Ngày 30-08-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 31/08: Sẵn sàng trong tinh thần Phục Vụ - Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
01:08 30/08/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em sẽ đến. em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông phải canh thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.

“Vậy thì ai là người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà ông chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cấp phát lương thực cho họ đúng giờ đúng lúc? Phúc cho đầy tớ ấy nếu chủ về mà thấy anh ta đang làm như vậy. bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. Nhưng nếu tên đầy tớ xấu xa ấy nghĩ bụng: ‘Còn lâu chủ ta mới về’, thế rồi hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn, và chè chén với những bọn say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại trừ hắn ra, bắt chung số phận với những tên đạo đức giả: ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:48 30/08/2023

16. Tâm hồn và tinh thần thuần khiết thì thấu triệt tất cả trên trời dưới đất.

(sách Gương Đức Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:52 30/08/2023
36. MẠO THƠ GIẢ NGƯỜI

Lý Bá thời nhà Đường làm quan ở Kỳ châu, có Lý Sanh đem bài thơ của mình làm đến thăm ông ta, Lý Bá sau khi đọc thơ xong thì rất là kinh ngạc, nói:

- “Đây là bài thơ mà trước đây ta đã viết !”

Lý Sanh rất là lúng túng, vội vàng che giấu nói:

- “Bài thơ nháp này của ngài tôi đã trân trọng giữ gìn rất lâu rồi, hôm nay tôi đặc biệt đem đến trả lại cho ngài”.

Lý Bá nói:

- “Bài thơ cũ này đã không dùng nữa, ta tặng cho ngươi đấy !”

Lý Sanh cúi đầu cám ơn quay đầu đi ra.

Lý Bá hỏi:

- “Bây giờ ngươi đi đâu?”

Trả lời:

- “Đi Giang Lăng thăm bác Lư tôi làm thượng thư”.

Hỏi:

- “Ông ta tên là gì?”

Đáp:

- “Lư Hoằng Tuyên”.

Lý Bá cười lớn nói:

- “Mày vừa mới mạo thơ, bây giờ lại mạo bác ruột ! Lư Hoằng Tuyên là bác ruột của ta đấy !”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 36:

Thời nay, giả mạo tên của người khác là chuyện thường, giả mạo hàng hóa của nhau thì lại càng phổ biến hơn, do đó mà chữ tín bớt đi giá trị của nó.

Nhưng nguy hiểm hơn hết là có những người Ki-tô hữu muốn giả mạo “thiên thần” để phỉnh phờ anh em chị em: họ giả mạo làm một vị “thiên thần giữ mình” anh em chị em, nhưng chính họ thì quá tự do trong vấn đề giao tiếp, họ giả mạo làm môt vị “thiên thần hiền lành” khi đối xử với anh em chị em, nhưng lại không hiền lành với những người khác, họ giả mạo làm một vị “thiên thần quan tâm” đến người khác, nhưng lại lạnh lùng trước những đau khổ của anh chị em.v.v… tất cả những cái giả mạo trên đều xuất phát từ một tâm hồn không lành mạnh trong sáng, bởi vì họ vốn nghèo nàn trong đời sống cầu nguyện…

Mạo thơ giả người tuy có nhiều nhưng là…chuyện nhỏ, giả mạo làm người đạo đức tốt lành để lừa người khác mới là chuyện trầm trọng hết thuốc chữa vậy…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Con đường Chúa đi
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
05:16 30/08/2023

CHÚA NHẬT XXII MÙA THƯỜNG NIÊN
Gr 20,7-9; Rm 12,1-2; Mt 16,21-27
CON ĐƯỜNG CHÚA ĐI

Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu câu hỏi “Đức Giêsu là ai.” Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về sứ vụ cứu độ hay con đường mà Chúa Kitô phải thực hiện để cứu độ loài người, đó là con đường thập giá, và điều kiện để theo Chúa. Chúng ta lần lượt dừng lại ba điểm chính yếu sau đây từ bài Tin Mừng:

1. Thập giá, một con đường phải đi

Sau khi Phêrô tuyên tín: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Chúa Giêsu khen ngợi Phêrô và gọi ông là đá “trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (Mt 16,18). Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tiên báo cho các môn đệ biết con đường thập giá mà Người phải đi qua:
“Người phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ… rồi bị giết chết và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16,21).

Đây là mạc khải gây sốc! Đây là những lời nghe rất chói tai và không thể chấp nhận được đối với các môn đệ lúc bấy giờ. Vì thế, Phêrô đã ngăn cản Chúa Giêsu bước vào con đường này. Bởi lẽ, lời tiên báo này hoàn toàn trái ngược với những gì họ hình dung và chờ đợi về Đấng Mêsia. Họ tin rằng Đức Giêsu là Đấng Mêsia, nhưng họ không thể chấp nhận một Đấng Mêsia phải chịu đau khổ và bị giết. Họ hình dung một kiểu Mêsia mang màu sắc chính trị; Người đến trong quyền năng và sức mạnh của Thiên Chúa để giải phóng dân tộc Do Thái thoát khỏi ách đô hộ của đế quốc La Mã; Người sẽ giải quyết những khó khăn và mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhưng Chúa Giêsu quở trách Phêrô khi nói rằng:
“Satan, lui lại đằng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (Mt 16,23).

Nếu trước đó, Phêrô được gọi là đá tảng vững chắc để xây dựng Hội Thánh, giờ đây, Phêrô lại trở thành “viên đá gây cớ vấp ngã,” bởi ông không chấp nhận thập giá và ngăn cản Chúa đi vào con đường khổ nạn. Cũng như Phêrô, chúng ta cũng thường bị cám dỗ hình dung và sáng chế một Thiên Chúa theo quan niệm của riêng mình. Chúng ta muốn một vị Thiên Chúa theo nhu cầu và ước muốn của mình hơn là vị Thiên Chúa được mạc khải bởi Chúa Kitô. Chúng ta muốn theo Chúa Giêsu Kitô nhưng không muốn chấp nhận thập giá của Người.
Tuy nhiên, đối với Chúa Giêsu, thập giá là con đường cứu độ, là sứ vụ mà Người phải thực hiện. Chúa Kitô chọn con đường thập giá để cứu độ loài người, vì qua thập giá Người đi tới vinh quang. Thập giá mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa và tình yêu tuyệt vời của Người. Thập giá là sự điên rồ đối với con người, nhưng đã trở thành sự khôn ngoan của Thiên Chúa.

2. Điều kiện làm môn đệ Chúa

Đức Giêsu đã mở ra một con đường và mời gọi những ai muốn theo Người bước theo:
“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24).

Quả thế, đời sống Kitô hữu hệ tại trong việc “theo Thầy” hay “theo sát dấu chân Chúa Giêsu.” Là môn đệ Chúa Giêsu có nghĩa là ở với Người, bước theo Người, và sống như Người. Càng gần với Chúa, càng nên giống Chúa, càng là môn đệ đích thực của Chúa. Để theo Chúa, chúng ta được mời gọi hãy “từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo.” Ở đây chúng ta cần tìm hiểu thành ngữ “từ bỏ chính mình” có nghĩa là gì? Chắc chắn Chúa Giêsu không có ý nói đến tự tử hay từ bỏ sự sống mình. Người không đòi hỏi phải từ bỏ “điều chúng ta là,” những gì tốt đẹp nơi chúng ta, nhưng là “điều cản trở chúng ta trở nên.” Chúng ta là hình ảnh của Thiên Chúa, vì thế, có điều gì đó rất cao quý.

Nói cách khác, chúng ta từ bỏ những khuynh hướng xấu, tội lỗi, tất cả những gì làm cho hình ảnh Thiên Chúa nơi chúng ta bị hoen ố, xấu xí và méo mó. Chúng ta từ bỏ chúng và phục hồi vẻ đẹp, sự thánh thiện và tốt lành nơi tâm hồn chúng ta. Bỏ mình cũng có nghĩa là từ bỏ “cái tôi ích kỷ” ngăn cản chúng ta đến với Chúa và tha nhân. Bởi vì, cái tôi ích kỷ là kẻ thù của sự thánh thiện, khi cái tôi trở thành rốn vũ trụ, chúng ta trở nên kiêu ngạo. Nên để theo Chúa, cần phải từ bỏ mình, từ bỏ ý riêng, cái tôi ích kỷ, từ bỏ tư lợi hẹp hòi, như thế, chúng ta mới dành cho Chúa những không gian cần thiết, để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào đường lối của Thiên Chúa, trở thành những môn đệ đích thực của Chúa.

3. “Mất - được,” một logic biện chứng

Phần cuối bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói về một điều mới mẻ, đó là logic “mất - được”:
“Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16,25).

Những lời của Chúa Giêsu xem ra đi ngược với trào lưu cuộc sống hiện tại. Thế giới xung quanh chúng ta và cả chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi não trạng của một nền văn hóa hậu hiện đại. Con người hôm nay chạy theo lợi nhuận, sở hữu vật chất và hưởng thụ thú vui như là mục đích của đời sống. Người ta chủ trương: “Cần phải tận hưởng cuộc sống tối đa, hãy hưởng thụ và hãy làm điều bạn thích.” Sống trong một não trạng như thế, chúng ta cũng bị ảnh hưởng tinh thần thế gian. Chúng ta muốn trốn chạy thập giá và hy sinh. Bởi thế, thánh Phaolô trong bài đọc II nhắc nhở chúng ta:
“Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Chúa; cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo” (Rm 12,2).

Trong bối cảnh đó, lời mời gọi của Chúa Giêsu hôm nay lại càng có tính thời sự. Chúa thách thức chúng ta với logic “mất - được”: “Ai dám mất mạng sống mình vì Thầy, người ấy sẽ tìm lại được sự sống.” Nghĩa là ai dám hiến mình, trao ban, người đó sẽ tìm lại được một cách sung mãn và phong phú. Đây là quy luật của sự sống, của hạnh phúc và tình yêu. Đây là biện chứng của logic “mất - được.” Sự ích kỷ sẽ làm cho đời sống con người bế tắc, nghèo nàn, như câu chuyện thần thoại Hy Lạp về chàng Narcissus, anh ta chỉ yêu mình, say mê mình, nên kết thúc đời mình bằng cái chết vô tích sự trên bờ hồ. Nhưng chỉ tình yêu hiến dâng và phục vụ tha nhân mới mang lại cho cuộc sống chúng ta sự phong phú và niềm hạnh phúc đích thực.

Trong lịch sử, có biết bao người đã sống theo lý tưởng này, họ đã hiến mình để tìm hạnh phúc cho người khác, họ đã hy sinh chính mình vì người khác, nên họ được nhận lại một cách dồi dào và phong phú hơn ai hết, như các thánh, các nhà truyền giáo, như các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trên thế giới. Chẳng hạn như một Mẹ Têrêsa Calcutta, một Phanxicô Xaviê, một Charles de Foucauld, một Maximiliano Kolbe, như các thánh Tử Đạo Việt Nam v.v… Họ là những người đã đi theo con đường của Đức Giêsu khi hiến thân phục vụ tha nhân. Họ đã tìm lại được sự sống một cách viên mãn và phong phú nhất.

Xin Chúa cho mỗi người chúng ta cũng biết bước theo Thầy Chí Thánh và biết từ bỏ chính mình, vác thập giá của mình mỗi ngày mà theo Chúa, cũng biết hiến mình phục vụ tha nhân. Amen!

ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Thánh ý Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
11:10 30/08/2023
SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN – A

(Mt 16, 21-27)

Thánh ý Chúa

Thánh ý Chúa trong cuộc đời

Thiên Chúa, Đấng sáng tạo muôn loài, là chủ tể mọi loài (x. 2Mcb 7, 23; Kn 1, 14), là tác giả của quá khứ, hiện tại và tương lai (x. Gdt 9, 5-6). Nhìn vào trật tự của vũ hoàn, chúng ta thấy quyền năng sáng tạo và bá chủ lịch sử thuộc về một mình Thiên Chúa. Mọi sự xảy ra không ngoài ý Chúa.

Nhìn vào cuộc đời và ơn gọi của Giêrêmia, ông đâu có muốn làm ngôn sứ cho Đức Chúa. Ông thưa cùng Chúa: “Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã đã khuyến dụ được tôi”(Gr 20,7). Ông đâu có chọn cho mình ơn gọi tiên tri; ông cũng chẳng thích tuyên sấm những lời bi quan khủng khiếp. Cực chẳng đã ông phải làm tiên tri. Chính Thiên Chúa dụ dỗ ông, biến ông thành khí cụ trong tay Ðấng điều khiển cả đất trời. Thánh ý Chúa thể hiện trong cuộc đời ông. Ông là "Người của Thiên Chúa".

Chúa Giêsu tuân hành ý Chúa Cha

Chúa Giêsu là khuôn mẫu hoàn hảo nhất trong việc thực hành ý Chúa Cha. Người sống bằng ý Chúa (x. Ga 4, 34). Đó là điều duy nhất mà Người tìm kiếm (x. 5, 30), và làm mọi sự đẹp ý Đấng đã sai mình (x. 8, 29). Dù ý đó mang một hình thức “mệnh lệnh”, nhưng Chúa Giêsu thấy đó là dấu chỉ mà “Cha yêu Người” (x. 10, 17). Sự vâng phục của Con là sự thông hiệp với ý Cha (x. 15, 19).

Trong vườn Cây Dầu cho thấy “điều Con muốn” và “điều Cha muốn” có vẻ không dung hợp (x. Mc 14, 36). Nhưng Chúa Giêsu đã vượt qua xung đột đó nhờ cầu nguyện tha thiết với Chúa Cha: “Xin đừng theo ý Con, một xin theo ý Cha.” (Lc 22, 42). Người đã tự nguyện nộp mình chịu khổ hình để ý Cha được hoàn toàn thực hiện, hầu mang lại ơn cứu độ cho loài người.

Chẳng có lạ, khi Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thấy con đường khổ nạn và cái chết đau thương mình phải chịu. Chẳng may Người gặp phải một phản ứng tức thời, phản ứng của Phêrô, kẻ mà Người mới đặt làm Ðá để xây lên Hội Thánh.

Phêrô kéo Người lại với mình và can gián Người rằng: "Lạy Thầy, không thể thế được ! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu" (Mt 16,22). Kể ra ông cũng rất tế nhị. Ông không dám thẳng thắn phản đối. Ông kéo Người ra để nói riêng, không muốn cho đồng bạn nghe thấy. Vậy mà Chúa Giêsu có vẻ phẫn nộ đối với Phêrô. Người nói to không nể mặt: " Hỡi Satan! Hãy lui ra đằng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm" (Mt 16,23). Có lẽ câu tiếp theo làm cho người ta hiểu thánh ý Chúa hơn, Người bảo: "Vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người" (c. 23).

Dần dà Chúa Giêsu tỏ cho môn đệ thấy tương lai của Người, tương lai ấy do chính Chúa Cha xây dựng như Chúa Giêsu nói: "Ta đến không phải để làm theo ý muốn của mình, mà là ý của Ðấng đã sai Ta" (Ga 6,38). Như vậy, cuộc Tử nạn Phục sinh của Chúa Giêsu là kế hoạch của Chúa Cha. Phêrô chưa nhận ra điều ấy. Ông tưởng đó là ý riêng của Chúa Giêsu. Thế nên ông bộc bạch ý của ông cũng là ý của các môn đệ, là ý của quần chúng, của con cái Israel... và nói chung, của cả loài người. Ai ai cũng đang trông chờ một vị cứu tinh vinh quang, một Ðấng Cứu thế uy hùng, một Thầy Giêsu quyền phép sắp xây dựng Nước Trời trong huy hoàng, rực rỡ. Họ không biết, hoặc chưa biết "Con Người sẽ phải chịu đau khổ... Các lời tiên tri phải nên trọn... Người phải là Con Chiên Thiên Chúa gánh tội thiên hạ... Và người Tôi Tớ của Thiên Chúa kể trong sách Isaia chính là Người". Phát biểu của Phêrô là tiếng nói của loài người. Hơn nữa phá kế hoạch của Thiên Chúa là ý muốn của Satan. Lời Chúa Giêsu: "Nếu ai muốn đi sau Ta, thì hãy chối bỏ chính mình, hãy vác lấy khổ giá của mình và hãy theo Ta" (Mt 16,24). Ðó là bài học cụ thể phải rút ra sau khi đã thấy mầu nhiệm thánh ý Chúa.

Theo Chúa phải từ bỏ mình và vác thập giá

Chúng ta tự hỏi: “Từ bỏ” mình có nghĩa gì? Và tại sao ta phải tử bỏ mình?

Thật khó chấp nhận điều Chúa Giêsu đòi hỏi là từ bỏ và hy sinh. Sống trong một xã hội được lập trình sẵn, khuyến khích thành công nhanh, tận dụng tối đa làm ít, hưởng nhiều, đỡ tốn thời giờ và sức khỏe, nên không có lạ khi chúng ta làm và nhìn mọi sự theo kiểu con người chứ không theo cái nhìn của Thiên Chúa. Chính Phêrô, chỉ sau khi đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, ông mới ý thức được rằng, ông phải qua con đường ông đi và sống trong hy vọng. “Từ bỏ chính chúng ta”, là từ bỏ ý loài người để mặc lấy ý Chúa. Con đường “chịu mất chính mình” là điều cần thiết đối với con người, và nếu không có điều này, thì nó không thể tìm lại được chính mình” (BENEDICTO XVI, Ðức Giêsu thành Nagiarét 2007, 333).

Khởi đầu sứ vụ Giáo hoàng 14/3/2013, Đức Phanxicô nói: “Thánh Phêrô, người đã tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, thưa cùng Người rằng: Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Con sẽ theo Thầy, nhưng đừng nói đến Thánh Giá! Ðiều này không có gì liên quan với nó. Con sẽ theo Thầy với các khả năng khác, mà không có Thánh Giá. Khi chúng ta đi mà không có Thánh Giá, khi chúng ta xây dựng mà không có Thánh Giá, và khi chúng ta tuyên xưng Ðức Kitô mà không có Thánh Giá, chúng ta không phải là môn đệ của Chúa: chúng ta thuộc về thế gian, chúng ta là Giám Mục, Linh Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng, nhưng không phải là môn đệ của Chúa”.

Lạy Chúa, xin Chúa giúp chúng con biết từ bỏ chính mình, vác thánh giá đời chúng con mỗi ngày để theo Chúa. Amen.
 
Dun dủi nhẹ nhàng của ân sủng
Lm. Minh Anh
15:07 30/08/2023

DUN DỦI NHẸ NHÀNG CỦA ÂN SỦNG
“Hãy tỉnh thức!”.

“Cách tốt nhất để biến những giấc mơ của bạn thành hiện thực là thức dậy!” - JM Power.

Kính thưa Anh Chị em,

Và xem ra trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, ‘Cách tốt nhất để biến những giấc mơ nên thánh của con thành hiện thực là tỉnh thức!’. Vì Ngài biết, chúng ta rất dễ buồn ngủ, xét về mặt thiêng liêng! Ý Chúa Giêsu là làm sao chúng ta luôn ý thức sự hiện diện của Ngài; nói khác đi, ý thức sự ‘dun dủi nhẹ nhàng của ân sủng’ Ngài!

Trước hết, lời khuyên này phải được hiểu như một ám chỉ đến việc một ngày nào đó bạn và tôi sẽ từ giã cuộc đời. Điều này sẽ xảy ra với bất kỳ ai, bất cứ lúc nào, bất ngờ và không báo trước. Vậy, hãy coi lời khuyên đầy nhiệt huyết của Chúa Giêsu là một cảnh báo yêu thương để luôn sẵn sàng gặp Ngài, hôm nay và ngày ra trước toà Chúa!

Dụ ngôn ‘Đầy tớ đợi chủ’ là lời mời gọi chúng ta ngày càng nhận thức vô số cách Chúa nói với bạn và tôi mỗi ngày. Mục tiêu của đời sống Kitô hữu là liên lỉ sống với Chúa. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải “cầu nguyện” suốt ngày. Đúng hơn, là hình thành một thói quen thiêng liêng là liên tục chú ý đến những ‘dun dủi nhẹ nhàng của ân sủng’ Chúa được ban cho chúng ta mỗi ngày và suốt cả cuộc đời.

Chúng ta có thể rơi vào bẫy khi nghĩ rằng, Chúa chỉ quan tâm đến những gì lớn lao. Nhưng sự thật là Ngài hiện diện rõ ràng nhất trong những chi tiết rất nhỏ của cuộc sống: một lời trao đổi ngắn ngủi với một thành viên trong gia đình, một nụ cười với đồng nghiệp, một cử chỉ ân cần với một người lạ, một lời cầu nguyện ngẫu hứng dành cho một người vô danh đang rất cần đến nó. Và điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta liên tục tỉnh thức và chú ý đến những ‘dun dủi nhẹ nhàng của ân sủng’.

Trong thư Thessalônica hôm nay, Phaolô hẳn đã ý thức hoạt động của ân sủng này. Ngài tạ ơn Thiên Chúa vì niềm vui trong đức tin mà giáo đoàn non trẻ này mang lại cho ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Xin cho đoàn con được no say tình Chúa, để ngày ngày được hớn hở vui ca!”.

Anh Chị em,

“Hãy tỉnh thức!”. Làm thế nào điều này được thực hiện? Nó được thực hiện bằng việc hình thành một thói quen thiêng liêng: ‘Đi cầu nguyện!’. Hãy bắt đầu bằng việc dành thời gian để ‘đi cầu nguyện’ mỗi ngày. Tất cả những gì chúng ta làm trong thời gian đó chỉ là cầu nguyện! Gạt bỏ mọi phiền nhiễu và bắt đầu cầu nguyện, suy niệm Thánh Kinh, tham dự Thánh Lễ, nói từ trái tim mình… Để từ đó, thời gian cầu nguyện này phải bắt đầu có ảnh hưởng trên chúng ta suốt ngày. Khi bị phân tâm, cứ dừng lại, tập trung hoàn toàn vào Chúa một lần nữa. Việc này được lặp đi lặp lại. Cầu nguyện phải trở thành một lối sống để Chúa hiện diện trong mọi việc. Khi điều này xảy ra, chúng ta hẳn đã “tỉnh thức” về mặt thiêng liêng và giấc mơ nên thánh sắp thành hiện thực vậy!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết thức dậy để thực hiện những giấc mơ; tỉnh thức để hiện thực giấc mơ nên thánh! Cứ dun dủi con bằng bàn tay ân sủng dịu dàng của Ngài!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cái nhìn tổng quan về Giáo Hội Công Giáo ở Mông Cổ
Thanh Quảng sdb
00:23 30/08/2023
Cái nhìn tổng quan về Giáo Hội Công Giáo ở Mông Cổ

Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn bị cho chuyến Tông du nước ngoài lần thứ 43, đến Mông Cổ từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9, chúng ta tìm hiểu tổng quan về Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia Châu Á này.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Công Giáo được truyền bá vào Mông Cổ nhờ các tín hữu của phái Nestorio theo truyền thống Syriac cổ đại vào khoảng thế kỷ thứ 7 đến 10. Tuy nhiên, trong suốt những thế kỷ tiếp theo, sự hiện diện của Công Giáo không được liên tục.

Sự hiện diện gián đoạn

Công Giáo La Mã được truyền bá tại Mông cổ vào thế kỷ 13, dưới thời Đế quốc Mông Cổ. Theo truyền thuyết của các tu sĩ dòng Phanxicô, thì cha Giovanni di Pian del Carpine, người Ý được Đức Giáo Hoàng Innocent IV cử đến triều đình Khan vào năm 1245, cố đô ở Karakorum, một thành phố quốc tế và đa tôn giáo, và những người Kitô phái Nestorio đã hiện diện ở đây.

Nhà truyền giáo Công Giáo đầu tiên được phép vào lãnh thổ Mông cổ là linh mục dòng Đa Minh người Pháp Barthélémy de Crèmone, người đã đến Karakorum vào năm 1253 trong một phái đoàn ngoại giao của Vua nước Pháp.

Kitô giáo biến mất sau khi sự thống trị của người Mông Cổ ở Viễn Đông chấm dứt, nhưng rồi lại xuất hiện lại khi hoạt động truyền giáo bắt đầu ở Trung Quốc vào giữa thế kỷ 19.

Năm 1922, Giáo hoàng Piô XI đã thành lập Phái đoàn “Nhóm truyền giáo” Ngoại Mông bao gồm Cộng hòa Mông Cổ hiện tại, và một phần lãnh thổ của Đại diện Tông tòa Trung Mông Cổ, thuộc Trung Quốc (hiện tại là Giáo phận Chongli-Xiwanzi), được đổi tên vào năm 1924 thành Phái bộ Truyền giáo Urga.

Sự trở lại của các nhà truyền giáo Công Giáo đến Mông Cổ vào năm 1992

Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ thân Liên Xô, cùng năm đó, mọi sự hiện diện của Kitô giáo đều bị xóa bỏ hoàn toàn.

Sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ và quá trình chuyển đổi sang dân chủ vào đầu những năm 1990, quyền tự do tôn giáo đã được thiết lập, cho phép các nhà truyền giáo Công Giáo được trở lại...

Năm 1992, Cộng hòa Mông Cổ mới thành lập, ra đời từ Cách mạng Dân chủ năm 1990, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa thánh, và lãnh thổ truyền giáo Ulan Bator được thành lập và giao phó cho Dòng Truyền giáo Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (CICM), được gọi là các cha truyền giáo Scheut).

Phái đoàn được lãnh đạo trong những ngày đầu tiên bởi nhà truyền giáo dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ (CICM) người Phi là linh mục Wenceslao Padilla (qua đời năm 2018), được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm vào năm 2002 làm Đại diện Tông tòa và sau đó làm Giám mục Tông tòa Ulaanbaatar vào năm 2003.

Một Giáo Hội nhỏ nhưng đầy sức sống

Khi ba nhà truyền giáo đầu tiên của cộng đồng Scheut đến thủ đô Mông Cổ vào năm 1992, thậm chí không có một người Công Giáo nào ở Mông Cổ, và công việc của các vị là “thành lập Giáo hội” từ con số không, trong bối cảnh khó khăn về ngôn ngữ và văn hóa.

Công việc tông đồ của các ngài, và của các giáo đoàn tôn giáo khác sau đó, được Giáo hội Hàn Quốc hỗ trợ tài chính, đã mang lại nhiều thành quả, thể hiện qua sự gia tăng tuy chậm nhưng liên tục tăng số người Công Giáo ở quốc gia mà đại đa số theo Phật giáo này. Ngày nay đã có những thanh niên Công Giáo Mông Cổ bước vào con đường linh mục và tu sĩ.

Năm 1995, chỉ có 14 người Công Giáo Mông Cổ; nhưng theo dữ liệu gần đây năm 2023 cho thấy số người Công Giáo hiện tại có khoảng 1.500 người, được phân chia thành 8 giáo xứ và một nhà nguyện, trên dân số toàn quốc khoảng 3,5 triệu.

Họ được phục vụ bởi một Hồng Y giám mục, 25 linh mục, trong đó có hai linh mục người Mông Cổ, sáu chủng sinh, 30 nữ tu, 35 giáo lý viên, tất cả đến từ 30 quốc gia khác nhau.

Như Đức Hồng Y giải thích Giáo hội Mông cổ có trụ sỡ tại Thủ đô Ulaanbaatar. Theo Đức Hồng Y người Ý Giorgio Marengo của Dòng Truyền giáo Consolata, thì lịch sử của Giáo hội ở Mông Cổ được chia thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn đầu tiên, từ năm 1992 đến năm 2002 (khi Phái bộ Truyền giáo được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng Đại diện Tông tòa), được đánh dấu bằng những tiến bộ nhỏ đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển con người.

- Giai đoạn thứ hai là giai đoạn hình thành các cộng đồng Kitô giáo địa phương đầu tiên…

- Và Giai đoạn thứ ba được đánh dấu bằng việc thụ phong linh mục người Mông Cổ đầu tiên, Cha Joseph Enkhee-Baatar, vào năm 2016.

Các hoạt động của Giáo Hội Mông Cổ

Công việc truyền giáo của Giáo hội tại Mông Cổ luôn tập trung vào các lĩnh vực xã hội, y tế và giáo dục.

Năm 2020, một Học viện kỹ thuật Công Giáo do các cha Don Bosco thiết lập, hai trường tiểu học và hai trường mẫu giáo, một phòng khám y tế cung cấp dịch vụ điều trị và thuốc men cho người nghèo, một trung tâm dành cho người khuyết tật và hai trung tâm tiếp nhận người già neo đơn và người nghèo.

Mỗi giáo xứ cũng đã bắt đầu các dự án từ thiện do Caritas Mông Cổ tài trợ như mở các lớp nấu ăn và cơ sở may mặc, đồng thời tổ chức các khóa dạy nghề cho phụ nữ.

Quan hệ tốt với chính quyền Mông Cổ và các tôn giáo khác

Công việc của Giáo hội được chính quyền địa phương đánh giá cao và đã góp phần củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa Ulaanbataar và Tòa thánh.

Mối quan hệ tốt đẹp này đã được xác nhận bằng một thỏa thuận được ký bởi Đại sứ Mông Cổ tại Tòa thánh và Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher, Tông Thư ký Phái bộ Quan hệ với các Quốc gia và Tổ chức Quốc tế Vatican, nhằm tăng cường sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa bằng cách mở một Thư Viện Lưu trữ các tài liệu về Mông Cổ cho các nhà nghiên cứu tại Vatican.

Quan hệ liên tôn

Mối quan hệ với các tôn giáo khác cũng rất tốt, đặc biệt là với các cơ quan Phật giáo, những người đã có truyền thống khoan dung lâu đời từ thời Đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn. Chuyến viếng thăm của chính quyền đến Vatican do một phái đoàn gồm các quan chức Phật giáo Mông Cổ đã diễn ra vào ngày 28 tháng 5 năm 2022, với sự tháp tùng của Đức Hồng Y Giorgio Marengo.

Theo Tổ chức Viện trợ Giáo hội Đau khổ, Phật tử chiếm hơn một nửa dân số, 3% trong số đó là người Hồi giáo, 3% là Pháp sư và 2% là người Tin lành.

Những thách đố mục vụ

Trong bối cảnh ngày nay, thách đố mục vụ chính với Giáo hội Mông Cổ là giúp đỡ các tín hữu Mông Cổ đào sâu đức tin và làm cho đức tin trở nên phù hợp hơn với cuộc sống hàng ngày của họ.

Thách thức thứ hai là thúc đẩy sự hiệp thông và tình huynh đệ giữa các nhà truyền giáo thuộc các dòng tu khác nhau, và với các cộng đồng Kitô giáo khác trong nước, đa số là những nhóm Tin Lành.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Giáo hội ở Mông Cổ gặp nhiều thách đố trong việc loan báo Tin Mừng cho xã hội Mông Cổ, nơi 40% dân số cho rằng họ là người vô thần.
 
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu. Cầu nguyện và phục vụ với niềm vui: Kateri Tekakwitha, vị thánh bản địa đầu tiên của Bắc Mỹ
Vũ Văn An
14:37 30/08/2023

Theo tin Tòa Thánh, trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư, ngày 30 tháng 8 năm 2023, tại đại sảnh Phaolô VI, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về đam mê truyền giáo, nhấn mạnh đến việc Cầu nguyện và phục vụ với niềm vui qua tấm gương sáng ngời của Kateri Tekakwitha, vị thánh bản địa đầu tiên của Bắc Mỹ. Sau đây là toàn văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:



Anh chị em thân mến! Chào anh chị em buổi sáng!

Bây giờ, tiếp tục bài giáo lý về chủ đề lòng nhiệt thành tông đồ và niềm đam mê loan báo Tin Mừng, hôm nay chúng ta nhìn vào Thánh Kateri Tekakwitha, người phụ nữ bản địa Bắc Mỹ đầu tiên được phong thánh. Sinh vào khoảng năm 1656 tại một ngôi làng ở ngoại ô New York, cô là con gái của một tù trưởng Mohawk chưa được rửa tội và một bà mẹ Kitô hữu người Algonquin, người đã dạy Kateri cầu nguyện và hát thánh ca tôn vinh Thiên Chúa. Nhiều người trong chúng ta cũng được dẫn nhập về Chúa lần đầu tiên trong môi trường gia đình, đặc biệt là từ mẹ và bà của chúng ta. Đây là cách việc truyền giáo bắt đầu và quả thực, chúng ta không nên quên rằng đức tin luôn được các bà mẹ, các bà nội ngoại truyền đạt bằng phương ngữ này. Đức tin nên luôn được truyền tải bằng phương ngữ, và chúng ta đã nhận được nó bằng phương ngữ từ các người mẹ và người bà. Việc truyền giảng Tin Mừng thường bắt đầu như thế này: bằng những cử chỉ đơn giản, nhỏ nhoi, chẳng hạn như cha mẹ giúp con cái học cách nói chuyện với Thiên Chúa trong lời cầu nguyện và kể cho chúng nghe về tình yêu vĩ đại và thương xót của Người. Và nền tảng đức tin đối với Kateri, và thường đối với cả chúng ta nữa, đã được đặt theo cách này. Cô đã nhận được nó từ mẹ cô bằng phương ngữ, phương ngữ của đức tin.

Khi Kateri lên bốn tuổi, một trận dịch đậu mùa nghiêm trọng ập đến với người dân của cô. Cả cha mẹ và em trai cô đều qua đời, còn bản thân Kateri thì để lại những vết sẹo trên mặt và các vấn đề về thị lực. Từ đó trở đi, Kateri phải đối mặt với nhiều khó khăn: chắc chắn là những khó khăn về thể chất do ảnh hưởng của bệnh đậu mùa, nhưng cũng có cả những hiểu lầm, bắt bớ và thậm chí cả những lời đe dọa tử vong mà cô phải chịu sau khi chịu Phép rửa vào Chúa nhật Phục sinh năm 1676. Tất cả những điều này đã mang lại cho Kateri một tình yêu lớn lao đối với Thập Giá, dấu chỉ dứt khoát tình yêu của Chúa Kitô, Đấng đã hiến mình cho đến cùng vì chúng ta. Thật vậy, việc làm chứng cho Tin Mừng không chỉ là những gì làm hài lòng; chúng ta cũng phải biết cách vác thập giá hàng ngày của mình với lòng kiên nhẫn, tin tưởng và hy vọng. Kiên nhẫn trước những khó khăn, trước thập giá: kiên nhẫn là một nhân đức lớn lao của Kitô giáo. Ai không kiên nhẫn thì không phải là một Kitô hữu tốt. Kiên nhẫn để bao dung: bao dung với người khác, những người đôi khi gây khó chịu hoặc gây khó khăn. Cuộc đời của Kateri Tekakwitha cho chúng ta thấy rằng mọi thử thách đều có thể vượt qua nếu chúng ta mở lòng ra với Chúa Giêsu, Đấng ban cho chúng ta ân sủng mà chúng ta cần. Sự kiên nhẫn và tấm lòng rộng mở với Chúa Giêsu – đây là công thức để sống tốt.

Sau khi được rửa tội, Kateri buộc phải ẩn náu giữa những người Mohawks trong cơ sở truyền giáo Dòng Tên gần thành phố Montreal. Ở đó, cô tham dự Thánh lễ mỗi sáng, dành thời gian để chầu Thánh Thể, lần hạt Mân côi và sống một cuộc đời sám hối. Những thực hành tâm linh này của cô đã gây ấn tượng với mọi người ở Khu Truyền Giáo; họ nhận ra nơi Kateri một sự thánh thiện hấp dẫn vì nó xuất phát từ tình yêu sâu sắc của cô dành cho Thiên Chúa. Điều này phù hợp với sự thánh thiện: thu hút. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta qua sự thu hút; Người kêu gọi chúng ta với ước muốn được gần gũi với chúng ta và người ta cảm nhận được sự thu hút thiêng liêng này. Đồng thời, cô dạy các em trong Khu Truyền Giáo cầu nguyện; và qua việc thường xuyên chu toàn các trách nhiệm của mình, bao gồm cả việc chăm sóc người bệnh và người già, cô đã nêu gương về sự phục vụ khiêm tốn và yêu thương đối với Thiên Chúa và người lân cận. Đức tin luôn được phát biểu bằng phục vụ. Đức tin không phải là tô điểm, tô điểm linh hồn; không, đức tin là để phục vụ.

Mặc dù được khuyến khích kết hôn nhưng Kateri vẫn thích hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa Kitô hơn. Không thể bước vào đời sống thánh hiến, cô đã khấn trọn đời đồng trinh vào ngày 25 tháng 3 năm 1679. Sự lựa chọn này của cô cho thấy một khía cạnh khác của lòng nhiệt thành tông đồ mà cô có: đó là sự phó thác hoàn toàn cho Chúa. Tất nhiên, không phải tất cả mọi người đều được mời gọi tuyên khấn như Kateri, nhưng mọi Kitô hữu đều được mời gọi cống hiến hết mình hàng ngày cho ơn gọi và sứ mạng được Thiên Chúa giao phó, phục vụ Thiên Chúa và tha nhân trong tinh thần bác ái.

Anh chị em thân mến, cuộc đời của Kateri là một bằng chứng nữa cho thấy lòng nhiệt thành tông đồ bao hàm cả sự kết hợp với Chúa Giêsu, được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện và các bí tích, lẫn ước muốn truyền bá vẻ đẹp của sứ điệp Kitô giáo qua việc trung thành với ơn gọi đặc biệt của mình. Những lời cuối cùng của Kateri rất hay. Trước khi chết, cô ấy nói: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu Chúa”.

Cầu mong chúng ta cũng như Thánh Kateri Tekakwitha, nhận được sức mạnh từ Chúa và học cách làm những việc bình thường theo những cách phi thường, lớn lên hàng ngày trong đức tin, bác ái và lòng nhiệt thành làm chứng cho Chúa Kitô.

Chúng ta đừng quên: Mỗi người chúng ta được mời gọi nên thánh, nên thánh mỗi ngày, nên thánh trong đời sống bình thường của Kitô hữu. Mỗi người chúng ta đều có ơn gọi này: chúng ta tiến bước trên con đường này. Chúa sẽ không làm chúng ta thất vọng.
 
Gặp gỡ một trong hai linh mục duy nhất của Mông Cổ
Vũ Văn An
14:55 30/08/2023

Chiara Zappa của Asia News (https://www.asianews.it/news-en/With-a-ger-as-a-church,-waiting-for-Pope-Francis-in-Ulaanbaatar-59043.html) tường trình rằng: Việc khám phá cộng đồng Công Giáo nhỏ bé của Mông Cổ trước khi Đức Giáo Hoàng đến vào ngày 31 tháng 8 cho thấy đất nước này đang xây dựng lại bản sắc của mình như thế nào sau 70 năm theo chủ nghĩa cộng sản và quá trình chuyển đổi khó khăn sang chế độ dân chủ. Cộng đồng Công Giáo địa phương nhỏ bé đã được phát triển trong 30 năm qua. Cha Peter Sanjajav là một trong hai linh mục địa phương đầu tiên. Ngài nói: “Hôm nay câu chuyện của tôi giúp tôi đóng vai trò làm cầu nối giữa các nền văn hóa và trải nghiệm khác nhau, bên cạnh những người đang tìm kiếm”.

Trên một chiếc xe buýt bị kẹt xe trên Đại lộ Chinggis, trung tâm Ulaanbaatar, băng qua thành phố, Cha Ernesto đang đùa giỡn với một đứa trẻ ngồi cạnh ông nội.

Trong 30 năm, thủ đô của Mông Cổ đã chứng kiến dân số tăng gấp ba lần lên 1.7 triệu người, các tòa nhà mới mọc lên không ngừng.

Sinh năm 1951, Cha Ernesto Viscardi chỉ vào những khu phố trải dài bên kia chiếc cửa sổ, nơi sẽ chào đón Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 trong chuyến viếng thăm lịch sử của ngài tới một Giáo hội trẻ và nhỏ. Vị linh mục người Ý biết rất rõ nơi này.

Ngài đến Mông Cổ năm 2004 để gia nhập một nhóm nhỏ các nhà truyền giáo Consolata, những người đã đến một vùng đất khắc nghiệt vào năm trước, bắt đầu với thời tiết, tìm kiếm một bản sắc mới sau quá trình chuyển đổi sang dân chủ sau 70 năm theo chủ nghĩa cộng sản.

Đối với Cha Ernesto, “Bản sắc này đang được xây dựng lại xung quanh một số yếu tố chính: đất đai, truyền thống Phật giáo và huyền thoại về vị lãnh tụ vĩ đại Thành Cát Tư Hãn (người vào đầu những năm 1200 đã hợp nhất các bộ lạc Mông Cổ nổi loạn thành một đội quân chinh phục một khu vực trải dài từ Hàn Quốc tới Ba Lan).”

Trong thời gian dài được gã khổng lồ Liên Xô ôm ấp, linh đạo đã bị cấm trong cuộc sống hàng ngày. Sau các cuộc thanh trừng bắt đầu vào năm 1937, hàng nghìn ngôi chùa bị phá hủy, các tu viện Phật giáo bị tịch thu và ít nhất 15,000 Lạt ma (các bậc thầy tâm linh) bị tàn sát.

Xe buýt băng qua Cầu Hòa bình được xây dựng vào những năm 1950 bởi Trung Quốc, người hàng xóm cồng kềnh khác của Mông Cổ, và đi về phía quảng trường trung tâm, trụ sở của chính phủ, nơi người dân chán ngấy nạn tham nhũng và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, định kỳ tổ chức các cuộc biểu tình.



Khoảng 2/3 dân số phải chịu một số hình thức nghèo đói. Ngoài những tòa nhà chọc trời ở trung tâm thành phố, những ngọn đồi xung quanh thủ đô là nơi sinh sống của hầu hết những người nghèo, những đốm trắng rải rác trên những sườn dốc cao.

Khi xe buýt đi trên những con đường ít đông đúc hơn, người ta thấy rõ các điểm đó là những căn gers (yurts), tức những chiếc lều truyền thống của những người chăn nuôi du mục.

Nhà truyền giáo giải thích: “Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều gia đình từ thảo nguyên chuyển đến thủ đô để tìm kiếm một lối sống ít khắc nghiệt hơn hoặc do mất gia súc do mùa đông đặc biệt khắc nghiệt.” Nhưng “rất ít người có khả năng có được một căn hộ.”

Hầu hết dựng lều ở nơi họ tìm thấy một mảnh đất trống. Hơn một nửa dân số Ulaanbaatar sống ở những nơi được gọi là quận ger, không có hệ thống cống rãnh hoặc nước sinh hoạt.

Truyền giáo Công Giáo ở Mông Cổ thời hiện đại cũng có nguồn gốc từ những căn lều truyền thống, những không gian nhỏ được sắp xếp tỉ mỉ theo biểu tượng của văn hóa pháp sư sau khi Kitô giáo, đến cùng với Giáo hội Nestoriô vào thế kỷ thứ 8, đã biến mất hàng trăm năm.

Năm 1992, vài tháng sau khi hiến pháp mới được thông qua, bảo đảm quyền tự do ngôn luận và tôn giáo, ba nhà truyền giáo từ dòng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Bỉ đã đến định cư ở Ulaanbaatar.

Một trong số họ là Cha Wenceslao Padilla, một linh mục người Philippine, được bổ nhiệm làm bề trên sứ truyền giáo sui iuris [độc lập] (được nâng lên hàng phủ doãn tông tòa vào năm 2002). Ngài ngay lập tức tận tâm giúp đỡ những người vô gia cư, người tàn tật, người già, đặc biệt là trẻ em đường phố, những người đang lang thang trên đường phố với số lượng lớn, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế khắc nghiệt sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Vài năm sau, công việc xây dựng nhà thờ bắt đầu được thiết kế theo phong cách nhà lều [ger] có hình tròn, mái vòm hình nón thấp và trần xuyên tâm bằng gỗ. Ngày nay nó nằm cạnh trạm y tế St Mary dành cho người nghèo.

Trong hơn 20 năm, một chiếc lều thực sự là cơ sở đầu tiên được thành lập bởi dòng Salêdiêng, những người ngày nay đang điều hành một trung tâm dạy nghề lớn với khoảng 200 sinh viên.

Cha Paul Leung, một tu sĩ Salêdiêng gốc Hồng Kông, người điều hành trường, cho biết: “Đối với những người đến từ nông thôn không có kỹ năng chuyên môn, cuộc sống ở thủ đô có thể rất khó khăn. Nhờ các khóa học của chúng tôi, các bạn trẻ không gặp khó khăn gì khi tìm việc làm.”

Một số đã trở thành nhà giáo dục, giảng dạy tại Trường Don Bosco, trong khi một số khác đã chọn chịu phép rửa.

Cha Paul giải thích, “Việc nói về tôn giáo bị cấm ở trường học, nhưng chúng tôi truyền đạt các giá trị Kitô giáo trong cuộc sống hàng ngày, hoặc trong cách thực hành truyền thống của người Salêdiêng là 'chào buổi sáng'. Một số quyết định đi xa hơn, tham dự lớp giáo lý tại một trong các giáo xứ”.

Trong ba thập niên hiện diện truyền giáo, sáu giáo xứ đã được thành lập ở Ulaanbaatar. Nhiều hơn nữa đã được tạo ra ở Erdenet, Darkhan và Arvaikheer (nơi các gers vẫn đóng vai trò làm nhà thờ).

Một Giáo hội nhỏ đã xuất hiện sau lời loan báo đầu tiên, với 77 linh mục, tu sĩ, nữ tu và giáo dân, và khoảng 1,500 thành viên đã được rửa tội, nhiều người trong số họ đang hoạt động tích cực với tư cách là giáo lý viên, nhà giáo dục, thành viên ca đoàn và tình nguyện viên trong công việc bác ái.

Kể từ năm ngoái, theo ý muốn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cộng đồng nhỏ bé này cũng có một vị Hồng Y, Phủ doãn Tông tòa Giorgio Marengo, cũng là nhà truyền giáo của dòng Consolata.



Trong những năm gần đây, nhờ thẩm thấu, hai ơn gọi địa phương đầu tiên đã phát triển: Cha Joseph Enkh-Baatar được thụ phong linh mục vào năm 2016, hai năm trước đây là Cha Peter Sanjajav, hiện 38 tuổi (ảnh).

Ngài nói: “Khi còn nhỏ, tôi đến từ Arvaikheer cùng với mẹ, anh chị em, các Nữ tu của Mẹ Teresa đã chào đón chúng tôi. Chúng tôi xuất thân từ một hoàn cảnh rất nghèo và tôi chưa bao giờ học hành. Nhưng nhờ sự tận tâm của các dì, ở tuổi 15 tôi đã biết đọc và viết”.

Sau đó, Cha Kim Stephano Seon Hyeon, một fidei donum [quà tặng của đức tin] người Hàn Quốc đột ngột qua đời vào tháng 5, đã chăm sóc ngài trong nhiều năm.

“Một ngày nọ, tôi hỏi thẳng ngài: ‘Ai bắt cha làm điều đó? Đến đây, xa đất nước của cha, trong cái lạnh thế này, để chăm sóc chúng tôi?’ Ngài trả lời và chỉ cho tôi xem tượng chịu nạn.”

Vào ngày đó, một hạt giống đã được gieo vào lòng Phêrô. Theo thời gian, nó phát triển thành những năm theo học tại chủng viện ở Hàn Quốc, học tập chăm chỉ bằng một ngôn ngữ không hề biết, “nhưng tôi đã không từ bỏ như các nữ tu đã dạy tôi,” ngài nói thế.

“Khi tôi trở thành linh mục, tất cả gia đình tôi, kể cả những Phật tử, đều mừng cho tôi vì họ nhìn thấy niềm vui của tôi. Ngày nay, câu chuyện của tôi giúp tôi trở thành cầu nối giữa các nền văn hóa và trải nghiệm khác nhau, bên cạnh những người đang tìm kiếm”.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô, 86 tuổi, là vị giáo hoàng lớn tuổi nhất tông du ra nước ngoài
Thanh Quảng sdb
16:40 30/08/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô, 86 tuổi, là vị giáo hoàng lớn tuổi nhất tông du ra nước ngoài

Ở tuổi 86, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp bắt đầu chuyến tông du ra nước ngoài lần thứ 43 kể từ khi được bầu vào Giáo hoàng ngày 31/8/2013. Đây là một kỷ lục trong lịch sử triều đại giáo hoàng, mặc dù khả năng di chuyển về thể lý của ngài rất bị hạn chế.

Sau hơn 10 năm cai quản Giáo Hội Công Giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô dường như chưa có ý định cắt giảm các hoạt động. Cuộc phẫu thuật vùng bụng gần đây, khiến ngài phải nằm viện 10 ngày, và xưng khớp đầu gối buộc ngài phải xử dụng xe lăn để di chuyển, tuy thế dường như không ảnh hưởng gì đến chương trình nghị sự của Vị Giáo hoàng người Argentina này.

Vào mùa hè qua, ngài đã cùng với cả triệu bạn trẻ cầu nguyện tại Đại hội Giới trẻ Thế giới (WYD) ở Lisbon. Bây giờ, vào ngày 31 tháng 8 năm 2023, Ngài sắp đáp chuyến bay kéo dài 10 giờ tới Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ.

Lập kỷ lục giáo hoàng

Ở tuổi gần 87 – sinh nhật của ngài vào ngày 17 tháng 12 – Vị Giáo hoàng người Argentina là vị giáo hoàng lớn tuổi nhất trong lịch sử thực hiện các cuộc tông du ra nước ngoài.

Vào năm 2020, Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđíctô XVI đã đến thăm người anh trai đau yếu của mình ở Regensburg ở tuổi 93. Nhưng chuyến đi cuối cùng của ngài trên cương vị Giáo hoàng là tới Lebanon vào tháng 9 năm 2012, lúc đó ngài 85 tuổi.

Đức Gioan Phaolô II thực hiện chuyến đi nước ngoài cuối cùng vào năm 2004, tới Lộ Đức, ở tuổi 84. Đức Phaolô VI, qua đời năm 1978 ở tuổi 80, đã không thực hiện chuyến công du nước ngoài nào sau khi ngài đến thăm Đông Á và Châu Đại Dương.

Mông Cổ sẽ là chuyến tông du thứ tư trong năm của Đức Thánh Cha người Argentina, sau chuyến đi tới Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan (tháng 2), chuyến thăm Hungary (tháng 4) và Ngày Giới trẻ Thế giới tại Lisbon, Bồ Đào Nha.

Kể từ chuyến đi Canada một năm trước, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo đã xử dụng xe lăn trong các chuyến thăm nước ngoài và giới hạn việc đi bộ...

Năm nay, Đức Thánh Cha người Argentina cũng sẽ đến thăm Marseille vào ngày 22 và 23 tháng 9. Ngài cũng đề cập (dù chưa nêu ngày tháng) một chuyến đi đến Kosovo.

Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là vị giáo hoàng đương nhiệm lâu đời nhất trong lịch sử. Kỷ lục đó thuộc về Giáo hoàng Leo XIII, người qua đời vào tháng 7 năm 1903, thọ 93 tuổi 140 ngày.
 
Bộ Ngoại Giao Lithuania triệu tập Sứ Thần Tòa Thánh để phản đối nhận xét của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
18:46 30/08/2023
Lithuania, thành viên đa số theo Công Giáo của Liên Hiệp Âu Châu, đã triệu tập nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican tại nước này sau khi Đức Thánh Cha Phanxicô nói với giới trẻ Nga hãy nhớ rằng họ là những người thừa kế của “đế quốc Nga vĩ đại”.

Để đáp lại những nhận xét ngẫu hứng mà Đức Phanxicô đưa ra hôm thứ Sáu trong một bài phát biểu trực tiếp qua video với giới trẻ Công Giáo tụ tập tại St. Petersburg, Bộ Ngoại giao Lithuania đã mời Sứ thần Tòa thánh đến “nói chuyện” sau khi tổng giám mục trở về sau kỳ nghỉ, Bộ Ngoại Giao Lithuania cho biết hôm Thứ Tư.

Vatican hôm thứ Ba cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô không có ý định ca ngợi chủ nghĩa đế quốc Nga trong bài phát biểu, trong đó ngài cũng ca ngợi các hoàng đế Nga Peter Đại đế và Catherine II, những người đã mở rộng đế chế Nga.

Các lãnh thổ của Lithuania và Ba Lan đã bị Catherine II sáp nhập vào đế quốc Nga vào thế kỷ 18. Các quốc gia này ly khai sau Thế chiến thứ nhất, sau hai cuộc nổi dậy chống đế quốc ở thế kỷ 19 bị đàn áp dã man.

Vatican cho biết ý định của Đức Phanxicô là “bảo tồn và phát huy tất cả những gì tích cực trong di sản văn hóa và tinh thần vĩ đại của Nga”.

Ukraine, từng là một phần của đế chế này, cho biết những bình luận này là “vô cùng đáng tiếc”. Điện Cẩm Linh cho biết họ “rất hài lòng” trước những nhận định của Đức Thánh Cha.

Lithuania, một quốc gia có 2,8 triệu dân, trong đó 75% là người Công Giáo Rôma, là nước chỉ trích mạnh mẽ Nga và ủng hộ Ukraine ở cả Liên minh Âu Châu và NATO.

Giáo Hội Công Giáo vẫn được tôn kính ở nước này vì lập trường chống Cộng, ủng hộ độc lập khi bị Liên Xô sáp nhập. Trong thời gian này, Vatican giữ đại diện ngoại giao của Lithuania tại Tòa thánh vì Vatican không công nhận việc sáp nhập Lithuania vào Liên Xô.

Đức Phanxicô đã cử hành thánh lễ trước đám đông ước tính khoảng 100 nghìn người ở Lithuania khi ngài đến thăm vào năm 2018.

Tưởng cũng nên biết thêm: Trong cuộc gặp gỡ với giới trẻ Công Giáo Mạc Tư Khoa, trước khi chúc lành bế mạc, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

“Đừng bao giờ quên di sản của các bạn. Các bạn là người thừa kế của nước Nga vĩ đại. Nước Nga vĩ đại của các vị thánh, của các vị vua, nước Nga vĩ đại của Peter Đại đế, của Nữ Hoàng Catherine II, đế quốc Nga vĩ đại được vun đắp với biết bao văn hóa và nhân văn. Đừng bao giờ từ bỏ di sản này. Đừng bao giờ từ bỏ di sản này. Các bạn là người thừa kế của Nước Nga vĩ đại, hãy tiến lên. Và cảm ơn. Cảm ơn vì cách sống của các bạn, vì cách các bạn trở thành người Nga”.

Khó khăn là cả hai triều đại Peter Đại đế, Nữ Hoàng Catherine II đều cổ vũ cho chủ nghĩa đế quốc, và cả hai triều đại này đều là các triều đại bắt bớ người Công Giáo tàn tệ; và cả hai nhân vật đều khét tiếng độc ác và hoang dâm vô độ.


Source:Reuters
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi Gx. Đức Me La Vang, Miami, khai giảng Năm GL-VN-TN 2023-2024
LongK Nguyễn
11:44 30/08/2023
Thieu nhi Gx. Duc Me La VAng, Miami, khai giang Nam GL-VN-TN 2023-2024

Xem Hình
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh người được sai đi
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
03:23 30/08/2023
Hình ảnh người được sai đi

Chính phủ các quốc gia đất nước và cả Giáo Hội Công Giáo Vaticano xưa nay luôn sai gửi các vị Đại Sứ, các vị Sứ Thần đại diện đến các quốc gia đất nước thân hữu khác khắp nơi trên thế giới.

Trong đời sống đức tin tinh thần đạo giáo có những vị được sai gửi đi không?

Ngày xưa Chúa Giêsu Kitô tuyển chọn và sai các Tông Đồ với sứ mệnh: ra đi đến với con người, rao giảng về nước Thiên Chúa và rộng tay chúc lành cho họ. (Lc 10,2-9).

Thánh giáo phụ Augustino có suy niệm: “ Niềm mong ước khao khát của Thiên Chúa là con người. Chính vì thế, Ngài không ở luôn trên trời cao xa. Nhưng muốn xuống với con người trên trần gian. Trong thư gửi Giáo đoàn Philiphe, Thánh Phaolô viết: Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống người phàm sống như mọi người giữa trần thế”.

Trong một mẩu chuyện dụ ngôn, Michael Ende đã kể lại đoạn chuyện hai chú bé Jim và Luca lái xe lửa đi xuyên trong sa mạc. Xe của họ chạy ngang qua những bãi cát hoang vu bát ngát, thình lình từ đàng xa phía chân trời trước mặt, họ nhìn thấy một bóng người khổng lồ xuất hiện đang tiến tới theo hướng ngược chiều xe đang chạy. Họ hoảng sợ toát mồ hôi và muốn nhảy xuống khỏi xe chạy trốn...

Bỗng có âm thanh như tiếng người nói nhỏ nhẹ phát ra: “Các Bạn đừng chạy trốn làm gì! Tôi biết mọi người đều hoảng sợ khi gặp tôi và đều muốn chạy trốn cả!”. Hai chú bé nghe thế liền đứng lại nhìn người khổng lồ tiến lại gần hơn.

Trước mắt hai chú bé một sự kinh ngạc xảy ra: Người khổng lồ càng đến gần bao nhiêu, người đó lại càng bé đi bấy nhiêu. Khi người khổng lồ sau cùng đến sát gần bên họ, người đó không to cao lớn hơn và cũng chẳng nhỏ hơn hai chú.

Ngạc nhiên hai chú hỏi người khổng lồ: Làm sao ông lại như thế này? Từ xa ông trông có hình dạng khổng lồ làm chúng tôi hoảng hốt sợ hãi toát mồ hôi ra. Nhưng bây giờ gần ông, ông lại cũng chỉ to lớn như chúng tôi thôi.

Người khổng lồ đáp lại: Mỗi con người có một bí mật. Nói đúng hơn mỗi người là một mầu nhiệm. Nơi những người khác như thế này: họ càng đi ra xa, hình bóng của họ càng nhỏ đi. Nơi tôi thì lại khác ngược lại: tôi càng đi ra xa, thân hình tôi càng chiếu tỏa to lớn ra. Tôi càng tới gần, người ta lại càng nhận ra thân thể hình dạng thật của tôi”...

Chúng ta tin nhận Thiên Chúa là Đấng vô hình ở tận nơi cao xa. Với con người chúng ta Ngài là Đấng to lớn cao cả khổng lồ vô tận. Vì thế có nhiều người sợ hãi trước Ngài.

Nhưng Thiên Chúa đã thành người ở trần gian qua Chúa Giêsu Kitô. Thiên Chúa xuất hiện là Đấng cao cả, theo tầm nhìn từ xa, đã đến gần con người chúng ta trong bản thân Chúa Giêsu Kitô. Nhờ thế, con người chúng ta nhận ra thân thể hình dạng thật sự của Ngài.

Chúa Giêsu làm người sống ở giữa trần gian. Ngài đi đến với mọi người, dù họ là người bé nhỏ, yếu đuối bệnh tật, người bị hất hủi bỏ quên trong xã hội. Qua đó mọi người nhận ra hình dạng thật sự của Thiên Chúa: một Thiên Chúa gần gũi với con người, một Thiên Chúa tình yêu hằng muốn đem đến cho con người đời sống bình an hạnh phúc.

Chúa Giêsu sai các Tông đồ và những người làm sứ gỉa cho Ngài ra đi đến trong trần gian với sứ mệnh đến với con người, đến với gia đình con người sinh sống, đến với mọi tầng lớp trong xã hội. Họ là những người bị lạc đường, bị thương tổn chịu đựng bệnh tật thể xác cũng như tinh thần, sống trong thất vọng lo âu, trong sợ hãi, mất niềm tin và cảm thấy cuộc đời mất ý nghĩa…

Ơn Kêu gọi theo Chúa làm Sứ gỉa cho Ngài là ơn kêu gọi ra đi đến với con người!

Qua những sứ gỉa của Chúa, hình dạng chân thật của Chúa được nhận ra: Hình dạng một Thiên Chúa gần gũi với con người.

Khi Sứ gỉa được sai đi đại diện tham dự hội nghị, họ phải trình bày sứ điệp được trao cho. Chúa Giêsu sai các Tông đồ ra đi đến với con người rao giảng cho họ: Nước Thiên Chúa đến gần anh em!

Người sứ gỉa rao gỉang chỉ một mình Thiên Chúa, Đấng là nguồn sự sống, ơn tha thứ cứu chuộc và nguồn bình an cho con người. Nhưng như thế vẫn chưa là tất cả. Rao giảng tin mừng về Thiên Chúa còn nhiều hơn thế nữa. Thánh phụ Đaminh, Đấng sáng lập Dòng thuyết giảng, đã nhắn nhủ, như một thứ hành trang trao vào tay những người đi rao giảng: “contemplata tradere”.

Qua đó Thánh nhân muốn nói: anh em phải sống những lời anh em rao giảng, qua học hỏi nghiên cứu, nhất là qua suy tư cầu nguyện trong tương quan sống động với Thiên Chúa.

Một đòi hỏi cao độ? Nhưng có thế mới phù hợp với sứ mệnh rao giảng về một Thiên Chúa vô hình là nguồn sự sống cùng tình yêu.

Văn hào B. Brecht đã có suy tư để lại: “ Không ai có thể mang lại niềm vui cho người nào đó, nếu bản thân họ không có niềm vui”. Có lẽ câu ngạn ngữ trong dân gian cũng diễn tả tâm trạng như thế: Trong lòng có đầy, mới tràn ra bên ngoài!

Người sứ gỉa Tông đồ của Chúa không chỉ rao giảng Thiên Chúa bằng ngôn ngữ tiếng nói, nhưng còn qua chính đời sống bản thân của mình nữa.

Trong Kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng: “ Vì loài người chúng ta và để cứu rỗi chúng ta, Người đã từ trời xuống thế”.

Thiên Chúa quan tâm ý thích tới con người. Còn ý thích quan tâm của con người với Thiên Chúa, nếu không phải là sự thành công trong đời sống. Đó là được cứu chữa an ủi, có niềm vui, niềm hy vọng cho đời sống.

Trong cuộc sống xã hội xưa nay có rất nhiều vết thương, những đau khổ: ngoài thân xác lẫn trong tâm hồn. Vết thương ngoài thân thể có thể chữa lành bằng thuốc men hay tập luyện thể thao, nghỉ dưỡng sức... Nhưng vết thương trong tâm hồn, nhiều khi còn sâu đậm đau đớn hơn vết thương nơi thân thể, đòi hỏi chữa trị kéo dài hằng năm trời, đôi khi suốt cả đời sống!

Sứ mệnh phục vụ của người sứ gỉa làm việc tinh thần đạo gíao là rộng tay chữa lành những vết thương đau khổ của con người qua Bí tích giải hòa giải, lời an ủi, tạo cơ hội giúp con người tập họp lại với nhau cùng chung sống trong cộng đoàn xã hội và Giáo Hội.

Lời nói, thái độ cử chỉ cùng sự an ủi thông cảm của vị sứ gỉa do Chúa kêu gọi sai đi là linh dược cho con người đang bị thương. Họ cần được rộng tay chữa lành.

Vị sứ gỉa của Chúa được sai đến với những con người đang đi tìm kiếm, đang có thắc mắc, đang gặp thất bại trong đời sống về hôn nhân, về gia đình con cái, về nghề nghiệp đang bị bỏ rơi khinh miệt, đang sống hoang mang hồ nghi bỏ rời xa Thiên Chúa và Giáo Hội. Họ là những người đang mang vết thương sâu đậm trong đời sống. Họ cần có được vòng tay rộng mở chữa lành của Giáo Hội.

Vị sứ gỉa người được Giáo hội Chúa sai đi, không chỉ là người của Chúa, nhưng còn đang là một con người sống giữa trần gian trong xã hội thời đại ngày hôm nay. Và để giữ quân bình cho đời sống làm sứ gỉa Tin mừng, có lẽ lời nhắn nhủ của Thánh phụ Đaminh” Comtemplata tradere - suy niệm tìm học nơi Thiên Chúa, hướng về tâm lý cùng hoàn cảnh đời sống con người, quan tâm đến những biến cố dấu chỉ thời đại trong đời sống là chỉ dẫn cụ thể thiết thực. Rồi từ nguồn cảm hứng hướng dẫn đó tìm ra cách thức đến với con người, rao giảng cho họ và rộng tay chữa lành cùng đồng hành với họ.

Cha Giuse Nguyễn Trung Điểm
Sơ Magareta Vũ thị Hiền
và cha Đan sĩ Raphael Mai Quang Khoa yêu qúi,


Từ 50 năm qua, theo ngôn ngữ văn chương thi ca diễn tả đó là thời gian nửa thế kỷ, Cha Giuse Trung Điểm được Thiên Chúa kêu gọi làm Sứ gỉa là Linh mục trong khu vườn Giáo hội Chúa ở trần gian

Từ 50 năm qua, theo ngôn ngữ văn chương thi ca diễn tả đó là thời gian nửa thế kỷ Sơ Magareta được Thiên Chúa kêu gọi sống đời tu trì tận hiến trong hội Dòng Mến Thánh làm Sứ gỉa cho tình yêu cùng nếp sống khiêm hạ của Thiên Chúa giữa lòng xã hội con người trên trần gian

Và từ 25 năm qua, theo ngôn ngữ văn chương thi ca diễn tả đó là thời gian một phần tư thế kỷ, Cha Raphael được Thiên Chúa kêu gọi làm Sứ giả là đan sĩ Linh mục trong hội Dòng Xi Tô giữa dòng đời sống con người trần gian.

25 năm, 50 năm giai đoạn lịch sử không gian, từ Á châu sang Âu châu, đời linh mục của hai Cha và nếp sống nữ tu hy sinh dấn thân của Sơ Magareta ra đi đến với con người.

25 năm và 50 năm đoạn đường lịch sử đời Linh mục của hai Cha, đời tu trì của Sơ Magareta sống rao giảng cùng làm chứng cho Thiên Chúa giữa con người.

25 năm và 50 năm quãng thời gian lịch sử đời Linh mục của hai Cha rộng tay ban các Bí tích chữa lành mang niềm an ủi của Thiên Chúa cho con người, đời sống hy sinh từ bỏ sống nhiệm nhặt của Sơ Magareta qua lời cầu nguyện, nếp sống bàn tay sự hy sinh dấn thân mang sự an ủi đến cho những người cần được giúp đỡ ủi an.

Thiên Chúa đã kêu gọi hai Cha và Sơ vào làm thợ trong vườn nho của Ngài. Và hai Cha và Sơ từ 25 năm, từ 50 năm nay đã luôn nói với Ngài: Ad sum! Vâng, con xin đến để thực thi ý Chúa muốn!

Thực thi ý Chúa muốn giống như người bắc nhịp cầu ngang qua lạch nước hay chỗ đất trũng sâu, để con người bước qua sang bờ bên kia đi đến với Thiên Chúa. Một công cụ khiêm hạ. Nhưng lại rất cần thiết cùng hữu ích cho đời sống con người.

Xin dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã ban ân đức kêu gọi cùng gìn giữ hai Cha và Sơ suốt dọc thời gian một phần tư, và nửa thế kỷ qua trong nhiệm vụ là người sứ gỉa được sai đi làm việc trong cánh đồng truyền giáo nơi khu vườn Giáo Hội Chúa ở trần gian.

Xin kéo giật chuông, rúc tù và, tấu vang điệu nhạc tiếng đàn, hân hoan cất cao lời kinh tiếng hát “Te Deum laudamus- Lòng hân hoan ca ngợi Thiên Chúa nhân từ ” và cùng nâng ly :

-chúc mừng Cha Giuse Nguyễn Trung Điểm dịp vui mừng kỷ niệm kim khánh chức Linh mục 1973-06.01.- 2023.

-chúc mừng Sơ Magareta Vũ Thị Hiền dịp vui mừng kỷ niệm kim khánh Khấn Dòng 1973-30.05.- 2023

-chúc mừng Cha Đan sĩ Raphael Mai Quang Khoa dịp vui mừng kỷ niệm ngân khánh chức Linh mục 1998-03.09.2023

-và chúc mừng Đan Viện Châu Sơn Việt Nam ở nước Đức dịp mừng kỷ niệm đệ nhất thập chu niên 2013- 09.-2023 thành lập cộng đoàn Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn Nothgottes, Ruedesheim.

Ad multos annos!


 
VietCatholic TV
4 chiếc máy bay Nga khổng lồ cách Ukraine 643km nổ tung. Đám tang bí mật và vội vàng của Prigozhin
VietCatholic Media
03:15 30/08/2023


1. Thống đốc khu vực cho biết cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào phi trường Pskov gây thiệt hại cho 4 chiếc máy bay

Thống đốc khu vực Pskov của Nga, Mikhail Vedernikov, cho biết phi trường ở thành phố Pskov phía tây nước Nga - nơi được sử dụng cho cả máy bay dân sự và quân sự - đã bị tấn công bằng máy bay không người lái vào khuya hôm thứ Ba rạng sáng ngày thứ Tư 30 Tháng Tám.

Vedernikov cho biết không có nạn nhân nào được báo cáo sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái. Vedernikov đã đăng một đoạn video cho thấy một đám khói lớn bốc lên từ phía sau các tòa nhà trông giống như một khu dân cư. Trong một đoạn video được đăng lên Telegram vào đầu giờ thứ Tư, một lính cứu hỏa đứng cạnh quan chức Nga cho biết đám cháy bùng phát đã được dập tắt.

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin “4 máy bay Il-76 đã bị hư hại do các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái” ở Pskov. Trích dẫn các dịch vụ khẩn cấp, hãng thông tấn này cũng cho biết - một đám cháy đã bùng phát và hai chiếc máy bay bị nhấn chìm trong biển lửa.

TASS cho biết thêm, các chuyến bay qua Pskov và khu vực đã bị hạn chế. Vedernikov cho biết tất cả các chuyến bay tại phi trường đều bị hủy cho đến thứ Năm, “để làm rõ bản chất của những thiệt hại có thể xảy ra đối với đường băng”.

2. Quân đội Ukraine tuyên bố giành thêm thắng lợi ở miền Nam

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng của họ đã đạt được tiến bộ hơn nữa ở một phần mặt trận phía Nam.

Các lực lượng vũ trang đã thành công trong hướng Novodanylivka-Verbove “và đang củng cố các vị trí của mình, bắn pháo vào các mục tiêu đã được xác định của đối phương và tiến hành các hoạt động phản pháo”, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 30 tháng Tám,

Nếu thành công ở khu vực Verbove, người Ukraine sẽ mở rộng một phần lãnh thổ mà họ đã chiếm được khi tiến về phía nam tới trung tâm chiến lược Tokmak, nơi đang bị người Nga xâm lược.

Quân đội Ukraine cho biết họ đang tiếp tục các hoạt động tấn công ở phía nam thành phố Bakhmut, củng cố các vị trí của mình, đồng thời chống lại các nỗ lực của Nga nhằm tiến vào các khu vực khác của khu vực Donetsk. Kyiv đã đẩy lùi một cuộc phản công của Nga gần làng Klishchivka, phía nam Bakhmut, nơi giao tranh ác liệt vẫn tiếp tục diễn ra.

Trong 24 giờ qua, đã xảy ra 32 trận chiến giữa lực lượng Nga và Ukraine trên thực địa. Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết 530 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 14 xe tăng, 17 xe thiết giáp, 25 hệ thống pháo, 3 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một hệ thống phòng không, và 43 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 29 Tháng Tám, 261.840 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 315 máy bay, 316 trực thăng, 4.414 xe tăng, 4.387 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 8.579 xe thiết giáp, 1.419 hỏa tiễn hành trình, 5.450 hệ thống pháo, 18 tàu thuyền, 733 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 7.909 xe chuyển quân và nhiên liệu, 500 hệ thống phòng không, và 820 thiết bị đặc biệt.

3. Tòa án thành phố Mạc Tư Khoa giữ nguyên việc giam giữ cựu sĩ quan FSB to gan gọi Putin là “thằng hạ lưu”

Tòa án thành phố Mạc Tư Khoa đã giữ nguyên việc giam giữ Igor Girkin, thường được gọi là blogger ủng hộ chiến tranh Igor Strelkov, cho đến ngày 18 tháng 9.

“Tòa án thành phố Mạc Tư Khoa giữ nguyên phán quyết của Tòa án quận Meshchansky của Mạc Tư Khoa đối với Igor Vsevolodovich Girkin còn được gọi là Igor Strelkov,” theo tuyên bố chính thức của dịch vụ báo chí của tòa án.

Lý lịch của ông: Girkin là một blogger ủng hộ chiến tranh nổi tiếng người Nga, người đã công khai chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin và những sai lầm quân sự được cho là của ông ở Ukraine.

Một ngày sau khi cuộc nổi dậy ngắn ngủi của Wagner kết thúc, vào ngày 25 tháng 6, ông nói rằng nếu Putin “chưa sẵn sàng nắm quyền lãnh đạo trong việc tạo ra các điều kiện sẵn sàng cho chiến tranh ở Nga, thì ông ấy thực sự cần phải chuyển giao quyền lực, nhưng về mặt pháp lý, cho một người có khả năng làm việc đó.” Nhưng giọt nước cuối cùng dành cho Putin có thể đã đến khi Girkin gọi tổng thống là “kẻ hạ lưu” và “kẻ ăn bám hèn nhát” trong một bài đăng gay gắt trên kênh Telegram của mình.

Girkin bị bắt vào tháng 7 và bị buộc tội kêu gọi công khai các hoạt động cực đoan.

Từng là sĩ quan FSB, Girkin đóng vai trò quan trọng trong việc Nga sáp nhập Crimea. Năm 2014, Girkin lãnh đạo lực lượng dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Anh ta bị kết tội giết người hàng loạt vì liên quan đến vụ bắn rơi chuyến bay MH-17 của Malaysia Airlines ở miền đông Ukraine.

4. Mỹ công bố gói hỗ trợ an ninh bổ sung 250 triệu USD cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố hôm thứ Ba rằng Mỹ đang cung cấp gói hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 250 triệu USD cho Ukraine.

Blinken cho biết gói hỗ trợ bao gồm hỏa tiễn phòng không, đạn pháo, hệ thống và hỏa tiễn Javelin cũng như thiết bị rà phá bom mìn.

Blinken cho biết, Mỹ cũng sẽ cung cấp “phụ tùng, dịch vụ, đào tạo và vận chuyển” cho xe cứu thương.

Ông nói: “Gói vũ khí và thiết bị trị giá 250 triệu USD này đang được thực hiện theo các khoản rút vốn trước đây đã được chỉ đạo cho Ukraine”.

“Nga đã bắt đầu cuộc chiến này và có thể kết thúc nó bất cứ lúc nào bằng cách rút lực lượng khỏi Ukraine và ngừng các cuộc tấn công tàn bạo”, Blinken nói. “Cho đến khi điều đó xảy ra, Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ đoàn kết với Ukraine cho đến chừng nào còn cần thiết.”

5. Kho dầu và phi đội chiến đấu cơ của Putin bùng nổ trong một quả cầu lửa

Ký giả Iona Cleave của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Air Strike. Fireball explosions erupt as Ukraine strikes another Russian airfield in blitz on Putin’s fleet”, nghĩa là “Không kích. Vụ nổ tạo ra một cầu lửa khi Ukraine tấn công chớp nhoáng phi đội của Putin ở phi trường khác của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Vụ nổ trong đêm xảy ra tại một phi trường Nga sau một cuộc tấn công được cho là bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào phi đội chiến đấu cơ của Vladimir Putin.

Những đám khói và lửa dày đặc được nhìn thấy bốc lên từ phi trường Pskov ở miền Tây nước Nga sau cuộc tấn công dữ dội trên không.

Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin bốn máy bay vận tải chiến lược Il-76 và một kho dầu gần đó đã bị hư hại trong cuộc tấn công đêm qua cách Ukraine hơn 400 dặm hay 643km.

Căn cứ này được cho là nơi đặt sư đoàn không quân sẵn sàng chiến đấu nhất của Nga gần biên giới NATO.

Thống đốc vùng Pskov, Mikhail Vedernikov, xác nhận cuộc tấn công và tổn thất là 4 chiếc máy bay vận tải chiến lược Il-76.

Các vụ nổ và hỏa hoạn tiếp theo cũng được báo cáo ở vùng Tula và Bryansk.

Một trong những nhà máy điện vi mô lớn nhất của Nga, Kremniy El gần Bryansk, được cho là đã bị tấn công.

Nó đánh dấu cuộc tấn công táo bạo vào đêm khuya của Kyiv sâu trong phòng tuyến của đối phương trong những ngày gần đây.

Thứ Sáu tuần trước, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn ngoạn mục vào ban đêm bên trong lãnh thổ Nga nhằm vào một phi trường quân sự nơi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 của Putin đóng quân.

Lực lượng phòng không của Mạc Tư Khoa buộc phải làm việc quá giờ khi hỏa tiễn và máy bay không người lái kamikaze bay tới các địa điểm quan trọng gần thủ đô.

Ukraine bị cáo buộc đã bắn một hỏa tiễn S-200 được cải tiến đáng sợ để tấn công các máy bay ném bom quý giá của Putin đóng tại phi trường quân sự Shaykovka.

Hai phi trường quốc tế lớn của Mạc Tư Khoa – Vnukovo và Domodedovo – đã bị đóng cửa, dẫn đến sự gián đoạn đáng kể đối với các chuyến bay đến và đi.

Tuần trước, Ukraine đã tuyên bố các cuộc tấn công trước đó vào căn cứ không quân Shaykovka và Soltsy ở khu vực Novgorod, khiến hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 được đánh giá cao của Putin bị phá hủy.

Mặc dù các nguồn tin của Nga khẳng định nó chỉ bị “hư hỏng”, nhưng đoạn phim về vụ tấn công ngày 20/8 cho thấy chiếc máy bay mang hỏa tiễn hạt nhân tầm xa bị nhấn chìm trong một quả cầu lửa tàn khốc.

Các cuộc không kích của máy bay không người lái vào sâu bên trong nước Nga và thường nhắm vào thủ đô đã gia tăng kể từ khi hai máy bay không người lái bị phá hủy ở Điện Cẩm Linh vào đầu tháng 5.

Khi tháng 8 bắt đầu, hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã tấn công các tòa nhà chính phủ ở trung tâm Mạc Tư Khoa, giáng một đòn nặng nề vào Putin.

Một tuần sau, thủ đô lại chìm trong hỗn loạn hơn nữa khi các cuộc tấn công trên không của Ukraine lại tàn phá Mạc Tư Khoa một lần nữa.

Hai tuần trước, một vụ nổ lớn khác làm bừng sáng bầu trời thủ đô sau khi một máy bay không người lái lao qua một tòa nhà chỉ cách Điện Cẩm Linh ba dặm.

Cuộc tấn công diễn ra ngay sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử kamikaze của hải quân Ukraine vào cây cầu trị giá 3 tỷ bảng Anh yêu quý của Putin nối Crimea sáp nhập với Nga.

Ukraine thường không bình luận về việc ai đứng sau các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng các quan chức thường công khai bày tỏ sự hài lòng đối với họ.

Trong khi đó tại khu vực Kherson bị Nga tạm chiếm, Ukraine đã phá hủy một trạm radar trị giá 160 triệu bảng Anh của Nga bằng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ sản xuất.

Cảnh quay bằng máy bay không người lái ấn tượng đã ghi lại khoảnh khắc hệ thống radar ngoài đường chân trời ven biển Predel-E phát nổ thành từng mảnh vào hôm thứ Hai sau một cuộc tấn công chính xác của lực lượng Volodymyr Zelenskiy.

6. Các nhà nghiên cứu cho biết những dư luận viên ở Nga đang đổ lỗi cho phương Tây và bảo vệ Putin về cái chết của Prigozhin

Theo hai chuyên gia theo dõi hoạt động của những dư luận viên, một mạng lưới dư luận viên internet của Nga đã bắt đầu lan truyền các thông điệp trực tuyến đổ lỗi cho “đối phương từ phương Tây” về vụ tai nạn máy bay khiến ông chủ Wagner Yevgeny Prigozhin thiệt mạng vào tuần trước.

Prigozhin trước đây đã tăng cường sử dụng dư luận viên để đưa ra các thông điệp nhằm phá vỡ và phân cực các xã hội phương Tây. Cơ quan Nghiên cứu Internet có trụ sở tại St. Petersburg của anh ta đã tạo ra hàng trăm tài khoản giả trên mạng xã hội nhằm can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác, khiến Hoa Kỳ vào năm 2018 phải xử phạt Prigozhin vì can thiệp bầu cử.

Không rõ liệu Cơ quan Nghiên cứu Internet của Prigozhin có còn tồn tại hay không, đặc biệt là trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và cuộc binh biến ngắn ngủi do Prigozhin lãnh đạo vào cuối tháng 6. Nhưng hai nhóm nhà phân tích độc lập – Bot Blocker và Chef’s Trap – đã phân tích hàng chục tài khoản dư luận viên người Nga trên mạng xã hội Vkontakte và X, trước đây gọi là Twitter.

Người tạo ra Bot Blocker, không tiết lộ danh tính của mình vì lý do bảo mật, nói với CNN rằng ông “cực kỳ tin tưởng” rằng Prigozhin và các tổ chức của ông vẫn chịu trách nhiệm về các tài khoản dư luận viên cho đến khi ông qua đời.

CNN đã kiểm tra các tài khoản từ danh sách được Bot Blocker chia sẻ. Họ thống nhất truyền bá hai chủ đề: rằng Putin không có động cơ giết Prigozhin, vì cả hai được cho là đã giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc nổi dậy của Prigozhin, và cái chết được cho là của ông ta là do phương Tây, vì phản đối ảnh hưởng của nhóm lính đánh thuê Wagner ở Phi Châu.

Theo Bot Blocker, các tin nhắn mang những câu chuyện này bắt đầu xuất hiện vào khoảng 8 giờ tối theo giờ Mạc Tư Khoa ngày 23 tháng 8, trùng với thời điểm các kênh Telegram ủng hộ Wagner bắt đầu chia sẻ báo cáo về cái chết của Prigozhin.

Các bài đăng công khai có sẵn cho thấy những câu chuyện này vẫn đang được lan truyền tích cực

7. Quan chức cao cấp Ukraine nói quân đội Ukraine mất khoảng 40 máy bay không người lái mỗi ngày

Theo một quan chức cao cấp, lực lượng quốc phòng và an ninh Ukraine mất trung bình khoảng 40 đến 45 máy bay không người lái trinh sát mỗi ngày.

Yurii Shchyhol, nhà lãnh đạo Cơ quan Truyền thông Đặc biệt Nhà nước, cho biết trên truyền hình Ukraine hôm thứ Ba rằng con số này bao gồm “các máy bay không người lái Mavic, Matrice cơ bản nhất và máy bay không người lái chuyên nghiệp cỡ lớn do Ukraine và nước ngoài sản xuất”.

Shchyhol nói: “Cuộc chiến này đã thay đổi đường lối việc sử dụng máy bay không người lái. “Chúng được sử dụng để trinh sát tầm ngắn cũng như kiểm soát hỏa lực và máy bay không người lái tấn công được sử dụng để tiêu diệt nhân lực và thiết bị của đối phương.”

“Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng hết sức để cung cấp càng nhiều máy bay không người lái càng tốt. Chúng tôi mua hầu hết mọi thứ có sẵn trên thị trường”, ông nói.

Ông cho biết thêm: “Cho đến nay, hơn 22.000 máy bay không người lái tấn công đã được ký hợp đồng và khoảng 15.000 chiếc đã được chuyển giao cho Lực lượng Vũ trang Ukraine”.

Bên cạnh việc mua sắm của chính phủ, một số thực thể khác ở Ukraine đang quyên tiền để mua hàng trăm máy bay không người lái, nhiều chiếc trong số đó được cung cấp cho quân đội.

8. Ngoại trưởng Ukraine: Số phận của Prigozhin cho thấy các cuộc đàm phán hòa bình với Nga sẽ vô ích

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm thứ Ba cho biết số phận của nhà lãnh đạo Wagner Yevgeny Prigozhin chứng tỏ sự vô ích của các cuộc đàm phán hòa bình có thể xảy ra với Nga.

“Prigozhin đã xung đột với Putin,” Kuleba nói trong cuộc họp báo ở Paris cùng với người đồng cấp Pháp Catherine Colonna. “Họ đã đồng ý về việc bảo đảm an ninh, và sau đó Putin đã giết ông ấy. Không có lý do gì để tin rằng trong các cuộc đàm phán khác, Putin sẽ hành xử khác đi”.

Điện Cẩm Linh đã phủ nhận mọi liên quan đến vụ tai nạn máy bay khiến Prigozhin và các cấp phó khác của Wagner thiệt mạng.

Khi ở Paris, Kuleba cũng đã gặp một số công ty phức hợp công nghiệp quân sự hàng đầu của Pháp và thảo luận về “các dự án hợp tác và sản xuất cụ thể giữa Ukraine và Pháp”, ông cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.

9. Tang lễ riêng được tổ chức cho Prigozhin, theo một công ty mà ông sở hữu

Theo Concord Management, công ty mà Prigozhin sở hữu, đám tang của người sáng lập Wagner Yevgeny Prigozhin đã diễn ra “theo hình thức khép kín”.

Công ty không nêu rõ thời gian tang lễ diễn ra. Cơ quan báo chí của Concord cho biết thêm: “Những người muốn nói lời tạm biệt có thể đến thăm nghĩa trang Porokhovskoe” ở St. Petersburg.

Theo hãng truyền thông MSK1 của Nga, Prigozhin được chôn cất tại nghĩa trang vào khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương hôm thứ Ba.

“Đó là điều mà người thân mong muốn”, nghĩa trang trả lời câu hỏi của MSK1 về lý do nơi chôn cất không được thông báo trước đó.

Hãng tin độc lập của Nga Agentstvo đưa tin có khoảng 30 người tham dự lễ tang. CNN không thể xác minh báo cáo.

Theo một nhân viên của nghĩa trang, Agentstvo báo cáo rằng “không có người nào mặc quân phục tại buổi lễ”.

Nhân viên nói: “Có khoảng 20 đến 30 người. Chỉ có họ hàng thôi, tôi biết họ. Buổi lễ diễn ra trong 40 phút. Tất cả đều mặc quần áo dân sự.”

“Tôi không nhìn thấy quân đội. Tôi đã làm trong ngành hơn 30 năm, đối với tôi không có gì khác thường cả, chỉ là một đám tang VIP. Họ không phải là người đầu tiên và rất có thể không phải là người cuối cùng”, nhân viên này nói.

Video và hình ảnh cho thấy Prigozhin dường như đã được chôn cất bên cạnh cha mình. Các hình ảnh được CNN phân tích cho thấy một tấm bia bên cạnh khu mộ của Prigozhin có dòng chữ: “Viktor Evgenievich Prigozhin 1935-1970”. Người ta đã biết rằng cha anh qua đời khi Prigozhin vẫn còn là một cậu bé.

Nghĩa trang là một nghĩa trang cũ, nhỏ, bị đóng cửa một phần ở ngoại ô phía đông bắc thành phố.

Thêm thông tin cơ bản: Prigozhin được các nhà điều tra Nga xác nhận đã chết hôm Chúa Nhật. Anh ta nằm trong số 10 người thiệt mạng khi máy bay của họ bị rơi vào tuần trước.

Vụ tai nạn xảy ra đúng hai tháng sau khi Prigozhin - người từng được mệnh danh là “đầu bếp riêng” của Tổng thống Vladimir Putin – lãnh đạo một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại nhà lãnh đạo Nga. Prigozhin, người có các chiến binh đã mang về những chiến thắng hiếm hoi cho Điện Cẩm Linh trên chiến trường, đã chỉ trích giới lãnh đạo quân đội nước này về cách họ giải quyết cuộc chiến Ukraine.

Điện Cẩm Linh cho biết các quyết định về việc chôn cất Prigozhin sẽ do gia đình ông đưa ra và đó sẽ là một vấn đề riêng tư. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã loại trừ khả năng ông Putin sẽ tham dự lễ tang của Prigozhin.

Hôm thứ Ba, lễ tang của Valeriy Chekalov, người tổ chức hậu cần cho Wagner, đã được tổ chức tại nghĩa trang Severnoye ở St. Petersburg, theo nhiều phương tiện truyền thông. Trước đó, một nhóm CNN đã nhìn thấy cảnh sát bảo vệ và chặn đường gần một nghĩa địa khác của thành phố – nghĩa trang Serafimovskoye – trong bối cảnh có suy đoán rằng việc chôn cất Prigozhin có thể diễn ra ở đó.

10. Thống đốc Nga cho biết một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn xuyên biên giới của Ukraine đã dẫn đến tử vong

Thống đốc vùng Bryansk của Nga cho biết một vụ bắn hỏa tiễn xuyên biên giới của Ukraine đã khiến một số người thiệt mạng, trong đó có một trẻ em.

Thống đốc Alexander Bogomaz cho biết trên Telegram rằng quân đội Ukraine đã bắn vào làng Klimovo bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.

“Theo thông tin ban đầu, rất tiếc có người tử vong, trong đó có một trẻ em. Hậu quả của vụ pháo kích là 5 thường dân, bao gồm cả trẻ em, bị thương”, ông nói và cho biết thêm các tòa nhà trường học và một số tòa nhà hành chính bị hư hại cũng như các cơ sở dân cư bị phá hủy.

11. Quan chức cho biết các cuộc di tản đang được tiến hành ở các khu vực gần tiền tuyến của khu vực phía nam Zaporizhzhia

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết việc di tản bắt buộc trẻ em khỏi một số khu định cư gần tiền tuyến đang được tiến hành.

“Có 54 trẻ em và 67 thành viên gia đình đi cùng. Tức là 121 người cần phải di tản. Điều này bao gồm một khu định cư ở quận Vasylivka và bốn khu định cư ở quận Polohy. Đây sẽ là một cuộc di tản bắt buộc bắt buộc”, Vereshchuk nói.

“Trung bình có 90 đến 120 cuộc tấn công mỗi ngày và đây là những khu định cư thường xuyên bị hỏa hoạn. Cô cho biết thêm, do chiến dịch thông tin được tiến hành liên tục của chúng tôi không mang lại kết quả - và do sự vô ý thức và sơ suất của cha mẹ, trẻ em phải chịu thiệt hại trước hết - nên chúng tôi quyết định rằng nên đưa ra quyết định di tản bắt buộc.

Trong vài tuần qua, CNN đưa tin về các dấu hiệu cho thấy lực lượng Ukraine đã xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga dọc theo một phần tiền tuyến phía nam ở khu vực Zaporizhzhia và đang mở rộng một mũi nhọn về phía thị trấn chiến lược Tokmak, đồng thời đẩy mạnh các cuộc tấn công vào Crimea bị Nga tạm chiếm.

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết đã đạt được thành công ở hai khu vực – về phía làng Novoprokopivka và xa hơn về phía đông theo hướng một khu định cư nhỏ khác, Ocheretuvate.
 
Các GM Nhật Bản phản đối việc xả nước Fukushima. Một số người trẻ dự WYD không về nước
VietCatholic Media
05:05 30/08/2023


1. Các giám mục Nhật Bản phản đối việc xả nước Fukushima

Trong một tuyên bố được đưa ra gần đây bởi Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục, Giáo Hội Công Giáo Nhật Bản đã nhắc lại sự phản đối của mình đối với quyết định của chính phủ Kishida xả ra biển lượng nước dùng để làm mát lõi của nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Tokyo sau vụ tai nạn năm 2011.

Hoạt động này, được công bố cách đây ít lâu, bắt đầu vào thứ Tư ngày 24 tháng 8 và, bất chấp sự trấn an của chính phủ Tokyo - được củng cố bởi sự chứng thực của Cơ quan Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA - nó đang làm dấy lên những phản đối mạnh mẽ ở các khu vực rộng lớn ở Á Châu-Thái Bình Dương.

Hôm qua TEPCO - công ty quản lý nhà máy - đã công bố dữ liệu đầu tiên về các mẫu nước được lấy ở 10 địa điểm khác nhau, cách nhà máy Fukushima 3 km, cho thấy không có lượng đáng kể tritium.

TEPCO sẽ công khai những kết quả này hàng ngày trong khoảng một tháng. Các dữ liệu khác liên quan đến những phát hiện tương tự sẽ được Bộ Môi trường Tokyo công bố hàng tuần trong khoảng ba tháng.

Dù vậy, những lời trấn an này đang bị phản đối mạnh mẽ bởi một số tiếng nói của xã hội dân sự Nhật Bản, bao gồm cả Giáo Hội Công Giáo vốn đã lên tiếng về vấn đề này hai năm trước, trong một tài liệu chung được ký cùng với các giám mục Hàn Quốc.

Các ngài viết: “Chính phủ nên khiêm tốn lắng nghe những phản đối của người dân địa phương, ngư dân, người dân Đông Á, Thái Bình Dương và những người khác trong và ngoài nước,” đồng thời đi sâu vào chi tiết về các vấn đề được nêu ra. Chính phủ cho biết tritium, một hạt nhân phóng xạ có trong nước đã qua giải quyết tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của TEPCO, tồn tại trong tự nhiên và được thải ra từ tất cả các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, không chỉ riêng Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tuy nhiên, người ta đã nhấn mạnh rằng tritium đi vào cơ thể sinh vật sống sẽ được tế bào hấp thụ trong thời gian dài. Nó tích lũy và tập trung trong chuỗi thức ăn. Vì vậy, tritium không thể được thải ra biển vì bất kỳ lý do gì”.

Hơn nữa, các giám mục nhấn mạnh tính đặc thù của các vùng nước này so với các vùng nước của các nhà máy khác, bởi vì ở Fukushima chúng “tiếp xúc trực tiếp với các mảnh vụn của nhiên liệu nóng chảy” do tai nạn.

Đối với luận điểm cũng được IAEA ủng hộ, theo đó chất phóng xạ còn sót lại trong nước đã giải quyết của nhà máy TEPCO đã được pha loãng đủ mức, Ủy ban Công lý và Hòa bình trả lời rằng “không chỉ nồng độ mới quan trọng. Vấn đề là nước sẽ được thải ra đại dương trong bao lâu, cuối cùng bao nhiêu chất phóng xạ sẽ được thải ra và nó sẽ gây ô nhiễm bao nhiêu.”

“Tất cả sự tàn phá môi trường đều là một vấn đề xuất phát từ sự sơ suất của chúng ta khi tin rằng một lượng nhất định là có thể chấp nhận được. Quyết tâm của chúng tôi không bao giờ cho phép hành động quá đáng này có thể coi là biện minh được về mặt đạo đức và trách nhiệm đối với trái đất ngày mai và trẻ em tương lai. Giáo Hội Công Giáo tin rằng thế giới này được Thiên Chúa tạo ra để trở nên vô cùng tốt đẹp. Mọi thứ Chúa tạo ra đều được kết nối và cần đến nhau. Với tư cách là người bảo vệ mối liên hệ này, chúng tôi, Hội đồng Công lý và Hòa bình Nhật Bản, phản đối mạnh mẽ việc chính phủ xả nước đã qua giải quyết ra đại dương.”

2. Kitô hữu ngày càng xuất cư khỏi Syria

Số tín hữu Kitô tại Syria ngày càng suy giảm vì nhiều người xuất cư ra nước ngoài: trong vòng 12 năm qua từ 2011, tỷ lệ Kitô hữu ở nước này giảm từ 6 xuống còn 2% dân số toàn quốc như hiện nay.

Ông Matthias Vogt, chuyên gia về Trung Đông, Tổng thư ký Hiệp hội Đức về Thánh địa bày tỏ lo âu như trên, trong cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí “Missio magazin”, xuất bản tại thành phố Munich nam Đức, hôm 25 tháng Tám.

Theo ông, sự thay đổi chế độ ở Syria đã không diễn ra như nhiều nước Tây phương mong muốn. Vụ động đất dữ dội hồi đầu năm nay ở Syria đã trở thành cơ hội để nhiều nước bình thường hóa quan hệ với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Các cuộc xung đột ở mặt trận ngưng lại, nhưng đó là tình trạng không có chiến tranh cũng chẳng có hòa bình. Tình trạng các quyền con người vẫn tiếp tục xấu đi; các nhóm đối lập liên tục bị bách hại. Mọi người đều nói về tình trạng kinh tế cam go: “Các giám mục nói về ‘quả bom nghèo đói’, đang đổ trên đầu dân chúng. Nhiều người không còn biết làm thế nào để kiếm lương thực hằng ngày. Theo phân tích của ông Vogt, các biện pháp cấm vận của Mỹ và Liên hiệp Âu châu cũng là một trong những nguyên do đưa tới tình trạng hiện nay ở Syria. Tuy các biện pháp đó có ảnh hưởng đến chính quyền và những người kiếm được lợi lộc từ chế độ này, nhưng điều hiển nhiên là chính sách cấm vận ấy cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế ở Syria.

Trả lời về những trách cứ, theo đó các cộng Kitô ở Syria quá gần gũi với chế độ của Tổng thống Assad, ông Vogt cho biết cc tín hữu Kitô chỉ có rất ít những chọn lựa khác: “Dĩ nhiên, các nhóm dân thiểu số luôn lệ thuộc nhiều nơi sự ổn định. Nhất là khi các tín hữu Kitô bị những thành phần Hồi giáo cực đoan đe dọa. Các Giáo hội địa phương thường phải thỏa hiệp hoặc nhiều khi cộng tác với chế độ tới mức độ nào đó để có thể cung cấp trợ giúp nhân đạo hầu có thể sống còn”.

Syria là một trong ba nước được chọn làm những nước tiêu biểu trong tháng Truyền giáo, tháng Mười tới đây ở Đức. Tổ chức Missio ở Munich mời các khách mời đến từ Ai Cập, Syria và Liban đến thuyết trình ở Đức trong tháng Truyền giáo sắp tới. Tháng này năm nay có chủ đề là: “Các con là muối đất”. Giáo phận đối tác là Giáo phận Speyer, nơi sẽ diễn ra lễ kết thúc tháng Truyền giáo, vào ngày Chúa nhật, 22 tháng Mười năm nay”.

3. Một số người trẻ dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Bồ Đào Nha không về nước

Hôm 23 tháng Tám vừa qua, giáo quyền Công Giáo tại nước Guinea-Bissau bên Phi châu xác nhận có hơn 50 người trẻ Công Giáo nước này đến Lisbon, Bồ Đào Nha để tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ tại đây, nhưng đã trốn ở lại và không về nước.

Hai giáo phận Bafatá và Bissau đã tuyên bố như trên với hãng tin Lusa, Bồ Đào Nha và nói rằng dường như một số tham dự viên đó đã tách rời khỏi các nhóm của họ sau khi đến Lisbon.

Mặt khác, mạng thông tin “cư dân Bồ Đào Nha?” (Portugalresiden.com) trích thuật nguồn tin của cảnh sát Bồ Đào Nha, nói rằng có hàng ngàn người đến nước này để tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ, từ ngày 01 đến ngày 06 tháng Tám, đã ở lại Bồ Đào Nha bất hợp pháp, thay về trở về nước của họ.

Một nguồn tin khác cho biết có khoảng 200 người trẻ từ Cabo Verde, một quốc đảo ở Phi châu, và Angola, hai nước cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, tuy có ghi danh để tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ, nhưng khi đến nơi họ không tham dự các sinh hoạt này. Trong số khoảng 200 người ấy, có 168 người Cabo Verde và phần còn lại là người Angola.

Theo Sở ngoại kiều và Biên giới (SEF) của Bồ Đào Nha, sự biến mất của những người ngoại quốc vào nước Bồ Đào Nha để dự Ngày Quốc tế Giới trẻ là “một đe dọa đáng kể” đối với đất nước Bồ Đào Nha. Họ tin rằng những người trẻ ấy không trở về nước, vì họ muốn tìm cơ may tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Phần lớn những người trẻ đến từ Thế giới thứ ba vào Bồ Đào Nha để dự Ngày Quốc tế Giới trẻ, được cấp thị thực ngắn hạn, từ 18 đến 23 ngày. Điều này có nghĩa là tất cả những người không trở về nước, sau khi thị thực hết hạn, đều bị coi là ở lại bất hợp pháp trên lãnh thổ Bồ Đào Nha.

Các giới chức an ninh đó cho biết đang tiếp tục điều tra về vụ này, nhưng thật khó biết chính xác con số người trẻ ở lại Bồ Đào Nha là bao nhiêu.

Hiện tượng có những người trẻ ghi danh dự Ngày Quốc tế Giới trẻ và ở lại không về nước là điều vẫn thường xảy ra từ trước đến nay. Ví dụ, trong dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Toronto, Canada năm 2002, 200 người trẻ Cuba trong phái đoàn được Hội đồng Giám mục Cuba bảo trợ đã trốn ở lại, hoặc tại Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Madrid, Tây Ban Nha năm 2011, cũng có một số người trẻ Việt Nam đã trốn ở lại.

Từ những kinh nghiệm trên đây, trong dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Lisbon vừa qua, các sứ quán Bồ Đào Nha đã hạn chế rất nhiều việc cấp thị thực nhập cảnh cho những người trẻ ở các nước nghèo, như mới đây hơn 100 người trẻ Pakistan đã ghi danh tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ, như những người thiện nguyện, nhưng đơn xin thị thực của họ bị Đại sứ quán Bồ Đào Nha bác bỏ.
 
Tấn công đồng loạt 6 khu vực Nga. Thanh lý: Trực thăng Nga chở 3 nhân vật cao cấp FSB nổ giữa trời
VietCatholic Media
17:40 30/08/2023
1. Trực thăng Mi-8 chở các nhân vật cao cấp FSB gặp nạn

Boris Bondarev, người từng giữ một chức vụ ngoại giao tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở Geneve từ năm 2002 đến năm 2022, nói với Newsweek rằng Putin thích hành xử như một bố già mafia hơn là như một vị Tổng thống. Với những nhân vật đối lập hay những người ông ta không thích, ông ấy ném người ta xuống cửa sổ hơn là đưa ra tòa xét xử. Trong một diễn biến mới nhất, một số nhân vật trong Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, vừa tử nạn trong một tai nạn máy bay trực thăng, như cách thức trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã qua đời.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “FSB Mi-8 Helicopter Crashes in Central Russia, Killing Three”, nghĩa là “Trực thăng Mi-8 của FSB gặp nạn ở miền Trung nước Nga, 3 người thiệt mạng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Một chiếc trực thăng Mi-8 của Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, đã rơi xuống một thị trấn ở miền trung nước Nga, khiến 3 người thiệt mạng.

Chính quyền địa phương hôm thứ Ba cho biết chiếc máy bay bị rơi gần làng Prudny ở vùng Chelyabinsk của Nga, xác nhận các báo cáo trước đó từ mạng truyền hình Nga REN TV và kênh Telegram Baza của Nga, được liên kết với các cơ quan an ninh của Nga.

Phát ngôn nhân của cơ quan dịch vụ khẩn cấp nói với hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti rằng chiếc trực thăng đã bị rơi “trong một chuyến bay theo kế hoạch”, khiến 3 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Alexey Teksler, thống đốc vùng Chelyabinsk, cũng cho biết 3 người đã thiệt mạng trong vụ việc, mặc dù các báo cáo ban đầu từ kênh Telegram của Nga cho biết 4 người trên trực thăng đã thiệt mạng.

“Người dân, các tòa nhà dân cư không bị ảnh hưởng. Các dịch vụ đặc biệt đang làm việc tại hiện trường”, ông nói trên Telegram.

Baza đã công bố một đoạn video được cho là do một nhân chứng ghi lại và tuyên bố đã nhìn thấy vụ tai nạn trực thăng. “Trên tàu có 4 người. Theo dữ liệu sơ bộ, tất cả đều đã chết”, kênh này đưa tin.

Newsweek không thể xác minh độc lập tính xác thực của video và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Tin tức này xuất hiện chưa đầy một tuần sau cái chết của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin. Anh ta được tin là có mối quan hệ gần gũi với FSB.

Nó cũng xảy ra vài ngày sau khi Ukraine cho biết họ đã dụ một phi công Nga chỉ huy trực thăng vận tải tấn công Mi-8 AMTSh hạ cánh xuống lãnh thổ Ukraine và máy bay đã bị tịch thu.

Mi-8 AMTSh là phiên bản tấn công bọc thép của trực thăng Mi-8AMT và chủ yếu được sử dụng để chở quân và hàng hóa. Nó mang theo một số vũ khí tấn công mặt đất và có thể hoạt động vào ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.

Thiếu tướng Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine, gọi tắt là GUR, nói với Đài Âu Châu Tự do được Mỹ tài trợ rằng chiếc trực thăng hiện đang ở Kyiv, đồng thời gọi hoạt động này là hoạt động đầu tiên thành công trong lịch sử Ukraine.

Và vào cuối tháng 7, một chiếc trực thăng Mi-8 khác được cho là đã bị rơi ở Altai, Cộng hòa Nga ở miền nam Siberia. Nhà chức trách cho biết dây điện đã khiến Mi-8 không thể hạ cánh và Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết 4 người thiệt mạng và 10 người bị thương.

Những số liệu công khai cho thấy Nga đã mất một số máy bay trực thăng kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin xâm chiếm nước láng giềng Ukraine hơn 18 tháng trước.

Hãng tin nguồn mở Oryx của Hà Lan cho biết, kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Nga đã mất ít nhất 103 máy bay trực thăng, trong đó 89 chiếc bị phá hủy, 12 chiếc bị hư hỏng và 2 chiếc bị bắt.

Trong khi đó, số liệu do Bộ Tổng tham mưu Ukraine công bố hôm thứ Ba cho thấy tổng số trực thăng Nga bị phá hủy kể từ khi chiến tranh bắt đầu là 316. Các nguồn độc lập đưa ra những con số thận trọng hơn so với Kyiv và Nga không công bố số liệu về tổn thất quân sự của mình.

2. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái được báo cáo ở sáu khu vực của Nga

Bộ Quốc phòng Nga đã báo cáo những gì họ nói là máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào sáu khu vực của Nga vào đầu giờ thứ Tư trong cuộc tấn công dường như là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất trên đất Nga kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Theo phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, máy bay không người lái tấn công một phi trường ở vùng Pskov phía tây và bị bắn hạ trên các vùng Mạc Tư Khoa, Oryol, Bryansk, Ryazan và Kaluga.

Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin, dẫn lời các quan chức tình trạng khẩn cấp, cuộc tấn công ở Pskov đã gây ra một vụ cháy lớn và 4 máy bay vận tải Il-76 bị hư hại.

Thống đốc vùng Pskov Mikhail Vedernikov đã ra lệnh hủy tất cả các chuyến bay đến và đi từ phi trường Pskov hôm thứ Tư với lý do cần phải đánh giá thiệt hại vào ban ngày.

Những đoạn phim và hình ảnh đăng trên mạng xã hội qua đêm cho thấy khói cuồn cuộn bao trùm thành phố Pskov và một ngọn lửa lớn. Vedernikov cho biết không có thương vong và đám cháy đã được khống chế.

Nga cho biết máy bay không người lái của Ukraine đã cố gắng tấn công một tháp truyền hình ở khu vực Bryansk, theo Reuters. Không có thương vong nào được báo cáo.

Thống đốc khu vực, Aleksandr Bogomaz, được cho là đã đăng lên mạng xã hội rằng hai máy bay không người lái đã bị chặn trên đường tới tháp truyền hình.

Những tuyên bố này vẫn chưa được xác minh độc lập.

Cũng vào sáng sớm thứ Tư, thống đốc địa phương Mikhail Razvozhayev do Mạc Tư Khoa bổ nhiệm đã được Tass dẫn lời nói rằng lực lượng phòng thủ của Nga đã đẩy lùi một “cuộc tấn công bằng thuyền không người lái trên biển” gần Vịnh Sevastopol ở Crimea.

Sevastopol là căn cứ của hạm đội Hắc Hải của Nga.

“Các lực lượng chống tàu ngầm… đã hoàn thành công việc của họ,” Razvozhayev nói mà không đưa ra thông tin chi tiết.

3. Lính Dù Nga tăng viện cho chiến trường miền Nam vội vã bỏ chạy

Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov nói rằng sáng sớm thứ Tư một trong những máy bay của họ đã phá hủy 4 tàu cao tốc Ukraine chở tới 50 lính dù trong một chiến dịch trên Hắc Hải.

“Vào ngày 30 tháng 8, vào khoảng 0 giờ Mạc Tư Khoa, một máy bay hàng không hải quân của Hạm đội Hắc Hải đã phá hủy 4 tàu quân sự tốc độ cao cùng các nhóm quân nhân thuộc lực lượng hoạt động đặc biệt Ukraine với tổng số lên tới 50 người,” Konashenkov nói.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 30 tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, nhận định rằng đó là chiến thắng giả do Konashenkov chế ra.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết lực lượng phòng vệ Ukraine tiếp tục thực hiện các hoạt động tấn công ở phía nam thành phố Bakhmut.

“Lực lượng Phòng vệ Ukraine tiếp tục thực hiện các hoạt động tấn công theo hướng Bakhmut và Melitopol. Theo hướng Novodanylivka, Novoprokopivka, Mala Tokmachka và Verbove. Họ đã có được những thành công và có được chỗ đứng trên những chặng đường đã đạt được. Họ liên tục pháo lên các mục tiêu đã xác định của kẻ thù, và thực hiện các biện pháp phản pháo. Trên hướng Bakhmut, lực lượng phòng vệ tiếp tục thực hiện các hoạt động tấn công ở phía nam thành phố Bakhmut. Họ đã giành được chỗ đứng trên các ranh giới đã đạt được”

Ông lưu ý rằng kẻ thù đã tiến hành các hoạt động tấn công không thành công ở các khu vực Krasnohorivka và Maryinka thuộc vùng Donetsk. Hơn nữa, lực lượng phòng thủ tiếp tục kìm hãm bước tiến của quân Nga theo các hướng Kupyansk, Lyman và Bakhmut.

Các đơn vị của Sư đoàn 76 Dù Nga từ khu vực Kreminna đã được đến khu vực phía Nam Robotyne vừa được giải phóng. Trong ngày đầu giao tranh, lính Dù Nga đã bỏ chạy để lại một con số khổng lồ lên đến 44 xe chuyển quân và 26 hệ thống pháo cùng hàng chục xe thiết giáp.

Trong 24 giờ qua, 570 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 9 xe tăng, 17 xe thiết giáp, 26 hệ thống pháo, và 44 xe chuyển quân và nhiên liệu.

Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 30 Tháng Tám, 262.410 quân nhân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 315 máy bay chiến đấu, 316 trực thăng, 4.423 xe tăng, 4.395 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 8.596 xe thiết giáp, 1.419 hỏa tiễn hàng trình, 5.476 hệ thống pháo binh, 18 tàu chiến, 733 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 7.953 xe chuyển quân và nhiên liệu, 500 hệ thống phòng không, và 825 thiết bị chuyên dụng.

4. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nhận định về cuộc chiến trên không giữa Nga và Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Błaszczak nhận xét rằng sáng thứ Tư 30 Tháng Tám, Nga đã hứng chịu một cuộc tấn công trên không lớn nhất từ đầu cuộc xâm lược bắt đầu từ ngày 24 tháng Hai, 2022.

Trong khi đó, Ukraine cũng phải hứng chịu một cuộc tấn công tàn khốc nhất từ mùa xuân cho đến nay “cuộc chiến trên không giờ đây thực sự mang tính có qua có lại, ăn miếng trả miếng”.

“Đó là một đêm dài. Nhưng hãy nghĩ đến sự kiện là phía Ukraine chỉ dựa vào các hệ thống do Ukraine sản xuất, thì thật phi thường. Nga đã mất đi thế chủ động và khả năng định hình các diễn biến trên mọi lĩnh vực. Ukraine đang giành được cả hai.”

5. Nga tấn công vào Kyiv tàn bạo nhất kể từ mùa xuân

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết thi thể của hai người được tìm thấy trong một tòa nhà không phải khu dân cư và một người bị thương do mảnh kính vỡ.

“Kyiv chưa từng trải qua một cuộc tấn công mạnh mẽ như vậy kể từ mùa xuân. Đối phương đã phát động một cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn bằng cách sử dụng máy bay không người lái và hỏa tiễn”, Tướng Serhiy Popko nói.

Ông nói rằng lúc đầu, một số nhóm máy bay không người lái đang hướng tới Kyiv từ các hướng khác nhau. Nga sau đó phóng hỏa tiễn từ máy bay chiến lược Tu-95…

Chính quyền Kyiv cho biết một số tòa nhà đã bị hư hại do mảnh vỡ trong khi các quan chức ở khu vực Kyiv báo cáo rằng 6 ngôi nhà riêng bị hư hại do mảnh hỏa tiễn và một số người bị thương.

Mykhailo Podolyak, cố vấn cao cấp của tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, đã nhận định như sau:

Cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn của Liên bang Nga bao gồm hỏa tiễn hành trình và máy bay không người lái Shaheds vào Kyiv hôm thứ Tư chắc chắn là một cuộc tấn công có chủ ý nhằm vào dân thường.

Động cơ là trả thù cho những tai nạn ngày càng gia tăng ở chính Liên bang Nga; thất bại ở tiền tuyến; hận thù dân tộc và nỗ lực đe dọa tâm lý.

Không còn nghi ngờ gì nữa, một cuộc tấn công kiểu này được coi là hành động khủng bố, do một nhóm người có âm mưu trước đó nghĩ ra, tính toán trước và thực hiện.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Tư 30 tháng Tám, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết Ukraine bắn hạ 28 hỏa tiễn và 15 máy bay không người lái trong đêm.

“Trên khắp Ukraine, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ tất cả 28 hỏa tiễn của Nga và 15 trong số 16 máy bay không người lái được phóng qua đêm,” ông nói.

Chính quyền Ukraine cho biết ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 2 người bị thương trong vụ tấn công ở Kyiv vào sáng thứ Tư. Một số người cũng bị thương ở khu vực ngoại ô Kyiv.

6. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh

Trong bản cập nhật tình báo mới nhất, Bộ Quốc phòng Anh cho biết tỷ lệ kết án cao đối với binh lính Nga từ chối chiến đấu chứng tỏ tinh thần kém cỏi trong quân đội Nga và sự miễn cưỡng tham gia chiến đấu của một số thành phần trong quân đội.

Vào ngày 25 tháng 8 năm 2023, hai binh sĩ Nga đã bị tòa án quân sự kết án ít nhất hai năm tại tù giam vì từ chối tuân theo lệnh quay trở lại mặt trận ở Ukraine.

Vào ngày 18 tháng 7 năm 2023, hãng tin Mediazona đưa tin rằng Nga đang kết án gần 100 binh sĩ mỗi tuần vì từ chối chiến đấu. Nếu xu hướng này tiếp tục, mỗi năm sẽ có khoảng 5.200 người bị kết án vì từ chối chiến đấu.

Tỷ lệ kết án cao chứng tỏ tinh thần yếu kém trong Quân đội Nga và sự miễn cưỡng chiến đấu của một số thành phần.

Việc từ chối chiến đấu có thể phản ánh tình trạng thiếu huấn luyện, động lực và căng thẳng cao độ mà các lực lượng Nga phải đối mặt dọc toàn bộ chiến tuyến Ukraine.

Mặc dù một số binh sĩ đã từ chối chiến đấu và tỷ lệ tiêu hao vẫn ở mức cao, Nga rất có thể sẽ bù đắp tổn thất của họ bằng cách đưa một lượng lớn binh sĩ được huấn luyện kém ra tiền tuyến.

Kể từ khi Nga huy động một phần vào tháng 9 năm 2022, Nga đã điều chỉnh đường lối chiến tranh bằng cách sử dụng khối lượng lớn cho các hoạt động tấn công và phòng thủ.

7. Hai người thiệt mạng do mảnh vỡ rơi trong vụ tấn công hỏa tiễn vào Kyiv

Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về các cuộc tấn công vào Kyiv, qua AFP:

Hai người đã thiệt mạng do các mảnh vỡ rơi xuống sau một cuộc tấn công hỏa tiễn vào Kyiv, chính quyền quân sự địa phương cho biết hôm thứ Tư.

Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết “Do các mảnh vỡ rơi xuống quận Shevchenkivskyi của Kyiv... 2 người đã chết, theo báo cáo ban đầu”.

Ông cho biết thêm một người khác bị thương và đang được hỗ trợ y tế.

Ông cho biết thêm “hai người đàn ông đã chết được tìm thấy” trong một tòa nhà không có dân cư ở quận Shevchenkivskyi.

Ông không nói rõ họ chết như thế nào cũng như liệu họ có phải là hai người trước đó được chính quyền quân sự thành phố báo cáo hay không.

Chính quyền quân sự khu vực trước đó đã cảnh báo về một cuộc tấn công hỏa tiễn và cho biết lực lượng phòng không đang hoạt động.

Một phóng viên AFP đã nghe thấy ít nhất ba tiếng nổ lớn ở trung tâm Kyiv vào khoảng 5 giờ sáng giờ địa phương.

Popko cho biết rằng các dịch vụ khẩn cấp cũng đã được triển khai tới quận Darnytskyi phía nam, nơi các mảnh vỡ rơi xuống một tòa nhà thương mại.

8. Nga sẽ không điều tra vụ tai nạn Prigozhin theo luật pháp quốc tế

Nga đã thông báo cho cơ quan điều tra máy bay của Brazil rằng “vào lúc này” họ sẽ không điều tra vụ tai nạn của máy bay phản lực Embraer do Brazil sản xuất khiến trùm lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin thiệt mạng. Cơ quan này của Brazil nói với Reuters hôm thứ Ba và nhấn mạnh rằng lẽ ra họ phải mở cuộc điều tra theo các quy định quốc tế.

Prigozhin, hai cấp phó thuộc Tập đoàn Wagner của ông và bốn vệ sĩ nằm trong số 10 người thiệt mạng khi chiếc Embraer Legacy 600 bị rơi ở phía bắc Mạc Tư Khoa vào tuần trước.

Ông qua đời hai tháng sau khi tổ chức một cuộc binh biến ngắn chống lại cơ quan quốc phòng Nga. Cuộc binh biến này là thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của Tổng thống Vladimir Putin kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 1999.

Cảnh sát canh gác ở lối vào nghĩa trang Porokhovskoye ở St. Petersburg, Nga, Thứ Ba, ngày 29 tháng 8 năm 2023 sau lễ tưởng niệm thủ lĩnh lính đánh thuê Yevgeny Prigozhin, người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay vào tuần trước trong bối cảnh Nga đang tham chiến ở Ukraine.

Trung tâm Nghiên cứu và Phòng ngừa Tai nạn Hàng không của Brazil, gọi tắt là Cenipa, cho biết vì lợi ích cải thiện an toàn hàng không họ sẽ tham gia cuộc điều tra do Nga dẫn đầu nếu được mời và cuộc điều tra được tiến hành theo quy định quốc tế.

Cơ quan hàng không Nga không bắt buộc phải đồng ý với Cenipa, nhưng một số nhà điều tra trước đây nói rằng nên làm như vậy, vì Mỹ và các chính phủ phương Tây khác nghi ngờ Điện Cẩm Linh đứng sau vụ tai nạn của chiếc Embraer Legacy 600, vốn có hồ sơ an toàn tốt. Điện Cẩm Linh phủ nhận mọi liên quan.

9. Putin hứng chịu đêm bị bắn phá tồi tệ nhất kể từ cuộc xâm lược

Ba ký giả Iona Cleave, Olivia Burke và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Drone Wars. Moment Ukraine drone strikes wipe out 2 Russian military jets as Putin suffers worst night of bombardment since invasion.” nghĩa là “Cuộc chiến bằng máy bay không người lái. Khoảnh khắc máy bay không người lái Ukraine tấn công quét sạch 2 máy bay phản lực quân sự của Nga khi Putin hứng chịu đêm bị bắn phá tồi tệ nhất kể từ cuộc xâm lược.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.

Vladimir Putin đã trải qua đêm bị oanh tạc tồi tệ nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu khi Ukraine thực hiện một cuộc tấn công kịch tính bằng máy bay không người lái.

Vụ nổ xảy ra tại phi trường Pskov ở miền Tây nước Nga khi Kyiv được cho là đã tấn công vào một phi đội chiến đấu cơ của bạo chúa trong đêm.

Những đám khói và lửa dày đặc bốc lên không trung khi ít nhất 4 chiếc máy bay quý giá của Putin bị nổ tung trong màn phô diễn sức mạnh ngoạn mục của Ukraine.

Đoạn phim cho thấy khoảnh khắc máy bay không người lái cảm tử kamikaze phá hủy hai máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76, gây ra một quả cầu lửa khổng lồ.

Hai chiếc khác bị hư hại trong cuộc tấn công dữ dội từ trên không vào phi trường, gần biên giới NATO của Nga với Estonia và Latvia.

Các máy bay này được sử dụng để vận chuyển thiết bị quân sự và quân đội tới vùng chiến sự.

Theo nguồn tin ủng hộ chiến tranh của Nga, Romanov Light, các cuộc tấn công bao gồm một cuộc tấn công trực tiếp vào đơn vị quân đội thuộc lữ đoàn 2 của lực lượng đặc biệt tình báo quân sự GRU, đang chìm trong biển lửa.

Trung đoàn Hàng không Vận tải 334 của Nga được trang bị máy bay Il-76, đóng quân tại phi trường Pskov.

Phương tiện truyền thông địa phương đưa tin một kho dầu gần đó cũng bị hư hại trong cuộc tấn công đêm qua cách Ukraine hơn 400 dặm.

Các quan chức thông báo Sân bay Pskov - một căn cứ không quân quân sự kiêm phi trường dân sự - sẽ đóng cửa trong suốt ngày thứ Tư để đánh giá thiệt hại.

Căn cứ này được cho là nơi đặt sư đoàn không quân sẵn sàng chiến đấu nhất của Nga gần biên giới NATO.

Một nguồn tin của Bộ Tình trạng khẩn cấp cho biết: “Do một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, 4 máy bay Il-76 đã bị hư hại. Một đám cháy bùng phát. Hai chiếc máy bay bị nhấn chìm trong biển lửa.”

Có tới 20 máy bay không người lái được cho là đã tấn công Pskov.

Cuộc tấn công ở phía tây bắc nước Nga cách lãnh thổ Ukraine gần nhất gần 500 dặm hay 800km, cho thấy một bước tiến mới của Kyiv trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của mình.

Pskov là một thành phố quân sự quan trọng và là nơi đồn trú của những lính dù tinh nhuệ nhất đất nước, những người đã tham gia vào cuộc xâm lược Ukraine bất hợp pháp của Putin.

Thống đốc khu vực, Mikhail Vedernikov, xác nhận cuộc tấn công đã diễn ra nhưng tuyên bố rằng họ đã bị lực lượng phòng không Nga đẩy lùi.

Anh ta nói: “Tôi đã đến hiện trường ngay khi vụ việc bắt đầu.

“Theo thông tin ban đầu, không có thương vong. Phạm vi thiệt hại hiện đang được đánh giá.”

Vedernikov tuyên bố “không có nạn nhân” bất chấp sự tấn công dữ dội của máy bay không người lái, đồng thời nói thêm rằng những đánh giá ban đầu cho thấy vụ việc “không có gì nghiêm trọng” ngoài 4 chiếc máy bay bị phá hủy.

Thống đốc cho biết: “Nếu mọi thứ đều ổn, phi trường sẽ tiếp tục hoạt động bình thường vào thứ Năm.

Tổng cộng có sáu khu vực của Nga là mục tiêu trong các cuộc tấn công qua đêm.

Nga tuyên bố đã đẩy lùi các máy bay không người lái kamikaze tiến hành các cuộc tấn công ở các khu vực Bryansk, Oryol, Ryazan, Kaluga và Mạc Tư Khoa.

Các vụ nổ và hỏa hoạn tiếp theo cũng được báo cáo ở vùng Tula và Bryansk.

Giao thông hàng không bị gián đoạn tại các phi trường quốc tế Vnukovo, Sheremetyevo và Domodedovo của Mạc Tư Khoa do các cuộc xâm nhập của máy bay không người lái.

Tất cả các chuyến bay đến và đi đều tạm thời bị dừng.

Một quan chức kiểm soát không lưu cho biết: “Không phận của khu vực đã bị hạn chế đối với các chuyến bay của máy bay”.

Theo báo cáo, trụ sở của Ủy ban Điều tra Nga ở Bryansk cũng bị tấn công bởi máy bay không người lái.

Cửa sổ của tòa nhà, cơ quan chủ chốt của cơ quan thực thi pháp luật Nga, bị đập vỡ.

Nhà máy Kreminy El của thành phố, một trong những doanh nghiệp điện vi mô lớn nhất của Nga, cũng được cho là đã bị tấn công.

Các máy bay không người lái khác nhắm vào kho dầu Druzhba, nơi trước đó đã bốc cháy sau các cuộc tấn công vào tháng Tư.

Thống đốc khu vực Alexander Bogomaz cho biết, hai máy bay không người lái cũng tìm cách tấn công tháp truyền hình chính của khu vực.

Các nguồn tin ủng hộ chiến tranh của Nga khẳng định máy bay không người lái kamikaze có thể không trực tiếp từ Ukraine.

Kênh Resident khẳng định: “Việc phóng UAV được thực hiện từ lãnh thổ của các nước thứ ba và vùng biển trung lập”.

Máy bay không người lái cất cánh từ Ukraine sẽ phải bay về phía bắc dọc theo biên giới Nga và Belarus, Latvia và Estonia trước khi đến Pskov - một hành trình dài gần 500 dặm.

Không có bình luận ngay lập tức từ các quan chức Ukraine, những người thường từ chối chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công trên đất Nga.

Các vụ tấn công xảy ra vài giờ sau đám tang của Yevgeny Prigozhin và những nhân vật khác của Wagner, những người thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay ở vùng Tver vào tuần trước.

Nó đánh dấu cuộc tấn công táo bạo trong đêm khuya lần thứ hai của Kyiv vào sâu trong phòng tuyến của đối phương trong những ngày gần đây.

Thứ Sáu tuần trước, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn ngoạn mục vào ban đêm bên trong lãnh thổ Nga nhằm vào một phi trường quân sự nơi máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-22M3 của Putin đóng quân.

Lực lượng phòng không của Mạc Tư Khoa buộc phải làm việc quá giờ khi hỏa tiễn và máy bay không người lái kamikaze bay tới các địa điểm quan trọng gần thủ đô.

Ukraine bị cáo buộc đã bắn một hỏa tiễn S-200 được cải tiến đáng sợ để tấn công các máy bay ném bom quý giá của Putin đóng tại phi trường quân sự Shaykovka.

Hai phi trường quốc tế lớn của Mạc Tư Khoa – Vnukovo và Domodedovo – đã bị đóng cửa, dẫn đến sự gián đoạn đáng kể đối với các chuyến bay đến và đi.

Tuần trước, Ukraine đã tuyên bố các cuộc tấn công trước đó vào căn cứ không quân Shaykovka và Soltsy ở khu vực Novgorod, khiến hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M3 được đánh giá cao của Putin bị phá hủy.

Mặc dù các nguồn tin của Nga khẳng định nó chỉ bị “hư hỏng”, nhưng đoạn phim về vụ tấn công ngày 20/8 cho thấy tàu phi trường mang hỏa tiễn hạt nhân tầm xa bị nhấn chìm trong một địa ngục tàn khốc.

Các cuộc không kích của máy bay không người lái vào sâu bên trong nước Nga và thường nhắm vào thủ đô đã gia tăng kể từ khi hai máy bay không người lái bị phá hủy ở Điện Cẩm Linh vào đầu tháng 5.

Khi tháng 8 bắt đầu, hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã tấn công các tòa nhà chính phủ ở trung tâm Mạc Tư Khoa, giáng một đòn nặng nề vào Putin.

Một tuần sau, thủ đô lại chìm trong hỗn loạn hơn nữa khi các cuộc tấn công trên không của Ukraine lại tàn phá Mạc Tư Khoa một lần nữa.

Hai tuần trước, một vụ nổ lớn khác làm bừng sáng bầu trời thủ đô sau khi một máy bay không người lái lao qua một tòa nhà chỉ cách Điện Cẩm Linh ba dặm.

Cuộc tấn công diễn ra ngay sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử kamikaze của hải quân Ukraine vào cây cầu trị giá 3 tỷ bảng Anh yêu quý của Putin nối Crimea sáp nhập với Nga.

Ukraine thường không bình luận về việc ai đứng sau các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng các quan chức thường công khai bày tỏ sự hài lòng đối với họ.

Trong khi đó tại khu vực Kherson bị Nga tạm chiếm, Ukraine đã phá hủy một trạm radar trị giá 160 triệu bảng Anh của Nga bằng hỏa tiễn HIMARS do Mỹ sản xuất.

Cảnh quay bằng máy bay không người lái ấn tượng đã ghi lại khoảnh khắc hệ thống radar ngoài đường chân trời ven biển Predel-E phát nổ thành từng mảnh vào thứ Hai sau một cuộc tấn công chính xác của lực lượng Volodymyr Zelenskiy.