Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Truyền tin: ĐTC giải thích tại sao các Kitô hữu suy tôn Thánh Giá Đức Kitô
Đặng Tự Do
16:20 14/09/2014
"Tại sao các Kitô hữu suy tôn Thánh Giá Đức Kitô?" Đức Thánh Cha Phanxicô đã đặt ra câu hỏi trên với hàng chục ngàn tín hữu và khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 14 tháng 9. Đức Thánh Cha giải thích rằng vì Thánh Giá trên đó Chúa Kitô bị đóng đinh "là nguồn mạch của lòng thương xót Chúa bao trùm toàn thế giới". Đó không chỉ là một cây thập giá, nhưng là nguồn mạch ơn cứu rỗi của chúng ta.
Đức Thánh Cha cũng nói trong ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá này chúng ta hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu đang bị bách hại và bị giết vì đức tin của họ nơi Chúa Kitô. "Điều này xảy ra đặc biệt ở những nơi mà tự do tôn giáo vẫn chưa được bảo đảm hoặc thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, nó cũng xảy ra, ngay cả ở những nước, về nguyên tắc, bảo vệ tự do và nhân quyền, nhưng trong thực hành các tín hữu, đặc biệt là các tín hữu Kitô, vẫn vấp phải những hạn chế và bị phân biệt đối xử. Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy nhớ đến và cầu nguyện đặc biệt cho những anh chị em này".
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Ngày 14 tháng 9 Giáo Hội cử hành Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Một số người ngoài Kitô giáo có thể hỏi: tại sao lại "đề cao" Thánh Giá? Chúng ta có thể nói rằng chúng ta không đề cao bất cứ thánh giá nào: chúng ta chỉ tôn vinh Thánh Giá của Chúa Giêsu, bởi vì tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại đã được mạc khải hầu như trọn vẹn trong đó. Đó là những gì Tin Mừng Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta trong phụng vụ hôm nay: "Thiên Chúa quá yêu thế giới đến nỗi đã ban Con Một của Ngài" (3:16). Chúa Cha đã "cho" chúng ta Con Một của Người để cứu chúng ta, và điều này đã dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Tại sao? Tại sao Thánh Giá là cần thiết? Thưa vì sức nặng của tội lỗi đè nặng lên chúng ta và ghì chặt chúng ta trong nô lệ. Thánh giá Chúa Giêsu thể hiện cả hai điều: tất cả các thế lực tiêu cực của sự dữ, và tất cả lòng thương xót lân tuất của Thiên Chúa toàn năng. Thánh giá tưởng chừng loan báo sự thất bại của Đức Kitô, nhưng cuối cùng đánh dấu chiến thắng vinh quang của Ngài. Trên đồi Canvê, những người chế nhạo Ngài nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá đi" (x Mt 27,40) Nhưng ngược lại mới là đúng. Chính vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nên Ngài đã ở lại đó, trên cây thánh giá, trung thành tới cùng với kế hoạch yêu thương của Chúa Cha. Và vì lý do này Thiên Chúa đã "tôn vinh" Chúa Giêsu (Pl 2,9), và trao vương quyền hoàn vũ Ngài.
Như thế, chúng ta thấy những gì, khi nhìn lên Thánh Giá, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh? Chúng ta chiêm ngắm dấu chỉ của tình yêu vô biên mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta và nguồn mạch ơn cứu độ của chúng ta. Chính Thánh Giá là nguồn gốc của lòng thương xót của Thiên Chúa bao trùm toàn thế giới. Thông qua Thánh Giá của Đức Kitô sự ác bị khắc phục, cái chết bị đánh bại, chúng ta được trao ban sự sống, hy vọng của chúng ta được phục hồi. Điều này thật quan trọng: Nhờ Thập Giá Chúa Kitô hy vọng của chúng ta được phục hồi. Thập giá của Chúa Giêsu là hy vọng chân thực duy nhất của chúng ta! Đó là lý do tại sao Giáo Hội "đề cao" Thánh Giá, đó là lý do tại sao chúng ta những Kitô hữu làm dấu thánh giá. Nghĩa là, chúng ta không đề cao những cây thập giá nhưng chúng ta suy tôn Thánh Giá vinh quang của Chúa Kitô, là dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa, là ơn cứu rỗi và là hành trình hướng đến sự sống lại. Đó là hy vọng của chúng ta.
Trong khi chúng ta chiêm ngưỡng và tôn vinh Thánh Giá, chúng ta xúc động nghĩ đến tình cảnh của rất nhiều anh chị em chúng ta đang bị bách hại và bị giết vì đức tin nơi Chúa Kitô. Điều này xảy ra đặc biệt ở những nơi mà tự do tôn giáo vẫn chưa được bảo đảm hoặc thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, nó cũng xảy ra, ngay cả ở những nước, về nguyên tắc, bảo vệ tự do và nhân quyền, nhưng trong thực hành các tín hữu, đặc biệt là các tín hữu Kitô, vẫn vấp phải những hạn chế và bị phân biệt đối xử. Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy nhớ đến và cầu nguyện đặc biệt cho những anh chị em này.
Trên đồi Canvê, dưới chân Thánh Giá, là Đức Trinh Nữ Maria (Ga 19,25-27). Mẹ là Đức Trinh Nữ Sầu Bi, mà chúng ta cử hành trong phụng vụ ngày mai. Chúng ta hãy phó thác hiện tại và tương lai của Giáo Hội cho Mẹ, và cầu xin cho tất cả chúng ta luôn luôn biết làm thế nào để khám phá và đón nhận thông điệp tình yêu và ơn cứu độ của Thánh Giá Chúa Kitô. Chúng ta hãy phó thác đặc biệt các cặp vợ chồng mới cưới mà tôi có niềm vui cử hành lễ cưới cho họ sáng nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha cũng nói trong ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá này chúng ta hãy cầu nguyện cho các Kitô hữu đang bị bách hại và bị giết vì đức tin của họ nơi Chúa Kitô. "Điều này xảy ra đặc biệt ở những nơi mà tự do tôn giáo vẫn chưa được bảo đảm hoặc thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, nó cũng xảy ra, ngay cả ở những nước, về nguyên tắc, bảo vệ tự do và nhân quyền, nhưng trong thực hành các tín hữu, đặc biệt là các tín hữu Kitô, vẫn vấp phải những hạn chế và bị phân biệt đối xử. Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy nhớ đến và cầu nguyện đặc biệt cho những anh chị em này".
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến,
Ngày 14 tháng 9 Giáo Hội cử hành Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Một số người ngoài Kitô giáo có thể hỏi: tại sao lại "đề cao" Thánh Giá? Chúng ta có thể nói rằng chúng ta không đề cao bất cứ thánh giá nào: chúng ta chỉ tôn vinh Thánh Giá của Chúa Giêsu, bởi vì tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại đã được mạc khải hầu như trọn vẹn trong đó. Đó là những gì Tin Mừng Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta trong phụng vụ hôm nay: "Thiên Chúa quá yêu thế giới đến nỗi đã ban Con Một của Ngài" (3:16). Chúa Cha đã "cho" chúng ta Con Một của Người để cứu chúng ta, và điều này đã dẫn đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Tại sao? Tại sao Thánh Giá là cần thiết? Thưa vì sức nặng của tội lỗi đè nặng lên chúng ta và ghì chặt chúng ta trong nô lệ. Thánh giá Chúa Giêsu thể hiện cả hai điều: tất cả các thế lực tiêu cực của sự dữ, và tất cả lòng thương xót lân tuất của Thiên Chúa toàn năng. Thánh giá tưởng chừng loan báo sự thất bại của Đức Kitô, nhưng cuối cùng đánh dấu chiến thắng vinh quang của Ngài. Trên đồi Canvê, những người chế nhạo Ngài nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, hãy xuống khỏi thập giá đi" (x Mt 27,40) Nhưng ngược lại mới là đúng. Chính vì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, nên Ngài đã ở lại đó, trên cây thánh giá, trung thành tới cùng với kế hoạch yêu thương của Chúa Cha. Và vì lý do này Thiên Chúa đã "tôn vinh" Chúa Giêsu (Pl 2,9), và trao vương quyền hoàn vũ Ngài.
Như thế, chúng ta thấy những gì, khi nhìn lên Thánh Giá, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh? Chúng ta chiêm ngắm dấu chỉ của tình yêu vô biên mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta và nguồn mạch ơn cứu độ của chúng ta. Chính Thánh Giá là nguồn gốc của lòng thương xót của Thiên Chúa bao trùm toàn thế giới. Thông qua Thánh Giá của Đức Kitô sự ác bị khắc phục, cái chết bị đánh bại, chúng ta được trao ban sự sống, hy vọng của chúng ta được phục hồi. Điều này thật quan trọng: Nhờ Thập Giá Chúa Kitô hy vọng của chúng ta được phục hồi. Thập giá của Chúa Giêsu là hy vọng chân thực duy nhất của chúng ta! Đó là lý do tại sao Giáo Hội "đề cao" Thánh Giá, đó là lý do tại sao chúng ta những Kitô hữu làm dấu thánh giá. Nghĩa là, chúng ta không đề cao những cây thập giá nhưng chúng ta suy tôn Thánh Giá vinh quang của Chúa Kitô, là dấu hiệu của tình yêu Thiên Chúa, là ơn cứu rỗi và là hành trình hướng đến sự sống lại. Đó là hy vọng của chúng ta.
Trong khi chúng ta chiêm ngưỡng và tôn vinh Thánh Giá, chúng ta xúc động nghĩ đến tình cảnh của rất nhiều anh chị em chúng ta đang bị bách hại và bị giết vì đức tin nơi Chúa Kitô. Điều này xảy ra đặc biệt ở những nơi mà tự do tôn giáo vẫn chưa được bảo đảm hoặc thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, nó cũng xảy ra, ngay cả ở những nước, về nguyên tắc, bảo vệ tự do và nhân quyền, nhưng trong thực hành các tín hữu, đặc biệt là các tín hữu Kitô, vẫn vấp phải những hạn chế và bị phân biệt đối xử. Vì vậy, hôm nay chúng ta hãy nhớ đến và cầu nguyện đặc biệt cho những anh chị em này.
Trên đồi Canvê, dưới chân Thánh Giá, là Đức Trinh Nữ Maria (Ga 19,25-27). Mẹ là Đức Trinh Nữ Sầu Bi, mà chúng ta cử hành trong phụng vụ ngày mai. Chúng ta hãy phó thác hiện tại và tương lai của Giáo Hội cho Mẹ, và cầu xin cho tất cả chúng ta luôn luôn biết làm thế nào để khám phá và đón nhận thông điệp tình yêu và ơn cứu độ của Thánh Giá Chúa Kitô. Chúng ta hãy phó thác đặc biệt các cặp vợ chồng mới cưới mà tôi có niềm vui cử hành lễ cưới cho họ sáng nay tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Xướng ngôn viên truyền hình Dave Benton: Tôi phó thác mọi sự trong tay Chúa
Đặng Tự Do
08:04 14/09/2014
Sau nhiều tuần lễ làm mưa làm gió trên YouTube với những phim chặt đầu ký giả, tàn sát tập thể tù binh … những phim của bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã phải nhường chỗ cho đoạn phim của đài truyền hình WCIA trong đó Dave Benton nói về cái chết đang đến gần của mình trong an bình và phó thác.
Dave Benton, giáo dân của giáo xứ Công Giáo Holy Cross, Chicago, cho biết bác sĩ nói với anh là khối u ở não bộ của anh là quá lớn không thể phẫu thuật hoặc xạ trị. Anh chỉ còn sống trong phạm vi từ 4 đến 6 tháng. Dave Benton nói nhẹ nhàng, bình tĩnh. Anh nói anh đã được tái sinh trong đức tin và chính nhờ đức tin anh giữ được bình an trong lòng
Lớn lên trong vùng Addison, ở Chicago, Benton theo học ngành truyền thông tại Northern Illinois. Sau khi tốt nghiệp anh đã từng làm cho Cedar Rapids và Minot trước khi gia nhập WCIA năm 2005.
Benton cho biết anh sẽ thử một phương thức điều trị mới để làm chậm sự tăng trưởng của khối u, nhưng mục tiêu của anh là có thêm "một vài ngày và tận dụng những ngày này tốt nhất có thể được."
Đối mặt với sự kết thúc bất chợt cuộc đời mình, Dave Benton muốn được gần gũi với gia đình, tiếp tục công việc anh yêu và tin tưởng mọi sự trong tay Chúa.
Được hỏi tại sao anh lại tiếp tục làm việc khi những ngày đời mình đang dần đến kết cục, Benton nói:
“Tôi cảm thấy đó là một phần trong nghĩa vụ của đời tôi. Chúa đã cho tôi được làm việc ở một đài truyền hình như thế này”.
Anh tâm sự thêm:
“Mọi sự tôi phó thác trong tay Ngài, và đó là những bàn tay tốt nhất để nương tựa”.
Đức Thánh Cha chủ sự lễ cưới cho 20 đôi hôn phối
LM Trần Đức Anh OP
11:07 14/09/2014
VATICAN. Sáng Chúa Nhật 14-9-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Đền thờ Thánh Phêrô và làm phép cưới cho 20 đôi hôn phối thuộc giáo phận Roma.
Đây là lần đầu tiên ngài cử hành lễ cưới kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng cách đây 1 năm rưỡi. Biến cố này diễn ra 3 tuần trước khi khai mạc Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 5 đến 19-10 tới đây về việc mục vụ gia đình.
20 đôi hôn phối được tòa Giám Quản Roma chọn từ các giáo hạt trong giáo phận: họ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ 25 đến 56 tuổi, và ở trong những hoàn cảnh rất khác nhau: một số là những tín hữu rất chăm chỉ nhiệt thành trong giáo xứ, một số khác ít sốt sắng hơn. Cả môi trường xã hội của họ cũng khác nhau. Chẳng hạn anh chị Giulia và Flavio, như được báo ”Quan sát viên Roma” nói tới trong số ra ngày 12-9 vừa qua, cho biết đã quyết định làm lễ cưới mặc dù tình trạng nghề nghiệp bấp bênh. Một số khác đã từng sống chung trước khi kết hôn, và có vài cặp khác đã có con cái và tháp tùng cha mẹ. Trong số này có Gabriella, được con gái tháp tùng, và người chồng mà bà làm lễ cưới bây giờ đã được tòa án hôn phối xác nhận hôn phối trước của ông là bất thành. Việc chọn các cặp ở trong tình trạng khác nhau như thế phần nào cũng phản ánh những vấn đề sẽ được bàn đến trong Thượng HĐGM sắp tới.
Lễ hôn phối được tiến hành theo nghi thức thông thường. Các chú rể được thân mẫu tháp tùng tiến lên trước bàn thờ, còn các cô dâu tiến lên cầm cánh tay của thân phụ. 20 đôi hôn phối ngồi thành vòng cung trước bàn thờ chính. Phía sau là những người làm chứng và thân nhân, trước sự hiện diện của khoảng 8 ngàn người.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, và Đức TGM Filippo Iannone, dòng Camêlô, Phó Giám quản của giáo phận Roma, cùng với 40 linh mục bạn của các đôi hôn phối.
Trong bài giảng, ĐTC đã dựa vào trình thuật dân Chúa trong sa mạc vì nổi loạn nên đã bị con rắn đồng cắn, và Chúa ban thuốc chữa là con rắn đồng, ai nhìn lên con rắn ấy sẽ được chữa lành. Ngài mời gọi các tín hữu, đặc biệt là các đôi vợ chồng hãy tín thác nơi lòng từ bi Chúa giữa những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha
”Bài đọc thứ I nói với chúng ta về hành trình của dân trong sa mạc. Chúng ta hãy nghĩ đến đoàn dân ấy tiến bước dưới sự hướng dẫn của Môisê; nhất là họ là những gia đình: cha, mẹ, con cái, ông bà nọi ngoại, những người nam nữ ở mọi lứa tuổi, bao nhiêu trẻ em, với những người già đầy cơ cực.. Dân tộc này làm cho chúng ta nghĩ đến Giáo Hội đang lữ hành trong sa mạc thế giới ngày nay, Dân Thiên Chúa, gồm phần lớn là các gia đình.
Điều này làm cho chúng ta nghĩ đến các gia đình, các gia đình chúng ta, lữ hành trên các nẻo đường cuộc sống, trong lịch sử mỗi ngày.. sức mạnh khôn lường của tình người chứa trong mỗi gia đình: sự giúp đỡ lẫn nhau, tháp tùng giáo dục nhau, những quan hệ gia tăng cùng với sự tăng trưởng của con người, chia sẻ vui mừng và những khó khăn.. Các gia đình là nơi đầu tiên trong đó chúng ta được hình thành như những con người và đồng thời là ”những viên gạch” để xây dựng xã hội.
Chúng ta hãy trở lại trình thuật Kinh Thánh. Đến một lúc ”dân không chịu nổi cuộc du hành nữa” (Ds 21,4). Họ mệt mỏi, thiếu nước và chỉ ăn ”manna”, một lương thực lạ lùng, được Thiên Chúa ban, nhưng trong lúc khủng hoảng ấy dường như quá ít. Bấy giờ họ than trách và phản đối chống Thiên Chúa và chống Môisê: ”Tại sao các ông đưa chúng tôi đi?..” (Xc Ds 21,5). Có cám dỗ muốn trở lại đàng sau, từ bỏ hành trình.
”Ta nghĩ đến các đôi vợ chồng ”không chịu nổi cuộc hành trình” của đời sống hôn nhân và gia đình. Sự vất vả của hành trình trở thành sự mệt mỏi nội tâm; họ không còn niềm vui hôn nhân, không kín múc nước từ nguồn mạch bí tích nữa. Đời sống thường nhật trở thành nặng nề, ”buồn nôn”.
Kinh Thánh kể, trong lúc lạc hướng ấy, các con rắn độc bò tới và cắn dân chúng, và bao nhiêu người chết. Sự kiện này làm cho dân chúng hối hận, họ xin lỗi Ông Môisê và xin ông cầu xin Chúa để các con rắn bỏ đi. Ông Môisê xin Chúa và Ngài ban cho thuốc chữa: một con rắn bằng đồng treo trên cột; bất kỳ ai nhìn con rắn ấy, thì được khỏi độc dược chết chóc của các con rắn.
Biểu tượng này có nghĩa là gì? Thiên Chúa không loại trừ các con rắn, nhưng ngài tặng ”thuốc giải độc”: qua con rắn đồng do Môisê đúc và treo lên, Thiên Chúa thông truyền sức mạnh chữa lành, là lòng từ bi của Ngài, mạnh mẽ hơn chất độc của kẻ cám dỗ.
Như chúng ta đã nghe trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đồng hóa với biểu tượng ấy: Thực vậy, Chúa Cha, vì yêu thương, đã ban Đức Giêsu là Con duy nhất của Ngài cho loài người, để họ được sống (Xc Ga 3,13-17); và tình yêu bao la của Chúa Cha thúc đẩy Chúa Con trở thành người, trở nên người tôi tớ, chết cho chúng ta và chết trên một cây thập giá; vì thế, Chúa Cha đã cho người sống lại và ban cho Người quyền làm chủ trên toàn thể vũ trụ. Như Thánh Ca trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu thành Philiphê diễn tả (2,6-11). Ai tín thác nơi Chúa Giêsu chịu đóng đanh thì nhận được lòng từ bi của Thiên Chúa chữa lành khỏi nọc độc chết chóc của tội lỗi.
Thuốc chữa mà Thiên Chúa ban cho dân Ngài cũng đặc biệt có giá trị đối với các đôi vợ chồng ”không chịu nổi hành trình nữa” và bị tấn công vì những cám dỗ nản chí, bất trung, thoái lui và từ bỏ.. Thiên Chúa là Cha cũng ban cho họ Chúa Giêsu Con của Ngài, không phải để lên án họ, để để cứu thoát họ: nếu họ tín thác nơi Ngài, Ngài chữa lành họ bằng tình yêu thương bừ bi xuất phát từ Thập Giá của Ngài, bằng sức mạnh của ơn thánh tái sinh và đưa họ trở lại hành trình đời sống hôn nhân và gia đình.
Tình yêu Chúa Giêsu, Đấng đã chúc lành và thánh hóa sự kết hiệp vợ chồng, có thể duy trì và canh tân tình yêu của họ, khi tình yêu ấy - về mặt con người- bị mất đi, bị rách nát, bị khô cạn. Tình Yêu của Chúa Kitô có thể trả lại cho đôi vợ chống niềm vui được đồng hành, vì hôn nhân là sự đồng hành của một người nam và một người nữ, trong đó người nam có nghĩa vụ giúp vợ mình ngày càng trở thành một người nữ và người nữ có nhiệm vụ giúp chồng mình ngày càng trở thành một người nam. Đó là nghĩa vụ của anh chị em đối với nhau. ”Anh yêu em vì thế anh làm cho em trở nên người nữ hoàn hảo hơn - Em yêu anh, và vì thế em làm cho anh thành người nam hoàn hảo hơn”. Đó là sự hỗ tương giữa những khác biệt. Đó không phải là một cuộc hành trình xuôi chảy, không có xung đột, không phải thế, chẳng vậy thì chẳng phải là con người. Đó là một cuộc du hành cam go, nhiều khi khó khăn, nhiều khi xung đột, nhưng cuộc sống là như thế! Và giữa nền thần học này mà Lời Chúa ban cho chúng ta về dân lữ hành, và cả về các gia đình đang lữ hành, về các đôi vợ chồng đang tiến bước, tôi có một lời khuyên nhỏ. Các đôi vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường. Thường vẫn xảy ra như thế. Nhưng tôi khuyên anh chị em: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Không bao giờ. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, và thế là đôi vợ chồng tiếp tục tiến bước. Hôn nhân là biểu tượng đời sống, đời sống thực, chứ không phải là một chuyện tưởng tượng! Đó là bí tích tình yêu của Chúa Kitô và của Giáo Hội, một tình yêu tìm được nơi Thánh Giá sự kiểm chứng và bảo đảm.
”Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một cuộc hành trình thật đẹp: một hành trình phong phú; ước gì tình yêu tăng trưởng. Tôi cầu chúc anh chị em được hạnh phúc. Sẽ có những thánh giá, nhưng Chúa luôn ở đó để giúp chúng ta tiến bước. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!
Sau bài giảng là nghi thức hôn phối. ĐTC lần lượt hỏi các đôi kết hôn có ý thức và tự do thành hôn hay không, có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau trọn đời không, có sẵn sàng đón nhận con cái Chúa ban và giáo dục chúng theo luật của Chúa Kitô và Giáo Hội hay không. Sau khi các đôi kết hôn khẳng định ý chí như thế, ĐTC mời gọi họ biểu lộ sự đồng thuận trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội. Ngài hỏi từng cặp xem họ có đón nhận người bạn đường của mình, luôn chung thủy, trong lúc an vui cũng như lúc đau khổ, khi khỏe mạnh cũng như lúc bệnh tật, yêu thương và tôn trọng người phối ngẫu của mình mọi ngày trong cuộc sống hay không?
Nghi thức hôn phối
Sau đó, ĐTC đã làm phép nhẫn cưới để 20 cặp tân hôn lần lượt trao nhẫn cho nhau theo công thức của nghi lễ hôn phối, rồi Ngài đọc lời nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn hồng ân Thánh Linh, nâng đỡ các đôi tân hôn và chúc lành cho họ.
Thánh lễ được tiếp nối với kinh Tin Kính và đến phần rước lễ, 60 LM đã trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.
Buổi lễ kết thúc lúc gần 11 giờ.. Sau đó lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng thu thật đẹp..
Kinh Truyền Tin
Trong bài huấn dụ ngắn, sau khi giải thích ý nghĩa lễ Suy tôn Thánh giá ĐTC nói thêm rằng:
”Trong khi chiêm ngắm và cử hành Thánh Giá, chúng ta xúc động nghĩ đến bao nhiêu anh chị em chúng ta đang bị bách hại và bị giết vì trung thành với Chúa Kitô. Điều này đặc biệt xảy ra tại nơi mà tự do tôn giáo chưa được bảo đảm hoặc chưa được hoàn toàn thực thi. Nhưng nó cũng xảy ra tại những nước và những môi trường trên nguyên tắc bảo vệ tự do và các quyền con người, nhưng trong thực tế cụ thể các tín hữu, nhất là các tín hữu Kitô, bị giới hạn hoặc kỳ thị. Vì thế hôm nay, chúng ta nhớ đến và đặc biệt cầu nguyện cho họ.
ĐTC cũng nhắc đến sự hiện diện của Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá và ngày 15-9 này là lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Ngài nói:
”Tôi phó thác hiện tại và tương lai của Giáo Hội cho Đức Mẹ, để tất cả chúng ta luôn biết khám phá và đón nhận sứ điệp yêu thương và cứu độ của Thập Giá Chúa Kitô. Tôi đặc biệt khó thác cho Đức Mẹ các đôi tân hôn mà tôi đã vui mừng kết hiệp họ trong bí tích hôn phối sáng Chúa Nhật hôm nay, tại Đền thờ thánh Phêrô.
LM. Trần Đức Anh OP
Đây là lần đầu tiên ngài cử hành lễ cưới kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng cách đây 1 năm rưỡi. Biến cố này diễn ra 3 tuần trước khi khai mạc Thượng HĐGM thế giới khóa đặc biệt sẽ tiến hành tại Roma từ ngày 5 đến 19-10 tới đây về việc mục vụ gia đình.
20 đôi hôn phối được tòa Giám Quản Roma chọn từ các giáo hạt trong giáo phận: họ thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ 25 đến 56 tuổi, và ở trong những hoàn cảnh rất khác nhau: một số là những tín hữu rất chăm chỉ nhiệt thành trong giáo xứ, một số khác ít sốt sắng hơn. Cả môi trường xã hội của họ cũng khác nhau. Chẳng hạn anh chị Giulia và Flavio, như được báo ”Quan sát viên Roma” nói tới trong số ra ngày 12-9 vừa qua, cho biết đã quyết định làm lễ cưới mặc dù tình trạng nghề nghiệp bấp bênh. Một số khác đã từng sống chung trước khi kết hôn, và có vài cặp khác đã có con cái và tháp tùng cha mẹ. Trong số này có Gabriella, được con gái tháp tùng, và người chồng mà bà làm lễ cưới bây giờ đã được tòa án hôn phối xác nhận hôn phối trước của ông là bất thành. Việc chọn các cặp ở trong tình trạng khác nhau như thế phần nào cũng phản ánh những vấn đề sẽ được bàn đến trong Thượng HĐGM sắp tới.
Lễ hôn phối được tiến hành theo nghi thức thông thường. Các chú rể được thân mẫu tháp tùng tiến lên trước bàn thờ, còn các cô dâu tiến lên cầm cánh tay của thân phụ. 20 đôi hôn phối ngồi thành vòng cung trước bàn thờ chính. Phía sau là những người làm chứng và thân nhân, trước sự hiện diện của khoảng 8 ngàn người.
Đồng tế với ĐTC có ĐHY Giám quản Agostino Vallini, và Đức TGM Filippo Iannone, dòng Camêlô, Phó Giám quản của giáo phận Roma, cùng với 40 linh mục bạn của các đôi hôn phối.
Trong bài giảng, ĐTC đã dựa vào trình thuật dân Chúa trong sa mạc vì nổi loạn nên đã bị con rắn đồng cắn, và Chúa ban thuốc chữa là con rắn đồng, ai nhìn lên con rắn ấy sẽ được chữa lành. Ngài mời gọi các tín hữu, đặc biệt là các đôi vợ chồng hãy tín thác nơi lòng từ bi Chúa giữa những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình.
Toàn văn bài giảng của Đức Thánh Cha
”Bài đọc thứ I nói với chúng ta về hành trình của dân trong sa mạc. Chúng ta hãy nghĩ đến đoàn dân ấy tiến bước dưới sự hướng dẫn của Môisê; nhất là họ là những gia đình: cha, mẹ, con cái, ông bà nọi ngoại, những người nam nữ ở mọi lứa tuổi, bao nhiêu trẻ em, với những người già đầy cơ cực.. Dân tộc này làm cho chúng ta nghĩ đến Giáo Hội đang lữ hành trong sa mạc thế giới ngày nay, Dân Thiên Chúa, gồm phần lớn là các gia đình.
Điều này làm cho chúng ta nghĩ đến các gia đình, các gia đình chúng ta, lữ hành trên các nẻo đường cuộc sống, trong lịch sử mỗi ngày.. sức mạnh khôn lường của tình người chứa trong mỗi gia đình: sự giúp đỡ lẫn nhau, tháp tùng giáo dục nhau, những quan hệ gia tăng cùng với sự tăng trưởng của con người, chia sẻ vui mừng và những khó khăn.. Các gia đình là nơi đầu tiên trong đó chúng ta được hình thành như những con người và đồng thời là ”những viên gạch” để xây dựng xã hội.
Chúng ta hãy trở lại trình thuật Kinh Thánh. Đến một lúc ”dân không chịu nổi cuộc du hành nữa” (Ds 21,4). Họ mệt mỏi, thiếu nước và chỉ ăn ”manna”, một lương thực lạ lùng, được Thiên Chúa ban, nhưng trong lúc khủng hoảng ấy dường như quá ít. Bấy giờ họ than trách và phản đối chống Thiên Chúa và chống Môisê: ”Tại sao các ông đưa chúng tôi đi?..” (Xc Ds 21,5). Có cám dỗ muốn trở lại đàng sau, từ bỏ hành trình.
”Ta nghĩ đến các đôi vợ chồng ”không chịu nổi cuộc hành trình” của đời sống hôn nhân và gia đình. Sự vất vả của hành trình trở thành sự mệt mỏi nội tâm; họ không còn niềm vui hôn nhân, không kín múc nước từ nguồn mạch bí tích nữa. Đời sống thường nhật trở thành nặng nề, ”buồn nôn”.
Kinh Thánh kể, trong lúc lạc hướng ấy, các con rắn độc bò tới và cắn dân chúng, và bao nhiêu người chết. Sự kiện này làm cho dân chúng hối hận, họ xin lỗi Ông Môisê và xin ông cầu xin Chúa để các con rắn bỏ đi. Ông Môisê xin Chúa và Ngài ban cho thuốc chữa: một con rắn bằng đồng treo trên cột; bất kỳ ai nhìn con rắn ấy, thì được khỏi độc dược chết chóc của các con rắn.
Biểu tượng này có nghĩa là gì? Thiên Chúa không loại trừ các con rắn, nhưng ngài tặng ”thuốc giải độc”: qua con rắn đồng do Môisê đúc và treo lên, Thiên Chúa thông truyền sức mạnh chữa lành, là lòng từ bi của Ngài, mạnh mẽ hơn chất độc của kẻ cám dỗ.
