Ngày 03-09-2014
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phong trào Giáo Xứ Kỳ Diệu
Vũ Văn An
00:14 03/09/2014
Phong Trào Giáo Xứ Kỳ Diệu (The Amazing Parish) là công trình của một nhóm người Công Giáo dấn thân từ khắp Nước Mỹ muốn giúp các giáo xứ trở thành kỳ diệu bằng cách nối kết họ với những nguồn tài nguyên phong phú.

Đối với họ, giáo xứ có lẽ là tổ chức quan trọg nhất trong xã hội, là nơi phần lớn người ta tìm biết Chúa Kitô và Giáo Hội Người. Đó là lý do tại sao giáo xứ phải cố gắng trở nên kỳ diệu. Và họ đã lập ra một trang mạng, www.amazingparish.org, để giúp các vị mục tử và các nhóm của họ tìm kiến thức và các nguồn tài liệu cần thiết để làm cho các giáo xứ của họ trở nên mỗi ngày một tốt đẹp hơn bằng cách áp dụng Bẩy Đặc Điểm Của Một Giáo Xứ Kỳ Diệu, là: dựa vào cầu nguyện, một nhóm lãnh đạo thực sự, có viễn kiến rõ ràng, cảm nghiệm Chúa Nhật, đào tạo hấp dẫn, nhóm môn đệ nhỏ, nhiệt thành truyền giáo. Ngoài ra, nhóm thường xuyên tổ chức các hội nghị và cung cấp cố vấn theo yêu cầu.

Hội Nghị Denver

Theo tin CNA/EWTN News, từ ngày 27 tới ngày 28 tháng Tám vừa qua, Phong Trào Giáo Xứ Kỳ Diệu đã tổ chức một hội nghị tại Denver, tiểu bang Colorado, có 500 nhà lãnh đạo Công Giáo và các mục tử của họ từ khắp Hoa Kỳ, và cả Gia Nã Đại nữa, tham dự, nhằm động não và trao đổi ý tưởng về việc cải thiện sinh hoạt giáo xứ. Đây là hội nghị đầu tiên thuộc loại này, và được qũy VINE tài trợ.

Hội nghị trên diễn ra tại Hyatt Regency Denver Tech Center, gồm những bài nói chuyện của các diễn giả Công Giáo cũng như các buổi thực tập (workshop) về các đề tài như các nhóm lãnh đạo giáo xứ, các chương trình đào tạo và phúc âm hóa.

Đối với một phong trào mới được phát động, đáp ứng nói chung rất tích cực và ý muốn tham gia hội nghị rất nồng nhiệt.

Matt Manion, chủ tịch Viện Lãnh Đạo Công Giáo và là một trong các diễn giả tại hội nghị, nói đùa “Có sai không khi nói rằng quả là kỳ diệu?”

Ông nói với CNA, “nhưng đây quả là một trải nghiệm tuyệt vời về Giáo Hội, về cầu nguyện, và về những con người cởi mở đối với các ý tưởng mới mẻ và những cách thế mới mẻ để phụng sự Thiên Chúa qua giáo xứ”.

Giống Manion, nhiều diễn giả là người Công Giáo đang phục vụ trong các vai trò lãnh đạo tại các công ty lớn, nay họ thích ứng các kỹ năng lãnh đạo công ty vào lãnh vực lãnh đạo giáo xứ trên bình diện thực hành.

Chris Stefanick, một nhân viên cơ hữu của Giáo Xứ Kỳ Diệu, nhận định rằng “Giáo Hội có lẽ lớn hơn bất cứ công ty nào mà các chuyên viên này đang làm việc với, nên chúng tôi phải có chiến lược… Chúng tôi phải có các thể thức thực hành tốt nhất và các kỹ năng xây dựng nhóm tốt và do đó, theo tôi, những gì được trình bày với chúng ta ở đây quả là độc đáo và được tiếp nhận nồng nhiệt”.

Stefanick cũng là một nhà truyền giảng Tin Mừng trên mạng truyền thông xã hội, địa chỉ www.reallifecatholic.com, và anh nhận giúp điều khiển chương trình cho hội nghị. Năm trăm chỗ dự tính cho hội nghị đã được giữ, trước khi được chính thức quảng cáo.

Anh cho biết “Cả việc đó lẫn việc nó được tiếp nhận ra sao đủ để xác nhận hội nghị này đáp ứng nhu cầu lớn lao trong Giáo Hội hiện nay”.

Các tham dự viên hội nghị đại diện cho nhiều trải nghiệm giáo xứ khác nhau, từ nông thôn, các khu vực thưa dân tới các giáo xứ cả hàng nghìn gia đình và một số nhà thờ chen chúc nhau trong một dặm vuông.

Cha Cory Sticha tới từ Giáo Xứ Đức Mẹ ở Malta, Montana, với giám đốc tôn giáo học của giáo xứ ngài và là thành viên của hội đồng mục vụ giáo xứ. Ngài chăm nom một khu vực rộng gấp 3 lần Rhode Island nhưng chỉ có 200 gia đình ghi danh nơi giáo xứ mà thôi.

Theo ngài, điểm hay nhất của phong trào Giáo Xứ Kỳ Diệu là các nguồn tài liệu của nó.

Mọi người dự hội nghị đều được phát một bìa rời (binder) trong đó có các câu hỏi hướng dẫn và các tờ để lên kế hoạch cho từng phần của bẩy phần căn bản cần thiết cho việc tạo ra một giáo xứ kỳ diệu. Có một số buổi nói chuyện về đào tạo và nhiều nguồn tài liệu miễn phí trên trang mạng. Các tham dự viên hội nghị cũng nhận được một DVD miễn phí gồm các bài nói chuyện về đào tạo mà thông thường gía là 100 dollars.

Cha Sticha cho CNA hay: “đối với chúng tôi trong một giáo xứ nhỏ, có được nhiều nguồn tài liệu như thế này mà giá cả lại rẻ, miễn phí hay giá hạ, là một việc rất đáng kể. Các giáo xứ lớn với 7,000 gia đình thì đâu họ có nghĩ đến việc này, đâu có gì quan trọng đối với họ. Với chúng tôi, nó rất quan trọng”.

Đối với Giáo Xứ Thánh Clements ở Chicago, các thách thức trên bình diện giáo xứ có vẻ khác đôi chút. Với khoảng 4,000 giáo dân có ghi danh, giáo xứ thuộc khu vực Công Viên Lincoln này thấy nhiều người trẻ chạy tới chạy lui nhiều giáo xứ khác nhau trong khu vưc.

Cha xứ Ken Simpson nhận định “người ta tung tăng khắp vùng, không hẳn ở lại giáo xứ của chúng tôi, nên, theo một nghĩa nào đó, chúng tôi thực sự không biết ai vào ai cả”. Nhưng về một phương diện khác, giáo xứ rất cởi mở đối với các ý tưởng mới mẻ. Ngài nói: “chúng tôi là nơi khá cởi mở đối với việc thay đổi. Không phải như ‘sao cha không làm điều này?’ nhưng là ‘bao giờ cha sẽ thực hiện nó?’. Đây quả là một lợi điểm”.

Trong hội nghị, các đại diện giáo xứ được khuyến khích tập chú vào các điều nào làm cho giáo xứ của họ trở nên độc đáo và họ nên làm thế nào đối với các đặc điểm này.

Tim Weiske, một giáo dân của xứ Thánh Clements, cho biết một mục tiêu đáng tập chú đối với giáo xứ của anh là đào tạo khối giáo dân trẻ rất đông trong giáo xứ. Anh nói: “Tôi coi nhiệm vụ của chúng tôi là chuẩn bị những người trẻ này cho giáo xứ kế tiếp mà họ sẽ trở thành thành viên”.

Cha Simpson cũng nói rằng hội nghị làm nổi bật các dị biệt về vùng trong sinh hoạt giáo xứ và đem lại cơ hội để hợp tác. Cha nhận xét: “Phía tây sông Mississippi, ta thấy có một loạt tài nguyên và trải nghiệm khác. Điều rất đáng lưu ý đối với tôi là làm thế nào Đông và Tây đã phát triển một cách khác nhau, và điều hay là chúng ta ở đây để cùng nhau giải thích việc này”

Đối với Stefanick, hy vọng lớn nhất của anh nơi các giáo xứ tham dự là họ ra về với một viễn kiến rõ ràng và một thực hành nào đó cho giáo xứ của họ. Anh cho hay: “cung cách ta thực hành thừa tác vụ giáo xứ hiện nay quấn xoắn vào nhau, sa lầy với đủ gánh nặng đến nỗi thậm chí ta không còn biết ta sẽ ra sao nữa. Và nó trở nên phức tạp với ta đến nỗi đã đốt hết nhuệ khí của cả người lẫn thừa tác vụ. Nên ta cần biến mọi điều ta làm thành đơn giản hơn, để ta có thể tập chú và làm tốt một số việc ta có thể làm được với bản chất hữu hạn của mình”.

Vì sự đáp ứng lớn lao lần này, nên theo Stefanick, hội nghị kế tiếp sẽ được chia thành nhiều hội nghị vùng nhỏ hơn.

Biến những kẻ không tin (nones) thành tín hữu

Nissa LaPoint, khi đưa tin về hội nghị, cho rằng theo các nhà tổ chức, điều đang thiếu không hẳn là bí tích mà là một giáo xứ có những trái tim bừng lửa cho Chúa Kitô, khiến những người Công Giáo xa bầy trở về với Giáo Hội.

Lencioni, tác giả và là một cố vấn về lãnh đạo, nói với các cử toạ ngồi chật thính phòng rằng “Vâng, Thánh Thể đủ rồi, nhưng quá nhiều người cần nhiều hơn nữa để hiểu điều đó. Những người ở ngoài kia vốn là cựu Công Giáo hay Công Giáo chạy đường khác, họ đang thèm khát điều qúy vị đang có. Chúng ta biết phần quan trọng nhất. Hội nghị này nói về những điều khác kia”.

Những người sáng lập ra phong trào này gọi nó là một phong trào do Chúa Thánh Thần linh hứng, ra đời vào đúng ngày Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng năm 2013. Đồng sáng lập viên John Martin thuộc Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức ở Denver nói với tờ Denver Catholic Register rằng họ muốn các tham dự viên có được “một lòng nhiệt thành để đem giáo xứ của họ lên một bình diện trong đó các giáo dân trở thành các môn đệ tích cực của Chúa Kitô”.

Trái tim bừng lửa

Lòng nhiệt thành bản thân trên cần thiết để biến đổi. Đây là nhận định của Đức Cha Andrew Cozzens thuộc TGP St. Paul và Minneapolis, khi nói với cử tọa về việc phúc âm hóa.

Ngài nói: “nếu ta không có lửa trong ta thì bởi vì ta đang sống một kiếp sống hâm hấp và phiến diện”. Ngài thúc giục các mục tử và nhân viên giáo xứ rằng động cơ tốt nhất để chia sẻ sứ điệp Tin Mừng phát xuất từ bên trong, từ việc chiêm ngắm Chúa Kitô trong yêu thương. Ngọn lửa bắt đầu bùng lên khi tôi dành thì giờ cho người tôi yêu và khi ngọn lửa kia cháy to lên thì Chúa Thánh Thần sẽ sử dụng tôi”.

Các giáo xứ được yêu cầu động não các ý tưởng để đem điều đó vào hành động. Ngài nói thêm rằng lòng nhiệt thành đích thực bắt đầu lúc hào hứng tự nhiên chấm dứt. Ngài bảo: “khi anh chị em tới tận cùng sự hào hứng tự nhiên, gặp thất bại và yếu đuối thiêng liêng và không thể đi thêm, thì anh chị em hãy mời Chúa đến, lúc đó, sự biến đổi thực sự sẽ xẩy ra và lòng nhiệt thành đích thực sẽ bắt đầu”.

Từ người tiêu thụ tới môn đệ

Các buổi nói chuyện tại hội nghị được xây dựng quanh ý tưởng cho rằng giáo xứ là nơi phần đông người ta đạt tới chỗ biết Chúa Kitô.

Theo Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, con số người Mỹ để lỡ cơ hội trên càng ngày càng đông đảo đến báo động. “Nones” hay những người không có một căn tính tôn giáo nào đang lên tới 19 phần trăm, hay 1/5, dân số.

Cha Michael White, mục tử giáo xứ Nativity ở Timonium, Maryland, và phụ tá Tom Corcoran, chia sẻ cách họ thay đổi tập chú vào những người không có tôn giáo này.

Thay vì tạo thêm chương trình hay thừa tác vụ, giáo xứ đặt ưu tiên vào việc cảm nghiệm ngày Chúa Nhật và động viên sự giúp đỡ của các giáo dân đi nhà thờ thường xuyên. Các giáo dân này không còn được tiếp cận như khách hàng nữa. Cha White cho hay: “Trước đây, chúng tôi không hướng dẫn người ta và không làm người ta thành môn đệ, nhưng tạo ra các người tiêu thụ tôn giáo trong giáo xứ của mình. Nên phàn lớn những việc ấy là mất thì giờ”.

Vị mục tử này và người phụ tá đã cùng làm tác giả các cuốn “Rebuilt” (Tái Thiết) và “Tools for Rebuilding” (Dụng Cụ Tái Thiết) nói về các bài học chính mình đã học được.

Họ yêu cầu các người tham dự động não để tìm ra các cách thế vươn tới người không tin bằng cách xét lại nền âm nhạc phụng vụ của mình, sứ điệp trình bày trong các bài giảng lễ và làm cách nào các mục tử ảnh hưởng tới trải nghiệm Chúa Nhật.

Cathy Gold, một giáo dân tại Giáo Xứ Thánh Patrick có 5,000 gia đình ở Yorktown Heights, N.Y. cho hay: “tôi muốn thấy người giáo dân trung bình thức tỉnh. Mọi người nên hồi hộp chờ đợi”.

Sau cuộc thảo luận, Cha Jarek Pochocki, C.M.I., cha xứ các nhà thờ Tử Đạo và Thánh Patrick ở Hamilton, Ontario, nói rằng ngài và giáo dân của ngài sẵn sàng làm việc để tiến tới một cộng đoàn nhỏ và đa dạng. Ngài nói: “các chủ đề xem ra hiển nhiên nhưng hội nghị này quả thực đã tăng cường cái hiểu của chúng tôi về vấn đề này”.

Trong hội nghị này, Đức TGM Samuel Aquila của TGP Denver đã cử hành Thánh Lễ. Nhân dịp này, ngài đề cập tới sự biến đổi của Thánh Augustinô mà lễ kính nhắm đúng ngày 28 tháng Tám. Sự biến đổi này khởi đi từ việc ngài đọc Thư Rôma 13:13-14: từ bỏ việc làm của xác thịt và mặc lấy Chúa Kitô.

Đức TGM Aquila cho rằng căn tính ta phải là con trai con gái qúy yêu của Chúa Cha mà đích đến là sống hiệp thông đời đời với Người.

Ngài nhắc tới đóng góp của Jeff Cavins, một trong các diễn giả tại hội nghị. Anh mô tả nguy cơ có những người Công Giáo rút gọn đức tin của mình vào việc “nghiên cứu đức tin”, chuyên đi tìm những cuốn sách mới nhất nói về Thiên Chúa mà không tìm cách duy trì mối liên hệ sâu xa hơn với Chúa Kitô.

Mối liên hệ ấy đòi ta phải ra khơi sâu và thả lưới thật sâu “để bắt cá”. Ta phải vượt lên trên việc chỉ biết tiếp nhận đào luyện mà quên xin Chúa Thánh Thần giúp ta đem người khác tới gặp gỡ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.

Dù sao, đức tin của ta cũng không phải về các chương trình, mà là về yêu thương, nhận biết và theo chân Chúa Kitô và Giáo Hội. Tóm lại, đức tin của ta là về việc trở thành môn đệ, thành tín hữu dấn thân đi tìm Chúa Giêsu ở bất cứ nơi nào Người đặt ta vào và mời gọi người khác đến để nhận biết Chúa Kitô và Giáo Hội.

Chỉ có thế, theo Đức TGM Aquila, “Phía Bắc Colorado sẽ đầy những giáo xứ kỳ diệu”. Ngài khuyên mọi người học hỏi nhiều hơn nơi sáng kiến Giáo Xứ Kỳ Diệu. Như một giáo sĩ trong TGP nói với ngài: “Đây là một trong những hội nghị thực tiễn nhất, đầy đức tin nhất mà con trải nghiệm được, và nó cung cấp nhiều thông tri giúp giáo xứ chúng con trở nên năng động hơn trong việc thực thi sứ mệnh của Giáo Hội”.
 
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lên án bọn khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu thêm một ký giả Hoa Kỳ nữa là anh Steven Sotloff.
Đặng Tự Do
05:03 03/09/2014
Trong diễn biến bi đát mới nhất bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã chặt đầu thêm một ký giả Hoa Kỳ nữa là anh Steven Sotloff.

Anh Steven Sotloff sinh ngày 11 tháng 5 năm 1983 và có lẽ bị chặt đầu vào ngày 2 tháng 9.

Trước diễn biến này, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Ban Ki-moon nói rằng thế giới cảm thấy bị "xúc phạm" trước tội ác dã man này.

"Chúng tôi cảm thấy bị xúc phạm trước những báo cáo từ Iraq về những vụ giết người tàn bạo nhắm vào dân thường của bọn khủng bố Hồi Giáo IS bao gồm cả báo cáo về vụ chặt đầu dã man một nhà báo khác.

Tôi cực lực lên án tất cả những tội ác hèn hạ như vậy và tôi không chấp nhận việc cộng đồng nhân loại lại có thể bị đe dọa chỉ vì niềm tin hay vì chủng tộc của họ”
 
Giáo Hội là mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống trong Chúa Kitô và dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời Chúa và các Bí Tích
Linh Tiến Khải
10:05 03/09/2014
Giáo Hội là mẹ sinh chúng ta vào cuộc sống trong Chúa Kitô và dưỡng nuôi chúng ta bằng Lời Chúa và các Bí Tích. Giáo Hội không phải là các linh mục hay các giám mục, mà là tất cả chúng ta. Chúng ta tất cả là con cái Giáo Hội nhưng chúng ta tất cả cũng là mẹ của các kitô hữu khác. Biết bao nhiêu lần trong cuộc sống chúng ta đã không làm chứng tá cho chức làm mẹ này của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hơn 50.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 3-9-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý chức làm mẹ của Giáo Hội. Ngài nói: chúng ta không tự mình trở thành tín hữu kitô với sức riêng của mình, một cách độc lập, cũng không trở thành kitô hữu trong phòng thí nghiệm, nhưng được sinh ra và làm cho lớn lên trong đức tin bên trong thân mình vĩ đại là Giáo Hội, mẹ chúng ta, một bà mẹ trao ban cho chúng ta sự sống trong Chúa Kitô và làm cho chúng ta sống với tất cả các anh chị em khác trong sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần.

Trong chức làm mẹ của mình Giáo Hội có Đức Trinh Nữ Maria là mẫu gương xinh đẹp và cao cả nhất. Đó là điều các cộng đoàn kitô tiên khởi đã đưa ra ánh sáng, và Công Đồng Chung Vaticăng II đã trình bầy một cách đáng ca ngợi (LG 63-64). Chức làm mẹ của Đức Maria chắc chắn là duy nhất, riêng biệt và được thành toàn, khi thời gian tới hồi viên mãn, lúc Đức Trinh Nữ cho chào đời Con Thiên Chúa, được thụ thai bởi phép Đức Chúa Thánh Thần. Giáo Hội tiếp nối và kéo dài chức làm mẹ ấy của Đức Maria trong dòng lịch sử. Trong sự phong phú của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tiếp tục sinh ra các người con mới trong Chúa Kitô, luôn luôn lắng nghe Lời Chúa và ngoan ngoãn với chương trình tình yêu của Người. Thật thế, biến cố Chúa Giêsu sinh ra trong lòng Đức Maria báo trước việc sinh ra của mỗi kitô hữu trong lòng Giáo Hội, từ lúc Chúa Kitô là trưởng tử của đoàn em đông đúc (Rm 8,29), và Chúa Giêsu Người Anh thứ nhất của chúng ta đã sinh ra từ Đức Maria, là mẫu gương, và tất cả chúng ta được sinh ra trong Giáo Hội. Khi đó chúng ta hiểu tương quan kết hiệp Đức Maria và Giáo Hội sâu đậm chừng nào. Khi nhìn Giáo Hội, chúng ta nhận ra các đường nét siêu việt của Đức Maria. Chúng ta không mồ côi, chúng ta có một người mẹ, Giáo Hội là mẹ chúng ta, Đức Maria là Mẹ chúng ta.

Giáo Hội là mẹ chúng ta, bởi vì đã sinh ra chúng ta trong bí tích Rửa Tội. Mỗi lần chúng ta rửa tội cho một em bé, nó trở thành con của Giáo Hội và vào trong Giáo Hội. Và từ ngày đó như là bà mẹ sốt sắng, Giáo Hội làm cho chúng ta lớn lên trong đức tin và với sức mạnh Lời Chúa chỉ cho chúng ta con đường cứu rỗi, bảo vệ chúng ta khỏi sự dữ. Giáo Hội đã nhận được từ Chúa Giêsu kho tàng qúy báu của Tin Mừng không phải để giữ nó cho mình, nhưng để quảng đại trao ban nó cho người khác, như một bà mẹ làm. Trong việc phục vụ rao truyền Tin Mừng này tỏ hiện một cách đặc biệt chức làm mẹ của Giáo Hội, như một bà mẹ dấn thân cống hiến cho con cái mình của ăn tinh thần dưỡng nuôi và làm cho cuộc sống kitô sinh hoa trái. Vì thế chúng ta tất cả được mời gọi tiếp nhận với tâm trí rộng mở Lời Chúa, mà hàng ngày Giáo Hội phân phát cho chúng ta, bởi vì Lời này có khả năng biến đổi chúng ta từ bên trong. Chỉ có Lời Chúa có khả năng thay đổi chúng ta từ bên trong, từ các gốc rễ sâu thẳm nhất của chúng ta. Và ai là người ban Lời Chúa cho chúng ta? Mẹ Giáo Hội. Với lời đó Giáo Hội cho chúng ta bú, với lời đó Giáo Hội dưỡng nuôi toàn cuộc sống chúng ta. Đây thật là điều cao cả! Chính Mẹ Giáo Hội thay đổi chúng ta từ bên trong với Lời Chúa. Lời Chúa, mà Giáo Hội ban cho chúng ta, biến đổi chúng ta khiến cho nhân bản tính của chúng ta không đập nhịp theo tính trần gian của xác thịt, nhưng theo Thần Khí.

Trong sự lo lắng hiền mẫu của mình Giáo Hội cố gắng chỉ cho tín hữu con đường phải theo để sống một cuộc đời phong phú niềm vui và hòa bình.

Được soi lối bởi ánh sáng Tin Mừng và trợ giúp bởi ơn thánh của các Bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể hướng các lựa chọn của chúng ta tới sự thiện và trải qua các lúc tối tăm và các con đường ngoằn nghèo trong cuộc sống với lòng can đảm và niềm hy vọng. Con đường cứu rỗi, qua đó Giáo Hội hướng dẫn chúng ta và đồng hành cùng chúng ta với sức mạnh của Tin Mừng và sự trợ lực của các Bí Tích, cho chúng ta khả năng bảo vệ mình khỏi sự dữ.

Giáo Hội có lòng can đảm của một bà mẹ và biết phải bênh vực con cái mình khỏi các hiểm nguy phát xuất từ sự hiện diện của Satan trong thế giới như thế nào, để đem chúng ta tới gặp gỡ Chúa Giêsu. Một bà mẹ luôn luôn bênh vực con cái mình. Sự bênh vực ấy cũng tỏ lộ ra trong việc khích lệ tỉnh thức: tỉnh thức chống lại sự lừa dối và cám dỗ của kẻ dữ. Bởi vì nếu Thiên Chúa đã chiến thắng Satan, thì nó cũng luôn trở lại với các cám dỗ của nó - chúng ta biết điều đó - tất cả chúng ta đều đã bị cám dỗ và đang bị cám dỗ, ”như sư tử rảo quanh tìm mồi để cắn xé” (1 Pr 5,8). Và chính chúng ta phải đừng khờ khạo, Satan đến ”như sư tử gầm gừ”. Tông Đồ Phêrô nói như thế. Chúng ta không được khờ khạo, nhưng phải tỉnh thức và vững vàng kháng cự trong đức tin. Kháng cự với các lời khuyên của mẹ, kháng cự với sự trợ giúp của mẹ Giáo Hội, như một bà mẹ tốt lành luôn luôn đồng hành với các con cái mình trong những lúc khó khăn.

Các bạn thân mến, đó là Giáo Hội, đó là Giáo Hội mà chúng ta yêu mến, đó là Giáo Hội mà tôi yêu mến: một bà mẹ lưu tâm tới hạnh phúc của con cái mình và có khả năng trao ban sự sống cho con cái mình. Tuy nhiên, chúng ta không được quên rằng Giáo Hội không phải là các linh mục hay các giám mục, không, Giáo Hội là chúng ta tất cả! Giáo Hội là tất cả chúng ta! Có đồng ý không? Và chúng ta là con nhưng cũng là mẹ của các kitô hữu khác, chúng ta tất cả. Tất cả mọi người đã được rửa tội, nam giới nữ giới, chúng ta cùng là Giáo Hội. Biết bao lần trong cuộc sống chúng ta không làm chứng cho chức làm mẹ của Giáo Hội, cho lòng can đảm hiền mẫu của Giáo Hội? Biết bao lần chúng ta hèn nhát, phải không? Không, không được như vậy!

Chúng ta hãy phó thác cho Mẹ Maria, bởi vì như là mẹ của Người Anh Cả, của Trưởng Tử Giêsu, Mẹ dậy chúng ta có cùng tinh thần hiền mẫu của mẹ đối với các anh chị em khác, với khả năng chân thành tiếp nhận, tha thứ, trao ban sức mạnh và thông chuyền sự tin tưởng và niềm hy vọng. Đó là điều mà một bà mẹ làm.

Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu đến từ Pháp, Đức, Senegal, Mozambic, Nam Phi, Anh quốc, Ailen, Malta, Canada, Hoa Kỳ, Sri Lanka, Tây Ban Nha, Mêhicô, Cuba, Costa Rica, Guatemala, Colombia và Argentina. Bồ Đào Nha, Brasil.

Chào các tín hữu nói tiếng Arập, đặc biệt các tín hữu Irak, Đức Thánh Cha nói: Giáo Hội săn sóc con cái mình và bảo vệ các đứa con không được bênh đỡ và bị bách hại. Tôi muốn bảo đảm với các anh chị em bị bách hại sự gần gũi. Anh chị em ở trong tim của Giáo Hội, Giáo Hội đau khổ với anh chị em và hãnh diện vì anh chị em; anh chị em là sức mạnh của Giáo Hội và là chứng tá cụ thể đích thực của sứ điệp cứu độ, tha thứ và tình yêu thương của Giáo Hội. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em và che chở anh chị em!

Đức Thánh Cha cũng hợp tiếng với Đức Giám Mục giáo phận Terni-Narni-Amelia bầy tỏ lo âu về tình trạng nghiêm trọng vì các dự án của hãng Thyssenkrupp. Ngài kêu gọi đừng để cho cái luận lý của lợi nhuận chiến thắng, nhưng là tình liên đới và công bằng; con người và nhân phẩm phải là trung tâm của mọi lãnh vực, kể cả việc làm.

Chào các bạn trẻ, đặc biệt là các trẻ em mới chịu phép Thêm Sức, ngài nhắn nhủ người trẻ sau kỳ hè giờ đây trở lại với sinh hoạt thường ngày biết tiếp tục đối thoại với Chúa và dãi tỏa ánh sáng ra chúng quanh mình.

Ngài mong các anh chị em bệnh nhân tìm được điểm tựa nơi Chúa Giêsu và cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa. Đức Thánh Cha nhắc nhở các cặp vợ chồng mới cưới duy trì sự tiếp cận với Chúa để tình yêu của họ được lâu bền và đích thực.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
 
Top Stories
Hanoi : création d’un club destiné à promouvoir le message d’espérance du cardinal François-Xavier Nguyên Van Thuân
Eglises d'Asie
08:12 03/09/2014
A la fin du mois d’août, une nouvelle association d’inspiration catholique s’est ouverte à Hanoi. Son appellation, « Club François-Xavier Nguyên Van Thuân », est déjà tout un programme. C’est en effet le nom d’un célèbre cardinal dont le procès de béatification est en cours depuis octobre 2010. François-Xavier Nguyên Van Thuân est mort le 16 septembre 2002, à Rome, où il fut exilé après treize ans de détention dans les prisons communistes. Le pape Jean Paul II lui conféra la dignité cardinalice en 2001. Sa vie et son œuvre ont été animées par une espérance sans faille. Chacun des ouvrages écrits par lui, à commencer par Sur le chemin de l’espérance (1), a eu pour thème principal cette vertu cardinale.

C’est ce qu’a expliqué le secrétaire général du club, Joseph Nguyen Tiên Dat, lors de la première activité de la nouvelle association qui a eu lieu dans l’après-midi du 31 août 2014, au couvent des rédemptoristes de Hanoi. Il a souligné que club nouvellement créé avait pour objectif de faire connaître le message d’espérance de l’héroïque cardinal, de prier pour sa béatification, d’animer des sessions d’études sur la doctrine sociale de l’église (2) et, enfin, d’organiser des colloques sur les sujets d’actualité.

De nombreuses personnes étaient venues participer à cette première rencontre du club. Etaient présents l’ensemble des religieux rédemptoristes de Hanoi, des intellectuels connus, et surtout de nombreux étudiants catholiques accompagnés de leurs camarades d’autres religions.

Le thème choisi pour cette première manifestation était intitulé : « Les défis auxquels doivent répondre les jeunes d’aujourd’hui pour devenir humain ». C’est un religieux rédemptoriste qui traita le sujet, le P. Jean Nguyên Ngoc Hai. Il ne suffit pas de naître pour être véritablement humain, a-t-il développé, mais il faut encore devenir un homme véritable, authentique. Il a ensuite mis en relief les défis que doivent relever les jeunes d’aujourd’hui pour accéder à cette humanité intégrale qu’ils recherchent. Ces défis proviennent des conséquences de la révolution scientifique et technique, de l’attirance de l’argent et des bouleversements introduits par les échanges culturels. Il a aussi beaucoup insisté sur le matérialisme propre à notre temps. L’exposé a été suivi d’un débat au cours duquel les opinions, différentes et parfois contradictoires, se sont opposées avec une certaine chaleur.

Cette création du « Club François-Xavier Nguyên Van Thuân » marque en quelque sorte le retour du cardinal sur la scène publique de Hanoi. En 1989, alors qu’il était en voyage à Rome après treize ans de prison, les autorités lui avaient signifié qu’il était indésirable dans son pays. Aujourd’hui encore, le contentieux entre feu le cardinal et les dirigeants politiques existe toujours. On ne connaît pas encore les réactions des autorités à la création d’une association destinée à exalter la mémoire et à prier pour la béatification de l’ancien détenu.

A plusieurs reprises, les représentants du pouvoir ont manifesté leur mauvaise humeur à propos du procès de béatification en cours. En deux récentes occasions notamment : en mars 2012, deux prélats romains chargés de recueillir des témoignages au Vietnam en vue du procès de béatification du cardinal Thuân se sont vus retirer leurs visas par l’ambassade du Vietnam auprès de l’Italie. En juillet 2013, un ancien officier de la Sécurité publique, chargé un temps de la surveillance du cardinal, et témoin important du procès, fut arrêté à l’aéroport alors qu’il se rendait à Rome où il était invité. (eda/jm)

(1) F.-X. Nguyên Van Thuân, Sur le chemin de l’espérance, (trad. Jean Maïs), Fayard, coll. Le Sarment, Paris, 1998.
(2) Alors qu’il présidait le Conseil pontifical ‘Justice et Paix’, le cardinal a été à l’origine de la publication du Compendium de la doctrine sociale de l’Eglise en 1999.
(3) Les informations sur cette rencontre ont été recueillies auprès de VietCatholic News.

(Source: Eglises d'Asie, le 3 septembre 2014)
 
Pope Francis: the Church is our mother, we are not orphans
Vatican Radio
11:39 03/09/2014
Vatican 2014-09-03 -- Tens of thousands gathered on a bright sunny day in St. Peter’s square for the weekly General Audience to hear Pope Francis reflect on the maternal nature of the Church. He called her “a mother” who gives us “life in Christ,” and reminded the faithful she will never leave them “orphaned.”

Pope Francis was continuing his series of reflections on how one does not become Christian autonomously, by oneself. We are created and grow in the faith, he said, in this “great body which is the Church.”

Below, please find the official English summary of the Pope’s remarks:

Dear Brothers and Sisters: In our catecheses, we have often noted that we do not become a Christian on our own, but by being born and nurtured in the faith in the midst of the People of God, that is the Church. She is a true mother who gives us life in Christ and, in the communion of the Holy Spirit, brings us into a common life with our brothers and sisters. The model of motherhood for the Church is the Blessed Virgin Mary, who in the fullness of time conceived through the Holy Spirit and gave birth to the Son of God. Her motherhood continues through the Church, who brings forth sons and daughters through baptism, whom she nourishes through the Word of God. In fact, Jesus gave the Gospel to the Church to bring forth new life by generously proclaiming his word and winning other sons and daughters for God our Father. As a mother, the Church nurtures us throughout life by illuminating our path with the light of the Gospel and by sustaining us with the Sacraments, especially the Eucharist. With this nourishment, we are able to choose the good and be vigilant against evil and deceit, and overcome the difficult moments of life with courage and hope. This is the Church: a mother who has at heart the good of her children. And since we are the Church, we are called to live this same spiritual, maternal attitude towards our brothers and sisters, by welcoming, forgiving and inspiring trust and hope.

I offer an affectionate greeting to all the English-speaking pilgrims and visitors present at today’s Audience, including those from England, Ireland, Malta, Sri Lanka, South Africa, Canada and the United States. May your stay in the Eternal City confirm you in love for our Lord and his Church. May God bless you all!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ kỷ niệm “Bách Chu Niên” ngày Thế Giới Tỵ Nạn và Di Dân của tiểu bang Nam Úc.
Joe Vĩnh SA
08:19 03/09/2014
Thánh Lễ kỷ niệm “Bách Chu Niên” ngày Thế Giới Tỵ Nạn và Di Dân của tiểu bang Nam Úc.

Lúc 02 giờ 30 chiều, Chúa Nhật ngày 31.8.2014. Ủy Ban Đa Văn Hóa và Sắc Tộc, TGP Adelaide, tiểu bang South Australia đã tổ chức Thánh Lễ kỷ niệm Bách Chu Niên, ngày Thế Giới Tỵ Nạn và Di Dân.

Khoảng 02 giờ 00 chiều các cộng đồng sắc tộc và các giáo xứ đã tề tựu về nhà thờ chính toà Saint Francis Xavier ngay trung tâm thành phố Adelaide để tham dự Thánh Lễ kỷ niệm 100 năm, ngày Thế Giới Tỵ Nạn và Di Dân (100th The World Day of Migrants & Refugees)

Thánh Lễ do Đức Cha Philip Wilson Tổng Giám Mục giáo phận Adelaide chủ tế, còn có cựu TGM Leonard Faulkner, và khoảng 20 linh mục Tuyên Úy của các cộng đồng sắc tộc trong TGP Adelaide và 2 thầy phó tế cùng đồng tế .
Phụng vụ trong Thánh Lễ:
-Năm nay Phụng vụ Thánh nhạc chính trong Thánh Lễ do ca đoàn Việt Linh của CĐCG Việt Nam phụ trách.

-Bài đọc I bằng tiếng Anh
-Bài đọc II bằng tiếng Bồ Đào Nha miền East Timor.
-Lời nguyện giáo dân bằng các ngôn ngữ của các sắc dân: Sudanese, Portugee, Philippines, East Timor and Polish.
-Tiến lễ do các em thiếu nhi thuộc các sắc tộc dâng của Lễ.
-Những bài Thánh ca, nhạc Rock thật sôi nổi trong khi rước lễ, do cộng đồng hai sắc dân Congolese và Burundian Phi Châu vừa hát, vừa đánh trống, vừa nhẩy múa, đã làm sôi động và hâm nóng toàn thánh đường

XEM HÌNH

https://plus.google.com/photos/106568110265472303159/albums/6054298390240544337?banner=pwa

Sau thánh lễ Ban Tổ Chức đã mời mọi người sang hội trường của trường trung học Saint Aloysius phía sau nhà thờ chính tòa, để tham dự đại tiệc mừng và chương trình văn nghệ đắc sắc do các cộng đồng sắc tộc trình diễn, qua tiết mục Múa, hát và dancing giúp vui.

Hai Đức Tổng Giám Mục các tu sĩ cũng ngồi tham dự cho đến hết tiết mục cuối cùng.

Trong các tiết mục trình diễn văn nghệ. Ca đoàn Việt Nam của cộng đồng Công Giáo Việt Nam đã trình diễn màn Fashion show, trang phục Áo Dài truyền thống văn hoá Việt Nam với những bộ quốc phục đặc sắc, đặc biệt bộ quốc phục Áo Dài khăn đóng của cô dâu và chú Rể theo đám cưới cổ truyền Việt Nam đã được khán thính vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt.

Tiệc mừng kỷ niệm “Bách Chu Niên” ngày Thế Giới Tỵ Nạn và Di Dân đã chấm dứt lúc 5 giờ chiều cùng ngày.



Jos. Vĩnh SA
 
Qúy cha giáo hạt Chính Tòa tặng quà cho học sinh nghèo
BTT Giáo phận Thanh Hóa
09:54 03/09/2014
Qúy cha giáo hạt Chính Tòa tặng quà cho học sinh nghèo

02.9.2014, tại giáo xứ Hải Lập đã diễn ra ngày tĩnh tâm tháng của quý cha trong giáo hạt Chính Tòa. Nhân dịp này, quý cha cũng tặng quà khuyến học cho 14 em học sinh nghèo học giỏi trong giáo hạt.

Xem Hình

Trong buổi họp mục vụ giáo hạt của kỳ tĩnh tâm tháng 8 diễn ra tại Tòa giám mục, quý cha trong giáo hạt Chính tòa đã bàn đến việc khuyến khích các em ở độ tuổi đến trường học văn hóa tại các giáo xứ trong giáo hạt nhân dịp đầu năm học. Quý cha thống nhất trích quỹ của các linh mục trong giáo hạt để tặng các em học sinh nghèo. Vì quỹ của quý cha trong giáo hạt eo hẹp nên mỗi giáo xứ chọn một em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến gặp gỡ và nhận quà của quý cha trong kỳ tĩnh tâm tháng 9.

Hiện giáo hạt Chính tòa có 10 giáo xứ với 21.716 giáo dân và 22 linh mục bao gồm quý cha đang làm mục vụ tại các giáo xứ trong giáo hạt, Tòa giám mục và quý cha của Tiểu Chủng Viện Lê Bảo Tịnh. Cha Phaolô Phạm Văn Điền, chính xứ Phúc Lãng làm hạt trưởng.

Mặc dù là giáo hạt nằm ở địa bàn trung tâm tỉnh Thanh hóa với 2 đô thị lớn: thành phố Thanh hóa và thị xã Sầm Sơn nhưng các giáo xứ và bà con trong giáo hạt vẫn chủ yếu sống ở thôn quê và làm nghề nông cho nên tình trạng đói nghèo và không có điều kiện cho con cái học tập vẫn là một thách đố lớn đối với xã hội và đặc biệt đối với các mục tử đang coi sóc nơi đây.

Thậm chí ngay tại giáo xứ Chính tòa, nằm trong địa bàn của thành phố Thanh hóa, nhưng bà con giáo dân rất nghèo. Giáo họ An Lộc của Chính Tòa, 812 giáo dân, sống chủ yếu bằng nghề bốc vác và chài lưới trên những con sông ô nhiễm của thành phố. Em Hoàng Văn Hạnh, học sinh lớp 10 ở An Lộc cho biết: em có một chị đang học đại học năm thứ 2. Bố không có việc làm. Mẹ đi rửa bát thuê cho các quán ăn để lấy tiền nuôi hai chị em ăn học và trang trải cho cuộc sống gia đình.

Em Hạnh cũng chỉ là một trong số rất nhiều các bạn cùng tuổi sống trong hoàn cảnh khó khăn như thế. 14 khuôn mặt (trong số đó có 4 em đạt học sinh giỏi tỉnh) được chọn để nhận quà lần này. Mỗi em một hoàn cảnh được nhìn dưới góc độ thương cảm của con tim mục tử, quy tụ về giáo xứ Hải Lập để sống trong tình thương, sự quan tâm và trân trọng cách đặc biệt.

Đức Cha Giuse cũng hiện diện trong ngày tĩnh tâm này. Vị chủ chăn giáo phận đã nhắc lại lý do tổ chức tĩnh tâm luân phiên tại các giáo xứ trong các giáo hạt của giáo phận là: Để quý cha trong giáo hạt cùng nhau cầu nguyện, cử hành thánh lễ, chia sẻ mục vụ chung. Đồng thời cũng để bày tỏ tình hiệp thông với giáo xứ đón tiếp, với người giáo dân trong giáo hạt.

Đức cha cũng tuyên dương tinh thần yêu thương và quan tâm của quý cha trong giáo hạt đối với các em học sinh “ đó là biểu hiện cụ thể nhất của tinh thần hiệp thông giữa mục tử và đàn chiên”.

Các em đã tham dự thánh lễ cùng với bà con giáo dân Hải Lập và chung chia bữa cơm trưa với quý cha trong giáo hạt.
 
Liên Ca Đoàn Giáo Xứ CTTĐ Arlington VA chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo Xứ
Bùi Hữu Thư
10:05 03/09/2014

Arlington, VA, ngày 3 tháng 9, 2014: Ngay từ tháng 6, 2014, hàng tuần mỗi ngày thứ ba, từ 8 giờ đến 9:30 tối, liên ca đoàn với sự kết hợp của 8 ca đoàn trong giáo xứ dưới sự điều động của Liên Ca Đoàn Trưởng Vọng Sinh đã tích cực học các bài hát cho các thánh lễ ngày Chúa Nhật 7/9/2014 và cho chương trình Đại Nhạc Hội tại Trường Trung Học T. C. Williams tối thứ bẩy 6/9/2014.

Có ba ca trưởng hướng dẫn các buổi tập dượt là ca trưởng Văn Duy Tùng, ca đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận; ca trưởng Trương Đức Độ, ca đoàn Giuse; ca trưởng Phạm Dương Hãn, ca đoàn Gioan Phaolô II. Ngoài ra tối hôm qua ngày 2, tháng 9, 2014, cha cựu chính xứ Nguyễn Đức Vượng đã bay về từ Houston để phụ giúp tập bài Khúc Ca Tạ Ơn do ngài sáng tác nhân dịp kỷ niệm 35 thành lập giáo xứ thể nhân Việt Nam tại Hoa Kỳ. Vì thời tiết xấu, máy bay của ngài sà quần trên không phận DC một tiếng đồng hồ mới đáp xuống được phi trường Dulles lúc 9 giờ tối. Bốn ca trưởng đã cùng nhau tập cho liên ca đoàn gồm khoảng 100 anh chị em thuộc 8 ca đoàn trong giáo xứ, với sự phụ họa của nhạc sĩ phong cầm Vân, ca trưởng Nguyễn Vọng với tiếng chụm chọe và ca trưởng Trần Đăng với tiếng trống. Bài “Khúc ca tạ ơn” nổi lên với câu mở đầu “Bừng bừng niềm vui! Bừng bừng niềm vui! Bừng bừng niềm vui!” thật oai hùng và rộn rã. Mọi người đã nghỉ tập hát lúc 11 giờ để ăn cháo, và giải tán lúc 11:30 tối. Lâu ngày không gặp cha Vượng, nhiều người tiú tít hỏi thăm ngài khiến cho ngài 12 giờ đêm mới được về ngủ.

Ngày thứ bẩy 6/9/2014, Liên ca đoàn sẽ trình diễn ba bài trong Đại Nhạc Hội: “Mừng Ngày Vui 35 năm” của nhạc sĩ Phạm Dương Hãn, “Khúc Ca Tạ Ơn” của LM Nhạc sĩ Nguyễn Đức Vượng, và “Tiến Bước Trong Đức Tin” của Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng.

Ngày Chúa Nhật, liên ca đoàn sẽ hát chung với ca đoàn Phanxicô Xavier Nguyễn Văn Thuận trong Thánh Lễ 8 giờ sáng do cha Nguyễn Đức Vượng chủ tế. Lúc 10:30 sáng liên ca đoàn sẽ hát các bài trong khi cộng đoàn rước kiệu Các Thánh Tử Đạo, và trong Thánh Lễ Đại Trào có Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu chủ tế, lúc 11 giờ, liên ca đoàn sẽ hát các bài “Về Nơi Đây” của Nguyễn Duy, “Lễ Dâng Tình Yêu” của Viết Chung; “Bài ca Hiệp Nhất” của Thành Tâm; “Dòng Suối Hồng Ân” của Văn Duy Tùng; Khúc Ca Tạ Ơn” của LM Nguyễn Đức Vượng; “Lòng Trung Nghĩa” của Nguyễn Bang Hanh; “Nguyện Cầu cho Xứ Đạo” của LM Văn Chi’ Hồng Ân Chúa Bao La” của LM Thiện Cẩm; “Tán Tụng Hồng Ân” của LM Vũ Đình Trác và Hải Linh; “Ca Khúc Trầm Hương” của LM Dao Kim; “Hãy ca ngợi Chúa” của Văn Duy Tùng; và “Linh Hồn Tôi” của LM Kim Long.

Tinh thần hợp tác và sinh hoạt tích cực của các anh chị em trong liên ca đoàn khiến cho mọi người hết sức phấn khởi. Ngoài hai ca đoàn xưa cũ, các ca đoàn mới đều đã được cha Nguyễn Đức Vượng thành lập. Cha rời giáo xứ được hai năm nhưng vẫn nhớ tên từng anh chị em trong các ca đoàn. Mọi người vô tay niềm nở đón chào khi cha xuất hiện trong nhà thờ tối qua.

Lớp Nhiếp Ảnh Thánh Giuse với Thầy Joseph Hòa Phạm, và các bạn Nguyễn An và Vũ Quốc Thông đã có mặt để chụp các hình sau đây.

https://www.flickr.com/photos/18607564@N00/sets/72157646784312618/
 
Văn Hóa
Viết cho tôi
Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng
16:47 03/09/2014
Tháng chín, tháng khép lại mùa hè nóng nực, rạo rực với các lễ tạ ơn linh mục, khấn Dòng, kết thúc những ngày đi thực tập giáo xứ của các thầy đại chủng viện; tháng chín của mùa thu mát mẻ mở ra với các lễ khai giảng, đón nhận sự trở về môi trường huấn luyện học đường, là thời gian bắt đầu lại cho một hành trình mới ... Và vì bắt đầu lại, vì hành trình mới nên có đôi khi xao lòng, có đôi khi ngượng ngập, hồn còn vu vơ. Xin tặng bài viết này cho các anh em chủng sinh, và cả cho “tôi của ngày hôm qua” nữa. Lm. Phêrô Nguyễn Đức Thắng

Viết Cho Tôi

Đêm đã dần lắng xuống cách lặng lẽ, trả lại cho khuôn viên Đại Chủng Viện cái vẻ tĩnh mịch, và làm tăng thêm sự huyền nhiệm cố hữu của nó. Trong giây phút này, những chú chim sẻ cũng chẳng còn líu ríu than thở về sự oi ả của cái nắng nghiệt ngã mùa hè ban ngày nữa. Thay vào đó là tiếng nức nở, ai oán đến rợn người của các ả chim cú trong màn thinh không. Các tiếng động đâu đó đã thưa dần và những ánh sao băng bắt đầu nhảy múa. Bầu khí trở nên an lành, linh thiêng hơn và cũng chạm tới chiều sâu của mỗi người hơn, tới tận ngõ ngách thầm kín của con tim. Không gian tựa hồ như đọng lại, chẳng ngọn gió nào chịu vỗ cánh lên ngàn. Trong sự thanh vắng, tĩnh lặng tưởng như là chết chóc đó, vạn vật muôn loài vẫn đang bừng lên sức sống.



Và nó, ... nó ngồi bất động cho kỷ niệm thản nhiên ùa vào trong tim để rồi chỉ chực lẻn ra ngoài hai khoé mắt ...

Ngày ấy,

Quãng thời thơ ấu của nó rất an bình, thảnh thơi. Hạnh phúc của nó lớn lên như cỏ nội hoa đồng. Ước mơ vội vã như những cánh diều bay bổng theo gió trên những cánh đồng rạ mới, đưa nó lên vút cao như tận cõi thần tiên. Khoảng không gian bay lượn của cánh diều chính là khung trời đưa nó lên tầm cao mới, là chứng nhân cho cuộc “hoá thân” của nó; đồng thời cũng là người bạn đồng hành, khích lệ nó đi vào cuộc đời. Khi con diều lướt bay trong gió lộng cũng là lúc tâm hồn nó ngây ngất trên mây xanh. Ở đó, nó ước mơ trở thành linh mục, được ở “trên cao” và rồi sẽ trở về Trên Cao.

Thế nhưng, cuộc đời không đơn giản như nó nghĩ. Những điều nó tâm huyết thuở ấu thơ sao đến một lúc lại trở nên ấu trĩ quá, vớ vẩn quá ! Bởi một ngày kia, nó khám phá ra một chân trời kỳ thú khác, nơi nó đã yêu và được yêu lại bởi một tình yêu ngọt ngào tưởng chừng như vô tận! Nó loay hoay lao vào một cuộc sống rất đỗi lạ lùng và hấp dẫn đó.

Thôi rồi những ước mơ xanh,
Hết rồi cánh diều bé nhỏ,
Chào nhé, khung trời tuổi thơ !


“Tình yêu đúng là tất cả”- nó kiêu hãnh xác nhận điều mà con người đã viết từ khi … có ký tự trên trần gian này. Cuộc sống tưng bừng trôi qua trong tiếng cười với biết bao dự phóng tương lai tươi đẹp. Vác mảnh tình hồng ấy trên vai, nó hân hoan chào đón tương lai và giã từ dĩ vãng. Những tưởng rằng cuộc đời này dành và chỉ dành riêng cho mình nó mà thôi !

Nhưng rồi, cánh diều ngày xưa đã trở lại: vẫn ước mơ xanh, vẫn áng mây hồng và còn thêm lời mời ngọt ngào, dza dziết. Đối diện với thâm cung sâu thẳm của lòng mình, nó nghe một giọng nói rất đỗi êm dịu, thiết thân, tiếng nói mời gọi nó hãy can đảm để dấn thân cho một cuộc sống cao quý hơn, sống- vì- mọi- người. Tiếng nói ấy cứ mãi vang lên, thôi thúc nó và cuối cùng đã lật nhào mọi toan tính, lôi nó ra khỏi ảo tuởng và đưa nó trở về với ước mơ tinh ròng. Thuận lòng, nó đã ra đi, đã đến và ở đây, nơi đã dành sẵn cho nó. Nếu không, chắc chắn giờ phút này nó đã là một người khác, ở một phương trời khác : bên gia đình với cha mẹ, anh chị em; bên ly bia với các bạn tri kỷ, đồng nghiệp; bên ánh đèn lung linh với một người tình vv... hay cũng rất có thể nó đang tha phương, bôn ba trên chốn chợ đời cũng không chừng ?!

Năm tháng trôi qua, biết bao kỷ niệm êm đềm cũng chỉ còn trong ký ức. Ấy vậy mà ước mơ được là linh mục của nó ngày thơ bé lại đang trở thành hiện thực. Bởi giờ đây nó đã và đang là một chủng sinh. Cũng xin được nói thêm là nó rất hạnh phúc. Quả vậy, mắt Chúa vẫn luôn dõi theo nó, và cánh tay Người đã nhẹ nhàng dìu dắt nó, để rồi “ở đây và lúc này”nó đang cùng mười hai anh em khác hình thành một cộng đoàn gia đình nhỏ bé.

Trong những lần tâm giao, anh em chúng nó luôn biểu lộ chung một cảm nhận này: Chúng nó là những người yếu đuối nhưng lại được yêu thương quá nhiều. Nghịch lý thay, rất thường xuyên chúng nó không biết cư xử sao cho tương xứng với, hay ít nữa tỏ ra một chút thiện- chí- gọi- là ... để “đền đáp cho cân, mà đền đáp cho cân” hồng ân đó. Lắm lúc chúng nó ngồi nghĩ quẩn cho tương lai của Giáo Hội: không biết rồi sẽ đi về đâu với những chủng sinh như chúng nó. Hôm nọ đã chẳng có anh em dõng dạc tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “cầu cho mau hết Đại chủng viện để khỏi học hành gì nữa, chỉ chờ lên linh mục thôi” đấy sao ? Dẫu biết người nói chỉ hài chơi để đỡ buồn nhưng cũng làm cho không ít anh em phải suy nghĩ ... Đúng là chúng nó còn non yếu quá trước một sứ mệnh vô cùng cao cả, thánh thiện. Mà thôi, chuyện của Chúa Thánh Thần mà ! Điều gì đến, sẽ đến. Nghĩ lại, thấy mình được yêu thương, được tự do bay nhảy trong ân huệ của Chúa và của mọi người là quý hoá lắm rồi. Được như thế ai mà không trào dâng tâm tình tri ân, cảm tạ ?

À, mà sẽ là rất thiếu xót nếu bỏ qua không đề cập tí gì tới năm giúp xứ - một vấn đề hết sức nhạy cảm, và là “bài ca không thể nào quên” của hết thảy chúng nó-. Nhớ tới chuyện này, nó như cảm thấy một niềm vui bẽn lẽn, một cảm giác là lạ, dễ thương. Là lạ, dễ thương bởi cảm giác này không chỉ là sự khoan khoái tận hưởng những thành công, mà còn là một thoáng buồn nếm mùi thất bại nữa. Này nhé, ngày đến họ đạo chỉ vỏn vẹn có một va-li gói ghém vài bộ đồ cùng ít sách vở, và đến trong âm thầm. Thế mà ngày ra đi lại trĩu nặng khối hành trang khổng lồ chất chứa bao ân tình : nào là hộp quà bé nhỏ xinh xinh của một nữ ca viên nào đó nhét vội vào; nào là hũ đậu xanh, gói bánh tét của một hiền mẫu nọ; nào là phong bì, nào là quần kaki áo hộp; nào là ... ôi thôi thì “hầm bà lằng” đủ thứ cả … để “thầy đủ sức mà tu, an tâm mà cầu nguyện” , và thậm chí “có sức mà ăn chay” nữa cơ đấy ! Cứ như Chủng Viện là nơi có các cha giáo mang những bộ mặt lạnh lùng, sẵn sàng ghi sổ bìa đen mỗi khi chủng sinh sai trái điều gì, còn các bữa ăn chỉ toàn là mắm với cà không bằng !. Được cái là Chúa ban cho nó (và cả các bạn của nó nữa) tính vui vẻ dễ dãi, nên ai cho cái gì thì lấy cái đó; vui nhận tất cả với lời cám ơn thật tươi, khả dĩ làm mát lòng “khổ chủ” đến nỗi họ cười nhô cả hai hàm răng khô. Đương nhiên nó cũng không quên ghi nhận những người đang trách móc mình !. Bởi thực tế là có bao nhiêu lời chúc tụng tán dương thì cũng bấy nhiêu lời chê bai hờn dỗi. Có những lúc ngồi một mình ở nhà, nó để mặc cho tâm hồn mình gặm nhấm thương đau, những lời oán trách của các em thiếu nhi, nỗi hờ hững của ca viên, sự vô tình của cha xứ... Một sự bội phản thì phải?! Còn chuyện tình cảm thì là cả một kho vô tận những điều … không dám nói. Yêu thương hờn giận cứ rối tung cả lên. Nói mà không được đón nhận, giận ; ước muốn mà không được đáp ứng, giận ; gặp mà bị làm ngơ, càng giận! Động tới một tí là giận, là buồn.

Đấy là chưa kể tới những bấn loạn nội tâm khi ở xứ đạo. Sau những thánh lễ trọng, khi những hạt nắng vàng cuối cùng bị gió cuốn đi khỏi sân nhà thờ, là lúc nó cảm thấy bần thần tê tái. Giọng ca solo-alto của người con gái ban chiều cứ như còn thánh thót, vang vọng mãi, lấn át cả tiếng Chúa qua bài Phúc Âm, lấn lướt cả những lời nguyện thiêng liêng trong thánh lễ. Những buổi chiều như thế nó mới thấm thía “lời kinh chiều Chúa Nhật” của Michel Quoits đến là nhường bao!

Dù thế nào đi nữa thì mọi sự cũng đã qua đi rồi : cả những giọt nước mắt cùng những nụ cười vui, cả những tiếng oán hờn lẫn những lời chúc tụng. Điều còn lại vẫn là chính mình, chỉ sợ là ngay cả bản thân mình cũng đã bị đánh mất. Nó chỉ xin được thốt lên lời của cha Karl Rahner thôi: “lạy Chúa xin cho con bắt đầu rồi lại bắt đầu”.

Màn đêm rồi cũng sẽ qua đi, ánh dương rồi sẽ trở lại. Quá khứ cứ lao mình tới nuốt trửng cả hiện tại. Còn tương lai sẽ là hiện tại, nhưng cái hiện tại vừa được thốt ra đó lại thuộc về quá khứ rồi. Đó là quy luật của muôn đời. Phút hiện tại thật hiếm và sống hiện tại thật khó thay ! Ngày mai nó lại bắt đầu với những gì nó đang theo đuổi trong ngày hôm nay. Cả lớp nó lại nhắc nhở nhau để phục vụ, và phục vụ như thế nào để không biết là mình đang phục vụ : “Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm” (Mt 6,3). Rồi mai đây, nó và mười hai người bạn lại xa trường, xa các cha giáo, xa các anh em khác. Sau này, mỗi khi trở về, không biết chúng nó có lại thốt ra những câu đại loại như : “đâylà dịp để chúng con trở về mái ấm chủng viện ...”, “đây là cơ hội để chúng con gột rửa bụi đời ...”, “nhờ dịp này mà chúng con mới có thể nghỉ ngơi, lấy lại nguồn sức mạnh ...”, “không có cơ hội này, làm sao chúng con có thể thăm được quý cha- ân- sư của mình ...” vv và vv ? ... để rồi chỉ ngay khi công chuyện vừa dứt, hoặc thậm chí cả khi tiệc vui chưa tàn thì các trò đã vội rút lui, bỏ lại sau lưng sự bịn rịn của anh em, vẻ ngẩn ngơ của mái trường, cùng nỗi lo âu của “quý cha-ân-sư”. Có thể phũ phàng như thế được không ? Biết đâu đấy ! Thực vậy, chẳng ai biết được tương lai sẽ như thế nào, chẳng ai dám nói mạnh về điều đó. Giây phút này, nó chỉ biết ước mơ và tin tưởng rằng : ngày mai trời lại sáng.
 
Là linh mục hay Làm linh mục ?
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:37 03/09/2014
LÀ LINH MỤC HAY LÀM LINH MỤC

Cha Gioan Nguyễn Vũ Việt, một tân linh mục Việt Nam ở hải ngoại trong thánh lễ tạ ơn ngày 19-5-2013 đã minh nhiên với cộng đoàn rằng “tôi muốn là linh mục hơn là làm linh mục”. Chắc hẳn ngài muốn sống căn tính linh mục chứ không phải làm những việc của linh mục như một công chức thi hành bổn phận. Tuy nhiên hạn từ “làm” trong tiếng Việt lại mang nhiều nghĩa ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn như hạn từ “làm người” thì phong phú hơn rất nhiều.

Nhân dịp khai giảng năm học mới, cùng với một số thầy cô trong Ban Giáo Dục Kitô giáo của giáo phận đi thăm vài cơ sở giáo dục như là nhà trẻ, nhà lưu trú…có vị nữ tu bề trên một cộng đoàn kể với tôi một chuyện “thật như bịa” như sau: Vừa qua con đi dự Thánh Lễ tạ ơn một cha mới thuộc Hội Dòng Gioan Boscô ở Pleiku. Cha giảng Lễ là nghĩa phụ của tân linh mục đã nói với người con thiêng liêng rằng: “Hôm nay xin được có đôi lời với tân chức trong tình thân “cha-con”, vì mai này hai chúng ta dần dà thành anh em trong tình huynh đệ linh mục thì có cái gì đó ngần ngại khi muốn tỏ bày “kiểu thằng ruột ngựa”. Hôm nay cha đã là linh mục thì xin cha lưu ý kẽo bị cám dỗ làm ba điều này:

1. Làm tiền: Dâng Lễ, cử hành các bí tích…vì tiền. Vì nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất hay tổ chức các sinh hoạt…nên lao mình vào việc kiếm tiền.

2. Làm biếng: Làm linh mục rồi nên không thèm dạy giáo lý nữa, chưa kể dần dà sinh ra làm biếng ngồi tòa giải tội theo lịch kỳ. Nếu không được hàng ngày thì phải hàng tuần chứ. Một tuần phải có một buổi nào đó được ấn định để bà con đến lãnh nhận ơn hòa giải. Xin đừng đợi đến dịp Lễ trọng như Chầu lượt, Giáng Sinh hay Phục Sinh mới mời anh em linh mục chung quanh đến “oánh trận” một buổi rồi sau đó hỉ hả cụng ly mừng chiến công. Bàn phím, màn hình vi tính…rất dễ cám dỗ chúng ta có cớ để mà làm biếng thăm viếng giáo dân, chăm nom người già, kẻ liệt…

3. Làm tàng: Đã làm linh mục rồi thì rất dễ bị cám dỗ “làm cha” thiên hạ. Linh mục, tuổi đời chưa đến bốn hay năm mươi mà lại nạt nộ quát tháo trẻ em lẫn người cao tuổi, la mắng to tiếng với giáo lý viên lẫn cả với quý vị hội đồng giáo xứ…không là chuyện thi thoảng hay là họa hiếm mà như ngược lại. Chắc chắn điểm thi môn “đạo đức nhân bản” của các ngài không một ai dưới trung bình mà rất có thể thảy đều đạt điềm gần tuyệt đối, thế nhưng điểm thực hành ở mức nào thì cần khiêm tốn lắng nghe nhận định của bà con giáo dân và của các tu sĩ nam nữ đã từng cộng tác.

Sau khi kể chuyện xong vị bề trên ấy hỏi tôi rằng cha có làm ba cái điều kia không. Tôi thành thực trả lời là “khi ít khi nhiều, khi nào cũng có” và không làm cái này cũng có làm cái kia. Thế là bà sơ cười hể hả.

Thiết tưởng rằng đã dùng lời “để lật, để nhổ, để hủy để phá” cần phải dùng cả lời “để xây và để trồng” thì sẽ sinh hiệu quả hơn như lời đã phán với ngôn sứ Giêrêmia (x.Gr 1,10). Mạo muội xin góp thêm ba “cái làm” theo chiều kích trồng và xây như sau:

1. Làm chứng(x.Mc 1,22): Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Gioan- Phaolô II thường nhấn mạnh rằng ngày nay người ta thích nghe theo (nghe và sống theo) các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Nếu sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ đã là những chứng nhân (đã sống điều mình rao giảng). Trước khi được truyền chức linh mục, các tiến chức được Hội Thánh căn dặn: “Khi suy gẫm luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy”(x.Nghi thức phong chức linh mục). Chắc hẳn không một linh mục nào muốn hứng lấy lời của Chúa Kitô khi Người nói về một số lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ: “Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gành nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào.”(Mt 23,2-4).

2. Làm gương (x.Ga13,1-15): Dĩ nhiên gương ở đây phải là gương sáng chứ không phải là gương mù gương tối. Nói đến gương sáng thì chúng ta dễ liên tưởng đến hành vi yêu thương phục vụ trong khiểm hạ và tự hủy của Chúa Giêsu đêm tiệc ly khi cúi xuống rửa chân cho các môn đồ. Xin đừng quên việc rửa chân là việc của các người hầu, người nô lệ gần tương tự như các cung nữ các công công phục dịch đức vua, hoàng hậu… trong các cung đình. Nếu lỡ hầu hạ, phục dịch chủ mình không cẩn thận, có chút gì sơ suất thì phải nhanh chóng tự vả mặt thú lỗi: “nô tài đáng chết, nô tài đáng chết”. Gương muốn được sạch và sáng thì phải được rửa, được lau chùi liên tục.

3. Làm liên lĩ (x.Ga 5,1-47): Hai từ liên lĩ không chỉ có nội hàm là sự chuyên chăm mà còn bao hàm cả cái tâm, cái lòng của người thi hành công việc. Tuy nhiên hàng linh mục cần phải làm liên lĩ việc gì? “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy”(Lc 22,19). Ở đây không muốn nói đến việc dâng Thánh Lễ theo kiểu “làm Lễ”, nhưng muốn nhấn mạnh đến việc sống Bí Tích Thánh Thể. Rất có thể có đó và còn đó chuyện “làm tiền” cả khi “làm Lễ”, nhưng đã sống bí tích Thánh Thể thì không thể có chuyện đó được. Hãy làm liên lĩ việc này là dùng chính con người, xác thân của mình để sống tình liên đới với tha nhân, sẵn sàng gánh lấy trách nhiệm của đồng loại, nhất là trong những yếu đuối, tội lỗi của họ. Tự nguyện “bị nộp” vì nhau là nghĩa cử yêu thương tỏ tình liên đới sâu xa. Hãy dùng chính máu thịt của mình để giúp nhau được thanh sạch và được sống và sống dồi dào. Trong Thánh Lễ thì các tư tế đọc bằng lời, nhưng mong sao trong cuộc sống các ngài có thể nói bằng hành động: “Này là Mình Ta… Này là Máu Ta…”

Trong chuyện trồng trọt thì việc cuốc đất, lật cỏ là việc phải làm nhưng nếu chỉ chăm chăm làm cỏ mà quên trồng cây thì rồi cỏ lại mọc um tùm. Hy vọng rằng nếu nỗ lực làm ba “cái làm” theo chiều kích tích cực thì khi cây đã vươn cành, lá đã xum xuê thì cỏ dại sẽ vì thiếu ánh sáng mà héo úa dần đi.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Cỏ Sau Nhà
Vũ đình Huyến, Lm.
21:33 03/09/2014
HOA CỎ SAU NHÀ
Ảnh của Vũ đình Huyến, Lm. (CMC)
Con ong cái kiến sau nhà
Hoa non cỏ dại đều là Chúa ban.
(nđc)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 28/8-03/09/2014 - Câu chuyện đi tìm con chiên lạc và đồng tiền bị rơi.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 03/09/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Buổi tiếp kiến chung thứ Tư 3 tháng 9

Trong các bài giáo lý, chúng ta thường xuyên lưu ý rằng chúng ta không tự mình trở thành Kitô hữu, nhưng nhờ được sinh ra và nuôi dưỡng trong niềm tin ở giữa Dân Chúa, đó là Giáo Hội. Giáo Hội là một người mẹ thực sự đã cho chúng ta sống trong Chúa Kitô, và trong sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần, đưa chúng ta vào một cuộc sống chung với anh chị em của chúng ta.

Mẫu gương của tình mẫu tữ đối với Giáo Hội là Đức Trinh Nữ Maria, Đấng khi thời gian viên mãn đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và đã sinh ra Con Thiên Chúa. Tình mẫu tử của Đức Mẹ vẫn được tiếp tục qua Giáo Hội vì Giáo Hội sinh ra những người con nam nữ thông qua Bí Tích Rửa Tội, và nuôi dưỡng họ bằng Lời Chúa.

Thực ra, Chúa Giêsu đã ban Tin Mừng cho Giáo Hội để mang lại sự sống mới bằng cách quảng đại công bố lời Ngài và chinh phục những người nam nữ khác cho Thiên Chúa là Cha của chúng ta.

Là một người mẹ, Giáo Hội nuôi dưỡng chúng ta trong suốt cuộc đời, chiếu sáng con đường của chúng ta với ánh sáng của Tin Mừng và dưỡng nuôi chúng ta với các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể. Với dưỡng chất này, chúng ta biết phân định và thận trọng chống lại những điều ác, dối trá, và vượt qua những thời điểm khó khăn của cuộc sống với lòng can đảm và hy vọng.

Đây là Giáo Hội: một người mẹ có con tim dịu dàng với con mình. Và vì chúng ta là Giáo Hội, chúng ta được kêu gọi sống cùng một tinh thần, cùng thái độ của bà mẹ này đối với anh chị em chúng ta, bằng cách chào đón, tha thứ và linh hứng niềm cậy trông và hy vọng.

2. Căn tính Kitô không đến từ các bằng cấp thần học nhưng từ Thánh Thần Thiên Chúa

Trong thánh lễ sáng thứ Ba 2 tháng 9 tại Casa Santa Marta, Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của ngài về căn tính Kitô giáo.

Đức Thánh Cha nói rằng sức thuyết phục của căn tính Kitô giáo không đến từ một người hiểu biết về thần học, nhưng là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha nói:

“Anh chị em có thể có năm bằng cấp thần học, nhưng không có Thánh Linh của Thiên Chúa! Có thể anh chị em là một nhà thần học tuyệt vời đấy, nhưng anh chị em không phải là một Kitô hữu bởi vì anh chị em không có Thánh Linh Thiên Chúa! Chính Ngài mang đến sức thuyết phục, chính Ngài mang ban cho ta căn tính Kitô, qua việc sự xức dầu của Thánh Thần".

Ngài nói thêm:

"Lời giảng dạy đầy thẩm quyền của Chúa Giêsu - và sức thuyết phục của các Kitô hữu chúng ta - xuất phát từ khả năng hiểu được những điều của Thánh Linh, và nói được ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần. Từ việc xức dầu này của Chúa Thánh Thần mà thường xuyên chúng ta thấy ở giữa các tín hữu có những người bà già đơn sơ có thể thậm chí chưa học hết tiểu học, nhưng có thể nói với chúng ta hùng hồn hơn so với bất kỳ nhà thần học nào, bởi vì họ có Thánh Linh của Chúa Kitô.”

Đức Thánh Cha kết thúc bài giảng của mình bằng cách yêu cầu những người có mặt cầu xin Chúa Thánh Thần xức dầu cho mình để có thể suy nghĩ, cảm nhận và nói như Chúa Kitô.

3. Câu chuyện đi tìm con chiên lạc và đồng tiền bị rơi.

Từ đầu đến cuối Sách Tin Mừng Luca vang dội lời ca tụng lòng thương xót của Thiên Chúa, từ bài ca Magnificat của Đức Mẹ, đến bài ca của ông Dakharia, đến khi Chúa lên trời và “các môn đệ trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và luôn ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa”. Riêng chương 15 thì bài tụng ca lòng thương xót được diễn tả bằng ba dụ ngôn đứa con hoang đàng, đi tìm con chiên lạc và đồng tiền bị rơi.

Trong một chương trình trước đây, Như Ý đã trình bày câu chuyện đứa con hoang đàng. Trong chương trình này, Như Ý xin thuật hầu quý vị và anh chị em hai câu chuyện còn lại.

Khi thấy đông đảo những người thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Ðức Giêsu mà nghe Người, thì những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư mới lẩm bẩm với nhau rằng "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng".

Ðức Giêsu biết thế nên mới kể cho họ dụ ngôn này:

Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất sao?

Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó".

Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.

Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được hay sao?

Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm đuợc đồng quan tôi đã đánh mất".

Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối".

4. Hãy là men giữa đời

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 31 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các tín hữu và tất cả mọi người thiện chí hãy chăm sóc thiên nhiên nhiều hơn. Lời kêu gọi này đã được đưa ra để đánh dấu ngày các Giám Mục Ý kêu gọi 'Bảo vệ Các Kỳ Công Sáng Tạo của Thiên Chúa’.

Đức Thánh Cha nói: "Tôi hy vọng tất cả mọi người - các tổ chức, hiệp hội và công dân - sẽ tăng cường những nỗ lực của họ, để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của người dân bằng cách tôn trọng môi trường và thiên nhiên."

Trong bài huấn đức, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trình bày những suy tư của ngài trên bài Tin Mừng của Chúa Nhật thứ 22 Mùa Thường Niên, trong đó Thánh Matthêu kể lại phản ứng của Thánh Phêrô khi Chúa Kitô mạc khải cho các môn đệ của Ngài về cuộc thương khó, cái chết và sự Phục Sinh của Ngài (Mt 16: 21-27).

Đức Thánh Cha giải thích:

"Đây là một thời điểm quan trọng, trong đó bộc lộ rõ ràng sự tương phản giữa cách thức suy nghĩ của Chúa Giêsu và của các môn đệ Ngài, đặc biệt là của Phêrô. Nhà lãnh đạo của nhóm mười hai đã ngăn cản Thầy, khi nghĩ một cách sai lầm rằng Chúa không thể nào kết thúc đời mình một cách ô nhục như vậy.”

"Chúa Giêsu, quở trách Phêrô nặng nề bởi vì tư tưởng của ông không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người – và ông vô tình không nhận ra đó là một phần của Satan, của cám dỗ."

Đức Thánh Cha nói rằng Thánh Phaolô, người đã nói với chúng ta trong thư gửi cho các Kitô hữu thành Rôma, cũng nhấn mạnh một cách nhất quán như thế: "Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý Thiên Chúa: cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.” (Rm 12:. 2).

Ngài nói tiếp:

"Trong thực tế, chúng ta những Kitô hữu sống trên thế giới này, hội nhập hoàn toàn vào thực tại xã hội và văn hóa của thời đại chúng ta. Điều này là đúng, nhưng điều này cũng mang đến những nguy cơ khiến chúng ta có thể trở thành 'phàm tục' đến mức trở thành 'muối bị mất hương vị của nó’ (x Mt 5:13)"

"Chúng ta phải nghĩ ngược lại: khi sức mạnh của Tin Mừng vẫn còn sống động nơi các Kitô hữu, Tin Mừng có thể biến đổi ‘những tiêu chuẩn đánh giá của nhân loại, cách thức con người xác định những giá trị, sở thích, dòng tư tưởng, nguồn cảm hứng và các mô hình của cuộc sống, trái ngược với Lời Chúa và kế hoạch cứu rỗi của Ngài.’ (Evangelii nuntiandi, 19).”

Đây là một chủ đề mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trong lời chúc mừng của ngài gởi đến các nghị sĩ Công Giáo đang tham dự hội nghị lần thứ năm của Mạng Lưới Các Nhà Lập Pháp Công Giáo Quốc Tế tại Frascati bên ngoài thành Rôma.

Đức Thánh Cha viết cho các tham dự viên hội nghị rằng:

"Tôi khuyến khích anh chị em sống một cách tế nhị vai trò các đại diện nhân dân sao cho phù hợp với các giá trị Tin Mừng,".

5. Chính Chúa Giêsu là sức mạnh của Tin Mừng, chứ không phải những lời nói hùng hồn của thuật tu từ

Chúng ta cần phải loan báo Tin Mừng với lòng khiêm tốn không phải với những lời lẽ khôn ngoan “bởi vì chính Chúa Giêsu là sức mạnh của Lời Chúa, và chỉ có những người có trái tim rộng mở mới có thể tiếp nhận Ngài”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khuyên trên vào sáng thứ Hai, khi ngài trở lại với công việc hàng ngày sau kỳ nghỉ hè.

Bình luận về các bài đọc trong ngày, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Thánh Phaolô đã nhắc nhở các tín hữu Côrintô đừng rao giảng Tin Mừng dựa trên các từ ngữ có sức thuyết phục của sự khôn ngoan loài người.

Thánh Phaolô nói:

“Thưa anh em, khi tôi đến với anh em, tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vì hồi còn ở giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Ðức Giêsu Kitô, mà là Ðức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá. Vì thế, khi đến với anh em, tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy. Tôi nói, tôi giảng mà chẳng dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn, nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa. Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lời lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa.”

Đức Thánh Cha nói:

“Đây là những gì sẽ xảy ra với Chúa Giêsu, khi Ngài nhận xét về Kinh Thánh trong hội đường Nazareth, nơi Ngài lớn lên. Đồng bào của Ngài, ban đầu, ngưỡng mộ Ngài vì những lời lẽ của Ngài nhưng sau đó trở nên tức giận và cố gắng để giết Ngài.”

“Họ đã đi từ thái cực này sang thái cực khác bởi vì Lời Chúa khác với lời lẽ con người. Thực ra, Thiên Chúa nói với chúng ta qua Chúa Con, nghĩa là, Lời Chúa là chính là Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu Kitô là sức mạnh của Lời Chúa.”

“Làm thế nào để chúng ta nhận được Lời Chúa? Làm thế nào để tiếp nhận Chúa Giêsu Kitô. Giáo Hội cho chúng ta biết Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Kinh, trong Lời của Ngài. Đây là lý do tại sao điều rất quan trọng là hàng ngày chúng ta phải đọc một đoạn Tin Mừng”

“Tại sao, để học hỏi chăng? Không phải! Chính là để tìm Chúa Giêsu, vì chính Chúa Giêsu hiện diện ngay trong Lời Ngài, trong Tin Mừng. Mỗi lần tôi đọc Phúc Âm, tôi gặp gỡ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, làm thế nào để nhận được Lời Ngài? Hãy cứ đón nhận Lời Ngài như đón nhận chính Chúa Giêsu, nghĩa là với con tim rộng mở, với một tấm lòng khiêm tốn, với tinh thần của Tám Mối Phúc Thật. Bởi vì đó là cách Chúa Giêsu hiện đến, trong sự khiêm nhường. Ngài đã đến với chúng ta trong khó nghèo.”

“Ngài là sức mạnh. Ngài là Lời của Thiên Chúa vì Ngài được xức dầu bởi Thánh Thần. Chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta muốn lắng nghe và đón nhận Lời Chúa, chúng ta phải cầu nguyện và xin Chúa Thánh Thần xức dầu con tim chúng ta với Tám Mối Phúc Thật để chúng ta có một con tim như con tim của Tám Mối Phúc Thật ".

"Ngày hôm nay chúng ta phải tự hỏi mình, tôi đón nhận Lời Chúa như thế nào? Có phải vì điều gì đó làm tôi hứng thú hay vì vị linh mục giảng hôm nay nói hay quá, cha thiệt là tài tình! Hay tôi đón nhận Lời Chúa đơn giản chỉ vì đó là Chúa Giêsu, là Lời sống động của Ngài? Liệu tôi có thể chú ý đến câu hỏi này không? Liệu tôi có dám mua một cuốn Phúc Âm không? Loại rẻ tiền cũng được chứ sao? Hãy mua một cuốn Phúc Âm và bỏ vào trong túi và lấy ra đọc trong ngày bất cứ khi nào có thể để tìm thấy Chúa Giêsu trong đó. Hai câu hỏi nói trên mang lại những ơn ích cho chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta.”