Phụng Vụ - Mục Vụ
Ân sủng - Ơn ban nhưng không
Lm. Jude Siciliano, OP
07:28 09/09/2010
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN-C
Xuất hành 32: 7-11, 13-14; Tv 51; I Timôthê 1: 12-17; Luca 15: 1-32
Kinh thánh không chỉ là một quyển sách, nhưng là cả một thư viện. Đó là những quyển sách khôn ngoan, lịch sử, tiểu sử, tin mừng, thư từ, thơ ca,… Thật khó mà tóm tắt “thư viện” này vào một thể loại văn chương. Nhưng chúng ta cứ thử xem sao. Sách Thánh có thể được gọi là “sách về ân sủng,” vì ân sủng làm nên từng trang. Thế nhưng, không ai có thể đưa ra một định nghĩa về ân sủng dẫu có đọc hết các sách thánh. Chúng ta không đi tìm một định nghĩa, cứ như là ân sủng có thể được tóm tắt trong một công thức ngắn gọn và bao hàm tất cả. Thay vì định nghĩa về ân sủng, thì các tác giả sách thánh lại vẽ lên cho chúng ta hình ảnh của ân sủng.
Sách Thánh giống như một quyển Album hình chúng ta đã thu thập (trong thời buổi kỹ thuật số ngày nay thì nó tuyệt chủng mất rồi) trong đó chúng ta lưu giữ những tấm hình của những người thân yêu, những người chúng ta ngưỡng mộ, và những cảnh đẹp trong những chuyến du lịch của chúng ta. Những quyển sách này là “những quyển sách ân huệ” của riêng chúng ta. Chúng giống như Kinh Thánh, có hàng tá những bức ảnh về ân sủng. Hôm nay, Chúa Giêsu bổ sung vào quyển album ảnh này bằng cách cho chúng ta ba dụ ngôn. Mỗi câu chuyện ghi lại một khía cạnh ân sủng đối với chúng ta; không phải là những định nghĩa cụ thể nhưng là chân dung nhân loại của hình ảnh ân sủng.
Hàng ngày chúng ta thường sử dụng những dạng thức của ân sủng từ những gì mà Kinh Thánh nói về ơn thánh? Ví dụ, nếu chúng ta học nhạc hoặc chơi một loại nhạc cụ nào đó chúng ta phải biết những dấu hoa mỹ để lưu ý về cường độ, khoản nghỉ... Đây là một lưu ý rất quan trọng, được viết vào một số trường canh của âm nhạc, thường được in nhỏ hơn so với các ghi chú khác, nó có vẻ như không quan trọng. Vì không phải là nốt thiết yếu cho dòng nhạc, nó chỉ là một chút gì đó thêm vào cho các giai điệu làm cho nó ngày càng mang âm hưỡng riêng. Do vậy thuật ngữ âm nhạc về "Dấu Hoa Mỹ" là điều đáng để giúp chúng ta hiểu về nhạc. Đó cũng là điều mà chúng ta phải suy nghỉ lại khi còn ngờ rằng ân sũng là cái gì chưa quan trọng đối với đời sống chúng ta,
Có lẽ, chúng ta có được gợi ý về tầm quan trọng của ân sủng tốt hơn, nếu chúng ta nhìn về cuộc chạy điền kinh. Trong giải Olympic Mùa Đông vừa qua mà tôi theo dõi, những gì tôi nghĩ là, một kiểu ân sủng phi thường và khả năng mạnh mẽ của những vận động viên trượt ván nghệ thuật. Những bình luận viên phải thốt lên sau mỗi pha kết thúc màn trình diễn duyên dáng và mạnh mẽ của các vận động viên trượt ván. Chúng ta phải la lên một chữ “Tuyệt!” như thế. Những vận động viên thực hiện những động tác này có vẻ rất dễ dàng và nhàn nhã – nhưng nếu anh chị em thử bắt chước họ, rồi bị ngã dập mặt thì mới biết nó có dễ hay không. Ân sủng giống như là một bản chất thứ hai, nhưng với ân sủng một người có thể đạt được những kết quả vô cùng to lớn, dựa trên những gì chúng ta sắp đặt cách tự nhiên như những giới hạn của chúng ta.
Chúng ta có thể tìm thấy những ví dụ về ân sủng như thế trong những hành vi thường ngày của chúng ta. Một đứa trẻ bị sốt không ngủ được, và vì thế cha mẹ cùng thức với nó cả đêm, bỏ cả ăn, mất cả ngủ, để chăm sóc nó đến khi lành bệnh. Một đứa trẻ bị ốm không biết được sự hy sinh và chăm sóc nhẹ nhàng từ cha mẹ chúng, nhưng chắc chắn là cần thiết. Đứa trẻ là người đón nhận tình yêu thương của cha mẹ dành cho nó – cũng giống như đón nhận ân sủng, những kẻ ngay lành trong Sách Thánhh cảm nghiệm được bàn tay yêu thương của Thiên Chúa một cách nhưng không.
Đó là những gì đứa con nhận được từ cha nó như trong dụ ngôn hôm nay. Nó đã được ăn ngon mặc đẹp không phải vì lời xin lỗi đã chuẩn bị kỹ càng – lời xin lỗi mà nó chẳng có cơ hội nói ra. Nhưng, đứa con được đón về trong ngôi nhà ấm áp và trong vòng tay cha của nó, vì người làm cha là thế. Đó cũng là những gì chúng ta cảm nghiệm được khi người nói “Tôi bỏ qua cho anh,” khi chúng ta biết mình đã làm điều sai lỗi và không xứng đáng với lòng tha thứ ấy.
Qua ví dụ trên đây, chúng ta có thể biết được ân sũng là gì. Ân sũng đến như một quà tặng và không cần đền đáp. Liệu có đứa con nào có thể trả lại cho cha mẹ những đêm dài thức trắng chăm lo sức khỏe cho con mãi đến khi con khỏe lại hay không? Ân sủng luôn đến cách tình cờ, nhất là khi chúng ta thấy mình không ổn hay sai phạm điều gì đó. Ân sủng thường xuất hiện ngay khi chúng ta thấy mình tệ hại nhất, như trường hợp đứa con hoang đàng trong dụ ngôn hôm nay. Dụ ngôn mô tả tình trạng bi đát của đứa con này: anh “phải đi ở đợ,”… “phải chăn heo”… và anh ta thậm chí muốn ăn “thức ăn dành cho heo.” Quả là chẳng còn gì thấp kém hơn.
Câu chuyện về đứa con “trẩy đi phương xa” là một câu chuyện về ân sủng, và đó chính là những gì chúng ta nghĩ theo lối suy luận tự nhiên. Khi ân sủng tác động, chúng ta nhận được gấp nhiều lần những gì chúng ta có thể thực hiện hay cống hiến, mà phép cộng trừ tự nhiên không thể làm nổi. Thông thường thì một cộng một bằng hai; nhưng trong thế giới của ân sủng, thế giới của đứa con hoang đàng, một cộng một bằng ba, bằng sáu hay thậ chí bằng cả triệu. Trong viễn cảnh của những dụ ngôn, nhiều thứ xem ra chẳng nghĩa lý gì – ít là theo quan điểm của chúng ta. Dụ ngôn không phải là một câu chuyện luân lý để mọi người làm theo. Chẳng hạn, đó không phải là một giáo huấn về việc đứa con được cất nhắc lên. Đó cũng chẳng phải câu chuyện hợp với quan điểm về công bình của chúng ta. Đức Giêsu kể một câu chuyện vượt ngoài những gì chúng ta vẫn thường nghĩ. Đó là câu chuyện về ân sủng. Liệu chúng ta có tin tưởng người kể chuyện biết rõ về đối tượng hơn chúng ta hay không?
Nhìn lại ân sủng trong dụ ngôn đứa con hoang đàng. Chúng ta có thể sẽ chẳng tìm được một định nghĩa, nhưng ân sủng như một bức tranh, một hình ảnh cho chúng ta thông qua câu chuyện. Nó có thể xuất hiện ở điểm thấp nhất và khơi lên hình ảnh “gia đình” – về một cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết mà chúng ta từng cảm nghiệm. “Xin hãy nhìn đến con …. Con sẽ được tốt hơn.” Khao khát cứ lớn dần trong chúng ta, ân sủng giúp chúng ta đứng lên để tạo một điểm trở về, và chúng ta nhận ra mình có thể thay đổi chiều hướng cuộc đời mình. Lý do để thay đổi không phải lúc nào cũng đẹp đẽ, chúng có thể là từ tình trạng bi đát. Đứa con trong câu chuyện thì đói khát và đang cần một nơi để tránh mưa tránh nắng và chút cái để ăn, và nó chuẩn bị những câu nói với cha nó, chỉ để nhận được nhữngnhững những gì hắn cần.
Đứa con hoang đàng giống phần đông trong chúng ta. Vài người trong chúng ta đây cũng chẳng ngon lành gì. Hầu hết chúng ta, ngay khi chúng ta không có những hành vi tệ hại và ngu ngốc như đứa con thứ, thì vẫn nhận ra mình muốn thoát ra khỏi chính mình, để đi đến “một nơi xa”. Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu nói rằng dù chúng ta không thể đi đến “một nơi xa” đến đâu chăng nữa thì ân sủng vẫn tới được. Dù chúng ta có đi đến một nơi xa thế nào chăng nữa, dù là yếu đuối, quên lãng, hèn nhát, hay là cố chấp, có kế hoạch chắc chắn lâu dài thế nào chăng nữa, thì cánh tay ân sủng vẫn có thể vươn tới và mời gọi ta đứng lên, cất bước quay về nhà. Chúng ta có dám đáp trả hay không? Đó chẳng phải là lý do chúng ta quy tụ nơi đây để cử hành phụng vụ, để bước thêm một bướng trở về nhà đó hay sao?
Xuyên suốt dụ ngôn là Ân sủng: khi ngươi cha cho con mình tự do; khi người con xuất hiện trước mắt ông vì nó nhớ lại nhà của mình. Ân sủng đồng hành với nó khi nó trẩy đi xa và cùng với nó trong mỗi bước chân trên hành trình. Ân sủng hướng dẫn nó quay về với người cha đang mỏi mòn chờ đợi, người cha đã cắt ngắn lời xin lỗi của đứa con. Ân sủng cũng ở đó khi người cha nói với đứa con cả: “Mọi sự của cha là của con.” Ân sủng không phải là vài đồng xu lẻ từ trời rơi xuống, trả công cho những cố gắng chúng ta làm. Chúng ta không “chiếm lấy ân sủng”, nếu có, thì đó không phải là ân sủng nữa. Người con, cuối cùng chẳng phải làm gì để nhận được sự tha thứ. Người cha đã ôm nó vào lòng, và người anh cả với quan niệm của mình về công bình, không thể hiểu được tại sao cha anh lại làm như vậy.
Vì thế, có phải chúng ta đã bở lỡ sự hiện diện rõ ràng của ân sủng trong đời sống thường nhật hay không; dấu hiệu mình và máu của sự hiện diện của Thiên Chúa như quà tặng? Hãy quan sát và để ý lưu tâm đến:
- Anh chị em là những người rộng lượng đang chăm sóc cha mẹ già yếu, và tất cả những gì có thể làm để đền ơn đáp nghĩa với các ngài là “lòng biết ơn”.
- Một sự giúp đỡ trong tình bằng hữu mà người khác làm cho anh chị em
- Một câu nói giúp đỡ: Hãy để tôi giúp anh/chị giải quyết vấn đề này
- Người bạn đời hay bạn bè chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng anh chị em.
- Người giáo viên với đồng lương còm cõi nhưng vẫn dành thời gian giúp đỡ con em của chúng ta học tập.
- Những người đến thăm ta trong bệnh viện và lấy toa thuốc giùm chúng ta, nấu ăn và rước Mình Thánh Chúa cho chúng ta
- Những lời được nói ra khi chúng ta xưng tội “Tôi tha tội cho anh/chị nhân danh Cha…”
Ân sủng cũng có cả ở nơi sự cáu kỉnh bực bội, một người đủ thương để nói với chúng ta sự thật và muốn chúng ta xử lý vấn đề; một lời mạnh mẽ của ngôn sứ ngay giữa chúng ta, thức tỉnh chúng ta khi sống quá tiện nghi, trong khi những người khác lại đang túng thiếu; một tin tức hình ảnh trên tivi hay báo chí giúp chúng ta biết quan tâm đến những gì xa hơn vòng luẩn quẩn bé nhỏ của mình. Ân sủng không phải cái gì ngoại lệ nhưng la những điều hết sức bình thường trong cuộc sống của chúng ta, một tiếng nói cách này hay cách khác thức tỉnh chúng ta và giúp chúng ta biết ý thức.
Trong buổi cử hành Thánh Thể này, chúng ta cùng kỷ niệm nhiều dạng thức của ân sủng trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta giống như đứa con thứ sau khi được chào đón về nhà và được tha thứ. Chúng ta bước vào yến tiệc này với lòng biết ơn vì những gì chúng ta chưa đạt được, nhưng sẽ được trao ban trong suốt hành trình trong đời sống chúng ta. Chúng ta cầu nguyện để có thể hoàn tất những cam kết chúng ta đã đưa ra – trong lễ thành hôn, việc chăm sóc con cái hay cha mẹ, thành thật trong công việc, phục vụ những ai cần được giúp đỡ, vv.. – và vẽ lên bức tranh ân sủng cho những người khác, để dẫu cho họ không thể định nghĩa được thế nào là ân sủng, thì cũng có thể nhận ra hình ảnh của ân sủng là thế nào nơi cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Xuất hành 32: 7-11, 13-14; Tv 51; I Timôthê 1: 12-17; Luca 15: 1-32
Kinh thánh không chỉ là một quyển sách, nhưng là cả một thư viện. Đó là những quyển sách khôn ngoan, lịch sử, tiểu sử, tin mừng, thư từ, thơ ca,… Thật khó mà tóm tắt “thư viện” này vào một thể loại văn chương. Nhưng chúng ta cứ thử xem sao. Sách Thánh có thể được gọi là “sách về ân sủng,” vì ân sủng làm nên từng trang. Thế nhưng, không ai có thể đưa ra một định nghĩa về ân sủng dẫu có đọc hết các sách thánh. Chúng ta không đi tìm một định nghĩa, cứ như là ân sủng có thể được tóm tắt trong một công thức ngắn gọn và bao hàm tất cả. Thay vì định nghĩa về ân sủng, thì các tác giả sách thánh lại vẽ lên cho chúng ta hình ảnh của ân sủng.
Sách Thánh giống như một quyển Album hình chúng ta đã thu thập (trong thời buổi kỹ thuật số ngày nay thì nó tuyệt chủng mất rồi) trong đó chúng ta lưu giữ những tấm hình của những người thân yêu, những người chúng ta ngưỡng mộ, và những cảnh đẹp trong những chuyến du lịch của chúng ta. Những quyển sách này là “những quyển sách ân huệ” của riêng chúng ta. Chúng giống như Kinh Thánh, có hàng tá những bức ảnh về ân sủng. Hôm nay, Chúa Giêsu bổ sung vào quyển album ảnh này bằng cách cho chúng ta ba dụ ngôn. Mỗi câu chuyện ghi lại một khía cạnh ân sủng đối với chúng ta; không phải là những định nghĩa cụ thể nhưng là chân dung nhân loại của hình ảnh ân sủng.
Hàng ngày chúng ta thường sử dụng những dạng thức của ân sủng từ những gì mà Kinh Thánh nói về ơn thánh? Ví dụ, nếu chúng ta học nhạc hoặc chơi một loại nhạc cụ nào đó chúng ta phải biết những dấu hoa mỹ để lưu ý về cường độ, khoản nghỉ... Đây là một lưu ý rất quan trọng, được viết vào một số trường canh của âm nhạc, thường được in nhỏ hơn so với các ghi chú khác, nó có vẻ như không quan trọng. Vì không phải là nốt thiết yếu cho dòng nhạc, nó chỉ là một chút gì đó thêm vào cho các giai điệu làm cho nó ngày càng mang âm hưỡng riêng. Do vậy thuật ngữ âm nhạc về "Dấu Hoa Mỹ" là điều đáng để giúp chúng ta hiểu về nhạc. Đó cũng là điều mà chúng ta phải suy nghỉ lại khi còn ngờ rằng ân sũng là cái gì chưa quan trọng đối với đời sống chúng ta,
Có lẽ, chúng ta có được gợi ý về tầm quan trọng của ân sủng tốt hơn, nếu chúng ta nhìn về cuộc chạy điền kinh. Trong giải Olympic Mùa Đông vừa qua mà tôi theo dõi, những gì tôi nghĩ là, một kiểu ân sủng phi thường và khả năng mạnh mẽ của những vận động viên trượt ván nghệ thuật. Những bình luận viên phải thốt lên sau mỗi pha kết thúc màn trình diễn duyên dáng và mạnh mẽ của các vận động viên trượt ván. Chúng ta phải la lên một chữ “Tuyệt!” như thế. Những vận động viên thực hiện những động tác này có vẻ rất dễ dàng và nhàn nhã – nhưng nếu anh chị em thử bắt chước họ, rồi bị ngã dập mặt thì mới biết nó có dễ hay không. Ân sủng giống như là một bản chất thứ hai, nhưng với ân sủng một người có thể đạt được những kết quả vô cùng to lớn, dựa trên những gì chúng ta sắp đặt cách tự nhiên như những giới hạn của chúng ta.
Chúng ta có thể tìm thấy những ví dụ về ân sủng như thế trong những hành vi thường ngày của chúng ta. Một đứa trẻ bị sốt không ngủ được, và vì thế cha mẹ cùng thức với nó cả đêm, bỏ cả ăn, mất cả ngủ, để chăm sóc nó đến khi lành bệnh. Một đứa trẻ bị ốm không biết được sự hy sinh và chăm sóc nhẹ nhàng từ cha mẹ chúng, nhưng chắc chắn là cần thiết. Đứa trẻ là người đón nhận tình yêu thương của cha mẹ dành cho nó – cũng giống như đón nhận ân sủng, những kẻ ngay lành trong Sách Thánhh cảm nghiệm được bàn tay yêu thương của Thiên Chúa một cách nhưng không.
Đó là những gì đứa con nhận được từ cha nó như trong dụ ngôn hôm nay. Nó đã được ăn ngon mặc đẹp không phải vì lời xin lỗi đã chuẩn bị kỹ càng – lời xin lỗi mà nó chẳng có cơ hội nói ra. Nhưng, đứa con được đón về trong ngôi nhà ấm áp và trong vòng tay cha của nó, vì người làm cha là thế. Đó cũng là những gì chúng ta cảm nghiệm được khi người nói “Tôi bỏ qua cho anh,” khi chúng ta biết mình đã làm điều sai lỗi và không xứng đáng với lòng tha thứ ấy.
Qua ví dụ trên đây, chúng ta có thể biết được ân sũng là gì. Ân sũng đến như một quà tặng và không cần đền đáp. Liệu có đứa con nào có thể trả lại cho cha mẹ những đêm dài thức trắng chăm lo sức khỏe cho con mãi đến khi con khỏe lại hay không? Ân sủng luôn đến cách tình cờ, nhất là khi chúng ta thấy mình không ổn hay sai phạm điều gì đó. Ân sủng thường xuất hiện ngay khi chúng ta thấy mình tệ hại nhất, như trường hợp đứa con hoang đàng trong dụ ngôn hôm nay. Dụ ngôn mô tả tình trạng bi đát của đứa con này: anh “phải đi ở đợ,”… “phải chăn heo”… và anh ta thậm chí muốn ăn “thức ăn dành cho heo.” Quả là chẳng còn gì thấp kém hơn.
Câu chuyện về đứa con “trẩy đi phương xa” là một câu chuyện về ân sủng, và đó chính là những gì chúng ta nghĩ theo lối suy luận tự nhiên. Khi ân sủng tác động, chúng ta nhận được gấp nhiều lần những gì chúng ta có thể thực hiện hay cống hiến, mà phép cộng trừ tự nhiên không thể làm nổi. Thông thường thì một cộng một bằng hai; nhưng trong thế giới của ân sủng, thế giới của đứa con hoang đàng, một cộng một bằng ba, bằng sáu hay thậ chí bằng cả triệu. Trong viễn cảnh của những dụ ngôn, nhiều thứ xem ra chẳng nghĩa lý gì – ít là theo quan điểm của chúng ta. Dụ ngôn không phải là một câu chuyện luân lý để mọi người làm theo. Chẳng hạn, đó không phải là một giáo huấn về việc đứa con được cất nhắc lên. Đó cũng chẳng phải câu chuyện hợp với quan điểm về công bình của chúng ta. Đức Giêsu kể một câu chuyện vượt ngoài những gì chúng ta vẫn thường nghĩ. Đó là câu chuyện về ân sủng. Liệu chúng ta có tin tưởng người kể chuyện biết rõ về đối tượng hơn chúng ta hay không?
Nhìn lại ân sủng trong dụ ngôn đứa con hoang đàng. Chúng ta có thể sẽ chẳng tìm được một định nghĩa, nhưng ân sủng như một bức tranh, một hình ảnh cho chúng ta thông qua câu chuyện. Nó có thể xuất hiện ở điểm thấp nhất và khơi lên hình ảnh “gia đình” – về một cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết mà chúng ta từng cảm nghiệm. “Xin hãy nhìn đến con …. Con sẽ được tốt hơn.” Khao khát cứ lớn dần trong chúng ta, ân sủng giúp chúng ta đứng lên để tạo một điểm trở về, và chúng ta nhận ra mình có thể thay đổi chiều hướng cuộc đời mình. Lý do để thay đổi không phải lúc nào cũng đẹp đẽ, chúng có thể là từ tình trạng bi đát. Đứa con trong câu chuyện thì đói khát và đang cần một nơi để tránh mưa tránh nắng và chút cái để ăn, và nó chuẩn bị những câu nói với cha nó, chỉ để nhận được nhữngnhững những gì hắn cần.
Đứa con hoang đàng giống phần đông trong chúng ta. Vài người trong chúng ta đây cũng chẳng ngon lành gì. Hầu hết chúng ta, ngay khi chúng ta không có những hành vi tệ hại và ngu ngốc như đứa con thứ, thì vẫn nhận ra mình muốn thoát ra khỏi chính mình, để đi đến “một nơi xa”. Trong dụ ngôn này, Đức Giêsu nói rằng dù chúng ta không thể đi đến “một nơi xa” đến đâu chăng nữa thì ân sủng vẫn tới được. Dù chúng ta có đi đến một nơi xa thế nào chăng nữa, dù là yếu đuối, quên lãng, hèn nhát, hay là cố chấp, có kế hoạch chắc chắn lâu dài thế nào chăng nữa, thì cánh tay ân sủng vẫn có thể vươn tới và mời gọi ta đứng lên, cất bước quay về nhà. Chúng ta có dám đáp trả hay không? Đó chẳng phải là lý do chúng ta quy tụ nơi đây để cử hành phụng vụ, để bước thêm một bướng trở về nhà đó hay sao?
Xuyên suốt dụ ngôn là Ân sủng: khi ngươi cha cho con mình tự do; khi người con xuất hiện trước mắt ông vì nó nhớ lại nhà của mình. Ân sủng đồng hành với nó khi nó trẩy đi xa và cùng với nó trong mỗi bước chân trên hành trình. Ân sủng hướng dẫn nó quay về với người cha đang mỏi mòn chờ đợi, người cha đã cắt ngắn lời xin lỗi của đứa con. Ân sủng cũng ở đó khi người cha nói với đứa con cả: “Mọi sự của cha là của con.” Ân sủng không phải là vài đồng xu lẻ từ trời rơi xuống, trả công cho những cố gắng chúng ta làm. Chúng ta không “chiếm lấy ân sủng”, nếu có, thì đó không phải là ân sủng nữa. Người con, cuối cùng chẳng phải làm gì để nhận được sự tha thứ. Người cha đã ôm nó vào lòng, và người anh cả với quan niệm của mình về công bình, không thể hiểu được tại sao cha anh lại làm như vậy.
Vì thế, có phải chúng ta đã bở lỡ sự hiện diện rõ ràng của ân sủng trong đời sống thường nhật hay không; dấu hiệu mình và máu của sự hiện diện của Thiên Chúa như quà tặng? Hãy quan sát và để ý lưu tâm đến:
- Anh chị em là những người rộng lượng đang chăm sóc cha mẹ già yếu, và tất cả những gì có thể làm để đền ơn đáp nghĩa với các ngài là “lòng biết ơn”.
- Một sự giúp đỡ trong tình bằng hữu mà người khác làm cho anh chị em
- Một câu nói giúp đỡ: Hãy để tôi giúp anh/chị giải quyết vấn đề này
- Người bạn đời hay bạn bè chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng anh chị em.
- Người giáo viên với đồng lương còm cõi nhưng vẫn dành thời gian giúp đỡ con em của chúng ta học tập.
- Những người đến thăm ta trong bệnh viện và lấy toa thuốc giùm chúng ta, nấu ăn và rước Mình Thánh Chúa cho chúng ta
- Những lời được nói ra khi chúng ta xưng tội “Tôi tha tội cho anh/chị nhân danh Cha…”
Ân sủng cũng có cả ở nơi sự cáu kỉnh bực bội, một người đủ thương để nói với chúng ta sự thật và muốn chúng ta xử lý vấn đề; một lời mạnh mẽ của ngôn sứ ngay giữa chúng ta, thức tỉnh chúng ta khi sống quá tiện nghi, trong khi những người khác lại đang túng thiếu; một tin tức hình ảnh trên tivi hay báo chí giúp chúng ta biết quan tâm đến những gì xa hơn vòng luẩn quẩn bé nhỏ của mình. Ân sủng không phải cái gì ngoại lệ nhưng la những điều hết sức bình thường trong cuộc sống của chúng ta, một tiếng nói cách này hay cách khác thức tỉnh chúng ta và giúp chúng ta biết ý thức.
Trong buổi cử hành Thánh Thể này, chúng ta cùng kỷ niệm nhiều dạng thức của ân sủng trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta giống như đứa con thứ sau khi được chào đón về nhà và được tha thứ. Chúng ta bước vào yến tiệc này với lòng biết ơn vì những gì chúng ta chưa đạt được, nhưng sẽ được trao ban trong suốt hành trình trong đời sống chúng ta. Chúng ta cầu nguyện để có thể hoàn tất những cam kết chúng ta đã đưa ra – trong lễ thành hôn, việc chăm sóc con cái hay cha mẹ, thành thật trong công việc, phục vụ những ai cần được giúp đỡ, vv.. – và vẽ lên bức tranh ân sủng cho những người khác, để dẫu cho họ không thể định nghĩa được thế nào là ân sủng, thì cũng có thể nhận ra hình ảnh của ân sủng là thế nào nơi cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Yêu thương là thế đó
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
08:35 09/09/2010
Chúa Nhật 24 Thường Niên C
Cao điểm của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là Dụ ngôn người cha nhân hậu, một trong những dụ ngôn đẹp nhất của Tin mừng. Có thể gọi đó là “Tin mừng” của Tin Mừng. Tin mừng về một Thiên Chúa là cha giàu lòng nhân hậu yêu thương. Dụ ngôn hé mở cho chúng ta thấy 4 nét lớn của lòng nhân hậu yêu thương đó.
- Nét thứ nhất của lòng nhân hậu yêu thương là hoàn toàn tôn trọng tự do của con cái. Có người cho rằng người cha này quá dễ dãi khi người con đòi chia gia tài là ông đồng ý ngay. Tuy nhiên việc người cha chia gia tài nói lên rằng ông đối xử với con, không như với một đứa trẻ, mà như một người trưởng thành. Ông hoàn toàn tôn trọng tự do và quyết định của con, dẫu biết rằng rất có thể đứa con sẽ lạm dụng tự do để xúc phạm đến mình. Theo tập tục Do Thái, người ta chỉ chia gia tài khi cha mình đã qua đời. Đòi chia gia tài khi cha mình còn sống là một sự xúc phạm nặng nề. Rõ ràng ở đây, người con thứ đã làm một việc trái với luân thường đạo lý. Hơn nữa, khi được chia gia tài rồi, không phải anh đã dùng gia tài này để làm ăn buôn bán, đầu tư chứng khoán, gởi ngân hàng, hay làm từ thiện…., mà là để ăn chơi cho thoã chí tang bồng. Biết trước như thế, nhưng người cha vẫn tôn trọng quyết định của anh.
Thiên Chúa cũng thế. Ngài là Đấng tự do tuyệt đối, nên Ngài luôn tôn trọng tự do của con người. Dẫu biết rằng con người có thể sử dụng tự do để chống lại cả Thiên Chúa, sử dụng tự do để bội phản Ngài. Và đây chính là nét thứ nhất nói lên lòng nhân hậu yêu thương của Thiên Chúa.
- Nét thứ hai của lòng nhân hậu yêu thương là kiên nhẫn đợi chờ trong thương nhớ. Chia gia tài cho con, không phải để nó đi cho rảnh nợ, cho khuất mắt là xong. Trái lại, khi con mình đi rồi, ông luôn thao thức, nhớ thương và ngóng trông con trở về. Ông không hề nhớ tới sự xúc phạm của con, mà chỉ nhớ thương con. Nhớ thương đến mỏi mòn. Ông trăn trở lo âu về số phận của con, nhất là khi có nạn đói xảy ra. Không biết giờ này con mình ở đâu, có ai cho nương tựa hay không, có bình an khoẻ mạnh hay không,…. Biết bao nhiêu câu hỏi cứ quay cuồng trong tâm trí, khiến nhiều đêm ông không sao ngủ được. Chắc hẳn sự thương nhớ và trông mong phải nhiều lắm lắm thì ông mới có thể trực giác thấy con mình từ rất xa khi nó trở về, như thánh Luca mô tả: “Khi anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy” (Lc 15, 20). Và đây cũng chính là nét thứ hai làm nên dung mạo của một Thiên Chúa nhân hậu yêu thương: kiên nhẫn đợi chờ.
- Nét thứ ba của lòng nhân hậu yêu thương là bao dung tha thứ. Khi thấy con trở về, ông đã chạy ra ôm lấy cổ, không phải để vật nó xuống và đánh cho nó một trận cho bỏ ghét, hay ít ra lườm cho nó mấy cái, rồi chiến tranh lạnh…, nhưng là để “hôn lấy hôn để”. Rõ ràng ông không hề nghĩ tới hình phạt, mà chỉ muốn tha thứ và thứ tha. Tha thứ ngay khi đứa con xúc phạm vì đã đòi chia gia tài lúc mình con sống, thứ tha ngay khi nó phung phá hết tài sản mồ nước mắt mà mình đã tích luỹ một đời. Và khi người con trở về, dường như ông đã quên đi tất cả quá khứ tội lỗi của con, cũng chẳng để cho con xưng thú hết những lỗi phạm của mình.
Bốn hành động xảy ra liên tiếp: chạy ra, ôm cổ, hôn lấy hôn để, sai gia nhân… “Chạy ra, ôm cổ” là những hành động diễn tả niềm vui được gặp lại con mình. Nếu không vui chắc chắn ông không hành động như thế. “Hôn” ở đây là một cử chỉ nói lên sự tha thứ hoàn toàn.
Đức cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận có kể lại câu chuyện như sau: Một bà cụ nọ thường đến gõ cửa phòng Cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo: “Lần sau, nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?’, sau đó tới nói cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà cụ không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà cụ trở lại.
- Thưa Cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.
- Thế bà có hỏi Ngài không ?
- Thưa có chứ.
Cha xứ bắt đầu hồi hộp:
- Bà hỏi thế nào ?
- Thì con hỏi y như Cha đã bảo: “Cha xứ con có tội gì nặng nhất?”
Cha xứ càng hồi hộp thêm:
- Vậy Chúa có trả lời không ?
- Có chứ.
Bây giờ thì cha xứ lo lắng thật sự:
- Chúa nói sao ?
- Chúa nói: “Ta đã quên hết rồi”
Cha xứ thở phào nhẹ nhỏm.
Thiên Chúa “yêu thương là thế đó” ! Ngài không bao giờ nhớ tội của ta. Ngài tha thứ cho ta cả trước khi ta xin lỗi. Ngài đi tìm ta trước khi ta trở về. Ngài yêu thương cả trước khi ta biết Ngài. Đó cũng là nét thứ 3 của lòng nhân hậu yêu thương của Ngài.
- Nét thứ bốn của lòng nhân hậu yêu thương là quảng đại cho đi không tính toán. Không chỉ dừng lại ở chổ tha thứ, ông còn cho lại đứa con tất cả: một chiếc áo hàng hiệu mới, một chiếc nhẫn hạt xoàn mới, một đôi giầy Bitis mới, và một bữa tiệc linh đình. Vinh dự còn lớn hơn cả trước khi ra đi. Ông cho đi nhiều đến độ có người muốn đặt tên cho dụ ngôn này là dụ ngôn “người cha phung phí”. Phung phí của cải, nhất là phung phí tình thương và lòng nhân hậu đối với người con đi hoang. Lòng nhân hậu yêu thương ấy không chỉ được thể hiện đối với người con thứ mà còn đối với người con cả và cả đối với người làm công. Và đây chính động lực giúp cho người con thứ hoán cải ăn năn và quyết tâm trở về.
Vâng, người cha ấy không gì khác hơn chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Quả vậy, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại chúng ta bằng một tình yêu nhân hậu vô biên. Ngài yêu thương tôn trọng tự do của con người, dẫu biết con người có thể lạm dụng tự do ấy để làm những điều xấu, ngay cả việc chống lại Ngài. Rồi khi con người “đi hoang”, Ngài kiên nhẫn chờ đợi và làm mọi cách để đưa con người lầm lạc trở về, kể cả việc hy sinh chính Con Một của mình, chỉ đơn giản vì: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Êd 18, 23). Và rồi một khi con người biết hoán cải trở về, Ngài còn phục hồi cho họ gấp ngàn lần hơn: danh dự, địa vị, phẩm giá, tự do, v,v…
Chúng ta cũng được mời gọi sống như Ngài, nghĩa là biết quảng đại tha thứ cho nhau, và trên cả sự tha thứ là biết vui mừng đón nhận những người lầm lỗi sa ngã trở về. Đồng thời biết yêu thương và sẵn sàng giúp họ hòa nhập, thay vì loại trừ hay xa lánh họ. Có như thế chúng ta mới ngày một trở nên hoàn thiện như Chúa Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Amen.
Cao điểm của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là Dụ ngôn người cha nhân hậu, một trong những dụ ngôn đẹp nhất của Tin mừng. Có thể gọi đó là “Tin mừng” của Tin Mừng. Tin mừng về một Thiên Chúa là cha giàu lòng nhân hậu yêu thương. Dụ ngôn hé mở cho chúng ta thấy 4 nét lớn của lòng nhân hậu yêu thương đó.
Thiên Chúa cũng thế. Ngài là Đấng tự do tuyệt đối, nên Ngài luôn tôn trọng tự do của con người. Dẫu biết rằng con người có thể sử dụng tự do để chống lại cả Thiên Chúa, sử dụng tự do để bội phản Ngài. Và đây chính là nét thứ nhất nói lên lòng nhân hậu yêu thương của Thiên Chúa.
- Nét thứ hai của lòng nhân hậu yêu thương là kiên nhẫn đợi chờ trong thương nhớ. Chia gia tài cho con, không phải để nó đi cho rảnh nợ, cho khuất mắt là xong. Trái lại, khi con mình đi rồi, ông luôn thao thức, nhớ thương và ngóng trông con trở về. Ông không hề nhớ tới sự xúc phạm của con, mà chỉ nhớ thương con. Nhớ thương đến mỏi mòn. Ông trăn trở lo âu về số phận của con, nhất là khi có nạn đói xảy ra. Không biết giờ này con mình ở đâu, có ai cho nương tựa hay không, có bình an khoẻ mạnh hay không,…. Biết bao nhiêu câu hỏi cứ quay cuồng trong tâm trí, khiến nhiều đêm ông không sao ngủ được. Chắc hẳn sự thương nhớ và trông mong phải nhiều lắm lắm thì ông mới có thể trực giác thấy con mình từ rất xa khi nó trở về, như thánh Luca mô tả: “Khi anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy” (Lc 15, 20). Và đây cũng chính là nét thứ hai làm nên dung mạo của một Thiên Chúa nhân hậu yêu thương: kiên nhẫn đợi chờ.
- Nét thứ ba của lòng nhân hậu yêu thương là bao dung tha thứ. Khi thấy con trở về, ông đã chạy ra ôm lấy cổ, không phải để vật nó xuống và đánh cho nó một trận cho bỏ ghét, hay ít ra lườm cho nó mấy cái, rồi chiến tranh lạnh…, nhưng là để “hôn lấy hôn để”. Rõ ràng ông không hề nghĩ tới hình phạt, mà chỉ muốn tha thứ và thứ tha. Tha thứ ngay khi đứa con xúc phạm vì đã đòi chia gia tài lúc mình con sống, thứ tha ngay khi nó phung phá hết tài sản mồ nước mắt mà mình đã tích luỹ một đời. Và khi người con trở về, dường như ông đã quên đi tất cả quá khứ tội lỗi của con, cũng chẳng để cho con xưng thú hết những lỗi phạm của mình.
Bốn hành động xảy ra liên tiếp: chạy ra, ôm cổ, hôn lấy hôn để, sai gia nhân… “Chạy ra, ôm cổ” là những hành động diễn tả niềm vui được gặp lại con mình. Nếu không vui chắc chắn ông không hành động như thế. “Hôn” ở đây là một cử chỉ nói lên sự tha thứ hoàn toàn.
Đức cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận có kể lại câu chuyện như sau: Một bà cụ nọ thường đến gõ cửa phòng Cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo: “Lần sau, nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?’, sau đó tới nói cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà cụ không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà cụ trở lại.
- Thưa Cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.
- Thế bà có hỏi Ngài không ?
- Thưa có chứ.
Cha xứ bắt đầu hồi hộp:
- Bà hỏi thế nào ?
- Thì con hỏi y như Cha đã bảo: “Cha xứ con có tội gì nặng nhất?”
Cha xứ càng hồi hộp thêm:
- Vậy Chúa có trả lời không ?
- Có chứ.
Bây giờ thì cha xứ lo lắng thật sự:
- Chúa nói sao ?
- Chúa nói: “Ta đã quên hết rồi”
Cha xứ thở phào nhẹ nhỏm.
Thiên Chúa “yêu thương là thế đó” ! Ngài không bao giờ nhớ tội của ta. Ngài tha thứ cho ta cả trước khi ta xin lỗi. Ngài đi tìm ta trước khi ta trở về. Ngài yêu thương cả trước khi ta biết Ngài. Đó cũng là nét thứ 3 của lòng nhân hậu yêu thương của Ngài.
- Nét thứ bốn của lòng nhân hậu yêu thương là quảng đại cho đi không tính toán. Không chỉ dừng lại ở chổ tha thứ, ông còn cho lại đứa con tất cả: một chiếc áo hàng hiệu mới, một chiếc nhẫn hạt xoàn mới, một đôi giầy Bitis mới, và một bữa tiệc linh đình. Vinh dự còn lớn hơn cả trước khi ra đi. Ông cho đi nhiều đến độ có người muốn đặt tên cho dụ ngôn này là dụ ngôn “người cha phung phí”. Phung phí của cải, nhất là phung phí tình thương và lòng nhân hậu đối với người con đi hoang. Lòng nhân hậu yêu thương ấy không chỉ được thể hiện đối với người con thứ mà còn đối với người con cả và cả đối với người làm công. Và đây chính động lực giúp cho người con thứ hoán cải ăn năn và quyết tâm trở về.
Vâng, người cha ấy không gì khác hơn chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Quả vậy, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại chúng ta bằng một tình yêu nhân hậu vô biên. Ngài yêu thương tôn trọng tự do của con người, dẫu biết con người có thể lạm dụng tự do ấy để làm những điều xấu, ngay cả việc chống lại Ngài. Rồi khi con người “đi hoang”, Ngài kiên nhẫn chờ đợi và làm mọi cách để đưa con người lầm lạc trở về, kể cả việc hy sinh chính Con Một của mình, chỉ đơn giản vì: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Êd 18, 23). Và rồi một khi con người biết hoán cải trở về, Ngài còn phục hồi cho họ gấp ngàn lần hơn: danh dự, địa vị, phẩm giá, tự do, v,v…
Chúng ta cũng được mời gọi sống như Ngài, nghĩa là biết quảng đại tha thứ cho nhau, và trên cả sự tha thứ là biết vui mừng đón nhận những người lầm lỗi sa ngã trở về. Đồng thời biết yêu thương và sẵn sàng giúp họ hòa nhập, thay vì loại trừ hay xa lánh họ. Có như thế chúng ta mới ngày một trở nên hoàn thiện như Chúa Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Amen.
Sống trong sự hòa hợp
Jos. Tú Nạc, NMS
08:37 09/09/2010
Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm C (Exodus 32: 7-11, 13-14; Psalm 51; Timothy 1: 12-17; Luke 15: 1-32)
Bò Vàng là biểu tượng quyền lực trong tôn giáo và thậm chí còn là ý thức văn hóa của chúng ta. Nó dường như biểu hiện sự sùng bái, vô luân và bất trung và là “cây gậy” được dùng trong nhiều bài thuyết giảng về nghĩa vụ hoặc những lời hô hào, cổ vũ đạo đức. Việc phụng tự Bò Vàng dĩ nhiên có thể dẫn đến nhiều hình thức – tiền bạc, của cải, thành công và những sở thích – nhưng những điều này là những biểu hiện hiển nhiên hơn về những điều gì đó mà sâu xa hơn nhiều.
Người Do Thái đã được dẫn ra khỏi Ai Cập qua những biểu hiện quyến năng của Thiên Chúa – những dịch bệnh, sự hủy diệt của những người Ai Cập đeo đuổi và sự cung cấp diêu kỳ thức ăn và nước uống giữa sa mạc khô cằn, khắc nghiệt. Tất cả đó là để yêu cầu họ trong việc quay về với đức tin, một điều khác nữa là để nói lên sự tin tưởng tuyệt đối. Con người những ai bước đi trong đức tin, cuộc đời sống với kỳ vọng và tình trạng bị lên án mà Thiên Chúa tham gia vào cuộc sống no đầy thịnh vượng của họ và có thể được tin cậy. Nhưng chẳng bao lâu những sự việc đầy kịch tính và khích động đã bị sói mòn và dân Israel phải đối mặt hết ngày này sang ngày khác với sự sinh tồn. Khi Moses trì hoãn trên đỉnh núi một lúc lâu, họ đã ra vẻ tồi tệ và sợ hãi và họ bắt đầu như có vẻ hoạch định báo thù. Đủ để vị thần này người mà chúng ta không thể thấy và đường lối của ông đầy bí ẩn! Tốt hơn nhiều một vị thần mà có thể thấy và liên hệ – quan trọng hơn người mà chúng ta không thể kiểm soát.
Bước đi trong đức tin đích thực, thường thiếu bản đồ chỉ lối hoặc tri thức về những gì nằm phía trước, thì quả là đáng sợ và vô vàn khó khăn đối với nhiều người. Điều đó hoàn toàn chính xác bởi vì tôn giáo thiêng liêng đến nỗi nó thiên về nhiều hơn đối với những thực hiện tôn thờ tượng thần và những thao tác con người. Chúng ta cấu thành và phụng tự Bò Vàng quá đáng khi chúng ta cấu thành tôn giáo bằng cách tạo nó có thể khẳng định và dễ dàng kiểm soát. Cơ cấu, tổ chức, qui tắc, luật lệ và nghi thức đôi khi có thể hoạt động như một lối thoát khỏi những nhu cầu của cuộc sống trong đức tin và niềm tín thác. Đức tin rất khó khăn đối với những ai không hể sống mà thiếu những câu trả lời hai mặt trắng đen và lúc nào cũng khăng khăng tuyệt đối.
Thay vì thiết tha trong hối tiếc hay tự ăn năn trở về từ tội lỗi, “Phao-lô” (1 Timothy có lẽ được viết sau cái chết của Thánh Phao-lô bởi một trong những môn đệ của ông) có vẻ như đời sống chuyển đổi của ông trước đây ít hơn khi làm nhân chứng cho lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa. Ông đã lắc đầu trước những bạo lực và bất khoan dung của chính mình. Nhưng Thiên Chúa đã dùng Phao-lô để chứng minh quan điểm của Người: sự cứu rỗi của chúng ta không phải là điều gì đó mà chúng ta kiếm được hay xứng đáng mà là món quà đầy lòng nhân từ thông qua Chúa Giê-su Ki-tô. Nhưng đây luôn là đường lối của Thiên Chúa: Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta bất cứ nơi đâu và đón nhận chúng ta bất cứ khi nào – sự trưởng thành của chúng ta trong thánh thiện là lời đáp hân hoan và tri ân về nhiệm vụ của chúng ta.
Phải chăng bữa tiệc nước trời là yến tiệc hân hoan nếu có những nơi trống vắng? Vài câu chuyện dân gian tôn giáo thiêng liêng bị đảo lộn bởi Chúa Giê-su thân thiện và ân cần đối với những ai bị cho là thiếu đạo đức và không tín ngưỡng thậm chí là đáng trách. Chúng ta không cần phải nhìn xa vào thời đại của chính chúng ta vì những điển hình tương tự. Thay vì trở nên xung đôt cáu giận. Cúa Giê-su đáp lại bằng ba dụ ngôn để minh họa những gì là thái độ của chính chúng ta hướng về sự bướng bỉnh và mất mát. Nhưng thâm chí bên kia những điều đó họ vạch trần thái độ của Thiên Chúa và không gì ngạc nhiên mà nó sẽ phải bỏ đi tận gốc rễ thái độ của hầu hết sự sống con người. Con người yêu thích sự phân loại, phán xét và loại trừ – nhất là đối với những ai khác biệt và không phù hợp với phe phái ấy.
Hai dụ ngôn đầu tiên người phụ nữ và người mục tử bỏ quên moi thứ khác, tập trung thời gian và công sức của họ để tìm đồng xu và con cừu bị mất. Phần thất lạc trở nên quan trọng hơn phần còn lại và chỉ khi toàn bộ được phục hồi mới có thể có bình yên và vui sướng. Hình ảnh Thiên Chúa trong dụ ngôn Prodigal Son (Đứa con hoang đàng) không xét xử, lên án hay trừng phạt – ông chỉ đơn giản là vui mừng khôn xiết rằng đứa con trai nhỏ đã biết tìm đường trở về nhà. Tấm gương về tình yêu vô điều kiện ấy đã không làm hài lòng đứa con trai lớn mà mối quan hệ thuộc đạo làm con của nó chỉ là một trong những bổn phận, nghĩa vụ và hy vọng tương lai được tưởng thưởng. Người cha đã nhắc nhở nó rằng họ ai nấy đều là một và điều đó nó nên vui sướng rằng em của nó đã được trở về. Nó cũng nên nhận ra rằng cha mình không yêu mình bởi vì mình chỉ có ý thức về trách nhiệm, bổn phận vì mình là con trai của ông.
Trên thế gian, Thiên Chúa mong mỏi chúng ta không được tạo ra “trong” phe phái hoặc “ngoài” phe phái – không có sự ghét bỏ hoặc khinh thường “người khác” – duy nhất Thiên Chúa và loài người sống trong sự hòa hợp.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Bò Vàng là biểu tượng quyền lực trong tôn giáo và thậm chí còn là ý thức văn hóa của chúng ta. Nó dường như biểu hiện sự sùng bái, vô luân và bất trung và là “cây gậy” được dùng trong nhiều bài thuyết giảng về nghĩa vụ hoặc những lời hô hào, cổ vũ đạo đức. Việc phụng tự Bò Vàng dĩ nhiên có thể dẫn đến nhiều hình thức – tiền bạc, của cải, thành công và những sở thích – nhưng những điều này là những biểu hiện hiển nhiên hơn về những điều gì đó mà sâu xa hơn nhiều.
Người Do Thái đã được dẫn ra khỏi Ai Cập qua những biểu hiện quyến năng của Thiên Chúa – những dịch bệnh, sự hủy diệt của những người Ai Cập đeo đuổi và sự cung cấp diêu kỳ thức ăn và nước uống giữa sa mạc khô cằn, khắc nghiệt. Tất cả đó là để yêu cầu họ trong việc quay về với đức tin, một điều khác nữa là để nói lên sự tin tưởng tuyệt đối. Con người những ai bước đi trong đức tin, cuộc đời sống với kỳ vọng và tình trạng bị lên án mà Thiên Chúa tham gia vào cuộc sống no đầy thịnh vượng của họ và có thể được tin cậy. Nhưng chẳng bao lâu những sự việc đầy kịch tính và khích động đã bị sói mòn và dân Israel phải đối mặt hết ngày này sang ngày khác với sự sinh tồn. Khi Moses trì hoãn trên đỉnh núi một lúc lâu, họ đã ra vẻ tồi tệ và sợ hãi và họ bắt đầu như có vẻ hoạch định báo thù. Đủ để vị thần này người mà chúng ta không thể thấy và đường lối của ông đầy bí ẩn! Tốt hơn nhiều một vị thần mà có thể thấy và liên hệ – quan trọng hơn người mà chúng ta không thể kiểm soát.
Bước đi trong đức tin đích thực, thường thiếu bản đồ chỉ lối hoặc tri thức về những gì nằm phía trước, thì quả là đáng sợ và vô vàn khó khăn đối với nhiều người. Điều đó hoàn toàn chính xác bởi vì tôn giáo thiêng liêng đến nỗi nó thiên về nhiều hơn đối với những thực hiện tôn thờ tượng thần và những thao tác con người. Chúng ta cấu thành và phụng tự Bò Vàng quá đáng khi chúng ta cấu thành tôn giáo bằng cách tạo nó có thể khẳng định và dễ dàng kiểm soát. Cơ cấu, tổ chức, qui tắc, luật lệ và nghi thức đôi khi có thể hoạt động như một lối thoát khỏi những nhu cầu của cuộc sống trong đức tin và niềm tín thác. Đức tin rất khó khăn đối với những ai không hể sống mà thiếu những câu trả lời hai mặt trắng đen và lúc nào cũng khăng khăng tuyệt đối.
Thay vì thiết tha trong hối tiếc hay tự ăn năn trở về từ tội lỗi, “Phao-lô” (1 Timothy có lẽ được viết sau cái chết của Thánh Phao-lô bởi một trong những môn đệ của ông) có vẻ như đời sống chuyển đổi của ông trước đây ít hơn khi làm nhân chứng cho lòng nhân từ thương xót của Thiên Chúa. Ông đã lắc đầu trước những bạo lực và bất khoan dung của chính mình. Nhưng Thiên Chúa đã dùng Phao-lô để chứng minh quan điểm của Người: sự cứu rỗi của chúng ta không phải là điều gì đó mà chúng ta kiếm được hay xứng đáng mà là món quà đầy lòng nhân từ thông qua Chúa Giê-su Ki-tô. Nhưng đây luôn là đường lối của Thiên Chúa: Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta bất cứ nơi đâu và đón nhận chúng ta bất cứ khi nào – sự trưởng thành của chúng ta trong thánh thiện là lời đáp hân hoan và tri ân về nhiệm vụ của chúng ta.
Phải chăng bữa tiệc nước trời là yến tiệc hân hoan nếu có những nơi trống vắng? Vài câu chuyện dân gian tôn giáo thiêng liêng bị đảo lộn bởi Chúa Giê-su thân thiện và ân cần đối với những ai bị cho là thiếu đạo đức và không tín ngưỡng thậm chí là đáng trách. Chúng ta không cần phải nhìn xa vào thời đại của chính chúng ta vì những điển hình tương tự. Thay vì trở nên xung đôt cáu giận. Cúa Giê-su đáp lại bằng ba dụ ngôn để minh họa những gì là thái độ của chính chúng ta hướng về sự bướng bỉnh và mất mát. Nhưng thâm chí bên kia những điều đó họ vạch trần thái độ của Thiên Chúa và không gì ngạc nhiên mà nó sẽ phải bỏ đi tận gốc rễ thái độ của hầu hết sự sống con người. Con người yêu thích sự phân loại, phán xét và loại trừ – nhất là đối với những ai khác biệt và không phù hợp với phe phái ấy.
Hai dụ ngôn đầu tiên người phụ nữ và người mục tử bỏ quên moi thứ khác, tập trung thời gian và công sức của họ để tìm đồng xu và con cừu bị mất. Phần thất lạc trở nên quan trọng hơn phần còn lại và chỉ khi toàn bộ được phục hồi mới có thể có bình yên và vui sướng. Hình ảnh Thiên Chúa trong dụ ngôn Prodigal Son (Đứa con hoang đàng) không xét xử, lên án hay trừng phạt – ông chỉ đơn giản là vui mừng khôn xiết rằng đứa con trai nhỏ đã biết tìm đường trở về nhà. Tấm gương về tình yêu vô điều kiện ấy đã không làm hài lòng đứa con trai lớn mà mối quan hệ thuộc đạo làm con của nó chỉ là một trong những bổn phận, nghĩa vụ và hy vọng tương lai được tưởng thưởng. Người cha đã nhắc nhở nó rằng họ ai nấy đều là một và điều đó nó nên vui sướng rằng em của nó đã được trở về. Nó cũng nên nhận ra rằng cha mình không yêu mình bởi vì mình chỉ có ý thức về trách nhiệm, bổn phận vì mình là con trai của ông.
Trên thế gian, Thiên Chúa mong mỏi chúng ta không được tạo ra “trong” phe phái hoặc “ngoài” phe phái – không có sự ghét bỏ hoặc khinh thường “người khác” – duy nhất Thiên Chúa và loài người sống trong sự hòa hợp.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:53 09/09/2010
BỎ TÚI
“Bỏ túi” là một loại sách hình dáng đặc biệt nhỏ của người xưa, do hình dáng rất nhỏ có thể gói trong cái khăn, cho nên mới gọi là “sách tay nải”, mà nó cũng có thể bỏ trong ống tay áo, cho nên lại gọi nó là “sách tay áo”. Đây là một loại sách nhỏ dùng tay để sao chép lại, trước khi phát minh khắc chữ trên gỗ thì nó rất phổ biến.
Bởi vì hình dáng của sách rất nhỏ có thể bỏ trong cái tay nải, cho nên thời ấy các thí sinh đến kỳ thi thì đem nó theo để quay cóp. Ngoài ra, áo quần của người xưa thường không có túi, một vài đồ vật mang theo thì đều bỏ trong cái túi lớn được may trong tay áo, để lúc nào cũng có thể lấy ra thưởng ngoạn, do đó mà chỉ cần một đồ vật nhỏ bé nào đó thì cũng được gọi là “bỏ túi”.
(Thoán phác)
Suy tư:
Thời nay loại sách bỏ túi có nhiều kiểu nhiều dáng rất đẹp và rất tiện lợi, từ sách khoa học cho đến những loại truyện bỏ túi cho trẻ em cũng như người lớn. Thời nay người ta cũng chế tạo những “sách” điện tử có thể đọc báo, coi tin tức, nhắn tin.v.v...trong máy PDA, điện thoại di dộng nhỏ xíu rất tiện lợi cho người dùng mọi nơi mọi lúc.
Sách Kinh Thánh được xuất bản với khổ nhỏ có thể bỏ vào trong túi xách đem đi rất tiện lợi, nhưng có ai trong chúng ta –người Ki-tô hữu- đem nó bỏ vào trong túi xách, bỏ vào trong ba lô, bỏ trên xe hơi để có thể đọc bất cứ lúc nào không ?
Có những lúc khoa học phục vụ cho tín ngưỡng và niềm tin của chúng ta, nhưng chúng ta lại không biết lợi dụng nó để tăng cường sức mạnh cho cuộc hành trình đức tin của chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
“Bỏ túi” là một loại sách hình dáng đặc biệt nhỏ của người xưa, do hình dáng rất nhỏ có thể gói trong cái khăn, cho nên mới gọi là “sách tay nải”, mà nó cũng có thể bỏ trong ống tay áo, cho nên lại gọi nó là “sách tay áo”. Đây là một loại sách nhỏ dùng tay để sao chép lại, trước khi phát minh khắc chữ trên gỗ thì nó rất phổ biến.
Bởi vì hình dáng của sách rất nhỏ có thể bỏ trong cái tay nải, cho nên thời ấy các thí sinh đến kỳ thi thì đem nó theo để quay cóp. Ngoài ra, áo quần của người xưa thường không có túi, một vài đồ vật mang theo thì đều bỏ trong cái túi lớn được may trong tay áo, để lúc nào cũng có thể lấy ra thưởng ngoạn, do đó mà chỉ cần một đồ vật nhỏ bé nào đó thì cũng được gọi là “bỏ túi”.
(Thoán phác)
Suy tư:
Thời nay loại sách bỏ túi có nhiều kiểu nhiều dáng rất đẹp và rất tiện lợi, từ sách khoa học cho đến những loại truyện bỏ túi cho trẻ em cũng như người lớn. Thời nay người ta cũng chế tạo những “sách” điện tử có thể đọc báo, coi tin tức, nhắn tin.v.v...trong máy PDA, điện thoại di dộng nhỏ xíu rất tiện lợi cho người dùng mọi nơi mọi lúc.
Sách Kinh Thánh được xuất bản với khổ nhỏ có thể bỏ vào trong túi xách đem đi rất tiện lợi, nhưng có ai trong chúng ta –người Ki-tô hữu- đem nó bỏ vào trong túi xách, bỏ vào trong ba lô, bỏ trên xe hơi để có thể đọc bất cứ lúc nào không ?
Có những lúc khoa học phục vụ cho tín ngưỡng và niềm tin của chúng ta, nhưng chúng ta lại không biết lợi dụng nó để tăng cường sức mạnh cho cuộc hành trình đức tin của chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:54 09/09/2010
N2T |
28. Một người càng khắc chế mình thì càng có thể đón nhận sự cảm hóa và kêu gọi của Thiên Chúa, trên đường thánh đức cũng càng tiến bộ hơn nhiều.
(Thánh Francis de Sales)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:55 09/09/2010
N2T |
520. Mỗi một người đều cần thời gian để làm mới lại tâm hồn của mình.
Lạc Đường
Lm Vũđình Tường
23:13 09/09/2010
Phúc Âm Chúa vạch ra cho Kitô hữu nhiều đường khác nhau dẫn con người về nước trời. Dụ ngôn nói về cách xử thế, sống khiêm nhường, khuyên khi dự tiệc, nên chọn chỗ thấp ngồi tránh làm khó chủ nhà, mất mặt khách. Dụ ngôn khác nói về cửa hẹp. Hãy vào cửa hẹp là cửa dẫn đến tình yêu Chúa. Ngài là cửa chuồng chiên. Dụ ngôn khác lại nói về đường công chính. Đức Kitô tự nhận Ngài là con đường dẫn đến sự sống trường sinh. Không vác thập giá mình theo Chúa không xứng đáng làm môn đệ Chúa. Môn đệ chân chính chọn đi cùng đường Thầy mình đã vạch ra. Không đi đường đó mà chọn đường khác mà đi người đó sẽ lạc đường, mất hướng.
Đức Kitô là đường, là sự thật và ai đi đúng đường, đi theo sự thật sẽ tìm được nguồn sống. Ngoài đường Chúa ra mọi đường lối khác đều dẫn đi lạc hướng. Người lạc đường thường không tới đích định đến.
Hai con đường
Một con đường chiều theo ý riêng, đường xác thịt, đường trần gian khuyến dụ. Trái lại đường theo chân Chúa đòi từ bỏ ý riêng, đòi làm chủ xác thịt, đòi dấn thân, phó thác đời mình trong tin yêu, hy vọng vào Chúa. Cả hai đường đều có chướng ngại, đắng cay. Nên nhớ cuối đường đời là đường cùng. Đường cùng không lối thoát, chẳng tương lai. Chủ thuyết hiện thực cổ võ đường đời nên chủ trương danh vọng trong tay; tiền trong túi là chắc hơn cả. Đời sau biết có hay không, mà hy vọng.
Đường theo Chúa cam go, gập gềnh, khó đi, cạm bẫy, thử thách nhiều hơn đường đời. Biết điều đó nên Chúa ban nghị lực, bình an giúp ta vững bước trên đường đời. Sống trên đời nhưng hướng về tương lai, hướng về cuộc sống trường sinh. Đường theo Chúa bảo đảm, chắc chắn dẫn đến sự sống trường sinh. Bảo đảm vì không đi đơn độc một mình, có Chúa cùng đồng hành. Chắc chắn vì có ơn Chúa, có trợ giúp từ bạn đồng hành. Có Chúa đồng hành nên khi kêu cứu sẽ có tiếng đáp trả. Đường dẫn đến trường sinh vì kết hợp với Đấng làm chủ sự sống.
Kiên trì
Trong ba dụ ngôn: Chiên Lạc, Đồng Tiền Bị Mất và Người Con Hoang Đàng. Cả ba dụ ngôn đều rất gần với thực tế và có điểm giống nhau. Nỗi buồn khi mất của và niềm vui chan hoà tìm lại vật đã mất. Còn của vui buồn dấu kín, không dám tỏ cùng ai. Tìm được vật đã mất, niềm vui dâng trào khi chia sẻ, gọi người khác cùng hưởng, khi chủ nói với mọi người.
Người ấy mời bạn bè, hàng xón lại nói: Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó’. c9
Chọn bỏ nhà ra đi là chọn niềm vui cho riêng mình. Người đi vui, kẻ ở buồn, ngày đêm lo lắng cho an toàn người ra đi. Trở về cả hai vui mừng, gặp lại nhau, niềm vui đoàn tụ, nỗi lo tan biến khi thấy người trở về.
Chiên lạc may mắn có chủ kiên nhẫn kiếm. Chủ giầu tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ. Tìm chưa được chiên, tâm tư héo mòn, sức cạn, tinh thần mỏi mệt dẫu thế vẫn vững tin, quyết kiếm cho ra, khi gặp lại vui mừng vác chiên trên vai mang về.
Nơi bị lạc
Chiên bị lạc nơi hoang địa. Đồng tiền rơi góc phòng tối. Nơi lãng quên, ít ai quét dọn, bụi đóng từng lớp dầy. Người con hoang đàng lạc phương xa, nơi vùng đất lạ. Đất khách mạng người rẻ hơn heo vì heo vỗ béo bán ra tiền. Người sống chung với cầm thú. Giá trị, phẩm giá con người đặt dưới móng heo vì xã hội anh sống coi heo là con vật dơ bẩn.
Anh ta ước ao lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng nhưng chẳng ai cho c.16
Nơi bị lạc chính là nơi kẻ đi lạc tự nguyện đến. Sống trong ảo vọng, lầm tưởng ánh đèn mờ là nơi sáng lạn; tiếng nhạc xập xình tưởng niềm vui chan hoà; nói cười rộn rã tưởng là an bình bất tận. Ảo vọng biến mất khi hết tiền, cạn của. Nghèo bủa vây, mệt mỏi, cô đơn, buồn nản, phũ phàng, chán chường giàn thế trận sinh tử. Đường đời kẻ có tiền chỉ đạo; kẻ có thế nắm quyền. Còn tiền còn tiếng nói, hết tiền, hết tình, rã chức, tước tàn. Còn tiền có kẻ thưa, người dạ. Hết tiền tiếng rên xiết, than van, nỉ non át tiếng người. Đường đời xưa đến nay vẫn thế.
Vùng đất lạ
Vùng đất lạ không phải nơi xa lạ mà chính là tâm hồn, cõi lòng. Lạc từ trong nhà lạc ra. Lạc khi chân chưa ra khỏi ngưỡng cửa. Lạc không nhận ra tình thương người khác dành cho; không nhận biết người thân có lòng nhân lành. Lạc từ trong tư tưởng hoang đường, đòi của, đòi đi.
Không lạc nào nguy hiểm hơn là lạc tự tâm hồn.
Nó làm cho con người ra u mê, tối tăm, từ chối nhìn nhận sự thật.
Bịt tai không nghe lời khuyên chân chính.
Làm ngơ, bỏ qua thao thức, lo lắng của người thân.
Cắt đứt liên hệ tình cảm với người quen.
Lạc trong tâm hồn làm con người ra u mê đến độ tự nguyện bước vào vũng lầy cuộc đời, chọn ẩn náu trong vùng u tối, bất an, đầy cạm bẫy nhưng nhất quyết đến.
Muốn tránh lạc đường hãy từ bỏ đường đời. Để bỏ được đường đời cần ơn Chúa soi sáng, hướng dẫn. Muốn nhận ơn Chúa cần khiêm nhường. Khiêm nhường đòi từ bỏ cái tôi để sống cho tha nhân, cho Chúa.
Đức Kitô là đường, là sự thật và ai đi đúng đường, đi theo sự thật sẽ tìm được nguồn sống. Ngoài đường Chúa ra mọi đường lối khác đều dẫn đi lạc hướng. Người lạc đường thường không tới đích định đến.
Hai con đường
Một con đường chiều theo ý riêng, đường xác thịt, đường trần gian khuyến dụ. Trái lại đường theo chân Chúa đòi từ bỏ ý riêng, đòi làm chủ xác thịt, đòi dấn thân, phó thác đời mình trong tin yêu, hy vọng vào Chúa. Cả hai đường đều có chướng ngại, đắng cay. Nên nhớ cuối đường đời là đường cùng. Đường cùng không lối thoát, chẳng tương lai. Chủ thuyết hiện thực cổ võ đường đời nên chủ trương danh vọng trong tay; tiền trong túi là chắc hơn cả. Đời sau biết có hay không, mà hy vọng.
Đường theo Chúa cam go, gập gềnh, khó đi, cạm bẫy, thử thách nhiều hơn đường đời. Biết điều đó nên Chúa ban nghị lực, bình an giúp ta vững bước trên đường đời. Sống trên đời nhưng hướng về tương lai, hướng về cuộc sống trường sinh. Đường theo Chúa bảo đảm, chắc chắn dẫn đến sự sống trường sinh. Bảo đảm vì không đi đơn độc một mình, có Chúa cùng đồng hành. Chắc chắn vì có ơn Chúa, có trợ giúp từ bạn đồng hành. Có Chúa đồng hành nên khi kêu cứu sẽ có tiếng đáp trả. Đường dẫn đến trường sinh vì kết hợp với Đấng làm chủ sự sống.
Kiên trì
Trong ba dụ ngôn: Chiên Lạc, Đồng Tiền Bị Mất và Người Con Hoang Đàng. Cả ba dụ ngôn đều rất gần với thực tế và có điểm giống nhau. Nỗi buồn khi mất của và niềm vui chan hoà tìm lại vật đã mất. Còn của vui buồn dấu kín, không dám tỏ cùng ai. Tìm được vật đã mất, niềm vui dâng trào khi chia sẻ, gọi người khác cùng hưởng, khi chủ nói với mọi người.
Người ấy mời bạn bè, hàng xón lại nói: Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó’. c9
Chọn bỏ nhà ra đi là chọn niềm vui cho riêng mình. Người đi vui, kẻ ở buồn, ngày đêm lo lắng cho an toàn người ra đi. Trở về cả hai vui mừng, gặp lại nhau, niềm vui đoàn tụ, nỗi lo tan biến khi thấy người trở về.
Chiên lạc may mắn có chủ kiên nhẫn kiếm. Chủ giầu tình thương, chậm bất bình và hay tha thứ. Tìm chưa được chiên, tâm tư héo mòn, sức cạn, tinh thần mỏi mệt dẫu thế vẫn vững tin, quyết kiếm cho ra, khi gặp lại vui mừng vác chiên trên vai mang về.
Nơi bị lạc
Chiên bị lạc nơi hoang địa. Đồng tiền rơi góc phòng tối. Nơi lãng quên, ít ai quét dọn, bụi đóng từng lớp dầy. Người con hoang đàng lạc phương xa, nơi vùng đất lạ. Đất khách mạng người rẻ hơn heo vì heo vỗ béo bán ra tiền. Người sống chung với cầm thú. Giá trị, phẩm giá con người đặt dưới móng heo vì xã hội anh sống coi heo là con vật dơ bẩn.
Anh ta ước ao lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng nhưng chẳng ai cho c.16
Nơi bị lạc chính là nơi kẻ đi lạc tự nguyện đến. Sống trong ảo vọng, lầm tưởng ánh đèn mờ là nơi sáng lạn; tiếng nhạc xập xình tưởng niềm vui chan hoà; nói cười rộn rã tưởng là an bình bất tận. Ảo vọng biến mất khi hết tiền, cạn của. Nghèo bủa vây, mệt mỏi, cô đơn, buồn nản, phũ phàng, chán chường giàn thế trận sinh tử. Đường đời kẻ có tiền chỉ đạo; kẻ có thế nắm quyền. Còn tiền còn tiếng nói, hết tiền, hết tình, rã chức, tước tàn. Còn tiền có kẻ thưa, người dạ. Hết tiền tiếng rên xiết, than van, nỉ non át tiếng người. Đường đời xưa đến nay vẫn thế.
Vùng đất lạ
Vùng đất lạ không phải nơi xa lạ mà chính là tâm hồn, cõi lòng. Lạc từ trong nhà lạc ra. Lạc khi chân chưa ra khỏi ngưỡng cửa. Lạc không nhận ra tình thương người khác dành cho; không nhận biết người thân có lòng nhân lành. Lạc từ trong tư tưởng hoang đường, đòi của, đòi đi.
Không lạc nào nguy hiểm hơn là lạc tự tâm hồn.
Nó làm cho con người ra u mê, tối tăm, từ chối nhìn nhận sự thật.
Bịt tai không nghe lời khuyên chân chính.
Làm ngơ, bỏ qua thao thức, lo lắng của người thân.
Cắt đứt liên hệ tình cảm với người quen.
Lạc trong tâm hồn làm con người ra u mê đến độ tự nguyện bước vào vũng lầy cuộc đời, chọn ẩn náu trong vùng u tối, bất an, đầy cạm bẫy nhưng nhất quyết đến.
Muốn tránh lạc đường hãy từ bỏ đường đời. Để bỏ được đường đời cần ơn Chúa soi sáng, hướng dẫn. Muốn nhận ơn Chúa cần khiêm nhường. Khiêm nhường đòi từ bỏ cái tôi để sống cho tha nhân, cho Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH đề cao vai trò của Newman trong cuộc viếng thăm nước Anh
Phụng Nghi
07:40 09/09/2010
VATICAN CITY (CNS) - Quyết định của Đức giáo hoàng Benedict XVI du hành tới Anh quốc để đích thân tuyên phong Hồng y John Henry Newman lên bậc Chân phước sẽ cho ngài cơ hội đề cao học thuyết của Hồng y Newman về mối liên hệ giữa đức tin và lý trí, vai trò của lương tâm và chỗ đứng của tôn giáo trong xã hội.
Trong chuyến tông du từ 16 đến 19 tháng 9 sắp tới, Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng các thành phố Edinburgh và Glasgow ở nước Scotland trước khi du hành tới Luân đôn và Birmingham, để chủ sự nghi lễ phong chân phước. Hông y Newman, một nhà thần học, một nhà trí thức sống vào thế kỷ 19, trước khi trở lại theo Công giáo, đã là người lãnh đạo các nỗ lực canh tân trong giáo hội Anh giáo được mệnh danh là Phong trào Oxford.
Đức giáo hoàng sẽ cử hành các Thánh lễ ngoài trời, gặp Nữ hoàng Elizabeth II và Thủ tướng David Cameron, đọc một diễn từ quan trọng trước các nhà lãnh đạo xã hội nước Anh. Trong cuộc tông du, ngài cũng sẽ họp với các nhà lãnh đạo những tôn giáo khác, cũng như tham dự một buổi cầu nguyện đại kết, và viếng thăm ngôi nhà dành cho người cao tuổi.
Tuy vậy, Tòa thánh Vatican vẫn coi cuộc du hành này có tính cách mục vụ “nhân dịp tuyên phong chân phước cho Hồng y John Henry Newman.”
Kể từ ngày được tuyển chọn hơn 5 năm trước, Giáo hoàng Benedict đã chủ tế nhiều nghi lễ phong thánh, nhưng luôn luôn ủy nhiệm nghi thức phong chân phước cho các vị hồng y làm chủ sự, nhằm đề cao tầm quan trọng khác biệt giữa hai nghi lễ.
Quyết định của Đức giáo hoàng dành sự đặc biệt lần này đối với Hồng y Newman chứng tỏ lòng ngưỡng mộ cá nhân của ngài đối với vị giáo sĩ nước Anh, lòng ngưỡng phục mà có lần ngài nói rằng đã bằt đầu có từ khóa học đầu tiên khi ngài theo học thần học tại chủng viện năm 1946.
“Đối với chúng tôi, vào thời bấy giờ, học thuyết của Newman về lương tâm trở thành một nền tảng quan trọng” trong mối suy tư về thần học, đó là lời Joseph Ratzinger lúc còn là Hồng y đã phát biểu hồi năm 1990 trong một hội nghị đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày mất của Hồng y Newman.
Ngài nói: Thế chiến thứ II vừa mới chấm dứt, và các chủng sinh Đức trưởng thành dưới chế độ Adolf Hitler đã chứng kiến cảnh “nhân loại bị tàn phá khủng khiếp” do hậu quả của một nhà độc tài đã “phủ nhận lương tâm của mỗi con người.”
Trong khi hầu hết các chế độ toàn trị trên thế giới nay đã sụp đổ, Giáo hoàng Benedict vẫn thường cảnh báo rằng lương tâm mỗi cá nhân con người – phải tìm kiếm và hành động theo chân lý – ngày nay đang bị đe dọa bởi nền văn hóa của chủ nghĩa tương đối về luân lý, nó khẳng định rằng không có gì luôn luôn đúng hoặc luôn luôn luôn sai, và hầu như chuyện gì cũng được phép làm cả.
Giáo hoàng Benedict cũng thường đề cập đến tác động qua lại thiết yếu giữa đức tin và lý trí, là một điểm mà Hồng y Newman đã nhấn mạnh. Trong lúc ôm ấp niềm tin và nhận thức rằng không có thực chứng khoa học nào để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, hồng y Newman đã xác tín rằng đức tin vào Thiên Chúa là điều hợp lý, đó là một ý tưởng thường bị chỉ trích bởi trường phái các nhà triết học vô thần thời hiện đại ở Anh quốc.
Lòng kiên quyết đi tìm chân lý nơi Hồng y Newman, mối quan tâm của ngài về sự trung thành với tín lý, và xác tín của ngài rằng đức tin phải được sống công khai, tất cả cũng là những ý niệm chính yếu trong các lời giảng huấn của Giáo hoàng Benedict.
Trong các nghi lễ cử hành với tín hữu Công giáo tại Anh và trong các diễn từ đọc trước các nhà lãnh đạo Anh quốc, Đức giáo hoàng sẽ nhấn mạnh đến niềm xác tín của ngài rằng đức tin tôn giáo không làm trở ngại gì cho sự tiến bộ xã hội và sự sống chung hòa bình.
Trong năm vừa qua, tin tức về cuộc tông du này đã dẫn đến những kiến nghị chống đối cuộc thăm viếng, hứa hẹn những biểu tình phản kháng, chính yếu là lý do chính quyền sẽ dùng tiến thuế đóng góp của người dân để tài trợ cho cuộc thăm viếng của một nhà lãnh đạo tôn giáo, nhưng cũng còn vì lập trường của Giáo hội Công giáo về những vấn đề luân lý như ngừa thai và tính dục đồng giới.
Những nhóm đại diện nạn nhân vụ lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ cũng đe dọa sẽ chống đối cuộc thăm viếng của giáo hoàng. Trong khi đó, giới chức tại Vatican và tại Anh quốc nói rằng có thể Đức giáo hoàng sẽ gặp riêng một số nạn nhân, cũng như ngài đã làm ở Mỹ, Úc và Malta.
Giáo hoàng Benedict sẽ được Nữ hoàng Elizabeth chào đón tại Anh, bà là vị thống quản tối cao của Giáo hội Anh giáo. Đức giáo hoàng cũng sẽ gặp riêng và cùng cầu nguyện chung công khai với Tổng giám mục Rowan Williams thuộc Canterbury; ông là giáo trưởng của Giáo hội nước Anh và là vị lãnh đạo tinh thần của Cộng đồng Anh giáo.
Vì đức tin và nền thần học Kitô giáo của Hồng y Newman lúc ban đầu được thành hình ở trong Giáo hội Anh giáo, nên sẽ cần đến tính nhạy cảm đặc biệt vào thời điểm khó khăn trong nỗ lực kiếm tìm sự hiệp nhất hoàn toàn giữa Công giáo Roma và Anh giáo.
Mục sư David Richardson, giám đốc Trung tâm Anh giáo tại Rome và là đại diện của tổng giám mục Canterbury bên cạnh Tòa thánh, nói: tuy một số người có thể coi việc tôn phong chân phước cho Hồng y Newman là một điểm bất đồng khác giữa hai bên, nhưng “có thể việc phong chân phước này sẽ là nhịp cầu xây dựng.”
Ông nói: Lịch phụng vụ của Giáo hội Anh cũng có ghi ngày tưởng niệm Newman, người được nhiều tín hữu Anh giáo tôn vinh như là một nhà thần học lỗi lạc, một con người sống đời cầu nguyện và một lực canh tân cho giáo hội.
“Việc tuyên phong chân phước này không chỉ đơn thuần là một hình thức khải hoàn cho một người Công giáo Roma đã qua đời, nhưng quả thực là một cơ hội để công nhận một tổng thể -- đó là tôn giáo Anh cũng như tôn giáo Công giáo của hồng y Newman.”
Vào thuở mà nhiều người nhận thấy nguy cơ Giáo hội Anh bị coi như là một bộ thuộc chính quyền Anh quốc, thì Newman đã lãnh đạo các nỗ lực của Phong trào Oxford của Anh giáo muốn trở về với các giảng huấn của những nhà thần học Kitô giáo thời sơ khai, nhằm mục đích phục hồi ý thức rằng giáo hội là một cơ chế thánh thiêng được Thiên Chúa ủy nhiệm.
Khi hồng y tiếp tục cuộc tìm kiếm chân lý, người được tiếp nhận vào Giáo hội Công giáo năm 1845, thụ phong linh mục Công giáo năm 1847, và được phong tước vị hồng y năm 1879.
Phát biểu của Đức ông Mark Langham, một linh mục thuộc Giáo phận Westminter và là một viên chức thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo: “Quý vị không thể bắt đầu hiểu biết con người Công giáo Newman, nếu không hiểu biết được con người Anh giáo Newman.”
“Rất rõ ràng là chính sự học hỏi và kiếm tìm chân lý của người – sự kiếm tìm chân lý phối hợp tuyệt đối của một người Anh giáo – đã chuyển đưa người tới đạo Công giáo.”
Đức ông nói tiếp: Đồng thời, tuy xác tín rằng sự trọn vẹn của chân lý đã tìm thấy trong giáo hội Công giáo, hồng y Newman vẫn trân trọng sự đào tạo người nhận được khi còn theo Anh giáo. Điều vẫn còn rất rõ rệt nữa, vai trò của hồng y không phải là kẻ cố gắng săn tìm người cho Giáo hội Công giáo Roma.”
Trong chuyến tông du từ 16 đến 19 tháng 9 sắp tới, Đức giáo hoàng sẽ thăm viếng các thành phố Edinburgh và Glasgow ở nước Scotland trước khi du hành tới Luân đôn và Birmingham, để chủ sự nghi lễ phong chân phước. Hông y Newman, một nhà thần học, một nhà trí thức sống vào thế kỷ 19, trước khi trở lại theo Công giáo, đã là người lãnh đạo các nỗ lực canh tân trong giáo hội Anh giáo được mệnh danh là Phong trào Oxford.
Đức giáo hoàng sẽ cử hành các Thánh lễ ngoài trời, gặp Nữ hoàng Elizabeth II và Thủ tướng David Cameron, đọc một diễn từ quan trọng trước các nhà lãnh đạo xã hội nước Anh. Trong cuộc tông du, ngài cũng sẽ họp với các nhà lãnh đạo những tôn giáo khác, cũng như tham dự một buổi cầu nguyện đại kết, và viếng thăm ngôi nhà dành cho người cao tuổi.
Tuy vậy, Tòa thánh Vatican vẫn coi cuộc du hành này có tính cách mục vụ “nhân dịp tuyên phong chân phước cho Hồng y John Henry Newman.”
Kể từ ngày được tuyển chọn hơn 5 năm trước, Giáo hoàng Benedict đã chủ tế nhiều nghi lễ phong thánh, nhưng luôn luôn ủy nhiệm nghi thức phong chân phước cho các vị hồng y làm chủ sự, nhằm đề cao tầm quan trọng khác biệt giữa hai nghi lễ.
Quyết định của Đức giáo hoàng dành sự đặc biệt lần này đối với Hồng y Newman chứng tỏ lòng ngưỡng mộ cá nhân của ngài đối với vị giáo sĩ nước Anh, lòng ngưỡng phục mà có lần ngài nói rằng đã bằt đầu có từ khóa học đầu tiên khi ngài theo học thần học tại chủng viện năm 1946.
“Đối với chúng tôi, vào thời bấy giờ, học thuyết của Newman về lương tâm trở thành một nền tảng quan trọng” trong mối suy tư về thần học, đó là lời Joseph Ratzinger lúc còn là Hồng y đã phát biểu hồi năm 1990 trong một hội nghị đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày mất của Hồng y Newman.
Hồng y John Henry Newman |
Ngài nói: Thế chiến thứ II vừa mới chấm dứt, và các chủng sinh Đức trưởng thành dưới chế độ Adolf Hitler đã chứng kiến cảnh “nhân loại bị tàn phá khủng khiếp” do hậu quả của một nhà độc tài đã “phủ nhận lương tâm của mỗi con người.”
Trong khi hầu hết các chế độ toàn trị trên thế giới nay đã sụp đổ, Giáo hoàng Benedict vẫn thường cảnh báo rằng lương tâm mỗi cá nhân con người – phải tìm kiếm và hành động theo chân lý – ngày nay đang bị đe dọa bởi nền văn hóa của chủ nghĩa tương đối về luân lý, nó khẳng định rằng không có gì luôn luôn đúng hoặc luôn luôn luôn sai, và hầu như chuyện gì cũng được phép làm cả.
Giáo hoàng Benedict cũng thường đề cập đến tác động qua lại thiết yếu giữa đức tin và lý trí, là một điểm mà Hồng y Newman đã nhấn mạnh. Trong lúc ôm ấp niềm tin và nhận thức rằng không có thực chứng khoa học nào để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa, hồng y Newman đã xác tín rằng đức tin vào Thiên Chúa là điều hợp lý, đó là một ý tưởng thường bị chỉ trích bởi trường phái các nhà triết học vô thần thời hiện đại ở Anh quốc.
Lòng kiên quyết đi tìm chân lý nơi Hồng y Newman, mối quan tâm của ngài về sự trung thành với tín lý, và xác tín của ngài rằng đức tin phải được sống công khai, tất cả cũng là những ý niệm chính yếu trong các lời giảng huấn của Giáo hoàng Benedict.
Trong các nghi lễ cử hành với tín hữu Công giáo tại Anh và trong các diễn từ đọc trước các nhà lãnh đạo Anh quốc, Đức giáo hoàng sẽ nhấn mạnh đến niềm xác tín của ngài rằng đức tin tôn giáo không làm trở ngại gì cho sự tiến bộ xã hội và sự sống chung hòa bình.
Trong năm vừa qua, tin tức về cuộc tông du này đã dẫn đến những kiến nghị chống đối cuộc thăm viếng, hứa hẹn những biểu tình phản kháng, chính yếu là lý do chính quyền sẽ dùng tiến thuế đóng góp của người dân để tài trợ cho cuộc thăm viếng của một nhà lãnh đạo tôn giáo, nhưng cũng còn vì lập trường của Giáo hội Công giáo về những vấn đề luân lý như ngừa thai và tính dục đồng giới.
Những nhóm đại diện nạn nhân vụ lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ cũng đe dọa sẽ chống đối cuộc thăm viếng của giáo hoàng. Trong khi đó, giới chức tại Vatican và tại Anh quốc nói rằng có thể Đức giáo hoàng sẽ gặp riêng một số nạn nhân, cũng như ngài đã làm ở Mỹ, Úc và Malta.
Giáo hoàng Benedict sẽ được Nữ hoàng Elizabeth chào đón tại Anh, bà là vị thống quản tối cao của Giáo hội Anh giáo. Đức giáo hoàng cũng sẽ gặp riêng và cùng cầu nguyện chung công khai với Tổng giám mục Rowan Williams thuộc Canterbury; ông là giáo trưởng của Giáo hội nước Anh và là vị lãnh đạo tinh thần của Cộng đồng Anh giáo.
Vì đức tin và nền thần học Kitô giáo của Hồng y Newman lúc ban đầu được thành hình ở trong Giáo hội Anh giáo, nên sẽ cần đến tính nhạy cảm đặc biệt vào thời điểm khó khăn trong nỗ lực kiếm tìm sự hiệp nhất hoàn toàn giữa Công giáo Roma và Anh giáo.
Mục sư David Richardson, giám đốc Trung tâm Anh giáo tại Rome và là đại diện của tổng giám mục Canterbury bên cạnh Tòa thánh, nói: tuy một số người có thể coi việc tôn phong chân phước cho Hồng y Newman là một điểm bất đồng khác giữa hai bên, nhưng “có thể việc phong chân phước này sẽ là nhịp cầu xây dựng.”
Ông nói: Lịch phụng vụ của Giáo hội Anh cũng có ghi ngày tưởng niệm Newman, người được nhiều tín hữu Anh giáo tôn vinh như là một nhà thần học lỗi lạc, một con người sống đời cầu nguyện và một lực canh tân cho giáo hội.
“Việc tuyên phong chân phước này không chỉ đơn thuần là một hình thức khải hoàn cho một người Công giáo Roma đã qua đời, nhưng quả thực là một cơ hội để công nhận một tổng thể -- đó là tôn giáo Anh cũng như tôn giáo Công giáo của hồng y Newman.”
Vào thuở mà nhiều người nhận thấy nguy cơ Giáo hội Anh bị coi như là một bộ thuộc chính quyền Anh quốc, thì Newman đã lãnh đạo các nỗ lực của Phong trào Oxford của Anh giáo muốn trở về với các giảng huấn của những nhà thần học Kitô giáo thời sơ khai, nhằm mục đích phục hồi ý thức rằng giáo hội là một cơ chế thánh thiêng được Thiên Chúa ủy nhiệm.
Khi hồng y tiếp tục cuộc tìm kiếm chân lý, người được tiếp nhận vào Giáo hội Công giáo năm 1845, thụ phong linh mục Công giáo năm 1847, và được phong tước vị hồng y năm 1879.
Phát biểu của Đức ông Mark Langham, một linh mục thuộc Giáo phận Westminter và là một viên chức thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo: “Quý vị không thể bắt đầu hiểu biết con người Công giáo Newman, nếu không hiểu biết được con người Anh giáo Newman.”
“Rất rõ ràng là chính sự học hỏi và kiếm tìm chân lý của người – sự kiếm tìm chân lý phối hợp tuyệt đối của một người Anh giáo – đã chuyển đưa người tới đạo Công giáo.”
Đức ông nói tiếp: Đồng thời, tuy xác tín rằng sự trọn vẹn của chân lý đã tìm thấy trong giáo hội Công giáo, hồng y Newman vẫn trân trọng sự đào tạo người nhận được khi còn theo Anh giáo. Điều vẫn còn rất rõ rệt nữa, vai trò của hồng y không phải là kẻ cố gắng săn tìm người cho Giáo hội Công giáo Roma.”
ĐHY Trần Nhật Quân: Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc, đối thoại hay đối đầu với chính phủ
Tiền Hô
08:19 09/09/2010
Hong Kong (AsiaNews 8/9/2010) – Bài viết sau đây là một phản hồi mà chúng tôi nhận được từ ĐHY Giuse Trần Nhật Quân (nguyên giám mục Hong Kong) về bài viết của Cha Jeroom Heyndrickx [1]: "Đừng giết hại các ngôn sứ tại Trung Quốc. Họ là những Ricci Matteo ngày nay", để đăng tải.
Tôi ý thức được mình là một tội nhân. Tôi không có tư cách để xét đoán người khác. Nhưng tôi không muốn thêm một tội nữa vào nhiều tội lỗi của tôi, đó là làm một con chó câm khi mà nó cần phải sủa.
Linh mục đáng kính Jeroom Heyndrickx đã lần nữa viết một bài mà bắt đầu với những lời lẽ như thế này: "Chính sách mở cửa của Trung Quốc hoàn toàn cho phép Giáo hội Công giáo phát triển".
Sau khi đọc toàn bộ bài viết này và còn một bài khác mang tên "Một cuộc chạm trán mới giữa Giáo hội Công giáo và Trung Quốc" (nằm trong tập Light Candle của Serica Collectanea), tôi có thể hiểu rằng, các “ngôn sứ” trong văn phong chính là những người Công giáo ở Trung Quốc đang đối thoại với Chính phủ Trung Quốc – những kẻ muốn giết chết những ai muốn đối đầu, hơn là đối thoại.
Tôi e rằng Cha đáng kính đang đánh nhau với cối xay gió. Đâu là đối thoại? Đâu là đối đầu?
Cha Heyndrickx có nhiều cơ hội để đối thoại: với những người bạn Công giáo của mình tại Trung Quốc, với ông Liu Bai Nian [2], với những người trong Chính phủ Trung Quốc, với Thánh Bộ Truyền giáo (cha có đi giữa đôi bên?)
Tuy nhiên, các giám mục của chúng tôi ở Trung Quốc có bất kỳ cơ hội nào để đối thoại không? Ai trong số họ có? Không hề! Chính phủ duy trì một sự giám sát chặt chẽ để ngăn cấm họ làm như vậy. Đối thoại với Chính phủ ư? Chắc chắn không! Họ chỉ biết lắng nghe và tuân lệnh.
Họ được tấn phong để phục vụ cho những lợi ích mà họ không hay biết. Họ được triệu tập tham gia các cuộc họp mà không biết chương trình nghị sự. Họ được dọn sẵn bài diễn văn để đọc mà họ đã không viết ra và thậm chí còn không được xem nó trước.
Cha Jeroom chẳng biết rằng các vị giám mục của chúng tôi, ý tôi là những người trong cộng đoàn chính thức (hầm trú), bị đối xử như nô lệ, hoặc thậm chí tệ hơn, như là con thú bị xiềng xích. Trong lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc có nói rằng, đấng bản quyền giám mục đang bị làm nhục ("phỉ báng") ở Trung Quốc.
Còn đối đầu thì sao? Ai đang phải đối đầu với ai? Con cừu có phản ứng được gì trước khả năng tấn công của con sư tử không? Nếu chúng tôi bảo cừu "Hãy chạy trốn đi!" thì chúng tôi lại bị quy kết là kích động đối đầu?
Cha già đáng kính của chúng tôi ơi, ngài cũng biết thực tế và công nhận là ngày hôm nay vẫn còn sự đàn áp và sách nhiễu cho cộng đồng Giáo Hội tại Trung Quốc. Vì vậy, làm sao mà cha có thể nói như thể cha đang nói về một thế giới khác?
Đúng là những phương pháp khủng bố nay đã được cải tiến. Bây giờ, các nạn nhân được mời đến dùng bữa ăn tối, tham quan du lịch, được tặng quà và danh thế ngập mình (giống như chương trình ưu đãi dành cho thành viên của Đại hội Nhân dân ở các cấp độ khác nhau). Họ còn được hứa hẹn bằng cả “lương tâm” là họ sẽ được tôn trọng. Nhưng chúng ta biết rằng, trong chủ nghĩa Mácxít, điều đó là vô nghĩa. Dối trá là phương tiện hợp pháp để đạt được thành quả.
Trong những ngày gần đây, chúng ta biết là họ đã phóng thích ĐGM Julius Jia Zhiguo khỏi lao tù và họ cũng sẽ sớm làm như vậy với ĐGM James Su Zhimin. Nhưng theo kế hoạch này thì Chính phủ sẽ công nhận họ là giám mục, còn Tòa Thánh sẽ yêu cầu họ nghỉ hưu để rời khỏi vị trí mình một cách tự nguyện, như thể đó là sự lựa chọn có "đồng thuận (?!)". Trong mọi trường hợp, kết quả cuối cùng thì những thứ đã được thực hiện là những gì mà Đảng muốn.
Còn chúng tôi nói: "Những gì Đảng muốn không phải là điều Đức Giáo Hoàng muốn". Khi nói như vậy, chúng tôi bị quy kết là đối đầu. Tuy nhiên, “một cơ hội phúc đức” là ngày nay những gì đảng muốn có vẻ trùng hợp dễ dàng với những gì mà Thánh Bộ Truyền Giáo muốn. Vì vậy, Alleluia! Mọi người nên hạnh phúc đi!
Cha Heyndrickx nói về những người Công giáo "trưởng thành". Người Công giáo cũng giống như các ngôn sứ cũ trong lịch sự. Họ không cần phải cứng rắn đâu vì họ không có bị nguy hại gì cả. Họ chỉ cần được khôn ngoan. Các ngôn sứ đương đại được diễm phúc đi trên các xe uy quyền của “Giáo Hội độc lập” và thỉnh thoảng là to lên: "Giáo hoàng muôn năm!".
Thay vào đó thì các ngôn sứ đích thật sẽ có những thứ bất tiện (không chỉ là kẻ thù) và họ sẽ bị loại trừ, hoặc theo từ mà Cha Heyndrickx dùng là "giết chết". Nhưng họ không hề sợ. Họ sẵn sàng cho điều đó. Tuy nhiên, điều đáng buồn là những anh chị em của chúng ta trong cộng đồng hầm trú - những người vẫn sống sót lâu như vậy bất chấp những nỗ lực đàn áp, nhưng bây giờ phải chết bởi bàn tay những người anh chị em của họ.
Cha Jeroom thẳng thừng nói rằng, anh em của chúng tôi tại Trung Quốc phải thực hành đức tin "trong hệ thống hiện hữu" của Trung Quốc, và rằng, họ phải "hòa hợp tốt trong chủ nghĩa xã hội Trung Quốc ngày nay". Tôi hy vọng cha ấy hiểu điều này có nghĩa là một phần của một “Giáo Hội độc lập”. Thật không may, anh em của chúng tôi ở Trung Quốc không giống như Matteo Ricci được đối mặt với một ông hoàng đế vị tha, nhưng lại phải đối mặt với chế độ mà lúc nào cũng muốn kiểm soát của tâm linh của người dân.
Đức Giáo Hoàng thường được Cha Heyndryckx nhắc đến, như thể cha thay mặt Đức Giáo Hoàng hay là Đức Giáo Hoàng phải đứng sau lưng cha vậy. Điều này, với tôi có vẻ như (tôi đang xét đoán ư?) đạo đức giả và khinh suất.
Cha Jeroom đạo đức giả, bởi vì với sự hờ hững đáng ngạc nhiên, gần đây cha ấy đã chỉ trích gay gắt mọi điều về Đức Giáo Hoàng trong một bài viết dài mang tựa “Light a Cabdle’ (“Thắp một ngọn nến”) của mình. Tôi không nghĩ là cha ấy có một lòng kính trọng cao với vị Giáo hoàng này.
Cha Jeroom khinh suất, bởi vì cha đã làm cho Đức Giáo Hoàng trở nên đồng lõa với mình bằng cách trích dẫn câu nói trong Thư của Đức Giáo Hoàng:
- Cha ấy nhắc Đức Giáo Hoàng là hãy để cho các giám mục hầm trú tự quyết định tìm kiếm sự công nhận của Chính phủ, nhưng cha đã bỏ qua sự cảnh báo khi Đức Giáo hoàng nói rằng: "Tuy nhiên, không phải là không có trường hợp đặc biệt, mà thực ra là hầu hết mọi trường hợp, trong khi cứu xét để chấp nhận, thì một số bộ phận đã can thiệp buộc những người có liên quan phải chấp nhận những thái độ, tỏ những cử chỉ và cam kết những điều trái với tiếng gọi lương tâm của người công giáo”. (số 7).
- Cha trích dẫn đoạn cuối cùng của mục số 4 trong lá Thư Đức Giáo Hoàng, nói rằng "giải quyết những vấn đề hiện có không thể tiếp tục theo đuổi những bất đồng đang xẩy ra với chính quyền dân sự", nhưng cha đã cắt bỏ câu sau: "tuy nhiên cũng trong chiều hướng đó, không thể tuân theo những chính quyền này được khi mà họ ngang nhiên can thiệp vào những vấn đề thuộc phạm vi đức tin và nguyên tắc của Giáo Hội".
- Tôi thật khó hiểu là làm thế nào mà cha có thể bỏ qua một câu nói trong Thư của Đức Giáo Hoàng rất phù hợp cho bạn bè của cha. Trong mục số 8 đoạn 11 của Lá thư, Đức Giáo Hoàng nói: “Nhưng bất hạnh thay, …một số Giám Mục đã được hợp thức hóa lại không thể chứng minh rõ ràng được là mình đã được hợp thức hóa. Vì lý do đó, vì lợi ích thiêng liêng của cộng đoàn giáo phận đó, việc hợp thức hóa này, một khi đã được hoàn tất, thì cần phải thông báo công khai cho công chúng biết vào dịp sớm nhất, và những Giám Mục đã được hợp thức hóa phải chứng minh rõ ràng và liên tục sự hiệp thông trọn vẹn với đấng kế vị thánh Phêrô."
Để kết luận, tôi xin đặt vấn đề cho tất cả những ai biết thực tế về Trung Quốc ngày nay, cho dù có cái gọi là "Chính sách Mở cửa" thì nghĩa là cũng phải có một sự thay đổi thực sự về chính sách tôn giáo. Tôi e rằng cha Jeroom có thể sẽ nói “Có đấy!”, nhưng tôi cảm thấy mình phải có nghĩa vụ phải nói "Không!".
Thật buồn cho tôi khi không thể đồng tình với người bạn cũ của tôi, người chân thành yêu quý Trung Quốc, trên một điểm quan trọng như vậy. Tôi quả quyết với Cha Jeroom là cha ấy đã có được nhiều tình cảm và thành công làm tất cả chúng tôi hoan nghênh khi xưa. Nhưng bây giờ, chúng tôi đã có thể xem thấy sự thiệt hại và những phản ứng không mong muốn của những sáng kiến đó của cha, nó đã mang lại nhiều thành công và uy quyền để ông Liu Bai Nian và các giám mục của chúng tôi trở thành nô lệ nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong phương cách này.
Cha thân mến, xin vui lòng dừng lại đi, hãy lắng nghe những người anh em đã đánh giá cao những gì cha làm trong quá khứ và những ai bây giờ cầu xin cha thay đổi quan điểm.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc phải có dấu hiệu khởi đầu cho một kỷ nguyên mới một cách đích thực, và sẽ hướng tới sự bình thường hóa thực sự cho người Công giáo nơi đây và tính chất phổ quát của Giáo Hội trên toàn thế giới.
Vào ngày mà 55 năm trước đây (đêm ngày 8 Tháng Chín năm 1955, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ), chế độ Cộng sản đưa ra cuộc khủng bố quy mô lớn cho Giáo Hội, bắt giữ hơn một nghìn người Công giáo ở Thượng Hải trong vòng chưa đầy một tháng. Hôm nay, chúng tôi vẫn còn đầy niềm tin tưởng rằng, Đức Mẹ đang có một kế hoạch giải thoát chúng tôi.
Nhưng trong khi chờ đợi, chúng tôi phải sẵn sàng chịu mất tất cả, như Chân Phước Mẹ Teresa nói: "Thiên Chúa muốn chúng ta thành tín chứ không muốn thành công"; và như Đức Giáo Hoàng đã nói nhiều lần đến việc bắt bớ Giáo Hội, "ngay cả khi hiện tại, mọi thứ có vẻ như thất bại thì sự khổ đau vì đức tin chắc chắn sẽ mang lại chiến thắng cho Giáo Hội". Tôi hy vọng Cha Jeroom Heyndrickx có thể đồng ý với tôi về điều này.
[1] Linh mục Jeroom Heyndrickx, một nhà truyền giáo người Bỉ 79 tuổi, là người sáng lập Học viện Mục vụ Đài Loan và là giám đốc sáng lập của Quỹ Ferdinand Verbiest, Trường Đại học Công giáo Leuven, Bỉ. Cha là một nhà Hán học giảng dạy tại các trường đại học Trung Quốc, đã vun đắp cho mối quan hệ giữa các thành viên của Giáo hội chính thức (hầm trú) với Hiệp hội Công giáo Ái Quốc Trung Hoa (của chính quyền).
[2] Liu Bai Nian là phó chủ tịch Hiệp hội Công giáo Ái Quốc Trung Hoa.
http://www.asianews.it/news-en/Cardinal-Zen:-Catholic-Church-in-China,-dialogue-or-confrontation-with-the-government-19400.html
Tôi ý thức được mình là một tội nhân. Tôi không có tư cách để xét đoán người khác. Nhưng tôi không muốn thêm một tội nữa vào nhiều tội lỗi của tôi, đó là làm một con chó câm khi mà nó cần phải sủa.
Sau khi đọc toàn bộ bài viết này và còn một bài khác mang tên "Một cuộc chạm trán mới giữa Giáo hội Công giáo và Trung Quốc" (nằm trong tập Light Candle của Serica Collectanea), tôi có thể hiểu rằng, các “ngôn sứ” trong văn phong chính là những người Công giáo ở Trung Quốc đang đối thoại với Chính phủ Trung Quốc – những kẻ muốn giết chết những ai muốn đối đầu, hơn là đối thoại.
Tôi e rằng Cha đáng kính đang đánh nhau với cối xay gió. Đâu là đối thoại? Đâu là đối đầu?
Cha Heyndrickx có nhiều cơ hội để đối thoại: với những người bạn Công giáo của mình tại Trung Quốc, với ông Liu Bai Nian [2], với những người trong Chính phủ Trung Quốc, với Thánh Bộ Truyền giáo (cha có đi giữa đôi bên?)
Tuy nhiên, các giám mục của chúng tôi ở Trung Quốc có bất kỳ cơ hội nào để đối thoại không? Ai trong số họ có? Không hề! Chính phủ duy trì một sự giám sát chặt chẽ để ngăn cấm họ làm như vậy. Đối thoại với Chính phủ ư? Chắc chắn không! Họ chỉ biết lắng nghe và tuân lệnh.
Họ được tấn phong để phục vụ cho những lợi ích mà họ không hay biết. Họ được triệu tập tham gia các cuộc họp mà không biết chương trình nghị sự. Họ được dọn sẵn bài diễn văn để đọc mà họ đã không viết ra và thậm chí còn không được xem nó trước.
Cha Jeroom chẳng biết rằng các vị giám mục của chúng tôi, ý tôi là những người trong cộng đoàn chính thức (hầm trú), bị đối xử như nô lệ, hoặc thậm chí tệ hơn, như là con thú bị xiềng xích. Trong lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc có nói rằng, đấng bản quyền giám mục đang bị làm nhục ("phỉ báng") ở Trung Quốc.
Còn đối đầu thì sao? Ai đang phải đối đầu với ai? Con cừu có phản ứng được gì trước khả năng tấn công của con sư tử không? Nếu chúng tôi bảo cừu "Hãy chạy trốn đi!" thì chúng tôi lại bị quy kết là kích động đối đầu?
Cha già đáng kính của chúng tôi ơi, ngài cũng biết thực tế và công nhận là ngày hôm nay vẫn còn sự đàn áp và sách nhiễu cho cộng đồng Giáo Hội tại Trung Quốc. Vì vậy, làm sao mà cha có thể nói như thể cha đang nói về một thế giới khác?
Đúng là những phương pháp khủng bố nay đã được cải tiến. Bây giờ, các nạn nhân được mời đến dùng bữa ăn tối, tham quan du lịch, được tặng quà và danh thế ngập mình (giống như chương trình ưu đãi dành cho thành viên của Đại hội Nhân dân ở các cấp độ khác nhau). Họ còn được hứa hẹn bằng cả “lương tâm” là họ sẽ được tôn trọng. Nhưng chúng ta biết rằng, trong chủ nghĩa Mácxít, điều đó là vô nghĩa. Dối trá là phương tiện hợp pháp để đạt được thành quả.
Trong những ngày gần đây, chúng ta biết là họ đã phóng thích ĐGM Julius Jia Zhiguo khỏi lao tù và họ cũng sẽ sớm làm như vậy với ĐGM James Su Zhimin. Nhưng theo kế hoạch này thì Chính phủ sẽ công nhận họ là giám mục, còn Tòa Thánh sẽ yêu cầu họ nghỉ hưu để rời khỏi vị trí mình một cách tự nguyện, như thể đó là sự lựa chọn có "đồng thuận (?!)". Trong mọi trường hợp, kết quả cuối cùng thì những thứ đã được thực hiện là những gì mà Đảng muốn.
Còn chúng tôi nói: "Những gì Đảng muốn không phải là điều Đức Giáo Hoàng muốn". Khi nói như vậy, chúng tôi bị quy kết là đối đầu. Tuy nhiên, “một cơ hội phúc đức” là ngày nay những gì đảng muốn có vẻ trùng hợp dễ dàng với những gì mà Thánh Bộ Truyền Giáo muốn. Vì vậy, Alleluia! Mọi người nên hạnh phúc đi!
Cha Heyndrickx nói về những người Công giáo "trưởng thành". Người Công giáo cũng giống như các ngôn sứ cũ trong lịch sự. Họ không cần phải cứng rắn đâu vì họ không có bị nguy hại gì cả. Họ chỉ cần được khôn ngoan. Các ngôn sứ đương đại được diễm phúc đi trên các xe uy quyền của “Giáo Hội độc lập” và thỉnh thoảng là to lên: "Giáo hoàng muôn năm!".
Thay vào đó thì các ngôn sứ đích thật sẽ có những thứ bất tiện (không chỉ là kẻ thù) và họ sẽ bị loại trừ, hoặc theo từ mà Cha Heyndrickx dùng là "giết chết". Nhưng họ không hề sợ. Họ sẵn sàng cho điều đó. Tuy nhiên, điều đáng buồn là những anh chị em của chúng ta trong cộng đồng hầm trú - những người vẫn sống sót lâu như vậy bất chấp những nỗ lực đàn áp, nhưng bây giờ phải chết bởi bàn tay những người anh chị em của họ.
Cha Jeroom thẳng thừng nói rằng, anh em của chúng tôi tại Trung Quốc phải thực hành đức tin "trong hệ thống hiện hữu" của Trung Quốc, và rằng, họ phải "hòa hợp tốt trong chủ nghĩa xã hội Trung Quốc ngày nay". Tôi hy vọng cha ấy hiểu điều này có nghĩa là một phần của một “Giáo Hội độc lập”. Thật không may, anh em của chúng tôi ở Trung Quốc không giống như Matteo Ricci được đối mặt với một ông hoàng đế vị tha, nhưng lại phải đối mặt với chế độ mà lúc nào cũng muốn kiểm soát của tâm linh của người dân.
Đức Giáo Hoàng thường được Cha Heyndryckx nhắc đến, như thể cha thay mặt Đức Giáo Hoàng hay là Đức Giáo Hoàng phải đứng sau lưng cha vậy. Điều này, với tôi có vẻ như (tôi đang xét đoán ư?) đạo đức giả và khinh suất.
Cha Jeroom đạo đức giả, bởi vì với sự hờ hững đáng ngạc nhiên, gần đây cha ấy đã chỉ trích gay gắt mọi điều về Đức Giáo Hoàng trong một bài viết dài mang tựa “Light a Cabdle’ (“Thắp một ngọn nến”) của mình. Tôi không nghĩ là cha ấy có một lòng kính trọng cao với vị Giáo hoàng này.
Cha Jeroom khinh suất, bởi vì cha đã làm cho Đức Giáo Hoàng trở nên đồng lõa với mình bằng cách trích dẫn câu nói trong Thư của Đức Giáo Hoàng:
- Cha ấy nhắc Đức Giáo Hoàng là hãy để cho các giám mục hầm trú tự quyết định tìm kiếm sự công nhận của Chính phủ, nhưng cha đã bỏ qua sự cảnh báo khi Đức Giáo hoàng nói rằng: "Tuy nhiên, không phải là không có trường hợp đặc biệt, mà thực ra là hầu hết mọi trường hợp, trong khi cứu xét để chấp nhận, thì một số bộ phận đã can thiệp buộc những người có liên quan phải chấp nhận những thái độ, tỏ những cử chỉ và cam kết những điều trái với tiếng gọi lương tâm của người công giáo”. (số 7).
- Cha trích dẫn đoạn cuối cùng của mục số 4 trong lá Thư Đức Giáo Hoàng, nói rằng "giải quyết những vấn đề hiện có không thể tiếp tục theo đuổi những bất đồng đang xẩy ra với chính quyền dân sự", nhưng cha đã cắt bỏ câu sau: "tuy nhiên cũng trong chiều hướng đó, không thể tuân theo những chính quyền này được khi mà họ ngang nhiên can thiệp vào những vấn đề thuộc phạm vi đức tin và nguyên tắc của Giáo Hội".
- Tôi thật khó hiểu là làm thế nào mà cha có thể bỏ qua một câu nói trong Thư của Đức Giáo Hoàng rất phù hợp cho bạn bè của cha. Trong mục số 8 đoạn 11 của Lá thư, Đức Giáo Hoàng nói: “Nhưng bất hạnh thay, …một số Giám Mục đã được hợp thức hóa lại không thể chứng minh rõ ràng được là mình đã được hợp thức hóa. Vì lý do đó, vì lợi ích thiêng liêng của cộng đoàn giáo phận đó, việc hợp thức hóa này, một khi đã được hoàn tất, thì cần phải thông báo công khai cho công chúng biết vào dịp sớm nhất, và những Giám Mục đã được hợp thức hóa phải chứng minh rõ ràng và liên tục sự hiệp thông trọn vẹn với đấng kế vị thánh Phêrô."
Để kết luận, tôi xin đặt vấn đề cho tất cả những ai biết thực tế về Trung Quốc ngày nay, cho dù có cái gọi là "Chính sách Mở cửa" thì nghĩa là cũng phải có một sự thay đổi thực sự về chính sách tôn giáo. Tôi e rằng cha Jeroom có thể sẽ nói “Có đấy!”, nhưng tôi cảm thấy mình phải có nghĩa vụ phải nói "Không!".
Thật buồn cho tôi khi không thể đồng tình với người bạn cũ của tôi, người chân thành yêu quý Trung Quốc, trên một điểm quan trọng như vậy. Tôi quả quyết với Cha Jeroom là cha ấy đã có được nhiều tình cảm và thành công làm tất cả chúng tôi hoan nghênh khi xưa. Nhưng bây giờ, chúng tôi đã có thể xem thấy sự thiệt hại và những phản ứng không mong muốn của những sáng kiến đó của cha, nó đã mang lại nhiều thành công và uy quyền để ông Liu Bai Nian và các giám mục của chúng tôi trở thành nô lệ nhiều hơn và nhiều hơn nữa trong phương cách này.
Cha thân mến, xin vui lòng dừng lại đi, hãy lắng nghe những người anh em đã đánh giá cao những gì cha làm trong quá khứ và những ai bây giờ cầu xin cha thay đổi quan điểm.
Lá thư của Đức Giáo Hoàng gửi cho Giáo Hội tại Trung Quốc phải có dấu hiệu khởi đầu cho một kỷ nguyên mới một cách đích thực, và sẽ hướng tới sự bình thường hóa thực sự cho người Công giáo nơi đây và tính chất phổ quát của Giáo Hội trên toàn thế giới.
Vào ngày mà 55 năm trước đây (đêm ngày 8 Tháng Chín năm 1955, lễ Sinh Nhật Đức Mẹ), chế độ Cộng sản đưa ra cuộc khủng bố quy mô lớn cho Giáo Hội, bắt giữ hơn một nghìn người Công giáo ở Thượng Hải trong vòng chưa đầy một tháng. Hôm nay, chúng tôi vẫn còn đầy niềm tin tưởng rằng, Đức Mẹ đang có một kế hoạch giải thoát chúng tôi.
Nhưng trong khi chờ đợi, chúng tôi phải sẵn sàng chịu mất tất cả, như Chân Phước Mẹ Teresa nói: "Thiên Chúa muốn chúng ta thành tín chứ không muốn thành công"; và như Đức Giáo Hoàng đã nói nhiều lần đến việc bắt bớ Giáo Hội, "ngay cả khi hiện tại, mọi thứ có vẻ như thất bại thì sự khổ đau vì đức tin chắc chắn sẽ mang lại chiến thắng cho Giáo Hội". Tôi hy vọng Cha Jeroom Heyndrickx có thể đồng ý với tôi về điều này.
[1] Linh mục Jeroom Heyndrickx, một nhà truyền giáo người Bỉ 79 tuổi, là người sáng lập Học viện Mục vụ Đài Loan và là giám đốc sáng lập của Quỹ Ferdinand Verbiest, Trường Đại học Công giáo Leuven, Bỉ. Cha là một nhà Hán học giảng dạy tại các trường đại học Trung Quốc, đã vun đắp cho mối quan hệ giữa các thành viên của Giáo hội chính thức (hầm trú) với Hiệp hội Công giáo Ái Quốc Trung Hoa (của chính quyền).
[2] Liu Bai Nian là phó chủ tịch Hiệp hội Công giáo Ái Quốc Trung Hoa.
http://www.asianews.it/news-en/Cardinal-Zen:-Catholic-Church-in-China,-dialogue-or-confrontation-with-the-government-19400.html
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân chuyến tông du Anh quốc
Nguyễn Hoàng Thương
10:07 09/09/2010
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân chuyến tông du Anh quốc
Vatican City (VIS) - Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 8/9/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đọc một sứ điệp bằng Anh ngữ nhân chuyến tông du sắp tới của ngài đến Vương quốc Anh, dự trù diễn ra từ ngày 16 đến 19 tháng Chín:
"Tôi rất mong đợi chuyến tông du đến Vương quốc Anh trong vòng một tuần nữa và tôi gửi lời chúc mừng chân thành đến mọi người dân Anh quốc. Tôi biết rằng một khối lượng công việc lớn lao đã được thực hiện để chuẩn bị cho chuyến thăm này, nó không chỉ được thực hiện bởi cộng đoàn Công Giáo, mà còn được thực hiện bởi chính phủ, giới chức địa phương tại Scotland, London và Birmingham, bởi giới truyền thông và lực lượng an ninh. Tôi thực sự cảm kích biết dường nào những nỗ lực đã được thực thi để đảm bảo rằng các sự kiện khác nhau đã được lên kế hoạch sẽ được cử hành trong sự vui mừng. Trên hết, tôi cảm ơn vô số những người đã cầu nguyện cho sự thành công của chuyến tông du và cho hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ trên Giáo Hội và người dân của đất nước của anh chị em.
"Thật là một niềm vui đặc biệt đối với tôi khi tuyên chân phước cho Đấng Đáng Kính John Henry Newman vào ngày Chủ nhật 19 Tháng Chín ở Birmingham. Đây thật sự là một người Anh vĩ đại sống đời sống linh mục gương mẫu và qua các tác phẩm của ngài đã mang lại đóng góp bền vững cho Giáo Hội và xã hội, cả ở quê hương ngài và nhiều nơi khác trên thế giới. Tôi hy vọng và cầu nguyện để nhiều người hơn nữa sẽ được ơn ích từ sự khôn ngoan cao quý của ngài và được tuyền cảm hứng từ mẫu gương của ngài về tính chính trực và sự thánh thiện của đời sống.
"Tôi mong đợi cuộc gặp gỡ với đại diện của các tôn giáo và truyền thống văn hóa khác nhau vốn hình thành nên cư dân Anh cũng như các vị lãnh đạo dân sự và chính trị. Tôi hết sức biết ơn Nữ Hoàng và Tổng Giám Mục thành Canterbury tiếp đón tôi, và tôi mong muốn được gặp họ. Trong khi đó, tôi cũng rất tiếc khi không có cơ hội đến thăm nhiều nơi và nhiều người, tôi muốn anh chị em biết rằng tôi luôn nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện. Cầu xin chúa chúc lành cho người dân Anh quốc!".
Vatican City (VIS) - Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 8/9/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đọc một sứ điệp bằng Anh ngữ nhân chuyến tông du sắp tới của ngài đến Vương quốc Anh, dự trù diễn ra từ ngày 16 đến 19 tháng Chín:
"Tôi rất mong đợi chuyến tông du đến Vương quốc Anh trong vòng một tuần nữa và tôi gửi lời chúc mừng chân thành đến mọi người dân Anh quốc. Tôi biết rằng một khối lượng công việc lớn lao đã được thực hiện để chuẩn bị cho chuyến thăm này, nó không chỉ được thực hiện bởi cộng đoàn Công Giáo, mà còn được thực hiện bởi chính phủ, giới chức địa phương tại Scotland, London và Birmingham, bởi giới truyền thông và lực lượng an ninh. Tôi thực sự cảm kích biết dường nào những nỗ lực đã được thực thi để đảm bảo rằng các sự kiện khác nhau đã được lên kế hoạch sẽ được cử hành trong sự vui mừng. Trên hết, tôi cảm ơn vô số những người đã cầu nguyện cho sự thành công của chuyến tông du và cho hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ trên Giáo Hội và người dân của đất nước của anh chị em.
"Thật là một niềm vui đặc biệt đối với tôi khi tuyên chân phước cho Đấng Đáng Kính John Henry Newman vào ngày Chủ nhật 19 Tháng Chín ở Birmingham. Đây thật sự là một người Anh vĩ đại sống đời sống linh mục gương mẫu và qua các tác phẩm của ngài đã mang lại đóng góp bền vững cho Giáo Hội và xã hội, cả ở quê hương ngài và nhiều nơi khác trên thế giới. Tôi hy vọng và cầu nguyện để nhiều người hơn nữa sẽ được ơn ích từ sự khôn ngoan cao quý của ngài và được tuyền cảm hứng từ mẫu gương của ngài về tính chính trực và sự thánh thiện của đời sống.
"Tôi mong đợi cuộc gặp gỡ với đại diện của các tôn giáo và truyền thống văn hóa khác nhau vốn hình thành nên cư dân Anh cũng như các vị lãnh đạo dân sự và chính trị. Tôi hết sức biết ơn Nữ Hoàng và Tổng Giám Mục thành Canterbury tiếp đón tôi, và tôi mong muốn được gặp họ. Trong khi đó, tôi cũng rất tiếc khi không có cơ hội đến thăm nhiều nơi và nhiều người, tôi muốn anh chị em biết rằng tôi luôn nhớ đến anh chị em trong lời cầu nguyện. Cầu xin chúa chúc lành cho người dân Anh quốc!".
Top Stories
Dans toute l’Asie, les responsables religieux condamnent le projet d’un pasteur américain de brûler des corans le 11 septembre
Eglises d'Asie
08:21 09/09/2010
Eglises d’Asie, 9 septembre 2010 – Un peu partout en Asie, les mises en garde se multiplient pour dénoncer le projet d’un pasteur américain de brûler deux cents exemplaires du Coran le jour du neuvième anniversaire des attentats du 11 septembre 2001. Les responsables religieux voient leurs appels relayés par les responsables politiques.
Dès que le projet du pasteur américain du Dove World Outreach Center en Floride a commencé à être connu, les responsables des Eglises chrétiennes en Asie ont perçu le danger pour les relations entre les communautés religieuses et notamment la très forte possibilité que les minorités chrétiennes de leurs pays soient victimes de représailles au cas où le pasteur américain irait jusqu’au bout de son projet.
Ainsi, dès le 24 août dernier, Mgr Leo Cornelio, archevêque catholique de Bhopal, au Madhya Pradesh, rencontrait une délégation de responsables musulmans afin de condamner l’initiative venue des Etats-Unis et de discuter de son éventuel impact en Inde. A l’issue de la rencontre, une lettre commune avait été envoyée au pape Benoît XVI, au secrétaire général de l’ONU Ban Ki-moon et au président américain Barack Obama (1).
L’initiative n’a, semble-t-il, pas suffi à apaiser les esprits car, par un courrier posté le 31 août, l’église Bethlehem, lieu de culte de l’Eglise de l’Inde du Nord (2) situé à Bhopal, était menacée d’un attentat à la bombe. Selon son pasteur, le Rév. Sanjay Solomon, la lettre disait que la communauté chrétienne serait tenue pour « responsable » au cas où un seul exemplaire du Coran était profané. Immédiatement informée de la menace, la police a renforcé sa présence autour de l’église. L’archevêque de Bhopal a rappelé, à cette occasion, que les chrétiens condamnaient le projet du pasteur américain car brûler un livre saint « est un crime grave qui ne peut être pardonné ». De son côté, le cardinal Oswald Gracias, archevêque de Bombay et président de la Conférence épiscopale indienne, a qualifié le projet de « totalement irrespectueux envers le Coran; une initiative d’autant plus choquante qu’elle s’inscrit en complète opposition avec l’enseignement de Jésus-Christ ».
Au plan gouvernemental, l’Inde a appelé les médias indiens à ne pas diffuser les images éventuelles de corans qui viendraient à être brûlés. Tout en demandant aux autorités américaines d’agir « pour éviter qu’un tel outrage soit commis », elle a réaffirmé sa condamnation du projet du pasteur américain. Majoritairement hindoue, la population indienne compte une forte minorité musulmane (13,4 % de la population), une petite minorité chrétienne (2,3 %) et connaît régulièrement des violences interreligieuses.
En Malaisie, où les relations entre musulmans et chrétiens ont été tendues dernièrement par une polémique liée à l’usage du mot « Allah » dans la principale publication catholique du pays (3), la branche jeunesse du Conseil des Eglises de Malaisie a remis, le 8 septembre, un mémorandum à l’ambassade des Etats-Unis demandant que le gouvernement américain empêche le pasteur d’agir et fasse du 11 septembre « une journée internationale de réconciliation ». De nombreux chrétiens se sont dit incapables de comprendre comment un pasteur protestant pouvait ne pas voir que « brûler le livre saint des musulmans va à l’encontre de tout ce que le livre saint des chrétiens, la Bible, enseigne ». Le gouvernement malaisien, pour sa part, a qualifié de « crime haineux » le projet du pasteur évangélique américain et demandé aux Etats-Unis d’empêcher cet acte. « C’est l’action et le crime le plus haineux qui soit, a déclaré le ministre des Affaires étrangères Anifah Aman. Il ne fait aucun doute qu’il s’agit d’une attaque contre les musulmans, mais cela ne révolte pas seulement les musulmans de Malaisie et des autres pays. Les chrétiens non plus ne peuvent pas laisser faire ce type d’action. »
En Indonésie, pays qui compte la plus importante population musulmane de la planète ainsi qu’une forte minorité chrétienne (environ 10 % de la population), le projet américain a amené la Conférence épiscopale catholique (KWI) à organiser une rencontre des principaux leaders religieux pour le condamner. Le 2 septembre, au siège de la KWI, Mgr Petrus Canisius Mandagi, évêque d’Amboine, et Mgr Johannes Pujasumarta, de Bandung, ont ainsi accueilli le Rév. Andreas A. Yewangoe, président de la Communion des Eglises (protestantes) d’Indonésie, plusieurs responsables religieux hindous, bouddhistes et confucéens ainsi que les responsables du Front des défenseurs de l’islam (FPI). Habituellement considéré comme appartenant à la mouvance islamique dure du pays, le FPI s’est dit sensible à la démarche des chrétiens d’Indonésie, son chef Habib Rizieq Shihab déclarant qu’il ne doit jamais être pratiqué d’autodafé de livres saints, quelle que soit la religion à laquelle ils appartiennent. Cette affaire est « une opportunité pour nous d’approfondir le dialogue » entre chrétiens et musulmans, a-t-il ajouté. Auparavant, le 13 août, le P. Benny Susetyo, au nom de la KWI, avait remis 100 exemplaires du Coran à Din Syamsuddin, président de la Muhammadiyah, la deuxième plus importante organisation musulmane de masse du pays, à charge pour lui de les remettre à des Indonésiens musulmans détenus en Australie (de nombreux Indonésiens sont détenus dans ce pays pour avoir enfreint la législation sur l’immigration). « C’est une manière pour nous de bâtir une amitié vraie et un dialogue sincère fondés sur l’amour pour chacun », a déclaré à cette occasion le P. Susetyo.
Du côté gouvernemental, le président indonésien Susilo Bambang Yudhoyono a envoyé, ce jeudi 9 septembre, une lettre au président Barack Obama lui demandant de prendre des mesures pour empêcher que le livre saint des musulmans soit brûlé et éviter ainsi des tensions entre les religions. Un porte-parole de la présidence, Teuku Faizasyah, a indiqué: « Le projet de brûler le Coran suscite une très vive inquiétude car cela pourrait provoquer un conflit entre les religions. (…) Dans cette lettre, le président Yudhoyono a écrit que l’Indonésie et les Etats-Unis sont en train de construire un pont entre le monde occidental et l’islam. Si le Coran est brûlé, ces efforts seront anéantis. »
(1) Le 8 septembre, le Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux a condamné le projet du pasteur américain. « Chaque religion, avec ses livres saints, ses lieux de culte et ses symboles, a le droit au respect et à être protégée », peut-on lire dans le communiqué diffusé par le Saint-Siège.
(2) L’Eglise de l’Inde du Nord (Church of North India, CNI) a été créée en 1970 à partir d’un regroupement de différentes dénominations protestantes. Elle comprend aujourd’hui environ 3 000 communautés rattachées à une vingtaine de diocèses.
(3) Voir EDA 521, 522, 525
(Source: Eglises d'Asie, 9 septembre 2010)
Dès que le projet du pasteur américain du Dove World Outreach Center en Floride a commencé à être connu, les responsables des Eglises chrétiennes en Asie ont perçu le danger pour les relations entre les communautés religieuses et notamment la très forte possibilité que les minorités chrétiennes de leurs pays soient victimes de représailles au cas où le pasteur américain irait jusqu’au bout de son projet.
Ainsi, dès le 24 août dernier, Mgr Leo Cornelio, archevêque catholique de Bhopal, au Madhya Pradesh, rencontrait une délégation de responsables musulmans afin de condamner l’initiative venue des Etats-Unis et de discuter de son éventuel impact en Inde. A l’issue de la rencontre, une lettre commune avait été envoyée au pape Benoît XVI, au secrétaire général de l’ONU Ban Ki-moon et au président américain Barack Obama (1).
L’initiative n’a, semble-t-il, pas suffi à apaiser les esprits car, par un courrier posté le 31 août, l’église Bethlehem, lieu de culte de l’Eglise de l’Inde du Nord (2) situé à Bhopal, était menacée d’un attentat à la bombe. Selon son pasteur, le Rév. Sanjay Solomon, la lettre disait que la communauté chrétienne serait tenue pour « responsable » au cas où un seul exemplaire du Coran était profané. Immédiatement informée de la menace, la police a renforcé sa présence autour de l’église. L’archevêque de Bhopal a rappelé, à cette occasion, que les chrétiens condamnaient le projet du pasteur américain car brûler un livre saint « est un crime grave qui ne peut être pardonné ». De son côté, le cardinal Oswald Gracias, archevêque de Bombay et président de la Conférence épiscopale indienne, a qualifié le projet de « totalement irrespectueux envers le Coran; une initiative d’autant plus choquante qu’elle s’inscrit en complète opposition avec l’enseignement de Jésus-Christ ».
Au plan gouvernemental, l’Inde a appelé les médias indiens à ne pas diffuser les images éventuelles de corans qui viendraient à être brûlés. Tout en demandant aux autorités américaines d’agir « pour éviter qu’un tel outrage soit commis », elle a réaffirmé sa condamnation du projet du pasteur américain. Majoritairement hindoue, la population indienne compte une forte minorité musulmane (13,4 % de la population), une petite minorité chrétienne (2,3 %) et connaît régulièrement des violences interreligieuses.
En Malaisie, où les relations entre musulmans et chrétiens ont été tendues dernièrement par une polémique liée à l’usage du mot « Allah » dans la principale publication catholique du pays (3), la branche jeunesse du Conseil des Eglises de Malaisie a remis, le 8 septembre, un mémorandum à l’ambassade des Etats-Unis demandant que le gouvernement américain empêche le pasteur d’agir et fasse du 11 septembre « une journée internationale de réconciliation ». De nombreux chrétiens se sont dit incapables de comprendre comment un pasteur protestant pouvait ne pas voir que « brûler le livre saint des musulmans va à l’encontre de tout ce que le livre saint des chrétiens, la Bible, enseigne ». Le gouvernement malaisien, pour sa part, a qualifié de « crime haineux » le projet du pasteur évangélique américain et demandé aux Etats-Unis d’empêcher cet acte. « C’est l’action et le crime le plus haineux qui soit, a déclaré le ministre des Affaires étrangères Anifah Aman. Il ne fait aucun doute qu’il s’agit d’une attaque contre les musulmans, mais cela ne révolte pas seulement les musulmans de Malaisie et des autres pays. Les chrétiens non plus ne peuvent pas laisser faire ce type d’action. »
En Indonésie, pays qui compte la plus importante population musulmane de la planète ainsi qu’une forte minorité chrétienne (environ 10 % de la population), le projet américain a amené la Conférence épiscopale catholique (KWI) à organiser une rencontre des principaux leaders religieux pour le condamner. Le 2 septembre, au siège de la KWI, Mgr Petrus Canisius Mandagi, évêque d’Amboine, et Mgr Johannes Pujasumarta, de Bandung, ont ainsi accueilli le Rév. Andreas A. Yewangoe, président de la Communion des Eglises (protestantes) d’Indonésie, plusieurs responsables religieux hindous, bouddhistes et confucéens ainsi que les responsables du Front des défenseurs de l’islam (FPI). Habituellement considéré comme appartenant à la mouvance islamique dure du pays, le FPI s’est dit sensible à la démarche des chrétiens d’Indonésie, son chef Habib Rizieq Shihab déclarant qu’il ne doit jamais être pratiqué d’autodafé de livres saints, quelle que soit la religion à laquelle ils appartiennent. Cette affaire est « une opportunité pour nous d’approfondir le dialogue » entre chrétiens et musulmans, a-t-il ajouté. Auparavant, le 13 août, le P. Benny Susetyo, au nom de la KWI, avait remis 100 exemplaires du Coran à Din Syamsuddin, président de la Muhammadiyah, la deuxième plus importante organisation musulmane de masse du pays, à charge pour lui de les remettre à des Indonésiens musulmans détenus en Australie (de nombreux Indonésiens sont détenus dans ce pays pour avoir enfreint la législation sur l’immigration). « C’est une manière pour nous de bâtir une amitié vraie et un dialogue sincère fondés sur l’amour pour chacun », a déclaré à cette occasion le P. Susetyo.
Du côté gouvernemental, le président indonésien Susilo Bambang Yudhoyono a envoyé, ce jeudi 9 septembre, une lettre au président Barack Obama lui demandant de prendre des mesures pour empêcher que le livre saint des musulmans soit brûlé et éviter ainsi des tensions entre les religions. Un porte-parole de la présidence, Teuku Faizasyah, a indiqué: « Le projet de brûler le Coran suscite une très vive inquiétude car cela pourrait provoquer un conflit entre les religions. (…) Dans cette lettre, le président Yudhoyono a écrit que l’Indonésie et les Etats-Unis sont en train de construire un pont entre le monde occidental et l’islam. Si le Coran est brûlé, ces efforts seront anéantis. »
(1) Le 8 septembre, le Conseil pontifical pour le dialogue interreligieux a condamné le projet du pasteur américain. « Chaque religion, avec ses livres saints, ses lieux de culte et ses symboles, a le droit au respect et à être protégée », peut-on lire dans le communiqué diffusé par le Saint-Siège.
(2) L’Eglise de l’Inde du Nord (Church of North India, CNI) a été créée en 1970 à partir d’un regroupement de différentes dénominations protestantes. Elle comprend aujourd’hui environ 3 000 communautés rattachées à une vingtaine de diocèses.
(3) Voir EDA 521, 522, 525
(Source: Eglises d'Asie, 9 septembre 2010)
Fidel latest to say Cuba's communism doesn't work
Paul Haven, AP
11:11 09/09/2010
HAVANA September 9 – Cuba's communist economic model has come in for criticism from an unlikely source: Fidel Castro.
The revolutionary leader told a visiting American journalist and a U.S.-Cuba policy expert that the island's state-dominated system is in need of change, a rare comment on domestic affairs from a man who has taken pains to steer clear of local issues since illness forced him to step down as president four years ago.
The fact that things are not working efficiently on this cash-strapped Caribbean island is hardly news. Fidel's brother Raul, the country's president, has said the same thing repeatedly. But the blunt assessment by the father of Cuba's 1959 revolution is sure to raise eyebrows.
Jeffrey Goldberg, a national correspondent for The Atlantic magazine, asked Castro if Cuba's economic system was still worth exporting to other countries, and Castro replied: "The Cuban model doesn't even work for us anymore," Goldberg wrote Wednesday in a post on his Atlantic blog.
The Cuban government had no immediate comment on Goldberg's account.
Julia Sweig, a Cuba expert at the Washington-based Council on Foreign Relations who accompanied Goldberg on the trip, confirmed the Cuban leader's comment, which he made at a private lunch last week.
She told The Associated Press she took the remark to be in line with Raul Castro's call for gradual but widespread reform.
"It sounded consistent with the general consensus in the country now, up to and including his brother's position," Sweig said.
In general, she said she found the 84-year-old Castro to be "relaxed, witty, conversational and quite accessible."
"He has a new lease on life, and he is taking advantage of it," Sweig said.
Castro stepped down temporarily in July 2006 due to a serious illness that nearly killed him.
He resigned permanently two years later, but remains head of the Communist Party. After staying almost entirely out of the spotlight for four years, he re-emerged in July and now speaks frequently about international affairs. He has been warning for weeks of the threat of a nuclear war over Iran.
But the ex-president has said very little about Cuba and its politics, perhaps to limit the perception he is stepping on his brother's toes.
Goldberg, who traveled to Cuba at Castro's invitation last week to discuss a recent Atlantic article he wrote about Iran's nuclear program, also reported on Tuesday that Castro questioned his own actions during the 1962 Cuban Missile Crisis, including his recommendation to Soviet leaders that they use nuclear weapons against the United States.
Even after the fall of the Soviet Union, Cuba has clung to its communist system.
The state controls well over 90 percent of the economy, paying workers salaries of about $20 a month in return for free health care and education, and nearly free transportation and housing. At least a portion of every citizen's food needs are sold to them through ration books at heavily subsidized prices.
Cuba says much of its suffering is caused by the 48-year-old U.S. trade embargo. The economy has also been slammed by the global economic downturn, a drop in nickel prices and the fallout from three devastating hurricanes that hit in quick succession in 2008. Corruption and inefficiency have exacerbated problems.
As president, Raul Castro has instituted a series of limited economic reforms, and has warned Cubans that they need to start working harder and expecting less from the government. But the president has also made it clear he has no desire to depart from Cuba's socialist system or embrace capitalism.
Fidel Castro's interview with Goldberg is the only one he has given to an American journalist since he left office.
The fact that things are not working efficiently on this cash-strapped Caribbean island is hardly news. Fidel's brother Raul, the country's president, has said the same thing repeatedly. But the blunt assessment by the father of Cuba's 1959 revolution is sure to raise eyebrows.
Jeffrey Goldberg, a national correspondent for The Atlantic magazine, asked Castro if Cuba's economic system was still worth exporting to other countries, and Castro replied: "The Cuban model doesn't even work for us anymore," Goldberg wrote Wednesday in a post on his Atlantic blog.
The Cuban government had no immediate comment on Goldberg's account.
Julia Sweig, a Cuba expert at the Washington-based Council on Foreign Relations who accompanied Goldberg on the trip, confirmed the Cuban leader's comment, which he made at a private lunch last week.
She told The Associated Press she took the remark to be in line with Raul Castro's call for gradual but widespread reform.
"It sounded consistent with the general consensus in the country now, up to and including his brother's position," Sweig said.
In general, she said she found the 84-year-old Castro to be "relaxed, witty, conversational and quite accessible."
"He has a new lease on life, and he is taking advantage of it," Sweig said.
Castro stepped down temporarily in July 2006 due to a serious illness that nearly killed him.
He resigned permanently two years later, but remains head of the Communist Party. After staying almost entirely out of the spotlight for four years, he re-emerged in July and now speaks frequently about international affairs. He has been warning for weeks of the threat of a nuclear war over Iran.
But the ex-president has said very little about Cuba and its politics, perhaps to limit the perception he is stepping on his brother's toes.
Goldberg, who traveled to Cuba at Castro's invitation last week to discuss a recent Atlantic article he wrote about Iran's nuclear program, also reported on Tuesday that Castro questioned his own actions during the 1962 Cuban Missile Crisis, including his recommendation to Soviet leaders that they use nuclear weapons against the United States.
Even after the fall of the Soviet Union, Cuba has clung to its communist system.
The state controls well over 90 percent of the economy, paying workers salaries of about $20 a month in return for free health care and education, and nearly free transportation and housing. At least a portion of every citizen's food needs are sold to them through ration books at heavily subsidized prices.
Cuba says much of its suffering is caused by the 48-year-old U.S. trade embargo. The economy has also been slammed by the global economic downturn, a drop in nickel prices and the fallout from three devastating hurricanes that hit in quick succession in 2008. Corruption and inefficiency have exacerbated problems.
As president, Raul Castro has instituted a series of limited economic reforms, and has warned Cubans that they need to start working harder and expecting less from the government. But the president has also made it clear he has no desire to depart from Cuba's socialist system or embrace capitalism.
Fidel Castro's interview with Goldberg is the only one he has given to an American journalist since he left office.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Canberra, Thư Mời Tham Dự Lễ Giỗ Đức Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận
Lm. Jos. Trần Đình Trọng
05:35 09/09/2010
Canberra, Thư Mời Tham Dự Lễ Giỗ Đức Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận
Trân trọng kình mời Quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và quý Ông Bà Anh Chị Em tới tham dự lễ giỗ lần thứ 8
Đức Cố Hồng Y PHANXICO XAVIER NGUYỄN VĂN THUẬN
Do ĐTGM Francis Carroll chủ tế
sẽ được cử hành vào lúc 11 giờ sáng
Chúa Nhật ngày 12 tháng 9 năm 2010
tại nhà thờ Saint Christopher
55 Franklin St
Forrest, ACT 2606 -Thủ Đô Canberra, Úc Châu
Trân Trọng Kính Mời
Nhóm Thân Hữu
Trân trọng kình mời Quý Đức Cha, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và quý Ông Bà Anh Chị Em tới tham dự lễ giỗ lần thứ 8
Đức Cố Hồng Y PHANXICO XAVIER NGUYỄN VĂN THUẬN
Do ĐTGM Francis Carroll chủ tế
sẽ được cử hành vào lúc 11 giờ sáng
Chúa Nhật ngày 12 tháng 9 năm 2010
tại nhà thờ Saint Christopher
55 Franklin St
Forrest, ACT 2606 -Thủ Đô Canberra, Úc Châu
Trân Trọng Kính Mời
Nhóm Thân Hữu
Giáo xứ Hà Nội Hố Nai khánh thành ''Ngôi nhà ước mơ''
Giuse Khổng Hữu Nguồn
08:32 09/09/2010
HÓI NAI - Lúc 9 giờ sáng thứ năm 09.09.2010 Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh giám mục giáo phận Xuân Lộc đã đến cắt băng khánh thành và chủ sự lễ đồng tế tạ ơn Chúa, qua gần sáu tháng thi công, công trình nhà xứ Hà Nội còn gọi là “Ngôi Nhà Mơ Ước” nay đã hoàn thành.
Xem hình ảnh
Cùng cắt băng khánh thành ngôi nhà với Đức cha giáo phận còn có Đức ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, cha xứ Đaminh Trần Xuân Thảo kiêm quản hạt Hố Nai.
Đến dâng lễ đồng tế có quý cha quản hạt, quý cha đồng hương, và hơn 20 cha trong ngoài giáo hạt Hố Nai.
Đến dự lễ có đông đảo quý tu sĩ dòng Đaminh, Mến Thánh Gía, quý Ban hành giáo hạt, quý khách, quý ân nhân, các thành phần các giới trong cộng đoàn giáo xứ Hà Nội.
Buổi sáng nay trong khuôn viên xứ đường giáo xứ Hà Nội thật đẹp, bầu trời quang đãng mát mẻ, bên công trình mới khánh thành hôm nay là dẫy nhà giáo lý ba tầng hình chữ U bề thế, những hòn non bộ, những Tượng Thánh góp phần tôn tạo vẻ uy nghiêm trang trọng cho xứ đường giáo xứ Hà Nội.
Người người rộn ràng cười nói hân hoan, tiếng phóng thanh đón tiếp chào mừng quý cha, quý tu sĩ, quý khách thật là có cảm tình dễ thương, dễ mến.
Khách đến, được quý chức hướng dẫn tận tình, giúp quý khách hài lòng, yên tâm thoải mái.
Sau nghi thức cắt băng và làm phép công trình nhà Mơ Ước, đoàn rước rước đoàn đồng tế tiến về Thánh Đường trong tiếng hát du dương hòa với tiếng đàn Piano của ca đoàn xứ cất cao lời ca Dâng Mẹ Xứ Đạo giúp cộng đoàn phụng vụ yên vui nâng tâm hồn bước vào thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha giáo phận chia sẻ với cộng đoàn:
“Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Hôm nay chúng ta họp nhau nơi đây dâng thánh lễ tạ ơn Chúa về công trình Chúa đã ban cho giáo xứ Hà Nội chúng ta ngôi nhà giáo xứ, nơi mà linh mục, tu sĩ cũng như tông đồ giáo dân sống để phục vụ vinh danh Chúa và đem lại lợi ích cho các linh hồn.
Nơi đây cũng là để Lời Chúa được đến với từng người, để mọi người nhận biết Chúa và tôn thờ Thiên Chúa. Dâng lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho ngôi nhà này thực sự là nơi tạo ra được tình thân ái, yêu thương và phục vụ.
Cũng là dịp để chúng ta tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho tất cả những ân nhân; họ đã bằng những lời cầu nguyện, bằng những hy sinh, bằng công cuộc đóng góp để ngôi nhà giáo xứ được hoàn thành.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho tất cả những người có thể nhờ ở nơi này được hưởng tình thương của Chúa qua công việc bác ái và rao truyền Lời Chúa.”
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ Đaminh Trần Xuân Thảo, kiêm quản hạt Hố Nai, thay lời cộng đoàn giáo xứ dâng lời cảm ơn Đức cha giáo phận, Đức ông Vinh Sơn, quý cha quản hạt, quý cha đồng hương, quý cha, quý tu sĩ, quý khách. Trong dịp này Đức cha giáo phận cũng ngỏ lời cảm ơn đến cha xứ, quý cha phó, quý ban hành giáo và cộng đoàn giáo xứ Hà Nội đã có những sinh hoạt khởi sắc, những đóng góp tích cực cho công việc truyền giáo của giáo phận.
Sau lễ Đức cha cũng đã ở lại ít phút cùng với quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn tham dự tiệc liên hoan nơi “Vườn Sao” trong khuôn viên Thánh Đường giáo xứ.
Chương trình góp vui trong buổi tiệc là các tiết mục múa hát do các giới các đoàn thể trong giáo xứ trình bày rất hay, rất vui.
Xin chúc mừng Cha xứ Đaminh kính yêu, quý cha phó, quý tu sĩ, quý chức ban hành giáo, quý giới các đoàn thể và cộng đoàn giáo xứ Hà Nội, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc.
Xem hình ảnh
Cùng cắt băng khánh thành ngôi nhà với Đức cha giáo phận còn có Đức ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, cha xứ Đaminh Trần Xuân Thảo kiêm quản hạt Hố Nai.
Đến dâng lễ đồng tế có quý cha quản hạt, quý cha đồng hương, và hơn 20 cha trong ngoài giáo hạt Hố Nai.
Đến dự lễ có đông đảo quý tu sĩ dòng Đaminh, Mến Thánh Gía, quý Ban hành giáo hạt, quý khách, quý ân nhân, các thành phần các giới trong cộng đoàn giáo xứ Hà Nội.
Buổi sáng nay trong khuôn viên xứ đường giáo xứ Hà Nội thật đẹp, bầu trời quang đãng mát mẻ, bên công trình mới khánh thành hôm nay là dẫy nhà giáo lý ba tầng hình chữ U bề thế, những hòn non bộ, những Tượng Thánh góp phần tôn tạo vẻ uy nghiêm trang trọng cho xứ đường giáo xứ Hà Nội.
Người người rộn ràng cười nói hân hoan, tiếng phóng thanh đón tiếp chào mừng quý cha, quý tu sĩ, quý khách thật là có cảm tình dễ thương, dễ mến.
Khách đến, được quý chức hướng dẫn tận tình, giúp quý khách hài lòng, yên tâm thoải mái.
Sau nghi thức cắt băng và làm phép công trình nhà Mơ Ước, đoàn rước rước đoàn đồng tế tiến về Thánh Đường trong tiếng hát du dương hòa với tiếng đàn Piano của ca đoàn xứ cất cao lời ca Dâng Mẹ Xứ Đạo giúp cộng đoàn phụng vụ yên vui nâng tâm hồn bước vào thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha giáo phận chia sẻ với cộng đoàn:
“Cộng đoàn phụng vụ thân mến,
Hôm nay chúng ta họp nhau nơi đây dâng thánh lễ tạ ơn Chúa về công trình Chúa đã ban cho giáo xứ Hà Nội chúng ta ngôi nhà giáo xứ, nơi mà linh mục, tu sĩ cũng như tông đồ giáo dân sống để phục vụ vinh danh Chúa và đem lại lợi ích cho các linh hồn.
Nơi đây cũng là để Lời Chúa được đến với từng người, để mọi người nhận biết Chúa và tôn thờ Thiên Chúa. Dâng lời tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho ngôi nhà này thực sự là nơi tạo ra được tình thân ái, yêu thương và phục vụ.
Cũng là dịp để chúng ta tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho tất cả những ân nhân; họ đã bằng những lời cầu nguyện, bằng những hy sinh, bằng công cuộc đóng góp để ngôi nhà giáo xứ được hoàn thành.
Chúng ta cũng cầu nguyện cho tất cả những người có thể nhờ ở nơi này được hưởng tình thương của Chúa qua công việc bác ái và rao truyền Lời Chúa.”
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ Đaminh Trần Xuân Thảo, kiêm quản hạt Hố Nai, thay lời cộng đoàn giáo xứ dâng lời cảm ơn Đức cha giáo phận, Đức ông Vinh Sơn, quý cha quản hạt, quý cha đồng hương, quý cha, quý tu sĩ, quý khách. Trong dịp này Đức cha giáo phận cũng ngỏ lời cảm ơn đến cha xứ, quý cha phó, quý ban hành giáo và cộng đoàn giáo xứ Hà Nội đã có những sinh hoạt khởi sắc, những đóng góp tích cực cho công việc truyền giáo của giáo phận.
Sau lễ Đức cha cũng đã ở lại ít phút cùng với quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn tham dự tiệc liên hoan nơi “Vườn Sao” trong khuôn viên Thánh Đường giáo xứ.
Chương trình góp vui trong buổi tiệc là các tiết mục múa hát do các giới các đoàn thể trong giáo xứ trình bày rất hay, rất vui.
Xin chúc mừng Cha xứ Đaminh kính yêu, quý cha phó, quý tu sĩ, quý chức ban hành giáo, quý giới các đoàn thể và cộng đoàn giáo xứ Hà Nội, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc.
Đại Chủng viện Vinh Thanh Khai Giảng Năm Học 2010 – 2011
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
09:40 09/09/2010
Sáng ngày 08/9/2010, đúng vào lễ kính Sinh nhật Đức Mẹ, Đại Chủng viện Vinh Thanh đã long trọng khai giảng năm học mới 2010 – 2011.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong lễ khai giảng có Cha Giám đốc, quý Cha phó Giám đốc, quý Cha trong Ban giảng huấn cùng đông đủ anh em chủng sinh 3 khóa IX, X và XI của Đại Chủng viện Vinh - Thanh.
Sau lời kinh khai mạc và giới thiệu thành phần tham dự của Thầy đại diện chủng sinh, Cha tân Giám đốc ĐCV Vinh – Thanh, J.B. Nguyễn Khắc Bá đã đọc diễn văn khai giảng năm học 2010 – 2011. Diễn văn khai giảng của Cha Giám đốc đã nêu lên nhiều điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa mở ra một diễn trình mới trong công tác đào tạo của ĐCV Vinh Thanh.
“Với việc khai giảng năm học mới 2010 – 2011, ĐCV Vinh Thanh bước vào tuổi 23, độ tuổi trưởng thành. Sự trưởng thành này được đánh dấu qua cuộc họp của hai Đức Giám Mục Giáo phận Vinh và Thanh Hóa với quý Cha trong Ban đào tạo Chủng viện ngày 19/8/2010. Đây là một trong những biến cố quan trọng đối với công việc đào tạo Linh mục của Vinh Thanh…” (Diễn văn lễ khai giảng của Cha Giám đốc). Cụ thể là, việc cơ cấu lại tổ chức Đại Chủng viện, tái khẳng định ĐCV Vinh-Thanh là Chủng viện liên giáo phận; và đặc biệt trong cuộc họp ngày 19 – 8 vừa qua với quý Cha trong Ban đào tạo, hai Đức Giám Mục Vinh-Thanh đã “mong muốn và yêu cầu ĐCV phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo tại ĐCV, đó là chuyên môn hóa việc dạy và học, cũng như đòi hỏi việc đào tạo phải tập chú hơn nữa về chiều kích nhân bản và tu đức…” (Diễn văn khai giảng).
Với thao thức trong việc đào tạo những ứng sinh linh mục, Cha Giám Đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá đã nói lên thực trạng và khát mong của Giáo hội hôm nay, “chưa bao giờ Giáo hội lại khát mong cho toàn thể Dân Chúa có được một đội ngũ linh mục thánh thiêng, đạo đức và có tâm hồn mục tử như ngày hôm nay. Vì trong một thế giới tục hóa, giải thiêng và vắng bóng Thiên Chúa, thì hình ảnh người linh mục chân tu là điều mà ai ai cũng mong chờ”.
Trong lễ khai giảng, anh em chủng sinh Vinh-Thanh cũng được lắng nghe nhiều lời tâm huyết của Cha phó Giám đốc phụ trách về đời sống, Giuse Vũ Thanh Long, của quý Cha trong Ban đào tạo và những bộc bạch về kinh nghiệm sống Đức tin của Thầy Stephano Nguyễn Khắc Dương. Quý Cha và Thầy Dương cùng ước mong cho Chủng viện Vinh – Thanh ngày càng trở nên Đại Gia Đình Huynh Đệ, cùng nhắm tới một mục tiêu là “đào tạo nên những mục tử như lòng Chúa mong uớc”. Công tác đào tạo hôm nay không thể là việc đào luyện thụ động một chiều, mà là “quá trình tương giao hai chiều, trong đó các chủng sinh là những chủ lực đào tạo” (theo Cha Pet. Nguyễn Văn Viên và Cha Jos. Vũ Thanh Long).
Thay mặt cho anh em chủng sinh Vinh – Thanh, Thầy đại diện chủng sinh đã nói lên tâm thành biết ơn sâu sắc với Cha Giám đốc và quý Cha trong Ban đào tạo; hứa nguyện học tập tu luyện nên những mục tử hữu ích trong công cuộc rao giảng Tin Mừng đang được xúc tiến mạnh mẽ tại hai Giáo phận Vinh – Thanh.
Trong tâm tình tạ ơn và ước nguyện nhiều phúc lành trong năm học mới, Cha Giám đốc cùng quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh đã hiệp dâng trong Thánh lễ mừng kính Sinh nhật Đức Mẹ. Nhờ lời chuyển cầu của Nữ Trinh Rất Thánh, Đại Chủng viện Vinh – Thanh hy vọng một mùa gặt thiêng liêng bội thu
Xem hình ảnh
Hiện diện trong lễ khai giảng có Cha Giám đốc, quý Cha phó Giám đốc, quý Cha trong Ban giảng huấn cùng đông đủ anh em chủng sinh 3 khóa IX, X và XI của Đại Chủng viện Vinh - Thanh.
Sau lời kinh khai mạc và giới thiệu thành phần tham dự của Thầy đại diện chủng sinh, Cha tân Giám đốc ĐCV Vinh – Thanh, J.B. Nguyễn Khắc Bá đã đọc diễn văn khai giảng năm học 2010 – 2011. Diễn văn khai giảng của Cha Giám đốc đã nêu lên nhiều điểm nhấn quan trọng, có ý nghĩa mở ra một diễn trình mới trong công tác đào tạo của ĐCV Vinh Thanh.
“Với việc khai giảng năm học mới 2010 – 2011, ĐCV Vinh Thanh bước vào tuổi 23, độ tuổi trưởng thành. Sự trưởng thành này được đánh dấu qua cuộc họp của hai Đức Giám Mục Giáo phận Vinh và Thanh Hóa với quý Cha trong Ban đào tạo Chủng viện ngày 19/8/2010. Đây là một trong những biến cố quan trọng đối với công việc đào tạo Linh mục của Vinh Thanh…” (Diễn văn lễ khai giảng của Cha Giám đốc). Cụ thể là, việc cơ cấu lại tổ chức Đại Chủng viện, tái khẳng định ĐCV Vinh-Thanh là Chủng viện liên giáo phận; và đặc biệt trong cuộc họp ngày 19 – 8 vừa qua với quý Cha trong Ban đào tạo, hai Đức Giám Mục Vinh-Thanh đã “mong muốn và yêu cầu ĐCV phải đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo tại ĐCV, đó là chuyên môn hóa việc dạy và học, cũng như đòi hỏi việc đào tạo phải tập chú hơn nữa về chiều kích nhân bản và tu đức…” (Diễn văn khai giảng).
Với thao thức trong việc đào tạo những ứng sinh linh mục, Cha Giám Đốc J.B. Nguyễn Khắc Bá đã nói lên thực trạng và khát mong của Giáo hội hôm nay, “chưa bao giờ Giáo hội lại khát mong cho toàn thể Dân Chúa có được một đội ngũ linh mục thánh thiêng, đạo đức và có tâm hồn mục tử như ngày hôm nay. Vì trong một thế giới tục hóa, giải thiêng và vắng bóng Thiên Chúa, thì hình ảnh người linh mục chân tu là điều mà ai ai cũng mong chờ”.
Trong lễ khai giảng, anh em chủng sinh Vinh-Thanh cũng được lắng nghe nhiều lời tâm huyết của Cha phó Giám đốc phụ trách về đời sống, Giuse Vũ Thanh Long, của quý Cha trong Ban đào tạo và những bộc bạch về kinh nghiệm sống Đức tin của Thầy Stephano Nguyễn Khắc Dương. Quý Cha và Thầy Dương cùng ước mong cho Chủng viện Vinh – Thanh ngày càng trở nên Đại Gia Đình Huynh Đệ, cùng nhắm tới một mục tiêu là “đào tạo nên những mục tử như lòng Chúa mong uớc”. Công tác đào tạo hôm nay không thể là việc đào luyện thụ động một chiều, mà là “quá trình tương giao hai chiều, trong đó các chủng sinh là những chủ lực đào tạo” (theo Cha Pet. Nguyễn Văn Viên và Cha Jos. Vũ Thanh Long).
Thay mặt cho anh em chủng sinh Vinh – Thanh, Thầy đại diện chủng sinh đã nói lên tâm thành biết ơn sâu sắc với Cha Giám đốc và quý Cha trong Ban đào tạo; hứa nguyện học tập tu luyện nên những mục tử hữu ích trong công cuộc rao giảng Tin Mừng đang được xúc tiến mạnh mẽ tại hai Giáo phận Vinh – Thanh.
Trong tâm tình tạ ơn và ước nguyện nhiều phúc lành trong năm học mới, Cha Giám đốc cùng quý Cha và anh em chủng sinh Vinh Thanh đã hiệp dâng trong Thánh lễ mừng kính Sinh nhật Đức Mẹ. Nhờ lời chuyển cầu của Nữ Trinh Rất Thánh, Đại Chủng viện Vinh – Thanh hy vọng một mùa gặt thiêng liêng bội thu
Từ Léopold Cadière, nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam
Đào Hùng
09:44 09/09/2010
Hội thảo Cadière:
Đề tài “Từ Léopold Cadière, nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam”
(Nhà Sử học Đào Hùng)
Thứ năm, 09 Tháng 9 2010 - Léopold Cadière được đào tạo tại Chủng viện của Hội Truyền giáo hải ngoại Paris và được thụ phong linh mục năm 1892.
Ông xuất thân trong một gia đình trại chủ bình thường, không có truyền thống bác học, cũng không gần những trung tâm nghiên cứu khoa học của Pháp. Vốn tri thức của ông chắc cũng không ngoài những điều mà Hội truyền giáo hải ngoại cung cấp cho các giáo sĩ thừa sai để đi làm nhiệm vụ truyền giáo. Tuy không tiếp cận được chương trình đào tạo của các chủng viện, nhưng qua những gì đã được nhìn thấy, tôi có thể hình dung chương trình đào tạo phong phú và chặt chẽ của các chủng viện Pháp thời bấy giờ.
Đến Việt Nam một tháng sau khi thụ phong linh mục, ông được đưa về Tiểu chủng viện An Ninh thuộc Quảng Trị, rồi tiếp tục làm cha xứ ở vùng quê này, xa các trung tâm trí thức của Việt Nam thời bấy giờ, nên chắc cũng không có dịp tiếp xúc nhiều với giới khoa học người Âu ở đất nước thuộc địa này. Nhưng với một giáo sĩ thừa sai thì điều quan trọng nhất là được tiếp xúc với những người dân mà mình có bổn phận chăn dắt.
Vậy mà chính tại giáo xứ Cù Lạc, Cadière đã được gặp Louis Finot và thiếu tá Lunet de Lajonquière trong chuyến đi công cán cho Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp vừa mới thành lập. Louis Finot (1864-1935) là giám đốc đầu tiên của EFEO từ 1898 đến 1904, một nhà cổ tự học, chuyên gia về chữ Phạn, đã có nhiều công trình nghiên cứu văn bia Khmer, Lào và Chăm… Còn thiếu tá Lunet de Lajonquière là sĩ quan thuộc Trung đoàn 3 thuộc địa Bắc Kỳ, là cộng tác viên đầu tiên của EFEO từ 1899, nhà dân tộc học đã có nhiều công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số miền bắc Việt Nam. Cuộc gặp gỡ giữa các học giả đã thành danh với một vị cha xứ trẻ tuổi vô danh ở cái xứ hẻo lánh này đã để lại những ấn tượng sâu đậm với các nhà nghiên cứu trên đường đi khảo sát văn hóa và lịch sử Việt Nam. Dù lúc đó Cadière chưa có công trình nghiên cứu gì đáng kể, nhưng chỉ qua cuộc tiếp xúc ban đầu, Louis Finot đã nhìn thấy ở ông một tài năng nghiên cứu đầy triển vọng. Họ đã kết tình bạn, và có lẽ đó sẽ là niềm khích lệ cho Cadière thêm tin tưởng trên bước đường nghiên cứu của mình. Sau này Louis Malleret, giám đốc EFEO từ 1950-1956 đã ghi lại rằng “Louis Finot thường nói, phát hiện đẹp nhất của mình trong chuyến công cán đầu tiên khảo sát Đông Dương chính là cha Cadière” (la plus belle découverte qu’il avait faite lors de son premier voyage d’exploration de l’Indochine était le R.P. Cadière).
Ngay từ số đầu tiên của tập san Học viện Viễn Đông Bác cổ BEFEO, Cadière đã có bài viết nhan đề “Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian ở thung lũng Nguồn Son”, ra mắt năm 1901. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, sau khi đặt chân đến đất nước này, Cadière đã thông thạo tiếng Việt và đi vào nghiên cứu mọi mặt văn hóa Việt Nam. Thông thạo tiếng bản địa là yêu cầu đầu tiên đối với các giáo sĩ thừa sai trong nhiệm vụ truyền giáo, đó cũng là chỗ khác nhau giữa những nhà nghiên cứu trong giáo hội với nhiều nhà nghiên cứu Pháp thời bấy giờ. Vì hầu như các nhà nghiên cứu Pháp thời đó, mặc dầu đã viết rất nhiều sách về Việt Nam nhưng vẫn chưa đọc được các tư liệu tiếng Việt mà phải dựa vào phần lớn là thư tịch Pháp hoặc Anh, tất nhiên trừ người rất thông thạo Hán Nôm chuyên về cổ tự học.
Các công trình nghiên cứu đầu tiên của Cadière là về ngôn ngữ học, như ngữ âm học tiếng Việt, phương ngữ Mường, đồng thời nghiên cứu nhiều văn bản về lịch sử, như đã cộng tác với Paul Pelliot để viết về “Nghiên cứu bước đầu về nguồn tư liệu An Nam trong lịch sử An Nam” đăng trên BEFEO năm 1904. Nhưng phải nói ông là người đặt nền móng cho nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, đặc biệt các công trình của ông về tín ngưỡng dân gian ở địa phương nơi ông làm việc là những công trình có giá trị đổi mới, khác với nhiều trước tác của các nhà nghiên cứu trước đó thường nhìn các tín ngưỡng bản địa bằng con mắt kỳ thị. Cadière còn quan tâm đến việc sưu tầm cây cỏ, và đã có một vài nghiên cứu trong lĩnh vực này. Ông đã cung cấp cho Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp và nhiều cộng tác viên trên thế giới hàng nghìn mẫu cây cỏ tìm thấy ở Việt Nam, chủ yếu là tại Quảng Bình. Đó là một thói quen không thể thiếu đối với bất kỳ nhà dân tộc học nào, cũng như sau này, khi Georges Condominas nghiên cứu người Mnong Gar ở Tây Nguyên, đã có một bộ sưu tập 27 loại cây ăn được, cùng các loại cây có lợi ích kinh tế như thuốc lá, bông, chàm, cây làm thuốc và cây có tác dụng ma thuật, để chứng tỏ rằng kinh tế nương rẫy vẫn có thể duy trì được cuộc sống ổn định.
Dù đã được công nhận là thành viên thông tấn của EFEO từ 1906, rồi đến tháng 10-1918 lại được công nhận là thành viên hưởng trợ cấp (pensionnaire), nhưng ông chỉ giữ danh nghĩa đó có hai năm, vì ông từ chối không ra làm việc tại Hà Nội, mà vẫn tiếp tục giữ nhiệm sở tại Cửa Tùng. Tại đây ông đã xây dựng một nhà thờ, mở một trường học và lập nên một vườn bách thảo nổi tiếng vì những cây có dầu và cây dương xỉ hiếm.
Nhưng có lẽ đóng góp lớn nhất của Cadière đối với nghiên cứu Việt Nam là việc thành lập Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué), mà ông là người khởi xướng. Sau này Cadière đã kể lại rằng: “Một hôm, tôi nói với vài người bạn rằng tôi rất đau lòng khi thấy những dấu vết của quá khứ bị hủy hoại và mất đi, và những người bạn đó, cùng chia sẻ mối quan tâm, đã cùng tôi thành lập Hội Đô thành Hiếu cổ. Đó là lý do đầu tiên đưa đến việc thành lập Hội.” Chính ông đã chủ động tiếp xúc với Léonard Aurousseau, thành viên của EFEO (sẽ trở thành giám đốc từ 1926-1929), lúc đó là thầy dạy vua Duy Tân, và bác sĩ quân y Albert Sallet, nhà nghiên cứu thực vật học, để đi đến quyết định thành lập một tổ chức nhằm mục đích: truyền bá văn hóa Việt Nam và bảo vệ các di tích văn hóa của đất nước này, chủ yếu là ở Huế. Ngày 16 tháng 11-1913, AAVH đã được thành lập tại Huế với 17 thành viên đầu tiên, đến từ các phương trời rất khác nhau: giáo sĩ thừa sai, quan chức thuộc địa, binh sĩ, nhà buôn, quan lại Nam triều. Tất cả đều làm việc tự nguyện không lương, cống hiến sức lực một cách vô tư ngoài những việc chuyên môn mà họ phải làm hàng ngày.
Trong hơn 30 năm trời (từ 1913-1944), AAVH mặc dầu với số người ít ỏi, phương tiện làm việc chưa phải đầy đủ, nhưng đã gánh vác sứ mệnh “truyền đến cho các thế hệ mai sau tầm nhìn chân chính về Việt Nam xưa trước khi nó bị biến mất hẳn”. Tập san của Hội cùng với các tập san của EFEO và Hội Nghiên cứu Đông Dương đã trở thành nguồn tư liệu phong phú nhất để tìm hiểu Việt Nam xưa, mà Cadière đã có lý khi nói rằng: “Những ai muốn nghiên cứu các sự vật ở Huế và cả Việt Nam, đều phải tham khảo Tập san, nếu họ muốn làm một công việc đến nơi đến chốn” (báo cáo năm 1933).
Sau Cách mạng tháng 8, linh mục Cadière vẫn tiếp tục ở lại Quảng Trị. Nhưng khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cùng 6 linh mục người nước ngoài khác bị chính quyền cách mạng quản thúc tại Vinh từ tháng 1-1947 đến tháng 6-1953. Trong thời gian đó, ông đã tranh thủ lúc bị giam giữ để ghi lại hồi ký của mình. Đó là hơn 1.500 trang viết bên lề của những cuốn sách in một cách thận trọng. Chính trong thời gian bị quản thúc đó mà ông đã được EFEO công nhận là thành viên danh dự năm 1948. Sau khi được trao trả về Huế năm 1953, linh mục Cadière từ chối không hồi hương, vì lúc đó ông đã 84 tuổi. Cụ qua đời tại Huế năm 1955.
Cuộc đời của Léopold Cadière là cuộc đời của một linh mục cống hiến cho giáo dân, vì đó vẫn luôn luôn là mục đích chính của ông. Vì ngoài những công trình khoa học, ông còn chỉ đạo trong nhiều năm tờ tạp chí của các tu sĩ Việt Nam Sacerdos Indosinensis. Tìm hiểu và nghiên cứu về con người và văn hóa của những người dân mà mình có nhiệm vụ chăn dắt, cũng là một trách nhiệm trong công việc mục vụ, mà bất cứ một linh mục nào cũng phải làm. Nhưng với Cadière, ông đẩy cao lên đến mức nghiên cứu khoa học, mà vẫn không mâu thuẫn với công việc thường ngày của một cha xứ.
Cùng thời với Cadière, thiết tưởng cũng nên nhắc đến linh mục François-Marie Savina (1876-1941), thụ phong linh mục tháng 6-1901, một tháng sau thì đến Bắc Kỳ để được đưa lên Lao Cai tại vùng người Hmông. Từ 1906-1924 ông tiếp tục truyền giáo với người Hmông ở Vân Nam. Là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, ông là một trong những người Âu thời đó thông thạo tiếng Hmông, và là tác giả của nhiều cuốn từ điển song ngữ như Từ điển Mèo-Pháp, Sách vỡ lòng Mèo-Pháp, Từ điển Tày-Việt-Pháp, Từ điển Pháp-Mán, Từ điển từ nguyên Pháp-Nùng-Hoa…
Nhưng điều quan trọng là trong công việc mục vụ, ông đã trở thành người hiểu sâu về người Hmông, quan tâm đến những khát vọng của họ, và đã phát hiện ra những căng thẳng trong quan hệ giữa người Hmông với người Thái và người Giấy ở dưới thung lũng, để đi đến dự báo sắp có cuộc nổi dậy của người Hmông ở vùng này từ năm 1914. Những nhận định của ông về quan hệ bóc lột của người Hmông với các thổ ty Thái ở Lao Cai và Hưng Hóa là chính xác, nhưng lúc đầu chưa được nhà chức trách thuộc địa quan tâm. Nhưng mãi bốn năm sau cuộc khởi nghĩa của người Hmông mới bùng nổ, bắt đầu ở Lao Cai tháng 7-1918 và mãi đến tháng 3-1921 mới kết thúc ở Luang Prabang, mà tài liệu thuộc địa thời đó gọi là “cuộc chiến giữa các phù thủy”. Nhưng thực chất đó là một hiện tượng cứu thế (messianique), do một thủ lĩnh Hmông là Pa Chay khởi xướng.
Savina là người đã từng tiếp xúc với Pa Chay và là nhân chứng sáng suốt nhất của hiện tượng này ngay từ đầu. Chính vì vậy mà ông đã được Toàn quyền Đông Dương nhờ viết một báo cáo mật năm 1920 là “Báo cáo chính trị về cuộc nổi dậy của người Mèo ở Bắc Kỳ”. Nhưng đáng tiếc là quan điểm của Savina đối với các hiện tượng tôn giáo và tín ngưỡng của người bản địa còn mang nhiều thành kiến của người Kitô giáo thời bấy giờ. Khi phân tích hiện tượng xưng vua của người Hmông – một hiện tượng cứu thế - thì ông lại đi đến chỗ gần như châm biếm, coi đó là những biểu hiện dị giáo. Ông không phân biệt được những nghi thức và biểu hiện của saman giáo với tín ngưỡng cứu thế, và đánh đổ đồng tất cả những thầy pháp Hmông là “phù thủy” mê tín dị đoan. Thái độ nghiên cứu của Savina vẫn là thái độ của người quan sát bên ngoài để đánh giá văn hóa của người bản địa, chưa hòa nhập được vào thế giới tâm linh của người Hmông, mặc dầu ông rất thông thạo tiếng nói và hiểu biết phong tục tập quán của người bản địa.
Mặc dầu Savina đã để lại những công trình nghiên cứu dân tộc học về người Hmông như Histoire des Miao (1924), nhưng đến nay ít được giới nghiên cứu nhắc đến. Sau này sẽ còn có nhiều vị linh mục khác thuộc thế hệ sau đi vào nghiên cứu về văn hóa Hmông, như linh mục Yves Bertrais và Jean Mottin đã xuất bản những sách song ngữ Hmông-Pháp: Contes et légendes Hmong Blanc (1980), Nouvelle de la solidarité hmong (1984), để cùng với các nhà dân tộc học khác đóng góp vào việc tìm hiểu sâu hơn đời sống và văn hóa Hmông, mà hiện nay giới nhân học Việt Nam còn hiểu biết quá ít.
Là hai người cùng thời, có lẽ cũng được đào tạo gần như nhau, nhưng cách tiếp cận với đối tượng nghiên cứu của mỗi người một khác. Ta thấy ở Léopold Cadière một thái độ dấn thân hiếm có ở các nhà nghiên cứu đương thời, dù là nhà khoa học chuyên nghiệp hay là một giáo sĩ thừa sai làm nghề tay trái. Ngày nay phương pháp nghiên cứu của Cadière không còn xa lạ với các nhà nhân học, mà sau Thế chiến thứ hai mới xuất hiện những đồ đệ của trường phái “quan sát chia sẻ” (observation participative), nhưng với Cadière từ những năm giữa hai cuộc Thế chiến, mà đã có một thái độ nghiên cứu như vậy thì quả thật là hiếm có.
Sau Thế chiến thứ hai, khi Việt Nam đang bước vào cuộc chiến tranh giải phóng, thì đã có những nhà dân tộc học tình nguyện đến sống với các dân tộc Tây Nguyên, như Jean Boulbet đến với người Mạ năm 1946, Georges Condominas đến với người Mnong Gar năm 1948, và đã để lại nhiều công trình nghiên cứu dân tộc học có giá trị. Trong khi Condominas sống với người Mnong suốt một chu kỳ sản xuất trong một năm, thì Boulbet lại đưa cả gia đình đến sống với các dân tộc thiểu số trong nhiều năm trời, cùng chia sẻ những suy nghĩ và thế giới quan của đối tượng được nghiên cứu, mà trước hết là phải thông thạo ngôn ngữ của người dân địa phương.
Trong những người thuộc thế hệ nghiên cứu sau chiến tranh này phải kể đến Jacques Dournes. Ông tham gia MEP sau khi được thụ phong linh mục năm 1945 lúc 24 tuổi, và được bổ nhiệm đến vùng người Srê ở Kala gần Di Linh. Ông đã ở lại Việt Nam 25 năm trên cao nguyên và trong thời gian đó đã hoàn thành 250 công trình, ngoài những luận văn về thần học, ông còn để lại một kho tàng đồ sộ về dân tộc học Đông Nam châu Á về các tộc người chưa có chữ viết. Với ý thức dấn thân vào cuộc sống của cư dân bản địa, từ 1946 đến 1952, ông đã lần theo những con đường mòn của người địa phương, đi từ buôn nọ đến buôn kia bằng đôi chân như những người bản địa, suốt từ Phan Thiết đến Đà Lạt và Kontum. Sau này ông đã cho ra mắt cuốn Đi theo con đường của những người trên Cao Nguyên Việt Nam (Nxb Julliard, Paris, 1955, 251 tr.), một cuốn sách trình bày về lịch sử, con người, những kiến thức về thực vật, các kỹ thuật và lối suy nghĩ của cư dân miền núi. Ông đã đi qua vùng trồng lúa nước của người Srê, vùng làm rẫy của người Raglai, Mạ và Nup. Những đêm thức nghe kể khan bên bếp lửa với tiếng cồng chiêng, cùng uống rượu cần, đã gợi lên cho Dournes những không gian tinh tế, những nghi thức và biểu tượng của phút giây cộng cảm. Ngoài những tìm hiểu về dân tộc học tôn giáo của người dân trong vùng, ông còn nắm bắt những khía cạnh kinh tế như con đường vận chuyển muối, những kho tàng Chăm ở vùng người Raglai, kỹ thuật canh tác, khoa học về chiêm tinh, so sánh về ngôn ngữ… Cho đến nay ký ức của người dân Tây Nguyên về linh mục Dournes vẫn chưa phai mờ. Chính vì cách nhìn của ông khác hẳn những nhà di thực hay các quan cai trị cũ ở vùng này: “Còn về cái mà ta thiếu để có thể thực sự đi vào bên trong, ta có thể bù lại bằng sự nhạy cảm thường trực và một mối thiện cảm vĩnh cửu. Ta chỉ có thể hiểu những người mà ta quí mến, bằng tình yêu thúc đẩy ta trở nên giống như họ, đi vào con người họ.”
Đặc biệt về vấn đề tôn giáo, Jacques Dournes có một cái nhìn bao dung đối với tín ngưỡng của những người mà người Kitô giáo cho là “ngoại đạo” (les paðens). Một câu nói của ông đối với cư dân Tây Nguyên “Chúa yêu những người ngoại đạo” (Dieu aime les paðens), sau này trở thành nhan đề của một cuốn sách ông viết về thần học và dân tộc học.
Trở về Pháp năm 1970, ông làm việc ở Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia CNRS, sau đó lui về miền tây-nam nước Pháp cho đến khi qua đời năm 1993. Ở Tây Nguyên, người dân đã làm cho ông một nhà mồ để tưởng nhớ đến người đã gắn bó cuộc đời với họ.
Đưa ra sự so sánh giữa hai nhà nghiên cứu cùng xuất thân là giáo sĩ thừa sai, nhưng sống cách nhau một nửa thế kỷ, tôi muốn nhấn mạnh đến những điểm tương đồng giữa hai người trong phương pháp nghiên cứu. Quả thật từ nửa sau của thế kỷ XX, về mặt lý luận, ngành nhân học đã có những bước tiến dài, thoát khỏi quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm (eurocentrisme). Khái niệm về “văn hóa” cũng được nhìn nhận lại, với những định nghĩa mới của Clifford Geertz, nhất là trong những phân tích về tôn giáo. Mặc dầu bước vào con đường nghiên cứu trong thời gian đầu của sự hình thành bộ môn dân tộc học, nhưng Cadière đã tránh khỏi những lầm lẫn của nhiều tác giả đương thời, chính là vì ông đã biết hòa nhập vào với đối tượng được khảo sát, bằng tình yêu chân thực đối với họ. Tôi không muốn làm mất thì giờ hội thảo bằng những phân tích về quan điểm của Cadière trong những nghiên cứu của ông về tín ngưỡng của người Việt, vì chắc sẽ có nhiều tham luận đề cập đến vấn đề đó. Đấy là cái đáng trân trọng đối với di sản nghiên cứu về Việt Nam mà Cadière đã để lại cho chúng ta, mà hôm nay chúng ta họp nhau lại để tưởng niệm.
Từ tập sách đầu tiên do Đỗ Trinh Huệ dịch thuật (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản, 1997), mà tôi có vinh dự viết lời giới thiệu, đến nay đã có thêm nhiều bản dịch khác. Nhưng vẫn còn nhiều di cảo của Cadière chưa được dịch thuật và chưa được công bố (kể cả bản tiếng Pháp). Tôi mong rằng chúng ta sẽ tiếp tục khai thác tập Hồi ký mà ông đã viết trong thời gian ở Vinh, cùng với những ghi chép trong “Ký ức của một ông già Việt hóa” (Souvenirs d’un vieil annamisant) đã từng đăng tải trên các tập san Indochine và Sud-Est ở Hà Nội. Đó cũng là cách tưởng niệm thiết thực đối với Cadière, một người đã có nhiều đóng góp cho kho tàng nghiên cứu về Việt Nam.
Đề tài “Từ Léopold Cadière, nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam”
(Nhà Sử học Đào Hùng)
Thứ năm, 09 Tháng 9 2010 - Léopold Cadière được đào tạo tại Chủng viện của Hội Truyền giáo hải ngoại Paris và được thụ phong linh mục năm 1892.
Ông xuất thân trong một gia đình trại chủ bình thường, không có truyền thống bác học, cũng không gần những trung tâm nghiên cứu khoa học của Pháp. Vốn tri thức của ông chắc cũng không ngoài những điều mà Hội truyền giáo hải ngoại cung cấp cho các giáo sĩ thừa sai để đi làm nhiệm vụ truyền giáo. Tuy không tiếp cận được chương trình đào tạo của các chủng viện, nhưng qua những gì đã được nhìn thấy, tôi có thể hình dung chương trình đào tạo phong phú và chặt chẽ của các chủng viện Pháp thời bấy giờ.
Đến Việt Nam một tháng sau khi thụ phong linh mục, ông được đưa về Tiểu chủng viện An Ninh thuộc Quảng Trị, rồi tiếp tục làm cha xứ ở vùng quê này, xa các trung tâm trí thức của Việt Nam thời bấy giờ, nên chắc cũng không có dịp tiếp xúc nhiều với giới khoa học người Âu ở đất nước thuộc địa này. Nhưng với một giáo sĩ thừa sai thì điều quan trọng nhất là được tiếp xúc với những người dân mà mình có bổn phận chăn dắt.
Vậy mà chính tại giáo xứ Cù Lạc, Cadière đã được gặp Louis Finot và thiếu tá Lunet de Lajonquière trong chuyến đi công cán cho Học viện Viễn Đông Bác cổ Pháp vừa mới thành lập. Louis Finot (1864-1935) là giám đốc đầu tiên của EFEO từ 1898 đến 1904, một nhà cổ tự học, chuyên gia về chữ Phạn, đã có nhiều công trình nghiên cứu văn bia Khmer, Lào và Chăm… Còn thiếu tá Lunet de Lajonquière là sĩ quan thuộc Trung đoàn 3 thuộc địa Bắc Kỳ, là cộng tác viên đầu tiên của EFEO từ 1899, nhà dân tộc học đã có nhiều công trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu số miền bắc Việt Nam. Cuộc gặp gỡ giữa các học giả đã thành danh với một vị cha xứ trẻ tuổi vô danh ở cái xứ hẻo lánh này đã để lại những ấn tượng sâu đậm với các nhà nghiên cứu trên đường đi khảo sát văn hóa và lịch sử Việt Nam. Dù lúc đó Cadière chưa có công trình nghiên cứu gì đáng kể, nhưng chỉ qua cuộc tiếp xúc ban đầu, Louis Finot đã nhìn thấy ở ông một tài năng nghiên cứu đầy triển vọng. Họ đã kết tình bạn, và có lẽ đó sẽ là niềm khích lệ cho Cadière thêm tin tưởng trên bước đường nghiên cứu của mình. Sau này Louis Malleret, giám đốc EFEO từ 1950-1956 đã ghi lại rằng “Louis Finot thường nói, phát hiện đẹp nhất của mình trong chuyến công cán đầu tiên khảo sát Đông Dương chính là cha Cadière” (la plus belle découverte qu’il avait faite lors de son premier voyage d’exploration de l’Indochine était le R.P. Cadière).
Ngay từ số đầu tiên của tập san Học viện Viễn Đông Bác cổ BEFEO, Cadière đã có bài viết nhan đề “Tín ngưỡng và ngạn ngữ dân gian ở thung lũng Nguồn Son”, ra mắt năm 1901. Như vậy chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, sau khi đặt chân đến đất nước này, Cadière đã thông thạo tiếng Việt và đi vào nghiên cứu mọi mặt văn hóa Việt Nam. Thông thạo tiếng bản địa là yêu cầu đầu tiên đối với các giáo sĩ thừa sai trong nhiệm vụ truyền giáo, đó cũng là chỗ khác nhau giữa những nhà nghiên cứu trong giáo hội với nhiều nhà nghiên cứu Pháp thời bấy giờ. Vì hầu như các nhà nghiên cứu Pháp thời đó, mặc dầu đã viết rất nhiều sách về Việt Nam nhưng vẫn chưa đọc được các tư liệu tiếng Việt mà phải dựa vào phần lớn là thư tịch Pháp hoặc Anh, tất nhiên trừ người rất thông thạo Hán Nôm chuyên về cổ tự học.
Các công trình nghiên cứu đầu tiên của Cadière là về ngôn ngữ học, như ngữ âm học tiếng Việt, phương ngữ Mường, đồng thời nghiên cứu nhiều văn bản về lịch sử, như đã cộng tác với Paul Pelliot để viết về “Nghiên cứu bước đầu về nguồn tư liệu An Nam trong lịch sử An Nam” đăng trên BEFEO năm 1904. Nhưng phải nói ông là người đặt nền móng cho nghiên cứu dân tộc học Việt Nam, đặc biệt các công trình của ông về tín ngưỡng dân gian ở địa phương nơi ông làm việc là những công trình có giá trị đổi mới, khác với nhiều trước tác của các nhà nghiên cứu trước đó thường nhìn các tín ngưỡng bản địa bằng con mắt kỳ thị. Cadière còn quan tâm đến việc sưu tầm cây cỏ, và đã có một vài nghiên cứu trong lĩnh vực này. Ông đã cung cấp cho Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pháp và nhiều cộng tác viên trên thế giới hàng nghìn mẫu cây cỏ tìm thấy ở Việt Nam, chủ yếu là tại Quảng Bình. Đó là một thói quen không thể thiếu đối với bất kỳ nhà dân tộc học nào, cũng như sau này, khi Georges Condominas nghiên cứu người Mnong Gar ở Tây Nguyên, đã có một bộ sưu tập 27 loại cây ăn được, cùng các loại cây có lợi ích kinh tế như thuốc lá, bông, chàm, cây làm thuốc và cây có tác dụng ma thuật, để chứng tỏ rằng kinh tế nương rẫy vẫn có thể duy trì được cuộc sống ổn định.
Dù đã được công nhận là thành viên thông tấn của EFEO từ 1906, rồi đến tháng 10-1918 lại được công nhận là thành viên hưởng trợ cấp (pensionnaire), nhưng ông chỉ giữ danh nghĩa đó có hai năm, vì ông từ chối không ra làm việc tại Hà Nội, mà vẫn tiếp tục giữ nhiệm sở tại Cửa Tùng. Tại đây ông đã xây dựng một nhà thờ, mở một trường học và lập nên một vườn bách thảo nổi tiếng vì những cây có dầu và cây dương xỉ hiếm.
Nhưng có lẽ đóng góp lớn nhất của Cadière đối với nghiên cứu Việt Nam là việc thành lập Hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du Vieux Hué), mà ông là người khởi xướng. Sau này Cadière đã kể lại rằng: “Một hôm, tôi nói với vài người bạn rằng tôi rất đau lòng khi thấy những dấu vết của quá khứ bị hủy hoại và mất đi, và những người bạn đó, cùng chia sẻ mối quan tâm, đã cùng tôi thành lập Hội Đô thành Hiếu cổ. Đó là lý do đầu tiên đưa đến việc thành lập Hội.” Chính ông đã chủ động tiếp xúc với Léonard Aurousseau, thành viên của EFEO (sẽ trở thành giám đốc từ 1926-1929), lúc đó là thầy dạy vua Duy Tân, và bác sĩ quân y Albert Sallet, nhà nghiên cứu thực vật học, để đi đến quyết định thành lập một tổ chức nhằm mục đích: truyền bá văn hóa Việt Nam và bảo vệ các di tích văn hóa của đất nước này, chủ yếu là ở Huế. Ngày 16 tháng 11-1913, AAVH đã được thành lập tại Huế với 17 thành viên đầu tiên, đến từ các phương trời rất khác nhau: giáo sĩ thừa sai, quan chức thuộc địa, binh sĩ, nhà buôn, quan lại Nam triều. Tất cả đều làm việc tự nguyện không lương, cống hiến sức lực một cách vô tư ngoài những việc chuyên môn mà họ phải làm hàng ngày.
Trong hơn 30 năm trời (từ 1913-1944), AAVH mặc dầu với số người ít ỏi, phương tiện làm việc chưa phải đầy đủ, nhưng đã gánh vác sứ mệnh “truyền đến cho các thế hệ mai sau tầm nhìn chân chính về Việt Nam xưa trước khi nó bị biến mất hẳn”. Tập san của Hội cùng với các tập san của EFEO và Hội Nghiên cứu Đông Dương đã trở thành nguồn tư liệu phong phú nhất để tìm hiểu Việt Nam xưa, mà Cadière đã có lý khi nói rằng: “Những ai muốn nghiên cứu các sự vật ở Huế và cả Việt Nam, đều phải tham khảo Tập san, nếu họ muốn làm một công việc đến nơi đến chốn” (báo cáo năm 1933).
Sau Cách mạng tháng 8, linh mục Cadière vẫn tiếp tục ở lại Quảng Trị. Nhưng khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cùng 6 linh mục người nước ngoài khác bị chính quyền cách mạng quản thúc tại Vinh từ tháng 1-1947 đến tháng 6-1953. Trong thời gian đó, ông đã tranh thủ lúc bị giam giữ để ghi lại hồi ký của mình. Đó là hơn 1.500 trang viết bên lề của những cuốn sách in một cách thận trọng. Chính trong thời gian bị quản thúc đó mà ông đã được EFEO công nhận là thành viên danh dự năm 1948. Sau khi được trao trả về Huế năm 1953, linh mục Cadière từ chối không hồi hương, vì lúc đó ông đã 84 tuổi. Cụ qua đời tại Huế năm 1955.
Cuộc đời của Léopold Cadière là cuộc đời của một linh mục cống hiến cho giáo dân, vì đó vẫn luôn luôn là mục đích chính của ông. Vì ngoài những công trình khoa học, ông còn chỉ đạo trong nhiều năm tờ tạp chí của các tu sĩ Việt Nam Sacerdos Indosinensis. Tìm hiểu và nghiên cứu về con người và văn hóa của những người dân mà mình có nhiệm vụ chăn dắt, cũng là một trách nhiệm trong công việc mục vụ, mà bất cứ một linh mục nào cũng phải làm. Nhưng với Cadière, ông đẩy cao lên đến mức nghiên cứu khoa học, mà vẫn không mâu thuẫn với công việc thường ngày của một cha xứ.
Cùng thời với Cadière, thiết tưởng cũng nên nhắc đến linh mục François-Marie Savina (1876-1941), thụ phong linh mục tháng 6-1901, một tháng sau thì đến Bắc Kỳ để được đưa lên Lao Cai tại vùng người Hmông. Từ 1906-1924 ông tiếp tục truyền giáo với người Hmông ở Vân Nam. Là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, ông là một trong những người Âu thời đó thông thạo tiếng Hmông, và là tác giả của nhiều cuốn từ điển song ngữ như Từ điển Mèo-Pháp, Sách vỡ lòng Mèo-Pháp, Từ điển Tày-Việt-Pháp, Từ điển Pháp-Mán, Từ điển từ nguyên Pháp-Nùng-Hoa…
Nhưng điều quan trọng là trong công việc mục vụ, ông đã trở thành người hiểu sâu về người Hmông, quan tâm đến những khát vọng của họ, và đã phát hiện ra những căng thẳng trong quan hệ giữa người Hmông với người Thái và người Giấy ở dưới thung lũng, để đi đến dự báo sắp có cuộc nổi dậy của người Hmông ở vùng này từ năm 1914. Những nhận định của ông về quan hệ bóc lột của người Hmông với các thổ ty Thái ở Lao Cai và Hưng Hóa là chính xác, nhưng lúc đầu chưa được nhà chức trách thuộc địa quan tâm. Nhưng mãi bốn năm sau cuộc khởi nghĩa của người Hmông mới bùng nổ, bắt đầu ở Lao Cai tháng 7-1918 và mãi đến tháng 3-1921 mới kết thúc ở Luang Prabang, mà tài liệu thuộc địa thời đó gọi là “cuộc chiến giữa các phù thủy”. Nhưng thực chất đó là một hiện tượng cứu thế (messianique), do một thủ lĩnh Hmông là Pa Chay khởi xướng.
Savina là người đã từng tiếp xúc với Pa Chay và là nhân chứng sáng suốt nhất của hiện tượng này ngay từ đầu. Chính vì vậy mà ông đã được Toàn quyền Đông Dương nhờ viết một báo cáo mật năm 1920 là “Báo cáo chính trị về cuộc nổi dậy của người Mèo ở Bắc Kỳ”. Nhưng đáng tiếc là quan điểm của Savina đối với các hiện tượng tôn giáo và tín ngưỡng của người bản địa còn mang nhiều thành kiến của người Kitô giáo thời bấy giờ. Khi phân tích hiện tượng xưng vua của người Hmông – một hiện tượng cứu thế - thì ông lại đi đến chỗ gần như châm biếm, coi đó là những biểu hiện dị giáo. Ông không phân biệt được những nghi thức và biểu hiện của saman giáo với tín ngưỡng cứu thế, và đánh đổ đồng tất cả những thầy pháp Hmông là “phù thủy” mê tín dị đoan. Thái độ nghiên cứu của Savina vẫn là thái độ của người quan sát bên ngoài để đánh giá văn hóa của người bản địa, chưa hòa nhập được vào thế giới tâm linh của người Hmông, mặc dầu ông rất thông thạo tiếng nói và hiểu biết phong tục tập quán của người bản địa.
Mặc dầu Savina đã để lại những công trình nghiên cứu dân tộc học về người Hmông như Histoire des Miao (1924), nhưng đến nay ít được giới nghiên cứu nhắc đến. Sau này sẽ còn có nhiều vị linh mục khác thuộc thế hệ sau đi vào nghiên cứu về văn hóa Hmông, như linh mục Yves Bertrais và Jean Mottin đã xuất bản những sách song ngữ Hmông-Pháp: Contes et légendes Hmong Blanc (1980), Nouvelle de la solidarité hmong (1984), để cùng với các nhà dân tộc học khác đóng góp vào việc tìm hiểu sâu hơn đời sống và văn hóa Hmông, mà hiện nay giới nhân học Việt Nam còn hiểu biết quá ít.
Là hai người cùng thời, có lẽ cũng được đào tạo gần như nhau, nhưng cách tiếp cận với đối tượng nghiên cứu của mỗi người một khác. Ta thấy ở Léopold Cadière một thái độ dấn thân hiếm có ở các nhà nghiên cứu đương thời, dù là nhà khoa học chuyên nghiệp hay là một giáo sĩ thừa sai làm nghề tay trái. Ngày nay phương pháp nghiên cứu của Cadière không còn xa lạ với các nhà nhân học, mà sau Thế chiến thứ hai mới xuất hiện những đồ đệ của trường phái “quan sát chia sẻ” (observation participative), nhưng với Cadière từ những năm giữa hai cuộc Thế chiến, mà đã có một thái độ nghiên cứu như vậy thì quả thật là hiếm có.
Sau Thế chiến thứ hai, khi Việt Nam đang bước vào cuộc chiến tranh giải phóng, thì đã có những nhà dân tộc học tình nguyện đến sống với các dân tộc Tây Nguyên, như Jean Boulbet đến với người Mạ năm 1946, Georges Condominas đến với người Mnong Gar năm 1948, và đã để lại nhiều công trình nghiên cứu dân tộc học có giá trị. Trong khi Condominas sống với người Mnong suốt một chu kỳ sản xuất trong một năm, thì Boulbet lại đưa cả gia đình đến sống với các dân tộc thiểu số trong nhiều năm trời, cùng chia sẻ những suy nghĩ và thế giới quan của đối tượng được nghiên cứu, mà trước hết là phải thông thạo ngôn ngữ của người dân địa phương.
Trong những người thuộc thế hệ nghiên cứu sau chiến tranh này phải kể đến Jacques Dournes. Ông tham gia MEP sau khi được thụ phong linh mục năm 1945 lúc 24 tuổi, và được bổ nhiệm đến vùng người Srê ở Kala gần Di Linh. Ông đã ở lại Việt Nam 25 năm trên cao nguyên và trong thời gian đó đã hoàn thành 250 công trình, ngoài những luận văn về thần học, ông còn để lại một kho tàng đồ sộ về dân tộc học Đông Nam châu Á về các tộc người chưa có chữ viết. Với ý thức dấn thân vào cuộc sống của cư dân bản địa, từ 1946 đến 1952, ông đã lần theo những con đường mòn của người địa phương, đi từ buôn nọ đến buôn kia bằng đôi chân như những người bản địa, suốt từ Phan Thiết đến Đà Lạt và Kontum. Sau này ông đã cho ra mắt cuốn Đi theo con đường của những người trên Cao Nguyên Việt Nam (Nxb Julliard, Paris, 1955, 251 tr.), một cuốn sách trình bày về lịch sử, con người, những kiến thức về thực vật, các kỹ thuật và lối suy nghĩ của cư dân miền núi. Ông đã đi qua vùng trồng lúa nước của người Srê, vùng làm rẫy của người Raglai, Mạ và Nup. Những đêm thức nghe kể khan bên bếp lửa với tiếng cồng chiêng, cùng uống rượu cần, đã gợi lên cho Dournes những không gian tinh tế, những nghi thức và biểu tượng của phút giây cộng cảm. Ngoài những tìm hiểu về dân tộc học tôn giáo của người dân trong vùng, ông còn nắm bắt những khía cạnh kinh tế như con đường vận chuyển muối, những kho tàng Chăm ở vùng người Raglai, kỹ thuật canh tác, khoa học về chiêm tinh, so sánh về ngôn ngữ… Cho đến nay ký ức của người dân Tây Nguyên về linh mục Dournes vẫn chưa phai mờ. Chính vì cách nhìn của ông khác hẳn những nhà di thực hay các quan cai trị cũ ở vùng này: “Còn về cái mà ta thiếu để có thể thực sự đi vào bên trong, ta có thể bù lại bằng sự nhạy cảm thường trực và một mối thiện cảm vĩnh cửu. Ta chỉ có thể hiểu những người mà ta quí mến, bằng tình yêu thúc đẩy ta trở nên giống như họ, đi vào con người họ.”
Đặc biệt về vấn đề tôn giáo, Jacques Dournes có một cái nhìn bao dung đối với tín ngưỡng của những người mà người Kitô giáo cho là “ngoại đạo” (les paðens). Một câu nói của ông đối với cư dân Tây Nguyên “Chúa yêu những người ngoại đạo” (Dieu aime les paðens), sau này trở thành nhan đề của một cuốn sách ông viết về thần học và dân tộc học.
Trở về Pháp năm 1970, ông làm việc ở Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia CNRS, sau đó lui về miền tây-nam nước Pháp cho đến khi qua đời năm 1993. Ở Tây Nguyên, người dân đã làm cho ông một nhà mồ để tưởng nhớ đến người đã gắn bó cuộc đời với họ.
Đưa ra sự so sánh giữa hai nhà nghiên cứu cùng xuất thân là giáo sĩ thừa sai, nhưng sống cách nhau một nửa thế kỷ, tôi muốn nhấn mạnh đến những điểm tương đồng giữa hai người trong phương pháp nghiên cứu. Quả thật từ nửa sau của thế kỷ XX, về mặt lý luận, ngành nhân học đã có những bước tiến dài, thoát khỏi quan điểm lấy châu Âu làm trung tâm (eurocentrisme). Khái niệm về “văn hóa” cũng được nhìn nhận lại, với những định nghĩa mới của Clifford Geertz, nhất là trong những phân tích về tôn giáo. Mặc dầu bước vào con đường nghiên cứu trong thời gian đầu của sự hình thành bộ môn dân tộc học, nhưng Cadière đã tránh khỏi những lầm lẫn của nhiều tác giả đương thời, chính là vì ông đã biết hòa nhập vào với đối tượng được khảo sát, bằng tình yêu chân thực đối với họ. Tôi không muốn làm mất thì giờ hội thảo bằng những phân tích về quan điểm của Cadière trong những nghiên cứu của ông về tín ngưỡng của người Việt, vì chắc sẽ có nhiều tham luận đề cập đến vấn đề đó. Đấy là cái đáng trân trọng đối với di sản nghiên cứu về Việt Nam mà Cadière đã để lại cho chúng ta, mà hôm nay chúng ta họp nhau lại để tưởng niệm.
Từ tập sách đầu tiên do Đỗ Trinh Huệ dịch thuật (Hội Khoa học lịch sử Việt Nam xuất bản, 1997), mà tôi có vinh dự viết lời giới thiệu, đến nay đã có thêm nhiều bản dịch khác. Nhưng vẫn còn nhiều di cảo của Cadière chưa được dịch thuật và chưa được công bố (kể cả bản tiếng Pháp). Tôi mong rằng chúng ta sẽ tiếp tục khai thác tập Hồi ký mà ông đã viết trong thời gian ở Vinh, cùng với những ghi chép trong “Ký ức của một ông già Việt hóa” (Souvenirs d’un vieil annamisant) đã từng đăng tải trên các tập san Indochine và Sud-Est ở Hà Nội. Đó cũng là cách tưởng niệm thiết thực đối với Cadière, một người đã có nhiều đóng góp cho kho tàng nghiên cứu về Việt Nam.
Huế: dưới con mắt L.Cadière – L.Cadière: dưới con mắt một người Huế
Nguyễn Hữu Châu Phan
09:50 09/09/2010
Hội thảo Cadière
Đề tài “Huế: dưới con mắt L.Cadière – L.Cadière: dưới con mắt một người Huế”
(Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan)
Thứ năm, 09 Tháng 9 2010
L. Cadière đến Huế ngày 23-12-1892, vừa tròn 23 tuổi.
Ba tháng trước đó, tại Chủng viện Hội Truyền giáo Nước Ngoài Paris, Cadière được thụ phong linh mục ngày 4-9-1892. Hơn một tháng rưỡi sau, được chỉ định phục vụ giáo khu Bắc Nam Kỳ, tên gọi bấy giờ của địa phận Huế và Cadière lên đường rời Pháp ngày 26-10-1892.
Năm mươi năm sau, khi đó, Cadière đã 73 tuổi và người đã tâm tình như sau:
“Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi học tiếng họ từ ngày tôi mới đến, tôi vẫn còn tiếp tục học và nhận thấy rằng tiếng Việt rất tinh tế về mặt cấu trúc, và cũng không nên xem nhẹ sự phong phú về từ ngữ như có người suy nghĩ.
Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán của họ và phải thừa nhận rằng người Việt rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cũng đến với cùng một Đấng toàn năng mà chính tôi đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng họ đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm của nhân sinh.
Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ, xuyên qua các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn, và nhận thấy rằng đất nước Việt Nam, từ nguyên thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng can đảm và linh hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên con đường tiến bước của mình.
Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên thật tình tôi yêu mến họ.
Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ. Tôi đã làm thầy giáo, đã từng giám khảo thi cử, nên về vấn đề này, tôi có thể đưa ra những phán đoán có nền tảng.
Tôi yêu mến họ vì những đức hạnh tinh thần. Thuộc tầng lớp nông dân, rồi sống ở Việt Nam giữa nông dân, tôi đã có thể thấy rằng nông dân Pháp và nông dân Việt giống nhau lạ lùng: Bên này cũng như bên kia, từng ý tưởng vụn vặn của cuộc sống hằng ngày, của đồng áng, chợ đò, của những bữa cơm thường nhật, của làng mạc... Mặt nữa, bên này cũng như bên kia, những tình cảm cao cả, tình yêu thương sâu đậm của gia đình, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, chuyên cần trong công việc, nhẫn nhục trong cuộc sống nghèo hèn và khổ cực mỗi ngày.
Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ.
Trước đây, khi tôi có dịp đi lại bằng võng hay bằng thuyền, tôi đã thấy được và cảm phục niềm vui sống, sự vui vẻ, tâm trí hồn nhiên của bác gánh võng hay người chèo thuyền, mặc dầu họ thật vất vả, nhọc nhằn suốt hàng giờ và hàng ngày tròn.
Sau cùng, tôi yêu mến họ vì họ khổ.
Biết bao khổ ải, biết bao nặng nhọc lầm than; những khốn cùng đôi khi phải cam chịu đã đành nhưng thường là do định mệnh khắt khe vô tình [1].
Giáo sư Georges Cœdes có nhận xét: “Những lời thân thương ấy của Cadière thấm tỏa trong toàn bộ công trình khoa học của ông, rất nhân bản, rất sâu đậm nồng ấm, đối với dân tộc mà ông trọn đời cống hiến trong công tác mục vụ và nghiên cứu của mình”.
Từ 1913-1914, Cadière được cử làm Tuyên úy trường Pellerin ở Huế. Chính trong thời gian này, cùng với một số trí thức Pháp và Việt ở Huế, người đã lập Assiociation des Amis du Vieux Huế (Hội Đô Thành Hiếu Cổ) vào ngày 16-11-1913. Ngày đó, 17 nhân vật Việt và Pháp cùng đông đảo quan khách đã dự buổi ra mắt của Hội tại Tân Thư viện và bản điều lệ của Hội do P. Albrech, Bienvenue, Cadière, Dumoutier, H. Le Bris và Sallet soạn thảo, được Quyền Khâm sứ Trung kỳ J. E. Charles duyệt ký trước đó 2 ngày, trong đó có điều khoản 2 của Hội có mục đích: “Sưu tầm bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa châu Âu cũng như bản xứ, liên quan đến Huế và phụ cận”.
Không lâu sau, một tập san có tên Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tập san Đô Thành Hiếu Cổ, thường được gọi Tập san của những Người Bạn Cố đô Huế) xuất hiện, số 1, năm thứ nhất, tháng 1-3 năm 1914, mà chính Cadière là chủ bút.
Trong bài mở đầu “Plan de recherches pour ‘Les Amis du Vieux Huế’”, Cadière khiêm tốn nói: “Thiết nghĩ không phải là không có ích nếu đưa ra từ đầu trong các phiên họp thường kỳ hàng tháng, tôi không nói là một đề cương nghiên cứu, cái từ ấy có vẻ quá kiêu kỳ tự cao tự đại và khiến cho người ta phải phần nào e ngại vì cho rằng công việc của chúng ta làm xem ra ghê gớm, mà chỉ đưa ra một chương trình tìm kiếm, bởi vì chúng ta là những kẻ tìm kiếm, với mong ước tìm ra với ham muốn thâm cứu sưu tầm”[2].
Từ đó Cadière đã tổng hợp những điều nằm trong “Huế cổ” mà thời gian có thể phân chia làm bốn thời kỳ: “Huế tiền sử”, “Huế Chăm”, “Huế An Nam”, “Huế Âu” - và Cadière trình bày:
Dù thời kỳ Huế Âu rất cần thiết đối với chúng ta, nhưng Huế An Nam sẽ giúp cho chúng ta nhiều nghiên cứu rộng hơn vì Huế, đúng ra, là công trình của người An Nam đã đem hết công sức sáng tạo ra và chính ở đây người ta khắc lại một cách sâu sắc hơn nơi nào hết, trong thời gian này, về cái dấu ấn quốc gia của họ.
Chúng ta cần chăm lo đến các địa điểm lịch sử. Một địa điểm lịch sử là một nơi đã xảy ra không phải là một cái gì đó - như thế hóa ra nơi nào cũng có thể là lịch sử cả - mà phải xảy ra biến cố quan trọng hoặc là tự nó quan trọng, hoặc do nhiều sự kiện gộp lại. Cũng như một bãi cát thì chẳng có gì đáng lưu ý đối với một người du lịch, nhưng nếu nơi đó đã xảy ra một trận chiến quyết định thì bãi cát ấy sẽ rất có ý nghĩa đối với chúng ta. Một gò đất, một đám bụi rậm chẳng có gì khác hơn các đồi đất xung quanh, nhưng nếu nơi đó là nơi đóng đô các chúa Nguyễn. Một vuông đất không trồng trọt giữa đám ruộng nơi trước đây là kho lương thực của vua, nhiều khi, trên đó chẳng còn dấu vết gì của quá khứ nữa, không còn một tảng đá, một mảnh gạch vỡ, chỉ là mảnh đất không, nhưng ở đó vẫn có giá trị lịch sử: Chúng ta cần thông báo lại và đánh dấu trên bản đồ một cách chính xác, chúng ta ghi lại lịch sử của những nơi này, chúng ta phải trân trọng thăm viếng và từ đó chúng ta mới truyền lại cho đời sau các lưu niệm của nơi đó.
Chúng ta có thể lần theo các dấu vết ấy bằng cách xem các tài liệu viết, các quốc sử của vương quốc, hoặc do một cách dễ dàng hơn và lại chính xác hơn, là do dân chúng đặt ra tên. Tôi thấy ở Quảng Bình có nhiều thửa ruộng trồng nưa và khoai lang mà địa danh trên bản ghi đó là các trại lính của một trung đoàn xưa, cả một doanh trại. Tôi đã lập lại được một bộ phận, hiện nay ở Quảng Trị và ở Thừa Thiên, vị trí các dinh thự của các chúa Nguyễn đầu tiên trước khi vào đóng đô tại Phú Xuân. Chúng ta tìm kỹ lưỡng tên cũ của các nơi ấy, mà dân chúng đã quên ý nghĩa chính xác, và chúng ta phải cố gắng giải thích và nhập vào lịch sử chung của đất nước.
Các công trình kiến trúc lại gây chú ý hơn, rất nhiều ở Huế và vùng lân cận. Chúng ta có cung điện và thành quách bao quanh; chúng ta có các dinh thự các ông hoàng của Hoàng gia, các lăng tẩm, điện đền, bia đá.
Trước hết, phải ghi lại đầy đủ chính xác các công trình lớn đó. Ai cũng biết các lăng tẩm lớn của các vua từ Gia Long. Đấy là một mục đích du ngoạn bắt buộc đối với du khách đến Huế. Nhưng trong cùng một thung lũng đẹp đẽ được vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức xây cất nơi an nghỉ cuối cùng, đa số các tiền nhân của Đức Gia Long cũng chôn cất tại đấy. Các lăng tẩm của các tiền nhân không có gì đặc sắc lắm về mặt kiến trúc và nghệ thuật nhưng vẫn cần được các nhà viết sử quan tâm. Các hoàng hậu và hoàng tử đều có lăng tẩm rải rác trong vùng lận cận Huế. Chúng ta cũng còn tìm thấy ở các nơi ấy lăng của các quan đại thần, hoặc tháp của các vị sư. Cần phải có một bản đồ nơi chôn cất mồ mả cùng lân cận Huế bởi nó sẽ có giá trị về lịch sử.
Trên một bản đồ khác, ghi lại các đền chùa và nơi cúng tế: đó là bản đồ tôn giáo của Huế. Ở đó sẽ chỉ vị trí của các, chùa Phật giáo và đền miếu thờ có dấu ấn lịch sử. Các chùa quán Lão giáo và các nơi cúng tế, ít nhất là những nơi chính thức do nhà nước đài thọ.
Và sau cùng, là một bản đồ nữa, hay trên bản trước, ghi lại các bia đá có ghi thiết yếu về lịch sử.
Trong những bia ấy, có cái thì gắn liền với một đền đài để ghi ngày thành lập. Có cái khác lại chỉ ghi một sự kiện lịch sử, nêu lên kỷ niệm về sau, ngày đào một con kênh, hoặc ngợi ca công lao của một vị đại thần. Những cái khác hoàn toàn vì mục đích thi họa, ghi chú cái đẹp của một thắng cảnh, một hòn núi, một con sông mà Thiệu Trị và Tự Đức đặt bia trên đường cái quan khi các ngài tiến ra Bắc. Một số bia khác chỉ ghi một địa danh. Tất cả đều phải ghi lại. Các vị cũng thấy người ta chăm chút sưu tầm những đường nét nhỏ nhất do người Chàm để lại. Chúng ta phải ghi lại những tấm bia An Nam trước khi các bia ấy chịu số phận như bia Chàm. Cũng có nhiều lăng trong vùng phụ cận Huế, chữ lại viết hay khắc trên vôi và nay đã bị xóa sạch không còn đọc được nữa.
Như vậy, cần phải ghi địa điểm các bia cẩn thận chính xác và theo các điều kiện cần thiết tuyệt đối: như ghi chính xác tên của đền, đài hoặc là tên thường tên bằng Hán Việt với đầy đủ các chữ và điền vào làng nào, xóm nào, khu vực nào để dễ tìm kiếm.
Tất cả là công tác ban đầu. Sau khi đã định vị và ghi tên, phải cần miêu tả. Một vài du khách, có thể là người sành điệu miêu tả các lăng tẩm, các phòng ốc cung điện Hoàng gia. Nhưng theo tôi đó chỉ là những đoạn văn mô tả có tính cách văn học dành cho đại chúng. Còn Hội của chúng ta, mục đích đề ra không được thỏa mãn với mức độ đó. Yêu cầu đối với chúng ta là phải chỉ định các kỷ ức lịch sử, với một cách miêu tả chính xác, mẫu mực, chi tiết, tỉ mỉ, nói tóm lại phải khoa học. Chúng ta không thể bỏ qua giá trị văn học nhưng nó chỉ là phụ. Về Kinh thành Huế chẳng hạn, phải ghi tên kỹ thuật tất cả các bộ phận, ghi cả tên thường gọi lẫn tên Hán Nôm tất cả các cửa, các cầu, các công trình bao gồm các đền và nơi thờ cúng rải rác trong các khung thành. Có thể sau khi đã làm việc trên, so sánh thành trì hiện nay và thành trì trước khi Pháp chiếm đóng, một số lớn công trình đã bị xóa đi, có thứ khác thay thế. Tất cả đều phải giữ gìn, kỷ ức loại này cũng như loại khác không phải chỉ là ghi các công trình hiện còn lại, mà phải cả những di tích nhỏ nhặt của các công trình đó còn trên mặt đất.
Một việc làm tương tự đã thực hiện ở cung điện, tôi không biết đã hoàn chỉnh chưa. Tôi có đọc lại cảnh mô tả của cha Koffler để lại về cung điện hoàng gia của Võ Vương vào giữa thế kỷ XVIII: cách miêu tả rõ ràng của vị thừa sai này, là người được phép đi lại tự do ở các nơi kín đáo và đã biết tất cả các đền đài, và tôi xin thú thật rằng đối với một độc giả của thế kỷ XX có thể nghĩ một cách chính xác cách sắp xếp của các nơi này, cho dù lối miêu tả của cha Koffler, dù là đặc sắc nhưng không được khoa học cho lắm, và còn thiếu chính xác nữa. Ông chỉ chú trọng nhiều chi tiết để gây thích thú cho người đọc, nhưng không ích lợi bao nhiêu, và lại lơ là các chỉ dẫn cần thiết để giới thiệu tổng thể cung điện.
Có nhiều công trình phải được nghiên cứu về mặt kiến trúc như: các điện hoàng cung, các cửa thành, các lăng tẩm và vài đền đài. Như vậy là cần một nghiên cứu sơ bộ về chi tiết để tách các đường nét chính của nền kiến trúc An Nam và để biết các phần cơ bản của một ngôi chùa Phật, của một lăng tẩm nhà vua.
Mỗi một công trình đều có lịch sử của nó. Đa số các công trình An Nam đều chỉ quan trọng về mặt lịch sử của nó. Một ngôi mộ nào cũng chẳng có gì khác các ngôi mô trong miền lăng tẩm; nhưng kẻ nằm dưới đó lại có chức vụ quan trọng trong triều. Có nhiều miếu thờ chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thờ bài vị của một tướng lãnh, bạn chiến đấu của vua Gia Long, một anh hùng giải phóng Đàng Trong trong thời kháng chiến chống Đàng Ngoài. Có nhiều điều để gợi nhớ kỷ niệm một sự kiện lịch sử với sự hỗ trợ của một vị thần linh. Như vậy là chúng ta ghi lịch sử cho các công trình mà chúng ta đã ghi nhận và chúng ta sẽ dựa theo sử của các triều đại, theo các bia đá gắn với các công trình ấy, hay trong các văn khố của các Bộ, hoặc lời truyền khẩu.
Tính chất tôn giáo của một số công trình sẽ mở ra cho chúng ta một con đường mới để nghiên cứu. Đời sống của người An Nam đều bị khống chế bởi tôn giáo trong đời sống xã hội cũng như trong gia đình, tôn giáo được cụ thể hóa bằng các công trình thờ cúng.
Các vị tham quan một số miếu thờ quanh Huế, các vị mục kích một số tượng có mặt lạnh như tiền, nghiêm nghị hoặc nhăn nhó, dữ tợn và trong miếu thờ khác lại có các bài vị sơn son chữ thếp vàng, phủ kín bằng một tấm vải. Các vị yêu cầu giải thích, người gác sẽ trả lời bằng vài từ Hán Việt mà chính họ cũng không hiểu rõ; hoặc người giúp việc giải thích cho các vị: Thưa ông, đây là Phật, đó là ma quỷ. Như thế thì chẳng vừa lòng quý vị đâu.
Mấy bài vị ấy là thờ ai? Những vị linh thiêng nào mà người An Nam tín ngưỡng, đã thờ cúng và cầu khi gặp những trường hợp cấp bách? Những vị thần linh bảo hộ đất nước, làng mạc, làng xóm, gia đình? Các vị thần linh thiêng nào đang ngự tại núi rừng, chủ trì việc trồng lúa hoặc giúp cho ngư nghiệp hay thương nghiệp dồi dào hưng thịnh? Tảng đá ấy vì sao lại đem thờ? Vì sao kết hoa trên cây đa ấy? Người An Nam quan niệm về thần thánh như thế nào? Thiên nhiên đối với người An Nam như thế nào và các biểu hiện tôn giáo như thế nào? Những vấn đề trầm trọng, tế nhị và huyền bí.
Chúng ta phải đóng góp vào, thưa quý vị, để làm sáng tỏ các câu hỏi trên và cung cấp tư liệu cho các sử gia tôn giáo, không phải là xây dựng thêm lý thuyết như vậy sẽ mò mẫm trong lối chung chung mà phải miêu tả một cách trung thành các sự kiện trước mắt chúng ta, bằng cách nên thận trọng các tượng thờ trong mỗi miếu thờ nào đó hay thuật lại một cách thành thật chừng nào tốt chừng ấy một lễ cúng mà chúng ta mục kích - vừa ghi đầy đủ các chữ trên các câu đối; vừa tả lại các vật thờ cúng, bàn thờ, bài vị, các ngai thờ, tượng hình của cúng tế, vừa nêu cách góp thờ cúng, ghi lại các ngày cúng của các vị thần, các lễ vật, và kể lại những việc kỳ lạ về một miếu thờ nào đó, một cây nào đó hay một tảng đá hiển linh.
Đạo Phật An Nam có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Khổng và đạo Lão cũng từ Trung Hoa đến. Tất cả các đạo giáo ấy xâm nhập vào An Nam từ nhiều thế kỷ. Và các đạo ấy phát triển theo hướng này hoặc hướng khác. Khi các đạo giáo ấy vào An Nam đã gặp các tín ngưỡng trước, điền khuyết, bám vào và chuyển biến đi. Sự hỗn hợp ấy xảy ra như thế nào ? Đó là những vấn đề lý thú. Chúng ta giải quyết được bằng cách tập hợp một cách kiên trì các tư liệu và gom góp các thông tin về chùa chiền, về nơi cúng tế ở Huế và vùng phụ cận.
Cũng có người trong chúng ta bị lôi cuốn vào khía cạnh nghiên cứu nghệ thuật. Than ôi, chúng ta sẽ không bắt gặp nghệ thuật lớn. Trong các đền đài chẳng có gì nhắc nhở mảy may những gì như ở giáo đường Cologne, nhà thờ Đức Bà ở Paris, Versaille hay Louvre. Chúng ta không bắt gặp một bức tượng nào, một bức tranh nào như đầy rẫy ở các bảo tàng châu Âu. Nghệ thuật An Nam còn kém xa, rất xa, cái duyên dáng dị thường và quý giá riêng biệt của các tác phẩm nghệ thuật Trung Hoa hay Nhật Bản. Chúng ta chỉ cần ghi lấy cái gì đến dưới mắt chúng ta. Năng nhặt sẽ chặt bị và sự nghiên cứu của chúng ra sẽ mỹ mãn.
Cũng có thể, cái Hội trẻ của chúng ta từ trước đến nay đã gặp nhiều sự chiếu cố, nên nhờ đó mà có thể xem xét và mô tả các đồ mỹ nghệ cất ở trong hoàng cung, các đỉnh lớn bằng đồng, các vạc đồng, các đồ sành sứ, các tủ, các đồ đạc trang trí cho các phòng cho quần chúng và các thứ quý giá trưng bày trong các miếu thờ.
Tôi có thể nói tại hoàng cung vì nơi đây đầy đủ như một bảo tàng các thứ đẹp nhất về mỹ nghệ mà người ta thấy ở An Nam. Chúng ta cũng có thể tìm được trong các làng xóm An Nam, các gia đình quan lại, các đòn tay chạm và cẩn xà cừ, sơn hoặc thếp vàng nhưng không đâu bằng được về mặt duyên dáng hoặc khả năng lớn về thực hiện bằng các vườn nhà ở các điện của Đại Nội. Và ở đấy lại còn cả một loạt mẫu của các đồ bày biện. Phải chăng sự nghiên cứu đồ gỗ An Nam, của tủ có pa-nô phức tạp, của bàn, bàn thờ, bàn bình thường, trường kỷ bất tiện và to lớn, tấm phản, lại không làm cho một ai đó trong chúng ta ưa thích ?
Tôi thích nói đến đồ sành sứ. Biết bao nhiêu ý kiến không chính xác, những điều mơ hồ giữa các vị nghiên cứu sưu tầm của “men lam Huế” và cho đến nay, trong những người sưu tầm hiện tại. Chúng ta phải khẩn trương lên, không phải vì chúng ta là người sưu tầm mặc dầu không đến nỗi tệ, đúng lúc, để sưu tầm đồ mỹ nghệ. Nhưng chúng ta phải miêu tả kịp thời và chụp ảnh lại các mẫu quý hiếm còn tồn tại để giữ lại ký ức. Nhưng khổ thay muốn tìm được loại “men lam Huế” đẹp nhất lại phải qua Pháp và ở đây lại trong tay các tư nhân ! Một sưu tập các đồ sành sứ Trung Hoa mà ngày xưa các vua chúa và quan lại triều đình Huế dùng chắc cũng không bị chuyền đi nơi khác, và tôi nghĩ còn ở Huế. Và sau này các loại đĩa có chữ thọ, mà cách đây mấy năm, có thể kiếm dễ dàng, thì nay đã trở thành hiếm hoi và nay lại phải tranh nhau mua giá như vàng.
Về khoản này, không nên coi thường cái gì cả. Ngay một mẫu đồ vật không mang tính nghệ thuật nào cũng có thể dấy lên một vấn đề đáng quan tâm. Một cái đĩa lót cũng khiến ta tự hỏi ở Huế có chăng một xưởng trang trí đồ sành sứ hay không, kỹ thuật như thế nào, thao tác ra sao, làm trong bao lâu. Vấn đề sành sứ Huế gắn liền với câu hỏi này.
Trong khi đi tìm những biểu hiện khác nhau của nghệ thuật An Nam về chạm trổ hay họa, chúng ta có thể bắt gặp nghệ thuật Trung Hoa. Và hai loại phù hợp chặt chẽ vào nhau, chắc chắn rồi. Nhưng lại lệ thuộc quá đáng ? Người An Nam có còn giữ lâu dài các đường nét của một rường nhà, một đồ đạc hay là họ sửa đổi cho phù hợp với ý thức của họ hoặc các thứ cần thiết trong đời sống ? Các mẫu trang trí phải đúng như của Trung Hoa trong từng chi tiết hay không ? Các hồi văn, các tua, các hoa quả, tứ linh tượng trưng cho sức mạnh huyền bí, tứ bình, bát trận, các mẫu ấy có thay đổi theo ý của nghệ sĩ An Nam hoặc theo thiên tài của dân tộc hay không? Phải có một nghiên cứu tỉ mỉ về chi tiết trên đồ gỗ, trên các pa-nô chạm trổ ở các cửa, trên các đố bản của ngôi nhà An Nam, trên các sườn chạm trổ hay cách tô màu của thợ An Nam, các viền mái, bình phong các chùa hay nhà tư nhân mà chúng ta mới thấy có thật sự một nền nghệ thuật An Nam và có tính chất khác biệt gì, và vì sao phát triển như thế và đến mức độ nào đó khác với nghệ thuật Trung Hoa.
Khi đã làm tất cả các loại nghiên cứu như trên mà tôi đề cập nhanh gọn như vậy, là chúng ta đã phớt qua lịch sử: chúng ta viết lịch sử của một đền đài, chúng ta kể lại cuộc đời của một người nằm trong lăng, được thờ trọng vọng trong một ngôi đền. Đó là chúng ta viết sử một bộ phận. Nhưng còn bao nhiêu nhân vật đã có công với Huế mà chúng ta không thấy lăng mộ ghi lại: các ông hoàng, các vị đại thần, kể cả các vị thầy tu. Và còn chính sử của Huế mà cần phải viết, nghĩa là sự nối tiếp tuần tự các sự kiện liên quan đã xảy ra trên đất Huế. Còn lại các ngành khoa học phụ thuộc lịch sử địa lý của đất nước qua các thế kỷ, cổ tiền học.
Tất cả các thứ ấy, chúng ta có những thông tin trong các phẩm hoặc các sưu tập mà chúng ta dùng trong cách nghiên cứu của chúng ta về chi tiết: biên niên sử các vua Nguyễn, vị các vị danh nhân đất nước, các văn khố Ân châu và An Nam.
Các vị thấy đấy, chất liệu dùng để nghiên cứu rất phong phú. Đáp ứng với tư tưởng thầm kín của các vị, tôi còn có thể nói rằng chất liệu ấy kết thành một tổng thể choáng ngợp. Nhưng dù sao cũng không nên nản lòng. Nó tạo cho chúng ta cơ hội để thực hiện là làm việc theo sở thích và để tỏ thiện chí của mình.
Các tổ chức mà chúng ta dựng lên sau này không xây bằng tảng đá lớn mà bằng mảnh đá nhỏ, dễ thao tác và đẽo mài dễ dàng, hơn tùy sức của chúng ta. Khoa học không phải những điều vĩ đại rộng thênh thang và cao xa của những trí óc kỳ diệu. Nó chỉ dựa trên sự kiện rất nhỏ của những chi tiết chính xác. Mỗi một người trong chúng ta biết được vài mẩu của sự kiện ấy và nếu tập hợp các sự kiện ấy lại, chính chúng ta không phải khó khăn lắm, chỉ yêu cầu nhìn xung quanh ta, hoặc hỏi, hoặc nghe, chúng ta đã góp phần vào một công trình có tính khoa học cao[3].
Và chỉ hai năm sau, trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ số 2, năm thứ 3, tháng 4 tháng 6 năm 1916, có nhan đề chung “Hué Pittoresque” (Huế mỹ lệ) trong bài nhan đề “La merveilleuse Capitale” (thần Kinh), Cadière đã cho Huế là một linh địa, và đã cho rằng cái tạo nên vẻ đẹp và dáng hùng vĩ của Huế không chỉ là cảnh sắc của nơi mà Huế được tạo dựng nên, cũng như không chỉ là phong cảnh vùng phụ cận, mà theo Cadière, theo nhãn quan người Việt, đó là do các đảm bảo kỳ bí của các thế lực siêu nhiên trong sự sắp xếp theo phong thủy, thế đất địa lý của núi sông, của đảo, của cảnh trí thiên nhiên hay cái phương tiện dự phòng do con người tạo dựng: ngọn đồi nơi dựng chùa Thiên Mụ, núi Ngự Bình, cầu Bạch Hổ ở phía Tây, cống Thanh Long ở phía đông, trục của kinh đô được đặt theo hướng thuận lợi, ngày dựng cung điện được chọn đúng ngày lành; đó cũng là do sự bảo trợ của các đấng thần linh coi sóc kinh đô, chăm lo nơi chân thành, hốc hố, nơi cửa thành, nơi các bến sông ở Ngự Hà, nơi các khẩu thần công đang bảo trợ kinh thành, và nơi các khẩu trọng pháo bắn lên vào những giờ đã định; nơi các công sở quốc gia, từ những điểm cao nhất cho đến những việc tầm thường nhất; đó là những vị thần vô danh cư ngụ nơi các đường lớn, các ngã tư, hạn định ở một cây, trên một phiến đá, hoặc nơi các pho tượng cũ đã được vứt bỏ.
Cadière đã diễn tả tuyệt vời như sau:
Thần Kinh là tên Thiệu Trị đặt cho Huế khi nhà vua vịnh 20 thắng cảnh của nơi này. Qua đó nhà vua không chỉ nghĩ đến khung cảnh diễm kiều nơi xây dựng Kinh thành đế đô: Sông Hương với đôi bờ ngọc biếc, những ngọn đồi nhuộm đồng sạm đỏ điểm mấy gốc thông sẫm màu, những cánh đồng phì nhiêu, nhưng lâu đài dinh thự sặc sỡ đã rêu phong, những thành quách sẫm màu nắng cháy, những vọng lâu uy nghi, những chiếc cầu nặng nề, những ngôi làng ẩn giấu sau những bờ tre, bầu trời quang, dãy núi xa hai lần bọc quanh toàn tổng thể, nơi đây thì bằng một màu đỏ chói vờn xanh, đằng kia thì với một màu thiên thanh mờ đục trắng sữa điểm chút ráng vàng hay nhuộm màu tím sẫm.
Vị vua trẻ đã ca ngợi phong cảnh ấy trong những bài thơ của mình. Nhưng cái chính yếu rõ nhất, đó là đặc điểm thần thiêng, đã tạo nên cái hoành tráng cho đế đô nhà Nguyễn. Chính cái sức mạnh siêu nhiên đã giúp tìm được một nơi định vị thâu hút được cái năng lực thiên nhiên và các siêu lực của thế giới vô hình. Chính cái quyền lực tài tình đó, những phòng thủ ma lực, hoặc do thiên nhiên, hoặc do tay người dựng nên, đã bao phủ che chở tứ phía, gạt xa đi những hiểm họa hung dữ. Chính cái hùng mạnh không nơi nào có, cái an toàn quang tĩnh, cái vĩnh hằng muôn thuở đã ban cho chốn này cũng như triều đại chọn nơi đây làm cơ nghiệp, những ảnh hưởng vô hình, dưới đất cũng như trên trời, đang hội tụ đổ về trên nó.
Những đặc ân siêu nhiên của khung cảnh Huế đã không ngừng đánh động các đế vương Việt Nam. Biết nói sao đây? Rất lâu trước khi gia đình nhà Nguyễn xuất hiện trên diễn đàn lịch sử, thì những vùng quanh đế đô này cũng đã được chú ý bởi lẽ nó ở vào một vị thế rất tốt đứng về phương diện phong thủy.
Chúng ta cũng không biết do đâu mà các nguyên soái tướng lĩnh Trung Hoa thời Hán đã đến xây dựng thủ phủ Nhựt Nam ở Tây Quyển vào năm 111 trước công nguyên. Nơi đây, sau này, dưới thời Chàm trấn lĩnh, vào khoảng thế kỷ thứ III, thứ IV sau công nguyên, mang tên là Khu Túc. Theo một giả thuyết, có người cho rằng dấu vết còn đâu đó ở vòng thành Chàm bao quanh Hổ Quyền.
Nhưng theo lưu truyền được các nhà biên niên sử thời Nguyễn kính cẩn ghi nhận thì vào khoảng thế kỷ thứ IX, tướng lĩnh Trung Hoa, thái thú Cao Biền, vừa nổi tiếng vì những chiến công vang dội và còn vì những hiểu biết về thuật phong thủy, ông này đã tiên đoán được tầm mức quan trọng sau này của vị trí quang cảnh Huế và lấy làm lo ngại. Đường đất nứt người ta thấy sau ngọn đồi xây chùa Thiên Mụ có giả thuyết cho là do vị danh tướng này đào bới để vô hiệu hóa quyền lực siêu nhiên mà ông ta đã thấy ở mô đất.
Quả là hoài công lo lắng ! Vị sáng lập triều Nguyễn cũng đã để ý đến ngọn đồi, “có hình dáng một con rồng ngẩng đầu để nhìn lại đằng sau”, và rồi thì xuất hiện “một Bà Nhà Trời” Thiên Mụ, - Chùa đã mang tên ấy - “mày tóc trắng bạc, nhưng dáng dấp vẫn còn linh hoạt trẻ trung, mặc áo dài đỏ quần xanh lục”, bà tiên báo có vị nguyên chúa sẽ đến lấp lại long mạch đã bị đứt đoạn từ mấy thế kỷ nay. Để hội tụ lại những ảnh hưởng siêu nhiên ở nơi tiền định này, vào tháng 6 âm lịch năm 1601, Nguyễn Hoàng đã xây cất ở đó một ngôi chùa Phật - dấu tích chiếm lĩnh đầu tiên của nhà Nguyễn ở chốn này, nơi về sau sẽ trở thành đế đô thủ phủ. Sự chiếm lĩnh này mang một tính chất tôn giáo y hệt cái nguyên cơ thu hút sự chú ý của Nguyễn Hoàng, một nguyên cơ mang tính ma thuật huyền bí.
Nếu ta đi dọc giữa hai bờ sông Hương về đền Khổng Tử, ta sẽ thấy phía dưới đường chân trời gồm những ngọn đồi và những đỉnh núi cao, tầng tầng lớp lớp rất ngoạn mục với những màu sắc tương phản, con sông trải ra giữa hai ngọn đồi, một bên là ngọn đồi Thiên Mụ với tháp Phước Duyên, bảy tầng ngất ngưởng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ, trường sinh bất tử. Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm kỳ mà sau này các thầy địa lý của Triều đình Việt Nam cũng tìm thấy, công nhận. Nó hãn ngữ dòng chảy của sông Hương, tưởng như gối đầu lên nước, và nghiêng nghiêng đối diện qua đồi Thiên Mụ, tạo thành một thế phong thủy gọi là “cánh cửa thông thiên và trục xe địa phủ”. Từ ngữ diễn tả cũng gợi ra cho ai dù khó tin nhất vào những chuyện vô hình cũng hình dung được cái tầm quan trọng của cảnh quan.
Năm 1824, Minh Mạng cho xây trên ngọn đồi này một vọng lâu nhỏ. Có lẽ nhà vua là người ham chuộng thơ văn và cảnh đẹp nên đã từng đến đó để chiêm niệm và ngắm cảnh hoàng hôn dưới những bóng thông màu xám sẫm.
Cảnh chiều... quả là tuyệt diệu ! Mặt trời tiến dần về “Mõm Lúi”, nơi thần thánh cư ngụ, phía tây Kinh thành Huế, mõm này chế ngự cả dãy núi chất chồng với hai lần chóp đỉnh, ánh sáng không trung nhạt dần như để làm nổi bật màu sắc lóng lánh sáng tỏa những đám mây bay lướt trên sườn núi ở chân trời. Màu sắc mờ nhạt hoặc trở nên dịu hơn khiến cho dòng sông kém biếc, đồng ruộng kém xanh, những cụm tre làng sẫm lại. Cùng lúc mặt trời lặn xuống, mặt sông trở thành một tấm gương soi khổng lồ bằng kim loại, khi thì bằng bạc ròng, khi thì bằng đồng sáng hoặc bằng vàng. Những con thuyền bé tý như những vạch đen nổi bật trên mặt nước óng ánh, thêm vào cái sắc màu hoạt động của con người trên những con nước hình như cũng đang vui hưởng một cuộc sống đậm đà và sâu kín qua những linh động của màu sắc phản chiếu, qua những vân sóng lướt nhẹ từ bờ này sang bờ kia, qua những đốm sáng chợt xuất hiện ngời lên dưới đáy sâu hoặc tung lên trên mặt nước, qua những sắc thái lần lượt xuất hiện, biến đổi rồi mất hút đi.
Rồi đỉnh núi bỗng điểm hình rõ nét trong chốc lát trên nền trời đỏ ối. Mặt trời biến mất. Con nước dòng sông bỗng mất ngay vẻ ngời sáng. Nó chuyển dần qua màu úa nhạt rồi tắt đi trong bóng tối sẫm.
Một khúc hò, nhịp cùng mái đẩy vang lên trong màn đêm yên lặng, khi thì cất cao ngân tiếng, lúc thì hạ dịu rồi bỗng ngắt quãng với tiếng vỗ mạnh của mái chèo vào con nước. Đó là một chuyến đò đưa, về muộn, chở mấy cô gái trở về sau buổi chợ xa.
Ta hãy dừng lại khoảng giữa cột cờ Thành Nội và đền Khổng Tử. Một ngôi chợ lớn có con đường vắt qua, nơi đây Công Thượng Vương, vị thứ ba trong các chúa Nguyễn, đã lập thủ phủ vào năm 1636. Thân phụ ông, tức Tế Vương đã rời vùng Quảng Trị, và định cư ở Phước Yên, cách Huế khoảng 10 cây số về phía Bắc. Đại Nam thực lục đã cho ta biết lý do Công Thượng Vương đã rời bỏ nơi này.
“Vị thế nơi đây (Phước Yên) quá hẹp. Địa hình non nước Kim Long lại đặc sắc nên Vương đã ra lệnh xây cất dinh thự, nhà ở và thiết lập chiến lũy cùng các công trình phủ thủ ở đây”.
Toàn bộ câu trên đã hàm chứa nhiều ý nghĩa phong thuật. Khi bàn về huyệt mộ, một mảnh đất mà người chết được thoải mái sẽ đem lại kết quả là con cháu người quá cố sẽ được hạnh phúc bền lâu. Ngược lại, một khoảng đất hẹp thì người chết như bị vây hãm áp bức bởi những ảnh hưởng tai họa của vùng đất, sẽ mang lại tai ương cho gia đình người quá cố. Bởi thế, khi chọn vùng đất cư ngụ cũng không được chọn vùng đất hẹp vì gia đình sẽ không triển nở dài lâu. Tế Vương đã không xem kỹ khi lập nghiệp ở Phước Yên. Quả thật, đồng bằng nơi ông thiết lập dinh thự không có được những vẻ kiều diễm của vùng quanh Huế: chẳng có độ cao nào quanh vùng trực thuộc, nơi nơi chỉ là đồng ruộng, sông ngòi cùng những con lạch. Tuy vậy, trước đây cũng đủ rộng đối với triều đình Nguyễn ở phương Nam, thuở còn tầm mức chưa được lớn, ngần ấy đủ để có thể lập nghiệp một cách thoải mái. Người ta không thể đặt ở đó nền móng của một Kinh thành có tầm mức như Kinh thành Huế. Nhưng liệu Công Thượng Vương, vào nửa đầu thế kỷ XVII, đã thấy trước được rằng, sau hai thế kỷ, kinh đô mình sẽ mở rộng như thế chăng? Chắc hẳn rằng, khúc quanh sông không mấy rộng, về mặt địa hình, như thắt Phước Yên lại là một trong những nguyên nhân quyết định việc dời đô; đối với những ai hiểu tâm trạng người Việt, thì lý do chính yếu ở đây không chối cãi gì, là sự chật hẹp về phương diện phong thủy. Cái chật hẹp này đối ngược với sự phát triển tương lai, với sự phát triển của triều đại, hay đúng hơn, cả hai lý do ấy chỉ là một, vì rằng trong tâm trí người Việt, những điều kiện vật lý của một nơi nào đó, với các đặc điểm siêu nhiên, ảnh hưởng của nó trên hạnh phúc và bất hạnh của con người, tất cả đều liên đới chặt chẽ với nhau, mật thiết ràng buộc bất khả ly. Nói đúng hơn, chỉ là hai khía cạnh của một vấn đề duy nhất.
Ngược lại, ở Kim Long, địa hình núi non sông nước chẳng có nơi nào sánh kịp. Quả thật, từ bờ sông Kim Long toàn cảnh chiêm ngắm vượt xa nhiều khung cảnh ta thấy được đứng từ trên những đồi núi Phước Yên. Nhưng ở đây chính xác cũng chẳng phải là cái ngoạn mục. Sông núi ở vị thế hài hòa, với đường hướng thuận hợp, hoặc ít nhất thì cũng phù hợp với mệnh đạo mỗi người. Đối với người Việt thì đó là những nhân tố tối quan trọng cho vận mạng hung cát của mỗi cá nhân hay mỗi gia đình. Chính điều ấy quả thật quyết định việc chọn thủ phủ mới của Công Thượng Vương. Vào lúc mà người phương Bắc đang cố gắng để bóp trên cái vương quốc non trẻ ở Đàng Trong; vào lúc mà các chúa Nguyễn ở Huế cũng đang chống chọi với những phần tử trong dòng họ đang theo cách với kẻ thù, Công Thượng Vương muốn gởi gắm sự an toàn cá nhân và tương lai triều đại dưới ảnh hưởng của một nơi thuận hợp.
Khoảng năm mươi năm sau, vào 1687, Ngãi Vương, vị chúa thứ năm của Huế lại dời đô nhà Nguyễn xuống khoảng một hai cây số, nằm trên linh địa Phú Xuân. Từ đó chỉ thay đổi vài trăm mét là cùng.
Ta hãy xét xem những ưu điểm kỳ bí nơi Ngãi Vương đã chọn và hậu duệ của ông đã giữ cho tới ngày nay.
Mỗi kinh đô, theo một truyền thống lâu đời, mặt chính đều quay về hướng nam. Vào năm 1833, khi Minh Mạng cho thực hiện một số trùng tu quan trọng ở trong Nội thành cũng được góp ý trả lời như thế. Ông đã cho dịch điện Thái Hòa, xây Đại Cung Môn và dựng cửa Ngọ Môn. Trục cư ngụ của Hoàng đế phải được định vị theo hướng từ “tí” đến “ngọ” hoặc là từ “quí” đến “đinh” hay là từ “nhâm” đến “bính”, hoặc cuối cùng là từ “càn” đến “tốn”. Mọi đường ấy theo la bàn phong thủy phù hợp với các hướng gồm giữa tây bắc - đông nam và đông bắc - bắc và tây nam - nam. Thỉnh thoảng có hơi lệch nhẹ về hướng tây hoặc hướng đông.
Hướng truyền thống ấy, có lẽ thậm chí còn là hướng qui thức, đảm bảo cho sự trù phú và quyền lực cho chế độ, cho triều đại lập cơ nghiệp ở đó, cho toàn thể vương quốc mà nó là trung tâm điểm. Những địa hình thiên nhiên của mảnh đất, núi non, sông nước, còn làm tăng trưởng thêm cái hỗ trợ đầu tiên những ảnh hưởng tốt lành, và chính đó là một trong những đặc điểm của Kinh thành, vừa được định hướng theo như truyền thống, vừa đảm bảo có được thời cơ thuận tiện của địa hình như là những dấu chỉ về hoạt động thần bí của những yếu tố tiềm ẩn, những sức mạnh vô hình, Bạch Hổ, Thanh Long.
Ba cây số về phía trước cột cờ, nghĩa là về phương nam, nổi lên một ngọn đồi, Ngự Bình, “Écran du Roi”. Cái tên người Âu dùng để chỉ ngọn đồi không phải là sự bịa đạt vô cớ.
Chẳng qua đó là dịch chính xác tên gọi Hán Việt diễn tả rõ vai trò của ngọn đồi. Trước chùa, và cũng thường thấy trước mộ hoặc trước nhà, người Việt thường dựng một bình phong, nơi thì bằng vôi gạch, hoặc trang trí công phu, hoặc không vẽ vời, đơn giản, nơi thì bằng đất hoặc tạo hình bằng cây nhỏ để “chống gió”. Đừng nghĩ rằng đó là gió hoặc lam chướng độc hại, bởi lẽ dịch khí giết người do thiên nhiên thì có lẽ đến từ tứ phía. Nhưng người Việt muốn tránh ở đây những độc hại ở bình diện siêu nhiên. Chúng đến qua khung trung và ít nhiều được nhân cách hóa. Để vào nhà, chúng cũng dùng những con đường người thường đi, con đường vào nhà, cửa ngõ. Để buộc chúng phải đổi hướng và nhờ đó xa lánh chúng được, người ta đã dùng bình phong che chở. Đó chính là vai trò của Ngự Bình đối với vương phủ và toàn bộ Kinh thành. Nó bảo vệ nhà Nguyễn và người dân Huế khỏi những ảnh hưởng xấu từ phương nam. Đại Nam thực lục rành rành kể điều ấy như sau: khi Ngãi Vương dời đô về Phú Xuân vào năm 1687, “đã dùng ngọn núi phía trước, ngày nay là Ngự Bình, để làm bình phong che chở”. Quả thật hình dáng ngọn núi, đứng từ phía Bắc nhìn xuống, hai bên thì đều đặn, chỏm núi phẳng, gợi ra đúng hình ảnh của một cái bình phong. Tôi nghĩ chúng ta hẳn không đi quá xa khi nói rằng chính vì muốn lợi dụng được ảnh hưởng của cái bình phong thiên nhiên này mà Ngãi Vương đã cho dời thủ phủ xuống Phú Xuân.
Có phải chỉ để trụ cờ và để ngọn cờ nhà Nguyễn được phấp phới cao hơn mà người ta đã cho xây cất chính giữa mặt nam của Kinh thành, đúng vào trục những cung điện chính, ba tầng lớn ở kỳ đài ? Và phải chăng là để hỗ trợ thêm sự phòng thủ linh thiêng cho Kinh thành, tăng cường thêm ảnh hưởng bảo trợ của Ngự Bình ?
Và những mô đắp cao nổi bật trên những tường thành thứ hai, tức là Hoàng thành, phía bắc, phía tây, phía đông, là chỉ để làm nơi hóng mát, hoặc những đài quan sát chống những kẻ thù bằng xương bằng thịt; hay đúng hơn, phải chăng là để chống lại những địch thủ vô hình có thể làm hại dân thành ?
Và cái mô cao phía nam, dựng lên như một khối thép, mặt thành nhẵn lì, ở góc tây nam Kinh thành, không có một công dụng kỳ bí sao ?
Có thể giả thiết rằng vua Gia Long khi bắt đầu xây dựng Hoàng thành và Tử Cấm thành ngày 9 tháng 5 năm 1804, ngày “Kỷ Vị” thì vào ngày 1-5-1803, ngày “Ất Vị”, ông ta đã phân định La thành, ngày “Quí Vị” 28-5-1805, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất, rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên mà tiên chúa Ngãi Vương đã dùng tới.
Nếu Ngãi Vương khi dời đô về Phú Xuân để được Ngự Bình che chở, thì ông ta lại đã đặt Kinh thành vào một nguy cơ khác, vừa thiên nhiên vừa siêu hình: con nước của dòng sông đe dọa sự an toàn.
Vào thời ấy, bản đồ hệ thống sông lạch vùng quanh Huế không phải như bây giờ. Việc xây dựng Kinh thành, việc đào bới kênh lạch bên ngoài và hệ thống thủy lợi, việc lập bớt một số dòng nước đã biến đổi nó rất nhiều. Dòng sông chảy qua Huế, ngang chợ Kim Long bây giờ, có một nhánh chảy xéo qua Kinh thành hiện tại, từ tây sang đông. Ta còn thấy dấu tích của nó ở phía trên và dưới các thành lũy. Con nước của con lạch này, lũ vào mùa thu, đánh vỗ dữ dội vào sườn tây của thủ phủ mới. Thế là lệnh truyền ban bố phải xây dựng một công trình bằng đất để chống đỡ sự hủy hoại do dòng sông.
Không biết các bạn có để ý là khi một dòng sông hay một con nước nào đó có phần chảy đâm thẳng vào một ngôi làng hay một thôn xóm hoặc đơn giản là một ngôi nhà, một ngôi chùa nào đó, người Việt liền dựng lên giữa họ một dòng nước chảy đầy đe dọa, một đập nhỏ bằng đất, rồi đặt lên đó một viên đá chắn. Sự phòng thủ ma thuật này sẽ che chở cho họ khỏi những ảnh hưởng tai họa của dòng nước. Nếu giải thích ở đây lý thuyết của tập tục này thì dài dòng lắm. Cứ đi vào các vùng trực thuộc Huế, các bạn sẽ thấy các chứng tích dọc theo các kênh lạch, bên lề bờ của mọi con đường.
Có người có thể cho rằng bờ đất của Ngãi Vương dựng lên bên phải thủ phủ mình là một bờ đập dài, chắc chắn nhằm hãn ngử sức mạnh của dòng nước vào mùa lũ. Đối với tôi thì chắc chắn đó là một công trình tương tự như các đê đập tôi vừa nói tới, nghĩa là quả thật đó là hệ thống phòng thủ ma thuật thần bí để bảo vệ kinh thành.
Con người sinh ra, vẫy vùng chốc lát, đong đưa giữa hai bờ sướng khổ, bị thu hút toàn lực để được sướng vui. Nhưng định mệnh đối nghịch, cứ không ngừng kéo về cái khổ, rồi biến mất đi. Sự xuất hiện của con người ở trần thế, cuộc sống, hành vi, cái chết quyện lẫn vĩnh viễn vào cái tổng thể những quyền lực nhiệm kỳ trấn áp trên họ, liên kết với tinh tú thinh không, hoặc âm ỉ dưới chân họ, ấn dấu trong lòng đất. Những sức mạnh bên trên, bên dưới không tạo thành hai cõi tách biệt mà chúng mật thiết kết hợp với nhau, tạo thành một tổng thể hài hòa, mặc dầu vô cùng phức tạp.
Con người để đạt hạnh phúc, tránh được phiền khổ, phải biết phù hợp tiến trình cuộc sống mình, trong từng chi tiết một, với những mệnh đạo do những tổng thể sức mạnh siêu nhiên đang chế ngự nó; bởi vì định mệnh con người một phần an vị bất biến theo tiên chỉ, nhưng nó cũng tùy thuộc một phần vào cách xử thế. Đời sống của một đế đô, việc xây dựng dinh thự, thành lũy, việc định trục tìm hướng, không thoát ra ngoài những luật chung đó.
Để được thuận với những ảnh hưởng thiên giới, có được sự giao hội của các hành tinh, của việc chuyển dịch các tinh tú, việc xoay vần đều đặn của mặt trời mặt trăng, sức thu hút của bốn hướng, người ta phải nhờ đến các quan “thiên văn” qua những tính toán phức tạp, mới chọn được ngày giờ để thượng lương từng dinh thự một, từng cung điện một, hoặc xây cất các nơi ở Nội thành hoặc Tử Cấm thành; và để công khai hóa, các ngày tháng này được ghi lại trong văn khố hoặc được nêu ra trong biên niên sử chính thức.
Các ảnh hưởng của đất thì song hành như vừa là nguyên lý tác tạo, vừa là nguyên lý làm sống động toàn vũ trụ. Thanh Long và Bạch Hổ, chúng là những nhân tố hiện thân hóa các ảnh hưởng trên, có khi thì kết hợp có khi lại giao tranh. Chúng được thể hiện ra bên ngoài, khi thì dưới dạng đồi núi, có khi chỉ bằng một mô đất đơn giản và bằng con sông lạch hay một mảng nước. Núi Ngự Bình, ngọn đồi đền Khổng Tử, đồi Long Thọ, đó là bằng chứng thể hiện sức mạnh ẩn chìm dưới đất. Các công trình quanh Hoàng thành mà tôi đã nhắc tới, cũng là các chứng tích do bàn tay con người để điều chỉnh hoặc bổ sung cho thiên nhiên.
Thử nhìn trên bản đồ thành phố ngày nay, các bạn sẽ thấy đối diện với cung điện, ở phía nam là Ngự Bình, bình phong thiên nhiên. Ở hạ nguồn và thượng nguồn của Kinh thành là hai hòn đảo lớn nổi giữa dòng sông, đầu như hướng về phía Kinh thành. Hòn đảo phía hạ nguồn, nằm bên tả Hoàng đế khi ngồi trên ngai hướng về phía nam, biểu hiện cho Thanh Long. Còn hòn đảo phía thượng nguồn, bên hữu hướng trục của cung điện là Bạch Hổ. Vì theo các qui luật phong thủy, để cho một nơi nào đó được thuận hợp thì phải là tả Long hữu Hổ. Hai nguồn ảnh hưởng ấy hội tụ về cung điện Hoàng đế rồi tập trung tại đó. Để định cái địa thế tốt đẹp này bằng danh xưng, chiếc cầu ở mút phía đông đầu kênh bắc qua Kinh thành do Minh Mạng cho xây dựng năm 1830 mang tên là cầu Thanh Long; và chiếc cầu bắc qua kênh phía tây Kinh thành, trên con đường Khổng Tử, gọi là Bạch Hổ. Các danh xưng ấy thừa nhận một sự kiện: sự biểu hiện thực thể ảnh hưởng của Thanh Long và Bạch Hổ ở phía đông và phía tây của Kinh thành, phía được dâng hiến cho các động vật siêu nhiên này. Mà cho dù thực thể ấy không hiện hữu đi nữa thì việc đặt tên Rồng và Hổ cho các bên tả hữu của Kinh thành cũng đủ để thu hút và yên định ảnh hưởng nơi đây để triều đại và vương quốc được phong nhiêu thịnh vượng [4].
Song song việc xuất bản Tập san Đô Thành Hiếu Cổ, hai công tác khác của Hội Đô Thành Hiếu Cổ được quan tâm là việc thiết lập một thư viện và một bảo tàng viện.
Với tôn chỉ và mục đích của Hội, chắc chắn phải nảy sinh nhu cầu tham khảo, thâm cứu và từ đấy việc thành lập một thư viện của hội được đặt lên hàng đầu. Chúng ta còn nhớ tháng 6-1908 vua Duy Tân cho dời Quốc Tử Giám từ làng An Ninh về xây dựng trong kinh thành. Triều đình đã cho tháo gỡ Di Luân Đường 5 gian 2 chái ở địa điểm cũ vào địa điểm mới, tháo gỡ Minh Trưng Các và điện Long An ở bờ bắc Ngự Hà vào khuôn viên Quốc Tử Giám mới. Minh Trưng Các được cải chế thành cái gát ở bên trên Di Luân Đường thành nơi thờ vọng Đức Khổng Tử và các môn đệ kiệt xuất nhất của Ngài. Còn điện Long An dời đến vị trí phía sau Di Luân Đường, làm thư viện cho Quốc Tử Giám, gọi là Tân Thư Viện, mà sau này là nơi hội họp ra mắt Hội Đô Thành Hiếu Cổ.
Linh mục Cadière đã đưa ra điều kiện nội cung cần có và chương trình tuần tự để thiết lập thư viện. Một hội viên, ông Henri Cosserat hiến tặng trọn vẹn tủ sách gia đình cho thư viện. Từ 1917 Cadière đặt mua từ Thượng Hải một số sách tham khảo quan trọng về lịch sử, ngôn ngữ học, dân tộc học để làm nòng cốt cho thư viện. Nhiều hội viên đóng góp nhiều tư liệu và sách giá trị, kể cả sưu tập ảnh và tranh in cổ và mới, làm phong phú thêm thư viện. Không lâu sau, ngày 13-1-1920, thư viện chính thức khai trương. Năm 1922, toàn quyền Pasquier tặng thư viện nhiều phó bảng sách có trong thư viện tòa khâm sứ Trung Kỳ. Một hội viên khác, ông H. Peyssonaux lục lại các hiệu có bán sách cổ ở Paris, mua được nhiều tác phẩm quý, mang về phục vụ Hội, và ông được đề cử phụ trách thư viện. Với hoạt động thư viện này, Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã phục vụ tốt cho giới nghiên cứu trong ngoài Hội và đưa lại nhiều kết quả tốt cho việc phát huy hoạt động tìm hiểu văn hóa lịch sử... của Huế.
Bên cạnh hoạt động thư viện, hoạt động bảo tàng cũng là mục tiêu của Hội Đô Thành Hiếu Cổ.
Bấy giờ, nhiều tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam bao gồm đồ gỗ, tượng điêu khắc, đồ đồng, đồ sứ, ngọc ngà đã bị săn đuổi, chiếm hữu, hoặc bị đưa ra nước ngoài bày bán trong các gian hàng bán đồ cổ và trong các cuộc đấu giá tác phẩm nghệ thuật, làm giàu cho các bộ sưu tập tư nhân và các bảo tàng ở châu Âu. Trước tình trạng đó, xuất phát từ lòng trân trọng quá khứ và yêu thích nghệ thuật, Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã cố gắng bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật vô giá bằng cách tập hợp ở Tân Thư Viện tất cả những gì gợi nhớ đến quá khứ huy hoàng đã qua, những lễ nghi và phong tục của người Việt và đời sống cung đình của vương triều Nguyễn ở Huế.
Trong phiên họp ngày 30-4-1914 của Hội Đô Thành Hiếu Cổ, ông Richard Orband đã công bố một bài nghiên cứu về những đồ đồng đúc dưới triều Minh Mạng (1820-1841) do triều đình Nguyễn trao tặng và quyết định đưa những hiện vật này ra trưng bày. Đây có thể xem là những khởi động cho việc ra đời một bảo tàng tại Huế.
Từ 1915, số cổ vật do Hội viên Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tập và đưa về lưu trữ tại Tân Thư Viện ngày mỗi nhiều. Dưới sự hướng dẫn của Edmond Gras, các hội viên tiến hành du khảo ở Nham Biều (nay thuộc Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế), đã tìm thấy được tượng Dvãrapãla đứng, không còn đầu cùng một phần bệ Yoni có bố cục hình tròn chạm trổ hai lớp cánh sen, cũng được đưa về Tân Thơ Viện. Năm 1917, Cadière thu thập từ Xuân Hòa (nay có lẽ là Dương Xuân Hòa, Thủy Xuân, thành phố Huế) một số tác phẩm điêu khắc Champa gồm một đỉnh tháp có trang trí, tượng Gajashimha, hai đầu thủy quái Makara và một Linga làm giàu thêm cho sưu tập tại đây. Năm 1917, Hội Đô Thành Hiếu Cổ tiếp tục nhận thêm nhiều hiện vật gỗ quý hiếm do những người thừa kế của ông L. Dumoutier trao tặng và bốn bộ trang phục do vua Khải Định ban.
Trước tình hình cổ vật thu thập ngày một nhiều, Khâm sứ Trung Kỳ bấy giờ là P. Pasquier, người đánh giá cao những nỗ lực của Hội Đô Thành Hiếu Cổ, đã quyết định cho phép mở rộng hoạt động của Hội bằng việc đề xuất thành lập một bảo tàng tại đây, hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Để khởi động cho việc thành lập bảo tàng, tháng 10-1922, Khâm sứ Pasquier đã ban hành một quyết định cấp cho Hội Đô Thành Hiếu Cổ một khoản tiền là 3000 đồng bạc Đông Dương từ ngân sách địa phương để mua những cổ vật đang trôi nổi trong dân chúng nhằm giảm bớt tình trạng những cổ vật này sẽ bị chiếm đoạt bất hợp pháp và mang ra bán đấu giá ở Paris. Cũng cần phải nói thêm rằng, những nỗ lực thu thập những cổ vật của nền mỹ thuật An Nam do Pasquier khởi xướng bấy giờ còn có một mục đích thứ hai là nhằm sưu tập những cổ vật có giá trị của nền nghệ thuật An Nam, từ đó vận động “thành lập một trường nghệ thuật An Nam, nếu có thể, sẽ làm sống lại những thế hệ nghệ nhân đã làm nên những nét huy hoàng của triều đình Huế”.
Những người Pháp hoạt động trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã xúc tiến cho việc thành lập một bảo tàng tương lai bằng việc cho ra đời một Ủy ban bảo tàng bao gồm các ủy viên: Bardon, Edmond Gras, Thân Trọng Huề, Lavadoux, Henry Payssonnaux, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khâm sứ Pasquier. Ủy ban bảo tàng là bộ phận phụ trách việc sưu tầm, mua và trưng bày cổ vật trong khuôn viên Tân Thơ Viện, đã họp phiên đầu tiên vào ngày 25-4-1923 với sự hiện diện của nhiều học giả Việt-Pháp. Ông Thân Trọng Huề và ông Edmond Gras được bầu làm đồng chủ tịch, ông Henry Payssonnaux làm thư ký.
Với những nỗ lực của Ủy ban bảo tàng và sự tác động từ phía Khâm sứ Trung Kỳ Pasquier đối với triều đình nhà Nguyễn, ngày 24-8-1923, vua Khải Định ký dụ cho phép chính thức thành lập tại Kinh đô Huế một bảo tàng “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”. Nhà vua cho phép sử dụng Tân Thư Viện làm nơi trưng bày chính thức những sưu tập hiện vật của bảo tàng và đổi tên nơi này thành Bảo Tàng Khải Định, đặt dưới sự quản lý của Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Sách vở, tài liệu lưu trữ trong Tân Thư Viện được chuyển sang tòa nhà phía tả Di Luân Đường trong khuôn viên trường Quốc Tử Giám, mà sau này gọi là Bảo Đại thư viện.
Sau sự kiện này, Hội Đô Thành Hiếu Cổ có đến hai ủy ban đảm trách hai nhiệm vụ khác nhau. Ủy ban thứ nhất đã có từ trước, do linh mục Léopold Cadière đứng đầu, chuyên trách việc biên soạn và xuất bản tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué. Ủy ban thứ hai trực tiếp điều hành hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng, đã chọn ông Henry Payssonnaux là quản thủ. Bên cạnh Ủy ban điều hành này, Khâm sứ Trung Kỳ còn đặt một Ủy ban tuyên truyền do ông Thân Trọng Huề làm chủ tịch, với các thành viên người Việt Nam là các ông Nguyễn Đình Hòe, Lê Văn Miến, Lê Văn Kỳ và Tôn Thất Sa. Tuy nhiên ủy ban này chưa hề họp một phiên nào và nhanh chóng tan biến vào trong các hoạt động chung của bảo tàng. Vì thế, trên thực tế, mọi hoạt động của Bảo Tàng Khải Định chỉ do Ủy ban điều hành, đứng đầu là quản thủ Henry Payssonnaux, điều khiển [5].
Từ đấy, Cadière cung cấp cho chúng ta nhiều tác phẩm giá trị trong nhiều lãnh vực khác nhau như sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học.
Cadière nghiên cứu kỹ càng những gì mà người Âu Châu xưa đã nhìn thấy Huế. Ông đề cập đến A. De Rhodes, người đến Đàng Trong cuối năm 1624 mà các tác phẩm của De Rhodes cung cấp một số lớn nhiều chi tiết về những lợi ích lớn lao qua các biến cố chính trị, cũng như mô tả nơi này nơi khác, ngay cả Huế, đường phố, bến cảng, nhà cửa và cung điện vua chúa của nó.
Cadière đề cập đến tác phẩm của Đức Chaigneaux, người được sinh ra ở Huế, và năm 1825, rời Huế khi tròn hai mươi hai tuổi mà tác phẩm của ông, tác phẩm Souvenir de Hué, đúng là một bách khoa thư về Huế vào đầu thế kỷ 19. Đức Chaigneaux mô tả khá cẵn kẽ mà rất mới lạ về nhà quan, thuyền quan, thuyền rồng, một cuộc tập trận nhỏ, cuộc đấu giữa voi và hổ, đội quân voi với tám trăm con, trường học và các ông đồ, các kỳ thi, các vị lương y, rạp hát của nhà vua, một buổi cơm chiều, một cuộc du ngoạn ở Phường Đức, mô tả những hào lũy còn sót lại của thời Tây Sơn, lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Tịch Điền, lễ tết Nguyên Đán, những phong tục, tập quán người Việt, tang lễ cùng lễ cúng tế người đã mất... Ông còn đề cập đến những nghi thức hôn lễ, thực đơn của một tiệc cưới. Ông viết kinh thành và hoàng thành Huế, có cả ông “thợ váy tai”, cũng như lăng tẩm bà mẹ vua Gia Long. Ông mô tả ngoại ô Huế với chợ Dinh, chợ Được nổi tiếng... với những mẩu chuyện vô cùng hấp dẫn.
Cadière có đề cập đến Brossard De Corbigny, người được Thống đốc Nam Kỳ giao sứ mạng vào năm 1875 đem đến vua Tự Đức bản hòa ước vừa ký năm trước giữa Việt Nam và Pháp và người có để lại một bản tường trình, nhan đề “Huits jours d’ambassade à Hué” đăng trong tạp chí Le Tour du Monde, theo đó, trên đường từ Thuận An đến kinh đô Huế, họ thấy đồn và những cây dừa ở đó, các đồn nhỏ ở hai bên bờ sông, cùng với các vọng gác, cũng như chuyện kể về lối vào hoàng cung, về cuộc tiếp kiến của vua Tự Đức và các cuộc du lãm trong các vùng phụ cận Huế, gồm rất nhiều chi tiết lý thú.
Cadière còn dẫn chú một bài báo về một chuyến đi Huế năm 1880 của Vuillez; tác phẩm Au Tonkin et dans les mers de Chine, souvenirs et croquis (1883-1885) của Rollet de L’Isle, đầy sức sống, gồm nhiều tranh và phát thảo, trong đó có vài bức minh họa đời sống ở Huế bấy giờ. Rollet de L’Isle nói về Thuận An, về con sông, các đồn lũy ven bờ, về tòa Khâm sứ, về Hoàng Thành, về đền đài, dân cư ở Huế...
Cadière còn giới thiệu chúng ta Thomas Bowyear, Đan viện trưởng Choisy, Gemelli Careri, Cristoforo Borri và về Gaspar Louis...
Trong vấn đề nghiên cứu về kinh thành Huế và phụ cận, có thể xem đây là những tư liệu hàng đầu của Tạp chí Hội Đô Thành Hiếu Cổ mà Cadière muốn giới thiệu cho chúng ta trong lãnh vực nghiên cứu lịch sử. Cadière giữ quan hệ chặt chẽ với các nhà nghiên cứu lừng danh như Pelliot, Aurousseau, Maspéro và góp phần vào việc xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu biên soạn lịch sử Việt Nam của các tác giả Pháp. Tuy vậy trong khi các nhà bác học của Viện Viễn Đông Bác Cổ chú trọng đến nguồn gốc dân tộc Việt và cổ sử Việt Nam thì Cadière đặc biệt quan tâm thời cận đại, chú trọng sâu sắc đến Huế, Đàng Trong. Những miền ông đã đi qua hay thường xuyên sinh sống, ông để lại những tác phẩm quan trọng như bài “Les résidences des rois de Cochinchine (An Nam) avant Gialong” (Dinh Trấn của chúa Nguyễn trước Gia Long), “Le Quartier des Arènes” (Khu vực hổ quyền). Hoặc tác phẩm “La Citadelle de Hué: Onomastique” (Kinh thành Huế: địa danh học) mà ngay trong mở đầu ông đã viết: “Có những công việc cần phải làm ngay mới kịp thời gian. Vấn đề mà tôi trình bày với các hội viên trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ hôm nay, vấn đề Địa danh học của Kinh thành Huế, đáng lẽ phải được khai tác từ ba mươi năm nay rồi. Thế nhưng từ đó đến nay, biết bao nhiêu kiến thức, lớn và nhỏ đã bị giảm dần hoặc đã thay đổi tên gọi, rất nhiều công trình kiến trúc đã bị tiêu hủy hoàn toàn, những điều đáng nhớ về chúng cũng phải mờ dần, hoặc lẫn lộn, hoặc bị rơi vào cõi tiêu tan; chính những tên gọi các công trình kiến thiết ấy cũng bị lãng quên và những chứng nhân của thời quá khứ thì đã mất đi dần; những người còn sống sót, rất hiếm, đôi khi lại không đồng ý về những dấu tích hoặc công trình đó”. Thế nhưng, mặc dầu những khó khăn đó, Cadière đã đưa ra được 307 địa danh và ông đã nhấn mạnh “đầy đủ, chứ không nói là chính xác”[6].
Cadière đã viết rất nhiều, rất rất nhiều, tác phẩm, nhỏ hoặc lớn, liên quan đến Huế: “Les Tombeaux royaux de Hué” (Lăng tẩm vua chúa ở Huế), “Notes sur quelques monuments elevés par les Seigneurs de Cochinchine” (Ghi chú về một số công trình được các chúa Đàng Trong dựng lên), “Documents historiques sur le Nam Giao” (Những tài liệu lịch sử về Nam Giao), “Les pins du Nam Giao: notes historiques” (Thông ở Nam Giao: ghi chú lịch sử), “La pagode Quốc Ân: le fondateur” (Chùa Quốc Ân: vị sáng lập), “La Porte dorée du Palais de Hué et les palais adjacents: notice historique” (Đại Cung Môn và các cung điện phụ cận: ghi chú lịch sử), “Encore le Qui Nam” (Lại bàn đến Qui Nam), “Les Statues boudhique de Hà Trung” (Tượng Phật ở Hà Trung), “Les Urnes dynastiques du Palais de Hué: notice historique” (Cửu đỉnh ở Thế Miếu Huế: ghi chú lịch sử), “Le Canal Impérial” (Ngự hà), “Les Sacrifice du Nam Giao: Préface” (Lễ tế Nam Giao: Lời nói đầu), “La pagode Quốc Ân: Les divers supérieurs” (Chùa Quốc Ân: các vị trụ trì), “Le Changement de costume sous Võ Vương, ou une crise religieuse à Hué au XVIII siècle” (Việc thay đổi y phục dưới thời Võ Vương, hay một cuộc khủng hoảng tôn giáo ở Huế vào thế kỷ XVIII) “La statue et les autres sculptures chames de Giam Biều” (Tượng và các điêu khắc Chàm khác ở Giam Biều), “Sculptures Chames de Thành Trung” (Các điêu khắc Chàm ở Thành Chung), “Le Funérailles de Thiệu Trị, d’après Mgr. Pellerin” (Đám tang Thiệu Trị, theo Đức cha Pellerin)
Nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kê có đến 250 tác phẩm của Cadière, mà trong đó một phần khá lớn, ông dành cho Huế.
Chính những cống hiến quan trọng của Cadière qua các tác phẩm viết về Huế, chúng ta thấy được nhiều điều khác biệt, rất sâu sắc, với nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Về nghệ thuật ông nhận thấy dường như người Việt Nam không bao giờ có những dự kiến quan trọng. Những cung điện nguy nga, những đền thờ đồ sộ vẫn thường nằm ngoài ý niệm của họ và dường như cũng nằm ngoài tầm các phương tiện mà người Việt Nam có. Thế nhưng những ngôi ngôi chùa nhỏ, các ngôi nhà thấp tối của người Việt lại được trang trí công phu. Những đường nóc khuyết, trụ cột, lối ra vào bình phong dày đặc mẫu thức trang trí với màu sắc rực rỡ đôi khi lòe loẹt nhưng vẫn hài hòa với màu sắc phong cảnh, với sức chói chang của ánh sáng. Trong những ngôi nhà người Việt những cột gỗ trau chuốt kiên trì, bóng lẫy rợn chiếu màu sắc tự nhiên của gỗ hoặc lấp lánh màu sơn son thếp vàng, đố bản, cửa, đòn tay, đồ gỗ dày đặc đường chặm khắc tinh tế, hoa lá nhẹ nhàng hoặc chạm lộng công phu; những đồ vật quý, nhỏ bé, tinh sảo quý báu trang hoàng trên bàn hay cất giữ một cách cẩn trọng tại rương tủ gia đình...
Cadière lại thấy nhiều điều mới lạ khi nghiên cứu đến dân tộc học Việt Nam, đặc biệt về Huế. Ngoài những tín ngưỡng của người Việt như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, việc thờ cúng tổ tiên mà nhiều sách vở ghi chép, Cadière nhận xét, sau khi tiếp xúc với dân trong các xứ đạo, ông nhận thấy có một thực tế khác hẳn. Người nông dân gần như có những tín ngưỡng riêng mà sử sách thường không ghi chép đến hoặc không lưu ý đến. Đó là tín ngưỡng thờ gốc cây, ngọn cỏ, gò đất, hòn đá... và đâu đâu cũng có hồn có ma. Ông viết như sau: “Người Việt thờ cúng thần thánh quỷ ma, qua đó cũng phải hiểu là các vong linh tổ tiên, ông bà được thờ kính trong các gia đình: có thể là các linh hồn của các nhân vật xa xưa, ít nhiều có thật, nổi danh dưới nhiều tước vị, mà các bậc vương quyền hay bình dân lê thứ đã tôn thờ, hoặc riêng tư, hoặc công khai chính thức, họ còn là những vong linh nhân thế đó những hoàn cảnh khốn khổ khi thoát xác lìa đời đã biến họ thành độc ác, rồi thành “quỷ” thành yêu mà nay ta phải xoa dịu họ hầu mong kẻ sống khỏi bị ám hại sau này; cuối cùng là các thần linh được nhân hóa, tàng ẩn trong các mãnh lực thiên nhiên. Loại tôn giáo này ta thấy biểu hiện nơi nơi, mọi lúc, ngày cũng như đêm, qua miếu đài, dấu tích, hoặc trong nhà, hoặc bên vệ đường, nơi non cao núi thẳm rừng sâu”[7].
Nhưng trên hết, Cadière nhận thấy bên trong những con người Việt nhỏ bé đó, bên trong các ngôi nhà khiêm tốn đó, bên trong những dấu tích đền đài xưa, cũng có bề mặt “khiêm tốn” đó, ngoài ra, ông nhận thấy một sức sống mãnh liệt, khác hẳn một số nhà nghiên cứu ngoại quốc trước đây từng ngộ nhận rằng dân Việt đã hoàn toàn Hán hóa, không có cá tính. Đúng như nhận xét của giáo sư G. Condominas là “một dân tộc đã biết tiếp nhận vô vàn yếu tố Trung Hoa, bị áp đặt hay thu nạp một cách tự nguyện, để dựng lên một thế giới của riêng mình và giữ gìn bản sắc độc đáo của mình”.
Nhà nghiên cứu Đào Hùng, khi nhắc lời G. Condominas nói trên, đã tổng kết: “Có thể nói tư tưởng của linh mục Cadière đã mở đường cho những người nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ [hai mươi]. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm”[8].
Tôi được biết cha Cadière khá chậm. Vào đầu năm 1960, tôi được linh mục Nguyễn Phương giao cho đề tài “Lịch sử và chính sách cai trị Pháp tại Việt Nam” để làm khảo luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế khóa 1958-1961. Cái khó khăn bật nhất của tôi trong tập khảo luận này là tư liệu đầu tay để có thể sử dụng tốt trong việc sưu tầm nghiên cứu và Cha Phương đã nói với tôi như thế này: “Con cố gắng tìm cách sử dụng các tài liệu ở thư viện nhà L’Acceuil và thư viện Thiên An mà linh mục Cadière đã hiến tặng”.
Thư viện L’Acceuil của dòng Chúa Cứu Thế bấy giờ có thể xem là một thư viện công khai, ai cũng có thể sử dụng được, nhưng thư viện Thiên An có nhiều tư liệu sách báo do cha Cadière sưu tầm thì quả tình tôi mới nghe lần đầu tiên. Nhưng sau nhờ ông thân sinh tôi, cố kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, vốn quen biết Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Thiên An, qua trung gian các thầy, các Cha của hai Dòng này nên giữa năm 1960, tôi tiếp cận được thư viện Thiên An (do Cadière hiến tặng) mà người ta thường gọi nôm na là thư viện Cadière.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tôi bất ngờ biết được tủ sách cá nhân của Cadière và gần như choán ngợp trước những tư liệu đầu tay mà vị linh mục này có được. Sau này tôi được biết Cha Cadière viết giấy để lại cho dòng Thiên An Huế toàn bộ sách vở của cha ở Di Loan (Quảng Trị) và khi Dòng Thiên An đưa ghe ra chở, giáo dân phải dùng xe bò chở sách từ nhà xứ xuống ghe đậu ở Cửa Tùng phải mất đến ba ngày !
Rồi chứng kiến tận mắt 121 số Bulletin des Amis du Vieux Huế, mà chủ bút từ đầu đến cuối là linh mục Cadière, được xuất bản trong thời gian 1/3 thế kỷ, đúng 31 năm từ 1914 đến 1944, khi thì ra mỗi năm 4 tập, khi thì ra mỗi năm hai tập (nhưng vẫn đủ bốn số) và cũng có lúc ra một tập (nhưng vẫn ghi đủ bốn số) và hầu như tập nào cũng đầy ắp những tác phẩm viết về Huế, hay phụ cận Huế với chất lượng cao mà đến ngày nay phần lớn vẫn giữ nguyên được giá trị, trong đó có rất nhiều tác phẩm được đánh giá chưa tác giả nào viết sau này vượt qua được, như tập “L’Art à Hué” (Bulletin des Amis du Vieux Hué số 1 Cadière năm thứ VI, Janvier - Mars 1919) với 222 phụ bản, trong đó có 25 phụ bản màu cực đẹp. Cũng nhắc lại một chút ở đây, là trong 31 năm tồn tại Tập san Hội Đô Thành Hiếu Cổ, Cadière cũng đã đóng góp cho tập san này trên dưới 160 tác phẩm được đánh giá có chất lượng cao. Có nhiều nhà nghiên cứu nhận định từ khi Tập san Đô Thành Hiếu Cổ ra đời cho đến nay, không có một công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về Huế mà không tham khảo đến Tập san này.
Và tôi cũng được biết, như trên đây chúng tôi có đề cập đến, thư viện nổi tiếng ở Huế trước đây là Thư viện Bảo Đại hoặc Viện bảo tàng đầu tiên ở Huế dưới thời Pháp thuộc, Bảo Tàng Khải Định, mà ngày nay là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế cũng được Cadière khởi xướng và góp phần xây dựng ban đầu rất tích cực và hiệu quả. Đó rõ ràng là những đóng góp cực kỳ quan trong và xứng đáng cho nền văn hóa Huế.
Rồi tôi thấy các đề nghị của Cadière, dầu khiêm tốn, dầu to lớn, có tính cách cập nhật hóa, mà đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị.
Từ năm 1916, Cadière đã thống thiết kêu lên “Sauvons nos pins” (Hãy cứu lấy những cây thông của chúng ta) và cha đã viết như sau: “Đấy là tiếng kêu thất vọng mà tôi gởi đến các bạn của Huế xưa. Những cây thông bao quanh những vùng gò đồi của chúng ta; những cây thông cao lớn vênh vẹo, xoắn vặn, vẽ ra những hình bóng màu đen lên trên những mảng trời màu vàng ở phía tây, hay tạo thành những màu sắc vô vị trên dải mây màu hồng, dấu vết sau cùng của mặt trời vừa lặn; những cây thông non trẻ, có tán lá mượt mà mà leo lên sườn dốc của núi Ngự Bình; những cây thông có bóng râm phơn phớt xanh lam làm cho êm dịu phần nào những cạnh khía kỷ hà sắc nhọn, làm cho nhẹ nhàng phần nào những khối nên xây đắp nặng nề, làm cho mát mẻ phần nào những sắc màu trộn hòa lòe loẹt của đàn tế Nam Giao; những cây thông riêng lẻ dường như than vãn cái cảnh ngộ cô đơn trên cánh đồng mồ mả; những cây thông đan lẫn xúm xít với nhau quanh ngôi mộ của một ông hoàng; những cây thông đang trộn hòa thành một thể khối âm u, ở nơi xa đang phủ che những nơi chôn vua chúa; tất cả những cây thông của chúng ta, từ những cây nhỏ nhất mới trồi lên như một hình chóp cạnh đều, cho đến một cây thông tuổi cao chỉ còn một túp lá gầy gò trên đầu của thân cây trần trụi; tất cả những cây thông điểm trang cho ngoại ô thành phố và làm cho Huế đẹp càng thêm vẻ thanh tạo. Nếu phá hoại các cây thông đó, thì những ngọn đồi màu đỏ gạch bao quanh kinh thành chỉ còn là những mô đất chuột đùn thô kệch, bị tước lột hết những cái gì đã làm nên vẻ đẹp của nó.
“Nhưng đã ba năm gần đây những bàn tay vô loại đã không ngừng làm cái việc phá hoại ấy.
“Vậy thì các bạn của Huế xưa có bổn phận làm những gì có thể được để ngăn chặn sự phá hoại này. Và phải gấp rút hành động, chứ nguy cơ đã lớn rồi. Phải hành động thế nào để những cố gắng của chúng ta đạt kết quả. Chúng ta có nghĩa vụ giữ gìn cho Huế cái đồ trang điểm và cái vẻ đẹp của nó.
“... Tôi xin lập lại một lần nữa tiếng gọi lo lắng của tôi:
“Hãy cứu nguy những cây thông của chúng ta”[9].
Cadière còn quan tâm đến việc đào tạo trí thức Việt Nam. Ông nhận thấy chương trình Pháp Việt bấy giờ không hề quan tâm đến việc học chữ Hán, vốn là chữ đã được dùng để biên soạn hầu hết tác phẩm lớn và nhỏ xưa nay của người Việt và như vậy chương trình giáo dục này đã cắt đứt tuổi trẻ Việt Nam với truyền thống văn hóa của mình. Do đó, Cadière nhận xét “Dù thế nào đi nữa, sự thật vẫn là các thế hệ mới trong các đô thị không bằng các thế hệ cũ về phương diện đạo đức”.
Cadière cũng ghi nhận:
“Ở cấp cao hơn, người ta cũng quan tâm đến việc giảm sút luân lý cổ truyền này và cho rằng là do việc bãi bỏ học chữ Hán. Các thế hệ mới, do khao khát khoa học Tây phương, không còn tiếp xúc với các hiền triết cổ nhân từng nắn đúc tâm hồn Đông phương. Do đó cần tái lập việc học chữ Hán trong chương trình học; vì một điều lạ là các nguyên tắc luân lý Trung Hoa cổ chỉ có sức thuyết phục và hiệu lực khi được diễn giải trong ngôn ngữ Trung Hoa và qua bộ áo phức tạp của Hán tự. Được dịch ra tiếng Việt hay tiếng Pháp, chúng chẳng còn sức mạnh nào. Đấy là những ý kiến được cổ vũ một cách nghiêm túc” và “Các học trò hiện đại của chúng ta, với những chương trình chồng chất áp đặt, sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu biết các nhà đạo đức xưa của Trung Hoa bằng các nhà nho thời trước. Thành thử không phải cứ học ‘luân lý cổ truyền’, cứ học các Kinh Thư hoặc châm ngôn chứa đựng luân lý, học các chữ Hán phức tạp gói ghém nội dung ở bên trong, là nhân tố chấn hưng được đạo đức luân lý”[10]. Ông đã đề nghị cải cách chương trình trung học, đưa chữ Hán vào môn học bắt buộc. Nhưng kiến nghị rất khoa học hợp tình hợp lý của ông đã bị những người quản lý giáo dục bấy giờ (chủ yếu là người Pháp) đánh giá là lạc hậu lỗi thời, nên không được chấp nhận.
Nhưng quan trọng hơn hết, theo tôi nghĩ, là ý đồ truyền đạt và truyền đạt cho ai, những tư tưởng và việc làm của Cadière.
Tôi được biết Cha Cadière rất thông thuộc tiếng Việt vì như Cha đã nói “Tôi học tiếng họ từ ngày tôi mới đến, tôi vẫn còn tiếp tục học và nhận thấy rằng tiếng Việt rất tinh tế về mặt cấu trúc và cũng không nên xem nhẹ sự phong phú về từ ngữ như có người suy diễn”.
Thế nhưng tôi chưa hề thấy một tác phẩm nào của Cadière dù lớn dù nhỏ viết bằng Việt ngữ, trên bất cứ cơ quan truyền thông nào, dù trong nước hay ngoài nước. Chính từ điểm này đã làm tôi suy nghĩ từ lâu. Vậy Cadière viết những tác phẩm này cho những đối tượng nào ? Và vì sao như vậy ? Ở trên, tôi đã đưa ra câu tâm tình của Cha Cadière: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên thiệt tình tôi yêu mến họ”. Từ tình yêu mến đó, Cadière đã đánh giá lại những giá trị truyền thống của Việt Nam, nói chung, và Huế nói riêng. Đó cũng là nội dung hầu hết tác phẩm mà Cadière dày công xây dựng. Và Cadière muốn cho các đồng nghiệp của Cha, những người cùng quê hương xứ sở của Cha, suy ngẫm lại những nhận xét của chính họ mà cha có thể có những suy nghĩ khác biệt, đề cao một nền văn minh với những bản sắc độc đáo, tuyệt vời và riêng biệt của Việt Nam, của Huế.
Và tôi nghĩ Cadière đã thành công. Linh mục Dòng tên Bernard Maitre đã nói về Cadière: “Rất kín đáo đối với các chính quyền được thiết lập, ngài [Cadière] đã tự nêu gương chứng minh rằng một vị linh mục truyền giáo có thể bảo toàn phẩm cách dưới bất cứ chế độ nào, đôi khi lại biết giúp chế độ đó nhận thức một vài thực tại mà linh mục có thể cảm nhận sâu sắc nhờ có dịp gần gũi người đời. Như ta đã thấy điều đó cũng không hề ngăn trở linh mục [Cadière] cương quyết đứng trong cương vị bênh vực hơn nữa phục hồi mọi giá trị thực sự của các nền văn hóa cổ truyền, trong công việc này, đứng trong cương vị thừa kế của Giáo Hội”[8].
Nhân dịp tưởng niệm 55 ngày từ trần của linh mục Léopold Cadière (1955 - 2010) tôi xin đôi điều góp nhặt đề cập đến “Huế dưới con mặt của Léopold Cadière và L. Cadière dưới con mắt một người Huế” và chỉ biết nói rằng L. Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế.
Còn Huế thì sao? Những người đất Huế, những người yêu Huế sẽ làm gì cho L. Cadière?
Tôi đang trông chờ những lời phản biện, những đóng góp ý kiến của quý vị, mặc dầu trong túi tôi đã có sẵn những lời đề nghị mong mỏi dành cho L. Cadière. Xin nhắc lại lời của một nhà nghiên cứu: “Đã đến lúc Huế phải tôn vinh Cadière”.
Đề tài “Huế: dưới con mắt L.Cadière – L.Cadière: dưới con mắt một người Huế”
(Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hữu Châu Phan)
Thứ năm, 09 Tháng 9 2010
L. Cadière đến Huế ngày 23-12-1892, vừa tròn 23 tuổi.
Ba tháng trước đó, tại Chủng viện Hội Truyền giáo Nước Ngoài Paris, Cadière được thụ phong linh mục ngày 4-9-1892. Hơn một tháng rưỡi sau, được chỉ định phục vụ giáo khu Bắc Nam Kỳ, tên gọi bấy giờ của địa phận Huế và Cadière lên đường rời Pháp ngày 26-10-1892.
Năm mươi năm sau, khi đó, Cadière đã 73 tuổi và người đã tâm tình như sau:
“Tôi hiểu người Việt bởi lẽ tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi học tiếng họ từ ngày tôi mới đến, tôi vẫn còn tiếp tục học và nhận thấy rằng tiếng Việt rất tinh tế về mặt cấu trúc, và cũng không nên xem nhẹ sự phong phú về từ ngữ như có người suy nghĩ.
Tôi đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán của họ và phải thừa nhận rằng người Việt rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cũng đến với cùng một Đấng toàn năng mà chính tôi đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng họ đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm của nhân sinh.
Tôi đã nghiên cứu lịch sử của họ, xuyên qua các thế kỷ, đặc biệt là từ triều Nguyễn, và nhận thấy rằng đất nước Việt Nam, từ nguyên thủy, đã không ngừng nung nấu một ý hướng cao về phát triển và tiến bộ, đã miệt mài theo đuổi thực hiện ý hướng ấy với hào hùng can đảm và linh hoạt thích ứng vào từng hoàn cảnh trên con đường tiến bước của mình.
Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên thật tình tôi yêu mến họ.
Tôi yêu mến họ vì trí thông minh, nhạy bén trong suy nghĩ. Tôi đã làm thầy giáo, đã từng giám khảo thi cử, nên về vấn đề này, tôi có thể đưa ra những phán đoán có nền tảng.
Tôi yêu mến họ vì những đức hạnh tinh thần. Thuộc tầng lớp nông dân, rồi sống ở Việt Nam giữa nông dân, tôi đã có thể thấy rằng nông dân Pháp và nông dân Việt giống nhau lạ lùng: Bên này cũng như bên kia, từng ý tưởng vụn vặn của cuộc sống hằng ngày, của đồng áng, chợ đò, của những bữa cơm thường nhật, của làng mạc... Mặt nữa, bên này cũng như bên kia, những tình cảm cao cả, tình yêu thương sâu đậm của gia đình, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, chuyên cần trong công việc, nhẫn nhục trong cuộc sống nghèo hèn và khổ cực mỗi ngày.
Tôi yêu mến họ vì tính tình của họ.
Trước đây, khi tôi có dịp đi lại bằng võng hay bằng thuyền, tôi đã thấy được và cảm phục niềm vui sống, sự vui vẻ, tâm trí hồn nhiên của bác gánh võng hay người chèo thuyền, mặc dầu họ thật vất vả, nhọc nhằn suốt hàng giờ và hàng ngày tròn.
Sau cùng, tôi yêu mến họ vì họ khổ.
Biết bao khổ ải, biết bao nặng nhọc lầm than; những khốn cùng đôi khi phải cam chịu đã đành nhưng thường là do định mệnh khắt khe vô tình [1].
Giáo sư Georges Cœdes có nhận xét: “Những lời thân thương ấy của Cadière thấm tỏa trong toàn bộ công trình khoa học của ông, rất nhân bản, rất sâu đậm nồng ấm, đối với dân tộc mà ông trọn đời cống hiến trong công tác mục vụ và nghiên cứu của mình”.
Từ 1913-1914, Cadière được cử làm Tuyên úy trường Pellerin ở Huế. Chính trong thời gian này, cùng với một số trí thức Pháp và Việt ở Huế, người đã lập Assiociation des Amis du Vieux Huế (Hội Đô Thành Hiếu Cổ) vào ngày 16-11-1913. Ngày đó, 17 nhân vật Việt và Pháp cùng đông đảo quan khách đã dự buổi ra mắt của Hội tại Tân Thư viện và bản điều lệ của Hội do P. Albrech, Bienvenue, Cadière, Dumoutier, H. Le Bris và Sallet soạn thảo, được Quyền Khâm sứ Trung kỳ J. E. Charles duyệt ký trước đó 2 ngày, trong đó có điều khoản 2 của Hội có mục đích: “Sưu tầm bảo tồn và truyền đạt những dấu tích xưa về chính trị, tôn giáo, nghệ thuật và văn hóa châu Âu cũng như bản xứ, liên quan đến Huế và phụ cận”.
Không lâu sau, một tập san có tên Bulletin des Amis du Vieux Huế (Tập san Đô Thành Hiếu Cổ, thường được gọi Tập san của những Người Bạn Cố đô Huế) xuất hiện, số 1, năm thứ nhất, tháng 1-3 năm 1914, mà chính Cadière là chủ bút.
Trong bài mở đầu “Plan de recherches pour ‘Les Amis du Vieux Huế’”, Cadière khiêm tốn nói: “Thiết nghĩ không phải là không có ích nếu đưa ra từ đầu trong các phiên họp thường kỳ hàng tháng, tôi không nói là một đề cương nghiên cứu, cái từ ấy có vẻ quá kiêu kỳ tự cao tự đại và khiến cho người ta phải phần nào e ngại vì cho rằng công việc của chúng ta làm xem ra ghê gớm, mà chỉ đưa ra một chương trình tìm kiếm, bởi vì chúng ta là những kẻ tìm kiếm, với mong ước tìm ra với ham muốn thâm cứu sưu tầm”[2].
Từ đó Cadière đã tổng hợp những điều nằm trong “Huế cổ” mà thời gian có thể phân chia làm bốn thời kỳ: “Huế tiền sử”, “Huế Chăm”, “Huế An Nam”, “Huế Âu” - và Cadière trình bày:
Dù thời kỳ Huế Âu rất cần thiết đối với chúng ta, nhưng Huế An Nam sẽ giúp cho chúng ta nhiều nghiên cứu rộng hơn vì Huế, đúng ra, là công trình của người An Nam đã đem hết công sức sáng tạo ra và chính ở đây người ta khắc lại một cách sâu sắc hơn nơi nào hết, trong thời gian này, về cái dấu ấn quốc gia của họ.
Chúng ta cần chăm lo đến các địa điểm lịch sử. Một địa điểm lịch sử là một nơi đã xảy ra không phải là một cái gì đó - như thế hóa ra nơi nào cũng có thể là lịch sử cả - mà phải xảy ra biến cố quan trọng hoặc là tự nó quan trọng, hoặc do nhiều sự kiện gộp lại. Cũng như một bãi cát thì chẳng có gì đáng lưu ý đối với một người du lịch, nhưng nếu nơi đó đã xảy ra một trận chiến quyết định thì bãi cát ấy sẽ rất có ý nghĩa đối với chúng ta. Một gò đất, một đám bụi rậm chẳng có gì khác hơn các đồi đất xung quanh, nhưng nếu nơi đó là nơi đóng đô các chúa Nguyễn. Một vuông đất không trồng trọt giữa đám ruộng nơi trước đây là kho lương thực của vua, nhiều khi, trên đó chẳng còn dấu vết gì của quá khứ nữa, không còn một tảng đá, một mảnh gạch vỡ, chỉ là mảnh đất không, nhưng ở đó vẫn có giá trị lịch sử: Chúng ta cần thông báo lại và đánh dấu trên bản đồ một cách chính xác, chúng ta ghi lại lịch sử của những nơi này, chúng ta phải trân trọng thăm viếng và từ đó chúng ta mới truyền lại cho đời sau các lưu niệm của nơi đó.
Chúng ta có thể lần theo các dấu vết ấy bằng cách xem các tài liệu viết, các quốc sử của vương quốc, hoặc do một cách dễ dàng hơn và lại chính xác hơn, là do dân chúng đặt ra tên. Tôi thấy ở Quảng Bình có nhiều thửa ruộng trồng nưa và khoai lang mà địa danh trên bản ghi đó là các trại lính của một trung đoàn xưa, cả một doanh trại. Tôi đã lập lại được một bộ phận, hiện nay ở Quảng Trị và ở Thừa Thiên, vị trí các dinh thự của các chúa Nguyễn đầu tiên trước khi vào đóng đô tại Phú Xuân. Chúng ta tìm kỹ lưỡng tên cũ của các nơi ấy, mà dân chúng đã quên ý nghĩa chính xác, và chúng ta phải cố gắng giải thích và nhập vào lịch sử chung của đất nước.
Các công trình kiến trúc lại gây chú ý hơn, rất nhiều ở Huế và vùng lân cận. Chúng ta có cung điện và thành quách bao quanh; chúng ta có các dinh thự các ông hoàng của Hoàng gia, các lăng tẩm, điện đền, bia đá.
Trước hết, phải ghi lại đầy đủ chính xác các công trình lớn đó. Ai cũng biết các lăng tẩm lớn của các vua từ Gia Long. Đấy là một mục đích du ngoạn bắt buộc đối với du khách đến Huế. Nhưng trong cùng một thung lũng đẹp đẽ được vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức xây cất nơi an nghỉ cuối cùng, đa số các tiền nhân của Đức Gia Long cũng chôn cất tại đấy. Các lăng tẩm của các tiền nhân không có gì đặc sắc lắm về mặt kiến trúc và nghệ thuật nhưng vẫn cần được các nhà viết sử quan tâm. Các hoàng hậu và hoàng tử đều có lăng tẩm rải rác trong vùng lận cận Huế. Chúng ta cũng còn tìm thấy ở các nơi ấy lăng của các quan đại thần, hoặc tháp của các vị sư. Cần phải có một bản đồ nơi chôn cất mồ mả cùng lân cận Huế bởi nó sẽ có giá trị về lịch sử.
Trên một bản đồ khác, ghi lại các đền chùa và nơi cúng tế: đó là bản đồ tôn giáo của Huế. Ở đó sẽ chỉ vị trí của các, chùa Phật giáo và đền miếu thờ có dấu ấn lịch sử. Các chùa quán Lão giáo và các nơi cúng tế, ít nhất là những nơi chính thức do nhà nước đài thọ.
Và sau cùng, là một bản đồ nữa, hay trên bản trước, ghi lại các bia đá có ghi thiết yếu về lịch sử.
Trong những bia ấy, có cái thì gắn liền với một đền đài để ghi ngày thành lập. Có cái khác lại chỉ ghi một sự kiện lịch sử, nêu lên kỷ niệm về sau, ngày đào một con kênh, hoặc ngợi ca công lao của một vị đại thần. Những cái khác hoàn toàn vì mục đích thi họa, ghi chú cái đẹp của một thắng cảnh, một hòn núi, một con sông mà Thiệu Trị và Tự Đức đặt bia trên đường cái quan khi các ngài tiến ra Bắc. Một số bia khác chỉ ghi một địa danh. Tất cả đều phải ghi lại. Các vị cũng thấy người ta chăm chút sưu tầm những đường nét nhỏ nhất do người Chàm để lại. Chúng ta phải ghi lại những tấm bia An Nam trước khi các bia ấy chịu số phận như bia Chàm. Cũng có nhiều lăng trong vùng phụ cận Huế, chữ lại viết hay khắc trên vôi và nay đã bị xóa sạch không còn đọc được nữa.
Như vậy, cần phải ghi địa điểm các bia cẩn thận chính xác và theo các điều kiện cần thiết tuyệt đối: như ghi chính xác tên của đền, đài hoặc là tên thường tên bằng Hán Việt với đầy đủ các chữ và điền vào làng nào, xóm nào, khu vực nào để dễ tìm kiếm.
Tất cả là công tác ban đầu. Sau khi đã định vị và ghi tên, phải cần miêu tả. Một vài du khách, có thể là người sành điệu miêu tả các lăng tẩm, các phòng ốc cung điện Hoàng gia. Nhưng theo tôi đó chỉ là những đoạn văn mô tả có tính cách văn học dành cho đại chúng. Còn Hội của chúng ta, mục đích đề ra không được thỏa mãn với mức độ đó. Yêu cầu đối với chúng ta là phải chỉ định các kỷ ức lịch sử, với một cách miêu tả chính xác, mẫu mực, chi tiết, tỉ mỉ, nói tóm lại phải khoa học. Chúng ta không thể bỏ qua giá trị văn học nhưng nó chỉ là phụ. Về Kinh thành Huế chẳng hạn, phải ghi tên kỹ thuật tất cả các bộ phận, ghi cả tên thường gọi lẫn tên Hán Nôm tất cả các cửa, các cầu, các công trình bao gồm các đền và nơi thờ cúng rải rác trong các khung thành. Có thể sau khi đã làm việc trên, so sánh thành trì hiện nay và thành trì trước khi Pháp chiếm đóng, một số lớn công trình đã bị xóa đi, có thứ khác thay thế. Tất cả đều phải giữ gìn, kỷ ức loại này cũng như loại khác không phải chỉ là ghi các công trình hiện còn lại, mà phải cả những di tích nhỏ nhặt của các công trình đó còn trên mặt đất.
Một việc làm tương tự đã thực hiện ở cung điện, tôi không biết đã hoàn chỉnh chưa. Tôi có đọc lại cảnh mô tả của cha Koffler để lại về cung điện hoàng gia của Võ Vương vào giữa thế kỷ XVIII: cách miêu tả rõ ràng của vị thừa sai này, là người được phép đi lại tự do ở các nơi kín đáo và đã biết tất cả các đền đài, và tôi xin thú thật rằng đối với một độc giả của thế kỷ XX có thể nghĩ một cách chính xác cách sắp xếp của các nơi này, cho dù lối miêu tả của cha Koffler, dù là đặc sắc nhưng không được khoa học cho lắm, và còn thiếu chính xác nữa. Ông chỉ chú trọng nhiều chi tiết để gây thích thú cho người đọc, nhưng không ích lợi bao nhiêu, và lại lơ là các chỉ dẫn cần thiết để giới thiệu tổng thể cung điện.
Có nhiều công trình phải được nghiên cứu về mặt kiến trúc như: các điện hoàng cung, các cửa thành, các lăng tẩm và vài đền đài. Như vậy là cần một nghiên cứu sơ bộ về chi tiết để tách các đường nét chính của nền kiến trúc An Nam và để biết các phần cơ bản của một ngôi chùa Phật, của một lăng tẩm nhà vua.
Mỗi một công trình đều có lịch sử của nó. Đa số các công trình An Nam đều chỉ quan trọng về mặt lịch sử của nó. Một ngôi mộ nào cũng chẳng có gì khác các ngôi mô trong miền lăng tẩm; nhưng kẻ nằm dưới đó lại có chức vụ quan trọng trong triều. Có nhiều miếu thờ chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thờ bài vị của một tướng lãnh, bạn chiến đấu của vua Gia Long, một anh hùng giải phóng Đàng Trong trong thời kháng chiến chống Đàng Ngoài. Có nhiều điều để gợi nhớ kỷ niệm một sự kiện lịch sử với sự hỗ trợ của một vị thần linh. Như vậy là chúng ta ghi lịch sử cho các công trình mà chúng ta đã ghi nhận và chúng ta sẽ dựa theo sử của các triều đại, theo các bia đá gắn với các công trình ấy, hay trong các văn khố của các Bộ, hoặc lời truyền khẩu.
Tính chất tôn giáo của một số công trình sẽ mở ra cho chúng ta một con đường mới để nghiên cứu. Đời sống của người An Nam đều bị khống chế bởi tôn giáo trong đời sống xã hội cũng như trong gia đình, tôn giáo được cụ thể hóa bằng các công trình thờ cúng.
Các vị tham quan một số miếu thờ quanh Huế, các vị mục kích một số tượng có mặt lạnh như tiền, nghiêm nghị hoặc nhăn nhó, dữ tợn và trong miếu thờ khác lại có các bài vị sơn son chữ thếp vàng, phủ kín bằng một tấm vải. Các vị yêu cầu giải thích, người gác sẽ trả lời bằng vài từ Hán Việt mà chính họ cũng không hiểu rõ; hoặc người giúp việc giải thích cho các vị: Thưa ông, đây là Phật, đó là ma quỷ. Như thế thì chẳng vừa lòng quý vị đâu.
Mấy bài vị ấy là thờ ai? Những vị linh thiêng nào mà người An Nam tín ngưỡng, đã thờ cúng và cầu khi gặp những trường hợp cấp bách? Những vị thần linh bảo hộ đất nước, làng mạc, làng xóm, gia đình? Các vị thần linh thiêng nào đang ngự tại núi rừng, chủ trì việc trồng lúa hoặc giúp cho ngư nghiệp hay thương nghiệp dồi dào hưng thịnh? Tảng đá ấy vì sao lại đem thờ? Vì sao kết hoa trên cây đa ấy? Người An Nam quan niệm về thần thánh như thế nào? Thiên nhiên đối với người An Nam như thế nào và các biểu hiện tôn giáo như thế nào? Những vấn đề trầm trọng, tế nhị và huyền bí.
Chúng ta phải đóng góp vào, thưa quý vị, để làm sáng tỏ các câu hỏi trên và cung cấp tư liệu cho các sử gia tôn giáo, không phải là xây dựng thêm lý thuyết như vậy sẽ mò mẫm trong lối chung chung mà phải miêu tả một cách trung thành các sự kiện trước mắt chúng ta, bằng cách nên thận trọng các tượng thờ trong mỗi miếu thờ nào đó hay thuật lại một cách thành thật chừng nào tốt chừng ấy một lễ cúng mà chúng ta mục kích - vừa ghi đầy đủ các chữ trên các câu đối; vừa tả lại các vật thờ cúng, bàn thờ, bài vị, các ngai thờ, tượng hình của cúng tế, vừa nêu cách góp thờ cúng, ghi lại các ngày cúng của các vị thần, các lễ vật, và kể lại những việc kỳ lạ về một miếu thờ nào đó, một cây nào đó hay một tảng đá hiển linh.
Đạo Phật An Nam có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Khổng và đạo Lão cũng từ Trung Hoa đến. Tất cả các đạo giáo ấy xâm nhập vào An Nam từ nhiều thế kỷ. Và các đạo ấy phát triển theo hướng này hoặc hướng khác. Khi các đạo giáo ấy vào An Nam đã gặp các tín ngưỡng trước, điền khuyết, bám vào và chuyển biến đi. Sự hỗn hợp ấy xảy ra như thế nào ? Đó là những vấn đề lý thú. Chúng ta giải quyết được bằng cách tập hợp một cách kiên trì các tư liệu và gom góp các thông tin về chùa chiền, về nơi cúng tế ở Huế và vùng phụ cận.
Cũng có người trong chúng ta bị lôi cuốn vào khía cạnh nghiên cứu nghệ thuật. Than ôi, chúng ta sẽ không bắt gặp nghệ thuật lớn. Trong các đền đài chẳng có gì nhắc nhở mảy may những gì như ở giáo đường Cologne, nhà thờ Đức Bà ở Paris, Versaille hay Louvre. Chúng ta không bắt gặp một bức tượng nào, một bức tranh nào như đầy rẫy ở các bảo tàng châu Âu. Nghệ thuật An Nam còn kém xa, rất xa, cái duyên dáng dị thường và quý giá riêng biệt của các tác phẩm nghệ thuật Trung Hoa hay Nhật Bản. Chúng ta chỉ cần ghi lấy cái gì đến dưới mắt chúng ta. Năng nhặt sẽ chặt bị và sự nghiên cứu của chúng ra sẽ mỹ mãn.
Cũng có thể, cái Hội trẻ của chúng ta từ trước đến nay đã gặp nhiều sự chiếu cố, nên nhờ đó mà có thể xem xét và mô tả các đồ mỹ nghệ cất ở trong hoàng cung, các đỉnh lớn bằng đồng, các vạc đồng, các đồ sành sứ, các tủ, các đồ đạc trang trí cho các phòng cho quần chúng và các thứ quý giá trưng bày trong các miếu thờ.
Tôi có thể nói tại hoàng cung vì nơi đây đầy đủ như một bảo tàng các thứ đẹp nhất về mỹ nghệ mà người ta thấy ở An Nam. Chúng ta cũng có thể tìm được trong các làng xóm An Nam, các gia đình quan lại, các đòn tay chạm và cẩn xà cừ, sơn hoặc thếp vàng nhưng không đâu bằng được về mặt duyên dáng hoặc khả năng lớn về thực hiện bằng các vườn nhà ở các điện của Đại Nội. Và ở đấy lại còn cả một loạt mẫu của các đồ bày biện. Phải chăng sự nghiên cứu đồ gỗ An Nam, của tủ có pa-nô phức tạp, của bàn, bàn thờ, bàn bình thường, trường kỷ bất tiện và to lớn, tấm phản, lại không làm cho một ai đó trong chúng ta ưa thích ?
Tôi thích nói đến đồ sành sứ. Biết bao nhiêu ý kiến không chính xác, những điều mơ hồ giữa các vị nghiên cứu sưu tầm của “men lam Huế” và cho đến nay, trong những người sưu tầm hiện tại. Chúng ta phải khẩn trương lên, không phải vì chúng ta là người sưu tầm mặc dầu không đến nỗi tệ, đúng lúc, để sưu tầm đồ mỹ nghệ. Nhưng chúng ta phải miêu tả kịp thời và chụp ảnh lại các mẫu quý hiếm còn tồn tại để giữ lại ký ức. Nhưng khổ thay muốn tìm được loại “men lam Huế” đẹp nhất lại phải qua Pháp và ở đây lại trong tay các tư nhân ! Một sưu tập các đồ sành sứ Trung Hoa mà ngày xưa các vua chúa và quan lại triều đình Huế dùng chắc cũng không bị chuyền đi nơi khác, và tôi nghĩ còn ở Huế. Và sau này các loại đĩa có chữ thọ, mà cách đây mấy năm, có thể kiếm dễ dàng, thì nay đã trở thành hiếm hoi và nay lại phải tranh nhau mua giá như vàng.
Về khoản này, không nên coi thường cái gì cả. Ngay một mẫu đồ vật không mang tính nghệ thuật nào cũng có thể dấy lên một vấn đề đáng quan tâm. Một cái đĩa lót cũng khiến ta tự hỏi ở Huế có chăng một xưởng trang trí đồ sành sứ hay không, kỹ thuật như thế nào, thao tác ra sao, làm trong bao lâu. Vấn đề sành sứ Huế gắn liền với câu hỏi này.
Trong khi đi tìm những biểu hiện khác nhau của nghệ thuật An Nam về chạm trổ hay họa, chúng ta có thể bắt gặp nghệ thuật Trung Hoa. Và hai loại phù hợp chặt chẽ vào nhau, chắc chắn rồi. Nhưng lại lệ thuộc quá đáng ? Người An Nam có còn giữ lâu dài các đường nét của một rường nhà, một đồ đạc hay là họ sửa đổi cho phù hợp với ý thức của họ hoặc các thứ cần thiết trong đời sống ? Các mẫu trang trí phải đúng như của Trung Hoa trong từng chi tiết hay không ? Các hồi văn, các tua, các hoa quả, tứ linh tượng trưng cho sức mạnh huyền bí, tứ bình, bát trận, các mẫu ấy có thay đổi theo ý của nghệ sĩ An Nam hoặc theo thiên tài của dân tộc hay không? Phải có một nghiên cứu tỉ mỉ về chi tiết trên đồ gỗ, trên các pa-nô chạm trổ ở các cửa, trên các đố bản của ngôi nhà An Nam, trên các sườn chạm trổ hay cách tô màu của thợ An Nam, các viền mái, bình phong các chùa hay nhà tư nhân mà chúng ta mới thấy có thật sự một nền nghệ thuật An Nam và có tính chất khác biệt gì, và vì sao phát triển như thế và đến mức độ nào đó khác với nghệ thuật Trung Hoa.
Khi đã làm tất cả các loại nghiên cứu như trên mà tôi đề cập nhanh gọn như vậy, là chúng ta đã phớt qua lịch sử: chúng ta viết lịch sử của một đền đài, chúng ta kể lại cuộc đời của một người nằm trong lăng, được thờ trọng vọng trong một ngôi đền. Đó là chúng ta viết sử một bộ phận. Nhưng còn bao nhiêu nhân vật đã có công với Huế mà chúng ta không thấy lăng mộ ghi lại: các ông hoàng, các vị đại thần, kể cả các vị thầy tu. Và còn chính sử của Huế mà cần phải viết, nghĩa là sự nối tiếp tuần tự các sự kiện liên quan đã xảy ra trên đất Huế. Còn lại các ngành khoa học phụ thuộc lịch sử địa lý của đất nước qua các thế kỷ, cổ tiền học.
Tất cả các thứ ấy, chúng ta có những thông tin trong các phẩm hoặc các sưu tập mà chúng ta dùng trong cách nghiên cứu của chúng ta về chi tiết: biên niên sử các vua Nguyễn, vị các vị danh nhân đất nước, các văn khố Ân châu và An Nam.
Các vị thấy đấy, chất liệu dùng để nghiên cứu rất phong phú. Đáp ứng với tư tưởng thầm kín của các vị, tôi còn có thể nói rằng chất liệu ấy kết thành một tổng thể choáng ngợp. Nhưng dù sao cũng không nên nản lòng. Nó tạo cho chúng ta cơ hội để thực hiện là làm việc theo sở thích và để tỏ thiện chí của mình.
Các tổ chức mà chúng ta dựng lên sau này không xây bằng tảng đá lớn mà bằng mảnh đá nhỏ, dễ thao tác và đẽo mài dễ dàng, hơn tùy sức của chúng ta. Khoa học không phải những điều vĩ đại rộng thênh thang và cao xa của những trí óc kỳ diệu. Nó chỉ dựa trên sự kiện rất nhỏ của những chi tiết chính xác. Mỗi một người trong chúng ta biết được vài mẩu của sự kiện ấy và nếu tập hợp các sự kiện ấy lại, chính chúng ta không phải khó khăn lắm, chỉ yêu cầu nhìn xung quanh ta, hoặc hỏi, hoặc nghe, chúng ta đã góp phần vào một công trình có tính khoa học cao[3].
Và chỉ hai năm sau, trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ số 2, năm thứ 3, tháng 4 tháng 6 năm 1916, có nhan đề chung “Hué Pittoresque” (Huế mỹ lệ) trong bài nhan đề “La merveilleuse Capitale” (thần Kinh), Cadière đã cho Huế là một linh địa, và đã cho rằng cái tạo nên vẻ đẹp và dáng hùng vĩ của Huế không chỉ là cảnh sắc của nơi mà Huế được tạo dựng nên, cũng như không chỉ là phong cảnh vùng phụ cận, mà theo Cadière, theo nhãn quan người Việt, đó là do các đảm bảo kỳ bí của các thế lực siêu nhiên trong sự sắp xếp theo phong thủy, thế đất địa lý của núi sông, của đảo, của cảnh trí thiên nhiên hay cái phương tiện dự phòng do con người tạo dựng: ngọn đồi nơi dựng chùa Thiên Mụ, núi Ngự Bình, cầu Bạch Hổ ở phía Tây, cống Thanh Long ở phía đông, trục của kinh đô được đặt theo hướng thuận lợi, ngày dựng cung điện được chọn đúng ngày lành; đó cũng là do sự bảo trợ của các đấng thần linh coi sóc kinh đô, chăm lo nơi chân thành, hốc hố, nơi cửa thành, nơi các bến sông ở Ngự Hà, nơi các khẩu thần công đang bảo trợ kinh thành, và nơi các khẩu trọng pháo bắn lên vào những giờ đã định; nơi các công sở quốc gia, từ những điểm cao nhất cho đến những việc tầm thường nhất; đó là những vị thần vô danh cư ngụ nơi các đường lớn, các ngã tư, hạn định ở một cây, trên một phiến đá, hoặc nơi các pho tượng cũ đã được vứt bỏ.
Cadière đã diễn tả tuyệt vời như sau:
Thần Kinh là tên Thiệu Trị đặt cho Huế khi nhà vua vịnh 20 thắng cảnh của nơi này. Qua đó nhà vua không chỉ nghĩ đến khung cảnh diễm kiều nơi xây dựng Kinh thành đế đô: Sông Hương với đôi bờ ngọc biếc, những ngọn đồi nhuộm đồng sạm đỏ điểm mấy gốc thông sẫm màu, những cánh đồng phì nhiêu, nhưng lâu đài dinh thự sặc sỡ đã rêu phong, những thành quách sẫm màu nắng cháy, những vọng lâu uy nghi, những chiếc cầu nặng nề, những ngôi làng ẩn giấu sau những bờ tre, bầu trời quang, dãy núi xa hai lần bọc quanh toàn tổng thể, nơi đây thì bằng một màu đỏ chói vờn xanh, đằng kia thì với một màu thiên thanh mờ đục trắng sữa điểm chút ráng vàng hay nhuộm màu tím sẫm.
Vị vua trẻ đã ca ngợi phong cảnh ấy trong những bài thơ của mình. Nhưng cái chính yếu rõ nhất, đó là đặc điểm thần thiêng, đã tạo nên cái hoành tráng cho đế đô nhà Nguyễn. Chính cái sức mạnh siêu nhiên đã giúp tìm được một nơi định vị thâu hút được cái năng lực thiên nhiên và các siêu lực của thế giới vô hình. Chính cái quyền lực tài tình đó, những phòng thủ ma lực, hoặc do thiên nhiên, hoặc do tay người dựng nên, đã bao phủ che chở tứ phía, gạt xa đi những hiểm họa hung dữ. Chính cái hùng mạnh không nơi nào có, cái an toàn quang tĩnh, cái vĩnh hằng muôn thuở đã ban cho chốn này cũng như triều đại chọn nơi đây làm cơ nghiệp, những ảnh hưởng vô hình, dưới đất cũng như trên trời, đang hội tụ đổ về trên nó.
Những đặc ân siêu nhiên của khung cảnh Huế đã không ngừng đánh động các đế vương Việt Nam. Biết nói sao đây? Rất lâu trước khi gia đình nhà Nguyễn xuất hiện trên diễn đàn lịch sử, thì những vùng quanh đế đô này cũng đã được chú ý bởi lẽ nó ở vào một vị thế rất tốt đứng về phương diện phong thủy.
Chúng ta cũng không biết do đâu mà các nguyên soái tướng lĩnh Trung Hoa thời Hán đã đến xây dựng thủ phủ Nhựt Nam ở Tây Quyển vào năm 111 trước công nguyên. Nơi đây, sau này, dưới thời Chàm trấn lĩnh, vào khoảng thế kỷ thứ III, thứ IV sau công nguyên, mang tên là Khu Túc. Theo một giả thuyết, có người cho rằng dấu vết còn đâu đó ở vòng thành Chàm bao quanh Hổ Quyền.
Nhưng theo lưu truyền được các nhà biên niên sử thời Nguyễn kính cẩn ghi nhận thì vào khoảng thế kỷ thứ IX, tướng lĩnh Trung Hoa, thái thú Cao Biền, vừa nổi tiếng vì những chiến công vang dội và còn vì những hiểu biết về thuật phong thủy, ông này đã tiên đoán được tầm mức quan trọng sau này của vị trí quang cảnh Huế và lấy làm lo ngại. Đường đất nứt người ta thấy sau ngọn đồi xây chùa Thiên Mụ có giả thuyết cho là do vị danh tướng này đào bới để vô hiệu hóa quyền lực siêu nhiên mà ông ta đã thấy ở mô đất.
Quả là hoài công lo lắng ! Vị sáng lập triều Nguyễn cũng đã để ý đến ngọn đồi, “có hình dáng một con rồng ngẩng đầu để nhìn lại đằng sau”, và rồi thì xuất hiện “một Bà Nhà Trời” Thiên Mụ, - Chùa đã mang tên ấy - “mày tóc trắng bạc, nhưng dáng dấp vẫn còn linh hoạt trẻ trung, mặc áo dài đỏ quần xanh lục”, bà tiên báo có vị nguyên chúa sẽ đến lấp lại long mạch đã bị đứt đoạn từ mấy thế kỷ nay. Để hội tụ lại những ảnh hưởng siêu nhiên ở nơi tiền định này, vào tháng 6 âm lịch năm 1601, Nguyễn Hoàng đã xây cất ở đó một ngôi chùa Phật - dấu tích chiếm lĩnh đầu tiên của nhà Nguyễn ở chốn này, nơi về sau sẽ trở thành đế đô thủ phủ. Sự chiếm lĩnh này mang một tính chất tôn giáo y hệt cái nguyên cơ thu hút sự chú ý của Nguyễn Hoàng, một nguyên cơ mang tính ma thuật huyền bí.
Nếu ta đi dọc giữa hai bờ sông Hương về đền Khổng Tử, ta sẽ thấy phía dưới đường chân trời gồm những ngọn đồi và những đỉnh núi cao, tầng tầng lớp lớp rất ngoạn mục với những màu sắc tương phản, con sông trải ra giữa hai ngọn đồi, một bên là ngọn đồi Thiên Mụ với tháp Phước Duyên, bảy tầng ngất ngưởng như chọc thủng trời xanh để đưa xuống những nguồn phúc lộc, và bên kia hữu ngạn là mô đất Long Thọ, trường sinh bất tử. Mô đất này cũng có những đặc tính nhiệm kỳ mà sau này các thầy địa lý của Triều đình Việt Nam cũng tìm thấy, công nhận. Nó hãn ngữ dòng chảy của sông Hương, tưởng như gối đầu lên nước, và nghiêng nghiêng đối diện qua đồi Thiên Mụ, tạo thành một thế phong thủy gọi là “cánh cửa thông thiên và trục xe địa phủ”. Từ ngữ diễn tả cũng gợi ra cho ai dù khó tin nhất vào những chuyện vô hình cũng hình dung được cái tầm quan trọng của cảnh quan.
Năm 1824, Minh Mạng cho xây trên ngọn đồi này một vọng lâu nhỏ. Có lẽ nhà vua là người ham chuộng thơ văn và cảnh đẹp nên đã từng đến đó để chiêm niệm và ngắm cảnh hoàng hôn dưới những bóng thông màu xám sẫm.
Cảnh chiều... quả là tuyệt diệu ! Mặt trời tiến dần về “Mõm Lúi”, nơi thần thánh cư ngụ, phía tây Kinh thành Huế, mõm này chế ngự cả dãy núi chất chồng với hai lần chóp đỉnh, ánh sáng không trung nhạt dần như để làm nổi bật màu sắc lóng lánh sáng tỏa những đám mây bay lướt trên sườn núi ở chân trời. Màu sắc mờ nhạt hoặc trở nên dịu hơn khiến cho dòng sông kém biếc, đồng ruộng kém xanh, những cụm tre làng sẫm lại. Cùng lúc mặt trời lặn xuống, mặt sông trở thành một tấm gương soi khổng lồ bằng kim loại, khi thì bằng bạc ròng, khi thì bằng đồng sáng hoặc bằng vàng. Những con thuyền bé tý như những vạch đen nổi bật trên mặt nước óng ánh, thêm vào cái sắc màu hoạt động của con người trên những con nước hình như cũng đang vui hưởng một cuộc sống đậm đà và sâu kín qua những linh động của màu sắc phản chiếu, qua những vân sóng lướt nhẹ từ bờ này sang bờ kia, qua những đốm sáng chợt xuất hiện ngời lên dưới đáy sâu hoặc tung lên trên mặt nước, qua những sắc thái lần lượt xuất hiện, biến đổi rồi mất hút đi.
Rồi đỉnh núi bỗng điểm hình rõ nét trong chốc lát trên nền trời đỏ ối. Mặt trời biến mất. Con nước dòng sông bỗng mất ngay vẻ ngời sáng. Nó chuyển dần qua màu úa nhạt rồi tắt đi trong bóng tối sẫm.
Một khúc hò, nhịp cùng mái đẩy vang lên trong màn đêm yên lặng, khi thì cất cao ngân tiếng, lúc thì hạ dịu rồi bỗng ngắt quãng với tiếng vỗ mạnh của mái chèo vào con nước. Đó là một chuyến đò đưa, về muộn, chở mấy cô gái trở về sau buổi chợ xa.
Ta hãy dừng lại khoảng giữa cột cờ Thành Nội và đền Khổng Tử. Một ngôi chợ lớn có con đường vắt qua, nơi đây Công Thượng Vương, vị thứ ba trong các chúa Nguyễn, đã lập thủ phủ vào năm 1636. Thân phụ ông, tức Tế Vương đã rời vùng Quảng Trị, và định cư ở Phước Yên, cách Huế khoảng 10 cây số về phía Bắc. Đại Nam thực lục đã cho ta biết lý do Công Thượng Vương đã rời bỏ nơi này.
“Vị thế nơi đây (Phước Yên) quá hẹp. Địa hình non nước Kim Long lại đặc sắc nên Vương đã ra lệnh xây cất dinh thự, nhà ở và thiết lập chiến lũy cùng các công trình phủ thủ ở đây”.
Toàn bộ câu trên đã hàm chứa nhiều ý nghĩa phong thuật. Khi bàn về huyệt mộ, một mảnh đất mà người chết được thoải mái sẽ đem lại kết quả là con cháu người quá cố sẽ được hạnh phúc bền lâu. Ngược lại, một khoảng đất hẹp thì người chết như bị vây hãm áp bức bởi những ảnh hưởng tai họa của vùng đất, sẽ mang lại tai ương cho gia đình người quá cố. Bởi thế, khi chọn vùng đất cư ngụ cũng không được chọn vùng đất hẹp vì gia đình sẽ không triển nở dài lâu. Tế Vương đã không xem kỹ khi lập nghiệp ở Phước Yên. Quả thật, đồng bằng nơi ông thiết lập dinh thự không có được những vẻ kiều diễm của vùng quanh Huế: chẳng có độ cao nào quanh vùng trực thuộc, nơi nơi chỉ là đồng ruộng, sông ngòi cùng những con lạch. Tuy vậy, trước đây cũng đủ rộng đối với triều đình Nguyễn ở phương Nam, thuở còn tầm mức chưa được lớn, ngần ấy đủ để có thể lập nghiệp một cách thoải mái. Người ta không thể đặt ở đó nền móng của một Kinh thành có tầm mức như Kinh thành Huế. Nhưng liệu Công Thượng Vương, vào nửa đầu thế kỷ XVII, đã thấy trước được rằng, sau hai thế kỷ, kinh đô mình sẽ mở rộng như thế chăng? Chắc hẳn rằng, khúc quanh sông không mấy rộng, về mặt địa hình, như thắt Phước Yên lại là một trong những nguyên nhân quyết định việc dời đô; đối với những ai hiểu tâm trạng người Việt, thì lý do chính yếu ở đây không chối cãi gì, là sự chật hẹp về phương diện phong thủy. Cái chật hẹp này đối ngược với sự phát triển tương lai, với sự phát triển của triều đại, hay đúng hơn, cả hai lý do ấy chỉ là một, vì rằng trong tâm trí người Việt, những điều kiện vật lý của một nơi nào đó, với các đặc điểm siêu nhiên, ảnh hưởng của nó trên hạnh phúc và bất hạnh của con người, tất cả đều liên đới chặt chẽ với nhau, mật thiết ràng buộc bất khả ly. Nói đúng hơn, chỉ là hai khía cạnh của một vấn đề duy nhất.
Ngược lại, ở Kim Long, địa hình núi non sông nước chẳng có nơi nào sánh kịp. Quả thật, từ bờ sông Kim Long toàn cảnh chiêm ngắm vượt xa nhiều khung cảnh ta thấy được đứng từ trên những đồi núi Phước Yên. Nhưng ở đây chính xác cũng chẳng phải là cái ngoạn mục. Sông núi ở vị thế hài hòa, với đường hướng thuận hợp, hoặc ít nhất thì cũng phù hợp với mệnh đạo mỗi người. Đối với người Việt thì đó là những nhân tố tối quan trọng cho vận mạng hung cát của mỗi cá nhân hay mỗi gia đình. Chính điều ấy quả thật quyết định việc chọn thủ phủ mới của Công Thượng Vương. Vào lúc mà người phương Bắc đang cố gắng để bóp trên cái vương quốc non trẻ ở Đàng Trong; vào lúc mà các chúa Nguyễn ở Huế cũng đang chống chọi với những phần tử trong dòng họ đang theo cách với kẻ thù, Công Thượng Vương muốn gởi gắm sự an toàn cá nhân và tương lai triều đại dưới ảnh hưởng của một nơi thuận hợp.
Khoảng năm mươi năm sau, vào 1687, Ngãi Vương, vị chúa thứ năm của Huế lại dời đô nhà Nguyễn xuống khoảng một hai cây số, nằm trên linh địa Phú Xuân. Từ đó chỉ thay đổi vài trăm mét là cùng.
Ta hãy xét xem những ưu điểm kỳ bí nơi Ngãi Vương đã chọn và hậu duệ của ông đã giữ cho tới ngày nay.
Mỗi kinh đô, theo một truyền thống lâu đời, mặt chính đều quay về hướng nam. Vào năm 1833, khi Minh Mạng cho thực hiện một số trùng tu quan trọng ở trong Nội thành cũng được góp ý trả lời như thế. Ông đã cho dịch điện Thái Hòa, xây Đại Cung Môn và dựng cửa Ngọ Môn. Trục cư ngụ của Hoàng đế phải được định vị theo hướng từ “tí” đến “ngọ” hoặc là từ “quí” đến “đinh” hay là từ “nhâm” đến “bính”, hoặc cuối cùng là từ “càn” đến “tốn”. Mọi đường ấy theo la bàn phong thủy phù hợp với các hướng gồm giữa tây bắc - đông nam và đông bắc - bắc và tây nam - nam. Thỉnh thoảng có hơi lệch nhẹ về hướng tây hoặc hướng đông.
Hướng truyền thống ấy, có lẽ thậm chí còn là hướng qui thức, đảm bảo cho sự trù phú và quyền lực cho chế độ, cho triều đại lập cơ nghiệp ở đó, cho toàn thể vương quốc mà nó là trung tâm điểm. Những địa hình thiên nhiên của mảnh đất, núi non, sông nước, còn làm tăng trưởng thêm cái hỗ trợ đầu tiên những ảnh hưởng tốt lành, và chính đó là một trong những đặc điểm của Kinh thành, vừa được định hướng theo như truyền thống, vừa đảm bảo có được thời cơ thuận tiện của địa hình như là những dấu chỉ về hoạt động thần bí của những yếu tố tiềm ẩn, những sức mạnh vô hình, Bạch Hổ, Thanh Long.
Ba cây số về phía trước cột cờ, nghĩa là về phương nam, nổi lên một ngọn đồi, Ngự Bình, “Écran du Roi”. Cái tên người Âu dùng để chỉ ngọn đồi không phải là sự bịa đạt vô cớ.
Chẳng qua đó là dịch chính xác tên gọi Hán Việt diễn tả rõ vai trò của ngọn đồi. Trước chùa, và cũng thường thấy trước mộ hoặc trước nhà, người Việt thường dựng một bình phong, nơi thì bằng vôi gạch, hoặc trang trí công phu, hoặc không vẽ vời, đơn giản, nơi thì bằng đất hoặc tạo hình bằng cây nhỏ để “chống gió”. Đừng nghĩ rằng đó là gió hoặc lam chướng độc hại, bởi lẽ dịch khí giết người do thiên nhiên thì có lẽ đến từ tứ phía. Nhưng người Việt muốn tránh ở đây những độc hại ở bình diện siêu nhiên. Chúng đến qua khung trung và ít nhiều được nhân cách hóa. Để vào nhà, chúng cũng dùng những con đường người thường đi, con đường vào nhà, cửa ngõ. Để buộc chúng phải đổi hướng và nhờ đó xa lánh chúng được, người ta đã dùng bình phong che chở. Đó chính là vai trò của Ngự Bình đối với vương phủ và toàn bộ Kinh thành. Nó bảo vệ nhà Nguyễn và người dân Huế khỏi những ảnh hưởng xấu từ phương nam. Đại Nam thực lục rành rành kể điều ấy như sau: khi Ngãi Vương dời đô về Phú Xuân vào năm 1687, “đã dùng ngọn núi phía trước, ngày nay là Ngự Bình, để làm bình phong che chở”. Quả thật hình dáng ngọn núi, đứng từ phía Bắc nhìn xuống, hai bên thì đều đặn, chỏm núi phẳng, gợi ra đúng hình ảnh của một cái bình phong. Tôi nghĩ chúng ta hẳn không đi quá xa khi nói rằng chính vì muốn lợi dụng được ảnh hưởng của cái bình phong thiên nhiên này mà Ngãi Vương đã cho dời thủ phủ xuống Phú Xuân.
Có phải chỉ để trụ cờ và để ngọn cờ nhà Nguyễn được phấp phới cao hơn mà người ta đã cho xây cất chính giữa mặt nam của Kinh thành, đúng vào trục những cung điện chính, ba tầng lớn ở kỳ đài ? Và phải chăng là để hỗ trợ thêm sự phòng thủ linh thiêng cho Kinh thành, tăng cường thêm ảnh hưởng bảo trợ của Ngự Bình ?
Và những mô đắp cao nổi bật trên những tường thành thứ hai, tức là Hoàng thành, phía bắc, phía tây, phía đông, là chỉ để làm nơi hóng mát, hoặc những đài quan sát chống những kẻ thù bằng xương bằng thịt; hay đúng hơn, phải chăng là để chống lại những địch thủ vô hình có thể làm hại dân thành ?
Và cái mô cao phía nam, dựng lên như một khối thép, mặt thành nhẵn lì, ở góc tây nam Kinh thành, không có một công dụng kỳ bí sao ?
Có thể giả thiết rằng vua Gia Long khi bắt đầu xây dựng Hoàng thành và Tử Cấm thành ngày 9 tháng 5 năm 1804, ngày “Kỷ Vị” thì vào ngày 1-5-1803, ngày “Ất Vị”, ông ta đã phân định La thành, ngày “Quí Vị” 28-5-1805, nhà vua cho dựng lên thành lũy, ban đầu bằng đất, rồi dần dần bằng gạch. Bằng những việc làm trên, có lẽ Gia Long đã hết sức củng cố thêm những phòng thủ ma thuật thiên nhiên mà tiên chúa Ngãi Vương đã dùng tới.
Nếu Ngãi Vương khi dời đô về Phú Xuân để được Ngự Bình che chở, thì ông ta lại đã đặt Kinh thành vào một nguy cơ khác, vừa thiên nhiên vừa siêu hình: con nước của dòng sông đe dọa sự an toàn.
Vào thời ấy, bản đồ hệ thống sông lạch vùng quanh Huế không phải như bây giờ. Việc xây dựng Kinh thành, việc đào bới kênh lạch bên ngoài và hệ thống thủy lợi, việc lập bớt một số dòng nước đã biến đổi nó rất nhiều. Dòng sông chảy qua Huế, ngang chợ Kim Long bây giờ, có một nhánh chảy xéo qua Kinh thành hiện tại, từ tây sang đông. Ta còn thấy dấu tích của nó ở phía trên và dưới các thành lũy. Con nước của con lạch này, lũ vào mùa thu, đánh vỗ dữ dội vào sườn tây của thủ phủ mới. Thế là lệnh truyền ban bố phải xây dựng một công trình bằng đất để chống đỡ sự hủy hoại do dòng sông.
Không biết các bạn có để ý là khi một dòng sông hay một con nước nào đó có phần chảy đâm thẳng vào một ngôi làng hay một thôn xóm hoặc đơn giản là một ngôi nhà, một ngôi chùa nào đó, người Việt liền dựng lên giữa họ một dòng nước chảy đầy đe dọa, một đập nhỏ bằng đất, rồi đặt lên đó một viên đá chắn. Sự phòng thủ ma thuật này sẽ che chở cho họ khỏi những ảnh hưởng tai họa của dòng nước. Nếu giải thích ở đây lý thuyết của tập tục này thì dài dòng lắm. Cứ đi vào các vùng trực thuộc Huế, các bạn sẽ thấy các chứng tích dọc theo các kênh lạch, bên lề bờ của mọi con đường.
Có người có thể cho rằng bờ đất của Ngãi Vương dựng lên bên phải thủ phủ mình là một bờ đập dài, chắc chắn nhằm hãn ngử sức mạnh của dòng nước vào mùa lũ. Đối với tôi thì chắc chắn đó là một công trình tương tự như các đê đập tôi vừa nói tới, nghĩa là quả thật đó là hệ thống phòng thủ ma thuật thần bí để bảo vệ kinh thành.
Con người sinh ra, vẫy vùng chốc lát, đong đưa giữa hai bờ sướng khổ, bị thu hút toàn lực để được sướng vui. Nhưng định mệnh đối nghịch, cứ không ngừng kéo về cái khổ, rồi biến mất đi. Sự xuất hiện của con người ở trần thế, cuộc sống, hành vi, cái chết quyện lẫn vĩnh viễn vào cái tổng thể những quyền lực nhiệm kỳ trấn áp trên họ, liên kết với tinh tú thinh không, hoặc âm ỉ dưới chân họ, ấn dấu trong lòng đất. Những sức mạnh bên trên, bên dưới không tạo thành hai cõi tách biệt mà chúng mật thiết kết hợp với nhau, tạo thành một tổng thể hài hòa, mặc dầu vô cùng phức tạp.
Con người để đạt hạnh phúc, tránh được phiền khổ, phải biết phù hợp tiến trình cuộc sống mình, trong từng chi tiết một, với những mệnh đạo do những tổng thể sức mạnh siêu nhiên đang chế ngự nó; bởi vì định mệnh con người một phần an vị bất biến theo tiên chỉ, nhưng nó cũng tùy thuộc một phần vào cách xử thế. Đời sống của một đế đô, việc xây dựng dinh thự, thành lũy, việc định trục tìm hướng, không thoát ra ngoài những luật chung đó.
Để được thuận với những ảnh hưởng thiên giới, có được sự giao hội của các hành tinh, của việc chuyển dịch các tinh tú, việc xoay vần đều đặn của mặt trời mặt trăng, sức thu hút của bốn hướng, người ta phải nhờ đến các quan “thiên văn” qua những tính toán phức tạp, mới chọn được ngày giờ để thượng lương từng dinh thự một, từng cung điện một, hoặc xây cất các nơi ở Nội thành hoặc Tử Cấm thành; và để công khai hóa, các ngày tháng này được ghi lại trong văn khố hoặc được nêu ra trong biên niên sử chính thức.
Các ảnh hưởng của đất thì song hành như vừa là nguyên lý tác tạo, vừa là nguyên lý làm sống động toàn vũ trụ. Thanh Long và Bạch Hổ, chúng là những nhân tố hiện thân hóa các ảnh hưởng trên, có khi thì kết hợp có khi lại giao tranh. Chúng được thể hiện ra bên ngoài, khi thì dưới dạng đồi núi, có khi chỉ bằng một mô đất đơn giản và bằng con sông lạch hay một mảng nước. Núi Ngự Bình, ngọn đồi đền Khổng Tử, đồi Long Thọ, đó là bằng chứng thể hiện sức mạnh ẩn chìm dưới đất. Các công trình quanh Hoàng thành mà tôi đã nhắc tới, cũng là các chứng tích do bàn tay con người để điều chỉnh hoặc bổ sung cho thiên nhiên.
Thử nhìn trên bản đồ thành phố ngày nay, các bạn sẽ thấy đối diện với cung điện, ở phía nam là Ngự Bình, bình phong thiên nhiên. Ở hạ nguồn và thượng nguồn của Kinh thành là hai hòn đảo lớn nổi giữa dòng sông, đầu như hướng về phía Kinh thành. Hòn đảo phía hạ nguồn, nằm bên tả Hoàng đế khi ngồi trên ngai hướng về phía nam, biểu hiện cho Thanh Long. Còn hòn đảo phía thượng nguồn, bên hữu hướng trục của cung điện là Bạch Hổ. Vì theo các qui luật phong thủy, để cho một nơi nào đó được thuận hợp thì phải là tả Long hữu Hổ. Hai nguồn ảnh hưởng ấy hội tụ về cung điện Hoàng đế rồi tập trung tại đó. Để định cái địa thế tốt đẹp này bằng danh xưng, chiếc cầu ở mút phía đông đầu kênh bắc qua Kinh thành do Minh Mạng cho xây dựng năm 1830 mang tên là cầu Thanh Long; và chiếc cầu bắc qua kênh phía tây Kinh thành, trên con đường Khổng Tử, gọi là Bạch Hổ. Các danh xưng ấy thừa nhận một sự kiện: sự biểu hiện thực thể ảnh hưởng của Thanh Long và Bạch Hổ ở phía đông và phía tây của Kinh thành, phía được dâng hiến cho các động vật siêu nhiên này. Mà cho dù thực thể ấy không hiện hữu đi nữa thì việc đặt tên Rồng và Hổ cho các bên tả hữu của Kinh thành cũng đủ để thu hút và yên định ảnh hưởng nơi đây để triều đại và vương quốc được phong nhiêu thịnh vượng [4].
Song song việc xuất bản Tập san Đô Thành Hiếu Cổ, hai công tác khác của Hội Đô Thành Hiếu Cổ được quan tâm là việc thiết lập một thư viện và một bảo tàng viện.
Với tôn chỉ và mục đích của Hội, chắc chắn phải nảy sinh nhu cầu tham khảo, thâm cứu và từ đấy việc thành lập một thư viện của hội được đặt lên hàng đầu. Chúng ta còn nhớ tháng 6-1908 vua Duy Tân cho dời Quốc Tử Giám từ làng An Ninh về xây dựng trong kinh thành. Triều đình đã cho tháo gỡ Di Luân Đường 5 gian 2 chái ở địa điểm cũ vào địa điểm mới, tháo gỡ Minh Trưng Các và điện Long An ở bờ bắc Ngự Hà vào khuôn viên Quốc Tử Giám mới. Minh Trưng Các được cải chế thành cái gát ở bên trên Di Luân Đường thành nơi thờ vọng Đức Khổng Tử và các môn đệ kiệt xuất nhất của Ngài. Còn điện Long An dời đến vị trí phía sau Di Luân Đường, làm thư viện cho Quốc Tử Giám, gọi là Tân Thư Viện, mà sau này là nơi hội họp ra mắt Hội Đô Thành Hiếu Cổ.
Linh mục Cadière đã đưa ra điều kiện nội cung cần có và chương trình tuần tự để thiết lập thư viện. Một hội viên, ông Henri Cosserat hiến tặng trọn vẹn tủ sách gia đình cho thư viện. Từ 1917 Cadière đặt mua từ Thượng Hải một số sách tham khảo quan trọng về lịch sử, ngôn ngữ học, dân tộc học để làm nòng cốt cho thư viện. Nhiều hội viên đóng góp nhiều tư liệu và sách giá trị, kể cả sưu tập ảnh và tranh in cổ và mới, làm phong phú thêm thư viện. Không lâu sau, ngày 13-1-1920, thư viện chính thức khai trương. Năm 1922, toàn quyền Pasquier tặng thư viện nhiều phó bảng sách có trong thư viện tòa khâm sứ Trung Kỳ. Một hội viên khác, ông H. Peyssonaux lục lại các hiệu có bán sách cổ ở Paris, mua được nhiều tác phẩm quý, mang về phục vụ Hội, và ông được đề cử phụ trách thư viện. Với hoạt động thư viện này, Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã phục vụ tốt cho giới nghiên cứu trong ngoài Hội và đưa lại nhiều kết quả tốt cho việc phát huy hoạt động tìm hiểu văn hóa lịch sử... của Huế.
Bên cạnh hoạt động thư viện, hoạt động bảo tàng cũng là mục tiêu của Hội Đô Thành Hiếu Cổ.
Bấy giờ, nhiều tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam bao gồm đồ gỗ, tượng điêu khắc, đồ đồng, đồ sứ, ngọc ngà đã bị săn đuổi, chiếm hữu, hoặc bị đưa ra nước ngoài bày bán trong các gian hàng bán đồ cổ và trong các cuộc đấu giá tác phẩm nghệ thuật, làm giàu cho các bộ sưu tập tư nhân và các bảo tàng ở châu Âu. Trước tình trạng đó, xuất phát từ lòng trân trọng quá khứ và yêu thích nghệ thuật, Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã cố gắng bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật vô giá bằng cách tập hợp ở Tân Thư Viện tất cả những gì gợi nhớ đến quá khứ huy hoàng đã qua, những lễ nghi và phong tục của người Việt và đời sống cung đình của vương triều Nguyễn ở Huế.
Trong phiên họp ngày 30-4-1914 của Hội Đô Thành Hiếu Cổ, ông Richard Orband đã công bố một bài nghiên cứu về những đồ đồng đúc dưới triều Minh Mạng (1820-1841) do triều đình Nguyễn trao tặng và quyết định đưa những hiện vật này ra trưng bày. Đây có thể xem là những khởi động cho việc ra đời một bảo tàng tại Huế.
Từ 1915, số cổ vật do Hội viên Hội Đô Thành Hiếu Cổ sưu tập và đưa về lưu trữ tại Tân Thư Viện ngày mỗi nhiều. Dưới sự hướng dẫn của Edmond Gras, các hội viên tiến hành du khảo ở Nham Biều (nay thuộc Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế), đã tìm thấy được tượng Dvãrapãla đứng, không còn đầu cùng một phần bệ Yoni có bố cục hình tròn chạm trổ hai lớp cánh sen, cũng được đưa về Tân Thơ Viện. Năm 1917, Cadière thu thập từ Xuân Hòa (nay có lẽ là Dương Xuân Hòa, Thủy Xuân, thành phố Huế) một số tác phẩm điêu khắc Champa gồm một đỉnh tháp có trang trí, tượng Gajashimha, hai đầu thủy quái Makara và một Linga làm giàu thêm cho sưu tập tại đây. Năm 1917, Hội Đô Thành Hiếu Cổ tiếp tục nhận thêm nhiều hiện vật gỗ quý hiếm do những người thừa kế của ông L. Dumoutier trao tặng và bốn bộ trang phục do vua Khải Định ban.
Trước tình hình cổ vật thu thập ngày một nhiều, Khâm sứ Trung Kỳ bấy giờ là P. Pasquier, người đánh giá cao những nỗ lực của Hội Đô Thành Hiếu Cổ, đã quyết định cho phép mở rộng hoạt động của Hội bằng việc đề xuất thành lập một bảo tàng tại đây, hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Để khởi động cho việc thành lập bảo tàng, tháng 10-1922, Khâm sứ Pasquier đã ban hành một quyết định cấp cho Hội Đô Thành Hiếu Cổ một khoản tiền là 3000 đồng bạc Đông Dương từ ngân sách địa phương để mua những cổ vật đang trôi nổi trong dân chúng nhằm giảm bớt tình trạng những cổ vật này sẽ bị chiếm đoạt bất hợp pháp và mang ra bán đấu giá ở Paris. Cũng cần phải nói thêm rằng, những nỗ lực thu thập những cổ vật của nền mỹ thuật An Nam do Pasquier khởi xướng bấy giờ còn có một mục đích thứ hai là nhằm sưu tập những cổ vật có giá trị của nền nghệ thuật An Nam, từ đó vận động “thành lập một trường nghệ thuật An Nam, nếu có thể, sẽ làm sống lại những thế hệ nghệ nhân đã làm nên những nét huy hoàng của triều đình Huế”.
Những người Pháp hoạt động trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ đã xúc tiến cho việc thành lập một bảo tàng tương lai bằng việc cho ra đời một Ủy ban bảo tàng bao gồm các ủy viên: Bardon, Edmond Gras, Thân Trọng Huề, Lavadoux, Henry Payssonnaux, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khâm sứ Pasquier. Ủy ban bảo tàng là bộ phận phụ trách việc sưu tầm, mua và trưng bày cổ vật trong khuôn viên Tân Thơ Viện, đã họp phiên đầu tiên vào ngày 25-4-1923 với sự hiện diện của nhiều học giả Việt-Pháp. Ông Thân Trọng Huề và ông Edmond Gras được bầu làm đồng chủ tịch, ông Henry Payssonnaux làm thư ký.
Với những nỗ lực của Ủy ban bảo tàng và sự tác động từ phía Khâm sứ Trung Kỳ Pasquier đối với triều đình nhà Nguyễn, ngày 24-8-1923, vua Khải Định ký dụ cho phép chính thức thành lập tại Kinh đô Huế một bảo tàng “có nhiệm vụ sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”. Nhà vua cho phép sử dụng Tân Thư Viện làm nơi trưng bày chính thức những sưu tập hiện vật của bảo tàng và đổi tên nơi này thành Bảo Tàng Khải Định, đặt dưới sự quản lý của Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Sách vở, tài liệu lưu trữ trong Tân Thư Viện được chuyển sang tòa nhà phía tả Di Luân Đường trong khuôn viên trường Quốc Tử Giám, mà sau này gọi là Bảo Đại thư viện.
Sau sự kiện này, Hội Đô Thành Hiếu Cổ có đến hai ủy ban đảm trách hai nhiệm vụ khác nhau. Ủy ban thứ nhất đã có từ trước, do linh mục Léopold Cadière đứng đầu, chuyên trách việc biên soạn và xuất bản tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué. Ủy ban thứ hai trực tiếp điều hành hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng, đã chọn ông Henry Payssonnaux là quản thủ. Bên cạnh Ủy ban điều hành này, Khâm sứ Trung Kỳ còn đặt một Ủy ban tuyên truyền do ông Thân Trọng Huề làm chủ tịch, với các thành viên người Việt Nam là các ông Nguyễn Đình Hòe, Lê Văn Miến, Lê Văn Kỳ và Tôn Thất Sa. Tuy nhiên ủy ban này chưa hề họp một phiên nào và nhanh chóng tan biến vào trong các hoạt động chung của bảo tàng. Vì thế, trên thực tế, mọi hoạt động của Bảo Tàng Khải Định chỉ do Ủy ban điều hành, đứng đầu là quản thủ Henry Payssonnaux, điều khiển [5].
Từ đấy, Cadière cung cấp cho chúng ta nhiều tác phẩm giá trị trong nhiều lãnh vực khác nhau như sử học, ngôn ngữ học, dân tộc học.
Cadière nghiên cứu kỹ càng những gì mà người Âu Châu xưa đã nhìn thấy Huế. Ông đề cập đến A. De Rhodes, người đến Đàng Trong cuối năm 1624 mà các tác phẩm của De Rhodes cung cấp một số lớn nhiều chi tiết về những lợi ích lớn lao qua các biến cố chính trị, cũng như mô tả nơi này nơi khác, ngay cả Huế, đường phố, bến cảng, nhà cửa và cung điện vua chúa của nó.
Cadière đề cập đến tác phẩm của Đức Chaigneaux, người được sinh ra ở Huế, và năm 1825, rời Huế khi tròn hai mươi hai tuổi mà tác phẩm của ông, tác phẩm Souvenir de Hué, đúng là một bách khoa thư về Huế vào đầu thế kỷ 19. Đức Chaigneaux mô tả khá cẵn kẽ mà rất mới lạ về nhà quan, thuyền quan, thuyền rồng, một cuộc tập trận nhỏ, cuộc đấu giữa voi và hổ, đội quân voi với tám trăm con, trường học và các ông đồ, các kỳ thi, các vị lương y, rạp hát của nhà vua, một buổi cơm chiều, một cuộc du ngoạn ở Phường Đức, mô tả những hào lũy còn sót lại của thời Tây Sơn, lễ tế Nam Giao, lễ tế Xã Tắc, lễ tế Tịch Điền, lễ tết Nguyên Đán, những phong tục, tập quán người Việt, tang lễ cùng lễ cúng tế người đã mất... Ông còn đề cập đến những nghi thức hôn lễ, thực đơn của một tiệc cưới. Ông viết kinh thành và hoàng thành Huế, có cả ông “thợ váy tai”, cũng như lăng tẩm bà mẹ vua Gia Long. Ông mô tả ngoại ô Huế với chợ Dinh, chợ Được nổi tiếng... với những mẩu chuyện vô cùng hấp dẫn.
Cadière có đề cập đến Brossard De Corbigny, người được Thống đốc Nam Kỳ giao sứ mạng vào năm 1875 đem đến vua Tự Đức bản hòa ước vừa ký năm trước giữa Việt Nam và Pháp và người có để lại một bản tường trình, nhan đề “Huits jours d’ambassade à Hué” đăng trong tạp chí Le Tour du Monde, theo đó, trên đường từ Thuận An đến kinh đô Huế, họ thấy đồn và những cây dừa ở đó, các đồn nhỏ ở hai bên bờ sông, cùng với các vọng gác, cũng như chuyện kể về lối vào hoàng cung, về cuộc tiếp kiến của vua Tự Đức và các cuộc du lãm trong các vùng phụ cận Huế, gồm rất nhiều chi tiết lý thú.
Cadière còn dẫn chú một bài báo về một chuyến đi Huế năm 1880 của Vuillez; tác phẩm Au Tonkin et dans les mers de Chine, souvenirs et croquis (1883-1885) của Rollet de L’Isle, đầy sức sống, gồm nhiều tranh và phát thảo, trong đó có vài bức minh họa đời sống ở Huế bấy giờ. Rollet de L’Isle nói về Thuận An, về con sông, các đồn lũy ven bờ, về tòa Khâm sứ, về Hoàng Thành, về đền đài, dân cư ở Huế...
Cadière còn giới thiệu chúng ta Thomas Bowyear, Đan viện trưởng Choisy, Gemelli Careri, Cristoforo Borri và về Gaspar Louis...
Trong vấn đề nghiên cứu về kinh thành Huế và phụ cận, có thể xem đây là những tư liệu hàng đầu của Tạp chí Hội Đô Thành Hiếu Cổ mà Cadière muốn giới thiệu cho chúng ta trong lãnh vực nghiên cứu lịch sử. Cadière giữ quan hệ chặt chẽ với các nhà nghiên cứu lừng danh như Pelliot, Aurousseau, Maspéro và góp phần vào việc xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu biên soạn lịch sử Việt Nam của các tác giả Pháp. Tuy vậy trong khi các nhà bác học của Viện Viễn Đông Bác Cổ chú trọng đến nguồn gốc dân tộc Việt và cổ sử Việt Nam thì Cadière đặc biệt quan tâm thời cận đại, chú trọng sâu sắc đến Huế, Đàng Trong. Những miền ông đã đi qua hay thường xuyên sinh sống, ông để lại những tác phẩm quan trọng như bài “Les résidences des rois de Cochinchine (An Nam) avant Gialong” (Dinh Trấn của chúa Nguyễn trước Gia Long), “Le Quartier des Arènes” (Khu vực hổ quyền). Hoặc tác phẩm “La Citadelle de Hué: Onomastique” (Kinh thành Huế: địa danh học) mà ngay trong mở đầu ông đã viết: “Có những công việc cần phải làm ngay mới kịp thời gian. Vấn đề mà tôi trình bày với các hội viên trong Hội Đô Thành Hiếu Cổ hôm nay, vấn đề Địa danh học của Kinh thành Huế, đáng lẽ phải được khai tác từ ba mươi năm nay rồi. Thế nhưng từ đó đến nay, biết bao nhiêu kiến thức, lớn và nhỏ đã bị giảm dần hoặc đã thay đổi tên gọi, rất nhiều công trình kiến trúc đã bị tiêu hủy hoàn toàn, những điều đáng nhớ về chúng cũng phải mờ dần, hoặc lẫn lộn, hoặc bị rơi vào cõi tiêu tan; chính những tên gọi các công trình kiến thiết ấy cũng bị lãng quên và những chứng nhân của thời quá khứ thì đã mất đi dần; những người còn sống sót, rất hiếm, đôi khi lại không đồng ý về những dấu tích hoặc công trình đó”. Thế nhưng, mặc dầu những khó khăn đó, Cadière đã đưa ra được 307 địa danh và ông đã nhấn mạnh “đầy đủ, chứ không nói là chính xác”[6].
Cadière đã viết rất nhiều, rất rất nhiều, tác phẩm, nhỏ hoặc lớn, liên quan đến Huế: “Les Tombeaux royaux de Hué” (Lăng tẩm vua chúa ở Huế), “Notes sur quelques monuments elevés par les Seigneurs de Cochinchine” (Ghi chú về một số công trình được các chúa Đàng Trong dựng lên), “Documents historiques sur le Nam Giao” (Những tài liệu lịch sử về Nam Giao), “Les pins du Nam Giao: notes historiques” (Thông ở Nam Giao: ghi chú lịch sử), “La pagode Quốc Ân: le fondateur” (Chùa Quốc Ân: vị sáng lập), “La Porte dorée du Palais de Hué et les palais adjacents: notice historique” (Đại Cung Môn và các cung điện phụ cận: ghi chú lịch sử), “Encore le Qui Nam” (Lại bàn đến Qui Nam), “Les Statues boudhique de Hà Trung” (Tượng Phật ở Hà Trung), “Les Urnes dynastiques du Palais de Hué: notice historique” (Cửu đỉnh ở Thế Miếu Huế: ghi chú lịch sử), “Le Canal Impérial” (Ngự hà), “Les Sacrifice du Nam Giao: Préface” (Lễ tế Nam Giao: Lời nói đầu), “La pagode Quốc Ân: Les divers supérieurs” (Chùa Quốc Ân: các vị trụ trì), “Le Changement de costume sous Võ Vương, ou une crise religieuse à Hué au XVIII siècle” (Việc thay đổi y phục dưới thời Võ Vương, hay một cuộc khủng hoảng tôn giáo ở Huế vào thế kỷ XVIII) “La statue et les autres sculptures chames de Giam Biều” (Tượng và các điêu khắc Chàm khác ở Giam Biều), “Sculptures Chames de Thành Trung” (Các điêu khắc Chàm ở Thành Chung), “Le Funérailles de Thiệu Trị, d’après Mgr. Pellerin” (Đám tang Thiệu Trị, theo Đức cha Pellerin)
Nhiều nhà nghiên cứu đã tổng kê có đến 250 tác phẩm của Cadière, mà trong đó một phần khá lớn, ông dành cho Huế.
Chính những cống hiến quan trọng của Cadière qua các tác phẩm viết về Huế, chúng ta thấy được nhiều điều khác biệt, rất sâu sắc, với nhiều nhà nghiên cứu trước đây. Về nghệ thuật ông nhận thấy dường như người Việt Nam không bao giờ có những dự kiến quan trọng. Những cung điện nguy nga, những đền thờ đồ sộ vẫn thường nằm ngoài ý niệm của họ và dường như cũng nằm ngoài tầm các phương tiện mà người Việt Nam có. Thế nhưng những ngôi ngôi chùa nhỏ, các ngôi nhà thấp tối của người Việt lại được trang trí công phu. Những đường nóc khuyết, trụ cột, lối ra vào bình phong dày đặc mẫu thức trang trí với màu sắc rực rỡ đôi khi lòe loẹt nhưng vẫn hài hòa với màu sắc phong cảnh, với sức chói chang của ánh sáng. Trong những ngôi nhà người Việt những cột gỗ trau chuốt kiên trì, bóng lẫy rợn chiếu màu sắc tự nhiên của gỗ hoặc lấp lánh màu sơn son thếp vàng, đố bản, cửa, đòn tay, đồ gỗ dày đặc đường chặm khắc tinh tế, hoa lá nhẹ nhàng hoặc chạm lộng công phu; những đồ vật quý, nhỏ bé, tinh sảo quý báu trang hoàng trên bàn hay cất giữ một cách cẩn trọng tại rương tủ gia đình...
Cadière lại thấy nhiều điều mới lạ khi nghiên cứu đến dân tộc học Việt Nam, đặc biệt về Huế. Ngoài những tín ngưỡng của người Việt như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, việc thờ cúng tổ tiên mà nhiều sách vở ghi chép, Cadière nhận xét, sau khi tiếp xúc với dân trong các xứ đạo, ông nhận thấy có một thực tế khác hẳn. Người nông dân gần như có những tín ngưỡng riêng mà sử sách thường không ghi chép đến hoặc không lưu ý đến. Đó là tín ngưỡng thờ gốc cây, ngọn cỏ, gò đất, hòn đá... và đâu đâu cũng có hồn có ma. Ông viết như sau: “Người Việt thờ cúng thần thánh quỷ ma, qua đó cũng phải hiểu là các vong linh tổ tiên, ông bà được thờ kính trong các gia đình: có thể là các linh hồn của các nhân vật xa xưa, ít nhiều có thật, nổi danh dưới nhiều tước vị, mà các bậc vương quyền hay bình dân lê thứ đã tôn thờ, hoặc riêng tư, hoặc công khai chính thức, họ còn là những vong linh nhân thế đó những hoàn cảnh khốn khổ khi thoát xác lìa đời đã biến họ thành độc ác, rồi thành “quỷ” thành yêu mà nay ta phải xoa dịu họ hầu mong kẻ sống khỏi bị ám hại sau này; cuối cùng là các thần linh được nhân hóa, tàng ẩn trong các mãnh lực thiên nhiên. Loại tôn giáo này ta thấy biểu hiện nơi nơi, mọi lúc, ngày cũng như đêm, qua miếu đài, dấu tích, hoặc trong nhà, hoặc bên vệ đường, nơi non cao núi thẳm rừng sâu”[7].
Nhưng trên hết, Cadière nhận thấy bên trong những con người Việt nhỏ bé đó, bên trong các ngôi nhà khiêm tốn đó, bên trong những dấu tích đền đài xưa, cũng có bề mặt “khiêm tốn” đó, ngoài ra, ông nhận thấy một sức sống mãnh liệt, khác hẳn một số nhà nghiên cứu ngoại quốc trước đây từng ngộ nhận rằng dân Việt đã hoàn toàn Hán hóa, không có cá tính. Đúng như nhận xét của giáo sư G. Condominas là “một dân tộc đã biết tiếp nhận vô vàn yếu tố Trung Hoa, bị áp đặt hay thu nạp một cách tự nguyện, để dựng lên một thế giới của riêng mình và giữ gìn bản sắc độc đáo của mình”.
Nhà nghiên cứu Đào Hùng, khi nhắc lời G. Condominas nói trên, đã tổng kết: “Có thể nói tư tưởng của linh mục Cadière đã mở đường cho những người nghiên cứu Việt Nam đầu thế kỷ [hai mươi]. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đáng cho tất cả những ai quan tâm đến môn Việt Nam học, dù là người Việt hay người nước ngoài, phải kính cẩn suy ngẫm”[8].
Tôi được biết cha Cadière khá chậm. Vào đầu năm 1960, tôi được linh mục Nguyễn Phương giao cho đề tài “Lịch sử và chính sách cai trị Pháp tại Việt Nam” để làm khảo luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế khóa 1958-1961. Cái khó khăn bật nhất của tôi trong tập khảo luận này là tư liệu đầu tay để có thể sử dụng tốt trong việc sưu tầm nghiên cứu và Cha Phương đã nói với tôi như thế này: “Con cố gắng tìm cách sử dụng các tài liệu ở thư viện nhà L’Acceuil và thư viện Thiên An mà linh mục Cadière đã hiến tặng”.
Thư viện L’Acceuil của dòng Chúa Cứu Thế bấy giờ có thể xem là một thư viện công khai, ai cũng có thể sử dụng được, nhưng thư viện Thiên An có nhiều tư liệu sách báo do cha Cadière sưu tầm thì quả tình tôi mới nghe lần đầu tiên. Nhưng sau nhờ ông thân sinh tôi, cố kỹ sư Nguyễn Hữu Đính, vốn quen biết Dòng Chúa Cứu Thế và Dòng Thiên An, qua trung gian các thầy, các Cha của hai Dòng này nên giữa năm 1960, tôi tiếp cận được thư viện Thiên An (do Cadière hiến tặng) mà người ta thường gọi nôm na là thư viện Cadière.
Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tôi bất ngờ biết được tủ sách cá nhân của Cadière và gần như choán ngợp trước những tư liệu đầu tay mà vị linh mục này có được. Sau này tôi được biết Cha Cadière viết giấy để lại cho dòng Thiên An Huế toàn bộ sách vở của cha ở Di Loan (Quảng Trị) và khi Dòng Thiên An đưa ghe ra chở, giáo dân phải dùng xe bò chở sách từ nhà xứ xuống ghe đậu ở Cửa Tùng phải mất đến ba ngày !
Rồi chứng kiến tận mắt 121 số Bulletin des Amis du Vieux Huế, mà chủ bút từ đầu đến cuối là linh mục Cadière, được xuất bản trong thời gian 1/3 thế kỷ, đúng 31 năm từ 1914 đến 1944, khi thì ra mỗi năm 4 tập, khi thì ra mỗi năm hai tập (nhưng vẫn đủ bốn số) và cũng có lúc ra một tập (nhưng vẫn ghi đủ bốn số) và hầu như tập nào cũng đầy ắp những tác phẩm viết về Huế, hay phụ cận Huế với chất lượng cao mà đến ngày nay phần lớn vẫn giữ nguyên được giá trị, trong đó có rất nhiều tác phẩm được đánh giá chưa tác giả nào viết sau này vượt qua được, như tập “L’Art à Hué” (Bulletin des Amis du Vieux Hué số 1 Cadière năm thứ VI, Janvier - Mars 1919) với 222 phụ bản, trong đó có 25 phụ bản màu cực đẹp. Cũng nhắc lại một chút ở đây, là trong 31 năm tồn tại Tập san Hội Đô Thành Hiếu Cổ, Cadière cũng đã đóng góp cho tập san này trên dưới 160 tác phẩm được đánh giá có chất lượng cao. Có nhiều nhà nghiên cứu nhận định từ khi Tập san Đô Thành Hiếu Cổ ra đời cho đến nay, không có một công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về Huế mà không tham khảo đến Tập san này.
Và tôi cũng được biết, như trên đây chúng tôi có đề cập đến, thư viện nổi tiếng ở Huế trước đây là Thư viện Bảo Đại hoặc Viện bảo tàng đầu tiên ở Huế dưới thời Pháp thuộc, Bảo Tàng Khải Định, mà ngày nay là Bảo Tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế cũng được Cadière khởi xướng và góp phần xây dựng ban đầu rất tích cực và hiệu quả. Đó rõ ràng là những đóng góp cực kỳ quan trong và xứng đáng cho nền văn hóa Huế.
Rồi tôi thấy các đề nghị của Cadière, dầu khiêm tốn, dầu to lớn, có tính cách cập nhật hóa, mà đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị.
Từ năm 1916, Cadière đã thống thiết kêu lên “Sauvons nos pins” (Hãy cứu lấy những cây thông của chúng ta) và cha đã viết như sau: “Đấy là tiếng kêu thất vọng mà tôi gởi đến các bạn của Huế xưa. Những cây thông bao quanh những vùng gò đồi của chúng ta; những cây thông cao lớn vênh vẹo, xoắn vặn, vẽ ra những hình bóng màu đen lên trên những mảng trời màu vàng ở phía tây, hay tạo thành những màu sắc vô vị trên dải mây màu hồng, dấu vết sau cùng của mặt trời vừa lặn; những cây thông non trẻ, có tán lá mượt mà mà leo lên sườn dốc của núi Ngự Bình; những cây thông có bóng râm phơn phớt xanh lam làm cho êm dịu phần nào những cạnh khía kỷ hà sắc nhọn, làm cho nhẹ nhàng phần nào những khối nên xây đắp nặng nề, làm cho mát mẻ phần nào những sắc màu trộn hòa lòe loẹt của đàn tế Nam Giao; những cây thông riêng lẻ dường như than vãn cái cảnh ngộ cô đơn trên cánh đồng mồ mả; những cây thông đan lẫn xúm xít với nhau quanh ngôi mộ của một ông hoàng; những cây thông đang trộn hòa thành một thể khối âm u, ở nơi xa đang phủ che những nơi chôn vua chúa; tất cả những cây thông của chúng ta, từ những cây nhỏ nhất mới trồi lên như một hình chóp cạnh đều, cho đến một cây thông tuổi cao chỉ còn một túp lá gầy gò trên đầu của thân cây trần trụi; tất cả những cây thông điểm trang cho ngoại ô thành phố và làm cho Huế đẹp càng thêm vẻ thanh tạo. Nếu phá hoại các cây thông đó, thì những ngọn đồi màu đỏ gạch bao quanh kinh thành chỉ còn là những mô đất chuột đùn thô kệch, bị tước lột hết những cái gì đã làm nên vẻ đẹp của nó.
“Nhưng đã ba năm gần đây những bàn tay vô loại đã không ngừng làm cái việc phá hoại ấy.
“Vậy thì các bạn của Huế xưa có bổn phận làm những gì có thể được để ngăn chặn sự phá hoại này. Và phải gấp rút hành động, chứ nguy cơ đã lớn rồi. Phải hành động thế nào để những cố gắng của chúng ta đạt kết quả. Chúng ta có nghĩa vụ giữ gìn cho Huế cái đồ trang điểm và cái vẻ đẹp của nó.
“... Tôi xin lập lại một lần nữa tiếng gọi lo lắng của tôi:
“Hãy cứu nguy những cây thông của chúng ta”[9].
Cadière còn quan tâm đến việc đào tạo trí thức Việt Nam. Ông nhận thấy chương trình Pháp Việt bấy giờ không hề quan tâm đến việc học chữ Hán, vốn là chữ đã được dùng để biên soạn hầu hết tác phẩm lớn và nhỏ xưa nay của người Việt và như vậy chương trình giáo dục này đã cắt đứt tuổi trẻ Việt Nam với truyền thống văn hóa của mình. Do đó, Cadière nhận xét “Dù thế nào đi nữa, sự thật vẫn là các thế hệ mới trong các đô thị không bằng các thế hệ cũ về phương diện đạo đức”.
Cadière cũng ghi nhận:
“Ở cấp cao hơn, người ta cũng quan tâm đến việc giảm sút luân lý cổ truyền này và cho rằng là do việc bãi bỏ học chữ Hán. Các thế hệ mới, do khao khát khoa học Tây phương, không còn tiếp xúc với các hiền triết cổ nhân từng nắn đúc tâm hồn Đông phương. Do đó cần tái lập việc học chữ Hán trong chương trình học; vì một điều lạ là các nguyên tắc luân lý Trung Hoa cổ chỉ có sức thuyết phục và hiệu lực khi được diễn giải trong ngôn ngữ Trung Hoa và qua bộ áo phức tạp của Hán tự. Được dịch ra tiếng Việt hay tiếng Pháp, chúng chẳng còn sức mạnh nào. Đấy là những ý kiến được cổ vũ một cách nghiêm túc” và “Các học trò hiện đại của chúng ta, với những chương trình chồng chất áp đặt, sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu biết các nhà đạo đức xưa của Trung Hoa bằng các nhà nho thời trước. Thành thử không phải cứ học ‘luân lý cổ truyền’, cứ học các Kinh Thư hoặc châm ngôn chứa đựng luân lý, học các chữ Hán phức tạp gói ghém nội dung ở bên trong, là nhân tố chấn hưng được đạo đức luân lý”[10]. Ông đã đề nghị cải cách chương trình trung học, đưa chữ Hán vào môn học bắt buộc. Nhưng kiến nghị rất khoa học hợp tình hợp lý của ông đã bị những người quản lý giáo dục bấy giờ (chủ yếu là người Pháp) đánh giá là lạc hậu lỗi thời, nên không được chấp nhận.
Nhưng quan trọng hơn hết, theo tôi nghĩ, là ý đồ truyền đạt và truyền đạt cho ai, những tư tưởng và việc làm của Cadière.
Tôi được biết Cha Cadière rất thông thuộc tiếng Việt vì như Cha đã nói “Tôi học tiếng họ từ ngày tôi mới đến, tôi vẫn còn tiếp tục học và nhận thấy rằng tiếng Việt rất tinh tế về mặt cấu trúc và cũng không nên xem nhẹ sự phong phú về từ ngữ như có người suy diễn”.
Thế nhưng tôi chưa hề thấy một tác phẩm nào của Cadière dù lớn dù nhỏ viết bằng Việt ngữ, trên bất cứ cơ quan truyền thông nào, dù trong nước hay ngoài nước. Chính từ điểm này đã làm tôi suy nghĩ từ lâu. Vậy Cadière viết những tác phẩm này cho những đối tượng nào ? Và vì sao như vậy ? Ở trên, tôi đã đưa ra câu tâm tình của Cha Cadière: “Vì đã nghiên cứu và hiểu người Việt nên thiệt tình tôi yêu mến họ”. Từ tình yêu mến đó, Cadière đã đánh giá lại những giá trị truyền thống của Việt Nam, nói chung, và Huế nói riêng. Đó cũng là nội dung hầu hết tác phẩm mà Cadière dày công xây dựng. Và Cadière muốn cho các đồng nghiệp của Cha, những người cùng quê hương xứ sở của Cha, suy ngẫm lại những nhận xét của chính họ mà cha có thể có những suy nghĩ khác biệt, đề cao một nền văn minh với những bản sắc độc đáo, tuyệt vời và riêng biệt của Việt Nam, của Huế.
Và tôi nghĩ Cadière đã thành công. Linh mục Dòng tên Bernard Maitre đã nói về Cadière: “Rất kín đáo đối với các chính quyền được thiết lập, ngài [Cadière] đã tự nêu gương chứng minh rằng một vị linh mục truyền giáo có thể bảo toàn phẩm cách dưới bất cứ chế độ nào, đôi khi lại biết giúp chế độ đó nhận thức một vài thực tại mà linh mục có thể cảm nhận sâu sắc nhờ có dịp gần gũi người đời. Như ta đã thấy điều đó cũng không hề ngăn trở linh mục [Cadière] cương quyết đứng trong cương vị bênh vực hơn nữa phục hồi mọi giá trị thực sự của các nền văn hóa cổ truyền, trong công việc này, đứng trong cương vị thừa kế của Giáo Hội”[8].
Nhân dịp tưởng niệm 55 ngày từ trần của linh mục Léopold Cadière (1955 - 2010) tôi xin đôi điều góp nhặt đề cập đến “Huế dưới con mặt của Léopold Cadière và L. Cadière dưới con mắt một người Huế” và chỉ biết nói rằng L. Cadière đã đến Huế, đã ở với Huế, đã nghiên cứu về Huế, đã hiểu biết sâu sắc về Huế, đã yêu mến Huế, đã bảo vệ Huế, đã giới thiệu Huế ra thế giới và cũng đã mong muốn được ở Huế cho đến ngày cuối cùng và được chết trên đất Huế.
Còn Huế thì sao? Những người đất Huế, những người yêu Huế sẽ làm gì cho L. Cadière?
Tôi đang trông chờ những lời phản biện, những đóng góp ý kiến của quý vị, mặc dầu trong túi tôi đã có sẵn những lời đề nghị mong mỏi dành cho L. Cadière. Xin nhắc lại lời của một nhà nghiên cứu: “Đã đến lúc Huế phải tôn vinh Cadière”.
Hội thảo Thân Thế và Sự Nghiệp Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế
Ban Thư Ký Hội Thảo
09:52 09/09/2010
HUẾ - Ngày Hội thảo thứ hai đã dành nguyên buổi sáng cho một số nghi thức tưởng niệm đầy xúc động Cha Léopold Cadière tại khuôn viên Đại chủng viện Huế.
Đúng 7g30, năm chiếc xe ca lớn đưa các tham dự viên từ Trung tâm Mục vụ Giáo phận, qua Cầu Phú Xuân, hướng về Kim Long, vào ĐCV Huế, nơi Cha Cadière từng có thời gian sinh sống và giảng dạy. Cộng thêm những người đến bằng phương tiện tự túc, hơn 400 người đã hiện diện.
Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN và Đức TGM Nguyễn Như Thể cùng các các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân, và khá đông các nhà nghiên cứu, trí thức ngoài CG, đã tề tựu trước ngôi mộ đơn sơ của vị Thừa sai lớn. Sau phần đọc kinh, mọi người đã thành kính niệm hương và tuần tự đến cắm nhang trước mộ Ngài.
Sau đó, mọi người trở lại tiền sảnh nhà nguyện, đứng trước bàn thờ linh vị của Cha Cadière và tiến hành nghi thức tưởng niệm. Khởi đầu là ba hồi chiêng trống trầm hùng với bài ca “Đẹp thay những bước chân rao giảng Tin Mừng”. Kế đó, tuyên đọc Lời Chúa (Khôn ngoan 3, 1-6) và Đức TGM Nguyễn Như Thể chia sẻ những tâm tình tri ân công đức Cha Cadière, đặc biệt nhắc lại lòng yêu mến và quý trọng của Ngài đối với Giáo phận Huế và với người Việt, với văn hóa Việt nói chung. Đức TGM Nguyễn Như Thể, dựa vào Lời Chúa (Kn 3, 1-9), nói lên xác tín của mình rằng “Cha Cadière đã ra đi khuất bóng, xác thân hóa thành tro bụi, nhưng vẫn còn đó, sống động trong tình cảm gia đình dòng họ, trong tâm tưởng môn đệ học trò, trong sự nghiệp đồ sộ để lại mãi mãi cho hậu thế, thăng hoa phẩm giá con người Việt Nam […] Cha Cadière quả thật đang sống cuộc sống vĩnh cửu bên Chúa và đang sống giữa chúng ta”.
Tiếp theo, cũng trước linh vị của Cha Cadière, ba thầy đại chủng sinh đã long trọng đọc văn bia Cố Cả Cadiere do Nguyễn Phúc Vĩnh Ba biên soạn, khái quát một cách khá đầy đủ cuộc đời và sự nghiệp của Cố Cả.
Bài văn mở đầu bằng hai câu “ Người tự trời Tây / Danh lưu đất Việt” và kết thúc bằng hai câu “ Công lao xưa rạng rỡ, thật hân hoan, kín chồng sách còn ghi // Văn tế nay vụng về, quá ngưỡng mộ, nén tấc lòng kính viếng”.
Cũng nhân dịp này, Cha Giám đốc ĐCV Huế Nguyễn Văn Đán đã giới thiệu với quan khách về ĐCV này, nơi Cha Cadière từng sinh sống và giảng dạy.
ĐCV Huế được thành lập năm 1866, dời về địa điểm hiện nay năm 1888. Năm 1962, được giao cho Hội Linh mục Xuân Bích và đón nhận chủng sinh từ 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Năm 1975 – 1994, các Cha Xuân Bích ngưng nhiệm vụ và ĐCV chỉ còn các chủng sinh Giáo phận Huế. Năm 1994, ĐCV được chính thức mở cửa lại và đón nhận chủng sinh ba giáo phận (Huế, Đà Nẵng, Kontum) và Đức TGM Nguyễn Như Thể đã mời các Cha Xuân Bích trở lại điều hành ĐCV, đến nay đã nhận chủng sinh đến khóa X, trong đó, 5 khóa đã mãn trường. Trong bầu khí thân tình, Cha Giám đốc cũng đã chúc mừng Đức TGM Nguyễn Như Thể nhân dịp kỷ niệm 35 năm Giám mục của ngài (1975-2010).
Sau phần nghe giới thiệu bức tranh sơn mài Giáng sinh của họa sĩ Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung, như một công trình hội nhập văn hóa theo tinh thần Cha Cadière, mọi người ra lại trước tiền sảnh nhà nguyện ĐCV. Tại đây, Đức TGM Nguyễn Như Thể đã cắt băng khánh thành tượng đài Cha Cadière, với ý nguyện sự hiện diện của Ngài là một lời nhắc nhở, một gương sáng cho các chủng sinh.
Đây là một bức tượng bán thân Cha Cadière bằng cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước (Đà Nẵng) thực hiện, bên dưới có bảng đồng ghi năm sinh, tử (14.2.1869 – 6.7.1955) và hai câu nói tiêu biểu của Cha Cadière: “Học tiếng Việt,không phải chỉ để nói giỏi như người Việt, mà còn phải tâm tư suy nghĩ như họ” và “ Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này, cho tôi được ở lại và chết ở đây”.
Buổi lễ kết thúc lúc 9g30.
Cuộc hội thảo được tiếp tục vào buổi chiều, khởi đầu với bài thuyết trình của Nhà văn Nguyên Ngọc, với tựa đề “Lắng nghe Cadière”. Diễn giả đã chọn một vấn đề cốt lõi trong cuộc sống người Việt mà Cha Cadière đã từng nghiên cứu, đó là “Gia đình và tôn giáo ở Xứ Annam”. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, đây là cả môt công trình nghiên cứu công phu, một luận văn xã hội học đầy đặn. Cha Cadière đã hiểu một cách tường tận bản chất gia đình người Việt, cả trong nghĩa hẹp (cha gọi là “nhà”) và theo nghĩa rộng ( gọi là “họ”). Gia đình người Việt vừa là những tế bào cơ bản của xã hội, vừa mang tính tôn giáo nên gia đình mang tính bền vững, hòa hợp. Diễn giả đã trích dẫn những kiến thức thâm thúy và tinh tế của Cha Cadière mà ngày nay, khi đọc lại, vẫn còn cảm thấy rất ấn tượng và kinh ngạc, nhất là kinh ngạc về tính thời sự của các phát kiến của Cha, trong bối cảnh khủng hoảng gia đình hiện nay. Chính vì vậy, tất cả chúng ta phải “lắng nghe Cadière”.
Bài tham luận kế tiếp do Nhà Nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ trình bày, với tựa đề “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”. Diễn giả cũng là người dịch bộ sách “Tín ngưỡng và Thực hành tôn giáo người Việt” (Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens)” gồm 3 tập, được phát hành nhân dịp Hội thảo này. Trước khi đi vào nội dung chính của chủ đề là “tâm thức tiếp cận”, diễn giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu của Cha Cadière, gồm các đặc điểm như sau:
1. Cha Cadière luôn luôn làm việc trên chứng từ hiện thực của cuộc sống (sur du vivant), từ những gì mắt thấy tai nghe (de visu), khi dựa trên tư liệu thì có kiểm nghiệm so sánh lại.
2. Cha Cadière rất am tường ngôn ngữ liên quan đến đề tài. Ngài rành rẽ tiếng Việt, thông thạo chữ Hán, nhờ vậy nắm bắt được cả các ẩn ý bên trong của sự việc.
3. Cha Cadière tiến hành mọi nghiên cứu với tình cảm thông hiểu (sympathie compréhensive), với tư thế nhập cuộc, như là người trong cuộc; nói tóm lại là Cha Cadière có một cái TÂM rất chan hòa, một sự kính trọng thật sự đối với mọi giá trị nhân bản.
Sang phần chính là “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”, diễn giả cho rằng sở dĩ Cadière đã có thể hoàn thành các công trình nghiên cứu của mình, còn giá trị cho tới ngày nay, là nhờ Cha Cadière đã có những quan niệm đúng đắn về văn hóa, hiểu như là “một toàn bộ, là gia sản xã hội, là thực thể lịch sử, là những giá trị tích lũy, là “cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả”, vừa thông hiệp vói cộng đồng, vừa đặc thù riêng rẽ […] và mãi mãi đang hình thành…”. Chính trên nhận thức mở này mà Cadière đã có thể đi sâu vào Tín ngưỡng và tôn giáo của người Việt. Diễn giả đã đưa ra các dẫn chứng minh họa, trích từ các tác phẩm của Cha Cadière. Theo diễn giả, điều đặc biệt nơi Cha Cadière là ngài tiếp cận vấn đề với một tâm hồn thanh thản, không thiên kiến và đầy khoan dung. Ngài không bao giờ dùng từ “dị đoan” để nói về các tin tưởng và thực hành tôn giáo của người Việt. Ngài không kết án mà chỉ mô tả hiện tượng, gắng tìm hiểu bản chất bên trong và dành cho người đọc được có những cảm nhận, đánh giá riêng của mình. Dĩ nhiên, Cha Cadière cũng có những nhận định thẳng thắn về những mặt tiêu cực trong tính cách người Việt, nhưng như những lời cảnh báo hay thức tỉnh hơn là chê bai, kết án.
Diễn giả kết luận qua việc nhắc lại cái TÂM, tấm lòng của Cha Cadière với người Việt mà Cha hằng quý mến.
Trong phần thảo luận, một số phát biểu đã bày tỏ cảm tình với Cha Cadière, đi viếng mộ ngài hầu như hằng năm, sưu tầm và đọc các tác phẩm của ngài và đề cao Cha Cadière như một “lâu đài văn hóa” (Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hồng Trân). Một ý kiến khác xem Cha Cadière như một danh nhân văn hóa Việt Nam. Cha vừa là một nhà nhân chủng học, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học và nhà Huế học và từ mảnh đất nhỏ này, Cha giúp chúng ta hỉểu được cả văn hóa dân tộc. Cha Cadière là một tấm gương sáng, đóng góp lớn vào nền văn hóa Việt (TS Bửu Nam). Nhà Nghiên cứu Thân Trọng Ninh có một phát biểu khá dài,đề cập đến hai mảng hoạt động chính của Cha Cadière: vừa là một nhà thừa sai truyền giáo, vừa là một nhà nghiên cứu khoa học, về cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên. Ở cả hai lãnh vực, ngài đều thành công và đóng góp lớn cho Dân tộc. Tuy vậy, xem chừng ra ngài chưa được đối xử công bằng, khi đem so sánh với một đồng hương,đồng thời của ngài là Bác sĩ Yersin. Nhà nghiên cứu Thân Trọng Ninh cho rằng đã đến lúc chúng ta nghĩ lại, sống theo truyên thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng cách nhìn nhận các công trạng của Cadière, bằng cách tôn vinh ngài dưới một hình thức nào đó. Và bắt đầu từ phía Giáo hội.
Cuối cùng, GS Trần Văn Toàn cho biết rằng so với thời kỳ của cuốn sách “Tam giáo chư vọng” sang đến cuốn “Hội đồng tứ giáo” là đã có tiến bộ trong não trạng truyền giáo của các thừa sai, đi từ phản bác sang đối thoại, nhưng đối thoại ở đây vẫn còn mang tính hiếu thắng. Phải chờ cho đến Cadière, mới có được đối thoại và hòa đồng thực sự.
Cuộc hội thảo được thêm phần phong phú nhờ các hoạt động bên lề, văn nghệ và một tối chợ quê vui nhộn.
Trong tinh thần tưởng nhớ Cha Cadière và hướng về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, một buổi văn nghệ do các hội dòng nữ và các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã diễn ra với sự tham dự phấn khởi của cử tọa.
Vào chiều tối, một chợ quê theo phong cách Huế đã được tổ chức trong khuôn viên của Trung tâm Mục vụ Giáo phận, do các dòng trong giáo phận đảm trách. Trong các trang phục dân dã, và trong tiếng trống rộn rã, các chị đã quẩy các gánh hàng ra chợ, mang theo nào gạo, nào bánh, nào trái, nào rau….mọi người đã vui vẻ bên nhau và sau đó, sà vào các gian hàng ăn uống, gồm đủ từ bánh cuốn, phở bò, bún bò Huế, mì xào… và các món ngọt như chè sen, chè đậu ván, chè đậu ngự và các thứ trái cây. Vừa được thưởng thức nhiêu món ngon miệng,vừa được nghe nhạc, lại có dịp giao lưu bạn bè.
Quả là một buổi tối thân tình và vui vẻ.
Đúng 7g30, năm chiếc xe ca lớn đưa các tham dự viên từ Trung tâm Mục vụ Giáo phận, qua Cầu Phú Xuân, hướng về Kim Long, vào ĐCV Huế, nơi Cha Cadière từng có thời gian sinh sống và giảng dạy. Cộng thêm những người đến bằng phương tiện tự túc, hơn 400 người đã hiện diện.
Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN và Đức TGM Nguyễn Như Thể cùng các các Giám mục, linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân, và khá đông các nhà nghiên cứu, trí thức ngoài CG, đã tề tựu trước ngôi mộ đơn sơ của vị Thừa sai lớn. Sau phần đọc kinh, mọi người đã thành kính niệm hương và tuần tự đến cắm nhang trước mộ Ngài.
Sau đó, mọi người trở lại tiền sảnh nhà nguyện, đứng trước bàn thờ linh vị của Cha Cadière và tiến hành nghi thức tưởng niệm. Khởi đầu là ba hồi chiêng trống trầm hùng với bài ca “Đẹp thay những bước chân rao giảng Tin Mừng”. Kế đó, tuyên đọc Lời Chúa (Khôn ngoan 3, 1-6) và Đức TGM Nguyễn Như Thể chia sẻ những tâm tình tri ân công đức Cha Cadière, đặc biệt nhắc lại lòng yêu mến và quý trọng của Ngài đối với Giáo phận Huế và với người Việt, với văn hóa Việt nói chung. Đức TGM Nguyễn Như Thể, dựa vào Lời Chúa (Kn 3, 1-9), nói lên xác tín của mình rằng “Cha Cadière đã ra đi khuất bóng, xác thân hóa thành tro bụi, nhưng vẫn còn đó, sống động trong tình cảm gia đình dòng họ, trong tâm tưởng môn đệ học trò, trong sự nghiệp đồ sộ để lại mãi mãi cho hậu thế, thăng hoa phẩm giá con người Việt Nam […] Cha Cadière quả thật đang sống cuộc sống vĩnh cửu bên Chúa và đang sống giữa chúng ta”.
Tiếp theo, cũng trước linh vị của Cha Cadière, ba thầy đại chủng sinh đã long trọng đọc văn bia Cố Cả Cadiere do Nguyễn Phúc Vĩnh Ba biên soạn, khái quát một cách khá đầy đủ cuộc đời và sự nghiệp của Cố Cả.
Bài văn mở đầu bằng hai câu “ Người tự trời Tây / Danh lưu đất Việt” và kết thúc bằng hai câu “ Công lao xưa rạng rỡ, thật hân hoan, kín chồng sách còn ghi // Văn tế nay vụng về, quá ngưỡng mộ, nén tấc lòng kính viếng”.
Cũng nhân dịp này, Cha Giám đốc ĐCV Huế Nguyễn Văn Đán đã giới thiệu với quan khách về ĐCV này, nơi Cha Cadière từng sinh sống và giảng dạy.
ĐCV Huế được thành lập năm 1866, dời về địa điểm hiện nay năm 1888. Năm 1962, được giao cho Hội Linh mục Xuân Bích và đón nhận chủng sinh từ 6 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế. Năm 1975 – 1994, các Cha Xuân Bích ngưng nhiệm vụ và ĐCV chỉ còn các chủng sinh Giáo phận Huế. Năm 1994, ĐCV được chính thức mở cửa lại và đón nhận chủng sinh ba giáo phận (Huế, Đà Nẵng, Kontum) và Đức TGM Nguyễn Như Thể đã mời các Cha Xuân Bích trở lại điều hành ĐCV, đến nay đã nhận chủng sinh đến khóa X, trong đó, 5 khóa đã mãn trường. Trong bầu khí thân tình, Cha Giám đốc cũng đã chúc mừng Đức TGM Nguyễn Như Thể nhân dịp kỷ niệm 35 năm Giám mục của ngài (1975-2010).
Sau phần nghe giới thiệu bức tranh sơn mài Giáng sinh của họa sĩ Hoàng Tích Chù và Nguyễn Tiến Chung, như một công trình hội nhập văn hóa theo tinh thần Cha Cadière, mọi người ra lại trước tiền sảnh nhà nguyện ĐCV. Tại đây, Đức TGM Nguyễn Như Thể đã cắt băng khánh thành tượng đài Cha Cadière, với ý nguyện sự hiện diện của Ngài là một lời nhắc nhở, một gương sáng cho các chủng sinh.
Đây là một bức tượng bán thân Cha Cadière bằng cẩm thạch do nghệ nhân Phan Chi Lăng ở Non Nước (Đà Nẵng) thực hiện, bên dưới có bảng đồng ghi năm sinh, tử (14.2.1869 – 6.7.1955) và hai câu nói tiêu biểu của Cha Cadière: “Học tiếng Việt,không phải chỉ để nói giỏi như người Việt, mà còn phải tâm tư suy nghĩ như họ” và “ Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này, cho tôi được ở lại và chết ở đây”.
Buổi lễ kết thúc lúc 9g30.
Cuộc hội thảo được tiếp tục vào buổi chiều, khởi đầu với bài thuyết trình của Nhà văn Nguyên Ngọc, với tựa đề “Lắng nghe Cadière”. Diễn giả đã chọn một vấn đề cốt lõi trong cuộc sống người Việt mà Cha Cadière đã từng nghiên cứu, đó là “Gia đình và tôn giáo ở Xứ Annam”. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, đây là cả môt công trình nghiên cứu công phu, một luận văn xã hội học đầy đặn. Cha Cadière đã hiểu một cách tường tận bản chất gia đình người Việt, cả trong nghĩa hẹp (cha gọi là “nhà”) và theo nghĩa rộng ( gọi là “họ”). Gia đình người Việt vừa là những tế bào cơ bản của xã hội, vừa mang tính tôn giáo nên gia đình mang tính bền vững, hòa hợp. Diễn giả đã trích dẫn những kiến thức thâm thúy và tinh tế của Cha Cadière mà ngày nay, khi đọc lại, vẫn còn cảm thấy rất ấn tượng và kinh ngạc, nhất là kinh ngạc về tính thời sự của các phát kiến của Cha, trong bối cảnh khủng hoảng gia đình hiện nay. Chính vì vậy, tất cả chúng ta phải “lắng nghe Cadière”.
Bài tham luận kế tiếp do Nhà Nghiên cứu Đỗ Trinh Huệ trình bày, với tựa đề “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”. Diễn giả cũng là người dịch bộ sách “Tín ngưỡng và Thực hành tôn giáo người Việt” (Croyances et Pratiques religieuses des Vietnamiens)” gồm 3 tập, được phát hành nhân dịp Hội thảo này. Trước khi đi vào nội dung chính của chủ đề là “tâm thức tiếp cận”, diễn giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu của Cha Cadière, gồm các đặc điểm như sau:
1. Cha Cadière luôn luôn làm việc trên chứng từ hiện thực của cuộc sống (sur du vivant), từ những gì mắt thấy tai nghe (de visu), khi dựa trên tư liệu thì có kiểm nghiệm so sánh lại.
2. Cha Cadière rất am tường ngôn ngữ liên quan đến đề tài. Ngài rành rẽ tiếng Việt, thông thạo chữ Hán, nhờ vậy nắm bắt được cả các ẩn ý bên trong của sự việc.
3. Cha Cadière tiến hành mọi nghiên cứu với tình cảm thông hiểu (sympathie compréhensive), với tư thế nhập cuộc, như là người trong cuộc; nói tóm lại là Cha Cadière có một cái TÂM rất chan hòa, một sự kính trọng thật sự đối với mọi giá trị nhân bản.
Sang phần chính là “Tâm thức tiếp cận của Léopold Cadière với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo người Việt”, diễn giả cho rằng sở dĩ Cadière đã có thể hoàn thành các công trình nghiên cứu của mình, còn giá trị cho tới ngày nay, là nhờ Cha Cadière đã có những quan niệm đúng đắn về văn hóa, hiểu như là “một toàn bộ, là gia sản xã hội, là thực thể lịch sử, là những giá trị tích lũy, là “cái còn lại khi ta đã quên đi tất cả”, vừa thông hiệp vói cộng đồng, vừa đặc thù riêng rẽ […] và mãi mãi đang hình thành…”. Chính trên nhận thức mở này mà Cadière đã có thể đi sâu vào Tín ngưỡng và tôn giáo của người Việt. Diễn giả đã đưa ra các dẫn chứng minh họa, trích từ các tác phẩm của Cha Cadière. Theo diễn giả, điều đặc biệt nơi Cha Cadière là ngài tiếp cận vấn đề với một tâm hồn thanh thản, không thiên kiến và đầy khoan dung. Ngài không bao giờ dùng từ “dị đoan” để nói về các tin tưởng và thực hành tôn giáo của người Việt. Ngài không kết án mà chỉ mô tả hiện tượng, gắng tìm hiểu bản chất bên trong và dành cho người đọc được có những cảm nhận, đánh giá riêng của mình. Dĩ nhiên, Cha Cadière cũng có những nhận định thẳng thắn về những mặt tiêu cực trong tính cách người Việt, nhưng như những lời cảnh báo hay thức tỉnh hơn là chê bai, kết án.
Diễn giả kết luận qua việc nhắc lại cái TÂM, tấm lòng của Cha Cadière với người Việt mà Cha hằng quý mến.
Trong phần thảo luận, một số phát biểu đã bày tỏ cảm tình với Cha Cadière, đi viếng mộ ngài hầu như hằng năm, sưu tầm và đọc các tác phẩm của ngài và đề cao Cha Cadière như một “lâu đài văn hóa” (Nhà Nghiên cứu Nguyễn Hồng Trân). Một ý kiến khác xem Cha Cadière như một danh nhân văn hóa Việt Nam. Cha vừa là một nhà nhân chủng học, nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học và nhà Huế học và từ mảnh đất nhỏ này, Cha giúp chúng ta hỉểu được cả văn hóa dân tộc. Cha Cadière là một tấm gương sáng, đóng góp lớn vào nền văn hóa Việt (TS Bửu Nam). Nhà Nghiên cứu Thân Trọng Ninh có một phát biểu khá dài,đề cập đến hai mảng hoạt động chính của Cha Cadière: vừa là một nhà thừa sai truyền giáo, vừa là một nhà nghiên cứu khoa học, về cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên. Ở cả hai lãnh vực, ngài đều thành công và đóng góp lớn cho Dân tộc. Tuy vậy, xem chừng ra ngài chưa được đối xử công bằng, khi đem so sánh với một đồng hương,đồng thời của ngài là Bác sĩ Yersin. Nhà nghiên cứu Thân Trọng Ninh cho rằng đã đến lúc chúng ta nghĩ lại, sống theo truyên thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” bằng cách nhìn nhận các công trạng của Cadière, bằng cách tôn vinh ngài dưới một hình thức nào đó. Và bắt đầu từ phía Giáo hội.
Cuối cùng, GS Trần Văn Toàn cho biết rằng so với thời kỳ của cuốn sách “Tam giáo chư vọng” sang đến cuốn “Hội đồng tứ giáo” là đã có tiến bộ trong não trạng truyền giáo của các thừa sai, đi từ phản bác sang đối thoại, nhưng đối thoại ở đây vẫn còn mang tính hiếu thắng. Phải chờ cho đến Cadière, mới có được đối thoại và hòa đồng thực sự.
Cuộc hội thảo được thêm phần phong phú nhờ các hoạt động bên lề, văn nghệ và một tối chợ quê vui nhộn.
Trong tinh thần tưởng nhớ Cha Cadière và hướng về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, một buổi văn nghệ do các hội dòng nữ và các em thiếu nhi Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam đã diễn ra với sự tham dự phấn khởi của cử tọa.
Vào chiều tối, một chợ quê theo phong cách Huế đã được tổ chức trong khuôn viên của Trung tâm Mục vụ Giáo phận, do các dòng trong giáo phận đảm trách. Trong các trang phục dân dã, và trong tiếng trống rộn rã, các chị đã quẩy các gánh hàng ra chợ, mang theo nào gạo, nào bánh, nào trái, nào rau….mọi người đã vui vẻ bên nhau và sau đó, sà vào các gian hàng ăn uống, gồm đủ từ bánh cuốn, phở bò, bún bò Huế, mì xào… và các món ngọt như chè sen, chè đậu ván, chè đậu ngự và các thứ trái cây. Vừa được thưởng thức nhiêu món ngon miệng,vừa được nghe nhạc, lại có dịp giao lưu bạn bè.
Quả là một buổi tối thân tình và vui vẻ.
Hội thảo Thân Thế và Sự Nghiệp Linh mục Léopold-Michel Cadière tại Huế (ngày thứ 3)
Ban Thư ký
22:28 09/09/2010
HUẾ - Cuộc hội thảo “Thân thế và sự nghiệp của LM Léopold Cadière” bước vào ngày thứ ba với bài tham luận của Nhà Nghiên cứu Bửu Ý, người đã từng dịch trên 20 tác phẩm Pháp, với tựa đề “Câu chuyện dịch thuật thông qua L. Cadière”, dựa trên một bài viết rất ngắn của Cha Cadière, nhưng qua đó, thấy được rằng Cha Cadière không phải là một dịch giả, nhưng mà là một nhà dịch thuật học (traductologue) sắc bén, thâm sâu.
Cũng qua nghệ thuật dịch của Cha Cadière, nhà nghiên cứu Bửu Ý đã rút ra được ba qui tắc về dịch thuật tiếng Pháp sang tiếng Việt, và ngược lại:
. Tiếng Pháp chú trọng đến mục đích hoặc là hành động, và đặt nó lên đầu.
. Tiếng Việt chú trọng đến thứ tự thời gian. Tôi đi bắn về
. Câu tiếng Pháp chủ (chuộng) danh từ, còn tiếng việt chuộng động từ.
Và diễn giả kết luận rằng “Cadière xuất chiêu trông bề ngoài có vẻ hời hợt mà nội lực thâm hậu khôn lường”.
Tham luận kế tiếp do Tiến sĩ Hoàng Dũng: “Đóng góp của L. Cadière vào phương ngữ học tiếng Việt qua tác phẩm “Ngữ âm tiếng Việt” (Phương ngữ Trung)”.
Diễn giả đã giới thiệu các phương pháp mà Cadière đã áp dụng để tìm hiểu và đối chiếu các phương ngữ các vùng ở Việt Nam, cách riêng vùng Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên. Tuy có một vài điều chưa chính xác trong công trình nghiên cứu của Cadière, nhưng diễn giả nhìn nhận rằng Cadière là nhà phương ngữ học tiếng Việt đầu tiên.
Đề tài thứ ba của buổi sáng do nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: “Cadière với cổ vật Huế”.
Chính Cadière đã có sáng kiến thành lập Viện Bảo tàng Khải Định năm 1923, để cất giữ cổ vật mang giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa Huế, cũng như phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của xã hội. Chỉ một thời gian ngắn, số lượng cổ vật gia tăng không ngừng, do hiến tặng hoặc do mua lại. Đến năm 1927, thiết lập thêm Phòng Chăm (Section des Antiquités Cham). Cadière quan tâm đặc biệt đến cổ vật và có nhiều công trình khảo cứu đăng trên tạp chí BAVH. Nhờ vậy, Huế còn có một bảo tàng (nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế)
Buổi chiều cũng gồm ba bài tham luận, khởi đầu với đề tài “Gia đình Việt Nam theo L. Cadière” do Tiến sĩ Hoàng Mai Khanh trình bày, theo đó, Gia đình Việt Nam mang đậm nét tôn giáo và có mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình.
Diễn giả cũng phân tích vai trò của gia trưởng, cuả người phụ nữ và bàn về con cái và giáo dục trong gia đình. Trước những thay đổi xã hội hiện nay có nguy cơ làm đổ vỡ gia đình, diễn giả nhắc lại lời kêu gọi của Cadiere “giữ gìn mối dây liên kết chặt chẽ trong gia đình”.
Hai tham luận cuối cùng của Hội thảo liên quan đến Mỹ thuật Huế, một do Họa sĩ Vĩnh Phối trình bày, với tựa đề “Mỹ thuật Huế dưới góc nhìn Cadière”, và bài kia do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông trình bày, với tựa đề “Léopold Cadière với tác phẩm L’Art à Hué”.
Hai diễn giả cho chúng ta biết tài năng trong lãnh vực mỹ thuật của Cadière. Chính Cadière có những công trình nghiên cứu đầu tiên về Mỹ thuật ở Huế, trong đó, quan trọng nhất là tác phẩm “L’Art à Hué”, với rất nhiều thông tin phong phú và cho đến ngày nay, còn là điều qui chiếu cho các nhà nghiên cứu vể mỹ thuật Huế.
Trong phần thảo luận cả sáng lẫn chiều, đã có 12 ý kiến phát biểu, bổ sung cho các tham luận. Đặc biệt, trong ngày thứ ba của Hội thảo, đã có nhiều ý kiến đề xuất phải có hình thức nào đó, như đặt tên L. Cadière cho một con đường hay một cơ sở bảo tàng chẳng hạn, đó là cách thức đối xử công bằng với Cadière qua việc vinh danh ngài một cách cụ thể. Đánh giá cao chất lượng của các tham luận tại Hội thảo, Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, đề nghị để Nhà xuất bản này đứng ra in và phát hành Kỷ yếu Hội thảo. Cũng Giáo sư Chu Hảo, đại diện cho Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, nêu ước mong được hợp tác với phía Công giáo để tổ chức các cuộc hội thảo tương tự, nhằm mục đích phát huy văn hóa dân tộc, góp phần vào sự hưng thịnh của đất nước.
Vào cuối ngày hội thảo, Ban Thư ký đã có một bản tổng kết xúc tích và đầy đủ trình cử tọa.
Và cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể nêu cảm nhận về Hội thảo: ngắn về thời gian nhưng đồ sộ về khối lượng công việc và thông tin. Ngài phát biểu cám ơn mọi người đã tham dự và góp công cho Hội thảo được thành công tốt đẹp.
Sau khi Đức Tổng Giám Mục Têphanô tuyên bố bế mạc, mọi người đứng lên, với nến sáng trong tay, cùng nhau hát vang Kinh Hòa bình, như một lời từ biệt và một lời cầu chúc binh an, với niềm hy vọng được gặp lại, theo như ước mong của Đức Tổng Têphanô: “như Hội Trùng dương, cùng cuộn chảy ra biển cả bao la, nhân ái và chan hòa”.
Cũng qua nghệ thuật dịch của Cha Cadière, nhà nghiên cứu Bửu Ý đã rút ra được ba qui tắc về dịch thuật tiếng Pháp sang tiếng Việt, và ngược lại:
. Tiếng Pháp chú trọng đến mục đích hoặc là hành động, và đặt nó lên đầu.
. Tiếng Việt chú trọng đến thứ tự thời gian. Tôi đi bắn về
. Câu tiếng Pháp chủ (chuộng) danh từ, còn tiếng việt chuộng động từ.
Và diễn giả kết luận rằng “Cadière xuất chiêu trông bề ngoài có vẻ hời hợt mà nội lực thâm hậu khôn lường”.
Tham luận kế tiếp do Tiến sĩ Hoàng Dũng: “Đóng góp của L. Cadière vào phương ngữ học tiếng Việt qua tác phẩm “Ngữ âm tiếng Việt” (Phương ngữ Trung)”.
Diễn giả đã giới thiệu các phương pháp mà Cadière đã áp dụng để tìm hiểu và đối chiếu các phương ngữ các vùng ở Việt Nam, cách riêng vùng Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên. Tuy có một vài điều chưa chính xác trong công trình nghiên cứu của Cadière, nhưng diễn giả nhìn nhận rằng Cadière là nhà phương ngữ học tiếng Việt đầu tiên.
Đề tài thứ ba của buổi sáng do nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan: “Cadière với cổ vật Huế”.
Chính Cadière đã có sáng kiến thành lập Viện Bảo tàng Khải Định năm 1923, để cất giữ cổ vật mang giá trị lịch sử và truyền thống văn hóa Huế, cũng như phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của xã hội. Chỉ một thời gian ngắn, số lượng cổ vật gia tăng không ngừng, do hiến tặng hoặc do mua lại. Đến năm 1927, thiết lập thêm Phòng Chăm (Section des Antiquités Cham). Cadière quan tâm đặc biệt đến cổ vật và có nhiều công trình khảo cứu đăng trên tạp chí BAVH. Nhờ vậy, Huế còn có một bảo tàng (nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế)
Buổi chiều cũng gồm ba bài tham luận, khởi đầu với đề tài “Gia đình Việt Nam theo L. Cadière” do Tiến sĩ Hoàng Mai Khanh trình bày, theo đó, Gia đình Việt Nam mang đậm nét tôn giáo và có mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình.
Diễn giả cũng phân tích vai trò của gia trưởng, cuả người phụ nữ và bàn về con cái và giáo dục trong gia đình. Trước những thay đổi xã hội hiện nay có nguy cơ làm đổ vỡ gia đình, diễn giả nhắc lại lời kêu gọi của Cadiere “giữ gìn mối dây liên kết chặt chẽ trong gia đình”.
Hai tham luận cuối cùng của Hội thảo liên quan đến Mỹ thuật Huế, một do Họa sĩ Vĩnh Phối trình bày, với tựa đề “Mỹ thuật Huế dưới góc nhìn Cadière”, và bài kia do nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông trình bày, với tựa đề “Léopold Cadière với tác phẩm L’Art à Hué”.
Hai diễn giả cho chúng ta biết tài năng trong lãnh vực mỹ thuật của Cadière. Chính Cadière có những công trình nghiên cứu đầu tiên về Mỹ thuật ở Huế, trong đó, quan trọng nhất là tác phẩm “L’Art à Hué”, với rất nhiều thông tin phong phú và cho đến ngày nay, còn là điều qui chiếu cho các nhà nghiên cứu vể mỹ thuật Huế.
Trong phần thảo luận cả sáng lẫn chiều, đã có 12 ý kiến phát biểu, bổ sung cho các tham luận. Đặc biệt, trong ngày thứ ba của Hội thảo, đã có nhiều ý kiến đề xuất phải có hình thức nào đó, như đặt tên L. Cadière cho một con đường hay một cơ sở bảo tàng chẳng hạn, đó là cách thức đối xử công bằng với Cadière qua việc vinh danh ngài một cách cụ thể. Đánh giá cao chất lượng của các tham luận tại Hội thảo, Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc Nhà Xuất bản Tri Thức, đề nghị để Nhà xuất bản này đứng ra in và phát hành Kỷ yếu Hội thảo. Cũng Giáo sư Chu Hảo, đại diện cho Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, nêu ước mong được hợp tác với phía Công giáo để tổ chức các cuộc hội thảo tương tự, nhằm mục đích phát huy văn hóa dân tộc, góp phần vào sự hưng thịnh của đất nước.
Vào cuối ngày hội thảo, Ban Thư ký đã có một bản tổng kết xúc tích và đầy đủ trình cử tọa.
Và cuối cùng, Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể nêu cảm nhận về Hội thảo: ngắn về thời gian nhưng đồ sộ về khối lượng công việc và thông tin. Ngài phát biểu cám ơn mọi người đã tham dự và góp công cho Hội thảo được thành công tốt đẹp.
Sau khi Đức Tổng Giám Mục Têphanô tuyên bố bế mạc, mọi người đứng lên, với nến sáng trong tay, cùng nhau hát vang Kinh Hòa bình, như một lời từ biệt và một lời cầu chúc binh an, với niềm hy vọng được gặp lại, theo như ước mong của Đức Tổng Têphanô: “như Hội Trùng dương, cùng cuộn chảy ra biển cả bao la, nhân ái và chan hòa”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tội kiêu ngạo
Trầm Thiên Thu
19:48 09/09/2010
Định nghĩa: “Kiêu ngạo là lòng yêu quá mức đối với sự ưu tú của mình – về ngoại hình, trí tuệ hoặc sự vui thú phi pháp do chúng ta suy nghĩ không có ai hơn mình” (trích từ cuốn Bảy Tội Chính của ĐGM Fulton J. Sheen, trang 37 – một tác giả viết nhiều sách Công giáo hay). Đây là chiến lược để có sự bình an tâm hồn và tính xác thực:
1. Bí tích và cầu nguyện. - Thường xuyên rước lễ và xưng tội ít nhất mỗi tháng một lần: Bạn không thể có các niềm đam mê đạo đức này nếu không có Ơn Chúa. - Hằng ngày đọc một chục kinh Mân Côi để sống khiêm nhường hơn. Đức Mẹ là Nữ vương Khiêm nhường và là Đấng cầu bầu cho chúng ta với Chúa Giêsu.
2. Chúng ta là thụ tạo, được Thiên Chúa dựng nên vì vinh quang Ngài. “Thật vậy, nào có ai coi bạn hơn kẻ khác đâu? Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1 Cr 4, 7).
3. Gương khiêm nhu của Chúa Giêsu. “Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 13-15).
4. Nếu bạn nhận được nhiều thì Thiên Chúa sẽ đòi lại nhiều hơn. Như vậy đừng coi mình hơn người khác, vì bạn sẽ bị xét đoán nhiều hơn trong mắt Thiên Chúa. “Ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12, 48).
5. Nhận biết Ơn Chúa điều tiết mọi việc tốt của chúng ta. “Công trạng của con người trong đời sống Kitô hữu đối với Thiên Chúa sinh ra từ việc Thiên Chúa đã chọn để liên kết con người với hồng ân của Ngài. Hành động của Thiên Chúa là chính sáng kiến của Ngài, rồi tùy con người tự do hợp tác với Ngài để công trạng của việc lành góp phần vào hồng ân Thiên Chúa trước, sau là góp phần vào lòng tín trung. Vả lại, chính công trạng của con người là vì Chúa, vì điều tốt lành của Ngài thực hiện nơi Đức Kitô, nhờ Chúa Thánh thần thiên phú và nâng đỡ” (Giáo lý Công giáo, 2008).
6. Hãy thường xuyên nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với lòng chân thành, nhất là với những người mà bạn yêu thương!
7. Hãy lắng nghe với lòng yêu thương, chú tâm và cảm thông. Người ta có thể cho bạn biết bạn phải “chịu đựng” họ hay thực sự yêu thương họ
(chuyển ngữ từ Catholic.net)
1. Bí tích và cầu nguyện. - Thường xuyên rước lễ và xưng tội ít nhất mỗi tháng một lần: Bạn không thể có các niềm đam mê đạo đức này nếu không có Ơn Chúa. - Hằng ngày đọc một chục kinh Mân Côi để sống khiêm nhường hơn. Đức Mẹ là Nữ vương Khiêm nhường và là Đấng cầu bầu cho chúng ta với Chúa Giêsu.
2. Chúng ta là thụ tạo, được Thiên Chúa dựng nên vì vinh quang Ngài. “Thật vậy, nào có ai coi bạn hơn kẻ khác đâu? Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1 Cr 4, 7).
3. Gương khiêm nhu của Chúa Giêsu. “Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa và là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 13-15).
4. Nếu bạn nhận được nhiều thì Thiên Chúa sẽ đòi lại nhiều hơn. Như vậy đừng coi mình hơn người khác, vì bạn sẽ bị xét đoán nhiều hơn trong mắt Thiên Chúa. “Ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” (Lc 12, 48).
5. Nhận biết Ơn Chúa điều tiết mọi việc tốt của chúng ta. “Công trạng của con người trong đời sống Kitô hữu đối với Thiên Chúa sinh ra từ việc Thiên Chúa đã chọn để liên kết con người với hồng ân của Ngài. Hành động của Thiên Chúa là chính sáng kiến của Ngài, rồi tùy con người tự do hợp tác với Ngài để công trạng của việc lành góp phần vào hồng ân Thiên Chúa trước, sau là góp phần vào lòng tín trung. Vả lại, chính công trạng của con người là vì Chúa, vì điều tốt lành của Ngài thực hiện nơi Đức Kitô, nhờ Chúa Thánh thần thiên phú và nâng đỡ” (Giáo lý Công giáo, 2008).
6. Hãy thường xuyên nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với lòng chân thành, nhất là với những người mà bạn yêu thương!
7. Hãy lắng nghe với lòng yêu thương, chú tâm và cảm thông. Người ta có thể cho bạn biết bạn phải “chịu đựng” họ hay thực sự yêu thương họ
(chuyển ngữ từ Catholic.net)
Tin Đáng Chú Ý
Fidel Castro: ''chủ nghĩa cộng sản Cuba không còn hoạt động nữa''.
Hoa Trắng
17:25 09/09/2010
Mô hình kinh tế cộng sản Cuba vừa tiếp nhận những lời chỉ trích đến từ một nguồn không ngờ: Fidel Castro.
Lời tuyên bố của nhà lãnh đạo cách mạng đã nói với một ký giả Mỹ và một chuyên gia về chính sách Mỹ-Cuba "hệ thống cai trị của hòn đảo này cần được thay đổi" là một lời bình luận hiếm có về các vấn đề trong nước đến từ cửa miệng một người đã từng hứng chịu bao sự khó khăn để tránh né các vấn đề địa phương kể từ khi ông bị buộc phải từ chức chủ tịch nhà nước vì bệnh tật cách đây bốn năm.
Thực tế cho thấy những việc làm không có hiệu quả trên hòn đảo Caribbean triền miên thiếu thốn tiền bạc này không phải là chuyện mới lạ. Anh trai của Fidel là Raul, hiện là chủ tịch nước, đã nói điều tương tự nhiều lần. Nhưng những đánh giá thẳng thừng mà "người cha già của cuộc cách mạng Cuba năm 1959" đã nói ra chắc chắn sẽ gây cho nhiều người phải nhíu mày khó hiểu.
Jeffrey Goldberg, một phóng viên làm việc cho tạp chí Atlantic, đã hỏi Castro là liệu hệ thống kinh tế của Cuba có còn đáng để được xuất cảng sang các nước khác hay không, Castro đã trả lời: "Mô hình Cuba đã không còn làm việc ngay cả cho chúng tôi nữa", Goldberg đã viết như thế hôm thứ tư trong một bài đăng trên trang blog Đại Tây Dương của ông.
Chính phủ Cuba đã không có bình luận gì ngay sau ghi nhận của Goldberg.
Julia Sweig, một chuyên gia về Cuba trong Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại thuộc Washington - đã tháp tùng Goldberg trong chuyến đi, xác nhận lời phát biểu của nhà lãnh đạo Cuba này quả có thật, là câu ông đã nói tại một bữa ăn trưa riêng hồi tuần trước.
Với Associated Press, Sweig cho rằng nhận xét ấy (của Castro) là để thích ứng với lời kêu gọi của Raul Castro cho một cuộc cải cách dần dà nhưng toàn diện.
"Nó có vẻ phù hợp với sự đồng thuận chung trong cả nước hiện nay, lên đến tận (và bao gồm cả) vị trí của người anh trai ông ta nữa," Sweig nói.
Nói chung, bà nói rằng nhận thấy Castro, năm nay đã 84 tuổi, có dáng vẻ "thoải mái, khôn ngoan, ưa đàm thoại và dễ tiếp cận."
"Ông có một đời sống mới, và ông ta đang triệt để lợi dụng nó," Sweig nói.
Castro tạm thời từ nhiệm vào Tháng Bảy năm 2006 sau cơn bạo bệnh đã làm ông xém chết.
Ông từ chức vĩnh viễn hai năm sau đó, nhưng vẫn là lãnh tụ Đảng Cộng sản. Sau bốn năm gần như đứng ngoài sự chú ý của mọi người, ông tái xuất hiện vào tháng bảy năm nay và bây giờ thường xuyên nói về vấn đề quốc tế. Ông đã được cảnh báo tuần của sự đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Iran.
Nhưng cựu chủ tịch này đã nói rất ít về Cuba và chính trị của nó, có lẽ để hạn chế nhận thức của người khác là ông ta đang dẫm chân lên chức vụ của em trai mình.
Goldberg, người ghé đến Cuba theo lời mời của Castro vào tuần trước để thảo luận về một bài viết gần đây của Đại Tây Dương, ông đã viết về chương trình hạt nhân của Iran, hôm thứ ba cũng tường thuật rằng Castro đã từng tự hỏi về hành động của chính mình trong cuộc khủng hoảng về hỏa tiễn năm 1962 tại Cuba, gồm cả việc ông đề nghị các nhà lãnh đạo Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hoa Kỳ.
Ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba vẫn bám vào hệ thống cộng sản của nó.
Nhà nước (Cuba) hiện đang kiểm soát hơn 90 phần trăm của nền kinh tế, trả lương công nhân khoảng $ 20 US một tháng để đổi lấy trợ cấp sức khỏe và giáo dục miễn phí, ngay cả hệ thống vận chuyển và nhà ở cũng gần như miễn phí. Có ít nhất một phần nhu cầu lương thực của mỗi công dân được bán cho họ bằng khẩu phần theo giá bao cấp nặng nề.
Cuba nói nhiều khổ đau của nó là do bởi lệnh cấm vận thương mại Mỹ đã áp đặt suốt 48 năm nay. Nền kinh tế cũng đã bị nhốt kín bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, sự sụt giá nickel (kền) và sự thiệt hại ba trận bão lốc tàn khốc đã đem đến liên tiếp trong năm 2008. Tệ nạn tham nhũng và sự vô hiệu quả (của hệ thống nhà nước) đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Chủ tịch Raul Castro đã tiến hành một loạt các cải cách kinh tế giới hạn, và đã cảnh báo người dân Cuba rằng họ cần phải bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn và mong đợi ít hơn từ chính phủ. Nhưng chủ tịch này cũng đã nói rõ ông không mong muốn tách rời khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay của Cuba hoặc sẵn sàng đón nhận chủ nghĩa tư bản.
Cuộc phỏng vấn dành cho Goldberg là lần duy nhất Fidel Castro dành cho một nhà báo Mỹ kể từ khi ông rời văn phòng (chức vụ)của mình.
(Nguồn: Tác giả: Paul Haven (Asociated Press), http://hosted2.ap.org/APDEFAULT/8ef5...f849a07047c3d8)
Thực tế cho thấy những việc làm không có hiệu quả trên hòn đảo Caribbean triền miên thiếu thốn tiền bạc này không phải là chuyện mới lạ. Anh trai của Fidel là Raul, hiện là chủ tịch nước, đã nói điều tương tự nhiều lần. Nhưng những đánh giá thẳng thừng mà "người cha già của cuộc cách mạng Cuba năm 1959" đã nói ra chắc chắn sẽ gây cho nhiều người phải nhíu mày khó hiểu.
Jeffrey Goldberg, một phóng viên làm việc cho tạp chí Atlantic, đã hỏi Castro là liệu hệ thống kinh tế của Cuba có còn đáng để được xuất cảng sang các nước khác hay không, Castro đã trả lời: "Mô hình Cuba đã không còn làm việc ngay cả cho chúng tôi nữa", Goldberg đã viết như thế hôm thứ tư trong một bài đăng trên trang blog Đại Tây Dương của ông.
Chính phủ Cuba đã không có bình luận gì ngay sau ghi nhận của Goldberg.
Julia Sweig, một chuyên gia về Cuba trong Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại thuộc Washington - đã tháp tùng Goldberg trong chuyến đi, xác nhận lời phát biểu của nhà lãnh đạo Cuba này quả có thật, là câu ông đã nói tại một bữa ăn trưa riêng hồi tuần trước.
Với Associated Press, Sweig cho rằng nhận xét ấy (của Castro) là để thích ứng với lời kêu gọi của Raul Castro cho một cuộc cải cách dần dà nhưng toàn diện.
"Nó có vẻ phù hợp với sự đồng thuận chung trong cả nước hiện nay, lên đến tận (và bao gồm cả) vị trí của người anh trai ông ta nữa," Sweig nói.
Nói chung, bà nói rằng nhận thấy Castro, năm nay đã 84 tuổi, có dáng vẻ "thoải mái, khôn ngoan, ưa đàm thoại và dễ tiếp cận."
"Ông có một đời sống mới, và ông ta đang triệt để lợi dụng nó," Sweig nói.
Castro tạm thời từ nhiệm vào Tháng Bảy năm 2006 sau cơn bạo bệnh đã làm ông xém chết.
Ông từ chức vĩnh viễn hai năm sau đó, nhưng vẫn là lãnh tụ Đảng Cộng sản. Sau bốn năm gần như đứng ngoài sự chú ý của mọi người, ông tái xuất hiện vào tháng bảy năm nay và bây giờ thường xuyên nói về vấn đề quốc tế. Ông đã được cảnh báo tuần của sự đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân trên Iran.
Nhưng cựu chủ tịch này đã nói rất ít về Cuba và chính trị của nó, có lẽ để hạn chế nhận thức của người khác là ông ta đang dẫm chân lên chức vụ của em trai mình.
Goldberg, người ghé đến Cuba theo lời mời của Castro vào tuần trước để thảo luận về một bài viết gần đây của Đại Tây Dương, ông đã viết về chương trình hạt nhân của Iran, hôm thứ ba cũng tường thuật rằng Castro đã từng tự hỏi về hành động của chính mình trong cuộc khủng hoảng về hỏa tiễn năm 1962 tại Cuba, gồm cả việc ông đề nghị các nhà lãnh đạo Liên Xô sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hoa Kỳ.
Ngay cả sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba vẫn bám vào hệ thống cộng sản của nó.
Chờ mua khẩu phần tại Havana |
Cuba nói nhiều khổ đau của nó là do bởi lệnh cấm vận thương mại Mỹ đã áp đặt suốt 48 năm nay. Nền kinh tế cũng đã bị nhốt kín bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, sự sụt giá nickel (kền) và sự thiệt hại ba trận bão lốc tàn khốc đã đem đến liên tiếp trong năm 2008. Tệ nạn tham nhũng và sự vô hiệu quả (của hệ thống nhà nước) đã làm trầm trọng thêm vấn đề.
Chủ tịch Raul Castro đã tiến hành một loạt các cải cách kinh tế giới hạn, và đã cảnh báo người dân Cuba rằng họ cần phải bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn và mong đợi ít hơn từ chính phủ. Nhưng chủ tịch này cũng đã nói rõ ông không mong muốn tách rời khỏi hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện nay của Cuba hoặc sẵn sàng đón nhận chủ nghĩa tư bản.
Cuộc phỏng vấn dành cho Goldberg là lần duy nhất Fidel Castro dành cho một nhà báo Mỹ kể từ khi ông rời văn phòng (chức vụ)của mình.
(Nguồn: Tác giả: Paul Haven (Asociated Press), http://hosted2.ap.org/APDEFAULT/8ef5...f849a07047c3d8)
Văn Hóa
Ngưỡng vọng Chúa
Trầm Thiên Thu
19:38 09/09/2010
Như hướng dương luôn hướng về mặt trời
Con ngày đêm luôn hướng về Thiên Chúa
Tim ngất ngây yêu Chúa trọn một đời
Cảm tạ Ngài yêu thương và nâng đỡ
Tâm hồn con vang khúc ca ân tình
Xin thành tâm dâng tiến Vua trời đất
Trọn cuộc đời con ngưỡng vọng ngây ngất
Tin yêu Ngài là Thiên Chúa tình yêu
Tâm trí con rung tứ thơ dạt dào
Hồn lâng lâng êm đềm ngân khúc hát
Con ước ao luôn tín trung son sắt
Xa bụi trần nhờ Tình Chúa bao dung
Con ngày đêm luôn hướng về Thiên Chúa
Tim ngất ngây yêu Chúa trọn một đời
Cảm tạ Ngài yêu thương và nâng đỡ
Tâm hồn con vang khúc ca ân tình
Xin thành tâm dâng tiến Vua trời đất
Trọn cuộc đời con ngưỡng vọng ngây ngất
Tin yêu Ngài là Thiên Chúa tình yêu
Tâm trí con rung tứ thơ dạt dào
Hồn lâng lâng êm đềm ngân khúc hát
Con ước ao luôn tín trung son sắt
Xa bụi trần nhờ Tình Chúa bao dung
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Kinh Chiều
Nguyễn Ngọc Danh
10:57 09/09/2010
KINH CHIỀU
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh
Chuông chiều trãi hạt kinh rơi
Cánh cò cõng hết đem phơi khắp miền
Mẹ đi thăm lúa đồng Chiêm
Nhặt được gieo hết lên triền ca dao
Trăng Thu qua bến giang đầu
Vớt kinh lặng lẽ đi vào miền sâu
Em lên núi thánh nguyện cầu
Hạt kinh thơm nở trên đầu môi xinh
Ngoc Danh
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bỗng Thấy Một Phép Lạ
Lm. Trần Cao Tường
11:01 09/09/2010
BỖNG THẤY MỘT PHÉP LẠ
Ảnh của Cao Tường
Khi nào bạn nhìn một cành cây mà bạn bỗng thấy một phép lạ,
bấy giờ bạn mới thực sự biết nhìn cành cây!
Có khi nào tâm hồn bạn tràn ngập những kinh ngạc
không diễn tả được thành lời khi nghe tiếng chim hót không?
(CT)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Vương Cung Thánh Đường
Đặng Đức Cương
22:12 09/09/2010
VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG
Ảnh của Đặng Đức Cương
Đêm Sài Gòn gió thả lá vàng rơi
Đèn Lồng giăng như hoa đăng ngày hội
Vương Cung Thánh Đường lặng im bối rối
Chúa trên trời không kịp nghe lời tỏ tình của mọi con chiên!
(Trích thơ của Thanh Thanh Ngọc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền