Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống vị tha
LM Anphong Trần Đức Phương
10:15 20/09/2010
CHÚA NHẬT XXVI, THƯỜNG NIÊN, NĂM C
Chúa Nhật hôm nay tiếp nối tư tưởng Chúa Nhật trước, nói đến đời sống xa hoa, sa đọa đưa đến sự chết đời đời và cảnh tỉnh chúng ta hãy xa lánh tội lỗi và lo làm việc lành phúc đức, phục vụ những người nghèo khó, khổ đau chung quanh chúng ta.
Bài Đọc I (Amos 6:1,4-7): qua tiên tri Amos, Thiên Chúa đã chỉ cho Dân Chúa biết: vì họ đã sống quá xa hoa, sa đọa, không lo gì đến người nghèo khó, thiếu đoàn kết, yêu thương, nên bây giờ phải sống trong cảnh lưu đầy khốn khó. Bài đọc II (1 Timôthê 6:11-16): Thánh Phaolô khuyên nhủ Timôthê và mọi người chúng ta hãy “giữ vững các giới răn của Chúa và sống tinh tuyền không gì đáng trách cho đến ngày Chúa đến gọi chúng ta ra khỏi đời này.” Bài Phúc Âm (Luca 16:19-31): Chúa Giêsu kể dụ ngôn ông Lagiarô nghèo khó, bịnh hoạn, khốn khó và người phú hộ giầu sang, sung sướng, ăn chơi, trưng diện mà không biết lo đến người nghèo khổ ngay bên cạnh mình. Khi chết số phận hai người khác hẳn nhau. Chúa Giêsu muốn cảnh tỉnh chúng ta hãy luôn biết sống giản dị, đơn sơ, và biết chia sẻ tiền của cho những người nghèo khó, khổ đau trên thế giới.
Chúng ta thường có tính ích kỷ, chỉ biết lo đến chính mình và gia đình mà không biết để ý đến những người đau khổ chung quanh chúng ta. Nhưng thế giới chúng ta là một gia đình, gia đình nhân loại, và chúng ta đều là anh em với nhau (Tứ Hải Giai Huynh Đệ) mà Chúa là Cha chúng ta. Chúa muốn chúng ta luôn biết chia sẻ tình thương với nhau như anh chị em trong một gia đình, qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, bịnh hoạn chung quanh chúng ta, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Qua Bài dụ ngôn Chúa Giêsu kể trong Bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta nhận ra ngay hai hoàn cảnh sống hoàn toàn trái ngược nhau. Người phú hộ sống trong ngôi nhà khang trang, ngày ngày ăn uống linh đình, ăn mặc xa hoa, sống đời sống quá sung sướng, mà không để ý đến ông Lagiarô nghèo khó, không nhà cửa, phải sống nhờ ở cổng nhà ông phú hộ, bịnh hoạn, đói khát, thèm ăn cả những đồ ăn dư thừa đổ đi của nhà ông phú hộ mà không ai cho. Nhưng rồi ai cũng phải chết, giầu nghèo, sang hèn. Ông Lagiarô cũng chết mà nhà phú hộ giầu có cũng chết. Tuy nhiên sau cái chết, số phận hai người khác hẳn nhau. Ông Lagiarô được hưởng cuộc sống hạnh phúc, còn nhà phú hộ phải sống trong cảnh khốn khó.
Từ thời xa xưa đã có những hoàn cảnh sống quá chênh lệch. Có những người phải sống trong cảnh quá nghèo, không nhà không cửa, không đủ cơm ăn áo mặc; trong khi lại có những người giầu có, sống trong những ngôi nhà sang trọng, mặc đồ xa hoa, ăn uống quá dư thừa đổ đi. Đó thật là một sự bất công xã hội. Vì thế ngay trong Sách Cựu Ước qua các Tiên tri, Thiên Chúa luôn nhắc nhở Dân Chúa phải chú ý giúp đỡ những người nghèo khó, những ngoại kiều, những người không nhà không cửa. Và hôm nay trong Bài Đọc I, Tiên tri Amos đã cảnh tỉnh Dân Chúa về lối sống ích kỷ, hưởng thụ của họ, nên sau cùng đã bị lưu đầy khỏi xứ sở và phải sống trong nô lệ cho ngoại bang.
Ngoài dụ ngôn “Ông Lagiarô,” trong Phúc Âm còn ghi lại nhiều câu chuyện khác để cảnh tỉnh những người giầu có mà không biết giúp đỡ những người nghèo khó (như Luca 12:16-21; 12:33-34;14:12-14; 16:9). Các Thánh Tông Đồ đã ghi nhớ điều đó nên luôn nhắc nhở nhau để lưu ý đến những người nghèo; như bản đúc kết Công Nghị Giêsrusalem có câu “điều quan trọng là cần lưu ý giúp đỡ những người nghèo khó (Galat 2:10). Trong các Thánh Thư, đặc biệt Thư Thánh Giacôbê (2:1-6; 14-16; 4:13-17;5:1-6), đã luôn nhắc nhở các tín hữu phải thực hành đức tin bằng việc sống bác ái giúp đỡ những người thân cận nghèo khó.
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng ta để chúng ta luôn biết dùng thời giờ, tiền của Chúa ban để thăm viếng, an ủi, giúp đỡ những người nghèo khổ, đói khát, bịnh hoạn như ông Lagiarô ngay chung quanh chúng ta và khắp nơi trên thế giới.
Chúa Nhật hôm nay tiếp nối tư tưởng Chúa Nhật trước, nói đến đời sống xa hoa, sa đọa đưa đến sự chết đời đời và cảnh tỉnh chúng ta hãy xa lánh tội lỗi và lo làm việc lành phúc đức, phục vụ những người nghèo khó, khổ đau chung quanh chúng ta.
Bài Đọc I (Amos 6:1,4-7): qua tiên tri Amos, Thiên Chúa đã chỉ cho Dân Chúa biết: vì họ đã sống quá xa hoa, sa đọa, không lo gì đến người nghèo khó, thiếu đoàn kết, yêu thương, nên bây giờ phải sống trong cảnh lưu đầy khốn khó. Bài đọc II (1 Timôthê 6:11-16): Thánh Phaolô khuyên nhủ Timôthê và mọi người chúng ta hãy “giữ vững các giới răn của Chúa và sống tinh tuyền không gì đáng trách cho đến ngày Chúa đến gọi chúng ta ra khỏi đời này.” Bài Phúc Âm (Luca 16:19-31): Chúa Giêsu kể dụ ngôn ông Lagiarô nghèo khó, bịnh hoạn, khốn khó và người phú hộ giầu sang, sung sướng, ăn chơi, trưng diện mà không biết lo đến người nghèo khổ ngay bên cạnh mình. Khi chết số phận hai người khác hẳn nhau. Chúa Giêsu muốn cảnh tỉnh chúng ta hãy luôn biết sống giản dị, đơn sơ, và biết chia sẻ tiền của cho những người nghèo khó, khổ đau trên thế giới.
Chúng ta thường có tính ích kỷ, chỉ biết lo đến chính mình và gia đình mà không biết để ý đến những người đau khổ chung quanh chúng ta. Nhưng thế giới chúng ta là một gia đình, gia đình nhân loại, và chúng ta đều là anh em với nhau (Tứ Hải Giai Huynh Đệ) mà Chúa là Cha chúng ta. Chúa muốn chúng ta luôn biết chia sẻ tình thương với nhau như anh chị em trong một gia đình, qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, bịnh hoạn chung quanh chúng ta, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta.
Qua Bài dụ ngôn Chúa Giêsu kể trong Bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta nhận ra ngay hai hoàn cảnh sống hoàn toàn trái ngược nhau. Người phú hộ sống trong ngôi nhà khang trang, ngày ngày ăn uống linh đình, ăn mặc xa hoa, sống đời sống quá sung sướng, mà không để ý đến ông Lagiarô nghèo khó, không nhà cửa, phải sống nhờ ở cổng nhà ông phú hộ, bịnh hoạn, đói khát, thèm ăn cả những đồ ăn dư thừa đổ đi của nhà ông phú hộ mà không ai cho. Nhưng rồi ai cũng phải chết, giầu nghèo, sang hèn. Ông Lagiarô cũng chết mà nhà phú hộ giầu có cũng chết. Tuy nhiên sau cái chết, số phận hai người khác hẳn nhau. Ông Lagiarô được hưởng cuộc sống hạnh phúc, còn nhà phú hộ phải sống trong cảnh khốn khó.
Từ thời xa xưa đã có những hoàn cảnh sống quá chênh lệch. Có những người phải sống trong cảnh quá nghèo, không nhà không cửa, không đủ cơm ăn áo mặc; trong khi lại có những người giầu có, sống trong những ngôi nhà sang trọng, mặc đồ xa hoa, ăn uống quá dư thừa đổ đi. Đó thật là một sự bất công xã hội. Vì thế ngay trong Sách Cựu Ước qua các Tiên tri, Thiên Chúa luôn nhắc nhở Dân Chúa phải chú ý giúp đỡ những người nghèo khó, những ngoại kiều, những người không nhà không cửa. Và hôm nay trong Bài Đọc I, Tiên tri Amos đã cảnh tỉnh Dân Chúa về lối sống ích kỷ, hưởng thụ của họ, nên sau cùng đã bị lưu đầy khỏi xứ sở và phải sống trong nô lệ cho ngoại bang.
Ngoài dụ ngôn “Ông Lagiarô,” trong Phúc Âm còn ghi lại nhiều câu chuyện khác để cảnh tỉnh những người giầu có mà không biết giúp đỡ những người nghèo khó (như Luca 12:16-21; 12:33-34;14:12-14; 16:9). Các Thánh Tông Đồ đã ghi nhớ điều đó nên luôn nhắc nhở nhau để lưu ý đến những người nghèo; như bản đúc kết Công Nghị Giêsrusalem có câu “điều quan trọng là cần lưu ý giúp đỡ những người nghèo khó (Galat 2:10). Trong các Thánh Thư, đặc biệt Thư Thánh Giacôbê (2:1-6; 14-16; 4:13-17;5:1-6), đã luôn nhắc nhở các tín hữu phải thực hành đức tin bằng việc sống bác ái giúp đỡ những người thân cận nghèo khó.
Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng ta để chúng ta luôn biết dùng thời giờ, tiền của Chúa ban để thăm viếng, an ủi, giúp đỡ những người nghèo khổ, đói khát, bịnh hoạn như ông Lagiarô ngay chung quanh chúng ta và khắp nơi trên thế giới.
20-9: Thánh Anrê Kim, Phaolô Chung và các Bạn Tử Đạo Đại Hàn
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
12:43 20/09/2010
Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn độc nhất vô nhị. Giáo Hội được khai sinh không nhờ các Thừa Sai Tây Phương nhưng do chính một người con trí thức của đất nước Đại Hàn, ông Yi Byok. Sau này, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo ông chọn tên thánh rửa tội là Gioan Baotixita.
Ngược dòng lịch sử, trong thời gian từ 1779 đến 1785, một nhóm trí thức Đại Hàn thường họp nhau nơi chùa Chon Jin Am - nguyên ngữ Đại Hàn có nghĩa là chùa Chân Thiên - để suy tư và tìm hiểu về triết học. Chùa Chân Thiên tọa lạc trên ngọn đồi chung quanh có núi rừng bao bọc và cách xa thủ đô Hán thành (Séoul) khoảng 60 cây số. Trong nhóm trí thức nổi bật chàng Yi Byok.
Yi Byok chào đời năm 1754 trong gia đình quý phái chuyên nghề võ. Ông Nội rồi thân phụ và hai bào huynh đều là tướng lãnh đại tài của quân lực Đại Hàn. Nhưng Byok lại hướng về nghề văn. Chàng say mê trau dồi văn hóa. Nhờ thế Byok có dịp đọc một số sách báo Công Giáo do các nhà ngoại giao Đại Hàn mang về từ Bắc Kinh. Năm 1780, khi nghe biết có một nhóm trí thức thường họp nhau nơi Chùa Chân Thiên, Yi Byok quyết định khăn gói lên đường.
Khởi hành từ thủ đô Séoul, chàng đi bộ mấy ngày trời giữa mùa đông tuyết lạnh và đến chùa Chân Thiên khi trời đã vào đêm. Chàng nhập ngay cuộc họp. Dưới ánh đèn bạch lạp, chàng trao đổi ý kiến và suy tư về các sách cổ điển của Khổng giáo. Suốt trong 10 ngày ròng rã, nhóm trí thức bắt đầu so sánh đạo lý chứa đựng trong các sách Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo với các Chân Lý của Kitô Giáo, đặc biệt được trình bày trong sách của Cha Matteo Ricci (1552-1610), một nhà truyền giáo dòng Tên người Ý. Cuốn sách tựa đề: ”Diễn văn chân thật về THIÊN CHÚA”. Sau khi tìm hiểu thấu đáo, cả nhóm quyết định chọn đạo lý Kitô Giáo và sống theo đạo lý này.
Vào mỗi buổi sáng và buổi chiều, họ sấp mình cầu nguyện. Nhân đọc trong sách viết: cứ 7 ngày phải dành một ngày dâng kính THIÊN CHÚA, họ dành ngày mùng 7, 14, 21 và 28 theo âm lịch để thờ phượng THIÊN CHÚA.
Trở lại gia đình, Yi Byok bắt đầu truyền giảng đạo lý Kitô Giáo. Nhưng chàng sớm nhận ra: hiểu biết của mình về Kitô Giáo còn quá ít ỏi. Năm 1783, nhân có chuyến đi Bắc Kinh của đoàn ngoại giao Triều Tiên, Byok liền gửi một người bạn trong nhóm tên Yi Seung-Hun đi theo để học hỏi thêm về giáo lý Công Giáo và mang sách báo Công Giáo về.
Đến Bắc Kinh, Seung-Hun tới ngay nhà thờ Công Giáo ở Bắc Đường. Tại đây chàng được vị Linh Mục thừa sai người Pháp - Cha Pierre de Grammont - dạy giáo lý và rửa tội với tên thánh Phêrô. Trở lại Triều Tiên, Phêrô Yi Seung-Hun rửa tội cho Yi Byok với tên thánh Gioan Baotixita. Phêrô Yi cũng rửa tội cho ba người bạn khác: Phanxicô Xavie Kwon Il-Shin, Ambrosio Kwon Chol-Shin và Augustino Chong Yak-Chong. Đạo Công Giáo từ đó bắt đầu được rao giảng và phổ biến trong các thành phố và làng mạc.
Nhưng chỉ vỏn vẹn hai năm sau, đạo Công Giáo tại Triều Tiên bắt đầu gặp chống đối. Các học giả Khổng Giáo sợ rằng giáo lý của đạo mới này sẽ đảo lộn truyền thống. Năm 1785, cảnh sát bắt giam tín hữu Công Giáo Đại Hàn đầu tiên: ông Kim Beom-Woo. Ông Kim bị hành hạ tra tấn cho đến chết.
Trong khi đó, anh Gioan Baotixita Yi Byok bị chính người thân trong gia đình giam cầm tại gia. Byok chịu đủ thứ áp lực, thể lý cũng như tinh thần. Một ngày, ông thân sinh tự tròng dây vào cổ, dọa sẽ tự tử nếu con trai cứ ngoan cố trung thành với Đức Tin và giáo lý Công Giáo! Nhưng anh Gioan Baotixita Yi Byok vẫn anh dũng kiên trì, không nao núng. Anh kín múc sức mạnh trong việc ăn chay, cầu nguyện và suy gẫm liên lĩ ngày đêm. Sau 10 ngày nhịn đói nhịn khát, Gioan Baotixita Yi Byok qua đời cách thánh thiện, hưởng dương 32 tuổi, sau vỏn vẹn 3 năm được hồng phúc lãnh nhận bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
... Một sự kiện lạ lùng trong những trang sử đẫm máu của Giáo Hội Công Giáo Triều Tiên: gia phả của những dòng họ tử đạo. Giống như khi nói: dòng vua, dòng quý tộc, dòng lính tráng, dòng dõi thợ thuyền hoặc dòng máu nghệ sĩ.. Tại Triều Tiên, vào thế kỷ XIX, thế kỷ mà Giáo Hội Công Giáo Triều Tiên bị bách hại dữ dội nhất, có những gia đình gồm cha, mẹ, anh, chị, em bị giết vì đạo. Tiếp đến đời con, rồi sang đời cháu, đời chắt vẫn có người can đảm đổ máu đào làm chứng cho Đức Tin của Cha Ông truyền lại. Thật kiêu hùng, thật cảm động. Câu chuyện tử vì đạo của cô Elisabet Thi-Yến - trinh nữ Công Giáo Đại Hàn - chỉ là thí dụ điển hình.
Cô Thi-Yến có thân phụ là anh hùng tử vì đạo cùng lúc với anh cả. Trong khi đó cô và bào đệ cũng bị bắt với hiền mẫu. Nhưng rồi nhà vua khoan hồng thả ba mẹ con ra, và bù lại, nhà vua tịch thu tất cả gia sản. Từ đó gia đình cô sống đậu ở nhờ nơi gia đình người bà con, tuy ngoại giáo nhưng có lòng tốt. Đó là những năm khốn khổ của gia đình vì ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Thi-Yến phải xoay xở làm đủ thứ nghề để kiếm chút tiền phụ giúp hiền mẫu nuôi sống cả gia đình.
Elisabet Thi-Yến có một tâm hồn trong sạch lạ thường. Những người có dịp tiếp xúc hoặc quen biết cô đều làm chứng rằng cô không bao giờ nhìn mặt bất cứ người đàn ông nào, kể cả người bà con. Ngay từ thưở nhỏ, cô đã thề hứa giữ mình trinh khiết trọn đời. Trong thời kỳ đạo Công Giáo bị bách hại, cô thường quy tụ các tín hữu cùng người tân tòng và dạy giáo lý cho họ. Đức Giám Mục giáo phận rất hài lòng về cô và tin tưởng nơi tài năng giảng dạy giáo lý của cô. Cũng trong thời gian này cô dọn mình lãnh nhận triều thiên tử vì đạo.
Ngày 19-7-1839, Thi-Yến bị bắt cùng với mẹ và em trai. Cô thường bị tra hỏi rất lâu. Sử liệu ghi lại cuộc thẩm vấn như sau. Quan hỏi:
- Chồng cô đâu?
Cô trả lời:
- Tôi không có chồng!
Quan hỏi tại sao, cô giải thích:
- Lý do dễ hiểu là không người đàn ông nào lại dại dột đi cưới một cô gái nghèo mạt rệp như tôi!
Nghe cô trả lời, quan tức giận truyền đánh đòn rồi đuổi cô về ngục. Sau đó cô bị công an gọi ra thẩm vấn. Họ hỏi có phải cô theo đạo của vị Thầy ở trên Trời không. Cô trả lời phải. Họ lại hỏi ai dạy cô các giáo lý này. Cô nói mẹ dạy từ lúc cô còn nhỏ tuổi. Sau cùng họ bảo cô chỉ cần nói một lời chối đạo là tức khắc được tự do và khỏi chết. Cô cương quyết trả lời:
- Nếu để được sống mà phải chối THIÊN CHÚA và bỏ Đạo thì tôi không chối cũng không bỏ. Tôi bằng lòng chịu chết!
Từ đó cô bị đánh đập tàn nhẫn. Cứ mỗi lần hỏi cung là một lần cô bị đánh đập. Tuy nhiên, gương mặt cô lúc nào cũng biểu lộ nét bình an nhẫn nhục. Cô nói với các tù nhân Công Giáo khác:
- Nhờ ơn Chúa và sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ MARIA nên tôi mới có đủ sức lãnh chịu tất cả roi đòn tra tấn. Cùng lúc, tôi dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA, vì nhờ đau khổ mà tôi hiểu được phần nào những đau khổ vô biên Đức Chúa GIÊSU KITÔ phải chịu để chuộc tội chúng ta. Do đó tôi sẵn sàng và sung sướng chịu đau khổ.
Suốt trong thời gian bị giam cầm, cô Thi-Yến không ngừng an ủi khuyến khích các bạn Công Giáo đồng tù hãy can đảm chịu đau khổ vì Chúa. Phần cô, để có đủ sức chiến đấu đến cùng, cô dành rất nhiều giờ để cầu nguyện và suy gẫm. Cô cũng bí mật liên lạc với tòa giám mục để xin gửi tiền và thức ăn trợ giúp các tín hữu Công Giáo đang bị giam cầm.
Ngày 29-12-1839, cô Elisabet Thi-Yến bị đưa ra pháp trường cùng với nhóm tín hữu Công Giáo Đại Hàn khác. Khi từ biệt các tín hữu còn ở lại cô nói:
- Hãy cầu nguyện đặc biệt cho người nghèo và người đang phải buồn sầu.
Nói rồi cô sung sướng ra đi, hớn hở như người con trở về Nhà Cha trên Trời gặp lại Cha Mẹ và anh em đã đi trước cô trên đường tử vì đạo. Năm ấy cô Elisabet Thi-Yến hưởng dương 44 tuổi.
Năm 1984 Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn mừng kỷ niệm 200 năm (1784-1984) dân tộc Triều Tiên được diễm phúc lãnh nhận hồng ân Đức Tin và bí tích Rửa Tội. Nhân dịp đó Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) đã long trọng nâng 103 vị Tử Đạo Đại Hàn lên hàng hiển thánh. Thánh lễ tôn phong hiển thánh diễn ra tại Hán Thành thủ đô Nam Hàn vào Chúa Nhật 6-5-1984 trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tại Á Châu.
... ”Đường kẻ lành đi là đường ngay thẳng. Lối kẻ hiền theo là lối Chúa san bằng. Vâng, lạy THIÊN CHÚA, trên con đường thánh ý Chúa vạch ra, chúng con chờ đợi Chúa. Hồn chúng con khát vọng Thánh Danh và ước mong tưởng nhớ đến Ngài. Suốt đêm trường, hồn con khao khát Chúa. Trong thâm tâm, những kiếm tìm khắc khoải. Khi Chúa thực thi quyết định của mình khắp năm châu, người bốn bể học biết đường công chính.. Lạy THIÊN CHÚA, Ngài cho chúng con được an cư lạc nghiệp, vì hết mọi việc chúng con làm, đều do Ngài thực hiện cho chúng con” (Isaia 27,7-12).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.306, Février/1996 + ”I LXXIX MARTIRI COREANI”, Adriano Launay, Milano 1925)
Yi Byok chào đời năm 1754 trong gia đình quý phái chuyên nghề võ. Ông Nội rồi thân phụ và hai bào huynh đều là tướng lãnh đại tài của quân lực Đại Hàn. Nhưng Byok lại hướng về nghề văn. Chàng say mê trau dồi văn hóa. Nhờ thế Byok có dịp đọc một số sách báo Công Giáo do các nhà ngoại giao Đại Hàn mang về từ Bắc Kinh. Năm 1780, khi nghe biết có một nhóm trí thức thường họp nhau nơi Chùa Chân Thiên, Yi Byok quyết định khăn gói lên đường.
Khởi hành từ thủ đô Séoul, chàng đi bộ mấy ngày trời giữa mùa đông tuyết lạnh và đến chùa Chân Thiên khi trời đã vào đêm. Chàng nhập ngay cuộc họp. Dưới ánh đèn bạch lạp, chàng trao đổi ý kiến và suy tư về các sách cổ điển của Khổng giáo. Suốt trong 10 ngày ròng rã, nhóm trí thức bắt đầu so sánh đạo lý chứa đựng trong các sách Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo với các Chân Lý của Kitô Giáo, đặc biệt được trình bày trong sách của Cha Matteo Ricci (1552-1610), một nhà truyền giáo dòng Tên người Ý. Cuốn sách tựa đề: ”Diễn văn chân thật về THIÊN CHÚA”. Sau khi tìm hiểu thấu đáo, cả nhóm quyết định chọn đạo lý Kitô Giáo và sống theo đạo lý này.
Vào mỗi buổi sáng và buổi chiều, họ sấp mình cầu nguyện. Nhân đọc trong sách viết: cứ 7 ngày phải dành một ngày dâng kính THIÊN CHÚA, họ dành ngày mùng 7, 14, 21 và 28 theo âm lịch để thờ phượng THIÊN CHÚA.
Trở lại gia đình, Yi Byok bắt đầu truyền giảng đạo lý Kitô Giáo. Nhưng chàng sớm nhận ra: hiểu biết của mình về Kitô Giáo còn quá ít ỏi. Năm 1783, nhân có chuyến đi Bắc Kinh của đoàn ngoại giao Triều Tiên, Byok liền gửi một người bạn trong nhóm tên Yi Seung-Hun đi theo để học hỏi thêm về giáo lý Công Giáo và mang sách báo Công Giáo về.
Đến Bắc Kinh, Seung-Hun tới ngay nhà thờ Công Giáo ở Bắc Đường. Tại đây chàng được vị Linh Mục thừa sai người Pháp - Cha Pierre de Grammont - dạy giáo lý và rửa tội với tên thánh Phêrô. Trở lại Triều Tiên, Phêrô Yi Seung-Hun rửa tội cho Yi Byok với tên thánh Gioan Baotixita. Phêrô Yi cũng rửa tội cho ba người bạn khác: Phanxicô Xavie Kwon Il-Shin, Ambrosio Kwon Chol-Shin và Augustino Chong Yak-Chong. Đạo Công Giáo từ đó bắt đầu được rao giảng và phổ biến trong các thành phố và làng mạc.
Nhưng chỉ vỏn vẹn hai năm sau, đạo Công Giáo tại Triều Tiên bắt đầu gặp chống đối. Các học giả Khổng Giáo sợ rằng giáo lý của đạo mới này sẽ đảo lộn truyền thống. Năm 1785, cảnh sát bắt giam tín hữu Công Giáo Đại Hàn đầu tiên: ông Kim Beom-Woo. Ông Kim bị hành hạ tra tấn cho đến chết.
Trong khi đó, anh Gioan Baotixita Yi Byok bị chính người thân trong gia đình giam cầm tại gia. Byok chịu đủ thứ áp lực, thể lý cũng như tinh thần. Một ngày, ông thân sinh tự tròng dây vào cổ, dọa sẽ tự tử nếu con trai cứ ngoan cố trung thành với Đức Tin và giáo lý Công Giáo! Nhưng anh Gioan Baotixita Yi Byok vẫn anh dũng kiên trì, không nao núng. Anh kín múc sức mạnh trong việc ăn chay, cầu nguyện và suy gẫm liên lĩ ngày đêm. Sau 10 ngày nhịn đói nhịn khát, Gioan Baotixita Yi Byok qua đời cách thánh thiện, hưởng dương 32 tuổi, sau vỏn vẹn 3 năm được hồng phúc lãnh nhận bí tích Rửa Tội và gia nhập Giáo Hội Công Giáo.
... Một sự kiện lạ lùng trong những trang sử đẫm máu của Giáo Hội Công Giáo Triều Tiên: gia phả của những dòng họ tử đạo. Giống như khi nói: dòng vua, dòng quý tộc, dòng lính tráng, dòng dõi thợ thuyền hoặc dòng máu nghệ sĩ.. Tại Triều Tiên, vào thế kỷ XIX, thế kỷ mà Giáo Hội Công Giáo Triều Tiên bị bách hại dữ dội nhất, có những gia đình gồm cha, mẹ, anh, chị, em bị giết vì đạo. Tiếp đến đời con, rồi sang đời cháu, đời chắt vẫn có người can đảm đổ máu đào làm chứng cho Đức Tin của Cha Ông truyền lại. Thật kiêu hùng, thật cảm động. Câu chuyện tử vì đạo của cô Elisabet Thi-Yến - trinh nữ Công Giáo Đại Hàn - chỉ là thí dụ điển hình.
Cô Thi-Yến có thân phụ là anh hùng tử vì đạo cùng lúc với anh cả. Trong khi đó cô và bào đệ cũng bị bắt với hiền mẫu. Nhưng rồi nhà vua khoan hồng thả ba mẹ con ra, và bù lại, nhà vua tịch thu tất cả gia sản. Từ đó gia đình cô sống đậu ở nhờ nơi gia đình người bà con, tuy ngoại giáo nhưng có lòng tốt. Đó là những năm khốn khổ của gia đình vì ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Thi-Yến phải xoay xở làm đủ thứ nghề để kiếm chút tiền phụ giúp hiền mẫu nuôi sống cả gia đình.
Elisabet Thi-Yến có một tâm hồn trong sạch lạ thường. Những người có dịp tiếp xúc hoặc quen biết cô đều làm chứng rằng cô không bao giờ nhìn mặt bất cứ người đàn ông nào, kể cả người bà con. Ngay từ thưở nhỏ, cô đã thề hứa giữ mình trinh khiết trọn đời. Trong thời kỳ đạo Công Giáo bị bách hại, cô thường quy tụ các tín hữu cùng người tân tòng và dạy giáo lý cho họ. Đức Giám Mục giáo phận rất hài lòng về cô và tin tưởng nơi tài năng giảng dạy giáo lý của cô. Cũng trong thời gian này cô dọn mình lãnh nhận triều thiên tử vì đạo.
