Phụng Vụ - Mục Vụ
Tha lỗi
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
06:52 07/09/2011
Chúa nhật 24 thường niên A
Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy'. (Mt 18,22).
Mỗi khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta nguyện rằng xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Nếu chúng ta không tha nợ cho anh em, làm sao chúng ta có thể xin Chúa tha cho chúng ta. Có khi nào chúng ta dối Chúa không? Hình như có một điều gì khúc mắc trong lời kinh này. Bỏ qua, không chấp hay tha thứ là một thái độ tích cực. Không phải ai ai cũng có thể thực hiện được đâu. Vì theo thói thường trong cuộc sống, ai cũng muốn sự công bằng, tác giả sách Đệ Nhị Luật cũng đã ghi rõ ràng: Nếu ai làm cho người đồng bào phải mang tật, thì phải xử với nó như nó đã xử với người ta: Chỗ gãy đền chỗ gãy, mắt đền mắt, răng đền răng; nó đã làm cho người khác mang tật thế nào, thì người ta cũng sẽ làm cho nó như vậy (Lv 24,19-20). Tha thứ cho người khác có thể là chúng ta sẽ phải chịu sự mất mát và thua thiệt. Nhưng trong tinh thần yêu thương, tha thứ sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều điều lợi. Chúng ta sẽ được chính Thiên Chúa tha thứ, được nối lại tình nghĩa anh chị em và cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn.
Dọc theo lịch sử của dân tộc Do-thái cũng là lịch sử ơn cứu độ. Sự tha thứ đã nẩy sinh từ tâm hồn thiện hảo. Ông Giacob đã xin Giuse tha lỗi cho các anh em. Xưa kia, vì ghen tỵ họ đã bán Giuse cho các lái buôn Aicập. Khi gặp lại, Giuse đã cảm động mà tha thứ cho anh em: "Thôi! Xin con tha tội tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây ra điều ác cho con." Bây giờ xin chú tha tội cho các kẻ làm tôi Thiên Chúa của cha chú! " Ông Giuse khóc, khi họ nói với ông như thế (Stk 50,17). Rồi khi ông Môisen dẫn dân ra khỏi đất Ai-cập, dân đã phản loạn, kêu trách và than phiền. Ông Môisen đã phải qùy phục xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho họ. Thiên Chúa đầy lòng từ ái đã tha thứ: Ông Môsê vội vàng phục xuống đất thờ lạy và thưa: "Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài." (Xh 34,8-9).
Không phải Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân chỉ một lần nhưng Chúa cứ tha hoài và tha mãi. Dân phản nghịch, Chúa phạt họ. Khi họ hối lỗi, Chúa lại tha. Chúa tha không biết bao nhiêu lần: Vậy xin Ngài tha thứ lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài, như Ngài đã từng chịu đựng dân này từ Ai-cập cho đến đây." (Ds 14,19). Qua sự khẩn cầu của các Tổ phụ, các Tiên tri và các vị đại diện của Dân Chúa, Chúa phạt rồi lại tha, tha rồi lại phạt: Từ trời xin Ngài lắng nghe, thứ tha tội lỗi Ít-ra-en dân Ngài và đưa họ về đất Ngài đã ban cho cha ông họ (1Vua 8,34). Họ đã xúc phạm nặng nề và bỏ Chúa đi thờ bụt thần. Họ xây đền thờ tôn kính thần ngoại bang. Họ quên đi giới luật và các huấn lệnh của Chúa. Các tiên tri không ngừng mời gọi họ trở về và xin ơn thứ tha: Từ trời nơi Ngài ngự, xin Ngài nghe lời họ cầu nguyện van xin mà xét xử công minh cho họ, và tha thứ cho dân Ngài vì họ đã xúc phạm đến Ngài (2 Sb 6,39).
Vua Đavít cũng đã phạm tội nặng nề trước nhan thánh Chúa. Chúng ta biết Chúa đã chọn và gọi ông từ một trẻ chăn chiên lên ngôi vua để trị vì Dân Thánh. Ông đã biết sám hối ăn năn trở về cùng Chúa và van xin: Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con (Tv 25,11). Tình yêu của Chúa bao la hải hà. Chúa rộng lòng tha thứ hết mọi tội khiên mà con người xúc phạm đến Chúa. Qua lịch sử cứu độ, chúng ta nghiệm ra tình yêu Chúa dành cho con người thật bao la vĩ đại. Chúa tha thứ cho con người cả ngàn ngàn lần. Chúa luôn luôn muốn nối lại sự giao hòa giữa đất trời, giữa Thiên Chúa và con người. Tiên tri Giêrêmia nói lên lòng từ bi nhân hậu của Chúa: Ta sẽ thanh tẩy chúng cho sạch mọi điều gian ác chúng đã phạm, khiến chúng đắc tội với Ta. Ta sẽ thứ tha mọi điều gian ác chúng đã phạm khiến chúng đắc tội với Ta và phản lại Ta (Giêr. 33,8). Hậu qủa của tội nguyên tổ làm con người dễ hướng về điều dữ. Con người sống theo thói hư tật xấu, tâm hồn nhơ nhuốc và bê tha tội lỗi, nhưng khi biết sám hối ăn năn trở lại, Chúa không bao giờ chê bỏ họ: Lạy Chúa, xin khấng nghe! Lạy Chúa, xin tha thứ! Lạy Chúa, xin đoái thương! Vì danh Ngài, xin ra tay và đừng trì hoãn, lạy Thiên Chúa của con, bởi vì thành và dân của Ngài đã được thánh hiến cho Ngài."(Dan 9,19).
Chúng ta có một mối lợi tuyệt hảo là khi chúng ta tha lỗi cho anh em, Chúa sẽ tha cho chúng ta: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6,14-15). Sự tha thứ là một ân huệ cao vời. Tha thứ sẽ mang lại cho tâm hồn sự bình an thư thái. Tha thứ sẽ tạo nên một cảnh sống yêu thương và hạnh phúc. Tha thứ sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp và hòa bình. Tha thứ là qùa tặng mà Thiên Chúa ban cho con người. Thiên Chúa đã ban Con Một của mình là Chúa Giêsu Kitô làm qùa tặng cho nhân loại. Chúa Giêsu có quyền tha thứ mọi tội lỗi: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! "(Mt 9,6).
Chúa Giêsu có uy quyền trong lời nói và việc làm. Chúa làm các phép lạ chữa lành cả xác lẫn hồn. Chúa Giêsu chữa lành các bệnh họan tật nguyền qua lời nói, qua sự sờ chạm và qua ý muốn. Chúa tha tội và ban lại sự tinh tuyền trong tâm hồn như thuở ban đầu. Chúa gỡ bỏ mọi ràng buộc của bóng tối và ma quỷ: Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: "Này anh, anh đã được tha tội rồi."(Lc 5,20). Chúa lấy tình yêu đo lường sự hối cải và tha thứ. Chúa Giêsu phán rằng yêu nhiều sẽ được tha nhiều. Lấy tình yêu bù đắp những khiếm khuyết của cuộc đời: Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít (Lc 7,47).
Chúng ta có thể tha thứ nhưng chúng ta rất khó quên. Tha đã khó, quên đi còn khó hơn. Cứ nhắc đến truyện buồn cũ, chúng ta cảm thấy như nó ứ tới cổ và nghẹn đến tim. Nghe đến truyện xưa là đã nổi da gà và nhìn thấy đã phát ghét. Làm thế nào chúng ta có thể tha cho người đã làm hại danh dự, quyền lợi và tiếng tăm của chúng ta? Chẳng lẽ chúng ta chịu thua và chịu nhục như vậy sao? Chúng ta đã mất mát và chịu thiệt thòi qúa nhiều rồi. Ai sẽ bù đắp lại cho chúng ta đây? Nếu thái độ báo thù tiêu cực dừng lại ở đây, chúng ta sẽ bị chôn chân tại chỗ và bị người khác đóng khung cuộc đời của chúng ta vào sự ràng buộc vay trả, trả vay hay mắt đền mắt, răng đền răng. Khi con người để tâm gây báo thù, thì sự thù ghét sẽ không bao giờ chấm dứt. Trả thù là thái độ tiểu nhân. Tìm cách báo thù là tự hại mình. Trả thù là tự đưa mình vào con đường cùng. Thiên Chúa cho chúng ta có trái tim yêu thương rộng mở, chúng ta cùng học biết sự tha thứ như Chúa đã tha cho chúng ta.
Sức mạnh của tình yêu là động lực huyền diệu của sự tha thứ. Khi yêu nhiều, chúng ta sẽ tha nhiều. Đây là kinh nghiệm đời thường. Những đôi cặp trẻ khi mới yêu nhau và khi tình yêu cuồng nhiệt nóng bỏng, họ có thể bỏ qua tất cả, tha thứ tất cả và quên đi tất cả những sai lầm và lỗi phạm. Khi yêu nhau, họ dễ dàng bỏ qua cho nhau những thiếu xót, những tiêu cực hoặc ngay cả những lỗi phạm. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy tha thứ, không phải chỉ bảy lần nhưng bảy mươi lần bảy. Chúng ta tự hỏi: Sao phải tha nhiều thế? Mấy ai có thể thực hiện được. Khó lắm. Đối với con người bình thường thì qúa tam ba bận. Có nghĩa là tha thứ đến ba lần đã là nhiều lắm rồi. Tuy nhiên trong đời sống gia đình, chúng ta cũng cứ phải bỏ qua và tha thứ cho nhau không ngừng.
Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tha thứ cho nhau, Chúa đã làm gương trước. Khi bị thiên hạ tẩy chay, môn đệ phản bội, người ta thù ghét và giết bỏ, treo trên thập giá trong giờ lâm tử, Chúa đã xin Chúa Cha tha tội cho họ và còn bệnh đỡ họ vì sự không biết: Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm (Lc 23,34). Chúa tha thứ hoàn toàn và còn ban ơn cứu chuộc họ nữa. Ngước nhìn lên thánh giá Chúa, chúng ta cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ và sự tha thứ.
Chúa Giêsu đã trao quyền tháo cởi và cầm giữ cho thánh Phêrô và các tông đồ. Quyền này được trao lại cho Giáo Hội qua Bí Tích Hòa Giải: Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."(Ga 20,23). Chính nhờ Máu Châu Báu của Chúa Kitô đã đổ ra, chúng ta được lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác, nhất là ơn tha tội: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Eph 1,7).
Một trong những cách thế sống hạnh phúc và an vui là chúng ta cần phải tha thứ cho nhau. Sự tha thứ dựa trên ơn sủng của Chúa Kitô, Đấng đã tha thứ và ban ơn tha thứ cho tội nhân: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Col 3,13). Ai trong chúng ta cũng đã phạm lỗi lầm, sai trái và tội lỗi. Ai trong chúng ta cũng cần tha thứ và được tha thứ. Sự tha thứ là cửa ngõ dẫn vào hoàn thiện. Biết yêu thương là biết tha thứ. Anh chị em chớ mắc nợ nhau điều gì trừ ra lòng yêu mến. Lòng yêu thương dẫn đến sự hòa giải, tha thứ và hợp nhất.
Lạy Chúa, xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Chỉ có ân sủng của Chúa nâng đỡ phù trợ và mở cửa tâm hồn để chúng con biết tha và được tha. Lạy Chúa, xin thương tha thứ.
Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy'. (Mt 18,22).
Mỗi khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta nguyện rằng xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Nếu chúng ta không tha nợ cho anh em, làm sao chúng ta có thể xin Chúa tha cho chúng ta. Có khi nào chúng ta dối Chúa không? Hình như có một điều gì khúc mắc trong lời kinh này. Bỏ qua, không chấp hay tha thứ là một thái độ tích cực. Không phải ai ai cũng có thể thực hiện được đâu. Vì theo thói thường trong cuộc sống, ai cũng muốn sự công bằng, tác giả sách Đệ Nhị Luật cũng đã ghi rõ ràng: Nếu ai làm cho người đồng bào phải mang tật, thì phải xử với nó như nó đã xử với người ta: Chỗ gãy đền chỗ gãy, mắt đền mắt, răng đền răng; nó đã làm cho người khác mang tật thế nào, thì người ta cũng sẽ làm cho nó như vậy (Lv 24,19-20). Tha thứ cho người khác có thể là chúng ta sẽ phải chịu sự mất mát và thua thiệt. Nhưng trong tinh thần yêu thương, tha thứ sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều điều lợi. Chúng ta sẽ được chính Thiên Chúa tha thứ, được nối lại tình nghĩa anh chị em và cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn.
Dọc theo lịch sử của dân tộc Do-thái cũng là lịch sử ơn cứu độ. Sự tha thứ đã nẩy sinh từ tâm hồn thiện hảo. Ông Giacob đã xin Giuse tha lỗi cho các anh em. Xưa kia, vì ghen tỵ họ đã bán Giuse cho các lái buôn Aicập. Khi gặp lại, Giuse đã cảm động mà tha thứ cho anh em: "Thôi! Xin con tha tội tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây ra điều ác cho con." Bây giờ xin chú tha tội cho các kẻ làm tôi Thiên Chúa của cha chú! " Ông Giuse khóc, khi họ nói với ông như thế (Stk 50,17). Rồi khi ông Môisen dẫn dân ra khỏi đất Ai-cập, dân đã phản loạn, kêu trách và than phiền. Ông Môisen đã phải qùy phục xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho họ. Thiên Chúa đầy lòng từ ái đã tha thứ: Ông Môsê vội vàng phục xuống đất thờ lạy và thưa: "Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài." (Xh 34,8-9).
Không phải Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho dân chỉ một lần nhưng Chúa cứ tha hoài và tha mãi. Dân phản nghịch, Chúa phạt họ. Khi họ hối lỗi, Chúa lại tha. Chúa tha không biết bao nhiêu lần: Vậy xin Ngài tha thứ lỗi lầm của dân này theo lượng cả ân nghĩa của Ngài, như Ngài đã từng chịu đựng dân này từ Ai-cập cho đến đây." (Ds 14,19). Qua sự khẩn cầu của các Tổ phụ, các Tiên tri và các vị đại diện của Dân Chúa, Chúa phạt rồi lại tha, tha rồi lại phạt: Từ trời xin Ngài lắng nghe, thứ tha tội lỗi Ít-ra-en dân Ngài và đưa họ về đất Ngài đã ban cho cha ông họ (1Vua 8,34). Họ đã xúc phạm nặng nề và bỏ Chúa đi thờ bụt thần. Họ xây đền thờ tôn kính thần ngoại bang. Họ quên đi giới luật và các huấn lệnh của Chúa. Các tiên tri không ngừng mời gọi họ trở về và xin ơn thứ tha: Từ trời nơi Ngài ngự, xin Ngài nghe lời họ cầu nguyện van xin mà xét xử công minh cho họ, và tha thứ cho dân Ngài vì họ đã xúc phạm đến Ngài (2 Sb 6,39).
Vua Đavít cũng đã phạm tội nặng nề trước nhan thánh Chúa. Chúng ta biết Chúa đã chọn và gọi ông từ một trẻ chăn chiên lên ngôi vua để trị vì Dân Thánh. Ông đã biết sám hối ăn năn trở về cùng Chúa và van xin: Lạy Chúa, tội con thật nặng nề, vì danh Ngài, xin lượng thứ cho con (Tv 25,11). Tình yêu của Chúa bao la hải hà. Chúa rộng lòng tha thứ hết mọi tội khiên mà con người xúc phạm đến Chúa. Qua lịch sử cứu độ, chúng ta nghiệm ra tình yêu Chúa dành cho con người thật bao la vĩ đại. Chúa tha thứ cho con người cả ngàn ngàn lần. Chúa luôn luôn muốn nối lại sự giao hòa giữa đất trời, giữa Thiên Chúa và con người. Tiên tri Giêrêmia nói lên lòng từ bi nhân hậu của Chúa: Ta sẽ thanh tẩy chúng cho sạch mọi điều gian ác chúng đã phạm, khiến chúng đắc tội với Ta. Ta sẽ thứ tha mọi điều gian ác chúng đã phạm khiến chúng đắc tội với Ta và phản lại Ta (Giêr. 33,8). Hậu qủa của tội nguyên tổ làm con người dễ hướng về điều dữ. Con người sống theo thói hư tật xấu, tâm hồn nhơ nhuốc và bê tha tội lỗi, nhưng khi biết sám hối ăn năn trở lại, Chúa không bao giờ chê bỏ họ: Lạy Chúa, xin khấng nghe! Lạy Chúa, xin tha thứ! Lạy Chúa, xin đoái thương! Vì danh Ngài, xin ra tay và đừng trì hoãn, lạy Thiên Chúa của con, bởi vì thành và dân của Ngài đã được thánh hiến cho Ngài."(Dan 9,19).
Chúng ta có một mối lợi tuyệt hảo là khi chúng ta tha lỗi cho anh em, Chúa sẽ tha cho chúng ta: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em (Mt 6,14-15). Sự tha thứ là một ân huệ cao vời. Tha thứ sẽ mang lại cho tâm hồn sự bình an thư thái. Tha thứ sẽ tạo nên một cảnh sống yêu thương và hạnh phúc. Tha thứ sẽ xây dựng một xã hội tốt đẹp và hòa bình. Tha thứ là qùa tặng mà Thiên Chúa ban cho con người. Thiên Chúa đã ban Con Một của mình là Chúa Giêsu Kitô làm qùa tặng cho nhân loại. Chúa Giêsu có quyền tha thứ mọi tội lỗi: Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội - bấy giờ Đức Giê-su bảo người bại liệt: "Đứng dậy, vác giường đi về nhà! "(Mt 9,6).
Chúa Giêsu có uy quyền trong lời nói và việc làm. Chúa làm các phép lạ chữa lành cả xác lẫn hồn. Chúa Giêsu chữa lành các bệnh họan tật nguyền qua lời nói, qua sự sờ chạm và qua ý muốn. Chúa tha tội và ban lại sự tinh tuyền trong tâm hồn như thuở ban đầu. Chúa gỡ bỏ mọi ràng buộc của bóng tối và ma quỷ: Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: "Này anh, anh đã được tha tội rồi."(Lc 5,20). Chúa lấy tình yêu đo lường sự hối cải và tha thứ. Chúa Giêsu phán rằng yêu nhiều sẽ được tha nhiều. Lấy tình yêu bù đắp những khiếm khuyết của cuộc đời: Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít (Lc 7,47).
Chúng ta có thể tha thứ nhưng chúng ta rất khó quên. Tha đã khó, quên đi còn khó hơn. Cứ nhắc đến truyện buồn cũ, chúng ta cảm thấy như nó ứ tới cổ và nghẹn đến tim. Nghe đến truyện xưa là đã nổi da gà và nhìn thấy đã phát ghét. Làm thế nào chúng ta có thể tha cho người đã làm hại danh dự, quyền lợi và tiếng tăm của chúng ta? Chẳng lẽ chúng ta chịu thua và chịu nhục như vậy sao? Chúng ta đã mất mát và chịu thiệt thòi qúa nhiều rồi. Ai sẽ bù đắp lại cho chúng ta đây? Nếu thái độ báo thù tiêu cực dừng lại ở đây, chúng ta sẽ bị chôn chân tại chỗ và bị người khác đóng khung cuộc đời của chúng ta vào sự ràng buộc vay trả, trả vay hay mắt đền mắt, răng đền răng. Khi con người để tâm gây báo thù, thì sự thù ghét sẽ không bao giờ chấm dứt. Trả thù là thái độ tiểu nhân. Tìm cách báo thù là tự hại mình. Trả thù là tự đưa mình vào con đường cùng. Thiên Chúa cho chúng ta có trái tim yêu thương rộng mở, chúng ta cùng học biết sự tha thứ như Chúa đã tha cho chúng ta.
Sức mạnh của tình yêu là động lực huyền diệu của sự tha thứ. Khi yêu nhiều, chúng ta sẽ tha nhiều. Đây là kinh nghiệm đời thường. Những đôi cặp trẻ khi mới yêu nhau và khi tình yêu cuồng nhiệt nóng bỏng, họ có thể bỏ qua tất cả, tha thứ tất cả và quên đi tất cả những sai lầm và lỗi phạm. Khi yêu nhau, họ dễ dàng bỏ qua cho nhau những thiếu xót, những tiêu cực hoặc ngay cả những lỗi phạm. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy tha thứ, không phải chỉ bảy lần nhưng bảy mươi lần bảy. Chúng ta tự hỏi: Sao phải tha nhiều thế? Mấy ai có thể thực hiện được. Khó lắm. Đối với con người bình thường thì qúa tam ba bận. Có nghĩa là tha thứ đến ba lần đã là nhiều lắm rồi. Tuy nhiên trong đời sống gia đình, chúng ta cũng cứ phải bỏ qua và tha thứ cho nhau không ngừng.
Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tha thứ cho nhau, Chúa đã làm gương trước. Khi bị thiên hạ tẩy chay, môn đệ phản bội, người ta thù ghét và giết bỏ, treo trên thập giá trong giờ lâm tử, Chúa đã xin Chúa Cha tha tội cho họ và còn bệnh đỡ họ vì sự không biết: Bấy giờ Đức Giê-su cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm." Rồi họ lấy áo của Người chia ra mà bắt thăm (Lc 23,34). Chúa tha thứ hoàn toàn và còn ban ơn cứu chuộc họ nữa. Ngước nhìn lên thánh giá Chúa, chúng ta cũng được hưởng nhờ ơn cứu độ và sự tha thứ.
Chúa Giêsu đã trao quyền tháo cởi và cầm giữ cho thánh Phêrô và các tông đồ. Quyền này được trao lại cho Giáo Hội qua Bí Tích Hòa Giải: Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."(Ga 20,23). Chính nhờ Máu Châu Báu của Chúa Kitô đã đổ ra, chúng ta được lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác, nhất là ơn tha tội: Trong Thánh Tử, nhờ máu Thánh Tử đổ ra chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi theo lượng ân sủng rất phong phú của Người (Eph 1,7).
Một trong những cách thế sống hạnh phúc và an vui là chúng ta cần phải tha thứ cho nhau. Sự tha thứ dựa trên ơn sủng của Chúa Kitô, Đấng đã tha thứ và ban ơn tha thứ cho tội nhân: Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau (Col 3,13). Ai trong chúng ta cũng đã phạm lỗi lầm, sai trái và tội lỗi. Ai trong chúng ta cũng cần tha thứ và được tha thứ. Sự tha thứ là cửa ngõ dẫn vào hoàn thiện. Biết yêu thương là biết tha thứ. Anh chị em chớ mắc nợ nhau điều gì trừ ra lòng yêu mến. Lòng yêu thương dẫn đến sự hòa giải, tha thứ và hợp nhất.
Lạy Chúa, xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Chỉ có ân sủng của Chúa nâng đỡ phù trợ và mở cửa tâm hồn để chúng con biết tha và được tha. Lạy Chúa, xin thương tha thứ.
Cử chỉ bằng tay phải trong nghi lễ Phụng vụ?
Phạm Kim An
07:08 07/09/2011
ROMA - Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Roma.
Hỏi: Việc quỳ gối được thực hiện bằng cách uốn đầu gối bên phải (Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM], số 274), và Dấu thánh giá được thực hiện bằng bàn tay phải. Các quy tắc này có tuyệt đối không? Một người thuận tay trái có thể làm Dấu thánh giá bằng tay trái hoặc quỳ gối với đầu gối trái không? - P.T., New Orleans, Louisiana, Mỹ
Đáp: Là một người thuận tay trái, tôi hoàn toàn thông cảm với tình trạng khó khăn của độc giả này. Rất may, sự kỳ thị gắn liền với việc thuận tay trái trong thời gian trước đây dường như đã biến mất. Nó chắc chắn không không gây trở ngại cho ba trong bốn vị Tổng thống Mỹ gần đây nhất thuận tay trái.
Từ quan điểm phụng vụ, các chỉ dẫn trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) chỉ đơn thuần mô tả những gì mà đa số người làm một cách tự nhiên, và chỉ nói về một tập tục được thiết lập. Vì thường không có nhiều khó khăn cho người thuận tay trái để thực hiện các cử chỉ này, việc làm này là tốt hơn và phù hợp với quy luật chung về tay phải. Ngay cả trong xã hội dân sự, đại đa số người thuận tay trái sẽ chìa tay phải để bắt tay người khác. Nó nhanh chóng trở nên quá tự nhiên và tự phát để sử dụng tay phải cho việc quỳ gối và chúc lành, mà người ta sẽ phải thực hiện một nỗ lực có ý thức để hành động cách khác.
Cá nhân tôi, tôi hiếm khi thấy việc thuận tay trái là một trở ngại cho việc thực hiện các cử chỉ và cử động phụng vụ, ngoại trừ có thể là khi múc hương từ bình hương qua lư hương.
Tuy nhiên, không có lý do sâu xa thần học để thích bàn tay này hay bàn tay khác. Đó là một vấn đề của tập tục thực tế và lâu đời, tương tự như các cách khác nhau để làm Dấu thánh giá, chẳng hạn di chuyển bàn tay từ phải sang trái trong hầu hết các người Công giáo Đông phương, trong khi nghi thức Latin truyền thống thích di chuyển tay từ trái sang phải.
Đúng là có nhiều đoạn Thánh Kinh nói về sức mạnh của tay phải Thiên Chúa, và Chúa chúng ta ngồi "bên hữu Chúa Cha". Các hình ảnh văn chương trong những bản văn này là đáng kể trong nhiều ngữ cảnh thần học, và chắc chắn liên quan đến việc phụng vụ thích sử dụng bàn tay phải. Nhưng tôi nghĩ rằng phụng vụ có thể buộc vấn đề sử dụng bàn tay phải để loại trừ khả năng khác, hoặc biến việc sử dụng bàn tay phải thành một luật tuyệt đối. Các văn bản này chỉ đơn giản phản ánh việc sử dụng các biểu tượng phổ quát của việc thuận tay phải, dựa vào thực tế rằng 90% người thuận tay phải.
Nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, thì sẽ có thể chọn một sự thay thế. Ví dụ, nếu ĐTC Gioan Phaolô II gãy tay phải, Ngài sẽ không hề cảm thấy e ngại trong việc sử dụng tay trái của mình để ban phép lành cho các tín hữu. Tương tự như vậy, một người không đứng vững trên đôi chân của mình, có thể quỳ gối theo bất cứ chân nào giữ thăng bằng hơn.
Hỏi: Việc quỳ gối được thực hiện bằng cách uốn đầu gối bên phải (Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma [GIRM], số 274), và Dấu thánh giá được thực hiện bằng bàn tay phải. Các quy tắc này có tuyệt đối không? Một người thuận tay trái có thể làm Dấu thánh giá bằng tay trái hoặc quỳ gối với đầu gối trái không? - P.T., New Orleans, Louisiana, Mỹ
Đáp: Là một người thuận tay trái, tôi hoàn toàn thông cảm với tình trạng khó khăn của độc giả này. Rất may, sự kỳ thị gắn liền với việc thuận tay trái trong thời gian trước đây dường như đã biến mất. Nó chắc chắn không không gây trở ngại cho ba trong bốn vị Tổng thống Mỹ gần đây nhất thuận tay trái.
Từ quan điểm phụng vụ, các chỉ dẫn trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) chỉ đơn thuần mô tả những gì mà đa số người làm một cách tự nhiên, và chỉ nói về một tập tục được thiết lập. Vì thường không có nhiều khó khăn cho người thuận tay trái để thực hiện các cử chỉ này, việc làm này là tốt hơn và phù hợp với quy luật chung về tay phải. Ngay cả trong xã hội dân sự, đại đa số người thuận tay trái sẽ chìa tay phải để bắt tay người khác. Nó nhanh chóng trở nên quá tự nhiên và tự phát để sử dụng tay phải cho việc quỳ gối và chúc lành, mà người ta sẽ phải thực hiện một nỗ lực có ý thức để hành động cách khác.
Cá nhân tôi, tôi hiếm khi thấy việc thuận tay trái là một trở ngại cho việc thực hiện các cử chỉ và cử động phụng vụ, ngoại trừ có thể là khi múc hương từ bình hương qua lư hương.
Tuy nhiên, không có lý do sâu xa thần học để thích bàn tay này hay bàn tay khác. Đó là một vấn đề của tập tục thực tế và lâu đời, tương tự như các cách khác nhau để làm Dấu thánh giá, chẳng hạn di chuyển bàn tay từ phải sang trái trong hầu hết các người Công giáo Đông phương, trong khi nghi thức Latin truyền thống thích di chuyển tay từ trái sang phải.
Đúng là có nhiều đoạn Thánh Kinh nói về sức mạnh của tay phải Thiên Chúa, và Chúa chúng ta ngồi "bên hữu Chúa Cha". Các hình ảnh văn chương trong những bản văn này là đáng kể trong nhiều ngữ cảnh thần học, và chắc chắn liên quan đến việc phụng vụ thích sử dụng bàn tay phải. Nhưng tôi nghĩ rằng phụng vụ có thể buộc vấn đề sử dụng bàn tay phải để loại trừ khả năng khác, hoặc biến việc sử dụng bàn tay phải thành một luật tuyệt đối. Các văn bản này chỉ đơn giản phản ánh việc sử dụng các biểu tượng phổ quát của việc thuận tay phải, dựa vào thực tế rằng 90% người thuận tay phải.
Nếu trong hoàn cảnh bắt buộc, thì sẽ có thể chọn một sự thay thế. Ví dụ, nếu ĐTC Gioan Phaolô II gãy tay phải, Ngài sẽ không hề cảm thấy e ngại trong việc sử dụng tay trái của mình để ban phép lành cho các tín hữu. Tương tự như vậy, một người không đứng vững trên đôi chân của mình, có thể quỳ gối theo bất cứ chân nào giữ thăng bằng hơn.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:23 07/09/2011
BÁ TÁNH NÓI DỐI
Có một người dân đến huyện phủ báo cáo, nói năm nay ngũ cốc đều thu hoạch ít.
Quan huyện hỏi lúa mạch thu hoạch bao nhiêu, người dân ấy trả lời: “Ba phần”.
Quan huyện lại hỏi bông thu hoạch bao nhiêu, người dân ấy trả lời: “Hai phần”.
Quan huyện lại hỏi kê thu hoạch bao nhiêu, người dân ấy trả: “Hai phần”.
Đến lúc này thì quan huyện nổi giận lôi đình, lớn tiếng chửi:
- “Năm nay đã thu hoạch được bảy phần, vậy mà ông lại nói năm nay thất mùa, thật đáng ăn đòn”.
Người dân ấy nghe xong thì bất giác cười khẩy, nói:
- “Ờ, tôi đây sống hơn một trăm tuổi rồi, thành thật mà nói thì chưa bao giờ thấy thất mùa như năm nay !”
Quan huyện càng nổi giận lớn tiếng chửi:
- “Ông là người càng nói càng giảo hoạt, tại sao lại bịa đặt tuổi của mình ?”
Người dân ấy trả lời:
- “Tiểu nhân không dám địa đặt, mời ngài thử tính xem sao: tiểu nhân năm nay hơn bảy mươi tuổi, đứa con lớn năm nay hơn bốn mươi tuổi, đứa con thứ hai năm nay hơn ba mươi tuổi, cộng tất cả lại không phải là hơn một trăm tuổi sao ?”
Suy tư:
Ông già gộp tất cả tuổi của con mình với tuổi của mình thì đương nhiên là hơn trăm tuổi, cũng như ông quan huyện đem số thu hoạch kém của từng loại gộp lại và tuyên bố: không thất mùa.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu cũng có lúc lẩm cẩm như ông quan ấy, đó là lúc chúng ta sống trong tội lỗi và ầu ớ có làm một vài việc tốt thì tuyên bố Thiên Chúa đã tha tội cho mình, thế là hiên ngang đi lên rước lễ mà không thấy…gượng miệng. Thiên Chúa không phạt ai cả nhưng Ngài cũng không hề lẩm cẩm như chúng ta tưởng rồi qua mặt Ngài; Ngài không phạt ai nhưng Ngài để cho chúng ta có nhiều cơ hội quay đầu trở về đường ngay nẻo chính; Ngài không phạt ai cả, nhưng chính chúng ta phạt chúng ta, khi chúng ta đành lòng chối bỏ ân sủng và tình thương của Ngài dành cho chúng ta.
Ông già bá tánh không hề nói dối, nhưng vì quan huyện có cái đầu nhỏ cái bụng bự, nên tính không ra tổng sản lượng ngũ cốc bị thất mùa mà thôi. Cũng vậy, vì trình độ giáo lý quá kém nên có lúc chúng ta cho Thiên Chúa cũng lẩm cẩm như chúng ta vậy.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người dân đến huyện phủ báo cáo, nói năm nay ngũ cốc đều thu hoạch ít.
Quan huyện hỏi lúa mạch thu hoạch bao nhiêu, người dân ấy trả lời: “Ba phần”.
Quan huyện lại hỏi bông thu hoạch bao nhiêu, người dân ấy trả lời: “Hai phần”.
Quan huyện lại hỏi kê thu hoạch bao nhiêu, người dân ấy trả: “Hai phần”.
Đến lúc này thì quan huyện nổi giận lôi đình, lớn tiếng chửi:
- “Năm nay đã thu hoạch được bảy phần, vậy mà ông lại nói năm nay thất mùa, thật đáng ăn đòn”.
Người dân ấy nghe xong thì bất giác cười khẩy, nói:
- “Ờ, tôi đây sống hơn một trăm tuổi rồi, thành thật mà nói thì chưa bao giờ thấy thất mùa như năm nay !”
Quan huyện càng nổi giận lớn tiếng chửi:
- “Ông là người càng nói càng giảo hoạt, tại sao lại bịa đặt tuổi của mình ?”
Người dân ấy trả lời:
- “Tiểu nhân không dám địa đặt, mời ngài thử tính xem sao: tiểu nhân năm nay hơn bảy mươi tuổi, đứa con lớn năm nay hơn bốn mươi tuổi, đứa con thứ hai năm nay hơn ba mươi tuổi, cộng tất cả lại không phải là hơn một trăm tuổi sao ?”
Suy tư:
Ông già gộp tất cả tuổi của con mình với tuổi của mình thì đương nhiên là hơn trăm tuổi, cũng như ông quan huyện đem số thu hoạch kém của từng loại gộp lại và tuyên bố: không thất mùa.
Cuộc sống của người Ki-tô hữu cũng có lúc lẩm cẩm như ông quan ấy, đó là lúc chúng ta sống trong tội lỗi và ầu ớ có làm một vài việc tốt thì tuyên bố Thiên Chúa đã tha tội cho mình, thế là hiên ngang đi lên rước lễ mà không thấy…gượng miệng. Thiên Chúa không phạt ai cả nhưng Ngài cũng không hề lẩm cẩm như chúng ta tưởng rồi qua mặt Ngài; Ngài không phạt ai nhưng Ngài để cho chúng ta có nhiều cơ hội quay đầu trở về đường ngay nẻo chính; Ngài không phạt ai cả, nhưng chính chúng ta phạt chúng ta, khi chúng ta đành lòng chối bỏ ân sủng và tình thương của Ngài dành cho chúng ta.
Ông già bá tánh không hề nói dối, nhưng vì quan huyện có cái đầu nhỏ cái bụng bự, nên tính không ra tổng sản lượng ngũ cốc bị thất mùa mà thôi. Cũng vậy, vì trình độ giáo lý quá kém nên có lúc chúng ta cho Thiên Chúa cũng lẩm cẩm như chúng ta vậy.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:24 07/09/2011
N2T |
21. Yên vui của xác thịt, trước khi chưa đạt được thì ai cũng mong đợi, nhưng sau khi được rồi thì phiền não. Còn như cái phúc của linh hồn, con người ta khi chưa được thì cũng không biết quý trọng, sau khi được rồi thì biết quý trọng nó.
(Thánh Gregory)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mùa xuân Ả rập và thử thách dân chủ
Linh Tiến Khải
09:40 07/09/2011
Phỏng vấn ông Ala Al Aswani, nha sĩ kiêm nhà văn và chuyên viên phân tích tình hình các nước A rập
Ngày 9-9-2011 ông Ala Al-Aswani nha sĩ, nhà văn kiêm chuyên viên phân tích tình hình các nước A rập, sẽ tham dự đại hội văn chương tại tỉnh Mantova bắc Italia, để giới thiệu cuốn sách mới của ông có tựa đề là ”Cuộc cách mạng Ai cập”, và tham dự cuộc thảo luận bàn tròn về đề tài ”Cách mạng”. Bác sĩ cũng là tác giả hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ”Dinh Yacoubian” xuất bản năm 2002, và ”Chicago” xuất bản năm 2006.
Ông Ala Al Aswani sinh năm 1957 và là con của văn sĩ Abbas Al-Aswani. Sau khi mãn bậc trung học tại một trường dậy bằng tiếng Pháp tại Ai Cập, ông đã theo học nha khoa tại đại học Illinois và Chicago bên Hoa Kỳ, và hiện nay vẫn hành nghề bác sĩ nha khoa.
Bác sĩ Ala Al Aswani cũng là một văn sĩ nổi tiếng thường xuyên cộng tác với các nhật báo đối lập, và gần gũi các nhà trí thức tả phái Ai Cập, đặc biệt là với nhà văn Sonallah Ibrahim. Tuy tuyên bố mình độc lập trên bình diện chính trị, nhưng ông là một trong những người đã thành lập phong trào phản đối Kifaya có nghĩa là ”Đủ rồi”. Chính phong trào này đã làm nảy sinh ra cuộc cách mạng dân chủ tại Ai Cập như chúng ta đã chứng kiến trong các tháng qua.
Ngoài ra bác sĩ còn là một cây viết nổi tiếng thế giới vì các phân tích sắc bén, chính xác, cũng như lòng can đảm và sự đam mê tố cáo các tệ nạn gây ra khổ đau cho xã hội Ai Cập, cũng như cho nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ông miêu tả Ai Cập như là một quốc gia bị tước đoạt, thối nát, nghèo đói và bất động, nhưng sự tuyệt vọng của nó chỉ chờ đợi một tia lửa là bùng nổ và biến thành cuộc nổi loạn của toàn dân. Đó là điều đã xảy ra, khiến cho Ai Cập thoát khỏi chế độ cai trị độc tài. Theo bác sĩ Al Aswani mùa xuân A rập đã làm nảy sinh ra một ”quốc tịch toàn cầu” mới. Mặc dù còn có các cảnh bất ổn xảy ra nhưng đó là một trong các hoa trái qúy báu nhất của các cuộc nổi loạn của các dân tộc A rập. Các hoa trái đó đã làm sụp đổ trật tự vùng Trung Đông, mà chúng ta đã biết từ bao thập niên qua.
Tác phẩm mới nhất của bác sĩ là cuốn ”Nếu tôi không phải là người Ai cập”, bao gồm các bài viết hồi thập niên 1990, nhưng đã không bao giờ được phép xuất bản, vì sự chống đối của một nhân viên chính quyền.
Bác sĩ Al Aswani có lối viết thực tiễn và trực tiếp, khiến cho người đọc dễ hiểu và vì thế sách của ông rất được dân chúng ưa thích. Nhất là vì ông rất khéo léo trình bày cuộc sống của người dân Ai Cập trong tất cả mọi chiều kích khác nhau của nó, hấp dẫn đến độ dân chúng so sánh ông với nhà văn và tiểu thuyết gia Nagib Mahkfuz, người đã được giải Nobel văn chương 1988.
Bác sĩ Al Swani cũng là một người hoạt động thăng tiến dân chủ tại Ai Cập và trong thế giới A rập. Sự kiện giới trẻ xuống đường biểu tình tại các nước Âu châu cũng như khắp nơi trên thế giới chắc chắn đã lấy hứng từ các cuộc biểu tình của người dân Ai Cập tại quảng trường Tahkrir liên tục trong mấy tuần đưa đến thành công lật độ chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak.
Hỏi: Thưa bác sĩ Al Aswani, ”Dân chủ là giải pháp duy nhất”: đó đã là khẩu hiệu của bác sĩ. Nhưng tại Ai Cập, nơi việc đánh đuổi ông Mubarak đã khiến cho toàn dân phấn khởi và dấy lên biết bao hy vọng, người ta nhận thấy các đe dọa nghiêm trọng đối với việc chuyển tiếp dân chủ. Điều này có khiếm cho bác sĩ lo lắng không?
Đáp: Tôi không ngạc nhiên về sự kiện này: mỗi một cuộc cách mạng đều phải đương đầu với các thúc đẩy chống lại cách mạng. Trong trường hợp của Ai Cập, có các thành phần của chính quyền cũ vẫn còn hiện diện khắp nơi, từ trong các phương tiện truyền thông cho tới các bộ, và họ hoạt động trong quyền hạn của họ để gây hỗn loạn, và ngăn chặn sự thay đổi dân chủ. Vấn đề đó là từ khi chính quyền của ông Hosni Mubarak sụp đổ cho tới nay, Hội đồng quân nhân lãnh đạo đất nước đang chứng minh cho thấy họ không có khả năng chống lại các lực lượng phản cách mạng này. Từ phía tôi cũng như từ phía các nhà trí thức, chúng tôi đã nhiều lần gặp gỡ các giới chức quân sự để góp ý kiến nhằm cụ thể hóa lý tưởng của các cuộc nổi dậy, nhưng các lựa chọn chính trị đã không đáp ứng đủ các chờ mong của dân chúng.
Hỏi: Thưa bác sĩ, cả cuộc khủng hoảng kinh tế cũng khiến cho người ta lo sợ: bác sĩ có nghĩ rằng nó có thể khiến cho các hăng say cách mạng của dân chúng bị nguội đi không?
Đáp: Chúng ta hãy thực tế: dưới thời tổng thống Mubarak 40% hay trong một vài vùng có tới 55% người dân Ai Cập phải sống dưới mức nghèo túng. Nạn thất nghiệp cao tận trời xanh, và đây đã là một trong các lý do làm nảy sinh ra cuộc nỗi dậy của dân chúng. Trong khi hiện nay, hiển nhiên không phải là lỗi của những người đã khiến cho chế độ sup đổ, nhưng là của Hội đồng quân nhân, bắt đầu nắm quyền tổng thống và quốc hội, sau khi chế độ Mubarack sụp đổ.
Hỏi: Bác sĩ có sợ khuynh hướng hồi giáo qúa khích không?
Đáp: Cả về phía này nữa, cũng có các thành phần của chế độ cũ đang làm tất cả những gì có thể làm được để phơi bầy bóng ma của cuộc xung đột giữa các giáo phái thường là bằng cách dưỡng nuôi bao lực. Điều khiến cho tôi lo sợ đó là các nhân viên an ninh, là các kẻ tội phạm đã tra tấn hàng trăm ngàn người vô tội, và họ vẫn còn tự do hành động. Cần phải có các luật lệ dân chủ bảo vệ tất cả mọi người dân.
Hỏi: Các người trẻ đã khơi dậy cuộc cách mạng dân chủ và các thay đổi sẽ có vai trò và thế đứng nào trong các xã hội A rập mới thưa bác sĩ?
Đáp: Hầu như gần phân nửa tổng số dân Ai Cập là người trẻ dưới 30 tuổi. Khi chúng ta nói tới giới trẻ, chúng ta đụng tới những giai tầng to lớn trong các xã hội A rập. Sau cuộc cách mạng tôi đã gặp biết bao nhiêu bạn trẻ chuyên nghiệp Ai cập như các bác sĩ, kỹ sư, sống bên Âu châu hay trong vùng vịnh Ba Tư, và họ đã quyết định hồi hương để góp phần xây dựng một đất nước Ai Cập mới. Tôi nghĩ rằng với nền dân chủ sẽ có các cơ may cho tất cả mọi người, vì thế tôi là người đầu tiên không chịu được sự chậm chạp của việc chuyển tiếp. Nhưng tôi xác tín rằng chúng tôi đã châm ngòi cho một sự thay đổi không thể quay trở lại đàng sau được nữa. Chúng tôi không trở lại đàng sau.
Hỏi: Bác sĩ có nghĩ rằng Mùa Xuân A rập sẽ còn lan rộng ra trong vùng hay không?
Đáp: Có chứ, tôi tin là cuộc cách mạng dân chủ, Mùa Xuân A Rập sẽ lan tràn trong vùng. Tôi cảm thấy chắc chắn như vậy. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến việc kết thúc của một kỷ nguyên trong thế giới A rập: đó là ngày tàn của các chế độ độc tài. Chắc chắn là tình hình không phải ở đâu cũng như nhau, bởi vì mỗi quốc gia có các điều kiện riêng biêt, nhưng chúng tôi đang bắt đầu một tương lai mới.
Hỏi: Thưa bác sĩ các nhà trí thức Ai Cập đã nắm giữ vai trò nào trong bối cảnh cách mạng dân chủ này?
Đáp: Chúng tôi phải đứng hàng đầu trong việc đòi hỏi công bằng và các quyền con người, và nhập cuộc vào mọi tranh đấu của người dân. Đàng khác, tôi không thể tưởng tượng được rằng một người như tôi đã kêu gọi và cổ võ thay đổi từ 30 năm nay, giờ đây đã có sự thay đổi, lại có thế đứng ngoài nhìn mà không dấn thân làm gì cả.
Hỏi: Chỉ còn vài ngày nữa là tưởng niệm biến cố khủng bố xảy ra tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001, mở màn cho cuộc chiến của Hoa Kỳ và các nước đồng minh chống lại phong trào hồi giáo khủng bố phá hoại, cũng như làm thay đổi cục điện nhiều nước trên thế giới. Bác sĩ nhận thấy tương quan giữa thế giới hồi giáo với Tây Âu như thế nào?
Đáp: Tôi không tin vào các phạm trù này, và xem ra người dân thường cũng không tin vào chúng. Ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này con người đều bình đẳng với nhau, họ muốn có công ăn việc làm, và tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái của họ. Khuynh hướng cực đoan là một đe dọa nghiêm trọng đối với tất cả mọi người, tín hữu kitô cũng như tín hữu hồi giáo. Ben Laden đã không chỉ chống lại tây âu mà ông ta cũng đã chống lại tôi, chống lại tư tưởng tự do của tôi, chống lại niềm tin của tôi nơi nền dân chủ nữa. Đàng khác khi các dân tộc A rập chúng tôi xuống đường biểu tình đòi dân chủ, thì đã có biết bao nhiêu người đó đây trên thế giới ủng hộ chúng tôi, trong khi các chính quyền, kể cả các chính quyền vùng Trung Đông tìm cách câu giờ lần lữa và tính toán các lợi lộc. Nhìn thấy giới trẻ huy động nhau đòi dân chủ từ Trung Đông cho tới các phần đất khác trên thế giới, khiến cho tôi tràn đầy hy vọng.
(Avvenire 4-9-2011)
Ngày 9-9-2011 ông Ala Al-Aswani nha sĩ, nhà văn kiêm chuyên viên phân tích tình hình các nước A rập, sẽ tham dự đại hội văn chương tại tỉnh Mantova bắc Italia, để giới thiệu cuốn sách mới của ông có tựa đề là ”Cuộc cách mạng Ai cập”, và tham dự cuộc thảo luận bàn tròn về đề tài ”Cách mạng”. Bác sĩ cũng là tác giả hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ”Dinh Yacoubian” xuất bản năm 2002, và ”Chicago” xuất bản năm 2006.
Ông Ala Al Aswani sinh năm 1957 và là con của văn sĩ Abbas Al-Aswani. Sau khi mãn bậc trung học tại một trường dậy bằng tiếng Pháp tại Ai Cập, ông đã theo học nha khoa tại đại học Illinois và Chicago bên Hoa Kỳ, và hiện nay vẫn hành nghề bác sĩ nha khoa.
Bác sĩ Ala Al Aswani cũng là một văn sĩ nổi tiếng thường xuyên cộng tác với các nhật báo đối lập, và gần gũi các nhà trí thức tả phái Ai Cập, đặc biệt là với nhà văn Sonallah Ibrahim. Tuy tuyên bố mình độc lập trên bình diện chính trị, nhưng ông là một trong những người đã thành lập phong trào phản đối Kifaya có nghĩa là ”Đủ rồi”. Chính phong trào này đã làm nảy sinh ra cuộc cách mạng dân chủ tại Ai Cập như chúng ta đã chứng kiến trong các tháng qua.
Ngoài ra bác sĩ còn là một cây viết nổi tiếng thế giới vì các phân tích sắc bén, chính xác, cũng như lòng can đảm và sự đam mê tố cáo các tệ nạn gây ra khổ đau cho xã hội Ai Cập, cũng như cho nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ông miêu tả Ai Cập như là một quốc gia bị tước đoạt, thối nát, nghèo đói và bất động, nhưng sự tuyệt vọng của nó chỉ chờ đợi một tia lửa là bùng nổ và biến thành cuộc nổi loạn của toàn dân. Đó là điều đã xảy ra, khiến cho Ai Cập thoát khỏi chế độ cai trị độc tài. Theo bác sĩ Al Aswani mùa xuân A rập đã làm nảy sinh ra một ”quốc tịch toàn cầu” mới. Mặc dù còn có các cảnh bất ổn xảy ra nhưng đó là một trong các hoa trái qúy báu nhất của các cuộc nổi loạn của các dân tộc A rập. Các hoa trái đó đã làm sụp đổ trật tự vùng Trung Đông, mà chúng ta đã biết từ bao thập niên qua.
Tác phẩm mới nhất của bác sĩ là cuốn ”Nếu tôi không phải là người Ai cập”, bao gồm các bài viết hồi thập niên 1990, nhưng đã không bao giờ được phép xuất bản, vì sự chống đối của một nhân viên chính quyền.
Bác sĩ Al Aswani có lối viết thực tiễn và trực tiếp, khiến cho người đọc dễ hiểu và vì thế sách của ông rất được dân chúng ưa thích. Nhất là vì ông rất khéo léo trình bày cuộc sống của người dân Ai Cập trong tất cả mọi chiều kích khác nhau của nó, hấp dẫn đến độ dân chúng so sánh ông với nhà văn và tiểu thuyết gia Nagib Mahkfuz, người đã được giải Nobel văn chương 1988.
Bác sĩ Al Swani cũng là một người hoạt động thăng tiến dân chủ tại Ai Cập và trong thế giới A rập. Sự kiện giới trẻ xuống đường biểu tình tại các nước Âu châu cũng như khắp nơi trên thế giới chắc chắn đã lấy hứng từ các cuộc biểu tình của người dân Ai Cập tại quảng trường Tahkrir liên tục trong mấy tuần đưa đến thành công lật độ chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak.
Hỏi: Thưa bác sĩ Al Aswani, ”Dân chủ là giải pháp duy nhất”: đó đã là khẩu hiệu của bác sĩ. Nhưng tại Ai Cập, nơi việc đánh đuổi ông Mubarak đã khiến cho toàn dân phấn khởi và dấy lên biết bao hy vọng, người ta nhận thấy các đe dọa nghiêm trọng đối với việc chuyển tiếp dân chủ. Điều này có khiếm cho bác sĩ lo lắng không?
Đáp: Tôi không ngạc nhiên về sự kiện này: mỗi một cuộc cách mạng đều phải đương đầu với các thúc đẩy chống lại cách mạng. Trong trường hợp của Ai Cập, có các thành phần của chính quyền cũ vẫn còn hiện diện khắp nơi, từ trong các phương tiện truyền thông cho tới các bộ, và họ hoạt động trong quyền hạn của họ để gây hỗn loạn, và ngăn chặn sự thay đổi dân chủ. Vấn đề đó là từ khi chính quyền của ông Hosni Mubarak sụp đổ cho tới nay, Hội đồng quân nhân lãnh đạo đất nước đang chứng minh cho thấy họ không có khả năng chống lại các lực lượng phản cách mạng này. Từ phía tôi cũng như từ phía các nhà trí thức, chúng tôi đã nhiều lần gặp gỡ các giới chức quân sự để góp ý kiến nhằm cụ thể hóa lý tưởng của các cuộc nổi dậy, nhưng các lựa chọn chính trị đã không đáp ứng đủ các chờ mong của dân chúng.
Hỏi: Thưa bác sĩ, cả cuộc khủng hoảng kinh tế cũng khiến cho người ta lo sợ: bác sĩ có nghĩ rằng nó có thể khiến cho các hăng say cách mạng của dân chúng bị nguội đi không?
Đáp: Chúng ta hãy thực tế: dưới thời tổng thống Mubarak 40% hay trong một vài vùng có tới 55% người dân Ai Cập phải sống dưới mức nghèo túng. Nạn thất nghiệp cao tận trời xanh, và đây đã là một trong các lý do làm nảy sinh ra cuộc nỗi dậy của dân chúng. Trong khi hiện nay, hiển nhiên không phải là lỗi của những người đã khiến cho chế độ sup đổ, nhưng là của Hội đồng quân nhân, bắt đầu nắm quyền tổng thống và quốc hội, sau khi chế độ Mubarack sụp đổ.
Hỏi: Bác sĩ có sợ khuynh hướng hồi giáo qúa khích không?
Đáp: Cả về phía này nữa, cũng có các thành phần của chế độ cũ đang làm tất cả những gì có thể làm được để phơi bầy bóng ma của cuộc xung đột giữa các giáo phái thường là bằng cách dưỡng nuôi bao lực. Điều khiến cho tôi lo sợ đó là các nhân viên an ninh, là các kẻ tội phạm đã tra tấn hàng trăm ngàn người vô tội, và họ vẫn còn tự do hành động. Cần phải có các luật lệ dân chủ bảo vệ tất cả mọi người dân.
Hỏi: Các người trẻ đã khơi dậy cuộc cách mạng dân chủ và các thay đổi sẽ có vai trò và thế đứng nào trong các xã hội A rập mới thưa bác sĩ?
Đáp: Hầu như gần phân nửa tổng số dân Ai Cập là người trẻ dưới 30 tuổi. Khi chúng ta nói tới giới trẻ, chúng ta đụng tới những giai tầng to lớn trong các xã hội A rập. Sau cuộc cách mạng tôi đã gặp biết bao nhiêu bạn trẻ chuyên nghiệp Ai cập như các bác sĩ, kỹ sư, sống bên Âu châu hay trong vùng vịnh Ba Tư, và họ đã quyết định hồi hương để góp phần xây dựng một đất nước Ai Cập mới. Tôi nghĩ rằng với nền dân chủ sẽ có các cơ may cho tất cả mọi người, vì thế tôi là người đầu tiên không chịu được sự chậm chạp của việc chuyển tiếp. Nhưng tôi xác tín rằng chúng tôi đã châm ngòi cho một sự thay đổi không thể quay trở lại đàng sau được nữa. Chúng tôi không trở lại đàng sau.
Hỏi: Bác sĩ có nghĩ rằng Mùa Xuân A rập sẽ còn lan rộng ra trong vùng hay không?
Đáp: Có chứ, tôi tin là cuộc cách mạng dân chủ, Mùa Xuân A Rập sẽ lan tràn trong vùng. Tôi cảm thấy chắc chắn như vậy. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến việc kết thúc của một kỷ nguyên trong thế giới A rập: đó là ngày tàn của các chế độ độc tài. Chắc chắn là tình hình không phải ở đâu cũng như nhau, bởi vì mỗi quốc gia có các điều kiện riêng biêt, nhưng chúng tôi đang bắt đầu một tương lai mới.
Hỏi: Thưa bác sĩ các nhà trí thức Ai Cập đã nắm giữ vai trò nào trong bối cảnh cách mạng dân chủ này?
Đáp: Chúng tôi phải đứng hàng đầu trong việc đòi hỏi công bằng và các quyền con người, và nhập cuộc vào mọi tranh đấu của người dân. Đàng khác, tôi không thể tưởng tượng được rằng một người như tôi đã kêu gọi và cổ võ thay đổi từ 30 năm nay, giờ đây đã có sự thay đổi, lại có thế đứng ngoài nhìn mà không dấn thân làm gì cả.
Hỏi: Chỉ còn vài ngày nữa là tưởng niệm biến cố khủng bố xảy ra tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001, mở màn cho cuộc chiến của Hoa Kỳ và các nước đồng minh chống lại phong trào hồi giáo khủng bố phá hoại, cũng như làm thay đổi cục điện nhiều nước trên thế giới. Bác sĩ nhận thấy tương quan giữa thế giới hồi giáo với Tây Âu như thế nào?
Đáp: Tôi không tin vào các phạm trù này, và xem ra người dân thường cũng không tin vào chúng. Ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này con người đều bình đẳng với nhau, họ muốn có công ăn việc làm, và tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho con cái của họ. Khuynh hướng cực đoan là một đe dọa nghiêm trọng đối với tất cả mọi người, tín hữu kitô cũng như tín hữu hồi giáo. Ben Laden đã không chỉ chống lại tây âu mà ông ta cũng đã chống lại tôi, chống lại tư tưởng tự do của tôi, chống lại niềm tin của tôi nơi nền dân chủ nữa. Đàng khác khi các dân tộc A rập chúng tôi xuống đường biểu tình đòi dân chủ, thì đã có biết bao nhiêu người đó đây trên thế giới ủng hộ chúng tôi, trong khi các chính quyền, kể cả các chính quyền vùng Trung Đông tìm cách câu giờ lần lữa và tính toán các lợi lộc. Nhìn thấy giới trẻ huy động nhau đòi dân chủ từ Trung Đông cho tới các phần đất khác trên thế giới, khiến cho tôi tràn đầy hy vọng.
(Avvenire 4-9-2011)
Ngày 11 tháng 9, người vợ góa không bao giờ chất vấn Thiên Chúa
Vũ Văn An
00:43 07/09/2011
Vào một buổi sáng đầy nắng của Tháng Chín, Patty Fallone và một người bạn đang cuốc bộ dọc theo Park Avenue ở New York, thì một người đàn ông chặn họ lại. Ông ta hỏi: “Các chị có nghe nói về chiếc máy bay đâm vào tòa Tháp Đôi chưa?”. Nếu bộ mặt ông ta không nghiêm chỉnh đến thế, thì câu hỏi này chắc chắn sẽ bị liệt vào loại bông đùa để mở màn cho một câu chuyện. Cả hai người phụ nữ đều chưa biết gì về các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, nên khi nghe người đàn ông đưa tin, chỉ trong tích tắc họ hiểu ngay tầm quan trọng của vấn đề. Patty ngước mắt nhìn về hướng nam. Bên kia tòa nhà Met Life, cách đó mấy dẫy phố, nàng thấy khói bốc ra từ Khu Hạ Manhattan.
“Chúa ôi” nàng buột miệng nói, dù không được ai báo tin, “chồng tôi chắc chết”. Patty biết chắc: nếu các xúc cảm của nàng lúc đó lộ ra trên nét mặt, thì sự biểu lộ ấy sẽ hằn vào tâm trí người khách lạ suốt đời.
Đột nhiên, thế giới của Patty diễn ra thật chậm chạp. Mới 35 tuổi, Patty như người vô hồn bước ra khỏi lề đường xuống phố, giữa những luồng xe cộ đang thi nhau vượt qua; người bạn vội kéo nàng trở lại lề đường, và dìu nàng hẳn vào phía trong. Từ căn phòng của bạn, nàng gọi cho Trường St Ignatius Loyola nơi 4 đứa con của nàng đang học. Nàng dặn nhân viên nhà trường đừng nói gì với bày trẻ trước khi nàng tới. Sau đó, nàng gọi cho bác sĩ rồi ngồi thừ trước màn ảnh truyền hình. Trong cơn hốt hoảng, nàng không còn nhớ rõ Anthony, 39 tuổi, chồng nàng, một người buôn bán chứng khóan tại Cantor Fitzgerald, làm việc ở Bắc hay Nam của Tòa Tháp Đôi. Nàng nghĩ mình phải tìm được xác chồng. Nhưng khi chứng kiến tòa tháp thứ hai xụp đổ, nàng thấy điều ấy không cần thiết nữa.
Khi nàng tới nơi, trường St Ignatius đã đầy phụ huynh. Điều này làm nàng hơi bỡ ngỡ vì nàng có cảm giác các biến cố này chỉ diễn ra cho riêng nàng mà thôi. Có ai mất người thân không? Nàng tự hỏi.
Phần đông các học sinh được đưa tới phòng tập thể dục. Nhưng các con nàng, Katie 11 tuổi, Alexandra 10 tuổi, Anthony 7 tuổi và Patrick, 5 tuổi, vừa mới bắt đầu trọn ngày đầu tiên học lớp vườn trẻ, thì được đưa tới văn phòng hiệu trưởng. Khi các con bước vào, Patty có linh cảm chúng đã biết rõ hung tín rồi.
Được vị hiệu trưởng nhà trưởng, một tâm lý gia, và linh mục Walter Modrys, S.J., lúc ấy là cha xứ giáo xứ St Ignatius Loyola, tháp tùng, Patty đăm đăm nhìn các con. Nàng còn nhớ như in khuôn mặt đứa con gái út. Chẳng còn gì để làm ngoài việc cho các con biết sự thật. Nàng nói: “Tòa nhà nơi Bố làm việc bị đánh xập và Bố đã qua đời”. Giọng đầy hy vọng, một đứa bảo: “Biết đâu Bố thoát được hả má?”. Nàng buông thõng: “Bố không thoát được”. Nhìn quanh gian phòng nơi có những người lớn khác ngồi, nàng thấy không ai trả lời cách khác. Nàng tự nghĩ: mình phải lo liệu lấy thôi! Quay qua các con, nàng nói tiếp: “Má còn đây. Chúng ta còn đây. Chúng ta được an lành. Má còn đây để săn sóc các con”.
Đường về nhà thật xa
Patty cùng các con đợi ở nhà người bạn chờ ai đó đến lái xe đưa về nhà tại Roosevelt Island, một giải đất dài 2 dặm nằm giữa Manhattan và Queens. Gia đình Fallones vốn là thành viên tích cực của cộng đoàn đa dạng nhưng rất gần gũi nhau này. Thành thử, ngay giữa cảnh tang chế, Patty vẫn ưu tư lo lắng cho những người đàn ông đang làm việc tại tiệm thịt nguội của cộng đoàn, một người gốc Ai Cập, một người gốc Palestine. Nàng hy vọng không ai trong họ trở thành mục tiêu của kỳ thị và hận thù trút không đúng chỗ. Nàng muốn cộng đoàn của nàng, “cái thế giới tí hon đa dạng” của nàng, nàng vẫn gọi như thế, không biến mất như người chồng thân yêu của nàng.
Roosevelt Island là một nơi mà ngay những người Patty không biết cũng mỉm cười với nàng và với Anthony, chồng nàng. Sự hiện diện của Anthony trong cộng đoàn này còn lớn hơn cả đời thực. Con trai Patrick của vợ chồng nàng từng theo lớp mẫu giáo tại trường công của cộng đoàn, và các bà mẹ luôn duy trì mối liên hệ gắn bó. Cho nên, trong các ngày tiếp theo cuộc tấn công 11 tháng 9, không ai ngạc nhiên khi các bà mẹ này kéo nhau tới nhà Patty thăm hỏi. Họ cùng ngồi lại với nhau, và theo đề nghị của một bà, họ nắm tay nhau cùng đọc một kinh ngắn. Thế là các phụ nữ, cả người theo Do Thái Giáo, người theo Kitô Giáo lẫn người theo Hồi Giáo, cùng tham gia lời cầu nguyện hàn gắn.
Mười ngày sau cuộc tấn công, theo yêu cầu của Patty, một nhóm còn đông hơn nữa tụ họp nhau để cử hành một cuộc tưởng niệm có tính liên tôn. Thánh Lễ Công Giáo cầu cho Anthony chỉ được tổ chức vào ngày hôm sau, nhằm ngày Thứ Bẩy. Còn hôm nay, Patty muốn có buổi tưởng niệm bao gồm cả cộng đoàn nơi gia đình nàng vốn sinh sống. Em trai và em gái chồng hoài nghi không biết có cần phải tổ chức một buổi tưởng niệm như thế hay không. Nhưng Patty thì nhất quyết “Đây là việc gia đình chị cần làm, đây cũng là điều cộng đoàn chị cần phải làm”. Thế lả gia đình chồng nàng ai cũng tham dự. Và khi thấy trẻ em hàng xóm ngồi tréo chân trên sàn nhà, chung quanh bàn thờ, của ngôi nhà nguyện đại kết, họ rất mừng là mình đã tham gia.
Ngày hôm sau, cách nơi nàng được tin về cái chết của Anthony khoảng 20 dẫy phố, một Thánh Lễ tưởng niệm chàng đã được tổ chức tại Nhà Thờ St Ignatius Loyola. Bên ngoài nhà thờ, đội kèn bao (bagpipes), do một bà mẹ của trường thuê bao, chơi một bài tang chế buồn bã. Khung cảnh rất cảm động, nhưng cũng là khung cảnh làm một số bạn bè rất Ý Đại Lợi của Anthony tự hỏi không biết mình có tới đúng địa điểm hay không. Khung cảnh bên trong thì đúng rồi: nhà thờ chật ních bạn bè và các gia đình có con em học trường nhà xứ cũng như những người cần một nơi chốn để thương tiếc, một nơi để cảm thấy Thiên Chúa gần gũi hơn.
Patty luôn cảm nhận được một liên hệ gần gũi với Thiên Chúa. Nàng rất tích cực tham gia sinh hoạt giáo xứ, dự các buổi tĩnh tâm và có cảm thức mạnh về sự tốt lành của thế giới. Và lạ thay, nàng thấy cái chết của Anthony, cả các cuộc tấn công lẫn những người khủng bố đều không thay đổi được cảm thức ấy. Không thể thay đổi được nó. Nàng cũng rút tỉa được sức mạnh từ lòng tin tưởng của Cha Modrys vào khả năng nàng có thể đương đầu được với những chuẩn bị tang chế này cũng như cuộc đời trước mắt. Patty bảo: “Hãy để con làm điều con cảm thấy cần phải làm”. Nhưng khi chuẩn bị cho nghi lễ, nàng nói với cha: “Xin thú thực với cha, con không tìm được phấn khích nào từ sách thánh; chính đức tin vào Chúa đã nâng đỡ con qua các biến cố này”. Cha Modrys đành chọn các bài đọc. Patty có những chọn lựa khác phải làm.
Nàng chọn không đổ lỗi cho Chúa. Nàng chọn lợi dụng tối đa hoàn cảnh hiện nay của nàng. Hàng ngày, nàng chọn thức giấc vào mỗi buổi sáng và cương quyết tiếp tục sống. Nàng bảo: “Tôi cảm thấy như người ta ai cũng muốn thấy ta o.k., và nếu ta o.k. thì họ cũng o.k. Nhưng không thiếu người không biết họ có o.k. hay không”
Nói một cách chính xác, làm thế nào để mọi chuyện o.k. là một trong những câu hỏi mà Patty phải đương đầu trong nhiều tháng sau cuộc tấn công 11 tháng 9. Những câu hỏi ấy không có giải đáp dễ dãi, nhất là những câu hỏi do Anthony, con trai nàng, đặt ra trước khi đi ngủ. Nó thường hỏi má, tại sao lại có người lái máy bay đâm vào tòa nhà để sát hại một ai đó? Patty suy nghĩ một hồi. Đáng lẽ nàng có thể đổ lỗi cho nhiều thứ: chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, tôn giáo. Nhưng nàng biết: câu hỏi ở đây là về lòng hận thù, nó cưỡng bức người ta phải làm gì, nó làm con người hư rỗng ra sao.
Nên nàng bảo con: “Cũng giống như Star Wars, con ạ. Con có sức mạnh và phía tối, điều này trong ta ai cũng có. Điều làm cho Anakin hướng về phía tối chính là anh ta đã tức giận và hận thù, thế là phía tối chiếm hữu anh ta. Chúa Giêsu bảo ta phải chiến đấu chống lại bóng tối ở trong ta để duy trì con người tốt ở bên trong”. Câu nói ấy không ngờ có hiệu nghiệm với cậu bé 8 tuổi. Nhưng đối với Patty, cuộc chiến giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác, không khởi nguyên từ phim ảnh Holywood mà từ nền thần học sâu sắc. Nàng bảo: “Điều trọng yếu là ta có ý chí tự do. Thiên Chúa rõ ràng cho phép ta tự do chọn điều mình làm. Nếu mỗi lần có lỗi lầm mà Người bước vào can thiệp, chẳng hóa ra tự do không có. Nuôi dậy con cái cũng thế: bạn muốn dưỡng dục để chúng trở thành những người trưởng thành hạnh phúc, tự lập, tự chủ. Bạn đâu chỉ muốn một dịch bản cũ mèm ngày chúng 12”.
Nói với Người Cha
Patty và chồng nàng không thuộc loại người ưa hỏi “Tại sao lại là tôi?”. Nhưng sau ngày 11 tháng 9, nhiều người hỏi câu đó thay cho nàng, to tiếng thắc mắc tại sao gia đình Fallones, những con người yêu thương là thế, sống trọn cuộc sống là thế, mà lại chịu nhiều đau khổ như thế? Patty chỉ có một câu trả lời: “Vậy ra một ai khác đáng phải thế hay sao?”. Đối với Patty, câu hỏi tại sao luôn luôn ít quan trọng hơn câu hỏi: làm gì bây giờ?
Trong những ngày và tuần lễ sau cuộc tấn công, Patty liên tiếp cầu nguyện. Ngày nay, nàng vẫn còn cầu nguyện. Đôi lúc nàng chuyện trò với Anthony y như lúc nàng điện thoại cho chàng tại sở làm. Đôi lúc, nàng chuyện trò với Chúa. Nàng xin Người sức mạnh và dâng lời tạ ơn. “Có những lúc, khi nói chuyện với Chúa, tôi thấy xốn xang trong bụng, một thứ bướm bay bạn thấy khi biết mình được yêu thương”. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, thực tế cuộc đời không buông tha nàng. Nàng nghĩ “trời ơi, mấy con tôi lớn lên không có bố”. Lần đầu tiên thấy cảnh cha và con gái người ta khiêu vũ, nàng thấy như có dao cắt ruột. Ở buỗi lễ mãn khóa trung học của con gái, tim nàng thắt lại khi nghĩ tới sự vắng bóng của chồng. Không phải trong những lúc khó khăn, mà là trong những thời điểm đẹp đẽ nhất, cảm kích nhất, nàng mới thấm thía cái đau của việc mất chồng. Nàng biết chàng sẽ hãnh diện xiết bao khi thấy các con khôn lớn. Nàng biết các con tiếc nuối xiết bao khi không có Anthony trong đời chúng, không được nghe giọng cười oang oang của chàng, không được gần gũi bóng hình tươi vui của chàng. Nhưng nàng cảm thấy an ủi về thời gian gia đình còn đông đủ. Nàng nói với các con: “Các con thấy thời gian các con còn sống với Bố tốt đẹp như thế nào, vì Bố thương yêu các con. Có những người sống với bố suốt đời nhưng nào có cảm nhận được chi”.
Hồi các con còn nhỏ, Patty thường cuốc bộ với chúng tới đường xe điện ngầm vào buổi sáng. Họ đi dọc theo Sông Đông (East River), băng qua những dẫy hồng và cây bách xù (juniper). Vào những ngày nắng vàng rự rỡ, nàng thường hỏi các con “Các con nói gì vào những ngày đẹp như hôm nay?”. Các con nàng biết ngay phải trả lời như thế nào: “Lạy Chúa, tạ ơn Chúa!”. Đó là điệp khúc Patty rất muốn nghe và không bao giờ quên.
Sau ngày 11 tháng 9, nhiều bạn hữu có ý ngay lành muốn an ủi nàng. Họ bảo: “mọi sự xẩy ra đều có lý do”. Với Patty, những câu như thế vô nghĩa. “Mày không thể nói Anthony bị xé tan xác là có lý do chính đáng. Tao thì tao bảo luôn có cơ hội làm cho sự việc tốt hơn, và đôi khi cần có bước nhẩy vọt của đức tin mới nhận ra và lợi dụng được các cơ hội như thế”. Thí dụ, có lần vào tháng 11 năm 2001, giữa lúc Patty chỉ muốn ở nhà, thì bè bạn thuyết phục được nàng ra ngoài với họ. Đàng sau một tiệm rượu ở New York, họ gặp một nhóm nhân viên cứu hỏa đến từ Los Angeles. Họ chuyện trò với nhau, nhắc lại kỷ niệm rồi cùng òa lên khóc. Họ nói về đức tin, về Thiên Chúa, rồi các nhân viên cứu hỏa giới thiệu Patty với gia đình họ qua điện thư. Kết cục, Patty và các con nàng đã qua California gặp gỡ họ và hiện nay vẫn duy trì liên lạc.
Theo Patty “Bạn cần phải cởi mở. Bạn phải muốn thấy sự việc tốt hơn. Bạn phải muốn được hạnh phúc trở lại. Bạn phải chọn lựa: trở nên hạnh phúc hay bị chìm ngập. Có đức tin, bạn có thể chọn lựa được”. Sự nâng đỡ và tình bạn của các nhân viên cứu hỏa đóng một vai trò quan trọng trong diễn trình phục hồi của Patty. Sẽ khác biệt biết bao nếu đêm đó Patty cứ luẩn quẩn ở nhà. Các biến cố trong một ngày, ngay cả trong vài giờ, cũng có thể thay đổi đường đi của mọi sự, điều này Patty biết rõ.
Một thập niên sau, thỉnh thoảng Patty lại nhớ tới người lạ trên đường Park, người đàn ông, chỉ với ít lời, đã vô tình cho nàng hay chồng nàng đã chết hay có thể sẽ chết; con cái nàng sẽ lớn lên không có bố; tương lai như nàng vẫn tưởng tượng đã không còn. Đôi lúc nàng muốn được gặp lại người đàn ông ấy. Nàng muốn làm ông an tâm, như nàng vẫn làm với nhiều người khác. Và nếu người đàn ông ấy thấy nàng, đọc được nét mặt nàng bây giờ, có lẽ không cần được thông báo ông ta cũng biết chính xác rằng nàng muốn nói “mọi sự đều thuận buồm xuôi gió”.
Theo Kerry Weber, phụ tá chủ bút tờ America, A Father's Love, số ngày 9 tháng 9 năm 2011
“Chúa ôi” nàng buột miệng nói, dù không được ai báo tin, “chồng tôi chắc chết”. Patty biết chắc: nếu các xúc cảm của nàng lúc đó lộ ra trên nét mặt, thì sự biểu lộ ấy sẽ hằn vào tâm trí người khách lạ suốt đời.
Đột nhiên, thế giới của Patty diễn ra thật chậm chạp. Mới 35 tuổi, Patty như người vô hồn bước ra khỏi lề đường xuống phố, giữa những luồng xe cộ đang thi nhau vượt qua; người bạn vội kéo nàng trở lại lề đường, và dìu nàng hẳn vào phía trong. Từ căn phòng của bạn, nàng gọi cho Trường St Ignatius Loyola nơi 4 đứa con của nàng đang học. Nàng dặn nhân viên nhà trường đừng nói gì với bày trẻ trước khi nàng tới. Sau đó, nàng gọi cho bác sĩ rồi ngồi thừ trước màn ảnh truyền hình. Trong cơn hốt hoảng, nàng không còn nhớ rõ Anthony, 39 tuổi, chồng nàng, một người buôn bán chứng khóan tại Cantor Fitzgerald, làm việc ở Bắc hay Nam của Tòa Tháp Đôi. Nàng nghĩ mình phải tìm được xác chồng. Nhưng khi chứng kiến tòa tháp thứ hai xụp đổ, nàng thấy điều ấy không cần thiết nữa.
Khi nàng tới nơi, trường St Ignatius đã đầy phụ huynh. Điều này làm nàng hơi bỡ ngỡ vì nàng có cảm giác các biến cố này chỉ diễn ra cho riêng nàng mà thôi. Có ai mất người thân không? Nàng tự hỏi.
Phần đông các học sinh được đưa tới phòng tập thể dục. Nhưng các con nàng, Katie 11 tuổi, Alexandra 10 tuổi, Anthony 7 tuổi và Patrick, 5 tuổi, vừa mới bắt đầu trọn ngày đầu tiên học lớp vườn trẻ, thì được đưa tới văn phòng hiệu trưởng. Khi các con bước vào, Patty có linh cảm chúng đã biết rõ hung tín rồi.
Được vị hiệu trưởng nhà trưởng, một tâm lý gia, và linh mục Walter Modrys, S.J., lúc ấy là cha xứ giáo xứ St Ignatius Loyola, tháp tùng, Patty đăm đăm nhìn các con. Nàng còn nhớ như in khuôn mặt đứa con gái út. Chẳng còn gì để làm ngoài việc cho các con biết sự thật. Nàng nói: “Tòa nhà nơi Bố làm việc bị đánh xập và Bố đã qua đời”. Giọng đầy hy vọng, một đứa bảo: “Biết đâu Bố thoát được hả má?”. Nàng buông thõng: “Bố không thoát được”. Nhìn quanh gian phòng nơi có những người lớn khác ngồi, nàng thấy không ai trả lời cách khác. Nàng tự nghĩ: mình phải lo liệu lấy thôi! Quay qua các con, nàng nói tiếp: “Má còn đây. Chúng ta còn đây. Chúng ta được an lành. Má còn đây để săn sóc các con”.
Đường về nhà thật xa
Patty cùng các con đợi ở nhà người bạn chờ ai đó đến lái xe đưa về nhà tại Roosevelt Island, một giải đất dài 2 dặm nằm giữa Manhattan và Queens. Gia đình Fallones vốn là thành viên tích cực của cộng đoàn đa dạng nhưng rất gần gũi nhau này. Thành thử, ngay giữa cảnh tang chế, Patty vẫn ưu tư lo lắng cho những người đàn ông đang làm việc tại tiệm thịt nguội của cộng đoàn, một người gốc Ai Cập, một người gốc Palestine. Nàng hy vọng không ai trong họ trở thành mục tiêu của kỳ thị và hận thù trút không đúng chỗ. Nàng muốn cộng đoàn của nàng, “cái thế giới tí hon đa dạng” của nàng, nàng vẫn gọi như thế, không biến mất như người chồng thân yêu của nàng.
Roosevelt Island là một nơi mà ngay những người Patty không biết cũng mỉm cười với nàng và với Anthony, chồng nàng. Sự hiện diện của Anthony trong cộng đoàn này còn lớn hơn cả đời thực. Con trai Patrick của vợ chồng nàng từng theo lớp mẫu giáo tại trường công của cộng đoàn, và các bà mẹ luôn duy trì mối liên hệ gắn bó. Cho nên, trong các ngày tiếp theo cuộc tấn công 11 tháng 9, không ai ngạc nhiên khi các bà mẹ này kéo nhau tới nhà Patty thăm hỏi. Họ cùng ngồi lại với nhau, và theo đề nghị của một bà, họ nắm tay nhau cùng đọc một kinh ngắn. Thế là các phụ nữ, cả người theo Do Thái Giáo, người theo Kitô Giáo lẫn người theo Hồi Giáo, cùng tham gia lời cầu nguyện hàn gắn.
Mười ngày sau cuộc tấn công, theo yêu cầu của Patty, một nhóm còn đông hơn nữa tụ họp nhau để cử hành một cuộc tưởng niệm có tính liên tôn. Thánh Lễ Công Giáo cầu cho Anthony chỉ được tổ chức vào ngày hôm sau, nhằm ngày Thứ Bẩy. Còn hôm nay, Patty muốn có buổi tưởng niệm bao gồm cả cộng đoàn nơi gia đình nàng vốn sinh sống. Em trai và em gái chồng hoài nghi không biết có cần phải tổ chức một buổi tưởng niệm như thế hay không. Nhưng Patty thì nhất quyết “Đây là việc gia đình chị cần làm, đây cũng là điều cộng đoàn chị cần phải làm”. Thế lả gia đình chồng nàng ai cũng tham dự. Và khi thấy trẻ em hàng xóm ngồi tréo chân trên sàn nhà, chung quanh bàn thờ, của ngôi nhà nguyện đại kết, họ rất mừng là mình đã tham gia.
Ngày hôm sau, cách nơi nàng được tin về cái chết của Anthony khoảng 20 dẫy phố, một Thánh Lễ tưởng niệm chàng đã được tổ chức tại Nhà Thờ St Ignatius Loyola. Bên ngoài nhà thờ, đội kèn bao (bagpipes), do một bà mẹ của trường thuê bao, chơi một bài tang chế buồn bã. Khung cảnh rất cảm động, nhưng cũng là khung cảnh làm một số bạn bè rất Ý Đại Lợi của Anthony tự hỏi không biết mình có tới đúng địa điểm hay không. Khung cảnh bên trong thì đúng rồi: nhà thờ chật ních bạn bè và các gia đình có con em học trường nhà xứ cũng như những người cần một nơi chốn để thương tiếc, một nơi để cảm thấy Thiên Chúa gần gũi hơn.
Patty luôn cảm nhận được một liên hệ gần gũi với Thiên Chúa. Nàng rất tích cực tham gia sinh hoạt giáo xứ, dự các buổi tĩnh tâm và có cảm thức mạnh về sự tốt lành của thế giới. Và lạ thay, nàng thấy cái chết của Anthony, cả các cuộc tấn công lẫn những người khủng bố đều không thay đổi được cảm thức ấy. Không thể thay đổi được nó. Nàng cũng rút tỉa được sức mạnh từ lòng tin tưởng của Cha Modrys vào khả năng nàng có thể đương đầu được với những chuẩn bị tang chế này cũng như cuộc đời trước mắt. Patty bảo: “Hãy để con làm điều con cảm thấy cần phải làm”. Nhưng khi chuẩn bị cho nghi lễ, nàng nói với cha: “Xin thú thực với cha, con không tìm được phấn khích nào từ sách thánh; chính đức tin vào Chúa đã nâng đỡ con qua các biến cố này”. Cha Modrys đành chọn các bài đọc. Patty có những chọn lựa khác phải làm.
Nàng chọn không đổ lỗi cho Chúa. Nàng chọn lợi dụng tối đa hoàn cảnh hiện nay của nàng. Hàng ngày, nàng chọn thức giấc vào mỗi buổi sáng và cương quyết tiếp tục sống. Nàng bảo: “Tôi cảm thấy như người ta ai cũng muốn thấy ta o.k., và nếu ta o.k. thì họ cũng o.k. Nhưng không thiếu người không biết họ có o.k. hay không”
Nói một cách chính xác, làm thế nào để mọi chuyện o.k. là một trong những câu hỏi mà Patty phải đương đầu trong nhiều tháng sau cuộc tấn công 11 tháng 9. Những câu hỏi ấy không có giải đáp dễ dãi, nhất là những câu hỏi do Anthony, con trai nàng, đặt ra trước khi đi ngủ. Nó thường hỏi má, tại sao lại có người lái máy bay đâm vào tòa nhà để sát hại một ai đó? Patty suy nghĩ một hồi. Đáng lẽ nàng có thể đổ lỗi cho nhiều thứ: chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, tôn giáo. Nhưng nàng biết: câu hỏi ở đây là về lòng hận thù, nó cưỡng bức người ta phải làm gì, nó làm con người hư rỗng ra sao.
Nên nàng bảo con: “Cũng giống như Star Wars, con ạ. Con có sức mạnh và phía tối, điều này trong ta ai cũng có. Điều làm cho Anakin hướng về phía tối chính là anh ta đã tức giận và hận thù, thế là phía tối chiếm hữu anh ta. Chúa Giêsu bảo ta phải chiến đấu chống lại bóng tối ở trong ta để duy trì con người tốt ở bên trong”. Câu nói ấy không ngờ có hiệu nghiệm với cậu bé 8 tuổi. Nhưng đối với Patty, cuộc chiến giữa bóng tối và ánh sáng, giữa thiện và ác, không khởi nguyên từ phim ảnh Holywood mà từ nền thần học sâu sắc. Nàng bảo: “Điều trọng yếu là ta có ý chí tự do. Thiên Chúa rõ ràng cho phép ta tự do chọn điều mình làm. Nếu mỗi lần có lỗi lầm mà Người bước vào can thiệp, chẳng hóa ra tự do không có. Nuôi dậy con cái cũng thế: bạn muốn dưỡng dục để chúng trở thành những người trưởng thành hạnh phúc, tự lập, tự chủ. Bạn đâu chỉ muốn một dịch bản cũ mèm ngày chúng 12”.
Nói với Người Cha
Patty và chồng nàng không thuộc loại người ưa hỏi “Tại sao lại là tôi?”. Nhưng sau ngày 11 tháng 9, nhiều người hỏi câu đó thay cho nàng, to tiếng thắc mắc tại sao gia đình Fallones, những con người yêu thương là thế, sống trọn cuộc sống là thế, mà lại chịu nhiều đau khổ như thế? Patty chỉ có một câu trả lời: “Vậy ra một ai khác đáng phải thế hay sao?”. Đối với Patty, câu hỏi tại sao luôn luôn ít quan trọng hơn câu hỏi: làm gì bây giờ?
Trong những ngày và tuần lễ sau cuộc tấn công, Patty liên tiếp cầu nguyện. Ngày nay, nàng vẫn còn cầu nguyện. Đôi lúc nàng chuyện trò với Anthony y như lúc nàng điện thoại cho chàng tại sở làm. Đôi lúc, nàng chuyện trò với Chúa. Nàng xin Người sức mạnh và dâng lời tạ ơn. “Có những lúc, khi nói chuyện với Chúa, tôi thấy xốn xang trong bụng, một thứ bướm bay bạn thấy khi biết mình được yêu thương”. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, thực tế cuộc đời không buông tha nàng. Nàng nghĩ “trời ơi, mấy con tôi lớn lên không có bố”. Lần đầu tiên thấy cảnh cha và con gái người ta khiêu vũ, nàng thấy như có dao cắt ruột. Ở buỗi lễ mãn khóa trung học của con gái, tim nàng thắt lại khi nghĩ tới sự vắng bóng của chồng. Không phải trong những lúc khó khăn, mà là trong những thời điểm đẹp đẽ nhất, cảm kích nhất, nàng mới thấm thía cái đau của việc mất chồng. Nàng biết chàng sẽ hãnh diện xiết bao khi thấy các con khôn lớn. Nàng biết các con tiếc nuối xiết bao khi không có Anthony trong đời chúng, không được nghe giọng cười oang oang của chàng, không được gần gũi bóng hình tươi vui của chàng. Nhưng nàng cảm thấy an ủi về thời gian gia đình còn đông đủ. Nàng nói với các con: “Các con thấy thời gian các con còn sống với Bố tốt đẹp như thế nào, vì Bố thương yêu các con. Có những người sống với bố suốt đời nhưng nào có cảm nhận được chi”.
Hồi các con còn nhỏ, Patty thường cuốc bộ với chúng tới đường xe điện ngầm vào buổi sáng. Họ đi dọc theo Sông Đông (East River), băng qua những dẫy hồng và cây bách xù (juniper). Vào những ngày nắng vàng rự rỡ, nàng thường hỏi các con “Các con nói gì vào những ngày đẹp như hôm nay?”. Các con nàng biết ngay phải trả lời như thế nào: “Lạy Chúa, tạ ơn Chúa!”. Đó là điệp khúc Patty rất muốn nghe và không bao giờ quên.
Sau ngày 11 tháng 9, nhiều bạn hữu có ý ngay lành muốn an ủi nàng. Họ bảo: “mọi sự xẩy ra đều có lý do”. Với Patty, những câu như thế vô nghĩa. “Mày không thể nói Anthony bị xé tan xác là có lý do chính đáng. Tao thì tao bảo luôn có cơ hội làm cho sự việc tốt hơn, và đôi khi cần có bước nhẩy vọt của đức tin mới nhận ra và lợi dụng được các cơ hội như thế”. Thí dụ, có lần vào tháng 11 năm 2001, giữa lúc Patty chỉ muốn ở nhà, thì bè bạn thuyết phục được nàng ra ngoài với họ. Đàng sau một tiệm rượu ở New York, họ gặp một nhóm nhân viên cứu hỏa đến từ Los Angeles. Họ chuyện trò với nhau, nhắc lại kỷ niệm rồi cùng òa lên khóc. Họ nói về đức tin, về Thiên Chúa, rồi các nhân viên cứu hỏa giới thiệu Patty với gia đình họ qua điện thư. Kết cục, Patty và các con nàng đã qua California gặp gỡ họ và hiện nay vẫn duy trì liên lạc.
Theo Patty “Bạn cần phải cởi mở. Bạn phải muốn thấy sự việc tốt hơn. Bạn phải muốn được hạnh phúc trở lại. Bạn phải chọn lựa: trở nên hạnh phúc hay bị chìm ngập. Có đức tin, bạn có thể chọn lựa được”. Sự nâng đỡ và tình bạn của các nhân viên cứu hỏa đóng một vai trò quan trọng trong diễn trình phục hồi của Patty. Sẽ khác biệt biết bao nếu đêm đó Patty cứ luẩn quẩn ở nhà. Các biến cố trong một ngày, ngay cả trong vài giờ, cũng có thể thay đổi đường đi của mọi sự, điều này Patty biết rõ.
Một thập niên sau, thỉnh thoảng Patty lại nhớ tới người lạ trên đường Park, người đàn ông, chỉ với ít lời, đã vô tình cho nàng hay chồng nàng đã chết hay có thể sẽ chết; con cái nàng sẽ lớn lên không có bố; tương lai như nàng vẫn tưởng tượng đã không còn. Đôi lúc nàng muốn được gặp lại người đàn ông ấy. Nàng muốn làm ông an tâm, như nàng vẫn làm với nhiều người khác. Và nếu người đàn ông ấy thấy nàng, đọc được nét mặt nàng bây giờ, có lẽ không cần được thông báo ông ta cũng biết chính xác rằng nàng muốn nói “mọi sự đều thuận buồm xuôi gió”.
Theo Kerry Weber, phụ tá chủ bút tờ America, A Father's Love, số ngày 9 tháng 9 năm 2011
Sách mới: ''Em trai tôi là người Bá Linh và là Giáo Hoàng''
Nguyễn Trọng Đa
09:36 07/09/2011
Sách của Đức ông Georg Ratzinger, phát hành ngày 12-9-2011
ROMA – Trong cuốn sách bằng tiếng Đức: "Mein Bruder, der Papst "("Em tôi, Đức Giáo Hoàng " do sử gia Michael Heseman viết lại, nhà xuất bản Herbig, ngày 12-9), bào huynh của ĐTC Biển Đức XVI tiết lộ về em của mình trong chuyến đi của Ngài về quê hương của mình (từ ngày 22 đến 25-9-2011),
Năm 2008, ĐTC Biển Đức XVI đã tâm sự: "Kể từ đầu cuộc đời của tôi, anh tôi đã luôn luôn đối với tôi hơn một người bạn, và còn như một người hướng dẫn đáng tin cậy. Anh là một điểm định hướng và qui chiếu bởi tính rõ ràng và quyết tâm trong các quyết định của anh. Anh luôn chỉ đường cho tôi đi, cả trong các tình huống khó khăn”.
ĐTC Biển Đức XVI đã phát biểu như thế nhân dịp trao cho bào huynh Đức Ông Georg Ratzinger tước công dân danh dự của Castel Gandolfo, tại Phòng vệ binh Thụy Sĩ trong Dinh Tông đồ mùa hè của Ngài, ngày 21-8-2008.
Ngài còn nhắc đến một ám chỉ cảm động: “Anh trai tôi nhắc lại thời gian giữa khi chúng tôi ra đời cho đến chặng cuối cuộc đời, thời cao niên. Những ngày còn lại của đời chúng tôi đang dần ngắn lại. Nhưng ngay cả trong giai đoạn này, anh tôi giúp tôi chấp nhận gánh nặng mỗi ngày với sự thanh thản, với lòng khiêm nhường và lòng can đảm".
Ngài nhấn mạnh sự yêu thích âm nhạc của hai người và các kỷ niệm: “Những năm sống ở Regensburg, nơi mà âm nhạc tuyệt vời được nghe trong nhà thờ chính tòa, từ chủ nhật này đến chủ nhật khác, đã thực sự đối với tôi là sự nâng đỡ, sự an ủi, niềm vui sâu lắng, sự phản ánh nét đẹp của Thiên Chúa”.
Nói với ông Andrea Tornielli, Đức ông Georg Ratzinger cho biết phản ứng của mình tại thời điểm bầu cử Đức Giáo hoàng năm 2005: "Tôi không mong đợi nó, chúng tôi không thể tưởng tượng được điều này. Chắc chắn là một người Đức trở thành Đức Giáo Hoàng, và trong nhiều thế kỷ qua người ta chưa có Đức Giáo Hoàng người Đức. Chúng tôi không bao giờ nghĩ tiếp nhận được vinh dự này, đó là hoàn toàn nằm ngoài sự mong đợi của chúng tôi".
Đức ông nhấn mạnh với ông Tornielli đặc điểm này của Joseph Ratzinger (tức ĐTC Biển Đức XVI) thời bé: "Đó là một đứa trẻ linh hoạt, nhưng không phải là một cơn bão. Tôi nhớ em tôi luôn luôn vui vẻ. Từ nhỏ, em tôi rất nhạy cảm với động vật, hoa trái, và nói cách tổng quát, thiên nhiên. Do đó, đến lễ Giáng sinh, em tôi luôn nhận được nhiều quà tặng là thú nhồi bông. Sự quan tâm của em tôi đối với thiên nhiên và động vật là đặc trưng của em tôi".
Đức Ông biết được rằng ở nơi đâu ngài cũng được xem là “bào huynh của Giáo hoàng”: “Khi tôi đi vào thành phố, tôi luôn luôn gặp những người chào hỏi tôi với lòng tốt. Nhất là khách du lịch Ý. Họ gọi tôi là “bào huynh của Giáo hoàng” và chào tôi thật tử tế. Tuy nhiên, từ tất cả các điều này, tôi thấy mình không là gì cả".
Nhưng trong cuốn sách của mình, ngài nói về Đức Giáo Hoàng là "bào đệ của tôi": người ta đang nôn nóng đọc cuốn sách của “bào huynh Giáo hoàng”, Đức ông Georg. (Zenit.org 6-9-2011
ROMA – Trong cuốn sách bằng tiếng Đức: "Mein Bruder, der Papst "("Em tôi, Đức Giáo Hoàng " do sử gia Michael Heseman viết lại, nhà xuất bản Herbig, ngày 12-9), bào huynh của ĐTC Biển Đức XVI tiết lộ về em của mình trong chuyến đi của Ngài về quê hương của mình (từ ngày 22 đến 25-9-2011),
Năm 2008, ĐTC Biển Đức XVI đã tâm sự: "Kể từ đầu cuộc đời của tôi, anh tôi đã luôn luôn đối với tôi hơn một người bạn, và còn như một người hướng dẫn đáng tin cậy. Anh là một điểm định hướng và qui chiếu bởi tính rõ ràng và quyết tâm trong các quyết định của anh. Anh luôn chỉ đường cho tôi đi, cả trong các tình huống khó khăn”.
ĐTC Biển Đức XVI đã phát biểu như thế nhân dịp trao cho bào huynh Đức Ông Georg Ratzinger tước công dân danh dự của Castel Gandolfo, tại Phòng vệ binh Thụy Sĩ trong Dinh Tông đồ mùa hè của Ngài, ngày 21-8-2008.
Ngài còn nhắc đến một ám chỉ cảm động: “Anh trai tôi nhắc lại thời gian giữa khi chúng tôi ra đời cho đến chặng cuối cuộc đời, thời cao niên. Những ngày còn lại của đời chúng tôi đang dần ngắn lại. Nhưng ngay cả trong giai đoạn này, anh tôi giúp tôi chấp nhận gánh nặng mỗi ngày với sự thanh thản, với lòng khiêm nhường và lòng can đảm".
Ngài nhấn mạnh sự yêu thích âm nhạc của hai người và các kỷ niệm: “Những năm sống ở Regensburg, nơi mà âm nhạc tuyệt vời được nghe trong nhà thờ chính tòa, từ chủ nhật này đến chủ nhật khác, đã thực sự đối với tôi là sự nâng đỡ, sự an ủi, niềm vui sâu lắng, sự phản ánh nét đẹp của Thiên Chúa”.
Nói với ông Andrea Tornielli, Đức ông Georg Ratzinger cho biết phản ứng của mình tại thời điểm bầu cử Đức Giáo hoàng năm 2005: "Tôi không mong đợi nó, chúng tôi không thể tưởng tượng được điều này. Chắc chắn là một người Đức trở thành Đức Giáo Hoàng, và trong nhiều thế kỷ qua người ta chưa có Đức Giáo Hoàng người Đức. Chúng tôi không bao giờ nghĩ tiếp nhận được vinh dự này, đó là hoàn toàn nằm ngoài sự mong đợi của chúng tôi".
Đức ông nhấn mạnh với ông Tornielli đặc điểm này của Joseph Ratzinger (tức ĐTC Biển Đức XVI) thời bé: "Đó là một đứa trẻ linh hoạt, nhưng không phải là một cơn bão. Tôi nhớ em tôi luôn luôn vui vẻ. Từ nhỏ, em tôi rất nhạy cảm với động vật, hoa trái, và nói cách tổng quát, thiên nhiên. Do đó, đến lễ Giáng sinh, em tôi luôn nhận được nhiều quà tặng là thú nhồi bông. Sự quan tâm của em tôi đối với thiên nhiên và động vật là đặc trưng của em tôi".
Đức Ông biết được rằng ở nơi đâu ngài cũng được xem là “bào huynh của Giáo hoàng”: “Khi tôi đi vào thành phố, tôi luôn luôn gặp những người chào hỏi tôi với lòng tốt. Nhất là khách du lịch Ý. Họ gọi tôi là “bào huynh của Giáo hoàng” và chào tôi thật tử tế. Tuy nhiên, từ tất cả các điều này, tôi thấy mình không là gì cả".
Nhưng trong cuốn sách của mình, ngài nói về Đức Giáo Hoàng là "bào đệ của tôi": người ta đang nôn nóng đọc cuốn sách của “bào huynh Giáo hoàng”, Đức ông Georg. (Zenit.org 6-9-2011
Đức Hồng Y Ortega: Cuba đang sống một mùa xuân đức tin
Phạm Kim An
07:39 07/09/2011
ROMA - "Nhiều thứ đang thay đổi và chúng ta sống một mùa xuân đức tin", - Hồng y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục Tổng giáo phận Havana, tuyên bố như thế ngày chủ nhật 4-9, nhân nghi thức tiếp đón tượng Đức Mẹ Bác Ái del Cobre (Đồng), bổn mạng của nước Cuba, tại làng nhỏ Madruga, cách thủ đô 65 km.
Bức tượng nhỏ của Đức Trinh Nữ của Cuba hiện đang đi hành hương trong cả nước, nhân dịp mừng 400 năm ngày phát hiện bức tượng, vốn sẽ long trọng mừng chính thức vào năm 2012.
Đức Hồng Y Ortega phát biểu trước sự hoan hô nồng nhiệt của hàng ngàn tín hữu: “Cuộc hành hương này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì nó tượng trưng cho một thời điểm lịch sử của đối thoại và hòa giải".
Trong bài giảng trong Thánh Lễ sau cuộc rước kiệu dài, Tổng Giám mục nhắc lại chuyến thăm lịch sử của ĐTC Gioan Phaolô II đến Cuba vào năm 1998. Ngài nhấn mạnh chặng đường đã đi trong đất nước, kêu gọi các tín hữu "hãy cầu nguyện cho tổ quốc, cho tất cả người dân Cuba ở trong nước và hải ngoại, nhưng nhất là cho hòa bình xã hội và sự tiến bộ".
Ngài nói: “Người dân Cuba ngày càng đến gần hơn với Giáo Hội Công Giáo. Hôm nay, thời đại của nhưng người giả vờ, các sự sợ hãi và sự che đậy đang ở sau chúng ta".
Theo Đức Hồng y Ortega, cuộc đối thoại trong năm 2010 với Chủ tịch nước Raul Castro, người đã cho phép trả tự do cho khoảng 130 tù nhân chính trị, là một phần "của bầu khí thay đổi mới đang ngự trị ở Cuba".
Cuộc hành hương quốc gia của Tượng Đức Trinh Nữ Bác Ái del Cobre đã đi hơn 25.000 km kể từ khi ngày xuất phát 8-8-2010 tại Santiago de Cuba. Chuyến đi sẽ kết thúc vào ngày 30-12 tại Havana, trước khi trở về đền thánh tại làng El Cobre. (Zenit.org 6-9-2011)
Tượng Đức Mẹ del Cobre trên khắp lãnh thổ |
Đức Hồng Y Ortega phát biểu trước sự hoan hô nồng nhiệt của hàng ngàn tín hữu: “Cuộc hành hương này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì nó tượng trưng cho một thời điểm lịch sử của đối thoại và hòa giải".
Trong bài giảng trong Thánh Lễ sau cuộc rước kiệu dài, Tổng Giám mục nhắc lại chuyến thăm lịch sử của ĐTC Gioan Phaolô II đến Cuba vào năm 1998. Ngài nhấn mạnh chặng đường đã đi trong đất nước, kêu gọi các tín hữu "hãy cầu nguyện cho tổ quốc, cho tất cả người dân Cuba ở trong nước và hải ngoại, nhưng nhất là cho hòa bình xã hội và sự tiến bộ".
Ngài nói: “Người dân Cuba ngày càng đến gần hơn với Giáo Hội Công Giáo. Hôm nay, thời đại của nhưng người giả vờ, các sự sợ hãi và sự che đậy đang ở sau chúng ta".
Theo Đức Hồng y Ortega, cuộc đối thoại trong năm 2010 với Chủ tịch nước Raul Castro, người đã cho phép trả tự do cho khoảng 130 tù nhân chính trị, là một phần "của bầu khí thay đổi mới đang ngự trị ở Cuba".
Cuộc hành hương quốc gia của Tượng Đức Trinh Nữ Bác Ái del Cobre đã đi hơn 25.000 km kể từ khi ngày xuất phát 8-8-2010 tại Santiago de Cuba. Chuyến đi sẽ kết thúc vào ngày 30-12 tại Havana, trước khi trở về đền thánh tại làng El Cobre. (Zenit.org 6-9-2011)
Đức Hồng Y Bertone: tình liên đới là trách nhiệm của tất cả mọi người
Bùi Hữu Thư
09:36 07/09/2011
Ngài nói việc tôn trọng nhân quyền không thể lệ thuộc vào thị trường chứng khoán lên hay xuống
CASTEL GANDOLFO, Ý, ngày 6 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Trong khi chính quyền Ý tranh luận về các biện pháp tiết giảm gây nên một cuộc đình công trên toàn quốc hôm nay, Tổng Trưởng Ngoại Giao của Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng tình liên đới là trách nhiệm của tất cả mọi người và của nhà nước.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone nói chuyện với Hiệp Hội Kitô Hữu của các Công Nhân Ý (the Christian Associations of Italian Workers:ACLI) ngày thứ sáu tại dinh nghỉ hè của giáo hoàng ở Castel Gandolfo, trong khi cuộc đình công hôm nay đã được nghiệp đoàn nhân công lớn nhất tổ chức.
Đức Hồng Y Bertone đóng khung cuộc tranh luận về việc tuyển dụng công nhân trong khuôn khổ của phẩm giá con người và công lý, ngài nói rằng mọi người phải có việc làm vững chắc là một ưu tiên.
Ngài nói, "Ích lợi chung, tình huynh đệ, việc chia xẻ -- tất cả điều thuộc về chiều kích sâu xa của sự sống và của con người, và cũng đem lại ý nghĩa cho công việc làm cũng như cho tất cả xã hội."
Đức Hồng Y nhận xét là các giá trị đạo đức giúp cho người ta nhìn được tha nhân dưới tất cả mọi chiều kích: "là một người trong công lý, là một đồng bào cùng hợp tác, là có sự khác biệt về lối đối thoại, là nghèo khó trong tình liên đới, và là huynh đệ trong sự hiệp thông."
Ngài khẳng định, "Liên đới, trên hết là cảm nhận được trách nhiệm đối với tất cả và, vì thế, không thể trút hết cho một mình quốc gia mà thôi."
Đức Hồng Y Bertone nhấn mạnh: "Một nền kinh tế văn minh không thể bỏ qua giá trị xã hội của một nền kinh doanh và một trách nhiệm tương ứng đối với các gia đình của công nhân, với xã hội và với môi trường. Thực vậy, các quyền lợi về xã hội, "là một thành phần quan yếu của một nền dân chủ vững chắc, và việc cam kết phải tôn trọng các quyền lợi này không thể chỉ tùy thuộc vào cách thức thị trường chứng khoán thay đổi."
Tuy nhiên, Đức Hồng Y nhắc nhở, việc cam kết này đòi hỏi một sự công chính về luân lý, "dựa trên một mối tương quan thường xuyên và vững mạnh đối với Thiên Chúa."
Chủ tịch Nghiệp Đoàn Công Nhân ACLI, Andrea Olivero, phản ứng đối với bài diễn văn của Đức Hồng Y như sau: "Là giáo dân, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những nguy cơ, và cũng sẵn càng đối phó với những sai lầm có thể có và không thể tránh. Nhưng chúng tôi không muốn thối lui. Chúng tôi không tự cho là có những giải đáp thoả đáng cho nhiều vấn đề trầm trọng có ảnh hưởng đến thế giới thợ thuyền, nhưng chúng tôi có niềm tin là các giá trị của Phúc âm có thể soi sáng và hướng dẫn các bước tiến của chúng tôi trong việc minh định. "
CASTEL GANDOLFO, Ý, ngày 6 tháng 9, 2011 (Zenit.org).- Trong khi chính quyền Ý tranh luận về các biện pháp tiết giảm gây nên một cuộc đình công trên toàn quốc hôm nay, Tổng Trưởng Ngoại Giao của Đức Thánh Cha Benedict XVI nhắc rằng tình liên đới là trách nhiệm của tất cả mọi người và của nhà nước.
Đức Hồng Y Tarcisio Bertone nói chuyện với Hiệp Hội Kitô Hữu của các Công Nhân Ý (the Christian Associations of Italian Workers:ACLI) ngày thứ sáu tại dinh nghỉ hè của giáo hoàng ở Castel Gandolfo, trong khi cuộc đình công hôm nay đã được nghiệp đoàn nhân công lớn nhất tổ chức.
Đức Hồng Y Bertone đóng khung cuộc tranh luận về việc tuyển dụng công nhân trong khuôn khổ của phẩm giá con người và công lý, ngài nói rằng mọi người phải có việc làm vững chắc là một ưu tiên.
Ngài nói, "Ích lợi chung, tình huynh đệ, việc chia xẻ -- tất cả điều thuộc về chiều kích sâu xa của sự sống và của con người, và cũng đem lại ý nghĩa cho công việc làm cũng như cho tất cả xã hội."
Đức Hồng Y nhận xét là các giá trị đạo đức giúp cho người ta nhìn được tha nhân dưới tất cả mọi chiều kích: "là một người trong công lý, là một đồng bào cùng hợp tác, là có sự khác biệt về lối đối thoại, là nghèo khó trong tình liên đới, và là huynh đệ trong sự hiệp thông."
Ngài khẳng định, "Liên đới, trên hết là cảm nhận được trách nhiệm đối với tất cả và, vì thế, không thể trút hết cho một mình quốc gia mà thôi."
Đức Hồng Y Bertone nhấn mạnh: "Một nền kinh tế văn minh không thể bỏ qua giá trị xã hội của một nền kinh doanh và một trách nhiệm tương ứng đối với các gia đình của công nhân, với xã hội và với môi trường. Thực vậy, các quyền lợi về xã hội, "là một thành phần quan yếu của một nền dân chủ vững chắc, và việc cam kết phải tôn trọng các quyền lợi này không thể chỉ tùy thuộc vào cách thức thị trường chứng khoán thay đổi."
Tuy nhiên, Đức Hồng Y nhắc nhở, việc cam kết này đòi hỏi một sự công chính về luân lý, "dựa trên một mối tương quan thường xuyên và vững mạnh đối với Thiên Chúa."
Chủ tịch Nghiệp Đoàn Công Nhân ACLI, Andrea Olivero, phản ứng đối với bài diễn văn của Đức Hồng Y như sau: "Là giáo dân, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những nguy cơ, và cũng sẵn càng đối phó với những sai lầm có thể có và không thể tránh. Nhưng chúng tôi không muốn thối lui. Chúng tôi không tự cho là có những giải đáp thoả đáng cho nhiều vấn đề trầm trọng có ảnh hưởng đến thế giới thợ thuyền, nhưng chúng tôi có niềm tin là các giá trị của Phúc âm có thể soi sáng và hướng dẫn các bước tiến của chúng tôi trong việc minh định. "
ĐTC: ''Thiên Chúa hiện diện, lắng nghe và giải thoát''
Linh Tiến Khải
10:58 07/09/2011
Thiên Chúa luôn luôn ở gần chúng ta cả trong các khó khăn, các vấn đe và trong những lúc đen tối của cuộc đời. Người lắng nghe, đáp lời và giải thoát chúng ta trong cách thức của Người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 7-9-2011.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục khai triển đề tài ”trường cầu nguyện” và bắt đầu suy niệm một số thánh vịnh. Ngài nói:
Thánh vịnh đầu tiên mà tôi muốn dừng lại suy niệm là một thánh vịnh than vãn và khẩn cầu thấm đẫm lòng tín thác, trong đó xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa xây dựng lời cầu nảy sinh từ một điều kiện khó khăn tột cùng, mà người cầu nguyện đang phải sống. Đó là thánh vịnh 3 mà truyền thống do thái quy chiếu về vua Đavít, khi nhà vua phải chạy trốn con mình là hoàng tử Absalom. Đây là một trong các giai thoại thê thảm và khổ đau nhất trong cuộc đời nhà vua, khi người con tiếm ngôi bắt buộc nhà vua bỏ thành Giêrusalem để cứu lấy mạnh sống mình (x 2 Sm 15 ttt.). Như thế, sự hiểm nguy và nỗi âu lo vua Đavít đã sống là bối cảnh giúp chúng ta hiểu lời cầu nguyện này. Trong tiếng kêu của tác giả thánh vịnh mọi người đều có thể nhận ra các tâm tình khổ đau, cay đắng và tin tưởng nơi Thiên Chúa đồng hành với nhà vua trong cuộc trốn chạy khỏi thành thánh.
Thánh vịnh mở đầu với lời kêu lên Chúa: ”Lậy Chúa thù địch con đông vô số kể, người nổi dậy chống con thật qúa nhiều! Qúa nhiều kẻ đang nói về con: ”Chúa Trời đâu cứu hắn!” (cc.2-3).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói tác giả miêu tả hoàn cảnh nguy ngập với giọng điệu thê thảm bằng cách lập lại ba lần rằng các kẻ thù “đông đảo”, ”nhiều”, ”biết bao”, cả ba từ trong tiếng Do thái có cùng một gốc. Việc nhấn mạnh trên số đông và cái lớn lao cảu các kẻ thù nhằm diễn tả sự không tương xứng giữa tác giả và các kẻ bách hại ông. Và sự không tương xứng ấy giải thích lời cầu cứu cấp thiết của ông. Đám đông nổi lên chống lại ông gây ra sợ hãi và gia tăng sự đe dọa kinh hoàng. Nhưng người cầu nguyện không để cho cảnh chết chóc ấy chiến thắng, mà vẫn duy trì tương quan vững vàng với Thiên Chúa của sự sống và hướng về Ngài. Tuy nhiên, các kẻ thù cũng tìm cách bẻ gẫy mối dây liên hệ ấy của ông với Thiên Chúa và làm suy yếu niềm tin của nạn nhân. Chúng nói rằng Thiên Chúa không thể can thiệp và khẳng định rằng Người cũng không thể cứu ông. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Như vậy, sự tấn công không chỉ là vật lý mà còn đụng chạm tới cả chiều kích tinh thần nữa: Họ nói ”Chúa không thể giải cứu nó”. Nhân tố chính của linh hồn tác giả thánh vịnh bị tấn công. Và cám dỗ tột cùng mà tín hữu phải chịu là cám dỗ mất đức tin, mất niềm tin tưởng nơi sự gần gũi và trợ giúp của Thiên Chúa. Người công chính thắng vượt thử thách cuối cùng này, kiên vững trong đức tin và xác tín sự thật và sự tin tưởng tràn đầy vào Thiên Chúa; và chính vì thế mà họ tìm được sự sống và chân lý...
Xem ra thánh vịnh cũng đụng chạm tới chúng ta: trong biết bao nhiêu vấn đề chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng có lẽ cả Thiên Chúa cũng không thể cứu được tôi, Người không biết tôi, có lẽ Người không có khả năng giải cứu; cám dỗ chống lại đức tin là tấn kích cuối cùng của kẻ thù, và chúng ta phải chống trả lại nó, và như thế chúng ta tìm thấy Thiên Chúa và tìm ra sự sống.
Như vậy, người cầu nguyện được mời gọi đáp trả lại các tấn kích của các kẻ thù gian ác với lòng tin. Các người thù địch khước từ rằng Thiên Chúa có thế trợ giúp tín hữu; nhưng trái lại tín hữu khẩn cầu Người, gọi tên Chúa và hướng về Người trong cách xưng hô thân tình diễn tả tương quan vững bền và xác tín Chúa sẽ đáp lời họ: ”Nhưng lậy Chúa, chính Ngài là khiên che thuẫn đỡ, là vinh dự của con, là Đấng cho con được ngẩng đầu bất khuất. Tôi vẫn cất tiếng kêu lên cùng Chúa, Chúa liền đáp lại từ núi thánh của Người” (cc. 4-5).
Các thù địch biến mất. Chúng đã không chiến thắng, vì ai tin nơi Thiên Chúa thì chắc chắn rằng Thiên Chúa là bạn của mình. Đối chọi với đám đông vô số là một mình Chúa, nhưng cao cả và quyền uy hơn bao địch thù. Chúa là sự trợ giúp, bênh vực, giải thoát và thuẫn đỡ che chở ai tín thác nơi Người; và Người cho họ ngẩng đầu trong cử chỉ khải hoàn và chiến thắng. Con người không cô đơn nữa, các thù địch không phải là không đánh bại được nữa, bởi vì Chúa lắng nghe tiếng kêu cứu, trong âu lo, trong nguy hiểm, trong khổ đau. Con người kêu cứu và Thiên Chúa đáp lời. Sự giao thoa giữa lời khẩn cầu của con người và sự đáp trả của Thiên Chúa là biện chứng của lời cầu nguyện và chià khóa đọc hiểu toàn lịch sử cứu độ. Tiếng kêu diễn tả sự cần được trợ giúp, và kêu lên sự trung thành của người khác. Kêu lên có nghĩa là đặt một cử chỉ tin tưởng nơi sự gần gũi và sẵn sàng lắng nghe của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện diễn tả xác tín của một sự hiện diện thiên linh đã được kinh nghiệm và tin được tỏ lộ tràn đầy trong lới đáp trả của Thiên Chúa...
Sự đáp trả của Thiên Chúa trao ban cho tác giả thánh vịnh sự chắc chắn hoàn toàn. Nỗi sợ hãi cũng hết, và tiếng kêu cứu trở thành niềm an bình sâu thẳm: ”Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ, rồi thức dậy, vì Chúa đỡ nâng tôi. Tôi chẳng còn phải sợ lũ người đông vô số đang vây bọc quanh tôi” (cc.6-7).
Tuy bị bao địch thù bủa vây tứ phía, chống đối nhạo cười, tấn công và tìm cách làm cho tín hữu bị ngã, nhưng tín hữu vẫn ngủ yên vì xác tín có Thiên Chúa hiện diện. Khi thức dậy ông thấy Thiên Chúa ở cạnh bên, Người là Đấng canh thức không ngủ. Người nâng đỡ, cầm lấy tay ông và không bao giờ rời ông. Đức Thánh Cha nói thêm:
Sự sợ hãi cái chết bị thắng vươt bởi sự hiện diện của Đấng không chết. Chính đêm đen đầy sợ hãi, đêm đen khổ đau của cô đơn, của đợi chờ khắc khoải, giờ đây được biến đổi: điều nhắc tới cái chết trở thành sự hiện diện của Đấng Vĩnh Cửu.
Sự hiện diện vô hình của Thiên Chúa đối chọi với sự hữu hình của các tấn công thù địch, đông đảo, mạnh mẽ. Thù địch đứng lên chống lại nạn nhân của chúng. Nhưng ở đây Thiên Chúa đứng lên để đánh gục chúng và giải thoát tín hữu. Tác giả thánh vịnh miêu tả chiến thắng của Thiên Chúa trên các thù địch. Với sự đàn áp bất công và tàn bạo của họ, các thù địch biểu tượng cho tất cả những gì chống lại Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Người. Nhưng họ bị Chúa đánh vỡ mặt và đập gẫy răng, không thể tấn kích với bạo lực tàn phá của họ nữa, cũng không thể rỉ tai cám dỗ tín hữu nghi ngờ sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa nữa. Họ bị sự can thiệp cứu độ của Thiên Chúa làm cho câm lặng. Và tác giả thánh vịnh có thể kết thúc với lời cầu chúc tụng cảm tạ và ngợi khen trong sắc thái phụng vụ như sau: ”Chúa chính là nguồn ơn cứu độ, xin ban phúc lộc cho dân Ngài”.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Khi cầu nguyện với thánh vịnh này chúng ta có thể lấy các tâm tình của tác gỉa làm của mình. Gương mặt của tác gỉa được hoàn thành nơi gương mặt của Chúa Giêsu. Trong đau đớn, trong nguy nan, trong nỗi cay đắng vì không được hiểu biết và bị xúc phạm, các lời thánh vịnh rộng mở con tim chúng ta cho xác tín trao ban an ủi của đức tin. Thiên Chúa luôn ở gần kề chúng ta cả trong các khó khăn, các vấn đề, trong những lúc đen tối của cuộc đời. Người lắng nghe, đáp lời và giải thoát chúng ta trong cách thức của Người.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tchèques, Croat, Slovac, Hungari và Ý, trước khi cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ tư 7-9-2011.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha tiếp tục khai triển đề tài ”trường cầu nguyện” và bắt đầu suy niệm một số thánh vịnh. Ngài nói:
Thánh vịnh đầu tiên mà tôi muốn dừng lại suy niệm là một thánh vịnh than vãn và khẩn cầu thấm đẫm lòng tín thác, trong đó xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa xây dựng lời cầu nảy sinh từ một điều kiện khó khăn tột cùng, mà người cầu nguyện đang phải sống. Đó là thánh vịnh 3 mà truyền thống do thái quy chiếu về vua Đavít, khi nhà vua phải chạy trốn con mình là hoàng tử Absalom. Đây là một trong các giai thoại thê thảm và khổ đau nhất trong cuộc đời nhà vua, khi người con tiếm ngôi bắt buộc nhà vua bỏ thành Giêrusalem để cứu lấy mạnh sống mình (x 2 Sm 15 ttt.). Như thế, sự hiểm nguy và nỗi âu lo vua Đavít đã sống là bối cảnh giúp chúng ta hiểu lời cầu nguyện này. Trong tiếng kêu của tác giả thánh vịnh mọi người đều có thể nhận ra các tâm tình khổ đau, cay đắng và tin tưởng nơi Thiên Chúa đồng hành với nhà vua trong cuộc trốn chạy khỏi thành thánh.
Thánh vịnh mở đầu với lời kêu lên Chúa: ”Lậy Chúa thù địch con đông vô số kể, người nổi dậy chống con thật qúa nhiều! Qúa nhiều kẻ đang nói về con: ”Chúa Trời đâu cứu hắn!” (cc.2-3).
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói tác giả miêu tả hoàn cảnh nguy ngập với giọng điệu thê thảm bằng cách lập lại ba lần rằng các kẻ thù “đông đảo”, ”nhiều”, ”biết bao”, cả ba từ trong tiếng Do thái có cùng một gốc. Việc nhấn mạnh trên số đông và cái lớn lao cảu các kẻ thù nhằm diễn tả sự không tương xứng giữa tác giả và các kẻ bách hại ông. Và sự không tương xứng ấy giải thích lời cầu cứu cấp thiết của ông. Đám đông nổi lên chống lại ông gây ra sợ hãi và gia tăng sự đe dọa kinh hoàng. Nhưng người cầu nguyện không để cho cảnh chết chóc ấy chiến thắng, mà vẫn duy trì tương quan vững vàng với Thiên Chúa của sự sống và hướng về Ngài. Tuy nhiên, các kẻ thù cũng tìm cách bẻ gẫy mối dây liên hệ ấy của ông với Thiên Chúa và làm suy yếu niềm tin của nạn nhân. Chúng nói rằng Thiên Chúa không thể can thiệp và khẳng định rằng Người cũng không thể cứu ông. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:
Như vậy, sự tấn công không chỉ là vật lý mà còn đụng chạm tới cả chiều kích tinh thần nữa: Họ nói ”Chúa không thể giải cứu nó”. Nhân tố chính của linh hồn tác giả thánh vịnh bị tấn công. Và cám dỗ tột cùng mà tín hữu phải chịu là cám dỗ mất đức tin, mất niềm tin tưởng nơi sự gần gũi và trợ giúp của Thiên Chúa. Người công chính thắng vượt thử thách cuối cùng này, kiên vững trong đức tin và xác tín sự thật và sự tin tưởng tràn đầy vào Thiên Chúa; và chính vì thế mà họ tìm được sự sống và chân lý...
Xem ra thánh vịnh cũng đụng chạm tới chúng ta: trong biết bao nhiêu vấn đề chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng có lẽ cả Thiên Chúa cũng không thể cứu được tôi, Người không biết tôi, có lẽ Người không có khả năng giải cứu; cám dỗ chống lại đức tin là tấn kích cuối cùng của kẻ thù, và chúng ta phải chống trả lại nó, và như thế chúng ta tìm thấy Thiên Chúa và tìm ra sự sống.
Như vậy, người cầu nguyện được mời gọi đáp trả lại các tấn kích của các kẻ thù gian ác với lòng tin. Các người thù địch khước từ rằng Thiên Chúa có thế trợ giúp tín hữu; nhưng trái lại tín hữu khẩn cầu Người, gọi tên Chúa và hướng về Người trong cách xưng hô thân tình diễn tả tương quan vững bền và xác tín Chúa sẽ đáp lời họ: ”Nhưng lậy Chúa, chính Ngài là khiên che thuẫn đỡ, là vinh dự của con, là Đấng cho con được ngẩng đầu bất khuất. Tôi vẫn cất tiếng kêu lên cùng Chúa, Chúa liền đáp lại từ núi thánh của Người” (cc. 4-5).
Các thù địch biến mất. Chúng đã không chiến thắng, vì ai tin nơi Thiên Chúa thì chắc chắn rằng Thiên Chúa là bạn của mình. Đối chọi với đám đông vô số là một mình Chúa, nhưng cao cả và quyền uy hơn bao địch thù. Chúa là sự trợ giúp, bênh vực, giải thoát và thuẫn đỡ che chở ai tín thác nơi Người; và Người cho họ ngẩng đầu trong cử chỉ khải hoàn và chiến thắng. Con người không cô đơn nữa, các thù địch không phải là không đánh bại được nữa, bởi vì Chúa lắng nghe tiếng kêu cứu, trong âu lo, trong nguy hiểm, trong khổ đau. Con người kêu cứu và Thiên Chúa đáp lời. Sự giao thoa giữa lời khẩn cầu của con người và sự đáp trả của Thiên Chúa là biện chứng của lời cầu nguyện và chià khóa đọc hiểu toàn lịch sử cứu độ. Tiếng kêu diễn tả sự cần được trợ giúp, và kêu lên sự trung thành của người khác. Kêu lên có nghĩa là đặt một cử chỉ tin tưởng nơi sự gần gũi và sẵn sàng lắng nghe của Thiên Chúa. Lời cầu nguyện diễn tả xác tín của một sự hiện diện thiên linh đã được kinh nghiệm và tin được tỏ lộ tràn đầy trong lới đáp trả của Thiên Chúa...
Sự đáp trả của Thiên Chúa trao ban cho tác giả thánh vịnh sự chắc chắn hoàn toàn. Nỗi sợ hãi cũng hết, và tiếng kêu cứu trở thành niềm an bình sâu thẳm: ”Tôi nằm xuống và tôi thiếp ngủ, rồi thức dậy, vì Chúa đỡ nâng tôi. Tôi chẳng còn phải sợ lũ người đông vô số đang vây bọc quanh tôi” (cc.6-7).
Tuy bị bao địch thù bủa vây tứ phía, chống đối nhạo cười, tấn công và tìm cách làm cho tín hữu bị ngã, nhưng tín hữu vẫn ngủ yên vì xác tín có Thiên Chúa hiện diện. Khi thức dậy ông thấy Thiên Chúa ở cạnh bên, Người là Đấng canh thức không ngủ. Người nâng đỡ, cầm lấy tay ông và không bao giờ rời ông. Đức Thánh Cha nói thêm:
Sự sợ hãi cái chết bị thắng vươt bởi sự hiện diện của Đấng không chết. Chính đêm đen đầy sợ hãi, đêm đen khổ đau của cô đơn, của đợi chờ khắc khoải, giờ đây được biến đổi: điều nhắc tới cái chết trở thành sự hiện diện của Đấng Vĩnh Cửu.
Sự hiện diện vô hình của Thiên Chúa đối chọi với sự hữu hình của các tấn công thù địch, đông đảo, mạnh mẽ. Thù địch đứng lên chống lại nạn nhân của chúng. Nhưng ở đây Thiên Chúa đứng lên để đánh gục chúng và giải thoát tín hữu. Tác giả thánh vịnh miêu tả chiến thắng của Thiên Chúa trên các thù địch. Với sự đàn áp bất công và tàn bạo của họ, các thù địch biểu tượng cho tất cả những gì chống lại Thiên Chúa và chương trình cứu độ của Người. Nhưng họ bị Chúa đánh vỡ mặt và đập gẫy răng, không thể tấn kích với bạo lực tàn phá của họ nữa, cũng không thể rỉ tai cám dỗ tín hữu nghi ngờ sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa nữa. Họ bị sự can thiệp cứu độ của Thiên Chúa làm cho câm lặng. Và tác giả thánh vịnh có thể kết thúc với lời cầu chúc tụng cảm tạ và ngợi khen trong sắc thái phụng vụ như sau: ”Chúa chính là nguồn ơn cứu độ, xin ban phúc lộc cho dân Ngài”.
Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ như sau: Khi cầu nguyện với thánh vịnh này chúng ta có thể lấy các tâm tình của tác gỉa làm của mình. Gương mặt của tác gỉa được hoàn thành nơi gương mặt của Chúa Giêsu. Trong đau đớn, trong nguy nan, trong nỗi cay đắng vì không được hiểu biết và bị xúc phạm, các lời thánh vịnh rộng mở con tim chúng ta cho xác tín trao ban an ủi của đức tin. Thiên Chúa luôn ở gần kề chúng ta cả trong các khó khăn, các vấn đề, trong những lúc đen tối của cuộc đời. Người lắng nghe, đáp lời và giải thoát chúng ta trong cách thức của Người.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tchèques, Croat, Slovac, Hungari và Ý, trước khi cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Thánh Lễ tiễn biệt đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic,Tổng Giám Mục Toronto
Dominic David Trần.
15:41 07/09/2011
Thánh Lễ tiễn biệt đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic,Tổng Giám Mục Toronto
TORONTO: ngày 31/08/2011 hơn 1,000 người theo giấy mời đã đến tham dự Thánh Lễ cuối cùng để chào tiễn biệt
Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục Toronto đời thứ 9, tại Nhà thờ Chính Tòa St. Michael's của Tổng Giáo phận Toronto.
Đức Cha Thomas Collins, Tổng giám Mục Toronto đương nhiệm - đời thứ 10 đã chủ sự Thánh Lễ. Đồng tế với Đức TGM Thomas Collins là các Giám Mục Phụ tá Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu (xem hình), Peter Hundt, John Boissoneau,
William McGrattan. Đức Ông Luca Lorusso, Tham Tán Sứ Thần Tòa Thánh Vatican tại Canada; Đức Hồng Y Jean Claude Turcotte Tổng Giám Mục Montreal cùng với 20 Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada, các Bề Trên đứng đầu Các Tu Hội Dòng cũng như Linh Mục Đoàn TGP Toronto cùng đồng tế, thông công trong thánh lễ hôm nay.
Bên cạnh đại diện các tôn giáo bạn còn rất đông đảo nhân sĩ, giới chức đại diện Chính Phủ như ông Jim Flaherty, Tổng Trưởng Tài Chính đại diện Thủ Tướng Liên Bang Canada, Dalton McGuinty Thủ Hiến Tỉnh Bang Ontario, Robert Ford Thị Trưởng Toronto, bà Hazel McCallion Thị Trưởng Mississauga và nhiều thân hữu, bè bạn của Đức cố Hồng Y Ambrozic.
Vị đại diện Tòa Thánh đã tuyên đọc điện văn phân ưu của Đức Thánh Cha Bênedicto XVI gởi đến ĐTGM Thomas Collins và toàn Tổng Giáo Phận Toronto tuyên dương những nỗ lực đóng góp của Đức cố Hồng Y Ambrozic cho Giáo Hội Công giáo hoàn vũ, cho Tổng Giáo phận Toronto và mọi người.
Đức TGM Thomas Collins đã thuyết giảng về ý nghĩa " Đức Chúa Giêsu là Chúa" ; khẩu hiệu Giám Mục và cũng là công trình học thuật nghiên cứu uyên thâm trong hơn 50 năm của Đức cố Hồng Y Ambrozic. (kèm theo) và mới được trang nhà của TGP Toronto ghi lại. Xin chân thành chuyển ý và chia xẻ đến qúy Đấng bậc và bạn đọc của VietCatholic.
Ước mong chuyên đề "Đức Chúa Giêsu là Chúa" và Mục vụ " Phục vụ người Di Dân và Du Mục" của cả đời Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic sẽ là nguồn hứng khởi cho nhiều Môn đệ, Mục tử, và Tông đồ của Chúa như lòng Chúa mong ước và Đức cố Hồng Y Ambrozic thường nguyện xin hy sinh, hiến thân quên mình, giản dị, uyên bác, khiêm nhường và dũng cảm.
Không những Đức cố Hồng Y Ambrozic đã vui mừng vì mục vụ đa văn hóa sắc tộc phục vụ người di dân, tỵ nạn , thuyền nhân khi ngài còn tại vị nhưng chắc cả trong Thánh Lễ hôm nay nữa. Trong toàn thể giáo đoàn Công giáo Toronto dâng Thánh lễ hôm nay cho ngài đã có Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chưởng Ấn kiêm Trưởng Giáo phủ TGP Toronto và các Linh Mục Giáo sĩ Tu Sĩ Canada gốc Việt Nam.
Dominic David Trần.
BÀI GIẢNG CỦA ĐTGM THOMAS C. COLLINS TRONG THÁNH LỄ TIỄN BIỆT CỐ HỒNG Y ALOYSIUS AMBROZIC (1930-2011) NGUYÊN TGM TORONTO.
Kính thưa Đức HY Jean Turcotte TGM Montreal, Đức Ông Luca Lorusso, Tham Tán Sứ Thần Tòa Thánh tại Canada, Thưa qúy Hiền Huynh Tổng Giám Mục, Giám Mục Giáo Hội Công Giáo Canada và Đại diện các Tôn giáo bạn
Thưa các vị Đại diện Chính quyền Liên Bang Canada, Tỉnh Bang Ontario, Thành phố Toronto và Qúy liệt vị quan khách, qúy Linh Mục Tu Sĩ và bè bạn, thân hữu, thân nhân .
Khi chúng ta tụ họp nơi đây để thương khóc Đức Hồng Y Ambrozic, để dâng Thánh Lễ cầu cho linh hồn Đức cố Hồng Y, thì chính các nhận thức về ý định của Thiên Chúa Quan phòng; về Đức Tin vào Chúa Giêsu Phục sinh vinh hiển đã mang lại sự an ủi và hy vọng cho chính chúng ta trong thời khắc đau buồn này.
Cái chết nhắc nhở cho tất cả chúng ta biết về sự mỏng dòn yếu đuối của đời sống phàm nhân, về sự mong manh của thân phận con nguời. Cái chết cũng nhắc nhớ rằng chính Thiên Chúa là nơi duy nhất để chúng ta đặt niềm Cậy Trông vào. Thiên Chúa là Đấng dẫn đưa chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế phải vựợt qua thung lũng sầu khổ đầy nước mắt; ở nơi khóc lóc (this vale of tears) chốn khách lưu đầy này để tiến về nhà Đức Chúa Cha trên quê Trời. Nhờ vào Lời của Chúa khi chúng ta cùng đến đây trong các nghi thức trọng thể khóc thương và tiễn biệt các linh hồn theo Hội Thánh Chúa, theo Đức Tin cùng với gia quyến , đây là chính lúc chúng ta đã được kiện cường . Cũng nhờ bởi Phép Thánh Thể và những nhận thức được đổi mơí chúng ta được biết rằng khi đến thời điểm mà Thiên Chúa nhớ đến và GỌI từng mỗi người trong chúng ta về lại với Chúa, mỗi người chúng ta cũng sẽ được đến phụng chầu trước thiên nhan Chúa - trong Tình thương vô biên của Đức Chúa KiTô, linh hồn chúng ta sẽ được hiệp nhất và phù trợ trong biết bao lời cầu nguyện thông công của tất cả anh chị em tín hữu thân bằng quyến thuộc và mọi người.
Đức cố Hồng Y Ambrozic đã qua đời ngay trước ngày Lễ kính thánh nữ Monica, là Mẹ của thánh Augútxtinô, ngài là quan thầy của các Đại Chủng Viện, vì Đại Chủng viện đã có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của Thánh Auguxtinô. Trong tác phẩm tự thuật Xưng Tội, thánh nhân đã kể về cái chết của bà mẹ ngài, trong những phút giây trần thế - trước khi được về với Thiên Chúa, bà mẹ thánh Monica đã nói với con trai bà sau này là thánh Augustinô, một trong những giáo phụ của Giáo hội; bà thánh mẹ yêu cầu người con trai của bà thực hiện chỉ một điều sau đây ; " Điều duy nhất mẹ xin con là; dù con ở bất cứ nơi đâu mỗi khi con phục vụ nơi bàn thánh của Thiên Chúa, xin con hãy luôn nhớ đến mẹ."
Ngày hôm nay nơi bàn thánh Chúa đang lúc kính dâng Hy Lễ trong Thánh Lễ này chúng ta tưởng nhớ đến Đức cố Hồng Y Ambrozic. Bàn thánh Chúa đây - nơi mà chính Đức cố Hồng Y Ambrozic; với sứ vụ của một Linh Mục đã kính dâng Thánh Lễ trong hơn 56 năm. Thần trí khôn ngoan Thiên Chúa ban cho nữ thánh Monica đã dẫn dắt chúng ta cho đến tận ngày hôm nay cũng chính là Thần trí Thiên Chúa đã soi sáng dẫn đưa các tín hữu KiTô giáo qua bao nhiêu thế hệ. Chúng ta đâu chỉ u buồn sống tiếp với nỗi tiếc thương người thương yêu qúa cố; bởi vì Đức Tin KiTô giáo, niềm tin như của mẹ thánh Monica đã giúp chúng ta xóa tan mọi ảo tưởng, soi sáng vào ý nghĩa chân thực của cái chết, đã đổ tràn Đức Cậy Trông của chúng ta vào Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu KiTô đã sống lại vinh quang và mời gọi chúng ta tỏ bày tình yêu thiết thực của chúng ta qua muôn lời Kinh Nguyện cầu xin, đặc biệt nhất là trong Phép Thánh Thể ở nơi Bàn Thánh Chúa.
Trong mỗi lần long trọng cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể, mọi người tín hữu KiTô giáo được thông phần vào cuộc Khổ Nạn, Hy Sinh, và Phục Sinh vinh hiển của Đức Chúa Giêsu KiTô Chúa chúng ta; cách riêng là ở nơi mỗi Thánh Lễ tiễn đưa người qúa cố, chúng ta đặc biệt nhận thức được về Sự Chết và Sự Sống Lại. Với ý nghĩa thực tế của sự chết là đầy u buồn và đau đớn mà không ai trong mỗi chúng ta có thể tránh khỏi; thế nhưng nhờ bởi Đức Tin, trong con mắt của người có Đức Tin - cái chết được mặc khải một cách rõ rệt hơn : Sự chết chẳng phải là một Bức tường ở cuối kiếp phàm nhân trên cõi thế gian nhưng cái chết cũng chính là một Cánh cửa mở ra cho con người đi đến một cuộc sống mới, hướng đến sự viên mãn của cuộc sống, trong Vương Quốc của Thiên Chúa - ở nơi Nước Trời mọi sự đều được tỏ bày và được cảm nghiệm với sự thông công của Các Thánh trong đô thành Giêrusalem vĩnh cửu trên Thiên Đàng.
Theo truyền thống từ lâu đời của người tín hữu KiTô giáo; chúng ta ghi dấu thời gian sáng trưa chiều thông qua Kinh nguyện Phục vụ trong mỗi ngày của cuộc lữ hành trên thế gian. Với Lời Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, là Kinh nguyện xin Thiên Chúa ngự đến trong mỗi người chúng ta và cũng là lời đáp trả của chúng ta xin vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Kinh Nữ Vương Thiên Đàng nơi đoạn cuối là Lời Nguyện: " Lạy Chúa, là Đấng đã làm cho thiên hạ vui mừng quá bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại; xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời đời. Vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu KiTô là Chúa chúng con. Amen. “
Giữa những biến động và khổ đau của thế giới phàm nhân này ; và trong cuộc chiến đấu riêng có của mỗi người chúng ta đi tìm đường về nhà Cha của chúng ta ở trên Trời; chúng ta cần có sự dẫn dắt chắc chắn: ấy là một thị kiến, như cách nhìn về một thế giới thật khác xa với cõi trần tục này, và một Con Đường- mà từng bước một- mỗi người chúng ta có thể vác được Thập Gía của chính riêng mình và bước theo Đức Chúa Giêsu KiTô đi đến Sự Phục sinh vinh hiển của Ngài. Là một môn đệ trung thành của Đức Chúa Giêsu KiTô, cố Hồng Y Ambrozic đã vâng bước đi theo Con Đường dẫn đến Sự Phục Sinh, một con đường mà ở những thời điểm có nghĩa là một sự chia xẻ nỗi khổ đau của kiếp con người - cũng như chính Đức Chúa KiTô của chúng ta đã can đảm chịu đủ sự Thương Khó trong cuộc Khổ Nạn của riêng Ngài nơi trần thế - để chứng thực với tất cả chúng ta rằng: Đức Chúa là Đấng Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Nhưng ĐHY Ambrozic đã nhận được Ơn Kêu Gọi không chỉ để trở thành một môn đệ nhưng còn để trở thành một tông đồ và một vị mục tử của Dân Chúa, để mỗi ngày dưới sự dẫn dắt của thánh ý Thiên Chúa Quan phòng soi sáng cho là trao ban Đức Cậy Trông - Hy vọng, là thúc dục chúng ta sống trong Đức Ái - sống là Yêu Chúa và Yêu người lân cận như chính mình; ĐHY Ambrozic đã phục vụ Dân Chúa bằng sự lãnh đạo khôn ngoan. Nếu không nhìn nhận vào thánh ý Thiên Chúa quan phòng, loài người phàm nhân sẽ bị hủy diệt. Chúng ta cần sự nhìn nhận sự quan phòng của Thiên Chúa, đặc biệt khi chúng ta sống trong thế giới hôm nay đầy tràn những biến loạn lớn, một thế giới ngập tràn những khổ cực đau thương, và một thế giới đầy những điều phức tạp - gây ra bao rối trí tạp niệm - khiến cho nhiều lúc con người phàm nhân khó khăn lắm mới nhìn nhận ra được Bàn Tay Quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.
Tiên tri I-sai-a cũng đã từng sống trong một thế giới đầy những náo động, gian truân và bão tố như được ghi chép lại trong Bài Đọc 1 của Thánh Lễ - chúng ta đã được nghe biết về thời đại của Tiên tri giống như thời đại hôm nay nhưng cách xa chúng ta hàng bao nhiêu thế hệ. Thiên Chúa đã thương ban cho Tiên tri Isaia một thị kiến, một tầm nhìn đầy Thần trí Khôn Ngoan vào tương lai để phù trợ Tiên tri Isaia hoàn thành Ơn Gọi cách riêng là người Lãnh đạo Tinh thần, là vị Linh Hướng của dân ngài bằng cách giúp cho dân ngài nhận biết rằng: Chỉ có ở trong Tình Yêu Quan Phòng của Thiên Chúa, người phàm nhân mới tìm thấy được Hy Vọng - Đức Cậy Trông thông qua và vượt qua được từ chính những đau buồn sầu khổ của chính riêng họ: Bữa Tiệc Cánh Chung (Isaia 25:1-8);
" Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc; tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn than khóc che phủ mọi dân và tấm màn bi thương trùm lên muôn nước. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần; Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ lau khô dòng nước mắt trên khuôn mặt mỗi người."
Những Lời của Chúa trên đây đã an ủi chúng ta trong lúc buồn đau này, nhưng cũng chính là Lời nhắc nhở tất cả mọi người chúng ta về sứ mệnh của người lãnh đạo tinh thần, vị Linh hướng, người phải có trách nhiệm chăm lo phần rỗi linh hồn cho các tín hữu, một sứ vụ mà Đức cố Hồng Y Ambrozic đã trung thành tận tụy phục vụ trong hơn 56 năm được nhận lãnh Ơn Gọi làm Linh Mục và Giám Mục của ngài.
Ngày hôm nay chúng ta họp nhau nơi đây tạ ơn Thiên Chúa vì mọi phúc lành Chúa đã thương ban cho sứ vụ của Đức cố Hồng Y- người hiền huynh đáng kính ở giữa chúng ta; vì cố Hồng Y đã chia xẻ cách nhìn cũng như những viễn kiến mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống của chúng ta; và những viễn kiến mang lại hy vọng trên cuộc lữ hành trần thế. Thông qua sứ vụ kế vị các thánh Tông đồ của cố Hồng Y Ambrozic - trong một thế giới thường ít lưu tâm đến Thông điệp thánh thiêng của Ơn Cứu Độ cho thế gian - vì vậy noi gương Tiên tri Isaia; Đức cố Hồng Y đã mạnh dạn rao truyền sứ điệp: "Hãy nhìn xem, Đây chính là Thiên Chúa của chúng ta, Người là Đấng chúng ta trông cậy và hy vọng được Ơn Cứu độ."
Đối với một môn đệ của Đức Chúa Giêsu KiTô, và với một tông đồ của Đức Chúa KiTô thì ở trong Tình Yêu của Đức Chúa Giêsu KiTô - các đấng nhìn nhận vào Đức Cậy Trông chắc chắn hơn và tuyên xưng về Hy vọng được Ơn Cứu độ vượt lên trên hết mọi sự. Nhờ Hy vọng vào Đức Cậy trông mà chúng ta được Ơn Cứu độ. Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic đã chọn khẩu hiệu cho sứ vụ Giám Mục bắt nguồn từ lời tuyên xưng của các tín hữu KiTô giáo cổ xưa; " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa. " Vì trong Đức Chúa Giêsu KiTô chúng ta tìm được sự an ủi khi buồn sầu; vì trong Đức Chúa Giêsu KiTô chúng ta có Đức Cậy trông-Hy vọng giữa bao gian lao vất vả của mỗi ngày trên thế gian.
Như lời Thơ của thánh Phaolô Tông đồ (Rôma 8,35-39) chép nơi Bài đọc 2 trong Thánh Lễ hôm nay; " Ai có thể tách rời chúng ta khỏi Tình Yêu của Đức Chúa KiTô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?" Không phải thế. Trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng là nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dẫu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương qủy lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách rời được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Chúa Giêsu KiTô, Thiên Chúa của chúng ta."
Với người sống theo khẩu hiệu " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa," như cố Hồng Y Ambrozic và tất cả chúng ta nên tuân theo, đều được Chúa ban cho một nhận thức -với đôi mắt của Đức Tin khiến cho họ có thể thấy tỏ tường những điều chân thực và những gì là giả dối hay không chân thực. Dẫu cho tất cả sóng gió hãi hùng thổi trên mặt biển cũng chẳng thể đè nén được những người đã được thống trị bởi xác tín sâu đậm đến độ không thể lay chuyển được; " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa" . Từ sự xác quyết và niềm tin mãnh liệt đó sẽ đạt đến Trí khôn ngoan để nhìn thấy Sự thật và Chân Lý cùng với Lòng can đảm để tuyên xưng xác tín ấy. Kiếp sống con người phàm nhân, dẫu cho đó là cuộc đời trường thọ nhất, thật ra cũng sẽ là rất ngắn ngủi cho bất cứ ai trong chúng ta phí phạm cuộc sống lâu dài ấy vào những chuyện giả tạo, hão huyền.
Cố Hồng Y Ambrozic là người có xác tín sâu đậm vững chắc, một niềm tin không giả tạo, hão huyền - bởi vì xác tín của cố Hồng Y Ambrozic đơn giản chỉ là sự dâng hiến trọn vẹn cho Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa của chúng ta.
Đức cố Hồng Y Ambrozic đã viết những lời ca ngợi Đức Chúa Giêsu KiTô;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta tìm kiếm;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta kết hợp mật thiết;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta noi gương theo;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng luôn ở cùng chúng ta để cho chúng ta có thể được ở với Thiên Chúa.
Chúng ta cộng tác với mọi người : điều này đúng;
Chúng ta học hỏi từ mọi người : điều này đúng.
Thế nhưng chỉ ở trong chính Đức Chúa Giêsu chúng ta mới tìm thấy được căn tính thực sự và mục đích tối hậu của con người phàm nhân chúng ta.
Thiên Chúa là Anpha và là Ômêga; Thiên Chúa là Khởi Nguyên và là Sự Tận Cùng của mỗi người trong chúng ta - và của mọi kiếp phàm nhân trong cõi nhân sinh.
Khi chúng ta cử hành mầu nhiệm Thánh Thể này, và ở giây phút trọng thể này chúng ta suy tư sâu lắng hơn mọi lúc bình thường, mặc cho biết bao xáo trộn, tạp niệm gây chia trí của cõi thế tục, và trong suy niệm - về những điều có ý nghĩa quan trọng nhất của kiếp sống con người, - về những điều tầm thường, không có quan hệ đến kiếp nhân sinh, về những lẽ chân thực - về những điều giả tạo và phù phiếm trong đời: chúng ta đã thực lòng suy nghĩ đến nguyên tắc chỉ đạo đã dẫn dắt cố Hồng Y Ambrozic trong cuộc sống: " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa." Đức cố Hồng Y đã tuân theo nguyên lý sống đó như là một môn đệ, và tuyên xưng điều đó như một vị Tông đồ và một vị Mục tử của Đức Chúa. Đây là thị kiến đơn giản về Tình Yêu của Thiên Chúa được thể hiện rõ trong Đức Chúa Giêsu KiTô- Đức Chúa của chúng ta.
Thị kiến ấy được thể hiện thể hiện rõ ngay nơi những lời mở đầu Tin Mừng theo Thánh Mác-cô, là lời chân thực trực tiếp thẳng thắn nhất trong tất cả Các Phúc Âm Tin Mừng nhất lãm, đặc biệt đó cũng chính là chuyên đề mà Đức cố Hồng Y đã dâng hiến trọn cả cuộc đời nghiên cứu học thuật và trong các luận án của ngài; " Khởi đầu Tin Mừng Đức Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa." (Mác-cô 1:1). Chẳng có gì gọi là tưởng tượng hay mơ mộng hảo huyền trong những chữ ấy, nhưng từ những chữ trong Lời của Chúa đây mọi người chúng ta tìm ra được hướng đi cho cuộc đời. Trong mục vụ, phục vụ theo bổn phận và trách nhiệm, hàng ngày chúng ta noi theo chân Đức Chúa Giêsu - Con Thiên Chúa.
Đức cố Hồng Y Ambrozic đã nhận được nhiều vinh dự trong cuộc đời và ngài chu toàn trách nhiệm quan trọng trong Giáo hội Công giáo phổ quát toàn cầu theo bổn phận-tước vị Hồng Y, và điều nổi bật nhất chính là sự tham gia của Đức cố Hồng Y Ambrozic trong Mật nghị Hồng Y Đoàn bầu chọn Đức Giáo Hoàng Bênedictô thứ XVI. Trong năm 2002 chính Đức cố Hồng Y Ambrozic là vị đã đọc lời mở đầu đón chào Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị và đại biểu toàn thế giới đã đến Toronto tham dự Đại Hội Thanh Niên Thế Giới Toronto. Nhưng trong viễn kiến về Hy vọng mà Đức cố Hồng Y đã sống và tuyên xưng hùng hồn lại được thể hiện một cách âm thầm lặng lẽ hơn, sâu lắng hơn qua một cuộc đời trung tín với sứ vụ Môn đệ, Mục tử và một Tông đồ của Chúa. Đã có lần Đức cố Hồng Y viết nên những điều ngài mong đợi ở nơi người Linh Mục Giáo Sĩ;
" Cá nhân tôi tìm kiếm một sự chuẩn bị giản dị sẵn sàng để dâng hiến và hy sinh, một sự chuẩn bị thật đơn giản để quên mình, để từ bỏ chính mình, để đơn giản đạt đến mức vô ngã. (I look for a simple readiness to sacrifice, a simple readiness to give of oneself.)
Dẫu cho Ơn Gọi cá nhân ra sao chăng nữa, tâm thức và sự thiêng liêng đơn giản đó của Lòng trung tín với Thiên Chúa sẽ không có sự gì ngăn trở được - chính đó là cách thế tốt nhất để loan báo thông điệp Tin Mừng; " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa ". Đức Chúa là Thiên Chúa, chúng ta tìm thấy được là Thiên Chúa không chỉ ở trong tiếng sấm hay trong ánh chớp giông bão nhưng còn tìm thấy Thiên Chúa trong những âm thanh nhỏ bé trong cuộc đời thánh hiến và hy sinh.
Trong bài Phúc Âm của Thánh Lễ hôm nay, Tin Mừng theo thánh Mác-cô (16:1-6), chúng ta đọc thấy cách thế mà Đức Chúa Giêsu đã đi trọn cuộc lữ hành trần thế của Ngài trong Khổ Nạn và Thương Khó: " Vừa hết ngày Sabát, bà Maria Mác-đa-la với bà Maria là mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để ướp xác Đức Chúa Giêsu. Khi buồn sầu tiến vào trong mộ, các bà thấy một thanh niên ngồi bên phải mộ mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên ấy an ủi các bà; " Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Chúa Giêsu Na-da-rét, Đấng đã bị đóng đinh chứ gì! Người đã trổi dậy và sống lại rồi! Người không còn ở đây nữa! "
Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài không phải là một Kỷ niệm đã qua, Ngài không phải là một Hoài niệm thuộc về quá khứ - nhưng Đức Chúa Giêsu là Đấng Toàn Năng, Đấng Hằng Sống và Hằng Có Đời Đời, Ngài là Đấng Hằng Hữu, Đấng luôn hiện diện từ muôn thuở, Ngài là Đấng cai trị vũ trụ, là Đấng nài xin và cầu bầu cho chúng ta trước thiên nhan Đức Chúa Cha, vì Đức Chúa Giêsu KiTô là Vị Linh Mục Thượng Phẩm, Vị Tư Tế Tối Cao - là Đấng mà cố Hồng Y Ambrozic đã dâng hiến trọn đời vì Thiên Chúa và vì sứ vụ phục vụ Dân Chúa và mọi người.
Hôm nay, khi chúng ta buồn sầu suy tư về lẽ thực sự nơi cái chết của con người trần thế thì chúng ta lại nhận được sự khôn ngoan trong tâm trí; chúng ta được nhận biết rõ là với Tình Yêu của Thiên Chúa và lòng yêu thương người lân cận như chính mình, bằng tất cả những điều phục vụ tụy âm thầm, lặng lẽ, tận tụy và chân thành trong mỗi bước đi nhỏ bé - chúng ta sẽ hoàn thành mỗi phút giây qúy báu trong việc đi trọn cuộc lữ hành trần thế ngắn ngủi của chính chúng ta.
Lạy Chúa, xin Lòng Từ bi của Chúa đoái thương đến linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic mà chúng con cầu nguyện hôm nay. Chúng con đội ơn Thiên Chúa vì ân sủng Thiên Chúa đã ban cho chúng con là mọi việc Đức cố Hồng Y Ambrozic đã cố gắng chu toàn trong kiếp sống phàm nhân, vì Đức cố Hồng Y đã yêu thương gia đình, bè bạn, mọi người, vì như một vị Linh Mục của Đức Chúa Giêsu KiTô - Đức cố Hồng Y Ambrozic đã phục vụ với tâm tình hiến dâng. Đức cố Hồng Y Ambrozic không chỉ sống trong kỷ niệm và nỗi nhớ tiếc riêng của chúng con - nhưng chính vì Chúa ở cùng với cố Hồng Y nên chúng con sẽ tưởng nhớ đến Đức cố Hồng Y Ambrozic với Tình Yêu và tìm cách thế sống trở nên người tín hữu KiTô giáo thật chân thực hơn nữa bằng việc bắt chước tâm tình dâng hiến và quên mình.
Lạy Chúa, xin cho linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic được an nghỉ đời đời và xin Chúa cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi lên linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic.
Lạy Chúa, cậy nhờ bởi Lòng Từ Bi và Thương Xót của Thiên Chúa, xin Chúa ban cho linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic và Linh hồn của Tất cả Các Tín hữu đã qua đời - đi trước chúng con được an nghỉ bình an. Amen.
Most Rev. Thomas C. Collins, Tổng Giám Mục Toronto
Dominic David Trần chuyển ý.
TORONTO: ngày 31/08/2011 hơn 1,000 người theo giấy mời đã đến tham dự Thánh Lễ cuối cùng để chào tiễn biệt
Đức Cha Thomas Collins, Tổng giám Mục Toronto đương nhiệm - đời thứ 10 đã chủ sự Thánh Lễ. Đồng tế với Đức TGM Thomas Collins là các Giám Mục Phụ tá Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu (xem hình), Peter Hundt, John Boissoneau,
William McGrattan. Đức Ông Luca Lorusso, Tham Tán Sứ Thần Tòa Thánh Vatican tại Canada; Đức Hồng Y Jean Claude Turcotte Tổng Giám Mục Montreal cùng với 20 Đức Tổng Giám Mục, Giám Mục đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada, các Bề Trên đứng đầu Các Tu Hội Dòng cũng như Linh Mục Đoàn TGP Toronto cùng đồng tế, thông công trong thánh lễ hôm nay.
Bên cạnh đại diện các tôn giáo bạn còn rất đông đảo nhân sĩ, giới chức đại diện Chính Phủ như ông Jim Flaherty, Tổng Trưởng Tài Chính đại diện Thủ Tướng Liên Bang Canada, Dalton McGuinty Thủ Hiến Tỉnh Bang Ontario, Robert Ford Thị Trưởng Toronto, bà Hazel McCallion Thị Trưởng Mississauga và nhiều thân hữu, bè bạn của Đức cố Hồng Y Ambrozic.
Đức TGM Thomas Collins đã thuyết giảng về ý nghĩa " Đức Chúa Giêsu là Chúa" ; khẩu hiệu Giám Mục và cũng là công trình học thuật nghiên cứu uyên thâm trong hơn 50 năm của Đức cố Hồng Y Ambrozic. (kèm theo) và mới được trang nhà của TGP Toronto ghi lại. Xin chân thành chuyển ý và chia xẻ đến qúy Đấng bậc và bạn đọc của VietCatholic.
Ước mong chuyên đề "Đức Chúa Giêsu là Chúa" và Mục vụ " Phục vụ người Di Dân và Du Mục" của cả đời Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic sẽ là nguồn hứng khởi cho nhiều Môn đệ, Mục tử, và Tông đồ của Chúa như lòng Chúa mong ước và Đức cố Hồng Y Ambrozic thường nguyện xin hy sinh, hiến thân quên mình, giản dị, uyên bác, khiêm nhường và dũng cảm.
Không những Đức cố Hồng Y Ambrozic đã vui mừng vì mục vụ đa văn hóa sắc tộc phục vụ người di dân, tỵ nạn , thuyền nhân khi ngài còn tại vị nhưng chắc cả trong Thánh Lễ hôm nay nữa. Trong toàn thể giáo đoàn Công giáo Toronto dâng Thánh lễ hôm nay cho ngài đã có Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chưởng Ấn kiêm Trưởng Giáo phủ TGP Toronto và các Linh Mục Giáo sĩ Tu Sĩ Canada gốc Việt Nam.
Dominic David Trần.
BÀI GIẢNG CỦA ĐTGM THOMAS C. COLLINS TRONG THÁNH LỄ TIỄN BIỆT CỐ HỒNG Y ALOYSIUS AMBROZIC (1930-2011) NGUYÊN TGM TORONTO.
Kính thưa Đức HY Jean Turcotte TGM Montreal, Đức Ông Luca Lorusso, Tham Tán Sứ Thần Tòa Thánh tại Canada, Thưa qúy Hiền Huynh Tổng Giám Mục, Giám Mục Giáo Hội Công Giáo Canada và Đại diện các Tôn giáo bạn
Thưa các vị Đại diện Chính quyền Liên Bang Canada, Tỉnh Bang Ontario, Thành phố Toronto và Qúy liệt vị quan khách, qúy Linh Mục Tu Sĩ và bè bạn, thân hữu, thân nhân .
Cái chết nhắc nhở cho tất cả chúng ta biết về sự mỏng dòn yếu đuối của đời sống phàm nhân, về sự mong manh của thân phận con nguời. Cái chết cũng nhắc nhớ rằng chính Thiên Chúa là nơi duy nhất để chúng ta đặt niềm Cậy Trông vào. Thiên Chúa là Đấng dẫn đưa chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế phải vựợt qua thung lũng sầu khổ đầy nước mắt; ở nơi khóc lóc (this vale of tears) chốn khách lưu đầy này để tiến về nhà Đức Chúa Cha trên quê Trời. Nhờ vào Lời của Chúa khi chúng ta cùng đến đây trong các nghi thức trọng thể khóc thương và tiễn biệt các linh hồn theo Hội Thánh Chúa, theo Đức Tin cùng với gia quyến , đây là chính lúc chúng ta đã được kiện cường . Cũng nhờ bởi Phép Thánh Thể và những nhận thức được đổi mơí chúng ta được biết rằng khi đến thời điểm mà Thiên Chúa nhớ đến và GỌI từng mỗi người trong chúng ta về lại với Chúa, mỗi người chúng ta cũng sẽ được đến phụng chầu trước thiên nhan Chúa - trong Tình thương vô biên của Đức Chúa KiTô, linh hồn chúng ta sẽ được hiệp nhất và phù trợ trong biết bao lời cầu nguyện thông công của tất cả anh chị em tín hữu thân bằng quyến thuộc và mọi người.
Đức cố Hồng Y Ambrozic đã qua đời ngay trước ngày Lễ kính thánh nữ Monica, là Mẹ của thánh Augútxtinô, ngài là quan thầy của các Đại Chủng Viện, vì Đại Chủng viện đã có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của Thánh Auguxtinô. Trong tác phẩm tự thuật Xưng Tội, thánh nhân đã kể về cái chết của bà mẹ ngài, trong những phút giây trần thế - trước khi được về với Thiên Chúa, bà mẹ thánh Monica đã nói với con trai bà sau này là thánh Augustinô, một trong những giáo phụ của Giáo hội; bà thánh mẹ yêu cầu người con trai của bà thực hiện chỉ một điều sau đây ; " Điều duy nhất mẹ xin con là; dù con ở bất cứ nơi đâu mỗi khi con phục vụ nơi bàn thánh của Thiên Chúa, xin con hãy luôn nhớ đến mẹ."
Trong mỗi lần long trọng cử hành Mầu nhiệm Thánh Thể, mọi người tín hữu KiTô giáo được thông phần vào cuộc Khổ Nạn, Hy Sinh, và Phục Sinh vinh hiển của Đức Chúa Giêsu KiTô Chúa chúng ta; cách riêng là ở nơi mỗi Thánh Lễ tiễn đưa người qúa cố, chúng ta đặc biệt nhận thức được về Sự Chết và Sự Sống Lại. Với ý nghĩa thực tế của sự chết là đầy u buồn và đau đớn mà không ai trong mỗi chúng ta có thể tránh khỏi; thế nhưng nhờ bởi Đức Tin, trong con mắt của người có Đức Tin - cái chết được mặc khải một cách rõ rệt hơn : Sự chết chẳng phải là một Bức tường ở cuối kiếp phàm nhân trên cõi thế gian nhưng cái chết cũng chính là một Cánh cửa mở ra cho con người đi đến một cuộc sống mới, hướng đến sự viên mãn của cuộc sống, trong Vương Quốc của Thiên Chúa - ở nơi Nước Trời mọi sự đều được tỏ bày và được cảm nghiệm với sự thông công của Các Thánh trong đô thành Giêrusalem vĩnh cửu trên Thiên Đàng.
Theo truyền thống từ lâu đời của người tín hữu KiTô giáo; chúng ta ghi dấu thời gian sáng trưa chiều thông qua Kinh nguyện Phục vụ trong mỗi ngày của cuộc lữ hành trên thế gian. Với Lời Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, là Kinh nguyện xin Thiên Chúa ngự đến trong mỗi người chúng ta và cũng là lời đáp trả của chúng ta xin vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Kinh Nữ Vương Thiên Đàng nơi đoạn cuối là Lời Nguyện: " Lạy Chúa, là Đấng đã làm cho thiên hạ vui mừng quá bội bởi Đức Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa cùng là Chúa chúng con đã sống lại; xin vì Đức Nữ Đồng Trinh Maria là Thánh Mẫu Người nguyện cầu cho chúng con được hưởng phúc vui vẻ hằng sống đời đời. Vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu KiTô là Chúa chúng con. Amen. “
Nhưng ĐHY Ambrozic đã nhận được Ơn Kêu Gọi không chỉ để trở thành một môn đệ nhưng còn để trở thành một tông đồ và một vị mục tử của Dân Chúa, để mỗi ngày dưới sự dẫn dắt của thánh ý Thiên Chúa Quan phòng soi sáng cho là trao ban Đức Cậy Trông - Hy vọng, là thúc dục chúng ta sống trong Đức Ái - sống là Yêu Chúa và Yêu người lân cận như chính mình; ĐHY Ambrozic đã phục vụ Dân Chúa bằng sự lãnh đạo khôn ngoan. Nếu không nhìn nhận vào thánh ý Thiên Chúa quan phòng, loài người phàm nhân sẽ bị hủy diệt. Chúng ta cần sự nhìn nhận sự quan phòng của Thiên Chúa, đặc biệt khi chúng ta sống trong thế giới hôm nay đầy tràn những biến loạn lớn, một thế giới ngập tràn những khổ cực đau thương, và một thế giới đầy những điều phức tạp - gây ra bao rối trí tạp niệm - khiến cho nhiều lúc con người phàm nhân khó khăn lắm mới nhìn nhận ra được Bàn Tay Quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.
Tiên tri I-sai-a cũng đã từng sống trong một thế giới đầy những náo động, gian truân và bão tố như được ghi chép lại trong Bài Đọc 1 của Thánh Lễ - chúng ta đã được nghe biết về thời đại của Tiên tri giống như thời đại hôm nay nhưng cách xa chúng ta hàng bao nhiêu thế hệ. Thiên Chúa đã thương ban cho Tiên tri Isaia một thị kiến, một tầm nhìn đầy Thần trí Khôn Ngoan vào tương lai để phù trợ Tiên tri Isaia hoàn thành Ơn Gọi cách riêng là người Lãnh đạo Tinh thần, là vị Linh Hướng của dân ngài bằng cách giúp cho dân ngài nhận biết rằng: Chỉ có ở trong Tình Yêu Quan Phòng của Thiên Chúa, người phàm nhân mới tìm thấy được Hy Vọng - Đức Cậy Trông thông qua và vượt qua được từ chính những đau buồn sầu khổ của chính riêng họ: Bữa Tiệc Cánh Chung (Isaia 25:1-8);
" Ngày ấy, trên núi này, Đức Chúa sẽ đãi muôn dân một bữa tiệc; tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon. Trên núi này, Người sẽ xé bỏ chiếc khăn than khóc che phủ mọi dân và tấm màn bi thương trùm lên muôn nước. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ vĩnh viễn tiêu diệt tử thần; Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ lau khô dòng nước mắt trên khuôn mặt mỗi người."
Những Lời của Chúa trên đây đã an ủi chúng ta trong lúc buồn đau này, nhưng cũng chính là Lời nhắc nhở tất cả mọi người chúng ta về sứ mệnh của người lãnh đạo tinh thần, vị Linh hướng, người phải có trách nhiệm chăm lo phần rỗi linh hồn cho các tín hữu, một sứ vụ mà Đức cố Hồng Y Ambrozic đã trung thành tận tụy phục vụ trong hơn 56 năm được nhận lãnh Ơn Gọi làm Linh Mục và Giám Mục của ngài.
Ngày hôm nay chúng ta họp nhau nơi đây tạ ơn Thiên Chúa vì mọi phúc lành Chúa đã thương ban cho sứ vụ của Đức cố Hồng Y- người hiền huynh đáng kính ở giữa chúng ta; vì cố Hồng Y đã chia xẻ cách nhìn cũng như những viễn kiến mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho cuộc sống của chúng ta; và những viễn kiến mang lại hy vọng trên cuộc lữ hành trần thế. Thông qua sứ vụ kế vị các thánh Tông đồ của cố Hồng Y Ambrozic - trong một thế giới thường ít lưu tâm đến Thông điệp thánh thiêng của Ơn Cứu Độ cho thế gian - vì vậy noi gương Tiên tri Isaia; Đức cố Hồng Y đã mạnh dạn rao truyền sứ điệp: "Hãy nhìn xem, Đây chính là Thiên Chúa của chúng ta, Người là Đấng chúng ta trông cậy và hy vọng được Ơn Cứu độ."
Đối với một môn đệ của Đức Chúa Giêsu KiTô, và với một tông đồ của Đức Chúa KiTô thì ở trong Tình Yêu của Đức Chúa Giêsu KiTô - các đấng nhìn nhận vào Đức Cậy Trông chắc chắn hơn và tuyên xưng về Hy vọng được Ơn Cứu độ vượt lên trên hết mọi sự. Nhờ Hy vọng vào Đức Cậy trông mà chúng ta được Ơn Cứu độ. Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic đã chọn khẩu hiệu cho sứ vụ Giám Mục bắt nguồn từ lời tuyên xưng của các tín hữu KiTô giáo cổ xưa; " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa. " Vì trong Đức Chúa Giêsu KiTô chúng ta tìm được sự an ủi khi buồn sầu; vì trong Đức Chúa Giêsu KiTô chúng ta có Đức Cậy trông-Hy vọng giữa bao gian lao vất vả của mỗi ngày trên thế gian.
Như lời Thơ của thánh Phaolô Tông đồ (Rôma 8,35-39) chép nơi Bài đọc 2 trong Thánh Lễ hôm nay; " Ai có thể tách rời chúng ta khỏi Tình Yêu của Đức Chúa KiTô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?" Không phải thế. Trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng là nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: cho dẫu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương qủy lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách rời được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Chúa Giêsu KiTô, Thiên Chúa của chúng ta."
Với người sống theo khẩu hiệu " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa," như cố Hồng Y Ambrozic và tất cả chúng ta nên tuân theo, đều được Chúa ban cho một nhận thức -với đôi mắt của Đức Tin khiến cho họ có thể thấy tỏ tường những điều chân thực và những gì là giả dối hay không chân thực. Dẫu cho tất cả sóng gió hãi hùng thổi trên mặt biển cũng chẳng thể đè nén được những người đã được thống trị bởi xác tín sâu đậm đến độ không thể lay chuyển được; " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa" . Từ sự xác quyết và niềm tin mãnh liệt đó sẽ đạt đến Trí khôn ngoan để nhìn thấy Sự thật và Chân Lý cùng với Lòng can đảm để tuyên xưng xác tín ấy. Kiếp sống con người phàm nhân, dẫu cho đó là cuộc đời trường thọ nhất, thật ra cũng sẽ là rất ngắn ngủi cho bất cứ ai trong chúng ta phí phạm cuộc sống lâu dài ấy vào những chuyện giả tạo, hão huyền.
Cố Hồng Y Ambrozic là người có xác tín sâu đậm vững chắc, một niềm tin không giả tạo, hão huyền - bởi vì xác tín của cố Hồng Y Ambrozic đơn giản chỉ là sự dâng hiến trọn vẹn cho Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa của chúng ta.
Đức cố Hồng Y Ambrozic đã viết những lời ca ngợi Đức Chúa Giêsu KiTô;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta tìm kiếm;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta kết hợp mật thiết;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta noi gương theo;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng luôn ở cùng chúng ta để cho chúng ta có thể được ở với Thiên Chúa.
Chúng ta cộng tác với mọi người : điều này đúng;
Chúng ta học hỏi từ mọi người : điều này đúng.
Thế nhưng chỉ ở trong chính Đức Chúa Giêsu chúng ta mới tìm thấy được căn tính thực sự và mục đích tối hậu của con người phàm nhân chúng ta.
Thiên Chúa là Anpha và là Ômêga; Thiên Chúa là Khởi Nguyên và là Sự Tận Cùng của mỗi người trong chúng ta - và của mọi kiếp phàm nhân trong cõi nhân sinh.
Khi chúng ta cử hành mầu nhiệm Thánh Thể này, và ở giây phút trọng thể này chúng ta suy tư sâu lắng hơn mọi lúc bình thường, mặc cho biết bao xáo trộn, tạp niệm gây chia trí của cõi thế tục, và trong suy niệm - về những điều có ý nghĩa quan trọng nhất của kiếp sống con người, - về những điều tầm thường, không có quan hệ đến kiếp nhân sinh, về những lẽ chân thực - về những điều giả tạo và phù phiếm trong đời: chúng ta đã thực lòng suy nghĩ đến nguyên tắc chỉ đạo đã dẫn dắt cố Hồng Y Ambrozic trong cuộc sống: " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa." Đức cố Hồng Y đã tuân theo nguyên lý sống đó như là một môn đệ, và tuyên xưng điều đó như một vị Tông đồ và một vị Mục tử của Đức Chúa. Đây là thị kiến đơn giản về Tình Yêu của Thiên Chúa được thể hiện rõ trong Đức Chúa Giêsu KiTô- Đức Chúa của chúng ta.
Thị kiến ấy được thể hiện thể hiện rõ ngay nơi những lời mở đầu Tin Mừng theo Thánh Mác-cô, là lời chân thực trực tiếp thẳng thắn nhất trong tất cả Các Phúc Âm Tin Mừng nhất lãm, đặc biệt đó cũng chính là chuyên đề mà Đức cố Hồng Y đã dâng hiến trọn cả cuộc đời nghiên cứu học thuật và trong các luận án của ngài; " Khởi đầu Tin Mừng Đức Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa." (Mác-cô 1:1). Chẳng có gì gọi là tưởng tượng hay mơ mộng hảo huyền trong những chữ ấy, nhưng từ những chữ trong Lời của Chúa đây mọi người chúng ta tìm ra được hướng đi cho cuộc đời. Trong mục vụ, phục vụ theo bổn phận và trách nhiệm, hàng ngày chúng ta noi theo chân Đức Chúa Giêsu - Con Thiên Chúa.
Đức cố Hồng Y Ambrozic đã nhận được nhiều vinh dự trong cuộc đời và ngài chu toàn trách nhiệm quan trọng trong Giáo hội Công giáo phổ quát toàn cầu theo bổn phận-tước vị Hồng Y, và điều nổi bật nhất chính là sự tham gia của Đức cố Hồng Y Ambrozic trong Mật nghị Hồng Y Đoàn bầu chọn Đức Giáo Hoàng Bênedictô thứ XVI. Trong năm 2002 chính Đức cố Hồng Y Ambrozic là vị đã đọc lời mở đầu đón chào Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ Nhị và đại biểu toàn thế giới đã đến Toronto tham dự Đại Hội Thanh Niên Thế Giới Toronto. Nhưng trong viễn kiến về Hy vọng mà Đức cố Hồng Y đã sống và tuyên xưng hùng hồn lại được thể hiện một cách âm thầm lặng lẽ hơn, sâu lắng hơn qua một cuộc đời trung tín với sứ vụ Môn đệ, Mục tử và một Tông đồ của Chúa. Đã có lần Đức cố Hồng Y viết nên những điều ngài mong đợi ở nơi người Linh Mục Giáo Sĩ;
" Cá nhân tôi tìm kiếm một sự chuẩn bị giản dị sẵn sàng để dâng hiến và hy sinh, một sự chuẩn bị thật đơn giản để quên mình, để từ bỏ chính mình, để đơn giản đạt đến mức vô ngã. (I look for a simple readiness to sacrifice, a simple readiness to give of oneself.)
Dẫu cho Ơn Gọi cá nhân ra sao chăng nữa, tâm thức và sự thiêng liêng đơn giản đó của Lòng trung tín với Thiên Chúa sẽ không có sự gì ngăn trở được - chính đó là cách thế tốt nhất để loan báo thông điệp Tin Mừng; " Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa ". Đức Chúa là Thiên Chúa, chúng ta tìm thấy được là Thiên Chúa không chỉ ở trong tiếng sấm hay trong ánh chớp giông bão nhưng còn tìm thấy Thiên Chúa trong những âm thanh nhỏ bé trong cuộc đời thánh hiến và hy sinh.
Trong bài Phúc Âm của Thánh Lễ hôm nay, Tin Mừng theo thánh Mác-cô (16:1-6), chúng ta đọc thấy cách thế mà Đức Chúa Giêsu đã đi trọn cuộc lữ hành trần thế của Ngài trong Khổ Nạn và Thương Khó: " Vừa hết ngày Sabát, bà Maria Mác-đa-la với bà Maria là mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để ướp xác Đức Chúa Giêsu. Khi buồn sầu tiến vào trong mộ, các bà thấy một thanh niên ngồi bên phải mộ mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên ấy an ủi các bà; " Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Chúa Giêsu Na-da-rét, Đấng đã bị đóng đinh chứ gì! Người đã trổi dậy và sống lại rồi! Người không còn ở đây nữa! "
Đức Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Ngài không phải là một Kỷ niệm đã qua, Ngài không phải là một Hoài niệm thuộc về quá khứ - nhưng Đức Chúa Giêsu là Đấng Toàn Năng, Đấng Hằng Sống và Hằng Có Đời Đời, Ngài là Đấng Hằng Hữu, Đấng luôn hiện diện từ muôn thuở, Ngài là Đấng cai trị vũ trụ, là Đấng nài xin và cầu bầu cho chúng ta trước thiên nhan Đức Chúa Cha, vì Đức Chúa Giêsu KiTô là Vị Linh Mục Thượng Phẩm, Vị Tư Tế Tối Cao - là Đấng mà cố Hồng Y Ambrozic đã dâng hiến trọn đời vì Thiên Chúa và vì sứ vụ phục vụ Dân Chúa và mọi người.
Hôm nay, khi chúng ta buồn sầu suy tư về lẽ thực sự nơi cái chết của con người trần thế thì chúng ta lại nhận được sự khôn ngoan trong tâm trí; chúng ta được nhận biết rõ là với Tình Yêu của Thiên Chúa và lòng yêu thương người lân cận như chính mình, bằng tất cả những điều phục vụ tụy âm thầm, lặng lẽ, tận tụy và chân thành trong mỗi bước đi nhỏ bé - chúng ta sẽ hoàn thành mỗi phút giây qúy báu trong việc đi trọn cuộc lữ hành trần thế ngắn ngủi của chính chúng ta.
Lạy Chúa, xin Lòng Từ bi của Chúa đoái thương đến linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic mà chúng con cầu nguyện hôm nay. Chúng con đội ơn Thiên Chúa vì ân sủng Thiên Chúa đã ban cho chúng con là mọi việc Đức cố Hồng Y Ambrozic đã cố gắng chu toàn trong kiếp sống phàm nhân, vì Đức cố Hồng Y đã yêu thương gia đình, bè bạn, mọi người, vì như một vị Linh Mục của Đức Chúa Giêsu KiTô - Đức cố Hồng Y Ambrozic đã phục vụ với tâm tình hiến dâng. Đức cố Hồng Y Ambrozic không chỉ sống trong kỷ niệm và nỗi nhớ tiếc riêng của chúng con - nhưng chính vì Chúa ở cùng với cố Hồng Y nên chúng con sẽ tưởng nhớ đến Đức cố Hồng Y Ambrozic với Tình Yêu và tìm cách thế sống trở nên người tín hữu KiTô giáo thật chân thực hơn nữa bằng việc bắt chước tâm tình dâng hiến và quên mình.
Lạy Chúa, xin cho linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic được an nghỉ đời đời và xin Chúa cho ánh sáng ngàn thu chiếu soi lên linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic.
Lạy Chúa, cậy nhờ bởi Lòng Từ Bi và Thương Xót của Thiên Chúa, xin Chúa ban cho linh hồn Đức cố Hồng Y Ambrozic và Linh hồn của Tất cả Các Tín hữu đã qua đời - đi trước chúng con được an nghỉ bình an. Amen.
Most Rev. Thomas C. Collins, Tổng Giám Mục Toronto
Dominic David Trần chuyển ý.
Top Stories
Chine: Sichuan: un prêtre et une religieuse passés à tabac pour avoir demandé la restitution de biens d’Eglise confisqués par l’Etat
Eglises d'Asie
07:16 07/09/2011
La religieuse et le prêtre appartiennent au diocèse de Kangding, un diocèse dont le siège est aujourd’hui vacant et qui est administré par le diocèse voisin de Leshan (1). La région de Kangding, située dans la partie occidentale du Sichuan, couvre un vaste territoire principalement montagneux. D’un point de vue administratif, elle correspond aujourd’hui à la Région tibétaine autonome de Garze et, d’un point de vue ecclésiastique, avait été confiée autrefois, en 1846, à la Société des Missions étrangères de Paris comme faisant partie de la préfecture apostolique du Tibet. Lors de l’érection de la hiérarchie catholique en Chine en 1946, le siège du diocèse a été fixé à Kangding.
Moxi est connue des Chinois pour avoir été la scène d’un épisode fameux de la Longue marche : en 1935, Mao Zedong, Zhu De et Zhou Enlai ont dormi une nuit dans l’église catholique de la ville avant de s’en aller vers Luding où, selon l’historiographie officielle, une poignée de valeureux soldats rouges prirent le pont enjambant la rivière Dadu, permettant ainsi aux troupes communistes d’échapper aux soldats nationalistes. Après la prise du pouvoir par les communistes en 1949 et l’expulsion des missionnaires étrangers, la communauté catholique locale a traversé tant bien que mal la tourmente révolutionnaire, et aujourd’hui, on estime le nombre des catholiques dans le diocèse de Kangding à environ deux mille, dont une bonne part de Tibétains et de minorités ethniques comme les Yi, servis par trois prêtres et deux religieuses.
Dans l’affaire qui a valu à Sr Xie et au P. Huang de se faire agresser, la paroisse de Moxi réclame le retour à l’Eglise du terrain qui autrefois abritait un petit séminaire ainsi que des bâtiments servant d’école pour garçons. Dans le premier cas, le séminaire a été rasé mais une société privée occupe le terrain et y a construit des locaux. Dans le second cas, ce sont des fonctionnaires qui occupent les bâtiments de l’école et les utilisent comme résidence.
Selon un accord passé il y a quelques temps entre la paroisse de Moxi et les autorités locales, le principe de la rétrocession de ces biens fonciers à l’Eglise était acquis mais, selon les responsables de la paroisse, cet accord n’a toujours pas été appliqué. Sur la façade de l’église de Moxi, les catholiques ont déroulé deux grandes bannières où l’on peut lire en gros caractères que la paroisse « prie le gouvernement de rendre le terrain du séminaire de Xin Xing occupé par l’entreprise Tian Yu (…) et la propriété d’Eglise occupée par les autorités de Moxi ». Après l’attaque perpétrée contre la religieuse et le prêtre, les catholiques locaux se sont réunis devant leur église pour manifester leur colère face aux méthodes employées par ceux qui ont commandité ces hommes de main et pour affirmer leur volonté de défendre les droits de l’Eglise (2).
En Chine, ces dernières années, les conflits entre l’Eglise et les autorités locales au sujet de biens fonciers autrefois confisqués et aujourd’hui partiellement rétrocédés sont légion. Il arrive que des accords soient trouvés au mieux des intérêts des parties en présence ; il arrive aussi que des situations s’enveniment au point où des promoteurs, en cheville avec des intérêts publics locaux, envoient des hommes de main intimider les catholiques pour que les responsables de ces derniers reculent et cèdent les terrains d’Eglise en échange de contreparties notoirement insuffisantes.
(1) Leshan est ce diocèse où Mgr Lei Shiyin a été ordonné illicitement le 29 juin 2011. Consacré évêque sans mandat pontifical, Mgr Lei s’est exposé à une excommunication de fait. Voir la dépêche EDA du 25 juillet 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/pekin-qualifie-de-ab-deraisonnable-et-grossiere-bb-la-sanction-canonique-appliquee-aux-deux-eveques-recemment-ordonnes-de-maniere-illicite?SearchableText=leshan
(2) Ucanews, 6 septembre 2011.
(Source: Eglises d'Asie, 7 septembre 2011)
Albania: Face to Face With a Martyr Church
Zenit
07:21 07/09/2011
Monsignor Tejado on Beginning Priestly Ministry in Albania
ROME, SEPT. 6, 2011 (Zenit.org).- The Church in Albania suffered massive and violent persecution under the communist dictator Enver Hoxa. Yet, communism -- unlike secularism -- was unable to take God out of people's hearts, says a Vatican aide who began his priestly ministry in Albania.
Monsignor Segundo Tejado Muñoz, undersecretary of the Pontifical Council Cor Unum, remembers his first priestly assignment in Albania as the best time of his life.
He spoke with the television program "Where God Weeps" of the Catholic Radio and Television Network (CRTN) in cooperation with Aid to the Church in Need, about what a priest should learn from ministering to those who've risked their lives for the faith.
Q: You came to Albania just after the death of Enver Hoxa. What was your experience at that time?
Monsignor Tejado: I came to Albania to work there and to help and provide help with the first stages of establishing the Church just after the fall of communism. I knew nothing about Albania because Spain had few relations with the Balkans. My experience was wonderful -- difficult but wonderful. I understood that the Lord had called me to go to Albania. Albania is very poor and I found the people helpful; many times in communist countries the people are against the faith, but not in Albania. People respected my position as a priest. It was the beginning of the Church. The Pope arrived there in 1994 and he consecrated the first bishops. It was a very good experience but also difficult because the Church was persecuted, and so to begin again, to begin speaking about Jesus, to speak about the Lord and to organize the whole Church.
Q: What wonders did you see when you came to Albania?
Monsignor Tejado: I saw a population and a Church that suffered a lot during the communist times but the persecution did not destroy something in their hearts. That something was about heaven. They say that during the communist era heaven was closed.
Q: The country was totally atheistic. How is it that there were still seeds of faith?
Monsignor Tejado: Communism could not destroy hope in the people. In our countries, secularization has destroyed this hope in our hearts. In these countries under communism, the sense of God remained. You can speak about God with these people, in a way in which you cannot in our secularized societies, because people find neither God nor their faith that important or interesting. The people who were under communist regimes are able to discuss and are open, with their hearts, about God.
Q: Was there a severe persecution of Albanian Catholics?
Monsignor Tejado: Yes, the Church in Albani is a martyr Church. They remained in union with St. Peter, with the Pope and it was very important to them. Enver Hoxa asked the Catholic Church in Albania to become a national church like in China, but the bishops and priests refused: "We shall remain in union with Peter, with the Pope" and because of this, they were persecuted and had a terrible situation.
Q: Did these witnesses affect your vocation as a priest?
Monsignor Tejado: Yes! When you speak to the persecuted, something remains with you. You come face to face with a person who has risked his life for the Lord; this is very important for a priest -- to risk your life for the Lord and for the Church.
Q: What risks have you taken for the Lord?
Monsignor Tejado: Each day as a priest I'm called to risk my life for the Lord; to do his will. It is a spiritual experience. If you meet a person who has taken the risk not just for a day but for life, for the Lord, you ask yourself why you cannot do the same and offer your life completely for the Lord. This is very important for a priest -- not just for a priest but also for every Christian.
Q: Have you left a part of yourself in Albania?
Monsignor Tejado: Half of my heart. I was there for nine years. It was my first assignment as a priest and being my first destination, I remember it very fondly. It was a very nice period of my life -- the best, I think, really, and also because of the difficulties, the crosses, that the Lord permitted in my life. It made me humble and to be humble, you know ...
Q: Mother Teresa comes from Albania. How important is she for the Catholic Church there?
Monsignor Tejado: Mother Teresa is a very important figure for all of us. She was born in Skopje, the Albanian part of Macedonia. For the Albanians, she is very special because after the fall of communism, Albanians were losing hope. Mother Teresa's message, "Nothing is impossible for God," is a message that I take from here, and it is also a message for all people. If we have these kinds of models for our lives then nothing is impossible for us if we are with the Lord. The visit of the Pope and Mother Teresa was, as Albanians say, like heaven opening once more. The communist era closed heaven to the people; Mother Teresa and the Pope opened heaven again.
* * * This interview was conducted by Mark Riedemann for “Where God Weeps," a weekly TV & radio show produced by Catholic Radio & Television Network in conjunction with the international Catholic charity Aid to the Church in Need.
ROME, SEPT. 6, 2011 (Zenit.org).- The Church in Albania suffered massive and violent persecution under the communist dictator Enver Hoxa. Yet, communism -- unlike secularism -- was unable to take God out of people's hearts, says a Vatican aide who began his priestly ministry in Albania.
Monsignor Segundo Tejado Muñoz, undersecretary of the Pontifical Council Cor Unum, remembers his first priestly assignment in Albania as the best time of his life.
He spoke with the television program "Where God Weeps" of the Catholic Radio and Television Network (CRTN) in cooperation with Aid to the Church in Need, about what a priest should learn from ministering to those who've risked their lives for the faith.
Q: You came to Albania just after the death of Enver Hoxa. What was your experience at that time?
Monsignor Tejado: I came to Albania to work there and to help and provide help with the first stages of establishing the Church just after the fall of communism. I knew nothing about Albania because Spain had few relations with the Balkans. My experience was wonderful -- difficult but wonderful. I understood that the Lord had called me to go to Albania. Albania is very poor and I found the people helpful; many times in communist countries the people are against the faith, but not in Albania. People respected my position as a priest. It was the beginning of the Church. The Pope arrived there in 1994 and he consecrated the first bishops. It was a very good experience but also difficult because the Church was persecuted, and so to begin again, to begin speaking about Jesus, to speak about the Lord and to organize the whole Church.
Q: What wonders did you see when you came to Albania?
Monsignor Tejado: I saw a population and a Church that suffered a lot during the communist times but the persecution did not destroy something in their hearts. That something was about heaven. They say that during the communist era heaven was closed.
Q: The country was totally atheistic. How is it that there were still seeds of faith?
Monsignor Tejado: Communism could not destroy hope in the people. In our countries, secularization has destroyed this hope in our hearts. In these countries under communism, the sense of God remained. You can speak about God with these people, in a way in which you cannot in our secularized societies, because people find neither God nor their faith that important or interesting. The people who were under communist regimes are able to discuss and are open, with their hearts, about God.
Q: Was there a severe persecution of Albanian Catholics?
Monsignor Tejado: Yes, the Church in Albani is a martyr Church. They remained in union with St. Peter, with the Pope and it was very important to them. Enver Hoxa asked the Catholic Church in Albania to become a national church like in China, but the bishops and priests refused: "We shall remain in union with Peter, with the Pope" and because of this, they were persecuted and had a terrible situation.
Q: Did these witnesses affect your vocation as a priest?
Monsignor Tejado: Yes! When you speak to the persecuted, something remains with you. You come face to face with a person who has risked his life for the Lord; this is very important for a priest -- to risk your life for the Lord and for the Church.
Q: What risks have you taken for the Lord?
Monsignor Tejado: Each day as a priest I'm called to risk my life for the Lord; to do his will. It is a spiritual experience. If you meet a person who has taken the risk not just for a day but for life, for the Lord, you ask yourself why you cannot do the same and offer your life completely for the Lord. This is very important for a priest -- not just for a priest but also for every Christian.
Q: Have you left a part of yourself in Albania?
Monsignor Tejado: Half of my heart. I was there for nine years. It was my first assignment as a priest and being my first destination, I remember it very fondly. It was a very nice period of my life -- the best, I think, really, and also because of the difficulties, the crosses, that the Lord permitted in my life. It made me humble and to be humble, you know ...
Q: Mother Teresa comes from Albania. How important is she for the Catholic Church there?
Monsignor Tejado: Mother Teresa is a very important figure for all of us. She was born in Skopje, the Albanian part of Macedonia. For the Albanians, she is very special because after the fall of communism, Albanians were losing hope. Mother Teresa's message, "Nothing is impossible for God," is a message that I take from here, and it is also a message for all people. If we have these kinds of models for our lives then nothing is impossible for us if we are with the Lord. The visit of the Pope and Mother Teresa was, as Albanians say, like heaven opening once more. The communist era closed heaven to the people; Mother Teresa and the Pope opened heaven again.
* * * This interview was conducted by Mark Riedemann for “Where God Weeps," a weekly TV & radio show produced by Catholic Radio & Television Network in conjunction with the international Catholic charity Aid to the Church in Need.
Tin Giáo Hội Việt Nam
TGM Leopoldo Girelli thăm viếng Trà Kiệu
Duy Trà
06:46 07/09/2011
Trà Kiệu, Đà Nẵng - Chương trình kinh lý mục vụ của TGM. Leopoldo Girelli, Khâm sứ Tòa Thánh, tại Giáo phận Đà Nẵng trong 2 ngày ,từ sáng ngày thứ hai 6-9-2011 đến chiều ngày 6-9-2011.
Xem hình ảnh
Và chiều nay, 6-9-2011, Ngài sẽ đến thăm Giáo xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.
Đón nhận tin vui này, toàn thể Giáo xứ Trà Kiệu đã háo hức chuẩn bị cho một cuộc đón tiếp trang trọng và tâm tình, vì gần nữa thế kỷ qua, nay mới có Vị đại diện của Đức Thánh Cha, đến viếng thăm.
Mới 15 giờ, mà giáo dân đã hân hoan lũ lượt kéo đến khu Trung Tâm Thánh Mẫu ( nhà thờ núi) để chờ sẳn. Mọi người ăn mặc chỉnh tề, cờ hoa rực rở, xếp hàng nghiêm trang hai bên đường dẫn lên đồi Mẹ Bửu Châu. Nhưng rồi cơn mưa buổi chiều ập đến, làm bầu khí sôi nổi háo hức như chùng xuống, nhưng không ai bỏ cuộc. Áo mưa tiện lợi, dù, đã được Ban Tổ chức dự phòng sẳn, được đem ra phân phát cho từng người.
Đúng 16 giờ 20’ đoàn xe Đức Khân Sứ đến. Bất kể trời mưa ươt át, mọi người hân hoan vui mừng và lớn tiếng tung hô : Đấng nhân danh Chúa mà đến. Đội kèn tây của giáo xứ cũng đội mưa trổi nhạc đón chào phái đoàn.
Từ trên xe bước xuống, Đức Khâm sứ rất bất ngờ trước cảnh đón rước thật cảm động này. Ngài cũng không kể mưa ướt, tiến thẳng về phía giáo dân, và đi vào giửa hai hàng giáo dân đón chào để vẩy tay chào mọi người một cách thân thiện. BTC đã trao cho Ngài và ĐGM giáo phận 2 vòng hoa tươi thắm để nói lên những tình cảm kính mến và quí trọng của tất cả mọi người . Sau đó Ngài được Cha quản xứ Phaolo Đoàn quang Dân hướng dẫn lên Đền Mẹ Bửu Châu.
Tại đây cha quản xứ Trà Kiệu Đoàn quang Dân, thay mặt cho toàn thể dân Chúa tại khu vục Trà Kiệu, đọc bài diễn từ chào đón Đức Khâm sứ, Đức GM giáo phận và phái đoàn. Trong bài đáp từ, ( qua sự thông dịch của cha quản xứ) Đức Khâm sứ cũng cám ơn sự đón tiếp đặc biệt hôm nay. Tuy trời mưa, nhưng mọi người đã hiện diện đông đủ. Cơn mưa đã làm mọi người và cả tôi nữa đều ươt đẳm, nhưng nó giống như Hồng Ân của Chúa và Mẹ Trà Kiệu tuông xuống cho chúng ta vậy.
Sau khi kính viếng Đức Mẹ Trà Kiệu, Đức Khâm sứ và phái đoàn được đón rước lên nhà thờ giáo xứ.
Tuy trời vẫn đổ mưa tầm tả, nhưng phái đoàn và giáo xứ vẩn quyết tâm đội mưa, để cử hành Thánh lễ ngoài trời, nơi lễ đài đã được thiêt lập giửa sân me nhà xứ.
Tuy cơn mưa đã hạn chế nhiều nghi thức trang trọng, nhưng lại vô cùng sốt sắng và cảm mến.
Sau Thánh lễ , Đại diện Hội Đồng Giáo xứ lên trao quà lưu niệm cho Đức Khâm sứ và Cha phụ tá. Tiếp đó Giáo xứ mời Đức Khâm sứ và phái đoàn vào nhà thờ hầm dùng cơm tối, và thưởng thức những vũ điệu Champa,do các em Thiếu niên giáo xứ trình diễn.
Đến 20 giờ 30 , Cha quản xứ và giáo xứ đưa tiển Đức Khâm sứ và phái đoàn ra về.
Xem hình ảnh
Và chiều nay, 6-9-2011, Ngài sẽ đến thăm Giáo xứ Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu.
Đón nhận tin vui này, toàn thể Giáo xứ Trà Kiệu đã háo hức chuẩn bị cho một cuộc đón tiếp trang trọng và tâm tình, vì gần nữa thế kỷ qua, nay mới có Vị đại diện của Đức Thánh Cha, đến viếng thăm.
Mới 15 giờ, mà giáo dân đã hân hoan lũ lượt kéo đến khu Trung Tâm Thánh Mẫu ( nhà thờ núi) để chờ sẳn. Mọi người ăn mặc chỉnh tề, cờ hoa rực rở, xếp hàng nghiêm trang hai bên đường dẫn lên đồi Mẹ Bửu Châu. Nhưng rồi cơn mưa buổi chiều ập đến, làm bầu khí sôi nổi háo hức như chùng xuống, nhưng không ai bỏ cuộc. Áo mưa tiện lợi, dù, đã được Ban Tổ chức dự phòng sẳn, được đem ra phân phát cho từng người.
Đúng 16 giờ 20’ đoàn xe Đức Khân Sứ đến. Bất kể trời mưa ươt át, mọi người hân hoan vui mừng và lớn tiếng tung hô : Đấng nhân danh Chúa mà đến. Đội kèn tây của giáo xứ cũng đội mưa trổi nhạc đón chào phái đoàn.
Từ trên xe bước xuống, Đức Khâm sứ rất bất ngờ trước cảnh đón rước thật cảm động này. Ngài cũng không kể mưa ướt, tiến thẳng về phía giáo dân, và đi vào giửa hai hàng giáo dân đón chào để vẩy tay chào mọi người một cách thân thiện. BTC đã trao cho Ngài và ĐGM giáo phận 2 vòng hoa tươi thắm để nói lên những tình cảm kính mến và quí trọng của tất cả mọi người . Sau đó Ngài được Cha quản xứ Phaolo Đoàn quang Dân hướng dẫn lên Đền Mẹ Bửu Châu.
Tại đây cha quản xứ Trà Kiệu Đoàn quang Dân, thay mặt cho toàn thể dân Chúa tại khu vục Trà Kiệu, đọc bài diễn từ chào đón Đức Khâm sứ, Đức GM giáo phận và phái đoàn. Trong bài đáp từ, ( qua sự thông dịch của cha quản xứ) Đức Khâm sứ cũng cám ơn sự đón tiếp đặc biệt hôm nay. Tuy trời mưa, nhưng mọi người đã hiện diện đông đủ. Cơn mưa đã làm mọi người và cả tôi nữa đều ươt đẳm, nhưng nó giống như Hồng Ân của Chúa và Mẹ Trà Kiệu tuông xuống cho chúng ta vậy.
Sau khi kính viếng Đức Mẹ Trà Kiệu, Đức Khâm sứ và phái đoàn được đón rước lên nhà thờ giáo xứ.
Tuy trời vẫn đổ mưa tầm tả, nhưng phái đoàn và giáo xứ vẩn quyết tâm đội mưa, để cử hành Thánh lễ ngoài trời, nơi lễ đài đã được thiêt lập giửa sân me nhà xứ.
Tuy cơn mưa đã hạn chế nhiều nghi thức trang trọng, nhưng lại vô cùng sốt sắng và cảm mến.
Sau Thánh lễ , Đại diện Hội Đồng Giáo xứ lên trao quà lưu niệm cho Đức Khâm sứ và Cha phụ tá. Tiếp đó Giáo xứ mời Đức Khâm sứ và phái đoàn vào nhà thờ hầm dùng cơm tối, và thưởng thức những vũ điệu Champa,do các em Thiếu niên giáo xứ trình diễn.
Đến 20 giờ 30 , Cha quản xứ và giáo xứ đưa tiển Đức Khâm sứ và phái đoàn ra về.
Tu sĩ giáo phận Bắc Ninh học hỏi về thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa
Nt. Emmanuel Vũ Thị Hiên
06:50 07/09/2011
Xem hình ảnh
Để chuẩn bị cho nội dung học hỏi và thảo luận, ban tổ chức - gồm Đức cha Cosma và Uỷ Ban Tu Sĩ của giáo phận; đã gửi chương trình học hỏi đến các Dòng tu, Tu Hội trong toàn giáo phận trước 1 tháng để mọi người sắp xếp công việc về học đông đủ.
Đúng 08g30, các học viên đã chào đón Đức cha, vị cha chung của đại gia đình giáo phận Bắc Ninh và là giảng viên chính thức trong khoá học hỏi này. Ngài cũng chào mừng các học viên và nhanh chóng hát Kinh Chúa Thánh Thần để khai mạc khoá học; sau đó đức cha nói sơ lược về diễn tiến của Đại Hội Dân Chúa năm 2010 vừa qua và nói lên sự hình thành của lá thư chung hậu đại hội dân Chúa là lá thư dài nhất các lá thư từ xưa đến nay.
Với tư cách là giảng viên chính thức, ngài đã bắt đầu bước vào chia sẻ phần dẫn nhập và chương I; sau bài chia sẻ của đức cha là phần gợi ý các câu hỏi để các nhóm chia sẻ:
1. Ba điểm sáng trong hoàn cảnh xã hội ngày nay?
2. Ba điểm tối trong hoàn cảnh xã hội ngày nay?
3. Đâu là điểm sáng, đâu là những điểm tối nơi bản thân tôi?
Tiếp theo phần gợi ý, cha chủ tịch Uỷ Ban Tu Sĩ Phêrô Nguyễn Văn Thuỷ đã nhanh chóng chia lớp học ra làm 4 nhóm, tập trung về 4 địa điểm; cả 4 nhóm đều chia sẻ cùng một đề tài gợi ý trên. Các nhóm đã thảo luận sôi nổi trong 1 giờ buổi sáng và 1 giờ buổi chiều. Ban thư ký có nhiệm vụ ghi lại ý kiến và đúc kết, sau đó trình bày trước mọi người.
Đúng 15g45, đức cha đã trở lại hội trường để lắng nghe phần đúc kết của các nhóm chia sẻ theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, với sự cộng tác của mọi người đã làm cho giờ thuyết trình trở nên những bài học sống động cho mỗi thành viên.
Ước gì qua những ngày học hỏi này, mỗi người sẽ được Chúa Thánh Thần tác động để nhận ra được những điểm sáng và điểm tối nơi bản thân; xác tín niềm tin vào Đức Kitô và “ cùng nhau bồi đắp nền văn hoá sự sống và nền văn minh tình thương “.
Khánh thành nhà nguyện giáo họ Du Sinh giáo xứ Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
07:01 07/09/2011
HỐ NAI - Lúc 9g30’ sáng thứ Tư 07.9.2011, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, quản hạt Hố Nai, đại diện Đức cha giáo phận Xuân Lộc chủ sự lễ cắt băng khánh thành, làm phép nhà nguyện, và tượng ảnh nhà nguyện giáo họ Du Sinh, xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ đồng tế với cha quản hạt có cha xứ, cha phó Bắc Hải, quý cha trong hạt. Đến dự lễ có quý Tu sĩ nam nữ, quý chức Ban hành giáo tân cựu, quý ân nhân, quý khách gần xa, và cộng đoàn giáo họ Du Sinh.
Trong dịp này, cha quản hạt rất vui chúc mừng đến cha xứ, cha phó Bắc Hải, với cộng đoàn giáo xứ, cách riêng với cộng đoàn giáo họ Du Sinh, một giáo họ tuy mới, nhưng là điểm truyền giáo được nhiều người lưu ý nhất, với những nỗ lực, những cộng tác của mọi người, hy vọng rằng sau 10 năm nữa, nơi đây sẽ trở thành một giáo xứ đông vui… công đoàn hân hoan vỗ tay vang dội. Tiếp đến, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải, dâng lời cảm ơn cha quản hạt, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý ân nhân, quý khách và cộng đoàn…Lời cảm ơn vừa kết thúc, tiếng vỗ tay của công đoàn lại vang dội nói lên niềm vui sướng tri ân Tình Chúa, tri ân Tình Người.
Du Sinh là họ đạo thứ 14 thuộc Giáo xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.
Năm 1994 với chủ đề năm “Giáo Phận Truyền Giáo’’ vâng lời cha linh giám, quý ông bà hội Legio giáo xứ Bắc Hải hướng đến công tác thăm viếng các gia đình di dân thuộc vùng sâu vùng xa.
Du Sinh tọa lạc trên vùng đất đồi rộng mênh mông, vùng đất thuộc vành đai phi trường Biên Hòa. Từ cây số 7 dọc theo quốc lộ 1A (nay là đường Nguyễn Ái Quốc) theo hướng Bắc, vào sâu khoảng hơn một cây số, chạy dài theo con suối, đất Du Sinh giáp các giáo xứ: Đại Lộ, Xuân Trà, Bắc Hải, Lộc Lâm, và hai Phường Trảng Dài, Phường Tân Phong, vào sâu hơn về hướng Tây giáp Lâm Trường Biên Hòa.
Nơi mảnh đất hoang vu này, lúc đầu có khoảng 40 gia đình đủ các tôn giáo, từ vùng quê miền Bắc, miền Trung, miền Tây đến lập nghiệp. Nơi những mái nhà tranh vách đất, những căn lều tạm bợ, họ trồng rau xanh, gọt củ mì thuê, đi mua ve chai v.v.. hoàn cảnh sống nghèo khổ thiếu thốn, nên con cái không được đến trường đến lớp.
Cảm thông nỗi khổ của các gia đình nơi đây, hội Legio giáo xứ trình bày xin cha cố Giuse Phạm Ngọc Hoan, nguyên chánh xứ Bắc Hải, kiêm quản hạt Hố Nai cho phép hình thành căn nhà nguyện truyền giáo nơi vùng đất này.
Xin được đất rẫy rộng 20 mét sâu 50 mét của ông bà cố Phero Phan Khắc Khâm giáo họ Hội Am vui lòng dâng kính. Sau ít ngày san lấp đất lập nền, căn nhà nguyện truyền giáo tiên khởi được hình thành.
Hàng đêm, ngọn đèn dầu treo lơ lửng giữa căn nhà nguyện, lớp học tình thương, giờ học giáo lý cho các em, cho những người xin học kinh chịu đạo, được duy trì đều đặn.
Thấy sinh hoạt nơi đây mỗi ngày một thăng tiến, người người gần xa, trong ngoài xứ tiếp tay giúp đỡ. Từ căn nhà nguyện truyền giáo mộc mạc ban đầu, thay vào đó là căn nhà nguyện được xây dựng bằng xi măng, mái tôn, nền gạch men, một ngọn đèn điện nhỏ đủ sáng, có tượng đài Thánh Giuse Bầu cử.
Ngày 01.5.1994, cha cố Giuse Phạm Ngọc Hoan chánh xứ Bắc Hải, kiêm quản hạt Hố Nai, cắt băng khánh thành, làm phép nhà nguyện, làm phép tượng đài Thánh Giuse, dâng lễ tạ ơn Chúa và đặt tên Xóm Đạo Du Sinh, nhận Thánh Giuse Bầu Cử làm Bổn Mạng mừng kính ngày 19.3 hàng năm.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, ngày 15.5.1994, Đức cha cố Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật, giám mục giáo phận Xuân Lộc, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ghé thăm đoàn con nơi nhà nguyện và chúc lành cho công việc truyền giáo nơi đây.
Ngày 14.6.1995, nơi căn nhà nguyện này, cha cố Giuse Phạm Ngọc Hoan chủ sự lễ rửa tội và ban các bí tích: Thêm sức, Hôn phối cho 30 anh chị em gia nhập đạo công giáo.
Ngày 31.12.1996, Đức cha Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật, giám mục giáo phận Xuân Lộc, chấp thuận đơn xin đặt Mình Thánh Chúa thường xuyên trong nhà nguyện truyền giáo.
Trong nhà nguyện có Mình Thánh Chúa thường xuyên, nhờ đó các sinh hoạt phụng vụ, nhất là các giờ thánh lễ đã giúp cho đời sống đạo nơi đây ấm dần lên, mọi người mọi nhà gần gũi nhau hơn, sống gắn bó đoàn kết giúp đỡ nhau đời thường.
Sau 17 năm hình thành Họ Đạo Du Sinh (1994-2011), đã có ba khóa Ban Đại Diện: Khóa 1 (1994- 2005) gồm có ông trưởng Phero Hoàng Văn Sỹ, ông phó Đaminh Đỗ Đức Hải (Hóa). Khóa 2 (2005-2009) gồm có ông trưởng Giuse Vũ Xuân Tẩy, ông phó Phero Phan Khắc Hưng, ông ký Mattheu Đoàn Quang Vinh. Khóa 3 (2009-2013) gồm có ông trưởng Giuse Vũ Xuân Tẩy, ông phó Mattheu Đoàn Quang Vinh, ông phó Micae Vũ Văn Kện, bà ký Anna Bùi Thị Quyên.
‘Đất lành chim đậu’, hiện nay họ đạo Du Sinh có 158 gia đình công giáo, 624 nhân danh, sống chan hòa tình làng nghĩa xóm với các gia đình tôn giáo bạn, nhiều nhà xây đẹp mắt, nhiều gia đình có xe hơi xe tải, nhiều em tốt nghiệp đại học hoặc đang học tại các trường lớn trong thành phố.
Lúc 9g30’ sáng thứ Tư 07.9.2011 cộng đoàn họ đạo Du Sinh vui mừng khánh thành ngôi Nhà Nguyện mới. Nơi tiền sảnh Nguyện Đường, Cha Đaminh Trần Xuân Thảo, quản hạt Hố Nai. Cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải, hai Cha cắt băng khánh thành trước niềm vui hân hoan bằng tràng pháo tay vang dội của cộng đoàn hiện diện.
Bước vào thánh lễ tạ ơn Chúa, Cha quản hạt cử hành ghi thức làm phép nước, làm phép nhà nguyện và các tượng ảnh trong nhà nguyện mới.
Ngôi nhà nguyện mới thứ ba khang trang rộng rãi, có kích thước dài 34 mét, rộng 13 mét, cao 14 mét, hơn 49 tháng xây dựng (tháng 07.2007-2011), với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng.
Xin Chúa chúc lành cho ngôi nhà nguyện mới, xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho những ai đã và đang nỗ lực góp phần xây dựng nhà Chúa, (cách đặc biệt cho ông bà Phero Lucia Phan Khắc Ngọn, gốc giáo họ Hội Am, hiện đang ở Hoa Kỳ đã giúp đỡ tài chánh cho việc xây dựng ngôi nhà nguyện này), xây dựng giáo họ, giáo xứ, Giáo hội ngày một tốt đẹp, hiệp nhất và thánh thiện, biết theo gương Thánh Cả Giuse quan thầy, can đảm sống niềm tin cách trung thành, nhờ đó, trở thành những chứng nhân đức tin cho thế giới hôm nay, trong vai trò và ơn gọi của mỗi người.
Xem hình ảnh
Cùng dâng lễ đồng tế với cha quản hạt có cha xứ, cha phó Bắc Hải, quý cha trong hạt. Đến dự lễ có quý Tu sĩ nam nữ, quý chức Ban hành giáo tân cựu, quý ân nhân, quý khách gần xa, và cộng đoàn giáo họ Du Sinh.
Trong dịp này, cha quản hạt rất vui chúc mừng đến cha xứ, cha phó Bắc Hải, với cộng đoàn giáo xứ, cách riêng với cộng đoàn giáo họ Du Sinh, một giáo họ tuy mới, nhưng là điểm truyền giáo được nhiều người lưu ý nhất, với những nỗ lực, những cộng tác của mọi người, hy vọng rằng sau 10 năm nữa, nơi đây sẽ trở thành một giáo xứ đông vui… công đoàn hân hoan vỗ tay vang dội. Tiếp đến, Cha Đaminh Bùi Văn Án chánh xứ Bắc Hải, dâng lời cảm ơn cha quản hạt, quý cha đồng tế, quý tu sĩ, quý ân nhân, quý khách và cộng đoàn…Lời cảm ơn vừa kết thúc, tiếng vỗ tay của công đoàn lại vang dội nói lên niềm vui sướng tri ân Tình Chúa, tri ân Tình Người.
Du Sinh là họ đạo thứ 14 thuộc Giáo xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc.
Du Sinh tọa lạc trên vùng đất đồi rộng mênh mông, vùng đất thuộc vành đai phi trường Biên Hòa. Từ cây số 7 dọc theo quốc lộ 1A (nay là đường Nguyễn Ái Quốc) theo hướng Bắc, vào sâu khoảng hơn một cây số, chạy dài theo con suối, đất Du Sinh giáp các giáo xứ: Đại Lộ, Xuân Trà, Bắc Hải, Lộc Lâm, và hai Phường Trảng Dài, Phường Tân Phong, vào sâu hơn về hướng Tây giáp Lâm Trường Biên Hòa.
Nơi mảnh đất hoang vu này, lúc đầu có khoảng 40 gia đình đủ các tôn giáo, từ vùng quê miền Bắc, miền Trung, miền Tây đến lập nghiệp. Nơi những mái nhà tranh vách đất, những căn lều tạm bợ, họ trồng rau xanh, gọt củ mì thuê, đi mua ve chai v.v.. hoàn cảnh sống nghèo khổ thiếu thốn, nên con cái không được đến trường đến lớp.
Cảm thông nỗi khổ của các gia đình nơi đây, hội Legio giáo xứ trình bày xin cha cố Giuse Phạm Ngọc Hoan, nguyên chánh xứ Bắc Hải, kiêm quản hạt Hố Nai cho phép hình thành căn nhà nguyện truyền giáo nơi vùng đất này.
Xin được đất rẫy rộng 20 mét sâu 50 mét của ông bà cố Phero Phan Khắc Khâm giáo họ Hội Am vui lòng dâng kính. Sau ít ngày san lấp đất lập nền, căn nhà nguyện truyền giáo tiên khởi được hình thành.
Hàng đêm, ngọn đèn dầu treo lơ lửng giữa căn nhà nguyện, lớp học tình thương, giờ học giáo lý cho các em, cho những người xin học kinh chịu đạo, được duy trì đều đặn.
Thấy sinh hoạt nơi đây mỗi ngày một thăng tiến, người người gần xa, trong ngoài xứ tiếp tay giúp đỡ. Từ căn nhà nguyện truyền giáo mộc mạc ban đầu, thay vào đó là căn nhà nguyện được xây dựng bằng xi măng, mái tôn, nền gạch men, một ngọn đèn điện nhỏ đủ sáng, có tượng đài Thánh Giuse Bầu cử.
Ngày 01.5.1994, cha cố Giuse Phạm Ngọc Hoan chánh xứ Bắc Hải, kiêm quản hạt Hố Nai, cắt băng khánh thành, làm phép nhà nguyện, làm phép tượng đài Thánh Giuse, dâng lễ tạ ơn Chúa và đặt tên Xóm Đạo Du Sinh, nhận Thánh Giuse Bầu Cử làm Bổn Mạng mừng kính ngày 19.3 hàng năm.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, ngày 15.5.1994, Đức cha cố Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật, giám mục giáo phận Xuân Lộc, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ghé thăm đoàn con nơi nhà nguyện và chúc lành cho công việc truyền giáo nơi đây.
Ngày 14.6.1995, nơi căn nhà nguyện này, cha cố Giuse Phạm Ngọc Hoan chủ sự lễ rửa tội và ban các bí tích: Thêm sức, Hôn phối cho 30 anh chị em gia nhập đạo công giáo.
Ngày 31.12.1996, Đức cha Phaolo Maria Nguyễn Minh Nhật, giám mục giáo phận Xuân Lộc, chấp thuận đơn xin đặt Mình Thánh Chúa thường xuyên trong nhà nguyện truyền giáo.
Trong nhà nguyện có Mình Thánh Chúa thường xuyên, nhờ đó các sinh hoạt phụng vụ, nhất là các giờ thánh lễ đã giúp cho đời sống đạo nơi đây ấm dần lên, mọi người mọi nhà gần gũi nhau hơn, sống gắn bó đoàn kết giúp đỡ nhau đời thường.
Sau 17 năm hình thành Họ Đạo Du Sinh (1994-2011), đã có ba khóa Ban Đại Diện: Khóa 1 (1994- 2005) gồm có ông trưởng Phero Hoàng Văn Sỹ, ông phó Đaminh Đỗ Đức Hải (Hóa). Khóa 2 (2005-2009) gồm có ông trưởng Giuse Vũ Xuân Tẩy, ông phó Phero Phan Khắc Hưng, ông ký Mattheu Đoàn Quang Vinh. Khóa 3 (2009-2013) gồm có ông trưởng Giuse Vũ Xuân Tẩy, ông phó Mattheu Đoàn Quang Vinh, ông phó Micae Vũ Văn Kện, bà ký Anna Bùi Thị Quyên.
‘Đất lành chim đậu’, hiện nay họ đạo Du Sinh có 158 gia đình công giáo, 624 nhân danh, sống chan hòa tình làng nghĩa xóm với các gia đình tôn giáo bạn, nhiều nhà xây đẹp mắt, nhiều gia đình có xe hơi xe tải, nhiều em tốt nghiệp đại học hoặc đang học tại các trường lớn trong thành phố.
Bước vào thánh lễ tạ ơn Chúa, Cha quản hạt cử hành ghi thức làm phép nước, làm phép nhà nguyện và các tượng ảnh trong nhà nguyện mới.
Ngôi nhà nguyện mới thứ ba khang trang rộng rãi, có kích thước dài 34 mét, rộng 13 mét, cao 14 mét, hơn 49 tháng xây dựng (tháng 07.2007-2011), với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng.
Xin Chúa chúc lành cho ngôi nhà nguyện mới, xin Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho những ai đã và đang nỗ lực góp phần xây dựng nhà Chúa, (cách đặc biệt cho ông bà Phero Lucia Phan Khắc Ngọn, gốc giáo họ Hội Am, hiện đang ở Hoa Kỳ đã giúp đỡ tài chánh cho việc xây dựng ngôi nhà nguyện này), xây dựng giáo họ, giáo xứ, Giáo hội ngày một tốt đẹp, hiệp nhất và thánh thiện, biết theo gương Thánh Cả Giuse quan thầy, can đảm sống niềm tin cách trung thành, nhờ đó, trở thành những chứng nhân đức tin cho thế giới hôm nay, trong vai trò và ơn gọi của mỗi người.
Xứ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp GP. Phát Diệm khai giảng năm học mới
Jos. Vũ Văn Biển
09:23 07/09/2011
Xứ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp GP. Phát Diệm khai giảng năm học mới
Hòa chung niềm vui với hàng triệu em sinh viên học sinh cả nước bước vào năm học mới 2011 – 2012, đặc biệt để hưởng ứng lời kêu gọi và những thao thức của Đức Cha giáo phận về thực trạng giáo dục hiện nay trong thư mục vụ ngày 23 tháng 08 năm 2011 gửi cộng đoàn dân Chúa, cách riêng các thầy cô giáo và các em sinh viên, học sinh giáo phận Phát Diệm, hôm nay ngày 04 tháng 09 năm 2011 cha xứ và cộng đoàn ba giáo xứ: Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp tổ chức ngày khai giảng năm học mới để cầu nguyện cho các em sinh viên học sinh.
Xem hình
Chương trình ngày khai giảng năm học mới được chia thành hai phần: Buổi sáng 8h00 tại giáo xứ Hải Nạp thánh lễ khai giảng năm học mới dành riêng cho các em sinh viên học sinh. Trước giờ lễ các em sinh viên học sinh ba giáo xứ “Bạch – Quảng – Hải” có mặt khá đông đủ để ổn định và tập hát cộng đồng. Đúng 8h00 thánh lễ bắt đầu, trong bài chia sẻ Lời Chúa cha xứ Phao-lô Nguyễn Tất Ứng đã nhấn mạnh tới khía cạnh hiệp nhất, yêu thương tha thứ và chân thành giúp nhau mỗi ngày thành người tốt hơn, nhất là nơi môi trường học đường.
Sau thánh lễ, cha xứ đọc và cắt nghĩa thư mục vụ của Đức Cha giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa nhân dịp năm học mới. Sau khi đọc thư mục, cha xứ chính thức khai giảng năm học mới bằng một hồi trống cùng với những tiếng vỗ tay vui mừng của tất cả mọi người hiện diện trong thánh lễ.
Kết thúc thánh lễ các em bắt đầu học buổi học giáo lý đầu tiên của năm học mới. Mặc dù thời tiết nắng nóng, lớp học không đủ, phải ngồi học dưới các bóng cây, sân tháp nhà thờ, sân nhà xứ…nhưng các em vẫn vui tươi và hăng say học tập.
Lúc 19h00 tối cùng ngày diễn ra buổi cầu nguyện Taize được tổ chức dưới sự hướng dẫn của cha xứ Phao-lô và sự cộng tác của các ban ngành ba giáo xứ. Khung cảnh của buổi cầu nguyện diễn ra ở ngoài nhà thờ, với đèn hoa rực rỡ bao quanh Thánh Giá tạo nên bầu không khí linh thiêng huyền nhiệm. Hiện diện trong buổi cầu nguyện Taize hôm nay ngoài các em sinh viên học sinh còn có sự hiện diện đông đảo mọi thành phần dân Chúa trong cộng đoàn ba giáo xứ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp. Tất cả mọi người cùng thắp nến sáng trên tay và sốt sắng cầu nguyện. Khi mọi người hiện diện đông đủ, sau phần làm dấu thánh giá, cha xứ Phao-lô giới thiệu chủ đề và nói lên ý nghĩa của buổi cầu nguyện với những tâm tình sau:
“Kính thưa cộng đoàn, các em học sinh và các bạn sinh viên thân mến. Trong giờ cầu nguyện này, chúng ta đến với Chúa, ngồi bên Chúa và dâng cho Chúa tất cả niềm vui nỗi buồn và mọi ước nguyện của chúng ta. Chúng ta dâng cho Chúa những tâm tình thánh thiện cũng như những yếu đuối lỗi lầm. Chúng ta dâng cho Chúa tất cả bạn bè, người thân và tất cả những người đang cần đến lời cầu nguyện của chúng ta. Đặc biệt chúng ta dâng Chúa năm học mới này. Xin Chúa ban Thánh Thần của Ngài xuống trên chúng ta, xin Thánh Thần Chúa mở lòng, mở trí chúng ta để chúng ta tiếp thu được mọi kiến thức, xã hội, khoa học kỹ thuật, nhất là về đức tin. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết tận dụng hết mọi cơ hội để học hỏi: học ở trường, học ở nhà, học nơi bạn bè, học nơi thiên nhiên vạn vật, …học để làm người và làm người tốt hơn. Nhất là xin cho chúng ta học với Đức Giê-su Ki-tô là vị Thày tuyệt vời nhất, như lời Ngài phán: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 28-30). Với những tâm tình ấy, giờ đây chúng ta cùng lắng đọng tâm hồn để bắt đầu giờ cầu nguyện đặc biệt cho năm học mới 2011-2012”.
Buổi cầu nguyện Taize kết thúc kết bằng phép lành của cha chủ sự, sau đó mọi người hướng về Đức Mẹ cùng cất cao bài hát: “Chút Tình Con Thơ” và phó dâng năm học mới vào tay từ ái của Mẹ Maria. Kết thúc buổi cầu nguyện mọi người ra về lòng tràn ngập niềm vui hứa hẹn một năm học mới tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa.
Jos. Vũ Văn Biển
Hòa chung niềm vui với hàng triệu em sinh viên học sinh cả nước bước vào năm học mới 2011 – 2012, đặc biệt để hưởng ứng lời kêu gọi và những thao thức của Đức Cha giáo phận về thực trạng giáo dục hiện nay trong thư mục vụ ngày 23 tháng 08 năm 2011 gửi cộng đoàn dân Chúa, cách riêng các thầy cô giáo và các em sinh viên, học sinh giáo phận Phát Diệm, hôm nay ngày 04 tháng 09 năm 2011 cha xứ và cộng đoàn ba giáo xứ: Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp tổ chức ngày khai giảng năm học mới để cầu nguyện cho các em sinh viên học sinh.
Xem hình
Chương trình ngày khai giảng năm học mới được chia thành hai phần: Buổi sáng 8h00 tại giáo xứ Hải Nạp thánh lễ khai giảng năm học mới dành riêng cho các em sinh viên học sinh. Trước giờ lễ các em sinh viên học sinh ba giáo xứ “Bạch – Quảng – Hải” có mặt khá đông đủ để ổn định và tập hát cộng đồng. Đúng 8h00 thánh lễ bắt đầu, trong bài chia sẻ Lời Chúa cha xứ Phao-lô Nguyễn Tất Ứng đã nhấn mạnh tới khía cạnh hiệp nhất, yêu thương tha thứ và chân thành giúp nhau mỗi ngày thành người tốt hơn, nhất là nơi môi trường học đường.
Sau thánh lễ, cha xứ đọc và cắt nghĩa thư mục vụ của Đức Cha giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa nhân dịp năm học mới. Sau khi đọc thư mục, cha xứ chính thức khai giảng năm học mới bằng một hồi trống cùng với những tiếng vỗ tay vui mừng của tất cả mọi người hiện diện trong thánh lễ.
Kết thúc thánh lễ các em bắt đầu học buổi học giáo lý đầu tiên của năm học mới. Mặc dù thời tiết nắng nóng, lớp học không đủ, phải ngồi học dưới các bóng cây, sân tháp nhà thờ, sân nhà xứ…nhưng các em vẫn vui tươi và hăng say học tập.
Lúc 19h00 tối cùng ngày diễn ra buổi cầu nguyện Taize được tổ chức dưới sự hướng dẫn của cha xứ Phao-lô và sự cộng tác của các ban ngành ba giáo xứ. Khung cảnh của buổi cầu nguyện diễn ra ở ngoài nhà thờ, với đèn hoa rực rỡ bao quanh Thánh Giá tạo nên bầu không khí linh thiêng huyền nhiệm. Hiện diện trong buổi cầu nguyện Taize hôm nay ngoài các em sinh viên học sinh còn có sự hiện diện đông đảo mọi thành phần dân Chúa trong cộng đoàn ba giáo xứ Bạch Liên – Quảng Nạp – Hải Nạp. Tất cả mọi người cùng thắp nến sáng trên tay và sốt sắng cầu nguyện. Khi mọi người hiện diện đông đủ, sau phần làm dấu thánh giá, cha xứ Phao-lô giới thiệu chủ đề và nói lên ý nghĩa của buổi cầu nguyện với những tâm tình sau:
“Kính thưa cộng đoàn, các em học sinh và các bạn sinh viên thân mến. Trong giờ cầu nguyện này, chúng ta đến với Chúa, ngồi bên Chúa và dâng cho Chúa tất cả niềm vui nỗi buồn và mọi ước nguyện của chúng ta. Chúng ta dâng cho Chúa những tâm tình thánh thiện cũng như những yếu đuối lỗi lầm. Chúng ta dâng cho Chúa tất cả bạn bè, người thân và tất cả những người đang cần đến lời cầu nguyện của chúng ta. Đặc biệt chúng ta dâng Chúa năm học mới này. Xin Chúa ban Thánh Thần của Ngài xuống trên chúng ta, xin Thánh Thần Chúa mở lòng, mở trí chúng ta để chúng ta tiếp thu được mọi kiến thức, xã hội, khoa học kỹ thuật, nhất là về đức tin. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết tận dụng hết mọi cơ hội để học hỏi: học ở trường, học ở nhà, học nơi bạn bè, học nơi thiên nhiên vạn vật, …học để làm người và làm người tốt hơn. Nhất là xin cho chúng ta học với Đức Giê-su Ki-tô là vị Thày tuyệt vời nhất, như lời Ngài phán: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 28-30). Với những tâm tình ấy, giờ đây chúng ta cùng lắng đọng tâm hồn để bắt đầu giờ cầu nguyện đặc biệt cho năm học mới 2011-2012”.
Buổi cầu nguyện Taize kết thúc kết bằng phép lành của cha chủ sự, sau đó mọi người hướng về Đức Mẹ cùng cất cao bài hát: “Chút Tình Con Thơ” và phó dâng năm học mới vào tay từ ái của Mẹ Maria. Kết thúc buổi cầu nguyện mọi người ra về lòng tràn ngập niềm vui hứa hẹn một năm học mới tràn đầy ơn lành của Thiên Chúa.
Jos. Vũ Văn Biển
Văn Hóa
Kính mừng Sinh nhật Đức Mẹ
Thanh Sơn
06:40 07/09/2011
Muôn "Ân Đức" Mẹ luôn mãi vang xa
Sáng sớm ngày con viết chút làm qùa
Mừng kính Mẹ"Sinh Nhật "lòng vui qúa
Mẹ chỉ đường, đỡ những ai vấp ngã
Hãy đứng lên! và chạy đến cùng bà
Vòng tay Mẹ luôn thương yêu tất cả
Như trăng rằm, sáng tỏa khắp dương gian
Ánh chiếu soi, êm dịu cả muôn ngàn
Mừng kính Mẹ, Mẹ của con đẹp qúa
Ai có Mẹ đời sẽ rất hân hoan
Như hoa huệ tinh khiết giữa muôn ngàn
Hương thơm ngát lan tỏa khắp không gian
Gương nhân đức vượt trội hơn tất cả
Chữ "Xin Vâng" đời đời vẫn nồng nàn
Cả trần hoàn, Thiên Quốc cũng hoan ca
Trên thiên đàng Mẹ sáng giữa Thiên Tòa
Muôn tinh tú vui mừng như dục dã
Vạn ngân hà lóng lánh triệu đóa hoa
Chuông Giáo đường sáng nay như giục giã
Vang khắp cùng thánh thoát tỏa lan ra
Cả muông chim đồng thanh hót chan hòa
Và câu kinh Vui, Mừng như rộn rã
"Kinh kính mừng" ôi sao! cao đẹp qúa!
Vui lòng Mẹ, hơn hẳn những bông hoa
Con dâng lên với lòng mến chan hòa
Kính dâng Mẹ,Mẹ Thiên Đàng cao cả
"Mẹ Vô Nhiễm" Thuộc dòng dõi vương giả
"Mẹ Đồng Trinh" Mẹ Thiên Chúa nhiệm lạ
"Mẹ Nữ Vương" Mẹ các Thánh thiên đường
"Sinh Nhật Mẹ" lòng con tràn sung sướng.
Ký sự Bên Đường Thiên Lý 3: Thăm một số nơi danh tiếng của tiểu bang California
LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
16:49 07/09/2011
Bạn thân mến,
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
ĐÀI THIÊN VĂN CALIFORNIA
Bù lại cuộc lỡ duyên với Hoover Dam, chúng tôi lại được đi thăm GRIFFITH OBSERVATORY - Đài thiên văn GRIFFITH định vị trên đỉnh cao nhất của bang California. Một tượng đài đã được dựng lên ngay giữa quảng trường mặt tiền của Đài thiên văn. Sáu nhà bác học lớn được tạc tượng đứng thành hình khối nâng cao trái đất và quỹ đạo mặt trăng.
Sáu nhà bác học đó là:
Newton (1642-1727),
Herschel (1738 – 1822),
Hipparchus (160 -123 Tr CN),
Copernicus (1473 – 1543),
Galileo (1564 – 1642),
Kepler (1571 – 1630).
Một kho tàng kiến thức về vũ trụ được thể hiện trong Đài thiên văn. Những thành tựu khoa học lớn của các nhà bác học danh tiếng thế giới, những mô hình, sự kiện, nhân vật…Chúng tôi dừng lại trước ảnh của nhà du hành vũ trụ Buzz Andrin đi trong con tàu vũ trụ Appolo 11, đang đặt bước chân đầu tiên của loài người lên mặt trăng ngày 20 / 07 / 1969. Ở trung tâm Đài thiên văn, người ta đo được độ chuyển dịch của trái đất trên từng cm, những hình ảnh thực tế đang diễn ra được truyền về trái đất từ vệ tinh…Nhưng đặc biệt sống động hơn là chúng tôi được xem màn trình chiếu về nguồn gốc vũ trụ và trái đất theo nghiên cứu của khoa học. Hàng mấy trăm khán giả có cảm giác như mình đang bay thật và đi vào không gian vũ trụ, đi xuyên qua dòng thời gian và bồng bềnh ngắm nhìn các tinh vân, các giải ngân hà. Kỹ thuật điện ảnh hiện đại kết hợp với phát minh khoa học cho từng lượt người xem những show diễn thật ngoạn mục và tri thức khoa học.
HOLLYWOOD
Chúng tôi trở về với Hollywood, điểm hẹn lý tưởng đã được mơ ước từ Việt Nam. Đi qua làng Hollywood, một thành phố toạ lạc trên đồi, chúng tôi được đi sâu vào trường quay (studio) với diện tích 8km2, lớn hơn diện tích xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình Vietnam – địa danh có Nhà thờ đá Phát Diệm – vì diện tích xã Lưu Phương chỉ có 6,45km2.
Hollywood được thành lập như là một thành phố vào ngày 14 tháng 11năm 1903. Đến năm 1920, Hollywood đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới.
Năm 1985, Đại lộ Hollywood thương mại và khu vui chơi giải trí đã được chính thức liệt kê trong sổ đăng ký quốc gia về di tích lịch sử bảo vệ công trình quan trọng.
Chúng tôi lên tàu đi một vòng xuyên qua các điểm đóng phim của những bộ phim nổi tiếng sản xuất tại Hollywood. Tàu dừng lại thuyết trình trực tiếp đồng thời màn hình trên tàu cũng trình chiếu những pha đã đóng trong phim. Quả là một trường quay số một thế giới. Chúng tôi có cảm giác được đi qua thành phố, rừng núi, thác lũ, biển cả…Tất cả đều là kịch trường do kỹ thuật điện tử và sáng tạo khoa học kết hợp với thiết kế mỹ thuật tạo nên. Những dãy phố cổ tuyệt đẹp nhưng chỉ có mặt tiền. Biển có cả cá mập nhưng thực tế chỉ là một hồ nhỏ. Hai ô tô đua tốc độ, bẻ quặt tay lái, chồm lên lao xuống…tất cả chỉ trên một trục lớn được điều khiển bằng điện tử.
Kỹ thuật điện tử công khai còn biến khán giả thành diễn viên trong vài phút. Những em bé hay quý ông quý bà hoặc một nhóm nhỏ được mời lên sân khấu, họ vẫn vụng về ngơ ngác đúng người ngoài cuộc nhưng khi kỹ xảo điện ảnh chiếu lên màn hình, họ bỗng trở nên những diễn viên: Tất cả trở thành thuỷ thủ, em bé cũng điều khiển được vô-lăng (steering wheel) và lái tàu thuỷ đi dọc ven đảo, trên bờ đan kết những cây xanh. Thiếu nữ bỗng trở thành công chúa Ai cập, quý ông bỗng trở thành nhà du hành vũ trụ, đi trên không trung trong điều kiện không trọng lựợng.
Khi đeo kính xem không gian ba chiều, hình ảnh của những con khủng long khổng lồ săn đuổi nhau chấn động khu rừng, chúng chạy xô vào cả đoàn tàu khiến tàu rung lên, chúng phun nước ướt hết hành khách trên tàu. Một cảnh sống đến nỗi hành khách tưởng như mình đang ở trong rừng giữa đám khủng long, còn chúng tôi thì nghĩ mình là người đang quay phim.
Khu nhà rợn rùng (horror house) là một kết hợp giữa kỹ xảo điện ảnh với sự giáo dục nhân bản làm tăng ý chí cho con người. Những hình ảnh ma quái, những thây ma cử động, thậm chí vồ đuổi người xem khiến ai cũng đầy cảm giác choáng ngợp, khi thì khoái chí hỉ hả, khi thì sợ hãi hét hò, khi lại run sợ lẩn tránh…
Về những cảm giác mạnh này, phải dành lại cho Disneyland.
DISNEYLAND.
Hãng phim Disney nổi tiếng đã chinh phục tất cả các bạn trẻ trên thế giới. Đến với Disneyland là đến với khu trung tâm của hãng phim dành cho thế hệ tương lai. Trên một diện tích rộng 160 acre (65ha), công viên Disneyland được xây dựng từ năm 1954 và hoàn thành trong 12 tháng, đến năm 1965, kỷ niệm mười năm thành lập đã có tới 50 triệu du khách tới đây. Hiện có tới 84 địa danh và show diễn dành cho du khách, mỗi vé là 139 USD, khi đã qua cổng soát vé, bạn sẽ được tùy chọn bất cứ điểm nào, đi bất cứ phương tiện nào: tàu cao tốc MGM, tàu điện, tàu thủy, tàu ngầm, xe díp (jeep)…Mọi dịch vụ đều đã gói trọn trong tiền vé. Trẻ em về đây như ngôi nhà riêng của các em, thỏa sức ước mơ, giải trí, vui chơi. Có cả một hệ thống mặt trời để đưa các em vào không gian trong con tàu vũ trụ chỉ đủ 2 người một tàu ! một đoàn tàu đi vòng quanh Disneyland, xuyên qua những cánh rừng với những con khủng long xuất hiện kỳ quái, tất cả được tạo nên do kỹ thuật điện ảnh. Tàu thủy đưa các em dọc theo các làng cổ ven sông, có những người đang tế thần, những tòa lâu đài cổ kính, những đàn nai ngơ ngác bên sông. Các em có thể xuống tàu ngầm để xem cá bơi lội, cảnh đẹp như vương cung thủy tề trong truyện thần thoại.
Chúng tôi ngồi tàu điện để đi xem Space Mountain Disneyland, một pha trình diễn kỹ thuật về cảm giác mạnh. Những ai đau tim, thần kinh căng thẳng, cao máu được cảnh báo là không nên đi. Tàu lúc lắc cực mạnh rồi lao vào bóng tối. Có lúc lên cao như đang bay giữa ngàn sao rồi lại đột ngột lao xuống tới tận đáy vực thẳm, lúc như đi vào đường cụt rồi lại lao ra. Những chướng ngại vật chắn ngang, xe hơi bên đường bật đèn pha như sắp lao vào xe của mình. Hàng loạt những tai nạn xảy ra nếu chỉ cần một chút sai sót kỹ thuật. Nhưng tất cả đều chính xác tới từng mi-li-mét. Pha cuối cùng lắc mạnh rồi lao xuống hun hút trong bóng tối dày đặc, khiến cho ai cũng cảm giác như vừa trở về từ thế giới bên kia. Chúng tôi bắt tay cha Tự, chúc mừng ngài vì “còn sống trở về”. Tôi kể cho mọi người rằng: “Tàu lắc mạnh đến nỗi cha Tự văng linh hồn ra, đến khi thu lại thì còn thiếu một mảnh, ngài phải trích lại 2kg thịt để tìm mảnh linh hồn. Đó chính là lý do giải thích tại sao ngài gầy gò như thế này đây(!)”. Mọi người hỷ hả chẳng ai tin nhưng thấy cũng có lý. Thực ra vì cha Tự sang Mỹ mà kiêng ăn đồ biển, kiêng thịt, một tuần liền hầu như không ăn được cho nên gầy sút người đi. Chúng tôi mới chợt hiểu tại sao Đức cha Giuse chúc cho chúng tôi hai chữ “thích nghi”. Vì hồi còn du học Roma, Đức cha đã bốn lần sang Mỹ nên ngài rất có kinh nghiệm.
Có lẽ tàu ngầm là thú vị tao nhã và hấp dẫn nhất đối với chúng tôi. Lần đầu tiên chúng tôi được xuống tàu ngầm, con tàu du lịch loại nhỏ chỉ 40 ghế ngồi, du khách ngồi tựa lưng vào nhau, mắt nhìn vào ô kính lắp bên thân tàu. Mặc dù chỉ đi trong phạm vi hồ và hang núi của Disneyland, nhưng do thiết kế mỹ thuật cùng với kỹ thuật điện tử hiện đại, du khách nhìn thấy sức sống của biển khơi, từ những đàn cá cảnh quen thuộc, tôm cua biển, đến cá mập khổng lồ…Điều đáng lưu ý là tất cả diễn ra trong tiếng nhạc phim và những ai đã xem phim sẽ nhận ra nội dung của những phim nổi tiếng đã được trình chiếu, rồi bây giờ hiểu thêm kỹ thuật quay phim như thế nào.
CORONADO
San Diego là tiểu bang nằm ở cực nam của Hoa Kỳ, nơi đây có một đảo nhỏ tên là Coronado. Coronado được đặt theo tên các quần đảo ngoài bờ biển San Diego. Năm 1602, đảo được đặt tên theo cách gọi Tây Ban Nha là "Los Coronados". Đảo chỉ thực sự có sức sống vào năm 1885 khi hai anh em Elisha S. Babcock Jr và Hampton L. Storey chèo thuyền đến hòn đảo này từ San Diego để săn thỏ và quyết định sẽ biến đảo này thành khu nghỉ mát sang trọng. Hotel del Coronado mở vào năm 1888. Từ sau năm 1971 các công trình kiến trúc được xây dựng. Ngày nay đảo này đã trở nên ánh hào quang của San Diego. Những toà biệt thự đã mọc lên, đảo trở nên một thành phố có đầy đủ mọi cơ chế, thành phần, môi sinh với hơn 85 di tích lịch sử được bảo trì. Đặc biệt nơi đây có một công viên nhỏ nhất thế giới. Công viên ấy chỉ có một cây duy nhất. Người dân ở đây biết rất rõ cây này, đó là cây thông có từ trước khi hai anh em đến đây lập nghiệp. Cây thông vút cao, cổ thụ và xoè tán thực đẹp. Thật ra nó chẳng khác gì so với các cây thông khác trong vùng. Nhưng để yên vị được, nó đã cần đến sự can thiệp từ Washington. Người dân ở đây có những lý do riêng để làm đơn xin chính phủ giữ lại cây này, nó đã không bị chặt đi vì quy hoạch thành phố và trở thành công viên tên tuổi.
Để đi vào được đảo này, người ta đã làm cầu nối đảo với đất liền, đó là cầu Coronado. Cầu làm bằng lực bê tông dựa trên thép dầm cầu, nối liền vịnh San Diego với Coronado thuộc tiểu bang California. Chiều cao nhất lên tới 200 feet (61m), Tàu thuỷ có trọng tải lớn đều đi qua được. Cầu cong 80 độ về hướng San Diego do đó nó vừa đáp ứng được độ cao lại vừa không quá dốc cho xe đi lên và xuống. Cầu khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1967, và thông đường 03 tháng 8 năm 1969, mừng kỷ niệm 200 năm thành lập của San Diego. Cầu có năm làn đường, mỗi chiều hai làn và một làn ở giữa với một hệ thống dải phân cách di chuyển được. Ban sáng nhiều xe vào đảo nên bên phải được rộng ba làn đường, buổi chiều bên trái lại rộng ba làn đường để xe về thuận hơn. Kỹ thuật làm cho dải phân cách lòng đường có thể di dời này là một thiết kế công nghệ cao của miền bắc Mỹ. Ngày nay cầu không chỉ là phương diện giao thông làm cho sức sống của thành phố vươn ra đảo, mà còn là một cảnh quan mỹ thuật phô diễn tiềm năng của ngành công nghiệp Mỹ.
GOLDEN GATE BRIDGE (CẦU CỔNG VÀNG)
Nhưng cầu Coronado mới chỉ là khởi đầu. Chúng tôi phải nói tới cây cầu treo đầu tiên của Hoa Kỳ ở vị trí cửa ngõ vào cửa vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Đó là Cầu Cổng Vàng ( Golden Gate Bridge), cây cầu nối liền thành phố San Francisco trên mũi phía bắc của bán đảo San Francisco với Marin County. Đây là cây cầu treo đầu tiên trên thế giới, được bác vào năm 1937 và đã trở thành một biểu tượng quốc tế của San Francisco, California, Hoa Kỳ. Kể từ khi hoàn thành đến nay đã có tám chiếc cầu khác có chiều dài vượt Cầu Cổng Vàng. Tuy thế, nó vẫn là cây cầu treo dài thứ hai ở Hoa Kỳ, sau cầu Verrazano-Narrows ở New York. Vào năm 2007, nó đã được xếp hạng thứ năm trong danh sách những kiến trúc Hoa Kỳ được yêu thích do Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ bầu chọn.
Chúng tôi đã chụp ảnh trước tượng của Strauss, người thiết kế cầu Golden Gate và đi qua cây cầu có chiều dài 8.981 foot (2.737m) rộng 90 foot (27m). Tính từ mặt nước, cây cầu có độ cao 746 foot (227m). Đứng từ cầu nhìn xuống eo biển sâu thẳm vì gầm cầu có độ cao là 220 foot (67m). Ngồi trong xe ngửa mặt nhìn lên không thấy hết chiều cao của hai trụ chịu lực vì hai trụ này tính từ mặt cầu lên đã cao tới 98m. Ánh sương mù bao toả cây cầu khi tỏ khi mờ, từ xa nhìn cây cầu như thấp thoáng trên mây. Thực là một cảnh đẹp thơ mộng và xứng đáng là dấu ấn của công trình thế kỷ. Cầu được khởi công vào ngày 05 tháng 1 năm 1933, khánh thành vào ngày 27/05/1937. Qua Cầu Cổng Vàng, chúng tôi đến thăm gia đình anh chị Nguyễn Văn Chính – Quỳnh Liên, ngôi nhà toạ lạc ở vị trí có thể soi mình trên mặt vịnh vừa thanh tĩnh vừa thoáng mát quanh năm. Chính anh chị cho chúng tôi đi một vòng mũi phía bắc của bán đảo San Francisco. Khung cảnh của một buổi chiều êm ả làm nổi bật 50 toà nhà hải cảng đua mình trên mặt vịnh. Hàng trăm những thuyền buồm cánh trắng san sát trên vịnh sẵn sàng đón khách du lịch. Một vài chiếc còn bồng bềnh ngoài khơi như trìu mến cảnh hoàng hôn trên biển. Cánh buồm dập dìu theo hướng gió và theo ý của du khách tưởng như chưa muốn cập bờ…
Ở San Jose, chúng tôi cũng đã được gặp những tâm hồn nhiệt huyết tông đồ, những người con gốc quê hương Phát Diệm thân yêu, đã và đang đem hết tâm lực cống hiến cho Giáo Hội, cho sự phát triển và hội nhập văn hoá Tin Mừng. Đó là thầy nhạc sư Phạm Đức Huyến, cha Gioan Trần Công Nghị, cha Giuse Maria Nguyễn Xuân Hương, cha Mác-cô Bùi Quốc Khánh, cha Phê-rô Phan Thế Lực, anh Nguyễn Long Thao. Niềm vui gặp mặt tuy ngắn ngủi nhưng nghĩa tình lớn lao. Niềm vui và nghĩa tình ấy lại trở thành động lực thúc đẩy mỗi người dấn thân nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa vì tình yêu Nước Chúa, vì Giáo hội Việt Nam thân yêu.
Ngày mai: Thăm Missouri
LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Tập ký sự “BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ” ra mắt bạn đọc như một tặng phẩm tinh thần tới người thân. Vì thế, nó cần được sự bao dung của độc giả khi đọc nó dưới góc độ chuyên môn hoặc nghiên cứu. Trong suốt hành trình bốn mươi lăm ngày trên đất Hoa Kỳ, chúng tôi đã được đón nhận bao ân huệ: Ân huệ từ trời và ân huệ từ con người. Chúng tôi trân trọng ghi ơn quý Linh mục, tu sĩ, giáo dân, thân nhân và bạn hữu đã giúp chúng tôi về tinh thần và vật chất để có được một chuyến đi giàu cảm xúc.
Những tư liệu trong tập ký sự này là tích hợp đa dạng tin tức: Từ quan sát thực tế bên đường đến thông tin báo chí và chuyển tải trên mạng Internet. Chúng tôi xin lỗi vì không thể trích dẫn tác giả chính xác như một tài liệu biên khảo. Nó phản ánh một góc độ hẹp, một cách nhìn hạn chế so với cuộc sống sôi động muôn nẻo ngàn trùng.
Xin mạnh dạn trao gửi tới tay bạn đọc món quà này mong phần nào thể hiện được tấm lòng đồng điệu tri âm.
Linh mục Phêrô Hồng Phúc.
ĐÀI THIÊN VĂN CALIFORNIA
Sáu nhà bác học đó là:
Newton (1642-1727),
Herschel (1738 – 1822),
Hipparchus (160 -123 Tr CN),
Copernicus (1473 – 1543),
Galileo (1564 – 1642),
Kepler (1571 – 1630).
Một kho tàng kiến thức về vũ trụ được thể hiện trong Đài thiên văn. Những thành tựu khoa học lớn của các nhà bác học danh tiếng thế giới, những mô hình, sự kiện, nhân vật…Chúng tôi dừng lại trước ảnh của nhà du hành vũ trụ Buzz Andrin đi trong con tàu vũ trụ Appolo 11, đang đặt bước chân đầu tiên của loài người lên mặt trăng ngày 20 / 07 / 1969. Ở trung tâm Đài thiên văn, người ta đo được độ chuyển dịch của trái đất trên từng cm, những hình ảnh thực tế đang diễn ra được truyền về trái đất từ vệ tinh…Nhưng đặc biệt sống động hơn là chúng tôi được xem màn trình chiếu về nguồn gốc vũ trụ và trái đất theo nghiên cứu của khoa học. Hàng mấy trăm khán giả có cảm giác như mình đang bay thật và đi vào không gian vũ trụ, đi xuyên qua dòng thời gian và bồng bềnh ngắm nhìn các tinh vân, các giải ngân hà. Kỹ thuật điện ảnh hiện đại kết hợp với phát minh khoa học cho từng lượt người xem những show diễn thật ngoạn mục và tri thức khoa học.
HOLLYWOOD
Hollywood được thành lập như là một thành phố vào ngày 14 tháng 11năm 1903. Đến năm 1920, Hollywood đã trở thành trung tâm của ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ nổi tiếng thế giới.
Năm 1985, Đại lộ Hollywood thương mại và khu vui chơi giải trí đã được chính thức liệt kê trong sổ đăng ký quốc gia về di tích lịch sử bảo vệ công trình quan trọng.
Chúng tôi lên tàu đi một vòng xuyên qua các điểm đóng phim của những bộ phim nổi tiếng sản xuất tại Hollywood. Tàu dừng lại thuyết trình trực tiếp đồng thời màn hình trên tàu cũng trình chiếu những pha đã đóng trong phim. Quả là một trường quay số một thế giới. Chúng tôi có cảm giác được đi qua thành phố, rừng núi, thác lũ, biển cả…Tất cả đều là kịch trường do kỹ thuật điện tử và sáng tạo khoa học kết hợp với thiết kế mỹ thuật tạo nên. Những dãy phố cổ tuyệt đẹp nhưng chỉ có mặt tiền. Biển có cả cá mập nhưng thực tế chỉ là một hồ nhỏ. Hai ô tô đua tốc độ, bẻ quặt tay lái, chồm lên lao xuống…tất cả chỉ trên một trục lớn được điều khiển bằng điện tử.
Kỹ thuật điện tử công khai còn biến khán giả thành diễn viên trong vài phút. Những em bé hay quý ông quý bà hoặc một nhóm nhỏ được mời lên sân khấu, họ vẫn vụng về ngơ ngác đúng người ngoài cuộc nhưng khi kỹ xảo điện ảnh chiếu lên màn hình, họ bỗng trở nên những diễn viên: Tất cả trở thành thuỷ thủ, em bé cũng điều khiển được vô-lăng (steering wheel) và lái tàu thuỷ đi dọc ven đảo, trên bờ đan kết những cây xanh. Thiếu nữ bỗng trở thành công chúa Ai cập, quý ông bỗng trở thành nhà du hành vũ trụ, đi trên không trung trong điều kiện không trọng lựợng.
Khi đeo kính xem không gian ba chiều, hình ảnh của những con khủng long khổng lồ săn đuổi nhau chấn động khu rừng, chúng chạy xô vào cả đoàn tàu khiến tàu rung lên, chúng phun nước ướt hết hành khách trên tàu. Một cảnh sống đến nỗi hành khách tưởng như mình đang ở trong rừng giữa đám khủng long, còn chúng tôi thì nghĩ mình là người đang quay phim.
Khu nhà rợn rùng (horror house) là một kết hợp giữa kỹ xảo điện ảnh với sự giáo dục nhân bản làm tăng ý chí cho con người. Những hình ảnh ma quái, những thây ma cử động, thậm chí vồ đuổi người xem khiến ai cũng đầy cảm giác choáng ngợp, khi thì khoái chí hỉ hả, khi thì sợ hãi hét hò, khi lại run sợ lẩn tránh…
Về những cảm giác mạnh này, phải dành lại cho Disneyland.
DISNEYLAND.
Chúng tôi ngồi tàu điện để đi xem Space Mountain Disneyland, một pha trình diễn kỹ thuật về cảm giác mạnh. Những ai đau tim, thần kinh căng thẳng, cao máu được cảnh báo là không nên đi. Tàu lúc lắc cực mạnh rồi lao vào bóng tối. Có lúc lên cao như đang bay giữa ngàn sao rồi lại đột ngột lao xuống tới tận đáy vực thẳm, lúc như đi vào đường cụt rồi lại lao ra. Những chướng ngại vật chắn ngang, xe hơi bên đường bật đèn pha như sắp lao vào xe của mình. Hàng loạt những tai nạn xảy ra nếu chỉ cần một chút sai sót kỹ thuật. Nhưng tất cả đều chính xác tới từng mi-li-mét. Pha cuối cùng lắc mạnh rồi lao xuống hun hút trong bóng tối dày đặc, khiến cho ai cũng cảm giác như vừa trở về từ thế giới bên kia. Chúng tôi bắt tay cha Tự, chúc mừng ngài vì “còn sống trở về”. Tôi kể cho mọi người rằng: “Tàu lắc mạnh đến nỗi cha Tự văng linh hồn ra, đến khi thu lại thì còn thiếu một mảnh, ngài phải trích lại 2kg thịt để tìm mảnh linh hồn. Đó chính là lý do giải thích tại sao ngài gầy gò như thế này đây(!)”. Mọi người hỷ hả chẳng ai tin nhưng thấy cũng có lý. Thực ra vì cha Tự sang Mỹ mà kiêng ăn đồ biển, kiêng thịt, một tuần liền hầu như không ăn được cho nên gầy sút người đi. Chúng tôi mới chợt hiểu tại sao Đức cha Giuse chúc cho chúng tôi hai chữ “thích nghi”. Vì hồi còn du học Roma, Đức cha đã bốn lần sang Mỹ nên ngài rất có kinh nghiệm.
Có lẽ tàu ngầm là thú vị tao nhã và hấp dẫn nhất đối với chúng tôi. Lần đầu tiên chúng tôi được xuống tàu ngầm, con tàu du lịch loại nhỏ chỉ 40 ghế ngồi, du khách ngồi tựa lưng vào nhau, mắt nhìn vào ô kính lắp bên thân tàu. Mặc dù chỉ đi trong phạm vi hồ và hang núi của Disneyland, nhưng do thiết kế mỹ thuật cùng với kỹ thuật điện tử hiện đại, du khách nhìn thấy sức sống của biển khơi, từ những đàn cá cảnh quen thuộc, tôm cua biển, đến cá mập khổng lồ…Điều đáng lưu ý là tất cả diễn ra trong tiếng nhạc phim và những ai đã xem phim sẽ nhận ra nội dung của những phim nổi tiếng đã được trình chiếu, rồi bây giờ hiểu thêm kỹ thuật quay phim như thế nào.
CORONADO
Để đi vào được đảo này, người ta đã làm cầu nối đảo với đất liền, đó là cầu Coronado. Cầu làm bằng lực bê tông dựa trên thép dầm cầu, nối liền vịnh San Diego với Coronado thuộc tiểu bang California. Chiều cao nhất lên tới 200 feet (61m), Tàu thuỷ có trọng tải lớn đều đi qua được. Cầu cong 80 độ về hướng San Diego do đó nó vừa đáp ứng được độ cao lại vừa không quá dốc cho xe đi lên và xuống. Cầu khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1967, và thông đường 03 tháng 8 năm 1969, mừng kỷ niệm 200 năm thành lập của San Diego. Cầu có năm làn đường, mỗi chiều hai làn và một làn ở giữa với một hệ thống dải phân cách di chuyển được. Ban sáng nhiều xe vào đảo nên bên phải được rộng ba làn đường, buổi chiều bên trái lại rộng ba làn đường để xe về thuận hơn. Kỹ thuật làm cho dải phân cách lòng đường có thể di dời này là một thiết kế công nghệ cao của miền bắc Mỹ. Ngày nay cầu không chỉ là phương diện giao thông làm cho sức sống của thành phố vươn ra đảo, mà còn là một cảnh quan mỹ thuật phô diễn tiềm năng của ngành công nghiệp Mỹ.
GOLDEN GATE BRIDGE (CẦU CỔNG VÀNG)
Chúng tôi đã chụp ảnh trước tượng của Strauss, người thiết kế cầu Golden Gate và đi qua cây cầu có chiều dài 8.981 foot (2.737m) rộng 90 foot (27m). Tính từ mặt nước, cây cầu có độ cao 746 foot (227m). Đứng từ cầu nhìn xuống eo biển sâu thẳm vì gầm cầu có độ cao là 220 foot (67m). Ngồi trong xe ngửa mặt nhìn lên không thấy hết chiều cao của hai trụ chịu lực vì hai trụ này tính từ mặt cầu lên đã cao tới 98m. Ánh sương mù bao toả cây cầu khi tỏ khi mờ, từ xa nhìn cây cầu như thấp thoáng trên mây. Thực là một cảnh đẹp thơ mộng và xứng đáng là dấu ấn của công trình thế kỷ. Cầu được khởi công vào ngày 05 tháng 1 năm 1933, khánh thành vào ngày 27/05/1937. Qua Cầu Cổng Vàng, chúng tôi đến thăm gia đình anh chị Nguyễn Văn Chính – Quỳnh Liên, ngôi nhà toạ lạc ở vị trí có thể soi mình trên mặt vịnh vừa thanh tĩnh vừa thoáng mát quanh năm. Chính anh chị cho chúng tôi đi một vòng mũi phía bắc của bán đảo San Francisco. Khung cảnh của một buổi chiều êm ả làm nổi bật 50 toà nhà hải cảng đua mình trên mặt vịnh. Hàng trăm những thuyền buồm cánh trắng san sát trên vịnh sẵn sàng đón khách du lịch. Một vài chiếc còn bồng bềnh ngoài khơi như trìu mến cảnh hoàng hôn trên biển. Cánh buồm dập dìu theo hướng gió và theo ý của du khách tưởng như chưa muốn cập bờ…
Ở San Jose, chúng tôi cũng đã được gặp những tâm hồn nhiệt huyết tông đồ, những người con gốc quê hương Phát Diệm thân yêu, đã và đang đem hết tâm lực cống hiến cho Giáo Hội, cho sự phát triển và hội nhập văn hoá Tin Mừng. Đó là thầy nhạc sư Phạm Đức Huyến, cha Gioan Trần Công Nghị, cha Giuse Maria Nguyễn Xuân Hương, cha Mác-cô Bùi Quốc Khánh, cha Phê-rô Phan Thế Lực, anh Nguyễn Long Thao. Niềm vui gặp mặt tuy ngắn ngủi nhưng nghĩa tình lớn lao. Niềm vui và nghĩa tình ấy lại trở thành động lực thúc đẩy mỗi người dấn thân nhiều hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa vì tình yêu Nước Chúa, vì Giáo hội Việt Nam thân yêu.
Ngày mai: Thăm Missouri
LM Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Mừng Sinh Nhật Mẹ Maria
Nguyễn thanh Trúc
16:45 07/09/2011
Là lúc Mẹ Thiên Chúa viếng thăm
Êlisabét nghe chào
Đứa con trong bụng dạt dào hân hoan
Êlisabét Thánh Thần đến
Lớn tiếng kêu hoan hỉ nói rằng
Maria phúc hơn người
Hơn muôn phụ nữ cuộc đời vinh thăng
Mẹ đã đắc sủng nơi Thiên Chúa
Được chọn làm Mẹ của Ngôi Lời
Con Mẹ mang trong bào thai
Chính là Thiên Chúa Ngôi Hai xuống trần
Ngày xưa đó Evà phản bội
Phản tình thương Thiên Chúa ân ban
Rời xa dấu ái địa đàng
Yếu lòng sa ngã trần gian hoang tàn
Nhân loại đắm vùi trong sự chết
Quỷ vương về lộng bước chân hoang
Con người hư đốn lăng loàn
Sống trong tội lỗi cúi lòn Sa Tan
Nhưng tình Chúa vẫn là cao cả
Lịch sử cứu độ Ngài điểm tô
Maria được chọn làm
Một Evà mới thêng thang địa đàng
Evà mới loé lên hy vọng
Làm hồi sinh lịch sử tội nhơ
Mẹ là nữ tử Si On
Rắn kia chết dưới gót son Mẹ hiền
Mẹ là Đấng Chúa Trời chọn lựa
Từ Mẹ lời hứa Chúa thực thi
Xin Vâng, lòng Mẹ khắc ghi
Tin vào Thiên Chúa Mẹ đi vào đời
Nay Giáo Hội mừng Sinh Nhật Mẹ
Cùng Mẹ ca tụng Đấng Chí Tôn
Chính Ngài ban phước cho con
Muôn điều cao cả sắt son đời đời
Chúa đoái nhìn đời này đời nọ
Chúa dủ thương ai kính sợ Ngài
Lời kinh dâng Mẹ kính mừng
Môi con e ấp ngập ngừng lời ca
Vạn lạy Mẹ, Mẹ của Thiên Chúa
Mẹ sinh ra đất trời hoan ca
Vì từ lòng Mẹ sinh ra
Mặt trời công chính con Trời Giê Su.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cây Cầu Cũ Xưa
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:57 07/09/2011
CÂY CẦU CŨ XƯA
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Qua cầu tôi hỏi : ơi cầu nhỏ,
Bao nhiêu thế hệ đã qua đây?
Anh, chị, bạn đây từ đâu đấy,
Đã đến, qua đây chiếc cầu này?
(Trích thơ của Phạm Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Qua cầu tôi hỏi : ơi cầu nhỏ,
Bao nhiêu thế hệ đã qua đây?
Anh, chị, bạn đây từ đâu đấy,
Đã đến, qua đây chiếc cầu này?
(Trích thơ của Phạm Hưng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền