Ngày 30-09-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Tháng 10/2008
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
19:23 30/09/2008
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH

Tháng 10-2008 (theo Tân Ước)

Ngày 01-10-08: Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên,thì trời mở ra, Người Thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (Mt 3, 16)

Xin cho cac cha mẹ và người đỡ đầu biết lo việc học giáo lý Phúc âm là quan trọng để sống chức tư tế, tiên tri và vương đế Chúa ban.

Ngày 02-10-08: Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang điạ bốn mươi ngày và chịu xa-tan cám dỗ. (Mc 1, 12-13)

Cuộc đời của Tín hữu sau khi phịu phép rửa cần nhờ Thánh Thần dẫn dăt để chiến đấu liên tục với tội lỗi và các khuynh hướng xấu.

Ngày 03-10-08: Em bé sẽ nên cao trọng trước mặt Chúa. Rượu lạt nồng em đều không uống. Ngay khi trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần. (Lc 1, 15)

Thánh Thần đã ngự xuống ông Gioan Tiền hô khi ông là thai nhi, cầu mong các bà mẹ có một tâm hồn trong sạch để Chúa chúc phúc.

Ngày 04-10-08: Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. (Ga 1, 7)

Ông Gioan tẩy giả đã can đảm nói và làm chứng về Chúa Cứu Thế. Bạn sống và nói về Chúa Giêsu luôn hiền lành và khiêm nhường.

Ngày 05-10-08: Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì it ngày ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần. (Cv 1, 5)

Nước tượng trưng cho sự sống và cũng tượng trưng cho sự chết. Còn Thánh Thần sẽ làm cho tôi thành chi thể của Chúa Giêsu Kitô.

Ngày 06-10-08: Trong số đó, có cả anh em, là những người đã được kêu gọi để thuộc về Đức Giêsu Kitô. (Rom 1,6)

Tôi được mang danh hiệu là Kitô hữu, vì có Chúa Giêsu trong mình. Tôi là con người mới và là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Ngày 07-10-08: Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm tông đồ của Đức Kitô Giêsu. (1 Cor 1, 1)

Bạn là phần tử của Hội thánh, được liên kết với Chúa và với anh em. Tôi được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa để đi rao giảng Tin Mừng.

Ngày 08-10-08: Chúng ta chia sẻ muôn vàn nỗi khổ đau của Đức Kitô, thì nhờ Người, ta cũng được chứa chan niềm an ủi. (2Cor 1,5)

Giữa Đức Kitô và người Kitô hữu có sự trao đổi với nhau trong gian nan và an ủi, tội lỗi và công chính, giầu sang và nghèo khổ,… đó là mầu nhiệm vượt qua để chúng ta có niềm vui ở giữa thế giới này.

Ngày 09-10-08: Không có Tin Mừng nào khác đâu, mà chỉ có một vài kẻ phá rối anh em, và chỉ muốn làm xáo trộn Tin Mừng của Đức Kitô mà thôi. (Gl 1, 7)

Chỉ có một Tin Mừng duy nhất là Đức Giêsu mà Thiên Chúa đã dành cho bạn và tôi để phục vụ mọi người trong xã hội hôm nay.

Ngày 10-10-08: Trong Đức Kitô, từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần. (Ep 1, 3)

Tôi được mọi ân huệ hôm nay là do Chúa Cha ban qua Thần khí của Ngài. Tôi cần sám hối, hiệp thông và phục vụ nhau trong Hội Thánh.

Ngày 11-10-08: Vì từ vuổi đầu cho đến hôm nay, anh em đã góp phần vào trong việc rao giảng Tin Mừng. (Phil 1, 5)

Đóng gop vào việc rao giảng Lời Chúa là cộng tác hàng giáo phẩm và anh em tín hữu trong việc bác ái và cùng chịu đau khổ vì Chúa.

Ngày 12-10-08: Chúng tôi không ngừng tạ ơn Thiên Chúa, là Thân phụ Đức Giêsu Kitô,… khi cầu nguyện cho anh em. (Col 1, 3)

Thánh Phaolô nêu gương cho tôi luôn tạ ơn trước khi cầu nguyện. Vì hôm nay tôi được kiên trì và thăng tiến trong ân sủng đã nhận.

Ngày 13-10-08: Thưa anh em là những người được Chúa thương mến, chúng tôi biết rằng Thiên Chúa đã chọn anh em. (1 Tx 1, 4)

Vì lòng Chúa thương xót nên Ngài đã chọn bạn và tôi ra đi. Hãy cùng với Hội Thánh tạ ơn, vì Ngài đã muốn ta loan báo Tin Mừng.

Ngày 14-10-08: Bởi vậy, chúng tôi hãnh diện về anh em truớc mặt Hội Thánh của Thiên Chúa, vì anh em kiên nhẫn và có lòng tin mỗi khi bị bắt bớ hay gặp cảnh gian chuân. (2 Tx 1, 4)

Phaolô vui mừng vì tín hữu kiên trì và trung tín làm chứng cho Chúa. Tôi hãy kiên tâm và sống tạ ơn trong hoàn cảnh hiện nay.

Ngày 15-10-08: Lề luật có không phải cho người công chính, mà là cho hạng người sống ngoài lề luật và bất phục tùng. (1 Tm 1, 9)

Người công chính không cần luật, họ tự sống luật nơi chính mình. Bạn đọc thư gởi Timôthê để hướng dẫn cộng đoàn theo Lời Chúa.

Ngày 16-10-08: Tôi tạ ơn Thiên Chúa, Đấng tôi phụng thờ với lương tâm trong sạch, theo gót tổ tiên, tôi tạ ơn Người… (2 Tm 1, 3)

Đây là thư gởi những người có trách nhiệm coi sóc, tổ chức cộng đoàn. Tôi đọc hai thư gởi Timôthê để biết cách sống và làm mục vụ.

Ngày 17-10-08: Kỳ mục phải là những người không chê trách được, chỉ có một đời vợ, con cái cũng tin đạo… (Titô 1, 6)

Thư này Phaolô muốn nói cho ông Titô biết những đức tính của người đứng đầu cộng đoàn. Tôi cần đối xử cho thích hợp với từng loại người tôi có trách nhiệm và giúp họ chu toàn bổn phận của họ.

Ngày 18-10-08: Tôi rất vui mừng và lấy làm an ủi khi thấy đức bác ái của anh, vì anh đã làm cho mọi người phấn khởi. (Plm 1, 7)

Phaolô cho biết đức ái là kim chỉ nam để bạn và tôi hoạt động tông đồ. Vì chỉ có tình yêu đổi mới, thay đổi tất cả, và đủ mọi loại người.

Ngày 19-10-08: Thiên Chúa là nguồn gốc và cùng đích, đã làm một việc thích đáng là cho Đức Giêsu trải qua gian khổ mà trở thành vị lãnh đạo thập toàn, dẫn đưa họ tới nguồn ơn cứu độ. (Dt 2, 10)

Thiên Chúa đã ban ơn biến đổi bạn và tôi qua sự đau khổ của Chúa Giêsu. Tôi cần kết hợp với Đức Kitô và anh em để được ban ơn này.

Ngày 20-10-08: Thưa anh em, anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. (Gc 1, 2)

Những thiên tai tới bên ngoài và những cám dỗ từ bên trong. Những thử thách này nằm trong sự giáo dục của Chúa cho tín hữu.

Ngày 21-10-08: Người đã cho chúng ta tái sinh, đễ nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Đức Giêsu Kitô đã sống lại. (1Pr 1, 3)

Tái sinh là sinh lại, đổi mới, bỏ con người cũ nhiều tật xấu đam mê. Thiên Chúa đã ban cho các tín hữu đựợc sống lại bởi ơn trên, là Lời Chúa, là Thần Khí, là Chúa Thánh Thần, mà Adam đã làm mất.

Ngày 22-10-08: Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì qúy báu. ., để anh em được thông phần bản tính của Ngài. (2Pr 1,4)

Trong thánh lễ khi chủ tế pha một chút nước vào rượu để bạn kết hợp với Chúa như giọt nước trong rượu nho, để bạn được tái sinh.

Ngày 23-10-08: Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, loan báo cho cả anh em nữa, để anh cũng được hiệp thông với chúng tôi. (1Ga 1, 3)

Hiệp thông là sức sống của Thiên Chúa trong sự sống thần linh. Đức tin này giúp tôi trực tiếp là chứng nhân loan báo Tin Mừng.

Ngày 24-10-08: Thưa Bà, bây giờ tôi xin bà đìều này – đây không phải là điều răn mới tôi viết ra; nhưng là điều răn chúng ta đã có từ lúc khởi đầu. Đó là: chúng ta phải yêu thương nhau. (2Ga 1, 5)

Bà chỉ một cộng đoàn vô danh thuộc tỉnh Axia, Gioan nói cho Tín hữu biết nhiều về Chúa là tình yêu, để chúng ta yêu thương nhau.

Ngày 25-10-08: Anh thân mến, anh hành động theo đức tin trong mọi việc anh làm cho anh em, dù họ là những người xa lạ. (3Ga 1,5)

Những người xa lạ này cũng là bất cứ ai đi rao giảng Tin Mừng. Tôi cần xử trí khéo léo và nêu gương cho họ trong đức tin và đức ái.

Ngày 26-10-08: Phúc thay người đọc và nghe những sấm ngôn và tuân giữ những lời chép trong đó, vì thời đó đã gần đến! (Kh 1, 3)

Tác giả sách Khải Huyền đã mượn lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả để khuyến khích tín hữu về sự mạc khải của Thiên Chúa. Bạn và tôi hãy suy gẫm những biến cố đang xảy ra trong thế giới hôm nay.

Ngày 27-10-08: Ông Giuse (đưa gia đình )đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-ret, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng ngôn sứ rằng: “Người sẽ được gọi là người Na-da-ret.” (Mt 2, 23)

Thánh Giuse là gương mẫu cho các người cha về thi hành Lời Chúa. Tôi đêm ngày làm việc và săn sóc cho gia đình sống đạo tốt lành.

Ngày 28-10-08: Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nadaret miền Galilê đến và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Gio-đan. (Mc 1, 9)

Chúa Giêsu đã hạ mình làm mẫu gương cho tôi. Qua phép rửa, nhờ ơn Thánh Thần, tôi được trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.

Ngày 29-10-08: Ông Dacaria thưa với sứ thần: “Dựa vào đâu mà tôi biềt được điều ấy? Vì tôi đã già và nhà tôi đã lớn tuổi. (Lc 1, 18)

Ông đã hoài nghi lời sứ thần, đòi xin dấu lạ, nên ông đã bị phạt câm. Xin Mẹ Maria giúp con biết lắng nghe và tin Lời Chúa phán.

Ngày 30-10-08: Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ người mà có, nhưng thế gian lại không nhận biết Người. (Ga 1, 10)

Thế gian là nhân loại và những người không tin nhận Thiên Chúa.

Xin cho toàn thế giới biết nhìn nhận Đức Giêsu là ánh sáng thật, ánh sáng chiếu cho mọi người trong thế gian, để họ nhìn thấy Chúa Cha.

Phó tế: JB Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.co
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:28 30/09/2008
HẠNH PHÚC

N2T


- “Hoàn cảnh của tôi thật mong được cứu giúp, bằng không thì tôi sẽ nổi điên mất thôi. Vợ tôi, con cái tôi và tất cả người thân đều ở cùng một căn nhà, ngày nào cũng mắng chửi nhau, thần kinh tôi sắp sụp đổ. Căn nhà này quả thật là một căn địa ngục.”

- “Ông có thể đáp ứng tôi được không: bất luận là tôi yêu cầu điều gì thì ông đều phải làm hết mình.”

- “Tôi xin thề, nhất định sẽ làm được.”

- “Rất tốt, trong nhà ông nuôi mấy con súc sinh.”

- “Một con trâu, một con dê và sáu con gà.”

- “Đem tất cả chúng nó mang vào trong phòng của ông, một tuần sau thì đến gặp tôi.”


Vị đệ tử ấy nghe thấy lạnh tóc gáy, nhưng ông ta chấp nhận làm tất cả những điều áy, cho nên ông ta đem tất cả các con vật vào trong phòng. Một tuần sau, ông ta dáng người tiều tụy không ngừng rên siết với sư phụ.

- “Tôi đã không còn hình dáng người nữa. Bẩn thỉu, xú uế, náo loạn, chúng tôi sắp điên rồi.”

- “Đi về đi”, sư phụ nói: “Đem tất cả súc sinh ra ngoài gấp.”

Người ấy lập tức trở về nhà. Ngày hôm sau khi ông ta trở lại, trong mắt hiện lên nét vui vẻ.

- “Cuộc sống trở thành vô cùng tốt đẹp, tất cả các con vật đều đuổi ra ngoài, trong nhà giống như một thiên đàng vậy: yên tịnh đến thế, sạch sẽ và ấm áp như thế.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Khi tâm hồn của chúng ta biến thành cái chuồng nuôi những con súc sinh như: heo dâm dục, sói gian xảo, hổ kiêu ngạo, gà ích kỷ.v.v...thì cuộc sống của chúng ta sẽ bẩn thỉu, xú uế, náo loạn và bất an, bởi vì không thể có hạnh phúc được khi tâm hồn trở thành cái chuồng nuôi gia súc.

Tâm hồn của chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa, mà đền thờ của Thiên Chúa thì chắc chắn là phải tráng lệ sạch sẽ. Cho nên, không thể để đền thờ của Thiên Chúa trở thành cái chuồng nuôi gia súc, hay nói cách khác, Thiên Chúa không thể cư ngụ trong chuồng gia súc hôi hám là tâm hồn tội lỗi của chúng ta, do đó mà chúng ta phải đem tất cả những gia súc kiêu ngạo, gian xảo lừa dối, ghen tị ấy ra khỏi tâm hồn mình, để nó xứng đáng là nơi Thiên Chúa ngự trị, đó chính là hạnh phúc đích thực.

Người nuôi dưỡng kiêu ngạo thì sẽ chết vì kiêu ngạo; người yêu thích sự ghen ghét thì sẽ bị trói mình trong dối trá; người nuông chiều xác thịt thì sẽ bị trầm luân trong dục vọng; người thích làm sự ác thì sẽ bị sự ác chôn vùi.

Ai có tai thì nghe, có mắt thì thấy và có cái tâm để suy tư thì sẽ có hạnh phúc, dù thế gian có đổi trắng thay đen.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:31 30/09/2008

CẦU NGUYỆN

(3)


N2T


1. Một người lơ đãng, trong đầu óc đầy những ảo tưởng vô ích thì không thể cầu nguyện.

(Thánh Francis Xavier)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Fatima: Trường đào tạo ba tâm hồn thơ ấu của Mẹ Maria
Lm Nguyễn Hữu Thy
08:03 30/09/2008
Fatima: Trường đào tạo ba tâm hồn thơ ấu của Mẹ Maria

Đối với ba trẻ chăn chiên Lucia, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, Đức Mẹ Cova Da Iria miền Fatima là nhà Sư Phạm tuyệt vời khôn sánh về đời sống thiêng liêng. Đức Mẹ đã huấn luyện dạy dỗ ba trẻ bằng những cuộc trao đổi chuyện trò của Ngài với ba em, nhưng trọn nội dung của những cuộc trao đổi đó, có lẽ phải chờ tới khi về Thiên đàng chúng ta mới có thể biết hết được. Đức Mẹ đã dạy cho ba trẻ môn khoa học lưỡng diện tối quan trọng và tối cần thiết cho mỗi một Kitô hữu, đó là: Tinh thần cầu nguyện và lòng hy sinh đền tội.

Ba trẻ Fatima từ trái sang phải: Giaxinta, Lucia và Phanxicô. Hình chụp bên cạnh nhà thờ Fatima
Là những học trò ngoan ngoãn, vâng lời, dễ dạy và siêng năng cần mẫn, ba trẻ chăn chiên đã hoàn toàn tin tưởng, phó thác và yêu mến vị Nữ Giáo Sư Thiên đàng hầu như tuyệt đối. Vì thế, Đức Maria đã có thể yêu cầu ba em thực hiện tất cả những điều Mẹ dự định, và dĩ nhiên Đức Mẹ không bao giờ đòi hỏi nơi các em bất cứ điều gì vượt quá khả năng của lứa tuổi các em.

Một điều thay đổi quá hiển nhiên nơi ba trẻ Fatima mà ai cũng có thể nhận thấy được là: kể từ khi cả ba trẻ được thị kiến, được tiếp cận và được trở nên những người tin cậy của Đức Nữ Vương Thiên Đàng, tâm hồn đơn sơ trong trắng và cao cả của các em đã mỗi ngày càng trở nên trong sáng, thánh thiện và can đảm phi thường hơn như thế nào! Nhưng để có thể xác tín được điều đó một cách rõ ràng hơn, chúng tôi xin trình bày qua những dòng sau đây hình ảnh chân thực của ba trẻ Fatima.

Cũng như ngày xưa, khi Thiên Chúa muốn cứu vớt nước Pháp qua tôi tớ Người là thánh nữ Jean d’Arc, thì trong suốt bốn năm trời Người đã sai thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-en đến để thông báo cho thánh nữ hiểu rõ về sứ mệnh đặc biệt của mình. Ngày nay cũng vậy, chính Mẹ Maria cũng đã sửa soạn các bài học cho ba trẻ qua Vị Thiên Sứ mà Ngài đã sai đến trước với ba trẻ. Vâng, Đức Mẹ đã sai một Vị Thiên Thần đến với ba trẻ chăn chiên làng Aljustrel thuộc vùng Fatima, mà Thiên Chúa nhân hậu đã lựa chọn làm cộng tác viên trong việc loan báo ơn cứu độ cho thế giới tân tiến ngày nay và để thanh luyện chính tâm hồn các em trở nên trong sáng thánh thiện, phù hợp với sứ mệnh cao cả ngoại thường mà Người sẽ trao phó cho các em. Đó là điều chúng ta đã tìm hiểu ở trên, trong phần III: ‘Nội dung của Sứ Điệp Fatima.’

Vị Thiên Sứ của Đức Mẹ đã dạy cho ba trẻ lòng hăng say nhiệt thành cầu nguyện cho “những kẻ không cầu nguyện và hy sinh đền bù cho những kẻ không hề biết tin tưởng mà cũng chẳng biết yêu thương”. Vâng, vị Thiên Sứ hướng dẫn tư tưởng ba trẻ từ từ tiến gần tới đối tượng của sứ mệnh cao cả của các em, đó là: Tinh thần cầu nguyện và sự hy sinh cho các kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại và để an ủi Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Việc Vị Thiên Sứ cho ba em rước lễ một cách huyền nhiệm ở Cabeço đã mang lại hiệu quả tích cực cần thiết nơi ba trẻ: Nó đã đốt cháy lên ngọn lửa nhiệt thành và yêu mến trong trái tim ba tâm hồn thơ ấu dấu yêu của Chúa Giêsu. Có lẽ ba trẻ Fatima cũng đã được nghe kể câu chuyện tuyệt vời về sức mạnh thiêng liêng kỳ diệu của các trẻ em ở Santarem ngày nào. Santarem là Giáo xứ chính của toàn vùng Fatima và cách Fatima khoảng 60 Km. Các trẻ em Santarem là học trò của thánh Bê-na-đô Morlaas. Tất cả đã chết cùng với thầy giáo của mình trong chính ngày Lễ Chúa Lên Trời trong khi thầy trò đang chầu Tạ Ơn sau khi các em được rước lễ lần đầu.

Khi Lucia, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta hay biết được câu chuyện tuyệt vời này, chắc hẳn cả ba em đã thèm khát có được số phận của hai anh em nọ ở Santarem là đã được nếm thử sự hoan lạc của Thiên đàng ngay trên mặt đất. Nguyên qua vẻ đẹp thánh thiện của mình, vị Thiên Thần đã gieo vào lòng ba em một sự nhận thức tuyệt vời về niềm hạnh phúc mà người ta sẽ được hưởng trên Thiên cung, nơi các Thần thánh đang ở.

Hoàn toàn tương tự như xưa kia cha mẹ và anh chị em của thánh nữ Jean d’Arc đã không tin là thánh nữ đã có những cuộc gặp gỡ với Tổng lãnh Thiên Thần Mi-ca-en, ngày nay hai gia đình Dos Santos và Marto cũng không hề biết gì về những liên lạc giữa con cái họ với Vị Thiên Sứ. Chính bà Olimpia, thân mẫu của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, cũng chẳng hay biết điều gì cả, dù bà rất thương yêu và săn sóc lo lắng cho hai đứa con nhỏ của mình. Chỉ về sau người ta mới khám phá ra là các trẻ thị kiến thường cầu nguyện với một lời kinh mới lạ do vị Thiên Thần dạy cho các em.

Còn chính các em thì luôn nghĩ đến những bí mật trọng đại đã được trao phó cho mình. Nếu các em suốt cả ngày được cùng nhau một mình ở ngoài cánh đồng, các em hoàn toàn được thoải mái chuyện trò với nhau về những sự kiện đã xảy ra. Đặc biệt nhất là các em rất yêu thích những nơi đã xảy ra các sự kiện đó, như: những tảng đá ở Cabeço và chỗ quen thuộc vắng vẻ phía sau giếng nước. Trước kia, ở chỗ này các em thích chơi đùa với nhau, và cũng chính nơi đây các em đã chiêm ngưỡng cuộc khổ nạn của Chúa Cứu Thế. Tiếp đến các em lại ẩn núp phía sau hốc đá hay sau hàng giậu rậm rạp dưới bóng cây dẻ rừng. Ở những chỗ đó các kẻ tò mò không thể nhìn thấy được các em và vì thế các em có thể yên tĩnh cầu nguyện và chuyện trò với nhau về tất cả những điều chỉ liên quan đến một mình các em mà thôi.

Nếu vì phải lo coi giữ đàn chiên, mà các em phải đi ra ngoài chỗ trống trải, thì các em leo lên trên ngọn đồi Cabeço, nơi có cỏ cho chiên ăn. Ở đây các em đã có sẵn «nơi ẩn núp» do thiên nhiên tạo ra. Đó là cái «hang», tức là cái động đá nhỏ mà chúng ta đã nghe biết. Chính ở động đá này các em đã được Thiên Thần cho rước Mình và Máu Thánh Chúa một cách huyền nhiệm. Ở chỗ này cũng không có ai có thể nhìn thấy được các em, dù nhìn từ cánh đồng hay từ con đường gần đó. Ở hai chỗ ẩn núp này hay ở một chỗ vắng vẻ yên tĩnh khác, các em hồi tưởng lại những lời nói và cử chỉ của Thiên Thần. Các em cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của từng chi tiết một. Nhất là các em rất thích cầu nguyện bằng lời Kinh tuyệt đẹp ở ngay chính những nơi mà lần đầu tiên các em đã được nghe những lời Kinh đó.

Thiên Thần đã nói với ba em: «Các em hãy cầu nguyện như thế…!» Các em hiểu rất rõ là vấn đề ở đây không phải là việc bắt chước thái độ quì sấp mình đầy lòng cung kính của vị Thiên Thần, nhưng trước hết là bắt chước lòng hăng say, sức mạnh và sự sốt sắng trong khi cầu nguyện của vị Thiên Thần.

Về sau, Thiên Thần đã nói với các em: «Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẫu Tâm Mẹ Maria có những dự định đầy yêu thương với các em.» Nhưng đây là những dự định nào? Và Đức Mẹ đang chờ đợi nơi các em những gì? Thường thì Lucia biết trả lời cho các câu hỏi của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, nhưng lần này Lucia đã phải nhận rằng đây còn là một bí mật đối với em và em chưa biết được.

Riêng Phan-xi-cô chỉ nhìn thấy vị Thiên Thần, nhưng không nghe được những lời vị Thiên Thần nói, nên em cần được giải thích. Chính trong buổi chiều hôm đó, sau khi các em được rước lễ tại Cabeço, Phan-xi-cô đã hỏi Lucia là Thiên Thần đã cho các em uống gì trong chén thánh:

- Thiên Thần đã cho chị rước lễ; còn em và Gia-xin-ta thì Thiên Thần đã trao cho uống gì vậy?

Vì cũng đã được nghe và hiểu hết tất cả những gì Thiên Thần nói, nên Gia-xin-ta đã trả lời Phan-xi-cô thay cho Lucia:

- Thiên Thần cũng đã cho hai anh em chúng mình rước lễ hoàn toàn giống như chị Lucia… Tuy nhiên anh đã không nhìn thấy được Máu Thánh nhỏ giọt từ Mình Thánh xuống!

Sau này, khi người ta hỏi Sơ Lucia là liệu lúc bấy giờ Gia-xin-ta có ý thức được rằng em đã được rước lễ từ tay vị Thiên Thần hay không, thì Sơ Lucia đã trả lời:

- Gia-xin-ta đã xác tín rằng em thực sự đã được rước Máu Thánh của Chúa Cứu Thế; Nhưng em đã không bao giờ nghĩ rằng từ lúc bấy giờ trở đi em có thể rước lễ mà không cần có phép của vị Linh Mục.

Qua câu trả lời của Gia-xin-ta, Phan-xi-cô đã tuyên bố:

- Bây giờ em đã hiểu ra rồi!... Em cảm nhận được rằng Chúa đã ngự vào lòng em, em chỉ không biết Người ngự vào lòng em ra sao thôi.

Sau những lần Đức Mẹ hiện ra đầu tiên, chính cảm giác về sự hiện diện của Chúa ở nơi Phan-xi-cô đóng vai trò trổi vượt.

Cả ba trẻ chăn chiên nghèo khó giờ đây đã được nếm thử trước sự hạnh phúc thánh thiện của Thiên đàng, nội tâm các em được đầy tràn ánh sáng của một thế giới khác, thấy mình được đắm chìm vào trong ánh sáng đó như vào trong chính Thiên Chúa vậy. Và những giây lát được nếm thử sự hạnh phúc hoàn hảo đó đã gieo vào trong tâm hồn các em mỗi ngày một hơn niềm khao khát Thiên đàng, mà vẻ đẹp mỹ miều thánh thiện của vị Thiên Thần cũng như ánh sáng tuyệt vời bao phủ vị Thiên Thần đã khơi dậy nơi các em.

Bởi vậy, sau khi các em được thị kiến vị Thiên Nữ, các em càng mong muốn được hiểu biết chốn hạnh phúc đó hơn, nơi vị Thiên Thần được cư ngụ cùng với Thiên Chúa, vì các em xác tín cách chắc chắn rằng vẻ đẹp mỹ miều của Thiên Chúa còn vô cùng tuyệt vời cao cả hơn bội phần vẻ đẹp của vị Thiên Thần.

Đó chính là lý do tại sao ngay trong lần hiện ra thứ nhất của vị Thiên Nữ, các em đã hỏi Ngài về việc lên Thiên đàng của mình, khi các em vừa nghe vị Thiên Nữ nói là Bà từ đó đến. Người ta nhìn thấy ngay được nỗi lòng khao khát của các em là mong chóng được lên Thiên đàng mạnh mẽ như thế nào. Do đó, người ta cảm nhận được rằng câu hỏi các em nêu lên cũng chính là lời cầu xin của các em.

Tiếp đến, khi các em biết được chắc chắn rằng mình sẽ được lên Thiên đàng, thì các em cho rằng việc hy sinh hãm mình mà vị Thiên Nữ đòi hỏi nơi các em, là một điều đương nhiên. Vâng, với tất cả lòng quảng đại của mình, nếu không nói là với sự hào hứng ham thích, cả ba em đã sẵn sàng hy sinh chịu đựng tất cả mọi thử thách và đau khổ gặp phải trong cuộc sống, để dâng lên Đức Mẹ bày tỏ tình yêu chân thành của các em đối với Ngài. Vì thế, Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đã vô cùng sung sướng khi nghe Vị Thiên Nữ trong lần hiện ra thứ hai, đã hứa là chẳng bao lâu nữa Ngài sẽ đến và đưa hai em về Thiên đàng. Nhưng đồng thời Lucia lại vô cùng buồn bã khi em biết rằng một mình còn phải ở lại trần gian một ít lâu nữa!
Đức Trinh Nữ Maria đã huấn luyện và biến đổi tâm hồn ba trẻ Fatima thành những vị Tồng đồ


Ở đây người ta thắc mắc tự hỏi: Tại sao ba trẻ thơ mới từ 6 đến 10 tuổi mà đã có được lòng yêu mến ham chuộng đời sống đạo đức thánh thiện và nhất là lòng khao khát cháy bỏng niềm hạnh phúc Thiên đàng như thế? Sức mạnh nào đã có thể biến đổi được tâm hồn của ba em trở nên thánh thiện đến siêu thoát như thế, nếu không phải là sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, mà Đức Mẹ, vị Nữ Giáo Sư tài ba đã ban cho các em? Để hiểu rõ hơn những biến đổi tích cực mà Đức Mẹ đã tác động nơi tâm hồn ba trẻ, chúng ta hãy quan sát sự kiện đó nơi mỗi em như sau:

1. Phan-xi-cô

Một ngày kia, khi cả ba trẻ chăn chiên đã trở thành đối tượng cho sự tò mò của thiên hạ, có hai người đàn bà nọ đã hỏi Phan-xi-cô là nếu sau này khi lớn lên, em sẽ yêu thích làm nghề gì: Thợ mộc? Làm lính? Làm thầy giáo?... Thì em đã không chút do dự trả lời ngay:

- Con không làm nghề gì hết.

- Bà biết cháu sẽ thích làm nghề gì rồi: Làm Linh Mục! Để cử hành Thánh Lễ, để rao giảng về Chúa và về Đức Mẹ và để hằng ngày đọc kinh cầu nguyện trong nhà thờ…! Phan-xi-cô, bà nói thế có đúng không nào?

- Thưa không! Con không muốn làm Linh Mục.

- Vậy, con muốn làm nghề gì?

- Con không hề nghĩ đến chuyện đó. Con chỉ muốn chết để được lên Thiên đàng mà thôi!

Vâng, chết và được lên Thiên đàng là sự hãnh diện và nỗi khao khát của cậu bé chăn chiên Phan-xi-cô. Để được nhìn thấy Thiên Thần, nhìn thấy Thiên Chúa dấu yêu và Mẹ Thánh của Người - mà vẻ đẹp mỹ miều của các Ngài chính đôi mắt em đã được diễm phúc ngắm nhìn qua – Phan-xi-cô sẵn sàng từ bỏ hết mọi sự đời này. Lòng khao khát Thiên đàng nơi em sống động và mạnh mẽ đến nỗi em luôn chỉ còn nghĩ đến sự chết, điều mà bình thường đối với các trẻ em khác là cả một sự khủng khiếp đáng sợ.

Không có bất cứ điều lành thánh tốt đẹp nào mà ba trẻ đã gặp gỡ lại gây được một ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ nơi Phan-xi-cô cho bằng sự hiện ra của vị Thiên Thần và của vị Thiên Nữ. Điều mà Phan-xi-cô hiểu được sâu xa nhất và đã gây nên nơi em một ấn tượng mạnh mẽ nhất, đó là vẻ đẹp kiều diễm của các Thiên Thần, sự hiện diện êm ái dịu dàng của Thiên Chúa và sự đau đớn khi em nhận biết rằng Thiên Chúa đầy nhân hậu như thế đã bị tội lỗi nhân loại xúc phạm quá nhiều!

Vì thế, Phan-xi-cô thường để cho các bạn bè hoặc coi giữ chiên hay chơi với nhau, còn em thì một mình quì cầu nguyện ở một chỗ vắng vẻ nào đó. Em để tâm hồn chìm sâu vào trong ánh sáng vô tận, mà em đã có lần được bao phủ lấy. Phan-xi-cô thích nói với Lucia và Gia-xin-ta:

- Em rất vui mừng khi được nhìn thấy Thiên Thần, nhưng em còn vui mừng gấp bội khi được nhìn thấy Đức Trinh Nữ Rất Thánh. Tuy nhiên, điều làm cho em hạnh phúc nhất là cảm nhận được Thiên Chúa trong ánh sáng vô tận mà Người đã cho chiếu vào ngực chúng ta… Nhưng điều làm cho em quá đau đớn là nhìn thấy Thiên Chúa phải buồn sầu! … Giá như em có thể an ủi được Người!

Mỗi khi nói về những lần hiện ra của Đức Mẹ, Phan-xi-cô rất thích nhắc lại với Lucia và Gia-xin-ta về giây phút hạnh phúc, đó là lúc Đức Mẹ mở rộng hai bàn tay Người ra và ban thưởng cho tinh thần quả cảm hy sinh của ba em, là cho ba em được nếm thử trước hạnh phúc được chiêm ngưỡng Thánh nhan Chúa. Phan-xi-cô nói:

- Chúng mình được ở trong ánh sáng của Thiên Chúa như được nung luyện trong lửa vậy, nhưng lại không bị thiêu rụi!… Thiên Chúa thật tuyệt vời biết bao! Người thật vô cùng đẹp đẽ, vô cùng tốt lành, đến nỗi chúng ta không sao có thể diễn tả hết được!...

Cũng vậy, Lucia và Gia-xin-ta không bao giờ quên được lời hứa của Vị Thiên Nữ là Bà sẽ đưa các em về Thiên đàng với Bà, và cả hai cũng nóng lòng ao ước cho lời hứa đó mau được hiện thực không kém Phan-xi-cô chút nào. Niềm hy vọng trông mong này của ba em luôn sống động và mạnh mẽ, cả khi ba em gặp bao khó khăn thử thách.

Kể từ lần hiện ra thứ ba, các nhóm Tam Điểm và vô thần, kẻ thù khét tiếng của Giáo Hội, càng trở nên giận dữ và thù ác đối với ba em bằng những dọa nạt xử tử ba em. Nhưng mỗi lần nghe được những lời đe dọa đó, các em đều bình tĩnh trả lời:

- Nếu người ta giết chết chúng con, thì càng tốt! chúng con sẽ mau được lên Thiên đàng!

Khi ngày 13 tháng 10 - tức ngày Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng và sẽ làm một phép lạ vĩ đại để mọi người tin – càng đến gần, thì thường xuyên các em càng bị đe dọa dữ dội hơn, như: Người ta dọa sẽ chặt các em ra từng khúc, sẽ thiêu sống các em, sẽ cho bom làm nổ tung nhà cha mẹ các em, sẽ đặt mìn ở gốc cây sồi để khi các em nói chuyện với vị Thiên Nữ thì sẽ cho nổ và giết chết tất cả. Nhưng các em đã trả lời mọi người một cách hoàn toàn bình tĩnh, thản nhiên và đầy tin tưởng:

- Thật hạnh phúc biết bao, nếu như chúng con được cùng Đức Mẹ về Thiên đàng!

2. Gia-xin-ta

Nếu trong các lần hiện ra, Phan-xi-cô chỉ nhìn thấy Đức Mẹ, chứ em không nghe được lời Đức Mẹ nói, và em đã có ấn tượng rất mạnh và bị thu hút bởi vẻ đẹp kiều diễm của thế giới siêu nhiên, thì ngược lại, Gia-xin-ta, em gái của Phan-xi-cô, với tâm hồn còn thơ ngây trong trắng và nhạy cảm của mình, lại đã ghi sâu trong tâm trí những đau khổ của các kẻ bị trầm luân trong hỏa ngục. Vì thế, kể từ khi được thị kiến hỏa ngục vào ngày 13 tháng 7, Gia-xin-ta luôn bị ám ảnh bởi tư tưởng về sự khủng khiếp của hỏa ngục. Và cũng từ buổi chiều hôm đó, em thường xin Lucia cắt nghĩa cho biết về tính cách đời đời của hỏa ngục. Gia-xin-ta hỏi:

- Nếu vậy thì sau nhiều năm luôn vẫn còn hỏa ngục hay sao?... Và những người bị thiêu đốt trong đó không bị cháy rụi đi sao? Họ sẽ không cháy thành than sao? Nếu các Kitô hữu cầu nguyện nhiều cho những con người bất hạnh này, thì Thiên Chúa luôn đầy yêu thương và nhân lành như thế lại không kéo họ ra khỏi đó hay sao? … Và nếu người ta hy sinh hãm mình nhiều cho họ cũng không thể giúp được gì cho họ cả hay sao?

- Không! Người ta không thể giúp được gì cho những kẻ đó nữa, nếu như khi họ chết mà vẫn còn mang tội trọng trong người. Nhưng chúng ta có thể cầu nguyện và hy sinh như vị Thiên Nữ đã kêu mời, hầu người ta biết ăn năn sám hối và không bị sa vào trong hỏa ngục.

- Họ thật là những người bất hạnh và đáng thương! … Vậy, thì chúng ta phải cầu nguyện và hy sinh nhiều cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở lại!

Thỉnh thoảng Gia-xin-ta ngồi đăm chiêu suy nghĩ và lặp đi lặp lại:

- Hỏa ngục!... Hỏa ngục!...Em thật thương tiếc cho các linh hồn phải sa vào trong nơi đó… Và những kẻ đang ở trong đó bị đốt cháy như những thanh củi trong lửa. Người ta cần phải cầu nguyện thật nhiều để ngăn cản các linh hồn khỏi bị sa vào trong đó!

Và toàn thân mình run rẩy vì khiếp sợ và xúc động, Gia-xin-ta quì gối, chấp hai tay và đọc lời kinh mà vị Thiên Nữ đã dạy cho các em đọc sau mỗi chục Kinh Kính Mừng khi các em lần hạt Mân Côi: «Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con; xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục; xin đem các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy. Nhất là những linh hồn phải cần đến lòng Chúa thương xót hơn.»

Lần khác, Gia-xin-ta đã gọi hai em kia lại và nói:

- Chị Lucia và anh Phan-xi-cô không muốn cầu nguyện với em sao?… Chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều, để ngăn cản các linh hồn khỏi phải sa vào trong hỏa ngục!... Ôi, có biết bao linh hồn đã phải sa vào đó!... Tại sao Đức Trinh Nữ lại không chỉ cho những kẻ tội lỗi nhìn thấy hỏa ngục? Nếu như họ có thể nhìn thấy được hỏa ngục, chắc chắn họ sẽ không phạm tội nữa và rồi sẽ không bị sa vào trong hỏa ngục.

Mỗi khi Gia-xin-ta nhớ đến lời bảo đảm của Đức Mẹ về phần rỗi đời đời của các em, em đã thở ra nhẹ nhõm:

- Ôi, vị Thiên Nữ thật tốt lành biết bao! Bà đã hứa sẽ đưa chúng ta về Thiên đàng!

Vào ngày lễ Thánh Gioan, ở Bồ Đào Nha vốn có truyền thống là mọi người đều nắm tay nhau nhảy múa chung quanh một đống lửa. Nhân dịp này, nhiều trẻ em trong làng đã đến rủ Gia-xin-ta cùng ra đó chơi với chúng. Nhưng Gia-xin-ta đã từ chối:

- Tớ không nhảy múa nữa đâu!

- Tại sao lại không?

- Tớ không nhảy múa nữa. Tớ muốn hy sinh chuyện đó để dâng lên Chúa.

Một lần kia, khi Gia-xin-ta trông thấy một đám đông người tuôn về Cova Da Iria để được có mặt vào những lần hiện ra, em đã nói với cô chị họ của mình:

- Chị Lucia, chị hãy xin vị Thiên Nữ cho những người này được nhìn thấy hỏa ngục!... Chị sẽ thấy họ ăn năn sám hối như thế nào!

Tiếp đến, đầy vẻ suy nghĩ, em nói thêm:

- Có quá nhiều người bị sa vào trong hỏa ngục!... Có quá nhiều!

Bấy giờ, để an ủi Gia-xin-ta, Lucia đã trả lời:

- Em chẳng có gì để phải sợ hãi gì cả… Chắc chắn em sẽ được lên Thiên đàng kia mà!

- Vâng, em biết rồi, nhưng em muốn cho tất cả những người này cũng được lên Thiên đàng như em cơ!

Tư tưởng về sự đời đời và về hỏa ngục đã làm cho bé Gia-xin-ta mỗi ngày mỗi chê chán tất cả mọi sự việc trần thế. Về sau, khi bị giam giữ trong nhà tù hay trong thời gian dài bị bệnh đau đớn, Gia-xin-ta đã tỏ ra rất can trường. Em đã hy sinh hãm mình chịu đựng một cách anh hùng như thế là hoàn toàn chỉ với mục đích duy nhất: Để cầu nguyện cho nhiều kẻ có tội được ơn ăn năn sám hối và nhiều người khỏi án phạt đời đời.

Bởi vậy, nhiều khi Gia-xin-ta đã hối hả yêu cầu Lucia:

- Chẳng bao lâu nữa em sẽ được lên Thiên đàng; nhưng còn chị, chị sẽ còn phải ở lại đây – và nếu như Đức Mẹ cho phép – chị cần phải nói cho mọi người biết hỏa ngục là gì, hầu họ đừng phạm tội nữa và rồi không bị sa vào đó.

Gia-xin-ta cũng đã than phiền là mặc dù Đức Mẹ đã nhắc nhủ đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa, nhưng rồi loài người vẫn tiếp tục phạm cùng một thứ tội. Những khi em nghe người đời đàm tiếu với nhau bằng những lời nói tục tằn, Gia-xin-ta đã lấy hai tay bưng mặt lại và nói:

- Lạy Chúa, xem ra những người kia không hề biết là họ có thể sa vào hỏa ngục, nếu họ ăn nói những lời lẽ như thế! Xin Chúa tha thứ và cho họ biết ăn năn hối cải! Em tin chắc là họ không biết mình đang xúc phạm đến Thiên Chúa. Thật đáng buồn! Lạy Chúa Giêsu, con cầu xin cho những người đó!

Và rồi Gia-xin-ta bắt đầu cầu nguyện: «Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con; xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục; xin đưa các linh hồn lên Thiên đàng hết thảy, nhất là những linh hồn phải cần đến lòng thương xót Chúa hơn.»

Trong tập hồi ký của mình «Schwester Lucia spricht über Fatima» (Sơ Lucia nói về Fatima), Sơ Lucia đã có một nhận xét rất chí lý về thị kiến hỏa ngục, mà Đức Mẹ đã tỏ ra cho ba em, như sau:

- «Có rất nhiều người, kể cả những người đạo đức, đã tránh không muốn nói cho con cái họ về hỏa ngục, vì sợ sẽ làm cho chúng đâm ra kinh khiếp. Trong khi đó, Thiên Chúa lại không chút do dự tỏ cho ba em bé nhìn thấy hỏa ngục, mà một trong ba em chưa tròn bảy tuổi. Và mặc dù thị kiến về hỏa ngục này thật vô cùng khủng khiếp, đến nỗi đứa bé thơ dại và dễ nhạy cảm này hầu như có thể chết vì sợ hãi.»

Còn ba em khi nói chuyện với nhau về tình trạng khủng khiếp trong hỏa ngục, các em đã thở dài:

- Ôi! Giá như với những hy sinh hãm mình, chúng ta có thể mãi mãi đóng chặt được cánh cửa của lò lửa khủng khiếp kia!... Giá chúng ta có thể làm cho tất cả mọi kẻ có tội biết tìm thấy con đường dẫn họ về Thiên đàng!...»

Và nếu như Gia-xin-ta vốn có tâm hồn dễ đồng cảm hơn Lucia và Phan-xi-cô, nên em thường hay nói đến sự đau khổ của những người bị trầm luân trong hỏa ngục, thì hai em kia cũng không bao giờ quên được sự khủng khiếp của hỏa ngục. Cả ba em luôn cùng nhắc bảo và khuyến khích nhau siêng năng cầu nguyện và hy sinh hãm mình để đáp lại nguyện vọng của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.

Các em thường đọc lời kinh mà Thiên Thần đã dạy cho các em, để cầu nguyện cho những người không cầu nguyện. Nếu khi các em gặp phải một việc hy sinh nào đó, các em luôn đón nhận để có ý chỉ cho các kẻ có tội và các em cầu nguyện lời kinh mà Đức Mẹ đã dạy cho: «Lạy Chúa Giêsu, vì lòng yêu mến Chúa mà con xin hy sinh để cầu nguyện cho các kẻ có tội biết ăn năn trở lại, và để đền bù những tội lỗi đã xúc phạm đến Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.»

Ngoài việc hy sinh hãm mình, Đức Mẹ còn yêu cầu các em hãy siêng năng đọc kinh cầu nguyện, nhất là việc sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày. Điều này Đức Mẹ đã nói với các em ngay trong lần hiện ra đầu tiên. Kể từ ngày đáng ghi nhận này, mỗi khi ba trẻ đi ra ngoài cánh đồng, Gia-xin-ta thường bỏ đi và đến ngồi tư lự một mình trên một tảng đá.

- Gia-xin-ta, đến đây chơi đi.

- Hôm nay em không chơi đâu.

- Tại sao em lại không chơi?

- Bởi vì em đang nghĩ đến điều vị Thiên Nữ nói với chúng mình, là phải lần hạt Mân Côi và hy sinh cầu nguyện cho những kẻ có tội được ơn ăn năn hối cải.

Và như chúng ta đã đọc ở phần trên, vào buổi chiều ngày Đức Mẹ hiện ra lần thứ nhất, Gia-xin-ta đã về nhà xin thân mẫu em cùng lần hạt Mân Côi ngay lập tức với em. Ba trẻ chăn chiên đã không chỉ cùng nhau lần hạt nhiều lần trong ngày, nhưng các em còn cổ vũ mọi người cùng lần hạt Mân Côi nữa.

3. Lucia

Trên đây là những thay đổi trong tâm hồn và cuộc sống của Phan-xi-cô và Gia-xin-ta mà hiện tượng siêu nhiên Đức Mẹ hiện ra đã mang lại. Còn những gì xảy ra trong cuộc sống và tâm hồn Lucia, chúng ta không thể biết rõ được, nhưng chúng ta cũng có thể đoán chắc được rằng là hoàn toàn không có gì khác với những điều đã xảy ra nơi hai anh em bà con họ của em. Bởi vì, hầu như tất cả những gì chúng ta biết được về biến cố Fatima đều xuất phát từ các lời tường trình của Lucia. Nhưng Lucia lại không bao giờ muốn nói về mình.

Đúng vậy, ở đây chúng ta cần phải ghi nhận một điều, là Lucia luôn rất thận trọng khi phải nói đến những gì có liên quan tới chính mình, em tìm cách nói thật ít về mình hết sức có thể. Trong khi đó, em tìm cách hướng sự chú ý của dư luận về hai người bạn trẻ của mình là Phan-xi-cô và nhất là Gia-xin-ta.

Vậy, chúng ta không biết được cách rõ ràng tất cả những ấn tượng và những cảm xúc nào đã xảy ra trong tâm hồn Lucia: liệu em có chìm sâu, có cảm thấy mình bị cuốn hút vào trong chi tiết này hay chi tiết kia, vào trong phương diện này hay phương diện nọ của bí mật như hai anh em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta hay không!

Người ta thường thắc mắc tự hỏi: Những gì Lucia thích trao đổi nhất với hai người bạn thân tình của mình là Phan-xi-cô và Gia-xin-ta ở trong động đá Cabeço thanh vắng hay ở phía sau cái giếng làng? … Một điều thật đáng tiếc là hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đã qua đời quá sớm, nên các em không thể thông tri được gì cho chúng ta về Lucia cả.

Vâng, Lucia - người duy nhất trong ba trẻ còn sống sót và nắm giữ các bí mật bao lâu tùy thánh ý Thiên Chúa muốn – chắc chắn sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm nặng nề về bí mật được giao phó hơn hai em kia. Chúng ta có thể phỏng đoán được rằng những mặc khải về:

• tương lai của em;

• tương lai của đất nước em và của thế giới;

• sứ mệnh của em trong việc truyền bá sự tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria;

• việc nhìn thấy trước cuộc thế chiến thứ hai, cũng như những đau khổ và những tàn phá khủng khiếp của nó, v.v…

và tất cả những gì đã xảy ra đó, đã xâm chiếm trọn tâm hồn em và nhất là đã trở thành đối tượng cho những lời cầu nguyện của em cũng như cho những trao đổi chuyện trò giữa em với anh em Phan-xi-cô. Dĩ nhiên còn phải thêm một số chi tiết khác của bí mật nữa, mà chúng ta chưa thể biết được.

Người ta rất ngạc nhiên là thế giới bên ngoài đã hầu như biết được rất ít về cuộc sống nội tâm đầy phong phú của ba trẻ chăn chiên, kể cả cha mẹ, anh chị em và bạn bè của ba em cũng không biết được gì nhiều hơn. Tuy nhiên, người ta có thể hiểu được điều đó, nếu người ta để ý suy nghĩ về cách thức các em sống ra sao, khi các em được phép hoàn toàn một mình với nhau thật lâu và thường xuyên hơn. Mãi khi Phan-xi-cô và Gia-xin-ta bị bệnh, thì bấy giờ một ít trong các thay đổi nội tâm của các em mới được bộc lộ ra.

Trước Ủy Ban Điều Tra, bà Olimpia, thân mẫu của hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, đã giải thích:

- Sau biến cố hiện ra, các con cái tôi vẫn chuyện trò với nhau hoàn toàn như trước kia. Chỉ có một điều duy nhất làm tôi để ý và là điều các cháu làm khác với thói quen trước kia, đó là các cháu lần hạt Mân Côi thường xuyên hơn. Mỗi buổi tối các cháu đều xin phép được lần hạt thêm, mặc dù trong ngày khi đi coi giữ chiên ngoài đồng các cháu đã đã lần hạt 2, 3 lần rồi.

Tuy nhiên, bà Olimpia cũng đã có thể ghi nhận được một nét thay đổi rõ ràng trong tâm hồn các con của mình, bà nói:

- "Các cháu cởi mở hơn trước kia. Nếu trong ngày các cháu phải xa gia đình, thì lúc trở về nhà các cháu tường trình công khai và chính xác về những điều mà các cháu gặp gỡ.»

Ông Manuel Pedro, thân phụ của hai em, kể lại rằng trước kia đã có lần xảy ra là Phan-xi-cô vì quá mảng chơi ngoài đồng, nên đến giờ gia đình đọc kinh tối thì phải chạy đi gọi cháu. Ông phải kiếm mãi mới tìm được cháu. Nhưng kể từ khi xảy ra biến cố hiện ra thì những điều như thế không hề xảy ra nữa. Trái lại, bây giờ chính Phan-xi-cô và Gia-xin-ta lại thúc bách những người khác trong gia đình phải lần hạt Mân Côi.

Một điều quá rõ ràng mà ai cũng có thể xác nhận được, đó là sự hăng say nhiệt thành của các em đối với Sứ Điệp của Đức Mẹ, và sự trung thành của các em trong việc tìm cách đáp ứng những yêu cầu của Đức Mẹ ở Cova. Với một lòng can đảm rất đáng khâm phục và với một sự cương quyết mạnh mẽ, các em đã dấn thân cho sứ mệnh của mình là làm sứ giả cho Đức Nữ Vương Thiên Đàng. Các em cũng kêu mời các trẻ em khác cùng lần hạt Mân Côi với mình, hay các em dẫn những đứa trẻ này đến nơi hiện ra để kính chào Đức Nữ Vương Thiên Đàng. Mỗi khi ngày 13 trong tháng sắp tới gần, các em tỏ ra trang nghiêm và trầm ngâm hơn. Từ khi biến cố Đức Mẹ hiện ra, người ta đã ghi nhận được rằng sự thân tình giữa ba em trở nên thân mật tha thiết hơn nhiều, đặc biệt nhất là giữa Phan-xi-cô và Lucia. Trước kia, Phan-xi-cô chỉ đến gặp gỡ và chơi với Lucia, nếu như Gia-xin-ta cùng đi chung với em, chứ một mình thì không bao giờ, bởi vì Phan-xi-cô và Lucia không được hợp tính nhau lắm. Bà Olimpia ghi nhận là bây giờ Phan-xi-cô thường hay nhắc đến Lucia. Về sau khi gia đình bà bán hết đàn vật, thì hai con của bà càng hay sang nhà thăm Lucia hơn.

Một lần kia, khi hai anh em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta đến chỗ hẹn sớm hơn Lucia, thì cả hai cùng chạy đi kiếm Lucia, và Phan-xi-cô nói với Lucia:

- Trước đây em không thích chị cho lắm, nên mỗi khi em ra ngoài cánh đồng cỏ với chị là chỉ vì em muốn làm vui lòng Gia-xin-ta mà thôi. Nhưng bây giờ, mỗi buổi sáng khi thức dậy em liền nghĩ đến việc mong gặp lại chị, và em không mong muốn gì khác hơn là được ở gần bên chị.

Tình thân thiết thâm sâu này phát xuất từ nhu cầu nội tâm, tức các em muốn cùng nhau trao đổi và chia sẻ các suy tư và ý nghĩ riêng của mình cho các em khác biết. Và những suy tư đó đã trở thành nội dung chính của cuộc đời các em, tức tìm cách đáp lại các yêu cầu của Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria là cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn ăn năn sám hối, và phần rỗi đời đời của các em.

Trong khi bà Olimpia, thân mẫu của hai em Phan-xi-cô và Gia-xin-ta, quả quyết rằng các con của bà hoàn toàn giống như mọi đứa trẻ bình thường khác, thì ý kiến và sự nhận xét chung của dân chúng lại hoàn toàn khác, tất cả mọi người đều đem lòng khâm phục và kính trọng các em mỗi ngày mỗi hơn.

Một ngày Chúa Nhật nọ, sau Thánh Lễ, có mấy bé gái nhỏ từ Moita đã đến rủ Lucia sau trưa cùng đi chơi với nhau. Bà Maria Rosa, thân mẫu của Lucia, đồng ý. Sau đó các em cùng đi đến gặp bà Olimpia để xin phép cho cả Phan-xi-cô và Gia-xin-ta cùng đi chơi.

Tất cả các em ăn điểm tâm tại gia đình José Alves. Sau bữa trưa thì Gia-xin-ta cảm thấy buồn ngủ; vị gia trưởng liền mời em vào trong phòng bên cạnh nghỉ một chốc. Trong khi đó, các em khác đều được yêu cầu ở lại chờ Gia-xin-ta. Và em nào cũng muốn vào phòng xem Gia-xin-ta ngủ. Các em đến gần bên then cửa và qua một kẽ hở của cánh cửa các em nhìn ngắm Gia-xin-ta đang ngủ ngon giấc ở trong phòng:

Hai môi em trông như đang mỉm cười. Còn hai tay bé nhỏ của em chấp lại trông tựa như một vị Thiên Thần tý hon vậy. Cả những gia đình bên cạnh cũng kéo đến để chiêm ngắm Gia-xin-ta đang ngủ.

Bà Alves và các con gái của bà đều nói:

- Gia-xin-ta quả thực là một vị Thiên Thần!

Và rồi vì lòng quá kính trọng đối với Gia-xin-ta, tất cả đều quì gối trước giường, nơi Gia-xin-ta đang nằm ngủ, mãi cho tới 16 giờ 30 chiều, tức giờ các em đã hẹn với nhau là đi đến Cova Da Iria để cùng lần hạt chung.

Từ nay mọi người dân làng Aljustrel đều đem lòng kính trọng ba trẻ chăn chiên mỗi ngày mỗi hơn. Rồi khi Phan-xi-cô và Gia-xin-ta bị bệnh, ai nấy đều coi các em như những đứa trẻ được Thiên Chúa tuyển chọn. Họ nói: «Điều gì xảy đến cho các em, chẳng ai có thể hiểu được.» Hay: «Các em là những trẻ hoàn toàn giống như con cái chúng ta; các em chẳng nói gì với chúng ta và cũng không có gì đặc biệt khiến chúng ta phải chú ý cả, tuy nhiên khi ở gần bên cạnh các em, người ta cảm thấy như ở trong một thế giới khác! Khi người ta bước vào phòng Phan xi-cô, người ta có cảm tưởng như bước vào một ngôi nhà nguyện vậy!»

(Tháng Mân Côi 2008)
 
Ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha chú trọng đến Thượng Hội Đồng Giám Mục
Bùi Hữu Thư
22:17 30/09/2008

Ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha chú trọng đến Thượng Hội Đồng Giám Mục



VATICAN, ngày 30 tháng 9, 2008
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI đang cầu nguyện trong tháng này cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới có thể trợ giúp cho việc chuyển tiếp chân lý đức tin.

Hội Tông Đồ Cầu Nguyện tuyên bố ý chỉ chung được Đức Thánh Cha lựa chọn: “Cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng Giám Mục trợ giúp được cho tất cả những ai đang phục vụ Lời Chúa, có thể chuyển tiếp chân lý đức tin một cách can đảm, trong sự hiệp thông với toàn thể Giáo Hội." (Hội Tông Đồ Cầu Nguyện được các cha Dòng Tên thành lập năm 1844, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một trong các bổn mạng của hội)

Phiên họp khoáng đại lần thứ 12 của Thượng Hội Đồng Giám Mục sẽ khai mạc với một Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành ngày 5 tháng 10. Phiên họp sẽ kéo dài tới ngày 26 tháng 10 và tập trung vào chủ đề “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội."

Đức Thánh Cha cũng chọn một ý chỉ để cầu nguyện cho mỗi tháng. Vào tháng 10, ngài sẽ cầu nguyện như sau: “Trong tháng được dành cho các sứ mệnh của Giáo Hội, tất cả mọi cộng đồng dân Chúa phải cảm nhận được nhu cầu tham gia vào sứ mệnh hoàn vũ bằng việc cầu nguyện, hy sinh, hãm mình và những đóng góp, hỗ trợ cụ thể."

Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành
Hình Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô nhìn từ trên cao xuống
 
Top Stories
Political dissidents praise Bishops for addressing critical issues of the nation
J.B. An Dang
06:56 30/09/2008
Well-known Vietnamese political dissidents have praised Bishops for addressing critical issues that are major obstacles in the development of the country.

Fr. Chan Tin, a well-known dissident, has praised Bishops for attacking serious issues of the nation, in particular the dishonesty of the state media.

In the article “Vietnam Media,” the Redemptorist priest, who had been under house arrested for 3 years until May 1993 when the government under international pressure released him, states that “in the process of solving the disputes, state-controlled media were proven to be effective in spreading doubts and mistrust instead of bridging the nation with mutual understanding and unification.”

He himself was a victim of distortions from state media. In 1990, he wrote a tract titled "Repent to the Nation," which called on the Vietnamese Communist Party to fix its mistakes. He also protested the regime's persecution of peaceful pro-democracy activists. What state-run media have recently done against Hanoi Archbishop, they did the same against Fr. Chan Tin. Comments from his statement were quoted out of context, distorted, and condemned on state media.

A typical condemnation could be read in Saigon Liberated newspaper on May 17, 1990 which charged him with "endangering national security, opposing the interests of the Church, the country and the people, creating division between religion and the State, fostering division within the Church, inciting the people to oppose the socialist regime as well as the leadership role of the Vietnamese Communist Party."

State media have never published the entire statement of the person they want to attack, only separated phrases surrounded with a multitude of distorted comments to deceive public opinion.

However, Fr. Chan Tin, whom the government attempted to kill in traffic accident at least one time, suggests that one should not condemn media personnel. “They are victims of a brutal regime which enslaves them, forces them to write according to the Party’s will in order to earn for their living. They have to write against their conscience. They already feel shameful for what they write,” he explained.

According to the Redemptorist priest “Vietnam’s Politburo is the culprit of the brutal state media.” He argues that “before the WTO accession [on Nov. 7, 2006], Vietnam had promised to allow private media. But as soon as it was approved to be a member, the Politburo immediately asked the prime minister to issue instruction No 37 ‘not to allow private press at any forms’”.

“The instruction 37 is unconstitutional,” he argues. “It contradicts to session 69 of the constitution.”

For Fr. Nguyen Hong Giao, OFM, in their statement released on Friday Sep. 26, Bishops presented a thorough way to solve land issue based on Church Social Teaching.

“In reality, land is the cause of numerous complaints and denunciations, a problem which people concern the most. It is also a problem with so much corruption and with so many people have been jailed,” he observed.

According to Fr. Nguyen, the government’s persistence “on the common ownership and the state administration of land,” contradicts to the right to own private property stated in article17 of the Universal Declaration of Human Rights: “Everyone has the right to own property alone as well as in association with others.” and “No one shall be arbitrarily deprived of his property.”

The Vietnam government is prepared to sign and pledge to obey any international agreements, but it is always reluctant to put them into practice.

“The land issue cannot be solved unless the government takes in to account the right of people to own their land and property,” he believes.

“Bishops’ suggestions are sincere, active and constructive. Should the government pay a good attention to them, the country would develop stably, and faster,” he concluded.
 
Repressing Religion
Fr. John Flynn, LC
07:17 30/09/2008
ROME, SEPT. 28, 2008 Many people still suffer religious persecution, according to the annual report from the U.S. Department of State. On Sept. 19 the “2008 Annual Report on International Religious Freedom,” was presented to the public by Secretary of State Condoleezza Rice.

The report, which covers the 12-month period up to June 30, 2008, started by noting in its introduction that this year marks the 60th anniversary of the Universal Declaration of Human Rights. For the United States it is also the 10th anniversary of the International Religious Freedom Act, a bill that has brought with it greater attention to religious freedom from the U.S. government.

The report’s publication comes as the lack of religious freedom in some countries has received widespread attention. China is one country in the news and according to the Department of State the government's repression of religious freedom intensified in some regions, including in Tibetan areas and in the Xinjiang Uighur Autonomous Region (XUAR).

The report also noted that unregistered Protestant religious groups in Beijing experienced intensified harassment from government authorities in the lead up to the 2008 Summer Olympic Games.

"Underground" Catholic clergy also faced repression, the report observed, in large part due to their avowed loyalty to the Vatican. As well, authorities in Shanghai implemented measures to prevent Catholic pilgrims from visiting the Marian Shrine of Sheshan during May.

The Catholic Patriotic Association reports that 5.3 million persons worship in its churches. But according to the report, it is estimated that there are an additional 12 million or more persons who worship in unregistered Catholic churches that do not affiliate with the government association.

Praying for the Pope

Although there continue to be conflicts between the Chinese government and the Vatican, particularly over the nomination of bishops, the report commented that the distinction between the Catholic Patriotic Association and the unregistered Catholic Church has become less clear over time. In some official Catholic churches, clerics led prayers for the Pope, and pictures of the Pope were displayed, the report noted.

Chinese authorities also restrict religion through restrictions on funding and clergy, the report explained. Even though the government has authorized funding to build new places of worship for registered venues, the number of temples, churches and mosques has not kept pace with growth in the number of worshippers.

In addition, in general there is a severe shortage of trained clergy for both registered and unregistered religious groups.

India is another country where religious persecution has been in the headlines in recent weeks and the Department of State’s report contains ample information on the situation.

Some Indian state governments enacted and amended "anti-conversion" laws. In addition, police and enforcement agencies often did not act swiftly to effectively counter communal attacks, including attacks against religious minorities.

Extremists

The report did affirm that the vast majority of persons from the religious groups in India live in peaceful coexistence. At the same time it acknowledged the existence of episodes of serious conflict.

While the law system generally provides remedy for violations of religious freedom, it was not enforced rigorously or effectively in many cases pertaining to religiously oriented violence, the report noted.

As a result, despite government efforts to foster communal harmony, some extremists continued to view ineffective investigation and prosecution of attacks on religious minorities, particularly at the state and local level, as a signal that they could commit such violence with impunity, the report commented.

Hindu extremists attacked Christian villagers and churches in the Kandhamal district over the last Christmas holidays. Approximately 100 churches and Christian institutions were damaged, 700 Christian homes were destroyed causing villagers to flee to nearby forests, and 22 Christian-owned businesses were affected.

The report also observed that according to some nongovernmental organizations (NGOs) communal violence against religious minorities is part of a larger Hindu nationalist agenda and corresponds with ongoing state electoral politics.

According to the 2001 government census, Hindus constitute 80.5% of the population, Muslims 13.4%, Christians 2.3%, Sikhs 1.8%, and others, including Buddhists, Jains, Parsis (Zoroastrians), Jews, and Baha'is, 1.1%.

The report commented that local authorities arrested numerous Christians under state-level "anti-conversion" laws for allegedly engaging in conversions by force, allurement or fraud

Hindu nationalist organizations frequently alleged that Christian missionaries lured low-caste Hindus with offers of free education and health care; they equated such actions with forced conversions.

Christians responded, according to the report, by saying that low-caste Hindus converted of their own free will and that efforts by Hindu groups to "reconvert" these new Christians to Hinduism were themselves accompanied by offers of remuneration, and thus fraudulent.

Some improvements

Vietnam is another country where recent press reports have highlighted problems with a lack of religious freedom. However, according to the report by the State Department, respect for religious freedom and practice continued to improve during the past year.

The Catholic Church, various Protestant congregations, and other smaller religious groups reported that their ability to gather and worship improved, according to the State Department. The Catholic Church also reported that the government approved the establishment of one additional Catholic seminary.

The report cited estimates suggesting that more than half of the population is at least nominally Buddhist. The Catholic Church accounts for 8%-10% of the population. There are an estimated 8 million Catholics in the country, according to the Department of State, although government statistics place the number at 5.9 million.

The Catholic Church operates 7 seminaries, with more than 1,000 students enrolled, as well as a new special training program for "older" students. The report commented, however, that local authorities must approve students for enrollment in a seminary, and again prior to their ordination as priests.

Moreover, the report added, the Church considers that the number of students being ordained remains insufficient to support the growing Catholic population and indicated it would like to open additional seminaries and enroll new students more frequently.

Restrictions remain

In past days numerous reports of conflicts between the Catholic Church and the Vietnamese government over properties confiscated by authorities prompted an intervention by the United States Commission on International Religious Freedom.

A Sept. 24 press release said that the U.S. Commission on International Religious Freedom “respectfully differs with the U.S. State Department’s decision to remove Vietnam from its list of ‘Countries of Particular Concern’ in 2006.”

“Vietnam continues to demonstrate a disturbing disregard for fundamental human rights, with police violence against protesters at peaceful vigils at properties formerly owned by the Catholic Church of Vietnam, the drawn-out imprisonment and house arrest of numerous religious freedom advocates,” the press release noted.

It went on to describe how peaceful vigils organized by Catholics to protest the confiscation of Church properties have resulted in the arrest of a number of protesters and even the use of physical force by police.

“The Commission calls for Vietnam to be re-designated as one of the world’s worst violators of religious freedom for its continuing systematic and egregious violations of religious freedom and other human rights,” the statement conclude.

As Cardinal Oswald Gracias of India just repeated this week, "Religious liberty is the first of liberties." These recent episodes of religious persecution provide a graphic reminder of the need to keep pressure on governments to guarantee the freedom of religion.
 
L’archevêché de Hanoi rejette et déclare nulle une décision prise à son encontre par les autorités locales
Eglises d'Asie
12:36 30/09/2008
L’archevêché de Hanoi rejette et déclare nulle une décision prise à son encontre par les autorités locales

Accompagnée d’une grande foule recrutée dans les diverses associations communistes et dans les bas-fonds de la ville, la police de Hanoi avait, le 25 septembre dernier, pénétré dans l’ancienne Délégation apostolique et avait emporté la statue de la Vierge, la croix et divers objets qui y demeuraient encore, vers une destination inconnue. Pour légitimer cette opération, le Comité populaire de l’arrondissement concerné de la ville de Hanoi a rendu publique une décision datée du 25 septembre 2008. Celle-ci condamnait l’archevêché à une amende de 1 750 000 dôngs pour avoir introduit des objets d’une façon illicite sur un terrain ne lui appartenant pas. Par ailleurs, ces objets étaient déclarés confisqués.

La réponse de l’archevêché, datée du 26 septembre, a été mise en ligne par l’agence VietCatholic News le 30 septembre. Elle indique que l’archevêché a le droit d’introduire des objets du culte sur un terrain qui lui appartient. Elle déclare de plus que la procédure prévue pour sanctionner les infractions administratives n’a pas été respectée et qu’en conséquence la décision du Comité populaire doit être considérée comme sans valeur.

On lira ci-dessous le texte de la réponse de l’archevêché, traduit du vietnamien.

Hanoi, le 26 septembre 2008,

Plainte portée contre la décision N° 740/-CDUBND (25 septembre 2008)
du président du Comité populaire de l’arrondissement de Hoan Kiêm
concernant une infraction administrative dans le domaine des terrains


Conformément à la loi sur les plaintes et les accusations du 29 novembre 2005, conformément à l’ordonnance sur le traitement pénal des infractions administratives du 2 juillet 2002, et de l’ordonnance du 2 avril 2008 amendant et complétant un certain nombre d’articles de l’ordonnance précédente, Conformément à l’ordonnance sur la croyance et la religion du 18 juillet 2004, Conformément aux aspirations légitimes des laïcs de l’archidiocèse de Hanoi,

L’archevêché de Hanoi proteste contre la décision N° 740/-CDUBND du président du Comité populaire de l’arrondissement de Hoan Kiêm concernant une infraction administrative dans le domaine des terrains, une décision prise contre l’archevêché de Hanoi. Cette décision est contraire aux dispositions législatives en vigueur actuellement.

En premier lieu, l’archevêché de Hanoi a toujours affirmé son droit légal d’utilisation et de gestion du terrain du 42 de la rue Nha Chung. Par ailleurs, même si la décision 829 QD-UBND du Comité populaire de Hanoi, datée du 19 septembre 2008, déclare ce terrain confisqué (note officielle 740 QD-UBND), l’archevêché de Hanoi n’en a pas encore été informé. Ainsi, l’introduction de statues sur le terrain du 42 de la rue Nha Chung est entièrement conforme à la loi. Il n’y a jamais eu d’introduction arbitraire d’objets sur ce terrain. L’amende de 1 750 000 dôngs est donc sans raison. En revanche, la décision de transporter la statue de la Vierge et divers objet du culte hors du terrain du 42 de la rue Nha Chung est en infraction avec l’article 4 de l’ordonnance sur la croyance et la religion.

En second lieu, la décision 740 en question n’est pas conforme à la procédure prévue pour sanctionner les infractions administratives, telles qu’elle est décrite à l’article 45, paragraphe 3 et 4, de l’ordonnance sur les sanctions des infractions administratives datées du 2 septembre 2002, amendée et complétée par l’ordonnance du 2 avril 2008. Selon le paragraphe 3, « le procès-verbal doit être établi en deux exemplaires et signé par celui qui l’établit et celui qui a commis l’infraction ou son représentant ». Le paragraphe 4 stipule qu’un exemplaire du procès-verbal doit être envoyé à celui qui a commis l’infraction.

Jusqu’à présent, l’archevêché de Hanoi n’a reçu aucune sorte de procès-verbal d’amende pour infraction administrative. Il n’a pas non plus signé de procès-verbal pour l’infraction administrative signalée dans la décision 740 du 25 septembre 2008.

Conformément aux références rappelées plus haut, la décision 740 QD-UBND de l’arrondissement de Hoan Kiêm est sans valeur. L’archevêché de Hanoi propose au président du Comité populaire de l’arrondissement de retirer sa décision 740 du 25 septembre 2008.

(Source: Eglises d'Asie, 30 septembre 2008)
 
Archbishop virtually under house arrest
J.B. An Dang
18:56 30/09/2008
Hanoi Archbishop is virtually under house arrest by a multitude of telephone spying equipments and cameras deployed overtly in nearby buildings, and thugs gathering in front of his residence yelling anti-Catholic slogans.

A telephone spying equipment from the rooftop of Hoan Kiem school
Camera from a nearby building to monitor the gate of archbishop's office
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi is virtually under house arrest as his office must be closed all the time and while he has to limit his outside activities, less people dare to call in on his office. Staff in the archbishop’s office have to lock the office’s gate as a measure to avoid sudden attacks from pro-government mob of dozen thugs gathering frequently around, yelling out slogans in praise of communism and calling into question the suitability of the prelate. Some of his normal activities have also been delayed or cancelled due to security reasons.

While the prelate has to limit to mimimal outside activities, less people dare to call in on as well. From the rooftop of Hoan Kiem primary school, right after the archbishop’s office; and from nearby buildings, a network of spy equipments deployed overtly to spy telephone conversations, and monitor all activities of the office. The overt deployment of spy equipment is also used as a tactic of intimidation threatening anyone who wants to contact with the archbishop.

Other measures to isolate Msgr. Joseph Ngo have also been employed. The church at Mac Thuong in Ly Nhan, Ha Nam, was raided by a hundred thugs on Wednesday. They went inside the church shouting obscenities at those who were praying there threatening that their lives would not be easy until the archbishop was removed. Fr. Phuong, pastor of Mac Thuong, reported that his parish had no means to defense themselves. Mac Thuong is a small parish with only 300 faithful and most men in the parish have to work far away from home.

Catholic correspondents in Hanoi also reported a number of cases elderly people have been hired at 20,000 VND (1.2 USD) to go to the archbishop’s office, masquerading as Catholics, to call for his resignation.

Despite of obscenities and threats shouted at them by pro-government mob, hundreds of Catholic protestors who keep their daily protests at the nunciature stay calm and focus on their prayer stubbornly asking for justice.

In another incident, the archbishop’s office released a protest letter against an order of the chairman of People’s Committee of Hoan Kiem district. In the order 740/QĐ-CTUBND, Hoang Cong Khoi, chairman of the committee accused the archbishop’s office of placing a statue of the Pieta illegally on a state building. Along with the decision to confiscate the statue, the committee also impose on the archbishop’s office a fine ticket of 1,750,000 VND (105 USD).

Fr. John Le Trong Cung, vice chancellor of the archbishop’s office, argued that “the nunciature and its land are not state properties. They are Church’s properties. Hanoi Catholics did nothing wrong when they placed the statue on the ground of the building.”

Also, “The fine ticket of 1,750,000 VND and the removal of the statue out of 42 Pho Nha Chung are unlawful as they violated session 4 of the Ordinance on Belief and Religion,” he stated.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đêm Thắp Nến cho Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Xứ tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Hoa Thịnh Đốn
Luyện Trần và VATV
00:06 30/09/2008

Đêm Thắp Nến cho Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Xứ tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Hoa Thịnh Đốn





(Hình ảnh của Luyện Trần)

Giáo Xứ Mẹ VN Hoa Thịnh Đốn Cầu Nguyện Cho Giáo Hội VN Đang bị CS Bách Hại



Hoa Thịnh Đốn ngày 28 tháng 9, 2008: (Đài Truyền Hình Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn: VATV)



Liên Tôn Vùng HTĐ Hiệp Thông Cầu Nguyện Với TGP Hà Nội



VATV
 
Đơn khiếu nại của Tòa TGM Hà Nội
LM Lê Trọng Cung
00:49 30/09/2008
 
Sách Cửu Bình hay Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản
Nguyễn Chí Thành
01:03 30/09/2008
Sách Cửu Bình hay Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản (Trung Hoa)

(Broad Press Inc. (2520A Wyandotte Street Moutainview CA 94043, USA. (Tel: 1-888-268-26980 / 1-408-472-9980. Fax: 1-178-460/ 1-206-350-0947). Email: contact@broadpressinc.com; dkn@epochtimes.com. IBSN I-932674-25- Vietnamese Draft Translation Edition (January, 2006, USA). Printed in Taiwan, khổ 13.33x 22.2 cm, XII-472 trang.)

Lời Giới Thiệu

Sách Cửu Bình (Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản) lần đầu tiên được Thời Báo DAIJIYAN (Đại Kỷ Nguyên) phổ biến bằng Hoa Ngữ, dưới hình thức một loạt chín bài bình luận xã hội trên mạng tin www.daijiyuan.com Vì những lý do đặc biệt, danh tính của những tác giả và nhóm dịch thuật được giữ kín.

Từ khi được thời báo DAIJIYUAN xuất bản lần đầu tiên ngày 19 tháng 11, 2004, Cửu Bình đã gây nên một ảnh hưởng lớn đối với người Trung Hoa Hải Ngoại, và ngày càng gia tăng ở quốc nội. Cửu Bình đang trở thành một cuộc đối thoại trong cộng dồng người Hoa về bản chất của Đảng Cộng Sản.

Ban Biên Tập Thời Báo THE EPOCH TIMES (www.theepochtimes.com) và mạng tin Việt Ngữ ĐẠI KỶ NGUYÊN Thời báo (www.daikynguyen.com) hy vọng nhiều người không đọc được Hoa ngữ và Anh ngữ sẽ có cơ hội tham gia cuộc đồi thoại này, và đó cũng là lý do sách Cửu Bình bằng tiếng Việt này được xuất bản.
Ban Dịch Thuật.

Lời Tựa

Hơn một thập niên sau khi Liên Bang Xô Viết và các chính quyền của Đảng Cộng sản Đồng Âu tàn rụi, cuộc vận động cho chủ nghĩa Cộng sản quốc tế bị toàn thể thế giới ruồng bỏ đi. Sự cáo chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc chẳng qua chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, trước khi sụp đổ triệt để, Đảng Cộng sản Trung Quốc đương rán tìm mọi cách để gắn chặt vận mệnh của bản thân mình với vận mệnh của dân tộc Trung Hoa - một dân tộc với 5000 năm lịch sử - đây là một nỗi bất hạnh lớn nhất của dân tộc Trung Hoa chúng ta. Nhìn nhận và đối xử thế nào với Đảng Cộng sản, làm sao mà vượt sang xã hội mà không có Đảng Cộng sản, tiếp diễn sự truyền thừa đuốc thiêng của dân tộc như thế nào, tất cả vấn đề này là một vấn đề cụ thể trước mặt đã bày ra cho nhân dân Trung Quốc.

Thời báo DAIJIYUAN chúng tôi cho đăng lần lượt đặc biệt một loạt chin bài bình luận xã hội với tựa đề “Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản”, qua đó, trước khi cái nắp đậy lên quan tài của Đảng Cộng sản, chúng tôi mong muốn truyền đạt một phán xét cuối cùng về sự vận động cho chủ nghĩa Cộng sản quốc tế, đặc biệt là Đảng Cộng sản Trung Quốc, một trong những tai họa của nhân dân thế giới trong suốt một thế kỷ qua.

Nhìn vào lịch sử của suốt 80 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trước sau chỉ là những nơi chốn mà vĩnh viễn đi kém với dối trá, chiến loạn, đói khổ, độc tài, tàn bạo, sát nhân và khủng bố. Tín ngưỡng truyền thống và các quan hệ giá trị đã bị bạo lực của Đảng Cộng sản phá hủy. Quan niệm luân lý có từ ban đầu và các thể chế xã hội đã bị ép buộc phải tan rã. Yêu thương và hài hòa giữa người và người bị Đảng [vi] Cộng sản bẻ cong bóp méo thành đấu tranh và thù hận. “Kính sợ Trời, quý trọng Đất, và thuận theo Tự Nhiên” bị Đảng Cộng sản biến thành ngông cuồng “chiến Trời, đấu Đất”, xem Trời bằng vung. Thế hệ đạo đức xã hội cũng như các hệ thống sinh thái đã vì thế mà sụp đổ toàn diện, dẫn đến nguy cơ trầm trọng cho toàn thề dân tộc Trung Hoa cũng như cho toàn thể nhân loại. Tất cả tai nạn to lớn này đều do Đảng Cộng sản điều khiển sách động, tổ chức, khống chế một cách tinh vi tỉ mỉ mà sinh ra.

Như một câu thơ cổ “Vô khả nại hà hoa lạc khứ” (hoa rụng, biết làm sao hơn), chính quyền Cộng sản đã thấy ngày tàn của mình, và đang cầm cự mong cầu kéo dài thêm từng phút giây sống sót.Trước khi Đảng Cộng sản hoàn toàn bị diệt mất, chúng tôi, thời báo DAIJIYUAN, thấy rằng đã đến lúc phải suy xét lại toàn diện, và vạch trần bản chất của tà giáo lớn nhất, đại tà đai ác từ cổ chí kim này. Mục đích là để cho những người dân lương thiện, mà vẫn còn bị chính quyền Cộng sản bưng bít, lừa bịp và đầu độc, có thể nhận rõ bản chất tà ác của nó, từ đấy tẩy sạch nọc độc lưu truyền của Đảng Công sản trên tinh thần, thoát khống chế của tà linh cộng sản trong tâm, vượt ra khỏi gông xiềng của sợ hãi khủng bố, và vứt bỏ tất cả ảo tưởng về Đảng Cộng sản.

Sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc là hắc ám nhất trong lịch sử của nước Trung Hoa, cũng là trang sử hoàng đường và sai lầm nhất. Trong đó sự bức hại “Chân Thiện Nhẫn” do Giang Trạch Dân phát động là tà ác nhất. Cuộc vận động này đã đóng chiếc dinh cuối cùng lên nắp quan tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Suy xét lại đoạn lịch sử này để cho những bi kịch như vậy vĩnh viễn khống xảy ra lại. Đồng thời mỗi người chúng ta cũng có thể từ đo, mà tự kiểm điểm thế giới nội tâm của chính mình, có [vii) đúng chăng, rằng bởi vỉ sự nhu nhược và thỏa hiệp chấp nhận của chúng ta, đã khiến cho chúng ta thành rất nhiều màn bi kịch mà đáng lẽ không nên xảy ra?

Ban Biên Tập
Hoa Ngữ Thời Báo Daijiyuan
Ngày 18 tháng 11 năm 2004


Cửu Bình hay Chín Bài Bình Luận Về Đảng Cộng Sản (Trung Hoa)

Mục Lục

Bài Bình Luận Số 1: Đảng Cộng Sản Là Gì? (1-25)
  • Lời Mở Đầu
  • I. Dùng khủng bố bằng bạo lực để chiếm đoạt và duy trì chính quyền
  • II. Dùng lời nói dối trá làm bàn đạp ngon trớn cho bạo lực
  • III. Lập trường nguyên tắc: Biến đối không ngừng.
  • IV. Lấy “đảng tính” để thay thế và tiêu diệt”nhân tính”
  • V. Lũ quỷ tà phản tự nhiên và nhân tính.
  • VI. Những biểu hiện đặc biệt của phụ thể tà linh.
  • VII. Tự kiểm điểm và thoát ra khỏi khống chế của phụ thể Đảng Cộng Sản Trung Quốc
Bài Bình Luận Số 2: Đảng Cộng Sản Trung Quốc Lập Nghiệp Như Thế Nào? (27-90)
  • Lời mở đầu
  • I. Sự lập nghiệp cua Đảng Cộng sản là một quá trình liên tục tích tụ tội ác.
  • II. Lịch sử dựng nghiệp một cách bẩn thỉu của Đảng Cộng sản Trung quốc
  • III. Biểu hiện những nhân di truyền tà ác cùa Đảng Cộng sản
  • Lời kết
Bài Bình Luận Sồ 3. Chính Quyền Bạo Lực Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (91-134)
  • Lời mở đầu
  • I. Cải Cách Ruộng Đất- “Tiêu diệt Giai cấp Địa chủ”
  • II. Cải tạo công nghiệp và thương mại –Tiêu diệt giai cấp tư sản
  • III. Đàn áp tôn giáo và cấm chỉ các môn phái Đạo
  • IV. Vận động chống cành hữu - Tẩy não toàn quốc để mà thâu dùng
  • V. Đại Nhảy Vọt -Tạo Sai lầm để thử lòng trung thành
  • VI. Đại Cách Mạng Văn Hòa _ Tà Linh Phụ Thể, Đảo ngược Càn Khôn
  • VII. Cải cách và mở cửa - “Bạo ngược” không đồi mà còn tiến theo thời gian
  • VIII. Tẩy Não toàn quốc và Vòng Đất lại làm “nhà tù”
  • Lơi kết
Bài Bình Luận Số 4: Đảng Cộng Sản Là Lực Lượng Phản Vũ Trụ (135-163)
  • Lời mở đầu
  • I. Đấu với Người, diệt tuyệt nhân tính
  • II. Đấu với Đất, làm trái với tự nhiên, gây tai học vô cùng
  • III. Đấu với Trời: đàn áp tín ngưỡng, bac bỏ chánh tín của người đối với Thần (Thượng Đế)
  • Lời kết
Bài Bình Luận Số 5: Giang Trạch Dân Và Đảng Cộng Sản Trung Quốc Lợi Dụng Lẫn Nhau Để Đàn Áp Pháp Luân Công (165-213)
  • Lời mở đầu
  • I. Lai lịch tương tự mang lại cùng một cảm giác nguy cơ
  • II. Cả Giang Trạch Dân và Đàng Cộng sản Trung quốc cùng sợ “Chân Thiện Nhẫn” như nhau
  • III. Giang Trach Dân và Đảng Cộng sản Trung quốc lợi dụng lẫn nhau.
  • IV. Giang Trạch Dân lợi dụng Đảng Cộng sản Trung quốc thế nào để đàn áp Pháp Luân Công
  • V. Giang Trạch Dân đáng đổ Đảng Cộng sản Trung quốc từ nội bộ
  • Lời kết
Bài Bình Luận Số 6: Đảng Cộng Sản Trung Quốc Phá Hoại Văn Hóa Dân Tộc (215-286)
  • Lời mở đầu
  • I. Tại sao Đảng Cộng sản Trung quốc muốn phá hoại dân tộc?
  • II. Đảng Cộng sản phá hoại Văn Hóa Truyền Thống thế nào
  • III. Văn hóa Đảng
  • Lời kết
Bài Bình Luận Số 7: Lịch Sử Giết Người Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (287-347)
  • Lời mở đầu
  • I. Những cuộc thảm sát khủng khiếp
  • II. Các thủ đoạn giết người cực kỳ tàn nhẫn
  • III. Đầu tranh tàn khốc trong nội bộ đảng
  • IV. Xuất cảng cách mạng - Giết người ở các nước khác
  • V. Hủy diệt gia đình
  • VI. Các kiểu mẫu giết người và hậu quả của nó
  • Lời kết
Bài Bình Luận Số 8: Bản Chất Tà Giáo Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (351- 403)
  • Lời mở đầu
  • I. Các đặc trưng Tà giáo của Đảng Cộng sản Trung quốc
  • II. Những nguy hại mà tà giáo của Đảng Cộng sản Trung quốc gây ra
  • III. Bản chất Tà giáo của Đảng Cộng sản
  • IV. Lý thuyết về ngày tận thế của Đảng Cộng sản - Nỗi lo sợ về ngày “Đảng bị diệt mất”
  • V. Vũ khí bửu bối cho sự sống còn của Tà giáo Cộng sản - Đấu tranh tàn bạo
  • VI. Sự biến đổi thành ác của Tà giáo Đảng Cộng sản
  • VII. Kiểm lại sự thống trị của Tà Giáo Đảng Cộng sản
  • Lòi kết
Bài Bình Luận Số 9: Bản Tính Lưu Manh Của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (405-471)
  • Lời mở đầu
  • I. Bản chất lưu manh của Đàng Cộng sản từ xưa đến nay không thay đổi
  • II. Phát triển kinh tế trở thành tế phẩm của Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • III. Kỹ thuật tẩy não của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ “thô sơ” đền “tinh xảo”
  • IV. Ngụy trang nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • V. Bộ mặt lưu manh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong mọi phương diện
  • VI. Bộc lộ bộ mặt lưu manh - viện cớ “khủng bố quốc gia” để diệt sạch “Chân Thiện Nhẫn”
  • VII. Chủ nghĩa xã hội lưu manh mà “Đặc sắc Trung Quốc”
  • Lời kết

Bài Bình Luận Thứ 10:
Việt Nam Cộng sản phải chăng là bản sao của Trung Quốc Cộng sản?


Những điều xảy ra tại Tòa Khâm Sứ và Giáo Xứ Thái Hà ở Hà Nội, Việt Nam, trong những ngày vừa qua, nhất là từ sau ngày 20/09/2008 đến nay khiến chúng ta nhớ đến Biến cố Thiên An Môn tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào cuối thế kỷ trước. Việt Nam hiện nay là bản sao trung thành đến nô lệ của Trung Quốc Cộng Sản đỏ ở thế kỷ XXI, thế kỷ đi vào toàn cầu hóa, nhất là qua hệ thông tin mạng lưới điện tử không gian. Tất cả những tấm lòng yêu nước thương nòi không còn nữa. Công an viên chức là đầy tờ của nhân dân mà còn hơn chó dữ cắn vào nhân dân như bày sói. Đấy là bộ mặt thật kệch cỡm tráo trở của người Cộng sản Việt Nam miện nói là “đầy tớ của nhân dân!

