Phụng Vụ - Mục Vụ
Nghệ thuật sửa lỗi
Giuse Việt, O.Carm.
07:36 02/09/2011
Chúa nhật 23 thường niên (Mt 18:15-20)
Đổ vỡ, lỗi lầm, sai phạm là những điều phổ biến nơi cuộc sống con người. Sửa lỗi cho nhau cũng là một điều phổ biến. Đáng tiếc thay, nhiều khi sửa lỗi lại gây thêm đổ vỡ vì không biết cách. Vì vậy, sửa lỗi như thế nào để tạo dựng lại sự hoà hợp bình an là cả một nghệ thuật. Xin được mời bạn cùng suy tư về “nghệ thuật sửa lỗi” qua một trường hợp thực tế sau đây. Câu hỏi giúp gợi ý suy tư là: Bạn có đồng tình với cách làm của những người sửa lỗi ấy không?
Trường hợp 1: Hôm ấy, khi đang có mặt nhiều người, chị lên tiếng chỉ trích nó: “Em là giáo lý viên mà không giữ tư cách. Tuần trước chị thấy em nhậu say liểng xiểng.” Nó quê tím mặt, không biết trốn vào đâu. Lúc đó mà độn thổ được thì chắc chắn nó sẽ làm.
Trường hợp 2: Có bà hàng xóm góp ý với P: “Cháu làm dâu mà sao lại hỗn với mẹ chồng thế? Có gì thì cũng phải lễ phép nhỏ nhẹ giải thích cho bà cụ hiểu chứ.”
“Thưa cô, cô thấy cháu hỗn với mẹ chồng lúc nào?”
“Ừ thì tôi nghe đồn như thế.”
“Ai đồn vậy cô?”
“À… tôi cũng không nhớ rõ nữa.”
Trường hợp 3: Anh R góp ý với bạn: “Mày đừng có bài bạc nữa. Tiền mồ hôi nước mắt làm ra đâu phải dễ mà đi nướng vào mấy sòng bạc. Coi chừng con cái thấy gương xấu của mày lại bắt chước thì hư hỏng hết.” Bạn anh tỏ vẻ không hài lòng về lời góp ý ấy. Thế là anh nổi giận: “Tao nói chân thành mà mày không nghe thì từ nay tao mặc kệ.” Từ đó trở đi, anh không liên hệ gì với bạn nữa để khỏi bị mang tiếng và phiền phức.
Bạn có đồng tình với những cách góp ý, sửa lỗi trên không?
Bây giờ, ta cùng học hỏi một trong những cách sửa lỗi được áp dụng trong các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi dựa trên tinh thần của Thầy Giêsu: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi họ, một mình anh với họ mà thôi. Nếu họ chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu họ không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu họ cũng không nghe luôn, thì hãy đi thưa Hội Thánh.” (Mt 18:15-17)
Ở đây có ba bước cụ thể ở đây. Bước thứ nhất là gặp riêng tư, kín đáo đối với anh chị em sai phạm. Gặp riêng là phương pháp rất hợp tâm lý vì nó có khả năng tạo ra một không gian để cả hai cùng bình tĩnh, lắng nghe và giúp vấn đề khai thông dễ hơn. Một trong những sai lầm thiếu cả bác ái lẫn nghệ thuật hay xảy ra là sự nóng vội phơi bày lỗi của người khác trước mặt đám đông làm cho người ấy “mất mặt”. Khi gặp riêng, một trong những điều nên tránh tối đa là thái độ phán xét, trách cứ vội vàng vì nó sẽ lập tức đóng mọi cánh cửa của đối thoại cảm thông, sẽ dồn tâm lý của người mắc lỗi vào khuynh hướng ‘tự vệ’ thay vì bình tĩnh suy xét lại. Và, một trong những câu hỏi rất căn bản cần hỏi người phạm lỗi trước khi hỏi các câu khác là: “Bạn có khó khăn gì trong cuộc sống liên quan đến vấn đề này mà tôi có thể giúp không?” Câu hỏi này sẽ cho người ấy một cơ hội để phân giải những uẩn khúc đàng sau lỗi phạm. Một khi người ấy mở lòng tâm sự riêng, ta nên bảo đảm cho người ấy rằng ta sẽ giữ bí mật về tâm sự này và sẽ không nói cho ai khác biết trước khi được sự đồng ý của người ấy. Thái độ rộng lượng chân thành của ta là điều kiện tốt lành để mở ra sự hoán cải sâu xa cho người anh chị em. Chỉ khi trường hợp bước thứ nhất này thất bại thì bước thứ hai mới được áp dụng: mời thêm một hoặc hai nhân chứng khách quan về sự việc đến để cùng tìm cách giúp đỡ. Cần tránh tuyệt đối việc ta đi nói lại câu chuyện ấy cho những người khác rồi mời họ cùng ta lên tiếng gây áp lực đối với người phạm lỗi. Vậy, những nhân chứng được ‘mời’ phải là những người chứng kiến sự việc một cách khách quan và đến vì yêu thương chứ không phải để tạo thêm ‘sức mạnh đồng minh’ cho ta. Thêm nhiều trái tim yêu thương thì sẽ thêm nhiều sáng suốt để giúp đỡ. Nếu bước thứ hai này không thành, bước thứ ba được đề nghị ở đây là: đem chuyện ấy ra thưa với cộng đoàn Hội Thánh nhờ cộng đoàn thêm lời cầu nguyện, góp ý kiến để đưa ra giải pháp hỗ trợ việc hoán cải của anh chị em lỗi phạm. Lý do đưa ra cộng đoàn vì cộng đoàn Kitô hữu (đúng nghĩa) là nguồn mạch của tình bác ái huynh đệ, nơi mọi thành viên quan tâm khuyến khích nhau sống tốt và sống thánh. Ta có thể thấy, từ bước thứ nhất cho đến lúc này là cả một tiến trình dài của lòng kiên nhẫn và tình yêu thương nhằm ‘giải cứu’ người anh chị em khỏi con đường lầm lỗi. Bây giờ còn một bước thứ tư nữa và bước này mới là quyết liệt. Thầy Giêsu bảo: “Nếu Hội Thánh mà họ cũng chẳng nghe, thì hãy kể họ như một người ngoại giáo hay một người thu thuế.” (Mt 18:17b) Đây là ‘biện pháp cuối cùng’ trong nghê thuật sửa dạy. Thoáng nghe câu này, với thói quen đánh giá thông thường, ta có thể sẽ cảm thấy khó hiểu vì có vẻ như Thầy Giêsu đang dạy ta ‘loại trừ’ người ấy ra khỏi cộng đồng. Bạn nghĩ sao?
Thật ra vấn đề rất đơn giản. Để hiểu được bản chất lời dạy này, ta chỉ cần trả lời câu hỏi sau: “Thầy Giêsu đối xử như thế nào với người ngoại giáo, thu thuế và tội lỗi?” Thầy có bao giờ loại trừ họ? Không, không bao giờ. Ngược lại, Thầy yêu thương họ hết cả tâm hồn. Thầy đến gần họ, hoà đồng, lắng nghe, kiên nhẫn, cảm thông, tha thứ, nâng đỡ trong lòng quảng đại và tôn trọng. Thầy ôm họ vào lòng, cùng khóc cùng đau với họ. Hoá ra đây chính là đỉnh cao của nghệ thuật sửa lỗi: Sau khi mọi lời góp ý chân tình đã trở nên vô hiệu, sự sửa lỗi bản lĩnh và giá trị nhất chính là tình yêu bền vững dành cho người có lỗi. Như thế, ẩn sâu bên dưới tất cả mọi hành động là lòng cảm thương vô điều kiện dành cho người anh chị em ấy, ngay cả khi mọi thiện chí của mình đã bị chối từ hay phủ nhận.
Đến đây, có thể bạn sẽ đặt thêm một câu hỏi như sau: “Liệu bước thứ tư này có khả thi không, hay nó chỉ đẹp về mặt lý thuyết thôi?” Một câu hỏi rất thực tế! Mời bạn tìm ngay câu trả lời trong chính kinh nghiệm sống của bản thân. Bạn có bao giờ thấy lòng chai đá trước lời khuyên dạy của Thầy Giêsu chưa? Có bao giờ những lời tốt lành khôn ngoan của Thầy cứ như thể “nước đổ đầu vịt” đối với bạn? Nếu có thì bạn đang cùng chia sẻ một điểm chung với mình! Nhưng bạn thân mến, có bao giờ bạn cảm thấy thực sự rung động và được biến đổi để ‘làm lại cuộc đời’ chỉ vì Thầy cứ mãi yêu thương và kiên nhẫn đón nhận bạn cho dù bạn có thế nào đi nữa? Nếu có, bạn và mình lại chia sẻ thêm một điểm chung nữa! Chính điểm chung này khẳng định hiệu quả của bước thứ bốn ở trên: Sau khi mọi lời góp ý chân tình đã trở nên vô hiệu, sự sửa lỗi bản lĩnh và giá trị nhất chính là tình yêu bền vững dành cho người lầm lỗi.
Bạn thân mến, mục đích căn bản của việc góp ý sửa lỗi là mong muốn giúp đỡ, là nỗ lực giải thoát người anh chị em khỏi những khó khăn vấp váp trong đời chứ không phải để trù dập đè bẹp một tâm hồn đã vương vào đổ vỡ khổ đau. Ta hãy xin Thầy Giêsu giúp ta sống khiêm tốn hơn qua những lầm lỗi của bản thân và nhất là biết cảm thông hơn với những khiếm khuyết của anh chị em. Trong trường hợp cần giúp người khác sửa lỗi, xin cho ta được làm điều ấy một cách có nghệ thuật trong tình bác ái chân thành nhất.
Đổ vỡ, lỗi lầm, sai phạm là những điều phổ biến nơi cuộc sống con người. Sửa lỗi cho nhau cũng là một điều phổ biến. Đáng tiếc thay, nhiều khi sửa lỗi lại gây thêm đổ vỡ vì không biết cách. Vì vậy, sửa lỗi như thế nào để tạo dựng lại sự hoà hợp bình an là cả một nghệ thuật. Xin được mời bạn cùng suy tư về “nghệ thuật sửa lỗi” qua một trường hợp thực tế sau đây. Câu hỏi giúp gợi ý suy tư là: Bạn có đồng tình với cách làm của những người sửa lỗi ấy không?
Trường hợp 1: Hôm ấy, khi đang có mặt nhiều người, chị lên tiếng chỉ trích nó: “Em là giáo lý viên mà không giữ tư cách. Tuần trước chị thấy em nhậu say liểng xiểng.” Nó quê tím mặt, không biết trốn vào đâu. Lúc đó mà độn thổ được thì chắc chắn nó sẽ làm.
Trường hợp 2: Có bà hàng xóm góp ý với P: “Cháu làm dâu mà sao lại hỗn với mẹ chồng thế? Có gì thì cũng phải lễ phép nhỏ nhẹ giải thích cho bà cụ hiểu chứ.”
“Thưa cô, cô thấy cháu hỗn với mẹ chồng lúc nào?”
“Ừ thì tôi nghe đồn như thế.”
“Ai đồn vậy cô?”
“À… tôi cũng không nhớ rõ nữa.”
Trường hợp 3: Anh R góp ý với bạn: “Mày đừng có bài bạc nữa. Tiền mồ hôi nước mắt làm ra đâu phải dễ mà đi nướng vào mấy sòng bạc. Coi chừng con cái thấy gương xấu của mày lại bắt chước thì hư hỏng hết.” Bạn anh tỏ vẻ không hài lòng về lời góp ý ấy. Thế là anh nổi giận: “Tao nói chân thành mà mày không nghe thì từ nay tao mặc kệ.” Từ đó trở đi, anh không liên hệ gì với bạn nữa để khỏi bị mang tiếng và phiền phức.
Bạn có đồng tình với những cách góp ý, sửa lỗi trên không?
Bây giờ, ta cùng học hỏi một trong những cách sửa lỗi được áp dụng trong các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi dựa trên tinh thần của Thầy Giêsu: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi họ, một mình anh với họ mà thôi. Nếu họ chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu họ không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu họ cũng không nghe luôn, thì hãy đi thưa Hội Thánh.” (Mt 18:15-17)
Ở đây có ba bước cụ thể ở đây. Bước thứ nhất là gặp riêng tư, kín đáo đối với anh chị em sai phạm. Gặp riêng là phương pháp rất hợp tâm lý vì nó có khả năng tạo ra một không gian để cả hai cùng bình tĩnh, lắng nghe và giúp vấn đề khai thông dễ hơn. Một trong những sai lầm thiếu cả bác ái lẫn nghệ thuật hay xảy ra là sự nóng vội phơi bày lỗi của người khác trước mặt đám đông làm cho người ấy “mất mặt”. Khi gặp riêng, một trong những điều nên tránh tối đa là thái độ phán xét, trách cứ vội vàng vì nó sẽ lập tức đóng mọi cánh cửa của đối thoại cảm thông, sẽ dồn tâm lý của người mắc lỗi vào khuynh hướng ‘tự vệ’ thay vì bình tĩnh suy xét lại. Và, một trong những câu hỏi rất căn bản cần hỏi người phạm lỗi trước khi hỏi các câu khác là: “Bạn có khó khăn gì trong cuộc sống liên quan đến vấn đề này mà tôi có thể giúp không?” Câu hỏi này sẽ cho người ấy một cơ hội để phân giải những uẩn khúc đàng sau lỗi phạm. Một khi người ấy mở lòng tâm sự riêng, ta nên bảo đảm cho người ấy rằng ta sẽ giữ bí mật về tâm sự này và sẽ không nói cho ai khác biết trước khi được sự đồng ý của người ấy. Thái độ rộng lượng chân thành của ta là điều kiện tốt lành để mở ra sự hoán cải sâu xa cho người anh chị em. Chỉ khi trường hợp bước thứ nhất này thất bại thì bước thứ hai mới được áp dụng: mời thêm một hoặc hai nhân chứng khách quan về sự việc đến để cùng tìm cách giúp đỡ. Cần tránh tuyệt đối việc ta đi nói lại câu chuyện ấy cho những người khác rồi mời họ cùng ta lên tiếng gây áp lực đối với người phạm lỗi. Vậy, những nhân chứng được ‘mời’ phải là những người chứng kiến sự việc một cách khách quan và đến vì yêu thương chứ không phải để tạo thêm ‘sức mạnh đồng minh’ cho ta. Thêm nhiều trái tim yêu thương thì sẽ thêm nhiều sáng suốt để giúp đỡ. Nếu bước thứ hai này không thành, bước thứ ba được đề nghị ở đây là: đem chuyện ấy ra thưa với cộng đoàn Hội Thánh nhờ cộng đoàn thêm lời cầu nguyện, góp ý kiến để đưa ra giải pháp hỗ trợ việc hoán cải của anh chị em lỗi phạm. Lý do đưa ra cộng đoàn vì cộng đoàn Kitô hữu (đúng nghĩa) là nguồn mạch của tình bác ái huynh đệ, nơi mọi thành viên quan tâm khuyến khích nhau sống tốt và sống thánh. Ta có thể thấy, từ bước thứ nhất cho đến lúc này là cả một tiến trình dài của lòng kiên nhẫn và tình yêu thương nhằm ‘giải cứu’ người anh chị em khỏi con đường lầm lỗi. Bây giờ còn một bước thứ tư nữa và bước này mới là quyết liệt. Thầy Giêsu bảo: “Nếu Hội Thánh mà họ cũng chẳng nghe, thì hãy kể họ như một người ngoại giáo hay một người thu thuế.” (Mt 18:17b) Đây là ‘biện pháp cuối cùng’ trong nghê thuật sửa dạy. Thoáng nghe câu này, với thói quen đánh giá thông thường, ta có thể sẽ cảm thấy khó hiểu vì có vẻ như Thầy Giêsu đang dạy ta ‘loại trừ’ người ấy ra khỏi cộng đồng. Bạn nghĩ sao?
Thật ra vấn đề rất đơn giản. Để hiểu được bản chất lời dạy này, ta chỉ cần trả lời câu hỏi sau: “Thầy Giêsu đối xử như thế nào với người ngoại giáo, thu thuế và tội lỗi?” Thầy có bao giờ loại trừ họ? Không, không bao giờ. Ngược lại, Thầy yêu thương họ hết cả tâm hồn. Thầy đến gần họ, hoà đồng, lắng nghe, kiên nhẫn, cảm thông, tha thứ, nâng đỡ trong lòng quảng đại và tôn trọng. Thầy ôm họ vào lòng, cùng khóc cùng đau với họ. Hoá ra đây chính là đỉnh cao của nghệ thuật sửa lỗi: Sau khi mọi lời góp ý chân tình đã trở nên vô hiệu, sự sửa lỗi bản lĩnh và giá trị nhất chính là tình yêu bền vững dành cho người có lỗi. Như thế, ẩn sâu bên dưới tất cả mọi hành động là lòng cảm thương vô điều kiện dành cho người anh chị em ấy, ngay cả khi mọi thiện chí của mình đã bị chối từ hay phủ nhận.
Đến đây, có thể bạn sẽ đặt thêm một câu hỏi như sau: “Liệu bước thứ tư này có khả thi không, hay nó chỉ đẹp về mặt lý thuyết thôi?” Một câu hỏi rất thực tế! Mời bạn tìm ngay câu trả lời trong chính kinh nghiệm sống của bản thân. Bạn có bao giờ thấy lòng chai đá trước lời khuyên dạy của Thầy Giêsu chưa? Có bao giờ những lời tốt lành khôn ngoan của Thầy cứ như thể “nước đổ đầu vịt” đối với bạn? Nếu có thì bạn đang cùng chia sẻ một điểm chung với mình! Nhưng bạn thân mến, có bao giờ bạn cảm thấy thực sự rung động và được biến đổi để ‘làm lại cuộc đời’ chỉ vì Thầy cứ mãi yêu thương và kiên nhẫn đón nhận bạn cho dù bạn có thế nào đi nữa? Nếu có, bạn và mình lại chia sẻ thêm một điểm chung nữa! Chính điểm chung này khẳng định hiệu quả của bước thứ bốn ở trên: Sau khi mọi lời góp ý chân tình đã trở nên vô hiệu, sự sửa lỗi bản lĩnh và giá trị nhất chính là tình yêu bền vững dành cho người lầm lỗi.
Bạn thân mến, mục đích căn bản của việc góp ý sửa lỗi là mong muốn giúp đỡ, là nỗ lực giải thoát người anh chị em khỏi những khó khăn vấp váp trong đời chứ không phải để trù dập đè bẹp một tâm hồn đã vương vào đổ vỡ khổ đau. Ta hãy xin Thầy Giêsu giúp ta sống khiêm tốn hơn qua những lầm lỗi của bản thân và nhất là biết cảm thông hơn với những khiếm khuyết của anh chị em. Trong trường hợp cần giúp người khác sửa lỗi, xin cho ta được làm điều ấy một cách có nghệ thuật trong tình bác ái chân thành nhất.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:02 02/09/2011
HAI ÔNG ĐỒ GÀN CHỬI NHAU
Có hai người vừa đi vừa chửi nhau, Giáp nói: “Anh lòng dạ dối gian”.
Ất nói: “Anh lòng dạ dối gian”
Giáp lại nói: “Anh không hiểu đạo trời”.
Ất nói: “Anh không hiểu đạo trời”.
Có một người học Nho nghe được thì vội vàng nói với đệ tử của mình:
- “Các con nghe cho kỷ nhé, hai người này đang giảng về đạo Nho đấy !”
Đệ tử nói:
- “Rõ ràng là họ đang chửi nhau, sao lại là giảng Nho chứ ?”
Thầy dạy Nho nói:
- “Nói “tâm” nói “đạo” không phải là giảng Nho thì là gì ?”
Đệ tử lại nói:
- “Dù danh từ như là giảng Nho, thì tại sao họ lại chửi nhau hoài không nghỉ ?”
Thầy trả lời:
- “Các con coi, những ông đồ gàn hôm nay có ông nào êm thấm với ông nào không ?”
Suy tư:
Thời nào cũng vậy, hể người trong nghề với nhau thì thường ít khi hạp nhau, ít khi ưa nhau, ít khi đầm ấm êm thấm với nhau.
Ngay trong lãnh vực tôn giáo cũng vậy.
Nếu cha sở trước làm được nhiều việc cho giáo dân được giáo dân yêu mến, thì cha sở sau đến nói xấu cha sở trước và tìm cách “tẩy não” tình cảm giáo dân đã dành cho cha sở trước, tại sao vậy ? Thưa tại vì cha sở ấy thích khoe khoang, thích chơi nổi, thích làm khác người, mà những điều đó không phù hợp với hoàn cảnh của giáo xứ và mong ước của giáo dân.
Nếu thấy người anh em chị em trỗi vượt hơn mình trên một khía cạnh nào đó, thì tìm cách nói xấu, tìn cách hạ bệ, tìm cách “chơi” cho bỏ ghét. Tại sao vậy ? Thưa tại vì họ chưa thực sự từ bỏ để theo Chúa, tại vì có thể họ từ bỏ một vài cái của thế gian, nhưng chưa từ bỏ cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ghen ghét của mình.
Hai ông đồ gàn thường chửi nhau, khọng hợp nhau, tuy là họ có chức phận, nhưng lại không có tinh thần tu đức như các linh mục tu sĩ, nên thường hay phê phán nhau, tức nhau tiếng gáy...
Vui mừng khi thấy anh chị em làm được việc cho giáo dân hay cho người khác, vui mừng khi thấy anh chị em mình được mọi người yêu mến, vui mừng khi thấy anh chị em thành công trong lãnh vực mục vụ và xã hội.
Đó chính là tinh thần tu đức mà thánh Phao-lô tông đồ đã dạy: vui với người vui, khóc với người khóc...
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có hai người vừa đi vừa chửi nhau, Giáp nói: “Anh lòng dạ dối gian”.
Ất nói: “Anh lòng dạ dối gian”
Giáp lại nói: “Anh không hiểu đạo trời”.
Ất nói: “Anh không hiểu đạo trời”.
Có một người học Nho nghe được thì vội vàng nói với đệ tử của mình:
- “Các con nghe cho kỷ nhé, hai người này đang giảng về đạo Nho đấy !”
Đệ tử nói:
- “Rõ ràng là họ đang chửi nhau, sao lại là giảng Nho chứ ?”
Thầy dạy Nho nói:
- “Nói “tâm” nói “đạo” không phải là giảng Nho thì là gì ?”
Đệ tử lại nói:
- “Dù danh từ như là giảng Nho, thì tại sao họ lại chửi nhau hoài không nghỉ ?”
Thầy trả lời:
- “Các con coi, những ông đồ gàn hôm nay có ông nào êm thấm với ông nào không ?”
Suy tư:
Thời nào cũng vậy, hể người trong nghề với nhau thì thường ít khi hạp nhau, ít khi ưa nhau, ít khi đầm ấm êm thấm với nhau.
Ngay trong lãnh vực tôn giáo cũng vậy.
Nếu cha sở trước làm được nhiều việc cho giáo dân được giáo dân yêu mến, thì cha sở sau đến nói xấu cha sở trước và tìm cách “tẩy não” tình cảm giáo dân đã dành cho cha sở trước, tại sao vậy ? Thưa tại vì cha sở ấy thích khoe khoang, thích chơi nổi, thích làm khác người, mà những điều đó không phù hợp với hoàn cảnh của giáo xứ và mong ước của giáo dân.
Nếu thấy người anh em chị em trỗi vượt hơn mình trên một khía cạnh nào đó, thì tìm cách nói xấu, tìn cách hạ bệ, tìm cách “chơi” cho bỏ ghét. Tại sao vậy ? Thưa tại vì họ chưa thực sự từ bỏ để theo Chúa, tại vì có thể họ từ bỏ một vài cái của thế gian, nhưng chưa từ bỏ cái tôi kiêu ngạo, cái tôi ghen ghét của mình.
Hai ông đồ gàn thường chửi nhau, khọng hợp nhau, tuy là họ có chức phận, nhưng lại không có tinh thần tu đức như các linh mục tu sĩ, nên thường hay phê phán nhau, tức nhau tiếng gáy...
Vui mừng khi thấy anh chị em làm được việc cho giáo dân hay cho người khác, vui mừng khi thấy anh chị em mình được mọi người yêu mến, vui mừng khi thấy anh chị em thành công trong lãnh vực mục vụ và xã hội.
Đó chính là tinh thần tu đức mà thánh Phao-lô tông đồ đã dạy: vui với người vui, khóc với người khóc...
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 23 TN A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 02/09/2011
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 18, 15-20.
“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em”.
Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng muốn có nhiều bạn hơn kẻ thù, ai cũng muốn người khác có đời sống tốt đẹp hơn, ai cũng cũng mong muốn mọi người sống hòa thuận và biết giúp đỡ nhau hơn, đó là ứơc muốn của những người có lương tâm chân chính.
Phê phán trách móc người khác thì dễ hơn là tự kiểm điểm mình.
Chúng ta thường phê phán và trách móc người này không tham dự những sinh hoạt của cộng đoàn, chúng ta có thái độ gay gắt với những người không nghe lời khuyên bảo của mình để trở về sinh hoạt trong giáo xứ, nhưng có lần nào chúng ta tự kiểm điểm lại thái độ của mình khi khuyên bảo người anh em chị em chưa ?
Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc việc làm của chúng ta không như lòng chúng ta mong muốn: chúng ta muốn anh chị em sửa đổi tính nết, nhưng thay vì nhẹ nhàng khuyên bảo thì chúng ta la mắng và có khi thóa mạ họ; chúng ta muốn người khác sống tốt đẹp hơn, nhưng chúng ta lại hay trách móc phê bình họ, làm cho họ vì tự ái mà xa dần cộng đoàn, xa dần giáo xứ và dần dần như người xa lạ với những công việc của cộng đoàn, của giáo xứ.
Chúng ta khuyên bảo với thái độ kiêu căng, chúng ta khuyên bảo với lời nói nặng nề, chúng ta nhắc nhở anh chị em với thái độ ta đây tốt lành thánh thiện hơn họ, thì thử hỏi họ có nghe lời chúng ta không ? Biết đâu rằng trong số những người có cuộc sống –mà theo chúng ta- không như người Ki-tô hữu ấy, có những người mà -vô tình hay cố ý- chúng ta làm tổn thương họ bằng lời nói của chúng ta, hoặc bằng những thái độ không mấy thân thiện khiêm tốn của chúng ta !
Nói lời khuyên bảo thì dễ hơn là tự răn đe mình.
Có những người thích đi khuyên bảo người khác làm điều lành lánh điều dữ, nhưng lời khuyên bảo của họ không có ai nghe, vì họ khuyên người khác làm điều tốt, nhưng chính họ thì lại làm những điều ngược lại lời họ khuyên bảo người khác; có người được Thiên Chúa ban cho cái giọng nói ngọt ngào với người khác, ai nghe lời họ nói cũng thấy mát lòng mát dạ, nhưng sau đó họ lấy làm khó chịu vì đó chỉ là lời ngọt ngào trên môi miệng chứ không phát xuất từ trong tâm hồn mà ra.
Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta phương pháp để dẫn dắt và sửa đổi anh em chị em trở lại với cộng đoàn khi họ làm điều không đúng , tức là Ngài đặt chúng ta trong tư thế một người có bản lãnh, nghĩa là một người luôn tự vấn lương tâm mình trước khi khuyên bảo người anh em, và đồng thời Ngài cũng gián tiếp cho chúng ta hay: đừng phê bình trách móc người anh em chị em khi bản thân mình cũng nhiều khuyết điểm như họ…
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống thật có ý nghĩa và đời sống mỗi người Ki-tô hữu là một mầu nhiệm gắn liền với Chúa Giê-su qua bí tích Rửa Tội, do đó mà chúng ta luôn muốn mình được hoàn hảo, và cũng mong ước cho người khác cũng hoàn hảo như mình, nên chúng ta -có những lúc- tỏ vẻ khó chịu khi người khác sống không như chúng ta muốn, cho nên chúng ta thường để mất người anh em chị em hơn là được lại họ...
Xin được rửa chân anh chị em chứ không muốn làm người sửa lưng anh chị em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng : Mt 18, 15-20.
“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em”.
Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng muốn có nhiều bạn hơn kẻ thù, ai cũng muốn người khác có đời sống tốt đẹp hơn, ai cũng cũng mong muốn mọi người sống hòa thuận và biết giúp đỡ nhau hơn, đó là ứơc muốn của những người có lương tâm chân chính.
Phê phán trách móc người khác thì dễ hơn là tự kiểm điểm mình.
Chúng ta thường phê phán và trách móc người này không tham dự những sinh hoạt của cộng đoàn, chúng ta có thái độ gay gắt với những người không nghe lời khuyên bảo của mình để trở về sinh hoạt trong giáo xứ, nhưng có lần nào chúng ta tự kiểm điểm lại thái độ của mình khi khuyên bảo người anh em chị em chưa ?
Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc việc làm của chúng ta không như lòng chúng ta mong muốn: chúng ta muốn anh chị em sửa đổi tính nết, nhưng thay vì nhẹ nhàng khuyên bảo thì chúng ta la mắng và có khi thóa mạ họ; chúng ta muốn người khác sống tốt đẹp hơn, nhưng chúng ta lại hay trách móc phê bình họ, làm cho họ vì tự ái mà xa dần cộng đoàn, xa dần giáo xứ và dần dần như người xa lạ với những công việc của cộng đoàn, của giáo xứ.
Chúng ta khuyên bảo với thái độ kiêu căng, chúng ta khuyên bảo với lời nói nặng nề, chúng ta nhắc nhở anh chị em với thái độ ta đây tốt lành thánh thiện hơn họ, thì thử hỏi họ có nghe lời chúng ta không ? Biết đâu rằng trong số những người có cuộc sống –mà theo chúng ta- không như người Ki-tô hữu ấy, có những người mà -vô tình hay cố ý- chúng ta làm tổn thương họ bằng lời nói của chúng ta, hoặc bằng những thái độ không mấy thân thiện khiêm tốn của chúng ta !
Nói lời khuyên bảo thì dễ hơn là tự răn đe mình.
Có những người thích đi khuyên bảo người khác làm điều lành lánh điều dữ, nhưng lời khuyên bảo của họ không có ai nghe, vì họ khuyên người khác làm điều tốt, nhưng chính họ thì lại làm những điều ngược lại lời họ khuyên bảo người khác; có người được Thiên Chúa ban cho cái giọng nói ngọt ngào với người khác, ai nghe lời họ nói cũng thấy mát lòng mát dạ, nhưng sau đó họ lấy làm khó chịu vì đó chỉ là lời ngọt ngào trên môi miệng chứ không phát xuất từ trong tâm hồn mà ra.
Chúa Giê-su chỉ cho chúng ta phương pháp để dẫn dắt và sửa đổi anh em chị em trở lại với cộng đoàn khi họ làm điều không đúng , tức là Ngài đặt chúng ta trong tư thế một người có bản lãnh, nghĩa là một người luôn tự vấn lương tâm mình trước khi khuyên bảo người anh em, và đồng thời Ngài cũng gián tiếp cho chúng ta hay: đừng phê bình trách móc người anh em chị em khi bản thân mình cũng nhiều khuyết điểm như họ…
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống thật có ý nghĩa và đời sống mỗi người Ki-tô hữu là một mầu nhiệm gắn liền với Chúa Giê-su qua bí tích Rửa Tội, do đó mà chúng ta luôn muốn mình được hoàn hảo, và cũng mong ước cho người khác cũng hoàn hảo như mình, nên chúng ta -có những lúc- tỏ vẻ khó chịu khi người khác sống không như chúng ta muốn, cho nên chúng ta thường để mất người anh em chị em hơn là được lại họ...
Xin được rửa chân anh chị em chứ không muốn làm người sửa lưng anh chị em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 02/09/2011
N2T |
19. Giả như con có gia tài phú quý vạn phần mà lấy đi giúp cho người nghèo khổ thì công đức rất lớn, nhưng cứu một linh hồn thì công đức càng lớn bội phần.
(Thánh Chrysostom)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:07 02/09/2011
THAN THỞ
Một nữ tu than thở với cha:
- “Sao có một số các cha hay chửi giáo dân và nói chuyện tiền bạc trên tòa giảng, mà ít nghe các ngài giảng Lời Chúa ?”
Cha nghe xong thì cảm thấy áy náy và buồn?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Một nữ tu than thở với cha:
- “Sao có một số các cha hay chửi giáo dân và nói chuyện tiền bạc trên tòa giảng, mà ít nghe các ngài giảng Lời Chúa ?”
Cha nghe xong thì cảm thấy áy náy và buồn?
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bạo động chống Kitô giáo ở Orissa
Trầm Thiên Thu
07:33 02/09/2011
ẤN ĐỘ (UCANews, 2-9-2011) – Ngày 29-6-2011, cảnh sát Orissa (Đông Bắc Ấn Độ) đã bắt giữ tên chủ chốt Ấn giáo đã cưỡng hiếp một nữ tu Công giáo. Pandit Bishimajhi phải ra trước vành móng ngựa tại tòa án Balliguda, Kandhamal, nơi nữ tu bị hãm hiếp trong vụ bạo động chống Kitô giáo năm 2008. Hắn đối mặt với 15 tội.
Các giáo dân cho rằng Bishimajhi đã dẫn đầu một số người trong vụ bạo động. Một tên đã lột trần và diễu hành nữ tu Meena và Lm Thomas Chellan, giám đốc trung tâm mục vụ trong quận.
Bishimajhi bị kết tội âm mưu giết họ sau khi đã hãm hiếp nữ tu Meena. Hắn còn bị kết tội đã đốt trung tâm Jan Vikas phục vụ xã hội của tổng giáo phận.
Bishimajhi là thư ký của đảng Bharatiya Janata ủng hộ Ấn giáo (pro-Hindu Bharatiya Janata Party), bị bắt tại Kudutulli, một làng gần nơi hắn lẩn trốn.
