Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng quảng đại của Chúa vượt xa mong ước của chúng ta
Lm Jude Siciliano, OP
06:00 15/09/2011
CHÚA NHẬT 25 MÙA THƯỞNG NIÊN A
Is 55: 6-9; Tv 145; Philipphê 1: 20c-24, 27a; Mt 20: 1-16
Lắm lúc nền kinh tế trở nên khó khăn. Nhiều người thất nghiệp và những ai có việc thì phải làm việc rất vất vả suốt cả ngày. Nhưng ngay cả khi thời buổi không mấy gì khó khăn, thì chúng ta cũng phải nể phục những người làm việc chăm chỉ. Chẳng ai lại đi nể phục những kẻ biếng nhác, trốn việc vì như thể chúng ta bẩm sinh ai cũng biết thế nào là công bằng. Chúng ta tin rằng, ai có công việc để làm thì nên làm việc đàng hoàng và rồi được trả công xứng đáng. Nên hôm nay, khi nghe dụ ngôn về những thợ làm vườn nho, chúng ta có vẻ đồng cảm và đứng về phía “những người làm việc cả ngày”. Đấy là những người nói rằng: “chúng tôi làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”. Ai chưa từng làm việc như thế, hoặc ai hiện giờ đang có một công việc giống như vậy?
Trong dụ ngôn của Đức Giêsu, khi những người làm việc trong vườn nho cả ngày thấy những người chỉ làm có một giờ mà cũng lãnh cùng một số tiền công như thế, họ đến phàn nàn với chủ vườn. “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang bằng với chúng tôi”. Cứ như thể ông chủ đã không giữ đúng như thỏa thuận với họ, và thế là họ đâm ra bực tức.
Tôi cho rằng đã có một hợp đồng – nó nằm trong ý định của ông chủ ngay từ đầu. Vì, sau đó, ông vẫn ra đường tìm những người làm thuê, nhưng ông không nói đến việc sẽ trả lương ra sao. Ông nói với nhóm người được thuê lúc bình minh rằng, ông sẽ trả họ “lương như thường nhật”. Với nhóm tiếp theo, ông không nói gì đến lương bổng, nhưng chỉ nói: “tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”. Với nhóm sau đó nữa, ông cũng chẳng hề đả động đến lương bổng, nhưng chỉ yêu cầu: “hãy vào vườn nho của tôi”. Vì thế, ngay từ lúc đầu đã cho thấy có gì đó bất thường trong dụ ngôn này.
Tôi cho rằng ngay từ đầu chủ vườn đã có ý định trả cho mọi người làm vườn một khoản tiền bằng trọn một ngày công vì họ là những người làm công nhật. Vì tất cả họ là những người nghèo khổ, mỗi người đều cần một ngày tiền công để nuôi gia đình mình. Mỗi ngày, những người làm công nhật đều phải ra ngoài tìm việc làm – ngày nào cũng vậy– đứng quanh quẩn đây đó, hy vọng có người thuê đi làm, cần được thuê đi làm – luôn nghĩ về những người đang đói ở nhà.
Tại sao vẫn có những người đứng tận đến cuối ngày để chờ người ta thuê? Không ai nói với chúng ta họ là những kẻ lười biếng, luôn tìm cách ra đường thật trễ để kiếm vài công việc nhẹ nhàng. Có thể họ không có việc làm vì những người trẻ khỏe hơn đã được mướn trước. Những người không được ai thuê sớm hơn có thể vì đã già, khuyết tật, trẻ em và phụ nữ - trừ những người thực sự khỏe mạnh.
Trong thế giới của chúng ta có câu nói: “làm thế nào trả lương thế ấy”. Hầu hết mọi chỗ làm của chúng ta đều thường xuyên lượng giá công việc của công nhân theo thời gian hoặc theo sản phẩm. Lương tăng dựa trên kết quả công việc của mình. Thường thì có sự nhất trí về tiền lương và mức lương tối thiểu để bảo vệ người lao động. Khi những thỏa thuận này được thực hiện, quý vị được trả lương cho một ngày làm việc thực sự của mình.
Nhưng Đức Giêsu không hề nói đến chính sách lao động và tiền lương của chúng ta. Đây không phải là một dụ ngôn chỉ người ta biết phải cư xử với người làm công như thế nào. Ngài không chỉ cho chúng ta phải trả thế nào cho những việc vặt vãnh. Nhưng đúng hơn, Ngài mô tả việc Thiên Chúa xử với chúng ta thế nào; “vương quốc nước trời” nơi chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa và sức mạnh cuả Người sẽ ra sao. Trong nước trời, theo như dụ ngôn hôm nay, nguyên tắc hướng dẫn chính là lòng quảng đại không chút đắn đo. Làm thế nào những người đến làm chút việc dám mơ mình được trả cả một ngày công? Khi đến nhà một người bạn để ăn tối, quý vị nhấn chuông và khi cửa mở thì rất đông những người thân thuộc trong gia đình cũng như bạn bè của quý vị la lên “Ngạc nhiên chưa!” đó là sinh nhật của quý vị. Đó không hẳn là những gì quý vị lên kế hoạch; và có thể quý vị cũng không nghĩ mình đáng được hưởng như thế. Nhưng đã có một bữa như thế cho quý vị, “Ngạc nhiên chưa!”
Tôi không biết về quý vị nhưng tôi cũng không phải là diễn viên nổi tiếng của Đức Chúa. Dòng cuối cùng trong dụ ngôn ngày hôm nay ngụ ý rằng khi tôi cố gắng hết sức, thì tôi cũng không mong được đánh giá chỉ dựa trên mức độ hoàn thành công việc của mình. Có những ngày làm việc vất vả và thành công. Nhưng cũng có những ngày không như mong ước, khi đó tôi không hề muốn việc xem xét dựa trên thành quả trong ngày dành cho Đức Chúa. Một vài ngày tôi chỉ cố gắng chút ít so với những gì lẽ ra tôi phải làm, và nhiều khi tôi biết rằng mình có thể làm tốt hơn rất nhiều. Còn về những khoảng thời gian trong đời mà chúng ta muốn quên đi, những lúc mà chúng ta phải chọn lựa khác và tốt hơn thì sao? Nhưng chúng ta đã không chọn như thế. Sẽ ra sao nếu tất cả những điều đó được lượng định vào giây phút cuối cùng của đời mình?
Tôi hy vọng rằng Thiên Chúa không giống như bức tượng Nữ Thần Công Lý mù quáng, cân đong cuộc sống của tôi trên cán cân công lý. Vào lúc lâm chung, tôi không muốn công bằng của loài người, nhưng tôi muốn sự công bằng của Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa, quý vị không thấy bức tượng Nữ Thần Công Lý trong ngôi thánh đường này. Nhưng tôi chắc rằng trong đầu quý vị có một bức tượng như thế và hình ảnh một Thiên Chúa tay cầm cán cân như vậy để đo những việc tốt và việc xấu chúng ta làm.
Hôm nay, Đức Giêsu mô tả một thế giới hoàn toàn khác. Trong dụ ngôn, Ngài mô tả cho thấy tương quan giữa Thiên Chúa và chúng ta. Trong các chi tiết của câu chuyện, lòng quảng đại chính là thước đo dành cho con người. Điều này chẳng ý nghĩa sao? Đó không phải là điều hợp lý. Đó không dựa trên việc chúng ta hành xử thế nào. Tạ ơn Chúa! Với Chúa, tất cả những luật lệ và quy tắc để tính ra những phần thưởng chặt chẽ theo những hành vi thì bị gạt qua một bên. Vì một vài lý do khác lạ, chúng ta không biết và không thể giải thích tại sao, những ai thiếu thốn nhất thì nhận được nhiều hơn những gì họ mong ước. Trong một thế giới như thế, điều gì có thể tách chúng ta khỏi Đấng luôn sẵn sàng ban ân sủng cho chúng ta?
Khi Đức Giêsu nói dụ ngôn này cho chúng ta, thì giống như chủ vườn thuê người làm công – tất cả mọi loại công thợ - và trả cho họ số tiền như nhau. Một số người không thể hiểu được ân huệ đó và cay đắng phàn nàn vì họ không có một tấm lòng đủ quảng đại, hoặc là họ có một chuẩn mực công bằng khác. Nhưng đó là những người cuối cùng nhận được lòng quảng đại. Họ biết mình thiếu thốn và họ cần phải biết rằng họ đã nhận được một món quà – ngay trong tay họ, một ngày lương trọn vẹn. Ai không thấy vui; ai không thấy được chúc lành?
Chính ta nhận lãnh lòng quảng đại đó từ Thiên Chúa. Đức Giêsu trước hết vẽ lên một bức tranh cụ thể về ân sủng. Nếu chúng ta, những người đã nghe dụ ngôn của ngày hôm nay, nhạy bén với những gì được trao tặng cho chúng ta trong Thánh lễ này, chúng ta có thể kết luận, “Làm thế nào tôi có thể quảng đại với tha nhân, như Chúa đã quảng đại với tôi?”
Một phụ nữ được phỏng vấn trên truyền hình. Bà được xem như “người mẹ anh hùng”, một tay nuôi nấng cả một gia đình đông con. Tất cả những đứa con của bà đã sống tốt, trưởng thành với nghề nghiệp tốt và gia đình hạnh phúc của chúng. Câu chuyện của bà đáng được trân trọng và chúc mừng. Người phỏng vấn bà, như thể muốn tìm ra một khuôn mẫu để mọi người có thể bắt chước hầu có một gia đình hạnh phúc, nên dẫn giải rằng: “Tôi cho rằng bà yêu quý mọi đứa con trong nhà như nhau, và chắc chắn tất cả được đối xử như nhau”.
Bà trả lời: “Không phải thế. Tôi yêu tất cả và mỗi đứa con của tôi. Nhưng không bằng nhau. Tôi yêu đứa đang buồn nản cho tới khi nó vui lại. Tôi yêu đứa yếu đau tới khi nó khỏe mạnh. Tôi yêu đứa bị tổn thương cho tới khi nó được chữa lành. Tôi yêu đứa lạc lối cho tới khi nó tìm được đường về.” Trong thế giới của Chúa thì sao? Nước trời thì thế nào? Nó giống như bà mẹ yêu tất cả các con của mình với những thiếu thốn của chúng, và yêu cho tới khi chúng trở lại như chúng được dựng nên – và vẫn tiếp tục yêu chúng.
Chúng ta đã xin Chúa tha thứ và tin rằng hôm nay chúng ta đã nhận được điều đó – dù ta có nghĩ mình xứng hay không xứng nhận được điều đó. Dụ ngôn đã hiện thực trong đời chúng ta. Chúng ta đã cảm nghiệm được tình yêu mà chúng ta có thể không đáng được hưởng, tuy nhiên chúng ta vẫn được tình yêu ấy chúc lành. Dụ ngôn hôm nay sống động trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta làm chút chuyện cho tha nhân, cho một nhóm, và rồi những tác động tốt đẹp tới họ thì hơn cả những cố gắng chúng ta làm cho họ. Chúng ta đã biết dụ ngôn này trong đời sống của mình. Lúc muộn màng, chúng ta mới nhận ra sự hiện hữu và tốt lành của Thiên Chúa. Chúng ta ước rằng mình đã không uổng phí biết bao thời gian không biết Chúa mà giờ chúng ta mới biết. Chúng ta đã nhận ra dụ ngôn này trong đời sống của mình.
Nếu chúng ta cho rằng Thiên Chúa nghĩ và hành động như chúng ta, thì dụ ngôn hôm nay đánh tan ý tưởng đó. Nhưng Thiên Chúa mà Đức Giêsu bày tỏ đã không bắt đầu hiện hữu với những câu mở đầu của Tân Ước. Bài trích sách Isaia đã cho chúng ta thấy như thế. Vị ngôn sứ cho thấy rõ ràng rằng Thiên Chúa không hành xử theo cách của chúng ta.
Chúng ta hay bám lấy quá khứ lỗi lầm và lưu giữ những điều mà người khác làm phiền mình. Chúng ta kết luận rằng Thiên Chúa sẽ đối xử với họ như vậy – rồi tự nhủ, thế mới công bằng. Nhưng lòng nhân từ của Thiên Chúa, như Isaia cho chúng ta biết, thì vô biên và vượt trên mọi toan tính của con người. Khi chúng ta cho rằng Thiên Chúa ban ân sủng và sự thứ tha theo như tiêu chuẩn công bằng của ta, với những gì chúng ta cho rằng một người đáng nhận được, thì ngôn sứ lại tỏ bày một Thiên Chúa, Đấng vượt qua những chuẩn mực của con người, qua tất cả những lý sự và mong ước của chúng ta.
Chính chúng ta có lẽ cũng không xứng đáng hưởng lòng quảng đại vô biên của Chúa, nhưng, dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta bỏ đi những khiêm nhường giả bộ, nhưng hãy thực lòng khiêm tốn thưa “Vâng” trước lòng quảng đại Chúa ban trong sự tha thứ và tình yêu thương. Với đôi tay trắng, chúng ta đến đón nhận ân sủng dư tràn mà Chúa ban trong Thánh lễ này; bữa tiệc mời gọi chúng ta vào trong tình yêu của Chúa ta, nguồn mạch của sự sống và thánh thiêng, không phải đạt được nhưng được trao ban cho chúng ta ngay trong giây phút này.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
25th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Is 55: 6-9; Ps 145; Philippians 1: 20c-24, 27a; Mt 20: 1-16
These are tough economic times. We have many unemployed and those who do have jobs are working very hard every day. But even if the times weren’t as difficult still, we admire hard workers. We don’t admire shirkers, for we seem to have an innate sense of what’s fair. If a person has a job to do, they should, we believe, do it properly and then receive fair compensation. So today, when we hear the parable of the vineyard workers we tend to identify with and take the side of the "all-day workers." These are they who say, "We bore the day’s burden and the heat." Who hasn’t worked like that or, right now, has a job that feels like that?
When those, in Jesus’ parable, who worked the whole day, see what the latecomers have received, the same pay but for only an hour’s work, they go to the owner of the vineyard and make their complaint. "These last ones worked only one hour and you have made them equal to us." It’s as if the owner broke a contract he made with them and they are indignant.
I think there was a contract – it was in the owner’s mind all along. Because, as the day wore on and he kept going out to hire still more laborers, he stopped naming the salary he would give them. He tells the first group, hired at dawn, that he would pay the "usual daily wage." When he told the next group to go and work in his vineyard, he doesn’t mention the pay, but merely says, "I will give you what is just." After that, for the next groups, again the pay isn’t mentioned, just the instruction, "Go into my vineyard." So, there are hints early in the parable that something different is afoot.
I think the owner planned all along to pay all the workers a full day’s pay because they were day laborers. All were needy and vulnerable, each of them would need a day’s pay to feed their families. Each day, as day laborers, they would have gone out looking for work–day by day–standing around, hoping to get hired, needing to get hired – all along, thinking of the hungry mouths back home.
Why were some standing around, still waiting for work towards the end of the day? We are not told that they were the lazy ones who casually came out late in the day looking for a little work. Probably they were still without work because the strongest and youngest would have been hired first. Those not hired earlier would have been the elderly, disabled, children and women too – except perhaps, for the very strongest.
In our world there is the dictum, "A fair day’s pay for a fair day’s work." At most of our workplaces there are work evaluations done periodically and the productivity of an employee is reviewed regularly. Raises are based on merit. Often there is a union scale and minimum wage to protect workers. When it works, you get just pay for an honest day’s work.
But Jesus isn’t talking about our labor and pay policies. It’s not a parable about how we are to treat employees. He isn’t telling us to pay people for doing only a little work. Rather, he is describing how God acts towards us; how things are in the "kingdom of heaven" where God’s influence is felt and God’s power is at work. In the kingdom of heaven, judging from today’s parable, the guiding principle is generosity and it is given with no little element of surprise. How could those minimal workers have even hoped for a full-day’s pay? You arrive at a friend’s house for dinner, ring the doorbell and when the door is opened a crowd of your closest family and friends are there to shout, "Surprise!" It’s your birthday. That’s not something you planned for; maybe you don’t think you deserve all the fuss. But there it is a party for your benefit, "Surprise!"
I don’t know about you, but I’m not a superstar performer for the Lord. The bottom line is that while I try to do my best, I don’t want to be judged by just my accomplishments. There are days of hard work with their successes. But there are other less-satisfying days, when I would not like a measure taken of the day’s achievements for the Lord. Some days I invest less effort in what I must do and there are times, I know, I could have done a lot better. What about those other times in our lives we would like to forget, when we should have made different and better choices? But we didn’t. How is all that going to be evaluated at the end of our lives?
I am hoping God isn’t like that blindfolded statue of Lady Justice, balancing my life in her scales of justice. I don’t want human justice in the end, I want God’s. You don’t see that statue of Lady Justice in our churches, thank heavens. But I bet we have it in our heads and picture God holding those scales measuring each good deed against each failure or bad deed.
Jesus describes a very different world of reckoning today. In the parable he pictures how it is between God and us. In the details of the story, generosity is the standard of measurement used for people. It doesn’t make sense does it? It’s not logical. It’s not based on how we would act. Thank God! With God all rules and laws for handing out awards strictly according to behavior are put aside. For some strange reason, unknown and unexplainable to us, those who are in greatest need receive more than they expect or have earned. In such a world what would hold us back from approaching the One who has nothing but grace to offer us?
As Jesus tells us the parable, it’s like a landowner who hired workers–all kinds of workers–and paid them the same wage. Some didn’t understand such grace and they complained bitterly because they had less-generous hearts or a different standard of fairness. But there were those who were on the receiving end of generosity. They knew they were in need and they had to have known they had received a gift – it was right there in their hands, a full day’s pay. Who wouldn’t be delighted; who wouldn’t feel blessed?
We are the recipients of such generosity from God. Jesus first of all paints a concrete picture of what grace is like. If we, who hear this parable today, are awake to what is being offered us again at this Eucharist, then we would have to conclude, "How can I be as generous to others, as God has been to me?"
A woman was interviewed on television. She was chosen as a "heroic mother," who single-handedly raised a large family. All her children did very well in life and turned out to be good adults with good jobs and families of their own. Hers was a story worth acknowledging and celebrating. The person interviewing her, as if to get some formula that others could imitate to achieve successful families, commented, "I suppose you loved all your children equally, making sure they all got the same treatment." "No," she said, "I love them. I love them all, each one of them. But not equally. I loved the one that was down till he got up. I loved the one that was weak until she got strong. I loved the one that was hurt until he was healed. I loved the one that was lost until she was found." What’s it like in God’s world? What is the kingdom of heaven like? It’s like a mother who loves all her children according to their need, and loves them until they become who they were created to be–and then continues to love them.
We have asked God for forgiveness and believe we have received it today – whether we think we deserve it or not. The parable has taken flesh in our lives. We who have experienced love may think we are not worthy of it, but we are blessed by it nevertheless. The parable has taken flesh in our lives. We have done a small deed for someone, or some group, and the good effects in their lives are out of proportion to our efforts for them. We have known the parable in our lives. Late in our lives we awake to God’s presence and goodness. We wish we hadn’t let so many years go by unconscious to the God we have now come to know. We have known the parable in our lives.
If we have a notion that God thinks and acts like us, today’s parable should dispel that thought. But the God Jesus reveals didn’t begin to exist with the opening verses of the New Testament. Our Isaiah reading should convince us of that. The prophet makes it quite clear that God does not act or judge the way we do.
We tend to cling to past wrongs done us and keep a mental list of those who have offended us. We conclude that God will treat them similarly – it’s only fair, we proclaim. But God’s graciousness, Isaiah tells us, is unbounded and beyond human reckoning. While we might conclude that God measures out grace and forgiveness according to our standards of justice, by what we determine a person deserves, the prophet reveals a God who shatters human standards beyond all our reasoning and expectation.
We ourselves might not feel deserving of such a bountiful God, still, today’s scriptures invite us to put aside any false humility we might have and become truly humble by saying "Yes" to our generous God’s offer of forgiveness and love. With empty hands we come receptive to the generous gift God is offering us at this Eucharist; a meal that unites us in love with our God, the source of all life and holiness, unearned but nevertheless present at this moment to us.
Is 55: 6-9; Tv 145; Philipphê 1: 20c-24, 27a; Mt 20: 1-16
Lắm lúc nền kinh tế trở nên khó khăn. Nhiều người thất nghiệp và những ai có việc thì phải làm việc rất vất vả suốt cả ngày. Nhưng ngay cả khi thời buổi không mấy gì khó khăn, thì chúng ta cũng phải nể phục những người làm việc chăm chỉ. Chẳng ai lại đi nể phục những kẻ biếng nhác, trốn việc vì như thể chúng ta bẩm sinh ai cũng biết thế nào là công bằng. Chúng ta tin rằng, ai có công việc để làm thì nên làm việc đàng hoàng và rồi được trả công xứng đáng. Nên hôm nay, khi nghe dụ ngôn về những thợ làm vườn nho, chúng ta có vẻ đồng cảm và đứng về phía “những người làm việc cả ngày”. Đấy là những người nói rằng: “chúng tôi làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt”. Ai chưa từng làm việc như thế, hoặc ai hiện giờ đang có một công việc giống như vậy?
Trong dụ ngôn của Đức Giêsu, khi những người làm việc trong vườn nho cả ngày thấy những người chỉ làm có một giờ mà cũng lãnh cùng một số tiền công như thế, họ đến phàn nàn với chủ vườn. “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang bằng với chúng tôi”. Cứ như thể ông chủ đã không giữ đúng như thỏa thuận với họ, và thế là họ đâm ra bực tức.
Tôi cho rằng đã có một hợp đồng – nó nằm trong ý định của ông chủ ngay từ đầu. Vì, sau đó, ông vẫn ra đường tìm những người làm thuê, nhưng ông không nói đến việc sẽ trả lương ra sao. Ông nói với nhóm người được thuê lúc bình minh rằng, ông sẽ trả họ “lương như thường nhật”. Với nhóm tiếp theo, ông không nói gì đến lương bổng, nhưng chỉ nói: “tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”. Với nhóm sau đó nữa, ông cũng chẳng hề đả động đến lương bổng, nhưng chỉ yêu cầu: “hãy vào vườn nho của tôi”. Vì thế, ngay từ lúc đầu đã cho thấy có gì đó bất thường trong dụ ngôn này.
Tôi cho rằng ngay từ đầu chủ vườn đã có ý định trả cho mọi người làm vườn một khoản tiền bằng trọn một ngày công vì họ là những người làm công nhật. Vì tất cả họ là những người nghèo khổ, mỗi người đều cần một ngày tiền công để nuôi gia đình mình. Mỗi ngày, những người làm công nhật đều phải ra ngoài tìm việc làm – ngày nào cũng vậy– đứng quanh quẩn đây đó, hy vọng có người thuê đi làm, cần được thuê đi làm – luôn nghĩ về những người đang đói ở nhà.
Tại sao vẫn có những người đứng tận đến cuối ngày để chờ người ta thuê? Không ai nói với chúng ta họ là những kẻ lười biếng, luôn tìm cách ra đường thật trễ để kiếm vài công việc nhẹ nhàng. Có thể họ không có việc làm vì những người trẻ khỏe hơn đã được mướn trước. Những người không được ai thuê sớm hơn có thể vì đã già, khuyết tật, trẻ em và phụ nữ - trừ những người thực sự khỏe mạnh.
Trong thế giới của chúng ta có câu nói: “làm thế nào trả lương thế ấy”. Hầu hết mọi chỗ làm của chúng ta đều thường xuyên lượng giá công việc của công nhân theo thời gian hoặc theo sản phẩm. Lương tăng dựa trên kết quả công việc của mình. Thường thì có sự nhất trí về tiền lương và mức lương tối thiểu để bảo vệ người lao động. Khi những thỏa thuận này được thực hiện, quý vị được trả lương cho một ngày làm việc thực sự của mình.
Nhưng Đức Giêsu không hề nói đến chính sách lao động và tiền lương của chúng ta. Đây không phải là một dụ ngôn chỉ người ta biết phải cư xử với người làm công như thế nào. Ngài không chỉ cho chúng ta phải trả thế nào cho những việc vặt vãnh. Nhưng đúng hơn, Ngài mô tả việc Thiên Chúa xử với chúng ta thế nào; “vương quốc nước trời” nơi chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa và sức mạnh cuả Người sẽ ra sao. Trong nước trời, theo như dụ ngôn hôm nay, nguyên tắc hướng dẫn chính là lòng quảng đại không chút đắn đo. Làm thế nào những người đến làm chút việc dám mơ mình được trả cả một ngày công? Khi đến nhà một người bạn để ăn tối, quý vị nhấn chuông và khi cửa mở thì rất đông những người thân thuộc trong gia đình cũng như bạn bè của quý vị la lên “Ngạc nhiên chưa!” đó là sinh nhật của quý vị. Đó không hẳn là những gì quý vị lên kế hoạch; và có thể quý vị cũng không nghĩ mình đáng được hưởng như thế. Nhưng đã có một bữa như thế cho quý vị, “Ngạc nhiên chưa!”
Tôi không biết về quý vị nhưng tôi cũng không phải là diễn viên nổi tiếng của Đức Chúa. Dòng cuối cùng trong dụ ngôn ngày hôm nay ngụ ý rằng khi tôi cố gắng hết sức, thì tôi cũng không mong được đánh giá chỉ dựa trên mức độ hoàn thành công việc của mình. Có những ngày làm việc vất vả và thành công. Nhưng cũng có những ngày không như mong ước, khi đó tôi không hề muốn việc xem xét dựa trên thành quả trong ngày dành cho Đức Chúa. Một vài ngày tôi chỉ cố gắng chút ít so với những gì lẽ ra tôi phải làm, và nhiều khi tôi biết rằng mình có thể làm tốt hơn rất nhiều. Còn về những khoảng thời gian trong đời mà chúng ta muốn quên đi, những lúc mà chúng ta phải chọn lựa khác và tốt hơn thì sao? Nhưng chúng ta đã không chọn như thế. Sẽ ra sao nếu tất cả những điều đó được lượng định vào giây phút cuối cùng của đời mình?
Tôi hy vọng rằng Thiên Chúa không giống như bức tượng Nữ Thần Công Lý mù quáng, cân đong cuộc sống của tôi trên cán cân công lý. Vào lúc lâm chung, tôi không muốn công bằng của loài người, nhưng tôi muốn sự công bằng của Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa, quý vị không thấy bức tượng Nữ Thần Công Lý trong ngôi thánh đường này. Nhưng tôi chắc rằng trong đầu quý vị có một bức tượng như thế và hình ảnh một Thiên Chúa tay cầm cán cân như vậy để đo những việc tốt và việc xấu chúng ta làm.
Hôm nay, Đức Giêsu mô tả một thế giới hoàn toàn khác. Trong dụ ngôn, Ngài mô tả cho thấy tương quan giữa Thiên Chúa và chúng ta. Trong các chi tiết của câu chuyện, lòng quảng đại chính là thước đo dành cho con người. Điều này chẳng ý nghĩa sao? Đó không phải là điều hợp lý. Đó không dựa trên việc chúng ta hành xử thế nào. Tạ ơn Chúa! Với Chúa, tất cả những luật lệ và quy tắc để tính ra những phần thưởng chặt chẽ theo những hành vi thì bị gạt qua một bên. Vì một vài lý do khác lạ, chúng ta không biết và không thể giải thích tại sao, những ai thiếu thốn nhất thì nhận được nhiều hơn những gì họ mong ước. Trong một thế giới như thế, điều gì có thể tách chúng ta khỏi Đấng luôn sẵn sàng ban ân sủng cho chúng ta?
Khi Đức Giêsu nói dụ ngôn này cho chúng ta, thì giống như chủ vườn thuê người làm công – tất cả mọi loại công thợ - và trả cho họ số tiền như nhau. Một số người không thể hiểu được ân huệ đó và cay đắng phàn nàn vì họ không có một tấm lòng đủ quảng đại, hoặc là họ có một chuẩn mực công bằng khác. Nhưng đó là những người cuối cùng nhận được lòng quảng đại. Họ biết mình thiếu thốn và họ cần phải biết rằng họ đã nhận được một món quà – ngay trong tay họ, một ngày lương trọn vẹn. Ai không thấy vui; ai không thấy được chúc lành?
Chính ta nhận lãnh lòng quảng đại đó từ Thiên Chúa. Đức Giêsu trước hết vẽ lên một bức tranh cụ thể về ân sủng. Nếu chúng ta, những người đã nghe dụ ngôn của ngày hôm nay, nhạy bén với những gì được trao tặng cho chúng ta trong Thánh lễ này, chúng ta có thể kết luận, “Làm thế nào tôi có thể quảng đại với tha nhân, như Chúa đã quảng đại với tôi?”
Một phụ nữ được phỏng vấn trên truyền hình. Bà được xem như “người mẹ anh hùng”, một tay nuôi nấng cả một gia đình đông con. Tất cả những đứa con của bà đã sống tốt, trưởng thành với nghề nghiệp tốt và gia đình hạnh phúc của chúng. Câu chuyện của bà đáng được trân trọng và chúc mừng. Người phỏng vấn bà, như thể muốn tìm ra một khuôn mẫu để mọi người có thể bắt chước hầu có một gia đình hạnh phúc, nên dẫn giải rằng: “Tôi cho rằng bà yêu quý mọi đứa con trong nhà như nhau, và chắc chắn tất cả được đối xử như nhau”.
Bà trả lời: “Không phải thế. Tôi yêu tất cả và mỗi đứa con của tôi. Nhưng không bằng nhau. Tôi yêu đứa đang buồn nản cho tới khi nó vui lại. Tôi yêu đứa yếu đau tới khi nó khỏe mạnh. Tôi yêu đứa bị tổn thương cho tới khi nó được chữa lành. Tôi yêu đứa lạc lối cho tới khi nó tìm được đường về.” Trong thế giới của Chúa thì sao? Nước trời thì thế nào? Nó giống như bà mẹ yêu tất cả các con của mình với những thiếu thốn của chúng, và yêu cho tới khi chúng trở lại như chúng được dựng nên – và vẫn tiếp tục yêu chúng.
Chúng ta đã xin Chúa tha thứ và tin rằng hôm nay chúng ta đã nhận được điều đó – dù ta có nghĩ mình xứng hay không xứng nhận được điều đó. Dụ ngôn đã hiện thực trong đời chúng ta. Chúng ta đã cảm nghiệm được tình yêu mà chúng ta có thể không đáng được hưởng, tuy nhiên chúng ta vẫn được tình yêu ấy chúc lành. Dụ ngôn hôm nay sống động trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta làm chút chuyện cho tha nhân, cho một nhóm, và rồi những tác động tốt đẹp tới họ thì hơn cả những cố gắng chúng ta làm cho họ. Chúng ta đã biết dụ ngôn này trong đời sống của mình. Lúc muộn màng, chúng ta mới nhận ra sự hiện hữu và tốt lành của Thiên Chúa. Chúng ta ước rằng mình đã không uổng phí biết bao thời gian không biết Chúa mà giờ chúng ta mới biết. Chúng ta đã nhận ra dụ ngôn này trong đời sống của mình.
Nếu chúng ta cho rằng Thiên Chúa nghĩ và hành động như chúng ta, thì dụ ngôn hôm nay đánh tan ý tưởng đó. Nhưng Thiên Chúa mà Đức Giêsu bày tỏ đã không bắt đầu hiện hữu với những câu mở đầu của Tân Ước. Bài trích sách Isaia đã cho chúng ta thấy như thế. Vị ngôn sứ cho thấy rõ ràng rằng Thiên Chúa không hành xử theo cách của chúng ta.
Chúng ta hay bám lấy quá khứ lỗi lầm và lưu giữ những điều mà người khác làm phiền mình. Chúng ta kết luận rằng Thiên Chúa sẽ đối xử với họ như vậy – rồi tự nhủ, thế mới công bằng. Nhưng lòng nhân từ của Thiên Chúa, như Isaia cho chúng ta biết, thì vô biên và vượt trên mọi toan tính của con người. Khi chúng ta cho rằng Thiên Chúa ban ân sủng và sự thứ tha theo như tiêu chuẩn công bằng của ta, với những gì chúng ta cho rằng một người đáng nhận được, thì ngôn sứ lại tỏ bày một Thiên Chúa, Đấng vượt qua những chuẩn mực của con người, qua tất cả những lý sự và mong ước của chúng ta.
Chính chúng ta có lẽ cũng không xứng đáng hưởng lòng quảng đại vô biên của Chúa, nhưng, dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta bỏ đi những khiêm nhường giả bộ, nhưng hãy thực lòng khiêm tốn thưa “Vâng” trước lòng quảng đại Chúa ban trong sự tha thứ và tình yêu thương. Với đôi tay trắng, chúng ta đến đón nhận ân sủng dư tràn mà Chúa ban trong Thánh lễ này; bữa tiệc mời gọi chúng ta vào trong tình yêu của Chúa ta, nguồn mạch của sự sống và thánh thiêng, không phải đạt được nhưng được trao ban cho chúng ta ngay trong giây phút này.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò-Vấp
25th SUNDAY IN ORDINARY TIME (A)
Is 55: 6-9; Ps 145; Philippians 1: 20c-24, 27a; Mt 20: 1-16
These are tough economic times. We have many unemployed and those who do have jobs are working very hard every day. But even if the times weren’t as difficult still, we admire hard workers. We don’t admire shirkers, for we seem to have an innate sense of what’s fair. If a person has a job to do, they should, we believe, do it properly and then receive fair compensation. So today, when we hear the parable of the vineyard workers we tend to identify with and take the side of the "all-day workers." These are they who say, "We bore the day’s burden and the heat." Who hasn’t worked like that or, right now, has a job that feels like that?
When those, in Jesus’ parable, who worked the whole day, see what the latecomers have received, the same pay but for only an hour’s work, they go to the owner of the vineyard and make their complaint. "These last ones worked only one hour and you have made them equal to us." It’s as if the owner broke a contract he made with them and they are indignant.
I think there was a contract – it was in the owner’s mind all along. Because, as the day wore on and he kept going out to hire still more laborers, he stopped naming the salary he would give them. He tells the first group, hired at dawn, that he would pay the "usual daily wage." When he told the next group to go and work in his vineyard, he doesn’t mention the pay, but merely says, "I will give you what is just." After that, for the next groups, again the pay isn’t mentioned, just the instruction, "Go into my vineyard." So, there are hints early in the parable that something different is afoot.
I think the owner planned all along to pay all the workers a full day’s pay because they were day laborers. All were needy and vulnerable, each of them would need a day’s pay to feed their families. Each day, as day laborers, they would have gone out looking for work–day by day–standing around, hoping to get hired, needing to get hired – all along, thinking of the hungry mouths back home.
Why were some standing around, still waiting for work towards the end of the day? We are not told that they were the lazy ones who casually came out late in the day looking for a little work. Probably they were still without work because the strongest and youngest would have been hired first. Those not hired earlier would have been the elderly, disabled, children and women too – except perhaps, for the very strongest.
In our world there is the dictum, "A fair day’s pay for a fair day’s work." At most of our workplaces there are work evaluations done periodically and the productivity of an employee is reviewed regularly. Raises are based on merit. Often there is a union scale and minimum wage to protect workers. When it works, you get just pay for an honest day’s work.
But Jesus isn’t talking about our labor and pay policies. It’s not a parable about how we are to treat employees. He isn’t telling us to pay people for doing only a little work. Rather, he is describing how God acts towards us; how things are in the "kingdom of heaven" where God’s influence is felt and God’s power is at work. In the kingdom of heaven, judging from today’s parable, the guiding principle is generosity and it is given with no little element of surprise. How could those minimal workers have even hoped for a full-day’s pay? You arrive at a friend’s house for dinner, ring the doorbell and when the door is opened a crowd of your closest family and friends are there to shout, "Surprise!" It’s your birthday. That’s not something you planned for; maybe you don’t think you deserve all the fuss. But there it is a party for your benefit, "Surprise!"
I don’t know about you, but I’m not a superstar performer for the Lord. The bottom line is that while I try to do my best, I don’t want to be judged by just my accomplishments. There are days of hard work with their successes. But there are other less-satisfying days, when I would not like a measure taken of the day’s achievements for the Lord. Some days I invest less effort in what I must do and there are times, I know, I could have done a lot better. What about those other times in our lives we would like to forget, when we should have made different and better choices? But we didn’t. How is all that going to be evaluated at the end of our lives?
I am hoping God isn’t like that blindfolded statue of Lady Justice, balancing my life in her scales of justice. I don’t want human justice in the end, I want God’s. You don’t see that statue of Lady Justice in our churches, thank heavens. But I bet we have it in our heads and picture God holding those scales measuring each good deed against each failure or bad deed.
Jesus describes a very different world of reckoning today. In the parable he pictures how it is between God and us. In the details of the story, generosity is the standard of measurement used for people. It doesn’t make sense does it? It’s not logical. It’s not based on how we would act. Thank God! With God all rules and laws for handing out awards strictly according to behavior are put aside. For some strange reason, unknown and unexplainable to us, those who are in greatest need receive more than they expect or have earned. In such a world what would hold us back from approaching the One who has nothing but grace to offer us?
As Jesus tells us the parable, it’s like a landowner who hired workers–all kinds of workers–and paid them the same wage. Some didn’t understand such grace and they complained bitterly because they had less-generous hearts or a different standard of fairness. But there were those who were on the receiving end of generosity. They knew they were in need and they had to have known they had received a gift – it was right there in their hands, a full day’s pay. Who wouldn’t be delighted; who wouldn’t feel blessed?
We are the recipients of such generosity from God. Jesus first of all paints a concrete picture of what grace is like. If we, who hear this parable today, are awake to what is being offered us again at this Eucharist, then we would have to conclude, "How can I be as generous to others, as God has been to me?"
A woman was interviewed on television. She was chosen as a "heroic mother," who single-handedly raised a large family. All her children did very well in life and turned out to be good adults with good jobs and families of their own. Hers was a story worth acknowledging and celebrating. The person interviewing her, as if to get some formula that others could imitate to achieve successful families, commented, "I suppose you loved all your children equally, making sure they all got the same treatment." "No," she said, "I love them. I love them all, each one of them. But not equally. I loved the one that was down till he got up. I loved the one that was weak until she got strong. I loved the one that was hurt until he was healed. I loved the one that was lost until she was found." What’s it like in God’s world? What is the kingdom of heaven like? It’s like a mother who loves all her children according to their need, and loves them until they become who they were created to be–and then continues to love them.
We have asked God for forgiveness and believe we have received it today – whether we think we deserve it or not. The parable has taken flesh in our lives. We who have experienced love may think we are not worthy of it, but we are blessed by it nevertheless. The parable has taken flesh in our lives. We have done a small deed for someone, or some group, and the good effects in their lives are out of proportion to our efforts for them. We have known the parable in our lives. Late in our lives we awake to God’s presence and goodness. We wish we hadn’t let so many years go by unconscious to the God we have now come to know. We have known the parable in our lives.
If we have a notion that God thinks and acts like us, today’s parable should dispel that thought. But the God Jesus reveals didn’t begin to exist with the opening verses of the New Testament. Our Isaiah reading should convince us of that. The prophet makes it quite clear that God does not act or judge the way we do.
We tend to cling to past wrongs done us and keep a mental list of those who have offended us. We conclude that God will treat them similarly – it’s only fair, we proclaim. But God’s graciousness, Isaiah tells us, is unbounded and beyond human reckoning. While we might conclude that God measures out grace and forgiveness according to our standards of justice, by what we determine a person deserves, the prophet reveals a God who shatters human standards beyond all our reasoning and expectation.
We ourselves might not feel deserving of such a bountiful God, still, today’s scriptures invite us to put aside any false humility we might have and become truly humble by saying "Yes" to our generous God’s offer of forgiveness and love. With empty hands we come receptive to the generous gift God is offering us at this Eucharist; a meal that unites us in love with our God, the source of all life and holiness, unearned but nevertheless present at this moment to us.
Chúa công minh trọng mọi đường lối của Người
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:44 15/09/2011
Chúa Nhật XXV Thường Niên A
Sao tôi lại làm người trong thân phận này? Vóc dáng không cao, khuôn mặt không dễ nhìn, sắc tộc vào hàng thiểu số, gia cảnh thì nghèo hèn, hoàn cảnh xã hội quá khó khăn…Rất nhiều nổi băn khoăn, đúng hơn là nổi bất bình cho số phận mình, số phận bị chiếu bởi ngôi sao xấu nào đó. Chập chửng vào tuổi thanh niên, nhiều bạn trẻ không ít lần phiền trách số phận bản thân với hiện trạng đang là của họ. Nhiều giấc mơ xuất hiện như một sự giải tỏa khát mong thầm kín: giá như tôi là thế này, giá như tôi được như kia…Trời xanh có công mình chăng khi có kẻ sinh ra đã là con vua, còn rất nhiều kẻ lại mang kiếp con nhà chùa?
Cùng với những người làm vườn nho từ sáng sớm hay gần cả ngày, chúng con lắm khi tự hỏi rằng chúng con cum cúp giữ đạo, chịu nhiều thua thiệt ở đời này so với rất nhiều bà con khác đạo và bà con không tôn giáo để rồi lại cũng sẽ lãnh mỗi người một đồng tiền lương sao? Nói gì đến bà con lương dân hay bà con khác đạo sống ngay lành, người thu thuế Chúa kể chuyện chỉ đấm ngực và xin: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội, chưa hết, cái anh tử tội năm nào bị treo trên thập giá cạnh Chúa, chỉ với lời cầu xin: “lạy Ngài khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” thì đều được công chính hóa, được phúc thiên đàng. Thế thì sự công bình ở đâu?
“Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy.” ( Is 55,8-9 ).
Tư tưởng của Ta: Mọi người đều là hình ảnh của Ta, đều là con cái của Ta. Tất cả mọi người, ngươi và người khác đạo hay người chưa biết Ta, thậm chí người đang không nhận Ta, hết thảy không phải là cái gì xa lạ nhưng chính là hình ảnh của Ta, hết thảy không phải là là người nô lệ, kẻ làm thuê nhưng là con cái của Ta. Ta là người Cha nhân hậu, thiện toàn, cho mưa rơi đều xuống trên người con lành thánh lẫn đứa con bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người con công chính lẫn đứa con tội lỗi. Ta chẳng hề muốn một đứa con nào phải hư mất. Ta kiên nhẫn và tạo dịp thuận lợi để những đứa con hư hỏng biết ăn năn sám hối và được sống. Đã là con cái, thì với Ta, đứa nào cũng là quý giá và không có gì sánh được, thậm chí Ta vui mừng vì tìm được đứa con lạc đường, xa nhà, hơn là chín mươi chín đứa con đang ở trong gia đình.
Vấn đề là ngươi cố tìm hiểu tư tưởng của Ta, tấm lòng của Ta. Hiểu được lòng trí của Ta thì ngươi sẽ nhận ra người đồng loại, dù đó là người tội lỗi, người khác niềm tin, người khác chính kiến…họ thảy đều là anh chị em của ngươi. “Anh em như thể tay chân”. Ước gì ngươi cảm nhận được chân lý này.
Đường lối của Ta: Ta xử với con cái không như những gì chúng đã làm, mà như chúng đang là. Ông chủ vườn nho đã đối xử với với đám nhân công không như họ đã làm được những gì, mà như họ là công nhân của ông ta. Có thế thôi. Vậy, Ta vốn là người Cha giàu lòng thương xót lại không đối xử với đàn con như chúng là con của Ta, những đứa con mà ta đã nhận làm dưỡng tử qua chính Con Một Ta hay sao?
Chính các ngươi là người cha, người mẹ trần gian còn vương nhiều điều gian ác mà còn biết lấy của tốt mà trao cho con cái, còn biết lo lắng cho đứa con trong nôi chưa làm được sự gì, một lẽ tất yếu là vì chúng là con cái các ngươi. Thế thì sao các ngươi lại bực mình khi Ta tỏ lòng nhân hậu với những người hèn kém, những người tội lỗi…vì chúng nó là con cái của Ta, cũng như các ngươi.
Tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi tuy có bị tội lỗi làm sai lệch nhưng tiên vàn vẫn là do Ta đặt để ngay từ đầu buổi tạo dựng. Chính vì thế, tư tưởng của Ta và đường lối của Ta tuy có cao xa hơn tưởng và đường lối các ngươi nhưng vẫn có nét nào đó nơi tư tưởng và đường lối các ngươi, dĩ nhiên là chúng cần phải được chỉnh hướng.
Một vài cách thế chỉnh hướng tư tưởng và đường lối của các ngươi: Hãy mở lòng đế lắng nghe lời Con Một của Ta, Giêsu Kitô:
1. Lạy Cha chúng con ở trên trời (Mt 6,9): Lời kinh nguyện duy nhất mà Con Một của Ta chỉ dạy các ngươi khi cầu nguyện, nhắc nhở các ngươi hãy xác định đúng vị thế các ngươi trước mặt Ta và trước tha nhân, bất kể họ là người thế nào. Ta là người Cha duy nhất và tất cả các ngươi đều là anh chị em với nhau cùng với người anh cả là Con Một của ta nhập thể làm người, Giêsu Kitô. Các người đừng quên rằng sự thường trong các buổi cử hành Phụng vụ, các người đều có cất lên lời kinh nguyện này: Lạy Cha chúng con ở trên trời…
2. Những gì các ngươi muốn người ta làm cho mình thì hãy làm những điều ấy cho người ta (Mt 7,12). Không dừng lại ở thái độ tiêu cực là đừng làm cho tha nhân những gì mình không muốn tha nhân làm cho mình mà cần phải tích cực làm những điều tốt đẹp cho tha nhân. Vì tất cả lề luật và lời Ngôn sứ đều quy về đó. Điều này sẽ thành hiện thực khi các ngươi chân nhận tha nhân là huynh đệ nghĩa thiết của các ngươi.
Đã là huynh đệ nghĩa thiết, tình như thủ túc, như chân tay mình, như chính bản thân mình thì chuyện ganh tị, đố kỵ sẽ chẳng còn lý do gì để tồn tại.
Trở lại với sự băn khoăn hay nổi bất bình về số phận xem ra chẳng may của nhiều người thì thú thật sẽ khó có lời giải thích thỏa lòng. Cùng tốt nghiệp cử nhân hạng ưu như nhau, nhưng một bạn trẻ xuất thân từ gia đình nghèo hèn, thiếu điều kiện, sẽ có niềm vui khác xa một bạn trẻ con nhà giàu có, đủ đầy điều kiện. Một thực tế của cuộc sống, hy vọng có thể giúp nhiều người thoạt sinh ra đã ở trong hoàn cảnh thiếu may mắn, xét dưới nhãn quan nhân loại. Dù Hy Lạp hay Do Thái, dù nô lệ hay tự do thì cái đích đến là được làm con cái Chúa, được hưởng hạnh phúc Nước Trời, thì đều ở trong tầm tay của mọi người. Hơn nữa dưới nhãn quan Tin Mừng thì những người xem ra kém may mắn, lại có nhiều thuận lợi để đạt đến hạnh phúc Nước Trời hơn. Chúa Kitô đã khẳng định chân lý này qua các mối phúc, cũng như các mối họa (x.Lc 6,20-26).
Dù ta ở trong hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi theo nhãn quan nhân loại hay theo nhãn quan Tin Mừng thì mọi sự tốt đẹp đều là có thể, nếu như chúng ta xem nhau như anh chị em. Xin được kết thúc những dòng chia sẻ này bằng câu chuyện sau : Trong một cuộc thi điền kinh môn chạy đường dài (Maraton), có hai anh em ruột cùng tham gia thi chạy với nhiều người khác. Còn khoảng một trăm mét là đến đích, về nhất. người anh ngoái đằng sau thấy em mình cũng bỏ đoàn chạy phía sau khá xa, nhưng dường như đạng bị chấn thương nào đó nên phải khập khiễng trên đoạn đường cuối. Người anh dừng lại chờ người em đến và dìu người em chạy nốt đoạn ngắn còn lại. Đứng trước vạch đích, hai anh em cùng hô một hai ba: chạm đích. Ban tổ chức hôm ấy đã phải trao hai huy chương vàng, dù không thể tiên liệu. Mọi sự đều là có thể trong tình yêu, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).
Sao tôi lại làm người trong thân phận này? Vóc dáng không cao, khuôn mặt không dễ nhìn, sắc tộc vào hàng thiểu số, gia cảnh thì nghèo hèn, hoàn cảnh xã hội quá khó khăn…Rất nhiều nổi băn khoăn, đúng hơn là nổi bất bình cho số phận mình, số phận bị chiếu bởi ngôi sao xấu nào đó. Chập chửng vào tuổi thanh niên, nhiều bạn trẻ không ít lần phiền trách số phận bản thân với hiện trạng đang là của họ. Nhiều giấc mơ xuất hiện như một sự giải tỏa khát mong thầm kín: giá như tôi là thế này, giá như tôi được như kia…Trời xanh có công mình chăng khi có kẻ sinh ra đã là con vua, còn rất nhiều kẻ lại mang kiếp con nhà chùa?
Cùng với những người làm vườn nho từ sáng sớm hay gần cả ngày, chúng con lắm khi tự hỏi rằng chúng con cum cúp giữ đạo, chịu nhiều thua thiệt ở đời này so với rất nhiều bà con khác đạo và bà con không tôn giáo để rồi lại cũng sẽ lãnh mỗi người một đồng tiền lương sao? Nói gì đến bà con lương dân hay bà con khác đạo sống ngay lành, người thu thuế Chúa kể chuyện chỉ đấm ngực và xin: Lạy Chúa xin thương xót con là kẻ có tội, chưa hết, cái anh tử tội năm nào bị treo trên thập giá cạnh Chúa, chỉ với lời cầu xin: “lạy Ngài khi nào về Nước Ngài, xin nhớ đến tôi” thì đều được công chính hóa, được phúc thiên đàng. Thế thì sự công bình ở đâu?
“Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta. Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối của các ngươi và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi chừng ấy.” ( Is 55,8-9 ).
Tư tưởng của Ta: Mọi người đều là hình ảnh của Ta, đều là con cái của Ta. Tất cả mọi người, ngươi và người khác đạo hay người chưa biết Ta, thậm chí người đang không nhận Ta, hết thảy không phải là cái gì xa lạ nhưng chính là hình ảnh của Ta, hết thảy không phải là là người nô lệ, kẻ làm thuê nhưng là con cái của Ta. Ta là người Cha nhân hậu, thiện toàn, cho mưa rơi đều xuống trên người con lành thánh lẫn đứa con bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người con công chính lẫn đứa con tội lỗi. Ta chẳng hề muốn một đứa con nào phải hư mất. Ta kiên nhẫn và tạo dịp thuận lợi để những đứa con hư hỏng biết ăn năn sám hối và được sống. Đã là con cái, thì với Ta, đứa nào cũng là quý giá và không có gì sánh được, thậm chí Ta vui mừng vì tìm được đứa con lạc đường, xa nhà, hơn là chín mươi chín đứa con đang ở trong gia đình.
Vấn đề là ngươi cố tìm hiểu tư tưởng của Ta, tấm lòng của Ta. Hiểu được lòng trí của Ta thì ngươi sẽ nhận ra người đồng loại, dù đó là người tội lỗi, người khác niềm tin, người khác chính kiến…họ thảy đều là anh chị em của ngươi. “Anh em như thể tay chân”. Ước gì ngươi cảm nhận được chân lý này.
Đường lối của Ta: Ta xử với con cái không như những gì chúng đã làm, mà như chúng đang là. Ông chủ vườn nho đã đối xử với với đám nhân công không như họ đã làm được những gì, mà như họ là công nhân của ông ta. Có thế thôi. Vậy, Ta vốn là người Cha giàu lòng thương xót lại không đối xử với đàn con như chúng là con của Ta, những đứa con mà ta đã nhận làm dưỡng tử qua chính Con Một Ta hay sao?
Chính các ngươi là người cha, người mẹ trần gian còn vương nhiều điều gian ác mà còn biết lấy của tốt mà trao cho con cái, còn biết lo lắng cho đứa con trong nôi chưa làm được sự gì, một lẽ tất yếu là vì chúng là con cái các ngươi. Thế thì sao các ngươi lại bực mình khi Ta tỏ lòng nhân hậu với những người hèn kém, những người tội lỗi…vì chúng nó là con cái của Ta, cũng như các ngươi.
Tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi tuy có bị tội lỗi làm sai lệch nhưng tiên vàn vẫn là do Ta đặt để ngay từ đầu buổi tạo dựng. Chính vì thế, tư tưởng của Ta và đường lối của Ta tuy có cao xa hơn tưởng và đường lối các ngươi nhưng vẫn có nét nào đó nơi tư tưởng và đường lối các ngươi, dĩ nhiên là chúng cần phải được chỉnh hướng.
Một vài cách thế chỉnh hướng tư tưởng và đường lối của các ngươi: Hãy mở lòng đế lắng nghe lời Con Một của Ta, Giêsu Kitô:
1. Lạy Cha chúng con ở trên trời (Mt 6,9): Lời kinh nguyện duy nhất mà Con Một của Ta chỉ dạy các ngươi khi cầu nguyện, nhắc nhở các ngươi hãy xác định đúng vị thế các ngươi trước mặt Ta và trước tha nhân, bất kể họ là người thế nào. Ta là người Cha duy nhất và tất cả các ngươi đều là anh chị em với nhau cùng với người anh cả là Con Một của ta nhập thể làm người, Giêsu Kitô. Các người đừng quên rằng sự thường trong các buổi cử hành Phụng vụ, các người đều có cất lên lời kinh nguyện này: Lạy Cha chúng con ở trên trời…
2. Những gì các ngươi muốn người ta làm cho mình thì hãy làm những điều ấy cho người ta (Mt 7,12). Không dừng lại ở thái độ tiêu cực là đừng làm cho tha nhân những gì mình không muốn tha nhân làm cho mình mà cần phải tích cực làm những điều tốt đẹp cho tha nhân. Vì tất cả lề luật và lời Ngôn sứ đều quy về đó. Điều này sẽ thành hiện thực khi các ngươi chân nhận tha nhân là huynh đệ nghĩa thiết của các ngươi.
Đã là huynh đệ nghĩa thiết, tình như thủ túc, như chân tay mình, như chính bản thân mình thì chuyện ganh tị, đố kỵ sẽ chẳng còn lý do gì để tồn tại.
Trở lại với sự băn khoăn hay nổi bất bình về số phận xem ra chẳng may của nhiều người thì thú thật sẽ khó có lời giải thích thỏa lòng. Cùng tốt nghiệp cử nhân hạng ưu như nhau, nhưng một bạn trẻ xuất thân từ gia đình nghèo hèn, thiếu điều kiện, sẽ có niềm vui khác xa một bạn trẻ con nhà giàu có, đủ đầy điều kiện. Một thực tế của cuộc sống, hy vọng có thể giúp nhiều người thoạt sinh ra đã ở trong hoàn cảnh thiếu may mắn, xét dưới nhãn quan nhân loại. Dù Hy Lạp hay Do Thái, dù nô lệ hay tự do thì cái đích đến là được làm con cái Chúa, được hưởng hạnh phúc Nước Trời, thì đều ở trong tầm tay của mọi người. Hơn nữa dưới nhãn quan Tin Mừng thì những người xem ra kém may mắn, lại có nhiều thuận lợi để đạt đến hạnh phúc Nước Trời hơn. Chúa Kitô đã khẳng định chân lý này qua các mối phúc, cũng như các mối họa (x.Lc 6,20-26).
Dù ta ở trong hoàn cảnh thuận lợi hay không thuận lợi theo nhãn quan nhân loại hay theo nhãn quan Tin Mừng thì mọi sự tốt đẹp đều là có thể, nếu như chúng ta xem nhau như anh chị em. Xin được kết thúc những dòng chia sẻ này bằng câu chuyện sau : Trong một cuộc thi điền kinh môn chạy đường dài (Maraton), có hai anh em ruột cùng tham gia thi chạy với nhiều người khác. Còn khoảng một trăm mét là đến đích, về nhất. người anh ngoái đằng sau thấy em mình cũng bỏ đoàn chạy phía sau khá xa, nhưng dường như đạng bị chấn thương nào đó nên phải khập khiễng trên đoạn đường cuối. Người anh dừng lại chờ người em đến và dìu người em chạy nốt đoạn ngắn còn lại. Đứng trước vạch đích, hai anh em cùng hô một hai ba: chạm đích. Ban tổ chức hôm ấy đã phải trao hai huy chương vàng, dù không thể tiên liệu. Mọi sự đều là có thể trong tình yêu, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8).
Thánh giá Tình yêu
Trúc Linh
09:45 15/09/2011
Một chút cố gắng trong đời, là một chút cố gắng thật tuyệt vời, chắt chiu từng chút ấy, cho cuộc đời tươi sáng hơn…
Hôm nay, ngày 14/9 lễ Suy Tôn Thánh Giá, là tước hiệu của tất cả chị em Mến Thánh Giá. Ngồi suy gẫm Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô tôi bật lên câu hát của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, tôi thêm vào hai chữ “cố gắng” của tôi theo sau hai chữ “một chút” của Đức Cha làm nên một chút cố gắng trong cuộc đời… Chỉ cần một chút cố gắng thôi, cuộc đời sẽ vui hơn, sáng tươi hơn…
Tôi lại nhìn lên Thập Giá Chúa Kitô chịu đóng đinh và hỏi Ngài: ngày xưa Chúa đã cố gắng một chút, hay cố gắng từng chút, mà đem lại một tình yêu lớn lao cứu độ cả thế gian? Tôi chẳng nghe Chúa trả lời! Nhưng tôi hiểu rằng, Chúa đã cố gắng từng chút một để vác thập giá người đời thành Thánh Giá cứu độ đời người. Tôi bắt đầu phân trần, lặng thinh trước Thập Giá Chúa Kitô trong nhà nguyện nhỏ….
Là một người trong muôn người chọn linh đạo Mến Thánh Giá là đối tượng duy nhất của lòng trí. Hơn nữa là nữ tu Mến Thánh Giá Nha trang. Tôi được học, hiểu nhiều về linh đạo Thập Giá, cảm nghiệm cũng nhiều lắm !...Bây giờ chỉ còn cách thức- nghĩa cử và hành động của tôi trong việc sống linh đạo Mến Thánh Giá giữa lòng đời …
Tôi lại trầm ngâm, lặng mình trong cái se lạnh của những ngày đầu xa xứ… Nhìn đoạn đường Thập Giá năm xưa Đức Kitô đã qua, Ngài đã ngã ba lần. Ngài đã chỗi dậy ! Trong ba lần đứng dậy, chắc chắn Ngài đã cố gắng từng chút một…sức tàn, hơi tận…nhưng tình yêu của Ngài thì bất tận. Đức Kitô không phải cố gắng để hoàn tất đoạn đường thập giá, nhưng là sự cố gắng hầu hoàn tất chương trình tình yêu nhằm cứu độ con người. Đó là tình yêu cứu độ đong đầy những cố gắng, tôi tạm gọi là tình yêu cố gắng…
Theo tôi, Chúa Giêsu không phải cố gắng để đạt kỳ tích tình yêu viên mãn trong lịch sử. Nhưng là một tình yêu viên mãn cho toàn thể nhân loại, vượt không gian thời gian và Ngài cũng không cố gắng để được yêu hay để yêu, vì tự bản chất Ngài là tình yêu « ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu » (1Ga 4, 8). Vâng ! Thiên Chúa là tình yêu. Sự cố gắng trong tình yêu của Ngài là cho con người nhận diện rõ Thiên Chúa là ai, và cảm nghiệm thâm sâu tình yêu trọn vẹn Ngài muốn dành cho con người, và Ngài đã cố gắng cho tất cả mọi người nhận lãnh ơn cứu độ bởi chưng ơn cứu độ là ân ban nhưng không dành cho tất cả mọi người do bởi tình yêu bất diệt Ngài trao ban….
Quay về cõi lòng mình, tôi tự chất vấn bản thân : tôi đã sống thể hiện linh đạo Mến Thánh Giá trong đời thường thế nào ?. Ngậm ngùi, xót xa…
Mỗi một biến cố xảy đến trong cuộc đời, là những giây phút thật tuyệt vời… Biến cố chồng chất biến cố, nỗi đau nối tiếp nỗi đau, thập giá tiếp nối thập giá…tôi phải đảm nhận, đảm nhận trong vui vẻ, đầy trách nhiệm chứ không phải kéo lê thập giá trong cuộc đời…
Một cuộc sống hoàn toàn xa lạ, ngôn ngữ bất đồng, giao tiếp rất khó khăn : mình nói người chẳng hiểu, người nói mình có hiểu gì, chỉ biết cười trừ… và với sự khác biệt giữa chị em trong đời sống cộng đoàn, cái gai trước mắt làm tôi khó chịu quá, làm sao tôi có thể nói lời yêu thương…cuộc sống thì nặng nề… thật ái ngại khi trao ban một nụ cười tươi…Đó là những thập giá tôi phải đảm nhận, và còn biết bao thập giá khác nữa…Tôi do dự…Tự sức mình tôi không yêu nổi, phải có ơn Chúa và sự cố gắng…tôi tự nhủ như vậy
Như lời Thánh Phaolô và Thánh nữ Têrêxa Hài Dồng Giêsu nói : tôi sẽ là tình yêu và, tôi yêu không phải là tôi yêu nhưng chính Đức Kitô yêu trong tôi như thế thì tôi phải có gắng thôi ! Tôi gọi đó là tình yêu cố gắng !
Vâng, tình yêu cố gắng ! Đức Kitô đã cố gắng để tôi được yêu, còn tôi thì cố gắng yêu để tình yêu Đức Kitô trong tôi là một.
Lạy Chúa, nhiều lúc con phải liên lỉ thưa với Chúa : xin ban thêm cho con tình yêu của Chúa để con có thể yêu người như chính Chúa yêu con. Khi con ngàn ngập tình yêu, con sẽ là tình yêu giữa lòng Giáo Hội. Có tình yêu trong con, con sẽ làm được tất cả, không chỉ là một nụ cười tươi, nhưng con sẽ cười tươi suốt cả cuộc đời vì chưng tình yêu Chúa đã quyến rũ con. Trong ân sủng của Ngài, con sẽ cố gắng. Một chút cố gắng trong đời, là một chút cố gắng thật tuyệt vời, chắt chiu từng chút ấy, cho cuộc đời tươi sáng hơn…
Xin Đức Kitô chịu đóng đinh luôn mãi là đối tượng duy nhất của lòng trí con.
MTG Nha Trang
Hôm nay, ngày 14/9 lễ Suy Tôn Thánh Giá, là tước hiệu của tất cả chị em Mến Thánh Giá. Ngồi suy gẫm Mầu Nhiệm Thập Giá Chúa Kitô tôi bật lên câu hát của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, tôi thêm vào hai chữ “cố gắng” của tôi theo sau hai chữ “một chút” của Đức Cha làm nên một chút cố gắng trong cuộc đời… Chỉ cần một chút cố gắng thôi, cuộc đời sẽ vui hơn, sáng tươi hơn…
Tôi lại nhìn lên Thập Giá Chúa Kitô chịu đóng đinh và hỏi Ngài: ngày xưa Chúa đã cố gắng một chút, hay cố gắng từng chút, mà đem lại một tình yêu lớn lao cứu độ cả thế gian? Tôi chẳng nghe Chúa trả lời! Nhưng tôi hiểu rằng, Chúa đã cố gắng từng chút một để vác thập giá người đời thành Thánh Giá cứu độ đời người. Tôi bắt đầu phân trần, lặng thinh trước Thập Giá Chúa Kitô trong nhà nguyện nhỏ….
Là một người trong muôn người chọn linh đạo Mến Thánh Giá là đối tượng duy nhất của lòng trí. Hơn nữa là nữ tu Mến Thánh Giá Nha trang. Tôi được học, hiểu nhiều về linh đạo Thập Giá, cảm nghiệm cũng nhiều lắm !...Bây giờ chỉ còn cách thức- nghĩa cử và hành động của tôi trong việc sống linh đạo Mến Thánh Giá giữa lòng đời …
Tôi lại trầm ngâm, lặng mình trong cái se lạnh của những ngày đầu xa xứ… Nhìn đoạn đường Thập Giá năm xưa Đức Kitô đã qua, Ngài đã ngã ba lần. Ngài đã chỗi dậy ! Trong ba lần đứng dậy, chắc chắn Ngài đã cố gắng từng chút một…sức tàn, hơi tận…nhưng tình yêu của Ngài thì bất tận. Đức Kitô không phải cố gắng để hoàn tất đoạn đường thập giá, nhưng là sự cố gắng hầu hoàn tất chương trình tình yêu nhằm cứu độ con người. Đó là tình yêu cứu độ đong đầy những cố gắng, tôi tạm gọi là tình yêu cố gắng…
Theo tôi, Chúa Giêsu không phải cố gắng để đạt kỳ tích tình yêu viên mãn trong lịch sử. Nhưng là một tình yêu viên mãn cho toàn thể nhân loại, vượt không gian thời gian và Ngài cũng không cố gắng để được yêu hay để yêu, vì tự bản chất Ngài là tình yêu « ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Tình yêu » (1Ga 4, 8). Vâng ! Thiên Chúa là tình yêu. Sự cố gắng trong tình yêu của Ngài là cho con người nhận diện rõ Thiên Chúa là ai, và cảm nghiệm thâm sâu tình yêu trọn vẹn Ngài muốn dành cho con người, và Ngài đã cố gắng cho tất cả mọi người nhận lãnh ơn cứu độ bởi chưng ơn cứu độ là ân ban nhưng không dành cho tất cả mọi người do bởi tình yêu bất diệt Ngài trao ban….
Quay về cõi lòng mình, tôi tự chất vấn bản thân : tôi đã sống thể hiện linh đạo Mến Thánh Giá trong đời thường thế nào ?. Ngậm ngùi, xót xa…
Mỗi một biến cố xảy đến trong cuộc đời, là những giây phút thật tuyệt vời… Biến cố chồng chất biến cố, nỗi đau nối tiếp nỗi đau, thập giá tiếp nối thập giá…tôi phải đảm nhận, đảm nhận trong vui vẻ, đầy trách nhiệm chứ không phải kéo lê thập giá trong cuộc đời…
Một cuộc sống hoàn toàn xa lạ, ngôn ngữ bất đồng, giao tiếp rất khó khăn : mình nói người chẳng hiểu, người nói mình có hiểu gì, chỉ biết cười trừ… và với sự khác biệt giữa chị em trong đời sống cộng đoàn, cái gai trước mắt làm tôi khó chịu quá, làm sao tôi có thể nói lời yêu thương…cuộc sống thì nặng nề… thật ái ngại khi trao ban một nụ cười tươi…Đó là những thập giá tôi phải đảm nhận, và còn biết bao thập giá khác nữa…Tôi do dự…Tự sức mình tôi không yêu nổi, phải có ơn Chúa và sự cố gắng…tôi tự nhủ như vậy
Như lời Thánh Phaolô và Thánh nữ Têrêxa Hài Dồng Giêsu nói : tôi sẽ là tình yêu và, tôi yêu không phải là tôi yêu nhưng chính Đức Kitô yêu trong tôi như thế thì tôi phải có gắng thôi ! Tôi gọi đó là tình yêu cố gắng !
Vâng, tình yêu cố gắng ! Đức Kitô đã cố gắng để tôi được yêu, còn tôi thì cố gắng yêu để tình yêu Đức Kitô trong tôi là một.
Lạy Chúa, nhiều lúc con phải liên lỉ thưa với Chúa : xin ban thêm cho con tình yêu của Chúa để con có thể yêu người như chính Chúa yêu con. Khi con ngàn ngập tình yêu, con sẽ là tình yêu giữa lòng Giáo Hội. Có tình yêu trong con, con sẽ làm được tất cả, không chỉ là một nụ cười tươi, nhưng con sẽ cười tươi suốt cả cuộc đời vì chưng tình yêu Chúa đã quyến rũ con. Trong ân sủng của Ngài, con sẽ cố gắng. Một chút cố gắng trong đời, là một chút cố gắng thật tuyệt vời, chắt chiu từng chút ấy, cho cuộc đời tươi sáng hơn…
Xin Đức Kitô chịu đóng đinh luôn mãi là đối tượng duy nhất của lòng trí con.
MTG Nha Trang
Vào vườn nho
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:47 15/09/2011
Chúa Nhật 25 thường niên A
Đức Chân Phước Gioan Phaolo II đã viết trong Tông huấn “Christi Fideles Laici” về ơn gọi và và sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới : “Những thành phần giáo dân trong dân tín hữu Chúa Kitô… hình thành nên Dân Chúa có thể được so sánh với những người làm trong vườn nho được nhắc tới trong Tin Mừng Matthêu…“Anh cũng đi vào vườn nho”…Tiếng gọi là một quan tâm không những cho các Mục tử, các giáo sĩ, những người nam và nữ tu sĩ. Tiếng gọi được gởi tới mọi người; những người giáo dân thường cũng được Chúa kêu gọi đích danh, từ Người họ nhận lãnh một sứ vụ vì Giáo Hội và vì thế giới” (số 1-2).
Dụ ngôn “ thợ làm vườn nho” với hình ảnh ông chủ vườn nho năm lần đi kiếm người làm vườn vào những thời điểm khác nhau chứa đựng một huấn giáo thiêng liêng: lòng quảng đại vượt trên lẽ công bình,Thiên Chúa kêu gọi mọi người vào hưởng hạnh phúc là do lòng tốt của Ngài.
“Quả thế, về Nước Trời thì cũng như một gia chủ kia, ngay vừa tảng sáng, đã ra thuê thợ cho vườn nho của ông ...”. Giữa một “chợ người” ít việc nhiều người, các ông chủ ra thuê thợ làm việc và trả công nhật . Chúa Giêsu đã quan sát và lấy hình ảnh cụ thể này ở Do thái để mạc khải mầu nhiệm Nước Trời. Người kể dụ ngôn ông chủ vườn nho với các thợ làm việc các giờ khác nhau trong ngày. Tiền công nhật là 1 đồng, giá thỏa thuận đôi bên.Gia chủ thuê thợ làm vườn nho vào các giờ giấc khác nhau. Ở Do thái một ngày bắt đầu từ lúc 6 giờ chiều : - 3 giờ là 9 giờ sáng - 6 giờ là 12 giờ trưa - 9 giờ là 3 giờ chiều - 11 giờ là 5 giờ chiều
1. Lòng ghen tị
Theo lệ thường, công nhật sẽ chấm dứt lúc 12 giờ tức là 6 giờ chiều. 5 giờ chiều ông chủ còn ra thuê nhân công. Những người làm từ giờ 11, họ chỉ làm việc 1 giờ là nghĩ. Trong khi đó người làm từ sáng, lao động 12 giờ. Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người sau hết là 1 đồng. Những người làm trước tưởng là được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 1 đồng mà thôi. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ, kẻ khác làm lúc trời đã mát mẻ, họ làm cả ngày dưới trời nắng gió nóng của miền Địa Trung Hải. Họ hụt hẫng và khó chịu với chủ. Nếu ông chủ trả lương cho người làm sau ít hơn, chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu. Nếu họ không hay biết số tiền mà ông chủ trả cho người làm sau chắc là họ vui vẻ và biết ơn khi trở về nhà. Nhưng vì biết được nên họ giận dữ và ghen tị. Rõ ràng người ghen tị không vui được với người vui, vì họ không biết yêu thương. Họ coi người kia là kẻ thù, chứ không là bạn. Vì vậy, sự thành công của ai đó đã trở thành mối đe dọa, ghen tức.
Lòng ghen tị đã xuất hiện từ khởi thuỷ loài người. Cain ghen tị với em trai là Aben chỉ vì lễ vật của Aben được Chúa thương chấp nhận, còn lễ vật của Cain bị khước từ. Lòng ghen tị đã xui khiến Cain giết em. Đavít là vị anh hùng tài hoa trẻ tuổi đã lập được chiến công oanh liệt, cứu nguy cho dân quân Ítraen bằng cách giao chiến một chọimột với tên Gôliát khổng lồ thuộc phe Philitinh, hạ gục y chỉ bằng một phát ná bắn đá và dùng chính thanh gươm của y mà chặt đầu y. Thế rồi quân Ítraen thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, tràn lên giết hại rất nhiều quân Philitinh thù nghịch. "Khi Đavít thắng trận trở về, phụ nữ từ hết mọi thành của Ítraen kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Saun, với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Họ ca hát rằng: "Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn". Thế là từ lúc ấy, lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Saun, khiến nhà vua phóng giáo vào Đavít đang khi Đavít gảy đàn cho vua nghe. May thay Đavít kịp né mình thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, vua lùng sục Đavít tận thâm sơn cùng cốc, quyết hạ sát cho bằng được vị anh hùng kiệt xuất nầy. (1Sam 17-18).
Lòng ghen tị làm xấu đi những tương quan tốt đẹp vốn có giữa anh em bạn bè. Lòng ghen tị còn xui khiến người ta làm hại nhau, làm cho xã hội chậm tiến và kém phát triển.
2. Lòng tốt
Ông chủ trả lương như vậy có bất công không? Chắc chắn là không vì ông trả đủ số tiền đã thỏa thuận là 1 đồng. Vì người ghen tị lầm bầm than phiền nên ông trả lời: Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn, bạn chẳng thỏa thuận với tôi là 1 đồng hay sao? Cầm lấy phần bạn mà về đi, còn tôi, tôi muốn cho ai là tùy tôi, chẳng lẽ tôi không có quyền tùy ý định đoạt là những gì của tôi sao? Hay vì tôi tốt bụng mà bạn ghen tức ? Đây là điểm chính của dụ ngôn. Hành động của ông chủ không phải là do ông bất thường, bất công, nhưng do ông chủ tốt lành.Tốt ở chỗ là không muốn ai phải thua thiệt sút kém. Ông muốn ai cũng may mắn, ai cũng có tiền về nuôi gia đình. 1 đồng ông phát cho người làm giờ 11 không phải là do công bình. Đồng bạc ấy là do lòng tốt của ông ban tặng.
Gia chủ là Thiên Chúa. Các tay thợ là loài người nhận ra Thiên Chúa qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thợ làm giờ thứ 11 là người tội lỗi. Làm vườn nho là vào Nước Trời và thực thi luật pháp nước Trời. Các thợ cằn nhằn là nhóm Pharisiêu, Luật sĩ. Họ ghen tương vì Chúa Giêsu đối xử khoan dung với người tội lỗi, yêu thương dân ngoại. Các thợ làm ít lãnh nhiều là các người ngày hôm qua sống trong tội lỗi, ngày hôm nay là công dân Nước Trời. 1 đồng là vé vào Nước Trời. Kẻ làm trước người làm sau, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho Nước Trời. Thiên Chúa ban cho ai là do lòng tốt của Ngài. Yếu tố chính Đức Giêsu nhấn mạnh là Thiên Chúa rộng rãi vô cùng. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đối xử rất nhân từ với mọi người. Đặc biệt đối với dân ngoại là những người được gọi vào Giáo hội qua những giờ sau hết. Đối với những người này, Thiên Chúa cũng ban cho mọi quyền lợi và đặc ân như người Do thái là những kẻ được gọi từ đầu. Thiên Chúa nhìn nhận sự việc theo lòng lân tuất của Ngài. Con người nhìn theo quyền lợi, tính toán hơn thiệt. Thiên Chúa ân thưởng, trả công cho ai tùy theo lòng tốt của Ngài. Thiên Chúa trả công không làm thiệt hại ai, luôn công bằng.
Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: trong cách thức hành động của mình, Thiên Chúa không đi theo những qui tắc lề luật của sự công bình hạn hẹp, cứng nhắc. Ngài chỉ thực thi theo sự tốt lành của mình, theo thúc đẩy bởi tình yêu của mình. Ngài hào phóng trong tình thương xót và hoàn toàn tự do trong các việc thiện hảo.
3. Sứ điệp
Dụ ngôn “thợ làm vườn nho”, cho thấy rõ sự trái ngược giữa lòng tốt của gia chủ và lòng ghen tị của những người thợ vào vườn nho từ sáng sớm. Thiên Chúa mở rộng vòng tay đón nhận mọi người, còn chúng ta thì khép chặt lại không muốn tiếp nhận ai. Thiên Chúa nhìn thấy sự đáng thương của những người chưa được làm con cái Ngài, còn chúng ta chỉ nhìn những người anh chị em này một cách tiêu cực và vênh vang cho rằng mình tốt hơn họ.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đối xử nhân hậu với người khác. Hãy tránh xa lối nhìn thiển cận theo cảm tính, theo tính vị kỷ, theo quyền lợi cá nhân. Không nên ghen tị khi người khác có tài đức hơn, giàu có hơn, xinh đẹp hơn. Hãy bằng lòng với cái mình đang có và cố gắng phát triển nó lên. Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau. Người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén. Ngày ra trước mặt Chúa, Chúa không hỏi: con đã làm những gì, làm ông này hay bà nọ. Chúa chỉ hỏi về lòng mến, mến Chúa và yêu thương tha nhân. Con đã yêu mến Thầy và tha nhân không ? Chính tình yêu trong công việc là thước đo mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta. Đó là cung cách sống đạo đền đáp hồng ân.
Hồng ân là một ơn ban dựa vào lòng tốt của người ban ơn. Hồng ân làm cho người lãnh nhận tràn đầy lòng biết ơn. Công lao là tính toán dựa trên công sức người làm việc. Công lao thì cần phải đòi lại điều gì tương xứng bằng tiền lương, bằng đền bù, bằng trả lại theo lẽ công bằng.
Như thế, có một sự khác biệt lớn giữa kiểu sống đạo dựa trên hồng ân và kiểu giữ đạo nhằm vào công trạng. Người ta có thể chấp nhận "giữ đạo" để được "lên thiên đàng". Nhưng người ta cũng có thể "sống đạo" chỉ vì muốn đền đáp một chút nào hồng ân bao la của Thiên Chúa. Kiểu giữ đạo theo công trạng sẽ làm cho người Kitô hữư trở thành "nô lệ", thành "kẻ làm công". Cách sống đạo như một hồng ân làm cho người Kitô hữu trở thành con cái hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nhờ đó Kitô hữu sẽ nhận ra hồng ân của Chúa nơi mọi sự, khắp mọi nơi, trong mọi lúc, tràn ngập cuộc đời, để biết hân hoan ca tụng Chúa, biết vui mừng vì hồng ân Chúa nơi anh chị em của mình.
Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo hội qua Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo hội, mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai cũng được Thiên Chúa yêu thương. Đã là yêu thương thì không còn đứng trong ranh giới công bình.Thiên Chúa thưởng công cho ai là tùy lòng tốt của Ngài. Cùng nhau làm việc Tông Đồ Truyền Giáo là bổn phận mỗi người Kitô hữu. Phần thưởng là do lòng tốt Chúa ban. Như thế chúng ta sẽ xây dựng được Nước Trời giữa trần gian.
Đức Chân Phước Gioan Phaolo II đã viết trong Tông huấn “Christi Fideles Laici” về ơn gọi và và sứ vụ của người giáo dân trong Giáo Hội và trong thế giới : “Những thành phần giáo dân trong dân tín hữu Chúa Kitô… hình thành nên Dân Chúa có thể được so sánh với những người làm trong vườn nho được nhắc tới trong Tin Mừng Matthêu…“Anh cũng đi vào vườn nho”…Tiếng gọi là một quan tâm không những cho các Mục tử, các giáo sĩ, những người nam và nữ tu sĩ. Tiếng gọi được gởi tới mọi người; những người giáo dân thường cũng được Chúa kêu gọi đích danh, từ Người họ nhận lãnh một sứ vụ vì Giáo Hội và vì thế giới” (số 1-2).
Dụ ngôn “ thợ làm vườn nho” với hình ảnh ông chủ vườn nho năm lần đi kiếm người làm vườn vào những thời điểm khác nhau chứa đựng một huấn giáo thiêng liêng: lòng quảng đại vượt trên lẽ công bình,Thiên Chúa kêu gọi mọi người vào hưởng hạnh phúc là do lòng tốt của Ngài.
“Quả thế, về Nước Trời thì cũng như một gia chủ kia, ngay vừa tảng sáng, đã ra thuê thợ cho vườn nho của ông ...”. Giữa một “chợ người” ít việc nhiều người, các ông chủ ra thuê thợ làm việc và trả công nhật . Chúa Giêsu đã quan sát và lấy hình ảnh cụ thể này ở Do thái để mạc khải mầu nhiệm Nước Trời. Người kể dụ ngôn ông chủ vườn nho với các thợ làm việc các giờ khác nhau trong ngày. Tiền công nhật là 1 đồng, giá thỏa thuận đôi bên.Gia chủ thuê thợ làm vườn nho vào các giờ giấc khác nhau. Ở Do thái một ngày bắt đầu từ lúc 6 giờ chiều : - 3 giờ là 9 giờ sáng - 6 giờ là 12 giờ trưa - 9 giờ là 3 giờ chiều - 11 giờ là 5 giờ chiều
1. Lòng ghen tị
Theo lệ thường, công nhật sẽ chấm dứt lúc 12 giờ tức là 6 giờ chiều. 5 giờ chiều ông chủ còn ra thuê nhân công. Những người làm từ giờ 11, họ chỉ làm việc 1 giờ là nghĩ. Trong khi đó người làm từ sáng, lao động 12 giờ. Vậy mà cuối ngày khi trả lương, ông chủ lại trả bắt đầu từ người sau hết là 1 đồng. Những người làm trước tưởng là được nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 1 đồng mà thôi. Họ phản đối, họ trách móc vì họ bị hai thiệt thòi: kẻ khác làm 1 giờ mà họ 12 giờ, kẻ khác làm lúc trời đã mát mẻ, họ làm cả ngày dưới trời nắng gió nóng của miền Địa Trung Hải. Họ hụt hẫng và khó chịu với chủ. Nếu ông chủ trả lương cho người làm sau ít hơn, chắc họ chẳng hề tỏ vẻ khó chịu. Nếu họ không hay biết số tiền mà ông chủ trả cho người làm sau chắc là họ vui vẻ và biết ơn khi trở về nhà. Nhưng vì biết được nên họ giận dữ và ghen tị. Rõ ràng người ghen tị không vui được với người vui, vì họ không biết yêu thương. Họ coi người kia là kẻ thù, chứ không là bạn. Vì vậy, sự thành công của ai đó đã trở thành mối đe dọa, ghen tức.
Lòng ghen tị đã xuất hiện từ khởi thuỷ loài người. Cain ghen tị với em trai là Aben chỉ vì lễ vật của Aben được Chúa thương chấp nhận, còn lễ vật của Cain bị khước từ. Lòng ghen tị đã xui khiến Cain giết em. Đavít là vị anh hùng tài hoa trẻ tuổi đã lập được chiến công oanh liệt, cứu nguy cho dân quân Ítraen bằng cách giao chiến một chọimột với tên Gôliát khổng lồ thuộc phe Philitinh, hạ gục y chỉ bằng một phát ná bắn đá và dùng chính thanh gươm của y mà chặt đầu y. Thế rồi quân Ítraen thừa thắng xông lên như nước vỡ bờ, tràn lên giết hại rất nhiều quân Philitinh thù nghịch. "Khi Đavít thắng trận trở về, phụ nữ từ hết mọi thành của Ítraen kéo ra, ca hát múa nhảy, đón vua Saun, với trống con, với tiếng reo mừng và tiếng não bạt. Họ ca hát rằng: "Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn". Thế là từ lúc ấy, lòng ghen tị sục sôi trong lòng vua Saun, khiến nhà vua phóng giáo vào Đavít đang khi Đavít gảy đàn cho vua nghe. May thay Đavít kịp né mình thoát chết trong gang tấc. Rồi sau đó, vua lùng sục Đavít tận thâm sơn cùng cốc, quyết hạ sát cho bằng được vị anh hùng kiệt xuất nầy. (1Sam 17-18).
Lòng ghen tị làm xấu đi những tương quan tốt đẹp vốn có giữa anh em bạn bè. Lòng ghen tị còn xui khiến người ta làm hại nhau, làm cho xã hội chậm tiến và kém phát triển.
2. Lòng tốt
Ông chủ trả lương như vậy có bất công không? Chắc chắn là không vì ông trả đủ số tiền đã thỏa thuận là 1 đồng. Vì người ghen tị lầm bầm than phiền nên ông trả lời: Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn, bạn chẳng thỏa thuận với tôi là 1 đồng hay sao? Cầm lấy phần bạn mà về đi, còn tôi, tôi muốn cho ai là tùy tôi, chẳng lẽ tôi không có quyền tùy ý định đoạt là những gì của tôi sao? Hay vì tôi tốt bụng mà bạn ghen tức ? Đây là điểm chính của dụ ngôn. Hành động của ông chủ không phải là do ông bất thường, bất công, nhưng do ông chủ tốt lành.Tốt ở chỗ là không muốn ai phải thua thiệt sút kém. Ông muốn ai cũng may mắn, ai cũng có tiền về nuôi gia đình. 1 đồng ông phát cho người làm giờ 11 không phải là do công bình. Đồng bạc ấy là do lòng tốt của ông ban tặng.
Gia chủ là Thiên Chúa. Các tay thợ là loài người nhận ra Thiên Chúa qua nhiều thời kỳ khác nhau. Thợ làm giờ thứ 11 là người tội lỗi. Làm vườn nho là vào Nước Trời và thực thi luật pháp nước Trời. Các thợ cằn nhằn là nhóm Pharisiêu, Luật sĩ. Họ ghen tương vì Chúa Giêsu đối xử khoan dung với người tội lỗi, yêu thương dân ngoại. Các thợ làm ít lãnh nhiều là các người ngày hôm qua sống trong tội lỗi, ngày hôm nay là công dân Nước Trời. 1 đồng là vé vào Nước Trời. Kẻ làm trước người làm sau, tất cả đều được Thiên Chúa ban cho Nước Trời. Thiên Chúa ban cho ai là do lòng tốt của Ngài. Yếu tố chính Đức Giêsu nhấn mạnh là Thiên Chúa rộng rãi vô cùng. Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót đối xử rất nhân từ với mọi người. Đặc biệt đối với dân ngoại là những người được gọi vào Giáo hội qua những giờ sau hết. Đối với những người này, Thiên Chúa cũng ban cho mọi quyền lợi và đặc ân như người Do thái là những kẻ được gọi từ đầu. Thiên Chúa nhìn nhận sự việc theo lòng lân tuất của Ngài. Con người nhìn theo quyền lợi, tính toán hơn thiệt. Thiên Chúa ân thưởng, trả công cho ai tùy theo lòng tốt của Ngài. Thiên Chúa trả công không làm thiệt hại ai, luôn công bằng.
Qua dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn minh chứng rằng: trong cách thức hành động của mình, Thiên Chúa không đi theo những qui tắc lề luật của sự công bình hạn hẹp, cứng nhắc. Ngài chỉ thực thi theo sự tốt lành của mình, theo thúc đẩy bởi tình yêu của mình. Ngài hào phóng trong tình thương xót và hoàn toàn tự do trong các việc thiện hảo.
3. Sứ điệp
Dụ ngôn “thợ làm vườn nho”, cho thấy rõ sự trái ngược giữa lòng tốt của gia chủ và lòng ghen tị của những người thợ vào vườn nho từ sáng sớm. Thiên Chúa mở rộng vòng tay đón nhận mọi người, còn chúng ta thì khép chặt lại không muốn tiếp nhận ai. Thiên Chúa nhìn thấy sự đáng thương của những người chưa được làm con cái Ngài, còn chúng ta chỉ nhìn những người anh chị em này một cách tiêu cực và vênh vang cho rằng mình tốt hơn họ.
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta đối xử nhân hậu với người khác. Hãy tránh xa lối nhìn thiển cận theo cảm tính, theo tính vị kỷ, theo quyền lợi cá nhân. Không nên ghen tị khi người khác có tài đức hơn, giàu có hơn, xinh đẹp hơn. Hãy bằng lòng với cái mình đang có và cố gắng phát triển nó lên. Ai cũng được Chúa ban cho những khả năng khác nhau. Người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén. Ngày ra trước mặt Chúa, Chúa không hỏi: con đã làm những gì, làm ông này hay bà nọ. Chúa chỉ hỏi về lòng mến, mến Chúa và yêu thương tha nhân. Con đã yêu mến Thầy và tha nhân không ? Chính tình yêu trong công việc là thước đo mà Chúa Giêsu đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta. Đó là cung cách sống đạo đền đáp hồng ân.
Hồng ân là một ơn ban dựa vào lòng tốt của người ban ơn. Hồng ân làm cho người lãnh nhận tràn đầy lòng biết ơn. Công lao là tính toán dựa trên công sức người làm việc. Công lao thì cần phải đòi lại điều gì tương xứng bằng tiền lương, bằng đền bù, bằng trả lại theo lẽ công bằng.
Như thế, có một sự khác biệt lớn giữa kiểu sống đạo dựa trên hồng ân và kiểu giữ đạo nhằm vào công trạng. Người ta có thể chấp nhận "giữ đạo" để được "lên thiên đàng". Nhưng người ta cũng có thể "sống đạo" chỉ vì muốn đền đáp một chút nào hồng ân bao la của Thiên Chúa. Kiểu giữ đạo theo công trạng sẽ làm cho người Kitô hữư trở thành "nô lệ", thành "kẻ làm công". Cách sống đạo như một hồng ân làm cho người Kitô hữu trở thành con cái hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nhờ đó Kitô hữu sẽ nhận ra hồng ân của Chúa nơi mọi sự, khắp mọi nơi, trong mọi lúc, tràn ngập cuộc đời, để biết hân hoan ca tụng Chúa, biết vui mừng vì hồng ân Chúa nơi anh chị em của mình.
Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo hội qua Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo hội, mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai cũng được Thiên Chúa yêu thương. Đã là yêu thương thì không còn đứng trong ranh giới công bình.Thiên Chúa thưởng công cho ai là tùy lòng tốt của Ngài. Cùng nhau làm việc Tông Đồ Truyền Giáo là bổn phận mỗi người Kitô hữu. Phần thưởng là do lòng tốt Chúa ban. Như thế chúng ta sẽ xây dựng được Nước Trời giữa trần gian.
Cân bằng trong cuộc sống giữa một thời đại nhiều chênh vênh
Hương Thơ
09:54 15/09/2011
SAIGÒN - Hơn 250 khán giả tới tham dự đề tài “CÂN BẰNG TRONG CUỘC SỐNG”, đặc biệt là các bạn trẻ, các bạn sinh viên. Khán giả gửi tới thuyết trình viên nhiều phản hồi, với những câu hỏi được đặt ra từ nhiều khía cạnh trong cuộc sống đương đại nhiều chênh vênh.
Chiều thứ 7, ngày 10/09/2011, tại hội trường B102, Chương Trình Chuyên Đề đã khai giảng Chuyên Đề Khóa 16 với đề tài thứ 119: “CÂN BẰNG TRONG CUỘC SỐNG”. Với phong cách điềm tĩnh pha lẫn dí dỏm, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã đem đến cho khán giả những suy tư về tình trạng cuộc sống căng thẳng trong thời đại nhiều tiến bộ và đổi thay ngày nay, cùng với những phương pháp ứng phó.
Năm 1946, tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra khái niệm về sức khỏe như sau: Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well being; bien-être) về:
thể chất (physical)
tâm thần (mental)
xã hội (social),
chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật.
Như vậy, để có thể sống cân bằng trong cuộc sống, con người cần rèn luyện thể chất và tinh thần để làm chủ bản thân và điều hòa trong các mối giây liên hệ với môi trường xung quanh.
Mô hình biểu trưng cân bằng cuộc sống
Cuối buổi thuyết trình đã có nhiều bạn trẻ đưa ra ý kiến phản hồi tích cực về đề tài, và đặt câu hỏi giao lưu với diễn giả. Các bạn trẻ cảm nhận cuộc sống hôm nay tuy có phát triển về mặt vật chất nhưng đời sống tinh thần lại nhiều chênh vênh, luôn phải đối mặt với những thách thức mà nhiều khi bị bế tắc. Câu hỏi được đạt ra khá thú vị là làm thế nào để cân bằng cuộc sống khi mà tuổi trẻ có quá hoài bão và đam mê? Bên cạnh đó có những câu hỏi về phương pháp thiền, bí quyết giữ gìn tuổi trẻ và sắc đẹp,…. Với sự nhiệt tình và kinh nghiệm của hơn 40 năm làm thầy thuốc, những câu trả lời của diễn giả đã đáp ứng được những thắc mắc của khán giả tham dự.
“Cân Bằng Trong Cuộc Sống” là một đề tài đầu tiên của Chuyên Đề Khóa 16, do Chương Trình Chuyên Đề tổ chức vào các buổi chiều thứ Bảy hằng tuần tại Trung Tâm Mục Vụ Tp. Hồ Chí Minh. Trong khóa này, chương trình đặc biệt hướng tới các bạn trẻ, các bạn sinh viên với những đề tài hấp dẫn, tập trung phát triển kỹ năng làm chủ bản thân, và hỗ trợ người trẻ bằng chương trình giảm giá đặc biệt khi đăng ký theo nhóm. Quý khán giả tới tham dự chương trình luôn thấy mình được tiếp đón tận tình và học hỏi được nhiều điều về kỹ năng sống, kỹ năng mềm rất thiết thực cho cuộc sống hôm nay.
Như thế, có một sự khác biệt lớn giữa kiểu sống đạo dựa trên hồng ân và kiểu giữ đạo nhằm vào công trạng. Người ta có thể chấp nhận "giữ đạo" để được "lên thiên đàng". Nhưng người ta cũng có thể "sống đạo" chỉ vì muốn đền đáp một chút nào hồng ân bao la của Thiên Chúa. Kiểu giữ đạo theo công trạng sẽ làm cho người Kitô hữư trở thành "nô lệ", thành "kẻ làm công". Cách sống đạo như một hồng ân làm cho người Kitô hữu trở thành con cái hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha yêu thương. Nhờ đó Kitô hữu sẽ nhận ra hồng ân của Chúa nơi mọi sự, khắp mọi nơi, trong mọi lúc, tràn ngập cuộc đời, để biết hân hoan ca tụng Chúa, biết vui mừng vì hồng ân Chúa nơi anh chị em của mình.
Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo hội qua Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo hội, mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai cũng được Thiên Chúa yêu thương. Đã là yêu thương thì không còn đứng trong ranh giới công bình.Thiên Chúa thưởng công cho ai là tùy lòng tốt của Ngài. Cùng nhau làm việc Tông Đồ Truyền Giáo là bổn phận mỗi người Kitô hữu. Phần thưởng là do lòng tốt Chúa ban. Như thế chúng ta sẽ xây dựng được Nước Trời giữa trần gian.
Năm 1946, tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra khái niệm về sức khỏe như sau: Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well being; bien-être) về:
thể chất (physical)
tâm thần (mental)
xã hội (social),
chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật.
Như vậy, để có thể sống cân bằng trong cuộc sống, con người cần rèn luyện thể chất và tinh thần để làm chủ bản thân và điều hòa trong các mối giây liên hệ với môi trường xung quanh.
Cuối buổi thuyết trình đã có nhiều bạn trẻ đưa ra ý kiến phản hồi tích cực về đề tài, và đặt câu hỏi giao lưu với diễn giả. Các bạn trẻ cảm nhận cuộc sống hôm nay tuy có phát triển về mặt vật chất nhưng đời sống tinh thần lại nhiều chênh vênh, luôn phải đối mặt với những thách thức mà nhiều khi bị bế tắc. Câu hỏi được đạt ra khá thú vị là làm thế nào để cân bằng cuộc sống khi mà tuổi trẻ có quá hoài bão và đam mê? Bên cạnh đó có những câu hỏi về phương pháp thiền, bí quyết giữ gìn tuổi trẻ và sắc đẹp,…. Với sự nhiệt tình và kinh nghiệm của hơn 40 năm làm thầy thuốc, những câu trả lời của diễn giả đã đáp ứng được những thắc mắc của khán giả tham dự.
“Cân Bằng Trong Cuộc Sống” là một đề tài đầu tiên của Chuyên Đề Khóa 16, do Chương Trình Chuyên Đề tổ chức vào các buổi chiều thứ Bảy hằng tuần tại Trung Tâm Mục Vụ Tp. Hồ Chí Minh. Trong khóa này, chương trình đặc biệt hướng tới các bạn trẻ, các bạn sinh viên với những đề tài hấp dẫn, tập trung phát triển kỹ năng làm chủ bản thân, và hỗ trợ người trẻ bằng chương trình giảm giá đặc biệt khi đăng ký theo nhóm. Quý khán giả tới tham dự chương trình luôn thấy mình được tiếp đón tận tình và học hỏi được nhiều điều về kỹ năng sống, kỹ năng mềm rất thiết thực cho cuộc sống hôm nay.
Những người thợ được thuê làm vườn nho vào những giờ khác nhau, đó là hình ảnh những người được mời vào Giáo hội qua Bí Tích Rửa Tội vào những tuổi đời khác nhau. Sống trong Giáo hội, mọi người đều là con cái của Chúa, không phân biệt giàu nghèo sang hèn. Ai cũng được Thiên Chúa yêu thương. Đã là yêu thương thì không còn đứng trong ranh giới công bình.Thiên Chúa thưởng công cho ai là tùy lòng tốt của Ngài. Cùng nhau làm việc Tông Đồ Truyền Giáo là bổn phận mỗi người Kitô hữu. Phần thưởng là do lòng tốt Chúa ban. Như thế chúng ta sẽ xây dựng được Nước Trời giữa trần gian.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chủ nghĩa nhân vị và cuộc chiến chống khủng bố (3)
Vũ Văn An
04:07 15/09/2011
Tại sao phải tương cảm với những tên khủng bố? Tương cảm và chế tài sự ác
Tuy nhiên, tại sao ta cần phải cố gắng hiểu cuộc sống bên trong của những kẻ đang tìm cách hủy diệt xã hội ta? Osama Bin Ladin chưa hề tỏ lòng tương cảm đối với người Hoa Kỳ, đến độ có lần còn nói: “chúng tôi tin rằng những tên cướp xấu xa nhất trên thế giới ngày nay và là những tên khủng bố tồi tệ nhất chính là người Hoa Kỳ. Không có gì ngăn được bạn ngoại trừ có lẽ phải trả thù lại. Chúng tôi không cần phải phân biệt quân đội hay thường dân. Đối với chúng tôi, tất cả họ đều là mục tiêu” (48). Vậy thì tại sao lại phải tương cảm với một con người quái vật đó, một con người chưa bao giờ tỏ quan tâm luân lý đối với người Hoa Kỳ? Trong các năm sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, các lời kêu gọi phải tương cảm với quân khủng bố thường bị người ta đem ra chế riễu. Đôi khi, các nhân vật công hoàn toàn bác bỏ nhân tính của những người đánh lại chúng ta. Thí dụ, tháng 5 năm 2004, quân nổi dậy ở Iraq bắt cóc và dã man sát hại một thương gia trẻ người Hoa Kỳ tên là Nicholas Berg. Berg bị chặt đầu, và cuộc hành quyết anh được quay video. Phản ứng trước tội ác khủng khiếp này, người dẫn hội thoại (talk show host) nổi tiếng là Rust Limbaugh lên án những kẻ sát hại Berg như sau: “bạn biết những tên này là ai. Chẳng có gì mầu nhiệm cả. Bọn chúng không tốt, chẳng có gì tốt ở nơi chúng. Chúng là những tên đồi trụy, mất trí, hoàn toàn rác rưởi, đồ phế thải nhân bản” (49). Limbaugh không phải là người duy nhất sử dụng một ngôn ngữ như thế đối với al Quaeda và những người nổi dậy tại Iraq; nhiều người dẫn hội thoại và các nhân vật công cũng bác bỏ nhân tính của họ như vậy.
Một ngôn ngữ như trên minh họa cho thấy mối liên kết gần gũi giữa tương cảm và liên đới. Buồn thay, ta có thể bắt mình thôi không tương cảm bằng cách chối bỏ việc ta có cùng một nhân tính như người khác. Ta có thể từ khước không nhìn nhận rằng người khác là những con người không thể nào hoán chuyển được (incommunicable), độc đáo trong nhân cách và các khả năng tinh thần. Qua việc nghĩ về người bị giam giữ vì khủng bố như “một người khác” hoàn toàn xa lạ, tôi “đã bị cái tính người khác kia chặn đường không chuyển dịch từ tính chủ quan của tôi qua tính chủ quan của anh ta được” (“Emphatic Understanding” 49). Sự tương tự thể lý hay sự tương tự khác mà thôi không thể sản sinh ra tương cảm nhưng phải được “định vị trong một tình liên đới nào đó” (ibid., 60). Liên đới đòi ta vừa phải cảm nhận vừa phải quyết ý muốn nhân tính chung và giá trị của cá nhân. Nó đòi ta phải từ bỏ “thứ ngạo nghễ cô lập, ý muốn hưởng không khí trong lành hơn mọi người khác trong nhân loại” (ibid., 49). Nếu ta cứ nhất định coi người khác như đồ “phế thải nhân bản”, ta không thể nào chia sẻ tính cộng đoàn với họ.
Các phúc trình rải rác từ Guantánamo Bay cho thấy: các thẩm vấn viên nhất trí với Rush Limbaugh, cũng chấp nhận các chính sách cố tình phá hoại tình liên đới. Thí dụ, năm 2005, tạp chí Time nhận được nhiều bản ghi sổ thẩm vấn tại Guantánamo Bay. Các bản này mô tả cách các thẩm vấn viên xử lý “không tặc viên thứ 20” Mohammed al-Qahtani, người tới Hoa Kỳ với ý định tham dự vào các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9. Các viên chức di trú giam giữ anh ta, nhờ thế, dù không biết, đã ngăn cản được anh ta khỏi tham gia cuộc tấn công. Anh ta được thả nhưng sau đó bị bắt tại Afghanistan và bị dẫn qua Guantánamo Bay. Al-Qahtani là một tù nhân khó xử, rõ ràng được huấn luyện kỹ về các kỹ thuật dấu diếm (counterresistance). Anh ta chống cưỡng một cách bạo động hay bất bạo động, nhất định chối bỏ mình là thành phần của âm mưu ngày11 tháng 9. Tuy nhiên, từ từ, các thẩm vấn viên phải dùng một loạt các kỹ thuật khác nhau buộc anh ta phải nhìn nhận. Nhiều kỹ thuật vẫn còn được giữ bí mật, nhưng ta cũng biết rằng từ cuối năm 2002, các thẩm vấn viên mở rộng danh mục kỹ thuật của họ sau khi Bộ Trưởng Rumsfeld chấp thuận các kỹ thuật mới. Các sổ ghi thẩm vấn cho thấy các thẩm vấn viên quyết tâm triệt hạ mọi cảm thức về nhân tính của al-Qahtani. Xin trích dẫn một đoạn trong sổ ghi: “người giam giữ được nhắc nhở rằng không ai yêu thương, chăm sóc hay nhớ đến anh ta. Anh ta được nhắc nhớ rằng anh ta kém hơn nhân bản và súc vật còn có tự do và yêu thương hơn anh ta. Anh ta được dẫn ra ngoài để thấy gia đình những con chuột chuối (banana rats). Chuột chuối được di chuyển tự do, chơi đùa, ăn uống, tỏ quan tâm cho nhau. Người giam giữ bị so sánh với gia đình chuột chuối và được nhấn mạnh hơn nữa rằng chúng được nhiều yêu thương, tự do, và quan tâm hơn anh ta. Người bị giam giữ bắt đầu khóc khi bị so sánh như thế” (50).
Trong một đoạn ghi khác, thẩm vấn viên “nói với người bị giam giữ rằng chó được quí trọng hơn vì chó biết phân biệt điều đúng với điều sai và biết bảo vệ người vô tội khỏi người xấu xa. Bắt đầu dạy người bị giam giữ những bài học như ngồi yên, đến đây và sủa để nâng địa vị của anh ta lên địa vị của chó. Người bị giam giữ bắt đầu giao động rất nhiều” (51). Chắc chắn, các thẩm vấn viên còn bắt al-Qahtani chịu nhiều bạo hành khác chưa được công bố.
Những sổ ghi này đã minh họa sống động việc tương cảm lệ thuộc ra sao đối với liên đới giữa các con người. Các thẩm vấn viên quả đã tấn công vào chính tư cách làm người của al-Qahtani, đẩy anh ta xuống hàng súc vật một cách có hệ thống. Anh ta không còn là một hữu thể có cuộc sống bên trong, có tự do chọn lựa. Thay vào đó, anh ta là một hình thức sống dưới con người, chỉ nhận lại được tính người khi chịu hợp tác với các thẩm vấn viên. Khi ta cho phép việc phi nhân hóa này, ta không thể hy vọng vun sới được tương cảm. Ta hoàn toàn bước ra ngoài nhân vị con người, võ đoán tái định nghĩa họ như thú vật. Trong một thế giới như thế, liên đới sẽ không có mà tương cảm cũng không nốt.
Tương cảm có sinh ra yếu đuối hay chủ nghĩa tương đối về luân lý không?
Nhiều người Hoa Kỳ không đi xa đến nỗi bác bỏ tính người của những người bị tình nghi là khủng bố. Thay vào đó, họ sợ rằng tương cảm bộc lộ sự yếu đuối hay hàm nghĩa một chủ nghĩa tương đối về luân lý, tất cả đều phá hoại các phán đoán luân lý. Thí dụ, trong một bài diễn văn gây tranh cãi, cố vấn tổng thống là ông Karl Rove gợi ý rằng “người bảo thủ thấy sự man rợ của ngày 11 tháng 9 trong các cuộc tấn công và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh; người cấp tiến thấy sự man rợ của cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 và chỉ muốn chuẩn bị các bản cáo trạng đồng thời đề nghị giải pháp điều trị và hiểu biết đối với những người tấn công” (52). Bất chấp đặc tính gây tranh cãi của các nhận định này, Rove quả đã nói lên một cảm quan chung về tương cảm. Trong các cuộc thảo luận công cộng về chủ nghĩa khủng bố, những người kêu gọi tương cảm bị coi là “mềm” (soft) về an ninh quốc gia. Nhiều người lo lắng một cách hợp lý rằng vun sới tương cảm là giảm khinh cái ác của chủ nghĩa khủng bố. Tìm cách hiểu được cuộc sống bên trong của những người chặt đầu Nick Berg hay tương cảm với 19 tên không tặc ngày 11 tháng 9 là ta đã bắt đầu bào chữa cho sự ác. Với một số khác, tương cảm với những kẻ dám sát hại hàng nghìn con người mà không một chút dấu hiệu ăn năn quả là ghê tởm xúc phạm. Chiến đấu chống những kẻ thù tội lỗi, có lẽ phải tránh hết mọi thứ tương cảm. Các nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp hay khủng bố là hoàn toàn thích đáng vì các nhãn hiệu này tách chúng ta ra khỏi những người ác chỉ muốn tiêu diệt chúng ta.
Đồng cảm quá gần gũi với sự ác là nguy hiểm về phương diện tâm linh và đạo đức, có thể làm suy yếu la bàn luân lý của ta. Tuy nhiên, cứng ngắc chấp nhận các nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp và khủng bố là cho phép mình một cách nguy hiểm được đối xử tàn tệ với những người chẳng ăn có gì với chủ nghĩa khủng bố. Thí dụ, năm 2004, Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế phúc trình rằng “từ 70% tới 90% những người bị tước tự do ở Iraq đã bị bắt lầm” (53). Phúc Trình Fay-Jones, do các chỉ huy quân sự ở Iraq uỷ nhiệm để điều tra vụ tai tiếng Abu Ghraib, cũng kết luận rằng: Thẩm Quyền Lâm Thời của Liên Minh đã bắt giữ nhiều người không hề dính dáng gì tới chủ nghĩa khủng bố. Cuối năm 2003, khi phong trào nổi dậy tại Iraq tăng thêm lực lượng, các binh sĩ Hoa Kỳ bắt đầu ruồng bố và cầm tù cả hàng nghìn người. Ấy thế nhưng, Phúc Trình Fay-Jones cho biết: “từ 85% tới 90% những người bị giam giữ không có giá trị gì về tình báo dựa vào các cuộc phỏng vấn và thuyết trình toàn diện” (54). Sau khi bắt những người này phải chịu các đối xử bạo hành, Thẩm Quyền Lâm Thời của Liên Minh tại Iraq đã thả nhiều người trong số họ. Cũng thế, Hoa Kỳ từng phóng thích hàng trăm tù nhân khỏi Guantánamo Bay sau khi kết luận họ không còn đe dọa khủng bố nữa. Nhiều người trong số họ đã bị quét sạch trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan hay bị Liên Minh Phương Bắc, một đồng minh trong chiến tranh Afghanistan, bán cho Hoa Kỳ.
Những câu truyện rùng rợn của bản thân đã xuất hiện từ những người chỉ đơn giản có mặt không đúng chỗ và không đúng lúc. Thí dụ, trong cuộc chiến tranh Afghanistan, Hoa Kỳ bắt giữ 3 người Anh, tố cáo họ có liên hệ với al-Quaeda. Họ bị dẫn qua Guantánamo Bay, để chịu 2 năm thẩm vấn bạo hành, gồm nhiều thời kỳ dài bị trùm đầu và cô lập hóa. Họ chỉ được thả sau khi “Sở Mật Vụ Anh M15” xuất hiện với “chứng cớ bằng văn bản” chứng minh “các buộc tội chống lại họ là sai lạc” (55). Trường hợp của họ là một trong muôn vàn trường hợp, trong đó, người ta bị cầm tù lầm lẫn vì tội khủng bố. Rõ ràng, Hoa Kỳ đã áp dụng nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp vào nhiều người vô tội. Ấy thế nhưng, khi từ khước, không có bất cứ lòng tương cảm nào, chính phủ này đã không hề lưu tâm gì tới những cá nhân cụ thể tại nơi giam giữ, hoàn toàn bất kể tới nhân tính của họ (56).
Những người chỉ trích tương cảm cũng lẫn lộn nó với khoan dung. Tuy nhiên, tương cảm không đòi “phải mù quáng đồng ý với quan điểm của người khác” (57). Thay vào đó, nó đòi ta phải xem sét đời sống bên trong và giá trị của người khác. Tương cảm tỏ lộ nhân phẩm một cách đặc biệt và có thể ngăn ngừa ta đừng cư xử với con người như những đồ vật. Nếu ta coi một người bị giam giữ kém giá trị hơn một con chó hay một con chuột chuối, ta sẽ không có khả năng tương cảm với ông ta và do đó, có rất ít ưu tư luân lý khi tra tấn hay bạo hành ông ta. Những người chỉ trích tương cảm hiểu rất đúng rằng nó thay đổi hành động qua lại của ta với người khác. Nếu nối nó với liên đới, tương cảm sẽ ngăn ngừa ta khỏi tra tấn người khác nhân danh an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ta không nên nhất trí với người khác hay thụ động chấp nhận thế giới quan của họ. Tôi có thể tương cảm với một ai đó như al-Qahtani, dù dự cảm thấy rằng anh ta có ý định hủy diệt người vô tội nhưng vẫn có thể chống đối việc anh ta vô luân sử dụng người vô tội. Mặt khác, tôi có thể đưa ra các biện pháp quân sự và các biện pháp khác để ngăn ngừa anh ta khỏi hủy diệt người khác. Như thế, đồng hóa tương cảm với khoan dung là sai lầm căn để. Các chính khách có thể thấy phương trình này hữu ích về phương diện mỹ từ học để động viên quần chúng chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng nó có rất ít giá trị triết học.
Kết luận
Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 làm người Mỹ bị chấn kích. Bất chấp các lời cảnh giác rằng al Quaeda có thể tấn công Hoa Kỳ, nhiều chính khách vẫn không dự cảm được các cuộc tấn công này. Phần lớn người Hoa Kỳ không hề nghĩ rằng Hoa Kỳ lại có thể bị khủng bố quốc tế chấn thương. Họ vốn coi quân khủng bố như một nhóm người trong bóng tối tìm cách hủy diệt lối sống của họ, thế thôi. Nên họ lúng túng không biết phải định vị các cuộc tấn công này vào cái khung ý niệm nào, so sánh chúng với cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng năm 1941, với chủ nghĩa hư vô của Nga thế kỷ 19 hay với chủ nghĩa cộng sản.
Nhiều nhà bình luận cho rằng cuộc chiến chống Al Quaeda vừa có tính cách trí thức vừa có tính cách quân sự. Làm thế nào để có thể bảo vệ được phẩm giá con người khi những kẻ cực đoan luôn tìm cách hủy diệt nó? Khuôn khổ trí thức nào cung cấp được sự bảo vệ tốt nhất cho phẩm giá ấy? (58). Để trả lời thách đố này, ta cần không những phải khẳng định phẩm giá con người mà còn xét xem phải liên hệ ra sao với những con người ta chưa biết. Tương cảm, tức cảm nghiệm đời sống bên trong của người khác, cung cấp cho ta một phương thế tối cần để biết trân quí người khác. Quĩ tích lý tưởng của nó là mối liên hệ mặt đối mặt, một liên hệ mang đến cho ta cơ hội để hiểu nhau và sửa chữa cho nhau. Bất hạnh thay, ta có thể lạm dụng các mối liên hệ với người khác, dùng tương cảm để tiêu diệt họ. Thành thử ra, ta cần liên kết tương cảm với tình liên đới giữa mọi người, nhờ thế sẽ tránh được các lạm dụng đối với tương cảm.
Các thông tư tra tấn tạo ra một bầu khí dửng dưng luân lý hết sức nguy hiểm đối với người bị giam giữ trong cuộc chiến chống khủng bố. Cả các viên chức của Bộ Quốc Phòng lẫn của Bộ Tư Pháp đều làm ngơ tư cách làm người cụ thể của họ, bằng cách sử dụng não trạng thực dụng vốn phớt lờ giá trị của con người. Tiếp nhận cách tiếp cận hẹp hòi ấy đối với luân lý tính, các thẩm vấn viên đã hạ cấp những người bị giam giữ, đối xử với họ như những tạo vật dưới con người. Khi bị đối chất với các tin tức về việc đối xử này, các viên chức và nhân vật công đành rút lui về ý niệm cho rằng những người chiến đấu bất hợp pháp không có quyền lợi gì.
Các viên chức và nhân vật trên làm ngơ nhiều người vô tội bị dán nhãn hiệu lầm là khủng bố và phải chịu đối xử một cách bạo hành tại Guantánamo Bay, Abu Ghraib, và nhiều nơi khác trên khắp thế giới. Những biện minh trí thức và thực hành bạo lực và tàn bạo ấy đã làm cho hình ảnh Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới bị thương tổn một cách sâu xa. Thay vì đáp ứng chủ nghĩa khủng bố xấu xa bằng cách đưa ra các chính sách biết tôn trọng con người, Hoa Kỳ đã bạo hành các người đang bị mình giam giữ. Khi các chính phủ chiến đấu chống lại quân khủng bố tàn bạo, họ thường dùng các thực hành man rợ. Tuy nhiên, nếu ta muốn hạn chế các thực hành này, ta phải khai triển và thực sự áp dụng một cách nghiêm túc các chỉ thị có tính đạo đức biết duy trì tối thiểu một chút tương cảm và liên đới nào đó.
Hơn 2 nghìn 500 năm trước đây, sử gia Hy Lạp vĩ đại là Thucydides đã ghi chép lại sự thoái hóa trở thành man rợ tại đảo Corcyra. Phe này đánh lại phe kia, sát hại vô số người và triệt hạ luôn Corcyra. Khi chi tiết hóa thảm kịch này, Thucydides đặc biệt khuyên người ta lưu ý tới vấn đề ngôn ngữ. Ông bảo rằng: trong cuộc cách mạng ở Corcyra, ngôn từ đã thay đổi hết ý nghĩa thông thường của chúng và đã tiếp nhận các nghĩa mà người ta bắt chúng phải nhận. Liều lĩnh bất cẩn phải được coi là lòng can đảm nơi một đồng minh trung thành; dè dặt khôn ngoan là hèn nhát trông thấy; chừng mực được coi như hóa trang của kẻ không phải là trượng phu; khả năng thấy mọi phía của vấn đề là thiếu khả năng làm bất cứ chuyện gì. Hung hăng võ quyền trở thành đặc tính của nam tử hán; mưu mẹo quỉ quyệt trở thành phương tiện hợp lý của tự vệ (59).
Khi tái định nghĩa tra tấn một cách tinh vi, bằng cách bác bỏ tương cảm và sử dụng các nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp và quân khủng bố, chính phủ Bush quả đã bóp méo ngôn ngữ đạo đức của ta một cách sâu xa. Nó thực sự đồng hóa chừng mực với tính phi nam tử (unmanliness) và tố cáo những ai đưa ý kiến tương cảm là “thiếu khả năng hành động”. Những người ít quan tâm lo lắng đến chuyện tra tấn về phương diện luân lý được coi như đại biểu cho “nam tử hán” (manliness), trong khi những người lên án nó thì đều là ‘hèn nhát trông thấy”. Cả Kitô hữu lẫn những người không phải là Kitô hữu phải coi những chủ tương ấy là đáng lo ngại sâu xa. May mắn một điều, một số người Hoa Kỳ đã lên tiếng chống lại các chủ trương này, và trong thời đại truyền thông và liên mạng 24 giờ một ngày này, nhiều tin tức đã liên tiếp được gửi đi liên quan tới việc Hoa Kỳ đối xử với các người bị giam giữ. Không như tại Corcyra, các định chế dân chủ tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã bắt đầu tỏ thái độ đối với rất nhiều lời tố cáo về tra tấn và bạo hành (60). Hy vọng, giữa lúc ta đang giáp mặt với viễn tượng rất có thể có những cuộc tấn công khủng bố khác trong tương lai, ta sẽ có được một ý thức tương cảm và liên đới để gắn bó với “những luật lệ tổng quát mà mọi người chúng ta đều trông đợi vào để được cứu thoát trong nghịch cảnh” (61). Nếu không, giống như người Corcyra, ta sẽ dần dần rơi xuống lối sống man rợ.
Viết theo Derek S. Jeffreys, tạp chí tư tưởng và văn hóa Logos số Mùa Hè năm 2006, của Đại Học Công Giáo St Thomas, Minnesota, Hoa Kỳ.
Ghi chú
48. Bin Ladin đưa ra nhận định này trong cuộc phỏng vấn của ABC và được trích lại trong The 9/11 Commission Report, 47.
49. The Rush Limbaugh Show, 12 tháng 5, 2004, có tại http://www.freerepublic.com/focus/f-news/1134391/posts.
50. Adam Zagorin và Michael Duffy, “Inside the Interrogation of Detainee 063,” Time, 20 tháng 6, 2005, 29.
51. Zagorin và Duffy, “Inside the Interrogation of Detainee 063,” 30.
52. Patrick D. Healy, “Rove Criticizes Liberals on 9/11,” The New York Times, 23 tháng 6, 2005.
53. “Report of the International Committee of the Red Cross (ICRC) on the Treatment of Coalition Forces of Prisoners of War and Other Protected Persons by the Geneva Conventions in Iraq during Arrest, Internment and Interrogation,” Tháng 2, 2004, trong The Torture Papers, 388.
54. “The Fay-Jones Report: Investigation of Intelligence Activities at Abu Ghraib,” trong The Torture Papers, 1042.
55. David Rose, Guantánamo : The War on Human Rights (New York: The New Press, 2004), 15.
56. Xem Mark Denbeaux, Joshua Denbeaux, và David Gratz, “Report on Guantánamo detainees: A Profile of 517 Detainees through Analysis of Department of Defense Data,” có tại http://law.shu.edu/news/guantanamo_report_final_2_08_06.pdf.
57. Michael D. Barber, Equality and Diversity: Phenomenological Investigations of Prejudice and Discrimination (Amherst, NY: Humanity Books, 2001), 121.
58. Xem Paul Berman, Terror and Liberalism (New York: W.W. Norton and Company, 2003) và Michael Ignatieff, The Lesser Evil: Political Ethics in the Age of Terror (Princeton: Princeton University Press, 2004).
59. Thucydides, The Peloponnesian War, Bản dịch Crawley, hiệu đính, T. E. Wick viết dẫn nhập (New York: The Modern Library, 1982), Cuốn 3, 82.
60. Tháng 12 năm 2005, Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua Tu Chính McCain, ngăn cấm tra tấn và bạo hnàh người giam giữ. Không may, khi ký ban hành, Tổng Thống Bush ban hành một tuyên bố cho thấy ông dành quyền hiến định phủ quyết phần nói về tra tấn. Xem Tu Chính McCain tại
http://www.fcnl.org/issues/item.php?item_id=1567&issue_id=70. Xem tuyên bố của TT Bush tại http://www.boston.com/news/nation/washington/articles/2006/01/04/bush_could_bypass_new_torture_ban/?rss_id=Boston.com+%2F+News.
61. Thucydides, The Peloponnesian War, Cuốn 3, 84.
Tuy nhiên, tại sao ta cần phải cố gắng hiểu cuộc sống bên trong của những kẻ đang tìm cách hủy diệt xã hội ta? Osama Bin Ladin chưa hề tỏ lòng tương cảm đối với người Hoa Kỳ, đến độ có lần còn nói: “chúng tôi tin rằng những tên cướp xấu xa nhất trên thế giới ngày nay và là những tên khủng bố tồi tệ nhất chính là người Hoa Kỳ. Không có gì ngăn được bạn ngoại trừ có lẽ phải trả thù lại. Chúng tôi không cần phải phân biệt quân đội hay thường dân. Đối với chúng tôi, tất cả họ đều là mục tiêu” (48). Vậy thì tại sao lại phải tương cảm với một con người quái vật đó, một con người chưa bao giờ tỏ quan tâm luân lý đối với người Hoa Kỳ? Trong các năm sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, các lời kêu gọi phải tương cảm với quân khủng bố thường bị người ta đem ra chế riễu. Đôi khi, các nhân vật công hoàn toàn bác bỏ nhân tính của những người đánh lại chúng ta. Thí dụ, tháng 5 năm 2004, quân nổi dậy ở Iraq bắt cóc và dã man sát hại một thương gia trẻ người Hoa Kỳ tên là Nicholas Berg. Berg bị chặt đầu, và cuộc hành quyết anh được quay video. Phản ứng trước tội ác khủng khiếp này, người dẫn hội thoại (talk show host) nổi tiếng là Rust Limbaugh lên án những kẻ sát hại Berg như sau: “bạn biết những tên này là ai. Chẳng có gì mầu nhiệm cả. Bọn chúng không tốt, chẳng có gì tốt ở nơi chúng. Chúng là những tên đồi trụy, mất trí, hoàn toàn rác rưởi, đồ phế thải nhân bản” (49). Limbaugh không phải là người duy nhất sử dụng một ngôn ngữ như thế đối với al Quaeda và những người nổi dậy tại Iraq; nhiều người dẫn hội thoại và các nhân vật công cũng bác bỏ nhân tính của họ như vậy.
Một ngôn ngữ như trên minh họa cho thấy mối liên kết gần gũi giữa tương cảm và liên đới. Buồn thay, ta có thể bắt mình thôi không tương cảm bằng cách chối bỏ việc ta có cùng một nhân tính như người khác. Ta có thể từ khước không nhìn nhận rằng người khác là những con người không thể nào hoán chuyển được (incommunicable), độc đáo trong nhân cách và các khả năng tinh thần. Qua việc nghĩ về người bị giam giữ vì khủng bố như “một người khác” hoàn toàn xa lạ, tôi “đã bị cái tính người khác kia chặn đường không chuyển dịch từ tính chủ quan của tôi qua tính chủ quan của anh ta được” (“Emphatic Understanding” 49). Sự tương tự thể lý hay sự tương tự khác mà thôi không thể sản sinh ra tương cảm nhưng phải được “định vị trong một tình liên đới nào đó” (ibid., 60). Liên đới đòi ta vừa phải cảm nhận vừa phải quyết ý muốn nhân tính chung và giá trị của cá nhân. Nó đòi ta phải từ bỏ “thứ ngạo nghễ cô lập, ý muốn hưởng không khí trong lành hơn mọi người khác trong nhân loại” (ibid., 49). Nếu ta cứ nhất định coi người khác như đồ “phế thải nhân bản”, ta không thể nào chia sẻ tính cộng đoàn với họ.