Ngày 20/9/2008 lúc 10h24’ tin về cuộc họp này trên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) như sau:

“TGM Ngô Quang Kiệt đã cảm ơn Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội có buổi tiếp cởi mở, chân tình, mong muốn có sự hài hòa trong khối đoàn kết thống nhất, hy vọng qua đây hai bên sẽ hiểu nhau hơn cùng góp phần xây dựng Thủ đô xứng đáng là một thành phố hòa bình, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, làm cho đất nước ngày càng phát triển.”

Chỉ chưa đầy một ngày sau 21/9/2008 lúc 10h 03’ trên TTXVN đã lại nói rằng:

“Hơn thế, ông còn phát ngôn miệt thị chính dân tộc, đất nước mình gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân Thủ đô”

Nhưng lòng tôi vẫn đau nhói vì tinh thần lời yêu thương trong câu ca dao của tổ tiên Việt Nam:

“Bầu ơi, thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một dàn”


Mẹ Việt Nam chung của mọi người dân Việt, hãy kỷ niệm bốn ngàn năm văn hiến, hay mừng một thiên niên kỷ (1.000 năm) thủ đô Thăng Long – Hà Nội, rồi hãy chứng kiến xem “đầy tớ của nhân dân” tráo trở cắn bậy bày chiên hiền lành của mẹ Việt Nam như sói dữ! Thật bất hạnh và mất hết tự hào phải mang danh là người Việt Nam mất dạy, bất nhân như thế!
Thử ngẫm xem dối trá, đều cáng của người Cộng sản Việt Nam có khác gì người Cộng sản Trung quốc?

San Francisco, California, USA, 29/09/2008
 
Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam theo Stephen Denney (1)
Đỗ Hữu Nghiêm
01:41 30/09/2008
Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam theo Stephen Denney

(Giới thiệu và Biên dịch do Đỗ Hữu Nghiêm)

I. Một Cái Nhìn Về Công Giáo Trong Thế Giới Cộng Sản Đương Đại

Một nhóm tác giả cho ra mắt cuốn “Catholicism and Politics in Communist societies” do Sabrina P. Ramet, Pedro Ramet xuất bản năm 1990 [Published by Duke University Press, 1990. ISBN 0822310473, 9780822310471. 454 pages. Duke University Press. 6697 College Station. Durham, North Carolina 27708]

Cuốn sách này là cuốn thứ 2 trong một công trình tác phẩm gồm ba cuốn, Christianity under Stress - tập chú nghiên cứu các giáo hội Kitô trong các xã hội Cộng sản và xã hội chủ nghĩa đương thời. Trong cuốn này, nhóm chuyên gia khảo sát quan hệ đang thay đổi của giáo hội Công giáo biện chứng với các xã hội Cộng sản và xã hội chủ nghĩa đương thời tại Đông Âu, Mỹ châu Latinh và Á châu, trong đó có Việt Nam (từ năm 1954 đến 1989)

Theo cái nhìn của nhóm này, Công giáo truyền thống vốn coi đời sống trên trái đất chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, làm công cụ biến chuyển đời sống thiêng liêng. Và mặt khác Công Giáo đã chú ý đến giá trị cao cả của các định chế ban đầu của giáo hội, đặt quan tâm nhiều vào các vấn đề trần thế có tính định chế.

Khác với lập trường nhị nguyên này, giáo hội Công Giáo không hề là một phiến đá rắn nguyên khối, nhưng có tính cách đa biệt nội tại và có khả năng thích ứng uyển chuyển và thay đổi qua lịch sử. Cuốn “Catholicism and Politics in Communist Societies – Công Giáo Và Đời Sống Chính Trị Trong Các Xã Hội Cộng Sản” khảo sát những cách thích ứng địa phương và quốc gia trong bối cảnh lịch sử, liên hệ kinh nghiệm đã qua của giáo hội với hoàn cảnh đương đại. Được tổ chức nghiên cứu quanh các chủ đề, như truyền thống đối với hiện đại tính, giáo phẩm đối với hàng giáo sĩ cấp dưới, cơ cấu định chế đối với tổ chức quần chúng bình dân, cuốn sách tổng hợp này lần lượt trình bày một dung mạo về tình huống xã hội và chính trị của giáo hội đương đại từng nước trong bối cảnh Cộng Sản và xã hội chủ nghĩa.

Các chuyên gia đóng góp gồm 12 người là: Pedro Ramet, Arthur F. McGovern, Roman Solchanyk, Ivan Hvat, Robert F. Goeckel, C. Chrypinski, Milan J. Reban, Leslie lazslo, Janice Broun, Eric O. Hanson, Stephen Denney, Thomas E, Quigley, Humberto Belli, Hansjakok Stehle, George Williams.

Pedro Ramet là một giáo sư diễn giảng (associate professor) tại Trường Nghiên Cứu Quốc Tế Henry M Jackson, Viện Đại Học Washington, Seattle. Ông là nhà biên tập xuất bản cuốn Eastern Christianity and Politics in the Twentieth Century (Cuốn một trong cả loạt) và Religion and Nationalism in Soviet and East European Politics

II. Bố Cục Nội Dung Tổng Quát

  • Preface Lời Tựa ix
PART I: INTRODUCTION - Dẫn Nhập

  • 1. Catholic Tradition, Hierarchy, and the Politics of Coexistence Under Communism: An Introduction (Truyền Thống, Giáo Phẩm Công Giáo, và Đời Sống Chính Trị Cùng Sinh Tồn Dưới Chủ Nghĩa Cộng Sản: Một Dẫn Nhập) Pedro Ramet 3
  • 2. Catholic Social Teachings: A Brief History (Các Giáo Huấn Xã Hội Của Giáo Hội Công Giáo: Một Lịch Sử Văn Tắt) Arthur F. McGovern, S. J. 28
PART II: CATHOLICISM UNDER EUROPEAN COMMUNISM - Công Giáo Dưới Chế Độ Cộng Sản Âu Châu

  • 3. The Catholic Church in the Soviet Union (Giáo Hội Công Giáo tại Liên Xô) Roman Solchanyk and Ivan Hvat 49
  • 4. The Catholic Church in East Germany (Giáo Hội Công Giáo tại Đông Đức) Robert F. Goeckel 93
  • 5. The Catholic Church in 1944-1989 Poland (Giáo Hội Công giáo tại Ba Lan 1944-1989) Vincent C. Chrypinski 117
  • 6. The Catholic Church in Czechoslovakia (Giáo Hội Công Giáo tại Tiệp Khắc) Milan J. Reban 142
  • 7. The Catholic Church in Hungary (Giáo Hội Công Giáo tại Hung Gia Lợi) Leslie Lászlò 156
  • 8. The Catholic Church in Yugoslavia, 1945-1989 (Giáo Hội Công Giáo tại Nam Tư, 1945-1989) Pedro Ramet 181
  • 9. The Catholic Church in Romania (Giáo Hội Công Giáo tại Lỗ Ma Ni) Janice Broun 207
  • 10. The Catholic Church in Albania (Giáo Hội Công Giáo tại Anbani) Janice Broun 232
PART III: CATHOLIC-COMMUNIST ENCOUNTERS ON OTHER CONTINENTS - Các Gặp Gỡ Đối Thoại Cộng Sản-Công Giáo Trên Các Lục Địa Khác

  • 11. The Catholic Church in China (Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc) Eric O. Hanson 253
  • 12. The Catholic Church in Vietnam (Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam) Stephen Denney 270
  • 13. The Catholic Church in Cuba (Giáo Hội Công Giáo tại Cuba) Thomas E. Quigley 296
  • 14. The Catholic Church in Sandinista Nicaragua (Giáo Hội Công Giáo tại Nicaragua Sandinista) Humberto Belli 313
PART IV: PAPAL POLICY - Chính Sách Của Giáo Hoàng

  • 15.Papal Eastern Diplomacy and the Vatican Apparatus (Nền Ngoại Giao Phương Đông Của Giáo Hoàng và Guồng Máy Vatican) Hansjakob Stehle 341
  • 16.Karol Wojtyła and Marxism (Karol Wojtyla và Chủ Nghĩa Mácxít) George H. Williams 356
  • Notes (Chú Giải) 383
  • Index (Chỉ Dẫn) 441
  • Contributors (Những Người Đóng Góp) 451


Người biên khảo nhận thấy đây là một nghiên cứu công phu, có giá trị, khá đầy đủ và nghiêm túc. Vì thế, xin giới thiệu và dịch thuật toàn bộ chương 12 viết về giáo hội Công Giáo Việt Nam trong ứng phó với xã hội do người Cộng Sản đang nắm quyền. Tuy bối cảnh chính trị hiện nay có thể nhạy cảm, bài nghiên cứu có tính văn hóa và lịch sử về thực tại đối thoại biện chứng Công Giáo-Cộng Sản tại Việt Nam đương đại (1954-1989) của Stephen Denney có nhiểu ý nghĩa và nguồn tư liệu nghiên cứu đa dạng và đưa ra một quan điểm tổng hợp và nhận định khách quan rất lý thú và ích lợi cho người đọc có quan tâm.

Để có một ý niệm về xuất xứ nguồn tư liệu, dù không đầy đủ, tôi cũng ghi lai tất cả các chú thích theo tác giả. Qua đó người đọc có được hiểu biết về nguồn tự liệu giúp tác giả nghiên cứu bài viết này.

Ta cũng nên chú ý đến thời gian từ sau 1990 đến nay, khi phong trào Cộng Sản đã bắt đầu tan rã ở Đông Âu và khối Liên Xô, và thế giới đã nhìn bộ mặt thật của chế độ Cộng sản nhiều hơn và rõ hơn, muốn chặn đứng phong trào người Việt Nam vượt biên ra khỏi nước, vì thế giới đã nhìn Việt Nam dưới con mắt khác:

Hoa Kỷ cầm đầu các nước bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, mở màn cho Việt Nam gia nhập khối ASEAN và tạo điều kiện cho làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, rồi tạo điều kiện cho Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, Hoa Kỳ rút Việt Nam ra khỏi các nước bị canh chừng vì kiểm soát tự do tôn giáo một cách ngặt nghèo.

Thế giới dường như muốn mở rộng đường quan hệ với mấy nước Cộng Sản Á Châu còn lại và dần dần đem nếp sống dân chủ và tự do hóa kiểu phương Tây để dần dần biến đổi và bình thường hóa các chế độ đó.

Nhưng thế giới tiếp tục có những biến chuyển mạnh, nhất là với sức mạnh do các tài nguyên dầu lửa đã làm cho khối Ả Rập Hồi Giáo có tiếng nói mạnh hơn trong cộng đồng thế giới, cùng với nhiều xáo trộn về đới sống xã hội và đạo lý với sự xuất hiện công khai việc đồng tính hôn nhân và nạn phá thai lan tràn cùng nhiều hiện tượng lố lăng khác quá trớn không nâng cao nhân phẩm xứng đáng nhiều tiến bộ về vệ tinh không gian và mạng lưới điện tử toàn cấu.

III. [270] Chương 12 Giáo Hội Công giáo tại Việt Nam (270-295)

Stephen Denney

Giáo Hội công giáo tại Việt Nam ở trong một tình thế độc nhất. Với chừng bốn triệu người Công giáo (Đó là ở thời điểm năm 1990, nay sô người Công giáo đông hơn nhiều- Chú thích của VietCatholic), tức là 7% trong toàn thể dân số, đó là một giáo hội lớn thứ hai ở châu Á chỉ sau Phi Luật Tân. Đó là một giáo hội thiểu số. Có nhiều thời gian giáo hội ấy đã bị bách hại, và nhiều lần khác giáo hội ấy phát huy ảnh hưởng ngoài tầm mức dân số của mình. Ngày nay đó là một giáo hội đang tiến tới tái thống nhất sau hai mươi năm chia cắt. Trong thời gian đó hai giáo hội, bắc và nam, phát triển dưới những hoàn cảnh rất khác nhau. Đó là một giáo hội đang cố điều chỉnh với đời sống dưới chế độ Cộng Sản, cố xúc tiến một cuộc đối thoại với các lãnh tụ Mácxít, mà vẫn duy trì được niềm tin nguyên tuyền trước sách nhiễu và bách hại của chính quyền.

Công giáo được đưa vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ mười sáu và lan rộng nhanh chóng khi nhà truyền giáo Dòng Tên người Pháp là Alexandre de Rhodes đến năm 1627. Vào khoảng năm 1639 có khoảng 100.000 người Công giáo tại Tonkin (khi đó là một vương quốc tách biệt của miền nay là BắcViệt Nam). Vào khoảng năm 1663 có khoảng 200.000 tín hữu trên tổng số 2.000.000 dân (1). Linh mục Alexandre de Rhodes lập ra nhà Chúa (Domus Dei), một tổ chức các thầy giảng phần đời giúp làm công cụ duy trì và mở mang Công Giáo (2). Một hội truyền giáo khởi đầu tại Pháp để huấn luyện các linh mục bản địa, và các nhà truyền giáo Pháp đến năm 1660.

Tuy nhiên, các nhà truyền giáo và Vatican đã không thể thích ứng tốt đẹp với các giá trị Khổng giáo của xã hội Việt Nam. Thái độ không dung hợp của họ đối với nền văn hóa khác, nhất là đối với lễ nghi gia tiên, đã dẫn đến xung khắc và những làn sóng bách hại nghiêm trọng đối với người Công giáo Việt Nam. Người ta tin rằng có nhiều đến 100.000 người đã bị giết chết vào thế kỷ mười tám, và [271] khoảng 100.000 đến 300.000 người đã chết vào thế kỷ mười chín (3). Việc can thiệp và xâm chiếm thuộc địa của Pháp (1860-1945) làm cho giáo hội thịnh đạt như một định chế. Nhưng trong tâm trí của nhiều người Việt Nam, người Công giáo trở thành có cấu kết với người Pháp, góp phần vào tình huống bài trừ, nghi kỵ và xa hơn là tập trung người Công giáo vào những khu vực và làng thôn nhất định, nhất là trong các miền duyên hải.

Người Công giáo trở nên tích cực trong các phong trào dân tộc, và nhiều người ủng hộ Việt Minh khi tổ chức này tuyên bố một Nước Cộng Hòa Mới Tại Việt Nam vào tháng Tám năm 1945. Nhưng xu hướng Việt Minh muốn loại trừ các nhóm dân tộc không cộng sản làm cho người Công giáo chán ghét. Giám mục Lê Hữu Từ thuộc địa phận Phát Diệm - người một thời gian ngắn đảm nhiệm vai trò có vấn cho Hồ Chí Minh trong chế độ Việt Minh - đã trốn thoát.Và ông cùng Giám Mục Phạm Ngọc Chi thuộc địa phận Bùi Chu, thành lập một quân đội và nền hành chính riêng có tính cách chống Pháp và chống Cộng.

Cuộc Xuất Hành Năm 1954

Khi ký kết hiệp định Geneva 1954, người ta đã thỏa thuận là người Việt Nam ở Bắc hay Nam vĩ tuyến 17 sẽ được phép di chuyển qua đường phân ranh tạm thời trong thời hạn 300 ngày. Trong khoảng chừng 900.000 người trốn thoát miền Bắc, 700.000 là người Công giáo, gồm có 619 linh mục và 5 giám mục (bỏ lại chừng 375 linh mục, 4 giám mục Việt Nam và 2 giám mục ngoại quốc ở miền Bắc) (4). Cuộc xuất hành này đã thay đổi một cách triệt để tỷ lệ người Công giáo ở miền Bắc và miền Nam - trước 1954, người Công giáo làm nên khoảng 10% dân số ở miền Bắc và 5% dân số ở miền Nam; sau năm 1954, các con số này đã đảo ngược.

Tại sao có quá nhiều người Công giáo thoát khỏi miền Bắc vào thời gian đó? Các số liệu miền Bắc mô tả, đa số người Công giáo là nông dân và ngư dân thất học và chất phác. Những người này đã theo các linh mục giống như bày chiên trung thành, bị lung lạc bởi các tin đồn sai lạc “Đức Nữ Trinh Maria đã đi vào Nam và ai không theo Mẹ sẽ chống lại ý Chúa và có thể liều mình chịu án phạt cùa ngài” . Hoa Kỳ sắp sửa ném bom nguyên tử xuống miền Bắc Việt Nam; hay “Việt Minh sẽ cấm hành đạo, bắt giam các linh mục và đẩy các người Công giáo vào rừng rú” (5)

Thực sự, đã có một nỗ lực có tổ chức muốn truyền lan các tin đồn này và cũng có những nỗ lực Việt Minh muốn cưỡng bức ngăn cản người Công giáo trốn khỏi miền Bắc. Các người tị nạn Công giáo đã kể cho nghe về các khốn khó và bách hại mà Việt Minh đã dàn dựng lên chống lại họ. Chiến dịch cải cách ruộng đất khắc nghiệt đã được bắt đầu trong khu vực do Việt Minh kiểm soát, và vì giáo hội còn giữ nhiều đất đai, nên giáo hội trở thành một mục tiêu. Cũng có nhiều báo cáo về các tín đồ Công giáo, và nhất là các linh mục, đã bị hành hạ vì cố thi hành các hoạt động tôn giáo thông thường (6). Hơn nữa có nguy hiểm là [272] Việt Minh sẽ theo gương Trung Hoa, đồng minh thân cận của họ lúc đó. Nước này đang trong quá trình thiết lập một “giáo hội yêu nước”và bách hại khắt khe các linh mục và những người Công giáo khác còn trung thành với Vatican. Thêm vào đó là di sản bách hại, điều hướng chống Công giáo qua nhiều thế kỷ trước và hy vọng có một đời sống Công giáo tốt hơn dưới quyền Tống Thống người Công giáo Ngô Đình Diệm ở phía Nam.

Với cuộc xuất hành này và cuộc chia cắt chính thức Việt Nam ở vĩ tuyến 17, giáo hội chủ yếu cũng bị phân cắt và giáo hội phát triển dưới những điều kiện chính trị rất khác nhau, qua 21 năm kế tiếp. Tôi sẽ thảo luận trước hết cuộc phát triển của giáo hội ở miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1975, và sang đến giáo hội trong một nước Việt Nam thống nhất sau 1975.

Giáo Hội ở Miền Bắc

Các nhà chức trách Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sợ hãi và không tin cậy Công giáo, mặc dù Giáo Hội chỉ là thiểu số. Họ nhìn thấy Giáo hội là di sản câu kết chặt chẽ với người Pháp và chủ yếu vẫn phong kiến. Mối quan hệ với Vatican - Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa coi như một đại diện của chủ nghĩa đế quốc – khoét sâu hơn nữa hình ảnh giáo hội là một thế lực ngoại quốc. Giáo hội là một lực lượng có tổ chức chặt chẽ - còn mạnh mẽ hơn bất cứ một nhóm tôn giáo hay chính trị nào và có tính chộng cộng sâu xa trong các giá trị của giáo hội. Cuộc xuất hành 1954 cũng đã chứng tỏ thái độ của người Công giáo đối với Việt Minh, và không có bằng chứng hiển nhiên cho thấy người Công giáo còn ở lại miền Bắc cảm nghĩ khác người Công giáo Việt Nam nói chung rất sùng đạo - họ thường đi lễ hằng ngày – và mối liên kết giữa tín đồ với các linh mục rất bền vững. Mặc dù là một thiểu số ở Việt Nam, việc tập trung người công giáo về địa lý khiến cho họ có một vị thế đa số ở nhiều làng xã.

Cuối cùng thái độ của Vatican đối với chủ nghĩa Cộng Sản là thù nghịch hơn rất nhiều vào thời gian đó so với thái độ bây giờ. Một lá thư chung ngày 9 tháng 11 năm 1951 từ cuộc họp các vị thường quyền địa phương của Khâm Sứ Toà Thánh John Dooley tại Đông Dương và các giám mục cầm đầu của Việt Nam nói rõ: “Giáo hội Công giáo và chủ nghĩa Cộng Sản là hoàn toàn đối nghịch nhau đến nỗi vị Giáo Hoàng Đức Thánh Cha của chúng ta đã tuyên bố rằng tuyệt đối không thể cùng một lúc vừa là Cộng sản vừa là Công giáo và tất cả những người Công giáo gia nhập Đảng Cộng sản thì tức khắc (ipso facto) bị tách ly khỏi khỏi giáo hội. Không những bạn bị cầm gia nhập đảng Cộng Sản mà bạn còn không thể cộng tác với đảng ấy và làm bất cứ điều gì giúp đưa đảng ấy nắm quyền” (7).

Như thế giáo hội được xem như một người cạnh tranh với chế độ mới và trong khi chế độ có dụng ý đưa giáo hội ra ngoài vòng pháp luật, các nhà hữu trách thấy cần phải giảm bớt và kiềm chế quyền lực của giáo hội nhằm động viên các tín đồ của giáo hội ủng hộ các chính sách của chế độ. Mục tiêu dài hạn của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là phải [273] biến đổi giáo hội thành một công cụ của nhà nước, trung thành với ý thức hệ và luật pháp của chế độ. Mục tiêu trực tiếp hơn là loại trừ những ý tưởng “lạc hậu”, cô lập và bắt giam các linh mục bị phán đoán là phản động, ủng hộ các linh mục và các giáo dân “tiến bộ”, đấu tranh chống lại hàng giáo phẩm bảo thủ, và gỡ bỏ các trở ngại khiến dân chúng khỏi tham gia, nhất là thanh niên, vào các tố chức quần chúng (8).

Để hội nhập người Công giáo vào cộng đồng quốc gia, chế độ dành một số vị thế trách nhiệm cho những người Công giáo “tiến bộ”, nhất là trong các chi nhánh Mặt Trận Tổ Quốc và Quốc Hội. Những người Công giáo cũng được dành cho các địa vị trong các cơ quan hành chính địa phương và các ban quản trị hợp tác xã trong các khu vực tập trung đông đảo người Công giáo (9).

Bộ phận quan trọng nhất của những người Công giáo tiến bộ là Ủy Ban Liên Lạc Những Người Công Giáo Yêu Nước và Yêu Hoà Bình (UBLLCG), được thành lập năm 1955. Khoảng 29 năm kế tiếp, cho đến khi tố chức này mới được Ủy Ban Đoàn Kết Những Người Công Giáo Việt Nam Yêu Nước (UBĐKCG) thay thế năm 1984. Tổ chức này được chỉ định đóng vai trò tuyên truyền chính sách của chính quyền đối với người Công giáo và động viên các tín đồ ủng hộ chế độ. UBLLCG và tổ chức kế vị (UBĐKCG) thuộc vào Mặt Trận Tổ Quốc, tổ chức ô dù bao gồm tất cả các tổ chức quần chúng đại diện phụ nữ, thanh niên, nông dân, và các tầng lớp khác của quốc gia. Ủy Ban không phải là chính tổ chức quần chúng, nhưng khuyến khích người Công giáo gia nhập các tổ chức quần chúng này nhằm hội nhập họ vào trong hệ thống giá trị của quốc gia và chế độ.

UBLLCG được thành lập tại hội nghị nhóm họp tại Hà Nội ngày 8-11/3/1955, lúc vẫn còn đông đảo người Công giáo chạy trốn khỏi miền Bắc. Tờ báo Hà Nội Vietnam Courier (11/1977) cho biết 191 đại biểu tham dự, gồm có “46 linh mục, 8 nam nữ tu sĩ, 137 chủ tịch và phó chủ tịch các Ủy Ban giáo xứ và thành viên các giáo hội khác” . Hội nghị bầu ra một Ủy Ban Chấp Hành, đứng đầu là một nhóm nhỏ các linh mục ủng hộ Việt Minh gồm có Cha Vũ Xuân Kỷ (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Nam Định) làm chủ tịch, cha Hồ Thành Biên (65 tuổi, xuất xứ tỉnh Sóc Trăng) làm phó chủ tịch. Các linh mục khác đảm lãnh các vai trò nổi bật trong Ủy Ban gồm có cha Nguyễn Thế Vịnh (tỉnh Ninh Bình) và một người miền Nam tập kết, cha Võ Thành Trinh. Mục tiêu của Ủy Ban này, như được hội nghị dự kiến là giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhằm “giải thoát người Công giáo Việt Nam khỏi ảnh hưởng chủ nghĩa đế quốc ngõ hầu phục hồi tư cách xứng đáng cho Mặt Trận Tổ Quốc và quốc gia” (10). Một xuất bản phẩm hằng tuần, tờ Chính Nghĩa, được Ủy Ban thành lập, truyền thông suốt ba thập niên sau đó các quan điểm của các người Công giáo “tiến bộ”và chỉ trích các giám mục và linh mục bị phán đoán là quá bảo thủ.

Tuy nhiên, ngay sau khi Ủy Ban được thành lập, tổ chức này bị Khâm Sứ Toà Thánh John Dooley và các giám mục của các địa phận quan trọng (Hà Nội, Hưng Hóa, Bắc Ninh, Vinh và Bùi Chu) tại miền Bắc kết án [274] trong một lá thư đề ngày 12/3/1955: “Phong Trào Những Người Công Giáo Kính Chúa Yêu Tổ Quốc Và Hòa Bình, được một số linh mục hoàn toàn bên ngoài hàng giáo phẩm phát động tại Hà Nội, là một mối nguy hiểm cho thống nhất của Giáo Hội tại Việt Nam. Hàng giáo phẩm không nhìn nhận phong trào này có liên quan đến các linh mục và tín hữu” (11). Ủy Ban trả lời bằng cách nói rõ, trong một lá thư gửi cho giáo hoàng: “Tất cả điều chúng tôi làm là dứt khoát chống lại những kẻ thù của tổ quốc chúng tôi và đạo thánh chúng tôi. Chúng tôi không hề có ý tưởng rằng chúng tôi có lập trường chống lại giáo hội” (12)

Chính sách tôn giáo của Việt Nam Dân Chủ đã có nhiều mức độ đàn áp khác nhau trong giai đoạn này. Một thời gian ngắn sau khi thành lập UBLLCG, giám mục và các linh mục không còn có thể giao tiếp với Vatican bằng thư tín nữa (13). Nhưng cũng chính năm 1955 VNDCCH ban hành ngày 14/6 Sắc lệnh của chủ tịch “về việc bảo vệ tự do lương tâm và thờ tự” (14). Hầu như tất cả các hứa hẹn khác nhau về tự do tôn giáo đều đặt ra điều kiện đến chỗ vô nghĩa, và mức độ tự do tôn giáo thực sự trong các năm tiếp theo, đều trở thành có tính đàn áp mạnh hơn nữa. Dẫu vậy, theo nhà quan sát Vatican Pedro Gheddo, một sự có vẻ tan bang trong chính sách tôn giáo của VNDCCH năm 1955, với việc mở cửa các nhà thờ và chủng viện và cho phép rước kiệu trong các đường phố thành thị, nhất là Hà Nội (15).

Mặt khác, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu năm 1953 đang tiến tới chặng tồi tệ nhất trong giai đoạn này. Giai đoạn này cho đến năm 1956 liên quan tới “các đấu tố của nhân dân”, các tố cáo công khai, các hành xử và bắt giam tử tội. Bernard Fall ước đoán rằng 50.000 người Việt Nam đã bị sát hại và 100.000 người bị tù tội trong suốt chiến dịch này (16). Các chức sắc Công giáo (các thành viên của các hội đồng giáo xứ làng xã), địa chủ, các linh mục thường nằm trong mục tiêu công kích trong suốt giai đoạn này, và khi chiến dịch tố giác bắt đầu, nhiều lá thư được lưu hành, kêu gọi người Công giáo “thương yêu nhân dân như chính mình” (17). Giám mục Trịnh Như Khuê thuộc Hà Nội bị UBLLCG chỉ trích vì một lá thư ông cho lưu hành đầu năm 1956 (nhân dịp Năm Mới Việt Nam) thôi thúc tình yêu huynh đệ (18). Theo quan điểm của VNDCCH, chiến dịch cải cách ruộng đất là một cơ hội cho các dân quê Công giáo đoàn kết với các dân quê khác tố giác những kẻ áp bức mình trước kia. Nhưng theo viễn tượng Công giáo thì chiến dịch đó là một chiến dịch gây chia rẽ, [275] gây nhiều đau đớn cho công đoàn Công Giáo, khi nhiều linh mục và nhiều tín hữu Công giáo thường bị kết án tù hay bị hành quyết.

Chiến dịch bắt đầu nổi lửa chặn chế độ, vì đàn áp quá sức chịu đựng đã làm lóe lên sức đề kháng tại miền quê, nhất là trong các khu vục có người Công giáo thống quát. Cuộc nổi dậy được biết đến nhiếu nhất xảy ra tháng 11/1956 tại Quỳnh Lưu thuộc tỉnh Nghệ An của Hồ Chí Minh. Cuộc phản loạn đe dọa lan rộng sang các khu vực chung quanh. Nó xảy ra chỉ sau ít ngày khi Hồ Chí Minh ra thông báo bắt đầu chiến dịch sửa sai - chiến dịch này kéo dài hết năm 1957 – nhìn nhận các thái quá của chiến dịch cải cách ruộng đất và để cho có nhiều bất đồng chính kiến đáng kể hơn trước. Người Công giáo có nhiều tự do hơn, thực hiện các hoạt động trong thời kỳ này. Nhiều linh mục được thả ra khỏi tù, nhiều linh mục đưọc tự do hơn, đi thăm viếng các cộng đoàn của họ; các chủng viện được mở lại; các nhà in do giáo hội điều hành được phép tự do in các sách giáo lý và kinh nguyện (19).

Một số lãnh tụ giáo hội đã đơn phương hành động, hiệu chính các sai lầm của chiến dịch cải cách ruộng đất và vì thái độ khinh khi của các nhà hữu trách. Một thí dụ đáng chú ý là lá thư ngày 15/10/1956 từ địa phận Bùi Chu, giới thiệu cương lĩnh hướng dẫn cách ứng xử với những kẻ đã gây ra thiệt hại cho người khác trong chiến dịch này. Lá thư nại đến những kẻ đã lăng nhục các linh mục và các tín đồ khác để chỉnh lý các lầm lỗi trước công chúng; và có những trường hợp họ làm bên trong thông xóm, hay ở các đám đông đảo quần chúng, tùy tính nghiêm trọng của việc xúc phạm. Lá thư cũng thôi thúc người Công giáo nào đã tước đoạt hay làm hại bất hợp pháp của cải người khác, phải đền bồi các của cải và thiệt hại ấy (20).

Vào năm 1958, VNDCCH lại đổi mới chính sách khe khắt hơn đối với giáo hội. Hai mươi một nhà truyền giáo ngoại quốc ở lại trong xứ bị trục xuất, và tháng 7/1959 Phái đoàn Tông Tòa tại Hà Nội bị buộc phải bỏ đi (các nhà truyền giáo ngoại quốc và Phái đoàn ngoại giao tông tòa thực sự bị quản chế tại gia từ 1954). Trong nhiều năm tiếp sau, tiếp xúc giữa Vatican và Giáo hội tại Việt Nam cực kỳ bị giới hạn. Nhà in độc nhất của Giáo hội bị nhà nước tịch thu và việc lưu hành các sách tôn giáo, truyền đạo đơn bị cấm đoán (21). Ngay cả giáo lý còn bị cấm dạy trong thời kỳ này, vì các giáo lý viên ngoài đời bị coi là đối thủ cạnh tranh chính trị tiềm năng của chế độ. (22)

Cũng năm 1958 VNDCCH bắt đầu một nỗ lực lớn lao nhằm qui tụ các dân quê vào trong các hợp tác xã nông nghiệp. Tiến bộ hướng đến mục tiêu này chậm hơn trong các khu vực Công giáo, và, theo phán đoán của thông tấn xã Hà Nội, rõ ràng là có nhiều chống đối nơi các linh mục và giám mục. Một số linh mục bị cơ quan thông tấn này chỉ trích nghiêm khắc vì không chịu làm các bí tích cho dân quê nào gia nhập các hợp tác xã và gợi ý họ làm việc trên những mảnh đất nhỏ thay thế. Một ít người Công giáo gia nhập các hợp tác xã này trong những năm đầu của chiến dịch này (23). [276]

Vatican II

Vào ngày 24/12/1960 Vatican thiết lập hàng giáo phẩm thường quyền của Giáo Hội tại Việt Nam - Giáo hội tại Việt Nam. Giáo hội Việt Nam cuối cùng đã chuyền đổi từ chế độ truyền giáo gồm các đại diện tông tòa sang một chế độ giáo hội thường quyền (Hiện nay có ba tổng giáo phận và 26 giáo phận tại Việt Nam). Tuy nhiên người ta chỉ thông báo biến cố này tại miền Bắc Việt Nam.

Vì những quan hệ nghèo nàn giữa Vatican và VNDCCH trong thời gian này, nên các giám mục không được phép đến thăm viếng Roma (như thường có trong các giáo hội khắp thế giới), giáo hội tại Việt Nam bị cách biệt, không thay đổi như đã diễn ra bên trong Vatican. VNDCCH không cho phép bất kỳ một giám mục nào được tham dự Công Đồng Vatican II năm 1962. Một đề tài dài do Thế Hùng viết trong số báo Học Tập tháng 9/1962 về: “Bản chất thật của Công Đồng Vatican II” , tố cáo giáo hội là tiếp tục chống đối xã hội và nói rằng mục đích của công đồng là thống nhất các giáo hội Kitô thành một lực lượng chính trị do Vatican lãnh đạo như thành phần một nỗ lực rộng khắp để xử dụng những người theo chủ nghĩa đế quốc chinh phục thế giới. Tác giả thêm, công đồng là một nỗ lực lãng phí sẽ không có tác dụng quyết định nào cả. Các nhà chú giải Hà Nội ngày nay tín nhiệm Công đồng vì giải phóng thái độ của người Công giáo đối với chủ nghĩa cộng sản và các tập tục địa phương, tuy nhiên thái độ thù nghịch mà VNDCCH đã có vào thời gian ấy là một sai lầm chiến thuật nghiêm trọng về quan điểm của họ. Việc cách ly giáo hội trong những năm này đã tăng cường thêm chủ nghĩa bảo thủ và tính cách giáo hội phải miễn cưỡng cộng tác với các nhà chức trách VNDCCH.

Mặt khác Vatican II đã làm cho giáo hội tại miền Nam có nhiều biến đổi quan trọng, mặc dù một số nhà quan sát phương Tây chỉ trích giáo hội không thích ứng nhanh chóng đủ. Ngày nay thánh lễ được làm bằng tiếng Việt Nam, và ngày nay các linh mục quay đối mặt cộng đoàn khi dâng lễ, giải thích giáo dân tham dự có vai trò mới hơn là những tín đồ theo trong đức tin. Các nhà thờ mới được xây dựng theo kiểu kiến trúc Đông phương hơn là Tây phương. Một số nghi thức và tập tục Việt Nam trước kia bị giáo hội xem là ngoại giáo đã được hội nhập vào đức tin Công giáo, Các cây hương nhang, một biểu tượng thanh lọc tại Việt Nam trước kia bị cấm đoán tại nhà thờ, nay có thể xử dụng trong các nghi lễ. Người Công giáo Việt Nam ngày nay có thể cúng vái trước bàn thờ gia tiên. Điều này trước kia bị cấm vì bị coi là một hành vi ngoại đạo, nhưng ngày nay được xem là một tập quán quốc gia, một cách tỏ lòng tôn kính. Người Công giáo cũng được khuyến khích chấp nhận một thái độ hợp tác hơn đối với các tôn giáo khác tại Việt Nam. Mặc dù giáo hội tại miền Nam vẫn còn chống cộng mạnh mẽ, Vatican II cũng tác động ảnh hưởng đến một số linh mục và giáo dân nhằm phát triển một nỗ lực gần gũi hơn, phóng khoáng hơn với các công việc chính trị và xã hội. Như thế tác động rộng khắp của Công Đồng Vatican II tại miền Nam là đem giáo hội đến gần hơn với các tập tục dân tộc của Việt Nam và [277] làm giảm bớt dần phần nào các hàng rào cản giữa người Công giáo và các nhóm tôn giáo khác tại Việt Nam. Sau năm 1975, chính giáo hội cung ứng nền tảng cho việc bắt đầu cuộc đối thoại Giáo Hội –Nhà Nước bên trong hàng giáo phẩm.

Chiến Tranh và các Quan Hệ Giáo Hội – Nhà Nước

Khi VNDCCH bắt đầu động viên dân chúng vào cuộc đấu tranh lật đổ chế độ miền Nam Việt Nam, thì một vấn đề khác xảy đến. Nhiều người Công giáo miền Bắc ủng hộ Tổng Thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, và một số người còn trông chờ ông có thể lãnh đạo một lực lượng bắc tiến để giải phóng họ. Khi VNDCCH bắt đầu chiền dịch trưng tập quân sự, một số linh mục bị cáo giác là thôi thúc những người Công giáo không được gia nhập bộ đội (24). Trong hầu hết thời kỳ này, giới thanh niên Công giáo, nhất là những người có bà con ở miền Nam, thường không được VNDCCH tin cậy đủ để phái đi Nam. Nhưng khoảng năm 1971, rõ ràng là VNDCCH đã thay đổi thái độ, khi nhà nước bắt đầu cho lên danh sách các thanh niên Công giáo trong bộ đội và phái họ đi vào Nam.

Việc Mỹ ném bom miền Bắc năm 1965 được VNDCCH và một số nhà quan sát phương Tây nói là đã làm thay đổi có ý nghĩa thái độ của người Công giáo miền Bắc đối với Hoa Kỳ và chiến tranh. Theo phát ngôn viên VNDCCH Phong Hiền, 486 nhà thờ đã bị bom Mỹ tàn phá giữa năm 1965 và năm 1973 (25).Một lá thư ngày 30/5/1971 của UBLLCG gửi giáo hoàng đã mô tả hoàn cảnh các nhà thờ đã bị ném bom và các linh mục bị thương tích và bị sát hại, gồm cả một cuộc oanh tạc công kích vào Vinh, ở đó Giám Mục Nguyễn Đình Nhiên, phụ tá giáo phận Vinh và Cha Tường Văn Liễu đã bị thương đến chết (26). Mà một số linh mục nhà thờ còn bị chỉ trích vì họ đáp ứng lạnh nhạt trong lúc oanh tạc. Rõ ràng nhà hữu trách thấy việc này là một cơ hội để động viên người Công giáo cho nỗ lực chiến tranh, nhưng họ cảm thấy ít nhất một số trong các giám mục vẫn đang cố gắng quá vất vả để phát triển lòng sùng đạo bên trong giáo hội, trong khi vẫn xa rời các chính sách chiến tranh (27).

Trong một nỗ lực kêu gọi phe chống đối chiến tranh của phương Tây, Nước VNDCCH mời các thông tín viên, các người chủ động chống chiến tranh, và những người khác đến thăm Miền Bắc. Một số người hội gặp với các đại diện UBLLCG, nhưng ít khi với các đại diện chính thức hơn của giáo hội. Điều này là thật ngay cả đối vời Georg Hussler, Tổng Thư Ký của Caritas. Ông này đến thăm Hà Nội năm 1967 nhưng không được phép đến thăm Tổng Giám Mục Hà Nội Trịnh Như Khuê (28). Một số người Công giáo miền Bắc được du hành ở ngoại quốc đại điện cho quan điểm của chế độ, nhưng đây họ lại là đại biểu của UBLLCG. Như thế việc tiếp xúc giữa người ngoại quốc và người Công giáo miền Bắc bị kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên những tiếp xúc này có thể cũng làm nhẹ bớt việc đàn áp chống lại người Công gi áo.

Cuộc viếng thăm của Hussler có tầm quan trọng vì nhìn thấy có dấu hiệu một xu hướng được Giáo Hoàng Phaolô VI khởi đầu vào giữa thập niên 1960, nhằm chấp nhận một lập trường trung lập hơn đối với [278] cuộc xung đột Việt Nam trong lúc kêu gọi chấm dứt chiến tranh. Các thay đổi tự do hóa tại Vatican hoàn toàn có thể khiến các nhà lãnh đạo VDDCCH cuối cùng thấy rằng chính họ có lợi khi cho phép các giám mục thăm viếng Roma và cho Vatican và giáo hội miền Bắc qua nhiều cách khác. Phát triển quan hệ chặt chẽ hơn không những để cải thiện lập trường ngoại giao VNDCCH, mà như thế, giáo hội vốn bị cách ly có thể bắt đầu trải nghiệm một số thay đổi do Vatican II đem đến. Các Giám Mục lần đầu đến thăm Roma năm 1974. Vào tháng 5/1976 Tổng Giám Mục Trịnh Như Khuê (đã 76 tuổi vào lúc đó) được phép đến Roma, ở đó ông được tôn phong làm Hồng Y Thứ Nhất của Việt Nam. (Ông chết ngày 27/11/1978 và được Hồng Y Trịnh Văn Căn thay thế)

Với việc ký kết Hiệp Định Paris năm 1973, và khi chiến tranh gần chấm dứt, các quan hệ giữa giáo hội và nhà nước rõ ràng theo bên ngoài đã tốt đẹp hơn một cách có ý nghĩa so với hai mươi năm trước (29).

Chế độ cũng nhận thấy nhiều thay đổi dần dần các tập quán và thần học của giáo hội. Phong Hiền lưu ý rằng với sự chấp thuận bỏ các kinh nguyện với Đức Bà Fatima, sửa soạn kỹ lưỡng các buổi rước kiệu, các bữa tiệc tùng và cưới xin lãng phí; việc đổi mới kỹ thuật âm nhạc, và loại bỏ cung điệu phương Tây và thích hợp chung của công giáo với nhiều hoạt động xã hội, “mà không làm hại đến sản xuất, học hành và chiến đấu”. Hơn nữa, ông chú thích, “lựa chọn các chức sắc cộng đồng giáo xứ đều căn cứ trên cả các tiêu chuẩn tôn giáo lẫn trần thế” (30). Tuy nhiên những thay đổi được nhìn nhận này là một suy nghĩ về các giá trị và chính sách của chế độ đối với giáo hội hơn là một cải cách đich thực.

Khó khẳng định những người Công giáo “yêu nước” ủng hộ nhiều đến bao nhiêu trong hàng giáo sĩ tại Việt Nam. Khoảng năm 1975 UBLLCG ở miền Bắc đã tiến bộ không phải qua các linh mục hay giáo dân ủng hộ chung, mà qua chính quyền hành động, gây sức ép lên hàng giáo phẩm giáo hội. Trên hết, giáo hội tại mền Bắc vẫn còn tương đối vững chắc như một nguyên khối, với một hàng giáo phẩm bảo thủ và thường bất hợp tác, các tín hữu phần đời vẫn có lòng tín ngưỡng sâu xa và trung thành với các linh mục và giám mục, và một nhóm nhỏ các linh mục “tiến bộ”. Vị trí của các linh mục này được quyết định do lòng trung tín của họ đối với đảng và ý thức hệ của đảng ấy hơn là một nền thần học đích thực.

(còn tiếp)

Chú giải:
(1)Piero Gheddo, The Cross and the Bo-Tree: Catholics and Budhhists in Vietnam (New York, Sheed and Ward, 1970),
(2) Như trên
(3)”Vietnam” trong New Catholic Encyclopedia (New York, McGraw-Hill, 1967), 14: 661-2
(5)”The Catholics and the National Movement,” trong Vietnamese Studies, số 53 (Hà Nội) xunhabasa, 1979, tt. 76-77
(4)Gheddo, Cross, tt 71, 99
(5)”The Catholics and the National Movement,” trong Vietnamese Studies, số 53 (Hà Nội) xunhabasa, 1979, tt. 76-77
(10) Vietnamese Studies số 53, t. 123
[427] (6) Tom Dooley, Deliver Us From Evil, tt.97-105, trong Dr. Tom Dooley’s Three Great Books (New York: Farrar, Strauss and Cuhady, 1960)
(7) Văn bản của là thư xuất bản trong Vietnamese Studies, số 53, t. 198.
(8) ”Một tài liệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam liên quan đến Giáo Hội Công giáo” Echange France-Asie (Paris), số 72 (2/1982), 5-7; cũng xem Phạm Quang Hiệu: Vài Ý Tưởng Về Phát Triến mạnh mẽ Quyền Dân Chủ của Các Đồng Bảo Tôn Giáo,” Học Tập (Hà Nội) (7/1970): 22-26, được thông dịch trong Forein Broadcast Information Service (FBIS), Daily Report (Asia-Pacific), 26/8/1970, tt. K15-K19.
(9) Phạm Quang Hiệu: “Vài Ý Tưởng…”, tt. K15-K19
(10) Vietnamese Studies số 53, t. 123
(11) Như trên, t. 200
(12) Như trên, t. 123
(13) Gheddo, Cross, t. 85
(14) Bản văn của nghị định xuất bản trong Vietnamese Studies, số 53, tt. 192-96
(15) Gheddo, Cross, t. 82. Osservatore Romano 13/8/1955
(16) Bernard Fall: The Two Vietnams (New York, Praeger, 1963), t. 156. Có nhiều bàn cãi trong lúc chiến tranh về số người bị giết trong chiến dịch này, với các số ước đoán trải rộng tử 1500 đến nhiều trăm ngàn.
(17) Thế Hùng: “Giáo Hội Đối Với Việc Xây Dựng Miền Bắc Và Cuộc Đấu Tranh Thống Nhất Dân Tộc.” Học Tập (02/1962). Bản dịch tại Indochina Archive, University of California, Berkeley, DRV/sdb/Rel/February/1962
(18) Asia (Hồng Kông) (01/1960):17
(19) Gheddo, Cross, t. 88
(20) Thế Hùng, “Bản dịch trên hồ so tại Indochina Archive, DRV/sbd/Rel/February 1962
(21) Gheddo, Cross, tt. 88-89
(22) François Houtart và Geneviève Lemercinier, Hai Van: Life in a Vietnamese Commune (London, Zed Books, 1984), t. 170
(23) Thế Hùng, “Giáo Hội”; Houtart và Lemercinier, Hai Van, t. 169
(24) Houtart và Lemercinier, Hai Van, t,. 169
(25) Vietnamese Studies, số 53, t. 230
(26) Le Monde 9/6/1971
(27) Xem, chẳng hạn, P. Chân lý, “Hoạt Động Chính Trị » Chính Nghĩa (Hà Nội) 30/10/1966. Bản dịch trên hồ sơ tại Indochina Archive, DRV/sdb/Rel/October 1962
(28) Gheddo, Cross, tt. 94-95
(29) Vietnamese Studies, số 53, t. 128
(30) Như trên, t. 133
 
Đêm Thắp Nến và Cầu Nguyện tại Cộng Đoàn Chúa Kitô Phục Sinh, Stockton
Bùi Tháp
02:24 30/09/2008
STOCKTON, California - Tại Cộng Đòan Chúa Kitô Phục Sinh vào lúc 6:45 tối Chúa nhật ngày 28 tháng 9 năm 2008 một buổi Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt quý cha Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân xứ Thái Hà, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội được tổ chức tại Trung Tâm Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.

Xem hình ảnh Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện

Bắt đầu chương trình thắp nến cầu nguyện, Cha Quản Nhiệm Cộng Đoàn Antôn Nguyễn Quốc Tuấn, SDB gửi lời chào mừng và giới thiệu cha Giuse Nguyễn Xuân Hương, cha sở nhà thờ Thánh Giuse, Maryville, cha Kiều Thái Học và quý thầy thuộc Dòng Châu Sơn, Sacramento, ông Chủ tịch Cộng đồng người Việt và quý vị đoàn thể chính trị, Hội Cao niên, Hội tù nhân chính trị … thành phố Stockton và vùng phụ cận, quý ông bà anh chị em trong Cộng đoàn cũng như ngoài cộng đoàn và mọi người đang hiện diện tối nay.

Nghi thức bắt đầu xông hương tượng Đức Mẹ Vang, nến được châm từ cây nến Phục Sinh chuyền tới các nến khác cho giáo dân. Cha Quản nhiệm nhắn nhủ: Kính thưa quý cha, quan khách cùng toàn thể quý ông và anh chị em, cách dây hơn 200 năm trong ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức đã ra lệnh cấm đạo, tổ tiên chúng ta cũng đã anh dũng chấp nhận đau khổ vì Đạo và đã chạy đến Mẹ Maria cầu khẩn, Mẹ đã hiện ra và đã nhận lời để rồi ngày nay chúng ta có Đức Mẹ Lavang.

Tối hôm nay, chúng ta có mặt trong khuôn viên Trung Tâm Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu đứng chung quanh tượng Mẹ để cùng hiệp ý với nhau và hướng về quê hương yêu dấu để cầu nguyện cho SỰ THẬT và CÔNG LÝ ĐƯỢC TÔN TRỌNG VÀ THỂ HIỆN TRÊN QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM yêu quý của chúng ta.

- Chúng ta cầu cho Giáo Hội Việt Nam và cho quê hương Việt Nam được giải thoát khỏi ách cai trị bạo tàn của đảng Cộng Sản vô thần.

- Chúng ta đặc biệt cầu cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng và các Linh Mục, Tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, các Linh mục và Tu sĩ trong Tổng Giáo Phận Hà Nội cùng toàn thể giáo dân của hai Giáo xứ Thái Hà và Hà Nội, chóng thoát khỏi mọi nguy hiểm, thoát khỏi sự khủng bố tinh thần và thể xác… do sự bạo hành, đàn áp hành hung, cài đặt những cạm bẫy..để triệt hạ các vị lãnh đạo tinh thần Công Giáo, và những âm mưu hãm hại giáo dân của chính quyền Cộng sản Việt Nam đang thi hành.

- Hơn thế nữa, chúng ta hãy cầu cho họ (chính quyền Cộng Sản) biết ăn năn sám hối noi gương đứa con thứ nhất trong dụ ngôn Chúa Nhật 26 hôm nay (Mt. 21:28-32). Nếu chính quyền Cộng Sản Việt Nam không bỏ con đường gian ác thì sẽ bị tiêu diệt (bài đọc 1 Tiên tri Egiêkiel 18:25-28). Chúng ta cầu cho họ, vì họ cũng là người Việt Nam và cũng là con cái Chúa nữa ! Xin Chúa ban cho họ ăn năn sám hối.

Sau khi nến cháy đã châm chuyền tới giáo dân, chuỗi Mân Côi bắt đầu dưới sự hướng dẫn của cha Học. Mỗi chục hạt có những giây phút suy niệm về các Mầu Nhiệm Vui, Thương và Mừng. Sau chuỗi Mân Côi kiệu Mẹ Lavang tiến vào Trung Tâm, mọi người tay cầm nến cháy miệng dâng lời kinh trìu mến thiết tha dâng lên Mẹ, cùng nhau đọc kinh dâng nứơc Việt nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm.

Sau đó tới lời chia sẻ của cha Giuse Nguyễn Xuân Hương về “Tám Mối Phúc Thật” trong lời giảng của ngài với giọng hùng hồn cũng có những lúc muốn như rơi lệ đã làm cho giáo dân bùi ngùi cảm động, cha phải ngưng vì nhiều chàng pháo tay vang dậy.

Ngài nói đầu năm 2008 tôi và cha Tuấn, Quản nhiệm của anh chị em nhân dịp về Việt Nam, chúng tôi có dịp hiệp thông dứng cầu nguyện với anh chị em giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ, phố Nhà Chung vào buổi sáng sớm, dưới cơn mưa và gió lạnh lẽo thấu xương da thịt, những cơn gió lạnh lẽo này đã không làm cho anh chị em giáo hữu nhùn bước. Sau đó chúng tôi tới thăm Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt. Cha Hương nói: “Đức Tổng Kiệt là con người của sự cầu nguyện”. Khi chúng tôi tới gặp ngài tại văn phòng, Ngài vui cười và nói “Chúng con hiệp ý với nhau trong lời cầu nguyện, cầu nguyện là điều cần thiết cho chúng con bây giờ, và lời cầu nguyện sẽ giải thoát chúng con khỏi mọi ưu phiền”. Phải “Đức Tổng Kiệt là con người của sự cầu nguyện. Tôi biết rằng giờ phút này ngài đang cầu nguyện; cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam, cầu nguyện cho các linh mục tu sĩ nam nữ, Ngài đang cầu nguyện cho những anh chị em dang bị cầm tù, ngài đang cầu nguyện cho những kẻ mạ lỵ, vu cáo oan cho ngài, và ngài đang cầu nguyện cho những người đang giết chết niềm hy vọng, ngài đang cầu nguyện cho công bằng và sự thật được thể hiện trên quê hương Việt Nam … và ngài đang cầu nguyện cho Danh Cha cả sáng và Nước Cha trị đến..”

Sau bài giảng của cha Hương, anh chị em được xem những hình ảnh (Slideshow) giáo dân bị CA đánh đập, những vòng kẽm gai được mang ra (họ) nghĩ rằng sẽ làm cản trở sự hiệp thông của những giáo dân tới cầu nguyện. Nhưng không, họ đã lầm, những vòng kẽm gai đó đã không làm cản trở được trái lại từng hàng hàng lớp lớp vẫn tuôn đến Cầu Nguyện.. Cộng đoàn cám ơn VietCatholic (Cha Nghị) đã cung cấp những Slideshow này. Sau đó lời Kinh Hòa Bình được hát lên để hiệp thông với những tâm hồn của những người con đang khao khát hòa bình và chân lý cho những tâm hồn đang cách xa nhau hàng ngàn vạn cây số.

Để kết thúc buổi thắp nến là giờ chầu Thánh Thể cầu nguyện cho Giáo Hội được tự do rao giảng Lời Chúa, cho quê hương việt Nam chóng thoát khỏi nạn Cộng Sản vô thần. Và bài hát “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam” được hát lên hiệp ý dâng lên Mẹ những nối khốn khổ của những người con Việt Nam trong nước cũng như hải ngoại. Mẹ Việt Nam, Mẹ yêu dấu.

Mọi người ra về bằng an vì đã cảm nghiệm được sự hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục Kiệt, các cha Dòng Chúa Cứu Thế, Tu sĩ Thái Hà và giáo dân của Tổng Giáo phận Hà Nội trong buổi thắp Nến Cầu Nguyện tối nay.
 
Kết thúc Khóa họp HĐGMVN: Khánh thành Đại Chủng Viện Thánh Giuse II tại Xuân Lộc
Đồng Nhân
04:18 30/09/2008
XUÂN LỘC 26.09.2006 - Khoá họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tại Tòa Giám Mục Xuân Lộc đã kết thúc. Trong khóa họp nhiều vấn đề của giáo hội đã được trình bầy như: huấn luyện chủng sinh, đào tạo hàng giáo sĩ, làm thế nào củng cố đức tin của giáo dân Việt nam trong hiện tình đất nước và xã hội hôm nay, nhất là trước những tệ đoan xã hội, vấn đề của giới trẻ, vai trò của giáo hội trong về phương diện giáo dục, những phương thức đối mặt với thiên tai qua công tác của ủy ban Bác ái xã hội... Đặc biệt sau khóa họp, HĐGMVN đã đưa ra quan điểm của mình trước tình hình đang xầy ra không những tại Tổng giáo phận Hà nội mà còn xẩy ra ở nhiều nơi.

Quan điểm của HĐGMVN trước hiện tình đất nước.

Văn kiện "Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay" đã nhấn mạnh tới 3 điểm chính:

  • Vấn đề đất đai và quyền sở hữu, đề nghị phương thế giải quyết tận gốc rễ;
  • Phương tiện truyền thông phải là nhịp cầu liên kết, liên đới và cảm thông chứ không phải với mục đích là gieo rắc hoang mang và nghi kỵ;
  • Không thể dùng bạo lực để giải quyết những xung đột trong xã hội, làm thế chỉ tạo thêm bất công.
Kết luận HđGMVN nói lên ý hướng của mình là: "Uớc mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong được gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng tay cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn."

Khánh thành Đại Chủng Viện Thánh Giuse II tại Xuân Lộc:

Cũng trong dịp kết thúc Khóa họp thường niên HĐGMVN, các vị giám mục đã cùng với 500 linh mục, đông đảo nam nữ tu sĩ và nhiều ngàn giáo dân khánh thành Đại Chủng Viện thánh Giuse II được xây dựng trên đất Tòa Giám Mục Xuân Lộc. Đây là một Đại chủng viện khang trang và rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu huận luyện và đào tạo chủng sinh trở thành linh mục cho các giáo phận miền Nam. Đại chủng viện thánh Giuse II là phần nối dài của Đại chủng viện Thánh Giuse I ở Saigòn. Sau bao nhiêu năm trời mong ước, nay giấc mơ này mới được thành tựu và đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn về phép tắc và chờ đợi.

Lễ khánh thành ĐCV Thánh Giuse II tại Xuân Lộc (Photo: Lm. Nguyễn Văn Tòng)
 
Truyền Thông Việt Nam
Lm. Chân Tín
07:05 30/09/2008
Trong thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi cho UBND thành phố Hà Nội (25.09.2008) có kèm theo “Quan điểm của Hội Đồng GMVN về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện tại”. Trong những vấn đề ấy, có vấn đề nói đến truyền thông Việt Nam.

Trong mục I, số 2, Hội Đồng GMVN viết: “Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ”.

Khi nhà nước CSNV quyết không trả đất lại cho xứ Thái Hà Dòng Chúa Cứu Thế, thì đã mở một chiến dịch tố cáo giáo dân xứ Thái Hà và các tu sĩ Dóng Chúa Cứu Thế Hà Nội, qua truyền thông nhà nước (truyền hình, truyền thanh, báo Hà Nội, báo trung ương) “gieo rắc hoang mang và nghi kỵ”, như các Giám Mục nhận định.

Trong vấn đề truyền thông của chế độ CSVN hôm nay, chúng ta không nên lên án những người làm việc cho truyền thông. Họ là những nạn nhân của một chế độ bạo tàn, nô lệ hóa họ, bắt họ viết theo lệnh đảng, để kiếm sống. Họ phải nói những điều họ không chấp nhận, họ thấy nhục nhã phải viết những điều họ không muốn viết.

Người đáng lên án là những người của Bộ Chính Trị. Bộ Chính Trị Đảng CSVN đang chỉ đạo chặt chẽ Bộ Thông Tin Truyền Thông và Bộ Công an thực hiện một loạt hoạt động khủng bố, đe doạ, kiểm soát cách độc tài tất cả những người phục vụ Truyền Thông, cách riêng các nhà báo.

Ngày 29.11.2006, Bộ Chính Trị đã ra lệnh cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký chỉ thị 37 của Bộ Chính Trị, qui định sự kiểm soát chặt chẽ truyền thông, cũng như cương quyết không chấp nhận báo tư nhân. Chỉ thị này được ký sau khi hội nghị APEC kết thúc cũng như Việt Nam đã được kết nạp WTO. Nhà cầm quyền CSVN đã lật lọng, không còn để cho truyền thông được tự do như họ đã hứa để được vào WTO. Chỉ thị này có 2 nội dung chính. Một là tăng cường quản lý triệt để các báo chí ở trong nước, hai là nhất quyết không cho có báo tư nhân tại Việt Nam. Chỉ thị 37 này thể hiện sự độc tài tuyệt đối của Đảng CSVN trên bộ máy nhà nước, tất cả 3 hệ thống hành pháp, tư pháp, kể cả lập pháp đều hoàn toàn dưới quyền cai trị của Đảng CSVN mà cơ quan có quyền lực lớn nhất là Bộ Chính Trị. Trong các nước, quốc hội được qui định là quyền lực cao nhất. Ờ Việt Nam, hiến pháp cũng xác nhận quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thế mà trong thực tế, cơ quan quyền lực cao nhất là Bộ Chính Trị. Như thế, chỉ thị 37 của Bộ Chính Trị là vi hiến. Điều 69 của hiến pháp 1992 có qui định cụ thể và đầy đủ những quyền liên quan đến báo chí của công dân, mà cụ thể báo chí tư nhân. “Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”.

Nhưng trong chỉ thị 37, lại có một khoản không thể chấp nhận, vi phạm pháp luật. vi phạm cả hiến pháp, như đoạn này: “kiên quyết không để tư nhân hoá báo chí dưới mọi hình thức”. Điều này xâm phạm vào quyền tự do báo chí của mọi người công dân Việt Nam, một quyền đã được hiến định bởi điều 69 của hiến pháp.

Thêm vào đó, công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc năm 1966 mà Việt Nam đã ký ngày 24.09.1982 có một đoạn nói về quyền dân sự và chính trị:

“1 - Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.

2 - Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điềm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm dưới hình thức nghệ thuật hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.

3- Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2) Đòi hỏi được sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật về nhu cầu: a/ Tôn trọng quyền tự do và thanh danh của người khác. b/ Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng hay đạo lý”.

Như vậy chỉ thị 37 đã vi phạm nghiêm trọng những luật của Việt Nam và cả luật quốc tế. Chỉ thị 37 bị báo giới lên án kịch liệt, vì tự do ngôn luận là nhân quyền đầu tiên và là phương tiện để thực hiện các nhân quyền khác. Trên 600 tờ báo Việt Nam là những tờ báo của nhà nước, viết theo chỉ thị của đảng, chứ chưa có báo tư nhân, trừ một vài tờ ra không có phép như TỰ DO NGÔN LUẬN mà tôi là chủ nhiệm. Nhưng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, đảng CSVN sợ báo chí sẽ phát triển mạnh đến tư nhân, nên đảng thấy cần phải ra chỉ thị 37- chỉ thị này bắt báo Việt Nam thành báo nô lệ, không làm sao phát triển và sáng tạo, có phong cách, bản lĩnh.

Với chỉ thị 37, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố một cách trắng trợn: không cho tư nhân ra báo. Đây là một thứ luật rừng bất chấp hiến pháp mà chính đảng CSVN đã nắn ra năm 1992. Không có một ai có quyền ra báo, viết báo theo sự suy nghĩ của mình - Đảng CSVN độc quyền ra báo. Chỉ tồn tại duy nhất một nền báo chí của đảng CSVN. Cứ theo pháp luật, một ông thủ tướng ngang nhiên tuyên bố câu vi hiến như vậy đáng phải buộc tội bãi nhiệm. Nhưng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuân theo Bộ Chính Trị toàn quyền trên cả quốc hội.

Đảng CSVN chỉ muốn có một nền báo chí nô lệ. Và đây là nỗi đau khổ của các nhà báo hiện nay. Toàn bộ các nhà báo Việt Nam đều bị khủng bố trắng trợn khi không viết báo như đảng CS muốn. Quyền tự do báo chí, nghĩa là quyền tự do suy nghĩ và tự do viết báo đang bị chà đạp và thủ tiêu một cách dã man.

Thủ phạm của một nền báo chí dã man là Bộ Chính Trị - Các nhà báo đại đa số là nạn nhân. Họ đang dở sống dở chết. Phải làm thế nào, để tự do báo chí được trả lại cho người dân và nhà báo được hiên ngang viết những gì mình suy nghĩ.

Ngày 29.09.2008
 
Ai phỉ báng dân tộc ?
Trần Trung Đạo
08:53 30/09/2008
Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã, được xem như là một trong những người áp dụng thành công nhất kỹ thuật vận động quần chúng, có lần đã chỉ thị cho các cán bộ tuyên truyền của Đảng Quốc xã Đức không nên tổ chức các phiên họp quần chúng vào buổi sáng sớm. Theo Goebbels, vào buổi sáng đầu óc con người sáng sủa, sinh lực được hồi phục sau một giấc ngủ ngon, nhờ đó mà ý thức phản kháng của họ rất mạnh. Họp hành vào ban đêm sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn vì con người mệt mỏi, sinh lực cạn dần sau ngày dài làm việc và do đó khả năng phân biệt giữa đúng và sai, giữa thành thật và dối trá cũng yếu theo. Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc xã còn nhấn mạnh: “Nếu nói dối đủ to và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Kỹ thuật tuyên truyền như Joseph Goebbels giải thích, tóm lại, là nói dối đúng lúc và nói dối nhiều lần.

Một trong những ví dụ nổi tiếng của nói dối đúng lúc là bản tin về người hành tinh khác đổ bộ vào nước Mỹ của Orson Welles, đạo diễn của đoàn kịch Mercury Theatre on the Air, được phát vào ngày 30 tháng 10 năm 1938. Trong lúc đang lôi cuốn người nghe trên đài phát thanh với vở kịch Chiến tranh giữa các thế giới (The War of the Worlds) phỏng theo tác phẩm cùng tên của Herbert George Wells, Orson Welles đã ngưng lại để công bố một bản tin sốt dẻo. Nội dung của bản tin cho biết người hành tinh khác đang xâm lăng trái đất tại một địa điểm gọi là Grover's Mill thuộc tiểu bang New Jersey. Trong số gần 12 triệu người nghe bản tin của Orson Welles, đã có khoảng 1 triệu người tin rằng người hành tinh khác thật sự đang đổ bộ tại New Jersey. Thế là, thành phố bị ngưng trệ, xa lộ kẹt xe vì hàng ngàn người bỏ thành phố để chạy về các khu vực nông thôn, nhà thờ ngưng thánh lễ, công sở đóng cửa, siêu thị tràn ngập người mua thức ăn để dự trữ cho cuộc chiến tranh hành tinh khủng khiếp sắp diễn ra. Hẳn nhiên, đó là tin thất thiệt, thế nhưng vẫn có hàng triệu người tin bởi vì được phát ra đúng thời điểm người nghe đang bị thu hút vào vở kịch Chiến tranh giữa các thế giới. Việc áp dụng cách nói dối như vậy được các nhà nghiên cứu về lý thuyết tuyên tuyền gọi là những viên đạn thần thông (magic bullets) của kỹ thuật tuyên truyền.

Ngoài ra, một kỹ thuật khác được gọi là big lie, tạm dịch là “láo to” mà tôi đã trích trong bài trước. Kỹ thuật láo to rất xưa nhưng rất hữu hiệu. Một lời nói dối tày trời nếu được lặp đi lặp lại mãi rồi cũng sẽ có người tin. Một ví dụ quen thuộc với người Việt về phương pháp láo to này là chuyện Tăng Sâm giết người thời Xuân Thu. Chính mẹ Tăng Sâm còn tin là con mình giết người đừng nói chi ai khác. Hitler phân tích kỹ thuật này trong hồi ký Đời tranh đấu của tôi (Mein Kamf): “Láo to luôn có một mức độ đáng tin cậy nhất định, bởi vì quảng đại quần chúng trong một nước bị sa một cách dễ dàng vào tầng sâu của bản chất xúc động hơn là một cách ý thức hay tự nguyện; và do đó, nhận thức sớm nhất của họ đã trở thành nạn nhân của láo to hơn là láo nhỏ, vì chính họ cũng thường hay nói dối những chuyện lặt vặt nhưng cảm thấy thật xấu hổ khi phải nói những chuyện láo tày trời. Việc bịa ra những chuyện láo to chưa bao giờ xuất hiện trong đầu óc họ và vì thế họ cũng không tin là những người khác lại có thể vô liêm sỉ đến mức có thể bóp méo sự thật một cách xấu xa như thế” . Mặc dù Hitler phân tích để phê bình người Do Thái đã “láo to” khi đổ lỗi sự thất bại của Đức trong Thế chiến Thứ nhất cho Ludendorff nhưng chính Đảng Quốc Xã đã tận dụng kỹ thuật này để tiêu diệt dân Do Thái.

Trong thế giới cộng sản, từ Lenin, Stalin và hầu hết lãnh đạo các nước cộng sản đã áp dụng một cách triệt để phương pháp láo to như một loại vũ khí nhằm triệt hạ uy tín đối thủ và tiêu diệt các thành phần đối kháng, các mầm mống chống đảng trong mọi lãnh vực. Tuyên truyền là vũ khí quyết định và cũng là phương tiện sống còn của Đảng. Và Việt Nam cũng không ra ngoài khuôn khổ. Hai kỹ thuật nói dối đúng lúc và nói dối lặp lại thịnh hành tại Việt Nam từ 1954 tại miền Bắc và từ 1975 trên phạm vi cả nước. Đọc các tài liệu về Cải cách Ruộng đất, Nhân văn - Giai phẩm, các vụ án chống xét lại… để thấy rằng, trong hơn nữa thế kỷ qua, những viên đạn tuyên truyền độc ác đã sát hại không biết bao nhiêu người dân vô tội, trong số đó rất nhiều người yêu dân tộc, yêu hòa bình và tự do dân chủ.

Và mới đây, những viên đạn tuyên truyền lại nhắm vào đức Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt sau bài phát biểu của ngài tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9 năm 2008.

Các cơ quan truyền thông, từ các báo phát hành với số lượng lớn như Lao Động, Thanh Niên, các đài phát thanh, truyền hình, cho đến trang web của các bộ, các ban ngành nhà nước, theo chỉ thị của Đảng, đồng loạt tố cáo đức Tổng Giám mục đã “phỉ báng dân tộc” vì ngài “cảm thấy nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Đảng đã dịch chữ “hộ chiếu” thành “dân tộc”. Và một lần nữa chiêu bài “bảo vệ dân tộc” lại được treo lên, những tiếng kèn thúc quân quen thuộc một thời đã đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc vào cuộc chiến tranh chém giết biết bao người miền Nam vô tội lại được thổi to lên và những khẩu hiệu đã từng dẫn đường cho bao nhiêu thế hệ Việt Nam như những con thiêu thân lao vào lò lửa tham vọng bá quyền của Trung Quốc và Liên Xô được giương cao trên đường phố.

Báo Công An Đà Nẵng chạy một tít dài: “Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt là người nước nào vậy? ”. Tờ Việt Báo bình luận: “Ông Ngô Quang Kiệt nên xấu hổ với giáo dân! ” Báo Công An Nhân Dân tố cáo: “Lộ rõ ý đồ xấu của ông Ngô Quang Kiệt”. Báo Hà Nội Mới nhận xét: “Ông Ngô Quang Kiệt đi ngược lại lợi ích của dân tộc”. Trên trang web chính thức của chính phủ: “Lộ rõ bản chất xấu xa và tâm địa đen tối” và các báo khác đã liên tục viết những bài xã luận lên án nặng nề tương tự.

Tôi không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo và cũng không theo dõi một cách chi tiết từ đầu cuộc tranh chấp Thái Hà nhưng sau khi đọc các bài viết trên báo chí và những ý kiến mang nặng đầu óc Vệ binh Đỏ trên các trang web trong nước so với toàn văn bài phát biểu của đức cha Ngô Quang Kiệt, tôi cảm thấy vô cùng bất nhẫn. Nguyên văn câu nói của đức Tổng Giám mục Hà Nội như thế này: “Do đó, chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.

Nếu tất cả những người biết đọc biết viết có cơ hội đọc nguyên văn bài phát biểu của đức cha Ngô Quang Kiệt và ngồi xuống lắng lòng suy nghĩ về những lời nói tự nhiên và chân thành của ngài mà tôi vừa trích dẫn, họ sẽ hiểu ra rằng chẳng những đức Tổng Giám mục không nhục mạ dân tộc mà còn là người có lòng yêu nước sâu đậm. Câu nói của đức cha Ngô Quang Kiệt không có một chữ nào dù trực tiếp hay gián tiếp, dù nghĩa đen hay nghĩa bóng gọi là phỉ báng dân tộc; ngài chỉ nói lên sự quan tâm, bức xúc của mình trước một Việt Nam yếu kém, thua sút đối với các quốc gia trong cùng một châu Á như Nhật Bản, Nam Hàn. Mặc cảm làm người dân của một đất nước bị phân hóa, hoài nghi, chia rẽ, nghèo nàn, tham nhũng, không được kính trọng mà đức cha cảm nhận trong những chuyến đi xa vẫn ngày đêm ám ảnh trong ý thức của ngài. Và đức cha hẳn đã nhiều lần tự hỏi làm sao dân tộc Việt Nam có thể vượt qua được cái bất hạnh của chính mình để đi đứng ngang hàng với các quốc gia khác. Nếu không phải là người yêu nước và biết tủi thẹn với những hy sinh xương máu của tổ tiên, nếu không mang trong lòng những thao thức về đất nước, đức cha đã không buông ra những câu nói đó. Càng yêu nước càng thấy đau cho đất nước, càng yêu lịch sử hào hùng của tổ tiên càng cảm thấy nhục nhã phải làm người Việt Nam trong thời đại hôm nay. Và hai điều kiện để có thể vượt qua cái nghèo nàn, yếu kém không gì khác hơn là “đoàn kết dân tộc” và đưa “đất nước lớn mạnh” như đức Tổng Giám mục đã phát biểu hôm 20 tháng 9. Những ai đang trăn trở về đất nước đều ý thức rằng không có đoàn kết đất nước sẽ không thể nào lớn mạnh và một đất nước không lớn mạnh sẽ không được thế giới kính trọng.

Nếu không đúng như thế, hãy chỉ cho tôi một niềm tự hào dân tộc.

Tự hào đã đánh thắng đế quốc Mỹ ư?

Có lẽ đó là chuyện mà những người có ý thức không ai còn muốn nhắc hay đem ra tranh cãi. Không phải vì thời gian đã trôi qua hay muốn quên đi quá khứ mà vì ngày nay sách vở viết về mưu đồ của Trung Quốc và Liên Xô trong cuộc chiến Việt Nam không còn hiếm hoi như trước. Sự thật về cuộc chiến đã phơi bày một cách chi tiết về con số bao nhiêu ngàn quân Trung Quốc đã tham chiến tại Việt Nam cũng như bao nhiêu vũ khí mà các đế quốc cộng sản đã đổ xuống Việt Nam. Nếu có một thống kê chính xác, tôi tin số người dân Việt Nam vô tội bị giết bằng súng đạn của Liên Xô và Trung Quốc còn vượt xa số người chết do bom đạn Mỹ gây ra, bởi vì chiến trường diễn ra ở miền Nam chứ không phải miền Bắc. Thế thì ai mới đáng gọi là quân xâm lược đây? Nói như thế để so sánh chứ không có nghĩa là binh vực Mỹ. Đế quốc nào cũng là đế quốc và trò chơi của họ được tính bằng xương máu của các dân tộc nhược tiểu, trong đó có Việt Nam. Khi gài Liên Xô vào chiếc bẫy Afghanistan để trả thù cho thất bại của Mỹ tại Việt Nam, Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Jimmy Carter, chắc chắn đã không quan tâm đến số phận của hàng triệu dân Afghanistan sắp sửa chết dưới bàn tay của Liên Xô xâm lược. Và hôm nay, hai mươi năm sau khi quân đội Liên Xô rút đi và cả hệ thống cuối cùng đã sụp đổ, Afghanistan vẫn còn là một bãi chiến trường. Khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, kẻ ngậm đắng nuốt cay không phải là Mỹ mà chính là Trung Quốc khi biết rằng thằng em cộng sản mà họ đã tốn bao nhiêu công sức nuôi nấng từ lúc khó khăn đã quay lưng phản bội đàn anh. Cuộc chiến Việt Nam đã mang Trung Quốc và Mỹ lại gần nhau hơn và trong trận chiến tranh Việt - Trung năm 1979, để lôi kéo Trung Quốc vào phe chống Liên Xô, các cơ quan tình báo Mỹ đã cung cấp cho Trung Quốc các tin tức về khả năng quân sự của phía Việt Nam. Mỹ đưa quân sang Việt Nam ồ ạt từ giữa 1965 chẳng phải vì chính nghĩa quốc gia. Chính nghĩa quốc gia, lý tưởng tự do dân chủ là của nhân dân miền Nam, những người đã sống, chiến đấu và chết trong cuộc chiến tự vệ đầy anh dũng từ 1954 đến 1975. Có hay không có người Mỹ, nhân dân miền Nam cũng đứng lên bảo vệ các giá trị tự do mà họ đã chọn lựa và theo đuổi.

Tự hào về giang sơn gấm vóc ư?

Hãy nhìn ra Biển Đông, hai quần đảo quan trọng về cả quân sự lẫn kinh tế đang nằm trong vòng kiểm soát của hải quân Trung Quốc. Lịch sử như đang diễn ra theo một chu kỳ. Sau gần hai thế kỷ ngập chìm trong khói lửa, tương quan kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không khác gì thời quân đội nhà Nguyễn đánh nhau với liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Cái thuở tầm vông vót nhọn đương đầu với súng thần công và thuyền buồm ghe gỗ đương đầu với tàu chiến được đóng bằng sét thép lại tái diễn. Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn chọn chiến tranh thôn tính như là phương pháp thích hợp nhất để giải quyết mọi cuộc xung đột với các nước nhỏ láng giềng. Khi dùng những chữ “trừng phạt” hay “dạy Việt Nam một bài học” theo giọng điệu của vua quan phong kiến thời nhà Tống, nhà Minh, trong đầu óc của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Việt Nam vẫn còn là một trong số chư hầu của họ.

Việt Nam và Trung Quốc có thể vài năm hay vài chục năm nữa rồi sẽ cũng đánh nhau. Tuy nhiên, nếu chiến tranh nổ ra vào thời điểm này, toàn bộ khả năng quân sự của Việt Nam có thể bị Trung Quốc vô hiệu hóa trong vòng vài giờ. Cái may mắn cho Việt Nam là vị trí của Trung Quốc ngày nay trên chính trường quốc tế không phải là một Trung Quốc mới bắt đầu chương trình hiện đại hóa vào năm 1979 khi họ xâm lăng Việt Nam. Trung Quốc ngày nay là một trong những siêu cường quốc hàng đầu thế giới nhưng đồng thời cũng là một siêu cường quốc dễ vỡ (fragile superpower) theo giáo sư giáo sư Susan L. Shirk trong tác phẩm nghiên cứu về Trung Quốc. Trung Quốc đang cần sự ổn định để duy trì mức phát triển và chạy đua với các cường quốc trong G8. Đối tượng cạnh tranh của Trung Quốc là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh, Canada, Nga chứ không phải Việt Nam. Một cuộc chiến có tác động quốc tế như năm 1979 có thể không diễn ra trong thời gian trước mắt, nhưng những đụng chạm ở tầm địa phương sẽ xảy ra liên tục.

Trung Quốc biết rằng trong một cuộc chiến tranh toàn diện với Việt Nam, dù có thắng về quân sự thì phần bất lợi kinh tế chính trị cũng nghiêng về phía họ, nhưng đồng thời họ sẽ không bao giờ để yên cho Việt Nam phát triển. Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục bắn giết ngư dân Việt Nam như họ đã làm suốt ba chục năm qua, hạm đội Trung Quốc sẽ tiếp tục đe dọa hải lưu Việt Nam và chính phủ Trung Quốc sẽ ngăn chặn bất cứ một quốc gia nào hợp tác với Việt Nam để khai thác nguồn dầu khí quan trọng trong thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam sẽ làm gì? Đưa cuộc tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ra Liên Hiệp Quốc? Liên Hiệp Quốc là ai nếu không phải là một Trung Quốc có quyền phủ quyết? Cầu viện Mỹ làm trung gian giải quyết chăng? Đế quốc không có bạn hay thù mà chỉ có quyền lợi, và với chính sách đối ngoại hàng hai của Việt Nam hiện nay, cái lợi Mỹ thu về chưa hẳn lớn bằng cái lợi họ có thể bị mất đi.

Tự hào về quá khứ oai hùng của dân tộc ư?

Không một người Việt Nam có ý thức dân tộc nào mà không biết hãnh diện với lịch sử hào hùng của dân tộc, nhưng đừng quên rằng dân tộc nào cũng có niềm tự hào riêng của họ. Một nước Bamahas có nền độc lập chỉ mới được ba mươi lăm năm (1973) nhưng không có nghĩa là người dân Bahamas ít hãnh diện về đất nước họ bằng một người Việt Nam có hơn bốn ngàn năm lịch sử. Ngoài ra, một truyền thống nếu không được kế thừa và phát huy một cách thích nghi với thời đại thì truyền thống đó sẽ sớm trở thành một thói quen lạc hậu và sẽ chết dần theo thời gian. Biết bao dân tộc vốn đã có một nền văn minh rực rỡ, có truyền thống tốt đẹp từ mấy nghìn năm trước nhưng các thệ hệ sau đã không biết giữ gìn và phát huy, cuối cùng cũng đi vào viện bảo tàng, và nếu còn được nhắc nhở chăng cũng chỉ trong giáo trình của các khoa văn minh hay nhân chủng học. Tôi chia sẻ tâm trạng của đức cha Ngô Quang Kiệt. Tôi cũng có dịp đi khá nhiều, tham dự nhiều hội nghị, làm việc trong một môi trường nơi các đồng nghiệp đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ đem chuyện Việt Nam ra bàn trước với ai và rất khó chịu mỗi khi nghe ai nhắc đến Việt Nam, đơn giản bởi vì tôi biết sẽ không có câu bình luận nào tốt đẹp theo sau. Việt Nam cho đến hôm nay vẫn còn đồng nghĩa với chiến tranh, nghèo đói, độc tài.

Có gì đáng tự hào khi Việt Nam vẫn còn bị xếp vào một trong những nước tham nhũng trầm trọng trên thế giới. Trong thống kê 2008 vừa được tổ chức Transparency International công bố, Việt Nam bị xếp vào hàng 121 trong tổng số 180 nước được thăm dò. Phần lớn những nước đứng sau Việt Nam là các quốc gia Á - Phi nghèo nàn, lạc hậu. Báo chí Việt Nam đồng loạt đăng tải thống kê như loan báo một tin mừng bởi vì Việt Nam được tăng hai bậc so với thống kê 2007, mặc dù nước đứng sau Việt Nam không phải là thứ 122 mà là 126, vì có 5 quốc gia cùng hạng với Việt Nam. Trong lúc tham nhũng tại nhiều nước trong thế giới phát xuất từ lòng tham có tính cách cá biệt, tham nhũng tại Việt Nam có tính đảng, từ trong cơ chế mà ra và sẽ tồn tại cùng với cơ chế. Làm sao xây dựng một chế độ chính trị trong sạch khi toàn bộ quyền hành nằm trong tay một thiểu số người nắm quyền sinh sát cả một dân tộc? Mỗi khi có một ý kiến mới không hợp với chủ trương của Đảng gióng lên là toàn Đảng xúm vào đánh hội đồng, như vậy thì đất nước làm sao thăng tiến? Một đức Tổng Giám mục, lãnh đạo tinh thần của nhiều triệu tín đồ và có một vị trí quốc tế mà còn bị đối xử như vậy thì một người dân thấp cổ bé miệng ở các thôn làng xa xôi hẻo lánh sẽ bị đối xử ra sao?

Có người còn chiêm bao rằng một ngày nào đó Việt Nam sẽ trở thành một Singapore và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ hoạt động giống như Đảng Nhân dân Hành động Singapore (People Action Party, gọi tắt là PAP) với các nhà lãnh đạo tài ba và liêm khiết. Đó chỉ là một mơ ước hão huyền. Trứng ngỗng chỉ có thể nở ra ngỗng. Nguồn gốc hình thành, cơ cấu lãnh đạo và mục tiêu của PAP hoàn toàn khác biệt so với Đảng Cộng sản Việt Nam. PAP là tập hợp những chuyên gia trí thức Singapore có tinh thần độc lập dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu, một nhà chính trị có tầm nhìn vượt xa thời đại và đã thắng cử qua một cuộc bầu cử tự do hợp pháp năm 1959. Các thành phần đối lập tại Singapore thời đó tuy thất cử nhưng vẫn hoạt động và tiếng nói của họ vẫn có một ảnh hưởng quan trọng trong đời sống chính trị quốc gia trong giai đoạn vừa giành được nền độc lập một cách hòa bình từ thực dân Anh. Trong lúc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam phải sang chầu Trung Quốc hàng năm để xin súng đạn, Lý Quang Diệu không thấy cần thiết ngay cả việc thừa nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là một nước có chủ quyền toàn vẹn. Những biện pháp cứng rắn của chính phủ Lý Quang Diệu sau khi Singapore tách khỏi Liên bang Mã Lai vào năm 1965 là nhằm bảo vệ sự tồn tại mong manh của hòn đảo nhỏ này và ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản với sự yểm trợ tích cực của Trung Quốc. Mãi đến tháng 10 năm 1990, khi Singapore đủ mạnh về kinh tế và ổn định về chính trị, Lý Quang Diệu mới thừa nhận Trung Quốc. Trong thời kỳ mà “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” vào Nam “chống Mỹ cứu nước” thì các nhà lãnh đạo Singapore và nhiều lãnh đạo sáng suốt ở châu Á đã lợi dụng chính sách chống cộng của Mỹ ở châu Á để hợp tác và phát triển kinh tế, nhờ đó, không chỉ nền kinh tế Singapore mà nhiều nước nhỏ khác ở châu Á như Nam Hàn, Đài Loan cũng đã lần lượt cất cánh và trong một thời gian ngắn được thế giới ca ngợi như là những con rồng châu Á.

Có gì đáng tự hào khi Việt Nam, một dân tộc có hơn bốn ngàn năm văn hiến nhưng ngoại trừ một thời gian ngắn ở miền Nam trước 1975, đại đa số nhân dân chưa bao giờ có một cơ hội để bầu người đại diện cho mình trong các cơ quan nhà nước. Cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Sự phân cực thế giới dựa trên ý thức hệ không còn nữa. Lịch sử văn minh nhân loại được lật sang một chương khác. Hành trình của loài người đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên dân chủ và phát triển toàn diện. Các quốc gia cộng sản trước đây đã bừng tỉnh sau cơn ác mộng dài và đang hăng say làm lại cuộc đời. Từ một thời được xem là chư hầu của Liên Xô, các nước Đông Âu đã trở thành những thành viên kinh tế thương mại và cả chính trị quân sự quan trọng của cộng đồng châu Âu và thế giới. Việt Nam thì sao? Việt Nam là một trong chỉ 5 nước cộng sản của phong trào cộng sản thế giới còn sót lại, nơi con người sống trong bất an, nơi tất cả những quyền căn bản mà phần lớn mà nhân loại thụ hưởng đã không được tôn trọng. Một trong những chương trình thống kê gây nhiều chú ý nhưng cũng nhiều tranh cãi là thống kê về “Những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới”. Cánh chỉ trích cho rằng hạnh phúc là một trạng thái của ý thức, không thể đem ra cân, đo, đếm và xếp hạng như các đơn vị vật lý. Cánh ủng hộ cho rằng mục đích thực sự của thống kê không phải để so sánh giữa một người Đan Mạch và một người Zimbabwe ai hạnh phúc hơn ai, mà để đánh giá xu hướng ý thức của con người về hạnh phúc chuyển đổi theo thời gian. Xem xét kết quả 2008 không có ý nghĩa gì nếu không so sánh với kết quả 2007, 2006 cũng như với suốt 25 năm trước đó. Và theo giáo sư Ronald Inglehart, người điều hành thống kê World Values Survey trong 20 năm qua, kết luận sau buổi công bố kết quả thống kê năm 2008: “Nói chung, ý thức toàn cầu đang gia tăng về tự do trong phần tư thế kỷ qua đã che khuất các lý do thuần túy kinh tế về hạnh phúc”, và ông cũng tìm thấy quan hệ hỗ tương giữa hạnh phúc và dân chủ. Giải thích của giáo sư Ronald Inglehart cho thấy hạnh phúc gắn liền với tự do dân chủ và đó cũng là xu hướng của thời đại. Việt Nam được xếp hàng thứ 36 trong bảng thống kê. Lẽ ra phải cao hơn. Rất tiếc Bắc Hàn không nằm trong danh sách các nước được thăm dò, nếu có, họ đã được xếp vào hàng thứ nhất.

Giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có tật giật mình nên hiểu chữ “nhục” theo nghĩa tiêu cực như một hình thức cúi đầu, chịu làm tay sai cho ngoại bang. Đúng ra, cảm thấy nhục nhã không phải là thái độ phản quốc; trái lại trong hoàn cảnh đất nước hôm nay, biết nhục càng nhiều càng tốt. Ngoại trừ những kẻ ngày đêm sống trong bóng tối mới không thấy được cái yếu kém của đất nước. Muốn vượt qua cái nhục, cái yếu hèn, không nên trốn tránh mà phải đối diện với chúng. Nỗi nhục chính là phân bón cho cây xanh hy vọng của tương lai dân tộc được vươn lên tươi tốt. Trong suốt dòng lịch sử, dân tộc Việt Nam đã hơn một lần chịu nhục. Lời trách mắng của Hưng Đạo Đại Vương hơn bảy trăm năm trước như còn văng vẳng đâu đây: “Ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; Thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn”. Vâng, cũng từ cái đau xót, cái nhục nhã, cái nhược tiểu của dân tộc Việt Nam mà thời đó tổ tiên chúng ta đã đứng lên đánh bại cả một đạo quân Nguyên hùng mạnh mà vó ngựa đã giẫm nát cả một phần lớn châu Âu và châu Á.

Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn nhưng không phải là không có một phương pháp giải quyết. Như đức cha Ngô Quang Kiệt đã nhấn mạnh trong buổi gặp gỡ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội hôm 20 tháng 9, phương pháp đó là: “Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”. Đảng đã xé ra thì Đảng phải rào lại. Đoàn kết dân tộc là trách nhiệm của Đảng, nhưng đoàn kết không bao hàm nghĩa đầu hàng mà phải dựa trên sự bình đẳng, tương kính giữa các thành phần dân tộc và tôn trọng nhân phẩm con người với tất cả quyền tự do bẩm sinh của họ. Và nếu không làm được điều đó thì chính các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chứ không ai khác là những người phỉ báng dân tộc Việt Nam.
 
Một mạng lưới những máy nghe trộm, máy ghi âm, máy quay đang quây kín Tòa Giám Mục Hà Nội
Huân Trần
09:29 30/09/2008
TÒA TGM HÀ NỘI - Ghi nhanh từ Tòa Khâm Sứ những sự kiện như sau:

Chính quyền đặt máy theo dõi mọi hoạt động của Tòa Tổng Giám mục

Những máy móc thiết bị chăng tỏa khắp khu vực TGM

Tòa Tổng Giám mục không còn những công an, cảnh sát cơ động hay chó nghiệp vụ bao vây, khủng bố nữa nhưng giờ đây là một mạng lưới những máy nghe trộm, máy ghi âm, máy quay đang quây kín khu vực này.

Từ mái nhà của trường Hoàn Kiếm, nằm sát ngay phía sau của Tòa Tổng Giám mục, chính quyền đã cho đặt 2 thiết bị theo dõi và ghi lại mọi động tĩnh từ Tòa Tổng Giám mục, nhất là các cuộc họp bàn và điện thoại. Được biết, mỗi máy này được 5 công an ngày đêm túc trực 24/24 để điều khiển và theo dõi.

Từ mọi phía của Tòa Tổng Giám mục đều bị chĩa camera quan sát của chính quyền. Phía cổng chính Tòa TGM và các lối đi đều bị theo dõi nghiêm ngặt bằng những chiếc camera kỹ thuật số chuyên nghiệp.

Theo quan sát của chúng tôi, các camera này đều nối kết với máy trung tâm được đặt ở tòa nhà số 33 phố Nhà Chung – trung tâm bồi dưỡng chính trị của đảng tại quận Hoàn Kiếm. Do đó, có thể khẳng định rằng mọi hoạt động, lời nói từ Tòa Tổng Giám mục đều bị theo dõi và giám sát chặt chẽ.

Từ ngày 19/9 đến nay, các máy điện thoại di động trong khu vực Tòa Tổng Giám mục đều không hoạt động được do bị phá sóng.

Công viên chưa khánh thành đã khởi công… làm lại

Theo tính toán của Chính quyền, công viên Tòa Khâm Sứ đã phải được khánh thành vào ngày thứ bảy, 27/9 vừa qua. Tuy nhiên, có lẽ lo sợ các Thánh lễ ngày Chúa nhật có đông đảo giáo dân tham dự nên chính quyền đã lùi thời gian khánh thành công viên này.

Sau hai ngày mưa tầm tã, công viên Nhà Chung đã trở nên thảm hại. Các bồn hoa, thảm cỏ, cây cảnh… hầu hết đều đã bị chết úng, vàng úa. Công viên được xây dựng gấp rút và hết sức ẩu, không có các đường thoát nước, đất không được dầm kỹ nên chỉ sau vài trận mưa là bị úng lầy, cây cối vừa trồng đã bật rễ lên. Chiều nay, mấy chục công nhân lại tiếp tục công việc làm lại công viên. Một điều thật khôi hài, công viên chưa khánh thành đã khởi công… làm lại! Các máy dầm, máy xúc nhỏ, công nhân lại tấp nập làm việc như những ngày đầu.

Cuộc gặp gỡ giữa chính quyền và đại diện Tòa Tổng Giám mục

Chiều ngày 29/9/2008, ông Hoàng Công Khôi – chủ tịch và một số viên chức chính quyền quận Hoàn Kiếm đã vào làm việc với Tòa Tổng Giám mục. Cuộc họp này diễn ra trong không khí thẳng thắn và cởi mở.

Mục đích chính của cuộc họp này là chính quyền đề nghị Tòa Tổng Giám mục nhận lại Tượng Đức Mẹ Sầu Bi và Thánh Giá. Tuy nhiên, đại diện Tòa Tổng Giám mục Hà nội đã không chấp nhận và đề nghị phía chính quyền thu hồi quyết định phạt vi phạm hành chính không có cơ sở pháp luật đã ra đối với Tòa Tổng Giám mục.

Buổi làm việc kết thúc mà không đi đến một giải pháp nào thỏa đáng cho tình hình hiện nay.
 
Mẫu Thư gởi chính phủ Đức
Dân Chúa Âu Châu
09:57 30/09/2008
Qúy cha và anh chị em có thể nhấn vào đây để download xuống


Frau Bundeskanzlerin
Dr. Angela Merkel
Bundeskanzleramt
Willy-Brandt-Str. 1
10557 Berlin

Betrifft: Menschenrechtsverletzungen gegenüber katholischen Christen in Vietnam

25. September 2008

Sehr geehrte Frau Bundeskanzlerin!

Wir wenden uns an Sie, um Sie über die jüngsten Verletzungen der Menschenrechte und des Rechts auf freie Religionsausübung durch die vietnamesische Regierung zu informieren.

Gegenwärtig befinden sich zahlreiche Katholiken auf unbestimmte Zeit in Haft. Der Erzbischof von Hanoi and mehrere führende Persönlichkeiten des Redemptoristenordens sehen sich einer Verleumdungskampagne von Seiten der Regierung ausgesetzt. Sie wurden von der Regierung beschuldigt, die Gläubigen zu Protestaktionen anzustiften und diese Proteste zu organisieren, um in der Öffentlichkeit um Sympathie für ihr Anliegen zu werben; deshalb wurde ihnen auch gerichtliche Verfolgung angedroht. Kircheneigentum wurde in aller Öffentlichkeit mutwillig beschädigt oder geplündert, ganz zu schweigen von den täglichen Misshandlungen von Priestern und friedlichen Demonstranten durch Schläger, die vor nichts zurückschrecken, um ihre unschuldigen Opfer zu terrorisieren und zu beleidigen.

Wie Sie vielleicht wissen, organisieren Katholiken in Hanoi seit dem 18.12.2007 tägliche Gebetsmahnwachen vor der früheren Nuntiatur in Hanoi. Sie setzen sich für Rückgabe des Gebäudes ein, das 1959 ohne gesetzliche Grundlage vom kommunistischen Regime beschlagnahmt wurde. Die Proteste hörten auf, als die Regierung sich am 1.2.2008 zu einer Rückgabe bereit erklärte. Beide Seiten waren übereingekommen, dass der Rückgabeprozess durch die vietnamesische Regierung schrittweise ablaufen solle. Bedauerlicherweise wurde der Prozess durch verschiedene bürokratische Schikanen verzögert.

Am 19. September 2008 nahm der Konflikt eine überraschende Wendung, als die Regierung den Abriss der Nuntiatur ankündigte: Es sollte Platz für einen Spielplatz geschaffen werden. Die Regierung verlor keine Zeit, das Vorhaben mit tatkräftiger Unterstützung bewaffneter Streitkräfte auszuführen. Diese Aktion steht im krassen Widerspruch zur Dialogpolitik, die die katholische Kirche und die Regierung von Vietnam bisher verfolgten. Sie ist eine Verletzung der berechtigten Interessen der katholischen Gemeinde in Hanoi; sie ist auch ein Hohn auf das von der Regierungspartei selbst erlassene Gesetz und ein Wortbruch gegenüber der katholischen Kirche in der gegenwärtigen Angelegenheit.

Friedliche Gebetsmahnwachen wurden auch in der Thai Ha–Pfarre fortgesetzt. Dort hatten Priester und Gläubige beharrlich um eine Rückgabe ihres Grundstück ersucht, das vom Staat unrechtmäßig beschlagnahmt worden war, nachdem die Mehrheit der Redemptoristen in der Folge des Genfer Abkommens von 1954 in den Süden gezogen war. Öffentliche Empörung und Proteste wurden laut, als Angehörige der Thai Ha–Pfarre entdeckten, dass Regierungsbeamte ihr Land in kleinen Einheiten an Privatpersonen verkauft hatte. So blieb den Mitgliedern der Pfarre in ihrer Not nichts anderes übrig, als seit dem 5.1.2008 friedlich zu protestieren und Gerechtigkeit einzufordern, was nach den vietnamesischen Gesetzen durchaus zulässig ist.

Bis jetzt fanden die Proteste bei der vietnamesischen Regierung kein Gehör. Polizei und Sicherheitskräfte, Soldaten und sogar Mitglieder von Straßenbanden wurden immer wieder eingesetzt, um die Proteste zum Schweigen zu bringen.

Erst letzten Monat startete die kommunistische Regierung von Vietnam eine Einschüchterungskampagne gegen Katholiken in Hanoi. Sie begann mit der Androhung von „harten Maßnahmen“ gegenüber katholischen Priestern. Es folgte eine Reihe von Verhöhnungen und entstellenden Darstellungen, die sich gegen Katholiken und die katholische Kirche richteten. Die Kampagne bezweckte die Erregung öffentlicher Empörung und feindseliger Stimmung gegen den Klerus in Hanoi und die Kirche insgesamt. Es gab eine Reihe von Verhaftungen und Gewaltakten. Zahlreiche Priester und Laien wurden von der Polizei brutal getreten und geschlagen, als sie am 28. August friedlich um die Freilassung von Verhafteten baten.

Am Redemptoristenkloster, dem Brennpunkt des Streites um die Eigentümerschaft des Grundstückes, setzte die Polizei am 31. August 2008 Tränengas gegen Gläubige ein, die an einer religiösen Prozession teilnahmen. Mehr als 30 Gläubige – die meisten von ihnen Frauen und Kinder –wurden durch das Einatmen des Gases verletzt. 20 wurden in ein Krankenhaus eingewiesen. Als Mitglieder einer Straßenbande eine zur Kirche gehörige Kapelle in der Nacht vom Sonntag, 21.9.2008 zu Montag, 22.9. angriffen, ließ die Polizei diese gewähren.

Am Abend desselben Tages kam eine Gruppe von mehr als 200 Jugendlichen in T-Shirts der kommunistischen Jugendliga zur Kirche von Thai Ha, um Priester und Gläubige zu bespucken. Vergangene Woche folgte eine Reihe von Vorfällen, wobei eine andere Bande von Gewalttätern den Altar, der mit religiösen Bildnissen und einer Muttergottesstatue geschmückt war, mit Altöl und einer anderen übelriechenden Flüssigkeit verunreinigte.

Das Volkskomitee in Hanoi schloss sich dem konzertierten Machtmissbrauch an, indem es die Stellungnahme des Erzbischofs von Hanoi absichtlich verdrehte. So wurden z.B. Aussagen aus dem Kontext gerissen. Ferner benützte das Komitee staatliche Medien, um die patriotische Einstellung des Erzbischofs in Zweifel zu ziehen. Dies ist ein offensichtlicher Versuch, die Öffentlichkeit zu täuschen und Feindseligkeit gegen den Erzbischof und die Kirche zu schüren, die keine Möglichkeit hat, ihre Version der Angelegenheit darzulegen.

Als Folge der allgemeinen, von der Regierung veranstalteten Hasskampagne gegen die katholische Kirche kam es zu einer Reihe von Übergriffen auf Katholiken. Banden plünderten Kirchen und zerstörten Statuen und Bücher; dabei schrien sie Todesdrohungen gegen den Klerus, die Gläubigen und ganz besonders gegen den Erzbischof. Diese Gewalttaten vollzogen sich unter den Augen einer großen Menge von Polizei und Beamten der Stadt Hanoi, die jedoch nichts unternahmen, um Katholiken zu schützen, da sie diese Aktionen dem „Volkszorn“ zuschrieben.

Da sich die Spannungen zwischen dem Staat und der Kirche immer weiter zuspitzen und möglicherweise zu Blutvergießen eskalieren, hoffen wir in unserer verzweifelten Situation auf Ihre Fürsprache, Frau Bundeskanzlerin, und auf den Beistand der deutschen Bundesregierung.

Wir bitten Sie, sich mit folgenden Forderungen an die Regierung in Hanoi zu wenden.

1. Die Medienkampagne gegen katholische Geistliche, Laien und die Kirche als ganzes soll beendet werden.

2. Die Verfolgung von katholischen Geistlichen und Gläubigen soll aufhören. Religiöse Gebäude und Gegenstände sollen unangetastet bleiben.

3. In Befolgung ihrer eigenen Gesetze soll die Regierung die Grundstück der Nuntiatur und des Redemptoristenklosters in Thai Ha, Hanoi, den rechtmäßigen Eigentümern zurückgeben.

Deutschland weiß sich dem Schutz der Menschenrechte in besonderem Maße verpflichtet.

Wir bitten Sie, Frau Bundeskanzlerin, entschieden und mit Nachdruck zu fordern, dass die Regierung von Vietnam ihre Repressalien gegenüber katholischen Christen einstellt und in faire und ernsthafte Verhandlungen über die Rückgabe von enteignetem Kircheneigentum eintritt. Die Regierung von Vietnam muss dabei auch das Völkerrecht respektieren, zu deren Einhaltung sie sich verpflichtet hat.

Für Ihren Einsatz möchten wir unseren aufrichtigen und tief empfundenen Dank aussprechen.

Mit freundlichen Grüßen
 
Những động thái hạ cấp được sử dụng đối với TGM Hà nội và giáo dân Công giáo
PV VietCatholic
12:13 30/09/2008
Những động thái hạ cấp được sử dụng đối với TGM Hà nội và giáo dân Công giáo

CSVN hành động phi pháp khi đạt máy "nghe trộm cách công khai" và ghi hình khu Tòa TGM Hà Nội

Công an cộng sản đang dùng máy nghe trộm để giăng xung quanh Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội chứng minh rằng công an trong xã hội cộng sản Việt Nam siêu quyền lực không cần phải xin phép ai, công khai đặt máy nghe trộm (trong hình là máy nghe trộm điện thoại qua sóng thu phát chúng đặt ngay trên mái nhà trường Hoàn Kiếm sát cạnh TTGMHN - Trước đây là trường Dũng Lạc của Công Giáo). Họ chiếm cả một phòng học, hàng ngày có các công an thay nhau ra vào mang dữ liệu đi phân tích. Luật pháp trên giấy của ngụy quyền cộng sản không có điều khoản nào cho phép làm việc này.

Giáo xứ bé nhỏ vùng sâu vùng xa bị bọn côn đồ được huê mướn hành hung

Tại giáo xứ Mạc Thượng thuộc Giáo phận Hà Nội (theo địa giới hành chính thuộc Huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam) Công an cho côn đồ vào giáo xứ, nơi Linh mục Phương cai quản, chúng chửi bới, ném đá vào nhà xứ và nhà giáo dân Công Giáo sống quanh nhà xứ. Mạc Thượng là một xứ đạo nhỏ chỉ có khoảng 300 giáo dân, nhưng hiện tại thanh niên đã đi làm ăn xa nhà, chỉ có mấy ông bà già và con trẻ ở nhà, tổng cộng còn khoảng 200 người. Giáo dân ít, côn đồ lộng hành nhục mạ và đánh đập giáo dân. Giáo xứ ít người và nghèo, đến mức cha xứ cũng không có máy để ghi lại âm thanh hình ảnh.

Một giáo dân ở đây khẩn khoản nói rằng: "Xin quí đồng bào lên tiếng bảo vệ giáo dân là người già, trẻ nhỏ không có khả năng tự vệ!"

Kế hoạch "thuê nhân dân" để làm nhiệm vụ đi "biểu tình ôn hòa" chống Tòa TGM Hà nội

Mấy ngày gần đây, có thông tin về việc công an và chính quyền Hà Nội lên kế hoạch "thuê nhân dân" là mấy ông bà về hưu, thanh niên không nghề nghiệp đang ở nhà, tham gia dân phòng tại địa phương thuộc mấy phường khu vực gần Toà Tổng Giám Mục Hà Nội như: Phường Lý Thái Tổ, Phường Tràng Tiền, phường hàng gai, Phường Cửa Đông. Với mức thuê là 20.000VNĐ/người để làm nhiệm vụ đi "biểu tình ôn hoà" ở Toà TGM Hà Nội phản đối TGM cũng như Công Giáo "đòi đất trái pháp luật". Phương án của họ khá rõ ràng bao gồm việc phân công trưởng nhóm là đảng viên, các thành viên trong hội phụ nữ, hội người cao tuổi, hay các tổ hưu. mỗi nhóm có từ 50 đến 100 người, cầm cờ, đứng trước cổng Nhà Thờ Lớn và Toà Khâm Sứ hô khẩu hiệu.

Những "nhân chứng được thuê" phát biểu cảm tưởng của mình

Phóng viên VietCatholic vào cuộc tìm hiểu thì được biết việc này có thật, qua trao đổi với bà NT Dung – Cán bộ Thuộc TCT Hapro Hà nội đã nghỉ hưu tại Phường Hàng Gai -- được bà cho biết: Bà lấy chồng về sống tại phố Hàng Tr. gần nhà thờ Lớn đến nay đã gần 50 năm, không thấy người Công Giáo làm điều gì sai trái. Sự việc đòi đất thì trên toàn quốc diễn ra như cơm bữa... dân các tỉnh còn về Hà Nội khiếu kiện cả trăm cả ngàn người. Có những vụ đòi đất bà đựoc biết UBND cấp này xử lần 1 thì người này thắng, đến cấp cao hơn thì người kia lại thắng. Kể cả toà án cũng vậy, họ xử huỷ cả bản án rồi bắt điều tra lại... đang từ người này thắng kiện, sau lại thấy người kia thắng kiện. Việc Nhà Thờ đòi đất đâu có gì lạ? Họ đòi đất rõ ràng trước đây là của họ, chưa trả hay không trả thì cứ để đấy, sao nhà nước lại làm những việc mang tính chất áp chế bôi nhọ nhau, rồi xây vườn hoa như trò hề vậy?

Về việc đi biểu tình theo yêu cầu của chính quyền bà cho biết: Bà vừa tham gia hội phụ nữ, vừa tham gia hội người cao tuổi, nhưng bà không phải là đảng viên, ở phường họ vẫn vận động các cụ đi đón đoàn khách ngọai giao bằng cách đứng bên đường vẫy cờ. Bà rỗi việc vả lại cũng không muốn mất lòng cán bộ phường nên tham gia, Lần này họ có nói là đi mít tinh ủng hộ công viên Tòa Khâm Sứ khánh thành chứ không phải biểu tình. Bà sẽ tham gia, nhưng bà sẽ không hô khẩu hiệu, và đi lần này để xem nhà nước định xúi bẩy các cụ làm gì. Nếu sai quấy, nhất định không có lần sau.

Tìm hiểu một cụ ông cùng ở phố Hàng Tr. (cụ xin giấu tên vì đang là đảng viên) cụ cũng vừa bị rơi vào một vụ kiện tụng khổ sở chỉ vì nhà cụ bị hỏng bởi một liên doanh xây nhà cao tầng thuộc khu của hàng thực phẩm cũ (trên phố Nhà Thờ). Cụ đi tìm công lý, lóc cóc cả năm trời... rồi cuối cùng họ vẫn kết luận bồi thường cho cụ 50 triệu, không đủ để sửa chữa. Rồi cái liên doanh kia thuê một người hàng xóm kiện lại cụ, vu cáo cụ là chiếm một phần nhà của họ. Cụ phải lên cả công an quận giải trình. đến khổ, mà đấy là cụ là đảng viên, là cán bộ hưu trí chứ không phải dân đen quê mùa.

Cụ cho biết: Có việc chính quyền, cũng như đảng uỷ quán triệt việc các cụ đi biểu tình. Sau đó mấy anh công an cũng đến hướng dẫn các cụ phải làm gì. Cụ mới nói đùa: Chúng tôi già thế này nhỡ ra có chuyện gì thì sao? Anh công an có lẽ bằng tuổi cháu cụ nói một cách hồn nhiên: Chúng cháu đang mong cho các cụ "bị" mà... để còn giềng cho chúng nó một trận - Khiếp quá ! Như quân thù quân hằn vậy.

Hỏi quan điểm của cụ về đi biểu tình theo nhiệm vụ được giao, cụ có vẻ nói một cách thận trọng, xin được ghi nguyên văn: "Tôi sống năm nay là 79 tuổi rồi, làm gì cũng phải giữ đức cho con cháu, có nhà con giết bố để lấy tiền khởi đầu cũng chỉ mấy lời ăn gian nói dối của người lớn làm gương xấu. Chính quyền tự đặt mình trên nhân dân, rồi lại tự đặt cộng đồng dân này, dân kia đối lập với mình, không chịu nghe họ nói, bắt họ nói gì mình muốn nghe. Tai hại lắm. Xưa đi cướp chính quyền ở Hà Nội, chúng tôi không hình dung được là chính quyền nhân dân sẽ như thế này đâu! Nhiệm vụ chi bộ giao cho đảng viên đi biểu tình thì thì tôi đi thôi, tôi chẳng thấy có cái gì đáng biểu tình họ cả, thật buồn cười, nhưng thôi đi một lần cho lãnh đạo họ thấy trò hề này chẳng đi đến đâu. Căn bản phải là chính sách -luật pháp cơ."

Hỏi quan điểm của cụ về việc làm của giáo dân Công Giáo đối với các việc biểu tình cụ nói: "Thì cái gì người theo đạo cho là đúng thì cứ làm, tôi thì thấy họ chẳng làm gì sai cả. Phải như thế xã hội mới có đấu tranh, mà ông Mác đã nói đấu tranh là nguồn gốc và động lực của sự phát triển xã hội. Cái trò lấy nhân dân ra làm bình phong này bây giờ cổ lắm rồi, họ có thuê thì được đến 2 lần là hết, những người đi biểu tình, họ chỉ đi vì tiền hay vì cho xong chuyện. Không có cái tâm như người theo đạo thì làm gì được! Mà căn bản là người ta đúng, thì biểu cái gì người ta? Tôi dám đánh cược với anh người theo đạo cứ tập chung cầu nguyện đấu tranh cho lẽ phải, cái đám "biểu tình-xác không hồn kia" sẽ tự tan rồi không tập hợp được lần sau đâu mà! Tôi già rồi bây giờ nói chẳng ai nghe. Tiếc tuổi xuân!"

Phóng viên VietCatholic lưu giữ cả băng ghi âm, nhưng xin chưa đưa ra công khai theo yêu cầu của người trao đổi. Nhưng sẽ đưa ra công khai trong một ngày gần đây. Xin kết thúc câu chuyện mà không có lời bình gì thêm!
 
Giải tỏa...
DT
12:50 30/09/2008

Giải tỏa…



Gần đây cụm từ “giải tỏa” bỗng thịnh hành. Có lẽ chưa bao giờ cụm từ này lại có ý nghĩa đa dạng và phong phú đến như thế. Điều này không mấy khó hiểu, vì chưa bao giờ lại có nhiều cơn sốt đất, sốt nhà đến thế; chưa bao giờ cuộc sống lại có nhiều áp lực, căng thẳng đến thế, và cũng chưa bao giờ sự bùng nổ thông tin (và kéo theo là sự bùng nổ về tư tưởng, ý thức hệ, lối sống…) lại bùng phát như thế. Bài viết này chỉ nói đến ba cụm từ có liên quan đến “giải tỏa”: giải tỏa mặt bằng, giải tỏa mặt nạ và giải tỏa mặt yếu.

Giải tỏa mặt bằng

Cụm từ này cứ chợt nghe thấy là đám cán bộ sướng như điên và dân đen thì rên như sắp chết. Mỗi lần giải tỏa mặt bằng là các “đồng chí” thay nhau hôi đất, hôi nhà, hôi của… còn dân thì ngậm ngùi nhìn các “tấc đất tấc vàng” của mình được đền bù với giá “tấc đất tấc bùn” để rồi được “quy hoạch” (bởi “nhà nước”) và “biến hóa” thành “tấc đất tấc kim cương”!

Đất đai “thuộc sở hữu toàn dân”, nhưng “nhà nước quản lý”. Cái chữ “toàn dân” này muốn hiểu sao cũng được! “Toàn dân” là ai? Ai là “toàn dân”? Rõ ràng một cá nhân hay một đoàn thể nào đó thì không thể là “toàn dân” được!

“Toàn” là toàn thể, toàn bộ, thế nên nếu anh là một cá nhân, một đoàn thể nào đó, thì đừng hòng “sở hữu” đất đai nhé, nó thuộc về “toàn dân” cơ mà! Vậy “toàn dân” là ai? Là hơn 80 triệu người VN? Là hơn 3 triệu đảng viên? Là “nhà nước quản lý”? Nực cười là “anh quản lý” (=nhà nước) vốn là “người” trông nom, giữ gìn (tức là không phải chủ sở hữu) thì lại “láo toét” nhảy sỗ sàng lên mâm “ông chủ” để mà phân chia đất đai, “sở hữu” đất đai… Thế nên các “đồng chí” nếu muốn miếng đất nào thì khó gì. Cứ hê ra cái “chiến dịch giải tỏa” là xong!

“Toàn dân” có nhu cầu sử dụng khu đất này, “nhà nước” thống nhất “quy hoạch” khu đất này, thế thì anh là “cá nhân”, anh là “đoàn thể” phải nghe lệnh “toàn dân” thôi, “vì lợi ích chung (chung)”… Và mấy bồi bút bồi hình (từ của Nhã Nam) cứ thế mà thi nhau viết bài, bịa bài, để nhân dân “quán triệt” đường lối của Đ và NN, bảo đảm “tiến độ” thi công, hay để “Hà Nội trở thành một trong 17 thành phố, thủ đô lớn nhất thế giới”!… Dân biết mình bị oan, bị thiệt, nhưng kêu ai, có kiện thì kiện củ khoai… Biểu tình, khiếu nại, nại đến cả Đảng Bác muôn năm cũng chả ăn nhằm gì? Bác đã chết và “muốn nằm” (từ của Bác) còn Đảng thì còn đang lo việc “toàn dân” chứ có giờ đâu mà lo cho một hay nhiều “người” dân nào được…

Vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà cũng thế. Vẫn biết anh có đủ giấy tờ pháp lý là “chủ sở hữu hợp pháp” của các khu đất đó, nhưng dưới sự “lãnh đạo tài tình và sáng suốt” của những “đỉnh cao trí tuệ” thì cái hợp pháp trở thành phi pháp và phi pháp trở thành hợp pháp. Chủ sở hữu là “toàn dân”, thế nên “toàn dân” có quyền “sở hữu” bất cứ của ai và của đoàn thể nào. “Toàn dân” có quyền ra luật, sửa luật, chế biến luật, đạp đổ luật, cho dù đó là luật căn bản (hiến pháp) làm nền tảng cho một sự ổn định và phát triển của luật pháp một quốc gia. “Toàn dân” tính phân lô, tính chia chác, tính xây cất (xây ít cất nhiều!) nhưng không ngờ bị “lộ mặt” (từ của Hoàng Cúc), nên “không ăn thì đạp đổ”. Đạp đổ bằng bạo lực, hơi cay, dùi cui, đánh lén, bỏ tù; đạp đổ bằng xuyên tạc bôi bẩn; đạp đổ cả bằng những lời hoa mỹ như “vì lợi ích chung”… Cuối cùng thì họ cũng giải tỏa được “mặt bằng” để xây dựng lén lút, vội vã mấy cái công viên. Nhưng họ cũng ngờ đâu, trong khi “nhanh nhảu đoảng” để giải tỏa mặt bằng, họ lại cũng vô tình “giải tỏa” luôn mặt nạ.

Giải tỏa mặt nạ

Mặt lạ là cái người ta đeo, để mang một dáng hình khác, diện mạo khác, che giấu cái khuôn mặt thật, tâm địa thật ở bên trong. Trong thời gian vừa qua, nhiều người cũng đã hy vọng mơ hồ về một sự đổi mới (tư duy) của giới lãnh đạo (CS) Việt Nam. Việc gia nhập và hội nhập vào nhịp sống của châu Á (ATEC), của thế giới (WTO) và những cuộc gặp gỡ hàng loạt lãnh đạo cao cấp thế giới mang đến một hứa hẹn cho một Việt Nam đổi mới, một Việt Nam phát triển, một Việt Nam biết đối thoại, hòa giải và “bắt tay” với “nhân dân thế giới”! Cứ ngờ là Việt Nam đã ra “biển lớn” và một ngày không xa sẽ vẫy vùng như “rồng gặp nước” trên bình diện quốc tế và khu vực…

Nhưng tiếc thay, dù con sư tử có có gắng mang mặt nạ của một con cáo, thì khi nóng giận mất khôn, lại hiện nguyên hình. Có lẽ cũng hơi “hàm hồ” khi vơ đũa cả nắm, nhưng mà ít ra trong những ngày qua, UBND Tp HN đã để lộ nguyên hình khi “giải tỏa mặt nạ” của mình:

(1) Trước hết, họ đánh rơi cái mặt nạ “đỉnh cao trí tuệ” để lộ diện một cách hớ hênh sự ngu dốt của mình. Dốt về cách xử lý vụ việc: “chính trị hóa” một việc “xin lại quyền sử dụng” đất rất bình thường; lấy vũ lực thay cho đối thoại; đánh cả nhà báo ngoại quốc; dùng cả giấy tờ giả, côn đồ lưu manh… Dốt về luật pháp và kiến thức tôn giáo (cứ xem mấy cái văn thư bừa bãi của UBND HN thì biết). Dốt về kiến thức chung và trình độ thông tin (cắt xén thông tin và bôi nhọ, không ngờ lại là cớ để nhiều người đi tìm đọc nguyên văn bài viết…).

(2) Thứ đến, họ đánh rơi cái mặt nạ “thân ái hòa hợp” để hiện nguyên hình cái ác độc, bạo tàn. Có chính quyền văn minh nào vào thời nay lại dùng dùi cui, hơi cay để trấn áp dân chúng đang cầu nguyện một cách ôn hòa? Có chính quyền văn minh nào lại dùng côn đồ và những tay nghiện ngập để đập phá những chốn linh thiêng, thần thánh? Có chính quyền văn minh nào lại dùng truyền thông để bôi bẩn, dối trá, gây hận thù chia rẽ trong dân nước? Cái ác đã quá rõ ràng, mọi thủ đoạn phi nhân, phi đạo đức được tung ra để đạt một mục đích là che dấu cái dốt, cái sai, cái độc tài của mình. Nhưng mỉa mai thay, như một chú sư tử hung dữ, càng lồng lộn, càng để lộ ra những hàm răng và móng vuốt ác hiểm và xù ra bộ long bẩn thỉu của mình…

(3) Sau nữa, họ đánh rơi cái mặt nạ “chân thành thiện chí” để hiện nguyên hình cái diện mạo dối trá, lọc lừa. Từ vụ làm giấy tờ giả (thời lm. Bích mà có giấy trắng, kiểu chữ vi tính!), con dấu giả, nhân chứng giả, giáo dân giả, linh mục giả… đến vụ bôi nhọ các linh mục và giáo dân Thái Hà, rồi tệ hơn là cắt xén và bôi bẩn bài phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt. Dùng tất cả báo chí và TV để xuyên tạc, bôi nhọ, gây chia rẽ, hiểu lầm. Tệ hại và kinh tởm hơn, họ dùng cả các trường học, các thầy cô giáo để “tuyên truyền” những điều dối trá! Thế hệ trẻ Việt Nam sẽ đi về đâu, nếu học đường là phường lừa dối và các thầy cô chỉ là con rối cho nhà cầm quyền?!

Giải tỏa mặt yếu

Người Việt Nam chúng ta có nhiều đức tính cao đẹp, như hiền lành nhẫn nhịn (một điều nhịn chín điều lành), tương thân tương ái (lá lành đùm lá rách), bao dung độ lượng (ở hiền gặp lành, chín bỏ làm mười). Nhưng, những đức tính này đôi khi bị lợi dụng và lúc đó nó trở thành mặt yếu của người Việt. Người Việt đôi khi nhẫn nhịn tới mức nhu nhược, thân mật tới mức bè phái, đại lượng tới mức đại khái! Nhìn một cách tích cực, qua vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, người Việt đã và đang “giải tỏa những mặt yếu” trên để trở nên mạnh mẽ hơn.

Thứ nhất, họ được giải tỏa khỏi mặt yếu “nhu nhược” (đấu tranh, tránh đâu!) để thoát khỏi sợ hãi, dám lên tiếng, dám nói lên tiếng nói của Sự Thật, của Công Lý, của Lương Tri. Đã đến lúc người Việt cần phải biết nhục vì cái nhục của Đất Nước, cần mổ xẻ cái “cỗ máy” cầm quyền này để “giải phẫu” nó khỏi những “khối u” của bất công, của bạo tàn, của dối trá…

Tiến đến, họ được giải tỏa khỏi mặt yếu “bè phái” co cụm, để biết CÙNG NHAU lên tiếng, ĐỒNG LOẠT lên tiếng. TGM Hà Nội đã nhận xét về Giáo Phận của mình “chưa bao giờ Giáo Phận lại hiệp nhất” như thế. Mà không chỉ trong Giáo Phận Hà Nội mà toàn thể đồng bào thực lòng yêu nước, yêu Quê Hương, Tổ Quốc đều lên tiếng. Hàng loạt thư hiệp thông, những buối thắp nến cầu nguyện ở trong và ngoài nước. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã chính thức bày tỏ quan điểm của mình cách thẳng thắn, chân thành và trong tinh thần xây dựng.

Sau cùng, họ được giải tỏa khỏi mặt yếu “ngây ngô” để trưởng thành và già giặn hơn trong cánh tiếp nhận và đánh giá thông tin. Sự bùng nổi thông tin, nhất là qua internet, đã giúp cho người dân có được cái nhìn bao quát hơn, cẩn trọng hơn và rộng mở hơn về một vấn đề. Họ không còn nhìn vấn đề một cách phiến diện nữa. Họ không còn nghe thông tin một chiều nữa. Họ biết nhìn thông tin dưới nhiều góc cạnh. Họ biết gạn lọc, đối chiếu và thẩm định tính trung thực của thông tin, nhất là thông tin của nhà nước hay những báo đài công cụ cho nhà nước…

Xét như thế, việc “giải tỏa mặt bằng” của nhà cầm quyền Hà Nội đã kéo theo những cuộc “giải tỏa” khác. Người dân đã bắt đầu giải tỏa khỏi mặc cảm sợ sệt, phân rẽ, im lìm, để dõng dạc cùng nhau lên tiếng. Nhà nước, hay chính xác hơn là UBND Hà Nội cũng đã “công khai hóa người thực việc thực” của mình qua việc “giải tỏa” mặt nạ. Quan điểm của HĐGM VN thật rõ ràng và cũng đã giải tỏa bao sự hiểu lầm của những người Việt trong và ngoài nước. Giáo Hội không có vai trò làm chính trị, nhưng không đứng bên lề xã hội, vì vui mừng hy vọng, ưu sầu phiền não của Dân Việt cũng là của Giáo Hội. Quan điểm của Giáo Hội là Việt Nam trước tình hình hiện nay của đất nước là cần “giải tỏa” khỏi bất công (bất cập về luật pháp, nhất là quyền tư hữu), khỏi dối trá (thông tin một chiều, xuyên tạc...), khỏi hận thù (bạo lực trong hành động và ngôn từ, đe dọa, kích động…) để “cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu”. Có như thế “thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người, và góp phần kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn”. Có như thế, thì người Việt sẽ không nhục cái nhục của Tổ Quốc mà “đi đâu cũng được kính trọng”!

Tôi vẫn còn một hy vọng mong manh, rằng trong bộ máy cầm quyền còn có những người thành tâm thiện chí, biết phục thiện, biết nghĩ đến tiền đồ của Dân Tộc, Tổ Quốc mà có những chính sách sửa sai kịp thời. Tôi chợt nhớ đến một câu của Phạm Thị Hoài: “Làm sao có thể hoà giải, nếu không sám hối và tha thứ? Làm sao có thể khép lại quá khứ, khi người Việt và người Mĩ đã có thể chìa tay cho nhau, nhưng người Việt tiếp tục không chìa tay cho người Việt?” (Phạm Thị Hoài, Còn lại gì?, Talawas). Phải chăng đã đến lúc cần gióng lên một lời xin lỗi chân thành và chìa ra đôi tay của hòa giải tha thứ? Mong thay!

Ngày 30.09.2008
 
Dân Biểu Sanchez Tổ Chức Buổi Họp Mặt Cộng Đồng với Đại Sứ Hoa Kỳ Tại Việt Nam
Lilly Ngọc Hiếu Nguyễn
12:56 30/09/2008
LITTLESAIGON - Diễn đàn sẽ đặc biệt thảo luận về vấn tình trạng nhân quyền, vụ đàn áp giáo dân Thái Hà và liên hệ ngoại giao với Việt Nam

Sau đây là Thông Cáo từ Văn phòng của Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez

Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchezsẽ tổ chức "Buổi Hội Thảo Cộng Đồng" để cùng các vị dân cử địa phương tiếp đón Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak, đến với cộng đồng người Việt tại Quận Cam, California.

Đây là lần thứ hai ông Đại Sứ Hoa Kỳ, Michael Michalak đến với cộng đồng Việt-Mỹ tại Quận Cam. Mục đích "Buổi Hội Thảo" là tạo cơ hội cho cử tri Việt Nam có một diễn đàn để trao đổi cùng Đại Sứ Michalak về các vấn đề quan tâm như nhân quyền, tự do tôn giáo và liên hệ ngoại giao với Việt Nam.

Dân Biểu Sanchez sẽ thảo luận về vấn đề trên 3,000 giáo dân Thái Hà và những người biểu tình ôn bị chính quyền Việt Nam đàn áp qua các cuộc thắp nến cầu nguyện tại Hà Nội và Sài Gòn.

Trước Buổi Hội Thảo Cộng Đồng sẽ có cuộc họp báo dành riêng cho báo chí truyền thông.



KHÁCH MỜI:

Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak

Dân Biểu Liên Bang Ed Royce (R-Fullerton)

Dân Biểu Liên Bang Dana Rohrabacher (R-Huntington Beach)

Văn Phòng Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer

và Cộng Đồng Việt Nam

THỜI GIAN:

Thứ Sáu, Ngày 10, Tháng 10, 2008

5:45 P.M. – 6:15 P.M. Press conference

6:30 P.M. – 8:30 P.M. Town Hall

ĐỊA ĐIỂM:

Coastline Community College, Garden Grove Center

12901 Euclid Street

Garden Grove, CA 92840

*Xin truyền thông vui lòng có mặt trước 5:15 P.M. PDT
 
Một điều mơ nhưng nhiều điều ngờ
Anh Duy
13:06 30/09/2008
Một điều mơ nhưng nhiều điều ngờ

Công viên vườn hoa:

Nằm ngủ trong mơ thấy được vườn hoa Đức Mẹ tại Công viên Tòa Khâm Sứ. Tôi dật mình tỉnh dậy thì ra mình đã mơ. Tôi nghĩ đi nghĩ lại, thôi thì mình cứ cầu nguyện như vậy biết đâu Giáo Phận Hà Nội được một vườn hoa Đức Mẹ mà do Chính quyền Cộng Sản Hà Nội đã tự bỏ tiền túi ra làm cấp tốc cho giáo dân Công Giáo. Có thể chính quyền Cộng Sản trước là xin lổi với giáo dân những chuyện đã làm trong thời gian vừa qua chăng!

Chắc chắn điều trên không bao giờ xẩy ra với Cộng sản vô thần nhưng chỉ trừ còn có một phép lạ!

Từ trước đến nay Chính quyền Cộng sản Hà Nội không bao giờ cho phép hay cung cấp tài chánh cho một công trình xây cất quyết định dưới 24 tiếng đồng hồ, trước khi quyết định thì trải qua bao nhiêu giai đoạn và thế lực để vơ vét cùa dân.

Muốn làm một công trình như công viên ở khu đất Tòa Khâm Sứ cần phải có một chi phí rất lớn so với kinh tế Thành Phố Hà Nội bây giờ. Có phải qúy đại biểu trong UBND thành phố phải tự bỏ tiền túi mà họ đã tham nhũng của dân, hay là đã lấy tiền viện trợ nhân đạo, hay tiền vay mượn ngân hàng quốc tế để sau này con cháu chúng ta phải trả nợ, hay là bán di sản của tổ tiên đề trừ nợ. Cứ theo những tin tức cho thấy UBND Tp Hà Nội rỏ ràng không thể chia nhau được khu đầt TKS và Thái Hà nên đã nghĩ ra câu "Tao ăn không được thì Tao phá cho hôi" do đó đã làm Công viên vườn hoa.

Nhưng họ đã làm sai việc này đối với người giáo dân CG. Khi làm xong Công Viên vườn hoa này người Công giáo sẽ gọi là Công viên vườn hoa Đức Mẹ và giáo dân sẽ tới đây càng ngày càng đông hơn và hợp lệ hơn vì nơi này là nơi công cộng để cầu nguyện chung cho Công Lý và Sự Thật và cầu nguyện riêng cho tâm nguyện mỗi người. Đức Mẹ sẽ ban ơn và biến nơi này thành là nơi hành hương như linh địa Đức Bà ờ Thái Hà.

Lời nói dũng cảm của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt:

Tôi thường theo dõi đài báo và trên mạng lưới điện tử nên tôi có một số kinh nghiệm về quảng cáo theo thời đại truyền thông toàn cầu. Qua câu phát biểu của Đức Tổng trong buồi họp với UBND Tp Hà Nội cho thấy Đức Tổng nói góp ý với một lòng chân thành tự đáy lòng của Đức Tổng đối với đất nước và tổ quốc Việt Nam, nhưng đã phạm vào những con tim không bao giờ nghĩ tới đất nước và nhân dân do đó các đại biểu bị khủng hoảng mà không thể đối đáp ngay được như Ông chủ tịch UBNDTPHN. Ông Chủ Tịch Thảo ta phải suy nghĩ hoài mới tìm ra cách phản kháng qua báo chí một chiều của chính quyền cộng sản như các đài báo và ông đã làm. Thời trước chính quyền cộng sản có thể làm như ông Thảo đã làm là cắt xén câu nói này câu nói nọ vì là nguời Cộng sản nghĩ sự thật khó phơi bày và có thể giấu được cho tới khi người cộng sản nằm xuống thì hết chuyện. Nhưng trong thời buổi thông tin toàn cầu này thì ông Thảo đã lầm và các đài báo cộng sản đã quên học tập cải tạo về tuyên truyền thời đại.

Các bài báo và đài càng nói xấu và nói ngược lại những công việc hay câu nói của Đức Tồng càng nhiều thì họ đã tự quảng cáo và đưa tin sự thật đến độc giả, độc giả thời nay thông minh lắm và luôn biết ai là thật và ai là giả. Nhất là những tin nhà nước cộng sản truyền đi thì độc giả đã biết là "Đừng nghe cộng sản nói mà hãy nhìn kỷ cộng sản làm" như lời cựu TT Việt Nam Cộng Hòa đã thông điệp cách đây hơn 30 năm về trước.

Trở lại câu nói của Đức Tổng, con suy luận rằng Đức Tổng không nghĩ rằng câu nói của Đức Tổng sẽ ghi vào văn chương lịch sử đề đời của Nước Việt, đây là câu nói các thế hệ mai sau phải đọc và nhớ mãi đề làm sao cho Nước Việt Nam giàu mạnh và luôn luôn đặt tổ quốc trên hết, nếu có làm "quan" thì trước nhất là lo cho dân cho nước. Họ xuyên tạc câu nói của Đức Tổng càng nhiều thì sự thật sẽ càng thấy rõ hơn vì là mọi người điều biết con người của Đức Tổng, nhất là giáo dân Công giáo luôn kính trọng Ngài và những người không theo Cộng sản vô thần luôn tôn trọng Ngài. Còn chỉ có 1% theo chủ nghĩa vô thần nói cho đúng là Cộng Sản Việt Nam muốn bài bác và nói xấu về Ngài.

Chỉ 1% Cộng sản tàn phá trên quê hương tổ quốc Việt Nam:

Đã đến lúc chúng ta đồng lòng nói lên sự thật như Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã cam đảm nói trước UBND Tp Hà Nội lời nói ghi vào lịch sử toàn thế giới.

85 triệu dân Việt Nam trong và ngoài nước luôn ủng hộ chính nghĩa cho một nước Việt Nam có sự thật và công lý, có nhân quyền và có tự do. Tại sao chúng ta không có thể bài trừ chủ nghĩa Cộng sản ra khỏi quê hương thân yêu của chúng ta. Vậy chúng ta "Đừng sợ nói lên sự thật!".
 
Được nhận phần... thua!
Hiền Thạch
13:12 30/09/2008
ĐƯỢC NHẬN PHẦN... THUA!

Anh đã thắng! như chiếm vùng nê địa (*)
Này Tòa Khâm Sứ, này Linh Địa Thái Hà...
Anh đã thắng! cho bàn dân thấm thía:
Sự thật "trần truồng", trí "tệ" đảng ta!

Anh đã thắng! toác miệng cười ha hả
Quên dưới chân đang biến mất... hai bàn
Chỉ thấy trên đầu: một trời nem, chả... !!
Quên quanh mình: bùn-tình-thế dâng loang

Anh đã thắng! nhờ trui rèn "mẫn cán"
Chừ xuất chiêu toàn tuyệt kỉ... "búa, liềm "!!
Và dân đen lại làm bia đỡ đạn
Như cách đây gần được bảy chục năm

Anh đã thắng! hoan hô anh đã thắng!
Trước bàn dân thiên hạ đang trông vào
Hai "miếng đất" chuyển từ đen thành trắng
Vâng! chính anh đang cạn máng, ráo tàu

Tôi được. .. thua! vì nhờ anh "đả". .. thắng
Cho chúng tôi: lớn mạnh thêm đức tin
Cho chúng tôi càng phải sống ngay thẳng
Thương người hơn như thể bản thân mình

Tôi được... thua! và thua trong quang chính
Tâm an nhiên mặc phần xác hư hao
Đã kiên định nay lại càng kiên định
Đã sáng mắt nay càng ngẩng đầu cao

Tôi được... thua! vì anh đang thắng... ảo!!
Vì thưa anh! chính anh đánh mất phần:
Lòng tin tưởng vào hệ-thống-lãnh-đạo
Sự hiệp nhất từ tám triệu giáo dân.

Tôi được... thua! vì được hân hoan nhận
Những đồng tình chia xẻ từ năm châu
Và sự thật càng trở thành Linh Thánh
Khi các anh để man trá lộ màu!!

Tôi được. .. thua! phải trả bằng giá máu
Được hưởng truyền từ các bậc tổ tiên
Máu Việt Nam-máu các Thánh Tử Đạo
Lấy công lý để thanh tẩy tà quyền.

Tôi được... thua! vì chẳng thể lây nhiễm:
Bệnh vô thần đem duy vật thượng tôn
Coi tất cả đều chỉ là phương tiện
Lấy mục đích làm cứu cánh sinh tồn

Tôi được... thua! anh thắng lại... lẩn trốn:
Lương tâm mình và sự thật rạng ngời
Sống trên đời ai không từng lầm, lộn...
"Thua" như tôi! để còn được chất... người

Cám ơn anh! bởi vì anh đang... "thắng"! Amen

(*)Nê địa: vùng đầm lầy, trên mặt là một lớp mỏng đất, cỏ, phía dưới là bùn sâu.
 
Cái chết của bạo chúa
LM. Anphong Trần Đức Phương
18:17 30/09/2008

CÁI CHẾT CUẢ BẠO CHÚA



(Hãy Xỏ Gươm Vào Vỏ… (Mat-thêu 26,51)

Có một câu chuyện cổ nói về lãnh chúa Phalaris (Khỏang 570-554). Phalaris sinh ở đảo Crete, sau đó di chuyển đến ở Agrigente (Đảo Sicile, thuộc nước Ý hiện nay). Nhờ thời cuộc và mưu trí, ông đã lập nên sự nghiệp và ông đã trở nên một ‘lãnh chúa’; rồi khi đã nắm trọn quyền hành, ông trở nên một ‘bạo chúa’, hà hiếp dân lành, bắt dân
Bạo chúa Phalaris hành hình dân chúng
chúng phải chịu ‘sưu cao thuế nặng’, chiếm các đất đai của dân chúng để xây các lâu đài. Càng nhiều quyền thế, ‘bạo chúa’ càng trở nên tàn bạo, không còn biết nghe lời nói phải. Ai chống đối và chỉ trích chính sách tàn bạo của ông đều bị bắt bỏ tù hoăc giết chết; kể cả nhà hiền triết Zenon rất được mọi người mến chuông thời đó, cũng bị buộc tội vì dám can gián ‘bạo chúa’. Nhưng ‘bạo chúa’ cũng có nhiều nịnh thần tâng bốc ông, làm ông ta càng ngày càng trở nên hống hách, tàn bạo hơn. Có một kẻ nịnh thần tên là Bedilos nghĩ ra một khổ hình để giết những người mà ‘bạo chúa’ không ưa. Anh ta làm một con bò mộng bằng đồng, bụng rỗng có thể đút vừa một người vào trong đó rồi nung nóng lên để xử tội. Bạo chúa thấy sáng kiến đó rất tốt để ông trừng trị những kẻ nào dám chống đối việc cai trị tàn bạo của ông. Nhưng ‘bạo chúa’ này cũng có tính ‘quái gở’ như thường thấy nơi các ‘bạo chúa.’ Ông liền bảo Bedilos là người có công sáng chế ra một khí cụ tuyệt vời như vậy, sẽ được ‘danh dự’ thử nghiệm trước. ‘Bạo chúa’ sai nhốt Bedilos vào trong bụng con bò đồng và nung lên. Thế là kẻ nịnh thần Bedilos phải lãnh khổ hình trước tiên. Tiếp theo là bao nhiêu người khác mà ‘bạo chúa’ không ưa đều bị giết như vậy. ‘Bạo chúa’ cho đốt lửa chầm chậm để nung con bò đồng, có ý cho người bị tử hình trong đó phải chết đau đớn từ từ và phải la hét lên những tiếng khủng khiếp để răn đe kẻ khác. Còn ‘bạo chúa’ thì cười nói vui vẻ khi nghe những tiếng rên la đau đớn khủng khiếp đó.

Nhưng bạo chúa nào cũng chỉ có một thời! Dân chúng càng ngày càng khổ cực và uất ức vì bị áp bức bất công (mà "đâu có áp bức, đấy sẽ có bùng dậy!") Dân chúng thấy không còn cách nào chịu đựng được sự cai trị độc tài và quá tàn bạo của ‘bạo chúa’ và các kẻ nịnh thần, nên liều chết vùng lên và lật đổ được chế độ, bắt tên bạo chúa Phalaris và những kẻ nịnh thần phải đền tội bằng chính khổ hình khủng khiếp mà bao người dân lành đã phải chịu.

Trong lịch sử nhân loại, đã có biết bao bạo chúa và những nịnh thần. Tât cả đều tàn bạo cách này hay cách khác, nhưng tất cả đều ‘mù quáng’ (nhất là do các nịnh thần tâng bốc) cứ tưởng như chế độ của mình là muôn đời tồn tại, mà quên rằng ‘cái chết đến cho mọi người’ và mọi sự ở đời này đều qua đi cùng với thời gian. Những bạo chúa như Tần Thủy Hoàng, Néron… thời xưa, và những Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Polpot… thời nay, cũng đã lần lượt phải bước qua ‘cửa tử’ để lại cả một quá khứ xấu xa cho bao đời phỉ nhổ, chẳng bao giờ có thể phai mờ, như cha ông chúng ta đã nói: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ…”

Nhìn vào những cuộc đàn áp ngày nay trên quê hương Việt Nam, đặc biệt trong vụ chiếm đất ở Thái hà và đất Tòa Khâm Sứ (Hà Nội), chúng ta thấy sự kiện ‘đàn áp bất công’ vẫn tiếp tục tái diễn ở Việt Nam. Đây không phải là sự chiếm đất duy nhất. Chúng ta nhớ lại những cuộc chiếm đất đai của nhân dân, của các tôn giáo ở Miền Bắc Việt Nam, được mệnh danh là ‘Cải cách ruộng đất’, đi kèm theo là những cuộc đấu tố dã man vào giữa thập niên 1950, giết bao nhiêu người lành, vô tội; vừa bị mất nhà cửa, mất ruộng vườn, còn bị vu oan cho bao nhiêu điều xấu xa. Sau khi chiếm Miền Nam cũng có bao nhiêu cuộc lấn chiếm đất đai của nhân dân. Các cán bộ địa phương đã dựa vào quyền thế, lộng hành chiếm đất đai ở các địa phương, kể cả chiếm đất của những người dân thiểu số để cho gia đình cán bộ làm nhà ở; hoặc để bán cho các công ty nước ngoài khai thác. Hầu hết người dân vì ‘bé cổ thấp họng’ nên đành đau khổ chịu đựng, chỉ có một số lên tiếng chống đối, như ở vùng Hố nai (Biên Hòa), ở Thái Bình (Bắc Việt), hoặc một số rất nhỏ đi lên tỉnh để khiếu nại. Nhưng cuối cùng cũng thất bại, không lấy lại được gì, mà nhiều trường hợp còn bị tù đày khốn khổ.

Bây giờ đến việc lấn chiếm đất đai tại Thái hà, phá khu vực Tòa Khâm Sứ. Giáo dân và hàng giáo sĩ không biết làm gì hơn là cầu nguyện và muốn nói lên những bất công chung của dân tộc thay bao nhiêu người uất ức khác. Nhưng cuộc bầy tỏ ý kiến này cũng đang bị đàn áp mạnh mẽ. Nhà nước đã dùng lại những chính sách của cộng sản Sô viết xưa: dùng thông tin một chiều để vu cáo bậy bạ, xúi dục một số kẻ vô lương tâm (những kẻ nịnh thần) để viết những bài chửi bới lung tung, thu tập các nhóm ‘cao bồi du đãng’, biến thành những kẻ hung bạo đến đập phá tại Thái Hà, tấn công những nhóm tín hữu đang cầu nguyện; ngoài ra, còn hăm dọa ‘bỏ tù’ họ.

Tuy nhiên, cuộc bầy tỏ ý kiến lần này ở Thái hà và Hà nội đã không còn phải chỉ là riêng của Thái hà, của Hà nội nữa, mà đã trở thành tiếng nói của toàn dân Việt Nam. Hơn nữa, những biến cố này đã có tiếng vang khắp thế giới, chẳng những nơi các công đồng người Việt nam ở hải ngoại, mà còn vang vọng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Nhìn vào thái độ của người tín hữu âm thầm cầm cầu nguyện, không bạo động, có người cho là Giáo hội Công giáo đã quá ‘nhẫn nhục’ khi đứng trước những phản ứng hung bạo của công an và cán bộ và những lối cư sử bất công của nhà nước. Hơn nữa lại có một số kẻ xấu ‘xúi xiểm’ dương đông kích tây, để xúi bẩy hàng giáo phẩm và giáo dân đi đến ‘bạo động’; nhưng Chúa Thánh Thần vẫn làm việc trong Giáo Hội, vẫn soi sáng cho giáo dân và hàng giáo sĩ khôn ngoan, sáng suốt và khéo léo, như chính Chúa Giêsu đã nói với các Tông đồ: “Thày sai các con đi như chiên giữa sói rừng: Hãy khôn ngoan như con rắn và đơn sơ như chim bồ câu.” (Matthêu 10,16). Giáo hội không gây bạo động, chỉ cầu nguyện, và tiếp tục ‘chịu những đau khổ, những nhục mạ, như cha ông trước đã từng chịu đựng và đổ máu ra qua hàng thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn trước đây. Rồi triều Nguyễn cũng đã qua đi, còn Giáo hội Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển.

Ngày xưa trong vườn ‘Cây Dầu’, khi nhóm người hung bạo đến bắt Chúa Giêsu, có những cử chỉ rất hỗn xược, Chúa Giêsu vẫn dịu dàng chấp nhận. Phêrô (theo Phúc Âm Thánh Gioan 18, 10) thì không chịu nổi thái độ xấc xược đó, nên đã rút gươm chém một tên, nhưng Chúa Giêsu ôn tồn bảo Phêrô: “Con hãy xỏ gươm vào vỏ, ai dùng gươm sẽ chết vì gươm!” (Matthêu 26,52); rồi Chúa Giêsu nói tiếp: “Con tưởng Thày không thể kêu với Chúa Cha được sao? Người sẽ cấp ngay cho Thày hơn mười hai đạo binh thiên thần…” (Matthêu 26,53) và như vậy chắc chắn sẽ quét sạch mọi kẻ gian ác đang đứng đó!

Nhưng chương trình chịu khổ nạn để cứu nhân lọai của Thiên Chúa thì khác hẳn lối suy nghĩ của loài người. Trong dinh Tổng Trấn, Chúa Giêsu đã nói với Philatô: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc thế gian này, những người của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này. (Phúc Âm Gioan 18, 36…). Ở mọi nơi, mọi thời, Giáo Hội Chúa luôn bị bách hại cách này hay cách khác (Bóng tối luôn ghét Ánh sáng). Nhưng noi gương Chúa, Giáo hội vẫn âm thầm chấp nhận chịu đựng, không bạo động, mà trái lại còn theo Lời Chúa “cầu nguyện cho những kẻ bách hại mình” (Mat. 5, 44… Luc. 6, 27…) Vâng lời Chúa, Thánh Phaolô cũng nhắc nhở các tín hữu: “Hãy chúc lành cho những người bách hại anh em, chúc lành chứ đừng chúc dữ… (Thơ Rôma 12, 14).

Tuy không bạo động, nhưng Giáo hội cũng không sợ hãi, luôn giữ vững Đức Tin trước mọi mọi cuộc bách hại tàn bạo qua từng thế kỷ, theo lời Chúa đã bảo: “Chúng con đừng sợ…” (Luca 12,4…). Thánh Phaolô cũng nói với Giáo dân thành Philipphê: “Anh em đừng sợ những kẻ chống đối anh em…” (Phil. 1,28..). Khi trao quyền điều hành Giáo Hội trần gian cho Thánh Phêrô, Chúa Giêsu đã nói: “Con là Đá, trên đá này, Thày sẽ xây Giáo Hội của Thày, và không quyền lực nào có thể thắng nổi…” (Matthêu 16,18…) và Chúa đã hứa “Chúa vẫn ở cùng Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế” (Matthêu 28,20) để che chở gìn giữ và giúp Giáo Hội vượt qua mọi cuộc bách hại tàn bạo nhất qua mọi thời đại.

Hơn nữa, nhờ ơn Chúa Thánh Thấn soi sáng, dù luôn bị bách hại, Giáo hội vẫn có những giáo dân, những tu sĩ nam nữ hiến thân cả cuộc đời để phục vụ nhân loại, không phân biệt mầu da, chủng tộc, tôn giáo. Giáo hội vẫn cố gắng hiện diện các nơi: làm các trường học để mở mang văn hóa; xây cất các bệnh viện, các nhà cô nhi, viện dưỡng lão, các trại phong cùi để săn sóc giúp đỡ những con người đau khổ trên thế giới. Ngay ở Việt nam hiện nay, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Giáo hội cũng vẫn hiện diện nơi các trại phong cùi qua các tu sĩ nam nữ để săn sóc các bịnh nhân.

Luôn tin tưởng vào việc Chúa quan phòng, các tín hữu cùng toàn thể Giáo Hội của Chúa luôn cầu nguyện và phó thác; đồng thời chấp nhận mọi đau khổ, khốn khó để sống Tin Mừng và tiếp tục đem tình thương của Chúa đến cho mọi người, kể cả những ai bách hại họ. Chính những đau khổ, những hy sinh, những giọt máu đổ ra vì chân lý là mầm mống để tình thương của Chúa được phát triển khắp nơi trên thế giới, và Đức Tin, qua các thử thách, tôi luyện, sẽ được tinh tuyền và vững mạnh trong những tâm hồn thành tâm thiện chí trên thế giới.

Xin dâng các hy sinh và hiệp lời cầu nguyện nhiều cho Quê hương và Giáo hội Việt nam, cho toàn thể Gíáo hội, nhất là các nơi đang bị bách hại.
 
Ca khúc: Thái Hà hành khúc
Nhóm bạn trẻ
18:35 30/09/2008
 
Ca khúc: Tiếng Dân Oan
Quốc Hân
19:38 30/09/2008
 
Người Việt tại Dallas (Texas) Thắp Nến Cầu Nguyện Ủng Hộ Thái Hà
Quân Linh /Thế Giới Mới
20:21 30/09/2008
Người Việt tại Dallas (Texas) Thắp Nến Cầu Nguyện Ủng Hộ Thái Hà

Vào lúc 7 giờ tối ngày Chủ Nhật 28 tháng 9 năm 2008, tại Khu Thương Mại Asia Times Square thuộc thành phố Grand Prairie, TX, một “Đêm Thắp Nến“ cầu nguyện nhằm ủng hộ Giáo Xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội đòi lại đất đai và tài sản bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trắng trợn cướp đoạt. Đêm Thắp Nến được tổ chức bởi hai Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Dallas và Fort Worth, Liên Hội Chiến Sĩ VNCH-DFW, Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị DFW, Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức – DFW, Đoàn Thanh Niên Hồn Việt, Nhóm Liên Hướng, Hội Phụ Nữ Quốc Gia VN và các hội đoàn khác trong vùng.

Được biết Giáo Xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng đòi lại phần đất bị cướp nhưng không thành công. Gần đây nhất, nhà cầm quyền CSVN đã xử dụng những phương tiên sẵn có trong tay như công an, cảnh sát, báo chí, thậm chí cả thành phần bất lương giả dạng thường dân để nhục mạ, đập phá tượng, ngăn chận, hành hung v.v. các Tu Sĩ và Giáo Dân thuộc Giáo Xứ Thái Hà. Sự việc càng nổ lớn khi các Giáo Xứ trong và ngoài nước cùng lên tiếng hiệp thông.

Buổi cầu nguyện quy tụ khoảng 700 giáo dân cũng như tín đồ các tôn giáo khác như Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo v.v. Phần đại diện tôn giáo gồm có: Ông Trương V. Hảo, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Dallas; Ông Đào V. La, Hội Trưởng Phật Giáo Hòa Hảo Arlington; Ông Đặng Phước Reng, Đại Diện Cao Đài Moyuntainview; Linh Mục Nguyễn Tất Hải, Phó Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Garland; Linh Mục Nguyễn Phi Long, Dòng Chúa Cứu Thế; Linh Mục Nguyễn Thành Huynh, Chánh Sứ Giáo Xứ Đức Mẹ Fatima; Ông Đinh Hồng Thanh, Đại Diện Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Đức Mẹ Fatima; Ông Toại và ông Huệ, Đại Diện Hội Đồng Mục Vu, Giáo Xứ Ki Tô Vua, đặc biệt có sự tham dự của Hòa Thượng Thích Chánh Lạc, Chùa Như Lai thuộc tiểu bang Colorado cũng đến tham dự sau khi ngài làm Phật Sự cùng nhóm Huy Trưởng vùng Dallas – Fort Worth.

“Vì tổ chức quá gấp nên chúng tôi đã không kịp gởi Thư Mời đến một số các cơ sở tôn giáo trong vùng nh đã dự tính. Chúng tôi kính mong quý đồng hương bỏ qua sự thiếu sót này“. Ông Nguyễn Kinh Luân ngỏ lời xin lỗi.

Các quan khách và nhân sĩ trong vùng, chúng tôi nhận thấy có ông Nguyễn Thế, Phong Trào Gíao Dân Hải Ngoại, Ông Phan Ngọc Thuần, Phòng Thương Mại VN Bắc Texas; Luật Sư Bùi Kim Thành; Luật Sư Nguyễn Xuân Phước; Ông Bà Bác Sĩ Phạm V. Chất, nguyên Liên Hội Trưởng Liên Hội Chiến Sĩ VNCH-DFW; GS Lại Thế Hùng, Chủ Tịch Phong Trào Đấu Tranh Đòi Tự Do Tôn Giáo, Nhân Quyền Cho Việt Nam. Ngoài ra còn có Cô Melody Wilkinson, một Ứng Cử Viên thuộc Đảng Cộng Hòa cũng đến bày tỏ sự ủng hộ.

Các cơ quan truyền thông báo chí gồm có: Ông Trương Sĩ Lương, Báo Thế Giới Mới; Ông Thái Hóa Lộc, Báo Người Việt Dallas; ông Nguyễn V. Lập, Báo Bút Việt; Bà Thu Nga, Đài Phát Thanh SaigonDallas 890AM và Đài Truyền Hình SBTN-DFW.

Sau phần nghi thức Chào Cờ và Mặc Niệm do Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức DFW thực hiện, ông Thái Hóa Tố, Chủ Tịch CĐNVQG Dallas mở đầu chương trình bằng một bài diễn văn ngắn kể lại những sự kiện quan trọng của vụ tranh chấp đất đai của Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà. Kế đến ông Nguyễn Xuân Hùng, Chủ Tịch CĐNVQG Fort Worth khuyến cáo nhà cầm quyền CSVN nên lắng nghe và thực thi những đề nghị của Hội Đồng Giám Mục VN như sau:

  • 1. Luật pháp phải phục vụ cho nền công chính và quyền lợi của dân.
  • 2. Truyền thông nên nói đúng sự thật. Không nên nói láo, đặt điều và bịa đặt để tạo sự nghi ky và hoang mang.
  • 3. Không được dùng bạo lực để đàn áp nguyện vọng chính đáng của người dân.
Ông cũng yêu cầu đồng hương, tùy theo tôn giáo của mình tổ chức cầu nguyện, loan báo tin tức và ký Thỉnh Nguyện Thư gởi cho Tổng Thống Hoa Kỳ, Ông George W. Bush để nhờ can thiệp, không những cho Giáo dân Thái Hà mà còn cho toàn dân Việt Nam.

“Nhờ vào các Thành Viên của Liên Hội Chiến Sĩ VNCH, Đoàn Thanh Niên Hồn Việt đã xin được hơn 600 chữ ký. Hiện tại, Hội Phụ Nữ Quốc Gia VN và Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị cũng đang ghi danh đồng hương tham dự Đêm Thắp Nến. Chúng tôi hy vọng là cho đến hết tuần sau, chúng tôi sẽ có được vài ngàn chữ ký của đồng hương để chuyến đến TT Hoa Kỳ.” Ông Nguyễn Kinh Luân, Trưởng Ban Tổ Chức cho biết.

Lần lượt các vị đại diện tôn giáo trình bày cảm tưởng về sự kiện Thái Hà và Tòa Khâm Sứ. Ông Cao V. Lâm, Hội Trưởng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đọc Thư Ngỏ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Ông Trần V. Chính, Hội Trưởng Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị -DFW đọc bản Tuyên Cáo của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị VN (xin xem bản Tuyên Bố trong số báo này).

Mở đầu chương trình cầu nguyện, MC Hà Thúc Thanh mời các vị lãnh đạo các tôn giáo cùng lên khác đài để cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo của mình. Đồng thời MC Thanh cũng mời tất cả đồng hương cùng đốt lên ngọn nến “thắp sáng niềm tin” hướng về Thái Hà và VN. Ở phần lễ chính theo nghi thức Công Giáo, Linh Mục Nguyễn Phi Long, Dòng Chúa Cứu Thế hướng dẫn mọi người đọc kinh và hát Thánh Ca ca ngợi quê Mẹ Việt Nam, dưới ánh sáng lung linh của hàng trăm ngọn nến.

“Buổi lễ cảm động quá. Bác thành thật khen ngợi cả hai cộng đồng, các cháu còn trẻ mà đã tổ chức được một chương trình thật trang nghiêm và có nhiều đại diện tôn giáo tham dự“. Một vị bô lão nói nhỏ cùng một anh trong Ban Tổ Chức.

Chương trình chấm dứt vào lúc 9:00PM cùng ngày.
 
Bao giờ sự thật được tôn trọng?
Cánh Chung
20:41 30/09/2008
BAO GIỜ SỰ THẬT ĐƯỢC TÔN TRỌNG

Trong những ngày vừa qua, tình hình cầu nguyện cho công lý và hoà bình tại Toà Khâm Sứ và DCCT – Giáo xứ Thái Hà, theo lẽ thế gian, đang trở nên hết sức tồi tệ. Người dân nghèo đã không còn được bảo vệ, bởi Chính quyền đã dùng bạo lực để trấn áp, phong tỏa và cướp đoạt trắng trợn đất đai của người dân. Hơn thế nữa, Chính quyền đã dùng những phương cách hạ cấp và bất nhân nhất khi dùng những người nghiện hút, du đãng … để đe dọa và tấn công các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân.

Người dân nghèo không được bảo vệ thì đã rõ trong chế độ CSVN này.

Thử đi một vòng đất nước, từ thành thị đến thôn quê, nhất là những vùng đồng bào dân tộc ít người, tìm xem có nơi nào người dân thực sự được coi trọng, được bảo vệ?

Tại sao một chế độ “do dân, vì dân” lại không coi trọng, bảo vệ dân nhưng lại vẫn cứ tồn tại như thế? Thưa bởi vì trong xã hội này, SỰ THẬT KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC TÔN TRỌNG. Mà khi sự thật không được tôn trọng, người ta sống trong cái giả mà tưởng thật, trong tình trạng bị coi thường mà cứ ngỡ mình được trân trọng …

Điều này đã được chứng minh rõ nét từ hơn tháng nay khi hệ thống truyền thông nhà nước vu khống, bịa đặt để kết án người dân Thái Hà khi họ bắt đầu thắp nến cầu nguyện cho công lý và hoà bình. Nội dung và tầm mức vu khống ngày càng ghê gớm và khủng khiếp theo thời gian.

Đúng hơn thì sự thật không được tôn trọng đã có từ mấy chục năm nay, kể từ khi “cách mạng thành công, đất nước về tay nhân dân” vào tháng 9 năm 1945, sự thật đã không được tôn trọng bởi Sự thật đã bị phỉ nhổ và bị che đậy, khởi đi từ chính cụm từ “Đất nước về tay nhân dân” thực ra chỉ là cái bánh vẽ làm cho những người dân vốn lương thiện, chân chất, đơn sơ, bị ngộ nhận trong hoàn cảnh sống bình an giả tạo.

Hiến pháp ra đời từ những ngày đầu, sau đó là những bộ luật được ban hành, rồi những nghị quyết, thông tư ra đời để điều hành và cai trị đất nước, “… hầu đưa đất nước đi lên sánh vai với Năm Châu Bốn Bể, hầu làm cho người dân được no ấm, hạnh phúc, …”. Tất cả những mục đích xem ra cao quý đó thực chất chỉ là những bức bình phong đẹp đẽ che đậy một thực tế hết sức đau lòng đầy tính bất nhân: gồng xiết người dân trong một sợi dây vô hình làm cho dân càng ngày càng suy nhược và mất hết dũng khí trong cái gọi là “biết ơn đảng, biết ơn nhà nước”. Bởi thực chất của hiến pháp, của các bộ luật … đều ẩn chứa (cách tài tình) nhất quán nội dung này: Đảng phải lãnh đạo, phải thống lãnh, phải chi phối tất cả người dân Việt Nam, từ tinh thần, đến vật chất, bất luận thuộc địa hạt nào, lãnh vực nào…. dù điều đó chính nghĩa hay phi nghĩa, mang lại lợi ích thực hay không.

Một người bình thường nếu đọc các văn bản pháp luật, phân tích và nối kết các điểm trong cùng một văn bản, dĩ nhiên cũng phải biết thoát ra khỏi thái độ “phục đảng”, sẽ thấy ngay điểm nhất quán này. Điều này càng được thấy tỏ tường hơn trong cách điều hành đất nước, trong cách “coi sóc” người dân. Bất cứ ai nói ngược lại với đảng là y như rằng bị trấn áp, bị bôi nhọ, vu khống … không thương tiếc. Bất cứ việc gì mà có lợi cho đảng và đảng viên, thì dù có xấu xa đê tiện, có bất nhân phi nghĩa như thế nào cũng được ém nhẹm hoặc đánh tráo từ đen thành trắng.

Về lý thuyết thì CS lúc đầu đã đưa ra một số điều mị dân, làm dân nghèo hứng khởi, nhưng về phương diện thực hành thì CS bất nhân, chà đạp lên phẩm giá con người và huỷ diệt nhân loại. Đó là một thực tế mà những người có lương tri và tỉnh táo đều có thể thấy rõ, và Đức Cố GH Gioan Phaolô II, một nạn nhân của chế đệ CS, nói rõ ra điều đó. Chính vì thế mà sau mấy chục năm sống trong chế độ này, có quá nhiều người dân đã thực sự chán ghét nó. Mặc dù người nói rõ ra điều đó không nhiều, hoặc vì sợ bị tù đày, sợ bị quy chụp phản bội tổ quốc (đảng là tổ quốc mà?!), sợ mất công ăn việc làm, liên luỵ đến gia đình ….

Nhưng nếu thử làm một cuộc trưng cầu dân ý xem sao. Sẽ có ngay sự thật!

Vậy tại sao CS vẫn cứ sống ngang nhiên đó thôi? Thưa bởi vì họ có những miếng độc chiêu khiến cho sự thật vẫn cứ phải nằm trong bóng tối:

• Đó là sự chia cắt, cô lập và đè bẹp ngay những tiếng nói vừa được cất lên, bằng một bộ máy tuyên truyền vô nhân đạo nhất cũng như bằng sự tấn công trấn áp từ cơ sở thôn, xã …, khiến cho dù có nhiều người bị áp bức, bị uất ức vì mất đất, mất người, mất cả cái cao quý của con người là phẩm giá, sự tự do … thì cũng chẳng mấy ai lên tiếng được hoặc có lên tiếng cũng bị lên án gay gắt. Điều này khiến cho những tiếng nói có lương tri tiến bộ khó có thể tập hợp để tạo nên một đối trọng cần thiết.

• Đó là lợi dụng tâm cảnh an phận của người dân, chính quyền đã khéo léo tạo cho đa phần người dân cảm giác an bình giả tạo và một thái độ “biết ơn đảng ơn nhà nước” một cách mù quáng. Chưa cần nói đến khía cạnh chính trị, quan hệ quốc tế, nhất là trung Quốc, cũng chưa cần xét đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các phe phái trong chính quyền vì quyền lợi riêng, vốn được che đậy rất cẩn trọng, mà chỉ cần phân tích khía cạnh phát triển kinh tế sẽ thấy rõ ngay sự “an bình” người dân được hưởng và “sự chăm lo” của chính quyền dành cho người dân giả tạo như thế nào. Kinh tế có vẻ phát triển vì nhiều cao ốc mọc lên, nhiều công trình công cộng được xây dựng tạo công ăn việc làm cho người dân, nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào. Thực chất là gì? Vay mượn cả. Có vay thì phải trả, cả vốn lẫn lãi. Thế hệ này không trả thì thế hệ sau phải trả. Trong khi số lượng vốn ngoại tệ đầu tư khổng lồ vào đất nước thì hiệu quả ra sao, thực chất có bao nhiêu phần trăm đến được với công trình thì đố ai biết chính xác, nhưng điều ai cũng biết là công trình này nối đuôi công trình kia thi nhau xuống cấp, hư hỏng, ngay khi chưa phát sinh hiệu quả, chưa sinh lãi. Nguy cơ sụp đổ kinh tế đất nước trong tương lai gần là rất lớn. Người dân phải lãnh đủ khi nai lưng gánh chịu hậu quả từ nguồn tiền vay mượn của nước ngoài!

Mặt khác, chính quyền cứ phô trương ra những cái họ đang xây dựng cho dân, cứ như là ân huệ ban tặng hậu hĩnh, khiến cho nhiều người cứ ảo tưởng rằng mình đang được chăm lo. Trong khi những việc ấy là bổn phận và trách nhiệm của chính quyền, như hầu hết các chính quyền khác trong thế giới văn minh này thực hiện! Thì chính TGM Ngô Quang kiệt đã nói rõ ra điều ấy. Khi ông Thảo, Chủ Tịch Tp. Hà Nội cứ lải nhải rằng chính quyền đã tạo điều kiện cho dân tổ chức lễ Noel, tổ chức các sinh hoạt tôn giáo thì TGM Kiệt đã nói thẳng: “Tổ chức lễ Noel là quyền người dân được hưởng chứ không phải xin mới được. Đó là trách nhiệm của chính quyền.”

Trong những ngày gần đây, SỰ THẬT bị chính quyền xúc phúc phạm và phỉ nhổ đến mức tang thương và thâm hiểm hơn lúc nào hết. Khi thông tin ngôn luận một chiều đã làm một việc đê hèn là cắt xén lời TGM Ngô Quang Kiệt để tạo dư luận phản đối ngài. Khi chính quyền vừa dùng những biện pháp hạ cấp nhất là thuê mướn những kẻ nghiện hút, du đãng trấn áp nhà thờ Thái Hà bằng những việc làm mất hết tính người, lại vừa dùng thông tin một chiều như là “quần chúng nhân dân phẫn nộ, phản ứng gay gắt những chức sắc nhà thờ Thái Hà…” để tạo dư luận chống lại chính các nạn nhân.

Sự thật vẫn là sự thật dù nó có bị che đậy đến mức nào.

Nhưng dù biết vậy, thì cho đến khi sự thật được nhìn nhận, nạn nhân vẫn cứ bị coi là tội phạm, người dân thấp cổ bé miệng vẫn cứ phải chịu đau khổ, và những sự nhiễu nhương hắc ám vẫn cứ hoành hành dưới vẻ trá hình là “xây dựng tổ quốc ấm no hạnh phúc, phục vụ công ích cho người dân…”, mà thực chất là phục vụ lợi ích cho một bộ phận rất nhỏ, quyền lực trong tay.

“Ác giả ác báo”. Vẫn biết đó là quy luật tất yếu, nhưng trong khi kẻ ác vẫn hoành hành, chúng ta cứ nhẫn nại đứng nhìn?

Im lặng trước sự ác là thái độ đồng lõa với tội ác.

Những con người có lương tri cần phải thẩm định bản chất của sự kiện Thái Hà và Toà Khâm Sứ để nhận chân bản chất vấn đề không phải chỉ là những miếng đất, mà sâu xa hơn nhiều, là sự bất công của xã hội, là sự coi thường luật pháp của chính nhà cầm quyền, làsự coi thường sự thật trong chính hành vi giả trá vu khống, là hành vi lộ liễu phản lại người dân. Nhận chân như thế để thấy rõ vấn đề đang liên quan đến tất cả chúng ta, đại bộ phận quần chúng của đất nước hơn 80 triệu người dân này.

Cần phải thoát ra khỏi sự an bình giả tạo bản thân mình đang có, để nhận rõ sự nguy hiểm đang ẩn tàng phía trước – cứ tin tôi đi: bây giờ là giáo dân Thái Hà, giáo dân phố Nhà Chung, sẽ đến lúc là quý vị đấy (hay cũng có thể quý vị đang phải gánh chịu bất công mà không biết nói cùng ai) – để cùng can đảm đứng lên mà hiệp thông với nhau để bảo vệ công lý.

Nhất là những người lãnh đạo tinh thần của một cộng đồng nào đó. Sự can đảm của quý vị thật cần thiết biết bao.

Đừng im lặng nữa, để cho SỰ THẬT ĐƯỢC TÔN TRỌNG, CÔNG LÝ ĐƯỢC BẢO VỆ!
 
Luật Xã Hội Chủ Nghĩa: Kẻ cướp biên giấy phạt cho chủ nhà
Bảo Giang
20:48 30/09/2008
Luật Xã Hội Chủ Nghĩa: Kẻ cướp biên giấy phạt cho chủ nhà

Rồi người ta cũng phải phì cười phun cả nước bọt ra ngoài khi đọc được bản văn gọi là: "Quyết Định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai” phát xuất từ cái tựa gọi là “Chủ Tịch ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm” mang số 740/QĐ- CTUBND. Nhưng … Không có nơi nhận, người nhận, hoặc ngưòi đại diện trên một cơ sở nào đó có địa chỉ rõ ràng. Nguyên văn như sau.:

I. Về hình thức:

Ở ngay dòng đầu tiên, người ta đọc được hàng chữ như sau:

Ủy Ban Nhân Dân -- Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Quận Hoàn Kiếm -- Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc.


Chỉ qua hai hàng chữ này, ngừời ta thấy là cái gì ở dưới chế độ Việt cộng cũng đều có những đặc điểm không giống người. Bởi lẽ, khi viết như thế người ta phải đọc làm sao và hiểu làm sao? Liệu có phải toàn bộ dòng chữ “ủy ban nhân dân cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là mệnh đề chính đặt ở hàng trên và được đọc liền lạc với nhau trước. Sau đó, cùng cách thức sẽ đọc hàng phụ ở dưới là “Quận Hoàn Kiếm -- Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc" hay không. Và liệu đây có phải là cái tựa đề chính thức của nhà nước dùng làm nền cho cái bản văn trên hay không?

Nếu phải, thì chắc nó cũng không khác loại giấy của mấy ông nội mãi võ Sơn Đông là mấy. Nó cũng kèn cũng trống, cũng phách, cũng hò cũng hét cũng i uông. Nhưng thực ra chỉ là phường mãi võ, loè bịp đàn bà, trẻ nít, để xin tìền, kiếm miếng cơm manh áo, chứ thực chất không hề hiểu cái căn cơ của quyền, cước, lực, thể là thế nào..

Trường hợp không phải là đọc hết một hàng trước, nhưng kẻ viết muốn cho người đọc phải hiểu và đọc hai hàng trên ra làm hai đoạn riêng biệt. Nghĩa là. Khi đọc đến chỗ ngắt là phải xuống hàng, đọc tiếp đến chỗ ngắt khác, ngưng lại, rồi trở lên đọc một nửa còn lại của hàng trên, sau đó lại đọc tiếp xuống những chữ còn lại của dòng thứ hai thì Ôi, Ái, Ố… Nhục!

1. Nhục vì khi viết cùng hàng, cùng loại chữ và đọc như thế thì tất cả mọi người phải hiểu rằng cái “Ủy Ban Nhân Dân, Quận Hoàn Kiếm” nào đó còn đứng trên cả cái “ Cộng Hoà xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Nghĩa là Uy ban nhân Dân quận Hoàn Kiến ấy chính là kẻ lãnh đạo, chứ không phải Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tên của nhà nước và là kẻ lãnh đạo chủ thể Việt Nam. Nói cách khác, Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn Minh Triết chẳng qua chỉ là bộ hạ của Hoàng Công Khôi!

2. Kế đến, người ta thường nói, không biết thì phải đi học. Khi đi học thì phải làm sao học được cái khôn của loài người chứ đừng học cái học lóm của con khỉ, chỉ biết vẽ vời mà không hiểu biết mình vẽ, vời những gì. Bởi lẽ đây là một nguyên tắc sơ đẳng nhất trong các văn kiện hành chính. Tên nước không bao giờ đứng cùng hàng với tên của một quận xã, phường. Trừ khi phường trưởng muốn cho chủ tịch và thủ tướng của nhà nước biết rằng: Tớ cũng là đồng chí chủ tịch. Đồng chí cũng chỉ là đồng chí thôi thì không kể! Còn lẽ thường thì đều có một mẫu số giống nhau.

II. Sang phần nội dung.

Một cái giấy, gọi là một “Quyết Định hành chính ”, hẳn nhiên phải dược hiểu là một bản văn có trọng lực và có gía trị thi hành thì bó buộc trên bản văn ấy phải có đầy đủ những dữ kiện được xác minh từ thời hạn, điểm khởi hành và điểm đến. Nghĩa là, nó phải có cơ quan ra quyết định, phải có thời hạn thi hành và nhất là phải có đầy đủ tên họ người nhận, hoặc người đại diện theo tư cách pháp nhân, và phải có địa chỉ thường trú chính xác của người nhận, nơi nhận.

Nhưng, một quyết định được gọi là “Quyết Định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai” quan trọng như bản văn này, mà người ta không thể tìm thấy tên tuổi của người nhận, hay tên người đại diện theo pháp luật, cũng không thấy địa chỉ nơi nhận trên bản văn này thì quả là một điều Ái, Ố… Nhục to lớn khác của quân cướp cạn. Bởi lẽ văn thơ sẽ gởi đi đâu và phạt ai?

Theo đó, đây có lẽ chỉ là bản viết... tào lao của những kẻ có tay nghề dùng dao hơn là dùng bút ở Hà Nội vào lúc này mà thôi. Ai mà dám tin đó là bản “ văn thư hành chánh”? Bởi lẽ. văn thư gởi đi đâu, Ai nhận đây? Viêt như thế thì hãnh diện với ai? Và ai sẽ tự hào đây? Nên nhân dân ngày nay phản ảnh rất là đúng: Về nhà thì trăm đường khổ. Ra đường thì trăm đường nhục. Nhục nhất là bị người ta biết là đang cầm trong tay cái giấy do Việt cộng chứng nhận, cấp phát!

Kế đến, Bỏ qua hai điểm gọi là “căn cứ” đầu trong bản văn, đến căn cứ thứ ba, bản văn ấy ghi rõ: “căn cứ quyết định số 829/QĐ-UBND ngày 19/9/2009 của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về việc: thu hồi 6,845.6 m2 đất tại số 42 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, giao cho UBND quận Hoàn Kiếm để đầu tư xây dựng công viên cây xanh – thư viện quận Hoàn Kiếm”

Điều này có nghĩa là: Chỉ vào ngày 19/9/2008 UBND thành phố Hà Nội mới chính thức ra quyết định thu hồi khu đất 6845.6 m2 tại số 42 phố Nhà Chung là đất có sở hữu của Toà Giám Mục hàng trăm năm trước, và giao cho Quận Hoàn Kiếm để đầu tư xây dựng công viên cây xanh và thư viện mà thôi.

Điều căn cứ này cũng không giải thích rõ ràng: từ trước ngày 19//9/2008, khu đất này vẫn còn trực thuộc chủ sở hữu đứng tên trưóc đó ( dù bản văn không nhắc tên, nhưng được hiểu ngầm là Toà Giám Mục Hà Nội vẫn là chủ sở cho đến ngày 10/9/2008), hoặc là không có sở hữu. Cũng không xác minh nó thuộc quyền quản lý của nhà nươc và nay chuyển đổi cách sử dụng.

(Vì không xác minh chủ sở trươc đó là ai, tại sao lại “ phạt vi phạm hanh chánh” Tòa Giám Mục? Nhưng khi “phạt” hành chánh Tòa Giám Mục, thì đã xác nhận khu đất thuộc Tòa Giám Mục là chủ sở trước đó. Vậy nhà nước sẽ “ phạt” những kẻ chiếm đóng khu đất trước ngày 19-9-2008 ra sao và vì lý do nào để thu hồi khu đất? Đó lả những thắc mắc cần phải đục giải đáp.)

Tuy nhiên, nếu bỏ qua hai điểm pháp lý phát sinh từ cái quyết định tùy tiện của UBND thành phố Hà Nội thì ít nhất, theo nguyên tắc, vào ngày 19/9/2008, UBND thành phố Hà Nội sau khi ra quyết định này, một mặt, phải gởi cho chở sở hữu trước bản văn thu hồi khu đất, cùng ra thời hạn có gía trị thi hành cho chủ sở hữu khu dất ấy phải thu dọn tất cả những gì là của mình ra khỏi khu đất này trong một hạn ký là một tiếng, năm ba ngày hoặc nửa tháng gì đó. Hơn thế, văn thơ này phải được gởi tận tay và có chữ ký nhận của ngừời có tư cách pháp nhân cho chủ sở hữu hoặc chính chủ sở hữu khu đất bị thu hồi.

Rồi sau khi cái hạn định đã qua, không có khiếu nại của chủ sỡ hữu cũ, cũng không có đáp ứng theo yêu cầu của Quyết Định thu hồi từ UBND thành phố Hà Nội, lúc bấy giờ UBND quận Hoàn Kiếm mới có đủ tư cách để ra “ Quyết Định xủ phạt hành chính về lãnh vực đất đai “ theo các điều căn cứ họ viết ra ở trên.

Đó là những điểm cơ bản về luật tự nhiên, mà ngươi không cần phải tốt nghiệp từ “Đại Học Chữ To “ mới biết, Nhưng chỉ là người bình thường, không bệnh loạn thần kinh, bênh tâm thần, cũng phải hiểu cái nguyên tắc này. Nhưng nhà nước khủng bố bằng nghề mãi võ Sơn Đông này lại làm hoàn toàn khác. Khác vì những điểm dị thường sau:

1. Không biết cái “ Quyết Định” thu hồi khu đất 6845.6 m2 đất tại số 42 phố Nhà Chung được UBND thành phố Hà Nội ký lúc mấy giờ và được gởi đến cho chủ sở hữu cũ trên mảnh đất ấy, buộc phải có bổn phận thi hành toàn bản quyết định từ lúc nào? Nhưng qua bản văn này, người ta chỉ tìm thấy cái bạo hành luật pháp của cái tự hào về “xã hội chủ nghĩa” này trong vỏn vẹn một hàng chữ: “ căn cứ biên bản vi phạm hành chính ngày 20 tháng 9 năm 2008”

Qua điểm căn cứ này, ngưòi ta mới bàng hoàng biết được một điều không bao giờ có ở nơi loài ngưòi là: Ngày hôm trước quyết định thu hồi đất của một chủ sở hữu, không biết là đã gởi giấy thu hồi đi chưa, nhưng ngay ngày hôm sau, thì cơ quan có nhiệm vụ thi hành theo quyết định của bản văn quyết định thu hồi kia đã ngay lập tức ra “ quyết định xử phạt hành chính về lãnh vực đất đai” cho sỡ hữu chủ trước, mà không cần nêu lên bất cứ một lý do gì.

Can đảm… đại can đảm
Kinh hoàng…. đại kinh hoàng!

Kinh hoàng vì người ta không biết UBND thành Phố Hà Nội ký lệnh thu hồi đất tại số 42 phố Nhà Chung vào lúc mấy giờ, nhưng chỉ thấy lúc 4 giờ sáng ngày 19/9/2008 công an rồi chó nghiệp vụ và cơ quan thi hành “quyết định thu hồi đất” đã đến bao vây khu đất, lập hàng rào và cô lập toàn bộ khu vực để giải toả mặt bằng khu đất và ngày hôm sau là 20/9/2008 tự biên tự diễn cái gọi là “ căn cứ biên bản vi phạm hành chính ngày 20/9/2008”

Kinh hoàng hơn nữa là: Trong cái gọi là “ căn cứ biên bản vi pham hành chánh ngày 20/9/2008”, tìm mỏi mắt không thấy tên của bên đối tac, cũng không thấy tên của người lập biên bản.( chẳng lẽ tên người lập biên bản là đại cán chủ tịch Hoàng Công Khôi? Không, không thể nào ông ấy là nhân viên hành sự đi lập biên bản được. Bởi lẽ, cứ theo thứ tự bản văn này, đại cán ấy tuy là chủ tịch quận, nhưng còn to quyền và đứng trên cả chủ tịch và thủ tướng của nhà nươc Việt cộng cơ đấy)

Giời ạ, nếu họ có tốt nghiệp từ “đại học chữ to “ thật thì ít ra họ cũng phải hiểu được một điều cơ bẳn tự nhiên là: Đã gọi là biên bản thì phải có cả đôi bên, người lập biên bản và người đối tác ( không tuân theo quyết định) đều phải ký nhận vào đó thì mới gọi là biên bản được. Nhưng các ông… đại càn ờ cái quận gọi là Hoàn Kiến nào đó thì cứ việc tự biên, tự diễn biên bản mà không cần phải có mặt hoặc có tên của người ký nhận là hợp luật!

Ôi! văn minh tuyệt đối của nền văn hóa mã tấu do Việt cộng chế tạo ra, loài người hiểu sao cho thấu!

Ấy là chưa kể tới khía cạnh, ngay từ mờ sáng ngày 19/9/2008, cùng ngày ký quyết định thu hồi đất của UBND thành phố Hà Nội, toàn bộ khu đất ấy, gồm cả khu Toà Giám Mục đã bị vây, chặn tất cả các lối ra vào bằng mật vu, giây kẽm gai, công an đến chó nghiệp vụ của nhà nước thì ai lọt vào trong khu đất ấy được mà “xả rác” để bị gọi là “ vi phạm hành chánh trong lĩnh vực đất đai” để đưa đến việc “tịch thu tang chứng”.

2. Trường hợp, nếu trên khu đất đó, cho đến ngày có lệnh thu hồi của UBND thành phố Hà Nội, vẫn còn tồn đọng những tài sản của chủ sở trước chưa đem đi, thì ít nhất, ngay sau khi bao vây khu đất với ý đồ: Xoá bỏ những nét đẹp thanh tao đạo lý cũ và thay vào đó bằng một trang đê tiện thì những ngươì có trách nhiệm tại chỗ phải mời chủ cũ ra nhận lại và mang những tài sản kia đi. Nếu không thì sẽ bị tịch thu hoặc sẽ thuê người mang đi đổ và chủ sở hữu phải trả tiền công gỡ tháo hoặc mang đi.

Nhưng nhà nước này đã không làm thế, cứ bao vây thật chặt khu đất, nội bất xuất ngoại bất nhập, sau đó tự biên tự diễn cái “ biên bản vi phạm” hành chánh là đạt tiêu chuẩn luật khủng bố của nhà nước vậy.

Tài…. đại tài! đại trí tuê đỉnh cao!

Trên đây là một vài ghi nhận từ cái gọi là “ Quyết Định” của nhà cầm quyền nhởn nhỏ Việt cộng tại Hà Nội. Nó không chỉ nói lên sự xúc phạm về quyền Tự Do và Nhân Phẩm của con người, làm tủi hổ dân tộc Việt Nam. Hơn thế, chúng còn làm cho tiền đồ của Tổ Quốc bị ra ô nhục như thế nào khi những “bản văn quyết định” kiểu khủng bố này xuất hiện. Nó xuất hiện có khác gì chuyện kẻ cướp đến, biên giấy phạt cho chủ nhà, hoặc bắt chủ nhà đi vay tiền về để nộp phạt cho chúng. Có khác chăng, kẻ cướp trong trường hợp này lại là nhà nước đương quyền. Một cái “chính quyền” có tên là “ Cộng Hoà Xả Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”!

III, Phần các quyết định

Qua phần quyết định thì còn nhiều khôi hài nữa. Bởi lẽ, bản văn ấm ớ ấy, trên không có nơi nhận, người nhận, phần quyết định cho nạn nhân bị phạt phía dưới lại quy về Toà Giám Mục Hà Nội. Thế mới là hợp pháp luật của “ Xã Hội Chủ Nghĩa Bán Nước “ chứ nhỉ

Tôi không muốn viết về phần “quyết định” của cái văn bản ấy nữa. Chỉ có một câu hỏi đặt ra là: Người ta sẽ xử trí ra sao với loại bản văn không có lấy một tý gía trị pháp lý hay hành chánh để phải thi hành này như thế nào?

Có hai giải pháp:

* Khi chủ nhà bị buộc phải nộp phạt cho cướp: Chủ sở bi ép xác nhận cướp có chủ quyền!
* Khi chủ nhà theo Công Lý, không nộp phạt cho cướp: Cướp sẽ làm càn theo luật của xã hội chủ nghĩa. Nhưng luật ấy là luật gì thì Trời cũng chẳng biết được, chứ nói chi đến con người!
 
Vài suy nghĩ tản mạn xung quanh vấn đề Thái Hà và Toà Khâm Sứ
Vi Đức Hồi
21:51 30/09/2008
Vài suy nghĩ tản mạn xung quanh vấn đề Thái Hà và Toà Khâm Sứ

"…đảng cộng sản Việt Nam mới là người mất mát lớn nhất qua vụ việc này bởi họ có những người tham mưu, người tổ chức thực hiện có tầm nhin thiển cận, tầm nhìn của một kẻ côn đồ không hơn không kém, những kẻ đó góp phần làm suy yếu chính thể do đảng cộng sản cầm quyền…"

Vụ đòi lại đất của đồng bào giáo sứ Thái Hà đang ở thế giằng co, chính quyền cộng sản Việt Nam đang biểu hiện lúng túng, chưa tìm ra đường dẫn thoát hiểm. Nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vụ khiếu kiện, tranh chấp, đòi lại đất đai của nhân dân nói chung, đồng bào công giáo nói riêng, chính là ngay từ khi mới giành được chính quyền, đảng cộng sản Việt Nam đã xác lập chế độ công hữu mà thực chất là thâu tóm quyền lực về tay đảng cộng sản quyền sở hữu đất đai. Chính đất đai là "công thổ quốc gia", do nhà nước thống nhất quản lý nên nhà nước có quyền thu hồi bất cứ nơi nào khi nhà nước muốn.

Tôn giáo luôn là vấn đề nhức nhối đối với các đảng cộng sản trên thế giới nói chung, đảng cộng sản Việt Nam nói riêng. Để hạn chế phát triển, nhà nước cộng sản đã tìm cách cắt giảm tối đa các điều kiện hoạt động của tôn giáo, mà điều dễ làm nhất là thu hồi đất đai của các cơ sở tôn giáo. Việc làm đó đã để lại cho "hậu duệ" cộng sản hôm nay một mớ bòng bong không tài nào gỡ nổi.

Trở lại vụ Thái Hà. Vụ việc Thái Hà đến nay không còn là của riêng Thái Hà đối với chính quyền cộng sản, mà nó đã là trở thành tâm điểm gây sự chú ý của cả thế giới. Trả lại đất thì không thể, bởi vì nhà nước cộng sản đã tịch thu quá nhiều đất đai của đồng bào Công giáo, Phật giáo... Đất tịch thu đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, chuyển đổi, sang tay nhiều đối tượng khác nhau. Trả lại nó sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho chính quyền cộng sản; mặt khác giá trị đất đến ngày nay là rất lớn, không thể để tuột khỏi tay món "chiến lợi phẩm" lớn như vậy được.

Cũng như ở tòa Khâm Sứ, nhà nước cộng sản mong muốn được Thái Hà chấp nhận đổi lấy khu đất khác trên cơ sở có đơn xin và làm đầy đủ các thủ tục theo quy định hiện hành. Được như vậy nhà nước cộng sản sẽ đạt được nhiều mục đích: xóa được điểm nóng ngay tại thủ đô đang ngày đêm nhức nhối cho đảng, nhà nước Việt Nam, củng cố được uy lực của nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo, đánh lừa được dư luận thế giới về sự quan tâm, tạo điều kiện của chính phủ Việt Nam đối với sự phát triển của tôn giáo. Quá trình triển khai sẽ không tránh khỏi những tranh chấp về quyền lợi của người dân khi họ phải hiến đất, lúc này chính quyền cộng sản với tư cách bề trên đứng ra phân giải. Đó là cách tốt nhất để dung hòa được tình hình hiện nay.

Các phương cách khác là: Ra sức lôi kéo, phân hóa trong cộng đồng đồng bào công giáo nói chung, đồng bào giáo xứ Thái Hà nói riêng, nhằm công kích nhau, chia rẽ nội bộ; xử phạt nặng tội đối với một số người được quy là "gây rối trật tự công cộng, phá hoại tài sản của nhà nước" để răn đe làm người khác khiếp sợ; tiến hành phong tỏa nhằm cô lập Thái Hà, hạn chế, gây khó khăn các điều kiện sinh hoạt trong khu vực; kéo dài thời gian làm cho việc tổ chức cầu nguyện khó duy trì, thừa cơ tiến hành các biện pháp ngăn chặn việc tổ chức cầu nguyện trở lại; tổ chức vận động quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng trong khu vực lên tiếng bênh vực nhà nước và rất có thể tổ chức lực lượng gây gổ, hành hung với những người tập trung đến Thái Hà; tìm cách tạo dựng sự kiện để lấy cớ tiến hành đàn áp, dập tắt việc cầu nguyện, dựng hàng rào chắn rồi tổ chức lực lượng canh giữ; tiến hành giải tỏa, xúc tiến san ủi và dựng công trình như ở Tòa Khâm Sứ.

Khi nhà nước quyết biểu dương sức mạnh cơ bắp

Phía Thái Hà tuyên bố không chấp nhận những điều kiện của chính quyền đưa ra, tiếp tục cầu nguyện trật tự để đòi công lý.

Trong lúc đang nước sôi lửa bỏng ở Thái Hà, chính quyền cộng sản Việt Nam đã bất ngờ tấn công san ủi đất Tòa Khâm Sứ. Có lẽ đây là dự án được triển khai nhanh nhất ở Việt Nam, cũng có thể nhất thế giới, bởi chỉ sau hơn chục tiếng đồng hồ đã được khởi công. Là dự án có một không hai khi khởi công, có mặt đầy đủ các lực lượng công an được vũ trang đầy đủ súng đạn, dùi cui, chó nghiệp vụ... để bảo vệ công trình; có một không hai, khi mà bắt đầu triển khai, lực lượng công an dày đặc chặn không cho bất cứ ai đi qua khu vực thi công; cũng có một không hai, bởi được cắm biển cấm quay phim, chụp ảnh, và đúng là có một không hai khi mà bắt đầu khởi công một phóng viên nước ngoài bị công an đánh đập, tước đồ nghề...

Đường đường chính chinh là một chính thể nhà nước, vậy mà có những động tác như trên, thì chính họ đã tự vô hiệu hóa tính quyền uy của một nhà nước, tạo dư luận về những khuất tất bên trong của sự việc, nó trái với những gì mà nhà nước cộng sản vừa mới tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của đảng. Đó là cách làm không đàng hoàng, cách làm như một kẻ đi lấn chiếm đất công khi phát hiện thì sự việc đã rồi. Ai bày ra trò nhà nước đi đánh lén này cần xem xét động cơ của họ. Tưởng rằng làm thế là cao tay, nhưng họ đã nhầm, sự kiện này sẽ còn lưu giữ mãi mãi cho thế hệ muôn đời sau, ngay cả bây giờ và mãi về sau người dân luôn có con mắt nhận xét khách quan, công bằng.

Xét cho cùng thì chính đảng cộng sản Việt Nam mới là người mất mát lớn nhất qua vụ việc này bởi họ có những người tham mưu, người tổ chức thực hiện có tầm nhìn thiển cận, tầm nhìn của một kẻ côn đồ không hơn không kém, những kẻ đó góp phần làm suy yếu chính thể do đảng cộng sản cầm quyền. Các yếu tố như đảng thường quy chụp cho là: "các thế lực thù địch đang chống phá", nếu thực tế có chăng nữa thì chính nó cũng không thể có được sức mạnh như một số quân sư quạt mo của đảng đang tung hoành phá hoại đất nước, đó là tham nhũng, đó là lộng hành, đó là quan liêu, đó là hách dịch, đó là cách thức tổ chức thực hiện làm cho dân phẫn nộ... Những vấn nạn nói đó mới là hiểm họa cho chế độ hiện hành.

Đối đầu với tôn giáo là việc làm khờ dại, dùng bạo lực trấn áp tôn giáo là việc làm ngu xuẩn, những người có đạo họ sẵn sàng tử vì đạo. Phương sách tốt nhất là đối thoại, cùng thiện chí, trên cơ sở tôn trọng sự thật, tôn trọng công lý là con đường duy nhất hiện nay. Chúng ta tin tưởng rằng đồng bào công giáo luôn sáng suốt lựa chọn cho mình phương thức đấu tranh thích hợp để bảo vệ chân lý.

Ngày 21-9-2008
 
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt một biểu tượng rõ nét về Công lý và Hòa bình
Phạm Quang Trình
22:03 30/09/2008
Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt một biểu tượng rõ nét về Công lý và Hòa bình

Đầu năm 2008, trước cảnh tượng đám đông hàng mấy ngàn người liên tục tụ tập nhau cầu nguyện cho Công Lý và Sự thật ở Toà Khâm Sứ Hà Nội, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã phải thân hành đến quan sát và một cách nào đó đã hứa hẹn sẽ trả lại Tòa Khâm Sứ cho Giáo Phận Hà Nội. Vậy mà chưa đầy sáu tháng sau (21/09/2008), nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội đã vội vã đưa lực lượng Công an hùng hậu với chó nghiệp vụ, cùng điều động bọn tội phạm nghiện ngập và những thành phần bất hảo đến đàn áp thẳng tay giáo dân đồng thời hành động cách vội vã việc xây dựng Công viên xanh không hề có sự đồng ý của sở hữu chủ chân chính là Dòng Chúa Cứu Thế Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Với chủ trương dùng bạo lực để đàn áp, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ra lệnh cho lực lượng Công an xử dụng mọi biện pháp dã man. Gần chục Giáo dân bị bắt giam, nhiều phụ nữ bị đánh bầm dập, máu tuôn xối xả dính đầy mặt, nhà báo Mỹ Ben Stocking (AP) bị đánh rách cả da đầu, vết máu bầm cả cổ khiến dư luận truyền thông thế giới phải sửng sốt. Tệ hại và hạ cấp hơn nữa, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam còn xử dụng cả một hệ thống tuyên truyền của nhà nước, ra lệnh cho bọn bồi bút viết bài vu khống và xuyên tạc trắng trợn lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại phiên họp với Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội.

Những sự việc trên đây đã khiến dư luận, thay vì đặt câu hỏi, đã khẳng định một sự thật hiển nhiên rằng: "Đừng tin những gì Cộng sản hứa mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm".

Về bản chất Cộng sản thì nhân dân Việt Nam chẳng lạ gì! Hiệp Định Paris ngày 27-01-1973 là bằng chứng rõ ràng nhất. Cộng Sản Hà Nội và công cụ bù nhìn Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam vừa long trong ký kết Bản Hiệp Định trước Quốc Tế chưa ráo mực thì chúng đã vội xua quân tấn chiếm miền Nam, biến nó thành tờ giấy lộn không hơn không kém và Việt Nam trở thành nhà tù vĩ đại nhất trong lịch sử Dân tộc (không nhân quyền).

Hơn 33 năm về trước họ đã thành công trước con mắt sững sờ của Quốc Tế. Nhưng hơn 33 năm về sau, cuộc đàn áp của CSVN đối với hàng ngàn Giáo dân tụ tập cầu nguyện tại Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ Hà Nội liệu có thành công hay không, thì cần phải coi lại. Đúng vậy. Thời chiến tranh lạnh khi cả Khối Cộng Sản Quốc Tế hậu thuẫn và yểm trợ mạnh mẽ Cộng Sản Bắc Việt trong âm mưu thôn tính Miền Nam với sự phủi tay của Hoa Kỳ thì đâu có gì lạ. Nhưng nay, với tình hình mới khi cả Đế Quốc Cộng Sản từ Đông Âu đến Liên Sô đã thi nhau sụp đổ khiến Cộng sản Việt Nam thay vì tiếp tục hô hào "chống Mỹ cứu Nước", đã phải phải quỳ gối "lạy Mỹ cứu Đảng" thì tình hình đã khác biệt hoàn toàn.

Bề mặt, khi lực lượng Công an, bầy chó nghiệp vụ cùng với những thành phần bất hảo và bọn đâm thuê chém mướn của Đảng Cộng sản được xua đi quấy rối, đánh đập Giáo dân để lập Công Viên Xanh thì hình như Cộng Sản Việt Nam đã thành công bước đầu. Lực lượng Công an canh gác ngày đêm, dùng hàng rào kẽm gai bao quanh khu vực ăn cướp khiến Giáo dân không còn có thể vào Linh địa Đức Bà và Tòa Khâm Sứ cầu nguyện như trước để chúng rảnh tay hành động thành sự đã rồi. Nhưng bề sâu, khi Cộng sản càng ra lệnh cấm Giáo dân tụ tập cầu nguyện thì Giáo dân lại càng làm mạnh, làm lớn hơn. Với lực lượng Công an hùng hậu cộng với chó nghiệp vụ và bọn bất hảo đến hăm dọa, phá thối, Giáo dân vẫn bình tĩnh cầu nguyện coi như không có gì xẩy ra. Đã vậy sự cấm đoán khiến ngưòi ta có cảm tưởng rằng nhà nước đang đổ thêm dầu vào lửa khiến Giáo dân càng đến đông hơn. Các Giáo phận và Giám Mục lên tiếng hiệp thông cầu nguyện nhiều hơn. Cả hải ngoại không phân biệt Tôn giáo đáp ứng lời hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Sứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ. Thật không ai bảo ai, tất cả nhờ kỹ thuật thông tin hiện đại, tất cả cảm thấy bức xúc trong lòng trước những bất công mà nhà cầm quyền Cộng sản đã và đang gây ra cho nhân dân Việt Nam và các Tôn giáo, trước sự đàn áp dã man nhân dân và ký giả ngoại quốc. Cho nên tất cả đồng loạt đứng lên hiệp thông cầu nguyện. Hầu như không một nhà thờ nào ở hải ngoại có người Việt Nam lại không có sự hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam với Kinh Hòa Bình sau mỗi Thánh Lễ. Các Cộng Đồng Người Việt khắp noi trên thế giới từ Bắc Mỹ qua Âu châu đến Úc châu đồng loạt đứng lên tổ chức mít tinh, cầu nguyện, gửi kháng thư cho các Chính phủ và Liên Hiệp Quốc. Nhiều vị dân cử của Hoa Kỳ và các quốc gia đã lên tiếng phản kháng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

Đặc biệt, những vu khống và xuyên tạc của hệ thống thông tin nhà nước Cộng sản về lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt tại Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã khiến dư luận trong và ngoài nước lại càng ủng hộ mạnh mẽ lập trường và phong thái của Đức Tổng nhiều hơn. Tất nhiên Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt trở thành mục tiêu cho Cộng sản Việt Nam và hệ thống thông tin nhà nước thi nhau đánh phá. Nhà nước muốn Hội Đồng Giám Mục Việt Nam phải thuyên chuyển Đức Tổng Giám Mục và các Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế Giáo Xứ Thái Hà đi nơi khác. Nhưng Bản Lên Tiếng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã làm cho nhà nước Cộng sản vô cùng thất vọng. Bởi vì Hội Đồng Giám Mục đã khẳng định những suy tư, phát biểu cùng hành động của Đức Tổng và các linh mục Thái Hà là hoàn toàn đúng, không trái với Giáo Luật. Hơn nữa, trong Bản Lên Tiếng, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam còn nêu ra những tệ nạn bất công trong xã hội: nạn tham nhũng trầm trọng, luật lệ về đất đai còn thiếu sót và nhiều bất công, đạo lý suy đồi, sự thất hứa của nhà nước, thay vì giải quyết qua đối thoại lại dùng bạo lực trước thời đại văn minh. Vân vân. Rõ ràng là việc cầu nguyện cho Hòa Bình, Công Lý và Sự Thật không chỉ nhằm cho Giáo Phận Hà Nội hay dành riêng cho Giáo Xứ Thái Hà mà chung cho cả đất nước Việt Nam khi nhà cầm quyền Cộng sãn đã dùng bạo lực đàn áp, bóc lột gây ra bất công cho nhân dân và các Tôn giáo, khi chiếm dụng tài sản của nhân dân và các Tôn giáo một cách bất hợp pháp.

Dư luận bỗng thấy vai trò của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt nổi bật trong tình hình đấu tranh, không phải bằng bạo lực mà bằng ôn hòa, bất bạo động. Chỉ có sự cầu nguyện cho Công Lý, Hòa Bình và Sự Thật. Chỉ mong muốn có đối thoại trong tình tự dân tộc. Chỉ có sự nhìn nhận sự thật, lẽ phải và nhường nhịn lẫn nhau cho công ích. Chỉ có sự tôn trọng lẫn nhau, giữ lời hứa, không dối trá.

Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt với hậu thuẫn mạnh mẽ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiển nhiên là người đứng mũi chịu sào, tất nhiên là Ngài phải cầu nguyện nhiều nhất, chịu đựng nhiều nhất, bị đả kích và vu khống nhiều nhất. Hàng hàng lớp lớp giáo dân trong lẫn ngoài nước nối tiếp nhau sau lưng Đức Tổng trong sự hiệp thông cầu nguyện. Cứ thế tiến lên không lùi. Nhà nước có thể mang xe tăng, vũ khí đến đàn áp và san bằng Giáo Xứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, kể cả Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Giáo dân có thể bị bắn gục, Đức Tổng Giám Mục có thể bị bắt cóc, thủ tiêu. Máu Giáo dân có thể đổ chan hòa. Nhưng lời kêu gọi thông thiết nhà cầm quyền Cộng Sản phải tôn trọng Công Lý và Sự Thật không im tiếng. Sự hiệp thông cầu nguyện không bao giờ ngưng.

Tiếng kêu Dân Oan khắp nước bị mất đất, mất nhà, mất tài sản do sự đàn áp, bóc lột của Cộng Sản không thể bị giập tắt mà nó sẽ bùng lên mạnh mẽ. Thế giới sẽ không ngồi yên chứng kiến cảnh đàn áp dã man của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đối với Giáo dân và các Dân oan khắp cả nước. Chính trong bối cảnh đó, các tổ chức quốc tế lại càng quan tâm đến tình hình Việt Nam hơn. Người ta sẽ đánh giá ai là người có Chính Nghĩa. Ai là người đấu tranh thật sự vì Hòa Bình và Công Lý. Chế độ nào đã dùng bạo lực để đàn áp nhân dân và các Tôn giáo? Nếu như Ủy ban Giải Nobel từng quan sát, nghiên cứu tường tận tình hình tại Ba Lan, Miến Điện và Nam Phi để trao Giải Nobel Hòa Bình cho lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết Lech Walesa của Ba Lan, cho bà Aung San Suu Kyi của Miến Điện, và cho Tổng Giám Mục Desmond Tutu của Nam Phi trước đây thì nay Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình cũng đã quan sát và nghiên cứu tình hình ở Việt Nam mà khuôn mặt nổi bật nhất hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

Với tình hình hiện nay tại Việt Nam thì tôi nghĩ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thực sự là đang chuẩn bị giải Nobel Hòa Bình cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt rồi đấy. Tôi đã thông báo tình hình Việt Nam cho Văn Bút Quốc Tế về những đàn áp Nhân quyền, Tôn giáo và họ rất quan tâm. Tôi tiếp tục gửi các thông tin về Việt Nam, nhất là vụ Giáo Xứ Thái Hà, và Tòa Khâm Sứ, cùng những đàn áp quyền Tự do Ngôn luận, Tự do Tín ngưỡng cho Văn Bút Quốc Tế. Tôi cũng sẽ gửi đến Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình những thông tin về tình hình và các nhân vật đấu tranh cho Hòa Bình và Công Lý tại Việt Nam. Tôi xin đề nghị bất cứ ai, bất cứ tổ chức hay hội đoàn nào cũng có thể gửi các thông tin về cuốc đấu tranh cho Công Lý, Hòa Bình và Sự Thật cho Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình bên Na Uy.

Chuyện đàn áp, khủng bố, vu không hạ cấp rẻ tiền nhất định không thể lừa dối được nhân dân khắp năm Châu đâu. Và chắc chắn một diều các nhân vật lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có đi ra nước ngoài sẽ còn mãi mãi phải chui qua cửa hậu!

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nên làm công viên xanh cho nhanh, cho đẹp, rồi đưa hai tượng Đức Mẹ sầu bi về Tòa Khâm Sứ và Linh Địa Đức Bà của Giáo Xứ Thái Hà. Hãy mau trả lại Toà Khâm Sứ cho Tòa Giám Mục Hà Nội, và Linh địa Đức Bà cho Giáo Xứ Thái Hà để giáo dân tiếp tục đến cầu nguyện. Đó là hòa bình và công lý. Đó là đối thoại và tôn trọng nhân dân. Nhà nước do dân, bởi dân hay vì dân là ở chỗ biết tôn trọng tài sản và các quyền Tự do của nhân dân. Trả lại để thấy nhà nước là do dân, bởi dân và vì dân thật sự, là biết tôn trọng Công Lý và sự thật. Chớ nhà nước không phải là "công cụ của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác" như Engels đã viết.

Đàng sau Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt còn có Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, còn có trên 7 triệu tín hữu Công Giáo Việt Nam, còn có Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ trên một tỷ người, có Tòa Thánh Vatican, có Đức Giáo Hoàng vói sức mạnh tinh thần lớn lao. Dù đàn áp dã man Giáo dân thế nào đi nữa cũng không thể giập tắt được Niềm Tin và sự hiệp thông cầu nguyện của các Tin hữu Công Giáo. Bởi vì khi họ đã chấp nhận theo chân Đức Giêsu vác thập giá, chấp nhận cái chết thì họ không còn sợ bất cứ gì nữa, dù là họng súng, công an, dọa nạt, chó nghiệp vụ hay bọn người bất hảo, nghiện ngập đâm thuê chém mướn dưới quyền chỉ huy và điều động của nhà cầm quyền Cộng sản. Mà liệu nhà cầm quyền Cộng Sản có duy trì mãi lực lượng công an ngày đêm canh gác hai Công Viên Xanh ở Giáo Sứ Thái Hà và Tòa Khâm Sứ, cấm ngặt không cho Giáo dân đến cầu nguyện trước con mắt của phóng viên nước ngoài thời thông tin điện tử được mãi không? Trong khi đó Hoàng Sa và Trường Sa lại được bỏ ngỏ cho "Đồng chí Trung Quốc" ra vào chiếm đóng?

Tôi thật sự không thể tưởng tượng đuợc khuôn mặt của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam sẽ ra sao nếu như Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình lại trao cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của Việt Nam. Khuôn mặt đó tròn hay méo, tôi không chắc. Nhưng có lẽ là dở khóc dở cười.

Ngày 30 tháng 09 năm 2008
 
Chàng mù phố Đức Bà
Anmai, CSsR
22:13 30/09/2008
CHÀNG MÙ PHỐ ĐỨC BÀ

Hoà mình trong đoàn người dắt díu về Phố Đức Bà để cầu nguyện cho công lý, chàng mù vốn thân quen với Phố Đức Bà lặng lẽ dõi bước theo chân của những con người khát khao công lý chạy đến bên Mẹ. Dẫu chàng mù không nhìn thấy được mảnh đất linh thiêng đã dâng hiến cho việc thờ phượng Chúa nhưng khi nghe ngóng tình hình đất cát nơi Linh Địa của Mẹ chàng vẫn khát khao có một nền công lý thật giữa một xã hội đầy xảo trá và gian tà. Những người xa xôi từ muôn phương túa đến nay lại trở về với quê nhà trong công việc đồng áng, tìm kế sinh nhai. Chàng mù vẫn loanh quanh luẩn quẩn bên hang đá Đức Mẹ để thầm thì xin với Mẹ cho Hội Thánh Công Giáo, cho Giáo phận Hà Nội, cho Giáo xứ Thái Hà và cách riêng cho Đức Tổng Kiệt được bình an giữa một âm mưu bách hại đạo thời hiện đại.

Kém may mắn hơn nhiều người vì từ khi lọt lòng mẹ chàng mù không được nhìn thấy ánh sáng của tự nhiên. Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn ban ơn lành cho những người kém may mắn ấy để họ có một chút gì đó là mầm sống giữa cuộc đời tăm tối. Một lần nào cơ duyên đã đưa Tuấn – chàng mù phố Đức Bà đến với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - phố Đức Bà – chàng mù được diễm phúc thấy trong đôi mắt tật nguyền của mình. Tuấn đã thấy Thiên Chúa hiện diện trong cuộc đời mình và yêu thương mình hơn nhiều người may mắn sáng mắt khác.

Quê của Đỗ Minh Tuấn ở tận Hưng Yên – Nam Định, qua một lần tiếp xúc, gặp gỡ với một tu sĩ dòng Chúa Cứu Thế (nay đã lãnh sứ vụ) Tuấn được mời gọi về dừng chân trong một căn gác xép cạnh phố Đức Bà. Gần Mẹ, gần với Đức Bà hơn nên đời sống của Tuấn cũng thay đổi từ đấy. Kể về hành trình gặp Chúa, hành trình biến đổi của mình, Tuấn chia sẻ tâm tình được Thiên Chúa yêu thương, Thiên Chúa tuyển chọn qua tâm tình bài hát của linh mục nhạc sĩ Hoàng Diệp – Dòng Chúa Cứu Thế: “Chúa đã gọi tên con, ngay khi con ở trong dạ mẹ, Chúa đã đặt tên con, khi nụ xuân vừa mới hé, tiếng Chúa kêu dập dồn, gọi con nhập đoàn Cứu Thế, tiếng Chúa kêu trong hồn làm con sợ và hân hoan …”.

Sau 6 tháng tìm hiểu Chúa, tìm hiểu đạo của Ngài, Tuấn đã gia nhập đoàn Cứu Thế với tên gọi thân thương Anphongsô Tuấn. Từ ngày ấy, Anphongsô Tuấn – chàng mù phố Đức Bà đã rong ruỗi những bước đường loan báo Tin mừng tình thương của Chúa trên mọi nẻo đường Tuấn đi qua.

Chia sẻ cảm nghĩ vì sao theo đạo thì chàng mù phố Đức Bà kể rằng một lần kia dù chưa có đạo chàng mù vẫn tham dự Thánh Lễ cùng với bà con giáo dân. Một hôm nghe đoạn Tin mừng Chúa Giêsu chữa cho anh chàng mù, chàng mù phố Đức Bà nghe xong thích quá! Chàng mù nói rằng không phải thích và cầu mong Chúa Giêsu chữa cho chàng mù khỏi căn bệnh của thể xác nhưng xin Chúa chữa cho chàng căn bệnh trong tâm hồn. Chàng mù phố Đức Bà còn nói thêm rằng căn bệnh thể xác về mù loà không bằng căn bệnh mù loà trong tâm hồn là không nhận ra Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót.

Khiếm thị, phải nói là điều kém may mắn nhất của đời một con người. Với Anphongsô Tuấn – chàng mù phố Đức Bà – đã ý thức được giới hạn, được thiệt thòi của mình và chàng mù phố Đức Bà đã cố gắng hết sức có thể để hoà mình vào cuộc sống.

Ngày ngày, đây đó trong những hang cùng ngõ hẻm của Hà Thành để bán những bó tăm, những sản phẩm của người khuyết tật để đắp đổi qua ngày. Tuấn bộc bạch: “Một căn phòng nhỏ con thuê 350.000 đ / tháng con thấy con hạnh phúc lắm rồi! con thấy mình may mắn hơn nhiều người khác lắm! Con thấy giáo dân Thái Hà yêu thương con và đùm bọc con rất nhiều từ tinh thần đến vật chất”.

Qua sự trợ giúp của nhiều người, Tuấn hiện đang tham gia lớp học vi tính dành cho người khiếm thị. Tuấn khoe rằng: “Hiện tại con đã đánh máy được Word, Excel … Còn tháng nữa là lấy được bằng vi tính văn phòng rồi! Sau đó con sẽ cố gắng học thêm để lấy bằng về lập trình!”. Tuấn chưa dừng lại ở cái hiện tại đang có nhưng Tuấn còn có một hoài bão: “Tuần trước, có một sơ ở Thủ Đức ra đây viếng Linh Địa Đức Bà, sơ ấy hứa là sẽ hỏi thăm dòng Lasan, nếu dòng Lasan nhận con thì con sẽ vào tu ở dòng Lasan. Trước mắt, con sẽ học vi tính cho thật giỏi để con giúp lại cho các bạn kém may mắn như con!”.

Thật tuyệt vời trước một cố gắng, trước một nghị lực của chàng mù phố Đức Bà kém may mắn hơn trong cuộc đời!

Sáng sáng, chàng mù đến với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để dâng ngày cho Chúa và cho Mẹ. Sau đó, chàng mù lại bươn chải với cuộc sống thường nhật. Chiều về, sau những giờ lên lớp học vi tính, chàng mù lại quanh quẩn quanh ngôi đền của Mẹ. Thứ năm hàng tuần, sau lễ tối, chàng mù tham gia tập hát với ca đoàn để hát lễ 10 giờ sáng Chúa nhật. Chàng mù không để mất thời gian quý báu mà Chúa đã ban cho mình chút nào cả, ngoài việc tham gia ca đoàn, chàng mù con tham gia cả hội Lêgiô nữa. Cứ có giờ rảnh, chàng mù lại chia sẻ với những người kém may mắn, những người bất hạnh quanh mình.

Thế đấy! Chàng mù phố Đức Bà mù về thể xác nhưng con mắt đức tin của chàng không mù, chàng đã xác tín đời của chàng luôn có Chúa. Còn chúng ta, chúng ta may mắn hơn chàng mù Phố Đức Bà đấy nhưng liệu chúng ta có dám tin và phó thác cũng như làm chứng cho sự thật ở Chúa như chàng mù này không ?

Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ ban cho chàng mù sức khoẻ, nghị lực, lòng tin để chàng làm chứng cho đời rằng luôn luôn có một Thiên Chúa là Tình Yêu, Thiên Chúa là Chân Lý trong cuộc đời này và những ai sống trong Tình Yêu, trong Chân Lý thì ngày kia sẽ được giải thoát khỏi mọi tội lỗi và được hưởng nhan Thánh Chúa trên Thiên Đàng.
 
Chuyện Công viên, chuyện công văn
Hoàng Phương
22:45 30/09/2008
CHUYỆN CÔNG VIÊN, CHUYỆN CÔNG VĂN

Sáng hôm nay 30/09/2008, hàng rào thép gai ven tường Toà Giám Mục đã được dỡ bỏ.

Dự án hoả tốc gọi là làm công viên vườn hoa, cây xanh trong vòng một tuần lễ đang sắp đến hồi chấm dứt.

Hai hàng rào sắt di động ở ngay cổng Toà Tổng Giám Mục sang đất Toà Khâm Sứ vẫn tồn tại và còn có mấy chú công an canh giữ cẩn thận.

Một phụ nữ xin công an đi vào trường mầm non của Nhà Dòng Mến Thánh Giá qua lối hàng rào sắt này. Anh công an làm khó dễ. Chị phụ nữ phản ứng. Anh công an nói: "Cả ngày chỉ coi có mỗi một lối đi này mà không coi cẩn thận thì lấy đâu ra lương, muỗi đốt tịt cả chân mà vẫn phải ngồi đây này!".

Giờ đây tôi mới hiểu được rằng: chính quyền cứ kêu giáo dân tụ tập cầu nguyện làm cản trở giao thông, thế mà bây giờ thì chính họ lại dùng hàng rào sắt ngăn chặn giao thông để làm chỗ kiếm ăn. Tạo ra khó khăn để tham nhũng hối lộ ấy là bài học đầu tiên phải nhớ khi muốn làm chính trị gia xôi thịt !

Thật tội nghịêp cho các chú công an thừa hành phải làm việc vô nghĩa ngày đêm trong con mắt oán hận của người dân để kiếm lấy mấy đồng lương chết đói! Những kẻ ăn trên ngồi trốc đâu biết nỗi khổ của những nhân viên thừa hành như chú!

Có người trong nhóm nhân viên tiết lộ rằng "Ngày mai sẽ bàn giao công trình cho UBND Quận Hoàn Kiếm".

ĐẤY LÀ DỰ ÁN HOẢ TỐC BỐC CẢ CỎ LẪN CÂY

Theo như dự kiến sáng ngày 25/09 đã có lễ cắt băng khánh thành công viên rồi mới phải!

Nhưng đến sáng hôm nay (30/9) đứng ở bên ngoài nhìn vào ai cũng thấy quang cảnh công viên thật nhốn nháo lộn xộn: kẻ đào, người bới, người ống cao, ống thấp khuân khuân, vác vác.

Chỗ này nữ công nhân đang cặm cụi dỡ những đám cỏ đã bị héo rũ rượi vì mưa úng. Chỗ kia những người đào bới đất đang hì hục lật lên từng viên gạch lát để đào cống rãnh. Cạnh mặt đường phố Nhà Chung là mấy công nhân đang nhổ cây, lật gạch, đổ đất...

Cảnh tượng ngổn ngang và bùn đất lem luốc khiến người có tâm cảm thấy xót xa cho những đồng tiền thuế xương máu của dân đang bị mấy quan tham phung phí vào những dự án bốc đồng. Sao giống lấy của công cá độ bóng đá thua lại chạy về lấy tiếp.

Thật ông cha ta nói chẳng sai: "Nhân sao vật vậy!” Tác phẩm hay công trình này là logo cho tập đoàn tạo ra đó!

Một công trình mang vẻ mặt thối tha, nhếch nhác, bẩn thỉu của thói quen làm láo báo cáo hay cứ đeo bám như sán sơ mít nhất định không rời bộ máy “tiêu hóa”!

Buổi chiều chúng tôi thấy Quận Trưởng Khôi và một số cán bộ vào Toà TGM.

Sau cuộc gặp gỡ đó, được nghe mọi người nói là "Họ vào làm việc về vấn đề tượng Đức Mẹ Sầu Bi và Thánh Giá".

Có người thắc mắc rằng: không biết cái ông Quận Trưởng này còn “chơi” bài gì với Toà TGM nữa đây!

Đã ra quyết định xử phạt hành chính Toà TGM về tội ‘đặt đồ vật” lên đất 42 Nhà Chung rồi! Bây giờ còn gì để nói ?!

Phải như cá nhân nhà cháu thì xin thua, vì mẹ cháu đẻ ra cháu còn có vài dây thần kinh sĩ diện. Cháu tin là cái quyết định dở hơi kia làm khó chính các quan rồi! Vì tịch thu tang vật chỉ có nước để tiêu huỷ hoặc sung công quỹ. Mà cả hai điều này làm cũng dở và không làm cũng dở! Bây giờ đem tượng trả lại Toà TGM thì ông Quận lại mâu thuẫn với chính mình!

Ối ông ơi, về lấy một triệu mấy tiền thuế của dân mà nộp phạt, rồi cầm cái giấy phạt dán vào tượng Đức Mẹ, xong xuôi đem trả lại cho Tòa Giám Mục. Không ai chịu nộp phạt thì “tớ” nộp vì ít nữa là còn có một người nghe lệnh tớ!

Xem ra vụ Thái Hà- TKS còn lắm chuyện bi hài!
 
Việt Cộng Cáo
Eagle Phượng Hoàng
23:26 30/09/2008
VIỆT CỘNG CÁO

(Họa vận Bài "Bình Ngô Đại Cáo" của nguyễn Trãi)

Nghĩ rằng:

Chế độ nào cũng cốt ở dân, đảng cộng sản là quân tàn bạo. Đạo Giáo nước ta từ trước, bác ái công bằng đã lâu. Thượng Kinh sắc tộc chẳng chia, hài hòa cùng tôn giáo khác. Mong non sông hoa gấm có ngày độc lập, hát khúc khải hoàn ca tô điểm muôn phương. Đất nước ta xây dựng cùng nhau, văn hóa Việt đắp bồi sẽ có.

Vậy mà:

Cộng sản làm dân mất vía, thế giới nghe tiếng giật mình. Cướp đất trắng trợn tại thủ đô, dỡ trò láu cá quân khuyển mã. Nói thì có tích, bằng chứng đã trưng!

Mới đây:

Cũng vì chuyện Giáo Xứ Thái Hà, vốn là dân quên thù kết bạn. Mong chính quyền đừng chơi trò ngạo ngược, để giáo dân còn có chỗ tôn vinh. Có ngờ đâu gặp một lũ hung tàn, thương tâm thay thấy chỉ toàn tai vạ. Âm mưu thâm độc mánh khóe, chác chia tham nhũng bao năm. Chợ thì dại mà nhà lại khôn, hải lãnh thổ tổ tiên phúc trạch. Bán ăn cho phồng mỏ, cướp để túi đầy châu, dưới thì đạp dân đen, trên thì nịnh suồng sã. Văn thư lếu láo tay đóng mộc, truyền thông bưng bít, mỏ ngoác lên. Lừa dư luận, lạc nhân tâm, đàn áp dân lành không biết chán. Đánh người này, bắt kẻ kia, hung bạo vô tâm mấy cho vừa. Tưởng rằng quyết dập tắt một phen, nào ngờ dân kéo đông mắc cửi. “Độc ác thay! Trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! Nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân chịu được.”

Lại nữa:

Đức Tổng Kiệt vị nghĩa, Tòa Giám Mục quên mình. Cầu xin cho đừng có hận thù, mong đối thoại với quân nghịch tặc. Cùng giáo dân cầu nguyện dù trời nắng hay mưa, xin công lý hòa bình từ hừng đông đến tối. Với chính sách bất bạo động ngài suy xét đã tinh; bằng phương pháp năng cầu nguyện ngài dặn dân rất kỹ. Bao khó khăn hay là cơn mộng mị, nỗi ưu tư ray rứt đến từng hồi. Trong niềm tin có Chúa phấn khởi lên, và đồng hành với Mẹ thêm sức mạnh.

Nghiệt ngã:

Hôm ấy còn đang rất sớm, Hà Nội cũng đã vào thu. Bọn việt cộng chơi kiểu ngu đần, lũ công an ra điều ác bạc. Đem chó săn, dùi cui, hung hăng xua đuổi đám đông. Lấy hàng rào, gai kẽm, khoanh vùng kín không thể tả. Í ới gọi nhau tay thì ngoắc ngoắc, đại diện chính quyền mặt lại giương giương. Thì ra chúng đã tính đã toan, chơi cây bài tưởng ăn chắc nịch. Nền Công Lý xe ủi ngang dọc, Tòa Khâm Sứ đập chẳng khó khăn. Xây công viên chỉ trong một tuần, phá Linh Địa cũng cùng một lũ. Xưa quân dữ bắt Chúa còn tha Mẹ, nay chúng vô thần quá quỉ ma; sách có câu uống nước còn hòng cấn. mà chúng uy quyền hơn thiên tử. Thư cảnh cáo, dọa trên đe dưới, đúng là lũ con cháu bác hồ; lệnh tịch thu, la xóm la làng, hỡi ơi cái thứ quân nghịch tử. Cứ tưởng thế, Giáo Hội không chịu nổi; nào ngờ đâu, dân chúng nguyện cầu luôn.

Lành thay:

Muôn hoa nở thắm giữa hung tàn, người dân hết sợ quân cường bạo. Khắp thế giới lương tâm thức dậy, cờ Tự Do Dân Chủ tung bay. Chính nghĩa rõ thêm, đức tin càng mạnh. Bạo lực cộng sản thế nào cũng tan, lò lửa hỏa ngục làm sao mà tránh. Chống lại dân tức là làm giặc, bán nước non mấy thuở xa xưa?!!! Giết Thị Vải chết một dòng sông, gào công lý công viên Hà Nội. Dân oan đòi đền mạng, nhà nước sẽ banh thây. Kinh tế hết mức đo lường, lạm phát vô phương chống đỡ. Trị dân ác hơn Trụ, Kiệt, mở mồm biết nói làm sao?!!! Đi đêm ngoan cùng Mỹ, Tàu, hèn hạ khom lưng chịu khuất. Quan thầy bảo làm sao phải dạ, hết nẻo tới lui; tai ương giáng họa khắp tứ phương, càng thêm tội nghiệt. Không biết lẽ phải, uổng cho một kiếp làm người; chẳng hiểu thế thời, chỉ quen bày trò dơ duốc. Cha ăn mặn thì con lại khát nước, ác báo đó thôi; bụng làm ác thì tội lại càng tăng, cơ đồ phải cháy. Nay thời cơ đã chín, trang lịch sử tất phải lật sang; trắng đen rõ mười mươi, cuộc đấu tranh nhân quyền phải đến. Ta anh dũng vùng lên quyết sống mái với cộng quân; Ta đoàn kết một lòng gào lên đòi ngay công đạo. Đòi lại thác Bản Giốc, ải Chi Lăng, đòi lại lãnh hải, Hoàng Trường Sa. Đòi lại giang sơn sắp tử vong, bắt đảng cộng sản phải tự vẫn. Thẳng đường ta cứ tiến; xanh mặt đảng phải lùi. Khắp nơi cứ vùng lên biểu tình, diệt bạo lực diệt tham ô dâm tặc; muôn người cứ gào đòi Dân Chủ, đòi Tự Do đập nát cửa quan nha. Ta kiên gan tấc dạ chẳng mòn; đảng kiệt quệ kế mưu cũng cạn. Nhân tâm hoán cải loài cầm thú, công chính câu lưu lũ sói muông. Mồ ma cộng sản đã chết khô, non nước thanh bình vui như cũ. Ai lầm đường khôn thì hối lỗi, ra trước quốc dân mà xin hàng. Cửa từ bi cũng sẽ mở đường, còn hơn bưng bô lũ bán nước. Văn minh nhân loại ngày càng mới đổi, thiên đường cộng sản đã quá nhạt mờ. Ăn bánh vẽ những tưởng thơm tho, béo bổ ngọt mật; lừa lương tâm nào ngờ cắn rứt cho khổ tấm thân. Có nghe thấy chăng tiếng dân rên rĩ; từ Nam chí Bắc lệ khổ đầm đìa. Khắp nơi tranh đấu đừng mong trốn chạy, cả nước đồng lòng bắt chúng quy đầu. Trước bàn thờ tổ tiên, chúng phải cúi đầu chịu tội, cho non sông gấm vóc khả dĩ ngửa mặt hồi sinh. Hỡi những quân bố mác bác mao lê, đã đến lúc chúng bay đấm ngực; ôi hồn thiêng sông núi dân Viêm Việt, đã đến giờ quét sạch tanh hôi. Ta làm cho bọn cộng sản cúi đầu khuất phục; ta tranh đấu trường kỳ làm chúng chẳng được nghỉ ngơi.

Chúng tưởng chúng gian xảo cực khôn, lừa thế giới xưa nay chưa có. Cháy nhà chuột mới lòi mặt, ta xây Dân Chủ vững nền. “Nhật nguyệt hối mà lại minh, càn khôn bĩ mà lại thái. Nền vạn thế xây nên chăn chắn, thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu. Thế là nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng che chở, giúp đỡ cho nước ta vậy.”

Than ôi!

Làm người dân sống dưới chế độ cộng sản, không bao giờ ta thấy được cảnh bình thanh. Bá cáo xa gần, ngỏ cùng nghe biết.

Eagle Phượng Hoàng

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

Tượng mảng:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo. Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng văn hiến đã lâu. Sơn hà cương vực đã chia, phong tục bắc nam cũng khác. Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, gây nền độc lập; cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương. Dẫu cường nhược có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên:

Lưu cung sợ mất vía, Triệu Tiết nghe giật mình. Cửa hàm tử giết trươi Toa Đô, sông Bạch Đằng bắt sống Ô Mã. Xét xem cổ tích, đã có minh trưng.

Vừa rồi:

Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán bạn. Quân cuồng Minh thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khóe, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa, nát cả càn khôn, nặng khoa liễm vét không son trạch. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống biển mò châu, nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim sả. Tàn hại cả côn trùng thảo mộc; nheo nhóc thay quan quả điên liên. Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề về nhưng nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi. Độc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội; dơ bẩn thay! nước bể không rửa sạch mùi. Lẽ nào trời đất tha cho, ai bảo thần nhân nhịn được.

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa, chốn hoang dã nương mình. Ngắm non sông căm nỗi thế thù, thề sống chết cùng quân nghịch tặc. Đau lòng nhức óc, chốc là mười mấy nắng mưa; nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối. Quên ăn vì giận sách thao lược suy xét đã tinh; ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ. Những trằn trọc trong cơn mộng mị, chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi. vừa khi cờ nghĩa dấy lên, chính lúc quân thù đang mạnh.

Lại ngặt vì:

Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu. Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần, nơi duy ác hiếm người bàn bạc. Đôi phen vùng vẫy, vẫn đăm đăm con mắt dục đông; mấy thửa đợi chờ, luống đằng đẵng cỗ xe hư tả. Thế mà trông người, người càng vắng ngắt, vẫn mịt mờ như kẻ vọng dương; thế mà tự ta, ta phải lo toan, thêm vội vã như khi chửng nịch. Phần thì giận hung đồ ngang dọc, phần thì lo quốc bộ khó khăn. Khi Linh sơn lương hết mấy tuần; khi Khôi huyện quân không một lữ. Có lẽ trời muốn trao cho gánh nặng, bắt phải qua bách chiết thiên ma; cho nên ta cố gắng gan bền, chấp hết cả nhất sinh thập tử. Múa đầu gậy ngọn cờ phất phới, ngóng vân nghê bốn cõi đan hồ. Mở tiệc quân chén rượu ngọt ngào, khắp tướng sĩ một lòng phụ tử. Thế giặc mạnh, ta yếu mà ta địch nổi; quân giặc nhiều ta ít mà ta được luôn.

Dọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo. Trận Bồ Đằng sấm vang sét dậy, miền Trà Lân trúc phá tro bay.. Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh. Trần Trí, Sơn Thọ mất vía chạy tan; Phương Chính, Lý An tìm đường trốn tránh. Đánh Tây Kinh phá tan thế giặc, lấy Đông Đô thu lại cõi xưa. Dưới Ninh Kiều máu chảy thành sông; bến Tụy Động xác đầy ngoài nội. Trần Hiệp đã thiệt mạng, Lý Lương lại phơi thây. Vương Thông hết cấp lo lường, Mã Anh khôn đường cứu đỡ. Nó trí cùng lực kiệt, bó tay không biết tính sao; ta đây mưu phạt tâm công, chẳng đánh mà người chịu khuất. Tưởng nó phải thay lòng đổi dạ, hiểu lẽ tới lui; ngờ đâu còn kiếm kế tìm phương, gây mầm tội nghiệt. Cậy mình là phải, chỉ quen đổ vạ cho người; tham công một thời, chẳng bỏ bày trò dơ duốc. Đến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Đức, nhàm võ không thôi; lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng, đem dầu chữa cháy. Năm Đinh Mùi tháng chín, Liễu Thăng từ Khâu Ôn tiến sang; lại năm nay tháng mười, Mộc Thạnh tự Vân Nam kéo đến. Ta đã điều binh giữ hiểm để ngăn lối Bắc quân; ta lại sai tướng chẹn ngang để tuyệt đường lương đạo. Mười tám, Liễu Thăng thua ở Chi Lăng, Hai mươi, Liễu Thăng chết ở Mã Yên. Hai mươi lăm, Lương Minh trận vong; hai mươi tám, Lý Khánh tự vẫn. Lưỡi dao ta đang sắc, ngọn giáo giặc phải lùi. Lại thêm quân bốn mặt vây thành, hẹn đến rằm tháng mười diệt tặc. Sĩ tốt ra oai tì hổ, thần thứ đủ mặt trảo nha. Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; voi uống nước, nước sông phải cạn. Đánh một trận sạch không kình ngạc, đánh hai trận tan tác chim muông. Cơn gió to trút sạch lá khô, tổ kiến hổng sụt toang đê cũ. Thôi Tụ phải quì mà xin lỗi, Hoàng Phúc tự trói để ra hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn thây chất đầy đường, Xương Giang, Bình Than máu trôi đỏ nước. Gớm ghê thay! Sắc phong vân cũng đổi; ảm đạm thay! sáng nhật nguyệt phải mờ. Binh Vân Nam nghẽn ở Lê Hoa, sợ mà mất mật; quân Mộc Thạnh tan chưn Cần Trạm, chạy để thoát thân. Suối máu Lãnh Câu, nước sông rền rĩ; thành xương Đan Xá, cỏ nội đầm đìa. Hai mặt cứu binh, cắm đầu trốn chạy; các thành cùng khấu, cởi giáp xuống đầu. Bắt tướng giặc mang về, nó đã vẫy đuôi phục tội; thể lòng trời bất sát, ta cũng mở đường hiếu sinh. Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực. Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn đổ mồ hôi. Nó đã sợ chết cầu hòa, ngỏ lòng thú phục; ta muốn toàn dân là cốt, cả nước nghỉ ngơi.

Thế mới là mưu kế thật khôn, vả lại suốt xưa nay chưa có. Giang san từ đây mở mặt, xã tắc từ đây vững nền. Nhật nguyệt hối mà lại minh, càn khôn bĩ mà lại thái. Nền vạn thế xây nên chăn chắn, thẹn ngàn thu rửa sạch làu làu. Thế là nhờ trời đất tổ tông khôn thiêng che chở, giúp đỡ cho nước ta vậy.

Than ôi!

Vẫy vùng một mảng nhung y nên công đại định, phẳng lặng bốn bề thái vũ mở hội vĩnh thanh. Bá cáo xa gần, ngỏ cùng nghe biết.

Nguyễn Trãi
 
Chúng ta cần làm gì đễ hỗ trợ cho việc đòi hỏi Công lý được thể hiện trên quê hương VN
Nguyên Khai
23:48 30/09/2008
Chúng ta cần làm gì đễ hỗ trợ cho việc đòi hỏi Công lý được thể hiện trên quê hương VN

Nỗi oan ức của giáo dân Thái Hà cũng là nỗi đau của Dân Oan cả nước

Xem hình ảnh các buổi hiệp thông cầu nguyện của giáo dân Công Giáo tại khu vực Toà Khâm Sứ và tại giáo xứ Thái Hà trong những ngày qua ai cũng thấy rằng giáo dân cầu nguyện hoàn toàn trong ôn hòa và rất trật tự. Không những giáo dân cầu nguyện cho Giáo Hội, cho các vị Chủ chăn, cầu cho lẽ phải và sự công bằng đưọc thể hiện mà - theo tinh thần Bác Ái của đạo Chúa - còn cầu nguyện cho chính quyền, cho nhà nước và cả cho những người đối nghịch với họ. Thế nhưng nhiều người đã bị hành hung, bị xịt hơi cay, bị đe dọa, bị chửi rủa tục tằn. Tuy vậy họ vẫn không phản kháng, không “ăn miếng trả miếng” mà chỉ cam tâm chịu đựng. Tượng Chúa và tượng Đức Mẹ tại khu Tòa Khâm Sứ bị bôi bẩn, bị xúc phạm nặng nề và đã bị những bàn tay dơ bẩn tháo gỡ, bỏ vào xe tải mang đi “NHỐT” ở một chỗ nào đó, bất chấp sự phản đối kịch liệt của giáo dân Công Giáo.

Bao quanh giáo dân tham gia cầu nguyện, người ta thấy dầy đặc công an chìm nổi cùng chó nghiệp vụ hăm he gầm gừ chỉ muốn cắn xé những giáo dân hiền hòa nhẫn nhục, những “dân oan” đang hành sử quyền của họ đã được ghi trong Hiến Pháp của nhà nước. Thật tội nghiệp cho những con chiên hiền lành đang bị bầy sói dữ lăm le ăn thịt!

Cứ xem cách thức nhà nước cộng sản VN giải quyết vụ này thì thấy rõ họ vẫn không có gì gọi là “ĐỔI MỚI” như họ vẫn rêu rao. Trái lại họ tỏ ra quyết tâm làm cho cả thế giới này nhìn rõ bộ mặt thật của họ là bộ mặt độc tài tàn ác, bất chấp luật lệ, bất chấp lẽ phải, bất cần sự công bằng hay lòng nhân ái. Họ xử luật rừng đối với một bộ phận đông đảo những người công dân như họ (nhưng không có quyền gì cả dù quyền của những người này đã được ghi trong Hiến Pháp).

Là một người dân bình thường, tôi nghĩ rằng nếu là một “nhà nước pháp quyền” như nhà nước vẫn tự nhận thì nhà nước ấy đã phải xem xét và giải quyết các thư khiếu nại của Tổng Giáo Phận Hà Nội và giáo xứ Thái Hà, của dân oan cả nước, từ mấy chục năm nay rồi. Nếu hai bên không thể thỏa thuận được với nhau về các giải pháp thì cần phải có một Ủy Ban Trọng Tài (độc lập và không thiên vị) để đứng ra giúp hai bên đi đến một thỏa thuận trung dung. Nếu như việc hòa giải không xong thì Tòa Án là nơi có đủ uy quyền để đưa ra một phán quyết chung thẩm ở cấp cao nhất là Tòa Án Tối Cao. Khổ nỗi nhà nước ở Việt Nam không phải là một nhà nước pháp quyền. Trái lại nhà nước ấy lại là một nhà nước “độc quyền-độc tài và toàn trị” cho nên họ đặt hết mọi quyền vào trong tay nhà nước. Hơn nữa ĐẢNG lại lãnh đạo luôn cả Nhà Nước hóa cho nên chẳng khác gì ĐẢNG ngồi trên cổ nhà nước (Hành pháp), cưỡi trên lưng quốc hội (Lập pháp) và cầm cương lèo lái Tòa án (Tư Pháp). Đảng trên quốc gia, dân tộc, trên Hiếp pháp và trên tất cả các thứ luật lệ. Đảng muốn làm gì tuỳ ý đảng, chỉ cần giao cho cấp dưới thi hành. Cấp dưới là công an, là bọn xì ke bạch phiến ở trường cai nghiện và bọn đầu gấu côn đồ đang hăm he xơi tái giáo dân Thái Hà và giáo dân Hà Nội (nói chung).

Ta có thể ví đây giống như hai võ sĩ đang thượng đài để thi đấu. “Võ sĩ Công Giáo” muốn giành lấy “huy chương công bằng & lẽ phải” . Còn “Võ sĩ Cộng Sản” chỉ muốn chứng tỏ cho khán giả năm châu bốn bể biết rằng anh ta “có sức mạnh vô địch” . “Võ sĩ Công Giáo” luôn có tinh thần thượng võ và tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc giao đấu. Trái lại “Võ sĩ Cộng Sản” bất cần nguyên tắc. Chơi boxing (quyền Anh) mà anh ta dùng cùi chỏ, đá, đạp, cắn và xịt cả hơi cay vào mắt đối thủ. Rõ ràng anh ta vi phạm luật thi đấu một cách nghiêm trọng. Nhưng không sao cả. Bởi vì anh ta vừa là võ sĩ vừa là trọng tài!!! Như thế thì kết quả trận đấu như thế nào ai cũng có thể đoán được.

Tôi chỉ ví von một chút cho dễ hình dung ra trận đấu này. Nếu như chỉ có võ sĩ CG và võ sĩ CS (kiêm trọng tài ) thì đương nhiên “võ sĩ Công Giáo” sẽ bị xử thua. Vấn đề ở đây là còn có đông đảo khán giả là hơn 80 triệu dân Việt Nam; còn có hàng tỉ người trên thế giới đang liên tục ngược xuôi trên “Siêu xa lộ Thông Tin” (Internet) đã nhìn thấy rõ trận so tài này. Tất cả đều đang bất bình về cách xử trí của “võ sĩ ngụy quyền cộng sản”. Nếu như toàn thể khán giả đều la ó phản đối và không công nhận kết quả thì sao? Nếu như khán giả tràn lên sân khấu, túm cổ “tên trọng tài bất lương” ném ra đường thì sao? Những điều ấy đang diễn ra một cách tiệm tiến.

Giáo dân Hà Nội đã và đang tranh đấu để đòi hỏi sự công bằng và lẽ phải ở một nhà nước không hề biết tới những điều ấy! Giáo dân Hà Nội đang nói thay cho cả nước, nói thay cho các tôn giáo bạn và cho mọi người dân bị áp bức, bị chà đạp từ 1945 đến nay. Họ không phải chỉ đơn thuần đòi cho được những mảnh đất nhỏ nhoi ở Hà Nội. Toà Khâm Sứ và Dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà chỉ là “điểm”. Còn “diện” thì rộng rãi, bao gồm rất nhiều vấn đề của đất nước, của tôn giáo và của từng người dân Việt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Nhân dân Việt Nam cần phải đòi lại tất cả những gì mà CSVN đã chiếm đoạt: Tự Do, Nhân Quyền, tài sản và cả những đất đai, hải đảo, biển khơi mà CSVN đã dâng cho quan thầy Trung Cộng. Tất cả nhân dân Việt Nam hiện nay đều đã và đang là “dân oan khiếu kiện” trực tiếp hoặc gián tiếp.

Xin tất cả các tôn giáo và đồng bào cả nước hãy cùng nhau đoàn kết để đòi hỏi sự công bằng và lẽ phải. Bây giờ trận đấu này không còn phải là của riêng TGP Hà Nội hay của giáo xứ Thái Hà mà là trận đấu của tất cả các tôn giáo, của toàn dân, để đòi hỏi Tự Do và Dân Chủ. Có Tự Do và Dân Chủ thực sự thì chúng ta mới có thể đòi lại được quyền làm người, đòi lại được đất đai, hải đảo và biển khơi mà Việt Cộng đã dâng cho quan thầy Trung Cộng (của chúng) từ 1958 và trong những năm gần đây.

Với bản chất gian manh và tàn ác, nhà cầm quyền cộng sản VN còn có thể làm những gì nữa cho TGP Hà Nội và giáo xứ Thái Hà?

Chúng ta khó có thể đoán chắc được. Nhưng một điều căn bản là họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Trong mấy ngày qua chúng ta thấy Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã bị đe dọa về sinh mạng, Ngài đang bị cô lập… Các linh mục DCCT Thái Hà cũng bị đe dọa hành hung, bị đe dọa cướp đi mạng sống. Các giáo dân đã bị hành hung và một số đã bị bắt!

Rồi đây tòa TGM có thể bị ném đồ dơ bẩn, bị phá hoại cách này cách khác. Một số linh mục và giáo dân có thể sẽ bị bắt thêm nữa. Hơn 700 tờ báo, đài truyền hình, truyền thanh, liên tục vu khống, xuyên tạc sự thật để khích động những người khác tôn giáo, nhằm gây chia rẽ và đi tới xung đột tôn giáo ở VN. Nhà cầm quyền đã điều động bọn du côn và bắt những con nghiện ở trường cai nghiện đến Thái Hà đe dọa hành hung giáo dân và các linh mục. Công an có thể cho du đãng và công an ăn mặc nhếch nhác, miệng phì phèo thuốc lá, chửi thề, ăn nói tục tằn ở nơi có đông người cầu nguyện và gây sự đánh người. Chúng ta không loại trừ khả năng chúng gài vũ khí và các tài liệu chống chính phủ, kêu gọi lật đổ chế độ vào Tòa TGM, vào giáo xứ Thái Hà, để làm bằng chứng buộc tội. Chúng cũng có thể ném lựu đạn vào đám đông rồi đổ tội cho các cha và giáo dân Công Giáo.

Nhà nước làm những điều tàn ác bằng cách ném đá giấu tay. Nhà nước chủ mưu, nhà nước là thủ phạm. Nhưng rồi lại sai công an đến “điều tra”. Kết qủa “điều tra” sẽ cho thấy bao nhiêu tội lỗi đều đổ hết lên đầu Đức Tổng Kiệt, trên các linh mục và giáo dân của Ngài!!!

Chúng tôi rất mừng khi thấy nhiều Giám Mục, đặc biệt là Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã lên tiếng mạnh mẽ. Nhiều Giám Mục đã tới tận nơi để cầu nguyện cùng với giáo dân Hà Nội. Các Ngài còn kêu gọi giáo dân ở giáo phận của mình hiệp thông cầu nguyện, tỏ tình đoàn kết và hết lòng trợ giúp cho TGP Hà Nội và giáo xứ Thái Hà.

Các con cái của giáo hội Công Giáo Viêt Nam đã từ lâu rất mong chờ tiếng nói chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam như nắng hạn chờ mưa. May thay ngày 25-9-2008 vừa qua HĐGM/VN đã đưa ra quan điểm của các Ngài và đề nghị một số điểm rất minh bạch và thẳng thắn.

Mở đầu bức thư là những từ ngữ mang đầy ý nghĩa “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng …”. Lời lẽ bức thư rất vững vàng và điềm đạm, chân thành và cởi mở, thẳng thắn và xây dựng, rất bao dung nhưng cũng vô cùng kiên định. Nếu chính quyền nhà nước còn có trái tim và trọng danh dự chắc hẳn phải suy nghĩ và thấy thật là thấm thía. Khi đề cập đến vụ Tòa Khâm Sứ và giáo xứ Thái Hà, các ngài khẳng định rằng “Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội” . Các Ngài nhận định “… luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó, nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại thêm. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu quan tâm đến những yếu tố này”.

Bức thư - do vị Chủ tịch THĐGM/VN, Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn ký- cũng cho biết là HĐGM lấy làm tiếc là truyền thông đã bóp méo sự thật, gieo rắc hoang mang và nghi kỵ. Thêm vào đó là một số người đã dùng bạo lực bằng hành động cũng như ngôn từ làm cho tình hình càng phức tạp thêm….

Cảm tạ Chúa đã cho chúng con (và cả thế giới này) được nghe thấy tiếng nói của các vị Chủ Chăn Cao Cấp Nhất của GHCG ở Việt Nam.

Giáo Hội Công Giáo Việt Nam luôn luôn bị bách hại từ khi có chủ nghĩa cộng sản tại đất nước của chúng ta. Giáo hội vẫn đứng vững được là nhờ bởi ơn Chúa, nhờ lời cầu nguyện hiệp thông của mọi thành phần dân Chúa. Vì thế xin mọi người, nhất là các vị chủ chăn, tiếp tục cầu nguyện cho TGP Hà Nội và giáo xứ Thái Hà.

Xin tất cả mọi người Việt Nam hiện đang sống ở Hải ngoại, ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Na Uy, Úc, v.v... – không phân biệt tôn giáo - hãy ký những thỉnh nguyện thư gởi Chính phủ và các Dân Biểu, Nghị Sĩ, của quốc gia và tiểu bang mình, làm áp lực với nhà cầm quyền Cộng sản để họ ngừng tay đàn áp thô bạo giáo dân Công Giáo. Nếu không có các áp lực quốc tế thì Cộng Sản Việt Nam có thể sẽ thực hiện một cuộc tắm máu như Trung Cộng đã làm ở Thiên An Môn năm 1989. Nếu vì sự thờ ơ của chúng ta mà CSVN gây đổ máu và tử thương cho nhiều người thì chúng ta có ân hận không và biện minh như thế nào về trách nhiệm, lương tâm và lòng bác ái của chúng ta?

Năm 1917 Cộng sản toàn thắng ở nước Nga, thì cũng chính năm ấy Đức Mẹ đã hiện ra ở Fatima để nhắc nhở các con cái của Mẹ “Hãy ăn năn đền tội. Hãy lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho nước Nga trở lại…”. Giáo Hội đã liên tục cầu nguyện như lòi Mẹ nhắn nhủ và nước Nga (Liên Xô) đã trở lại như chúng ta đều biết. Vì thế xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho con thuyền Giáo Hội sớm vượt qua bão tố phong ba. Xin hãy cầu nguyện cho nhà nước Cộng sản VN biết ăn năn sám hối vì những tội lỗi khủng khiếp đã gây ra cho đất nước và dân tộc, xin cho họ tìm lại được “lương tâm của con người” mà họ đã đánh mất, để sớm trở về đường ngay nẻo chính.

Xin Chúa Thánh Linh đổ tràn Thần Khí của Ngài trên HĐGM/VN, trên Đức TGM Hà Nội, cho giáo xứ Thái Hà và các vị chủ chăn, cũng như cho giáo dân Công Giáo, để mọi người luôn tỉnh trí hầu không rơi vào những cạm bẫy của phường gian ác.
 
Thông Báo
Cáo phó: Đan sĩ Martinô Trần Văn Đông đã về Nhà Cha trên Trời
Đan viện Phước Lý
13:23 30/09/2008

CÁO PHÓ:



 
Văn Hóa
Đôi điều về Đức Tin và Văn Hóa: Gia tăng số người viết
LM. Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
22:48 30/09/2008

ĐÔI ĐIỀU VỀ VĂN HÓA VÀ ĐỨC TIN: GIA TĂNG SỐ NGƯỜI VIẾT



Ở bài 1, chúng con đã nêu vấn đề phát hành sách rộng rãi và gia tăng số người đọc. Bài 2 về một kế hoạch dịch thuật để cả Dân Chúa và người ngoài có thể tiếp cận những nguồn mạch của Kitô giáo. Bài 3 xin nói đến việc gia tăng số người viết, bởi lẽ sách vở cần thiết và vừa tầm cho đại chúng tín hữu hẳn phải là sách vở do người Việt viết cho người Việt.

1. THIẾU LƯỢNG NGƯỜI CẦM BÚT

Khi người giáo dân trẻ được nói đến trong bài 1 đi tìm số liệu để viết bài thì phát hiện ra độ chênh rất lớn giữa sách Phật giáo và sách Công giáo. Bên Phật giáo, có nhiều sách mang nội dung sát với cuộc sống và dành cho đại chúng tín hữu, còn đa số sách Công giáo “không sát cuộc sống” và chỉ dành cho giới nhà tu là chính! Sách Công giáo dành cho giáo dân phần lớn là chuyện các thánh ở mức độ rất bình dân, nghĩa là chỉ có câu chuyện chứ không nói lên được linh hạnh của mỗi vị. Tác giả lá thư viết: “Bên Công giáo, giáo lý được phổ cập đến từng trẻ em, nhưng dừng lại chủ yếu ở bao đồng, rước lễ, thêm sức, còn đến giáo lý vào đời là rơi rụng nhiều… Đại đa số giáo dân hiểu được căn bản đạo nhưng hiểu sâu thì chưa, đạt số lượng hơn là chất lượng. Trong khi đó bên Phật, không có một chương trình sư phạm giáo lý phổ cập, ngoài những người xuất gia, số Phật tử tìm hiểu kỹ về đạo Phật chiếm một tỉ lệ nhỏ, hầu hết là những người có tuổi, nhưng số này đọc sách nhiều, cũng không hiếm những người còn rất trẻ nhưng đã tiếp cận nghiên cứu kinh Địa Tạng, kinh Trung Bộ, Duy Ma Cật… Nói chung, đại đa số Phật tử ít hiểu về đạo mình nhưng những người đã tìm hiểu thì rất sâu sắc và vững vàng. Họ được chuẩn bị từ những sách dễ hiểu tới những sách khó hiểu; người muốn học Phật lại dễ dàng đăng ký vào học chung với các thầy và sư cô từ căn bản, rồi trung cấp và cao cấp. Trong khi đó bên mình giáo trình đào tạo ở chủng viện giáo dân khó tiếp cận…” Nói cách khác, sách vở phía Công giáo bị đứt đoạn giữa giáo dân với giáo sĩ và tu sĩ. Thiếu những sách làm cầu nối giữa các chương trình giáo lý phổ thông và kiến thức thần học cũng như kinh nghiệm tâm linh. Ai sẽ viết ra những sách đạo sát với cuộc sống, có khả năng dẫn dắt người giáo dân tiến xa trên kiến thức và tiến sâu vào tâm linh?

Thiết tưởng cần tìm ra nơi giáo dân những cây bút có tài, giúp họ đào sâu giáo lý và thể nghiệm tâm linh để chính họ sẽ viết ra bằng ngôn ngữ của giáo dân. Đàng khác, phải có sách lược giúp giới nhà tu biết cách trình bày những nội dung cao sâu theo ngôn ngữ, tầm suy tư và cách cảm nghiệm của đại chúng, để dần dần giúp họ yêu thích và có khả năng đào sâu hơn. Theo hướng ấy chúng con xin chia sẻ một số sáng kiến thử nghiệm lẻ tẻ đó đây và đề xuất vài điều cho chương trình chung.

2. TÌM PHÁT HIỆN VÀ GIỚI THIỆU NHỮNG CÂY BÚT CÓ TÀI

Cho đến nay, giới nhà tu vẫn còn đi đầu trong số lượng người Công Giáo cầm bút tại VN. Cần gia tăng số lượng và nâng cấp cả người viết nhà tu và người viết giáo dân.

Chắc hẳn đó đây trong Dân Chúa tại Việt Nam đã và đang có những người làm thơ ca tụng Chúa nhưng tác phẩm của họ chưa được biết đến. Dưới sự bảo trợ của Đức ông Xuân Ly Băng, từ cuối năm 2006 một số anh em tiếp tục công việc Sưu Tầm Và Nghiên Cứu Thơ Công giáo Việt Nam (gopnhattho@yahoo.com). Đây là công việc đã bắt đầu từ mười năm qua. Năm 1999 đã xuất bản được quyển “GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO, tập I” quy tụ 41 tác giả, rồi bị gián đoạn.

Bộ Sưu Tập Thơ Công Giáo lần này sẽ mang phong cách mới, gồm nhiều tập. Ba tập đầu dành cho các tác giả Ở Thượng Nguồn Thơ Ca Công Giáo Việt Nam, do Lê Đình Bảng thực hiện, nói chung là gồm những tác giả đã khuất từ giữa thế kỷ XVII đến hết thế kỷ XX. Ba tập này sẽ được xuất bản trong một ngày gần đây.

Trong lúc chờ đợi, sẽ bắt đầu giới thiệu những tác giả thời sau, mỗi tập 15 tác giả, với hình, tiểu sử, chứng từ đức tin và tuyển thơ. Tuyển tập thứ nhất (Kinh Trong Sương) đã được phát hành tháng 3-2008.

Năm 2007, Mạng Lưới Dũng Lạc mở trang Đồng Xanh Thơ (dongxanhtho@gmail.com), chuyên về thơ, nhằm tạo mặt bằng cho các cây bút trẻ Công giáo giới thiệu tác phẩm. Ngày 20-01-2008 đã có cuộc họp mặt các tác giả Đồng Xanh Thơ tại Tòa Giám Mục Phan Thiết. Tiếp đó, đã có thêm trang dành các tác giả văn xuôi, trang Vườn Ô Liu (vuonoliu@gmail.com), phát hành hàng tháng, bắt đầu từ cuối tháng Tư vừa qua.

Cả ba chương trình trên đây đều nhằm phát hiện và đưa ra ánh sáng những cây bút có tài trong các tầng lớp giáo dân, động viên họ cống hiến ngòi bút cho Chúa và giúp họ nâng cao tay nghề.

Những lời kêu gọi ban đầu đã được gửi qua điện thư email. Tuy nhiên, rất nhiều nơi và nhiều người tại VN còn xa lạ với internet, với email… Do đó, tuyển tập Kinh Trong Sương đã được gởi tặng rộng rãi đến các giáo xứ và giáo họ biệt lập của 26 Giáo Phận để anh chị em giáo dân khắp nơi biết hai chương trình Đồng Xanh Thơ và Góp Nhặt Thơ, cùng địa chỉ để gửi bài về. Hy vọng việc tặng Kinh Trong Sương sẽ lôi cuốn được sự chú ý của nhiều cây bút đang sống âm thầm và rải rác khắp nơi.

3. ĐÀO TẠO NGƯỜI VIẾT

Năm 2007, tại một số nơi đã có những hoạt động nhằm gợi hứng cho các bạn trẻ tập cầm bút:

- Giải Truyện Ngắn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Sài Gòn)

- Giải Văn Thơ cấp giáo xứ tại Tuy Hòa, Đồng Tre, Cây Rỏi (giáo phận Quy Nhơn), Song Mỹ (giáo phận Nha Trang)

- Ngày tập huấn cho những cây bút trẻ cụm các giáo xứ Huyện Ninh Sơn, giáo phận Nha Trang.

Bản thân chúng con được tham gia chấm bài hai giải thưởng cấp giáo xứ và nhận thấy đây là một sinh hoạt có tác dụng giáo dục nhiều mặt, không chỉ đào tạo khả năng cầm bút nhưng còn giúp nhiều bạn trẻ khám phá ơn gọi tông đồ của họ và tự đào luyện ngòi bút trước khi bước vào chủng viện hay đệ tử viện. Cũng xin mở ngoặc, nếu giáo xứ nào cần kinh nghiệm tổ chức, xin thư về gopnhattho@yahoo.com, chúng con sẽ chia sẻ tài liệu.

Năm 2008 hy vọng sẽ có thêm nhiều Giải Văn Thơ ở những nơi khác.

Đặc biệt, Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết đã chấp thuận tổ chức Giải Thưởng Văn Thơ Nhạc Họa Đức Mẹ Tà Pao, cho bốn bộ môn: Thơ, Truyện Ngắn, Nhạc, Nhiếp Ảnh và Hội Họa. Không riêng các tín hữu trong Giáo Phận Phan Thiết, cả anh chị em các nơi khác cũng có thể tham dự.

Ước mong sẽ có những giải thưởng có tầm mức quốc gia và cả hải ngoại, không riêng cho giới trẻ mà cả cho những người cầm bút trưởng thành, trong và ngoài Hội Thánh Công giáo. Qua nhiều đợt, chắc hẳn chúng ta sẽ có được những tác phẩm giá trị, có ích lợi lớn cho việc đào tạo Dân Chúa và truyền giáo.

4. THI SÁNG TÁC THEO LINH ĐẠO

Nhịp cầu giữa trình độ giáo lý phổ thông và các “cư sĩ” trí thức Công giáo là những sách viết về kinh nghiệm của chính anh chị em giáo dân đã sống sâu xa một linh hạnh nào đó. Các truyện thiền, thơ thiền và tranh thiền bên Phật có một phần không nhỏ là hoa quả những cảm nghiệm thiền của đại chúng tín hữu. Phía Công giáo Việt Nam, trong giới Huynh đoàn Đa Minh, các nhóm Linh Thao I Nhã, cộng tác viên Salêdiêng, Phan Sinh tại thế, dòng ba Cát Minh, cựu học sinh các dòng Mến Thánh Giá, các nhóm thân hữu Biển Đức và Xitô… hẳn có những mạnh thường quân trong cũng như ngoài nước có thể tài trợ giúp tổ chức những giải thưởng văn thơ phát huy linh hạnh của nhóm mình, không riêng cho các tác giả trong tập thể mình mà cả các tác giả ở ngoài. Nếu nhờ giải thưởng mà có được một số tác phẩm sáng giá, có sức đào tạo giáo dân theo linh hạnh dòng mình, thì bỏ ra 50 hay 70 triệu để tổ chức cũng đáng. Những tác phẩm ấy cũng là phương tiện rất quý giá cho công cuộc đối thoại với anh chị em các tôn giáo Đông Phương vốn đặt nặng về luân lý và tâm linh. Kết quả sẽ sâu và bền hơn nhiều so với chuyện bỏ số tiền ấy để làm hàng rào hoặc cổng ngõ của tu viện.

Những tu sĩ linh hướng cho các nhóm trên đây cũng có thể giúp những khoá bồi dưỡng kinh nghiệm tâm linh cho những người cầm bút theo linh hạnh nhóm mình.

Tĩnh Tâm chính là chỗ định hướng cho văn học nghệ thuật Công Giáo. Văn học nghệ thuật Công giáo không phải một chương trình vạch sẵn, do một số người thiết kế, nhưng là hoa quả của Chúa Thánh Thần. Khi các tác giả được đưa đến với Chúa Thánh Thần trong tĩnh tâm, chính Ngài sẽ dẫn dắt họ đi trên nẻo đường Ngài muốn.

5. KHUYẾN KHÍCH CHỦNG SINH VÀ TU SĨ CẦM BÚT

Người phụ trách trang Đồng Xanh Thơ của mạng Dũng Lạc cho biết trong số gần 50 tác giả tham gia trang này, có cả linh mục, chủng sinh, nam và nữ tu. Qua thư từ, một số trong những vị này cho thấy hình như việc viết lách không vui lòng các Bề Trên cho lắm. Con xin thưa quý Bề Trên, hồi 15 tuổi con cũng được khuyên đừng viết lách kẻo mất ơn gọi. Thế rồi nay con đã 61 tuổi và đã dùng ngòi bút phụng sự Chúa được 32 năm trong sứ vụ linh mục. Nhìn lại, nhờ ngòi bút mà sứ vụ của con đã phong phú hẳn lên. Con thiết nghĩ điều cần là đào tạo cho các anh chị em trẻ một định hướng tâm linh cứng cáp, biết phát huy tài năng để phụng sự Chúa và biết điều hòa việc luyện ngòi bút với những mặt đào tạo khác. Thiếu những điều ấy, bất cứ hoạt động nào cũng có thể khiến họ bị lạc hướng chứ không riêng gì việc làm thơ viết nhạc. Chắc quý Bề Trên nhớ rằng quyển Mật Mã Davinci năm kia và quyển Chiếc La Bàn Bằng Vàng năm nay phát hành trên thế giới hằng trăm triệu bản, được quay thành phim cho hằng tỉ người xem… đều là sản phẩm của những ngòi bút. Quý Bề Trên cũng biết quyển Bà Là Ai (Sứ Điệp Đức Mẹ Mễ Du) do một ký giả Tin Lành viết đã in đến 15 triệu bản tiếng Anh. Bằng ngòi bút, một ký giả Tin Lành đã giúp người ta yêu mến Đức Mẹ hơn cả trăm cả ngàn linh mục trên tòa giảng. Nếu Dòng của quý Bề Trên đào tạo được một cây bút như ông Wayne Weible này hay như ông Dan Brown nọ để phục vụ Chúa Kitô thì phúc đức cho Giáo Hội Việt Nam biết bao.

Thiết tưởng bao lâu các nhà Dòng và Chủng viện còn đánh giá việc viết lách như chuyện “xướng ca vô loài” ngày xưa, bấy lâu công cuộc hội nhập văn hóa và truyền giáo ở Việt Nam còn dậm chân tại chỗ. Các linh mục mỗi ngày đều dọn bài giảng, rất đông các tu sĩ mỗi tuần đều dọn bài giáo lý. Nếu có thói quen cầm bút sớm, nếu biết hành văn chuẩn xác… thì sẽ phục vụ hữu hiệu biết bao. Nhiều giáo dân cũng quan tâm tới vấn đề này. Năm 2007, tác giả Đoàn Xuân Dũng, một giáo dân, đã tặng 600 quyển TẬP LÀM THƠ cho các Chủng Viện và Dòng Tu nhằm đánh thức khả năng cầm bút của giới trẻ nhà tu và gây tự tin cho họ.

Hy vọng ngày nay cái nhìn đang đổi khác. Trong ngày họp mặt các tác giả Đồng Xanh Thơ tại Phan Thiết vừa qua đã có sự hiện diện của hai tác giả nam tu sĩ từ Sài Gòn ra và khoảng mười nữ tu và bốn mươi chủng sinh tại Phan Thiết đến tham dự.

6. PHÁT HUY TIỀM NĂNG CỦA BẢN TIN HIỆP THÔNG

Hiện nay, tờ báo chính thức của HĐGMVN là Bản Tin Hiệp Thông. Chỉ cần thể hiện đúng tên gọi, tờ báo có thể trở thành một phương tiện đào tạo người cầm bút cho Giáo Hội Việt Nam. Là bản tin, ít ra phải phát hành hằng tuần. Hai tháng mới ra một lần sẽ không còn là bản tin (news, novelles) mà chỉ là kho lưu trữ các sự kiện đã cũ. Là bản tin, nên thực hiện thành tập mỏng khổ giấy A4 như trước kia và như bao nhiêu tuần san ở các sạp báo. Để thực sự là nhịp cầu hiệp thông cho Giáo Hội Việt Nam, cần kêu gọi sự đóng góp của mọi thành phần và tầng lớp Dân Chúa thuộc cả 26 Giáo Phận cũng như các Dòng Tu, trong và ngoài nước. Cần ưu tiên cho những bài ngắn, khả năng đóng góp mang tính hiệp thông mới gia tăng. Là tờ báo của HĐGMVN, Bản Tin Hiệp Thông có tư cách và điều kiện để xúc tiến thiết lập những tổ cộng tác viên từ mọi giáo phận, viết tin cả cho BTHT lẫn trang web của HĐGMVN. Trong thực tế vẫn có nhiều khó khăn. Thế nhưng nếu thực sự muốn làm một điều gì đáng làm thì chúng ta vẫn làm được.

Qui Nhơn, 22-5-2008
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Lần Chuỗi
Lm. Tâm Duy
00:14 30/09/2008

LẦN CHUỖI



Ảnh của Lm. Tâm Duy

At the end of every hard day, people find some reason to believe.

Mỗi ngày vất vả qua đi

Người ta mới thấy đức tin là cần !

(Bruce Springsteen, twentieth-century American singer/nđc phóng ngữ)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News