Manasa Ranjan Singh, luật sư bảo vệ nữ tu Meena, nói rằng vụ bắt này có ảnh hưởng nhất định tới vụ kiện và làm tăng mức độ luân lý của các nạn nhân đang đòi lại công lý: “Hắn bị bắt sau 2 năm lẩn trốn mặc dù có liên quan nhiều về chính trị. Hắn không thể thoát khỏi lưới trời”.
Lm Dibya Parichha, điều phối viên luật pháp của tổng giáo phận về các vụ bạo động, added that the arrest would help bring peace and reconciliation. “He was a terror in the area,” he added.
Người lãnh đạo đảng ủng hộ Ấn giáo đã bị kết án 7 năm tù vì đã giết một Kitô hữu trong vụ bạo động ở Orissa năm 2008.
Manoj Pradhan và tòng phạm Praful Malik bị kết án ngày 29-6-2011 về tội “tấn công chí tử” (fatal attack) vào Parikhita Nayak. Họ phải bồi thường 5.000 ru-pi (khoảng 100 USD).
Pradhan là đại diện của đảng Bahratiya Janata ở Kandhamal, chủ chốt vụ bạo động chống Kitô giáo năm 2008, đã giết khoảng 60 người và chiếm chỗ 50.000 người. Pradhan bị kết tội gây rối 14 vụ bạo động và giết người, 7 vụ được trắng án, 6 vụ khác đang bị xét xử.
Vợ của nạn nhân là Kanaka Rekha Nayak làm nhân chứng tại tòa: “Bản án là Chúa tuyên án. Các nhóm cấp tiến đã đe dọa và cảnh cáo một số nhân chứng”.
Luật sư Rajkishore Pradhan, người bảo vệ nạn nhân, nói: “Bây giờ cứ để họ giết tôi đi, tôi không sợ khi bảo vệ công lý. Điều này sẽ khuyến khích nhiều người khác làm chứng chống lại họ tại tòa án”. Ông mô tả vụ xét xử này là một “bước ngoặt”.
Người che mặt là nữ tu bị hãm hiếp |
Bishimajhi bị kết tội âm mưu giết họ sau khi đã hãm hiếp nữ tu Meena. Hắn còn bị kết tội đã đốt trung tâm Jan Vikas phục vụ xã hội của tổng giáo phận.
Bishimajhi là thư ký của đảng Bharatiya Janata ủng hộ Ấn giáo (pro-Hindu Bharatiya Janata Party), bị bắt tại Kudutulli, một làng gần nơi hắn lẩn trốn.
Manasa Ranjan Singh, luật sư bảo vệ nữ tu Meena, nói rằng vụ bắt này có ảnh hưởng nhất định tới vụ kiện và làm tăng mức độ luân lý của các nạn nhân đang đòi lại công lý: “Hắn bị bắt sau 2 năm lẩn trốn mặc dù có liên quan nhiều về chính trị. Hắn không thể thoát khỏi lưới trời”.
Người lãnh đạo đảng ủng hộ Ấn giáo đã bị kết án 7 năm tù vì đã giết một Kitô hữu trong vụ bạo động ở Orissa năm 2008.
Manoj Pradhan và tòng phạm Praful Malik bị kết án ngày 29-6-2011 về tội “tấn công chí tử” (fatal attack) vào Parikhita Nayak. Họ phải bồi thường 5.000 ru-pi (khoảng 100 USD).
Pradhan là đại diện của đảng Bahratiya Janata ở Kandhamal, chủ chốt vụ bạo động chống Kitô giáo năm 2008, đã giết khoảng 60 người và chiếm chỗ 50.000 người. Pradhan bị kết tội gây rối 14 vụ bạo động và giết người, 7 vụ được trắng án, 6 vụ khác đang bị xét xử.
Vợ của nạn nhân là Kanaka Rekha Nayak làm nhân chứng tại tòa: “Bản án là Chúa tuyên án. Các nhóm cấp tiến đã đe dọa và cảnh cáo một số nhân chứng”.
Luật sư Rajkishore Pradhan, người bảo vệ nạn nhân, nói: “Bây giờ cứ để họ giết tôi đi, tôi không sợ khi bảo vệ công lý. Điều này sẽ khuyến khích nhiều người khác làm chứng chống lại họ tại tòa án”. Ông mô tả vụ xét xử này là một “bước ngoặt”.
Nepal: Phụ nữ Hồi giáo, Ấn giáo và Kitô giáo bênh vực tự do tôn giáo
Phạm Kim An
07:52 02/09/2011
Kathmandu – Các phụ nữ Ấn giáo đánh dấu lễ Teej, bằng cách kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị của đất nước hãy duy trì sự tách biệt giữa nhà nước và tôn giáo, và bênh vực quyền lợi của các nhóm thiểu số tôn giáo.
Sự kiện này được tổ chức để tôn thờ thần Shiva. Nhiều thành viên của các nhóm tôn giáo khác đã tham gia vào sự kiện, trong đó có người Hồi giáo và Kitô hữu.
Bà Binda Pudel, một chuyên gia văn hóa Ấn giáo, nói: “Lễ hội Teej không chỉ được đánh dấu như lễ hội Ấn giáo mà thôi”. Bà giải thích: “Nó là chung cho mọi tôn giáo. Mỗi tôn giáo được tự do để mừng lễ hội của mình trong một quốc gia thế tục. Phụ nữ Ấn giáo chúng ta nên hát lời ca ngợi chủ nghĩa thế tục của Nepal, và tôn trọng các tôn giáo khác, hơn là chỉ tôn trọng Ấn giáo”.
Khi Nepal được công bố là một nhà nước thế tục trong năm 2007, các nhóm thiểu số tôn giáo được trao một cơ hội để cử hành phụng vụ của mình một cách công khai. Kể từ đó, một truyền thống đã phát triển, theo đó các nhà lãnh đạo và tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau sẽ được mời tham gia và chia sẻ trong các lễ mừng của mình.
Các lễ mừng nổi tiếng là lễ Giáng sinh cho Kitô hữu, lễ Dashain cho người Ấn giáo, lễ Eid al Fitr cho người Hồi giáo, và lễ Phật Đản cho các Phật tử.
Tuy nhiên, với các tu án chính cho bộ luật hình sự của đất nước hiện nay trước Quốc hội, các sự kiện như vậy sẽ không còn có thể dễ dàng nữa. Động cơ đằng sau các thay đổi được đề xuất là nhằm "tránh xung đột tôn giáo". Trong thực tế, các thay đổi sẽ trao cho Ấn giáo qui chế cao hơn và hạn chế tự do tôn giáo, trong đó có quyền cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Theo Sima Khatun, một lãnh đạo phụ nữ Hồi giáo, người ta tin vào sự hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau. Các chính trị gia chỉ khai thác sự khác biệt để khuấy động sự đối đầu. Điều này đang lây lan một ý tưởng sai lầm về Nepal và tín đồ Ấn giáo. Bà giải thích: "Phụ nữ Ấn giáo mời bà dự lễ Teej, và như một dấu hiệu của tình bạn, họ đã tham gia lễ kết thúc tháng chay Ramadan của Hồi giáo".
Bà Mandira Sharma, một nhà hoạt động phụ nữ Ấn giáo, cũng chỉ trích các thay đổi được đề nghị của bộ luật hình sự. Bà nói: “Mặc dù nhà nước được cho là nhà nước thế tục, vẫn có nhiều chính trị gia cánh hữu ủng hộ một nhà nước bảo thủ và đa tôn giáo. Họ là những người thúc đẩy một bộ luật hình sự mới, chứ không phải là người Ấn giáo bình thường”.
Một lãnh đạo phụ nữ Ấn giáo quan trọng khác, bà Damodar Sharma, nói: "Không ai ủng hộ việc cải đạo bắt buộc cả. Mọi công dân có quyền lựa chọn tín ngưỡng của mình". (AsiaNews 1-9-2011)
Bà Binda Pudel, một chuyên gia văn hóa Ấn giáo, nói: “Lễ hội Teej không chỉ được đánh dấu như lễ hội Ấn giáo mà thôi”. Bà giải thích: “Nó là chung cho mọi tôn giáo. Mỗi tôn giáo được tự do để mừng lễ hội của mình trong một quốc gia thế tục. Phụ nữ Ấn giáo chúng ta nên hát lời ca ngợi chủ nghĩa thế tục của Nepal, và tôn trọng các tôn giáo khác, hơn là chỉ tôn trọng Ấn giáo”.
Khi Nepal được công bố là một nhà nước thế tục trong năm 2007, các nhóm thiểu số tôn giáo được trao một cơ hội để cử hành phụng vụ của mình một cách công khai. Kể từ đó, một truyền thống đã phát triển, theo đó các nhà lãnh đạo và tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau sẽ được mời tham gia và chia sẻ trong các lễ mừng của mình.
Các lễ mừng nổi tiếng là lễ Giáng sinh cho Kitô hữu, lễ Dashain cho người Ấn giáo, lễ Eid al Fitr cho người Hồi giáo, và lễ Phật Đản cho các Phật tử.
Tuy nhiên, với các tu án chính cho bộ luật hình sự của đất nước hiện nay trước Quốc hội, các sự kiện như vậy sẽ không còn có thể dễ dàng nữa. Động cơ đằng sau các thay đổi được đề xuất là nhằm "tránh xung đột tôn giáo". Trong thực tế, các thay đổi sẽ trao cho Ấn giáo qui chế cao hơn và hạn chế tự do tôn giáo, trong đó có quyền cải đạo từ tôn giáo này sang tôn giáo khác.
Theo Sima Khatun, một lãnh đạo phụ nữ Hồi giáo, người ta tin vào sự hòa hợp và chung sống hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau. Các chính trị gia chỉ khai thác sự khác biệt để khuấy động sự đối đầu. Điều này đang lây lan một ý tưởng sai lầm về Nepal và tín đồ Ấn giáo. Bà giải thích: "Phụ nữ Ấn giáo mời bà dự lễ Teej, và như một dấu hiệu của tình bạn, họ đã tham gia lễ kết thúc tháng chay Ramadan của Hồi giáo".
Bà Mandira Sharma, một nhà hoạt động phụ nữ Ấn giáo, cũng chỉ trích các thay đổi được đề nghị của bộ luật hình sự. Bà nói: “Mặc dù nhà nước được cho là nhà nước thế tục, vẫn có nhiều chính trị gia cánh hữu ủng hộ một nhà nước bảo thủ và đa tôn giáo. Họ là những người thúc đẩy một bộ luật hình sự mới, chứ không phải là người Ấn giáo bình thường”.
Một lãnh đạo phụ nữ Ấn giáo quan trọng khác, bà Damodar Sharma, nói: "Không ai ủng hộ việc cải đạo bắt buộc cả. Mọi công dân có quyền lựa chọn tín ngưỡng của mình". (AsiaNews 1-9-2011)
Pakistan: Kitô hữu bị phân biệt đối xử và bách hại đi tìm tị nạn ở Ấn Độ
Nguyễn Trọng Đa
07:53 02/09/2011
Goa – Các Kitô hữu Pakistan, nạn nhân của bạo lực, phân biệt đối xử và bách hại, được hoan nghênh và có thể kéo dài qui chế tị nạn ở Ấn Độ và nhập quốc tịch Ấn Độ: Bộ Nội vụ Ấn Độ đã quyết định như vậy, liên quan đến các tín hữu Kitô giáo và Phật giáo, vốn có trong danh sách các nhóm thiểu số tôn giáo ở Pakistan; họ sẽ được cấp thị thực cư trú dài hạn (lên đến 7 năm), vốn cho đến nay chỉ cấp cho người Ấn giáo và người Sikh ở Pakistan mà thôi.
Theo các nguồn tin địa phương, quyết định được đưa ra sau một yêu cầu của Bộ trưởng Liên bang Ấn Độ ở Goa: chính quyền địa phương đã báo cáo tình hình của một số Kitô hữu, sinh ở Goa nhưng có quốc tịch Pakistan, và họ từ Pakistan muốn trở về quê hương.
Trong thực tế, trước năm 1961, nhiều công dân ở Goa đã đến Karachi buôn bán và, mặc dù sinh ra ở Ấn Độ, họ có quốc tịch Pakistan. Bộ Nội vụ Ấn Độ - nhìn nhận hoàn cảnh khó khăn của các nhóm thiểu số tôn giáo ở Pakistan - đã chấp nhận yêu cầu trên, ban hành một biện pháp chung, bất kể thỏa thuận giữa Ấn Độ và Pakistan, vốn cung cấp cho các công dân Pakistan thị thực ngắn hạn.
Thông tin này được hoan nghênh bởi cộng đồng Kitô hữu tại Pakistan (chiếm 2% dân số), và cũng bởi Giáo Hội Ấn Độ, sẵn sàng góp phần vào việc chào đón và tái hòa nhập các Kitô hữu Pakistan trong cơ cấu xã hội Ấn Độ. (Agenzia Fides 31-8-2011)
Theo các nguồn tin địa phương, quyết định được đưa ra sau một yêu cầu của Bộ trưởng Liên bang Ấn Độ ở Goa: chính quyền địa phương đã báo cáo tình hình của một số Kitô hữu, sinh ở Goa nhưng có quốc tịch Pakistan, và họ từ Pakistan muốn trở về quê hương.
Trong thực tế, trước năm 1961, nhiều công dân ở Goa đã đến Karachi buôn bán và, mặc dù sinh ra ở Ấn Độ, họ có quốc tịch Pakistan. Bộ Nội vụ Ấn Độ - nhìn nhận hoàn cảnh khó khăn của các nhóm thiểu số tôn giáo ở Pakistan - đã chấp nhận yêu cầu trên, ban hành một biện pháp chung, bất kể thỏa thuận giữa Ấn Độ và Pakistan, vốn cung cấp cho các công dân Pakistan thị thực ngắn hạn.
Thông tin này được hoan nghênh bởi cộng đồng Kitô hữu tại Pakistan (chiếm 2% dân số), và cũng bởi Giáo Hội Ấn Độ, sẵn sàng góp phần vào việc chào đón và tái hòa nhập các Kitô hữu Pakistan trong cơ cấu xã hội Ấn Độ. (Agenzia Fides 31-8-2011)
Năm mới Do Thái: Mời gửi lời chúc mừng đến các cộng đồng Do Thái
Nguyễn Trọng Đa
07:54 02/09/2011
ROMA - Nhân dịp Ngày năm mới của người Do Thái "Rosh Hashanah 5772" bắt đầu từ ngày 29-9, Giáo Hội Công Giáo sẽ tổ chức tại Pháp, Chủ Nhật 2-10-2011, một ngày "gây nhận thức cho các Kitô hữu về gốc rễ đức tin của mình trong Giao ước, được Thiên Chúa ký kết với dân Do thái, và tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ cá nhân về hiểu biết và mến trọng lẫn nhau".
Sáng kiến này được đồng tổ chức bởi ‘Cơ quan Giáo hội Pháp về quan hệ với Do Thái giáo’, và ‘Ủy ban Kitô hữu và người Do thái của Liên đoàn Tin lành Pháp’. Sáng kiến ban đầu được thực hiện tại Ile de France, và bây giờ mở rộng đến nhiều vùng của nước Pháp.
Linh mục Jean-Claude Bardin, người chịu trách nhiệm cơ quan này của giáo phận Paris, nói rằng "các thiệp chúc mừng là một phương cách đơn giản và được các người bạn Do Thái của chúng ta đánh giá cao": "Mỗi Kitô hữu được mời gọi gửi cho người Do Thái mà mình quen biết một thiệp chúc mừng, để bày tỏ tình bạn hoặc sự thiện cảm của mình".
Cha nói thêm: “Các cộng đồng Kitô giáo có thể gửi một tấm áp phích cho cộng đồng Do Thái (hội đường, trung tâm cộng đồng, trường học) của khu phố, mà mình đã có các mối quan hệ, hoặc chỉ để bày tỏ sự thiện cảm của mình với những người, mà ĐTC Gioan Phaolô II gọi là ‘các anh cả của chúng ta’".
Sáng kiến này được đồng tổ chức bởi ‘Cơ quan Giáo hội Pháp về quan hệ với Do Thái giáo’, và ‘Ủy ban Kitô hữu và người Do thái của Liên đoàn Tin lành Pháp’. Sáng kiến ban đầu được thực hiện tại Ile de France, và bây giờ mở rộng đến nhiều vùng của nước Pháp.
Linh mục Jean-Claude Bardin, người chịu trách nhiệm cơ quan này của giáo phận Paris, nói rằng "các thiệp chúc mừng là một phương cách đơn giản và được các người bạn Do Thái của chúng ta đánh giá cao": "Mỗi Kitô hữu được mời gọi gửi cho người Do Thái mà mình quen biết một thiệp chúc mừng, để bày tỏ tình bạn hoặc sự thiện cảm của mình".
Cha nói thêm: “Các cộng đồng Kitô giáo có thể gửi một tấm áp phích cho cộng đồng Do Thái (hội đường, trung tâm cộng đồng, trường học) của khu phố, mà mình đã có các mối quan hệ, hoặc chỉ để bày tỏ sự thiện cảm của mình với những người, mà ĐTC Gioan Phaolô II gọi là ‘các anh cả của chúng ta’".
ĐTC kêu gọi các tín hữu Chính Thống và Công Giáo đoàn kết
LM. Trần Đức Anh OP
14:53 02/09/2011
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu Chính Thống và Công Giáo đoàn kết với nhau để cùng làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Kitô.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi đến ĐHY ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, để chuyển đến các tham dự viên cuộc Hội Thảo Liên Kitô giáo lần thứ 12 tiến hành tại thành phố Salonicco bên Hy Lạp từ ngày 30-8 đến 2-9-2011 về đề tài ”Chứng tá của Giáo Hội trong thế giới ngày nay”. Cuộc Hội thảo do Học viện Phanxicô về linh đạo thuộc Giáo Hoàng Đại học Antonianum ở Roma tổ chức cùng với Phân khoa thần học Chính Thống giáo thuộc Đại học Aristoteles ở thành Salonique.
Trong sứ điệp, ĐTC nhắc đến tính chất cấp thiết của việc tái truyền giảng Tin Mừng ngày nay: việc rao giảng Chúa Kitô phải được tiến hành với một nhiệt tâm đổi mới tại nhiều miền trước kia đã đón nhận ánh sáng, nhưng nay đang phải chịu hậu quả của sự tục hóa làm cho con người trở nên nghèo nàn trong chiều kích sâu xa nhất.
ĐTC viết: ”Chúng ta đang chứng kiến trong thế giới ngày nay những hiện tượng mâu thuẫn: một đàng người ta ghi nhận có sự đãng trí hoặc thiếu nhạy cảm của nhiều người đối với siêu việt, nhưng đàng khác có nhiều dấu hiệu chứng tỏ trong tâm hồn của nhiều người vẫn còn có sự nhớ nhung Thiên Chúa, Đấng tự biểu lộ bằng nhiều cách và đặt nhiều người nam nữ trong thái độ chân thành tìm kiếm... Bối cảnh văn hóa, xã hội và kinh tế hiện nay đang đề ra cho các tín hữu Công Giáo và Chính Thống những thách đố giống nhau”.
Trong chiều hướng trên đây, ĐTC nhiệt liệt khích lệ các tín hữu Công Giáo và Chính Thống trình bày cho thế giới hình ảnh một cộng đồng Kitô đoàn kết với nhau, như Đức Phaolô 6, Vị Tôi Tớ Chúa, đã khẳng định rằng: ”Trong tư cách là những nhà rao giảng Tin Mừng, chúng ta phải cống hiến cho các tín hữu Kitô hình ảnh không phải của những người chia rẽ và tranh chấp với nhau, nhưng là những người trưởng thành trong đức tin, có khả năng hội lại với nhau, vượt lên trên những căng thẳng cụ thể, nhờ sự cùng nhau chân thành tìm kiếm chân lý một cách vô vị lợi. Đúng vậy, số phận của công cuộc truyền giảng Tin Mừng chắc chắn gắn liền với chứng tá của Giáo Hội về sự hiệp nhất. Đây là động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và cũng mang lại an ủi cho chúng ta” (Tông Huấn ”Evangelii nuntiandi”, n.77)
Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, cũng gửi sứ điệp cho các tham dự viên, trong đó ngài nhận xét rằng ”cuộc sống sung túc thoải mái thịnh hành trong thế giới ngày nay và sự ca ngợi điều ác khiến cho con người xa rời mong ước ơn cứu độ và vì thế chứng tá của Giáo Hội về sự hiện hữu của ơn cứu độ bị coi là một món quà vô ích cho con người hiện đại, họ đang tìm kiếm một cách vô ích ý nghĩa cuộc sống của mình giữa lòng một xã hội đố kỵ và duy tiêu thụ”.
Về phần cha Paolo Martinelli O.F.M, Giám đốc Học Viện Linh đạo Phanxicô, cha nhận định rằng ”chứng tá Kitô không phải là một chiến lược mục vụ, nhưng là sự cần thiết một cuộc sống trong đó ta đích thân tái khám phá cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô thành Nazareth, không phải như một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, nhưng như một biến cố cứu độ diễn ra hằng ngày”.
Trong Cuộc Hội Thảo vừa qua ở Salonicco, đã có 6 phiên nhóm, trong đó các tham dự viên đi từ chứng tá Kitô và sự ước muốn Thiên Chúa nơi con người ngày nay, để nói về những thách đố và viễn tượng của các Giáo hội Kitô ở Trung Đông. (SD 2-9-2011)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong sứ điệp gửi đến ĐHY ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, để chuyển đến các tham dự viên cuộc Hội Thảo Liên Kitô giáo lần thứ 12 tiến hành tại thành phố Salonicco bên Hy Lạp từ ngày 30-8 đến 2-9-2011 về đề tài ”Chứng tá của Giáo Hội trong thế giới ngày nay”. Cuộc Hội thảo do Học viện Phanxicô về linh đạo thuộc Giáo Hoàng Đại học Antonianum ở Roma tổ chức cùng với Phân khoa thần học Chính Thống giáo thuộc Đại học Aristoteles ở thành Salonique.
Trong sứ điệp, ĐTC nhắc đến tính chất cấp thiết của việc tái truyền giảng Tin Mừng ngày nay: việc rao giảng Chúa Kitô phải được tiến hành với một nhiệt tâm đổi mới tại nhiều miền trước kia đã đón nhận ánh sáng, nhưng nay đang phải chịu hậu quả của sự tục hóa làm cho con người trở nên nghèo nàn trong chiều kích sâu xa nhất.
ĐTC viết: ”Chúng ta đang chứng kiến trong thế giới ngày nay những hiện tượng mâu thuẫn: một đàng người ta ghi nhận có sự đãng trí hoặc thiếu nhạy cảm của nhiều người đối với siêu việt, nhưng đàng khác có nhiều dấu hiệu chứng tỏ trong tâm hồn của nhiều người vẫn còn có sự nhớ nhung Thiên Chúa, Đấng tự biểu lộ bằng nhiều cách và đặt nhiều người nam nữ trong thái độ chân thành tìm kiếm... Bối cảnh văn hóa, xã hội và kinh tế hiện nay đang đề ra cho các tín hữu Công Giáo và Chính Thống những thách đố giống nhau”.
Trong chiều hướng trên đây, ĐTC nhiệt liệt khích lệ các tín hữu Công Giáo và Chính Thống trình bày cho thế giới hình ảnh một cộng đồng Kitô đoàn kết với nhau, như Đức Phaolô 6, Vị Tôi Tớ Chúa, đã khẳng định rằng: ”Trong tư cách là những nhà rao giảng Tin Mừng, chúng ta phải cống hiến cho các tín hữu Kitô hình ảnh không phải của những người chia rẽ và tranh chấp với nhau, nhưng là những người trưởng thành trong đức tin, có khả năng hội lại với nhau, vượt lên trên những căng thẳng cụ thể, nhờ sự cùng nhau chân thành tìm kiếm chân lý một cách vô vị lợi. Đúng vậy, số phận của công cuộc truyền giảng Tin Mừng chắc chắn gắn liền với chứng tá của Giáo Hội về sự hiệp nhất. Đây là động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và cũng mang lại an ủi cho chúng ta” (Tông Huấn ”Evangelii nuntiandi”, n.77)
Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo Chủ Chính Thống Constantinople, cũng gửi sứ điệp cho các tham dự viên, trong đó ngài nhận xét rằng ”cuộc sống sung túc thoải mái thịnh hành trong thế giới ngày nay và sự ca ngợi điều ác khiến cho con người xa rời mong ước ơn cứu độ và vì thế chứng tá của Giáo Hội về sự hiện hữu của ơn cứu độ bị coi là một món quà vô ích cho con người hiện đại, họ đang tìm kiếm một cách vô ích ý nghĩa cuộc sống của mình giữa lòng một xã hội đố kỵ và duy tiêu thụ”.
Về phần cha Paolo Martinelli O.F.M, Giám đốc Học Viện Linh đạo Phanxicô, cha nhận định rằng ”chứng tá Kitô không phải là một chiến lược mục vụ, nhưng là sự cần thiết một cuộc sống trong đó ta đích thân tái khám phá cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô thành Nazareth, không phải như một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, nhưng như một biến cố cứu độ diễn ra hằng ngày”.
Trong Cuộc Hội Thảo vừa qua ở Salonicco, đã có 6 phiên nhóm, trong đó các tham dự viên đi từ chứng tá Kitô và sự ước muốn Thiên Chúa nơi con người ngày nay, để nói về những thách đố và viễn tượng của các Giáo hội Kitô ở Trung Đông. (SD 2-9-2011)
Colorado: Là nơi ở trong sâu thẳm trái tim của Cha
Chuyển ngữ: Jo. Trần Quang Khôi
21:52 02/09/2011
Denver, CO - Ngày 19 Tháng 7, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Denver, Charles Joseph Chaput, OFM Cap làm Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Philadelphia, Pennsylvania. Ngày 8 tháng 9 tới đây, nhân ngày lễ mừng Sinh Nhật Đức Mẹ, tại nhà thờ chánh tòa Thánh Phêrô và Thánh Phaolo sẽ chính thức diễn ra buổi lễ nhậm chức. Đây là thông điệp của Đức Cha Chaput trước khi rời khỏi TGP. Denver trên cương vị là một người chủ chăn của giáo phận.
Colorado: Là nơi ở trong sâu thẳm trái tim của Cha
Những năm đã qua, nhiều lần, Cha đã có cơ hội đến thăm các anh em tu sĩ dòng Capuchin qua các chuyến mục vụ của mình. Tại New Guinea, mọi người tin rằng một linh mục là "một trong những người", khi người linh mục đó được chôn cùng một nơi với những người mà anh ta phục vụ. Do đó, một tu sĩ dòng Capuchin, người mà sống, phục vụ và chết ở New Guinea, vẫn lưu lại trong tình yêu thương của mọi người.
Cha đã nhắc lại câu chuyện đó nhiều lần trong những thánh lễ ở nghĩa trang Mount Olivet, cầu nguyện trước mộ bia của Đức Giám mục Joseph Machebeuf và các giám mục khác của Denver, những người đã đi trước Cha. Denver là nhà của Cha. Đây là nơi ở trong sâu thẳm trái tim của Cha. Trong suốt 14 năm qua, các linh mục và giáo dân ở Colorado đã trở thành gia đình của Cha, là cội nguồn của những hạnh phúc, hơn cả những gì mà Cha có thể mong đợi và chắc chắn là hơn những gì Cha được nhận. Một khi con biết rằng, con phải rời khỏi một nơi, con nhận ra điều đó bằng những cái nhìn mới, và nó đang xảy ra với Cha. Trong khi Cha đã yêu mến Colorado từ ngày đầu tiên đến đây, những ngày cuối cùng ở Denver của Cha đã được bao phủ bởi nhiều, thật nhiều sự nhắc nhớ về tấm lòng quãng đại vô bờ bến của giáo dân tại Colorado thật sự như thế nào.
Có một khoảnh khắc trong buổi tĩnh tâm linh mục thường niên hồi đầu năm nay, trước khi chuyện Philadelphia được xảy đến, Cha nhìn thấy trực tiếp tinh thần tận hiến của các linh mục, những người phục vụ dân Thiên Chúa, nhiều hơn là lý tưởng tuyệt vời hay sự lôi cuốn thần học. Đó là sự thật. Đó là sống trong tình huynh đệ. Ví như cuộc sống hòa đồng của các linh mục trẻ và các cha cố, những người đã phục vụ trong các giáo xứ mấy chục năm. Như là sự tồn tại của những sự tốt lành và sự vui mừng. Cha tạ ơn Chúa mỗi ngày về sự tốt lành của các linh mục những người đang phục vụ cho giáo phận, và Cha sẽ không bao giờ quên những sự trợ giúp tinh thần của mọi người giành cho nhau và giành cho Cha, sự kiên nhẫn và tấm lòng bao dung không ích kỷ của anh em,và lòng trung thành của anh em đối với thiên chức linh mục, Giáo Hội và giáo dân.
Cha đem theo những sự chúc lành mà Cha không thể kể hết. Nhưng khi Cha nhìn lại và nhận ra những gì chúng ta đã cùng nhau thực hiện: hai chủng viện thật tuyệt vời với rất nhiều ơn gọi phát triển, Centro San Juan Diego và cộng đồng Hispanic mạnh mẽ, sự dâng hiến và thành quả của các phó tế vĩnh viễn, sự phục vụ phi thường của tổ chức ENDOW giành cho phụ nữ, lòng nhiệt huyết của FOCUS và các vị đại diện trong các trường đại học trên toàn quốc, Viện thần học Augustine và những thành quả nổi bật trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo cho các thế hệ tương lai. Mỗi thành quả là một nhân chứng cho những gì mà người công giáo nam và nữ có thể đạt được, khi họ phó thác chính mình cho Thiên Chúa và để thánh ý, tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa soi dẫn mình.
Cha sẽ nhớ rất nhiều các cặp vợ chồng, những người đã trở thành những bạn của Cha. Cha sẽ nhớ rất nhiều các bạn trẻ, những người đã giúp Thánh lễ tối Chủ Nhật tại nhà thờ chính tòa thật sống động. Cha sẽ nhớ lòng tử tế, sự kiên nhẫn và tài năng của các cố vấn và toàn thể cộng sự ở Pastoral Center – những người phục vụ thật tốt cho giáo phận. Cha đặc biệt nhớ đến những phút giây với những người giáo dân tốt lành trong các giáo xứ từ biên giới của Utah tới biên giới của Wyoming, Kansas và Nebraska. Đây là nơi mà Giáo Hội hiện diện một cách sống động nhất. Đức tin của giáo dân trong các giáo xứ là nền tảng của Giáo Hội trong tương lai.
Đây không phải là lời tạm biệt. Đây là thời gian tại Denver, cho một mục tử mới, người sẽ mang đến sự hăng hái mới và khả năng mới; hy vọng mới và niềm vui mới. Chúng ta thuộc về một gia đình của Thiên Chúa, và chúng ta sẽ gặp lại nhau trong thế giới này hoặc đời sau, khi tất cả sự xa cách và nỗi buồn chỉ còn là quá khứ. Thiên Chúa chúc lành cho lòng tốt của con giành cho Cha. Cha sẽ không bao giờ quên một hiền thê tuyệt vời: Giáo phận, những người giáo dân, và từng người một trong con các con. Con sẽ luôn luôn ở trong lời cầu nguyện của Cha và trái tim Cha. Đừng quên Cha trong những lời cầu nguyện của con nhé.
Most Rev. Charles J. Chaput, O.F.M. CAP.
Source: Archden.org
Chuyển ngữ: Jo. Trần Quang Khôi
Colorado: Là nơi ở trong sâu thẳm trái tim của Cha
Cha đã nhắc lại câu chuyện đó nhiều lần trong những thánh lễ ở nghĩa trang Mount Olivet, cầu nguyện trước mộ bia của Đức Giám mục Joseph Machebeuf và các giám mục khác của Denver, những người đã đi trước Cha. Denver là nhà của Cha. Đây là nơi ở trong sâu thẳm trái tim của Cha. Trong suốt 14 năm qua, các linh mục và giáo dân ở Colorado đã trở thành gia đình của Cha, là cội nguồn của những hạnh phúc, hơn cả những gì mà Cha có thể mong đợi và chắc chắn là hơn những gì Cha được nhận. Một khi con biết rằng, con phải rời khỏi một nơi, con nhận ra điều đó bằng những cái nhìn mới, và nó đang xảy ra với Cha. Trong khi Cha đã yêu mến Colorado từ ngày đầu tiên đến đây, những ngày cuối cùng ở Denver của Cha đã được bao phủ bởi nhiều, thật nhiều sự nhắc nhớ về tấm lòng quãng đại vô bờ bến của giáo dân tại Colorado thật sự như thế nào.
Có một khoảnh khắc trong buổi tĩnh tâm linh mục thường niên hồi đầu năm nay, trước khi chuyện Philadelphia được xảy đến, Cha nhìn thấy trực tiếp tinh thần tận hiến của các linh mục, những người phục vụ dân Thiên Chúa, nhiều hơn là lý tưởng tuyệt vời hay sự lôi cuốn thần học. Đó là sự thật. Đó là sống trong tình huynh đệ. Ví như cuộc sống hòa đồng của các linh mục trẻ và các cha cố, những người đã phục vụ trong các giáo xứ mấy chục năm. Như là sự tồn tại của những sự tốt lành và sự vui mừng. Cha tạ ơn Chúa mỗi ngày về sự tốt lành của các linh mục những người đang phục vụ cho giáo phận, và Cha sẽ không bao giờ quên những sự trợ giúp tinh thần của mọi người giành cho nhau và giành cho Cha, sự kiên nhẫn và tấm lòng bao dung không ích kỷ của anh em,và lòng trung thành của anh em đối với thiên chức linh mục, Giáo Hội và giáo dân.