Như chúng ta đã nghe trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đồng hóa với biểu tượng ấy: Thực vậy, Chúa Cha, vì yêu thương, đã ban Đức Giêsu là Con duy nhất của Ngài cho loài người, để họ được sống (Xc Ga 3,13-17); và tình yêu bao la của Chúa Cha thúc đẩy Chúa Con trở thành người, trở nên người tôi tớ, chết cho chúng ta và chết trên một cây thập giá; vì thế, Chúa Cha đã cho người sống lại và ban cho Người quyền làm chủ trên toàn thể vũ trụ. Như Thánh Ca trong thư của thánh Phaolô gửi tín hữu thành Philiphê diễn tả (2,6-11). Ai tín thác nơi Chúa Giêsu chịu đóng đanh thì nhận được lòng từ bi của Thiên Chúa chữa lành khỏi nọc độc chết chóc của tội lỗi.
Thuốc chữa mà Thiên Chúa ban cho dân Ngài cũng đặc biệt có giá trị đối với các đôi vợ chồng ”không chịu nổi hành trình nữa” và bị tấn công vì những cám dỗ nản chí, bất trung, thoái lui và từ bỏ.. Thiên Chúa là Cha cũng ban cho họ Chúa Giêsu Con của Ngài, không phải để lên án họ, để để cứu thoát họ: nếu họ tín thác nơi Ngài, Ngài chữa lành họ bằng tình yêu thương bừ bi xuất phát từ Thập Giá của Ngài, bằng sức mạnh của ơn thánh tái sinh và đưa họ trở lại hành trình đời sống hôn nhân và gia đình.
Tình yêu Chúa Giêsu, Đấng đã chúc lành và thánh hóa sự kết hiệp vợ chồng, có thể duy trì và canh tân tình yêu của họ, khi tình yêu ấy - về mặt con người- bị mất đi, bị rách nát, bị khô cạn. Tình Yêu của Chúa Kitô có thể trả lại cho đôi vợ chống niềm vui được đồng hành, vì hôn nhân là sự đồng hành của một người nam và một người nữ, trong đó người nam có nghĩa vụ giúp vợ mình ngày càng trở thành một người nữ và người nữ có nhiệm vụ giúp chồng mình ngày càng trở thành một người nam. Đó là nghĩa vụ của anh chị em đối với nhau. ”Anh yêu em vì thế anh làm cho em trở nên người nữ hoàn hảo hơn - Em yêu anh, và vì thế em làm cho anh thành người nam hoàn hảo hơn”. Đó là sự hỗ tương giữa những khác biệt. Đó không phải là một cuộc hành trình xuôi chảy, không có xung đột, không phải thế, chẳng vậy thì chẳng phải là con người. Đó là một cuộc du hành cam go, nhiều khi khó khăn, nhiều khi xung đột, nhưng cuộc sống là như thế! Và giữa nền thần học này mà Lời Chúa ban cho chúng ta về dân lữ hành, và cả về các gia đình đang lữ hành, về các đôi vợ chồng đang tiến bước, tôi có một lời khuyên nhỏ. Các đôi vợ chồng cãi nhau là chuyện bình thường. Thường vẫn xảy ra như thế. Nhưng tôi khuyên anh chị em: đừng bao giờ kết thúc một ngày mà không làm hòa với nhau. Không bao giờ. Chỉ cần một cử chỉ nhỏ, và thế là đôi vợ chồng tiếp tục tiến bước. Hôn nhân là biểu tượng đời sống, đời sống thực, chứ không phải là một chuyện tưởng tượng! Đó là bí tích tình yêu của Chúa Kitô và của Giáo Hội, một tình yêu tìm được nơi Thánh Giá sự kiểm chứng và bảo đảm.
”Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một cuộc hành trình thật đẹp: một hành trình phong phú; ước gì tình yêu tăng trưởng. Tôi cầu chúc anh chị em được hạnh phúc. Sẽ có những thánh giá, nhưng Chúa luôn ở đó để giúp chúng ta tiến bước. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em!
Sau bài giảng là nghi thức hôn phối. ĐTC lần lượt hỏi các đôi kết hôn có ý thức và tự do thành hôn hay không, có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau trọn đời không, có sẵn sàng đón nhận con cái Chúa ban và giáo dục chúng theo luật của Chúa Kitô và Giáo Hội hay không. Sau khi các đôi kết hôn khẳng định ý chí như thế, ĐTC mời gọi họ biểu lộ sự đồng thuận trước mặt Thiên Chúa và Giáo Hội. Ngài hỏi từng cặp xem họ có đón nhận người bạn đường của mình, luôn chung thủy, trong lúc an vui cũng như lúc đau khổ, khi khỏe mạnh cũng như lúc bệnh tật, yêu thương và tôn trọng người phối ngẫu của mình mọi ngày trong cuộc sống hay không?
Nghi thức hôn phối
Sau đó, ĐTC đã làm phép nhẫn cưới để 20 cặp tân hôn lần lượt trao nhẫn cho nhau theo công thức của nghi lễ hôn phối, rồi Ngài đọc lời nguyện xin Thiên Chúa đổ tràn hồng ân Thánh Linh, nâng đỡ các đôi tân hôn và chúc lành cho họ.
Thánh lễ được tiếp nối với kinh Tin Kính và đến phần rước lễ, 60 LM đã trao Mình Thánh Chúa cho các tín hữu.
Buổi lễ kết thúc lúc gần 11 giờ.. Sau đó lúc 12 giờ trưa, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài để chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng thu thật đẹp..
Kinh Truyền Tin
Trong bài huấn dụ ngắn, sau khi giải thích ý nghĩa lễ Suy tôn Thánh giá ĐTC nói thêm rằng:
”Trong khi chiêm ngắm và cử hành Thánh Giá, chúng ta xúc động nghĩ đến bao nhiêu anh chị em chúng ta đang bị bách hại và bị giết vì trung thành với Chúa Kitô. Điều này đặc biệt xảy ra tại nơi mà tự do tôn giáo chưa được bảo đảm hoặc chưa được hoàn toàn thực thi. Nhưng nó cũng xảy ra tại những nước và những môi trường trên nguyên tắc bảo vệ tự do và các quyền con người, nhưng trong thực tế cụ thể các tín hữu, nhất là các tín hữu Kitô, bị giới hạn hoặc kỳ thị. Vì thế hôm nay, chúng ta nhớ đến và đặc biệt cầu nguyện cho họ.
ĐTC cũng nhắc đến sự hiện diện của Mẹ Maria dưới chân Thánh Giá và ngày 15-9 này là lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Ngài nói:
”Tôi phó thác hiện tại và tương lai của Giáo Hội cho Đức Mẹ, để tất cả chúng ta luôn biết khám phá và đón nhận sứ điệp yêu thương và cứu độ của Thập Giá Chúa Kitô. Tôi đặc biệt khó thác cho Đức Mẹ các đôi tân hôn mà tôi đã vui mừng kết hiệp họ trong bí tích hôn phối sáng Chúa Nhật hôm nay, tại Đền thờ thánh Phêrô.
LM. Trần Đức Anh OP
Tòa Thánh lên án nạn nô lệ hiện đại
Vũ Văn An
21:56 14/09/2014
Tin Catholic World News ngày 12 tháng Chín cho hay Đức TGM Silvano Tomasi, Đại Diện Thường Trực của Tòa Thánh cạnh các văn phòng LHQ tại Genève vừa lên tiếng tố cáo các hành động của các nhóm Duy Hồi Giáo khi đề cập tới nạn nô lệ hiện đại.
Nhân khi nhận định phúc trình mới đây của LHQ về nạn nô lệ, Đức TGM Tomasi nói rằng “một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq”.
Đức TGM Tomasi cũng lên án “các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang”.
Trong tham luận của ngài, Đức TGM Tomasi cũng nhắc tới việc “khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang”.
Về các hình thức nô lệ tinh tế hơn, ngài nói thêm rằng các yếu tố góp phần vào việc quảng bá các hình thức nô lệ này có việc “gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người”.
Mặc dù cộng đồng quốc tế đã khai triển nhiều công ước và thỏa ước quốc tế nhằm chống lại các hình thức nô lệ hiện đại, quan sát viên của Tòa Thánh vẫn nhận thấy cần phải có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn để đảm bảo tính hữu hiệu cho các phương thế này và để gia tăng ý thức quần chúng. “Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này và động viên mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Ngài nói thêm: Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay” và đã “cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại… cho mọi thời đại”.
Sau đây là nguyên văn tham luận của Đức TGM Tomasi
Thưa Ông Chủ Tịch
Phái đoàn của tôi xin cám ơn Tường Trình Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ hiện đại, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả của nó, vì báo cáo hợp thời của bà, cả về các hoạt động diễn ra dưới thời vị tiền nhiệm của bà lẫn các ưu tiên của chính bà trong thời kỳ 2014 tới 2017.
Một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq. Khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang. Thưa ông Chủ Tịch, tuy không có ý định làm ngơ hay giảm thiểu mối quan tâm đối với những vi phạm nhân phẩm đáng xấu hổ này, Tòa Thánh xin ghi nhận ý định đã được Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt tuyên bố nhằm đề cập tới các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang.
Trong khi nhìn nhận rằng chính động lực kiếm lợi đã thúc đẩy một cách ích kỷ nhu cầu cần lao động cưỡng bách và các hình thức nô lệ hiện đại khác, Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt còn cho thấy nhiều nhân tố “thúc đẩy” quan trọng khác, trong đó, có việc gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người.
Cộng đồng quốc tế vốn đã khai triển, và cố gắng thực thi, khá nhiều các công ước và hiệp ước quốc tế để chống lại các hình thức nô lệ hiện đại. Tuy nhiên, phái đoàn của tôi tin rằng các phương thế này sẽ không chu toàn các mục tiêu của chúng cách trọn vẹn nếu ta không đồng thời thúc đẩy một ý chí chính trị rộng rãi hơn và mời gọi mọi thành viên của xã hội can dự vào. Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước “… vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này” và động viên “…mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay”. Do đó, ngài đã cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại khỏi thế giới chúng ta và cho mọi thời đại. Hơn nữa, Đức Thánh Cha còn tuyên bố rằng chủ đề “không còn nô lệ nữa, chỉ còn các anh chị em mà thôi” sẽ là tựa đề cho một thông điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 48 sắp tới.
Thưa ông Chủ Tịch, để phản công nạn nô lệ cách hữu hiệu, phẩm giá bất khả vi phạm của mỗi con người cần được nhìn nhận trước nhất: tất cả chúng ta đều là những thành viên bình đẳng của một gia đình nhân loại duy nhất và do đó, chúng ta phải bác bỏ bất cứ sự bất bình đẳng nào khiến người này được phép nô dịch người kia. Chúng ta được mời gọi hành động ở khắp nơi một cách đầy yêu thương và quảng đại hỗ tương, một điều sẽ dẫn tới việc giải phóng và bao gồm mọi người.
Nhân khi nhận định phúc trình mới đây của LHQ về nạn nô lệ, Đức TGM Tomasi nói rằng “một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq”.
Đức TGM Tomasi cũng lên án “các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang”.
Trong tham luận của ngài, Đức TGM Tomasi cũng nhắc tới việc “khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang”.
Về các hình thức nô lệ tinh tế hơn, ngài nói thêm rằng các yếu tố góp phần vào việc quảng bá các hình thức nô lệ này có việc “gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người”.
Mặc dù cộng đồng quốc tế đã khai triển nhiều công ước và thỏa ước quốc tế nhằm chống lại các hình thức nô lệ hiện đại, quan sát viên của Tòa Thánh vẫn nhận thấy cần phải có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn để đảm bảo tính hữu hiệu cho các phương thế này và để gia tăng ý thức quần chúng. “Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này và động viên mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Ngài nói thêm: Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay” và đã “cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại… cho mọi thời đại”.
Sau đây là nguyên văn tham luận của Đức TGM Tomasi
Thưa Ông Chủ Tịch
Phái đoàn của tôi xin cám ơn Tường Trình Viên Đặc Biệt về các hình thức nô lệ hiện đại, bao gồm các nguyên nhân và hậu quả của nó, vì báo cáo hợp thời của bà, cả về các hoạt động diễn ra dưới thời vị tiền nhiệm của bà lẫn các ưu tiên của chính bà trong thời kỳ 2014 tới 2017.
Một số hình thức nô lệ hiện đại đầy kinh hoàng đang lôi kéo chú ý chính đáng của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế nói chung; các hình thức này bao gồm những vụ bắt cóc hàng loạt và mua bán các thiếu nữ dưới các chiêu bài giả tạo của giáo huấn tôn giáo như là hình thức của Boko Haram tại Nigeria, chẳng hạn, hay của nhóm tự gọi là Quốc Gia Hồi Giáo tại Bắc Iraq. Khoảng 250,000 trẻ em đang bị cưỡng bách tòng quân và thậm chí còn bị dùng làm bia đỡ đạn ngay trên các tuyến đầu của các tranh chấp vũ trang. Thưa ông Chủ Tịch, tuy không có ý định làm ngơ hay giảm thiểu mối quan tâm đối với những vi phạm nhân phẩm đáng xấu hổ này, Tòa Thánh xin ghi nhận ý định đã được Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt tuyên bố nhằm đề cập tới các hình thức nô lệ tinh tế hơn rất đáng được lưu ý, trong đó có việc 5.7 triệu trẻ em đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức và để trả nợ, nô dịch ngay trong nhà, bị kết hôn sớm, cưỡng bức và để hầu hạ, làm những công việc như những trẻ em nô lệ và các hình thức nô lệ trên căn bản đẳng cấp. Các hình thức nô lệ này đang gây tác hại cho biết bao nhiêu cuộc đời và không chỉ giới hạn trong các nước nghèo và đang mở mang.
Trong khi nhìn nhận rằng chính động lực kiếm lợi đã thúc đẩy một cách ích kỷ nhu cầu cần lao động cưỡng bách và các hình thức nô lệ hiện đại khác, Bà Tường Trình Viên Đặc Biệt còn cho thấy nhiều nhân tố “thúc đẩy” quan trọng khác, trong đó, có việc gia tăng các trường hợp nghèo khổ tuyệt đối nơi nhiều gia đình gây ra do các cuộc khủng hoảng kinh tế, thiếu giáo dục và mù chữ, thất nghiệp lâu năm và xem ra không thể đảo ngược từng buộc người ta phải làm những công việc không chính thức, không được trả công xứng đáng hay không được bảo vệ về xã hội, hoặc phải cưỡng bức di cư, và trở thành nạn nhân của nạn buôn bán người.
Cộng đồng quốc tế vốn đã khai triển, và cố gắng thực thi, khá nhiều các công ước và hiệp ước quốc tế để chống lại các hình thức nô lệ hiện đại. Tuy nhiên, phái đoàn của tôi tin rằng các phương thế này sẽ không chu toàn các mục tiêu của chúng cách trọn vẹn nếu ta không đồng thời thúc đẩy một ý chí chính trị rộng rãi hơn và mời gọi mọi thành viên của xã hội can dự vào. Ta cần phải phá bỏ sự im lặng của ta trước “… vết thương tác hoác trong cơ thể xã hội hiện đại này” và động viên “…mọi người nam nữ có thiện chí để họ lớn tiếng hô lên: Đủ rồi!”. Đức GH Phanxicô đã lợi dụng mọi dịp để tố cáo “nhiều hình thức nô lệ ghê tởm vẫn còn đang hiện diện trong thế giới ngày nay”. Do đó, ngài đã cùng nhiều nhà lãnh đạo các truyền thống tôn giáo lớn khác cổ vũ các lý tưởng đức tin và giá trị nhân bản chung nhằm tận diệt nạn nô lệ và buôn người hiện đại khỏi thế giới chúng ta và cho mọi thời đại. Hơn nữa, Đức Thánh Cha còn tuyên bố rằng chủ đề “không còn nô lệ nữa, chỉ còn các anh chị em mà thôi” sẽ là tựa đề cho một thông điệp nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 48 sắp tới.
Thưa ông Chủ Tịch, để phản công nạn nô lệ cách hữu hiệu, phẩm giá bất khả vi phạm của mỗi con người cần được nhìn nhận trước nhất: tất cả chúng ta đều là những thành viên bình đẳng của một gia đình nhân loại duy nhất và do đó, chúng ta phải bác bỏ bất cứ sự bất bình đẳng nào khiến người này được phép nô dịch người kia. Chúng ta được mời gọi hành động ở khắp nơi một cách đầy yêu thương và quảng đại hỗ tương, một điều sẽ dẫn tới việc giải phóng và bao gồm mọi người.
Top Stories
Pope Francis: Homily for Feast of the Exaltation of the Holy Cross
Vatican Radio
09:34 14/09/2014
Vatican 2014-09-14 -- Pope Francis marked the Feast of the Exaltation of the Holy Cross Sunday with Mass celebrated in St. Peter’s basilica during which he presided over the Sacrament of Marriage of twenty couples. Below please find the official text of the Holy Father’s homily:
Today’s first reading speaks to us of the people’s journey through the desert. We can imagine them as they walked, led by Moses; they were families: fathers, mothers, sons and daughters, grandparents, men and women of all ages, accompanied by many children and those elderly who struggled to make the journey. This people reminds us of the Church as she makes her way across the desert of the contemporary world, the People of God composed, for the most part, of families.
This makes us think of families, our families, walking along the paths of life with all their day to day experiences. It is impossible to quantify the strength and depth of humanity contained in a family: mutual help, educational support, relationships developing as family members mature, the sharing of joys and difficulties. Families are the first place in which we are formed as persons and, at the same time, the “bricks” for the building up of society.
Let us return to the biblical story. At a certain point, “the people became impatient on the way” (Num 21:4). They are tired, water supplies are low and all they have for food is manna, which, although plentiful and sent by God, seems far too meagre in a time of crisis. And so they complain and protest against God and against Moses: “Why did you make us leave?...” (cf. Num. 21:5). They are tempted to turn back and abandon the journey.
Here our thoughts turn to married couples who “become impatient on the way” of conjugal and family life. The hardship of the journey causes them to experience interior weariness; they lose the flavour of matrimony and they cease to draw water from the well of the Sacrament. Daily life becomes burdensome, even “nauseating”.
During such moments of disorientation – the Bible says – the poisonous serpents come and bite the people, and many die. This causes the people to repent and to turn to Moses for forgiveness, asking him to beseech the Lord so that he will cast out the snakes. Moses prays to the Lord, and the Lord offers a remedy: a bronze serpent set on a pole; whoever looks at it will be saved from the deadly poison of the vipers.
What is the meaning of this symbol? God does not destroy the serpents, but rather offers an “antidote”: by means of the bronze serpent fashioned by Moses, God transmits his healing strength, his mercy, which is more potent than the Tempter’s poison.
As we have heard in the Gospel, Jesus identifies himself with this symbol: out of love the Father “has given” his only begotten Son so that men and women might have eternal life (cf. Jn 3:13-17). Such immense love of the Father spurs the Son to become man, to become a servant and to die for us upon a cross. Out of such love, the Father raises up his son, giving him dominion over the entire universe. This is expressed by Saint Paul in his hymn in the Letter to the Philippians (cf. 2:6-11). Whoever entrusts himself to Jesus crucified receives the mercy of God and finds healing from the deadly poison of sin.
The cure which God offers the people applies also, in a particular way, to spouses who “have become impatient on the way” and who succumb to the dangerous temptation of discouragement, infidelity, weakness, abandonment… To them too, God the Father gives his Son Jesus, not to condemn them, but to save them: if they entrust themselves to him, he will bring them healing by the merciful love which pours forth from the Cross, with the strength of his grace that renews and sets married couples and families once again on the right path.
The love of Christ, which has blessed and sanctified the union of husband and wife, is able to sustain their love and to renew it when, humanly speaking, it becomes lost, wounded or worn out. The love of Christ can restore to spouses the joy of journeying together. This is what marriage is all about: man and woman walking together, wherein the husband helps his wife to become ever more a woman, and wherein the woman has the task of helping her husband to become ever more a man. Here we see the reciprocity of differences. The path is not always a smooth one, free of disagreements, otherwise it would not be human. It is a demanding journey, at times difficult, and at times turbulent, but such is life! Marriage is a symbol of life, real life: it is not “fiction”! It is the Sacrament of the love of Christ and the Church, a love which finds its proof and guarantee in the Cross.
Today’s first reading speaks to us of the people’s journey through the desert. We can imagine them as they walked, led by Moses; they were families: fathers, mothers, sons and daughters, grandparents, men and women of all ages, accompanied by many children and those elderly who struggled to make the journey. This people reminds us of the Church as she makes her way across the desert of the contemporary world, the People of God composed, for the most part, of families.
This makes us think of families, our families, walking along the paths of life with all their day to day experiences. It is impossible to quantify the strength and depth of humanity contained in a family: mutual help, educational support, relationships developing as family members mature, the sharing of joys and difficulties. Families are the first place in which we are formed as persons and, at the same time, the “bricks” for the building up of society.
Let us return to the biblical story. At a certain point, “the people became impatient on the way” (Num 21:4). They are tired, water supplies are low and all they have for food is manna, which, although plentiful and sent by God, seems far too meagre in a time of crisis. And so they complain and protest against God and against Moses: “Why did you make us leave?...” (cf. Num. 21:5). They are tempted to turn back and abandon the journey.
Here our thoughts turn to married couples who “become impatient on the way” of conjugal and family life. The hardship of the journey causes them to experience interior weariness; they lose the flavour of matrimony and they cease to draw water from the well of the Sacrament. Daily life becomes burdensome, even “nauseating”.
During such moments of disorientation – the Bible says – the poisonous serpents come and bite the people, and many die. This causes the people to repent and to turn to Moses for forgiveness, asking him to beseech the Lord so that he will cast out the snakes. Moses prays to the Lord, and the Lord offers a remedy: a bronze serpent set on a pole; whoever looks at it will be saved from the deadly poison of the vipers.
What is the meaning of this symbol? God does not destroy the serpents, but rather offers an “antidote”: by means of the bronze serpent fashioned by Moses, God transmits his healing strength, his mercy, which is more potent than the Tempter’s poison.
As we have heard in the Gospel, Jesus identifies himself with this symbol: out of love the Father “has given” his only begotten Son so that men and women might have eternal life (cf. Jn 3:13-17). Such immense love of the Father spurs the Son to become man, to become a servant and to die for us upon a cross. Out of such love, the Father raises up his son, giving him dominion over the entire universe. This is expressed by Saint Paul in his hymn in the Letter to the Philippians (cf. 2:6-11). Whoever entrusts himself to Jesus crucified receives the mercy of God and finds healing from the deadly poison of sin.
The cure which God offers the people applies also, in a particular way, to spouses who “have become impatient on the way” and who succumb to the dangerous temptation of discouragement, infidelity, weakness, abandonment… To them too, God the Father gives his Son Jesus, not to condemn them, but to save them: if they entrust themselves to him, he will bring them healing by the merciful love which pours forth from the Cross, with the strength of his grace that renews and sets married couples and families once again on the right path.
The love of Christ, which has blessed and sanctified the union of husband and wife, is able to sustain their love and to renew it when, humanly speaking, it becomes lost, wounded or worn out. The love of Christ can restore to spouses the joy of journeying together. This is what marriage is all about: man and woman walking together, wherein the husband helps his wife to become ever more a woman, and wherein the woman has the task of helping her husband to become ever more a man. Here we see the reciprocity of differences. The path is not always a smooth one, free of disagreements, otherwise it would not be human. It is a demanding journey, at times difficult, and at times turbulent, but such is life! Marriage is a symbol of life, real life: it is not “fiction”! It is the Sacrament of the love of Christ and the Church, a love which finds its proof and guarantee in the Cross.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An mừng lễ Suy tôn Thánh giá
Têrêsa Mai An
07:55 14/09/2014
Hội Dòng Mến Thánh Giá Tân An mừng lễ Suy tôn Thánh giá
Thánh giá là dấu chứng tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Một tình yêu tự hiến, trao ban hoàn toàn cho con người, và là một tình yêu vâng phục tuyệt hảo đối với Chúa Cha. Vì thế, người Kitô hữu nhìn vào thánh giá để cảm nghiệm tình yêu Chúa dành cho con người; cách riêng nữ tu các Hội Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Việt Nam đã chọn thánh giá là tước hiệu để tôn thờ, suy ngắm và yêu mến.
Xem Hình
Thứ Bảy, 13.09.2014, Hội dòng MTG Tân An long trọng tổ chức Thánh lễ mừng kính tước hiệu Dòng, chào đón 145 anh chị cam kết tạm và đón nhận 24 thành viên gia nhập Hiệp hội MTG Tại Thế (MTGTT). Hiệp Hội này sống theo linh đạo của Hội dòng MTG do Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte sáng lập.
Trong bầu khí mát dịu của ngày mới, từng đoàn người trong trang phục áo dài xanh từ các Giáo xứ trong Giáo phận Mỹ Tho: Hiệp Hòa, Đức Hòa, Tân An, Vĩnh Hưng, Trung Lương, Vĩnh Kim và Vàm Kinh, đã quy tụ về Hội Dòng.
Sau những lời thăm hỏi, trao đổi, và gặp gỡ, lúc 7g10 quý Hội viên tập trung vào Nhà nguyện. Dì Tổng Phụ Trách (TPT) Maria Nguyễn Thị Kiều Nương đã thay mặt Hội dòng chào mừng quý Hội viên về tham dự ngày lễ hôm nay. Để nghi thức trong thánh lễ được diễn ra tốt đẹp, Dì phó TPT Maria Đinh Thị Mát tập nghi thức cho các Hội viên.
Tiếp đến, Cha Luy Nguyễn Trí Hướng – linh hướng Hiệp hội MTGTT đã chia sẻ với quý Hội viên đề tài về gia đình. Qua những lời chia sẻ đơn sơ gần gũi, cùng với những bài hát về cha mẹ, đã giúp quý Hội viên ý thức hơn nữa về đời sống gia đình. Một gia đình êm ấm thuận hòa là niềm mong ước không của riêng ai.
Sau những lời chia sẻ của Cha linh hướng, các Hội viên cùng với quý Dì trong Hội dòng đã long trọng cử hành Nghi thức tưởng niệm Đấng Sáng Lập, để dâng lên tâm tình tri ân đối với Vị cha kính yêu. Với những điệu múa nhẹ nhàng, thanh thoát của quý Dì trong phần diễn nguyện, đã hướng tất cả mọi người về tinh thần yêu mến Thánh giá Chúa.
Lúc 8g45, các Hội viên vào Hội trường để lắng nghe bài chia sẻ của Bác sĩ Antôn Bùi Duy Luật. Với sự trình bày đầy thuyết phục, Bác sĩ đã giúp cho các Hội viên hiểu rõ hơn những phương thức để nhận biết, phòng tránh bệnh cũng như cách chữa bệnh tiểu đường, và bệnh tai biến mạch máu não.
Lúc 10g00, Thánh lễ do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - giám mục Giáo phận cử hành. Đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại diện (TĐD) Phaolô Trần Kỳ Minh, Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Hòa, và 9 cha trong Giáo phận, với sự hiện diện của quý Dì trong Hội dòng và các Hội viên Hiệp hội MTGTT.
Trong bài giảng, Đức Cha đã diễn giải về ý nghĩa của thánh giá. Thánh giá bao hàm sự hy sinh và sự từ bỏ, như Chúa Giêsu đã hủy mình ra không để nên một với chúng ta. Ngài còn dẫn chứng hình ảnh con rắn đồng trong sa mạc đã chữa lành những người bị rắn cắn. Chúng ta cũng vậy, mỗi lần nhìn lên thánh giá, chúng ta nhận ra tội lỗi mình mà nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa; và khi đã cảm nhận tình yêu ấy, chúng ta cần chia sẻ cho những người trong gia đình, nhất là những gia đình ngày hôm nay đang đổ vỡ, chúng ta được mời gọi chia sẻ tình yêu ấy cho họ và mở rộng cho những người chúng ta gặp gỡ.
Với những Hội viên MTGTT, Đức Cha mong ước các Hội viên trở thành những nhà truyền giáo. Ngài tha thiết mời gọi từng Hội viên hứa với Chúa và với lòng mình cố gắng mỗi người đưa một người không Công Giáo đến với Chúa.
Sau bài giảng, là nghi thức gia nhập Hiệp Hội MTGTT, và Nghi thức Cam Kết Tạm. Đức Cha thẩm vấn và trao sách Thủ bản cho các Hội viên MTGTT. Từ đây, quý Hội viên sẽ là những người bước theo Chúa Giêsu sát gần hơn, bằng thái độ sẵn sàng dấn thân và chấp nhận thập giá trong bậc sống của mình.
Sau những năm tháng thử nghiệm, sống và thực thi Sứ mạng của Đấng Sáng Lập, các anh chị mạnh dạn dấn thân hơn nữa bằng lời Cam Kết Tạm để cùng với Hội dòng MTG Tân An bước đi trong Linh đạo MTG, và chu toàn Sứ mạng của Đấng Sáng Lập cách triệt để hơn. Sau lời thẩm vấn của Đức Cha, quý anh chị tiến lên cung thánh đọc lời Cam Kết Tạm và nhận sách Tân Ước.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện giáo dân và Phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Dì TPT đã thay mặt Hội dòng dâng lời cám ơn Đức Cha Phêrô, Cha TĐD, Đức ông và quý Cha đã hiện diện với Hội dòng để dâng Thánh lễ trọng thể này. Dì cũng cám ơn Đức Cha đã tặng quà cho cho Hội dòng và Hội viên Hiệp hội MTGTT.
Trong phần đáp từ, Đức Cha cũng nói lên niềm mong ước món quà mà Đức Cha tặng cho Hội dòng và quý Hội viên, sẽ đem nhiều người chưa biết Chúa được nhận biết Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g30, quý Hội viên của từng Giáo xứ lần lượt chụp hình lưu niệm với Đức Cha tại cung thánh. Sau đó Đức Cha, Đức ông, quý Cha, quý Dì và quý Hội viên cùng dùng cơm thân mật với nhau tại Nhà cơm của Hội dòng.
Ngày lễ suy tôn thánh giá giúp các Kitô hữu thêm lòng yêu mến Chúa, cách riêng đây cũng là dịp để các Hội viên MTGTT thêm lòng hăng say phụng sự Chúa trong vai trò của mình giữa đời thường, để tình yêu Chúa được lan rộng hơn nữa trong thế giới hôm nay.
Têrêsa Mai An
Thánh giá là dấu chứng tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Một tình yêu tự hiến, trao ban hoàn toàn cho con người, và là một tình yêu vâng phục tuyệt hảo đối với Chúa Cha. Vì thế, người Kitô hữu nhìn vào thánh giá để cảm nghiệm tình yêu Chúa dành cho con người; cách riêng nữ tu các Hội Dòng Mến Thánh Giá (MTG) Việt Nam đã chọn thánh giá là tước hiệu để tôn thờ, suy ngắm và yêu mến.
Xem Hình
Thứ Bảy, 13.09.2014, Hội dòng MTG Tân An long trọng tổ chức Thánh lễ mừng kính tước hiệu Dòng, chào đón 145 anh chị cam kết tạm và đón nhận 24 thành viên gia nhập Hiệp hội MTG Tại Thế (MTGTT). Hiệp Hội này sống theo linh đạo của Hội dòng MTG do Đức Cha Phêrô Maria Lambert de la Motte sáng lập.
Trong bầu khí mát dịu của ngày mới, từng đoàn người trong trang phục áo dài xanh từ các Giáo xứ trong Giáo phận Mỹ Tho: Hiệp Hòa, Đức Hòa, Tân An, Vĩnh Hưng, Trung Lương, Vĩnh Kim và Vàm Kinh, đã quy tụ về Hội Dòng.
Sau những lời thăm hỏi, trao đổi, và gặp gỡ, lúc 7g10 quý Hội viên tập trung vào Nhà nguyện. Dì Tổng Phụ Trách (TPT) Maria Nguyễn Thị Kiều Nương đã thay mặt Hội dòng chào mừng quý Hội viên về tham dự ngày lễ hôm nay. Để nghi thức trong thánh lễ được diễn ra tốt đẹp, Dì phó TPT Maria Đinh Thị Mát tập nghi thức cho các Hội viên.
Tiếp đến, Cha Luy Nguyễn Trí Hướng – linh hướng Hiệp hội MTGTT đã chia sẻ với quý Hội viên đề tài về gia đình. Qua những lời chia sẻ đơn sơ gần gũi, cùng với những bài hát về cha mẹ, đã giúp quý Hội viên ý thức hơn nữa về đời sống gia đình. Một gia đình êm ấm thuận hòa là niềm mong ước không của riêng ai.
Sau những lời chia sẻ của Cha linh hướng, các Hội viên cùng với quý Dì trong Hội dòng đã long trọng cử hành Nghi thức tưởng niệm Đấng Sáng Lập, để dâng lên tâm tình tri ân đối với Vị cha kính yêu. Với những điệu múa nhẹ nhàng, thanh thoát của quý Dì trong phần diễn nguyện, đã hướng tất cả mọi người về tinh thần yêu mến Thánh giá Chúa.
Lúc 8g45, các Hội viên vào Hội trường để lắng nghe bài chia sẻ của Bác sĩ Antôn Bùi Duy Luật. Với sự trình bày đầy thuyết phục, Bác sĩ đã giúp cho các Hội viên hiểu rõ hơn những phương thức để nhận biết, phòng tránh bệnh cũng như cách chữa bệnh tiểu đường, và bệnh tai biến mạch máu não.
Lúc 10g00, Thánh lễ do Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - giám mục Giáo phận cử hành. Đồng tế với ngài có Cha Tổng Đại diện (TĐD) Phaolô Trần Kỳ Minh, Đức ông Phêrô Nguyễn Văn Hòa, và 9 cha trong Giáo phận, với sự hiện diện của quý Dì trong Hội dòng và các Hội viên Hiệp hội MTGTT.
Trong bài giảng, Đức Cha đã diễn giải về ý nghĩa của thánh giá. Thánh giá bao hàm sự hy sinh và sự từ bỏ, như Chúa Giêsu đã hủy mình ra không để nên một với chúng ta. Ngài còn dẫn chứng hình ảnh con rắn đồng trong sa mạc đã chữa lành những người bị rắn cắn. Chúng ta cũng vậy, mỗi lần nhìn lên thánh giá, chúng ta nhận ra tội lỗi mình mà nhận ra tình yêu và lòng thương xót của Chúa; và khi đã cảm nhận tình yêu ấy, chúng ta cần chia sẻ cho những người trong gia đình, nhất là những gia đình ngày hôm nay đang đổ vỡ, chúng ta được mời gọi chia sẻ tình yêu ấy cho họ và mở rộng cho những người chúng ta gặp gỡ.
Với những Hội viên MTGTT, Đức Cha mong ước các Hội viên trở thành những nhà truyền giáo. Ngài tha thiết mời gọi từng Hội viên hứa với Chúa và với lòng mình cố gắng mỗi người đưa một người không Công Giáo đến với Chúa.
Sau bài giảng, là nghi thức gia nhập Hiệp Hội MTGTT, và Nghi thức Cam Kết Tạm. Đức Cha thẩm vấn và trao sách Thủ bản cho các Hội viên MTGTT. Từ đây, quý Hội viên sẽ là những người bước theo Chúa Giêsu sát gần hơn, bằng thái độ sẵn sàng dấn thân và chấp nhận thập giá trong bậc sống của mình.
Sau những năm tháng thử nghiệm, sống và thực thi Sứ mạng của Đấng Sáng Lập, các anh chị mạnh dạn dấn thân hơn nữa bằng lời Cam Kết Tạm để cùng với Hội dòng MTG Tân An bước đi trong Linh đạo MTG, và chu toàn Sứ mạng của Đấng Sáng Lập cách triệt để hơn. Sau lời thẩm vấn của Đức Cha, quý anh chị tiến lên cung thánh đọc lời Cam Kết Tạm và nhận sách Tân Ước.
Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện giáo dân và Phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Dì TPT đã thay mặt Hội dòng dâng lời cám ơn Đức Cha Phêrô, Cha TĐD, Đức ông và quý Cha đã hiện diện với Hội dòng để dâng Thánh lễ trọng thể này. Dì cũng cám ơn Đức Cha đã tặng quà cho cho Hội dòng và Hội viên Hiệp hội MTGTT.
Trong phần đáp từ, Đức Cha cũng nói lên niềm mong ước món quà mà Đức Cha tặng cho Hội dòng và quý Hội viên, sẽ đem nhiều người chưa biết Chúa được nhận biết Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc 11g30, quý Hội viên của từng Giáo xứ lần lượt chụp hình lưu niệm với Đức Cha tại cung thánh. Sau đó Đức Cha, Đức ông, quý Cha, quý Dì và quý Hội viên cùng dùng cơm thân mật với nhau tại Nhà cơm của Hội dòng.
Ngày lễ suy tôn thánh giá giúp các Kitô hữu thêm lòng yêu mến Chúa, cách riêng đây cũng là dịp để các Hội viên MTGTT thêm lòng hăng say phụng sự Chúa trong vai trò của mình giữa đời thường, để tình yêu Chúa được lan rộng hơn nữa trong thế giới hôm nay.
Têrêsa Mai An
Chương trình Lễ giỗ lần XII tôi tớ Chúa FX Nguyễn Văn Thuận trên toàn thế giới
FX Nguyễn Văn thuận Foundation
09:19 14/09/2014
Cardinal Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận Foundation
THÔNG BÁO LỄ GIỖ LẦN THỨ XII TÔI TỚ CHÚA
ĐỨC Hồng Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN (2002 - 16.9 - 2014)
Nhân dịp Lễ Giỗ lần thứ XII của Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, gia đình và người thân của ĐHY xin một lời nguyện và hợp ý để ca tụng niềm vui Phục Sinh của Tôi Tớ Chúa.
Sau đây là danh sách Lễ Giỗ tại các giáo xứ, giáo đoàn đã cho chúng tôi biết để cùng thông công:
THÔNG BÁO LỄ GIỖ LẦN THỨ XII TÔI TỚ CHÚA
ĐỨC Hồng Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN (2002 - 16.9 - 2014)
Nhân dịp Lễ Giỗ lần thứ XII của Đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, gia đình và người thân của ĐHY xin một lời nguyện và hợp ý để ca tụng niềm vui Phục Sinh của Tôi Tớ Chúa.
Sau đây là danh sách Lễ Giỗ tại các giáo xứ, giáo đoàn đã cho chúng tôi biết để cùng thông công:
- Ngày 10, tháng 8, 7 giờ chiều Nhà Thờ Chánh Toà, Canberra, ACT, Úc Châu.
- Ngày 13 tháng 9, 5 giờ chiều Thánh đường Các thánh Tử đạo Việt Nam, Edmonton, Alberta, Gia Nã Đại
- Ngày 13 tháng 9, 6 giờ chiều Thánh đường Thánh Vinh Son Liêm, Edmonton, Alberta, Gia Nã Đại
- Ngày 13 tháng 9,11 giờ sáng Trung Tâm Mục Vụ Công Giáo Việt Nam, Orange, CA. Hoa Kỳ
- Ngày 14 tháng 9, 7 giờ chiều Thánh đường Thánh Giuse, Vancouver, BC, Gia Nã Đại
- Ngày 14 tháng 9, 12 giờ trưa Thánh đường Đức Mẹ La Vang, Hallandale Beach, FL, Hoa Kỳ
- Ngày 15 tháng 9, 5 giờ chiều Thánh đường Thánh Matheo, C. Đ. LaVang, Surrey, BC, Gia Nã Đại.
- Ngày 16 tháng 9, 8 giờ sáng Thánh Đường Các thánh Tử đạo Việt Nam, Atlanta, GA. Hoa Kỳ
- Ngày 16 tháng 9, 8 giờ sáng Thánh Đường St. Catherine, Santa Catalina Island, Los Angeles, Hoa Kỳ
- Ngày 16 tháng 9, 9 giờ sáng Thánh Đường Thánh Brigid, John Creek, GA. Hoa Kỳ
- Ngày 16 tháng 9, 6 giờ chiều Thánh Đường Thái Hà, Hà Nội, Việt Nam
- Ngày 16 tháng 9, Nhà Từ Đường, Phủ Cam, Huế, Việt Nam.
- Ngày 16 tháng 9, Nhà Thờ Chánh Toà, Nha Trang, Việt Nam
- Ngày 16, tháng 9, 7 giờ tối Thánh đường Đức Mẹ Núi Cát Minh, Sydney, Úc Châu.
- Ngày 16 tháng 10, 9 giờ sáng Nguyện đường Dòng Cát Minh, Canberra, Úc Châu.
- Ngày 16 tháng 9, 6 giờ chiều Thánh Đường Maria Nữ Vương Việt Nam, New Orleans, LA. Hoa Kỳ
- Ngày 16 tháng 9, 6:30 chiều Giáo Xứ Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Orlando, FL, Hoa Kỳ
- Ngày 16 tháng 9, 6:30 chiều Thánh đường Các thánh Tử đạo Việt Nam, Largo, FL. Hoa Kỳ
- Ngày 18 tháng 9, 6:30 chiều Ðền Thánh Mẹ La Vang, Las Vegas, NE. Hoa Kỳ
- Ngày 16 tháng 9, 7 giờ tối Thánh đường Các thánh Tử đạo Việt Nam, Arlington, VA. Hoa Kỳ
- Ngày 16 & 17, Đại Chủng Viện Notre Dame, New Orleans, LA, USA
- Ngày 18 tháng 9, 10 giờ sáng Nhà thờ hiệu tòa của Đức Cố ĐHY – Nguyễn Văn Thuận Santa Maria della Scala, Roma, Ý Đại Lợi.
- Ngày 19 tháng 9, 9 giờ sáng Nhà Thờ Chánh Toà, Huế, Việt Nam
- Ngày 19 tháng 9, 9 giờ sáng Thánh Đường Đức Bà Chốn Tựa Nương, San Jose, California, USA.
- Ngày 20 tháng 9, 9:30 sáng Thánh Đường Chính Tâm, Phan Thiết, Việt Nam.
- Ngày 20 tháng 9, 10 giờ sáng Nhà thờ Bắc Vĩnh, Nha Trang, Việt Nam
- Ngày 21 tháng, 3 giờ chiều, Công Đồng Công Giáo, Waterloo, Ontario, Gia Nã Đại.
- Ngày 28 tháng 9, 12:30 giờ trưaThánh Đường, Thánh Vincent Ferrer, Madison Heights, MI. Hoa Kỳ.
Cuộc thi Giáo Lý giới gia trưởng hạt Hố Nai
Khổng Hữu Nguồn
09:32 14/09/2014
Sáng Chúa Nhật 14.9.2014, cuộc thi Giáo lý giới Gia trưởng hạt Hố Nai, được tổ chức tại Giáo xứ Đại Lộ, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc, với chủ đề “Gia đình sống và Loan Báo Tin Mừng”.
Hình ảnh
Điều hành cuộc thi là Cha Phaolo Nguyễn Nguyên, Chánh xứ Đại Lộ, kiêm đặc trách giới Gia trưởng Hạt.
Cộng tác với cha đặc trách, có quý vị trong Ban trị sự giới cấp hạt là Ông Giuse Phạm Văn Hùng, trưởng ban. Ông Giuse Mạc Thanh Lâm, phó nội. Ông Anton Nguyễn Văn Đức, phó ngoại. Ông Giuse Phạm Văn Hùng, thơ ký.
Ban Giám khảo có: Cha Martino Nguyễn Đình Hoàng, Phó xứ Kẻ Sặt. Cha Fx Hoàng Trọng Bản, Phó xứ Kim Bích. Thầy Giuse Nguyễn Văn Sơn, thầy Phero Võ Ngọc Trường An, hai thầy Dòng Thánh Thể. Dì Maria Thùy, Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc.
Đến thi, có 51 quý ông anh em gia trưởng, là những thí sinh đã đoạt giải xuất sắc trong các vòng thi của 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai, và một số ít cổ động viên.
Tuy sáng nay, trời có mưa nhẹ; nhưng mọi người đã đến đông đủ, với tinh thần phấn khởi, tự tin vào cuộc thi.
Đúng 8 giờ, cha Phaolo đặc trách, nguyện kinh khai mạc và dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ và quý ông anh em gia trưởng về tham dự cuộc thi giáo lý cấp hạt hôm nay.
Cuộc thi gồm ba vòng:
- Vòng thi 1, có chủ đề Hạt Giống, gồm 30 câu thi trắc nghiệm A,B,C,D, thời gian 15
phút, chọn ra 15 người để thi vào vòng 2.
- Vòng thi 2, có chủ đề Người Gieo, có 15 người thi 20 câu hỏi đúng sai, để chọn ra 10
thí sinh vào vòng 3.
- Vòng thi 3, vòng thi về đích, có chủ đề Đón Nhận, thi trả lời, bấm chuông nhanh.
Xen kẽ những vòng thi là giải lao, các tiết mục đố vui có thưởng. Xong cuộc thi, các thi sinh ra ngoài nhà thờ nghỉ giải lao, và Ban Giám khảo tiếp tục làm việc.
Đến 11 giờ trưa, cuộc thi kết thúc, mọi người vào hoa viên xứ đường Đại Lộ dùng cơm, hát cho nhau nghe và trao giải thưởng, trao bằng chứng nhận.
Một vị thí sinh cho biết: Cả đêm qua lo lắng mất ngủ, sáng nay chuẩn bị đi thi mà hồi hộp quá, ông cười và nói ‘trống ngực đánh to hơn trống làng’; nhưng vào thi được một lúc rồi thấy vui, tự tin, làm được bài.
Kết quả thi:
Hạng nhất, thuộc về ông Giuse Phạm Huy Thể, Giáo xứ Kẻ Sặt.
Hạng hai thuộc về ông Gioan Bt Đào Công Huân, Giáo xứ Bắc Hải.
Hạng ba thuộc về ông Giuse Nguyễn Văn Hiểu, Giáo xứ Thánh Tâm.
Hạng bốn thuộc về hai ông: Giuse Phạm Hoàng Anh, Giáo xứ Kẻ Sặt và ông Laurenso Trần Quang Huy, Giáo xứ Kim Bích.
Giải khuyến khích thuộc về 5 ông: Giuse Nguyễn Văn Hiếu, Giáo xứ Bắc Hải. Giuse Nguyễn Hữu Trung, Giáo xứ Thánh Tâm. Gioan Bt Bùi Huy Tiên, Giáo xứ Phúc Lâm. Gioan Bt Trần Thiện Thanh, Giáo xứ Hòa Hiệp. và ông Giuse Nguyễn Thanh Tân, Giáo xứ Thánh Tâm.
Trên hành trình 05 năm (2011-2015) tiến tới đại lễ mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận Xuân Lộc (1965-2015), từ các em thiếu nhi, đến các cụ già, mọi giới các đoàn thể nơi các giáo xứ trong giáo phận đã không ngừng thi đua học hỏi mục vụ, nhằm nâng cao kiến thức giáo xứ, giáo hạt, giáo phận và nhất là giáo lý của Chúa, hầu chuẩn bị tâm hồn để mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận và lễ khai mạc Năm Thánh Kim Khánh sẽ được cử hành vào ngày thứ Bảy mồng 04 tháng 10 năm 2014 sắp tới.
Hình ảnh
Điều hành cuộc thi là Cha Phaolo Nguyễn Nguyên, Chánh xứ Đại Lộ, kiêm đặc trách giới Gia trưởng Hạt.
Cộng tác với cha đặc trách, có quý vị trong Ban trị sự giới cấp hạt là Ông Giuse Phạm Văn Hùng, trưởng ban. Ông Giuse Mạc Thanh Lâm, phó nội. Ông Anton Nguyễn Văn Đức, phó ngoại. Ông Giuse Phạm Văn Hùng, thơ ký.
Ban Giám khảo có: Cha Martino Nguyễn Đình Hoàng, Phó xứ Kẻ Sặt. Cha Fx Hoàng Trọng Bản, Phó xứ Kim Bích. Thầy Giuse Nguyễn Văn Sơn, thầy Phero Võ Ngọc Trường An, hai thầy Dòng Thánh Thể. Dì Maria Thùy, Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc.
Đến thi, có 51 quý ông anh em gia trưởng, là những thí sinh đã đoạt giải xuất sắc trong các vòng thi của 17 giáo xứ trong hạt Hố Nai, và một số ít cổ động viên.
Tuy sáng nay, trời có mưa nhẹ; nhưng mọi người đã đến đông đủ, với tinh thần phấn khởi, tự tin vào cuộc thi.
Đúng 8 giờ, cha Phaolo đặc trách, nguyện kinh khai mạc và dâng lời chào mừng quý cha, quý tu sĩ và quý ông anh em gia trưởng về tham dự cuộc thi giáo lý cấp hạt hôm nay.
Cuộc thi gồm ba vòng:
- Vòng thi 1, có chủ đề Hạt Giống, gồm 30 câu thi trắc nghiệm A,B,C,D, thời gian 15
phút, chọn ra 15 người để thi vào vòng 2.
- Vòng thi 2, có chủ đề Người Gieo, có 15 người thi 20 câu hỏi đúng sai, để chọn ra 10
thí sinh vào vòng 3.
- Vòng thi 3, vòng thi về đích, có chủ đề Đón Nhận, thi trả lời, bấm chuông nhanh.
Xen kẽ những vòng thi là giải lao, các tiết mục đố vui có thưởng. Xong cuộc thi, các thi sinh ra ngoài nhà thờ nghỉ giải lao, và Ban Giám khảo tiếp tục làm việc.
Đến 11 giờ trưa, cuộc thi kết thúc, mọi người vào hoa viên xứ đường Đại Lộ dùng cơm, hát cho nhau nghe và trao giải thưởng, trao bằng chứng nhận.
Một vị thí sinh cho biết: Cả đêm qua lo lắng mất ngủ, sáng nay chuẩn bị đi thi mà hồi hộp quá, ông cười và nói ‘trống ngực đánh to hơn trống làng’; nhưng vào thi được một lúc rồi thấy vui, tự tin, làm được bài.
Kết quả thi:
Hạng nhất, thuộc về ông Giuse Phạm Huy Thể, Giáo xứ Kẻ Sặt.
Hạng hai thuộc về ông Gioan Bt Đào Công Huân, Giáo xứ Bắc Hải.
Hạng ba thuộc về ông Giuse Nguyễn Văn Hiểu, Giáo xứ Thánh Tâm.
Hạng bốn thuộc về hai ông: Giuse Phạm Hoàng Anh, Giáo xứ Kẻ Sặt và ông Laurenso Trần Quang Huy, Giáo xứ Kim Bích.
Giải khuyến khích thuộc về 5 ông: Giuse Nguyễn Văn Hiếu, Giáo xứ Bắc Hải. Giuse Nguyễn Hữu Trung, Giáo xứ Thánh Tâm. Gioan Bt Bùi Huy Tiên, Giáo xứ Phúc Lâm. Gioan Bt Trần Thiện Thanh, Giáo xứ Hòa Hiệp. và ông Giuse Nguyễn Thanh Tân, Giáo xứ Thánh Tâm.
Trên hành trình 05 năm (2011-2015) tiến tới đại lễ mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận Xuân Lộc (1965-2015), từ các em thiếu nhi, đến các cụ già, mọi giới các đoàn thể nơi các giáo xứ trong giáo phận đã không ngừng thi đua học hỏi mục vụ, nhằm nâng cao kiến thức giáo xứ, giáo hạt, giáo phận và nhất là giáo lý của Chúa, hầu chuẩn bị tâm hồn để mừng Kim Khánh thành lập Giáo phận và lễ khai mạc Năm Thánh Kim Khánh sẽ được cử hành vào ngày thứ Bảy mồng 04 tháng 10 năm 2014 sắp tới.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo (6)
Vũ Văn An
01:47 14/09/2014
Lutherô và Công Đồng Trent
Bất chấp sự kiện học lý và kỷ luật của Công Giáo Rôma về ly dị và tái hôn có một lịch sử phát triển lâu dài, chúng vẫn dễ bị tấn công. Điểm đầu tiên là việc Giáo Hội giải thích Tân Ước. Chính Thánh Giêrôm cũng không chắc chắn khi đọc các đoạn văn về ly dị. Phải chăng việc giải thích câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu không chính xác? Liệu nó có ý chỉ sự tiêu hôn thực sự hay chỉ là sự ly thân không cùng giường cùng ăn như Thánh Giêrôm nghĩ? Lối giải thích của Giáo Hội phải chăng là lối chú giải theo ý mình (eisegesis) nghĩa là gán cho bản văn điều mình muốn nó nói?
“Giáo Hội vốn phải tạo ra một kỷ luật ly dị nhằm giảm thiểu những xáo trộn hôn nhân trong một đế quốc đang tan rã vì những cuộc xâm lấn của dân mọi rợ và để bênh vực những người không ai bênh vực trong cảnh hỗn loạn này. Khi đã tạo ra kỷ luật ấy rồi, giáo quyền còn phải tìm ra một nền tảng lý thuyết cho nó nữa. Các vị đã làm việc này bằng cách giải thích các đoạn Tân Ước cách nào đó để chúng hỗ trợ kỷ luật kia. Lối giải thích của Thệ Phản đối với thách thức này là một lối giải thích nhằm đưa ra nguyên tắc lý thuyết của mình rằng điều các Kitô hữu có nhiệm vụ phải tin chỉ có trong Thánh Kinh mà thôi. Thách thức của họ vì thế hẳn là: khi tạo ra giáo huấn Kitô Giáo về ly dị và tái hôn, những con người phàm đã bẻ cong lời Chúa để nó có thể ăn khớp với sự thuận tiện của con người” (79).
Việc thi hành thẩm quyền trong Giáo Hội
Điểm nữa là việc các giám mục Công Giáo thi hành thẩm quyền để đưa ra các qui định cho hôn nhân. Như đã thấy, thẩm quyền dân sự vốn ra qui định cho hôn nhân tới các thế kỷ thứ 6 và thứ 7. Không bao giờ thẩm quyền này bị thách thức; chỉ tới lúc Đế Quốc Rôma bắt đầu tan rã cùng với hệ thống pháp lý của nó, Giáo Hội mới nhúng tay vào. Hôn nhân vốn có trước Giáo Hội. Nó là một thực tại thế tục thuộc về một thẩm quyền thế tục. Nhưng giờ đây, người ta coi Giáo Hội như người ra qui định cho các cuộc hôn nhân của Kitô hữu căn cứ vào các đoạn văn được giải thích, rút từ Tân Ước. Người ta đã đóng lại cuộc tranh luận về ý nghĩa những đoạn khó hiểu để có thể dùng chúng như một thế giá mà ra luật lệ về hôn nhân. Đó là cách thách thức của các nhà Thệ Phản thế kỷ 16. Tuy nhiên, những điểm dễ bị tấn công ấy đã được nhận ra ngay từ thế kỷ 14 khi Đế Quốc Thần Thánh Rôma đang tan rã và cùng với nó là Giáo Hội trung ương tập quyền đầy uy lực. Ảnh hưởng của Giáo Hội đã đứng vững trước các đợt xâm lấn của người mọi rợ; những người này đã trở lại và được văn minh hóa. Các nhà trí thức thế tục bắt đầu đòi có tiếng nói về vấn đề hôn nhân. Dù sao, họ cũng là những người phải trải nghiệm việc đó! Các ý nghĩ của họ về hôn nhân không hoàn toàn nhất trí với điều Giáo Hội xưa nay vốn nghĩ. Qua thế kỷ 12, các Công Xã Ý bắt đầu lên tiếng, nhất là trong Các Sắc Lệnh Pistoia, vốn chịu ảnh hưởng của luật Lombard. Sang thế kỷ 14, Vua Ludwig nước Bavaria biện luận cho trường hợp ông muốn con trai cưới một phụ nữ giầu có là Margarete Maultasch, người lúc đó đã kết hôn. Ludwig cho rằng cuộc hôn nhân của cô ta chưa hoàn hợp, nên Đức Giáo Hoàng có thể tiêu hủy! William Occam và Marsilius thành Padua cho rằng Ludwig có thể tự lấn quyền (arrogation of authority) mà tiêu hủy cuộc hôn nhân đó. Occam biện luận rằng các hoàng đế Rôma từng thi hành thẩm quyền luật pháp và tài phán mà Giáo Hội đâu có phản đối; vả lại, bổn phận của hoàng đế là bảo vệ thiện ích chung, nên nếu Giáo Hội ngăn trở việc đó, thì hoàng đế có thể miễn trừ không phải giữ luật (Giáo Hội). Vì theo ông, hoàng đế chỉ thần phục thiên luật mà thôi. Marsilius cũng đồng ý như vậy và nhấn mạnh rằng thẩm quyền Giáo Hội chỉ có thể nói các thiên hướng của thiên luật như thế nào mà thôi, trong khi hoàng đế có thể có quyền cưỡng bức. (Luthêrô gần như cũng có cùng một biện luận).
Erasmus thành Rotterdam
Qua thế kỷ 16, nhà cổ điển học Erasmus thành Rotterdam đặt nghi vấn về lối giải thích có tính qui ước các đoạn văn của Tân Ước. Ông từng học tiếng Hy Lạp, thành thạo lịch sử soạn tác các đoạn văn này và ngữ cảnh từ đó các đoạn văn ấy phát sinh. Khi bình luận câu 7 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, ông đặt câu hỏi xem điều được Thánh Phaolô truyền lại như một lệnh truyền có phải là lệnh truyền thực sự hay không hay chỉ là một lời khuyên hay một lý tưởng. Ông dùng điển hình trong các thực hành được Giáo Hội chấp thuận để biện hộ cho luận điểm của mình. Ông nhấn mạnh đến lòng cảm thương mà vị giáo hoàng cũng như các giám mục nên thực thi đối với cuộc đời những người bị kẹt cứng trong một cuộc hôn nhân thảm bại. Erasmus tin rằng ngoại tình tiêu hủy hôn nhân. Nhưng khi bị chỉ trích về điều này, ông đã giải thích rằng ông không có ý nói: sợi dây hôn phối bị bẻ gẫy, mà chỉ nói rằng người phối ngẫu ngoại tình đã không còn tư cách đòi hỏi quyền lợi gì của một người chồng hay một người vợ hay không còn được coi như thế nữa. Khi có chuyện, Erasmus sẵn sàng tuân phục thẩm quyền của Giáo Hội, giống như Hồng Y Cajetan và Ambrosius Catharinus. Vị sau cùng này tin rằng sự ngăn cấm tuyệt đối tuy là sản phẩm của thẩm quyền giáo hoàng nhưng được biện minh vì để ngăn ngừa việc gia tăng ly dị, để trốn khỏi những cuộc hôn nhân bất hạnh. Ở đây, các vị khác với Luthêrô, người đã nổi loạn chống lại Giáo Hội. Erasmus đã trở lại với Thánh Basilêô và các giáo phụ Đông Phương để bênh vực cho chủ trương của mình, giống Cajetan.
Đông và Tây cố gắng hợp nhất
Vào thế kỷ 13, trong cố gắng hợp nhất Đông và Tây, điều tối thiết là học lý và kỷ luật về hôn nhân phải được giải quyết vì nhiều cuộc hôn nhân đã xẩy ra giữa người Công Giáo Latinh và người Chính Thống Đông Phương. Người Đông Phương cho rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân phát sinh từ tính bí tích của nó nhưng được Thiên Chúa miễn chước như trong Tin Mừng Mátthêu đã nói. Lối giải thích của họ phát xuất từ một số giáo phụ Đông Phương, nhất là Thánh Basilêô. Đối với các vị này, porneia nghĩa đen chỉ ngoại tình, còn rẫy bỏ chỉ tiêu hôn. Tuy nhiên, các nguyên nhân tương đương cũng được chấp thuận. Mọi Giáo Hội Đông Phương đều cho phép ly dị và tái hôn. Sắc chỉ 117 của Justinian vốn là căn bản của kỷ luật Byzantine. Tuy nhiên, Giáo Hội ra ngoài sắc chỉ này khi dạy rằng không được ly dị dù là do thoả thuận hỗ tương. Chỉ có Giáo Hội mới được tiêu hôn nhưng phải có lý do chính đáng.
Năm 1218, Đức Giáo Hoàng Hônôriô III được vị đặc sứ do ngài cử tới Giáo Hội Byzantine hỏi phải xử trí ra sao đối với kỷ luật của họ. Ngài đã trả lời rằng theo luật Công Giáo Rôma, không có thỏa hiệp hay miễn chuẩn nào cả. Tính bất khả tiêu của sợi dây hôn phối là luật của Chúa và phải áp dụng cho mọi người. Bất chấp nhiều dị biệt giữa Đông và Tây khi Công Đồng Lyon thứ nhất cố gắng soạn thảo luật lệ để hợp nhất các Giáo Hội, các nghị phụ đã không lưu ý gì tới sự bất đồng về kỷ luật hôn phối. Công Đồng Lyon thứ hai cũng không muốn tấn công trực tiếp và bác bỏ kỷ luật Hy Lạp về hôn phối và sự ngần ngại này sau đó còn được lặp lại tại Công Đồng Florence và Công Đồng Trent. Mục đích của Công Đồng Florence là hợp nhất các Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh. Người Hy Lạp được khích lệ vì hy vọng nhận được trợ giúp để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi thấy các quốc gia Tây Phương không trợ giúp đủ, Công Đồng này đã tan vỡ (80). Điều lạ là không bên nào coi những dị biệt trong kỷ luật ly dị và tái hôn là trở ngại cho việc hợp nhất. Ta không biết liệu cả hai bên có để yên cho quan điểm của bên kia hay không hay họ thấy cuộc tranh cãi chỉ có tính phụ thuộc đối với các quan tâm nặng ký khác. Tuy nhiên, khi người Hy Lạp bỏ đi, thì người chính thống Ácmêni mò tới và 3 tháng sau, một văn kiện hợp nhất với người Ácmêni đã được ký kết trong đó, chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về ly dị và tái hôn đã được trình bày căn kẽ (81). Ở đây, thần học Rôma về tính bất khả tiêu đã được trình bày là rút ra từ luật tự nhiên. Cuộc hôn nhân nào được kết ước một cách đúng phép thì đều vĩnh viễn trong bản chất. Khẳng định này có ý nói tới bất cứ cuộc hôn nhân nào. Lý lẽ thần học được đưa ra như thế vì hôn nhân là hình ảnh cuộc kết hợp bất khả tiêu của Chúa Kitô và Giáo Hội. Sự thiện thứ ba của hôn nhân nay được gọi là tính bất khả tiêu, thay thế cho tính sacramentum của Thánh Augustinô mà nó vốn là hiệu quả.
Các nhà cải cách Thệ Phản
Martin Luther rất nghi ngờ lối giải thích các đoạn Tân Ước về ly dị của Giáo Hội và thách thức giáo quyền trong việc giải thích Sách Thánh. Các nhà cải cách bác bỏ, không coi hôn nhân là một bí tích. Nếu đúng thế, thì giáo quyền đâu có cơ sở nào để cho là mình có thẩm quyền về hôn nhân. Như một điều tiên quyết cho chủ trương này, họ cố gắng chứng minh rằng giáo quyền đã giải thích các đoạn Tân Ước kia một cách không chính xác. Điều ấy cho thấy kỷ luật Công Giáo về ly dị và tái hôn là sai lầm.
Sau khi đã thách thức thẩm quyền của giáo quyền, Luthêrô nhấn mạnh rằng hôn nhân do Thiên Chúa thiết lập nhưng mặt khác, nó không phải là một định chế tôn giáo. Nó là một việc thế tục do Thiên Chúa muốn như vậy và do đó lệ thuộc thẩm quyền các nhà cai trị thế tục. Điều này có nghĩa: các thẩm quyền thế tục phải giải thích các đoạn văn Tân Ước kia. Khi bác bỏ hôn nhân không phải là bí tích, ông tuyên bố rằng chính đoạn văn được người Công Giáo dùng làm chứng cớ không gọi cuộc hôn nhân của vợ chồng mà gọi sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội là bí tích. Điểm này, một học giả nghiên cứu về Thánh Phaolô có thể đồng ý; nhưng chắc chắn không nhất trí với kết luận của ông rằng bí tích chỉ có nơi Chúa Kitô và Giáo Hội, chứ không có nơi hôn nhân. Ông tin rằng câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu cho phép người ta tiêu hôn thực sự nhưng đây là lý do duy nhất, nên các vị giáo hoàng đều lầm lẫn khi tiêu hủy các cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp vì những lý do khác. Còn đối với câu 7 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, ông giải thích rằng điều này có nghĩa: khi một người vợ Kitô hữu bỏ người chồng không tin, thì cuộc hôn nhân bị tiêu hủy, nhưng ông hỏi tại sao không áp dụng nguyên tắc này cho cả người tuy là tín hữu nhưng chỉ tin cho có lệ. Đến năm 1522, Luthêrô cho phép 3 lý do để ly dị: bất lực, ngoại tình và việc người phối ngẫu từ chối chu toàn bổn phận giao hợp vợ chồng.
Công Đồng Trent
Đáp ứng của Công Giáo trước các luận điểm trên được đưa ra tại Công Đồng Trent năm 1563. Công Đồng này trình bày quan điểm Công Giáo, tiếp theo là một số phán quyết lên án sai lầm. Phán quyết số 6 hết sức thẳng thừng, phạt vạ tuyệt thông những ai nói rằng có thể tiêu hôn do việc ngoại tình của một trong hai người phối ngẫu và cả hai người phối ngẫu hay ít nhất người phối ngẫu vô tội được phép kết hôn lần thứ hai và nếu những người này tái hôn, họ không phạm tội ngoại tình. Tuy nhiên, một số nghị phụ cảm thấy phán quyết này hơi quá mạnh khi hiểu ra rằng có thể họ đang lên án cả các Thánh Basilêô, Ambrôsiô và ý kiến của một số công đồng miền trong quá khứ. Giám mục Modena đề nghị rằng nên tu chính phán quyết ấy, vì Giáo Hội không bao giờ áp dụng vạ tuyệt thông chỉ trừ khi gặp việc đi ngược lại sự nhất trí (common consensus) chung của người Công Giáo. Đề nghị tu chính do giám mục Segovia gợi ý có nội dung như sau: “Nếu bất cứ ai dám nói rằng Giáo Hội sai lầm khi dạy rằng hôn nhân có thể bị tiêu hủy vì ngoại tình, người ấy phải bị vạ tuyệt thông”.
Giám mục Modena muốn tu chính phán quyết ấy hơn nữa nhưng không được nhiều vị nhất trí, do đó, phán quyết số 6 không được thay đổi. Tuy nhiên, Cộng Hòa Venise lên tiếng can thiệp. Phần lớn công dân của nước này theo kỷ luật Hy Lạp về ly dị và tái hôn. Họ biện luận rằng thời gian có thể giúp họ quen đi nhưng nếu bị vạ tuyệt thông, họ sẽ ly khai. Đại đa số các nghị phụ ngả theo đề nghị của Venise và phán quyết số 7, được chấp thuận sau cùng và cho công bố, đã thành công trong việc phạt vạ tuyệt thông Luthêrô, nhưng không đụng tới người Hy Lạp (82). Công Đồng nhắc lại chủ trương của Giáo Hội rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân có nguồn gốc nơi Thiên Chúa và hôn nhân chỉ có thể bị tiêu hủy đối với những cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp. Công Đồng lặp lại đoạn thư gửi tín hữu Êphêsô và khẳng định rằng học lý Công Giáo về việc tuyệt đối không thể tiêu hôn chỉ áp dụng khi hôn nhân là một bí tích và được hoàn hợp như một bí tích, do đó, để ngỏ khả thể giáo hoàng có thể tiêu hủy một cuộc hôn nhân đã hoàn hợp nhưng không phải là bí tích. Phán quyết số 1 ra vạ tuyệt thông những ai bác bỏ, không nhìn nhận Chúa Kitô thiết lập hôn nhân như một bí tích (83). Phán quyết số 4 ra vạ tuyệt thông những ai bác bỏ, không nhìn nhận rằng Giáo Hội Công Giáo có thẩm quyền định ra các trở ngại làm cho hôn nhân vô hiệu và cho rằng Giáo Hội sai lầm khi làm thế. Phán quyết số 12 ra vạ tuyệt thông những ai bác bỏ, không nhìn nhận rằng các vụ hôn nhân được mang tới để phán xử không thích đáng thuộc quyền tài phán của các thẩm phán Giáo Hội. Xét theo các tranh chấp xa hơn, ta cần nhắc lại rằng hôn nhân có trước Giáo Hội và ngay trong thiên niên kỷ đầu tiên, các cuộc hôn nhân Kitô Giáo đều do thẩm quyền dân sự qui định và Giáo Hội chấp nhận điều đó một cách thanh thản (84).
Còn tiếp
___________________________________________________________________________________________________________
(79) Op. cit., ch. 14, Secular Challenge, The Protestant Reformers and Trent, các tr. 366-7
(80) Các vấn đề chính cần thảo luận là việc thêm câu “Và Đức Chúa Con” (filioque) của người Latinh vào Kinh Tin Kính Nixêa, liệu bánh Thánh Thể nên có men hay không có men, tính tối thượng của Đức Giáo Hoàng đối với công đồng, và bản chất sự đau đớn do các linh hồn cảm nghiệm trong luyện ngục.
(81) ‘Bí tích thứ bẩy là bí tích hôn nhân, vốn là dấu chỉ sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội, theo lời của Thánh Tông Đồ: “Đây quả là một bí tích; trong đó, tôi muốn ám chỉ Chúa Kitô và Giáo Hội”. Nguyên nhân thành hiệu của hôn nhân thường là sự ưng thuận hỗ tương được phát biểu qua các lời lẽ của (công thức) de praesenti. Thiện ích ba chiều của hôn nhân được thừa nhận. Thiện ích thứ nhất là con cái cần được sinh ra và dưỡng dục để thờ phượng Thiên Chúa. Thiện ích thứ hai là lòng trung thành mà mỗi người phối ngẫu mắc nợ của nhau. Thiện ích thứ ba là tính bất khả tiêu của hôn nhân phát sinh từ sự kiện này: nó là hình ảnh của sự kết hợp bất khả tiêu của Chúa Kitô và Giáo Hội. Và dù vì tội ngoại tình, nên có thể cho phép sự phân cách về tính dục, nhưng không vì thế mà cho phép tái hôn, vì sợi dây của cuộc hôn nhân đã được kết ước một cách hợp pháp là sợi dây vĩnh viễn’. Op. cit., tr.376.
(82) Muốn có cuộc phân tích điều 7, xin xem Op. cit., các tr. 390-392. Tuyệt thông vì lạc giáo không ảnh hưởng tới người Công Giáo Hy Lạp trong tập tục của họ cho phép ly dị và tái hôn sau một cuộc ngoại tình đã được chứng minh đầy đủ. Xem ra, cũng không ai đụng đến tập tục tiêu hôn của họ vì các nguyên cớ được nhắc tới trong Sắc Chỉ (Novel) 117 của Hoàng Đế Justinian.
(83) “Nếu bất cứ ai nói rằng hôn nhân không thực sự và theo nghĩa thích đáng của chữ ấy là một trong các bí tích của luật Tin Mừng do Chúa Kitô thiết lập, nhưng được người trong Giáo Hội sáng nghĩ ra, và nó không thông ban ơn thánh, người ấy hãy bị tuyệt thông”. Op. cit., tr.392-3
(84) Điều 12 nói thế này: “Nếu bất cứ ai bác bỏ rằng các vụ án hôn phối không thuộc thẩm quyền các thẩm phán của Giáo Hội, người ấy hãy bị tuyệt thông”.
Bất chấp sự kiện học lý và kỷ luật của Công Giáo Rôma về ly dị và tái hôn có một lịch sử phát triển lâu dài, chúng vẫn dễ bị tấn công. Điểm đầu tiên là việc Giáo Hội giải thích Tân Ước. Chính Thánh Giêrôm cũng không chắc chắn khi đọc các đoạn văn về ly dị. Phải chăng việc giải thích câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu không chính xác? Liệu nó có ý chỉ sự tiêu hôn thực sự hay chỉ là sự ly thân không cùng giường cùng ăn như Thánh Giêrôm nghĩ? Lối giải thích của Giáo Hội phải chăng là lối chú giải theo ý mình (eisegesis) nghĩa là gán cho bản văn điều mình muốn nó nói?
“Giáo Hội vốn phải tạo ra một kỷ luật ly dị nhằm giảm thiểu những xáo trộn hôn nhân trong một đế quốc đang tan rã vì những cuộc xâm lấn của dân mọi rợ và để bênh vực những người không ai bênh vực trong cảnh hỗn loạn này. Khi đã tạo ra kỷ luật ấy rồi, giáo quyền còn phải tìm ra một nền tảng lý thuyết cho nó nữa. Các vị đã làm việc này bằng cách giải thích các đoạn Tân Ước cách nào đó để chúng hỗ trợ kỷ luật kia. Lối giải thích của Thệ Phản đối với thách thức này là một lối giải thích nhằm đưa ra nguyên tắc lý thuyết của mình rằng điều các Kitô hữu có nhiệm vụ phải tin chỉ có trong Thánh Kinh mà thôi. Thách thức của họ vì thế hẳn là: khi tạo ra giáo huấn Kitô Giáo về ly dị và tái hôn, những con người phàm đã bẻ cong lời Chúa để nó có thể ăn khớp với sự thuận tiện của con người” (79).
Việc thi hành thẩm quyền trong Giáo Hội
Điểm nữa là việc các giám mục Công Giáo thi hành thẩm quyền để đưa ra các qui định cho hôn nhân. Như đã thấy, thẩm quyền dân sự vốn ra qui định cho hôn nhân tới các thế kỷ thứ 6 và thứ 7. Không bao giờ thẩm quyền này bị thách thức; chỉ tới lúc Đế Quốc Rôma bắt đầu tan rã cùng với hệ thống pháp lý của nó, Giáo Hội mới nhúng tay vào. Hôn nhân vốn có trước Giáo Hội. Nó là một thực tại thế tục thuộc về một thẩm quyền thế tục. Nhưng giờ đây, người ta coi Giáo Hội như người ra qui định cho các cuộc hôn nhân của Kitô hữu căn cứ vào các đoạn văn được giải thích, rút từ Tân Ước. Người ta đã đóng lại cuộc tranh luận về ý nghĩa những đoạn khó hiểu để có thể dùng chúng như một thế giá mà ra luật lệ về hôn nhân. Đó là cách thách thức của các nhà Thệ Phản thế kỷ 16. Tuy nhiên, những điểm dễ bị tấn công ấy đã được nhận ra ngay từ thế kỷ 14 khi Đế Quốc Thần Thánh Rôma đang tan rã và cùng với nó là Giáo Hội trung ương tập quyền đầy uy lực. Ảnh hưởng của Giáo Hội đã đứng vững trước các đợt xâm lấn của người mọi rợ; những người này đã trở lại và được văn minh hóa. Các nhà trí thức thế tục bắt đầu đòi có tiếng nói về vấn đề hôn nhân. Dù sao, họ cũng là những người phải trải nghiệm việc đó! Các ý nghĩ của họ về hôn nhân không hoàn toàn nhất trí với điều Giáo Hội xưa nay vốn nghĩ. Qua thế kỷ 12, các Công Xã Ý bắt đầu lên tiếng, nhất là trong Các Sắc Lệnh Pistoia, vốn chịu ảnh hưởng của luật Lombard. Sang thế kỷ 14, Vua Ludwig nước Bavaria biện luận cho trường hợp ông muốn con trai cưới một phụ nữ giầu có là Margarete Maultasch, người lúc đó đã kết hôn. Ludwig cho rằng cuộc hôn nhân của cô ta chưa hoàn hợp, nên Đức Giáo Hoàng có thể tiêu hủy! William Occam và Marsilius thành Padua cho rằng Ludwig có thể tự lấn quyền (arrogation of authority) mà tiêu hủy cuộc hôn nhân đó. Occam biện luận rằng các hoàng đế Rôma từng thi hành thẩm quyền luật pháp và tài phán mà Giáo Hội đâu có phản đối; vả lại, bổn phận của hoàng đế là bảo vệ thiện ích chung, nên nếu Giáo Hội ngăn trở việc đó, thì hoàng đế có thể miễn trừ không phải giữ luật (Giáo Hội). Vì theo ông, hoàng đế chỉ thần phục thiên luật mà thôi. Marsilius cũng đồng ý như vậy và nhấn mạnh rằng thẩm quyền Giáo Hội chỉ có thể nói các thiên hướng của thiên luật như thế nào mà thôi, trong khi hoàng đế có thể có quyền cưỡng bức. (Luthêrô gần như cũng có cùng một biện luận).
Erasmus thành Rotterdam
Qua thế kỷ 16, nhà cổ điển học Erasmus thành Rotterdam đặt nghi vấn về lối giải thích có tính qui ước các đoạn văn của Tân Ước. Ông từng học tiếng Hy Lạp, thành thạo lịch sử soạn tác các đoạn văn này và ngữ cảnh từ đó các đoạn văn ấy phát sinh. Khi bình luận câu 7 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, ông đặt câu hỏi xem điều được Thánh Phaolô truyền lại như một lệnh truyền có phải là lệnh truyền thực sự hay không hay chỉ là một lời khuyên hay một lý tưởng. Ông dùng điển hình trong các thực hành được Giáo Hội chấp thuận để biện hộ cho luận điểm của mình. Ông nhấn mạnh đến lòng cảm thương mà vị giáo hoàng cũng như các giám mục nên thực thi đối với cuộc đời những người bị kẹt cứng trong một cuộc hôn nhân thảm bại. Erasmus tin rằng ngoại tình tiêu hủy hôn nhân. Nhưng khi bị chỉ trích về điều này, ông đã giải thích rằng ông không có ý nói: sợi dây hôn phối bị bẻ gẫy, mà chỉ nói rằng người phối ngẫu ngoại tình đã không còn tư cách đòi hỏi quyền lợi gì của một người chồng hay một người vợ hay không còn được coi như thế nữa. Khi có chuyện, Erasmus sẵn sàng tuân phục thẩm quyền của Giáo Hội, giống như Hồng Y Cajetan và Ambrosius Catharinus. Vị sau cùng này tin rằng sự ngăn cấm tuyệt đối tuy là sản phẩm của thẩm quyền giáo hoàng nhưng được biện minh vì để ngăn ngừa việc gia tăng ly dị, để trốn khỏi những cuộc hôn nhân bất hạnh. Ở đây, các vị khác với Luthêrô, người đã nổi loạn chống lại Giáo Hội. Erasmus đã trở lại với Thánh Basilêô và các giáo phụ Đông Phương để bênh vực cho chủ trương của mình, giống Cajetan.
Đông và Tây cố gắng hợp nhất
Vào thế kỷ 13, trong cố gắng hợp nhất Đông và Tây, điều tối thiết là học lý và kỷ luật về hôn nhân phải được giải quyết vì nhiều cuộc hôn nhân đã xẩy ra giữa người Công Giáo Latinh và người Chính Thống Đông Phương. Người Đông Phương cho rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân phát sinh từ tính bí tích của nó nhưng được Thiên Chúa miễn chước như trong Tin Mừng Mátthêu đã nói. Lối giải thích của họ phát xuất từ một số giáo phụ Đông Phương, nhất là Thánh Basilêô. Đối với các vị này, porneia nghĩa đen chỉ ngoại tình, còn rẫy bỏ chỉ tiêu hôn. Tuy nhiên, các nguyên nhân tương đương cũng được chấp thuận. Mọi Giáo Hội Đông Phương đều cho phép ly dị và tái hôn. Sắc chỉ 117 của Justinian vốn là căn bản của kỷ luật Byzantine. Tuy nhiên, Giáo Hội ra ngoài sắc chỉ này khi dạy rằng không được ly dị dù là do thoả thuận hỗ tương. Chỉ có Giáo Hội mới được tiêu hôn nhưng phải có lý do chính đáng.
Năm 1218, Đức Giáo Hoàng Hônôriô III được vị đặc sứ do ngài cử tới Giáo Hội Byzantine hỏi phải xử trí ra sao đối với kỷ luật của họ. Ngài đã trả lời rằng theo luật Công Giáo Rôma, không có thỏa hiệp hay miễn chuẩn nào cả. Tính bất khả tiêu của sợi dây hôn phối là luật của Chúa và phải áp dụng cho mọi người. Bất chấp nhiều dị biệt giữa Đông và Tây khi Công Đồng Lyon thứ nhất cố gắng soạn thảo luật lệ để hợp nhất các Giáo Hội, các nghị phụ đã không lưu ý gì tới sự bất đồng về kỷ luật hôn phối. Công Đồng Lyon thứ hai cũng không muốn tấn công trực tiếp và bác bỏ kỷ luật Hy Lạp về hôn phối và sự ngần ngại này sau đó còn được lặp lại tại Công Đồng Florence và Công Đồng Trent. Mục đích của Công Đồng Florence là hợp nhất các Giáo Hội Hy Lạp và La Tinh. Người Hy Lạp được khích lệ vì hy vọng nhận được trợ giúp để chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng khi thấy các quốc gia Tây Phương không trợ giúp đủ, Công Đồng này đã tan vỡ (80). Điều lạ là không bên nào coi những dị biệt trong kỷ luật ly dị và tái hôn là trở ngại cho việc hợp nhất. Ta không biết liệu cả hai bên có để yên cho quan điểm của bên kia hay không hay họ thấy cuộc tranh cãi chỉ có tính phụ thuộc đối với các quan tâm nặng ký khác. Tuy nhiên, khi người Hy Lạp bỏ đi, thì người chính thống Ácmêni mò tới và 3 tháng sau, một văn kiện hợp nhất với người Ácmêni đã được ký kết trong đó, chủ trương của Giáo Hội Công Giáo về ly dị và tái hôn đã được trình bày căn kẽ (81). Ở đây, thần học Rôma về tính bất khả tiêu đã được trình bày là rút ra từ luật tự nhiên. Cuộc hôn nhân nào được kết ước một cách đúng phép thì đều vĩnh viễn trong bản chất. Khẳng định này có ý nói tới bất cứ cuộc hôn nhân nào. Lý lẽ thần học được đưa ra như thế vì hôn nhân là hình ảnh cuộc kết hợp bất khả tiêu của Chúa Kitô và Giáo Hội. Sự thiện thứ ba của hôn nhân nay được gọi là tính bất khả tiêu, thay thế cho tính sacramentum của Thánh Augustinô mà nó vốn là hiệu quả.
Các nhà cải cách Thệ Phản
Martin Luther rất nghi ngờ lối giải thích các đoạn Tân Ước về ly dị của Giáo Hội và thách thức giáo quyền trong việc giải thích Sách Thánh. Các nhà cải cách bác bỏ, không coi hôn nhân là một bí tích. Nếu đúng thế, thì giáo quyền đâu có cơ sở nào để cho là mình có thẩm quyền về hôn nhân. Như một điều tiên quyết cho chủ trương này, họ cố gắng chứng minh rằng giáo quyền đã giải thích các đoạn Tân Ước kia một cách không chính xác. Điều ấy cho thấy kỷ luật Công Giáo về ly dị và tái hôn là sai lầm.
Sau khi đã thách thức thẩm quyền của giáo quyền, Luthêrô nhấn mạnh rằng hôn nhân do Thiên Chúa thiết lập nhưng mặt khác, nó không phải là một định chế tôn giáo. Nó là một việc thế tục do Thiên Chúa muốn như vậy và do đó lệ thuộc thẩm quyền các nhà cai trị thế tục. Điều này có nghĩa: các thẩm quyền thế tục phải giải thích các đoạn văn Tân Ước kia. Khi bác bỏ hôn nhân không phải là bí tích, ông tuyên bố rằng chính đoạn văn được người Công Giáo dùng làm chứng cớ không gọi cuộc hôn nhân của vợ chồng mà gọi sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Giáo Hội là bí tích. Điểm này, một học giả nghiên cứu về Thánh Phaolô có thể đồng ý; nhưng chắc chắn không nhất trí với kết luận của ông rằng bí tích chỉ có nơi Chúa Kitô và Giáo Hội, chứ không có nơi hôn nhân. Ông tin rằng câu ngoại trừ của Tin Mừng Mátthêu cho phép người ta tiêu hôn thực sự nhưng đây là lý do duy nhất, nên các vị giáo hoàng đều lầm lẫn khi tiêu hủy các cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp vì những lý do khác. Còn đối với câu 7 thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, ông giải thích rằng điều này có nghĩa: khi một người vợ Kitô hữu bỏ người chồng không tin, thì cuộc hôn nhân bị tiêu hủy, nhưng ông hỏi tại sao không áp dụng nguyên tắc này cho cả người tuy là tín hữu nhưng chỉ tin cho có lệ. Đến năm 1522, Luthêrô cho phép 3 lý do để ly dị: bất lực, ngoại tình và việc người phối ngẫu từ chối chu toàn bổn phận giao hợp vợ chồng.
Công Đồng Trent
Đáp ứng của Công Giáo trước các luận điểm trên được đưa ra tại Công Đồng Trent năm 1563. Công Đồng này trình bày quan điểm Công Giáo, tiếp theo là một số phán quyết lên án sai lầm. Phán quyết số 6 hết sức thẳng thừng, phạt vạ tuyệt thông những ai nói rằng có thể tiêu hôn do việc ngoại tình của một trong hai người phối ngẫu và cả hai người phối ngẫu hay ít nhất người phối ngẫu vô tội được phép kết hôn lần thứ hai và nếu những người này tái hôn, họ không phạm tội ngoại tình. Tuy nhiên, một số nghị phụ cảm thấy phán quyết này hơi quá mạnh khi hiểu ra rằng có thể họ đang lên án cả các Thánh Basilêô, Ambrôsiô và ý kiến của một số công đồng miền trong quá khứ. Giám mục Modena đề nghị rằng nên tu chính phán quyết ấy, vì Giáo Hội không bao giờ áp dụng vạ tuyệt thông chỉ trừ khi gặp việc đi ngược lại sự nhất trí (common consensus) chung của người Công Giáo. Đề nghị tu chính do giám mục Segovia gợi ý có nội dung như sau: “Nếu bất cứ ai dám nói rằng Giáo Hội sai lầm khi dạy rằng hôn nhân có thể bị tiêu hủy vì ngoại tình, người ấy phải bị vạ tuyệt thông”.
Giám mục Modena muốn tu chính phán quyết ấy hơn nữa nhưng không được nhiều vị nhất trí, do đó, phán quyết số 6 không được thay đổi. Tuy nhiên, Cộng Hòa Venise lên tiếng can thiệp. Phần lớn công dân của nước này theo kỷ luật Hy Lạp về ly dị và tái hôn. Họ biện luận rằng thời gian có thể giúp họ quen đi nhưng nếu bị vạ tuyệt thông, họ sẽ ly khai. Đại đa số các nghị phụ ngả theo đề nghị của Venise và phán quyết số 7, được chấp thuận sau cùng và cho công bố, đã thành công trong việc phạt vạ tuyệt thông Luthêrô, nhưng không đụng tới người Hy Lạp (82). Công Đồng nhắc lại chủ trương của Giáo Hội rằng tính bất khả tiêu của hôn nhân có nguồn gốc nơi Thiên Chúa và hôn nhân chỉ có thể bị tiêu hủy đối với những cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp. Công Đồng lặp lại đoạn thư gửi tín hữu Êphêsô và khẳng định rằng học lý Công Giáo về việc tuyệt đối không thể tiêu hôn chỉ áp dụng khi hôn nhân là một bí tích và được hoàn hợp như một bí tích, do đó, để ngỏ khả thể giáo hoàng có thể tiêu hủy một cuộc hôn nhân đã hoàn hợp nhưng không phải là bí tích. Phán quyết số 1 ra vạ tuyệt thông những ai bác bỏ, không nhìn nhận Chúa Kitô thiết lập hôn nhân như một bí tích (83). Phán quyết số 4 ra vạ tuyệt thông những ai bác bỏ, không nhìn nhận rằng Giáo Hội Công Giáo có thẩm quyền định ra các trở ngại làm cho hôn nhân vô hiệu và cho rằng Giáo Hội sai lầm khi làm thế. Phán quyết số 12 ra vạ tuyệt thông những ai bác bỏ, không nhìn nhận rằng các vụ hôn nhân được mang tới để phán xử không thích đáng thuộc quyền tài phán của các thẩm phán Giáo Hội. Xét theo các tranh chấp xa hơn, ta cần nhắc lại rằng hôn nhân có trước Giáo Hội và ngay trong thiên niên kỷ đầu tiên, các cuộc hôn nhân Kitô Giáo đều do thẩm quyền dân sự qui định và Giáo Hội chấp nhận điều đó một cách thanh thản (84).
Còn tiếp
___________________________________________________________________________________________________________
(79) Op. cit., ch. 14, Secular Challenge, The Protestant Reformers and Trent, các tr. 366-7
(80) Các vấn đề chính cần thảo luận là việc thêm câu “Và Đức Chúa Con” (filioque) của người Latinh vào Kinh Tin Kính Nixêa, liệu bánh Thánh Thể nên có men hay không có men, tính tối thượng của Đức Giáo Hoàng đối với công đồng, và bản chất sự đau đớn do các linh hồn cảm nghiệm trong luyện ngục.
(81) ‘Bí tích thứ bẩy là bí tích hôn nhân, vốn là dấu chỉ sự kết hợp của Chúa Kitô và Giáo Hội, theo lời của Thánh Tông Đồ: “Đây quả là một bí tích; trong đó, tôi muốn ám chỉ Chúa Kitô và Giáo Hội”. Nguyên nhân thành hiệu của hôn nhân thường là sự ưng thuận hỗ tương được phát biểu qua các lời lẽ của (công thức) de praesenti. Thiện ích ba chiều của hôn nhân được thừa nhận. Thiện ích thứ nhất là con cái cần được sinh ra và dưỡng dục để thờ phượng Thiên Chúa. Thiện ích thứ hai là lòng trung thành mà mỗi người phối ngẫu mắc nợ của nhau. Thiện ích thứ ba là tính bất khả tiêu của hôn nhân phát sinh từ sự kiện này: nó là hình ảnh của sự kết hợp bất khả tiêu của Chúa Kitô và Giáo Hội. Và dù vì tội ngoại tình, nên có thể cho phép sự phân cách về tính dục, nhưng không vì thế mà cho phép tái hôn, vì sợi dây của cuộc hôn nhân đã được kết ước một cách hợp pháp là sợi dây vĩnh viễn’. Op. cit., tr.376.
(82) Muốn có cuộc phân tích điều 7, xin xem Op. cit., các tr. 390-392. Tuyệt thông vì lạc giáo không ảnh hưởng tới người Công Giáo Hy Lạp trong tập tục của họ cho phép ly dị và tái hôn sau một cuộc ngoại tình đã được chứng minh đầy đủ. Xem ra, cũng không ai đụng đến tập tục tiêu hôn của họ vì các nguyên cớ được nhắc tới trong Sắc Chỉ (Novel) 117 của Hoàng Đế Justinian.
(83) “Nếu bất cứ ai nói rằng hôn nhân không thực sự và theo nghĩa thích đáng của chữ ấy là một trong các bí tích của luật Tin Mừng do Chúa Kitô thiết lập, nhưng được người trong Giáo Hội sáng nghĩ ra, và nó không thông ban ơn thánh, người ấy hãy bị tuyệt thông”. Op. cit., tr.392-3
(84) Điều 12 nói thế này: “Nếu bất cứ ai bác bỏ rằng các vụ án hôn phối không thuộc thẩm quyền các thẩm phán của Giáo Hội, người ấy hãy bị tuyệt thông”.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thánh Giá Giữa Trời Xanh
Tấn Đạt
21:08 14/09/2014
Ảnh của Tấn Đạt
Tạ ơn Thiên Chúa tuyệt vời dường bao
Hương tình rót tự trên cao
Vào trong hồn nhỏ ngọt ngào lắm thay..
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)