Phụng Vụ - Mục Vụ
“Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:47 28/09/2018
“Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”
Chúa Nhật 26 Thường Niên Năm B
Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43,45, 47-48
Tin Mừng hôm nay kể lại việc thánh Gioan, một trong số các Tông Đồ, kể lại với Chúa Giêsu sự kiện họ đã chứng kiến một người không thuộc nhóm các môn đệ nhưng đã lấy danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ và các ông đã ngăn cản không cho người đó làm như thế. Nghe những điều này, Chúa Giêsu liền bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,39-40).
1- Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ?
Đây là một chủ đề rất quan trọng hiện nay. Chúng ta nghĩ gì về những ai ở ngoài Giáo Hội, những người cố gắng làm những việc tốt lành và chứng tỏ một tinh thần cao cả, dẫu họ không tin vào Chúa Kitô và gia nhập vào Giáo Hội. Họ có được cứu độ không?
Ngày xưa, trong một lá thư gửi chống lại lạc giáo, thánh Ciprianô (+258) có một câu nói nổi tiếng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ.” Khi quả quyết như thế, thánh nhân muốn chống lại những người theo lạc giáo chủ trương không cần phép rửa của Giáo Hội và ngài xác tín rằng ai chịu phép rửa từ những người lạc giáo là không thành sự.
Tuy nhiên, câu nói này đã được giải thích cách giảm thiểu, nếu không muốn nói là méo mó về dụng ý của ngài. Thường khi trích lại câu nói này, người ta thường nhấn mạnh việc phải ở trong Giáo Hội Công Giáo hữu hình để được cứu độ. Quan niệm này đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu, hàng thế kỷ. Phải đợi đến Công Đồng Vaticanô II, chúng ta mới có một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội. Dĩ nhiên, sự thay đổi này là kết quả của một quá trình suy tư thần học, sau những khám phá về những vùng đất mới và nhờ những khả năng liên lạc với các dân tộc khác trên thế giới. Người ta thấy rằng có vô số con người chưa bao giờ được nghe loan báo Tin Mừng, không phải vì lỗi lầm của họ, hoặc đã được truyền giáo theo một cách thế không phù hợp từ những nhà truyền giáo thực dân, nên làm cho họ gặp khó khăn trong việc đón nhận Tin Mừng.
Thật vậy, với sự thay đổi này, thần học quả rằng đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người, cụ thể, Người cũng muốn cứu độ cả những người ở ngoài Giáo Hội, khi họ chưa có đức tin vào Chúa Kitô, chưa được rửa tội và không phải là thành viên của Giáo Hội. Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ” (x 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ và ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai. Trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 22, Công Đồng Vaticanô còn thêm: “Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người khả năng để được kết hợp với mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô theo một cách thức mà chỉ Thiên Chúa mới biết và vì thế, họ được cứu độ.”
2- Họ là ai và làm gì?
Một cách cụ thể, Hiến Chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người như là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, họ có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội.
Như thế, đức tin Kitô Giáo chúng ta đã thay đổi chăng? Không. Cũng như xưa, chúng ta tiếp tục tin vào hai điều: Thứ nhất, rằng một cách khách quan và quả thật Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian duy nhất và là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại, và rằng những ai không biết Người, nếu họ được cứu độ, thì được cứu nhờ Người và nhờ cái chết cứu độ của Người.
Thứ đến, chúng ta tin rằng những ai chưa thuộc về Giáo Hội hữu hình, nhưng họ đang hướng về Giáo Hội một cách thực tế, họ cũng làm thành viên của Giáo Hội rộng lớn hơn, mà chỉ có Thiên Chúa mới biết.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xem ra yêu cầu hai điều từ những người ở ngoài Giáo Hội: điều thứ nhất là họ không “chống lại Người,” nghĩa là họ không chống lại một cách chủ động đức tin và các giá trị Tin Mừng, nghĩa là họ không đặt mình chống lại Thiên Chúa. Họ có thể được cứu.
Thứ đến, nếu họ không thể phục vụ và yêu mến Thiên Chúa, ít ra họ phục vụ và yêu mến hình ảnh của Người, là con người, tha nhân, đặc biệt những người nghèo. Họ cũng được cứu. Quả thậy, điều này được Chúa Giêsu quả quyết ở câu kế tiếp như nói về những ai ở ngoài Giáo Hội: “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bỏa thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mc 9,41; x. Mt 10,42).
3- Chúng ta phải làm gì?
Tuy nhiên, sau khi đã giải thích giáo huấn này, tôi tin rằng cũng cần thiết để chúng ta điều chỉnh điều gì đó nữa, là thái độ bên trong chúng ta, tâm lý chúng ta xét như là những người tin. Ngày nay tư tưởng và thái độ Giáo Hội đã thay đổi, nhưng nhiều người Công Giáo trong chúng ta không muốn thay đổi; nhiều lúc chúng ta muốn độc quyền về chân lý và ơn cứu độ, tỏ ra hơn người khác, hơn tôn giáo khác một cách thái quá vì mình tin vào Chúa Kitô và là thành viên của Giáo Hội. Trái lại, có những người lại thắc mắc trước những thay đổi này khi nói: “Như thế, trở thành người Kitô hữu tốt để làm gì?”
Một cách tích cực, chúng ta phải thực sự vui mừng vì những sự cởi mở mới mẻ này của thần học Công Giáo khi biết rằng những anh chị em chúng ta ở ngoài Giáo Hội cũng có khả năng để được cứu độ. Điều này là điều đang giải phóng và đang khẳng định sự quảng đại vô biên của Thiên Chúa và ý định của Người là muốn cho “mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4) đó sao?
Chúng ta phải làm cho khát khao của Môsê trở thành khát khao của chúng như bài đọc I hôm nay diễn tả: “Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ! Vì Đức Chúa đã ban Thần Khí của Người trên họ” (Ds 11,29).
Hiểu như thế, phải chăng chúng ta nên dừng việc truyền giáo, cứ để cho mọi người trong bình an, trong xác tín riêng của họ, và thôi việc giới thiệu Chúa Kitô, bởi vì người ta cũng có thể được cứu độ theo cách thế riêng của họ? Dĩ nhiên không! Chúng ta phải tiếp tục thực thi lệnh truyền của Chúa là làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người. Nhưng điều mà chúng ta phải làm là nhấn mạnh lý do tích cực hơn là tiêu cực. Lý do tiêu cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Giêsu Kitô, vì ai không tin vào Người thì sẽ bị luận phạt đời đời.” Còn lý do tích cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Kitô, bởi vì thật tuyệt vời khi tin vào Người, biết Người, và có Người bên cạnh như là Đấng Cứu Độ, khi chúng ta sống cũng như khi lìa đời.” Điều đó tạo nên sự khác biệt và có sức thuyết phục hơn là dọa dẫm. Amen!
Chúa Nhật 26 Thường Niên Năm B
Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43,45, 47-48
Tin Mừng hôm nay kể lại việc thánh Gioan, một trong số các Tông Đồ, kể lại với Chúa Giêsu sự kiện họ đã chứng kiến một người không thuộc nhóm các môn đệ nhưng đã lấy danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ và các ông đã ngăn cản không cho người đó làm như thế. Nghe những điều này, Chúa Giêsu liền bảo: “Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9,39-40).
1- Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ?
Đây là một chủ đề rất quan trọng hiện nay. Chúng ta nghĩ gì về những ai ở ngoài Giáo Hội, những người cố gắng làm những việc tốt lành và chứng tỏ một tinh thần cao cả, dẫu họ không tin vào Chúa Kitô và gia nhập vào Giáo Hội. Họ có được cứu độ không?
Ngày xưa, trong một lá thư gửi chống lại lạc giáo, thánh Ciprianô (+258) có một câu nói nổi tiếng: “Extra ecclesiam nulla salus: ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ.” Khi quả quyết như thế, thánh nhân muốn chống lại những người theo lạc giáo chủ trương không cần phép rửa của Giáo Hội và ngài xác tín rằng ai chịu phép rửa từ những người lạc giáo là không thành sự.
Tuy nhiên, câu nói này đã được giải thích cách giảm thiểu, nếu không muốn nói là méo mó về dụng ý của ngài. Thường khi trích lại câu nói này, người ta thường nhấn mạnh việc phải ở trong Giáo Hội Công Giáo hữu hình để được cứu độ. Quan niệm này đã tồn tại trong Giáo Hội rất lâu, hàng thế kỷ. Phải đợi đến Công Đồng Vaticanô II, chúng ta mới có một cái nhìn quân bình và mới mẻ về ơn cứu độ của những người ngoài Giáo Hội. Dĩ nhiên, sự thay đổi này là kết quả của một quá trình suy tư thần học, sau những khám phá về những vùng đất mới và nhờ những khả năng liên lạc với các dân tộc khác trên thế giới. Người ta thấy rằng có vô số con người chưa bao giờ được nghe loan báo Tin Mừng, không phải vì lỗi lầm của họ, hoặc đã được truyền giáo theo một cách thế không phù hợp từ những nhà truyền giáo thực dân, nên làm cho họ gặp khó khăn trong việc đón nhận Tin Mừng.
Thật vậy, với sự thay đổi này, thần học quả rằng đối với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể. Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người, cụ thể, Người cũng muốn cứu độ cả những người ở ngoài Giáo Hội, khi họ chưa có đức tin vào Chúa Kitô, chưa được rửa tội và không phải là thành viên của Giáo Hội. Cái nhìn này có nền tảng Kinh Thánh và thần học rất vững chắc: “Thiên Chúa muốn tất cả mọi người nhận biết chân lý và được cứu độ” (x 1 Tm 2,4). Thiên Chúa có những cách thế riêng để cứu độ họ và ơn cứu độ của Đức Kitô mang đến không giới hạn bởi khu vực, chủng tộc, quốc gia, nhưng mang tính phổ quát, cho hết mọi người. Đức Kitô chết cho hết mọi người không loại trừ ai. Trong Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng, số 22, Công Đồng Vaticanô còn thêm: “Chúa Thánh Thần ban cho mỗi người khả năng để được kết hợp với mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô theo một cách thức mà chỉ Thiên Chúa mới biết và vì thế, họ được cứu độ.”
2- Họ là ai và làm gì?
Một cách cụ thể, Hiến Chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16 nói đến những người sau đây dù không thuộc về Giáo Hội một cách hữu hình nhưng vẫn hy vọng được cứu độ: trước hết phải kể đến những người tin nhận Thượng Đế và tôn thờ Người như là Đấng Tạo Hóa của đời mình, họ là những người Do Thái Giáo và Hồi Giáo. Kế đến là những người vô tình không biết Tin Mừng Đức Kitô và Giáo Hội, nhưng thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa và sống theo tiếng lương tâm ngay thẳng, họ có thể được cứu độ. Một cách vô hình họ cũng thuộc về Giáo Hội.
Như thế, đức tin Kitô Giáo chúng ta đã thay đổi chăng? Không. Cũng như xưa, chúng ta tiếp tục tin vào hai điều: Thứ nhất, rằng một cách khách quan và quả thật Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian duy nhất và là Đấng Cứu Độ của toàn thể nhân loại, và rằng những ai không biết Người, nếu họ được cứu độ, thì được cứu nhờ Người và nhờ cái chết cứu độ của Người.
Thứ đến, chúng ta tin rằng những ai chưa thuộc về Giáo Hội hữu hình, nhưng họ đang hướng về Giáo Hội một cách thực tế, họ cũng làm thành viên của Giáo Hội rộng lớn hơn, mà chỉ có Thiên Chúa mới biết.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu xem ra yêu cầu hai điều từ những người ở ngoài Giáo Hội: điều thứ nhất là họ không “chống lại Người,” nghĩa là họ không chống lại một cách chủ động đức tin và các giá trị Tin Mừng, nghĩa là họ không đặt mình chống lại Thiên Chúa. Họ có thể được cứu.
Thứ đến, nếu họ không thể phục vụ và yêu mến Thiên Chúa, ít ra họ phục vụ và yêu mến hình ảnh của Người, là con người, tha nhân, đặc biệt những người nghèo. Họ cũng được cứu. Quả thậy, điều này được Chúa Giêsu quả quyết ở câu kế tiếp như nói về những ai ở ngoài Giáo Hội: “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô, thì Thầy bỏa thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mc 9,41; x. Mt 10,42).
3- Chúng ta phải làm gì?
Tuy nhiên, sau khi đã giải thích giáo huấn này, tôi tin rằng cũng cần thiết để chúng ta điều chỉnh điều gì đó nữa, là thái độ bên trong chúng ta, tâm lý chúng ta xét như là những người tin. Ngày nay tư tưởng và thái độ Giáo Hội đã thay đổi, nhưng nhiều người Công Giáo trong chúng ta không muốn thay đổi; nhiều lúc chúng ta muốn độc quyền về chân lý và ơn cứu độ, tỏ ra hơn người khác, hơn tôn giáo khác một cách thái quá vì mình tin vào Chúa Kitô và là thành viên của Giáo Hội. Trái lại, có những người lại thắc mắc trước những thay đổi này khi nói: “Như thế, trở thành người Kitô hữu tốt để làm gì?”
Một cách tích cực, chúng ta phải thực sự vui mừng vì những sự cởi mở mới mẻ này của thần học Công Giáo khi biết rằng những anh chị em chúng ta ở ngoài Giáo Hội cũng có khả năng để được cứu độ. Điều này là điều đang giải phóng và đang khẳng định sự quảng đại vô biên của Thiên Chúa và ý định của Người là muốn cho “mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4) đó sao?
Chúng ta phải làm cho khát khao của Môsê trở thành khát khao của chúng như bài đọc I hôm nay diễn tả: “Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ! Vì Đức Chúa đã ban Thần Khí của Người trên họ” (Ds 11,29).
Hiểu như thế, phải chăng chúng ta nên dừng việc truyền giáo, cứ để cho mọi người trong bình an, trong xác tín riêng của họ, và thôi việc giới thiệu Chúa Kitô, bởi vì người ta cũng có thể được cứu độ theo cách thế riêng của họ? Dĩ nhiên không! Chúng ta phải tiếp tục thực thi lệnh truyền của Chúa là làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người. Nhưng điều mà chúng ta phải làm là nhấn mạnh lý do tích cực hơn là tiêu cực. Lý do tiêu cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Giêsu Kitô, vì ai không tin vào Người thì sẽ bị luận phạt đời đời.” Còn lý do tích cực là: “Bạn hãy tin vào Chúa Kitô, bởi vì thật tuyệt vời khi tin vào Người, biết Người, và có Người bên cạnh như là Đấng Cứu Độ, khi chúng ta sống cũng như khi lìa đời.” Điều đó tạo nên sự khác biệt và có sức thuyết phục hơn là dọa dẫm. Amen!
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 26 Mùa Quanh Năm B 30.9.2018
Lm Francis Lý văn Ca
17:11 28/09/2018
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể: tưởng nhớ việc Chúa chịu chết và sống lại. Chính Ngài đã ban tặng Mình Ngài làm của nuôi trần gian. Đồng thời bàn tiệc Lời Ngài cũng được dọn sẵn cho chúng ta.
Ước gì mỗi người Công Giáo sẽ luôn tâm niệm của ăn thiêng liêng rất cần thiết cho cuộc sống của người tín hữu trên con đường lữ hành về Nhà Cha. Nếu ý thức được điều đó thì có lẽ, chúng ta sẽ không bao giờ bỏ lễ Ngày Chúa Nhật. Dù bận rộn hoặc ở xa những nơi cử hành thánh lễ, thì cũng hãy đến gặp gỡ Chúa và múc lấy nguồn sống nơi những Nhà Cha chúng ta trong những khu vực chúng ta sinh sống.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I hôm nay trình bày cho chúng ta về ơn Chúa Thánh Thần sẽ ban cho hết mọi người. Không chỉ cho các tông đồ, nhưng còn cho những ai biết dùng ơn để làm vinh danh Chúa.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Giacôbê hướng chúng ta về những ngưòi nghèo khó xung quanh. Đặc biệt về phép công bằng, chúng ta cần lưu ý trong đời sống giao tế giữa xã hội nầy.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Để chiếm hữu được sự sống vĩnh cửu, chúng ta cần thận trọng trong lời ăn tiếng nói, đi đôi với những việc làm đem thông cảm đến cho tha nhân trong tinh thần chia sẻ nữa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Thánh Thần đã quy tụ anh chị em chúng ta nơi đây. Qua Thánh Linh Thiên Chúa, chúng ta nhờ chuyển cầu lên Thiên Chúa Cha những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho những vị lãnh đạo các tôn giáo bạn qua những cố gắng của các ngài mang đến cho thế giới niềm an vui, hoà thuận và tình yêu mến thiết tha. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những sứ giả Tin Mừng đang rao giảng Phúc Âm giữa lòng thế giới, được thâu đạt nhiều kết quả sung mãn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho ông bà cha mẹ luôn hồn an xác mạnh. Xin Chúa tha thứ cho tuổi trẻ, vì vô tình đã làm cho những bậc Ông Bà, Cha Mẹ Cô bác không hài lòng. Với ơn Chúa giúp, mỗi ngày khi họ thêm tuổi, thêm khôn ngoan như Chúa Kitô. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho lộ trình của tháng Mân Côi sắp đến, chúng ta cùng đồng hành với Mẹ, với Anh Chị Em, để cầu nguyện cho Quê Hương, Giáo Hội Mẹ và đền tạ Mẹ thay cho thế giới, sẽ được Mẹ chúc lành và ban muôn hồng ân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin ban ơn yên nghỉ cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, qua lòng hiếu thảo chúng ta nhớ đến các Ngài trong những thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Cộng đoàn nhỏ bé chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa những ý nguyện cầu. Xin Chúa ban cho chúng con những ơn cần thiết qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Chúng ta được Thiên Chúa mời gọi tham dự Bàn Tiệc Thánh Thể: tưởng nhớ việc Chúa chịu chết và sống lại. Chính Ngài đã ban tặng Mình Ngài làm của nuôi trần gian. Đồng thời bàn tiệc Lời Ngài cũng được dọn sẵn cho chúng ta.
Ước gì mỗi người Công Giáo sẽ luôn tâm niệm của ăn thiêng liêng rất cần thiết cho cuộc sống của người tín hữu trên con đường lữ hành về Nhà Cha. Nếu ý thức được điều đó thì có lẽ, chúng ta sẽ không bao giờ bỏ lễ Ngày Chúa Nhật. Dù bận rộn hoặc ở xa những nơi cử hành thánh lễ, thì cũng hãy đến gặp gỡ Chúa và múc lấy nguồn sống nơi những Nhà Cha chúng ta trong những khu vực chúng ta sinh sống.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Bài đọc thứ I hôm nay trình bày cho chúng ta về ơn Chúa Thánh Thần sẽ ban cho hết mọi người. Không chỉ cho các tông đồ, nhưng còn cho những ai biết dùng ơn để làm vinh danh Chúa.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Giacôbê hướng chúng ta về những ngưòi nghèo khó xung quanh. Đặc biệt về phép công bằng, chúng ta cần lưu ý trong đời sống giao tế giữa xã hội nầy.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Để chiếm hữu được sự sống vĩnh cửu, chúng ta cần thận trọng trong lời ăn tiếng nói, đi đôi với những việc làm đem thông cảm đến cho tha nhân trong tinh thần chia sẻ nữa.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Thánh Thần đã quy tụ anh chị em chúng ta nơi đây. Qua Thánh Linh Thiên Chúa, chúng ta nhờ chuyển cầu lên Thiên Chúa Cha những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho những vị lãnh đạo các tôn giáo bạn qua những cố gắng của các ngài mang đến cho thế giới niềm an vui, hoà thuận và tình yêu mến thiết tha. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho những sứ giả Tin Mừng đang rao giảng Phúc Âm giữa lòng thế giới, được thâu đạt nhiều kết quả sung mãn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho ông bà cha mẹ luôn hồn an xác mạnh. Xin Chúa tha thứ cho tuổi trẻ, vì vô tình đã làm cho những bậc Ông Bà, Cha Mẹ Cô bác không hài lòng. Với ơn Chúa giúp, mỗi ngày khi họ thêm tuổi, thêm khôn ngoan như Chúa Kitô. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho lộ trình của tháng Mân Côi sắp đến, chúng ta cùng đồng hành với Mẹ, với Anh Chị Em, để cầu nguyện cho Quê Hương, Giáo Hội Mẹ và đền tạ Mẹ thay cho thế giới, sẽ được Mẹ chúc lành và ban muôn hồng ân. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin ban ơn yên nghỉ cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, qua lòng hiếu thảo chúng ta nhớ đến các Ngài trong những thánh lễ tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Cộng đoàn nhỏ bé chúng con dâng lên trước tôn nhan Chúa những ý nguyện cầu. Xin Chúa ban cho chúng con những ơn cần thiết qua lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
CN 26 TN B : Chặt hai tay…, ba cách hiểu
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
22:22 28/09/2018
CN 26 TNB : Chặt hai tay…, ba cách hiểu
Có một số lời nói ngắn ngủi nhưng ý nghĩa, không biết ghép vào đâu, đã được Marcô gồm thâu lại một chỗ và Giáo hội cho công bố trong Chúa Nhật hôm nay. Chúng ta vừa mới nghe, nhưng chắc không còn nhớ. Đó là :
-Ai không chống lại các con, là ủng hộ các con (Bđ I minh hoạ cho điểm này: họ nói tiên tri kìa. Chận họ lại)
-Ai cho các con một ly nước là sẽ không mất phần thưởng
-Ai nên cớ vấp phạm cho kẻ bé mọn, thà buộc cối đá vào cổ mà xô xuống biển.
-Ai có tay sinh dịp tôi, hãy chặt đi; có chân sinh dịp tội, hãy cưa đứt; có mắt sinh dịp tội hãy móc ngay.
Chúng ta dừng lại ở điểm cuối cùng này thôi, để xem Chúa muốn nói gì qua kiểu nói mạnh mẽ : Hãy chặt, hãy móc…
Ngày xưa có một đoàn thám hiểm từ Âu Châu đi tìm đất mới. Họ xuất phát từ Ireland. Vua Ireland hạ lệnh ai đầu tiên đụng chạm đến đất mới, người ấy sẽ làm chủ cả lãnh thổ. Một người trong nhóm là O’Neil quyết tâm dành được đất mới, nhưng khi gần tới nơi, một chiếc thuyền đối thủ bắt kịp và qua mặt. O’Neil có thể làm gì ? Ông buông mái chèo, cầm lấy búa và chặt tay mình. Chúng ta có thể nghĩ ông này tức quá chặt tay. Không! Ông chặt tay mình và liệng nó lên bờ. Như thế ông là người có bàn tay đầu tiên đụng vào đất mới. Và ông là chủ của lãnh thổ đó.
Câu chuyện đẫm máu rùng rợn này giúp ta phần nào hiểu được những lời đẫm máu, rùng rợn của Chúa Giêsu: Thà đứt mất tay mà vào nơi hằng sống. Thà mù con mắt mà vào chốn đời đời, còn hơn đầy đủ … mà phải trầm luân hoả nguc. Chúa muốn nói: phải hy sinh, phải dũng cảm, phải cường bạo.
Một chỗ khác, trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu đã nói : Nước Trời chỉ chiếm được cho những người can đảm: Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến giờ Nước Trời ở dưới sức cường bạo và những kẻ cường bạo mới chiếm đoạt được.
1. Không thể hiểu nghĩa đen.
Nhưng câu nói “chặt tay, cưa chân, móc mắt” của Chúa không thể hiểu theo nghĩa đen. Tại sao vậy ? Có nhiều lối giải thích, nhưng ở đây chỉ nêu lên một lời giải này thôi : Chưa chắc cụt tay, què chân, chột mắt mà hết phạm tội, mà vào được Nước Trời. Tội nằm trong tư tưởng con người, chứ không chỉ nằm trong tay, trong chân, nơi cặp mắt.
Có chàng học trò kia mỗi ngày đều phải dùng đò công cộng để qua thành phố theo học. Ngày đầu, chàng lân la ngồi gần cô lái đò để trò chuyện. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp đôi cho anh này. Tại sao ? Vì anh đã được nói chuyện với cô. Ngày thứ hai, chàng học trò ngồi xa. Không trò chuyện nữa. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp ba. Tại sao ? Vì không nói, nhưng anh nhìn tôi, còn hơn là nói. Ngày thứ ba, chàng học trò rút kinh nghiệm, ngồi xa, mắt nhắm lại. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp bốn. Tại sao ? Vì anh nhắm mắt anh nghĩ về tôi, còn gấp mấy nói và nhìn.
Câu chuyện không nhằm nói lên chàng học trò có tư tưởng xấu với cô lái đò đâu. Nhưng nhằm kết luận : trong con người, phần cao trọng nhất là tư tưởng (trí khôn). Chính tư tưởng, chính trí khôn mới là đầu mối tạo nên công phúc hay gây ra tội lỗi. “Tội là từ trong mà ra,” Chúa đã nói như vậy, chứ không phải từ ngoài. Vì thế nếu chặt tay, chặt chân, mắt chột mắt mù, chưa chắc đã hết phạm tội, nhiều khi lại còn hơn nữa : họ than trách Chúa, chửi rủa Trời…
Do đó câu nói đẫm máu của Chúa : chặt tay, chặt chân, móc mắt, không cần và không được hiểu theo nghĩa đen.
2. Vậy phải hiểu theo nghĩa nào ?
Thưa, nghĩa này : chặt đứt, móc bỏ, tức là hi sinh. Hy sinh là một chữ mà chúng ta nghe quá quen, nhưng làm thì nhiều người còn ngờ ngợ run sợ, bởi vì phải dũng cảm lắm, phải cường bạo nhiều mới hy sinh được. Có 3 cách hiểu về “hy sinh”
1) Đối với một số người, xa lìa một vài món đồ vật chất cũng đau xót như và nhiều khi còn hơn bị đứt tay lìa chân. Anh chàng kia ra đường vấp phải hòn đá, bàn chân chảy máu. Thấy vậy, anh thầm mừng: may quá hôm nay không đi giày. Nếu đi giày thì trầy mất đôi dép mới ? Họ xót của hơn xót người. Bị té xe Honda, A còng, SH…, câu hỏi đầu tiên là xe có sao không, chứ không phải bị vết thương nào ? Tục ngữ Việt-Nam thật ý vị : đồng tiền liền khúc ruột. Bỏ tiền ra cũng đau như bị cắt ruột. Nhưng nhiều khi phải bỏ, phải hy sinh vì nếu ta muốn được xếp đứng bên hữu và nghe câu : Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc hãy vào lãnh lấy Nước Trời, thì ta phải bỏ bớt để cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống. Nếu ta muốn có Đền thờ kiên cố trên trời, ta cũng phải hi sinh, từ bỏ… để xây dựng ngôi nhà thờ dưới đất. Đó là hi sinh – hi sinh của cải vật chất.
2) Đối với người khác, bỏ được tật xấu, thói quen không hay, cũng tựa như và nhiều khi còn hơn là đứt tay lìa chân.
Với người nghiện rượu, bỏ được một chai hay một ly thôi, cũng gây khổ sở. Nhưng để gia đình êm ấm, vợ con bớt khổ và như thế là đẹp ý Chúa : Anh phải bỏ thôi.
Nhịn một điếu thuốc ở nơi công cộng vì sức khoẻ của mình và vì bác ái với sức khoẻ của người khác, không bắt họ phải hít khói bất đắc dĩ, cũng là một hi sinh không kém phần anh hùng. Sau này họ sẽ xứng đáng xông hương khói trước toà Chúa.
Chúng ta thích ngủ thêm. Ngủ nướng, nướng qua nướng lại vào sáng Chúa Nhật. Cố gắng ngồi dậy là một vượt thắng có thể gây khó chịu nhưng đó là phương cách chúng ta chiếm đoạt Nước Chúa trong ngày của Chúa.
Chúng ta dễ ngồi dán mắt vào màn hình Tivi đến phút chót hơn là dành vài phút cầu nguyện xét mình trước khi ngủ. Tắt TV sớm, cũng là một cách móc bớt mắt, để sau này được nhìn Nhan thánh Chúa rõ hơn.
3) Một khía cạnh khác của hi sinh, có lẽ gần với bài Tin Mừng hơn, đó là hi sinh công dụng. Có người chặt tay mà vẫn phạm tội tà dâm. Có người móc mắt mà vẫn mắc tội nghĩ bậy. Vậy thì cứ để mắt còn đó, để chân tay còn đó, nhưng hi sinh không dùng đến công dụng của nó là cách chặt tay, cưa chân hay nhất.
Nếu cuốn sách, tấm hình, bộ phim sinh dịp tội. Ta không xem. Hy sinh, móc bỏ công dụng của mắt là xem.
Nếu đi đến đó, thế nào cũng cãi lộn. Ta không đến. Hy sinh công dụng của chân là đi.
Nếu mở miệng ra, thế nào cũng sinh chuyện. Ta im lặng, hy sinh công dụng của miệng là nói, chẳng khác gì cắt lưỡi vậy.
Để có thể hy sinh, phải tin có Đấng biết rõ ta hy sinh và thưởng công cho những hy sinh của ta. Đó là Đấng ta tuyên tín ngay bây giờ trong Kinh Tin Kính.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Có một số lời nói ngắn ngủi nhưng ý nghĩa, không biết ghép vào đâu, đã được Marcô gồm thâu lại một chỗ và Giáo hội cho công bố trong Chúa Nhật hôm nay. Chúng ta vừa mới nghe, nhưng chắc không còn nhớ. Đó là :
-Ai không chống lại các con, là ủng hộ các con (Bđ I minh hoạ cho điểm này: họ nói tiên tri kìa. Chận họ lại)
-Ai cho các con một ly nước là sẽ không mất phần thưởng
-Ai nên cớ vấp phạm cho kẻ bé mọn, thà buộc cối đá vào cổ mà xô xuống biển.
-Ai có tay sinh dịp tôi, hãy chặt đi; có chân sinh dịp tội, hãy cưa đứt; có mắt sinh dịp tội hãy móc ngay.
Chúng ta dừng lại ở điểm cuối cùng này thôi, để xem Chúa muốn nói gì qua kiểu nói mạnh mẽ : Hãy chặt, hãy móc…
Ngày xưa có một đoàn thám hiểm từ Âu Châu đi tìm đất mới. Họ xuất phát từ Ireland. Vua Ireland hạ lệnh ai đầu tiên đụng chạm đến đất mới, người ấy sẽ làm chủ cả lãnh thổ. Một người trong nhóm là O’Neil quyết tâm dành được đất mới, nhưng khi gần tới nơi, một chiếc thuyền đối thủ bắt kịp và qua mặt. O’Neil có thể làm gì ? Ông buông mái chèo, cầm lấy búa và chặt tay mình. Chúng ta có thể nghĩ ông này tức quá chặt tay. Không! Ông chặt tay mình và liệng nó lên bờ. Như thế ông là người có bàn tay đầu tiên đụng vào đất mới. Và ông là chủ của lãnh thổ đó.
Câu chuyện đẫm máu rùng rợn này giúp ta phần nào hiểu được những lời đẫm máu, rùng rợn của Chúa Giêsu: Thà đứt mất tay mà vào nơi hằng sống. Thà mù con mắt mà vào chốn đời đời, còn hơn đầy đủ … mà phải trầm luân hoả nguc. Chúa muốn nói: phải hy sinh, phải dũng cảm, phải cường bạo.
Một chỗ khác, trong Tin Mừng Matthêu, Chúa Giêsu đã nói : Nước Trời chỉ chiếm được cho những người can đảm: Từ ngày Gioan Tẩy Giả đến giờ Nước Trời ở dưới sức cường bạo và những kẻ cường bạo mới chiếm đoạt được.
1. Không thể hiểu nghĩa đen.
Nhưng câu nói “chặt tay, cưa chân, móc mắt” của Chúa không thể hiểu theo nghĩa đen. Tại sao vậy ? Có nhiều lối giải thích, nhưng ở đây chỉ nêu lên một lời giải này thôi : Chưa chắc cụt tay, què chân, chột mắt mà hết phạm tội, mà vào được Nước Trời. Tội nằm trong tư tưởng con người, chứ không chỉ nằm trong tay, trong chân, nơi cặp mắt.
Có chàng học trò kia mỗi ngày đều phải dùng đò công cộng để qua thành phố theo học. Ngày đầu, chàng lân la ngồi gần cô lái đò để trò chuyện. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp đôi cho anh này. Tại sao ? Vì anh đã được nói chuyện với cô. Ngày thứ hai, chàng học trò ngồi xa. Không trò chuyện nữa. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp ba. Tại sao ? Vì không nói, nhưng anh nhìn tôi, còn hơn là nói. Ngày thứ ba, chàng học trò rút kinh nghiệm, ngồi xa, mắt nhắm lại. Khi trả tiền đò, cô lái ghe tính gấp bốn. Tại sao ? Vì anh nhắm mắt anh nghĩ về tôi, còn gấp mấy nói và nhìn.
Câu chuyện không nhằm nói lên chàng học trò có tư tưởng xấu với cô lái đò đâu. Nhưng nhằm kết luận : trong con người, phần cao trọng nhất là tư tưởng (trí khôn). Chính tư tưởng, chính trí khôn mới là đầu mối tạo nên công phúc hay gây ra tội lỗi. “Tội là từ trong mà ra,” Chúa đã nói như vậy, chứ không phải từ ngoài. Vì thế nếu chặt tay, chặt chân, mắt chột mắt mù, chưa chắc đã hết phạm tội, nhiều khi lại còn hơn nữa : họ than trách Chúa, chửi rủa Trời…
Do đó câu nói đẫm máu của Chúa : chặt tay, chặt chân, móc mắt, không cần và không được hiểu theo nghĩa đen.
2. Vậy phải hiểu theo nghĩa nào ?
Thưa, nghĩa này : chặt đứt, móc bỏ, tức là hi sinh. Hy sinh là một chữ mà chúng ta nghe quá quen, nhưng làm thì nhiều người còn ngờ ngợ run sợ, bởi vì phải dũng cảm lắm, phải cường bạo nhiều mới hy sinh được. Có 3 cách hiểu về “hy sinh”
1) Đối với một số người, xa lìa một vài món đồ vật chất cũng đau xót như và nhiều khi còn hơn bị đứt tay lìa chân. Anh chàng kia ra đường vấp phải hòn đá, bàn chân chảy máu. Thấy vậy, anh thầm mừng: may quá hôm nay không đi giày. Nếu đi giày thì trầy mất đôi dép mới ? Họ xót của hơn xót người. Bị té xe Honda, A còng, SH…, câu hỏi đầu tiên là xe có sao không, chứ không phải bị vết thương nào ? Tục ngữ Việt-Nam thật ý vị : đồng tiền liền khúc ruột. Bỏ tiền ra cũng đau như bị cắt ruột. Nhưng nhiều khi phải bỏ, phải hy sinh vì nếu ta muốn được xếp đứng bên hữu và nghe câu : Hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc hãy vào lãnh lấy Nước Trời, thì ta phải bỏ bớt để cho kẻ đói ăn, kẻ khát uống. Nếu ta muốn có Đền thờ kiên cố trên trời, ta cũng phải hi sinh, từ bỏ… để xây dựng ngôi nhà thờ dưới đất. Đó là hi sinh – hi sinh của cải vật chất.
2) Đối với người khác, bỏ được tật xấu, thói quen không hay, cũng tựa như và nhiều khi còn hơn là đứt tay lìa chân.
Với người nghiện rượu, bỏ được một chai hay một ly thôi, cũng gây khổ sở. Nhưng để gia đình êm ấm, vợ con bớt khổ và như thế là đẹp ý Chúa : Anh phải bỏ thôi.
Nhịn một điếu thuốc ở nơi công cộng vì sức khoẻ của mình và vì bác ái với sức khoẻ của người khác, không bắt họ phải hít khói bất đắc dĩ, cũng là một hi sinh không kém phần anh hùng. Sau này họ sẽ xứng đáng xông hương khói trước toà Chúa.
Chúng ta thích ngủ thêm. Ngủ nướng, nướng qua nướng lại vào sáng Chúa Nhật. Cố gắng ngồi dậy là một vượt thắng có thể gây khó chịu nhưng đó là phương cách chúng ta chiếm đoạt Nước Chúa trong ngày của Chúa.
Chúng ta dễ ngồi dán mắt vào màn hình Tivi đến phút chót hơn là dành vài phút cầu nguyện xét mình trước khi ngủ. Tắt TV sớm, cũng là một cách móc bớt mắt, để sau này được nhìn Nhan thánh Chúa rõ hơn.
3) Một khía cạnh khác của hi sinh, có lẽ gần với bài Tin Mừng hơn, đó là hi sinh công dụng. Có người chặt tay mà vẫn phạm tội tà dâm. Có người móc mắt mà vẫn mắc tội nghĩ bậy. Vậy thì cứ để mắt còn đó, để chân tay còn đó, nhưng hi sinh không dùng đến công dụng của nó là cách chặt tay, cưa chân hay nhất.
Nếu cuốn sách, tấm hình, bộ phim sinh dịp tội. Ta không xem. Hy sinh, móc bỏ công dụng của mắt là xem.
Nếu đi đến đó, thế nào cũng cãi lộn. Ta không đến. Hy sinh công dụng của chân là đi.
Nếu mở miệng ra, thế nào cũng sinh chuyện. Ta im lặng, hy sinh công dụng của miệng là nói, chẳng khác gì cắt lưỡi vậy.
Để có thể hy sinh, phải tin có Đấng biết rõ ta hy sinh và thưởng công cho những hy sinh của ta. Đó là Đấng ta tuyên tín ngay bây giờ trong Kinh Tin Kính.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo chí Nga ca ngợi lời kêu gọi xóa bỏ hận thù của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
00:42 28/09/2018
Trước chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại ba nước vùng Baltic, dư luận tại Nga đã tỏ ra rất dè dặt. Nếu như Việt Nam phải sống bên cạnh nước láng giềng Trung Quốc luôn nuôi dã tâm xâm lược và đồng hoá người Việt; thì ba nước vùng Baltic cũng cùng chung một số phận không may như thế khi phải sống bên cạnh một nước Nga quá lớn, đã từng đô hộ họ nhiều lần, cũng như đã từng gây ra bao nhiêu đau thương cho họ.
Trong chuyến tông du vừa qua, Đức Thánh Cha đã có dịp đến thăm Viện Bảo Tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng của Liên Sô tại Vilnius và đọc một lời nguyện tại đây. Ngài cũng đã đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân cộng sản tại Tượng Đài Tự Do ở Riga, và dâng thánh lễ tại quảng trường Tự Do ở Tallin.
Tuy nhiên, trong tất cả những dịp này, Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời kêu gọi từ bỏ lòng căm thù để sống tình huynh đệ.
Thông tấn xã Interfax của Nga đã nhanh chóng lên tiếng ca ngợi những lời khích lệ xoá bỏ hận thù, chẳng hạn như trong diễn từ được Đức Thánh Cha đưa ra tại Cổng Thành Bình Minh.
Bài xã luận hôm 22 tháng 9 trên Interfax cho biết:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bài giảng của ngài tại Cổng Bình minh ở Vilnuis đã kêu gọi tất cả các tín hữu từ bỏ sự thù địch và ‘nhận ra nhau như anh em’ bất kể chủng tộc và tôn giáo.
“Ngài hô hào rằng: ‘Trước đây chúng ta đã xây dựng nhiều pháo đài, nhưng hôm nay chúng ta cảm thấy cần phải nhìn nhau và công nhận lẫn nhau như anh em, đồng hành cùng nhau với niềm vui và ý chí tìm kiếm hòa bình, trải nghiệm giá trị của tình huynh đệ’”
780,000 người Lithuania tức là khoảng 1/3 dân số đã chết trong thập niên 1940. Một số, chủ yếu là người Do Thái, chết trong tay Đức Quốc Xã. Tuy nhiên, đa số chết dưới tay cộng sản Liên Sô.
Source: Interfax Pope Francis calls on Lithuanians for solidarity, peacefulness in his sermon by Vilnius' Gate of Dawn
Trong chuyến tông du vừa qua, Đức Thánh Cha đã có dịp đến thăm Viện Bảo Tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng của Liên Sô tại Vilnius và đọc một lời nguyện tại đây. Ngài cũng đã đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân cộng sản tại Tượng Đài Tự Do ở Riga, và dâng thánh lễ tại quảng trường Tự Do ở Tallin.
Tuy nhiên, trong tất cả những dịp này, Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời kêu gọi từ bỏ lòng căm thù để sống tình huynh đệ.
Thông tấn xã Interfax của Nga đã nhanh chóng lên tiếng ca ngợi những lời khích lệ xoá bỏ hận thù, chẳng hạn như trong diễn từ được Đức Thánh Cha đưa ra tại Cổng Thành Bình Minh.
Bài xã luận hôm 22 tháng 9 trên Interfax cho biết:
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bài giảng của ngài tại Cổng Bình minh ở Vilnuis đã kêu gọi tất cả các tín hữu từ bỏ sự thù địch và ‘nhận ra nhau như anh em’ bất kể chủng tộc và tôn giáo.
“Ngài hô hào rằng: ‘Trước đây chúng ta đã xây dựng nhiều pháo đài, nhưng hôm nay chúng ta cảm thấy cần phải nhìn nhau và công nhận lẫn nhau như anh em, đồng hành cùng nhau với niềm vui và ý chí tìm kiếm hòa bình, trải nghiệm giá trị của tình huynh đệ’”
780,000 người Lithuania tức là khoảng 1/3 dân số đã chết trong thập niên 1940. Một số, chủ yếu là người Do Thái, chết trong tay Đức Quốc Xã. Tuy nhiên, đa số chết dưới tay cộng sản Liên Sô.
Source: Interfax Pope Francis calls on Lithuanians for solidarity, peacefulness in his sermon by Vilnius' Gate of Dawn
Nữ Giáo Sư Raffaella Perin ra mắt sách về tầm quan trọng của Radio Vatican trong Thế chiến thứ Hai
Đặng Tự Do
03:11 28/09/2018
Đài phát thanh của Đức Giáo Hoàng, thường được biết đến với tên gọi Radio Vatican hay Đài Phát Thanh Vatican, đã hoạt động hơn 87 năm. Lần phát sóng đầu tiên của đài là vào ngày 12 tháng 2 năm 1931. Giờ đây, nữ Giáo Sư Raffaella Perin của Đại học Công Giáo Venice, vừa công bố một cuốn sách mới cho thấy tầm quan trọng của đài này trong suốt chặng đường từ ngày thành lập cho đến khi kết thúc thế chiến thứ hai với nhiều chi tiết có thể quý vị và anh chị em chưa từng nghe nói.
Trong cuốn “Đài Phát thanh của Đức Giáo Hoàng, Tuyên truyền và Ngoại giao trong Thế chiến II”, Raffaella Perin cho biết:
“Đài phát thanh Vatican rất đặc biệt, vì đài này được xây dựng bởi chính người đã phát minh ra đài phát thanh, là ông Guillermo Marconi. Từ khi bắt đầu cho đến cuối những năm 30, đài phát thanh này phát sóng bằng nhiều ngôn ngữ ở nhiều quốc gia trên thế giới.”
Đài phát thanh Vatican đã được khánh thành bởi Đức Piô XI và từ buổi đầu, Radio Vatican đã đóng một vai trò quan trọng. Trong Thế chiến thứ Hai, Radio Vatican là một phương tiện để công bố danh tính những người sống sót trong nhà tù, trong vụ đánh bom.
Raffaella Perin cho biết thêm:
“Trong Thế chiến thứ Hai, Radio Vatican đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vì nó là một khí cụ ngoại giao và tuyên truyền cho Vatican.”
Radio Vatican còn đóng một vai trò căn bản cho hòa bình. Trong khi Hitler mô tả người Do Thái như một mối đe dọa đối với thế giới, Đức Giáo Hoàng đã gửi đi một thông điệp truyền thanh, trong đó ngài bày tỏ cảm tình với những người bị bách hại vì lý do chủng tộc.
Bà Raffaella Perin nhấn mạnh rằng:
“Giờ đây, tôi nghĩ Giáo hội đã hiểu được tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông và tôi tin rằng tất cả những cải tiến được đưa vào trong những năm qua là đúng lúc.”
Đài phát thanh Vatican hiện đang truyền những tin tức mới nhất về Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh đến thế giới bằng 36 ngôn ngữ. Đây là một trong những điểm tham chiếu quan trọng nhất của giới truyền thông về Giáo Hội Công Giáo, như một đài phát thanh vẫn phát sóng trong gần một thế kỷ.
Source: Rome Reports Importance of Vatican Radio during World War II revealed in book
Trong cuốn “Đài Phát thanh của Đức Giáo Hoàng, Tuyên truyền và Ngoại giao trong Thế chiến II”, Raffaella Perin cho biết:
“Đài phát thanh Vatican rất đặc biệt, vì đài này được xây dựng bởi chính người đã phát minh ra đài phát thanh, là ông Guillermo Marconi. Từ khi bắt đầu cho đến cuối những năm 30, đài phát thanh này phát sóng bằng nhiều ngôn ngữ ở nhiều quốc gia trên thế giới.”
Đài phát thanh Vatican đã được khánh thành bởi Đức Piô XI và từ buổi đầu, Radio Vatican đã đóng một vai trò quan trọng. Trong Thế chiến thứ Hai, Radio Vatican là một phương tiện để công bố danh tính những người sống sót trong nhà tù, trong vụ đánh bom.
Raffaella Perin cho biết thêm:
“Trong Thế chiến thứ Hai, Radio Vatican đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vì nó là một khí cụ ngoại giao và tuyên truyền cho Vatican.”
Radio Vatican còn đóng một vai trò căn bản cho hòa bình. Trong khi Hitler mô tả người Do Thái như một mối đe dọa đối với thế giới, Đức Giáo Hoàng đã gửi đi một thông điệp truyền thanh, trong đó ngài bày tỏ cảm tình với những người bị bách hại vì lý do chủng tộc.
Bà Raffaella Perin nhấn mạnh rằng:
“Giờ đây, tôi nghĩ Giáo hội đã hiểu được tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông và tôi tin rằng tất cả những cải tiến được đưa vào trong những năm qua là đúng lúc.”
Đài phát thanh Vatican hiện đang truyền những tin tức mới nhất về Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh đến thế giới bằng 36 ngôn ngữ. Đây là một trong những điểm tham chiếu quan trọng nhất của giới truyền thông về Giáo Hội Công Giáo, như một đài phát thanh vẫn phát sóng trong gần một thế kỷ.
Source: Rome Reports Importance of Vatican Radio during World War II revealed in book
Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung bày tỏ sự lạc quan về tiến trình hòa bình tại Triều Tiên
Đặng Tự Do
04:04 28/09/2018
Đức Hồng Y Andrew Yeom Soo-jung, Tổng Giám Mục Hán Thành đã bày tỏ sự lạc quan của ngài đối với tiến trình hòa giải giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên.
“Đức Mẹ sẽ nhận lời chúng ta,” vị Hồng Y 75 tuổi cả quyết.
Ngài đã đưa ra nhận xét trên trong thánh lễ hôm thứ Ba tại Nhà thờ Chính Tòa Mân Đông của Hán Thành để cầu xin ân sủng thống nhất.
Một ngày sau đó, tại Bình Nhưỡng, nơi tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đang có cuộc họp thượng đỉnh với Kim Chính Ân, Bắc Hàn đã đồng ý đóng cửa vĩnh viễn căn cứ thử nghiệm hỏa tiễn Tongchang-ri. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã đưa ra lời loan báo về diễn biến này hôm thứ Tư.
Thêm vào đó, Kim Chính Ân cho biết sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm lịch sử đến Hán Thành. Đó sẽ là cuộc viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo miền Bắc sau việc chia đôi bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Moon Jae-in cho biết thêm chuyến viếng thăm của Kim Chính Ân có thể sẽ được thực hiện trong năm nay trừ ra có “những tình huống đặc biệt”.
Trong suốt 23 năm qua, Giáo Hội Công Giáo ở Hàn Quốc đã tập trung vào mỗi thứ Ba dưới chân Đức Trinh Nữ Maria tại Nhà thờ Chính Tòa Mân Đông của Hán Thành để cầu xin ân sủng hòa bình và thống nhất.
Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Triều Tiên và Mông Cổ cũng bày tỏ sự lạc quan của ngài.
“Tôi chắc chắn rằng từ thiên đàng Đức Mẹ đã và đang nhìn với một ánh mắt từ ái đối với con cái mình ở Hàn Quốc,” Đức Sứ Thần Tòa Thánh Alfred Xuereb nói với Vatican News hồi cuối tháng 5 vừa qua.
“Đức Mẹ sẽ nhận lời chúng ta,” vị Hồng Y 75 tuổi cả quyết.
Ngài đã đưa ra nhận xét trên trong thánh lễ hôm thứ Ba tại Nhà thờ Chính Tòa Mân Đông của Hán Thành để cầu xin ân sủng thống nhất.
Một ngày sau đó, tại Bình Nhưỡng, nơi tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đang có cuộc họp thượng đỉnh với Kim Chính Ân, Bắc Hàn đã đồng ý đóng cửa vĩnh viễn căn cứ thử nghiệm hỏa tiễn Tongchang-ri. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã đưa ra lời loan báo về diễn biến này hôm thứ Tư.
Thêm vào đó, Kim Chính Ân cho biết sẽ thực hiện một chuyến viếng thăm lịch sử đến Hán Thành. Đó sẽ là cuộc viếng thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo miền Bắc sau việc chia đôi bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Moon Jae-in cho biết thêm chuyến viếng thăm của Kim Chính Ân có thể sẽ được thực hiện trong năm nay trừ ra có “những tình huống đặc biệt”.
Trong suốt 23 năm qua, Giáo Hội Công Giáo ở Hàn Quốc đã tập trung vào mỗi thứ Ba dưới chân Đức Trinh Nữ Maria tại Nhà thờ Chính Tòa Mân Đông của Hán Thành để cầu xin ân sủng hòa bình và thống nhất.
Đức Sứ Thần Tòa Thánh tại Triều Tiên và Mông Cổ cũng bày tỏ sự lạc quan của ngài.
“Tôi chắc chắn rằng từ thiên đàng Đức Mẹ đã và đang nhìn với một ánh mắt từ ái đối với con cái mình ở Hàn Quốc,” Đức Sứ Thần Tòa Thánh Alfred Xuereb nói với Vatican News hồi cuối tháng 5 vừa qua.
Bước ngoặc trong cuộc chiến chống ma tuý tại Mễ Tây Cơ: Quân đội bắt giữ cảnh sát thành phố Acapulco
Đặng Tự Do
16:53 28/09/2018
Toàn bộ lực lượng cảnh sát của thành phố nghỉ mát Acapulco vang danh quốc tế đã bị giải giới và đang bị bắt giữ để điều tra vì những dính líu đến các băng đảng ma túy.
Hành động quyết liệt này đã được đưa ra theo sau việc phát hiện một ngôi mộ tập thể chôn cất 174 người gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Ba sĩ quan cảnh sát cao cấp bị bắt trước khi Thủy quân lục chiến giải giới toàn bộ lực lượng cảnh sát của thành phố, tịch thu toàn bộ súng ống, radar, áo giáp chống đạn, và tất cả các loại xe cộ. Đã có những bằng chứng cho thấy các băng đảng mua bán ma tuý đã lũng đoạn được lực lượng cảnh sát của Acapulco khiến cuộc chiến chống ma túy không mang lại kết quả nào.
Cảnh sát liên bang, bộ binh và Thủy quân lục chiến hiện đang điều hành luật lệ và trật tự, cũng như tuần tra trên đường phố.
Acapulco là viên ngọc trong vương miện du lịch Mễ Tây Cơ, nổi tiếng thế giới với những vách đá từ đó người thích cảm giác mạnh có thể lao từ đó xuống biển. Đây là địa điểm yêu thích của các ngôi sao điện ảnh và là nơi tổ chức các Hội nghị Du lịch quốc gia hàng năm, Acapulco hiện đang bị ba nhóm ma túy hoành hành. Chúng bắn nhau ngay trên bãi biển và cả các khu vực khách sạn. Thiên đường du lịch biến mất khiến các nhà chức trách liên bang phải can thiệp.
Source: Vatican News Mexico: Acapulco Police Forces under investigation
Hành động quyết liệt này đã được đưa ra theo sau việc phát hiện một ngôi mộ tập thể chôn cất 174 người gồm cả phụ nữ và trẻ em.
Ba sĩ quan cảnh sát cao cấp bị bắt trước khi Thủy quân lục chiến giải giới toàn bộ lực lượng cảnh sát của thành phố, tịch thu toàn bộ súng ống, radar, áo giáp chống đạn, và tất cả các loại xe cộ. Đã có những bằng chứng cho thấy các băng đảng mua bán ma tuý đã lũng đoạn được lực lượng cảnh sát của Acapulco khiến cuộc chiến chống ma túy không mang lại kết quả nào.
Cảnh sát liên bang, bộ binh và Thủy quân lục chiến hiện đang điều hành luật lệ và trật tự, cũng như tuần tra trên đường phố.
Acapulco là viên ngọc trong vương miện du lịch Mễ Tây Cơ, nổi tiếng thế giới với những vách đá từ đó người thích cảm giác mạnh có thể lao từ đó xuống biển. Đây là địa điểm yêu thích của các ngôi sao điện ảnh và là nơi tổ chức các Hội nghị Du lịch quốc gia hàng năm, Acapulco hiện đang bị ba nhóm ma túy hoành hành. Chúng bắn nhau ngay trên bãi biển và cả các khu vực khách sạn. Thiên đường du lịch biến mất khiến các nhà chức trách liên bang phải can thiệp.
Source: Vatican News Mexico: Acapulco Police Forces under investigation
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến việc thường huấn giáo lý hôn nhân cho các đôi vợ chồng
Đặng Tự Do
17:53 28/09/2018
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cung cấp giáo lý hôn nhân liên tục cho các cặp vợ chồng, trước và sau khi kết hôn. Ngài nói rằng ngay cả những giáo lý cơ bản của Giáo Hội cũng không thể được giả định là không cần phải lặp lại. Đức Thánh Cha đưa ra lập trường trên trong một huấn từ dành cho những tham dự viên trong một khóa học về hôn nhân và cuộc sống gia đình được tổ chức tại Rôma.
Phát biểu hôm thứ Năm 27 tháng 9 tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô với các linh mục, phó tế và anh chị em giáo dân, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi của ngài về một chương trình “thường huấn giáo lý về bí tích hôn nhân” và nói rằng điều rất cần thiết cho các cặp vợ chồng là nhận được sự huấn luyện liên tục cả trước và sau đám cưới của họ.
Khóa học diễn ra từ ngày 24 đến 26/9, được bảo trợ bởi Giáo phận Rôma và Tòa Rota, là tòa phúc thẩm cao nhất của Giáo hội về các trường hợp xin tiêu hôn.
Trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hướng dẫn tốt hơn, lâu hơn, toàn diện hơn cho các cặp vợ chồng trong các diễn từ thường niên của ngài dành cho tòa Rota.
“Hiệu quả lớn hơn của việc chăm sóc mục vụ được thực hiện nếu như sự tháp tùng mục vụ không kết thúc với việc cử hành lễ cưới, nhưng được tiếp tục ít nhất trong những năm đầu đời của hôn nhân”, Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tham dự viên rằng hôn nhân là “một lĩnh vực tông đồ rộng lớn, phức tạp và tinh tế” đòi hỏi toàn bộ năng lượng và sự nhiệt tình của Giáo Hội.
Lên tiếng ca ngợi chứng tá “dũng cảm” của Thánh Gioan Phaolô II về gia đình trong thế giới hiện đại, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài tìm cách xây dựng trên di sản của những vị tiền nhiệm “nhìn xa trông rộng” của mình những cải cách luật pháp trong các trường hợp tiêu hôn và trong những ứng dụng mục vụ được đề cập trong Tông huấn Amoris Laetitia. Đức Thánh Cha nói rằng mục tiêu của cả hai nỗ lực này là giải quyết nhu cầu “khẩn cấp” cho sự đào tạo hôn nhân toàn diện.
“Hôn nhân không chỉ là một sự kiện ‘xã hội’, mà là một bí tích thực sự đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đầy đủ và một cử hành có ý thức,” Đức Thánh Cha nói. “Mối giây hôn nhân, trên thực tế, đòi hỏi một sự lựa chọn tham gia về phần các cặp vợ chồng, trong đó tập trung vào ý chí để xây dựng với nhau một cái gì đó mà không bao giờ bị phản bội hoặc bị bỏ rơi.”
Theo Đức Thánh Cha, công việc chuẩn bị hôn nhân đạt hiệu quả tốt nhất thông qua các nỗ lực chung của các linh mục và các cặp vợ chồng, mặc dù ngài nhấn mạnh hơn đến tầm quan trọng có tính quyết định trong vai trò của linh mục giáo xứ.
“Các linh mục, đặc biệt là các linh mục giáo xứ, là những người đầu tiên đối thoại với những người trẻ muốn lập một gia đình mới và kết hôn trong bí tích hôn nhân. Sự tháp tùng của vị linh mục sẽ giúp các cặp mới cưới hiểu rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là một dấu chỉ sự kết hợp phu thê giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, khiến họ ý thức được ý nghĩa sâu sắc của biến cố họ sắp thực hiện.”
Ý kiến của Đức Thánh Cha được xem là những lời sửa sai cho những nhận xét gần đây của Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ giáo dân, gia đình và cuộc sống. Tháng Bảy vừa qua, Đức Hồng Y Farrell nói rằng “các linh mục không phải là những người tốt nhất để đào tạo những người khác về hôn nhân” và rằng “họ không có uy tín” để nói về điều đó do không có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng công việc chuẩn bị các cặp vợ chồng cho hôn nhân cần phải bao gồm sự đào tạo đức tin cơ bản. Ngài lưu ý rằng trong nhiều trường hợp hôn nhân tan vỡ không phải vì bất kỳ vấn đề cố hữu nào giữa hai vợ chồng, mà đơn giản là vì họ thiếu độ sâu sắc cần thiết để sống đầy đủ bí tích hôn nhân.
“Vì vậy, nhiều lần căn cội cuối cùng của các vấn đề trở nên tỏ tường sau lễ cưới được tìm thấy không chỉ nơi một sự thiếu trưởng thành ẩn kín và xa xôi nay đột nhiên bùng nổ ra, nhưng trên tất cả là nơi sự yếu đuối trong đức tin Kitô” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh như trên với các tham dự viên.
“Cuộc hành trình chuẩn bị càng sâu sắc và kéo dài, các cặp vợ chồng càng sớm học được cách thích ứng với ân sủng và sức mạnh của Thiên Chúa và càng sớm phát triển được các ‘kháng thể’ giúp họ đối mặt với những khó khăn và mệt mỏi của đời sống hôn nhân và gia đình.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng những người chuẩn bị hôn nhân cho các cặp vợ chồng đừng đưa ra các giả định về mức độ trưởng thành đức tin của các cặp vợ chồng. Theo Đức Thánh Cha nhiều người “vẫn còn lấn cấn với một số khái niệm cơ bản về giáo lý rước lễ lần đầu tiên, nếu vượt qua được, chưa chắc sẽ không lấn cấn với giáo lý về phép Thêm Sức.” Bởi thế, thật cần thiết để lặp lại giáo lý khai tâm Kitô giáo, và không thể giả định là họ đã nắm vững rồi”
Source: Catholic Herald Francis calls for ‘permanent catechumenate’ for married couples
Phát biểu hôm thứ Năm 27 tháng 9 tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô với các linh mục, phó tế và anh chị em giáo dân, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lặp lại lời kêu gọi của ngài về một chương trình “thường huấn giáo lý về bí tích hôn nhân” và nói rằng điều rất cần thiết cho các cặp vợ chồng là nhận được sự huấn luyện liên tục cả trước và sau đám cưới của họ.
Khóa học diễn ra từ ngày 24 đến 26/9, được bảo trợ bởi Giáo phận Rôma và Tòa Rota, là tòa phúc thẩm cao nhất của Giáo hội về các trường hợp xin tiêu hôn.
Trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hướng dẫn tốt hơn, lâu hơn, toàn diện hơn cho các cặp vợ chồng trong các diễn từ thường niên của ngài dành cho tòa Rota.
“Hiệu quả lớn hơn của việc chăm sóc mục vụ được thực hiện nếu như sự tháp tùng mục vụ không kết thúc với việc cử hành lễ cưới, nhưng được tiếp tục ít nhất trong những năm đầu đời của hôn nhân”, Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các tham dự viên rằng hôn nhân là “một lĩnh vực tông đồ rộng lớn, phức tạp và tinh tế” đòi hỏi toàn bộ năng lượng và sự nhiệt tình của Giáo Hội.
Lên tiếng ca ngợi chứng tá “dũng cảm” của Thánh Gioan Phaolô II về gia đình trong thế giới hiện đại, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài tìm cách xây dựng trên di sản của những vị tiền nhiệm “nhìn xa trông rộng” của mình những cải cách luật pháp trong các trường hợp tiêu hôn và trong những ứng dụng mục vụ được đề cập trong Tông huấn Amoris Laetitia. Đức Thánh Cha nói rằng mục tiêu của cả hai nỗ lực này là giải quyết nhu cầu “khẩn cấp” cho sự đào tạo hôn nhân toàn diện.
“Hôn nhân không chỉ là một sự kiện ‘xã hội’, mà là một bí tích thực sự đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đầy đủ và một cử hành có ý thức,” Đức Thánh Cha nói. “Mối giây hôn nhân, trên thực tế, đòi hỏi một sự lựa chọn tham gia về phần các cặp vợ chồng, trong đó tập trung vào ý chí để xây dựng với nhau một cái gì đó mà không bao giờ bị phản bội hoặc bị bỏ rơi.”
Theo Đức Thánh Cha, công việc chuẩn bị hôn nhân đạt hiệu quả tốt nhất thông qua các nỗ lực chung của các linh mục và các cặp vợ chồng, mặc dù ngài nhấn mạnh hơn đến tầm quan trọng có tính quyết định trong vai trò của linh mục giáo xứ.
“Các linh mục, đặc biệt là các linh mục giáo xứ, là những người đầu tiên đối thoại với những người trẻ muốn lập một gia đình mới và kết hôn trong bí tích hôn nhân. Sự tháp tùng của vị linh mục sẽ giúp các cặp mới cưới hiểu rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là một dấu chỉ sự kết hợp phu thê giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, khiến họ ý thức được ý nghĩa sâu sắc của biến cố họ sắp thực hiện.”
Ý kiến của Đức Thánh Cha được xem là những lời sửa sai cho những nhận xét gần đây của Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng Bộ giáo dân, gia đình và cuộc sống. Tháng Bảy vừa qua, Đức Hồng Y Farrell nói rằng “các linh mục không phải là những người tốt nhất để đào tạo những người khác về hôn nhân” và rằng “họ không có uy tín” để nói về điều đó do không có kinh nghiệm về cuộc sống gia đình.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng công việc chuẩn bị các cặp vợ chồng cho hôn nhân cần phải bao gồm sự đào tạo đức tin cơ bản. Ngài lưu ý rằng trong nhiều trường hợp hôn nhân tan vỡ không phải vì bất kỳ vấn đề cố hữu nào giữa hai vợ chồng, mà đơn giản là vì họ thiếu độ sâu sắc cần thiết để sống đầy đủ bí tích hôn nhân.
“Vì vậy, nhiều lần căn cội cuối cùng của các vấn đề trở nên tỏ tường sau lễ cưới được tìm thấy không chỉ nơi một sự thiếu trưởng thành ẩn kín và xa xôi nay đột nhiên bùng nổ ra, nhưng trên tất cả là nơi sự yếu đuối trong đức tin Kitô” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh như trên với các tham dự viên.
“Cuộc hành trình chuẩn bị càng sâu sắc và kéo dài, các cặp vợ chồng càng sớm học được cách thích ứng với ân sủng và sức mạnh của Thiên Chúa và càng sớm phát triển được các ‘kháng thể’ giúp họ đối mặt với những khó khăn và mệt mỏi của đời sống hôn nhân và gia đình.”
Đức Thánh Cha lưu ý rằng những người chuẩn bị hôn nhân cho các cặp vợ chồng đừng đưa ra các giả định về mức độ trưởng thành đức tin của các cặp vợ chồng. Theo Đức Thánh Cha nhiều người “vẫn còn lấn cấn với một số khái niệm cơ bản về giáo lý rước lễ lần đầu tiên, nếu vượt qua được, chưa chắc sẽ không lấn cấn với giáo lý về phép Thêm Sức.” Bởi thế, thật cần thiết để lặp lại giáo lý khai tâm Kitô giáo, và không thể giả định là họ đã nắm vững rồi”
Source: Catholic Herald Francis calls for ‘permanent catechumenate’ for married couples
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương Trình Chi Tiết Từng Ngày Gia Đình Hạnh Phúc - Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang Úc Châu
Tuyên Úy Đoàn Úc Châu
18:15 28/09/2018
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT TỪNG NGÀY.
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.
HỘI NGỘ CÙNG MẸ SỐNG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.
(THĂNG TIẾN HÔN NHÂN, LIÊN MINH THÁNH TÂM, HIỀN MẪU...)
I. TRÁCH NHIỆM
1) Quý Cha đặc trách: ĐO Phaolô Nguyễn Minh Tâm.
2) Phụ tá: Cha Phêrô Trần Văn Trợ Linh Hướng, Cha Remy Bùi Sơn Lâm,
3) Thuyết Giảng: Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản, Cha Giuse Vũ Thành Houston, USA, Cha Phaolô Nguyễn Hoài Chương SDB, USA.
4) Chia sẻ Chứng Nhân: MC Nam Lộc, Ca Sĩ Thiên Tôn, LS Thúy Định, Ca Sĩ Diễm Ngân, Hương Thủy, Ông Nguyễn Văn Thanh AOM.
5) Điều Hành: Ban Điều Hành ĐHTMLB. (BTV CDCGVN TGP Sydney).
6) Tiểu Ban Điều Hành. Trưởng: Trần Quang Bình. Phó: Vũ Tiến Xuân.
7) Animation Team: Chị Kim Ly và thành viên.
II. THỨ 6 NGÀY 5.10.2018
Thứ 6. CHUNG CHO ĐẠI HỘI. Ngày 5/10/2018: 7.00pm Thánh Lễ Khai Mạc Trọng Thể: Đức Cha Nguyễn Văn Long. 9.00pm Cung Nghinh Thánh Thể.
• 12pm-3.00pm: Chào đón quý khách Liên Bang và mọi người. Ổn định chỗ và vị trí các Cộng Đoàn, Cộng Đồng các Tiểu Bang và các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang.
• 3.00pm: Kinh Nguyện Lòng Chúa Thương Xót tại Lễ Đài do Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót.
• 4.00pm: Chặng Đàng Thánh Giá đặc Biệt theo Con Đường Chúa Đã Đi Qua do Phong Trào Cursillo Liên Bang điều hợp.
• 5.00pm-6.30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 5.30pm: Cơm Tối tại các quán ăn.
• 6.30pm: Chuẩn bị Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang. Mọi người tiến về Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân Trung Tâm. Tất cả Thừa Tác Viên Thánh Thể và Thiếu Nhi Cung Thánh, Đại Diện các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang mỗi đơn vị 20 người đồng phục tập trung tại Nhà Nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với mũ, cầm cờ và hoa rước Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhóm Thánh Vũ Dâng Hoa.
• 7pm: Thánh Lễ Đại Trào Khai Mạc Kính Đức Mẹ và Kỷ Niệm 30 năm Tôn Vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân. (Đức Cha Nguyễn Văn Long chủ tế).
• 9pm: Cung Nghinh Thánh Thể.
• 10pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 10pm đến 6.00am.
III. THỨ 7 NGÀY 6.10.2018.
Thứ 7. Ngày 6/10/2018: Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...
6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ tự do.
• 9.00am: Hội Thảo 1. Sinh hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Hôn Nhân Thời Đại Hôm Nay. (Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản).
• 10.00am: Chia sẻ chứng nhân: Những Ưu Khuyết điểm Đời Sống Gia Đình. MC Nam Lộc USA và LS Thúy Định.
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00: Cơm trưa tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Hội Thảo phần 2: Sinh hoạt vui. (Từ 2pm tới 4.30pm có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 2.10pm: Thách Đố Gia Đình Trong Xã Hội Hôm Nay. (Cha Giuse Vũ Thành).
• 3.00pm: Chia sẻ chứng nhân: Giáo Dục Gia Đình. Hương Thủy và Ca Sĩ Thiên Tôn.
• 3.30pm: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ.... Đức Khâm Sứ Chúc Lành.
• 4.30pm: Cơm tối và giờ tự do.
• 6.00pm: Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ. (Đức Cha Terry Brady Sydney chủ tế). Tại Lễ Đài chính.
• 7.30pm: Đại Nhạc Hội Ngày Thánh Mẫu. Xổ Số Đại Hội Thánh Mẫu. Mọi người tham dự thắp sáng Niềm Tin cho Đức Khâm Sứ thắp sáng ngọn Nến Đức Tin và Tạ Ơn.
• 11.00pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 11.00pm đến 6.00am.
IV. Chúa Nhật NGÀY 7.10.2018.
Chúa Nhật 7/10/2018: Bế Mạc. Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...
• 6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Khâm Sứ Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 9.00am: Hội Thảo phần 3: Sinh Hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Con Đường Hạnh Phúc Gia Đình: (Cha Vũ Thành, USA).
• 10.00am: Tâm Tình Người Con. Ông Nguyễn Văn Thanh AOM và Ca Sĩ Diễm Ngân
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00pm: Cơm Trưa gặp gỡ và chào nhau tạm biệt.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Giờ đền tạ trái tim Mẹ trên tượng đài
• 2.15pm: Cung Nghinh Mẹ La Vang trọng thể tại Trung Tâm Hành Hương.
Kiệu hoa các đơn vị.
• 2.45pm: Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc với Ơn Toàn Xá. (Đức Khâm Sứ cùng các Giám Mục Việt Nam). Tại Lễ Đài chính.
• 4.00pm: Bế Mạc Đại Hội
GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.
HỘI NGỘ CÙNG MẸ SỐNG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH.
(THĂNG TIẾN HÔN NHÂN, LIÊN MINH THÁNH TÂM, HIỀN MẪU...)
I. TRÁCH NHIỆM
1) Quý Cha đặc trách: ĐO Phaolô Nguyễn Minh Tâm.
2) Phụ tá: Cha Phêrô Trần Văn Trợ Linh Hướng, Cha Remy Bùi Sơn Lâm,
3) Thuyết Giảng: Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản, Cha Giuse Vũ Thành Houston, USA, Cha Phaolô Nguyễn Hoài Chương SDB, USA.
4) Chia sẻ Chứng Nhân: MC Nam Lộc, Ca Sĩ Thiên Tôn, LS Thúy Định, Ca Sĩ Diễm Ngân, Hương Thủy, Ông Nguyễn Văn Thanh AOM.
5) Điều Hành: Ban Điều Hành ĐHTMLB. (BTV CDCGVN TGP Sydney).
6) Tiểu Ban Điều Hành. Trưởng: Trần Quang Bình. Phó: Vũ Tiến Xuân.
7) Animation Team: Chị Kim Ly và thành viên.
II. THỨ 6 NGÀY 5.10.2018
Thứ 6. CHUNG CHO ĐẠI HỘI. Ngày 5/10/2018: 7.00pm Thánh Lễ Khai Mạc Trọng Thể: Đức Cha Nguyễn Văn Long. 9.00pm Cung Nghinh Thánh Thể.
• 12pm-3.00pm: Chào đón quý khách Liên Bang và mọi người. Ổn định chỗ và vị trí các Cộng Đoàn, Cộng Đồng các Tiểu Bang và các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang.
• 3.00pm: Kinh Nguyện Lòng Chúa Thương Xót tại Lễ Đài do Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót.
• 4.00pm: Chặng Đàng Thánh Giá đặc Biệt theo Con Đường Chúa Đã Đi Qua do Phong Trào Cursillo Liên Bang điều hợp.
• 5.00pm-6.30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 5.30pm: Cơm Tối tại các quán ăn.
• 6.30pm: Chuẩn bị Khai Mạc Đại Hội Thánh Mẫu Liên Bang. Mọi người tiến về Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân Trung Tâm. Tất cả Thừa Tác Viên Thánh Thể và Thiếu Nhi Cung Thánh, Đại Diện các Phong Trào Đoàn Thể Liên Bang mỗi đơn vị 20 người đồng phục tập trung tại Nhà Nguyện Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, với mũ, cầm cờ và hoa rước Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nhóm Thánh Vũ Dâng Hoa.
• 7pm: Thánh Lễ Đại Trào Khai Mạc Kính Đức Mẹ và Kỷ Niệm 30 năm Tôn Vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Lễ Đài Đức Mẹ Thuyền Nhân. (Đức Cha Nguyễn Văn Long chủ tế).
• 9pm: Cung Nghinh Thánh Thể.
• 10pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 10pm đến 6.00am.
III. THỨ 7 NGÀY 6.10.2018.
Thứ 7. Ngày 6/10/2018: Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...
6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ tự do.
• 9.00am: Hội Thảo 1. Sinh hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Hôn Nhân Thời Đại Hôm Nay. (Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Bản).
• 10.00am: Chia sẻ chứng nhân: Những Ưu Khuyết điểm Đời Sống Gia Đình. MC Nam Lộc USA và LS Thúy Định.
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00: Cơm trưa tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Hội Thảo phần 2: Sinh hoạt vui. (Từ 2pm tới 4.30pm có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 2.10pm: Thách Đố Gia Đình Trong Xã Hội Hôm Nay. (Cha Giuse Vũ Thành).
• 3.00pm: Chia sẻ chứng nhân: Giáo Dục Gia Đình. Hương Thủy và Ca Sĩ Thiên Tôn.
• 3.30pm: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ.... Đức Khâm Sứ Chúc Lành.
• 4.30pm: Cơm tối và giờ tự do.
• 6.00pm: Thánh Lễ Đại Trào Kính Đức Mẹ. (Đức Cha Terry Brady Sydney chủ tế). Tại Lễ Đài chính.
• 7.30pm: Đại Nhạc Hội Ngày Thánh Mẫu. Xổ Số Đại Hội Thánh Mẫu. Mọi người tham dự thắp sáng Niềm Tin cho Đức Khâm Sứ thắp sáng ngọn Nến Đức Tin và Tạ Ơn.
• 11.00pm: Nghỉ đêm.
• Sau đó, Chầu Thánh Thể cả đêm dành cho các Phong Trào Đoàn Thể và các Cộng Đoàn luân phiên trong thinh lặng. Từ 11.00pm đến 6.00am.
IV. Chúa Nhật NGÀY 7.10.2018.
Chúa Nhật 7/10/2018: Bế Mạc. Gồm nhiều nghi thức đặc biệt cho các giới, các Phong Trào Đoàn Thể, chương trình hội thảo, tĩnh tâm, cầu nguyện, hội họp... Mời nhiều Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo Dân chuyên môn để thuyết trình, hội thảo, chia sẻ...
• 6.00am: Chuông Ave Maria báo thức.
• 7.00am: Kinh Sáng và giờ tinh thần đặc biệt chung tại Lều trước Lễ Đài. Đức Khâm Sứ Chủ Sự.
• 8.00am: Ăn sáng tại các lều thực phẩm. Giờ Tự Do.
• 9.00am: Hội Thảo phần 3: Sinh Hoạt vui. (Từ 9am tới 12 trưa có Quý Cha ngồi Tòa Giải Tội tại nơi ấn định).
• 9.10am: Con Đường Hạnh Phúc Gia Đình: (Cha Vũ Thành, USA).
• 10.00am: Tâm Tình Người Con. Ông Nguyễn Văn Thanh AOM và Ca Sĩ Diễm Ngân
• 10.30am: Hội thảo, chia sẻ, đóng góp ý kiến, văn nghệ....
• 12.00pm: Cơm Trưa gặp gỡ và chào nhau tạm biệt.
• 12.00pm-1:30pm: Hát Về Mẹ Maria tại Lễ Đài do Ban Văn Nghệ.
• 2.00pm: Giờ đền tạ trái tim Mẹ trên tượng đài
• 2.15pm: Cung Nghinh Mẹ La Vang trọng thể tại Trung Tâm Hành Hương.
Kiệu hoa các đơn vị.
• 2.45pm: Thánh Lễ Đại Trào Bế Mạc với Ơn Toàn Xá. (Đức Khâm Sứ cùng các Giám Mục Việt Nam). Tại Lễ Đài chính.
• 4.00pm: Bế Mạc Đại Hội
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vụ Phong Thánh – Một Tấm Gương Kiên Cường: Không Hổ Thẹn Là Con Cháu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Phạm Mạnh Tuấn
19:46 28/09/2018
Vụ Phong Thánh – Một Tấm Gương Kiên Cường: Không Hổ Thẹn Là Con Cháu CTTĐ VN
Giáo dân Viêt Nam khắp nới trên thế giới hân hoan đón mừng năm thánh, nhân kỷ niệm 30 năm phong thánh của 117 vị thánh tử đạo Việt Nam. Có được ngày hôm nay chúng ta phải cúi đầu cảm tạ khí phách can trường, đức tin mãnh liệt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nói riêng, của giáo dân VN nói chung, đã dám đứng lên đối dầu với nhà cầm quyền Cộng sản thời đó. Trong khi nhà nước với tất cả phương tiện, đã tìm đủ cách để ngăn cản cuộc phong thánh này, các vị lãnh đạo Công Giáo chỉ có trong tay đức tin, tính cương trực và lòng quả cảm đã không bị khuất phục. Đây quả thực là cuộc đối đầu không cân bằng, nhưng chính nghĩa đã toàn thắng.
Việc Chống Đối Của Nhà Cầm Quyền CS VN
Những người lảnh đạo đảng Cộng sản VN có lẽ do bụng dạ hẹp hòi, tâm lý nhìn đâu cũng thấy kẻ thù đã coi quyết định phong thánh của Vatican như một hành động chống chế độ cộng sản, nhà cầm quyền đã có những phản ứng mạnh mẽ, đã quyết tâm dẹp vụ phong thánh cho bằng được.
- Ngày 18/9/1987, Ban Tôn giáo Chính phủ đã triệu tập Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam để phê phán vụ phong Thánh và bàn biện pháp xử lý tình hình phức tạp. Nguyễn Quang Huy, Trưởng Ban Tôn giáo cho rằng việc phong thánh “là một sáng kiến mới của Tòa Thánh nhằm chống lại chế độ cộng sản Việt Nam.”
- Ngày 12/10/1987 Ban Tôn giáo một lần nữa gởi công văn cho Ủy ban Nhân dân và Ban Tôn giáo các tỉnh, thành trong cả nước, với những nhận định ấu trĩ: “Quyết định của Vatican là một việc làm có dụng ý chính trị xấu và xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam, kích động tâm lý cuồng tín “tử vì đạo” … gây chia rẽ giáo, lương; làm tổn hại đoàn kết dân tộc.”
- Nhiều cây bút sắc bén nhất của chế độ như Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện… đã được huy động để viết bài chống phá và xuyên tạc sự thật lịch sử việc phong thánh của Giáo Hội Công Giáo. Trần-Bạch-Đằng có bài đăng trên báo Công Giáo và Dân tộc, số ra ngày Chúa Nhật 28/2/88 với tựa đề: “Người ngoại đạo lại nói về phong thánh”. Trong đó có đoạn: “Chọn ngày 19/6 làm Lễ Phong thánh, đúng như anh Nguyễn-Ngọc-Lan đã từng viết một cách sáng tạo trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta: Chống nước để cứu Mỹ. Bây giờ không phải cứu Mỹ mà hà hơi cho những mưu toan về “sự bảo vệ nền văn minh Kitô giáo.”
- Nguyễn Khắc Viện được kể là người chống phá điên cuồng và hung hăng nhất, dùng thủ đoạn “chụp mũ” với bài: “Chết vì đạo, chết cho ai?” (1) Mở đầu ông cho rằng “Tôi vẫn cảnh giác cao độ với những mưu đồ xuất phát từ phương Tây mong lợi dụng đạo Ki tô để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta.” Và kết luận: “Rõ ràng việc phong thánh này là một đòn hiểm đối với khối đoàn kết dân tộc của chúng ta.”
- Ngoài những tay viết chuyên nghiệp của đảng còn có những thành viên của cái gọi là Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước, một bộ phận cuả Mặt Trận Tổ Quốc, cơ sở ngoại vi cuả ĐCS VN. Đứng đầu UBĐK là “Tứ Nhân Bang” (2), lấy tờ báo Công Giáo và Dân tộc là cứ địa. Đây là những người đội lốt linh mục nhưng đã bán linh hồn cho CS, nhóm này luôn “theo đóm ăn tàn, cắn quàng kiếm điểm”! Họ chẳng những hăng say mà còn điên cuồng chống phá sự kiện phong thánh trọng đại này. Tại nhiều nơi, đặc biệt là tại thành phố Sài Gòn, Mặt trận Tổ quốc, với sự hỗ trợ của Ủy ban Đoàn kết, đã tổ chức những buổi tập hợp các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong các quận, huyện và thành phố để phổ biến đường lối của đảng và để chống phá Giáo hội. Trong những buổi tập hợp này họ thường yêu cầu mọi người ký vào “Thỉnh Nguyện Thư Việt Nam” để yêu cầu Đức Giáo Hoàng và Giáo hội ngưng việc phong thánh! Và còn tuyên truyền láo lếu rằng tòa thánh chọn ngày 19 tháng 6 để phong thánh cũng là để gián tiếp vinh danh … quân lực VNCH!
Nhà Nước CS VN Không Ngăn Cản Được
Trong sự chống đối việc phong thánh, nhà cầm quyền CS đã thất bại hoàn toàn trên cả “ba mũi giáp công”. 1) Bằng chiến dịch báo chí tham luận 2) Bằng áp lực với HĐGM VN 3) Bằng hiệu triệu ký tên vào bản “Thỉnh Nguyện Thư VN”. (3)
- Trong chiến dịch báo chí tham luận, những bài viết của Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện, của “Tứ Nhân Bang”, … đã làm dấy lên làn sóng phẫn nội trong cộng đồng Công Giáo trong cũng như ngoài nước. Mọi ngườii đều cho rằng ông Viện, ông Đằng, … có quyền không tin đạo Công Giáo nhưng không có quyền xuyên tạc, xúc phạm đến những người đã dám đổ máu mình ra để làm chứng cho niềm tin của mình. Ngoài ra một số linh mục như Thanh Lãng, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Ngô Văn Ân, … cũng có những bài viết, tham luận sắc sảo nhằm bác bỏ những lập luận không đúng sự thật lịch sử của những người đã bẻ cong ngoài bút nêu trên.
- Nhà cầm quyền cũng không làm áp lực được với HĐGM. Ngày 2 tháng 3, 1988 UBTG yêu cầu HĐGM phải họp bất thường để “chủ động”, nhưng các ngài đã họp để cầu nguyện và phát biểu: Việc của Tòa thánh thì Tòa thánh làm, nên không còn gì để “chủ động” (3). Ngày 10 tháng 3, 1988 Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn “bị” mời tham dự buổi hội thảo của Ủy ban Khoa học – Xã hội VN. Trong phiên họp rất nhiều luận điệu khó nghe ngược đời được đưa ra nhưng ngài vẫn bình thản một mực trả lời: “Khoa lịch sử tôi không được rành như quý vị, nhưng tôi biết đây là việc làm của tòa thánh.”
- Chiến dịch ký tên vào thỉnh nguyện thư xin hủy bỏ việc phong thánh. Thực ra đây là sản phẩm lập công của cái gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước” hay “Công Giáo quốc doanh”. Nhưng không may cho nhóm này vì trước đó chính Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, thay mặt HĐGM VN nói riêng, giáo dân VN nói chung nộp thỉnh nguyện thư xin phong thánh cho các thánh TĐVN, nay lại dâng thỉnh nguyện thu xin bãi bỏ thì ai cũng thấy ngay là vì áp lực của nhà cầm quyền CS. Không lẽ cái đuôi chuột “tự do tôn giáo tại VN chỉ có trên giấy tờ” để lòi ra cho thế giới thấy sao? Chính điểm này đã làm cho chiến dịch kiếm chữ ký bị chết yểu, không dám thi hành nữa.
Thực ra đời sống èo ọt, sống dở chết dở của quái thai “Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Yêu Nước” đã làm nhà cầm quyền CS vô cùng nhức nhối, vì họ vẫn mong nó trở thành mô hình Công Giáo tự trị như của Trung cộng, nhưng giấc mơ hoang tưởng này đã không bao giờ thành hiện thực. Tạ ơn Chúa. (4)
Phong Thánh Cho 117 Vị Thánh Tử Đạo Tại VN – Công Đoạn Cuối
Trái với luận điệu tuyên truyền của nhà nước CS VN khi cho rằng việc phong thánh là một sáng kiến của Vatican nhằm chống lại họ, việc phong thánh cho 117 vị thánh tử đạo tại VN, thực ra, là công đoạn cuối cùng của một tiến trình đã được Giáo hội thực hiện từ gần một thế kỷ. Khởi đầu bằng cuộc phong chân phước ngày 27 tháng 5, 1900 và ba lần liên tiếp sau đó (vào năm 1906, 1909 và 1951). Giáo hội đã chọn phong chân phước cho 117 vị trong tổng số 1285 vị được giáo hội Việt Nam đệ trình (5).
Vào tháng 11, 1985 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập hàng giáo phẩm VN, và giáo hội Đại Hàn đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 109 vị tử đạo - ngày 6/5/1984, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn trình Thỉnh Nguyện thư của HĐGMVN xin Đức Thánh Cha đẩy mạnh việc phong thánh cho các vị tử đạo tại Việt Nam. Để hỗ trợ giáo hội CG VN, bốn Thỉnh Nguyện thư khác từ Dòng Đaminh, Hội Thừa sai Paris, HĐGM Phi Luật Tân, HĐGM Tây Ban Nha cũng đệ trình và được Thánh bộ phong Thánh của Giáo hội chấp nhận. Cuối tháng 5, 1987 Cơ Mật Viện dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã bỏ phiếu chấp thuận việc phong Thánh cho 117 Thánh tử đạo VN.
Một nghịch lý đáng buồn là trong khi đại lễ Phong Thánh cho 117 vị chân phước Việt Nam, một Đại lễ Phong Thánh lớn nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ - cho đến thời điểm đó (6) được tiến hành trọng thể, cả thế giới vui mừng hân hoan chào đón. Khắp nơi tuôn đổ về Vatican, chỉ có những người con cháu CTTĐVN bị gông cùm trong đất nước CS là không thể có mặt! Không biết điều mà người ta cứ ra rả tuyên truyền: “Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được bảo đảm.” nằm ở chỗ nào?
Trong niềm hân hoan đón mừng Năm Thánh, kỷ niệm 30 năm phong thánh cho CTTĐVN, chúng ta nghiêng mình kính phục những tấm gương anh dũng, kiên cường của các thánh tử vì đạo, đã mang chính mạng sống để minh chứng cho đức tin, chúng ta cũng không quên tưởng nhớ những tấm gương kiên cường của HĐGMVN nói riêng của giáo dân VN nói chung, trước đây 30 năm đã không run sợ trước cường quyền, đã không vì áp lực mà lùi bước hay biến chất. Như lời nhắn nhủ của Thánh Giáo Hoàng Giaon Phaolô II trong lễ phong thánh tại Rôma, ngày 19 tháng 6, 1988: “Hỡi các Kitô hữu Việt Nam, chúng ta có thể nói rằng máu Các Thánh Tử Đạo là cho anh chị em, là nguồn ân sủng để tăng trưởng đức tin. Nơi anh chị em, đức tin của cha ông chúng ta tiếp tục được thông truyền cho những thế hệ mới. Đức tin này là nền tảng giúp cho anh chị em, vừa trung thành với quê hương Việt Nam, vừa tiếp tục là những môn đệ đích thực của Đức Kitô”.
Phạm Mạnh Tuấn
(Tháng 9, Năm Thánh mừng kỷ niệm 30 năm phong thánh cho CTTĐ tại VN)
_________________________________________________
(1) Trường hợp Nguyễn Khắc Viện: Cha ông là cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, là đại thần triều Nguyễn, nguyên Thượng thư Bộ Lễ, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Thanh Hóa… Năm 1942, cụ từ quan về quê dạy học. Sau năm 1945, cụ tham gia Việt Minh, từng làm Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Liên Việt. Trong cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954, mà đảng CS gọi là cuộc cách mạng “long trời lở đất”, cụ bị chính con mình (bắt chước Trường Chinh) quy địa chủ, tịch thu hết tài sản, bị bắt giam. Vì không chịu nổi sự hà khắc của nhà tù cs, cụ đã tự vẫn. Người ta tự hỏi có bao giờ ông Viện đặt câu hỏi cha mình chết vì ai, chết cho ai (?).
(2) Cái gọi là UBĐKTG Yêu Nước khởi đầu năm 1983 có 500 linh mục tham dự, đến năm 1990 chỉ còn 13 người! Trong đó dĩ nhiên vẫn còn “Tứ Nhân Bang” hay “Lũ Bốn Tên”, tên gọi giáo dân VN đặt cho 4 người đội lốt linh mục nhưng đã làm tay sai đắc lực cho CS gồm: Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Vương Đình Bích.
(3) Sách: Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam của Lm Bùi Đức Sinh, ấn bản năm 2000 – Trang 61-62.
(4) Ngày 23 tháng 6, 1990 trong một phiên họp tại Biên Hòa, Mai Chí Thọ một tên tướng công an vô cùng hắc ám, lúc đó đang làm Tổng trưởng bộ Nội vụ, mặt hầm hầm bước vào phòng họp, chỉ mặt đức cha Nguyễn Minh Nhật, chủ tịch HĐGMVN đương thời và một số lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, hắn lên lớp các ngài bằng một câu Kinh Thánh: “Sức mạnh cánh tay Người làm cho tan nát lũ kiêu căng, hạ bệ kẻ quyền hành”. Gần hết phiên họp, khi không thấy một vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nào lên tiếng ủng hộ quái thai UBĐKCG, tên tướng công an hậm hực nói: “Nếu các vị không đi với chúng tôi thì có nghĩa là quí vị không đoàn kết với chúng tôi.” Và đột nhiên hắn đập bàn cao giọng: “Mà cũng có nghĩa là chống chúng tôi, không thể có nghĩa nào khác.”
Mai Chí Thọ kết luận phiên họp với lời đe dọa: “Không ai trong quý vị từng thấy sự kháng cự đối với chế độ của những người Cộng sản, vì vậy đừng suy nghĩ về chuyện đó. Quên chuyện đó đi. Giữa quý vị - những người trí thức sáng suốt - và tôi, tôi xin nói với quý vị sự thật!” - Tờ New York Times ngày 21 tháng 5 năm 2014 đăng lại lời tuyên bố của Thọ: “… None of you ever see resistance to the Communist regime, so don't think about it. Forget it. Between you - the bright intellectuals - and me, I tell you the truth."
(5) Trong hai Thỉnh nguyện thư 14/11/1917 và 21/1/1975 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã gởi Toà thánh xin cứu xét việc Phong Thánh cho 1285 vị. Tòa thánh đã chọn 117 vị trong số này. Những vị này lai lịch đều được ghi nhận và kiểm chứng rõ ràng, rất nhiều vị đã có nhiều “dấu lạ” và được tôn kính từ lâu - tương tự như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và cha Trương Bửu Diệp ngày nay.
(6) Ngày Chúa Nhật, 1 tháng 10, 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tôn phong 120 vị Tử Đạo Trung Hoa lên bậc Hiển Thánh.
Việc Chống Đối Của Nhà Cầm Quyền CS VN
Những người lảnh đạo đảng Cộng sản VN có lẽ do bụng dạ hẹp hòi, tâm lý nhìn đâu cũng thấy kẻ thù đã coi quyết định phong thánh của Vatican như một hành động chống chế độ cộng sản, nhà cầm quyền đã có những phản ứng mạnh mẽ, đã quyết tâm dẹp vụ phong thánh cho bằng được.
- Ngày 18/9/1987, Ban Tôn giáo Chính phủ đã triệu tập Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam để phê phán vụ phong Thánh và bàn biện pháp xử lý tình hình phức tạp. Nguyễn Quang Huy, Trưởng Ban Tôn giáo cho rằng việc phong thánh “là một sáng kiến mới của Tòa Thánh nhằm chống lại chế độ cộng sản Việt Nam.”
- Nhiều cây bút sắc bén nhất của chế độ như Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện… đã được huy động để viết bài chống phá và xuyên tạc sự thật lịch sử việc phong thánh của Giáo Hội Công Giáo. Trần-Bạch-Đằng có bài đăng trên báo Công Giáo và Dân tộc, số ra ngày Chúa Nhật 28/2/88 với tựa đề: “Người ngoại đạo lại nói về phong thánh”. Trong đó có đoạn: “Chọn ngày 19/6 làm Lễ Phong thánh, đúng như anh Nguyễn-Ngọc-Lan đã từng viết một cách sáng tạo trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta: Chống nước để cứu Mỹ. Bây giờ không phải cứu Mỹ mà hà hơi cho những mưu toan về “sự bảo vệ nền văn minh Kitô giáo.”
- Nguyễn Khắc Viện được kể là người chống phá điên cuồng và hung hăng nhất, dùng thủ đoạn “chụp mũ” với bài: “Chết vì đạo, chết cho ai?” (1) Mở đầu ông cho rằng “Tôi vẫn cảnh giác cao độ với những mưu đồ xuất phát từ phương Tây mong lợi dụng đạo Ki tô để phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta.” Và kết luận: “Rõ ràng việc phong thánh này là một đòn hiểm đối với khối đoàn kết dân tộc của chúng ta.”
- Ngoài những tay viết chuyên nghiệp của đảng còn có những thành viên của cái gọi là Uỷ Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước, một bộ phận cuả Mặt Trận Tổ Quốc, cơ sở ngoại vi cuả ĐCS VN. Đứng đầu UBĐK là “Tứ Nhân Bang” (2), lấy tờ báo Công Giáo và Dân tộc là cứ địa. Đây là những người đội lốt linh mục nhưng đã bán linh hồn cho CS, nhóm này luôn “theo đóm ăn tàn, cắn quàng kiếm điểm”! Họ chẳng những hăng say mà còn điên cuồng chống phá sự kiện phong thánh trọng đại này. Tại nhiều nơi, đặc biệt là tại thành phố Sài Gòn, Mặt trận Tổ quốc, với sự hỗ trợ của Ủy ban Đoàn kết, đã tổ chức những buổi tập hợp các linh mục, tu sĩ, giáo dân trong các quận, huyện và thành phố để phổ biến đường lối của đảng và để chống phá Giáo hội. Trong những buổi tập hợp này họ thường yêu cầu mọi người ký vào “Thỉnh Nguyện Thư Việt Nam” để yêu cầu Đức Giáo Hoàng và Giáo hội ngưng việc phong thánh! Và còn tuyên truyền láo lếu rằng tòa thánh chọn ngày 19 tháng 6 để phong thánh cũng là để gián tiếp vinh danh … quân lực VNCH!
Nhà Nước CS VN Không Ngăn Cản Được
- Trong chiến dịch báo chí tham luận, những bài viết của Trần Bạch Đằng, Nguyễn Khắc Viện, của “Tứ Nhân Bang”, … đã làm dấy lên làn sóng phẫn nội trong cộng đồng Công Giáo trong cũng như ngoài nước. Mọi ngườii đều cho rằng ông Viện, ông Đằng, … có quyền không tin đạo Công Giáo nhưng không có quyền xuyên tạc, xúc phạm đến những người đã dám đổ máu mình ra để làm chứng cho niềm tin của mình. Ngoài ra một số linh mục như Thanh Lãng, Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Ngô Văn Ân, … cũng có những bài viết, tham luận sắc sảo nhằm bác bỏ những lập luận không đúng sự thật lịch sử của những người đã bẻ cong ngoài bút nêu trên.
- Nhà cầm quyền cũng không làm áp lực được với HĐGM. Ngày 2 tháng 3, 1988 UBTG yêu cầu HĐGM phải họp bất thường để “chủ động”, nhưng các ngài đã họp để cầu nguyện và phát biểu: Việc của Tòa thánh thì Tòa thánh làm, nên không còn gì để “chủ động” (3). Ngày 10 tháng 3, 1988 Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn “bị” mời tham dự buổi hội thảo của Ủy ban Khoa học – Xã hội VN. Trong phiên họp rất nhiều luận điệu khó nghe ngược đời được đưa ra nhưng ngài vẫn bình thản một mực trả lời: “Khoa lịch sử tôi không được rành như quý vị, nhưng tôi biết đây là việc làm của tòa thánh.”
- Chiến dịch ký tên vào thỉnh nguyện thư xin hủy bỏ việc phong thánh. Thực ra đây là sản phẩm lập công của cái gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo Yêu Nước” hay “Công Giáo quốc doanh”. Nhưng không may cho nhóm này vì trước đó chính Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, thay mặt HĐGM VN nói riêng, giáo dân VN nói chung nộp thỉnh nguyện thư xin phong thánh cho các thánh TĐVN, nay lại dâng thỉnh nguyện thu xin bãi bỏ thì ai cũng thấy ngay là vì áp lực của nhà cầm quyền CS. Không lẽ cái đuôi chuột “tự do tôn giáo tại VN chỉ có trên giấy tờ” để lòi ra cho thế giới thấy sao? Chính điểm này đã làm cho chiến dịch kiếm chữ ký bị chết yểu, không dám thi hành nữa.
Thực ra đời sống èo ọt, sống dở chết dở của quái thai “Ủy ban Đoàn kết Công Giáo Yêu Nước” đã làm nhà cầm quyền CS vô cùng nhức nhối, vì họ vẫn mong nó trở thành mô hình Công Giáo tự trị như của Trung cộng, nhưng giấc mơ hoang tưởng này đã không bao giờ thành hiện thực. Tạ ơn Chúa. (4)
Phong Thánh Cho 117 Vị Thánh Tử Đạo Tại VN – Công Đoạn Cuối
Trái với luận điệu tuyên truyền của nhà nước CS VN khi cho rằng việc phong thánh là một sáng kiến của Vatican nhằm chống lại họ, việc phong thánh cho 117 vị thánh tử đạo tại VN, thực ra, là công đoạn cuối cùng của một tiến trình đã được Giáo hội thực hiện từ gần một thế kỷ. Khởi đầu bằng cuộc phong chân phước ngày 27 tháng 5, 1900 và ba lần liên tiếp sau đó (vào năm 1906, 1909 và 1951). Giáo hội đã chọn phong chân phước cho 117 vị trong tổng số 1285 vị được giáo hội Việt Nam đệ trình (5).
Vào tháng 11, 1985 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập hàng giáo phẩm VN, và giáo hội Đại Hàn đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 109 vị tử đạo - ngày 6/5/1984, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn trình Thỉnh Nguyện thư của HĐGMVN xin Đức Thánh Cha đẩy mạnh việc phong thánh cho các vị tử đạo tại Việt Nam. Để hỗ trợ giáo hội CG VN, bốn Thỉnh Nguyện thư khác từ Dòng Đaminh, Hội Thừa sai Paris, HĐGM Phi Luật Tân, HĐGM Tây Ban Nha cũng đệ trình và được Thánh bộ phong Thánh của Giáo hội chấp nhận. Cuối tháng 5, 1987 Cơ Mật Viện dưới sự chủ tọa của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã bỏ phiếu chấp thuận việc phong Thánh cho 117 Thánh tử đạo VN.
Một nghịch lý đáng buồn là trong khi đại lễ Phong Thánh cho 117 vị chân phước Việt Nam, một Đại lễ Phong Thánh lớn nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ - cho đến thời điểm đó (6) được tiến hành trọng thể, cả thế giới vui mừng hân hoan chào đón. Khắp nơi tuôn đổ về Vatican, chỉ có những người con cháu CTTĐVN bị gông cùm trong đất nước CS là không thể có mặt! Không biết điều mà người ta cứ ra rả tuyên truyền: “Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được bảo đảm.” nằm ở chỗ nào?
Trong niềm hân hoan đón mừng Năm Thánh, kỷ niệm 30 năm phong thánh cho CTTĐVN, chúng ta nghiêng mình kính phục những tấm gương anh dũng, kiên cường của các thánh tử vì đạo, đã mang chính mạng sống để minh chứng cho đức tin, chúng ta cũng không quên tưởng nhớ những tấm gương kiên cường của HĐGMVN nói riêng của giáo dân VN nói chung, trước đây 30 năm đã không run sợ trước cường quyền, đã không vì áp lực mà lùi bước hay biến chất. Như lời nhắn nhủ của Thánh Giáo Hoàng Giaon Phaolô II trong lễ phong thánh tại Rôma, ngày 19 tháng 6, 1988: “Hỡi các Kitô hữu Việt Nam, chúng ta có thể nói rằng máu Các Thánh Tử Đạo là cho anh chị em, là nguồn ân sủng để tăng trưởng đức tin. Nơi anh chị em, đức tin của cha ông chúng ta tiếp tục được thông truyền cho những thế hệ mới. Đức tin này là nền tảng giúp cho anh chị em, vừa trung thành với quê hương Việt Nam, vừa tiếp tục là những môn đệ đích thực của Đức Kitô”.
Phạm Mạnh Tuấn
(Tháng 9, Năm Thánh mừng kỷ niệm 30 năm phong thánh cho CTTĐ tại VN)
_________________________________________________
(1) Trường hợp Nguyễn Khắc Viện: Cha ông là cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, là đại thần triều Nguyễn, nguyên Thượng thư Bộ Lễ, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Thanh Hóa… Năm 1942, cụ từ quan về quê dạy học. Sau năm 1945, cụ tham gia Việt Minh, từng làm Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Liên Việt. Trong cuộc Cải cách ruộng đất năm 1954, mà đảng CS gọi là cuộc cách mạng “long trời lở đất”, cụ bị chính con mình (bắt chước Trường Chinh) quy địa chủ, tịch thu hết tài sản, bị bắt giam. Vì không chịu nổi sự hà khắc của nhà tù cs, cụ đã tự vẫn. Người ta tự hỏi có bao giờ ông Viện đặt câu hỏi cha mình chết vì ai, chết cho ai (?).
(2) Cái gọi là UBĐKTG Yêu Nước khởi đầu năm 1983 có 500 linh mục tham dự, đến năm 1990 chỉ còn 13 người! Trong đó dĩ nhiên vẫn còn “Tứ Nhân Bang” hay “Lũ Bốn Tên”, tên gọi giáo dân VN đặt cho 4 người đội lốt linh mục nhưng đã làm tay sai đắc lực cho CS gồm: Phan Khắc Từ, Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Vương Đình Bích.
(3) Sách: Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam của Lm Bùi Đức Sinh, ấn bản năm 2000 – Trang 61-62.
(4) Ngày 23 tháng 6, 1990 trong một phiên họp tại Biên Hòa, Mai Chí Thọ một tên tướng công an vô cùng hắc ám, lúc đó đang làm Tổng trưởng bộ Nội vụ, mặt hầm hầm bước vào phòng họp, chỉ mặt đức cha Nguyễn Minh Nhật, chủ tịch HĐGMVN đương thời và một số lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, hắn lên lớp các ngài bằng một câu Kinh Thánh: “Sức mạnh cánh tay Người làm cho tan nát lũ kiêu căng, hạ bệ kẻ quyền hành”. Gần hết phiên họp, khi không thấy một vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nào lên tiếng ủng hộ quái thai UBĐKCG, tên tướng công an hậm hực nói: “Nếu các vị không đi với chúng tôi thì có nghĩa là quí vị không đoàn kết với chúng tôi.” Và đột nhiên hắn đập bàn cao giọng: “Mà cũng có nghĩa là chống chúng tôi, không thể có nghĩa nào khác.”
Mai Chí Thọ kết luận phiên họp với lời đe dọa: “Không ai trong quý vị từng thấy sự kháng cự đối với chế độ của những người Cộng sản, vì vậy đừng suy nghĩ về chuyện đó. Quên chuyện đó đi. Giữa quý vị - những người trí thức sáng suốt - và tôi, tôi xin nói với quý vị sự thật!” - Tờ New York Times ngày 21 tháng 5 năm 2014 đăng lại lời tuyên bố của Thọ: “… None of you ever see resistance to the Communist regime, so don't think about it. Forget it. Between you - the bright intellectuals - and me, I tell you the truth."
(5) Trong hai Thỉnh nguyện thư 14/11/1917 và 21/1/1975 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã gởi Toà thánh xin cứu xét việc Phong Thánh cho 1285 vị. Tòa thánh đã chọn 117 vị trong số này. Những vị này lai lịch đều được ghi nhận và kiểm chứng rõ ràng, rất nhiều vị đã có nhiều “dấu lạ” và được tôn kính từ lâu - tương tự như Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận và cha Trương Bửu Diệp ngày nay.
(6) Ngày Chúa Nhật, 1 tháng 10, 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II tôn phong 120 vị Tử Đạo Trung Hoa lên bậc Hiển Thánh.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thủ Tục Bổ Nhiệm Giám Mục theo tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
The Valley Catholic
22:12 28/09/2018
Thủ Tục Bổ Nhiệm Giám Mục theo tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Dẫn Nhập
Quyết định cuối cùng trong việc bổ nhiệm các Đức Giám Mục thuộc về Đức Giáo Hoàng, và ngài có toàn quyền tự do chọn lựa. Nhưng làm thế nào để ngài biết mà lựa chọn ai?
Tiến trình lựa chọn ứng viên cho chức Giám Mục thường bắt đầu ở cấp giáo phận và tiến hành theo thủ tục qua hàng loạt cuộc tham vấn cho đến khi lên đến Roma. Đó là một tiến trình ràng buộc bởi sự bảo mật nghiêm ngặt, với các tác nhân quan trọng – thành phần có ảnh hưởng nhất là Sứ thần Tòa thánh, Thánh bộ Giám mục, và Đức Giáo Hoàng. Đây có thể là một tiến trình tốn nhiều thời gian, thường mất tám tháng hoặc lâu hơn để hoàn thành. Trong khi có những khác biệt giữa việc bổ nhiệm thăng cấp một linh mục trở thành giám mục, với việc bổ nhiệm thuyên chuyển vị giám mục đến giáo phận khác hoặc thăng chức trở thành tổng giám mục, những bước căn bản của tiến trình lựa chọn vẫn giống như nhau.
Những Danh Từ Thiết Yếu
Khâm sứ Tòa thánh – Là vị khâm sứ đại diện của Đức Giáo Hoàng đối với chính quyền và hàng giáo phẩm của một quốc gia; người chủ chốt trong việc quyết định danh sách những ai được đề nghị lên Thánh bộ Giám mục để có thể được chọn bổ nhiệm.
Giám Mục Phụ Tá – Một giám mục được bổ nhiệm để trợ giúp Đức Giám Mục giáo phận. Dù trong giáo phận hay tổng giáo phận, tước hiệu của ngài đều là Giám Mục.
Giám mục Phó – Một giám mục được bổ nhiệm vào một giáo phận hoặc tổng giáo phận Công Giáo để trợ giúp vị giám mục giáo phận. Khác với Giám Mục Phụ Tá, ngài có quyền kế vị, nghĩa là ngài sẽ tự động trở thành giám mục chính tòa mới khi giám mục giáo phận nghỉ hưu hoặc chết. Theo giáo luật, ngài cũng là tổng đại diện của giáo phận. Nếu giáo phận là một tổng giáo phận, ngài được gọi là tổng giám mục phó thay vì giám mục phó. Trong những năm gần đây, một số các giám mục Hoa Kỳ tại các giáo phận hoặc tổng giáo phận lớn đã xin và có được vị Giám Mục Phó trong năm cuối hoặc hai năm trước khi nghỉ hưu, để người kế vị làm quen với mục vụ của giáo phận trước khi ngài phải tiếp quản giáo phận. Điều này giảm thiểu con đường tập sự của vị giám mục mới và loại bỏ hoàn toàn khả năng giáo phận bị trống tòa khi vị giám mục cũ nghỉ hưu.
Thánh Bộ Giám Mục – Một bộ phận trong Giáo triều Roma, do một vị Hồng Y đứng đầu. Người đứng đầu, được gọi là tổng trưởng,” hiện nay là Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada. Trách nhiệm của bộ bao gồm tất cả mọi khía cạnh của việc bổ nhiệm giám mục; hỗ trợ các giám mục trong việc thực hiện đúng chức năng mục vụ của các ngài; xắp xếp các chuyến viếng thăm ad limina (các giám mục thường xuyên đến Roma mỗi năm năm); và thiết lập các hội đồng giám mục và duyệt xét các nghị định của hội đồng theo đòi hỏi của giáo luật. Thành viên của bộ bao gồm khoảng 35 Hồng Y và tổng giám mục từ khắp nơi trên thế giới. Các thành viên hiện tại của Hoa Kỳ là Đức Hồng Y William J. Levada, nguyên Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin, và Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, Tổng Giám mục Washington.
Giám Mục Giáo Phận – Giám mục Giáo Phận là vị đứng đầu pháp lý và mục vụ, và là đại diện của giáo phận.
Giáo Tỉnh – Một lãnh thổ bao gồm một tổng giáo phận, được gọi là “tòa giáo tỉnh”, và một hoặc nhiều giáo phận, được gọi là “tòa địa phận”. Bản Giáo Luật quy định một số nghĩa vụ và quyền hành hạn chế của tổng giám mục giáo tỉnh liên quan đến các giáo phận trong tỉnh của ngài. Hoa Kỳ được chia thành 33 giáo tỉnh.
Terna – Bảng Tam Danh – Danh sách ba ứng viên cho một chức vụ đang trống chỗ, gồm cả chức vụ giám mục.
Giai đoạn 1: Đề Nghị của các Giám Mục
Mỗi giám mục có thể gửi cho tổng giám mục giáo tỉnh của mình tên những linh mục mà ngài nghĩ sẽ là giám mục tốt. Trước cuộc họp giáo tỉnh thường xuyên (thường là hàng năm), tổng giám mục phân phối cho tất cả các giám mục của giáo tỉnh tên và sơ yếu lý lịch của các linh mục đã được đệ nạp cho ngài. Sau cuộc thảo luận giữa các giám mục tại phiên họp giáo tỉnh, các ngài sẽ bỏ phiếu chọn một số tên người để giới thiệu. Số người trong danh sách này không cố định. Số đếm phiếu, cùng với biên bản cuộc họp, sau đó được tổng giám mục gửi đến sứ thần tòa thánh ở Washington. Danh sách này cũng được đệ trình lên Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB).
Giai đoạn 2: Khâm Sứ Tòa Thánh
Qua việc giám định danh sách cuối cùng tên các vị được chuyển lên Roma, vị khâm sứ tòa thánh đóng một vai trò quyết định trong tiến trình tuyển chọn. Ngài không chỉ tập hợp các sự kiện và thông tin về các ứng viên tiềm năng, mà còn giải thích thông tin đó cho Giáo Hội. Khuyến nghị của ngài có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng điều quan trọng cần nhớ là vai trò “giữ cửa” của ngài, tuy vậy, không có nghĩa là các khuyến nghị của ngài luôn được nghe theo.
Cho Giám Mục Giáo Phận
Sau khi nhận được danh sách các ứng viên được giáo tỉnh chuyển lên, tòa khâm sứ tiến hành việc điều tra riêng của mình về sự xứng hợp của ứng viên.
Đức Giám Mục hiện tại hoặc giám quản của giáo phận được yêu cầu viết đệ trình một báo cáo về các điều kiện và nhu cầu của giáo phận. Nếu là việc bổ nhiệm kế vị giám mục giáo phận hoặc tổng giám mục sắp nghỉ hưu, khuyến nghị của vị đương nhiệm được cân nhắc. Việc tham vấn rộng rãi trong giáo phận được khuyến khích liên quan đến các nhu cầu của giáo phận, chứ không phải là tên của các ứng viên.
Báo cáo bao gồm tên của các cá nhân trong giáo phận mà vị khâm sứ có thể tham khảo và cách liên lạc với họ.
Các giám mục trước đây của giáo phận được hỏi ý kiến.
Các giám mục của giáo tỉnh được hỏi ý kiến.
Chủ tịch và phó chủ tịch của USCCB được hỏi ý kiến.
Nếu vị trí trống tòa là một tổng giáo phận, các tổng giám mục khác tại Hoa Kỳ có thể được hỏi ý kiến.
Vào thời điểm này, vị khâm sứ rút ngắn danh sách tên, và một bảng câu hỏi được gửi đến 20 hoặc 30 người biết rõ về mỗi ứng cử viên để họ cho câu trả lời.
Tất cả các tài liệu được thu thập và xem xét bởi đức khâm xứ, và một báo cáo (khoảng 20 trang) được chuẩn bị. Ba ứng cử viên được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái – “bảng tam danh” terna – với ưu tiên của vị khâm sứ được ghi nhận. Tất cả các tài liệu sau đó được chuyển lên Thánh Bộ Giám Mục ở Roma.
Cho Giám Mục Phụ Tá
Đức Giám Mục giáo phận phải chứng minh với khâm sứ tòa thánh nhu cầu của giáo phận mình cần một Giám Mục Phụ Tá. Việc này dễ dàng hơn nếu ngài yêu cầu bổ nhiệm thay thế cho một Giám Mục Phụ Tá đã về hưu hoặc qua đời.
Giám mục giáo phận chuẩn bị terna, tức danh sách ba ứng viên, cho chức vụ Giám Mục Phụ Tá mình yêu cầu và chuyển đến khâm sứ tòa thánh.
Đức khâm sứ sau đó tiến hành điều tra riêng của mình về các linh mục trên terna của giáo mục giáo phận, rồi gửi danh sách cho Rome với một báo cáo và các khuyến nghị của riêng mình.
Trung bình, phần này của tiến trình có thể mất từ hai đến sáu tháng.
Giai Đoạn 3: Thánh Bộ Giám Mục
Một khi tất cả các tài liệu từ tòa khâm sứ đã hoàn thành và ngăn nắp thứ tự, và được đức tổng trưởng chấp thuận, trình tự tiếp tục tiến triển. Nếu việc bổ nhiệm liên quan đến một giám mục được thăng chức hoặc thuyên chuyển, vấn đề có thể được giải quyết bởi vị tổng trưởng và nhân viên của bộ. Tuy nhiên, nếu việc bổ nhiệm là một linh mục được thăng chức giám mục, thì toàn thể thành viên Bộ Giám Mục thông thường đều tham dự vào tiến trình quyết định.
Một Hồng Y cáo thỉnh viên được chọn để tóm tắt các tài liệu và thực hiện một báo cáo cho toàn thể thánh bộ, thường họp hai lần một tháng vào thứ Năm. Sau khi nghe báo cáo của Hồng Y cáo thỉnh viên, hội đồng thảo luận về việc bổ nhiệm và sau đó bỏ phiếu. Hội đồng có thể theo sự đề nghị của vị khâm sứ, chọn một ứng viên khác trong terna, hoặc thậm chí yêu cầu một terna khác được chuẩn bị.
Giai Đoạn 4: Đức Giáo Hoàng Quyết Định
Tại cuộc tiếp kiến riêng tư với Đức Giáo Hoàng, thường vào ngày thứ Bảy, Đức Hồng Y tổng trưởng Bộ Giám mục trình bày các khuyến nghị của bộ lên Đức Thánh Cha. Một vài ngày sau đó, Đức Giáo Hoàng thông báo cho thánh bộ về quyết định của mình. Sau đó, Thánh bộ thông báo cho đức khâm sứ; đức khâm sứ là người sẽ liên hệ với ứng viên và hỏi ý ứng viên có chấp nhận việc bổ nhiệm hay không. Nếu câu trả lời là “có”, đức khâm sứ báo cáo lại cho tòa thánh Vatican và một ngày được ấn định để thông báo công khai.
Thường mất từ sáu đến tám tháng – và đôi khi lâu hơn – từ thời điểm giáo phận trống tòa cho đến khi một giám mục mới được bổ nhiệm.
The Valley Catholic
Dẫn Nhập
Quyết định cuối cùng trong việc bổ nhiệm các Đức Giám Mục thuộc về Đức Giáo Hoàng, và ngài có toàn quyền tự do chọn lựa. Nhưng làm thế nào để ngài biết mà lựa chọn ai?
Tiến trình lựa chọn ứng viên cho chức Giám Mục thường bắt đầu ở cấp giáo phận và tiến hành theo thủ tục qua hàng loạt cuộc tham vấn cho đến khi lên đến Roma. Đó là một tiến trình ràng buộc bởi sự bảo mật nghiêm ngặt, với các tác nhân quan trọng – thành phần có ảnh hưởng nhất là Sứ thần Tòa thánh, Thánh bộ Giám mục, và Đức Giáo Hoàng. Đây có thể là một tiến trình tốn nhiều thời gian, thường mất tám tháng hoặc lâu hơn để hoàn thành. Trong khi có những khác biệt giữa việc bổ nhiệm thăng cấp một linh mục trở thành giám mục, với việc bổ nhiệm thuyên chuyển vị giám mục đến giáo phận khác hoặc thăng chức trở thành tổng giám mục, những bước căn bản của tiến trình lựa chọn vẫn giống như nhau.
Những Danh Từ Thiết Yếu
Khâm sứ Tòa thánh – Là vị khâm sứ đại diện của Đức Giáo Hoàng đối với chính quyền và hàng giáo phẩm của một quốc gia; người chủ chốt trong việc quyết định danh sách những ai được đề nghị lên Thánh bộ Giám mục để có thể được chọn bổ nhiệm.
Giám Mục Phụ Tá – Một giám mục được bổ nhiệm để trợ giúp Đức Giám Mục giáo phận. Dù trong giáo phận hay tổng giáo phận, tước hiệu của ngài đều là Giám Mục.
Giám mục Phó – Một giám mục được bổ nhiệm vào một giáo phận hoặc tổng giáo phận Công Giáo để trợ giúp vị giám mục giáo phận. Khác với Giám Mục Phụ Tá, ngài có quyền kế vị, nghĩa là ngài sẽ tự động trở thành giám mục chính tòa mới khi giám mục giáo phận nghỉ hưu hoặc chết. Theo giáo luật, ngài cũng là tổng đại diện của giáo phận. Nếu giáo phận là một tổng giáo phận, ngài được gọi là tổng giám mục phó thay vì giám mục phó. Trong những năm gần đây, một số các giám mục Hoa Kỳ tại các giáo phận hoặc tổng giáo phận lớn đã xin và có được vị Giám Mục Phó trong năm cuối hoặc hai năm trước khi nghỉ hưu, để người kế vị làm quen với mục vụ của giáo phận trước khi ngài phải tiếp quản giáo phận. Điều này giảm thiểu con đường tập sự của vị giám mục mới và loại bỏ hoàn toàn khả năng giáo phận bị trống tòa khi vị giám mục cũ nghỉ hưu.
Thánh Bộ Giám Mục – Một bộ phận trong Giáo triều Roma, do một vị Hồng Y đứng đầu. Người đứng đầu, được gọi là tổng trưởng,” hiện nay là Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada. Trách nhiệm của bộ bao gồm tất cả mọi khía cạnh của việc bổ nhiệm giám mục; hỗ trợ các giám mục trong việc thực hiện đúng chức năng mục vụ của các ngài; xắp xếp các chuyến viếng thăm ad limina (các giám mục thường xuyên đến Roma mỗi năm năm); và thiết lập các hội đồng giám mục và duyệt xét các nghị định của hội đồng theo đòi hỏi của giáo luật. Thành viên của bộ bao gồm khoảng 35 Hồng Y và tổng giám mục từ khắp nơi trên thế giới. Các thành viên hiện tại của Hoa Kỳ là Đức Hồng Y William J. Levada, nguyên Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Đức tin, và Đức Hồng Y Donald W. Wuerl, Tổng Giám mục Washington.
Giám Mục Giáo Phận – Giám mục Giáo Phận là vị đứng đầu pháp lý và mục vụ, và là đại diện của giáo phận.
Terna – Bảng Tam Danh – Danh sách ba ứng viên cho một chức vụ đang trống chỗ, gồm cả chức vụ giám mục.
Giai đoạn 1: Đề Nghị của các Giám Mục
Mỗi giám mục có thể gửi cho tổng giám mục giáo tỉnh của mình tên những linh mục mà ngài nghĩ sẽ là giám mục tốt. Trước cuộc họp giáo tỉnh thường xuyên (thường là hàng năm), tổng giám mục phân phối cho tất cả các giám mục của giáo tỉnh tên và sơ yếu lý lịch của các linh mục đã được đệ nạp cho ngài. Sau cuộc thảo luận giữa các giám mục tại phiên họp giáo tỉnh, các ngài sẽ bỏ phiếu chọn một số tên người để giới thiệu. Số người trong danh sách này không cố định. Số đếm phiếu, cùng với biên bản cuộc họp, sau đó được tổng giám mục gửi đến sứ thần tòa thánh ở Washington. Danh sách này cũng được đệ trình lên Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB).
Giai đoạn 2: Khâm Sứ Tòa Thánh
Qua việc giám định danh sách cuối cùng tên các vị được chuyển lên Roma, vị khâm sứ tòa thánh đóng một vai trò quyết định trong tiến trình tuyển chọn. Ngài không chỉ tập hợp các sự kiện và thông tin về các ứng viên tiềm năng, mà còn giải thích thông tin đó cho Giáo Hội. Khuyến nghị của ngài có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng điều quan trọng cần nhớ là vai trò “giữ cửa” của ngài, tuy vậy, không có nghĩa là các khuyến nghị của ngài luôn được nghe theo.
Cho Giám Mục Giáo Phận
Sau khi nhận được danh sách các ứng viên được giáo tỉnh chuyển lên, tòa khâm sứ tiến hành việc điều tra riêng của mình về sự xứng hợp của ứng viên.
Đức Giám Mục hiện tại hoặc giám quản của giáo phận được yêu cầu viết đệ trình một báo cáo về các điều kiện và nhu cầu của giáo phận. Nếu là việc bổ nhiệm kế vị giám mục giáo phận hoặc tổng giám mục sắp nghỉ hưu, khuyến nghị của vị đương nhiệm được cân nhắc. Việc tham vấn rộng rãi trong giáo phận được khuyến khích liên quan đến các nhu cầu của giáo phận, chứ không phải là tên của các ứng viên.
Báo cáo bao gồm tên của các cá nhân trong giáo phận mà vị khâm sứ có thể tham khảo và cách liên lạc với họ.
Các giám mục trước đây của giáo phận được hỏi ý kiến.
Các giám mục của giáo tỉnh được hỏi ý kiến.
Chủ tịch và phó chủ tịch của USCCB được hỏi ý kiến.
Nếu vị trí trống tòa là một tổng giáo phận, các tổng giám mục khác tại Hoa Kỳ có thể được hỏi ý kiến.
Vào thời điểm này, vị khâm sứ rút ngắn danh sách tên, và một bảng câu hỏi được gửi đến 20 hoặc 30 người biết rõ về mỗi ứng cử viên để họ cho câu trả lời.
Tất cả các tài liệu được thu thập và xem xét bởi đức khâm xứ, và một báo cáo (khoảng 20 trang) được chuẩn bị. Ba ứng cử viên được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái – “bảng tam danh” terna – với ưu tiên của vị khâm sứ được ghi nhận. Tất cả các tài liệu sau đó được chuyển lên Thánh Bộ Giám Mục ở Roma.
Cho Giám Mục Phụ Tá
Đức Giám Mục giáo phận phải chứng minh với khâm sứ tòa thánh nhu cầu của giáo phận mình cần một Giám Mục Phụ Tá. Việc này dễ dàng hơn nếu ngài yêu cầu bổ nhiệm thay thế cho một Giám Mục Phụ Tá đã về hưu hoặc qua đời.
Giám mục giáo phận chuẩn bị terna, tức danh sách ba ứng viên, cho chức vụ Giám Mục Phụ Tá mình yêu cầu và chuyển đến khâm sứ tòa thánh.
Đức khâm sứ sau đó tiến hành điều tra riêng của mình về các linh mục trên terna của giáo mục giáo phận, rồi gửi danh sách cho Rome với một báo cáo và các khuyến nghị của riêng mình.
Trung bình, phần này của tiến trình có thể mất từ hai đến sáu tháng.
Giai Đoạn 3: Thánh Bộ Giám Mục
Một khi tất cả các tài liệu từ tòa khâm sứ đã hoàn thành và ngăn nắp thứ tự, và được đức tổng trưởng chấp thuận, trình tự tiếp tục tiến triển. Nếu việc bổ nhiệm liên quan đến một giám mục được thăng chức hoặc thuyên chuyển, vấn đề có thể được giải quyết bởi vị tổng trưởng và nhân viên của bộ. Tuy nhiên, nếu việc bổ nhiệm là một linh mục được thăng chức giám mục, thì toàn thể thành viên Bộ Giám Mục thông thường đều tham dự vào tiến trình quyết định.
Một Hồng Y cáo thỉnh viên được chọn để tóm tắt các tài liệu và thực hiện một báo cáo cho toàn thể thánh bộ, thường họp hai lần một tháng vào thứ Năm. Sau khi nghe báo cáo của Hồng Y cáo thỉnh viên, hội đồng thảo luận về việc bổ nhiệm và sau đó bỏ phiếu. Hội đồng có thể theo sự đề nghị của vị khâm sứ, chọn một ứng viên khác trong terna, hoặc thậm chí yêu cầu một terna khác được chuẩn bị.
Giai Đoạn 4: Đức Giáo Hoàng Quyết Định
Tại cuộc tiếp kiến riêng tư với Đức Giáo Hoàng, thường vào ngày thứ Bảy, Đức Hồng Y tổng trưởng Bộ Giám mục trình bày các khuyến nghị của bộ lên Đức Thánh Cha. Một vài ngày sau đó, Đức Giáo Hoàng thông báo cho thánh bộ về quyết định của mình. Sau đó, Thánh bộ thông báo cho đức khâm sứ; đức khâm sứ là người sẽ liên hệ với ứng viên và hỏi ý ứng viên có chấp nhận việc bổ nhiệm hay không. Nếu câu trả lời là “có”, đức khâm sứ báo cáo lại cho tòa thánh Vatican và một ngày được ấn định để thông báo công khai.
Thường mất từ sáu đến tám tháng – và đôi khi lâu hơn – từ thời điểm giáo phận trống tòa cho đến khi một giám mục mới được bổ nhiệm.
The Valley Catholic
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha dâng thánh lễ tại quảng trường Tự do ở thủ đô Tallin của Estonia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:11 28/09/2018
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 09g50 sáng thứ Ba 25 tháng 9, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha đã viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và ngài đã đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.
Sau đó, vào lúc gần 12g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ đại kết với giới trẻ tại nhà thờ Kaarli của Tin Lành Lutheran.
Lúc 15h30, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với những người giúp vào công việc bác ái tại nhà thờ chính toà hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.
Lúc 16h30, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại quảng trường Tự Do.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu nhất là Thụy Điển và Nga.
Chỉ nói về lịch sử cận đại thì từ thế kỷ 18 Estonia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Estonia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua một nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Vì thế, mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.
Người Nga ráo riết Nga hóa vùng này cho nên người Estonia có một thái độ rất e dè đối với người láng giềng xấu bụng. Vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, và xa hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi cộng sản lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918. Với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Sô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920).
Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Latvia, Estonia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Estonia.
Trong suốt hai năm 1939 và 1940, người Đức đã di tản kiều bào Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Sô. Lòng căm thù người Nga lại tăng lên một mức đáng kể nữa.
Năm 1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Sô và sáp nhập Estonia thành một tỉnh của Đức đặt tên là Ostland. Cũng giống như tại Kiev của Ukraine, khi quân Đức tràn vào, dân chúng túa ra đường hoan hô họ như những anh hùng giải phóng.
Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu những người Nga di dân sang Estonia.
Khoảng 70,000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã bất chấp thực tế lúc đó đã gần như hiển nhiên rằng Đức đang trên bờ vực bại trận.
Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Sô tấn công vào Estonia. Quân Đức và vô số các đơn vị Estonia sát cánh với quân Đức chống trả dữ dội và cầm chân quân Nga suốt 6 tháng tại biên giới. Tháng Ba, 1944, máy bay Nga sô bắt đầu thả bom bừa bãi vào Tallin và các thành phố khác. Đến tháng Mười Một, 1944, quân Nga tiến vào Tallin. Cuộc tắm máu kinh hoàng bắt đầu và được tiếp diễn với cảnh hàng chục ngàn người bị đầy sang Tây Bá Lợi Á. Estonia lại bị sáp nhập vào Nga.
Quảng trường Tự do này là nơi tưởng niệm các nạn nhân cộng sản.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Khi lắng nghe bài đọc thứ nhất, là trình thuật về biến cố người Do Thái đến được núi Sinai sau khi đã được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ ở Ai Cập (Xh 19: 1), thật không thể không nghĩ đến anh chị em trong tư cách một dân tộc. Không thể không nghĩ về toàn bộ đất nước Estonia và tất cả các quốc gia vùng Baltic! Làm thế nào chúng ta có thể không nghĩ đến sự tham gia của anh chị em trong cuộc Cách mạng Ca hát, hay đến một chuỗi cả hai triệu người kéo dài từ đây đến Vilnius? Anh chị em biết thế nào là đấu tranh cho tự do; anh chị em có thể đồng hóa mình với dân Do Thái xưa. Như thế, thật tốt để lắng nghe những gì Thiên Chúa nói với ông Môisê, để phân định những gì Chúa đang nói với chúng ta trong tư cách một dân tộc.
Dân tộc đến được núi Sinai đã thấy tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi những phép lạ và những dấu chỉ mạnh mẽ. Họ là một dân tộc đã đi vào giao ước của tình yêu, bởi vì Thiên Chúa yêu thương họ trước và biểu lộ tình yêu của Người cho họ. Họ không bắt buộc phải đi vào giao ước ấy vì Thiên Chúa muốn tình yêu của chúng ta phải là một tình yêu tự do. Khi chúng ta nói rằng chúng ta là Kitô hữu, chúng ta đón nhận một lối sống, chúng ta làm như thế mà không chịu một áp lực nào, mà không cần có một sự trao đổi có qua có lại, theo đó chúng ta sẽ trung thành nếu như Thiên Chúa giữ lời hứa của Ngài. Trước hết, chúng ta biết rằng lời hứa của Thiên Chúa không lấy đi bất cứ điều gì từ chúng ta; trái lại, lời hứa ấy dẫn đến sự thành toàn tất cả mọi nguyện vọng nhân bản của chúng ta. Một số người nghĩ rằng họ được tự do khi họ sống mà không có Chúa hoặc giữ Ngài đứng xa xa ở một khoảng cách nhất định. Họ không nhận ra rằng, khi làm như thế, họ đã sống trong cuộc đời này như những đứa trẻ mồ côi, không có nhà để trở về. “Họ không còn là khách hành hương mà trở thành những kẻ trôi giạt, lảng vảng xung quanh chính mình và không bao giờ đạt đến bất cứ nơi nào” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 170).
Giống như dân tộc vừa thoát khỏi Ai Cập, chúng ta phải lắng nghe và tìm kiếm. Những ngày này, chúng ta có thể nghĩ rằng sức mạnh của một dân tộc được đo bằng các phương tiện khác. Một số dân nước ăn to nói lớn, đầy tự tin - không chút nghi ngờ hay do dự. Những dân tộc khác hét lên và tung ra các mối đe dọa sử dụng vũ khí, dàn quân và triển khai các chiến lược.. . Bằng cách đó họ dường như mạnh mẽ hơn. Nhưng đây không phải là “tìm kiếm” ý muốn của Thiên Chúa, mà là thu tóm quyền lực để chiếm ưu thế hơn những người khác. Bên dưới thái độ này là một sự phủ nhận luân lý và, như thế, là một sự khước từ Thiên Chúa, vì luân lý dẫn chúng ta đến với một Thiên Chúa, là Đấng mời gọi một sự đáp trả tự do và dấn thân cho tha nhân và thế giới xung quanh chúng ta, một sự đáp trả bên ngoài các tiêu chí của thị trường (x. thd., 57). Anh chị em đã không giành được tự do của anh chị em để kết cục lại trở thành những người nô lệ của chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa cá nhân hay sự khát khao quyền lực hoặc sự thống trị.
Thiên Chúa biết những nhu cầu của chúng ta, là những điều mà chúng ta thường che giấu đằng sau ham muốn chiếm đoạt của mình. Ngài cũng biết những bất an chúng ta cố gắng vượt qua bằng sức mạnh. Chúa Giêsu, trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe, khuyến khích chúng ta vượt qua những cơn khát đó trong lòng chúng ta bằng cách đến với Ngài. Ngài là Đấng có thể ban cho chúng ta sự viên mãn bởi sự phong phú nước hằng sống, sự tinh tuyền, và quyền lực bất khả khống chế của Ngài. Đức tin có nghĩa là nhận ra rằng Chúa vẫn sống và Chúa yêu mến chúng ta; Chúa không từ bỏ chúng ta, và kết quả là Ngài có khả năng can thiệp vào lịch sử của chúng ta một cách mầu nhiệm. Bởi quyền năng của Ngài và sự sáng tạo vô hạn của Ngài, Thiên Chúa đem lại sự tốt lành ngay cả khi sự ác xem ra đang thắng thế (sđd., 278).
Trong sa mạc, dân Do Thái đã bị cám dỗ tìm kiếm các vị thần khác, thờ lạy con bê vàng, để tin cậy vào sức mạnh của chính mình. Nhưng Thiên Chúa luôn mời gọi họ trở lại với Ngài, và họ nhớ lại những gì họ đã nghe và thấy trên núi. Giống như dân tộc đó, chúng ta biết chúng ta là một dân tộc được chọn, một dân tư tế, một dân thánh thiện (x. Xh 19: 6; 1 Pet 2: 9). Chính Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta về tất cả những điều này (x. Ga 14:26).
Được chọn không có nghĩa là độc quyền hay giáo phái. Chúng ta là một phần nhỏ của men mà phải làm cho bột dậy lên; chúng ta không trốn tránh hoặc rút lui, hay tự xem mình tốt hơn hay tinh tuyền hơn. Con đại bàng chở che những con chim non của mình, mang chúng đến đỉnh cao cho đến khi chúng có thể tự bảo vệ mình. Sau đó, nó buộc những con chim ấy rời khỏi những khu vực thoải mái đó. Nó lắc tổ của chúng, đẩy chúng vào khoảng không bao la, nơi chúng phải dang rộng đôi cánh của mình, và nó bay bên dưới để bảo vệ chúng, để giữ cho chúng khỏi bị thương. Đây là cách Thiên Chúa hành xử với dân được chọn; Ngài muốn họ “đi ra” và bay một cách mạnh dạn, và biết rằng họ luôn được chỉ một mình Người bảo vệ mà thôi. Chúng ta phải để lại những nỗi sợ của mình ở đằng sau và đi ra khỏi nơi an toàn của mình, bởi vì ngày nay hầu hết người Estonia không nhận mình là các tín hữu nữa.
Vì thế, hãy đi ra ngoài như các tư tế, vì đó là những gì chúng ta trở thành qua bí tích rửa tội. Hãy tiến ra để xây dựng những mối quan hệ với Thiên Chúa, để tạo điều kiện cho những mối quan hệ này, để khuyến khích một cuộc gặp gỡ yêu thương với Đấng đang kêu lên: “Hãy đến cùng Ta!” (Mt 11:28). Chúng ta cần phải được nhìn thấy gần gũi với những người khác, có khả năng chiêm ngắm, từ bi và sẵn lòng dành thời gian với người khác, thường xuyên bao lâu là cần thiết. Đây là “nghệ thuật tháp tùng”. Nó được thực hiện với nhịp chữa lành “gần gũi”, với một cái nhìn tôn trọng và từ bi có khả năng chữa lành, giải phóng và khích lệ sự tăng trưởng trong đời sống Kitô (x. Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 169).
Chúng ta hãy đưa ra những chứng tá như một dân tộc thánh thiện. Chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho một vài người. Tuy nhiên, “tất cả chúng ta đều được gọi là thánh khi sống cuộc sống của chúng ta bằng tình yêu và bằng những chứng tá trong mọi việc chúng ta làm, bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện” (x. Tông huấn Mừng rỡ Hân hoan, 14). Tuy nhiên, cũng giống như nước trong sa mạc không phải là sở hữu của một cá nhân mà là một lợi ích chung, cũng giống như manna không thể được lưu trữ bởi vì nó sẽ hư hỏng, cũng thế, sự thánh thiện trong cuộc sống mở rộng, lan toả và làm sinh hoa kết quả tất cả những gì nó chạm đến. Hôm nay, chúng ta chọn cuộc sống nên thánh bằng cách đến với những vùng ngoại biên và những phần bên lề xã hội, bất cứ nơi nào anh chị em của chúng ta nằm bẹp xuống và cảm thấy bị từ chối. Chúng ta không thể nghĩ rằng có ai đó sẽ là người dừng lại và giúp đỡ, cũng không nên nghĩ rằng những vấn đề như thế sẽ được giải quyết bởi các thể chế. Chính chúng ta phải dán mắt mình lên những anh chị em đó và chìa ra một bàn tay giúp đỡ, bởi vì họ mang hình ảnh của Thiên Chúa, họ là anh chị em của chúng ta, được cứu chuộc bởi Chúa Giêsu Kitô. Đây là những gì một Kitô hữu phải là; đây là sự thánh thiện được sống trên cơ sở hàng ngày (x. thd., 98).
Trong lịch sử của mình, anh chị em đã thể hiện niềm tự hào được là người Estonia. Anh chị em hát rằng: “Tôi là người Estonia, tôi sẽ luôn là người Estonia, thật tốt được là người Estonia, chúng tôi là người Estonia”. Thật là tốt biết bao khi cảm thấy mình là một phần của một dân tộc; thật tốt ngần nào khi được độc lập và tự do. Cầu xin cho chúng ta có thể đi đến ngọn núi thánh, đến núi Môisê, đến ngọn núi của Chúa Giêsu. Như khẩu hiệu của cuộc viếng thăm này, xin cho chúng ta có thể cầu xin Chúa thức tỉnh con tim chúng ta và ban cho chúng ta những ân sủng của Chúa Thánh Thần. Với những tâm tình này, cầu xin cho chúng ta, tại mọi thời điểm của lịch sử, có thể phân định thế nào là tự do, thế nào là đón nhận sự lành thánh và cảm thấy được chọn, và thế nào là để Chúa làm gia tăng dân tộc thánh thiện và dân tộc tư tế của Ngài, ở đây tại Estonia này và trên toàn thế giới.
Amen.
Sau Thánh Lễ Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:
Anh chị em thân mến,
Trước khi ban phép lành cuối cùng, và kết thúc chuyến tông du ở Lithuania, Latvia và Estonia, tôi muốn gửi lời tri ân đến tất cả các anh chị em, bắt đầu với Đức Cha Giám Quản Tông Tòa Estonia. Cảm ơn sự chào đón của anh chị em, được thể hiện bởi một đàn chiên nhỏ nhưng với một trái tim lớn! Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổng thống Cộng hòa và tất cả các nhà chức trách khác của đất nước này. Một ý nghĩ đặc biệt xin được gởi đến tất cả các anh chị em Kitô hữu của chúng ta, đặc biệt là những anh chị em Tin Lành Luther, những người ở Estonia này và tại Latvia đã trao ra lòng hiếu khách trong các cuộc gặp gỡ đại kết. Cầu xin Chúa tiếp tục hướng dẫn chúng ta trên con đường hiệp thông. Xin cảm ơn tất cả anh chị em!
Sau đó, vào lúc gần 12g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ đại kết với giới trẻ tại nhà thờ Kaarli của Tin Lành Lutheran.
Lúc 15h30, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với những người giúp vào công việc bác ái tại nhà thờ chính toà hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ.
Lúc 16h30, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh Lễ tại quảng trường Tự Do.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng đô hộ, tiêu biểu nhất là Thụy Điển và Nga.
Chỉ nói về lịch sử cận đại thì từ thế kỷ 18 Estonia bị sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, người Estonia giữ gìn được bản sắc dân tộc qua một nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Vì thế, mặc dù bị đô hộ trong nhiều thế kỷ, họ không bị đồng hóa.
Người Nga ráo riết Nga hóa vùng này cho nên người Estonia có một thái độ rất e dè đối với người láng giềng xấu bụng. Vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, và xa hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi cộng sản lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918. Với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Sô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920).
Với Hiệp ước bất tương xâm giữa Liên Sô và Quốc Xã Đức, thường được gọi là hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939, cùng với Lithuania và Latvia, Estonia lại bị sáp nhập vào Liên Bang Sô Viết với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Estonia.
Trong suốt hai năm 1939 và 1940, người Đức đã di tản kiều bào Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, quân Liên Sô tiến vào Estonia, Latvia và Lithuania. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Sô. Lòng căm thù người Nga lại tăng lên một mức đáng kể nữa.
Năm 1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Sô và sáp nhập Estonia thành một tỉnh của Đức đặt tên là Ostland. Cũng giống như tại Kiev của Ukraine, khi quân Đức tràn vào, dân chúng túa ra đường hoan hô họ như những anh hùng giải phóng.
Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu những người Nga di dân sang Estonia.
Khoảng 70,000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã bất chấp thực tế lúc đó đã gần như hiển nhiên rằng Đức đang trên bờ vực bại trận.
Đầu năm 1944, Hồng quân Liên Sô tấn công vào Estonia. Quân Đức và vô số các đơn vị Estonia sát cánh với quân Đức chống trả dữ dội và cầm chân quân Nga suốt 6 tháng tại biên giới. Tháng Ba, 1944, máy bay Nga sô bắt đầu thả bom bừa bãi vào Tallin và các thành phố khác. Đến tháng Mười Một, 1944, quân Nga tiến vào Tallin. Cuộc tắm máu kinh hoàng bắt đầu và được tiếp diễn với cảnh hàng chục ngàn người bị đầy sang Tây Bá Lợi Á. Estonia lại bị sáp nhập vào Nga.
Quảng trường Tự do này là nơi tưởng niệm các nạn nhân cộng sản.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Khi lắng nghe bài đọc thứ nhất, là trình thuật về biến cố người Do Thái đến được núi Sinai sau khi đã được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ ở Ai Cập (Xh 19: 1), thật không thể không nghĩ đến anh chị em trong tư cách một dân tộc. Không thể không nghĩ về toàn bộ đất nước Estonia và tất cả các quốc gia vùng Baltic! Làm thế nào chúng ta có thể không nghĩ đến sự tham gia của anh chị em trong cuộc Cách mạng Ca hát, hay đến một chuỗi cả hai triệu người kéo dài từ đây đến Vilnius? Anh chị em biết thế nào là đấu tranh cho tự do; anh chị em có thể đồng hóa mình với dân Do Thái xưa. Như thế, thật tốt để lắng nghe những gì Thiên Chúa nói với ông Môisê, để phân định những gì Chúa đang nói với chúng ta trong tư cách một dân tộc.
Dân tộc đến được núi Sinai đã thấy tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi những phép lạ và những dấu chỉ mạnh mẽ. Họ là một dân tộc đã đi vào giao ước của tình yêu, bởi vì Thiên Chúa yêu thương họ trước và biểu lộ tình yêu của Người cho họ. Họ không bắt buộc phải đi vào giao ước ấy vì Thiên Chúa muốn tình yêu của chúng ta phải là một tình yêu tự do. Khi chúng ta nói rằng chúng ta là Kitô hữu, chúng ta đón nhận một lối sống, chúng ta làm như thế mà không chịu một áp lực nào, mà không cần có một sự trao đổi có qua có lại, theo đó chúng ta sẽ trung thành nếu như Thiên Chúa giữ lời hứa của Ngài. Trước hết, chúng ta biết rằng lời hứa của Thiên Chúa không lấy đi bất cứ điều gì từ chúng ta; trái lại, lời hứa ấy dẫn đến sự thành toàn tất cả mọi nguyện vọng nhân bản của chúng ta. Một số người nghĩ rằng họ được tự do khi họ sống mà không có Chúa hoặc giữ Ngài đứng xa xa ở một khoảng cách nhất định. Họ không nhận ra rằng, khi làm như thế, họ đã sống trong cuộc đời này như những đứa trẻ mồ côi, không có nhà để trở về. “Họ không còn là khách hành hương mà trở thành những kẻ trôi giạt, lảng vảng xung quanh chính mình và không bao giờ đạt đến bất cứ nơi nào” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 170).
Giống như dân tộc vừa thoát khỏi Ai Cập, chúng ta phải lắng nghe và tìm kiếm. Những ngày này, chúng ta có thể nghĩ rằng sức mạnh của một dân tộc được đo bằng các phương tiện khác. Một số dân nước ăn to nói lớn, đầy tự tin - không chút nghi ngờ hay do dự. Những dân tộc khác hét lên và tung ra các mối đe dọa sử dụng vũ khí, dàn quân và triển khai các chiến lược.. . Bằng cách đó họ dường như mạnh mẽ hơn. Nhưng đây không phải là “tìm kiếm” ý muốn của Thiên Chúa, mà là thu tóm quyền lực để chiếm ưu thế hơn những người khác. Bên dưới thái độ này là một sự phủ nhận luân lý và, như thế, là một sự khước từ Thiên Chúa, vì luân lý dẫn chúng ta đến với một Thiên Chúa, là Đấng mời gọi một sự đáp trả tự do và dấn thân cho tha nhân và thế giới xung quanh chúng ta, một sự đáp trả bên ngoài các tiêu chí của thị trường (x. thd., 57). Anh chị em đã không giành được tự do của anh chị em để kết cục lại trở thành những người nô lệ của chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa cá nhân hay sự khát khao quyền lực hoặc sự thống trị.
Thiên Chúa biết những nhu cầu của chúng ta, là những điều mà chúng ta thường che giấu đằng sau ham muốn chiếm đoạt của mình. Ngài cũng biết những bất an chúng ta cố gắng vượt qua bằng sức mạnh. Chúa Giêsu, trong Tin Mừng chúng ta vừa nghe, khuyến khích chúng ta vượt qua những cơn khát đó trong lòng chúng ta bằng cách đến với Ngài. Ngài là Đấng có thể ban cho chúng ta sự viên mãn bởi sự phong phú nước hằng sống, sự tinh tuyền, và quyền lực bất khả khống chế của Ngài. Đức tin có nghĩa là nhận ra rằng Chúa vẫn sống và Chúa yêu mến chúng ta; Chúa không từ bỏ chúng ta, và kết quả là Ngài có khả năng can thiệp vào lịch sử của chúng ta một cách mầu nhiệm. Bởi quyền năng của Ngài và sự sáng tạo vô hạn của Ngài, Thiên Chúa đem lại sự tốt lành ngay cả khi sự ác xem ra đang thắng thế (sđd., 278).
Trong sa mạc, dân Do Thái đã bị cám dỗ tìm kiếm các vị thần khác, thờ lạy con bê vàng, để tin cậy vào sức mạnh của chính mình. Nhưng Thiên Chúa luôn mời gọi họ trở lại với Ngài, và họ nhớ lại những gì họ đã nghe và thấy trên núi. Giống như dân tộc đó, chúng ta biết chúng ta là một dân tộc được chọn, một dân tư tế, một dân thánh thiện (x. Xh 19: 6; 1 Pet 2: 9). Chính Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta về tất cả những điều này (x. Ga 14:26).
Được chọn không có nghĩa là độc quyền hay giáo phái. Chúng ta là một phần nhỏ của men mà phải làm cho bột dậy lên; chúng ta không trốn tránh hoặc rút lui, hay tự xem mình tốt hơn hay tinh tuyền hơn. Con đại bàng chở che những con chim non của mình, mang chúng đến đỉnh cao cho đến khi chúng có thể tự bảo vệ mình. Sau đó, nó buộc những con chim ấy rời khỏi những khu vực thoải mái đó. Nó lắc tổ của chúng, đẩy chúng vào khoảng không bao la, nơi chúng phải dang rộng đôi cánh của mình, và nó bay bên dưới để bảo vệ chúng, để giữ cho chúng khỏi bị thương. Đây là cách Thiên Chúa hành xử với dân được chọn; Ngài muốn họ “đi ra” và bay một cách mạnh dạn, và biết rằng họ luôn được chỉ một mình Người bảo vệ mà thôi. Chúng ta phải để lại những nỗi sợ của mình ở đằng sau và đi ra khỏi nơi an toàn của mình, bởi vì ngày nay hầu hết người Estonia không nhận mình là các tín hữu nữa.
Vì thế, hãy đi ra ngoài như các tư tế, vì đó là những gì chúng ta trở thành qua bí tích rửa tội. Hãy tiến ra để xây dựng những mối quan hệ với Thiên Chúa, để tạo điều kiện cho những mối quan hệ này, để khuyến khích một cuộc gặp gỡ yêu thương với Đấng đang kêu lên: “Hãy đến cùng Ta!” (Mt 11:28). Chúng ta cần phải được nhìn thấy gần gũi với những người khác, có khả năng chiêm ngắm, từ bi và sẵn lòng dành thời gian với người khác, thường xuyên bao lâu là cần thiết. Đây là “nghệ thuật tháp tùng”. Nó được thực hiện với nhịp chữa lành “gần gũi”, với một cái nhìn tôn trọng và từ bi có khả năng chữa lành, giải phóng và khích lệ sự tăng trưởng trong đời sống Kitô (x. Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 169).
Chúng ta hãy đưa ra những chứng tá như một dân tộc thánh thiện. Chúng ta có thể bị cám dỗ để nghĩ rằng sự thánh thiện chỉ dành cho một vài người. Tuy nhiên, “tất cả chúng ta đều được gọi là thánh khi sống cuộc sống của chúng ta bằng tình yêu và bằng những chứng tá trong mọi việc chúng ta làm, bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện” (x. Tông huấn Mừng rỡ Hân hoan, 14). Tuy nhiên, cũng giống như nước trong sa mạc không phải là sở hữu của một cá nhân mà là một lợi ích chung, cũng giống như manna không thể được lưu trữ bởi vì nó sẽ hư hỏng, cũng thế, sự thánh thiện trong cuộc sống mở rộng, lan toả và làm sinh hoa kết quả tất cả những gì nó chạm đến. Hôm nay, chúng ta chọn cuộc sống nên thánh bằng cách đến với những vùng ngoại biên và những phần bên lề xã hội, bất cứ nơi nào anh chị em của chúng ta nằm bẹp xuống và cảm thấy bị từ chối. Chúng ta không thể nghĩ rằng có ai đó sẽ là người dừng lại và giúp đỡ, cũng không nên nghĩ rằng những vấn đề như thế sẽ được giải quyết bởi các thể chế. Chính chúng ta phải dán mắt mình lên những anh chị em đó và chìa ra một bàn tay giúp đỡ, bởi vì họ mang hình ảnh của Thiên Chúa, họ là anh chị em của chúng ta, được cứu chuộc bởi Chúa Giêsu Kitô. Đây là những gì một Kitô hữu phải là; đây là sự thánh thiện được sống trên cơ sở hàng ngày (x. thd., 98).
Trong lịch sử của mình, anh chị em đã thể hiện niềm tự hào được là người Estonia. Anh chị em hát rằng: “Tôi là người Estonia, tôi sẽ luôn là người Estonia, thật tốt được là người Estonia, chúng tôi là người Estonia”. Thật là tốt biết bao khi cảm thấy mình là một phần của một dân tộc; thật tốt ngần nào khi được độc lập và tự do. Cầu xin cho chúng ta có thể đi đến ngọn núi thánh, đến núi Môisê, đến ngọn núi của Chúa Giêsu. Như khẩu hiệu của cuộc viếng thăm này, xin cho chúng ta có thể cầu xin Chúa thức tỉnh con tim chúng ta và ban cho chúng ta những ân sủng của Chúa Thánh Thần. Với những tâm tình này, cầu xin cho chúng ta, tại mọi thời điểm của lịch sử, có thể phân định thế nào là tự do, thế nào là đón nhận sự lành thánh và cảm thấy được chọn, và thế nào là để Chúa làm gia tăng dân tộc thánh thiện và dân tộc tư tế của Ngài, ở đây tại Estonia này và trên toàn thế giới.
Amen.
Sau Thánh Lễ Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:
Anh chị em thân mến,
Trước khi ban phép lành cuối cùng, và kết thúc chuyến tông du ở Lithuania, Latvia và Estonia, tôi muốn gửi lời tri ân đến tất cả các anh chị em, bắt đầu với Đức Cha Giám Quản Tông Tòa Estonia. Cảm ơn sự chào đón của anh chị em, được thể hiện bởi một đàn chiên nhỏ nhưng với một trái tim lớn! Tôi xin trân trọng cảm ơn Tổng thống Cộng hòa và tất cả các nhà chức trách khác của đất nước này. Một ý nghĩ đặc biệt xin được gởi đến tất cả các anh chị em Kitô hữu của chúng ta, đặc biệt là những anh chị em Tin Lành Luther, những người ở Estonia này và tại Latvia đã trao ra lòng hiếu khách trong các cuộc gặp gỡ đại kết. Cầu xin Chúa tiếp tục hướng dẫn chúng ta trên con đường hiệp thông. Xin cảm ơn tất cả anh chị em!