Cha đem theo những sự chúc lành mà Cha không thể kể hết. Nhưng khi Cha nhìn lại và nhận ra những gì chúng ta đã cùng nhau thực hiện: hai chủng viện thật tuyệt vời với rất nhiều ơn gọi phát triển, Centro San Juan Diego và cộng đồng Hispanic mạnh mẽ, sự dâng hiến và thành quả của các phó tế vĩnh viễn, sự phục vụ phi thường của tổ chức ENDOW giành cho phụ nữ, lòng nhiệt huyết của FOCUS và các vị đại diện trong các trường đại học trên toàn quốc, Viện thần học Augustine và những thành quả nổi bật trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo cho các thế hệ tương lai. Mỗi thành quả là một nhân chứng cho những gì mà người công giáo nam và nữ có thể đạt được, khi họ phó thác chính mình cho Thiên Chúa và để thánh ý, tình yêu và sự tốt lành của Thiên Chúa soi dẫn mình.
Cha sẽ nhớ rất nhiều các cặp vợ chồng, những người đã trở thành những bạn của Cha. Cha sẽ nhớ rất nhiều các bạn trẻ, những người đã giúp Thánh lễ tối Chủ Nhật tại nhà thờ chính tòa thật sống động. Cha sẽ nhớ lòng tử tế, sự kiên nhẫn và tài năng của các cố vấn và toàn thể cộng sự ở Pastoral Center – những người phục vụ thật tốt cho giáo phận. Cha đặc biệt nhớ đến những phút giây với những người giáo dân tốt lành trong các giáo xứ từ biên giới của Utah tới biên giới của Wyoming, Kansas và Nebraska. Đây là nơi mà Giáo Hội hiện diện một cách sống động nhất. Đức tin của giáo dân trong các giáo xứ là nền tảng của Giáo Hội trong tương lai.
Đây không phải là lời tạm biệt. Đây là thời gian tại Denver, cho một mục tử mới, người sẽ mang đến sự hăng hái mới và khả năng mới; hy vọng mới và niềm vui mới. Chúng ta thuộc về một gia đình của Thiên Chúa, và chúng ta sẽ gặp lại nhau trong thế giới này hoặc đời sau, khi tất cả sự xa cách và nỗi buồn chỉ còn là quá khứ. Thiên Chúa chúc lành cho lòng tốt của con giành cho Cha. Cha sẽ không bao giờ quên một hiền thê tuyệt vời: Giáo phận, những người giáo dân, và từng người một trong con các con. Con sẽ luôn luôn ở trong lời cầu nguyện của Cha và trái tim Cha. Đừng quên Cha trong những lời cầu nguyện của con nhé.
Most Rev. Charles J. Chaput, O.F.M. CAP.
Source: Archden.org
Chuyển ngữ: Jo. Trần Quang Khôi
Top Stories
Vietnam: Les familles des jeunes catholiques arrêtés lancent un appel à la solidarité de l’Eglise
Eglises d'Asie
11:36 02/09/2011
La lettre rappelle que depuis le mois de juillet, au moins 15 personnes ont été arrêtées par les autorités. Six d’entre elles sont incarcérés au camp d’internement provisoire B 14 à Hanoi. On ignore tout du lieu où sont emprisonnés les autres jeunes catholiques et rien n’a percé non plus concernant leur état de santé.
Les familles signataires soulignent que leurs enfants sont totalement innocents des accusations portées contre eux. Personne, affirment-elles, ne peut leur reprocher de s’être engagé dans des activités sociales, en vue du bien public, ni d’avoir suivi des sessions de formation destinées à améliorer leurs capacités au service de leur pays. A la fin de la déclaration, elles affirment leur conviction qu’il n’existe pas de force plus efficace que la prière et invitent leurs frères catholiques ainsi que leurs compatriotes croyants, à s’unir à eux dans la prière d’intercession qu’ils adressent à Dieu.
Depuis le 27 août, une 15e personne est à ajouter sur la liste des jeunes catholiques déjà arrêtés (1). Il s’agit d’un jeune étudiant de la faculté des langues étrangères et d’informatique d’Hanoi, Paul Trân Minh Nhât (2), originaire d’une paroisse catholique du diocèse de Vinh dans la province du Nghê An. Le jour de son arrestation, il achevait son examen de fin d’études. A l’issue de sa dernière épreuve, alors qu’il sortait de la salle d’examen, quatre agents de la Sécurité en uniforme l’ont accompagné jusqu’à la porte de l’université et l’ont forcé à monter dans une voiture qui l’attendait. Après avoir d’abord été amené dans sa chambre où la police a perquisitionné en sa présence, il a été ensuite emmené vers une destination inconnue.
Dans la matinée du 29 août, les parents du jeune étudiant se sont présentés au rectorat pour savoir pourquoi, contrairement aux dispositions de la loi, les policiers avaient pu pénétrer à l’intérieur des locaux de l’université. Il leur a été répondu que les policiers avaient averti qu’ils emmenaient l’étudiant au siège de la police pour régler une affaire sans importance. Depuis cette date, aucune notification d’arrestation n’a été transmise à la famille. En revanche, celle-ci a reçu une longue lettre de Paul Trân Minh Nhât, écrite la veille de son arrestation. La missive, qui ressemble à une lettre d’adieu, montre que l’étudiant s’attendait à une intervention de la police, qui le suivait et contrôlait ses faits et gestes depuis longtemps (3).
Au moment même où la police arrêtait le jeune étudiant, le chef de l’État annonçait la libération de 10 000 détenus à l’occasion de la fête nationale du 2 septembre. Selon les annonces officielles, de nombreux montagnards feraient partie de la liste, mais seuls deux dissidents ont bénéficié de cette grâce. Interrogé à ce sujet par l’agence Fides, l’évêque du diocèse de Vinh (d’où sont originaires la plupart des catholiques arrêtés récemment), Mgr Joseph Nguypen Thai Hop, également responsable de la commission « Justice et paix », a répondu : « L’amnistie est une mesure qui se répète chaque année et concerne souvent des détenus condamnés pour des délits contre la sécurité et non pas des personnes emprisonnées pour raisons de conscience. Nous ne disposons pas encore de la liste officielle des personnes qui seront remises en liberté. Ce que la population demande, c’est que l’on se souvienne également à cette occasion, de ceux qui sont en prison pour des motifs politiques et de conscience, des personnes qui luttent pour la liberté, les droits, la justice, la démocratie. Le fait qu’un certain nombre de membres des minorités ethniques des hauts plateaux du centre soit libéré, représente toutefois une bonne nouvelle ». La Commission « Justice et Paix » des évêques, conclut-il, « suit l’évolution du respect des droits de l’homme, de la paix et de la justice au Vietnam avec une grande attention, se confrontant également avec des intellectuels non catholiques et avec les membres du parti communiste » (4).
(1) Voir dépêche EDA des 19 et 26 août 2011.
(2) Il a été appelé par erreur Nguyen Minh Nhât dans les premières dépêches de certaines agences.
(3) Dans cette très belle lettre publiée par l’agence VRNs (site des rédemptoristes), il explique que son engagement dans des activités militantes est dans la droite ligne de l’éducation chrétienne qu’il a reçue de ses parents. Il leur exprime sa reconnaissance pour la foi que ces derniers lui ont transmise.
(4) Fides 29 août 2011
(Source: Eglises d'Asie, 1er septembre 2011)
Chine: Pékin nomme à la tête du Hebei où sévit une vague de répression contre les catholiques clandestins, l’ancien responsable de la province du Tibet
Eglises d'Asie
11:37 02/09/2011
Dimanche 28 août, l’agence officielle Xinhua a annoncé la nomination de Zhang Qingli, 60 ans, en tant que Secrétaire du parti communiste dans la province du Hebei. Cette province, qui abrite un quart des catholiques en Chine - dont la majeure partie appartient à l’Eglise dite « clandestine » - subit actuellement une vague de répression intense qui touche l’ensemble du clergé mais aussi les fidèles qui refusent d’intégrer le mouvement officiel des trois autonomies.
Le nouveau responsable de la province du Hebei est connu pour ses prises de position virulentes envers le dalaï lama qu’il appelle « le loup déguisé en moine » et sa réputation d’homme inflexible. Surnommé le “dogue du Tibet”, l’homme politique a tenu la province annexée d’une main de fer, fermant régulièrement les frontières de la région aux touristes et aux journalistes, et matant durement les nombreuses révoltes qui y ont éclaté depuis 2006, date où il a pris ses fonctions à Lhassa.
Zhang Qingli est responsable entre autres de la répression sanglante de 2008, qui a conduit à des centaines de morts et des milliers d’arrestations, lors des charges de l’armée contre les Tibétains manifestant contre l’oppression chinoise (1).
Alors que les relations entre Pékin et le Vatican sont en pleine crise, à la suite des ordinations illicites (menées sans mandat pontifical ) de plusieurs évêques ces derniers mois, et l’intention réaffirmée des autorités chinoises de poursuivre cette politique d’« auto-ordination » du clergé de l’Eglise officielle en Chine (2), le règlement de la question du Hebei, considérée comme le siège de la résistance catholique « clandestine », pourrait certes faire figure d’exemple pour les autres régions «dissidentes ».
La répression actuellement en cours au Hebei n’est pas récente, mais s’est considérablement accrue ces derniers mois. De nombreux actes de tortures, d’arrestations et de pressions à l’encontre dues membres du clergé clandestin catholique ont été rapportés, principalement dans le but de leur faire rejoindre l’instance officielle de l’Association patriotique des catholiques de Chine.
Si tous les diocèses du Hebei sont touchés, l’un des districts où les persécutions envers les catholiques sont les plus fortes est sans conteste celui de Zhangjiakou (qui comprend les diocèses catholiques « clandestins » non reconnus par Pékin de Xuanhua et de Xiwanzi). Les arrestations s’y succèdent, et les motifs des incarcérations ou des « mises en isolement » ne sont généralement pas connus, ainsi que les lieux où sont détenus les membres de l’Eglise clandestine dont certains ont « disparu » il y a plusieurs mois, voire des années (3).
Il y a quelques jours a été ainsi relâché le P. Joseph Chen Hailong, prêtre du diocèse de Xuanhua, arrêté par la police en avril dernier et dont on n'avait aucune nouvelle. Il est actuellement dans un état de santé inquiétant, ayant été soumis à des mauvais traitement et des tortures durant sa détention, afin de lui faire avouer où se cachait son évêque Mgr.Thomas Zhao Kexun, lequel vit dans une réelle clandestinité, et l’obliger à adhérer à l´Eglise catholique officielle.
(1) Alors en pleine préparation des jeux olympiques de Pékin, le gouvernement chinois avait nié toute répression au Tibet et la région avait été fermée aux touristes et journalistes pendant des mois. L’année suivante, craignant une réplique des émeutes de 2008, surtout en raison du 50e anniversaire du soulèvement tibétain de 1951 contre l’occupation chinoise (à la suite duquel le dalaï lama dut s’enfuir en Inde) , Zhang Qingli avait instauré la loi martiale et de nouveau interdit l’accès au Tibet. Au cours d’une cérémonie instaurée pour la première fois et intitulée « journée de la libération du servage », le Secrétaire du parti avait loué la victoire de Pékin sur le Tibet , qui selon lui, avait permis « des réformes démocratiques sans précédent dans l’histoire de la population des hauts plateaux tibétains ». Voir EDA n° 505, 468
(2) Voir dépêche EDA du 25 juillet 2011, 22 juillet 2011, 18 et 15 juillet 2011.
(3) Voir EDA 551, 547, 516, dépêche EDA du 17 mai et 27 juin 2011 .
(Source: Eglises d'Asie, 1er septembre 2011)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhật ký về nguồn
Sr Hiền Linh
07:49 02/09/2011
Thế là JMJ 2011 đã khép lại, những ngày lữ hành của người trẻ trên mảnh đất Espagne đã kết thúc. Ai nấy lại trở về với mái nhà của mình, với nhịp sống thường nhật, công viêc, học hành và những hoạch định xây dựng tương lai.
Nếu như trong những ngày tâm điểm của Đại hội, trên tất cả mọi góc đường, tại các trạm métro, các trung tâm văn hóa và nhất là trong các ngôi thánh đường.của thủ đô Madrid bừng vỡ một sự náo nhiệt, rộn ràng bởi tiếng la hò, những lời hát, tiếng vỗ tay, cũng như những câu kinh của gần hai triệu người trẻ từ khắp nơi trên giới đổ về. Thì lúc này đây, những ngày sau đại hội, nơi từng quốc gia, trong các mái gia đình, giáo xứ, các nhóm đoàn thể cũng lại rộn lên thanh âm của hai triệu con người ấy. Họ kể lại cho nhau nghe về những ngày hành hương ở Madrid, những niềm vui và cả những mệt nhọc đã đi qua. Và như thế, những ngày này, không phải chỉ có hai triệu người mà hàng triệu triệu người ở khắp năm châu cũng được đốt nóng lên cùng với ngọn lửa của Đại hội.
Về Madrid, có cái nắng cháy da của tiết trời 38-40°C, có cái mệt lã bởi đôi khi phải mất hàng giờ đi bộ tìm đường để đến nơi sinh hoạt, có cái chờ đợi đến hai tiếng đồng hồ cho việc vệ sinh… nhưng cũng có niềm vui của gặp gỡ, của tiếng chào « Ola » thân thiện như năm châu là nhà, bốn bể là anh em. Lại còn có niềm vui của những sẻ chia nhau từng ngụm nước mát, những cái xiết chặt tay để cùng hát với nhau khúc ca chủ đề : « Gloria siempre a El ! Gloria siempre a El ! » mà không phân biệt màu da, chủng tộc và ngôn ngữ. Tất cả những niềm vui và mệt nhọc ấy đã dệt nên âm sắc tuyệt vời cho một trang nhật ký sống của JMJ 2011. Và tôi gọi đó là trang nhật ký về nguồn.
Bước chân đầu tiên, JMJ đưa người trẻ chúng tôi đi về nguồn của Lời. Đó là những buổi giáo lý mà các nhóm được quây quần lại bên vị chủ chăn của mình để học biết và đào sâu câu chủ đề của đại hội : « Đâm rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng Đức Kitô », để chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin giữa những thách đố của cuộc sống hôm nay và khích lệ nhau tiến bước. Đó là hai thánh lễ cao điểm khai mạc và bế mạc Đại hội, loan báo và cử hành mầu nhiệm của Lời cùng với những huấn từ bởi Vị Cha chung Benedicto 16. Nguồn của Lời ấy còn trào vọt sức sống cho con tim của chúng tôi qua các giờ canh thức, các buổi hòa nhạc, những buổi hội thảo khơi lên một cung cách suy tư Lời, ở rất nhiều trung tâm văn hóa, các tu viện, kể cả ở các góc công viên…
JMJ còn đưa người trẻ đến với nguồn của sẻ chia. Không phải họa hiếm mà có thể bắt gặp trên đường hoặc trong các nhà hàng vào các ngày đại hội những cái dìu tay, đẩy xe hay giúp đội mũ, giúp ăn cơm cho anh em khuyết tật tham dự JMJ. Rồi giữa biển người trên đường phố, nơi các điểm sinh hoạt, chẳng ai chen lấn hay tranh giành chỗ, chỉ có nụ cười thân tình và những lời chào hỏi dễ thương. Nhất là vào cái đêm canh thức cuối cùng của Đại hội ở Cuatro Vientos, trận mưa rào và cơn dông đã cho chúng tôi học thấy sâu sắc nhất ý nghĩa của hai tiếng sẻ chia. Nhìn những cánh dù be bé được đưa lên với 5-6 cái đầu nhấp nhô tựa sát vào cho nhau đỡ ướt trông đáng yêu làm sao. Quấn cho nhau chiếc khăn, choàng cho nhau tấm áo trong giấc ngủ chập chờn giữa bầu trời ngàn sao đêm ấy đã là những nghĩa cử chỉ đẹp nhất của tình đồng loại. Rồi hàng ngàn tiếng chuông điện thoại reo lên không ngừng trong đêm của những kẻ lạc mất nhau giữa sóng người đông vô kể, nóng lòng lo lắng cho nhau « đang ở vị trí nào ? có bị ướt không ? Có tìm được chỗ ngủ không ? Đã nhận được thức ăn chưa ??? »…
Từng dấu lưu bé nhỏ ấy đã vẽ nên bức tranh sống động của JMJ 2011, để cho thấy rằng người trẻ đến với Đại Hội không phải chỉ để hát hò vui chơi, cũng chẳng để tranh nhau vị trí đầu tiên mà đón lấy cái vẫy tay trìu mến của Đức Giáo Hoàng. Từ hàng nghìn cây số về với Madrid, người trẻ ước muốn và thể hiện hết sức tình thần anh em con một Cha. Tinh thần ấy như một mạch sống cuốn họ vào dòng chảy của nghĩa tình, của sẻ chia, của đồng hành. Triệu con tim được nối kết và cùng hít thở chung một luồng khí là tình liên đới, cùng hướng về vị Cha Chung Benedicto 16, làm dậy nên sức sống của cả Giáo Hội thân thể Đức Kitô Giêsu.
Ngày tháng sống với Đại Hội giới trẻ Madrid 2011 giờ đây đã không chỉ được lưu giữ như một kỷ niệm giản đơn, nhưng đã trở thành một trang hồi ức sống làm nên một phần rất quan trọng cho quyển sách đời sống của mỗi người trẻ chúng tôi. Một trang hồi ức về nguồn….
(Bruxelles 02/9/2011, Nhật ký JMJ Madrid )
Về Madrid, có cái nắng cháy da của tiết trời 38-40°C, có cái mệt lã bởi đôi khi phải mất hàng giờ đi bộ tìm đường để đến nơi sinh hoạt, có cái chờ đợi đến hai tiếng đồng hồ cho việc vệ sinh… nhưng cũng có niềm vui của gặp gỡ, của tiếng chào « Ola » thân thiện như năm châu là nhà, bốn bể là anh em. Lại còn có niềm vui của những sẻ chia nhau từng ngụm nước mát, những cái xiết chặt tay để cùng hát với nhau khúc ca chủ đề : « Gloria siempre a El ! Gloria siempre a El ! » mà không phân biệt màu da, chủng tộc và ngôn ngữ. Tất cả những niềm vui và mệt nhọc ấy đã dệt nên âm sắc tuyệt vời cho một trang nhật ký sống của JMJ 2011. Và tôi gọi đó là trang nhật ký về nguồn.
Bước chân đầu tiên, JMJ đưa người trẻ chúng tôi đi về nguồn của Lời. Đó là những buổi giáo lý mà các nhóm được quây quần lại bên vị chủ chăn của mình để học biết và đào sâu câu chủ đề của đại hội : « Đâm rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng Đức Kitô », để chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống đức tin giữa những thách đố của cuộc sống hôm nay và khích lệ nhau tiến bước. Đó là hai thánh lễ cao điểm khai mạc và bế mạc Đại hội, loan báo và cử hành mầu nhiệm của Lời cùng với những huấn từ bởi Vị Cha chung Benedicto 16. Nguồn của Lời ấy còn trào vọt sức sống cho con tim của chúng tôi qua các giờ canh thức, các buổi hòa nhạc, những buổi hội thảo khơi lên một cung cách suy tư Lời, ở rất nhiều trung tâm văn hóa, các tu viện, kể cả ở các góc công viên…
JMJ còn đưa người trẻ đến với nguồn của sẻ chia. Không phải họa hiếm mà có thể bắt gặp trên đường hoặc trong các nhà hàng vào các ngày đại hội những cái dìu tay, đẩy xe hay giúp đội mũ, giúp ăn cơm cho anh em khuyết tật tham dự JMJ. Rồi giữa biển người trên đường phố, nơi các điểm sinh hoạt, chẳng ai chen lấn hay tranh giành chỗ, chỉ có nụ cười thân tình và những lời chào hỏi dễ thương. Nhất là vào cái đêm canh thức cuối cùng của Đại hội ở Cuatro Vientos, trận mưa rào và cơn dông đã cho chúng tôi học thấy sâu sắc nhất ý nghĩa của hai tiếng sẻ chia. Nhìn những cánh dù be bé được đưa lên với 5-6 cái đầu nhấp nhô tựa sát vào cho nhau đỡ ướt trông đáng yêu làm sao. Quấn cho nhau chiếc khăn, choàng cho nhau tấm áo trong giấc ngủ chập chờn giữa bầu trời ngàn sao đêm ấy đã là những nghĩa cử chỉ đẹp nhất của tình đồng loại. Rồi hàng ngàn tiếng chuông điện thoại reo lên không ngừng trong đêm của những kẻ lạc mất nhau giữa sóng người đông vô kể, nóng lòng lo lắng cho nhau « đang ở vị trí nào ? có bị ướt không ? Có tìm được chỗ ngủ không ? Đã nhận được thức ăn chưa ??? »…
Từng dấu lưu bé nhỏ ấy đã vẽ nên bức tranh sống động của JMJ 2011, để cho thấy rằng người trẻ đến với Đại Hội không phải chỉ để hát hò vui chơi, cũng chẳng để tranh nhau vị trí đầu tiên mà đón lấy cái vẫy tay trìu mến của Đức Giáo Hoàng. Từ hàng nghìn cây số về với Madrid, người trẻ ước muốn và thể hiện hết sức tình thần anh em con một Cha. Tinh thần ấy như một mạch sống cuốn họ vào dòng chảy của nghĩa tình, của sẻ chia, của đồng hành. Triệu con tim được nối kết và cùng hít thở chung một luồng khí là tình liên đới, cùng hướng về vị Cha Chung Benedicto 16, làm dậy nên sức sống của cả Giáo Hội thân thể Đức Kitô Giêsu.
Ngày tháng sống với Đại Hội giới trẻ Madrid 2011 giờ đây đã không chỉ được lưu giữ như một kỷ niệm giản đơn, nhưng đã trở thành một trang hồi ức sống làm nên một phần rất quan trọng cho quyển sách đời sống của mỗi người trẻ chúng tôi. Một trang hồi ức về nguồn….
(Bruxelles 02/9/2011, Nhật ký JMJ Madrid )
Đức Tin Công Giáo Việt Nam: Hạt giống của hôm qua, rừng xanh của hôm nay
Trangđài Glassey
15:19 02/09/2011
Đức Tin Công Giáo Việt Nam: Hạt giống của hôm qua, rừng xanh của hôm nay
từ gương Tử đạo Việt Nam
“Tôi có được Đức Tin như hôm nay chính là nhờ dòng máu kiên cường của các vị thánh tử đạo Việt Nam,” Cha Bill Tuyền Cao đã mở đầu bài giảng trong thánh lễ kỷ niệm 10 năm thụ phong linh mục như thế tại giáo xứ St. Anthony Claret tại Anaheim, Giáo phận Orange. Ngày 25 tháng 8, 2011 đánh dấu 10 năm ngày Cha được Chúa chọn vào hàng tư tế, giúp Chúa tiếp tục công việc chài lưới người nơi trần thế.
Trong phòng làm việc của mình, Cha treo một bức tranh thêu với hình ảnh một ông lão đánh cá đang đứng giữa một dòng sóng trăng bàng bạc, miệt mài với công việc tuy xung quanh không có bóng dáng con cá nào. Có lẽ đây chính là tâm nguyện của Cha Bill, hay một lời nhắc nhở liên lỉ: được làm người chài lưới cho Chúa cho đến hết cuộc đời, cho dù có gặp hoàn cảnh khó khăn đi nữa.
Cha ôn lại lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, và tuyên nhận rằng, nếu không vì những vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội từ nhiều thế kỷ trước, thì chính Cha và gia đình mình ắt đã không được biết Chúa. Vì đây là một giáo xứ không có giáo dân Việt Nam, cho nên ngoài gia đình Ông Bà Cố và bạn bè của Cha Bill, đa số giáo dân hiện diện tại thánh lễ là người Mỹ, người Phi, hay người nói tiếng Tây Ban Nha. Sự tuyên nhận Đức Tin từ truyền thống Tử đạo Việt Nam của Cha là một thông điệp hy vọng, giúp cho những ai đang hiện diện tại thánh lễ có thể cảm nhận được mạch nguồn Đức Tin dồi dào từ một đất nước nhỏ bé như Việt Nam.
Cha Bill còn nhấn mạnh rằng, gương tử đạo không chỉ là một áng sử của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà vẫn còn là kinh nghiệm sống đạo của hôm nay. Cha đơn cử trường hợp của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, phải chịu đựng mười ba năm tù tại Việt Nam sau 1975, với chín năm biệt giam, chỉ vì Đức Hồng Y là một mục tử tốt lành của Chúa, có ảnh hưởng lớn đối với giáo dân.
“…cành lá xum xuê…”
“…Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng..." (Mc 4). Hạt cải mà Chúa gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Ở đâu có người Việt tỵ nạn, thì ở đó có những cộng đoàn Kitô Hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Người Công Giáo Việt Nam hải ngoại không chỉ sống Đức Tin cho chính mình, mà còn làm phong phú và mạnh mẽ thêm đời sống đạo tại mỗi địa phương. Hơn thế nữa, mỗi thế hệ Việt ngoại-biên (chữ tôi dùng để nói đến các thế hệ sinh trưởng tại hải ngoại) là một sự bừng nở của những mùa gặt bội thu mới. Trong những thánh lễ Chúa Nhật tại những cộng đoàn Việt Nam tại Quận Cam, thánh đường lúc nào cũng đầy kín người, từ các vị cao niên đến các thai nhi còn trong bụng mẹ. Sự hiện diện này chính là một lời tuyên xưng Đức Tin mạnh mẽ và cụ thể.
Tại Giáo phận Orange, con số linh mục Việt Nam được thụ phong hằng năm vẫn là một con số chủ lực cho công việc mục vụ địa phương. Thế nhưng, đây không phải là một hồng ân như không. Chính mỗi gia đình Công Giáo Việt Nam đã góp lời cầu nguyện, tài chính, và sự bền bỉ nuôi dưỡng con cái trong tinh thần đạo đức để vun bồi cho ơn Thiên Triệu. Cha Bill đã đưa ra một thực tế ‘trái ngược,’ đó là tỉ lệ nghịch giữa số giáo dân Công Giáo tại Việt Nam (gần 10%) và hàng ngũ tu sĩ nam nữ đông đảo ở trong nước lẫn hải ngoại. Tỉ lệ nghịch này chính là hệ quả trực tiếp của huyết mạch tử đạo, suối nguồn Đức Tin.
“Nhà con sơ sơ chỉ có mười một anh chị em,” Cha Bill hóm hỉnh nói với một gia đình giáo dân Việt đến thăm Cha tại giáo xứ St. Anthony Claret thuộc thành phố Anaheim. Trong số 11 người con ấy, bên cạnh Cha Bill, còn có hai Soeur đã sống đời tận hiến trong dòng Trinh Vương. Trong dịp kỷ niệm 10 năm linh mục, mọi người trong gia đình đã quây quần về bên Cha, từ Ông Bà Cố, hai Soeur đến từ Việt Nam, cho đến anh chị em và các cháu về từ rất xa, như Úc Đại Lợi. Cha Hải Đăng, vừa trở về từ Đại Hội Giới Trẻ Toàn Cầu, cũng đến đồng tế trong thánh lễ. Sau 10 năm tận hiến, Cha Bill xin giáo dân tiếp tục cầu nguyện cho Cha, vì “nếu không có ơn Chúa, thì chúng ta không làm được gì cả.”
một Thánh Thần
Ở thế kỷ 21, cả nhân loại kéo nhau đi làm xanh trái đất, làm xanh cuộc đời. Phong trào Xanh có mặt ở khắp nơi, từ in tới ảo, từ ẩm thực đến giải trí. Và có lẽ cả tâm linh nữa. Những cánh rừng Đức Tin tỏa đi từ hạt giống Tử đạo Việt Nam đang góp phần làm xanh Giáo Hội ở khắp nơi. Cùng với Cha Bill, chúng ta tạ ơn Chúa vì đã ban cho dân tộc Việt Nam một hạt giống tốt, để từ đó nẩy sinh hàng trăm hạt mầm Đức Tin khác, lan tỏa sung mãn khắp nơi. Và cũng cùng với Cha, chúng ta tiếp tục xin Chúa xuống ơn trên các Linh mục, để có đủ thợ gặt cho những cánh đồng lúa đang chín rộ khắp nơi.
Tuy là một thuyền nhân ‘tí hon,’ đến Mỹ khi mới 3 tuổi, nhưng Cha Bill nói tiếng Việt thật lưu loát và không bị lai giọng. Thêm vào đó, Cha lại còn nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Trong thời gian du học tại Đại học Công giáo Louvain, Vương quốc bỉ, Cha cũng học thêm ngôn ngữ xứ này. Với tất cả những sự bền bỉ đào luyện, Cha đã thu thập được nhiều kỹ năng để phục vụ Giáo hội sở tại, và làm một nhịp cầu thông cảm giữa nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau trong giáo xứ.
Những linh mục Việt đang phục vụ tại giáo xứ Mỹ như Cha Bill không chỉ nối kết Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Quận Cam với Giáo hội địa phương, mà còn nối kết Giáo hội Hoa Kỳ và Giáo hội Việt Nam qua sự tuyên nhận truyền thống Đức Tin của quê hương mình. Tuy hãnh diện với di sản Đức Tin và văn hóa của mình, Cha Bill cũng rất uyển chuyển trong việc nối kết với giáo dân. Trong tinh thần “nhập gia tùy tục,” tại buổi tiệc thân mật sau thánh lễ do Ca đoàn người Phi và các hội đoàn khác tổ chức, Cha Bill đã mặc chiếc áo thêu của người Phi như một ‘đại sứ văn hóa.’ Áo ‘barong Tagalog,’ hay nói gọn là ‘barong,’ là loại áo tơ thêu rất nhẹ của Phi Luật Tân. Áo mặc bỏ ngoài, và được mặc trong những dịp trọng đại của người dân xứ này. Loại áo này được tổng thống Ramon Magsaysay phổ cập hóa khi ông mặc nó trong những sinh hoạt công lẫn tư, nhất là trong lễ nhậm chức tổng thống vào đầu thập niên 1950.
Và qua những biến cố như trên, tất cả những dị biệt về văn hóa, sắc tộc, hay ngôn ngữ đều được thăng hoa trong một mẫu số chung: Đức Tin. Bởi vì, “…có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Đấng làm mọi sự trong mọi người” (Cr 12).
Anaheim 29 tháng 8, 2011
từ gương Tử đạo Việt Nam
Trong phòng làm việc của mình, Cha treo một bức tranh thêu với hình ảnh một ông lão đánh cá đang đứng giữa một dòng sóng trăng bàng bạc, miệt mài với công việc tuy xung quanh không có bóng dáng con cá nào. Có lẽ đây chính là tâm nguyện của Cha Bill, hay một lời nhắc nhở liên lỉ: được làm người chài lưới cho Chúa cho đến hết cuộc đời, cho dù có gặp hoàn cảnh khó khăn đi nữa.
Cha ôn lại lịch sử truyền giáo tại Việt Nam, và tuyên nhận rằng, nếu không vì những vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội từ nhiều thế kỷ trước, thì chính Cha và gia đình mình ắt đã không được biết Chúa. Vì đây là một giáo xứ không có giáo dân Việt Nam, cho nên ngoài gia đình Ông Bà Cố và bạn bè của Cha Bill, đa số giáo dân hiện diện tại thánh lễ là người Mỹ, người Phi, hay người nói tiếng Tây Ban Nha. Sự tuyên nhận Đức Tin từ truyền thống Tử đạo Việt Nam của Cha là một thông điệp hy vọng, giúp cho những ai đang hiện diện tại thánh lễ có thể cảm nhận được mạch nguồn Đức Tin dồi dào từ một đất nước nhỏ bé như Việt Nam.
Cha Bill còn nhấn mạnh rằng, gương tử đạo không chỉ là một áng sử của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà vẫn còn là kinh nghiệm sống đạo của hôm nay. Cha đơn cử trường hợp của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, phải chịu đựng mười ba năm tù tại Việt Nam sau 1975, với chín năm biệt giam, chỉ vì Đức Hồng Y là một mục tử tốt lành của Chúa, có ảnh hưởng lớn đối với giáo dân.
“…cành lá xum xuê…”
“…Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng..." (Mc 4). Hạt cải mà Chúa gieo trên mảnh đất Việt Nam qua những vị thừa sai và truyền giáo, nay đã mọc thành cây lớn, cành lá xum xuê, tỏa lan ra khắp địa cầu. Ở đâu có người Việt tỵ nạn, thì ở đó có những cộng đoàn Kitô Hữu sống Đức Tin trong tinh thần văn hóa Việt Nam một cách sung mãn.
Người Công Giáo Việt Nam hải ngoại không chỉ sống Đức Tin cho chính mình, mà còn làm phong phú và mạnh mẽ thêm đời sống đạo tại mỗi địa phương. Hơn thế nữa, mỗi thế hệ Việt ngoại-biên (chữ tôi dùng để nói đến các thế hệ sinh trưởng tại hải ngoại) là một sự bừng nở của những mùa gặt bội thu mới. Trong những thánh lễ Chúa Nhật tại những cộng đoàn Việt Nam tại Quận Cam, thánh đường lúc nào cũng đầy kín người, từ các vị cao niên đến các thai nhi còn trong bụng mẹ. Sự hiện diện này chính là một lời tuyên xưng Đức Tin mạnh mẽ và cụ thể.
Tại Giáo phận Orange, con số linh mục Việt Nam được thụ phong hằng năm vẫn là một con số chủ lực cho công việc mục vụ địa phương. Thế nhưng, đây không phải là một hồng ân như không. Chính mỗi gia đình Công Giáo Việt Nam đã góp lời cầu nguyện, tài chính, và sự bền bỉ nuôi dưỡng con cái trong tinh thần đạo đức để vun bồi cho ơn Thiên Triệu. Cha Bill đã đưa ra một thực tế ‘trái ngược,’ đó là tỉ lệ nghịch giữa số giáo dân Công Giáo tại Việt Nam (gần 10%) và hàng ngũ tu sĩ nam nữ đông đảo ở trong nước lẫn hải ngoại. Tỉ lệ nghịch này chính là hệ quả trực tiếp của huyết mạch tử đạo, suối nguồn Đức Tin.
“Nhà con sơ sơ chỉ có mười một anh chị em,” Cha Bill hóm hỉnh nói với một gia đình giáo dân Việt đến thăm Cha tại giáo xứ St. Anthony Claret thuộc thành phố Anaheim. Trong số 11 người con ấy, bên cạnh Cha Bill, còn có hai Soeur đã sống đời tận hiến trong dòng Trinh Vương. Trong dịp kỷ niệm 10 năm linh mục, mọi người trong gia đình đã quây quần về bên Cha, từ Ông Bà Cố, hai Soeur đến từ Việt Nam, cho đến anh chị em và các cháu về từ rất xa, như Úc Đại Lợi. Cha Hải Đăng, vừa trở về từ Đại Hội Giới Trẻ Toàn Cầu, cũng đến đồng tế trong thánh lễ. Sau 10 năm tận hiến, Cha Bill xin giáo dân tiếp tục cầu nguyện cho Cha, vì “nếu không có ơn Chúa, thì chúng ta không làm được gì cả.”
một Thánh Thần
Ở thế kỷ 21, cả nhân loại kéo nhau đi làm xanh trái đất, làm xanh cuộc đời. Phong trào Xanh có mặt ở khắp nơi, từ in tới ảo, từ ẩm thực đến giải trí. Và có lẽ cả tâm linh nữa. Những cánh rừng Đức Tin tỏa đi từ hạt giống Tử đạo Việt Nam đang góp phần làm xanh Giáo Hội ở khắp nơi. Cùng với Cha Bill, chúng ta tạ ơn Chúa vì đã ban cho dân tộc Việt Nam một hạt giống tốt, để từ đó nẩy sinh hàng trăm hạt mầm Đức Tin khác, lan tỏa sung mãn khắp nơi. Và cũng cùng với Cha, chúng ta tiếp tục xin Chúa xuống ơn trên các Linh mục, để có đủ thợ gặt cho những cánh đồng lúa đang chín rộ khắp nơi.
Tuy là một thuyền nhân ‘tí hon,’ đến Mỹ khi mới 3 tuổi, nhưng Cha Bill nói tiếng Việt thật lưu loát và không bị lai giọng. Thêm vào đó, Cha lại còn nói tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Trong thời gian du học tại Đại học Công giáo Louvain, Vương quốc bỉ, Cha cũng học thêm ngôn ngữ xứ này. Với tất cả những sự bền bỉ đào luyện, Cha đã thu thập được nhiều kỹ năng để phục vụ Giáo hội sở tại, và làm một nhịp cầu thông cảm giữa nhiều cộng đồng sắc tộc khác nhau trong giáo xứ.
Những linh mục Việt đang phục vụ tại giáo xứ Mỹ như Cha Bill không chỉ nối kết Cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại Quận Cam với Giáo hội địa phương, mà còn nối kết Giáo hội Hoa Kỳ và Giáo hội Việt Nam qua sự tuyên nhận truyền thống Đức Tin của quê hương mình. Tuy hãnh diện với di sản Đức Tin và văn hóa của mình, Cha Bill cũng rất uyển chuyển trong việc nối kết với giáo dân. Trong tinh thần “nhập gia tùy tục,” tại buổi tiệc thân mật sau thánh lễ do Ca đoàn người Phi và các hội đoàn khác tổ chức, Cha Bill đã mặc chiếc áo thêu của người Phi như một ‘đại sứ văn hóa.’ Áo ‘barong Tagalog,’ hay nói gọn là ‘barong,’ là loại áo tơ thêu rất nhẹ của Phi Luật Tân. Áo mặc bỏ ngoài, và được mặc trong những dịp trọng đại của người dân xứ này. Loại áo này được tổng thống Ramon Magsaysay phổ cập hóa khi ông mặc nó trong những sinh hoạt công lẫn tư, nhất là trong lễ nhậm chức tổng thống vào đầu thập niên 1950.
Và qua những biến cố như trên, tất cả những dị biệt về văn hóa, sắc tộc, hay ngôn ngữ đều được thăng hoa trong một mẫu số chung: Đức Tin. Bởi vì, “…có nhiều thứ ân sủng, nhưng chỉ có một Thánh Thần. Có nhiều thứ chức vụ, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều thứ công việc, nhưng chỉ có một Thiên Chúa, là Đấng làm mọi sự trong mọi người” (Cr 12).
Anaheim 29 tháng 8, 2011
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thể thao với đời tu và đời thường
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
22:05 02/09/2011
Thể thao với đời tu và đời thường
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Lời mở đầu
Chúng ta đã biết rằng thể dục được hiểu là hệ thống các động tác tập luyện, thường được sắp xếp thành bài nhằm giúp cho việc phát triển hài hoà của cơ thể, tăng cường và gìn giữ sức khoẻ; còn thể thao là những hoạt động nhằm nâng cao thể lực con người, thường được tổ chức thành các hình thức trò chơi, thi đấu theo những quy tắc nhất định.
Ở Việt Nam, nhiều linh mục, tu sĩ Công giáo ít quan tâm đến thể dục thể thao (TDTT) dù Công đồng Vaticanô II đã nhắn nhủ rằng: "Thể dục và các hoạt động thể thao giúp chúng ta giữ được quân bình trong tâm hồn của mỗi cá nhân cũng như của xã hội, và giúp chúng ta thiết lập được các mối tương quan huynh đệ giữa mọi người không phân biệt giai cấp, quốc gia hay chủng tộc. Vì thế, các Kitô hữu phải cộng tác vào việc đem tinh thần nhân bản và Kitô giáo thấm nhuần các sinh hoạt văn hoá tập thể, là những sinh hoạt đặc biệt của thời đại chúng ta" (x. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 61).
Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về hiện trạng TDTT trong cộng đồng tu trì để tìm ra những nguyên nhân tác động đến tình trạng này, tìm hiểu ích lợi của TDTT trong đời sống tu trì và những đường hướng để cổ vũ sinh hoạt TDTT trong cộng đồng linh mục hay tu sĩ để rồi qua đó ta hiểu được TDTT trong đời thường của người tín hữu.
1. HIỆN TRẠNG THỂ DỤC THỂ THAO TRONG ĐỜI SỐNG TU TRÌ
1.1. Số liệu liên quan
Tính đến ngày 31-12-2010, cộng đồng tu sĩ Việt Nam hiện nay có trên 4.050 linh mục, 3.946 chủng sinh, 2.281 tu sĩ nam, 15.352 tu sĩ nữ với hàng ngàn cơ sở lớn nhỏ để phục vụ 6.400.567 tín hữu giáo dân (theo thống kê Tổng Điều tra Dân số ngày 1-4-2009 là 5.677.086 người, tr. 281) trên tổng dân số Việt Nam là 89.029.559 người (theo Thống kê Nhà Nước là 86.930.000 người, theo Cục Thống kê Tp. HCM, tr 331). Số cơ sở được các linh mục tu sĩ phục vụ gồm trên 2.500 giáo xứ lớn nhỏ, 1.097 nhà trẻ, lớp học tình thương, 106 trung tânm văn hoá, 152 trung tâm lo cho di dân, sinh viên và gia đình, 205 trại phong và tâm thần… (x. Thống kê của Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam).
1.2. Những phương tiện chưa hợp lý
Ngoại trừ 7 đại chủng viện trên toàn quốc có sân chơi thể thao cho các chủng sinh và khoảng một chục dòng tu nam lớn có sân chơi thể thao hay phòng tập thể dục cho các tu sĩ đang được đào tạo của dòng, còn hầu hết các cơ sở khác, nhất là các dòng tu nữ, đều không có sân chơi, không có phòng sinh hoạt để có thể tập thể dục hay kê một vài bàn bóng bàn cho các tu sĩ sử dụng.
Một số xứ đạo có khá nhiều đất trống bỏ hoang thay vì biến thành sân chơi cho thanh thiếu niên, có các phòng rộng lớn để sinh hoạt giáo lý mỗi tuần một ngày còn các ngày khác để không, có thể kê vài bàn bóng hay bàn đánh cờ vua cho các thanh thiếu niên. Nhiều tu viện có diện tích đất khá rộng, nhưng vẫn để trống đất hoặc làm vườn hoa, trồng cây cảnh trong khi các tu sĩ trẻ cần vận động thì lại thiếu sân chơi.
1.3. Thiếu ý thức và quan tâm
Tình trạng này bắt nguồn từ việc những người lãnh đạo các cộng đồng tu trì chưa ý thức được tầm quan trọng của TDTT trong việc huấn luyện một nền nhân bản toàn diện cho con người cũng như giá trị của những hoạt động TDTT trong đời sống tu trì. Công đồng Vaticanô II cũng nhắc nhở rằng: “Những phương tiện như TDTT sẽ không đem lại một nền văn hoá giáo dục toàn diện cho con người, nếu đồng thời con người không tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn hoá và khoa học về thể dục và thể thao đối với con người” (x. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 61).
Sự thiếu quan tâm về TDTT không bắt nguồn từ việc thiếu những phương tiện như sân bãi, dụng cụ TDTT, vì các cộng đồng tu trì có thể mua sắm hay xây dựng được, mà bắt nguồn từ việc không nhận ra tầm quan trọng của TDTT trong đời sống cá nhân cũng như tập thể, trong sinh hoạt thường ngày, cũng như hoạt động truyền giáo. Nhiều người có trách nhiệm trong việc đào tạo đời tu đã không quan tâm tới vấn đề sức khoẻ toàn diện của những người mình có trách nhiệm, không đưa TDTT vào chương trình đào tạo, không đưa việc tập luyện thể dục và chơi thể thao vào chương trình sống hằng ngày. Chỉ quan sát đời sống thực tế hay chương trình sống trong cộng đồng tu trì ta cũng thấy ngay được điều đó.
Nhiều tu sĩ trẻ muốn chơi thể thao mà cũng không dám chơi vì sợ bị chê trách, và nếu có chơi thì cũng chẳng biết chơi thế nào theo đúng kỹ năng và kỹ thuật của mỗi môn. Chúng tôi được biết một ít nữ tu trẻ tận dụng những phút rảnh rỗi hiếm hoi trong ngày chơi cầu lông 10-15 phút chỉ để cho ra mồ hôi và tắm cho đỡ lạnh, vì nhà dòng không có sẵn nước nóng. Một vài dòng nữ lớn cũng mua một vài bàn bóng bàn nhưng do không có giờ chơi rõ ràng, không được ai tập luyện nên cuối cùng cũng để không, hoặc xếp vào góc nhà.
1.4. Hậu quả
Hầu hết các linh mục, tu sĩ trong thời gian được đào đạo ở chủng viện hay học viện, đã rất tích cực tham gia các hoạt động TDTT, nhưng sau khi chịu chức linh mục hay khấn trọn đời rồi lại không còn tập luyện nữa. Nhiều người nêu lý do là phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hay công tác mục vụ nên không sắp xếp được thời gian tập luyện cho chính mình hay chơi chung với người khác. Nhưng lý do chính yếu vẫn là thiếu ý thức về tầm quan trọng của TDTT trong đời sống tự nhiên cũng như siêu nhiên của mình. Hậu quả của việc không sinh hoạt TDTT thể hiện rõ qua hình thể bên ngoài của nhiều linh mục, tu sĩ không còn gọn gàng, động tác không còn nhanh nhẹn, sức khoẻ suy yếu nhanh chóng và mang nhiều bệnh tật. Đó là chưa kể đến những căng thẳng trong đời sống chung hay những dồn nén sinh lý không được hoá giải nhờ hoạt động TDTT đã gây nên nhiều thiệt hại lớn lao khác như chứng thủ dâm, đồng tính luyến ái, nghiện trò chơi trực tuyến hay nghiện phim ảnh đồi truỵ…
1.5. Tình trạng chung của cộng đồng xã hội
Tình trạng thiếu sinh hoạt TDTT trong đời tu hiện nay cũng là tình trạng chung của cộng đồng xã hội. Đời sống kinh tế quốc dân còn nghèo, nên việc xây dựng các sân vận động để tạo điều kiện cho dân chúng chơi thể thao hay tập thể dục có thể được cho là một nhu cầu chưa cần thiết đối với cộng đồng, vì có nhiều nhu cầu khác đáng quan tâm hơn, hoặc trở thành nhu cầu xa sỉ đối với người nghèo. Mọi khoản thu nhập của đa số người dân Việt Nam hiện nay hầu như được dùng cho việc ăn, uống (46%); đi lại và bưu điện (17,22%); giáo dục (7,83%); đồ dùng (6,42%); nhà ở - điện nước - vệ sinh (6,07%); y tế (5,27%); may mặc (3,63%) và các chi phí khác (3,85%). Người dân chỉ dành cho mục văn hoá, thể thao, giải trí có 3,87% thu nhập, trong đó hầu hết cho văn hoá và giải trí, còn thể thao dường như là con số không (x. Cục Thống kê, Thống kê Tp. Hồ Chí Minh 2010, tr. 324).
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG
2.1. Những lý do cụ thể
Vì TDTT là những yếu tố cần thiết trong việc đào tạo một nền nhân bản toàn diện cho con người, chứ không phải chỉ riêng cho đời tu hay đời sống Kitô hữu, nên sinh hoạt TDTT được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Lịch sử văn minh nhân loại đã minh chứng điều đó, khi các môn thể thao được tổ chức ngay từ những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên trong nền văn minh Hy Lạp. Còn ở châu Á, các nhà sư Thiếu Lâm, các ni cô phái Nga Mi ở Trung Hoa tập võ để vừa rèn luyện thân thể vừa hoạt động cứu đời, là những thí dụ điển hình của hoạt động thể thao trong đời tu.
Trong thực tế hiện nay, người ta thấy các giáo sĩ và tu sĩ ít quan tâm đến hoạt động TDTT, dù những hoạt động này là một phần cơ bản trong đời sống con người và sinh hoạt xã hội. Thực tế này có thể bắt nguồn từ quan niệm về đời tu như một sự tách biệt với đời thường trong xã hội. Tất cả các sinh hoạt hằng ngày của đời tu tập trung vào lĩnh vực tri thức với những giờ học, giờ đào tạo tinh thần; vào lĩnh vực thiêng liêng với những giờ phụng tự và cầu nguyện; và vào lĩnh vực mục vụ tông đồ với những công việc thuộc trách nhiệm như coi giáo dân, dạy trẻ…, nhưng hầu như bỏ quên hay xem thường lĩnh vực thể chất với những việc ăn uống, ngủ nghỉ, TDTT…
Tuy nhiên, đây có thể là một sự lầm lẫn quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo hiện nay, vì lĩnh vực thể chất được coi như nền tảng để xây dựng và phát triển ba lĩnh vực kia. Vì thế, cách ngôn người Rôma từ ngàn xưa đã có câu: “Hồn lành trong xác mạnh” (Mens sana in corpore sano). Nếu chúng ta nghiên cứu Sắc lệnh Đào tạo Linh mục (SLĐTLM) (Optatam Totius) và Sắc lệnh Canh tân Thích nghi Đời sống Dòng tu (SLCTTTĐSDT) (Perfectae Caritatis) của Công đồng Vaticanô II, chúng ta thấy lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức vì không trực tiếp nhắc đến TDTT trong công tác đào tạo đời tu. Có thể đây cũng là một lý do để những nhà đào tạo không đưa TDTT vào chương trình đào tạo cơ bản chăng?
Từ đó, những người có trách nhiệm trong các chủng viện và học viện cũng chưa quan tâm đủ đến những giờ tập thể dục, chơi thể thao, giải trí trong chương trình sống hằng ngày. Người ta coi thường việc ăn uống: ăn thế nào cũng được, uống thế nào cũng xong, mà không tính toán lượng thực phẩm có đủ chất bổ dưỡng cho sinh hoạt hằng ngày hay không; không dạy cách ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi như những bài học cơ bản; không quan tâm đến việc xây dựng những nhà vệ sinh cho hợp lý, hoặc cung cấp đủ những phương tiện vệ sinh cần thiết, đủ nước nóng trong mùa lạnh… cho các thành viên.
Hơn nữa, người ta cũng quên đi tính chất cộng đồng xã hội trong những trò chơi thể thao, nên việc thể thao trong đời tu hiện nay chỉ còn mang tính tự phát, cá nhân riêng lẻ. Trong khi đó, xã hội hiện nay tôn vinh những vận động viên TDTT như những anh hùng của đất nước trong những cuộc tranh tài thế giới hoặc giới trẻ tôn vinh những vận động viên nổi tiếng như những thần tượng. Tôi nhớ khi còn được đào tạo tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt trong những năm 1966-1975, các cha Dòng Tên nhắc nhở chúng tôi tầm quan trọng của TDTT trong đời sống tu trì, khi đau ốm chúng tôi có thể bỏ dự thánh lễ không cần xin phép nhưng không bao giờ được phép tự động bỏ giờ chơi ban chiều.
Tóm lại, việc coi thường TDTT trong đời tu hiện nay bắt nguồn từ sự thiếu ý thức về giá trị cũng như tầm quan trọng của TDTT trong việc gìn giữ sức khoẻ, trong sinh hoạt cộng đồng xã hội cũng như trong công tác truyền giáo loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến tình trạng này.
2.2. Nguyên nhân sâu xa là ảnh hưởng của thuyết Nhị Nguyên
Nhiều linh mục tu sĩ vẫn còn giữ quan niệm Nhị Nguyên sai lạc của hàng chục thế kỷ trước đây: coi thường thân xác, cho rằng thân xác thuộc về ma quỷ và tinh thần mới thuộc về Thiên Chúa; thân xác vật chất thì nặng nề, chiều theo những dục vọng xấu xa nên cần phải hãm mình ép xác, ăn uống kham khổ để làm chủ được dục vọng, cho tinh thần nhẹ nhàng thanh thoát, có thể vươn lên và bay bổng tới Thiên Chúa.
Do đó, TDTT bị coi là những lĩnh vực thuộc về thể xác không đáng quan tâm, thậm chí còn bị coi là nguy hiểm, tội lỗi vì đó là những hành vi chiều chuộng thân xác. Quan niệm này đã bị Công đồng Vaticanô II lên án và xác định: "Con người duy nhất với xác và hồn. Xét về thể xác, con người là một tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất. Vì thế, nhờ con người, những yếu tố ấy đạt được tới tuyệt đỉnh của chúng và tự do dâng lời ca tụng Đấng Tạo Hoá. Vậy con người không được khinh miệt đời sống thể xác. Trái lại, con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng vì thân xác ấy do Chúa tạo dựng và được sống lại vào ngày sau hết" (x. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 14).
Cũng từ quan niệm Nhị Nguyên này, nhiều người vẫn kể thân xác là một trong ba kẻ thù: "ma quỷ, thế gian, xác thịt ". Họ không quan tâm đến sự hợp nhất linh hồn và thân thể (x. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo (GLHTCG), các số 327, 360, 362-368, 382). Người ta sợ rơi vào não trạng tôn thờ thân xác, tôn thờ những ngẫu tượng, thần tượng trong thể thao mà nhiều bạn trẻ đang chạy theo và tôn sùng những vận động viên nổi tiếng hiện nay, nhất là muốn loại bỏ não trạng chọn lọc người khoẻ, đẹp và loại bỏ người yếu, xấu vì có thể dẫn tới việc làm băng hoại các tương quan giữa con người (x. GLHTCG, số 2289).
2.3. Cũng từ quan niệm Nhị Nguyên này người ta cho TDTT là thừa thãi vì mất giờ, mất sức, tốn tiền. Nhiều tu sĩ cho rằng thể thao chỉ thích hợp cho người ở ngoài đời, có điều kiện, nhưng không hợp với đời tu, vì các môn thể thao phục vụ thân xác, thiếu sự điều độ nết na khi các vận động viên hay những người chơi thể thao phải ăn uống tẩm bổ hay mặc những quần áo thể thao có vẻ khoe những phần thân thể nhạy cảm, hoặc lộ liễu của từng môn chơi.
3. ÍCH LỢI CỦA THỂ DỤC THỂ THAO
3.1. Đào tạo toàn diện con người
Con người toàn diện gồm nhiều lĩnh vực: thể chất và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, cá nhân và cộng đồng, tự nhiên và siêu nhiên. Thể dục và thể thao mang lại rất nhiều những ích lợi cho việc phát triển toàn diện con người và xã hội mà những người sống đời tận hiến không thể xem thường. Chúng ta có thể tóm tắt các ích lợi chính sau đây:
3.1.1. Về lĩnh vực thể chất và tinh thần
TDTT giúp tăng cường sức khoẻ thể xác và tinh thần. Khi con người tập thể dục, chơi thể thao thì các bộ phận trong cơ thể đều được vận động và phối hợp hài hoà, dẫn đến việc tăng cường sức khoẻ, chống lại bệnh tật và thích nghi được với sự thay đổi thời tiết. Nhờ đó, con người sống an vui và hạnh phúc, ổn định cả về thể xác cũng như tinh thần.
Tôi còn nhớ cách đây nhiều năm, khi đến giảng tĩnh tâm năm cho các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ tại Sóc Trăng. Thấy các chị em da mặt xanh xao, sức khoẻ suy yếu nên tôi đã đề nghị với chị Tổng Phụ trách khuyến khích các chị em tập thể dục và chơi thể thao. Sau tuần tĩnh tâm, chị Tổng Phụ trách đã làm 1 sân bóng chuyền, mua 2 bàn bóng bàn để các chị em chơi thể thao. Một vài khoảng trống trong sân vườn dành cho các chị em cao tuổi chơi bóng ném hoặc cầu lông. Kết quả là khi trở lại giảng tĩnh tâm năm sau cho các chị em, tôi thấy gương mặt chị em hồng hào hơn, nhiều chị em trước đây bị bệnh đã khoẻ mạnh hơn. Chị Tổng Phụ trách cho biết số tiền dành để mua thuốc, chữa bệnh của chị em giảm xuống rất nhiều, so với số tiền chi cho việc làm các sân bóng và mua dụng cụ thể thao vẫn còn dư. Cuộc sống trong tu viện cũng thay đổi hẳn: các chị em vui tươi, cởi mở và thành công hơn trong lĩnh vực học hành, tu đức cũng như xã hội, nhất là khi các chị nhận lời tham gia giải bóng chuyền nữ của thị xã Sóc Trăng.
3.1.2. Về lĩnh vực nội tâm và ngoại giới
Con người khám phá ra mình hiện hữu như một cái tôi độc lập, có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình (x. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình (HĐGHCLHB), Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo (TLHTXH), số 131). Khoa tâm lý học cũng khám phá ra cấu trúc phức tạp của tinh thần với những tầng lớp: ý thức, tiềm thức và vô thức tác động lên nhau, cũng như những khả năng lạ lùng của con người với trí nhớ, trí hiểu, trí tưởng tượng, ý chí, cảm năng, hoạt năng, khiến cho mỗi người trở thành độc đáo với sứ mạng riêng. Chính khi tập thể dục, chơi thể thao, con người phát triển những khả năng tiềm tàng đó, nhờ việc luyện tập thường xuyên và chơi chung với nhau.
Ngoài ra, việc luyện tập TDTT còn giúp cho con người phát triển những đức tính nhân bản cần thiết cho đời sống tu trì như đức khiết tịnh, vâng phục, bác ái. Khi giảng tĩnh tâm cho một số dòng tu, nhiều lần người phụ trách tu viện yêu cầu tôi nói về đức khiết tịnh và đồng tính luyến ái. Tôi giới thiệu phương thức TDTT như một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt những đòi hỏi của dục tính, dẫn đến việc thủ dâm, vì sức lực tràn trề của tuổi trẻ được giải toả thành những hoạt động tiêu hao năng lượng trong thể dục, thể thao (x. SLĐTLM, số 10; SLCTTTĐSDT, số 12).
Các quy luật trong thể dục và nhất là thể thao cũng yêu cầu người tập phải tuân thủ cách chặt chẽ. Và đây cũng là một sự trợ giúp cho đức tính vâng phục của đời tu. Khi chơi thể thao, người ta cần phải biết chơi chung với nhau, cộng tác với nhau, nhường nhịn nhau, cùng theo đuổi một chiến thuật thì mới có thể cùng nhau chiến thắng. Đó là phương thức giúp luyện tập và thể hiện đức bác ái trong đời tu.
Thể dục và thể thao còn giúp người ta luyện tập đức kiên nhẫn, hiền hoà, cao thượng, bình tĩnh khi đánh hỏng hay bị thua thay vì cau có, chửi bới, la hét bạn bè hoặc chơi xấu, giở những thủ đoạn để chiến thắng đối phương. Khi còn sống ở Tiểu Chủng viện thánh Phanxicô Xaviê thuộc Giáo phận Bùi Chu trong những năm 1959-1965, nay là Trường Trung học Bùi Thị Xuân, ở đường Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp HCM, mỗi tháng các chủng sinh được nghe đọc về Quy luật Sống, tôi nhớ mãi điều luật khi chơi thể thao: “Chơi sao cho có tinh thần hiệp sĩ và đức bác ái để thắng không kiêu, bại không nản”. Với tinh thần này, đội bóng chuyền của trường tôi hồi đó với các anh như Lm. Lê Quang Đăng, Lm. Đỗ Duy Thản, anh Lê Đình Bảng… đã vô địch các trường trung học của thành phố Sài Gòn trong nhiều năm liền.
3.1.3. Về lĩnh vực cá nhân và cộng đồng
TDTT là phương cách giúp con người thể hiện tinh thần tập thể và tôn trọng những mối tương quan trong xã hội như người ta phải tôn trọng các vị trí, vai trò của các cá nhân trong một sân bóng: người thuộc hàng tiền vệ giữ vai trò tấn công, người ở hàng hậu vệ có nhiệm vụ phòng thủ… Qua việc tập thể dục và chơi thể thao, người ta cũng biết tôn trọng vai trò và thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Hơn nữa, người ta còn tập được tinh thần lãnh đạo khi biết phân công nhiệm vụ thích hợp cho đồng đội trong những trận đấu, cũng như phân chia sức lực cho những đường đua dài để chiến thắng.
3.1.4. Về lĩnh vực tự nhiên và siêu nhiên
TDTT giúp cho con người làm chủ bản thân, nhận ra giá trị cũng như những giới hạn của mình để hướng tầm nhìn về Chúa là nguồn sức mạnh và sự sống, nguồn hạnh phúc và chân thiện mỹ. TDTT tập cho con người biết làm chủ bản thân, với những tình cảm, thời giờ, tài năng, và cả những tham vọng, dục vọng. Muốn thăng tiến trong lĩnh vực này, con người phải biết kiềm chế để chơi đẹp trên sân bóng, để không ham chơi đến độ bỏ học hành làm việc, phải biết sống điều độ, không “rượu chè, trai gái” để giữ sức khoẻ cho những trận đấu. Khi bị thua thiệt hay thất bại, người chơi vẫn tin vào Chúa biết rõ mọi sự để tha thứ và cảm thông cho sự yếu đuối, bất toàn của con người như khi bị bắt lỗi sai, tính điểm thua trong trận đấu, cũng như giữ được bình tĩnh và cao thượng mỉm cười với bạn bè khi họ đánh hỏng, làm mất cơ hội thắng điểm.
Tôi còn nhớ mãi lần giúp tĩnh tâm năm cho các linh mục Giáo phận Cần Thơ, vào các buổi chiều trong tuần tĩnh tâm, ban tổ chức cho các cha chơi và thi đấu thể thao. Thời đó, Đức Hồng y Gioan Baotixita của Tổng Giáo phận TP.HCM hiện nay còn làm cha giám đốc Đại Chủng viện Thánh Quý ở Cái Răng, Cần Thơ. Vui nhất là các anh em được sống lại tình thương yêu trên sân bóng đá với những màn đá hụt của các cha già hay té ngã của những anh em bụng to quá khổ! Những căng thẳng, mỏi mệt của đời mục vụ hay của tuần tĩnh tâm biến đi đâu hết! Chỉ còn tiếng cười, chỉ còn niềm vui!
3.2. Tạo điều kiện cho việc loan báo Tin Mừng
3.2.1. Trong dòng lịch sử: TDTT tuy không phải là đối tượng trực tiếp hay nội dung Tin Mừng nhưng có thể là phương tiện đóng góp trực tiếp vào việc loan báo Tin Mừng. Ta có thể kiểm chứng điều này trong dòng lịch sử.
Các vận động viên trong các cuộc thi đấu Olympic Hy Lạp hay Rôma đều cầu khẩn các thần linh của mình trước khi thi đấu và nếu họ thắng giải trong cuộc tranh tài, thì dân chúng công nhận thần linh đó mạnh hơn đối phương. Đây cũng là một trong các lý do khiến người tín hữu Công giáo thời xưa xa lánh sân vận động. Ở Trung Hoa, các vị sư phái Thiếu Lâm hay các ni sư của nhiều hệ phái khác nhau luyện tập võ nghệ, dạy võ cho quần chúng vừa để cho mình khoẻ mạnh vừa bênh vực kẻ yếu trong xã hội, cũng là những tấm gương sáng thúc đẩy quần chúng tìm hiểu và theo đạo Phật.
Ở Việt Nam, vào những thời kỳ khó khăn và bị bách hại, đạo Công giáo được truyền bá nhanh chóng một phần cũng nhờ các nhà truyền đạo thời đó biết lợi dụng lòng ham chuộng TDTT của quần chúng. Vào các chiều thứ Bảy, Chủ Nhật, cộng đồng Công giáo tổ chức thi các trò chơi như đi cầu tre, bắt vịt dưới ao nhà thờ, kéo dây, đánh cầu… và cho cả lương dân tham dự. Mọi người đều cười vui khi thấy các chàng trai bị té xuống hồ nước vì trơn trượt trước khi nắm được phần thưởng treo ở đầu cây tre cắm giữa hồ. Trong các buổi chơi đó lương dân thấy được đời sống vui tươi, chan hoà tình bác ái của người Công giáo, cảm phục và nhiều người đã theo đạo. Ngay từ năm 1885, tỷ lệ dân số Công giáo Việt Nam đã đạt tới 7% so với dân số cả nước, tuy nhiên cho tới ngày nay, sau 125 năm, tỷ lệ ấy không những không tăng mà còn đang có chiều hướng giảm (x. Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, NXB Tôn Giáo, 2005. tr. 195-199).
3.2.2. Ngày nay, các vận động viên thắng giải trong các cuộc thi đấu thể thao quốc tế hay quốc gia vừa là những anh hùng nói lên sự ưu việt của dân tộc hay địa phương mình, vừa là gương mẫu cho các thế hệ khác noi gương. Thí dụ như các cô gái Nhật Bản mới đoạt giải vô địch bóng đá nữ thế giới trong tháng 8-2011 vừa qua. Do đó, ta không lạ gì khi thấy nhiều dân tộc, nhiều tổ chức dùng TDTT như phương tiện để quảng cáo cho đất nước hay tổ chức của mình. Tại sao Giáo hội Công giáo, nhất là Giáo hội Việt Nam không dùng phương tiện này để loan báo Tin Mừng?
3.2.3. Chúa chúng ta không muốn con người rơi vào lầm lạc của phái Nhị Nguyên hay phái Khắc Kỷ để coi thường thân xác, nên đã cho Con của Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa nhận lấy xác thịt (x. Ga 1,14) trở thành Đức Giêsu Kitô, trở thành con người giống chúng ta (x. Pl 2,7) trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi (x. Dt 4,15; CĐ. Vat. II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 22), để cứu độ con người toàn diện. Nếu Đức Giêsu đã trở nên giống con người trong mọi sự thì chúng ta được quyền tưởng tượng trẻ Giêsu cũng chơi đánh cầu, đánh khăng, đá bóng như các trẻ em cùng thời. Người coi trọng thân xác nên đã hoá bánh ra nhiều cho kẻ đói ăn, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ thay vì hô hào ăn chay, hãm mình phạt xác như các luật sĩ, biệt phái và các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả thường làm (x. Mt 9,14-17). Người muốn các môn đệ mình phải khoẻ mạnh cả vể tinh thần lẫn thể xác. Người nói: “Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12). Cuối cùng, Người đã chịu đóng đinh, chết nhục nhã và sống lại bằng chính thân xác ấy vì muốn dạy ta biết dùng thân xác mình để mang ơn cứu độ cho muôn loài.
Thánh Phaolô, có lẽ qua chính kinh nghiệm bản thân của mình, nhiều lần nhắc đến thể thao: “Anh em không biết sao, trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều… Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí” (1Cr 9, 24-27). Hoặc: “…vì tôi đã không chạy uổng công và đã không lao nhọc vô ích” (Pl 2,16). Hay: “Hãy kiên trì chạy trong cuộc đua giành cho ta” (Dt 12,1).
3.2.4. Tuy đã nhận được gương sống của chính Đức Giêsu và lời dạy bảo của thánh Phaolô, nhưng tại sao người tín hữu Công giáo vẫn quay lưng với TDTT? Câu trả lời phải tìm lại trong lịch sử của chính TDTT cũng như lịch sử hình thành Kitô học.
Người Công giáo ngại ngùng với thể thao, xa lánh sân vận động vì trong suốt 3 thế kỷ đầu cho đến năm 313, (khi hoàng đế Constantinus ra sắc chỉ Milan nhìn nhận Công giáo là tôn giáo hợp pháp trên toàn đế quốc Rôma), thể thao không còn mang tính tranh tài trong sáng của Olympic Hy Lạp, nhưng trở thành nỗi ô nhục và kinh hoàng cho tín hữu Công giáo. Sân vận động là nơi hành hình tín hữu, các thanh niên trở thành những tên nô lệ phải giác đấu cho đến chết, các phụ nữ và trẻ em thành miếng mồi ngon cho thú dữ cắn xé để mua vui cho quần chúng trên khán đài.
Lịch sử hình thành Kitô học còn giúp ta hiểu tại sao cho đến thế kỷ 20, Công giáo vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của thuyết Nhị Nguyên vì trong 5 thế kỷ đầu tiên, các nhà thần học đề cao thần tính của Chúa Giêsu và cho nhân tính của Người nhỏ bé như giọt mật tan trong đại dương bao la của thần tính. Sau những tranh cãi gay gắt của các trường phái về sự phối hợp giữa hai bản tính nơi Đức Giêsu và với định tín của Công đồng Calcêđônia năm 451, thần học Công giáo không dám nói về Đức Giêsu cho đến giữa thế kỷ 20, ngoại trừ một ít phát biểu của vài vị thánh nổi tiếng như Augustinô, Tôma Aquinô. Theo các nhà thần học này chỉ có Đức Giêsu nhận lấy bản tính nhân loại tốt lành trước khi nguyên tổ Ađam phạm tội, còn mọi người đều mang bản tính đã bị hư hỏng vì tội nguyên tổ, nên thân xác là nguồn gốc mọi tai hoạ và hư hỏng của con người. Công đồng Vaticanô II và Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo (SGLHTCG) đã giải thích cho chúng ta hiểu Đức Giêsu mang lấy bản tính con người sau khi Ađam phạm tội (x. Dt 4,15; CĐ. Vat. II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 22; SGLHTCG, số 461-483), để mời gọi ta quý trọng thân xác của mình.
3.2.5. Hơn nữa, người Công giáo chỉ có thể làm chứng cho Tin Mừng về Ngôi Lời Nhập Thể, làm chứng cho Chúa là nguồn chân thiện mỹ nếu chúng ta dám thay đổi cách sống, từ bao nhiêu thế kỷ nay đã bị ảnh hưởng bởi thuyết Nhị Nguyên và phái Khắc Kỷ để coi thân xác là thù địch của linh hồn thay vì coi thân xác là phương tiện mang lại ơn cứu độ. Cho đến đầu thế kỷ XX nhiều dòng tu vẫn có những luật lệ hết sức nghiêm khắc về cách ăn uống, hãm mình, đánh tội để kiềm chế những dục vọng. Với một thân xác yếu nhược tàn tạ, nhiều tu sĩ cũng không đủ điều kiện để phát huy những tài năng tinh thần. Nói như thế không phải chúng tôi cổ vũ cho một đời sống phóng túng, không cần đến việc hy sinh, hãm mình. Quả thực, việc ăn chay hãm mình thật sự vẫn có giá trị trong đời tu để giúp ta gắn bó mật thiết với Đức Kitô như vị Hôn Phu nhưng không phải theo hướng thù địch với thân xác.
Người ngoài Công giáo làm sao có thể nhận ra Thiên Chúa là nguồn mọi sự tốt đẹp qua những thân xác yếu đuối, khuôn mặt xanh xao, cơ thể đầy bệnh tật dù đang ở tuổi thanh niên hay trưởng thành? Đời sống tu sĩ với chương trình sống điều độ, nếu được đào luyện TDTT, chắc chắn sẽ giúp cho người linh mục, tu sĩ nam nữ có sức khoẻ dẻo dai để học hành làm việc, phục vụ tha nhân, có thân thể cân đối, ngay cả xinh đẹp, để có sức thu hút người khác đến với Đức Kitô. Nhất là đối với con người có khuynh hướng duy thực, duy nghiệm hiện nay thì thân xác tươi trẻ khoẻ mạnh chính là hình ảnh sống động của Tin Mừng. Cách ngôn Việt Nam ta có câu: “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon” kia mà!
Hơn nữa nếu các xứ đạo, tu viện biết lợi dụng những khoảng đất trống cho TDTT để quy tụ thanh thiếu niên ham thích vận động cũng như những người già lão mong muốn tập những bài thể dục dưỡng sinh, thì những nơi ấy chính là điểm gặp gỡ và giới thiệu Đức Kitô cho người khác một cách sống động và hiệu quả, có thể còn hiệu quả hơn cả những buổi cầu nguyện hình thức, những bài giáo lý khô khan hoặc trình diễn thánh ca một đôi lần trong năm. Những cuộc thi đấu TDTT tại các xứ đạo hoặc dòng tu sẽ trở thành những dịp rao giảng Tin Mừng về mầu nhiệm Nhập Thể và nhập thế của Ngôi Lời một cách rõ ràng và hiệu quả cho người ngoài Công giáo.
Chúng ta hãy tưởng tượng qua việc đào tạo bài bản, qua việc tập luyện thường xuyên về TDTT, những linh mục, tu sĩ vừa trở thành huấn luyện viên cho các bộ môn trong xứ đạo hay cộng đồng xã hội, vừa có thể trở thành những vận động viên tham gia vào hoạt động TDTT của địa phương. Điều này sẽ giúp cho dân chúng hiểu rõ hơn về việc hội nhập của Tin Mừng vào đời sống văn hóa xã hội. Hơn nữa với tinh thần tập luyện của người tín hữu cũng như với ơn Chúa, chúng ta có thể chiếm được những giải thưởng cao quý như vô địch toàn thành, vô địch quốc gia. Lúc ấy ảnh hưởng của những vận động viên Công giáo hay của dòng tu sẽ là lời mời gọi người khác, nhất là các thanh thiếu niên, đến với Đức Kitô hay đến với đời sống tu trì.
Chúng ta có thể tóm lại những điểm muốn lưu ý về TDTT trong lĩnh vực loan báo Tin Mừng bằng lời mời gọi của Giáo Hội được công bố ngày 2-2-2011, trong bản Đề cương của Thượng Hội đồng Giám mục - Đại hội Thường kỳ lần thứ XIII sẽ họp năm 2012 tại Rôma, với chủ đề Tân Phúc Âm hoá để truyền bá đức tin Kitô giáo như sau: “Các hoàn cảnh mới trong sứ mạng của Giáo Hội làm chúng ta nhận ra rằng, rốt cuộc, thành ngữ Tân Phúc Âm hoá đòi phải tìm ra những phương thức mới để rao giảng Tin Mừng hầu có thể “là Hội Thánh” trong những tình hình xã hội và văn hoá không ngừng thay đổi hôm nay” (Tài liệu Thượng Hội đồng 2012, số 9). Chúng tôi nghĩ rằng TDTT phải là một trong những phương thức mới cho các tín hữu của Giáo Hội trong việc truyền giáo.
4. LÀM GÌ ĐỂ CỔ VŨ TDTT TRONG CỘNG ĐỒNG TU TRÌ?
Chúng tôi xin đưa ra vài đường hướng cơ bản để các cộng đồng tu trì có thể tự tìm câu trả lời cụ thể cho cộng đồng mình.
- Đưa TDTT vào chương trình đào tạo rõ ràng: Mỗi năm mời các chuyên gia TDTT để huấn luyện cho linh mục, chủng sinh, tu sĩ một số môn thể thao: học cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi trong xứ đạo như cầu lông, bóng bàn, bóng ném, bóng đá, cờ vua,... và xem TDTT là phương tiện truyền giáo hữu hiệu cho giới thanh thiếu niên hơn nhiều môn khác như cắm hoa, đánh đàn, tập hát thánh ca vì TDTT phổ biến hơn đối với lương dân và cộng đồng xã hội.
- Đưa TDTT vào chương trình sống hằng ngày, để tạo điều kiện cho mọi người trong cộng đồng, nhất là đối với các người trẻ, mỗi ngày có 45 phút hoặc một giờ chơi thể thao, cộng thêm những phút tập thể dục ban sáng. Trong giờ thể thao mọi người đều được yêu cầu phải chơi, trừ trường hợp đau bệnh. Người yếu, cao tuổi có thể đi bộ. Mùa thi không được bỏ chơi để học bài.
- Tạo điều kiện để chơi: Mua bóng, vợt, lưới, cầu... Nếu cộng đồng có khả năng, có thể làm cả sân chơi, nhà chơi, tổ chức các đội bóng (bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cầu mây…) và khuyến khích thi đấu với các cộng đồng khác.
- Tạo điều kiện để biết chơi, chơi hay, chơi đẹp: nhờ những huấn luyện viên thể thao vào biểu diễn hoặc cùng chơi để huấn luyện cho các chủng sinh, tu sĩ thấy cái hay cái đẹp của những môn thể thao mình muốn tập, giới thiệu những đoạn phim về TDTT (có rất nhiều trên mạng internet).
- Các bề trên dòng tu, các linh mục coi xứ đạo nên tham gia trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động TDTT, khi có dịp, nhằm cổ vũ tinh thần "chơi cho khoẻ để phục vụ Chúa và tha nhân" thay vì có thái độ lãnh đạm, hoặc ngăn cấm.
- Tổ chức các giải thi đấu giữa các tu viện, giáo xứ, giáo phận về những bộ môn thể thao có nhiều quần chúng tham gia như: bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, cầu mây… để tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu giữa các cộng đồng trong và ngoài Công giáo. Các giải này có phần thưởng, có sự tham dự của lãnh đạo Giáo Hội.
- Tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo về các đề tài liên quan đến TDTT trong lĩnh vực đào tạo nền nhân bản toàn diện, lĩnh vực truyền giáo, lĩnh vực tu đức, trong việc thể hiện 3 Lời Khấn, trong mầu nhiệm Nhập Thể và nhập thế của Ngôi Lời Thiên Chúa… để gây ý thức cho cộng đồng.
Kết luận
Đề tài TDTT với đời tu không phải là một đề tài xa lạ hay mới mẻ gì. Chúng tôi chỉ xin tổng hợp lại những điều các bạn đã biết từ xưa nhưng lại chưa có dịp thể hiện trong đời sống hay chưa dám nói với bề trên của mình.
Niềm mơ ước của người viết là mỗi linh mục, mỗi tu sĩ qua TDTT sẽ trở thành hình ảnh sống động của Chúa Kitô, thu hút người khác đến với Chúa Cha bằng chính con người khoẻ mạnh, tốt đẹp, cởi mở, quảng đại, đầy quyền năng như Đức Giêsu.
Các anh em linh mục nào cần chơi bóng bàn, có thể đến địa chỉ 1b Tôn Thất Tùng, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM, vào các buổi chiều ngày thường, từ 16g đến 18g30. Chúng tôi hiện có 4 bàn bóng tốt để phục vụ anh em. Chúng tôi muốn noi gương Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, dù khi làm giám mục hay hồng y, vẫn tích cực chơi thể thao và tổ chức chơi cho anh em linh mục tu sĩ.
Chúc các bạn an lành và tràn đầy ơn Chúa.
(TP.HCM, ngày 30-8-2011)
Chú thích hình: Các hình ảnh minh hoạ trong bài là các hoạ phẩm của Lm. Armand A. Tangi, SSP, người Philippine, có chung một chủ đề: Emmanuel, vẽ trong các năm 1998-2006.
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Lời mở đầu
Chúng ta đã biết rằng thể dục được hiểu là hệ thống các động tác tập luyện, thường được sắp xếp thành bài nhằm giúp cho việc phát triển hài hoà của cơ thể, tăng cường và gìn giữ sức khoẻ; còn thể thao là những hoạt động nhằm nâng cao thể lực con người, thường được tổ chức thành các hình thức trò chơi, thi đấu theo những quy tắc nhất định.
Ở Việt Nam, nhiều linh mục, tu sĩ Công giáo ít quan tâm đến thể dục thể thao (TDTT) dù Công đồng Vaticanô II đã nhắn nhủ rằng: "Thể dục và các hoạt động thể thao giúp chúng ta giữ được quân bình trong tâm hồn của mỗi cá nhân cũng như của xã hội, và giúp chúng ta thiết lập được các mối tương quan huynh đệ giữa mọi người không phân biệt giai cấp, quốc gia hay chủng tộc. Vì thế, các Kitô hữu phải cộng tác vào việc đem tinh thần nhân bản và Kitô giáo thấm nhuần các sinh hoạt văn hoá tập thể, là những sinh hoạt đặc biệt của thời đại chúng ta" (x. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 61).
Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về hiện trạng TDTT trong cộng đồng tu trì để tìm ra những nguyên nhân tác động đến tình trạng này, tìm hiểu ích lợi của TDTT trong đời sống tu trì và những đường hướng để cổ vũ sinh hoạt TDTT trong cộng đồng linh mục hay tu sĩ để rồi qua đó ta hiểu được TDTT trong đời thường của người tín hữu.
1. HIỆN TRẠNG THỂ DỤC THỂ THAO TRONG ĐỜI SỐNG TU TRÌ
1.1. Số liệu liên quan
Tính đến ngày 31-12-2010, cộng đồng tu sĩ Việt Nam hiện nay có trên 4.050 linh mục, 3.946 chủng sinh, 2.281 tu sĩ nam, 15.352 tu sĩ nữ với hàng ngàn cơ sở lớn nhỏ để phục vụ 6.400.567 tín hữu giáo dân (theo thống kê Tổng Điều tra Dân số ngày 1-4-2009 là 5.677.086 người, tr. 281) trên tổng dân số Việt Nam là 89.029.559 người (theo Thống kê Nhà Nước là 86.930.000 người, theo Cục Thống kê Tp. HCM, tr 331). Số cơ sở được các linh mục tu sĩ phục vụ gồm trên 2.500 giáo xứ lớn nhỏ, 1.097 nhà trẻ, lớp học tình thương, 106 trung tânm văn hoá, 152 trung tâm lo cho di dân, sinh viên và gia đình, 205 trại phong và tâm thần… (x. Thống kê của Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam).
1.2. Những phương tiện chưa hợp lý
Ngoại trừ 7 đại chủng viện trên toàn quốc có sân chơi thể thao cho các chủng sinh và khoảng một chục dòng tu nam lớn có sân chơi thể thao hay phòng tập thể dục cho các tu sĩ đang được đào tạo của dòng, còn hầu hết các cơ sở khác, nhất là các dòng tu nữ, đều không có sân chơi, không có phòng sinh hoạt để có thể tập thể dục hay kê một vài bàn bóng bàn cho các tu sĩ sử dụng.
Một số xứ đạo có khá nhiều đất trống bỏ hoang thay vì biến thành sân chơi cho thanh thiếu niên, có các phòng rộng lớn để sinh hoạt giáo lý mỗi tuần một ngày còn các ngày khác để không, có thể kê vài bàn bóng hay bàn đánh cờ vua cho các thanh thiếu niên. Nhiều tu viện có diện tích đất khá rộng, nhưng vẫn để trống đất hoặc làm vườn hoa, trồng cây cảnh trong khi các tu sĩ trẻ cần vận động thì lại thiếu sân chơi.
1.3. Thiếu ý thức và quan tâm
Tình trạng này bắt nguồn từ việc những người lãnh đạo các cộng đồng tu trì chưa ý thức được tầm quan trọng của TDTT trong việc huấn luyện một nền nhân bản toàn diện cho con người cũng như giá trị của những hoạt động TDTT trong đời sống tu trì. Công đồng Vaticanô II cũng nhắc nhở rằng: “Những phương tiện như TDTT sẽ không đem lại một nền văn hoá giáo dục toàn diện cho con người, nếu đồng thời con người không tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn hoá và khoa học về thể dục và thể thao đối với con người” (x. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 61).
Sự thiếu quan tâm về TDTT không bắt nguồn từ việc thiếu những phương tiện như sân bãi, dụng cụ TDTT, vì các cộng đồng tu trì có thể mua sắm hay xây dựng được, mà bắt nguồn từ việc không nhận ra tầm quan trọng của TDTT trong đời sống cá nhân cũng như tập thể, trong sinh hoạt thường ngày, cũng như hoạt động truyền giáo. Nhiều người có trách nhiệm trong việc đào tạo đời tu đã không quan tâm tới vấn đề sức khoẻ toàn diện của những người mình có trách nhiệm, không đưa TDTT vào chương trình đào tạo, không đưa việc tập luyện thể dục và chơi thể thao vào chương trình sống hằng ngày. Chỉ quan sát đời sống thực tế hay chương trình sống trong cộng đồng tu trì ta cũng thấy ngay được điều đó.
Nhiều tu sĩ trẻ muốn chơi thể thao mà cũng không dám chơi vì sợ bị chê trách, và nếu có chơi thì cũng chẳng biết chơi thế nào theo đúng kỹ năng và kỹ thuật của mỗi môn. Chúng tôi được biết một ít nữ tu trẻ tận dụng những phút rảnh rỗi hiếm hoi trong ngày chơi cầu lông 10-15 phút chỉ để cho ra mồ hôi và tắm cho đỡ lạnh, vì nhà dòng không có sẵn nước nóng. Một vài dòng nữ lớn cũng mua một vài bàn bóng bàn nhưng do không có giờ chơi rõ ràng, không được ai tập luyện nên cuối cùng cũng để không, hoặc xếp vào góc nhà.
1.4. Hậu quả
Hầu hết các linh mục, tu sĩ trong thời gian được đào đạo ở chủng viện hay học viện, đã rất tích cực tham gia các hoạt động TDTT, nhưng sau khi chịu chức linh mục hay khấn trọn đời rồi lại không còn tập luyện nữa. Nhiều người nêu lý do là phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hay công tác mục vụ nên không sắp xếp được thời gian tập luyện cho chính mình hay chơi chung với người khác. Nhưng lý do chính yếu vẫn là thiếu ý thức về tầm quan trọng của TDTT trong đời sống tự nhiên cũng như siêu nhiên của mình. Hậu quả của việc không sinh hoạt TDTT thể hiện rõ qua hình thể bên ngoài của nhiều linh mục, tu sĩ không còn gọn gàng, động tác không còn nhanh nhẹn, sức khoẻ suy yếu nhanh chóng và mang nhiều bệnh tật. Đó là chưa kể đến những căng thẳng trong đời sống chung hay những dồn nén sinh lý không được hoá giải nhờ hoạt động TDTT đã gây nên nhiều thiệt hại lớn lao khác như chứng thủ dâm, đồng tính luyến ái, nghiện trò chơi trực tuyến hay nghiện phim ảnh đồi truỵ…
1.5. Tình trạng chung của cộng đồng xã hội
Tình trạng thiếu sinh hoạt TDTT trong đời tu hiện nay cũng là tình trạng chung của cộng đồng xã hội. Đời sống kinh tế quốc dân còn nghèo, nên việc xây dựng các sân vận động để tạo điều kiện cho dân chúng chơi thể thao hay tập thể dục có thể được cho là một nhu cầu chưa cần thiết đối với cộng đồng, vì có nhiều nhu cầu khác đáng quan tâm hơn, hoặc trở thành nhu cầu xa sỉ đối với người nghèo. Mọi khoản thu nhập của đa số người dân Việt Nam hiện nay hầu như được dùng cho việc ăn, uống (46%); đi lại và bưu điện (17,22%); giáo dục (7,83%); đồ dùng (6,42%); nhà ở - điện nước - vệ sinh (6,07%); y tế (5,27%); may mặc (3,63%) và các chi phí khác (3,85%). Người dân chỉ dành cho mục văn hoá, thể thao, giải trí có 3,87% thu nhập, trong đó hầu hết cho văn hoá và giải trí, còn thể thao dường như là con số không (x. Cục Thống kê, Thống kê Tp. Hồ Chí Minh 2010, tr. 324).
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG
2.1. Những lý do cụ thể
Vì TDTT là những yếu tố cần thiết trong việc đào tạo một nền nhân bản toàn diện cho con người, chứ không phải chỉ riêng cho đời tu hay đời sống Kitô hữu, nên sinh hoạt TDTT được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Lịch sử văn minh nhân loại đã minh chứng điều đó, khi các môn thể thao được tổ chức ngay từ những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên trong nền văn minh Hy Lạp. Còn ở châu Á, các nhà sư Thiếu Lâm, các ni cô phái Nga Mi ở Trung Hoa tập võ để vừa rèn luyện thân thể vừa hoạt động cứu đời, là những thí dụ điển hình của hoạt động thể thao trong đời tu.
Trong thực tế hiện nay, người ta thấy các giáo sĩ và tu sĩ ít quan tâm đến hoạt động TDTT, dù những hoạt động này là một phần cơ bản trong đời sống con người và sinh hoạt xã hội. Thực tế này có thể bắt nguồn từ quan niệm về đời tu như một sự tách biệt với đời thường trong xã hội. Tất cả các sinh hoạt hằng ngày của đời tu tập trung vào lĩnh vực tri thức với những giờ học, giờ đào tạo tinh thần; vào lĩnh vực thiêng liêng với những giờ phụng tự và cầu nguyện; và vào lĩnh vực mục vụ tông đồ với những công việc thuộc trách nhiệm như coi giáo dân, dạy trẻ…, nhưng hầu như bỏ quên hay xem thường lĩnh vực thể chất với những việc ăn uống, ngủ nghỉ, TDTT…
Tuy nhiên, đây có thể là một sự lầm lẫn quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo hiện nay, vì lĩnh vực thể chất được coi như nền tảng để xây dựng và phát triển ba lĩnh vực kia. Vì thế, cách ngôn người Rôma từ ngàn xưa đã có câu: “Hồn lành trong xác mạnh” (Mens sana in corpore sano). Nếu chúng ta nghiên cứu Sắc lệnh Đào tạo Linh mục (SLĐTLM) (Optatam Totius) và Sắc lệnh Canh tân Thích nghi Đời sống Dòng tu (SLCTTTĐSDT) (Perfectae Caritatis) của Công đồng Vaticanô II, chúng ta thấy lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức vì không trực tiếp nhắc đến TDTT trong công tác đào tạo đời tu. Có thể đây cũng là một lý do để những nhà đào tạo không đưa TDTT vào chương trình đào tạo cơ bản chăng?
Từ đó, những người có trách nhiệm trong các chủng viện và học viện cũng chưa quan tâm đủ đến những giờ tập thể dục, chơi thể thao, giải trí trong chương trình sống hằng ngày. Người ta coi thường việc ăn uống: ăn thế nào cũng được, uống thế nào cũng xong, mà không tính toán lượng thực phẩm có đủ chất bổ dưỡng cho sinh hoạt hằng ngày hay không; không dạy cách ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi như những bài học cơ bản; không quan tâm đến việc xây dựng những nhà vệ sinh cho hợp lý, hoặc cung cấp đủ những phương tiện vệ sinh cần thiết, đủ nước nóng trong mùa lạnh… cho các thành viên.
Hơn nữa, người ta cũng quên đi tính chất cộng đồng xã hội trong những trò chơi thể thao, nên việc thể thao trong đời tu hiện nay chỉ còn mang tính tự phát, cá nhân riêng lẻ. Trong khi đó, xã hội hiện nay tôn vinh những vận động viên TDTT như những anh hùng của đất nước trong những cuộc tranh tài thế giới hoặc giới trẻ tôn vinh những vận động viên nổi tiếng như những thần tượng. Tôi nhớ khi còn được đào tạo tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt trong những năm 1966-1975, các cha Dòng Tên nhắc nhở chúng tôi tầm quan trọng của TDTT trong đời sống tu trì, khi đau ốm chúng tôi có thể bỏ dự thánh lễ không cần xin phép nhưng không bao giờ được phép tự động bỏ giờ chơi ban chiều.
Tóm lại, việc coi thường TDTT trong đời tu hiện nay bắt nguồn từ sự thiếu ý thức về giá trị cũng như tầm quan trọng của TDTT trong việc gìn giữ sức khoẻ, trong sinh hoạt cộng đồng xã hội cũng như trong công tác truyền giáo loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến tình trạng này.
2.2. Nguyên nhân sâu xa là ảnh hưởng của thuyết Nhị Nguyên
Nhiều linh mục tu sĩ vẫn còn giữ quan niệm Nhị Nguyên sai lạc của hàng chục thế kỷ trước đây: coi thường thân xác, cho rằng thân xác thuộc về ma quỷ và tinh thần mới thuộc về Thiên Chúa; thân xác vật chất thì nặng nề, chiều theo những dục vọng xấu xa nên cần phải hãm mình ép xác, ăn uống kham khổ để làm chủ được dục vọng, cho tinh thần nhẹ nhàng thanh thoát, có thể vươn lên và bay bổng tới Thiên Chúa.
Do đó, TDTT bị coi là những lĩnh vực thuộc về thể xác không đáng quan tâm, thậm chí còn bị coi là nguy hiểm, tội lỗi vì đó là những hành vi chiều chuộng thân xác. Quan niệm này đã bị Công đồng Vaticanô II lên án và xác định: "Con người duy nhất với xác và hồn. Xét về thể xác, con người là một tổng hợp những yếu tố thuộc thế giới vật chất. Vì thế, nhờ con người, những yếu tố ấy đạt được tới tuyệt đỉnh của chúng và tự do dâng lời ca tụng Đấng Tạo Hoá. Vậy con người không được khinh miệt đời sống thể xác. Trái lại, con người phải coi thân xác mình là tốt đẹp và đáng tôn trọng vì thân xác ấy do Chúa tạo dựng và được sống lại vào ngày sau hết" (x. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 14).
Cũng từ quan niệm Nhị Nguyên này, nhiều người vẫn kể thân xác là một trong ba kẻ thù: "ma quỷ, thế gian, xác thịt ". Họ không quan tâm đến sự hợp nhất linh hồn và thân thể (x. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo (GLHTCG), các số 327, 360, 362-368, 382). Người ta sợ rơi vào não trạng tôn thờ thân xác, tôn thờ những ngẫu tượng, thần tượng trong thể thao mà nhiều bạn trẻ đang chạy theo và tôn sùng những vận động viên nổi tiếng hiện nay, nhất là muốn loại bỏ não trạng chọn lọc người khoẻ, đẹp và loại bỏ người yếu, xấu vì có thể dẫn tới việc làm băng hoại các tương quan giữa con người (x. GLHTCG, số 2289).
2.3. Cũng từ quan niệm Nhị Nguyên này người ta cho TDTT là thừa thãi vì mất giờ, mất sức, tốn tiền. Nhiều tu sĩ cho rằng thể thao chỉ thích hợp cho người ở ngoài đời, có điều kiện, nhưng không hợp với đời tu, vì các môn thể thao phục vụ thân xác, thiếu sự điều độ nết na khi các vận động viên hay những người chơi thể thao phải ăn uống tẩm bổ hay mặc những quần áo thể thao có vẻ khoe những phần thân thể nhạy cảm, hoặc lộ liễu của từng môn chơi.
3. ÍCH LỢI CỦA THỂ DỤC THỂ THAO
3.1. Đào tạo toàn diện con người
Con người toàn diện gồm nhiều lĩnh vực: thể chất và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, cá nhân và cộng đồng, tự nhiên và siêu nhiên. Thể dục và thể thao mang lại rất nhiều những ích lợi cho việc phát triển toàn diện con người và xã hội mà những người sống đời tận hiến không thể xem thường. Chúng ta có thể tóm tắt các ích lợi chính sau đây:
3.1.1. Về lĩnh vực thể chất và tinh thần
TDTT giúp tăng cường sức khoẻ thể xác và tinh thần. Khi con người tập thể dục, chơi thể thao thì các bộ phận trong cơ thể đều được vận động và phối hợp hài hoà, dẫn đến việc tăng cường sức khoẻ, chống lại bệnh tật và thích nghi được với sự thay đổi thời tiết. Nhờ đó, con người sống an vui và hạnh phúc, ổn định cả về thể xác cũng như tinh thần.
Tôi còn nhớ cách đây nhiều năm, khi đến giảng tĩnh tâm năm cho các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ tại Sóc Trăng. Thấy các chị em da mặt xanh xao, sức khoẻ suy yếu nên tôi đã đề nghị với chị Tổng Phụ trách khuyến khích các chị em tập thể dục và chơi thể thao. Sau tuần tĩnh tâm, chị Tổng Phụ trách đã làm 1 sân bóng chuyền, mua 2 bàn bóng bàn để các chị em chơi thể thao. Một vài khoảng trống trong sân vườn dành cho các chị em cao tuổi chơi bóng ném hoặc cầu lông. Kết quả là khi trở lại giảng tĩnh tâm năm sau cho các chị em, tôi thấy gương mặt chị em hồng hào hơn, nhiều chị em trước đây bị bệnh đã khoẻ mạnh hơn. Chị Tổng Phụ trách cho biết số tiền dành để mua thuốc, chữa bệnh của chị em giảm xuống rất nhiều, so với số tiền chi cho việc làm các sân bóng và mua dụng cụ thể thao vẫn còn dư. Cuộc sống trong tu viện cũng thay đổi hẳn: các chị em vui tươi, cởi mở và thành công hơn trong lĩnh vực học hành, tu đức cũng như xã hội, nhất là khi các chị nhận lời tham gia giải bóng chuyền nữ của thị xã Sóc Trăng.
3.1.2. Về lĩnh vực nội tâm và ngoại giới
Con người khám phá ra mình hiện hữu như một cái tôi độc lập, có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình (x. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình (HĐGHCLHB), Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo (TLHTXH), số 131). Khoa tâm lý học cũng khám phá ra cấu trúc phức tạp của tinh thần với những tầng lớp: ý thức, tiềm thức và vô thức tác động lên nhau, cũng như những khả năng lạ lùng của con người với trí nhớ, trí hiểu, trí tưởng tượng, ý chí, cảm năng, hoạt năng, khiến cho mỗi người trở thành độc đáo với sứ mạng riêng. Chính khi tập thể dục, chơi thể thao, con người phát triển những khả năng tiềm tàng đó, nhờ việc luyện tập thường xuyên và chơi chung với nhau.
Ngoài ra, việc luyện tập TDTT còn giúp cho con người phát triển những đức tính nhân bản cần thiết cho đời sống tu trì như đức khiết tịnh, vâng phục, bác ái. Khi giảng tĩnh tâm cho một số dòng tu, nhiều lần người phụ trách tu viện yêu cầu tôi nói về đức khiết tịnh và đồng tính luyến ái. Tôi giới thiệu phương thức TDTT như một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt những đòi hỏi của dục tính, dẫn đến việc thủ dâm, vì sức lực tràn trề của tuổi trẻ được giải toả thành những hoạt động tiêu hao năng lượng trong thể dục, thể thao (x. SLĐTLM, số 10; SLCTTTĐSDT, số 12).
Các quy luật trong thể dục và nhất là thể thao cũng yêu cầu người tập phải tuân thủ cách chặt chẽ. Và đây cũng là một sự trợ giúp cho đức tính vâng phục của đời tu. Khi chơi thể thao, người ta cần phải biết chơi chung với nhau, cộng tác với nhau, nhường nhịn nhau, cùng theo đuổi một chiến thuật thì mới có thể cùng nhau chiến thắng. Đó là phương thức giúp luyện tập và thể hiện đức bác ái trong đời tu.
Thể dục và thể thao còn giúp người ta luyện tập đức kiên nhẫn, hiền hoà, cao thượng, bình tĩnh khi đánh hỏng hay bị thua thay vì cau có, chửi bới, la hét bạn bè hoặc chơi xấu, giở những thủ đoạn để chiến thắng đối phương. Khi còn sống ở Tiểu Chủng viện thánh Phanxicô Xaviê thuộc Giáo phận Bùi Chu trong những năm 1959-1965, nay là Trường Trung học Bùi Thị Xuân, ở đường Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp HCM, mỗi tháng các chủng sinh được nghe đọc về Quy luật Sống, tôi nhớ mãi điều luật khi chơi thể thao: “Chơi sao cho có tinh thần hiệp sĩ và đức bác ái để thắng không kiêu, bại không nản”. Với tinh thần này, đội bóng chuyền của trường tôi hồi đó với các anh như Lm. Lê Quang Đăng, Lm. Đỗ Duy Thản, anh Lê Đình Bảng… đã vô địch các trường trung học của thành phố Sài Gòn trong nhiều năm liền.
3.1.3. Về lĩnh vực cá nhân và cộng đồng
TDTT là phương cách giúp con người thể hiện tinh thần tập thể và tôn trọng những mối tương quan trong xã hội như người ta phải tôn trọng các vị trí, vai trò của các cá nhân trong một sân bóng: người thuộc hàng tiền vệ giữ vai trò tấn công, người ở hàng hậu vệ có nhiệm vụ phòng thủ… Qua việc tập thể dục và chơi thể thao, người ta cũng biết tôn trọng vai trò và thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Hơn nữa, người ta còn tập được tinh thần lãnh đạo khi biết phân công nhiệm vụ thích hợp cho đồng đội trong những trận đấu, cũng như phân chia sức lực cho những đường đua dài để chiến thắng.
3.1.4. Về lĩnh vực tự nhiên và siêu nhiên
TDTT giúp cho con người làm chủ bản thân, nhận ra giá trị cũng như những giới hạn của mình để hướng tầm nhìn về Chúa là nguồn sức mạnh và sự sống, nguồn hạnh phúc và chân thiện mỹ. TDTT tập cho con người biết làm chủ bản thân, với những tình cảm, thời giờ, tài năng, và cả những tham vọng, dục vọng. Muốn thăng tiến trong lĩnh vực này, con người phải biết kiềm chế để chơi đẹp trên sân bóng, để không ham chơi đến độ bỏ học hành làm việc, phải biết sống điều độ, không “rượu chè, trai gái” để giữ sức khoẻ cho những trận đấu. Khi bị thua thiệt hay thất bại, người chơi vẫn tin vào Chúa biết rõ mọi sự để tha thứ và cảm thông cho sự yếu đuối, bất toàn của con người như khi bị bắt lỗi sai, tính điểm thua trong trận đấu, cũng như giữ được bình tĩnh và cao thượng mỉm cười với bạn bè khi họ đánh hỏng, làm mất cơ hội thắng điểm.
Tôi còn nhớ mãi lần giúp tĩnh tâm năm cho các linh mục Giáo phận Cần Thơ, vào các buổi chiều trong tuần tĩnh tâm, ban tổ chức cho các cha chơi và thi đấu thể thao. Thời đó, Đức Hồng y Gioan Baotixita của Tổng Giáo phận TP.HCM hiện nay còn làm cha giám đốc Đại Chủng viện Thánh Quý ở Cái Răng, Cần Thơ. Vui nhất là các anh em được sống lại tình thương yêu trên sân bóng đá với những màn đá hụt của các cha già hay té ngã của những anh em bụng to quá khổ! Những căng thẳng, mỏi mệt của đời mục vụ hay của tuần tĩnh tâm biến đi đâu hết! Chỉ còn tiếng cười, chỉ còn niềm vui!