Các phúc trình rải rác từ Guantánamo Bay cho thấy: các thẩm vấn viên nhất trí với Rush Limbaugh, cũng chấp nhận các chính sách cố tình phá hoại tình liên đới. Thí dụ, năm 2005, tạp chí Time nhận được nhiều bản ghi sổ thẩm vấn tại Guantánamo Bay. Các bản này mô tả cách các thẩm vấn viên xử lý “không tặc viên thứ 20” Mohammed al-Qahtani, người tới Hoa Kỳ với ý định tham dự vào các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9. Các viên chức di trú giam giữ anh ta, nhờ thế, dù không biết, đã ngăn cản được anh ta khỏi tham gia cuộc tấn công. Anh ta được thả nhưng sau đó bị bắt tại Afghanistan và bị dẫn qua Guantánamo Bay. Al-Qahtani là một tù nhân khó xử, rõ ràng được huấn luyện kỹ về các kỹ thuật dấu diếm (counterresistance). Anh ta chống cưỡng một cách bạo động hay bất bạo động, nhất định chối bỏ mình là thành phần của âm mưu ngày11 tháng 9. Tuy nhiên, từ từ, các thẩm vấn viên phải dùng một loạt các kỹ thuật khác nhau buộc anh ta phải nhìn nhận. Nhiều kỹ thuật vẫn còn được giữ bí mật, nhưng ta cũng biết rằng từ cuối năm 2002, các thẩm vấn viên mở rộng danh mục kỹ thuật của họ sau khi Bộ Trưởng Rumsfeld chấp thuận các kỹ thuật mới. Các sổ ghi thẩm vấn cho thấy các thẩm vấn viên quyết tâm triệt hạ mọi cảm thức về nhân tính của al-Qahtani. Xin trích dẫn một đoạn trong sổ ghi: “người giam giữ được nhắc nhở rằng không ai yêu thương, chăm sóc hay nhớ đến anh ta. Anh ta được nhắc nhớ rằng anh ta kém hơn nhân bản và súc vật còn có tự do và yêu thương hơn anh ta. Anh ta được dẫn ra ngoài để thấy gia đình những con chuột chuối (banana rats). Chuột chuối được di chuyển tự do, chơi đùa, ăn uống, tỏ quan tâm cho nhau. Người giam giữ bị so sánh với gia đình chuột chuối và được nhấn mạnh hơn nữa rằng chúng được nhiều yêu thương, tự do, và quan tâm hơn anh ta. Người bị giam giữ bắt đầu khóc khi bị so sánh như thế” (50).
Trong một đoạn ghi khác, thẩm vấn viên “nói với người bị giam giữ rằng chó được quí trọng hơn vì chó biết phân biệt điều đúng với điều sai và biết bảo vệ người vô tội khỏi người xấu xa. Bắt đầu dạy người bị giam giữ những bài học như ngồi yên, đến đây và sủa để nâng địa vị của anh ta lên địa vị của chó. Người bị giam giữ bắt đầu giao động rất nhiều” (51). Chắc chắn, các thẩm vấn viên còn bắt al-Qahtani chịu nhiều bạo hành khác chưa được công bố.
Những sổ ghi này đã minh họa sống động việc tương cảm lệ thuộc ra sao đối với liên đới giữa các con người. Các thẩm vấn viên quả đã tấn công vào chính tư cách làm người của al-Qahtani, đẩy anh ta xuống hàng súc vật một cách có hệ thống. Anh ta không còn là một hữu thể có cuộc sống bên trong, có tự do chọn lựa. Thay vào đó, anh ta là một hình thức sống dưới con người, chỉ nhận lại được tính người khi chịu hợp tác với các thẩm vấn viên. Khi ta cho phép việc phi nhân hóa này, ta không thể hy vọng vun sới được tương cảm. Ta hoàn toàn bước ra ngoài nhân vị con người, võ đoán tái định nghĩa họ như thú vật. Trong một thế giới như thế, liên đới sẽ không có mà tương cảm cũng không nốt.
Tương cảm có sinh ra yếu đuối hay chủ nghĩa tương đối về luân lý không?
Nhiều người Hoa Kỳ không đi xa đến nỗi bác bỏ tính người của những người bị tình nghi là khủng bố. Thay vào đó, họ sợ rằng tương cảm bộc lộ sự yếu đuối hay hàm nghĩa một chủ nghĩa tương đối về luân lý, tất cả đều phá hoại các phán đoán luân lý. Thí dụ, trong một bài diễn văn gây tranh cãi, cố vấn tổng thống là ông Karl Rove gợi ý rằng “người bảo thủ thấy sự man rợ của ngày 11 tháng 9 trong các cuộc tấn công và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh; người cấp tiến thấy sự man rợ của cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 và chỉ muốn chuẩn bị các bản cáo trạng đồng thời đề nghị giải pháp điều trị và hiểu biết đối với những người tấn công” (52). Bất chấp đặc tính gây tranh cãi của các nhận định này, Rove quả đã nói lên một cảm quan chung về tương cảm. Trong các cuộc thảo luận công cộng về chủ nghĩa khủng bố, những người kêu gọi tương cảm bị coi là “mềm” (soft) về an ninh quốc gia. Nhiều người lo lắng một cách hợp lý rằng vun sới tương cảm là giảm khinh cái ác của chủ nghĩa khủng bố. Tìm cách hiểu được cuộc sống bên trong của những người chặt đầu Nick Berg hay tương cảm với 19 tên không tặc ngày 11 tháng 9 là ta đã bắt đầu bào chữa cho sự ác. Với một số khác, tương cảm với những kẻ dám sát hại hàng nghìn con người mà không một chút dấu hiệu ăn năn quả là ghê tởm xúc phạm. Chiến đấu chống những kẻ thù tội lỗi, có lẽ phải tránh hết mọi thứ tương cảm. Các nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp hay khủng bố là hoàn toàn thích đáng vì các nhãn hiệu này tách chúng ta ra khỏi những người ác chỉ muốn tiêu diệt chúng ta.
Đồng cảm quá gần gũi với sự ác là nguy hiểm về phương diện tâm linh và đạo đức, có thể làm suy yếu la bàn luân lý của ta. Tuy nhiên, cứng ngắc chấp nhận các nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp và khủng bố là cho phép mình một cách nguy hiểm được đối xử tàn tệ với những người chẳng ăn có gì với chủ nghĩa khủng bố. Thí dụ, năm 2004, Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế phúc trình rằng “từ 70% tới 90% những người bị tước tự do ở Iraq đã bị bắt lầm” (53). Phúc Trình Fay-Jones, do các chỉ huy quân sự ở Iraq uỷ nhiệm để điều tra vụ tai tiếng Abu Ghraib, cũng kết luận rằng: Thẩm Quyền Lâm Thời của Liên Minh đã bắt giữ nhiều người không hề dính dáng gì tới chủ nghĩa khủng bố. Cuối năm 2003, khi phong trào nổi dậy tại Iraq tăng thêm lực lượng, các binh sĩ Hoa Kỳ bắt đầu ruồng bố và cầm tù cả hàng nghìn người. Ấy thế nhưng, Phúc Trình Fay-Jones cho biết: “từ 85% tới 90% những người bị giam giữ không có giá trị gì về tình báo dựa vào các cuộc phỏng vấn và thuyết trình toàn diện” (54). Sau khi bắt những người này phải chịu các đối xử bạo hành, Thẩm Quyền Lâm Thời của Liên Minh tại Iraq đã thả nhiều người trong số họ. Cũng thế, Hoa Kỳ từng phóng thích hàng trăm tù nhân khỏi Guantánamo Bay sau khi kết luận họ không còn đe dọa khủng bố nữa. Nhiều người trong số họ đã bị quét sạch trong cuộc chiến tranh tại Afghanistan hay bị Liên Minh Phương Bắc, một đồng minh trong chiến tranh Afghanistan, bán cho Hoa Kỳ.
Những câu truyện rùng rợn của bản thân đã xuất hiện từ những người chỉ đơn giản có mặt không đúng chỗ và không đúng lúc. Thí dụ, trong cuộc chiến tranh Afghanistan, Hoa Kỳ bắt giữ 3 người Anh, tố cáo họ có liên hệ với al-Quaeda. Họ bị dẫn qua Guantánamo Bay, để chịu 2 năm thẩm vấn bạo hành, gồm nhiều thời kỳ dài bị trùm đầu và cô lập hóa. Họ chỉ được thả sau khi “Sở Mật Vụ Anh M15” xuất hiện với “chứng cớ bằng văn bản” chứng minh “các buộc tội chống lại họ là sai lạc” (55). Trường hợp của họ là một trong muôn vàn trường hợp, trong đó, người ta bị cầm tù lầm lẫn vì tội khủng bố. Rõ ràng, Hoa Kỳ đã áp dụng nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp vào nhiều người vô tội. Ấy thế nhưng, khi từ khước, không có bất cứ lòng tương cảm nào, chính phủ này đã không hề lưu tâm gì tới những cá nhân cụ thể tại nơi giam giữ, hoàn toàn bất kể tới nhân tính của họ (56).
Những người chỉ trích tương cảm cũng lẫn lộn nó với khoan dung. Tuy nhiên, tương cảm không đòi “phải mù quáng đồng ý với quan điểm của người khác” (57). Thay vào đó, nó đòi ta phải xem sét đời sống bên trong và giá trị của người khác. Tương cảm tỏ lộ nhân phẩm một cách đặc biệt và có thể ngăn ngừa ta đừng cư xử với con người như những đồ vật. Nếu ta coi một người bị giam giữ kém giá trị hơn một con chó hay một con chuột chuối, ta sẽ không có khả năng tương cảm với ông ta và do đó, có rất ít ưu tư luân lý khi tra tấn hay bạo hành ông ta. Những người chỉ trích tương cảm hiểu rất đúng rằng nó thay đổi hành động qua lại của ta với người khác. Nếu nối nó với liên đới, tương cảm sẽ ngăn ngừa ta khỏi tra tấn người khác nhân danh an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ta không nên nhất trí với người khác hay thụ động chấp nhận thế giới quan của họ. Tôi có thể tương cảm với một ai đó như al-Qahtani, dù dự cảm thấy rằng anh ta có ý định hủy diệt người vô tội nhưng vẫn có thể chống đối việc anh ta vô luân sử dụng người vô tội. Mặt khác, tôi có thể đưa ra các biện pháp quân sự và các biện pháp khác để ngăn ngừa anh ta khỏi hủy diệt người khác. Như thế, đồng hóa tương cảm với khoan dung là sai lầm căn để. Các chính khách có thể thấy phương trình này hữu ích về phương diện mỹ từ học để động viên quần chúng chống lại chủ nghĩa khủng bố, nhưng nó có rất ít giá trị triết học.
Kết luận
Các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 làm người Mỹ bị chấn kích. Bất chấp các lời cảnh giác rằng al Quaeda có thể tấn công Hoa Kỳ, nhiều chính khách vẫn không dự cảm được các cuộc tấn công này. Phần lớn người Hoa Kỳ không hề nghĩ rằng Hoa Kỳ lại có thể bị khủng bố quốc tế chấn thương. Họ vốn coi quân khủng bố như một nhóm người trong bóng tối tìm cách hủy diệt lối sống của họ, thế thôi. Nên họ lúng túng không biết phải định vị các cuộc tấn công này vào cái khung ý niệm nào, so sánh chúng với cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng năm 1941, với chủ nghĩa hư vô của Nga thế kỷ 19 hay với chủ nghĩa cộng sản.
Nhiều nhà bình luận cho rằng cuộc chiến chống Al Quaeda vừa có tính cách trí thức vừa có tính cách quân sự. Làm thế nào để có thể bảo vệ được phẩm giá con người khi những kẻ cực đoan luôn tìm cách hủy diệt nó? Khuôn khổ trí thức nào cung cấp được sự bảo vệ tốt nhất cho phẩm giá ấy? (58). Để trả lời thách đố này, ta cần không những phải khẳng định phẩm giá con người mà còn xét xem phải liên hệ ra sao với những con người ta chưa biết. Tương cảm, tức cảm nghiệm đời sống bên trong của người khác, cung cấp cho ta một phương thế tối cần để biết trân quí người khác. Quĩ tích lý tưởng của nó là mối liên hệ mặt đối mặt, một liên hệ mang đến cho ta cơ hội để hiểu nhau và sửa chữa cho nhau. Bất hạnh thay, ta có thể lạm dụng các mối liên hệ với người khác, dùng tương cảm để tiêu diệt họ. Thành thử ra, ta cần liên kết tương cảm với tình liên đới giữa mọi người, nhờ thế sẽ tránh được các lạm dụng đối với tương cảm.
Các thông tư tra tấn tạo ra một bầu khí dửng dưng luân lý hết sức nguy hiểm đối với người bị giam giữ trong cuộc chiến chống khủng bố. Cả các viên chức của Bộ Quốc Phòng lẫn của Bộ Tư Pháp đều làm ngơ tư cách làm người cụ thể của họ, bằng cách sử dụng não trạng thực dụng vốn phớt lờ giá trị của con người. Tiếp nhận cách tiếp cận hẹp hòi ấy đối với luân lý tính, các thẩm vấn viên đã hạ cấp những người bị giam giữ, đối xử với họ như những tạo vật dưới con người. Khi bị đối chất với các tin tức về việc đối xử này, các viên chức và nhân vật công đành rút lui về ý niệm cho rằng những người chiến đấu bất hợp pháp không có quyền lợi gì.
Các viên chức và nhân vật trên làm ngơ nhiều người vô tội bị dán nhãn hiệu lầm là khủng bố và phải chịu đối xử một cách bạo hành tại Guantánamo Bay, Abu Ghraib, và nhiều nơi khác trên khắp thế giới. Những biện minh trí thức và thực hành bạo lực và tàn bạo ấy đã làm cho hình ảnh Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới bị thương tổn một cách sâu xa. Thay vì đáp ứng chủ nghĩa khủng bố xấu xa bằng cách đưa ra các chính sách biết tôn trọng con người, Hoa Kỳ đã bạo hành các người đang bị mình giam giữ. Khi các chính phủ chiến đấu chống lại quân khủng bố tàn bạo, họ thường dùng các thực hành man rợ. Tuy nhiên, nếu ta muốn hạn chế các thực hành này, ta phải khai triển và thực sự áp dụng một cách nghiêm túc các chỉ thị có tính đạo đức biết duy trì tối thiểu một chút tương cảm và liên đới nào đó.
Hơn 2 nghìn 500 năm trước đây, sử gia Hy Lạp vĩ đại là Thucydides đã ghi chép lại sự thoái hóa trở thành man rợ tại đảo Corcyra. Phe này đánh lại phe kia, sát hại vô số người và triệt hạ luôn Corcyra. Khi chi tiết hóa thảm kịch này, Thucydides đặc biệt khuyên người ta lưu ý tới vấn đề ngôn ngữ. Ông bảo rằng: trong cuộc cách mạng ở Corcyra, ngôn từ đã thay đổi hết ý nghĩa thông thường của chúng và đã tiếp nhận các nghĩa mà người ta bắt chúng phải nhận. Liều lĩnh bất cẩn phải được coi là lòng can đảm nơi một đồng minh trung thành; dè dặt khôn ngoan là hèn nhát trông thấy; chừng mực được coi như hóa trang của kẻ không phải là trượng phu; khả năng thấy mọi phía của vấn đề là thiếu khả năng làm bất cứ chuyện gì. Hung hăng võ quyền trở thành đặc tính của nam tử hán; mưu mẹo quỉ quyệt trở thành phương tiện hợp lý của tự vệ (59).
Khi tái định nghĩa tra tấn một cách tinh vi, bằng cách bác bỏ tương cảm và sử dụng các nhãn hiệu kẻ chiến đấu bất hợp pháp và quân khủng bố, chính phủ Bush quả đã bóp méo ngôn ngữ đạo đức của ta một cách sâu xa. Nó thực sự đồng hóa chừng mực với tính phi nam tử (unmanliness) và tố cáo những ai đưa ý kiến tương cảm là “thiếu khả năng hành động”. Những người ít quan tâm lo lắng đến chuyện tra tấn về phương diện luân lý được coi như đại biểu cho “nam tử hán” (manliness), trong khi những người lên án nó thì đều là ‘hèn nhát trông thấy”. Cả Kitô hữu lẫn những người không phải là Kitô hữu phải coi những chủ tương ấy là đáng lo ngại sâu xa. May mắn một điều, một số người Hoa Kỳ đã lên tiếng chống lại các chủ trương này, và trong thời đại truyền thông và liên mạng 24 giờ một ngày này, nhiều tin tức đã liên tiếp được gửi đi liên quan tới việc Hoa Kỳ đối xử với các người bị giam giữ. Không như tại Corcyra, các định chế dân chủ tại Hoa Kỳ và Âu Châu đã bắt đầu tỏ thái độ đối với rất nhiều lời tố cáo về tra tấn và bạo hành (60). Hy vọng, giữa lúc ta đang giáp mặt với viễn tượng rất có thể có những cuộc tấn công khủng bố khác trong tương lai, ta sẽ có được một ý thức tương cảm và liên đới để gắn bó với “những luật lệ tổng quát mà mọi người chúng ta đều trông đợi vào để được cứu thoát trong nghịch cảnh” (61). Nếu không, giống như người Corcyra, ta sẽ dần dần rơi xuống lối sống man rợ.
Viết theo Derek S. Jeffreys, tạp chí tư tưởng và văn hóa Logos số Mùa Hè năm 2006, của Đại Học Công Giáo St Thomas, Minnesota, Hoa Kỳ.
Ghi chú
48. Bin Ladin đưa ra nhận định này trong cuộc phỏng vấn của ABC và được trích lại trong The 9/11 Commission Report, 47.
49. The Rush Limbaugh Show, 12 tháng 5, 2004, có tại http://www.freerepublic.com/focus/f-news/1134391/posts.
50. Adam Zagorin và Michael Duffy, “Inside the Interrogation of Detainee 063,” Time, 20 tháng 6, 2005, 29.
51. Zagorin và Duffy, “Inside the Interrogation of Detainee 063,” 30.
52. Patrick D. Healy, “Rove Criticizes Liberals on 9/11,” The New York Times, 23 tháng 6, 2005.
53. “Report of the International Committee of the Red Cross (ICRC) on the Treatment of Coalition Forces of Prisoners of War and Other Protected Persons by the Geneva Conventions in Iraq during Arrest, Internment and Interrogation,” Tháng 2, 2004, trong The Torture Papers, 388.
54. “The Fay-Jones Report: Investigation of Intelligence Activities at Abu Ghraib,” trong The Torture Papers, 1042.
55. David Rose, Guantánamo : The War on Human Rights (New York: The New Press, 2004), 15.
56. Xem Mark Denbeaux, Joshua Denbeaux, và David Gratz, “Report on Guantánamo detainees: A Profile of 517 Detainees through Analysis of Department of Defense Data,” có tại http://law.shu.edu/news/guantanamo_report_final_2_08_06.pdf.
57. Michael D. Barber, Equality and Diversity: Phenomenological Investigations of Prejudice and Discrimination (Amherst, NY: Humanity Books, 2001), 121.
58. Xem Paul Berman, Terror and Liberalism (New York: W.W. Norton and Company, 2003) và Michael Ignatieff, The Lesser Evil: Political Ethics in the Age of Terror (Princeton: Princeton University Press, 2004).
59. Thucydides, The Peloponnesian War, Bản dịch Crawley, hiệu đính, T. E. Wick viết dẫn nhập (New York: The Modern Library, 1982), Cuốn 3, 82.
60. Tháng 12 năm 2005, Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua Tu Chính McCain, ngăn cấm tra tấn và bạo hnàh người giam giữ. Không may, khi ký ban hành, Tổng Thống Bush ban hành một tuyên bố cho thấy ông dành quyền hiến định phủ quyết phần nói về tra tấn. Xem Tu Chính McCain tại
http://www.fcnl.org/issues/item.php?item_id=1567&issue_id=70. Xem tuyên bố của TT Bush tại http://www.boston.com/news/nation/washington/articles/2006/01/04/bush_could_bypass_new_torture_ban/?rss_id=Boston.com+%2F+News.
61. Thucydides, The Peloponnesian War, Cuốn 3, 84.
Các sinh viên Hồi giáo mời Đức Thánh Cha đến nói chuyện trong đại hội tại Bali
Bùi Hữu Thư
05:41 15/09/2011
Sinh viên Hồi Giáo |
Hãng thông tấn Truyền Giáo Fides của Vatican cho hay các lãnh đạo của Hội Sinh Viên Hồi giáo Himpunan Mahasiswa Islam, đã gặp gỡ Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại LiênTôn.
Fides cho hay Hiệp hội sinh viên này, có vào khoảng một triệu hội viên, được thành lập năm 1947 và là hội sinh viên “đông nhất, lớn nhất và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Nam Dương.
Hãng thồng tấn Fides nói: Ngoài việc mời Đức Thánh Cha nói chuyện tại đại hội về đối thoại và hòa bình, các sinh viên nói với Đức Hồng Y về các phương cách để cổ võ cho việc đối thoại và đa tôn giáo, và khỏi sự các hình thức hợp tác với Công giáo.
Fides nói cuộc viếng thăm của chủ tịch hội sinh viên Noer Fajrieansyah, và các thành viên khác của ban điều hành chứng tỏ rằng tổ chức này đã trở lại thành một lực lượng cổ võ cho việc đối thoại và sự hòa điệu giữa các tôn giáo, và để tranh đấu chống sự quá khích.
Sau các vụ tấn công của quân khủng bố ngày 11/9 tại Hoa Kỳ, Fides nói, tổ chức này “phản đối mạnh mẽ vụ Hoa Kỳ ném bom và dùng quân lực can thiệp vào nội bộ Afghanistan" và từ chối những lên án rằng các nhóm quá khích Hồi giáo tại Nam Dương có liên hệ đến al-Qaida.
Fides nói: chủ tịch và một lãnh đạo khác của tổ chức “còn bị bắt vì đã đốt lá quốc kỳ của Hoa Kỳ.”
Miến Điện vi phạm tự do tôn giáo
Trầm Thiên Thu
10:11 15/09/2011
MYANMAR (UCANews, 14-4-2011) – Báo The Irrawaddy cho biết rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã xác định Miến Điện cùng với 7 nước khác là “các nước có sự quan tâm đặc biệt” về tự do tôn giáo. Các quốc gia đó là Miến Điện, Trung quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Ả Rập Saudi, Sudan và Uzbekistan. Các nước này đã vi phạm tự do tôn giáo từ lâu, thái quá và kinh niên.
Phó Ngoại trưởng về dân chủ, nhân quyền và lao động, Michael Posner, nói sau bài tường trình của ngoại trưởng Hillary Clinton: “Tại Miến Điện, hàng trăm tăng ni Phật giáo vẫn bị tù, và chính quyền không chấp nhận dân tộc Rohingya, dân tộc thiểu số Hồi giáo, là các công dân Miến Điện”.
Báo The Irrawaddy nói thêm rằng bài tường trình không nói tới hồ sơ lạm dụng nhân quyền đáng chê trách của Hoa Kỳ hoặc sự bách hại các tín đồ Hồi giáo. Theo tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), khoảng 250 người bị bắt giữ vẫn tin mình là Hồi giáo, hiện nay họ vẫn bị giam giữ phi pháp tại một căn cứ Mỹ ở Guantánamo thuộc Cuba.
Theo cựu tổng thống Clinton, các tổ chức và các hoạt động tôn giáo tại Miến Điện bị hạn chế tự do thể hiện tôn giáo và hội họp: “Hàng trăm tăng ni Phật giáo vẫn bị tù sau vụ đàn áp năm 2007 đối với những người biểu tình đòi dân chủ. Chính quyền thúc đẩy Phật giáo Theravada đối với các dạng Phật giáo khác hoặc các tôn giáo khác, nhất là các dân tộc thiểu số. Các nhóm Kitô giáo tiếp tục đấu tranh đòi quyền tu sửa nơi thờ phượng hoặc xây dựng các cơ sở mới. Chính quyền tiếp tục kiểm soát và hạn chế các hoạt động của Hồi giáo, kể cả các dân tộc thiểu số không là Phật giáo”.
Đền Thatbyinnyu ở Miến Điện |
Báo The Irrawaddy nói thêm rằng bài tường trình không nói tới hồ sơ lạm dụng nhân quyền đáng chê trách của Hoa Kỳ hoặc sự bách hại các tín đồ Hồi giáo. Theo tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), khoảng 250 người bị bắt giữ vẫn tin mình là Hồi giáo, hiện nay họ vẫn bị giam giữ phi pháp tại một căn cứ Mỹ ở Guantánamo thuộc Cuba.
Theo cựu tổng thống Clinton, các tổ chức và các hoạt động tôn giáo tại Miến Điện bị hạn chế tự do thể hiện tôn giáo và hội họp: “Hàng trăm tăng ni Phật giáo vẫn bị tù sau vụ đàn áp năm 2007 đối với những người biểu tình đòi dân chủ. Chính quyền thúc đẩy Phật giáo Theravada đối với các dạng Phật giáo khác hoặc các tôn giáo khác, nhất là các dân tộc thiểu số. Các nhóm Kitô giáo tiếp tục đấu tranh đòi quyền tu sửa nơi thờ phượng hoặc xây dựng các cơ sở mới. Chính quyền tiếp tục kiểm soát và hạn chế các hoạt động của Hồi giáo, kể cả các dân tộc thiểu số không là Phật giáo”.
Bangladesh: Giáo Hội địa phương chào mừng nhà truyền giáo thổ dân đầu tiên
Phạm Kim An
10:15 15/09/2011
ROMA - Ngày 9-9, Giáo phận Dinajpur đã có một sự kiện quan trọng đặc biệt cho Giáo hội Công giáo địa phương: việc truyền chức Linh mục cho cha Marandy Lucas, 36 tuổi, gốc thổ dân Santal, với tư cách là linh mục thổ dân truyền giáo đầu tiên.
"Vì yêu thương, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ. Tôi muốn cố gắng mỗi ngày nhớ thí dụ tình yêu này và bắt chước”, - nhà truyền giáo mới của Tu Hội Thừa sai Thánh Phanxicô Xavier (SX) đã cam kết như thế ở phần cuối của lễ truyền chức, vốn diễn ra tại nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Khalippur, do Đức Giám Mục Moses M. Costa, Giám phận Chittagongm, chủ sự.
Trong khi đó, linh mục Giuse Marandy, Tổng Đại Diện và Giám quản của Giáo phận Dinajpur, vui mừng nói: “Đây là một sự kiện lịch sử cho người thổ dân Santal. Nó thực hiện điều chúng tôi không thể thực hiện được".
Về bài sai đầu tiên của mình, cha Lucas Marandy sẽ đi truyền giáo ở Brazil.
Theo nguồn tin Giáo hội địa phương, do hãng tin Eglises d’Asie (Các Giáo hội châu Á, EDA) của Hội Thừa sai Paris cung cấp, hiện có hơn 50.000 người trong 225.000 thổ dân Santal ở Bangladesh là Kitô hữu, trong đó 70% là người Công giáo. (Zenit.org 14-9-2011)
Cha sẽ là đi truyền giáo ở Brazil |
Trong khi đó, linh mục Giuse Marandy, Tổng Đại Diện và Giám quản của Giáo phận Dinajpur, vui mừng nói: “Đây là một sự kiện lịch sử cho người thổ dân Santal. Nó thực hiện điều chúng tôi không thể thực hiện được".
Về bài sai đầu tiên của mình, cha Lucas Marandy sẽ đi truyền giáo ở Brazil.
Theo nguồn tin Giáo hội địa phương, do hãng tin Eglises d’Asie (Các Giáo hội châu Á, EDA) của Hội Thừa sai Paris cung cấp, hiện có hơn 50.000 người trong 225.000 thổ dân Santal ở Bangladesh là Kitô hữu, trong đó 70% là người Công giáo. (Zenit.org 14-9-2011)
Tín hữu Công giáo và Chính thống giáo hiệp nhất quanh thánh Ti-mô-thê
Nguyễn Trọng Đa
10:16 15/09/2011
Thánh tích dự kiến được đưa thăm Nga
TERMOLI, Ý – Người môn đệ thân yêu của Thánh Phaolô là một nguồn hiệp nhất cho người Công Giáo và Chính Thống giáo Nga vào ngày 9-9, khi đại diện của cả hai Giáo Hội tụ tập xung quanh thánh tích Thánh Ti-mô-thê tại Termoli, Ý.
Đoàn đại biểu Chính Thống giáo bao gồm Đức Tổng Giám Mục Zosimo, tổng giáo phận Elista, và Đức Giám mục Aristarh, giáo phận Kemerovo.
Sứ thần Tòa thánh tại Anh, Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, cũng tham dự sự kiện này. Ngài nhắc lại nhiệm kỳ lâu dài của Ngài như là Sứ thần Tòa thánh ở Nga. Đức Giám mục địa phương, Gianfranco De Luca, chào mừng các phái đoàn.
Các đoàn đại biểu cũng triển khai một kế hoạch cho Đức Giám mục De Luca để cung nghinh hộp sọ của thánh nhân đến Nga vào dịp Mùa chay của Chính Thống giáo, trong khi một Giám mục Chính thống giáo sẽ cầm đầu phái đoàn khi đưa trả thánh tích về Termoli. Thượng Phụ Kirill ở Moscow sẽ duyệt kế hoạch cho chuyến cung nghinh này.
Đức Giám mục De Luca tặng các Giám mục Chính thống giáo hai thánh tích nhỏ của Thánh Ti-mô-thê, trong khi các khách quý Chính thống giáo tặng lại cho Ngài một ảnh tượng nổi và một thánh tích của Thánh Seraphim.
Lịch sử
Các thánh tích của Thánh Ti-mô-thê đã được phát hiện vào năm 1945, trong quá trình trùng tu nhà thờ Vương Cung Thánh Đường của Termoli.
Trong nhiều năm, các thánh tích đã được giấu kín để giữ an toàn, vì sự hiểu biết về nơi an nghỉ của vị thánh này đã bị quên lãng, ngay cả cư dân địa phương.
Một hộp nhỏ được phát hiện với một gạch đá cẩm thạch, ghi các chữ "Nơi đây an nghỉ Chân phước Ti-mô-thê, môn đệ của Thánh Tông Đồ Phaolô".
Hộp sọ của Ngài đã luôn luôn được lưu giữ trong một nhà nguyện riêng.
Một cuốn sách năm 1977 về Giáo phận Termoli nói rằng thánh tích của Thánh Ti-mô-thê đã được đưa tới thành phố, bởi một bá tước khi ông trở về từ cuộc thập tự chinh. Thông tin này không được chứng thực trong các văn bản lịch sử, nhưng người ta chỉ biết là các thánh tích được cất giấu năm 1239, ở độ sâu khoảng gần một mét dưới nền nhà thờ.
Không có tài liệu chứng thực một cách rõ ràng việc chuyển dời thánh tích từ phương Đông đến thành phố trên bờ biển Adriatic, và không xảy ra tranh chấp. Năm 1947, truyện này đã được Ủy ban lịch sử của Thánh bộ Lễ nghi Tòa thánh ủng hộ. (Zenit.org 14-9-2011)
TERMOLI, Ý – Người môn đệ thân yêu của Thánh Phaolô là một nguồn hiệp nhất cho người Công Giáo và Chính Thống giáo Nga vào ngày 9-9, khi đại diện của cả hai Giáo Hội tụ tập xung quanh thánh tích Thánh Ti-mô-thê tại Termoli, Ý.
Đoàn đại biểu Chính Thống giáo bao gồm Đức Tổng Giám Mục Zosimo, tổng giáo phận Elista, và Đức Giám mục Aristarh, giáo phận Kemerovo.
Sứ thần Tòa thánh tại Anh, Đức Tổng Giám Mục Antonio Mennini, cũng tham dự sự kiện này. Ngài nhắc lại nhiệm kỳ lâu dài của Ngài như là Sứ thần Tòa thánh ở Nga. Đức Giám mục địa phương, Gianfranco De Luca, chào mừng các phái đoàn.
Các đoàn đại biểu cũng triển khai một kế hoạch cho Đức Giám mục De Luca để cung nghinh hộp sọ của thánh nhân đến Nga vào dịp Mùa chay của Chính Thống giáo, trong khi một Giám mục Chính thống giáo sẽ cầm đầu phái đoàn khi đưa trả thánh tích về Termoli. Thượng Phụ Kirill ở Moscow sẽ duyệt kế hoạch cho chuyến cung nghinh này.
Đức Giám mục De Luca tặng các Giám mục Chính thống giáo hai thánh tích nhỏ của Thánh Ti-mô-thê, trong khi các khách quý Chính thống giáo tặng lại cho Ngài một ảnh tượng nổi và một thánh tích của Thánh Seraphim.
Lịch sử
Các thánh tích của Thánh Ti-mô-thê đã được phát hiện vào năm 1945, trong quá trình trùng tu nhà thờ Vương Cung Thánh Đường của Termoli.
Trong nhiều năm, các thánh tích đã được giấu kín để giữ an toàn, vì sự hiểu biết về nơi an nghỉ của vị thánh này đã bị quên lãng, ngay cả cư dân địa phương.
Một hộp nhỏ được phát hiện với một gạch đá cẩm thạch, ghi các chữ "Nơi đây an nghỉ Chân phước Ti-mô-thê, môn đệ của Thánh Tông Đồ Phaolô".
Hộp sọ của Ngài đã luôn luôn được lưu giữ trong một nhà nguyện riêng.
Một cuốn sách năm 1977 về Giáo phận Termoli nói rằng thánh tích của Thánh Ti-mô-thê đã được đưa tới thành phố, bởi một bá tước khi ông trở về từ cuộc thập tự chinh. Thông tin này không được chứng thực trong các văn bản lịch sử, nhưng người ta chỉ biết là các thánh tích được cất giấu năm 1239, ở độ sâu khoảng gần một mét dưới nền nhà thờ.
Không có tài liệu chứng thực một cách rõ ràng việc chuyển dời thánh tích từ phương Đông đến thành phố trên bờ biển Adriatic, và không xảy ra tranh chấp. Năm 1947, truyện này đã được Ủy ban lịch sử của Thánh bộ Lễ nghi Tòa thánh ủng hộ. (Zenit.org 14-9-2011)
Đức TGM Mamberti: ‘Kitô hữu là những người bị đàn áp nhất trên thế giới’
Nguyễn Trọng Đa
10:17 15/09/2011
"Tội ác thù hận có liên quan đến việc phủ nhận tự do tôn giáo"
ROMA - "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử", - Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Thư ký Tòa thánh về các Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Tòa thánh), nói như thế, khi Ngài phát biểu ngày 12-9 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Roma của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), về chủ đề "Ngăn ngừa và đáp trả cho các tội ác thù hận chống lại Kitô hữu".
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Massimo Introvigne, đại diện cá nhân cho cuộc tranh đấu chống lại sự bất khoan dung và sự phân biệt đối xử chống Kitô hữu của Chủ tịch hiện nay của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Audronius Aubalis người Lithuania, đã khẳng định: “Có một con đường trơn trượt dẫn từ sự bất khoan dung đến sự phân biệt đối xử, và từ sự phân biệt đối xử đến tội ác thù hận”.
Về phần mình, Tổng giám mục Hilarion Alfeyev, Chủ tịch Cơ quan Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Nga, đã khẳng định “đã đến lúc để các tín hữu Chính thống giáo và người Công giáo cùng nhau đáp trả cho các thách thức này”. Ngài cảnh báo: “Ngày nay, ý tưởng sai lầm lan truyền rằng các gốc rễ Kitô giáo của châu Âu có thể là một mối đe dọa cho các nền văn hóa tôn giáo khác nhau, nhưng đây chỉ là một nỗ lực cuối cùng để sử dụng sự đa dạng, nhằm loại trừ Kitô giáo ra khỏi lĩnh vực công cộng".
Trong hội nghị, một số hướng dẫn chỉ đạo cần làm theo trong cuộc chiến đấu và ngăn ngừa các tội ác thù hận chống lại các Kitô hữu đã xuất hiện, được tóm tắt bởi Đại sứ Renatas Norkus của nướcLithuania, chủ tịch Hội đồng thường trực của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Việc thứ nhất – liên quan đến việc thu thập một số lượng thông tin lớn về các tội ác chống lại Kitô hữu, qua việc thành lập một ngân hàng dữ liệu quốc tế - đã được đón nhận với một sự quan tâm lớn bởi Tổ chức trợ giúp Giáo hội lâm cơn khốn khó (AED). Từ khi thành lập đến nay, Tổ chức này đã cam kết để bảo vệ tự do tôn giáo, và xuất bản mỗi năm từ năm 1999 một "Báo cáo về Tự do Tôn giáo trên thế giới".
Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã nhấn mạnh rằng cũng có các hiện tượng phân biệt đối xử trong các nước đa số Kitô giáo, và "hiện nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị đàn áp nhất vì đức tin". Đây là một thực tế tượng trưng cho "một mối đe dọa đến an ninh và hòa bình".
Tiếp đó, Đức Tổng Giám Mục Mamberti giải thích: "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử". Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh, không nên nhầm lẫn giữa việc tôn trọng tự do tôn giáo "với thuyết tương đối hoặc ý kiến cho rằng trong thời hậu hiện đại, tôn giáo là một thành phần bên lề của đời sống công cộng".
Ngài còn khẳng định: "Tôn giáo còn hơn là một là ý kiến cá nhân, tôn giáo luôn tác động đến xã hội và các nguyên tắc đạo đức". Tự do tôn giáo không chỉ là tự do thờ phượng, mà còn "là quyền cầu nguyện, giáo dục, hoán cải, góp phần cho đường lối chính trị, và tham gia đầy đủ vào các hoạt động công cộng". (Zenit.org 14-9-2011)
ROMA - "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử", - Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Thư ký Tòa thánh về các Quan hệ với các Quốc gia (tức Ngoại trưởng Tòa thánh), nói như thế, khi Ngài phát biểu ngày 12-9 tại Hội nghị thượng đỉnh ở Roma của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), về chủ đề "Ngăn ngừa và đáp trả cho các tội ác thù hận chống lại Kitô hữu".
Phát biểu tại phiên khai mạc, ông Massimo Introvigne, đại diện cá nhân cho cuộc tranh đấu chống lại sự bất khoan dung và sự phân biệt đối xử chống Kitô hữu của Chủ tịch hiện nay của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), ông Audronius Aubalis người Lithuania, đã khẳng định: “Có một con đường trơn trượt dẫn từ sự bất khoan dung đến sự phân biệt đối xử, và từ sự phân biệt đối xử đến tội ác thù hận”.
Về phần mình, Tổng giám mục Hilarion Alfeyev, Chủ tịch Cơ quan Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Moscow, Nga, đã khẳng định “đã đến lúc để các tín hữu Chính thống giáo và người Công giáo cùng nhau đáp trả cho các thách thức này”. Ngài cảnh báo: “Ngày nay, ý tưởng sai lầm lan truyền rằng các gốc rễ Kitô giáo của châu Âu có thể là một mối đe dọa cho các nền văn hóa tôn giáo khác nhau, nhưng đây chỉ là một nỗ lực cuối cùng để sử dụng sự đa dạng, nhằm loại trừ Kitô giáo ra khỏi lĩnh vực công cộng".
Trong hội nghị, một số hướng dẫn chỉ đạo cần làm theo trong cuộc chiến đấu và ngăn ngừa các tội ác thù hận chống lại các Kitô hữu đã xuất hiện, được tóm tắt bởi Đại sứ Renatas Norkus của nướcLithuania, chủ tịch Hội đồng thường trực của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Việc thứ nhất – liên quan đến việc thu thập một số lượng thông tin lớn về các tội ác chống lại Kitô hữu, qua việc thành lập một ngân hàng dữ liệu quốc tế - đã được đón nhận với một sự quan tâm lớn bởi Tổ chức trợ giúp Giáo hội lâm cơn khốn khó (AED). Từ khi thành lập đến nay, Tổ chức này đã cam kết để bảo vệ tự do tôn giáo, và xuất bản mỗi năm từ năm 1999 một "Báo cáo về Tự do Tôn giáo trên thế giới".
Trong bài phát biểu của mình, Đức Tổng Giám Mục Mamberti đã nhấn mạnh rằng cũng có các hiện tượng phân biệt đối xử trong các nước đa số Kitô giáo, và "hiện nay, các Kitô hữu là nhóm tôn giáo bị đàn áp nhất vì đức tin". Đây là một thực tế tượng trưng cho "một mối đe dọa đến an ninh và hòa bình".
Tiếp đó, Đức Tổng Giám Mục Mamberti giải thích: "Các tội ác thù hận được nuôi dưỡng từ một môi trường, trong đó sự tự do tôn giáo không được tôn trọng đầy đủ, và tôn giáo bị phân biệt đối xử". Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh, không nên nhầm lẫn giữa việc tôn trọng tự do tôn giáo "với thuyết tương đối hoặc ý kiến cho rằng trong thời hậu hiện đại, tôn giáo là một thành phần bên lề của đời sống công cộng".
Ngài còn khẳng định: "Tôn giáo còn hơn là một là ý kiến cá nhân, tôn giáo luôn tác động đến xã hội và các nguyên tắc đạo đức". Tự do tôn giáo không chỉ là tự do thờ phượng, mà còn "là quyền cầu nguyện, giáo dục, hoán cải, góp phần cho đường lối chính trị, và tham gia đầy đủ vào các hoạt động công cộng". (Zenit.org 14-9-2011)
Nam Phi cho phép thành lập Đài Phát Thanh Công Giáo
Tiền Hô
10:44 15/09/2011
Johannesburg (Nam Phi), 15 Tháng Chín 2011 (CNA / EWTN) - Cộng đồng người Công Giáo tại Nam Phi vui mừng vì được tin Radio Veritas (Đài Phát Thanh Chân Lý) đã được cấp giấy phép phát sóng tại đây, sau 11 năm chờ đợi.
Cha Emil Blaser, linh mục Dòng Đa Minh, người đã dẫn đầu các nỗ lực vận động kể từ năm 2000 nói rằng: "Giấy phép được cấp đã mang đến cho chúng tôi một niềm vui không thể diễn tả được và những tin nhắn chúc mừng không ngừng được gửi đến". Cha nói thêm: "Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu và đã cố gắng trong mọi phương diện để có thể được phát sóng".
Cha Blaser nói rằng trong suốt 11 năm qua, đài đã tham gia vào các cuộc vận động quần chúng, tiến hành nghiên cứu thị trường, phát trực tuyến trên internet, và "gõ cửa chính phủ và quốc tế" nhằm nỗ lực xin được cấp một tần số để phát sóng.
Đức Tổng Giám Mục Buti Tlhagale của Johannesburg đã cảm ơn Cơ Quan Truyền Thông Độc Lập Nam Phi (đơn vị quản lý truyền thông của quốc gia) đã chấp thuận đơn xin giấy phép. Ngài nói: "Cuối cùng, Radio Veritas đã được phát sóng trong một khu vực rộng lớn hơn vùng đô thị Johannesburg - Tổng Giáo Phận của chúng tôi".
Đài Veritas sẽ được phát sóng trên tần số sóng trung bình 576kHz, trước đây còn gọi là Metro FM. Hôm 13 Tháng Chín, đại diện của đài nói rằng lễ ra mắt chính thức của đài sẽ được công bố sớm, sau khi đã hoàn tất các công việc kỹ thuật.
Suốt năm vừa qua, các đài phát thanh Công Giáo khác đã được ra mắt ở Phi Châu, trong đó có một đài ở Uganda đã giúp giải cứu các trẻ em bị bắt cóc và bị ép tham gia vào các phiến quân nổi loạn.
Tháng Năm 2010, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ (Catholic charity Aid to the Church in Need) đã hỗ trợ phát sóng cho đài phát thanh "Radio Wa" hoặc "Our Radio" trong giáo phận Lira, phía bắc Uganda.
Tổ chức này nói rằng mặc dù đài chỉ phát trong một phạm vi 120 dặm, nhưng đã có gần 1.500 trẻ em có thể chạy trốn khỏi phiến quân nổi loạn.
Cha Emil Blaser, linh mục Dòng Đa Minh, người đã dẫn đầu các nỗ lực vận động kể từ năm 2000 nói rằng: "Giấy phép được cấp đã mang đến cho chúng tôi một niềm vui không thể diễn tả được và những tin nhắn chúc mừng không ngừng được gửi đến". Cha nói thêm: "Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu và đã cố gắng trong mọi phương diện để có thể được phát sóng".
Cha Blaser nói rằng trong suốt 11 năm qua, đài đã tham gia vào các cuộc vận động quần chúng, tiến hành nghiên cứu thị trường, phát trực tuyến trên internet, và "gõ cửa chính phủ và quốc tế" nhằm nỗ lực xin được cấp một tần số để phát sóng.
Đức Tổng Giám Mục Buti Tlhagale của Johannesburg đã cảm ơn Cơ Quan Truyền Thông Độc Lập Nam Phi (đơn vị quản lý truyền thông của quốc gia) đã chấp thuận đơn xin giấy phép. Ngài nói: "Cuối cùng, Radio Veritas đã được phát sóng trong một khu vực rộng lớn hơn vùng đô thị Johannesburg - Tổng Giáo Phận của chúng tôi".
Đài Veritas sẽ được phát sóng trên tần số sóng trung bình 576kHz, trước đây còn gọi là Metro FM. Hôm 13 Tháng Chín, đại diện của đài nói rằng lễ ra mắt chính thức của đài sẽ được công bố sớm, sau khi đã hoàn tất các công việc kỹ thuật.
Suốt năm vừa qua, các đài phát thanh Công Giáo khác đã được ra mắt ở Phi Châu, trong đó có một đài ở Uganda đã giúp giải cứu các trẻ em bị bắt cóc và bị ép tham gia vào các phiến quân nổi loạn.
Tháng Năm 2010, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ (Catholic charity Aid to the Church in Need) đã hỗ trợ phát sóng cho đài phát thanh "Radio Wa" hoặc "Our Radio" trong giáo phận Lira, phía bắc Uganda.
Tổ chức này nói rằng mặc dù đài chỉ phát trong một phạm vi 120 dặm, nhưng đã có gần 1.500 trẻ em có thể chạy trốn khỏi phiến quân nổi loạn.
Trung quốc: Làng độc thân và bắt cóc cô dâu
Trầm Thiên Thu
18:41 15/09/2011
TRUNG QUỐC (CatholicCulture.org, 15-9-2011) – Hậu quả của chính sách một con ở Trung quốc đã tạo nên những “làng đàn ông độc thân”.
Hai thập niên tới số đàn ông độc thân có thể lên tới 50 triệu vì không thể tìm thấy “xương sườn” của mình. Một nông dân 35 tuổi, không tìm thấy phụ nữ nào trong làng thích hợp với mình để kết hôn, nói: “Tôi không đòi hỏi chi hết trọi. Tôi chỉ cần có vợ là được”.
Để thỏa mãn nhu cầu tìm vợ tăng cao, hàng ngàn phụ nữ Miến Điện đã bị bắt cóc đưa vào Trung quốc và bán cho “quý ông” ở nông thôn.
Hai thập niên tới số đàn ông độc thân có thể lên tới 50 triệu vì không thể tìm thấy “xương sườn” của mình. Một nông dân 35 tuổi, không tìm thấy phụ nữ nào trong làng thích hợp với mình để kết hôn, nói: “Tôi không đòi hỏi chi hết trọi. Tôi chỉ cần có vợ là được”.
Để thỏa mãn nhu cầu tìm vợ tăng cao, hàng ngàn phụ nữ Miến Điện đã bị bắt cóc đưa vào Trung quốc và bán cho “quý ông” ở nông thôn.
Top Stories
Message on the occasion of the ninth death anniversary of the Servant of God Cardinal Francois Xavier Van Thuan
+ Cardinal Peter K.A. Turkson
10:28 15/09/2011
President of the “Cardinal Van Thuan Foundation”,
Dear Members and Friends,
Grace and Peace from the Lord!
I am glad to greet you and send you this message on the occasion of the important day dedicated to the ninth death anniversary of the Servant of God Cardinal Francois Xavier Van Thuan.
It is only fitting that we recall to our minds the rich legacy which Cardinal Van Thuan has left us. For this reason I would like to invite you to reflect on his spirit of brotherhood, life and teachings.
In the past days, I read afresh the life lived by the Servant of God. I am convinced that with the grace of God everything is possible even in moments of suffering and difficulties. When we encounter darkness in our lives, the only things that can help us is the strength that comes from the Gospel. In the life of every Christian it is the experience of Christ that can help us to live a life in harmony with “his sentiments” (Phil 2, 5).
Dear friends, Cardinal Van Thuan with his life teaches us to look at our life with the eyes of faith. Our belongingness to the community of the Risen Lord illumines, purifies and transforms us, and makes us living instruments of Christ himself and “collaborators with God” in the realization of his Kingdom on earth.
Today, as in the past, we are faced with new situations which demand of us new attitudes that are always evangelical. It is enough to recall the challenges faced by families, by moral values which derive from the incidence of the wars, the denial of human rights, and the poverty of the masses. For us all these are areas where they should resound, without frontiers, the message of the Gospel, the Beatitudes and the commandment of Love.
For the Servant of God the fundamental question was the need for a renewed fervour of the Apostles. He made his own a paragraph in the Encyclical Nuovo Millennio Ineunte, calling for “creativity in charity”, which consists not so much and not only in the efficacy of material help given, but in the ability to make oneself a good neighbor, manifest solidarity with those who suffer, so that the acts of charity are not humiliating handouts but a sharing between brothers and sisters, (NMi, 50). He used to say: “Our present moment is a privileged and wonderful one in history of salvation which we should not be missed because this historical moment is un-repeatable”.
I take this occasion to invite all of you to raise an intense prayer to God praising Him for having given us a great saint and witness of hope in Cardinal Van Thuan. His charism can be compared to the grain of wheat that falls into the ground to bring forth abundant fruit (cfr. Jn 12,24).
Dear friends, brothers and sisters, last October on the occasion of the Public Opening of the Process of Beautification you were informed of the progress made in the Cause of Beautification. On this ninth death anniversary I would like to share with you briefly the progress since then:
a) In the month of November 2010, we initiated the process of gathering the Testimonies of the persons who had known the Servant of God. It has already been carried out in France, Germany, Italy and the United States of America, and those of Australia are scheduled for this December. So far about 120 persons have already given their testimony.
b) In February 2011, the Postulator of the Cause, Lawyer Silvia Correale has been replace by Lawyer Waldery Hilgeman, and the latter has already assumed his office.
c) The Historical Commission is engaged in the significant work of doing research and cataloguing the documents that can be collected and related to the life of the Servant of God. This project has not yet been fully completed.
d) The project of transferring the body of the Servant of God from the cemetery of Verano to the Church of Santa Maria della Scala, the titular Church of the Cardinal, is already underway. The execution of it is entrusted to two architects who are engaged in the steps necessary for making the request and the authorization of realizing it. In spite of the fact that this task is arduous and long, we are determined to proceed with it with courage, faith, joy and hope, the virtues that distinguish Card. Van Thuan.
I would like to conclude by expressing my sincere gratitude to Fr. Peter Do Quang Chau and all the members of the Foundation, USA, for their much appreciated spiritual and financial support offered generously for the Cause (medals, flight tickets to USA, accommodation, etc). It is a sign of their strong spiritual ties with and affection for the Servant of God. It is a chain of actions that together forms a life of love that unites many brothers and sisters – Vietnamese and non-Vietnamese – spread across the whole world.
With prayerful wishes,
Cardinal Peter K.A. Turkson
President
Vatican, September 2011
Orthodox Leader Urges Vatican to Resolve Dispute
The Moscow Times
15:47 15/09/2011
ROME 15 September 2011 — A senior leader of the Russian Orthodox Church has called on the Vatican to do more to resolve outstanding disputes so that a meeting between the pope and Patriarch Kirill could take place.
Since the Soviet breakup in the early 1990s, the Russian Orthodox Church has accused Catholics of using their new freedoms to poach souls from the Orthodox religion, a charge the Vatican denies.
The biggest contention, though, concerns the fate of many church properties that Soviet leader Josef Stalin ordered confiscated from Eastern Rite Catholics, who worship in an Orthodox rite but owe their allegiance to Rome.
Stalin gave the property to the Russian Orthodox Church but after the fall of communism, the Eastern Rite Catholics took back more than 500 churches, mostly in western Ukraine.
"Not very much was done or is being done in order to solve this problem," said Metropolitan Hilarion, head of the external relations department of the 165 million-member Russian Orthodox Church and one of the closest aides to Patriarch Kirill.
"As soon as we have this understanding, we will be ready to begin preparations for such a meeting," he said Monday.
Hilarion said the dispute remained the major problem in Catholic-Orthodox relations and the main obstacle to a meeting between Pope Benedict and Kirill, whose churches split in the Great Schism of 1054.
The late Pope John Paul had wanted to meet the previous Russian patriarch, Alexy II, possibly in Russia, to bring forward his dream of advancing the cause of Christian unity. But the Russian Orthodox Church blocked his initiative.
Benedict, who heads a church of some 1.2 billion members, is seen as much more palatable to the Russians than his Polish predecessor, whose fight against communism in his homeland was seen by some in the Orthodox Church as a crusade against Russia.
Hilarion said Benedict in many ways showed "more sensitivity to the Orthodox tradition than his predecessor.
"This is why we regard positively the development of our relations, but still we believe that some further work should be done to improve the situation before the meeting between the pope and patriarch could take place," Hilarion said.
"We believe that such a meeting is quite possible, but before we discuss the time, the venue and the protocol, we would like to come to agreement on basic issues, and we would like to receive some signs of readiness to work for the solutions of the existing problem," he said.
Hilarion practically excluded that the meeting could take place either in Moscow or the Vatican.
"A neutral territory would certainly be easier for the first meeting, [but] we are not prepared to discuss either time or venue before we discuss the content. For us the content is what matters — not the venue or the time," he said.
Geneva or Vienna has been proposed as a possible meeting point.
There has also been some speculation that Benedict and Kirill could meet in Serbia in 2013 as part of the 1,700th anniversary of the Edict of Milan, which allowed religious toleration in the Roman empire.
Read more: http://www.themoscowtimes.com/news/article/orthodox-leader-urges-vatican-to-resolve-dispute/443832.html#ixzz1Y3nBQPNL
Since the Soviet breakup in the early 1990s, the Russian Orthodox Church has accused Catholics of using their new freedoms to poach souls from the Orthodox religion, a charge the Vatican denies.
The biggest contention, though, concerns the fate of many church properties that Soviet leader Josef Stalin ordered confiscated from Eastern Rite Catholics, who worship in an Orthodox rite but owe their allegiance to Rome.
Stalin gave the property to the Russian Orthodox Church but after the fall of communism, the Eastern Rite Catholics took back more than 500 churches, mostly in western Ukraine.
"Not very much was done or is being done in order to solve this problem," said Metropolitan Hilarion, head of the external relations department of the 165 million-member Russian Orthodox Church and one of the closest aides to Patriarch Kirill.
"As soon as we have this understanding, we will be ready to begin preparations for such a meeting," he said Monday.
Hilarion said the dispute remained the major problem in Catholic-Orthodox relations and the main obstacle to a meeting between Pope Benedict and Kirill, whose churches split in the Great Schism of 1054.
The late Pope John Paul had wanted to meet the previous Russian patriarch, Alexy II, possibly in Russia, to bring forward his dream of advancing the cause of Christian unity. But the Russian Orthodox Church blocked his initiative.
Benedict, who heads a church of some 1.2 billion members, is seen as much more palatable to the Russians than his Polish predecessor, whose fight against communism in his homeland was seen by some in the Orthodox Church as a crusade against Russia.
Hilarion said Benedict in many ways showed "more sensitivity to the Orthodox tradition than his predecessor.
"This is why we regard positively the development of our relations, but still we believe that some further work should be done to improve the situation before the meeting between the pope and patriarch could take place," Hilarion said.
"We believe that such a meeting is quite possible, but before we discuss the time, the venue and the protocol, we would like to come to agreement on basic issues, and we would like to receive some signs of readiness to work for the solutions of the existing problem," he said.
Hilarion practically excluded that the meeting could take place either in Moscow or the Vatican.
"A neutral territory would certainly be easier for the first meeting, [but] we are not prepared to discuss either time or venue before we discuss the content. For us the content is what matters — not the venue or the time," he said.
Geneva or Vienna has been proposed as a possible meeting point.
There has also been some speculation that Benedict and Kirill could meet in Serbia in 2013 as part of the 1,700th anniversary of the Edict of Milan, which allowed religious toleration in the Roman empire.
Read more: http://www.themoscowtimes.com/news/article/orthodox-leader-urges-vatican-to-resolve-dispute/443832.html#ixzz1Y3nBQPNL
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo họ Đức Vọng giáo xứ Kẻ Mùi suy tôn Thánh Giá
Miền Hương Sơn
07:54 15/09/2011
Đúng 7h sáng, cha quản xứ Giuse Ngô Văn Hậu cùng với giáo dân giáo họ Đức Vọng nói riêng và toàn giáo xứ Kẻ Mui nói chung đã dâng thánh lễ trọng thể Suy Tôn Thánh Giá thật nghiêm trang và sốt sắng.
Giáo Họ Đức Vọng, nằm cách nhà thờ xứ Kẻ Mui chừng 5km về phía tây, thuộc xã Sơn Gang, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh, ngôi thánh đường tọa lạc trên một ngọn đồi với sơn cảnh hữu tình. Đây là một họ đạo lớn với hơn một ngàn tín hữu, người dân sống chủ yếu là nông nghiệp. Mặc dù là một họ đạo nghèo, nhưng với niềm tin vào Chúa Kitô, họ đã giữ vững đức tin trước những sóng gió cuộc đời.
Cả tuần nay, dù mưa gió triền miên, họ vẫn đến nhà thờ để nghe cha quản xứ chia sẻ Lời Chúa trong đợt làm phúc cho giáo họ, đồng thời họ đã lãnh nhận bí tích hòa giải để trở về với Chúa, vì trước Thiên Chúa Tối Cao, con người luôn là một tội nhân.
Sau thánh lễ, cả cộng đoàn tiến về “di tích Thánh Giá” cách nhà thờ khoảng 2km để suy tôn Thánh Giá Chúa.
Nơi đây, không biết từ bao giờ đã có cây Thánh Giá dựng sẵn như là biểu tượng của bà con giáo dân về lòng tin sắt son vào đạo thánh Chúa ở vùng này. Theo lời kể của các cụ già, trong thời cấm cách, bắt đạo năm 1833, cây Thánh giá đã bị bỏ hoang, không được mấy ai quan tâm, nhiều gia đình đã di dời đi nơi khác, chỉ còn một số ít ở lại. Nhưng ngày nay, kể từ khi được bề trên địa phận giao nhận nhiệm vụ coi sóc giáo xứ, cha Giuse Ngô văn Hậu đã tôn tạo lại nơi di tích thánh nầy. Ngài cũng dự định xin bề trên giáo phận cho được tách giáo họ này thành một giáo xứ và sẽ tách khu vực “Di tích Thánh Giá” này thành một giáo họ độc lập, vì con số giáo dân ngày một gia tăng.
Giờ cầu nguyện suy tôn Thánh giá Chúa đã khép lại lúc 9h. Vâng, Niềm tin của người dân nơi đây được dệt nên từ những thành quả về lòng đạo của truyền thống cha ông để lại.
Giáo xứ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn vui Tết Trung Thu
Giuse Trần ngọc Huấn
09:41 15/09/2011
Trong không khí tưng bừng của ngày Tết Trung Thu, từ khắp quê hương xóm làng, đâu đâu cũng rộn ràng tiếng cười nói vui tươi, những khuôn mặt rạng rỡ của tuổi thơ, hòa điệu cùng những tiếng trống ếch dòn dã... Trung Thu đã thực sự trở thành ngày tết mang đậm dấu ấn của trẻ thơ.
Xem hình ảnh
Hòa vào ngày hội đó, các em thiếu nhi thuộc giáo xứ Chính Tòa của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã được tham dự nhiều chương trình đầy bổ ích, lý thú do giáo xứ tổ chức. Ngày Tết Trung Thu được tổ chức như một hoạt động thường niên trong các sinh hoạt chung dành cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Ngày Tết Trung Thu là nét đẹp truyền thống của văn hoá Việt. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, lễ hội Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theo thời gian nhưng cái hồn Việt của nó vẫn còn được lưu giữ. Tết Trung Thu là dịp để trẻ em được vui chơi giải trí, được hoà mình vào những trò chơi dân gian mà ngày thường vì bận học hành chúng không có điều kiện để chơi. Trung Thu còn là dịp để mỗi người chúng ta nhìn lại tuổi thơ của chính mình để rồi từ đó thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc quan tâm chăm sóc, nâng đỡ và yêu thương đối với thiếu niên, nhi đồng- thế hệ tương lai của Giáo hội và xã hội.
Giữa tiết trời se lạnh, phảng phất mưa bay của những ngày cuối thu nơi xứ Lạng, hàng trăm em thiếu nhi trong giáo xứ đã quy tụ về Nhà thờ Chính Tòa để cùng vui hội trăng rằm. Cha xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể cho biết: Trung Thu năm nay, giáo xứ đã chuẩn bị khoảng 100 phần quà cho các em thiếu nhi, và cũng sẽ có nhiều hoạt động để con em trong giáo xứ có được một ngày Tết mang nhiều ý nghĩa, đây không chỉ đơn thuần là việc vui chơi nhưng còn là dịp các em gặp gỡ, xây dựng tình liên đới và gắn bó yêu thương trong gia đình giáo xứ.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 19h00 ngày Chúa nhật, 11 tháng 9 (tức 14 tháng 8 Âm lịch) do cha chính xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể chủ sự tại Nhà Thờ Chính Tòa. Thánh lễ này được dành riêng để cầu nguyện cho các em thiếu nhi nhân dịp ngày Trung Thu. Dù vậy, trong nhà thờ không chỉ các em tham dự thánh lễ mà còn có quý ông bà cố, quý phụ huynh và mọi người trong giáo xứ cũng hiện diện, hiệp thông một cách sốt sắng, tạo nên bầu khí gia đình giáo xứ thật ấm cúng và trang trọng.
Sau Thánh lễ, các em thiếu nhi và mọi người cùng hòa vào một bầu không khí sôi động, rộn ràng và đầy vui tươi. Khuôn viên thánh đường tràn ngập ánh sáng, không chỉ của đèn điện, nhưng còn rực lên bởi rất nhiều những ánh nến của đèn ông sao, đèn cá chép trên tay các em thiếu nhi. Đội múa lân của giáo xứ đã đem đến cho các em nhiều màn biểu diễn ấn tượng. Hơn 100 phần quà và cỗ vui Tết Trung Thu đã được dành tặng cho các em, không phân biệt lớn hay nhỏ, có đạo hay ngoài tôn giáo.
Trong tầng hầm của Nhà thờ Chính Tòa, các em thiếu nhi đã hòa mình vào không khí của một lễ hội Trung Thu với các trò chơi dân gian, các màn đố vui, các sinh hoạt và văn nghệ mang đậm màu sắc thế giới trẻ thơ. Cha xứ, thầy giúp xứ và quý soeur cùng mọi người đã cố gắng tổ chức chương trình này một cách lôi cuốn, phong phú và nhiều màu sắc, nhờ đó đem đến cho các em thiếu nhi niềm hân hoan, sự vui mừng phấn khởi rất đáng khích lệ. Chương trình vui Tết Trung Thu tại Giáo xứ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng kết thúc vào lúc 22h00. Dù vắn vỏi nhưng đã để lại trong các em thiếu nhi nhiều ấn tượng và niềm vui.
Ngắm nhìn bầu trời trong đêm trung thu chúng ta không thể không hát lên lời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và Đấng đã dựng nên nó. Đêm Trung Thu có ánh trăng sáng, ánh trăng gợi lên một sự thanh thoát nhẹ nhàng, trăng Trung Thu là trăng đẹp nhất trong năm, tết Trung Thu là tết của nhi đồng. Không phải ngẫu nhiên mà ta có tết Trung Thu, nhưng có lẽ vì tuổi thơ gắn với ánh trăng với sự đơn sơ trong trắng của tuổi thơ, sự đơn sơ đó gần với Nước Trời nhất.
Hãy để các trẻ nhỏ đến với Chúa Giêsu đừng ngăn cản chúng. Xin Chúa giúp chúng ta chu toàn trách nhiệm cao cả này, với ý thức rằng ân sủng và chúc lành của Chúa là kho tàng quí giá mà chúng ta có thể trao lại cho con cái chúng ta.
Để kết thúc bài viết này, mời mọi người cùng hiệp ý dâng lời cầu nguyện với các em thiếu nhi trong Đêm Trung Thu:
Lạy Chúa Giêsu, khi ngắm nhìn cảnh vật trong đêm trung thu chúng con xin dâng lời cảm tạ tình yêu thương vô biên của Chúa, chúng con là những người được Chúa yêu thương, được mọi người chăm sóc lòng chúng con rộn lên niềm vui, chúng con muốn đáp lại tình yêu của Chúa, muốn gắn bó với Chúa trong từng giây phút của cuộc sống chúng con bằng cách sống ngoan hiền, chăm học, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, vâng lời thầy cô giáo. Xin Chúa hãy ở lại với chúng con bây giờ và luôn mãi. Amen.
Xem hình ảnh
Hòa vào ngày hội đó, các em thiếu nhi thuộc giáo xứ Chính Tòa của Giáo phận Lạng Sơn Cao Bằng, đã được tham dự nhiều chương trình đầy bổ ích, lý thú do giáo xứ tổ chức. Ngày Tết Trung Thu được tổ chức như một hoạt động thường niên trong các sinh hoạt chung dành cho thiếu nhi trong giáo xứ.
Ngày Tết Trung Thu là nét đẹp truyền thống của văn hoá Việt. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, lễ hội Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theo thời gian nhưng cái hồn Việt của nó vẫn còn được lưu giữ. Tết Trung Thu là dịp để trẻ em được vui chơi giải trí, được hoà mình vào những trò chơi dân gian mà ngày thường vì bận học hành chúng không có điều kiện để chơi. Trung Thu còn là dịp để mỗi người chúng ta nhìn lại tuổi thơ của chính mình để rồi từ đó thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc quan tâm chăm sóc, nâng đỡ và yêu thương đối với thiếu niên, nhi đồng- thế hệ tương lai của Giáo hội và xã hội.
Giữa tiết trời se lạnh, phảng phất mưa bay của những ngày cuối thu nơi xứ Lạng, hàng trăm em thiếu nhi trong giáo xứ đã quy tụ về Nhà thờ Chính Tòa để cùng vui hội trăng rằm. Cha xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể cho biết: Trung Thu năm nay, giáo xứ đã chuẩn bị khoảng 100 phần quà cho các em thiếu nhi, và cũng sẽ có nhiều hoạt động để con em trong giáo xứ có được một ngày Tết mang nhiều ý nghĩa, đây không chỉ đơn thuần là việc vui chơi nhưng còn là dịp các em gặp gỡ, xây dựng tình liên đới và gắn bó yêu thương trong gia đình giáo xứ.
Thánh lễ được cử hành vào lúc 19h00 ngày Chúa nhật, 11 tháng 9 (tức 14 tháng 8 Âm lịch) do cha chính xứ Giuse Nguyễn Ngọc Thể chủ sự tại Nhà Thờ Chính Tòa. Thánh lễ này được dành riêng để cầu nguyện cho các em thiếu nhi nhân dịp ngày Trung Thu. Dù vậy, trong nhà thờ không chỉ các em tham dự thánh lễ mà còn có quý ông bà cố, quý phụ huynh và mọi người trong giáo xứ cũng hiện diện, hiệp thông một cách sốt sắng, tạo nên bầu khí gia đình giáo xứ thật ấm cúng và trang trọng.
Sau Thánh lễ, các em thiếu nhi và mọi người cùng hòa vào một bầu không khí sôi động, rộn ràng và đầy vui tươi. Khuôn viên thánh đường tràn ngập ánh sáng, không chỉ của đèn điện, nhưng còn rực lên bởi rất nhiều những ánh nến của đèn ông sao, đèn cá chép trên tay các em thiếu nhi. Đội múa lân của giáo xứ đã đem đến cho các em nhiều màn biểu diễn ấn tượng. Hơn 100 phần quà và cỗ vui Tết Trung Thu đã được dành tặng cho các em, không phân biệt lớn hay nhỏ, có đạo hay ngoài tôn giáo.
Trong tầng hầm của Nhà thờ Chính Tòa, các em thiếu nhi đã hòa mình vào không khí của một lễ hội Trung Thu với các trò chơi dân gian, các màn đố vui, các sinh hoạt và văn nghệ mang đậm màu sắc thế giới trẻ thơ. Cha xứ, thầy giúp xứ và quý soeur cùng mọi người đã cố gắng tổ chức chương trình này một cách lôi cuốn, phong phú và nhiều màu sắc, nhờ đó đem đến cho các em thiếu nhi niềm hân hoan, sự vui mừng phấn khởi rất đáng khích lệ. Chương trình vui Tết Trung Thu tại Giáo xứ Chính Tòa Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng kết thúc vào lúc 22h00. Dù vắn vỏi nhưng đã để lại trong các em thiếu nhi nhiều ấn tượng và niềm vui.
Ngắm nhìn bầu trời trong đêm trung thu chúng ta không thể không hát lên lời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và Đấng đã dựng nên nó. Đêm Trung Thu có ánh trăng sáng, ánh trăng gợi lên một sự thanh thoát nhẹ nhàng, trăng Trung Thu là trăng đẹp nhất trong năm, tết Trung Thu là tết của nhi đồng. Không phải ngẫu nhiên mà ta có tết Trung Thu, nhưng có lẽ vì tuổi thơ gắn với ánh trăng với sự đơn sơ trong trắng của tuổi thơ, sự đơn sơ đó gần với Nước Trời nhất.
Hãy để các trẻ nhỏ đến với Chúa Giêsu đừng ngăn cản chúng. Xin Chúa giúp chúng ta chu toàn trách nhiệm cao cả này, với ý thức rằng ân sủng và chúc lành của Chúa là kho tàng quí giá mà chúng ta có thể trao lại cho con cái chúng ta.
Để kết thúc bài viết này, mời mọi người cùng hiệp ý dâng lời cầu nguyện với các em thiếu nhi trong Đêm Trung Thu:
Lạy Chúa Giêsu, khi ngắm nhìn cảnh vật trong đêm trung thu chúng con xin dâng lời cảm tạ tình yêu thương vô biên của Chúa, chúng con là những người được Chúa yêu thương, được mọi người chăm sóc lòng chúng con rộn lên niềm vui, chúng con muốn đáp lại tình yêu của Chúa, muốn gắn bó với Chúa trong từng giây phút của cuộc sống chúng con bằng cách sống ngoan hiền, chăm học, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, vâng lời thầy cô giáo. Xin Chúa hãy ở lại với chúng con bây giờ và luôn mãi. Amen.
Giáo xứ Phượng Giáo đón Thánh giá
Tomasô Phùng
10:06 15/09/2011
BẮC NINH - Đỉnh cao của những cuộc đón Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ giáo tỉnh Miền Bắc tại Giáo hạt Bắc Ninh là Thánh Lễ Suy Tôn Thánh Giá được tổ chức tại Giáo xứ Thọ Ninh ngày 14-9. Thánh giá được rước trọng thể với đông đảo quý Cha trong giáo hạt, các bạn trẻ và mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Khu Bắc Ninh II.
Xem hình ảnh
Ngày hôm nay riêng Giáo xứ Phượng giáo niềm vui lại được nhân đôi bởi hai sự kiện trọng đại, đó là: đón Thánh Giá Giới Trẻ và mừng lễ Bổn Mạng Giáo xứ ĐỨC MẸ SẦU BI.
Trước đó, Phượng giáo là một Giáo họ thuộc Giáo xứ Tử Nê được đón nhận đức tin khoảng trên 200 năm. Cũng như bao Giáo xứ khác trong Giáo phận do chiến tranh loạn lạc bà con phải di cư, do vậy con số giáo dân hiện nay là 510 nhân danh.
Ngày 21-11-2007, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, lúc đó đang là Giám quản Giáo phận Bắc Ninh đã tách Phượng giáo khỏi Giáo xứ Tử Nê thành Giáo xứ mới với dân số hơn 1000 nhân danh gồm 2 giáo họ: Phượng giáo và Ngọc Cục, dưới sự coi sóc của Cha Fx Nguyễn Văn Huân.
Phượng giáo còn là một giáo xứ thuộc trung tâm thị trấn huyện Lương Tài và cũng là trung tâm của toàn bộ 8 Giáo xứ thuộc Giáo khu Bắc Ninh II. Vì vậy, về địa lý Phượng giáo rất thuận lợi cho việc tổ chức những sự kiện quan trọng.
Trong không khí tưng bừng của ngày trọng đại này, Giáo xứ đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước rất chu đáo, chính vì vậy, ngay từ sáng sớm tinh sương mọi người và các phương tiện đi đón Thánh Giá đã chuẩn bị sẵn sàng lên đường. 70h 30 phái đoàn đã có mặt tại Giáo xứ Thọ Ninh, quý Cha trong Giáo hạt Bắc Ninh và đông đảo bà con giáo dân đã chờ đón để chuẩn bị làm nghi thức trao Thánh giá.
8h Cha Tôma đã chủ sự nghi thức trao Thánh giá cho Giáo xứ Phượng giáo. Thánh giá được trao cho các bạn trẻ Phượng giáo long trọng rước ra xe đã được trang trí rất đẹp. trên quãng đường 6 km với 25 chiếc xe ô tô và 200 xe máy được trang bị cờ, phù hiệu xếp thành một đoàn rước rất trang trọng đi qua trung tâm thị trấn huyện.
Đúng 9h đoàn rước về tới Giáo xứ, mọi thành phần dân Chúa cầm cờ trên tay chào đón rất vui tươi và phấn khởi. Cha xứ đã xông hương Thánh giá, các bạn trẻ chào Thánh giá bằng các vũ điệu của Đại Hội Giới Trẻ sắp tới.
Sau đó Thánh lễ được bắt đầu, mở đầu Cha chủ sự đã nói nên lời ca nhập lễ: được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki tô bao nhiêu, anh em hay vui nừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng phấn khởi. Có thể nói niềm vui được nhân đôi cho Giáo xứ chúng ta, bởi hôm nay cũng là ngày LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI bổn mạng Giáo xứ: Đức Maria đã hiệp thông sâu sa với cuộc Thương Khó của Chúa Con. Vì thế, Mẹ cũng được liên kết một cách độc nhất vô nhị với cuộc Phục sinh của Người. chính vì thế, sau ngày Lễ Suy Tôn Thánh giá, chúng ta mừng lễ Đức Maria cùng chia sẻ cuộc Thương Khó của Đức Giêsu.
Buổi tối các bạn trẻ lại tụ tập về Giáo xứ để cùng hiệp dâng Thánh Lễ và cùng vui đêm văn nghệ chào mừng Thánh giá và lễ Bảo trợ. Đêm văn nghệ được sinh động hơn bởi có sự góp mặt của các bạn trẻ các giáo xứ lân cận. Để cho đêm văn nghệ được vui hơn xen kẽ với các tiết mục là những đợt quay xổ số trúng thưởng.
Xem hình ảnh
Ngày hôm nay riêng Giáo xứ Phượng giáo niềm vui lại được nhân đôi bởi hai sự kiện trọng đại, đó là: đón Thánh Giá Giới Trẻ và mừng lễ Bổn Mạng Giáo xứ ĐỨC MẸ SẦU BI.
Trước đó, Phượng giáo là một Giáo họ thuộc Giáo xứ Tử Nê được đón nhận đức tin khoảng trên 200 năm. Cũng như bao Giáo xứ khác trong Giáo phận do chiến tranh loạn lạc bà con phải di cư, do vậy con số giáo dân hiện nay là 510 nhân danh.
Ngày 21-11-2007, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, lúc đó đang là Giám quản Giáo phận Bắc Ninh đã tách Phượng giáo khỏi Giáo xứ Tử Nê thành Giáo xứ mới với dân số hơn 1000 nhân danh gồm 2 giáo họ: Phượng giáo và Ngọc Cục, dưới sự coi sóc của Cha Fx Nguyễn Văn Huân.
Phượng giáo còn là một giáo xứ thuộc trung tâm thị trấn huyện Lương Tài và cũng là trung tâm của toàn bộ 8 Giáo xứ thuộc Giáo khu Bắc Ninh II. Vì vậy, về địa lý Phượng giáo rất thuận lợi cho việc tổ chức những sự kiện quan trọng.
Trong không khí tưng bừng của ngày trọng đại này, Giáo xứ đã chuẩn bị từ nhiều ngày trước rất chu đáo, chính vì vậy, ngay từ sáng sớm tinh sương mọi người và các phương tiện đi đón Thánh Giá đã chuẩn bị sẵn sàng lên đường. 70h 30 phái đoàn đã có mặt tại Giáo xứ Thọ Ninh, quý Cha trong Giáo hạt Bắc Ninh và đông đảo bà con giáo dân đã chờ đón để chuẩn bị làm nghi thức trao Thánh giá.
8h Cha Tôma đã chủ sự nghi thức trao Thánh giá cho Giáo xứ Phượng giáo. Thánh giá được trao cho các bạn trẻ Phượng giáo long trọng rước ra xe đã được trang trí rất đẹp. trên quãng đường 6 km với 25 chiếc xe ô tô và 200 xe máy được trang bị cờ, phù hiệu xếp thành một đoàn rước rất trang trọng đi qua trung tâm thị trấn huyện.
Đúng 9h đoàn rước về tới Giáo xứ, mọi thành phần dân Chúa cầm cờ trên tay chào đón rất vui tươi và phấn khởi. Cha xứ đã xông hương Thánh giá, các bạn trẻ chào Thánh giá bằng các vũ điệu của Đại Hội Giới Trẻ sắp tới.
Sau đó Thánh lễ được bắt đầu, mở đầu Cha chủ sự đã nói nên lời ca nhập lễ: được chia sẻ những đau khổ của Đức Ki tô bao nhiêu, anh em hay vui nừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng phấn khởi. Có thể nói niềm vui được nhân đôi cho Giáo xứ chúng ta, bởi hôm nay cũng là ngày LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI bổn mạng Giáo xứ: Đức Maria đã hiệp thông sâu sa với cuộc Thương Khó của Chúa Con. Vì thế, Mẹ cũng được liên kết một cách độc nhất vô nhị với cuộc Phục sinh của Người. chính vì thế, sau ngày Lễ Suy Tôn Thánh giá, chúng ta mừng lễ Đức Maria cùng chia sẻ cuộc Thương Khó của Đức Giêsu.
Buổi tối các bạn trẻ lại tụ tập về Giáo xứ để cùng hiệp dâng Thánh Lễ và cùng vui đêm văn nghệ chào mừng Thánh giá và lễ Bảo trợ. Đêm văn nghệ được sinh động hơn bởi có sự góp mặt của các bạn trẻ các giáo xứ lân cận. Để cho đêm văn nghệ được vui hơn xen kẽ với các tiết mục là những đợt quay xổ số trúng thưởng.
Các linh mục giáo hạt Bắc Ninh tĩnh tâm
Tomasô Phùng
10:05 15/09/2011
BẮC NINH - Hiện nay con số các Cha trong Giáo hạt Bắc Ninh là 16 Cha. Theo thông lệ, cứ vào ngày thứ 3 đầu tháng, quý Cha trong Giáo hạt lại có dịp ngồi với nhau để tĩnh tâm, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải và cùng nhau chia sẻ mục vụ. Riêng tháng 9 lại không theo thông lệ bởi có dịp đặc biệt hơn, đó là Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Các Cha muốn dùng ngày này để tĩnh tâm, suy niệm đặc biệt hơn về Thánh Giá bởi vì có một sự trùng hợp đặc biệt là Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ đang được cung nghinh tại Giáo hạt Bắc Ninh, cụ thể là tại Giáo xứ Thọ Ninh. Chính vì vậy, sau khi các Cha đã ngồi với Chúa và với nhau ban ngày còn buổi tối thì cùng rước Thánh Giá với cộng đoàn giáo dân.
Xem hình ảnh
Thành phần tham dự gồm quý Cha trong Giáo hạt Bắc Ninh, quý Ban Hành Giáo Giáo khu Bắc Ninh II, các anh chị Giáo Lý Viên, các bạn trẻ và đông đảo bà con giáo dân đã về Thọ Ninh để long trọng cung nghinh và rước Thánh Giá.
“Lạy Chúa Kitô, chúng tôi thờ lạy Chúa, chúng tôi chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng cây Thập Giá mà cứu độ thế gian”. Đó là câu Tung Hô Tin Mừng trong ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá hôm nay, và cũng là câu chủ đề trong buổi rước Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ đang được cung nghinh tại Giáo xứ Thọ Ninh.
Mở đầu cuộc rước, Cha quản hạt Giuse Nguyễn Đức Hiểu đã ngỏ lời với cộng đoàn: Chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Ki tô, Chúa chúng ta. Nơi Người ta được giải thoát, được sống và được sống lại, chính Người giải thoát và cứu độ chúng ta. Sau đó Cha quản hạt xông hương Thánh Giá và đoàn rước bắt đầu. Đại diện các bạn trẻ của các Giáo xứ Tử Nê, Lai Tê, Thọ Ninh, Kẻ Mốt cùng cung nghinh và rước Thánh Giá từ từ tiến về lễ đài.
Đỉnh cao của buổi cung nghinh Thánh Giá ngày hôm nay là Thánh Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Cha chủ sự đã ngỏ lời đầu lễ qua thư của Thánh Phaolô tông đồ: “chúng tôi rao giảng một Đấng Ki tô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ”. (1Cr 1,23). Xưa vì cây trái cấm loài người chúng ta phải tử vong, nay nhờ cây thập giá lại được sống muôn đời. Ma quỷ xưa đã chiến thắng nhờ cây trái cấm, thì nay đã bị thảm bại vì cây thập giá của Đức Ki tô. Vì thế chúng ta phải hãnh diện về vinh quang thập giá Đức Ki tô.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Giuse Tín một lần nữa xác tín lại từ thập giá đến Thánh giá, từ Thánh giá đến vinh quang, và để cho buổi chia sẻ được sinh động, Cha đã mời một bạn trẻ và một cụ già chia sẻ tại sao thập giá là một điều ô nhục lại rở thành Thánh giá. Thánh giá vừa cao cả vừa quý báu. Cao cả vì Thánh giá sinh ra rất nhiều ơn ích, vì Chúa Ki tô càng làm nhiều phép lạ bao nhiêu và chịu đau khổ bao nhiêu thì Người lại càng chiến thắng vinh quang bấy nhiêu. Quý báu vì Thánh giá vừa là sự đau khổ, bởi vì Người đã tự nguyện chịu chết trên đó để rồi tử thần và ma quỷ đã bị đánh bại, cửa hỏa ngục bị đập tan và Thánh giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.
Kết thúc Thánh Lễ Cha xứ đã có lời cám ơn Cha quản hạt, quý Cha, các bạn trẻ và toàn thể cộng đoàn vì say mê Thánh Giá Chúa Ki tô đã đến với Giáo xứ Thọ Ninh để cùng kín múc nơi Thánh Giá nguồn ơn cứu độ.
Xem hình ảnh
Thành phần tham dự gồm quý Cha trong Giáo hạt Bắc Ninh, quý Ban Hành Giáo Giáo khu Bắc Ninh II, các anh chị Giáo Lý Viên, các bạn trẻ và đông đảo bà con giáo dân đã về Thọ Ninh để long trọng cung nghinh và rước Thánh Giá.
“Lạy Chúa Kitô, chúng tôi thờ lạy Chúa, chúng tôi chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng cây Thập Giá mà cứu độ thế gian”. Đó là câu Tung Hô Tin Mừng trong ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá hôm nay, và cũng là câu chủ đề trong buổi rước Thánh Giá Đại Hội Giới Trẻ đang được cung nghinh tại Giáo xứ Thọ Ninh.
Mở đầu cuộc rước, Cha quản hạt Giuse Nguyễn Đức Hiểu đã ngỏ lời với cộng đoàn: Chúng ta phải hãnh diện về thập giá Đức Giêsu Ki tô, Chúa chúng ta. Nơi Người ta được giải thoát, được sống và được sống lại, chính Người giải thoát và cứu độ chúng ta. Sau đó Cha quản hạt xông hương Thánh Giá và đoàn rước bắt đầu. Đại diện các bạn trẻ của các Giáo xứ Tử Nê, Lai Tê, Thọ Ninh, Kẻ Mốt cùng cung nghinh và rước Thánh Giá từ từ tiến về lễ đài.
Đỉnh cao của buổi cung nghinh Thánh Giá ngày hôm nay là Thánh Lễ Suy Tôn Thánh Giá. Cha chủ sự đã ngỏ lời đầu lễ qua thư của Thánh Phaolô tông đồ: “chúng tôi rao giảng một Đấng Ki tô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ”. (1Cr 1,23). Xưa vì cây trái cấm loài người chúng ta phải tử vong, nay nhờ cây thập giá lại được sống muôn đời. Ma quỷ xưa đã chiến thắng nhờ cây trái cấm, thì nay đã bị thảm bại vì cây thập giá của Đức Ki tô. Vì thế chúng ta phải hãnh diện về vinh quang thập giá Đức Ki tô.
Trong bài chia sẻ Tin Mừng, Cha Giuse Tín một lần nữa xác tín lại từ thập giá đến Thánh giá, từ Thánh giá đến vinh quang, và để cho buổi chia sẻ được sinh động, Cha đã mời một bạn trẻ và một cụ già chia sẻ tại sao thập giá là một điều ô nhục lại rở thành Thánh giá. Thánh giá vừa cao cả vừa quý báu. Cao cả vì Thánh giá sinh ra rất nhiều ơn ích, vì Chúa Ki tô càng làm nhiều phép lạ bao nhiêu và chịu đau khổ bao nhiêu thì Người lại càng chiến thắng vinh quang bấy nhiêu. Quý báu vì Thánh giá vừa là sự đau khổ, bởi vì Người đã tự nguyện chịu chết trên đó để rồi tử thần và ma quỷ đã bị đánh bại, cửa hỏa ngục bị đập tan và Thánh giá trở thành nguồn ơn cứu độ cho chúng ta.
Kết thúc Thánh Lễ Cha xứ đã có lời cám ơn Cha quản hạt, quý Cha, các bạn trẻ và toàn thể cộng đoàn vì say mê Thánh Giá Chúa Ki tô đã đến với Giáo xứ Thọ Ninh để cùng kín múc nơi Thánh Giá nguồn ơn cứu độ.
Lễ Giỗ Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận tại Sydney
Diệp Hải Dung
10:21 15/09/2011
SYDNEY - Tối thứ Năm 15/09/2011 rất đông đủ mọi người trong Cộng Đồng đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta tham dự Thánh lễ Giỗ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Panxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.
Xem hình ảnh
Sau khi Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thắp nén hương dâng kính trước bàn thờ di ảnh của Đức Cố Hồng Y, Cha Tuyên úy Trưởng nói hôm nay Lễ Đức Mẹ Sầu Bi và cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận xin mọi người hiệp ý cùng cầu nguyện.
Sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng Cha Toàn kể lại những mẫu truyện của Đức Cố Hồng Y khi còn ở trong tại tù Cộng Sản. Ngài đã sống chứng nhân cho Chúa qua sự tha thứ và yêu thương. Cha khuyên nhủ mọi người hãy noi gương theo Đức Cố Hồng Y sống xứng đáng là chứng nhân cho Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Dương Thanh Liêm giới thiệu chị Nguyễn Thị Anh Tuyết là em gái của Đức Cố Hồng Y lên ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người đã dành thì giờ quý báu đến đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y . Đặc biệt cám ơn Cộng Đồng đã quyên góp thực hiện di ảnh của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được đặt trong nhà nguyện Domus Australia bên Roma. và đồng thời chị Anh Tuyết trao tặng cho Cộng Đồng món quà lưu niệm của Đức Cố Hồng Y, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Cộng Đồng lãnh nhận.
Xem hình ảnh
Sau khi Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thắp nén hương dâng kính trước bàn thờ di ảnh của Đức Cố Hồng Y, Cha Tuyên úy Trưởng nói hôm nay Lễ Đức Mẹ Sầu Bi và cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y FX. Nguyễn Văn Thuận xin mọi người hiệp ý cùng cầu nguyện.
Sau đó quý Cha cùng hiệp dâng Thánh lễ và trong bài giảng Cha Toàn kể lại những mẫu truyện của Đức Cố Hồng Y khi còn ở trong tại tù Cộng Sản. Ngài đã sống chứng nhân cho Chúa qua sự tha thứ và yêu thương. Cha khuyên nhủ mọi người hãy noi gương theo Đức Cố Hồng Y sống xứng đáng là chứng nhân cho Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Dương Thanh Liêm giới thiệu chị Nguyễn Thị Anh Tuyết là em gái của Đức Cố Hồng Y lên ngỏ lời cám ơn quý Cha và tất cả mọi người đã dành thì giờ quý báu đến đây tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y . Đặc biệt cám ơn Cộng Đồng đã quyên góp thực hiện di ảnh của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được đặt trong nhà nguyện Domus Australia bên Roma. và đồng thời chị Anh Tuyết trao tặng cho Cộng Đồng món quà lưu niệm của Đức Cố Hồng Y, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn thay mặt Cộng Đồng lãnh nhận.
Nhân ngày lễ giỗ thứ chín để tưởng nhớ đến Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
+ Cardinal Peter K.A. Turkson
10:32 15/09/2011
Giám đốc Quỹ Đức hồng y Nguyễn Văn Thuận.
Cách thành viên và bằng hữu rất mến
Ân sủng và Bình an từ Thiên Chúa!
Tôi vui mừng kính chào cha và gửi đến cha sứ điệp này nhân dịp ngày lễ giỗ thứ chín để tưởng nhớ đến Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.
Đây chính là dịp thích hợp để chúng ta hồi tưởng lại gia sản quý báu mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã để lại cho chúng ta. Với lý do đó, tôi muốn mời các bạn suy gẫm lại tinh thần của ngài về tình huynh đệ, cuộc sống và các giáo huấn của ngài.
Trong những ngày qua, tôi đọc lại lần nữa cuộc đời mà Tôi Tớ Chúa đã sống. Tôi tin rằng với ân sủng của Thiên Chúa, không có gì là bất khả thi, ngay cả trong những lúc đau khổ và khó khăn. Những lúc chúng ta đối mặt với bóng tối trong cuộc sống, điều duy nhất có thể hỗ trợ chúng ta là sức mạnh của Tin Mừng. Cảm nghiệm về Đức Kitô trong chính cuộc sống của mỗi kitô hữu giúp chúng ta sống một cuộc sống hài hòa với "tâm tình của Người" (Phil. 2:5).
Các bạn thân mến, với chính cuộc đời của ngài, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận dạy chúng ta nhìn vào cuộc sống bằng con mắt đức tin. Vì chúng ta thuộc về cộng đồng của Đấng Phục Sinh, chúng ta được soi sáng, thanh luyện và biến đổi nên khí cụ của chính Chúa Kitô và là “những cộng tác viên với Thiên Chúa” trong việc thể hiện Vương quốc của Người trên trần gian.
Hôm nay, cũng như trong quá khứ, chúng ta đang phải đối diện với các tình huống mới đòi buộc chúng ta phải có những thái độ mới phù hợp với Tin Mừng. Chúng ta sẽ nhận ra đòi hỏi đó mỗi khi chúng ta nghĩ đến những thách đố mà các gia đình phải đương đầu, các giá trị luân lý xuất phát từ biến cố của cuộc chiến, với sự chối bỏ nhân quyền và với sự nghèo đói của quần chúng. Đối với chúng ta, đây là những môi trường mà sứ điệp của Tin Mừng, Tám Mối Phúc Thật và giới răn Yêu Thương phải được vang lên, bất chấp mọi ranh giới.
Đối với Tôi Tớ Chúa, vấn đề căn bản là sự cần thiết canh tân lòng hăng say, nhiệt tình của những tông đồ. Một đoạn trong Tông huấn Nuovo Millennio Ineunte, mà ngài đã chọn làm của riêng mình, kêu gọi "sự sáng tạo trong bác ái", trong đó không phải chỉ cho nhiều và giúp đỡ vật chất là hiệu quả, nhưng trong khả năng để tự tạo cho mình thành một người láng giềng tốt, thể hiện tình đoàn kết với những người đau khổ, để các hành vi bác ái không phải là những của bố thí khiêm nhượng, nhưng là một chia sẻ thật tình giữa những anh chị em (NM, 50). Ngài thường nói: “Giây phút hiện tại là một đặc ân kỳ diệu trong lịch sử cứu độ mà không nên bỏ lỡ vì giây phút lịch sử này không tái diễn.”
Tôi dùng cơ hội này để mời gọi tất cả các bạn dâng lên Thiên Chúa một lời nguyện chân thành chúc tụng Chúa đã ban cho chúng ta một vị đại thánh và một chứng nhân hy vọng nơi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Văn Thuận. Đặc sủng của ngài có thể được so sánh với hạt lúa mì gieo vào lòng đất để sinh được nhiều hoa trái. (cfr. Ga 12,24).
Các bạn và anh chị em thân mến, nhân dịp Công Bố Tiến Trình Phong Chân Phước vào tháng 10 năm trước, các bạn đã được thông báo về tiến trình đã đạt được trong Vụ Án Phong Chân Phước. Trong dịp tưởng niệm lần thứ chín này, tôi muốn chia sẻ vắn tắt với các bạn những diễn tiến sau đây:
a) Trong tháng 11 năm 2010, chúng tôi bắt đầu tiến trình thu thập lời khai của những người đã được biết đến Tôi Tớ Chúa. Việc đó đã được thực hiện ở Pháp, Đức, Ý và Hoa Kỳ, còn những người tại Úc đã được lên chương trình vào tháng 12 này. Vì vậy, đến nay đã có 120 người được lấy lời khai.
b) Trong tháng 2 năm 2011, cáo thỉnh viên, luật sư Silvia Correale đã được thay thế bằng luật sư Hilgeman Waldery và vị này đã nhậm chức.
c) Ủy ban Lịch sử đã tham gia vào công tác có ý nghĩa của việc nghiên cứu, và biên mục các tài liệu có thể được thu thập và liên quan đến đời sống của Tôi Tớ Chúa. Dự án này chưa được hoàn thành đầy đủ.
Dự án di chuyển hài cốt của Tôi Tớ Chúa từ nghĩa trang Verano vào thánh đường Santa Maria della Scala, nhà thờ Hiệu Tòa của Đức Hồng Y, đang được tiến hành. Việc điều hành đó được giao phó cho hai kiến trúc sư, là những người đang tham gia vào các bước cần thiết để đưa ra yêu cầu và sự cho phép thực hiện điều đó. Mặc dù những tiến trình này rất phức tạp và cần nhiều thời gian nhưng chúng tôi kiên quyết tiến hành với lòng dũng cảm, đức tin, niềm vui và hy vọng là những đức tính được nhận rõ nơi Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Tôi muốn kết thúc với lòng biết ơn chân thành của tôi với cha Phêrô Đỗ Quang Châu và tất cả các thành viên của Quỹ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận tại Hoa Kỳ đã quảng đại hỗ trợ tinh thần và tài chánh (huy chương, vé máy bay sang Hoa Kỳ, nơi ăn ở, v.v.,) cho tiến trình này. Đó là dấu chỉ mối liên hệ tinh thần chân tình và lòng cảm mến họ dành cho Tôi Tớ Chúa. Những công việc này nối kết lại thành chuỗi dây tạo nên một đời sống yêu thương hiệp nhất anh chị em Việt Nam cùng với mọi người trên toàn thế giới.
Trong niềm uớc mong nguyện cầu,
Đức hồng y Peter K. A. Turkson
Chủ tịch
Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Công Lý và Hòa Bình
Vatican, tháng 9 năm 2011
ĐHY Nguyễn Văn Thuận - Vị mục tử yêu Việt Nam và thương đồng bào
Hà Minh Thảo
10:37 15/09/2011
Những ngày qua, từ hôm 30.07.2011, nhiều sinh viên và cựu sinh viên công giáo Giáo phận Vinh cùng anh Paulus Lê Sơn, giáo dân Giáo phận Thanh hóa, bị công an bắt giữ trái phép và không có lý do. « Cả 9 thanh niên Công giáo này đều là những người con hiếu thảo trong gia đình, hăng say trong các hoạt động của Giáo hội tại các Giáo xứ nơi cư trú hay nơi tạm trú để đi học và đi làm. Họ dấn thân trong các phong trào bảo vệ sự sống thuộc Tổng Giáo phận Hà nội và Giáo phận Vinh… » (trích Thông cáo Báo chí số 3/2011 của Truyền thông Chúa Cứu Thế ngày 11.08.2011 : Công an phải thả ngay những thanh niên Công giáo đã bị bắt cóc). Nhiều người trong họ bị vu cáo là thành viên đảng Việt Tân, nhưng tổ chức này đã lên tiếng phủ nhận điều đó.
Năm 1975, với sự tiếp sức của các ‘Linh mục quốc doanh’, Chính quyền Cộng sản đã vu cáo Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận được bổ nhiệm vào chức Đức Tổng Giám mục phó Sài-gòn là bằng cớ âm mưu giữa Vatican và các Đế Quốc. Để trả lời sự cáo gian đó, Đức cha chỉ xác nhận đó chỉ là sự vâng lời của Người đối với Bài Sai của Đức Thánh Cha. Ngày 15.08.1975, chúng bắt giam Đức cha trong 13 năm không một bản án.
[Trong bài nầy, chúng tôi xin được phép gọi Đức Hồng Y là Cha để ghi nhớ cách xưng hô dịu hiền mà Đức cha (Đức Hồng Y) đã xưng Cha với những giáo dân có diễm phúc nói chuyện với Cha.]
I. CON CÓ MỘT TỔ QUỐC.
… Con có một tổ quốc: Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang,
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng…
Sự Thật, Cha đã được sinh trưởng trong :
Dòng dõi Tử Đạo và Yêu Nước.
A. Gia đình bên ngoại của Cha đã bị thiêu sống khi đang kinh nguyện trong một đêm mùa thu năm 1885, tại làng Đại Phong. Nhóm người bắt đạo đã phóng hỏa nhà nguyện có nóc và tường bằng tre với những ngọn đuốc. Khi cha mẹ đưa các trẻ em qua cửa sổ thì họ thẩy các trẻ trở vào cho chết cháy. Tuy nhiên, một số em, nhờ bóng tối đêm và khói, đã thoát chết. Trong đó, có ‘Dì Liên’, 10 tuổi, thoát chết cùng với Bà ngoại của Cha. Một điều may khác là khi đó, Ông ngoại của Cha là ông Ngô đình Khả đang học ở Chủng viện Penang (Mã-lai).
Lúc đó, phải đợi đến vài tháng, hung tin gần cả gia đình bị tàn sát mới tới Chủng viện Penang, các giáo sư của ông Khả mới đề nghị ông nên trở về nước và cưới vợ để nối dõi tông đường. Chấp nhận đề nghị trên, ông đã trở lại Việt Nam để phụng dưỡng mẹ đang không phương tiện để sinh sống.
Vào làm việc tại Triều đình, một thời gian sau, ông được vua Thành Thái ban cử làm cố vấn cho Vua các vấn đề về Pháp văn và Triết Tây phương… Ông đã chống đối mạnh mẽ người Pháp đô hộ khi họ buộc Vua phải thoái ngôi. Cuối cùng, ông từ quan và về làm ruộng với các con trai. Cô Hiệp (mẹ tương lai của Cha) đã cùng mẹ vất vả đem cơm nước cho thân phụ và các anh em trai. Trong hoàn cảnh cơ cực đó, không ai trong gia đình buông lời than trách trước một quyết định ái quốc. Họ vẫn nuôi ý chí ‘làm quan’, sau những kinh nghiệm lao động tay chân và nghèo nàn. Hai người đáng được chú ý :
- Ngô đình Khôi, Tổng đốc Quảng nam từ năm 1930, bị ép về hưu năm 1943 vì có ý thân Nhật. Con trai duy nhất của ông là Ngô đình Huân, thư ký và thông ngôn cho viện trưởng Viện văn hóa Nhật tại Sài-gòn. Tháng 03.1945, ông khuyên hoàng đế Bảo Đại đừng thoái vị, trao quyền cho cộng sản. Ngày 31.08.1945, hai ông bị Việt Minh bắt và bị hành quyết vài tuần sau đó cùng với ông Phạm Quỳnh, Thượng thư Bộ Lại ở rừng Hắc Thú.
- Ngô đình Diệm đã từng chống Pháp (bị bắt hụt) và Cộng sản (bị giam tại Tuyên quang) và được Quốc trưởng Bảo đại làm Thủ tướng ngày 07.07.1954 và trở thành Tổng thống, sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10.1956, từ ngày 26.10.1956. Ngày 02.11.1963, Tổng thống và bào huynh, cố vấn Ngô đình Nhu, bị bắn chết, sau khi rước Mình Thánh Đức Kitô và xưng tội, theo lệnh các Tướng lãnh được Hoa kỳ mua chuộc vì Người từ chối cho đổ quân Mỹ vào Việt Nam.
Cha đã không thể tin tưởng một người yêu nước đã phải chết như vậy và chỉ đương đầu được với thử thách mới này nhờ đức Tin và nhất là nhờ sự an ủi diỉu hiền từ bà Mẹ của Cha. Bà lấy từ ngăn tủ bàn một văn kiện và dẫn Cha vào Nhà Nguyện cùng nói : « Đến lúc con nên đọc tài liệu này. Mẹ đã cất giấu đủ lâu ». Đó là văn kiện chứa những dòng chữ của cậu Diệm đã khấn dòng Biển Đức ngày 01.01.1954 trong đan viện Saint–André de Bruges ở Bỉ, với tên Dòng Odilon. Bàn tay Cha run lên vì Thánh Odilon là Bổn mạng người tị nạn mà chính Tổng thống Diệm đã giúp hơn nữa triệu người di cư từ Miền Bắc và an cư lạc nghiệp một cách mỹ mãn. Hơn nữa, Thánh Odilon là Linh mục đã bắt đầu cử hành Thánh Lễ Cầu cho các Linh hồn ngày 2 tháng 11 là ngày ông Diệm qua đời. Thấy thế, Bà khuyên lơn : « Cậu con đã cống hiến trọn cuộc đời cho quê hương và không lạ gì khi cậu phải chết vì tổ quốc. Là một tu sĩ, cậu đã dâng hiến cuộc sống cho Thiên Chúa, và không có gì lạ khi cậu phải chết lúc Chúa gọi cậu. »
B. Ông cố bên nội của Cha, Nguyễn văn Danh, đã sống cực khổ trong thời kỳ bắt đạo dưới thời vua Tự Đức, năm 1860, bị cưỡng bách phải đi làm nô lệ.
Con ông, Nguyễn văn Vọng, 14 tuổi, khi hay tin cha sắp chết đói, hằng ngày phải thức dậy sớm, nấu cơm nước và mang cho cha xa khoảng 12 dậm, đi và về, trong ba năm. Khi được trở về, ông Danh đã hãnh diện khi thấy các con không chối đạo và được mẹ dạy kính Chúa và yêu người. Ông rất mãn nguyện vì Vọng, đứa con vô cùng can đảm.
Khi trưởng thành, anh Vọng cưới chị Tống thị Tài, liên hệ gia đình gần với Thánh Phaolô Tống viết Bường, sĩ quan triều đình Minh Mạng, tử đạo ngày 23.10.1833. Đôi vợ chồng trẻ về sống tại Phủ Cam và được Linh mục Joseph Eugène Allys giao cho sứ vụ truyền giáo đặc biệt : không phải rao giảng, chỉ sống đạo, bằng đời sống chứng nhân Kitô hữu để người khác nhìn vào đó mà trở lại đạo Công giáo. Xong việc truyền đạo tại một làng, anh chị Vọng đi sang làng khác trong một vùng cách Huế 14 cây số về hướng Nam. Ông Vọng, ông nội tương lai của Cha, đã thi hành sứ vụ trong 15 năm. Ông vẫn muốn tiếp tục, nhưng Linh mục Allys muốn ông trở lại sống tại Phủ Cam với gia đình.
Linh mục Allys cho ông mượn tiền thành lập nông trại và ông trở nên giàu có. Ông đã dùng gia sản để giúp xây trường Bình Linh (Pellerin) cho các Sư huynh dòng Lasan và trường Thánh nữ Jeanne d’Arc cho các Nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Cả hai dều được khánh thành năm 1904 tại Huế.
II. MỤC TỬ PHỤC VỤ ĐỒNG BÀO.
… Đất (Việt Nam) tuy hẹp nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui đồng bào,
Buồn nỗi buồn của dân tộc…
1. Hợp tác để Tái thiết Việt-Nam.
Ngày 13.04.1967, Cha được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Nha Trang khi 39 tuổi, thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet, MEP. Ngoài ra, Cha còn nhận công tác đáng ghi nhớ là:
Ngày 15.07.1971, Đức Thánh Cha Phaolô VI thành lập Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) với mục đích chính là phối hợp các cơ quan bác ái Công giáo qua các dự án giúp đỡ và phát triển về phương diện nhân bản của Công giáo trên toàn cầu. Sau đó, Cor Unum tham gia trợ giúp Việt-Nam qua một tổ chức được hình thành bởi Hội đồng Giám mục Việt-Nam và Giám mục các quốc gia mang tên là Hợp tác để Tái thiết Việt-Nam (Cooperation for the Reconstruction of Viêtnam, COREV).
Các Giám mục Việt-Nam trao trách nhiệm điều hành cho Cha vì Cha là Chủ tịch Ủy ban Phát triển Hội đồng Giám mục. Đây là một trọng trách nặng nề khiến Cha khó có thể cai quản hữu hiệu Giáo phận, nhưng các Giám mục đã an tâm khi nhớ một người trong gia đình Cha đã hoàn thành mỹ mãn việc bình định cho một triệu người di cư từ Bắc và Nam trong thập niên 1950: Tổng Thống Ngô đình Diệm.
Trụ sở COREV đặt tại Sài Gòn, nên Cha phải thường xuyên đi lại giữa nơi này và Nha Trang. Về tài chánh, dù các Giám mục trao toàn quyền cho Cha, nhưng Cha không bao giờ quyết định mà không hội ý với các Giám mục khác. Cha không ngớt liên lạc, giải trình với các giám đốc Misereor và Caritas Đức, Secours Catholique Pháp, Catholic Relief Services Hoa kỳ, Secours International Bỉ quốc… về các dự án xây nhà, cất trường học… Chúng ta đừng quên Cha nói thạo các tiếng Pháp, Anh, Ý, Tây ban nha, Hoa và La tinh. Người ta thẩm lượng việc Cha làm có thể so sánh với việc làm của năm người bình thường.
Khi gặp khó khăn, Cha nhìn lên trời và xin Cậu Diệm giúp đỡ. COREV càng thành công thì người Cộng sản càng coi Cha là người đáng sợ.
2. Tuyên úy những người tù không bản án.
Ngày 29.11.1975, thứ hai sau chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, cùng với các tù nhân khác, Cha bị xiềng tay đem đi cách Sài-gòn 15 cây số. Đêm 01.12.1975, cùng với 1500 bạn tù đói, mệt, chán nản, còng tay hai người chung một khóa số 8, bị đưa xuống gầm tàu ‘Hải Phòng’ đậu tại bến Tân cảng gần cầu Xa lộ, để chở ra trại cải tạo Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phú, trong thung lũng núi Tam Đảo, mùa đông 1976-77 rét 2°C. Trong hoàn cảnh đó, Cha đã nhanh chóng trở thành người Samaria tốt lành: Cha khích lệ họ khi họ tuyệt vọng.
Tại đây, Cha có thể xin gởi cho Cha rượu lễ đựng trong một chai nhỏ dán nhãn ‘thuốc chống các cơn đau bao tử’. Như vậy, Cha đã cử hành Thánh Lễ vì đây là những giây phút linh thiêng ngày sống của Cha và các người Công giáo khác để mọi người có thể múc lấy năng lực cần thiết để củng cố đức Tin và được tràn ngập niềm Hy vọng. Cha cử hành Thánh Lễ trong lòng bàn tay, với ba giọt rượu và một giọt nước. Lúc bấy giờ, tận dụng sự dễ dãi của các lính gác, Cha đã làm cho mình một cây Thánh giá.
3. Sau này, khi là Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, Cha vẫn can thiệp Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) để xin trợ giúp người dân Việt Nam.
III. NGƯỜI TÙ KHÔNG TỘI PHẠM.
Một người có dòng dõi lại nhất quyết vâng lời Đức Thánh Cha như Cha mà ở lại Việt Nam sau ngày 30.04.1975 đã làm cho người cộng sản thật sự nghi ngờ và sợ. Thêm vào đó, có những ‘Linh mục quốc doanh’ (không nhiều, chưa bằng số ngón trên hai bàn tay) sẳn sàng thi hành lệnh bất chấp tình người hay giáo luật miễn được trả lương thì chờ gì không dùng. Ngày nay, linh mục Huỳnh công Minh chủ lễ ngày Lễ Giỗ tại Sài gòn cũng chỉ nằm trong đường hướng này mà thôi.
Trong những giây phút bi đát nhất của cuộc đời, bí quyết của Cha là tin tưởng phó thác cho Thiên Chúa; sống trọn vẹn giây phút Hiện Tại và nương nhờ vào tình yêu của Mẹ Maria. Cha phó thác tất cả cho Mẹ, để Mẹ dâng lên Chúa. Tâm tình đó đã được Cha lần lượt viết thành sách và diễn tả ra bằng những vần thơ:
‘Đời con dâng hiến Mẹ của con
Giây phút đầu tiên đến Sài Gòn
Cáo gian lắm điều con vì Mẹ
Vu vạ nhiều nỗi Mẹ với con
Sống chết lao tù con có Mẹ
Gian truân chẳng quản Mẹ bên con
Tăm tối đêm trường con theo Mẹ
Băng rừng vượt biển Mẹ dẫn con
Cô quạnh ê chề con kêu Mẹ
Hy vọng trào tràn Mẹ nghe con
Đau khổ xác hồn con nhìn Mẹ
Âm thầm lễ tế Mẹ dạy con
Muôn vàn thương mến con trao Mẹ
Ức triệu ân tình Mẹ thương con
Sứ mạng tương lai con dâng Mẹ
Khó khăn hiện tại Mẹ giúp con
Aâu yếm đêm ngày con yêu Mẹ
Ngày về tin tưởng Mẹ đợi con.’
“CON VỚI MẸ” Trại Thanh Liệt, 08.12.1978
Vì Cha không tội nào ngoài việc là ‘cháu Tổng thống Diệm’ và vâng lời Đức Thánh Cha, nên Cha đã được trả tự do như sau :
« Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo. ‘Biết đâu có tin gì cho tôi? Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!’
Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:
- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?
- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.
- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo là vị nào vậy?
- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế. Chúc ông may mắn.
Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an). Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:
- Ông có nguyện vọng gì không?
- Thưa có, tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Hôm nay.
Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt... Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như vậy. Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:
- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng: Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II. Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư Liên Xô: Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.
Ông Bộ trưởng bật cười và nói:
- Đúng! đúng!
Ông quay qua bảo người bí thư:
- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.
Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ. Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ. »
… Là người Công giáo Việt Nam
Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con…
Lễ Suy tôn Thánh Giá 14.09.2011
Thông báo về lễ giổ lần thứ 9 ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Nguyễn Văn Thuận Foundation
10:55 15/09/2011
ĐỨC HỒNG Y TÔI TỚ CHÚA
PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN
(16/9/2002 - 2011)
Nhân dịp Lễ Giỗ lần thứ IX của Đức cố hồng y Nguyễn Văn Thuận, gia đình và người thân của ĐHY xin một lời nguyện và hợp ý để ca tụng niềm vui Phục Sinh của Tôi Tớ Chúa.
Sau đây là danh sách Lễ Giỗ tại các giáo xứ, giáo đoàn đã cho chúng tôi biết để cùng thông công:
* Ngày 11 tháng 9 lúc12 giờ 30 trưa: Thánh đường St Charles, Spokane, Washington, USA
* Ngày 13 tháng 9 lúc 6 giờ chiều: Thánh đường Our Lady of Lourdes, Denver, Colorado, USA
* Ngày 13 tháng 9 lúc 11 giờ 30 sáng: Thánh đường St. Callistus, Garden Grove, California, USA
* Ngày 14 tháng 9 lúc 5 giờ chiều: Thánh đường St. Matthew, Surrey, Vancouver, BC, Canada
* Ngày 14 tháng 9 lúc 10 giờ 30 sáng: Thánh đường Our Lady of Lavang, Houston, TX, USA
* Ngày 14 tháng 9 lúc 10 giờ sáng: Nhà thờ Holy Family Church, Pearisburg, Virginia, USA
* Ngày 14 tháng 9 lúc 12 giờ trưa: Cộng đồng Công giáo Việt Nam, London, United Kingdom
* Ngày 15 tháng 9 lúc 6 giờ chiều: Đền thánh Mẹ La Vang, Las Vegas, Nevada, USA
* Ngày 15 tháng 9 lúc 5 giờ chiều: Thánh đường St. Matthew, Surrey, Vancouver, BC, Canada
* Ngay 15 tháng 9 lúc 7 giờ chiều: Thánh đường Sacred Heart, Cabramatta, Sydney, Australia.
* Ngày 16 tháng 9 lúc 7 giờ 30 chiều: Mary Help of Christians Center, Tampa, Florida, USA
* Ngày 16 tháng 9 lúc 12 giờ trưa: Thánh đường Holy Family, Pearisburg, Virginia, USA (Tiếng Anh)
* Ngày 16 tháng 9 lúc 7 giờ 30 tối: Thánh đường Các thánh Tử đạo Việt Nam, Arlington, Virginia, USA
* Ngày 16 tháng 9 lúc 6 giờ chiều: Thánh đường Các thánh Tử đạo Việt Nam, Seattle, Washington, USA
* Ngày 16 tháng 9 lúc 6 giờ 30 chiều: Thánh đường Thánh Philipphê Phan Văn Minh, Orlando, Florida, USA
* Ngày 16 tháng 9 lúc 5 giờ chiều: Nhà thờ Chính toà Nha Trang, VN do Đức giám mục Nha Trang chủ tế
* Ngày 16 tháng 9: Thánh đường Giang Xá (nơi ĐHY bị giam từ tháng 3, 1979–1982), Hà Nội, VN
* Ngày 16 tháng 9: Nhà Từ đường của ông bà cụ cố Nguyễn Văn Ấm, Huế, Việt Nam
* Ngày 16 tháng 9 lúc 9 giờ sáng: Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Công Lý và Hòa Bình, Roma, Italy
* Ngày 16 tháng 9 lúc 6 giờ chiều: Mộ của Đức hồng y, nghĩa trang Campo Verano, Rome, Italy
* Ngày 18 tháng 9 lúc 11giờ sáng: Thánh đường Holy Spirit, Christianburg, Virginia, USA (Tiếng Anh)
* Ngày 18 tháng 9 lúc 1giờ trưa: Thánh đường Holy Spitit, Christianburg, , Virginia USA (Tiếng Tây Ban Nha)
* Ngày 18 th áng 9 lúc 4 giờ chiều: Thánh đường St Andrew, Roanoke, Virginia, USA
* Ngày 18 tháng 9 lúc 3:30 giờ chiều: Thánh đường Nữ Vương Hoà Bình, Brussels, Belgium
* Ngày 18 tháng 9 lúc 3 giờ 30 chiều: Thánh đường St. James, Woodbridge, New Jersey, USA
* Ngày 18 tháng 9 lúc 7 giờ 30 tối: Thánh đường St. Alice, Upper Darby, Pennsylvania, USA
* Ngày 19 tháng 9 lúc 8 giờ sáng: Thánh đường St Catherine of Alexandria, Avalon, Los Angeles, California, USA (tiếng Anh)
* Ngày 19 tháng 9 lúc 6 giờ chiều: Tư gia cô Nguyễn Thị Thu Hồng, Windsor, Ontario, Canada
* Ngày 20 tháng 9 lúc 6 giờ 30 chiều: Trung tâm Công giáo Việt Nam, Brisbane, QLD, Australia
* Ngày 04 tháng 11 lúc 12 giờ trưa: Thánh đường Holy Family, Pearisburg, Virginia, USA.
* Ngày 24 tháng 11 lúc 12 giờ trưa: Thánh đường St Andrew Church, Roanoke, Virginia, USA
Thánh lễ tạ ơn của các tân Linh mục tại giáo xứ Chính Tòa Thanh Hóa
Thủy Phạm
11:13 15/09/2011
THANH HÓA - Những ngày vui hồng ân đang ngập tràn trong tâm hồn các tân chức. Sau thánh lễ truyền chức tại giáo xứ Kẻ Rừa ngày 08/09/2011, các Tân Linh mục đã về dâng thánh lễ tạ ơn tại giáo xứ Chính Tòa. Thánh lễ như một lời cám ơn chân trọng nhất của các Tân Linh mục dâng đến giáo xứ mẹ, qua những năm tháng tu học và rèn luyện đã nhận được biết bao những lời cầu nguyện và nâng đỡ.
Xem hình ảnh
Đến tham dự và cũng là chủ tế Thánh lễ là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng với ngài là sự hiện diện của cha chính, cha phó giáo xứ Chính Tòa và quý cha Tòa giám mục. Ngoài ra còn có sự hiện diện của quý thầy, quý sơ, quý ân nhân và cộng đoàn giáo dân.
Thánh lễ của 11 tân Linh mục đã thực sự làm xúc động những ai tham dự Thánh lễ. Việc cử hành Thánh lễ tạ ơn tại giáo Chính Toà đã thể hiện được tấm lòng và mong muốn của các tân chức dành cho giáo xứ mẹ. Với những nghĩa cử đó đã cho thấy, giáo xứ Chính Tòa luôn là một hình mẫu tự hào và một điểm tựa vững chắc cho những người con trong giáo phận.
Cảm nhận được những tình cảm sâu sắc qua sự hiện diện của các Tân chức, cha Giuse Phạm Văn Quế - chính xứ Chính Tòa đã thay mặt cộng đoàn nói lên lời chúc mừng và chia vui với hồng ân Thiên Chúa ban tặng cho các tân chức. Đó là một mầu nhiệm, và màu nhiệm đó được trao ban qua bàn tay của Đức giám mục. Để từ đó, mầu nhiệm sẽ được các tân chức mang đến với những giáo dân của mình. Cha cũng đã nói lên vị trí quan trọng của một Linh mục. Đó là một quà tặng mà Chúa ban, một hồng ân cao cả. Linh mục là người cho mọi người, là người được Thiên Chúa tuyển chọn để dẫn dắt đoàn chiên của Ngài cập bến bờ bình an, hạnh phúc và nhất là cập bến cứu độ. Qua Bí tích truyền chức, Thiên Chúa đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Ngài với nhân loại. Ngài là Đấng Vô Hình, nhưng Ngài muốn hiện diện hữu hình giữa nhân loại qua hàng Giáo phẩm, nhất là qua các Linh mục. Chúa đã nâng nhắc một con người yếu đuối để trở thành người thực thi ý của Ngài.
Thánh lễ tiếp tục trong sự sốt sắng, trang nghiêm, hiệp cùng với những lời tạ ơn của các Tân chức dâng lên Thiên Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, đại diện giáo xứ Chính Tòa đã có lời chia vui và cám ơn sự hiện diện của Đức cha, Quý cha và nhất là của 11 tân Linh mục tại giáo xứ. Điều đó đã giúp cho tinh thần yêu mến và sự hiệp nhất trong giáo phận được thể hiện một cách rõ nét và tràn đầy ơn Chúa.
Đáp lại sự trân quý mà giáo xứ mẹ đã đã đành tặng, cha Phanxico Xavie Nguyễn Xuân Nam đã nói lên những lời cám ơn chân thành nhất tới Đức cha, quý cha, quý cộng đoàn đang hiện diện vì những sự giúp đỡ trong những ngày tháng qua.
Thánh lễ tạ ơn của các tân Linh mục kết thúc vào lúc 19h00. Những hạt mưa vẫn rơi đều như muôn vàn hồng ân Chúa đã ban tặng trên nhân loại.
Xem hình ảnh
Đến tham dự và cũng là chủ tế Thánh lễ là Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, cùng với ngài là sự hiện diện của cha chính, cha phó giáo xứ Chính Tòa và quý cha Tòa giám mục. Ngoài ra còn có sự hiện diện của quý thầy, quý sơ, quý ân nhân và cộng đoàn giáo dân.
Thánh lễ của 11 tân Linh mục đã thực sự làm xúc động những ai tham dự Thánh lễ. Việc cử hành Thánh lễ tạ ơn tại giáo Chính Toà đã thể hiện được tấm lòng và mong muốn của các tân chức dành cho giáo xứ mẹ. Với những nghĩa cử đó đã cho thấy, giáo xứ Chính Tòa luôn là một hình mẫu tự hào và một điểm tựa vững chắc cho những người con trong giáo phận.
Cảm nhận được những tình cảm sâu sắc qua sự hiện diện của các Tân chức, cha Giuse Phạm Văn Quế - chính xứ Chính Tòa đã thay mặt cộng đoàn nói lên lời chúc mừng và chia vui với hồng ân Thiên Chúa ban tặng cho các tân chức. Đó là một mầu nhiệm, và màu nhiệm đó được trao ban qua bàn tay của Đức giám mục. Để từ đó, mầu nhiệm sẽ được các tân chức mang đến với những giáo dân của mình. Cha cũng đã nói lên vị trí quan trọng của một Linh mục. Đó là một quà tặng mà Chúa ban, một hồng ân cao cả. Linh mục là người cho mọi người, là người được Thiên Chúa tuyển chọn để dẫn dắt đoàn chiên của Ngài cập bến bờ bình an, hạnh phúc và nhất là cập bến cứu độ. Qua Bí tích truyền chức, Thiên Chúa đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa Ngài với nhân loại. Ngài là Đấng Vô Hình, nhưng Ngài muốn hiện diện hữu hình giữa nhân loại qua hàng Giáo phẩm, nhất là qua các Linh mục. Chúa đã nâng nhắc một con người yếu đuối để trở thành người thực thi ý của Ngài.
Thánh lễ tiếp tục trong sự sốt sắng, trang nghiêm, hiệp cùng với những lời tạ ơn của các Tân chức dâng lên Thiên Chúa.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, đại diện giáo xứ Chính Tòa đã có lời chia vui và cám ơn sự hiện diện của Đức cha, Quý cha và nhất là của 11 tân Linh mục tại giáo xứ. Điều đó đã giúp cho tinh thần yêu mến và sự hiệp nhất trong giáo phận được thể hiện một cách rõ nét và tràn đầy ơn Chúa.
Đáp lại sự trân quý mà giáo xứ mẹ đã đã đành tặng, cha Phanxico Xavie Nguyễn Xuân Nam đã nói lên những lời cám ơn chân thành nhất tới Đức cha, quý cha, quý cộng đoàn đang hiện diện vì những sự giúp đỡ trong những ngày tháng qua.
Thánh lễ tạ ơn của các tân Linh mục kết thúc vào lúc 19h00. Những hạt mưa vẫn rơi đều như muôn vàn hồng ân Chúa đã ban tặng trên nhân loại.
Văn Hóa
Kính Nhớ ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Thanh Sơn
14:28 15/09/2011
Con ngồi tĩnh lặng như thiền trong đây
Lòng con như thể tràn đầy
Suy về ơn Chúa ngất ngây tâm hồn
Trên đời kẻ dại người khôn
Ai nên công chính tâm hồn ngát hương
Trong lòng tràn ngợp tình thương
Sẽ chia mọi thứ trên đường với nhau
Giúp người tàn tật ốm đau
Đễ gương nhân đức mai sau cho đời
Dù nơi góc biển chân trời
Việc thiện vẫn được muôn người ngợi khen
Chẳng ai mến thứ ươn hèn
Miệng thì thơn thớt như kèn như loa
Tâm hồn chứa đựng gian tà
Thấy người gặp nạn lời đà xấu xa
Xin cho con tránh đường tà
Học gương nhân đức để mà tu thân
Gương Y-Nhã rất chuyên cần
Gương Giê-su thấm lần lần vào tâm
Gương Đức Mẹ rất âm thầm
Gương Giu-se sống chuyên tâm cần cù
Gương Hồng Y Thuận trong tù
Ngài thương cả những cai tù khó thương
Mười ba năm sống can trường
Đức Hồng Y vẫn bình thường vui tươi
Lúc nào Người cũng mỉm cười
Tỏa gương nhân đức cho người noi theo
Ngài ưa sống kiếp đơn nghèo
Đường vào của hẹp Ngài theo cả đời
Bao nhiêu cửa rộng đón mời
Vinh hoa phú qúy thảnh thơi chối từ
Tâm hồn Ngài đã thặng dư
Tràn ơn Thánh Chúa bây chừ tỏa lan
Ngày nay Giáo Hội đang bàn
Phong Ngài là Thánh sẽ ban ngày gần
Sáng nay sảng khoái tinh thần
Con ngồi để viết mấy vần thơ dâng
Đời con xin Chúa đỡ nâng
Đường vào cửa hẹp "xin vâng" theo Ngài.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Góc Trời Quê Tôi: Blao
Tâm Duy, Lm
21:35 15/09/2011
GÓC TRỜI QUÊ TÔI: BLAO.
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Quê hương trăm nhớ ngàn thương
Nhớ quê thơ thẩn hồn vương vấn buồn …
(Trích thơ của Ngô Thiên Tú)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Quê hương trăm nhớ ngàn thương
Nhớ quê thơ thẩn hồn vương vấn buồn …
(Trích thơ của Ngô Thiên Tú)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền