Ngày 21-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ủng hộ và chống đối
LM. Anphong Trần Đức Phương
05:19 21/09/2009
ỦNG HỘ VÀ CHỐNG ĐỐI

(CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN, NĂM B)

Thiên Chúa ‘dựng nên con người theo hình ảnh Chúa (Sách Sáng Thế 1: 26-27) và ban cho con người sự tự do, và Thiên Chúa luôn tôn trong ‘tự do’ của con người. Vì có ‘tự do’ mà con người có trách nhiệm về cuộc sống của mình; và tự đó mới có ‘tội’ và ‘phúc’.

Vì tự do tư tưởng mà có nhiều thái độ sống khác nhau trong xã hội và luôn luôn có những ‘ủng hộ’ và ‘chống đối’. Như ở Hoa Kỳ, có hai đảng lớn là “Đảng Cộng Hòa” và “Đảng Dân Chủ”. Nhưng những đối lập giữa các đảng phái chính trị không phải để đưa đến sự phá hoại sự đoàn kết quốc gia, mà để dung hòa tư tưởng, tránh được sự ‘độc tài’ do độc đảng gây nên.

Trong Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Mátcô 9: 38-43, 45, 47-48), khi ông Gioan thấy “có người nhân danh Chúa mà trừ qủy, nhưng lại không theo ‘nhóm chúng ta’ đã cùng các Tông đồ khác ngăn cản anh ta”. Khi nghe biết như vậy, Chúa Giêsu bảo các ông: “Đừng ngăn cản anh ta…”

Trong Bài Đọc I (Sách Dân Số 11: 25-29) khi ông Giosuê là người tùy tùng của ông Moisê và là một trong nhóm Bẩy Mươi Bô Lão được chọn để được thánh hóa và nói tiên tri, thưa với ông Moisê về trường hợp hai ông Eldad và Medad, và xin ông Moisê cấm hai ông này không được nói tiên tri. Ông Moisê đã bảo ông Giosuê đừng ngăn cản người khác nói tiên tri!

Qua hai bài đọc trên, chúng ta học được thái độ ‘cởi mở’ và ‘bao dung’ đối với mọi người. Đọc Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu luôn có thái độ cởi mở, đón nhận mọi người, và đến với mọi người, và kêu gọi mọi người đi theo Ngài “là Đường, là Sự Thật và Sự Sống.” Chúa không ép buộc ai, nhưng Ngài mời gọi, và sẵn sàng đón nhận những ai đến với Ngài. Chính Ngài đã chào đón ông Da-kêu ‘thủ lãnh những người thu thuế’ và đến ở nhà ông, dù vì thế mà Ngài bị kết án là đến ở nhà người tội lỗi (Luca 19: 1-10). Ngài gọi Mátthêu ‘người thu thuế’ vào số 12 Tông đồ và đến nhà ông ‘dùng bữa’ cùng với nhiều người thu thuế khác, dù vì thế mà bị kết án là ‘ăn uống với bọn thu thuế và phường tội lỗi’ (Mátcô 2: 14-17). Tuy hay bị những người Biệt Phái phê bình, chỉ trích, nhưng Ngài cũng đến gia đình người Pharisiêu để ‘dùng bữa’ (Luca 7: 36), và tại đó, Ngài đã tha thứ cho người đàn bà tội lỗi và để bà “lấy nước mắt rửa chân, lấy tóc mà lau rồi đổ dầu thơm mà xức và hôn chân Ngài…” (Luca 7: 37-38). Ngài đến với ‘dân ngoại’ Samaria và nói chuyện với người phụ nữ đã có năm đời chồng ở giếng nước Giacóp, làm các Tông đồ cũng phải ngạc nhiên (Gioan 4: 5-30). Chúa Giêsu yêu thương, mời gọi người tội lỗi trở về ‘đường ngay nẻo chính’. Chúa Giêsu đã nói nhiều dụ ngôn rất cảm động để mời gọi người tội lỗi tin tưởng trở về, như dụ ngôn “Con chiên đi lạc” (Mátthêu 18: 12-14), “Đồng tiền bị đánh mất” (Luca 15: 8-10), “Người Cha nhân hậu” (Luca 15: 11-31). Ngài cũng nói thẳng: “Ta đến không phải để tìm người công chính, nhưng để tìm người tội lỗi, lầm lạc ăn năn trở về.”( Matthêu 9:13).

Noi gương Chúa Giêsu, Giáo hội cũng luôn cởi mở, đến với mọi người thuộc mọi mầu da, sắc tộc, tôn giáo khác nhau. Giáo hội cũng mời gọi và sẵn sàng giúp đỡ mọi người, nhất là những người bần hàn cơ cực. Qua các thời đại, đã có biết bao linh mục, tu sĩ, giáo dân đã hy sinh cả cuộc đời đến giúp đỡ những người nghèo khổ, bệnh tật, mở mang văn hóa ở các vùng xa xôi như Phi Châu, Á Châu, Nam Mỹ. Trong các giáo xứ, cũng có các Hội đoàn như Hội Đạo Binh Đức Mẹ, Hội Bác Ái Thánh Vinh Sơn, nhóm “Hoạt Động Xã Hội” (Social Outreach) v.v…đi đến với mọi người cần giúp đỡ, không phân biệt mầu da, chủng tộc, tôn giáo…

Một điều chúng ta cũng cần lưu ý là trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề ‘tránh làm gương xấu cho người khác phạm tội…’ và ‘phải can đảm xa tránh các dịp tội’ dù phải hy sinh như “chặt tay, chặt chân, móc mắt!”. Ngoài ra, Thánh Giacôbê trong Bài Đọc II (Giacôbê 5: 1-6) cũng nhắc nhở chúng ta (nhất là những người giầu có), về đời sống Bác ái và tôn trọng công bằng xã hội: “Đừng làm giầu một cách bất công bằng việc gian lận, bóc lột người khác; đừng chè chén, say sưa; đừng sống thác loạn theo khoái lạc xác thịt; đừng chạy theo những thói hư, tật xấu của thế gian…”

Xin cùng hiệp lời cầu nguyện chung: Xin Chúa thương tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta, giúp chúng ta biết sám hối ăn năn và chừa bỏ tội lỗi, tránh xa dịp tội; mỗi ngày cố gắng sống tốt lành hơn để làm gương sáng cho mọi người. Trong “Năm Linh Mục”, chúng ta cũng tiếp tục cầu nguyện cho các Chủ Chăn, các Linh Mục, nhất là những vị đang gặp nhiều khó khăn thử thách. Xin cầu nguyện cách riêng cho quê hương và Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt cho Giáo Xứ Tam Tòa, Thái Hà và những nơi đang bị bách hại.
 
Năm Linh Mục: viết về Thánh Gioan Maria Viên-nê
Xuân Ly Băng
09:08 21/09/2009
Trong Năm linh mục
Có một Thánh nhân
Được Đức Giáo Hoàng
Đề cao như mẫu mực
Cho Giáo Hội toàn cầu
Nhất là cho linh mục
Là Thánh Gioan Maria Viên-nê
Quản xứ Ac-xơ

Ôi vị Thánh tuyệt vời
Ít có hai trong lịch sử
Ngài nơi tích luỹ ơn Chúa
Nhờ cầu nguyện hy sinh
Nhờ khổ chế hãm mình
Nhờ kéo dài trong đêm
Những giờ chầu Thánh Thể
Và thiết tha cậy trông Đức Mẹ
Để cầu cho tội nhân
Ngài đã thu hút nhiều người khắp thế giới
Vào toà giải tội
Để lãnh nhận hồng ân tha thứ
Của Thiên Chúa tình thương

Ôi Gioan Maria Viên-nê
Một vị thánh tuyệt vời
Ít có hai trong lịch sử
Vì ngài đã thấu triệt
Giá trị vô song của các linh hồn
Là giá máu cực trọng của Đức Kitô
Để phục vụ tội nhân
Ngài ngồi toà mười bảy giờ mỗi ngày
Và hằng năm uớc đến
Một trăm hai chục ngàn
Khách hành hương tứ xứ
Tội thế giới đã biến ngài thành vị tử đạo
Và ơn Chúa như dông như bão
Đã phá sập thành trì của vương quốc sa tan

Ôi Gioan Maria Viên-nê
Vị Thánh tuyệt vời
Ít có hai trong lịch sử
Bảy mươi ba tuổi đời có phải thọ lắm đâu!

Trí tuệ ngài rất hạn chế
Thể lực lại càng mong manh
Thân hình khô khốc như bộ xương biết cử động
Ai ngờ lại chứa đựng
Một kho tàng quý giá
Là một trái tim nồng cháy lửa yêu thương
Cặp mắt ngài như hai ngôi sao sáng
Thấu suốt cõi tâm linh
Khiến tội nhân phải khuất phục trước sức mạnh ơn Chúa

Ôi Gioan Maria Viên-nê
Vị Thánh tuyệt vời
Ít có hai trong lịch sử
Sự khắc khổ hãm mình phạt xác
Để hoán cải tội nhân
Bữa ăn ngài là mấy củ khoai nguội
Và giường ngủ là vài tấm ván thô
Đêm đêm lại còn bị quỷ ma lộng hành phá phách
Cực khổ vô cùng
Ba lần ngài định trốn đi khỏi xứ
Vì cảm thấy mình bất xứng và bất lực
Với trách nhiệm quá nặng nề
Nhưng ba lần bị giữ lại
Vì phúc lợi của các linh hồn

Khi xác thân ngài đã kiệt quệ
Giờ chết chẳng còn xa
Mọi người hốt hoảng vội đi mời bác sĩ
Nhưng ngài bảo:
“Không, hãy đi mời ngay cho tôi một linh mục”
Và sau khi lãnh Bí Tích cuối đời
Ngài đã an bình ra đi về với Chúa

Ôi Gioan Maria Viên-nê
Vị Thánh tuyệt vời
Ít có hai trong lịch sử
Chúng con Ca Tụng ngài
Là Tôn vinh tình yêu của Chúa
Vì ngài là thực chất của Phúc Âm
Suốt một đời thao thức
Làm sáng danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn
Xin Chuyển cầu cho chúng con
Là những người còn mang trong mình
Rất nhiều yếu hèn và tội lỗi
Biết noi gương ngài
trong nguyện cầu hy sinh và sám hối
Biết chăm lo phần rỗi mình và tha nhân
Bớt đi bóng tối và làm toả sáng Tin Mừng
Ngõ hầu dung mạo của Giáo Hội
Ngày càng thêm rạng rỡ

Ngày 21/9/2009
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:55 21/09/2009
TỪ KHI CON NHÍM CÓ GAI

N2T


Trước đây rất xưa, con nhím không có gai.

Thân nó nhỏ, lương thiện ôn hoà, thích thân cận với mọi người, nhưng cũng chính vì nó yếu đuối nhát gan, mà trở thành đối tượng cho người khác bắt nạt, đây không phải là đùa giỡn với nó, mà chính là công kích nó, thậm chí, có lúc ngay cả mạng sống nó cũng bị uy hiếp.

Nó kể khổ với Đấng tạo hóa:

- “Ngài coi, con, ngoài da không có sừng như tê giác hùng hậu, lại không có răng nhọn như sư tử và hổ, đã không linh mẫn như tai thỏ lại càng không có tứ chi nhảy vọt như linh dương. Ở một nơi mà cường địch theo dõi như thế này mà một chút năng lực đề kháng cũng không có, Ngài bảo con sinh tồn thế nào được chứ?”

Đấng tạo hóa nói:

- “Được rồi, để Ta nghĩ cách xem sao?”

Thế là Đấng tạo hóa làm cho con nhím toàn thân đầy gai nhọn.

Sau đó, mỗi lần có kẻ địch đến gần, cơ thể nhím giương lên, gai của nhím dựng đứng lên. Gai của nó nhọn hoắc sắc như dao, không cần phải nói, các động vật, thậm chí ngay cả hổ và sư tử, hoặc là cá sấu, trăn, là những động vật dữ tợn như thế, cũng đều sợ nó ba phần. Nhím thật là vạn phần đắc ý, không ngờ nó nhỏ con như thế, mà cũng có một ngày người ta phải sợ nó…

Dần dần kẻ địch không có, nhưng bạn bè cũng chẳng có luôn, rất nhiều con vật vừa thấy nó đều chết khiếp chạy trốn. Nhím cô đơn khó chịu, chịu không nỗi bèn kể lể với Đấng tạo hóa:

- “Mọi việc đều do Ngài cả, vì Ngài đã tạo cho con những cái gai kỳ quái này, báo hại con, một thằng bạn cũng không có”.

Đấng tạo hóa phì cười nói:

- “Bé con, Ta tạo cho con cái gai nhọn là để cho con phòng ngự kẻ địch, chứ có nói con phải dựng đứng cái gai nhọn [của con] từ sáng đến tối đâu”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Tài năng Thiên Chúa ban cho mỗi người không phải để huênh hoang khoác lác, kiêu ngạo với anh chị em.

Mỗi người đều có một khả năng riêng, một cái hay riêng.

Những người có võ công cao siêu, nhìn họ chẳng có chi là con nhà võ cả, họ rất hiền, rất điềm đạm, họ chẳng bao giờ đánh ai, vì họ biết rằng học võ là để có sức khoẻ, là tự vệ, chứ không phải là để đánh người ta và đem đi khoe khoang. Trái lại, những người mới học võ vẽ đôi cú đấm đá, thì đi đâu cũng vung tay múa chân, cũng vỗ ngực ta đây đã từng học võ này võ nọ, không coi ai ra gì cả. Thật tội nghiệp cho họ.

Có người trời ban cho cái tài lợi khẩu, nhưng không dùng tài ấy để bênh vực người bị áp bức, chèn ép, mà lại dùng nó để nói móc họng anh em chị em, để chửi xéo anh chị em những lời bóng bẩy văn hoa, nghe mà muốn độn thổ.

Con người là một động vật có trí khôn, nếu trí khôn mất đi thì trở thành con vật, mà nhìn còn tệ hơn cả con vật nữa. Trí khôn là một báu vật vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người, để con người tiếp tục công trình sáng tạo của Ngài, tức là làm đẹp vũ trụ này.

Có trí khôn, có tài năng mà lạm dụng chúng nó, làm những việc trái với lương tâm, gây đau khổ cho người khác, tự tư tự lợi cho mình, mưu mô làm hại người khác thì như con thú dữ.

Nên dùng tài năng và trí khôn Thiên Chúa ban cho để thăng tiến mình, và mưu ích lợi cho tha nhân.

-----------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:56 21/09/2009
N2T


62. Một người đi trên con đường tu đức, cái mà họ nên ham muốn, chính là cái mà tất cả mọi người cho là hèn hạ và oán hận người khác coi trọng nó.

(Thánh nữ Madagla Basil)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:58 21/09/2009
N2T


234. Âm nhạc có một loại hấp dẫn có thể cảm hóa được lòng người hướng thiện, cũng có thể dụ dỗ con người ta đi trên con đường trụy lạc.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc Tấn Công tại Kaboul: Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích những người đi xây dựng hòa bình
Bùi Hữu Thư
13:40 21/09/2009
Rôma, Thứ hai 21 tháng 9, 2009 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI khuyến khích những ai “hàng ngày đang xây dựng tình liên đới, hoà giải và hòa bình trên thế giới.”

Đức Thánh Cha đã gửi một điện tín phân ưu qua trung gian của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone tới Đức Ông Vincenzo Pelvi, thuộc Giáo Phận Quận Đội Ý nhân dịp lễ an táng 6 binh sĩ Ý bị thiệt mạng trong cuộc tấn công Kaboul ngày 17 tháng 9. Điện tín được đọc vào lúc đầu của nghi lễ, sáng hôm nay, thứ hai, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ở Rôma.

Đức Thánh Cha đã bầy tỏ “niềm đau xót sâu xa” về tin “thảm họa khủng bố tấn công” tại Kaboul trong đó cũng có rất nhiều thường dân bị thiệt mạng”; ngài cũng bầy tỏ sự phân ưu đến các gia đình, các cộng đồng của họ, và đến toàn thể nước Ý.

Đức Thánh Cha nói ngài hiệp thông cách thiêng liêng với lễ an táng, và xin “lời cầu bầu của Mẹ Maria,” “Mẹ của Hòa Bình,” để “Thiên Chúa, nguồn suối hy vọng và sức mạnh vô tận, nâng đỡ tất cả những ai đang dấn thân hàng ngày để xây dựng cho thế giới sự liên đới, hòa giải và hòa bình,” và ngài chúc lành cho tất cả những ai tham dự nghi thức an táng,” để an ủi họ, và ngài đặc biệt “nhớ đến các chiến sị bị thương.”

Trong bài giảng ngày Chúa Nhật 20 tháng 9, lúc đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người không bao giờ coi thường các tình trạng tranh chấp trên thế giới, và, nhắc đến Thông Điệp Đức Ái trong Chân Lý của ngài (số 72), ngài muốn một lần nữa “khuyến khích việc cổ võ tình liên đới giữa các quốc gia, và ủng hộ việc phát triển các dân nước trong việc sẵn sàng yêu thương và thông cảm lẫn nhau.”
 
Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn dấn thân cho công lý và nhân quyền
Linh Tiến Khải
17:13 21/09/2009
Phỏng vấn Linh Mục Michael Chang Jun Lee, Giám đốc Caritas Nam Hàn về các dấn thân của Giáo Hội Công Giáo trong việc bệnh vực công lý và trợ giúp bác ái xã hội

Trong số các nước Á châu có nền kinh tế phồn thịnh hiện nay ngoài Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản phải kể tới Đại Hàn. Đại Hàn đã có môt lịch sử truyền giáo đặc biệt có một không hai trên thế giới. Các người thành lập Giáo Hội đã không phải là các thừa sai Tây Âu, mà là chính các giáo dân bản xứ.