3.2. Tạo điều kiện cho việc loan báo Tin Mừng
3.2.1. Trong dòng lịch sử: TDTT tuy không phải là đối tượng trực tiếp hay nội dung Tin Mừng nhưng có thể là phương tiện đóng góp trực tiếp vào việc loan báo Tin Mừng. Ta có thể kiểm chứng điều này trong dòng lịch sử.
Các vận động viên trong các cuộc thi đấu Olympic Hy Lạp hay Rôma đều cầu khẩn các thần linh của mình trước khi thi đấu và nếu họ thắng giải trong cuộc tranh tài, thì dân chúng công nhận thần linh đó mạnh hơn đối phương. Đây cũng là một trong các lý do khiến người tín hữu Công giáo thời xưa xa lánh sân vận động. Ở Trung Hoa, các vị sư phái Thiếu Lâm hay các ni sư của nhiều hệ phái khác nhau luyện tập võ nghệ, dạy võ cho quần chúng vừa để cho mình khoẻ mạnh vừa bênh vực kẻ yếu trong xã hội, cũng là những tấm gương sáng thúc đẩy quần chúng tìm hiểu và theo đạo Phật.
Ở Việt Nam, vào những thời kỳ khó khăn và bị bách hại, đạo Công giáo được truyền bá nhanh chóng một phần cũng nhờ các nhà truyền đạo thời đó biết lợi dụng lòng ham chuộng TDTT của quần chúng. Vào các chiều thứ Bảy, Chủ Nhật, cộng đồng Công giáo tổ chức thi các trò chơi như đi cầu tre, bắt vịt dưới ao nhà thờ, kéo dây, đánh cầu… và cho cả lương dân tham dự. Mọi người đều cười vui khi thấy các chàng trai bị té xuống hồ nước vì trơn trượt trước khi nắm được phần thưởng treo ở đầu cây tre cắm giữa hồ. Trong các buổi chơi đó lương dân thấy được đời sống vui tươi, chan hoà tình bác ái của người Công giáo, cảm phục và nhiều người đã theo đạo. Ngay từ năm 1885, tỷ lệ dân số Công giáo Việt Nam đã đạt tới 7% so với dân số cả nước, tuy nhiên cho tới ngày nay, sau 125 năm, tỷ lệ ấy không những không tăng mà còn đang có chiều hướng giảm (x. Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, NXB Tôn Giáo, 2005. tr. 195-199).
3.2.2. Ngày nay, các vận động viên thắng giải trong các cuộc thi đấu thể thao quốc tế hay quốc gia vừa là những anh hùng nói lên sự ưu việt của dân tộc hay địa phương mình, vừa là gương mẫu cho các thế hệ khác noi gương. Thí dụ như các cô gái Nhật Bản mới đoạt giải vô địch bóng đá nữ thế giới trong tháng 8-2011 vừa qua. Do đó, ta không lạ gì khi thấy nhiều dân tộc, nhiều tổ chức dùng TDTT như phương tiện để quảng cáo cho đất nước hay tổ chức của mình. Tại sao Giáo hội Công giáo, nhất là Giáo hội Việt Nam không dùng phương tiện này để loan báo Tin Mừng?
3.2.3. Chúa chúng ta không muốn con người rơi vào lầm lạc của phái Nhị Nguyên hay phái Khắc Kỷ để coi thường thân xác, nên đã cho Con của Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa nhận lấy xác thịt (x. Ga 1,14) trở thành Đức Giêsu Kitô, trở thành con người giống chúng ta (x. Pl 2,7) trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi (x. Dt 4,15; CĐ. Vat. II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 22), để cứu độ con người toàn diện. Nếu Đức Giêsu đã trở nên giống con người trong mọi sự thì chúng ta được quyền tưởng tượng trẻ Giêsu cũng chơi đánh cầu, đánh khăng, đá bóng như các trẻ em cùng thời. Người coi trọng thân xác nên đã hoá bánh ra nhiều cho kẻ đói ăn, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ thay vì hô hào ăn chay, hãm mình phạt xác như các luật sĩ, biệt phái và các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả thường làm (x. Mt 9,14-17). Người muốn các môn đệ mình phải khoẻ mạnh cả vể tinh thần lẫn thể xác. Người nói: “Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12). Cuối cùng, Người đã chịu đóng đinh, chết nhục nhã và sống lại bằng chính thân xác ấy vì muốn dạy ta biết dùng thân xác mình để mang ơn cứu độ cho muôn loài.
Thánh Phaolô, có lẽ qua chính kinh nghiệm bản thân của mình, nhiều lần nhắc đến thể thao: “Anh em không biết sao, trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều… Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí” (1Cr 9, 24-27). Hoặc: “…vì tôi đã không chạy uổng công và đã không lao nhọc vô ích” (Pl 2,16). Hay: “Hãy kiên trì chạy trong cuộc đua giành cho ta” (Dt 12,1).
3.2.4. Tuy đã nhận được gương sống của chính Đức Giêsu và lời dạy bảo của thánh Phaolô, nhưng tại sao người tín hữu Công giáo vẫn quay lưng với TDTT? Câu trả lời phải tìm lại trong lịch sử của chính TDTT cũng như lịch sử hình thành Kitô học.
Người Công giáo ngại ngùng với thể thao, xa lánh sân vận động vì trong suốt 3 thế kỷ đầu cho đến năm 313, (khi hoàng đế Constantinus ra sắc chỉ Milan nhìn nhận Công giáo là tôn giáo hợp pháp trên toàn đế quốc Rôma), thể thao không còn mang tính tranh tài trong sáng của Olympic Hy Lạp, nhưng trở thành nỗi ô nhục và kinh hoàng cho tín hữu Công giáo. Sân vận động là nơi hành hình tín hữu, các thanh niên trở thành những tên nô lệ phải giác đấu cho đến chết, các phụ nữ và trẻ em thành miếng mồi ngon cho thú dữ cắn xé để mua vui cho quần chúng trên khán đài.
Lịch sử hình thành Kitô học còn giúp ta hiểu tại sao cho đến thế kỷ 20, Công giáo vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của thuyết Nhị Nguyên vì trong 5 thế kỷ đầu tiên, các nhà thần học đề cao thần tính của Chúa Giêsu và cho nhân tính của Người nhỏ bé như giọt mật tan trong đại dương bao la của thần tính. Sau những tranh cãi gay gắt của các trường phái về sự phối hợp giữa hai bản tính nơi Đức Giêsu và với định tín của Công đồng Calcêđônia năm 451, thần học Công giáo không dám nói về Đức Giêsu cho đến giữa thế kỷ 20, ngoại trừ một ít phát biểu của vài vị thánh nổi tiếng như Augustinô, Tôma Aquinô. Theo các nhà thần học này chỉ có Đức Giêsu nhận lấy bản tính nhân loại tốt lành trước khi nguyên tổ Ađam phạm tội, còn mọi người đều mang bản tính đã bị hư hỏng vì tội nguyên tổ, nên thân xác là nguồn gốc mọi tai hoạ và hư hỏng của con người. Công đồng Vaticanô II và Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo (SGLHTCG) đã giải thích cho chúng ta hiểu Đức Giêsu mang lấy bản tính con người sau khi Ađam phạm tội (x. Dt 4,15; CĐ. Vat. II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 22; SGLHTCG, số 461-483), để mời gọi ta quý trọng thân xác của mình.
3.2.5. Hơn nữa, người Công giáo chỉ có thể làm chứng cho Tin Mừng về Ngôi Lời Nhập Thể, làm chứng cho Chúa là nguồn chân thiện mỹ nếu chúng ta dám thay đổi cách sống, từ bao nhiêu thế kỷ nay đã bị ảnh hưởng bởi thuyết Nhị Nguyên và phái Khắc Kỷ để coi thân xác là thù địch của linh hồn thay vì coi thân xác là phương tiện mang lại ơn cứu độ. Cho đến đầu thế kỷ XX nhiều dòng tu vẫn có những luật lệ hết sức nghiêm khắc về cách ăn uống, hãm mình, đánh tội để kiềm chế những dục vọng. Với một thân xác yếu nhược tàn tạ, nhiều tu sĩ cũng không đủ điều kiện để phát huy những tài năng tinh thần. Nói như thế không phải chúng tôi cổ vũ cho một đời sống phóng túng, không cần đến việc hy sinh, hãm mình. Quả thực, việc ăn chay hãm mình thật sự vẫn có giá trị trong đời tu để giúp ta gắn bó mật thiết với Đức Kitô như vị Hôn Phu nhưng không phải theo hướng thù địch với thân xác.
Người ngoài Công giáo làm sao có thể nhận ra Thiên Chúa là nguồn mọi sự tốt đẹp qua những thân xác yếu đuối, khuôn mặt xanh xao, cơ thể đầy bệnh tật dù đang ở tuổi thanh niên hay trưởng thành? Đời sống tu sĩ với chương trình sống điều độ, nếu được đào luyện TDTT, chắc chắn sẽ giúp cho người linh mục, tu sĩ nam nữ có sức khoẻ dẻo dai để học hành làm việc, phục vụ tha nhân, có thân thể cân đối, ngay cả xinh đẹp, để có sức thu hút người khác đến với Đức Kitô. Nhất là đối với con người có khuynh hướng duy thực, duy nghiệm hiện nay thì thân xác tươi trẻ khoẻ mạnh chính là hình ảnh sống động của Tin Mừng. Cách ngôn Việt Nam ta có câu: “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon” kia mà!
Hơn nữa nếu các xứ đạo, tu viện biết lợi dụng những khoảng đất trống cho TDTT để quy tụ thanh thiếu niên ham thích vận động cũng như những người già lão mong muốn tập những bài thể dục dưỡng sinh, thì những nơi ấy chính là điểm gặp gỡ và giới thiệu Đức Kitô cho người khác một cách sống động và hiệu quả, có thể còn hiệu quả hơn cả những buổi cầu nguyện hình thức, những bài giáo lý khô khan hoặc trình diễn thánh ca một đôi lần trong năm. Những cuộc thi đấu TDTT tại các xứ đạo hoặc dòng tu sẽ trở thành những dịp rao giảng Tin Mừng về mầu nhiệm Nhập Thể và nhập thế của Ngôi Lời một cách rõ ràng và hiệu quả cho người ngoài Công giáo.
Chúng ta hãy tưởng tượng qua việc đào tạo bài bản, qua việc tập luyện thường xuyên về TDTT, những linh mục, tu sĩ vừa trở thành huấn luyện viên cho các bộ môn trong xứ đạo hay cộng đồng xã hội, vừa có thể trở thành những vận động viên tham gia vào hoạt động TDTT của địa phương. Điều này sẽ giúp cho dân chúng hiểu rõ hơn về việc hội nhập của Tin Mừng vào đời sống văn hóa xã hội. Hơn nữa với tinh thần tập luyện của người tín hữu cũng như với ơn Chúa, chúng ta có thể chiếm được những giải thưởng cao quý như vô địch toàn thành, vô địch quốc gia. Lúc ấy ảnh hưởng của những vận động viên Công giáo hay của dòng tu sẽ là lời mời gọi người khác, nhất là các thanh thiếu niên, đến với Đức Kitô hay đến với đời sống tu trì.
Chúng ta có thể tóm lại những điểm muốn lưu ý về TDTT trong lĩnh vực loan báo Tin Mừng bằng lời mời gọi của Giáo Hội được công bố ngày 2-2-2011, trong bản Đề cương của Thượng Hội đồng Giám mục - Đại hội Thường kỳ lần thứ XIII sẽ họp năm 2012 tại Rôma, với chủ đề Tân Phúc Âm hoá để truyền bá đức tin Kitô giáo như sau: “Các hoàn cảnh mới trong sứ mạng của Giáo Hội làm chúng ta nhận ra rằng, rốt cuộc, thành ngữ Tân Phúc Âm hoá đòi phải tìm ra những phương thức mới để rao giảng Tin Mừng hầu có thể “là Hội Thánh” trong những tình hình xã hội và văn hoá không ngừng thay đổi hôm nay” (Tài liệu Thượng Hội đồng 2012, số 9). Chúng tôi nghĩ rằng TDTT phải là một trong những phương thức mới cho các tín hữu của Giáo Hội trong việc truyền giáo.
4. LÀM GÌ ĐỂ CỔ VŨ TDTT TRONG CỘNG ĐỒNG TU TRÌ?
Chúng tôi xin đưa ra vài đường hướng cơ bản để các cộng đồng tu trì có thể tự tìm câu trả lời cụ thể cho cộng đồng mình.
- Đưa TDTT vào chương trình đào tạo rõ ràng: Mỗi năm mời các chuyên gia TDTT để huấn luyện cho linh mục, chủng sinh, tu sĩ một số môn thể thao: học cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi trong xứ đạo như cầu lông, bóng bàn, bóng ném, bóng đá, cờ vua,... và xem TDTT là phương tiện truyền giáo hữu hiệu cho giới thanh thiếu niên hơn nhiều môn khác như cắm hoa, đánh đàn, tập hát thánh ca vì TDTT phổ biến hơn đối với lương dân và cộng đồng xã hội.
- Đưa TDTT vào chương trình sống hằng ngày, để tạo điều kiện cho mọi người trong cộng đồng, nhất là đối với các người trẻ, mỗi ngày có 45 phút hoặc một giờ chơi thể thao, cộng thêm những phút tập thể dục ban sáng. Trong giờ thể thao mọi người đều được yêu cầu phải chơi, trừ trường hợp đau bệnh. Người yếu, cao tuổi có thể đi bộ. Mùa thi không được bỏ chơi để học bài.
- Tạo điều kiện để chơi: Mua bóng, vợt, lưới, cầu... Nếu cộng đồng có khả năng, có thể làm cả sân chơi, nhà chơi, tổ chức các đội bóng (bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cầu mây…) và khuyến khích thi đấu với các cộng đồng khác.
- Tạo điều kiện để biết chơi, chơi hay, chơi đẹp: nhờ những huấn luyện viên thể thao vào biểu diễn hoặc cùng chơi để huấn luyện cho các chủng sinh, tu sĩ thấy cái hay cái đẹp của những môn thể thao mình muốn tập, giới thiệu những đoạn phim về TDTT (có rất nhiều trên mạng internet).
- Các bề trên dòng tu, các linh mục coi xứ đạo nên tham gia trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động TDTT, khi có dịp, nhằm cổ vũ tinh thần "chơi cho khoẻ để phục vụ Chúa và tha nhân" thay vì có thái độ lãnh đạm, hoặc ngăn cấm.
- Tổ chức các giải thi đấu giữa các tu viện, giáo xứ, giáo phận về những bộ môn thể thao có nhiều quần chúng tham gia như: bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, cầu mây… để tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu giữa các cộng đồng trong và ngoài Công giáo. Các giải này có phần thưởng, có sự tham dự của lãnh đạo Giáo Hội.
- Tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo về các đề tài liên quan đến TDTT trong lĩnh vực đào tạo nền nhân bản toàn diện, lĩnh vực truyền giáo, lĩnh vực tu đức, trong việc thể hiện 3 Lời Khấn, trong mầu nhiệm Nhập Thể và nhập thế của Ngôi Lời Thiên Chúa… để gây ý thức cho cộng đồng.
Kết luận
Đề tài TDTT với đời tu không phải là một đề tài xa lạ hay mới mẻ gì. Chúng tôi chỉ xin tổng hợp lại những điều các bạn đã biết từ xưa nhưng lại chưa có dịp thể hiện trong đời sống hay chưa dám nói với bề trên của mình.
Niềm mơ ước của người viết là mỗi linh mục, mỗi tu sĩ qua TDTT sẽ trở thành hình ảnh sống động của Chúa Kitô, thu hút người khác đến với Chúa Cha bằng chính con người khoẻ mạnh, tốt đẹp, cởi mở, quảng đại, đầy quyền năng như Đức Giêsu.
Các anh em linh mục nào cần chơi bóng bàn, có thể đến địa chỉ 1b Tôn Thất Tùng, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM, vào các buổi chiều ngày thường, từ 16g đến 18g30. Chúng tôi hiện có 4 bàn bóng tốt để phục vụ anh em. Chúng tôi muốn noi gương Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, dù khi làm giám mục hay hồng y, vẫn tích cực chơi thể thao và tổ chức chơi cho anh em linh mục tu sĩ.
Chúc các bạn an lành và tràn đầy ơn Chúa.
(TP.HCM, ngày 30-8-2011)
Chú thích hình: Các hình ảnh minh hoạ trong bài là các hoạ phẩm của Lm. Armand A. Tangi, SSP, người Philippine, có chung một chủ đề: Emmanuel, vẽ trong các năm 1998-2006.
Tin Đáng Chú Ý
Ngày tàn của một chế độ độc tài
Linh Tiến Khải
14:52 02/09/2011
Ngày mùng 1-9-2011 khoảng 60 vị lãnh đạo, trong đó có 13 quốc trưởng, 19 thủ tướng, các bộ trưởng của tổ chức Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu châu, Khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, Liên Minh A rập và Liên Hiệp Phi châu, đã tham dự hội nghị do tổng thống Nicolas Sarkozy và thủ tướng Cameron của Anh quốc chủ sự tại điện Elisée trong thủ đô Paris.
Tuy có 20 quốc gia chưa chính thức thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp của Libia, nhưng mục đích của hội nghị liên quan tới việc xây dựng nước Libia dân chủ sau 42 năm cai trị độc tài của đại tá Muammar Gheddafi, và nhất là để lắng nghe và lượng định các yêu cầu của Hội đồng quốc gia chuyển tiếp Libia, do ông Mustafa Abdel Jalil lãnh đạo. Trong số các tham dự viên cũng có đại diện của tổng thống Liên Bang Nga Medvedev và một quan sát viên của chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra hội nghị Paris cũng nhắm ngăn ngừa để đừng xảy ra tại Libia các lỗi lầm đã xảy ra bên Irak.
Trong khối các quốc gia A rập chỉ còn có Siria và Yemen là chưa thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp Libia, vì hai nước này cũng đang phải vất vả đương đầu với cuộc cách mạng dân chủ ngày càng nóng bỏng hơn, vì đã đổ nhiều máu của nhân dân.
Thật ra, khi cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ tại Libia cách đây 6 tháng, số nước A rập thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp đã chỉ nhỏ giọt: bắt đầu với Qatar, rồi tới Kuweit và các Vương quốc A rập thống nhất. Nhưng sau khi quân cách mạng tiến vào thủ đô Tripoli hồi tháng 8 vừa qua, các nước A rập khác đã ồ ạt thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp: đi đầu là Tunisia, rồi đến Ai cập, Marốc, Oman, Irak, Libăng, Bahrein và Sudan. Liên Minh A rập đã lập tức dành cho Hội Đồng quốc gia chuyển tiếp Libia một ghế thành viên.
Hiện nay các lực lượng nổi dậy vẫn tiếp tục truy nã đại tá Muammar Gheddafi. Nguồn tin ngoại giao Libia cho biết vợ ông và ba người con đã sang tới Algeria. Có tin cho rằng ông Gheddafi đang lẩn trốn tại Bani Walid, cách Tripoli 100 cây số về mạn đông nam. Nhưng cũng có người nghĩ rằng ông đang lẩn trốn trong thành phố Sirte là quê sinh. Và cũng có thể là Gheddafi không còn ở trong biên giới Libia. Dầu sao đi nữa, hôm mùng 2-9-2011 Gheddafi đã cho phổ biến một video mới kêu gọi các bộ lạc tiếp tục chiến đấu, và hứa đây sẽ là một chiến tranh du kích kiểu ”ong chích rồi bay”. Trong khi đó hàng ngũ quân đội của ông, gồm rất nhiều lính đánh thuê, tiếp tục tan rã và đã có thêm vài tướng lãnh bỏ hàng ngũ để theo quân cách mạng. Điển hình như ông Mohammad Zaroug, giám đốc Nhà băng trung ương Libia, và tướng Massoud Abdelhfid, tổng tham mưu quân đội Libia. Tướng Abdelhfid đã thành lập một Hội đồng quân đội chuyển tiếp, độc lập với Hội Đồng quốc gia chuyển tiếp và sẵn sàng cộng tác để đạt mục đích chung là thành lập một nền dân chủ chuyển tiếp mà ”không có vấn đề”.
Trong thủ đô Tripoli vẫn còn một vài ụ kháng chiến lẻ tẻ ở mạn nam, đặc biệt gần phi trường, nhưng quân cách mạng đã kiểm soát toàn thành phố. Người ta đã thành lập các hội đồng khu phố để lo cho các nhu cầu thiết yếu nhất của người dân. Quảng Trường Xanh được đổi tên là Quảng Trường Tử Đạo.
Tình hình nhà thương trung ương Tripoli ổn định, mặc dù số người bị thương tìm đến chữa trị đông. Bác sĩ Mustafa Al Jafari cho biết các nhân viên y tế săn sóc cho mọi người và lo chôn cất cả các lính đánh thuê của ông Gheddafi nữa, vì xác của họ không được ai ngó ngàng tới.
Một trong các khó khăn của người dân thủ đô Tripoli đó là cảnh thiếu nước uống. Linh Mục Alan Archebuche, giám đốc Caritas Libia, cho biết các công nhân gốc phi châu Eritrea, Somalia, Nigeria, Camerun và Ghana rất lo sợ bị nhầm lẫn với lính đánh thuê của ông Gheddafi. Cho tới nay đã chỉ có Trung Quốc là thành công trong việc di tản 36.000 công nhân khỏi Libia, bằng đường bộ, đường thủy và hàng không.
Trong các ngày qua, việc khám phá ra hàng chục xác chết của các tù nhân bị xử bắn và đốt cháy trong một nhà tù Tripoli, cũng như xác của mấy trăm bệnh nhân trong một nhà thương đã gây căm phẫn trong dư luận đối với sự tàn ác của các lực lượng trung thành với ông Gheddafi. Trong 6 tháng chiến tranh đã có 50.000 người bị thiệt mạng, đa số là bị các binh sĩ đánh thuê của ông Gheddafi giết chết. Đã có các cuộc tàn sát tập thể, và thường dân bị bắt làm thuẫn đỡ đạn. Trước biết bao tàn ác đó các lực lượng nổi loạn khẳng định họ có quyền giết lãnh tụ độc tài Gheddafi.
Trong một cuộc họp báo hôm 30-8-2011 tại Bengasi, ông Mustafa Abdel Jalil, chủ tịch Hội đồng quốc gia chuyển tiếp cho biết các lực lượng nổi loạn Libia không cần sức mạnh quốc tế hay hồi giáo nào để duy trì an ninh. Gheddafi chưa chấm dứt, vì ông còn có các người và các quốc gia ủng hộ ông. Nhưng cần phải đưa ông ra trước tòa án công lý. Ông Jalil cũng cho biết trong các ngày tới đây Libia sẽ bất đầu sản xuất dầu hỏa trở lại, và sẽ dồn mọi nỗ lực cho việc bình thường hóa cuộc sống quốc gia.
Mặc dù các lực lượng cách mạng đã triển hạn tối hậu thư cho thành phố Sirte phải đầu hàng, để tránh chết chóc cho dân chúng, nhưng Saif Al Islam con của ông Gheddafi tuyên bố rằng chiến tranh tiếp tục và 20.000 binh sĩ tại Sirte sằn sàng chiến đấu. Tuy các nước Âu châu đã đánh gía thấp sức kháng cự của đạo binh đánh thuê của ông Muammar Gheddafi, nhưng người ta có cảm tưởng đây là cái vẫy đuôi cuối cùng của con thú bị thương, và cũng là ngày tàn của một chế độ độc tài, sẵn sàng tàn sát dân lành để duy trì quyền bính.
Tuy có 20 quốc gia chưa chính thức thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp của Libia, nhưng mục đích của hội nghị liên quan tới việc xây dựng nước Libia dân chủ sau 42 năm cai trị độc tài của đại tá Muammar Gheddafi, và nhất là để lắng nghe và lượng định các yêu cầu của Hội đồng quốc gia chuyển tiếp Libia, do ông Mustafa Abdel Jalil lãnh đạo. Trong số các tham dự viên cũng có đại diện của tổng thống Liên Bang Nga Medvedev và một quan sát viên của chính quyền Trung Quốc. Ngoài ra hội nghị Paris cũng nhắm ngăn ngừa để đừng xảy ra tại Libia các lỗi lầm đã xảy ra bên Irak.
Trong khối các quốc gia A rập chỉ còn có Siria và Yemen là chưa thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp Libia, vì hai nước này cũng đang phải vất vả đương đầu với cuộc cách mạng dân chủ ngày càng nóng bỏng hơn, vì đã đổ nhiều máu của nhân dân.
Thật ra, khi cuộc cách mạng dân chủ bùng nổ tại Libia cách đây 6 tháng, số nước A rập thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp đã chỉ nhỏ giọt: bắt đầu với Qatar, rồi tới Kuweit và các Vương quốc A rập thống nhất. Nhưng sau khi quân cách mạng tiến vào thủ đô Tripoli hồi tháng 8 vừa qua, các nước A rập khác đã ồ ạt thừa nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp: đi đầu là Tunisia, rồi đến Ai cập, Marốc, Oman, Irak, Libăng, Bahrein và Sudan. Liên Minh A rập đã lập tức dành cho Hội Đồng quốc gia chuyển tiếp Libia một ghế thành viên.
Hiện nay các lực lượng nổi dậy vẫn tiếp tục truy nã đại tá Muammar Gheddafi. Nguồn tin ngoại giao Libia cho biết vợ ông và ba người con đã sang tới Algeria. Có tin cho rằng ông Gheddafi đang lẩn trốn tại Bani Walid, cách Tripoli 100 cây số về mạn đông nam. Nhưng cũng có người nghĩ rằng ông đang lẩn trốn trong thành phố Sirte là quê sinh. Và cũng có thể là Gheddafi không còn ở trong biên giới Libia. Dầu sao đi nữa, hôm mùng 2-9-2011 Gheddafi đã cho phổ biến một video mới kêu gọi các bộ lạc tiếp tục chiến đấu, và hứa đây sẽ là một chiến tranh du kích kiểu ”ong chích rồi bay”. Trong khi đó hàng ngũ quân đội của ông, gồm rất nhiều lính đánh thuê, tiếp tục tan rã và đã có thêm vài tướng lãnh bỏ hàng ngũ để theo quân cách mạng. Điển hình như ông Mohammad Zaroug, giám đốc Nhà băng trung ương Libia, và tướng Massoud Abdelhfid, tổng tham mưu quân đội Libia. Tướng Abdelhfid đã thành lập một Hội đồng quân đội chuyển tiếp, độc lập với Hội Đồng quốc gia chuyển tiếp và sẵn sàng cộng tác để đạt mục đích chung là thành lập một nền dân chủ chuyển tiếp mà ”không có vấn đề”.
Trong thủ đô Tripoli vẫn còn một vài ụ kháng chiến lẻ tẻ ở mạn nam, đặc biệt gần phi trường, nhưng quân cách mạng đã kiểm soát toàn thành phố. Người ta đã thành lập các hội đồng khu phố để lo cho các nhu cầu thiết yếu nhất của người dân. Quảng Trường Xanh được đổi tên là Quảng Trường Tử Đạo.
Tình hình nhà thương trung ương Tripoli ổn định, mặc dù số người bị thương tìm đến chữa trị đông. Bác sĩ Mustafa Al Jafari cho biết các nhân viên y tế săn sóc cho mọi người và lo chôn cất cả các lính đánh thuê của ông Gheddafi nữa, vì xác của họ không được ai ngó ngàng tới.
Một trong các khó khăn của người dân thủ đô Tripoli đó là cảnh thiếu nước uống. Linh Mục Alan Archebuche, giám đốc Caritas Libia, cho biết các công nhân gốc phi châu Eritrea, Somalia, Nigeria, Camerun và Ghana rất lo sợ bị nhầm lẫn với lính đánh thuê của ông Gheddafi. Cho tới nay đã chỉ có Trung Quốc là thành công trong việc di tản 36.000 công nhân khỏi Libia, bằng đường bộ, đường thủy và hàng không.
Trong các ngày qua, việc khám phá ra hàng chục xác chết của các tù nhân bị xử bắn và đốt cháy trong một nhà tù Tripoli, cũng như xác của mấy trăm bệnh nhân trong một nhà thương đã gây căm phẫn trong dư luận đối với sự tàn ác của các lực lượng trung thành với ông Gheddafi. Trong 6 tháng chiến tranh đã có 50.000 người bị thiệt mạng, đa số là bị các binh sĩ đánh thuê của ông Gheddafi giết chết. Đã có các cuộc tàn sát tập thể, và thường dân bị bắt làm thuẫn đỡ đạn. Trước biết bao tàn ác đó các lực lượng nổi loạn khẳng định họ có quyền giết lãnh tụ độc tài Gheddafi.
Trong một cuộc họp báo hôm 30-8-2011 tại Bengasi, ông Mustafa Abdel Jalil, chủ tịch Hội đồng quốc gia chuyển tiếp cho biết các lực lượng nổi loạn Libia không cần sức mạnh quốc tế hay hồi giáo nào để duy trì an ninh. Gheddafi chưa chấm dứt, vì ông còn có các người và các quốc gia ủng hộ ông. Nhưng cần phải đưa ông ra trước tòa án công lý. Ông Jalil cũng cho biết trong các ngày tới đây Libia sẽ bất đầu sản xuất dầu hỏa trở lại, và sẽ dồn mọi nỗ lực cho việc bình thường hóa cuộc sống quốc gia.
Mặc dù các lực lượng cách mạng đã triển hạn tối hậu thư cho thành phố Sirte phải đầu hàng, để tránh chết chóc cho dân chúng, nhưng Saif Al Islam con của ông Gheddafi tuyên bố rằng chiến tranh tiếp tục và 20.000 binh sĩ tại Sirte sằn sàng chiến đấu. Tuy các nước Âu châu đã đánh gía thấp sức kháng cự của đạo binh đánh thuê của ông Muammar Gheddafi, nhưng người ta có cảm tưởng đây là cái vẫy đuôi cuối cùng của con thú bị thương, và cũng là ngày tàn của một chế độ độc tài, sẵn sàng tàn sát dân lành để duy trì quyền bính.
Văn Hóa
Nếu nó nghe
Tuyết Mai
07:27 02/09/2011
Lời Chúa Giêsu nói cùng các môn đệ để muốn sửa người anh em bị lỗi phạm, đầu tiên là nói riêng với nó thôi! Nếu nó chịu nghe lời thì tốt, bằng không thì hãy đem theo một hoặc hai người nữa để mọi việc được giải quyết nhờ có nhiều nhân chứng. Nếu nó vẫn không chịu nghe, hãy trình với cộng đoàn. Cộng đoàn nó cũng chẳng thèm nghe thì hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế vậy!.
Những lời dậy dỗ và khuyên nhủ của Chúa Giêsu ở trên vào thời của Chúa không biết được bao nhiêu người chịu nghe? Thì hà huống chi đến mấy ông môn đệ của Chúa?. Chúa Giêsu hằng chữa bệnh cho nhiều người và trước mặt rất nhiều người, nhưng Lời của Chúa dậy dân chúng cũng chỉ có ít người nghe theo và muốn thực hành, chứ chẳng phải hết cả thảy đâu!. Vả con người ta đi theo Chúa Giêsu vì thị hiếu thì nhiều, xem ông Giêsu này làm được những điều gì mà khá đông thiên hạ đi theo ông để nghe ông giảng đạo.
Chứ cái thói đời thường thì ai mà thèm nghe lời của ai đâu thưa Chúa!. Có người chẳng biết gì cũng thích đi làm tài khôn mà dậy người và dậy đời. Ở trên cái đời ô trọc này thì chỉ có những con người có tiền của, giầu có, địa vị, và quyền hành, thì lời nói của họ mới có người nghe. Bởi họ là chủ của mình và là người có quyền hành trên mình, họ trả tiền cho mình, mà dám không nghe ông ư!?. Thưa không dám đâu!. Thứ đến thì họa may là các linh mục có ý muốn tốt cho con chiên nên phải cắn răng, bỏ thời giờ, bỏ sự ngại ngùng, mà đến cho con chiên một lời khuyên, xem nó có vì ý tốt của mình và sợ Chúa mà thay đổi hay không?. Chứ cái việc đi khuyên người là điều rất tế nhị, ai cũng muốn tránh. Gặp người hiền lành ta cũng đã rất ư là ngại ngùng để khuyên họ, vì chỉ sợ họ nhạo báng mình rằng là ai, tư cách gì để mà đi khuyên lơn họ chứ; họ có nhờ đến mình đâu!. Còn gặp người bậm trợn và dữ giằn thì thật có đem cả xứ đến mà khuyên răn họ cũng chẳng nghe mà ngược lại còn bị nghe cho đầy cái lỗ tai, rồi thì ra về trong tức bực chứ chẳng được cái tích sự gì.
Thưa nói đi thì cũng cho nói lại, là vì con người ta hôm nay có khác, ngày mai lại khác, chứ không ngày nào giống ngày nào đâu!. Hôm nay xem họ dữ giằn bậm trợn vậy đấy, nhưng ai bảo trong lòng của họ không có sự suy nghĩ về hành động của họ làm hay của chính mình làm?. Ai trong chúng ta có thể hiểu được chính cái tánh tình của mình?. Cái tánh của mình sống trong một xã hội mà chung quanh ai cũng bon chen, dữ tợn, gian manh, quỷ quyệt, thì ít nhiều chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nhưng nếu có cơ hội để chúng ta có thể dọn đến sống ở một nơi khác mà chung quanh ai cũng biết chia sẻ và thương yêu nhau, trong một xóm một xã, thì hy vọng thật nhiều con em chúng ta sẽ thay đổi và chính cuộc sống của chúng ta cũng sẽ thay đổi thật nhiều cho nên tốt lành hơn.
Cái việc đi khuyên răn người chẳng phải ai cũng có thể làm được, vì tự ái mọi người ai cũng có. Có người tự ái của họ cao lắm vì chính họ hay muốn làm thầy dậy đời thì ai có thể khuyên răn những thành phần này?. Rồi tự ái vừa vừa cũng có. Hiền lành và thánh sống lắm thì cũng có tự ái tí ti. Rồi thì cũng tùy theo số tuổi đời nữa thưa anh chị em!. Chẳng lẽ lại cho cái thằng nhóc con vắt mũi chưa sạch, đến khuyên răn một người đã có tuổi hay ở cái tuổi hàng cha hằng chú của cậu ta?. Rồi thì chúng ta thấy rõ trước mắt là trong gia đình họ hàng của chúng ta đấy!. Con cái có hoàn toàn nghe theo lời cha mẹ dậy dỗ chúng không?. Ở đây là tôi nói khuyên dậy chúng lấy cái tình yêu chúng nó mà khuyên dậy, chứ chẳng phải dùng lời nặng nề mà bắt chúng phải theo. Rồi thì ông bà khuyên bảo bố mẹ, cũng có bố mẹ nào nghe không?. Kế đến anh chị khuyên bảo các em, chúng có nghe theo hay không?.
Đồng ý rằng đôi khi vì nể nên trước mặt thì chúng ta đóng kịch tỏ vẻ đồng ý và nghe lời một cách tuyệt đối!. Nhưng liền sau lưng chúng ta phán ra những câu như thế nào, cho hả giận, vì đã dám xúc phạm đến chúng ta?. Vâng, thưa Chúa, tất cả con người nhân loại của chúng con là thế, vì nếu tất cả chúng con biết vâng Lời Chúa, thì Chúa cũng đâu có phải trải qua con đường Thập Giá tang thương mà Chúa đã phải đi qua, phải không thưa Chúa?. Thời buổi ngày nay con người rất muốn tránh những va chạm hay những đối mặt mà nếu có thể tránh được thì ai cũng muốn tránh, vì thưa hễ giáp mặt thì có thể chúng ta bị ăn đòn lắm đó!. Chưa sửa được người mà má đã xưng. Thời buổi ngày nay ai muốn làm cái nghề khuyên răn người ta, cũng phải học thành tài cho có bằng tiến sĩ về gia đình thì muốn viết lách, in thành sách bán, họa hoằn sẽ có người tìm mua. Hoặc sẽ có người tìm đến văn phòng lấy hẹn để tìm những lời cố vấn về vấn đề gia đình mà một lần gặp giá sẽ không phải là rẻ!?.
Khuyên răn người ta thứ nhất phải có được ơn Chúa; thứ hai phải có tấm lòng muốn cho người nên tốt; thứ ba ăn ở hiền lành đức độ mà tiếng tốt đã được người đời ca tụng qua biết bao nhiêu thế hệ; có thế mới hy vọng khuyên người cho được thưa anh chị em. Vì lời khuyên của mình cho người thứ nhất phải xét lòng mình cái đã là mình có gì để khuyên người??. Vì cho lời khuyên không đúng sẽ gây bao nhiêu tai họa cho chính bản thân mình và cho người. Chẳng những thế họ còn đi bêu xấu mình nữa!. Lậy Chúa muốn lấy lời lành mà khuyên người, thật chẳng phải là điều dễ làm đâu thưa Chúa! Nhưng không gì bằng cho người lời khuyên vừa đúng lúc và vừa đủ phải không thưa Chúa!?.
Nếu chúng con biết phương châm tình yêu của Chúa, thì thật khó để cho người ghét mình; vì nói sao cho vừa lòng người, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Tựu trung hãy lựa lời mà nói, nói sao đừng để cho người hiểu lầm và xin Chúa Thánh Linh giúp cho những lời mình nói để người hiểu được thiện chí của mình mà nghe theo. Amen.
Những lời dậy dỗ và khuyên nhủ của Chúa Giêsu ở trên vào thời của Chúa không biết được bao nhiêu người chịu nghe? Thì hà huống chi đến mấy ông môn đệ của Chúa?. Chúa Giêsu hằng chữa bệnh cho nhiều người và trước mặt rất nhiều người, nhưng Lời của Chúa dậy dân chúng cũng chỉ có ít người nghe theo và muốn thực hành, chứ chẳng phải hết cả thảy đâu!. Vả con người ta đi theo Chúa Giêsu vì thị hiếu thì nhiều, xem ông Giêsu này làm được những điều gì mà khá đông thiên hạ đi theo ông để nghe ông giảng đạo.
Chứ cái thói đời thường thì ai mà thèm nghe lời của ai đâu thưa Chúa!. Có người chẳng biết gì cũng thích đi làm tài khôn mà dậy người và dậy đời. Ở trên cái đời ô trọc này thì chỉ có những con người có tiền của, giầu có, địa vị, và quyền hành, thì lời nói của họ mới có người nghe. Bởi họ là chủ của mình và là người có quyền hành trên mình, họ trả tiền cho mình, mà dám không nghe ông ư!?. Thưa không dám đâu!. Thứ đến thì họa may là các linh mục có ý muốn tốt cho con chiên nên phải cắn răng, bỏ thời giờ, bỏ sự ngại ngùng, mà đến cho con chiên một lời khuyên, xem nó có vì ý tốt của mình và sợ Chúa mà thay đổi hay không?. Chứ cái việc đi khuyên người là điều rất tế nhị, ai cũng muốn tránh. Gặp người hiền lành ta cũng đã rất ư là ngại ngùng để khuyên họ, vì chỉ sợ họ nhạo báng mình rằng là ai, tư cách gì để mà đi khuyên lơn họ chứ; họ có nhờ đến mình đâu!. Còn gặp người bậm trợn và dữ giằn thì thật có đem cả xứ đến mà khuyên răn họ cũng chẳng nghe mà ngược lại còn bị nghe cho đầy cái lỗ tai, rồi thì ra về trong tức bực chứ chẳng được cái tích sự gì.
Thưa nói đi thì cũng cho nói lại, là vì con người ta hôm nay có khác, ngày mai lại khác, chứ không ngày nào giống ngày nào đâu!. Hôm nay xem họ dữ giằn bậm trợn vậy đấy, nhưng ai bảo trong lòng của họ không có sự suy nghĩ về hành động của họ làm hay của chính mình làm?. Ai trong chúng ta có thể hiểu được chính cái tánh tình của mình?. Cái tánh của mình sống trong một xã hội mà chung quanh ai cũng bon chen, dữ tợn, gian manh, quỷ quyệt, thì ít nhiều chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Nhưng nếu có cơ hội để chúng ta có thể dọn đến sống ở một nơi khác mà chung quanh ai cũng biết chia sẻ và thương yêu nhau, trong một xóm một xã, thì hy vọng thật nhiều con em chúng ta sẽ thay đổi và chính cuộc sống của chúng ta cũng sẽ thay đổi thật nhiều cho nên tốt lành hơn.
Cái việc đi khuyên răn người chẳng phải ai cũng có thể làm được, vì tự ái mọi người ai cũng có. Có người tự ái của họ cao lắm vì chính họ hay muốn làm thầy dậy đời thì ai có thể khuyên răn những thành phần này?. Rồi tự ái vừa vừa cũng có. Hiền lành và thánh sống lắm thì cũng có tự ái tí ti. Rồi thì cũng tùy theo số tuổi đời nữa thưa anh chị em!. Chẳng lẽ lại cho cái thằng nhóc con vắt mũi chưa sạch, đến khuyên răn một người đã có tuổi hay ở cái tuổi hàng cha hằng chú của cậu ta?. Rồi thì chúng ta thấy rõ trước mắt là trong gia đình họ hàng của chúng ta đấy!. Con cái có hoàn toàn nghe theo lời cha mẹ dậy dỗ chúng không?. Ở đây là tôi nói khuyên dậy chúng lấy cái tình yêu chúng nó mà khuyên dậy, chứ chẳng phải dùng lời nặng nề mà bắt chúng phải theo. Rồi thì ông bà khuyên bảo bố mẹ, cũng có bố mẹ nào nghe không?. Kế đến anh chị khuyên bảo các em, chúng có nghe theo hay không?.
Đồng ý rằng đôi khi vì nể nên trước mặt thì chúng ta đóng kịch tỏ vẻ đồng ý và nghe lời một cách tuyệt đối!. Nhưng liền sau lưng chúng ta phán ra những câu như thế nào, cho hả giận, vì đã dám xúc phạm đến chúng ta?. Vâng, thưa Chúa, tất cả con người nhân loại của chúng con là thế, vì nếu tất cả chúng con biết vâng Lời Chúa, thì Chúa cũng đâu có phải trải qua con đường Thập Giá tang thương mà Chúa đã phải đi qua, phải không thưa Chúa?. Thời buổi ngày nay con người rất muốn tránh những va chạm hay những đối mặt mà nếu có thể tránh được thì ai cũng muốn tránh, vì thưa hễ giáp mặt thì có thể chúng ta bị ăn đòn lắm đó!. Chưa sửa được người mà má đã xưng. Thời buổi ngày nay ai muốn làm cái nghề khuyên răn người ta, cũng phải học thành tài cho có bằng tiến sĩ về gia đình thì muốn viết lách, in thành sách bán, họa hoằn sẽ có người tìm mua. Hoặc sẽ có người tìm đến văn phòng lấy hẹn để tìm những lời cố vấn về vấn đề gia đình mà một lần gặp giá sẽ không phải là rẻ!?.
Khuyên răn người ta thứ nhất phải có được ơn Chúa; thứ hai phải có tấm lòng muốn cho người nên tốt; thứ ba ăn ở hiền lành đức độ mà tiếng tốt đã được người đời ca tụng qua biết bao nhiêu thế hệ; có thế mới hy vọng khuyên người cho được thưa anh chị em. Vì lời khuyên của mình cho người thứ nhất phải xét lòng mình cái đã là mình có gì để khuyên người??. Vì cho lời khuyên không đúng sẽ gây bao nhiêu tai họa cho chính bản thân mình và cho người. Chẳng những thế họ còn đi bêu xấu mình nữa!. Lậy Chúa muốn lấy lời lành mà khuyên người, thật chẳng phải là điều dễ làm đâu thưa Chúa! Nhưng không gì bằng cho người lời khuyên vừa đúng lúc và vừa đủ phải không thưa Chúa!?.
Nếu chúng con biết phương châm tình yêu của Chúa, thì thật khó để cho người ghét mình; vì nói sao cho vừa lòng người, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Tựu trung hãy lựa lời mà nói, nói sao đừng để cho người hiểu lầm và xin Chúa Thánh Linh giúp cho những lời mình nói để người hiểu được thiện chí của mình mà nghe theo. Amen.
Tục lụy
Jos. Tú Nạc, NMS
07:38 02/09/2011
Vì trần thế đã một lần đau đớn
chỉ vì nỗi lòng người vẫn đẩy đưa
Đẩy đưa nên kia Thập Giá vẫn thừa
Biết bao giờ dấu đinh thôi đau đớn.
Ôi tục lụy dấu chân trần xuôi ngược
Chén Thánh này cay đắng giữa trần ai
Bước đường trần còn một đời xuôi ngược
Nước mắt đầy rồi nước mắt lại vơi.
Vì mòn mỏi ai đôi dòng nước mắt
Thập Giá kia vẫn cúi nặng tình người
Chưa thoát được quẩn quanh vòng tục lụy
Nên đôi dòng nước mắt vẫn đầy vơi.
Nhân gian hỡi đôi dòng tục lụy ấy
Giữa thế gian còn nặng dấu chân người
Xin cho ai được trọn kiếp đơn côi
Giọt nước mắt nhỏ hai hàng tục lụy.
Hãy đan tay ta đi trọn kiếp người
Thánh Thiện.
chỉ vì nỗi lòng người vẫn đẩy đưa
Đẩy đưa nên kia Thập Giá vẫn thừa
Biết bao giờ dấu đinh thôi đau đớn.
Ôi tục lụy dấu chân trần xuôi ngược
Chén Thánh này cay đắng giữa trần ai
Bước đường trần còn một đời xuôi ngược
Nước mắt đầy rồi nước mắt lại vơi.
Vì mòn mỏi ai đôi dòng nước mắt
Thập Giá kia vẫn cúi nặng tình người
Chưa thoát được quẩn quanh vòng tục lụy
Nên đôi dòng nước mắt vẫn đầy vơi.
Nhân gian hỡi đôi dòng tục lụy ấy
Giữa thế gian còn nặng dấu chân người
Xin cho ai được trọn kiếp đơn côi
Giọt nước mắt nhỏ hai hàng tục lụy.
Hãy đan tay ta đi trọn kiếp người
Thánh Thiện.
Thánh lễ hồn xuân
Trầm Hương Thơ
07:38 02/09/2011
Sớm nay viếng CHÚA thấy tròn niềm vui
Hương lòng phảng phất ngọt bùi
Thần lương lãnh nhận hồn vùi trong CHA
Tim hồng réo rắt hoan ca
Tình CHA vẫy gọi ngàn hoa trải đường
Lên đền Thánh Chúa hành hương
Nao nao tình mến vương vương tơ lòng
Trở về trong cõi thong dong
Mặc ai lăn lộn để mong kiếm tiền
Lòng con như ở cõi tiên
Hằng ngày dùng đủ lời khuyên của NGÀI
Sáng nay thoải mái khoan thai
Bởi vì con đã có NGÀI trong con
Hương lòng nở thắm tình son
Luôn luôn vui vẻ xuân còn mãi xuân
NGÀI là xuân của đầu tuần
Muà Xuân vĩnh cửu là Xuân trong NGÀI
Hồn con rực rỡ lên ngai
Vào trong "Vĩnh Cửu" bên NGÀI hưởng XUÂN.
Giúp giới trẻ sống đạo Công giáo
Trầm Thiên Thu
07:40 02/09/2011
Người mẹ than thở: “Tôi không hiểu nổi. Tôi đã cho nó học trường Công giáo 12 năm vậy mà nó không chịu đi nhà thờ!”.
Đa số cha mẹ và ông bà đều quan ngại rằng con cháu mình, từ 16-22 tuổi, có vẻ như bỏ di sản đức tin Công giáo của mình.
Khi tôi có hơn 40 năm kinh nghiệm làm giáo viên và giáo lý viên, tôi mạnh dạn đưa ra lời khuyên cho các giáo viên, giáo lý viên, các bậc làm cha mẹ và ông bà. Trong khi không có gì bảo đảm rằng con cháu chúng ta sẽ gắn bó với đức tin Công giáo, thì vẫn có một số cách giáo dục đức tin cho chúng:
1. Hãy nhớ rằng chất vấn là bình thường. Đó là lúc người lớn chúng ta cố gắng hiểu (và ghi nhớ) rằng việc thắc mắc về niềm tin là một phần trong quá trình phát triển.
2. Chúng ta hiểu biết nhờ kinh nghiệm. Con cháu chúng ta lại cho kinh nghiệm là “khủng khiếp”. Là ông bà và cha mẹ, chúng ta có thể tạo những khoảnh khắc để thúc giục con cháu chú ý tới sự kinh khủng thực sự, để đi xa hơn và tìm ra ý nghĩa của những điều linh thiêng trong đời sống hàng ngày, đó có thể là các mùa trong năm, một sự tiến bộ, kỹ thuật, một em bé mới chào đời, hoặc bất kỳ những gì khiến chúng chú ý. Tinh thần Công giáo nảy nở trên những điều kinh khủng và kỳ lạ, những điều đó dẫn chúng ta một cách tự nhiên nhất đi vào đức tin Công giáo hàng ngày.
3. Hãy biết rằng sự cẩn trọng của Giáo hội là một phần phản ứng với mức thường xuyên mà giới trẻ gặp những anh hùng của chúng bị phản bội. Bị phản bội thường xuên ở những người có vẻ tốt lành mà chúng nghe biết qua các phương tiện truyền thông, khó hiểu là con cháu chúng ta không thể tự động tin và kính trọng các bậc anh hùng – chẳng hạn như các thánh – mà chúng ta đặt trước mặt chúng. Các vụ bê bối mới đây trong Giáo hội cũng đã khiến giới trẻ, kể cả người lớn, có ánh mắt khả nghi đối với các giáo sĩ trong Giáo hội. Không lạ gì khi chúng nghi ngờ mỗi khi chúng ta nói: “Hãy tin tôi, điều này là thật”. Chúng ta không nên có cách nói: “Vì Giáo hội nói vậy” hoặc “Vì tôi nói vậy”, nhưng hãy giúp con cháu hiểu nguyên nhân mà chúng ta tin những gì chúng ta hành động, lý do mà chúng ta yêu mến Giáo hội mặc dù Giáo hội vẫn bất toàn.
4. Hãy biết rằng cha mẹ là người ảnh hưởng nhất trong đời sống con cái. Gương mẫu của cha mẹ là khí cụ mạnh nhất để “giữ” Thiên Chúa và tôn giáo trong đời sống của chúng. Tôi tin rằng thảo luận về các vấn đề đức tin, về vị trí của Giáo hội, về việc thờ phượng, về việc cầu nguyện, về vị thế của Thiên Chúa trong các vấn đề luân lý, đạo đức và các mối quan hệ nên ở trong khuôn khổ gia đình. Tôi luôn cảm thấy gần gũi nhất với các học trò của tôi khi chúng tôi cùng chia sẻ những câu chuyện liên quan đức tin, những lúc đó là niềm an ủi vì biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, hoặc chúng ta luôn được Ngài ban cho an bình và hy vọng, vì Ngài chỉ muốn điều tốt nhất cho chúng ta.
Không cha mẹ nào muốn chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên, đó là ưu tiên của quyền làm cha mẹ. Cha Mẹ có thể cảm thấy thoải mái kể chuyện riêng của mình vì họ cho con cái biết tầm quan trọng của việc giao tiếp riêng với Thiên Chúa. Trong những lúc khó khăn, sự tin tưởng của cha mẹ được thể hiện trong sự quan phòng của Thiên Chúa là cách giúp con cái thoải mái và hiểu rằng trở thành người lớn nghĩa là làm cho Thiên Chúa có thể nhìn thấy và có thể chạm vào Ngài.
5. Đừng sợ hỏi các giáo viên và giáo lý viên về cách trả lời những câu hỏi liên quan tôn giáo và tâm linh. Mối quan hệ giữa cha mẹ và chương trình giáo dục tôn giáo hoặc trường Công giáo nên là một sự hợp tác. Giáo viên được đào tạo về các giai đoạn phát triển tôn giáo của trẻ, và nên giúp các bậc cha mẹ về các mối quan tâm và các vấn đề giáo dục trẻ. Các bậc cha mẹ nên thoải mái trình bày mối quan ngại của mình với họ.
6. Hãy khuyến khích vai trò của ông bà trong cuộc sống của giới trẻ. Có điều kỳ diệu trong việc cách nhau một thế hệ, tôi tin vậy. Các bậc ông bà có kinh nghiệm nuôi dạy con cái và biết mối quan ngại của cha mẹ về con cái. Đối với nhiều trẻ, đó là những người có thể sẵn sàng và có nhiều thời gian để lắng nghe chúng tỉ tê những điều chúng quan tâm về Thiên Chúa và cuộc sống. Hãy khuyến khích ông bà cùng giáo dục con cháu, nhất là về đức tin Công giáo.
Các bậc ông bà có cách nhìn sâu sắc khi đến với đức tin. Người già có thể kể những câu chuyện và kinh nghiệm mà họ coi là tác nhân xây dựng sự khôn ngoan. Khi cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng vì công việc và trách nhiệm gia đình, ông bà có thể giáo dục các cháu.
7. Hãy nuôi dưỡng sự hiểu biết ở con cháu, nhất là độ tuổi thiếu niên, về những gì có ý nghĩa của Giáo hội Công giáo. Tổ chức Nghiên cứu Quốc gia về Giới trẻ và Tôn giáo (National Study of Youth and Religion) lưu ý rằng tôn giáo và Thiên Chúa thực sự cần thiết trong đời sống giới trẻ, nhưng vấn đề quan yếu là “chủ nghĩa mọi thứ” (whatever-ism) trong khi tôn giáo và Giáo hội bỏ mặc chúng nguội lạnh.
Tôi còn nhớ lễ Phục sinh ở Rôma khoảng 20 năm trước. Tôi dẫn một nhóm thiếu niên đi với tôi và chúng tôi cùng dự lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Từ phía sau, tôi nghe một em thầm thì: “Dì ơi dì!”. Đó là Stephen muốn len qua đám đông để đứng gần tôi. “Gì vậy?”, tôi hỏi. Nó nói: “Thánh lễ cũng như ở xứ mình!”. Ý nó nói thánh lễ vẫn là thánh lễ, Giáo hội vẫn là Giáo hội.
Tôi có kinh nghiệm tham dự các thánh lễ dành cho thiếu nhi ở Arizona, các em đồng phục áo thun với dòng chữ in phía sau lưng: “Hãy hãnh diện bạn là Công giáo”. Tôi không thích câu này vì nó mang tính bài ngoại (xenophobia), nhưng tôi phải công nhận rằng câu này có màu sắc kết hợp bằng một đường dài. Nó gợi sự ham muốn tìm kiếm của người trẻ về một mối quan hệ và thuộc về mối quan hệ đó.
8. Đừng sợ nếu con cháu có vẻ không quan tâm tôn giáo. Chúng ta cần tạo sự linh động và khuyến khích giới trẻ, làm gương cho chúng thấy rằng Giáo hội là Ngôi Nhà mà chúng luôn được tiếp đón, nơi mà chúng có thể bày tỏ những mối nghi ngại và sợ hãi, nơi có những sứ điệp của Chúa Giêsu, nơi mà có thể một ngày nào đó chúng cũng sẽ đưa con cái tới. Thậm chí chúng không bao giờ tái nối kết với Giáo hội của thời thơ ấu, chúng ta không bao giờ biết được chúng có thể gần gũi với Thiên Chúa trong chính tâm hồn chúng bằng cách nào. Chúng ta có thể để cửa mở, tiếp tục cầu nguyện, và hãy đặt con cái chúng ta vào đôi tay của Thiên Chúa để Ngài quan phòng và nâng đỡ theo Ý Ngài.
(Chuyển ngữ từ Catholic Digest, tác giả Carol Cimino, Nữ tu Tiến sĩ Giáo dục)
Đa số cha mẹ và ông bà đều quan ngại rằng con cháu mình, từ 16-22 tuổi, có vẻ như bỏ di sản đức tin Công giáo của mình.
Khi tôi có hơn 40 năm kinh nghiệm làm giáo viên và giáo lý viên, tôi mạnh dạn đưa ra lời khuyên cho các giáo viên, giáo lý viên, các bậc làm cha mẹ và ông bà. Trong khi không có gì bảo đảm rằng con cháu chúng ta sẽ gắn bó với đức tin Công giáo, thì vẫn có một số cách giáo dục đức tin cho chúng:
1. Hãy nhớ rằng chất vấn là bình thường. Đó là lúc người lớn chúng ta cố gắng hiểu (và ghi nhớ) rằng việc thắc mắc về niềm tin là một phần trong quá trình phát triển.
2. Chúng ta hiểu biết nhờ kinh nghiệm. Con cháu chúng ta lại cho kinh nghiệm là “khủng khiếp”. Là ông bà và cha mẹ, chúng ta có thể tạo những khoảnh khắc để thúc giục con cháu chú ý tới sự kinh khủng thực sự, để đi xa hơn và tìm ra ý nghĩa của những điều linh thiêng trong đời sống hàng ngày, đó có thể là các mùa trong năm, một sự tiến bộ, kỹ thuật, một em bé mới chào đời, hoặc bất kỳ những gì khiến chúng chú ý. Tinh thần Công giáo nảy nở trên những điều kinh khủng và kỳ lạ, những điều đó dẫn chúng ta một cách tự nhiên nhất đi vào đức tin Công giáo hàng ngày.
3. Hãy biết rằng sự cẩn trọng của Giáo hội là một phần phản ứng với mức thường xuyên mà giới trẻ gặp những anh hùng của chúng bị phản bội. Bị phản bội thường xuên ở những người có vẻ tốt lành mà chúng nghe biết qua các phương tiện truyền thông, khó hiểu là con cháu chúng ta không thể tự động tin và kính trọng các bậc anh hùng – chẳng hạn như các thánh – mà chúng ta đặt trước mặt chúng. Các vụ bê bối mới đây trong Giáo hội cũng đã khiến giới trẻ, kể cả người lớn, có ánh mắt khả nghi đối với các giáo sĩ trong Giáo hội. Không lạ gì khi chúng nghi ngờ mỗi khi chúng ta nói: “Hãy tin tôi, điều này là thật”. Chúng ta không nên có cách nói: “Vì Giáo hội nói vậy” hoặc “Vì tôi nói vậy”, nhưng hãy giúp con cháu hiểu nguyên nhân mà chúng ta tin những gì chúng ta hành động, lý do mà chúng ta yêu mến Giáo hội mặc dù Giáo hội vẫn bất toàn.
4. Hãy biết rằng cha mẹ là người ảnh hưởng nhất trong đời sống con cái. Gương mẫu của cha mẹ là khí cụ mạnh nhất để “giữ” Thiên Chúa và tôn giáo trong đời sống của chúng. Tôi tin rằng thảo luận về các vấn đề đức tin, về vị trí của Giáo hội, về việc thờ phượng, về việc cầu nguyện, về vị thế của Thiên Chúa trong các vấn đề luân lý, đạo đức và các mối quan hệ nên ở trong khuôn khổ gia đình. Tôi luôn cảm thấy gần gũi nhất với các học trò của tôi khi chúng tôi cùng chia sẻ những câu chuyện liên quan đức tin, những lúc đó là niềm an ủi vì biết rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta, hoặc chúng ta luôn được Ngài ban cho an bình và hy vọng, vì Ngài chỉ muốn điều tốt nhất cho chúng ta.
Không cha mẹ nào muốn chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên, đó là ưu tiên của quyền làm cha mẹ. Cha Mẹ có thể cảm thấy thoải mái kể chuyện riêng của mình vì họ cho con cái biết tầm quan trọng của việc giao tiếp riêng với Thiên Chúa. Trong những lúc khó khăn, sự tin tưởng của cha mẹ được thể hiện trong sự quan phòng của Thiên Chúa là cách giúp con cái thoải mái và hiểu rằng trở thành người lớn nghĩa là làm cho Thiên Chúa có thể nhìn thấy và có thể chạm vào Ngài.
5. Đừng sợ hỏi các giáo viên và giáo lý viên về cách trả lời những câu hỏi liên quan tôn giáo và tâm linh. Mối quan hệ giữa cha mẹ và chương trình giáo dục tôn giáo hoặc trường Công giáo nên là một sự hợp tác. Giáo viên được đào tạo về các giai đoạn phát triển tôn giáo của trẻ, và nên giúp các bậc cha mẹ về các mối quan tâm và các vấn đề giáo dục trẻ. Các bậc cha mẹ nên thoải mái trình bày mối quan ngại của mình với họ.
6. Hãy khuyến khích vai trò của ông bà trong cuộc sống của giới trẻ. Có điều kỳ diệu trong việc cách nhau một thế hệ, tôi tin vậy. Các bậc ông bà có kinh nghiệm nuôi dạy con cái và biết mối quan ngại của cha mẹ về con cái. Đối với nhiều trẻ, đó là những người có thể sẵn sàng và có nhiều thời gian để lắng nghe chúng tỉ tê những điều chúng quan tâm về Thiên Chúa và cuộc sống. Hãy khuyến khích ông bà cùng giáo dục con cháu, nhất là về đức tin Công giáo.
Các bậc ông bà có cách nhìn sâu sắc khi đến với đức tin. Người già có thể kể những câu chuyện và kinh nghiệm mà họ coi là tác nhân xây dựng sự khôn ngoan. Khi cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng vì công việc và trách nhiệm gia đình, ông bà có thể giáo dục các cháu.
7. Hãy nuôi dưỡng sự hiểu biết ở con cháu, nhất là độ tuổi thiếu niên, về những gì có ý nghĩa của Giáo hội Công giáo. Tổ chức Nghiên cứu Quốc gia về Giới trẻ và Tôn giáo (National Study of Youth and Religion) lưu ý rằng tôn giáo và Thiên Chúa thực sự cần thiết trong đời sống giới trẻ, nhưng vấn đề quan yếu là “chủ nghĩa mọi thứ” (whatever-ism) trong khi tôn giáo và Giáo hội bỏ mặc chúng nguội lạnh.
Tôi còn nhớ lễ Phục sinh ở Rôma khoảng 20 năm trước. Tôi dẫn một nhóm thiếu niên đi với tôi và chúng tôi cùng dự lễ Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô. Từ phía sau, tôi nghe một em thầm thì: “Dì ơi dì!”. Đó là Stephen muốn len qua đám đông để đứng gần tôi. “Gì vậy?”, tôi hỏi. Nó nói: “Thánh lễ cũng như ở xứ mình!”. Ý nó nói thánh lễ vẫn là thánh lễ, Giáo hội vẫn là Giáo hội.
Tôi có kinh nghiệm tham dự các thánh lễ dành cho thiếu nhi ở Arizona, các em đồng phục áo thun với dòng chữ in phía sau lưng: “Hãy hãnh diện bạn là Công giáo”. Tôi không thích câu này vì nó mang tính bài ngoại (xenophobia), nhưng tôi phải công nhận rằng câu này có màu sắc kết hợp bằng một đường dài. Nó gợi sự ham muốn tìm kiếm của người trẻ về một mối quan hệ và thuộc về mối quan hệ đó.
8. Đừng sợ nếu con cháu có vẻ không quan tâm tôn giáo. Chúng ta cần tạo sự linh động và khuyến khích giới trẻ, làm gương cho chúng thấy rằng Giáo hội là Ngôi Nhà mà chúng luôn được tiếp đón, nơi mà chúng có thể bày tỏ những mối nghi ngại và sợ hãi, nơi có những sứ điệp của Chúa Giêsu, nơi mà có thể một ngày nào đó chúng cũng sẽ đưa con cái tới. Thậm chí chúng không bao giờ tái nối kết với Giáo hội của thời thơ ấu, chúng ta không bao giờ biết được chúng có thể gần gũi với Thiên Chúa trong chính tâm hồn chúng bằng cách nào. Chúng ta có thể để cửa mở, tiếp tục cầu nguyện, và hãy đặt con cái chúng ta vào đôi tay của Thiên Chúa để Ngài quan phòng và nâng đỡ theo Ý Ngài.
(Chuyển ngữ từ Catholic Digest, tác giả Carol Cimino, Nữ tu Tiến sĩ Giáo dục)
Thể thao với đời tu và đời thường
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
22:01 02/09/2011
Chúng ta đã biết rằng thể dục được hiểu là hệ thống các động tác tập luyện, thường được sắp xếp thành bài nhằm giúp cho việc phát triển hài hoà của cơ thể, tăng cường và gìn giữ sức khoẻ; còn thể thao là những hoạt động nhằm nâng cao thể lực con người, thường được tổ chức thành các hình thức trò chơi, thi đấu theo những quy tắc nhất định.
Trong phạm vi bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ qua về hiện trạng TDTT trong cộng đồng tu trì để tìm ra những nguyên nhân tác động đến tình trạng này, tìm hiểu ích lợi của TDTT trong đời sống tu trì và những đường hướng để cổ vũ sinh hoạt TDTT trong cộng đồng linh mục hay tu sĩ để rồi qua đó ta hiểu được TDTT trong đời thường của người tín hữu.
1. HIỆN TRẠNG THỂ DỤC THỂ THAO TRONG ĐỜI SỐNG TU TRÌ
1.1. Số liệu liên quan
Tính đến ngày 31-12-2010, cộng đồng tu sĩ Việt Nam hiện nay có trên 4.050 linh mục, 3.946 chủng sinh, 2.281 tu sĩ nam, 15.352 tu sĩ nữ với hàng ngàn cơ sở lớn nhỏ để phục vụ 6.400.567 tín hữu giáo dân (theo thống kê Tổng Điều tra Dân số ngày 1-4-2009 là 5.677.086 người, tr. 281) trên tổng dân số Việt Nam là 89.029.559 người (theo Thống kê Nhà Nước là 86.930.000 người, theo Cục Thống kê Tp. HCM, tr 331). Số cơ sở được các linh mục tu sĩ phục vụ gồm trên 2.500 giáo xứ lớn nhỏ, 1.097 nhà trẻ, lớp học tình thương, 106 trung tânm văn hoá, 152 trung tâm lo cho di dân, sinh viên và gia đình, 205 trại phong và tâm thần… (x. Thống kê của Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam).
1.2. Những phương tiện chưa hợp lý
Ngoại trừ 7 đại chủng viện trên toàn quốc có sân chơi thể thao cho các chủng sinh và khoảng một chục dòng tu nam lớn có sân chơi thể thao hay phòng tập thể dục cho các tu sĩ đang được đào tạo của dòng, còn hầu hết các cơ sở khác, nhất là các dòng tu nữ, đều không có sân chơi, không có phòng sinh hoạt để có thể tập thể dục hay kê một vài bàn bóng bàn cho các tu sĩ sử dụng.
1.3. Thiếu ý thức và quan tâm
Tình trạng này bắt nguồn từ việc những người lãnh đạo các cộng đồng tu trì chưa ý thức được tầm quan trọng của TDTT trong việc huấn luyện một nền nhân bản toàn diện cho con người cũng như giá trị của những hoạt động TDTT trong đời sống tu trì. Công đồng Vaticanô II cũng nhắc nhở rằng: “Những phương tiện như TDTT sẽ không đem lại một nền văn hoá giáo dục toàn diện cho con người, nếu đồng thời con người không tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của văn hoá và khoa học về thể dục và thể thao đối với con người” (x. CĐ.Vat II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 61).
Sự thiếu quan tâm về TDTT không bắt nguồn từ việc thiếu những phương tiện như sân bãi, dụng cụ TDTT, vì các cộng đồng tu trì có thể mua sắm hay xây dựng được, mà bắt nguồn từ việc không nhận ra tầm quan trọng của TDTT trong đời sống cá nhân cũng như tập thể, trong sinh hoạt thường ngày, cũng như hoạt động truyền giáo. Nhiều người có trách nhiệm trong việc đào tạo đời tu đã không quan tâm tới vấn đề sức khoẻ toàn diện của những người mình có trách nhiệm, không đưa TDTT vào chương trình đào tạo, không đưa việc tập luyện thể dục và chơi thể thao vào chương trình sống hằng ngày. Chỉ quan sát đời sống thực tế hay chương trình sống trong cộng đồng tu trì ta cũng thấy ngay được điều đó.
Nhiều tu sĩ trẻ muốn chơi thể thao mà cũng không dám chơi vì sợ bị chê trách, và nếu có chơi thì cũng chẳng biết chơi thế nào theo đúng kỹ năng và kỹ thuật của mỗi môn. Chúng tôi được biết một ít nữ tu trẻ tận dụng những phút rảnh rỗi hiếm hoi trong ngày chơi cầu lông 10-15 phút chỉ để cho ra mồ hôi và tắm cho đỡ lạnh, vì nhà dòng không có sẵn nước nóng. Một vài dòng nữ lớn cũng mua một vài bàn bóng bàn nhưng do không có giờ chơi rõ ràng, không được ai tập luyện nên cuối cùng cũng để không, hoặc xếp vào góc nhà.
1.4. Hậu quả
Hầu hết các linh mục, tu sĩ trong thời gian được đào đạo ở chủng viện hay học viện, đã rất tích cực tham gia các hoạt động TDTT, nhưng sau khi chịu chức linh mục hay khấn trọn đời rồi lại không còn tập luyện nữa. Nhiều người nêu lý do là phải đảm nhận nhiều trách nhiệm hay công tác mục vụ nên không sắp xếp được thời gian tập luyện cho chính mình hay chơi chung với người khác. Nhưng lý do chính yếu vẫn là thiếu ý thức về tầm quan trọng của TDTT trong đời sống tự nhiên cũng như siêu nhiên của mình. Hậu quả của việc không sinh hoạt TDTT thể hiện rõ qua hình thể bên ngoài của nhiều linh mục, tu sĩ không còn gọn gàng, động tác không còn nhanh nhẹn, sức khoẻ suy yếu nhanh chóng và mang nhiều bệnh tật. Đó là chưa kể đến những căng thẳng trong đời sống chung hay những dồn nén sinh lý không được hoá giải nhờ hoạt động TDTT đã gây nên nhiều thiệt hại lớn lao khác như chứng thủ dâm, đồng tính luyến ái, nghiện trò chơi trực tuyến hay nghiện phim ảnh đồi truỵ…
1.5. Tình trạng chung của cộng đồng xã hội
2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG
2.1. Những lý do cụ thể
Vì TDTT là những yếu tố cần thiết trong việc đào tạo một nền nhân bản toàn diện cho con người, chứ không phải chỉ riêng cho đời tu hay đời sống Kitô hữu, nên sinh hoạt TDTT được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng xã hội. Lịch sử văn minh nhân loại đã minh chứng điều đó, khi các môn thể thao được tổ chức ngay từ những thế kỷ đầu tiên của Công nguyên trong nền văn minh Hy Lạp. Còn ở châu Á, các nhà sư Thiếu Lâm, các ni cô phái Nga Mi ở Trung Hoa tập võ để vừa rèn luyện thân thể vừa hoạt động cứu đời, là những thí dụ điển hình của hoạt động thể thao trong đời tu.
Trong thực tế hiện nay, người ta thấy các giáo sĩ và tu sĩ ít quan tâm đến hoạt động TDTT, dù những hoạt động này là một phần cơ bản trong đời sống con người và sinh hoạt xã hội. Thực tế này có thể bắt nguồn từ quan niệm về đời tu như một sự tách biệt với đời thường trong xã hội. Tất cả các sinh hoạt hằng ngày của đời tu tập trung vào lĩnh vực tri thức với những giờ học, giờ đào tạo tinh thần; vào lĩnh vực thiêng liêng với những giờ phụng tự và cầu nguyện; và vào lĩnh vực mục vụ tông đồ với những công việc thuộc trách nhiệm như coi giáo dân, dạy trẻ…, nhưng hầu như bỏ quên hay xem thường lĩnh vực thể chất với những việc ăn uống, ngủ nghỉ, TDTT…
Tuy nhiên, đây có thể là một sự lầm lẫn quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo hiện nay, vì lĩnh vực thể chất được coi như nền tảng để xây dựng và phát triển ba lĩnh vực kia. Vì thế, cách ngôn người Rôma từ ngàn xưa đã có câu: “Hồn lành trong xác mạnh” (Mens sana in corpore sano). Nếu chúng ta nghiên cứu Sắc lệnh Đào tạo Linh mục (SLĐTLM) (Optatam Totius) và Sắc lệnh Canh tân Thích nghi Đời sống Dòng tu (SLCTTTĐSDT) (Perfectae Caritatis) của Công đồng Vaticanô II, chúng ta thấy lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức vì không trực tiếp nhắc đến TDTT trong công tác đào tạo đời tu. Có thể đây cũng là một lý do để những nhà đào tạo không đưa TDTT vào chương trình đào tạo cơ bản chăng?
Từ đó, những người có trách nhiệm trong các chủng viện và học viện cũng chưa quan tâm đủ đến những giờ tập thể dục, chơi thể thao, giải trí trong chương trình sống hằng ngày. Người ta coi thường việc ăn uống: ăn thế nào cũng được, uống thế nào cũng xong, mà không tính toán lượng thực phẩm có đủ chất bổ dưỡng cho sinh hoạt hằng ngày hay không; không dạy cách ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi như những bài học cơ bản; không quan tâm đến việc xây dựng những nhà vệ sinh cho hợp lý, hoặc cung cấp đủ những phương tiện vệ sinh cần thiết, đủ nước nóng trong mùa lạnh… cho các thành viên.
Hơn nữa, người ta cũng quên đi tính chất cộng đồng xã hội trong những trò chơi thể thao, nên việc thể thao trong đời tu hiện nay chỉ còn mang tính tự phát, cá nhân riêng lẻ. Trong khi đó, xã hội hiện nay tôn vinh những vận động viên TDTT như những anh hùng của đất nước trong những cuộc tranh tài thế giới hoặc giới trẻ tôn vinh những vận động viên nổi tiếng như những thần tượng. Tôi nhớ khi còn được đào tạo tại Giáo hoàng Học viện Thánh Piô X ở Đà Lạt trong những năm 1966-1975, các cha Dòng Tên nhắc nhở chúng tôi tầm quan trọng của TDTT trong đời sống tu trì, khi đau ốm chúng tôi có thể bỏ dự thánh lễ không cần xin phép nhưng không bao giờ được phép tự động bỏ giờ chơi ban chiều.
Tóm lại, việc coi thường TDTT trong đời tu hiện nay bắt nguồn từ sự thiếu ý thức về giá trị cũng như tầm quan trọng của TDTT trong việc gìn giữ sức khoẻ, trong sinh hoạt cộng đồng xã hội cũng như trong công tác truyền giáo loan báo Tin Mừng. Tuy nhiên, chúng ta tự hỏi nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến tình trạng này.
2.2. Nguyên nhân sâu xa là ảnh hưởng của thuyết Nhị Nguyên
Nhiều linh mục tu sĩ vẫn còn giữ quan niệm Nhị Nguyên sai lạc của hàng chục thế kỷ trước đây: coi thường thân xác, cho rằng thân xác thuộc về ma quỷ và tinh thần mới thuộc về Thiên Chúa; thân xác vật chất thì nặng nề, chiều theo những dục vọng xấu xa nên cần phải hãm mình ép xác, ăn uống kham khổ để làm chủ được dục vọng, cho tinh thần nhẹ nhàng thanh thoát, có thể vươn lên và bay bổng tới Thiên Chúa.
Cũng từ quan niệm Nhị Nguyên này, nhiều người vẫn kể thân xác là một trong ba kẻ thù: "ma quỷ, thế gian, xác thịt ". Họ không quan tâm đến sự hợp nhất linh hồn và thân thể (x. Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo (GLHTCG), các số 327, 360, 362-368, 382). Người ta sợ rơi vào não trạng tôn thờ thân xác, tôn thờ những ngẫu tượng, thần tượng trong thể thao mà nhiều bạn trẻ đang chạy theo và tôn sùng những vận động viên nổi tiếng hiện nay, nhất là muốn loại bỏ não trạng chọn lọc người khoẻ, đẹp và loại bỏ người yếu, xấu vì có thể dẫn tới việc làm băng hoại các tương quan giữa con người (x. GLHTCG, số 2289).
2.3. Cũng từ quan niệm Nhị Nguyên này người ta cho TDTT là thừa thãi vì mất giờ, mất sức, tốn tiền. Nhiều tu sĩ cho rằng thể thao chỉ thích hợp cho người ở ngoài đời, có điều kiện, nhưng không hợp với đời tu, vì các môn thể thao phục vụ thân xác, thiếu sự điều độ nết na khi các vận động viên hay những người chơi thể thao phải ăn uống tẩm bổ hay mặc những quần áo thể thao có vẻ khoe những phần thân thể nhạy cảm, hoặc lộ liễu của từng môn chơi.
3. ÍCH LỢI CỦA THỂ DỤC THỂ THAO
3.1. Đào tạo toàn diện con người
Con người toàn diện gồm nhiều lĩnh vực: thể chất và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, cá nhân và cộng đồng, tự nhiên và siêu nhiên. Thể dục và thể thao mang lại rất nhiều những ích lợi cho việc phát triển toàn diện con người và xã hội mà những người sống đời tận hiến không thể xem thường. Chúng ta có thể tóm tắt các ích lợi chính sau đây:
3.1.1. Về lĩnh vực thể chất và tinh thần
TDTT giúp tăng cường sức khoẻ thể xác và tinh thần. Khi con người tập thể dục, chơi thể thao thì các bộ phận trong cơ thể đều được vận động và phối hợp hài hoà, dẫn đến việc tăng cường sức khoẻ, chống lại bệnh tật và thích nghi được với sự thay đổi thời tiết. Nhờ đó, con người sống an vui và hạnh phúc, ổn định cả về thể xác cũng như tinh thần.
Tôi còn nhớ cách đây nhiều năm, khi đến giảng tĩnh tâm năm cho các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ tại Sóc Trăng. Thấy các chị em da mặt xanh xao, sức khoẻ suy yếu nên tôi đã đề nghị với chị Tổng Phụ trách khuyến khích các chị em tập thể dục và chơi thể thao. Sau tuần tĩnh tâm, chị Tổng Phụ trách đã làm 1 sân bóng chuyền, mua 2 bàn bóng bàn để các chị em chơi thể thao. Một vài khoảng trống trong sân vườn dành cho các chị em cao tuổi chơi bóng ném hoặc cầu lông. Kết quả là khi trở lại giảng tĩnh tâm năm sau cho các chị em, tôi thấy gương mặt chị em hồng hào hơn, nhiều chị em trước đây bị bệnh đã khoẻ mạnh hơn. Chị Tổng Phụ trách cho biết số tiền dành để mua thuốc, chữa bệnh của chị em giảm xuống rất nhiều, so với số tiền chi cho việc làm các sân bóng và mua dụng cụ thể thao vẫn còn dư. Cuộc sống trong tu viện cũng thay đổi hẳn: các chị em vui tươi, cởi mở và thành công hơn trong lĩnh vực học hành, tu đức cũng như xã hội, nhất là khi các chị nhận lời tham gia giải bóng chuyền nữ của thị xã Sóc Trăng.
3.1.2. Về lĩnh vực nội tâm và ngoại giới
Con người khám phá ra mình hiện hữu như một cái tôi độc lập, có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình (x. Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình (HĐGHCLHB), Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo (TLHTXH), số 131). Khoa tâm lý học cũng khám phá ra cấu trúc phức tạp của tinh thần với những tầng lớp: ý thức, tiềm thức và vô thức tác động lên nhau, cũng như những khả năng lạ lùng của con người với trí nhớ, trí hiểu, trí tưởng tượng, ý chí, cảm năng, hoạt năng, khiến cho mỗi người trở thành độc đáo với sứ mạng riêng. Chính khi tập thể dục, chơi thể thao, con người phát triển những khả năng tiềm tàng đó, nhờ việc luyện tập thường xuyên và chơi chung với nhau.
Ngoài ra, việc luyện tập TDTT còn giúp cho con người phát triển những đức tính nhân bản cần thiết cho đời sống tu trì như đức khiết tịnh, vâng phục, bác ái. Khi giảng tĩnh tâm cho một số dòng tu, nhiều lần người phụ trách tu viện yêu cầu tôi nói về đức khiết tịnh và đồng tính luyến ái. Tôi giới thiệu phương thức TDTT như một yếu tố quan trọng giúp giảm bớt những đòi hỏi của dục tính, dẫn đến việc thủ dâm, vì sức lực tràn trề của tuổi trẻ được giải toả thành những hoạt động tiêu hao năng lượng trong thể dục, thể thao (x. SLĐTLM, số 10; SLCTTTĐSDT, số 12).
Các quy luật trong thể dục và nhất là thể thao cũng yêu cầu người tập phải tuân thủ cách chặt chẽ. Và đây cũng là một sự trợ giúp cho đức tính vâng phục của đời tu. Khi chơi thể thao, người ta cần phải biết chơi chung với nhau, cộng tác với nhau, nhường nhịn nhau, cùng theo đuổi một chiến thuật thì mới có thể cùng nhau chiến thắng. Đó là phương thức giúp luyện tập và thể hiện đức bác ái trong đời tu.
Thể dục và thể thao còn giúp người ta luyện tập đức kiên nhẫn, hiền hoà, cao thượng, bình tĩnh khi đánh hỏng hay bị thua thay vì cau có, chửi bới, la hét bạn bè hoặc chơi xấu, giở những thủ đoạn để chiến thắng đối phương. Khi còn sống ở Tiểu Chủng viện thánh Phanxicô Xaviê thuộc Giáo phận Bùi Chu trong những năm 1959-1965, nay là Trường Trung học Bùi Thị Xuân, ở đường Bùi Thị Xuân, Quận 1, Tp HCM, mỗi tháng các chủng sinh được nghe đọc về Quy luật Sống, tôi nhớ mãi điều luật khi chơi thể thao: “Chơi sao cho có tinh thần hiệp sĩ và đức bác ái để thắng không kiêu, bại không nản”. Với tinh thần này, đội bóng chuyền của trường tôi hồi đó với các anh như Lm. Lê Quang Đăng, Lm. Đỗ Duy Thản, anh Lê Đình Bảng… đã vô địch các trường trung học của thành phố Sài Gòn trong nhiều năm liền.
3.1.3. Về lĩnh vực cá nhân và cộng đồng
TDTT là phương cách giúp con người thể hiện tinh thần tập thể và tôn trọng những mối tương quan trong xã hội như người ta phải tôn trọng các vị trí, vai trò của các cá nhân trong một sân bóng: người thuộc hàng tiền vệ giữ vai trò tấn công, người ở hàng hậu vệ có nhiệm vụ phòng thủ… Qua việc tập thể dục và chơi thể thao, người ta cũng biết tôn trọng vai trò và thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội. Hơn nữa, người ta còn tập được tinh thần lãnh đạo khi biết phân công nhiệm vụ thích hợp cho đồng đội trong những trận đấu, cũng như phân chia sức lực cho những đường đua dài để chiến thắng.
3.1.4. Về lĩnh vực tự nhiên và siêu nhiên
TDTT giúp cho con người làm chủ bản thân, nhận ra giá trị cũng như những giới hạn của mình để hướng tầm nhìn về Chúa là nguồn sức mạnh và sự sống, nguồn hạnh phúc và chân thiện mỹ. TDTT tập cho con người biết làm chủ bản thân, với những tình cảm, thời giờ, tài năng, và cả những tham vọng, dục vọng. Muốn thăng tiến trong lĩnh vực này, con người phải biết kiềm chế để chơi đẹp trên sân bóng, để không ham chơi đến độ bỏ học hành làm việc, phải biết sống điều độ, không “rượu chè, trai gái” để giữ sức khoẻ cho những trận đấu. Khi bị thua thiệt hay thất bại, người chơi vẫn tin vào Chúa biết rõ mọi sự để tha thứ và cảm thông cho sự yếu đuối, bất toàn của con người như khi bị bắt lỗi sai, tính điểm thua trong trận đấu, cũng như giữ được bình tĩnh và cao thượng mỉm cười với bạn bè khi họ đánh hỏng, làm mất cơ hội thắng điểm.
Tôi còn nhớ mãi lần giúp tĩnh tâm năm cho các linh mục Giáo phận Cần Thơ, vào các buổi chiều trong tuần tĩnh tâm, ban tổ chức cho các cha chơi và thi đấu thể thao. Thời đó, Đức Hồng y Gioan Baotixita của Tổng Giáo phận TP.HCM hiện nay còn làm cha giám đốc Đại Chủng viện Thánh Quý ở Cái Răng, Cần Thơ. Vui nhất là các anh em được sống lại tình thương yêu trên sân bóng đá với những màn đá hụt của các cha già hay té ngã của những anh em bụng to quá khổ! Những căng thẳng, mỏi mệt của đời mục vụ hay của tuần tĩnh tâm biến đi đâu hết! Chỉ còn tiếng cười, chỉ còn niềm vui!
3.2.1. Trong dòng lịch sử: TDTT tuy không phải là đối tượng trực tiếp hay nội dung Tin Mừng nhưng có thể là phương tiện đóng góp trực tiếp vào việc loan báo Tin Mừng. Ta có thể kiểm chứng điều này trong dòng lịch sử.
Các vận động viên trong các cuộc thi đấu Olympic Hy Lạp hay Rôma đều cầu khẩn các thần linh của mình trước khi thi đấu và nếu họ thắng giải trong cuộc tranh tài, thì dân chúng công nhận thần linh đó mạnh hơn đối phương. Đây cũng là một trong các lý do khiến người tín hữu Công giáo thời xưa xa lánh sân vận động. Ở Trung Hoa, các vị sư phái Thiếu Lâm hay các ni sư của nhiều hệ phái khác nhau luyện tập võ nghệ, dạy võ cho quần chúng vừa để cho mình khoẻ mạnh vừa bênh vực kẻ yếu trong xã hội, cũng là những tấm gương sáng thúc đẩy quần chúng tìm hiểu và theo đạo Phật.
Ở Việt Nam, vào những thời kỳ khó khăn và bị bách hại, đạo Công giáo được truyền bá nhanh chóng một phần cũng nhờ các nhà truyền đạo thời đó biết lợi dụng lòng ham chuộng TDTT của quần chúng. Vào các chiều thứ Bảy, Chủ Nhật, cộng đồng Công giáo tổ chức thi các trò chơi như đi cầu tre, bắt vịt dưới ao nhà thờ, kéo dây, đánh cầu… và cho cả lương dân tham dự. Mọi người đều cười vui khi thấy các chàng trai bị té xuống hồ nước vì trơn trượt trước khi nắm được phần thưởng treo ở đầu cây tre cắm giữa hồ. Trong các buổi chơi đó lương dân thấy được đời sống vui tươi, chan hoà tình bác ái của người Công giáo, cảm phục và nhiều người đã theo đạo. Ngay từ năm 1885, tỷ lệ dân số Công giáo Việt Nam đã đạt tới 7% so với dân số cả nước, tuy nhiên cho tới ngày nay, sau 125 năm, tỷ lệ ấy không những không tăng mà còn đang có chiều hướng giảm (x. Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2005, NXB Tôn Giáo, 2005. tr. 195-199).
3.2.2. Ngày nay, các vận động viên thắng giải trong các cuộc thi đấu thể thao quốc tế hay quốc gia vừa là những anh hùng nói lên sự ưu việt của dân tộc hay địa phương mình, vừa là gương mẫu cho các thế hệ khác noi gương. Thí dụ như các cô gái Nhật Bản mới đoạt giải vô địch bóng đá nữ thế giới trong tháng 8-2011 vừa qua. Do đó, ta không lạ gì khi thấy nhiều dân tộc, nhiều tổ chức dùng TDTT như phương tiện để quảng cáo cho đất nước hay tổ chức của mình. Tại sao Giáo hội Công giáo, nhất là Giáo hội Việt Nam không dùng phương tiện này để loan báo Tin Mừng?
3.2.3. Chúa chúng ta không muốn con người rơi vào lầm lạc của phái Nhị Nguyên hay phái Khắc Kỷ để coi thường thân xác, nên đã cho Con của Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa nhận lấy xác thịt (x. Ga 1,14) trở thành Đức Giêsu Kitô, trở thành con người giống chúng ta (x. Pl 2,7) trong mọi sự, chỉ trừ tội lỗi (x. Dt 4,15; CĐ. Vat. II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 22), để cứu độ con người toàn diện. Nếu Đức Giêsu đã trở nên giống con người trong mọi sự thì chúng ta được quyền tưởng tượng trẻ Giêsu cũng chơi đánh cầu, đánh khăng, đá bóng như các trẻ em cùng thời. Người coi trọng thân xác nên đã hoá bánh ra nhiều cho kẻ đói ăn, chữa lành bệnh tật, xua trừ ma quỷ thay vì hô hào ăn chay, hãm mình phạt xác như các luật sĩ, biệt phái và các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả thường làm (x. Mt 9,14-17). Người muốn các môn đệ mình phải khoẻ mạnh cả vể tinh thần lẫn thể xác. Người nói: “Từ thời ông Gioan Tẩy Giả cho đến bây giờ, Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được” (Mt 11,12). Cuối cùng, Người đã chịu đóng đinh, chết nhục nhã và sống lại bằng chính thân xác ấy vì muốn dạy ta biết dùng thân xác mình để mang ơn cứu độ cho muôn loài.
Thánh Phaolô, có lẽ qua chính kinh nghiệm bản thân của mình, nhiều lần nhắc đến thể thao: “Anh em không biết sao, trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em hãy chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng. Phàm là tay đua, thì phải kiêng kỵ đủ điều… Vậy tôi đây cũng chạy như thế, chứ không chạy mà không xác tín; tôi đấm như thế, chứ không phải đấm vào không khí” (1Cr 9, 24-27). Hoặc: “…vì tôi đã không chạy uổng công và đã không lao nhọc vô ích” (Pl 2,16). Hay: “Hãy kiên trì chạy trong cuộc đua giành cho ta” (Dt 12,1).
3.2.4. Tuy đã nhận được gương sống của chính Đức Giêsu và lời dạy bảo của thánh Phaolô, nhưng tại sao người tín hữu Công giáo vẫn quay lưng với TDTT? Câu trả lời phải tìm lại trong lịch sử của chính TDTT cũng như lịch sử hình thành Kitô học.
Người Công giáo ngại ngùng với thể thao, xa lánh sân vận động vì trong suốt 3 thế kỷ đầu cho đến năm 313, (khi hoàng đế Constantinus ra sắc chỉ Milan nhìn nhận Công giáo là tôn giáo hợp pháp trên toàn đế quốc Rôma), thể thao không còn mang tính tranh tài trong sáng của Olympic Hy Lạp, nhưng trở thành nỗi ô nhục và kinh hoàng cho tín hữu Công giáo. Sân vận động là nơi hành hình tín hữu, các thanh niên trở thành những tên nô lệ phải giác đấu cho đến chết, các phụ nữ và trẻ em thành miếng mồi ngon cho thú dữ cắn xé để mua vui cho quần chúng trên khán đài.
Lịch sử hình thành Kitô học còn giúp ta hiểu tại sao cho đến thế kỷ 20, Công giáo vẫn bị ảnh hưởng nặng nề của thuyết Nhị Nguyên vì trong 5 thế kỷ đầu tiên, các nhà thần học đề cao thần tính của Chúa Giêsu và cho nhân tính của Người nhỏ bé như giọt mật tan trong đại dương bao la của thần tính. Sau những tranh cãi gay gắt của các trường phái về sự phối hợp giữa hai bản tính nơi Đức Giêsu và với định tín của Công đồng Calcêđônia năm 451, thần học Công giáo không dám nói về Đức Giêsu cho đến giữa thế kỷ 20, ngoại trừ một ít phát biểu của vài vị thánh nổi tiếng như Augustinô, Tôma Aquinô. Theo các nhà thần học này chỉ có Đức Giêsu nhận lấy bản tính nhân loại tốt lành trước khi nguyên tổ Ađam phạm tội, còn mọi người đều mang bản tính đã bị hư hỏng vì tội nguyên tổ, nên thân xác là nguồn gốc mọi tai hoạ và hư hỏng của con người. Công đồng Vaticanô II và Sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo (SGLHTCG) đã giải thích cho chúng ta hiểu Đức Giêsu mang lấy bản tính con người sau khi Ađam phạm tội (x. Dt 4,15; CĐ. Vat. II, Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, số 22; SGLHTCG, số 461-483), để mời gọi ta quý trọng thân xác của mình.
3.2.5. Hơn nữa, người Công giáo chỉ có thể làm chứng cho Tin Mừng về Ngôi Lời Nhập Thể, làm chứng cho Chúa là nguồn chân thiện mỹ nếu chúng ta dám thay đổi cách sống, từ bao nhiêu thế kỷ nay đã bị ảnh hưởng bởi thuyết Nhị Nguyên và phái Khắc Kỷ để coi thân xác là thù địch của linh hồn thay vì coi thân xác là phương tiện mang lại ơn cứu độ. Cho đến đầu thế kỷ XX nhiều dòng tu vẫn có những luật lệ hết sức nghiêm khắc về cách ăn uống, hãm mình, đánh tội để kiềm chế những dục vọng. Với một thân xác yếu nhược tàn tạ, nhiều tu sĩ cũng không đủ điều kiện để phát huy những tài năng tinh thần. Nói như thế không phải chúng tôi cổ vũ cho một đời sống phóng túng, không cần đến việc hy sinh, hãm mình. Quả thực, việc ăn chay hãm mình thật sự vẫn có giá trị trong đời tu để giúp ta gắn bó mật thiết với Đức Kitô như vị Hôn Phu nhưng không phải theo hướng thù địch với thân xác.
Người ngoài Công giáo làm sao có thể nhận ra Thiên Chúa là nguồn mọi sự tốt đẹp qua những thân xác yếu đuối, khuôn mặt xanh xao, cơ thể đầy bệnh tật dù đang ở tuổi thanh niên hay trưởng thành? Đời sống tu sĩ với chương trình sống điều độ, nếu được đào luyện TDTT, chắc chắn sẽ giúp cho người linh mục, tu sĩ nam nữ có sức khoẻ dẻo dai để học hành làm việc, phục vụ tha nhân, có thân thể cân đối, ngay cả xinh đẹp, để có sức thu hút người khác đến với Đức Kitô. Nhất là đối với con người có khuynh hướng duy thực, duy nghiệm hiện nay thì thân xác tươi trẻ khoẻ mạnh chính là hình ảnh sống động của Tin Mừng. Cách ngôn Việt Nam ta có câu: “Xem mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì lòng mới ngon” kia mà!
Hơn nữa nếu các xứ đạo, tu viện biết lợi dụng những khoảng đất trống cho TDTT để quy tụ thanh thiếu niên ham thích vận động cũng như những người già lão mong muốn tập những bài thể dục dưỡng sinh, thì những nơi ấy chính là điểm gặp gỡ và giới thiệu Đức Kitô cho người khác một cách sống động và hiệu quả, có thể còn hiệu quả hơn cả những buổi cầu nguyện hình thức, những bài giáo lý khô khan hoặc trình diễn thánh ca một đôi lần trong năm. Những cuộc thi đấu TDTT tại các xứ đạo hoặc dòng tu sẽ trở thành những dịp rao giảng Tin Mừng về mầu nhiệm Nhập Thể và nhập thế của Ngôi Lời một cách rõ ràng và hiệu quả cho người ngoài Công giáo.
Chúng ta hãy tưởng tượng qua việc đào tạo bài bản, qua việc tập luyện thường xuyên về TDTT, những linh mục, tu sĩ vừa trở thành huấn luyện viên cho các bộ môn trong xứ đạo hay cộng đồng xã hội, vừa có thể trở thành những vận động viên tham gia vào hoạt động TDTT của địa phương. Điều này sẽ giúp cho dân chúng hiểu rõ hơn về việc hội nhập của Tin Mừng vào đời sống văn hóa xã hội. Hơn nữa với tinh thần tập luyện của người tín hữu cũng như với ơn Chúa, chúng ta có thể chiếm được những giải thưởng cao quý như vô địch toàn thành, vô địch quốc gia. Lúc ấy ảnh hưởng của những vận động viên Công giáo hay của dòng tu sẽ là lời mời gọi người khác, nhất là các thanh thiếu niên, đến với Đức Kitô hay đến với đời sống tu trì.
Chúng ta có thể tóm lại những điểm muốn lưu ý về TDTT trong lĩnh vực loan báo Tin Mừng bằng lời mời gọi của Giáo Hội được công bố ngày 2-2-2011, trong bản Đề cương của Thượng Hội đồng Giám mục - Đại hội Thường kỳ lần thứ XIII sẽ họp năm 2012 tại Rôma, với chủ đề Tân Phúc Âm hoá để truyền bá đức tin Kitô giáo như sau: “Các hoàn cảnh mới trong sứ mạng của Giáo Hội làm chúng ta nhận ra rằng, rốt cuộc, thành ngữ Tân Phúc Âm hoá đòi phải tìm ra những phương thức mới để rao giảng Tin Mừng hầu có thể “là Hội Thánh” trong những tình hình xã hội và văn hoá không ngừng thay đổi hôm nay” (Tài liệu Thượng Hội đồng 2012, số 9). Chúng tôi nghĩ rằng TDTT phải là một trong những phương thức mới cho các tín hữu của Giáo Hội trong việc truyền giáo.
4. LÀM GÌ ĐỂ CỔ VŨ TDTT TRONG CỘNG ĐỒNG TU TRÌ?
- Đưa TDTT vào chương trình đào tạo rõ ràng: Mỗi năm mời các chuyên gia TDTT để huấn luyện cho linh mục, chủng sinh, tu sĩ một số môn thể thao: học cách chơi, luật chơi, tổ chức chơi trong xứ đạo như cầu lông, bóng bàn, bóng ném, bóng đá, cờ vua,... và xem TDTT là phương tiện truyền giáo hữu hiệu cho giới thanh thiếu niên hơn nhiều môn khác như cắm hoa, đánh đàn, tập hát thánh ca vì TDTT phổ biến hơn đối với lương dân và cộng đồng xã hội.
- Đưa TDTT vào chương trình sống hằng ngày, để tạo điều kiện cho mọi người trong cộng đồng, nhất là đối với các người trẻ, mỗi ngày có 45 phút hoặc một giờ chơi thể thao, cộng thêm những phút tập thể dục ban sáng. Trong giờ thể thao mọi người đều được yêu cầu phải chơi, trừ trường hợp đau bệnh. Người yếu, cao tuổi có thể đi bộ. Mùa thi không được bỏ chơi để học bài.
- Tạo điều kiện để chơi: Mua bóng, vợt, lưới, cầu... Nếu cộng đồng có khả năng, có thể làm cả sân chơi, nhà chơi, tổ chức các đội bóng (bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cầu mây…) và khuyến khích thi đấu với các cộng đồng khác.
- Tạo điều kiện để biết chơi, chơi hay, chơi đẹp: nhờ những huấn luyện viên thể thao vào biểu diễn hoặc cùng chơi để huấn luyện cho các chủng sinh, tu sĩ thấy cái hay cái đẹp của những môn thể thao mình muốn tập, giới thiệu những đoạn phim về TDTT (có rất nhiều trên mạng internet).
- Các bề trên dòng tu, các linh mục coi xứ đạo nên tham gia trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động TDTT, khi có dịp, nhằm cổ vũ tinh thần "chơi cho khoẻ để phục vụ Chúa và tha nhân" thay vì có thái độ lãnh đạm, hoặc ngăn cấm.
- Tổ chức các giải thi đấu giữa các tu viện, giáo xứ, giáo phận về những bộ môn thể thao có nhiều quần chúng tham gia như: bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, cầu mây… để tạo điều kiện gặp gỡ, giao lưu giữa các cộng đồng trong và ngoài Công giáo. Các giải này có phần thưởng, có sự tham dự của lãnh đạo Giáo Hội.
- Tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo về các đề tài liên quan đến TDTT trong lĩnh vực đào tạo nền nhân bản toàn diện, lĩnh vực truyền giáo, lĩnh vực tu đức, trong việc thể hiện 3 Lời Khấn, trong mầu nhiệm Nhập Thể và nhập thế của Ngôi Lời Thiên Chúa… để gây ý thức cho cộng đồng.
Kết luận
Đề tài TDTT với đời tu không phải là một đề tài xa lạ hay mới mẻ gì. Chúng tôi chỉ xin tổng hợp lại những điều các bạn đã biết từ xưa nhưng lại chưa có dịp thể hiện trong đời sống hay chưa dám nói với bề trên của mình.
Niềm mơ ước của người viết là mỗi linh mục, mỗi tu sĩ qua TDTT sẽ trở thành hình ảnh sống động của Chúa Kitô, thu hút người khác đến với Chúa Cha bằng chính con người khoẻ mạnh, tốt đẹp, cởi mở, quảng đại, đầy quyền năng như Đức Giêsu.
Các anh em linh mục nào cần chơi bóng bàn, có thể đến địa chỉ 1b Tôn Thất Tùng, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM, vào các buổi chiều ngày thường, từ 16g đến 18g30. Chúng tôi hiện có 4 bàn bóng tốt để phục vụ anh em. Chúng tôi muốn noi gương Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, dù khi làm giám mục hay hồng y, vẫn tích cực chơi thể thao và tổ chức chơi cho anh em linh mục tu sĩ.
Chúc các bạn an lành và tràn đầy ơn Chúa.
(ngày 30-8-2011)
Chú thích hình:<i> Các hình ảnh minh hoạ trong bài là các hoạ phẩm của Lm. Armand A. Tangi, SSP, người Philippine, có chung một chủ đề: Emmanuel, vẽ trong các năm 1998-2006.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bữa Ăn No
Lê Trị
22:09 02/09/2011
BỮA ĂN NO
Ảnh của Lê Trị
Cũ người,…. mới ta !!!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Lê Trị
Cũ người,…. mới ta !!!
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền