Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh nữ Têrêsa hài đồng Giêsu
Lm. Vũ Xuân Hạnh
09:01 29/09/2013
THÁNH NỮ TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU
1. Sơ lược tiểu sử.
Tên thật là Maria Phanxico Teresa Martin, sinh ngày 02.01.1873 tại Alecon, Normandie, Pháp. Sau khi gia nhập dòng Carmel tại Lisieux, nước Pháp, Maria Phanxico được đổi tên thành “Têrêsa Hài Ðồng Giêsu và Nhan Thánh”. Chị cũng còn được gọi là Têrêsa thành Lisieux.
Têrêsa mồ côi mẹ khi chưa tròn bốn tuổi, được cha là ông Louis Martin săn sóc giáo dục chu đáo. Ông là tấm gương lớn cho Chị trên con đường làm tôi trung của Chúa.
Sau khi được Rước lễ lần đầu và lãnh nhận bí tích Thêm sức vào năm 10 tuổi, Têrêsa lâm trọng bệnh. Chị tin rằng, Ðức Mẹ cứu chữa Chị một cách lạ lùng. Từ đó, Chị hết lòng yêu mến Đức Mẹ.
Đến năm 1887, vào đêm sinh nhật của mình, Têrêsa cảm nhận như ơn Chúa đang thúc bách mình dữ dội. Chị càng tỏ ra yêu mến Chúa nồng nàn hơn. Chị bắt đầu ý thức ơn gọi tu trì của mình. Dù ở tuổi 15, chưa được phép tu Dòng, Têrêsa đã được chính Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII ban cho đặc ân miễn tuổi để được vào Dòng Carmel.
Sống trong dòng Carmel chưa được bao lâu, sức khỏe của Têrêsa bắt đầu suy sụp. Nhưng Chị vẫn chịu đựng cách anh dũng, không mộtlời than thở. Thứ Sáu tuần Thánh năm 1896, Têrêsa bắt đầu ho ra máu. Căn bệnh lao phổi đã đi đến hồi nghiêm trọng. Lúc này, dù đã được Bề Trên chấp nhận cho sang Việt Nam truyền giáo và lập dòng, nhưng vì bệnh càng ngày càng nặng, Chị đã không thể sang Việt Nam.
Tháng 07.1897, Têrêsa được chuyển đến bệnh xá của đan viện, nơi người nữ tu trẻ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30.09.1897, ở tuổi 24. Trên giường bệnh, người ta nói rằng Têrêsa đã trối: "Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con."
Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn, quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Chị đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Hai năm sau, cũng chính Ðức Piô XI tôn vinh Thánh Nữ làm Quan Thầy các Nhà Truyền Giáo và các Xứ Truyền Giáo. Ngày 19.10.1997, bởi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Chị cũng được phong tặng Tiến sĩ Hội Thánh, vì linh đạo Thơ Ấu mà Chị đã để lại cho tất cả mọi người muốn theo Chúa để nên trọn lành.
2. Ai là người lớn nhất Nước Trời?
Ngày lễ thánh thánh Têrêsa, Hội Thánh muốn ta suy niệm lời dạy của Chúa Giêsu: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời”.
Lời phán quyết của Chúa trở thành linh đạo của thánh Têrêsa. Đó là linh đạo Thơ ấu Thiêng Liêng mà thánh nhân để lại cho chúng ta: Những ai “coi mình như trẻ nhỏ, là người lớn nhất Nước Trời”.
Vậy để nên như trẻ thơ, hay để sống con đường thơ ấu thiên liêng mà thánh Têrêsa đã vạch ra, chúng ta cần phải:
- Bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường.
Chướng ngại lớn nhất của sự thánh thiện là tính kiêu ngạo. Kẻ thù mạnh nhất của chính ta là cái tôi của mình. Vì thế, như trẻ thơ hồn nhiên, dễ mến, vô tư, ta cần loại bỏ tính kiêu ngạo, loại bỏ thói xem mình là trọng tâm, là trên là nhất, là hơn mọi người.
Ta cần tập tành nhân đức khiêm nhường, đơn sơ hằng ngày trong mọi công tác, mọi lời nói, mọi hành động, mọi suy nghĩ. Như trẻ thơ, ta hoàn toàn phó thác và nép mình vào vòng tay Chúa, để mặc Chúa dẫn dắt đời mình.
- Hiền lành.
Trẻ thơ không biết giận, không biết trả thù, không mưu toan, không mánh mung… Sự hiền lành của trẻ thơ vừa cho thấy tính thật thà, tin tưởng đối với người khác, vừa cho thấy sự trong sáng của tâm hồn không lây nhiễm bất cứ một bóng dáng nào của xảo quyệt, dù là tư tưởng, lời nói hay hành động.
- Từ bỏ mình.
Như thánh Têrêsa quên mình để phụng sự Chúa và tận lực tận tình phục vụ con người, chúng ta cần học tập sự từ bỏ ấy, để luôn có nơi tâm tư mình sự nhẹ nhàng thanh thoát. Chỉ có từ bỏ, ta mới theo Chúa dễ dàng. Chỉ có từ bỏ, tâm hồn ta mới không có bất cứ vướng bận nào, nhưng luôn suy nghĩ và hành động có lợi vì danh Chúa, vì anh chị em của mình.
- Chấp nhận trong vui tươi.
Trong mọi hoàn cảnh, mọi biến cố, cũng như trong mọi tương quan khi sống cùng mọi con người, ta luôn thể hiện tinh thần vui tươi và chấp nhận chính những hoàn cảnh, biến cố và con người đang hiện diện với ta.
Có hai thứ chấp nhận: chấp nhận miễn cưởng và chấp nhận vui tươi. Chỉ có chấp nhận cách vui tươi, tự nguyện, ta mới thấy hạnh phúc trong đời mình. Khi đã có hạnh phúc, ta sẽ dễ dàng hướng về Chúa, hiến dâng lên Người tất cả những gì ta đang phải mang, phải gánh.
Thánh Têrêsa đã sống trong Chúa bằng sự chấp nhận mọi hoàn cảnh, dù đau thương nhất. Thánh nhân luôn vui tươi hiến dâng lên Chúa tất cả mọi chiều kích của cuộc đời đang xảy ra cho mình, và hiến dâng chính mình như hiến lễ trong vui tươi và tràn ngập niềm hạnh phúc thiêng liêng sâu xa của cõi tâm hồn.
Sống con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng cùng thánh Têrêsa, đó là con đường nhỏ nhặt trong từng nhịp thở của đời ta, diễn ra từng phút giây, nhưng không dễ dàng.
Ta hãy tập cho mình nên thánh từng giây phút thật nhỏ nhặt, thật đời thường, nhưng cũng thật to lớn, thật phi thường. Hãy thánh hóa mỗi giây phút đi qua đời ta bắng cách thánh hóa chính phút giây hiện tại này. Nhờ sự thánh hóa liên lý ấy, đời ta sẽ là một chuỗi của sự thánh thiện, đẹp lòng Chúa.
Đó là con đường thơ ấu thiêng liêng diễn ra trong từng giây phút sống đời ta. Con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng vừa nhỏ nhặt, vừa to lớn, vừa đời thường, vừa phi thường ấy sẽ đưa ta đi lên mãi, trở thành “người lớn nhất trong Nước Trời”.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
1. Sơ lược tiểu sử.
Tên thật là Maria Phanxico Teresa Martin, sinh ngày 02.01.1873 tại Alecon, Normandie, Pháp. Sau khi gia nhập dòng Carmel tại Lisieux, nước Pháp, Maria Phanxico được đổi tên thành “Têrêsa Hài Ðồng Giêsu và Nhan Thánh”. Chị cũng còn được gọi là Têrêsa thành Lisieux.
Têrêsa mồ côi mẹ khi chưa tròn bốn tuổi, được cha là ông Louis Martin săn sóc giáo dục chu đáo. Ông là tấm gương lớn cho Chị trên con đường làm tôi trung của Chúa.
Sau khi được Rước lễ lần đầu và lãnh nhận bí tích Thêm sức vào năm 10 tuổi, Têrêsa lâm trọng bệnh. Chị tin rằng, Ðức Mẹ cứu chữa Chị một cách lạ lùng. Từ đó, Chị hết lòng yêu mến Đức Mẹ.
Đến năm 1887, vào đêm sinh nhật của mình, Têrêsa cảm nhận như ơn Chúa đang thúc bách mình dữ dội. Chị càng tỏ ra yêu mến Chúa nồng nàn hơn. Chị bắt đầu ý thức ơn gọi tu trì của mình. Dù ở tuổi 15, chưa được phép tu Dòng, Têrêsa đã được chính Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII ban cho đặc ân miễn tuổi để được vào Dòng Carmel.
Sống trong dòng Carmel chưa được bao lâu, sức khỏe của Têrêsa bắt đầu suy sụp. Nhưng Chị vẫn chịu đựng cách anh dũng, không mộtlời than thở. Thứ Sáu tuần Thánh năm 1896, Têrêsa bắt đầu ho ra máu. Căn bệnh lao phổi đã đi đến hồi nghiêm trọng. Lúc này, dù đã được Bề Trên chấp nhận cho sang Việt Nam truyền giáo và lập dòng, nhưng vì bệnh càng ngày càng nặng, Chị đã không thể sang Việt Nam.
Tháng 07.1897, Têrêsa được chuyển đến bệnh xá của đan viện, nơi người nữ tu trẻ trút hơi thở cuối cùng vào ngày 30.09.1897, ở tuổi 24. Trên giường bệnh, người ta nói rằng Têrêsa đã trối: "Con đã đạt đến mức mà không thể nào chịu đau khổ được nữa, bởi vì đau khổ đã trở nên quá ngọt ngào đối với con."
Têrêsa chỉ là một nữ tu hèn mọn, quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường nhà tu kín cho đến khi lìa trần. Vậy mà 28 năm sau, năm 1925, Chị đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Hai năm sau, cũng chính Ðức Piô XI tôn vinh Thánh Nữ làm Quan Thầy các Nhà Truyền Giáo và các Xứ Truyền Giáo. Ngày 19.10.1997, bởi Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Chị cũng được phong tặng Tiến sĩ Hội Thánh, vì linh đạo Thơ Ấu mà Chị đã để lại cho tất cả mọi người muốn theo Chúa để nên trọn lành.
2. Ai là người lớn nhất Nước Trời?
Ngày lễ thánh thánh Têrêsa, Hội Thánh muốn ta suy niệm lời dạy của Chúa Giêsu: “Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời”.
Lời phán quyết của Chúa trở thành linh đạo của thánh Têrêsa. Đó là linh đạo Thơ ấu Thiêng Liêng mà thánh nhân để lại cho chúng ta: Những ai “coi mình như trẻ nhỏ, là người lớn nhất Nước Trời”.
Vậy để nên như trẻ thơ, hay để sống con đường thơ ấu thiên liêng mà thánh Têrêsa đã vạch ra, chúng ta cần phải:
- Bé nhỏ, đơn sơ, khiêm nhường.
Chướng ngại lớn nhất của sự thánh thiện là tính kiêu ngạo. Kẻ thù mạnh nhất của chính ta là cái tôi của mình. Vì thế, như trẻ thơ hồn nhiên, dễ mến, vô tư, ta cần loại bỏ tính kiêu ngạo, loại bỏ thói xem mình là trọng tâm, là trên là nhất, là hơn mọi người.
Ta cần tập tành nhân đức khiêm nhường, đơn sơ hằng ngày trong mọi công tác, mọi lời nói, mọi hành động, mọi suy nghĩ. Như trẻ thơ, ta hoàn toàn phó thác và nép mình vào vòng tay Chúa, để mặc Chúa dẫn dắt đời mình.
- Hiền lành.
Trẻ thơ không biết giận, không biết trả thù, không mưu toan, không mánh mung… Sự hiền lành của trẻ thơ vừa cho thấy tính thật thà, tin tưởng đối với người khác, vừa cho thấy sự trong sáng của tâm hồn không lây nhiễm bất cứ một bóng dáng nào của xảo quyệt, dù là tư tưởng, lời nói hay hành động.
- Từ bỏ mình.
Như thánh Têrêsa quên mình để phụng sự Chúa và tận lực tận tình phục vụ con người, chúng ta cần học tập sự từ bỏ ấy, để luôn có nơi tâm tư mình sự nhẹ nhàng thanh thoát. Chỉ có từ bỏ, ta mới theo Chúa dễ dàng. Chỉ có từ bỏ, tâm hồn ta mới không có bất cứ vướng bận nào, nhưng luôn suy nghĩ và hành động có lợi vì danh Chúa, vì anh chị em của mình.
- Chấp nhận trong vui tươi.
Trong mọi hoàn cảnh, mọi biến cố, cũng như trong mọi tương quan khi sống cùng mọi con người, ta luôn thể hiện tinh thần vui tươi và chấp nhận chính những hoàn cảnh, biến cố và con người đang hiện diện với ta.
Có hai thứ chấp nhận: chấp nhận miễn cưởng và chấp nhận vui tươi. Chỉ có chấp nhận cách vui tươi, tự nguyện, ta mới thấy hạnh phúc trong đời mình. Khi đã có hạnh phúc, ta sẽ dễ dàng hướng về Chúa, hiến dâng lên Người tất cả những gì ta đang phải mang, phải gánh.
Thánh Têrêsa đã sống trong Chúa bằng sự chấp nhận mọi hoàn cảnh, dù đau thương nhất. Thánh nhân luôn vui tươi hiến dâng lên Chúa tất cả mọi chiều kích của cuộc đời đang xảy ra cho mình, và hiến dâng chính mình như hiến lễ trong vui tươi và tràn ngập niềm hạnh phúc thiêng liêng sâu xa của cõi tâm hồn.
Sống con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng cùng thánh Têrêsa, đó là con đường nhỏ nhặt trong từng nhịp thở của đời ta, diễn ra từng phút giây, nhưng không dễ dàng.
Ta hãy tập cho mình nên thánh từng giây phút thật nhỏ nhặt, thật đời thường, nhưng cũng thật to lớn, thật phi thường. Hãy thánh hóa mỗi giây phút đi qua đời ta bắng cách thánh hóa chính phút giây hiện tại này. Nhờ sự thánh hóa liên lý ấy, đời ta sẽ là một chuỗi của sự thánh thiện, đẹp lòng Chúa.
Đó là con đường thơ ấu thiêng liêng diễn ra trong từng giây phút sống đời ta. Con đường Thơ Ấu Thiêng Liêng vừa nhỏ nhặt, vừa to lớn, vừa đời thường, vừa phi thường ấy sẽ đưa ta đi lên mãi, trở thành “người lớn nhất trong Nước Trời”.
Lm. VŨ XUÂN HẠNH
Tháng Mân Côi: Kinh Mân Côi cứu nguy thế giới
Lm FX. Trần Kim Ngọc, OP.
09:22 29/09/2013
“Có một thói quen cao đẹp của người tín hữu trong suốt Tháng 10 là tháng dành để kết những tràng Chuỗi Mân Côi thành những vòng hoa thiêng liêng dâng lên Mẹ Chúa Kitô.” (Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Christi Matri, 15/09/1966, số 1).
HOÀN CẢNH HIỆN TẠI
Các phương tiện truyền thông gần đây cho chúng ta biết sự dữ và tội ác ngày cang gia tăng, làm cho Giáo Hội cũng như thế giới đang trong tình trạng hiểm nguy. Trong lúc này, “không có gì thích hợp và có giá trị cho chúng ta hơn là có những lời cầu nguyện của tất cả gia đình Kitô giáo dâng lên Mẹ Thiên Chúa, là Đấng được kêu cầu như là Nữ Vương Hoà Bình, kêu xin Mẹ đổ xuống thật nhiều phúc lành từ lòng từ mẫu của Mẹ giữa lúc đầy gian khổ và thử thách này” (Sđd, số 8).
GIÁ TRỊ CỦA KINH MÂN CÔI
Trong Thông điệp Christi Matri, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cho chúng ta biết về giá trị của Kinh Mân Côi như sau:
* “Nếu sự dữ gia tăng, thì việc sùng kính của Dân Chúa cũng phải tăng lên. Và vì thế, thưa anh em đáng kính, Tôi tha thiết muốn anh em hướng dẫn bằng cách khuyến khích và thôi thúc Dân Chúa cầu nguyện sốt sắng với Mẹ Maria rất mực từ bi của chúng ta bằng việc lần hạt Mân Côi trong suốt Tháng 10, như Tôi đã từng giải thích. Lời cầu nguyện này rất thích hợp cho việc sùng kính của Dân Chúa, làm vui lòng Mẹ Thiên Chúa nhất và mang lại hiệu quả nhất trong việc gặt hái những phúc lành từ trời cao. Công đồng Vatican II khuyên dạy tất cả con cái trong Giáo Hội dùng Kinh Mân Côi, không chỉ trong việc bày tỏ ngôn từ nhưng bằng hình thức không thể sai lầm theo câu này: “Hãy để Dân Chúa say mê với những việc thực hành đạo đức hướng tới Đức Trinh Nữ và được Giáo quyền chấp nhận trải qua nhiều thế kỷ" (số 9).
* “Như lịch sử Giáo Hội chứng minh cho thấy rõ, cách cầu nguyện mang lại rất kết quả này không chỉ có hiệu quả trong việc tránh được sự dữ và ngăn ngừa tai ương, mà còn có sức cứu giúp rất mạnh mẽ trong việc củng cố đời sống Kitô. Nó nuôi dưỡng đức tin Công Giáo là thứ đức tin sẵn sàng đảm nhận đời sống mới khởi đi từ lời dẫn giải hợp thời đúng lúc về các mầu nhiệm thánh, và nó hướng tâm hồn tới những chân lý mà Thiên Chúa dạy chúng ta” (số 10).
* “Và vì thế trong suốt Tháng 10, tháng dành kính Đức Mẹ Mân Côi, những lời cầu nguyện và khẩn xin phải được nhân lên, để qua sự chuyển cầu của Mẹ, bình minh của nền hoà bình đích thực sẽ chiếu sáng trên con người. Điều này cũng bao gồm cả nền hoà bình về khía cạnh tôn giáo {…}. Thật là thích hợp với anh em, trong ánh sáng của việc sùng kính rất đáng khen ngợi của anh em và dựa vào tầm quan trọng rõ ràng của vấn đề này, anh em hãy cho tổ chức những nghi lễ thánh thiêng trong đó, linh mục, tu sĩ và tín hữu giáo dân -đặc biệt là các em thiếu nhi trai gái với những bó hoa của sự đơn sơ thánh thiện, người bệnh và những người khác đang chịu đau khổ- tất cả cùng cầu xin Mẹ Thiên Chúa và Mẹ Giáo Hội thương cứu giúp” (số 11).
CHƯƠNG TRÌNH LẦN HẠT
Chương trình “KINH MÂN CÔI CỨU NGUY THẾ GIỚI VÀ Giáo Hội” được mở ra nhằm tạo một nhịp cầu cho tất cả mọi người tín hữu ở khắp nơi hiệp ý dâng những hy sinh, việc lành bác ái và nhất là cùng đọc và suy gẫm Kinh Mân Côi. Chương trình diễn ra từ ngày 01/10/2013 đến hết ngày 31/10/2013 trên kinhmancoi.net và các websites Công Giáo.
MỤC ĐÍCH CHƯƠNG TRÌNH
1/ Cùng với Mẹ Maria mà chúc tụng, ngợi khen và tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi;
2/ Hợp muôn lòng tôn vinh Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa;
3/ Hiệp ý cùng cầu nguyện cho:
1. Thế giới và nền hòa bình thế giới;
2. Giáo Hội và những nhu cầu của Giáo Hội;
3. Những người đau khổ, người tội lỗi;
4. Các linh hồn nơi luyện ngục, các thai nhi;
5. Các gia đình...
HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1/ Mỗi ngày trong Tháng 10, mỗi người có thể tự chọn lần hạt 1 chục Kinh Mân Côi (suy niệm hay ngắm 1 mầu nhiệm, đọc 1 Kinh Lạy Cha, 10 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh), hay đọc 5 chục (suy niệm hay ngắm 1 mùa: 5 mầu nhiệm) tuỳ hoàn cảnh mỗi người.
Lưu ý: Để được hưởng ơn đại xá cho mỗi ngày: mỗi người nên đọc Kinh Mân Côi trong nhà thờ, nhà nguyện hoặc trong gia đình, trong cộng đoàn tu trì, trong hiệp hội đạo đức hoặc khi nhiều người họp nhau nhằm mục đích tốt thì được hưởng một ơn đại xá (Enchiridion Indulgentiarum, Ấn bản 1999, concessio 17), với những điều kiện thường lệ như xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng.
2/ Mỗi người có thể lần hạt chung với cộng đoàn, với gia đình; khi điều kiện không cho phép thì lần hạt riêng sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.
HÃY LẦN HẠT MÂN CÔI
Chính Mẹ Maria Rất Thánh Mân Côi, -Mẹ của Chúa Kitô, Mẹ của nhân loại, Mẹ của Giáo Hội và là Mẹ của chúng ta- đã tha thiết mời gọi con cái “hãy siêng năng lần hạt Mân Côi” (Sứ điệp Fatima năm 1917). Và cuối cùng, để kết thúc, xin mượn lời của Đức chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II: “Tôi nhìn đến toàn thể anh chị em, những anh em, chị em thuộc mọi bậc sống, đến anh chị em, các gia đình Kitô giáo, đến anh chị em, những người bệnh và cao tuổi, đến các con, những người trẻ: Hãy cầm lấy lại Chuỗi Mân Côi với lòng tin tưởng. Hãy tái khám phá Kinh Mân Côi dưới ánh sáng của Kinh Thánh, trong sự hài hoà với Phụng vụ và trong bối cảnh của đời sống hằng ngày của anh chị em.” (Tông thư Rosarium Virginis Mariae, 16/10/2002, số 43).
Các Tổng lãnh Thiên Thần
Trầm Thiên Thu
18:01 29/09/2013
Chúng ta thường chỉ biết 3 Tổng lãnh Thiên thần (TLTT) là Micae, Raphael, và Gabriel. Nhưng thực ra còn nhiều TLTT khác, nghĩa là chúng ta chưa “quen” chư vị đó. Ngay trong tam vị TLTT cũng có điều chúng ta chưa biết. Đó là TLTT Micae còn được gọi là Beshter, Mika'il và Sabbathiel; TLTT Raphael còn được gọi là Labbiel; TLTT Gabriel còn được gọi là Abruel, Jibril, Jiburili và Serafili.
Đây là chư vị TLTT còn “xa lạ” với chúng ta:
1. Tên TLTT Uriel nghĩa là “Ánh sáng của Thiên Chúa”, “Lửa của Thiên Chúa”, hoặc “Thiên Chúa là Ánh sáng”.
TLTT Uriel được coi là một trong các TLTT khôn ngoan nhất vì thông minh, xử lý mau lẹ và thấu hiểu, nhưng ngài rất tinh tế. Thậm chí bạn không thể nhận ra ngài đã đáp lại lời cầu của bạn khi bạn có ý tưởng mới lạ hoặc thông minh đột xuất.
TLTT Uriel đã cảnh báo ông Noe về lụt Đại hồng thủy, giúp ngôn sứ Ezra hiểu các lời tiên báo mầu nhiệm về Đấng Mêssia sẽ đến và cho nhân loại biết các dấu chỉ. Ngài cũng soi sáng trong các tình huống, cho biết thông tin tiên tri và cảnh báo. Vì thế, lĩnh vực hoạt động của ngài là làm điều lạ, giải quyết vấn nạn, hiểu biết tâm linh, học tập, thời tiết, thay đổi trái đất và viết lách. Khi động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, dông bão, thiên tai và biến đổi khí hậu, hãy kêu cầu TLTT Uriel giúp cho tai qua nạn khỏi hoặc chữa lành và phục hồi sau đó.
Thế kỷ VIII, Kitô giáo được cảnh báo về lòng sùng kính thái quá mà nhiều người dành cho các thiên thần. Và vì lý do nào đó, năm 145, triều đại ĐGH Zachary, một Hội đồng La Mã truyền lệnh bỏ tên 7 TLTT ra khỏi danh sách các TLTT của Giáo Hội, một trong các vị đó là TLTT Uriel.
2. Tên TLTT Chamuel (cách viết khác: Camael, Camiel, Camiul, Camniel, Cancel, Jahoel, Kemuel, Khamael, Seraphiel, Shemue) nghĩa là “Người thấy Thiên Chúa” hoặc “Người tìm kiếm Thiên Chúa”.
TLTT Chamuel là thiên thần của tình yêu thuần khiết, ngài có thể nâng bạn lên khỏi hố sâu u buồn và tìm lại tình yêu trong lòng mình. Ngài giúp chúng ta đổi mới và cải thiện các mối quan hệ cũng như tìm được người bạn tâm giao. Ngài hành động với chúng ta trong việc xây dựng nền tảng vững chắc trong các mối quan hệ (kể cả sự nghiệp) để các mối quan hệ lâu dài, ý nghĩa và lành mạnh. Bạn biết ngài ở bên bạn khi bạn cảm thấy xao xuyến trong lòng và cơ thể như có kiến bò.
Nếu có mối quan hệ nào rạn nứt, nếu bạn cố giữ mối quan hệ và không cho người kia tự do bày tỏ tình cảm, hãy cầu xin TLTT Chamuel hướng dẫn và nâng đỡ. Ngài cũng có thể giúp bạn trong các lĩnh vực nếu bạn cần củng cố quan hệ cha mẹ và con cái, nếu bạn cảm thấy khó yêu thương người khác, nếu lòng bạn chai cứng và đầy cảm xúc tiêu cực, nếu bạn chia tay với ai đó, nếu bạn mất một người thân, nếu bạn bị căng thẳng hoặc trầm cảm, nếu bạn thất vọng, nếu bạn cô đơn hoặc đau khổ, nếu bạn cần được yêu thương, nếu bạn bị phê phán hoặc chỉ trích, nếu bạn không cảm thấy yêu đời.
TLTT Chamuel cũng có thể giúp đỡ trong việc kiến tạo hòa bình thế giới, tiến triển nghề nghiệp, sống có mục đích và tìm kiếm những gì đã mất.
3. Tên TLTT Jophiel (cách viết khác: Iofiel, Iophiel, Jofiel, Zophiel) nghĩa là “Vẻ đẹp của Thiên Chúa”.
TLTT Jophiel là thiên thần hiện diện trong Vườn Địa Đàng và sau đó chăm sóc các con của ông Noe. Ngài là TLTT về nghệ thuật và vẻ đẹp, là bổn mạng các nghệ sĩ, giúp đỡ trong các kế hoạch nghệ thuật, suy nghĩ những điều tốt đẹp, nhìn ngắm và đánh giá các vẻ đẹp ở xung quanh. Ngài là TLTT về trang trí nội thất nên ngài giúp làm đẹp nhà cửa và công việc. Ngài soi sáng bằng cách cho chúng ta những ý tưởng hay và giúp khả năng làm nghệ thuật. Ngài giúp chúng ta thấy cái đẹp trong mọi sự.
Ngài giúp chúng ta sáng tạo, đồng thời giúp chúng ta lắng đọng và cảm thấy mùi hoa hồng. Hãy cầu xin Ngài nếu bạn cần vui sống vì mất phương hướng sống, nếu tâm hồn bạn ngủ quên và cần đánh thức, nếu bạn muốn biết mình là ai và muốn sống cao thượng, nếu bạn muốn thăng tiến trên hành trình tâm linh.
Bạn nhận ra ngài khi làm việc nếu bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống và muốn khôn ngoan hơn, mọi sự sẽ trở nên rõ ràng và dễ dàng xử lý.
4. Tên TLTT Raguel (cách viết khác: Akrasiel, Raguil, Rasuil, Rufael, Suryan) nghĩa là “Người bạn của Thiên Chúa”.
TLTT Raguel là thiên thần của công lý và chính trực, ngài giám sát các TLTT và các thiên thần, để chắc chắn là các thiên thần làm việc hài hòa với nhau và ra lệnh cho các thiên thần theo đúng Ý Chúa.
Ngài là TLTT bênh vực những người bị áp bức. Hãy xin ngài giúp đỡ khi bạn cần có sức mạnh và sự tôn trọng. Ngài giúp giải quyết các vụ tranh chấp, giúp hợp tác và hài hòa trong các nhóm người và gia đình. Ngài bảo vệ những người bị đối xử bất công, và giúp giải hòa.
Trong sách Khải huyền của Thánh sử Gioan, TLTT Raguel được coi là người giúp Thiên Chúa: “Ngài sẽ sai Thiên thần Raguel, nói rằng: Hãy đi thổi kèn kêu gọi các thiên thần của băng giá, băng tuyết và băng đá, rồi giáng cơn giận xuống trên những người đứng bên trái”.
Dù ngài được ca tụng, nhưng năm 745, ngài bị Giáo Hội La Mã giáng cấp (cùng với các thiên thần khác, kể cả TLTT Uriel). Lúc đó, ĐGH Zachary mô tả TLTT Raguel là ma quỷ (demon) “tự cho mình là thánh”.
5. Tên TLTT Ariel (theo thuyết Thần thông) nghĩa là “Sư tử của Thiên Chúa” và thường có sư tử kèm theo. Khi TLTT Ariel ở gần bạn, có thể bạn bắt đầu thấy hình những con sư tử ở xung quanh bạn. Ngài liên kết với gió. Trong sách thần bí của Do Thái giáo và thuyết Thần thông, ngài hoạt động sát cánh với Vua Solomon qua sự hiện hình, giải thoát và quyền phép của Chúa.
Ngài cũng giám sát các thần, bản chất của ngài liên kết với nước. Ngài liên quan việc chữa lành và bảo vệ thiên nhiên, kể cả động vật, cá và chim chóc. Nếu bạn thấy con chim bị thương hoặc các động vật hoang dã khác cần được chữa lành, hãy cầu xin TLTT Ariel giúp đỡ. Ngài cũng hoạt động sát cánh với TLTT Raphael để cứu chữa các động vật.
6. Tên TLTT Azrael (theo Do Thái giáo và Hồi giáo) nghĩa là “Người được Thiên Chúa giúp đỡ”, mệnh danh là Thiên thần của Tử thần. Người Do Thái và Hồi giáo rất sợ ngài. Vai trò quan trọng của ngài là giúp người ta bước vào Nước Trời ngay trong giờ lâm chung. Ngài giúp người ta bớt đau đớn thể lý, giúp họ không sợ chết. Ngài là người an ủi, che chở những thân nhân buồn sầu và giúp họ vượt qua nỗi đau mất mát.
Mỗi khi TLTT Azrael nháy một mắt là có một người từ giã cõi đời. Ngài cũng theo dõi những người hấp hối bằng cách ghi ngày tháng năm sinh của người sống và xóa tên những người đã qua đời.
7. Tên TLTT Camael (theo Thuyết thần thông) nghĩa là “Người thấy Thiên Chúa”, ngài là một trong 7 TLTT uy tín trước mặt Thiên Chúa. Nguồn gốc ngài là Thần Chiến Tranh trong thần thoại Druid, ngài thường được coi là người cai quản Hỏa tinh, đồng thời là một trong 7 Thiên thần cai quản 7 hành tinh.
Với những người theo Thuyết thần thông, ngài được coi là một trong 10 TLTT. Theo truyền thống Do Thái, ngài là người trung gian, nhậm lời cầu nguyện của dân Israel trước các Thiên thần ở tầng trời thứ bảy.
8. Tên TLTT Haniel (theo người Babylon và thuyết Thần thông) nghĩa là “Hồng ân Thiên Chúa” và thường được gọi bằng danh xưng Hoàng tử hoặc trưởng các Thiên thần hoặc trưởng các quốc vương và các nhân đức. Vì thế, TLTT Haniel được coi là một trong 7 TLTT. Một số bản văn của thuyết Thần thông tin ngài hộ tống Enoch tới thế giới thần linh và ngài được biến thành Thiên thần Metatron, chỉ có 2 người được trở thành Thiên thần là ngài và người anh em là Elijah.
Ngài giúp chúng ta phát hiện những gì đã mất trong các liệu pháp tự nhiên như thuốc nước, thuốc bột và tinh thể. Ngài sẽ giúp bạn bất kỳ lúc nào bạn cần ăn nói trước công chúng và giúp bạn vẫn bình tĩnh và tập trung. Bạn cũng có thể cầu xin ngài giúp đem lại vẻ đẹp, sự hài hòa và những người bạn biết yêu thương.
9. Trong các bản văn cổ của Do Thái giáo, TLTT Jeremiel (cách viết khác: Ramiel) là một trong 7 TLTT chính, tên ngài nghĩa là “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa” hoặc “Người được Thiên Chúa dựng nên”. Người ta tin ngài đã giúp Baruch, một tác giả viết nhiều bản văn của Do Thái giáo hồi thế kỷ I, và có nhiều thị kiến. Người ta cũng tin rằng ngài đã đưa Baruch đi tới các tầng trời. Việc Đấng Mêssia đến là một trong các thị kiến của TLTT Jeremiel.
Ngài giúp chúng ta xem lại cuộc sống để chúng ta có thể sửa sai bằng cách điều chỉnh tích cực. Ngài cũng có thể giúp chúng ta thay đổi đời sống, làm chúng ta mạnh mẽ hơn và dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính. Ngài còn giúp chúng ta sáng suốt và thấy điều tiên báo, đồng thời giúp chúng ta hiểu những giấc mơ.
10. Tên TLTT Metatron (theo Do Thái giáo và thuyết Thần thông) là một trong 2 tên của các TLTT không tận cùng bằng tiếp vĩ ngữ “el”. Ngài là một trong 2 TLTT là con người trước khi trở thành thiên thần (người kia là Êlia trở thành TLTT Sandalphon). Khi còn là con người, ngài là Enoch. Nghĩa của Metatron không rõ, nhưng một số người cho rằng tên đó nghĩa là “Người chiếm chỗ gần Ngai Thiên Chúa” hoặc “Thiên thần của sự hiện diện”, cũng có thể tên ngài được rút ra từ Tôn danh Gia-vê (Yahweh), tiếng Do Thái dùng để chỉ Thánh Danh Chúa.
Là một trong các Thiên thần quan trọng nhất theo truyền thống Tây phương, ngài đại diện cho Thiên thần của Tử thần, hằng ngày Thiên Chúa truyền lệnh cho ngài “bắt” những linh hồn nào từ giã thế gian. TLTT Metatron chuyển lệnh cho các “phụ tá” là các TLTT Gabriel và Sammael.
Khi còn tại thế, Enoch là tiên tri và ký lục, đồng thời là học giả về các điều bí mật của trời, được nhận “Sách của Thiên thần Raziel”, sách ghi chép công việc của Chúa do TLTT Raziel ghi chép rồi trao cho Adam, Noe, Enoch và Solomon. Cuối cùng, Thiên Chúa hộ tống Enoch trực chỉ tầng trời thứ bảy (tầng trời cao nhất) để cư ngụ và làm việc. Enoch được trao cho đôi cánh và trở thành TLTT Metatron. Vì hoàn tất công việc xuất sắc trên thế gian, ngài được trao cho công việc tương tự là ghi chép hồ sơ về mọi thứ xảy ra trên thế gian và giữ hồ sơ Akashic, đó là “Sách Sự Sống”. Trên trời, ngài là ký lục trưởng và chịu trách nhiệm ghi chép và tổ chức mọi hồ sơ. Ngài giúp chúng ta hiểu viễn cảnh Nước Trời và biết cách làm việc với vương quốc Thiên thần.
Ngài có vị trí đặc biệt trong tâm dân chúng. Sau cuộc Xuất hành (Exodus), TLTT Metatron dẫn con cái Israel qua hoang địa và đến nơi an toàn. Ngài tiếp tục dẫn dắt con cái ngày nay, cả trên trời và dưới đất, đồng thời giúp họ vào Trời sau khi vượt qua gian khổ.
11. TLTT Raziel (theo Do Thái và thuyết Thần thông) làm việc sát cánh với Đấng Tạo Hóa và biết các bí mật của vũ trụ về cách vận hành. Ngài ghi chép các bí mật trong một cuốn sách đầy biểu tượng và quyền phép của Chúa gọi là “Sách của Thiên thần Raziel”. Sau khi ông bà nguyên tổ bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, TLTT Raziel trao cho ông Adam cuốn sách hướng dẫn cách thể hiện và nhận Ơn Chúa. Sau đó, tiên tri Enoch nhận cuốn sách trước khi ngài về trời và trở thành TLTT Metatron. Ông Noe cũng nhận một cuốn sách từ TLTT Raphael và ông Noe đã dùng các thông tin trong đó để đóng tàu và giúp mọi người sau Đại Hồng Thủy.
TLTT Raziel có thể giúp chúng ta hiểu các bí mật, các nguyên tắc biểu hiện, hình học thánh (sacred geometry), vật lý lượng tử (quantum physics) và các thông tin cao cấp khác. Ngài cũng giúp chúng ta tới khả năng tâm lý, tăng khả năng nhìn, nghe, hiểu biết và cảm thấy sự hướng dẫn của Chúa. Ngài còn giúp chúng ta sáng suốt.
12. Tên TLTT Sandalphon (theo Do Thái và thuyết Thần thông) là một trong 2 tên của các TLTT không có tiếp vĩ ngữ “el”. Ngài là anh em song sinh với TLTT Metatron. Chỉ có 2 vị TLTT này có nguồn gốc là con người. TLTT Sandalphon là tiên tri Êlia và TLTT Metatron là con người khôn ngoan Enoch. Thiên Chúa cho họ trở thành Thiên thần để thưởng công họ đã làm việc xuất sắc trên thế gian.
Việc lên trời của Êlia xảy ra khi ông được nâng lên trời trên một chiếc xe đầy lửa (fiery chariot) do 2 con ngựa lửa kéo đi, theo sau là gió cuốn, một sự kiện đã được ghi trong chương II của sách Các Vua, quyển II.
Vai trò chính của TLTT Sandalphon là chuyển những lời cầu của con người lên Thiên Chúa để họ được Thiên Chúa đáp lại. Ngài được coi là cao đến nỗi từ trời tới đất. Người xưa cho rằng TLTT Sandalphon có thể giúp các thai phụ xác định giới tính của thai nhi, và còn nhiều người tin rằng ngài còn liên quan âm nhạc nữa.
(Chuyển ngữ từ AngelFocus.com)
1. Tên TLTT Uriel nghĩa là “Ánh sáng của Thiên Chúa”, “Lửa của Thiên Chúa”, hoặc “Thiên Chúa là Ánh sáng”.
TLTT Uriel được coi là một trong các TLTT khôn ngoan nhất vì thông minh, xử lý mau lẹ và thấu hiểu, nhưng ngài rất tinh tế. Thậm chí bạn không thể nhận ra ngài đã đáp lại lời cầu của bạn khi bạn có ý tưởng mới lạ hoặc thông minh đột xuất.
TLTT Uriel đã cảnh báo ông Noe về lụt Đại hồng thủy, giúp ngôn sứ Ezra hiểu các lời tiên báo mầu nhiệm về Đấng Mêssia sẽ đến và cho nhân loại biết các dấu chỉ. Ngài cũng soi sáng trong các tình huống, cho biết thông tin tiên tri và cảnh báo. Vì thế, lĩnh vực hoạt động của ngài là làm điều lạ, giải quyết vấn nạn, hiểu biết tâm linh, học tập, thời tiết, thay đổi trái đất và viết lách. Khi động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, dông bão, thiên tai và biến đổi khí hậu, hãy kêu cầu TLTT Uriel giúp cho tai qua nạn khỏi hoặc chữa lành và phục hồi sau đó.
Thế kỷ VIII, Kitô giáo được cảnh báo về lòng sùng kính thái quá mà nhiều người dành cho các thiên thần. Và vì lý do nào đó, năm 145, triều đại ĐGH Zachary, một Hội đồng La Mã truyền lệnh bỏ tên 7 TLTT ra khỏi danh sách các TLTT của Giáo Hội, một trong các vị đó là TLTT Uriel.
2. Tên TLTT Chamuel (cách viết khác: Camael, Camiel, Camiul, Camniel, Cancel, Jahoel, Kemuel, Khamael, Seraphiel, Shemue) nghĩa là “Người thấy Thiên Chúa” hoặc “Người tìm kiếm Thiên Chúa”.
TLTT Chamuel là thiên thần của tình yêu thuần khiết, ngài có thể nâng bạn lên khỏi hố sâu u buồn và tìm lại tình yêu trong lòng mình. Ngài giúp chúng ta đổi mới và cải thiện các mối quan hệ cũng như tìm được người bạn tâm giao. Ngài hành động với chúng ta trong việc xây dựng nền tảng vững chắc trong các mối quan hệ (kể cả sự nghiệp) để các mối quan hệ lâu dài, ý nghĩa và lành mạnh. Bạn biết ngài ở bên bạn khi bạn cảm thấy xao xuyến trong lòng và cơ thể như có kiến bò.
Nếu có mối quan hệ nào rạn nứt, nếu bạn cố giữ mối quan hệ và không cho người kia tự do bày tỏ tình cảm, hãy cầu xin TLTT Chamuel hướng dẫn và nâng đỡ. Ngài cũng có thể giúp bạn trong các lĩnh vực nếu bạn cần củng cố quan hệ cha mẹ và con cái, nếu bạn cảm thấy khó yêu thương người khác, nếu lòng bạn chai cứng và đầy cảm xúc tiêu cực, nếu bạn chia tay với ai đó, nếu bạn mất một người thân, nếu bạn bị căng thẳng hoặc trầm cảm, nếu bạn thất vọng, nếu bạn cô đơn hoặc đau khổ, nếu bạn cần được yêu thương, nếu bạn bị phê phán hoặc chỉ trích, nếu bạn không cảm thấy yêu đời.
TLTT Chamuel cũng có thể giúp đỡ trong việc kiến tạo hòa bình thế giới, tiến triển nghề nghiệp, sống có mục đích và tìm kiếm những gì đã mất.
3. Tên TLTT Jophiel (cách viết khác: Iofiel, Iophiel, Jofiel, Zophiel) nghĩa là “Vẻ đẹp của Thiên Chúa”.
TLTT Jophiel là thiên thần hiện diện trong Vườn Địa Đàng và sau đó chăm sóc các con của ông Noe. Ngài là TLTT về nghệ thuật và vẻ đẹp, là bổn mạng các nghệ sĩ, giúp đỡ trong các kế hoạch nghệ thuật, suy nghĩ những điều tốt đẹp, nhìn ngắm và đánh giá các vẻ đẹp ở xung quanh. Ngài là TLTT về trang trí nội thất nên ngài giúp làm đẹp nhà cửa và công việc. Ngài soi sáng bằng cách cho chúng ta những ý tưởng hay và giúp khả năng làm nghệ thuật. Ngài giúp chúng ta thấy cái đẹp trong mọi sự.
Ngài giúp chúng ta sáng tạo, đồng thời giúp chúng ta lắng đọng và cảm thấy mùi hoa hồng. Hãy cầu xin Ngài nếu bạn cần vui sống vì mất phương hướng sống, nếu tâm hồn bạn ngủ quên và cần đánh thức, nếu bạn muốn biết mình là ai và muốn sống cao thượng, nếu bạn muốn thăng tiến trên hành trình tâm linh.
Bạn nhận ra ngài khi làm việc nếu bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống và muốn khôn ngoan hơn, mọi sự sẽ trở nên rõ ràng và dễ dàng xử lý.
4. Tên TLTT Raguel (cách viết khác: Akrasiel, Raguil, Rasuil, Rufael, Suryan) nghĩa là “Người bạn của Thiên Chúa”.
TLTT Raguel là thiên thần của công lý và chính trực, ngài giám sát các TLTT và các thiên thần, để chắc chắn là các thiên thần làm việc hài hòa với nhau và ra lệnh cho các thiên thần theo đúng Ý Chúa.
Ngài là TLTT bênh vực những người bị áp bức. Hãy xin ngài giúp đỡ khi bạn cần có sức mạnh và sự tôn trọng. Ngài giúp giải quyết các vụ tranh chấp, giúp hợp tác và hài hòa trong các nhóm người và gia đình. Ngài bảo vệ những người bị đối xử bất công, và giúp giải hòa.
Trong sách Khải huyền của Thánh sử Gioan, TLTT Raguel được coi là người giúp Thiên Chúa: “Ngài sẽ sai Thiên thần Raguel, nói rằng: Hãy đi thổi kèn kêu gọi các thiên thần của băng giá, băng tuyết và băng đá, rồi giáng cơn giận xuống trên những người đứng bên trái”.
Dù ngài được ca tụng, nhưng năm 745, ngài bị Giáo Hội La Mã giáng cấp (cùng với các thiên thần khác, kể cả TLTT Uriel). Lúc đó, ĐGH Zachary mô tả TLTT Raguel là ma quỷ (demon) “tự cho mình là thánh”.
5. Tên TLTT Ariel (theo thuyết Thần thông) nghĩa là “Sư tử của Thiên Chúa” và thường có sư tử kèm theo. Khi TLTT Ariel ở gần bạn, có thể bạn bắt đầu thấy hình những con sư tử ở xung quanh bạn. Ngài liên kết với gió. Trong sách thần bí của Do Thái giáo và thuyết Thần thông, ngài hoạt động sát cánh với Vua Solomon qua sự hiện hình, giải thoát và quyền phép của Chúa.
Ngài cũng giám sát các thần, bản chất của ngài liên kết với nước. Ngài liên quan việc chữa lành và bảo vệ thiên nhiên, kể cả động vật, cá và chim chóc. Nếu bạn thấy con chim bị thương hoặc các động vật hoang dã khác cần được chữa lành, hãy cầu xin TLTT Ariel giúp đỡ. Ngài cũng hoạt động sát cánh với TLTT Raphael để cứu chữa các động vật.
6. Tên TLTT Azrael (theo Do Thái giáo và Hồi giáo) nghĩa là “Người được Thiên Chúa giúp đỡ”, mệnh danh là Thiên thần của Tử thần. Người Do Thái và Hồi giáo rất sợ ngài. Vai trò quan trọng của ngài là giúp người ta bước vào Nước Trời ngay trong giờ lâm chung. Ngài giúp người ta bớt đau đớn thể lý, giúp họ không sợ chết. Ngài là người an ủi, che chở những thân nhân buồn sầu và giúp họ vượt qua nỗi đau mất mát.
Mỗi khi TLTT Azrael nháy một mắt là có một người từ giã cõi đời. Ngài cũng theo dõi những người hấp hối bằng cách ghi ngày tháng năm sinh của người sống và xóa tên những người đã qua đời.
7. Tên TLTT Camael (theo Thuyết thần thông) nghĩa là “Người thấy Thiên Chúa”, ngài là một trong 7 TLTT uy tín trước mặt Thiên Chúa. Nguồn gốc ngài là Thần Chiến Tranh trong thần thoại Druid, ngài thường được coi là người cai quản Hỏa tinh, đồng thời là một trong 7 Thiên thần cai quản 7 hành tinh.
Với những người theo Thuyết thần thông, ngài được coi là một trong 10 TLTT. Theo truyền thống Do Thái, ngài là người trung gian, nhậm lời cầu nguyện của dân Israel trước các Thiên thần ở tầng trời thứ bảy.
8. Tên TLTT Haniel (theo người Babylon và thuyết Thần thông) nghĩa là “Hồng ân Thiên Chúa” và thường được gọi bằng danh xưng Hoàng tử hoặc trưởng các Thiên thần hoặc trưởng các quốc vương và các nhân đức. Vì thế, TLTT Haniel được coi là một trong 7 TLTT. Một số bản văn của thuyết Thần thông tin ngài hộ tống Enoch tới thế giới thần linh và ngài được biến thành Thiên thần Metatron, chỉ có 2 người được trở thành Thiên thần là ngài và người anh em là Elijah.
Ngài giúp chúng ta phát hiện những gì đã mất trong các liệu pháp tự nhiên như thuốc nước, thuốc bột và tinh thể. Ngài sẽ giúp bạn bất kỳ lúc nào bạn cần ăn nói trước công chúng và giúp bạn vẫn bình tĩnh và tập trung. Bạn cũng có thể cầu xin ngài giúp đem lại vẻ đẹp, sự hài hòa và những người bạn biết yêu thương.
9. Trong các bản văn cổ của Do Thái giáo, TLTT Jeremiel (cách viết khác: Ramiel) là một trong 7 TLTT chính, tên ngài nghĩa là “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa” hoặc “Người được Thiên Chúa dựng nên”. Người ta tin ngài đã giúp Baruch, một tác giả viết nhiều bản văn của Do Thái giáo hồi thế kỷ I, và có nhiều thị kiến. Người ta cũng tin rằng ngài đã đưa Baruch đi tới các tầng trời. Việc Đấng Mêssia đến là một trong các thị kiến của TLTT Jeremiel.
Ngài giúp chúng ta xem lại cuộc sống để chúng ta có thể sửa sai bằng cách điều chỉnh tích cực. Ngài cũng có thể giúp chúng ta thay đổi đời sống, làm chúng ta mạnh mẽ hơn và dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính. Ngài còn giúp chúng ta sáng suốt và thấy điều tiên báo, đồng thời giúp chúng ta hiểu những giấc mơ.
10. Tên TLTT Metatron (theo Do Thái giáo và thuyết Thần thông) là một trong 2 tên của các TLTT không tận cùng bằng tiếp vĩ ngữ “el”. Ngài là một trong 2 TLTT là con người trước khi trở thành thiên thần (người kia là Êlia trở thành TLTT Sandalphon). Khi còn là con người, ngài là Enoch. Nghĩa của Metatron không rõ, nhưng một số người cho rằng tên đó nghĩa là “Người chiếm chỗ gần Ngai Thiên Chúa” hoặc “Thiên thần của sự hiện diện”, cũng có thể tên ngài được rút ra từ Tôn danh Gia-vê (Yahweh), tiếng Do Thái dùng để chỉ Thánh Danh Chúa.
Là một trong các Thiên thần quan trọng nhất theo truyền thống Tây phương, ngài đại diện cho Thiên thần của Tử thần, hằng ngày Thiên Chúa truyền lệnh cho ngài “bắt” những linh hồn nào từ giã thế gian. TLTT Metatron chuyển lệnh cho các “phụ tá” là các TLTT Gabriel và Sammael.
Khi còn tại thế, Enoch là tiên tri và ký lục, đồng thời là học giả về các điều bí mật của trời, được nhận “Sách của Thiên thần Raziel”, sách ghi chép công việc của Chúa do TLTT Raziel ghi chép rồi trao cho Adam, Noe, Enoch và Solomon. Cuối cùng, Thiên Chúa hộ tống Enoch trực chỉ tầng trời thứ bảy (tầng trời cao nhất) để cư ngụ và làm việc. Enoch được trao cho đôi cánh và trở thành TLTT Metatron. Vì hoàn tất công việc xuất sắc trên thế gian, ngài được trao cho công việc tương tự là ghi chép hồ sơ về mọi thứ xảy ra trên thế gian và giữ hồ sơ Akashic, đó là “Sách Sự Sống”. Trên trời, ngài là ký lục trưởng và chịu trách nhiệm ghi chép và tổ chức mọi hồ sơ. Ngài giúp chúng ta hiểu viễn cảnh Nước Trời và biết cách làm việc với vương quốc Thiên thần.
Ngài có vị trí đặc biệt trong tâm dân chúng. Sau cuộc Xuất hành (Exodus), TLTT Metatron dẫn con cái Israel qua hoang địa và đến nơi an toàn. Ngài tiếp tục dẫn dắt con cái ngày nay, cả trên trời và dưới đất, đồng thời giúp họ vào Trời sau khi vượt qua gian khổ.
11. TLTT Raziel (theo Do Thái và thuyết Thần thông) làm việc sát cánh với Đấng Tạo Hóa và biết các bí mật của vũ trụ về cách vận hành. Ngài ghi chép các bí mật trong một cuốn sách đầy biểu tượng và quyền phép của Chúa gọi là “Sách của Thiên thần Raziel”. Sau khi ông bà nguyên tổ bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, TLTT Raziel trao cho ông Adam cuốn sách hướng dẫn cách thể hiện và nhận Ơn Chúa. Sau đó, tiên tri Enoch nhận cuốn sách trước khi ngài về trời và trở thành TLTT Metatron. Ông Noe cũng nhận một cuốn sách từ TLTT Raphael và ông Noe đã dùng các thông tin trong đó để đóng tàu và giúp mọi người sau Đại Hồng Thủy.
TLTT Raziel có thể giúp chúng ta hiểu các bí mật, các nguyên tắc biểu hiện, hình học thánh (sacred geometry), vật lý lượng tử (quantum physics) và các thông tin cao cấp khác. Ngài cũng giúp chúng ta tới khả năng tâm lý, tăng khả năng nhìn, nghe, hiểu biết và cảm thấy sự hướng dẫn của Chúa. Ngài còn giúp chúng ta sáng suốt.
12. Tên TLTT Sandalphon (theo Do Thái và thuyết Thần thông) là một trong 2 tên của các TLTT không có tiếp vĩ ngữ “el”. Ngài là anh em song sinh với TLTT Metatron. Chỉ có 2 vị TLTT này có nguồn gốc là con người. TLTT Sandalphon là tiên tri Êlia và TLTT Metatron là con người khôn ngoan Enoch. Thiên Chúa cho họ trở thành Thiên thần để thưởng công họ đã làm việc xuất sắc trên thế gian.
Việc lên trời của Êlia xảy ra khi ông được nâng lên trời trên một chiếc xe đầy lửa (fiery chariot) do 2 con ngựa lửa kéo đi, theo sau là gió cuốn, một sự kiện đã được ghi trong chương II của sách Các Vua, quyển II.
Vai trò chính của TLTT Sandalphon là chuyển những lời cầu của con người lên Thiên Chúa để họ được Thiên Chúa đáp lại. Ngài được coi là cao đến nỗi từ trời tới đất. Người xưa cho rằng TLTT Sandalphon có thể giúp các thai phụ xác định giới tính của thai nhi, và còn nhiều người tin rằng ngài còn liên quan âm nhạc nữa.
(Chuyển ngữ từ AngelFocus.com)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phóng sự đặc biệt Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Giáo Lý Viên toàn thế giới
VietCatholic Network
09:59 29/09/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tuy bầu trời xám xịt báo hiệu mưa có thể đổ xuống bất chợt, Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Giáo Lý Viên toàn thế giới, là một phần trong những cử hành của Năm Đức Tin, đã diễn ra trước tiền đình Đền thờ Thánh Phêrô với sự tham dự của ít nhất là 150 nghìn người, đa số là các giáo lý viên, từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả châu Á.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các giáo lý viên hãy là những "ký ức về Thiên Chúa" và hãy đánh thức ký ức này nơi những người khác. Đức Thánh Cha đã đặc biệt khích lệ các giáo lý viên hãy thông truyền "toàn bộ đạo lý Công Giáo, không cắt xén, không thêm thắt".
Đức Thánh Cha đã liên kết "ký ức về Thiên Chúa" với "sự tự mãn của Si-ôn,” khi trích dẫn bài đọc thứ nhất của Thánh Lễ, trích từ sách tiên tri A-mốt
Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng đàn hát nghêu ngao; như Ða-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giu-se sụp đổ!
Họ ăn, họ uống rượu, họ hát, họ chơi và họ chẳng quan tâm gì về những rắc rối của người khác.
Đức Thánh Cha liên kết bài đọc này với bài Phúc âm trình bày dụ ngôn người giàu có.
Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông, mình đầy ghẻ chốc, chỉ ước mong sao có được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho.
Người hành khất đói khổ ấy có một cái tên là Ladarô. Nhưng còn người nhà giàu kia tên ông ta tên là gì người đời không ai biết đến.
"Bất cứ khi nào vật chất, tiền bạc thế gian, trở thành trung tâm của cuộc sống của chúng ta, thì những thứ ấy nắm lấy chúng ta, chúng chiếm lấy chúng ta, làm chúng ta mất đi chính bản sắc nhân loại của mình. Người đàn ông giàu có trong Tin Mừng không có tên, ông chỉ đơn giản được gọi là “người nhà giàu kia”. Những thứ của cải điền sản của ông ta, là khuôn mặt của ông ta, ông ta không còn cái gì khác nữa."
Và ngài nói thêm: "Những điều đó xảy đến như thế nào? Làm sao một số người, trong đó có lẽ có cả chúng ta, ra đến nông nỗi là mình tự bị hấp thụ bởi chính mình và tìm kiếm an ninh trong những thứ vật chất mà suy cho cùng những thứ ấy đang cướp đi khỏi chúng ta khuôn mặt của chúng ta, khuôn mặt con người của chúng ta?
Điều đó xảy ra khi chúng ta không còn nhớ đến Thiên Chúa. Nếu chúng ta không nghĩ gì về Thiên Chúa nữa, tất cả mọi thứ kết thúc nơi cái "tôi" của mình, nơi sự thoải mái của riêng mình. Cuộc sống, thế giới, những người khác, tất cả đều trở thành những thứ không thật, họ không còn vấn đề, tất cả mọi thứ giản lược vào việc ta có được cái gì trong tay. Khi chúng ta không còn nhớ đến Thiên Chúa, chúng ta cũng trở thành hư không, chúng ta cũng trở nên trống rỗng, như người giàu có trong Tin Mừng, chúng ta không còn có một khuôn mặt.
Những người chạy theo hư không sẽ trở thành hư không - như tiên tri Jeremiah đã quan sát. Chúng ta được hình thành giống hình ảnh Thiên Chúa, không phải giống như các thứ vật chất, không phải giống như các ngẫu tượng!
Ngược lại, các giáo lý viên "làm sống lại ký ức về Thiên Chúa, họ giữ cho ký ức này sống động trong chính bản thân họ và họ có thể làm sống động ký ức ấy cả nơi những người khác"
Trước hết, "để nhớ đến Thiên Chúa, như Đức Trinh Nữ Maria , Đấng đã nhìn thấy những kỳ công lạ lùng của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình nhưng đã không nghĩ đến danh dự, danh tiếng, hay sự giàu có, Mẹ không trở thành tự hấp thụ mình. Thay vào đó, sau khi nhận được lời thiên thần truyền và thụ thai Con Thiên Chúa, Mẹ đã làm gì? Mẹ lên đường đến giúp người chị họ là Elizabeth, cũng vừa mang thai. Và điều đầu tiên Mẹ làm khi gặp gỡ bà Elizabeth là nhắc lại kỳ công của Thiên Chúa, lòng trung tín của Ngài, trong cuộc sống riêng của mình, trong lịch sử của dân tộc mình, trong lịch sử của chúng ta."
"Các giáo lý viên là những người Kitô hữu gợi lại ký ức này khi công bố, không phải về tầm quan trọng của mình, không phải về bản thân mình, nhưng về Thiên Chúa, về tình yêu của Ngài và sự trung tín của Ngài khi công bố toàn bộ đạo lý, không cắt xén hay thêm thắt"
Đức Thánh Cha kết luận: "Chúng ta phải làm những gì để tránh không trở nên những kẻ "tự mãn" - những kẻ tìm kiếm an ninh trong chính bản thân mình và trong những thứ của cải vật chất – nhưng trở nên những người nam nữ là ký ức về Thiên Chúa? Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô, khi viết cho Timothy, đã đưa ra một vài gợi ý cũng có thể là những hướng dẫn cho chúng ta trong công việc của một giáo lý viên: đó hãy gắng trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hòa. (x. 1 Tim 6:11).
Giáo lý viên là ký ức về Thiên Chúa nếu họ sống một mối quan hệ thường xuyên và sống động với Ngài và với người chung quanh, nếu họ là những người nam nữ có đức tin thực sự vào Thiên Chúa và đặt an ninh của họ nơi Ngài, nếu họ là những người nam nữ giàu lòng bác ái, yêu thương, và nhìn những người khác như anh chị em của mình, nếu họ là những nam nữ của " hypomoné" - chịu đựng và nhẫn nại, dám đối mặt với khó khăn , thử thách và thất bại với sự thanh thản và hy vọng vào Chúa, nếu họ hiền lành, thông cảm và giàu lòng thương xót.
Chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa để tất cả chúng ta có thể là những người nam nữ giữ cho sống động ký ức về Thiên Chúa nơi chính chúng ta, ngõ hầu chúng ta có khả năng đánh thức ký ức ấy trong trái tim của những người khác . Amen . "
Vào cuối Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, đã trình lên Đức Thánh Cha sự hiện diện của các giáo lý viên từ các quốc gia mà ngài mô tả là đang chịu những thách thức cam go để sống đức tin, đó là các giáo lý viên đến từ Việt Nam, Pakistan, và Syria .
Trước khi chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha cảm ơn tất cả người tham dự đặc biệt là Đức Thượng Phụ Youhanna X , thượng phụ chính thống giáo Hy Lạp thành Antiôkia và toàn cõi phương Đông, là vị mà Đức Thánh Cha đã gọi là người "anh em của tôi" Em trai của Đức Thượng Phụ, là Đức Cha Boulos Yaziji, giám mục của Aleppo, đã bị quân thánh chiến Hồi Giáo bắt cóc tại Syria trong nhiều tháng qua bây giờ vẫn chưa biết sống chết ra sao. Chào đón đức thượng phụ, Đức Giáo Hoàng nói thêm: "Sự hiện diện của hiền huynh một lần nữa mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình ở Syria và Trung Đông . "
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại việc phong chân phước ngày hôm qua, tại Croatia cho cha Miroslav Bulešić, một linh mục triều đã chịu tử đạo vào năm 1947.
Đức Thánh Cha nói: “Ngợi khen Chúa, Đấng ban sức mạnh cho những người yếu đuối can đảm đưa ra những chứng tá tối hậu."
Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ cho hơn 100 ngàn giáo lý viên và tín hữu
LM. Trần Đức Anh OP
13:19 29/09/2013
VATICAN. Hội nghị quốc tế về giáo lý và cuộc hành hương của các giáo lý viên trong Năm Đức Tin đã kết thúc tốt đẹp với Thánh Lễ do ĐTC Phanxicô cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 29-9-2013.
Hiện diện trong thánh lễ có hơn 100 ngàn người đứng đầy quảng trường, tràn ra tới cuối đường Hòa Giải, dưới bầu trời mùa thu, có mây phủ nhưng không mưa. Trong số các tham dự viên, đó hơn 1.600 người đã tham dự hội nghị quốc tế về giáo lý trong những ngày liền trước cuộc hành hương chính thức. Hiện diện tại một chỗ danh dự có Đức Thượng Phụ Chính Thống Antiokia ở Siria, Youhanna X Yazigi.
Từ Việt Nam chỉ có 2 người đến tham dự Hội nghị giáo lý có Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban Giáo Lý Tổng giáo phận TP. HCM, và chị Madalena Phạm Thị Thúy, thuộc Ban Thư Ký Ủy ban Giáo Lý Đức Tin của HĐGM Việt Nam.
Đồng tế với ĐTC có 60 HY và GM, 600 linh mục, phần giúp lễ do 15 thầy thuộc Học Viện Giáo Hoàng Quốc Tế ”Tòa Đấng Khôn Ngoan”.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC quảng diễn ý nghĩa các bài đọc, đặc biệt là bài Phúc Âm về người phú hộ và ông Lazzaro nghèo khổ. Ngài nói:
1. ”Khốn cho những không quan tâm ở Sion và những kẻ tự kiêu,.. các ngươi nằm trên giường ngà” (Am 6,1.4), ăn uống, ca hát, tiêu khiển và không bận tâm gì đến những vấn đề của người khác.
Những lời này của ngôn sứ Amos thật nghiêm khắc, cảnh giác chúng ta về một nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Vị sứ giả này của Thiên Chúa tố giác điều gì, ngài đặt điều gì trước mặt những người đồng thời và cả trước mắt chúng ta ngày nay? Thưa đó là nguy cơ sống thoải mái, tiện nghi, phàm tục trong cuộc sống và trong tâm hồn, đặt an sinh ở trung tâm cuộc sống. Đó cũng là kinh nghiệm của người phú hộ trong Phúc Âm, mặc y phục sang trọng và hằng ngày yến tiệc linh đình; đó là điều quan trọng đối với ông ta. Còn người nghèo trước cửa nhà ông không có gì để ăn thì sao? Đó chẳng phải là vấn đề của người phú hộ, chẳng liên hệ gì tới ông ta. Nếu vật chất, tiền bạc, cuộc sống sa hoa trở thành trung tâm cuộc sống, thì chúng nắm bắt, chiếm hữu chúng ta và chúng ta đánh mất chính căn tính làm người của mình: người phú hộ trong Phúc Âm không có tên, ông chỉ là ”một người giàu có”. Vật chất, điều mà ông ta sở hữu, là khuôn mặt của ông, và không có gì khác.
Nhưng chúng ta cũng hãy tự hỏi: làm sao điều ấy lại xảy ra như vậy? Làm sao con người, có lẽ cả chúng ta nữa, lại rơi vào nguy hiểm khép mình, đặt an ninh của chúng ta trong sự vật, và rốt cục chúng chiếm mất khuôn mặt của chúng ta, khuôn mặt của một người? Điều này xảy ra khi chúng ta mất ký ức về Thiên Chúa. Nếu không còn ký ức về Thiên Chúa nữa, thì mọi sự đều thu hẹp vào cái tôi, vào an sinh thoải mái của tôi. Cuộc sống, thế giới, tha nhân, đều mất tầm quan trọng, chẳng còn gì đáng kể nữa, tất cả đều thu hẹp vào một chiều kích, đó là sở hữu. Nếu chúng ta không còn nhớ đến Thiên Chúa nữa, thì chính chúng ta cũng trở nên trống rỗng, chúng ta mất khuôn mặt của mình như người phú hộ trong Phúc Âm! Ai chạy theo sự hư vô thì cũng trở thành hư vô - như lời một ngôn sứ khác, Giêrêmia (Xc Gr 2,5) đã nói. Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, chứ không phải theo hình ảnh của sự vật, của các ngẫu tượng!
Từ những nhận xét trên đây, ĐTC ngỏ lời với các giáo lý viên hiện diện:
2. Khi nhìn anh chị em, tôi tự hỏi: giáo lý viên là ai? Thưa là người gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa; họ bảo tồn ký ức ấy nơi bản thân và biết khơi dậy ký ức đó nơi tha nhân. Đây là điều thật đẹp: nhớ đến Thiên Chúa, như Đức Trinh Nữ Maria, trước hoạt động kỳ diệu của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, Mẹ không nghĩ đến vinh dự, uy tín, giàu sang, không khép kín vào mình. Trái lại, sau khi lắng nghe lời loan báo của Thiên Chúa và chịu thai Con Thiên Chúa, Mẹ làm gì? Thưa, Mẹ ra đi gặp gỡ bà chị họ Elizabeth cao niên, cũng đang mang thai, để giúp đỡ bà; và trong cuộc gặp gỡ với bà chị, hành vi đầu tiên của Mẹ là nhớ đến hành động của Thiên Chúa, sự trung tín của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, trong lịch sử dân Chúa, trong lịch sử chúng ta: ”Linh hồn tôi ngợi khen Chúa.. vì Người đã nhìn đến phận hèn của nữ tỳ Chúa.. lòng từ bi của Chúa từ đời này sang đời khác” (Lc 1,46.48.50).
Trong bài ca này của Mẹ Maria, cũng có ký ức về lịch sử bản thân, lịch sử của Thiên Chúa với Mẹ, chính kinh nghiệm đức tin của Mẹ. Cũng vậy đối với mỗi người chúng ta, mỗi Kitô hữu: đức tin chứa đựng ký ức về lịch sử Thiên Chúa với chúng ta, ký ức cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng chuyển động đầu tiên, sáng tạo và cứu độ, biến đổi chúng ta; đức tin là nhớ lại Lời Chúa sưởi ấm tâm hồn, những hoạt động cứu độ của Chúa, ban sự sống, thanh tẩy, săn sóc và nuôi dưỡng chúng ta. Giáo lý viên chính là một tín hữu Kitô đặt ký ức ấy để phục vụ việc loan báo; không phải để phô trương, không phải để người ta nói về mình, nhưng để nói về Thiên Chúa, về tình thương và lòng trung tín của Chúa.
Thánh Phaolo nhắn nhủ môn đệ và cộng tác viên của ngài, Timotheo, đặc biệt về điều này: Con hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô, đã sống lại từ cõi chết, mà Cha loan báo và vì Người Cha chịu đau khổ (Xc 2 Tm 2,8-9). Nhưng Thánh Tông Đồ có thể nói điều đó vì Người đã nhớ đến Chúa Kitô trước, Đấng đã kêu gọi thánh nhân khi còn là kẻ bách hại các tín hữu Kitô, Chúa đánh động và biến đổi Phaolô bằng ơn thánh của Ngài.
Vì thế, giáo lý viên là một Kitô hữu mang trong mình ký ức về Thiên Chúa, để cho mình được ký ức về Thiên Chúa hướng dẫn trong trọn cuộc đời của mình, và biết khơi dậy ký ức ấy trong tâm hồn tha nhân. Đó thực là một công trình lớn lao! Dấn thân trọn đời! Chính cuốn sách Giáo Lý là gì nếu không phải là ký ức về Thiên Chúa, ký ức về hoạt động của Chúa trong lịch sử, về sự kiện Thiên Chúa ở gần chúng ta trong Đức Kitô, Đấng hiện diện trong Lời Chúa, các bí tích, trong Giáo Hội và trong tình thương của Chúa? Hỡi các giáo lý viên, tôi hỏi anh chị em; chúng ta có là ký ức về Thiên Chúa hay không? Chúng ta có thực sự giống như những người lính canh thức tỉnh nơi người khác ký ức về Thiên Chúa, sưởi ấm tâm hồn hay không?
3. ”Khốn cho những kẻ không quan tâm ở Sion”. Đâu là con đường phải theo để khỏi trở thành những ”người không quan tâm”, đặt an ninh nơi chính mình và nơi vật chất, nhưng là những người nam nữ nhớ đến Thiên Chúa? Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô viết cho Timotheo, đưa ra một số chỉ dẫn có thể đánh dấu hành trình của giáo lý viên, hành trình của chúng ta: hướng tới sự công chính, lòng đạo đức, đức tin, đức mến, kiên nhẫn, hiền lành (Xc 1 Tm 6,11).
Giáo lý viên là người nhớ đến Thiên Chúa nếu có một tương quan liên lỷ, sinh tử với Chúa và với tha nhân; nếu giáo lý viên là con người đức tin, thực sự tín thác nơi Thiên Chúa và đặt an ninh của mình nơi Chúa; nếu họ là bác ái, yêu thương, coi mọi người như anh chị em mình; nếu là người ”hypomoné”, kiên nhẫn và bền chí, biết đương đầu với khó khăn, thử thách, những thất bại, trong thanh thản và hy vọng nơi Chúa; nếu giáo lý viên là người hiền lành, có khả năng cảm thông và từ bi.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa để tất cả chúng ta là những ngừơi gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa trong đời sống chúng ta và biết khơi dậy ý tức ấy trong tâm hồn tha nhân. Amen
Trong phần rước lễ, 200 LM đã mang Mình Thánh Chúa đi phân phát cho các tín hữu.
Chào thăm và Kinh Truyền Tin
Cuối thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng và cũng là trưởng ban tổ chức, đã cám ơn ĐTC và giới thiệu với ngài các thành phần tham dự. Ngài cũng nhắc đến các giáo lý viên đến từ các nơi trên thế giới trong đó có cả những nước xa xăm như Việt Nam.
Về phần ĐTC, ngài ngỏ lời chào thăm mọi người hiện diện và nói rằng:
”Trước khi kết thúc buổi lễ này, tôi muốn chào tất cả và cám ơn anh chị em đã tham dự, đặc biệt là các giáo lý viên đến từ bao nhiêu nơi trên thế giới.
”Tôi đặc biệt ngỏ lời chào Đức Thượng Phụ Youhanna X, Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp Antiokia và toàn Đông Phương. Sự hiện diện của Đức Thượng Phụ tại đây mời gọi chúng ta một lần nữa cầu nguyện cho hòa bình tại Siria và Trung Đông.”
ĐTC không quên chào thăm các tín hữu hành hương cưỡi ngựa từ Assisi đến đây, các tín hữu hành hương từ Nicaragua và ngài gợi lại biến cố các vị chủ chăn và tín hữu nước này đang mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo Tỉnh Nicaragua. Sau cùng, ĐTC nói: ”Chúng ta vui mừng nhớ rằng hôm qua tại Croát, có lễ phong chân phước Miroslav Bulesic, LM giáo phận tử đạo năm 1947. Chúng ta hãy chúc tụng Chúa Đấng đã ban cho những người yếu thế sức mạnh làm chứng tá tột cùng.
Tiếp đến, ĐTC đã mời gọi mọi người cùng đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh.
Sau Phép lành, ĐTC đã bắt tay chào nhiều người hiện diện, cả các LM đồng tế trước khi đi xe díp mui trần màu trắng tiến qua các lối đi, cho đến tận cuối đường Hòa Giải để chào thăm các tín hữu.
Hiện diện trong thánh lễ có hơn 100 ngàn người đứng đầy quảng trường, tràn ra tới cuối đường Hòa Giải, dưới bầu trời mùa thu, có mây phủ nhưng không mưa. Trong số các tham dự viên, đó hơn 1.600 người đã tham dự hội nghị quốc tế về giáo lý trong những ngày liền trước cuộc hành hương chính thức. Hiện diện tại một chỗ danh dự có Đức Thượng Phụ Chính Thống Antiokia ở Siria, Youhanna X Yazigi.
Từ Việt Nam chỉ có 2 người đến tham dự Hội nghị giáo lý có Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban Giáo Lý Tổng giáo phận TP. HCM, và chị Madalena Phạm Thị Thúy, thuộc Ban Thư Ký Ủy ban Giáo Lý Đức Tin của HĐGM Việt Nam.
Đồng tế với ĐTC có 60 HY và GM, 600 linh mục, phần giúp lễ do 15 thầy thuộc Học Viện Giáo Hoàng Quốc Tế ”Tòa Đấng Khôn Ngoan”.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng Thánh Lễ, ĐTC quảng diễn ý nghĩa các bài đọc, đặc biệt là bài Phúc Âm về người phú hộ và ông Lazzaro nghèo khổ. Ngài nói:
1. ”Khốn cho những không quan tâm ở Sion và những kẻ tự kiêu,.. các ngươi nằm trên giường ngà” (Am 6,1.4), ăn uống, ca hát, tiêu khiển và không bận tâm gì đến những vấn đề của người khác.
Những lời này của ngôn sứ Amos thật nghiêm khắc, cảnh giác chúng ta về một nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Vị sứ giả này của Thiên Chúa tố giác điều gì, ngài đặt điều gì trước mặt những người đồng thời và cả trước mắt chúng ta ngày nay? Thưa đó là nguy cơ sống thoải mái, tiện nghi, phàm tục trong cuộc sống và trong tâm hồn, đặt an sinh ở trung tâm cuộc sống. Đó cũng là kinh nghiệm của người phú hộ trong Phúc Âm, mặc y phục sang trọng và hằng ngày yến tiệc linh đình; đó là điều quan trọng đối với ông ta. Còn người nghèo trước cửa nhà ông không có gì để ăn thì sao? Đó chẳng phải là vấn đề của người phú hộ, chẳng liên hệ gì tới ông ta. Nếu vật chất, tiền bạc, cuộc sống sa hoa trở thành trung tâm cuộc sống, thì chúng nắm bắt, chiếm hữu chúng ta và chúng ta đánh mất chính căn tính làm người của mình: người phú hộ trong Phúc Âm không có tên, ông chỉ là ”một người giàu có”. Vật chất, điều mà ông ta sở hữu, là khuôn mặt của ông, và không có gì khác.
Nhưng chúng ta cũng hãy tự hỏi: làm sao điều ấy lại xảy ra như vậy? Làm sao con người, có lẽ cả chúng ta nữa, lại rơi vào nguy hiểm khép mình, đặt an ninh của chúng ta trong sự vật, và rốt cục chúng chiếm mất khuôn mặt của chúng ta, khuôn mặt của một người? Điều này xảy ra khi chúng ta mất ký ức về Thiên Chúa. Nếu không còn ký ức về Thiên Chúa nữa, thì mọi sự đều thu hẹp vào cái tôi, vào an sinh thoải mái của tôi. Cuộc sống, thế giới, tha nhân, đều mất tầm quan trọng, chẳng còn gì đáng kể nữa, tất cả đều thu hẹp vào một chiều kích, đó là sở hữu. Nếu chúng ta không còn nhớ đến Thiên Chúa nữa, thì chính chúng ta cũng trở nên trống rỗng, chúng ta mất khuôn mặt của mình như người phú hộ trong Phúc Âm! Ai chạy theo sự hư vô thì cũng trở thành hư vô - như lời một ngôn sứ khác, Giêrêmia (Xc Gr 2,5) đã nói. Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, chứ không phải theo hình ảnh của sự vật, của các ngẫu tượng!
Từ những nhận xét trên đây, ĐTC ngỏ lời với các giáo lý viên hiện diện:
2. Khi nhìn anh chị em, tôi tự hỏi: giáo lý viên là ai? Thưa là người gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa; họ bảo tồn ký ức ấy nơi bản thân và biết khơi dậy ký ức đó nơi tha nhân. Đây là điều thật đẹp: nhớ đến Thiên Chúa, như Đức Trinh Nữ Maria, trước hoạt động kỳ diệu của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, Mẹ không nghĩ đến vinh dự, uy tín, giàu sang, không khép kín vào mình. Trái lại, sau khi lắng nghe lời loan báo của Thiên Chúa và chịu thai Con Thiên Chúa, Mẹ làm gì? Thưa, Mẹ ra đi gặp gỡ bà chị họ Elizabeth cao niên, cũng đang mang thai, để giúp đỡ bà; và trong cuộc gặp gỡ với bà chị, hành vi đầu tiên của Mẹ là nhớ đến hành động của Thiên Chúa, sự trung tín của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, trong lịch sử dân Chúa, trong lịch sử chúng ta: ”Linh hồn tôi ngợi khen Chúa.. vì Người đã nhìn đến phận hèn của nữ tỳ Chúa.. lòng từ bi của Chúa từ đời này sang đời khác” (Lc 1,46.48.50).
Trong bài ca này của Mẹ Maria, cũng có ký ức về lịch sử bản thân, lịch sử của Thiên Chúa với Mẹ, chính kinh nghiệm đức tin của Mẹ. Cũng vậy đối với mỗi người chúng ta, mỗi Kitô hữu: đức tin chứa đựng ký ức về lịch sử Thiên Chúa với chúng ta, ký ức cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng chuyển động đầu tiên, sáng tạo và cứu độ, biến đổi chúng ta; đức tin là nhớ lại Lời Chúa sưởi ấm tâm hồn, những hoạt động cứu độ của Chúa, ban sự sống, thanh tẩy, săn sóc và nuôi dưỡng chúng ta. Giáo lý viên chính là một tín hữu Kitô đặt ký ức ấy để phục vụ việc loan báo; không phải để phô trương, không phải để người ta nói về mình, nhưng để nói về Thiên Chúa, về tình thương và lòng trung tín của Chúa.
Thánh Phaolo nhắn nhủ môn đệ và cộng tác viên của ngài, Timotheo, đặc biệt về điều này: Con hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô, đã sống lại từ cõi chết, mà Cha loan báo và vì Người Cha chịu đau khổ (Xc 2 Tm 2,8-9). Nhưng Thánh Tông Đồ có thể nói điều đó vì Người đã nhớ đến Chúa Kitô trước, Đấng đã kêu gọi thánh nhân khi còn là kẻ bách hại các tín hữu Kitô, Chúa đánh động và biến đổi Phaolô bằng ơn thánh của Ngài.
Vì thế, giáo lý viên là một Kitô hữu mang trong mình ký ức về Thiên Chúa, để cho mình được ký ức về Thiên Chúa hướng dẫn trong trọn cuộc đời của mình, và biết khơi dậy ký ức ấy trong tâm hồn tha nhân. Đó thực là một công trình lớn lao! Dấn thân trọn đời! Chính cuốn sách Giáo Lý là gì nếu không phải là ký ức về Thiên Chúa, ký ức về hoạt động của Chúa trong lịch sử, về sự kiện Thiên Chúa ở gần chúng ta trong Đức Kitô, Đấng hiện diện trong Lời Chúa, các bí tích, trong Giáo Hội và trong tình thương của Chúa? Hỡi các giáo lý viên, tôi hỏi anh chị em; chúng ta có là ký ức về Thiên Chúa hay không? Chúng ta có thực sự giống như những người lính canh thức tỉnh nơi người khác ký ức về Thiên Chúa, sưởi ấm tâm hồn hay không?
3. ”Khốn cho những kẻ không quan tâm ở Sion”. Đâu là con đường phải theo để khỏi trở thành những ”người không quan tâm”, đặt an ninh nơi chính mình và nơi vật chất, nhưng là những người nam nữ nhớ đến Thiên Chúa? Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô viết cho Timotheo, đưa ra một số chỉ dẫn có thể đánh dấu hành trình của giáo lý viên, hành trình của chúng ta: hướng tới sự công chính, lòng đạo đức, đức tin, đức mến, kiên nhẫn, hiền lành (Xc 1 Tm 6,11).
Giáo lý viên là người nhớ đến Thiên Chúa nếu có một tương quan liên lỷ, sinh tử với Chúa và với tha nhân; nếu giáo lý viên là con người đức tin, thực sự tín thác nơi Thiên Chúa và đặt an ninh của mình nơi Chúa; nếu họ là bác ái, yêu thương, coi mọi người như anh chị em mình; nếu là người ”hypomoné”, kiên nhẫn và bền chí, biết đương đầu với khó khăn, thử thách, những thất bại, trong thanh thản và hy vọng nơi Chúa; nếu giáo lý viên là người hiền lành, có khả năng cảm thông và từ bi.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa để tất cả chúng ta là những ngừơi gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa trong đời sống chúng ta và biết khơi dậy ý tức ấy trong tâm hồn tha nhân. Amen
Trong phần rước lễ, 200 LM đã mang Mình Thánh Chúa đi phân phát cho các tín hữu.
Chào thăm và Kinh Truyền Tin
Cuối thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng và cũng là trưởng ban tổ chức, đã cám ơn ĐTC và giới thiệu với ngài các thành phần tham dự. Ngài cũng nhắc đến các giáo lý viên đến từ các nơi trên thế giới trong đó có cả những nước xa xăm như Việt Nam.
Về phần ĐTC, ngài ngỏ lời chào thăm mọi người hiện diện và nói rằng:
”Trước khi kết thúc buổi lễ này, tôi muốn chào tất cả và cám ơn anh chị em đã tham dự, đặc biệt là các giáo lý viên đến từ bao nhiêu nơi trên thế giới.
”Tôi đặc biệt ngỏ lời chào Đức Thượng Phụ Youhanna X, Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp Antiokia và toàn Đông Phương. Sự hiện diện của Đức Thượng Phụ tại đây mời gọi chúng ta một lần nữa cầu nguyện cho hòa bình tại Siria và Trung Đông.”
ĐTC không quên chào thăm các tín hữu hành hương cưỡi ngựa từ Assisi đến đây, các tín hữu hành hương từ Nicaragua và ngài gợi lại biến cố các vị chủ chăn và tín hữu nước này đang mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo Tỉnh Nicaragua. Sau cùng, ĐTC nói: ”Chúng ta vui mừng nhớ rằng hôm qua tại Croát, có lễ phong chân phước Miroslav Bulesic, LM giáo phận tử đạo năm 1947. Chúng ta hãy chúc tụng Chúa Đấng đã ban cho những người yếu thế sức mạnh làm chứng tá tột cùng.
Tiếp đến, ĐTC đã mời gọi mọi người cùng đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành Tòa Thánh.
Sau Phép lành, ĐTC đã bắt tay chào nhiều người hiện diện, cả các LM đồng tế trước khi đi xe díp mui trần màu trắng tiến qua các lối đi, cho đến tận cuối đường Hòa Giải để chào thăm các tín hữu.
Cuộc họp đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng và 8 vị Hồng Y
Đặng Tự Do
18:21 29/09/2013
Sáu tháng sau khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng, phong cách lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô và trọng tâm triều đại giáo hoàng của ngài đang trở thành rõ ràng hơn. Một trong những sự kiện quan trọng nhất sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa Đức Giáo Hoàng và 8 vị Hồng Y . Sự kiện này tiên báo cho những thay đổi trong cách thức quản trị Giáo Hội và Giáo Triều Rôma.
Trước cuộc họp này, từ vài tháng qua, mỗi vị Hồng Y đã bị thu thập thông tin từ các giám mục trong khu vực của các ngài. Trong các ngày từ 1 tháng 10 đến 3 tháng 10, các vị sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican. Theo dự trù vào ngày 04 Tháng 10, các vị Hồng Y sẽ cùng đi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm linh địa Assisi.
Tám vị Hồng Y này là những ai?
Trước hết là Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras, là điều phối viên của nhóm. Ngài nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau và đã làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần trước đây. Đáng chú ý nhất , là khi soa,n thảo tài liệu Aparecida vào năm 2007.
Bên cạnh đó là Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz từ Chile. Ngài mới bước sang tuổi 80, và có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh.
Từ Châu Á có Đức Hồng Y Oswald Gracias, người Ấn Độ. Năm nay ngài 68 tuổi và là Tổng Giám Mục của Bombay từ ngày 14 tháng 10 năm 2006 cho đến nay.
Châu Âu sẽ được đại diện bởi Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich. Ở tuổi 61 tuổi, ngài là người trẻ nhất trong nhóm.
Những vấn đề đặc thù của Giáo Hội tại Châu Phi sẽ được Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, người Congo trình bày với Đức Thánh Cha.
Các vị khác từ các nước tân tiến phương Tây gồm có Đức Hồng Y George Pell, là Tổng Giám Mục Syndey, Australia; Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ, và Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, người Ý, Thống Đốc Thành Vatican.
Dù không phải là một vị Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Albano Marcelo Semenaro sẽ được mời làm thư ký trong các cuộc họp của 8 vị Hồng Y mà báo chí thường gọi là “nhóm G8”.
Nhóm G8 đã được Đức Thánh Cha thành lập vào ngày 13 tháng Tư như một câu trả lời cho những quan tâm đã được các Hồng Y đưa lên trong thời gian tiền Mật Nghị bầu Giáo Hoàng.
Sau khi hoàn tất, đề nghị của ủy ban sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng, nhưng đơn giản chỉ là những lời đề nghị. Cuối cùng, chính Đức Giáo Hoàng sẽ có tiếng nói định đọat cuối cùng về nhữngthay đổi sẽ được thực hiện, dựa trên các khuyến nghị của các ngài.
Trước cuộc họp này, từ vài tháng qua, mỗi vị Hồng Y đã bị thu thập thông tin từ các giám mục trong khu vực của các ngài. Trong các ngày từ 1 tháng 10 đến 3 tháng 10, các vị sẽ gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican. Theo dự trù vào ngày 04 Tháng 10, các vị Hồng Y sẽ cùng đi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm linh địa Assisi.
Tám vị Hồng Y này là những ai?
Trước hết là Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa, Honduras, là điều phối viên của nhóm. Ngài nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau và đã làm việc với Đức Thánh Cha Phanxicô nhiều lần trước đây. Đáng chú ý nhất , là khi soa,n thảo tài liệu Aparecida vào năm 2007.
Bên cạnh đó là Đức Hồng Y Francisco Javier Errazuriz từ Chile. Ngài mới bước sang tuổi 80, và có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo Giáo Hội tại Mỹ Châu Latinh.
Từ Châu Á có Đức Hồng Y Oswald Gracias, người Ấn Độ. Năm nay ngài 68 tuổi và là Tổng Giám Mục của Bombay từ ngày 14 tháng 10 năm 2006 cho đến nay.
Châu Âu sẽ được đại diện bởi Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich. Ở tuổi 61 tuổi, ngài là người trẻ nhất trong nhóm.
Những vấn đề đặc thù của Giáo Hội tại Châu Phi sẽ được Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, người Congo trình bày với Đức Thánh Cha.
Các vị khác từ các nước tân tiến phương Tây gồm có Đức Hồng Y George Pell, là Tổng Giám Mục Syndey, Australia; Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, Hoa Kỳ, và Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, người Ý, Thống Đốc Thành Vatican.
Dù không phải là một vị Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Albano Marcelo Semenaro sẽ được mời làm thư ký trong các cuộc họp của 8 vị Hồng Y mà báo chí thường gọi là “nhóm G8”.
Nhóm G8 đã được Đức Thánh Cha thành lập vào ngày 13 tháng Tư như một câu trả lời cho những quan tâm đã được các Hồng Y đưa lên trong thời gian tiền Mật Nghị bầu Giáo Hoàng.
Sau khi hoàn tất, đề nghị của ủy ban sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng, nhưng đơn giản chỉ là những lời đề nghị. Cuối cùng, chính Đức Giáo Hoàng sẽ có tiếng nói định đọat cuối cùng về nhữngthay đổi sẽ được thực hiện, dựa trên các khuyến nghị của các ngài.
Ngày phong thánh cho Đức Gioan Phaolô II và Đức Gioan XXIII được công bố vào ngày thứ Hai 30/09
Đặng Tự Do
18:37 29/09/2013
Thứ Hai ngày 30 tháng 9 sẽ là ngày Đức Thánh Cha Phanxicô công bố chính xác khi nào Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II sẽ được công bố là các vị thánh của Giáo Hội Công Giáo. Cho đến nay, Bộ Phong Thánh, chỉ nói rằng cả hai vị sẽ được phong thánh vào cùng một ngày. Thánh Bộ cũng cho biết, buổi lễ sẽ diễn ra vào năm 2014 nhưng đã không đưa ra bất kỳ chi tiết nào khác nữa .
Chính Đức Giáo Hoàng đã cho biết nhiều chi tiết hơn về sự kiện được trông đợi này. Trên chuyến bay từ Rio De Janeiro trở về Rôma sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngài nói với các nhà báo rất có thể ngày phong thánh cho hai vị sẽ là vào Chúa Nhật 27 tháng 4 năm 2014, là lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Thật ra, cũng cần thời gian để Tòa Thánh làm việc với chính quyền địa phương, để họ có kế hoạch phù hợp cho hàng triệu người được dự kiến sẽ đến Rôma vào dịp này.
Trong trường hợp của Đức Gioan XXIII, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nới lỏng yêu cầu phải có một phép lạ thứ hai, có nghĩa là ngài sẽ được tuyên bố là một vị thánh, mặc dù chỉ mới có một phép lạ chính thức được Tòa Thánh xác nhận là do sự cầu bầu của ngài.
Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, phép lạ một nữ tu người Pháp được chữa lành khỏi bệnh Parkinson đã mở đường cho án phong chân phước cho Ngài vào ngày 01 Tháng Năm 2011. Đúng vào ngày đó, một phụ nữ Costa Rica bị đứt động mạch não, đã cầu khẩn với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đã được chữa khỏi. Tòa Thánh đã xác nhận đây là phép lạ và điều này đã dẫn đến án phong thánh cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan.
Lúc đầu, người ta hy vọng lễ Phong Thánh sẽ diễn ra vào mùa đông năm 2013, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thời điểm rét buốt đó sẽ là vấn đề rất khó khăn đối với người hành hương Ba Lan.
Chính Đức Giáo Hoàng đã cho biết nhiều chi tiết hơn về sự kiện được trông đợi này. Trên chuyến bay từ Rio De Janeiro trở về Rôma sau Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, ngài nói với các nhà báo rất có thể ngày phong thánh cho hai vị sẽ là vào Chúa Nhật 27 tháng 4 năm 2014, là lễ kính Lòng Thương Xót Chúa. Thật ra, cũng cần thời gian để Tòa Thánh làm việc với chính quyền địa phương, để họ có kế hoạch phù hợp cho hàng triệu người được dự kiến sẽ đến Rôma vào dịp này.
Trong trường hợp của Đức Gioan XXIII, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nới lỏng yêu cầu phải có một phép lạ thứ hai, có nghĩa là ngài sẽ được tuyên bố là một vị thánh, mặc dù chỉ mới có một phép lạ chính thức được Tòa Thánh xác nhận là do sự cầu bầu của ngài.
Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, phép lạ một nữ tu người Pháp được chữa lành khỏi bệnh Parkinson đã mở đường cho án phong chân phước cho Ngài vào ngày 01 Tháng Năm 2011. Đúng vào ngày đó, một phụ nữ Costa Rica bị đứt động mạch não, đã cầu khẩn với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đã được chữa khỏi. Tòa Thánh đã xác nhận đây là phép lạ và điều này đã dẫn đến án phong thánh cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan.
Lúc đầu, người ta hy vọng lễ Phong Thánh sẽ diễn ra vào mùa đông năm 2013, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói thời điểm rét buốt đó sẽ là vấn đề rất khó khăn đối với người hành hương Ba Lan.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sau 38 năm, giáo xứ Bình Khánh đón Cha chính xứ tiên khởi
Giuse Khổng Hữu Nguồn
17:23 29/09/2013
XUÂN LỘC - Sáng Chúa Nhật 29/09/2013 Cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Bình Khánh, hạt Xuân Lộc, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan đón chào cha chánh xứ tiên khởi Pherô Phan Khắc Giữa.Cha Đaminh Ngô Công Sứ, Quản hạt Xuân Lộc, thay mặt Đức Cha giáo phận chủ sự nghi thức nhận xứ của cha Phero tân chánh xứ. Cùng dâng lễ có cha Giuse Nguyễn Văn Việt Chưởng ấn Giáo phận, quý cha cố, quý cha giáo, quý cha cùng lớp với cha Phero, quý cha trong giáo hạt Xuân Lộc.
Xem hình ảnh
Tham dự lễ, có Dì tổng và quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, quý chủng sinh; quý hội Caritas giáo phận, giáo hạt; quý Ban hành giáo, giáo xứ: Núi Tung, Đông Vinh, Bắc Hải và các giáo xứ lân cận; có bà cố và thân nhân gia đình cha Phero tân chánh xứ; quý khách mời; và Ban hành giáo cùng cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Bình Khánh.
Mở đầu thánh lễ, cha Quản hạt Xuân Lộc, thay mặt Đức Cha giáo phận công bố văn thư bổ nhiệm và giới thiệu cha Phero Phan Khắc Giữa, trong niềm vui hân hoan của cộng đoàn hiện diện.
Cha quản hạt nói: "Cha Phero Phan Khắc Giữa, người đã phục vụ tại Bình Khánh trong những năm qua, giờ này đây, Đức Giám Mục chính thức cử ngài về ở với Bình Khánh để giáo xứ này thực sự có một vị chủ chăn ở tại chỗ quy tụ đoàn dân và xây dựng đoàn dân trở thành một cộng đoàn dân Chúa và xây dựng những cơ sở tinh thần và vật chất, cho Bình Khánh, để Bình Khánh xứng đáng là một giáo xứ có thể sánh vai với tất cả các giáo xứ trong giáo phận trên con đường tiến tới tốt đẹp, phục vụ cộng đoàn dân Chúa và làm vinh danh Chúa ở vùng đất này".
Cha Phero tân chánh xứ bày tỏ tâm tình biết ơn đến hai Đức Cha Giáo Phận, Đức Ông, Cha Quản hạt, qúy cha, qúy tu sĩ, quý khách, qúy Chính quyền và mọi người đã thương hiện diện cầu nguyện và giúp đỡ ngài, giúp đỡ giáo xứ Bình Khánh.
Ca đoàn Hiền Mẫu Bắc Hải hôm nay hát rất hay, giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ thật sốt sắng.
Sau lễ, quý cha, quý tu sĩ và mọi người cùng chia sẻ niềm vui với cha tân chánh xứ và giáo xứ Bình Khánh mỗi người một hộp bánh mang về, và 600 hộp bánh này do Bà Cố và gia đình cha Phero tân chánh xứ kính biếu.
Theo Quốc lộ 1A hướng từ Sài Gòn về Long Khánh đến ngã ba “Cua Heo’’ (tiếng địa phương) rẽ trái, đi vào hơn 3 cây số, đến nhà thờ Bình Khánh, thuộc địa bàn Xã Bình Lộc, Thị Xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai.
Giáo xứ Bình Khánh tọa lạc trong một địa bàn trù phú và giầu có, đa số là lương dân và một phần là dân tộc Tầu Nùng, ở đây đất đai rộng rãi, trong thổ cư nhà nào cũng thấy cây chôm chôm, sầu riêng.
Trải qua 38 năm (1975-2013), Tạ ơn Chúa giáo xứ Bình Khánh có được niềm vui trọng đại hôm nay.
Từ năm 1975 đến năm 1982 lúc đầu có 27 gia đình Công Giáo gồm 158 nhân khầu, họ từ miền Trung, miền Bắc vào sinh sống lập nghiệp, công việc chính là làm thuê làm mướn nông nghiệp, thuộc họ đạo Trinh Vương giáo xứ Chính tòa Xuân Lộc.
Từ năm 1982 đến năm 1996 số gia đình Công Giáo tăng lên là 80 gồm 359 nhân khẩu, thuộc xứ Tân Xuân.
Từ năm 1996 đến năm 2007 số gia đình Công Giáo tăng lên là 116 gồm 1017 nhân khẩu, thuộc xứ Nùi Tung.
Năm 1996 có một gia đình Công Giáo hiến tặng 2300 mét vuông đất để tạm làm nơi sinh hoạt phụng vụ.(hiện giáo xứ cũng mới mua thêm 2000 mét vuông đất ngay bên cạnh).
Năm 2007 được Đức Cha chánh nâng lên thành giáo họ biệt lập.
Ngày 15/09/2010 Đức Cha chính thức ra quyết định nâng giáo họ Bình Khánh lên thành giáo xứ.
Hiện nay cả xã Bình Lộc chưa có một nhà thờ nào, dân số xã hơn 16 nghìn người, số giáo dân nơi đây có gần một nghìn người, chiếm tỷ lệ rất thấp.
Vùng đất này đã có Khu Công Nghiệp đang xây dựng, chắc chắn một ngày không xa, giáo xứ sẽ đón rất đông anh chị em Công Giáo khắp nơi đến làm ăn sinh sống ở miền đất hứa truyền giáo mênh mông này.
Xem hình ảnh
Tham dự lễ, có Dì tổng và quý Dì Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, quý chủng sinh; quý hội Caritas giáo phận, giáo hạt; quý Ban hành giáo, giáo xứ: Núi Tung, Đông Vinh, Bắc Hải và các giáo xứ lân cận; có bà cố và thân nhân gia đình cha Phero tân chánh xứ; quý khách mời; và Ban hành giáo cùng cộng đoàn dân Chúa Giáo xứ Bình Khánh.
Mở đầu thánh lễ, cha Quản hạt Xuân Lộc, thay mặt Đức Cha giáo phận công bố văn thư bổ nhiệm và giới thiệu cha Phero Phan Khắc Giữa, trong niềm vui hân hoan của cộng đoàn hiện diện.
Cha quản hạt nói: "Cha Phero Phan Khắc Giữa, người đã phục vụ tại Bình Khánh trong những năm qua, giờ này đây, Đức Giám Mục chính thức cử ngài về ở với Bình Khánh để giáo xứ này thực sự có một vị chủ chăn ở tại chỗ quy tụ đoàn dân và xây dựng đoàn dân trở thành một cộng đoàn dân Chúa và xây dựng những cơ sở tinh thần và vật chất, cho Bình Khánh, để Bình Khánh xứng đáng là một giáo xứ có thể sánh vai với tất cả các giáo xứ trong giáo phận trên con đường tiến tới tốt đẹp, phục vụ cộng đoàn dân Chúa và làm vinh danh Chúa ở vùng đất này".
Cha Phero tân chánh xứ bày tỏ tâm tình biết ơn đến hai Đức Cha Giáo Phận, Đức Ông, Cha Quản hạt, qúy cha, qúy tu sĩ, quý khách, qúy Chính quyền và mọi người đã thương hiện diện cầu nguyện và giúp đỡ ngài, giúp đỡ giáo xứ Bình Khánh.
Ca đoàn Hiền Mẫu Bắc Hải hôm nay hát rất hay, giúp cộng đoàn tham dự thánh lễ thật sốt sắng.
Sau lễ, quý cha, quý tu sĩ và mọi người cùng chia sẻ niềm vui với cha tân chánh xứ và giáo xứ Bình Khánh mỗi người một hộp bánh mang về, và 600 hộp bánh này do Bà Cố và gia đình cha Phero tân chánh xứ kính biếu.
Theo Quốc lộ 1A hướng từ Sài Gòn về Long Khánh đến ngã ba “Cua Heo’’ (tiếng địa phương) rẽ trái, đi vào hơn 3 cây số, đến nhà thờ Bình Khánh, thuộc địa bàn Xã Bình Lộc, Thị Xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai.
Giáo xứ Bình Khánh tọa lạc trong một địa bàn trù phú và giầu có, đa số là lương dân và một phần là dân tộc Tầu Nùng, ở đây đất đai rộng rãi, trong thổ cư nhà nào cũng thấy cây chôm chôm, sầu riêng.
Trải qua 38 năm (1975-2013), Tạ ơn Chúa giáo xứ Bình Khánh có được niềm vui trọng đại hôm nay.
Từ năm 1975 đến năm 1982 lúc đầu có 27 gia đình Công Giáo gồm 158 nhân khầu, họ từ miền Trung, miền Bắc vào sinh sống lập nghiệp, công việc chính là làm thuê làm mướn nông nghiệp, thuộc họ đạo Trinh Vương giáo xứ Chính tòa Xuân Lộc.
Từ năm 1982 đến năm 1996 số gia đình Công Giáo tăng lên là 80 gồm 359 nhân khẩu, thuộc xứ Tân Xuân.
Từ năm 1996 đến năm 2007 số gia đình Công Giáo tăng lên là 116 gồm 1017 nhân khẩu, thuộc xứ Nùi Tung.
Năm 1996 có một gia đình Công Giáo hiến tặng 2300 mét vuông đất để tạm làm nơi sinh hoạt phụng vụ.(hiện giáo xứ cũng mới mua thêm 2000 mét vuông đất ngay bên cạnh).
Năm 2007 được Đức Cha chánh nâng lên thành giáo họ biệt lập.
Ngày 15/09/2010 Đức Cha chính thức ra quyết định nâng giáo họ Bình Khánh lên thành giáo xứ.
Hiện nay cả xã Bình Lộc chưa có một nhà thờ nào, dân số xã hơn 16 nghìn người, số giáo dân nơi đây có gần một nghìn người, chiếm tỷ lệ rất thấp.
Vùng đất này đã có Khu Công Nghiệp đang xây dựng, chắc chắn một ngày không xa, giáo xứ sẽ đón rất đông anh chị em Công Giáo khắp nơi đến làm ăn sinh sống ở miền đất hứa truyền giáo mênh mông này.
Giáo xứ Mẫu Lâm thắp nến cầu nguyện cho hòa bình, công lý và tự do nhân quyền
PV Mẫu Lâm
17:27 29/09/2013
Tiếp tục hưởng ứng lời cầu kêu gọi của Bề trên giáo phận, và hiệp lời cầu nguyện với những người yêu chuộng hòa bình, công lí trên khắp thế giới, tối thứ bảy, ngày 28 tháng 09 năm 2013, cha quản xứ Antôn Trần Đình Văn và bà con giáo xứ Mẫu Lâm đã chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện cho bà con giáo xứ Mỹ Yên, cho luật sư Giuse Lê Quốc Quân và cho hòa bình công lí sớm được thực thi ở Việt Nam.
Xem hình ảnh
Việt Nam đã kí công ước nhân quyền công nhận quyền tự do tôn giáo và tôn trọng quyền của người dân. Thế nhưng thực tế trong đất nước Việt Nam tình trạng vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo đang ngày có dấu hiệu gia tăng. Nhà cầm quyền Việt Nam chưa thực sự tôn trong các quyền căn bản của công dân đặc biệt là các công dân Công Giáo.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều nhà trí thức yêu nước, nhiều sinh viên, và cả những giáo dân đã bị bắt bớ đánh đập và giam cầm trái phép chỉ vì họ dám đứng lên đấu tranh cho công lí hòa bình, dám đứng lên nói sự thật để bảo vệ đất nước trước nạn xâm lăng của Trung Quốc. Tiểu biểu trong số đó có Luật sư Giuse Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, nữ sinh viên Phương Uyên, 14 sinh viên Công Giáo, tin lành yêu nước, và mới đây nhất là các nạn nhân của gáo xứ Mỹ Yên.Những người này chính là những ngọn nến đã thắp sáng lên để xua tan bóng đêm của bất công, của bạo tàn, xua tan màn đêm giả dối mà nhà cầm quyền cộng sản đang thực thi ở đất nước Việt Nam. Họ đã thắp sáng thế gian bằng chính những sự hi sinh và lòng can đảm của mình.
Hôm nay, những ngọn nến của giáo xứ Mẫu Lâm lại tiếp tục được thắp sáng để gửi một thông điệp tới Luật sư Lê Quốc Quân, tới những nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên và những người yêu chuộng hòa bình công lí thế giới rằng: Người dân giáo xứ Mẫu Lâm chúng tôi là những người yêu chuộng công lí và hòa bình. Chúng tôi sẽ luôn ở bên các bạn, chúng tôi luôn ủng hộ và cầu nguyện cho các bạn. Xin cho ánh sáng của những ngọn nến được thắp lên đêm nay chiếu soi tới những vùng u tối và làm tan chảy những tâm hồn chai đá của các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam để họ biết tôn trọng những quyền căn bản của con người.
Xem hình ảnh
Việt Nam đã kí công ước nhân quyền công nhận quyền tự do tôn giáo và tôn trọng quyền của người dân. Thế nhưng thực tế trong đất nước Việt Nam tình trạng vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo đang ngày có dấu hiệu gia tăng. Nhà cầm quyền Việt Nam chưa thực sự tôn trong các quyền căn bản của công dân đặc biệt là các công dân Công Giáo.
Trong thời gian qua đã có rất nhiều nhà trí thức yêu nước, nhiều sinh viên, và cả những giáo dân đã bị bắt bớ đánh đập và giam cầm trái phép chỉ vì họ dám đứng lên đấu tranh cho công lí hòa bình, dám đứng lên nói sự thật để bảo vệ đất nước trước nạn xâm lăng của Trung Quốc. Tiểu biểu trong số đó có Luật sư Giuse Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, nữ sinh viên Phương Uyên, 14 sinh viên Công Giáo, tin lành yêu nước, và mới đây nhất là các nạn nhân của gáo xứ Mỹ Yên.Những người này chính là những ngọn nến đã thắp sáng lên để xua tan bóng đêm của bất công, của bạo tàn, xua tan màn đêm giả dối mà nhà cầm quyền cộng sản đang thực thi ở đất nước Việt Nam. Họ đã thắp sáng thế gian bằng chính những sự hi sinh và lòng can đảm của mình.
Hôm nay, những ngọn nến của giáo xứ Mẫu Lâm lại tiếp tục được thắp sáng để gửi một thông điệp tới Luật sư Lê Quốc Quân, tới những nạn nhân của giáo xứ Mỹ Yên và những người yêu chuộng hòa bình công lí thế giới rằng: Người dân giáo xứ Mẫu Lâm chúng tôi là những người yêu chuộng công lí và hòa bình. Chúng tôi sẽ luôn ở bên các bạn, chúng tôi luôn ủng hộ và cầu nguyện cho các bạn. Xin cho ánh sáng của những ngọn nến được thắp lên đêm nay chiếu soi tới những vùng u tối và làm tan chảy những tâm hồn chai đá của các nhà lãnh đạo đất nước Việt Nam để họ biết tôn trọng những quyền căn bản của con người.
Giáo họ Yên Lưu lễ thánh Micae bổn mạng
Micae Yên Lưu
17:35 29/09/2013
VINH - Hoà chung với niềm vui mừng lễ kính các Tổng Lãnh Thiên Thần, vào lúc 15g30 thứ bày ngày 28.09.2013, toàn thể cộng đoàn Giáo họ Yên Lưu đã long trọng mừng lễ bổn mạng Đức Thánh Micae. Chủ tế thánh lễ hôm nay là Đức Cha Già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, cùng đồng tế có quý Cha trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa cùng đông đảo bà con giáo dân đến hiệp dâng thánh lễ.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, cuộc rước kiệu Thánh bổn mạng xung quanh ngôi Thánh Đường rất trang nghiêm và sốt sắng.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Phaolô Maria mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã ban trong suốt năm qua, đồng thời tiếp tục cầu xin Chúa ban bình an cho các gia đình và cộng đoàn giáo họ trong thời gian tới.
Trong phần chia sẻ, Đức Cha Phaolô giải thích về sứ mạng của các tổng lãnh Thiên Thần, nhất là tổng lãnh Thiên thần Micae, qua đó mời gọi mọi người chu toàn phận sự Chúa và Giáo Hội giao phó.
Sau khi ban phép lành cuối lễ, ông Chủ tịch Hội Đồng Giáo Họ thay lời cho cộng đoàn giáo họ tri ân Đức Cha, quý Cha, quý khách. Lời tri ân đó được gói gọn trong những bó hoa tươi thắm dâng lên Đức Cha và quý Cha.
Mọi người ra về trong tâm tình hân hoan với bài ca cám tạ. Cũng nên biết rằng: Giáo họ Yên Lưu hiện có 2 700 giáo dân và thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh.
Xem hình ảnh
Trước thánh lễ, cuộc rước kiệu Thánh bổn mạng xung quanh ngôi Thánh Đường rất trang nghiêm và sốt sắng.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha Phaolô Maria mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã ban trong suốt năm qua, đồng thời tiếp tục cầu xin Chúa ban bình an cho các gia đình và cộng đoàn giáo họ trong thời gian tới.
Trong phần chia sẻ, Đức Cha Phaolô giải thích về sứ mạng của các tổng lãnh Thiên Thần, nhất là tổng lãnh Thiên thần Micae, qua đó mời gọi mọi người chu toàn phận sự Chúa và Giáo Hội giao phó.
Sau khi ban phép lành cuối lễ, ông Chủ tịch Hội Đồng Giáo Họ thay lời cho cộng đoàn giáo họ tri ân Đức Cha, quý Cha, quý khách. Lời tri ân đó được gói gọn trong những bó hoa tươi thắm dâng lên Đức Cha và quý Cha.
Mọi người ra về trong tâm tình hân hoan với bài ca cám tạ. Cũng nên biết rằng: Giáo họ Yên Lưu hiện có 2 700 giáo dân và thuộc Giáo xứ Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh.
Cộng đồng Công giáo Việt Nam TGP Melbourne Hiệp thông cùng GX Mỹ Yên.
Trần Văn Minh
17:53 29/09/2013
Melbourne. Vào lúc 5 giờ chiều Chúa Nhật 29 tháng 9 năm 2013. Tại GX St. Magarette. Đức Giám Mục phụ tá TGP Melbourne Vincent Nguyễn Văn Long, Linh mục Phong, Linh mục Anthony, Ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam và đông đảo giáo dân trong TGP đã hiệp dâng Thánh lễ đồng tế cầu nguyện và hiệp thông cùng Đức Giám Mục Giáo phận Vinh Phaolo Nguyễn Thái Hợp và Giáo xứ Mỹ Yên.
Trước khi dâng Thánh lễ hiệp thông. Đức Cha chủ tế đã mời gọi mọi người hiện diện trong Thánh lễ cùng hiệp ý cầu nguyện cho quê hương, cùng cầu nguyện cho Đức Giám Mục Giáo phận Vinh, Giáo xứ Mỹ Yên và những người dân trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, đang bị bách hại, đe dọa, khủng bố, vu khống chỉ vì những việc làm ôn hòa để đòi hỏi cho công lý và sự thật.
Đức Cha Vincent cũng thay mặt cho Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trong TGP Melbourne, xin hiệp thông với Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp GP Vinh, Giáo xứ Mỹ Yên với tình liên đới trong công cuộc đấu tranh cho sự thật để chứng tỏ rằng, Giáo phận Vinh nói chung và Giáo xứ Mỹ Yên không cô đơn, vì dù xa xôi, người Việt Nam ở khắp mọi nơi trên thế giới luôn hướng về đất nước và cầu cho ơn bình an đến với mọi người.
Cũng trong bài chia sẽ tin mừng Chúa Nhật 26 thường niên, Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long đã nói về gương người phú hộ đối với người nghèo khó. Cho chúng ta thấy rằng chúng ta không thể dửng dưng đối với tha nhân, mà Thiên Chúa cũng nhắc nhở chúng ta phải có trách nhiệm liên đới với đồng loại. Cho nên, dù sống ở nơi an bình, hạnh phúc, chúng ta không thể làm ngơ khi những anh em đồng loại, đồng bào đang bị nhà cầm quyền vô cớ bắt bớ, giam cầm, đầy đọa, vu khống, gian dối để khủng bố cả về thể xác cũng như tinh thần, ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Gần đây nhất là họ vu khống cho Đức Giám Mục GP Vinh và Giáo xứ Mỹ Yên.
Sau Thánh lễ, ông trưởng ban mục vụ Cộng đồng Công Giáo Việt Nam đã lên cảm ơn Đức Giám Mục phụ tá TGP và toàn thể cộng đoàn đã nghe tiếng mời gọi của cộng đồng cùng đến để hiệp dâng Thánh lễ hiệp thông với Mỹ Yên, đấu tranh đòi hỏi chính quyền phải ngưng ngay những hành vi tội ác, những dối trá, bất công, trả lại sự bình an cho người dân trong nước nói chung và Giáo phận Vinh, Giáo xứ Mỹ Yên nói riêng.
Melbourne 30/9/2013.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những hậu quả tiêu cực của phong trào khuynh tả tại Tây phương
Lm. Nguyễn Hữu Thy
07:42 29/09/2013
Những hậu quả tiêu cực của phong trào khuynh tả tại Tây phương
Như chúng ta đều đã rõ là trong và sau cuộc thế chiến II, những người cộng sản Số Viết đã hầu như mặc sức tung hoành nhuộm đỏ các nước Âu châu bao nhiêu như họ có thể. Bắt đầu là các nước nhỏ. Lettland, Litauen và Estland đã nhanh chóng biến mất sau bức màn sắt. Tiếp theo là các nước lớn hơn, như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Rumenien, Tiệp Khắc, NamTư, Bulgarie và Đông Đức. Nói tắt là dù muốn hay không, mỗi một khi một nước nào đó đã rơi vào trong gọng kìm quân sự của Mạc Tư Khoa đều trở thành một phần đất của đế quốc đỏ Sô Viết.
Những người cộng sản Sô Viết thực sự mang tham vọng muốn nhuộm đỏ toàn cầu theo một lịch trình rất quy củ và có chiến lược. Vì thế, họ luôn để mắt dòm ngó các quốc gia đang nằm ngoài gọng kìm quân sự của họ và tìm mọi cách gửi các cán bộ xâm nhập vào các quốc gia ấy để tuyên truyền, gây hoang mang và cổ xuý sự bất bình phản đối của dân chúng đối với chính quyền sở tại qua các cuộc xuống đường và biểu tình liên miên, hầu chờ khi thời điểm thuận tiện cho phép là họ dùng bạo lực cướp chính quyền. Tất cả những hoạt động gây rối loạn này hoàn toàn trực thuộc sự chỉ huy của cơ quan tuyên truyền của điện Cẩm Linh với sự hợp tác của những đảng cộng sản địa phương tại các nước Tây Âu, kể cả với đảng cộng sản tại Hoa Kỳ CPUSA (communist Party USA) và đảng cộng sản Anh quốc CPGB (communist Party of Great Britain).
Trường phái Frankfurt
Góp phần vào những hoạt động phá hoại trên người ta còn phải kể tới phong trào khuynh tả mà người ta thường gọi là trường phái Frankfurt, một trường phái quá khích đã từng gây nên những xáo trộn xã hội nghiêm trọng trong suốt nhiều thập niên sau trận thế chiến II, trước hết là tại Hoa Kỳ và tiếp đến là Anh quốc. Trường phái tả khuynh Frankfurt do ông György Lukács, một cán bộ cộng sản người Hung Gia Lợi, thành lập vào năm 1933 tại Frankfurt/Đức quốc dưới danh hiệu là Học Viện nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-xít.
Lukács là một cán bộ nòng cốt của phong trào cộng sản quốc tế (Comintern) được thành lập năm 1919 tại Mạc Tư Khoa, để „tranh đấu lật đổ giai cấp tư sản với tất cả mọi phương tiện, kể cả việc sử dụng vũ lực, hầu thiết lập một nước cộng hòa Sô Viết quốc tế.“
Chính Karl Marx đã cho rằng tình trạng hỗn loạn vô chính phủ tại một quốc gia là một sự dọn đường cần thiết cho một cuộc cách mạng rộng mở, trong đó „ông sẽ như một người khổng lồ đứng thẳng trên đôi chân của mình giữa những đống đổ nát.“ Và lời hiệu triệu của ông trong thế giới của những chiến sĩ cách mạng, Lukács cũng đã phát biểu những lời tương tự như quan điểm của Karl Marx: „Tôi thấy việc cách mạng hủy hoại xã hội hiện tại là một giải quyết cần thiết. Không thể đạt tới được công tác lật ngược các giá trị toàn cầu, nếu không có sự hủy hoại các giá trị cũ và sự tạo nên những giá trị mới qua một cuộc cách mạng.“
Vào thập niên 1930, Lukács còn có thêm hai đồng chí cộng sản hung hăng khác cùng đồng hành, đó là Max Horkheimer và Theodor Adorno. Nhưng chẳng may là cùng thời điểm ấy đảng Đức Quốc Xã của nhà độc tài Hitler đã lên nắm chính quyền, nên nhóm cộng sản của Lukács không còn chỗ dung thân tại Đức quốc nữa. Trước hết bọn họ kéo sang hoạt động tại New York, một nơi mà Học Viện rất được biết đến dưới danh nghĩa là Trường phái Frankfurt. Và vào thập niên 1950 nhóm này còn lôi kéo thêm được một thành viên mới là học giả Herbert Marcuse, và cả nhóm cùng nhau bắt đầu soạn sửa tương lai cho phong trào cộng sản của họ ngay trong thế giới dân chủ Tây phương.
Trường phái Frankfurt chính là nơi làm phát xuất học thuyết phê luận mà mục đích chính là nhằm phá hoại nền văn hóa Tây phương trong đó bao gồm: Kitô giáo, hệ thống tư bản, các chính quyền hiện hành, cơ cấu gia đình, trật tự xã hội hiện tại, các nguyên tắc luân lý, các truyền thống hiện tại, đạo đức về phái tính, sự trung tín, tinh thần dân tộc, quyền thừa kế, thuyết nhân chủng học và chủ nghĩa bảo thủ. Học thuyết phê luận của trường phái Frankfurt luôn lặp đi lặp lại những nguyên tắc cơ bản đầy sai trái và xấu xa của thế giới Tây phương, như: Kỳ thị chủng tộc, kỳ thị sự tương quan phái tính, chủ nghĩa đô hộ bá quyền, chủ nghĩa dân tộc, sự kỳ thị đời sống đồng tính, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa bài ngoại và chủ nghĩa đế quốc.
Herbert Marcuse
Herbert Marcuse là người gia nhập nhóm cộng sản quá khích khá muộn, nhưng là lại một thành phần đáng sợ nhất, mà những người đã từng một lần biết đến sẽ rất khó quên. Cuốn sách của ông với tựa đề „Eros and Civilisation“ – „Ái tình và văn hóa“, về sau lại được đổi thành „Cấu trúc bản năng và xã hội“, là một quảng cáo cho sự tự do luyến ái và sự tự do thỏa mãn các đòi hỏi tự nhiên của bản năng. Những ý thức hệ phản văn hóa của ông ta đã từ từ làm biến dạng và rồi tìm hủy diệt trong xã hội Hoa Kỳ và Tây phương tất cả những gì mà nền văn hóa Tây phương đã từng gầy dựng nên từ hàng chục thế kỷ qua. Một số lớn các nhà chính trị hiện đang điều hành thế giới và nắm giữ đa số các cơ cấu hành chính tại nhiều quốc gia Tây phương vốn từng là những cô cậu sinh viên thuộc loại „ngựa non háu đá“ xưa kia vào thập niên 1970 và thấm nhiễm tư tưởng „cách mạng“ phản văn hóa của Marcuse, mà mỗi lần xuống đường làm loạn thường cuồng nhiệt hô hét: „Hey hey, ho ho, Western Civ (civilisation) has got to go!“
Đó cũng là lý do biện giải tại sao trong suốt thập niện 1960 và 1970 đã bùng phát lên phong trào thần tượng hóa Marcuse. Còn nhóm sinh viên híp-py vào thời đó đa số là đồ đệ của Marcuse. Ông ta được họ đánh giá quá cao, đến nỗi những gì ông viết ra hay phát biểu đều được nhóm này nghiêm chỉnh ghi nhận như những giáo điều. Hậu quả này đã nói lên một cách rõ ràng là các sinh viên đã thấm nhiễm không chỉ quan điểm của Marcuse qua lời phát biểu của ông ta, mà các sinh viên thời bấy giờ đã coi như một câu châm ngôn sống: „Make Love not War“ – Hãy làm tình, chứ đừng gây chiến tranh, nhưng còn bị thấm nhiễm cả những lời tuyên truyền chống Tây phương và phản văn hóa của trường phái Frankfurt nữa. Nhưng một kinh nghiệm xương máu là đa số những kẻ ngu xuẩn và cuồng nhiệt, mà Lê-Nin đã sử dụng trong cuộc nổi dậy cướp chính quyền từ tay Nga Hoàng vào tháng 10 năm 1917 và từng được ông ta phong tặng cho tước hiệu „đồng chí“ và „chiến sĩ cách mạng“, đều bị đào thải, bị mất tích bí mật hay trở lại cuộc sống đời thường trong mất mát và quên lãng, ngoại trừ nhóm nòng cốt đầu não của đảng Bon-sơ-vích, của đảng cộng sản Sô Viết, là thụ hưởng mọi vinh quang sau khi thủ tiêu man rợ gia đình Nga Hoàng Nicolaj II và toàn bộ quan chức của ông.
Thực chất con người của Herbert Marcuse là một kẻ đầy mưu mô thâm độc. Mục đích đời ông ta là tìm cách hủy bỏ mọi truyền thống Tây phương, đứng đầu là Kitô giáo và những giá trị luân lý truyền thống, để thiết lập một xã hội cộng sản toàn cầu, trong đó mọi người hoàn toàn được sống tự do theo bản năng, chứ không còn bị cấm cản bởi bất cứ luật lệ tôn giáo hay luân lý đạo đức nào nữa. Trước câu hỏi là ai sẽ đóng vai trò giai cấp vô sản Nga Sô trong cuộc cách mạng ở Tây phương, Marcuse đã trả lời không chút do dự: Đó là tất cả những ai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, kể cả những thành phần thuộc xã hội đen, các thành phần nữ quyền, các nhóm đồng tính, các nhóm bất hảo (Asozialen & Entfremdeten) cũng như những người cách mạng của đệ tam thế giới mà biểu tượng là Che Guevara, tên thật là Ernesto Rafael Guevara de la Serna (1928-1967), sinh ra tại Á-căn-đình, nhưng đã bỏ học và theo Filcastro sang Cuba làm cách mạng, một người từng được biết đến như một anh hùng cách mạng gương mẫu không chỉ của dân tộc Cuba mà của toàn thể các nước thuộc đệ tam thế giới. Nhưng trong thực tế, Che là một kẻ say máu diệt chủng tại Cuba, lấy việc sát hại đối phương làm tiêu khiển. Vì thế, y đã quá thần tượng hóa Mao Trạch Đông và coi cuộc cách mạng văn hóa đẫm máu của nhà độc tài đỏ Trung Cộng làm gương mẫu cho mọi cuộc cách mạng, đến nỗi chính Fidel Castro cũng phải e ngại và đã thanh trừng Che qua gọng súng của công an Bolivien để tránh hậu họa.
Chủ nghĩa khủng bố văn hóa
Nguyên tắc chỉ đạo của đường lối chính trị phá hoại phát xuất từ trường phái Frankfurt được biết đến dưới danh hiệu „chủ nghĩa khủng bố văn hóa“ (kultureller Terorismus). Ngày nay người ta lại đơn thuần gọi là „công cuộc tu chỉnh chính trị“, một ý thức hệ chính trị mà các thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn hiểu rõ, mặc dầu rất ít người trong họ biết được chính xác nguồn gốc và lai lịch mang hình thức cách mạng, nhằm phá hoại và bài Tây phương của nó.
Nhưng người ta cũng phải tự hỏi là tại sao nạn nhân của „công cuộc tu chỉnh chính trị“ này lại đa số là người da trắng, tín hữu Kitô giáo, tư bản, những người có tính dục lành mạnh và là đàn ông, hay như một số người Mỹ đã mỉa mai gọi là „DWEMs“ (Dead White European Males) – bọn đàn ông Âu châu da trắng chết tiệt!
Câu trả lời thật đơn giản, đó là: Những người đàn ông và các phẩm chất, mà họ hiện thân, đã đặt nền móng, đã tạo nên điểm tựa và qua nhiều thế kỷ đã xây dựng một hệ thống tư tưởng và cơ cấu gia đình cũng như xã hội luôn liên kết chặt chẽ với nhau trong các hoàn cảnh và điều kiện hoàn toàn khác nhau và chính hệ thông tư duy và cơ cấu gia đình xã hội ấy đã tạo nên nền văn minh và văn hóa Tây phương nổi trội như chúng ta chứng kiến ngày nay. Nếu thế, thì một khi ký ức của chúng ta về nền văn minh ấy bị xóa bỏ, và nếu các sắc tộc loài người hiện đang là biểu tượng cho hệ thống tư tưởng ấy bị tiêu diệt, thì chính nền văn minh và văn hóa Tây phương cũng bị tiêu diệt.
Chỉ khi chúng ta nhận chân được thực tế đau buồn nói trên, thì bấy giờ chúng ta mới thấy được ý nghĩa của thế giới văn minh tiến bộ ngày nay như thế nào. Thật ra, tinh thần xã hội Tây phương không hề đột nhiên trở nên bệnh hoạn. Người Tây phương không hoàn toàn sống trong một xã hội bị phong trào bệnh hoạn „tu chỉnh chính trị“ chi phối. Điều đó không có nghĩa là tất cả họ đã trở nên già nua để không hiểu được điều đó. Một sự thật khủng khiếp là người Tây phương và cả chúng ta nữa đã từng vô tình tự để cho mình bị lôi kéo vào vòng kiềm tỏa của trào lưu khuynh tả đầy xảo quyệt, mà từ nhiều thập kỷ qua đã tuần tự nắm quyền bính tại Âu châu, nhất là tại Nga và các nước Đông Âu, rồi tiếp theo là một số nước khác trên thế giới.
Một số bằng chứng cho thực tại ấy là phong trào khuynh tả tự do thuần túy của người da trắng vốn từng công khai cực lực kết án chính sách đô hộ của người Âu châu tại các nước Á-Phi là hành động đế quốc xâm lược và ức hiếp các quốc gia kém mở mang, thì ngày nay khi các nước Âu châu bị chính sự đô hộ của một Sô Viết cộng sản luôn tìm cách kìm kẹp toàn thể Âu châu và cả thế giới dưới gông cùm bạo lực bất nhân của mình, thì nhóm khuynh tả lại ca ngợi như một sự giải phóng cần thiết, như một chiến thắng cách mạng. Chính nhóm khuynh tả này đã từng không tiếc lời đề cao và ca tụng cuộc nổi dậy cướp chính quyền thành công của Lê-nin và đồng bọn tại Nga vào tháng 10 năm 1917 như một cuộc cách mạng thế kỷ của nhân loại, thì ngày nay đã bị chính dân tộc Nga nói riêng và toàn thể các dân tộc Âu châu nói chung kết án là phản văn hóa, phản nhân bản, đã lôi kéo và nhấn chìm cả nhân loại nói chung và các nước Đông Âu nói riêng vào những sa lầy và tụt hậu khủng khiếp về luân lý đạo đức, về tôn giáo, về kinh tế và văn hóa. Vì thế, vào các năm 1989-90 thuộc thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản đã bị chính dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu bức tử và loại bỏ như một cản trở nguy hại cho sự tiến bộ của họ.
Tất cả những điều ấy đã quả quyết rằng không phải chủ nghĩa đô hộ là cái gai gây nhức nhối cho nhóm khuynh tả tự do cần phải nhổ đi hay là đối tượng tạo nên bao khó khăn cho họ, mà chính là nền văn minh Tây phương.
Ngày nay, để đạt tới việc mục đích tiêu diệt nền văn hóa Tây phương, những thành phần Mác-xít và khuynh tả tự do đã chấm dứt cuộc hành trình lâu dài của họ bằng cách trải qua các định chế như những „con tốt“ tạm thời. Họ khẳng định một cách ngụy biện rằng những hành động chính trị sai lầm khác nhau do nhóm họ gây ra là chỉ vì mục đích tìm phúc lợi chung cho toàn xã hội. Nhưng phải chăng đó là sự thật hay chỉ là sự biện minh vụng về?
Nếu người ta nhìn cận cạnh và quan sát thực tại một cách khách quan hơn, người ta sẽ cảm nhận được rằng những điều mà những người theo ý thức hệ cộng sản, hay nói theo ngôn từ của những người cộng sản là chủ nghĩa xã hội, luôn tuyên truyền chỉ nhằm một mục đích duy nhất là hủy hoại toàn bộ xã hội. Và dĩ nhiên, khi nói như thế không hề là một điều quá lời, vì thực tế cụ thể đã chứng minh điều đó. Nói cách khác, khi người ta muốn hủy diệt xã hội, thì người ta phải tuần tự phá bỏ những định chế khác nhau của xã hội, đó chính là:
(còn tiếp)
Như chúng ta đều đã rõ là trong và sau cuộc thế chiến II, những người cộng sản Số Viết đã hầu như mặc sức tung hoành nhuộm đỏ các nước Âu châu bao nhiêu như họ có thể. Bắt đầu là các nước nhỏ. Lettland, Litauen và Estland đã nhanh chóng biến mất sau bức màn sắt. Tiếp theo là các nước lớn hơn, như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Rumenien, Tiệp Khắc, NamTư, Bulgarie và Đông Đức. Nói tắt là dù muốn hay không, mỗi một khi một nước nào đó đã rơi vào trong gọng kìm quân sự của Mạc Tư Khoa đều trở thành một phần đất của đế quốc đỏ Sô Viết.
Những người cộng sản Sô Viết thực sự mang tham vọng muốn nhuộm đỏ toàn cầu theo một lịch trình rất quy củ và có chiến lược. Vì thế, họ luôn để mắt dòm ngó các quốc gia đang nằm ngoài gọng kìm quân sự của họ và tìm mọi cách gửi các cán bộ xâm nhập vào các quốc gia ấy để tuyên truyền, gây hoang mang và cổ xuý sự bất bình phản đối của dân chúng đối với chính quyền sở tại qua các cuộc xuống đường và biểu tình liên miên, hầu chờ khi thời điểm thuận tiện cho phép là họ dùng bạo lực cướp chính quyền. Tất cả những hoạt động gây rối loạn này hoàn toàn trực thuộc sự chỉ huy của cơ quan tuyên truyền của điện Cẩm Linh với sự hợp tác của những đảng cộng sản địa phương tại các nước Tây Âu, kể cả với đảng cộng sản tại Hoa Kỳ CPUSA (communist Party USA) và đảng cộng sản Anh quốc CPGB (communist Party of Great Britain).
Trường phái Frankfurt
Góp phần vào những hoạt động phá hoại trên người ta còn phải kể tới phong trào khuynh tả mà người ta thường gọi là trường phái Frankfurt, một trường phái quá khích đã từng gây nên những xáo trộn xã hội nghiêm trọng trong suốt nhiều thập niên sau trận thế chiến II, trước hết là tại Hoa Kỳ và tiếp đến là Anh quốc. Trường phái tả khuynh Frankfurt do ông György Lukács, một cán bộ cộng sản người Hung Gia Lợi, thành lập vào năm 1933 tại Frankfurt/Đức quốc dưới danh hiệu là Học Viện nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-xít.
Lukács là một cán bộ nòng cốt của phong trào cộng sản quốc tế (Comintern) được thành lập năm 1919 tại Mạc Tư Khoa, để „tranh đấu lật đổ giai cấp tư sản với tất cả mọi phương tiện, kể cả việc sử dụng vũ lực, hầu thiết lập một nước cộng hòa Sô Viết quốc tế.“
Chính Karl Marx đã cho rằng tình trạng hỗn loạn vô chính phủ tại một quốc gia là một sự dọn đường cần thiết cho một cuộc cách mạng rộng mở, trong đó „ông sẽ như một người khổng lồ đứng thẳng trên đôi chân của mình giữa những đống đổ nát.“ Và lời hiệu triệu của ông trong thế giới của những chiến sĩ cách mạng, Lukács cũng đã phát biểu những lời tương tự như quan điểm của Karl Marx: „Tôi thấy việc cách mạng hủy hoại xã hội hiện tại là một giải quyết cần thiết. Không thể đạt tới được công tác lật ngược các giá trị toàn cầu, nếu không có sự hủy hoại các giá trị cũ và sự tạo nên những giá trị mới qua một cuộc cách mạng.“
Vào thập niên 1930, Lukács còn có thêm hai đồng chí cộng sản hung hăng khác cùng đồng hành, đó là Max Horkheimer và Theodor Adorno. Nhưng chẳng may là cùng thời điểm ấy đảng Đức Quốc Xã của nhà độc tài Hitler đã lên nắm chính quyền, nên nhóm cộng sản của Lukács không còn chỗ dung thân tại Đức quốc nữa. Trước hết bọn họ kéo sang hoạt động tại New York, một nơi mà Học Viện rất được biết đến dưới danh nghĩa là Trường phái Frankfurt. Và vào thập niên 1950 nhóm này còn lôi kéo thêm được một thành viên mới là học giả Herbert Marcuse, và cả nhóm cùng nhau bắt đầu soạn sửa tương lai cho phong trào cộng sản của họ ngay trong thế giới dân chủ Tây phương.
Trường phái Frankfurt chính là nơi làm phát xuất học thuyết phê luận mà mục đích chính là nhằm phá hoại nền văn hóa Tây phương trong đó bao gồm: Kitô giáo, hệ thống tư bản, các chính quyền hiện hành, cơ cấu gia đình, trật tự xã hội hiện tại, các nguyên tắc luân lý, các truyền thống hiện tại, đạo đức về phái tính, sự trung tín, tinh thần dân tộc, quyền thừa kế, thuyết nhân chủng học và chủ nghĩa bảo thủ. Học thuyết phê luận của trường phái Frankfurt luôn lặp đi lặp lại những nguyên tắc cơ bản đầy sai trái và xấu xa của thế giới Tây phương, như: Kỳ thị chủng tộc, kỳ thị sự tương quan phái tính, chủ nghĩa đô hộ bá quyền, chủ nghĩa dân tộc, sự kỳ thị đời sống đồng tính, chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa bài ngoại và chủ nghĩa đế quốc.
Herbert Marcuse
Herbert Marcuse là người gia nhập nhóm cộng sản quá khích khá muộn, nhưng là lại một thành phần đáng sợ nhất, mà những người đã từng một lần biết đến sẽ rất khó quên. Cuốn sách của ông với tựa đề „Eros and Civilisation“ – „Ái tình và văn hóa“, về sau lại được đổi thành „Cấu trúc bản năng và xã hội“, là một quảng cáo cho sự tự do luyến ái và sự tự do thỏa mãn các đòi hỏi tự nhiên của bản năng. Những ý thức hệ phản văn hóa của ông ta đã từ từ làm biến dạng và rồi tìm hủy diệt trong xã hội Hoa Kỳ và Tây phương tất cả những gì mà nền văn hóa Tây phương đã từng gầy dựng nên từ hàng chục thế kỷ qua. Một số lớn các nhà chính trị hiện đang điều hành thế giới và nắm giữ đa số các cơ cấu hành chính tại nhiều quốc gia Tây phương vốn từng là những cô cậu sinh viên thuộc loại „ngựa non háu đá“ xưa kia vào thập niên 1970 và thấm nhiễm tư tưởng „cách mạng“ phản văn hóa của Marcuse, mà mỗi lần xuống đường làm loạn thường cuồng nhiệt hô hét: „Hey hey, ho ho, Western Civ (civilisation) has got to go!“
Đó cũng là lý do biện giải tại sao trong suốt thập niện 1960 và 1970 đã bùng phát lên phong trào thần tượng hóa Marcuse. Còn nhóm sinh viên híp-py vào thời đó đa số là đồ đệ của Marcuse. Ông ta được họ đánh giá quá cao, đến nỗi những gì ông viết ra hay phát biểu đều được nhóm này nghiêm chỉnh ghi nhận như những giáo điều. Hậu quả này đã nói lên một cách rõ ràng là các sinh viên đã thấm nhiễm không chỉ quan điểm của Marcuse qua lời phát biểu của ông ta, mà các sinh viên thời bấy giờ đã coi như một câu châm ngôn sống: „Make Love not War“ – Hãy làm tình, chứ đừng gây chiến tranh, nhưng còn bị thấm nhiễm cả những lời tuyên truyền chống Tây phương và phản văn hóa của trường phái Frankfurt nữa. Nhưng một kinh nghiệm xương máu là đa số những kẻ ngu xuẩn và cuồng nhiệt, mà Lê-Nin đã sử dụng trong cuộc nổi dậy cướp chính quyền từ tay Nga Hoàng vào tháng 10 năm 1917 và từng được ông ta phong tặng cho tước hiệu „đồng chí“ và „chiến sĩ cách mạng“, đều bị đào thải, bị mất tích bí mật hay trở lại cuộc sống đời thường trong mất mát và quên lãng, ngoại trừ nhóm nòng cốt đầu não của đảng Bon-sơ-vích, của đảng cộng sản Sô Viết, là thụ hưởng mọi vinh quang sau khi thủ tiêu man rợ gia đình Nga Hoàng Nicolaj II và toàn bộ quan chức của ông.
Thực chất con người của Herbert Marcuse là một kẻ đầy mưu mô thâm độc. Mục đích đời ông ta là tìm cách hủy bỏ mọi truyền thống Tây phương, đứng đầu là Kitô giáo và những giá trị luân lý truyền thống, để thiết lập một xã hội cộng sản toàn cầu, trong đó mọi người hoàn toàn được sống tự do theo bản năng, chứ không còn bị cấm cản bởi bất cứ luật lệ tôn giáo hay luân lý đạo đức nào nữa. Trước câu hỏi là ai sẽ đóng vai trò giai cấp vô sản Nga Sô trong cuộc cách mạng ở Tây phương, Marcuse đã trả lời không chút do dự: Đó là tất cả những ai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, kể cả những thành phần thuộc xã hội đen, các thành phần nữ quyền, các nhóm đồng tính, các nhóm bất hảo (Asozialen & Entfremdeten) cũng như những người cách mạng của đệ tam thế giới mà biểu tượng là Che Guevara, tên thật là Ernesto Rafael Guevara de la Serna (1928-1967), sinh ra tại Á-căn-đình, nhưng đã bỏ học và theo Filcastro sang Cuba làm cách mạng, một người từng được biết đến như một anh hùng cách mạng gương mẫu không chỉ của dân tộc Cuba mà của toàn thể các nước thuộc đệ tam thế giới. Nhưng trong thực tế, Che là một kẻ say máu diệt chủng tại Cuba, lấy việc sát hại đối phương làm tiêu khiển. Vì thế, y đã quá thần tượng hóa Mao Trạch Đông và coi cuộc cách mạng văn hóa đẫm máu của nhà độc tài đỏ Trung Cộng làm gương mẫu cho mọi cuộc cách mạng, đến nỗi chính Fidel Castro cũng phải e ngại và đã thanh trừng Che qua gọng súng của công an Bolivien để tránh hậu họa.
Chủ nghĩa khủng bố văn hóa
Nguyên tắc chỉ đạo của đường lối chính trị phá hoại phát xuất từ trường phái Frankfurt được biết đến dưới danh hiệu „chủ nghĩa khủng bố văn hóa“ (kultureller Terorismus). Ngày nay người ta lại đơn thuần gọi là „công cuộc tu chỉnh chính trị“, một ý thức hệ chính trị mà các thế hệ trẻ ngày nay vẫn còn hiểu rõ, mặc dầu rất ít người trong họ biết được chính xác nguồn gốc và lai lịch mang hình thức cách mạng, nhằm phá hoại và bài Tây phương của nó.
Nhưng người ta cũng phải tự hỏi là tại sao nạn nhân của „công cuộc tu chỉnh chính trị“ này lại đa số là người da trắng, tín hữu Kitô giáo, tư bản, những người có tính dục lành mạnh và là đàn ông, hay như một số người Mỹ đã mỉa mai gọi là „DWEMs“ (Dead White European Males) – bọn đàn ông Âu châu da trắng chết tiệt!
Câu trả lời thật đơn giản, đó là: Những người đàn ông và các phẩm chất, mà họ hiện thân, đã đặt nền móng, đã tạo nên điểm tựa và qua nhiều thế kỷ đã xây dựng một hệ thống tư tưởng và cơ cấu gia đình cũng như xã hội luôn liên kết chặt chẽ với nhau trong các hoàn cảnh và điều kiện hoàn toàn khác nhau và chính hệ thông tư duy và cơ cấu gia đình xã hội ấy đã tạo nên nền văn minh và văn hóa Tây phương nổi trội như chúng ta chứng kiến ngày nay. Nếu thế, thì một khi ký ức của chúng ta về nền văn minh ấy bị xóa bỏ, và nếu các sắc tộc loài người hiện đang là biểu tượng cho hệ thống tư tưởng ấy bị tiêu diệt, thì chính nền văn minh và văn hóa Tây phương cũng bị tiêu diệt.
Chỉ khi chúng ta nhận chân được thực tế đau buồn nói trên, thì bấy giờ chúng ta mới thấy được ý nghĩa của thế giới văn minh tiến bộ ngày nay như thế nào. Thật ra, tinh thần xã hội Tây phương không hề đột nhiên trở nên bệnh hoạn. Người Tây phương không hoàn toàn sống trong một xã hội bị phong trào bệnh hoạn „tu chỉnh chính trị“ chi phối. Điều đó không có nghĩa là tất cả họ đã trở nên già nua để không hiểu được điều đó. Một sự thật khủng khiếp là người Tây phương và cả chúng ta nữa đã từng vô tình tự để cho mình bị lôi kéo vào vòng kiềm tỏa của trào lưu khuynh tả đầy xảo quyệt, mà từ nhiều thập kỷ qua đã tuần tự nắm quyền bính tại Âu châu, nhất là tại Nga và các nước Đông Âu, rồi tiếp theo là một số nước khác trên thế giới.
Một số bằng chứng cho thực tại ấy là phong trào khuynh tả tự do thuần túy của người da trắng vốn từng công khai cực lực kết án chính sách đô hộ của người Âu châu tại các nước Á-Phi là hành động đế quốc xâm lược và ức hiếp các quốc gia kém mở mang, thì ngày nay khi các nước Âu châu bị chính sự đô hộ của một Sô Viết cộng sản luôn tìm cách kìm kẹp toàn thể Âu châu và cả thế giới dưới gông cùm bạo lực bất nhân của mình, thì nhóm khuynh tả lại ca ngợi như một sự giải phóng cần thiết, như một chiến thắng cách mạng. Chính nhóm khuynh tả này đã từng không tiếc lời đề cao và ca tụng cuộc nổi dậy cướp chính quyền thành công của Lê-nin và đồng bọn tại Nga vào tháng 10 năm 1917 như một cuộc cách mạng thế kỷ của nhân loại, thì ngày nay đã bị chính dân tộc Nga nói riêng và toàn thể các dân tộc Âu châu nói chung kết án là phản văn hóa, phản nhân bản, đã lôi kéo và nhấn chìm cả nhân loại nói chung và các nước Đông Âu nói riêng vào những sa lầy và tụt hậu khủng khiếp về luân lý đạo đức, về tôn giáo, về kinh tế và văn hóa. Vì thế, vào các năm 1989-90 thuộc thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản đã bị chính dân tộc Nga và các dân tộc Đông Âu bức tử và loại bỏ như một cản trở nguy hại cho sự tiến bộ của họ.
Tất cả những điều ấy đã quả quyết rằng không phải chủ nghĩa đô hộ là cái gai gây nhức nhối cho nhóm khuynh tả tự do cần phải nhổ đi hay là đối tượng tạo nên bao khó khăn cho họ, mà chính là nền văn minh Tây phương.
Ngày nay, để đạt tới việc mục đích tiêu diệt nền văn hóa Tây phương, những thành phần Mác-xít và khuynh tả tự do đã chấm dứt cuộc hành trình lâu dài của họ bằng cách trải qua các định chế như những „con tốt“ tạm thời. Họ khẳng định một cách ngụy biện rằng những hành động chính trị sai lầm khác nhau do nhóm họ gây ra là chỉ vì mục đích tìm phúc lợi chung cho toàn xã hội. Nhưng phải chăng đó là sự thật hay chỉ là sự biện minh vụng về?
Nếu người ta nhìn cận cạnh và quan sát thực tại một cách khách quan hơn, người ta sẽ cảm nhận được rằng những điều mà những người theo ý thức hệ cộng sản, hay nói theo ngôn từ của những người cộng sản là chủ nghĩa xã hội, luôn tuyên truyền chỉ nhằm một mục đích duy nhất là hủy hoại toàn bộ xã hội. Và dĩ nhiên, khi nói như thế không hề là một điều quá lời, vì thực tế cụ thể đã chứng minh điều đó. Nói cách khác, khi người ta muốn hủy diệt xã hội, thì người ta phải tuần tự phá bỏ những định chế khác nhau của xã hội, đó chính là:
(còn tiếp)
Thông Báo
Phân Ưu: LM Giuse Đỗ Văn Chung, OP mới qua đời
Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí
09:26 29/09/2013
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Linh mục Giuse Đỗ Văn Chung, OP
Sinh ngày 30 tháng 11 năm 1955 tại Phú Mỹ, Bình Định, Việt Nam
Khấn Dòng ngày 8 tháng 8 năm 1975
Chịu chức Linh Mục tại Vương Cung Đức Bà Sài Gòn ngày 28 tháng 10 năm 1995
Được Chúa gọi về lúc 7:45 sáng ngày 24 tháng 9 năm 2013 tại Bệnh Viện Chợ Rẩy, Việt Nam
Hưởng thọ 58 tuổi
38 năm Khấn Dòng và 18 năm Linh Mục
Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh,
xin hiệp thông cầu nguyện với
Cha Giuse Ngô Sĩnh Đình, OP, Giám Tỉnh
Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam Nam
Tang Quyến
Cộng Đồng dân Chúa Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Houston, Texes
Quý Cha, Phó Tế, Tu Sĩ Nam Nữ và Anh Chị Em Miền Nam Hoa Kỳ
Qua lời chuyển cầu của Thánh Tổ Phụ Đa Minh, xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn
Cha Cố Giuse Đỗ Văn Chung vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
Xin quý Cha dâng Lễ, và mọi thành phần dân Chúa
trong Liên Đoàn cầu nguyện cho linh hồn Cha Cố Giuse.
Thành kính phân ưu,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Văn Hóa
Hương kinh mùa Thu
Trầm Hương Thơ
08:59 29/09/2013
Thu đã đến trên rừng cây lá xanh
Trải qua xuân, hạ lành nay biến đổi
Từ nơi đâu lạnh về mang gió thổi
Rừng lá phong đỏ ối cả hồng hoang
Bước chân nai ngơ ngác trên lá
Chim về tổ ngỡ ngàng như xa lạ
Từng cơn mưa giăng đầy qua phố xá
Đời lãng tử như đã muốn dừng chân
Sau bao năm ta lạc bước phong trầ
Nay trở về phân vân lòng trịu nặng
Bước chân đi trên con đường trống vắng
Chẳng có gì sốt sắng nghĩa là sao?
Đêm đã về dừng bước ngước lên cao
Hồn rung động dạt dào con khấn nguyện
Lạy Thiên Chúa cho con được thưa chuyện
Hương linh hồn hòa quyện khắp châu thân
Kết vần thơ con dâng hiến ân cần
Trầm hương kinh thành vần thơ trìu mến
Bay mãi lên sáng tỏa như ngọn nến
Ấm linh hồn và ấm cả thiên thu.
Trầm Hương Thơ
Tâm Tình Ấu Thơ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
13:03 29/09/2013
Nở thơm ngát gần xa
Mang tâm hồn thơ bé
Nhận tấm vé Nước Trời.
Con mồ côi rất sớm
Chỉ mới bốn tuổi thôi
Cha con làm mẹ nuôi
Dạy nên người thánh đức.
Từ công sức của cha
Con nhận ra Tình Chúa
Một Tình Yêu bao la
Một Tình Yêu chan chứa.
Con cũng có chỗ dựa
Nơi các chị dấu yêu
Dìu dắt vào đời tu
Con bắt đầu triển nở.
Không có gì cản trở
Lửa truyền giáo của con
Dù sống trong đan viện
Vẫn ước nguyện nồng nàn
Muốn theo sát đôi chân
Của các nhà truyền giáo
Đi khắp chốn khắp miền
Gieo Tin Mừng cứu độ.
Chúa mạc khải cho con
Mang tâm hồn thơ bé
Khi nào sống như thế
Nước Trời sẽ mở ra.
Con là một loài hoa
Nở trong vườn Hội Thánh
Từ trời cao khôn sánh
Dõi nhìn xuống trần gian.
Con mưa tuôn hoa hồng
Đất trổ bông kết trái
Mùa gặt gái đến gần
Mùa hồng ân chan chứa.
Ngày 28 tháng Chín 2013
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Miền Đồng Tháp Mười
Nguyễn Ngọc Liên
21:08 29/09/2013
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng.
(Ca dao)