Vào năm 1631 bên Đại Hàn nảy sinh ra một phong trào trí thức ưu tú. Một vài thành phần trí thức này đã có nhiều dịp viếng thăm Bắc Kinh trong tư cách là sứ bộ, vì hồi đó Đại Hàn là chư hầu của Trung Hoa. Khi đi sứ bên Bắc Kinh, các nhà trí thức Đại Hàn cũng đã có dịp tiếp xúc với một số tu sĩ dòng Tên lui tới triều đình Trung Hoa. Từ đó họ biết Kitô giáo và nhận thấy nơi giáo đoàn công giáo Trung Hoa các yếu tố tinh thần và văn hóa có thể hội nhập một cách hài hòa với các quan niệm tân khổng giáo. Họ xin học đạo, theo đạo và khi trở về nước họ truyền đạo cho các người đồng hương.

Năm 1783 một nhà trí thức thuộc phong trào này đã được thụ phong linh mục tại Bắc Kinh: đó là cha Sung Heun Lee. Khi các thừa sai Pháp đặt chân lên đất Đại Hàn năm 1784, các vị đã tìm thấy một giáo đoàn rất sinh động với khoảng 20.000 tín hữu. Năm 1866 hoàng thân Dewongun thuộc triều đại Chosun đã ra lệnh bách hại các tín hữu khốc liệt đến độ khiến cho Giáo Hội Đại Hàn mất đi phân nửa số tín hữu đã có, và triệt tiêu cộng đoàn do các thừa sai thành lập. Nó đã chỉ tái sinh, khi quân Pháp dùng súng đạn uy hiếp giới lãnh đạo Đại Hàn, và vào thế kỷ XIX số tín hữu được rửa tội đã lên tới 40.000 người.

Trong lịch sử của mình Đại Hàn đã từng bị Trung Hoa và Nhật Bản đô hộ. Trong các năm từ 1950 tới 1953 nội chiến bùng nổ và kết thúc với việc chia đôi đất nước thành Bắc Hàn theo chế độ cộng sản và Nam Hàn theo chế độ dân chủ tự do. Chính sách tiêu diệt tôn giáo của nhà nước cộng sản Bắc Hàn đã khiến cho Giáo Hội tại đây hầu như biến mất. Vào cuối thế chiến thứ II giáo đoàn công giáo Bắc Hàn có hơn 30.000 tín hữu. Nhưng sau cuộc Nam Bắc phân tranh một phần chạy trốn xuống miền Nam, phần khác bị tù đầy trong các trại lao động hay bị giết chết. Ngày nay không ai biết rõ còn tất cả bao nhiêu tín hữu, có lẽ khoảng 3.000 người, nhưng không có linh mục thường trú.

Trong khi Giáo Hội Nam Hàn phát triển rất mạnh và hiện chiếm 11% trên tổng số 48,4 triệu dân. Hiện nay Nam Hàn đang tìm sự ổn định và thịnh vượng cũng như một căn tính bao gồm những nét truyền thống và tân tiến, cởi mở và độc lập.

Đức Cha Kang U Il, Giám Mục giáo phận Cheju kiêm Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn, cho biết các giá trị của Khổng giáo như thảo kính cha mẹ, tôn trọng người già trong truyền thống đại hàn không xung khắc với các giá trị của Giáo Hội Công Giáo. Tuy trong các thập niên qua văn hóa và nền dân chủ tây âu đã ảnh hưởng rất nhiều trên người dân Nam Hàn, nhưng không trở thành chướng ngại đối với việc theo đạo. Bằng chứng là hiện nay có tới 30% người Nam Hàn là Kitô hữu. Đương kim tổng thống Lee Myoung Bak là tín hữu tin lành trưởng lão. Trong khi cố tổng thống Kim Dae Jung, người đã được giải thưởng Nobel Hòa Bình vì các dấn thân cho hòa bình và hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Hàn, là phật tử nhưng năm 1956 đã gia nhập công giáo. Ông được coi như mẫu gương của hàng ngũ giáo dân dấn thân trong lãnh vực chính trị.

Trong số các nhân vật nổi bật của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn cũng phải kể đến Đức Hồng Y Kim Sou Huan, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul từ năm 1968 tới 1998, và mới qua đời ngày 16-2-2009 thọ 86 tuổi. Đức Hồng Y đã là người cổ võ Giáo Hội dấn thân trong lãnh vực xã hội. Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn được như ngày nay cũng là nhờ công lao của những vị lãnh đạo dấn thân này. Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn có 5 triệu tín hữu và là tôn giáo lớn thứ ba sau Phật giáo và Tin Lành. Giáo Hội Nam Hàn hiện có 5.000 linh mục, và vì có rất đông người trẻ xin gia nhập chủng viện nên hệ thống tuyển chọn rất nghiêm ngặt.

Đức Hồng Y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám Mục thủ đô Seoul, nhấn mạnh rằng chỉ trong vòng 10 năm số tín hữu công giáo Nam Hàn từ 3 triệu đã vọt lên 5 triệu. Và hiện nay Giáo Hội đang thực hiện chương trình ”Rao giảng Tin Mừng 20-20”, để từ nay cho tới năm 2020 số tín hữu công giáo đạt 20% tổng số dân.

Đức Cha Kang U Il Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn cho biết Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn noi gương các thánh tử đạo, nên nhất quyết dấn thân bênh vực các quyền con người và chống lại bất công. Các Giám Mục Nan Hàn đã không ngần ngại bênh vực tự do và nhân quyền chống lại chế độ quân phiệt kéo dài cho tới năm 1993. Chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hồi năm 1984 để tôn phong hiển thánh 103 vị tử đạo Đại Hàn và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 44 hồi năm 1989, đã giúp đẩy mạnh phong trào truyền giáo tại Nam Hàn.

Trong thời gian qua các phát triển kỹ nghệ đã khiến cho khuynh hướng duy vật và cá nhân chủ nghĩa lan tràn, làm suy giảm ý thức luân lý tôn trọng sự sống con người và môi sinh.

Và Giáo Hội lại nỗ lực cộng tác với các tôn giáo khác mời gọi mọi người cùng nhau bảo vệ sự sống và môi sinh.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Linh Mục Michael Chang Jun Lee, Giám đốc Caritas Nam Hàn, về các dấn thân của Giáo Hội trong công tác trợ giúp người nghèo, anh chị em di cư và bảo vệ môi sinh.

Hỏi: Thưa cha Chang, Giáo Hội Công Giáo trợ giúp việc phát triển xã hội Đại Hàn bằng các cách thế nào?

Đáp: Để hiểu cách thức Giáo Hội lựa chọn trợ giúp việc phát triển xã hội Đại Hàn cần chú ý tới nhiều yếu tố như: sự tiến triển từ xã hội nông nghiệp được tổ chức theo quan niệm của Khổng giáo sang xã hội kinh tế, kỹ nghệ; các xung khắc bên trong và chế độ độc tài, sự căng thẳng giữa các thế hệ già trẻ vv... Tất cả đều đã ảnh hưởng trên các lựa chọn của Giáo Hội. Và Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn đã ưu tiên dấn thân cho công lý bằng cách tìm đáp ứng các khát vọng của người dân Nam Hàn trong các thập niêm 1970-1980 đang bị áp bức bởi chế độ độc tài và đáp ứng các khát vọng của người nghèo, nạn nhân của các chương trình thành thị hóa của chính quyền. Tiến trình kinh tế hóa nhanh chóng của thập niên 1980 đã tạo ra tình trạng xa cách giữa lớp người giầu và lớp người nghèo, khiến cho cảnh sống bần cùng và các kỳ thị gia tăng. Để giải quyết tình trạng này Giáo Hội Công Giáo ngày càng dấn thân nhiều hơn trong các công tác trợ giúp dân nghèo, người già, người tàn tật, giới công nhân và các người bị tù, và ở những nơi nào không có sự hiện diện của các cơ cấu chính quyền. Từ thập niên 1990 chính quyền Nam Hàn đã dấn thân nhiều hơn trong các công tác xã hội và điều này cũng thúc đẩy Giáo Hội tiến triển, nhưng không phải là không có các khó khăn và các chống đối.

Hỏi: Hiện nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn hoạt động trong lãnh vực nào một cách mạnh mẽ nhất, thưa cha?

Đáp: Chúng tôi ủng hộ các nhu cầu của hơn 1 triệu công nhân di cư, bị kỳ thị và bị áp bức. Chúng tôi cũng dấn thân tranh đấu để hủy bỏ án tử hình, bảo vệ môi sinh và nhiều vấn đề xã hội khác. Ngoài ra từ nhiều năm nay Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn cũng dấn thân đối với các anh chị em Bắc Hàn, bằng cách thăng tiến cuộc đối thoại và gửi phẩm vật cứu trợ với mục đích giải quyết tình trạng xung khắc và yểm trợ các nhu cầu của người dân Bắc Hàn.

Dĩ nhiên cũng không thiếu người chỉ trích các hoạt động xã hội của Giáo Hội và họ yêu cầu Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn giữ thế ”trung lập” của tôn giáo đối với các vấn đề xã hội. Nhưng chúng tôi có bổn phận phải hành động theo giáo huấn Kitô mời gọi tín hữu có các hành động cụ thể, mặc dù phải gặp các khó khăn.

Nam Hàn là quốc gia kinh tế đứng hàng thứ 11 trên thế giới và là quốc gia cuối cùng trong số các nước thành viên của tổ chức cộng tác phát triển kinh tế OCSE. Từ vị thế công cộng các trợ giúp ngày càng trở thành tư nhân, nhưng không đủ. Hy vọng của chúng tôi đến từ giới trẻ: hiện có 2 triệu người trẻ thiện nguyện dấn thân trong nhiều công tác bác ái xã hội khác nhau.

Hỏi: Thưa cha Chang, đâu là vai trò của tổ chức Caritas mà cha là giám đốc trong xã hội Nam Hàn hiện nay?

Đáp: Chúng tôi đảm trách các sinh hoạt từ thiện của Giáo Hội Công Giáo Nam Hàn và chúng tôi cũng là dụng cụ chính thức của Giáo Hội trong công tác trợ giúp đối với hải ngoại. Bên trong nước tổ chức Caritas Nam Hàn bắt đầu hoạt động từ năm 1991, phối hợp 16 Caritas giáo phận, 10 hiệp hội trợ giúp bác ái quốc gia, 950 trung tâm xã hội với tất cả là 10.000 cộng sự viên. Đối với việc trợ giúp tại hải ngoại chúng tôi yểm trợ 40 dự án tại hơn 20 quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi cũng thực hiện chương trình của Caritas quốc tế đối với Bắc Hàn. Và tổ chức Caritas Quốc Tế hiện quy tụ 164 Caritas quốc gia trên thế giới.

(Avvenire 12-9-2009)
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 120 Giám Mục dự khóa bồi dưỡng
LM Trần Đức Anh, OP
17:14 21/09/2009
CASTEL GANDOLFO - ĐTC Biển Đức 16 nhắn nhủ các Giám Mục quan tâm săn sóc các Linh Mục thuộc quyền, đồng thời ngài kêu gọi các Giám Mục, Linh Mục tăng cường cuộc sống kết hiệp với Chúa Kitô, điều kiện thiết yếu để công tác tông đồ được kết quả.

Ngài đưa ra lời khích lệ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-9-2009, dành cho 120 Giám Mục thụ phong trong vòng năm qua và đang tham dự khóa bồi dưỡng do Bộ Giám Mục và Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương tổ chức từ ngày 18-9 vừa qua tại Học viện Giáo Hoàng Nữ Vương các Thiên Thần của dòng Đạo Binh Chúa Kitô ở Roma.

Trong bài huấn dụ, ĐTC khẳng định rằng ”sự noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, đối với mỗi tư tế, là con đường bắt buộc phải theo để thánh hóa bản thân và là điều kiện thiết yếu để thi hành sứ vụ mục tử trong tinh thần trách nhiệm. Nếu điều này có giá trị đối với các Linh Mục, thì càng có giá trị đối với chúng ta, hỡi anh em Giám Mục thân mến. Và không nên quên rằng một trong những trách vụ thiết yếu của Giám Mục chính là dùng gương sáng và sự nâng đỡ huynh đệ, giúp đỡ các linh mục trung thành theo ơn gọi của họ, và hăng say, yêu mến làm việc trong vườn nho của Chúa”.

ĐTC nhắc đến cử chỉ trong nghi thức truyền chức Linh Mục: tiến chức đặt tay mình trong tay của Giám Mục. Cử chỉ này đòi hỏi cả hai bên: tân linh mục quyết định phó thác cho Giám Mục và về phần mình, Giám Mục cam kết giữ gìn đôi tay ấy (PDV n.47). Đây là một nghĩa vụ long trọng nói lên trách nhiệm của Giám Mục như người cha trong việc bảo tồn và phát huy căn tính linh mục của các Linh Mục được ủy thác cho sự chăm sóc mục vụ của Giám Mục, căn tính này ngày nay đang bị thử thách nặng nề vì sự tục hóa gia tăng”.

ĐTC cũng đề cập đến năm Linh Mục hiện nay và nhắn nhủ các Giám Mục cũng như Linh Mục đừng bao giờ để những khó khăn và công việc gia tăng làm sao nhãng đời sống nội tâm kết hiệp với Chúa. Ngài nói: ”Sự quan tâm đến những vấn đề hằng ngày và những sáng kiến nhắm hướng dẫn con người trên con đường của Thiên Chúa không bao giờ được làm cho chúng ta lơ là sự kết hiệp thân mật với Chúa Kitô. Thái độ sẵn sàng phục vụ con người không được làm giảm bớt hoặc làm lu mờ sự sẵn sàng của chúng ta đối với Chúa. Thời gian mà Linh Mục và Giám Mục dành cho Chúa trong kinh nguyện luôn luôn là thời gian được sử dụng tốt đẹp hơn vì kinh nguyện là linh hồn của hoạt động mục vụ, là nhựa sống mang lại sức mạnh cho hoạt động ấy, là sự nâng đỡ trong những lúc hoang mang và nản chí, và là nguồn mạch vô tận của lòng nhiệt thành truyền giáo và tình yêu thương huynh đệ đối với tất cả mọi người”.

ĐTC đặc biệt đề cao tầm quan trọng của Thánh Lễ và khẳng định rằng ”Việc cử hành Thánh Lễ phải soi chiếu toàn thể đời sống của anh em và của các linh mục thuộc quyền, mang lại ơn thánh và ảnh hưởng thiêng liêng trên những lúc vui buồn, xao động hay yên hàn, hoạt động hoặc chiêm niệm.”

Sau cùng ĐTC nhắc đến tấm gương thánh Gioan Maria Vianney đã giáo dục các giáo dân của ngài. Cha Tổng Đại diện giáo phận Belley, khi bổ nhiệm thánh nhân làm cha sở họ Ars, đã nói: ”Trong giáo xứ ấy không có nhiều tình yêu đối với Thiên Chúa, nhưng cha sẽ mang tình yêu Chúa vào giáo xứ ấy!”. Và xứ đạo đó đã được biến đổi'. (SD 21-9-2009)
 
Top Stories
VIETNAM: Le Premier ministre vietnamien est résolu à ne pas céder aux demandes du Vatican visant la restitution des biens confisqués à l’Eglise par l’État
Eglises d'Asie
09:00 21/09/2009
Le gouvernement vietnamien a tenu à exprimer publiquement sa volonté de ne pas céder aux revendications de la communauté catholique et du Vatican, concernant la restitution des biens d’Eglise confisqués par l’État au moment de l’établissement du régime socialiste. C’est ce qu’a déclaré le Premier ministre vietnamien Nguyên Tân Dung, vendredi 18 septembre, à Budapest, aux journalistes de Voice of America (VOA, émission en vietnamien) à l’issue d’un entretien avec le Premier ministre hongrois, Gordon Bajnai (1). Dans sa déclaration, le chef du gouvernement vietnamien a laissé entendre que le Vatican faisait pression pour la restitution de ces biens. Cet Etat ne peut revendiquer aucune propriété sur le territoire du Vietnam, a-t-il souligné.

Dans son entretien, le Premier ministre vietnamien a justifié la manière dont son gouvernement s’était opposé aux récentes tentatives de la communauté catholique pour retrouver la propriété des biens confisqués par l’État depuis 1954, date de l’instauration du pouvoir communiste à Hanoi. Le gouvernement vietnamien ne cédera pas à ce type de pressions, y compris à celles qui viennent du Vatican, a-t-il déclaré. « Le Vietnam est une nation indépendante, jouissant d’une pleine souveraineté, avec un État de droit. Toutes les activités des citoyens vietnamiens et des organisations religieuses doivent être menées conformément à la constitution et à la législation du pays… Il doit en être ainsi des opérations concernant les biens religieux ».

Tout un passage de l’entretien recueilli par VOA concerne le Vatican: « Je tiens à le dire clairement: il n’y a pas de propriétés du Vatican au Vietnam. Sur le territoire du Vietnam, les terres appartiennent uniquement à ce pays, à son peuple, à ses citoyens, à son Etat. Il n’y existe aucune propriété appartenant à une religion d’un pays étranger, le Vatican. Les revendications portant sur ce qu’on appelle « les biens du Vatican » sont des revendications immotivées, non conformes à la constitution et à la législation du Vietnam ».

La réaction du chef du gouvernement vietnamien étonne certains observateurs. Lors des récentes affaires (la Délégation apostolique, Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly), aucun des protagonistes n’avait attribué les biens revendiqués au Vatican. Au contraire, la restitution de l’ancienne délégation apostolique de Hanoï a été demandée en tant que propriété du diocèse et de l’Eglise catholique, prêtée pendant un temps au représentant de Rome au Vietnam. L’étonnement est d’autant plus vif que, récemment, des articles de la presse officielle ont voulu faire croire que le Souverain pontife ainsi que la hiérarchie vietnamienne soutenaient sans réserve la politique menée par le gouvernement vietnamien et étaient mécontents de l’attitude des prêtres et des laïcs engagés dans le mouvement de protestation. Certains bruits avaient laissé entendre que, lors de son passage en Italie en novembre ou décembre 2009, le chef de l’État Nguyên Minh Triet rencontrerait le pape pour y faire avancer le processus devant aboutir à l’établissement de relations diplomatiques entre le Vietnam et le Vatican.

Un document publié le 4 septembre 2009 par le ministère de la Construction, intitulé 1878 / BXD-QLN, avait aussi donné à penser que le gouvernement s’orientait vers une révision de sa politique à l’égard des biens d’Eglise confisqués. Il déclarait en particulier que, dans tout le pays, l’utilisation des «biens d’origine religieuse » présentait actuellement une certaine complexité. Par suite, le ministère demandait à un certain nombre de provinces de fournir un rapport sur l’état actuel de l’utilisation des biens d’origine religieuse (2).

(1) http://www.voanews.com/vietnamese/2009-09-19-voa9.cf

(2) http://www.baomoi.com/Home/NhaDat/dantri.com.vn/Ra-soat-viec-su-dung-nha-dat-co-nguon-goc-ton-giao/3183014.epi

(Source: Eglises d'Asie, 21 septembre 2009)
 
Vietnam's Prime Minister Declares All Properties Belong to Government
Stefan Bos /VOA
09:02 21/09/2009
Budapest, 19 September 2009 - Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung says his government will not accept demands from the Vatican to return confiscated properties to the Catholic Church in Vietnam. Mr Dung made the comments in Budapest Friday, following trade talks with his Hungarian counterpart Gordon Bajnai.

Answering questions from VOA News, Prime Minister Dung defended Vietnam's policy to stop the Catholic Church from taking back church buildings and other properties that were confiscated by the state since 1954.

In recent weeks Vietnamese Catholics have held demonstrations in several parts of the country to demand the return of church properties.

However, Mr. Dung said Vietnam would not accept any pressure, including from the Vatican, on this issue.

He says that all properties in Vietnam belong to the country and the government. And all the property claims have to be carried out according to the law. He adds that every citizen in Vietnam, including religious groups have to respect the law and the constitution of the country. Mr. Dung also warns that he rejects the idea of any religious groups working against the law. He says the property claims of the Vatican go against the Vietnamese constitution and the law.

His comments came as Vietnamese President Nguyen Minh Triet reportedly planned to visit Italy and to meet with Pope Benedict XVI in November or December as part of efforts re-establish diplomatic relations between Vietnam and the Vatican.

Yet, activists claim Mr. Dung's arguments have been misused by the government to crackdown on both Catholics and Protestants, amid reports that several church leaders and individual Christians have been detained.

Mr. Dung spoke after talks with Hungarian Prime Minister Gordon Bajnai on improving economic relations, including an $88 million loan agreement between the two nations for the building of a hospital in Vietnam.

Hungarian Prime Minister Bajnai told VOA News however that despite the improved economic relations, Hungary and the European Union will continue discussions with Vietnam about international concerns over its human rights record.

"We do appreciate greatly that human rights discussion that is going on between Vietnam and the European Union," he said. "Hungary is part of that active discussion. We consider the European Union an alliance of values, including human values and human rights."

"We share the opinion of our European partners. And we expect that this cooperation and discussion between Vietnam and the European Union will lead to an improving relationship between our countries and alliances," he added.

Mr. Bajnai's comments about Vietnam are closely watched by the European Union as Hungary will take over the rotating EU presidency in 2011.

The country is already part of the 'EU Presidential Troika', which consists of next year's EU presidents Spain and Belgium as well as Hungary.

Vietnam has Southeast Asia's second largest Catholic community after the Philippines, with at least six million followers.

Catholic activists have criticized Washington for scrapping Vietnam from its list of Countries of Particular Concern regarding religious rights, saying the move would legitimize the Communist government and what they view as the war on religion.

(Sources: http://www.voanews.com/english/2009-09-19-voa16.cfm)
 
Vietnam: Quid des restitutions des biens de l’Eglise catholique ?
Zenit.org
13:07 21/09/2009
Les confiscations de l’Etat socialiste en cause

ROME, Lundi 21 septembre 2009 (ZENIT.org) - Le premier ministre vietnamien est résolu à ne pas céder aux demandes du Vatican visant la restitution des biens confisqués à l'Eglise par l'État, indique aujourd'hui « Eglises d'Asie », l'agence des Missions étrangères de Paris (MEP).

Le gouvernement vietnamien a tenu à exprimer publiquement sa volonté de ne pas céder aux revendications de la communauté catholique et du Vatican, concernant la restitution des biens d'Eglise confisqués par l'État au moment de l'établissement du régime socialiste. C'est ce qu'a déclaré le premier ministre vietnamien, Nguyên Tân Dung, vendredi 18 septembre, à Budapest, aux journalistes de Voice of America (VOA, émission en vietnamien) à l'issue d'un entretien avec le premier ministre hongrois, Gordon Bajnai (1). Dans sa déclaration, le chef du gouvernement vietnamien a laissé entendre que le Vatican faisait pression pour la restitution de ces biens. Cet Etat ne peut revendiquer aucune propriété sur le territoire du Vietnam, a-t-il souligné.

Dans son entretien, le premier ministre vietnamien a justifié la manière dont son gouvernement s'était opposé aux récentes tentatives de la communauté catholique pour retrouver la propriété des biens confisqués par l'État depuis 1954, date de l'instauration du pouvoir communiste à Hanoi. Le gouvernement vietnamien ne cédera pas à ce type de pressions, y compris à celles qui viennent du Vatican, a-t-il déclaré. « Le Vietnam est une nation indépendante, jouissant d'une pleine souveraineté, avec un État de droit. Toutes les activités des citoyens vietnamiens et des organisations religieuses doivent être menées conformément à la constitution et à la législation du pays... Il doit en être ainsi des opérations concernant les biens religieux ».

Tout un passage de l'entretien recueilli par VOA concerne le Vatican: « Je tiens à le dire clairement: il n'y a pas de propriétés du Vatican au Vietnam. Sur le territoire du Vietnam, les terres appartiennent uniquement à ce pays, à son peuple, à ses citoyens, à son Etat. Il n'y existe aucune propriété appartenant à une religion d'un pays étranger, le Vatican. Les revendications portant sur ce qu'on appelle « les biens du Vatican » sont des revendications immotivées, non conformes à la constitution et à la législation du Vietnam ».

La réaction du chef du gouvernement vietnamien étonne certains observateurs. Lors des récentes affaires (la délégation apostolique, Thai Ha, Tam Toa, Loan Ly), aucun des protagonistes n'avait attribué les biens revendiqués au Vatican. Au contraire, la restitution de l'ancienne délégation apostolique de Hanoi a été demandée en tant que propriété du diocèse et de l'Eglise catholique, prêtée pendant un temps au représentant de Rome au Vietnam. L'étonnement est d'autant plus vif que, récemment, des articles de la presse officielle ont voulu faire croire que le Souverain Pontife ainsi que la hiérarchie vietnamienne soutenaient sans réserve la politique menée par le gouvernement vietnamien et étaient mécontents de l'attitude des prêtres et des laïcs engagés dans le mouvement de protestation. Certains bruits avaient laissé entendre que, lors de son passage en Italie en novembre ou décembre 2009, le chef de l'État, Nguyên Minh Triet, rencontrerait le pape pour faire avancer le processus devant aboutir à l'établissement de relations diplomatiques entre le Vietnam et le Vatican.

Un document publié le 4 septembre 2009 par le ministère de la Construction, intitulé 1878 / BXD-QLN, avait aussi laissé penser que le gouvernement s'orientait vers une révision de sa politique à l'égard des biens d'Eglise confisqués. Il déclarait en particulier que, dans tout le pays, l'utilisation des « biens d'origine religieuse » présentait actuellement une certaine complexité. Par la suite, le ministère demandait à un certain nombre de provinces de fournir un rapport sur l'état actuel de l'utilisation des biens d'origine religieuse (2).
 
Vietnam Seeks to Silence its China Critics
Asia-News
21:22 21/09/2009
Bloggers and online journalists beware. Big Brother is watching

Monday, 21 September 2009 - For vocal critics of the Chinese government, there's only one place where it's more dangerous to speak out than in mother China and that's Vietnam.

Although many Vietnamese remain highly suspicious of China, which ruled Vietnam for 1,000 years and launched a short but bloody border war against it in 1979, the Communist government has become increasingly nervous about criticism of its northern neighbor. The rationale for this crackdown is not communist solidarity or a new drive to stamp out xenophobia but cold, hard cash.

The global financial crisis has left Vietnam more dependent than ever on investment from China, its biggest trading partner. With the Chinese hyper-sensitive to any criticism, the Vietnamese government, which already ranks toward the bottom of most press freedom league tables, has intensified its crackdown on those who question the nature of China-Vietnam relations.

In the latest sweep by Vietnam's media police, two bloggers and an online journalist were arrested and detained for several days under suspicion of "abusing democratic freedoms" to undermine the state. Blogger Bui Thanh Hieu, who used the pen name "Nguoi Buon Gio" or "Wind Trader", journalist Pham Doan Trang, who works for popular news website VietnamNet and Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogged as "Me Nam" or "Mother Mushroom", had all written critically about Vietnam-China relations on the internet.

They were detained after police got wind of a small-scale plan to print tee-shirts bearing slogans that called for an end to controversial Chinese investment in a massive new bauxite mining project in the Central Highlands and rejected Chinese claims to sovereignty over disputed islands in the South China Sea.

Although the trio were eventually released earlier this month, their computers and other personal effects were seized and Quynh, who was detained for 10 days, said she was only let out after pledging to cease writing her blog.

These were just the latest in a continuing crackdown on those who have railed against the government's increasingly close relationship with China. A number of other journalists and writers were arrested or lost their jobs after openly criticizing China earlier this year.

The global financial crisis has forced many international companies to rethink their investments in riskier, emerging markets such as Vietnam – foreign direct investment fell by 82 percent to just US$10.4bn in the first eight months of the year, according to government figures. Vietnam's cash-strapped government has also found it hard to issue new bonds, with market yields above the level that the country can afford.

As a result, the Southeast Asian nation has become increasingly reliant on China. Vietnam runs a large trade deficit with its former conqueror and has been pushing China to increase investment in order to rebalance this relationship.

Prime Minister Nguyen Tan Dung traveled to China in April on a major trade mission, where he met Chinese premier Wen Jiabao and promised to make it easier for Chinese companies to do business in Vietnam.

This cozying-up to China has not gone down well with Vietnam's army of online patriots. But although distrust of China has a long history in Vietnam, bloggers and other commentators in Vietnam insist that the growing sense of unease at China's creeping involvement in their country is about much more than mere xenophobia.

Many fear that Vietnam has little to gain and much to lose from openings its doors to Chinese investment. They also worry that their government's reliance on Chinese money will lead to a softening of Vietnam's territorial claims to the Spratly and Paracel islands in the South China Sea, which are believed to be surrounded by extensive oil and gas reserves.

Concerns have coalesced around the involvement of Chinalco, a state-owned Chinese mining group, in a large bauxite extraction project in Vietnam's Central Highlands. Critics ranging from monks to scientists and even war-hero General Vo Nguyen Giap have spoken out against the plan because of fears over national security and the poor environmental record of Chinese mining companies.

After Giap, who masterminded the defeat of the French and Americans in two successive wars, voiced his concerns publicly earlier this year, the government seemed to allow an unprecedented level of debate about such an important policy, even letting skeptical scientists hold a conference to discuss the mining project.

However, this "Hanoi spring" was sadly, if predictably, short-lived. The government may not have been in a position to silence 98-year-old Giap but it soon made it clear that it was not willing to countenance criticism of its key business partner from lowly bloggers or journalists.

The suppression of anti-Chinese voices has been part of a wider crackdown on dissent ahead of the all-important party congress in 2011, when Vietnam's top three political posts are likely to be reshuffled.

The government brought in new restrictions in December that make it illegal for bloggers to cover political issues or write under pseudonyms. The police have also arrested other perceived threats to national security such as Nguyen Xuan Nghia, a writer and pro-democracy campaigner, and Le Cong Dinh, a prominent human rights lawyer.

While the Vietnamese government maintains a tight grip over the more than 700 newspapers and magazines that are available on the newsstands of Hanoi and Ho Chi Minh City, it has found it much more difficult to control the internet.

With some 21 million internet users and anywhere between one and four million blogs to police, Vietnam does not have the resources or technology to take the Chinese approach to internet censorship, rolling out extensive firewalls that block unsavory websites.

Instead, the media police prefer to take the kind of approach practiced by Malaysia, Singapore and Thailand, shaking down popular bloggers in the hope that it will have a chilling effect, making others afraid to discuss even vaguely controversial issues.

International press freedom groups such as the Committee to Protect Journalists and Reporters without Borders have condemned the latest arrests and warned that the increasing clampdown on free speech will harm the fight against corruption in Vietnam. But the government has dismissed these censures, with a foreign ministry spokesman insisting that the arrests were "consistent with the Vietnamese laws" and arguing that "some organizations and individuals have intentionally exaggerated and distorted this issue with ill intention."

Some dissidents believe that China effectively bought off the Vietnamese government by advancing them a secret $50bn bailout package during the height of the financial crisis when, they claim, Vietnam was on the brink of fiscal collapse.

There is no evidence for such conspiracy theories but, with Vietnam forced to turn to the Asian Development Bank this week for a $500m loan to supplement its unhealthy-looking budget, it is clear that the government is in no position to spurn China's advances.

(Source: http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=2064&Itemid=188)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành Hương Theo Bước Chân Thầy (8)
Vũ Văn An
01:44 21/09/2009
Đường Đau Khổ

Hôm sau, chúng tôi trở lại Cổ Thành để tham dự nghi thức mà không một người hành hương nào có thể bỏ qua khi tới Giêrusalem. Đó là đi đường Thánh Giá và viếng Mồ Chúa.

Từ Cổng Sư Tử, đi vào chừng hơn trăm mét, bên tay phải bạn là một chiếc cổng đóng kín, trên có đề bằng chữ Anh: Birthplace of The Virgin Mary (Nơi sinh của Trinh Nữ Maria). Chúng tôi không được băng qua cổng này mà phải đi thêm chừng 20 mét nữa để tới Nhà Thờ Thánh Anna, tương truyền là nơi song thân của Đức Mẹ cư ngụ lúc đã cao niên, và do đó là nơi hai cụ hạ sinh Đức Mẹ. Bách Khoa Từ Điển Công Giáo ấn bản 1914 cho rằng: theo Phúc Âm Đầu Hết của Giacôbê, một ngoại thư có từ thế kỷ thứ 2, hai thánh Gioakim và Anna đầu tiên sống tại Sephoris, hạ lưu Hồ Galilê, phía bắc Nadarét chừng 8 kilô mét. Nhưng sau đó dọn về sống tại Giêrusalem, trong một căn nhà được Thánh Sophronius thành Giêrusalem (thế kỷ thứ 6, thứ 7) gọi là Probatica. Mà tên Probatica được dùng để gọi căn nhà của hai vị có lẽ là vì nó nằm gần chiếc ao hay hồ nước tên Probatica hay Bêthesđa (viết theo Cha Nguyễn Thế Thuấn) trong Phúc Âm Gioan 5:2. Phúc Âm này cho hay: “nơi Ao Cừu, có sở gọi là Bêthesđa theo tiếng Hípri”. Theo từ điển mở Wikipedia, Thánh Gioan dùng chữ Hy Lạp Probatike để gọi Ao Cừu (Bản Các Giờ Kinh Phụng Vụ gọi là Cửa Chiên). Mà probatike quả là thuộc về cừu hay chiên theo nghĩa đen. Hiện nay, các học giả đều cho rằng probatike thực sự được dùng để chỉ sự kiện Bêthesđa nằm gần Cửa Chiên, một cửa của tường thành cũ, gần cửa Sư Tử bây giờ.

Khu khảo cổ và Nhà Thờ Thánh Anna
Tại đây, từ thế kỷ thứ 8 trước công nguyên đã có một hồ chứa nước. Khoảng năm 200 trước công nguyên, người ta cho xây thêm một hồ nữa. Qua thế kỷ thứ 1 trước công nguyên, các hang tự nhiên ở phía đông hai hồ nước này được biến thành những bể tắm nhỏ, trở thành một phần của đền thờ thần chữa bệnh (tức thần Asclepius, do đó gọi tên đền là asclepieion), chắc chắn do người La Mã xây. Giữa thế kỷ thứ 1 công nguyên, Hêrốt Agríppa cho nới rộng tường thành, do đó đem đền thờ thần chữa bệnh này vào trong thành. Khi xây lại Giêrusalem và đặt tên cho nó là Aelia Capitolia, Hadrian đã nới rộng đền thờ thần chữa bệnh thành một đền lớn hơn để dâng kính hai thần Asclepius và Serapis. Thời Byzantine, đền thờ này đã được biến thành một nhà thờ. Sau khi Thập Tự Quân chiếm được Giêrusalem, nhà thờ này đã được tái thiết và được làm nhỏ lại. Thời Saladin, nhà thờ bị biến thành trường thần học của Hồi Giáo. Rồi dần dần bị bỏ hoang, biến thành nơi đổ rác. Năm 1856, người Thổ Nhĩ Kỳ biếu địa điểm này cho Pháp. Và người Pháp cho xây Ngôi Nhà Thờ Thánh Anna hiện nay, ở một địa điểm nằm về phía đông nam, xa hẳn nơi có những cuộc khai quật khảo cổ.

Điều lý thú là các cuộc khai quật trong thế kỷ 19 đã khám phá ra một bể nước lớn chỉ cách tây bắc Nhà Thờ Thánh Anna chừng 30 mét mà người ta cho là chính Giếng Bêthesđa. Những cuộc khai quật năm 1964 lại khám phá ra tàn tích của các nhà thờ thời Byzantine va Thập Tự Quân và nhất là đền do Hadrian xây dâng kính các thần Asclepius và Separis, giếng nhỏ chữa bệnh Asclepieion, một trong hai giếng lớn hơn và đập nước giữa các giếng ấy. Điều cũng lý thú là các cơ sở thời Byzantine đã được xây dựng ngay tại tâm điểm các cơ sở của Hadrian, và chứa luôn các giếng chữa bệnh.

Du khách hiện nay có thể nhận diện từng cơ sở một, nhờ những tấm bảng chỉ dẫn nhỏ gắn vào các tầng khai quật khác nhau, kể cả địa điểm Chúa Giêsu đã chữa một người bại liệt từng nằm bên giếng 38 năm ròng rã, chờ nước động để nhẩy xuống cho khỏi bệnh, mà không bao giờ kịp.

Vào thăm nhà thờ Thánh Anna, người ta được chiêm ngưỡng bức tượng thánh nữ trò truyện với người con gái lúc ấy chừng 8,9 tuổi đang đứng bên cạnh. Thân
Thánh Anna và Con Gái Maria
hình to lớn của mẹ như bao trùm con gái thân yêu, mà lời mẹ khuyên còn bao trùm hơn nữa người con gái sẽ trở thành người đàn bà diễm phúc nhất trần gian, mọi nơi, mọi thời. Nơi thánh mữ hạ sinh người con gái duy nhất ấy được vây thành một vòng cung nằm về phía tay phải nhà thờ. Tại đấy, có đặt một băng ghế dài đủ chỗ cho hai ba người ngồi. Nhiều khách hành hương đã ngồi ở đấy để suy niệm về biến cố khai mở thời đại Nhập Thể. Một “blogger” nhân cơ hội này đã suy niệm về ý nghĩa của tên thánh nữ đã dùng đặt cho con gái. Tên ấy có nghĩa trước nhất là đắng đót, quả đã tiên tri thân phận sau này của con gái, lời tiên tri được Simêong sau này nói rõ hơn: một lưỡi kiếm sẽ đâm thâu lòng bà. Đúng ra là cô, vì lúc ấy người mẹ trẻ Maria cùng lắm chỉ mới 18 tuổi! Nhưng đấy mới chỉ là một ý nghĩa của tên Maria. Vì tên này còn có nghĩa là biển, là đại dương, được “blogger” này thêm vào chữ yêu thương, biển yêu thương. Mỗi lần đau khổ trong đời, cô đều tìm tới biển này để, dù cái buồn có thăm thẳm như lũng sâu nước mắt, cũng phải nguôi ngoai. Mẹ vốn là nguồn cậy trông, là niềm dịu ngọt, mênh mông hơn cả bốn đại dương cộng lại.

Via Dolorosa
Ra khỏi Nhà Thờ Thánh Anna, chúng tôi bước vào “Via Dolorosa”, Đường Đau Khổ, hay Đường Thánh Giá. Đường này trải qua một lịch sử phát triển khá lâu dài. Nó đã khởi sự có từ thời Byzantine nhưng cho tới thế kỷ 18, con số chặng và địa điểm các chặng khác bây giờ. Phải từ thế kỷ 18 trở đi, nó mới có lộ trình và số chặng như hiện nay, nghĩa là gồm 14 chặng, 9 chặng ở bên ngoài và 5 chặng bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Tuy nhiên, địa điểm một số chặng vẫn chưa nhất định, phải qua thế kỷ 19, vấn đề ấy mới được nhất trí hoàn toàn. Hiện nay, lộ trình này bắt đầu tại Trường Tiểu Học Umariya, gần địa điểm của pháo đài Antonia ngày trước và tiến về phía tây qua Cổ Thành để kết thúc bên trong Nhà Thờ Mộ Chúa. Điều đặc biệt là: như trên đã nói, các bảng chỉ dẫn tại Giêrurasalem thường được viết bằng ba thứ tiếng Anh, Do Thái và Ả Rập, riêng bảng “Via Dolorosa” được viết bằng tiếng La Tinh và cả ba khối trên đều chấp nhận.

Chặng thứ nhất và chặng thứ hai kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu giáp mặt với Tổng Trấn Philatô. Tại địa điểm này, có ba nhà thờ Công Giáo đã có từ đầu thế kỷ
Bên Trong Nhà Thờ Đánh Đòn
19, đặt tên theo các biến cố trên: Nhà Thờ Kết Án và Bắt Vác Thánh Giá, Nhà Thờ Đánh Đòn, và Nhà Thờ Này Là Người. Một khu vực lát gạch khá rộng theo kiểu La Mã ở bên dưới ba nhà thờ này vốn được truyền thống coi là nền đá (tiếng Do Thái là Gápbatha, tiếng Hy Lạp là Lithostratos, Ga 19:13) nơi Philatô kết án Chúa Giêsu. Ba nhà thờ này dần dần được xây sau khi cha Marie-Alphonse Ratisbonne, Dòng Tên, mua lại từng phần địa điểm này vào năm 1857. Trong số ba nhà thờ này, nhà thờ mới xây nhất chính là Nhà Thờ Đánh Đòn, do kiến trúc sư Antonio Barluzzi thực hiện cuối thập niên 1920. Cao trên bàn thờ, dưới mái vòm, là một tranh ghép trên nền vàng mô tả Mão Gai bị các sao đâm qua. Nhà thờ cũng được trang trí bằng ba kính mầu diễn tả các cảnh: Chúa Giêsu bị đánh đòn mình cột vào cột đá, Philatô rửa tay, và việc thả tự do cho Barabbas.

Vác Thánh Giá trên Via Dolorosa
Tại địa điểm này, một thánh giá gỗ bằng tầm người lớn vác đã được cung cấp sẵn cho đoàn chúng tôi. Tuy không lớn bằng thánh giá “Chúa Giêsu Da Trắng” và “ông Simong Thổ Dân” vác ngày nào tại Sydney, nhân dịp Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008, thánh giá này cũng đủ nặng để những người hành hương cảm nhận được nỗi thống khổ của Thầy Chí Thánh trên đường lên Canvariô ngày nào. Và vì thế, việc hân hạnh được thay nhau vác nó quả là một kinh nghiệm đầy xúc động cho tất cả 7 thành viên nam giới trong đoàn của chúng tôi, trong khi các thành viên nữ đỡ phía đuôi thập giá. Một cảnh tượng bi hùng cảm động, độc nhất trên đời, mãi mãi khắc ghi vào ký ức.

Rồi vì thập giá quá nặng, Chúa Giêsu bị ngã quị tới ba lần. Lần đầu được tưởng niệm tại chặng thứ ba, đặt tại cuối phần phía đông của Đường Thánh Giá, gần Nhà Nguyện Công Giáo Ba Lan có từ thế kỷ thứ 19. Những người Công Giáo xây dựng nhà thờ này thực ra là người Ba Lan gốc Ácmêni và năm 1947-1948,
Chặng Thứ Ba
chính quân đội Ba Lan đã ủng hộ tài chánh để trùng tu nhà thờ này. Lần ngã thứ hai được tưởng niệm tại chặng thứ bẩy, đặt tại một ngã tư đường gần một nhà nguyện xây năm 1875 của Dòng Phanxicô. Thời hoàng đế Hadrian, ngã tư này chính là giao điểm của hai trục đường bắc nam (cardo) và trục đường đông tây (decumanus) sau trở thành Via Dolorosa. Lần ngã thứ ba được tưởng niệm ở chặng thứ chín, không được đặt tại chính Via Dolorosa mà đặt tại lối vào Đan Viện Chính Thống Êthiôpia và Đan Viện Chính Thống Thánh Antôn của Ai Cập, cả hai tạo mái cho Nhà Nguyện Thánh Helena ở sâu dưới đất trong Nhà Thờ Mộ Thánh. Thời Chúa Giêsu, Đường Thánh Giá lồi lõm, lởm chởm ra sao không biết, nhưng Via Dolorosa hiện nay được lát bằng đá cứng khá gồ ghề. Mỗi lần đến chỗ Chúa ngã, ai cũng rùng mình như thấy cái đau của Người trong da thịt mình.

Đường Thánh Giá, như ta biết, cũng thuật lại những cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu trên đường vác thập giá. Tất cả có bốn cuộc gặp gỡ như thế. Chỉ có một cuộc được cả ba Phúc Âm Nhất Lãm nhắc tới, một cuộc chỉ được Phúc Âm Luca nhắc tới, trong khi hai cuộc gặp gỡ còn lại chỉ có trong tương truyền. Cuộc gặp gỡ theo tương truyền đầu tiên chính là cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Mẹ Sầu Bi của Người. Cuộc gặp gỡ này được tưởng niệm tại chặng thứ bốn, đặt tại Nguyện Đường Chính Thống Ácmêni có từ thế kỷ 19. Nguyện đường có tên Đức Mẹ Đau Thắt (Our Lady of the Spasm) này được xây cất năm 1881 nhưng căn hầm của nó hiện duy trì nhiều di tích khảo cổ của một tòa kiến trúc thời Byzantine, trong đó có nền nhà được ghép tranh. Cuộc gặp gỡ được cả ba Phúc Âm Nhất Lãm nhắc tới là cuộc gặp gỡ với Simôn Thành Kyrênê, người vác đỡ thập giá cho Chúa. Biến cố này được tưởng niệm tại chặng thứ 5, đặt tại cuối phía đông thuộc khu phía tây của Via Dolorosa, kế cận Nhà Nguyện Simôn Kyrênê, một nhà nguyện của các cha Phanxicô xây năm 1895.

Gặp Thánh Nữ Veronica
Cuộc gặp gỡ thứ ba cũng thuộc tương truyền là cuộc gặp gỡ với Thánh Nữ Veronica, người dâng khăn cho Chúa lau mặt và Chúa đã để lại nguyên khuôn mặt của Người trên tấm khăn ấy. Dù có người cho rằng tên Veronica chỉ là một hình thức nói lái hay biến thái của từ Latinh vera icon (có nghĩa là ảnh thật), nhưng tương truyền này đã có từ rất lâu và đã đi vào lòng sùng kính của cả Đông lẫn Tây, nên nó đã trở thành gia sản chung của Giáo Hội từ những ngày tiên khởi, và do đó đã có chỗ đứng nhất định trên Via Dolorosa và cùng khắp các giáo hội Đông Tây. Nghĩ cho cùng một người phụ nữ đạo hạnh nào đó dám từ đám đông bước ra trao khăn cho Chúa lau mặt thì cũng chỉ là hiện tượng thông thường, giống như trong phim Ben Hur có người trao cho Chúa một gáo nước. Và nếu khuôn mặt Chúa có hiện nguyên hình trên tấm khăn đó thì việc ấy cũng không nằm ngoài quyền năng của Người. Dù sao, một bức hình như thế cũng đã được nhắc đến trong Các Thư của Chúa Giêsu Kitô và Abgarus, Vua Edessa, một ngoại thư Tân Ước có trước cả Eusebius. Cuộc gặp gỡ này được tưởng niệm ở chặng thứ sáu, đặt tại Nhà Thờ Thánh Nhan và Thánh Veronica do người Công Giáo Hy Lạp xây năm 1883 trên nền kiến trúc cũ có từ thế kỷ 12, được người ta tin là chính nhà của Thánh Veronica. Hiện nay, các nữ tu thuộc Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu coi sóc.

Cuộc gặp gỡ thứ tư tưởng niệm biến cố Chúa gặp các phụ nữ đạo hạnh của Giêrusalem. Biến cố này được duy nhất Phúc Âm Luca thuật lại. Gặp họ, Chúa đã dừng lại và cho họ một lời khuyên. Chặng thứ tám của Via Dolora đã được dành cho biến cố này và được đặt kế cận Đan Viện Thánh Charalampus của Chính Thống Giáo Hy lạp. Nó được ghi dấu với chữ Nika (tiếng Hy lạp có nghĩa là chiến thắng) được khắc vào tường và cây thánh giá có trang trí.

Vì là ngày thường, nên đoàn chúng tôi là đoàn duy nhất đi đường Thánh Giá trên Via Dolorosa lúc ấy, dù tại chặng thứ 9, trước khi bước vào Nhà Thờ Mộ
Thánh Giá đời thường
Chúa để hoàn tất các chặng từ 10 đến 14, chúng tôi có thấy 3 thánh giá gỗ khác đã được dựng tựa vào tường, sau khi sử dụng. Đường đã hẹp, người đi lại nhiều, mà xe cộ đủ loại, kể cả xe cày cấy, vẫn rầm rộ phóng qua. Và trong khi chúng tôi suy niệm, hát xướng, người Ả Rập vẫn tỉnh bơ ngồi cho con bú, hút thuốc, truyện trò như chỗ không người. Việc buôn bán tấp nập đương nhiên là vẫn tiếp diễn, có người còn chào hàng chúng tôi trong lúc di chuyển. Trong các xã hội tân tiến, ngoài các xã hội cực đoan như Cộng Sản, những địa điểm có giá trị lịch sử tôn giáo cao, được nhiều du khách khắp thế gới tuôn đến kính viếng, như Via Dolora, hẳn đã được tốt nhất thì dành riêng cho tôn giáo, mà tệ nhất cũng được dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, nghĩ lại, tình thế Via Dolorosa chỉ phản ảnh đời thực mà thôi, một đời thực mà lòng đạo của tôi hôm nay bắt buộc phải thích ứng. Vả lại, tại sao tôi lại không nhận lấy trách nhiệm biến những người Ả Rập và cả Do Thái kia trở thành những người cùng một tâm tình tôn giáo với mình?
 
Cộng đoàn GP Vinh tại Hà Nội đại hội đầu năm và dâng thánh lễ
Antôn Trần Đức Hà
09:25 21/09/2009
HÀ NỘI - Sáng Chúa nhật ngày 20/9/2009, tại nguyện đường Giêrađô Thái Hà, cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội đã tổ chức thánh lễ khai giảng năm học mới cho anh chi em sinh viên, đón chào tân sinh viên; đồng thời tổ chức đại hội cộng đoàn. Linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, dòng Chúa Cứu Thế và cũng là linh hướng Cộng đoàn chủ trì thánh lễ. Thánh lễ có sự hiện diện của đông đảo ân nhân và hàng trăm thành viên trong cộng đoàn.

Xem hình ảnh

Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội hiện chia thành 6 nhóm: Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân 1, Thanh Xuân 2, Cầu Giấy và Nông Nghiệp với con số lên tới hàng trăm thành viên. Người trực tiếp hướng dẫn và gắn bó với từng bước đi của anh chị em là cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh. Ngài là Linh mục gốc Giáo phận Vinh đang phục vụ tại giáo xứ Thái Hà nên có nhiều tình cảm với các bạn trẻ đồng hương tại Hà Nội. Ngài thật sự là linh hồn cộng đoàn.

Được thành lập với mục đích quy tụ tất cả anh chị em Vinh đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội; Cộng đoàn hoạt động với linh đạo “Xin cho chúng con hiệp nhất nên một” (Ga 1,23).

Xuất phát từ những mục tiêu đã được đặt ra ngay từ đầu là TÂM LINH - TRI THỨC - NỐI KẾT, cộng đoàn đã làm được nhiều việc hữu ích, giúp tăng trưởng đời sống người con gốc Vinh xa quê. Những việc làm được nhiều người đánh giá cao. Cụ thể đó là:

+ Nhận thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu làm quan thầy và noi theo tấm gương vị thánh trẻ trong học tập và đời sống đạo.

Ban điều hành mới của CĐ Vinh
+ Tham gia nhiệt tình các chương trình của sinh viên công giáo Tổng Giáo phận Hà Nội như lễ truyền thống, lễ khai giảng năm học mới, lễ tổng kết, lễ Giáng Sinh và tham dự các đêm văn nghệ, giải bóng đá.

+ Tổ chức tĩnh tâm mùa chay tại đan viện Xi tô Châu Sơn – Ninh Bình, hành hương viếng Nhà thờ đá Phát Diệm, giáo xứ Nam Lỗ - Thái Bình, giao lưu tại giáo xứ Lập Thạch – Giáo phận Vinh. v.v.

+ Tham dự các hoạt động phụng vụ tại giáo xứ Thái Hà. Hiện tại, cộng đoàn đã thành lập ca đoàn phục vụ thánh lễ vào mỗi Chúa nhật.

+ Tham gia các hoạt động từ thiện xã hội như thăm làng trẻ SOS, giúp đỡ các em mồ côi, khuyết tật, …

+ Đặc biệt, Cộng đoàn Vinh rất nhanh nhạy trong những vấn đề thời sự nóng bỏng của giáo hội hiện nay. Khi giáo dân Tam Toà bị đánh đập và bắt giữ bất công, cộng đoàn đã gửi thư hiệp thông và tổ chức cầu nguyện không ngừng nghỉ. Thánh lễ mỗi tối thứ 6 hàng tuần cầu nguyện cho Tam Toà đều thu hút một lượng người đông đảo tham dự.

Ngoài hoạt động ở cộng đoàn thì mỗi nhóm đều tạo cho mình được những hoạt động phong phú, sôi nổi và mới mẻ.

Tại buổi đại hội đầu năm, anh chị em đã bầu lại ban điều hành Cộng đoàn niên khoá 2009-2010. Anh Giuse Nguyễn Văn Thống (quê giáo xứ Trang Nứa) được mọi người tín nhiệm tiếp tục cương vị trưởng điều hành. Ngoài ra, Đại hội cũng bầu thêm 2 phó nhóm, 1 thư ký và các trưởng ban tri thức, nối kết, tâm linh, ca đoàn, truyền thông và thể thao.

Với thánh lễ và đại hội đầu năm, chắc chắn Cộng đoàn Vinh sẽ có được động lực mới thúc đẩy tinh thần các thành viên trong cộng đoàn hăng say hơn trong hoạt động học tập và sống đạo.
 
Đại hội Giới Hiền Mẫu Giáo Phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:33 21/09/2009
PHAN THIẾT - Ngày Chúa Nhật 20.9.2009, kỷ niệm 15 năm thành lập, giới Hiền Mẫu Giáo Phận tổ chức ngày Đại hội tại Nhà thờ Kim Ngọc. Năm 1994, Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi thành lập Hội Bà Mẹ Công Giáo Phan Thiết. Đại diện cho 19.000 hội viên, 1.500 Bà Mẹ là thành viên ban trị sự từ các giáo xứ, giáo họ đã đến tham dự.

Xem hình ảnh

Một ngày đầy ắp chương trình từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm.

Sau giờ khai mạc, Thạc sĩ Bác sĩ Lan Hải và Bác sĩ Bùi Duy Luật thuyết trình các đề tài giáo dục giới tính thanh thiếu niên, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp phụ nữ. Những thắc mắc về sức khỏe, giới tính được các bác sĩ trả lời tận tình hòa lẫn trong tiếng cười và những tràng pháo tay nồng nhiệt tán thưởng.

Ban chiều, các bà mẹ nghe các linh mục hướng dẫn học hỏi về Đức Maria.

Thánh lễ tạ ơn do Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đồng tế với 10 cha trong giáo phận. Các bà mẹ đồng phục áo dài trắng thật đẹp, thật duyên dáng. Cơn mưa lớn làm dịu mát không khí oi bức những ngày ngột ngạt nắng nóng.

Sau cơm tối, đêm diễn nguyện với chủ đề: Thánh Nữ Mônica, trái tim nhân hậu.

Cha Augustinô Nguyễn văn Lạc, đặc trách Hội các bà mẹ Giáo phận điểm lại những cột mốc thời gian và dâng lời tri ân. Ngài cho biết hiện nay, nhân sự Hội Bà Mẹ gồm:

- Ban Trị sự giáo phận: 7 bà mẹ
- Ban Trị sự 5 giáo hạt: 25 bà mẹ
- Ban trị sự các giáo xứ và giáo họ: 300 bà mẹ

- Tổng số hội viên đầu năm 2009 là 18.937 bà mẹ.

- Hạt Bắc Tuy: 1.446 hội viên
- Hạt Phan Thiết: 3.424 hội viên
- Hạt Hàm thuận nam: 3.249 hội viên
- Hạt Hàm Tân: 6232 hội viên
- Hạt Đức Tánh: 4.586 hội viên.

Hàng ngàn khán giả nhiệt thành và xúc động qua từng lời ca điệu múa đặc sắc trình bày cuộc đời Thánh Nữ Mônica.

Sau lời cám ơn của chị Maria Trần Thị Bích Vân, Hội trưởng bà mẹ giáo phận, Đức cha Giuse ban phép lành kết thúc diễn nguyện lúc 10 giờ đêm. Những xứ ở xa hơn trăm cây số phải một hai giờ sáng mới về đến nhà.

Kỷ niệm 15 năm thành lập là một mốc thời gian đong đầy ý nghĩa cảm tạ Thiên Chúa. Thánh lễ tạ ơn và đêm diễn nguyện để lại nhiều tâm tình tri ân và tấm lòng yêu mến.

Suốt cuộc đời thánh Mônica luôn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi. Chắc hẳn Mônica đã mượn lời Mẹ Maria để nói rằng: Muôn đời ngợi khen tôi là người diễm phúc. Niềm hạnh phúc của thánh nữ Mônica là trở nên gương mẫu cho các bà mẹ Công giáo. Mônica là bổn mạng của các người mẹ Công giáo trong mọi thời đại. Xuyên thời gian, niềm hạnh phúc lớn lao của Mônica vang vọng và lan tỏa trong Hội Thánh. Mônica còn diễm phúc trong tư cách là người mẹ, bởi Mônica đọc Lời Chúa và hiểu rằng con cái là triều thiên của cha mẹ. Đương nhiên triều thiên phải trả giá bằng nhiều đau khổ. Triều thiên của Mônica là Augustinô. Chính Augustinô trở nên Tiến sĩ của Hội Thánh không chỉ ở thế kỷ thứ tư mà người ta luôn nhắc đến Augustinô với lòng trọng kính và biết ơn. Trong lịch sử Hội Thánh, nhiều người không ngần ngại nói rằng chính thánh Augustinô đã giúp nền văn minh thời bấy giờ đượm màu sắc Hylạp và Dothái đón nhận đức tin Công giáo… Mônica thật sự là người diễm phúc, diễm phúc trong Hội Thánh và trong chính gia đình của mình. Mônica phải nói lời tạ ơn theo gương của Mẹ Maria.

Nhưng làm thế nào Mônica có thể lãnh nhận được những triều thiên vô cùng cao quí đó ? Phải là một người vợ, một người mẹ hiền. Người vợ hiền (như sách Huấn Ca dạy) sưởi ấm gia đình, quy tụ con cái. Như mặt trời mọc lên sưởi ấm thế nào, người vợ làm cho mọi người trong gia đình cảm nhận được tình thương yêu hòa thuận. Mônica đã thực hiện điều đó khi hết sức nhẫn nhục, yêu thương, tùng phục chồng, không nản chí và luôn dâng lên Chúa những lời kinh nguyện cầu trong nước mắt cho chồng… Hạnh phúc cho Mônica khi thấy người chồng của mình được ơn trở lại. Chắc chắn người chồng hạnh phúc mãn nguyện và hãnh diện về người vợ hiền của mình. Trong vai trò là người mẹ, Mônica cũng hết sức hiền lành. Hiền lành khi đối diện với những người con khó tính, muốn làm ngược ý mẹ mình, làm những điều phiền lòng mẹ mình. Yêu mến, biết ơn mẹ mình về sự hiền lành, nhẫn nhục, kiên trì và về niềm tin vững vàng, Augustinô kể lại: “Tôi đã làm nước mắt mẹ tôi chảy nhiều như dòng suối, mẹ đã khóc rất nhiều nhưng không làm tôi mềm lòng”. Một vị Giám Mục đã an ủi mẹ tôi và nói rằng: “Con bà không hư đâu vì Chúa nhìn tới nước mắt của bà. Một người mẹ đã khóc nhiều và cầu nguyện kiên trì cho con mình thì người con không bao giờ hư mất…” Sau 17 năm trường trong khóc thương, hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái và cầu nguyện nhiệt tình với Chúa, Mônica đã cứu được người con “vô hy vọng” của mình. Vào năm 386, lúc 33 tuổi, Augustinô đã nhận ra “chân lý vĩnh cửu” và tin vào Phúc Âm tình thương của Chúa là chân thật và là con đường cứu rỗi. Augustino đã từ bỏ tất cả chủ trương sai lạc, quyết tâm gia nhập Hội Thánh và xin chịu phép Thánh Tẩy do chính tay Đức Tổng Giám Mục thành Milan là Ambrosio.

Sau khi gia nhập Hội Thánh, Augustinô đã từ bỏ mọi tham vọng và vui thú trần gian, trở về quê hương Phi Châu, bước vào cuộc đời tu trì khổ hạnh, rồi được chọn làm Giám Mục tại thành phố Hippo. Sau 34 năm tận tụy chăn dắt đòan chiên Chúa, Ngài đã được Chúa gọi về Nước Chúa vào năm 430, lúc Ngài 76 tuổi. Thánh Augustinô viết rất nhiều tác phẩm về thần học và triết học. Thánh Augustinô được kính như một Thánh Giáo Phụ thời danh và là Thánh Tiến Sĩ trong Giáo Hội.

Riêng Mônica, sau khi con mình trở về với Chúa và Giáo Hội, bà vô cùng vui mừng tạ ơn Chúa và đã cùng các con trở về Phi Châu. Nhưng thánh ý Chúa nhiệm mầu, trên đường trở về quê hương, Chúa đã cất Mônica về với Chúa tại Ostia vào năm 387, thọ 56 tuổi, sau cả một cuộc đời luôn trung thành giữ vững Đức Tin nơi Chúa và Giáo Hội, cả một cuộc đời hy sinh, chịu đựng mọi khổ đau để cầu nguyện trong nước mắt cho chồng, cho con.

Khi con cái đã được quy tụ trong một niềm tin và lòng yêu mến, Mônica mãn nguyện về cùng Chúa, tâm tình cuối cùng Mônica nói với con: “Mẹ không chờ mong, không tha thiết điều gì hơn, cha các con đã bình an về cùng Chúa trong thánh thiện … hãy cầu nguyện cho mẹ mỗi khi các con nhớ đến mẹ. Hướng về bàn thờ Chúa, hãy tin rằng nơi đó mẹ cùng cầu nguyện với các con …” Sau những thử thách thật dài, thật lâu, Thánh Nữ Mônica đã được Chúa thương thực hiện những gì Thánh Nữ cầu xin mà nhiều người cứ tưởng là vô vọng. Thật là một tấm gương tuyệt diệu cho các Bà Mẹ.

Người mẹ hiền trong cuộc sống trần gian, người mẹ hiền bên cạnh Chúa, người mẹ hiền luôn quy tụ con cái của mình. Trong truyền thống của Hội Thánh, hay ngay như trong các giáo xứ, chính thánh Mônica đã quy tụ các thế hệ hiền mẫu. Các hiền mẫu tiền bối đã yêu mến và đi theo con đường của Mônica. Các thế hệ hiền mẫu ngày hôm nay cũng được quy tụ lại để cầu nguyện, ăn chay, hãm mình, dâng biết bao nhiêu hy sinh từ cuộc sống gia đình, phục vụ trong giáo xứ và xã hội, kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu trong Mầu Nhiệm Thánh Giá.

Đại hội giới hiền mẫu, mừng kính Thánh Nữ Mônica giúp cho các bà mẹ thêm nhiều hành trang sống thiên chức làm vợ và làm mẹ. Yêu mến, biết ơn, kính trọng các hiền mẫu, ai cũng ước mong các thế hệ hiền mẫu tiếp tục đi theo con đường của Mônica. Không những tại nhà thờ, mà còn nơi mỗi gia đình, các hiền mẫu trở nên những người mẹ hiền thật sự, làm cho gia đình mình được ấm cúng thuận hòa, làm cho các thế hệ con cháu trong gia đình và trong giáo xứ được vẻ vang. Như Mônica, có con cái là triều thiên của mình thế nào, các hiền mẫu cũng có các thế hệ con cháu làm vẻ vang cho chính các bà mẹ Công giáo như vậy.
 
thánh Lễ truyền chức cho 12 tân Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời Viet Nam tại Nha Trang
LM Phan Đình Quang, SVD
10:56 21/09/2009
NHA TRANG - Vào lúc 8 giờ sáng, ngày 17/09/2009, Tỉnh dòng Truyền giáo Ngôi Lời tại Việt Nam long trọng mừng lễ thụ phong Linh mục cho 12 thầy phó tế Ngôi Lời tại giáo xứ Thánh Gia, giáo phận Nha Trang. Đây là con số lớn nhất thụ phong Linh mục cùng một ngày trong lịch sử của Tỉnh dòng tại Việt Nam. Danh sách các Thầy được thụ phong:

Xem hình ảnh

1. Phêrô Lê Đức Bắc
2. Gioan B. Phạm Văn Đồng
3. Đa Minh Lê Văn Đức
4. Antôn Pađua Nguyễn Thanh Hà
5. Gioakim Đỗ Sỹ Hùng
6. Phêrô Hà Hồ Tiến Nam
7. Phaolô Nguyễn Văn Ngọc
8. Antôn Pađua Nguyễn Huy Quyền
9. Gioan B. Lê Quang Sáng
10. Giuse Cao Đức Trí
11. Antôn Pađua Ngô Hồng Tú
12. Giuse Nguyễn Anh Việt

Đông đảo giáo dân cùng với thân nhân, ân nhân, quí tu sĩ nam nữ, quí cha đồng tế từ khắp mọi miền đất nước đã đến tham dự thánh lễ thụ phong qua sự đặt tay của Đức cha Giuse Nguyễn Văn Hoà, Giám mục giáo phận.

Trong bài giảng, Đức cha chủ tế nhấn mạnh ba vai trò, tiên tri, tư tế và vương giả một cách đặc biệt đối với các Linh mục.

Sứ vụ tiên tri liên quan trực tiếp đến việc rao giảng Lời Chúa. Đức cha nói, trong thời đại truyền thông đa phức hôm nay, với quá nhiều thông tin ngoài kia, người ta không biết nên tin vào ai, tin vào cái gì. Thậm chí không còn phân biệt được đúng sai, gì là bất công, không tôn trọng sự sống con người. Rao giảng Lời Chúa và làm cho người ta tin một cách thuyết phục vào lời mình rao giảng trong một bối cảnh thế giới như thế không phải là dễ dàng.

Nếu chúng ta nói lời sự thật không gian dối, cách nói chúng ta sẽ tự tin hơn, nếu chúng ta sống điều chúng ta rao giảng, thì chứng của chúng ta sẽ thuyết phục hơn nữa, và như thế chúng ta có thể thuyết phục được người khác tin vào điều chúng ta tin.

Tiên tri Jeremiah trong bài đọc một (1:4-9), theo một góc cạnh nào đó, vị tiên tri đã thất bại vì dân chúng đã không nghe lời ngài mà hoán cải, nhưng Chúa vẫn hoàn tất công việc của Ngài. Sứ mang tiên tri là rao giảng Lời Chúa. Rao giảng Lời Chúa trong thời đại ngày nay một cách thuyết phục không phải là dễ. Chúng ta cần khiêm tốn nhận ra rằng, chỉ có Chúa mới đem lại kết quả. Lời Chúa là sự thật. Đức Giêsu như chúng ta nghe trong bài đọc Phúc âm đã nguyện “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật.” (Jn 17:17)

Về sứ vụ tư tế, Đức giám mục cũng nhắc nhở rằng Linh mục là một món quà được Chúa trao ban không những cho Giáo hội mà là con cho cả thế giới. Vì thế, khi Linh mục cầu kinh và cử hành phụng vụ là lúc Linh mục thay mặt không phải riêng cho mình hay cho Giáo hội mà còn cho cả thế giới dâng lên Thiên Chúa lời kinh nguyện

Một hình ảnh đẹp và hết sức cảm động trong thánh Lễ đó là lúc những bà Cố của các tân Linh mục, từ vùng quê xa xôi, chân lấm tay bùn, với những bàn tay già nua nhăn nheo khoác lên những người con thân yêu của mình chiếc áo phẩm phục đưa con vào đời sống Linh mục như một thuở mấy chục năm về trước, cũng chính những bàn tay đó đã vấn tả cho con vào đời

Một lời nguyện hết sức ý nghĩa và cao đẹp trong nghi thức thụ phong Linh mục là khi Đức giám mục trao đĩa và chén thánh vào trong tay vị tân Linh mục với lời nguyện: “Con hãy nhận lễ vật của dân Thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu thánh giá Chúa.” Đời sống linh mục là vậy. Ý thức điều mình làm và sống điều mình tin. Con đường của Linh mục chung cuộc là con đường của thánh giá như Chúa.

Giáo hội Việt Nam được tiếng là dồi dào ơn gọi, trong khi Giáo hội ở Tây phương thì suy giảm con số. Nhìn vào ơn gọi ở Việt Nam, ai cũng thèm khát mong ước. Nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận kẻo rơi vào cám dỗ của “ngủ quên trên chiến thắng” với những số lượng mà chưa chắc nói lên được chất lượng. Như Đức giáo hoàng đương kim trong chuyến viếng thăm mục vụ ở Hoa Kỳ có lần nói, Giáo hội cần chất lượng Linh mục hơn là con số Linh mục. Chúng ta không muốn rơi vào tình trạng “Linh mục thì nhiều mà mục tử thì không bao nhiêu.”

Nhân dịp năm Linh mục, Tỉnh dòng Truyền Giáo Ngôi Lời tại Việt Nam dâng lời tạ ơn Chúa vì món quà lớn lao của các tân Linh mục. Là một Tu hội Truyền giáo quốc tế, Tỉnh dòng ý thức rằng đó là món quà Chúa trao bao không phải riêng cho mình, mà cho toàn thể Giáo hội và thế giới. Cầu xin cho mười hai tân Linh mục chúng ta được trở nên là những mục tử như lòng chúa mong ước. Nhớ lại lời cố giáo hoàng Phaolô VI, “Con người ngày nay sẵn sàng lắng nghe chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe thầy dạy, đó là bởi vì họ là những người chứng nhân trước.”
 
GM Thái Bình đến thăm và làm mục vụ hai giáo xứ Thanh Châu và Tân Mỹ
GP Thái Bình
14:27 21/09/2009
THÁI BÌNH - Hôm qua, 20/9/2009 giáo xứ Thanh Châu vinh dự được tổ chức chầu Chúa Giê-su Thánh Thể, và còn vinh dự hơn nữa khi giáo xứ được đón Đức Cha vị chủ chăn giáo phận đến làm mục vụ, dâng Thánh lễ trọng thể trưa Chúa Nhật.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Thanh Châu nằm trên địa bàn xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, một xứ lớn với khoảng năm ngàn tín hữu với bảy họ lẻ trực thuộc, đa số sống bằng nghề nông, có một số ít gia đình nuôi trồng hải sản, đời sống vật chất không khá giả, nhưng họ có một tinh thần sống đạo sâu xa như lời giới thiệu của cha xứ cũng như vị đại diện cộng đoàn.

8h15: Đức Cha về đến giáo xứ, ra đón Đức Cha có cha xứ, quý vị trong ban hội đồng mục vụ, các em thiếu nhi trong các lớp giáo lý, hội con Đức Mẹ, hội bà mẹ, hội gia trưởng, đội trống, đội trắc, đội kèn đồng và đông đảo giáo dân.

Tại lễ đài, một vị đại diện cộng đoàn giới thiệu với Đức Cha về hiện tình giáo xứ, cũng như những hoạt trong giáo xứ. Sau đó là màn đồng diễn mừng Đức Cha của hơn hai trăm em nghĩa binh Thánh Thể, qua ca khúc “Lời Chúa là nguồn hạnh phúc”. Niềm tin ấy thể hiện trong sự yêu mến và vâng phục đấng chủ chăn qua lẵng hoa muôn mầu muôn sắc mà vị đại diện cộng đoàn dâng tặng Đức Cha.

9h00: Đức Cha và đoàn đồng tế tiến ra lễ đài trong sự chào đón của hơn năm ngàn con tim đang háo hức được chiêm ngưỡng, được nghe những lời giáo huấn của đấng nhân danh Chúa mà đến. Thánh lễ được tổ chức tại quảng trường cuối nhà thờ trong tiết trời oi ả của miền Bắc Việt Nam.

Mở đầu Thánh lễ Đức Cha gửi tới mọi người lời chào chúc bình an, Ngài nêu lên ý nghĩa cao quý của Bí tích Thánh Thể, đồng thời nói lên tâm tình và thái độ của mỗi người phải có khi tham dự và lãnh nhận bí tích này. Đức Cha cũng cảm kích tinh thần giữ đạo, sống đạo và lòng yêu mến chủ chăn của đoàn chiên nơi đây, được thể hiện trong sự tiếp đón ngài giữa một rừng người, với đủ sắc màu của những chiếc dù che nắng ngoài quảng trường; rồi những lá cờ “Hội Thánh” đang phấp phới vươn cao trên những nóc nhà của mỗi gia đình trong giáo xứ Thanh Châu, biểu lộ một niềm tin vững mạnh, và sâu xa vào Thiên Chúa tình yêu.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức Cha đặt câu hỏi cho cộng đoàn tín hữu cùng suy niệm, ngài nói hết thảy cộng đoàn được gọi là Ki-tô hữu, theo Chúa và sống chết với Chúa cả cuộc đời, vậy anh chị em biết Đức Ki-tô là ai? Xin mượn lời của thánh Phê-rô mà thưa với Chúa rằng: “Thầy là Đấng Ki-tô, con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Nhưng Đấng Ki-tô phải chịu đau khổ, chịu đóng đinh trên Thập Giá, sau đó Ngài sẽ sống lại…

Thánh lễ kết thúc trong bầu khí vui mừng, mọi người được Lời Chúa sáng soi và được chia sẻ cùng một tấm bánh, tấm bánh của tình yêu Đức Ki-tô.

14h00 cùng ngày, Đức cha rời Tòa Giám mục về thăm và dâng thánh lễ tại giáo xứ Tân Mỹ - Một giáo xứ mới được Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang (nguyên Giám mục Thái Bình) nâng lên hàng giáo xứ năm 2007. Tân Mỹ thuộc xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tân Mỹ có 5 họ giáo trực thuộc, với số giáo dân 1649 người, cha Giu-se Nguyễn Văn Ban quản nhiệm từ năm 2007 đến nay.

Tình yêu thương đoàn chiên của người mục tử đã vượt qua cái oi ả của trời chiều giữa thu, để đến với con dân Tân Mỹ. Đáp lại tình yêu của người cha chung, mỗi người, mỗi gia đình giáo xứ Tân Mỹ cũng thể hiện bằng tất cả con tim của mình. Ngay từ đầu giờ chiều họ đã đứng xếp thành hai hàng chỉnh tề trước cổng chào, đường dẫn vào nhà thờ với hàng chữ lớn “Hoan hô đấng nhân danh Chúa mà đến”. Các em nhỏ thì vẫy cờ, các ông bà trong hội dòng ba Đaminh tay quạt, tay che dù cũng mong sớm được nhìn thấy chủ chăn của mình, mà trong dịp lễ trọng đại khởi đầu sứ vụ mới của Đức Cha giáo phận họ không có điều kiện tham dự.

Đúng 15h00: trên hai tòa tháp cao của nhà thờ Tân Mỹ đổ hồi chuông dài chào mừng Đức Cha đã đến viếng thăm giáo xứ. Các hội đoàn đón Đức cha tiến vào cung thánh, và cùng với vị đại diện Chúa Ki-tô viếng Chúa Giê-su Thánh Thể. Trước khi dâng thánh lễ, các ban ngành, đoàn hội trong giáo xứ đến chúc mừng Đức Cha, các đại diện dâng lên Đức Cha những lời chúc mừng và những bó hoa tươi thể hiện lòng yêu mến, sự chân thành của mình. Đáp lại tấm lòng quảng đại của cộng đoàn dân Chúa dành cho ngài, trong thánh lễ Đức Cha nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phúc lành trên mỗi người, mỗi gia đình trong giáo xứ Tân Mỹ; đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp phần làm cho giáo xứ Tân Mỹ có ngôi thánh đường khang trang và lộng lẫy như ngày hôm nay.
 
Hành trình truyền thông HIV của nhóm Emmaus TGP Hà Nội
Paulus Lê Sơn
14:39 21/09/2009
HÀ NỘI – nhóm Emmaus TGP Hà nội có chuyến hành trình dài đến một số giáo xứ và giáo họ thuộc huyện Chương mỹ tỉnh Hà tây cũ (nay thuộc về thủ đô Hà nội,là một trong 3 thủ đô lớn nhất trên thế giới về mặt diện tích) để truyền thông về HIV và thăm, phục vụ tại một số cơ sở của bác ái của Giáo phận Hà nội trong hai ngày cuối tuần 19 và 20/09.

Xem hình ảnh

Giáo xứ Tân Hội

Hơn 13 giờ chiều nhóm xuất phát từ 31 Nhà Chung (Dòng MTG Hà nội, Đối diện với Toà Khâm Sứ) lên đường về với huyện Chương mỹ, đến giáo xứ Lưu xá, nơi cha J.B Phan Ngọc Pháp đang ở và coi sóc. Với sự ân cần chăm sóc mà vị linh mục của người nghèo và bệnh tật dành cho giáo dân cũng như lương dân. Đến hơn 16 giờ chiều chúng tôi được cha đưa đến với giáo xứ Tân Hội là giáo xứ nằm ở vùng đồi núi, cách đường Trường sơn khoảng hơn năm trăm mét về phía tay trái theo hướng Hà nội – Sài gòn, cũng là giáo xứ gần như giáp với tỉnh Hoà bình thuộc xã Tân Tiến, huyện Chương mỹ. Giáo xứ Tân hội với khoảng hơn hai nghìn giáo dân gồm 6 giáo họ. Giáo họ chính Tân hội khoảng gần một nghìn người. Khoảng hơn một tháng nữa cộng đoàn nơi đây sẽ hân hoan vui mừng cho thánh lễ cung hiến thánh đường. Nhà thờ đang ở trong giai đoạn hoàn thành sau thời gian dài xây dựng. Được cha quản xứ cho chúng tôi 1 giờ để nói chuyện với cộng đoàn giáo xứ về HIV, tận dụng cơ hội, thời gian ngặt nghèo vì cha còn phải dâng thánh lễ chiều thứ 7 nên chúng tôi bước vào công việc ngay. Bước vào giờ truyền thông khoảng hơn năm trăm anh chị em ngồi chật kín nhà lán dựng tạm chăm chú nghe thuyết trình và tích cực tham gia đặt câu hỏi cũng như trả lời những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra. Có đầy đủ các thành phần tham gia. Nghe xong phần thuyết trình HIV, mọi người nắm bắt rất nhanh và rất hiểu vấn đề mà chúng tôi đang nói đến vậy nên khi đặt ra nhưng câu hỏi thì có nhiều cánh tay giơ lên, đặc biệt là các bạn giới trẻ và các em thiếu nhi để trả lời. Nhờ ơn Chúa quan phòng, giờ nói chuyện về HIV tại Tân Hội xem ra đạt kết quả cao minh chứng bằng những câu trả lời rất đúng và chính xác của cộng đoàn nơi đây. Chúng tôi cũng đã hoàn thành công việc nhường lại cho giờ lễ. Sau khi kết thúc thánh lễ, cha quản xứ cùng chúng tôi lên xe đi ngay về với giáo họ Mỹ Hạ.

Giáo họ Mỹ Hạ.

Sau hơn 30 phút đi trên những đoạn đường "Đường đi khó, những đoạn đường thuộc vào đỉnh cao chói lọi của Thủ đô Hà nội, ô trâu, ổ gà, ổ voi rồi đến ổ chuột, ngồi trên xe mà nẩy người lên, đầu đụng trần rồi lại rơi xuống như kiểu giã gạo, vật lộn bên nầy sang lại bên kia như đang bị tra tấn bởi loại nhạc hiphop giật gân, loạn thần kinh thời nay" trong lúc trời nhá nhem tối. Đấy là những con đường ở địa giới hành chính của thủ đô mà còn như thế vậy thì những nơi xa xôi hẻo lánh hơn nữa thì ra sao nhỉ? đúng là thời đại "thiên đường chủ nghĩa xã hội"

"chưa đi chưa biết dân mình,
đi rồi mới biết dân tình lầm than"

Chúng tôi cũng đến được với giáo họ Mỹ Hạ thì trời đã tối hẳn, là một giáo họ lớn,khoảng hơn một nghìn giáo dân, ngôi thánh đường nằm cạnh bên một con sông nhỏ, thấp thoáng có một số con thuyền nhỏ của mấy hộ gia đình đang đậu trên bến cạnh nhà thờ để dự lễ. Giáo họ thuộc xã Hữu Văn, huyện Chương mỹ. Mặc dù nơi đây đang là mùa vụ nhưng cộng đoàn giáo dân cũng đã nêm chật nhà thờ. Vì được cha thông báo trước là hôm nay có nhóm truyền thông của TGP đến với giáo họ nói chuyện về HIV nên mọi người rất mong chờ để được tìm hiểu kỹ càng hơn về căn bệnh này và những khuyến cáo của giáo hội Công giáo đối với vấn đề HIV phổ biến cho cộng đoàn. Chúng tôi cũng được cha dành cho một giờ để chia sẻ,trao đổi với anh chị em nơi đây, Trong tình yêu của Chúa đã thúc bách chúng tôi và cộng đoàn tín hữu tại đây nên giờ truyền thông thật tốt đẹp và đạt hiệu qủa cao. Với những câu hỏi cũng như câu trả lời thật phong phú và sâu sắc của cộng đoàn, đó chính là món quà lớn nhất cho chúng tôi trong những hành trình dấn thân đưa tin mừng của Chúa đi khắp mọi nơi bằng những việc làm cụ thể. Giờ truyền thông kết thúc và thánh lễ cho cộng đoàn giáo xứ được diễn ra, kết thúc thánh lễ đã gần 22 giờ đêm. Chúng tôi được cha thết đãi bữa cơm tối thật ấm áp, vui tươi và bình an.

Giáo họ Đầm mơ

Giáo họ Đầm mơ thuộc xã hồng Phong, huyện Chương mỹ. Vào Thánh lễ sáng Chúa nhật 20/09, chúng tôi tiếp tục có một giờ truyền thông tại giáo họ Đầm mơ, là một giáo họ lớn thuộc giáo xứ Lưu Xá, với hơn một nghìn tín hữu, nơi đây là một vùng đất mới còn gọi là xóm mới đời sống của người dân cũng khá phát triển, giáo họ này cách giáo xứ chính xứ khoảng hơn cây số nhưng nhìn chung về đời sống xã hội nơi đây lại phát triển hơn. Lúc này là 6giờ sáng chúng tôi đến nơi thì thấy ngôi thánh đường đã đầy kín hết chỗ, mà đa số là các bạn trẻ, để tìm hiểu về HIV thì đối tượng giới trẻ là sự quan tâm đặc biệt của chúng tôi. Quả nhiên, giới trẻ luôn là những thành phần năng động, nhạy bén và dễ tiếp cận với những cái mới. Các bạn đã hỏi thật nhiều, các bạn đã quan tâm và chiếu so ở rất nhiều khía cạnh khác nhau trong một vấn đề. Các bạn hiểu và nắm kiến thức rất vững, đồng thời đã đưa ra những câu hỏi, những băn khoăn, những giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn căn bệnh và giảm thiểu kỳ thị với người có HIV. Ở đây chúng tôi có cảm tưởng như là một giờ hội thảo về HIV với các bạn trẻ chứ không nguyên chỉ truyền thông mà thôi. Trong công việc theo ý của Chúa chúng tôi được thêm sức và những động lực thúc bách qua những dấu chỉ của Ngài đó là những nơi mà chúng tôi đến, hôm nay Giáo họ Đầm mơ là một trong những động lực đó dành cho chúng tôi qua các bạn trẻ. Để kết thúc giờ nói chuyện Sr Teresa Vũ Thị Sáng trưởng nhóm truyền thông đã cám ơn tới cha J.B Phan Ngọc Pháp đã đồng hành với nhóm trong hai ngày qua cũng như cám ơn giáo họ Đầm mơ. Cùng đích chia sẻ đặc biệt là các bạn trẻ, những người sắp bước vào cuộc sống gia đình, hãy luôn luôn khắc ghi lời Chúa dậy và sống theo lề luật của Hội Thánh là sống "CHUNG THUỶ". Giữ được điều đó là đẹp lòng Chúa, vâng phục lề luật Hội Thánh cũng như giảm đi một yếu tố chính để không mắc phải HIV.

Về lại với Đồng Chiêm

Chia tay với giáo họ Đầm mơ, nhóm chúng tôi ngược về miền thượng đến với Đồng Chiêm, vẫn những con đường đi khó. Khoảng hơn 10 giờ chúng tôi đến nơi, một đoạn đường dẫn vào giáo xứ đi thật khó khăn như "lầy lội giữa mùa hè", được biết chính quyền nơi đây "hứa" với người dân là sẽ sớm làm đường từ lâu rồi, nhưng đến nay thì đường đi khó vẫn là đường đi khổ. Về gần tới nơi, xa xa chúng tôi đã thấy cây thánh giá hiên ngang, oai hùng đứng trên Núi Thờ, Thánh giá được dương cao, cũng là biểu tượng, là ánh sáng dẫn đường chỉ lối về nhà Cha chúng ta, về với Đồng Chiêm thân thương, vùng đất nghèo khổ và chịu nhiều khó khăn. Ở tại đây được sự quan phòng của Chúa cách đặc biệt, được sự quan tâm của Đức Tổng Giuse, và cũng là nơi có một số anh chị em có những hoàn cảnh khó khăn nên có rất nhiều tấm lòng thơm thảo gửi gắm nơi đây. chúng tôi cũng xin được một số quà về đây gửi lại cho các em các cháu thiếu nhi. Đấy cũng là những việc làm mà nhóm có thể làm được trong khả năng, ngõ hầu đem đến tình yêu Thiên Chúa một cách hữu dụng nhất cho họ. Cầu xin Thiên Chúa nhân lành hãy chúc phúc đến từng con người nhỏ bé chúng con, chúng con tin tưởng và xác tín trong tình yêu của Chúa. Con chim không có tổ mà còn được Chúa xót thương, vậy nên chúng con hạnh phúc vì luôn được nằm gọn trong lòng thương xót hải hà của Chúa.
 
Trường Việt Ngữ Đắc Lộ Nam Úc - Mừng Tết Trung Thu
Jos. Vĩnh SA
18:21 21/09/2009
Tết Trung Thu trường Việt Ngữ Đắc Lộ Nam Úc


Văn Nghệ Trung Thu
Thứ Bảy ngày 19 tháng 9 năm 2009. Ban Giám Hiệu và Ban Điều Hành trường Việt Ngữ Đắc Lộ thuộc Cộng Đồng Công Giáo VN – Nam Úc đã tổ chức văn nghệ Mừng Trung Thu cho các em học sinh thuộc 3 chi nhánh Pooraka, Salisbury và Woodville của trường.

Xem hình ảnh

Các thầy cô giáo và các em học sinh đã hăng say, tích cực tập dợt các tiết mục, trình diễn văn nghệ thật hào hứng cùng với các màn trình diễn áo dài thời trang tại mỗi chi nhánh.

Kết thúc chương trình văn nghệ các Ban Giám Khảo của 3 chi nhánh đã công bố các giải thưởng văn nghệ xuất sắc và trao cho những lớp thắng giải, sau đó các em hc snh đã được Ban Điều Hành trường thiết đãi một bữa ăn chung, để các em dịp cùng nhau vui Tết Trung Thu, một cái Tết Nhi Đồng của các em.

Hiện nay trường Việt Ngữ Đắc Lộ là trường sắc tộc lớn nhất của tiểu bang Nam Úc, có sĩ số gần 1,500 học sinh theo học tiếng Việt, lực lượng giáo chức có khoảng 60 thầy cô giáo. Trường có 3 chi nhánh tọa lạc trong các vùng có đông dân cư người Việt sinh sống.
Đồng Ca


Các em học sinh lớp 12 của trường luôn dẫn đầu sĩ số trong các kỳ thi Tú Tài tại Nam Úc, với môn thi tiếng Việt là ngoại ngữ chính. Có những năm học sinh trường Đắc Lộ đứng Top Ten, đã được giải thưởng là học sinh xuất sắc do Bộ Giáo Dục và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc trao tặng.
 
Đại Lễ Mừng, Kỷ Niệm 30 Năm Thành Lập Cộng Đồng CGVN - Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
21:22 21/09/2009
KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM - NAM ÚC

Cắt Bánh Mừng 30 Thành Lập Cộng Đồng
Trong không khí thật tưng bừng, đầy phấn khởi, Thánh Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 30 năm thành lập Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc đã được cử hành vào lúc 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật 20 tháng 09 năm 2009 tại Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, vùng Pooraka, tiểu bang Nam Úc với sự hiện diện của hơn hai ngàn giáo dân và nhiều quan khách Úc Việt.

Xem hình ảnh (1) Xem hình ảnh (2)

Thành phần quan khách gồm có:

-Đức Ông David Cappo Tổng Đại Diện Giáo Phận Adelaide

-Ông Lê Văn Hiếu Phó Toàn Quyền Nam Úc

-Ông Michael Atkinson Bộ Trường Bộ Tư Pháp kiêm Bộ Trưởng Bộ Đa Văn Hóa

-Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Tony Zappia -Dân biểu Jack Snelling Chủ Tịch Quốc Hội Nam Úc

-Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc và nhiều vị đại diện cho các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể cùng rất đông quý tu sĩ và quan khách Úc, Việt. Thánh lễ đồng tế do Đức Ông David Cappo Chủ Tế cùng đồng tế có Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm Quản Nhiệm và Linh Mục Joan Baotixita Nguyễn Viết Huy Sj Phó Quản Nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc.

Sau Thánh Lễ là phần ra mắt và phát hành cuốn “Kỷ Yếu và DVD 30 Năm thành Lập Cộng Đồng” do Ban Truyền Thông Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc ấn hành.

Nhân dịp nầy, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo đã ngỏ lời cảm ơn tất cả các quan khách đến tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn mừng 30 năm thành lập Cộng Đồng và cũng là Ngày Hội Ngộ năm 2009 của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc. Rất nhiều sinh hoạt văn nghệ, thể thao vui chơi giải trí đã được diễn ra trong dịp mừng kỷ niệm 30 Năm Thành Lập cộng Đồng.

Từ hơn 6 tháng qua, Ban Tổ Chức đã được thành lập, gồm nhiều tiểu bang như: Truyền thông, báo chí, tài chánh, hành chánh, văn nghệ, ẩm thực, thể thao, soạn thảo thi giáo lý..v.v...Đã làm việc ngày đêm rất vất vả cho chương trình ngày Kỷ Niệm và Hội Ngộ thành công tốt đẹp.

Ban ẩm thực đã chuẩn bị một bữa chung cho khoảng trên 2,000 với nhiều món ăn Việt – Úc thật hấp dẫn. Các đầu bếp đã ngả 2 con bê to và thịt dê, trừu nướng BBQ. Mọi người ăn uống vui vẻ, thoải mái vẫn còn dư thừa rất nhiều.

Ban Tổ Chức đã cho trình diễn một đêm văn nghệ thật sôi động và vui tươi để mọi người trong Cộng Đồng thưởng thức vào tối thứ Bảy 12 tháng 09. một tuần trước ngày đại hội. Một cuộc thi Vietnamese Catholic Idol in South Australia thật hào hứng do các bạn trẻ phụ trách cùng với một buổi “Hội Thoại” giữa cha mẹ và con cái cũng đã diễn ra vào tối thứ Bảy 19 tháng 09, để các lứa tuổi già, trẻ thông cảm, tương kính và vui sống gắn bó với nhau hơn.. Có nhiều sinh hoạt bên trong Hội Trường chính của Trung Tâm như bóng bàn, cờ vua, tô màu. Bên ngoài Hội trường là phần trình diễn văn nghệ giúp vui cho Ngày Hội Ngộ.
Phó Toàn Quyền Nam Úc Chúc Mừng CĐ


Các em thiếu nhi cũng được tham dự nhiều trò chơi play ground như: Leo dây, nhảy nhà hơi, quay vòng, đua xe..vv... Thanh thiếu niên có thể tham dự các cuộc thi thể thao như chạy đua, bóng bàn, đá banh, bóng chuyền, kéo co, nhảy bao bố.

Riêng các bác cao niên cũng đã đóng góp nhiều màn biểu diễn “tài chi” và màn múa “Trống Cơm” thật là hấp dẫn.

Mọi thành viên trong Ban Tổ Chức đều đã tích cực hoạt động để mang lại một ngày vui thật trọn vẹn cho mọi giáo dân trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam - Nam Úc.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân Việt hãy cứu lấy giang sơn!
Lê Dân Việt
09:10 21/09/2009
Dân tộc Việt, trong sầu đau cay đắng
Cộng sản về, xã hội quá nhiễu nhương
Dân bơ vơ, lê lết khắp nẻo đường
Mọi người dân, ai nấy đều tất bật

Những cô gái, bị cộng đẩy lây lất
Những trẻ thơ, bị cộng đày ngược xuôi
Đẩy em bé, bán thân nơi xứ người
Bé lang thang, tìm đâu nơi yên ấm

Khi đảng quỉ, đang diệt dân chầm chậm
Nên tuổi đời, các em phải héo hon
Dõi trông về, nơi quê hương mỏi mòn
Nơi các em, bạn bè ngày xưa cũ…

Mà giờ đây, thân em buồn ủ rũ
Đảng cộng sản, chúng nó đáng khinh khi
Bán thân em, bán cả giang sơn đi
Một chủ thuyết, tồi bại trong huyền ảo

Đưa đời dân, trong đau buồn thiểu não
Cả đạo đời, lâm cảnh khổ đắng cay
Toàn dân khổ, sống lây lất đó đây
Cộng đày đọa, cứ theo đời dai dẳng

Nước mất dần, vì đảng Hồ ban tặng
Cho Hán tộc, để nước mất dài dài
Bán nước non, cho đảng quỉ lên ngai
Nên vận nước, cứ theo đảng đen tối

Thấy nước mất, mà lòng dân tiếc nuối
Càng căm thù, chủ nghĩa ác quỉ ma
Vì đảng cộng, chúng bán cả sơn hà
Kệ ngư dân, chúng theo Tàu, vứt bỏ

Kệ ngư phủ, Tàu đàn áp gian khó
Kệ Trung Hoa, đày ngư dân tối tăm
Đi đánh cá, bị cấm đoán nhọc nhằn
Thế mới biết, chế độ này thảo khấu

Cướp của dân, cưỡng đoạt những châu báu
Cướp các đạo, cho tất cả đớn đau
Đấu tranh ư! Chúng đánh cho âu sầu
Lương tâm đảng, theo vô thần mất cạn

Cứ ra tay, trấn áp dân hoạn nạn
Mặc cho dân, khốn nạn quá gian truân
Dân Việt chết, đảng cộng sản bất cần
Miễn sao chúng, giàu sang tư bản đỏ

Còn dân ư! Kệ cho dân khốn khổ
Kệ dân oan, cho chúng nó tả tơi
Kệ giáo oan, cướp trắng chẳng còn nơi
Mặc đạo đời, cho đau khổ chua xót

Dân khiếu kiện, chúng bắt đem về bót
Còn Trung cộng, chiếm biển đảo đó đây
Mà việt gian, chúng nó cứ mặc thây
Giang sơn mất, cộng nào có tiếc rẻ

Vì bởi chưng, chúng chung nhau chỗ nẻ
Cùng thủy tổ, chủ nghĩa của tay sai
Luồn cúi Tàu, bợ đít lũ ngoại lai
Như lũ chó, thấy buồn cười hết sức

Một lũ khuyển, hèn yếu trong bất lực
Tây Nguyên mất, dân lâm cảnh đắng cay
Mà việt gian, chúng nào có biết, hay
Chủ nghĩa đó, có ngày vào lối ngoặc

Lũ vô thần, có ngày bị dập tắt
Toàn dân ơi! khử đi lũ quỉ ma
Chủ nghĩa ác, tha hồ dân đạp chà
Việt gian đi, là ra đi vĩnh viễn

Bởi vì chưng, toàn dân ghét lũ ma
Đã cam tâm, bán đất biển ông cha
Cho đảng cộng thăng hoa trong huyền hão
Toàn dân đứng, như cuồng phong, vũ bão

Xô đẩy cộng, là chúng nó tan ngay
Không để cộng, đày dân khổ đó đây
Là dân Nam, sẽ vui vầy hạnh phúc
Khi biết rằng, lũ việt gian xéo, cút

Dân tộc ta, vui mừng hớn hở lên
Xây nước Nam, toàn dân đóng góp phần
Mọi người dân, đã đồng tâm góp sức
Vực đứng lên, sau ngày tháng khổ cực

Đất nước vươn, dân Việt thấy vui lòng
Qua gian khổ, những ngày tháng long đong
Xây dựng nước, cùng nhau ta gặt hái
Dân tộc Việt, từ nay vươn lên mãi

Sánh năm châu, để người khỏi khinh khi
Dân tộc Việt, đâu thể mãi sầu bi
Việt cộng chết, tức là chết vĩnh viễn
Còn gì đâu, để cho chúng ngụy biện

Khi giả dối, gian manh, sống bất nhân
Hồ dâm tặc, gian ác đã phơi trần
Đảng quỉ tiêu, đó là điều hiển hiện
Cứu giang sơn, là điều phải nghĩ đến

Biển đất mất, không thể mãi lặng thinh
Hãy đứng lên, cứu đất nước của mình
Cả dân tộc, tôn giáo ta kết tình
Là dân Nam, sẽ vang danh muôn thuở.
 
Bang chủ Cái bang Việt Nam thời hiện đại: Nguyễn Tấn Dũng
Hà Long
14:19 21/09/2009
Theo truyện kiếm hiệp của Tàu những người sống trong giang hồ chỉ cần có lý lịch “nghèo" với gia tài đơn giản gồm một cái bát và một cây gậy tre là sẽ tìm được một hội Cái Bang rộng lớn bao trùm thiên hạ. Cái Bang là một môn phái tập hợp những người không thích lao động chân tay, chỉ thích đi xin thức ăn thừa cặn của bàng dân thiên hạ. Ấy vậy Cái Bang là một tổ chức rất đầy đủ lớp lang, có nhiều cấp bậc và có một sự phân chia rõ ràng theo đẳng cấp: bắt đầu từ Cái Bang 1 túi rồi từ từ đi lên 2, 3, 4 túi… Những người lãnh đạo mang danh hội đồng Trưởng Lão và từ đó sẽ chọn ra một người cầm quyền gọi là Bang Chủ. Thật sự Cái Bang có một ngón nghề rất quan trọng cho giới giang hồ là độc quyền về độ bén nhạy tiếp cận tin tức sốt dẻo. Họ là một cơ quan cung cấp những tin tức cần thiết rất nhanh vì Cái Bang có hệ thống ăn mày chằng chịt đến tận hang cùng ngõ hẻm, chẳng thế Cái Bang còn được gọi là “tai mắt của thiên hạ”. Tóm gọn nơi nào có ăn xin, nơi đó có Cái Bang.

Cái Bang dịch ra nôm na theo cách hiểu của dân đen là nhóm ăn mày, sinh sống và thu thập của họ dựa vào việc ăn xin.

Trong vài ngày qua chúng ta được diễm phúc chiêm ngắm Cái Bang csVN thời hiện đại trên các con đường từ Tây sang Đông của bang chủ Nguyễn Tấn Dũng, lúc thì ở Đan Mạch, khi thì đằng vân sang Hungary hoặc tụ khí phi thân tới Kazakhstan, một vùng trời hoàn toàn xa lạ.

Nơi đâu Bang chủ Dũng cũng đều nối kết được truyền thống vẻ vang với các “Hiệp Định Song Phương“ quan trọng. Nghe và nhìn thấy ông Dũng trong những hình ảnh nổi bật tại chuyến chu du giang hồ làm cho dân ăn mày sướng rên lên.

Mà, đã là Cái Bang thì có gì là “hiệp định song phương" nhỉ? Nhìn bộ dạng trên răng và dưới toàn chân đất thì có gì để đổi chác với đối tác nước ngoài? Ngay cả với Kazakhstan, một nước rất nghèo khi còn là thuộc địa cũ của Xô Viết, tuy rằng có nhiều tài nguyên về dầu mỏ? Từ khi tách ra được thằng anh khổng lồ vào năm 1991 thì Kazakhstan đang trên đường phát triển chậm chạp, Dũng có gì để trao đổi ngang hàng với nước này chăng?

À, Bang trưởng Dũng đã có cách gạ gẫm rất hiện đại “Dùng sức người lấy hàng hóa" . Nôm na gọi là bán “lao động" VN cho đối tác. Hoặc mưu mô hơn Dũng ta lập các văn phòng kết hôn với người ngoại kiều, dân đen gọi là bán gái VN.

Ừ hứ, ngoài những mặt hàng “độc quyền“ đó thì bang chủ Dũng của chúng ta còn có gì quý hơn để ký kết song phương nhỉ?

Thật quái chiêu! Tại một nước xa lạ Kazakhstan, ông Dũng ta cũng ráng chạy mánh đưa lao động VN qua đó làm việc. Làm gì nhỉ? Có lẽ chỉ muốn cho túi tham đã thủng đáy của bọn csVN càng được đầy thêm!

Tại Hungary, bang chủ Tấn Dũng ngồi rung đùi sung sướng như lúc Hồng Thất Công cuỗm được 1 cái đùi gà trong nhà bếp – khi ở Thủ đô Budapest, Thủ tướng Hungary Bajnai Gordon hứa hẹn che chở bà con công nhân lao động VN. À, thì ra là thế, Bang trưởng Dũng chẳng lo được gì tốt đẹp cho đám đàn em nơi xứ người. Thôi thì chúng bay sống chết mặc bay. Năm 2010 Hungary và VN sẽ kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao hai quốc gia, sau 60 năm Cái Bang VN vẫn nghèo đói xác xơ… Dáng điệu kệch cỡm của nhóm ăn mày này có gì đẹp hơn để che đi bộ dạng nghèo đói không nhỉ?

Tại Đan Mạch, bang trưởng Tấn Dũng cười tít mắt vì đớp được của Nữ hoàng Magrethe II bạc tỷ USD chớ chẳng chơi qua các lĩnh vực đầu tư nhằm giúp VN “xoá đói giảm nghèo" .

Thì ra vâỵ, độc lập đã 64 năm, nội chiến cũng chẳng còn qua 34 năm rồi, nhưng bang trưởng Tấn Dũng vẫn rên lên điệp khúc cũ mèm: “Đất nước chúng tôi vẫn còn… RẤT NGHÈO“ , chẳng biết các đối tác ký kết thỏa hiệp song phương nghĩ gì về bang trưởng chúng ta, không lẽ họ chửi thẳng vào mặt chú mày lại đi ăn xin à? Không biết nhục à? Qua một đời người (ngót 64 năm) vẫn nghèo rớt mồng tơi vậy? Lỗi tại ai?

Khi bang trưởng Dũng trở về VN thì liền lập tức 1.400 đôi chân của 700 tờ báo đảng đồng loạt nghiêm chỉnh né sang “lề phải" ngợi khen chiến thắng thần kỳ về mặt ngoại giao vĩ đại của bang trưởng. Úi chao, không còn gì nổ to hơn bằng những lời này của TTXVN: “Chuyến thăm chính thức tới Kazakhstan, Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Hungary lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm khẳng định mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt, trong đó tăng cường sự hợp tác về kinh tế-thương mại với các nước; thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam với 3 nước vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.“

Đúng là gậy tre múa máy tại vườn hoang! Đâu đó chỉ là đi ăn xin mà thôi!

Một điểm bé tí ti nhưng cũng rất thú vị khi nhìn thấy Bang trưởng Tấn Dũng phải xử dụng đến nội công thâm hậu để vượt qua “cửa hậu“ tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Chỉ có một nhóm người tỵ nạn VN chưa đầy 2 trăm người đứng qua “lề phải" la to chống bạo quyền csVN đã làm cho bang trưởng ta “hoảng" và phải chui vào bằng ngõ hậu và thoát ra cũng bằng ngõ hậu.

Đi ăn mày mà chẳng giữ được đẳng cấp Bang trưởng gì hết! Tệ quá!

Nói chung, chỉ tội nghiệp cho toàn giới Cái Bang trong chốn giang hồ! Dân ăn mày 1 túi VN vẫn nghèo và đói kinh niên!

Còn Bang chủ Nguyễn Tấn Dũng khi trở về nhà thì ung dung sung sướng bên chiếc đùi gà béo ngậy với vài lon bia ngoại để tự thưởng cho công lao khó nhọc vừa qua.

Trưởng lão Nông Đức Mạnh cũng chẳng vừa gì, ông ta đã xách gậy ăn xin tại Úc và New Zealand vào đầu tháng 9. Bây giờ thêm một trưởng lão khác Nguyễn Minh Triết sẽ tiếp tục đi ăn mày nơi cửa nhà “thằng giặc Mỹ" vào ngày 23/9/2009 sắp tới, nghe nói tên ăn mày chức lớn này ước mơ diện kiến TT Barack Obama lần đầu tiên trong đời ăn mày ở bên lề phiên họp của Liên Hiệp Quốc.

Đó là một kỷ lục quốc gia hiếm có, chưa đầy 1 tháng 3 tên đầu não Cái Bang VN cùng xuất ngoại ăn xin. Cái bang csVN đang rất yêu chuộng hàng ngoại hết mình!

Cuối cùng chúng ta được phép nhắc đến một nét thật đẹp và trong sáng nhất trong truyện kiếm hiệp Kim Dung: Cái Bang là một bang phái rất lớn của những người ăn xin, nhưng họ luôn can đảm gìn giữ tinh thần yêu nước rất mãnh liệt, xả thân vì tổ quốc, chuyên làm việc nghĩa trong giới giang hồ và theo phò chính nghĩa.

Đáng tiếc, đó là những điểm son mà csVN không bao giờ có được, nếu có thì bọn Cái bang VN chỉ có thể xếp vào hạng “Nội Gian" cho Hán tộc như tên ăn mày lưu manh Trần Hữu Lượng trong bộ truyện Anh Hùng Xạ Điêu đã cấu kết với giặc Kim.
 
Bí mật bơm 50 tỉ Đô-la, Trung quốc cứu nguy Hà Nội
Việt Báo
21:28 21/09/2009
Bí Mật Bơm 50 Tỉ Đô, Trung Quốc Cứu Nguy Hà Nội. .. Vào thời điểm chính phủ CSVN sắp sụp đổ...

HANOI (VB) -- Chính phủ CSVN đã bí mật nhận lãnh từ chính phủ Trung Quốc gói cứu nguy 50 tỉ đô la trong lúc khủng hoảng tài chánh, và đó là lý do làm Đảng CSVN phải ra sức trấn áp những người có tiếng nói làm nhà nước Bắc Kinh bất bình, cho dù là vấn đề lãnh thổ hay lãnh hải. Đó là một trong các giảỉ thích từ giới bất đồng chính kiến Hà Nội được báo Asia Sentinel loan tin hôm 21-9-2009.

Bài báo trên báo này nhan đề “Vietnam Seeks to Silence its China Critics” (Việt Nam Bịt Miệng Những Người Chỉ Trích Trung Quốc) đã mở đầu bằng các hình ảnh cảnh giác:

“Những người viết blog và các nhà báo mạng hãy coi chừng. Đaị Ca Công An đang dòm chừng.

Đối với những người lớn tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc, chỉ có một nơi mà sự chỉ trích mang nguy hiểm hơn là tại Trung Quốc: đó là tại Việt Nam.”

Báo Asia Sentinel ghi nhận rằng cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu đã làm Việt Nam lệ thuộc vào đầu tư từ Trung Quốc hơn, và Trung Quốc hiện là nước đối tác giao thương lớn nhất của Việt Nam. Với tình hình Trung Quốc nhạy cảm với bất kỳ chỉ trích nào, chính phủ CSVN đã tăng cường đàn áp những người chất vấn về bản chất quan hệ giữa Trung Quốc-Việt Nam.

Trong đợt bố ráp mới nhất, 2 người viết blog và một nhà báo mạng bị bắt, bị giam nhiều ngày vì cớ “lợi dụng tự do dân chủ” để làm suy yếu nhà nước.

Khủng hoảng tài chánh đã làm nhiều nước phải xét lại tình hình đầu tư của họ ở Việt Nam -- thế là đầu tư trực tiếp từ nứợc ngoài (tiền FDI) đã giảm 82% để chỉ còn 10.4 tỉ đô trong 8 tháng đầu năm nay, theo các con số của nhà nứơc.

Chính phủ CSVN cũng thấy khó khăn khi phát hành trái phiếu mới, vì lợi tức thị trường cao hơn mức mà Việt Nam có thể chịu được.

Đó là lý do CSVN phải lệ thuộc Trung Quốc nhiều hơn. Việt Nam bị thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc nặng nề và lại phaỉ xin Trung Quốc tăng tiền đầu tư để quân bình quan hệ.

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng bay tới Trung Quốc hoòi tháng 4-2009 để thuyết phục giao thương, nơi ông gặp Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và cam kết dễ dàng cho các công ty Trung Quốc kinh doanh oỏ Việt Nam.

Một số nhà bất đồng chính kiến tin rằng Trung Quốc đã mua trọn chính phủ CSVN bằng cách bơm vào góí cứu nguy bí mật 50 tỉ đô la vào lúc cao điểm khủng hoảng tài chánh, khi mà, theo họ nói, CSVN lúc đó bên mép bờ sụp đổ về tài chánh.

Báo Asia Sentinel nói là không có chứng cớ về giaỉ thích như trên, nhưng CSVN buộc phải hướng về Ngân Hàng Phát triển Châu Á ADB để vay 500 triệu đô la để cứu nguy ngân sách -- một dấu hiệu cho thấy chính phủ CSVN không thể nào trong vị trí từ chối tiền cứu nguy của Trung Quốc.

(Source: http://vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=149824)
 
Đất đai và cơ sở của các tôn giáo
Nguyễn Trung Thành
23:19 21/09/2009
Mới đây trên nhiều báo chí Việt Nam đã đăng tải yêu cầu của Thủ Tướng Chính Phủ về việc báo cáo đất đai và cơ sở của các tôn giáo.

Theo các bài báo đó, còn có nhiều Tỉnh Thành chưa báo cáo như được yêu cầu.

Trước đó, Chính Thủ đã ra một Chỉ Thị về vấn đề đất đai và cơ sở của các tôn giáo. Qua đó, Thủ Tướng yêu cầu các Tỉnh Thành phải điều chỉnh việc sử dụng đất đai và cơ sở của các tôn giáo để phục vụ công ích.

Thiết nghĩ, những yêu cầu đó xuất phát từ nhiều bức xúc khác nhau, trong đó có bức xúc của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trước đó có bức xúc của Dòng Chúa Cứu Thế và của Tổng Giám mục Hà Nội.

Hôm nay kỷ niệm một năm lời phát biểu của Tổng Giám mục Hà Nội trong cuộc gặp gỡ Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội (ngày 20-09-2009). Trong cuộc gặp gỡ đó, Tổng Giám mục Hà Nội phát biểu về nhiều vấn đề, nhất là vấn đề đất đai và cơ sở của Tổng Giáo phận Hà Nội. Ngài đã phát biểu như sau:

“Chúng tôi không chanh chấp với nhà nước. Bằng chứng đó là, như ông chủ tịch có nói đó, trong tờ kê khai của linh mục Nguyên Tùng Cương, lúc đó là quản lý tòa Tổng Giám Mục, có 95 cơ sở. Chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu, vì những cơ sở đó thực sự dùng vào những lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ nói tới. Bệnh viện Xanh Pôn chúng tôi không bao giờ giám nói tới. Bệnh viện Bài Lao không bao giờ chúng tôi giám nói tới, vì sử dụng vào lợi ích chung. Nhưng khách sạn Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới, bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái Tòa Khâm Sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói tới bởi vì nó rơi vào tay tư nhân thế nên chúng tôi nói, thế nên chúng tôi không tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên cái tiếng nói của công lý. Bằng chứng cái trường Hoàn Kiếm bên cạnh, chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu. Bởi vì nó phục vụ lợi ích chung, các bệnh viện nó phục vụ lợi ích chung. Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc”.

Theo lời phát biểu này, Tòa Tổng Giám đã đề cập tới việc đòi lại đất của Tòa Khâm sứ, vì đã có dấu hiệu buôn bán chia chác để làm cái trung tâm thương mại.

Trong một lá thư, Bề trên Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thể cũng đề cập tới lý do tại sao Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Thái Hà đòi lại khu đất bên cạnh Nhà Dòng và Nhà Thờ Giáo xứ Thái Hà. Đó là dấu hiệu “buôn bán chia chác”, vì nó “rơi vào tay tư nhân”.

Theo tôi nghĩ, đây là mấu chốt của vấn đề đất đai và cơ sở tôn giáo đang “bị” Nhà Nước trưng dụng, nếu không muốn nói là “ăn cướp” qua Nghị quyết này hoặc qua Chỉ Thị nọ.

Chính vì thế, khi bày tỏ quan điểm của mình, Hội Đồng Giám mục Việt Nam đã lên tiếng về đất đai và cơ sở tôn giáo.Theo Hội Đồng Giám mục Việt Nam, Luật đất đai hiện nay cần phải sửa đổi vì có nhiều bất cập.

Và cũng chính vì thế, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban bố Chỉ Thị mới về vấn đề đất đai và cơ sở tôn giáo. Mới đây Thủ Tướng một lần nữa yêu cầu các Tỉnh Thành phải báo cáo về đất đai và cơ sở tôn giáo.

Qua đó, chúng ta có thể xác quyết rằng mấu chốt của vấn đề là cách sử dụng đất đai và cơ sở tôn giáo. Chính vì thế, theo tôi nghĩ, Chính Phủ phải rà soát lại việc biến đất đai và cơ sở tôn giáo thành đất đai và cơ sở cá nhân, của những người có chức có quyền, để đưa họ ra tòa án và kết án họ, cầm tụ họ, chớ không phải đưa 8 giáo dân của Giáo xứ Thái Hà ra tòa như đã làm. Nhục nhã thay cách hành động ô dù và bao che của cấp trên đối với cấp dưới.

Có lẽ để sửa lại những việc sai trái của mình, Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội đã vội vàng quyết định xây dựng hai công viên trên hai khu đất đang “bị” tranh chấp.

Thực tế là như vậy. Nhưng Ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội và sau đó các Báo Đài Nhà Nước đều đồng loạt bóp méo lời phát biểu của Tổng Giám mục Hà Nội để tìm cách kết tội ngài, khai trừ ngài. Theo tôi nghĩ, người đáng bị khai trừ khỏi Hà Nội, khỏi Đảng, khỏi Chính Quyền là những người đã, đang và sẽ lợi dụng chức quyền để biển thủ khu đất này, khu đất nọ, nhất là đất đai của các tôn giáo và người nghèo, qua nhiều thứ quy hoạch khác nhau.

Mong sao Chính Phủ có những biện pháp và hành động can đảm trong vấn đề đất đai đối với những người có chức có quyền từ cấp địa phương cho đến cấp Trung Ương.

Hà Nội, ngày 20-09-2009
 
Thông Báo
Steganography - VietCatholic tặng chương trình bảo mật tài liệu an toàn
Nguyễn Việt Nam
13:57 21/09/2009
Steganography là kỹ thuật che dấu tài liệu dưới những tấm hình. Nói đơn giản là như thế này: quý vị có một văn bản chứa đựng những nội dung quan trọng như password để vào trương mục của mình trên Net và không muốn ai đọc được những chi tiết này để có thể gây phương hại đến quý vị. Quý vị có thể dấu những chi tiết này bên dưới một tấm hình.

VietCatholic Encrypter với giao diện tiếng Việt
Kỹ thuật Steganography đặc biệt cần thiết khi các cơ quan chính phủ, các ngân hàng, công ty … cần chuyển những tài liệu qua đường email. Chính vì thế trong những năm qua, kỹ thuật này được ráo riết nghiên cứu và nhiều giải thuật tinh vi đã ra đời. Một điểm rất ngoạn mục đó là tấm hình có che dấu tài liệu bên trong có kích thước giống y hệt như tấm hình nguyên thủy và nếu đặt hai tấm hình bên cạnh nhau không thể phân biệt được tấm hình nào có dấu tài liệu, tấm hình nào không.

Đứng trước làn sóng của những vụ bắt bớ có nguy cơ lan rộng tại Việt Nam, khi công an có quyền chà đạp lên nhân quyền tối thiểu của con người là quyền tư ẩn, lục soát computer và những tài liệu trên computer của công dân và dùng chúng như những bằng chứng phạm tội, chúng tôi xin kính tặng đến tất cả những ai cần một chương trình điện toán sử dụng kỹ thuật Steganography do VietCatholic thảo chương. Chương trình này có tên gọi VietCatholic Encrypter. Quý vị có thể download hoàn toàn miễn phí nơi đây:

http://vietcatholic.net/PublicSoftware/WareHouse/VietCatholicEncrypter.exe

Chương trình này có giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt cho nên có lẽ không cần chỉ dẫn thêm quý vị có thể sử dụng ngay rất dễ dàng. Tuy nhiên, có một vài điều xin được lưu ý như sau:

1) Chương trình rất nhỏ không cần install gì cả, cứ “nhấp chuột” vào là chạy được vì thế KHÔNG NÊN để chương trình trên computer của quý vị để “khơi gợi sự chú ý không cần thiết”. Quý vị cứ bỏ trên USB khi cần thì chạy trực tiếp từ USB.

2) Chương trình cho phép che dấu tài liệu bằng hai cách khác nhau.

2.1 Khi không cần gởi tài liệu qua email.

Nếu quý vị không cần gởi tài liệu qua email nhưng chỉ muốn lưu tài liệu trên máy cho an toàn thì chọn Mã Hóa Hồ Sơ. Quý vị sẽ lưu tài liệu đó dưới dạng một file phối thuộc. Những chương trình điện toán như Microsoft Word chẳng hạn có một file chính là Winword.exe, nhấn vào đó thì nó chạy chương trình soạn thảo văn bản. Bên cạnh file Winword.exe, chương trình Microsoft Word có những files phối thuộc. Đó là những files có tận cùng, chẳng hạn, là. dll,. dat,. csd, …. (vô số). Khi nhấp chuột vào những files phối thuộc, thông thường, Windows không làm gì hết, không chạy gì hết.

Khi mã hoá tài liệu quý vị hãy chọn tận cùng (extension) của file mới hình thành là. dll,. dat,. csd bất cứ cái gì quý vị có thể nghĩ ra trong đầu nhưng chớ bao giờ đặt là. doc,. txt,. exe,. mp3 vì những files đó khi nhấp chuột vào thì Windows phải chạy cái gì đó, phải mở cái gì đó.

2.2 Khi cần gởi tài liệu qua email.

Lúc đó quý vị nên chọn cái lựa chọn thứ hai là Dấu Hồ Sơ dưới hình.

3) Quý vị không nên sử dụng nhiều password để mã hóa tài liệu vì nếu không biết password thì VÔ PHƯƠNG mở ra được. Không ai mở được nếu không biết password. Có nhiều giải thuật sử dụng trong VietCatholic Encrypter đã được chứng minh bằng khoa học điện toán về độ an toàn.

4) Cư an tư nguy. Vì an toàn cho chính cá nhân mình, cho gia đình, cộng đoàn và những thân bằng quyến thuộc, quý vị hãy chú ý bảo mật những tài liệu “nhạy cảm” và xin giúp chúng tôi phổ biến rộng rãi chương trình này. Xin chúc mọi điều may lành.
 
Catholic Charities giúp người bị đuổi nhà
Trần Mạnh Trác
16:15 21/09/2009
Catholic Charities (Cơ quan Bác Ái Công Giáo), một Tổ chức vô vị lợi, đã đưa ra một chương trình phòng chống vô gia cư với tiền quỹ liên bang.

Catholic Charities sử dụng 1.700.000$ tiền cuả tài khoản Liên Bang có tên là Homeless Prevention & Rapid Rehousing Program để hỗ trợ những người đang trên đà trở thành vô gia cư.

Chương trình này giúp phụ cấp tạm thời cho những gia đình đang cần nhà ở ổn định, nhưng không phải là giúp trả tiền mortgage.

Catholic Charities cho biết văn phòng ở Albuquerque đã nhận được hơn 1.000 điện thoại hàng tuần hỏi về sự hỗ trợ nhà ở.

Để hội đủ điều kiện, người nộp đơn phải có làm việc trong vòng 18 tháng qua và phải cung cấp bằng chứng về việc làm. Người đó cũng phải cung cấp bằng chứng bị đuổi hay có thể bị đuổi nhà. Đương đơn cũng phải có khả năng và sẵn sàng làm việc và khi kiếm được khoản thu nhập này sẽ cho phép đương sự duy trì nhà ở ổn định.

Để biết thêm chi tiết, xin gọi (505) 724-4670.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Nữ Tu Trong Nhà Nguyện
Sr. Thérésa Thanh Thảo
06:38 21/09/2009

NỮ TU TRONG NHÀ NGUYỆN



Ảnh của Sr.Theresa Thanh Thảo, CMRM, Nebraska.

Đường đời gió bụi long đong

Tìm về bên Chúa thỏa lòng ước mơ

Vườn nho Chúa rộng vô bờ

Tôi được diễm phúc chọn vô vườn Ngài.

(Trích thơ của Hương Quê)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đi Tìm Ý Thu
Nguyễn Đức Cung
22:08 21/09/2009

ĐI TÌM Ý THU –The Sound Of Autumn!



Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Lên rừng vớt nắng thu rơi

Vàng ươm tấu khúc: Lá-rời-cành-thu!

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News