số giáo dân Công Giáo tại đó. Như tại Saudi Arabia chẳng hạn, hiện có tới 1.5 triệu người Công Giáo mà phần đông là người Phi Luật Tân, xa quê hương, đang làm việc trong kỹ nghệ dầu hỏa hay trông nom việc nhà.
Phi Luật Tân hiện cũng đứng hàng 30 trong số các nước đứng đầu thế giới về kinh tế, dù hố phân cách giầu nghèo vẫn còn rất lớn. Nhưng nó cũng là nơi chủ nghĩa duy tục và sự đa dạng trong lối sống đang xuất hiện một cách dồn dập. Thành thử, Phi Luật Tân có cơ hội trở thành nơi trong đó, vai trò mới trong khung cảnh xã hội đa nguyên và thế tục sẽ được lên khuôn cho Giáo Hội.
Ấn Độ
Người Công Giáo chỉ chiếm 1.6 phần trăm dân số Ấn Độ, nhưng nước này dù rất lớn vẫn đang bức xúc với con số đáng kể gần 20 triệu người Công Giáo. Số người Công Giáo này lại đang có một khuôn mạo xã hội “quá khổ” (outsized) tại Ấn Độ, một phần vì hệ thống to lớn gồm nhiều trường học và dịch vụ xã hội của họ, và phần khác, vì sự sùng kính công cộng đối với Mẹ Têrêxa, vị thánh đã thành huyền thoại của người nghèo.
Song song với Trung Hoa, Ấn Độ là một trong các siêu cường đúng nghĩa của Á Châu, nhất là trong lãnh vực tiến bộ kinh tế nhanh chóng của nó. Phân tích gia tài chánh Nicholas Varney nói về sự biến đổi của Ấn Độ như sau: “Trong thập niên 1970, trẻ em tại Hoa Kỳ được dạy phải ăn hết thực phẩm trong đĩa ăn của chúng vì người ta đang chết đói tại Ấn Độ. Ngày nay, chúng được dạy phải làm xong bài làm ở nhà vì trẻ em bên Ấn Độ đang học hành chăm chỉ hơn và sẽ lấy hết việc làm của chúng”.
Ngoài cơ hội giúp điều hướng việc phát triển của một cường quốc mới của hành tinh, Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ có thể đóng một vai trò chủ yếu ít nhất trong hai phạm vi sau:
1. Đa số dân chúng là người Dalit, nghĩa là người “không thể đụng tới” theo hệ thống đẳng cấp cũ, và người “bộ lạc” nghĩa là thành viên các cư dân nguyên thủy của xứ sở. Cả hai nhóm này đều rất nghèo và bị đẩy qua bên lề; điều này có nghĩa người Công Giáo Ấn Độ có cơ hội khai triển một dịch bản Á Châu cho nền “thần học giải phóng”, có tiềm năng tránh được các thái quá ý thức hệ từng ngăn cản không cho phong trào thần học này phát triển trong Đạo Công Giáo Mỹ Châu La Tinh trước đây.
2. Các Kitô hữu Ấn Độ thường xuyên bị sách nhiễu và bách hại; tình thế này càng có cơ nguy hại hơn với một chính phủ do những người Ấn Giáo duy quốc gia đầy nhiệt tình lãnh đạo. Ấy thế nhưng, Ấn Độ cũng là nền dân chủ lớn nhất trên thế giới và là một quốc gia tự hào với gia tài hợp hiến trong tư cách một quốc gia thế tục; điều này có nghĩa người Công Giáo Ấn Độ có thể giúp hướng dẫn đất nước trong việc đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số. Vào lúc này đây, khi việc bách hại tôn giáo đang là một thách thức có tính hoàn cầu, điều vừa nói quả là một điển hình có giá trị.
Nigeria
Nigeria là quốc gia lớn nhất của Phi Châu ít nhất về ba phương diện: dân số, kinh tế, và mức sản xuất dầu hỏa. Nước này ý thức rất rõ vai trò một lực lượng vùng và cả hoàn cầu nữa của mình, trong cả việc lãnh đạo Công Giáo lẫn thành phần ưu tú của nó về chính trị và kinh tế.
Hiện nay, có 25 triệu người Công Giáo tại Nigeria, nhưng phối hợp các ước tính của Liên Hiệp Quốc về mức gia tăng dân số nói chung với tỷ lệ người lớn trở lại đạo trên trung bình, người ta cho rằng sẽ có khoảng 50 triệu người Công Giáo tại Nigeria vào năm 2050. Sự gia tăng này sẽ biến Nigeria thành nước Công Giáo lớn thứ 7 trên thế giới, vuợt cả Ý lẫn Pháp.
Nigeria tự hào có 7 chủng viện Công Giáo với trung bình từ 400 tới 500 người trẻ ghi danh học làm linh mục. Chủng Viện Bigard ở đông nam Nigeria, với sĩ số hơn 1,000 chủng sinh, được coi là chủng viện Công Giáo lớn nhất thế giới.
Mà không chỉ đúng với Công Giáo: với 19 triệu tín đồ, Nigeria có nhiều tín hữu Anh Giáo hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, trừ Anh Quốc nơi số tín hữu là 26 triệu. Ấy thế nhưng, vì các dị biệt về mức xác tín và hoạt động tôn giáo giữa Nigeria và Anh Quốc, người ta hầu như chắc chắn rằng Nigeria có số tín hữu thực hành Anh Giáo cao nhất so với bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Một phạm vi trong đó, Nigeria sẽ đóng một vai trò hàng đầu là các liên hệ giữa người Kitô Giáo và người Hồi Giáo.
Giáo Sĩ Sani Isah của Đền Thờ Đường Waff ở Kaduna, thủ phủ miền bắc do Hồi Giáo chiếm đa số, hay nói rằng theo quan điểm tôn giáo, Nigeria là Saudi Arabia và Vatican hòa vào với nhau thành một. Nhưng đây là một hòa trộn khá bấp bênh vì có cả hàng chục triệu người Hồi Giáo bị khích động cao độ, và số người Công Giáo nhiệt thành thì cũng không kém. Đức TGM John Onaiyekan của Abuja có lần định nghĩa Nigeria, nước có số dân cao nhất Phi Châu: 140 triệu người, là “quốc gia Hồi và Kitô Giáo lớn nhất trái đất” vì đây là một đất nước có độ tập trung người Hồi Giáo và người Kitô Giáo lớn nhất trong cùng một khu vực.
Điều mà Nigeria có thể cung hiến cho thế giới là một mô thức liên hệ Hồi Kitô Giáo vừa có tính thực tiễn vừa có tính cân bằng hơn. Các Kitô hữu Nigeria biết chung sống hòa bình với người Hồi Giáo vì phần đông có hàng xóm, đồng nghiệp và bằng hữu theo Hồi Giáo. Đồng thời, kinh nghiệm vốn dạy họ tin rằng để cư xử với những người quá nhiệt thành, ưa bắt nạt về tôn giáo, phải dùng sức mạnh trả đũa sức mạnh.
Dưới ảnh hưởng Nigeria, cách tiếp cận của Công Giáo trong thế kỷ 21 với người Hồi Giáo và các cộng đồng tôn giáo khác chắc chắn sẽ phối hợp cả đối thoại và hợp tác thực tiễn trong các chính nghĩa bác ái và xã hội, đồng thời phải mạnh mẽ bảo vệ đức tin và sẵn sàng hơn trong việc đẩy lui các lạm dụng và bách hại hiện thời.
Nam Hàn
Nam Hàn có lẽ là quốc gia ngoại vi hơn cả trong số các quốc gia của khối PINS, vì cộng đồng Công Giáo ở đây chỉ có 5.3 triệu người. Ấy thế nhưng, vì nền kinh tế phát triển cao của họ và khuôn mạo tương đối giầu có và giáo dục cao của người Công Giáo ở đây, Giáo Hội hiện đang đóng một vai trò đáng kể trong sinh hoạt quốc gia và cả vùng.
Đạo Công Giáo phát triển nhanh ở đây, với hàng ngũ tín hữu nhẩy vọt 70 phần trăm giữa các năm 2004 và 2014. Sự gia tăng này phần lớn do các nhân tố: hình ảnh tích cực của Giáo Hội trong việc lãnh đạo phong trào phò dân chủ của Đại Hàn, mạng lưới rộng lớn các dự án phúc lợi xã hội và cách tiếp cận đầy kính trọng đối với nền linh đạo cổ truyền của đất nước.
Nói chung, Nam Hàn là một ngoại lệ đối với chuẩn mực Á Châu ở điểm Kitô Giáo không phải là một thiểu số nhỏ. Kitô hữu chiếm một phần ba dân số quốc gia, và đại diện cho một cộng đồng tôn giáo đơn thuần lớn nhất, nếu tính đến việc khoảng 45% người Đại Hàn không thực hành bất cứ thứ tôn giáo nào.
Giáo Hội ở Nam Hàn hiện ở trong tư thế có thể đóng góp ít nhất trong hai lãnh vực sau đây:
1. Kinh nghiệm phát triển Kitô Giáo của Đại Hàn độc đáo ở chỗ đức tin tới bán đảo này không nhờ các nhà truyền giáo ngoại quốc, mà là nhờ chính người giáo dân Đại Hàn, phần lớn là học giả và thương nhân, là những người đã gặp gỡ tôn giáo này tại Trung Hoa. Đạo Công Giáo thực sự đã phát triển tại Đại Hàn hơn một thế kỷ trước khi vị linh mục truyền giáo ngoại quốc đầu tiên đặt chân tới đây. Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới thăm xứ này hồi tháng Tám năm 2014, ngài thúc giục người Đại Hàn giúp hướng dẫn Giáo Hội hoàn vũ trong việc khai triển các mô thức mới cho việc lãnh đạo của giáo dân.
2. Người Công Giáo ở Nam Hàn cũng có cơ hội đặt nền cho đại kết bằng cách sáng tạo các phương cách mới mẻ để bắt tay với một hình thức Kitô Giáo trên thế giới đang lớn mạnh rất nhanh nhưng chưa định hình rõ rệt là Phái Ngũ Tuần.
Theo cuộc nghiên cứu năm 2006 của Tổ Hợp Pew Hoàn Cầu, từ non 6 phần trăm tổng số Kitô hữu giữa thập niên 1970, Phái Ngũ Tuần đã chiếm tới gần 20% dân số Kitô Giáo thế giới vào cuối thế kỷ 20.
Nam Hàn là một trong các trung tâm đang phát triển của Phái này. Cộng đoàn lớn nhất thế giới hiện nay chính là Nhà Thờ Phúc Âm Trọn Vẹn Yoido, một nhà thờ Ngũ Tuần tọa lạc tại một hòn đảo thuộc thủ đô Hán Thành. Mỗi Chúa Nhật, khoảng 250,000 tín hữu đã tới tham dự 9 buổi cử hành được dịch sang 16 ngôn ngữ cùng một lúc.
Sự kiện rất nhiều người Công Giáo và Ngũ Tuần cùng sống cạnh nhau và cả hai nhóm cùng có mức thành đạt cao về vật chất và giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế, về lý thuyết, đã giúp họ có đủ sự gần gũi và tài nguyên để tạo ra các hình thức hiểu nhau mới mẻ hơn.
Top Stories
Vietnam: Autorisation officielle en vue de l’ouverture d’un institut catholique
Eglises d'Asie
07:58 25/08/2015
Le 6 août 2015, les autorités vietnamiennes ont, officiellement et solennellement, octroyé à l’Eglise catholique la permission d’ouvrir un institut universitaire national, nommé par elles « Institut catholique ». Le geste est d’autant plus spectaculaire que, jusqu’à présent, l’Eglise catholique au . Vietnam ne pouvait assumer que la responsabilité de jardins d’enfants et d’écoles maternelles. Dans les locaux, nouvellement aménagés, de la Conférence épiscopale à Saigon, où s’est déroulée la cérémonie de passation, des hauts fonctionnaires gouvernementaux ont remis aux représentants de l’épiscopat catholique le texte de la décision autorisant l’ouverture de cet établissement.
Le gouvernement était représenté par plusieurs membres du Comité central du Front patriotique du Vietnam. Le responsable du catholicisme au sein du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses a d’abord fait la lecture officielle de la décision acceptant « la création de l’Institut catholique du Vietnam ». Le vice-président du Front patriotique, Lê Ba Trinh, a ensuite remis le document au président de la Conférence épiscopale du Vietnam, l’archevêque de Saigon, Mgr Bui Van Doc. Celui-ci était accompagné de plusieurs évêques, en particulier de Mgr Joseph Dinh Duc Dao, président de la Commission épiscopale pour l’Education et principal promoteur du projet de cet institut.
« Les précédents papes ainsi que l’actuel nous ont incités à dialoguer directement et franchement avec les autorités. Depuis plusieurs années, nous nous nous efforçons de suivre ces conseils. Nous avons constaté que le gouvernement faisait preuve de bonne volonté et d’ouverture d’esprit en acceptant ce dialogue. Le résultat le plus important de cette bonne entente est cette impulsion donnée aujourd’hui avec la création de l’Institut catholique du Vietnam. Le dossier a en effet évolué très rapidement après la nomination de Mgr Joseph Dinh Duc Dao à la tête de la Commission épiscopale pour l’éducation », a déclaré l’archevêque de Saigon.
Le vice-président du Front patriotique a répondu que dès que le projet de création d’un Institut catholique avait été émis, il avait été considéré favorablement par les autorités. Celles-ci feront en sorte de mettre en place les conditions nécessaires à sa réalisation, a-t-il précisé. Selon lui, cet institut sera destiné à fournir « une formation doctrinale de haut niveau aux ecclésiastiques et aux croyants ».
Il faut remarquer qu’à l’issue de cette cérémonie, voulue publique par les deux parties, un certain nombre de questions restent en suspens. On ignore encore le lieu où sera édifié l’établissement. Seul, le nom de la ville de Saigon est mentionné. Les bâtiments de l’ancien Collège pontifical Pie X existent toujours, mais les autorités ne semblent pas avoir l’intention de les restituer. Le texte précise encore que cette décision n’entrera en vigueur que lorsque l’ensemble de la Conférence épiscopale aura officiellement pris en charge le nouvel Institut catholique.
En avril 1975, lors du changement de régime dans le Sud-Vietnam, les universités catholiques de l’époque (l’Université catholique de Da Lat, la plus ancienne, et l’Université de Saigon, récemment ouverte) avaient été obligées de fermer leurs portes. Quelque temps plus tard, ce fut au tour du Collège pontifical. Cet ancien institut pontifical avait été autorisé par un décret de la Congrégation de la propagande de la foi, le 25 janvier 1957. En 1958, les évêques du Vietnam du Sud en avaient confié la responsabilité aux pères jésuites. Quelques années plus tard, un grand bâtiment moderne avait été édifié à Dalat pour abriter le corps enseignant, les étudiants et des séminaristes envoyés par tous les diocèses du Vietnam. Après la fin de la guerre du Vietnam (30 avril 1975), le Collège avait poursuivi ses activités pendant quelques temps, avant que les autorités civiles ne s’approprient l’ensemble du domaine.
Pendant longtemps, la question de la récupération de l’ancien Collège pontifical a fait partie des propositions régulièrement soumises aux autorités. Plus récemment, les évêques ont opté pour la création d’une nouvelle faculté de théologie ayant vocation à se transformer en institut catholique. Le projet, discuté à plusieurs reprises par les évêques, lors de leurs assemblées annuelles, a rapidement pris de l’épaisseur. Dans une interview accordée en juillet 2014 à un site Internet italien (1), l’archevêque de Saigon avait notamment déclaré : « (…) [Le projet] devrait devenir très rapidement une réalité. La « structure » sera prête dans un an (…). L’ouverture de l’université marquera un tournant décisif dans l’histoire de l’Eglise catholique du Vietnam. Elle marquera le retour attendu depuis longtemps de la liberté de l’enseignement pour l’Eglise catholique. » (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 25 août 2015)
Le gouvernement était représenté par plusieurs membres du Comité central du Front patriotique du Vietnam. Le responsable du catholicisme au sein du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses a d’abord fait la lecture officielle de la décision acceptant « la création de l’Institut catholique du Vietnam ». Le vice-président du Front patriotique, Lê Ba Trinh, a ensuite remis le document au président de la Conférence épiscopale du Vietnam, l’archevêque de Saigon, Mgr Bui Van Doc. Celui-ci était accompagné de plusieurs évêques, en particulier de Mgr Joseph Dinh Duc Dao, président de la Commission épiscopale pour l’Education et principal promoteur du projet de cet institut.
« Les précédents papes ainsi que l’actuel nous ont incités à dialoguer directement et franchement avec les autorités. Depuis plusieurs années, nous nous nous efforçons de suivre ces conseils. Nous avons constaté que le gouvernement faisait preuve de bonne volonté et d’ouverture d’esprit en acceptant ce dialogue. Le résultat le plus important de cette bonne entente est cette impulsion donnée aujourd’hui avec la création de l’Institut catholique du Vietnam. Le dossier a en effet évolué très rapidement après la nomination de Mgr Joseph Dinh Duc Dao à la tête de la Commission épiscopale pour l’éducation », a déclaré l’archevêque de Saigon.
Le vice-président du Front patriotique a répondu que dès que le projet de création d’un Institut catholique avait été émis, il avait été considéré favorablement par les autorités. Celles-ci feront en sorte de mettre en place les conditions nécessaires à sa réalisation, a-t-il précisé. Selon lui, cet institut sera destiné à fournir « une formation doctrinale de haut niveau aux ecclésiastiques et aux croyants ».
Il faut remarquer qu’à l’issue de cette cérémonie, voulue publique par les deux parties, un certain nombre de questions restent en suspens. On ignore encore le lieu où sera édifié l’établissement. Seul, le nom de la ville de Saigon est mentionné. Les bâtiments de l’ancien Collège pontifical Pie X existent toujours, mais les autorités ne semblent pas avoir l’intention de les restituer. Le texte précise encore que cette décision n’entrera en vigueur que lorsque l’ensemble de la Conférence épiscopale aura officiellement pris en charge le nouvel Institut catholique.
En avril 1975, lors du changement de régime dans le Sud-Vietnam, les universités catholiques de l’époque (l’Université catholique de Da Lat, la plus ancienne, et l’Université de Saigon, récemment ouverte) avaient été obligées de fermer leurs portes. Quelque temps plus tard, ce fut au tour du Collège pontifical. Cet ancien institut pontifical avait été autorisé par un décret de la Congrégation de la propagande de la foi, le 25 janvier 1957. En 1958, les évêques du Vietnam du Sud en avaient confié la responsabilité aux pères jésuites. Quelques années plus tard, un grand bâtiment moderne avait été édifié à Dalat pour abriter le corps enseignant, les étudiants et des séminaristes envoyés par tous les diocèses du Vietnam. Après la fin de la guerre du Vietnam (30 avril 1975), le Collège avait poursuivi ses activités pendant quelques temps, avant que les autorités civiles ne s’approprient l’ensemble du domaine.
Pendant longtemps, la question de la récupération de l’ancien Collège pontifical a fait partie des propositions régulièrement soumises aux autorités. Plus récemment, les évêques ont opté pour la création d’une nouvelle faculté de théologie ayant vocation à se transformer en institut catholique. Le projet, discuté à plusieurs reprises par les évêques, lors de leurs assemblées annuelles, a rapidement pris de l’épaisseur. Dans une interview accordée en juillet 2014 à un site Internet italien (1), l’archevêque de Saigon avait notamment déclaré : « (…) [Le projet] devrait devenir très rapidement une réalité. La « structure » sera prête dans un an (…). L’ouverture de l’université marquera un tournant décisif dans l’histoire de l’Eglise catholique du Vietnam. Elle marquera le retour attendu depuis longtemps de la liberté de l’enseignement pour l’Eglise catholique. » (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 25 août 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Vát Cấp, Thái Bình mừng lễ bổn mạng
Giêr. Phạm Thiềm
09:16 25/08/2015
Giáo phận Thái Bình: Giáo họ Vát Cấp hân hoan mừng lễ Bổn mạng
Ngày 24 tháng 8 năm 2015 vừa qua, cộng đoàn Giáo họ Vát Cấp đã long trọng tổ chức mừng lễ kính thánh Batôlômêô – Bổn mạng của Giáo họ.
Giáo họ Vát Cấp là một giáo họ nhỏ bé, thuộc Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch. Giáo dân sống xen kẽ rải rác với anh chị em tôn giáo bạn. Trong niềm vui của ngày lễ kính Thánh Bổn mạng hôm nay, ngay từ đầu giờ chiều, khuôn viên nhà thờ Giáo họ đông vui hơn mọi ngày, bởi có sự hiện diện của những bà con giáo dân và cả anh chị em tôn giáo bạn cũng đến chúc mừng; hơn nữa, những người con trong Giáo họ đi làm ăn nơi xa cũng trở về mừng lễ.
Xem Hình
Mặc dù thời tiết thật là khắc nhiệt và oi nóng, nhưng ai nấy đều vui tươi, phấn khởi và được thể hiện trên những gương mặt. Đặc biệt, niềm vui ấy còn nhân lên, khi giáo họ được đón nhận những lãng hoa và những lời chúc tốt đẹp từ Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân xã Bắc Hải và các sở ban nghành.
Đúng 16g00 Đức ông Thomas Trần Trung Hà, giám đốc Đền Thánh Bác Trạch đặt Mình Thánh để cộng đoàn giáo xứ và các giáo họ lân cận quy tụ trong ngôi Thánh đường, mọi người hiệp thông qua các giờ chầu Thánh Thể Chúa một cách sốt sắng.
Hồi 17g00, cuộc rước kiệu xung quanh khuôn viên nhà thờ được khởi hành. Đặc biệt, cuộc rước hôm nay có hai kiệu: Đức Maria và Thánh Batôlômêô, nối tiếp nhau là các đội trống và bốn ban kim nhạc nữ đến từ các giáo xứ: Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch, Giáo xứ Nam Thái, Giáo xứ Vinhsơn và Giáo họ Quân Trạch. Đoàn người nối tiếp nhau thành hai hàng rất dài với đủ màu sắc của các đoàn rước bước đi trong tiếng kèn, tiếng trống, tiếng chuông nhà thờ, tất cả những âm thanh ấy cùng hợp tấu làm vang dội khắp góc trời Bắc Hải.
Thánh lễ mừng kính Thánh Batôlômêô hôm nay được cử hành vào lúc 17h30, do Đức ông Thomas Trần Trung Hà chủ tế. Đồng tế với ngài, có qúy cha trong giáo hạt Bắc Tiền Hải, quý cha Dòng Đaminh đang phục vụ tại Giáo phận Thái Bình và Giáo phận Hải Phòng, cùng với sự hiệp thông của đông đảo cộng đoàn Dân Chúa đến từ các giáo xứ, giáo họ xung quanh. Tuy nhà thờ Giáo họ to và rộng, nhưng cộng đoàn tham dự vẫn phải ngồi cả phía sân cuối nhà thờ.
Chia sẻ Lời Chúa hôm nay, dựa vào bài Tin Mừng (Ga 1, 45 - 51), cha Jos. Đinh Khắc Vịnh OP. đã đề cập đến việc Chúa tuyển chọn Thánh Batôlômêô làm tông đồ.
Trước khi kết thúc thánh lễ ông Chủ tịch Giáo họ Vát Cấp bày tỏ lòng tri ân Đức ông Thomas và quý cha. Đồng thời, ông cám ơn cộng đoàn về hiệp thông thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, mừng kính Thánh Quan thầy và cầu nguyện cho Giáo họ trong ngày lễ hôm nay.
Phạm Thiềm
Ngày 24 tháng 8 năm 2015 vừa qua, cộng đoàn Giáo họ Vát Cấp đã long trọng tổ chức mừng lễ kính thánh Batôlômêô – Bổn mạng của Giáo họ.
Giáo họ Vát Cấp là một giáo họ nhỏ bé, thuộc Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch. Giáo dân sống xen kẽ rải rác với anh chị em tôn giáo bạn. Trong niềm vui của ngày lễ kính Thánh Bổn mạng hôm nay, ngay từ đầu giờ chiều, khuôn viên nhà thờ Giáo họ đông vui hơn mọi ngày, bởi có sự hiện diện của những bà con giáo dân và cả anh chị em tôn giáo bạn cũng đến chúc mừng; hơn nữa, những người con trong Giáo họ đi làm ăn nơi xa cũng trở về mừng lễ.
Xem Hình
Mặc dù thời tiết thật là khắc nhiệt và oi nóng, nhưng ai nấy đều vui tươi, phấn khởi và được thể hiện trên những gương mặt. Đặc biệt, niềm vui ấy còn nhân lên, khi giáo họ được đón nhận những lãng hoa và những lời chúc tốt đẹp từ Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân xã Bắc Hải và các sở ban nghành.
Đúng 16g00 Đức ông Thomas Trần Trung Hà, giám đốc Đền Thánh Bác Trạch đặt Mình Thánh để cộng đoàn giáo xứ và các giáo họ lân cận quy tụ trong ngôi Thánh đường, mọi người hiệp thông qua các giờ chầu Thánh Thể Chúa một cách sốt sắng.
Hồi 17g00, cuộc rước kiệu xung quanh khuôn viên nhà thờ được khởi hành. Đặc biệt, cuộc rước hôm nay có hai kiệu: Đức Maria và Thánh Batôlômêô, nối tiếp nhau là các đội trống và bốn ban kim nhạc nữ đến từ các giáo xứ: Giáo xứ Đền Thánh Bác Trạch, Giáo xứ Nam Thái, Giáo xứ Vinhsơn và Giáo họ Quân Trạch. Đoàn người nối tiếp nhau thành hai hàng rất dài với đủ màu sắc của các đoàn rước bước đi trong tiếng kèn, tiếng trống, tiếng chuông nhà thờ, tất cả những âm thanh ấy cùng hợp tấu làm vang dội khắp góc trời Bắc Hải.
Thánh lễ mừng kính Thánh Batôlômêô hôm nay được cử hành vào lúc 17h30, do Đức ông Thomas Trần Trung Hà chủ tế. Đồng tế với ngài, có qúy cha trong giáo hạt Bắc Tiền Hải, quý cha Dòng Đaminh đang phục vụ tại Giáo phận Thái Bình và Giáo phận Hải Phòng, cùng với sự hiệp thông của đông đảo cộng đoàn Dân Chúa đến từ các giáo xứ, giáo họ xung quanh. Tuy nhà thờ Giáo họ to và rộng, nhưng cộng đoàn tham dự vẫn phải ngồi cả phía sân cuối nhà thờ.
Chia sẻ Lời Chúa hôm nay, dựa vào bài Tin Mừng (Ga 1, 45 - 51), cha Jos. Đinh Khắc Vịnh OP. đã đề cập đến việc Chúa tuyển chọn Thánh Batôlômêô làm tông đồ.
Trước khi kết thúc thánh lễ ông Chủ tịch Giáo họ Vát Cấp bày tỏ lòng tri ân Đức ông Thomas và quý cha. Đồng thời, ông cám ơn cộng đoàn về hiệp thông thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, mừng kính Thánh Quan thầy và cầu nguyện cho Giáo họ trong ngày lễ hôm nay.
Phạm Thiềm
Tuần chầu đền tạ Thánh Thể tại giáo xứ Làng Truông GP. Vinh
Nguyễn Tiến Khởi
09:30 25/08/2015
GIÁO XỨ LÀNG TRUÔNG VỚI TUẦN CHẦU ĐỀN TẠ THÁNH THỂ
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)
Nằm bên dòng sông Ngàn Sâu uốn mình dưới chân dãy Trà sơn xanh thẳm của miền sơn cước Hương Khê. Giáo xứ Làng Truông, một mảnh đất khá già cỗi với hơn 339 năm đón nhận hạt giống Tin mừng và là xứ mẹ của 7 giáo xứ thuộc vùng thượng huyện Hương Khê, chính vì thế hàng năm tuần chầu đền tạ Thánh thể của giáo xứ luôn là tâm điểm, là sự chờ đợi để đoàn con cái khắp nơi đổ về hiệp thông và chia sẻ. Năm nay tuần chầu đền tạ của giáo xứ được diễn ra trong niềm hân hoan chung của toàn giáo phận sau ngày lễ Cao điểm kỷ niệm 170 năm thành lập giáo phận Vinh và dâng địa phận cho Đức mẹ. Đặc biệt tuần chầu năm nay giáo xứ tổ chức cho 71 em nhỏ được lĩnh nhận bí tích Hòa giải lần đầu và 218 em được lĩnh nhận bí tích thêm sức. Trong tâm tình đó, cha quản xứ An tôn Lâm Văn Hân đã thôi thúc cùng với giáo dân chuẩn bị cho tuần chầu một cách chu đáo cả về tâm hồn và hình thức tổ chức, thực hiện lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico đó là: “Hãy sống tích cực, nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng; và đồng thời, hãy ra đi, sẵn sàng gặp gỡ mọi người, đặc biệt những ai bị khinh rẻ và bất hạnh. Chúng ta hãy nhìn đến quê hương trên trời của mình, chúng ta sẽ có một ánh sáng và sức mạnh mới trong công việc và trong những nỗ lực hàng ngày của chúng ta”.
Tuần chầu được bắt đầu từ ngày 16/8/2015, Chúa Nhật XX mùa thường niên với những Thánh lễ và các giờ chầu đền tạ Thánh thể của nội bộ giáo xứ.
Tối thứ năm (20/8/2015) Thánh lễ đặc biệt dành cho 71 em nhỏ lĩnh nhận bí tích xưng tội và rước lễ lần đầu với sự hiệp dâng của bảy Linh mục trong và ngoài giáo hạt do Cha Phê rô Nguyễn Huy Hiền, cha quản xứ Mỹ Dụ chủ tế.
Ngày thứ sáu (21/8/2015) Thánh lễ khai mạc chính thức tuần chầu được diễn ra một cách trang trọng với sự hiệp dâng và chia sẻ của gần 20 Linh mục đến từ Giáo phận Thanh Hóa, giáo hạt Văn Hạnh, giáo hạt Minh Cầm và các cha trong giáo hạt Ngàn sâu. Trong Thánh lễ cha chủ tế đã nhắc nhớ và kêu gọi mọi người gột rửa tâm hồn, sống đức tin một cách thiết thực, nghe lời chúa và sống lời chúa hằng ngày theo ý Đức Thánh Cha Phan xi cô đó là; “Hãy ra khỏi bản thân mình để loan báo Tin mừng… Các con phải ra khỏi chính mình để gặp gỡ Đức Giêsu… Một là hướng về gặp gỡ Đức Giêsu, hướng về tính siêu việt; đường kia là hướng về tha nhân để loan báo Đức Giêsu. Hai con đường này đi đôi với nhau…”. Ngoài việc hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho giáo dân, Quý cha còn góp vui bằng một trận giao hữu bóng chuyền giữa các Cha đễn từ Thánh Hóa, Quảng Bình và các cha đến từ tỉnh Hà Tĩnh, một trận bóng với nhiều cảm xúc và ý nghĩa bởi nó cho thấy sự hài hòa giữ đời sống tu trì và đời sống hôn nhân, giữa con chiên và chủ chăn.
Ngày thứ bảy (22/8/2015) Thánh lễ sáng có sự hiện diện của Đức Cha Phao lô Maria cùng với Quý Cha trong giáo hạt. Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phao lô Maria đã khơi dậy tinh thần sống phúc âm và đặc biệt lòng sùng kính Đức mẹ. Bên cạnh đó Ngài còn gợi lại những thăng trầm mà giáo xứ trải qua trong suốt chặng đường lịch sử, bởi chính nơi đây Ngài đã có những năm tháng giúp giáo xứ trong những chặng đường đầu của cuộc đời hiến dâng và phục vụ.
Chúa Nhật (23/8/2015) Thánh lễ cao điểm của tuần chầu đền tạ được diễn ra trong một bầu khí hết sức rộn ràng, phấn khởi và trang trọng. Từ sáng sớm, sau hồi chuông báo sáng, những dòng từ khắp nơi nườm nượp, với muôn màu sắc đổ về xứ mẹ Làng Truông để chia sẻ, hiệp thông và cầu nguyện để đón nhận hồng ân cao cả của tuần Đại phúc. Hàng trăm ô tô, xe máy lần lượt được sắp xếp gọn gàng, quy cũ theo sự điều hành của ban trật tự, của Hội Trung niên.
Đúng 7 giờ 30 phút, Đoàn rước nhập lễ bao gồm các ban ngành, các Huynh đoàn, hội đoàn, quý tu sĩ năm, nữ cùng với 218 em chuẩn bị lĩnh nhận Bí tích thêm sức và Quý Đức Cha, quý Cha đồng tế bắt đầu khởi hành từ Nhà xứ tiền về Thánh đường giáo xứ, hòa trong những bản đồng ca vang lên từ Ca đoàn. Thánh lễ do Đức Cha Phụ tá Phê rô Nguyễn Văn Viên làm chủ tế cùng với 13 Cha trong giáo hạt Ngàn sâu cùng đồng tế hiệp dâng.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Phụ tá đã khơi dậy tinh thần sống lời Chúa, ý nghĩa đặc biệt của Bí tích Thánh Thể và những điều quan trọng, hữu ích của bí tích thêm sức. Trong bài chia sẻ lời Chúa, Đức Cha Phê rô đã phân tích rất chi tiết, rất cụ thể và sâu sắc những lời chứng Tin mừng của Thánh Gioan về tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với con người. Ngài đã đưa ra những câu chuyện, những dụ ngôn rất sát thực để diễn giải, để minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa, đặc biệt là Bí tích Thánh thể và ý nghĩa sâu xa của tuần chầu đền tạ. Như để trả lời câu hỏi của Đức Thánh Cha Phan xi cô: “Ngày hôm nay chúng ta hãy tự hỏi mình: Chúng ta có mở lòng ra cho “những bất ngờ của Thiên Chúa” không? Hay chúng ta đóng kín và sợ hãi trước những mới mẻ của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có can đảm bước đi trên những nẻo đường mới và sự mới mẻ của Thiên Chúa đặt ra trước mắt chúng ta không? Hay chúng ta lại phản kháng, bị ngăn trở bởi những cơ chế phù du, đã mất khả năng mở ra cho những điều mới mẻ ?”. 218 em nhỏ sắp được lĩnh nhận Bí tích Chúa Thánh thần đã tỏ rõ ý thức khao khát và sốt sắng lắng nghe, trang nghiêm. Đức Cha đã hướng lòng các em để đón nhận giây phút linh thiêng qua ơn Chúa Thánh thần bằng những lời tuyên xưng Đức tin dứt khoát, 218 em nhỏ đã được đón nhận bí tích thêm sức một cách sốt sắng, trang trọng và trìu mến.
Thánh lễ cao điểm đã khép lại bằng giờ chầu Thánh thể trang nghiêm, thờ lạy và súng kính. Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Phê rô đã bày tỏ niềm vui, niềm xúc động trước những đổi mới cả về tâm hồn và ý thức sống đạo của giáo xứ. Mặc dù giữa một vùng quê nghèo nhưng chắc chắn rằng; với sự nhiệt huyết, tài năng, tính giản dị và thẳng thắn của cha quản xứ An tôn Lâm Văn Hân, giáo xứ Làng Truông sẽ còn tiếp tục với những bước tiến tích cực trên con đường phúc âm hóa đời sống và xây dựng giáo xứ, Giáo Hội ngày một vững mạnh hơn. Dư âm của tuần chầu đền tạ sẽ còn là động lực, là nền tảng cho những năm tháng tiếp theo
Đm Nguyễn Tiến Khởi
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16)
Tuần chầu được bắt đầu từ ngày 16/8/2015, Chúa Nhật XX mùa thường niên với những Thánh lễ và các giờ chầu đền tạ Thánh thể của nội bộ giáo xứ.
Tối thứ năm (20/8/2015) Thánh lễ đặc biệt dành cho 71 em nhỏ lĩnh nhận bí tích xưng tội và rước lễ lần đầu với sự hiệp dâng của bảy Linh mục trong và ngoài giáo hạt do Cha Phê rô Nguyễn Huy Hiền, cha quản xứ Mỹ Dụ chủ tế.
Ngày thứ sáu (21/8/2015) Thánh lễ khai mạc chính thức tuần chầu được diễn ra một cách trang trọng với sự hiệp dâng và chia sẻ của gần 20 Linh mục đến từ Giáo phận Thanh Hóa, giáo hạt Văn Hạnh, giáo hạt Minh Cầm và các cha trong giáo hạt Ngàn sâu. Trong Thánh lễ cha chủ tế đã nhắc nhớ và kêu gọi mọi người gột rửa tâm hồn, sống đức tin một cách thiết thực, nghe lời chúa và sống lời chúa hằng ngày theo ý Đức Thánh Cha Phan xi cô đó là; “Hãy ra khỏi bản thân mình để loan báo Tin mừng… Các con phải ra khỏi chính mình để gặp gỡ Đức Giêsu… Một là hướng về gặp gỡ Đức Giêsu, hướng về tính siêu việt; đường kia là hướng về tha nhân để loan báo Đức Giêsu. Hai con đường này đi đôi với nhau…”. Ngoài việc hiệp dâng Thánh lễ cầu nguyện cho giáo dân, Quý cha còn góp vui bằng một trận giao hữu bóng chuyền giữa các Cha đễn từ Thánh Hóa, Quảng Bình và các cha đến từ tỉnh Hà Tĩnh, một trận bóng với nhiều cảm xúc và ý nghĩa bởi nó cho thấy sự hài hòa giữ đời sống tu trì và đời sống hôn nhân, giữa con chiên và chủ chăn.
Ngày thứ bảy (22/8/2015) Thánh lễ sáng có sự hiện diện của Đức Cha Phao lô Maria cùng với Quý Cha trong giáo hạt. Trong bài chia sẻ, Đức Cha Phao lô Maria đã khơi dậy tinh thần sống phúc âm và đặc biệt lòng sùng kính Đức mẹ. Bên cạnh đó Ngài còn gợi lại những thăng trầm mà giáo xứ trải qua trong suốt chặng đường lịch sử, bởi chính nơi đây Ngài đã có những năm tháng giúp giáo xứ trong những chặng đường đầu của cuộc đời hiến dâng và phục vụ.
Chúa Nhật (23/8/2015) Thánh lễ cao điểm của tuần chầu đền tạ được diễn ra trong một bầu khí hết sức rộn ràng, phấn khởi và trang trọng. Từ sáng sớm, sau hồi chuông báo sáng, những dòng từ khắp nơi nườm nượp, với muôn màu sắc đổ về xứ mẹ Làng Truông để chia sẻ, hiệp thông và cầu nguyện để đón nhận hồng ân cao cả của tuần Đại phúc. Hàng trăm ô tô, xe máy lần lượt được sắp xếp gọn gàng, quy cũ theo sự điều hành của ban trật tự, của Hội Trung niên.
Đúng 7 giờ 30 phút, Đoàn rước nhập lễ bao gồm các ban ngành, các Huynh đoàn, hội đoàn, quý tu sĩ năm, nữ cùng với 218 em chuẩn bị lĩnh nhận Bí tích thêm sức và Quý Đức Cha, quý Cha đồng tế bắt đầu khởi hành từ Nhà xứ tiền về Thánh đường giáo xứ, hòa trong những bản đồng ca vang lên từ Ca đoàn. Thánh lễ do Đức Cha Phụ tá Phê rô Nguyễn Văn Viên làm chủ tế cùng với 13 Cha trong giáo hạt Ngàn sâu cùng đồng tế hiệp dâng.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Phụ tá đã khơi dậy tinh thần sống lời Chúa, ý nghĩa đặc biệt của Bí tích Thánh Thể và những điều quan trọng, hữu ích của bí tích thêm sức. Trong bài chia sẻ lời Chúa, Đức Cha Phê rô đã phân tích rất chi tiết, rất cụ thể và sâu sắc những lời chứng Tin mừng của Thánh Gioan về tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với con người. Ngài đã đưa ra những câu chuyện, những dụ ngôn rất sát thực để diễn giải, để minh chứng cho tình yêu Thiên Chúa, đặc biệt là Bí tích Thánh thể và ý nghĩa sâu xa của tuần chầu đền tạ. Như để trả lời câu hỏi của Đức Thánh Cha Phan xi cô: “Ngày hôm nay chúng ta hãy tự hỏi mình: Chúng ta có mở lòng ra cho “những bất ngờ của Thiên Chúa” không? Hay chúng ta đóng kín và sợ hãi trước những mới mẻ của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có can đảm bước đi trên những nẻo đường mới và sự mới mẻ của Thiên Chúa đặt ra trước mắt chúng ta không? Hay chúng ta lại phản kháng, bị ngăn trở bởi những cơ chế phù du, đã mất khả năng mở ra cho những điều mới mẻ ?”. 218 em nhỏ sắp được lĩnh nhận Bí tích Chúa Thánh thần đã tỏ rõ ý thức khao khát và sốt sắng lắng nghe, trang nghiêm. Đức Cha đã hướng lòng các em để đón nhận giây phút linh thiêng qua ơn Chúa Thánh thần bằng những lời tuyên xưng Đức tin dứt khoát, 218 em nhỏ đã được đón nhận bí tích thêm sức một cách sốt sắng, trang trọng và trìu mến.
Thánh lễ cao điểm đã khép lại bằng giờ chầu Thánh thể trang nghiêm, thờ lạy và súng kính. Kết thúc Thánh lễ, Đức Cha Phê rô đã bày tỏ niềm vui, niềm xúc động trước những đổi mới cả về tâm hồn và ý thức sống đạo của giáo xứ. Mặc dù giữa một vùng quê nghèo nhưng chắc chắn rằng; với sự nhiệt huyết, tài năng, tính giản dị và thẳng thắn của cha quản xứ An tôn Lâm Văn Hân, giáo xứ Làng Truông sẽ còn tiếp tục với những bước tiến tích cực trên con đường phúc âm hóa đời sống và xây dựng giáo xứ, Giáo Hội ngày một vững mạnh hơn. Dư âm của tuần chầu đền tạ sẽ còn là động lực, là nền tảng cho những năm tháng tiếp theo
Đm Nguyễn Tiến Khởi
Mừng Ngọc Khánh Linh Mục của Đức Cha Phêrô Trần Thành Chung và mừng 12 năm Giám Mục của Đức Cha Micae
BTT GP Kontum
21:40 25/08/2015
GIÁO PHẬN KON TUM THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG NGỌC KHÁNH LINH MỤC Đức Cha PHÊRÔ TRẦN THANH CHUNG, NGUYÊN GIÁM MỤC GIÁO PHẬN.
MỪNG 12 NĂM GIÁM MỤC Đức Cha MICAE HOÀNG ĐỨC OANH GIÁM MỤC GIÁO PHẬN.
Kontum 25.08.2015- Trong ánh nhờ nhờ của buổi sớm cao nguyên, rất yên tịnh và rất êm dịu; khuôn viên Nhà Thờ Chính Tòa bỗng rộn lên những âm thanh quen thuộc của tiếng người hòa lẫn tiếng xe… Đoàn con cái từ các Giáo Xứ xung quanh đang tuốn về để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn.
Xem Hình
Hôm nay quả là ngày trọng đại, Giáo Phận tổ chức Mừng Ngọc Khánh Linh Mục của Đức Cha Phêrô,Nguyên Giám Mục Giáo Phận, và cũng nhân dịp này, Giáo Phận Mừng 12 năm Giám Mục của Đức Cha Micae.
Vào khoảng 5 giờ thì các Cha ở xa đã về đông đủ. Có vị đã phải thức dậy từ trước cả bình minh để vượt hằng trăm cây số… nhưng với một lễ kỷ niệm của những “Người Cha”, mà ai cũng thấy lòng mình tràn niềm kính mến và đầy ắp ân tình như thế này, thì chẳng vị nào muốn vắng mặt cả!
Đúng 5giờ15 phút, đoàn Đồng Tế tiến vào Nhà Thờ giữa tiếng hát rộn vang của bài ca Nhập Lễ bằng tiếng Bahnar. Hôm nay Đức Cha Micae đã mời Đức Cha Phêrô làm Chủ Tế trong Thánh Lễ.
Sau khi quý Đức Cha và quý Cha đã hôn chào Bàn Thờ và an vị, thì Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông đã thay mặt Giáo Phận dâng lên Hai Đức Cha những lời Chúc Mừng. Mọi người đứng thông công mà cảm thấy đây chính là những lời mình đang muốn thân thưa với Hai Vị Giám Mục của mình.
Sau đây là nguyên văn Bài Chúc Mừng của Cha Tổng Đại Diện:
“ Kính thưa Đức Cha Phêrô, nguyên Giám Mục Giáo Phận Kon Tum
Hôm nay, chúng con đại diện cho anh em Linh Mục trong Giáo Phận, nam nữ Tu Sĩ các Dòng Tu đang phục vụ tại Giáo Phận, anh chị em Giáo dân Kinh Thượng trong Giáo Phận Kon Tum. Chúc mừng Đức Cha, nhân ngày kỷ niệm tròn 60 năm Linh Mục của Đức Cha.
Kính thưa Đức Cha,
Trong suốt 88 năm đã qua của cuộc đời mình (1927 - 2015), Đức Cha đã yêu thương và gắn bó với Giáo Phận Kon Tum, với con người và núi rừng Tây Nguyên đơn sơ mộc mạc! Đức Cha gia nhập Chủng Viện Kon Tum trong những khóa đầu tiên (1937), được trao tác vụ linh mục vào ngày 25.5.1955, đến nay vừa tròn 60 năm. Bước chân Đức Cha đã in dấu trên khắp buôn làng của Giáo Phận, cho dù xa xôi hẻo lánh đến đâu, Đức Cha cũng hăng hái lên đường, lòng khát khao mong muốn Danh Chúa được rao truyền đến cho anh chị em dân tộc bản địa.
Hình ảnh của Đức Cha luôn lưu giữ trong lòng mỗi người chúng con, là một người cha hiền hòa, chân chất và hóm hỉnh, dù trong vai trò linh mục hay trong 34 năm là Giám Mục (1981 - 2015).
Trong 8 năm lèo lái con thuyền Giáo Phận với chức vụ Giám Mục Chánh Tòa (1995 - 2003), Đức Cha đã dành nhiều tâm huyết, tình yêu thương để lo lắng cho con cái trong Giáo Phận. Và trong thời gian này, cùng với Đức Cha, Giáo Phận đã trải qua những ngày tháng êm đềm tốt đẹp.
Kính thưa Đức Cha, cuộc đời phục vụ của Đức Cha, là cây cao bóng cả bao bọc che chở chúng con, là mẫu gương để chúng con noi theo. Chúng con luôn cần lời khuyên bảo của Đức Cha, nhất là lời cầu nguyện của Đức Cha.
Chúng con xin Chúc mừng Đức Cha!
“Kính thưa Đức Cha Micae, Giám Mục Giáo Phận.
Ngày 28.8.2015 sắp tới là tròn 12 năm Giám Mục của Đức Cha, chúng con mượn cơ hội gặp gỡ đầy đủ này để chúc mừng Đức Cha.
Suốt 12 năm đảm nhận cương vị Giám Mục Giáo Phận Kon Tum, là 12 năm Đức Cha bôn ba lên đường.
Lên đường để đến với với con chiên ở những vùng xa xôi hẻo lánh, còn nhiều khó khăn.
Lên đường để mời gọi Linh mục, Tu sĩ các Dòng Tu khắp nơi, về phục vụ trong Giáo Phận Kon Tum.
Lên đường để thăm viếng, để an ủi, để chia sẻ cho những nơi đang khao khát Lời Chúa, thiếu vắng bóng Linh mục, nữ tu.
Và Giáo Phận Kontum chúng ta đã lớn mạnh dưới sự dẫn dắt của Đức Cha.
Hôm nay chúng con quây quần bên hai Đức Cha trong ngôi Thánh Đường thân quen này, cùng nhau dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn.
Tạ ơn vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho Đức Cha Phêrô suốt 88 năm qua.
Tạ ơn vì Chúa đã chọn và đồng hành với Đức Cha Phêrô trong Thiên chức Linh Mục, đến nay vừa tròn 60 năm.
Tạ ơn vì Chúa đã ban nhiều hồng ân cho Đức Cha Micae, để Đức Cha dẫn dắt con thuyền Giáo Phận Kon Tum vượt bao sóng gió trong 12 năm qua, đưa Giáo Phận mỗi ngày một phát triển hơn.
Tạ ơn Chúa vì Ngài đã nhận lời cầu nguyện của hai Đức Cha, cho Cánh đồng Truyền Giáo Kon Tum có thêm nhiều thợ gặt; đến hôm nay Giáo Phận của chúng ta đã có được 139 linh mục, 538 nam nữ Tu sĩ, 2081 Yao Phu…
Chúng con cầu xin Thiên Chúa ban cho hai Đức Cha nhiều hồng ân, được nhiều sức khỏe. Chúng con xin hai Đức Cha tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Cho Linh mục, Tu sĩ nam nữ, giáo dân chúng con biết yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, yêu mến Giáo Phận Kon Tum, yêu mến người nghèo khó, bệnh tật; nhất là nơi anh chị em dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trong Giáo Phận chúng ta.
Chúng con chân thành dâng lên hai Đức Cha tâm tình yêu mến của chúng con, qua món quà nhỏ này.”
Sau đó đại diện giáo dân đã kính dâng lên Hai Đức Cha những bó hoa tươi.
Thánh Lễ được bắt đầu trong niềm sốt mến, và càng sốt mến, cảm động hơn nữa khi thấy Đức Cha Micae từng bước nâng dắt Vị Tiền Nhiệm của mình!
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha Micae dẫn dắt mọi con cái mình vào tận cốt lõi của Bài Tin Mừng:
“ Thánh Phêrô đã bỏ mọi sự, bỏ cả mạng sống, không còn giữ gì cho bản thân để được ở bên Thầy. Mặc dầu đã có lần sa ngã, nhưng Phêrô đã chỗi dậy và quyết tình trở lại để được gắn bó cùng Thầy. Chìa khóa thành công của Thánh Phêrô là “ Lòng kính mến Thiên Chúa”.
Và Đức Cha Phêrô của chúng ta cũng tương tự như trong trường hợp của Thánh Phêrô!
Với tám mươi tám tuổi đời, Ngài đã hiến dâng cho Thiên Chúa đến cả hơn bảy mươi năm của cuộc sống. Như thánh Phêrô, Đức Cha cũng đã bỏ mọi sự, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ Mẹ Cha, xứ sở để lên vùng Cao Nguyên xa lạ này từ những năm tháng đầu tiên của Chủng Viện Kon Tum. Sau những dãi dầu và chiến đấu quyết liệt giữa thế gian và Thiên Chúa, Đức Cha đã chọn Chúa… và cho đến hôm nay, thời gian đã ghi tròn 60 Năm Ngài trở thành Linh Mục của Chúa!
Chìa khóa thành công của Đức Cha cũng như của Thánh Phêrô, đó là “ tấm lòng thảo hiền và tràn niềm kính, tin, cậy mến Thiên Chúa” của Ngài.
Cả cuộc đời của Đức Cha là gắn bó với người nghèo và người Dân Tộc. Trong suốt những năm tháng trong chức vụ Chủ Chăn, Đức Cha Phêrô của chúng ta đã dốc hết tình thương và tâm huyết để lo cho mọi con cái trong Giáo Phận.
Đức Cha đã làm việc không ngơi nghỉ khi còn đương sức, thế nhưng thời gian làm được nhiều việc nhất lại là thời gian nghỉ dưỡng của Ngài hôm nay.
Kinh Thánh ghi lại: Khi Ông Môi Sê không còn sức làm việc nữa thì ông Giosuê đã thay thế. Với một đoàn quân hùng hậu ra trân, Giosuê vẫn đã phải cậy nhờ vào lời cầu nguyện của Ông Môisê. Khi ông Môisê mỏi tay quá, không thể giang tay cầu nguyện được thì Giosuê không thể nào đánh thắng được quân Mađian… Cuối cùng thì quân lính phải lấy hai tảng đá lớn kê dưới hai cánh tay của Môisê, và phải luôn có hai người lính đỡ tay Môisê giang ra trong tư thế cầu nguyện thì Giosuê và đoàn quân mới chiến thắng.
Thưa Đức Cha Phêrô, hôm nay bản thân con và Giáo Phận Kon Tum của chúng ta cũng thế. Nếu không có lời cầu nguyện của Đức Cha, chúng con cũng sẽ không thể làm gì được. Cậy dựa vào lời cầu nguyện của Đức Cha, cây cao bóng cả của Linh Mục Đoàn và của toàn Giáo Phận, chúng con sẽ mạnh mẽ tiến bước.
Xin Đức Cha tiếp tục nâng đỡ Giáo Phận…
Nói đến đây, Đức Cha Micae nghẹn lời, và Ngài chấm dứt bài Chia Sẻ.
Thánh Lễ tiếp tục với Lời nguyện Tín Hữu do Thầy Sáu tuyên đọc.
Trước khi ban phép lành kết Lễ, Đức Cha Phêrô đã nói mấy lời cảm ơn Đức Cha Micae, cảm ơn Cha Tổng Đại Diện và quý Cha cùng tất cả mọi người đã nhớ cầu nguyện và tổ chức mừng Lễ cho Ngài. Tuy chỉ có mấy lời vắn gọn, nhưng Đức Cha đã đem đến cho con cái một niềm vui dạt dào khi thấy “Cha ” của mình sáng nay đã rất minh mẫn, rất điềm đạm, rất ôn tồn và rất thắm tình cha con …
Chúng con hết lòng tạ ơn Chúa. Xin Chúa tiếp tục ban tràn ơn thiêng và sức khỏe cho Ngài.
Thánh Lễ Tạ ơn đã kết thúc trong an bình và yêu thương.
Mọi người thi nhau xin chụp hình với quý Đức Cha, đặc biệt là với Đức Cha Phêrô. Chắc là ai cũng muốn hưởng chút ơn do Hồng Ân Ngọc Khánh Linh Mục được tuôn trào từ con người đã trọn đời gắn bó với Chúa!
Sau Thánh Lễ, quý Linh Mục và Tu Sĩ cùng Thân Nhân của Đức Cha đã được mời vào khuôn viên Nhà Xứ để dùng điểm tâm nhẹ; còn các Giáo Dân, vì là ngày thường nên phải về vội để bước vào nhịp sống của một ngày mới.
Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa cũng chính là Cha Quản Lý Giáo Phận, đã rất hân hoan, niềm nở và ân cần tiếp đón mọi người.
Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Phận chúng con những vị Mục Tử tốt lành. Xin Chúa tiếp tục ban ơn để quý Ngài luôn hiên ngang thể hiện Thánh Ý Chúa, mang lại những mùa lúa phong nhiêu cho Cánh Đồng Truyền Giáo Kon Tum còn rất bát ngát này!
Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum
MỪNG 12 NĂM GIÁM MỤC Đức Cha MICAE HOÀNG ĐỨC OANH GIÁM MỤC GIÁO PHẬN.
Kontum 25.08.2015- Trong ánh nhờ nhờ của buổi sớm cao nguyên, rất yên tịnh và rất êm dịu; khuôn viên Nhà Thờ Chính Tòa bỗng rộn lên những âm thanh quen thuộc của tiếng người hòa lẫn tiếng xe… Đoàn con cái từ các Giáo Xứ xung quanh đang tuốn về để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn.
Xem Hình
Hôm nay quả là ngày trọng đại, Giáo Phận tổ chức Mừng Ngọc Khánh Linh Mục của Đức Cha Phêrô,Nguyên Giám Mục Giáo Phận, và cũng nhân dịp này, Giáo Phận Mừng 12 năm Giám Mục của Đức Cha Micae.
Vào khoảng 5 giờ thì các Cha ở xa đã về đông đủ. Có vị đã phải thức dậy từ trước cả bình minh để vượt hằng trăm cây số… nhưng với một lễ kỷ niệm của những “Người Cha”, mà ai cũng thấy lòng mình tràn niềm kính mến và đầy ắp ân tình như thế này, thì chẳng vị nào muốn vắng mặt cả!
Đúng 5giờ15 phút, đoàn Đồng Tế tiến vào Nhà Thờ giữa tiếng hát rộn vang của bài ca Nhập Lễ bằng tiếng Bahnar. Hôm nay Đức Cha Micae đã mời Đức Cha Phêrô làm Chủ Tế trong Thánh Lễ.
Sau khi quý Đức Cha và quý Cha đã hôn chào Bàn Thờ và an vị, thì Cha Tổng Đại Diện Phêrô Nguyễn Vân Đông đã thay mặt Giáo Phận dâng lên Hai Đức Cha những lời Chúc Mừng. Mọi người đứng thông công mà cảm thấy đây chính là những lời mình đang muốn thân thưa với Hai Vị Giám Mục của mình.
Sau đây là nguyên văn Bài Chúc Mừng của Cha Tổng Đại Diện:
“ Kính thưa Đức Cha Phêrô, nguyên Giám Mục Giáo Phận Kon Tum
Hôm nay, chúng con đại diện cho anh em Linh Mục trong Giáo Phận, nam nữ Tu Sĩ các Dòng Tu đang phục vụ tại Giáo Phận, anh chị em Giáo dân Kinh Thượng trong Giáo Phận Kon Tum. Chúc mừng Đức Cha, nhân ngày kỷ niệm tròn 60 năm Linh Mục của Đức Cha.
Kính thưa Đức Cha,
Trong suốt 88 năm đã qua của cuộc đời mình (1927 - 2015), Đức Cha đã yêu thương và gắn bó với Giáo Phận Kon Tum, với con người và núi rừng Tây Nguyên đơn sơ mộc mạc! Đức Cha gia nhập Chủng Viện Kon Tum trong những khóa đầu tiên (1937), được trao tác vụ linh mục vào ngày 25.5.1955, đến nay vừa tròn 60 năm. Bước chân Đức Cha đã in dấu trên khắp buôn làng của Giáo Phận, cho dù xa xôi hẻo lánh đến đâu, Đức Cha cũng hăng hái lên đường, lòng khát khao mong muốn Danh Chúa được rao truyền đến cho anh chị em dân tộc bản địa.
Hình ảnh của Đức Cha luôn lưu giữ trong lòng mỗi người chúng con, là một người cha hiền hòa, chân chất và hóm hỉnh, dù trong vai trò linh mục hay trong 34 năm là Giám Mục (1981 - 2015).
Trong 8 năm lèo lái con thuyền Giáo Phận với chức vụ Giám Mục Chánh Tòa (1995 - 2003), Đức Cha đã dành nhiều tâm huyết, tình yêu thương để lo lắng cho con cái trong Giáo Phận. Và trong thời gian này, cùng với Đức Cha, Giáo Phận đã trải qua những ngày tháng êm đềm tốt đẹp.
Kính thưa Đức Cha, cuộc đời phục vụ của Đức Cha, là cây cao bóng cả bao bọc che chở chúng con, là mẫu gương để chúng con noi theo. Chúng con luôn cần lời khuyên bảo của Đức Cha, nhất là lời cầu nguyện của Đức Cha.
Chúng con xin Chúc mừng Đức Cha!
“Kính thưa Đức Cha Micae, Giám Mục Giáo Phận.
Ngày 28.8.2015 sắp tới là tròn 12 năm Giám Mục của Đức Cha, chúng con mượn cơ hội gặp gỡ đầy đủ này để chúc mừng Đức Cha.
Suốt 12 năm đảm nhận cương vị Giám Mục Giáo Phận Kon Tum, là 12 năm Đức Cha bôn ba lên đường.
Lên đường để đến với với con chiên ở những vùng xa xôi hẻo lánh, còn nhiều khó khăn.
Lên đường để mời gọi Linh mục, Tu sĩ các Dòng Tu khắp nơi, về phục vụ trong Giáo Phận Kon Tum.
Lên đường để thăm viếng, để an ủi, để chia sẻ cho những nơi đang khao khát Lời Chúa, thiếu vắng bóng Linh mục, nữ tu.
Và Giáo Phận Kontum chúng ta đã lớn mạnh dưới sự dẫn dắt của Đức Cha.
Hôm nay chúng con quây quần bên hai Đức Cha trong ngôi Thánh Đường thân quen này, cùng nhau dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn.
Tạ ơn vì muôn ơn lành Chúa đã ban cho Đức Cha Phêrô suốt 88 năm qua.
Tạ ơn vì Chúa đã chọn và đồng hành với Đức Cha Phêrô trong Thiên chức Linh Mục, đến nay vừa tròn 60 năm.
Tạ ơn vì Chúa đã ban nhiều hồng ân cho Đức Cha Micae, để Đức Cha dẫn dắt con thuyền Giáo Phận Kon Tum vượt bao sóng gió trong 12 năm qua, đưa Giáo Phận mỗi ngày một phát triển hơn.
Tạ ơn Chúa vì Ngài đã nhận lời cầu nguyện của hai Đức Cha, cho Cánh đồng Truyền Giáo Kon Tum có thêm nhiều thợ gặt; đến hôm nay Giáo Phận của chúng ta đã có được 139 linh mục, 538 nam nữ Tu sĩ, 2081 Yao Phu…
Chúng con cầu xin Thiên Chúa ban cho hai Đức Cha nhiều hồng ân, được nhiều sức khỏe. Chúng con xin hai Đức Cha tiếp tục cầu nguyện cho chúng con. Cho Linh mục, Tu sĩ nam nữ, giáo dân chúng con biết yêu mến Chúa, yêu mến Giáo Hội, yêu mến Giáo Phận Kon Tum, yêu mến người nghèo khó, bệnh tật; nhất là nơi anh chị em dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn trong Giáo Phận chúng ta.
Chúng con chân thành dâng lên hai Đức Cha tâm tình yêu mến của chúng con, qua món quà nhỏ này.”
Sau đó đại diện giáo dân đã kính dâng lên Hai Đức Cha những bó hoa tươi.
Thánh Lễ được bắt đầu trong niềm sốt mến, và càng sốt mến, cảm động hơn nữa khi thấy Đức Cha Micae từng bước nâng dắt Vị Tiền Nhiệm của mình!
Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha Micae dẫn dắt mọi con cái mình vào tận cốt lõi của Bài Tin Mừng:
“ Thánh Phêrô đã bỏ mọi sự, bỏ cả mạng sống, không còn giữ gì cho bản thân để được ở bên Thầy. Mặc dầu đã có lần sa ngã, nhưng Phêrô đã chỗi dậy và quyết tình trở lại để được gắn bó cùng Thầy. Chìa khóa thành công của Thánh Phêrô là “ Lòng kính mến Thiên Chúa”.
Và Đức Cha Phêrô của chúng ta cũng tương tự như trong trường hợp của Thánh Phêrô!
Với tám mươi tám tuổi đời, Ngài đã hiến dâng cho Thiên Chúa đến cả hơn bảy mươi năm của cuộc sống. Như thánh Phêrô, Đức Cha cũng đã bỏ mọi sự, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ Mẹ Cha, xứ sở để lên vùng Cao Nguyên xa lạ này từ những năm tháng đầu tiên của Chủng Viện Kon Tum. Sau những dãi dầu và chiến đấu quyết liệt giữa thế gian và Thiên Chúa, Đức Cha đã chọn Chúa… và cho đến hôm nay, thời gian đã ghi tròn 60 Năm Ngài trở thành Linh Mục của Chúa!
Chìa khóa thành công của Đức Cha cũng như của Thánh Phêrô, đó là “ tấm lòng thảo hiền và tràn niềm kính, tin, cậy mến Thiên Chúa” của Ngài.
Cả cuộc đời của Đức Cha là gắn bó với người nghèo và người Dân Tộc. Trong suốt những năm tháng trong chức vụ Chủ Chăn, Đức Cha Phêrô của chúng ta đã dốc hết tình thương và tâm huyết để lo cho mọi con cái trong Giáo Phận.
Đức Cha đã làm việc không ngơi nghỉ khi còn đương sức, thế nhưng thời gian làm được nhiều việc nhất lại là thời gian nghỉ dưỡng của Ngài hôm nay.
Kinh Thánh ghi lại: Khi Ông Môi Sê không còn sức làm việc nữa thì ông Giosuê đã thay thế. Với một đoàn quân hùng hậu ra trân, Giosuê vẫn đã phải cậy nhờ vào lời cầu nguyện của Ông Môisê. Khi ông Môisê mỏi tay quá, không thể giang tay cầu nguyện được thì Giosuê không thể nào đánh thắng được quân Mađian… Cuối cùng thì quân lính phải lấy hai tảng đá lớn kê dưới hai cánh tay của Môisê, và phải luôn có hai người lính đỡ tay Môisê giang ra trong tư thế cầu nguyện thì Giosuê và đoàn quân mới chiến thắng.
Thưa Đức Cha Phêrô, hôm nay bản thân con và Giáo Phận Kon Tum của chúng ta cũng thế. Nếu không có lời cầu nguyện của Đức Cha, chúng con cũng sẽ không thể làm gì được. Cậy dựa vào lời cầu nguyện của Đức Cha, cây cao bóng cả của Linh Mục Đoàn và của toàn Giáo Phận, chúng con sẽ mạnh mẽ tiến bước.
Xin Đức Cha tiếp tục nâng đỡ Giáo Phận…
Nói đến đây, Đức Cha Micae nghẹn lời, và Ngài chấm dứt bài Chia Sẻ.
Thánh Lễ tiếp tục với Lời nguyện Tín Hữu do Thầy Sáu tuyên đọc.
Trước khi ban phép lành kết Lễ, Đức Cha Phêrô đã nói mấy lời cảm ơn Đức Cha Micae, cảm ơn Cha Tổng Đại Diện và quý Cha cùng tất cả mọi người đã nhớ cầu nguyện và tổ chức mừng Lễ cho Ngài. Tuy chỉ có mấy lời vắn gọn, nhưng Đức Cha đã đem đến cho con cái một niềm vui dạt dào khi thấy “Cha ” của mình sáng nay đã rất minh mẫn, rất điềm đạm, rất ôn tồn và rất thắm tình cha con …
Chúng con hết lòng tạ ơn Chúa. Xin Chúa tiếp tục ban tràn ơn thiêng và sức khỏe cho Ngài.
Thánh Lễ Tạ ơn đã kết thúc trong an bình và yêu thương.
Mọi người thi nhau xin chụp hình với quý Đức Cha, đặc biệt là với Đức Cha Phêrô. Chắc là ai cũng muốn hưởng chút ơn do Hồng Ân Ngọc Khánh Linh Mục được tuôn trào từ con người đã trọn đời gắn bó với Chúa!
Sau Thánh Lễ, quý Linh Mục và Tu Sĩ cùng Thân Nhân của Đức Cha đã được mời vào khuôn viên Nhà Xứ để dùng điểm tâm nhẹ; còn các Giáo Dân, vì là ngày thường nên phải về vội để bước vào nhịp sống của một ngày mới.
Cha Sở Nhà Thờ Chính Tòa cũng chính là Cha Quản Lý Giáo Phận, đã rất hân hoan, niềm nở và ân cần tiếp đón mọi người.
Tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Phận chúng con những vị Mục Tử tốt lành. Xin Chúa tiếp tục ban ơn để quý Ngài luôn hiên ngang thể hiện Thánh Ý Chúa, mang lại những mùa lúa phong nhiêu cho Cánh Đồng Truyền Giáo Kon Tum còn rất bát ngát này!
Ban Mục Vụ Truyền Thông Giáo Phận Kon Tum
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tôi Có Một Ước Mơ
Nguyễn Tiến Đạt
21:52 25/08/2015
Tôi Có Một Ước Mơ
Tôi có một ước mơ là được chứng kiến các nhà lãnh đạo người Việt cộng sản và các nhà lãnh đạo người Việt quốc gia ôm nhau khóc trong hạnh phúc và cùng nắm tay nhau xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh để người Việt đi đâu không còn phải xấu hổ. Nhưng để có được những cảnh xúc động như thế này, có lẽ phải chờ đến khi Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế cộng sản sang cơ chế dân chủ thì mới có được.
Hồi còn nhỏ, tôi đã được chứng kiến cảnh người Việt cộng sản và người Việt quốc gia ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Lý do là phía anh em ông ngoại tôi thì toàn những người làm việc cho Cộng Sản và phía anh em bà ngoại tôi thì toàn những người làm việc cho Cộng Hòa. Sau năm 1975, phía anh em bà ngoại phải đi tù ở Ba Sao nên phía anh em ông ngoại phải thường xuyên đi tiếp tế. Khi được ra tù thì anh em ôm nhau khóc trong hạnh phúc.
Đến bây giờ, phía anh em bà ngoại ở bên Mỹ thỉnh thoảng vẫn gửi quà về cho phía anh em ông ngoại. Tôi thấy giữa họ không còn khoảng cách của hậu thù chia cắt mà chỉ còn những cử chỉ của yêu thương tha thứ. Từ những cử chỉ của yêu thương tha thứ mà nó đã tạo nên một bầu khí hòa thuận trong gia đình để con cháu có cuộc sống an vui hạnh phúc. Đấy là trong bình diện gia đình thì tôi đã được chứng kiến những cảnh thật cảm động như vậy.
Nhưng trên bình diện quốc gia thì sao? Tôi nghĩ rằng, những người đang lãnh đạo người Việt cộng sản hãy đặt mình ở vị trí của một người cha trong đại gia đình Việt Nam và những người đang lãnh đạo người Việt quốc gia hãy đặt mình ở vị trí của người mẹ trong đại gia đình Việt Nam. Nếu biết đặt mình vào vị trí người cha người mẹ thì sẽ nghĩ đến bầu khí hòa thuận trong gia đình và sẽ không còn gợi lại những quá khứ đau thương để đưa những đứa con phải tiếp tục đi vào con đường hận thù.
Cha ông ta đã dạy rằng: “tội gia quy trưởng”. Vì vậy, vấn đề trong gia đình thì người cha phải chủ động để xây dựng bầu khí hòa thuận. Cách xây dựng bầu khí hòa thuận tốt nhất hiện nay trong đại gia đình Việt Nam chính là chuyển đổi cơ chế cộng sản sang cơ chế dân chủ. Nếu chuyển sang cơ chế dân chủ thì hận thù sẽ tan biến và con cái sẽ tụ về bên gia đình để xây dựng hạnh phúc. Nghĩa là những người Việt tài giỏi đang tản mát khắp nơi sẽ trở về để xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh.
Quá khứ cũng đã qua đi và nếu là quá khứ đau thương thì ta cũng không nên luyến tiếc. Tương lai mới là cái quan trọng và mới là cái mà ta cần nắm giữ! Hãy can đảm bỏ đi những quá khứ đau thương để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Mong ước mơ sẽ thành hiện thực!
Manila, 25/8/2015
Nguyễn Tiến Đạt
Tôi có một ước mơ là được chứng kiến các nhà lãnh đạo người Việt cộng sản và các nhà lãnh đạo người Việt quốc gia ôm nhau khóc trong hạnh phúc và cùng nắm tay nhau xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh để người Việt đi đâu không còn phải xấu hổ. Nhưng để có được những cảnh xúc động như thế này, có lẽ phải chờ đến khi Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế cộng sản sang cơ chế dân chủ thì mới có được.
Hồi còn nhỏ, tôi đã được chứng kiến cảnh người Việt cộng sản và người Việt quốc gia ôm nhau khóc trong hạnh phúc. Lý do là phía anh em ông ngoại tôi thì toàn những người làm việc cho Cộng Sản và phía anh em bà ngoại tôi thì toàn những người làm việc cho Cộng Hòa. Sau năm 1975, phía anh em bà ngoại phải đi tù ở Ba Sao nên phía anh em ông ngoại phải thường xuyên đi tiếp tế. Khi được ra tù thì anh em ôm nhau khóc trong hạnh phúc.
Đến bây giờ, phía anh em bà ngoại ở bên Mỹ thỉnh thoảng vẫn gửi quà về cho phía anh em ông ngoại. Tôi thấy giữa họ không còn khoảng cách của hậu thù chia cắt mà chỉ còn những cử chỉ của yêu thương tha thứ. Từ những cử chỉ của yêu thương tha thứ mà nó đã tạo nên một bầu khí hòa thuận trong gia đình để con cháu có cuộc sống an vui hạnh phúc. Đấy là trong bình diện gia đình thì tôi đã được chứng kiến những cảnh thật cảm động như vậy.
Nhưng trên bình diện quốc gia thì sao? Tôi nghĩ rằng, những người đang lãnh đạo người Việt cộng sản hãy đặt mình ở vị trí của một người cha trong đại gia đình Việt Nam và những người đang lãnh đạo người Việt quốc gia hãy đặt mình ở vị trí của người mẹ trong đại gia đình Việt Nam. Nếu biết đặt mình vào vị trí người cha người mẹ thì sẽ nghĩ đến bầu khí hòa thuận trong gia đình và sẽ không còn gợi lại những quá khứ đau thương để đưa những đứa con phải tiếp tục đi vào con đường hận thù.
Cha ông ta đã dạy rằng: “tội gia quy trưởng”. Vì vậy, vấn đề trong gia đình thì người cha phải chủ động để xây dựng bầu khí hòa thuận. Cách xây dựng bầu khí hòa thuận tốt nhất hiện nay trong đại gia đình Việt Nam chính là chuyển đổi cơ chế cộng sản sang cơ chế dân chủ. Nếu chuyển sang cơ chế dân chủ thì hận thù sẽ tan biến và con cái sẽ tụ về bên gia đình để xây dựng hạnh phúc. Nghĩa là những người Việt tài giỏi đang tản mát khắp nơi sẽ trở về để xây dựng đất nước Việt Nam phồn thịnh.
Quá khứ cũng đã qua đi và nếu là quá khứ đau thương thì ta cũng không nên luyến tiếc. Tương lai mới là cái quan trọng và mới là cái mà ta cần nắm giữ! Hãy can đảm bỏ đi những quá khứ đau thương để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Mong ước mơ sẽ thành hiện thực!
Manila, 25/8/2015
Nguyễn Tiến Đạt
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao Kinh Tin Kính không đề cập đến phép Thánh Thể? Bỏ đọc Kinh Tin Kính trong lễ Chúa nhật được không?
Nguyễn Trọng Đa
08:41 25/08/2015
Giải đáp phụng vụ: Tại sao Kinh Tin Kính không đề cập đến phép Thánh Thể? Bỏ đọc Kinh Tin Kính trong lễ Chúa Nhật được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi 1: Xin cha cho con biết tại sao, trong việc tuyên xưng đức tin và Kinh Tin Kính, chúng ta không tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào sự Hiện Diện Thật Sự của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô trong phép Thánh Thể? - D. K., Norwalk, Connecticut, Mỹ.
Đáp: Các lý do đều là lịch sử, nhưng cũng liên quan đến mục đích của phụng vụ.
Từ góc độ lịch sử, Kinh Tin Kính, như chúng ta biết, lần đầu được phác thảo tại Công đồng Nicea (năm 325) và Constantinople (năm 381), mặc dù trong hình thức phát triển của nó, lần đầu tiên nó xuất hiện trong các văn kiện của Công đồng Chalcedon (năm 451).
Kinh Tin Kính này có thể dựa trên một sự tuyên xưng đức tin lúc rửa tội, và gói gọn những gì được xem là nội dung cơ bản của đức tin.
Trước tiên, Kinh Tin Kính này là lời đáp trả với lạc giáo Arian và các lạc giáo khác, và bảo vệ giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng nhân tính thật và thần tính của Chúa Kitô. Kinh Tin Kinh chưa bao giờ có ý định trình bày đầy đủ mọi khía cạnh của đức tin.
Bởi vì Kinh này là cần thiết để bảo vệ nền tảng của đức tin, các vấn đề như bản chất của bí tích Thánh Thể là không đơn giản trên chân trời thần học, và không được bàn đến trong nhiều thế kỷ.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, sự viên mãn của giáo lý phép Thánh Thể thường được giải thích chỉ sau khi rửa tội - như vậy, chỉ sau khi các Kitô hữu mới đã công khai đọc kinh Tin Kính.
Việc thực hành đọc kinh Tin Kính trong Thánh lễ được gán cho Thượng phụ Timôthê (Timothy) thành Constantinople (511-517), và sáng kiến này đã được sao chép trong các nhà thờ khác dưới ảnh hưởng của đế quốc Byzantine, trong đó có một phần đất của Tây Ban Nha đang thuộc về đế quốc này thời ấy.
Khoảng năm 568, hoàng đế Byzantine Justinian đã ra lệnh đọc Kinh Tin kính ở mọi Thánh lễ trong lãnh địa của mình. Hai mươi năm sau (năm 589) vua Reccared, người Visigoth của Tây Ban Nha, từ bỏ tà thuyết Arian nhằm có lợi cho đạo Công Giáo, và ra lệnh đọc Kinh Tin Kính trong mọi Thánh Lễ.
Khoảng hai thế kỷ sau, chúng ta thấy việc thực hành đọc Kinh Tin Kính ở Pháp, và tập tục này lây lan chậm đến các vùng đất khác của Bắc Âu.
Cuối cùng, năm 1114, khi Hoàng đế Henry II đến Rôma dự lễ đăng quang của mình như là Hoàng Đế Rôma Thánh, ông rất ngạc nhiên rằng người ta không đọc kinh Tin Kính ở đây. Ông được người ta cho biết bởi vì Rôma đã không bao giờ mắc sai lầm trong vấn đề đức tin, nên người Rôma không cần tuyên xưng đức tin với Kinh Tin kính trong Thánh lễ. Tuy nhiên, trong sự kính trọng Hoàng đế, Kinh Tin Kính đã được đọc và được duy trì đọc kể từ đó, nhưng không phải trong mọi Thánh lễ, nhưng chỉ trong các ngày Chúa Nhật và một số lễ trọng mà thôi.
Kitô hữu phương Đông và phương Tây sử dụng cùng một Kinh Tin Kính như nhau, ngoại trừ phiên bản Latinh đưa thêm cụm từ "filioque" (và Đức Chúa Con) cho khoản về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần, và sự khác biệt này đã gia tăng các cuộc thảo luận thần học bất tận và rất phức tạp.
Bất chấp sự khác biệt này, có một sự hiểu biết chung giữa tất cả các Kitô hữu rằng Kinh Tin Kính cứ nên để như thế, và rằng không phải là Kinh Tin Kính, cũng không chính Thánh Lễ, là một nơi thích hợp để đưa ra sự diễn tả kỹ thuật cho tất cả các nội dung của đức tin.
Tuy nhiên, ở một mức độ khác, toàn bộ Thánh Lễ là tự nó một sự tuyên xưng đức tin. Đó là đức tin sống động, được cử hành và đề cao trong một hành động vĩ đại và cao cả của sự thờ phượng, vốn được chuyển đổi thành một đức tin để thấm đẫm mọi khía cạnh của sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù không có sự đề cập rõ ràng đến sự Hiện Diện Thật Sự trong Kinh Tin Kính, người Công Giáo tuyên xưng đức tin Thánh Thể của họ, qua hầu hết mọi lời nói và cử chỉ trong Thánh lễ, và đặc biệt qua lời thưa Amen của họ vào cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, và khi họ Rước Lễ.
Trong một cung cách tương tự, theo phụng vụ, họ bày tỏ đức tin của mình trong các tín điều khác không có trong Kinh Tin Kính. Việc chúng ta tham dự Thánh lễ trong ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng tuyên xưng đức tin của chúng ta vào các giáo lý này.
Việc chúng ta đi xưng tội hay lãnh Bí tích Xức dầu khẳng định niềm tin của chúng ta vào chính hệ thống bí tích, và chúng ta tin rằng Chúa Kitô đã trao cho Giáo Hội quyền tha tội.
Nói tóm lại, mọi hành vi của phượng tự đều là một sự tuyên xưng đức tin, do bản chất của nó.
Hỏi 2: Được phép bỏ đọc Kinh Tin Kính trong các lễ Chúa Nhật và lễ trọng không? – Một số độc giả.
Đáp: Theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma:
"67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập họp đáp lại Lời Chúa, được loan báo trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời khi đọc qui luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể.
“68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể.
“Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên.
“Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Như vậy, không có điều khoản cho phép bỏ qua Kinh Tin Kính, khi đã qui định rồi, và linh mục không có quyền bỏ qua như thế.
Tuy nhiên, có những lần khi các sách phụng vụ nêu ra rằng Kinh Tin Kính có thể được bỏ qua, chẳng hạn trong Thánh lễ có rửa tội, truyền chức thánh hoặc khấn Dòng.
Về việc đọc Kinh Tin Kính, Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" số 69, khẳng định: "Trong Thánh Lễ, cũng như trong các cử hành Phụng Vụ thánh khác, không được phép sử dụng một Kinh Tin Kính hay cách Tuyên Xưng Đức Tin không có trong các sách phụng vụ được phê chuẩn hợp lệ” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Về Kinh Tin kính nào được qui định đọc, nói chung Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli (Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng…) nên được sử dụng. Sách Lễ Rôma mới cũng cung cấp một Kinh Tin Kính tùy chọn khác, đó là Kinh Tin Kính các thánh Tông đồ (Symbol of the Apostles, Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất…), đặc biệt dùng trong các mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Một số quốc gia đã được phép luôn sử dụng Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ. Nhiều Giám mục đã than phiền sự chọn lựa này, vì nó tước đi khỏi các tín hữu một trong các kho tàng của Giáo Hội; các ngài đã đề nghị quay trở lại với việc sử dụng cả hai văn bản.
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Kinh Tin Kính thường được thay thế bằng các lời nhắc lại lời hứa rửa tội. (Zenit.org 27-6-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi 1: Xin cha cho con biết tại sao, trong việc tuyên xưng đức tin và Kinh Tin Kính, chúng ta không tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào sự Hiện Diện Thật Sự của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô trong phép Thánh Thể? - D. K., Norwalk, Connecticut, Mỹ.
Đáp: Các lý do đều là lịch sử, nhưng cũng liên quan đến mục đích của phụng vụ.
Từ góc độ lịch sử, Kinh Tin Kính, như chúng ta biết, lần đầu được phác thảo tại Công đồng Nicea (năm 325) và Constantinople (năm 381), mặc dù trong hình thức phát triển của nó, lần đầu tiên nó xuất hiện trong các văn kiện của Công đồng Chalcedon (năm 451).
Kinh Tin Kính này có thể dựa trên một sự tuyên xưng đức tin lúc rửa tội, và gói gọn những gì được xem là nội dung cơ bản của đức tin.
Trước tiên, Kinh Tin Kính này là lời đáp trả với lạc giáo Arian và các lạc giáo khác, và bảo vệ giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng nhân tính thật và thần tính của Chúa Kitô. Kinh Tin Kinh chưa bao giờ có ý định trình bày đầy đủ mọi khía cạnh của đức tin.
Bởi vì Kinh này là cần thiết để bảo vệ nền tảng của đức tin, các vấn đề như bản chất của bí tích Thánh Thể là không đơn giản trên chân trời thần học, và không được bàn đến trong nhiều thế kỷ.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, sự viên mãn của giáo lý phép Thánh Thể thường được giải thích chỉ sau khi rửa tội - như vậy, chỉ sau khi các Kitô hữu mới đã công khai đọc kinh Tin Kính.
Việc thực hành đọc kinh Tin Kính trong Thánh lễ được gán cho Thượng phụ Timôthê (Timothy) thành Constantinople (511-517), và sáng kiến này đã được sao chép trong các nhà thờ khác dưới ảnh hưởng của đế quốc Byzantine, trong đó có một phần đất của Tây Ban Nha đang thuộc về đế quốc này thời ấy.
Khoảng năm 568, hoàng đế Byzantine Justinian đã ra lệnh đọc Kinh Tin kính ở mọi Thánh lễ trong lãnh địa của mình. Hai mươi năm sau (năm 589) vua Reccared, người Visigoth của Tây Ban Nha, từ bỏ tà thuyết Arian nhằm có lợi cho đạo Công Giáo, và ra lệnh đọc Kinh Tin Kính trong mọi Thánh Lễ.
Khoảng hai thế kỷ sau, chúng ta thấy việc thực hành đọc Kinh Tin Kính ở Pháp, và tập tục này lây lan chậm đến các vùng đất khác của Bắc Âu.
Cuối cùng, năm 1114, khi Hoàng đế Henry II đến Rôma dự lễ đăng quang của mình như là Hoàng Đế Rôma Thánh, ông rất ngạc nhiên rằng người ta không đọc kinh Tin Kính ở đây. Ông được người ta cho biết bởi vì Rôma đã không bao giờ mắc sai lầm trong vấn đề đức tin, nên người Rôma không cần tuyên xưng đức tin với Kinh Tin kính trong Thánh lễ. Tuy nhiên, trong sự kính trọng Hoàng đế, Kinh Tin Kính đã được đọc và được duy trì đọc kể từ đó, nhưng không phải trong mọi Thánh lễ, nhưng chỉ trong các ngày Chúa Nhật và một số lễ trọng mà thôi.
Kitô hữu phương Đông và phương Tây sử dụng cùng một Kinh Tin Kính như nhau, ngoại trừ phiên bản Latinh đưa thêm cụm từ "filioque" (và Đức Chúa Con) cho khoản về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần, và sự khác biệt này đã gia tăng các cuộc thảo luận thần học bất tận và rất phức tạp.
Bất chấp sự khác biệt này, có một sự hiểu biết chung giữa tất cả các Kitô hữu rằng Kinh Tin Kính cứ nên để như thế, và rằng không phải là Kinh Tin Kính, cũng không chính Thánh Lễ, là một nơi thích hợp để đưa ra sự diễn tả kỹ thuật cho tất cả các nội dung của đức tin.
Tuy nhiên, ở một mức độ khác, toàn bộ Thánh Lễ là tự nó một sự tuyên xưng đức tin. Đó là đức tin sống động, được cử hành và đề cao trong một hành động vĩ đại và cao cả của sự thờ phượng, vốn được chuyển đổi thành một đức tin để thấm đẫm mọi khía cạnh của sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù không có sự đề cập rõ ràng đến sự Hiện Diện Thật Sự trong Kinh Tin Kính, người Công Giáo tuyên xưng đức tin Thánh Thể của họ, qua hầu hết mọi lời nói và cử chỉ trong Thánh lễ, và đặc biệt qua lời thưa Amen của họ vào cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, và khi họ Rước Lễ.
Trong một cung cách tương tự, theo phụng vụ, họ bày tỏ đức tin của mình trong các tín điều khác không có trong Kinh Tin Kính. Việc chúng ta tham dự Thánh lễ trong ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng tuyên xưng đức tin của chúng ta vào các giáo lý này.
Việc chúng ta đi xưng tội hay lãnh Bí tích Xức dầu khẳng định niềm tin của chúng ta vào chính hệ thống bí tích, và chúng ta tin rằng Chúa Kitô đã trao cho Giáo Hội quyền tha tội.
Nói tóm lại, mọi hành vi của phượng tự đều là một sự tuyên xưng đức tin, do bản chất của nó.
Hỏi 2: Được phép bỏ đọc Kinh Tin Kính trong các lễ Chúa Nhật và lễ trọng không? – Một số độc giả.
Đáp: Theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma:
"67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập họp đáp lại Lời Chúa, được loan báo trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời khi đọc qui luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể.
“68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể.
“Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên.
“Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Như vậy, không có điều khoản cho phép bỏ qua Kinh Tin Kính, khi đã qui định rồi, và linh mục không có quyền bỏ qua như thế.
Tuy nhiên, có những lần khi các sách phụng vụ nêu ra rằng Kinh Tin Kính có thể được bỏ qua, chẳng hạn trong Thánh lễ có rửa tội, truyền chức thánh hoặc khấn Dòng.
Về việc đọc Kinh Tin Kính, Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" số 69, khẳng định: "Trong Thánh Lễ, cũng như trong các cử hành Phụng Vụ thánh khác, không được phép sử dụng một Kinh Tin Kính hay cách Tuyên Xưng Đức Tin không có trong các sách phụng vụ được phê chuẩn hợp lệ” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Về Kinh Tin kính nào được qui định đọc, nói chung Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli (Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng…) nên được sử dụng. Sách Lễ Rôma mới cũng cung cấp một Kinh Tin Kính tùy chọn khác, đó là Kinh Tin Kính các thánh Tông đồ (Symbol of the Apostles, Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất…), đặc biệt dùng trong các mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Một số quốc gia đã được phép luôn sử dụng Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ. Nhiều Giám mục đã than phiền sự chọn lựa này, vì nó tước đi khỏi các tín hữu một trong các kho tàng của Giáo Hội; các ngài đã đề nghị quay trở lại với việc sử dụng cả hai văn bản.
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Kinh Tin Kính thường được thay thế bằng các lời nhắc lại lời hứa rửa tội. (Zenit.org 27-6-2006)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thác Bản Giốc
Dominic Đức Nguyễn
20:53 25/08/2015
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đây là thác liên quốc gia lớn, đep nhất Á châu
và xếp vào hàng thứ tư trên thế giới.
Phần thác bên Việt Nam gọi là thác Bản Giốc,
nằm tại xã Đàm Thủy, quận Trùng Khánh,
tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.
Phần bây giờ thuộc bên Trung Quốc
gọi là Đức Thiên, nằm tại quận Đại Tân
tỉnh Quảng Tây.
(st mltc)