Ngày 19-7-1839, Thi-Yến bị bắt cùng với mẹ và em trai. Cô thường bị tra hỏi rất lâu. Sử liệu ghi lại cuộc thẩm vấn như sau. Quan hỏi:
- Chồng cô đâu?
Cô trả lời:
- Tôi không có chồng!
Quan hỏi tại sao, cô giải thích:
- Lý do dễ hiểu là không người đàn ông nào lại dại dột đi cưới một cô gái nghèo mạt rệp như tôi!
Nghe cô trả lời, quan tức giận truyền đánh đòn rồi đuổi cô về ngục. Sau đó cô bị công an gọi ra thẩm vấn. Họ hỏi có phải cô theo đạo của vị Thầy ở trên Trời không. Cô trả lời phải. Họ lại hỏi ai dạy cô các giáo lý này. Cô nói mẹ dạy từ lúc cô còn nhỏ tuổi. Sau cùng họ bảo cô chỉ cần nói một lời chối đạo là tức khắc được tự do và khỏi chết. Cô cương quyết trả lời:
- Nếu để được sống mà phải chối THIÊN CHÚA và bỏ Đạo thì tôi không chối cũng không bỏ. Tôi bằng lòng chịu chết!
Từ đó cô bị đánh đập tàn nhẫn. Cứ mỗi lần hỏi cung là một lần cô bị đánh đập. Tuy nhiên, gương mặt cô lúc nào cũng biểu lộ nét bình an nhẫn nhục. Cô nói với các tù nhân Công Giáo khác:
- Nhờ ơn Chúa và sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ MARIA nên tôi mới có đủ sức lãnh chịu tất cả roi đòn tra tấn. Cùng lúc, tôi dâng lời cảm tạ THIÊN CHÚA, vì nhờ đau khổ mà tôi hiểu được phần nào những đau khổ vô biên Đức Chúa GIÊSU KITÔ phải chịu để chuộc tội chúng ta. Do đó tôi sẵn sàng và sung sướng chịu đau khổ.
Suốt trong thời gian bị giam cầm, cô Thi-Yến không ngừng an ủi khuyến khích các bạn Công Giáo đồng tù hãy can đảm chịu đau khổ vì Chúa. Phần cô, để có đủ sức chiến đấu đến cùng, cô dành rất nhiều giờ để cầu nguyện và suy gẫm. Cô cũng bí mật liên lạc với tòa giám mục để xin gửi tiền và thức ăn trợ giúp các tín hữu Công Giáo đang bị giam cầm.
Ngày 29-12-1839, cô Elisabet Thi-Yến bị đưa ra pháp trường cùng với nhóm tín hữu Công Giáo Đại Hàn khác. Khi từ biệt các tín hữu còn ở lại cô nói:
- Hãy cầu nguyện đặc biệt cho người nghèo và người đang phải buồn sầu.
Nói rồi cô sung sướng ra đi, hớn hở như người con trở về Nhà Cha trên Trời gặp lại Cha Mẹ và anh em đã đi trước cô trên đường tử vì đạo. Năm ấy cô Elisabet Thi-Yến hưởng dương 44 tuổi.
Năm 1984 Giáo Hội Công Giáo Đại Hàn mừng kỷ niệm 200 năm (1784-1984) dân tộc Triều Tiên được diễm phúc lãnh nhận hồng ân Đức Tin và bí tích Rửa Tội. Nhân dịp đó Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II (1978-2005) đã long trọng nâng 103 vị Tử Đạo Đại Hàn lên hàng hiển thánh. Thánh lễ tôn phong hiển thánh diễn ra tại Hán Thành thủ đô Nam Hàn vào Chúa Nhật 6-5-1984 trong khuôn khổ chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha tại Á Châu.
... ”Đường kẻ lành đi là đường ngay thẳng. Lối kẻ hiền theo là lối Chúa san bằng. Vâng, lạy THIÊN CHÚA, trên con đường thánh ý Chúa vạch ra, chúng con chờ đợi Chúa. Hồn chúng con khát vọng Thánh Danh và ước mong tưởng nhớ đến Ngài. Suốt đêm trường, hồn con khao khát Chúa. Trong thâm tâm, những kiếm tìm khắc khoải. Khi Chúa thực thi quyết định của mình khắp năm châu, người bốn bể học biết đường công chính.. Lạy THIÊN CHÚA, Ngài cho chúng con được an cư lạc nghiệp, vì hết mọi việc chúng con làm, đều do Ngài thực hiện cho chúng con” (Isaia 27,7-12).
(”Missions Étrangères de Paris”, n.306, Février/1996 + ”I LXXIX MARTIRI COREANI”, Adriano Launay, Milano 1925)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:16 20/09/2010
GIẤY
Đông Hán An đế Kiến Quang nguyên niên, học trò của Thái Luân là Khổng Đan ở phía nam tỉnh An Huy làm nghề chế tạo giấy, ông ta muốn chế tạo một loại giấy tốt nhất trên thế giới để vẽ hình của thầy, bày tỏ cảm tình đối với thầy. Nhưng ông ta nghiên cứu năm này qua năm khác mà không chế tạo được loại giấy như ý muốn.
Một hôm, ông ta đi tản bộ bên một khe suối, vô tình phát hiện một cây gỗ đàn ngã ngang trên nước, do nước chảy quanh năm nên vỏ bị rửa thối lộ ra thân cây nhiều sợi trắng tinh khiết nhỏ nhắn, Khổng Đan bèn lấy nó để chế tạo ra giấy, qua nhiều lần thí nghiệm, cuối cùng cũng chế tạo được một loại giấy thích hợp để vẻ chân dung.
Đó chính là loại “giấy” sau này.
(Lịch đại danh họa ký)
Suy tư:
Giấy thì có nhiều loại: giấy viết vở học trò, giấy để vẻ hình chân dung, vẻ cảnh, giấy để viết câu đối trong ngày tết, giấy để in, giấy để làm bích báo.v.v...tất cả các loại giấy ấy đều có thể truyền đạt tư tưởng giữa người với người qua hình vẻ hoặc chữ viết.
Thiên nhiên là một tờ giấy vĩ đại truyền thông thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa cho nhân loại; trời đất muôn vật là một tờ giấy vĩ đại ghi chép tất cả kỳ công của Thiên Chúa, là “lá thư tình yêu” của Thiên Chúa gởi cho nhân loại, là bức họa thiên nhiên họa lại tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại và nhờ nó mà nhân loại nhận ra được Thiên Chúa chính là căn nguyên của vũ trụ vạn vật.
Cầm tờ giấy mà không biết đọc không biết viết là một đau khổ cho người mù chữ.
Cũng vậy, nhìn vũ trụ vạn vật mà không “đọc” được thông điệp tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, dù cho họ là nhà thông thái hay bác học, thì vẫn là một thua thiệt cho họ, bởi vì họ có thể mô phỏng thiên nhiên để chế tạo máy bay tàu chiến, hoặc nhờ thiên nhiên mà họ có những tư tưởng vĩ đại, nhưng họ lại không nhìn thấy được Thiên Chúa trong vũ trụ vạn vật, thì đó không phải là một thiệt thời hay sao ?
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đông Hán An đế Kiến Quang nguyên niên, học trò của Thái Luân là Khổng Đan ở phía nam tỉnh An Huy làm nghề chế tạo giấy, ông ta muốn chế tạo một loại giấy tốt nhất trên thế giới để vẽ hình của thầy, bày tỏ cảm tình đối với thầy. Nhưng ông ta nghiên cứu năm này qua năm khác mà không chế tạo được loại giấy như ý muốn.
Một hôm, ông ta đi tản bộ bên một khe suối, vô tình phát hiện một cây gỗ đàn ngã ngang trên nước, do nước chảy quanh năm nên vỏ bị rửa thối lộ ra thân cây nhiều sợi trắng tinh khiết nhỏ nhắn, Khổng Đan bèn lấy nó để chế tạo ra giấy, qua nhiều lần thí nghiệm, cuối cùng cũng chế tạo được một loại giấy thích hợp để vẻ chân dung.
Đó chính là loại “giấy” sau này.
(Lịch đại danh họa ký)
Suy tư:
Giấy thì có nhiều loại: giấy viết vở học trò, giấy để vẻ hình chân dung, vẻ cảnh, giấy để viết câu đối trong ngày tết, giấy để in, giấy để làm bích báo.v.v...tất cả các loại giấy ấy đều có thể truyền đạt tư tưởng giữa người với người qua hình vẻ hoặc chữ viết.
Thiên nhiên là một tờ giấy vĩ đại truyền thông thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa cho nhân loại; trời đất muôn vật là một tờ giấy vĩ đại ghi chép tất cả kỳ công của Thiên Chúa, là “lá thư tình yêu” của Thiên Chúa gởi cho nhân loại, là bức họa thiên nhiên họa lại tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại và nhờ nó mà nhân loại nhận ra được Thiên Chúa chính là căn nguyên của vũ trụ vạn vật.
Cầm tờ giấy mà không biết đọc không biết viết là một đau khổ cho người mù chữ.
Cũng vậy, nhìn vũ trụ vạn vật mà không “đọc” được thông điệp tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, dù cho họ là nhà thông thái hay bác học, thì vẫn là một thua thiệt cho họ, bởi vì họ có thể mô phỏng thiên nhiên để chế tạo máy bay tàu chiến, hoặc nhờ thiên nhiên mà họ có những tư tưởng vĩ đại, nhưng họ lại không nhìn thấy được Thiên Chúa trong vũ trụ vạn vật, thì đó không phải là một thiệt thời hay sao ?
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:18 20/09/2010
N2T |
37. Phàm là những người không phải trong khi đền tội mà chết thỉ thật là đại họa, bởi vì họ sẽ trở thành con cái của ma quỷ, nhất định phải bị trừng phạt đời đời trong hỏa ngục.
(Thánh Francis of Assisi)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:23 20/09/2010
N2T |
529. Sự nghiệp thường thành công là ở sự bền bỉ dẻo dai, bị phá hủy là bởi hấp tấp nôn nóng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
100 ngàn người canh thức cầu nguyện với Đức Thánh Cha tại Luân Đôn
Linh Tiến Khải
11:55 20/09/2010
LUÂN ĐÔN. Tối thứ bẩy, 18-9-2010, 100 ngàn tín hữu Công Giáo, đa số là người trẻ, đã tham dự buổi canh thức cầu nguyện với ĐTC Biển Đức 16 ở công viên Hyde Park, Luân Đôn, vọng lễ tôn phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman.
Hyde Park là một trong các công viên lớn nhất trong thủ đô Luân Đôn, rộng 350 mẫu tây, và là công viên nổi tiếng nhất. Công viên này ban đầu thuộc Đan viện biển Đức Westminster, nhưng năm 1536 bị vua Henry VIII thủ đắc và biến thành khu săn bắn của triều đình. Năm 1665 nhiều người dân Luân Đôn đã vào đây để trốn trận dịch hạch làn tràn trong thành phố. Từ năm 1814 trở đi công viên trở thành nơi tổ chức các lễ hội lớn như lễ hội mừng chiến tranh với Napoleon chấm dứt năm 1815, cuộc Triển lãm năm 1851, lễ mừng 25 năm cai trị của Nữ hoàng Elisabeth II năm 1955. Trong công viên này có một chỗ gọi là ”Góc diễn đàn” để người dân nếu muốn có thể diễn thuyết hay trình bày về nhiếu đề tài khác nhau. Xưa kia đây là nơi xử tử các tội nhân và theo thói quen, trước khi chết các tội nhân có thể ngỏ lời với dân chúng. Năm 1759 triều đình rời chỗ xử tử vào trong nhà tù Newgate.
Buổi canh thức đã bắt đầu lúc 7 giờ, trễ hơn giờ dự định 45 phút và đã diễn ra dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa và chầu Thánh Thể. Xe bọc kính chở Đức Thánh Cha đi một vòng để ngài chào các tín hữu.
Sau hai bài sách thánh, ĐTC đã giảng và khẳng định rằng” ”Cuộc sống của Đức Hồng Y Newman mời gọi chúng ta duyệt xét lại cuộc sống của mình, nhìn nó trong chân trời rộng rãi chương trình của Thiên Chúa và lớn lên trong sự hiệp thông với Giáo Hội thuộc mọi thời đại và ở khắp nơi: Giáo Hội của các Tông Đồ, Giáo Hội của các vị tử đạo, Giáo Hội mà Đức Hồng Y Newman yêu mến và tận hiến toàn cuộc sống người cho sứ mệnh của nó.”
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã khai triển vài khía cạnh trong cuộc đời của Đức Hồng Y Newman mà ngài coi là quan trọng đối với cuộc sống của tín hữu và đối với cuộc sống của Giáo Hội ngày nay.
Trước hết Đức Hồng Y Newman đã đi trọn con đường cuộc đời người dưới ánh sáng của kinh nghiệm hoán cải hồi còn trẻ. Đó là một kinh nghiệm trực tiếp về sự thật lời Chúa, về thực tại khách quan của mạc khải kitô được Giáo Hội thông truyền lại. Kinh nghiệm vừa trí thức vừa tôn giáo đó đã linh hứng ơn gọi làm thừa tác viên của Tin Mừng, sự phân định suối nguồn giáo huấn uy tín của Giáo Hội Chúa và lòng hăng say canh tân cuộc sống giáo hội trong niềm trung thành với truyến thống tông đồ...
Vào cuối cuộc đời, Đức Hồng Y Newman chắc hẳn đã miêu tả công việc trong cuộc đời mình như là một cuộc chiến đấu chống lại khuynh hướng coi tôn giáo như là chuyện hoàn toàn riêng tư, như việc chủ quan, như vấn đề ý kiến cá nhân. Đó là bài học đầu tiên chúng ta có thể học được từ cuộc đời ĐHY: ngày nay, khi khuynh hướng duy tương đối trí thức và luân lý đe dọa phá hoại các nền tảng của xã hội, Đức Hồng Y Newman nhắc cho chúng ta biết rằng như là những người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta được để hiểu biết sự thật, tìm ra trong sự thật ấy sự tự do cuối cùng và việc thành toàn các khát vọng sâu thẳm nhất của con người. Tắt một lời chúng ta, chúng ta được chỉ định hiểu biết Chúa Kitô, Đấng chính ”là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Cuộc sống của Đức Hồng Y Newman cũng dậy cho chúng ta biết rằmg lòng say mê sự thật, lương thiện trí thức, và hoán cải tinh tuyền có giá trả mắc mỏ... Tại Tyburn, cách đây không bao xa, đã có đông đảo anh chị em của chúng ta đã chết vì đức tin; chứng tá sự trung thành cho tới cùng của họ mạnh mẽ hơn là những lời được linh hứng mà nhiều người trong họ đã nói lên trước khi về với Chúa. Trong thời đại chúng ta giá cả phải trả cho lòng trung thành với Tin Mừng không còn phải là bị treo cổ, đốn ngã hay phanh thây nữa, nhưng thường kéo theo việc bị loại trừ và nhạo báng. Nhưng Giáo Hội không thể miễn cho mình nhiệm vụ loan báo Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài, là sự thật cứu độ, suối nguồn hạnh phúc cuối cùng của chúng ta và là nền tảng của một xã hội công bằng và nhân bản.
Và sau cùng Đức Hồng Y Newman dậy cho chúng ta biết rằng không thể tách rời đức tin khỏi lối sống. Mọi tư tưởng lới nói và hành động của chúng ta phải hướng tới chỗ làm vinh danh Thiên Chúa. Đức Hồng Y Newman đã hiểu điều này và là nhà vô địch lớn trong vai trò ngôn sứ của giáo dân kitô. Sự thật không chỉ được thông truyền bởi giáo huấn, mà cũng qua chứng tá cuộc sống trung tín, toàn vẹn và thánh thiện nữa. Cũng giống như biết bao nhiệu vị thánh đi trước người trong lịch sử Giáo Hội, Đức Hồng Y Newman dậy cho chúng ta biết rằng ”ánh sáng dễ thương” của đức tin hường dẫn chúng ta và khiến cho chúng ta nhận ra sự thật về chính mình, về phẩm giá của chúng ta là con Thiên Chúa, về số phận cao cả đang chờ đợi chúng ta trên trời.
Và ĐTC nói với các bạn trẻ rằng: ”Các bạn trẻ thân mến: chỉ có Chúa Giêsu biết việc phục vụ nhất định nào Ngài có trong trí dành cho các con. Hãy rộng mở để tiếng nói của Ngài vang vọng trong sâu thẳm trái tim của các con: cả giờ đây trái tim của Ngài đang nói với trái tim của các con. Chúa Kitô cần đến các gia đình để nhắc nhở cho thế giới biết phẩm giá của tình yêu nhân loại và vẻ đẹp của cuộc sống gia đình. Ngài cần đến những người tận hiến cuộc sống cho nhiệm vụ cao quí là giáo dục, lo lắng cho giới trẻ và đào tạo họ theo các con đường của Phúc âm. Ngài cần biết bao nhiêu người tận hiến cuộc đời cho việc theo đuổi đức ái toàn thiện, trong khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời, và phục vụ Ngài nơi các anh chị em bé nhỏ nhất. Ngài cần tình yêu mạnh mẽ của các tu sĩ chiêm niệm nâng đỡ chứng tá và sinh hoạt của Giáo Hội qua lời cầu nguyện liên lỉ của họ. Và Ngài cần các linh mục, tốt lành thánh thiện, sẵn sàng mất sự sống mình vì đoàn chiên.
Buổi canh thức đã kết thúc với nghi thức Mình Thánh Chúa và Phép Lành Thánh Thể.
Cũng nên nói thêm rằng một hoạt động của ĐTC trong ngày thứ bẩy 18-9-2010 tại thủ đô Anh quốc, tuy âm thầm nhưng lại được giới báo chí nói đến nhiều nhất là việc ngài gặp gỡ 5 nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục của một vài giáo sĩ. Linh Mục Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh ra thông cáo cho biết:
”Thứ bẩy, 18-9-2010, tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Luân Đôn, ĐTC đã gặp một nhóm người đã bị các phần tử của hàng giáo sĩ lạm dụng tính dục.
”Ngài cảm động vì những gì họ kể lại và bày tỏ đau buồn sâu xa và xấu hổ vì những đau khổ các nạn nhân và gia đình họ đã chịu. Ngài cầu nguyện với họ và đoan chắc với họ rằng Giáo Hội Công Giáo đang tiếp tục áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhắm bảo vệ người trẻ và đang làm tất cả những gì trong quyền hạn của mình để điều tra, cộng tác với các chính quyền dân sự và đưa ra trước công lý những giáo sĩ và t usĩ bị cáo về những tội ác khôn tả này.
”Như đã làm trong các dịp khác, ĐTC cầu nguyện để tất cả các nạn nhân bị lạm dụng có thể cảm nghiệm sự chữa lành và hòa giải và có thể vượt thắng những đau thương của họ trong quá khứ và hiện nay trong thanh thản và hy vọng cho tương lai.
”Sau cuộc gặp gỡ trên đây, ĐTC đã gặp một nhóm những người chuyên nghiệp và thiện nguyện dấn thân bảo vệ trẻ em và người trẻ trong các môi trường Giáo Hội.
Buổi canh thức đã bắt đầu lúc 7 giờ, trễ hơn giờ dự định 45 phút và đã diễn ra dưới hình thức một buổi phụng vụ Lời Chúa và chầu Thánh Thể. Xe bọc kính chở Đức Thánh Cha đi một vòng để ngài chào các tín hữu.
Sau hai bài sách thánh, ĐTC đã giảng và khẳng định rằng” ”Cuộc sống của Đức Hồng Y Newman mời gọi chúng ta duyệt xét lại cuộc sống của mình, nhìn nó trong chân trời rộng rãi chương trình của Thiên Chúa và lớn lên trong sự hiệp thông với Giáo Hội thuộc mọi thời đại và ở khắp nơi: Giáo Hội của các Tông Đồ, Giáo Hội của các vị tử đạo, Giáo Hội mà Đức Hồng Y Newman yêu mến và tận hiến toàn cuộc sống người cho sứ mệnh của nó.”
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã khai triển vài khía cạnh trong cuộc đời của Đức Hồng Y Newman mà ngài coi là quan trọng đối với cuộc sống của tín hữu và đối với cuộc sống của Giáo Hội ngày nay.
Trước hết Đức Hồng Y Newman đã đi trọn con đường cuộc đời người dưới ánh sáng của kinh nghiệm hoán cải hồi còn trẻ. Đó là một kinh nghiệm trực tiếp về sự thật lời Chúa, về thực tại khách quan của mạc khải kitô được Giáo Hội thông truyền lại. Kinh nghiệm vừa trí thức vừa tôn giáo đó đã linh hứng ơn gọi làm thừa tác viên của Tin Mừng, sự phân định suối nguồn giáo huấn uy tín của Giáo Hội Chúa và lòng hăng say canh tân cuộc sống giáo hội trong niềm trung thành với truyến thống tông đồ...
Vào cuối cuộc đời, Đức Hồng Y Newman chắc hẳn đã miêu tả công việc trong cuộc đời mình như là một cuộc chiến đấu chống lại khuynh hướng coi tôn giáo như là chuyện hoàn toàn riêng tư, như việc chủ quan, như vấn đề ý kiến cá nhân. Đó là bài học đầu tiên chúng ta có thể học được từ cuộc đời ĐHY: ngày nay, khi khuynh hướng duy tương đối trí thức và luân lý đe dọa phá hoại các nền tảng của xã hội, Đức Hồng Y Newman nhắc cho chúng ta biết rằng như là những người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta được để hiểu biết sự thật, tìm ra trong sự thật ấy sự tự do cuối cùng và việc thành toàn các khát vọng sâu thẳm nhất của con người. Tắt một lời chúng ta, chúng ta được chỉ định hiểu biết Chúa Kitô, Đấng chính ”là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Ga 14,6).
Cuộc sống của Đức Hồng Y Newman cũng dậy cho chúng ta biết rằmg lòng say mê sự thật, lương thiện trí thức, và hoán cải tinh tuyền có giá trả mắc mỏ... Tại Tyburn, cách đây không bao xa, đã có đông đảo anh chị em của chúng ta đã chết vì đức tin; chứng tá sự trung thành cho tới cùng của họ mạnh mẽ hơn là những lời được linh hứng mà nhiều người trong họ đã nói lên trước khi về với Chúa. Trong thời đại chúng ta giá cả phải trả cho lòng trung thành với Tin Mừng không còn phải là bị treo cổ, đốn ngã hay phanh thây nữa, nhưng thường kéo theo việc bị loại trừ và nhạo báng. Nhưng Giáo Hội không thể miễn cho mình nhiệm vụ loan báo Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài, là sự thật cứu độ, suối nguồn hạnh phúc cuối cùng của chúng ta và là nền tảng của một xã hội công bằng và nhân bản.
Và sau cùng Đức Hồng Y Newman dậy cho chúng ta biết rằng không thể tách rời đức tin khỏi lối sống. Mọi tư tưởng lới nói và hành động của chúng ta phải hướng tới chỗ làm vinh danh Thiên Chúa. Đức Hồng Y Newman đã hiểu điều này và là nhà vô địch lớn trong vai trò ngôn sứ của giáo dân kitô. Sự thật không chỉ được thông truyền bởi giáo huấn, mà cũng qua chứng tá cuộc sống trung tín, toàn vẹn và thánh thiện nữa. Cũng giống như biết bao nhiệu vị thánh đi trước người trong lịch sử Giáo Hội, Đức Hồng Y Newman dậy cho chúng ta biết rằng ”ánh sáng dễ thương” của đức tin hường dẫn chúng ta và khiến cho chúng ta nhận ra sự thật về chính mình, về phẩm giá của chúng ta là con Thiên Chúa, về số phận cao cả đang chờ đợi chúng ta trên trời.
Và ĐTC nói với các bạn trẻ rằng: ”Các bạn trẻ thân mến: chỉ có Chúa Giêsu biết việc phục vụ nhất định nào Ngài có trong trí dành cho các con. Hãy rộng mở để tiếng nói của Ngài vang vọng trong sâu thẳm trái tim của các con: cả giờ đây trái tim của Ngài đang nói với trái tim của các con. Chúa Kitô cần đến các gia đình để nhắc nhở cho thế giới biết phẩm giá của tình yêu nhân loại và vẻ đẹp của cuộc sống gia đình. Ngài cần đến những người tận hiến cuộc sống cho nhiệm vụ cao quí là giáo dục, lo lắng cho giới trẻ và đào tạo họ theo các con đường của Phúc âm. Ngài cần biết bao nhiêu người tận hiến cuộc đời cho việc theo đuổi đức ái toàn thiện, trong khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời, và phục vụ Ngài nơi các anh chị em bé nhỏ nhất. Ngài cần tình yêu mạnh mẽ của các tu sĩ chiêm niệm nâng đỡ chứng tá và sinh hoạt của Giáo Hội qua lời cầu nguyện liên lỉ của họ. Và Ngài cần các linh mục, tốt lành thánh thiện, sẵn sàng mất sự sống mình vì đoàn chiên.
Buổi canh thức đã kết thúc với nghi thức Mình Thánh Chúa và Phép Lành Thánh Thể.
Cũng nên nói thêm rằng một hoạt động của ĐTC trong ngày thứ bẩy 18-9-2010 tại thủ đô Anh quốc, tuy âm thầm nhưng lại được giới báo chí nói đến nhiều nhất là việc ngài gặp gỡ 5 nạn nhân các vụ lạm dụng tính dục của một vài giáo sĩ. Linh Mục Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh ra thông cáo cho biết:
”Thứ bẩy, 18-9-2010, tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Luân Đôn, ĐTC đã gặp một nhóm người đã bị các phần tử của hàng giáo sĩ lạm dụng tính dục.
”Ngài cảm động vì những gì họ kể lại và bày tỏ đau buồn sâu xa và xấu hổ vì những đau khổ các nạn nhân và gia đình họ đã chịu. Ngài cầu nguyện với họ và đoan chắc với họ rằng Giáo Hội Công Giáo đang tiếp tục áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhắm bảo vệ người trẻ và đang làm tất cả những gì trong quyền hạn của mình để điều tra, cộng tác với các chính quyền dân sự và đưa ra trước công lý những giáo sĩ và t usĩ bị cáo về những tội ác khôn tả này.
”Như đã làm trong các dịp khác, ĐTC cầu nguyện để tất cả các nạn nhân bị lạm dụng có thể cảm nghiệm sự chữa lành và hòa giải và có thể vượt thắng những đau thương của họ trong quá khứ và hiện nay trong thanh thản và hy vọng cho tương lai.
”Sau cuộc gặp gỡ trên đây, ĐTC đã gặp một nhóm những người chuyên nghiệp và thiện nguyện dấn thân bảo vệ trẻ em và người trẻ trong các môi trường Giáo Hội.
Đức Thánh Cha chủ sự lễ phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman
LM Trần Đức Anh OP
11:56 20/09/2010
BIRMINGHAM. Sáng chúa nhật 19-9-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại Tổng giáo phận Birmingham để tôn phong ĐHY John Henry Newman lên bậc chân phước, trước sự tham dự của 70 ngàn tín hữu.
Đây là lễ phong chân phước đầu tiên ngài cử hành kể từ khi được bầu làm Giáo Hoàng cách đây hơn 5 năm. Cho đến nay, ngài chỉ cử hành các buổi lễ phong Hiển Thánh.
ĐTC đã từ Luân đôn đáp trực thăng đến Birmingham, thành phố lớn thứ 2 của Anh quốc với 1 triệu dân cư và các Luân đôn 150 cây số về hướng bắc, nổi tiếng là thành phố “xanh” nhất Âu Châu với 490 công viên. Đây cũng là một thành phố đa chủng tộc và văn hóa, với 1 phần 3 dân số đến từ các nước trong Khối Thịnh Vượng chung, và tại đây có cộng đồng Công Giáo Việt Nam đầu tiên được thành lập. Tổng giáo phận Birmingham hiện có gần 283 ngàn tín hữu Công Giáo, do Đức TGM Bernard Longley cai quản. Đức Cha đã cùng với ông thị trưởng Birmingham đón tiếp ĐTC tại sân trực thăng khi ngài đến đây lúc 9 giờ rưỡi.
Liền đó ĐTC đã tiến về Công viên Cofton ở Rednal, cách Birmingham 14 cây số về hướng tây và gần nhà nghỉ mát của dòng Oratoire, cũng gọi là dòng Giảng Thuyết, nơi an táng ĐHY Newman. ĐTC đã đi xe bọc kính tiến qua các lối đi trong công viên để chào thăm các tín hữu tụ tập tại đây để tham dự thánh lễ phong chân phước cho ĐHY Newman do ĐTC cử hành lúc quá 10 giờ sáng dưới bầu trời mây phủ.
Đồng tế với ĐTC có hàng trăm GM ở hai bên bàn thờ trên lễ đài có mái vòm trắng che chở, không kể hàng trăm linh mục khác ở bên trái của lễ đài.
Mở đầu nghi thức phong chân phước, Đức TGM sở tại Bernard Longley đã thỉnh cầu ĐTC phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman, và tiếp đó, tiểu sử vắn tắt của Vị Tôi Tớ Chúa đã được xướng lên.
Vài nét tiểu sử ĐHY Newman
ĐHY sinh tại Luân đôn năm 1801 và qua đời năm 1890 thọ 89 tuổi. Sau 20 năm làm mục sư Anh giáo, Người trở lại Công Giáo.
John Henry Newman là trưởng nam trong gia đình có 6 anh em, thân phụ là chủ ngân hàng và mẹ gốc người Pháp di cư. Năm 16 tuổi, cậu bắt đầu học thần học tại Đại học Trinity ở Oxford và 8 năm sau, 1825, được thụ phong mục sư Anh giáo. 3 năm sau đó, Mục Sư coi sóc giáo xứ St. Mary của các giáo sư và sinh viên đại học.
Mục Sư Newman đã khởi xướng Phong trào Oxford nhắm đào sâu việc nghiên cứu thần học, đặc biệt trong lãnh vực giáo phụ, tức là nghiên cứu về nền thần học trong thời kỳ Giáo Hội chưa bị chia rẽ, nhưng còn hiệp nhất giữa Đông và Tây Phương. Chính việc nghiên cứu ấy đã làm cho mục sư Newman đến gần Công Giáo và gia nhập Giáo Hội này vào năm 1845, khi đã 45 tuổi. Biến cố này đã gây kinh ngạc trong dư luận Anh giáo bấy giờ.
Năm 1847, Newman gia nhập dòng Oratoire, dòng Giảng Thuyết do thánh Philiphê Neri thành lập và thụ phong linh mục tại Roma ngày 30 tháng 5 cùng năm đó. Được sự khích lệ của ĐGH Piô 9, cha Newman thành lập tu viện đầu tiên của dòng Oratoire ở Anh quốc. Năm 1854 cha được bổ nhiệm làm Viện trưởng Đại học Công Giáo tân lập ở Dublin, thủ đô Ai Len.
ĐGH Lêô 13 phong cha Newman làm Hồng Y vào năm 1879 khi cha sắp tròn 80 tuổi. Việc bổ nhiệm này được coi như một sự nhìn nhận công trình, các tác phẩm và vai trò cao quí của cha. Khi ĐHY Newman qua đời năm 1890, Giáo Hội Công Giáo tại Anh quốc ở trong giai đoạn tái triển nở sau 3 thế kỷ bị bách hại và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
ĐHY Newman đã ảnh hưởng lớn trên nhiều thế hệ các tín hữu Công giáo Anh quốc, trong đó có rất nhiều người trở lại. Ngài cũng ảnh hưởng trên đại truyền thống văn hóa Công Giáo tại các nước Anglosaxon.
ĐTC Biển Đức 16 đã lấy quyền Tông Đồ qui định rằng từ nay các tín hữu có thể tôn kính ĐHY John Henry Newman như chân phước, theo các qui tắc của Giáo Hội, lễ kính vào ngày 9 tháng 10 hàng năm.
Màn che bức hình vị tân chân phước trên lễ đài được kéo xuống, trước tiếng vỗ tay reo hò vui mừng của mọi người.
Đức TGM Longley của giáo phận Birmingham đã ngỏ lời cám ơn ĐTC và liền đó, mặt nhật đựng hài cốt của chân phước Newman được vợ chồng thày phó tế vĩnh viễn Jack Sullivan mang lên ĐTC để ngài hôn kính, trước khi đặt trên giá. Thầy Sullivan, có mái tóc bạc phơ, thuộc thành phố Marshfield, bang Massachusetts ở Mỹ, là người đã đã được khỏi bệnh cong cột sống một cách lạ lùng hồi tháng 8-2001 lời chuyển cầu của chân phước Newman. Thầy Sullivan đã được giao nhiệm vụ công bố bài Tin Mừng của buổi lễ.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng tiếp đó, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh và giải thích khẩu hiệu của ĐHY Newman, đồng thời áp dụng vào đời sống chúng ta ngày nay, theo tinh thần bài Tin Mừng của ngày chúa nhật trong ngày lễ:
“Khẩu hiệu của ĐHY Newman, Cor ad cor loquitur, (lòng nói với lòng), giúp chúng ta đi sâu vào quan điểm của Người về đời sống Kitô như một lời mời gọi nên thánh, được cảm nghiệm như một ước muốn nồng nhiệt của tâm hồn con người, mong đi vào cuộc hiệp thông thân mật với Trái Tim Chúa. ĐHY nhắc nhớ chúng ta rằng sự trung thành cầu nguyện dần dần biến đổi chúng ta trong hình ảnh của Chúa. Như Người đã viết trong một bài giảng rõ ràng rằng: ”Tập quán cầu nguyện, thực hành việc qui hướng về Thiên Chúa và thế giới vô hình trong mọi thời, mọi nơi, mọi lúc cấp thiết, tôi muốn nói việc cầu nguyện có một công hiệu tự nhiên là tinh thần hóa và nâng cao linh hồn. Một người không còn như trước nữa; dần dần người ấy nội tâm hóa một hệ thống mới các ý tưởng và được các nguyên tắc mới mẻ thấm nhiễm” (Parochial and Plain sermons, IV, 230-231). Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta rằng không ai có thể làm tôi hai chủ (Xc Lc 16,13) và giáo huấn của Chân phước John Henry về việc cầu nguyện giải thích rằng tín hữu Kitô được chỉ định phục vụ Vị Thầy chân thực duy nhất, Ngài là Đấng duy nhất có quyền được chúng ta tôn sùng vô điều kiện (Xc Mt 23,10).
”ĐHY Newman giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa điều đó trong đời sống thường nhật của chúng ta: Người nói với chúng ta rằng Thầy Chí Thánh của chúng ta đã chỉ định cho mỗi người chúng ta một công tác chuyên biệt, một ”việc phục vụ được xác định rõ ràng”, được ủy thác riêng cho mỗi người. ĐHY viết: ”Tôi có sứ mạng của tôi và tôi là một mắt xích, một sợi giây nối kết giữa con người với nhau. Chúa không tạo dựng nên tôi mà không có chủ đích. Tôi làm điều thiện, tôi thi hành công việc của Chúa; tôi sẽ là một thiên thần hòa bình, một nhà rao giảng chân lý trong thân phận của tôi.. nếu tôi làm điều ấy, tức là tôi vâng phục các mệnh lệnh của Chúa và tôi phụng sự Chúa trong ơn gọi của tôi” (Meditations and devotions, 301-2).
ĐTC nói thêm rằng: ”Việc phục vụ đặc thù mà Chân phước John Henry Newman được kêu gọi thi hành bao gồm việc sử dụng trí khôn tinh tế và ngòi bút phong phú của Người cho những điều cấp thiết nhất ”trong số những vấn đề trong ngày”. Trực giác của Người về quan hệ giữa đức tin và lý trí, về khoảng không gian sinh tử của tôn giáo mạc khải trong xã hội văn minh, và về sự cần thiết phải có một phương pháp giáo dục có nền tảng rộng rãi và nhìn xa trông rộng, không những là điều rất quan trọng đối với Anh quốc thời Nữ Hoàng Victoria, nhưng vẫn còn tiếp tục gợi hứng và soi sáng cho nhiều người trên thế giới ngày nay. Tôi muốn ca ngợi quan niệm của ĐHY về giáo dục, đã đóng góp rất nhiều cho việc hình thành luân lý đạo đức vốn là sức mạnh nền tảng của các học đường và các đại học Công Giáo ngày nay. ĐHY là người quyết liệt chống lại mọi chủ trương hẹp hòi hoặc duy lợi ích, Người tìm cách đạt tới một bối cảnh giáo dục trong đó việc huấn luyện trí thức, kỷ luật luân lý và dấn thân đạo đức đi liền với nhau.
ĐHY Newman cũng kêu gọi đào tạo một hàng ngũ giáo dân thông minh và có trình độ giáo dục cao. Người viết: ”Tôi muốn một hàng ngũ giáo dân không kiêu căng, không hấp tấp lên tiếng, không bút chiến, nhưng là những người biết rõ tôn giáo của mình, đi sâu vào tôn giáo, biết rõ mình đứng lên ở đâu, tin điều gì và không tin điều gì, biết tín ngưỡng rõ ràng đến độ có thể trình bày được, biết rõ lịch sử để có thể bảo vệ tín ngưỡng” (The Present Position of Catholics in England, IX, 390). Ngày nay trong lúc tác giả những lời này được tôn vinh trên bàn thờ, tôi cầu nguyện để nhờ lời chuyển cầu và tấm gương của Người, bao nhiêu người dấn thân trong công tác giáo dục và huấn giáo được soi sáng để nỗ lực hơn nữa nhờ quan niệm của ĐHY được trình bày rõ ràng trước chúng ta.”
Trong phần kết của bài giảng, ĐTC trình bày một suy tư ngắn về đời sống linh mục và mục tử các linh hồn của ĐHY. Sự nồng nhiệt và tình người trong sự quí chuộng sứ vụ mục tử của Ngài được trình bày qua một trong những bài giảng nổi danh:
”Anh chị em thân mến, giả sử các thiên thần là linh mục của anh chị em, thì các vị sẽ không thể tham phần vào những đau khổ của anh chị em, không thể cảm thương, đồng cảm với anh chị em, cũng không thể cảm thấy sự dịu dàng đối với anh chị em và tìm được lý do để biện minh cho anh chị em như chúng ta có thể; các vị không thể là mẫu gương và là hướng đạo cho anh chị em, và dẫn đưa anh chị em từ con người cũ đến đời sống mới, như những người đến từ cùng môi trường với anh chị em có thể (”Men, not Angels: the Priests of the Gospel”, Discourses to mixed congragations, 3). ĐHY Newman đã sống quan niệm rất nhân bản như thế về sứ vụ linh mục trong việc nồng nhiệt săn sóc dành cho dân chúng tại Birmingham trong những năm sống tại nhà dòng Oratoire mà ngài thành lập, viếng thăm các bệnh nhân và người nghèo, an ủi những người bị bỏ rơi, chăm sóc những người ở trong nhà tù. Không lạ gì sau khi ĐHY qua đời, hàng ngàn người đã xếp hàng trên đường phố tại nơi mà thi hài ĐHY được đưa tới chỗ an nghĩ cách cây nửa dặm. 120 năm sau, đám đông đông đảo lại tụ họp lại vui mừng vì sự nhìn nhận long trọng của Giáo Hội đối với sự thánh thiện đặc biệt của người cha rất quí mến của linh hồn.” Thánh lễ được tiếp tục với phần lời nguyện giáo dân bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó cũng có một ý nguyện bằng tiếng Việt do một phụ nữ mặc áo dài màu đỏ sậm xướng lên, cầu cho các nhà thần học.
Kinh Truyền Tin
Cuối thánh lễ, ĐTC đã chủ sự kinh Truyền tin. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài gửi lời chào thăm các tín hữu tham dự lễ Phong chân phước cho Mẹ Maria dela Puríssima de la Cruz ở thành phố Seviglia, Tây Ban Nha và cầu mong Chân Phước sẽ soi sáng cho nhiều thiếu nữ noi gương Mẹ tận tụy yêu mến Chúa và tha nhân.
ĐTC cũng nhắc đến lòng kính mến của Chân Phước Newman đối với Đức Mẹ. Khi đến sống tại Birmingham, Người đã đặt tên cho nhà đầu tiên của tại đây là Maryvale. Nhà Dòng Oratoire Người thành lập được dâng kính Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm nguyên tội và Đại học Công Giáo Ai Len được Người đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria, Tòa Đấng Khôn Ngoan. Qua rất nhiều cách, Người sống sứ vụ LM trong tinh thần sùng mộ con thảo đối với Mẹ Thiên Chúa. Khi suy niệm về vai trò của Mẹ Maria trong việc thi hành kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, ĐHY Newman thốt lên: ”Ai có thể đánh giá được sự thánh thiện và trọn hảo của Mẹ, là Đấng được chọn là Mẹ Chúa Kitô?”. Mẹ có những hồng ân nào để được chọn là người thân trần thế duy nhất của Con Thiên CHúa, người duy nhất mà Chúa được liên hệ do bản tính để tôn kính và ngắm nhìn; Đấng được chỉ định huấn luyện và giáo dục Chúa ngày này qua ngày khác, khi Người lớn trong sự khôn ngoan và tuổi tác?” (Parochial and Plain Sermons, II, 131-2). Chính vì những hồng ân dồi dào ấy của Mẹ mà chúng ta tôn kính Mẹ ở đây và chính vì sự thân mật ấy với người Con thần linh của Mẹ mà chúng ta tìm kiếm sự chuyển cầu của Mẹ cho các nha cầu của chúng ta và các nhu cầu của thế giới. Qua lời kinh Truyền Tin, giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ chí thánh và phó thác cho Mẹ những ý nguyện trong tâm hồn chúng ta..
Sau thánh lễ, ĐTC đã viếng thăm căn phòng nơi ĐHY Newman cư ngụ trong nhà dòng Oratoire, rồi đến Học viện St. Mary ở Oscott, nay là Đại chủng viện giáo phận Birmingham. Ngài cũng bữa trưa với các GM Anh quốc và Ecosse. Ban chiều ngài gặp chung các GM và ban huấn dụ, trước khi ra phi trường đáp máy bay về Roma.
ĐTC đã từ Luân đôn đáp trực thăng đến Birmingham, thành phố lớn thứ 2 của Anh quốc với 1 triệu dân cư và các Luân đôn 150 cây số về hướng bắc, nổi tiếng là thành phố “xanh” nhất Âu Châu với 490 công viên. Đây cũng là một thành phố đa chủng tộc và văn hóa, với 1 phần 3 dân số đến từ các nước trong Khối Thịnh Vượng chung, và tại đây có cộng đồng Công Giáo Việt Nam đầu tiên được thành lập. Tổng giáo phận Birmingham hiện có gần 283 ngàn tín hữu Công Giáo, do Đức TGM Bernard Longley cai quản. Đức Cha đã cùng với ông thị trưởng Birmingham đón tiếp ĐTC tại sân trực thăng khi ngài đến đây lúc 9 giờ rưỡi.
Liền đó ĐTC đã tiến về Công viên Cofton ở Rednal, cách Birmingham 14 cây số về hướng tây và gần nhà nghỉ mát của dòng Oratoire, cũng gọi là dòng Giảng Thuyết, nơi an táng ĐHY Newman. ĐTC đã đi xe bọc kính tiến qua các lối đi trong công viên để chào thăm các tín hữu tụ tập tại đây để tham dự thánh lễ phong chân phước cho ĐHY Newman do ĐTC cử hành lúc quá 10 giờ sáng dưới bầu trời mây phủ.
Đồng tế với ĐTC có hàng trăm GM ở hai bên bàn thờ trên lễ đài có mái vòm trắng che chở, không kể hàng trăm linh mục khác ở bên trái của lễ đài.
Mở đầu nghi thức phong chân phước, Đức TGM sở tại Bernard Longley đã thỉnh cầu ĐTC phong chân phước cho ĐHY John Henry Newman, và tiếp đó, tiểu sử vắn tắt của Vị Tôi Tớ Chúa đã được xướng lên.
Vài nét tiểu sử ĐHY Newman
ĐHY sinh tại Luân đôn năm 1801 và qua đời năm 1890 thọ 89 tuổi. Sau 20 năm làm mục sư Anh giáo, Người trở lại Công Giáo.
John Henry Newman là trưởng nam trong gia đình có 6 anh em, thân phụ là chủ ngân hàng và mẹ gốc người Pháp di cư. Năm 16 tuổi, cậu bắt đầu học thần học tại Đại học Trinity ở Oxford và 8 năm sau, 1825, được thụ phong mục sư Anh giáo. 3 năm sau đó, Mục Sư coi sóc giáo xứ St. Mary của các giáo sư và sinh viên đại học.
Mục Sư Newman đã khởi xướng Phong trào Oxford nhắm đào sâu việc nghiên cứu thần học, đặc biệt trong lãnh vực giáo phụ, tức là nghiên cứu về nền thần học trong thời kỳ Giáo Hội chưa bị chia rẽ, nhưng còn hiệp nhất giữa Đông và Tây Phương. Chính việc nghiên cứu ấy đã làm cho mục sư Newman đến gần Công Giáo và gia nhập Giáo Hội này vào năm 1845, khi đã 45 tuổi. Biến cố này đã gây kinh ngạc trong dư luận Anh giáo bấy giờ.
Năm 1847, Newman gia nhập dòng Oratoire, dòng Giảng Thuyết do thánh Philiphê Neri thành lập và thụ phong linh mục tại Roma ngày 30 tháng 5 cùng năm đó. Được sự khích lệ của ĐGH Piô 9, cha Newman thành lập tu viện đầu tiên của dòng Oratoire ở Anh quốc. Năm 1854 cha được bổ nhiệm làm Viện trưởng Đại học Công Giáo tân lập ở Dublin, thủ đô Ai Len.
ĐGH Lêô 13 phong cha Newman làm Hồng Y vào năm 1879 khi cha sắp tròn 80 tuổi. Việc bổ nhiệm này được coi như một sự nhìn nhận công trình, các tác phẩm và vai trò cao quí của cha. Khi ĐHY Newman qua đời năm 1890, Giáo Hội Công Giáo tại Anh quốc ở trong giai đoạn tái triển nở sau 3 thế kỷ bị bách hại và bị gạt ra ngoài lề xã hội.
ĐTC Biển Đức 16 đã lấy quyền Tông Đồ qui định rằng từ nay các tín hữu có thể tôn kính ĐHY John Henry Newman như chân phước, theo các qui tắc của Giáo Hội, lễ kính vào ngày 9 tháng 10 hàng năm.
Màn che bức hình vị tân chân phước trên lễ đài được kéo xuống, trước tiếng vỗ tay reo hò vui mừng của mọi người.
Đức TGM Longley của giáo phận Birmingham đã ngỏ lời cám ơn ĐTC và liền đó, mặt nhật đựng hài cốt của chân phước Newman được vợ chồng thày phó tế vĩnh viễn Jack Sullivan mang lên ĐTC để ngài hôn kính, trước khi đặt trên giá. Thầy Sullivan, có mái tóc bạc phơ, thuộc thành phố Marshfield, bang Massachusetts ở Mỹ, là người đã đã được khỏi bệnh cong cột sống một cách lạ lùng hồi tháng 8-2001 lời chuyển cầu của chân phước Newman. Thầy Sullivan đã được giao nhiệm vụ công bố bài Tin Mừng của buổi lễ.
Bài giảng của ĐTC
Trong bài giảng tiếp đó, ĐTC đặc biệt nhấn mạnh và giải thích khẩu hiệu của ĐHY Newman, đồng thời áp dụng vào đời sống chúng ta ngày nay, theo tinh thần bài Tin Mừng của ngày chúa nhật trong ngày lễ:
“Khẩu hiệu của ĐHY Newman, Cor ad cor loquitur, (lòng nói với lòng), giúp chúng ta đi sâu vào quan điểm của Người về đời sống Kitô như một lời mời gọi nên thánh, được cảm nghiệm như một ước muốn nồng nhiệt của tâm hồn con người, mong đi vào cuộc hiệp thông thân mật với Trái Tim Chúa. ĐHY nhắc nhớ chúng ta rằng sự trung thành cầu nguyện dần dần biến đổi chúng ta trong hình ảnh của Chúa. Như Người đã viết trong một bài giảng rõ ràng rằng: ”Tập quán cầu nguyện, thực hành việc qui hướng về Thiên Chúa và thế giới vô hình trong mọi thời, mọi nơi, mọi lúc cấp thiết, tôi muốn nói việc cầu nguyện có một công hiệu tự nhiên là tinh thần hóa và nâng cao linh hồn. Một người không còn như trước nữa; dần dần người ấy nội tâm hóa một hệ thống mới các ý tưởng và được các nguyên tắc mới mẻ thấm nhiễm” (Parochial and Plain sermons, IV, 230-231). Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta rằng không ai có thể làm tôi hai chủ (Xc Lc 16,13) và giáo huấn của Chân phước John Henry về việc cầu nguyện giải thích rằng tín hữu Kitô được chỉ định phục vụ Vị Thầy chân thực duy nhất, Ngài là Đấng duy nhất có quyền được chúng ta tôn sùng vô điều kiện (Xc Mt 23,10).
”ĐHY Newman giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa điều đó trong đời sống thường nhật của chúng ta: Người nói với chúng ta rằng Thầy Chí Thánh của chúng ta đã chỉ định cho mỗi người chúng ta một công tác chuyên biệt, một ”việc phục vụ được xác định rõ ràng”, được ủy thác riêng cho mỗi người. ĐHY viết: ”Tôi có sứ mạng của tôi và tôi là một mắt xích, một sợi giây nối kết giữa con người với nhau. Chúa không tạo dựng nên tôi mà không có chủ đích. Tôi làm điều thiện, tôi thi hành công việc của Chúa; tôi sẽ là một thiên thần hòa bình, một nhà rao giảng chân lý trong thân phận của tôi.. nếu tôi làm điều ấy, tức là tôi vâng phục các mệnh lệnh của Chúa và tôi phụng sự Chúa trong ơn gọi của tôi” (Meditations and devotions, 301-2).
ĐTC nói thêm rằng: ”Việc phục vụ đặc thù mà Chân phước John Henry Newman được kêu gọi thi hành bao gồm việc sử dụng trí khôn tinh tế và ngòi bút phong phú của Người cho những điều cấp thiết nhất ”trong số những vấn đề trong ngày”. Trực giác của Người về quan hệ giữa đức tin và lý trí, về khoảng không gian sinh tử của tôn giáo mạc khải trong xã hội văn minh, và về sự cần thiết phải có một phương pháp giáo dục có nền tảng rộng rãi và nhìn xa trông rộng, không những là điều rất quan trọng đối với Anh quốc thời Nữ Hoàng Victoria, nhưng vẫn còn tiếp tục gợi hứng và soi sáng cho nhiều người trên thế giới ngày nay. Tôi muốn ca ngợi quan niệm của ĐHY về giáo dục, đã đóng góp rất nhiều cho việc hình thành luân lý đạo đức vốn là sức mạnh nền tảng của các học đường và các đại học Công Giáo ngày nay. ĐHY là người quyết liệt chống lại mọi chủ trương hẹp hòi hoặc duy lợi ích, Người tìm cách đạt tới một bối cảnh giáo dục trong đó việc huấn luyện trí thức, kỷ luật luân lý và dấn thân đạo đức đi liền với nhau.
ĐHY Newman cũng kêu gọi đào tạo một hàng ngũ giáo dân thông minh và có trình độ giáo dục cao. Người viết: ”Tôi muốn một hàng ngũ giáo dân không kiêu căng, không hấp tấp lên tiếng, không bút chiến, nhưng là những người biết rõ tôn giáo của mình, đi sâu vào tôn giáo, biết rõ mình đứng lên ở đâu, tin điều gì và không tin điều gì, biết tín ngưỡng rõ ràng đến độ có thể trình bày được, biết rõ lịch sử để có thể bảo vệ tín ngưỡng” (The Present Position of Catholics in England, IX, 390). Ngày nay trong lúc tác giả những lời này được tôn vinh trên bàn thờ, tôi cầu nguyện để nhờ lời chuyển cầu và tấm gương của Người, bao nhiêu người dấn thân trong công tác giáo dục và huấn giáo được soi sáng để nỗ lực hơn nữa nhờ quan niệm của ĐHY được trình bày rõ ràng trước chúng ta.”
Trong phần kết của bài giảng, ĐTC trình bày một suy tư ngắn về đời sống linh mục và mục tử các linh hồn của ĐHY. Sự nồng nhiệt và tình người trong sự quí chuộng sứ vụ mục tử của Ngài được trình bày qua một trong những bài giảng nổi danh:
”Anh chị em thân mến, giả sử các thiên thần là linh mục của anh chị em, thì các vị sẽ không thể tham phần vào những đau khổ của anh chị em, không thể cảm thương, đồng cảm với anh chị em, cũng không thể cảm thấy sự dịu dàng đối với anh chị em và tìm được lý do để biện minh cho anh chị em như chúng ta có thể; các vị không thể là mẫu gương và là hướng đạo cho anh chị em, và dẫn đưa anh chị em từ con người cũ đến đời sống mới, như những người đến từ cùng môi trường với anh chị em có thể (”Men, not Angels: the Priests of the Gospel”, Discourses to mixed congragations, 3). ĐHY Newman đã sống quan niệm rất nhân bản như thế về sứ vụ linh mục trong việc nồng nhiệt săn sóc dành cho dân chúng tại Birmingham trong những năm sống tại nhà dòng Oratoire mà ngài thành lập, viếng thăm các bệnh nhân và người nghèo, an ủi những người bị bỏ rơi, chăm sóc những người ở trong nhà tù. Không lạ gì sau khi ĐHY qua đời, hàng ngàn người đã xếp hàng trên đường phố tại nơi mà thi hài ĐHY được đưa tới chỗ an nghĩ cách cây nửa dặm. 120 năm sau, đám đông đông đảo lại tụ họp lại vui mừng vì sự nhìn nhận long trọng của Giáo Hội đối với sự thánh thiện đặc biệt của người cha rất quí mến của linh hồn.” Thánh lễ được tiếp tục với phần lời nguyện giáo dân bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó cũng có một ý nguyện bằng tiếng Việt do một phụ nữ mặc áo dài màu đỏ sậm xướng lên, cầu cho các nhà thần học.
Kinh Truyền Tin
Cuối thánh lễ, ĐTC đã chủ sự kinh Truyền tin. Trong bài huấn dụ ngắn, ngài gửi lời chào thăm các tín hữu tham dự lễ Phong chân phước cho Mẹ Maria dela Puríssima de la Cruz ở thành phố Seviglia, Tây Ban Nha và cầu mong Chân Phước sẽ soi sáng cho nhiều thiếu nữ noi gương Mẹ tận tụy yêu mến Chúa và tha nhân.
ĐTC cũng nhắc đến lòng kính mến của Chân Phước Newman đối với Đức Mẹ. Khi đến sống tại Birmingham, Người đã đặt tên cho nhà đầu tiên của tại đây là Maryvale. Nhà Dòng Oratoire Người thành lập được dâng kính Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm nguyên tội và Đại học Công Giáo Ai Len được Người đặt dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria, Tòa Đấng Khôn Ngoan. Qua rất nhiều cách, Người sống sứ vụ LM trong tinh thần sùng mộ con thảo đối với Mẹ Thiên Chúa. Khi suy niệm về vai trò của Mẹ Maria trong việc thi hành kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, ĐHY Newman thốt lên: ”Ai có thể đánh giá được sự thánh thiện và trọn hảo của Mẹ, là Đấng được chọn là Mẹ Chúa Kitô?”. Mẹ có những hồng ân nào để được chọn là người thân trần thế duy nhất của Con Thiên CHúa, người duy nhất mà Chúa được liên hệ do bản tính để tôn kính và ngắm nhìn; Đấng được chỉ định huấn luyện và giáo dục Chúa ngày này qua ngày khác, khi Người lớn trong sự khôn ngoan và tuổi tác?” (Parochial and Plain Sermons, II, 131-2). Chính vì những hồng ân dồi dào ấy của Mẹ mà chúng ta tôn kính Mẹ ở đây và chính vì sự thân mật ấy với người Con thần linh của Mẹ mà chúng ta tìm kiếm sự chuyển cầu của Mẹ cho các nha cầu của chúng ta và các nhu cầu của thế giới. Qua lời kinh Truyền Tin, giờ đây chúng ta hãy hướng về Mẹ chí thánh và phó thác cho Mẹ những ý nguyện trong tâm hồn chúng ta..
Sau thánh lễ, ĐTC đã viếng thăm căn phòng nơi ĐHY Newman cư ngụ trong nhà dòng Oratoire, rồi đến Học viện St. Mary ở Oscott, nay là Đại chủng viện giáo phận Birmingham. Ngài cũng bữa trưa với các GM Anh quốc và Ecosse. Ban chiều ngài gặp chung các GM và ban huấn dụ, trước khi ra phi trường đáp máy bay về Roma.
Tại Anh, Đức Thánh Cha kêu gọi giáo dân và giáo chức hiểu biết và bày tỏ đức tin
Nguyễn Hoàng Thương
17:51 20/09/2010
Tại Anh, Đức Thánh Cha kêu gọi giáo dân và giáo chức hiểu biết và bày tỏ đức tin
Birmingham (AsiaNews) - Giáo dân Công Giáo, nhất là giáo chức chính là "những người biết những gì họ hiểu thấu và những gì không, biết rằng tôn giáo của mình rất tốt để họ có thể lưu tâm đến, họ biết rất nhiều về lịch sử để họ có thể bảo vệ nó". Với những lời này của Đức Hồng Y John Henry Newman, hôm 19/9/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lặp lại lời chỉ trích tình trạng cấp bách trong giáo dục, khi tuyên chân phước cho vị Hồng Y là học giả, nhà văn, nhà thơ, linh mục và hồng y, được xem là một trong những nhà cổ võ cho đại kết, một người tiền trạm của Công Đồng Vatican II, về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội và sự tổng hợp giữa đức tin và lý trí. Ngài khẳng định tính ưu việt của lương tâm như "vị Đại Diện Chúa Kitô đầu tiên", người đã dẫn dắt dân mình vốn được thần học gia Joseph Ratzinger định nghĩa là "con người của lương tâm".
Một đám đông lớn, hơn 70.000 người, ở Birmingham, trạm dừng chân cuối cùng trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Anh quốc, một tiếng vang về sự quy tụ, ước tính khoảng gần 200.000 người - trong đêm canh thức ở Hyde Park tối 18/9 và trên đường phố Luân Đôn để chào đón Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Một con số gây sửng sốt và bác bỏ khái niệm về "sự thờ ơ" của Anh quốc đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Hơn nữa, các kế hoạch biểu tình - tập trung vào các vấn đề người đồng tính, ấu dâm và ngừa thai - hoàn toàn bị gạt qua bên lề, với sự tham gia chỉ một vài nghìn người tuy dù được giới truyền thông loan tin rầm rộ.
Nhưng hôm 19/9 không có biểu tình, đây là ngày được xem là quan trọng nhất của chuyến tông du này - phương châm của Đức Hồng Y Newman, Cor Ad Cor loquitur, "lòng nói với lòng", đã được làm chủ đề cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng - việc phong chân phước của "một vị giải tội, một người con trai của đất nước này, trong khi không được kêu gọi để phải đổ máu cho Chúa, tuy nhiên lại làm chứng nhân hùng hồn cho Ngài trong suốt cuộc đời lâu dài cống hiến cho sứ vụ linh mục, và nhất là để rao giảng, giảng dạy, và viết".
Đức Chân Phước John Henry Newman sinh năm 1801 ở Luân Đôn trong một gia đình Anh giáo. Năm 1817, ngài theo học Đại học Trinity ở Oxford, sau một thời gian học tập, ngài trở thành một phó tế của Giáo hội Anh giáo vào năm 1824. Năm 1828 ngài trở thành mục sư của nhà thờ trường đại học St. Mary. Trong thời gian này, ngài tiếp tục nghiên cứu thần học, triết học và là người sáng lập chính của Phong trào Oxford, với mục đích chính là để tiếp cận các thành phần của Anh giáo, ủng hộ các quan điểm Khai sáng và duy lý.
Vào năm 1832, trong một chuyến du hành đến Ý, ngài bị bệnh nặng và bắt đầu một suy tư sâu sắc về đức tin tôn giáo của mình. Từ 1833 đến 1841, ĐHY Newman và những người bạn khác của phong trào công bố những luận điểm được gọi là "Tracts for the Times (Những dấu vết Thời Đại)", với 90 bài tiểu luận về tình hình của Giáo hội Anh giáo, nhưng cũng có một số vấn đề về Kitô giáo nói chung. Trong những bài tiểu luận cuối cùng của "Tract 90", ĐHY Newman đề xuất một giải thích Ba Mươi Chín Điều về tôn giáo phù hợp với giáo lý của Công Đồng Công Giáo Trent: ngài trả giá bằng sự kết án từ Đại học Oxford và 42 giám mục Anh giáo.
Điều này khiến ngài rời bỏ văn phòng mục sư trường đại học và năm 1842 ngài từ chức để đến Littlemore, nơi ngài bắt đầu viết tác phẩm lớn của mình về sự phát triển của giáo lý Kitô giáo. Trong nghiên cứu về nguồn gốc của Kitô giáo, được phát hành vào năm 1845, ngài đi đến kết luận rằng "Giáo hội Công Giáo thực sự đúng đắn". Ngày 9 tháng Mười năm đó, ngài đã được nhận vào Giáo hội Công Giáo.
Ngài rời Oxford và định cư ở Birmingham. Sau một thời gian suy tư, ngài quyết định gia nhập Dòng Giảng Thuyết của Thánh Philip Neri và được phong chức linh mục Công Giáo vào năm 1847 ở Rôma. Ngài thành lập tu viện đầu tiên của Dòng Giảng Thuyết Thánh Philip tại Anh quốc ở Edgbaston, Birmingham. Ngài cũng là nhà sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Công Giáo tại Dublin vào năm 1851, ngài trở lại Anh năm 1858 để cống hiến đời mình cho nghiên cứu và hoạt động mục vụ. Năm 1879, Đức Giáo Hoàng Leo XIII vinh thăng ngài trở thành Hồng Y. Ngài qua đời năm 1890 ở tu viện Edgbaston.
Đức Thánh Cha Bênêđictô cho hay trong bài giảng: "Sự phục vụ rõ ràng mà Chân Phước John Henry đã được kêu gọi liên quan đến việc áp dụng trí tuệ sắc sảo và ngòi bút phong phú của ngài đối với "những vấn đề thời đại" bức xúc nhất. Hiểu biết sâu sắc của ngài về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, về vai trò quan trọng của tôn giáo mạc khải trong xã hội văn minh, về sự cần thiết cho một cách tiếp cận dựa trên nền tảng chung và phạm vi rộng đối với giáo dục không chỉ có tầm quan trọng sâu sắc đối với triều đại Nữ hoàng Victoria Anh quốc, mà còn tiếp tục đến ngày nay để truyền cảm hứng và soi sáng cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tôi muốn bày tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với tầm nhìn của ngài về giáo dục, vốn đã làm rất nhiều để định hình các đặc tính là động lực cho các trường học và đại học Công Giáo ngày nay. Kiên quyết phản đối bất kỳ lối tiếp cận hẹp hòi hoặc vị lợi, ngài đã tìm cách để đạt đến một môi trường giáo dục trong đó đào tạo trí tuệ, kỷ luật luân lý và dấn thân tôn giáo để đến với nhau. Dự án để tìm một Đại học Công Giáo ở Ireland mang đến cho ngài cơ hội để phát triển ý tưởng về đề tài này, và bộ sưu tập những bài luận mà ngài xuất bản với tên Ý tưởng của một Trường Đại Học vẫn đứng vững như là ý tưởng để những ai dấn thân vào việc đào tạo học thuật có thể tiếp tục học hỏi".
"Trong khi di sản trí tuệ của Chân Phước John Henry Newman nhận được sự chú trọng một cách dễ hiểu nơi tác phẩm văn học đồ sộ dành cho đời sống và công việc của ngài, nhân dịp này tôi muốn kết thúc bằng một suy tư ngắn về cuộc đời ngài trong cương vị là một linh mục, một mục tử của các linh hồn. Sự nồng ấm và nhân bản trong nhận thức của ngài về sứ vụ mục tử được diễn tả một cách tốt đẹp trong một bài giảng nổi tiếng của ngài: "Anh chị em thân mến, nếu như các thiên thần là các linh mục của anh chị em, họ không thể chia sẻ nỗi đau buồn cùng anh chị em, không thể thông cảm và chạnh lòng thương, dễ xúc động vì anh chị em như chúng ta có thể; họ không thể là mẫu gương và chỉ dẫn, dẫn dắt anh chị em từ chính con người cũ của anh chị em để đi vào đời sống mới như họ có thể đến đến giữa anh chị em" (“Con Người chứ không phải Thiên Thần: Linh Mục của Tin Mừng”, Những Bài Giảng cho các Cộng Đoàn khác nhau, 3 - “Men, not Angels: the Priests of the Gospel”, Discourses to Mixed Congregations, 3). Ngài đã sống bằng nhãn quan nhân bản sâu sắc của sứ vụ linh mục đó trong việc dấn thân chăm sóc cho người dân Birmingham trong những năm ngài sống trong tu viện do ngài thành lập, bằng cách viếng thăm bệnh nhân và người nghèo, an ủi các tang quyến, chăm sóc cho những người trong ngục tù. Hẳn là không ngạc nhiên khi ngài qua đời, rất nhiều ngàn người xếp hàng trên đường phố địa phương khi thi thể của ngài được đưa đến nơi an táng cách đây chưa đầy nửa dặm. Một trăm hai mươi năm sau, đám đông to lớn đã quy tụ một lần nữa để vui mừng trong sự công nhận trọng thể của Giáo Hội về thánh đức trổi vượt của người cha các linh hồn được nhiều người yêu mến này".
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng hôm nay là ngày được chọn để kỷ niệm kỷ niệm lần thứ 70 "Trận chiến Anh Quốc", chống lại Đức. Ngài cho hay: "Đối với tôi, là một trong những người sống và chịu đau đớn trong những ngày đen tối của chế độ Đức quốc xã ở Đức, thật là một hoạt động sâu sắc khi được ở đây với anh chị em nhân dịp này, và nhớ lại biết bao nhiêu đồng bào của anh chị em hy sinh mạng sống của mình, dũng cảm chống lại lực lượng của hệ tư tưởng sự ác. Tôi đặc biệt nghĩ đến Coventry, nơi bị bắn phá nặng nề và mất mát sinh mạng to lớn vào tháng Mười Một năm 1940. Bảy mươi năm sau, chúng ta nhớ lại với sự xấu hổ và kinh sợ con số kinh khiếp về những cái chết và sự hủy diệt mà chiến tranh gây ra, và chúng ta canh tân cách giải quyết của mình đối với công việc vì hòa bình và hòa giải ở bất cứ nơi nào đe dọa các cuộc xung đột xảy ra".
Birmingham (AsiaNews) - Giáo dân Công Giáo, nhất là giáo chức chính là "những người biết những gì họ hiểu thấu và những gì không, biết rằng tôn giáo của mình rất tốt để họ có thể lưu tâm đến, họ biết rất nhiều về lịch sử để họ có thể bảo vệ nó". Với những lời này của Đức Hồng Y John Henry Newman, hôm 19/9/2010, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lặp lại lời chỉ trích tình trạng cấp bách trong giáo dục, khi tuyên chân phước cho vị Hồng Y là học giả, nhà văn, nhà thơ, linh mục và hồng y, được xem là một trong những nhà cổ võ cho đại kết, một người tiền trạm của Công Đồng Vatican II, về vai trò của giáo dân trong Giáo Hội và sự tổng hợp giữa đức tin và lý trí. Ngài khẳng định tính ưu việt của lương tâm như "vị Đại Diện Chúa Kitô đầu tiên", người đã dẫn dắt dân mình vốn được thần học gia Joseph Ratzinger định nghĩa là "con người của lương tâm".
Một đám đông lớn, hơn 70.000 người, ở Birmingham, trạm dừng chân cuối cùng trong chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Anh quốc, một tiếng vang về sự quy tụ, ước tính khoảng gần 200.000 người - trong đêm canh thức ở Hyde Park tối 18/9 và trên đường phố Luân Đôn để chào đón Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Một con số gây sửng sốt và bác bỏ khái niệm về "sự thờ ơ" của Anh quốc đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI. Hơn nữa, các kế hoạch biểu tình - tập trung vào các vấn đề người đồng tính, ấu dâm và ngừa thai - hoàn toàn bị gạt qua bên lề, với sự tham gia chỉ một vài nghìn người tuy dù được giới truyền thông loan tin rầm rộ.
Nhưng hôm 19/9 không có biểu tình, đây là ngày được xem là quan trọng nhất của chuyến tông du này - phương châm của Đức Hồng Y Newman, Cor Ad Cor loquitur, "lòng nói với lòng", đã được làm chủ đề cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng - việc phong chân phước của "một vị giải tội, một người con trai của đất nước này, trong khi không được kêu gọi để phải đổ máu cho Chúa, tuy nhiên lại làm chứng nhân hùng hồn cho Ngài trong suốt cuộc đời lâu dài cống hiến cho sứ vụ linh mục, và nhất là để rao giảng, giảng dạy, và viết".
Đức Chân Phước John Henry Newman sinh năm 1801 ở Luân Đôn trong một gia đình Anh giáo. Năm 1817, ngài theo học Đại học Trinity ở Oxford, sau một thời gian học tập, ngài trở thành một phó tế của Giáo hội Anh giáo vào năm 1824. Năm 1828 ngài trở thành mục sư của nhà thờ trường đại học St. Mary. Trong thời gian này, ngài tiếp tục nghiên cứu thần học, triết học và là người sáng lập chính của Phong trào Oxford, với mục đích chính là để tiếp cận các thành phần của Anh giáo, ủng hộ các quan điểm Khai sáng và duy lý.
Vào năm 1832, trong một chuyến du hành đến Ý, ngài bị bệnh nặng và bắt đầu một suy tư sâu sắc về đức tin tôn giáo của mình. Từ 1833 đến 1841, ĐHY Newman và những người bạn khác của phong trào công bố những luận điểm được gọi là "Tracts for the Times (Những dấu vết Thời Đại)", với 90 bài tiểu luận về tình hình của Giáo hội Anh giáo, nhưng cũng có một số vấn đề về Kitô giáo nói chung. Trong những bài tiểu luận cuối cùng của "Tract 90", ĐHY Newman đề xuất một giải thích Ba Mươi Chín Điều về tôn giáo phù hợp với giáo lý của Công Đồng Công Giáo Trent: ngài trả giá bằng sự kết án từ Đại học Oxford và 42 giám mục Anh giáo.
Điều này khiến ngài rời bỏ văn phòng mục sư trường đại học và năm 1842 ngài từ chức để đến Littlemore, nơi ngài bắt đầu viết tác phẩm lớn của mình về sự phát triển của giáo lý Kitô giáo. Trong nghiên cứu về nguồn gốc của Kitô giáo, được phát hành vào năm 1845, ngài đi đến kết luận rằng "Giáo hội Công Giáo thực sự đúng đắn". Ngày 9 tháng Mười năm đó, ngài đã được nhận vào Giáo hội Công Giáo.
Ngài rời Oxford và định cư ở Birmingham. Sau một thời gian suy tư, ngài quyết định gia nhập Dòng Giảng Thuyết của Thánh Philip Neri và được phong chức linh mục Công Giáo vào năm 1847 ở Rôma. Ngài thành lập tu viện đầu tiên của Dòng Giảng Thuyết Thánh Philip tại Anh quốc ở Edgbaston, Birmingham. Ngài cũng là nhà sáng lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Công Giáo tại Dublin vào năm 1851, ngài trở lại Anh năm 1858 để cống hiến đời mình cho nghiên cứu và hoạt động mục vụ. Năm 1879, Đức Giáo Hoàng Leo XIII vinh thăng ngài trở thành Hồng Y. Ngài qua đời năm 1890 ở tu viện Edgbaston.
Đức Thánh Cha Bênêđictô cho hay trong bài giảng: "Sự phục vụ rõ ràng mà Chân Phước John Henry đã được kêu gọi liên quan đến việc áp dụng trí tuệ sắc sảo và ngòi bút phong phú của ngài đối với "những vấn đề thời đại" bức xúc nhất. Hiểu biết sâu sắc của ngài về mối quan hệ giữa đức tin và lý trí, về vai trò quan trọng của tôn giáo mạc khải trong xã hội văn minh, về sự cần thiết cho một cách tiếp cận dựa trên nền tảng chung và phạm vi rộng đối với giáo dục không chỉ có tầm quan trọng sâu sắc đối với triều đại Nữ hoàng Victoria Anh quốc, mà còn tiếp tục đến ngày nay để truyền cảm hứng và soi sáng cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tôi muốn bày tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với tầm nhìn của ngài về giáo dục, vốn đã làm rất nhiều để định hình các đặc tính là động lực cho các trường học và đại học Công Giáo ngày nay. Kiên quyết phản đối bất kỳ lối tiếp cận hẹp hòi hoặc vị lợi, ngài đã tìm cách để đạt đến một môi trường giáo dục trong đó đào tạo trí tuệ, kỷ luật luân lý và dấn thân tôn giáo để đến với nhau. Dự án để tìm một Đại học Công Giáo ở Ireland mang đến cho ngài cơ hội để phát triển ý tưởng về đề tài này, và bộ sưu tập những bài luận mà ngài xuất bản với tên Ý tưởng của một Trường Đại Học vẫn đứng vững như là ý tưởng để những ai dấn thân vào việc đào tạo học thuật có thể tiếp tục học hỏi".
"Trong khi di sản trí tuệ của Chân Phước John Henry Newman nhận được sự chú trọng một cách dễ hiểu nơi tác phẩm văn học đồ sộ dành cho đời sống và công việc của ngài, nhân dịp này tôi muốn kết thúc bằng một suy tư ngắn về cuộc đời ngài trong cương vị là một linh mục, một mục tử của các linh hồn. Sự nồng ấm và nhân bản trong nhận thức của ngài về sứ vụ mục tử được diễn tả một cách tốt đẹp trong một bài giảng nổi tiếng của ngài: "Anh chị em thân mến, nếu như các thiên thần là các linh mục của anh chị em, họ không thể chia sẻ nỗi đau buồn cùng anh chị em, không thể thông cảm và chạnh lòng thương, dễ xúc động vì anh chị em như chúng ta có thể; họ không thể là mẫu gương và chỉ dẫn, dẫn dắt anh chị em từ chính con người cũ của anh chị em để đi vào đời sống mới như họ có thể đến đến giữa anh chị em" (“Con Người chứ không phải Thiên Thần: Linh Mục của Tin Mừng”, Những Bài Giảng cho các Cộng Đoàn khác nhau, 3 - “Men, not Angels: the Priests of the Gospel”, Discourses to Mixed Congregations, 3). Ngài đã sống bằng nhãn quan nhân bản sâu sắc của sứ vụ linh mục đó trong việc dấn thân chăm sóc cho người dân Birmingham trong những năm ngài sống trong tu viện do ngài thành lập, bằng cách viếng thăm bệnh nhân và người nghèo, an ủi các tang quyến, chăm sóc cho những người trong ngục tù. Hẳn là không ngạc nhiên khi ngài qua đời, rất nhiều ngàn người xếp hàng trên đường phố địa phương khi thi thể của ngài được đưa đến nơi an táng cách đây chưa đầy nửa dặm. Một trăm hai mươi năm sau, đám đông to lớn đã quy tụ một lần nữa để vui mừng trong sự công nhận trọng thể của Giáo Hội về thánh đức trổi vượt của người cha các linh hồn được nhiều người yêu mến này".
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng hôm nay là ngày được chọn để kỷ niệm kỷ niệm lần thứ 70 "Trận chiến Anh Quốc", chống lại Đức. Ngài cho hay: "Đối với tôi, là một trong những người sống và chịu đau đớn trong những ngày đen tối của chế độ Đức quốc xã ở Đức, thật là một hoạt động sâu sắc khi được ở đây với anh chị em nhân dịp này, và nhớ lại biết bao nhiêu đồng bào của anh chị em hy sinh mạng sống của mình, dũng cảm chống lại lực lượng của hệ tư tưởng sự ác. Tôi đặc biệt nghĩ đến Coventry, nơi bị bắn phá nặng nề và mất mát sinh mạng to lớn vào tháng Mười Một năm 1940. Bảy mươi năm sau, chúng ta nhớ lại với sự xấu hổ và kinh sợ con số kinh khiếp về những cái chết và sự hủy diệt mà chiến tranh gây ra, và chúng ta canh tân cách giải quyết của mình đối với công việc vì hòa bình và hòa giải ở bất cứ nơi nào đe dọa các cuộc xung đột xảy ra".
Chuyến Công Du chinh phục Anh Quốc của ĐGH
Trần Mạnh Trác
00:01 20/09/2010
Trước chuyến công du của ĐGH Benedict, hệ thống truyền thông Anh Quốc đã có một mùa (2 tháng) đua nhau săn tin dữ và phê bình gay gắt bản thân ĐGH Benedict. Những nhà báo vô thần đã không ngớt lời xỉ vả, và ngay cả những hãng uy tín như BBC cũng trình chiếu một chương trình bất lợi cho Giáo Hội Công Giáo ngay trước cuộc công du.
Tưởng rằng ĐGH sẽ như một con chiên hiền xa vào bầy sói dữ.
Nhìn vào lịch sử bách hại Công Giáo của Anh quốc, cộng với thái độ "thẳng ruột ngựa" của ĐGH và của những cộng sự viên thân cận, thì ít có người hy vọng sẽ có một cuộc công du thỏai mái.
Nhưng ngài đã đến, đã thấy và đã chinh phục (Veni, Vidi, Vici).
Sau khi chiếc máy bay của ngài cất cánh đi về Roma, các hãng truyền thông Anh đã lên tiếng là hình ảnh xa lạ và độc đòan của ĐGH đã tan biến mầt sau chuyến viếng thăm lịch sử này.
Họ nói ngài đã thành công trong việc giới thiệu mình là một con người đáng yêu, một bậc lão thành, khác xa với hình ảnh của một con chó "Rottweiler" hung dữ. (một cách nói trại tên tục của ngài)
Bà Catherine Pepinster, biên tập viên của tờ báo Tablet, viết: "Thành công to lớn nhất mà chuyến viếng thăm mang lại là sự thống nhất những người Công giáo và nhân bản hóa (humanise) hình ảnh một giáo hoàng thường được coi là lạnh lùng, xa lạ và độc đoán,"
"Hình ảnh một con chó dữ 'Rottweiler' đã tan biến để lộ ra một con người rụt rè, ấm áp và 83 tuổi yếu ớt lúc nào cũng tìm dịp né tránh những chi tiết an ninh để chào đón mọi người, đặc biệt là giới trẻ và những bậc lão gia cùng tuổi."
Báo Times Daily thì víêt: "Trước lần thăm viếng đầu tiên tới nước Anh này, giáo hoàng Benedict đã được xem như là một "Hiệp Sĩ Teutonic hung tợn ".
"Nhưng ông đã xuất hiện dưới một ánh sáng hoàn toàn khác và đã đưa ra những phát biểu nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Anh giáo và Công giáo, chẳng hạn như về truyền thống và văn hóa chung. Những phát biểu này đóng góp một phần rất lớn trong sự thay đổi thái độ."
"Ratzinger hỗn danh Rottweiler đã chuyển thành chú thỏ Benny," tờ Times tán tụng như vậy, nêu tên tục của ĐGH Benedict trước kia, khi ngài còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
"Chúng tôi ai cũng muốn đến ôm ông ấy và xin ông chúc phúc cho con em của chúng tôi."
Chuyến công du bốn ngày của ĐGH đã đi qua Edinburgh, Glasgow, London và Birmingham, bất chấp những lo ngại rằng nó sẽ bị lu mờ bởi những cuộc biểu tình lớn.
Tờ báo Daily Mail viết "Đây là một chuyến viếng thăm nhiều thành công hơn là các giới chức Công giáo La Mã đã dám hy vọng,"
"Các đám đông đã lớn hơn là dự báo, nếu không phải là lớn như khi Giáo hoàng John Paul II đã đến 28 năm trước đây."
The Sun nói thêm: "chuyến thăm của Giáo Hòang đã chứng tỏ nhiều thực chất đáng kể hơn dự đoán."
Mặc dù khen ngợi rộng rãi cho chuyến đi - và ngạc nhiên rằng ĐGH đã thực hiện được một chuyến đi êm ả như vậy - một số báo chí cũng vẫn thấy có một số vấn đề giữa mối quan hệ lâu dài của Giáo hội Công giáo và Anh quốc.
Bà Pepinster than rằng giáo hội đã không làm hòa với những người Công giáo phe cấp tiến.
"Những người Công giáo đồng tính và giới phụ nữ vẫn tự hỏi:' Giáo hoàng Benedict và Vatican coi chúng tôi và vai trò của chúng tôi như thế nào, không phải chỉ là vai trò trong xã hội, nhưng mà là vai trò trong Giáo Hội? '," Bà viết.
The Guardian Daily cho biết, ĐGH Benedict đã không tìm cách mang lại cho tín hữu và người vô thần gần gũi hơn với nhau trong một quốc gia ngày càng bị tục hóa.
"Những nhu cầu hiệp thông giữa Tin Lành và Công Giáo thì không có nhiều như là giữa tôn giáo và phần còn lại (không có tin tưởng), và Benedict đã không khai thông chúng".
Đối với hầu hết dân Anh, chuyến thăm chỉ giống như là "một sự tò mò không hợp thời trang."
"Để có sự kết nối tâm linh với vương quốc Anh, giáo hoàng sẽ phải tham gia vào thực tế hiện đại, và đất nước sẽ phải lắng nghe," tờ Guardian viết.
Tờ báo The Independent thì tích cực hơn, cho rằng chuyến thăm có thể ít nhất là đã mang đến được sự chú ý tới đạo Công giáo từ một quốc gia mà phần lớn không quan tâm tới tôn giáo.
"Khi ông ấy rời nước Anh, thì đất nước này có thể đã có một tinh thần rộng mở hơn chút ít, rộng hơn là khi ông mới thấy nó".
Tưởng rằng ĐGH sẽ như một con chiên hiền xa vào bầy sói dữ.
Nhìn vào lịch sử bách hại Công Giáo của Anh quốc, cộng với thái độ "thẳng ruột ngựa" của ĐGH và của những cộng sự viên thân cận, thì ít có người hy vọng sẽ có một cuộc công du thỏai mái.
Nhưng ngài đã đến, đã thấy và đã chinh phục (Veni, Vidi, Vici).
Sau khi chiếc máy bay của ngài cất cánh đi về Roma, các hãng truyền thông Anh đã lên tiếng là hình ảnh xa lạ và độc đòan của ĐGH đã tan biến mầt sau chuyến viếng thăm lịch sử này.
Họ nói ngài đã thành công trong việc giới thiệu mình là một con người đáng yêu, một bậc lão thành, khác xa với hình ảnh của một con chó "Rottweiler" hung dữ. (một cách nói trại tên tục của ngài)
Bà Catherine Pepinster, biên tập viên của tờ báo Tablet, viết: "Thành công to lớn nhất mà chuyến viếng thăm mang lại là sự thống nhất những người Công giáo và nhân bản hóa (humanise) hình ảnh một giáo hoàng thường được coi là lạnh lùng, xa lạ và độc đoán,"
"Hình ảnh một con chó dữ 'Rottweiler' đã tan biến để lộ ra một con người rụt rè, ấm áp và 83 tuổi yếu ớt lúc nào cũng tìm dịp né tránh những chi tiết an ninh để chào đón mọi người, đặc biệt là giới trẻ và những bậc lão gia cùng tuổi."
Báo Times Daily thì víêt: "Trước lần thăm viếng đầu tiên tới nước Anh này, giáo hoàng Benedict đã được xem như là một "Hiệp Sĩ Teutonic hung tợn ".
"Nhưng ông đã xuất hiện dưới một ánh sáng hoàn toàn khác và đã đưa ra những phát biểu nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Anh giáo và Công giáo, chẳng hạn như về truyền thống và văn hóa chung. Những phát biểu này đóng góp một phần rất lớn trong sự thay đổi thái độ."
"Ratzinger hỗn danh Rottweiler đã chuyển thành chú thỏ Benny," tờ Times tán tụng như vậy, nêu tên tục của ĐGH Benedict trước kia, khi ngài còn là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger.
"Chúng tôi ai cũng muốn đến ôm ông ấy và xin ông chúc phúc cho con em của chúng tôi."
Chuyến công du bốn ngày của ĐGH đã đi qua Edinburgh, Glasgow, London và Birmingham, bất chấp những lo ngại rằng nó sẽ bị lu mờ bởi những cuộc biểu tình lớn.
Tờ báo Daily Mail viết "Đây là một chuyến viếng thăm nhiều thành công hơn là các giới chức Công giáo La Mã đã dám hy vọng,"
"Các đám đông đã lớn hơn là dự báo, nếu không phải là lớn như khi Giáo hoàng John Paul II đã đến 28 năm trước đây."
The Sun nói thêm: "chuyến thăm của Giáo Hòang đã chứng tỏ nhiều thực chất đáng kể hơn dự đoán."
Mặc dù khen ngợi rộng rãi cho chuyến đi - và ngạc nhiên rằng ĐGH đã thực hiện được một chuyến đi êm ả như vậy - một số báo chí cũng vẫn thấy có một số vấn đề giữa mối quan hệ lâu dài của Giáo hội Công giáo và Anh quốc.
Bà Pepinster than rằng giáo hội đã không làm hòa với những người Công giáo phe cấp tiến.
"Những người Công giáo đồng tính và giới phụ nữ vẫn tự hỏi:' Giáo hoàng Benedict và Vatican coi chúng tôi và vai trò của chúng tôi như thế nào, không phải chỉ là vai trò trong xã hội, nhưng mà là vai trò trong Giáo Hội? '," Bà viết.
The Guardian Daily cho biết, ĐGH Benedict đã không tìm cách mang lại cho tín hữu và người vô thần gần gũi hơn với nhau trong một quốc gia ngày càng bị tục hóa.
"Những nhu cầu hiệp thông giữa Tin Lành và Công Giáo thì không có nhiều như là giữa tôn giáo và phần còn lại (không có tin tưởng), và Benedict đã không khai thông chúng".
Đối với hầu hết dân Anh, chuyến thăm chỉ giống như là "một sự tò mò không hợp thời trang."
"Để có sự kết nối tâm linh với vương quốc Anh, giáo hoàng sẽ phải tham gia vào thực tế hiện đại, và đất nước sẽ phải lắng nghe," tờ Guardian viết.
Tờ báo The Independent thì tích cực hơn, cho rằng chuyến thăm có thể ít nhất là đã mang đến được sự chú ý tới đạo Công giáo từ một quốc gia mà phần lớn không quan tâm tới tôn giáo.
"Khi ông ấy rời nước Anh, thì đất nước này có thể đã có một tinh thần rộng mở hơn chút ít, rộng hơn là khi ông mới thấy nó".
Bên lề chuyến viếng thăm Anh
Vũ Văn An
00:32 20/09/2010
Báo chí Anh, thuộc bất cứ khuynh hướng nào, cũng đều cảm thấy cuộc viếng thăm của Đức Bênêđíctô tại Anh và Tô Cách Lan là chuyện đáng nói, đáng bàn luận. Ngoài việc tường thuật và nhận định cùng phê phán các diễn biến chính, họ không quên đề cập tới những chuyện bên lề có tính nhẹ nhàng của chuyến viếng thăm hay do chuyến viếng thăm này tạo ra.
Tiên tri “tri” hậu
Đầu tiên là bản tin của BBC với hàng tít: “Fears of a lukewarm - or hostile - reception in the streets of Edinburgh proved unfounded” (nỗi sợ về một cuộc đón tiếp hâm hấp, hay thù nghịch, trên đường phố Edinburgh đã được chứng minh là vô căn cứ). Bài báo cho hay: những đám đông đáng kính, thành tâm, dầy mấy hàng, đứng xếp hàng dọc theo các đường chính tại trung tâm thành phố, hoan hô vang dậy khi thấy giáo hoàng xa chạy ngang qua.
Cảnh sát ước lượng con số họ lên đến 125,000 người. Hàng trăm học sinh tham dự cuộc diễn hành nhân ngày lễ Thánh Ninian để chào kính Đức Giáo Hoàng. Các em đại diện cho 14 trường khắp Tô Cách Lan mang tên Ninian. Đây là người Tô Cách Lan đầu tiên được phong thánh cách nay 1,600 năm. Cuộc diễn hành được dẫn đầu bằng hàng trăm kèn ống (pipers) và hàng chục người ăn vận quần áo ngày trước.
Gia đình Devine quê vùng Fernieside, từng có mặt trong kỳ Đức Gioan Phaolô II viếng Anh năm 1982, giờ đây cũng hiện diện để nghênh đón vị kế nhiệm ngài. Con trai họ, Patrick Devine, năm nay 40 tuổi, cho hay: “chúng tôi tới đây vì chúng tôi đã có mặt ở đây năm 1982. Ngài đứng đầu Giáo Hội Công Giáo, và đây là chuyến viếng thăm có tính lịch sử. Lần này người tham dự không đông như năm 1982, nhưng rất tốt cho thế hệ con em, rất tốt cho cả nước Tô Cách Lan. Đức Bênêđíctô XVI không bình dân như Đức Gioan Phaolô, đấng vẫn được coi là giáo hoàng của giai cấp lao động, nhưng thiển nghĩ phải dành cho ngài cơ hội”.
Nữ tu Francis, tới đây với chị em cùng Đan Viện Cát Minh ở Fife, cho hay chuyến viếng thăm này chắc chắn sẽ góp phần mang các tín ngưỡng lại với nhau. “Tôi rất phấn khích và thấy mình may mắn được tới đây để nghênh đón và ủng hộ ngài. Tôi cho rằng đây là một ơn phúc, bất luận bạn có nhận thấy điều ấy hay không. Nó sẽ cải thiện các liên hệ giữa Giáo Hội và nhà nước cũng như với các tôn giáo khác”.
Đức cha Barry Morgan, Tổng giám mục Wales, người được gặp Đức Giáo Hoàng khi ngài vừa đặt chân tới Edinburgh, nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng “rất muốn giảng hòa và nhấn mạnh tới vai trò của tôn giáo”.
Số người phản đối chỉ vào khoảng 150 người. Họ đại diện cho các nhóm đồng tính luyến ái và một số giáo phái khác. Một trong các biểu ngữ của họ viết: “Hãy ngưng việc che chở các linh mục ấu dâm” và “Áo mưa cứu mạng người”. Người tổ chức cuộc phản đối, Mike Williamson, 21 tuổi, nói rằng anh ta không đồng ý dành cho Đức Giáo Hoàng tư cách quốc khách vì những chống đối có tính kỳ thị của ngài đối với việc dùng áo mưa, hay việc can thiệp vào quyền sinh đẻ của phụ nữ cũng như gương xấu do việc lạm dụng tình dục gây ra.
Tờ The Guardian thì cho hay ngay khi giáo hoàng xa vừa rời điện của Nữ Hoàng, mầu sắc Tô Cách Lan đã bừng nở khắp chốn. Vừa thấy chiếc xe và hình bóng vị giáo hoàng khoác tấm khăn len, các em học sinh trường Thánh Phêrô ở Aberleen đã vang lên lời tung hô, tay vẫy cờ lia lịa. Dậy từ 5 giờ sáng, các em chen chúc leo lên xe buýt lúc rạng đông để vượt qua đoạn đường dài 130 dặm hướng về phía nam. 5 tiếng đồng hồ sau, các em hân hoan ra mặt, cười cười nói nói trước ống kính truyền hình, trước khi được xếp hàng dọc theo con phố chính. Claire Richard, 11 tuổi, ăn nói nhỏ nhẹ, cho hay: “dạ, điều đặc biệt: đây là lần đầu tiên em được gặp một đức giáo hoàng. Ngài đâu có tới đây mỗi ngày, cả mỗi năm cũng không nốt”. Điều đáng nói hơn nữa là mặc dù Aberdeen có kích thước và danh tiếng, nhưng ở đấy chỉ có 3 trường tiểu học Công Giáo và không có một trường trung học Công Giáo nào. Jo Martin, hiệu trưởng trường Thánh Phêrô, phát biểu: “Từ nay trở đi, bất cứ khi nào nghe nói tới Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, các em sẽ nhớ là đã hiện diện ở đây. Đây cũng là một cơ hội giúp các em gặp các học sinh của các trường Công Giáo khác, nhờ đó đồng hóa với di sản của mình”. Đây quả là một ngày lịch sử để người Công Giáo mừng vui, bất chấp gương mù gương xấu do nạn lạm dụng tình dục gây ra và tư cách thiểu số của họ trong một xã hội ngàng càng bị thế tục hóa.
Không khí ngày hội càng rõ hơn tại công viên Bellahouston ở Glasgow. Một đám đông từ 60 tới 70 ngàn người, tay cầm cờ Tô Cách Lan và cờ vàng trắng của Tòa Thánh, lũ lượt kéo nhau tới đó, bất chấp gió lạnh cuối thu. Họ đứng chật vườn cỏ dài hơn hai dẫy phố, nghiêm chỉnh như đạo quân trung cổ sẵn sàng chờ tướng tư lệnh tới.
Họ bắt đầu tới đó từ lúc 9 giờ 30 sáng, từng nhóm nhỏ, khệ nệ với ghế xếp và áo mưa. Đến trưa, thì họ tới từng trăm, đứng đầy dọc theo Mosspark Boulevard. Trẻ có, già có, người tàn tật cũng có; người Tô Cách Lan, người Ấn Độ, có cả người Phi Luật Tân. Họ mang cờ, biểu ngữ đầu chít khăn có hình giáo hoàng, ai cũng vui dưới ánh nắng mặt trời và bầu không khí ngày hội. Chẳng ai lưu ý tới hàng giờ chờ đợi hay nối đuôi.
Cuối cùng, khi thấy vị giáo hoàng tóc trắng xuất hiện, đám đông bừng lên tiếng hoan hô và khi xe của ngài làm đến vòng thứ hai trong công viên, thì không còn ai bình thản, họ tuôn đến hàng rào để hoan hô ngài, khiến nhân viên an ninh phải yêu cầu tự chế.
Michael Fox, 18 tuổi, một thừa tác viên Thánh Thể tại Trường Thánh Aloysius ở Glasgow, cho hay: “Tôi đi chứng kiến một điều chỉ xẩy ra một lần. Tôi ở đây để cảm nghiệm, để may mắn được là thành phần của cộng đồng vĩ đại này”. Vì theo anh, anh biết nhiều người vẫn cho thánh lễ là một cơ hội để nối kết với Giáo Hội.
Đúng như Zenit nhận định: tại Tô Cách Lan, các đe dọa biểu tình phản đối đã trở thành số không. Trừ một số quá nhỏ tại phố Princes, không một biến cố nào khác đã diễn ra. Thay vào đó, một đám đông vĩ đại và sống động đã tụ họp nhau tại Công Viên Bellahouston, để tham dự Thánh Lễ ngoài trời vào buổi tối. Ước lượng có từ 70,000 tới 100,000 người, chật ních công viên.
Biểu ngữ, ăn ngoài trời, ca hát và nhảy múa
Tờ Daily Mail, ngày 19 tháng 9 thuật lại khung cảnh ngày hội của chuyến viếng thăm. Theo tờ báo này, ngay từ sáng sớm từ khắp nơi trên đất Đại Anh (Britain), hàng ngàn người lũ lượt kéo nhau tới để được gặp Đức Giáo Hoàng. Một số nhằm hướng Nhà Thờ Chánh Tòa Westminster. Số khác kéo tới phía nhà dành cho người cao niên tại Vauxhall. Nhiều người khác lại thích tới Mall hơn để được thấy ngài trong giáo hoàng xa. Nhưng nhiều hơn cả là hướng Hyde Park, 80 ngàn người tất cả. Họ tới đó để tham dự buổi canh thức với Đức Giáo Hoàng.
350 mẫu Anh đất công viên tại Trung Tâm Luân Đôn này luôn duy trì được ý nghĩa đại kết hết sức đặc biệt của nó. Khởi thủy, nó vốn là sở hữu của các đan sĩ Westminster, cho tới ngày bị Henry VIII chiếm hữu vào năm 1536. Từ đó, nó trở thành địa điểm dựng máy chém, sản sinh ra rất nhiều vị tử đạo cả Công Giáo lẫn Anh Giáo.
Buổi canh thức hôm nay có ý định biểu tượng hóa một thời điểm hòa giải. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên cớ để người ta mừng vui, đại hội. Đến trưa, thì đoàn người nhấp nhô như rồng rắn gồm đủ già trẻ, lớn bé, linh mục, nữ tu bắt đầu tuốn vào công viên, trước Đức Giáo Hoàng cả mấy tiếng đồng hồ.
Họ được phân phát những cuốn hướng dẫn chi tiết cho biết phải làm gì và không nên làm gì trong chuyến hành hương thời hiện đại này. Họ có thể mang theo chăn, gối, nệm quì cầu nguyện, cũng như biều ngữ, cờ quạt. Hàng ngàn người vẫy cờ Vatican, biến công viên thành một đại dương vàng trắng. Có những biểu ngữ rất mộc mạc: “Thưa Đức Thánh Cha, chúng con yêu Đức Thánh Cha hơn Đậu Trên Bánh Nướng (beans on toast)”. Nhưng rượu, còi và đồ bằng thủy tinh đều bị cấm. Nhiều khách hành hương còn được lưu ý là mức âm thanh có thể vượt quá 96 decibels.
Có tường trình cho hay 118 nhân viên cứu thương sẵn sàng túc trực cùng với 12 nhân viên y tế cỡi xe đạp vòng quanh, nhưng không có biến cố nào đáng kể xẩy ra.
Quả là một bầu khí ngày hội, với nhiều nhóm hành hương ca vang bài “One Body, One Bread” hay “Shine, Jesus Shine”. Có người hứng chí ví nó như một thứ đại nhạc hội ngoài trời (Glastonbury) với Chúa hiện hiện! Âm nhạc, ca múa, diễn văn và cầu nguyện vang vọng khắp buổi chiều. Có những gia đình ngồi ăn ngoài trời dưới ánh nắng, hàng dẫy xe đò chở bạn bè từ khắp các giáo xứ Đại Anh. Nhiều người rời nhà từ sáng tinh mơ để kịp dự “buổi chung kết” vào ngày thứ ba của chuyến viếng thăm Anh. Có những người đến từ những vùng đất ở bên ngoài Đại Anh nữa.
Trên khán đài vĩ đại đang diễn ra một chương trình gồm ca nhạc, các bài đọc và những vở kịch ngắn cũng như những lời cầu nguyện và suy gẫm, do Carol Vorderman, một xướng ngôn viên truyền hình, và Frank Cottrell-Boyce, một nhà văn, điều hợp. Trong số các trình diễn viên, người ta nhận ra nhiều ca đoàn địa phương, em học sinh Liam McNally, một tài năng sáng chói về âm nhạc vừa được khám phá, và cả nhóm “The Priests” nổi danh của Bắc Ái Nhĩ Lan. Ba linh mục của nhóm, được thụ phong đã hơn 20 năm nay, năm 2008 được hãng Sony khám phá ra tài năng và từ đó trở thành nổi tiếng quốc tế. Những lúc rảnh rỗi mục vụ, các ngài lên đường chu du thế giới để trình diễn âm nhạc thánh. Bên cạnh đó, có lời chứng cảm động của một thanh niên vô gia cư, được một nhà trọ (hostel) Công Giáo cung cấp nơi ăn chốn ở. Anh không phải là người Công Giáo nhưng muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người sẵn sàng giúp đỡ anh trong hoàn cảnh vô vọng.
Đúng 5 giờ 30, đám đông bỗng im lặng như tờ khi Barry và Margaret Mizen xuất hiện trên khán đài. Jimmy, đứa con trai 16 tuổi của họ, từng làm cậu bé giúp lễ, trước đây bị đâm một phát chết tươi tại lò bánh gần nhà ở Lee, phía đông nam Luân Đôn vào tháng 5 năm 2008. Họ nói về niềm tin của họ với một sức mạnh dịu dàng khiến người ta vừa cảm hứng vừa thấy mình nhỏ mọn. Rồi cả cử tọa bỗng vỗ tay hoan hô rầm rộ khi màn hình chiếu lên khuôn mặt cậu bé và tiếng Margaret Mizen cho hay bà mong có một tương lai trong đó không một người trẻ nào “bị lấy mất khỏi tay chúng ta”.
Một số cơ quan từ thiện, như Cafod và Trung Tâm Hồng Y Hume, chuyên chăm lo những người vô gia cư tại Luân Đôn, cũng đem nhiều nhóm tới công viên. Cathy Corcoran, người trông nom Trung Tâm Hume, phát biểu: đối với những người thông thường vốn chẳng có gì, ‘thì một biến cố như thế này chắc chắn sẽ biến đổi họ’.
Bên ngoài công viên, chừng 10,000 người đang diễn hành chống lại cuộc viếng thăm chính thức của Đức Giáo Hoàng. Chắc họ khó có thể nhất trí với quan điểm của Corcoran. Nhưng bên trong công viên, thì tất cả khối 80,000 người đang tụ họp kia hẳn đều nhất trí với cô. Ngay những người ấy cũng phải ngạc nhiên về thành quả của chuyến viếng thăm. Nó là sự tổng hợp diệu kỳ của cả trang trọng, nghi lễ lẫn thân mật phi nghi thức. Trang trọng huy hoàng nào bằng nghi lễ đón chào của Nữ Hoàng tại lâu đài Holyrood, và sau đó là không khí lễ hội với cuộc diễn hành nhân ngày lễ Thánh Ninian tại Edinburgh và Thánh Lễ tại Glasgow với giọng hát tuyệt vời của Susan Boyle, người con gái của Tô Cách Lan. Và rồi những hình ảnh lịch sử ngoại thường tại Đại Sảnh Westminster và Đan Viện cùng tên… Nhưng hôm 18, sự tương phản rõ nét hơn hết với Thánh Lễ huy hoàng tại Nhà Thờ Chính Tòa Westminster, huy hoàng như chưa từng có, nhưng sau đó là cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở bên ngoài Nhà Thờ Chính Tòa và với người cao niên tại viện Thánh Phêrô và sau cùng với hàng ngàn gia đình tại Hyde Park. Trước đó, chưa một vị giáo hoàng nào đã vượt qua ngưỡng cửa Đan Viện. Chưa một vị giáo hoàng nào đã thăm Anh chính thức; và Hyde Park cũng chưa bao giờ có được một cuộc nghinh đón đông đảo như vậy. Biểu ngữ, cờ Tòa Thánh, Cờ Liên Hiệp (Union Jacks) được đồng loạt vẫy lên hân hoan rạng rỡ.
Đúng 6 giờ 40 tối, cả công viên chìm vào thinh lặng khi Đức Giáo Hoàng xuất hiện trên màn hình. Mặt trời dần khuất giữa lúc ban nhạc trổi bài Messiah của Handel. Rồi thì sự phấn khích lên đến tột đỉnh khi giáo hoàng xa từ từ tiến vào công viên. Vị giáo hoàng mỉm cười được hàng ngàn máy ảnh bấm lia lịa. Họ xô đến, hô vang tên ngài. Rồi ngài lên khán đài chính chủ tọa buổi canh thức với chủ đề “Cor ad cor loquitur” (Lòng nói với lòng). Cử tọa đã chuẩn bị dự buổi canh thức này bằng những bài suy niệm về tầm quan trọng của việc phục vụ xã hội. Khi đức giáo hoàng tham dự với họ, họ hướng qua chủ đề tạ ơn vì hồng ân được hoà hợp nhịn nhàng với các anh em Kitô hữu khác, vì quà phúc Henry Newman và các suy niệm về Chúa Kitô. Bóng tối bỗng trùm phủ, nhưng rồi ánh nến đã lóe lên khắp công viên giống những vì sao lấp lánh trên bầu trời, và cả 80,000 con người bỗng cất lên tiếng hát.
Trong cuộc viếng thăm lần này, có lúc đức giáo hoàng tỏ ra mệt mỏi, nhưng những cuộc gặp gỡ với người dân thường, nhất là với giới trẻ và giới cao niên, đã làm ngài tươi tỉnh hẳn lại. Ngài rời Hyde Park lúc 8 giờ 15 tối, trễ hơn chương trình dự liệu một tiếng đồng hồ.
Ngài đi rồi, không khí lễ hội vẫn chưa chấm dứt. Các linh mục hân hoan hòa mình với các thiếu niên đang vẫy biểu ngữ. Và rồi giọng đơn ca nam trổi lên với bài “Nunc dimitis” (xin để con ra đi) trích từ Sách Cầu Nguyện Chung (1662), nhưng được nhiều người biết hơn như là bản nhạc kết thúc cuốn phim phóng tác truyện Tinker, Tailor, Soldier, Spy của John Le Carrer. Và vì thế, nhiều người bảo đây là buổi nhạc hội dân ca chứ không hẳn một buổi nhạc hội giáo hoàng (chơi chữ giữa pop concert và pope concert).
Một phép lạ nhỏ
Tờ Daily Mail cũng tường thuật một phép lạ nhỏ xẩy ra tại Đại Sảnh Westminster, nơi đức giáo hoàng đọc diễn văn trước các chính khách, các nhà làm văn hóa và nhiều lãnh tụ khác, trong đó có đủ bốn vị cựu thủ tướng Anh. Đó là việc Cherie Blair ôm hôn địch thủ cũ của chồng mình là Gordon Brown.
Kể từ ngày Tony Blair xuất bản cuốn tự thuật, trong đó, ông cực lực chỉ trích người kế nhiệm mình, thì đây là lần đầu tiên, hai cựu thủ tướng Lao Động của Anh gặp nhau. Nhiều người lo ngại rằng cuộc gặp gỡ này sẽ là một cuộc gặp gỡ hết sức lúng túng. Vì trong cuốn tự thuật của mình, Tony Blair mô tả Gordon Brown như điên loạn (madenning) và mối tương quan giữa hai người hết sức khó khăn. Dù Gordon Brown quả quyết: hai người vẫn coi nhau như bạn, nhưng bạn hữu của ông rất giận dữ và bác bỏ các nhận định của ông Blair. Người ta còn đồn rằng có lúc ông Brown đã muốn từ chối lời mời tham dự buổi nghinh tiếp Đức Giáo Hoàng tại Đại Sảnh Westminster. Nhưng có lẽ vì ngoại giao mà ông vẫn phải đến chăng, dù sao ông cũng là người đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng sang thăm Anh?
Chuyện lạ là hai người đã bắt tay và nói chuyện thân mật với nhau. Và lạ hơn nữa là Cherie Blair đã đi bước trước bằng cách ôm hôn Gordon, khiến ông này bỡ ngỡ và nhiều người khác tán thưởng. Một nhân chứng phát biểu: “Họ như hai anh em tranh chấp luôn gấu ó với nhau, nên thấy họ làm hòa quả là điều tốt, dù sao cả hai đều có hậu cảnh tốt về Kitô giáo”. Thấy Cherie ôm hôn Gordon, người ta hy vọng họ sẽ hết thù hận và việc này là việc thành thật. Tuy nhiên, chuyện còn dài, chưa biết kết cục sẽ ra sao. Có điều Tony và Gordon nói chuyện với nhau rất lâu. Thực tế là Gordon chỉ chuyện trò với Tony Blair và Harriet Harman (lãnh tụ Lao Động) chứ không chuyện trò với ai khác.
Bất chấp trời mưa
Cũng tờ Daily Mail cho ta hình ảnh sau cùng về đám đông nghinh đón Đức Thánh Cha tới chủ tọa lễ phong chân phúc cho Đức Hồng Y Newman. Khoảng 50,000 người chen chúc nhau tại Cofton Park, thuộc thành phố Birmingham, trong dịp này, dù dưới trời mưa. Số người tham dự ít hơn các biến cố đại chúng trước có lẽ vì đây là biến cố duy nhất mà người tham dự cần có vé mời trước. Tuy nhiên bầu khí lễ hội thì vẫn là một.
Sherry Franklin, 50 tuổi, quê ở Long Ashton, vùng Bristol, đến đây tham dự Thánh Lễ cùng với chị là Irene Cox, 52 tuổi, mắc bệnh tiểu đường kinh niên. Bà cho hay: “được hiện diện với Đức Giáo Hoàng và nhiều người Công Giáo như thế này quả là một giấc mơ đã thành sự thực. Tôi có bà chị bệnh nặng. Mong ước lớn nhất của chị là một ngày kia được thấy Đức Giáo Hoàng. Được ở với chị và thấy mong ước của chị trở thành sự thực quả là điều tuyệt diệu”.
David Paton, 44 tuổi, giáo sư kinh tế tại Đại Học Nottingham, phát biểu: “Đối với người Công Giáo, việc Đức Giáo Hoàng tới xứ sở ta quả là một biến cố lớn, nên chúng tôi không thể để lỡ cơ hội được thấy ngài. Tôi đã được thấy Đức Giáo Hoàng trước tại Cardiff lúc trẻ tuổi hơn. Đây quả là cơ hội một đời chỉ có một lần đối với tôi”.
Nina Watson, 52 tuổi quê ở Streatham, Nam Luân Đôn, cho rằng mình rời nhà rất sớm để đáp xe buýt từ Thủ Đô tới đây. Bà bảo Đức Giáo Hoàng là người “tuyệt diệu và gây nhiều cảm hứng” trong suốt thời gian thăm viếng Anh. “Ngài rất minh bạch, và đề cập tới tình yêu và việc tìm kiếm Thiên Chúa. Ngài hoàn toàn tuyệt vời”.
Như thường lệ, trước Thánh Lễ, giáo hoàng xa đã lượn quanh Công Viên, được toàn thể cộng đoàn hoan hô vang dậy với những biểu ngữ như “Trăm phần trăm Công Giáo” và tiếng hô “Chúng con yêu mến ngài, thưa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô”.
Thủ tướng David Cameron đã thay mặt mọi người mà cho rằng quả là một kinh nghiệm cảm động khi được ở Đại Anh trong dịp này. Ông cám ơn Đức Thánh Cha đã thúc đẩy Đại Anh “ngồi thẳng lên và suy nghĩ”. Phần mình, trước khi lên máy bay trở lại Vatican, Đức Bênêđíctô XVI cám ơn mọi người về sự nồng ấm của cuộc nghinh đón. “Trong thời gian ở với các bạn, tôi đã có dịp gặp gỡ đại diện của nhiều cộng đồng, của nhiều nền văn hóa, của nhiều ngôn ngữ và tôn giáo từng tạo thành xã hội Đại Anh. Chính tính đa dạng của Đại Anh hiện đại đã là một thách thức đối với chính phủ và nhân dân Nước này, nhưng cũng là một cơ hội lớn lao để đẩy mạnh cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo nhằm làm phong phú thêm toàn diện cộng đồng của các bạn”.
Tiên tri “tri” hậu
Đầu tiên là bản tin của BBC với hàng tít: “Fears of a lukewarm - or hostile - reception in the streets of Edinburgh proved unfounded” (nỗi sợ về một cuộc đón tiếp hâm hấp, hay thù nghịch, trên đường phố Edinburgh đã được chứng minh là vô căn cứ). Bài báo cho hay: những đám đông đáng kính, thành tâm, dầy mấy hàng, đứng xếp hàng dọc theo các đường chính tại trung tâm thành phố, hoan hô vang dậy khi thấy giáo hoàng xa chạy ngang qua.
Cảnh sát ước lượng con số họ lên đến 125,000 người. Hàng trăm học sinh tham dự cuộc diễn hành nhân ngày lễ Thánh Ninian để chào kính Đức Giáo Hoàng. Các em đại diện cho 14 trường khắp Tô Cách Lan mang tên Ninian. Đây là người Tô Cách Lan đầu tiên được phong thánh cách nay 1,600 năm. Cuộc diễn hành được dẫn đầu bằng hàng trăm kèn ống (pipers) và hàng chục người ăn vận quần áo ngày trước.
Gia đình Devine quê vùng Fernieside, từng có mặt trong kỳ Đức Gioan Phaolô II viếng Anh năm 1982, giờ đây cũng hiện diện để nghênh đón vị kế nhiệm ngài. Con trai họ, Patrick Devine, năm nay 40 tuổi, cho hay: “chúng tôi tới đây vì chúng tôi đã có mặt ở đây năm 1982. Ngài đứng đầu Giáo Hội Công Giáo, và đây là chuyến viếng thăm có tính lịch sử. Lần này người tham dự không đông như năm 1982, nhưng rất tốt cho thế hệ con em, rất tốt cho cả nước Tô Cách Lan. Đức Bênêđíctô XVI không bình dân như Đức Gioan Phaolô, đấng vẫn được coi là giáo hoàng của giai cấp lao động, nhưng thiển nghĩ phải dành cho ngài cơ hội”.
Nữ tu Francis, tới đây với chị em cùng Đan Viện Cát Minh ở Fife, cho hay chuyến viếng thăm này chắc chắn sẽ góp phần mang các tín ngưỡng lại với nhau. “Tôi rất phấn khích và thấy mình may mắn được tới đây để nghênh đón và ủng hộ ngài. Tôi cho rằng đây là một ơn phúc, bất luận bạn có nhận thấy điều ấy hay không. Nó sẽ cải thiện các liên hệ giữa Giáo Hội và nhà nước cũng như với các tôn giáo khác”.
Đức cha Barry Morgan, Tổng giám mục Wales, người được gặp Đức Giáo Hoàng khi ngài vừa đặt chân tới Edinburgh, nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng “rất muốn giảng hòa và nhấn mạnh tới vai trò của tôn giáo”.
Số người phản đối chỉ vào khoảng 150 người. Họ đại diện cho các nhóm đồng tính luyến ái và một số giáo phái khác. Một trong các biểu ngữ của họ viết: “Hãy ngưng việc che chở các linh mục ấu dâm” và “Áo mưa cứu mạng người”. Người tổ chức cuộc phản đối, Mike Williamson, 21 tuổi, nói rằng anh ta không đồng ý dành cho Đức Giáo Hoàng tư cách quốc khách vì những chống đối có tính kỳ thị của ngài đối với việc dùng áo mưa, hay việc can thiệp vào quyền sinh đẻ của phụ nữ cũng như gương xấu do việc lạm dụng tình dục gây ra.
Tờ The Guardian thì cho hay ngay khi giáo hoàng xa vừa rời điện của Nữ Hoàng, mầu sắc Tô Cách Lan đã bừng nở khắp chốn. Vừa thấy chiếc xe và hình bóng vị giáo hoàng khoác tấm khăn len, các em học sinh trường Thánh Phêrô ở Aberleen đã vang lên lời tung hô, tay vẫy cờ lia lịa. Dậy từ 5 giờ sáng, các em chen chúc leo lên xe buýt lúc rạng đông để vượt qua đoạn đường dài 130 dặm hướng về phía nam. 5 tiếng đồng hồ sau, các em hân hoan ra mặt, cười cười nói nói trước ống kính truyền hình, trước khi được xếp hàng dọc theo con phố chính. Claire Richard, 11 tuổi, ăn nói nhỏ nhẹ, cho hay: “dạ, điều đặc biệt: đây là lần đầu tiên em được gặp một đức giáo hoàng. Ngài đâu có tới đây mỗi ngày, cả mỗi năm cũng không nốt”. Điều đáng nói hơn nữa là mặc dù Aberdeen có kích thước và danh tiếng, nhưng ở đấy chỉ có 3 trường tiểu học Công Giáo và không có một trường trung học Công Giáo nào. Jo Martin, hiệu trưởng trường Thánh Phêrô, phát biểu: “Từ nay trở đi, bất cứ khi nào nghe nói tới Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, các em sẽ nhớ là đã hiện diện ở đây. Đây cũng là một cơ hội giúp các em gặp các học sinh của các trường Công Giáo khác, nhờ đó đồng hóa với di sản của mình”. Đây quả là một ngày lịch sử để người Công Giáo mừng vui, bất chấp gương mù gương xấu do nạn lạm dụng tình dục gây ra và tư cách thiểu số của họ trong một xã hội ngàng càng bị thế tục hóa.
Không khí ngày hội càng rõ hơn tại công viên Bellahouston ở Glasgow. Một đám đông từ 60 tới 70 ngàn người, tay cầm cờ Tô Cách Lan và cờ vàng trắng của Tòa Thánh, lũ lượt kéo nhau tới đó, bất chấp gió lạnh cuối thu. Họ đứng chật vườn cỏ dài hơn hai dẫy phố, nghiêm chỉnh như đạo quân trung cổ sẵn sàng chờ tướng tư lệnh tới.
Họ bắt đầu tới đó từ lúc 9 giờ 30 sáng, từng nhóm nhỏ, khệ nệ với ghế xếp và áo mưa. Đến trưa, thì họ tới từng trăm, đứng đầy dọc theo Mosspark Boulevard. Trẻ có, già có, người tàn tật cũng có; người Tô Cách Lan, người Ấn Độ, có cả người Phi Luật Tân. Họ mang cờ, biểu ngữ đầu chít khăn có hình giáo hoàng, ai cũng vui dưới ánh nắng mặt trời và bầu không khí ngày hội. Chẳng ai lưu ý tới hàng giờ chờ đợi hay nối đuôi.
Cuối cùng, khi thấy vị giáo hoàng tóc trắng xuất hiện, đám đông bừng lên tiếng hoan hô và khi xe của ngài làm đến vòng thứ hai trong công viên, thì không còn ai bình thản, họ tuôn đến hàng rào để hoan hô ngài, khiến nhân viên an ninh phải yêu cầu tự chế.
Michael Fox, 18 tuổi, một thừa tác viên Thánh Thể tại Trường Thánh Aloysius ở Glasgow, cho hay: “Tôi đi chứng kiến một điều chỉ xẩy ra một lần. Tôi ở đây để cảm nghiệm, để may mắn được là thành phần của cộng đồng vĩ đại này”. Vì theo anh, anh biết nhiều người vẫn cho thánh lễ là một cơ hội để nối kết với Giáo Hội.
Đúng như Zenit nhận định: tại Tô Cách Lan, các đe dọa biểu tình phản đối đã trở thành số không. Trừ một số quá nhỏ tại phố Princes, không một biến cố nào khác đã diễn ra. Thay vào đó, một đám đông vĩ đại và sống động đã tụ họp nhau tại Công Viên Bellahouston, để tham dự Thánh Lễ ngoài trời vào buổi tối. Ước lượng có từ 70,000 tới 100,000 người, chật ních công viên.
Biểu ngữ, ăn ngoài trời, ca hát và nhảy múa
Tờ Daily Mail, ngày 19 tháng 9 thuật lại khung cảnh ngày hội của chuyến viếng thăm. Theo tờ báo này, ngay từ sáng sớm từ khắp nơi trên đất Đại Anh (Britain), hàng ngàn người lũ lượt kéo nhau tới để được gặp Đức Giáo Hoàng. Một số nhằm hướng Nhà Thờ Chánh Tòa Westminster. Số khác kéo tới phía nhà dành cho người cao niên tại Vauxhall. Nhiều người khác lại thích tới Mall hơn để được thấy ngài trong giáo hoàng xa. Nhưng nhiều hơn cả là hướng Hyde Park, 80 ngàn người tất cả. Họ tới đó để tham dự buổi canh thức với Đức Giáo Hoàng.
350 mẫu Anh đất công viên tại Trung Tâm Luân Đôn này luôn duy trì được ý nghĩa đại kết hết sức đặc biệt của nó. Khởi thủy, nó vốn là sở hữu của các đan sĩ Westminster, cho tới ngày bị Henry VIII chiếm hữu vào năm 1536. Từ đó, nó trở thành địa điểm dựng máy chém, sản sinh ra rất nhiều vị tử đạo cả Công Giáo lẫn Anh Giáo.
Buổi canh thức hôm nay có ý định biểu tượng hóa một thời điểm hòa giải. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên cớ để người ta mừng vui, đại hội. Đến trưa, thì đoàn người nhấp nhô như rồng rắn gồm đủ già trẻ, lớn bé, linh mục, nữ tu bắt đầu tuốn vào công viên, trước Đức Giáo Hoàng cả mấy tiếng đồng hồ.
Họ được phân phát những cuốn hướng dẫn chi tiết cho biết phải làm gì và không nên làm gì trong chuyến hành hương thời hiện đại này. Họ có thể mang theo chăn, gối, nệm quì cầu nguyện, cũng như biều ngữ, cờ quạt. Hàng ngàn người vẫy cờ Vatican, biến công viên thành một đại dương vàng trắng. Có những biểu ngữ rất mộc mạc: “Thưa Đức Thánh Cha, chúng con yêu Đức Thánh Cha hơn Đậu Trên Bánh Nướng (beans on toast)”. Nhưng rượu, còi và đồ bằng thủy tinh đều bị cấm. Nhiều khách hành hương còn được lưu ý là mức âm thanh có thể vượt quá 96 decibels.
Có tường trình cho hay 118 nhân viên cứu thương sẵn sàng túc trực cùng với 12 nhân viên y tế cỡi xe đạp vòng quanh, nhưng không có biến cố nào đáng kể xẩy ra.
Quả là một bầu khí ngày hội, với nhiều nhóm hành hương ca vang bài “One Body, One Bread” hay “Shine, Jesus Shine”. Có người hứng chí ví nó như một thứ đại nhạc hội ngoài trời (Glastonbury) với Chúa hiện hiện! Âm nhạc, ca múa, diễn văn và cầu nguyện vang vọng khắp buổi chiều. Có những gia đình ngồi ăn ngoài trời dưới ánh nắng, hàng dẫy xe đò chở bạn bè từ khắp các giáo xứ Đại Anh. Nhiều người rời nhà từ sáng tinh mơ để kịp dự “buổi chung kết” vào ngày thứ ba của chuyến viếng thăm Anh. Có những người đến từ những vùng đất ở bên ngoài Đại Anh nữa.
Trên khán đài vĩ đại đang diễn ra một chương trình gồm ca nhạc, các bài đọc và những vở kịch ngắn cũng như những lời cầu nguyện và suy gẫm, do Carol Vorderman, một xướng ngôn viên truyền hình, và Frank Cottrell-Boyce, một nhà văn, điều hợp. Trong số các trình diễn viên, người ta nhận ra nhiều ca đoàn địa phương, em học sinh Liam McNally, một tài năng sáng chói về âm nhạc vừa được khám phá, và cả nhóm “The Priests” nổi danh của Bắc Ái Nhĩ Lan. Ba linh mục của nhóm, được thụ phong đã hơn 20 năm nay, năm 2008 được hãng Sony khám phá ra tài năng và từ đó trở thành nổi tiếng quốc tế. Những lúc rảnh rỗi mục vụ, các ngài lên đường chu du thế giới để trình diễn âm nhạc thánh. Bên cạnh đó, có lời chứng cảm động của một thanh niên vô gia cư, được một nhà trọ (hostel) Công Giáo cung cấp nơi ăn chốn ở. Anh không phải là người Công Giáo nhưng muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với những người sẵn sàng giúp đỡ anh trong hoàn cảnh vô vọng.
Đúng 5 giờ 30, đám đông bỗng im lặng như tờ khi Barry và Margaret Mizen xuất hiện trên khán đài. Jimmy, đứa con trai 16 tuổi của họ, từng làm cậu bé giúp lễ, trước đây bị đâm một phát chết tươi tại lò bánh gần nhà ở Lee, phía đông nam Luân Đôn vào tháng 5 năm 2008. Họ nói về niềm tin của họ với một sức mạnh dịu dàng khiến người ta vừa cảm hứng vừa thấy mình nhỏ mọn. Rồi cả cử tọa bỗng vỗ tay hoan hô rầm rộ khi màn hình chiếu lên khuôn mặt cậu bé và tiếng Margaret Mizen cho hay bà mong có một tương lai trong đó không một người trẻ nào “bị lấy mất khỏi tay chúng ta”.
Một số cơ quan từ thiện, như Cafod và Trung Tâm Hồng Y Hume, chuyên chăm lo những người vô gia cư tại Luân Đôn, cũng đem nhiều nhóm tới công viên. Cathy Corcoran, người trông nom Trung Tâm Hume, phát biểu: đối với những người thông thường vốn chẳng có gì, ‘thì một biến cố như thế này chắc chắn sẽ biến đổi họ’.
Bên ngoài công viên, chừng 10,000 người đang diễn hành chống lại cuộc viếng thăm chính thức của Đức Giáo Hoàng. Chắc họ khó có thể nhất trí với quan điểm của Corcoran. Nhưng bên trong công viên, thì tất cả khối 80,000 người đang tụ họp kia hẳn đều nhất trí với cô. Ngay những người ấy cũng phải ngạc nhiên về thành quả của chuyến viếng thăm. Nó là sự tổng hợp diệu kỳ của cả trang trọng, nghi lễ lẫn thân mật phi nghi thức. Trang trọng huy hoàng nào bằng nghi lễ đón chào của Nữ Hoàng tại lâu đài Holyrood, và sau đó là không khí lễ hội với cuộc diễn hành nhân ngày lễ Thánh Ninian tại Edinburgh và Thánh Lễ tại Glasgow với giọng hát tuyệt vời của Susan Boyle, người con gái của Tô Cách Lan. Và rồi những hình ảnh lịch sử ngoại thường tại Đại Sảnh Westminster và Đan Viện cùng tên… Nhưng hôm 18, sự tương phản rõ nét hơn hết với Thánh Lễ huy hoàng tại Nhà Thờ Chính Tòa Westminster, huy hoàng như chưa từng có, nhưng sau đó là cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở bên ngoài Nhà Thờ Chính Tòa và với người cao niên tại viện Thánh Phêrô và sau cùng với hàng ngàn gia đình tại Hyde Park. Trước đó, chưa một vị giáo hoàng nào đã vượt qua ngưỡng cửa Đan Viện. Chưa một vị giáo hoàng nào đã thăm Anh chính thức; và Hyde Park cũng chưa bao giờ có được một cuộc nghinh đón đông đảo như vậy. Biểu ngữ, cờ Tòa Thánh, Cờ Liên Hiệp (Union Jacks) được đồng loạt vẫy lên hân hoan rạng rỡ.
Đúng 6 giờ 40 tối, cả công viên chìm vào thinh lặng khi Đức Giáo Hoàng xuất hiện trên màn hình. Mặt trời dần khuất giữa lúc ban nhạc trổi bài Messiah của Handel. Rồi thì sự phấn khích lên đến tột đỉnh khi giáo hoàng xa từ từ tiến vào công viên. Vị giáo hoàng mỉm cười được hàng ngàn máy ảnh bấm lia lịa. Họ xô đến, hô vang tên ngài. Rồi ngài lên khán đài chính chủ tọa buổi canh thức với chủ đề “Cor ad cor loquitur” (Lòng nói với lòng). Cử tọa đã chuẩn bị dự buổi canh thức này bằng những bài suy niệm về tầm quan trọng của việc phục vụ xã hội. Khi đức giáo hoàng tham dự với họ, họ hướng qua chủ đề tạ ơn vì hồng ân được hoà hợp nhịn nhàng với các anh em Kitô hữu khác, vì quà phúc Henry Newman và các suy niệm về Chúa Kitô. Bóng tối bỗng trùm phủ, nhưng rồi ánh nến đã lóe lên khắp công viên giống những vì sao lấp lánh trên bầu trời, và cả 80,000 con người bỗng cất lên tiếng hát.
Trong cuộc viếng thăm lần này, có lúc đức giáo hoàng tỏ ra mệt mỏi, nhưng những cuộc gặp gỡ với người dân thường, nhất là với giới trẻ và giới cao niên, đã làm ngài tươi tỉnh hẳn lại. Ngài rời Hyde Park lúc 8 giờ 15 tối, trễ hơn chương trình dự liệu một tiếng đồng hồ.
Ngài đi rồi, không khí lễ hội vẫn chưa chấm dứt. Các linh mục hân hoan hòa mình với các thiếu niên đang vẫy biểu ngữ. Và rồi giọng đơn ca nam trổi lên với bài “Nunc dimitis” (xin để con ra đi) trích từ Sách Cầu Nguyện Chung (1662), nhưng được nhiều người biết hơn như là bản nhạc kết thúc cuốn phim phóng tác truyện Tinker, Tailor, Soldier, Spy của John Le Carrer. Và vì thế, nhiều người bảo đây là buổi nhạc hội dân ca chứ không hẳn một buổi nhạc hội giáo hoàng (chơi chữ giữa pop concert và pope concert).
Một phép lạ nhỏ
Tờ Daily Mail cũng tường thuật một phép lạ nhỏ xẩy ra tại Đại Sảnh Westminster, nơi đức giáo hoàng đọc diễn văn trước các chính khách, các nhà làm văn hóa và nhiều lãnh tụ khác, trong đó có đủ bốn vị cựu thủ tướng Anh. Đó là việc Cherie Blair ôm hôn địch thủ cũ của chồng mình là Gordon Brown.
Kể từ ngày Tony Blair xuất bản cuốn tự thuật, trong đó, ông cực lực chỉ trích người kế nhiệm mình, thì đây là lần đầu tiên, hai cựu thủ tướng Lao Động của Anh gặp nhau. Nhiều người lo ngại rằng cuộc gặp gỡ này sẽ là một cuộc gặp gỡ hết sức lúng túng. Vì trong cuốn tự thuật của mình, Tony Blair mô tả Gordon Brown như điên loạn (madenning) và mối tương quan giữa hai người hết sức khó khăn. Dù Gordon Brown quả quyết: hai người vẫn coi nhau như bạn, nhưng bạn hữu của ông rất giận dữ và bác bỏ các nhận định của ông Blair. Người ta còn đồn rằng có lúc ông Brown đã muốn từ chối lời mời tham dự buổi nghinh tiếp Đức Giáo Hoàng tại Đại Sảnh Westminster. Nhưng có lẽ vì ngoại giao mà ông vẫn phải đến chăng, dù sao ông cũng là người đã chính thức mời Đức Giáo Hoàng sang thăm Anh?
Chuyện lạ là hai người đã bắt tay và nói chuyện thân mật với nhau. Và lạ hơn nữa là Cherie Blair đã đi bước trước bằng cách ôm hôn Gordon, khiến ông này bỡ ngỡ và nhiều người khác tán thưởng. Một nhân chứng phát biểu: “Họ như hai anh em tranh chấp luôn gấu ó với nhau, nên thấy họ làm hòa quả là điều tốt, dù sao cả hai đều có hậu cảnh tốt về Kitô giáo”. Thấy Cherie ôm hôn Gordon, người ta hy vọng họ sẽ hết thù hận và việc này là việc thành thật. Tuy nhiên, chuyện còn dài, chưa biết kết cục sẽ ra sao. Có điều Tony và Gordon nói chuyện với nhau rất lâu. Thực tế là Gordon chỉ chuyện trò với Tony Blair và Harriet Harman (lãnh tụ Lao Động) chứ không chuyện trò với ai khác.
Bất chấp trời mưa
Cũng tờ Daily Mail cho ta hình ảnh sau cùng về đám đông nghinh đón Đức Thánh Cha tới chủ tọa lễ phong chân phúc cho Đức Hồng Y Newman. Khoảng 50,000 người chen chúc nhau tại Cofton Park, thuộc thành phố Birmingham, trong dịp này, dù dưới trời mưa. Số người tham dự ít hơn các biến cố đại chúng trước có lẽ vì đây là biến cố duy nhất mà người tham dự cần có vé mời trước. Tuy nhiên bầu khí lễ hội thì vẫn là một.
Sherry Franklin, 50 tuổi, quê ở Long Ashton, vùng Bristol, đến đây tham dự Thánh Lễ cùng với chị là Irene Cox, 52 tuổi, mắc bệnh tiểu đường kinh niên. Bà cho hay: “được hiện diện với Đức Giáo Hoàng và nhiều người Công Giáo như thế này quả là một giấc mơ đã thành sự thực. Tôi có bà chị bệnh nặng. Mong ước lớn nhất của chị là một ngày kia được thấy Đức Giáo Hoàng. Được ở với chị và thấy mong ước của chị trở thành sự thực quả là điều tuyệt diệu”.
David Paton, 44 tuổi, giáo sư kinh tế tại Đại Học Nottingham, phát biểu: “Đối với người Công Giáo, việc Đức Giáo Hoàng tới xứ sở ta quả là một biến cố lớn, nên chúng tôi không thể để lỡ cơ hội được thấy ngài. Tôi đã được thấy Đức Giáo Hoàng trước tại Cardiff lúc trẻ tuổi hơn. Đây quả là cơ hội một đời chỉ có một lần đối với tôi”.
Nina Watson, 52 tuổi quê ở Streatham, Nam Luân Đôn, cho rằng mình rời nhà rất sớm để đáp xe buýt từ Thủ Đô tới đây. Bà bảo Đức Giáo Hoàng là người “tuyệt diệu và gây nhiều cảm hứng” trong suốt thời gian thăm viếng Anh. “Ngài rất minh bạch, và đề cập tới tình yêu và việc tìm kiếm Thiên Chúa. Ngài hoàn toàn tuyệt vời”.
Như thường lệ, trước Thánh Lễ, giáo hoàng xa đã lượn quanh Công Viên, được toàn thể cộng đoàn hoan hô vang dậy với những biểu ngữ như “Trăm phần trăm Công Giáo” và tiếng hô “Chúng con yêu mến ngài, thưa Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô”.
Thủ tướng David Cameron đã thay mặt mọi người mà cho rằng quả là một kinh nghiệm cảm động khi được ở Đại Anh trong dịp này. Ông cám ơn Đức Thánh Cha đã thúc đẩy Đại Anh “ngồi thẳng lên và suy nghĩ”. Phần mình, trước khi lên máy bay trở lại Vatican, Đức Bênêđíctô XVI cám ơn mọi người về sự nồng ấm của cuộc nghinh đón. “Trong thời gian ở với các bạn, tôi đã có dịp gặp gỡ đại diện của nhiều cộng đồng, của nhiều nền văn hóa, của nhiều ngôn ngữ và tôn giáo từng tạo thành xã hội Đại Anh. Chính tính đa dạng của Đại Anh hiện đại đã là một thách thức đối với chính phủ và nhân dân Nước này, nhưng cũng là một cơ hội lớn lao để đẩy mạnh cuộc đối thoại liên văn hóa và liên tôn giáo nhằm làm phong phú thêm toàn diện cộng đồng của các bạn”.
Vatican: Cuộc viếng thăm Anh quốc của Đức giáo hoàng là một thành công
Phụng Nghi
08:30 20/09/2010
BIRMINGHAM, Anh quốc (Tin của AP) – Hôm qua, Chủ nhật, Tòa thánh Vatican tuyên bố rằng cuộc viếng thăm nước Anh 4 ngày của Đức giáo hoàng Benedict XVI là “một thành công lớn”, vì vị giáo chủ này đã có thể vươn tới được với một dân tộc đang dò chừng sứ điệp của ngài và tức bực vì tai tiếng gây ra bởi lạm dụng tính dục trong giáo hội của ngài.
Ngày chót cuộc thăm viếng, vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày xảy ra trận chiến tại Anh, ĐGH Benedict đã khen ngợi những hoạt động anh dũng của người Anh chống chế độ Phát xít, và ngài cũng đã chuyển một công dân Anh quốc gần hơn tới giai đoạn được tuyên thánh.
Người phát ngôn của Tòa thánh, linh mục Federico Lombardi, nói rằng điều quan trọng không phải là những con số -- vì đám đông tập hợp trong dịp này nhỏ hơn nhiều so với cuộc thăm viếng của Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1982 – tuy nhiên, lời cảnh báo của Benedict về hiểm họa của một xã hội không ngừng tục hóa đã được người dân Anh tiếp nhận “bằng mối quan tâm sâu xa”.
Quả vậy, thông tin trong những ngày này của giới truyền thông Anh thật đáng kể vì tính nghiêm túc, khi các báo và truyền hình đề cập đến thông điệp của Benedict, và các đài truyền hình cho truyền đi trực tiếp gần như hầu hết các bài diễn từ của ngài, các Thánh lễ ngài cử hành và những hoạt động cố khác.
Cha Lombardi tuyên bố với các phóng viên: “Mọi người đều đồng ý về sự thành công lớn lao, không phải về phương diện những con số, nhưng… về sự kiện là thông điệp của Đức giáo hoàng đã được giáo dân trân trọng và vui mừng tiếp nhận.”
Thủ tướng Anh, ông David Cameron, trong bài diễn từ tiễn biệt trước khi Benedict rời nước Anh, nói rằng Đức giáo hoàng đã “thách đố cả đất nước hãy ngồi lên và suy nghĩ, và đó là một điều tốt.”
Đồng thời dường như ông cũng đồng ý với luận điểm của Đức giáo hoàng rằng tại Anh quốc, tình trạng thế tục hóa đang càng ngày càng gia tăng.
Ông tuyên bố những lời này trước khi Đức giáo hoàng rời phi trường Birmingham: “Đức tin là một phần trong tấm vải dệt nên đất nước chúng ta. Đã là như thế và sẽ luôn luôn là như thế.” Đêm khuya ngày Chủ nhật Đức giáo hoàng đã về đến Roma.
Điều đó chắc là bằng chứng rõ rệt vào hôm Chủ nhật, khi Benedict tuyên phong Chân phước cho Hồng y John Henry Newman trước hàng chục ngàn tín hữu, những người phải trả 25 đồng bảng Anh (hay 39 mỹ kim) để được tham dự. Đây là lần đầu tiên khách hành hương được giáo hội địa phương yêu cầu trả tiền để được thấy Đức giáo hoàng.
(Ghi chú của người dịch: Tiền đóng góp này là để giúp cho giáo hội địa phương trang trải chi phí tổ chức buổi lễ, và một phần cũng để giúp cho các tín hữu không đủ khả năng đóng góp có thể tham dự được.)
Newman là một người Anh giáo sống ở thế kỷ 19 trở lại theo Công giáo, được tôn vinh trong một Thánh lễ cử hành ngoài trời tại Birmingham, đây là đỉnh cao tinh thần trong cuộc tông du của ĐGH Benedict. Nhà thần học Newman rất có ảnh hưởng ở cả hai giáo hội – Anh giáo và Công giáo – và Benedict muốn đặt người làm tấm gương cho các tín hữu, vì người đã vâng phục lương tâm của mình bất chấp phải trả giá cao.
Vậy mà Benedict đã mở đầu bài giảng thánh lễ bằng một tưởng niệm rất khác biệt nhưng không kém buốt nhói đối với một vị giáo hoàng người nước Đức trên đất Anh: kỷ niệm 70 năm ngày xảy ra Trận chiến Anh quốc, khi các máy bay ném bom Quốc xã Đức tấn công nước Anh trong Thế chiến II.
Benedict tuyên bố trước đám đông tham dự thánh lễ: “Đối với tôi, một người đã sống và đã khổ đau trong những ngày đen tối của chế độ Quốc xã tại nước Đức, tôi thật cảm động sâu xa được tới đây với các bạn vào dịp này, và được nhắc nhớ lại biết bao nhiêu đồng bào của các bạn đã hy sinh mạng sống, dũng cảm chống lại các lực lượng của ý thức hệ xấu xa đó.”
Tưởng cũng nên nhắc lại là Benedict đã bị bó buộc phải gia nhập vào Đoàn Thanh niên Hitler và phục vụ trong quân đội, nhưng đã đào ngũ vào lúc Thế chiến II gần kết thúc. Trước đây ngài đã nói đến sự xấu xa của chế độ Quốc xã, như ở trại tử thần Auschwitz (Ba lan), hoặc tại đài tưởng niệm Diệt chủng Yad Vashem (Do thái), nhưng không đề cập đến kinh nghiệm cá nhân của mình là một người Đức đã sống qua thời gian đó.
Thánh lễ này là hoạt động lớn sau cùng trong chuyến tông du của Benedict. Ngài cũng một lần nữa xin lỗi về tai tiếng lạm dụng tính dục, đã gặp các nạn nhân, và khen ngợi hàng giám mục Anh đã hành động đáp ứng với những vụ đó.
Ngài cũng đã tìm cách làm giảm đi mối căng thẳng với Giáo hội Anh giáo bằng cuộc viếng thăm lịch sử tới Tu viện Westminster, là thủ phủ của Giáo hội Anh giáo. Ngài bảo các giám mục nên “rộng rãi” khi để cho tín đồ Anh giáo cải đạo theo Công giáo.
Năm ngoái, Đức giáo hoàng bất ngờ ngỏ lời mời gọi người Anh giáo gia nhập “giáo quyền thể nhân” mới, tức là họ có thể trở lại đạo Công giáo nhưng vẫn giữ một số những di sản về phụng tự của Anh giáo. Lời mời gọi này được dư luận rộng rãi coi như là nỗ lực của Vatican nhằm chiêu dụ người cải đạo mặc dầu Roma nhấn mạnh rằng đó chỉ là một đáp ứng mục vụ đối với những yêu cầu của người Anh giáo muốn gia nhập Công giáo.
Hôm thứ Bẩy đã có cuộc biểu tình phản đối Benedict lớn nhất tính từ 5 năm triều đại giáo hoàng: khoảng 10 ngàn người diễn hành chống đối ở trung tâm Luân đôn, chống các chính sách của ngài về luyến ái đồng giới, ngừa thai và phẫn nộ bởi tai tiếng lạm dụng tính dục của giáo sĩ.
Tờ báo khuynh tả The Independent trong số ra ngày Chủ nhật có một hàng tít lớn ở trang nhất: “Người Công giáo nói với Giáo hoàng: Ngài lầm”. Báo này cũng cho chạy một bản thăm dò cho biết cứ 10 người Công giáo Anh thì có 7 người tin là một người đàn bà có quyền lựa chọn phá thai, và 10 người thì có 9 ủng hộ các biện pháp ngừa thai hiện đang có sẵn khắp nơi.
Thế nhưng lại có đến hơn 100 ngàn người vui vẻ sắp hàng dọc theo các phố xá ở Luân đôn để coi Đức giáo hoàng đi qua trên chiếc xe Popemobile của ngài đêm thứ Bẩy vừa qua, và 80 ngàn người khác tụ tập tại Hyde Park trong buổi kinh chiều, trái với những con số đáng kể cho thấy sự thờ ơ và thù nghịch không úp mở trước cuộc thăm viếng, và sự kiện là người Công giáo chỉ chiếm 10% số dân Anh quốc.
Và một đe dọa được cho là khủng bố chống giáo hoàng, đưa đến kết quả 6 người bị bắt vào hôm thứ Sau, nhưng coi như đã xẹp hơi. Cơ quan Scotland Yard đã thả những người này ngay đêm đó và không kết án.
Benedict đã gọi Newman là một “công dân Anh thánh thiện” trong số các thánh nhân người Anh khác, đây là dấu chỉ Newman chẳng bao lâu nữa sẽ được tuyên thánh và trở thành một tiến sĩ của giáo hội – danh vị này chỉ dành cho một số ít các nhà tư tưởng lớn người Công giáo như Thánh Tôma Aquinô và Thánh Têrêxa thành Lisieux.
Benedict đã khen ngợi Newman về các tác phẩm của người, đặc biệt là viễn tượng của người về nền giáo dục Công giáo.
Lời Benedict: “Người đã tìm cách thành toàn một môi trường giáo dục trong đó có sự huấn luyện tri thức, kỷ luật luân lý và cam kết tôn giáo kết hợp với nhau.”
Đức giáo hoàng mở đầu bài giảng thánh lễ bằng lời đề cập đến những cuộc oanh tạc dữ dội gọi chung là Blitz, đang được tưởng niệm trong những ngày này. Đây là lần thứ hai trong cuộc tông du, vị giáo hoàng sinh trưởng tại Đức đã nói đến trận chiến đó. Ngài tuyên bố:
“Bẩy mươi năm sau, chúng ta tủi hổ và kinh hoàng nhắc lại con số thương vong về chết chóc và tàn phá mà trận chiến tranh này khi vừa bùng phát đã gây ra, và chúng ta đổi mới quyết tâm hoạt động cho hòa bình và hoà giải ở bất cứ nơi nào có mối nguy cơ về xung đột xuất hiện”.
Birmingham là căn cứ sản xuất chiến đấu cơ Spitfire, dùng làm công cụ đánh bại những trận oanh tạc Blitz của Quốc xã. Thành phố này được cho là bị đánh bom nặng nề nhất, chỉ sau Luân đôn. Ở khu vực Coventry kế cận, cuộc không tập ngày 15 tháng 11 năm 1940 đã phá hủy 43 ngàn căn nhà, làm hư hại 3 phần tư các cơ xưởng và phá sập ngôi nhà thờ chính tòa Anh giáo thời trung cổ.
Cuộc tuyên phong chân phước hôm Chủ nhật là nghi lễ đầu tiên Benedict thực hiện. Theo luật lệ ngài ban hành, giáo hoàng không cử hành lễ tuyên chân phước mà chỉ tuyên thánh. Sự thay đổi này là một cử chỉ đáng chú ý nhấn mạnh đến quan điểm của Benedict coi Newman là một gương mẫu cần yếu vào thời điểm mà Kitô giáo đang trên đà suy yếu ở châu Âu.
Nguồn: Victor L. Simpson and Robert Barr / Associated Press.
Ngày chót cuộc thăm viếng, vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày xảy ra trận chiến tại Anh, ĐGH Benedict đã khen ngợi những hoạt động anh dũng của người Anh chống chế độ Phát xít, và ngài cũng đã chuyển một công dân Anh quốc gần hơn tới giai đoạn được tuyên thánh.
Người phát ngôn của Tòa thánh, linh mục Federico Lombardi, nói rằng điều quan trọng không phải là những con số -- vì đám đông tập hợp trong dịp này nhỏ hơn nhiều so với cuộc thăm viếng của Giáo hoàng Gioan Phaolô II năm 1982 – tuy nhiên, lời cảnh báo của Benedict về hiểm họa của một xã hội không ngừng tục hóa đã được người dân Anh tiếp nhận “bằng mối quan tâm sâu xa”.
Quả vậy, thông tin trong những ngày này của giới truyền thông Anh thật đáng kể vì tính nghiêm túc, khi các báo và truyền hình đề cập đến thông điệp của Benedict, và các đài truyền hình cho truyền đi trực tiếp gần như hầu hết các bài diễn từ của ngài, các Thánh lễ ngài cử hành và những hoạt động cố khác.
Cha Lombardi tuyên bố với các phóng viên: “Mọi người đều đồng ý về sự thành công lớn lao, không phải về phương diện những con số, nhưng… về sự kiện là thông điệp của Đức giáo hoàng đã được giáo dân trân trọng và vui mừng tiếp nhận.”
Thủ tướng Anh, ông David Cameron, trong bài diễn từ tiễn biệt trước khi Benedict rời nước Anh, nói rằng Đức giáo hoàng đã “thách đố cả đất nước hãy ngồi lên và suy nghĩ, và đó là một điều tốt.”
Đồng thời dường như ông cũng đồng ý với luận điểm của Đức giáo hoàng rằng tại Anh quốc, tình trạng thế tục hóa đang càng ngày càng gia tăng.
Ông tuyên bố những lời này trước khi Đức giáo hoàng rời phi trường Birmingham: “Đức tin là một phần trong tấm vải dệt nên đất nước chúng ta. Đã là như thế và sẽ luôn luôn là như thế.” Đêm khuya ngày Chủ nhật Đức giáo hoàng đã về đến Roma.
Điều đó chắc là bằng chứng rõ rệt vào hôm Chủ nhật, khi Benedict tuyên phong Chân phước cho Hồng y John Henry Newman trước hàng chục ngàn tín hữu, những người phải trả 25 đồng bảng Anh (hay 39 mỹ kim) để được tham dự. Đây là lần đầu tiên khách hành hương được giáo hội địa phương yêu cầu trả tiền để được thấy Đức giáo hoàng.
(Ghi chú của người dịch: Tiền đóng góp này là để giúp cho giáo hội địa phương trang trải chi phí tổ chức buổi lễ, và một phần cũng để giúp cho các tín hữu không đủ khả năng đóng góp có thể tham dự được.)
Newman là một người Anh giáo sống ở thế kỷ 19 trở lại theo Công giáo, được tôn vinh trong một Thánh lễ cử hành ngoài trời tại Birmingham, đây là đỉnh cao tinh thần trong cuộc tông du của ĐGH Benedict. Nhà thần học Newman rất có ảnh hưởng ở cả hai giáo hội – Anh giáo và Công giáo – và Benedict muốn đặt người làm tấm gương cho các tín hữu, vì người đã vâng phục lương tâm của mình bất chấp phải trả giá cao.
Vậy mà Benedict đã mở đầu bài giảng thánh lễ bằng một tưởng niệm rất khác biệt nhưng không kém buốt nhói đối với một vị giáo hoàng người nước Đức trên đất Anh: kỷ niệm 70 năm ngày xảy ra Trận chiến Anh quốc, khi các máy bay ném bom Quốc xã Đức tấn công nước Anh trong Thế chiến II.
Benedict tuyên bố trước đám đông tham dự thánh lễ: “Đối với tôi, một người đã sống và đã khổ đau trong những ngày đen tối của chế độ Quốc xã tại nước Đức, tôi thật cảm động sâu xa được tới đây với các bạn vào dịp này, và được nhắc nhớ lại biết bao nhiêu đồng bào của các bạn đã hy sinh mạng sống, dũng cảm chống lại các lực lượng của ý thức hệ xấu xa đó.”
Tưởng cũng nên nhắc lại là Benedict đã bị bó buộc phải gia nhập vào Đoàn Thanh niên Hitler và phục vụ trong quân đội, nhưng đã đào ngũ vào lúc Thế chiến II gần kết thúc. Trước đây ngài đã nói đến sự xấu xa của chế độ Quốc xã, như ở trại tử thần Auschwitz (Ba lan), hoặc tại đài tưởng niệm Diệt chủng Yad Vashem (Do thái), nhưng không đề cập đến kinh nghiệm cá nhân của mình là một người Đức đã sống qua thời gian đó.
Thánh lễ này là hoạt động lớn sau cùng trong chuyến tông du của Benedict. Ngài cũng một lần nữa xin lỗi về tai tiếng lạm dụng tính dục, đã gặp các nạn nhân, và khen ngợi hàng giám mục Anh đã hành động đáp ứng với những vụ đó.
Ngài cũng đã tìm cách làm giảm đi mối căng thẳng với Giáo hội Anh giáo bằng cuộc viếng thăm lịch sử tới Tu viện Westminster, là thủ phủ của Giáo hội Anh giáo. Ngài bảo các giám mục nên “rộng rãi” khi để cho tín đồ Anh giáo cải đạo theo Công giáo.
Năm ngoái, Đức giáo hoàng bất ngờ ngỏ lời mời gọi người Anh giáo gia nhập “giáo quyền thể nhân” mới, tức là họ có thể trở lại đạo Công giáo nhưng vẫn giữ một số những di sản về phụng tự của Anh giáo. Lời mời gọi này được dư luận rộng rãi coi như là nỗ lực của Vatican nhằm chiêu dụ người cải đạo mặc dầu Roma nhấn mạnh rằng đó chỉ là một đáp ứng mục vụ đối với những yêu cầu của người Anh giáo muốn gia nhập Công giáo.
Hôm thứ Bẩy đã có cuộc biểu tình phản đối Benedict lớn nhất tính từ 5 năm triều đại giáo hoàng: khoảng 10 ngàn người diễn hành chống đối ở trung tâm Luân đôn, chống các chính sách của ngài về luyến ái đồng giới, ngừa thai và phẫn nộ bởi tai tiếng lạm dụng tính dục của giáo sĩ.
Tờ báo khuynh tả The Independent trong số ra ngày Chủ nhật có một hàng tít lớn ở trang nhất: “Người Công giáo nói với Giáo hoàng: Ngài lầm”. Báo này cũng cho chạy một bản thăm dò cho biết cứ 10 người Công giáo Anh thì có 7 người tin là một người đàn bà có quyền lựa chọn phá thai, và 10 người thì có 9 ủng hộ các biện pháp ngừa thai hiện đang có sẵn khắp nơi.
Thế nhưng lại có đến hơn 100 ngàn người vui vẻ sắp hàng dọc theo các phố xá ở Luân đôn để coi Đức giáo hoàng đi qua trên chiếc xe Popemobile của ngài đêm thứ Bẩy vừa qua, và 80 ngàn người khác tụ tập tại Hyde Park trong buổi kinh chiều, trái với những con số đáng kể cho thấy sự thờ ơ và thù nghịch không úp mở trước cuộc thăm viếng, và sự kiện là người Công giáo chỉ chiếm 10% số dân Anh quốc.
Và một đe dọa được cho là khủng bố chống giáo hoàng, đưa đến kết quả 6 người bị bắt vào hôm thứ Sau, nhưng coi như đã xẹp hơi. Cơ quan Scotland Yard đã thả những người này ngay đêm đó và không kết án.
Benedict đã gọi Newman là một “công dân Anh thánh thiện” trong số các thánh nhân người Anh khác, đây là dấu chỉ Newman chẳng bao lâu nữa sẽ được tuyên thánh và trở thành một tiến sĩ của giáo hội – danh vị này chỉ dành cho một số ít các nhà tư tưởng lớn người Công giáo như Thánh Tôma Aquinô và Thánh Têrêxa thành Lisieux.
Benedict đã khen ngợi Newman về các tác phẩm của người, đặc biệt là viễn tượng của người về nền giáo dục Công giáo.
Lời Benedict: “Người đã tìm cách thành toàn một môi trường giáo dục trong đó có sự huấn luyện tri thức, kỷ luật luân lý và cam kết tôn giáo kết hợp với nhau.”
Đức giáo hoàng mở đầu bài giảng thánh lễ bằng lời đề cập đến những cuộc oanh tạc dữ dội gọi chung là Blitz, đang được tưởng niệm trong những ngày này. Đây là lần thứ hai trong cuộc tông du, vị giáo hoàng sinh trưởng tại Đức đã nói đến trận chiến đó. Ngài tuyên bố:
“Bẩy mươi năm sau, chúng ta tủi hổ và kinh hoàng nhắc lại con số thương vong về chết chóc và tàn phá mà trận chiến tranh này khi vừa bùng phát đã gây ra, và chúng ta đổi mới quyết tâm hoạt động cho hòa bình và hoà giải ở bất cứ nơi nào có mối nguy cơ về xung đột xuất hiện”.
Birmingham là căn cứ sản xuất chiến đấu cơ Spitfire, dùng làm công cụ đánh bại những trận oanh tạc Blitz của Quốc xã. Thành phố này được cho là bị đánh bom nặng nề nhất, chỉ sau Luân đôn. Ở khu vực Coventry kế cận, cuộc không tập ngày 15 tháng 11 năm 1940 đã phá hủy 43 ngàn căn nhà, làm hư hại 3 phần tư các cơ xưởng và phá sập ngôi nhà thờ chính tòa Anh giáo thời trung cổ.
Cuộc tuyên phong chân phước hôm Chủ nhật là nghi lễ đầu tiên Benedict thực hiện. Theo luật lệ ngài ban hành, giáo hoàng không cử hành lễ tuyên chân phước mà chỉ tuyên thánh. Sự thay đổi này là một cử chỉ đáng chú ý nhấn mạnh đến quan điểm của Benedict coi Newman là một gương mẫu cần yếu vào thời điểm mà Kitô giáo đang trên đà suy yếu ở châu Âu.
Nguồn: Victor L. Simpson and Robert Barr / Associated Press.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trường Việt Ngữ Đắc Lộ thuộc CĐCG Nam Úc “Mừng Tết Trung Thu”
Hữu Giáo
02:49 20/09/2010
Trường Việt Ngữ Đắc Lộ Nam Úc - Mừng Tết Trung Thu
Thứ Bảy ngày 18/9/2010 là ngày cuối của Học Kỳ 3. Gần 1,000 học sinh trường Việt Ngữ Đắc Lộ thuộc Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc đã tưng bừng tổ chức Văn Nghệ “Mừng Tết Trung Thu” cho 3 chi nhánh của trường:
-Chi Nhánh Salisbury có khoảng 350 học sinh, Ban Điều Hành và các Giáo Chức đã tổ chức cho các em trình diễn văn nghệ mừng Tết Trung Thư từ lúc 9 giờ sáng cho đến 11 giờ 30, sau đó các em được phát quà và phần thưởng, cùng ăn uống vui chơi với nhau..
-Chi nhánh Pooraka cũng có gần 300 học sinh. Chương trình trình diễn văn nghệ bằng một hồi trống khai mạc vào lúc 9 giờ cho đến 11 giờ 30 sáng. Các thầy cô giáo đã hy sinh nhiều thì giờ tập luyện cho các em học sinh có một buổi trình diễn văn nghệ với nhiều tiết mục đặc sắc.
Đặc biệt hơn nữa, các thầy cô giáo chi nhánh Pooraka đã cùng hiệp ý với nhau, vận những bộ quốc phục áo dài, khăn đóng thật đẹp và trang nhã, ngay cả nhiều em học sinh cũng thế, mục đích để phô trương những nét đẹp của nền văn hóa, Việt Nam để cho giới trẻ noi theo.
-Chi nhánh Prospect là chi nhánh có đông học sinh nhất, gồm nhiều lớp trung, tiểu học: Từ Vỡ Lòng cho đến lớp 12. Các em đã sáng tác và trình diễn nhiều màn văn nghệ đặc sắc như: Múa Lân, diễn kịch, hoạt cảnh quê hương, thi idol.. vv..
Xem Hình Click Nơi Đây
Mỗi chi nhánh, các em đều thể hiện những màn trình diễn văn nghệ thật hào hứng và sôi nổi. Sau khi trình diễn văn nghệ, các chi nhánh đều phát quà Trung Thu cho các em.
Ngoài phần quà tặng riêng cho cá nhân mỗi em, Ban Giám Hiệu và Ban Điều Hành còn có những phần quà dành riêng cho các lớp thi đua văn nghệ do các Ban Giám Khảo gồm đại diện của hội phụ huynh và giáo chức chấm điểm.
Có những chi nhánh, chi hội phụ huynh đã hăng hái đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, nhận ngân khoản tặng quà từ Ban Giám Hiệu cho các em học sinh. Rồi các phụ huynh bỏ công sức đi mua sắm, nấu nướng lo phần ẩm thực chung cho các em học sinh như: Nướng BBQ, làm bánh, làm chả giò hay mua pizza phân phát cho từng học sinh thay cho các giáo chức.
Thật là một ân tình quí báu, nói sự liên kết mật thiết giữa nhà trường và phụ huynh chăm lo cho đời sống của các em, mầm non của đất nước và gia đình..
-Chi Nhánh Salisbury có khoảng 350 học sinh, Ban Điều Hành và các Giáo Chức đã tổ chức cho các em trình diễn văn nghệ mừng Tết Trung Thư từ lúc 9 giờ sáng cho đến 11 giờ 30, sau đó các em được phát quà và phần thưởng, cùng ăn uống vui chơi với nhau..
-Chi nhánh Pooraka cũng có gần 300 học sinh. Chương trình trình diễn văn nghệ bằng một hồi trống khai mạc vào lúc 9 giờ cho đến 11 giờ 30 sáng. Các thầy cô giáo đã hy sinh nhiều thì giờ tập luyện cho các em học sinh có một buổi trình diễn văn nghệ với nhiều tiết mục đặc sắc.
Đặc biệt hơn nữa, các thầy cô giáo chi nhánh Pooraka đã cùng hiệp ý với nhau, vận những bộ quốc phục áo dài, khăn đóng thật đẹp và trang nhã, ngay cả nhiều em học sinh cũng thế, mục đích để phô trương những nét đẹp của nền văn hóa, Việt Nam để cho giới trẻ noi theo.
-Chi nhánh Prospect là chi nhánh có đông học sinh nhất, gồm nhiều lớp trung, tiểu học: Từ Vỡ Lòng cho đến lớp 12. Các em đã sáng tác và trình diễn nhiều màn văn nghệ đặc sắc như: Múa Lân, diễn kịch, hoạt cảnh quê hương, thi idol.. vv..
Xem Hình Click Nơi Đây
Mỗi chi nhánh, các em đều thể hiện những màn trình diễn văn nghệ thật hào hứng và sôi nổi. Sau khi trình diễn văn nghệ, các chi nhánh đều phát quà Trung Thu cho các em.
Ngoài phần quà tặng riêng cho cá nhân mỗi em, Ban Giám Hiệu và Ban Điều Hành còn có những phần quà dành riêng cho các lớp thi đua văn nghệ do các Ban Giám Khảo gồm đại diện của hội phụ huynh và giáo chức chấm điểm.
Có những chi nhánh, chi hội phụ huynh đã hăng hái đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, nhận ngân khoản tặng quà từ Ban Giám Hiệu cho các em học sinh. Rồi các phụ huynh bỏ công sức đi mua sắm, nấu nướng lo phần ẩm thực chung cho các em học sinh như: Nướng BBQ, làm bánh, làm chả giò hay mua pizza phân phát cho từng học sinh thay cho các giáo chức.
Thật là một ân tình quí báu, nói sự liên kết mật thiết giữa nhà trường và phụ huynh chăm lo cho đời sống của các em, mầm non của đất nước và gia đình..
Chủng Sinh Vinh Thanh tặng quà cho các em khuyết tật trong dịp trung thu
Fx Chu Trung Nam
10:11 20/09/2010
Trung thu là ngày lễ có ý nghĩa đối với các em thiếu nhi ở Việt Nam. Ngày này, mỗi năm được xã hội quan tâm và được tổ chức ngày thêm rộng rãi hơn cho các em thiếu nhi khắp nơi trong đất nước, nhất là những em ở vùng sâu vùng xa, những em có hoàn cảnh đặc biệt. Quan tâm tới các em nhỏ, mồ côi, tàn tật, nhân dịp tết trung thu, các thầy Đại Chủng Sinh Vinh Thanh đã đến tặng quà cho các em, nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em thêm phấn khởi trong ngày trung thu
Xem hình ảnh
Các địa chỉ chủng sinh Vinh Thanh thường xuyên tới thăm trong các dịp lễ tết, đó là hai trung tâm khuyết tật của Dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài và Trung Tâm khuyết tật 19/3 của Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh, vì hai trung tâm này có số lượng các em khá đông. Anh em chủng sinh đến thăm trong không khí chào đón vui vẽ của các em khuyết tật. Bài hát “gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình”được quý thầy cất lên được các em cùng chung vui vỗ tay. Với sự năng động, vui vẽ, các thầy tổ chức trò chơi, hát các bài hát sinh hoạt, đặc biệt những bài hát về trung thu, thật ý nghĩa làm cho các em thích thú. Em Phương nhóm khuyết tật hắm hởi nói: “chúng em biết là các thấy thế nào cũng mang kẹo đến cho chúng em. Thấy các thầy đến chúng em rất vui, các thầy thuộc nhiều bài hát quá, hát hay quá. Em rất vui vì được ăn kẹo ngon…”
Các em khuyết tật ở hai trung tâm trên hằng ngày được các xơ chăm sóc tận tình chu đáo, nhưng các em vẫn rất cần nguồn động viên khác của những tấm lòng yêu thương, sẽ chia để các em có thể quên đi nhũng mất mát, khiếm khuyết của các em. Hy vọng sự động viên nhỏ nhoi của các thầy mang đến niềm vui nho nhỏ cho các em tại hai trung tâm khuyết tật Mến Thánh Giá Xã Đoài và Thừa Sai Bác Ái Vinh.
Xem hình ảnh
Các địa chỉ chủng sinh Vinh Thanh thường xuyên tới thăm trong các dịp lễ tết, đó là hai trung tâm khuyết tật của Dòng Mến Thánh Giá Xã Đoài và Trung Tâm khuyết tật 19/3 của Dòng Thừa Sai Bác Ái Vinh, vì hai trung tâm này có số lượng các em khá đông. Anh em chủng sinh đến thăm trong không khí chào đón vui vẽ của các em khuyết tật. Bài hát “gặp gỡ Đức Kitô, biến đổi cuộc đời mình”được quý thầy cất lên được các em cùng chung vui vỗ tay. Với sự năng động, vui vẽ, các thầy tổ chức trò chơi, hát các bài hát sinh hoạt, đặc biệt những bài hát về trung thu, thật ý nghĩa làm cho các em thích thú. Em Phương nhóm khuyết tật hắm hởi nói: “chúng em biết là các thấy thế nào cũng mang kẹo đến cho chúng em. Thấy các thầy đến chúng em rất vui, các thầy thuộc nhiều bài hát quá, hát hay quá. Em rất vui vì được ăn kẹo ngon…”
Các em khuyết tật ở hai trung tâm trên hằng ngày được các xơ chăm sóc tận tình chu đáo, nhưng các em vẫn rất cần nguồn động viên khác của những tấm lòng yêu thương, sẽ chia để các em có thể quên đi nhũng mất mát, khiếm khuyết của các em. Hy vọng sự động viên nhỏ nhoi của các thầy mang đến niềm vui nho nhỏ cho các em tại hai trung tâm khuyết tật Mến Thánh Giá Xã Đoài và Thừa Sai Bác Ái Vinh.
Văn Hóa
Đặc tính tôn giáo trong các tác phẩm của Graham Greene
Jos. Tú Nạc, NMS
10:21 20/09/2010
Nhà nghiên cứu văn học Francois Gallix vào năm 2009 đã đưa ra một khám phá. Ông đã tìm ra khám phá này ở trường Đại Học Texas thuộc thành phố Austin ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Nhưng khám phá của ông là gì? Đó là một cuốn sách chưa hoàn thành, được viết bởi một nhà văn Anh nổi tiếng Graham Greene.
Graham Greene đ4 viết nhiều truyện. Những truyện này đã khảo sát tỉ mỉ những nghi vấn về đức tin, đạo đức và văn hóa. Chúng đã trình bày những xung đột của nhiều người trải qua trong cuộc sống của họ. Và tất cả những truyện của ông đều có sự chi phối bởi những từng trải của đời mình.
Graham Greene sinh ngày 2 tháng Mười năm 1904. Ông đã dành những năm đầu đời của mình sống ở Luân Đôn với gia đình. Khi còn bé, ông đã tỏ ra những dấu hiệu của bệnh tâm thần. Thậm chí một vài lần ông đã cố tự kết liễu đời mình. Green đã phải chiến đấu với căn bệnh tâm thần của ông. Nhưng ông cũng nhân ra rằng căn bệnh tâm thần ấy đã giúp ông trở thành một nhà văn vĩ đại. Trong cuộc đời đã có lần ông nói với vợ,
“Thật đáng tiếc, căn bệnh này cũng là chất liệu viết văn của anh.”
Graham lần đầu tiên khởi sự viết trong khi ông đang theo học ở trường đại học. Năm 1925, ông xuất bản tác phẩm đầu tay – một tập thơ. Sau khi học xong đại học, ông bắt đầu viết cho những nhật báo.
Trong thời gian này, ông đã viết về những lời giáo huấn của đạo Công Giáo. Lúc đó, Greene không phải là một tín đồ Công Giáo. Một hôm, một nữ độc giả tên là Vivien Dayrell-Browning đã viết để hiệu đính một trong những quan điểm của Greene. Bà là một tín đồ Công Giáo. Cuộc tranh luận của họ đã bắt đầu gây sự chú ý suốt đời của Greene về tôn giáo. Nó cũng bắt đầu hình thành sự chú ý của ông về Vivien.
Sau một vài tháng nghiên cứu đức tin Công Giáo, ông đã bày tỏ sự tán thành của ông về đức tin này. Và năm 1926 Greene đã trở thành một người Công Giáo. Năm sau đó ông đã kết hôn với Vivien.
Greene đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông vào năm 1929. Độc gải đã đón nhận cuốn sách này môt cách nồng nhiệt. Tác phẩm này có tên The Man Within. Với sự thành công của tác phẩm này. Greene đã ngưng làm việc cho những nhật báo. Ông đã quyết định trở thành một nhà văn và dành toàn tời gian cho công việc viết lách của mình.
Thật đáng buồn, hai cuốn sách tiếp theo của Greene đã không thành công như cuốn đầu tiên. Nhưng cuốn thứ tư, Stamboul Train, đã thành công rực rỡ. Thực tế, đó là thành công của hai năm sau đó. Nó được chuyển thể thành một cuốn phim. Có lẽ các bạn đã nhận ra cuốn phim này. Nó có tên là Orient Express. Nhiều tác phẩm của Greene sau đó cũng được chuyển thể thành phim. Thậm chí chính Greene cũng viết một số truyện phim.
Giống như nhiều nhà văn, những trải nghiệm cuộc đời của Graham Greene đã ảnh hưởng tới nhiều tác phẩm của ông. Người ta biết nhiều về cuộc đời của Greene thường nhận ra ông qua tính cách nhân vật mà ông xây dựng. The Way of Escape là một cuốn sách hiện thực mà ông đã viết về đời mình. Trong đó ông đã nhận xét,
“Những nhân vất chính trong tiểu thuyết phải có điểm tương đồng với tác giả. Chúng đưa ra hình hài của mình cũng như một đứa trẻ lọt lòng từ người mẹ. Sau đó, sự gắn bó được tách ra và độc lập trưởng thành. Một tác giả càng hiểu biết về tình chất bản thân, anh ta càng có thể tự thân vượt xa khỏi nhưng tính cách nhân vật hư cấu của mình. Và sau đó càng có nhiều cơ hội để phát triển.”
Tôn giáo bằng quan điểm đặc thù là ý tưởng duy nhất bao hàm một cách tài tình trong mỗi câu chuyện của ông. Đối với Greene tôn giáo rất quan trọng. Ông nghĩ rằng bất cứ điều gì viết ra mà thiếu sự cân nhắc về tôn giáo thì không mang tính văn chương phong phú.
Những ý tưởng tôn giáo luôn không bộc lộ rõ ràng trong những câu chuyện của ông. Nhưng bằng nhiều cách phấn đấu của linh hồn con người có thể ghi nhận được qua tính cách nhân vật và lời thoại. Trong những câu chuyện của mình, Greene đã chấp nhận những chân lý của cái thiện và cái ác, tội lỗi và ân huệ. Tuy nhiên, trong những câu chuyện của ông, những nhân vật của Greene thường phải tranh đấu với những ý tưởng này – như cuộc đời bản thân ông đã từng trải.
Những tranh đấu này là nghị lực phi thường dành cho Greene bởi ông đã không sống một cuộc sống chí thiện. Ông đã hiểu biết về những chân lý của Kinh Thánh. Nhưng ông cũng nhận ra tội lỗi của đời mình. Ông đã có nhiều quan hệ với phụ nữ, những người mà không phải là vợ mình. Thực tế, năm 1948 ông đã từ giã vợ mình. Họ vẫn còn hôn thú. Nhưng những năm đi đây đi đó và chung sống với những người đàn bà khác. Greene biết ông không phải là người chồng mẫu mực. Có một lần chính ông đã viết cho vợ mình,
“Tôi có một cá tính đối lập mãnh liệt với cuộc sống gia đình và tổ ấm bình thường.”
Cách ứng xử của Greene là nguyên nhân của căn bệnh tâm thần. Và cách ứng xử của ông đơn giản chỉ là tính cách của ông. Ông thích hưởng thụ những mới mẻ và những con người mới. Và những chuyến đi của ông đã tạo ra những chất liệu mới cho tác phẩm của mình. Trong ngao du đây đó, ông đã tiếp cận với những tình huống cùng những nền văn hóa mới mà nó đem đến cho ông những ý tưởng tân kỳ cho những tác phẩm của mình.
Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, Greene đã làm việc cho Cục Tình Báo Anh. Ông đã được đặt ở Sierra Leone. Và sau đó trong cuốn the Heart of the Matter ông đã viết những trải nghiệm của mình trong chiến tranh.
Thậm chí sau khi viết cuốn sách đó ông vẫn còn bị hấp dẫn bởi đất nước Sierra Leone này. Nên năm 1935 chiến tranh kết thúc, ông đã sắp xếp một chuyến đi. Ông đã đi vào khoảng sáu trăm bốn mươi bốn cây số xuyên qua Sierra Leone và Leberia. Ông khao khát được biết những gì về cuộng sống của những con người ở đó như thế nào. Ông đã nghiên cứu những khía cạnh của nền văn hóa của họ. Chuyến đi này đã anh hưởng sâu sắc trong cuốn Journey Without Maps của ông.
Ít năm sau, Greene đã đến Mexico. Thời gian này chính phủ Mexico đã vận động một phong trào bài Công Giáo. Greene muốn chứng kiến những hậu quả của phong trào này. Qua những trải nghiệm, ông đã cho ra hai cuốn sách. Cuốn sách nổi tiếng hơn là The Power and the Glory, một câu chuyện về các linh mục và tôn giáo. Một số người thậm chí đã phát biểu rằng đây là cuốn sách nổi tiếng nhất.
Graham Greene vẫn tiếp tục viết cho đến khi qua đời vào năm 1991. Hơn một lần, trong bài viết của Greene đã bắt gặp những phức tạp của ông. Hai lần ông đã gặp rắc rối pháp luật vì những tư tưởng về con người thực tế. Và một thời gian ngắn, Hội Thánh Công Giáo đã phản bác cuốn The Power and the Glory của ông.
Graham Grene không phải là con người hoàn thiện. Ông đầy rẫy những mâu thuẫn. Và trong những tác phẩm của mình đã thể hiện những mâu thuẫn này. Nhưng đây là lý do tại sao mà công trình văn chương của ông đối với ngày nay vẫn quan trọng. Ông đã gây ra cho nhiều người suy tư về những nghi vấn của đức tin, văn hóa và đạo đức. Vì Graham Greene, những nghi vấn này dẫn đến Thiên Chúa. Nhưng đó là một Thiên Chúa của hồng ân – một Thiên chúa người mà tận tụy trong cuộc sống của chúng ta, ngay cả khi chúng ta sa ngã, đầy tội lỗi.
Graham Greene đ4 viết nhiều truyện. Những truyện này đã khảo sát tỉ mỉ những nghi vấn về đức tin, đạo đức và văn hóa. Chúng đã trình bày những xung đột của nhiều người trải qua trong cuộc sống của họ. Và tất cả những truyện của ông đều có sự chi phối bởi những từng trải của đời mình.
Graham Greene sinh ngày 2 tháng Mười năm 1904. Ông đã dành những năm đầu đời của mình sống ở Luân Đôn với gia đình. Khi còn bé, ông đã tỏ ra những dấu hiệu của bệnh tâm thần. Thậm chí một vài lần ông đã cố tự kết liễu đời mình. Green đã phải chiến đấu với căn bệnh tâm thần của ông. Nhưng ông cũng nhân ra rằng căn bệnh tâm thần ấy đã giúp ông trở thành một nhà văn vĩ đại. Trong cuộc đời đã có lần ông nói với vợ,
“Thật đáng tiếc, căn bệnh này cũng là chất liệu viết văn của anh.”
Graham lần đầu tiên khởi sự viết trong khi ông đang theo học ở trường đại học. Năm 1925, ông xuất bản tác phẩm đầu tay – một tập thơ. Sau khi học xong đại học, ông bắt đầu viết cho những nhật báo.
Trong thời gian này, ông đã viết về những lời giáo huấn của đạo Công Giáo. Lúc đó, Greene không phải là một tín đồ Công Giáo. Một hôm, một nữ độc giả tên là Vivien Dayrell-Browning đã viết để hiệu đính một trong những quan điểm của Greene. Bà là một tín đồ Công Giáo. Cuộc tranh luận của họ đã bắt đầu gây sự chú ý suốt đời của Greene về tôn giáo. Nó cũng bắt đầu hình thành sự chú ý của ông về Vivien.
Sau một vài tháng nghiên cứu đức tin Công Giáo, ông đã bày tỏ sự tán thành của ông về đức tin này. Và năm 1926 Greene đã trở thành một người Công Giáo. Năm sau đó ông đã kết hôn với Vivien.
Greene đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông vào năm 1929. Độc gải đã đón nhận cuốn sách này môt cách nồng nhiệt. Tác phẩm này có tên The Man Within. Với sự thành công của tác phẩm này. Greene đã ngưng làm việc cho những nhật báo. Ông đã quyết định trở thành một nhà văn và dành toàn tời gian cho công việc viết lách của mình.
Thật đáng buồn, hai cuốn sách tiếp theo của Greene đã không thành công như cuốn đầu tiên. Nhưng cuốn thứ tư, Stamboul Train, đã thành công rực rỡ. Thực tế, đó là thành công của hai năm sau đó. Nó được chuyển thể thành một cuốn phim. Có lẽ các bạn đã nhận ra cuốn phim này. Nó có tên là Orient Express. Nhiều tác phẩm của Greene sau đó cũng được chuyển thể thành phim. Thậm chí chính Greene cũng viết một số truyện phim.
Giống như nhiều nhà văn, những trải nghiệm cuộc đời của Graham Greene đã ảnh hưởng tới nhiều tác phẩm của ông. Người ta biết nhiều về cuộc đời của Greene thường nhận ra ông qua tính cách nhân vật mà ông xây dựng. The Way of Escape là một cuốn sách hiện thực mà ông đã viết về đời mình. Trong đó ông đã nhận xét,
“Những nhân vất chính trong tiểu thuyết phải có điểm tương đồng với tác giả. Chúng đưa ra hình hài của mình cũng như một đứa trẻ lọt lòng từ người mẹ. Sau đó, sự gắn bó được tách ra và độc lập trưởng thành. Một tác giả càng hiểu biết về tình chất bản thân, anh ta càng có thể tự thân vượt xa khỏi nhưng tính cách nhân vật hư cấu của mình. Và sau đó càng có nhiều cơ hội để phát triển.”
Tôn giáo bằng quan điểm đặc thù là ý tưởng duy nhất bao hàm một cách tài tình trong mỗi câu chuyện của ông. Đối với Greene tôn giáo rất quan trọng. Ông nghĩ rằng bất cứ điều gì viết ra mà thiếu sự cân nhắc về tôn giáo thì không mang tính văn chương phong phú.
Những ý tưởng tôn giáo luôn không bộc lộ rõ ràng trong những câu chuyện của ông. Nhưng bằng nhiều cách phấn đấu của linh hồn con người có thể ghi nhận được qua tính cách nhân vật và lời thoại. Trong những câu chuyện của mình, Greene đã chấp nhận những chân lý của cái thiện và cái ác, tội lỗi và ân huệ. Tuy nhiên, trong những câu chuyện của ông, những nhân vật của Greene thường phải tranh đấu với những ý tưởng này – như cuộc đời bản thân ông đã từng trải.
Những tranh đấu này là nghị lực phi thường dành cho Greene bởi ông đã không sống một cuộc sống chí thiện. Ông đã hiểu biết về những chân lý của Kinh Thánh. Nhưng ông cũng nhận ra tội lỗi của đời mình. Ông đã có nhiều quan hệ với phụ nữ, những người mà không phải là vợ mình. Thực tế, năm 1948 ông đã từ giã vợ mình. Họ vẫn còn hôn thú. Nhưng những năm đi đây đi đó và chung sống với những người đàn bà khác. Greene biết ông không phải là người chồng mẫu mực. Có một lần chính ông đã viết cho vợ mình,
“Tôi có một cá tính đối lập mãnh liệt với cuộc sống gia đình và tổ ấm bình thường.”
Cách ứng xử của Greene là nguyên nhân của căn bệnh tâm thần. Và cách ứng xử của ông đơn giản chỉ là tính cách của ông. Ông thích hưởng thụ những mới mẻ và những con người mới. Và những chuyến đi của ông đã tạo ra những chất liệu mới cho tác phẩm của mình. Trong ngao du đây đó, ông đã tiếp cận với những tình huống cùng những nền văn hóa mới mà nó đem đến cho ông những ý tưởng tân kỳ cho những tác phẩm của mình.
Trong thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, Greene đã làm việc cho Cục Tình Báo Anh. Ông đã được đặt ở Sierra Leone. Và sau đó trong cuốn the Heart of the Matter ông đã viết những trải nghiệm của mình trong chiến tranh.
Thậm chí sau khi viết cuốn sách đó ông vẫn còn bị hấp dẫn bởi đất nước Sierra Leone này. Nên năm 1935 chiến tranh kết thúc, ông đã sắp xếp một chuyến đi. Ông đã đi vào khoảng sáu trăm bốn mươi bốn cây số xuyên qua Sierra Leone và Leberia. Ông khao khát được biết những gì về cuộng sống của những con người ở đó như thế nào. Ông đã nghiên cứu những khía cạnh của nền văn hóa của họ. Chuyến đi này đã anh hưởng sâu sắc trong cuốn Journey Without Maps của ông.
Ít năm sau, Greene đã đến Mexico. Thời gian này chính phủ Mexico đã vận động một phong trào bài Công Giáo. Greene muốn chứng kiến những hậu quả của phong trào này. Qua những trải nghiệm, ông đã cho ra hai cuốn sách. Cuốn sách nổi tiếng hơn là The Power and the Glory, một câu chuyện về các linh mục và tôn giáo. Một số người thậm chí đã phát biểu rằng đây là cuốn sách nổi tiếng nhất.
Graham Greene vẫn tiếp tục viết cho đến khi qua đời vào năm 1991. Hơn một lần, trong bài viết của Greene đã bắt gặp những phức tạp của ông. Hai lần ông đã gặp rắc rối pháp luật vì những tư tưởng về con người thực tế. Và một thời gian ngắn, Hội Thánh Công Giáo đã phản bác cuốn The Power and the Glory của ông.
Graham Grene không phải là con người hoàn thiện. Ông đầy rẫy những mâu thuẫn. Và trong những tác phẩm của mình đã thể hiện những mâu thuẫn này. Nhưng đây là lý do tại sao mà công trình văn chương của ông đối với ngày nay vẫn quan trọng. Ông đã gây ra cho nhiều người suy tư về những nghi vấn của đức tin, văn hóa và đạo đức. Vì Graham Greene, những nghi vấn này dẫn đến Thiên Chúa. Nhưng đó là một Thiên Chúa của hồng ân – một Thiên chúa người mà tận tụy trong cuộc sống của chúng ta, ngay cả khi chúng ta sa ngã, đầy tội lỗi.
Cảm nhận về bộ phim « Những con người và những vị thánh »
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
12:37 20/09/2010
Bộ phim này « Des hommes et des dieux » đã được giới thiệu tại Liên Hoan Phim Cannes dịp tháng Năm 2010 vừa qua và đạt giải Grand Prix, giải cao thứ hai của Liên Hoan Phim. Nhưng cho đến hôm nay, các rạp chiếu phim mới cho phổ biến để phục vụ khán giả.
Bộ phim này dài 120 phút của đạo diễn Xavier Beauvois kể về câu chuyện có thực của 7 đan sĩ Xitô người Pháp thuộc đan viện Tibhirine, Algérie bị nhóm Hồi Giáo cực đoan vũ trang bắt làm con tin và bị sát hại vào năm 1996.
Đây là bộ phim có cảm xúc rất mạnh mẽ. Người xem bị chinh phục bởi những công việc thường nhật của các đan sĩ xoay quanh châm ngôn của Dòng Xitô: « Lao động và cầu nguyện ». Các đan sĩ người Pháp này đã bỏ gia đình quê hương xứ sở để sống đời chiêm niệm tại dãy núi dãy núi Atlas. Họ không hề xa lánh đời. Trái lại, sự hiện diện của họ tại đây là một lời chứng hùng hồn về lòng mến Chúa và yêu tha nhân. Cho dù tha nhân ấy không thuộc cùng chủng tộc và tôn giáo với mình.
Những buổi cử hành kinh phụng vụ và Thánh Thể thật sốt sắng trong đan viện đã giúp họ sống đời chứng nhân trong đời sống thường nhật một cách anh hùng và có được sự bình an không hề bị lay chuyển bởi bạo lực và hận thù. Qua đó, với tất cả con tim nồng cháy, họ yêu mến người dân sống chung quanh mình với một tình yêu mãnh liệt. Nên những nhân chứng sống động, các đan sĩ trở nên gần gũi và giống với người dân trong vùng, sẵn sàng chia sẻ với họ những vất vả lo toan của cuộc sống. Các sản phẩm như mật ong của đan viện được các đan sĩ làm với tất cả tâm hồn và cũng được họ đem ra ngoài chợ bán. Sống tình huynh đệ tương thân tương ái, các đan sĩ muốn xoa dịu những đau khổ bệnh tật của người dân trong vùng qua việc làm của một đan sĩ trong đan viện chuyên phụ trách công việc khám chữa bệnh và phát thuốc từ thiện.
Đời sống chiêm niệm của các đan sĩ thật gần gũi với những người dân sống ngay bên. Họ không hề tìm cách xa lánh đời để chọn cho mình một cuộc sống an thân. Trái lại, chính sự gần gũi ấy mà các đan sĩ phải trả giá bằng chính mạng sống mình.
Thành công của đạo diễn là lột tả được tâm trạng giằng co của từng đan sĩ trước những đe dọa về tính mạng. Vấn đề được đặt ra là nên ở lại hay rút lui ? Tại sao lại chấp nhận cái chết ? Tại sao phải rời bỏ quê hương xứ sở ?...Câu trả lời thấy được nơi môi miệng của vị tu viện trưởng: « Chúng ta muốn trở nên anh em của tất cả mọi người ». Và thế là, tất cả đều đồng tâm nhất trí chọn giải pháp là cùng nhau ở lại đan viện.
Hai hình ảnh đối lập cũng được đạo diễn xây dựng hết sức tinh tế trong phim: một bên là tâm hồn bình an của các đan sĩ đang sốt sắng cầu nguyện hay hát thánh ca và bên kia khuôn mặt đằng đằng sát khí của nhóm Hồi Giáo cực đoan tay lăm lăm súng ống. Hoặc là tiếng trực thăng gầm rú trên nóc nhà nguyện lấn át hẳn lời ca tiếng hát rất nhỏ nhẹ của các đan sĩ nhưng lại toát lên một sự bình an và một sức mạnh không thể chuyển lay.
Phần cuối bộ phim làm cho người xem có nhiều cảm xúc và ấn tượng nhất. Sau khi quyết định cùng ở lại, các đan sĩ bên nhau dùng bữa cuối cùng, giống như bữa Tiệc Ly mà Đức Giêsu dùng với các môn đệ. Tất cả đều linh cảm được sự đe dọa về tính mạng sắp xảy đến, nhưng tâm hồn ai nấy đều bình an thư thái. Những cảm xúc vào thời điểm ấy của họ toát lên một sức sống mãnh liệt muốn dâng hiến trọn vẹn cho Chúa và sống hết tình với đồng loại cũng như yêu đời sống đan tu của mình đến cùng. Người xem cũng cảm nghiệm được điều này qua cảnh quay được đạo diễn chọn trong đêm các đan sĩ bị bắt và bị giết hại. Đêm đó, tuyết rơi và phủ trắng mái nhà nguyện, các lùm cây và đường đi. Bước chân của các đan sĩ thật nhẹ nhàng và thanh thoát. Tâm hồn họ trong trắng như màu tuyết.
Bộ phim có giá trị nghệ thuật cao lại được các diễn viên tên tuổi nhập vai đã truyền đi một bức thông điệp đậm nét Kitô giáo. Con người vốn yếu đuối và mỏng giòn nhưng với ơn Chúa thì có thể chu toàn những công việc thường nhật một cách phi thường và dám yêu thương đồng loại hết mình, cũng như sống ơn gọi một cách triệt để. Chắc hẳn những ai xem bộ phim này đều cảm nghiệm được những điều ấy nơi các đan sĩ Xitô người Pháp thuộc đan viện Tibhirine.
Bộ phim này dài 120 phút của đạo diễn Xavier Beauvois kể về câu chuyện có thực của 7 đan sĩ Xitô người Pháp thuộc đan viện Tibhirine, Algérie bị nhóm Hồi Giáo cực đoan vũ trang bắt làm con tin và bị sát hại vào năm 1996.
Đây là bộ phim có cảm xúc rất mạnh mẽ. Người xem bị chinh phục bởi những công việc thường nhật của các đan sĩ xoay quanh châm ngôn của Dòng Xitô: « Lao động và cầu nguyện ». Các đan sĩ người Pháp này đã bỏ gia đình quê hương xứ sở để sống đời chiêm niệm tại dãy núi dãy núi Atlas. Họ không hề xa lánh đời. Trái lại, sự hiện diện của họ tại đây là một lời chứng hùng hồn về lòng mến Chúa và yêu tha nhân. Cho dù tha nhân ấy không thuộc cùng chủng tộc và tôn giáo với mình.
Những buổi cử hành kinh phụng vụ và Thánh Thể thật sốt sắng trong đan viện đã giúp họ sống đời chứng nhân trong đời sống thường nhật một cách anh hùng và có được sự bình an không hề bị lay chuyển bởi bạo lực và hận thù. Qua đó, với tất cả con tim nồng cháy, họ yêu mến người dân sống chung quanh mình với một tình yêu mãnh liệt. Nên những nhân chứng sống động, các đan sĩ trở nên gần gũi và giống với người dân trong vùng, sẵn sàng chia sẻ với họ những vất vả lo toan của cuộc sống. Các sản phẩm như mật ong của đan viện được các đan sĩ làm với tất cả tâm hồn và cũng được họ đem ra ngoài chợ bán. Sống tình huynh đệ tương thân tương ái, các đan sĩ muốn xoa dịu những đau khổ bệnh tật của người dân trong vùng qua việc làm của một đan sĩ trong đan viện chuyên phụ trách công việc khám chữa bệnh và phát thuốc từ thiện.
Đời sống chiêm niệm của các đan sĩ thật gần gũi với những người dân sống ngay bên. Họ không hề tìm cách xa lánh đời để chọn cho mình một cuộc sống an thân. Trái lại, chính sự gần gũi ấy mà các đan sĩ phải trả giá bằng chính mạng sống mình.
Thành công của đạo diễn là lột tả được tâm trạng giằng co của từng đan sĩ trước những đe dọa về tính mạng. Vấn đề được đặt ra là nên ở lại hay rút lui ? Tại sao lại chấp nhận cái chết ? Tại sao phải rời bỏ quê hương xứ sở ?...Câu trả lời thấy được nơi môi miệng của vị tu viện trưởng: « Chúng ta muốn trở nên anh em của tất cả mọi người ». Và thế là, tất cả đều đồng tâm nhất trí chọn giải pháp là cùng nhau ở lại đan viện.
Hai hình ảnh đối lập cũng được đạo diễn xây dựng hết sức tinh tế trong phim: một bên là tâm hồn bình an của các đan sĩ đang sốt sắng cầu nguyện hay hát thánh ca và bên kia khuôn mặt đằng đằng sát khí của nhóm Hồi Giáo cực đoan tay lăm lăm súng ống. Hoặc là tiếng trực thăng gầm rú trên nóc nhà nguyện lấn át hẳn lời ca tiếng hát rất nhỏ nhẹ của các đan sĩ nhưng lại toát lên một sự bình an và một sức mạnh không thể chuyển lay.
Phần cuối bộ phim làm cho người xem có nhiều cảm xúc và ấn tượng nhất. Sau khi quyết định cùng ở lại, các đan sĩ bên nhau dùng bữa cuối cùng, giống như bữa Tiệc Ly mà Đức Giêsu dùng với các môn đệ. Tất cả đều linh cảm được sự đe dọa về tính mạng sắp xảy đến, nhưng tâm hồn ai nấy đều bình an thư thái. Những cảm xúc vào thời điểm ấy của họ toát lên một sức sống mãnh liệt muốn dâng hiến trọn vẹn cho Chúa và sống hết tình với đồng loại cũng như yêu đời sống đan tu của mình đến cùng. Người xem cũng cảm nghiệm được điều này qua cảnh quay được đạo diễn chọn trong đêm các đan sĩ bị bắt và bị giết hại. Đêm đó, tuyết rơi và phủ trắng mái nhà nguyện, các lùm cây và đường đi. Bước chân của các đan sĩ thật nhẹ nhàng và thanh thoát. Tâm hồn họ trong trắng như màu tuyết.
Bộ phim có giá trị nghệ thuật cao lại được các diễn viên tên tuổi nhập vai đã truyền đi một bức thông điệp đậm nét Kitô giáo. Con người vốn yếu đuối và mỏng giòn nhưng với ơn Chúa thì có thể chu toàn những công việc thường nhật một cách phi thường và dám yêu thương đồng loại hết mình, cũng như sống ơn gọi một cách triệt để. Chắc hẳn những ai xem bộ phim này đều cảm nghiệm được những điều ấy nơi các đan sĩ Xitô người Pháp thuộc đan viện Tibhirine.
Nhà giàu và Lazarô: Xóm mù
Nguyễn Trung Tây, SVD
19:01 20/09/2010
Nhà giàu và Lazarô: Xóm mù!
Xóm Ma nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tây rút đi, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây nhìn béo và tròn, ma ta nhìn gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm có tên Xóm Ma, nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống, thiên hạ trong thôn xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình. Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác của người mặt tròn có mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn có mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Có một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư, vác bình bát đi ngang qua Xóm Mù. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, vị thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông viết lên trên cánh cửa mấy hàng chữ, rồi yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà mấy hàng chữ đã hóa ra một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Bụt, của Phật, và của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
www.nguyentrungtay.com
Xóm mù, Nguyễn Trung Tây, SVD |
Xóm Ma nằm trên khu nghĩa trang. Hồi đó người Pháp kéo đại bác vào tấn công thành Gia Định. Xác lính triều và lính tây nằm lẫn lộn lên nhau, thối sình, tử khí bốc cao. Tây rút đi, quan quân triều đình đào lỗ chôn tất cả. Bắt đầu từ hồi đó, đêm đêm có người vẫn cứ nói ma chơi hiện ra chập chờn, ma tây nhìn béo và tròn, ma ta nhìn gầy và méo.
Cả xóm đi ăn mày. Ngày lê la ngoài phố chợ, tối về ngủ dưới những túp lều lụp xụp. Xóm có tên Xóm Ma, nhưng có người cắc cớ gọi Xóm Chó Ỉa.
Bỗng một hôm từng đoàn xe vận tải kéo tới đổ từng đống gạch và bê tông cốt sắt xuống ngay giữa khu đất bỏ trống giữa xóm. Ngày hôm sau nhân công đầu đội mũ bảo hộ màu vàng mặc áo màu cam tấp nập kéo tới. Từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều, ngày nào cũng thế, tiếng đinh tiếng búa, tiếng xe vận tải rền vang một khu đất trống, thiên hạ trong thôn xóm ngơ ngác hỏi nhau,
— Ủa, họ xây cái chi vậy?
— Không biết, đi mà hỏi ông chủ. Ổng đứng bên kia kià. Cái mặt trắng tròn tròn, trắng hồng như trái táo đó.
Chỉ trong vòng một tháng, tòa nhà cao ngất trời thành hình. Hôm tân niên có đốt pháo. Xe BMW và xe Mercedez bóng lộn đậu một hàng dài từ ngoài ngõ kéo vào tới gần cổng. Quan khách tham dự tiệc tân gia ai cũng mặc vét, cổ thắt cà vạt, phụ nữ son phấn lụa là, mùi nước hoa mắc tiền thơm nức đẩy xô mùi hôi của xóm.
Trong khi tiệc tân gia đang tưng bừng nổ vang tiếng pháo pha tiếng rượu sâm banh, nhiều người nghèo đói ghẻ lở đầy mình kéo tới trước cửa chìa tay ăn xin. Cánh cửa bật tung mở ra, đầy tớ trong nhà mặc quần tây áo ủi thẳng cứng đi ra thẳng tay xua đuổi,
— Đi! Đi chỗ khác chơi…
Nhìn đám đông không chuyển đổi hình dạng, ông chủ tiến ra nhổ nước miếng xuống nền gạch,
— Thế kỷ 20 rồi, lịch sự một chút có được không?
Cánh cửa đóng lại, nhưng ăn mày vẫn không giải tán. Từ trong nhà có người khách ngứa tay quẳng cục xương ngang qua khung cửa sổ, bao nhiêu thân hình còm cõi lao tới một đích điểm! Thế là xóm trên khu dưới nườm nượp kéo tới. Người người chảy ứa nước miếng nhìn cơm gạo trắng Nàng Hương và thịt heo quay chiên dòn... Một lần nữa, cánh cửa mở ra, nhưng lần này không phải là những người hầu mà là bầy chó dữ xua ra với hàm răng trắng nhởn. Có thằng bé ăn mày làm mặt bướng, cứ sấn tới, con chó dữ nhất nhào tới, thằng bé té lăn quay ra sàn nhà, máu đỏ loang lổ sàn gạch mới tinh.
Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Nhưng thằng bé ăn mày không đổ ruột, cho nên vẫn chẳng có chuyện gì xẩy ra. Xương bên trong tiếp tục ném ra, bên ngoài thiên hạ tiếp tục tranh nhau nhặt xương nhai, tiếng xương nhai nghe rau ráu, rôm rốp, vui tai, và ròn tan. Thằng bé ăn mày bị chó cắn vẫn nằm đó, vết cắn sâu hoắm, máu đỏ chảy thông thốc có vòi, tuôn ồng ộc như nước phông tên. Nhìn ông chủ khuôn mặt tròn xoe có mầu hồng đào của táo đang đứng bất động ngay cánh cửa làm bằng gỗ lim mầu nâu bóng, ông bố bế thằng con bị chó cắn lên tay yên lặng bỏ đi, miệng không nói chi nhưng ánh mắt khó hiểu.
Cứ thế, tòa lâu đài của xóm tiếp tục tiếng nhạc rập rình, xe hơi nối đuôi xếp hàng trước ngõ, và dân trong xóm tiếp tục đi ăn mày vào lòng từ tâm của khắp cùng thiên hạ.
Tối hôm đó, vầng trăng lưỡi liềm vừa vắt ngang qua cột dây điện cao thế của tòa nhà, người trong xóm hốt hoảng nhận ra tiếng rú như lợn bị thọc tiết phát ra từ tòa cao ốc. Người người chạy tới chỉ để nhận ra xác của người mặt tròn có mầu trái táo rớt từ trên lầu cao chót vót giờ đang nằm sõng soài ngay trước sân gạch, đúng ngay nơi thằng bé ăn mày bị chó cắn té vật mặt xuống, giờ đã chết, chôn được hơn nửa tháng.
Một tháng sau, tòa nhà treo bảng, “Bán nhà!”.
Có mấy người mặt tròn có mầu táo ghé vào hỏi thăm. Nhưng chỉ vỏn vẹn được ba bữa nửa tháng căn nhà lại treo bảng bán bởi tiếng đồn nhà có ma.
Thiên hạ đổi tên gọi Xóm Mù!
Có một buổi sáng, người trong thôn nhìn thấy một vị thiền sư, vác bình bát đi ngang qua Xóm Mù. Thấy căn nhà đồ sộ rũ mình trong hoang phế, vị thiền sư hỏi chuyện. Nghe xong, ông viết lên trên cánh cửa mấy hàng chữ, rồi yên lặng bỏ đi.
Sáng hôm sau, người ta nhìn thấy trên cánh cửa bám dính màng nhện của tòa nhà mấy hàng chữ đã hóa ra một bài thơ, chữ sắc và gọn,
Nếu biết rằng, dù có là phú quý cao sang,
cửa nhà gác tiá lộng lẫy huy hoàng,
vàng chôn trong nhà, phần chìm phần nổi,
nhưng đời nhân gian rồi cũng sẽ chìm vào dĩ vãng,
tôi sẽ sống khác, khác rõ ràng,
tương tự cõi âm phủ và chốn dương gian.
Nếu biết rằng không phải chỉ có riêng tôi sống trên mặt đất,
nhưng còn bao nhiêu triệu triệu người khác,
giống y như tôi, họ cũng biết đói khát,
biết đau khi bị gáo nước lạnh tạt vào mặt,
thì tôi sẽ sống khác,
sống tử tế hơn.
Và tôi sẽ không bao giờ sống
lạnh tanh như một xác chết đã chôn,
tối thui cặp mắt mù lòa,
không nhận ra
nhân diện của Bụt, của Phật, và của Chúa,
trên khuôn mặt của nhân gian,
và của những người anh chị em đói khổ bần hàn
sống chung quanh.
Những cuộc đời như thế, nhạt! tanh!
Buồn ơi là buồn cho những mảnh vụn đời có máu lạnh!
www.nguyentrungtay.com