Phụng Vụ - Mục Vụ
Trung tín trong việc nhỏ thì trung tín trong việc lớn
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
02:26 14/09/2010
CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN, năm C
Lc 16,1-13
Sống ở trần gian này, con người ai cũng vậy phải phấn đấu, phải đấu tranh để sinh tồn. Tiền tài, danh vọng, địa vị, của cải vật chất là những cái điều thú vị và hết sức lôi cuốn, hấp dẫn con người. Đặc biệt đồng tiền có sức mạnh cuốn hút con người đến nỗi có nhiều người mê tiền hơn mọi thứ. Thấu suốt lòng dạ con người, sự ham mê tiền bạc của con người, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn người quản gia khôn khéo.
Đọc đoạn Tin Mừng này, chúng ta phải hiểu ý của Chúa, Ngài khen người quản gia khôn khéo không phải vì hành động bất lương của ông ta, nhưng vì ông biết lo xa cho tương lai của mình. Hành động của ông rất khôn ngoan, khéo léo bởi vì ông đã biết dùng tiền của tạm bợ ở trần gian này mà mua bạn hữu nghĩa thiết. Người quản gia đã khéo léo khi ông tuyệt vọng vì chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là ông bị sa thải, thôi việc. Ông đã hành động đúng lúc là dùng chính đồng tiền gian xảo mà mua bạn bè. Nên “ Chủ khen người quản lý gian xảo “. Điều ghi nhận khác “ Quả thật, Ta bảo các ngươi”.Chúa dạy con người cách đầu tư tiền bạc. Tiền bạc quí thật và là phương tiện để sinh sống nhưng phải biết cách xử dụng, đầu tư như Chúa đã dạy anh thanh niên giầu có trong Tin Mừng: ” Hãy về bán hết những gì anh có, rồi khi đã có tiền trong tay, Chúa lại nói “ Hãy đem chia sẻ hết cho những kẻ khó nghèo, rồi đến mà đi theo Ta “ hoặc ném nó đi như thánh Phanxicô Assi, hoặc như nhiều vị thánh hoặc biết dùng tiền bạc một cách khôn ngoan, thông minh nghĩa là biết nhận, phải biết cho đi, phải biết chia sẻ đến nỗi làm cho Chúa động lòng,quan tâm. Chúa gợi ý bằng một kiểu nói thật trong sáng: ” Hãy dùng tiền của phi nghĩa mà mua lấy bạn bè, ngõ hầu khi hết của, họ sẽ chứa chấp các ngươi trong chốn đời đời “. Rõ ràng Chúa nói với những người giầu tiền, lắm của nhưng không biết chia sẻ, ích kỷ, ham mê tiền mà quên đi tất cả ngay cả sự sống vĩnh cửu sau này và đây cũng là lời nhắc nhở của Chúa đối với nhân loại, đối với mọi người. Chúa muốn con người biến tiền bạc mình có thành tình yêu. Đây là tiền bạc của những ai biết chia sẻ, biết quảng đại.Đừng như người phú hộ giầu có trước một Lazarô khó nghèo. Đừng như chàng thanh niên muốn hoàn thiện nhưng không có lòng rộng mở, quảng đại vv…
Chúa muốn nhân loại, muốn mọi người, đặc biệt những môn đệ của Chúa phải biết xử dụng của cải, tiền bạc tạm bợ, phù du để chia sẻ, để giúp đỡ những người nghèo, những kẻ lâm cảnh khốn cùng để mua lấy bạn hữu Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khen ngợi bà góa bỏ tiền vào hòm tiền trong nhà thờ. Quả thực, nếu con người chúng ta đánh giá nhau bằng cách nhìn xem mỗi người chúng ta dùng tiền của như thế nào để biết được lòng trung tín của chúng ta đối với bản thân, với tha nhân và đối với Chúa. Trái lại, chính Chúa cũng đã nhấn mạnh rằng: ” Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn “. Tiền của là phương tiện để phục vụ con người, nhưng nó không phải là cùng đích để chúng ta nhắm tới. Cái cùng đích của chúng ta là Nước Trời. Nhận được của cải Chúa trao ban thì chúng ta cũng phải biết cho đi. Chỉ khi nào chúng ta biết cho đi với tình yêu thương, chúng ta mới thực sự là con của Nước Trời, là môn đệ của Chúa. Chúng ta phải trung tín trong việc xử dụng tiền bạc Chúa ban thì mới có thể trung tín được việc lớn hơn nhiều là làm con của Chúa.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết chia sẻ những gì Chúa thương trao ban cho chúng con bởi vì khi cho đi là nhận lãnh, khi chết đi là khi vui sống muôn đời. Amen.
Lc 16,1-13
Sống ở trần gian này, con người ai cũng vậy phải phấn đấu, phải đấu tranh để sinh tồn. Tiền tài, danh vọng, địa vị, của cải vật chất là những cái điều thú vị và hết sức lôi cuốn, hấp dẫn con người. Đặc biệt đồng tiền có sức mạnh cuốn hút con người đến nỗi có nhiều người mê tiền hơn mọi thứ. Thấu suốt lòng dạ con người, sự ham mê tiền bạc của con người, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn người quản gia khôn khéo.
Đọc đoạn Tin Mừng này, chúng ta phải hiểu ý của Chúa, Ngài khen người quản gia khôn khéo không phải vì hành động bất lương của ông ta, nhưng vì ông biết lo xa cho tương lai của mình. Hành động của ông rất khôn ngoan, khéo léo bởi vì ông đã biết dùng tiền của tạm bợ ở trần gian này mà mua bạn hữu nghĩa thiết. Người quản gia đã khéo léo khi ông tuyệt vọng vì chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa là ông bị sa thải, thôi việc. Ông đã hành động đúng lúc là dùng chính đồng tiền gian xảo mà mua bạn bè. Nên “ Chủ khen người quản lý gian xảo “. Điều ghi nhận khác “ Quả thật, Ta bảo các ngươi”.Chúa dạy con người cách đầu tư tiền bạc. Tiền bạc quí thật và là phương tiện để sinh sống nhưng phải biết cách xử dụng, đầu tư như Chúa đã dạy anh thanh niên giầu có trong Tin Mừng: ” Hãy về bán hết những gì anh có, rồi khi đã có tiền trong tay, Chúa lại nói “ Hãy đem chia sẻ hết cho những kẻ khó nghèo, rồi đến mà đi theo Ta “ hoặc ném nó đi như thánh Phanxicô Assi, hoặc như nhiều vị thánh hoặc biết dùng tiền bạc một cách khôn ngoan, thông minh nghĩa là biết nhận, phải biết cho đi, phải biết chia sẻ đến nỗi làm cho Chúa động lòng,quan tâm. Chúa gợi ý bằng một kiểu nói thật trong sáng: ” Hãy dùng tiền của phi nghĩa mà mua lấy bạn bè, ngõ hầu khi hết của, họ sẽ chứa chấp các ngươi trong chốn đời đời “. Rõ ràng Chúa nói với những người giầu tiền, lắm của nhưng không biết chia sẻ, ích kỷ, ham mê tiền mà quên đi tất cả ngay cả sự sống vĩnh cửu sau này và đây cũng là lời nhắc nhở của Chúa đối với nhân loại, đối với mọi người. Chúa muốn con người biến tiền bạc mình có thành tình yêu. Đây là tiền bạc của những ai biết chia sẻ, biết quảng đại.Đừng như người phú hộ giầu có trước một Lazarô khó nghèo. Đừng như chàng thanh niên muốn hoàn thiện nhưng không có lòng rộng mở, quảng đại vv…
Chúa muốn nhân loại, muốn mọi người, đặc biệt những môn đệ của Chúa phải biết xử dụng của cải, tiền bạc tạm bợ, phù du để chia sẻ, để giúp đỡ những người nghèo, những kẻ lâm cảnh khốn cùng để mua lấy bạn hữu Nước Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khen ngợi bà góa bỏ tiền vào hòm tiền trong nhà thờ. Quả thực, nếu con người chúng ta đánh giá nhau bằng cách nhìn xem mỗi người chúng ta dùng tiền của như thế nào để biết được lòng trung tín của chúng ta đối với bản thân, với tha nhân và đối với Chúa. Trái lại, chính Chúa cũng đã nhấn mạnh rằng: ” Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn “. Tiền của là phương tiện để phục vụ con người, nhưng nó không phải là cùng đích để chúng ta nhắm tới. Cái cùng đích của chúng ta là Nước Trời. Nhận được của cải Chúa trao ban thì chúng ta cũng phải biết cho đi. Chỉ khi nào chúng ta biết cho đi với tình yêu thương, chúng ta mới thực sự là con của Nước Trời, là môn đệ của Chúa. Chúng ta phải trung tín trong việc xử dụng tiền bạc Chúa ban thì mới có thể trung tín được việc lớn hơn nhiều là làm con của Chúa.
Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con biết chia sẻ những gì Chúa thương trao ban cho chúng con bởi vì khi cho đi là nhận lãnh, khi chết đi là khi vui sống muôn đời. Amen.
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
08:47 14/09/2010
“Sầu” mà không thảm – “Bi” mà không lụy
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ liền ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, không được quên một hình ảnh sống động đứng dưới chân Thánh Giá là Mẹ Maria. Dĩ nhiên dưới chân Thánh Giá còn có những môn đệ khác, nhưng Mẹ là người hiệp thông sâu xa nhất với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, con mình. Nhưng tại sao lại gọi ngày lễ hôm nay là lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Hiểu thế nào là sự “sầu bi” nơi Đức Mẹ ?
- Đức Mẹ “sầu” mà không “thảm”
Sầu mà thảm là cái sầu của ngưới thất bại chua cay, cái sầu của người tuyệt vọng, thê lương; cái sầu của người bị bồ đá, bị vỡ nợ chẳng hạn. Đây là những cái sầu thường dẫn đến tự vẫn.
Cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương. Sầu vì thương Chúa Giêsu đã quá yêu nhân loại nên phải chết đớn đau trên thánh giá, phải bị lưỡi dòng đâm thâu… Sầu vì thương nhân loại yếu đuối, bất trung bội phần và đã sa vòng tội lỗi của ma quỷ.
- Đức Mẹ “bi” mà không “lụy”
Người bi lụy là người khi đối diện với đau khổ đã sụt sùi, rũ rượi và quỵ ngã.
Cái bi nơi Đức Mẹ là bi hùng. Trong đau khổ tột cùng Mẹ vẫn đứng anh dũng dưới chân thánh giá (tư thế mà Gioan mô tả). Mẹ đứng để hiệp thông đau khổ với con mình hầu cứu chuộc nhân loại. Mẹ đứng để dâng con mình làm hy lễ một lần nữa lên Chúa Cha. Mẹ đứng để lãnh nhận sứ mạng làm mẹ Gioan, Mẹ nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ trăn trối. Mẹ đứng để ôm ẵm con mình khi người ta hạ xác xuống trao cho Mẹ.
Có thứ đau khổ khiến người ta sợ, có thứ đau khổ thấy người ta tội nghiệp, cũng có thứ đau khổ khiến người ta ngưỡng mộ kính trọng…
Tôi nhìn đau khổ thế nào ?... Thái độ của tôi thế nào khi đối diện với đau khổ, với thánh giá ?
Xin được mượn bài thơ của nhà thơ Trầm Thiên Thu với nhan đề “MẸ SẦU BI” để gợi ý trả lời cho những câu hỏi trên:
Dưới chân Thập tự
Mẹ nhìn Con yêu
Tử nạn tiêu điều
Đau đớn lòng Mẹ
Loài người thật tệ!
Cớ sao đành tâm?
Mẹ thầm ghi nhớ
Lời Si-mê-on:
“Gươm đâm thấu lòng
Héo hon lòng Mẹ”
Nhìn Con tắt thở
Trong nỗi hàm oan
Đắng cay Mẫu Tâm
Hiệp công Cứu chuộc
Xin giúp con vượt
Mọi bước gian truân
Vì kiếp phàm nhân
Luôn đầy yếu đuối
Sớm chiều tội lỗi
Nhưng vẫn tin yêu
Con muốn noi theo
Gương Mẹ ngời sáng
Hy sinh thầm lặng
Vâng Ý Chúa Trời.
- Đức Mẹ “sầu” mà không “thảm”
Sầu mà thảm là cái sầu của ngưới thất bại chua cay, cái sầu của người tuyệt vọng, thê lương; cái sầu của người bị bồ đá, bị vỡ nợ chẳng hạn. Đây là những cái sầu thường dẫn đến tự vẫn.
Cái sầu nơi Đức Mẹ là sầu thương. Sầu vì thương Chúa Giêsu đã quá yêu nhân loại nên phải chết đớn đau trên thánh giá, phải bị lưỡi dòng đâm thâu… Sầu vì thương nhân loại yếu đuối, bất trung bội phần và đã sa vòng tội lỗi của ma quỷ.
- Đức Mẹ “bi” mà không “lụy”
Người bi lụy là người khi đối diện với đau khổ đã sụt sùi, rũ rượi và quỵ ngã.
Cái bi nơi Đức Mẹ là bi hùng. Trong đau khổ tột cùng Mẹ vẫn đứng anh dũng dưới chân thánh giá (tư thế mà Gioan mô tả). Mẹ đứng để hiệp thông đau khổ với con mình hầu cứu chuộc nhân loại. Mẹ đứng để dâng con mình làm hy lễ một lần nữa lên Chúa Cha. Mẹ đứng để lãnh nhận sứ mạng làm mẹ Gioan, Mẹ nhân loại mà Chúa Giêsu sẽ trăn trối. Mẹ đứng để ôm ẵm con mình khi người ta hạ xác xuống trao cho Mẹ.
Có thứ đau khổ khiến người ta sợ, có thứ đau khổ thấy người ta tội nghiệp, cũng có thứ đau khổ khiến người ta ngưỡng mộ kính trọng…
Tôi nhìn đau khổ thế nào ?... Thái độ của tôi thế nào khi đối diện với đau khổ, với thánh giá ?
Xin được mượn bài thơ của nhà thơ Trầm Thiên Thu với nhan đề “MẸ SẦU BI” để gợi ý trả lời cho những câu hỏi trên:
Mẹ nhìn Con yêu
Tử nạn tiêu điều
Đau đớn lòng Mẹ
Loài người thật tệ!
Cớ sao đành tâm?
Mẹ thầm ghi nhớ
Lời Si-mê-on:
“Gươm đâm thấu lòng
Héo hon lòng Mẹ”
Nhìn Con tắt thở
Trong nỗi hàm oan
Đắng cay Mẫu Tâm
Hiệp công Cứu chuộc
Xin giúp con vượt
Mọi bước gian truân
Vì kiếp phàm nhân
Luôn đầy yếu đuối
Sớm chiều tội lỗi
Nhưng vẫn tin yêu
Con muốn noi theo
Gương Mẹ ngời sáng
Hy sinh thầm lặng
Vâng Ý Chúa Trời.
Nhìn rộng thấy xa
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
09:17 14/09/2010
Chúa Nhật Thứ 25 Mùa Thường Niên, Năm C - Luca (Lc 16, 1-13)
Thời Chiến Quốc, tại Nước Tề có một vị tướng quốc tài hoa lỗi lạc là Mạnh Thường Quân. Ông là người giàu có, lại có lòng nghĩa hiệp, hào phóng với hết mọi người. Trong nhà lúc nào cũng tấp nập khách thập phương thăm viếng chuyện trò. Danh tiếng Mạnh Thường Quân vang khắp các lân bang thời ấy.
Một hôm, Mạnh Thường Quân sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi lên đường, Phùng Nguyên hỏi Mạnh Thường Quân rằng: "Ngài có muốn tôi mua thứ gì bên đó về cho ngài không?" Mạnh Thường Quân trả lời: "Ngươi xem thứ gì nhà ta chưa có thì mua."
Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên triệu tập các con nợ của Mạnh Thường Quân lại và yêu cầu họ xuất trình giấy nợ. Sau khi nắm được số liệu giấy tờ, thay vì đòi họ thanh toán hết tiền gốc tiền lãi, Phùng Nguyên nhân danh Mạnh Thường Quân tuyên bố tha hết nợ cho dân và truyền cho các đầy tớ đem tất cả giấy nợ ra đốt sạch.
Thế là trong phút chốc, bao nhiêu nợ nần xưa nay biến tan theo làn khói; tất cả các con nợ thở phào nhẹ nhõm và ghi tâm khắc cốt ân đức của Mạnh Thường Quân.
Mấy hôm sau, thấy Phùng Nguyên trở về tay không, Mạnh Thường Quân hỏi: “Nhà ngươi đã thu được bao nhiêu tiền nợ? Đã mua được thứ gì?”
Phùng Nguyên trả lời: "Theo thiển ý của tôi thì trong nhà của ngài chẳng thiếu gì cả, có chăng là thiếu ơn nghĩa dành cho người túng cực mà thôi. Chính vì thế, tôi đã trộm phép ngài để mua ơn nghĩa cho ngài. Tôi hy vọng là ngài sẽ rất hài lòng".
Về sau, Mạnh Thường Quân bị hàm oan và bị bãi quan, phải về nương náu tại đất Tiết. Dân chúng nơi đây nhớ ơn vị đại ân nhân đã tha nợ cho họ năm xưa, rủ nhau ra đón rước thật tưng bừng và thân mật. Mạnh Thường Quân vui sướng quay lại nói với Phùng Nguyên: "Nhà ngươi xem, chắc hẳn đây là cái ơn nghĩa mà trước đây nhà ngươi đã mua giùm cho ta!"
***
Dù hôm nay tôi cố hết sức bám trụ vào mặt đất nầy bằng cách củng cố thật vững địa vị của tôi, nắm ghì thật chặt chiếc ghế của tôi, ra sức thu gom thật nhiều tiền bạc, tài sản, ruộng vườn… thì mai đây, tôi cũng sẽ bị bứt ra khỏi cuộc đời nầy như chiếc lá lìa cành trong cơn gió mạnh…
Tất cả những gì tôi mua sắm được hôm nay, người khác sẽ sử dụng. Những gì tôi đang sở hữu sẽ thuộc về người khác… Còn lại gì cho tôi???
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy phải lấy của phù du để đổi lấy của đời đời và biết tận dụng những gì hiện có để mua sắm cho mình một chỗ ở vững bền cho tương lai. Cụ thể là hãy dùng những ân huệ Chúa ban như sức khoẻ, thời giờ, tài năng, trí tuệ, tiền bạc… để mua nghĩa, mua bè bạn, mua lấy một chỗ ở trong Nước Trời.
Người tôi tớ bất lương trong Tin Mừng hôm nay quả là rất khôn ngoan khi biết lợi dụng tài sản mà anh được người chủ trao cho quản lý tạm thời để mua lấy bạn hữu và mua lấy nơi ăn chốn ở cho mình trong những ngày khốn đốn.
Phùng Nguyên cũng đã rất khôn khéo khi dùng tiền bạc của chủ để mua ơn, mua nghĩa cho chủ mình, nhờ đó mà sau nầy ông cùng Mạnh Thường Quân được cùng chung hưởng trong lúc sa cơ.
Dù sao, đó cũng là những người có tầm nhìn xa. Họ như thuyền trưởng phát hiện được tảng băng từ xa, nên có đủ thời giờ quay mũi tàu thoát hiểm. Họ như người săn tìm ngọc quý, bán đi những gì tầm thường mình có để mua cho bằng được một viên ngọc tuyệt vời.
Còn tôi, vì nhìn không xa hơn sống mũi của mình, nên tôi vẫn khư khư ôm lấy của cải phù du, và dường như tôi vẫn muốn khăng khăng giữ lấy sự dại khờ nầy cho đến ngày tận số!
Lạy Chúa, xin cho Lời khôn ngoan của Chúa đánh thức con khỏi mê đắm những thứ phù phiếm đời nầy và biết khôn ngoan đánh đổi những thứ phù du để thu về những điều vĩnh cửu.
Thời Chiến Quốc, tại Nước Tề có một vị tướng quốc tài hoa lỗi lạc là Mạnh Thường Quân. Ông là người giàu có, lại có lòng nghĩa hiệp, hào phóng với hết mọi người. Trong nhà lúc nào cũng tấp nập khách thập phương thăm viếng chuyện trò. Danh tiếng Mạnh Thường Quân vang khắp các lân bang thời ấy.
Một hôm, Mạnh Thường Quân sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi lên đường, Phùng Nguyên hỏi Mạnh Thường Quân rằng: "Ngài có muốn tôi mua thứ gì bên đó về cho ngài không?" Mạnh Thường Quân trả lời: "Ngươi xem thứ gì nhà ta chưa có thì mua."
Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên triệu tập các con nợ của Mạnh Thường Quân lại và yêu cầu họ xuất trình giấy nợ. Sau khi nắm được số liệu giấy tờ, thay vì đòi họ thanh toán hết tiền gốc tiền lãi, Phùng Nguyên nhân danh Mạnh Thường Quân tuyên bố tha hết nợ cho dân và truyền cho các đầy tớ đem tất cả giấy nợ ra đốt sạch.
Thế là trong phút chốc, bao nhiêu nợ nần xưa nay biến tan theo làn khói; tất cả các con nợ thở phào nhẹ nhõm và ghi tâm khắc cốt ân đức của Mạnh Thường Quân.
Mấy hôm sau, thấy Phùng Nguyên trở về tay không, Mạnh Thường Quân hỏi: “Nhà ngươi đã thu được bao nhiêu tiền nợ? Đã mua được thứ gì?”
Phùng Nguyên trả lời: "Theo thiển ý của tôi thì trong nhà của ngài chẳng thiếu gì cả, có chăng là thiếu ơn nghĩa dành cho người túng cực mà thôi. Chính vì thế, tôi đã trộm phép ngài để mua ơn nghĩa cho ngài. Tôi hy vọng là ngài sẽ rất hài lòng".
Về sau, Mạnh Thường Quân bị hàm oan và bị bãi quan, phải về nương náu tại đất Tiết. Dân chúng nơi đây nhớ ơn vị đại ân nhân đã tha nợ cho họ năm xưa, rủ nhau ra đón rước thật tưng bừng và thân mật. Mạnh Thường Quân vui sướng quay lại nói với Phùng Nguyên: "Nhà ngươi xem, chắc hẳn đây là cái ơn nghĩa mà trước đây nhà ngươi đã mua giùm cho ta!"
***
Dù hôm nay tôi cố hết sức bám trụ vào mặt đất nầy bằng cách củng cố thật vững địa vị của tôi, nắm ghì thật chặt chiếc ghế của tôi, ra sức thu gom thật nhiều tiền bạc, tài sản, ruộng vườn… thì mai đây, tôi cũng sẽ bị bứt ra khỏi cuộc đời nầy như chiếc lá lìa cành trong cơn gió mạnh…
Tất cả những gì tôi mua sắm được hôm nay, người khác sẽ sử dụng. Những gì tôi đang sở hữu sẽ thuộc về người khác… Còn lại gì cho tôi???
Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy phải lấy của phù du để đổi lấy của đời đời và biết tận dụng những gì hiện có để mua sắm cho mình một chỗ ở vững bền cho tương lai. Cụ thể là hãy dùng những ân huệ Chúa ban như sức khoẻ, thời giờ, tài năng, trí tuệ, tiền bạc… để mua nghĩa, mua bè bạn, mua lấy một chỗ ở trong Nước Trời.
Người tôi tớ bất lương trong Tin Mừng hôm nay quả là rất khôn ngoan khi biết lợi dụng tài sản mà anh được người chủ trao cho quản lý tạm thời để mua lấy bạn hữu và mua lấy nơi ăn chốn ở cho mình trong những ngày khốn đốn.
Phùng Nguyên cũng đã rất khôn khéo khi dùng tiền bạc của chủ để mua ơn, mua nghĩa cho chủ mình, nhờ đó mà sau nầy ông cùng Mạnh Thường Quân được cùng chung hưởng trong lúc sa cơ.
Dù sao, đó cũng là những người có tầm nhìn xa. Họ như thuyền trưởng phát hiện được tảng băng từ xa, nên có đủ thời giờ quay mũi tàu thoát hiểm. Họ như người săn tìm ngọc quý, bán đi những gì tầm thường mình có để mua cho bằng được một viên ngọc tuyệt vời.
Còn tôi, vì nhìn không xa hơn sống mũi của mình, nên tôi vẫn khư khư ôm lấy của cải phù du, và dường như tôi vẫn muốn khăng khăng giữ lấy sự dại khờ nầy cho đến ngày tận số!
Lạy Chúa, xin cho Lời khôn ngoan của Chúa đánh thức con khỏi mê đắm những thứ phù phiếm đời nầy và biết khôn ngoan đánh đổi những thứ phù du để thu về những điều vĩnh cửu.
Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu Trong Đức Khiêm Nhường
Tuyết Mai
15:10 14/09/2010
Cách đây mấy ngày tôi tình cờ đến thăm một bà bạn già, chúng tôi gặp nhau hằng ngày trong trung tâm, mà bà là thành viên của hội người già, còn tôi là y tá của trung tâm, nhưng nay tôi đã xin nghỉ luôn vì tình trạng sức khoẻ không cho phép. Bà là người Bắc Ninh nấu ăn thật là ngon, rất hợp với khẩu vị của tôi. Hầu như ngày nào bà cũng đem thức ăn vào trung tâm để chia cho tôi một ít đem về nhà nhất là những món bắc kỳ tuyệt chiêu của bà. Đó cũng là lý do mà bà mời tôi đến nhà để đem hết mấy món ăn mà bà đã để dành cho tôi trên ngăn tủ đá. Một công hai ba việc, tôi cũng đến xin bà vài cuốn sách công giáo được nhiều người cho sau khi bà chịu phép Rửa Tội, vì bà là Tân Tòng. Bà không đọc được nhiều chỉ muốn giữ một sách kinh để dùng đọc hằng ngày mà thôi! Tôi hy vọng bà có được cuốn Kinh Thánh bao gồm cả Cựu Ước và Tân Ước để cho một người bạn hiện giờ cũng đang cần cho lớp Giáo Lý Tân Tòng.
Bà là bà góa rất lâu năm, ở một mình trên đất Mỹ này cũng lâu lắm rồi! Tiếng Anh bà nói cũng được lắm! Đủ để người Mỹ họ hiểu và trong mọi hoàn cảnh sống hằng ngày của bà. Hiện bà ở mướn trong một cái phòng tư nhân, nhà riêng của hai ông bà cố. Tôi nghe bà rất khen hai ông bà cố được lắm! Vì bà gần đây sức khoẻ rất yếu kém, cần có người dòm chừng để khi bà tắm rửa hay đi đứng trong nhà không ngại té ngã mà không ai hay biết. Tuy bà nấu nướng một mình trong một căn bếp được chủ nhà xây riêng đối diện với căn phòng của bà. Có lối đi vòng riêng ra ngoài đường nên cũng rất lịch sự. Thỉnh thoảng bà cũng hay chia sẻ những món ăn bà nấu, nhưng không biết có hợp với khẩu vị của chủ nhà hay không? Vì một người là dân bắc kỳ chính cống và một người là dân Huế chính cống, tôi chưa nghe bà bạn tôi chê trách ông bà cố bao giờ, thật tình là vậy! Và hằng tuần ông bà cố cho bà quá giang đến xem Lễ tại Ngôi Thánh Đường mà hai ông bà cố thường đi.
Nghe nói hằng đêm bà cũng có dự vào phần đọc kinh trong gia đình của ông bà cố nữa! Quả tốt đẹp thay! Bao nhiêu lần bà lên cơn cao máu thì đều có mặt của bà cố, nào là dầu gió để cạo gió, nào là nước chanh để giúp bà hạ áp huyết, v.v.v.... Mọi thứ đều hoàn toàn tốt đẹp. ... nhưng chỉ có một điều tôi nghe và chứng kiến tận mắt. ... mà nghe không "xuông" lỗ tai cho mấy!? Nếu điều tôi viết ra đây có động chạm đến ai xin vì sự Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu mà thông cảm cho điều tôi nghe khó chịu là như thế này thưa anh chị em, mà hy vọng rằng tôi không phải thành phần đạo đức giả, pharisêu, biệt phái, hay nhà thông luật mà bị Chúa lên án và mắng nhiếc khi xưa.
Tôi và bà bạn đang nhiều chuyện thì nghe tiếng bà cố lên tiếng bên ngoài cửa phòng vọng vô để cho bà vài trái lựu mới vừa hái ngoài vườn vô, bà bạn liền mời bà cố vào góp chuyện, và cũng lịch sự giới thiệu tôi với bà cố để bà cố biết tôi là ai?. Bà bạn liền thuật với bà cố là từ nãy đến giờ chúng tôi nói về chuyện đứa con gái lớn nhất của bà. Chuyện đau lòng đã làm cho bà bạn của tôi khóc sướt mướt suốt từ sáng đến giờ, té ra bao nhiêu năm trời, các con của bà chỉ xăm xoi vào gia tài của bà và số tiền bà hiện đang nắm giữ mà thôi! Tuy dù con cái của bà bên VN cũng rất khấm khá, nhất là cô chị cả hiện có 3 tiệm thuốc tây. Tình đời có trải qua cầu mới hay, hiểu được sự thật và cái tà tâm của cô con gái, bà đòi về VN để đòi cô con gái lớn tất cả số tiền nó đang giữ của bà, nhưng nó không trả mà còn bảo là bà ác, vì chồng nó vừa mới chết. Bà kể chuyện gia đình chồng của nó rất giầu có, nó kính trọng mẹ chồng của nó hơn bà, và la mẹ mình trước mặt mẹ chồng của nó!?. Làm mẹ ruột mang nặng đẻ đau, nuôi nấng cho thành tài, dựng vợ gả chồng đàng hoàng cho nó, mà bây giờ nó bất hiếu mà không đau lòng và đứt từng khúc ruột sao được!?.
Bà cố bây giờ mới góp chuyện vào khuyên bà bạn tôi đừng buồn chi nữa! Con bà cố hiện giờ đứa nào cũng giầu có và khá giả lắm! Đứa nào cũng làm lương gần $300,000 đô la, nhưng không nhờ được một đứa con nào! Chúng có ướm cho cha mẹ tiền nhưng bà cố không nhận vì không cảm thấy cần, và khuyên bà bạn tôi thôi đừng buồn giận và khóc lóc nữa! Hãy về VN một chuyến mà lấy hết tiền của bà mà qua đây mua sẵn một cái lỗ để chôn khi mà Chúa có gọi.
Rồi bà cố đang rảnh rỗi mới nói luôn chuyện của mình là hồi trước ông bà cố có tính kỹ lưỡng lắm trong vấn đề định về sống luôn ở VN tại Thủ Đức. Trong tay ông bà cố nếu có bán vài căn nhà bên Mỹ đây cũng là triệu phú chứ ít đâu. Nhưng suy đi tính lại thì nếu một trong hai người có chết, thì con cái cháu chắt chúng chẳng có về mà dự cái đám ma cho đầy đủ. Rồi về vấn đề sức khoẻ của hai ông bà là quan trọng nhất, có nơi đâu trên thế giới mà sướng cho bằng bị bệnh thì chính phủ lo cho thuốc men, có vào nhà thương thì chính phủ bao cho mọi thứ miễn phí, không tốn đến một đồng xu. Còn bên VN cần vào bệnh viện là phải có tiền ngay lập tức thì mới bảo toàn tánh mạng, còn thuốc men thì có chắc là không bị làm giả?.
Chứ về phần linh hồn đời đời thì bà cố rất quả quyết là nếu về VN sống thì họ chẳng sợ chi cả!? Ngoài sự sợ sức khoẻ không được bảo toàn, chứ nếu sinh sống bên VN thì hai ông bà có thiếu gì người hầu kẻ hạ. Bao nhiêu người cứ năn nỉ bà cố riết là về VN sống đi thì họ sẽ hầu hạ ông bà cố suốt đời!? Bà cố còn nói thêm là bên VN nơi bà cố ở trước đây ai mà chẳng biết tiếng của hai ông bà cố? Có chuyện gì thì cả một họ đạo sẽ đọc kinh sớm tối cho hai ông bà cố, sẽ bảo đảm linh hồn được lên Thiên Đàng!?.
Sự thật từ trước đến nay tôi quen biết rất nhiều ông bà cố, nhưng chưa thấy ai chắc chắn lắm về phần linh hồn của mình khi được Chúa Gọi? Có ông bà cố cứ năn nỉ tôi là cô làm ơn đừng gọi tôi thế! Và tôi cũng chẳng biết là ông bà cố của Linh Mục nào? Nếu tôi thấy họ thật tình thì tôi cũng chỉ bảo với họ là con quen miệng rồi, và gọi vậy là để ông bà cố "Cố Gắng" cầu nguyện thêm cho Lm. của các ngài hơn ý mà!.
Đồng ý rằng đức tin của riêng mình dành cho Thiên Chúa có tuyệt đối chăng nữa! Vì có đức tin vững mạnh chúng ta mới có thể thi hành điều Thánh Ý của Thiên Chúa? Nhưng với tâm tình khiêm nhường vẫn là tấm gương tốt lành hơn cho mọi người noi theo!? Thiển ý của tôi là vậy! Vì Thiên Chúa thì nhân lành và khiêm nhường vô cùng, đã bỏ Trời cao, xuống thế làm người, mặc xác phàm, chết trên Thánh Giá, để Cứu Chuộc cho toàn thể nhân loại.
Để Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu! Toàn thể nhân loại chúng con xin phủ phục trước Thiên Nhan Ngài, hạ mình thật thấp vì chúng con tất cả chỉ là tội nhân không hơn không kém trước Tôn Nhan Ngài. Xin cho tất cả chúng con sống trong khiêm hạ, để hòa mình cùng tất cả anh chị em chúng con, để biết thông cảm và sẻ chia hơn, để biết quên cái Tôi của mình, để xứng đáng làm con cái tốt lành của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mong được vậy lắm thay!. Amen.
Bà là bà góa rất lâu năm, ở một mình trên đất Mỹ này cũng lâu lắm rồi! Tiếng Anh bà nói cũng được lắm! Đủ để người Mỹ họ hiểu và trong mọi hoàn cảnh sống hằng ngày của bà. Hiện bà ở mướn trong một cái phòng tư nhân, nhà riêng của hai ông bà cố. Tôi nghe bà rất khen hai ông bà cố được lắm! Vì bà gần đây sức khoẻ rất yếu kém, cần có người dòm chừng để khi bà tắm rửa hay đi đứng trong nhà không ngại té ngã mà không ai hay biết. Tuy bà nấu nướng một mình trong một căn bếp được chủ nhà xây riêng đối diện với căn phòng của bà. Có lối đi vòng riêng ra ngoài đường nên cũng rất lịch sự. Thỉnh thoảng bà cũng hay chia sẻ những món ăn bà nấu, nhưng không biết có hợp với khẩu vị của chủ nhà hay không? Vì một người là dân bắc kỳ chính cống và một người là dân Huế chính cống, tôi chưa nghe bà bạn tôi chê trách ông bà cố bao giờ, thật tình là vậy! Và hằng tuần ông bà cố cho bà quá giang đến xem Lễ tại Ngôi Thánh Đường mà hai ông bà cố thường đi.
Nghe nói hằng đêm bà cũng có dự vào phần đọc kinh trong gia đình của ông bà cố nữa! Quả tốt đẹp thay! Bao nhiêu lần bà lên cơn cao máu thì đều có mặt của bà cố, nào là dầu gió để cạo gió, nào là nước chanh để giúp bà hạ áp huyết, v.v.v.... Mọi thứ đều hoàn toàn tốt đẹp. ... nhưng chỉ có một điều tôi nghe và chứng kiến tận mắt. ... mà nghe không "xuông" lỗ tai cho mấy!? Nếu điều tôi viết ra đây có động chạm đến ai xin vì sự Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu mà thông cảm cho điều tôi nghe khó chịu là như thế này thưa anh chị em, mà hy vọng rằng tôi không phải thành phần đạo đức giả, pharisêu, biệt phái, hay nhà thông luật mà bị Chúa lên án và mắng nhiếc khi xưa.
Tôi và bà bạn đang nhiều chuyện thì nghe tiếng bà cố lên tiếng bên ngoài cửa phòng vọng vô để cho bà vài trái lựu mới vừa hái ngoài vườn vô, bà bạn liền mời bà cố vào góp chuyện, và cũng lịch sự giới thiệu tôi với bà cố để bà cố biết tôi là ai?. Bà bạn liền thuật với bà cố là từ nãy đến giờ chúng tôi nói về chuyện đứa con gái lớn nhất của bà. Chuyện đau lòng đã làm cho bà bạn của tôi khóc sướt mướt suốt từ sáng đến giờ, té ra bao nhiêu năm trời, các con của bà chỉ xăm xoi vào gia tài của bà và số tiền bà hiện đang nắm giữ mà thôi! Tuy dù con cái của bà bên VN cũng rất khấm khá, nhất là cô chị cả hiện có 3 tiệm thuốc tây. Tình đời có trải qua cầu mới hay, hiểu được sự thật và cái tà tâm của cô con gái, bà đòi về VN để đòi cô con gái lớn tất cả số tiền nó đang giữ của bà, nhưng nó không trả mà còn bảo là bà ác, vì chồng nó vừa mới chết. Bà kể chuyện gia đình chồng của nó rất giầu có, nó kính trọng mẹ chồng của nó hơn bà, và la mẹ mình trước mặt mẹ chồng của nó!?. Làm mẹ ruột mang nặng đẻ đau, nuôi nấng cho thành tài, dựng vợ gả chồng đàng hoàng cho nó, mà bây giờ nó bất hiếu mà không đau lòng và đứt từng khúc ruột sao được!?.
Bà cố bây giờ mới góp chuyện vào khuyên bà bạn tôi đừng buồn chi nữa! Con bà cố hiện giờ đứa nào cũng giầu có và khá giả lắm! Đứa nào cũng làm lương gần $300,000 đô la, nhưng không nhờ được một đứa con nào! Chúng có ướm cho cha mẹ tiền nhưng bà cố không nhận vì không cảm thấy cần, và khuyên bà bạn tôi thôi đừng buồn giận và khóc lóc nữa! Hãy về VN một chuyến mà lấy hết tiền của bà mà qua đây mua sẵn một cái lỗ để chôn khi mà Chúa có gọi.
Rồi bà cố đang rảnh rỗi mới nói luôn chuyện của mình là hồi trước ông bà cố có tính kỹ lưỡng lắm trong vấn đề định về sống luôn ở VN tại Thủ Đức. Trong tay ông bà cố nếu có bán vài căn nhà bên Mỹ đây cũng là triệu phú chứ ít đâu. Nhưng suy đi tính lại thì nếu một trong hai người có chết, thì con cái cháu chắt chúng chẳng có về mà dự cái đám ma cho đầy đủ. Rồi về vấn đề sức khoẻ của hai ông bà là quan trọng nhất, có nơi đâu trên thế giới mà sướng cho bằng bị bệnh thì chính phủ lo cho thuốc men, có vào nhà thương thì chính phủ bao cho mọi thứ miễn phí, không tốn đến một đồng xu. Còn bên VN cần vào bệnh viện là phải có tiền ngay lập tức thì mới bảo toàn tánh mạng, còn thuốc men thì có chắc là không bị làm giả?.
Chứ về phần linh hồn đời đời thì bà cố rất quả quyết là nếu về VN sống thì họ chẳng sợ chi cả!? Ngoài sự sợ sức khoẻ không được bảo toàn, chứ nếu sinh sống bên VN thì hai ông bà có thiếu gì người hầu kẻ hạ. Bao nhiêu người cứ năn nỉ bà cố riết là về VN sống đi thì họ sẽ hầu hạ ông bà cố suốt đời!? Bà cố còn nói thêm là bên VN nơi bà cố ở trước đây ai mà chẳng biết tiếng của hai ông bà cố? Có chuyện gì thì cả một họ đạo sẽ đọc kinh sớm tối cho hai ông bà cố, sẽ bảo đảm linh hồn được lên Thiên Đàng!?.
Sự thật từ trước đến nay tôi quen biết rất nhiều ông bà cố, nhưng chưa thấy ai chắc chắn lắm về phần linh hồn của mình khi được Chúa Gọi? Có ông bà cố cứ năn nỉ tôi là cô làm ơn đừng gọi tôi thế! Và tôi cũng chẳng biết là ông bà cố của Linh Mục nào? Nếu tôi thấy họ thật tình thì tôi cũng chỉ bảo với họ là con quen miệng rồi, và gọi vậy là để ông bà cố "Cố Gắng" cầu nguyện thêm cho Lm. của các ngài hơn ý mà!.
Đồng ý rằng đức tin của riêng mình dành cho Thiên Chúa có tuyệt đối chăng nữa! Vì có đức tin vững mạnh chúng ta mới có thể thi hành điều Thánh Ý của Thiên Chúa? Nhưng với tâm tình khiêm nhường vẫn là tấm gương tốt lành hơn cho mọi người noi theo!? Thiển ý của tôi là vậy! Vì Thiên Chúa thì nhân lành và khiêm nhường vô cùng, đã bỏ Trời cao, xuống thế làm người, mặc xác phàm, chết trên Thánh Giá, để Cứu Chuộc cho toàn thể nhân loại.
Để Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu! Toàn thể nhân loại chúng con xin phủ phục trước Thiên Nhan Ngài, hạ mình thật thấp vì chúng con tất cả chỉ là tội nhân không hơn không kém trước Tôn Nhan Ngài. Xin cho tất cả chúng con sống trong khiêm hạ, để hòa mình cùng tất cả anh chị em chúng con, để biết thông cảm và sẻ chia hơn, để biết quên cái Tôi của mình, để xứng đáng làm con cái tốt lành của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mong được vậy lắm thay!. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:41 14/09/2010
CHÂN HƯƠNG CẢNG
Khi Hương Cảng (Hongkong) còn là đất của thực dân Anh thì có binh sĩ của nước Anh trú phòng ở đó.
Một hôm, một đội binh sĩ của nước Anh đi thuyền đến Hương Cảng để đổi quân, nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà không thể lập tức lên bờ, một số binh sĩ lưu lại trên thuyền thì có triệu chứng giữa ngón chân và bàn chân bị ruồng nát, nổi bọc nước, lột da, ngứa cách kỳ lạ. Bệnh về bệnh ngứa chân này thực ra rất phổ biến, nhưng các bác sĩ người nước Anh lại ngộ nhận cho là nhiễm một loại bệnh tật nào đó của đất Hương Cảng, do đó mà đặt tên cho nó là “chân Hương Cảng”.
Năm Dân Quốc mười bốn, bác sĩ người Anh Fu-ra-si-zai là người đầu tiên dùng từ “chân Hương Cảng” để phát biểu một bài luận văn trong “tạp chí hội y học Trung Hoa”, từ đó về sau, “chân Hương Cảng” thay thế cho “bệnh ngứa chân”.
Suy tư:
Bệnh tật thì có khắp nơi, từ bệnh thông thường như cảm mạo nhức đầu cho đến những bệnh sida, bệnh ung thư hoặc bệnh của thế kỷ là bệnh tiểu đường, cao huyết áp.v.v...tất cả đều đem lại những đau khổ cho con người.
Ăn cắp, hiếp dâm, kiêu ngạo, ghen ghét, tham ô tham nhũng hoặc các tội khác thì chỉ có một chữ “tội” mà thôi, nhưng tội thì được chia ra làm hai loại tội rõ ràng: tội nặng và tội nhẹ. Theo giáo lý Công Giáo dạy thì tội nặng là mất ơn nghĩa của Chúa, là linh hồn đã chết; tội nhẹ tuy chưa mất ơn Chúa, nhưng cũng nguy hiểm vì lâu dần sẽ làm cho con người chai lì với tội nhẹ và dễ dàng đi đến phạm tội nặng. Đó là những căn bệnh của tâm hồn, nếu không chữa trị thì sẽ lây lan và cuối cùng thì sẽ chết trong đau khổ vì mất đi ơn nghĩa của Chúa.
“Chân Hương Cảng” và “bệnh ngứa chân” thì cũng chỉ là một loại bệnh mà thôi, làm cho người mắc bệnh chân ngứa khó chịu vô cùng. Tội nặng hay tội nhẹ cũng đều là tội làm cho tâm hồn con người ta không được bình an và hạnh phúc...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Khi Hương Cảng (Hongkong) còn là đất của thực dân Anh thì có binh sĩ của nước Anh trú phòng ở đó.
Một hôm, một đội binh sĩ của nước Anh đi thuyền đến Hương Cảng để đổi quân, nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà không thể lập tức lên bờ, một số binh sĩ lưu lại trên thuyền thì có triệu chứng giữa ngón chân và bàn chân bị ruồng nát, nổi bọc nước, lột da, ngứa cách kỳ lạ. Bệnh về bệnh ngứa chân này thực ra rất phổ biến, nhưng các bác sĩ người nước Anh lại ngộ nhận cho là nhiễm một loại bệnh tật nào đó của đất Hương Cảng, do đó mà đặt tên cho nó là “chân Hương Cảng”.
Năm Dân Quốc mười bốn, bác sĩ người Anh Fu-ra-si-zai là người đầu tiên dùng từ “chân Hương Cảng” để phát biểu một bài luận văn trong “tạp chí hội y học Trung Hoa”, từ đó về sau, “chân Hương Cảng” thay thế cho “bệnh ngứa chân”.
Suy tư:
Bệnh tật thì có khắp nơi, từ bệnh thông thường như cảm mạo nhức đầu cho đến những bệnh sida, bệnh ung thư hoặc bệnh của thế kỷ là bệnh tiểu đường, cao huyết áp.v.v...tất cả đều đem lại những đau khổ cho con người.
Ăn cắp, hiếp dâm, kiêu ngạo, ghen ghét, tham ô tham nhũng hoặc các tội khác thì chỉ có một chữ “tội” mà thôi, nhưng tội thì được chia ra làm hai loại tội rõ ràng: tội nặng và tội nhẹ. Theo giáo lý Công Giáo dạy thì tội nặng là mất ơn nghĩa của Chúa, là linh hồn đã chết; tội nhẹ tuy chưa mất ơn Chúa, nhưng cũng nguy hiểm vì lâu dần sẽ làm cho con người chai lì với tội nhẹ và dễ dàng đi đến phạm tội nặng. Đó là những căn bệnh của tâm hồn, nếu không chữa trị thì sẽ lây lan và cuối cùng thì sẽ chết trong đau khổ vì mất đi ơn nghĩa của Chúa.
“Chân Hương Cảng” và “bệnh ngứa chân” thì cũng chỉ là một loại bệnh mà thôi, làm cho người mắc bệnh chân ngứa khó chịu vô cùng. Tội nặng hay tội nhẹ cũng đều là tội làm cho tâm hồn con người ta không được bình an và hạnh phúc...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:42 14/09/2010
N2T |
31. Các bạn nên coi việc giữ chay là tình trạng khỏe mạnh, tiết chế ăn uống để thuần phục xác thịt của anh em.
(Thánh Augustinus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:43 14/09/2010
N2T |
523. Lực phán đoán là một loại năng lực suy nghĩ linh hoạt có tính đàn hồi.
Thánh Giá Chúa Giêsu và năm học mới
Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
21:16 14/09/2010
Khi vào phòng học, bất cứ phòng học nào, tôi có thói quen nhìn lên tường phía trên bảng đen. Trước kia thường là hình ông Hồ chí Minh trong lớp, bây giờ có nơi vẫn treo hình ấy, có nơi không treo gì, có nơi treo chiếc đồng hồ tròn to. Chỉ khi vào phòng học giáo lý, tôi mới ấm lòng khi nhìn thấy Thánh Giá Chúa Giêsu. Tuy nhiên, ở nhiều trường nhà nước hiện nay, người ta còn thấy hình Thánh Giá trên những hoa văn trang trí, vì trường do nhà nước lấy của Giáo Hội Công Giáo trước kia.
Năm học mới, các em bắt đầu với giá trị nào? Điều gì định hướng cho một năm học? Thật khó xác định. Nhiều trường treo khẩu hiệu: quyết không gian lận khi thi cử. Treo khẩu hiệu như thế có nghĩa là từ trước đến nay vẫn gian lận. "Quyết không...", ai quyết? Và cái gì giữ cho các em không gian lận?
Chiều nay một cô sinh viên nói với tôi: "Đa số các bạn lớp em có biểu hiện sau này sẽ tham nhũng thầy ơi". Tôi ngạc nhiên tưởng là các bạn lớp ấy đánh bài hay ăn gian tiền bạc. Cô học trò giải thích: "Vì thấy các bạn ấy làm bài cứ quay cóp". Làm sao để "quyết tâm" và sửa đổi khi không nhìn thấy bóng Thánh Giá trên những nơi giáo dục như thế?
Giữa tháng 9, Giáo Hội mừng kính Thánh Giá Chúa Giêsu và mừng kính Lễ Mẹ Đau Thương dưới chân Thánh Giá ngay sau đó. Thánh Giá là niềm đau mà lại được mừng! Giáo Hội mừng là bởi vì Thánh Giá và Đau Khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Người đã trở thành triều thiên vinh quang và đã nên ơn cứu độ cho muôn đời.
Nhưng tại sao qua nhiều thế hệ và trong nhiều xã hội, Thánh Giá bị chống đối, bị loại trừ và bị công kích? Chúa Giêsu đã nhìn thấy trước điều ấy: "Bóng tối không chấp nhận ánh sáng". Thế gian sợ ánh sáng sẽ chiếu vào những gian ngoa và tàn độc của chúng. Và thế gian cũng sợ ánh sáng vì lòng ganh tị. Thế gian ganh tị vì thấy bóng Thánh giá uy nghi trên đồi cao. Thế gian ganh tị vì Chúa của Thánh Giá ngày càng kéo nhiều người lên. Khi con người được kéo lên, nhiều vị vua chúa ngã xuống và sự tàn ác bị đẩy lui.
Đức Maria dưới chân Thánh giá là hình ảnh đau thương nhất của cuộc đời. Lòng mẹ đau vì con của mình phải chết. Mẹ đau đớn hơn vì đó là con duy nhất. Mẹ đau thương hơn nữa vì con mình chết nhục nhã như một tội nhân trong khi con mình là Đấng Tối Cao. Mẹ càng đau đớn hơn nữa vì con mình bị bỏ rơi...
Nhưng hình ảnh đau thương nhất trần gian ấy lại trở thành mầu nhiệm Đồng Công Cứu Chuộc. Từ ngày ấy Danh thánh Maria gắn liền với Danh Giêsu, và hình ảnh Mẹ gắn liền với Thánh giá. Sự liên kết nhiệm mầu ấy tách tội lỗi ra khỏi nhân loại và sự liên kết nhiệm mầu ấy cũng tách con cái của ánh sáng ra khỏi thế gian xảo quyệt điêu ngoa. Lời Chúa báo trước "Ta đến để gây chia rẽ" bây giờ được thực hiện rõ ràng. Chia rẽ giữa ánh sáng và bóng tối, chia rẽ giữa tình yêu và gian tà. Dù người cùng gia đình, cùng đất nước, kể cả cùng Giáo Hội, nếu ai không chấp nhận ánh sáng thì cũng phải tách ra khỏi người thân yêu của mình.
Và do đó, khi nền giáo dục khai trừ Đức Giêsu và Thánh giá của Người, nền giáo dục ấy sẽ mất định hướng, sẽ loay hoay và sẽ đứng về phía bóng tối. Trong Thư Mục Vụ đầu năm học mới, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh viết: "Một thế giới coi nhẹ tôn giáo là một thế giới nhạt nhẽo! Một thế giới gạt bỏ Thượng Đế ra khỏi xã hội, gia đình và lòng người sẽ là một thế giới máy móc, một thế giới "không hồn"! Tôn giáo không phải là chìa khóa và đòn bẩy đưa con người và xã hội thăng tiến và thăng hoa sao?"
Cầu mong năm học mới đến, các em học sinh Công giáo biết nhận ra đâu là nguồn sáng thật cho cuộc đời mình, biết đặt các giá trị ở đúng nấc thang của nó và biết nhìn lên Thánh Giá Chúa Giêsu, để nhờ Mẹ Người, các em cố gắng học hành và khám phá ra những điều kỳ diệu Thiên Chúa thực hiện nơi em và nơi thế gian này.
Năm học mới, các em bắt đầu với giá trị nào? Điều gì định hướng cho một năm học? Thật khó xác định. Nhiều trường treo khẩu hiệu: quyết không gian lận khi thi cử. Treo khẩu hiệu như thế có nghĩa là từ trước đến nay vẫn gian lận. "Quyết không...", ai quyết? Và cái gì giữ cho các em không gian lận?
Chiều nay một cô sinh viên nói với tôi: "Đa số các bạn lớp em có biểu hiện sau này sẽ tham nhũng thầy ơi". Tôi ngạc nhiên tưởng là các bạn lớp ấy đánh bài hay ăn gian tiền bạc. Cô học trò giải thích: "Vì thấy các bạn ấy làm bài cứ quay cóp". Làm sao để "quyết tâm" và sửa đổi khi không nhìn thấy bóng Thánh Giá trên những nơi giáo dục như thế?
Giữa tháng 9, Giáo Hội mừng kính Thánh Giá Chúa Giêsu và mừng kính Lễ Mẹ Đau Thương dưới chân Thánh Giá ngay sau đó. Thánh Giá là niềm đau mà lại được mừng! Giáo Hội mừng là bởi vì Thánh Giá và Đau Khổ của Chúa Giêsu và Mẹ Người đã trở thành triều thiên vinh quang và đã nên ơn cứu độ cho muôn đời.
Nhưng tại sao qua nhiều thế hệ và trong nhiều xã hội, Thánh Giá bị chống đối, bị loại trừ và bị công kích? Chúa Giêsu đã nhìn thấy trước điều ấy: "Bóng tối không chấp nhận ánh sáng". Thế gian sợ ánh sáng sẽ chiếu vào những gian ngoa và tàn độc của chúng. Và thế gian cũng sợ ánh sáng vì lòng ganh tị. Thế gian ganh tị vì thấy bóng Thánh giá uy nghi trên đồi cao. Thế gian ganh tị vì Chúa của Thánh Giá ngày càng kéo nhiều người lên. Khi con người được kéo lên, nhiều vị vua chúa ngã xuống và sự tàn ác bị đẩy lui.
Đức Maria dưới chân Thánh giá là hình ảnh đau thương nhất của cuộc đời. Lòng mẹ đau vì con của mình phải chết. Mẹ đau đớn hơn vì đó là con duy nhất. Mẹ đau thương hơn nữa vì con mình chết nhục nhã như một tội nhân trong khi con mình là Đấng Tối Cao. Mẹ càng đau đớn hơn nữa vì con mình bị bỏ rơi...
Nhưng hình ảnh đau thương nhất trần gian ấy lại trở thành mầu nhiệm Đồng Công Cứu Chuộc. Từ ngày ấy Danh thánh Maria gắn liền với Danh Giêsu, và hình ảnh Mẹ gắn liền với Thánh giá. Sự liên kết nhiệm mầu ấy tách tội lỗi ra khỏi nhân loại và sự liên kết nhiệm mầu ấy cũng tách con cái của ánh sáng ra khỏi thế gian xảo quyệt điêu ngoa. Lời Chúa báo trước "Ta đến để gây chia rẽ" bây giờ được thực hiện rõ ràng. Chia rẽ giữa ánh sáng và bóng tối, chia rẽ giữa tình yêu và gian tà. Dù người cùng gia đình, cùng đất nước, kể cả cùng Giáo Hội, nếu ai không chấp nhận ánh sáng thì cũng phải tách ra khỏi người thân yêu của mình.
Và do đó, khi nền giáo dục khai trừ Đức Giêsu và Thánh giá của Người, nền giáo dục ấy sẽ mất định hướng, sẽ loay hoay và sẽ đứng về phía bóng tối. Trong Thư Mục Vụ đầu năm học mới, Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh viết: "Một thế giới coi nhẹ tôn giáo là một thế giới nhạt nhẽo! Một thế giới gạt bỏ Thượng Đế ra khỏi xã hội, gia đình và lòng người sẽ là một thế giới máy móc, một thế giới "không hồn"! Tôn giáo không phải là chìa khóa và đòn bẩy đưa con người và xã hội thăng tiến và thăng hoa sao?"
Cầu mong năm học mới đến, các em học sinh Công giáo biết nhận ra đâu là nguồn sáng thật cho cuộc đời mình, biết đặt các giá trị ở đúng nấc thang của nó và biết nhìn lên Thánh Giá Chúa Giêsu, để nhờ Mẹ Người, các em cố gắng học hành và khám phá ra những điều kỳ diệu Thiên Chúa thực hiện nơi em và nơi thế gian này.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dân số Công giáo Hoa kỳ: Sẽ Nâu nhiều hơn Trắng
Phụng Nghi
07:40 14/09/2010
Theo kết quả của những cuộc thăm dò mới đây về Giáo hội Công giáo Hoa kỳ do tổ chức CARA (Center for Applied Research in the Apostolate, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Hoạt động Tông đồ) thực hiện, người ta thấy có những thay đổi về thế hệ đang dần dần biến đổi dân số người Công giáo Mỹ. Một sự kết hợp những yếu tố di dân và tỷ lệ sinh sản khác biệt trong các nhóm thiểu số, nay đang làm cho căn tính chủng tộc và da mầu của dân số Công giáo đổi thay đáng kể theo từng thế hệ.
CARA thường xếp các người Công giáo Mỹ thành 4 thế hệ:
- “Thế hệ Trước Vatican II”: tuổi từ 68 trở lên vào năm 2010. Thế hệ này gồm những người sinh năm 1942 hoặc trước đó. Thành phần của thế hệ này bước vào tuổi thành nhân trước khi Công đồng Vatican II nhóm họp. Hiện nay số những người này chiếm 12% dân số Công giáo Mỹ.
- “Thế hệ Vatican II”: tuổi từ 50-67 vào năm 2010. Đây là những người được mệnh danh là “baby boomers”, sinh khoảng giữa những năm 1943 và 1960, một thời gian tăng trưởng mạnh mẽ về dân số và kinh tế. Thành phần của thế hệ này bước vào tuổi thành niên khi Công đồng Vatican II họp, và những năm học hỏi của họ trải dài trong khoảng thời gian có những đổi thay sâu xa trong Giáo hội. Hiện nay số giáo dân thuộc thế hệ này chiếm 31% dân số Công giáo Mỹ.
- “Thế hệ Sau Vatican II”: tuổi từ 29-49 vào năm 2010. Sinh trong khoảng giữa năm 1961 và 1981, thế hệ này đôi khi được các nhà nghiên cứu về dân số gọi là “Thế hệ X”, hay “baby busters”, không có kinh nghiệm sống về Giáo hội thời trước Công đồng Vatican II. Hiện nay số người thuộc thế hệ này chiếm 38% dân số Công giáo Hoa kỳ.
- “Thế hệ Millennial”: tuổi từ 18-28 vào năm 2010. Thế hệ này, sinh năm 1982 hay sau đó (đủ 18 tuổi tính đến năm 1992 để được kể là thành niên), là những người sống dưới các triều giáo hoàng Gioan Phaolô II và Benedict XVI. Vì một số còn ở chung với cha mẹ nên lối sống đạo thường liên quan chặt chẽ với gia đình. 19% số người thành niên Công giáo Hoa kỳ thuộc vào thế hệ này.
Biểu đồ dưới đây cho ta thấy các khác biệt giữa những nhóm này không chỉ giới hạn ở tuổi tác. Dựa theo những kết quả nhiều cuộc thăm dò mới đây của CARA cho thấy cứ 4 người Công giáo thuộc thế hệ lớn tuổi nhất, thì có tới 3 tự nhận là người Da trắng (không phải gốc Hispanic). Nhưng đối với thế hệ trẻ nhất những người đã thành niên, thì cứ 10 người, chỉ còn dưới 4 người tự nhận như thế.
Bảng so sánh tỷ lệ về chủng tộc người Công giáo thành niên ở Mỹ theo từng thế hệ
Xanh đậm: Da trắng (không phải là Hispanic)
Nâu: Người Hispanic hoặc Latino
Xanh lá: Da đen hay người Mỹ gốc Phi
Tím: Người Á châu/Dân đảoThái bình dương
Xanh lam: Người Da đỏ hay Thổ dân Mỹ
Vàng: Các nhóm khác
Những người Công giáo tự nhận là Da đen (hoặc Mỹ gốc Phi), Á châu (hoặc dân các đảo Thái bình dương,) Thổ dân Mỹ, xét theo các thế hệ, đều có một tỷ lệ rất giống nhau. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đáng kể nhất thấy được trong nhóm người Công giáo tự nhận là Hispanic (hoặc Latino): Thế hệ truớc Công đồng Vatican II, họ chỉ chiếm 15%, nay ở thế hệ Millennial, họ chiếm tới 54% dân số Công giáo Mỹ.
Vào những tháng ngày sắp tới, thấp thoáng ở chân trời, còn có một thế hệ thứ 5. Tuy không có luật lệ rõ ràng nào để phân chia các thế hệ, nhưng người ta thường chấp nhận rằng những trẻ em Công giáo sinh vào thời gian hiện nay không thuộc vào thế hệ Millennial (thế hệ này bắt đầu với những người sinh năm 1982 và chấm dứt với những người sinh khoảng năm 2002).
Đối với thế hệ Millennial, còn rất nhiều nghiên cứu phải thực hiện.
Thông thường, ta chỉ biết về những người trong lớp tuổi từ 18 hoặc lớn hơn qua những cuộc khảo sát. Do đó, khoảng phân nửa số người thuộc Thế hệ Millennial (những người sinh từ 1993 đến 2002) chưa phải là đối tượng trong các cuộc thăm dò. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy thành phần này trong lớp người thuộc Millennial hoặc thế hệ thứ 5 nay đang thành hình, sẽ làm thay đổi chiều hướng dẫn tới một tình trạng đa dạng hơn về mầu da và chủng tộc trong dân số Công giáo Hoa kỳ như hiện nay.
CARA thường xếp các người Công giáo Mỹ thành 4 thế hệ:
- “Thế hệ Trước Vatican II”: tuổi từ 68 trở lên vào năm 2010. Thế hệ này gồm những người sinh năm 1942 hoặc trước đó. Thành phần của thế hệ này bước vào tuổi thành nhân trước khi Công đồng Vatican II nhóm họp. Hiện nay số những người này chiếm 12% dân số Công giáo Mỹ.
- “Thế hệ Vatican II”: tuổi từ 50-67 vào năm 2010. Đây là những người được mệnh danh là “baby boomers”, sinh khoảng giữa những năm 1943 và 1960, một thời gian tăng trưởng mạnh mẽ về dân số và kinh tế. Thành phần của thế hệ này bước vào tuổi thành niên khi Công đồng Vatican II họp, và những năm học hỏi của họ trải dài trong khoảng thời gian có những đổi thay sâu xa trong Giáo hội. Hiện nay số giáo dân thuộc thế hệ này chiếm 31% dân số Công giáo Mỹ.
- “Thế hệ Sau Vatican II”: tuổi từ 29-49 vào năm 2010. Sinh trong khoảng giữa năm 1961 và 1981, thế hệ này đôi khi được các nhà nghiên cứu về dân số gọi là “Thế hệ X”, hay “baby busters”, không có kinh nghiệm sống về Giáo hội thời trước Công đồng Vatican II. Hiện nay số người thuộc thế hệ này chiếm 38% dân số Công giáo Hoa kỳ.
- “Thế hệ Millennial”: tuổi từ 18-28 vào năm 2010. Thế hệ này, sinh năm 1982 hay sau đó (đủ 18 tuổi tính đến năm 1992 để được kể là thành niên), là những người sống dưới các triều giáo hoàng Gioan Phaolô II và Benedict XVI. Vì một số còn ở chung với cha mẹ nên lối sống đạo thường liên quan chặt chẽ với gia đình. 19% số người thành niên Công giáo Hoa kỳ thuộc vào thế hệ này.
Biểu đồ dưới đây cho ta thấy các khác biệt giữa những nhóm này không chỉ giới hạn ở tuổi tác. Dựa theo những kết quả nhiều cuộc thăm dò mới đây của CARA cho thấy cứ 4 người Công giáo thuộc thế hệ lớn tuổi nhất, thì có tới 3 tự nhận là người Da trắng (không phải gốc Hispanic). Nhưng đối với thế hệ trẻ nhất những người đã thành niên, thì cứ 10 người, chỉ còn dưới 4 người tự nhận như thế.
Bảng so sánh tỷ lệ về chủng tộc người Công giáo thành niên ở Mỹ theo từng thế hệ
Xanh đậm: Da trắng (không phải là Hispanic)
Nâu: Người Hispanic hoặc Latino
Xanh lá: Da đen hay người Mỹ gốc Phi
Tím: Người Á châu/Dân đảoThái bình dương
Xanh lam: Người Da đỏ hay Thổ dân Mỹ
Vàng: Các nhóm khác
Những người Công giáo tự nhận là Da đen (hoặc Mỹ gốc Phi), Á châu (hoặc dân các đảo Thái bình dương,) Thổ dân Mỹ, xét theo các thế hệ, đều có một tỷ lệ rất giống nhau. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đáng kể nhất thấy được trong nhóm người Công giáo tự nhận là Hispanic (hoặc Latino): Thế hệ truớc Công đồng Vatican II, họ chỉ chiếm 15%, nay ở thế hệ Millennial, họ chiếm tới 54% dân số Công giáo Mỹ.
Vào những tháng ngày sắp tới, thấp thoáng ở chân trời, còn có một thế hệ thứ 5. Tuy không có luật lệ rõ ràng nào để phân chia các thế hệ, nhưng người ta thường chấp nhận rằng những trẻ em Công giáo sinh vào thời gian hiện nay không thuộc vào thế hệ Millennial (thế hệ này bắt đầu với những người sinh năm 1982 và chấm dứt với những người sinh khoảng năm 2002).
Đối với thế hệ Millennial, còn rất nhiều nghiên cứu phải thực hiện.
Thông thường, ta chỉ biết về những người trong lớp tuổi từ 18 hoặc lớn hơn qua những cuộc khảo sát. Do đó, khoảng phân nửa số người thuộc Thế hệ Millennial (những người sinh từ 1993 đến 2002) chưa phải là đối tượng trong các cuộc thăm dò. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy thành phần này trong lớp người thuộc Millennial hoặc thế hệ thứ 5 nay đang thành hình, sẽ làm thay đổi chiều hướng dẫn tới một tình trạng đa dạng hơn về mầu da và chủng tộc trong dân số Công giáo Hoa kỳ như hiện nay.
Ảnh hưởng của Chân phước John Henry Newman trên Đức Bênêđíctô XVI
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:43 14/09/2010
Ảnh hưởng của chân phước John Henry Newman trên Đức Bênêđíctô XVI
Từ ngày 16 đến ngày 19.9.2010, ĐTC Bênêđíctô XVI sẽ chính thức viếng thăm Vương Quốc Anh. Và cao điểm của chuyến tông du lịch sử này là lễ phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman (1801-1890).
ĐHY John Henry Newman là một trong những nhà thần học nổi tiếng và tân tiến nhất của Giáo Hội Công Giáo Anh vào lúc bấy giờ, vì thế ngài đã đóng một vai trò quyết định trong sự phát huy tư tưởng thần học của nhà thần học trẻ Joseph Ratzinger. Dĩ nhiên, bên cạnh HY Newman, còn có nhà thần học người Pháp Henri de Lubac SJ cũng đóng một vai trò không nhỏ trong tư tưởng J. Ratzinger.
Năm 1947, khi sinh viên Joseph Ratzinger bắt đầu theo học thần học, thì Alfred Läpple – người vừa được quân đội Anh trả tự do và là người hướng dẫn chương trình học của Joseph Ratzinger và các chủng sinh khác – vừa hoàn thành xong luận án tiến sĩ về đề tài „Quan niệm của Newman về lương tâm“. Läpple đã hướng dẫn J. Ratzinger và nhóm chủng sinh tiếp cận với tư tưởng thần học của HY John Henry Newman. Từ đó, ảnh hưởng của nhà thần học người Anh này đã chiếm dần một vị trí rất quan trọng trên sự phát triển tư tưởng thần học của sinh viên Joseph Ratzinger, của HY Jeseph Ratzinger und ngày nay của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Lương tâm là chiếc chìa khóa
Chủ đề cuộc Tông du Vương Quốc Anh của Đức Bênêđíctô được chọn theo câu khẩu hiệu của J.H. Newman: „Cor ad cor loquitur“: Con tim nói với con tim hay những cõi lòng cùng tâm sự với nhau. Theo kiểu nói của Thánh Kinh, thì từ „trái tim“ hay „lòng“ có thể đồng nghĩa với khả năng phân biệt tốt/xấu, phải/trái của con người mà người ta gọi là lương tri hay lương tâm. Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng câu khẩu hiệu „Cor ad cor loquitur“ còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa, chẳng hạn: người cha nói với con mình; Thiên Chúa nói với loài người; Thánh Tâm Chúa Giê-su nói với con tim loài người; Tôi nói với anh; Lương tâm nói với lương tâm. Nói tóm lại, câu khẩu hiệu muốn nói rằng lương tâm ĐTC Bênêđíctô nói với con tim của tất cả các tin hữu và với tất cả mọi người thiện tâm, khi lương tâm của Đức Thánh Cha được Chúa Thánh Linh hướng dẫn, vì chính ngài thực thi sứ mệnh Giáo Hoàng của mình trong Chúa Thánh Linh.
Chúng ta biết rằng „lương tâm“ là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng để có thể hiểu được cuộc sống và tư tưởng thần học của Gs. Joseph Ratzinger. Vì ngài là một người chỉ hành động theo lương tâm, và điều đó muốn nói rằng ngài là một người có được một đức can đảm nội tâm rất mạnh mẽ, luôn biết dũng cảm nói lên sự thật, chứ không chút sợ sệt trước bất cứ hậu quả nào, dù cho sự thật ấy có làm người nghe hài lòng hay phật ý, kể cả sự thù địch, và không chỉ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Quan điểm của ngài về vai trò trọng yếu của lương tâm trong sứ mệnh tìm kiếm sự thật và sự ngay chính – và qua đó, cả sự tìm kiếm một trật tự xã hội – là trung tâm điểm những ưu tư thần học của ngài. Do đó, nếu khi Gs. Joseph Ratzinger viết về đề tài lương tâm, về bản chất và sự tác động của lương tâm, ngài luôn nỗ lực tái khám phá ra ý nghĩa nguyên thủy của điều mà ĐHY Newman đã trình bày một cách hết sức rõ ràng và dứt khoát. Trong thế giới tân tiến và tục hóa ngày nay, hạn từ „lương tâm“ đã bị biến dạng quá nhiều, đến nỗi nó chỉ còn được coi như là sự „cảm hứng cá nhân“, chứ không còn là động lực cơ bản hướng dẫn mọi suy tư và mọi hoạt động của con người nữa. Hiện tượng này chắc chắn sẽ dẫn tới sự độc đoán khó tránh của chủ nghĩa tương đối về luân lý. Đây là điểm mà ĐHY niên trưởng Joseph Ratzinger đã phát biểu trong bài giảng của ngài trong Cơ Mật Viện các Đức Hồng Y trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005. Điều đó cũng muốn nói rằng qua bài giảng của vị Hồng Y niên trưởng của mình, các Đức Hồng Y trong Cơ Mật Viện lúc bấy giờ đã được nghe những suy tư về tư tưởng của ĐHY Henry Newman. Tại sao?
Chúng ta biết rằng, ĐHY John Henry Newman đã suốt đời can đảm tranh đấu chống lại chủ nghĩa tự do và những ảnh hưởng vô luân đầy nguy hiểm của nó. Đó là hiện tượng người ta đã chứng kiến khi những người bạo loạn trong Giáo Hội (Giáo sĩ cũng như giáo dân) thời hậu Công Đồng Vatican II ở Vương Quốc Anh cũng như ở nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng chủ nghĩa tự do như một lớp vỏ hấp dẫn để đòi hỏi một thứ tự do lương tâm tuyệt đối, hầu họ có thể biện minh cho sự loại bỏ các giáo huấn của Giáo Hội và truyền bá một thứ thần học tôn giáo mang tính cách đa phức, nghĩa là đối với những người này thì mọi tôn giáo đều ngang hàng và đồng hóa với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ là mỗi tôn giáo trình bày chân lý theo cách thức chuyên biệt riêng của mình mà thôi.
Vào năm 1879, khi ngài được trao mũ Hồng Y, Đức Henry Newman đã khẳng định: „Chủ nghĩa tự do trong tôn giáo là một học thuyết chủ trương hoàn toàn không có chân lý tôn giáo, quá lắm chỉ có một sự tuyên tín như như bao sự tuyên tín khác mà thôi.“ Như vậy, trên thực tế chủ nghĩa tự do là sự phủ nhận lương tâm không phải là khả năng, mà nhờ đó con người theo một nghĩa nào đó, có thể nhận thức được chân lý tuyệt đối. Dĩ nhiên, sự nhận thức được chân lý tuyệt đối qua lương tâm như thế cũng chỉ tương tự như khi người ta nhìn thấy một sự vật qua một lớp kính, chứ hoàn toàn không rõ ràng như khi người ta cầm sự vật ấy trong tay một cách thực tiễn. Điều đó muốn nói rằng để nhận thức được chân lý tuyệt đối một cách chắc chắn và chính xác, con người phải cần đến sự can thiệp của uy quyền siêu nhiên của Thiên Chúa, điều mà chủ nghĩa tự do phủ nhận.
Sự phê bình sắc bén của ĐHY Newman đối với chủ nghĩa tự do sẽ là điểm tựa cho sự nghiên cứu riêng của Đức Bênêđíctô XVI về bộ mặt tân thời của chủ nghĩa tự do ngày nay, một chủ nghĩa đã gây nên bao đổ vỡ mất mát trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, đó chính là chủ nghĩa tương đối hóa mọi luân lý cổ truyền. Ở đây, một điểm đáng ghi nhận là khi còn là Hồng Y, Đức Bênêđíctô đã có được những gợi ý của nhà thần học giáo dân nổi tiếng người Anh trong những phê bình của ngài đối với chủ nghĩa tự do luân lý, đó là tiến sĩ C.S. Lewis.
Ngày nay, Vương Quốc Anh là một xã hội đa văn hóa và đang chịu ảnh hưởng mỗi ngày một thêm trầm trọng của ý thức hệ thế tục, một ý thức hệ đang tìm mọi cách để dồn đẩy vấn đề tôn giáo nói chung vào phạm vi cá nhân, và nhất là trục xuất tất cả mọi ảnh hưởng Kitô giáo ra khỏi phạm vi công cộng, hầu có thể biện minh cho việc bảo đảm sự trật tự công cộng bằng những giá trị duy vật của mình. Và hiện tượng thế tục cực đoan này có thể đưa tới hai hậu quả khủng khiếp sau, đó là:
1) Tạo nên một khoảng trống thiếu vắng Thiên Chúa trong cuộc sống con người. Và để lấp đầy khoảng trống đó, hay nói cách khác, để chạy trốn thực tại vô nghĩa và trống rỗng, con người tìm kiếm sự an ủi nơi sự thỏa mãn nhục dục, nơi bạo lực và nơi các loại ma túy, trong đó kể cả sự tự tử hay giết hại người khác như một thú vui.
2) Và hậu quả thứ hai là để phản ngược lại quan niệm tôn giáo trước kia, họ chủ trương một thứ tôn giáo mới và hoàn toàn quá khích.
Đó là những hậu quả tất yếu. Bởi vì, một khi người ta loại trừ Thiên Chúa ra khỏi sự ý thức công cộng trong xã hội, thì chân lý, sự ngay chính và sự trung tín sẽ bị vùi lấp, con người sẽ mất hết nhân phẩm và niềm vui chân thật của mình, những điều mà theo kế hoạch của Thiên Chúa, ai ai cũng đều cảm nhận được trong tận đáy lòng mình.
Sự chối bó Thiên Chúa trên lý thuyết cũng như trong thực hành sẽ đưa dẫn tới một thế giới hoàn toàn thế tục, tức một thế giới tự cho mình là hoàn hảo tuyệt đối, vào trong sự chống đối không cần thiết ngược lại với đức tin. Đồng thời nó cũng đưa dẫn con người đến chỗ phủ nhận chân lý khách quan, và qua đó nó lại dẫn con người tới chủ nghĩa tương đối thuộc lãnh vực luân lý. Đó là hiện tượng đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trên một số đông các nhà trí thức ngày nay và ngay cả trên một số nhà thần học, những người cho rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới, nhiều hay ít, đều là những nẻo đường chân chính có thể dẫn đưa người ta đến cùng Thiên Chúa và sự cứu rỗi. Một sự khoan dung lệch lạc như thế, thì một phần nào đó có thể được coi là một phản ứng chống lại sự hiểu lầm rất phổ biến trước Công Đồng về tín điều cho rằng ngoài Giáo Hội không có sự cứu rỗi. Ngoài ra, theo một phần nào đó, thì sự khoan dung đó là một sự diễn giải sai lạc các giáo lý của Công Đồng Vatican II về tương quan với các tôn giáo khác ngoài Giáo Hội Công Giáo – mặc dù sự diễn giải ấy được một số người yêu thích – khi cho rằng ý niệm sai lạc „Kitô giáo nặc danh“ (anonymes Christentum) của Karl Rahner là của chính Công Đồng.
Cả hai hậu quả trên chắc chắn sẽ dẫn tới một „chủ nghĩa tự do trong tôn giáo“, một điều mà ĐHY Newman đã từng nghiêm ngặt lên án. Nhưng trong nền văn hóa ngày nay với sự ngự trị của chủ nghĩa tương đối hóa luân lý, thì chủ nghĩa tự do ấy lại đang bùng tái phát và sống động trở lại hơn bao giờ hết. Và từ chỗ đó phát xuất một hậu quả tai hại khó tránh là làm tê liệt tinh thần truyền giáo, trong khi chính xã hội bị tục hóa, vật chất hóa và vô thần hóa ngày nay đang cần được Phúc Âm hóa hơn bao giờ hết.
Bởi vậy, trọng điểm của chuyến tông du của ĐTC Bênêđíctô XVI lần này tại Vương Quốc Anh phải là giúp các tín hữu Công Giáo, Anh Giáo cũng như những người thiện tâm tại Anh Quốc tái khám phá ra tinh thần hăng say truyền giáo ngay giữa đất nước họ. Để đạt tới trọng điểm này, có lẽ người ta đang chờ đợi nơi Đức Thanh Cha hai đường hướng, đó là:
1) Qua sứ điệp mà ngài sẽ mang đến cho dân tộc Anh với nội dung là chính xã hội tân tiến ngày càng cần phải giữ vững đức tin vào Đức Giê-su Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật, và chíng Người là Đấng duy nhất mang đến cho con người cũng như xã hội nhân loại sự giải thoát, sự cứu rỗi toàn diện.
2) Lễ nghi cử hành Phụng vụ của Giáo Hội là nguồn thực tiễn của sự giải thoát và niềm vui mừng nội tâm, được phát sinh qua sự gặp gỡ với Đức Kitô trong các phép Bí Tích.
Bên cạnh đó, các truyền thống phong phú Anh Quốc còn chứa đựng những giá trị nhân bản gương mẫu cho cả thế giới, chẳng hạn: Nền dân chủ lâu đời nhất thế giới của người Anh (Westminster là mẹ của các viện quốc hội trên thế giới), phong trào cải cách tư tưởng Tô Cách Lan (bắc Anh), cuộc cách mạng kỹ nghệ, v.v… Nhưng ngày nay, tất cả những giá trị chân chính đó của Anh Quốc đang phải đối mặt với sự đe dọa đầy nguy hiểm của chủ nghĩa tục hóa vô thần và chủ nghĩa tương đối hóa luân lý. Những hiện tượng ấy muốn nói lên điều gì?
Nền dân chủ chân chính cần tới lương tâm và sự tranh luận
Thật vậy, lương tâm và sự tranh luận là nguồn sống của một nền dân chủ chân chính cũng như của sự tìm kiếm sự công bằng. Cả hai cùng đặt cơ sở trên sự nhận thức được rằng trong xã hội con người có hai thực tại: cái sai khách quan và cái đúng khách quan. Trong những thập niên vừa qua, có lẽ người ta cũng đã nhận chân được hiện tượng phủ nhận cái đúng khách quan và không còn phân biệt được cái sai, nên đã dẫn tới điều mà Đức Gioan Phaolô II đã gọi là „văn hóa sự chết“. Và trong lãnh vực này với những gì tiêu cực từng xảy ra trong xã hội Anh, người ta có thể nói được rằng Anh Quốc là nước dẫn đầu.
Cuộc hội nghị tối cao của các Giám Mục Anh Giáo năm 1930 tại Lambeth đã đi đến sự nhất trí là sự dựa theo truyền thống Kitô giáo nói chung, việc ngừa thai theo phương pháp nhân tạo là hoàn toàn nghiêm cấm. Thế nhưng ngày nay, ngoài Giáo Hội Công giáo và Chính Thống ra, hầu như tất cả các cộng đồng Kitô giáo khác, trong số đó có cả Anh Giáo, đã cho phép các phương pháp ngừa thai nhân tạo. Và một khi việc ngừa thai nhân tạo đã được phép, thì việc đồng ý cho những người cùng đồng phái tính được phép luyến ái với nhau phải được coi là hậu quả tất yếu, như một cựu Tổng Giám Mục Canterbury (Anh Giáo) đã ghi nhận và dĩ nhiên chính ngài cũng đồng ý như vậy. Và cách đây chưa lâu, chính Đức TGM Rowan William (Anh Giáo) cũng đã tuyên bố một lập trường tương tự. Vào năm 1967, khi những cuộc phá thai „trong những trường hợp ngoại thường“ được cho phép, thì người ta đã cố tình bỏ qua không nói đến sự bất công cố hữu trong những trường hợp phá thai ấy và họ vẫn theo nguyên tắc để cho phép những cuộc phá thai đều đặn xảy ra. Và từ thái độ ấy, người ta đã tiến tới chỗ coi việc phá thai là một „quyền lợi“ như ta thấy ngày nay. Nhưng sự việc chưa dừng tại đó. Ngày nay người ta còn tìm cách hợp thức hóa những khảo nghiệm nguy hiểm trên các thai nhi, như việc nghiên cứu các tế bào sống để tạo nên con người hoàn toàn trong ống nghiệm, những hành động mà nền đạo đức luân lý chân chính của xã hội loài không thể chấp nhận được.
Thay vào đó, người ta đã trưng dẫn một mình sự ích lợi thực tiễn như là lý do đủ cho hành động của họ, tức để giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con, trong khi đó họ hoàn toàn không cần quan tâm tới những tính chất phản luân lý của hành động mình làm. Và đương nhiên, nếu có ai đưa ra những chống đối (thường là phát xuất từ những tín hữu Công Giáo chân chính), thì được coi như là một kẻ „quá bức xúc nóng nảy“ và phản ứng không hợp lý. Qua lá phiếu thuận của mình trong dự thảo hiến pháp hợp thức hóa việc phá thai, một số dân biểu đã loại bỏ Donum vitae, những giáo huấn của Tòa Thánh về đạo đức sinh học mà trước đây Đức HY Tổng trưởng thánh bộ Đức Tin Joseph Razinger đã cho công bố. Dĩ nhiên, trong vấn đề này Đức Bênêđíctô sẽ khó lòng nhận được sự đồng thuận của đa số các khán thính giả Anh.
Nhưng đàng khác, còn có những yếu tố văn hóa thầm kín khác sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định trong việc đón tiếp Đức Thánh Cha, mà rõ ràng nhất là thành kiến truyền thống đối với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô vốn tồn tại tại Anh Quốc từ xưa nay. Một thánh đố cơ bản mang tính cách văn hóa, mà những người Anh và những người Tô Cách Lan có chung là não trạng chống đối Giáo Hội Công Giáo, nhưng phần lớn chỉ là những suy tư và những hành động nông cạn trên mặt mà thôi. Tuy nhiên, những tư duy và hành động nông cạn ấy cũng không ít nguy hiểm, đến nỗi nhiều khi đã gây nên sự bùng nổ thái quá tại Anh Quốc trước một phát biểu hay một sắc lệnh nào đó phát đi từ Vatican.
Tuy nhiên, thái độ chống đối Giáo Hội Công Giáo ở Anh Quốc và ở Tô Cách Lan không giống nhau. Nói chung, ở Tô Cách Lan thái độ bài Công Giáo phát xuất từ sự xác tín mang nặng tính cách tôn giáo, trong khi đó thái độ ấy ở Anh Quốc lại mang màu sắc chính trị nhiều hơn. Bởi vậy, bình thường thì Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng Tô Các Lan trước, một nơi người Công giáo được coi là một thiểu số quan trọng, và tiếp đến là nơi Đức Thánh Cha sẽ gặp nữ hoàng Elisabeth tại dinh của nữ hoàng thuộc Tô Cách Lan.
Tuy chuyến tông du của Đức Thánh Cha ở cả hai nước (Anh Quốc và Tô Cách Lan) còn mang tính cách một cuộc viếng thăm cấp nhà nước hơn – chứ không chỉ là một cuộc tông du hoàn toàn mang tính cách mục vụ bình thường như cuộc tông du trước đây 30 năm của Đức Gioan Phalô II – nhưng nó cũng vẫn mang một ý nghĩa mục vụ rất quan trọng. Đặc biệt, tại Tô Cách Lan, sự hiện diện của Đức Thánh Cha còn mang một tính cách nhân bản khác nữa. Chúng ta biết rằng, trước đây giáo sư Joseph Ratzinger đã có mối tương giao rất thân hữu với một số rất lớn các nhà thần học thuộc phái Tin Lành Calvin ở Tô Cách Lan, nhất là với nhà thần học Karl Barth. Thêm vào đó, chính tư cách và sự uyên bác về tri thức của Đức Thánh Cha đã gây được một sự kính trọng sâu xa ở miền đất này, cũng sẽ tạo cho cuộc tông du này ở Tô Cách Lan gặp được nhiều thuận lợi.
Trong khi đó, ở Anh Quốc chuyến tông du của Đức Bênêđíctô sẽ thuần túy là một chuyến viếng thăm cấp nhà nước với những màu sắc và hình thức hùng tráng bên ngoài của nó. Nhưng có lẽ chính điều ấy tô điểm cho sự thành công của chuyến thăm chăng, vì qua đó sự lo sợ chuyến viếng thăm của một vị Giáo Hoàng đến từ Roma sẽ làm phai nhạt tinh thần cải cách của một số người chống đối cuộc tông du này. Chúng ta cũng đã biết rằng phong trào cải cách, hay nói cách khác, sự thiết lập Anh Giáo, một Giáo Hội tự trị, đã góp phần làm cho Anh Quốc thành một cường quốc, luôn trong tư thế cạnh tranh và cả sự tranh chấp chống lại các vương triều Công Giáo khác ở Âu Châu, nhất là các vua Pháp và Tây Ban Nha. Vì thế, ngay từ khởi đầu khi thành lập Giáo Hội tự trị ra khỏi Giáo Hội Roma, các triều đại tại Vương Quốc Anh luôn nghi ngờ sự trung thành của các tín hữu Công Giáo Anh dành cho họ, mặc dù các tín hữu Công Giáo Anh vẫn luôn dè dặt trong việc bày tỏ sự trung thành của họ với Đức Giáo Hoàng La Mã.
Nhưng đàng khác, với tư cách là một người luôn hành động theo lương tâm như họ thường biết đến, các tầng lớp dân Anh đang chờ đón Đức Bênêđíctô XVI như một mẫu gương sáng chói cho tất cả các nhà lãnh đạo. Họ hy vọng ngài sẽ thức tỉnh được lương tâm trách nhiệm và đức tin Kitô giáo của các nhà chính trị và các vị lãnh đạo Anh quốc, theo mẫu gương thánh Thomas Morus.
Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ đọc một bài phát biểu quan trọng tại tòa quốc hội Westminster cổ kính và thời danh, được xây dựng cách đây trên dưới 900 năm, nơi phát xuất nền dân chủ Anh quốc và đồng thời cũng là nơi từng xét xử Thomas Morus, một người đã can đảm hành động theo lương tâm đến hy sinh mạng sống mình để tranh đấu cho quyền tối thượng của Đấng Kế vị Thánh Phêrô. Vâng, trước khi bị hành hình, Thomas Morus đã tuyên bố: „Tôi chết như một tôi trung của đức vua, nhưng trước hết như một tôi tớ của Thiên Chúa.“ Suốt đời, thánh Thomas Morus đã tranh đấu cho công lý, và đòi hỏi mọi tranh chấp trong đời sống xã hội phải được giải quyết một cách công bằng và hợp lý, và ngài đã chiến thắng được sự cai trị hống hách và độc đoán của vua Henry VIII cũng như các người kế vị ông. Ngài đã vạch ra con đường tiến tới một nền dân chủ tân tiến như ngày nay, một nền dân chủ đặt cơ sở trên quy chế pháp trị, một nền dân chủ phải được dựa vào sự phân biệt phải/trái một cách khách quan qua một sự tranh luận tự do và một cuộc biểu quyết „fine-tuned“, một cuộc biểu quyết lành mạnh theo tiếng lương tâm của mỗi người.
Ngoài thánh Thomas Morus, còn có một nhân vật nổi danh khác, đó là Đức HY Reginald Pole, mà tư tưởng thần học của ngài đã có một ảnh hưởng không nhỏ trên chính Đức Bênêđíctô XVI. Đức HY Pole là một người bà con họ hàng với vua Henry VIII và là người đã soạn thảo tư tưởng thần học về ngôi vị Giáo Hoàng ngay trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng, mà ngài là một trong những vị nổi bật nhất để được bầu vào ngai tòa Thánh Phêrô. Được ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của các vị tử đạo người Anh, trong số đó có chính thân mẫu của ngài, Đức HY Pole đã phát huy nền thần học hết sức đặc biệt của ngài về quyền tối thượng của ngai tòa Thánh Phêrô qua các Đấng Kế Vị ở Roma. Theo ý kiến ngài, đối với các Đấng Đại Diện chân chính của Đức Kitô trong việc hướng dẫn Giáo Hội, ngai tòa Thánh Phêrô quả thực là một Thánh Giá. Uy quyển của ngai toà này đối với các quyền lực chính trị trần thế là một quyền lực của sự yếu kém, một quyền lực bám rễ sâu trong sự tuân phục của Đức Giáo Hoàng đối với Depositum fidei, đối với kho tàng các giá trị của đức tin, như đã được trao phó cho Giáo Hội gìn giữ và rao truyền.
Tuy nhiên, trong khi các quyền lực chính trị trần thế được thu hẹp và được giới hạn lại trong phạm vi quốc gia, thì quyền lực của Đức Giáo Hoàng mặc dù bất bạo lực và không nhờ vào sức mạnh quân sự lại bao trùm cả thế giới, bất phân biệt biên giới các quốc gia, các dân tộc, các nền văn hóa và cả các tôn giáo. Vâng, quyền lực của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô mang tính cách phổ quát, phổ quát như chính chân lý khách quan vậy, nguồn xuất phát của quyền lực ấy và đồng thời cũng là điều mà tất cả các Đấng Kế Vị Thánh Phêrô có sứ mệnh phải rao truyền và làm nhân chứng. Từ sứ mệnh rao truyền và tranh đấu cho chân lý ấy, tính cách làm nhân chứng của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô đã trở thành một đối kháng khó tránh khỏi giữa Giáo Hội Công Giáo và đa số các nhà nước trần thế. Hay nói một cách đơn giản hơn, Thánh Giá là một thực tại đã tiềm ẩn sẵn trong chức vị mỗi vị Đức Giáo Hoàng. Và trong hiện tại, Thánh Giá đối với Đức bênêđíctô XVI không chỉ là một chủ đề mang tính cách khoa học mà thôi. Cuộc viếng thăm cấp nhà nước của ngài tại Vương Quốc Anh còn là dịp để trình bày sức mạnh chiến thắng và sự vinh quang của Thánh Giá trong một xã hội muốn hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI là người tìm kiếm sự đối thoại
Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa thái độ của Đức Thánh Cha là một đối kháng mang tích chất khiêu khích đối với trào lưu tiêu cực hiện nay tại Anh Quốc, mặc dù những phát biểu và hành động của ngài có thể gây ra sự hiểu lầm và sự chống đối nào đó. Bởi vì, suốt cuộc đời, ngài luôn tìm kiếm sự đối thoại chân thành, cởi mở và thẳng thắn với tất cả mọi người thiện tâm, và nỗ lực xây dựng các nhịp cầu thông cảm trong sự đối kháng.
Cách đây chưa lâu, trên chuyến bay sang Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha đã bình luận về hiện tình văn hóa của thế giới Âu châu ngày nay: „Trong thế kỷ của biện chứng giữa chủ nghĩa thế tục và đức tin đã luôn có những người vẫn nỗ lực xây nên các nhịp cầu và tìm cách tạo nên sự đối thoại trong cuộc sống. Nhưng đáng tiếc là khuynh hướng chống đối và loại trừ nhau đã dành quyền thống trị. Ngày nay chúng ta nhận thấy rõ là sự biện chứng ấy cho ta một dịp may là chúng ta phải tìm cho ra được sự tổng hợp và một sự đối thoại phong phú và sâu xa. Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội đa văn hóa, và người ta nhìn thấy được rằng nếu không có chiều kích siêu việt của tôn giáo, thì một nền văn hóa thuần túy duy lý Âu Châu sẽ bất lực trong việc đối thoại với những nền văn hóa sâu rộng khác của nhân loại, là những nền văn hóa có chứa đựng tất cả chiều kích siêu việt của tôn giáo, tức chiều kích của bản thể con người.
Là cả một sự sai lầm khi quan niệm rằng chỉ có một lý trí thuần tuý và đi ngược lại lịch sử, một lý trí chỉ hiện hữu nội tại trong chính mình. Chúng ta luôn khám phá thêm được rằng lý trí chỉ mới đụng chạm tới một phần của con người và chỉ biểu lộ một tình huống lịch sử nhất định, chứ không phải là lý trí tự nội (die Vernunft an sich). Lý trí tự nội thì mở ra cho siêu việt tính, và chỉ trong sự gặp gỡ giữa thực tại siêu việt, đức tin và lý trí, thì con người mới tìm gặp được chính mình thực sự. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng trách nhiệm và sứ mệnh của Âu Châu trong tình huống này là tìm kiếm sự đối thoại và điều hợp đức tin và lý tính tân tiến lại trong một nhãn quan nhân chủng học duy nhất, một nhãn quan bao gồm trọn vẹn bản thể con người và qua đó tạo điều kiện cho sự truyền thông giữa các nền văn hóa nhân loại với nhau. Từ chỗ đó, tôi có thể nói được rằng sự hiện diện của chủ nghĩa thế tục (Sécularisme) là một điều bình thường, trong khi sự chia rẽ cũng như sự chống đối nhau giữa văn hóa và đức tin, mà chủ nghĩa thế tục đã gây ra, lại là một điều không bình thường và đòi phải được loại bỏ. Những thách đố to lớn ngày nay là cả hai phía, đức tin và văn hóa, cùng gặp gỡ nhau và qua đó mỗi bên cùng tìm gặp được căn tính thật sự của mình. Và như đã nói, đó phải là một sứ mệnh của Âu Châu và là một nhu cầu cấp bách của con người trong giai đoạn lịch sử ngày nay của chúng ta.“
Danh từ La-tinh của người bắc cầu là Pontifex (do chữ Pons: chiếc cầu, và chữ facere: kiến tạo). Nhưng trong chuyến tông du lần này tại Vương Quốc Anh, ĐTC Bênêđíctô XVI phải can đảm làm chứng cho chân lý đã giải thoát nhân loại. Dĩ nhiên, ngài cũng phải bắt tay tất cả mọi người, kể cả những người chống đối chuyến tông du lịch sử này của ngài. Vì trong mọi tình huống ngài luôn là Pontifex, là người bắc cầu của Đức Kitô.
Trong lần viếng thăm Vương Quốc Anh lần đầu tiên vào năm 1988, trong tư cách là Tổng trưởng Thánh Bô Đức Tin, Đức HY giáo sư Joseph Ratzinger đã công khai trình bày một bài nói chuyện tại đại học Cambridge về sự nguy hiểm của chủ thuyết hư vô (Nihilisme) đối với nhân loại hôm nay. Chúng ta biết rằng tại Anh quốc vào lúc bấy giờ ngài rất ít được yêu chuộng, và người ta đã từng gọi ngài là „con chó dữ của Thiên Chúa“ hay vị „Hồng Y xe tăng“. Mặc dù thế, khi ngài bước vào giảng đường đại học (để tưởng thưởng cho sự can đảm của ngài) cũng như sau khi ngài chấm dứt bài thuyết trình và ra về (để tưởng thưởng sứ điệp sâu xa của ngài) cả giảng đường chật ních người cùng đồng loạt đứng lên vổ tay khen ngợi.
Chắc chắn đó cũng sẽ là tính chất đặc thù của con người ĐTC Bênêđíctô XVI và của chuyến tông du cấp nhà nước sắp tới của ngài tại Vương quốc anh vậy.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần cùng đồng hành với Đức Thánh Cha trong mọi tư tưởng, lời nói và hành động của ngài trong suốt cuộc tông du quan trọng này, hầu trong tất cả chỉ vì: Ad majorem Dei Gloriam! Amen
___________________
1. Kể từ năm 1867, cứ vào khoảng 10 năm lại tổ chức một cuộc hội nghị qui tụ tất cả các Giám Mục thuộc Giáo Hội Anh giáo tại lâu đài Lambeth ở Luân Đôn để bàn thảo về các vấn đề của Giáo Hội.
2. Nhà vua Anh Quốc sẽ lập tức là thủ lãnh của Giáo phái Tô Cách Lan, một khi nhà vua hay nữ hoàng đi qua biên giới và đặt chân lên đất Tô Cách Lan.
Từ ngày 16 đến ngày 19.9.2010, ĐTC Bênêđíctô XVI sẽ chính thức viếng thăm Vương Quốc Anh. Và cao điểm của chuyến tông du lịch sử này là lễ phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman (1801-1890).
ĐHY John Henry Newman là một trong những nhà thần học nổi tiếng và tân tiến nhất của Giáo Hội Công Giáo Anh vào lúc bấy giờ, vì thế ngài đã đóng một vai trò quyết định trong sự phát huy tư tưởng thần học của nhà thần học trẻ Joseph Ratzinger. Dĩ nhiên, bên cạnh HY Newman, còn có nhà thần học người Pháp Henri de Lubac SJ cũng đóng một vai trò không nhỏ trong tư tưởng J. Ratzinger.
Năm 1947, khi sinh viên Joseph Ratzinger bắt đầu theo học thần học, thì Alfred Läpple – người vừa được quân đội Anh trả tự do và là người hướng dẫn chương trình học của Joseph Ratzinger và các chủng sinh khác – vừa hoàn thành xong luận án tiến sĩ về đề tài „Quan niệm của Newman về lương tâm“. Läpple đã hướng dẫn J. Ratzinger và nhóm chủng sinh tiếp cận với tư tưởng thần học của HY John Henry Newman. Từ đó, ảnh hưởng của nhà thần học người Anh này đã chiếm dần một vị trí rất quan trọng trên sự phát triển tư tưởng thần học của sinh viên Joseph Ratzinger, của HY Jeseph Ratzinger und ngày nay của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.
Lương tâm là chiếc chìa khóa
Chủ đề cuộc Tông du Vương Quốc Anh của Đức Bênêđíctô được chọn theo câu khẩu hiệu của J.H. Newman: „Cor ad cor loquitur“: Con tim nói với con tim hay những cõi lòng cùng tâm sự với nhau. Theo kiểu nói của Thánh Kinh, thì từ „trái tim“ hay „lòng“ có thể đồng nghĩa với khả năng phân biệt tốt/xấu, phải/trái của con người mà người ta gọi là lương tri hay lương tâm. Theo thiển ý, tôi nghĩ rằng câu khẩu hiệu „Cor ad cor loquitur“ còn mang nhiều ý nghĩa khác nữa, chẳng hạn: người cha nói với con mình; Thiên Chúa nói với loài người; Thánh Tâm Chúa Giê-su nói với con tim loài người; Tôi nói với anh; Lương tâm nói với lương tâm. Nói tóm lại, câu khẩu hiệu muốn nói rằng lương tâm ĐTC Bênêđíctô nói với con tim của tất cả các tin hữu và với tất cả mọi người thiện tâm, khi lương tâm của Đức Thánh Cha được Chúa Thánh Linh hướng dẫn, vì chính ngài thực thi sứ mệnh Giáo Hoàng của mình trong Chúa Thánh Linh.
Chúng ta biết rằng „lương tâm“ là một trong những chiếc chìa khóa quan trọng để có thể hiểu được cuộc sống và tư tưởng thần học của Gs. Joseph Ratzinger. Vì ngài là một người chỉ hành động theo lương tâm, và điều đó muốn nói rằng ngài là một người có được một đức can đảm nội tâm rất mạnh mẽ, luôn biết dũng cảm nói lên sự thật, chứ không chút sợ sệt trước bất cứ hậu quả nào, dù cho sự thật ấy có làm người nghe hài lòng hay phật ý, kể cả sự thù địch, và không chỉ trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Quan điểm của ngài về vai trò trọng yếu của lương tâm trong sứ mệnh tìm kiếm sự thật và sự ngay chính – và qua đó, cả sự tìm kiếm một trật tự xã hội – là trung tâm điểm những ưu tư thần học của ngài. Do đó, nếu khi Gs. Joseph Ratzinger viết về đề tài lương tâm, về bản chất và sự tác động của lương tâm, ngài luôn nỗ lực tái khám phá ra ý nghĩa nguyên thủy của điều mà ĐHY Newman đã trình bày một cách hết sức rõ ràng và dứt khoát. Trong thế giới tân tiến và tục hóa ngày nay, hạn từ „lương tâm“ đã bị biến dạng quá nhiều, đến nỗi nó chỉ còn được coi như là sự „cảm hứng cá nhân“, chứ không còn là động lực cơ bản hướng dẫn mọi suy tư và mọi hoạt động của con người nữa. Hiện tượng này chắc chắn sẽ dẫn tới sự độc đoán khó tránh của chủ nghĩa tương đối về luân lý. Đây là điểm mà ĐHY niên trưởng Joseph Ratzinger đã phát biểu trong bài giảng của ngài trong Cơ Mật Viện các Đức Hồng Y trước khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng vào năm 2005. Điều đó cũng muốn nói rằng qua bài giảng của vị Hồng Y niên trưởng của mình, các Đức Hồng Y trong Cơ Mật Viện lúc bấy giờ đã được nghe những suy tư về tư tưởng của ĐHY Henry Newman. Tại sao?
Chúng ta biết rằng, ĐHY John Henry Newman đã suốt đời can đảm tranh đấu chống lại chủ nghĩa tự do và những ảnh hưởng vô luân đầy nguy hiểm của nó. Đó là hiện tượng người ta đã chứng kiến khi những người bạo loạn trong Giáo Hội (Giáo sĩ cũng như giáo dân) thời hậu Công Đồng Vatican II ở Vương Quốc Anh cũng như ở nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng chủ nghĩa tự do như một lớp vỏ hấp dẫn để đòi hỏi một thứ tự do lương tâm tuyệt đối, hầu họ có thể biện minh cho sự loại bỏ các giáo huấn của Giáo Hội và truyền bá một thứ thần học tôn giáo mang tính cách đa phức, nghĩa là đối với những người này thì mọi tôn giáo đều ngang hàng và đồng hóa với nhau, chỉ khác nhau ở chỗ là mỗi tôn giáo trình bày chân lý theo cách thức chuyên biệt riêng của mình mà thôi.
Vào năm 1879, khi ngài được trao mũ Hồng Y, Đức Henry Newman đã khẳng định: „Chủ nghĩa tự do trong tôn giáo là một học thuyết chủ trương hoàn toàn không có chân lý tôn giáo, quá lắm chỉ có một sự tuyên tín như như bao sự tuyên tín khác mà thôi.“ Như vậy, trên thực tế chủ nghĩa tự do là sự phủ nhận lương tâm không phải là khả năng, mà nhờ đó con người theo một nghĩa nào đó, có thể nhận thức được chân lý tuyệt đối. Dĩ nhiên, sự nhận thức được chân lý tuyệt đối qua lương tâm như thế cũng chỉ tương tự như khi người ta nhìn thấy một sự vật qua một lớp kính, chứ hoàn toàn không rõ ràng như khi người ta cầm sự vật ấy trong tay một cách thực tiễn. Điều đó muốn nói rằng để nhận thức được chân lý tuyệt đối một cách chắc chắn và chính xác, con người phải cần đến sự can thiệp của uy quyền siêu nhiên của Thiên Chúa, điều mà chủ nghĩa tự do phủ nhận.
Sự phê bình sắc bén của ĐHY Newman đối với chủ nghĩa tự do sẽ là điểm tựa cho sự nghiên cứu riêng của Đức Bênêđíctô XVI về bộ mặt tân thời của chủ nghĩa tự do ngày nay, một chủ nghĩa đã gây nên bao đổ vỡ mất mát trong Giáo Hội cũng như trong xã hội, đó chính là chủ nghĩa tương đối hóa mọi luân lý cổ truyền. Ở đây, một điểm đáng ghi nhận là khi còn là Hồng Y, Đức Bênêđíctô đã có được những gợi ý của nhà thần học giáo dân nổi tiếng người Anh trong những phê bình của ngài đối với chủ nghĩa tự do luân lý, đó là tiến sĩ C.S. Lewis.
Ngày nay, Vương Quốc Anh là một xã hội đa văn hóa và đang chịu ảnh hưởng mỗi ngày một thêm trầm trọng của ý thức hệ thế tục, một ý thức hệ đang tìm mọi cách để dồn đẩy vấn đề tôn giáo nói chung vào phạm vi cá nhân, và nhất là trục xuất tất cả mọi ảnh hưởng Kitô giáo ra khỏi phạm vi công cộng, hầu có thể biện minh cho việc bảo đảm sự trật tự công cộng bằng những giá trị duy vật của mình. Và hiện tượng thế tục cực đoan này có thể đưa tới hai hậu quả khủng khiếp sau, đó là:
1) Tạo nên một khoảng trống thiếu vắng Thiên Chúa trong cuộc sống con người. Và để lấp đầy khoảng trống đó, hay nói cách khác, để chạy trốn thực tại vô nghĩa và trống rỗng, con người tìm kiếm sự an ủi nơi sự thỏa mãn nhục dục, nơi bạo lực và nơi các loại ma túy, trong đó kể cả sự tự tử hay giết hại người khác như một thú vui.
2) Và hậu quả thứ hai là để phản ngược lại quan niệm tôn giáo trước kia, họ chủ trương một thứ tôn giáo mới và hoàn toàn quá khích.
Đó là những hậu quả tất yếu. Bởi vì, một khi người ta loại trừ Thiên Chúa ra khỏi sự ý thức công cộng trong xã hội, thì chân lý, sự ngay chính và sự trung tín sẽ bị vùi lấp, con người sẽ mất hết nhân phẩm và niềm vui chân thật của mình, những điều mà theo kế hoạch của Thiên Chúa, ai ai cũng đều cảm nhận được trong tận đáy lòng mình.
Sự chối bó Thiên Chúa trên lý thuyết cũng như trong thực hành sẽ đưa dẫn tới một thế giới hoàn toàn thế tục, tức một thế giới tự cho mình là hoàn hảo tuyệt đối, vào trong sự chống đối không cần thiết ngược lại với đức tin. Đồng thời nó cũng đưa dẫn con người đến chỗ phủ nhận chân lý khách quan, và qua đó nó lại dẫn con người tới chủ nghĩa tương đối thuộc lãnh vực luân lý. Đó là hiện tượng đã gây nên những ảnh hưởng không nhỏ trên một số đông các nhà trí thức ngày nay và ngay cả trên một số nhà thần học, những người cho rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới, nhiều hay ít, đều là những nẻo đường chân chính có thể dẫn đưa người ta đến cùng Thiên Chúa và sự cứu rỗi. Một sự khoan dung lệch lạc như thế, thì một phần nào đó có thể được coi là một phản ứng chống lại sự hiểu lầm rất phổ biến trước Công Đồng về tín điều cho rằng ngoài Giáo Hội không có sự cứu rỗi. Ngoài ra, theo một phần nào đó, thì sự khoan dung đó là một sự diễn giải sai lạc các giáo lý của Công Đồng Vatican II về tương quan với các tôn giáo khác ngoài Giáo Hội Công Giáo – mặc dù sự diễn giải ấy được một số người yêu thích – khi cho rằng ý niệm sai lạc „Kitô giáo nặc danh“ (anonymes Christentum) của Karl Rahner là của chính Công Đồng.
Cả hai hậu quả trên chắc chắn sẽ dẫn tới một „chủ nghĩa tự do trong tôn giáo“, một điều mà ĐHY Newman đã từng nghiêm ngặt lên án. Nhưng trong nền văn hóa ngày nay với sự ngự trị của chủ nghĩa tương đối hóa luân lý, thì chủ nghĩa tự do ấy lại đang bùng tái phát và sống động trở lại hơn bao giờ hết. Và từ chỗ đó phát xuất một hậu quả tai hại khó tránh là làm tê liệt tinh thần truyền giáo, trong khi chính xã hội bị tục hóa, vật chất hóa và vô thần hóa ngày nay đang cần được Phúc Âm hóa hơn bao giờ hết.
Bởi vậy, trọng điểm của chuyến tông du của ĐTC Bênêđíctô XVI lần này tại Vương Quốc Anh phải là giúp các tín hữu Công Giáo, Anh Giáo cũng như những người thiện tâm tại Anh Quốc tái khám phá ra tinh thần hăng say truyền giáo ngay giữa đất nước họ. Để đạt tới trọng điểm này, có lẽ người ta đang chờ đợi nơi Đức Thanh Cha hai đường hướng, đó là:
1) Qua sứ điệp mà ngài sẽ mang đến cho dân tộc Anh với nội dung là chính xã hội tân tiến ngày càng cần phải giữ vững đức tin vào Đức Giê-su Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật, và chíng Người là Đấng duy nhất mang đến cho con người cũng như xã hội nhân loại sự giải thoát, sự cứu rỗi toàn diện.
2) Lễ nghi cử hành Phụng vụ của Giáo Hội là nguồn thực tiễn của sự giải thoát và niềm vui mừng nội tâm, được phát sinh qua sự gặp gỡ với Đức Kitô trong các phép Bí Tích.
Bên cạnh đó, các truyền thống phong phú Anh Quốc còn chứa đựng những giá trị nhân bản gương mẫu cho cả thế giới, chẳng hạn: Nền dân chủ lâu đời nhất thế giới của người Anh (Westminster là mẹ của các viện quốc hội trên thế giới), phong trào cải cách tư tưởng Tô Cách Lan (bắc Anh), cuộc cách mạng kỹ nghệ, v.v… Nhưng ngày nay, tất cả những giá trị chân chính đó của Anh Quốc đang phải đối mặt với sự đe dọa đầy nguy hiểm của chủ nghĩa tục hóa vô thần và chủ nghĩa tương đối hóa luân lý. Những hiện tượng ấy muốn nói lên điều gì?
Nền dân chủ chân chính cần tới lương tâm và sự tranh luận
Thật vậy, lương tâm và sự tranh luận là nguồn sống của một nền dân chủ chân chính cũng như của sự tìm kiếm sự công bằng. Cả hai cùng đặt cơ sở trên sự nhận thức được rằng trong xã hội con người có hai thực tại: cái sai khách quan và cái đúng khách quan. Trong những thập niên vừa qua, có lẽ người ta cũng đã nhận chân được hiện tượng phủ nhận cái đúng khách quan và không còn phân biệt được cái sai, nên đã dẫn tới điều mà Đức Gioan Phaolô II đã gọi là „văn hóa sự chết“. Và trong lãnh vực này với những gì tiêu cực từng xảy ra trong xã hội Anh, người ta có thể nói được rằng Anh Quốc là nước dẫn đầu.
Cuộc hội nghị tối cao của các Giám Mục Anh Giáo năm 1930 tại Lambeth đã đi đến sự nhất trí là sự dựa theo truyền thống Kitô giáo nói chung, việc ngừa thai theo phương pháp nhân tạo là hoàn toàn nghiêm cấm. Thế nhưng ngày nay, ngoài Giáo Hội Công giáo và Chính Thống ra, hầu như tất cả các cộng đồng Kitô giáo khác, trong số đó có cả Anh Giáo, đã cho phép các phương pháp ngừa thai nhân tạo. Và một khi việc ngừa thai nhân tạo đã được phép, thì việc đồng ý cho những người cùng đồng phái tính được phép luyến ái với nhau phải được coi là hậu quả tất yếu, như một cựu Tổng Giám Mục Canterbury (Anh Giáo) đã ghi nhận và dĩ nhiên chính ngài cũng đồng ý như vậy. Và cách đây chưa lâu, chính Đức TGM Rowan William (Anh Giáo) cũng đã tuyên bố một lập trường tương tự. Vào năm 1967, khi những cuộc phá thai „trong những trường hợp ngoại thường“ được cho phép, thì người ta đã cố tình bỏ qua không nói đến sự bất công cố hữu trong những trường hợp phá thai ấy và họ vẫn theo nguyên tắc để cho phép những cuộc phá thai đều đặn xảy ra. Và từ thái độ ấy, người ta đã tiến tới chỗ coi việc phá thai là một „quyền lợi“ như ta thấy ngày nay. Nhưng sự việc chưa dừng tại đó. Ngày nay người ta còn tìm cách hợp thức hóa những khảo nghiệm nguy hiểm trên các thai nhi, như việc nghiên cứu các tế bào sống để tạo nên con người hoàn toàn trong ống nghiệm, những hành động mà nền đạo đức luân lý chân chính của xã hội loài không thể chấp nhận được.
Thay vào đó, người ta đã trưng dẫn một mình sự ích lợi thực tiễn như là lý do đủ cho hành động của họ, tức để giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể có con, trong khi đó họ hoàn toàn không cần quan tâm tới những tính chất phản luân lý của hành động mình làm. Và đương nhiên, nếu có ai đưa ra những chống đối (thường là phát xuất từ những tín hữu Công Giáo chân chính), thì được coi như là một kẻ „quá bức xúc nóng nảy“ và phản ứng không hợp lý. Qua lá phiếu thuận của mình trong dự thảo hiến pháp hợp thức hóa việc phá thai, một số dân biểu đã loại bỏ Donum vitae, những giáo huấn của Tòa Thánh về đạo đức sinh học mà trước đây Đức HY Tổng trưởng thánh bộ Đức Tin Joseph Razinger đã cho công bố. Dĩ nhiên, trong vấn đề này Đức Bênêđíctô sẽ khó lòng nhận được sự đồng thuận của đa số các khán thính giả Anh.
Nhưng đàng khác, còn có những yếu tố văn hóa thầm kín khác sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định trong việc đón tiếp Đức Thánh Cha, mà rõ ràng nhất là thành kiến truyền thống đối với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô vốn tồn tại tại Anh Quốc từ xưa nay. Một thánh đố cơ bản mang tính cách văn hóa, mà những người Anh và những người Tô Cách Lan có chung là não trạng chống đối Giáo Hội Công Giáo, nhưng phần lớn chỉ là những suy tư và những hành động nông cạn trên mặt mà thôi. Tuy nhiên, những tư duy và hành động nông cạn ấy cũng không ít nguy hiểm, đến nỗi nhiều khi đã gây nên sự bùng nổ thái quá tại Anh Quốc trước một phát biểu hay một sắc lệnh nào đó phát đi từ Vatican.
Tuy nhiên, thái độ chống đối Giáo Hội Công Giáo ở Anh Quốc và ở Tô Cách Lan không giống nhau. Nói chung, ở Tô Cách Lan thái độ bài Công Giáo phát xuất từ sự xác tín mang nặng tính cách tôn giáo, trong khi đó thái độ ấy ở Anh Quốc lại mang màu sắc chính trị nhiều hơn. Bởi vậy, bình thường thì Đức Thánh Cha sẽ thăm viếng Tô Các Lan trước, một nơi người Công giáo được coi là một thiểu số quan trọng, và tiếp đến là nơi Đức Thánh Cha sẽ gặp nữ hoàng Elisabeth tại dinh của nữ hoàng thuộc Tô Cách Lan.
Tuy chuyến tông du của Đức Thánh Cha ở cả hai nước (Anh Quốc và Tô Cách Lan) còn mang tính cách một cuộc viếng thăm cấp nhà nước hơn – chứ không chỉ là một cuộc tông du hoàn toàn mang tính cách mục vụ bình thường như cuộc tông du trước đây 30 năm của Đức Gioan Phalô II – nhưng nó cũng vẫn mang một ý nghĩa mục vụ rất quan trọng. Đặc biệt, tại Tô Cách Lan, sự hiện diện của Đức Thánh Cha còn mang một tính cách nhân bản khác nữa. Chúng ta biết rằng, trước đây giáo sư Joseph Ratzinger đã có mối tương giao rất thân hữu với một số rất lớn các nhà thần học thuộc phái Tin Lành Calvin ở Tô Cách Lan, nhất là với nhà thần học Karl Barth. Thêm vào đó, chính tư cách và sự uyên bác về tri thức của Đức Thánh Cha đã gây được một sự kính trọng sâu xa ở miền đất này, cũng sẽ tạo cho cuộc tông du này ở Tô Cách Lan gặp được nhiều thuận lợi.
Trong khi đó, ở Anh Quốc chuyến tông du của Đức Bênêđíctô sẽ thuần túy là một chuyến viếng thăm cấp nhà nước với những màu sắc và hình thức hùng tráng bên ngoài của nó. Nhưng có lẽ chính điều ấy tô điểm cho sự thành công của chuyến thăm chăng, vì qua đó sự lo sợ chuyến viếng thăm của một vị Giáo Hoàng đến từ Roma sẽ làm phai nhạt tinh thần cải cách của một số người chống đối cuộc tông du này. Chúng ta cũng đã biết rằng phong trào cải cách, hay nói cách khác, sự thiết lập Anh Giáo, một Giáo Hội tự trị, đã góp phần làm cho Anh Quốc thành một cường quốc, luôn trong tư thế cạnh tranh và cả sự tranh chấp chống lại các vương triều Công Giáo khác ở Âu Châu, nhất là các vua Pháp và Tây Ban Nha. Vì thế, ngay từ khởi đầu khi thành lập Giáo Hội tự trị ra khỏi Giáo Hội Roma, các triều đại tại Vương Quốc Anh luôn nghi ngờ sự trung thành của các tín hữu Công Giáo Anh dành cho họ, mặc dù các tín hữu Công Giáo Anh vẫn luôn dè dặt trong việc bày tỏ sự trung thành của họ với Đức Giáo Hoàng La Mã.
Nhưng đàng khác, với tư cách là một người luôn hành động theo lương tâm như họ thường biết đến, các tầng lớp dân Anh đang chờ đón Đức Bênêđíctô XVI như một mẫu gương sáng chói cho tất cả các nhà lãnh đạo. Họ hy vọng ngài sẽ thức tỉnh được lương tâm trách nhiệm và đức tin Kitô giáo của các nhà chính trị và các vị lãnh đạo Anh quốc, theo mẫu gương thánh Thomas Morus.
Theo chương trình, Đức Thánh Cha sẽ đọc một bài phát biểu quan trọng tại tòa quốc hội Westminster cổ kính và thời danh, được xây dựng cách đây trên dưới 900 năm, nơi phát xuất nền dân chủ Anh quốc và đồng thời cũng là nơi từng xét xử Thomas Morus, một người đã can đảm hành động theo lương tâm đến hy sinh mạng sống mình để tranh đấu cho quyền tối thượng của Đấng Kế vị Thánh Phêrô. Vâng, trước khi bị hành hình, Thomas Morus đã tuyên bố: „Tôi chết như một tôi trung của đức vua, nhưng trước hết như một tôi tớ của Thiên Chúa.“ Suốt đời, thánh Thomas Morus đã tranh đấu cho công lý, và đòi hỏi mọi tranh chấp trong đời sống xã hội phải được giải quyết một cách công bằng và hợp lý, và ngài đã chiến thắng được sự cai trị hống hách và độc đoán của vua Henry VIII cũng như các người kế vị ông. Ngài đã vạch ra con đường tiến tới một nền dân chủ tân tiến như ngày nay, một nền dân chủ đặt cơ sở trên quy chế pháp trị, một nền dân chủ phải được dựa vào sự phân biệt phải/trái một cách khách quan qua một sự tranh luận tự do và một cuộc biểu quyết „fine-tuned“, một cuộc biểu quyết lành mạnh theo tiếng lương tâm của mỗi người.
Ngoài thánh Thomas Morus, còn có một nhân vật nổi danh khác, đó là Đức HY Reginald Pole, mà tư tưởng thần học của ngài đã có một ảnh hưởng không nhỏ trên chính Đức Bênêđíctô XVI. Đức HY Pole là một người bà con họ hàng với vua Henry VIII và là người đã soạn thảo tư tưởng thần học về ngôi vị Giáo Hoàng ngay trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng, mà ngài là một trong những vị nổi bật nhất để được bầu vào ngai tòa Thánh Phêrô. Được ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của các vị tử đạo người Anh, trong số đó có chính thân mẫu của ngài, Đức HY Pole đã phát huy nền thần học hết sức đặc biệt của ngài về quyền tối thượng của ngai tòa Thánh Phêrô qua các Đấng Kế Vị ở Roma. Theo ý kiến ngài, đối với các Đấng Đại Diện chân chính của Đức Kitô trong việc hướng dẫn Giáo Hội, ngai tòa Thánh Phêrô quả thực là một Thánh Giá. Uy quyển của ngai toà này đối với các quyền lực chính trị trần thế là một quyền lực của sự yếu kém, một quyền lực bám rễ sâu trong sự tuân phục của Đức Giáo Hoàng đối với Depositum fidei, đối với kho tàng các giá trị của đức tin, như đã được trao phó cho Giáo Hội gìn giữ và rao truyền.
Tuy nhiên, trong khi các quyền lực chính trị trần thế được thu hẹp và được giới hạn lại trong phạm vi quốc gia, thì quyền lực của Đức Giáo Hoàng mặc dù bất bạo lực và không nhờ vào sức mạnh quân sự lại bao trùm cả thế giới, bất phân biệt biên giới các quốc gia, các dân tộc, các nền văn hóa và cả các tôn giáo. Vâng, quyền lực của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô mang tính cách phổ quát, phổ quát như chính chân lý khách quan vậy, nguồn xuất phát của quyền lực ấy và đồng thời cũng là điều mà tất cả các Đấng Kế Vị Thánh Phêrô có sứ mệnh phải rao truyền và làm nhân chứng. Từ sứ mệnh rao truyền và tranh đấu cho chân lý ấy, tính cách làm nhân chứng của Đấng Kế Vị Thánh Phêrô đã trở thành một đối kháng khó tránh khỏi giữa Giáo Hội Công Giáo và đa số các nhà nước trần thế. Hay nói một cách đơn giản hơn, Thánh Giá là một thực tại đã tiềm ẩn sẵn trong chức vị mỗi vị Đức Giáo Hoàng. Và trong hiện tại, Thánh Giá đối với Đức bênêđíctô XVI không chỉ là một chủ đề mang tính cách khoa học mà thôi. Cuộc viếng thăm cấp nhà nước của ngài tại Vương Quốc Anh còn là dịp để trình bày sức mạnh chiến thắng và sự vinh quang của Thánh Giá trong một xã hội muốn hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI là người tìm kiếm sự đối thoại
Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa thái độ của Đức Thánh Cha là một đối kháng mang tích chất khiêu khích đối với trào lưu tiêu cực hiện nay tại Anh Quốc, mặc dù những phát biểu và hành động của ngài có thể gây ra sự hiểu lầm và sự chống đối nào đó. Bởi vì, suốt cuộc đời, ngài luôn tìm kiếm sự đối thoại chân thành, cởi mở và thẳng thắn với tất cả mọi người thiện tâm, và nỗ lực xây dựng các nhịp cầu thông cảm trong sự đối kháng.
Cách đây chưa lâu, trên chuyến bay sang Bồ Đào Nha, Đức Thánh Cha đã bình luận về hiện tình văn hóa của thế giới Âu châu ngày nay: „Trong thế kỷ của biện chứng giữa chủ nghĩa thế tục và đức tin đã luôn có những người vẫn nỗ lực xây nên các nhịp cầu và tìm cách tạo nên sự đối thoại trong cuộc sống. Nhưng đáng tiếc là khuynh hướng chống đối và loại trừ nhau đã dành quyền thống trị. Ngày nay chúng ta nhận thấy rõ là sự biện chứng ấy cho ta một dịp may là chúng ta phải tìm cho ra được sự tổng hợp và một sự đối thoại phong phú và sâu xa. Tất cả chúng ta đang sống trong một xã hội đa văn hóa, và người ta nhìn thấy được rằng nếu không có chiều kích siêu việt của tôn giáo, thì một nền văn hóa thuần túy duy lý Âu Châu sẽ bất lực trong việc đối thoại với những nền văn hóa sâu rộng khác của nhân loại, là những nền văn hóa có chứa đựng tất cả chiều kích siêu việt của tôn giáo, tức chiều kích của bản thể con người.
Là cả một sự sai lầm khi quan niệm rằng chỉ có một lý trí thuần tuý và đi ngược lại lịch sử, một lý trí chỉ hiện hữu nội tại trong chính mình. Chúng ta luôn khám phá thêm được rằng lý trí chỉ mới đụng chạm tới một phần của con người và chỉ biểu lộ một tình huống lịch sử nhất định, chứ không phải là lý trí tự nội (die Vernunft an sich). Lý trí tự nội thì mở ra cho siêu việt tính, và chỉ trong sự gặp gỡ giữa thực tại siêu việt, đức tin và lý trí, thì con người mới tìm gặp được chính mình thực sự. Bởi vậy, tôi nghĩ rằng trách nhiệm và sứ mệnh của Âu Châu trong tình huống này là tìm kiếm sự đối thoại và điều hợp đức tin và lý tính tân tiến lại trong một nhãn quan nhân chủng học duy nhất, một nhãn quan bao gồm trọn vẹn bản thể con người và qua đó tạo điều kiện cho sự truyền thông giữa các nền văn hóa nhân loại với nhau. Từ chỗ đó, tôi có thể nói được rằng sự hiện diện của chủ nghĩa thế tục (Sécularisme) là một điều bình thường, trong khi sự chia rẽ cũng như sự chống đối nhau giữa văn hóa và đức tin, mà chủ nghĩa thế tục đã gây ra, lại là một điều không bình thường và đòi phải được loại bỏ. Những thách đố to lớn ngày nay là cả hai phía, đức tin và văn hóa, cùng gặp gỡ nhau và qua đó mỗi bên cùng tìm gặp được căn tính thật sự của mình. Và như đã nói, đó phải là một sứ mệnh của Âu Châu và là một nhu cầu cấp bách của con người trong giai đoạn lịch sử ngày nay của chúng ta.“
Danh từ La-tinh của người bắc cầu là Pontifex (do chữ Pons: chiếc cầu, và chữ facere: kiến tạo). Nhưng trong chuyến tông du lần này tại Vương Quốc Anh, ĐTC Bênêđíctô XVI phải can đảm làm chứng cho chân lý đã giải thoát nhân loại. Dĩ nhiên, ngài cũng phải bắt tay tất cả mọi người, kể cả những người chống đối chuyến tông du lịch sử này của ngài. Vì trong mọi tình huống ngài luôn là Pontifex, là người bắc cầu của Đức Kitô.
Trong lần viếng thăm Vương Quốc Anh lần đầu tiên vào năm 1988, trong tư cách là Tổng trưởng Thánh Bô Đức Tin, Đức HY giáo sư Joseph Ratzinger đã công khai trình bày một bài nói chuyện tại đại học Cambridge về sự nguy hiểm của chủ thuyết hư vô (Nihilisme) đối với nhân loại hôm nay. Chúng ta biết rằng tại Anh quốc vào lúc bấy giờ ngài rất ít được yêu chuộng, và người ta đã từng gọi ngài là „con chó dữ của Thiên Chúa“ hay vị „Hồng Y xe tăng“. Mặc dù thế, khi ngài bước vào giảng đường đại học (để tưởng thưởng cho sự can đảm của ngài) cũng như sau khi ngài chấm dứt bài thuyết trình và ra về (để tưởng thưởng sứ điệp sâu xa của ngài) cả giảng đường chật ních người cùng đồng loạt đứng lên vổ tay khen ngợi.
Chắc chắn đó cũng sẽ là tính chất đặc thù của con người ĐTC Bênêđíctô XVI và của chuyến tông du cấp nhà nước sắp tới của ngài tại Vương quốc anh vậy.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần cùng đồng hành với Đức Thánh Cha trong mọi tư tưởng, lời nói và hành động của ngài trong suốt cuộc tông du quan trọng này, hầu trong tất cả chỉ vì: Ad majorem Dei Gloriam! Amen
___________________
1. Kể từ năm 1867, cứ vào khoảng 10 năm lại tổ chức một cuộc hội nghị qui tụ tất cả các Giám Mục thuộc Giáo Hội Anh giáo tại lâu đài Lambeth ở Luân Đôn để bàn thảo về các vấn đề của Giáo Hội.
2. Nhà vua Anh Quốc sẽ lập tức là thủ lãnh của Giáo phái Tô Cách Lan, một khi nhà vua hay nữ hoàng đi qua biên giới và đặt chân lên đất Tô Cách Lan.
Chuyến công du mục vụ tới vương quốc Anh: Blog của giáo phận Westminster
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
09:45 14/09/2010
Chuyến công du mục vụ tới vương quốc Anh: Blog của giáo phận Westminster
„Chuyến công du của Đức Giáo Hoàng“ trực tuyến
Roma, thứ hai 13.09.2010 (Zenit) – Cơ quan truyền thông Fides ở Roma đã loan tin: Giáo phận Westminster vừa khai trương một Blog mới nhân dịp chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới Luân Đôn từ ngày 17 đến 18.09. 2010 sắp tới.
Blog này sẽ đăng tải hàng ngày các bài diễn văn, các chi tiết, các thông tin và các bình luận trực tiếp liên quan đến chuyến công du, đến các cuộc gặp gỡ hay đến các hoạt động của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Quý độc giả cũng có thể đọc các bài tường thuật và các lời chứng về cách thức mà toàn thể giáo phận chuẩn bị cho biến cố nói trên.
Bloc thông tin cập nhật này được nhiều tín hữu trong giáo phận đảm trách, với sự đồng thuận và cùng chịu trách nhiệm của tòa tổng giám mục. Blog cũng được mở rộng cho bất kỳ ai muốn gửi một bài viết hoặc kể lại một kinh nghiệm.
Bản tin đầu tiên liên quan đến bức hình ghép đá mầu về vua Tháng Đavít, sẽ được Đức Biển Đức làm phép ở nhà thờ chính tòa Wesminster, đã được đăng trên trang Blog mới này theo địa chỉ: http://www.rcdow.org.uk/papalvisit/blog/
„Chuyến công du của Đức Giáo Hoàng“ trực tuyến
Roma, thứ hai 13.09.2010 (Zenit) – Cơ quan truyền thông Fides ở Roma đã loan tin: Giáo phận Westminster vừa khai trương một Blog mới nhân dịp chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới Luân Đôn từ ngày 17 đến 18.09. 2010 sắp tới.
Blog này sẽ đăng tải hàng ngày các bài diễn văn, các chi tiết, các thông tin và các bình luận trực tiếp liên quan đến chuyến công du, đến các cuộc gặp gỡ hay đến các hoạt động của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI.
Quý độc giả cũng có thể đọc các bài tường thuật và các lời chứng về cách thức mà toàn thể giáo phận chuẩn bị cho biến cố nói trên.
Bloc thông tin cập nhật này được nhiều tín hữu trong giáo phận đảm trách, với sự đồng thuận và cùng chịu trách nhiệm của tòa tổng giám mục. Blog cũng được mở rộng cho bất kỳ ai muốn gửi một bài viết hoặc kể lại một kinh nghiệm.
Bản tin đầu tiên liên quan đến bức hình ghép đá mầu về vua Tháng Đavít, sẽ được Đức Biển Đức làm phép ở nhà thờ chính tòa Wesminster, đã được đăng trên trang Blog mới này theo địa chỉ: http://www.rcdow.org.uk/papalvisit/blog/
Đức Thánh Cha xin các tín hữu cầu nguyện cho cuộc viếng thăm của ngài ở Anh quốc
LM Trần Đức Anh OP
12:18 14/09/2010
CASTEL GANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 xin các tín hữu cầu nguyện cho cuộc viếng thăm sắp tới của ngài tại Anh quốc từ ngày 16 đến 19-9 tới đây.
Ngỏ lời với hàng ngàn tín hữu trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 12-9-2010 tại Castel Gandolfo, ĐTC nói: ”Anh chị em thân mến, thứ năm tới đây tôi sẽ đến Vương Quốc Thống nhất, tại đó tôi sẽ tôn phong ĐHY John Henry Newman lên bậc chân phước. Tôi xin tất cả mọi người tháp tùng tôi bằng lời cầu nguyện trong cuộc tông du này.
Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nói thêm rằng: ”Nhân cách và giáo huấn của ĐHY Newman có thể là một nguồn gợi hứng cho thời đại chúng ta và cho phong trào đại kết. Tôi cám ơn Anh chị em vì lời cầu nguyện cho cuộc viếng thăm này của tôi”.
ĐTC chia vui với các tín hữu thuộc tổng giáo phận Granada và nhiều miền khác ở Tây Ban Nha, vì sáng chúa nhật 12-9 đã cử hành lễ tôn phong chân phước cho Thầy Leopoldo de Alpandeira. ”Cuộc sống của tu huynh Capuchino đơn sơ và nhiệm nhặt này là một bài ca ngợi sự khiêm tốn và lòng tín thác nơi Thiên Chúa, và cũng là một mẫu gương sáng ngời về lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria chí thánh.. Tôi mời gọi tất cả mọi người noi gương chân phước mới, phụng sự Chúa với con tim chân thành, để chúng ta có thể cảm nghiệm tình yêu vô biên của Chúa đối với chúng ta và làm có thể yêu mến tất cả mọi người không phân biệt ai”.
Trước đó, trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng của chúa nhật thứ 24 thường niên về dụ ngôn lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa, qua việc đón tiếp người con trai hoang đàng trở về. ĐTC rút ra bài học này: ”Khi một người ý thức tính chất nghiêm trọng của tội lỗi mình, họ thường cảm thấy khó tin tưởng nơi lòng từ bi Chúa. Vi thế, qua dụ ngôn người con trai hoang đàng, Chúa Giêsu cho thấy Chúa Cha trên trời luôn mở rộng vòng tay chờ đợi chúng ta và đối với Ngài, mỗi người tội lỗi hoán cải, đều là một niềm vui lớn lao. Lời hứa đầy an ủi này củng cố tất cả chúng ta.”
ĐTC cũng nói đến thái độ phẫn nộ của người con cả vì sự tiếp đón trọng thể dành cho người em. Người cha vẫn ra gặp người con cả và tha thiết năn nỉ: ”Hỡi con, con luôn ở với cha và tất cả những gì của cha là của con” (Lc 15,31). Chỉ có đức tin mới có thể biến đổi lòng ích kỷ thành vui mừng và nối lại những quan hệ đúng đắn với tha nhân và với Thiên Chúa” (SD 12-9-2010)
Ngỏ lời với hàng ngàn tín hữu trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 12-9-2010 tại Castel Gandolfo, ĐTC nói: ”Anh chị em thân mến, thứ năm tới đây tôi sẽ đến Vương Quốc Thống nhất, tại đó tôi sẽ tôn phong ĐHY John Henry Newman lên bậc chân phước. Tôi xin tất cả mọi người tháp tùng tôi bằng lời cầu nguyện trong cuộc tông du này.
Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nói thêm rằng: ”Nhân cách và giáo huấn của ĐHY Newman có thể là một nguồn gợi hứng cho thời đại chúng ta và cho phong trào đại kết. Tôi cám ơn Anh chị em vì lời cầu nguyện cho cuộc viếng thăm này của tôi”.
ĐTC chia vui với các tín hữu thuộc tổng giáo phận Granada và nhiều miền khác ở Tây Ban Nha, vì sáng chúa nhật 12-9 đã cử hành lễ tôn phong chân phước cho Thầy Leopoldo de Alpandeira. ”Cuộc sống của tu huynh Capuchino đơn sơ và nhiệm nhặt này là một bài ca ngợi sự khiêm tốn và lòng tín thác nơi Thiên Chúa, và cũng là một mẫu gương sáng ngời về lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria chí thánh.. Tôi mời gọi tất cả mọi người noi gương chân phước mới, phụng sự Chúa với con tim chân thành, để chúng ta có thể cảm nghiệm tình yêu vô biên của Chúa đối với chúng ta và làm có thể yêu mến tất cả mọi người không phân biệt ai”.
Trước đó, trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã quảng diễn ý nghĩa bài Tin Mừng của chúa nhật thứ 24 thường niên về dụ ngôn lòng từ bi vô biên của Thiên Chúa, qua việc đón tiếp người con trai hoang đàng trở về. ĐTC rút ra bài học này: ”Khi một người ý thức tính chất nghiêm trọng của tội lỗi mình, họ thường cảm thấy khó tin tưởng nơi lòng từ bi Chúa. Vi thế, qua dụ ngôn người con trai hoang đàng, Chúa Giêsu cho thấy Chúa Cha trên trời luôn mở rộng vòng tay chờ đợi chúng ta và đối với Ngài, mỗi người tội lỗi hoán cải, đều là một niềm vui lớn lao. Lời hứa đầy an ủi này củng cố tất cả chúng ta.”
ĐTC cũng nói đến thái độ phẫn nộ của người con cả vì sự tiếp đón trọng thể dành cho người em. Người cha vẫn ra gặp người con cả và tha thiết năn nỉ: ”Hỡi con, con luôn ở với cha và tất cả những gì của cha là của con” (Lc 15,31). Chỉ có đức tin mới có thể biến đổi lòng ích kỷ thành vui mừng và nối lại những quan hệ đúng đắn với tha nhân và với Thiên Chúa” (SD 12-9-2010)
Đức Thánh Cha cảnh giác xã hội Đức đang đánh mất các giá trị Kitô
LM Trần Đức Anh OP
12:19 14/09/2010
CASTEL GANDOLFO. Sáng 13-9-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến tân đại sứ Đức cạnh Tòa Thánh, Ông Juergen Schmid, đến trình quốc thư. Ngài mạnh mẽ chống lại trào lưu xa lìa Thiên Chúa trong xã hội ngày nay.
Đại Sứ Schmid năm nay 64 tuổi (1946), nguyên là Đại Sứ Đức tại Liên bang Nga.
Trong diễn văn chào mừng Ông Đại Sứ mới, ĐTC nhắc đến mẫu gương của 4 LM người Đức tử đạo trong các trại tập trung của Đức Quốc xã và sắp được tôn phong chân phước trong thời gian tới đây, và ngài nhận định rằng: ”Khi chiêm ngắm các vị tử đạo này, chúng ta càng thấy rõ một số người, do xác tín đức tin Kitô, sẵn sàng hiến mạng sống cho đức tin, cho quyền được tự do thực hành tín ngưỡng của mình và cho tự do ngôn luận, cho hòa bình và phẩm giá con người. Ngày nay, chúng ta may mắn sống trong một xã hội tự do và dân chủ. Nhưng đồng thời chúng ta nhận thấy rằng nơi nhiều người ngày nay không có lòng gắn bó chặt chẽ như thế đối với tôn giáo, như các vị chứng nhân đức tin vừa nói. Chúng ta có thể tự hỏi ngày nay có còn những tín hữu Kitô bảo vệ đức tin của mình và không chấp nhận thái độ thỏa hiệp hay không. Người ta thay thế Thiên Chúa của Kitô giáo bằng một hữu thể tối cao, huyền bí và bất định, chỉ có một quan hệ mơ hồ với đời sống con người”.
ĐTC cảnh giác về những hậu quả nguy hại của sự bỏ niềm tin nơi Thiên Chúa ngôi vị. Người ta thay thế Ngài bằng một thứ thần không có ý muốn. ”Nếu một Thiên Chúa không có ý muốn riêng, thì thiện và ác rốt cục cũng không thể phân biệt được: thiện và ác không còn mâu thuẫn với nhau.. và như thế con người đánh mất sức mạnh luân lý và tình thần, vốn là điều rất cần thiết để phát triển toàn diện con người. Hoạt động xã hội ngày càng bị thống trị vì tư lợi hoặc những toán tính quyền hành, gây thiệt hại cho xã hội.
ĐTC cho biết Giáo Hội lo lắng nhận thấy một toan tính ngày càng lớn mạnh muốn loại bỏ quan niệm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình ra khỏi ý thức của xã hội. ”Hôn nhân là sự kết hiệp yêu thương lâu bền giữa một người nam và một người nữ, luôn hướng đến sự thông truyền sự sống con người. Một điều kiện của hôn nhân là thái độ sẵn sàng của hai người nam nữ duy trì quan hệ mãi mãi với nhau. Vì thế, cần phải có một sự trưởng thành của con người và một thái độ cơ bản về hiện sinh và xã hội: cần có một nền văn hóa về con người, và sự phát triển xã hội tùy thuộc nền văn hóa này.
ĐTC cho biết Giáo Hội không thể ủng hộ những sáng kiến luật pháp bao hàm sự đề cao giá trị của những kiểu mẫu hôn nhân và gia đình khác biệt. Những sáng kiến này góp phần làm suy yếu những nguyên tắc của luật tự nhiên và tương đối hóa toàn thể luật pháp, góp phần tạo nên sự lẫn lộn về các giá trị trong xã hội.
ĐTC không quên phê bình nhiều cơ quan truyền thông không tôn trọng sự thật và nói rằng: Việc xây dựng xã hội nhân bản đòi phải trung thành với sự thật.. Gần đây một số hiện tượng trong giới truyền thông làm cho người ta suy nghĩ: vì sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nên các cơ quan truyền thông tin rằng mình bị thúc đẩy phải thu hút sự chú ý tối đa. Sự chống đối và tương phản tạo nên tin tức nhiều khi gây thiệt hại cho tính chất xác thực của trình thuật. Tình trạng này đặc biệt khó khăn khi những nhân vật có thể giá bày tỏ lập trường công khai về những tin tức ấy mà không kiểm chứng tất cả các khía cạnh của vấn đề một cách thích hợp” (SD 13-9-2010)
Đại Sứ Schmid năm nay 64 tuổi (1946), nguyên là Đại Sứ Đức tại Liên bang Nga.
Trong diễn văn chào mừng Ông Đại Sứ mới, ĐTC nhắc đến mẫu gương của 4 LM người Đức tử đạo trong các trại tập trung của Đức Quốc xã và sắp được tôn phong chân phước trong thời gian tới đây, và ngài nhận định rằng: ”Khi chiêm ngắm các vị tử đạo này, chúng ta càng thấy rõ một số người, do xác tín đức tin Kitô, sẵn sàng hiến mạng sống cho đức tin, cho quyền được tự do thực hành tín ngưỡng của mình và cho tự do ngôn luận, cho hòa bình và phẩm giá con người. Ngày nay, chúng ta may mắn sống trong một xã hội tự do và dân chủ. Nhưng đồng thời chúng ta nhận thấy rằng nơi nhiều người ngày nay không có lòng gắn bó chặt chẽ như thế đối với tôn giáo, như các vị chứng nhân đức tin vừa nói. Chúng ta có thể tự hỏi ngày nay có còn những tín hữu Kitô bảo vệ đức tin của mình và không chấp nhận thái độ thỏa hiệp hay không. Người ta thay thế Thiên Chúa của Kitô giáo bằng một hữu thể tối cao, huyền bí và bất định, chỉ có một quan hệ mơ hồ với đời sống con người”.
ĐTC cảnh giác về những hậu quả nguy hại của sự bỏ niềm tin nơi Thiên Chúa ngôi vị. Người ta thay thế Ngài bằng một thứ thần không có ý muốn. ”Nếu một Thiên Chúa không có ý muốn riêng, thì thiện và ác rốt cục cũng không thể phân biệt được: thiện và ác không còn mâu thuẫn với nhau.. và như thế con người đánh mất sức mạnh luân lý và tình thần, vốn là điều rất cần thiết để phát triển toàn diện con người. Hoạt động xã hội ngày càng bị thống trị vì tư lợi hoặc những toán tính quyền hành, gây thiệt hại cho xã hội.
ĐTC cho biết Giáo Hội lo lắng nhận thấy một toan tính ngày càng lớn mạnh muốn loại bỏ quan niệm Kitô giáo về hôn nhân và gia đình ra khỏi ý thức của xã hội. ”Hôn nhân là sự kết hiệp yêu thương lâu bền giữa một người nam và một người nữ, luôn hướng đến sự thông truyền sự sống con người. Một điều kiện của hôn nhân là thái độ sẵn sàng của hai người nam nữ duy trì quan hệ mãi mãi với nhau. Vì thế, cần phải có một sự trưởng thành của con người và một thái độ cơ bản về hiện sinh và xã hội: cần có một nền văn hóa về con người, và sự phát triển xã hội tùy thuộc nền văn hóa này.
ĐTC cho biết Giáo Hội không thể ủng hộ những sáng kiến luật pháp bao hàm sự đề cao giá trị của những kiểu mẫu hôn nhân và gia đình khác biệt. Những sáng kiến này góp phần làm suy yếu những nguyên tắc của luật tự nhiên và tương đối hóa toàn thể luật pháp, góp phần tạo nên sự lẫn lộn về các giá trị trong xã hội.
ĐTC không quên phê bình nhiều cơ quan truyền thông không tôn trọng sự thật và nói rằng: Việc xây dựng xã hội nhân bản đòi phải trung thành với sự thật.. Gần đây một số hiện tượng trong giới truyền thông làm cho người ta suy nghĩ: vì sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, nên các cơ quan truyền thông tin rằng mình bị thúc đẩy phải thu hút sự chú ý tối đa. Sự chống đối và tương phản tạo nên tin tức nhiều khi gây thiệt hại cho tính chất xác thực của trình thuật. Tình trạng này đặc biệt khó khăn khi những nhân vật có thể giá bày tỏ lập trường công khai về những tin tức ấy mà không kiểm chứng tất cả các khía cạnh của vấn đề một cách thích hợp” (SD 13-9-2010)
Đức Hồng Y John Henry Newman
Linh Tiến Khải
12:20 14/09/2010
Phỏng vấn ông Sheridan Gilley về gương mặt của Đức Hồng Y John Henry Newman
Chúa Nhật 19-9 tới đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ phong Chân Phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman tại công viên Cofton trong thành phố Birmingham. Công viên này nằm gần nghĩa trang dòng Thánh Philippo Neri, nơi Đức Hồng Y John Henry Newman đã được an táng. Sau khi theo Công Giáo năm 1845, Đức Hồng Y Newman đã sống tại trung tâm này cho tới khi qua đời ngày 19-8-1890. Phòng của Đức Hồng Y hiện nay là một viện bảo tàng, mà Đức Thánh Cha cũng sẽ thăm viếng sau thánh lễ phong Chân Phước cho người.
Đấng Đáng Kính John Henry Newman sinh tại Luân Đôn ngày 21 tháng 2 năm 1801, là anh cả trong gia đình có 6 anh em. Thân phụ người là chủ ngân hàng, và thân mẫu thuộc dòng dõi Huguenot di cư sang Anh quốc. Được gửi học trong một trường có nền giáo dục cao tại Luân đôn, Newman chịu ảnh hưởng của một mục sư tin lành Calvin và năm 1816 theo Tin Lành. Năm sau đó anh gia nhập đại học Oxford, và năm 1824 trở thành phó tế tin lành. Năm 1828 mục sư Newman được chỉ định trông coi giáo xứ đại học St. Mary, đồng thời theo học triết và thần học tại đại học Oxford. Chính trong thời gian này mục sư thành lập ”Phong trào Oxford” để chống lại chủ thuyết duy tự do tôn giáo đang lan mạnh trong các môi trường đại học lúc bấy giờ.
Giữa các năm 1833-1841 Newman cùng với các bạn của phong trào cho phổ biến 90 bài khảo luận liên quan tới tình hình của Giáo Hội anh giáo cũng như nhiều vấn đề của Kitô giáo nói chung. Trong bài khảo luận cuối cùng mục sư Newman đề nghị một kiểu giải thích ”30 khoản về tôn giáo” phù hợp với giáo lý công giáo của Công Đồng Chung Trento. Lập tức mục sư bị đại học Oxford và 42 Giám Mục Anh giáo kết án.
Sau biến cố đó, mục sư Newman từ chức cha sở đại học, và năm 1842 rút lui về Littlemore, và bắt đầu viết tác phẩm ”Sự phát triển của giáo lý kitô”, nghiên cứu nguồn gốc Kitô giáo. Tác phẩm được in năm 1845, trong đó mục sư Newman kết luận rằng Giáo Hội công giáo ở bên phía có lý. Mgày mùng 9 tháng 10 cùng năm 1845, mục sư được Linh Mục Domenico Barberi, dòng Khổ Nạn, tiếp nhận vào Giáo Hội công giáo. Newman rời Oxford để về sống tại Birmingham. Sau một thời gian suy tư, người xin gia nhập dòng Thánh Philippo Neri, và năm 1847 được thụ phong Linh Mục công giáo tại Roma. Cha Newman thành lập tại Edgbaston gần Birmingham và tại Luân Đôn hai cộng đoàn đầu tiên của dòng thánh Philippo Neri bên Anh quốc.
Năm 1851 các Giám Mục công giáo Anh chỉ định cha Newman làm viện trưởng đại học công giáo mới thành lập tại Dublin, thủ đô Ailen. Cha đã thực sự giữ chức vụ này giữa các năm 1854-1858. Sau đó cha trở về Anh quốc để nghiên cứu và làm việc mục vụ. Năm 1879, lúc cha Newman được 80 tuổi, Đức Giáo Hoàng Leo XIII vinh thăng người làm Hồng Y, nhưng không tấn phong Giám Mục. Trong diễn văn nhận tước Hồng Y, Đức Hồng Y Newman mạnh mẽ lên án chủ thuyết duy tương đối và duy tự do trong lãnh vực tôn giáo, và người định nghĩa đó là ”một tai ương lớn”, ”một lầm lạc đang lan tràn như một bẫy sập chết người trên toàn thế giới”.
Đức Hồng Y John Henry Newman tiếp tục sinh hoạt viết lách cho tới năm 1885. Giáng Sinh năm 1889 người cử hành thánh lễ cuối cùng, và qua đời năm 1890 tại Edgbaston, Birmingham. Là thần học gia và triết gia lỗi lạc, Đức Hồng Y Newman được coi là một trong các nhà văn và là người bênh vực đức tin nổi tiếng nhất trong lịch sử Anh quốc. Vì sự độc đáo trong tư tưởng thần học và triết học, người được coi là một trong các ”người cha khiếm diện” của Công Đồng Chung Vaticăng II.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn sử gia Sheridan Gilley, tác giả cuốn tiểu sử của Đức Hồng Y Newman tựa đề ”Newman và thời đại của người”. Ông Gilley đã là giáo sư đại học Durham trong các năm 1978 tới 2002, và là một chuyên viên về Kitô giáo và căn tính Ailen trong thời đại của nữ hoàng Victoria. Ông đã viết nhiều bài khảo luận và đã diễn thuyết nhiều về Đức Hồng Y John Henry Newman.
Hỏi: Thưa giáo sư Gilley, tại sao Đức Hồng Y Newman lại quan trọng đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI như vậy, đến nỗi Đức Thánh Cha đã quyết định đích thân chủ sự lễ phong Chân Phước cho Người trong chuyến viếng thăm mục vụ Anh quốc?
Đáp: Lý do là vì Đức Hồng Y Newman là một trong các nhà thần học lớn nhất của thế kỷ XIX. Và tư tưởng cũng như hành động của Đức Hồng Y có âm hưởng rất lớn đối với dân chúng. Cố gắng của Đức Hồng Y trong việc tái công giáo hóa nước Anh, khởi sự từ đại học Oxford, nơi người dậy học, đã khơi đậy phản ứng rất rộng rãi trong dư luận công cộng.
Hỏi: Tại sao Đức Hồng Y Newman lại nổi tiếng tới độ các biến cố trong đời sống thiêng liêng cá nhân của người, chẳng hạn như sự kiện người từ Anh giáo theo Công giáo, lại đã trở thành biến cố công cộng, thưa giáo sư?
Đáp: Tôi nghĩ rằng rất nhiều người, vô thần cũng như tín hữu Anh giáo và Công giáo có thể tìm thấy nơi Đức Hồng Y Newman hình ảnh của chính mình: trước hết người đã là kẻ vô thần, rồi theo Anh giáo, sau đó gia nhập Giáo Hội công giáo. Chính tôi cũng đã là tín hữu Anh giáo, năm 1993 tôi gia nhập Giáo Hội công giáo, và tôi đã tìm thấy nơi Đức Hồng Y Newman rất nhiều vấn đề của mình. Ngoài ra, cũng phải ghi nhận sự kiện Đức Hồng Y là người có tài viết tuyệt diệu, và đã là người phổ biến tư tưởng lớn, và hàng ngàn người đã say mê đọc cuốn tiểu sử cuộc đời thiêng liêng do chính người viết tựa đề ”Bênh vực cho cuộc đời người”.
Hỏi: Như là thần học gia Đức Hồng Y Newman đã có tầm quan trọng nào, thưa giáo sư?
Đáp: Sự cao cả của thần học gia Newman đã là việc nghiên cứu các Giáo Phụ đầu tiên của Giáo Hội, và đã biết giải thích cho người ta hiểu từ nhân tố trung tâm của Phúc Âm và Kinh Thánh các giáo lý nền tảng khác của Kitô giáo phát triển như thế nào. Trong bài khảo luận về sự phát triển của giáo lý kitô Đức Hồng Y Newman đã đề ra một phương pháp cách mạng giúp giải thích sự phát triển của các giáo huấn kitô, và trao ban cho chúng một viễn tượng lịch sử. Đối với người, các giáo huấn chứa đựng trong Tin Mừng đã phải cần nhiều thế kỷ để phát triển, hiện thực và trở thành giáo lý; và nền tu đức và phụng vụ cũng đã góp phần vào việc phát triển ấy.
Hỏi: Đức Hồng Y Newman đã cảm thấy thế nào trong Giáo Hội công giáo thời đó?
Đáp: Người cảm thấy mình rất xa cách với nhóm Montanismo cực đoan, chủ trương đề cao quyền bính cực mạnh của Đức Giáo Hoàng. Vào năm 1870 khi Tòa Thánh tuyên bố tín điều về sự bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Newman nghĩ rằng thời điểm không thuận tiện. Thế nhưng kiểu Đức Hồng Y giải thích giáo lý và các giới hạn mà sự không thể lầm lẫn của Đức Giáo Hoàng phải có, đã được Giáo Hội công giáo chấp nhận.
Hỏi: Giáo sư nghĩ Đức Hồng Y Newman sẽ nói gì đối với điều đang xảy ra trong lòng Giáo Hội Anh giáo: có người phò người chống lại việc truyền chức Giám Mục cho phụ nữ?
Đáp: Đức Hồng Y Newman chống lại một quan niệm tùy thuộc chủ thuyết tự do cho rằng mọi tôn giáo đều như nhau, và người tin mạnh mẽ vào quyền bính. Người sẽ nói rằng điều đang xảy ra tùy thuộc sự kiện Anh giáo đã không có một quyền bính riêng sống động, một trung tâm quyền bính sinh động như trong Giáo hội công giáo. Đối với Đức Hồng Y Newman, Giáo Hội quan trọng vì là của Chúa Giêsu, cũng như Giáo Hội là thiết yếu đối với Kitô giáo.
Hỏi: Đức Hồng Y Newman thường được giới thiệu như là người bênh vực lương tâm chống lại quyền bính. Riêng giáo sư thì giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Tôi nghĩ rằng đó là một giải thích sai lạc. Câu nói nổi tiếng của Đức Hồng Y Newman đó là ”Tôi nâng ly chúc mừng lương tâm trước, rồi mới chúc mừng Đức Giáo Hoàng” đã không được hiểu một cách đúng đắn. Nó đã thường bị dùng để nói rằng Đức Hồng Y Newman thích quyền bính của lương tâm hơn quyền bính của Đức Giáo Hoàng. Thật ra, Đức Hồng Y Newman xác tín rằng lương tâm mà người tin tưởng một cách sâu đậm, sẽ luôn luôn dẫn đưa người tới với Giáo Hội và chấp nhận điều mà Giáo Hội trình bầy như là sự thật.
Hỏi: Theo giáo sư, Đức Hồng Y Newman nghĩ gì về tương quan giữa đức tin và văn hóa?
Đáp: Người tin rằng đối với Kitô giáo khó mà có thể tự đặt mình trong tương quan với nền văn hóa trong đó nó sống. Một đàng Kitô giáo phải sống trong thế giới và cảm thấy thoải mái trong đó, vì thế giới là do Thiên Chúa tạo dựng nên. Nhưng đàng khác Kitô giáo cũng phải đồng thời cứu rỗi thế giới. Đức Hồng Y Newman rất ý thức được nguy cơ tín hữu kitô trở thành bạn qúa thân thiết với thế giới, nhưng người cũng rất ý thức được nhiệm vụ phải kitô hóa thế giới bằng mọi cách.
Hỏi: Giáo sư nhận thấy Đức Hồng Y Newman có ý thức nào đối với đại học?
Đáp: Đức Hồng Y Newman đã là viện trưởng đại học Dublin từ năm 1851 tới 1857. Người nghĩ rằng mục đích chính của một đại học là phổ biến văn hóa hơn là dậy dỗ tôn giáo. Người cũng có một tư tưởng về văn hóa ưu việt, là tư tưởng đặc biệt của thời bấy giờ. Mục đích việc dậy dỗ trong đại học, theo người, là làm cho một phần đặc biệt của dân chúng có thể đạt tới truyền thống cổ điển. Và theo Đức Hồng Y Newman, văn hóa trên hết là văn hóa cổ điển, triết lý, hy lạp và la tinh. Đó chính là điều tạo thành người có giáo dục, tạo ra người thông thái.
Hỏi: Giáo sư nghĩ gì về giả thuyết lệch lạc, mà vài giới truyền thông đưa ra, cho rằng Đức Hồng Y Newman là người đồng phái, để biện minh cho sự kiện người muốn được chôn chung với người bạn thân của mình là Ambrose St. John?
Đáp: Đây là một cuộc tranh luận không hiện hữu. Thật ra, vào thời đó sự kiện bạn bè thân thiết với nhau muốn được chôn chung với nhau là điều bình thường. Đức Hồng Y Newman cũng có rất nhiều bạn phụ nữ, nhưng vào thời ấy đa số các giáo sư tại đại học Oxford đều là nam giới cả, vì thế nên tình bạn nẩy nở giữa các bạn đồng nghiệp với nhau. Và vì quý mến nhau nên họ muốn sống chết có nhau và được chôn chung với nhau. Ai nghiên cứu cuộc đời thơ ấu và thanh xuân của Đức Hồng Y đều biết rất rõ Đức Hồng Y John Henry Newman là người tuyệt đối bình thường.
(Avvenire 28-7-2010)
Chúa Nhật 19-9 tới đây Đức Thánh Cha Biển Đức XVI sẽ chủ sự thánh lễ phong Chân Phước cho Đức Hồng Y John Henry Newman tại công viên Cofton trong thành phố Birmingham. Công viên này nằm gần nghĩa trang dòng Thánh Philippo Neri, nơi Đức Hồng Y John Henry Newman đã được an táng. Sau khi theo Công Giáo năm 1845, Đức Hồng Y Newman đã sống tại trung tâm này cho tới khi qua đời ngày 19-8-1890. Phòng của Đức Hồng Y hiện nay là một viện bảo tàng, mà Đức Thánh Cha cũng sẽ thăm viếng sau thánh lễ phong Chân Phước cho người.
Đấng Đáng Kính John Henry Newman sinh tại Luân Đôn ngày 21 tháng 2 năm 1801, là anh cả trong gia đình có 6 anh em. Thân phụ người là chủ ngân hàng, và thân mẫu thuộc dòng dõi Huguenot di cư sang Anh quốc. Được gửi học trong một trường có nền giáo dục cao tại Luân đôn, Newman chịu ảnh hưởng của một mục sư tin lành Calvin và năm 1816 theo Tin Lành. Năm sau đó anh gia nhập đại học Oxford, và năm 1824 trở thành phó tế tin lành. Năm 1828 mục sư Newman được chỉ định trông coi giáo xứ đại học St. Mary, đồng thời theo học triết và thần học tại đại học Oxford. Chính trong thời gian này mục sư thành lập ”Phong trào Oxford” để chống lại chủ thuyết duy tự do tôn giáo đang lan mạnh trong các môi trường đại học lúc bấy giờ.
Giữa các năm 1833-1841 Newman cùng với các bạn của phong trào cho phổ biến 90 bài khảo luận liên quan tới tình hình của Giáo Hội anh giáo cũng như nhiều vấn đề của Kitô giáo nói chung. Trong bài khảo luận cuối cùng mục sư Newman đề nghị một kiểu giải thích ”30 khoản về tôn giáo” phù hợp với giáo lý công giáo của Công Đồng Chung Trento. Lập tức mục sư bị đại học Oxford và 42 Giám Mục Anh giáo kết án.
Sau biến cố đó, mục sư Newman từ chức cha sở đại học, và năm 1842 rút lui về Littlemore, và bắt đầu viết tác phẩm ”Sự phát triển của giáo lý kitô”, nghiên cứu nguồn gốc Kitô giáo. Tác phẩm được in năm 1845, trong đó mục sư Newman kết luận rằng Giáo Hội công giáo ở bên phía có lý. Mgày mùng 9 tháng 10 cùng năm 1845, mục sư được Linh Mục Domenico Barberi, dòng Khổ Nạn, tiếp nhận vào Giáo Hội công giáo. Newman rời Oxford để về sống tại Birmingham. Sau một thời gian suy tư, người xin gia nhập dòng Thánh Philippo Neri, và năm 1847 được thụ phong Linh Mục công giáo tại Roma. Cha Newman thành lập tại Edgbaston gần Birmingham và tại Luân Đôn hai cộng đoàn đầu tiên của dòng thánh Philippo Neri bên Anh quốc.
Năm 1851 các Giám Mục công giáo Anh chỉ định cha Newman làm viện trưởng đại học công giáo mới thành lập tại Dublin, thủ đô Ailen. Cha đã thực sự giữ chức vụ này giữa các năm 1854-1858. Sau đó cha trở về Anh quốc để nghiên cứu và làm việc mục vụ. Năm 1879, lúc cha Newman được 80 tuổi, Đức Giáo Hoàng Leo XIII vinh thăng người làm Hồng Y, nhưng không tấn phong Giám Mục. Trong diễn văn nhận tước Hồng Y, Đức Hồng Y Newman mạnh mẽ lên án chủ thuyết duy tương đối và duy tự do trong lãnh vực tôn giáo, và người định nghĩa đó là ”một tai ương lớn”, ”một lầm lạc đang lan tràn như một bẫy sập chết người trên toàn thế giới”.
Đức Hồng Y John Henry Newman tiếp tục sinh hoạt viết lách cho tới năm 1885. Giáng Sinh năm 1889 người cử hành thánh lễ cuối cùng, và qua đời năm 1890 tại Edgbaston, Birmingham. Là thần học gia và triết gia lỗi lạc, Đức Hồng Y Newman được coi là một trong các nhà văn và là người bênh vực đức tin nổi tiếng nhất trong lịch sử Anh quốc. Vì sự độc đáo trong tư tưởng thần học và triết học, người được coi là một trong các ”người cha khiếm diện” của Công Đồng Chung Vaticăng II.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn sử gia Sheridan Gilley, tác giả cuốn tiểu sử của Đức Hồng Y Newman tựa đề ”Newman và thời đại của người”. Ông Gilley đã là giáo sư đại học Durham trong các năm 1978 tới 2002, và là một chuyên viên về Kitô giáo và căn tính Ailen trong thời đại của nữ hoàng Victoria. Ông đã viết nhiều bài khảo luận và đã diễn thuyết nhiều về Đức Hồng Y John Henry Newman.
Hỏi: Thưa giáo sư Gilley, tại sao Đức Hồng Y Newman lại quan trọng đối với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI như vậy, đến nỗi Đức Thánh Cha đã quyết định đích thân chủ sự lễ phong Chân Phước cho Người trong chuyến viếng thăm mục vụ Anh quốc?
Đáp: Lý do là vì Đức Hồng Y Newman là một trong các nhà thần học lớn nhất của thế kỷ XIX. Và tư tưởng cũng như hành động của Đức Hồng Y có âm hưởng rất lớn đối với dân chúng. Cố gắng của Đức Hồng Y trong việc tái công giáo hóa nước Anh, khởi sự từ đại học Oxford, nơi người dậy học, đã khơi đậy phản ứng rất rộng rãi trong dư luận công cộng.
Hỏi: Tại sao Đức Hồng Y Newman lại nổi tiếng tới độ các biến cố trong đời sống thiêng liêng cá nhân của người, chẳng hạn như sự kiện người từ Anh giáo theo Công giáo, lại đã trở thành biến cố công cộng, thưa giáo sư?
Đáp: Tôi nghĩ rằng rất nhiều người, vô thần cũng như tín hữu Anh giáo và Công giáo có thể tìm thấy nơi Đức Hồng Y Newman hình ảnh của chính mình: trước hết người đã là kẻ vô thần, rồi theo Anh giáo, sau đó gia nhập Giáo Hội công giáo. Chính tôi cũng đã là tín hữu Anh giáo, năm 1993 tôi gia nhập Giáo Hội công giáo, và tôi đã tìm thấy nơi Đức Hồng Y Newman rất nhiều vấn đề của mình. Ngoài ra, cũng phải ghi nhận sự kiện Đức Hồng Y là người có tài viết tuyệt diệu, và đã là người phổ biến tư tưởng lớn, và hàng ngàn người đã say mê đọc cuốn tiểu sử cuộc đời thiêng liêng do chính người viết tựa đề ”Bênh vực cho cuộc đời người”.
Hỏi: Như là thần học gia Đức Hồng Y Newman đã có tầm quan trọng nào, thưa giáo sư?
Đáp: Sự cao cả của thần học gia Newman đã là việc nghiên cứu các Giáo Phụ đầu tiên của Giáo Hội, và đã biết giải thích cho người ta hiểu từ nhân tố trung tâm của Phúc Âm và Kinh Thánh các giáo lý nền tảng khác của Kitô giáo phát triển như thế nào. Trong bài khảo luận về sự phát triển của giáo lý kitô Đức Hồng Y Newman đã đề ra một phương pháp cách mạng giúp giải thích sự phát triển của các giáo huấn kitô, và trao ban cho chúng một viễn tượng lịch sử. Đối với người, các giáo huấn chứa đựng trong Tin Mừng đã phải cần nhiều thế kỷ để phát triển, hiện thực và trở thành giáo lý; và nền tu đức và phụng vụ cũng đã góp phần vào việc phát triển ấy.
Hỏi: Đức Hồng Y Newman đã cảm thấy thế nào trong Giáo Hội công giáo thời đó?
Đáp: Người cảm thấy mình rất xa cách với nhóm Montanismo cực đoan, chủ trương đề cao quyền bính cực mạnh của Đức Giáo Hoàng. Vào năm 1870 khi Tòa Thánh tuyên bố tín điều về sự bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Newman nghĩ rằng thời điểm không thuận tiện. Thế nhưng kiểu Đức Hồng Y giải thích giáo lý và các giới hạn mà sự không thể lầm lẫn của Đức Giáo Hoàng phải có, đã được Giáo Hội công giáo chấp nhận.
Hỏi: Giáo sư nghĩ Đức Hồng Y Newman sẽ nói gì đối với điều đang xảy ra trong lòng Giáo Hội Anh giáo: có người phò người chống lại việc truyền chức Giám Mục cho phụ nữ?
Đáp: Đức Hồng Y Newman chống lại một quan niệm tùy thuộc chủ thuyết tự do cho rằng mọi tôn giáo đều như nhau, và người tin mạnh mẽ vào quyền bính. Người sẽ nói rằng điều đang xảy ra tùy thuộc sự kiện Anh giáo đã không có một quyền bính riêng sống động, một trung tâm quyền bính sinh động như trong Giáo hội công giáo. Đối với Đức Hồng Y Newman, Giáo Hội quan trọng vì là của Chúa Giêsu, cũng như Giáo Hội là thiết yếu đối với Kitô giáo.
Hỏi: Đức Hồng Y Newman thường được giới thiệu như là người bênh vực lương tâm chống lại quyền bính. Riêng giáo sư thì giáo sư nghĩ sao?
Đáp: Tôi nghĩ rằng đó là một giải thích sai lạc. Câu nói nổi tiếng của Đức Hồng Y Newman đó là ”Tôi nâng ly chúc mừng lương tâm trước, rồi mới chúc mừng Đức Giáo Hoàng” đã không được hiểu một cách đúng đắn. Nó đã thường bị dùng để nói rằng Đức Hồng Y Newman thích quyền bính của lương tâm hơn quyền bính của Đức Giáo Hoàng. Thật ra, Đức Hồng Y Newman xác tín rằng lương tâm mà người tin tưởng một cách sâu đậm, sẽ luôn luôn dẫn đưa người tới với Giáo Hội và chấp nhận điều mà Giáo Hội trình bầy như là sự thật.
Hỏi: Theo giáo sư, Đức Hồng Y Newman nghĩ gì về tương quan giữa đức tin và văn hóa?
Đáp: Người tin rằng đối với Kitô giáo khó mà có thể tự đặt mình trong tương quan với nền văn hóa trong đó nó sống. Một đàng Kitô giáo phải sống trong thế giới và cảm thấy thoải mái trong đó, vì thế giới là do Thiên Chúa tạo dựng nên. Nhưng đàng khác Kitô giáo cũng phải đồng thời cứu rỗi thế giới. Đức Hồng Y Newman rất ý thức được nguy cơ tín hữu kitô trở thành bạn qúa thân thiết với thế giới, nhưng người cũng rất ý thức được nhiệm vụ phải kitô hóa thế giới bằng mọi cách.
Hỏi: Giáo sư nhận thấy Đức Hồng Y Newman có ý thức nào đối với đại học?
Đáp: Đức Hồng Y Newman đã là viện trưởng đại học Dublin từ năm 1851 tới 1857. Người nghĩ rằng mục đích chính của một đại học là phổ biến văn hóa hơn là dậy dỗ tôn giáo. Người cũng có một tư tưởng về văn hóa ưu việt, là tư tưởng đặc biệt của thời bấy giờ. Mục đích việc dậy dỗ trong đại học, theo người, là làm cho một phần đặc biệt của dân chúng có thể đạt tới truyền thống cổ điển. Và theo Đức Hồng Y Newman, văn hóa trên hết là văn hóa cổ điển, triết lý, hy lạp và la tinh. Đó chính là điều tạo thành người có giáo dục, tạo ra người thông thái.
Hỏi: Giáo sư nghĩ gì về giả thuyết lệch lạc, mà vài giới truyền thông đưa ra, cho rằng Đức Hồng Y Newman là người đồng phái, để biện minh cho sự kiện người muốn được chôn chung với người bạn thân của mình là Ambrose St. John?
Đáp: Đây là một cuộc tranh luận không hiện hữu. Thật ra, vào thời đó sự kiện bạn bè thân thiết với nhau muốn được chôn chung với nhau là điều bình thường. Đức Hồng Y Newman cũng có rất nhiều bạn phụ nữ, nhưng vào thời ấy đa số các giáo sư tại đại học Oxford đều là nam giới cả, vì thế nên tình bạn nẩy nở giữa các bạn đồng nghiệp với nhau. Và vì quý mến nhau nên họ muốn sống chết có nhau và được chôn chung với nhau. Ai nghiên cứu cuộc đời thơ ấu và thanh xuân của Đức Hồng Y đều biết rất rõ Đức Hồng Y John Henry Newman là người tuyệt đối bình thường.
(Avvenire 28-7-2010)
120 Giám Mục thuộc Bộ Giám Mục và Công Giáo Đông Phương được ĐTC tiếp kiến
LM Trần Đức Anh OP
12:21 14/09/2010
CASTEL GANDOLFO. ĐTC Biển Đức 16 nhắn nhủ các GM noi gương Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, phục vụ, yêu mến và hiến mạng sống vì đoàn chiên.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến sáng 13-9-2010 dành cho 120 GM thuộc Bộ GM và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, thụ phong trong thời gian gần đây và đang tham dự khóa bồi dưỡng dài 10 ngày tại Roma. Trong số các vị, cũng có một người Việt là Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, GM phụ tá tổng giáo phận Toronto, Canada.
ĐTC nhắc đến những lời chú giải của thánh Tômasô Aquinô về vị Mục Tử Nhân Lành và gọi đây là một chương trình đích thực cho cuộc sống của mỗi GM. Ngài nói: ”Vị Mục Tử Nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên. Vị Mục Tử hiến mạng mình cho đoàn chiên trong việc thực thi quyền bính và đức bác ái. Cả hai điều này đều là cần thiết: đoàn chiên phải vâng phục và yêu mến vị Mục Tử. Thực vậy nếu chỉ vâng phục mà không có sự yêu mến thì không đủ” (Esp. su Giovanni 10,3).
ĐTC cũng nhắc nhở rằng người ta không thể hiểu sứ vụ của GM dựa theo tiêu chuẩn hiệu năng và thành đạt, để rồi chỉ chú ý trước tiên đến những gì cần phải làm. Cần phải luôn chú ý tới chiều kích thực thể, vốn là căn bản của chiều kích chức năng.
Trong bài huấn dụ, ĐTC diễn giải ý nghĩa nhẫn GM, biểu tượng sự trung thành với Giáo Hội và với đức tin tinh tuyền của Giáo Hội. GM được ủy thác một chiếc nhẫn cưới là giao ước của Giáo Hội với Chúa Kitô. Những lời chúng ta đọc trong Tin Mừng theo thánh Gioan thật là ý nghĩa: ”Hôn phu là người mà vị hôn thê tùy thuộc về; nhưng người bạn của hôn phu, có mặt và lắng nghe, vui mừng vì tiếng nói của hôn phu” (Ga 3,29).
Sáng thứ bẩy, 11-9-2010, ĐTC cũng đã tiếp kiến 110 GM thuộc các xứ truyền giáo, tham dự khóa bồi dưỡng ở Roma. Nhóm GM Ấn độ đông nhất với 10 vị, Việt Nam đứng thứ 2 với 9 vị (SD 13-9-2010)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong bài huấn dụ tại buổi tiếp kiến sáng 13-9-2010 dành cho 120 GM thuộc Bộ GM và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, thụ phong trong thời gian gần đây và đang tham dự khóa bồi dưỡng dài 10 ngày tại Roma. Trong số các vị, cũng có một người Việt là Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, GM phụ tá tổng giáo phận Toronto, Canada.
ĐTC nhắc đến những lời chú giải của thánh Tômasô Aquinô về vị Mục Tử Nhân Lành và gọi đây là một chương trình đích thực cho cuộc sống của mỗi GM. Ngài nói: ”Vị Mục Tử Nhân lành hiến mạng sống vì đoàn chiên. Vị Mục Tử hiến mạng mình cho đoàn chiên trong việc thực thi quyền bính và đức bác ái. Cả hai điều này đều là cần thiết: đoàn chiên phải vâng phục và yêu mến vị Mục Tử. Thực vậy nếu chỉ vâng phục mà không có sự yêu mến thì không đủ” (Esp. su Giovanni 10,3).
ĐTC cũng nhắc nhở rằng người ta không thể hiểu sứ vụ của GM dựa theo tiêu chuẩn hiệu năng và thành đạt, để rồi chỉ chú ý trước tiên đến những gì cần phải làm. Cần phải luôn chú ý tới chiều kích thực thể, vốn là căn bản của chiều kích chức năng.
Trong bài huấn dụ, ĐTC diễn giải ý nghĩa nhẫn GM, biểu tượng sự trung thành với Giáo Hội và với đức tin tinh tuyền của Giáo Hội. GM được ủy thác một chiếc nhẫn cưới là giao ước của Giáo Hội với Chúa Kitô. Những lời chúng ta đọc trong Tin Mừng theo thánh Gioan thật là ý nghĩa: ”Hôn phu là người mà vị hôn thê tùy thuộc về; nhưng người bạn của hôn phu, có mặt và lắng nghe, vui mừng vì tiếng nói của hôn phu” (Ga 3,29).
Sáng thứ bẩy, 11-9-2010, ĐTC cũng đã tiếp kiến 110 GM thuộc các xứ truyền giáo, tham dự khóa bồi dưỡng ở Roma. Nhóm GM Ấn độ đông nhất với 10 vị, Việt Nam đứng thứ 2 với 9 vị (SD 13-9-2010)
Chuyện bên lề chuyến công du của ĐGH. Nhờ coi TV, được phép lạ
Trần Mạnh Trác
20:48 14/09/2010
Trong ngày Chúa Nhật kết thúc chuyến công du Anh Quốc, Đức Giáo hoàng Benedict XVI sẽ chủ tọa buổi lễ phong chân phước cho cố Hồng Y John Henry Newman, một học giả Anh giáo xuất chúng trong thế kỷ 19 đã trở về với đạo Công Giáo La Mã trong nửa phần đời còn lại của mình.
Nhân vật Newman vẫn là một hình ảnh đáng kính của Anh Giáo, họ mừng lễ kỷ niệm của ngài ngày 11 tháng 8.
Việc chính Đức Giáo Hoàng phong chân phước cho một người Anh Giáo đã cải đạo cũng là một căng thẳng mà người ta không nói ra trong chuyến thăm Anh Quốc lần này.
John Henry Newman sinh ra ở London năm 1801, là anh cả trong một gia đình có 6 người con. Khi đến tuổi vị thành niên, ngài quyết định dâng mình cho Chúa. Theo học tại Trinity College Oxford, ngài được thụ phong linh mục Anh giáo năm 1824, sau đó trở thành một giảng sư hàng đầu của Oriel College. Tại đây ngài có dịp tiếp xúc với một nhóm thiểu số Anh Giáo mệnh danh là High Church (giáo hội cao cấp), đây là một nhóm Anh Giáo có tín lý gần gũi nhất với Công giáo.
Năm 1841 đại học Oxford và 42 giám mục Anh giáo đã lên án một công trình nghiên cứu của Newman là quá Công giáo. Newman đã rút lui khỏi chức vụ giảng dậy và bắt đầu thực hiện những nghiên cứu độc lập về nội dung của vấn đề đức tin. Ba năm sau ngài trở lại Công giáo.
Gần nửa thế kỷ sau khi trở lại, năm 1889, đức Giáo Hoàng Leo XIII bổ nhiệm ngài là một hồng y. Ngay sau đó, ở tuổi 89, ngài qua đời tại Birmingham.
Tổng kết ý tưởng của mình lúc cuối đời, ngài cho biết ngài đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa tự do tôn giáo, chống lại ý tưởng rằng mọi tôn giáo là tốt như nhau, chống lại ý tưởng rằng một tôn giáo đích thực phải được hướng dẫn bởi những cảm xúc riêng tư, vì như vậy thì khách quan sẽ không có một tôn giáo thật.
John Henry Newman là một nhân vật lịch sử quan trọng bởi vì ngài đã có thể cung cấp câu trả lời cho một thế giới dần dần trở nên thế tục hơn. Và bởi vì ngài là người tiên phong của các mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, ngài là một trong những người được ĐGH Benedict XVI ngưỡng mộ nhất.
ĐGH Benedict XVI đã nghiên cứu tư tưởng của ĐHY Newman trong nhiều thập kỷ và hiểu rằng ngài có thể là một mẫu mực cho thế kỷ 21.
Một khía cạnh hy hữu là phép lạ cần cho việc phong chân phước đã xảy ra vì một chương trình truyền hình năm 2000.
Sự thể là tại Boston ông Jack Sullivan, một thẩm phán về hưu và theo học chức phó tế vĩnh viễn, đang bị liệt vì một căn bệnh cột sống. Ông đã được giải phẫu 5 ngày trước và mặc dù có thuốc ông vẫn bị tràn ngập bởi sự đau đớn và không thể chợp mắt ngủ.
Ông cần có sự phục hồi nhanh chóng để hòan tất chương trình thụ phong. Nhưng cơn đau không thuyên giảm, ông cố gắng đi bộ nhưng không thể đứng lên và ông chỉ có thể gò lưng bên giường bệnh.
Nhớ tới 'bậc đáng kính' Newman đã từng giúp ông qua một cơn đau hồi trước, Jack Sullivan bèn cầu xin: "Đức Hồng Y Newman, xin vui lòng chữa cho tôi để tôi có thể kết thúc chương trình phó tế "
Ngay lập tức, cơ thể của Sullivan bắt đầu ngứa ran, ông cảm thấy nóng như "bước vào cánh cửa mở của một lò lửa lớn," (theo lời ông nói.) Phút sau, với lòng hân hoan ông gọi y tá: "Tôi hết đau rồi!"
Kể từ đó, cơn đau đã không trở lại và Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã công nhận sự phục hồi nhanh chóng của ông là một phép lạ do lời cầu bầu của ĐHY Newman. Sullivan dự định sẽ tham dự buổi lễ phong chân phước ngày 19 tháng 9.
Phong chân phước là một bước trước khi được phong Thánh.
Nhưng cũng có người hòai nghi về phép lạ này, họ cho rằng Sullivan rất đơn giản đã được hưởng một cuộc phẫu thuật thành công.
Bác sĩ Michael Powell, của Bệnh viện Quốc gia về thần kinh và giải phẫu thần kinh ở London, phỏng vấn bởi The Sunday Times của London, cho biết không có gì là lạ về sự phục hồi của Sullivan vì đó là một điều mà các bác sĩ gọi là "khá thông thường" - cái lạ là chúng ta đã cho đó là một phép lạ.
"Tôi nghĩ là tôi có sự đồng ý của nhiều bác sĩ giải phẫu cột sống ở đây", ông Powell nói tiếp.
Nhưng Giáo Hội cho biết những người hòai nghi đã bỏ qua những bằng chứng, nhất là chứng từ của vị bác sĩ của Sullivan, Bác Sĩ Robert Banco. BS Banco đã cho biết sự phục hồi tức thì của Sullivan và sự hòan tòan hết đau đớn như vậy thì không thể giải thích được và đã không hề xảy ra trong số hàng trăm bệnh nhân của ông sau 15 năm hành nghề.
"Chúng tôi biết rằng ông ta hoàn toàn tê liệt vì đau đớn và ông ta đã được giải thóat 100 phần trăm, ngay lập tức và vĩnh viễn và không bao giờ bị đau lại", theo lời ông Jack Valero, phát ngôn viên cho việc phong chân phước của Newman.
Riêng Thầy Sáu Sullivan thì không có hứng thú để tranh luận với những người nghi ngờ. "Đối với những người không có đức tin, thì không có lời giải thích nào là thỏa đáng cả" ông nói, đối đáp với câu tục ngữ. "Đối với người đã tin, thì không cần giải thích." ("For those with faith, no explanation is necessary.")
Năm nay đã 71 tuổi, Sullivan sống với vợ bà Carol và con trai ở Boston. Ông không phải đã tin một cách dễ dàng. Ông từng là một luật sư (cãi trước tòa Tối Cao của Massachusetts) và với ông thì tôn giáo dường như chỉ là cảm xúc và không có bằng chứng.
Nhưng từ khi ông bắt đầu lưu tâm đến đạo Công giáo, thì đức tin không chỉ có vẻ hợp lý, nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trở thành rỏ rệt. Đến năm 1990, ông thấy mình bị chôn vùi trong các văn bản tôn giáo và có cảm giác mạnh mẽ được gọi để trở thành một phó tế.
Sullivan bắt đầu chưong trình bốn năm học làm phó tế. Nhưng qua được nửa đường, thì một ngày kia ông thức dậy với một cơn đau chân và không thể đi được trừ phi gập người xuống và nghiêng về bên phải để lết đi.
Xét nghiệm cho thấy một số đốt sống thấp của Sullivan đã bị trật vào phía trong và ép vào tủy sống. Tình trạng có thể trở thành tê liệt vì vậy các bác sĩ định ngày mổ vào tháng 9 năm 2000 và như thế việc học phó tế của Sullivan sẽ bị gián đọan vô thời hạn.
Vào ngày 26 tháng 6 năm 2000, trung lúc tuyệt vọng, ông coi một chương trình truyền hình EWTN buổi tối, thì một linh mục nói về 'bậc đáng kính' Đức Hồng Y Newman. Chương trình kết thúc với lời yêu cầu là bất cứ ai nhận được một đặc ân "lạ" từ Newman thì hãy khai báo.
Chương trình truyền hình đem đến cho Sullivan một tia hy vọng, và ông đã cầu nguyện với ĐHY Newman. Ông ngủ thiếp đi và khi thức dậy thì cơn đau cũng hết.
Nhưng đó chỉ là tạm thời. Chín tháng sau, cơn đau trở lại. Cuộc giải phẫu được định vào tháng 8 năm 2001, và lần này sau khi giải phẫu thì phép lạ đã xảy ra như đã nói ở trên.
Sullivan nói cho bác sĩ Banco hay về hai sự kiện lạ trên, và vị bác sĩ đã nói với ông: "Ông muốn tôi giải thích ư? Ông phải hỏi Đức Chúa Trời."
Và như thế, Sullivan đã liên lạc với các quan chức phong chân phước của ĐHY Newman.
Sullivan được thụ phong phó tế năm 2002. Ông đang phục vụ tại một giáo xứ địa phương, công việc là đi thăm tù nhân, đưa Mình Thánh cho bệnh nhân và giúp lễ.
Về phép lạ của mình, ông giản dị tâm sự: "Chúa trung thành với những người dù phải đau đớn và khó khăn mà vẫn không bỏ Ngài."
Nhân vật Newman vẫn là một hình ảnh đáng kính của Anh Giáo, họ mừng lễ kỷ niệm của ngài ngày 11 tháng 8.
Việc chính Đức Giáo Hoàng phong chân phước cho một người Anh Giáo đã cải đạo cũng là một căng thẳng mà người ta không nói ra trong chuyến thăm Anh Quốc lần này.
John Henry Newman sinh ra ở London năm 1801, là anh cả trong một gia đình có 6 người con. Khi đến tuổi vị thành niên, ngài quyết định dâng mình cho Chúa. Theo học tại Trinity College Oxford, ngài được thụ phong linh mục Anh giáo năm 1824, sau đó trở thành một giảng sư hàng đầu của Oriel College. Tại đây ngài có dịp tiếp xúc với một nhóm thiểu số Anh Giáo mệnh danh là High Church (giáo hội cao cấp), đây là một nhóm Anh Giáo có tín lý gần gũi nhất với Công giáo.
Năm 1841 đại học Oxford và 42 giám mục Anh giáo đã lên án một công trình nghiên cứu của Newman là quá Công giáo. Newman đã rút lui khỏi chức vụ giảng dậy và bắt đầu thực hiện những nghiên cứu độc lập về nội dung của vấn đề đức tin. Ba năm sau ngài trở lại Công giáo.
Gần nửa thế kỷ sau khi trở lại, năm 1889, đức Giáo Hoàng Leo XIII bổ nhiệm ngài là một hồng y. Ngay sau đó, ở tuổi 89, ngài qua đời tại Birmingham.
Tổng kết ý tưởng của mình lúc cuối đời, ngài cho biết ngài đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa tự do tôn giáo, chống lại ý tưởng rằng mọi tôn giáo là tốt như nhau, chống lại ý tưởng rằng một tôn giáo đích thực phải được hướng dẫn bởi những cảm xúc riêng tư, vì như vậy thì khách quan sẽ không có một tôn giáo thật.
John Henry Newman là một nhân vật lịch sử quan trọng bởi vì ngài đã có thể cung cấp câu trả lời cho một thế giới dần dần trở nên thế tục hơn. Và bởi vì ngài là người tiên phong của các mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, ngài là một trong những người được ĐGH Benedict XVI ngưỡng mộ nhất.
ĐGH Benedict XVI đã nghiên cứu tư tưởng của ĐHY Newman trong nhiều thập kỷ và hiểu rằng ngài có thể là một mẫu mực cho thế kỷ 21.
Một khía cạnh hy hữu là phép lạ cần cho việc phong chân phước đã xảy ra vì một chương trình truyền hình năm 2000.
Sự thể là tại Boston ông Jack Sullivan, một thẩm phán về hưu và theo học chức phó tế vĩnh viễn, đang bị liệt vì một căn bệnh cột sống. Ông đã được giải phẫu 5 ngày trước và mặc dù có thuốc ông vẫn bị tràn ngập bởi sự đau đớn và không thể chợp mắt ngủ.
Ông cần có sự phục hồi nhanh chóng để hòan tất chương trình thụ phong. Nhưng cơn đau không thuyên giảm, ông cố gắng đi bộ nhưng không thể đứng lên và ông chỉ có thể gò lưng bên giường bệnh.
Nhớ tới 'bậc đáng kính' Newman đã từng giúp ông qua một cơn đau hồi trước, Jack Sullivan bèn cầu xin: "Đức Hồng Y Newman, xin vui lòng chữa cho tôi để tôi có thể kết thúc chương trình phó tế "
Ngay lập tức, cơ thể của Sullivan bắt đầu ngứa ran, ông cảm thấy nóng như "bước vào cánh cửa mở của một lò lửa lớn," (theo lời ông nói.) Phút sau, với lòng hân hoan ông gọi y tá: "Tôi hết đau rồi!"
Kể từ đó, cơn đau đã không trở lại và Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã công nhận sự phục hồi nhanh chóng của ông là một phép lạ do lời cầu bầu của ĐHY Newman. Sullivan dự định sẽ tham dự buổi lễ phong chân phước ngày 19 tháng 9.
Phong chân phước là một bước trước khi được phong Thánh.
Nhưng cũng có người hòai nghi về phép lạ này, họ cho rằng Sullivan rất đơn giản đã được hưởng một cuộc phẫu thuật thành công.
Bác sĩ Michael Powell, của Bệnh viện Quốc gia về thần kinh và giải phẫu thần kinh ở London, phỏng vấn bởi The Sunday Times của London, cho biết không có gì là lạ về sự phục hồi của Sullivan vì đó là một điều mà các bác sĩ gọi là "khá thông thường" - cái lạ là chúng ta đã cho đó là một phép lạ.
"Tôi nghĩ là tôi có sự đồng ý của nhiều bác sĩ giải phẫu cột sống ở đây", ông Powell nói tiếp.
Nhưng Giáo Hội cho biết những người hòai nghi đã bỏ qua những bằng chứng, nhất là chứng từ của vị bác sĩ của Sullivan, Bác Sĩ Robert Banco. BS Banco đã cho biết sự phục hồi tức thì của Sullivan và sự hòan tòan hết đau đớn như vậy thì không thể giải thích được và đã không hề xảy ra trong số hàng trăm bệnh nhân của ông sau 15 năm hành nghề.
"Chúng tôi biết rằng ông ta hoàn toàn tê liệt vì đau đớn và ông ta đã được giải thóat 100 phần trăm, ngay lập tức và vĩnh viễn và không bao giờ bị đau lại", theo lời ông Jack Valero, phát ngôn viên cho việc phong chân phước của Newman.
Riêng Thầy Sáu Sullivan thì không có hứng thú để tranh luận với những người nghi ngờ. "Đối với những người không có đức tin, thì không có lời giải thích nào là thỏa đáng cả" ông nói, đối đáp với câu tục ngữ. "Đối với người đã tin, thì không cần giải thích." ("For those with faith, no explanation is necessary.")
Năm nay đã 71 tuổi, Sullivan sống với vợ bà Carol và con trai ở Boston. Ông không phải đã tin một cách dễ dàng. Ông từng là một luật sư (cãi trước tòa Tối Cao của Massachusetts) và với ông thì tôn giáo dường như chỉ là cảm xúc và không có bằng chứng.
Nhưng từ khi ông bắt đầu lưu tâm đến đạo Công giáo, thì đức tin không chỉ có vẻ hợp lý, nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa trở thành rỏ rệt. Đến năm 1990, ông thấy mình bị chôn vùi trong các văn bản tôn giáo và có cảm giác mạnh mẽ được gọi để trở thành một phó tế.
Sullivan bắt đầu chưong trình bốn năm học làm phó tế. Nhưng qua được nửa đường, thì một ngày kia ông thức dậy với một cơn đau chân và không thể đi được trừ phi gập người xuống và nghiêng về bên phải để lết đi.
Xét nghiệm cho thấy một số đốt sống thấp của Sullivan đã bị trật vào phía trong và ép vào tủy sống. Tình trạng có thể trở thành tê liệt vì vậy các bác sĩ định ngày mổ vào tháng 9 năm 2000 và như thế việc học phó tế của Sullivan sẽ bị gián đọan vô thời hạn.
Vào ngày 26 tháng 6 năm 2000, trung lúc tuyệt vọng, ông coi một chương trình truyền hình EWTN buổi tối, thì một linh mục nói về 'bậc đáng kính' Đức Hồng Y Newman. Chương trình kết thúc với lời yêu cầu là bất cứ ai nhận được một đặc ân "lạ" từ Newman thì hãy khai báo.
Chương trình truyền hình đem đến cho Sullivan một tia hy vọng, và ông đã cầu nguyện với ĐHY Newman. Ông ngủ thiếp đi và khi thức dậy thì cơn đau cũng hết.
Nhưng đó chỉ là tạm thời. Chín tháng sau, cơn đau trở lại. Cuộc giải phẫu được định vào tháng 8 năm 2001, và lần này sau khi giải phẫu thì phép lạ đã xảy ra như đã nói ở trên.
Sullivan nói cho bác sĩ Banco hay về hai sự kiện lạ trên, và vị bác sĩ đã nói với ông: "Ông muốn tôi giải thích ư? Ông phải hỏi Đức Chúa Trời."
Và như thế, Sullivan đã liên lạc với các quan chức phong chân phước của ĐHY Newman.
Sullivan được thụ phong phó tế năm 2002. Ông đang phục vụ tại một giáo xứ địa phương, công việc là đi thăm tù nhân, đưa Mình Thánh cho bệnh nhân và giúp lễ.
Về phép lạ của mình, ông giản dị tâm sự: "Chúa trung thành với những người dù phải đau đớn và khó khăn mà vẫn không bỏ Ngài."
Top Stories
Vietnam: Dans les provinces du Nord-Ouest, de nombreuses communautés catholiques récemment créées peinent à être reconnues officiellement
Eglises d'Asie
08:30 14/09/2010
Eglises d'Asie, 14 septembre 2010 – Malgré certains progrès accomplis récemment, l’exercice de la liberté religieuse reste encore extrêmement contrôlé dans certaines provinces du Nord-Ouest, situées aux confins de la Chine et du Laos. Des milliers de catholiques se réunissent pour prier par petits groupes dans des maisons particulières sans que leurs activités aient reçu une autorisation des autorités locales. Des confidences recueillies par l’agence Ucanews en témoignent (1) et montrent les difficultés rencontrées par les nouvelles communautés religieuses lorsqu’elles veulent être reconnues officiellement.
Il y a trois mois, après avoir lui-même participé à une réunion de prière à 80 km de chez lui, le catholique Joseph Nguyên Van Tien, vivant dans la province de Dien Biên (district de Muong An), a commencé à inviter ses voisins catholiques à venir prier dans sa maison. Ils sont aujourd’hui environ 80 à participer à ces assemblées dominicales domestiques. Les officiers de la Sécurité n’ont pas tardé à venir les voir pour les informer qu’ils n’avaient pas le droit d’organiser ce type de rassemblement. Conscient de son bon droit, Joseph Tien n’en éprouve aucune crainte: « Nous nous rassemblons pour prier pour notre progrès moral, pour nos parents à l’occasion de l’anniversaire de leur décès. Nous ne troublons pas l’ordre public ! »
L’évêque auxiliaire nouvellement ordonné de Hung Hoa, diocèse qui couvre l’ensemble de la région montagneuse du Nord-Ouest, a envoyé une requête à l’administration locale, au mois d’août dernier, pour que les catholiques aient l’autorisation de se rassembler pour la prière un jour par semaine. Selon le P. Nguyên Thanh Binh, curé de Sa Pa, dans la province de Lai Chau, c’est en 2007 que les activités pastorales, interdites jusqu’alors, ont repris dans les provinces de Dien Biên et de Lai Chau. A cette époque sont nées ici et là des petites communautés de 50 à 70 personnes, se rassemblant dans les maisons privées pour la prière. Selon le curé de Sa Pa, les catholiques sont aujourd’hui plus de 4 000. Des séminaristes et des catéchistes leur ont été envoyés, pour mettre à jour leur niveau d’instruction religieuse. Tous désirent que leurs communautés soient reconnues par les autorités locales et que l’autorisation de construire des églises leur soit accordée.
(1) Ucanews, 9 septembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 14 septembre 2010)
Il y a trois mois, après avoir lui-même participé à une réunion de prière à 80 km de chez lui, le catholique Joseph Nguyên Van Tien, vivant dans la province de Dien Biên (district de Muong An), a commencé à inviter ses voisins catholiques à venir prier dans sa maison. Ils sont aujourd’hui environ 80 à participer à ces assemblées dominicales domestiques. Les officiers de la Sécurité n’ont pas tardé à venir les voir pour les informer qu’ils n’avaient pas le droit d’organiser ce type de rassemblement. Conscient de son bon droit, Joseph Tien n’en éprouve aucune crainte: « Nous nous rassemblons pour prier pour notre progrès moral, pour nos parents à l’occasion de l’anniversaire de leur décès. Nous ne troublons pas l’ordre public ! »
L’évêque auxiliaire nouvellement ordonné de Hung Hoa, diocèse qui couvre l’ensemble de la région montagneuse du Nord-Ouest, a envoyé une requête à l’administration locale, au mois d’août dernier, pour que les catholiques aient l’autorisation de se rassembler pour la prière un jour par semaine. Selon le P. Nguyên Thanh Binh, curé de Sa Pa, dans la province de Lai Chau, c’est en 2007 que les activités pastorales, interdites jusqu’alors, ont repris dans les provinces de Dien Biên et de Lai Chau. A cette époque sont nées ici et là des petites communautés de 50 à 70 personnes, se rassemblant dans les maisons privées pour la prière. Selon le curé de Sa Pa, les catholiques sont aujourd’hui plus de 4 000. Des séminaristes et des catéchistes leur ont été envoyés, pour mettre à jour leur niveau d’instruction religieuse. Tous désirent que leurs communautés soient reconnues par les autorités locales et que l’autorisation de construire des églises leur soit accordée.
(1) Ucanews, 9 septembre 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 14 septembre 2010)
Christian Churches: The Pope's visit to the United Kingdom a boost of courage for mission
Asia-News
08:34 14/09/2010
Appreciation from Anglican and Baptist leaders, from the Salvation Army and Reformed Churches. Secularization a shared problem. 60% of Catholics say that British society does not value their faith. For 70% of Catholics, Benedict XVI is good for the Church, despite the scandal of paedophile priests.
London (AsiaNews / Agencies) - All the Christian Churches in England are looking forward to the arrival of Benedict XVI in the United Kingdom and hope the Pope will encourage them to bear witness together in the face of an increasingly secularized society.
Contrary to what the majority of media preach, the scandals of sex abuse and paedophile priests are pushing Catholics to draw closer to the testimony of Benedict XVI and the Church.
The Protestant website Christian Today yesterday published a joint statement of welcome to Benedict XVI with the Church of England. They hope that his visit will be a source of encouragement for all the churches in the country. The declaration is signed by Rowan Williams, the Anglican primate of England, Vincent Nichols, Archbishop of Westminster, Betty Matear of the Salvation Army.
Positive comments are also expressed by Rev. Roberta Rominger, General Secretary of the United Reformed Church that appreciates the work of Catholic bishops in the moral and spiritual sphere and hopes that the Pope's visit will give new "energy" and "inspiration" to the churches.
The Baptist Union, speaking through Rev. Jonathan Edwards says it hopes that the visit will bring greater understanding between Christians to make them "more effective in reaching all people with the love of God."
Mgr. Walton Powell, National Overseer of the Church of God of Prophecy, said the Pope had a “message for this generation”.
The unanimous appreciation for the Pope's visit is explained by the fact that all the Churches of the United Kingdom face the same problem: a strong secularism, the marginalization of faith from public life, the ridicule of religion.
Bishop Kieran Conry of Brighton, says that he hopes the Pope’s visit will jolt Catholics to have confidence in “our right to stand up and say ‘I believe’, even though many people in our society will say ‘Keep quiet about that”.
A survey published by the BBC says that 60% of Catholics think that British society does not value their faith.
In the weeks leading up to the Pope's visit, many media fallen over themselves to re-float the (old) news stories of paedophile priests, the "closure" of the Catholic Church toward gays or women priests, pushing the idea that Benedict XVI will find many obstacles and may not even be welcome in Britain.
At least 52% of Catholics said that the sexual abuse scandal has shaken their confidence in the leadership of the Church, but at least 70% believe that the Pope's visit will benefit the Church in the United Kingdom.
This visit by Benedict XVI is the first by a pope after that of John Paul II in 1982. The tour begins September 16 and ends on 19 with the beatification of Cardinal. John Henry Newman.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Christian-Churches:-The-Pope's-visit-to-the-United-Kingdom-a-boost-of-courage-for-mission-19455.html)
London (AsiaNews / Agencies) - All the Christian Churches in England are looking forward to the arrival of Benedict XVI in the United Kingdom and hope the Pope will encourage them to bear witness together in the face of an increasingly secularized society.
The Protestant website Christian Today yesterday published a joint statement of welcome to Benedict XVI with the Church of England. They hope that his visit will be a source of encouragement for all the churches in the country. The declaration is signed by Rowan Williams, the Anglican primate of England, Vincent Nichols, Archbishop of Westminster, Betty Matear of the Salvation Army.
Positive comments are also expressed by Rev. Roberta Rominger, General Secretary of the United Reformed Church that appreciates the work of Catholic bishops in the moral and spiritual sphere and hopes that the Pope's visit will give new "energy" and "inspiration" to the churches.
The Baptist Union, speaking through Rev. Jonathan Edwards says it hopes that the visit will bring greater understanding between Christians to make them "more effective in reaching all people with the love of God."
Mgr. Walton Powell, National Overseer of the Church of God of Prophecy, said the Pope had a “message for this generation”.
The unanimous appreciation for the Pope's visit is explained by the fact that all the Churches of the United Kingdom face the same problem: a strong secularism, the marginalization of faith from public life, the ridicule of religion.
Bishop Kieran Conry of Brighton, says that he hopes the Pope’s visit will jolt Catholics to have confidence in “our right to stand up and say ‘I believe’, even though many people in our society will say ‘Keep quiet about that”.
A survey published by the BBC says that 60% of Catholics think that British society does not value their faith.
In the weeks leading up to the Pope's visit, many media fallen over themselves to re-float the (old) news stories of paedophile priests, the "closure" of the Catholic Church toward gays or women priests, pushing the idea that Benedict XVI will find many obstacles and may not even be welcome in Britain.
At least 52% of Catholics said that the sexual abuse scandal has shaken their confidence in the leadership of the Church, but at least 70% believe that the Pope's visit will benefit the Church in the United Kingdom.
This visit by Benedict XVI is the first by a pope after that of John Paul II in 1982. The tour begins September 16 and ends on 19 with the beatification of Cardinal. John Henry Newman.
(Source: http://www.asianews.it/news-en/Christian-Churches:-The-Pope's-visit-to-the-United-Kingdom-a-boost-of-courage-for-mission-19455.html)
De divers Horizons: Affaire du Coran profané: des violences meurtrières signalées en Inde et en Indonésie
Eglises d'Asie
10:03 14/09/2010
Eglises d'Asie, 13 septembre 2010 – En dépit du fait que le pasteur américain ait renoncé à son projet de brûler des exemplaires du Coran le 11 septembre, des violences dirigées contre les chrétiens ont été perpétrées en Inde et en Indonésie.
Le 13 septembre, au Cachemire indien, des manifestations de séparatistes réunis à la suite de la diffusion d’images montrant un groupuscule chrétien en train de déchirer des pages du Coran le 11 septembre devant la Maison Blanche, à Washington, ont dégénéré et les tirs des forces de l’ordre ont fait quinze morts. Sur les quinze morts recensés, cinq l’ont été à Tangmarg, localité touristique située dans l’ouest de Jammu-et-Cachemire, territoire à majorité musulmane. Les manifestants s’en sont pris à une école et à une église catholique, tentant d’y mettre le feu. L’école, Tyndale Biscoe School, un établissement réputé, a été en grande partie détruite. Et si l’incendie n’a pas fait de victimes, la police a ouvert le feu sur la foule des musulmans en colère, tuant cinq d’entre eux.
Dans la soirée du 13 septembre, d’autres incidents ont éclaté dans plusieurs autres localités du territoire. A Pulwama, à 25 km au sud-est de Srinagar, capitale d’été du Jammu-et-Cachemire, une foule de musulmans en colère a tenté de mettre feu à l’Ecole du Bon Pasteur, une école catholique placée sous la direction du P. Jim Boorst, l’un des très rares missionnaires étrangers présents dans une région où les chrétiens forment une toute petite minorité de 15 à 20 000 croyants (sur une population de 7,3 millions d’habitants) (1). L’établissement a échappé aux flammes grâce à l’intervention rapide des pompiers et des forces de l’ordre. A Poonch, localité située à proximité immédiate de la ligne de partage entre le Cachemire indien et le Cachemire pakistanais, des informations font état d’actions visant à incendier deux écoles protestantes. Le couvre-feu a été déclaré dans cette région.
Un peu plus au sud, dans l’Etat du Pendjab, une église chrétienne a été attaquée par des manifestants musulmans à Malerkotla. Selon les informations disponibles, le bâtiment a été endommagé par un incendie et les autorités ont décrété un couvre-feu pour rétablir le calme. La police continue de patrouiller dans les rues de cette ville, située dans un district très majoritairement musulman. A Ludhiana, la plus importante ville du Pendjab, des jeunes chrétiens sont descendus dans la rue pour réclamer que les responsables de ces violences antichrétiennes soient déférés devant la justice – une manifestation qui n’a pas provoqué d’incident.
Ce même 13 septembre, le cardinal Oswald Gracias, archevêque de Bombay (Mumbai) et président de la Conférence épiscopale indienne, a redit la condamnation de l’Eglise de toute tentative de « profanation » du Coran. « Je déclare le plus solennellement que ceci ne correspond pas à ce que Jésus-Christ nous enseigne. Notre peine est d’autant plus grande que le christianisme et l’islam ont bien des choses en commun. Au nom de l’Eglise de Mumbai et de ce pays, je condamne ces actions qui ne respectent pas l’islam et qui vont à l’encontre des éléments les plus fondamentaux de notre religion. Je partage la souffrance de mes frères et sœurs musulmans face à cette triste actualité. Nous sommes avec vous pour bâtir une Inde plus forte », a-t-il déclaré dans les colonnes du quotidien DNA.
En Indonésie, une pasteur protestante et son assistant ont été blessés à l’arme blanche le dimanche 12 septembre. L’attaque a eu lieu le matin, lorsque la Rév. Luspida Simanjuntak, pasteur de la Huria Kristen Batak Protestan (HKBP, Batak Christian Protestant Church) (2), et Hasean Lumbantoruan Sihombing se rendaient à leur temple, situé à Bekasi, une banlieue de Djakarta. Des assaillants ont surgi en motocyclettes et poignardé Sihombing dans l’estomac, la pasteur étant frappée à la tête par un gourdin. Hospitalisée, celle-ci n’a été, semble-t-il, que légèrement blessée tandis que son assistant, plus âgé, souffre de blessures graves.
Bekasi abrite le quartier général du Front des défenseurs de l’islam (FPI, Front Pembela Islam), mouvement extrémiste connu pour ses actions, souvent violentes, contre ceux qui ne respecteraient pas les préceptes de l’islam. Le mouvement est coutumier des actions coup de poing contre des communautés chrétiennes désireuses de bâtir à leur propres lieux de culte. En décembre dernier, à Bekasi même, le chantier d’une église catholique en construction avait été saccagé par des militants du FPI (3).
Rapidement, le lendemain 13 septembre, la police a interpellé neuf personnes pour les interroger au sujet de leur implication éventuelle dans l’attaque contre la pasteur protestante et son assistant. Un chef de la police à Djakarta, Timur Pradopo, a déclaré que les éléments de l’enquête suggéraient que l’agression avait un caractère « purement criminel » et n’était pas liée à la religion. Des déclarations immédiatement reprises par le secrétaire général du ministère des Affaires religieuses.
Selon Theophilus Bela, directeur du Forum de communication des chrétiens de Djakarta, la promptitude de la police à écarter tout motif religieux dans l’attaque est plus que suspecte. « C’était la sixième attaque dirigée contre des chrétiens en l’espace de quelques semaines », a-t-il expliqué. Quant au Rév. Advent Loenard Nababan, qui connaissait bien la pasteur attaquée, il a estimé que « de telles attaques [étaient] inhumaines dans un pays qui prétend défendre le pluralisme ». A Djakarta, des responsables des deux principales organisations musulmanes de masse, la Nahdlatul Ulama et la Muhammadiyah, ont témoigné de leur soutien aux chrétiens visés par les attaques et fermement condamné ces dernières. De son côté, le président de la République, Susilo Bambang Yudhoyono, a fait savoir qu’il suivait la situation de près et préparait une rencontre avec les principaux responsables religieux du pays.
Avant la date du 11 septembre, plusieurs responsables religieux, notamment chrétiens, en Asie avaient mis en garde contre le risque de voir des extrémistes musulmans s’en prendre aux chrétiens d’Asie en représailles de l’autodafé annoncé par le pasteur américain du Dove World Outreach Center en Floride (4).
(1) Présent depuis 1963 au Jammu-et-Cachemire, le P. Jim Boorst, d’origine hollandaise, est membre de la société missionnaire de Mill Hill. Apprécié pour le travail social et éducatif qu’il mène dans la région, le missionnaire a connu des soucis en 2003, lorsqu’une grenade a manqué d’exploser dans son Ecole du Bon Pasteur. En 2004, son visa faillit ne pas être renouvelé par les autorités (voir EDA 377, 397).
(2) Huria Kristen Batak Protestan (HKBP) est l’une des plus importantes dénominations protestantes d’Indonésie. Ses origines remontent aux années 1880 et au travail missionnaire mené par la Société missionnaire allemande du Rhin, active au départ en pays batak, à Sumatra-Nord.
(3) Voir EDA 520
(4) Voir dépêche diffusée par EDA le 9 septembre 2010
(Source: Eglises d'Asie, 14 septembre 2010)
Le 13 septembre, au Cachemire indien, des manifestations de séparatistes réunis à la suite de la diffusion d’images montrant un groupuscule chrétien en train de déchirer des pages du Coran le 11 septembre devant la Maison Blanche, à Washington, ont dégénéré et les tirs des forces de l’ordre ont fait quinze morts. Sur les quinze morts recensés, cinq l’ont été à Tangmarg, localité touristique située dans l’ouest de Jammu-et-Cachemire, territoire à majorité musulmane. Les manifestants s’en sont pris à une école et à une église catholique, tentant d’y mettre le feu. L’école, Tyndale Biscoe School, un établissement réputé, a été en grande partie détruite. Et si l’incendie n’a pas fait de victimes, la police a ouvert le feu sur la foule des musulmans en colère, tuant cinq d’entre eux.
Dans la soirée du 13 septembre, d’autres incidents ont éclaté dans plusieurs autres localités du territoire. A Pulwama, à 25 km au sud-est de Srinagar, capitale d’été du Jammu-et-Cachemire, une foule de musulmans en colère a tenté de mettre feu à l’Ecole du Bon Pasteur, une école catholique placée sous la direction du P. Jim Boorst, l’un des très rares missionnaires étrangers présents dans une région où les chrétiens forment une toute petite minorité de 15 à 20 000 croyants (sur une population de 7,3 millions d’habitants) (1). L’établissement a échappé aux flammes grâce à l’intervention rapide des pompiers et des forces de l’ordre. A Poonch, localité située à proximité immédiate de la ligne de partage entre le Cachemire indien et le Cachemire pakistanais, des informations font état d’actions visant à incendier deux écoles protestantes. Le couvre-feu a été déclaré dans cette région.
Un peu plus au sud, dans l’Etat du Pendjab, une église chrétienne a été attaquée par des manifestants musulmans à Malerkotla. Selon les informations disponibles, le bâtiment a été endommagé par un incendie et les autorités ont décrété un couvre-feu pour rétablir le calme. La police continue de patrouiller dans les rues de cette ville, située dans un district très majoritairement musulman. A Ludhiana, la plus importante ville du Pendjab, des jeunes chrétiens sont descendus dans la rue pour réclamer que les responsables de ces violences antichrétiennes soient déférés devant la justice – une manifestation qui n’a pas provoqué d’incident.
Ce même 13 septembre, le cardinal Oswald Gracias, archevêque de Bombay (Mumbai) et président de la Conférence épiscopale indienne, a redit la condamnation de l’Eglise de toute tentative de « profanation » du Coran. « Je déclare le plus solennellement que ceci ne correspond pas à ce que Jésus-Christ nous enseigne. Notre peine est d’autant plus grande que le christianisme et l’islam ont bien des choses en commun. Au nom de l’Eglise de Mumbai et de ce pays, je condamne ces actions qui ne respectent pas l’islam et qui vont à l’encontre des éléments les plus fondamentaux de notre religion. Je partage la souffrance de mes frères et sœurs musulmans face à cette triste actualité. Nous sommes avec vous pour bâtir une Inde plus forte », a-t-il déclaré dans les colonnes du quotidien DNA.
En Indonésie, une pasteur protestante et son assistant ont été blessés à l’arme blanche le dimanche 12 septembre. L’attaque a eu lieu le matin, lorsque la Rév. Luspida Simanjuntak, pasteur de la Huria Kristen Batak Protestan (HKBP, Batak Christian Protestant Church) (2), et Hasean Lumbantoruan Sihombing se rendaient à leur temple, situé à Bekasi, une banlieue de Djakarta. Des assaillants ont surgi en motocyclettes et poignardé Sihombing dans l’estomac, la pasteur étant frappée à la tête par un gourdin. Hospitalisée, celle-ci n’a été, semble-t-il, que légèrement blessée tandis que son assistant, plus âgé, souffre de blessures graves.
Bekasi abrite le quartier général du Front des défenseurs de l’islam (FPI, Front Pembela Islam), mouvement extrémiste connu pour ses actions, souvent violentes, contre ceux qui ne respecteraient pas les préceptes de l’islam. Le mouvement est coutumier des actions coup de poing contre des communautés chrétiennes désireuses de bâtir à leur propres lieux de culte. En décembre dernier, à Bekasi même, le chantier d’une église catholique en construction avait été saccagé par des militants du FPI (3).
Rapidement, le lendemain 13 septembre, la police a interpellé neuf personnes pour les interroger au sujet de leur implication éventuelle dans l’attaque contre la pasteur protestante et son assistant. Un chef de la police à Djakarta, Timur Pradopo, a déclaré que les éléments de l’enquête suggéraient que l’agression avait un caractère « purement criminel » et n’était pas liée à la religion. Des déclarations immédiatement reprises par le secrétaire général du ministère des Affaires religieuses.
Selon Theophilus Bela, directeur du Forum de communication des chrétiens de Djakarta, la promptitude de la police à écarter tout motif religieux dans l’attaque est plus que suspecte. « C’était la sixième attaque dirigée contre des chrétiens en l’espace de quelques semaines », a-t-il expliqué. Quant au Rév. Advent Loenard Nababan, qui connaissait bien la pasteur attaquée, il a estimé que « de telles attaques [étaient] inhumaines dans un pays qui prétend défendre le pluralisme ». A Djakarta, des responsables des deux principales organisations musulmanes de masse, la Nahdlatul Ulama et la Muhammadiyah, ont témoigné de leur soutien aux chrétiens visés par les attaques et fermement condamné ces dernières. De son côté, le président de la République, Susilo Bambang Yudhoyono, a fait savoir qu’il suivait la situation de près et préparait une rencontre avec les principaux responsables religieux du pays.
Avant la date du 11 septembre, plusieurs responsables religieux, notamment chrétiens, en Asie avaient mis en garde contre le risque de voir des extrémistes musulmans s’en prendre aux chrétiens d’Asie en représailles de l’autodafé annoncé par le pasteur américain du Dove World Outreach Center en Floride (4).
(1) Présent depuis 1963 au Jammu-et-Cachemire, le P. Jim Boorst, d’origine hollandaise, est membre de la société missionnaire de Mill Hill. Apprécié pour le travail social et éducatif qu’il mène dans la région, le missionnaire a connu des soucis en 2003, lorsqu’une grenade a manqué d’exploser dans son Ecole du Bon Pasteur. En 2004, son visa faillit ne pas être renouvelé par les autorités (voir EDA 377, 397).
(2) Huria Kristen Batak Protestan (HKBP) est l’une des plus importantes dénominations protestantes d’Indonésie. Ses origines remontent aux années 1880 et au travail missionnaire mené par la Société missionnaire allemande du Rhin, active au départ en pays batak, à Sumatra-Nord.
(3) Voir EDA 520
(4) Voir dépêche diffusée par EDA le 9 septembre 2010
(Source: Eglises d'Asie, 14 septembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Bác ái của Gx Tân Trang, Sài Gòn thăm và tặng quà Trung Thu cho các em học sinh khuyết tật Phan Thiết
Hồng Hương
10:18 14/09/2010
PHAN THIẾT - Chiều ngày 13.9.2010, trên chuyến hành hương Đức Mẹ Tapao và du lịch Mũi Né, nhóm Bác ái của Giáo xứ Tân Trang, TGP Sài Gòn đã ghé thăm và tặng quà Trung Thu cho các em học sinh khuyết tật của Tổ Ấm Huynh Đệ thuộc Tòa Giám Mục Phan Thiết.
Xem hình ảnh
Mọi người trong đoàn đều xúc động khi thấy các em dù bị khiếm khuyết về tinh thần hay thể xác nhưng lại rất lễ phép với khách và sự vui tươi thân thiện dù ngây ngô đã thể hiện rõ sự cố gắng của các em và công lao rèn luyện dạy dỗ của các nữ tu phụ trách tổ ấm. Các thành viên trong nhóm đã thăm hỏi, trò chuyện và tặng quà Trung Thu cho cô trò Tổ Ấm.
Đáp lại thịnh tình tình của các cô chú trong đoàn, cô trò Tổ Ấm đã có những tiết mục văn nghệ nho nhỏ tặng mọi người. Nữ tu Maria Goretti Hoàng Thị Liên thay mặt Tổ Ấm Huynh Đệ cám ơn sự quan tâm ưu ái mà đoàn đã dành cho Tổ Ấm và chúc đoàn chuyến du lịch thật vui.
Xem hình ảnh
Mọi người trong đoàn đều xúc động khi thấy các em dù bị khiếm khuyết về tinh thần hay thể xác nhưng lại rất lễ phép với khách và sự vui tươi thân thiện dù ngây ngô đã thể hiện rõ sự cố gắng của các em và công lao rèn luyện dạy dỗ của các nữ tu phụ trách tổ ấm. Các thành viên trong nhóm đã thăm hỏi, trò chuyện và tặng quà Trung Thu cho cô trò Tổ Ấm.
Đáp lại thịnh tình tình của các cô chú trong đoàn, cô trò Tổ Ấm đã có những tiết mục văn nghệ nho nhỏ tặng mọi người. Nữ tu Maria Goretti Hoàng Thị Liên thay mặt Tổ Ấm Huynh Đệ cám ơn sự quan tâm ưu ái mà đoàn đã dành cho Tổ Ấm và chúc đoàn chuyến du lịch thật vui.
Học Sinh Lưu Trú tại Ma Lâm và nỗi băn khoăn của người mục tử
Hồng Hương
10:22 14/09/2010
BÌNH THUẬN - “Em rất thích buổi họp mặt hôm nay, vì em thấy mình không còn đơn độc một mình khi phải xa nhà đi học. Em biết từ nay có cha, có các cô chú và các bạn khác sẽ quan tâm giúp đỡ khi em cần”, đây là tâm tình của một bạn gái ở Đa Mi sau khi tham dự buổi Họp Mặt Học Sinh Lưu Trú thuộc khu vực Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận do Cha Quản xứ kết hợp với Ban Caritas giáo xứ Ma Lâm tổ chức tối Chúa Nhật 12.9.2010.
Xem hình ảnh
Tinh thần hiếu học của học trò lưu trú tại Ma Lâm
“Thưa cha! con số các em đã tăng lên 140, vượt quá dự định 120 của chúng ta rồi ạ!”, lời thông báo hồ hởi của một chị trong ban tổ chức làm những nếp nhăn trên gương mặt cha xứ Phaolô Hoàng Kim Tốt như dãn ra, cha đang lo các em ngại không đến dự họp mặt. Buổi họp mặt các em không kể lương giáo mà cha và Ban Caritas giáo xứ tổ chức hôm nay với mục đích khuyến khích các em tham gia sinh hoạt nhóm học sinh lưu trú của Giáo xứ Ma Lâm và lập Ban điều hành của các em. Qua Ban điều hành này cha và Caritas Ma Lâm mong muốn có thể nắm bắt cụ thể tình hình để đồng hành, giúp đỡ và tổ chức sinh hoạt nhằm giúp ích cho các EM trong thời gian lưu học tại đây.
Anh Trần Văn Vận, trưởng Ban Caritas Giáo xứ Ma Lâm cho chúng tôi biết, năm học 2010 – 2011 tại thị trấn Ma Lâm hiện có 92 học sinh (35 nam, 57 nữ) cả lương cả giáo về trú ở các nhà trọ tại thị trấn để học cấp III, trường PTTH Hàm Thuận Bắc. Trong số 92 thì có 82 em gồm cả người Kinh và người dân tộc thuộc vùng sâu vùng xa (phần lớn thuộc xã Đa Mi, Hàm Thuận Bắc mà xa nhất là Đa Kim cách Ma Lâm 70 km). Đây là một sự hiếu học bất ngờ ngoài dự đoán của mọi người bởi Đa Mi là một xã miền núi với số dân không tới 5.000.
Cha Tốt cho biết thêm, trên Đa Mi không có trường cấp III nhưng vì mộ mến và ý thức lợi ích của việc học tập, phụ huynh của các em dù gia cảnh kinh tế rất nghèo vẫn cố cho các em đến lớp là một cố gắng vượt bậc của họ. Hơn nữa, điều lo lắng nhất của họ là ai sẽ nhắc nhở con em mình khi chúng xa nhà; ai sẽ kịp thời sửa dạy khi chúng lầm lỗi; ai sẽ hướng dẫn chúng trong đời sống tinh thần và động viên khi em học hành sa sút.
Cha bộc bạch, “Là linh mục quản xứ, là người lãnh đạo tinh thần, tôi luôn thao thức băn khoăn và lo lắng cho các em lứa tuổi 16 -18 này giữa xã hội có quá nhiều cạm bẫy như hiện nay. Có được một nơi cho các em trọ học miễn phí là điều chưa dám ước mơ, nhưng nếu có thể chia sẻ với các em một phần nào học phí, một chút tiền trọ, hay tổ chức bữa ăn giá rẻ mà no và đảm bảo vệ sinh và hằng tháng họp mặt để qua đó gần gũi nhắc nhở các em thì tốt biết bao. Nhưng trong khả năng hạn hẹp của một giáo xứ đa phần kinh tế thấp, tôi ước mong có những tấm lòng cùng chung tay với chúng tôi để lo cho các em”.
Ngày vui họp mặt với bao điều nhắn gởi
Hội trường Ma Lâm tối nay bừng sáng và rộn ràng tiếng đàn hát, tiếng trò chuyện của mọi người. Sự ngại ngần và rụt rè của các học sinh bởi lần đầu gặp mặt nhanh chóng thay bằng vẻ tự nhiên nhờ những bài hát sinh hoạt, những lời thăm hỏi tận tình của cha Tốt, các cô chú, các bạn cùng trang lứa. Các bạn phân nhóm theo 3 khối là lớp12, lớp 11, lớp 10 và cấp 2, và tranh thủ ăn tối theo khẩu phần ban tổ chức đã chuẩn bị. Nhạc sĩ Cao Huy Hoàng và soeur Thiên Phúc (Ban Caritas GP Phan Thiết) khởi động tạo bầu khí vui tươi và hào hứng để các bạn chào đón quý cha, quý thầy, quý soeur và quý HĐMV và 140 bạn học sinh. Xen lẫn các bài nói chuyện là những tiết mục văn nghệ dễ thương của giáo xứ góp vui cho buổi họp mặt.
Sau lời giới thiệu của cha Phaolô, cha Antôn Hồ Tấn Khả (cha sở giáo xứ Vinh Thủy) chia sẻ với các bạn đề tài về Lòng Trung Thực và Tinh Thần Cầu Tiến qua việc học tập. Bằng sự dẫn dắt khéo léo và dí dỏm qua những câu chuyện thực hằng ngày, cha giúp các bạn hiểu được sự quan trọng và cần thiết của những đức tính Chính trực – Thành thật – Công bằng trong đời sống con người, nhất là với người học sinh. Trong từng đức tính, cha nêu khái niệm rồi đi vào thực tế tìm lý do vì sao con người thời nay thiếu những đức tính này, biểu hiện sự thiếu vắng đó trong đời sống ra sao. Cha Khả gợi ý cách luyện tập để đạt được các đức tính đó. Các bạn đang trong lứa tuổi học sinh nên tinh thần cầu tiến thể hiện ở việc học tập là trọng tâm của đời sống. Và vì sống xa gia đình thiếu người lớn nhắc nhở, nên từng bạn phải ý thức siêng năng giữ cẩn thận những quy định đạo đức hằng ngày với tâm niệm “Hãy làm các việc tầm thường cách phi thường”.
Nhạc sĩ Cao Huy Hoàng trong vai trò là một người bố trong gia đình thì lại cho các bạn thấy được 4 nỗi lo lắng của cha mẹ cho con cái đi học xa nhà là việc Ăn - Ở - Học và Chơi của con. Nhạc sĩ gợi ý cho các bạn biết tự tổ chức ăn như thế nào để giữ đủ sức khỏe để học tập được. Dù là ở trọ nhưng phải biết giữ vệ sinh và sắp xến gọn gàng nơi ở của mình. Học là trung tâm mọi hoạt động của các bạn hiện nay nên phải dành mọi ưu tiên phục vụ cho việc học. Và cuối cùng là chơi, nhạc sĩ nhắc đến những thứ “giả” mà xã hội ngày nay tràn ngập: Bằng cấp giả, thuốc giả, hàng hóa giả, và nhất là những mối quan hệ giả, những tình cảm ảo làm băng hoại cuộc sống con người. Là những thanh thiếu niên mới lớn, các bạn có những rung động đầu đời, những thích thú khám phá tìm tòi mọi thứ. Nhưng phải luôn phải cảnh giác với những mối quan hệ giả, nhất là việc giao kết bạn ảo trên mạng để không xảy ra điều đáng tiếc. Hay nhất là từng bạn hãy xây dựng những mối tương quan tốt đẹp thực tế với bạn bè và những người xung quanh mình.
Tiếp đó, cha Tốt đề nghị các bạn bầu ra mỗi khối lớp 2 người đại diện, và mỗi khu vực như Đa Kim 1, La Dày, Đa Tro …một người đại diện tham gia vào ban điều hành của nhóm Học Sinh Lưu Trú Ma Lâm. Các bạn học sinh chăm chú nghe những chia sẻ, những nhắc nhở của các cha, các cô chú với cả tấm lòng quan tâm đến mình trong sự xúc động. Thoáng thấy có bạn mủi lòng muốn khóc vì thấy lời nhắc nhở sao giống ba mẹ mình thế. “Em rất thích buổi họp mặt hôm nay, vì em thấy mình không còn đơn độc một mình khi phải xa nhà đi học. Em biết từ nay có cha, có các cô chú và các bạn khác sẽ quan tâm giúp đỡ khi em cần”, một bạn đến từ Đa Kim chia sẻ với chúng tôi.
Xem hình ảnh
Tinh thần hiếu học của học trò lưu trú tại Ma Lâm
“Thưa cha! con số các em đã tăng lên 140, vượt quá dự định 120 của chúng ta rồi ạ!”, lời thông báo hồ hởi của một chị trong ban tổ chức làm những nếp nhăn trên gương mặt cha xứ Phaolô Hoàng Kim Tốt như dãn ra, cha đang lo các em ngại không đến dự họp mặt. Buổi họp mặt các em không kể lương giáo mà cha và Ban Caritas giáo xứ tổ chức hôm nay với mục đích khuyến khích các em tham gia sinh hoạt nhóm học sinh lưu trú của Giáo xứ Ma Lâm và lập Ban điều hành của các em. Qua Ban điều hành này cha và Caritas Ma Lâm mong muốn có thể nắm bắt cụ thể tình hình để đồng hành, giúp đỡ và tổ chức sinh hoạt nhằm giúp ích cho các EM trong thời gian lưu học tại đây.
Anh Trần Văn Vận, trưởng Ban Caritas Giáo xứ Ma Lâm cho chúng tôi biết, năm học 2010 – 2011 tại thị trấn Ma Lâm hiện có 92 học sinh (35 nam, 57 nữ) cả lương cả giáo về trú ở các nhà trọ tại thị trấn để học cấp III, trường PTTH Hàm Thuận Bắc. Trong số 92 thì có 82 em gồm cả người Kinh và người dân tộc thuộc vùng sâu vùng xa (phần lớn thuộc xã Đa Mi, Hàm Thuận Bắc mà xa nhất là Đa Kim cách Ma Lâm 70 km). Đây là một sự hiếu học bất ngờ ngoài dự đoán của mọi người bởi Đa Mi là một xã miền núi với số dân không tới 5.000.
Cha Tốt cho biết thêm, trên Đa Mi không có trường cấp III nhưng vì mộ mến và ý thức lợi ích của việc học tập, phụ huynh của các em dù gia cảnh kinh tế rất nghèo vẫn cố cho các em đến lớp là một cố gắng vượt bậc của họ. Hơn nữa, điều lo lắng nhất của họ là ai sẽ nhắc nhở con em mình khi chúng xa nhà; ai sẽ kịp thời sửa dạy khi chúng lầm lỗi; ai sẽ hướng dẫn chúng trong đời sống tinh thần và động viên khi em học hành sa sút.
Cha bộc bạch, “Là linh mục quản xứ, là người lãnh đạo tinh thần, tôi luôn thao thức băn khoăn và lo lắng cho các em lứa tuổi 16 -18 này giữa xã hội có quá nhiều cạm bẫy như hiện nay. Có được một nơi cho các em trọ học miễn phí là điều chưa dám ước mơ, nhưng nếu có thể chia sẻ với các em một phần nào học phí, một chút tiền trọ, hay tổ chức bữa ăn giá rẻ mà no và đảm bảo vệ sinh và hằng tháng họp mặt để qua đó gần gũi nhắc nhở các em thì tốt biết bao. Nhưng trong khả năng hạn hẹp của một giáo xứ đa phần kinh tế thấp, tôi ước mong có những tấm lòng cùng chung tay với chúng tôi để lo cho các em”.
Ngày vui họp mặt với bao điều nhắn gởi
Hội trường Ma Lâm tối nay bừng sáng và rộn ràng tiếng đàn hát, tiếng trò chuyện của mọi người. Sự ngại ngần và rụt rè của các học sinh bởi lần đầu gặp mặt nhanh chóng thay bằng vẻ tự nhiên nhờ những bài hát sinh hoạt, những lời thăm hỏi tận tình của cha Tốt, các cô chú, các bạn cùng trang lứa. Các bạn phân nhóm theo 3 khối là lớp12, lớp 11, lớp 10 và cấp 2, và tranh thủ ăn tối theo khẩu phần ban tổ chức đã chuẩn bị. Nhạc sĩ Cao Huy Hoàng và soeur Thiên Phúc (Ban Caritas GP Phan Thiết) khởi động tạo bầu khí vui tươi và hào hứng để các bạn chào đón quý cha, quý thầy, quý soeur và quý HĐMV và 140 bạn học sinh. Xen lẫn các bài nói chuyện là những tiết mục văn nghệ dễ thương của giáo xứ góp vui cho buổi họp mặt.
Sau lời giới thiệu của cha Phaolô, cha Antôn Hồ Tấn Khả (cha sở giáo xứ Vinh Thủy) chia sẻ với các bạn đề tài về Lòng Trung Thực và Tinh Thần Cầu Tiến qua việc học tập. Bằng sự dẫn dắt khéo léo và dí dỏm qua những câu chuyện thực hằng ngày, cha giúp các bạn hiểu được sự quan trọng và cần thiết của những đức tính Chính trực – Thành thật – Công bằng trong đời sống con người, nhất là với người học sinh. Trong từng đức tính, cha nêu khái niệm rồi đi vào thực tế tìm lý do vì sao con người thời nay thiếu những đức tính này, biểu hiện sự thiếu vắng đó trong đời sống ra sao. Cha Khả gợi ý cách luyện tập để đạt được các đức tính đó. Các bạn đang trong lứa tuổi học sinh nên tinh thần cầu tiến thể hiện ở việc học tập là trọng tâm của đời sống. Và vì sống xa gia đình thiếu người lớn nhắc nhở, nên từng bạn phải ý thức siêng năng giữ cẩn thận những quy định đạo đức hằng ngày với tâm niệm “Hãy làm các việc tầm thường cách phi thường”.
Nhạc sĩ Cao Huy Hoàng trong vai trò là một người bố trong gia đình thì lại cho các bạn thấy được 4 nỗi lo lắng của cha mẹ cho con cái đi học xa nhà là việc Ăn - Ở - Học và Chơi của con. Nhạc sĩ gợi ý cho các bạn biết tự tổ chức ăn như thế nào để giữ đủ sức khỏe để học tập được. Dù là ở trọ nhưng phải biết giữ vệ sinh và sắp xến gọn gàng nơi ở của mình. Học là trung tâm mọi hoạt động của các bạn hiện nay nên phải dành mọi ưu tiên phục vụ cho việc học. Và cuối cùng là chơi, nhạc sĩ nhắc đến những thứ “giả” mà xã hội ngày nay tràn ngập: Bằng cấp giả, thuốc giả, hàng hóa giả, và nhất là những mối quan hệ giả, những tình cảm ảo làm băng hoại cuộc sống con người. Là những thanh thiếu niên mới lớn, các bạn có những rung động đầu đời, những thích thú khám phá tìm tòi mọi thứ. Nhưng phải luôn phải cảnh giác với những mối quan hệ giả, nhất là việc giao kết bạn ảo trên mạng để không xảy ra điều đáng tiếc. Hay nhất là từng bạn hãy xây dựng những mối tương quan tốt đẹp thực tế với bạn bè và những người xung quanh mình.
Tiếp đó, cha Tốt đề nghị các bạn bầu ra mỗi khối lớp 2 người đại diện, và mỗi khu vực như Đa Kim 1, La Dày, Đa Tro …một người đại diện tham gia vào ban điều hành của nhóm Học Sinh Lưu Trú Ma Lâm. Các bạn học sinh chăm chú nghe những chia sẻ, những nhắc nhở của các cha, các cô chú với cả tấm lòng quan tâm đến mình trong sự xúc động. Thoáng thấy có bạn mủi lòng muốn khóc vì thấy lời nhắc nhở sao giống ba mẹ mình thế. “Em rất thích buổi họp mặt hôm nay, vì em thấy mình không còn đơn độc một mình khi phải xa nhà đi học. Em biết từ nay có cha, có các cô chú và các bạn khác sẽ quan tâm giúp đỡ khi em cần”, một bạn đến từ Đa Kim chia sẻ với chúng tôi.
Ngày họp mặt các Trưởng Ca Đoàn Giáo Phận Thái Bình
Hương Quê
12:43 14/09/2010
Mặc dù trời mưa, nhưng các vị đại diện các ca đoàn đã tới Toà giám mục rất sớm. Đúng 8 giờ cha Đaminh Trương Văn Thuỵ - đặc trách ban thánh nhạc chào mừng các đại biểu về tham dự buổi gặp mặt này. Ngoài 120 ca trưởng còn có quí cha, quí thầy chủng sinh đang tập vụ, quí nữ tu cũng về tham dự.
Trong phần huấn dụ của Đức cha giáo phận, ngài rất vui mừng và phấn khởi khi gặp các tham dự viên hôm nay, quí vị là những người đã và đang hy sinh phục vụ các giáo xứ, giáo họ.
Sau khi huấn đức, mọi người lên nguyện đường Toà giám mục cùng với Đức cha, cha đặc trách và quí cha hiệp dâng thánh lễ. Thánh lễ thật sốt sắng và trang nghiêm, với những bài thánh ca mà các tham dự viên dâng lên Thiên Chúa thật tâm tình, đúng với chất giọng các ca trưởng, người nghe như muốn nâng lòng mình lên đến tận trời cao.
Bữa cơm trưa được tổ chức tại sân nhà vòm Toà giám mục, trong bầu khi gia đình, tình cha con thật mặn mà thắm thiết, phần nào khích lệ các tham dự viên nhiệt tình hơn nữa trong nhiệm vụ của mình.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Tuân phục và lương tâm
Trầm Thiên Thu
19:25 14/09/2010
Tác giả Janet Smith: "Hãy giúp đỡ các Kitô hữu sa ngã biết trở lại bằng cách dạy họ tái yêu mến Đức Kitô và Giáo hội."
Phải làm gì với các Kitô hữu sa ngã? Các Kitô hữu này không đến nhà thờ vì họ không nghe các giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề như ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh mục được kết hôn.
Cha Joseph Breen ở Nashville đề nghị trong một đoạn video trên website của giáo xứ của ngài (và đã gỡ bỏ) rằng những người này có cách nhìn sai lệch mà họ cần chấp nhận các giáo huấn này. Ngài nói rằng là người trưởng thành thì họ không cần phải vâng lời gì cả nhưng với “tinh thần của Chúa” thì lương tâm là tối thượng.
Mỉa mai thay, cha Breen viện dẫn một giáo huấn của Giáo hội để bảo vệ việc từ bỏ giáo huấn của Giáo hội. Ngài có thể biết qui luật có trong giáo lý: “Người ta phải luôn vâng lời quyết định nào đó của lương tâm mình” (số 1790). Ngài từ bỏ quy luật có trong Hiến chế tín lý Lumen Gentium (*) số 25: “Về vấn đề đức tin và luân lý, các giám mục nói nhân danh Đức Kitô và các Kitô hữu sẽ chấp nhận giáo huấn của các ngài, tôn trọng các giáo huấn với sự đồng tâm tôn giáo”. Cha Breen tin những gì ngài muốn tin và từ chối những cái khác.
Làm sao điều đó có thể là thật mà các Kitô hữu phải theo lương tâm và phải theo các giáo huấn của giáo hội?
Trước tiên, chúng ta phải hiểu rằng lương tâm không tương đương với tư tưởng, ý kiến hoặc phán đoán của chúng ta. Giáo lý (số 1776) xác định lương tâm là phần nội tâm mà chúng ta lắng nghe tiếng Chúa hướng dẫn các động thái của chúng ta. Như vậy khi ai đó tự vấn lương tâm, câu được hỏi không phải là “Tôi có nghĩ hành động này tốt hay xấu không?” mà là “Thiên Chúa có xét đoán hành động này tốt hay xấu không?”. Và Thiên Chúa nói với lương tâm những người Công giáo qua giáo hội.
Nếu một người Công giáo cân nhắc làm điều gì đó mà giáo hội cho là sai, người đó có thể chắc chắn mình đã không lắng nghe tiếng lương tâm, nhưng có “tiếng nói” nào đó đã khiến người đó chú ý.
Hãy cân nhắc vấn đề lương tâm loại này: “Vợ tôi sống trong tình trạng lãnh cảm kinh niên. Vậy có trái luân lý đối với tôi khi tôi quan hệ với cô thư ký dễ thương còn độc thân không? Chúng tôi sẽ kết hôn nếu có thể, nhưng vợ tôi còn sống nên chưa thể kết hôn”.
Giả sử người chồng bất hạnh này nói rằng anh ta nghĩ lương tâm mình trong sáng về điểm này – anh ta không nghĩ mình ngoại tình vì vợ anh ta không thực hiện được thiên chức làm vợ. Thiên Chúa biết mức độ lầm lẫn của người đàn ông này và mức độ cố gắng xử lý vấn đề này. Nhưng một linh mục Công giáo sẽ không phải nói với người đàn ông này rằng: “Xin lỗi, nhưng ông chưa tự vấn lương tâm. Thiên Chúa rõ ràng về vấn đề này: Ngoại tình là lỗi điều răn thứ sáu với người không là vợ hoặc chồng mình, và chính xác bạn làm gì”.
Người đàn ông làm ngơ giáo huấn giáo hội như vậy sẽ vẫn được tham dự thánh lễ nhưng sẽ không được rước lễ.
Hãy cân nhắc một vấn đề khác: “Tôi có nên có con bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm?”. Tôi e rằng người Công giáo hỏi câu hỏi này theo ý riêng. “Thiên Chúa có đồng ý tôi có con bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm?”. Khi nói chuyện với Thiên Chúa từ trong tâm khảm mình thì thường nghe được tiếng Chúa nói: “Con là người Công giáo, Cha đã thiết lập Giáo hội để hướng dẫn con trong các quyết định như thế; hãy nhờ Giáo hội hướng dẫn, và con sẽ nghe thấy tiếng Cha nói về vấn đề này”.
Người phụ nữ này phải làm điều Giáo hội buộc làm: “Hãy hình thành lương tâm của chị ta” (Giáo lý, số 1783-87). Việc hình thành lương tâm liên quan việc đọc các tài liệu của Giáo hội, làm sáng tỏ các điểm khúc mắc, và cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn đến chan lý. Sau cùng, nếu chị ta vẫn không tin thụ tinh trong ống nghiệm là bình thường, vậy chị ta có thoải mái dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và vẫn là người Công giáo tốt không?
Chỉ Thiên Chúa khả dĩ biết nguyên nhân gây lầm lẫn ở chị, nhưng bất kỳ linh mục Công giáo nào cũng cho chị biết chị đang vi phạm Luật Chúa và không thanh thản để rước Thánh Thể, mặc dù chị vẫn được đến nhà thờ.
Cha Breen có ủng hộ những người nói trên làm đúng khi họ theo “lương tâm của mình”? Cha Bren có cho rằng có các giáo huấn của Giáo hội mà một người Công giáo không thanh thản bất đồng ý kiến về nền tảng lương tâm? Các giáo huấn về phân biệt chủng tộc, về lòng tham,…?
Ngài có thể phản ứng rằng các loại giáo huấn khác nhau đòi hỏi các mức độ khác nhau về sự tuân phục (vâng lời). Đúng là chính Giáo hội dạy rằng các giáo huấn khác nhau đòi hỏi các mức độ khác nhau về lòng trung thành, nhưng các vấn đề này được cha Breen liệt kê là không bắt buộc Giáo hội dạy đòi hỏi “tán đồng tôn giáo” (religious assent).
Chúng ta nên làm gì để đưa những người sa ngã trở về với Giáo hội? Cha Breen khuyên chúng ta làm cho Giáo hội trở nên một nơi mời gọi nhiều hơn, và ngài tin Giáo hội sẽ đón tiếp cởi mở với các giáo hội cho phép ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh mục được kết hôn.
Cha Breen sẽ cung cấp những gì các giáo hội này không cung cấp? Một số điều xa hoa, điều gì có thể cạnh tranh? Các Bí tích?
Giá trị của các Bí tích tùy vào một cấu trúc nào đó của Giáo hội có căn nguyên trong giá trị của quyền Giáo hoàng. Nhưng cha Breen đặt vấn đề quyền Giáo hoàng, và ngài khuyến khích giáo dân làm như vậy. Một sai lầm lớn trong lời đề nghị của ngài là các Giáo hội Tin lành đang suy giảm mau chóng về số tín đồ, không phát triển. Tôi e rằng tín đồ của họ sẽ suy giảm hơn như những người Công giáo sa ngã đã không còn cầu nguyện chung với nhau nữa.
Hãy để tôi đưa ra cách phục hồi những người Công giáo sa ngã: Có điều gì đó đáng trở về với Giáo hội.
Các linh mục nên chứng tỏ tình yêu mãnh liệt dành cho Đức Kitô, cho Giáo hội và cho Giáo hoàng. Họ nên làm mọi thứ khả thi để giúp giáo đoàn yêu mến Đức Kitô và Giáo hội. Họ nên khuyến khích giáo dân đọc Kinh thánh và lãnh nhận các Bí tích. Họ nên tìm nhiều cách để giúp giáo dân hiểu và chấp nhận giáo huấn của Giáo hội về các vấn nạn, đồng thời truyền cảm hứng cho giáo dân sống đời sống Kitô hữu triệt để.
Những người Công giáo này sẽ đi vào lòng đời như những “nhà máy điện của ân sủng” và là các chứng nhân am tường niềm tin của mình. Tôi e rằng cả những người Công giáo sa ngã và những người chưa theo đạo đều có thể tìm thấy Giáo hội Công giáo có điều gì đó để cho họ mà họ không tìm thấy nơi nào khác trên thế gian này.
(chuyển ngữ từ ncregister.com)
(*) Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” của Công đồng Vatican II. Mục đích được tuyên bố có hai phần: Giải thích bản tính của Giáo hội “như dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại," làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới như là bí tích cứu độ nhân lọai. Đặc điểm độc đáo của hiến chế là Chú thích Sơ khởi, được đưa thêm vào văn kiện của công đồng theo lệnh ĐGH Phaolô VI để làm sáng tỏ ý nghĩa của tính cộng đòan nơi hàng Giám mục, nói rằng cộng đòan các Giám mục không có quyền bính mà không tùy thuộc và hiệp thông với Giám mục Roma (ngày 21-11-1964).
Phải làm gì với các Kitô hữu sa ngã? Các Kitô hữu này không đến nhà thờ vì họ không nghe các giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề như ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh mục được kết hôn.
Cha Joseph Breen ở Nashville đề nghị trong một đoạn video trên website của giáo xứ của ngài (và đã gỡ bỏ) rằng những người này có cách nhìn sai lệch mà họ cần chấp nhận các giáo huấn này. Ngài nói rằng là người trưởng thành thì họ không cần phải vâng lời gì cả nhưng với “tinh thần của Chúa” thì lương tâm là tối thượng.
Mỉa mai thay, cha Breen viện dẫn một giáo huấn của Giáo hội để bảo vệ việc từ bỏ giáo huấn của Giáo hội. Ngài có thể biết qui luật có trong giáo lý: “Người ta phải luôn vâng lời quyết định nào đó của lương tâm mình” (số 1790). Ngài từ bỏ quy luật có trong Hiến chế tín lý Lumen Gentium (*) số 25: “Về vấn đề đức tin và luân lý, các giám mục nói nhân danh Đức Kitô và các Kitô hữu sẽ chấp nhận giáo huấn của các ngài, tôn trọng các giáo huấn với sự đồng tâm tôn giáo”. Cha Breen tin những gì ngài muốn tin và từ chối những cái khác.
Làm sao điều đó có thể là thật mà các Kitô hữu phải theo lương tâm và phải theo các giáo huấn của giáo hội?
Trước tiên, chúng ta phải hiểu rằng lương tâm không tương đương với tư tưởng, ý kiến hoặc phán đoán của chúng ta. Giáo lý (số 1776) xác định lương tâm là phần nội tâm mà chúng ta lắng nghe tiếng Chúa hướng dẫn các động thái của chúng ta. Như vậy khi ai đó tự vấn lương tâm, câu được hỏi không phải là “Tôi có nghĩ hành động này tốt hay xấu không?” mà là “Thiên Chúa có xét đoán hành động này tốt hay xấu không?”. Và Thiên Chúa nói với lương tâm những người Công giáo qua giáo hội.
Nếu một người Công giáo cân nhắc làm điều gì đó mà giáo hội cho là sai, người đó có thể chắc chắn mình đã không lắng nghe tiếng lương tâm, nhưng có “tiếng nói” nào đó đã khiến người đó chú ý.
Hãy cân nhắc vấn đề lương tâm loại này: “Vợ tôi sống trong tình trạng lãnh cảm kinh niên. Vậy có trái luân lý đối với tôi khi tôi quan hệ với cô thư ký dễ thương còn độc thân không? Chúng tôi sẽ kết hôn nếu có thể, nhưng vợ tôi còn sống nên chưa thể kết hôn”.
Giả sử người chồng bất hạnh này nói rằng anh ta nghĩ lương tâm mình trong sáng về điểm này – anh ta không nghĩ mình ngoại tình vì vợ anh ta không thực hiện được thiên chức làm vợ. Thiên Chúa biết mức độ lầm lẫn của người đàn ông này và mức độ cố gắng xử lý vấn đề này. Nhưng một linh mục Công giáo sẽ không phải nói với người đàn ông này rằng: “Xin lỗi, nhưng ông chưa tự vấn lương tâm. Thiên Chúa rõ ràng về vấn đề này: Ngoại tình là lỗi điều răn thứ sáu với người không là vợ hoặc chồng mình, và chính xác bạn làm gì”.
Người đàn ông làm ngơ giáo huấn giáo hội như vậy sẽ vẫn được tham dự thánh lễ nhưng sẽ không được rước lễ.
Hãy cân nhắc một vấn đề khác: “Tôi có nên có con bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm?”. Tôi e rằng người Công giáo hỏi câu hỏi này theo ý riêng. “Thiên Chúa có đồng ý tôi có con bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm?”. Khi nói chuyện với Thiên Chúa từ trong tâm khảm mình thì thường nghe được tiếng Chúa nói: “Con là người Công giáo, Cha đã thiết lập Giáo hội để hướng dẫn con trong các quyết định như thế; hãy nhờ Giáo hội hướng dẫn, và con sẽ nghe thấy tiếng Cha nói về vấn đề này”.
Người phụ nữ này phải làm điều Giáo hội buộc làm: “Hãy hình thành lương tâm của chị ta” (Giáo lý, số 1783-87). Việc hình thành lương tâm liên quan việc đọc các tài liệu của Giáo hội, làm sáng tỏ các điểm khúc mắc, và cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn đến chan lý. Sau cùng, nếu chị ta vẫn không tin thụ tinh trong ống nghiệm là bình thường, vậy chị ta có thoải mái dùng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và vẫn là người Công giáo tốt không?
Chỉ Thiên Chúa khả dĩ biết nguyên nhân gây lầm lẫn ở chị, nhưng bất kỳ linh mục Công giáo nào cũng cho chị biết chị đang vi phạm Luật Chúa và không thanh thản để rước Thánh Thể, mặc dù chị vẫn được đến nhà thờ.
Cha Breen có ủng hộ những người nói trên làm đúng khi họ theo “lương tâm của mình”? Cha Bren có cho rằng có các giáo huấn của Giáo hội mà một người Công giáo không thanh thản bất đồng ý kiến về nền tảng lương tâm? Các giáo huấn về phân biệt chủng tộc, về lòng tham,…?
Ngài có thể phản ứng rằng các loại giáo huấn khác nhau đòi hỏi các mức độ khác nhau về sự tuân phục (vâng lời). Đúng là chính Giáo hội dạy rằng các giáo huấn khác nhau đòi hỏi các mức độ khác nhau về lòng trung thành, nhưng các vấn đề này được cha Breen liệt kê là không bắt buộc Giáo hội dạy đòi hỏi “tán đồng tôn giáo” (religious assent).
Chúng ta nên làm gì để đưa những người sa ngã trở về với Giáo hội? Cha Breen khuyên chúng ta làm cho Giáo hội trở nên một nơi mời gọi nhiều hơn, và ngài tin Giáo hội sẽ đón tiếp cởi mở với các giáo hội cho phép ngừa thai, phong chức cho phụ nữ và linh mục được kết hôn.
Cha Breen sẽ cung cấp những gì các giáo hội này không cung cấp? Một số điều xa hoa, điều gì có thể cạnh tranh? Các Bí tích?
Giá trị của các Bí tích tùy vào một cấu trúc nào đó của Giáo hội có căn nguyên trong giá trị của quyền Giáo hoàng. Nhưng cha Breen đặt vấn đề quyền Giáo hoàng, và ngài khuyến khích giáo dân làm như vậy. Một sai lầm lớn trong lời đề nghị của ngài là các Giáo hội Tin lành đang suy giảm mau chóng về số tín đồ, không phát triển. Tôi e rằng tín đồ của họ sẽ suy giảm hơn như những người Công giáo sa ngã đã không còn cầu nguyện chung với nhau nữa.
Hãy để tôi đưa ra cách phục hồi những người Công giáo sa ngã: Có điều gì đó đáng trở về với Giáo hội.
Các linh mục nên chứng tỏ tình yêu mãnh liệt dành cho Đức Kitô, cho Giáo hội và cho Giáo hoàng. Họ nên làm mọi thứ khả thi để giúp giáo đoàn yêu mến Đức Kitô và Giáo hội. Họ nên khuyến khích giáo dân đọc Kinh thánh và lãnh nhận các Bí tích. Họ nên tìm nhiều cách để giúp giáo dân hiểu và chấp nhận giáo huấn của Giáo hội về các vấn nạn, đồng thời truyền cảm hứng cho giáo dân sống đời sống Kitô hữu triệt để.
Những người Công giáo này sẽ đi vào lòng đời như những “nhà máy điện của ân sủng” và là các chứng nhân am tường niềm tin của mình. Tôi e rằng cả những người Công giáo sa ngã và những người chưa theo đạo đều có thể tìm thấy Giáo hội Công giáo có điều gì đó để cho họ mà họ không tìm thấy nơi nào khác trên thế gian này.
(chuyển ngữ từ ncregister.com)
(*) Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” của Công đồng Vatican II. Mục đích được tuyên bố có hai phần: Giải thích bản tính của Giáo hội “như dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại," làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới như là bí tích cứu độ nhân lọai. Đặc điểm độc đáo của hiến chế là Chú thích Sơ khởi, được đưa thêm vào văn kiện của công đồng theo lệnh ĐGH Phaolô VI để làm sáng tỏ ý nghĩa của tính cộng đòan nơi hàng Giám mục, nói rằng cộng đòan các Giám mục không có quyền bính mà không tùy thuộc và hiệp thông với Giám mục Roma (ngày 21-11-1964).
Tin Đáng Chú Ý
Cuba sa thải hơn nửa triệu cán bộ
Người Việt
10:12 14/09/2010
Việc sa thải sẽ có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến nửa đầu của năm tới, theo công bố do Liên Hiệp Công Nhân Cuba gồm 3 triệu đoàn viên công bố hôm Thứ Hai. Ðây được coi là liên đoàn lao động duy nhất được chính quyền xứ Cộng Sản này cho phép hoạt động.
Ðể làm dịu bớt nỗi lo ngại, chính quyền cho phép gia tăng công việc làm trong phạm vi không thuộc quốc doanh. Như vậy người dân Cuba nay được quyền kinh doanh cá thể hay cùng chung vốn làm ăn thay vì do chính phủ quản lý như trước đây. Ðồng thời mở rộng việc tư nhân kiểm soát đất của chính phủ và hạ tầng cơ sở qua hình thức thuê bao dài hạn. (T.P.)
(Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=119069&z=157)
Văn Hóa
Lá thư Canada: Đường Hạnh Phúc
Trà Lũ
20:36 14/09/2010
Lá thư Canada: ĐƯỜNG HẠNH PHÚC
Ngay đầu tháng Cụ B.95 đã diện thoại mời cả làng đến ăn cơm ‘dưa muối’. Cụ dặn dò kỹ lưỡng: Các bác cứ thấy nhà nào trước cửa trồng tía tô kinh giới thì đó chính là nhà lão. Cụ cẩn thận dặn thế thôi chứ làm sao chúng tôi quên được nhà cụ. Nhà có số mà. Chúng tôi đến đây đã nhiều lần, ăn mòn đũa mòn bát nhà cụ mà. Nhân việc cụ chỉ cây tía tô kinh giới trước nhà làm tôi tìm ra chân lý này: Các cụ đi qua nhà ai mà trước cửa trồng cây rau thơm tía tô và húng thì đích thị là nhà người Việt Nam. Nếu có thêmn cây kinh giới thì rõ rang đây là nhà bà Bắc Kỳ vì chỉ có người Bắc Kỳ mới ăn rau kinh giới. Nếu thấy cây dấp cá thì đúng boong là nhà ông Nam Kỳ vì chỉ có Nam Kỳ phe ta mới mê dấp cá.
Và ngày hẹn trọng đại đã đến. Dân làng náo nức và hăm hở tới rất đúng giờ. Cụ biết chúng tôi chán ngấy thịt bò thịt gà nên cụ đãi chúng tôi một bữa cơm đúng là ‘dưa muối’ theo lối nói Bắc Kỳ ngày xưa. Cụ nấu món cà bung và món bì cuốn chay. Cụ bảo phải ăn rau để từ giã vườn rau. Bữa nay cụ đãi chúng tôi toàn món rau hái ở vườn nhà cụ.
Cụ đúng là có tay trồng rau, ta quen gọi là ‘mát tay’, ông Anh gọi là có ‘the green thumb’, ông Pháp gọi là có ‘ la main verte’. Từ đầu mùa xuân, tự tay cụ gieo hạt. Mới tuần trước gieo hạt, tuần sau đã thấy lú nhú những mầm non xanh xanh, vài tuần sau nữa là vườn đã xanh um các loại rau. Cụ qúy nhất cụm rau kinh giới. Cụ bảo món rau muống xào mà thiếu kinh giới là hỏng. Món bún chả Hà Nội mà thiếu kinh giới cũng hỏng.
Chị Ba Biên Hòa đến rất sớm để giúp cụ và học nấu món Bắc Kỳ mà vẫn hụt. Khi chị tới thì mọi sự đã xong. Chà, nồi cà bung của cụ mới ngon làm sao. Cụ không gọi là cà bung’ mà là ‘cà um’. Các cụ có thích món này không ? Tôi thì mê lắm. Món này ngày xưa bà tôi mẹ tôi vẫn nấu cho ăn mùa hè. Nó gồm đậu phụ chiên vàng, thịt ba chỉ, cà chua, cà tím, nấu với nước dùng gà. Múc ra bát còn nóng hổi, ta rắc một chút lá tía tô thái nhỏ lên trên, ôi tô cà bung ngon làm sao. Phải nói là nó ngon lành hết sức, vừa ngon vừa lành. Cụ B.95 còn làm thêm một món nữa, món bì cuốn chay. Đây là món cuốn có nhân là miến, đậu hũ, khoai tây, ba thứ này chiên dòn, rồi cuộn với các loại rau thơm, ngoài là bánh tráng. Xin các cụ chấm với nước tương pha chua ngọt. Nhai thong thả, cụ sẽ thấy tất cả hương vị vườn rau Bắc Kỳ đang thấm vào người, phải không cơ ?
Chúng tôi ngồi ăn ngoài hiên nhà, nhìn ra vườn rau. Đang ăn thì chúng tôi bị một đàn ong và ruồi kéo tới tấn công. Ui chao, không biết chúng ở đâu mà thính mũi đến thế. Cụ chủ nhà thì cầm quạt ra sức đuổi mà chúng nhất định không đi. Anh John thì bảo các loại côn trùng này rất mê món ăn của cái bếp VN. Nhà anh chị cũng bị cái đám giặc này tán công mỗi khi nấu nướng và ăn cơm ngoài trời. Dân làng đã chuẩn bị cầm đũa bát chạy vào trong nhà. Nhưng ông ODP lên tiếng: Xin cứ an vị. Tôi có phép dẹp được bọn giặc hỗn láo này. Xin cho tôi mấy phút. Rồi ông biến vào nhà. Ông thì thầm với cô cháu gái trong bếp rồi hai người chạy vào trong. Loáng một cái, ông cầm ra một cái chai xịt nước. Ông xịt vào không khí. Ông xịt đến đâu là bọn giặc ong và ruồi chạy xa đến đó. Loáng một cái là hết giặc. Mọi người hết sức ngạc nhiên, không biết ông đã xịt thứ thuốc gì. Đây không phải là thuốc xịt muỗi vì mùi thuốc xịt muỗi rất hăng, còn mùi này thơm rất nhẹ nhàng dễ chịu. Ông cười hà hà: Thưa cả làng, đây là nước Listerine ạ, cái thứ nước chúng ta thường súc miệng cho thơm ấy mà. Ruồi muỗi và ong sợ cái nước này lắm. Mỗi lần tôi theo các cháu đi picnic ngoài công viên tôi đều thủ sắn chai nước này. Listerine rẻ rề mà hữu hiệu lắm. Ai cũng phục tài cái ông già ODP dễ thương dễ mến này. Bà Cụ B.95 thì cám ơn rối rít, rằng không có ông đuổi bọn giặc cỏ này thì bữa ăn của tôi hỏng hết.
Các cụ đã thấy bà cụ nấu ngon, và ông già tài ba chưa.
Thấy ai cũng khen mình tài ba thì ông ODP đáp ngay: tài giỏi gì đâu ! Tôi hết thời oanh liệt rồi, bây giờ đang đi vào thời ‘ 5 Lờ’. Lần đầu tiên dân làng nghe tới căn bệnh mới lạ ‘ 5 Lờ’ nên chả ai hiểu gì. Để cho dân làng ngạc nhiên và thắc mắt một lúc rồi ông mới giải thích: 5 Lờ là tên bệnh cao niên tôi mới đọc thấy trong sách. Tôi nghĩ ông bà già nào cũng mắc mà không biết đó thôi. Đó là căn bệnh:
Lãng tai nghễnh ngãng,
Lờ mờ con mắt,
Lung lay hàm răng,
Lỏng lẻo đầu gối,
Lẫn lộn trí nhớ.
Nghe xong ai cũng cười òa. Hóa ra ông chơi chữ L.
Thấy mọi người thích chuyện vui nên ông kể tiếp chuyện khác. Rằng trong một buổi tiệc cao niên tuần qua, có ông già kể chuyện rất tếu về việc viết thư phúc đáp cho một người bạn hỏi thăm sức khoẻ. Ông viết thế này: Xin cám ơn bạn hỏi thăm tôi đã phải chống gậy chưa, xin trả lời bạn rõ: tôi đã qua thời chống gậy rồi, bây giờ từ diện chống gậy tôi đã chuyển sang diện ngồi xe lăn tay, và vì hết xí quách nên mới hôm qua nhà dưỡng lão đã chuyển tôi từ diện xe lăn tay sang diện xe lăn điện. Tôi đang học lái xe này.
Cả làng lại cười nữa vì chuyện nghe mà thấm thía. Mọi người xin nghe tiếp nhưng ông lắc đầu.
Cụ Chánh tiên chỉ làng lúc này mới lên tiếng: Bác chưa hề già, bác còn minh mẫn lắm. Tôi xin tặng bác bài thơ khen tuổi già sau đây, bài này có người tặng tôi nhưng tôi xin tặng lại bác, tặng bác là đúng nhất:
Gừng càng già càng cay càng gắt
Tình càng già càng ngất càng ngây
Rượu càng già càng uống càng say
Tình già càng dẻo càng dai càng nồng
Nghe xong bàì thơ, ông ODP vái Cụ Chánh một cái thật sâu và nói: Đúng qúa và hay qúa! Rồi ông quay vào anh John: Xin anh tiếp sức. Chúng mình vừa ăn ngon và ăn no, bây giờ tráng miệng bằng những tiếng cười nữa thì tuyệt vời, Tôi nghĩ đêm nay ai cũng ngủ rất ngon. Tôi biết cái kho chuyện tếu của anh nhiều lắm. Anh cứ lấy chuyện anh học tiếng Việt ra nói là đủ cười rối. Anh John liền tuân lệnh. Anh kể:
- Khi học đến bài tên gọi trong tiếng VN thì tôi thấy nhiều tên rất hay. Xin đố
các bác trong tiếng VN có tên một người nào gồm 4 trái cây ? Hà, việc này ít người để ý, trừ cái anh John hóm hỉnh này. Mọi người chịu hết. Anh đáp: Đó là tên cô LÊ THỊ HỒNG ĐÀO.
Đúng qúa, phải không cơ ? Qủa là quê ta có 4 trái này: trái lê, trái thị, trái hồng, trái đào. Tuy mang danh trái cây mà tên này đọc lên nghe thơ mộng qúa chứ, phải không ạ ? Rồi anh kể tiếp: Tháng trước anh có gặp một ông già vui tính, có lẽ là em ông già ngồi xe lăn điện trên đây. Ông sang Canada đoàn tụ với con cái. Khi hỏi ông trước khi tới Canada, ông có đi chỗ nào khác không, thì ông già vừa cười vừa đáp: Có, tôi đi lung tung đủ nơi, nào đi Tây, nào đi Đức, nào đi Mỹ. Thấy tôi tròn xoe mắt nể phục, ông cười hề hề: Tây là Tây Ninh, Đức là Đức Hòa, Mỹ là Mỹ Tho ấy mà ! Kể xong anh John bảo: Tôi chưa hề thấy ai có máu tếu và vui vẻ như vậy, và chỉ có tiếng Việt mới có những địa danh dễ làm ta nghĩ lầm như vậy. Trong Anh Văn, tôi chỉ thấy có chữ NEWS là may ra địch nổi tên cô Lê Thị Hồng Đào.
Thấy dân làng chưa hiểu ngay thì Chi Ba Biên Hòa vợ anh gỉải thích: Chữ News có nghĩa là tin tức, mà đã là tin tức thì phải liên hệ tới tin bốn phương đông tây nam bắc. Bởi vậy chữ NEWS là tổng hợp 4 chử đầu của North + East + West + South.
Chà, vợ chồng anh John này lém lỉnh dữ, phải không các cụ.
Để cho dân làng vui cười thỏa thuê xong, Cụ B.95 chủ nhà mới lên tiếng. Cụ xin anh John kể chuyện thời sự Canada, một mục mà cụ thèm khát mỗi ngày. Anh John xin vâng lới ngay. Rằng hồi này Canada có nhiều chuyện lắm, xin bắt đầu bằng chuyện Bắc Cực. Các bạn biết Canada là xứ rộng mênh mông, đông giáp Đại Tây Dương, tây giáp Thái Bình Dương, mạn bắc giáp Bắc Cực. Lâu nay nhiều tảng băng ở miền bắc cực này bắt đầu tan nên lộ ra một hải trình hấp dẫn, nhiều nước đã cho tàu chạy qua đây. Canada đã lên tiếng xác nhận chủ quyền lãnh hải nhưng tàu ngoại quốc vẫn làm ngơ. Đầu tháng Tám vừa qua, thủ tướng Harper của Canada đã lên thị sát miền này 5 ngày và đã họp báo. Ông tuyên bố: Ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất của Canada là bảo vệ chủ quyền miền bắc. Vấn đề xem ra sẽ gay cấn đây. Ai cũng biết là ngoài quyền lợi của hải trình, miền bắc cực này có rất nhiều mỏ dầu và quý kim ở dưới đáy biển.
Chuyện tiếp theo là chuyện thuyền nhân, không phải thuyền nhân tỵ nạn Việt Nam mà là Tamil Boat People. Đầu tháng Tám, đoàn tuần duyên Canada bắt gặp một tàu lạ xâm phạm lãnh hải, bèn bắt vào hải quan ở tỉnh bang Bristish Columbia. Thì ra đây là một con tàu chở đầy người Tamil gốc xứ Sri Lanka, tổng cộng 490 người. Con tàu đang chạy vào Canada để xin tỵ nạn. Canada bèn lập thủ tục điều tra và thấy rằng những thuyền nhân gốc Tamil này đều đã phải đóng tiến vượt biên, có người phải đóng tới 50 ngàn đồng. Trông họ nghèo xác xơ, ai là người đã đóng những số tiền lớn như trên cho họ ? Có thể là các thân nhân ở Canada hùn nhau bảo trợ cho họ thuê tàu vượt biên, cũng có thể là do nhóm du kích Tiger Tamil đưa người vào Canada. Theo luật, Canada đã tiếp đón đoàn người này như những người tỵ nạn ở giai đọan điều tra, cho ăn cho ở. Công viêc điều tra và cho định cư đang tiến hành thì có một nhóm người Canada da trắng đã biểu tình phản đối chính phủ. Rằng nếu tiếp đón nhóm này và cho nhóm này định cư thì sẽ tạo ra một tiền lệ xấu vì tiền lệ này sẽ là lời khuyến khích nhiều chuyến tàu vượt biển như vậy nữa. Hiện Canada đang lâm vào thế khó xử. Riêng việc này, Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ vừa lên tiếng ca ngợi Canada đã có một hành động bác ái đáng ca ngợi.
Nhân nói tới tỵ nạn, xin kể tin Canada sẽ cho xây một đài tưởng niệm những nạn nhân của chế độ cộng sản toàn cầu tại thủ đô Ottawa. Địa điểm vừa chọn xong. Công trình xây cất đã bắt đầu, chừng 2 năm nữa sẽ khánh thành. Mai sau, ngày 30 tháng Tư mỗi năm, người Việt sẽ họp nhau ở nơi rộng lớn mang tính chất quốc tế này. Theo thống kê thì tổng số nạn nhân do các chế độ CS giết hại là 100 triệu người. 100 triệu nha.
Tiếp theo là tin Canada đang tiếp tục giúp đở các nạn nhân bão lụt ở Parkistan. Đặc biệt Canada cho thi hành chính sách ‘match up’ trong một tháng, tức là tư nhân giúp 100 đồng thì chính phủ cũng bỏ thêm vào quỹ 100 đồng. Tôi yêu cái chính sách ‘match up’ này qúa. Thập niên 1980 Canada đã áp dụng chình sách này cho việc bảo trợ thuyền nhân chúng ta. Kỳ đó, ngoài con số nhận chính thức 80.000 người, nếu có ai bảo trợ thêm 1 người tỵ nạn VN thì chính phủ cũng sẽ bảo trợ thêm 1 người tỵ nạn nữa. Nhờ chính sách đáng ca ngợi này cộng với chính sách di trú nhân đạo cho phép bảo lãnh thân nhân từ trại cũng như từ VN mà dân số người VN ở miền đất lạnh tình nồng này đã lên tới 200.000 người.
Rồi anh John xin ông ODP nói về tin cộng đồng VN. Ông ODP vui vẻ nói ngay: Tôi xin nói về tin văn hóa. Tháng trước tôi có trình làng tin GS Nguyễn Tiến Hưng, cựu bộ trưởng Kế Hoạch của VNCH, ra mắt tập sách ‘ Tâm Tư Tổng Thống Thiệu’. Sách này rọi sáng cho chúng ta thấy nhiều dữ kiện lịch sử bấy lâu còn nằm trong bóng tối. Tháng này tôi xin giới thiệu cuốn ‘ODYSSÊY’ của GS Đỗ Khánh Hoan. GS Hoan cư ngụ ngay tại Toronto. Từ ngày sang Canada định cư, cả ngày ông miệt mài với sách vở. Ông là giáo sư trưởng ban Anh Văn tại Đại Học Văn Khoa ngày xưa. Ông thông thạo nhiều ngoại ngữ. Ông đã nghiền ngẫm 2 kiệt tác của Homer là Illiat va Odyssêy trong nhiều năm và đã dịch ra Viêt văn. Ông cho ra mắt cuốn Illiat năm ngoái, cuốn Odyssêy năm nay, tháng này. Nói tới văn chương Anh là phải nói tới Homer và hai tác phẩm nổi tiếng mấy ngàn năm trên đây. Phục sự thông thái và tài văn chương của GS Hoan qúa.
Rồi như chợt nhớ ra một điều gì thích thú, ông ODP hỏi mọi người: Chúng ta đang ở vào tháng Tám. Các bác thấy tháng Tám này thế nào, có gi đặc biệt không? Câu hỏi này mung lung, chưa ai hiểu được ý ông, thì ông tự trả lời: Tháng Tám này có 2 điều lạ là có 5 ngày chủ nhật, 5 ngày thứ Hai, 5 ngày thứ Ba liền nhau. Ít khi thấy viêc này. Sự lạ thứ hai là đêm 27.8 vừa qua, trên bầu trời ta nhìn thấy có 2 mặt trăng. Mấy trăm năm mới có hiện tượng lạ lùng này. Cụ B.95 nghe đến đây thì tròn xoe đôi mắt rồi hỏi: Sao lại có những hai mặt trăng, từ bé đến giờ lão chỉ thấy có một mặt trăng. Phe các bà ai cũng gật gù đồng ý với cụ B.95. Ông ODP liền giải thích, đây là một việc hiếm hoi, đêm 27 vừa qua, Sao Hoả bay gần trái đất nhất và cùng ở trên một đường thẳng với mặt trăng nhìn từ trái đất lên, chính vì vậy Sao Hỏa và mặt trăng sáng gần như nhau. Cụ B.95 tỏ vẻ tiếc là đã hụt xem hiện tượng lạ và bảo chắc ngày tận thế đang đến mất rồi.
Và ông ODP nói tiếp: tháng Tám này có một điều lạ khác thường ở trong nước, là từ đại hội các nhà văn ở Hà Nội vào ngày 4.8.2010 vừa qua ta được nghe một bài phát biểu sấm nổ của nhà văn Trần Mạnh Hảo. Thực ra thì ông Hảo không được đọc bài phát biểu trên diễn đàn của đại hội, cán bộ đã cúp điện không cho ông nói, nhưng bài của ông đã được phổ biến rộng rãi. Ngoài bài viết, ông còn trả lời cuộc phông vấn trên đài VOA. Bài phát biểu nảy lửa của ông mang tên: “ Chỉ có sự thật mới giải phóng con người, giải phóng văn học và đất nước ”. Các cụ đã đọc bài này chưa? Nếu chưa thì xin các cụ tìm đọc ngay nha. Nó còn trên nhiều liên mạng. Nó nổ, hay, và đúng vô cùng. Đọc xong bài tôi thấy kính phục nhà văn này qúa vì ông can đảm dám chỉ trích công khai những tội lớn của CS: bán nước cho Tàu, tham nhũng, lừa gạt và nói dối cả nước.
Ông bảo cái tên ‘Hội Nhà Văn’ phải sửa lại là ‘Hội Nhà Văn bị bịt mồm’. Đại hội lần này là một vở tuồng rất nhạt, giống y như những lần trước, vẫn những đại ngôn ‘ý đảng lòng dân, phản ảnh khí thế đang lên như diều của cách mạng ta, đất nước ta gấm hoa, rực cờ chiến thắng...’. Còn các nhà văn ư? Họ có xứng đáng gọi là nhà văn không ? Họ rụt hết cổ vào để làm con rùa mà yêu Đảng. Họ nhìn xem Đảng sắp nói gì để nói theo. Thế là hỏng 100%. Văn học mà phải làm nô bộc cho chính trị thì không phải là văn học.
Ông Hữu Thỉnh vừa được Đảng cho làm chủ tịch nhiệm kỳ 3, vừa được Đảng cho 20 tỷ để phát lương và phát giải. Các vị trong ban chấp hành vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa đi thi, vừa chấm giải, vừa phát giải, vừa lãnh giải! Nhà nước vừa tham nhũng vừa chống tham nhũng. Xin hỏi: tay phải tham nhũng thì liệu tay trái có dám cấm dao chặt tay phải không? Đặc biệt trên bàn chủ tọa đại hội có ông trung tướng công an tên Hữu Ước. Ông xưng là văn sĩ thi sĩ kịch sĩ. Kinh qúa.
Trong bài phỏng vấn của đài VOA, Trần Mạnh Hảo nói rằng giặc Tàu đang lấn chiếm cả đất liền cả biển cả của ta, cứ đà này thì chỉ 100 năm nữa Việt Nam không còn vì đã bị sát nhập vào Tàu. Đó là mặt ngoại xâm, còn mặt nội xâm thì khủng khiếp lắm: chính quyền các cấp đều tham nhũng, sự tha hóa về đạo đức, con người còn kém con vật. Về điểm này ông Hảo châm biếm: Người Việt Nam bị tủi hổ hơn kiếp trâu bò. Rồi ông chứng minh: Theo luật hiện hành thì cứ 5 người ra đường đi chung với nhau là bị bắt, đây là cái lệnh của ông Phan Văn Khải ký từ ngày xưa. Lệnh không cho phép nhóm nào qúa 5 người tụ họp hay đi hàng dọc ở ngoài đường hoặc tụ tập bất cứ ở nơi công cộng nào. Ông sợ dân biểu tình. Thế nhưng có những đàn trâu bò hàng mấy chục con, đi nghênh ngang đầy đường, mà chúng không hề bị bắt gì cả. Ông thấy tủi thân qúa vì người ra đường qúa 5 người là bị bắt liền, còn trâu bò thì mấy chục con đì liền nhau, chúng đi ung dung mà không hề bị công an làm khó gì cả, hóa ra nhà nước tử tế với trâu bò nhưng không tử tế với người.
Rồi ông luận về câu ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ như thế này: kinh tế thị trường là kinh tế tư bản. Bây giờ họ gắn vào một cái đuôi giả ‘định hướng chủ nghĩa xã hội’, chủ nghĩa xã hội còn mông lung lắm, có ai xác định được điểm đến đâu, nó là một xã hội không có thật. Câu ‘yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa’ là một khẩu hiệu hết sức buồn cười, vì yêu nước là yêu một xã hội không có thật. Bây giờ gắn cái đuôi ‘theo định hướng xã hội chủ nghĩa’ vào ‘kinh tế thị trường’ tức là gắn cái đuôi giả được chạy bằng cục pin sắp thối của Tàu! Thật là ngô nghê và buồn cười.
Cuối bài phát biểu, nhà văn can đảm Trần Mạnh Hảo viết thế này: Đảng CSVN không do dân bầu ra, nên sự tồn tại của Đảng để tuyệt đối cầm quyền là không chính đáng. Đúng như Mao Trạch Đông khi xưa nói rằng chế độ chuyên chính vô sản của ông ta là do súng đẻ ra. Súng đẻ ra chính quyền, tức là súng bầu ra chính quyền. Mấy chục năm nay, người ta đã cố gọi nhầm súng là dân. Súng bầu lên chính quyền thì lại nói là dân bầu lên chính quyền...
Chưa bao giờ số phận dân tộc ta, đất nước ta có nguy cơ tiêu vong như hôm nay. Nước nhà đang bị giặc ngoại bang xâm lấn bằng cuộc chiến tranh ngọt ngào, chiến tranh ôm hôn thắm thiết và tặng hoa, tặng qùa, anh anh chú chú...
Ông Trần Mạnh Hảo ơi, chúng tôi phục ông quá. Kẻ thù cầm gươm đứng chung quanh mà ông vẫn oang oang chửi thẳng vào mặt họ. Nể ông vô cùng.
Nghe đến đây thì Cụ B.95 lại lên tiếng: Bác ODP ơi, tôi bắt đầu nhức đầu rồi đây. Mỗi lần nghe nhắc tới bọn chủ trương ‘giết lầm hơn bỏ sót’ thời đấu tố cải cách ruộng đất là tôi mất ngủ. Tôi đã nín thở trong bao nhiêu năm để qua sông, nay tới bờ Canada, xin cho tôi được bỏ quên qúa khứ kinh hoàng để sống an lạc trên miền đất hạnh phúc này. Xin ông phanh chuyện CS lại. Cụ dùng chữ ‘phanh’, đúng là chữ Bắc Kỳ để chỉ việc hãm lại, ngừng lại.
Ông ODP vui vẻ đáp ngay: Xin tuân lệnh. Sở dĩ tôi nói dài vì đề tài Trần Mạnh Hảo hấp dẫn qúa. Xin chuyển sang chuyện du lịch VN. Tôi có ông bạn mới về VN thăm mẹ già. Ông ra Bắc xem việc Hà Nội chuẩn bị lễ hội Ngàn Năm Thăng Long. Ông gặp một bác tài xế tắc xi lớn tuổi và hai bên đã nói chuyện xem chừng rất tương đắc. Tôi bảo ông hình như tôi đã nghe chuyện này rồi, chuyện có chép đâu đó trong sách. Nhưng ông bạn bảo đây là chuyện có thực. Có lẽ vì tâm sự người già Hà |Nội đều giống nhau như vậy cả nên mới có sự trùng hợp. Rằng ông taxi vừa lái xe vừa bảo ông bạn tôi: Bác biết không, bây giờ mà có cuộc di cư như năm 1954 thì dân Hà Nội sẽ đạp nhau vãi đái ra mà chạy lên tàu đi nước ngoài. Dạo ấy tôi còn bé chưa biết gì. Bố mẹ tôi vì tiếc nhà ngói cây mít và mồ mả tổ tiên nên ở lại. Sau năm 1975 bố tôi vào Nam cứ đay nghiến chú em: Cơ khổ ! Sao bây giờ còn ở đây! Tôi tưởng sẽ không còn gặp một ai sất cả! Làm sao mà không chịu đi Mỹ? Ở lại làm gì cho khổ một đời cha ba đời con thế này. Sao mà dại dột thế này!
Thấy ông ODP vẫn còn nói về chủ đề CS, chủ nhà liền hướng về Cụ Chánh.Cụ Chánh hiểu ý nên xin bàn về đề tài khác. Cụ nói về Đức Đat Lai Lạt Ma, thần tượng của Cụ. Rằng trong bài thuyết pháp tại tu viện Ganden Ling ở Paris, Ngài đã giảng về Hạnh Phúc. Theo ngài, hạnh phúc không nằm trong các tiện nghi vật chất. Ngày hai bữa cơm no và một ít quần áo ấm là đủ rồi. Hạnh phúc hiện ra trong sự tri túc vât chất và an vui tinh thần. Ngài nhấn mạnh: Hạnh phúc và an vui tinh thần chỉ có thể phát triển qua lòng nhân ái từ bi, trong niềm vui sướng khi mình nhìn thấy những việc làm của mình giúp cho những người khác đạt được an vui.
Cụ tiếp: Lời Đức Phật Sống Tây Tạng làm tôi nhớ đến cái câu lạc bộ của tỷ phú Bill Gates. Báo chí vừa loan tin: hai tỷ phú Bill Gates và Warren Buffett vừa lập ra một câu lạc bộ từ thiện và hai ông kêu gọi các nhà giàu có ở Hoa Kỳ và thế giới tham gia để giúp đỡ những người nghèo trên hoàn cầu. Đã có 40 người đáp ứng. Chính ông Buffett năm 2006 đã tuyên bố sẽ cống hiến 99% gia tài cho qũy người nghèo. Hai tỷ phú Gates và Buffett sẽ đi gặp một số những tỷ phú Ấn Độ và Trung Hoa trong nay mai. Hai ông hy vọng sẽ lập được một ngân quỹ khoảng 800 tỷ mỹ kim. Trong số các tỷ phú tham gia, ông Bloomberg tuyên bố: Tôi vẫn luôn nghĩ rằng con cái chúng ta sẽ nhận được nhiều từ lòng nhân đạo của chúng ta hơn là từ tờ di chúc. Có lý, phải không cơ.
Lời ông Bloomberg này giống y như lời cha ông chúng ta vẫn nói: Hãy để phúc đức lại cho con cháu.
Anh John góp ý: Đồng tiền bác ái giúp đỡ người nghèo là đồng tiền mua được nước Thien Đàng, nước của Hạnh Phúc. Trong Thánh Kinh Chúa Giêsu nói rất rõ: Các con hãy vào nước thiên đàng vì ta đói các con đã cho ta ăn, ta khát các con đã cho ta uống, ta trần trụi các con đã cho ta áo mặc. Có người hỏi Chuá: Chúng con có thấy Chúa đói khát trần trụi bao giờ đâu, thì Chúa đáp: các con bố thí cho người nghèo khổ là các con bố thí cho chính ta.
Sống ở đời là đi tìm hạnh phúc và hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc không nhất thiết là do giầu có vật chất. Nó phải ở bên trên. Nó bắt đầu từ chỗ lấy làm đủ với hai bữa cơm no và quần áo đủ ấm như Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ở trên. Viết đến đây thì tôi nhớ ngay tới lời Cụ Nguyễn Công Trứ nhà mình
Tri túc tiện túc, đãi túc hà thời túc?
Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn?
( Chữ Nhàn )
Biết cho mình đủ thì được đủ, chứ đợi cái đủ đến thì biét đến bao giờ.
Biết cho mình nhàn thì được nhàn, chứ chờ cái nhàn đến thì biết đến bao giờ.
Cụ còn tả cái cảnh hạnh phúc đơn sơ của cụ, đúng như ý Đức Đạt Lai Lạ Ma:
. ..
Ngày hai bữa vỗ bụng rau bình bịch
Người quân tử ăn chẳng cần no
Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho
( Hàn nho phong vị phú)
Thế có nghĩa là Cu Trứ của chúng ta đã đạt cái đạo hạnh phúc mà Đức Đạt Lai Lat Ma đang rao giảng, mà Cụ biết đã từ lâu rồi, trước Đức Đạt Lai kia !
Tôi mê Đức Đat Lai Lat Ma của Tây Tạng và Cụ Nguyễn Công Trứ của quê hương Việt Nam quá! Tạ ơn các ngài đã chỉ cho ta con đường hạnh phúc.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chú Chuồn Chuồn Lửa
Nguyễn Bá Khanh
22:21 14/09/2010
CHÚ CHUỒN CHUỒN LỬA
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Con chuồn ngô hay làm dáng
Chao mình soi mặt ao trong
Đốt cháy lòng một nét chờ mong
Con chuồn đỏ thân ngời như ngọn lửa
Con chuồn vằn mang những điều kì lạ
Với đứa trẻ nào chưa biết bơi
Ôi cánh chuồn gợi những buồn vui…
(Trích thơ của Xuân Quỳnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền