Ngày 31-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:23 31/08/2013
NGÀY SINH CỦA NA TRA
N2T

Vợ của Lý Tịnh mang thai ba năm sáu tháng mà vẫn cứ chưa sinh đẻ. Một đêm nọ bà ta nằm mộng thấy một tiên nhân lấy một thứ gì đó đưa vào trong bào thai của bà, sau khi bà thức dậy thì bắt đầu đau bụng, không bao lâu thì nghe tớ gái lớn tiếng kêu: phu nhân sinh ra một yêu quái !
Lý Tịnh vội vàng chạy đến nhìn thấy trên giường một đống màu đỏ sáng tràn ngập mùi hương nhưng không nhìn thấy hài nhi, chỉ có một đống thịt, ông ta lấy kiếm bổ đống thịt ra thì một hài nhi mình mang lụa đỏ, tay mang vòng vàng, da thịt hồng hào nhảy ra. Hóa ra người mà phu nhân thấy trong mộng chính là Thái Át chân nhân, hài nhi này chính là đồ đệ của ông ta tên là Linh Chu Tử, những thứ hài nhi mang trên mình toàn là bảo bối pháp lực vô biên.
Ngày hôm sau, khách đến chúc mừng đầy cửa nhà, Thái Ất chân nhân cũng đến, ông ta đặt tên cho hài nhi là Lý Na Tra, Lý Tịnh muôn phần tạ ơn.
(Minh, Hứa Trung Lâm “Phong thần diễn nghĩa”)

Suy tư:
Ai đã từng đọc truyện hoặc coi phim “Bảng Phong Thần” thì thấy các nhân vật chính đều là những vị thần trên trời giáng thế, có vị thì là thần cứu giúp người, có vị thì là yêu tinh chọc phá hại người; và nếu ai có đọc hoặc coi phim “Tây Du Ký” thì các nhân vật cũng tương tự như thế, đều là những vị tiên trên trời hạ thế. Tất cả những loại truyện ấy đều là huyền thoại, dựa vào tín ngưỡng dân gian mà cấu thành cốt truyện.
Kinh Thánh của người Công Giáo có hai quyển: một là Cựu Ước và hai là Tân Ước. Cựu Ước loan báo Đấng Mê-si-a giáng trần để cứu chuộc nhân loại khỏi quyền lực của tử thần và ma quỷ; Tân Ước nói đến Đấng Mê-si-a đã xuống thế làm người, sinh bởi Đức Mẹ Ma-ri-a đồng trinh, và tên của Ngài được Thiên Chúa –qua thiên sứ Gáp-ri-en- đặt là Giê-su, Ngài là Con Một của Đấng tối cao là Thiên Chúa. Đức tin dạy cho người Ki-tô hữu biết Ngài chính là Messia mà các tiên tri trong Cựu Ước đã nói đến.
Khi đọc các loại truyện trên đây là chúng ta biết đó là thể loại huyền thoại truyện vì là không có thật.
Kinh thánh của người Công Giáo là do Đức Chúa Thánh Thần linh hứng và các tác giả đã viết lại, do đó khi đọc Kinh Thánh thì phải có ơn Đức Chúa Thánh Thần soi sáng thì mới hiểu được ý nghĩa của nó. Cũng vậy, nếu khi chúng ta đọc Kinh Thánh (Cựu và Tân) mà chúng ta không cầu nguyện, không cầu xin ơn Đức Chúa Thánh Thần thì cũng giống như chúng ta đọc các truyện thần thoại hoang đường vậy mà thôi.
Ai hiểu thì hiểu.
-------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:34 31/08/2013
Chúa Nhật 22 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Lc 14, 1.7-14.

“Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”.


Bạn thân mến,

Con người ta ai cũng có sĩ diện, chức quyền càng cao thì sĩ diện càng lớn, sĩ diện càng lớn thì nhân cách lại nhỏ đi, cuối cùng trở thành một kẻ kiêu ngạo làm trò cười cho thiên hạ.

Đức Chúa Giê-su không những là Thiên Chúa làm người, là Cứu Chúa và là thầy của của nhân loại, Ngài còn là nhà tâm lý dạy cho chúng ta những bài học về cách đối xữ với nhau trong cuộc sống hằng ngày, mà trong bài Tin Mừng hôm nay, chính Ngài đã dạy cho bạn và tôi hãy sống khiêm tốn với nhau trong cuộc sống đời thường.

Khiêm tốn khi được làm khách danh dự

Ở đời, ai cũng có một lúc nào đó được mời đi dự tiệc, và ai cũng thích được người khác chú ý đến mình trong bữa tiệc, địa vị càng cao thì càng thích người khác biết đến, càng được nhiều người biết đến thì càng hãnh diện và cảm thấy mình là người quan trọng, đó chính là mầm móng của kiêu ngạo.

Đức Chúa Giê-su khuyên bảo bạn và tôi khi được người khác mời đi dự tiệc thì hãy chọn chỗ ngồi cuối trong bàn ăn, là để cho chúng ta thấy giá trị đích thực của khiêm tốn không phải là nơi dáng vẻ bên ngoài, nhưng là tâm tình bên trong của một tâm hồn không coi địa vị như là một bàn đạp để hãnh tiến, nhưng coi địa vị như một công cụ để phục vụ tha nhân, chứ không phải là để ăn trên ngồi trước.

Địa vị tự nó không phải là một bức tường ngăn trở bạn và tôi đến với Thiên Chúa và với tha nhân, nhưng chính thái độ của chúng ta làm cho địa vị như là một hố sâu ngăn cách giữa mình với tha nhân, đó là thái độ kiêu ngạo kẻ cả của mình khi xuất hiện giữa đám đông, chẳng hạn như khi được mời tham dự các cuộc ăn uống hay những cuộc hội họp của những người khác.

Có những người đã tranh giành chỗ ngồi nhất trong bàn tiệc, những người dự tiệc khác cũng đã làm như thế, bởi vì ai cũng coi sĩ diện của mình lớn hơn nhân cách của người khác.

Khiêm tốn đích thực

Đức Chúa Giê-su tận mắt chứng kiến cảnh người ta đi dự tiệc tranh giành nhau để ngồi chỗ trên, Ngài không muốn các môn đệ của mình làm như thế khi được mời dự tiệc, nhưng Ngài muốn dạy các môn đệ và chúng ta sống có nhân bản hơn trong cuộc sống đời thường, cái nhân bản ấy chính là sống hài hòa với mọi người, cho dù mình có địa vị và chức vụ cao trong xã hội hay trong Giáo Hội.

Cái mà Đức Chúa Giê-su đề cập đến chính là “tự nhắc mình lên” của con người, bởi vì khi tự mình nhắc mình lên thì không những không có giá trị gì, mà lại còn trở thành kiêu căng lố bịch trước mặt mọi người, và như thế phẩm cách của họ cũng theo đó mà bị hạ xuống. Người có tâm hồn khiêm tốn đích thực thì dù được ngồi ở trên, hay ngồi ở cuối cùng thì vẫn là người khiêm tốn, bởi vì sự khiêm tốn không hệ tại nơi chỗ ngồi rốt cùng hay ngồi chỗ cao hết trong bữa tiệc, bởi vì có khi ngồi bàn cuối cùng nhưng tâm hồn thì khiêu ngạo phàn nàn oán trách chủ nhà không nể mình.

Có địa vị hay không có địa vị thì người khiêm tốn vẫn cứ là người khiêm tốn, ngồi trên bàn cao hay ngồi bàn dưới bàn thấp thì vẫn cứ là người khiêm tốn như thường, bởi vì sự khiêm tốn chính là học được bài học từ nơi Thập Giá của Đức Chúa Giê-su, tức là sự hy sinh bỏ mình, và cũng là học khiêm tốn từ nơi bàn tiệc Thánh Thể trên bàn thờ mỗi ngày khi dâng thánh lễ, đó là yêu thương và khiêm tốn.

Bạn thân mến,

Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta cần có sự khiêm tốn khi được bạn hữu mời đi ăn tiệc, chính là Ngài nhắm đến bàn tiệc Thánh Thể mỗi ngày mà chúng ta tham dự, đó là thánh lễ Mi sa. Nơi bàn tiệc thánh này, cái cần phải có của chúng ta là sự khiêm tốn “chọn chỗ rốt hèn” như chính Đức Chúa Giê-su đã hết sức khiêm hạ trở nên tấm bánh nuôi dưỡng linh hồn chúng ta.

Nơi bàn tiệc thánh này sự khiêm tốn càng nổi nét hơn, khi mỗi người trong chúng ta biết khiêm tốn phục vụ tha nhân sau khi tham dự bàn tiệc thánh trên bàn thờ.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

------------

http://nhantai.info

http://www.vietcatholic.net/nhantai

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:27 31/08/2013
N2T

13. Ghen ghét của con chính là địa ngục của con, ghen ghét ở thế gian là lửa thiêu đốt tim con, ghen ghét đời sau là lửa thiêu đốt linh hồn con.

(Thánh nữ Scholastica)
----------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:30 31/08/2013
CHỈ TRÍCH
Một giáo dân rất nhiệt tình và hay giúp đỡ nhà thờ, nói với cha sở:
- “Thưa cha, tại sao cái ông trưởng ban lễ nghi ấy, cái bà trưởng hội mẹ gia đình ấy làm gì cũng quên trước quên sau, làm việc không có kế hoạch gì cả, con chán lắm không muốn làm việc giáo xứ nữa...”
Cha sở cười cười ôn tồn nói:
- “Chúa cho bà năm nén bạc nhưng chỉ cho mấy người kia một nén thôi, họ làm hết sức của họ trong một nén bạc là tốt rồi. Bà có năm nén bạc nên tài giỏi hơn họ, có khả năng hơn họ, bà phải nên chung tay giúp cho họ sửa những thiếu sót ấy mới phải...”
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Hạ mình xuống như thế nào
Lm Jude Siciliano OP
06:36 31/08/2013
Chúa Nhật XXII TN -C-
Huấn ca 3: 17-18, 20, 28-30; T.vịnh 68; Do Thái 12: 18-19, 22-24; Luca 14: 1, 7-14

HẠ MÌNH XUỐNG NHƯ THẾ NÀO

Thời đại hôm nay, việc mất nhiều thời gian cho nghề nghiệp, cho việc đi lại và những bài tập ở nhà của con cái thực sự đã tạo áp lực cho trách nhiệm của cha mẹ để chuẩn bị bữa tối. Dù chúng ta có gia đình, hoặc sống độc thân, thì sau một tuần bận rộn, chẳng phải quí vị chỉ thích được ai đó mời tới nhà, để rồi quí vị có thể ngồi xuống dùng bữa tối với gia đình hay bạn bè mà quí vị không phải chuẩn bị hay mua vội thức ăn nơi các cửa tiệm trên đường về nhà hay sao?

Ở đoạn Tin mừng trước của Luca (9-51), Đức Giêsu đã quyết định lên Giêrusalem. Vì thế Người đã bận rộn chọn lựa và dạy dỗ các môn đệ mới, chữa lành bệnh tật, giảng dạy và đương đầu với những quan chức tôn giáo. Khởi đầu bài đọc hôm nay, chúng ta biết Người đang dùng bữa tại nhà một thủ lãnh thuộc nhóm Pharisêu. Nhóm Pharisêu rất mộ đạo, đời sống của họ là gương mẫu cho những người Do thái khác về cách sống công chính như quý vị hành xử ngoài xã hội, trong gia đình và nơi hội đường. Sabat là ngày nghỉ ngơi mà người Do thái phải tuân theo và đây là cơ hội cho Đức Giêsu để dừng lại các hoạt động trước cuộc sống bận rộn của Người và thưởng thức một bữa ăn ngon vời bằng hữu.

Theo thánh Luca thuật lại cho chúng ta thì điều đó đã không diễn ra, bởi vì: “Họ đang cố dò xét Người”. Ngay cả ngày Sabat và tại bàn ăn, người ta cũng dò xét Đức Giêsu. Người thường bị các nhà lãnh đạo tôn giáo khả kính lên án vì ngồi ăn với những người tội lỗi. Dù đang bị dò xét, nhưng Đức Giêsu vẫn quan sát lại người ta. Bữa ăn là dịp quan trọng cho bài giảng của Đức Giêsu, và vì thế tại bàn ăn hôm nay, Đức Giêsu đã có lời thách thức nhà lãnh đạo Pharisêu và các khách mời của chủ nhà.

Khi người nào đó bước vào một văn phòng hay xưởng làm nhộn nhịp, họ có thể hỏi: “Ai chịu trách nhiệm ở đây?” Nếu chúng ta đến dùng bữa tối tại nhà vị lãnh đạo nhóm Pharisêu và hỏi các khách mời câu hỏi đó, thì họ sẽ trả lời: “Dĩ nhiên, chủ tiệc chính là vị Pharisêu kia”. Nhưng theo trình thuật của thánh Luca hôm nay, chúng ta nghe có một câu trả lời khác, đó là: “Đương nhiên, người chịu trách nhiệm ở đây là Đức Giêsu.” Rõ ràng Đức Giêsu kể dụ ngôn có tính thách thức này nhằm nói đến những người ở bàn tiệc. Đức Giêsu nói với nhà lãnh đạo nhóm Pharisêu và các thực khách của ông ta bằng một dụ ngôn bất thường.

Trước hết, nghe như là một chiến lược ngoài đời khi có những chỗ ngồi cao nhất tại bàn tiệc và sự thừa nhận từ những người có cùng địa vị. Đức Giêsu cảnh báo cho các vị khách chọn “những nơi vinh dự của bàn tiệc”. Người đề nghị chọn nơi thấp nhất để khi chủ tiệc nhận ra sẽ mời lên chỗ cao hơn: “Xin mời ông bạn lên trên cho.” Còn gì tốt hơn cho bằng: nỗi tiếng là khiêm nhường trước đám đông và còn nhận được chỗ cao hơn tại bàn tiệc? Phải chăng Đức Giêsu đang gợi ý một cách xã giao khôn ngoan tại bàn tiệc để có được sự nể trọng giữa những người có cùng địa vị - vì sự khiêm tốn giả tạo chính là do thái độ kiêu ngạo mà ra? Không phải vì điều đó mà Đức Giêsu đem cả cuộc đời và gương mẫu của mình để chỉ dạy cho chúng ta. Thay vào đó, chúng ta nhận được một thông điệp căn bản từ dụ ngôn này: người môn đệ là phải có tính khiêm tốn và giản dị.

Hẳn rằng Đức Giêsu không bảo chúng ta, những môn đệ thời nay phải lấy điểm thấp ở trường, hoặc tìm một vị trí chậm tiến trong nghề nghiệp hay từ chối lời khen khi làm tốt công việc. Thay vào đó, Người thúc đẩy động cơ nền tảng của chúng ta khi chúng ta theo đuổi những mục đích sống. Thiên Chúa đã trao tặng cho chúng ta những kỹ năng và tài ba để làm điều tốt đẹp trong thế giới, chứ không phải để tìm kiếm địa vị và sự khen ngợi từ những người ở bàn tiệc, hay công sở. Có rất nhiều thứ mà người môn đệ phải thực hiện trong thế giới để nhằm đến những nhu cầu lớn lao, đặc biệt nhu cầu cho những ai đang ở nơi thấp nhất tại bàn tiệc xã hội. Điều này tùy thuộc vào Thiên Chúa chứ không phải phàm nhân, chính Người chuyển trao cho chúng ta danh dự mà chúng ta có thể xứng đáng lãnh nhận. Về phần mình, chúng ta phải suy nghĩ như thế nào khi phục vụ Thiên Chúa, như ngôn sứ Mikha khuyên chúng ta và nói rằng: “Chúng con chỉ là những đầy tớ vô dụng, chúng con chỉ làm bổn phận của mình” (17,10).

Dường như điều đó là chưa đủ, nên Đức Giêsu đi xa hơn bằng cách thách thức các thực khách tại bàn tiệc. Rõ ràng họ thuộc về tầng lớp xã hội khá giả và có khả năng đãi tiệc để mời bạn hữu và các đồng nghiệp của mình. Ở đây, Người lại bảo họ không nên mời những bạn hữu và gia đình giàu có dự tiệc, nhưng yêu cầu họ nghĩ đến người khác. Nghĩa là, họ phải mời “những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù.”

Điều này có nghĩa là chúng ta không nên tổ chức tiệc tùng với gia đình và bạn bè phải không? Không phải vậy, chính Đức Giêsu là khách mời trong gia đình của chị Matta, Maria và anh Ladarô mà! Nhưng chúng ta cần nhớ điểm quan trọng trong giáo huấn của Người là: chúng ta không được thờ ơ trước những người nghèo đói, bệnh tật và những người túng thiếu. Những người bị bỏ rơi trong xã hội phải là đối tượng hàng đầu nhắm tới của những môn đệ Đức Giêsu.

Mới đây, một trong những hậu quả của Sequester (tịch thu tài sản tạm thời của người thiếu nợ), những cắt giảm mạnh tay của quốc hội, là Chương Trình Khởi Động Tài Năng (Head Start Program) dành cho các trẻ em nghèo, chương trình này đang bị cắt giảm thảm hại, đó là: 60000 trẻ em chưa đến tuổi đi học sẽ bị cắt giảm. Thêm vào đó, thời gian tài trợ dành cho những trẻ em khác cũng bị rút ngắn lại, cùng với những giảm thiểu hỗ trợ trong y khoa, nha khoa và dinh dưỡng. Với thời gian trợ giúp rút ngắn, cha mẹ của chúng sẽ phải cố gắng xoay sở để vừa chăm sóc con cái vừa phải làm việc mưu sinh. Chúng ta có thể nhận thấy ai là người được ngồi ở chỗ cao nhất, ai là người ngồi chỗ thấp nhất và ai là người không được thừa nhận.

Các môn đệ được giáo dục và có địa vị xã hội sẽ phải tìm ra những cách thức để rời bỏ những nơi vinh dự tại bàn tiệc và ngồi với những người ở “nơi thấp nhất”, tìm hiểu hoàn cảnh của họ, lắng nghe họ và đứng ra bênh vực cho họ. Đức Giêsu bị chỉ trích vì ngồi chung bàn với người tội lỗi, bệnh tật và bất hảo – những người này không chỉ bị ngăn chặn vào dự bàn tiệc, mà còn bị cấm cản vào hội đường. Vậy người ta tìm thấy Đức Giêsu ở đâu? Đó là nơi thấp nhất của bàn tiệc, nơi đây mọi người có thể tìm gặp Người.

Hôm nay, một lần nữa chúng ta lại được dự tiệc của Chúa nơi đây. Chúng ta là những khách mời được tôn trọng. Đức Giêsu là chủ tiệc và trao ban cho chúng ta đồ ăn thức uống ngon nhất; người tội lỗi và người thấp nhất được chào đón ở đây. Chúng ta ăn uống với nhau trong sự khiêm tốn và lòng biết ơn. Thế rồi, khi ăn uống xong chúng ta phải rời khỏi nơi này để thực hành những gì chúng ta đã nghe và đã thấy: người đói được no và kẻ tội lỗi được tha thứ.

Bài đọc sách Huấn Ca hôm nay chuẩn bị cho chúng ta bước vào Tin mừng. Sách Huấn Ca là một phần của truyền thống Khôn Ngoan. Bài đọc hôm nay cũng ngỏ lời cho những người có vị thế trong cộng đoàn của họ. “Càng làm lớn, con càng phải tự hạ, như thế, con sẽ được đẹp lòng Đức Chúa.” Giống như Tin mừng, lời khuyên của bậc hiền nhân dành cho học trò không phải là cách để khẳng định mình trước những người cùng địa vị, nhưng là làm đẹp lòng Thiên Chúa.

Sách Huấn Ca cho thấy khiêm tôn chính là một đức tính diễn tả niềm tín thác, không phải để tự khẳng định, nhưng là dành cho Thiên Chúa. Thiên Chúa thấy – Thiên Chúa hài lòng – Thiên Chúa ban thưởng. Điều lớn lao thực sự từ đâu đến? Không phải từ chúng ta, nhưng từ Thiên Chúa. Như ngôn sứ Mikha nhắc nhớ, chúng ta phải “thực thi công bình, yêu mến nhân nghĩa và khiêm nhường bước đi với Thiên Chúa” (6,8).

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp

22nd SUNDAY -C-
Sirach 3: 17-18, 20, 28-30; Ps. 68; Hebrews 12: 18-19, 22-24; Luke 14: 1, 7-14


These days of long work hours, commutes and children’s after-school activities really put a strain on a parent’s responsibility to put a meal on the dinner table. Whether we have families, or live alone, after a busy week, don’t you just love being invited to someone’s home where you can sit down to dinner with family or friends at a meal you don’t have to prepare or grab at a carry-out on your way home?

Earlier in Luke (9-51) Jesus resolved to go to Jerusalem. Since then he has been busy choosing and training new disciples, curing, teaching and facing opposition from his religious opponents. At the beginning of today’s reading we learn that he is dining at the table of a leading Pharisee. The Pharisees were the devout, whose lives were an example to other Jews of how upright you should behave in society, at home and in the synagogue. The Sabbath is a day of rest for observant Jews and this would have been a chance for Jesus to come to a stop in his busy life and recline at table for a good meal and companionship.

That was not to be, for Luke tells us, "They were observing him carefully." Even on the Sabbath and at table, Jesus is being scrutinized. He was often criticized for eating with sinners by the respectable religious leaders. But though he was being observed, he was also doing some observation of his own. Meals were important settings for Jesus’ teaching and so at table today Jesus challenges the Pharisee and his invited guests.

When someone walks into a busy office or workplace they might ask, "Who’s in charge here?" If we were at the dinner table at the important Pharisee’s home and had asked our dinner companions that question, they would have answered, "Why our host the Pharisee, of course." But we who hear Luke’s account today would have a different response, "Jesus is in charge, of course!" That’s clear when Jesus speaks his challenging illustration towards those at table.

Jesus addresses the Pharisee and his distinguished guests by using an unusual illustration. At first it sounds like a social strategy for getting the best seats at table and public recognition from one’s peers. Jesus notices the guests choosing "the places of honor at the table." He suggests choosing the lowest place hoping for recognition by the host and then an offer of a higher place: "My friend, move up to a higher position." What could be better than that: getting public credit for being humble and also receiving a higher position at table? Is Jesus suggesting a shrewd table etiquette to gain stature among one’s peers – a false humility underlined by pride? That wasn’t what his whole life and example taught. Instead, we get the basic message: a disciple is to have humility and simplicity.

Jesus certainly isn’t telling us modern disciples to intentionally get poor grades in school, a stagnant position at our jobs, or turn down compliments for a task well done. Instead, he is challenging our basic motivations as we pursue our goals in life. God has gifted us with skills and talents to be used for doing good in our world, not for gaining status and acclaim from those at table, or at work with us. There is much disciples must do in the world to address enormous needs, especially of those who are in the lowest places at our societal tables. It is up to God, and not humans, to pass on to us the honor we might deserve. As for how we think of ourselves as we serve the Lord, Micah advises that we are to say, "We are useless servants, we have done no more than our duty" (17:10).

As if that weren’t enough, Jesus goes even further in his challenge to the guests at table. Apparently they were of a social class that could throw a banquet for their friends and associates. He tells them not to invite their wealthy friends and family to those banquets, expecting them to return the favor. Instead they are to invite "the poor, the crippled, the lame, the blind."

Does this mean we shouldn’t have festive celebrations with family and friends? No, Jesus himself was a guest in the home of Martha, Mary and Lazarus. But we get the point of his strong teaching: we are not to neglect the poor, hungry, sick and those in need. Those who receive the least attention in our society are to receive the most by Jesus’ followers.

Just one of the effects of the Sequester, the harsh congressional cuts, is that the Head Start Program for poor children is being severely cut: 60,000 pre-schoolers will be dropped from the program. In addition, the hours for other children are being shortened, along with reductions in medical, dental and nutritional aid. With shortened hours their parents will struggle to find help caring for the children while they are at work. We can see who gets to sit at the head of the table in our society and who gets the lowest places and the least recognition.

Disciples with education and social standing will have to find ways to leave the places of honor at table and sit with those at the "lowest places", to observe their circumstances, hear their stories and advocate with them on their behalf. Jesus was criticized for sitting at table with sinners, the sick and the disreputable – people who would not only be excluded from banquet tables but from the synagogue. Where was Jesus to be found? – At the low end of the table where he can still be found.

Here we are again today at the banquet of the Lord. We are his honored guests. Jesus is our host and offers us the best food and drink. This is a table of reverses; sinners and the least are welcomed here. We eat and drink with one another in humility and gratitude. Then, when we are well fed we must leave this place to practice what we have heard and seen here: the hungry are fed and sinners are forgiven.

Our Sirach reading today prepares us for the gospel. Sirach is part of the Wisdom tradition. Today’s passage is also addressed to those who have status in their community. "Humble yourself the more, the greater you are and you will find favor with God." Like the gospel, the sage’s advice to a student ("my child") is not how to achieve recognition among one’s peers, but to find favor with God.

Sirach suggests humility is a virtue that expresses trust, not in what we can achieve for ourselves, but in God. God sees – God finds favor – God rewards. Where does true greatness come from? Not from ourselves, but from God. As the prophet Micah reminds us, we are "to act justly, love tenderly and walk humbly with God" (6:8).
 
Suy niệm lời Chúa : Khổ đau chính là nén bạc hồng phúc
Lm. Đaminh Hương Quất
08:15 31/08/2013
Suy chiêm Lời Chúa : KHỔ ĐAU CHÍNH LÀ NÉN BẠC HỒNG PHÚC

(Mt 25, 14-30)

Dụ ngôn các nén bạc cho ta những sứ điệp chính: Thiên Chúa trao cho mỗi người tùy khả năng số nén khác nhau, kẻ nhiều người ít. Vấn đề không phải ở ít nhiều mà quan trọng là cách mỗi người xử dụng những nén bạc đó sinh lời. Bởi thế người lãnh 5 nén và người lãnh 2 nén mà xử dụng tốt đều được thưởng như nhau, cùng “vào hưởng sự vui mừng của chủ”.

Vấn đề khác, ta thử thắc mắc: Tại sao cùng một ông Chủ, trong nhóm đầy tớ lại chia ra hai hệ quả khác nhau, trái ngược nhau: Một đàng được Chủ khen không hết lời nào giỏi, nào trung thành… và trọng thưởng ngoài ước mong; một đàng bị Chủ chê thậm tệ và nghiêm trị không chút tình cảm ?

Ở đây ta lại thấy rõ hơn tầm quan trọng của của tư tưởng- quan điểm hay lối nhìn.

Trước khi đi tiếp bài Tin Mừng, xin mượn lời của Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo (nay là Gm Phụ Tá Giáo Phận Xuân Lộc) nói về tầm quan trọng mang tính quyết định của tư tưởng: tư tưởng điều khiển hành động. Nếu không thay đổi tư tuởng mà muốn thay đổi thái độ và hành động thì có khác chi truyện cắt cỏ mà để rễ. Muốn khu vườn không còn cỏ thì phải nhổ cỏ và nhổ tận rễ kia, chứ cắt cỏ thì không xong chuyện được (x “Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Linh mục”, bài chia sẻ trong Ngày hội ngộ Linh mục tại Xuân Lộc,cuối tháng 5- 2010).

Đối với Chúa Giêsu, vấn đề thay đổi tư tưởng, lối nhìn có tầm quan trọng, có thể nói hàng đầu. Bằng chứng trong lời Rao giảng công khai đâu tiên Chúa Giêsu kêu gọi: “Thời kỳ đã mãn, Nước Trời đã gần đến anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15)

Theo Đức ông Giuse, câu thời kỳ đã mãn, Nước Trời đã gần đến anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng, nếu muốn nói cho trúng, cho sát nghĩa thì phải dịch là "Thời gian đã mãn hạn, Nước Thiên Chúa đã gần kề. Vậy anh em hãy thay đổi cách nhận thức, vượt lên khỏi cách nhìn thường tình của nhân loại mà nhìn theo nhãn quan của Tin Mừng" (x. Lời Chúa trong đời sống và sứ vụ của Linh mục, đtd).

Như thế, vấn đề Sám hối và tin vào Tin mừng thực ra là thay đổi thay đổi tư tưởng, thay đổi lối nhìn để thay đổi đời sống, dần có Đôi mắt của Chúa Giêsu- nhìn theo nhãn quan Tin Mừng.

Trở về bài Tin Mừng

Cũng một ông Chủ trong dụ ngôn Nén Bạc, người đầy tớ tốt nhìn thấy cái hay, cái tích cực, cái tin yêu của ông Chủ để rồi đáp trả hết mình và hết tình.

Qủa thế, họ dùng hết khả năng của mình để làm sinh lợi cho sự tín nhiệm của Chủ. Người 5 nén, kẻ 2 nén, điểm chung là họ đã sinh lời gấp đôi, 5 thêm 5, 2 thêm 2, tức họ đã sinh lời cho Chủ 100%. Điều này cho thấy, khi nhận được nén chủ trao, đồng thời đón nhân sự tin yêu trân trọng của Chủ, họ đã hết mình với bổn phận, nhiệt thành và yêu mến với công việc Chủ giao.

Người đầy tớ tốt vả trung tín, vấn đề không hẳn ở ‘đầu tư’ sinh lời cho nén bạc, quan trọng hơn hệ tại tấm lòng của người đầy tớ: người ấy biết Chủ yêu thương tín nhiệm mình nên để đáp tấm lòng tốt của Chủ, anh cũng hết lòng với chủ.

Trái lại, loại đầy tớ xấu bị kết án, do chỉ nhìn thấy cái dở, cái tiêu cực của Chủ; Anh có quan niệm xấu về Chủ, cứ bo bo giữ chắc lối nhìn ấy- tức không chịu sám hối thay đổi lối nhìn- để rồi bi quan, buông xuôi, thiếu cố gắng. Đầy tớ được trao một nén biện minh cho sự ươn lười của mình: “Thưa ông Chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi. Vì thế tôi đâm sợ nên mới đem chôn giấu nén bạc ông trao…”

Rõ ràng, dụ ngôn làm nổi bật lối nhìn- quan niệm, thuộc vấn để tư tưởng trước hết. Lối nhìn-quan niệm tốt, xấu đưa đến hệ qua ngược nhau.

Nói cách khác, cũng một vấn đề, một sự việc, người lạc quan khác người bi quan ở chổ: Người lạc quan thấy cái còn, cái tích cực rồi trân trong tận hưởng, thế là đời tươi đẹp, đáng sống; còn người bi quan chỉ thấy cái mất, cái tiêu cực để rồi hậm hực, oán trách… Thế là đời đen tối, bi kịch.

Minh họa: Ly nước lọc lớp để thầy giáo dùng, thầy chưa kịp uống, thì giờ ra chơi học trò nào đó đã ‘xơi’ mất nửa ly. Nếu bi quan, thầy chỉ nhìn thấy cái mất, rồi trách móc học trò mất dạy, thậm chí ‘hờn mát’ theo kiểu: uốn thì uống hết cho đỡ tức, để lại nửa ly, ai uống đồ thừa. Trái lại, nếu lạc quan thầy sẽ thấy phần còn hơn phần mất, cảm ơn học trò nào đó, uống vẫn còn để phần thầy… Thế là thầy giải quyết được cái khát, tránh được cái hậm hức, bi quan.

Ông bà ta nói, trong may có rủi trong rủi có may, thất bại lạ mẹ thành công. Nói thế để trong mọi biến cố ta ta luôn có có nhìn lạc quan để hy vọng. Sau cơn mưa trời lại sáng.

Đấy là trên bình điện nhân bản: Ta cần có có đôi mắt Lạc quan.

Đối với người Kitô hữu, ngoài đôi mắt nhân bản cần có, quan trọng hơn, không thể thiếu, nhờ ơn Chúa ta phải trang bị cho mình con Mắt Đức tin- Nhãn quan Tin Mừng.

Trong đôi mắt Lạc quan: Đau khổ, mất mát, đêm đen vẫn và mãi là đau khổ- mất mát- đêm đen, chẳng ai muốn, mà mọi người đều xa tránh.

Trái lại đôi mắt Đức tin- Nhãn quan Tin Mừng, nhờ Thập giá Cứu độ của Chúa Giêsu – Kitô đau khổ mất mát ấy có giá trị Tin Mừng Cứu độ, được Chúa Giêsu thánh hóa nên phương dược đem ơn Cứu độ cho nhân loại. Khám phá Thập giá trong Chúa Giêsu trở nên Tin Mừng Cứu độ, do đó, các thánh luôn khao khát được khổ đau vì Tình yêu Chúa Giêsu thúc bách.

Nói cách dễ hiểu hơn: Tội lỗi với con mắt lạc quan nhìn thế nào thì vẫn là tội, luôn là tội; song trong con mắt Đức tin tội trở thành hồng phúc. Có thế ta mới có thể cảm hiểu được điều mà Giáo Hội hân hoan trong đêm Vọng Phục sinh: Ôi tội Hồng phúc.

Chúng ta còn đôi mắt Đức tin khi còn tín thác vào Lòng Thương xót vô bờ bên của Chúa; thấy tội lỗi ta dù lớn thế nào cũng không là gì trước Tình yêu của Thiên Chúa. Chín trong nhãn quan Đức tin, ta mới có động lực sám hối trở với Chúa, và trong ơn Chúa tích cực thay đổi đời sống.

Bài Tin Mừng lần nữa cho thấy, tất cả chúng ta, tùy khả năng mỗi người, đều được Thiên Chúa tin tưởng và trao cho cho những nén bạc khác nhau: Nào là thời gian, sức khỏe, những khả năng khác nhau v.v.

Bổn phận đồng thời là niềm vui sống Đạo là ta biết sinh lời, sinh ra những hoa trái thánh thiện trong nhãn quan Tin Mừng. Người hạnh phúc là người biết làm hết khả năng của mình trong tin yêu vào Chúa, trong sự hiệp thông với gia đình Giáo Hội.

Là môn đệ theo Chúa Giêsu, nhận nén bạc, nhiều nhiều nén bạc Chúa trao, để sinh lời trong thân phận Con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, chúng ta không chỉ cần có đôi mắt Lạc quan, trên bình diện nhân bản mà quan trọng hơn- không thể thiếu đôi mắt Tin Mừng- đôi mắt của Đức tin, trên bình diện Kitô hữu.

Điểm độc đáo của người môn đệ theo Chúa chính hệ tại đôi mắt Tin Mừng ấy. Chính vì thế, những người tin theo Chúa, trong mọi hoàn cảnh, dù mọi biến cố của cuộc sống ta vẫn nhận ra bàn tay yêu thương của Thiên Chúa, vẫn nhận ra Tin mừng cứu độ. Chúng ta xác tín: Tất cả là hồng ân, không nằm ngoài ý Chúa.

Như thế, khổ đau, bất hạnh, bệnh tật… trong đôi mắt Đức tin cũng là những nén bạc đặc biệt Chúa gởi trao.

Nói đặc biệt, bởi chính trong đau khổ, là lúc ta có cơ hội trở nên giống Chúa Giêsu nhất. Chính trong đau khổ ta nhận rõ sự yếu đuối của con người, và nhờ vậy ta dễ cảm thông với người khác, ta biết sống khiêm tốn tín thác vào Chúa

Thánh Phêrô- vị giáo hoàng tiên khởi nói: “Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, - vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giê-su Ki-tô tỏ hiện, đức tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự”.(1Pr 1, 6-9).

Chúng ta hãy tạ lỗi Chúa bởi chúng ta vẫn chưa biết tận dụng hết những nén bạc hồng phúc Chúa trao để sinh lời, nhất là những nén bạc đau khổ, góp phần làm trái tim triển nở, tình hiệp thông lớn thêm; bởi vẫn chưa chu toàn bổn phận, chưa khám phá niềm vui hạnh phúc khi chu toàn bổ phận.

Chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì mặc dù chúng ta bất xứng song Chúa vẫn tin yêu, vẫn còn trao ta những nén bạc và Người đang chờ mong chúng ta sinh lời trước khi Người đến để tính sổ. Amen

Lm. Đaminh Hương Quất
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô bổ nhiệm tân quốc vụ khanh Tòa Thánh
Lm Trần Đức Anh OP
08:36 31/08/2013
VATICAN. Hôm 31-8-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, 79 tuổi, và bổ nhiệm Đức TGM Pietro Parolin, Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela, lên kế nhiệm. Thông cáo của Tòa Thánh nói rằng:

”Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức của ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Tarcisio Bertone, chiếu theo khoản giáo luật số 354, nhưng ngài xin ĐHY ở lại nhiệm vụ cho đến ngày 15-10 tới đây với tất cả những năng quyền của chức vụ này.

”Đồng thời, Đức Thánh Cha bổ nhiệm, Đức Cha Pietro Parolin, Sứ thần Tòa Thánh tại Venezuela làm tân Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Đức TGM sẽ nhận chức vụ ngày 15 tháng 10 tới đây.

Trong dịp đó, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến các cấp trên và chức sắc của Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, để công khai cám ơn ĐHY Tarcisio Bertone vì lòng trung thành và quảng đại phục vụ Tòa Thánh, và giới thiệu vị Quốc vụ khanh mới.

Mặt khác cùng ngày 31-8-2013, Đức Thánh Cha đã tái bổ nhiệm các vị Bề trên tại Phủ Quốc Vụ Khanh, đó là Đức TGM Phụ tá Quốc vụ Khanh Giovanni Angelo Becciu, người Italia; Đức TGM ngoại trưởng Dominique Mamberti, người Pháp; Đức TGM Chủ tịch Phụ Giáo Hoàng, Georg Gaenswein, người Đức; Đức Ông Phó Phụ Tá Quốc vụ khanh, Peter Wells, người Mỹ, và Đức Ông Thứ trưởng ngoại giao, Antoine Camilleri, người Malta.

Thân thế Đức TGM Parolin

Đức TGM Parolin năm nay 58 tuổi, sinh ngày 17-1-1955 tại Schiavon tỉnh Vicenza, bắc Italia, thụ phong LM năm 1980, gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh năm 1983 (cùng năm với Cha Phêrô Nguyễn Văn Tốt, nay là TGM Sứ thần Tòa Thánh tại Costa Rica). Sau khi đậu tiến sĩ giáo luật tại Đại học Giáo Hoàng Gregoriana với luận án về Thượng HĐGM, Cha Parolin bắt đầu phục vụ trong ngành ngoại giao Tòa Thánh từ ngày 1-7 năm 1986, trước tiên tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Nigeria, rồi Messico và sau đó tại Bộ ngoại giao Tòa Thánh từ năm 1992. Ngài thông thạo tiếng Pháp, Anh và Tây Ban Nha, không kể tiếng Ý.

Ngày 30 tháng 11 năm 2002, Đức ông Parolin được bổ nhiệm làm thứ trưởng ngoại giao, thay thế Đức Ông Celestino Migliore, được thăng TGM và làm Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại LHQ ở New York.

Trong tư cách thứ trưởng ngoại giao, Đức Ông Parolin đã sang Việt Nam 3 lần để viếng thăm Giáo Hội và làm việc với các quan chức của chính phủ Việt Nam trong những vấn đề có liên hệ với Giáo Hội: lần đầu từ ngày 27-4 đến 2-5-2004; lần thứ hai từ ngày 5 đến 11-3-2007; lần thứ ba từ ngày 16 và 17-2-2009.

Đức Ông Parolin cũng hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh thương thuyết với các quan chức nhà nước Trung Quốc về tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại nước này.

Mùa hè năm 2009, Đức Ông Parolin được bổ nhiệm làm TGM Sứ thần tòa Thánh tại Venezuela và được Đức Thánh Cha Biển Đức 16 truyền chức GM ngày 12-9 cùng năm 2009.

Đức TGM Parolin là vị Quốc vụ khanh trẻ nhất sau Đức Eugenio Pacelli, sau nay là ĐGH Piô 12. Ngài được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh Tòa Thánh năm 1930 lúc mới được 54 tuổi.

Trong tuyên ngôn công bố sau khi có tin bổ nhiệm, Đức TGM Parolin nồng nhiệt và kính mến cám ơn Đức Thánh Cha vì sự tín nhiệm, đồng thời ”tái bày tỏ ý chí và sự sẵn sàng hoàn toàn cộng tác với Ngài và dưới sự hướng dẫn của Ngài để làm vinh danh Chúa hơn, mưu ích cho Hội thánh và sự tiến bộ cũng như an bình của nhân loại, để nhân loại tìm được những lý do để sống và hy vọng”.

Đức TGM cũng nhắc và ghi ơn ĐGH Biển Đức 16, ĐHY Bertone và các Bề trên tại Phủ Quốc vụ khanh. Ngài cũng bày tỏ lòng tín thác nơi ơn Chúa, mặc dù đứng trước nhiệm vụ khó khăn và nhiều đòi hỏi. ”Tôi phó thác cho lòng yêu thương từ bi của Chúa, mà không gì và không ai có thể tách tôi khỏi; tôi cũng phó thác cho lời cầu nguyện của mọi người”.
 
Top Stories
Pope appoints Archbishop Parolin new Secretary of State
VIetCathlic
07:24 31/08/2013
Official Statement from the Press Office of the Holy See on the Appointment of Abp. Pietro Parolin

The Holy Father has accepted, in keeping with Can. 354 of the Code of Canon Law, the resignation of His Eminence, Card. Tarcisio Bertone, Secretary of State, asking him, however, to remain in office until 15 October, 2013, with all the faculties proper to the office.At the same time, the Holy Father has nominated Archbishop Pietro Parolin, Apostolic Nuncio to Venezuela, as the new Secretary of State. He shall take possession of his office on 15 October, 2013.

On that occasion, His Holiness shall receive in audience Superiors and Officials of the Secretariat of State, in order publicly to thank Cardinal Bertone for his faithful and generous service to the Holy See, and to introduce them to the new Secretary of State.


Statement by Archbishop Pietro Parolin on the occasion of his appointment as Secretary of State.

At this moment, in which my appointment as Secretary of State is made public, I desire to express deep and affectionate gratitude to the Holy Father, Francis, for the unmerited trust he is showing me, and to make known to him once again my willingness and complete availability to work with him and under his guidance for the greater glory of God, the good of the Holy Church, and the progress and peace of humanity, that humanity might find reasons to live and to hope.

I feel very strongly the grace of this call, which is yet another and the latest of God’s surprises in my life. Above all, I feel the full weight of the responsibility placed upon me: this call entrusts to me a difficult and challenging mission, before which my powers are weak and my abilities poor. For this reason, I entrust myself to the merciful love of the Lord, from whom nothing and no one can ever separate me, and to the prayers of all. I thank all those who have shown and who, starting now, will show me understanding, as well as for any and all manner of help that anyone might desire to offer me in my new undertaking.

My thoughts go to my family and to all the persons who have been part of my life: in the parishes into which I was born and in which I served; in the dear Diocese of Vicenza; at Rome; in the countries in which I have worked – from Nigeria, to Mexico, and most recently in Venezuela, which I am sorry to leave. I think also of Pope-emeritus Benedict XVI, who ordained me bishop, I think of the Secretariat of State, which was my home for many years, of His Eminence, Cardinal Tarcisio Bertone, of the other Superiors, colleagues and collaborators and of the whole Roman Curia, as well as of all those who represent the Holy Father and the Holy See diplomatically around the world. I owe a great debt to all.

It is with trepidation that I place myself in this new service to the Gospel, to the Church and to Pope Francis, but also with trust and serenity – disposed – as the Holy Father asked us at the beginning – to walk, to build and to profess.

May our Lady, whom I like to invoke under her titles as Our Lady of Monte Berico, Guadalupe and Coromoto, give us, “The courage, to walk in the presence of the Lord, with the Lord’s Cross; to build the Church on the Lord’s blood which was poured out on the Cross; and to profess the one glory: Christ crucified. And in this way, the Church will go forward.”

And, as they say in Venezuela, “Que Dios les bendiga!”.
Caracas, 31 agosto 2013
 
Romanian prince who died in jail is beatified
Alison Mutler/ AP
10:34 31/08/2013
BUCHAREST, Romania (AP) — Thousands have gathered on Saturday for the beatification of a Romanian prince who spent decades traveling around the world helping the sick and the poor and died after being tortured in a Communist prison.

Pope Francis approved the beatification in March of Monsignor Vladimir Ghika who was declared a martyr for his Christian faith. Beatification, which gives Ghika the title "blessed," is the next-to-last stage in the process of the canonization of saints.

Born into a family of Moldovan nobles in Constantinople in 1873, Ghika converted to Catholicism in 1902. He spent his life helping victims of cholera, tuberculosis and earthquakes and was ordained as a priest in Paris in 1923.

He traveled around the world from Bucharest, to Buenos Aires to Tokyo which led Pope Pius XI to call him his "an apostolic vagabond." Despite coming from a wealthy family, he was known for his modest ways, always traveling in the cheapest class and of hearing confessions from people in bars, on the street, and on the subway.

Thousands of Catholics from Romania and abroad attended a two-hour service Saturday in the Romexpo trade center, and Prime Minister Victor Ponta called him "a great European spirit who refused to compromise with totalitarianism."

"He helped the poor and troubled and wounded soldiers," said Mariuta Istoc, 68, who was dressed in colorful festive peasant clothes and had traveled more than 300 kilometers (190 miles) from her village for the service. "He built dispensaries and many other things. He gave all his fortune to the poor. He came from a noble family but he gave all he had to the poor."

Catholic priest Eugen Botos said Ghika "lived during that very hard period, after the war, when the church and faith were persecuted. And he gave his life for the church, being accused of everything possible. "

When the communists came to power, Ghika refused to leave Romania. He was arrested in 1952 and convicted of treason, denounced as "a spy for the Vatican." He suffered electric shocks during his interrogation and beatings as he refused to denounce his faith. He died in Jilava Communist prison in 1954.

Romanian Orthodox Bishop Varlaam Ploiesteanul attended the service and praised Ghika, who was born into a family of Eastern Orthodox Christians, as bringing together "the two traditions, eastern and western."

Ploiesteanul said Ghika also "had something that united the believers of all faiths in Romania: the suffering and the resistance against the oppression of the communist regime."

(Source: http://news.yahoo.com/romanian-prince-died-jail-beatified-111237587.html)
 
Thailande:Les évêques invitent les écoles catholiques à être davantage missionnaires
Eglises d’Asie
18:00 31/08/2013
Réunis pendant trois jours à Pattaya pour leur session annuelle, les membres de la Conférence épiscopale de Thaïlande et de l’Enseignement catholique ont réfléchi sur les moyens d’« exprimer davantage leur identité chrétienne ».

Améliorer le niveau d’éducation dans les établissements catholiques afin de les rapprocher des standards internationaux, tout en développant l’évangélisation et le partage des valeurs chrétiennes : voilà le but que s’était fixé les quelque 400 enseignants venus des différents diocèses du pays, laïcs, prêtres, membres de congrégations religieuses (qui tiennent la plupart des institutions catholiques de Thaïlande), ainsi que plusieurs évêques.

Pendant ce séminaire de trois jours qui s’est tenu fin août à Pattaya, les participants se sont penchés sur la qualité de l’enseignement des écoles catholiques ainsi que les résultats obtenus dans les domaines de l’évangélisation et de l’éducation morale.

On compte aujourd’hui plus de 300 écoles catholiques en Thaïlande, accueillant plus d’un demi-million d’élèves majoritairement bouddhistes et musulmans.

Dans un pays où le catholicisme reste très minoritaire (un peu moins de 1 % de la population), et où l’identité thaïe est traditionnellement perçue comme indissociable du bouddhisme, l’enseignement catholique est cependant très estimé et considéré comme une garantie de qualité. Certaines de ses institutions, comme le prestigieux Assumption College de Bangkok tenu par les Frères de St Gabriel, sont considérées comme les meilleures de Thaïlande.

L’archevêque de Bangkok, Mgr. Francis Xavier Kriengsak Kovinthavanij, a rappelé aux participants que la Nouvelle Evangélisation appelait « tous les disciples du Christ à annoncer et partager la Bonne Nouvelle avec tous ceux qui n’avaient pas encore rencontré l’Evangile ».

S’appuyant sur l’importance du dialogue interreligieux, Mgr Kovinthavanij, qui est également vice-président de la conférence épiscopale, a souligné que l'enseignement catholique en Thailande était à la fois « le signe de la présence de l'Eglise au milieu des autres religions » et « l'instrument pour annoncer le royaume des cieux. »

Mgr. Louis Chamnien Shantisukniran, archevêque de Tharae-Nongsaeng et président de la Conférence épiscopale, a déclaré à son tour qu’il était du devoir de l’Eglise catholique d’aider ses institutions les plus représentatives à « davantage exprimer l’identité chrétienne ». Le prélat a rappelé les objectifs de 2010-2015 du plan pastoral de la Conférence épiscopale, selon lequel les écoles devaient devenir des « centres de rayonnement de l’Evangile » et les éducateurs des « témoins vivants » de Jésus Christ., rapporte encore l’agence AsiaNews jeudi 29 mai.

Le P. Francis Xavier Deja Arpornrat, secrétaire exécutif de la Conférence épiscopale a quant à lui confié à Catholic News Agency que c’était parce que les établissements catholiques visaient le « développement intégral de la personne » tout en respectant la « liberté individuelle de chacun », que les parents des étudiants avaient confiance en l’éducation dispensée par ces écoles.

Des propos qui s'inscrivent dans la continuité de la politique pastorale de l’ancien archevêque de Bangkok, le cardinal Michael Michai Kitbunchu, lequel avait joué un rôle majeur dans le développement de l’enseignement catholique en Thaïlande. En 2008, il soulignait déjà auprès de l’agence AsiaNews, que bouddhistes et musulmans inscrivaient leurs enfants dans les écoles catholiques à la fois pour « l’excellence de l'éducation et les valeurs morales qui y étaient transmises» et pour le fait que l’élève y était encouragé « faire s'épanouir son individualité ».

Comme son successeur, aujourd'hui, le cardinal expliquait vouloir compter sur les écoles catholiques pour promouvoir les valeurs de l’Evangile et le dialogue religieux « entre les jeunes issus de différentes confessions».

En conclusion de la session, les différents intervenants ont évoqué la nécessaire « adaptation aux changements de la société » et le fait que l’enseignement catholique devait apprendre à renouveler ses méthodes".

L’archevêque de Bangkok a rappelé cependant que l’atout principal des écoles catholiques reposait sur les valeurs morales qui pouvaient être dispensées aux étudiants, dans les domaines les plus variés, qu’il s’agisse de la sensibilisation aux droits de l’homme, de l’éducation à une sexualité responsable, du respect de l’environnement ou encore de l’adaptation aux nouveaux médias et technologies.

(Source: Eglises d’Asie, 31 août 2013)
 
Africa: More witnesses on the fury against Christians
Fides Agency
18:03 31/08/2013
Bangui - A delegation from the diocese of Bouar went to Bohong where on Sunday, August 18 priests and nuns of the Sœurs de la Charité were forced to escape .

According to a statement sent to Fides Agency, the delegation before arriving in Bohong went to Forte, a village that lies on the road , where in front of the church of Baptists met a group of about fifty people gathered to carry out a census of the displaced returnees from the forest and the burned houses. These are 206."Crossing the village of Forte, we looked at the houses destroyed and we thought about the suffering of people who, during the rainy season have to hide in the forest, and who on their return to their village will only find scenes of desolation" refers the statement.

The most serious tragedy began at the entrance of Bohong" continues the statement. "There, no thatched house was spared, belonging to the non-Muslim inhabitants called "Gbaya" by the military of Seleka from abroad. The whole city one saw the same scene: houses with no roof, blackened walls and empty. No noise, no conversations, no joy".In the village of Bohong, the delegation was able to see that in the parish of Ste Jeanne Antide Thouret, "the tabernacle and the altar, were in good condition , without any damage. But, in the sacristy all objects of worship and liturgical books were thrown on the ground". "The Chapel of the Nuns had instead been desecrated: the tabernacle broken open, the consecrated hosts thrown to the ground ..."

Among the buildings which were looted: the Catholic school, the dispensary and the women's college. A group of brave believers stands guard to prevent further desecration of the remaining structures of the Church.Other Christian denominations suffered similar damage. The statement concludes, however, with a note of hope: "the religious platform formed in Bouar in July will also work for reconciliation and peace between the different religious confessions present in Bohong and nearby villages".

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Linh mục người là ai!
JB Nguyễn Đức Vượng
04:40 31/08/2013
Houston, Texas: Vào mùa hè tuy oi bức hầu như trên 3/5 thế giới, nhưng lại là mùa gặt hái của Giáo Hội về thiên chức linh mục. Đọc từ báo mạng Việtcatholic đến những thư nhận được từ quý nhà dòng, địa phận, đâu đâu cũng chuẩn bị cho các ứng sinh nhận tác vụ phó tế nhất là linh mục.

Tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang thuộc tổng giáo phận Galveston kể từ ngày có giáo xứ cách đậy 27 năm, ngoài những linh mục tại chỗ (các cha đã chịu chức trước), giáo xứ đã cưu mang gần 30 tu sĩ nam nữ và linh mục. Nguyên với các tu sĩ Nữ phần đông (10 người) thuộc dòng Đa Minh Nữ tỉnh dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Hôm qua ngày vào lúc 10 giờ sáng thứ bảy ngày 24/08/2013, đông đảo các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ, giáo dân và thân nhân thuộc gia đình ông bà cố Nguyễn Văn Thanh đã tham dự thánh lễ truyền chức tại Đền Chúa Cứu Thế Houston Texas để cầu nguyện cho tân linh mục Giuse Nguyễn Tấn Đạt.

Tân linh mục Giuse Nguyễn Tấn Đạt con ông bà cố Nguyễn Văn Thanh và Phạm Thị Mão, gốc địa phận Bắc Ninh, đã di cư năm 1954 vào địa hạt Xóm Mới, tổng giáo phận Sài Gòn. Cũng như bao gia đình khác, gia đình ông bà cố Thanh đã được đến Hoa Kỳ và cư ngụ ngay tại giáo xứ Đức Mẹ La Vang thuộc tổng giáo phận Gaveston Houston Texas cách đây 17 năm. Một nét đặc biệt là gia đình cư ngụ gần nhà dòng quý sơ dòng Đa Minh, có ít nhất 3 lần di chuyển, thay đổi chỗ ở nhưng chỉ ở trước, sau nhà thờ Đức Mẹ La Vang.

Nhờ hoàn cảnh và không gian gần gũi với thánh đường và nhà dòng sáng kinh chiều lễ của gia đình nên cậu Giuse Nguyễn Tiến Đạt đã được hấp thụ thật nhiều qua chương trình việt ngữ, giáo lý, ca đoàn nên cậu đã quyết định dấn thân vào dòng Chúa Cứu Thế tại đây.

Sau gần 10 năm được huấn luyện, đã có thời gian gần 1 năm đi làm việc tại Tiệp Khắc với các Cộng Đồng người Việt tại đó. Tân linh mục trẻ trung với tuổi đời 36 này đã nhận bài sai ngay ngày chịu chức do cha bề trên Đa Minh Nguyễn Phi Long, phụ tình anh em dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam tại Hải Ngoại tuyên đọc: “Cha Giuse Nguyễn Tấn Đạt sẽ phục vụ tại Tiếp Khắc”. Cả cộng đoàn vừa vỗ tay vừa ngạc nhiên, nhưng riêng ngài, ngài có vẻ mặt rất vui, hân hoan đón nhận bài sai nơi cha Bề Trên để ra đi với hành trình mới này.

Tiếp theo ngày chịu chức linh mục thì ngay hôm sai tân linhmục đã dâng thánh lễ mở tay cũng tại Đền Chúa Cứu Thế cho nhà dòng gia đình. Vào buổi chiếu, giáo xứ Đức Mẹ La Vang vui mừng tiếp đón gần 800 người tham dự thánh lễ tạ ơn lúc 18 giờ chiều Chúa Nhật 25/08/2013. Giáo xứ Đức Mẹ La vang tại ngôi thánh đường mà trước đây ngài vẫn thường xuyên đến để tham dự thánh lễ. Với niềm hy vọng của tuổi trẻ, ước mong một ngày kia trở thành linh mục và về chính ngôi thánh đường này đã trở nên hiện thực. Hôm nay ngài chủ tế thành lễ lần đầu tiên, trước sau ngài luôn nhắc đến danh hiệu Mẹ La Vang và nơi cưu mang ngài là giáo xứ La Vang.

Một bài giảng đầy ý nghĩa của Cha Đa Minh Nguyễn Phi Long với chủ đề “Linh Mục Người Là Ai”? nhắc nhở đến thân phận mỏng dòn và giới hạn của con người, lại dám chấp nhận vâng lời và dấn thân theo Chúa qua mọi hoàn cảnh, biến cố vui buồn hay xa xôi như Tân Linh Mục đã sẵn sàng đón nhận bài sai để tới Tiệp Khắc phục vụ, tuy là thách đố của người đem Tin Mừng, nhưng lại là niềm vui cho người trẻ dám dấn thân mạo hiểm nơi vùng đất mới, nước mới, văn hóa mới và kể cả ngôn ngữ mới.

“ Linh Mục Người Là Ai”, ngài không là thần thánh, không từ trên trời rơi xuống nhưng là người như bao nhiêu người khác đã được vun trồng, huấn luyện, giáo hấn, kể cả những sửa chữa để dám quyết định một tương lại hầu như mịt mù nhưng nhờ lòng mến của chính mình và mọi người làm cho người linh mục mạnh dạn can đảm tiến bước trong hy vọng.

Thành thật chúc mừng Tân Linh Mục, cùng cám tạ ơn Chúa với gia đình và giáo xứ La Vang mỗi thành phần, ít nhiều đã cùng cộng tác để có một linh mục trẻ trung, dạn dĩ và rất khiêm nhường điềm đạm.

Mong những đức tính ấy luôn tiềm tàng trong đời sống của Cha để niềm vui mọi người được nên trọn cho bất cứ ai gặp gỡ Cha trong hành trình phục vụ.

Một lần nữa xin Chúa qua lời bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria luôn chúc lành, đồng hành và gìn giữ Cha trên mọi nẻo đường. Chúng con luôn cầu nguyện cho cha.

Hình ảnh Lễ Thụ Phong Linh Mục do anh Joseph Ký Nguyễn thực hiện:

http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157635248246794/
 
Gia đình I Nhã Đức Quốc hành hương Mễ Du
Thanh Sơn
08:47 31/08/2013
Mễ Du linh thánh thiêng liêng
Hòa bình ốc đảo nhân hiền nên thơ
Nơi đây có Mẹ mong chờ
Tim con rộn rã uớc mơ tìm về.

Vâng! đúng như bôn câu thơ trên, vào ngày 27.07.2013 lúc 07 giờ sáng gia đình Inhã Đức Quốc 46 người + 2 tài xế khởi hành từ Herne lên đường hành hương kính viếng Đức Mẹ Mễ Du. 10 giờ xe ghé ngang qua Ginsheim đón nhóm thừ hai và tiếp tục lên đướng đón nhóm thứ 3 tại Hessdorf vào lúc 14 giờ và dự tính sẽ dâng thánh lễ tại đây để kính Đức Mẹ trước khi tiếp tục khởi hành nhưng vì bi kẹt xe trên xa lộ nên tới trể hơn dự định nên đành lỡ hẹn, vì vậy sau khi đón nhóm thứ 3 là xe chạy tiếp luôn.

Thật may mắn là trên chuyến xe đi hành hương có tới ba linh mục. Cha linh hướng của gia đình Inhã là Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy, linh mục Fernand Nguyễn Hữu Công và linh mục Micae Nguyễn Trường Luân. Đây là xe Bus thường xuyên chở người đi hành hương nên tài xế đề nghị với gia đình Inhã là có thể dâng thánh lễ trên xe luôn, vì những đoàn khác cũa Đức vẫn thường dâng thánh lễ trên xe như vậy. Hôm nay là thứ bảy nên chúng tôi cũng mong được tham dư tiệc thánh và kính Đức Mẹ nên 3 cha đã đồng ý dâng thánh lễ đồng tế trên xe Bus.

Bài chia sẻ đầu tiên cua linh mục Micae Nguyễn Trường Luân đã hấp dẫn tôi ngay. Tất cả chúng ta đều đang trên đường hành hương về quê trời. Chúng ta cần phải giúp nhau để bước đi cho tốt và nên tốt. Là linh mục chúng tôi rất cần sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của giáo dân. Là người Công Giáo, chúng ta cần phài có "đạo đức và nhân đức" nhưng tôi thấy mình vẫn mang đầy những khuyết điểm. Mà ma qủy thì nó hay tìm những yếu điểm của mỗi người để mà tấn công, như xúi giục lòng kiêu căng, đưa đẩy những cái mập mờ đến để cho người khác dễ hiểu lầm, rồi nó đánh vào lòng tự ái của ta v.v... Nên xin mọi người cầu ngyện cho linh mục nhiều.

Xe chạy xuyên qua những nước Áo, Slowien, Kroatien không có vần đề gì cả vì những nước này đã vào EU. Khoảng 08giờ sáng hôm sau 28.07. thì đến biên giới Bosnien-Herzogovien đây là nơi chúng tôi lo nhất vì nó là nước hậu cộng sản và không nằm trong EU nên mỗi lần qua cửa ải là mỗi lần bị hành chính (tức hành là chính) bởi những tên đầy tớ nhân dân. Sau hơn 90 phút thì xe chúng tôi cũng được qua ải để vào Bosnien-Herzogovien từ đây cách linh địa Mễ Du chỉ còn khoảng 40 cây số nữa là đến nên mọi người ai cũng nao nức. Linh mục Fernanz Nguyễn Hữu Công hướng dẫn mọi người lần chuỗi Mân Côi với những suy gẫm thật là hữu ích để dọn tâm hồn cho tất cả hướng về Đức Mẹ Mễ Du, cho chính ngài và mọi người. Khoảng 10giờ30 xe đến Mễ Du.

Sau khi nhận phòng tắm rửa và nghỉ ngơi vài giờ cho khỏe một số anh chị em đã mau mắn ra thánh đường chào Đức Mẹ rồi trở về khách sạn ăn trưa vào lúc 13 giờ. Đúng 15 giờ mọi người tập trung và chính thức ra đền thánh viếng Đức Mẹ và dâng lên những tâm tình với Mẹ. Rồi cùng đi ra công trường tham quan và đi qua con đường "Năm Sự Sáng" cùng viếng tượng "Chúa Chịu Nạn" khá lớn phía sau lưng công trường Mễ Du này. Đây là một tượng khá đặc biệt mà tôi được một linh mục người Đức giải thích cho biết như sau: Một lần nọ trong thánh đường Mễ Du đang dâng thánh lễ thì đoàn đồng tế ngưng lại vì phía ngoài nơi tượng chịu nạn đang tỏa sáng, mọi người cùng qùy xuống để cầu nguyện rồi sau khoảng năm phút thánh lễ mới tiếp tục. Từ sau lần đó thì những người hành hương hay đến đây cầu nguyện và đưa ta sờ lên chân tượng Chúa. Vì tượng Chúa Chịu Nạn này khá cao khoảng 5m. nên người đứng lên bệ đế cũng chỉ với tới đầu gối tượng mà thôi nhưng lạ lùng là tượng từ đó vẫn thỉnh thoảng chảy ra một loại nước như dầu và có mùi thơm. Nay hàng ngày người hành hương vẫn đến đây cầu nguyện và lấy khăn lau nơi đầu gối Tượng Chịu Nạn này và thỉnh thoảng lại có dầu chảy ra như thế, và đã trải qua nhiều năm nay rồi. Riêng tôi thì đã ba lần hành hương tới Mễ Du nhưng khi xếp hàng tới phiên thì không có nhận được những giọt dầu thơm như nhiều người khác. Nhưng lần này đi chung với gia đình I-nhã thì đa số đều có thấm được những giọt dầu này. Tôi ngồi chụp hình và quan sát, thì thấy có một cô gái từ Úc hành hương tới đây xếp hàng trước đoàn Việt nam, cô cầm trí cầu nguyện rất sốt sắng khá lâu,và cô cầm theo một xấp khăn dầy cứ lau chân tượng Chúa Giêsu và thấm từng cái một rất lâu khoảng 20 phút mới xong, chắc sẽ mang về Úc để tặng lại cho những người thân từng giọt dầu này. qúy lắm thay!. Buổi chiều vào lúc 18 giờ chúng tôi tham dự giờ lần hạt quốc tế và tiếp theo là thánh lễ và giờ chầu Thánh Thể cho đến 21 giờ mới xong và trở về nhà nghỉ để cùng nhau ngồi quây quần làm phút hồi tâm để nhìn lại một ngày đã qua để chúc tụng và tạ ơn Chúa và cám ơn nhau rồi nghỉ đêm.

Thứ hai 29.07.2013 sau bữa điểm tâm sáng lúc 7giờ sáng đoàn cùng nhau lên núi Đức Mẹ hiện ra

NÚI ĐỨC MẸ HIÊN RA

Cha linh hướng của gia đình Inhã Dr. Phêrô Nguyễn Trọng Qúy hướng dẫn anh chị em suy gẫm về cuộc đời của Đức Mẹ theo năm giai đoạn của những chặng đường đời của Mẹ. Nay Mẹ vẫn luôn quan tâm đến tất cả con cái Mẹ nơi trần thế.Tuy cha đã 85 cái xuân xanh nhưng luôn là một linh hướng gương mẫu tuyệt vời cho gia đình Inhã. Dù trời hôm nay rất nóng 38 độ C. nhưng cha cũng leo núi đồng hành với tất cả gia đình và còn hướng dẫn một cách rất hay và sâu sắc nữa, không bao giờ thấy cha quản ngại bất cứ chuyện gì cả. Cám ơn cha tuyệt vời! của chúng con.

Buổi trưa về khách sạn ăn uống và nghỉ ngơi.

15giờ gia đình Inhã được lm. Micae Nguyễn Trường Luân hướng dẫn tôn vinh Lòng Chúa Thương Xót và hai giờ đồng hồ chia sẻ về sự tĩnh lặng trong cầu nguyện.

Những chia sẻ của ngài đem lại rất nhiều sự bổ ích cho cuộc sống cũng như tâm linh của mỗi người.

Buổi chiều 18 giờ mọi người tham dự chương trình quốc tế tại công trường Mễ Du kéo dài tới 21 giờ thì chấm dứt. Đây là chương trình chính mỗi ngày gồm lần và suy niệm hai chuỗimân côi, rồi bắt đầu thánh lễ sau đó làlần chuỗi bẩy sự thương khó Đức Mẹ (bảy kinh lạy cha kính mừng sáng danh) như lời Đức Mẹ hiện ra dạy bảo, rồi tới giờ suy niệm và phép lành Thánh Thể và cuối cùng là lần hạt thêm một chuỗi rồi kết thúc.

Sau giờ lễ và suy niệm một số anh chi em còn đi viếng và cầu nguyện một số nơi của đền thánh như đài Đức Mẹ phía trước đền thánh, tượng Chúa chịu nạn chảy dầu v.v...

Sau đó về nhà khách sạn làm phút hồi tâm và lên chương trình cho hôm sau.

LÊN NÚI THÁNH GIÁ

Sáng ngày 30.07.2013 mọi người hẹn nhau 5giờ sáng dậy ăn sáng và cùng nhau lên núi Thánh Giá cho mát mẻ vì mấy bữa nay trời nóng tới 38 độ C.

"Ngọn núi Sipovac cao 540m, từ năm 1933 được đổi tên là Krizevac (núi Thánh Giá). Trên ngọn núi này những tín hữu trong xứ đạo đã vất vả mang các vật liệu lên tận ngọn núi để xây một Thánh Giá bằng bê tông cao 12m. Cây Thánh Giá trên núi này đã có nhiều sự lạ nhiều rất nhiều lần ban đêm sáng rực lên cả vùng trời và nhiều người cứ tưởng là được làm bằng những đèn điện Néon nhưng khi lên đến nơi thì lại chỉ thấy là cây Thánh Giá hoàn toàn không có điện và cũng không thể có điện ở trên đây. Trong thờ gian cộng sản cướp quyền để độc đảng cai trị đất nước này đã bao nhiêu lần dự định phá cây Thánh Giá trên đỉnh núi này nhưng không lần nào thành công."

15 chặng đường lên núi Thánh Giá hôm nay chúng tôi may mắn được linh mục Fernanz Nguyễn Hữu Công hướng dẫn suy niệm qúa là tuyệt vời.Từ chặng thứ nhất ngài đã gợi ý cho đoàn rằng đây là cơ hội vô cùng qúy giá trong năm hồng ân đức tin này để chúng ta được hưởng những ơn toàn xá dưới chân Đức Mẹ Mễ Du anh chị em chúng ta hãy xét mình suy gẫm để khi tới chặng thứ 12 Chúa Giêsu sinh thì tất cả chúng ta sẽ cùng lãnh nhận bí tích hòa giải để hưởng ơn toàn xá. Sau hơn một tiếng leo núi và suy gẫm phái đoàn cũng đã lên tới chặng thứ 12. Sau khi linh mục Fernanz Nguyễn Hữu Công dẫn giải và suy gẫm về giờ Chúa chịu chết vào lúc 3 giờ chiều thứ sáu thì Ngài trút hơi và gục xuống sinh thì. Chúng tôi được đánh động sâu xa mọi người đã sẵn sàng giục lòng thống hối đễ lãnh nhận "bí tích hòa giải" mong hưởng được ơn thánh Chúa trong năm Đức Tin này. sau đó đoàn tiếp tục suy gẫm tiếp những chặng còn lại và lên đến đỉnh núi thánh giá là chặng thừ 15.

Sau khi chiến thắng lên tới đỉnh vinh quang nhóm cùng nhau chụp hình. sau đó từ từ xuống núi. Xuống núi cũng cam go chẳng khác nào lúc lên vì có một số người yếu nên phải giúp nhau và chờ đợi nên khi về được đến khách sạn thì cũng đã qúa trưa. Ăn uống nghỉ ngơi và buổi chiều thì cùng nhau ra đền thánh để tham dự chương trình lần hạt và thánh lễ cùng chầu Thánh Thể cho tới 21 giờ mới chấm dứt. Hôm nay là cận ngày đại hội giới trẻ lần thứ 24 ở Mễ Du nên khách hành hương thấy đông hơn hôm trước. Cờ của các quốc gia đã được treo lên kín chung quanh công trường. Chúng tôi cũng hãnh diện với lá cớ Quốc Gia tung bay phất phới làm ấm cả lòng người yêu tự do.

22giờ đêm chúng tôi cùng nhau làm phút hồi tâm cùng nhau nhìn lại ngày sống và cảm tạ những hồng ân mà Chúa và Mẹ đã ban cho từng người.

Sáng ngày 31.07. là ngày kính thánh tổ dòng Tên, thánh Inhã là quan thầy của nhóm nên mọi người thu xếp hành trang gọn gẽ và ra nhà nguyện nhỏ kế bên đền Đức Mẹ để cùng nhau đâng lễ kính quan thầy trọng thể.

Thánh I-Nhã dẫn đường mở lối

Đường linh thao kết nối tình Cha

Hân hoan lời hát giao hòa

Kính mừng thánh tổ nở hoa ân t ình

Đây cũng là một thánh lễ kính thánh quan thầy đầu tiên của gia đình Inhã từ ngày thành lập tới giờ, mà lại được mừng kính tại nơi đền thánh Mễ Du nên cũng là một sự rất đặc biệt và cảm động. Cha linh hướng Dr. Phêrô nguyễn Trọng Qúy hôm nay đã dành thật nhiều thời gian để hướng dẫn mọi người về linh đạo của thánh tổ Dòng Tên Inhã. Chúng con cám ơn cha nhiều lắm.

Sau thánh lễ mọi người cùng nhau ra chào từ giã Đức Mẹ sau 3 ngày ở đây với đầy tràn đầy lưu luyến đa số ai cũng mong có ngày được trở lại đây viếng Mẹ nơi "ốc đảo bình an" này. Cùng nhau chụp ảnh lưu niệm trước nhà thờ thánh Giacôbê và vẫy tay chào Mẹ để lên đường ra biển Kroatien nghỉ hè.

Hai ngày gia đình Inhã cùng nhau nghỉ hè cũng là một sự đặc biệt lắm. Đây cũng là lần đầu tiên mà gia đình Inhã Đức Quốc từ em bé 4 tuổi cho đến 85 tuổi vui vẻ với nhau như thế. Vì trời mấy bữa nay thì nóng đến 38 độ C mà biển thì nước trong vắt nên vừa tới nơi sau khi nhận phòng là các anh chị em lao ra biển ngay.

Vì khách san nằm sát bờ biển, nên xuống vùng vẫy cho thỏa chí tang bồng. Vì qúa yêu nước nên một số người quên luôn giờ hẹn họp mặt lúc 18 giờ để tính chương trình cho buổi tối. Có một số anh chị em thì nhớ giữ đúng giờ ngồi chờ nên chắc là cũng hơi giận. (mong thông cảm cho những người yêu nước).

Ngày hôm sau cả một ngày vùng vẫy và mấy chị có sáng kiến chơi trò chơi lên giây đồng hồ, cướp cờ, rồng rắn v.v... làm tưng bừng cả khu vực này lên, một số người ngoại quốc thấy vui qúa cũng xin vào chơi chung thật là một ngày vui ơi là vui luôn. Đúng là mọi người được một ngày sống lại tuổi thơ.

Đêm cuối cùng mọi người cùng nhau chia sẻ những cảm nhận của tuần lễ hành hương kính thánh quan thầy Inhã. Cùng góp ý cho những phần nào còn thiếu sót và phần nào làm tốt. Cùng làm phút hồi tâm cảm tạ ơn Chúa và cám ơn Mẹ, cám ơn thánh quan thầy Inhã, cám ơn nhau và cám ơn 3 cha đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng con rất nhiều trong tâm tình thiêng liêng. Xe lăn bánh trên đường trở về Đức Quốc từng nhóm từng người lần lượt trở về mái nhà xưa sau một tuần lễ cùng chung nhau hành hương và một thánh lễ kính thánh quan thầy Inhã rất đặc biệt tại đền thánh ĐỨC MẸ MỄ DU.

Con tìm về chốn tâm linh
Về nơi Ốc Đảo an bình Mẹ ban
Mẹ ơi! tình Mẹ chứa chan
Mẹ yêu tất cả thế gian con người.

Mời xem thêm hình ảnh của Thúy Loan

Ngày 1
https://plus.google.com/u/0/photos/114868583049545007274/albums/5908698367609773425?authkey=CNTI37LvwZXa0AE

Ngày 2
https://plus.google.com/u/0/photos/114868583049545007274/albums/5909055181660037985

Ngày 3
https://plus.google.com/u/0/photos/114868583049545007274/albums/5909077708582793921

Ngày 4
https://plus.google.com/photos/114868583049545007274/albums/5909087329784736545?banner=pwa&authkey=CPC3yKLoheKMHA
 
Bổn mạng hội đoàn Hiền Mẫu Giáo xứ Thánh Tâm Pleiku
Thánh Tâm
08:53 31/08/2013
Lúc 17g30 ngày 23/08/2013, tại Giáo xứ Thánh Tâm giới hiền mẫu đã tổ chức mừng trước thánh lễ Thánh Monica, bổn mạng Hội đoàn hiền mẫu giáo xứ. Thánh lễ do cha chánh xứ Đa minh Trương Bảo Tâm chủ tế.

Xem hình ảnh

Monica người Mẹ nhân ái thiết tha. Monica Bổn mạng Hội đoàn hiền mẫu giáo xứ Tình thương người bao la như một bài tâm ca dâng trọn về Cha. Monica cuộc đời chan chứa yêu thương. Luôn hy sinh dù gặp gian khó trăm đường. Là gương cho con cái ngàn phương, là hoa thơm dâng về ngai Chúa trên thiên đường.

Theo lịch Công Giáo, ngày lễ Bổn mạng giới Hiền mẫu là ngày 27 tháng 8, lễ thánh Mônica. Nhưng vì ngày đó cũng là bổn mạng giới Hiền mẫu chung của giáo phận nên cha xứ Đa minh đã dời vào ngày 23-8. Lễ Bổn mạng năm nay được mừng sớm hơn để đến ngày 27 tháng 8 này tập trung về Thăng Thiên tham dự ngày hiền mẫu miền Pleiku.

Cha chánh Xứ Đa minh Trương Bảo Tâm đã hướng các Mẹ đến với Thánh Monica trong Thánh lễ thật sinh động. Ngài nói: Các Mẹ chính là món quà đặc biệt mà Thiên Chúa tặng ban. Các mẹ phải là gương mẫu trong gia đình của mình; hãy quan tâm đến chồng con và vun đắp để trở thành một gia đình đạo đức.

Thánh Lễ Mừng Thánh Monica Bổn mạng Đoàn Hiền Mẫu Thánh Tâm đã diễn ra trong bầu khí trang trọng và đầy tình yêu thương.

Niềm hân hoan của ngày lễ còn được trải dài ra với buổi diễn nguyện sau Thánh Lễ. Mở đầu buổi diễn nguyện, các BÀ Mẹ đã diễn lại hành trình Tin Mừng đến với dân tộc Tây Nguyên qua những nhân vật như Đức Cha Stephano Thể, Thầy Sáu Do... Những khó khăn ngay từ buổi các nhà truyền giáo đặt chân lên miền Tây Nguyên. Tiếp theo buổi diễn nguyện là những tiết mục của các em trong gia đình ơn gọi, các em thiếu nhi để mừng ngày hiền mẫu. Buổi sinh hoạt đã làm bầu không khí ngày lễ thêm ấm cúng, thân tình và đơn sơ, nhưng không vì thế làm mất đi niềm vui của gia đình Giáo Xứ trong ngày lễ của những người mẹ.

Ngày lễ Monica cũng quy tụ tất cả chúng ta. Yêu mến, biết ơn, kính trọng các hiền mẫu, chúng ta ước mong các thế hệ hiền mẫu tiếp tục đi theo con đường của Thánh nữ Monica. Không những tại nhà thờ, mà còn nơi mỗi gia đình, các hiền mẫu trở nên những người mẹ hiền thật sự, làm cho gia đình mình được ấm êm thuận hòa, làm cho các thế hệ con cháu trong gia đình và trong giáo xứ được vẻ vang. Như Thánh nữ Monica có con cái là triều thiên của mình thế nào, các hiền mẫu trong giáo xứ cũng có các thế hệ con cháu làm vẻ vang cho chính các bà mẹ Công Giáo như vậy".

Quả thật trong gia đình, bao giờ người mẹ cũng là người hy sinh và luôn nghĩ đến người khác nhiều nhất. Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của thánh nữ Monica, ban cho các bà mẹ Công Giáo luôn là ngọn lửa sưởi ấm mọi gia đình.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hiện trạng chà đạp tự do tôn giáo tại Việt Nam
VietCatholic Network
13:25 31/08/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Ở một số quốc gia, đặc biệt là các nước Á Châu, có một tình hình đặc biệt là sự bất khoan dung tôn giáo có thể đến từ các tôn giáo khác, các tổ chức, hay phong trào quần chúng. Phong trào Văn Thân, Đảng Cộng Sản Việt Nam ở Việt Nam là những ví dụ. Không nhìn về quá khứ, nhưng hướng đến tương lai truyền giáo thì cha thấy Giáo Hội tại Việt Nam có thể làm gì để cải thiện tình hình này.

Bất khoan dung tôn giáo là hiện tượng thường thấy trong lịch sử. Nó có thể đến từ các tôn giáo, từ các tổ chức chính trị-văn hóa, từ các phong trào quần chúng, từ các chính quyền...Không riêng châu Á, bất khoan dung tôn giáo xuất hiện ở mọi quốc gia, mọi châu lục, mọi thời đại với những hình thức khác nhau. Tại Việt Nam các cộng đồng Công Giáo có thể bị những nhóm người mù quáng tấn công. Họ có thể là những người vô thần, hoặc thuộc các tôn giáo khác nhau, thậm chí họ mang danh Công Giáo. Đây là những người bị cộng sản tuyên truyền, kích động và tổ chức để chống lại Công Giáo. Các nhóm giáo dân mang danh “Công Giáo yêu nước” hoặc các nhóm “quần chúng tự phát” đã tấn Công Giáo xứ Thái Hà hay thiền viện Bát Nhã của Phật giáo là những trường hợp điển hình hiện nay ở Việt Nam. Kinh nghiệm dạy tôi rằng không thể có bao dung tôn giáo trong chế độ cộng sản. Bởi vậy, để cải thiện tình hình, một mặt các thành viên trong GH cần tích cực chứng tỏ cho mọi người thấy chính nghĩa của mình với mọi người và mọi tổ chức tôn giáo hiện diện trên đất nước Việt Nam. Tiếp theo cần tích cực đối thoại liên tôn bằng những hình thức khác nhau, liên đới với các tôn giáo khác nhau trong mục tiêu đấu tranh cho tự do tôn giáo và dân chủ ở Việt Nam, cùng các tôn giáo khác phục vụ những người nghèo. Cũng cần thiết phải tiếp cận và giác ngộ những người lương thiện đang bị chế độ sử dụng như con rối để chống phá Công Giáo cách mù quáng, giúp họ thấy được bộ mặt thật của chế độ xấu xa đê tiện và sự bất nhân bất nghĩa của chế độ cộng sản. Trên tất cả, cùng với các cá nhân, các tổ chức và các tôn giáo khác ở VN, GH cũng cần tích cực đấu tranh dưới một hình thức thích hợp để góp phần xóa bỏ độc tài và xây dựng một chế độ dân chủ thì mới mong loại trừ được bất khoan dung tôn giáo.

2. Theo niên giám Giáo Hội Công Giáo, mức tăng dân số của Giáo Hội Công Giáo trong nhiều năm qua là dưới mức tăng trưởng về dân số. Đâu là những nguyên nhân chính, thưa cha?

Mức tăng dân số của GHCGVN trong nhiều năm qua đều dưới mức tăng trưởng về dân số của Việt Nam. Đấy là sự thật. Người Công Giáo trước đây hơn nửa thế kỷ đã chiếm 10 % dân số Việt Nam. Ngày nay chỉ còn chiếm khoảng hơn 7 %. Theo logic thì chưa kể số tân tòng gia nhập, chỉ nội số người Công Giáo gia tăng tự nhiên qua con đường sinh sản, thì tỷ lệ người Công Giáo hiện nay phải cao hơn trước đây. Vì trong khi người ngoài Công Giáo thực hành các biện pháp tránh thai, và hạn chế sinh sản, thì người Công Giáo ít thực hành các biện pháp tránh thai và thường sinh nhiều con cái hơn. Tuy nhiên, thực tế thì hiện nay tỷ lệ người Công Giáo lại giảm đi so với hơn nửa thế kỷ trước. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do sự cấm đạo khốc liệt và toàn diện của chế độ cộng sản. Việc gây khó dễ cho người Công Giáo, việc phân biệt đối xử đối với người Công Giáo, việc tuyên truyền xuyên tạc nhằm chống Công Giáo, việc ngăn chặn cơ may thực hành tôn giáo của các tín hữu... tất cả đã góp phần làm cho số người bỏ đạo gia tăng. Tôi đã thấy nhiều người đón nhận đức tin Công Giáo, nhưng tôi thấy một số lượng nhiều hơn những người bỏ Công Giáo để mưu tìm một cuộc sống thuận lợi hơn trong chế độ cộng sản. Tôi chưa thấy triều đại nào trong lịch sử Việt Nam bách hại Công Giáo triệt để và toàn diện hơn thời Cộng sản.

3. Cha đang ở Rôma thủ đô của Giáo Hội, và cha cũng từng đi diễn thuyết nhiều nơi trên thế giới, cha nhận định thế nào về mức độ hiểu biết trung thực về hiện tình Giáo Hội Việt Nam trong thế giới Công Giáo nói chung? Theo Cha, thực trạng về Giáo Hội Việt Nam trong chế độ hiện này thế nào?

Hiện tình GHVN ít được hiểu biết thấu đáo và toàn diện. Người Công Giáo VN còn chưa hiểu biết trung thực về hiện trạng của GH mình nói chi thế giới Công Giáo nói chung. Thực tế nhận thức của nhiều người trong nước và nước ngoài về GHVN chỉ dừng lại ở những ngôi thành đường hoành tráng, ở những lễ hội tôn giáo đông đảo, ở những con số thống kê ơn gọi tu sĩ và linh mục gia tăng, mà không thấy được năng động truyền giáo của GH đang suy giảm và GH vẫn đang ở trong tình trạng phải cạnh tranh một cách bất bình đẳng để giáo dục niềm tin tôn giáo trong một chế độ vi phạm tự do tôn giáo, vẫn đang coi Công Giáo là kẻ thù và vẫn đang tuyên chiến với Công Giáo khi ngầm ngầm, khi công khai. Một cách tổng quát, GHVN vẫn đang sống trong cảnh bách hại và chưa được hưởng tự do tôn giáo. Nhà nước vẫn ngang nhiên can thiệp vào chuyện đào tạo, phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển các linh mục, giám mục. Công Giáo không được phép giảng dạy ngoài nhà thờ. Nhà nước không cho GH được tự do và bình đẳng như các tổ chức và cá nhân trong ngoài nước hiện diện ở Việt Nam: Cụ thể GH không được mở trường học, bệnh viện, trung tâm từ thiện; không được làm kinh tế, thậm chí không được mở một trương mục ngân hàng; không được mở đài phát thanh, truyền hình, không được mở các tòa báo và các nhà xuất bản, không được thuê truyền hình hay radio để phát thanh và truyền hình các chương trình tôn giáo; con dấu và chữ ký của các tổ chức và cơ quan Công Giáo không được các tổ chức chính trị và xã hội công nhận... Người khác tôn giáo không được tự do theo Công Giáo. Người Công Giáo không được làm công chức, không được tham gia vào bộ máy quản trị, hành chính của đất nước, không được học các trường đại học cảnh sát, an ninh, quốc phòng, phòng cháy chữa cháy và các học viện cán bộ. Các tổ chức, cơ quan của GH và các tín hữu Công Giáo thường xuyên bị phân biệt đối xử trong nghề nghiệp và trong việc học tập. Nhà nước lại còn dùng cả hện thống giáo dục và hệ thống truyền thông để xuyên tạc và nói xấu Công Giáo.

4. Theo cha, người Việt Công Giáo có thể làm gì để tăng cường thông tin về Giáo Hội Việt Nam trước thế giới?

Cần giáo dục ý thức truyền thông và kỹ năng truyền thông. Nhà nước cộng sản Việt Nam thường vu cáo, xuyên tạc, chụp mũ, gây rối, đàn áp, cướp bóc và chối bỏ trách nhiệm, biến các nạn nhân trở thành tội nhân. Vì thế ở Thái Hà chúng tôi chủ trương mỗi giáo dân là một nhà giáo công dân. Nhờ vậy chúng tôi có đủ bằng chứng để bảo vệ công lý và sự thật và hóa giải mưu mô gắp lửa bỏ tay người của cộng sản. Tuy nhiên, biết và nói sự thật ở Việt Nam là nguy hiểm. Chỉ có niềm tin và tình yêu công lý và yêu thương những người khốn khổ mới cho chúng ta có đủ can đảm, vượt qua nỗi sợ để lên tiếng.

5. Lập trường chung của Tòa Thánh trong các cuộc đàm phán với các quốc gia là không xin một đặc quyền nào cho người Công Giáo mà chỉ mong các tín hữu Công Giáo được đối xử bình đẳng như các công dân khác. Chính vì thế, khi diễn ra các cuộc đòi đất và tài sản của Giáo Hội tại Tòa Khâm Sứ hay tại Thái Hà, nhiều người nói rằng Giáo Hội không nên đòi một tài sản cụ thể nào cho riêng mình, nhưng nên đấu tranh chống lại những chính sách bất công đã dẫn đến những việc chiếm dụng này. Với tư cách là một người trực tiếp tham gia vào những hoạt động đòi lại những đất đai và tài sản Giáo Hội đã bị chiếm dụng trái phép, cha nghĩ thế nào về quan điểm này.

Liên quan đến điều thứ nhất, con nghĩ rằng: Đúng là người Công Giáo chưa bao giờ được bình đẳng với các công dân khác, vì họ bị phân biệt đối xử trong nhiều lãnh vực khác nhau, điển hình là trong công ăn việc làm và trong trong học tập. Họ là bị coi là công dân hạng hai hay hạng ba gì đó. Tuy nhiên, ngay cả khi các tín hữu Công Giáo VN được đối xử bình đẳng như các công dân khác thì HIỆN NAY quyền làm người của mọi công dân, trong đó có người Công Giáo, vẫn chưa được bảo đảm. Vì vậy, các cuộc đàm phán phải tiến tới mục tiêu góp phần giúp cho phẩm giá và quyền lợi của mọi công dân được tôn trọng này chứ không dừng lại ở chỗ làm cho người Công Giáo được bình đẳng như các công dân khác.

Liên quan đến điều thứ hai: Câu hỏi nêu lên vấn đề: “khi diễn ra các cuộc đòi đất và tài sản của Giáo Hội tại Tòa Khâm Sứ hay tại Thái Hà, nhiều người nói rằng Giáo Hội không nên đòi một tài sản cụ thể nào cho riêng mình”. Trước nhất, chúng ta thấy từ “GH” được nói ở đây rất hàm hồ. “GH” ở đây là ai? Là một pháp nhân chung chung mang danh là “GHCGVN”? Là “Hội Đồng Giám Mục VN”? Nếu là như vậy thì không thể nói “GH không nên đòi một tài sản cụ thể nào”. Vì những pháp nhân này dường như không có đất đai, nhà cửa gì. Trên thực tế hầu hết đất đai, nhà cửa đều thuộc sở quyền sở hữu, quản lý và sử dụng của một Tòa Giám Mục, một Hội Dòng hoặc một Giáo xứ nào đó. Trường hợp Thái Hà thì thuộc sở hữu của DCCTVN, trường hợp Tòa Khâm Sứ thì thuộc sở hữu của TGM Hà Nội. Đối với cả hai trường hợp này, trong khi TGP Hà Nội và DCCTVN còn tồn tại, thì cái chủ thể “GH” và/hoặc HĐGMVN kia không có tư cách pháp nhân để quyết định vấn đề đòi hay không đòi, nhưng có thể đàm phán hoặc đề nghị nhà nước đưa ra những luật lệ phù hợp bảo đảm sự công bằng cho mọi công dân và mọi tổ chức trong xã hội trong đó có GHCG và việc làm này không thay thế và không loại trừ nỗ lực bảo vệ công lý, đòi lại đất đai, tài sản của DCCTVN và của Tòa TGM Hà Nội.

Tiếp theo chúng ta cũng thấy rằng ở Việt Nam hiện nay khắp nơi nhà nước viện cớ quy hoạch các dự án này nọ để cướp đất cướp nhà của các cá nhân và tập thể, trong đó đất đai tôn giáo. Tiến trình này được thực hiện không theo các quy định của các luật lệ hiện hành của nhà nước Việt Nam. Biết là các bộ luật đó của nhà nước VN còn nhiều bất cập, thậm chí là bất công, nhưng Giáo xứ Thái Hà và TGP Hà Nội vẫn dựa vào các luật lệ này để bảo vệ quyền lợi tối thiểu của mình. Trong các cuộc “đối thoại” với nhà nước, chúng tôi trưng dẫn những điều khoản trong các bộ luật liên quan và những bằng chứng hiển nhiên, xác đáng để bảo vệ quyền lợi của mình. Ngược lại chính quyền Hà Nội đã không thể bác bỏ những chứng lý ấy, lại cũng không đưa ra những chứng cớ và lý lẽ xác đáng theo luật để biện minh cho việc chiếm đất của họ. Bởi thế họ đã dùng bạo lực trong đêm tối để cưỡng chiếm đất đai của DCCT và của TGP Hà Nội. Họ đã ngồi xổm trên những luật lệ do chính họ bày ra.

Nhà nước VN không tôn trọng những luật lệ hiện hành (những chính sách bất công có nhiều điều có lợi cho họ) mà họ còn không tôn trọng, thì làm sao dám mơ họ làm ra những bộ luật mới? Giả như khi có những bộ luật đất đai phù hợp, bảo đảm sự công bằng, thì liệu nhà nước Việt Nam với bạo lực sẵn có trong tay, họ có tôn trọng các bộ luật ấy không? Là ảo tưởng khi tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam làm ra những luật lệ công bằng và sẽ ứng xử theo những bộ luật kia. Nhân danh ảo tưởng này để chối bỏ quyền bảo vệ tài sản hợp pháp của các tổ chức cụ thể trong GH như Tòa Khâm Sứ, như ở giáo xứ Thái Hà thì đấy là một kiểu tiếp tay gián tiếp cho bạo quyền gia tăng cướp bóc. Thực ra việc bảo vệ tài sản hợp pháp của từng cá nhân và tổ chức trong ngoài GH, cùng với việc đấu tranh của GH cũng như của mọi cá nhân và tập thể khác nhằm chống lại những chính sách bất công là hai phương diện của một vấn đề; cả hai hỗ tương nhau trong mục tiêu bảo vệ công lý cho mọi cá nhân và tập thể. Ai nghĩ rằng bỏ đi một trong hai điều ấy mà bảo đảm được công lý thì đấy là người ngây ngô, chẳng hiểu gì bản chất ăn cướp của chế độ cộng sản VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU TỰ DO TÔN GIÁO VÀ XA HƠN LÀ MỤC TIÊU DÂN CHỦ, NHÂN QUYềN CHO VIỆT NAM.
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News