Ngày 01-10-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đời Sống Tâm Linh # 11 - Tham Muốn Là Đau Khổ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:11 01/10/2009
Đời sống Tâm Linh # 11 Tham Muốn Là Đau Khổ

*** Không đuổi theo tham muốn là thực hành Lời Chúa dạy. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghiã thiết yếu là Mở Rộng Cánh Cửa Tâm Linh, các thánh đã thực hành và chứng nghiệm. Chúa Giêsu dạy: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu.” (Lc 12, 15)

1-Thoát khỏi tham muốn: Dứt bỏ dần những tham lam bám luyến vào cuộc đời tạm bợ này, là bạn đã quyết thực hành Lời Chúa. Những quyến rũ của thế gian như tham tiền bạc, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ, sắc đẹp, địa vị…chính là những chướng ngại vật, mà bạn phải nhờ ơn Chúa chiến đấu không ngừng từng giây từng phút.

2- Từ bỏ tham muốn: Khi bạn được nhắc bảo phải bỏ trừ tham muốn là bạn phải hy sinh hạnh phúc thì còn gì, bạn thấy trỗng rỗng như trái banh bị xì hơi. Đó là bởi bạn chưa hiểu rõ và nhận ra những lỗi lầm của tham muốn, là một tâm thức đau khổ và bệnh hoạn.

3- Đau khổ vì hưởng thụ: Thí dụ khi bạn tham uống rượu, bạn cho là hạnh phúc, nó xuất hiện với bạn như hạnh phúc, lạc thú; nhưng trong thực tế là đau khổ. Vi bao tử của bạn đầy ắp, ói mửa, mệt mỏi, hạnh phúc ấy trở thành đau khổ…, giống như cơn sóng đại dương xuất hiện hết đợt này đến đợt kia, không bao giờ ngừng dứt.

4- Sự an bình đến: Bạn sẽ cảm nghiệm thấy sự an bình khi dứt bỏ tham muốn sẽ là thiên đàng nội tâm, không phiền khổ, nó cho phép đời sống tâm linh bạn được triển nở. Bạn có kinh nghiệm vĩnh viễn bình an này, vì bạn đã giải thoát khỏi những đam mê thế tục.

Tóm lại, không có tham muốn thì không còn đau khổ, và có sự bình an trong tâm hồn, vì bạn đã tìm được kho tàng hạnh phúc. Kinh Thánh nói: “ Kẻ nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài cho kẻ ấy sự bình an trọn vẹn, vì kẻ ấy cậy nhờ Ngài. (Isaia 26, 3)

Pho tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 27 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
01:16 01/10/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 27 thường niên

Lc 10,25-37

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa là nguồn lương thực nuôi dưỡng chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã hiến ban chính Máu Thịt làm của ăn cho chúng con trên đường lữ thứ trần gian. Chúng con xin cảm tạ Chúa. Xin cho chúng con biết hiến dâng chính mình làm lễ vật tình yêu cho Chúa, và cũng trở thành tấm bánh được bẻ ra cho nhân thế hôm nay.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Người đời thường ích kỷ, vụ lợi. Tình người còn mang nhiều toan tính hẹp hòi. Có mấy ai cho đi mà không mong đền đáp? Có mấy ai yêu thương đến quên cả chính mình? Xin tha thứ cho tình người còn khiếm khuyết nơi chúng con. Xin Chúa kiện toàn đức ái nơi chúng con. Một đức ái vô vị lợi, luôn hướng đến tha nhân trong tinh thần xả kỷ hy sinh. Một đức ái chân thành để chúng con quên mình mà phục vụ lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết vượt ra khỏi những toan tính tầm thường, để chúng con sống quảng đại với nhau trong tình nghĩa anh em một nhà.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con mang lấy tâm tình từ bi nhân hậu của Chúa, để chúng con biết chạnh lòng thương xót trước những đau khổ của tha nhân, và sẵn lòng chia sẻ với họ bằng một tình mến yêu chân thành. Amen

Thứ Ba sau Chúa nhật 27 Thường niên

Lc 10,38-42

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cám ơn Chúa đã ở lại với chúng con. Chúng con cám ơn Chúa đã luôn đồng hành với chúng con. Qua bí tích Thánh Thể Chúa đã tỏ bày lòng yêu thương vô bờ bến dành cho chúng con. Một tình yêu cho đi mà chẳng mong đền đáp. Một tình yêu dâng hiến nên của ăn nuôi dưỡng cho người mình yêu. Xin giúp chúng con cũng trở nên dấu chỉ yêu thương cho anh em.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, tháng Mân côi còn mời gọi chúng con hướng về Mẹ Maria, là người Nữ Thánh Thể, là một con người đầu tiên đã sẵn lòng trở thành Đền thờ cho Chúa ngự trị. Mẹ đã chuẩn bị cho Chúa một đền thờ thật thanh khiết vẹn tuyền. Mẹ còn là một tông đồ Thánh Thể nhiệt thành khi Mẹ đem Chúa đến cho nhà Giacaria. Mẹ là người đầu tiên đã kết hợp đau khổ của mình vào đau khổ của Chúa để cứu độ chúng sinh. Xin giúp chúng con biết noi gương Mẹ. Xin ban cho chúng con quả tim biết sống quảng đại, biết nỗ lực cộng tác với ơn Chúa để hoàn thành sứ mạng Chúa trao. Xin cho chúng con vững lòng cậy trông vào kế hoạch cứu độ của Chúa, cố gắng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, theo mẫu gương của Mẹ Maria. Xin cho chúng con cũng biết dâng những hy sinh mỗi ngày qua việc lần hạt Mân Côi, sống bác ái huynh đệ để đền bù cho tội lỗi nhân loại và cứu độ thế giới.

Lạy Chúa, xin thương ngự đến tâm hồn chúng con, và biến chúng con thành môn đệ của Chúa. Amen.

Thứ Tư sau Chúa nhật 27 Thường niên

Lc 11,1-4

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cám ơn Chúa đã nói cho chúng con biết về Chúa Cha. Một người Cha nhân từ. Một người Cha luôn chăm sóc con cái của mình. Chính Cha đã cho mưa thuận gió hoà trên nhân thế chúng con. Chính Cha đã trao ban Con Một của mình đến trần gian để cứu độ chúng con. Với lòng cảm mến, chúng con xin được thưa cùng Chúa Cha.

Lạy Cha, chúng con biết rằng danh Cha vinh hiển thì mọi sự thế gian này sẽ tốt đẹp hơn! Chúng con biết rằng Cha dựng nên nhân loại chúng con để làm sáng danh Cha. Chúng con xin hứa sẽ dùng những gì Chúa ban mỗi ngày để danh Cha được cả sáng. Chúng con sẽ sống bác ái yêu thương để tôn vinh danh Cha. Xin cho chúng con biết nhận ra tình yêu Cha dành cho chúng con mỗi ngày, ngay cả trong những lúc khó khăn gay go nhất, để nhờ đó chúng con biết ngợi khen Cha.

Lạy Chúa là Cha khả ái, xin cho chúng con biết sống với nhau trong tình nghĩa anh em. Xin loại trừ nơi chúng con những mầm mống hận thù chia rẽ, nhưng xin liên kết chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Amen.

Thứ Năm sau Chúa nhật 27 thường niên

Lc 11,5-13

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa ở giữa chúng con. Chúa ở giữa chúng con để lắng nghe lời con cái kêu xin. Chúa ở giữa chúng con để hiểu những nhu cầu của chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con biết siêng năng đến với Chúa để nhận lãnh ân huệ của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu! Chúa thật kiên nhẫn với chúng con. Chúa không trách phạt chúng con theo như chúng con đáng tội. Chúa luôn chờ đợi sự trở về của chúng con. Và Chúa hằng thi ân ngay khi chúng con còn mang ách tội nhơ. Xin cho chúng con luôn tin tưởng vào tình thương của Chúa. Xin giúp chúng con không bao giờ nản lòng trước những thất bại, nhưng biết kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi được lãnh nhận hồng ân của Chúa. Xin cho chúng con cũng biết kiên nhẫn với nhau, biết lắng nghe nhu cầu của tha nhân và sẵn lòng giúp đỡ trong khả năng. Xin giúp chúng con biết sống với nhau trong tình bác ái chân thành, để khi vui, khi buồn chúng con đều chia sẻ cho nhau.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn kiên trì khi cầu nguyện. Xin giúp chúng con luôn biết cầu xin cho ý Chúa được thể hiện trong mọi việc và trong đời sống của chúng con, hơn là làm theo ý riêng chúng con. Amen.

Thứ sáu sau Chúa nhật 27 thường niên

Lc 11,15-26

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con ước ao được trở nên giống Chúa: nhỏ bé, đơn sơ. Chúng con ước ao luôn sống khiêm hạ như Chúa đã sống làm gương cho chúng con. Xin cho chúng con biết đón nhận ân huệ của Chúa trong tâm tình tri ân cảm tạ. Xin giúp chúng con biết vui với phận mình để tránh khỏi những tị hiềm ghen ghét làm mất vẻ đẹp hiệp nhất của Giáo hội chúng con.

Nhưng Chúa ơi! Bản tính chúng con thường hay xét nét so bì với nhau. Đã nhiều lần chúng con thích tự tôn mình lên. Chúng con không muốn thua người khác. Chúng con vẫn thường trách Chúa đã không thương chúng con như những người khác. Sao Chúa không cho chúng con tài năng như họ? Sao Chúa không cho chúng con thành công như người này, người kia? Sao Chúa không cho chúng con có mái tóc, khuôn mặt đẹp hơn người khác? Chúng con thường bất mãn về chính mình. Chúng con thường than trách Chúa. Xin tha thứ cho chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con tâm hồn đơn sơ để chúng con nhận ra tất cả là quà tặng mà Chúa mang đến cho chúng con. Xin giúp chúng con biết đón nhận mọi sự với lòng tín thác trọn vẹn nơi Chúa. Amen

Thứ Bảy sau Chúa nhật 27 thường niên

Lc 11,27-28

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến tâm hồn chúng con. Chúa đến với chúng con như người bạn để lắng nghe và chia sẻ với những ưu tư trong cuộc sống của chúng con. Xin cho chúng con biết nhận ra sự hiện diện của Chúa để chúng con luôn sống dưới cái nhìn của Chúa.

Lạy Chúa, Chúa đã từng chúc phúc cho những ai biết lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Lời chúc phúc đó Chúa đã ban thưởng cách đặc biệt cho Đức trinh nữ Maria, là Mẹ của Chúa. Mẹ đã được tràn đầy ơn phúc bởi Mẹ đã tin và thực thi Lời Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ để chúng con cũng vượt thắng mọi sợ hãi mà học vâng phục theo thánh ý Chúa. Xin giúp chúng con luôn đơn sơ khiêm nhường để dễ dàng sống và thực thi Lời Chúa.

Lạy Mẹ Maria, chúng con xin mượn lời của sứ thần mà kính mừng Mẹ là Đấng đầy ân phúc. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng con biết sống đẹp lòng Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống. Chúng con xin phó thác cuộc đời trong ân phúc của Mẹ hôm nay và trong giờ lâm tử. Amen

Lm.Jos Tạ duy Tuyền
 
Tầm quan trọng của sự phê bình và khiêm hạ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
02:21 01/10/2009
Suy niệm Thánh Kinh Chúa Nhật 26 Mùa Thường Niên., Năm B, của Linh Mục Thomas Rosica, CSB

TORONTO (Zenit.org).- Vị tiên tri trong Kinh Thánh là một người đã lãnh nhận một tiếng gọi của Chúa để làm sứ giả và thông ngôn cho Lời Chúa. Lời đến với tiên tri thúc giục ông phải nói.

Ông Amos hỏi: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã phán, ai chẳng nói tiên tri?” (Amos 3:8).Jeremiah, người hết hy vọng bởi vì sứ điệp của ông phải chúc dữ dân chúng ông yêu thương mà không được giảm nhẹ nên sẽ kiềm chế tiếng nói: “Có lần con tự nhủ: ‘tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa,’ nhưng lời Người cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được” (Jeremiah 20:9).

Phải chi toàn dân của Đức Chúa là tiên tri!

Trong bài đọc thứ nhất hôm nay trích từ sách Dân Số (11:25-29), Thiên Chúa đã ban thần khí tiên tri xuống trên những kẻ khác làm ông Moisen phải kinh ngạc. Trước kia ông Môise đã phàn nàn với Chúa ông không thể tự mình lo liệu cho toàn dân Israel trong sa mạc. Để giảm nhẹ tình huống, Chúa đã hứa ban thần khí tiên tri của Moise trên 70 người bô lão. Dầu ông Eldad và Medad không hiện diện trong trại khi Chúa ban thần khí của Moisen, hai ông vẫn nhận lãnh ân huệ này và bắt đầu nói tiên tri.

Khi người phụ tá của ông Môisen, là ông Joshua, muốn ngăn cản sự nổi loạn có vẻ để chống đối thẩm quyền, ông Moisen trả lời: “Anh ghen giùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban thần khí trên toàn dân của Người để họ đều là tiên tri”!(Ds 11:29). Ông Môisen hài lòng vì thần khí nói tiên tri được chia sẻ với những người không trực tiếp hiện diện trong lần trao nhiệm vụ thứ nhất cho các bô lão. Joshua bị quở trách vì tính ghen tương của ông. Thần quyền có thể dẫn tới những lạm dụng nghiêm trọng. Nó phải được nắm giữ cách thận trọng, khiêm tốn và hợp lý. Bài học là khả năng của Chúa chia sẻ thần khí không bị hạn chế. Chúa là thước đo.

Tính vô giá trị hiện nay của của cải

Sự tố giác nghiêm khắt người giàu bất công trong bài đọc thứ hai hôm nay từ Thơ Thánh Giacôbê (5:1-6) nhắc nhở về các tiên tri thời Cưu Ước (ví dụ, Amos 8:4-8). Điều đó không có ý gây ấn tượng người giàu có mà sự tố giác đó ám chỉ cách hùng biện, nhưng đúng hơn đó là một sự cảnh báo hữu ích cho các tín hữu về số phận khủng khiếp của những kẻ lạm dụng tiền của và có lẽ cũng là một sự an ủi cho những kẻ bây giờ bị nhà giàu áp chế (James 2:5-7)

Kiểu dẫn nhập tương tự trong 5:1-6 và 4:13-17 và sự sử dụng địa chỉ trực tiếp khắp nơi chỉ sự tương tự của hai phần. Tuy nhiên, đoạn này thì nghiêm khắc hơn với giọng nói và không xem ra cho phép cơ may sám hối. Trong 5:2-3, thời quá khứ các động tự được sử dụng (rotted -mục nát, moth-eaten -mối ăn, rỉ sét -rusted) có lẻ chỉ sự vô giá trị của cải hiện tại. Hơn nữa, dầu bạc và vàng hiện tại không bị rỉ sét (c.3), kiểu nói được sử dụng cho chúng chỉ sự vô giá trị cơ bản của chúng.

Bài đọc này theo Giacôbê không đi song đôi với hai bài đọc kia, cách riêng trong vấn đề những ân huệ thiêng liêng tỏ hiện bên ngoài nhóm trực tiếp các môn đệ Chúa Giêsu. Tuy nhiên, nó có những lời nói khắc nghiệt chống lại những kẻ giàu có lạm dụng những kẻ làm công cho họ và giữ tiền lương nhằm lạm dụng quyền hành. Giacobê đang nói dứt khoát về lãnh vực đời của công việc, tiền lương và tiền thưởng xứng đáng cho công việc. Vì họ giữ lại tiền lương phải trả, bạc và vàng sẽ hao mòn và quần áo của họ sẽ bị mối ăn. Những nhà giàu không nhận biết rằng Thiên Chúa là Chúa các người nghèo, và binh vực họ.

Những vấn đề trong cộng đồng Giáo Hội của Maccô

Đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 9 38-43, 45, 47-48) đúng hơn bị đặt chung không sít sao và xem ra để phản ảnh những vấn đề của cộng đồng Giáo Hội của Maccô. Trước hết có sự trao đổi giữa Gioan và Chúa Giêsu về người trừ quỉ xa lạ (9:38), theo sau là việc Chúa Giêsu loại trừ hệ thống phát triển giới ưu tú của các môn đệ (c.39-40). Trong phần hai (c.41), bất cứ ai cho người môn đệ uống một chén nước sẽ thuộc về Chúa Kitô; trong phần ba (c.42), Chúa Giêsu bảo vệ các kẻ bé mọn như hoàn toàn tùy thuộc vào Thiên Chúa, không ai có thể làm cho họ bị thất lạc.

Có một sự mỉa mai về việc Chúa Giêsu giải thích hành động của các môn đệ khi cố gắng chận người trừ quỉ xa lạ. Trong 9:14-29, chính các môn đệ không thể trừ một con quỉ ô uế cho một đứa nhỏ và bị Chúa Giêsu quở trách nặng lời. Bây giờ họ muốn hạn chế một người trừ quỉ thành công chỉ vì họ không thuộc nhóm của mình. Rõ ràng vấn đề không phải là người trừ quỉ có hành động nhân danh và cậy quyền phép của Chúa Giêsu hay không, nhưng người ấy có phải là thành phần nhóm chúng ta hay không. Những thái độ độc quyền của các môn đệ thì ai cũng thấy. Sư thành công của người trừ quỉ xa lạ là một sự đe dọa cho tình trạng của các môn đệ “chính thức”! Chúa Giêsu trả lời với một lời nói bao gồm tất cả, và là một lời trên thật tế thừa nhận vấn đề những thừa tác vụ không có quyền (9:30). Các môn đệ cần nuôi dưỡng những ân huệ quảng đại và nhân từ.

Nhu cầu tự phê bình

Trong nửa phần hai của đoạn trên, chúng ta gặp một sưu tập linh tinh những lời nói kêu gọi phải có lập trường tự phê bình. Các môn đệ được hướng dẫn suy tư về kiểu sống và thừa tác vụ của mình. Các môn đệ có những lời nói nào hay những hành động nào là những trở ngại cho các em bé của Giáo Hội chăng? Maccô sử dụng những lời của Chúa Giêsu chống lại gương xấu và sự lạm dụng tay, mắt và chân của mình. Chúa Giêsu không truyền phải chặt. Chúa có một kiểu nói điển hình Semitic—sinh động, mạnh mẽ, có khi thổi phồng.

Không gì, không ai đến trước Chúa Kitô. Lệnh của Chúa Giêsu truyền “chặt nó đi” không phải là một sự cắt đức (thiệt), nhưng đúng hơn là một lời mời giải thoát. Điều đó giải thoát chúng ta yêu mà không do dự, không mắc kẹt trong sự yêu mình nơi mà mọi sự và có lẽ mọi người, kể cả Thiên Chúa, chính Người, phải xoay quanh tôi. Sự nghịch lý có sức hấp dẫn của truyện này là như vầy: Chúng ta càng tập trung về Thiên Chúa Đấng sống trong ta, về những người Thiên Chúa yêu thương cách riêng vì họ nghèo túng hơn, và về trái đất mà Thiên Chúa thấy là rất tốt, thì niềm vui của chúng ta càng phong phú hơn trong chúng ta. Sự sống nhân bản là một vấn đề tương quang: với Thiên Chúa, với người ta, với địa cầu.

Mặc dầu sự rời rạc của nó, đoạn Tin Mừng hôm nay dự liệu một thuốc giải độc mạnh cho sự cám dỗ luôn hiện diện đánh giá quá cao địa vị của mình như là được Chúa chọn lựa. Bản tánh con người có khuynh hướng xét xử. Thỉnh thoảng sự nghiêng chìu của chúng ta về sự xét xử nhằm phát triển giới ưu tú, cho những kẻ khác không xứng đáng đồng hành với chúng ta. Chúng ta tạo ra những sự khó khăn, không nghĩ tới những kẻ khác nhưng quyết tâm lao về phía trước cách đui mù với chân, tay và mắt.

Chúng ta không biết Thiên Chúa đã hiến thánh tay chúng ta để lao động, và mắt chúng ta để thấy, và chân chúng ta để đi những con đường riêng của Thiên Chúa. Chúng ta loại những kẻ khác như những người ngoài cuộc của chúng ta, xa lạ với những hàng ngũ và tình trạng sống của chúng ta. Thay vì đặt thành vấn đề giá trị pháp lý của những nhóm hoạt động, và có khi thành công khác, chúng ta được nhắc tới rõ ràng minh bạch vế tầm quan trọng của sự tự phê bình và khiêm tốn.

Một tư tưởng cuối cùng về đức khiêm nhượng

Chúa Giêsu nói, ”Anh em hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường: Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11:29). Hầu hết các thánh câu xin và chứng tỏ đức khiêm nhượng trong đời sống các ngài. Nhiều người trong chùng ta sống trong những xã hội và văn hoá coi trọng việc tự cổ võ sự xứng đáng, sự quyết đoán, sự cạnh tranh, sự truyền thông những thành công của chúng ta nếu chúng ta muốn đạt tới nơi nào và thực hiện một sự khác biệt.

Nhân đức khiêm nhường là một đức tính qua đó một con người khi nhận thấy những khuyết điểm của mình, thì có một tư tưởng thấp kém về chính mình và mong muốn khuất phục mình trước Thiên Chúa và những kẻ khác vì Thiên Chúa. Làm sao chúng ta có thể tìm ra điểm hợp lý giữa sự ở khiêm nhường và hiền lành, và quyết đoán đủ để thành công trong thế giới ngày nay? Hay là chúng ta cần hy sinh cái này cho cái kia? Khi sống những sự sống đúng đắn và ngay thẳng, chúng ta có thể làm một việc lành như là một người lãnh đạo khiêm tốn, nhưng điều này thì khác với khả năng thành công và được đặt trong những vị trí trách nhiệm lờn hơn.

Lòng khiêm nhường của Mẹ Cabrini

Khi tôi lớn lên trong một gia đình Italian-American, chúng tôi thường nghe những truyện các thánh và các chân phước do ông bà và cha mẹ tôi kể lại. Dĩ nhiên 2 người Ý đứng đầu sổ: Mẹ Cabrini và Cha Piô năm dấu. Thánh Frances Xavier Cabrini (1850-1917) là người công dân Mỹ đầu tiên được Giáo Hội phong thánh. Khi tôi còn nhỏ, kinh nguyện của Mẹ Cabrini xin ơn khiêm nhượng được trao ban chúng tôi và tôi luôn giữ nó trong sách Kinh Thánh của tôi. Đời sống của Mẹ Cabrini và những lời kinh này bao gồm nhiều tư tưởng gặp trong các bài đọc Kinh Thánh ngày nay.

“Lạy Chúa Giêsu Kitô, con cầu xin Chúa tăng cường con với ân sủng của Thánh Thần Chúa, và ban bình an của Chúa cho linh hồn con, hầu con có thể thoát khỏi mọi áy náy và buồn phiền vô ích. Xin giúp con luôn ao ước điều làm đẹp lòng Chúa và được Chúa chấp nhận, ngõ hầu ý muốn của Chúa sẽ là ý muốn của con.

“Xin ban cho con có thể thoát khỏi những ao ước xấu xa, và, do tình yêu Chúa, con có thể vẫn không có tiếng tăm và ít người biết đến trong thế giới này, hầu được một mình Chúa biết mà thôi.

“Xin đừng để con gán cho chính mình con sự lành Chúa làm trong con và qua con, nhưng đúng hơn, khi qui chiếu tất cả danh dự cho Chúa con chỉ có thể chấp nhận những sự yếu đuối thuộc về con mà thôi, ngõ hầu khi chân thành gạt bỏ mọi hư danh đến từ thế giới, con có thể khao khát vinh danh thật và bền vững đến từ Chúa. Amen.”

* * *

Cha Thomas Rosica ngừơi Basilian, nhân viên điều hành chính Tổ Chức Các Phương Tiện Công Giáo Muối và Ánh sáng và Mạng Lưới Truyền Hình tại Canada, là một cố vấn viên cho Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.
 
Giải thích Phụng Vụ: Thánh Lễ La Tinh
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
02:22 01/10/2009
“Nói thêm về phẩm phục cho những thừa tác viên”

ROME (Zenit,org).-Giải đáp của Cha Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, Cha Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.

Con bối rối về phép do Đức Thánh Cha ban liên quan sự cử hành Thánh Lễ xử dụng nghi thức Tridentine (hình thức bất thường). Một giáo xứ có thể thay thế cho tất cả những Thánh Lễ hằng ngày suốt tuần, “hình thức Tridentine” thay vì hình thức “thông thường” chăng”? Con hiểu những Thánh Lễ Ngày Chúa Nhật phải theo hình thức thông thường, có lẽ ngoại trừ một Thánh Lễ Tridentine.—D.F., St.Clair Shores, Michigan

Văn kiện thích đáng nhất liên quan điểm này có lẽ là Điều 5 của “Summorum Pontificam”:

“Trong những giáo xứ, nơi có một nhóm cố định tín hữu gắn bó với truyền thống phụng vụ trước kia, mục tử phải vui lòng chấp nhận những thỉnh nguyện của họ hầu cử hành Thánh lễ theo nghi thức Sách Lễ Roma phát hành trong năm 1962, và bảo đảm ích lợi của những tín hữu này phải hài hoà với sự chăm sóc mục vụ bình thường của giáo xứ, dưới sự hướng dẫn của giám mục trong sự phù hợp với Giáo Luật 392, tránh sự bất hoà và bảo hộ sự hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội.”

“Tiết 2: Sự cử hành theo Sách Lễ của Đức Chân Phước Gioan XXIII có thể thực hiện trong những ngày lao động; đang khi trong những ngày Chúa Nhật và những ngày lễ một cử hành như thế cũng có thể thực thi.”

Giáo Luật 392 nói giám mục có toàn quyền và nhiệm vụ giám sát và tăng cường sự theo dõi những luật giáo hội với quyền hạn của ngài.

Tuy văn kiện giáo hoàng chắc chắn cho phép quyền thay đổi, sự kiện văn kiện ấy xin các mục tử bảo đảm rằng việc cử hành theo hình thức bất thường phải hài hoà với việc chăm sóc mục vụ bình thường sẽ gợi ý rằng một giáo xứ không nên thay thế luôn tất cả những Thánh Lễ hằng ngày để theo hình thức bất thường.

Một giáo xứ có hơn một linh mục có thể có những Thánh Lễ hằng ngày trong hai hình thức.

Tương tự, trong những vùng mà các nhà thờ ở gần nhau, giám mục có thể cho phép một giáo xứ cử hành một Thánh Lễ hằng ngày trong hình thức bất thường cho các tín hữu từ nhiều giáo xứ. Những khả năng khác bao hàm sự xoay quanh việc cử hành của hình thức bất thường trong tuần giữa hai hay ba giáo xứ lân cận.

Nếu xảy ra cần thiết, thơ giáo hoàng phát hành “motu proprio” (tự sắc) cũng tiên kiến khả năng của giám mục thiết lập một giáo xứ riêng biệt, như Điều 10:

“Đấng bản quyền một nơi đặc biệt, nếu thấy thích hợp, có thể thiết lập một giáo xứ cá nhân phù hợp với Giáo Luật 518 cho những cử hành theo hình thức của nghi thức Roma, hay là chỉ định một tuyên úy, vẫn phải giữ tất cả qui tắc của luật.”

Nên nhớ tất cả mọi cử hành trong một giáo xứ như thế hay là giáo xứ tuyên úy phải theo hình thức bất thường

Văn kiện trên nói rằng điều quan trọng là tìm kiếm những giải pjáp tích cực và bác ái cho những nhu cầu của mọi tín hữu hầu tránh sự bất hoà và bảo hộ sự hiệp nhất của Giáo Hội.

* * *

Y phục cho những thừa tác viên

Theo bài của chúng tôi nói về y phục phụng vụ thich hợp cho những thừa tác viên và những người giúp lễ, một đọc giả xin giải thích rõ hơn.

Anh ấy viết: “Cha trưng GIRM số 336. Y phục thánh chung cho các thừa tác viên được phong và được chỉ định thuộc bất cứ hạng nào là áo alb, được thắc ngang lưng với một giây lưng trừ phi áo alb được may đúng kích thước nên không cần dây thắt lưng. Xin cha vui lòng nói rõ ai là những người được coi như ‘những thừa tác viên được chọn của bất cứ hạng nào’?”

Kiểu nói “những thừa tác viên được bổ nhiệm của bất cứ hạng nào” cơ bản qui chiếu về tất cả những thừa tác viên được phong (giám mục, linh mục và phó tế) và những thừa tác vụ giáo dân đọc sách và giúp lễ được chỉ định.

Quan niệm về áo alb như là một y phục thánh chung có nghĩa là tất cả những thừa tác viên này có thể sử dụng áo alb trong bất cứ hành động phụng vụ nào.

Tùy thuộc vào những quy tắc của mỗi hội đồng giám mục, áo alb cũng có thể được sử dụng bởi các thừa tác viên giáo dân tình cờ khác, họ thực hiện những nhiệm vụ phụng vụ mà không có một sự bổ nhiệm riêng biệt, như những người giúp lễ, những người đọc sách và cả những thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ.

Quan niệm về y phục chung cũng có nghĩa là một áo alb luôn luôn có thể được sử dụng cho những phục vụ phụng vụ thuộc bất cứ loại nào cả khi những qui tắc cho phép sử dụng những y phục thánh khác thay thế. Như vậy cần thiết phân biệt giữa “có thể sử dụng” và “phải sử dụng,” vì điều này có thể thay đổi từ cử hành này tới cử hành khác.

Ví dụ, những thừa tác viên được phong “phải sử dụng” áo alb khi làm Lễ. Cho những bí tích và á bí tích khác, các thừa tác viên đó “có thể sử dụng” áo alb hay là áo chùng thâm và áo các phép. Các thừa tác viên được bổ nhiệm “có thể sử dụng” áo alb, áo thâm chùng và áo các phép, hay là y phục được phê chuẩn khác trong Thánh lễ và những dịp khác.

Môt độc giả khác nhắc tới những áo tu sĩ: “Con lấy làm ngạc nhiên nếu những nghi thức xưa vẫn còn áp dụng. Cách riêng con nghĩ tới y phục đặc biệt do những kẻ giúp trong các dòng tu xưa nhất còn mặc, một số hội dòng sử dụng một mũ vì mục đích đó. Con cũng nghĩ tới tập quan trong những hội dòng xưa hơn không sử dụng dây stola trong một số nghi thức, nhất là để nghe xưng tội khi đã mặc áo.”

Vì những tập quán của một số hội dòng xưa có trước cà Công Đồng Trent, nên thường có hiệu lực của luật riêng và, trừ khi hủy bỏ hay bị lên án, thường thường được coi như những khác biệt hợp pháp trong Giáo Hội. Điều này cũng có thể được áp dụng cho tập quán liên quan dây stola được mang để giải tội nếu đó thật sự là một thực hành lâu đời và không phải là một phát minh mới.

Tuy nhiên, dầu một tập quán đáng kính có thể được đánh giá vì tôn trọng sự hiệu nghiệm mục vụ của nó. Mang dây stola khi giải tội nhắc cả hai thừa tác viên và hối nhân về bản chất bí tích và linh mục của cuộc gặp gỡ.

Cá nhân tôi muốn những tu sĩ đó nên bỏ một tập quán như thế, ít là khi thực thi thừa tác vụ bên ngoài cộng đồng, nếu việc mang dây stola là một thực thi mục vụ tốt hơn.
 
Sống đạo trung tình nghiã vợ chồng
LM. Trần Bình Trọng
07:59 01/10/2009
SỐNG ÐẠO TRUNG TÌNH-NGHĨA VỢ CHỒNG

Chúa Nhật 27 Thường Niên, Năm B

St 2:18-24; Dt 2:9-11; Mc 10:2-16


Theo Thánh kinh thì mỗi liên hệ giữa Thiên Chúa với loài người được gọi là một giao ước. Thiên Chúa khởi sự giao ước bằng việc bày tỏ tình yêu của Người cho nhân loại. Và Thiên Chúa mời gọi loài người đáp trả lại tình yêu đó. Không những Chúa thiết lập giao ước hàng dọc, nghĩa là giao ước giữa Thiên Chúa với loài người, Chúa còn thiết lập giao ước hàng ngang giữa người với người nữa. Sách Sáng thế có ghi lại Chúa thiết lập giao ước hôn nhân hàng ngang bằng việc kêu gọi Ađam và Evà sống trung thành với nhau: Bởi thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ, mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt (St 2:24). Lời Thánh kinh này được Chúa Giêsu trích lại để nói lên tính cách bất khả phân ly của hôn nhân (Mc 10:7).

Khi Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người, Người đã nâng khế ước hôn nhân lên hàng bí tích. Vậy bí tích hôn nhân là việc hai người công giáo đã chịu phép Rửa tội, thề hứa trung thành yêu thương và phục vụ lẫn nhau cũng như yêu thương và phục vụ con cái. Sự trung tín giữa vợ chồng là phản ảnh lòng trung tín giữa Chúa Kitô và Hội thánh. Chúa khẳng định tính cách bất khả phân ly của bí tích hôn nhân: Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly (Mc 10:9). Khi mấy người Pharisêu thắc mắc tại sao ông Môsê cho phép li dị thì Chúa Giêsu bảo là tại lòng dạ chai đá của họ mà ông Mosê cho li dị.

Thực ra từ thuở ban đầu của công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã trù liệu kế hoạch hôn nhân bất khả phân li để nhằm xây dựng hạnh phúc gia đình: của vợ chồng và con cái. Còn li dị khiến con cái nhất là còn nhỏ tuổi bị thiệt thòi về mọi phương diện: thể chất, tình cảm, tinh thần và đời sống thiêng liêng. Áp dụng luật Chúa dạy, Giáo hội không chấp thuận luật li dị. Giáo hội chỉ cho phép li thân trong những trường hợp bất đắc dĩ, nếu hai vợ chồng sống với nhau mà hay gây bất hoà, làm mất sự bình an. Trường hợp vợ chồng li dị, mà không tái hôn, thì Giáo hội chỉ coi là li thân và mời gọi hai người tham dự vào đời sống bí tích của Giáo hội.

Trong quá khứ, hôn nhân được bảo vệ một cách tối đa: được gia đình, tôn giáo và xã hội che chở. Hôn nhân còn được phong tục và lễ giáo ràng buộc. Ðời sống vợ chồng được cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn hữu và hàng xóm khuyến khích, nâng đỡ và ủi an khi vợ chồng có chuyện buồn giận lẫn nhau. Trái lại sống trong xã hội hiện tại và hiện đại, hôn nhân bị tấn công bởi nhiều yếu tố như báo chí, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình và cả mạng tin. Bằng cách cho phép ly dị, luật pháp xã hội hiện tại và hiện đại không còn bảo vệ hôn nhân.

Nhận thức được rằng đám cưới chỉ kéo dài có một ngày, còn hôn nhân kéo dài suốt cả cuộc sống, mà đa số các giáo phận tại Mỹ đời nay đòi hỏi những cặp dự bị hôn nhân phải qua chương trình học hỏi và đợi chờ tối thiểu là sáu tháng. Thời gian học hỏi và đợi chờ nhằm giúp cho người dự bị hôn nhân học hỏi về giáo lý hôn nhân và tiếp tục tìm hiểu lẫn nhau xem hai người có thể đi tới đời sống lứa đôi không?

Có những cặp nam nữ sau thời gian tìm hiểu và đợi chờ thấy không hợp đã tự ý chia tay vĩnh viễn. Những cặp dự bị hôn nhân mà thực sự chú tâm học hỏi để sửa sọan bước vào đời sống hôn nhân thì cũng khiến cho các linh mục làm đám cưới hứng khởi. Có linh mục kia nhận xét trước khi đi tu đâu có biết được cái đẹp của tình yêu và đời sống hôn nhân. Ðể cho hôn nhân có thể kéo dài suốt cả cuộc sống, người ta cần khám phá ra nét đẹp và sống nét đẹp của tình yêu và đời sống hôn nhân công giáo. Người ta cần đem Chúa vào đời sống hôn nhân để Chúa cùng đồng hành và làm chủ đời sống hôn nhân.

Như vậy người ta thấy mối liên hệ hôn nhân là một thứ liên hệ gần gũi và thân mật nhất trong các thứ liên hệ của loài người, đem lại cho hai người niềm an vui và an toàn. Có người nói yêu nhau là cùng nhìn về một hướng và theo đuổi cùng mục đích. Khi hai người cùng nhìn về một hướng và theo đuổi cùng mục đích, họ sẽ giúp nhau hoàn thành ơn gọi của đời sống hôn nhân.

Tuy vậy đời nay người ta lại thấy cảnh li lan tràn khắp đó đây. Nếu phân tích tại sao đời nay vợ chồng lại li dị dễ dàng như vậy, người ta có thể nêu ra những lí do sau đây (dĩ nhiên độc giả còn có những lí do khác nữa):

Tại đặt nặng yếu tố tiền bạc trong đời sống hôn nhân. Khi thấy chồng làm ít tiền mà vợ lại thích mua sắm, thì nàng có thể bắt đầu để ý đến người có nhiều tiền hay làm nhiều tiền hơn.

Tại đặt nặng vấn đề chăn gối. Có lẽ vì ảnh hưởng bởi phim ảnh, nghệ thuật quảng cáo đời sống chăn gối, và công ty xây cất nhà cửa với phòng ngủ của chủ gia đình thật lớn và sang: có phòng tắm đặc biệt với bồn tắm jacuzzi làm sóng ngầm chẳng hạn, mà người ta để ý đến vấn đề này. Vợ chồng cần tìm hiểu và để ý xem những lúc nào, hoặc thời kì nào người phối ngẫu không muốn chuyện chăn gối để mà tôn trọng nhau. Ngoài ra việc chăn gối hôn nhân phải là việc bày tỏ sự ưng thuận của cả hai người, lòng yêu thương, âu yếm, thông cảm, và coi trọng phẩm giá của nhau, chứ không phải là việc làm ép buộc, chỉ nhắm tìm khoái lạc. Vợ chồng cũng cần tìm những thoải mái về đời sống tình cảm, tinh thần và đời sống thiêng liêng có tính cách bền lâu bằng việc cầu nguyện, săn sóc gia đình và con cái hoặc làm việc xã hội và từ thiện bác ái nữa. Khi người ta cảm nghiệm được thoải mái về đời sống tinh thần và thiêng liêng, thì vấn đề chăn gối không còn phải là một nhu cầu lớn.

Tại ích kỉ trong đời sống hôn nhân. Nếu một người phải đi làm lụng vất vả để nuôi gia đình mà người kia không chịu góp phần làm việc nhà: để nhà cửa bề bộn, con cái nheo nhóc, cơm nước thất thường, thì người góp phần nhiều sẽ nản lòng. Nếu nấu ăn giở thì cũng nên học cách nấu ăn sao cho người ta ăn được. Như vậy vợ chồng cần để ý để đáp ứng những gì mà người kia đã làm cho mình. Nói cách khác là có đi có lại mới toại lòng nhau. Còn không thì sẽ làm mất lòng người kia.

Tại để ý nhiều đến tình, mà quên nghĩa. Có những khi người ta còn lẫn lộn tình yêu với cảm tình hay cảm xúc trìu mến. Do đó khi không còn cảm thấy có cảm tình là người ta chia tay. Người ta quên đi những hi sinh và công ơn mà người phối ngẫu đã làm cho mình nên mới vội: Thăm ván bán thuyền. Có những người trọng nghĩa vợ chồng mà vẫn có thể chung sống với nhau mặc dù tình đã phai nhạt.

Tại quên rằng vợ chồng còn là thánh giá cho nhau. Lập gia đình là để vợ chồng nâng đỡ nhau và săn sóc con cái về đời sống vật chất, tình cảm, tinh thần và đời sống thiêng liêng. Tuy nhiên vợ chồng còn là thánh giá cho nhau nữa nếu hiểu thánh giá là những bất đồng quan điểm với tính tình khác nhau, ăn ngủ khác biệt, lại thêm tập quán, cách nói năng, cách nhìn đời cũng khác. Nếu học để chịu đựng và chấp nhận, những thánh giá sẽ trở nên nhẹ nhàng và mang lại ơn phúc cho đời sống hôn nhân.

Tại quên đi phần sau của lời hứa hôn nhân. Trong thánh lễ cưới, vợ chồng hứa với nhau: Anh hứa nhận em làm vợ, em hứa nhận anh làm chống, và hứa sẽ giữ lòng chung thuỷ với em (anh), khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh nạn cũng như lúc mạnh khoẻ để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em). Vợ chồng phải thường xuyên nhắc nhở cho mình giữ lòng chung thuỷ cả lúc gian nan và khi bệnh nạn nữa cũng như yêu thương và tôn trọng nhau suốt cả cuộc sống.

Tại không chịu tìm cách thăng tiến hoá đời sống hôn nhân. Tự nhìn và xét mình, người ta thường chủ quan hay vì tự ái mà không nhìn thấy mặt trái của mình. Do đó mà có những phong trào ra đời như Hội Ngộ Phu Thê (marriage Encounter) để giúp vợ chồng thông đạt với nhau cách hữu hiệu; hay phong trào Teams of our Lady để hướng dẫn vợ chồng cách thế phát triển đời sống hôn nhân; hoặc phong trào Thăng tiến Hôn nhân Gia đình để giúp vợ chồng đả thông những vấn đề bất hoà trong đời sống hôn nhân để mà tiếp tục thăng tiến. Đường lối chung của những phong trào canh tân đời sống hôn nhân là khuyến khích vợ chồng nâng đỡ nhau về đời sống tình cảm. Ví dụ trong ngày sống, vợ hay chồng có chuyện vui, chuyện buồn, mà thổ lộ cho người phối ngẫu, mà không được người phối ngẫu chia vui, sẻ buồn, là người đó thiếu sự thông cảm và nâng đỡ tinh thần của người phối ngẫu. Buồn mà không được người phối ngẫu cảm thông và nâng đỡ, mà có người khác phái khác nhảy vào nâng đỡ, thông cảm, thì đó là mối nguy hiểm cho đời sống hôn nhân. Ví dụ khác là thay vì tố người phối ngẫu như nói bậy, làm bậy, hay gán cho người phối ngẫu những cái xấu, thì vợ có thể nói với chồng chẳng hạn như: hôm qua anh nói lời đó, làm việc đó làm em buồn. Lời nói đó sẽ đánh động người chồng, khiến chồng mủi lòng mà tự sửa đổi. Còn cứ cãi lý thì không ai muốn thua cả. Những phong trào này còn khuyến khích vợ chồng đem Chúa vào đời sống hôn nhân và gia đình, thay vì chỉ giữ đạo theo tính cách cá nhân.

Tại nhìn thấy trước mắt có lối thoát li dị. Vì có luật cho phép li dị cho nên khả dĩ tính của việc li dị được nằm trong tiềm thức của người chồng hay vợ nghĩa là đầu óc họ quan niệm rằng họ có lối thoát nếu không cảm thấy thoải mái trong đời sống hôn nhân. Trái lại thời xưa không có luật li dị, cho nên ông bà tổ tiên ta không nghĩ đến chuyện có thể li dị. Vì thế ông bà tổ tiên chỉ nhắm đến tính cách bất khả phân ly của đời sống hôn nhân cho nên cố gắng xây dựng trên những ưu điểm của nhau thay vì chỉ nhìn đến những khuyết điểm. Nếu người ta cứ nhắm đến ý tưởng trung thành trong đời sống hôn nhân thì trong đời sống hàng ngày mà họ có súc phạm đến nhau bằng lời nói hay hành động, thì họ sẽ tìm cách hàn gắn, điều chỉnh và sửa sai, để có thể lèo lái tới đích. Còn nếu nghĩ rằng mình không sống với nhau được nên chia tay, thì người ta sẽ không cố gắng chỉnh đốn vấn nạn hôn nhân, mà cứ để vậy cho tới lúc không còn chịu đựng được nữa thì sẽ bỏ cuộc.

Vì thế việc tâm niệm về tính cách bất khả phân ly của hôn nhân sẽ giúp định hướng cho hướng đi trong đời sống lứa đôi. Trong quá khứ luật pháp không cho phép ly dị cho nên ông bà tổ tiên ta vẫn sống bên nhau cho đến bạc đầu long răng. Chẳng thế mà quan sát người ta thấy có những ông bà già ngồi ghế đá công viên, nhìn ngắm cảnh vật và người qua lại. Ông thì thẩy thức ăn cho chim câu, còn bà thì ngồi nhìn ngắm. Hai ông bà chỉ cần ngồi đó, có sự hiện diện của nhau là đủ, mà không cần nói chi nhiều. Vả lại sống với nhau lâu năm rồi, bây giờ lại lớn tuổi, nói nhiều làm chi cho mỏi miệng, mà cũng chẳng còn gì để nói.

Tại đặt nhẹ việc phát triển tình bạn trong đời sống hôn nhân. Ở xã hội Việt Nam, vợ chồng được gọi là bạn trăm năm, nhưng nhiều vợ chồng lại không phải là bạn. Có lẽ người ta sẽ tìm thấy tình yêu bền vững trong hôn nhân nếu người ta tìm nó trong tình bạn hữu. Trong thời đại ta đang sống, người ta nói nhiều về tình yêu hôn nhân mà ít nói về tình bạn. Tình bạn trong đời sống hôn nhân rất là quan trọng trong việc phát triển tình yêu và đời sống hôn nhân. Nếu trước khi cưới, hai người chưa phải là bạn, họ cần tìm cách để trở thành bạn. Bạn hữu là những người có tính tình, tập quán và cách nhìn đời giống nhau, cùng chia sẻ những giá trị giống nhau. Nếu trước khi cưới chưa phải là bạn, thì sau khi cưới việc quan tâm và đáp ứng nhu cầu người khác cũng có thể khiến họ trở thành bạn với mình. Nếu bạn hữu không muốn xa nhau thì tình bạn trong đời sống hôn nhân sẽ giúp vợ chồng muốn sống bên nhau mãi mãi.

Tại quên mời Chúa vào đời sống hôn nhân. Người ta có thể nhớ mời Chúa vào đời sống cá nhân, nhưng lại quên mời Chúa vào đời sống hôn nhân và đời sống gia đình. Mời Chúa vào đời sống hôn nhân có nghĩa là tuân giữ giới răn Chúa trong đời sống hôn nhân như ông Tobia và bà Sara. Mời Chúa vào đời sống hôn nhân để Chúa cùng đồng hành trong đời sống hôn nhân khi vui cũng như khi buồn, khi thành công cũng như lúc thất bại, khi yếu đau cũng như lúc mạnh khoẻ. Mời Chúa vào đời sống hôn nhân còn có nghĩa là để Chúa làm chủ đời sống hôn nhân. Cũng nên biết khi vợ chồng cùng chung một niềm tin vào Chúa thì dễ thực hiện việc mời Chúa vào đời sống hôn nhân.

Theo thánh Gioan định nghĩa thì Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:16). Và Thiên Chúa chia sẻ tình yêu cho loài người và cho vợ chồng nghĩa là Thiên Chúa có liên hệ mật thiết trong đời sống hôn nhân, bằng cách kết hợp hai người nam nữ trong một tình yêu. Nói như vậy có nghĩa là khi chồng yêu vợ thì chuyển tình yêu của Thiên Chúa cho vợ mình. Ngược lại khi vợ yêu chồng thì cũng chuyển tình yêu của Thiên Chúa cho chồng mình. Thế nên ngay cả trong những tác động chăn gối, vợ chồng cũng cần mời Chúa vào để cho khỏi trở thành những tác động chỉ bao hàm nhục dục mà thiếu yếu tố yêu thương. Thiên Chúa chúc phúc cho cả việc chăn gối hôn nhân được thực hiện với ý hướng và ý định ngay lành. Thống kê cho thấy những gia đình thường ăn chung và đọc kinh chung là những gia đình tránh được cảnh đổ vỡ.

Người ta có thể thắc mắc hỏi: Nếu vợ chồng sống chung hay gây lộn, làm mất sự bình an mà vẫn phải sống với nhau mãi sao? Có những trường hợp mà vợ chồng sống chung, cứ gây đau khổ cho nhau, thì Giáo hội cho phép li thân. Trường hợp vợ chồng làm giấy li dị theo luật dân sự, mà không tiến thêm bước nữa, nghĩa là không tái hôn theo luật đời, thì Giáo hội cũng chỉ coi là li thân thôi, vì Giáo hội không chấp nhận luật li dị, nên vẫn mời gọi họ rước Mình Thánh Chúa. Còn người li lị mà tái hôn ngoài nhà thờ công giáo, thì Giáo hội vẫn mời gọi họ tiếp tục cầu nguyện và thờ phượng, nhưng không thể mời gọi rước Mình Thánh Chúa. Có những trường hợp khác, toà án giáo phận cho phép tiêu hôn (annulment). Tiêu hôn không phải là kiểu li dị đạo. Tiêu hôn chỉ có nghĩa là toá án hôn phối giáo phận phán quyết rằng hôn nhân của họ trước đây không thành vì một trong hai người, hay cả hai người thiếu những điều kiện và yêu tố căn bản để đi vào đời sống hôn nhân.

Sự trung thành giữa vợ chồng thường được Chúa Giêsu dùng để so sánh với lòng trung thành của Thiên Chúa với loài người. Trong Phúc âm, Chúa Giêsu ví Người như đức lang quân, còn Giáo hội được ví như là hiền thê. Thiên Chúa luôn trung thành với lời giao ước với loài người và Chúa muốn loài người cũng trung thành với giao ước mà người ta đã làm với Chúa qua các bí tích họ lãnh nhận.

Lời cầu nguyện xin cho được lòng trung thành trong đời sống hôn nhân:

Lạy Thiên Chúa hằng sống!

Ðấng luôn trung thành với lời giao ước,

Chúa làm với loài người.

Xin dạy con cũng biết trung thành

với lời giao ước mà con làm qua các bí tích

con đã lãnh nhận: hôn nhân cũng như thánh chức.

Xin cho con được giữ trọn lời thề.

Ðừng để con nghe lời cám dỗ rỉ tai

mà bất trung với nhau và bất trung với Chúa. Amen.
 
Hội thảo Linh mục Đồng Công: "Chuẩn bệnh Mục vụ"
Lm. Jim Hoàng Khôi, CMC
10:24 01/10/2009
HỘI THẢO LINH MỤC ĐỒNG CÔNG HOA KỲ 2009
MỤC VỤ CÁC GIA ĐÌNH


1. Chuẩn bệnh - Hiện trạng các gia đình Công giáo trong Cộng đoàn, Giáo xứ.
2. Chữa bệnh - Phương pháp chữa trị thiết thực, khả thi.
3. Phòng bệnh - Để phòng khỏi một số bệnh quan trọng hơn.
4. Lượng định - Kiểm điểm lại kết quả việc chữa trị và đề phòng? Thay dổi?

CHUẨN BỆNH - KHÁM BỆNH
(Chỉ kể bệnh, không kê sức khoẻ)

BỆNH NGƯỜI LỚN:

- Ông bà cụ lớn tuổi (60 trở lên) nghỉ hưu, thường ở nhà, coi cháu, luẩn quẩn...
Sinh ra tội lẩm bẩm, cãi nhau những chuyện lặt vặt, chửi nhau to tiếng, lôi lại dĩ vãng để làm khổ nhau...
- Một số không thể ở với nhau thêm, nên mỗi người ở riêng với con cháu, hay thuê chung cư ở một mình, có người ký luôn giấy ly dị cho rảnh đời tuy vẫn sinh hoạt tôn giáo và giúp việc nhà thờ ngon lành.
- Một số ít "cặp" với nhau như gia đình, nhưng không chịu "làm phép cưới", vì không muốn mất welfair, food stamps, hay trợ cấp.
- Nhưng nhất là hay buồn tủi, vì con cháu không chịu nghe lời. Bị con cháu coi thường, xếp vào hàng lỗi thời, không biết văn minh Hoa Kỳ, toàn thích "giảng" những cái Việt Nam xưa. Đôi khi con cháu còn "chửi" lại, còn đặt điều kiện tiền bạc hằng tháng. Có cảm tưởng bị ở nhờ, ăn bám (không dám mở tủ lạnh, ăn uống theo ý mình).
- Đau khổ vì con mình, cháu mình không giữ đạo, không đi lễ Chúa Nhật, không xưng tội Mùa Chay. Và khi nó không đi, nó cũng không chở mình đi luôn. Nên "muốn lên Thiên Đàng" mà nó không cho "quá giang".
- Cuối nữa là không có tiếng Anh. Khổ sở vì không giao tế với người Mỹ được.
Bị điếc với TV, bị câm với hàng xóm, bị què với sinh hoạt cộng đồng Việt Nam.

BỆNH NGƯỜI TRUNG NIÊN:

- Các Ông Bà Anh Chị khoảng 25 tới 50 tuổi, có gia đình, con cái, nhà cửa, xe cộ, và công ăn việc làm.
- Thường phải bương chải mệt mã vì công ăn việc làm, trang trải các bills, và lo lắng về con cái. Lo lắng nhất không phải là "mất Đức Tin", mà là thất nghiệp
và con hư.
- Vì kinh nghiệm về tình trạng con cái khó khăn, nên sinh ra ngừa thai, phá thai.
- Những giao tế trong công sở dẫn nhiều người tới những liên đới bất chính, chán chồng, chán vợ ở nhà, và ly thân, ly dị xẩy ra.
- Cách thức dậy con không đồng nhất cũng là vấn đề lớn trong gia đình trẻ. Bắt con cái theo học nghề nghiệp mình thích, theo cách thức mình hoạch định.
- Cứ tưởng sau khi lập gia đình, minh có thể thay đổi được "người ta", nhưng thực tế ngược lại, có khi còn tệ hơn, nên đâm ra chán nản, thất vọng, hết chịu đựng nổi.
- Không dễ dàng cho việc cầu nguyện chung trong gia đình. Shifts làm khác nhau. Ngôn ngữ các kinh nguyện của con cái cha mẹ không đồng nhất. Việc hiểu và tham dự Thánh Lễ hằng tuần cũng không thoải mái (những ngày Khối Giáo Dục không sinh hoạt, không thấy mấy con nít đi lễ, may lắm được 5%).
- Một số gia đình nghiện ngập bài bạc, cá độ football kiệt quệ tài chánh gia đình.
- Điều khá quan trọng là sự "lạnh nhạt" trong quan hệ vợ chồng. Có lẽ là nguyên nhân chính đầu tiên cho những rạn nứt đi theo. Vì tuổi đã lớn lên, vì mệt mã sau các công việc cả ngày trong hãng xưởng, vì có "trạm" khác hấp dẫn hơn, biết chiều hơn, có kỹ thuật hơn. Bởi đó về nhà hay cau có, nhát gừng, im lặng, và hay vắng nhà vô cớ, tiền bạc hao hụt không lý do, đến nghi kỵ, và bắt quả tang...

BỆNH CON NÍT:

- Các Em từ tấm bé tới khoảng 20 tuổi. Đang đi học, còn lệ thuộc gia đình hay sẽ "ăn riêng" khi đi đại học, đi làm xa.
- Văn hoá bất đồng là vấn đề lớn. Ở trường dậy một kiểu, về nhà phải sống một kiểu khác. Rất nhiêu khi không biết cách xử sự nào cho thích hợp với các cấp bậc cha anh.
- Bị "ngọng" tiếng Việt với Ông Bà Cha Mẹ, nên chỉ lúi húi vứi nhau bằng Anh ngữ trong phòng, hay chơi games, đi với nhau. Anh văn là ngôn ngữ chính của các em để diễn tả cảm xúc đầy đủ và trung thực, thì người lớn lại chẳng hiểu mấy, đòi phải nói tiếng Việt là foreign language rồi, nên các em thành câm, thành những người bị isolated trong chính gia đình mình.
- Từ đó, nghe bạn nhiều hơn là nghe Ông Bà Cha Mẹ, vì bạn hiểu minh hơn, sống cùng hoàn cảnh minh hơn, biết nhiêu resources hơn, có thể đứng về phe minh khi cần thiết hơn.
- Các em biết được yếu điểm là cha mẹ khôn dám làm mạnh, vì có thể gọi 911, nên đôi khi lạm dụng đi chơi khuya tới 2, 3 giờ sáng, giao tế với mọi hạng người các nước, các đạo, dù cha mẹ không ưng.
- Sinh ra tội mang thai lung tung, và vì còn trẻ, còn đi học, còn sinh hoạt hội đoàn, sợ mang tiếng, nên phá thai, nạo thai, ngừa thai khá nhiều.
- Sinh ra tội gia nhập các gangs, các nhóm hút xách, vì được giới thiệu, cho thử, và đáp ứng cảm giác sống trong một nhóm, thuộc về một tổ chứ.
- Tự động chọn bạn đời, tự động chuẩn bị đám cưới, có khi bất chấp phản ứng gia đình đôi bên.
 
Hội thảo Linh mục Đồng Công: ''Con hãy chăm sóc các chiên con của Thầy''
Lm. Gioan Thành M. Trần Quốc Toản, CMC
10:36 01/10/2009
CARTHAGE, Missouri - Cuộc Hội Thảo Linh Mục Thường Niên của Dòng Đồng Công đã được diễn ra trong những ngày 22-24 tháng 09 vừa qua do Cha Louis Vũ Minh Nhiên hướng dẫn và điều hợp cuộc Hội Thảo. Cha đã đặt trọng tâm vào việc Mục Vụ Gia Đình và chọn chủ đề: “Con hãy chăm sóc các chiên con của Thầy” (Gn 21:15).

Cha Nhiên chia sẻ là các bác sĩ thường hay khuyên người ta nên đi khám tổng quát hằng năm, nếu không có bệnh gì trầm trọng thì được khuyến khích cố gắng duy trì sức khoẻ, và nếu đau yếu thì được khuyên đi chữa trị, và được khuyên bảo cách thức để ngừa bệnh. Việc chăm sóc đoàn chiên của Chúa cũng tương tự như vậy:

1. Việc thứ nhất cần làm là chẩn bệnh: Tình trạng các gia đình trong Cộng Đoàn/Giáo Xứ.
2. Nếu gia đình đạo đức tốt lành, được khuyến khích tiếp tục sống tốt, chu toàn các bổn phận đối với Chúa, bác ái yêu thương tha nhân.
3. Nếu gia đình trục trặc, ly thân-ly dị, cần phương thức chữa trị.
4. Phòng bệnh, ngăn ngừa giúp các gia đình không đi vào vết xe của các gia đình trục trặc.
5. Tâm tình người mục tử, tấm lòng vị lương y.

Chương trình sinh hoạt của 3 ngày Hội Thảo được chia như sau:

Ngày Thứ Nhất:

-Sáng chia sẻ về đề tài, “Chẩn bệnh khám tổng quát: Tình trạng các gia đình trọng các Cộng Đoàn/Giáo Xứ.” Một Cha chia sẻ về việc chẩn bệnh các tầng lớp tuổi trong CĐ/GX như: Bệnh Người Lớn, Bệnh Người Trung Niên, Bệnh Giới Trẻ v.v..

-Chiều chia sẻ về đề tài, “Bồi bổ và chữa trị.” Một số Cha chia sẻ về các khoá: Thăng Tiến Hôn Nhân, Canh Tân Đời Sống Hôn Nhân, Gia Đình Sống Đạo v.v...

Ngày Thứ Hai:

- Sáng chia sẻ về việc “Ngăn ngừa – Prevention” với những chia sẻ về Trắc Nghiệm Tính Tình (Myers-Briggs Type Indicator) để giúp vợ chồng hiểu biết tính tình của nhau; Hiểu biết 9 loại cá tính (Enneagram); chương trình FOCCUS (Facilitating Open Couple Communication Understanding and Study) – Hòa Hợp Gia Đình; các khoá Dự Bị Hôn Nhân Mỹ và Việt.

- Chiều chia sẻ về đề tài, “Tâm Tình Người Mục Tử.” Cha Đán hướng dẫn bài chia sẻ với nội dung:
 “Ta biết các chiên Ta” (Gn 10:14)
 “Ta hiến sinh mạng vì con chiên Ta” (Gn 10:15)
 “Những việc nên và không nên làm”

Cha Đán chia sẻ là trong khi thi hành mục vụ, vị Mục Tử phải có nỗ lực muốn biết chiên của mình, cần biết những gì về chiên của mình, và biết bằng cách nào. Vị mục tử cũng phải luôn thăng tiến sự nhận biết và khắc phục những khó khăn trong việc tìm hiểu con chiên. Trong khi thi hành mục vụ vị Mục Tử cần phải dám dấn thân vì chiên và động lực chính yếu phải là Tình Yêu Thiên Chúa. Sau cùng là vị Mục Tử phải có những tâm tình yêu thương, khiêm tốn, hiền lành, và biết lắng nghe…

Ngày Thứ Ba: Ngày Open Forum…

Kết thúc cuộc Hội Thảo Linh Mục Thường Niên với một Thánh Lễ trọng thể Kỷ Niệm 15 Năm Thụ Phong Linh Mục của 5 người Anh Em là: Cha Huyến, Khánh, Độ, Thực, và Lực.

Thư Ký/Hội Thảo Linh Mục Đồng Công
 
Tham muốn là đau khổ
Pt GB Nguyễn văn Định
11:24 01/10/2009
Không đuổi theo tham muốn là thực hành Lời Chúa dạy. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghiã thiết yếu là Mở Rộng Cánh Cửa Tâm Linh, các thánh đã thực hành và chứng nghiệm. Chúa Giêsu dạy: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải hễ ai được dư giả, thì mạng sống người ấy nhờ của cải mà được bảo đảm đâu.” (Lc 12, 15)

1-Thoát khỏi tham muốn: Dứt bỏ dần những tham lam bám luyến vào cuộc đời tạm bợ này, là bạn đã quyết thực hành Lời Chúa. Những quyến rũ của thế gian như tham tiền bạc, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ, sắc đẹp, địa vị…chính là những chướng ngại vật, mà bạn phải nhờ ơn Chúa chiến đấu không ngừng từng giây từng phút.

2- Từ bỏ tham muốn: Khi bạn được nhắc bảo phải bỏ trừ tham muốn là bạn phải hy sinh hạnh phúc thì còn gì, bạn thấy trỗng rỗng như trái banh bị xì hơi. Đó là bởi bạn chưa hiểu rõ và nhận ra những lỗi lầm của tham muốn, là một tâm thức đau khổ và bệnh hoạn.

3- Đau khổ vì hưởng thụ: Thí dụ khi bạn tham uống rượu, bạn cho là hạnh phúc, nó xuất hiện với bạn như hạnh phúc, lạc thú; nhưng trong thực tế là đau khổ. Vi bao tử của bạn đầy ắp, ói mửa, mệt mỏi, hạnh phúc ấy trở thành đau khổ…, giống như cơn sóng đại dương xuất hiện hết đợt này đến đợt kia, không bao giờ ngừng dứt.

4- Sự an bình đến: Bạn sẽ cảm nghiệm thấy sự an bình khi dứt bỏ tham muốn sẽ là thiên đàng nội tâm, không phiền khổ, nó cho phép đời sống tâm linh bạn được triển nở. Bạn có kinh nghiệm vĩnh viễn bình an này, vì bạn đã giải thoát khỏi những đam mê thế tục.

Tóm lại, không có tham muốn thì không còn đau khổ, và có sự bình an trong tâm hồn, vì bạn đã tìm được kho tàng hạnh phúc. Kinh Thánh nói: “ Kẻ nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài cho kẻ ấy sự bình an trọn vẹn, vì kẻ ấy cậy nhờ Ngài. (Isaia 26, 3)
 
Cuộc chiến với ma qủi
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
12:04 01/10/2009
Lễ kính Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e

Tên của Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e có nghĩa là “Ai bằng Thiên chúa”. Lịch sử đã minh hoạ cho tên của Người.

Chúa dựng nên các thiên thần để hầu cận và hưởng hạnh phúc với Chúa. Nhưng trước khi cho các thiên thần hưởng hạnh phúc vĩnh viễn, Chúa để cho các ngài trải qua một cuộc thử thách để xem các ngài có trung thành với Chúa không.

Khi thấy mình thiêng liêng, sáng láng, có một số thiên thần nghĩ rằng mình tài giỏi, quyền năng hơn người. Họ trở nên kiêu căng tự mãn, không những không tùng phục mà còn cả gan chống lại Chúa. Cầm đầu các thiên thần phản loạn là Sa-tan tức Lu-xi-phe. Nhưng đa số các thiên thần vẫn tùng phục Chúa. Các ngài biết rằng các ngài được thông minh sáng láng không phải bởi tài sức riêng mà có, nhưng là nhờ ơn Chúa ban cho. Các ngài biết rằng, dù có quyền năng, các ngài cũng vẫn là tạo vật do Chúa dựng nên. Các ngài biết rằng tin nhận quyền năng của Chúa, tuân phục mệnh lệnh của Chúa và nhất là yêu mến Chúa không những là việc làm của lương tri mà còn là một thái độ khôn ngoan. Đứng đầu các thiên thần lành là Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e. Người đã giương cao khẩu hiệu “Ai bằng Thiên chúa”.

Cuộc chiến khốc liệt đã diễn ra giữa các thần lành và các thần dữ. Các thần dữ thua cuộc, bị Chúa phạt trong hoả ngục, trở thành ma quỷ. Từ đó, ma quỷ luôn tìm cách mê hoặc nhân loại để lôi kéo họ vào đường tội lỗi.

Cuộc chiến xưa, hôm nay vẫn đang tiếp tục nơi con người. Có điều khác là cuộc chiến ngày nay không là một cuộc chiến dễ dàng. Vì ma quỉ tinh khôn không xuất hiện dưới những hình dáng xấu xa, ghê tởm, nhưng mặc những khuôn mặt mới rất đẹp đẽ và rất quyến rũ.

Có thứ quỉ kiêu căng đến vuốt ve tự ái của ta, nịnh hót để ru ta vào cơn mê kiêu ngạo. Từ chỗ muốn có uy tín, muốn được trọng vọng, ma quỉ sẽ xúi giục ta đi tìm danh vọng bằng mọi giá, sẵn sàng chà đạp người khác, toan tính những mưu mô xảo quyệt hại người.

Có thứ quỉ tham lam lẻn vào tâm hồn khiến ta mất hết ý thức về công bằng. Mơ ước những của cải không thuộc về mình. Toan tính chiếm đoạt những tài sản của người. Tìm kiếm tiền bạc bằng mọi cách kể cả những cách phi pháp, phi nhân, phi nghĩa.

Có thứ quỉ nhu nhược làm tâm hồn ta ra mềm yếu. Không biết chối từ những đam mê dục vọng. Không đủ sức mạnh thoát khỏi vòng vây của những tật xấu nghiện ngập, bê tha, cờ bạc, hưởng thụ.

Có thứ quỉ lười biếng khiến ta thờ ơ với việc đạo đức, chán ngán việc lành. Để mặc cuộc đời trôi trong thụ động. Không cố gắng vươn lên trong đức hạnh.

Có thứ quỉ lừa dối xúi giục ta nghĩ rằng không có gì là tội lỗi, tất cả đều được phép. Đây là thứ quỉ nguy hiểm nhất. Thứ quỉ này làm sai lạc lương tâm, coi thường tội lỗi. Khiến người ta phạm tội mà vẫn yên tâm trong sai lầm của mình. Lương tâm hư hỏng sẽ khiến ta dám làm những việc tồi tệ nhất, độc ác nhất.

Bởi thế, ngày nay hơn lúc nào hết, ta cần noi gương Tổng lãnh thiên thần Mi-ca-e quyết tâm chiến đấu với ma quỉ, không nhượng bộ trước bất cứ cám dỗ nào. Trong cuộc chiến đấu mới, chiến đấu với ma quỉ cũng là chiến đấu với chính bản thân mình. Vì ma quỉ đã lẻn vào trong những ngõ ngách kiêu căng, gian tham, nhu nhược, lười biếng, tăm tối của tâm hồn. Vì thế muốn chiến thắng ma quỉ phải chiến thắng chính mình.

Để vạch trần những âm mưu đen tối của ma quỉ, ta cần rèn luyện cho mình một lương tâm trong sạch, ngay thẳng và nhạy bén. Một cách thế giúp rèn luyện lương tâm hữu hiệu là hãy luôn xét mình. Đặt mình dưới ánh sáng của Lời Chúa. Để cho Lời Chúa chất vấn lương tâm ta. Để Lời Chúa soi vào những ngõ ngách thâm u tăm tối trong hồn ta. Để Lời Chúa soi đường dẫn lối, chắc chắn chân ta sẽ không bao giờ lạc bước.

Sau cùng ta phải cầu nguyện xin Tổng Lành Thiên Thần Mi-ca-e trợ giúp. Vì ta thì yếu đuối mà ma quỉ thì mạnh mẽ. Ta ngây thơ mà ma quỉ thì tinh quái. Nhât là vì ma quỉ lẻn vào tâm hồn, khiến ta lầm tưởng nó là một phần trong bản thân ta. Cuộc chiến đấu đòi ta phải từ bỏ chính mình chắc chắn sẽ gây cho ta nhiều đau đớn. Nhưng với sự trợ giúp của Người, ta sẽ không lo thất bại.

Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e, xin giúp chúng con trong cuộc chiến mới với ma quỉ. Amen.
 
Tất cả cho Tình yêu
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
12:06 01/10/2009
Lễ thánh Tê-rê-xa Hài đồng Giê-su

Tại Dòng Kín ở Li-di-ơ, nơi thánh nữ Tê-rê-xa sống đời tu trì, có một căn phòng lưu niệm. Trong căn phòng này còn lưu giữ nhiều di tích về thánh nữ Tê-rê-xa như: Bộ tóc vàng óng ả mà thánh nữ cắt ra trong ngày tuyên khấn dâng mình cho Chúa; Những trang nhật ký ghi lại hành trình thiêng liêng của thánh nữ trên con đường nhân đức; Những đồ dùng của thánh nữ lúc sinh thời; Những bức tranh mà thánh nữ đã vẽ, đặc biệt là chiếc áo lễ vẽ khuôn mặt Đức Giê-su khổ nạn rất sinh động.

Qua tất cả những di tích ấy, ta thấy thánh nữ có một tâm hồn nghệ sĩ yêu say mê, sống say mê. Viện nghiên cứu chữ viết, khi xem nét chữ viết đã nhận xét thánh nữ là một người lãng mạn có tình cảm dạt dào, nếu không được uốn nắn có thể trở thành nguy hiểm.

Lời nhận xét này có cơ sở. Trong nhật ký, thánh nữ có ghi lại một kỷ niệm nhỏ thời thơ ấu. Một hôm chị thánh nữ đem đến một rổ đồ chơi và cho phép thánh nữ lựa chọn một món, hoặc là con búp-bê, hoặc là những cuộn chỉ xanh đỏ. Thánh nữ suy nghĩ một lúc rồi trả lời: Em chọn tất cả.

Với tính tham lam và với trái tim lãng mạn say mê, thánh nữ đã có thể trở thành một thiếu nữ hư hỏng. Nhưng thánh nữ đã biết điều khiển những khuynh hướng tự nhiên, biến chúng thành phương tiện tiến lên trên con đường thánh thiện.

Thánh nữ đã biết biến tính tham lam thành ước muốn nên thánh mãnh liệt. Khi suy nghĩ để lựa chọn con đường nên thánh, thánh nữ băn khoăn vì thấy mình mơ ước làm mọi thứ: vừa muốn làm tông đồ, vừa muốn làm tiên tri, vừa muốn làm nhà chiêm niệm, vừa muốn được tử đạo.

Nhưng trong thân thể mầu nhiệm của Giáo hội, mỗi người chỉ có thể là một chi thể, hoặc là tay, hoặc là chân, hoặc là tai, hoặc là mắt. Thánh nữ tiếp tục suy nghĩ và thấy rằng trong thân thể Giáo hội, trái tim là quan trọng nhất. Thật vậy, nếu không có tình yêu thì tiên tri sẽ không rao giảng, tông đồ sẽ không bôn ba loan Tin mừng, các vị tử đạo sẽ không đổ máu làm chứng cho Chúa nữa. Nên thánh nữ tự nguyện làm trái tim tình yêu trong thân thể Giáo hội.

Thánh nữ đã chuyển hoá nhữn ham muốn mãnh liệt thành tình yêu say mê Thiên chúa. Từ đó, thánh nữ hướng tất cả sức lực, tâm tư, trí tuệ, hướng cả linh hồn vào việc yêu mến Chúa và yêu mến anh chị em. Vì yêu mến, Người không bao giờ từ chối Chúa điều gì. Người từ bỏ mọi thứ tình cảm riêng tư để dồn tất cả tình cảm vào việc yêu mến Chúa. Vì yêu mến, Người sẵn sàng chịu mọi đau khổ. Bị bệnh tật hành hạ, nhưng lúc nào Người cũng vui tươi vì được chịu khổ vì Chúa, được thông cảm với những đau khổ của Chúa. Vì yêu mến, Người ước mong được kết hiệp trọn vẹn với Chúa, nên Người không sợ bệnh tật, trái lại, khi bệnh trở nặng, Người càng vui mừng vì sắp được về với Chúa. Người không yêu mến nửa vời. Người chọn tất cả, dù vui, dù buồn,dù sướng, dù khổ. Tất cả vì lòng yêu mến Chúa. Người sánh ví mình với quả bóng, khi vui thì Chúa lấy ra sân chơi. Nhưng khi Chúa quên, Chúa để trong xó nhà cho bụi bặm

Với tâm tình yêu mến, Người chu toàn mọi bổn phận hèn mọn một cách hoàn hảo. Dù quét nhà, dù giặt giũ, dù làm vườn, dù dọn áo lễ, Người làm tất cả vì lòng yêu mến Chúa. Người thường nói: “Hãy nhìn hạt sương buổi sáng. Hạt sương tầm thường chẳng có giá trị gì. Nhưng khi ánh sáng mặt trời chiếu vào, hạt sương toả sáng lóng lánh như hạt ngọc quí giá. Những việc chúng ta làm chỉ là những hạt sương tầm thường. Nhưng tình yêu là ánh sáng mặt trời làm cho những việc tầm thường trở nên giá trị”.

Chúng ta hãy bắt chước Người biết chấp nhận tất cả, không từ chối Chúa điều gì. Dù vui, dù buồn, dù sướng, dù khổ, ta vẫn vui lòng theo ý Chúa. Dù nắm giữ những chức vụ quan trọng hay làm những việc tầm thường, dù được trọng vọng hay bị quên lãng, ta vẫn trung thành với việc Chúa giao.

Nhưng quan trọng nhất là ta hãy yêu mến Chúa trên hết mọi sự. Yêu Chúa hơn mạng sống của ta. Yêu Chúa hơn lợi lộc của ta. Yêu Chúa hơn danh dự của ta. Yêu Chúa đến dám chấp nhận những thiệt thòi, mất mát vì Chúa. Và vì yêu Chúa mà yêu anh em, sãn sàng giúp đỡ, sẵn sàng chấp nhận những khác biệt, nhất là sẵn sàng tha thứ cho nhau.

Lạy Thánh Nữ Tê-rê-xa, xin dạy chúng con biết yêu mến Chúa.Amen.
 
Đức Mẹ Mân Côi: niềm cậy trông qúi giá của nhân loại
Ngô Suốt
13:41 01/10/2009
lần Đức Mẹ hiện ra đây đó, Mẹ đều nhắn gởi cho nhân loại những sứ điệp khác nhau. Đặc biệt trong hai thế kỷ vừa qua, những lần Đức Mẹ hiện ra càng lúc càng liên quan đến những vấn đề của con người. Mỗi lần hiện ra, Mẹ đều cảnh cáo là nhân loại đang ở trên bờ vực của sự hủy diệt, đồng thời chỉ cho họ lối thoát. Người Công Giáo chúng ta hãnh diện cho rằng thời đại chúng ta đang sống là “thời đại của Đức Maria”.

Đức Mẹ đã hiện ra rất nhiều nơi, nhưng nổi bật nhất là ở ba địa điểm:

• La Salette, nước Pháp năm 1846 được gọi là “Đức Mẹ Khóc”.

• Lộ Đức, nước Pháp năm 1858 được gọi là “Bernadette và người Đan Bà Tuyệt Đẹp”.

• Fatima, nước Bồ đào Nha năm 1917, được gọi là “Đức Mẹ Mân Côi”, vào giai đoạn sắp kết thúc thế chiến lần thứ nhất (1914-1918). Đức Mẹ đã hiện ra ở Fatima với ba trẻ Lucy, Francisco và Jacinta tất cả 6 lần, lần cuối cùng vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, Đức Mẹ tự nhận mình là Mẹ Mân Côi. Mẹ đã kêu gọi loài người phải cầu nguyện, làm việc thống hối, và lần hạt Mân Côi để chiến tranh sẽ không xảy ra nữa (báo trước về đệ II thế chiến). Người ta gọi biến cố Fatima là “Kế hoạch hòa bình từ trời cao”. Đức Mẹ mong muốn con người thay đổi cách sống, mới có thể ngăn chận làn sóng cộng sản vô thần, vì đây là hiểm họa ghê gớm cho nhân loại. Đức Mẹ hiện ra mỗi tháng một lần trong 6 tháng. Và một tháng sau lần hiện ra cuối cùng, vào tháng mười một, tại Liên Xô, Lênin cầm đầu giai cấp công nông nổi lên dành thắng lợi, mở đầu cho chủ nghĩa Cộng sản vô thần.

Ai cũng có thể đoán được rằng thế giới tội lỗi của loài người sẽ không bao giờ có hoà bình, không bao giờ có thể sống hòa hợp, cho nên nếu hết chiến tranh giai cấp, thế nào cũng xảy ra những cuộc chiến tranh khác, chẳng hạn chiến tranh sắc tộc và kinh khủng nhất là chiến tranh tôn giáo. Nhân loại đã có những kinh nghiệm đắng cay về việc này. Hiểm họa cộng sản chẳng là gì so với hiểm họa áp đặt tôn giáo. Có người đặt vấn đề rằng tại sao Đức Mẹ lại hiện ra ở Fatima (nước Bồ Đào Nha) mà không hiện ra ở một quốc gia sẽ bị làn sóng đỏ xâm chiếm, hầu giải quyết vấn đề nhanh hơn ? Thật là lạ lùng, thâm thúy và cũng đúng với tên gọi “Kế hoạch hoà bình từ trời cao”, bởi vì Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, theo ý tôi là nhằm giải quyết cả hai vấn đề gần và xa: cộng sản và tôn giáo. Ngày nay, vấn đề cộng sản ở châu Âu xem như tạm ổn, vấn đề còn lại là tôn giáo. Hình như ít người trong chúng ta biết rằng từ ngữ Fatima vốn không phải là tiếng Bồ Đào Nha, nhưng là tên của một thiếu nữ, con gái của một vị tướng Hồi Giáo.

Chúng ta biết là Hồi Giáo đã từng chiếm đóng nhiều quốc gia và dùng sức mạnh triệt tiêu tất cả các tôn giáo khác. Hiện nay các quốc gia Hồi Giáo thù nghịch với Tây phương trở thành thù nghịch với chính Kitô Giáo. Chúng ta không lạ gì nhiều Kitô hữu, nhiều nhà truyền giáo, đang bị bách hại, ngược đãi, trả thù tại nhiều quốc gia Hồi Giáo. Dù hiện nay tuy vấn đề này chưa được nói ra công khai hay đặt nặng, nhưng trong thâm tâm ai cũng biết rồi có lúc tai họa sẽ đến. Một văn sĩ Hồi giáo viết: ”Khi bầy châu chấu khổng lồ đen kín hết các vùng đất mênh mông, nó mang trên cánh những dòng chữ Árập: Chúng ta là những kẻ chỉ huy của Thiên Chúa, mỗi chúng ta có 99 trứng, và nếu có 100 trứng, chúng ta có thể tàn phá, hủy diệt thế giới và tất cả những gì trong đó”. Vậy làm cách nào để ngăn chận không cho nở quả trứng thứ 100 ? Dĩ nhiên là con người không thể thực hiện được điều này, vì nếu đánh nhau thì con số tử vong sẽ lên cao khủng khiếp. Các nhà truyền giáo của chúng ta cũng không có khả năng để làm cho họ trở lại với Kitô Giáo được. Giảng dạy lý thuyết Kitô Giáo trực tiếp với họ sẽ không thành công. Chỉ còn cách để cho Chúa can thiệp qua Đức Maria; nói cách khác, ta phải làm sao để lòng sùng kính của người Hồi giáo dành cho Đức Mẹ được nâng cao. Nhưng ta sẽ thực hiện việc này thế nào đây ? Các bạn sẽ thấy thật bất ngờ, nếu biết là giữa Đức Mẹ và Hồi Giáo có một mối liên hệ rất đặc biệt.

Trong kinh Koran, có nhiều trang nói về Đưc trinh nữ Maria. Kinh Coran công nhận Đức Maria là Đấng vô nhiễm nguyên tội, sinh con nhưng vẫn đồng trinh. Có điều họ cho rằng Chúa Giêsu chỉ là Đấng “Messiah”, là một tiên tri như những tiên tri khác. Họ cũng nói về biến cố Truyền Tin, Thăm Viếng và Giáng Sinh. Trong cuốn thứ tư của kinh Koran, họ chê trách người Do Thái đã phỉ báng một cách vô lý về sự đồng trinh của Đức Maria. Họ công nhận Đức trinh nữ Maria là người phụ nữ cao trọng nhất. Mohammed có một cô con gái chết lúc còn nhỏ tên là Fatima. Ông ta viết về người con gái của mình thế này: ” Fatima là người cao trọng nhất trên thiên đàng, sau Maria”. Và có đoạn được cho là phát biểu của Fatima: ”Tôi vượt trội hơn tất cả mọi phụ nữ, trừ Maria”.

Đức cố Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen giải thích: ”Tại sao Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, ở thế kỷ 20 này trong một làng hẻo lánh, tầm thường, để cho những thế hệ sau biết đến Mẹ là Đức Mẹ Fatima ? Bởi vì không bao giờ có điều gì xảy ra ngoài thiên đường, mà không có những dụng ý đặc biệt, nên tôi tin rằng Đức Trinh Nữ đã làm cho mình được biết đến với danh xưng “Đức Mẹ Fatima” như một hứa hẹn, một dấu hiệu của hy vọng cho người Hồi Giáo, và là một sự bảo đảm rằng những ai có lòng sùng kính Đức Mẹ, thì một ngày nào đó họ cũng sẽ chấp nhận Con Thiên Chúa của Mẹ.

Bằng chứng để củng cố cho quan điểm này đã được tìm thấy trong dữ kiện lịch sử. Hồi giáo đã chiếm đóng Bồ đào Nha mấy thế kỷ. Đến khi bị đánh đuổi, vị tướng Hồi giáo cuối cùng có một người con gái rất xinh đẹp tên là Fatima. Một cậu thanh niên Công Giáo đem lòng yêu thương cô con gái của vị tướng hồi giáo ấy. Đáp lại tình yêu của cậu thanh niên kia, Fatima không những không đi theo cha mình mà còn trở lại đạo Công giáo. Người chồng trẻ tuổi hết sức yêu thương vợ mình Ð? tu?ng nh? c?p v? ch?ng t?t lnh h?nh phc ?y dn lng đã đổi tên thành phố họ đang sống thành Fatima. Như thế, nơi Đức Mẹ hiện ra năm 1917 mang tính nối kết lịch sử với Fatima con gái của Mohammed”.

Và bằng chứng cuối cùng cho mối quan hệ đặc biệt giữa địa danh Fatima với thế giới Hồi giáo, đó là sự đón tiếp nồng nhiệt của những người Hồi giáo ở Phi Châu và An độ cùng những nơi khác dành cho tượng Đức Mẹ Fatima. Hồi giáo cũng làm việc sùng kính Đức Mẹ trong thánh đường của họ; họ cũng cho phép rước kiệu, kể cả việc cầu nguyện trước thánh đường; và tại Môzambique, nhiều người Hồi giáo đã trở lại Công giáo sau khi tượng Đức Mẹ Fatima được dựng lên”.

Qua nhiều thế kỷ, Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa đã nhiều lần xuất hiện trong vai trò quyết định, nhằm cứu thoát con cái mình và nền văn minh Kitô giáo. Nhiều lần, tưởng chừng nhân loại phải lâm vào tình trạng “quá sức loài người”, thì Đức Mẹ đã can thiệp. Mẹ can thiệp bằng cách hiện ra, hoặc xuyên qua tràng chuỗi Mân Côi Vô Địch; và đã đảo ngược tình thế, đem lại chiến thắng cho con cái mình. Những cố gắng của Đức Mẹ có khi kết thúc trong thất bại. Lý do không phải chính Mẹ thua cuộc, nhưng là vì con cái trần gian đã từ chối không làm tròn vai trò đã được nhắc nhở, như là điều kiện tiên quyết để thành công. Thí dụ, khi xuất hiện ở Fatima, Đức Mẹ cho biết nếu mọi người làm theo lời Mẹ, thì sẽ không có Thế chiến thứ 2, và chủ nghĩa Cộng sản sẽ không bành trướng được. Thế nhưng, thế giới đã chối từ làm theo lời Mẹ, nên chiến tranh, tang tóc đã xảy ra. Nhưng rồi cuối cùng Trái Tim Mẹ đã thắng. Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên xô và châu Au lần lượt sụp đổ. Đơn giản và hết sức dễ hiểu, vì đó là kết quả đương nhiên của “Kế hoạch hòa bình từ trời cao”. Những chiến thắng nổi bật và đáng nhớ nhất của Đức Mẹ trong lịch sử của tràng chuỗi Mân Côi là cuộc đánh bại bè rối hết sức nguy hiểm Albigen vào thế kỷ 13. Và ba trăm năm sau, với trận hải chiến tại Lepanto, hạm đội “không thể bị đánh bại” của Thổ Nhĩ Kỳ đã bị hủy diệt, làm tan rã hoàn toàn làn sóng xâm lược như vũ bão của Hồi Giáo.

Như thế không ai trong chúng ta có thể phủ nhận ý nghĩa, giá trị và quyền năng đích thực của Kinh Mân Côi. Do đó bất lúc nào gặp lao đao, nguy khốn thì việc chạy đến cùng Đức Mẹ Mân Côi là phương thức tối ưu. Chung ta dang s?ng trong th? gi?i có quá nhiều xáo trộn từ đời lẫn đạo, đời sống luân lý của nhân loại bị suy sụp một cách tệ hại. Thiết nghĩ, với quyền năng Chúa, chỉ có Đức Mẹ Mân Côi mới có thể xoay chuyển tình hình, cục diện hiện nay được mà thôi.

Tóm lại, muốn thế giới được an bình, không chết chóc, không bị hủy diệt bởi sự xung đột về sắc tộc, về tôn giáo, thiết tưởng mỗi một người phải cộng tác chặt chẽ với Đức Mẹ Mân Côi. Chỉ có Đức Mẹ là đấng có thể đem lại hòa bình cho nhân loại, cho từng quốc gia, từng sắc tộc, từng gia đình và từng cá nhân. Nhà nhà lần chuỗi, người người lần chuỗi hằng ngày; mỗi người đều cố gắng thay đổi cách sống của mình; dành ngày thứ bảy đầu tháng cho việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ. Làm như thế, ta hy vọng sẽ làm nhẹ được cánh tay Thiên Chúa -mà Đức Mẹ cho biết là càng lúc càng nặng-, đồng thời sẽ làm tăng sức mạnh cho cánh tay Mẹ đang cố ngăn bàn tay Chúa giáng xuống, để cứu chúng ta khỏi những”khổ đau mà nhân loại chưa từng biết đến”. Và chỉ có cách này thì “Kế hoạch hoà bình từ trời cao” mới thành công nhanh chóng. Để kết thúc, tôi xin nêu hai điều tiên đoán của Đức cố Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen khi ngài còn sống:

1/ Chủ nghĩa Cộng sản sẽ bị sụp đổ trong thế kỷ 20 (điều này đã xảy ra vào thập niên 80).

2/ Hồi Giáo sẽ trở lại với Thiên Chúa Giáo nhờ Đức Mẹ Fatima (Đức Mẹ Mân Côi).

Nếu điều tiên đoán thứ nhất là đúng và đã xảy ra (Đức Cha đã nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ nghĩa Cộng sản trong nhiều năm và cũng nghiên cứu rất kỹ về Hồi Giáo), thì hy vọng điều thứ hai cũng sẽ xảy ra.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 01/10/2009
VƯỜN Ê-ĐEN Ở TRÊN ĐẤT

N2T


Tiếng chim bay vọng lại:

- “Nếu không khí không ô nhiễm, nếu rừng rú không bị đốn, nếu sinh thái không bị phá hoại, thì đây thật là đào hoa tiên cảnh”.

Cá chép say sưa nói:

- “Nếu hồ nước một vùng trong biếc, ánh quan chiếu trên núi, khoan thai yên lặng, chúng ta sống nhàn nhã trong nó, không lo không buồn, không sợ hãi, đây quả thật là thiên đàng”.

Chúng nó truy hỏi Đấng tạo hóa Nước Trời lúc nào thì tới. Đấng tạo hóa trả lời gọn gàng:

- “Nước Trời, chính là ở ngay trong lòng các ngươi đó”.

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

“Anh em hãy sám hối, vì nước trời đã đến gần” (Mt 3, 2).

Có người biện luận: Nước Trời đến gần chứ chưa tới bên, vậy thì cứ thoải mái vui chơi.

Có người dỏng dạc hô to: Nước Trời đến rồi, nhưng chưa tận thế đâu mà sợ, ta cứ phè phởn ăn chơi.

Lại có người hùng dũng lý luận: trái đất này là Chúa dựng nên, cho nên Chúa đến từ lâu rồi, nhưng Chúa dựng cho chúng ta hưởng thụ vui chơi, vậy tội gì mà không vui chơi chứ ?

Ai cũng có lý cả, Nước Trời hay thiên đàng cũng là một, đều là nơi vui sướng hạnh phúc nhất cho chúng ta hưởng thụ, nhưng họ quên mất một điều: lương tâm. Nếu lương tâm của họ ngay thẳng, nếu tâm hồn của họ bình an thì thiên đàng chính là tự trong lòng họ, và lây lan cho người chung quanh.

Thiên đàng hiện tại và thiên đàng mai sau, cũng chỉ giống nhau ở một điểm là hoan lạc và bình an.

Vậy có bình an, có hoan lạc hay không, đều là do chính nơi bản thân tâm hồn của chúng ta có Thiên Chúa hay không mà thôi !

------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 01/10/2009
N2T


71. Đối với người khiêm tốn thì không có chuyện khó làm, bởi vì người khiêm tốn thì trông cậy vào Chúa, đều là lượng cả hồng ân lớn lao, có thể kỳ vọng, bất luận khó khăn gì cũng không thể làm khiếp sợ đảm khí của họ.

(Thánh Leo Magnus)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 01/10/2009


243. Hết sức có thể đem cuộc sống qua tháng ngày dồi dào viên mãn chút xíu; theo đuổi hạnh phúc, đó là những điều chân thật của cuộc sống.

 
Cái chết của Mẹ tôi
Bùi Hữu Thư dịch
17:47 01/10/2009
Mẹ tôi qua đời ngày 1 tháng 10, 1957, khi tôi còn ở trong chủng viện.

Bà đã chịu đau đớn trong bẩy năm trước đó, vì nhiều chứng bệnh đau khổ, từ tê thấp nặng, đến hen suyễn, đến đau ruột, phải qua ba lẫn giải phẫu mới bớt.

Cuối cùng bà đã lìa đời vì quá kiệt sức, ba năm trước ngày tôi được chịu chức linh mục. Điều đáng ghi nhận là bà luôn luôn can đảm trong suốt thời gian mang bệnh. Bà luôn luôn bình tĩnh và yêu thương, và là một gương sáng cho tất cả gia đình tôi.

Sau đây là một vài bài học tôi đã tiếp nhận trong khi quan sát mẹ tôi trong khi bà chết dần mòn:

  • 1. Thánh thiện là tình yêu. Bà luôn chiếu dõi tình yêu trong suốt thời gian ấy. Tôi cảm nhận được tình yêu của bà; tôi cảm nhận được sự thánh thiện của bà. Nhưng những đớn đau bà không thể tránh rất ghê gớm, không chịu đựng nổi và đáng sợ. Một người bệnh nên uống hay tiếp nhận bất cứ thứ y dược nào cần thiết để giảm đau. Tiếp tục sống trong phẩm giá con người không thể được nếu không có ân sủng của Thiên Chúa. Cầu xin để được ban cho ân sủng ấy và cố gắng yêu thương những ai đang giúp đỡ mình phải là một phần của công việc đối phó với bệnh tật.
  • 2. Kết hợp sự đau khổ của bạn với nỗi đau của Chúa Giêsu trên thập giá là một cách để làm cho đau khổ của bạn có ý nghĩa. Dâng nỗi đau của bạn cho sự cứu rỗi của mình và của người khác là một việc lành thánh nhất bạn có thể làm được. Tôi biết quan niệm này chắc chắn không hấp dẫn lắm đối với những ai không được soi sáng. Mặc nhiên, đau khổ là điều xấu, nhưng khi chấp nhận đau khổ và dâng lên cho Chúa, thì đây là một phương cách mật thiết nhất để chia sẻ gánh nặng của Chúa Giêsu trên thập giá, và là một phương cách mầu nhiệm để tham dự vào việc cứu chuộc thế giới của Người. Tư tưởng này cũng không làm cho nhiều người ưa thích, nhưng khi bạn đang hấp hối, tư tưởng này bỗng nhiên được bừng sáng lên có ý nghĩa và có thể là một sự an ủi tuyệt vời.
  • 3. Cầu xin để được chết vui, không đau đớn là một điều đáng quý. Điều khôn ngoan là nên cầu xin sớm để có được sự can đảm để vác bất cứ thánh giá nào cuộc đời có thể gửi đến. Trao phó tương lai cho sự quan phòng của Chúa và quá khứ cho lòng Thương Xót của Người là cách thức các thánh vượt thắng những lo âu không cần thiết.
  • 4. Niềm vui không phải là một cảm giác; đó là một thái độ. Niềm vui có thể có được không chỉ trong những thời kỳ sung sướng, và cả trong những lúc đau đớn nữa. Thể xác con người mang nỗi đau, nhưng đồng thời tinh thần lại ôm giữ niềm vui thiêng liêng. Thân xác và linh hồn cùng chung sống bằng cách này trong suốt cuộc đời và còn mật thiết hơn vào lúc cuối cùng.
  • 5. Cầu xin để được giải thoát khỏi mọi đau đớn là điều tốt, Chúa Giêsu cũng làm như vậy: “Lạy Cha… xin cất chén đắng này nơi con, nhưng không phải theo ý con, một theo ý Cha.” (Mc 14:36)
  • 6. Người bệnh tin tưởng hết mình vào tình yêu Thiên Chúa biết rằng Thiên Đàng đang ở gần kề như buổi bình minh kế tiếp. Biết được điều này thì chúng ta có thể tin rằng mọi sự sẽ tốt đẹp.
  • 7. Niềm vui toàn vẹn là phần thưởng cuối cùng của một cuộc đời dâng hiến cho Chúa. Niềm vui và sự lành thánh là kết qủa của tình yêu. Trong tình yêu Chúa, chúng ta tìm được sức mạnh và niềm vui.


Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi sự sợ hãi cái chết. Khi con đau đớn, xin giúp con nhận biết rằng niềm vui mà thế gian này không thể trao cho con đã đang nằm trong con.

LM John Catoir, Sáng lập Viên và Giám Đốc Mục Vụ Thánh Giuda
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhân loại sẽ luôn luôn tìm kiếm chân lý
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
02:22 01/10/2009
Chân lý là điều các đại học phải chịu trách nhiệm

PRAGUE, Czech (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự ao ước được tự do và chân lý không thể dập tắt khỏi tinh thần nhân bản.

Đức Giáo Hoàng suy tư về ao ước của con người đối với chân lý khi ngài ngõ lời ngày 27/9 tại Prague với các đại diện từ thế giới hàn lâm và văn hoá.

“Tôi ngõ lời cùng các bạn với tư cách một giáo sư, lo lắng đến quyền tự do hàn lâm và về trách nhiệm việc sử dụng lý trí chân chính, và bây giờ là giáo hoàng, trong vai trò Mục Tử, được công nhận như một tiếng nói cho lập luận đạo đức của nhân loại”.

Đức Thánh Cha suy xét trong bài diễn văn của ngài động lực của lý trí và đức tin.

Ngài nói: “Tuy một số người lập luận rằng những vấn đề nẩy lên bởi tôn giáo, đức tin và đạo đức học không có chỗ đứng trong tầm hoạt động của lý trí tập thể, quan điểm này không có chút chân lý.

“Quyền tự do tạo nền tảng cho việc thực thi lý trí--dầu là trong một đại học hay trong Giáo Hội—có một mục đích: Nó hướng tới sự theo đuổi chân lý.[…]

“Trên thật tế, sự khao khát của con người đối với sự hiểu biết thúc đẩy mọi thế hệ mở rộng quan niệm của lý trí và kín múc tại những nguồn mạch đức tin.”

Đức Thánh Cha ghi nhận sự khôn ngoan cổ điển, “được hấp thụ và đặt vào việc phục vụ Tin Mừng” được đưa vào châu Âu trung tâm bởi các vị thừa sai Kitô hữu đầu tiên. Và, ngài nói tiếp, cũng tinh thần đó đã hướng dẫn Đức Giáo Hoàng Clement VI thiết lập tại đây một đại học trong năm 1347, đại học này tiếp tục “thực thi một đóng góp quan trọng hầu mở rộng những phạm vi hàn lâm, tôn giáo và văn hoá.”

Uy quyền

Chính uy quyền của chân lý, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp, mà các đại học phải chịu trách nhiệm. Và điều này là điều ban bố ý nghĩa cho sự tự trị của chúng.

“Tuy nhiên,” ngài nói tiếp, “sự tự trị này có thể bị ngăn cản bằng nhiều cách.”

Đức Thánh Cha đã nhắc lại “truyền thống đào tạo lớn” đã “bị lật đổ có hệ thống bởi ý thức hệ giảm thiểu của thuyết duy vật, sự đàn áp tôn giáo và sự hủy bỏ tinh thần nhân bản. ”

“Tuy nhiên trong năm 1989, thế giới đã chứng kiến trong những cách rất ấn tượng sự lật đổ của một ý thức hệ độc tài vô dụng và sự chiến thắng của tinh thần nhân bản,” ngài nói. “Sự ao ước tự do và chân lý là thành phần không thể nhân nhượng của nhân loại chung chúng ta.”

Đức Thánh Cha nói rằng sự ao ước này có thể “không bao giờ bị loại bỏ,” và, ngài nói, nếu sự ao ước này bị chối từ, đó là “đưa tới sự nguy hiểm cho nhân loại.”

Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích, cả đức tin và lý trí tìm kiếm đáp ứng với sự ao ước nhân bản đối với tự do và chân lý, “cả hai trên bình diện suy nghĩ có kỹ luật và trên bình diện của một thực hành lành mạnh.”
 
Đức Giáo Hoàng với Giới Trẻ: Chúa Kitô muốn chúng con hạnh phúc
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
02:23 01/10/2009
STARA BOLESLAV, Czeh (Zenit. Org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói với giới trẻ rằng Chúa Kitô muốn họ được hạnh phúc, và tiếng nói của Người không khó nghe đối với những người có tâm hồn rộng mở.

Đức Giáo Hoàng suy tư về tiếng gọi của Chúa Kitô khi ngài nói với giới trẻ tập họp trong ngày thứ ba và là ngày cuối cùng trong chuyến tông du 3 ngày tại Nước Cộng Hoà Czech.

“Như Người đã làm với Augustine, người cũng đến gặp mỗi người chúng con, “ ngài nói. “Người gõ cửa sự tư do chúng con và xin được đón tiếp như một người bạn. Người muốn cho chúng con được hạnh phúc, muốn làm tràn đầy chúng con với tình nhân đạo và phẩm giá.

“Đức tin Kitô hữu là như thế này: gặp gỡ Chúa Kitô, con Người sống động ban cho sự sống một hướng mới và qua đó một hương đi quyết định. Và khi tâm hồn của một người trẻ mở ra theo những chương trình của Chúa, không khó mà nhận ra và theo tiếng của Người.”

Đức Thánh Cha suy tư về sự kêu gọi riêng biệt của Chúa đối với mỗi người, và Người thúc giục họ nên thánh trong những ơn gọi của mình.

“Nhiều kẻ trong chúng con được Người kêu tới hôn nhân, và sự chuẩn bị bí tích này là một cuộc hành trình thật sự theo ơn gọi,” ngài nói. “Chúng con hãy xem nghiêm chỉnh tiếng Chúa gọi nuôi dưỡng một gia đình Kitô hữu, và hãy để tuổi trẻ chúng con là thời gian xây dựng tương lai chúng con với một ý thức trách nhiệm. Xã hội cần những gia đình Kitô hữu, những gia đình thánh!”

“Và nếu Chúa gọi chúng con theo Người trong chức linh mục thừa tác hay là trong đời sống thánh hiến,” Đức Thánh Cha nói tiếp, đừng có do dự đáp ứng sự mời mọc của Người. Cách riêng, trong Năm Linh Mục này, cha kêu mời chúng con, những người nam trẻ: Hãy chăm chú và cởi mở theo tiếng gọi Chúa Giêsu mà hiến đời sống chúng con trong sự phục vụ Chúa và dân của Người.”

“Giáo Hội tại mỗi quốc gia bao gồm quốc gia này, cần nhiều linh mục thánh và cũng cần những người hoàn toàn hiến mình phục vụ Chúa Kitô, nguồn Hy Vọng của thế giới.”
 
Thế giới cần những tín hữu đáng tín nhiệm
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
02:24 01/10/2009
STARA BOLESLAV, Czech( Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự thánh thiện luôn xác thực và quan trọng hơn sự thành công và vinh quang trên thế gian.

Đức Giáo Hoàng khẳng định điều này khi ngài cử hành Thánh Lễ tại Nước Cộng Hòa Czech trong lễ thánh quan thầy quốc gia, Thánh Wenceslaus trong chuyến tông du ba ngày của Đức Thánh Cha tới quốc gia Trung Âu.

Đức Thánh Cha đã bắt đầu bài giảng với câu hỏi, “Sự thánh thiện có còn có liên quan không? Hay là bây giờ nó bị coi như không hấp dẫn và không quan trọng? Chẳng phải chúng ta không đặt giá trị nhiều hơn trong sự thành công và vinh quang thế gian sao? Nhưng sự thành công thế gian kéo dài bao lâu, và nó có giá trị gì?”

Sau đó ngài nhận xét rằng Nước Cộng Hòa Czech minh chứng cho sự “sụp đỗ của một số gương mặt quyền thế, những gương mặt xem ra được nâng lên tới những đỉnh cao hầu như không thể tới được.”

“Thình lình họ thấy mình bị tước đoạt quyền thế của họ,” Đức Giáo Hoàng nói. “Những kẻ đã từ chối và tiếp tục từ chối Thiên Chúa, và dĩ nhiên không tôn trọng con người, xem ra có một đời sống đầy tiện nghi và thành công về mặt vật chất. Nhưng ta chỉ cần lướt sơ qua để thấy những người này buồn bã và không sung sướng.”

Ngược lại, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI khẳng định, những ai kính sợ Thiên Chúa “cũng có thể đặt tin tưởng mình trong con người và trải qua đời sống của mình để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn.”

Tiến lên phía trước

Đức Giám Mục thành Roma đã nói thế giới ngày nay cần “những tín hữu có uy tín, những kẻ sẵn sàng rải rộng ra linh hứng hành động của họ.

“Điều này,” ngài nói, “là sự thánh thiện, ơn gọi phổ quát của tất cả những kẻ đã được rửa tội, thúc đẩy người ta thực thi nhiệm vụ của mình cách trung thực và can đảm, không nghĩ tới những tư lợi của mình nhưng tới công ích, tìm kiếm ý Chúa mọi lúc.”

Khi suy tư về lễ ngày hôm nay và về thánh quan thầy của nước nước Cộng hoà, Đức Giáo Hoàng nói Thánh Wenceslaus là một mẫu chọn “nước trời hơn sự cám dỗ của quyền thế trần gian.”

“Cái nhìn của ngài không bao giờ rời xa Chúa Giêsu Kitô, Đấng chịu đau khổ vì chúng ta,” Đức Giáo Hoàng nói, “để lại cho chúng ta một gương giúp chúng ta theo những bước chân của ngài.”
 
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và tầm quan trọng của Liên Hiệp Quốc
Nguyễn Hoàng Thương
07:31 01/10/2009
Vatican (VIS) – Hôm 29/9, Đức Tổng Giám mục Celestino Migliore, Quan Sát Viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã có bài diễn văn trước phiên họp lần thứ 64 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Trong đó, ngài đặt trọng tâm vào "những phản ứng có hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng toàn cầu: tăng cường cơ chế đa phương và đối thoại giữa các nền văn minh vì hòa bình, an ninh và phát triển quốc tế".

Phát biểu bằng Anh ngữ, Đức Tổng Giám Mục Quan Sát Viên nêu bật sự khác nhau của hội nghị G8 và G20 thể hiện rõ "sự cần thiết đưa ra tính hợp pháp đối với các cam kết chính trị được thừa nhận, chúng phải đối mặt với tư duy và nhu cầu của toàn thể cộng đồng quốc tế, để các giải pháp được đề ra có thể phản ánh các quan điểm và những mong đợi của cư dân trên khắp các châu lục".

Đức Tổng Giám Mục cho hay thêm: "Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc càng gia tăng, thì sự cần thiết của Liên Hiệp Quốc càng trở nên hiển nhiên", nó như là một tổ chức "có khả năng đáp ứng được những trở ngại và những mối quan hệ ngày càng phức tạp giữa các dân tộc và các quốc gia... Liên Hiệp Quốc sẽ tiến đến hình thành một gia đình các quốc gia thực sự đến mức nó đảm đương sự thật về phụ thuộc lẫn nhau không thể tránh khỏi giữa các dân tộc, và đến mức nó nắm lấy sự thật về con người, phù hợp với Hiến Chương Liên Hiệp Quốc".

Đề cập đến "bản chất của sự phát triển và vai trò của các nước viện trợ và các nước nhận viện trợ", Đức Tổng Giám Mục Migliore lưu ý rằng "sự phát triển đích thực nhất thiết phải liên quan đến sự tôn trọng toàn diện sự sống con người vốn không thể bị tách rời khỏi sự phát triển của dân tộc. Thật không may, ngày nay một số nơi trên thế giới, viện trợ phát triển có vẻ bị trói buộc hơn là sự sẵn lòng nơi các quốc gia nhận viện trợ để thông qua các chương trình ngăn chặn sự phát triển nhân khẩu học của dân số bằng các phương pháp và thực tiễn thiếu tôn trọng phẩm giá con người và nhân quyền... Tuy nhiên, với thực tế như thế là do bản chất của nó không phải là sự trao đổi lẫn nhau mà là sự áp đặt, và để khẳng định quyết định cấp viện trợ phát triển phải dựa trên sự chấp nhận các chính sách như thế là hình thành nên sự lạm dụng quyền lực".

Quan Sát Viên thường trực Tòa Thánh cũng nói đến "công bằng của hệ thống thương mại quốc tế và cấu trúc tài chính thế giới", bày tỏ hy vọng rằng "việc thường xuyên tạo ra các nguồn công ăn việc làm, sự ổn định trong công việc, khen thưởng công bằng cho sản xuất địa phương và tính khả dụng của tính dụng công và tư dành cho sản xuất và việc làm, nhất là ở những nước nghèo nhất" sẽ ngăn cản "các cuộc khủng hoảng toàn cầu mới và trầm trọng hơn".

Kế đến, chuyển sang nguyên tắc "trách nhiệm bảo vệ", như được định hình tại Hội nghị thượng đỉnh Thế giới năm 2005, Đức Tổng Giám Mục Migliore nhắc rằng: "Việc công nhận phẩm giá... của mỗi người Nam và người Nữ đảm bảo rằng các chính phủ luôn thực hiện bằng mọi phương tiện để ngăn chặn và chiến đấu chống lại tội ác diệt chủng, thanh trừng sắc tộc và bất cứ tội ác chống nhân loại nào khác. Vì vậy, thừa nhận trách nhiệm liên kết với nhau để bảo vệ, các nhà nước sẽ phải nhận ra tầm quan trọng của việc chấp nhận sự hợp tác của cộng đồng quốc tế như là một phương tiện để hoàn thành vai trò chịu trách nhiệm về chủ quyền của mình". Đức Tổng Giám Mục đề cập cụ thể đến "đau khổ, thất vọng và thử thách cam go" của người dân Honduras "từ những biến động chính trị quá lâu", và ngài kêu gọi tất cả các bên "bằng mọi nỗ lực tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng tốt nhất cho người dân Honduras".

Khi nhắc đến hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu mới kết thúc, ngài kết luận bằng cách khẳng định rằng "việc bảo vệ môi trường phải tiếp tục đứng hàng đầu trong các hoạt động đa phương, vì nó liên quan đến hình thức cố kết số phận của tất cả các quốc gia và tương lai của mọi cá nhân người Nam và người Nữ".
 
Tổng Giáo Phận Birmingham, Anh Quốc, có Tổng Giám Mục mới
John Minh
11:30 01/10/2009
BIRMINGHAM, Anh quốc - Ðức tân Tổng Giám Mục Birmingham, Benard Longley, sinh ngày 5 tháng 4 năm 1955 tại Manchester, UK. Ngài đã theo học tại Royal Northern College of Music, và rồi tại New College of St. Mary tại đại học cổ kính và danh tiếng Oxford.

Ngài đi tu và thụ phong Linh Mục ngày 12 tháng 12 năm 1981 thuộc giáo phận Adrundel & Brighton thuộc miền nam Anh Quốc. Sau một thời gian mục vụ trong giáo xứ, và nhiều sứ vụ khác nhau trong Giáo Phận, vào năm 1987 ngài được cử đi dạy môn Thần Học Tín Lý tại Ðại Chủng Viện Thánh Gioan ở Wornesh, nơi đã đào tạo ra nhiều Linh Mục và Giám Mục cho Giáo Hội tại Anh Quốc.

Ngày 24 tháng 1 năm 2003, ngài được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá cho Tổng Giáo Phận Westminster. Ngay từ lúc còn là Linh Mục, ngài đã đảm trách nhiều công tác mục vụ khác nhau trong giáo xứ, tuyên úy cho bệnh nhân tâm thần, làm việc với phong trào đại kết, v.v... cho đến khi làm Giám Mục thì ngài tiếp tục được giao nhiều trọng trách trong Tổng Giáo Phận như chăm lo mục vụ cho người đồng tính, phối hợp với các phong trào hiệp nhất, Hội Thánh Lễ La Tinh, v.v.... Khu vực mục vụ ngài đảm nhiệm cũng có một Cộng Ðoàn Việt Nam lớn nhất Anh Quốc, và ngài đã từng đến nhà thờ Việt Nam tại London nhiều lần để dâng lễ cho Cộng Ðoàn Việt Nam tại đó.

Sáng ngày 1 tháng 10 2009, đúng ngày lễ Thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã chính thức bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục Birmingham, một Tổng Giáo Phận được coi có tầm quan trọng vào hàng thứ hai tại Anh Quốc. Tổng Giáo Phận đã trống tòa được khoảng 6 tháng nay do Ðức Tổng Giám Mục Vincent Nichols được chuyển về làm Tổng Giám Mục Westminster. Ðược biết trong khu vực Tổng Giáo Phận Birmingham cũng có một Cộng Ðoàn Việt Nam lớn thứ nhì tại Anh Quốc, và có khá đông Linh Mục, Chủng Sinh và Nữ Tu Việt Nam đang làm việc trong Tổng Giáo Phận. Dưới thời Ðức Tổng Giám Mục Vincent Nichols, Cha Michhael Hồ Hữu Nghĩa đã được chọn làm Ðại Diện cho Ðức Tổng Giám Mục đặc trách Tu Sĩ.

Về Tổng Giáo Phận Birmingham, Ðức tân TGM Bernard Longley sẽ gánh nhiều trách nhiệm nặng nề, trong đó có việc tổ chức lễ phong Chân Phước cho Ðức Hồng Y Henry Newman, và việc đón tiếp Ðức Giáo Hoàng trong chuyến tông du đến Anh Quốc vào năm 2010.

Xin mọi người thêm lời cầu nguyện cho Ðức tân TGM Bernard Longley trong sứ vụ mới tại Tổng Giáo Phận Birmingham.
 
Chúa Nhật Phò Sự Sống
Vũ Văn An
22:19 01/10/2009
Công bố của một vị hồng y

Chúa Nhật Sư Sống, năm nay được cử hành vào ngày 4 tháng Mười, là một ngày được dành riêng để người Công Giáo Hoa Kỳ suy niệm với lòng biết ơn hồng ân qúy giá Chúa Ban tức sự sống con người. Đây cũng là dịp để, trong tư cách quốc gia và cá thể, ta tự xét xem ta đã sống đẹp ra sao nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của những người vì tuổi tác, lệ thuộc, nghèo khó hay các hoàn cảnh khác đang gặp nguy cơ đối với chính mạng sống họ.

Trong cuộc tranh luận hiện nay về cuộc cải cách chăm sóc sức khỏe, hiển nhiên một điều là nhiều người Hoa Kỳ hiện tin rằng mạng sống và sức khỏe của một thiểu số xứng đáng được bảo vệ trong khi nhiều lớp người khác bị coi là không xứng đáng được hưởng sự bảo vệ ấy. Một thái độ như thế quả là đáng trách, càng đáng trách hơn nữa trong bối cảnh chăm sóc sức khỏe. Đưa ra sự kỳ thị trong phẩm chất chăm sóc dành cho các nhóm người khác nhau không hề có chỗ đứng trong ngành y học, và trực tiếp chống lại các qui phạm luân lý hiện đang hướng dẫn sự điều hành các bệnh viện và cơ sở cung cấp chăm sóc sức khỏe của Công Giáo.

Các trẻ chưa sinh vẫn là những con người mà mạng sống bị đe dọa hơn cả tại Hoa Kỳ: hơn một triệu trẻ em mất mạng trong các cơ sở phá thai. Phán quyết Roe v. Wade năm 1973 biến các tiểu bang thành bất lực trong việc chặn đứng nạn tàn sát ấy. Cám ơn (Chúa), Quốc Hội và phần lớn các tiểu bang trước đây đã ngăn cản việc dùng tiền công tài trợ các vụ phá thai (chỉ trừ một ít trường hợp ngoại lệ). Tuy thế, dù 67% người Hoa Kỳ đang chống đối phá thai bằng tiền người đóng thuế, tất cả các đề nghị về chăm sóc sức khỏe đang được Quốc Hội xem sét phần chắc sẽ cho phép hay áp đặt việc tài trợ phá thai ấy, hoặc qua việc đóng lệ phí bảo hiểm vào các chương trình của chính phủ hay bằng tiền của liên bang.

Cần phải nhắc lại rằng: phá thai, tức trực tiếp, cố tình giết một bé gái hay một bé trai chưa sinh, không phải là chăm sóc sức khỏe. Phá thai cướp mất sự sống của một trẻ thơ vô tội, và cướp mất bình an và hạnh phúc của các bà mẹ. Trong 25 năm qua, thừa tác vụ hậu phá thai của Giáo Hội Công Giáo, có tên là Dự Án Rachel, đã giúp đỡ các phụ nữ vượt lên trên các buồn đau và ân hận sau khi phá thai, bằng cách giúp đỡ họ tìm được bình an nhờ biết chấp nhận sự tha thứ của Chúa, biết tha thứ cho mình và tha thứ cho những ai có liên quan đến quyết định phá thai. Tài trợ phá thai chỉ có thể gia tăng con số người chết và đau buồn mà thôi.

Các trẻ em chưa sinh không phải là những con người nhân bản duy nhất bị thiệt thòi trong các đề nghị hiện nay. Nhiều người nằng nặc cho rằng không nên cho những người không có giấy tờ tùy thân hiện đang sống và làm việc tại Hợp Chúng Quốc được phép mua bảo hiểm sức khỏe để tham gia hệ thống mới, và phải khước từ không cho các di dân “nghèo” về phương diện luật pháp được quyền có bảo hiểm trong 5 năm đầu sống tại Hoa Kỳ. Có phải những di dân này đã từ bỏ tính người của họ ở biên giới hay chăng? Làm thế nào một xã hội công bình lại có thể từ khước việc chăm sóc sức khỏe cơ bản cho những người hiện đang sống và làm việc giữa chúng ta và cần được quan tâm về y tế? Xã hội ấy không thể và không được làm như vậy.

Trong khi phần lớn người Hoa Kỳ nhất trí rằng những ai không thể trả tiền để mua bảo hiểm sức khỏe vẫn cần được chăm sóc về y tế, thì một số nhà bình luận đã đi quá xa bằng cách gợi ý rằng muốn bù trừ chi phí do việc mở rộng phạm vi bảo hiểm gây ra, thì cần phải cắt giảm mức chăm sóc hiện đang dành cho người Hoa Kỳ cao niên. Nhiều chuyên gia còn gợi ý rằng nên xem sét các quyết định chữa trị không dựa trên nhu cầu của các bệnh nhân cao niên, mà dựa trên “phẩm chất sự sống” bị coi là thấp của họ hay dựa trên tỷ lệ giữa chi phí và hữu hiệu tính theo quãng đời dự phóng còn lại của họ. Những tính toán kiểu đó quả đã không còn đếm xỉa gì tới phẩm giá nội tại của người đang cần được chăm sóc, và phá hoại mối tương quan trị liệu giữa các nhà chuyên nghiệp về sức khỏe và các bệnh nhân của họ.

Không nên ngạc nhiên khi thấy việc bỏ rơi hay cái chết của một số người đã được đưa ra làm giải pháp cho vấn đề gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. Những người ủng hộ việc kiểm soát dân số lâu nay vốn cổ vũ việc trục thai các trẻ thơ trong thế giới đang phát triển như một phương thế lầm lẫn để giảm nghèo.

Hiện nay, một số nhà duy sinh thái cho rằng cách hữu hiệu nhất để chặn đứng việc thay đổi khí hậu hoàn cầu là làm cho chương trình “kế hoạch hóa gia đình” phổ biến cùng khắp các nước đang phát triển. Họ phúc trình rằng trung bình mỗi ngày sẽ loại được 2.3 cân Anh chất carbon dioxide bị thải ra, bằng cách loại bỏ một con người nhân bản. Trong thuật ngữ những người ủng bộ việc kiểm soát dân số, thì cái hạn từ vô hại “kế hoạch hóa gia đình” bao gồm luôn cả những viên thuốc ngừa thai có tính phá thai, việc triệt sản, và các vụ phá thai bằng tay bằng cách dùng khỏang không hút thai nhi ra.

Tiểu bang Oregon, nơi chính phủ đứng ra phân phối việc chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân có lợi tức thấp, vốn từ khước không cung cấp cho một số bệnh nhân những thứ thuốc kê đơn quá mắc hòng kéo dài mạng sống của họ, trong khi nhắc cho các bệnh nhân này hay: giải pháp được giúp để tự sát là điều rất thuận lợi, sẵn có trong kế hoạch y tế của Oregon.

Nhiều khoa học gia biện minh cho việc thao túng và sát hại các phôi thai nhân bản trong việc thí nghiệm tế bào gốc, dựa vào hy vọng hão huyền sẽ tìm ra được các phương thế trị liệu mới. Thế nhưng, ngày càng có nhiều sự kiện cho thấy phương thức này chỉ tạo nên nguy cơ cho bệnh nhân, và cho các phụ nữ là những người bị lợi dụng phải cung cấp trứng cho việc nghiên cứu này.

Chết không phải là giải pháp cho các vấn đề sự sống. Chỉ những ai đui mù đối với thực tại siêu việt và ý nghĩa của sự sống nhân bản mới có thể ủng hộ việc giết các hữu thể nhân bản để làm nhẹ các nan đề kinh tế, xã hội hoặc môi trường.

Đối cực của một cái nhìn thiển cận ấy là tái khám phá sự trân qúy đối với tính thánh thiêng và phẩm giá của từng hữu thể nhân bản cá biệt một. Ta có thể khởi sự bằng cách dành một ngày nào đó cho một trẻ thơ. Một em bé trung bình thôi cũng là nguồn suối của niềm vui, của giọng cười, có khả năng nhảy những bước nhảy vọt táo bạo đầy tưởng tượng, đầy tò mò khám phá, và cả những mời gọi có suy nghĩ về công bình (tuy đôi khi có tính vị kỷ). Trẻ em thích thú trong thế giới sáng tạo của Thiên Chúa và yêu gia đình các em một cách vô điều kiện. Thiên Chúa ban cho mỗi con người nhân bản những khả năng diệu kỳ ấy, và trẻ em có thể giúp ta tái khám phá và biết trân qúy các khả năng này như mới.

Từ ngày có nạn ngừa thai và phá thai phổ quát, việc thù nghịch có tính văn hóa đối với trẻ em mỗi ngày một gia tăng. Các em thường bị mô tả như những vướng bận tốn kém pha mình vào cuộc sống vô tư của người lớn. Không ít hơn sáu cuốn sách gần đây đã được đưa ra nhằm bênh vực cho lối sống cố tình không có con, vì các lý do vị kỷ, hay để chống lại việc “thặng dư dân số”, một huyền thoại hoàn toàn vô giá trị. Đối với họ, nếu các cặp vợ chồng có thêm nhiều con nữa, thì Medicare và An Sinh Xã Hội chắc chắn sẽ phải phá sản. Từ năm 1955, vì số trẻ em ít đi và vì người ta sống thọ hơn, nên con số công nhân đã giảm đi so với con số người thụ hưởng, từ 8.6 chỉ còn 3.1 công nhân đóng góp cho qũy để hỗ trợ 1 người thụ hưởng. Nếu con số công nhân trẻ tham gia lực lượng lao

động không gia tăng đáng kể, thì 25 năm nữa, chỉ còn 2.1 công nhân hỗ trợ một người thụ hưởng. (Như thế), việc chúng ta loại bỏ người trẻ không hề giải quyết được vấn đề chi dù trên cơ sở thực tiễn. Nó chỉ tổ góp thêm vấn nạn mà thôi.

Trẻ em, và những ai tùy thuộc chúng ta vì khuyết tật hay tuổi tác, đem lại cho chúng ta một cơ hội để gia tăng lòng nhẫn nại, lòng tốt và tình yêu. Họ dạy chúng ta rằng sự sống là một quà phúc để chia sẻ, không phải là một bận bịu vướng chân. Về cuối đời, ta sẽ được phán xử dựa trên tình yêu mà thôi. Trong khi ấy, giữa nhiều thách đố đối với cuộc đời, ta hãy nhìn lên “Chúa Giêsu Kitô, niềm hy vọng của chúng ta” (1Tm 1:1), Đấng đã làm cho toàn bộ thế giới được chia sẻ vào vinh quang Người chiến thắng sự chết.

Cuộc cải tổ y tế

Trên đây là lời công bố ngày 29 tháng Chín, của Đức Hồng Y Justin F. Rigali, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, gửi người Công Giáo toàn quốc nhân Chúa Nhật Sự Sống, năm nay rơi vào ngày 4 tháng Mười. Công bố này một lần nữa cho thấy Giáo Hội Công Giáo không hẹp hòi chỉ giới hạn vấn đề sự sống vào các trẻ thơ chưa sinh, mà là sự sống nói chung từ lúc tượng thai cho tới lúc kết thúc tự nhiên. Cũng cần thêm rằng: công bố này nhằm các chủ thể hiện là đối tượng của cuộc cải tổ chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ, chứ không hẳn vấn đề sự sống chỉ liên quan tới các thành phần này mà thôi. Giáo Hội Công Giáo vốn không ủng hộ án tử hình cũng như cực lực lên án chiến tranh, dưới bất cứ danh nghĩa và ý thức hệ nào.

Bởi thế không nên lầm lẫn chủ trương của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đối với cuộc cải tổ chăm sóc sức khỏe nói chung, một cuộc cải tổ tự nó không bị Hội Đồng này bác bỏ. Vấn đề gai góc chỉ là vì kế hoạch cải tổ này đụng tới hai điểm chủ yếu đó là vấn đề quyền lương tâm của các nhân viên chăm sóc sức khỏe và việc tài trợ phá thai. Giải quyết hai vấn đề này chắc chắn sẽ giải quyết phần lớn các khúc mắc của người Công Giáo tại Hoa Kỳ đối với chương trình cải tổ y tế của chính phủ Obama.

Ông Obama biết rất rõ điều ấy, nên cái nhìn của ông hiện nay đã thay đổi nhiều, so với cái nhìn thời tranh cử, một cái nhìn hoàn toàn bị chi phối bởi ý thức hệ đảng phái. Nay ông đã là tổng thống của cả nước, điều mà ông đã long trọng tuyên nhận vào lúc nhậm chức, thì cái nhìn ấy phải phản ảnh cái nhìn của cả nước. Chính vì vậy, trước khi qua gặp Đức Bênêđíctô XVI tại Vatican, nhân gặp gỡ đại diện báo chí Công Giáo ngày 2 tháng Bẩy năm nay, ông đã cam đoan với họ sẽ tôn trọng quyền lương tâm của các nhân viên cung cấp chăm sóc sức khỏe. Hẳn mọi người còn nhớ câu thời danh ông nói hôm đó, theo cha Owen Kearns, chủ bút và là nhà xuất bản tạp chí National Catholic Register, có mặt tại cuộc gặp gỡ: “Tôi có thể đảm bảo với toàn thể các độc giả của qúy vị rằng khi cuộc duyệt xét này hoàn tất, sẽ có một điều khoản khỏe khoắn về lương tâm được công bố. Rất có thể nó không thoả mãn được mọi tiêu chí do những người phê phán phương thức của chúng tôi nêu ra, nhưng chắc chắn nó không yếu hơn điều hiện có trước khi có những thay đổi”.

Gần đây nhất, ngày 9 tháng 9, nhân nói truyện với quốc dân về kế hoạch cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe, Obama đã hứa sẽ không dùng tiền dân đóng thuế để tài trợ phá thai, một động thái được các cố vấn của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ hoan nghinh. Nhân cơ hội này, Hội Đồng cho thấy trong nhiều thập niên qua, Hội Đồng luôn cố gắng để có được một hệ thống “chăm sóc sức khỏe xứng đáng cho mọi người… Cuộc cải tổ chăm sóc sức khỏe nào biết tôn trọng sự sống và phẩm giá mọi người phải là một mệnh lệnh luân lý và là một ưu tiên khẩn cấp cho quốc gia”.

Các cố vấn của Hội Đồng khi tỏ ý hoan nghinh lời tuyên bố của tổng thống Obama thẩy đều cho rằng họ sẽ ủng hộ kế hoạch cải tổ y tế của ông để có được “một chính sách y tế thực sự phổ quát, biết tôn trọng sự sống và phẩm giá con người, mọi người được tham gia nhất là người nghèo và cả di dân nữa”. Theo lời Đức Cha Thomas Wenski, giám mục Orlando, thì đó phải là một cuộc “cải tổ dẫn tới chăm sóc sức khỏe cho mọi người”, dĩ nhiên trong đó, có cả trẻ chưa sinh. Ngài cho hay: “Đối với Giáo Hội, vấn đề căn bản là vấn đề sự sống và phẩm giá con người”.

Sự xích lại gần nhau trên đã được tạp chí The America (số ngày 28 tháng Chín) nhận định như một ngã tư đường chính trị đối với việc chăm sóc sức khỏe. Tạp chí này cho rằng tại cái ngã tư đường này, nếu không loại bỏ những quan điểm thiển cận và phe phái, thì nước Mỹ sẽ đánh mất cơ hội mấy chục năm mới có một lần này để cải tổ y tế, một nền y tế đang biến “vận xui y khoa thành thảm kịch bản thân và khánh kiệt kinh tế; nó cũng đè nặng lên nền kỹ nghệ Hoa Kỳ, làm trở ngại ngành sản xuất của Hoa Kỳ trong một thị trường hoàn cầu càng ngày càng có tính cạnh tranh. Nó cũng làm cạn các nguồn tài nguyên tài chánh trên cả ba bình diện địa phương, tiểu bang và liên bang…”

Tạp chí này cũng nhắc lại học thuyết xã hội Công Giáo đòi phải có một hệ thống y tế dành cho mọi người và không nên sợ một cách mù quáng vai trò các thẩm quyền công trong lãnh vực này bởi “thẩm quyền công là cơ chế thông thường qua đó người dân đưa ra hành động tập thể”, miễn là phải nhằm công ích, không nhằm tư lợi, điểm thắng cho phe phái mình. Vì chính sách ưu tiên chọn người người nghèo, nên phải coi việc chăm sóc y tế như một nhu cầu nhân bản có tính nền tảng, một nghĩa vụ tôn giáo y như bổn phận cung cấp thực phẩm cho người đói ăn, chỗ ở cho người không nhà và quần áo cho người trần truồng.

Dù đôi khi có giọng “lên mặt dạy dỗ” thẩm quyền Giáo Hội về phương diện này, tạp chí The America cũng phải thừa nhận rằng Giáo Hội không nên thỏa hiệp đối với việc chính phủ liên bang mưu toan dùng tiền liên bang để tài trợ phá thai cũng như đe dọa phá bỏ quyền lương tâm của các nhân viên y tế. Hai điều ấy đã được ông Obama trả lời sáng tỏ.

Tuy nhiên, như nhận định của Đức Hồng Y Rigali, cuộc tranh đấu của những người phò sự sống hình như không bao giờ được giải quyết hoàn toàn. Không dùng tiền liên bang để tài trợ phá thai không có nghĩa là các thế lực thế tục hết khuyến khích việc thả dàn phá thai. Họ vẫn còn muốn cho phép người ta mua những chương trình bảo hiểm được liên bang bảo đảm để phá thai hợp pháp, có thể tại bất cứ bệnh viện hay bệnh xá nào họ muốn. Người bảo vệ sự sống vẫn còn cần phải tỉnh táo vậy.
 
Top Stories
Bishops appeal urgent help for storm victims
J.B. An Dang
08:49 01/10/2009
Bishops in Vietnam have appealed urgent help for storm victims after a tropical storm killed at least 92 people warning that severe flooding caused by the storm may bring about serious hunger threat for hundreds of thousands victims, and that a new typhoon is gaining its strength to hit the eastern coast on this weekend. Meanwhile, Catholics have offered sanctuary to storm and flood victims, and even Buddhist monks and nuns who have been hunted by police.

70,000 houses were submerged completely until their roofs
As on Oct. 1, Vietnam death storm toll has risen to 92 with more than 200 wounded and at least 19 reported missing. Vietnam annually suffers from tropical storms and typhoons but the death toll this year far exceeds the deaths recorded in 2006, when tropical storm Durian killed 70 in the country's south, and the typhoon Xangsane which left more than 70 dead in central Vietnam.

Ketsana hit central Vietnam on Tuesday after fatally devastating the Philippines, where it killed 277. Coastal provinces of Quang Tri, Hue, Quang Ngai and Danang experienced strong winds of category 11 to 12, rising to level 14-15 near the storm’s eye. State media reported on Thursday that in Hue province, over 320 houses had been demolished or unroofed by the storm. In the central province of Quang Tri, some river banks were broken, causing flooding on a large area with at least 70,000 houses were submerged completely until their roofs. In Kontum, “24 people died in landslides when their houses collapsed after being rattled by the storm. Some also died by drowning in floodwaters,” state television reported.

In addition, more than 73,466 hectares of crops were inundated and presumed lost. 356,790 people have been evacuated.

Death toll in Quang Ngai has far exceeded other provinces due to erroneous forecasts. In article titled “Disasters from subjectiveness and erroneous forecasts”, the state-owned Dan Tri newspaper reported that 29 fishermen of Quang Ngai had followed the instruction of the National Hydro Meteorological Forecast Center to drive their boats directly to the storm’s eye. The paper harshly criticized the forecast center. According to the paper, the center had forecast that the storm’s eye would be in Quang Tri, hundreds of miles away. But in fact, it was right at Quang Ngai. “Also, ridiculously, after the storm had completed its sweep of Quang Ngai at 2:30 PM, the center still reported that it would not hit the province until mid-night,” the paper added.

Catholic churches and monasteries in central Vietnam have widely opened their doors to offer refuge for storm and flood victims. Thanh Duc parish in Danang, located right at Han River’s gate, has allowed local people to take refuge inside its catechism classes. Every day, parishioners cook and supply food for those who were forced to evacuate for the storm.

Facing such a grave disaster, Vietnam authorities still mobilize great resources for religious oppression. In a press release published on Wednesday night Sept. 30, representatives of the Bat Nha Buddhist Monastery condemned Vietnamese police for the on-going harassment against their monks and nuns while praising local Catholics for their support.

After being forced out of their monastery on Sunday by police and an angry mob, they sought refuge at Phuoc Hue Temple in Bao Loc. But, “Uniformed police have blockaded the Chùa Phước Huệ temple in Bảo Lộc where the 376 monastics have taken sanctuary. Police officers, numbering 200 at their peak, yesterday viciously threatened the abbot, Venerable Thai Thuan [not to allow the monastics to take refuge],” the press release said.

According to Thich Nhat Hanh’s followers, officers even threatened to repeat at Phước Huệ Temple the violence and destruction they had inflicted at Bat Nha where the police and mob on Sunday dragged the nuns and monks to police vehicles, beating them and grabbing their testicles in an effort to humiliate them.

“Remarkably, the congregation of the neighboring Catholic Church has offered sanctuary to the refugee monks and nuns in the event that the Abbot of Phước Huệ Temple is unable to resist government pressure,” the press release added.

Far in the North at Vinh diocese, on Sunday Sept. 27, local authorities of Quang Binh province sent bulldozers to Bau Sen Parish to knock down a large statue of Our Lady of La Vang erected on the top of a mountain inside the parish cemetery, after parishioners had refused to remove the statue.

Heavy rain over several days flooded the cemetery and practically prevented the demolition. While many local Catholics and non-Catholics alike believe it is a miracle, local authorities still vow to knock down the statue when the weather improves.
 
Almost 400 deaths in SE Asia from Ketsana as new typhoon moves towards the Philippines
Asia-News
09:02 01/10/2009
In Vietnam, toll now stands at 101 dead and 170,000 homeless. Central provinces are hardest hit. Catholic Church begins fund raising and aid collection for affected population. In Philippines, authorities sound the alarm for Parma, an even more devastating storm that is fast approaching.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – In Vietnam the latest figures put the total number of dead from typhoon Ketsana at 101, plus 18 missing and 179 wounded. Another 170,000 people fled their homes for safer ground. The Catholic Church of Vietnam has already begun fund raising and aid collection for the needy. The Philippines, already dearly tested by Ketsana, is now bracing for Parma, another tropical storm that is packing an even bigger punch.

Typhoon Ketsana hit the Philippines first (277 dead), then moving towards Vietnam, Laos and Cambodia (11 dead). Entire areas of South-East Asia were devastated, killing almost 400 people, a number destined to rise.

In central Vietnam, strong winds swept the region, with water levels topping three metres in some areas. A state of emergency has been declared in Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh to Quang Binh, Quang Tri, Quang Nam. Even Vietnam’s ancient capital of Hue has not spared.

In addition to counting the dead, the authorities are also estimating the damages to property.

A large number of public buildings and businesses as well as private homes have suffered damages. So far, a total 5,796 houses were smashed, collapsed or were swept away. Another 163,011 lost their roofing because of the wind, and 215 schools and construction sites collapsed or suffered damages. A total 12,269 medical stations suffered the same fate.

However, farmers suffered most. At the best of time, they lead a hard life. Because of the typhoon, they lost some 50,000 rice fields, produce gardens and fruit orchards as well as 1,602 hectares of fish and shrimp ponds, all under a massive amount of water.

Mgr Nguyen Van Nhon, chairman of the Bishops’ Council of Vietnam, called on the faithful to help typhoon victims through fund raising, aid collection and prayer, expressing closeness to them in this, their moment of difficulty.

Government media have begun warning people that the main task now is to move people displaced by the disaster to places of safety and make sure that “no one goes hungry.”

Even as the final toll in human and material terms is not yet complete, the Philippines and other South-East Asian nations are already bracing for Parma, a new tropical storm that should strike the Filipino archipelago tomorrow and Saturday, where it is expected to pack an even bigger punch than Ketsana.
 
Ketsana: quasi 400 morti nel Sud-est asiatico. Un nuovo tifone colpirà le Filippine
Asia-News
09:03 01/10/2009
In Vietnam il bilancio è di 101 morti e 170 mila senzatetto; i danni maggiori nelle province centrali. La Chiesa cattolica ha avviato raccolte fondi e aiuti per la popolazione. Manila lancia l’allarme per l’arrivo di Parma, la cui portata è ancora più devastante.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – È di almeno 101 morti, 18 dispersi e 179 feriti il bilancio del passaggio di Ketsana in Vietnam, che ha costretto circa 170 mila persone ad abbandonare le proprie case in cerca di riparo in luoghi più sicuri. La Chiesa cattolica vietnamita ha avviato raccolte fondi e aiuti per aiutare i più bisognosi; le Filippine, già segnate dal tifone, si preparano al passaggio di Parma, una nuova tempesta tropicale dalla portata ancora più devastante.

Il tifone Ketsana si abbattuto prima sulle Filippine (277 i morti), poi ha colpito la Cambogia (11 le vittime), il Laos e il Vietnam, mettendo in ginocchio intere aree del Sud-est asiatico. Il bilancio è di quasi 400 morti, ma il numero sembra destinato a salire.

Sul Vietnam centrale hanno imperversato forti venti e, in alcune città, il livello delle acque ha superato i tre metri. Da Thanh Hoa a Nghe An, da Ha Thin a Quang Binh, Quang Tri e Quang Nam, la situazione in diverse province è ancora di emergenza. Il tifone si è abbattuto anche sull’antica capitale Hue.

Insieme ai morti, è cominciata una prima stima dei danni. Danneggiate proprietà statali, abitazioni private, aziende ed edifici pubblici; fonti ufficiali parlano di 5.796 case abbattute, 163.011 senza tetto strappato dal forte vento, 215 edifici scolastici, cantieri e 12.269 unità mediche collassate o danneggiate in modo grave. Ma a subire i danni maggiori sono gli agricoltori del Paese, che già in condizioni di normalità devono sopravvivere fra stenti e difficoltà: 50 mila campi di riso, aziende agricole e ortofrutticole del Vietnam centrale e circa 1.600 ettari di allevamenti ittici sono stati “sepolti dall’acqua”.

Mons. Nguyen Van Nhon, presidente della Conferenza episcopale vietnamita, ha chiesto ai fedeli di aiutare quanti sono stati colpiti dal passaggio del tifone con raccolte fondi e condivisione di beni, preghiere e rimanendo vicini alle vittime in questo momento di difficoltà. I media governativi, intanto, avvertono che “il compito primario è garantire una sistemazione agli sfollati” e che “a nessuno manchi il cibo”.

Se il conto dei danni e delle vittime non è ancora terminato, le Filippine – e altre nazioni del Sud-est asiatico – si preparano al passaggio di Parma: è il nome della nuova tempesta tropicale, che dovrebbe colpire l’arcipelago fra domani e sabato, con una potenza ancora maggiore di Ketsana.
 
VIETNAM: L’expulsion des quelque 400 religieux de Bat Nha, toujours pourchassés par la police, soulève une grande émotion dans les milieux bouddhistes
Eglises d'Asie
11:27 01/10/2009
Après leur tragique expulsion du monastère de Bat Nha, le 27 septembre dernier, par des hommes de main de la police, les quelque 400 religieux et religieuses, désormais sans résidence, poursuivent leur exode (1). Aujourd’hui, les autorités locales accentuent leur pression sur les responsables de la pagode de Phuoc Huê (dans la province de Bao Lôc), où l’ensemble de la communauté de Bat Nha est allé chercher refuge. Déjà, quelques religieux nouvellement hébergés ont dû s’en aller rejoindre leur famille. Le sort des religieux ainsi persécutés a ému l’opinion publique aussi bien à l’intérieur du pays qu’à l’étranger. Dans les milieux bouddhistes, un mouvement de solidarité est en train de se dessiner. Une protestation à l’allure d’ultimatum a été envoyée aux pouvoirs publics, annonçant que de jeunes religieux sont prêts à s’immoler.

Par divers moyens, la Sécurité essaie de forcer le vénérable Thich Thai Thuân, recteur de la pagode de Phuoc Huê, à refuser l’hébergement aux moines réfugiés et à les expulser. Ces derniers jours, tout autour de la pagode où se sont réfugiés les moines de Bat Nha, ont été lancés des tracts sans indication d’origine. Ils désignent nommément et injurient un certain nombre de moines responsables, traitent de réactionnaires les disciples du « village des Pruniers », qui est la communauté bouddhiste installée en France dont le maître Thich Nhât Hanh, l’esprit et les règles ont inspiré les religieux de Bat Nha.

Dans la soirée du 29 septembre, une quinzaine de religieux ont été forcés de quitter le monastère par les policiers qui les ont accompagnés jusqu’à un autocar. La police est présente en permanence dans la pagode fait pression sur l’ensemble des moines réfugiés afin qu’ils partent.

Dans les milieux bouddhistes l’émotion est grande. Selon des témoignages recueillis par Radio Free Asia (2), l’ensemble du clergé bouddhiste de la province de Bao Lôc se sent solidaire des moines expulsés et souhaite que la direction du bouddhisme trouve une solution le plus rapidement possible. A Da Lat, la population bouddhiste s’est mobilisée pour recueillir des vêtements et de la nourriture pour les religieux réfugiés chez eux.

Un soutien particulièrement chaleureux a été apporté aux religieux de Bat Nha par une lettre intitulée « Lettre des jeunes religieux et religieuses bouddhistes de la Province de Bao Lôc » (3). Les auteurs de la lettre, qui se disent nombreux et soutenus par une foule de fidèles, s’adressent aux autorités religieuses et civiles. Ils affirment s’être tus jusque-là par ignorance des motifs de la persécution infligée aux moines de Bat Nha. Selon eux, le traitement indigne subi par les religieux sous l’œil complaisant de la police est imputable à l’Etat et à lui seul. La lettre demande que l’affaire soit réglée selon des principes clairs. Si, comme on le prétend, il s’agit d’une affaire interne au bouddhisme, qu’on laisse les autorités de celui-ci régler ses propres problèmes. Pour le moment, qu’on ne touche en aucune manière aux moines réfugiés dans la pagode de Phuoc Huê et qu’on leur permette de continuer à mener leur vie religieuse sous le patronage du responsable provincial de l’Eglise bouddhiste vietnamienne. La lettre s’achève par une déclaration solennelle: « Si les autorités continuent d’exercer une quelconque pression, comme elles l’ont fait jusqu’à présent, nous annonçons à l’avance que nous sommes prêts à sacrifier notre vie. »

(1) Voir EDA 514
(2) Emission en vietnamien du 30 septembre 2009.
(3) La lettre a été mise en ligne sur de nombreux sites vietnamiens. Voir par exemple Phù Sa, VietCatholic News, le 30 septembre 2009. La lettre se nomme elle-même « Huyet Thu », à savoir « lettre écrite avec du sang ».

(Source: Eglises d'Asie, 1er octobre 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tín hiệu vui trong việc bảo vệ sự sống
Anmai, CSsR
11:22 01/10/2009
Mang trong mình cái phận người mong manh, mỏng dòn và yếu đuối, ắt hẳn ai cũng một lần nào đó sa ngã, phạm tội. Làm lỗi là một chuyện nhưng có can đảm nhận lỗi và đi ra khỏi con đường ấy hay không mới là chuyện quan trọng.

Tội ác nhất trong cuộc đời này có lẽ là tội giết người, tước đoạt sự sống của người khác. Giữa một trào lưu ủng hộ cho lối sống buông thả, hưởng thụ dẫn đến việc giết hại các thai nhi vô tội thì lại có những con người ngày đêm âm thầm và bằng mọi giá và thậm chí còn bị bô nhọ, đe doạ đến mạng sống nữa để bảo vệ thai nhi.

Nhiều người và chắc có lẽ dân cư mạng đã hơn một lần nghe nói đến Lm. Lê Quang Uy - Dòng Chúa Cứu Thế - cùng với Nhóm Bảo Vệ Sự Sống trung tâm mục vụ là những người cố gắng hết sức mình bảo vệ những sinh linh nhỏ bé. Để làm cái chuyện “ngược đời” này không phải là chuyện dễ. Phải liều mình, phải chấp nhận thiệt thòi, mất mát mới có thể làm được. Có những lúc nghe người ta “càm ràm”: “cái ông cha phá thai ! Lúc nào cũng phá thai ! Phá thai ! Nghe riết chán chết !”

Vâng ! May mà lúc nào cũng phá thai ấy nhưng tỷ lệ phá thai ngày mỗi ngày cứ gia tăng.

Bên cạnh Trung Tâm Mục Vụ Dòng Chúa Cứu Thế cũng có đâu đó những nhóm bảo vệ sự sống hoạt động rất mạnh ở Vinh. Nhóm bảo vệ sự sống cũng đã đi đây đi đó để chia sẻ, để khơi dậy công việc nhỏ bé của mình để bảo vệ sự sống.

Các nhóm bảo vệ sự sống thuộc các thành phần Công Giáo tưởng chừng cứ mãi hoạt động trong lẻ loi, trong đơn độc nhưng không, hôm nay 1 tháng 10, có hơn 3000 người đến với Chùa Từ Quang huyện Bình Chánh để cầu siêu cho những sinh linh nhỏ bé đã bị giết. Tính đến ngày 30 tháng 9 thì có hơn 3000 người đến với Chùa Từ Quang nhưng đã ghi danh hơn 5000 sinh linh bị giết. Như thế, có người đã giết hại 2 hoặc 3 thai nhi trong con số ghi danh. Đặc biệt, có người đã cầm tờ giấy nhưng tay cứ run run làm sao ấy khi con số sinh linh ghi danh để cầu siêu lên đến 4.

Đại đức Thích Giác Thiện, trụ trì chùa Từ Quang cho biết: “Mấy ngày qua, thầy đã tiếp rất nhiều người. Có người vừa nói dăm câu đã khóc. Họ đến cửa nhà Phật với mặc cảm tội lỗi vì cố ý hoặc vô tình tẩy bỏ sự sống của con mình, họ đến để tìm sự an bằng”.

Con người, dù sao đi chăng nữa luôn cần sự bình an. Với người Công Giáo, họ đã đến nhà thờ để cầu nguyện, xin lễ cho những thai nhi đã bị giết; những người Phật Giáo, họ lại tìm đến cửa Chùa để câu siêu cho những hài nhi nhỏ bé.

Đây là lễ cầu siêu chưa từng có ở Việt Nam. Ngoài mục đích mang sự an bằng cho những người không thể giữ giọt máu của mình. Đây cũng là dịp khuyến khích lối sống lành mạnh trong giới trẻ và gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng phá thai đang diễn ra tràn lan trong xã hội.

Tín hiệu vui phát lên từ Chùa Từ Quang cũng sẽ nhân rộng khắp mọi miền đất nước như đã từng loé lên từ Nhóm Bảo Vệ Sự Sống Trung Tâm Mục Vụ DCCT. Chắc có lẽ từ nay, bên cạnh những lời đàm tiếu “ông cha phá thai” thì sẽ có thêm “ông sư phá thai” !

“Cái sự đời người nó giống như hạt lúa vậy, từ nảy mầm cho đến khi trổ bông, rồi những bông lúa mới lại nhú lên những mầm non. Nếu bỏ đi mầm non mới nhú đó thì cũng coi như giết chết những sinh linh nhỏ và bỏ đi cái giống lúa đó”. Từ này trở đi, sẽ có thêm những địa chỉ khác ngoài Trung Tâm Mục Vụ DCCT, Chùa Từ Quang … sẽ cùng chung tay góp sức cho việc bảo vệ sự sống, bảo vệ những sinh linh bé nhỏ.

Hôm nay, ngày đầu tháng Mân Côi, cả Giáo Hội hướng về Mẹ Mân Côi. Mẹ là Mẹ của chúng sinh, Mẹ của các thai nhi, xin Mẹ cầu bầu cho các thai nhi cũng như những ai có lòng yêu mến sự sống, bảo vệ sự sống để ngày mỗi ngày con người vơi đi tội ác, vơi đi sự tàn nhẫn đối với nhau.

Lễ Mẹ Mân Côi 2009
 
Thư Mục vụ GP Kontum gửi cho Học sinh Thiếu nhi nhân Tết Trung Thu
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
12:33 01/10/2009

THƯ MỤC VỤ GIÁO PHẬN KONTUM CHO HỌC SINH THIẾU NHI
NHÂN TẾT TRUNG THU


Kontum, ngày 15 tháng 09 năm 2009


Mến gửi: Các thiếu nhi
Gia đình Giáo phận Kontum.

Các con yêu quý,

Cha gửi tới các con lời cầu chúc bình an của Chúa Giêsu. Cha cũng cám ơn các con đã cầu nguyện thật nhiều cho cha trong những ngày tháng qua. Nhân những ngày đầu Năm Học mới, cha muốn chia sẻ với các con đôi điều.

Mừng Năm Học mới 2009-2010

Một Năm Học mới vừa bắt đầu. Xin Chúa ban ơn giúp sức để các con có một năm học tốt đẹp. Hãy nhớ mọi người thân yêu đang hy sinh để các con được giáo dục nên người trưởng thành mọi mặt, có trí khôn mở mang biết phân biệt tốt xấu, phải trái; có con tim biết thương yêu và chuộng công bằng chân lý; có khả năng phục vụ Giáo hội và xã hội. Lòng hiếu thảo biết ơn sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các con chăm ngoan. Hãy chăm chỉ học tập nên người anh em với mọi người, nên người con của Chúa. Các con đừng quên “thời giờ là vàng”, “có chí thì nên”, “có công mài sắt có ngày nên kim”… Cha cầu chúc các con một năm học thật tốt đẹp và xứng danh người học sinh Công Giáo.

Mừng Tết Trung Thu 2009

Tết Trung Thu cũng sắp tới. Phố phường đã thấy bầy bán đủ kiểu đèn. Bánh Trung Thu cũng bầy bán khắp nơi. Các bậc cha anh đang rộn rã chuẩn bị Tết cho con cháu. Nhiều vị còn nghĩ tới các con em nghèo, các con em ở vùng sâu vùng xa. Các con em đó cũng có quyền được hưởng niềm vui của ngày Tết như các con. Các con đừng quên các bạn đó nhé. Ngoài những món quà chia sẻ gửi cho các bạn đó, các con còn có thể chia sẻ bằng lời cầu nguyện, bằng việc chăm học để sau này có khả năng giúp nâng cao cuộc sống của lớp người nghèo, giúp cuộc sống của nhiều người trở nên tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn. Chúc các con một Tết Trung Thu giàu tình người hơn được thể hiện qua nhiều việc làm có ý nghĩa.

Mừng lễ Chúa Giáng Sinh 2009

Còn đúng 100 ngày nữa tới lễ Chúa Giáng Sinh. Nhưng hiện nay có nhiều em học sinh đã nghĩ tới kỳ thi học kỳ I. Tại sao vậy? Vì suốt hơn 30 năm qua - kể từ năm 1975 - kỳ thi này vẫn được xếp vào chính ngày Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh, mặc dầu đã có nhiều góp ý xây dựng. Nhiều học sinh vẫn bị cái ngày thi đó “ám ảnh”! Với con mắt người đời, đây là một nỗi buồn phiền, với cái nhìn của lòng tin vào “Thiên Chúa là chủ lịch sử” thì “biến cố” này lại mang một giá trị khác. Xin Chúa cho chúng ta biết đọc ra được ý Ngài! Cụ thể các con cần ứng xử thế nào? Để niềm vui Giáng Sinh được lan toả rộng khắp, các con có thể đón mừng Chúa Giáng Sinh không chỉ một ngày 25.12 mà là mừng nhiều ngày, mừng ngay từ ngày hôm nay. Hãy biến nhà trường thành “ngôi thánh đường” mới. Hãy biến lớp học thành hang đá kiểu mới. Hang đá không còn chỉ là túp lều bằng tranh hay bằng giấy với vài dây đèn điện nhấp nháy, mà là bằng những bài học bài tập đạt thành quả cao nhất, bằng những ngày sống lành thánh. Các thiên sứ là chính các con, những học sinh Công Giáo ưu tú, xuất sắc, chăm ngoan. Mục đồng là bạn bè của các con. Hãy nhìn các thầy cô như những nhà đạo sĩ thuộc mọi tôn giáo hay chính kiến đến viếng thăm Hài Nhi Giêsu đang ngự trong tâm hồn các con, đang hiện diện ngay trong lớp học của các con. Hãy cầu nguyện cho các thầy cô và bạn bè cũng được gặp Chúa Hài Đồng. Làm được thế thì ngày thi học kỳ I có còn tiếp tục được xếp vào đúng ngày 25.12 như bao năm qua chỉ còn là “chuyện nhỏ”. Làm được như thế, thì sứ điệp giáng sinh “Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người Chúa thương” sẽ được cất vang không chỉ ngày 25.12 mà suốt cả năm học của các con cũng như khắp nơi các con đặt chân đến.

Mến gửi tới các con những lời nguyện chúc tốt đẹp nhất nhân danh Thiên Chúa quyền năng và giàu lòng xót thương.

Mến thương,
Giám Mục Giáo Phận Kontum
 
Lời Kêu Gọi cứu trợ nạn nhân bão Ketsana tại Việt Nam của các cơ quan Truyền Thông CGVN hải ngoại
Liên Hiệp Truyền Thông CGVN
15:21 01/10/2009
Lời Kêu Gọi cứu trợ nạn nhân bão Ketsana tại Việt Nam
của các cơ quan Truyền Thông Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại


Ngày 1 tháng 10 năm 2009


Kính quý cha, quý tu sĩ nam nữ,

và quý độc giả các Cơ quan Truyền thông Công Giáo của VietCatholic, Dân Chúa Âu châu - Úc Châu - Mỹ Châu:


Theo tin tức ngày 1 tháng 10 năm 2009 do các các cơ quan truyền thông trong nước và hải ngoại cung cấp, lũ do bão bão Ketsana đã tàn phá một số các tỉnh Miền Trung Việt Nam đã làm 93 người chết hơn 20 người mất tích, hơn 200 người bị thương. Hơn 6.000 ngôi nhà bị sập, hơn 170.000 ngôi nhà bị hư hỏng, 179 tàu thuyền bị chìm, lật. Các trường học, trạm xá cũng bị bị thiệt hại nặng nề sau bão lũ; mùa màng và hoa màu đang chờ gặt gần như bị mất trắng. Sau bão, một số sông vượt mức lũ lịch sử như Trà Bồng (Quảng Ngãi), Pôkô (Kon Tum)... gây ngập lụt diện rộng…

Trong tinh thần "Lá lành đùm lá rách... Máu chảy ruột mềm" và nhất là do đức bác ái Kitô giáo thúc đẩy: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc..." (Mt 25, 36), chúng tôi đáp Lời kêu gọi Cứu trợ của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN và cơ quan Bác ái của Giáo Hội lên tiếng kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người trên thế giới cùng tích cực cộng tác vào công tác cứu trợ khẩn cấp nêu trên.

Hai năm trước đây cũng mùa này vào ngày 10.10.2007 trận bão số Lekima đã tàn phá các tỉnh ven biển Việt Nam, và chúng tôi đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của qúi độc giả và đồng bào. Lần đó chúng tôi đã nhận được sự đáp ứng rất khả quan của qúi độc giả như sau: Xem báo cáo tổng kết cứu trợ nạn nhân bão Lekima quả ở đây

• VietCatholic thu được = US$ 40,122.00
• Báo Dân Chúa Âu Châu thu được = US$ 56,655.00
• Báo Dân Chúa Úc châu thu được = UC$ 13,815.00
• Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ thu được = US$ 57,602.00


Trước sự tàn phá của bão số 9 Ketsana đối với đồng bào ở Việt Nam, chúng tôi xin đặc biệt kêu gọi lòng hảo tâm của tất cả quý độc giả thuộc các cơ quan truyền thông của chúng tôi, chúng ta có thể bớt ăn tiêu xa xỉ, chia sẻ bát cơm manh áo, tiếp tay với các giáo phận bị lâm nạn và cùng với các giáo phận khác, cứu trợ đồng bào đang bị lâm nạn không phân biệt lương giáo trong các vùng bị thiên tai bão lụt.

Chúng tôi xin hết lòng đội ơn lòng hảo tâm của qúi vị độc giả trước. Nguyện xin Thiên Chúa chúc phúc cho qúi vị và gia đình. Qúi vị có thể đóng góp vào Qũy Cứu Trợ như của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Âu châu, Đức, Pháp, Úc châu hay Hoa Kỳ, v.v…tùy vào sự thuận tiện của qúi vị.

Quý vị nào muốn ủng hộ việc cứu trợ cho các nạn nhân bão lụt bão Ketsana xin gửi chi phiếu hoặc chuyển tiền về cho các tổ chức sau đây:

Tại Mỹ Châu:
Ngân phiếu gửi cho: VietCatholic Charity
(Qũi Bác Ái VietCatholic) với chú thích "S.O.S Lũ lụt 2009”
và gửi về: VietCatholic, P.O. Box 1408, Claremont, CA 91711, USA,
Account: Bank of America, VietCatholic Charity # 3091-02052-16164
Hoặc vào http://PayPal.com và trả tiền cho ID: VietCatholic, email: conggiao@gmail.com

Hay: Nguyệt san Dân Chúa Mỹ Châu, chú thích: “S.O.S Lũ lụt 2009”
Account: Hibernia Bank, DAN CHUA # 90812002953
P.O. Box 1419, Gretna, LA. 70053-1419, USA
danchuausa@aol.com


Tại Âu Châu:
Dân Chúa Âu Châu, ngân phiếu về: Konto DAN CHUA “SOS lũ lụt 2009”
1) Chuyển tiền ở Đức: BW/ Bank (Germany)
Konto-Nr. 1261910 - BLZ 600 501 01.
(Ở Đức muốn có giấy khai thuế, xin cho tên và địa chỉ để gửi giấy khai thuế).
2) Chuyển tiền từ ngoài vào Đức, xin ghi thêm:
IBAN: DE 28 6005 0101 0001 2619 10, BIC: SOLADEST
info@danchua.de


Tại Úc Châu:
Chuyển thẳng vào Ngân hàng National, chương mục
Dân Chua Magazine, # SBS: 083-373 Account # 66671-1925
Hay gửi ngân phiếu đề Dan Chua "S.O.S Lũ lụt 2009”
715 Sydney Rd. Brunswick, VIC 3056
(Nếu muốn có giấy miễn thuế xin đề Don Bosco Mission)
Và gởi về địa chỉ 715 Sydney Rd. Brunswick,
VIC 3056, AUSTRALIA
quangsdb@yahoo.com


Chú thích: Qúi vị Ân nhân đóng góp qua các Cơ quan Truyền thông của chúng tôi,
chúng tôi sẽ báo cáo và đăng danh tính cùng số tiền đóng góp trên VietCatholic Network.


RA TAY CỨU TRỢ

Đồng bào ruột thịt miền Trung,
Sống trong bão lũ vô cùng khổ đau.
Chúng ta nào hãy mau mau,
Đồng tâm hiệp lực cùng nhau giúp người.
Đây là đạo lý Chúa Trời,
Thấy ai hoạn nạn, ta thời ra tay.
Tình ta chỉ đẹp và hay,
Khi ta mau lẹ làm ngay điều lành.
Chính đây cách thế góp phần,
Ủi an nâng đỡ người dân khổ sầu.
Tình gười đạt được chiều sâu,
Bởi nhờ đức mến nhiệm mầu Ba Ngôi.
Mọi người lại hướng cuộc đời,
An bình thư thái, tuyệt vời ấm no.

Tác giả: Hai Tê Miệt Vườn
Trân trọng,

Lm Stêphanô Bùi Thượng Lưu, Dân Chúa Âu Châu
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Dân Chúa Úc Châu
Lm GioanKim Việt Châu, Dân Chúa Mỹ Châu
Lm Gioan Trần Công Nghị, VietCatholic Network
 
Chúc mừng các Tân Linh mục sẽ được chịu chức vào ngày 3-10-2009 tại Bắc Ninh
LM Trần Công Nghị
15:48 01/10/2009
Ban Điều Hành và Công Tác Viên của VietCatholic Network xin chúc mừng các tân chức sẽ được thụ phong Linh mục vào ngày 3/10/2009 tại nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh, giáo phận Bắc Ninh.

Đặc biệt xin chia vui và hợp lời tạ ơn Thiên Chúa với tân LM Nguyễn Xuân Trường - Cộng tác viên Hình ảnh của VietCatholic.



Ban Điều Hành và Ban Biên Tập VietCatholic
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
60 năm cộng sản Trung Quốc cai trị, 60 năm Kitô giáo bị bách hại
Trung Thiên
10:09 01/10/2009
60 năm cộng sản Trung Quốc cai trị, 60 năm Kitô giáo bị bách hại

Nhân ngày 01 tháng Mười, 60 năm sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các giáo hội Kitô đã được "kêu gọi" kéo cờ đỏ lên trước bàn thờ như là dấu hiệu của lòng biết ơn sự đóng góp của Đảng vào sự hòa hợp giữa các tôn giáo.

Nhiều người trẻ tỏ ra hăng hái với mối liên kết giữa đức tin với lòng yêu nước này, nhưng thế hệ những người lớn tuổi, những người nhớ lại sự đàn áp trong suốt 60 năm qua, thì điềm tĩnh hơn và thực tế hơn: họ nhắc lại lòng hăng hái đối với nước cộng hòa mới, vốn mau chóng biến thành cơn ác mộng kéo dài đến ngày nay. Nhưng việc đàn áp họ đã là một lời tiên tri. Mọi đau khổ của họ đã lần lượt thăm viếng "những kẻ thù" của Mao Trạch Đông, "những kẻ thù" Dân chủ của Đặng Tiểu Bình, những người trẻ của Thiên An Môn, những nông dân, công nhân và những người bất đồng chính kiến ngày nay.

Có thể lập luận rằng các nạn nhân của cuộc đàn áp tôn giáo đã gieo những hạt giống vào xã hội dân sự hiện đang kêu gọi tôn trọng nhân quyền.

Việc đàn áp người Công Giáo, người Tin Lành và các tôn giáo khác đã diễn ra ngay sau tuyên ngôn của Trung Quốc. Thực vậy, từ khởi đầu, chủ nghĩa cộng sản Mao nhắm đến tiêu diệt có hệ thống tất cả các tôn giáo, xem đó như là mê tín dị đoan, hoặc tiếp thu nó, biến nó thành một công cụ của chính quyền, được kiểm soát bởi các tổ chức do Đảng giao việc. Vì vậy, ngay từ đầu, Giáo Hội suy tính làm việc vì người dân - những người lúc đầu thậm chí đã đồng cảm với những người cộng sản - thấy mình có để chiến đấu chống lại sự sùng bái và chuyên chế quyền lực, để bảo vệ sự tự do của lương tâm.

Cuộc kháng cự đầu tiên đối với uy quyền của đảng đã được lãnh đạo bởi những người đã từ chối phục tùng niềm tin vào những mong muốn của Đảng, nhưng vẫn tận hiến cho một Con Thiên Chúa, trỗi vượt hơn nhiều so với "chúa" Mao. Trong số những người này, thật đáng ghi nhớ chứng tá to lớn được đưa ra bởi các giám mục như Ignatius Gong Pinmei của Thượng Hải, Dominic Tang Yiming của Quảng Châu, Joseph Fan Xueyan của Baoding. Tất cả họ đã phải gánh chịu hàng chục năm trời trong các trại lao động cưỡng bức. Người cuối cùng đã chết dưới sự tra tấn vào năm 1992.

Với Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976) công cuộc phá hoại đã được hoàn thành: tu viện đã bị làm cho trống không và phá hủy; nhà thờ đã bị chuyển thành nhà máy, nhà kho; giám mục, linh mục, tín hữu bị sát hại hoặc bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức. Từ 1966 đến 1976 toàn thể Giáo Hội Trung Quốc, chính thức và thầm lặng, là một giáo hội của các vị tử vì đạo. Đảng tuyên bố tôn giáo "bị thủ tiêu".

Vào cuối thập niên 1970, với các chính sách tự do của Đặng Tiểu Bình, và để cải thiện hình ảnh của Trung Quốc ở nước ngoài, một số nhà thờ được mở cửa trở lại, cùng nhiều linh mục và giám mục được tự do từ các trại tù lao động. Nhưng một lần nữa nó đặt cho họ một sự lựa chọn: hoặc chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với phụng vụ và công việc mục vụ, hoặc mang những hoạt động này vào hầm trú, hành động trong bí mật. Để thoát khỏi kiểm soát, nhiều người trong số họ tạo dựng được cấu trúc song song với những người thuộc giáo hội chính thức: những ngôi nhà được sử dụng như các nhà thờ, chủng viện, nhà nguyện.

Tất cả những cấu trúc và hoạt động này, đã chính thức bị cấm vào năm 1985, bị kết án là bất hợp pháp một cách dứt khoát vào năm 1994, khi chính quyền công bố cái gọi là các quy tắc cho tôn giáo, được ký tên bởi người sau này trở thành Thủ tướng, Lý Bằng, "tên đồ tể của Thiên An Môn". Quy chế yêu cầu tất cả các cộng đoàn tôn giáo đăng ký với Cục Nội Vụ Tôn Giáo, cơ quan giám sát các nơi thờ phượng, các linh mục, những người cử hành việc thờ phượng, các tín hữu, lịch phụng vụ, ơn gọi, giám đốc chủng viện, giáo sư, các nguồn tài chính, các mối quan hệ với các tín hữu hải ngoại.

Kể từ đó, tại nhiều khu vực, Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch loại bỏ tất cả các cộng đoàn hầm trú hoặc tiếp thu vào Hội Yêu Nước, một tổ chức muốn xây dựng một Giáo Hội độc lập với Đức Giáo Hoàng. Cuộc kháng cự của người Công Giáo hầm trú (và những người Tin Lành) đã dẫn đến một cuộc đàn áp bạo lực - giống như những nông dân, công nhân và các nhà hoạt động nhân quyền ngày nay bị nhắm đến – những người đã sống với lý tưởng con người có quyền tự do tôn giáo, rằng quy luật của quyền lực không phải là tuyệt đối.

Cho đến ngày nay chiến dịch này nhằm loại bỏ tất cả các cộng đoàn Tin Lành hầm trú và cái gọi là các nhà thờ tại gia đang được diễn kịch, bằng việc phá hoại các nhà thờ, bắt giữ các mục sư, đánh đập các tín hữu, cấm phân phát Kinh Thánh.

Cộng đoàn Công Giáo không phải là tốt hơn. Các giám mục chính thức - khoảng 70 người, được Bắc Kinh chấp thuận - hiện đang bị giám sát bằng bàn tay sắt vì họ bí mật hòa giải với Đức Giáo Hoàng. Các giám mục hầm trú - không được nhà nước công nhận (khoảng 40 giám mục) - tất cả bị giam giữ tại nhà. Thật đáng để ghi nhớ rằng một số giám mục trong số họ trong một thời gian không biết họ ở đâu. Họ bao gồm: Đức Cha James Su Zhimin (giáo phận Baoding, Hà Bắc), 75 tuổi, bị bắt và biến mất vào năm 1996, Đức Cha Cosma Shi Enxiang (giáo phận Yixian, Hà Bắc), 86 tuổi, đã bị bắt và biến mất ngày 13 tháng Tư năm 2001, Đức Cha Julius Jia Zhiguo, người đã biến mất không biết lần thứ bao nhiêu và lần cuối cùng là ngày 30 tháng Ba vừa qua.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân của Hồng Kông mới đây đã yêu cầu ông Hồ Cẩm Đào trả tự do cho tất cả các giám mục và các linh mục bị giam giữ nhân kỷ niệm 60 năm.

Cũng thật đáng để nói rằng "nhờ" vào sự đàn áp Cộng sản, người Công giáo đã nhân lên gấp bội trong suốt 60 năm qua. Vào năm 1949, họ chỉ hơn 3 triệu, ngày nay, người Công Giáo hầm trú và chính thức, những người đang ngày càng hòa giải với nhau, lên đến hơn 12 triệu và có khoảng 100.000 người được rửa tội (người lớn) hằng năm.

Một trong những yếu tố cuối cùng có giá trị nổi bật là sự đóng góp của các Kitô hữu, người Công Giáo và người Tin Lành, là đóng góp vào sự phát triển của xã hội dân sự. Thực sự, xã hội đó có trung tâm điểm là các cá nhân có những quyền bất khả xâm phạm và không phải nhà nước (hoặc uy quyền của đảng) ban phát một số quyền lúc nào, và ra sao cho những ai mà nó muốn. Ảnh hưởng này đã được mang theo bởi những nhà bất đồng chính kiến – sống ở Trung Quốc hay lưu vong ở nước ngoài - những người sau cuộc tìm kiếm tôn giáo sâu sắc, hoặc thông qua các cuộc chạm trán với các cộng đoàn Kitô giáo Phương Tây, đã đến với Kitô giáo. Những người như Gao Zhisheng, Liu Xiaobo, Han Dongfang, Hu Jia đã khám phá đức tin Kitô giáo như là cơ sở của giá trị tuyệt đối của con người, như là sức mạnh của bất đồng chính kiến nơi họ và của nhân quyền. Nhiều người trong số họ đang ở trong tù. Đảng tin rằng liên minh giữa tôn giáo và nhân quyền là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của nó. Nhưng một tương lai hòa bình cho Trung Quốc phụ thuộc vào công việc của họ.

Nguồn: Bernardo Cervellera, AsiaNews

Trung Thiên
 
Chuyện đến đã đến
Lữ Giang
12:45 01/10/2009
Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 23.9.2009 về sự phá phách tu viện Bát Nhã Làng Mai ở Lâm Đồng, Thượng Tọa Pháp Cao cho biết ba ngày trước đó một số thanh niên vào tu viện Bát Nhã giật bỏ và thu hết quần áo của quý sư cô rồi đem vứt dưới suối. Mới đây nhất công an đến kiểm tra hộ khẩu, thu chứng minh thư của mấy thầy và mời các thầy lên xã làm việc. Buổi tối có một số thanh niên đến rải truyền đơn trong tu viện. Nội dung truyền đơn nói rằng Làng Mai phải cút khỏi Bát Nhã nếu không thì sẽ gặp khó khăn tiếp.

Thượng Tọa cho biết thêm: “Từ tháng sáu đến giờ tu viện vẫn chưa có nước và chưa có điện. Chúng tôi sống như một dân quê rất bình thường. Dùng nước mưa và nước suối. Đêm đến chúng tôi dùng nến. Hiện tại các phật tử họ cũng cúng đường và tiếp thiết thức ăn cho nên sự tồn tại nó cũng được duy trì một phần nào đó.”

Được hỏi về thái độ và hướng đi sắp tới của tăng thân tại tu viện Bát Nhã sẽ như thế nào, Thượng Tọa Pháp Cao trả lời: “Hiện tại hướng đi của tăng thân là bất bạo động... các tăng thân vẫn tiếp tục tu hành, sẽ không đi đâu hết. Mình không có chỗ mà đi.”

Không ai tin rằng với phương pháp “bất bạo động” nói trên, các thân tăng Làng Mai có thể “trụ” được. Quả đúng như vậy. Theo tin của BBC, sáng 27.9.2009, một nhóm đông đảo dân đã xông vào 'tập kích' khu Rừng Phương Bối của các thầy, và khu Mây Đầu Núi của các sư cô. Họ vào đập phá và lôi hết mọi người ra. Họ quăng quần áo của các sư cô xuống sân. Các sư cô phải đứng giữa mưa từ trưa đến tối, lạnh run và đói.

Buổi chiều, họ đem một chiếc xe 50 chỗ đến đậu ở chùa, bắt các thầy và sư cô lên xe, nhưng các thầy và sư côï không chịu. Sau đó họ dẫn thầy Pháp Sỹ bắt lên xe taxi. Các sư cô vây quanh bảo vệ thầy Pháp Hội nhưng họ đánh ghê quá nên phải dạt ra, và thầy cũng bị bắt đi luôn.

Theo RFI, các nhân chứng tại hiện trường cho biết công an và «côn đồ» tập trung lực lượng lúc 9 giờ 30 sáng và hẹn cho các tăng thân, khoảng 400 người, phải rời tu viện chậm lắm là trong hai ngày. Các ngõ vào tu viện đều bị chặn lại. Khi các toán côn đồ tấn công, đập phá thì công an đi theo, tìm bắt hai thày Pháp Hội và Pháp Sĩ.

NHÌN LẠI VẤN ĐỀ

Trong bài “Một cuộc đấu trí” phổ biến ngày 7.7.2009 chúng tôi đã tường thuật khá đầy đủ diễn tiến của cuộc tranh chấp chùa Bát Nhã ở Lâm Đồng và nguyên nhân đưa tới vụ tranh chấp này. Ngày 22.9.2009, chúng tôi có nhận được bài “Vấn đề Nhà cầm quyền cộng sản đàn áp, trục xuất chư Tăng chùa Bát Nhã” của Thượng Tọa Thích Viên Định ở trong nước nhận định về cuộc tranh chấp nói trên. Thượng Tọa Thích Viên Định hiện là Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo GHPGVNTN của Hòa Thượng Quảng Độ. Trước khi trình bày quan điểm của Thượng Tọa Thích Viên Định, chúng tôi xin tóm lược lại nội vụ để độc giả dễ theo dõi hơn.

Giải thích về vụ tu viện Làng Mai Bát Nhã bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp, các thân tăng Làng Mai ở Pháp đã nêu ra hai lý do chính sau đây:

Lý do thứ nhất: Kể từ khi không còn được cung cấp thêm tiền bạc nữa, Thượng Tọa Đức Nghi bắt đầu trở mặt.

Lý do thứ hai: “Sư Ông Nhất Hạnh từng phát biểu trên một đài truyền hình Ý về vấn đề Tây Tạng. Nhóm thủ cựu Việt Nam sợ Trung Quốc, lời phát biểu của Sư ông làm cho Trung Quốc giận.” (Luận điệu của Sư Cô Chân Không).

Không ai tin hai lý do trên đã đưa đến quyết định đàn áp các thân tăng Làng Mai Bát Nhã.

Để chuẩn bị cho việc xử dụng lá bài Thiền Sư Nhất Hạnh trong việc xoá bỏ GHPGVNTN ở trong nước, từ 1998, nhà cầm quyền đã cho Thượng tọa Đức Nghi, ở chùa Bát Nhã, Lâm Đồng, và sau đó là Sư Cô Thích Đàm Lan ở chùa Bồ Đề, Hà Nội, qua Làng Mai ở Pháp “thọ giáo” Thiền sư Nhất Hạnh về “Pháp Môn Tiếp Hiện” , thường được gọi là “Pháp Môn Làng Mai” , và mời Đoàn Thiền Sư Nhất Hạnh và Sư Cô Chân Không về thăm Việt Nam.

Thượng Tọa Đức Nghi hứa sẽ khôi phục lại trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội do Thiền sư Nhất Hạnh lập năm 1964 và dâng tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng cho Thiền Sư Nhất Hạnh. Tu viện này đã được đổi tên thành tu viện Làng Mai Bát Nhã.

Tưởng “trúng mối”, tăng thân Làng Mai kêu gọi Phật tử trong và ngoài nước giúp đỡ 2 tỉ 800 triệu để Thầy Đức Nghi đứng tên mua 8 mẫu đất nhằm mở rộng cơ sở Làng Mai Bát Nhã, cấp cho Thầy Đức Nghi 12 tỷ 509 triệu để xây dựng tăng xá, ni xá và các loại thiền đường, và 90 ngàn Mỹ kim để xây dựng nhà dưỡng lão trên khuôn viên tu viện Bát Nhã, v.v...

Đầu năm 2005, Thiền Sư Nhất Hạnh và Sư Cô Chân Không đã dẫn một đoàn gồm 100 người về Việt Nam với sứ mạng kết hợp GHPGVNTN lại với Giáo Hội Phật Giáo Nhà Nước. Bản tin ngày 11.1.2005 của hãng thông tấn AFP cho biết trước khi lên đường đến Việt Nam, tại phi trường Charles De Gaulle ở Paris, Sư Cô Chân Không đã tuyên bố:

“Nhà sư (tức Sư Ông Thích Nhất Hạnh) không là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là Giáo hội đang bị chính quyền cấm không cho hoạt động từ năm 1981, vì Giáo hội này từ khước sự kiểm soát và điều khiển của Đảng Cộng sản. Hơn một năm trước đây, Công an Việt Nam đã mở cuộc đàn áp sâu rộng Giáo hội này, hàng giáo phẩm bị bắt quản chế và hàng trăm ngôi chùa bị phong tỏa.”

Khi được hỏi vì sao một số phong trào tôn giáo bị cấm hoạt động tại Việt Nam (trong đó có GHPGVNTN), Sư Cô Chân Không trả lời:

“Vì một số các Giáo hội này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ (sic). Còn chúng tôi, thì chúng tôi chẳng có một tham vọng chính trị nào cả”.

Báo Nhân Dân ở Hà Nội phát hành ngày 13.1.2005 cho biết Sư Ông Nhất Hạnh tuyên bố Ông đã từng đấu tranh với những thái độ căng thẳng của chính quyền một số nước phương Tây về “vấn đề tôn giáo ở Việt Nam”. Ông kể, ông đã từng nói với một số quan chức Hoa Kỳ: “Người Việt Nam muốn được giải phóng khỏi cái mà người Mỹ gọi là sự giải phóng cho người Việt Nam”.

Nhưng chuyến đi này của Sư Ông Nhất Hạnh và Sư Cô Chân Không đã thất bại vì không được Hoà Thượng Quảng Độ tiếp. Ông liền ra Huế thuyết phục được các Tăng sĩ và Phật tử của hai giáo hội ở Huế cùng “bồ tát” chung, với hy vọng sẽ dần dần tiến tới sát nhập. Tuy nhiên, khi ông đi rồi, mỗi bên ai về nhà nấy.

Thất bại trong lần thứ nhất. Thiền sư Nhất Hạnh đã trở lại Việt Nam đầu năm 2007 dưới hình thức “Trai Đoàn Giải Oan” với hy vọng rằng dưới danh nghĩa “cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh...” , các Tăng sĩ và Phật tử thuộc hai giáo hội sẽ cùng đến và ông sẽ CỘT cả hai bên lại với nhau. Nhưng phe GHPGVNTN cũng không đến.

Thấy Thiền Sư Nhất Hạnh không hoàn thành được “sứ mạng” giao phó, ngày 29.10.2008, ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ đã công bố văn thư số 1329/TGCP-PG lên án các hoạt động của các tăng thân Làng Mai.

Ngày 13.11.2008, công an xã Đambri, Lâm Đồng, đã áp dụng biện pháp cưỡng hành để trục xuất 400 đệ tử xuất gia và tăng sinh tu học theo Pháp Môn Làng Mai ra khỏi tu viện Bát Nhã. Cuộc giằng co giữa đôi bên bắt đầu từ đó.

NHẬN ĐỊNH CỦA Thượnh Tọa VIÊN ĐỊNH

Dưới đây là bài nhận định dưới đề tựa “Vấn đề Nhà cầm quyền cộng sản đàn áp, trục xuất chư Tăng chùa Bát Nhã” của Thượng Tọa Thích Viên Định, Phó Viện Trưởng kiêm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo GHPGVNTN (Những tiểu mục là do chúng tôi thêm vào cho dễ đọc).

Mở đầu, Thượng Tọa viết:

“Tin Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đòi trục xuất chư Tăng chùa Bát Nhã, Lâm Đồng, sau Đại lễ Vesak 2008 làm cho mọi người, ai cũng hồi hộp, lo lắng, đau xót, cảm thương. Và đúng như vậy, sự thật đau buồn đã xảy ra, tất cả gần 400 Tăng, Ni bị Nhà cầm quyền ra lệnh trục xuất ra khỏi chùa Bát Nhã, Lâm Đồng, hạn chót là ngày 2.9.2009. Bước đầu cuộc đàn áp là điện, nước bị cúp, phòng xá bị phá, tạo áp lực nặng nề, làm cho mọi sinh hoạt của chư Tăng, Ni trở nên vô cùng khó khăn...”

1.- Đặt vấn đề tại sao không lên tiếng

Tiếp đến, Thượng Tọa đặt câu hỏi tại sao GHPGVNTN không lên tiếng can thiệp và Thượng Tọa cũng đã tìm câu trả lời:

“Cùng lúc với chùa Bát Nhã ở Lâm Đồng, nhiều cơ sở của các tôn giáo khác cũng bị đàn áp làm xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Vì những việc này, các thành viên trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cũng được dư luận chiếu cố nhiều. Thư hỏi cũng có, điện thoại phỏng vấn cũng có, đến gặp trực tiếp cũng có, tất cả đều có chung thắc mắc rằng tại sao Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không lên tiếng can thiệp? Có người còn trách rằng, cứ ai lo phần nấy, các tôn giáo không đoàn kết, nên cộng sản dễ đàn áp là phải!

“Những thắc mắc, trách cứ này cũng đúng. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt cần phải lắng nghe, tìm hiểu, chờ đợi tiếng nói chính thức từ tổ chức, giáo phái bị đàn áp. Ngay cả các nhà lãnh đạo các giáo phái bị bức hại, đôi khi cũng quá dè dặt, không chịu lên tiếng phản kháng. Không văn thư, không lên tiếng phản kháng, thì căn cứ vào đâu để mọi người chung quanh biết đường hỗ trợ?”

2.- Không phải là thành viên của GHPGVNTN

Thượng Tọa Viên Định giải thích rõ hơn:

“Lại nữa, vị thế của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) rất đặc biệt nhạy cảm, dễ bị Nhà cầm quyền cộng sản nghi ngờ, kết tội, không phải ai cũng dám liên hệ. Ngay cả Thiền sư Nhất Hạnh, người đã có quốc tịch nước ngoài, khi về nước, năm 2005, cũng không bao giờ dùng danh xưng GHPGVNTN cùng chức vụ chính thức khi ngài cần tiếp xúc với Đức Tăng Thống, Đại Lão Hoà thượng Thích Huyền Quang và Hoà thượng Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Thích Quảng Độ, ngài chỉ xưng hô đơn thuần là Hoà thượng Thích Huyền Quang, Hoà thượng Thích Quảng Độ, như tên những người bình thường, không chức vị gì trong Giáo Hội, trong khi đối với các vị ở Giáo Hội khác thì Ngài cẩn thận ghi đầy đủ chức vị rõ ràng. (xin xem, “Trả lời thư Thiền sư Nhất Hạnh” của Thượng tọa Thích Viên Định, Thông cáo báo chí của Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế phát hành ngày 22.1.2005, tại Trang nhà Quê Mẹ, Paris: http://www.queme. net).

“Về vấn đề Dân oan đòi nhà, đòi đất, nói chung, của toàn dân, không phân biệt tổ chức, tôn giáo, đảng phái nào, GHPGVNTN đều đã lên tiếng, ủng hộ từ lâu".

“Chuyện Bát Nhã, Lâm Đồng như trên đã nói, là vấn đề xảy ra có vẻ rắc rối, tế nhị. Vừa có vẻ là chuyện nội bộ của chư Tăng tu theo pháp môn Làng Mai với Thượng toạ Đức Nghi, Trú trì chùa Bát Nhã, vừa có vẻ là chuyện xích mích nội bộ trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam với Thiền sư Nhất Hạnh, lại cũng có vẻ là chuyện xính mích nội bộ của Nhà cầm quyền cộng sản về Thiền sư Nhất Hạnh. Thiền sư Nhất Hạnh là khách của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, về hợp tác với Giáo Hội và Nhà cầm quyền Cộng sản. Trong vụ này, chưa hề thấy thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp lên tiếng như thế nào. Sự việc chưa rõ ràng nên không biết căn cứ vào đâu để hỗ trợ. Nhưng, việc Nhà cầm quyền cộng sản trấn áp chư Tăng Chùa Bát Nhã bằng cách cúp điện, cúp nước, ném đá, ném phân, ngăn chặn đường, không cho người vào tiếp tế lương thực, là một hành động đàn áp tôn giáo quá rõ ràng. Việc đàn áp kéo dài, xảy ra ngay bên cạnh. Nạn nhân lại là đồng bào, đồng đạo, ai thấy mà không tức giận, đau lòng.”

3.- Đã được cảnh cáo nhưng cứ làm

Thượng Tọa Viên Định cho biết Thiền Sư Nhất Hạnh đã được cảnh cáo rồi nhưng cứ làm:

“Không phải quí Hoà thượng trong GHPGVNTN không lên tiếng. Thực ra, quí ngài đã lên tiếng từ lâu rồi. Năm 1998, nghe tin Thiền sư Nhất Hạnh dự định về Việt Nam hợp tác với Nhà cầm quyền cộng sản, Hoà thượng Thích Quảng Độ đã viết thư đề nghị Thiền sư Nhất Hạnh, bằng những lời nhẹ nhàng, tế nhị, đại ý: “Việt Nam chưa có tự do, dân chủ, nhân quyền, đừng về hợp tác, buôn bán, làm ăn, coi chừng sập tiệm, sẽ mất cả chì lẫn chài!”

“Bất chấp lời khuyên của Hoà thượng Thích Quảng Độ, năm 2005, Thiền sư Nhất Hạnh về Việt Nam, kéo theo đoàn tuỳ tùng đông đảo lên đến 100 người. Chuyện đã lỡ, nhưng còn nước còn tát, Thượng toạ Thích Viên Định cố gắng viết một tâm thư, “Trả lời thư Thiền sư Nhất Hạnh”, phân tích lợi hại chuyến về Việt Nam không được khế thời, và tường trình cặn kẻ cho Thiền sư Nhất Hạnh biết, nhân dân Việt Nam đang bị khốn khổ vì nạn độc tài, độc đảng, nhân quyền, tôn giáo bị đàn áp rất nặng nề. Hy vọng qua thư đó, thấy rõ sự đau khổ của đồng bào Việt Nam, bị kiềm kẹp trong ách độc tài, Thiền sư sẽ đi theo con đường của GHPGVNTN, hợp cùng với các thân hào nhân sĩ và 85 triệu đồng bào, vận động cho tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

“Trong tâm thư “Trả lời Thiền sư Nhất Hạnh” có đoạn nói rõ rằng: “Ngài đã ở nước ngoài lâu rồi, coi như khách, lại về Việt nam chỉ có ba tháng, nên cách đối xử cũng khác, chánh phủ tiếp Ngài như tiếp phái đoàn quốc tế tham quan vậy thôi. Nếu Ngài về ở ba năm thì vấn đề lại khác, chưa chắc được như vậy” . Thật vậy, năm 2005, phái đoàn Thiền sư Nhất Hạnh từ Pháp về, được tiếp đón trọng thể như thượng khách. Nhưng 3 năm sau, cuối năm 2008, Nhà cầm quyền cộng sản bắt đầu trở quẻ, và nay, 2009, chính thức hạ lệnh trục xuất tăng thân của Thiền sư.

4.- Thiền sư Nhất Hạnh không chính thức phản đối

Thượng Tọa Viên Định nêu vấn đề tại sao người đứng đầu Pháp Môn Làng Mai là Thiền Sư Nhất Hạnh và các chư Tăng thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt (Giáo Hội Nhà Nước) lại không chính thức lên tiếng khi biến cố Làng Mai Bát Nhã xẩy ra:

“Cho đến nay, chưa thấy Thiền sư Nhất Hạnh có phản ứng chính thức với Nhà cầm quyền, mặc dù những năm gần đây, Ngài đã có sự liên hệ thân mật với Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Có lẽ, vì vướng víu chuyện gì đó, nên Ngài còn tránh né, không tiện lên tiếng với Nhà cầm quyền cộng sản chăng?

“Gần đây, tháng 8.2009, trong bài tường trình của một Tăng sinh ở chùa Bát Nhã, có lồng vào bức thư riêng của Thiền sư Nhất Hạnh gửi Thượng toạ Đức Nghi, nội dung có tính cách thầy trò, Ngài chỉ nói chuyện phải trái, chuyện nội bộ với Thượng toạ Đức Nghi, tuyệt không có lời nào đề cập đến việc đàn áp, trục xuất của Nhà cầm quyền cộng sản đối với Tăng, Ni chùa Bát Nhã.

“Thiền sư Nhất Hạnh quên rằng, thầy Đức Nghi mặc dù là đệ tử cầu pháp của Ngài, nhưng cũng là thành viên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam với chức vụ Phó Ban Trị sự Giáo Hội tỉnh Lâm Đồng, mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc, tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam. Vậy, Thượng toạ Đúc Nghi vừa là đệ tử của Thiền sư Nhất Hạnh, vừa là cán bộ ngoại vi của Đảng cộng sản, chịu ân huệ của cả hai bên, bên trung bên hiếu, không biết phải chọn bên nào. Tội nghiệp cho Thầy Đức Nghi, mặc dù là trú trì, nhưng hoàn cảnh trên đe dưới búa, không thể tự chủ thì giải quyết được việc gì. Thiền sư Nhất Hạnh không trực tiếp nói chuyện với Nhà cầm quyền cộng sản, lại đi nói chuyện phải quấy với Thượng toạ Đức Nghi. Lâm vào thế khó xử, nhiều lúc Thầy Đức Nghi phải tìm cách lánh mặt khỏi chùa Bát Nhã.

“Vì, rõ ràng, qua những văn kiện của Ban Trị Sự tỉnh Lâm Đồng, của Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, nhất là những Văn thư của Bộ Nội Vụ, Ban tôn giáo về vụ chùa Bát Nhã, xem ra vấn đề còn nhiều nguyên nhân sâu xa, không phải là chuyện nội bộ của chư Tăng chùa Bát Nhã, nên Thượng toạ Đức Nghi không thể nào giải quyết được.

“Việc các nhóm du đảng, xã hội đen, dùng bạo lực ném đá, ném phân lên người, lên xe của chư Tôn đức trong Ban Trị sự Giáo Hội tỉnh Lâm Đồng thuộc nhà nước, khi đến thăm chùa Bát Nhã, trước sự chứng kiến của công an, có vị bị thương rất nặng, phải vào nằm bệnh viện, nhưng lạ một điều, mặc dù rất đau đớn, tức giận, không thấy vị Hoà thượng, Thượng toạ nào lên tiếng phản đối hành động man dã, có sự bao che của Nhà cầm quyền.

“Có lẽ chư Tăng thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt nam quen chịu nhẫn nhục, hoặc vì một lý do nào khác, không thể nói được? Câu Cảnh Sách: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”(1) bỏ đâu mất rồi? Con em, đồng đạo trong vòng tay của mình mà mình còn không dám cứu thì hy vọng gì việc cứu giúp cho ai?

“Vậy là, từ Thiền sư Nhất Hạnh đến các đệ tử của Ngài, các Hoà thượng bị đánh trọng thương, bị ném phân đầy mình, trong Ban Trị Sự Giáo Hội tỉnh Lâm Đồng đều im lặng, không ai lên tiếng phản kháng Nhà cầm quyền cộng sản trong vụ đàn áp, trục xuất chư Tăng chùa Bát Nhã, Lâm Đồng. Tất cả đều im lặng, một sự im lặng khó hiểu.

“Sự im lặng đó có thể là kết quả của việc thu phục để sử dụng của cộng sản theo phương châm của Lê-nin: “Đảng phải thông qua tôn giáo để khống chế quần chúng” , nghĩa là, cho các Tôn giáo tổ chức tu học, nhưng không được chống đối, phải biết im lặng, phục tùng, tuyên truyền cho chế độ.

“Có lẽ, chuyện hục hặc xảy ra ở chùa Bát Nhã, Lâm Đồng chỉ là một tai nạn bất ngờ, tai bay vạ gió, không ai mong muốn, trong sự hợp tác giữa Nhà cầm quyền cộng sản với Thiền sư Nhất Hạnh. Nhà cầm quyền cộng sản muốn thu phục chư Tăng chùa Bát Nhã, Lâm Đồng để sử dụng, giống như tổ chức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc".

“Tình trạng Tăng, Ni chùa Bát Nhã hiện nay như rắn mất đầu, rất dễ thu phục. Vậy là Nhà cầm quyền cộng sản đã đạt được mục đích rồi, và có thể đã làm hài lòng thượng cấp. Đó cũng là câu trả lời cho Thiền sư Nhất Hạnh và những ai mơ mộng hợp tác với Nhà cầm quyền độc tài, vô thần, cộng sản để làm văn hoá, làm giáo dục, làm từ thiện, thấy được cái kết cuộc sẽ như thế nào. Chặt rễ, chặt gốc, từ từ cây sẽ chết, chết đứng, không cần xô ngã, khỏi mang tiếng. Nếu không khéo che mắt thiên hạ như thế, thì tại sao ông Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam, Michael Machalak, lại ca ngợi nhà nước Cộng sản Việt Nam “đã có tiến bộ về quyền tự do tôn giáo”, trong khi, sự thật các tôn giáo vẫn cứ bị đàn áp triền miên?"

“Vừa qua, thấy bài trả lời phỏng vấn của sư cô Chân Không trên một tờ báo nước ngoài, cô nói về những cái kẹt của thiền sư: “Cái kẹt thứ hai là của mấy người ở Trung ương bị Trung Quốc ức hiếp. Sư Ông Nhất Hạnh từng phát biểu trên một đài truyền hình Ý về vấn đề Tây Tạng. Nhóm thủ cựu Việt Nam sợ Trung Quốc, lời phát biểu của Sư ông làm cho Trung Quốc giận.” Qua đó, lộ ra một phần những nguyên nhân sâu xa làm xảy ra việc đàn áp, trục xuất chư Tăng, Ni tu theo pháp môn Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh, ở chùa Bát Nhã, Lâm Đồng. Đó là một chi tiết không mới lạ, nếu có dịp sẽ tìm hiểu thêm.”

Thích Viên Định

Ghi chú: (1) Câu này trích từ bài văn Cảnh sách của Ngài Quy Sơn (Quy Sơn cảnh sách văn) tức một trong năm phần phù trì luật Sa di (gồm có Kinh Di giáo, Bát đại nhân giác, các văn Khuyến phát bồ đề tâm, Cảnh sách văn, và Tỳ ni nhật dụng thiết yếu), có nghĩa: “Người xuất gia là cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng, tâm tính và hình dung khác hẳn thế tục, tiếp nối rạng rỡ giòng giống của Phật, làm cho quân đội của ma cũng phải rúng động khuất phục, với mục đích báo đáp bốn ân, cứu vớt ba cõi” . PTTPGQT chú.

CHỈ LÀ CON BÀI GIAI ĐOẠN

Trong ván bài xì phé “Làng Mai Bát Nhã” , nhà cầm quyền CSVN và Thiền Sư Nhất Hạnh mỗi người nhìn về một hướng. Nhà cầm quyền muốn mượn bàn tay Thiền Sư Nhất Hạnh để xóa sổ GHPGVNTN, còn Thiền Sư Nhất Hạnh muốn mượn bàn tay nhà cầm quyền để phát triển “Pháp Môn Làng Mai” như một vết dầu loang, chiếm dần “thị trường Phật Giáo” ở trong nước. Nhưng Thiền Sư Nhất Hạnh đã thua trí nhà cầm quyền CSVN.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy cả GHPGVNTN lẫn Thiền Sư Nhất Hạnh đã bị Việt Cộng coi như một lá bài chính trị, chỉ được xử dụng trong một giai đoạn rồi loại bỏ:

(1) Trước năm 1975, sau khi bị Quân Lực VNCH đánh bại, GHPGVNTN đi theo MTGPMN và khi Việt Cộng mới chiếm xong miền Nam, Giáo Hội này tưởng mình “có công với Cách Mạng” đã tổ chức “Mừng Giải Phóng” và “Sinh Nhật Bác Hồ”, nhưng ngay sau đó GHPGVNTN đã bị liệt vào loại “Phật giáo phản động” phải bị tiêu diệt.

(2) Biết Thiền Sư Nhất Hạnh có tham vọng đưa “Pháp Môn Làng Mai” về xâm nhập ở Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã giả vờ cho ông truyền bá pháp môn này với điều kiện ông phải thuyết phục được GHPGVNTN chịu sát nhập vào Giáo Hội Nhà Nước. Ông đã thất bại, nên nhà cầm quyền đã trục xuất pháp môn của ông.

Trong cuộc nói chuyện trên đài truyền hình VAN (18.7) ở Orange County vào đầu tháng 9 vừa qua, chúng tôi đã khẳng định rằng dù Thiền Sư Nhất Hạnh thất bại hay thành công trong “sứ mạng” được giao phó, pháp môn của ông cũng sẽ bị trục xuất, vì ông cũng chỉ được xử dụng như một con bài giai đoạn, hết xài là bỏ.

Đây là bài học cho những ai đang mưu toan tìm kiếm tài trợ của Tòa Đại Sứ, Bộ Thông Tin và Tuyên Truyền, và Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương Đảng, để cơ quan truyền thông của họ có thể “sống còn” ở hải ngoại.

(Ngày 28.9.2009)
 
Vụ khiển trách tổng biên tập báo đảng: thiếu “ngang ngược” hay thừa gian dối?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
12:50 01/10/2009
SAIGÒN - Hôm qua, 30/9 đồng loạt nhiều báo trong nước đăng tin của tờ Tuổi Trẻ “Khiển trách tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng Sản VN ” có liên quan đến bản tin “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông” của báo điện tử đảng Csvn hôm 4/9/2009.

Đã gần tháng trời trôi qua, bài báo này cũng đã bị gỡ xuống sau đó mấy hôm, nhưng dư luận thì nhiều người vẫn chưa thể nguôi ngoai sau ‘cú sốc’ nên nay mới có chuyện ‘khiển trách’.

Tuy nhiên vì cùng là ‘gà nhà’ cả nên đoc giả khắp nơi còn được xem thêm những lời phân trần của người đứng đầu tờ báo đảng là ông Đào Duy Quát, khi cho rằng đó là chỉ “tai nạn nghề nghiệp, vì cậu đánh máy lúc bấy giờ đã quá giờ, cậu ấy đánh xong và đang định hỏi thì lại quên mấy cái chữ biên tập”.

Cái sự “quên” mà ông ta bảo trọng tâm nằm ở hai chữ “ngang ngược” mà theo ông bị thiếu do “viết ở ngoài, thì cậu đánh máy nhận rồi nhưng không đưa vào, nên tự nhiên làm sai lệch thông tin.”

Lời biện hộ của họ Đào mới khó nghe làm sao, bởi:

1. Hai chữ “ngang ngược” cho dẫu có được ‘gắn’ thêm vào bản tin mà tờ báo do ông ta quản lý đã ‘nhắm mắt bịt tai’ bê nguyên xi nội dung từ báo TQ với số chữ lên đến gần bốn trăm, chúng cũng khác gì hai hạt đường đem hòa chén nước biển, vì đã ‘quá mặn’ với người đọc bởi những lời lẽ tâng bốc sức mạnh của kẻ đang rắp tâm chiếm đoạt các hải đảo của chúng ta.

Nếu vào thời điểm đăng tải bản tin trên trong đầu ông Đào Duy Quát thật sự có sẵn hai chữ “ngang ngược”, chắc chắn ông ta đã không bê ‘nguyên con’ nội dung một cách ‘ngon ơ’ như vậy. Mà là tổng biên tập một tờ báo quan trọng, lại ở vào thời điểm vấn đề hải đảo đang rất nhạy cảm trong quan hệ với TQ và đang được rất nhiều nhân sĩ trí thức quan tâm, lẽ ra ông ta phải biết mình cần phải làm gì: muốn chỉ trích ông ta chỉ được phép trích dẫn vài đoạn để phân tích mổ xẻ cho người đọc thấy đâu là sự ngang ngược của TQ, chứ không thể đơn giản bằng cách thêm hai chữ “ngang ngược” đâu đó rồi bảo đó là “phản biện”.

Không hiểu ông Quát đã ‘tậu’ được mảnh bằng Phó tiến sĩ ở trường nào mà trình độ lý luận lại có thể ‘khiêm tốn’ đến mức tệ hại như thế nhỉ?

2. Nhưng thôi cứ tạm cho là hai chữ “ngang ngược” kia là có thật trong đầu ông ta đi, tất cả tội lỗi chỉ là do cái ‘đầu tằm’ nghễnh ngãng của cậu nhân viên, thì sau khi được các báo ‘lề trái’ phát hiện thấy có chuyện không ổn và ‘nhắc hộ’, ông Đào Duy Quát lẽ ra chỉ cần nhẹ nhàng bảo “cậu đánh máy” hôm trước gõ vào thêm hai chữ “ngang ngược” ấy vào bản tin cho đúng ‘ý nguyện’ tốt đẹp ban đầu của mình, thêm vài hàng đính chính bên dưới bài báo nữa là xong.

Làm thế mới đúng là do “tai nạn nghề nghiệp”. Hôm qua “quên” thì hôm nay nhớ ra bổ túc thêm không sao hết, chứ sao lại gỡ bỏ luôn bài báo ấy xuống ‘mất tiêu’ luôn mà không đưa ra lời giải thích nào?

Tuy nhiên, việc phi tang dấu tích cũng lại ‘giấu đầu lòi đuôi’ nốt: Xóa sạch nội dung giữ lại chỉ mục, có lẽ ông Quát e ngại khi mọi người click vào đường link (http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30127&cn_id=358460 )dẫn đến bài báo ‘chết người’ này đang được rất nhiều báo ‘lề trái’ quảng bá miễn phí giúp khi ấy, họ nhận được cái màn hình trống trơn dẫu sao cũng còn đỡ… bị xem là chạy tội trắng trợn hơn thấy cái thông báo lỗi ‘page not found’ khi xoá luôn cả index?.

Hậu quả của việc ‘sửa sai’ bằng sai tiếp này mới bị lòi ra khi đưa ra ‘lời xin lỗi và cảm ơn bạn đọc’ muộn màng hôm 19/9. Bây giờ chẳng lẽ lại biến từ màn hình blank trống trơn trở lại thành đen, nên đành phải đặt nó ở một trang khác chẳng ăn nhập gì đến bài viết (http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=361353&co_id=30106 ). Sau này độc giả tương lai báo đảng không theo dõi câu chuyện hôm nay, khi đọc được lời cáo lỗi này muốn tìm hiểu sẽ chẳng tìm thấy bài viết gốc đâu, chắc chắn họ phải bảo tờ báo đảng này ‘tưng tửng’ tự dưng đưa ra lời xin lỗi ‘vô căn cứ’ vì chẳng thấy lỗi ở đâu!

Tưởng hành xử dở đến cỡ đó đã quá đủ thì nào ngờ hôm qua mọi người lại được nghe thêm lời biện hộ “quên” nghe rất khó lọt lỗ tai.

Càng lúc, họ Đào như càng giúp chúng ta làm rõ dấu hỏi trong đầu rất nhiều người đó là sự thật về trình độ của hàng ngàn phó tiến sĩ, tiến sĩ của chế độ hiện nay: Trình độ quản lý của họ vừa tồi tệ, dũng khí lại rất kém cỏi. Các sự cố xảy ra liên tiếp với Bộ Công Thương nay là tờ Đảng Csvn là bằng chứng và khi đụng chuyện, họ không bao giờ dám đứng ra nhận lỗi mà đổ vấy hết lên đầu nhân viên quèn như ‘cậu đánh máy’ tội nghiệp của ông Quát.

Cái ‘tầm’ cũa ông vốn đã thiếu nay cái ‘tâm’ cũng lại bằng không nốt. Một người như vậy liệu sau sự cố này có còn xứng đáng được tiếp tục ‘làm quan’ ngồi ghế tổng biên tập? (hay lại ‘đi lên’ cao hơn chúng ta chờ xem?)

Xem ra tiếng Việt của ta rất phong phú vì diễn tả cuộc sống muôn mặt rất chính xác: ‘Gian dối’, có nghĩa theo sau những việc làm ‘gian’ thường luôn là những lời nói ‘dối’ hòng chạy tội!

Sàigòn 1/10/2009
 
Human Rights Watch nhận xét: Việt Nam biến các ràng buộc nhân quyền thành trò chế diễu
AFP - CTM phỏng dịch
23:01 01/10/2009
Tổ chức nhân quyền quốc tế Human Rights Watch tố giác CS Việt Nam đang biến các trách nhiệm của họ trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thành trò diễu cợt.

Bản tuyên bố ngày 25/09/2009 của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch - HRW) nói rằng, Cộng sản Việt Nam đã từ chối rất nhiều đề nghị của các quốc gia thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc về việc cần phải cải tiến việc thực thi nhân quyền của họ. Những đề nghị này được nêu lên tại cuộc họp xét duyệt định kỳ của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa chấm dứt trong tuần qua.

Bà Elaine Pearson, Phụ Tá Giám Đốc Á Châu Sự Vụ của HRW, có văn phòng tại New York, nhận định rằng: “Việt Nam, một thành viên Hội Đồng Bảo An LHQ, mà lại xem quan hệ làm việc với Hội Đồng Nhân Quyền LHQ như trò diễu cợt." Bà Elaine Pearson cho biết: "Việt Nam từ chối ngay cả những đề nghị nhẹ nhàng nhất của các giao ước quốc tế mà họ đã ký kết, như hãy để cho người dân quảng bá về nhân quyền và tự do phát biểu ý kiến của mình.”

Theo HRW thì Hà Nội đã bác bỏ 45 đề nghị của các quốc gia thành viên LHQ, bao gồm cả các đề nghị bãi bỏ chính sách kiểm soát internet và dân báo (blogging) đối với những cơ quan truyền thông tư nhân; cũng như cho phép các cá nhân hay tập thể quảng bá về nhân quyền; hủy bỏ án tử hình; và trả tự do cho những tù nhân lương tâm ôn hòa.

Tuy nhà cầm quyền CS Việt Nam chấp nhận 93 đề nghị, nhưng họ chỉ đáp lại bằng những câu chung chung rằng họ sẽ lưu tâm “cứu xét” những đề nghị đó của các quốc gia thành viên.

“Trước Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, Việt Nam vẫn chối bỏ một cách trắng trợn rằng họ không hề bắt hay bỏ tù hàng trăm nhà phản kháng ôn hòa và những người hoạt động tôn giáo độc lập." Bà Pearson nói tiếp: “Chỉ trong vòng 4 tháng kể từ khi Việt Nam phải ra trước Hội Đồng lần trước, họ đã bắt bớ thêm nhiều người nữa”

Nhà cầm quyền Việt Nam tuyên bố trong tiến trình xét duyệt của Hội Đồng Nhân Quyền rằng, họ không có cái gọi là “tù nhân lương tâm”, không có ai bị bắt vì tội phê bình nhà nước, và cũng không có việc tra tấn phạm nhân.

Bà Pearson cũng nhận định: “Giống như Trung quốc, Việt Nam cãi lại Hội Đồng Nhân Quyền để che dấu và tẩy xóa thành tích nhân quyền quá tệ hại của họ”..... Và “Việc xét duyệt về nhân quyền của LHQ đã cung cấp cho cả thế giới những chứng cớ, cho thấy bất kể sự quan tâm của quốc tế, Việt Nam không hề có ý định cải thiện hồ sơ tồi tệ của mình”.

Sau mỗi lần xét duyệt định kỳ hồ sơ thực thi nhân quyền của từng quốc gia thành viên, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ đều đưa ra những đề nghị cải thiện.

Trong thời gian gần đây, nhà cầm quyển Hà Nội đã bắt giữ hơn 10 người vì tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước”. Tổ chức HRW đơn cử trường hợp của ông Huỳnh Ba, một dân oan người gốc thiểu số Khờ Me Krom, vừa bị bắt ngày 30/5. Ông Ba dẫn đầu bà con nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long phản đối chính sách tịch thu đất đai của họ.

Hơn 1000 giáo dân thuộc cộng đồng sắc tộc miền núi theo đạo Tin Lành (Christian Montagnards) đã phải bỏ trốn sang Cam Bốt sau khi công an đàn áp các cuộc biểu tình tại Tây Nguyên hồi năm 2001, để phản đối chính sách tịch thu đất đai và bách hại tôn giáo.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã cực lực phủ nhận các tố giác năm 2006 của HRW về việc bắt giữ và tra tấn những người dân sắc tộc hồi hương từ Cam Bốt theo hiệp ước giữa CSVN với Cam Bốt và LHQ (tripartite agreement).
 
Dân biểu Sanchez gửi thư cho Ngoại Trưởng Clinton về vấn đề nhân quyền VN
Loretta Sanchez
23:03 01/10/2009
Quốc Hội Hoa Kỳ
Hạ Nghị Viện
Washington DC 20515


Ngày 30 tháng 9 năm 2009

Kính gởi bà Hillary Rodham Clinton
Bộ Trưởng Ngoại Giao
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
2201 C Street, NW
Washington, DC 20520


Kính thưa Ngoại Trưởng Clinton:

Trong lúc Bà đang chuẩn bị cuộc họp với ông Phạm Gia Khiêm, Ngoại Trưởng Việt Nam, vào thứ năm, ngày 1/10/2009, tôi xin phép thúc giục bà hãy đề cập đến tình trạng suy đồi về nhân quyền tại Việt Nam với Ngoại Trưởng Khiêm.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một thành viên ký kết vào bản Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp nhận. Thế nhưng, nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ và giam cầm các công dân Việt Nam chỉ vì họ hành xử các quyền được bảo đảm trong Tuyên Ngôn LHQ. Theo báo cáo của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền, nhà nước Việt Nam đã không tuân thủ 45 khuyến cáo của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc trong đợt Xét Duyệt Định Kỳ Toàn Cầu vừa qua, bao gồm cả các khuyến cáo bãi bỏ kiểm soát internet và dân báo (blogging) đối với giới truyền thông tư nhân, và chấp nhận để cho mỗi người dân tự do quảng bá về nhân quyền.

Tôi rất lấy làm khó chịu khi một quốc gia đang trắng trợn xem thường Tuyên Ngôn LHQ lại đóng vai Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào tháng Mười. Tôi thỉnh cầu Bà hãy mạnh mẽ thúc giục nhà nước Việt Nam phải thực thi các nghĩa vụ đối với LHQ và nhân dân của họ bằng cách duy trì các nguyên tắc căn bản của LHQ, đó là tôn trọng nhân quyền.

Vào ngày 27/9/2009, công an tại Việt Nam đã tấn công hơn 130 tu sinh và kéo họ ra khỏi Tu Viện Bát Nhã trước khi phá hủy nơi tu hành. Đây là hành động vi phạm trắng trợn quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân. Cũng trong thời gian vừa qua, 8 nhà hoạt động có tên sau đây đã bị cầm tù và đang bị truy tố về tội "tuyên truyền chống lại nhà nước XHCN", đó là các ông: Nguyễn Xuân Nghĩa (nhà văn), Ngô Quyền (sinh viên), Nguyễn Mạnh Sơn (cựu đảng viên Cộng Sản), Nguyễn Văn Tính (nhà bình luận), Nguyễn Văn Túc (nhà đấu tranh cho dân oan), Nguyễn Kim Nhàn (thợ điện), Vũ Hùng (nhà giáo), và Phạm Văn Trội (kỹ sư). Vào ngày 24/9/2009, thân nhân các nhà phản kháng này đã thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc can thiệp trực tiếp và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải tuân thủ các công ước nhân quyền LHQ, chấm dứt chính sách đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, và trả các thân nhân của họ. Hiện tượng tiếp tục giam cầm các nhà tranh đấu ôn hòa là chỉ dấu đáng lo ngại cho thấy nhà nước Việt Nam không thực sự muốn bảo vệ nhân quyền hay thực thi các trách nhiệm của một thành viên Liên Hiệp Quốc.

Tôi xin mạnh mẽ thúc giục Bà lên tiếng không chỉ cho 8 người nêu trên mà còn cho mọi công dân Việt Nam đang bị tước đoạt các quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, và tự do tôn giáo hết ngày này qua ngày khác. Hoa Kỳ phải đặt chính sách rõ ràng để nhà nước Việt Nam thấy rằng hành động tước đoạt các quyền của ngưòi dân là không thể chấp nhận được. Tôi rất cám ơn sự quan tâm của Bà đến vấn đề hệ trọng này.

Kính thư,
(Ký tên)
Loretta Sanchez
Dân Biểu Quốc Hội


Bản sao gởi đến:
Ngài Michael Michalak, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
 
Văn Hóa
Đêm Loan Lý, đêm vô tư chén đắng
Tâm Giao
11:16 01/10/2009
đường Thánh giá đã đi thêm một chặng
đêm bằng lòng làm thân phận theo Thày
đêm Thánh Thần Thái Hà chia lửa đêm nay
đêm gối đầu Tam Tòa thưa Thày còn hòn gạch
đêm lề đường An Truyền lăn mương rãnh
đêm sa mạc lạnh tiếng vạc Vĩnh Long
đêm một mình nước mắt chị Vinh Sơn
đêm Xứ Chày hạt kinh thơm lúa mới
mười bốn chặng là Phục Sinh đang tới
người cầm quyền lề phải có tự hỏi ngày sau
xin mời treo bên hữu Đấng Tối Cao
sẽ được tha Tình Yêu nhất định thắng
đêm Loan Lý vững lòng gà gáy sáng
bước Phê-Rô đá tảng rúng động những ngục tù
hàng rào nào mà cản được thiên thu
đêm Loan Lý đêm vô tư chén đắng

Ngày 27. 09. 2009
 
Rộn ràng - Tết Trung Thu
Cinet tổng hợp
12:28 01/10/2009


“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu …”
(Rước đèn tháng tám - Đức Quỳnh, Văn Thành)

Ở Việt Nam, trong một năm có 4 cái tết chính, mỗi tết lại ứng với một mùa, một tiết và mang một ý nghĩa nhất định. Tết trung thu là một trong 4 tết quan trọng nhất trong năm theo nông lịch cổ; đó là: Tết đầu xuân (Tết nguyên đán), tết giữa thu (Tết trung thu), đệm giữa là tết vào hè (Tết đoan ngọ) và tết đầu đông (Tết cơm mới 10-10)

Theo phong tuc người Việt, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám hằng năm – tính theo lịch ta. Tháng tám âm lịch theo truyền thuyết là đêm thu đẹp nhất trong năm vì trăng thật to tròn, sáng và đẹp. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Ở một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Tết Trung Thu còn được coi là ngày tết của trẻ em, gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Tết Trung Thu cũng là ngày tết truyền thống của một số quốc gia ở Châu Á như Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản.

Ngoài ra, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em rất phong phú, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy và đèn ông sao.

1. Nguồn gốc Tết Trung thu

Theo truyền thuyết, Tết Trung Thu có từ vài ba ngàn năm nay. Người Trung Hoa thời cổ đại sống bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt. Suốt mùa hè trời nắng ấm, người dân chăn nuôi và săn bắn dễ dàng, đầu tháng 8 lại thu hoạch nông sản phẩm, đến rằm tháng 8 bầu trời xanh biếc, trăng rằm trong sáng, cả nhà vui vẻ đoàn tụ, tượng trưng cho " trời và đất hợp nhất", nên mới có Tết Trung Thu. Thời đó, Tết Trung Thu đơn thuần là ngày lễ cúng thần nông, chỉ có cơm rượu, không có các loại bánh như ngày nay.

Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu. Tuy vậy, trước đời Đường văn tự chưa phát triển, sử sách viết về Tết Trung Thu không nhiều lắm. Từ đời Đường trở đi, nhiều nhà thơ hoặc văn nhân viết những bài thơ hay tác phẩm về Tết Trung Thu, người đời sau mới biết được truyền thuyết và tập tục của nó. Từ đó Tết Trung Thu trở thành ngày lễ cố định hàng năm. Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.

Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết Trung Thu.

Người Đại Hàn gọi Tết Trung Thu là ngày hội Chosuk. Trong dịp vui mừng của ngày hội này, người dân Đại Hàn thường bầy tỏ lòng biết ơn của mình đối với Thượng Đế cho họ được mùa, nên đã nghỉ ngơi vui chơi trong 3 ngày. Trước đây giao thông chưa thuận tiện, vào ngày hội Chosuk, những người buôn bán làm ăn ở thành phố thường về quê nhà thăm bà con họ hàng thân thích, những người sống ở quê nhà thì tổ chức hội hè như người Việt chúng ta đón mừng ngày Tết Âm Lịch. Trước ngày hội Chosuk một tháng, các công ty thương mại lớn ở Đại Hàn thường giảm giá hàng cho khách mua về làm lễ vật tặng nhau. Trong ngày hội Chosuk, người Đại Hàn ăn loại bánh làm bằng bột nếp và đậu xanh trộn với đường, họ gọi là "songpyon". Dịp này thanh thiếu nhi Đại Hàn thích nhẩy bài "Kang Kang Su Vol Lae".

Rằm tháng 8 người Nhật Bản tổ chức ngày hội Hounen Odori (Hounen có nghĩa là hạnh phúc và giầu có, Odori có nghĩa là nhẩy múa). Dịp này họ thường ra sau vườn hoặc ngồi trước cửa ngắm trăng và ăn mừng ngày hội Hounen Odori bằng loại bánh hình cái gối làm bằng gạo (rice dumplins) người Nhật gọi là "Tsukimi dango".

Đối với người Việt Nam thời cổ đại, Tết Trung Thu được diễn tả trong "Việt Nam Phong tục" của tác giả Phan Kế Bính với tục: Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng, trong đó thì lễ vật hàng đầu là bánh mặt trăng, ngày nay gọi là bánh Trung Thu. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp...

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, từng được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, là một trong những Trống Đồng Đông Sơn có kích thước to lớn, hình dáng cổ kính, tập trung hoa văn phong phú nhất. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Theo "Tang Thương Ngẫu Lục", tác phẩm chữ Hán của 2 nhà văn Việt Nam Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án viết khoảng cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, thời vua Lê chúa Trịnh, Tết Trung Thu được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ chúa. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.

Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả người Pháp P.Giran cũng từng viết trong “Magie et Religions Annamites, Paris: Challamet, 1912" về Tết Trung Thu: Từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng.

Theo phong tục Việt Nam, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bầy cỗ cho các con để đón trăng rằm. Các vị mua và làm đủ các loại đèn lồng thắp bằng nến treo trong nhà hoặc cho các con mang đi rước đèn cùng bè bạn. Cỗ mừng Tết Trung Thu gồm: bánh Trung Thu, các loại bánh kẹo khác, trái cây... nhiều hay ít tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Trong văn học nghệ thuật có nhiều tác phẩm thơ ca, hội họa, âm nhạc miêu tả Tết Trung Thu, trong đó có bài thơ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

"Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió cùng mây thế mới vui
Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám
Tựa nhau trông xuống thế gian cười".


2. Phong tục tín ngưỡng trong Tết Trung Thu Việt

Là một nước nông nghiệp nên Tết Trung Thu ở Việt Nam chứa đựng nét tín ngưỡng riêng, đó chính là tín ngưỡng trong lễ thức nông nghiệp, bao gồm cả phần lễ và phần hội. Tinh thần của Lễ thức đó, trước hết thể hiện ở ý thức của người nông dân đối với mùa vụ. Tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi,1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi. Dưới ánh trăng thu, các lão nông uống trà, nhắm rượu, ngắm trăng, thưởng nguyệt, chiêm nghiệm dự đoán tiên tri. Bởi vậy mà thành ngữ dân gian ta vẫn có câu “Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám”.

Người Việt hiện nay còn giữ được ít nhất hai lễ trong rằm tháng Tám. Đó là lễ cúng trăng (trời đất) và Lễ cúng gia tiên trên bàn thờ Tổ. Cả hai lễ đều có những lễ vật tương tự như nhau: Hoa, các loại quả, bánh nướng, bánh dẻo, rượu. Riêng lễ cúng gia tiên có thêm đĩa xôi. Ngoài những sản phẩm nông nghiệp là hoa quả, rượu, xôi, có hai loại bánh mà người Việt dành riêng cho lễ cúng Rằm tháng Tám là bánh dẻo và bánh nướng, một loại tròn, một loại vuông, phản ánh nhận thức thô sơ của người Việt cổ: Trời tròn, đất vuông. Khi phá cỗ người ta tin rằng các loại lễ vật đều mang một ý nghĩa thiêng liêng, ăn uống để tiếp thêm sức mạnh của trời đất, làm cho ta có đủ sức chống lại mọi thiên tai, thiên dịch. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.

Người Việt xưa không mấy khi dùng đèn lồng, trừ Rằm tháng Tám, người ta đua nhau làm đèn lồng, mua đèn ông sao, đèn con thỏ, đèn con cóc (thiềm thử), đèn cá chép,…Đó là những vật phẩm biểu trưng nhiều hàm ý. Đèn con thỏ biểu hiện cho mặt trăng (ngọc thỏ). Đèn con cóc (thiềm thử) biểu thị sự cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân trồng lúa nước theo điển tích “con cóc là cậu ông trời”. Đèn cá chép là bắt nguồn từ tích cá chép vượt vũ môn, cá chép hóa rồng, với ý nguyện cầu mong cho nhân hòa, vật thịnh, con cháu học hành giỏi giang, tấn tới.

3. Rộn ràng - Tết Trung Thu

Múa sư tử - múa lân:

Một hoạt động không thể thiếu được trong phần hội của rằm tháng Tám đó là múa sư tử (thực ra là múa lân vì sư tử không có sừng). Người Việt dùng múa sư tử trong nhiều lễ hội với những ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Trong cơ cấu của đội múa gồm có 3 nhân vật: Sư tử, tráng sĩ, ông địa. Sư tử là biểu trưng của Trời (Thiên), còn Tráng sĩ là Nhân, ông Địa là Đất. 3 nhân vật không đối kháng mà luôn tạo ra sự phối hợp hài hòa, Thiên - Địa - Nhân hòa hợp là ước vọng sâu xa của cư dân lúa nước Việt Nam. Với những người cho là múa lân thì lại có sự giải thích khác. Họ cho rằng Lân là con vật cực hiền (nhân thú). Con Lân chỉ xuất hiện khi thánh nhân ra đời hoặc thời thịnh trị. Cho nên, múa Lân trong ngày tết Trung thu là cầu mong cho vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, hưng thịnh. Nó chẳng những thể hiện ở ý thức mà cả trong hành động.

Lân còn gọi là Kỳ Lân. Kỳ là tên con đực, Lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng), là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Vào lúc xẩm tối Rằm tháng tám, tiếng trống múa sư tử (múa lân) náo động các phố phường, làng xóm.

Mỗi đám rước sư tử có khoảng mươi - mười lăm người, quần áo chẽn, khăn võ sinh, chân đi hài sảo. Một màu đen tuyền. Thắt bao lưng xanh đỏ, bỏ múi lòe xòe. Ba anh đảm nhận việc đội đầu, cầm đuôi sư tử và đánh côn. Tung côn là người giỏi nhất đám, chỉ huy chung. Một đầu côn gắn quả mây, to hơn trái cam. Quả mây đan mắt cáo, bên trong là một quả cầu gọt bằng gỗ xốp nhẹ cỡ bằng quả chanh. Mấy người này ít nhiều phải nắm được vũ thuật. Hai người khiêng trống cái, một người cầm chũm chọe. Những người còn lại đi song hàng hai bên giữ trật tự, bảo vệ an toàn cho đoàn.

Sau khi tuần hành qua các đường chính, vào lúc trăng sắp lên giữa đỉnh đầu, các phường sư tử chia nhau rẽ vào các phố buôn bán giàu có, tìm đến nơi nhà cao cửa rộng. Chọn được gia chủ có của nổi của chìm, đám rước dừng lại trước cửa để biểu diễn.

Bắt đầu là điệu chào của sư tử, tiến thoái đúng lễ nghi kính cẩn. Chiếc côn được nâng cả bằng hai tay lễ phép. Tiếng trống, tiếng chũm chọe thôi thúc mạnh mẽ hơn. Đám rước sư tử trổ hết ngón nghề của mình.

Trước tấm ''thịnh tình'' của sư tử, gia chủ đành mở rộng cửa nghênh tiếp. Vợ chồng, con cái, thân thuộc bắc ghế thưởng ngoạn.

Cuối cùng là phần lĩnh tiền thưởng, chấm dứt trò múa chúc tụng đêm rằm. Tiền thưởng nhiều khi khá lớn, nhưng gia chủ không phát tận tay. Họ dùng một vuông vải đỏ hoặc một tờ giấy hồng điều gói tiền lại rồi treo lên xà nhà. Phường sư tử phải công kênh nhau hai ba người mới lấy nổi.

Múa sư tử đòi hỏi nhiều sức lực, biết sử dụng vũ thuật khéo léo. Thêm vào đó là đức tính kiên trì, dũng cảm, nhanh nhẹn, tháo vát. Phải chăng, ở một góc độ nào đó, múa sư tử đã thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta lúc hội hè, khi tết nhất.

Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.

Đã có bài hát về Múa sư tử như sau:

“Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình
Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh
Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng
Dưới ánh trăng vàng em cất tiếng hát vang”


Rước đèn:

Ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.

Hát trống quân:

Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát.

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu
Em cầm đèn sao em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan...”
(Chiếc đèn ông sao: Phạm Tuyên)

Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Sau này, điệu hát trống quân đã được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) áp dụng khi ngài đem quân ra Bắc đại phá quân nhà Thanh vào năm 1788. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà, ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi người ta đánh trống theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu hát trống quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không có phong tục này.

Trò chơi dân gian:

Trò chơi dân gian cho trẻ em ở nước ta có những đặc điểm nổi bật: dễ chơi, em nào cũng tham gia được chơi ở địa điểm nào cũng được, lại có cả hát kèm theo, giàu tính trí tuệ và không tốn tiền.

Trò chơi dân gian cho trẻ em có thể chia ra làm nhiều loại. Có loại lợi dụng sức gió như chơi chong chóng, chơi trò đánh gậy, thả diều... Chỉ cần hai mảnh lá dứa bện chéo vào nhau, cắm một cái gai nối với một khúc cành tre bằng cái đũa, có lỗ, là trẻ em đã có cái chong chóng quay tít. Cầm chong chóng chạy ngược gió thì thích biết bao. Còn thằng đánh gậy ư? Chỉ là cành dâu, tiễn khúc, có cả chân tay, đầu mình, hai tay nối với cái "gậy". Cái gậy lại buộc với hình tròn bằng lòng bàn tay. Tất cả nối liền nhau, treo lên trước gió. Gió thổi vào hình tròn làm cái gậy quay tít. Thằng đánh gậy trở nên sinh động như võ sĩ đang múa. Thả diều thì khỏi phải nói. Chiều hè lộng gió, cánh diều bay bổng trời cao. Tiếng sáo ngân trong trẻo. Lũ trẻ nằm trên bờ đê cỏ xanh, ngẩng mặt lên dõi nhìn, sung sướng.

Những trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn lồng, đèn hình cá... vào đêm Trung thu hẳn không gì lộng lẫy và huyền ảo hơn. Đặc biệt nhất là đèn kéo quân (còn gọi là đèn cù). Khi ngọn nến được đốt lên, chong chóng quay, đèn cũng quay. Thế là các con vật tự nhiên chạy. Có lẽ từ cái trò chơi này, bài dân ca "Đèn cù" đã ra đời. Ông cha ta đã biết tận dụng luật đối lưu của không khí để tạo nên trò chơi thông minh và sinh động.

Những trò chơi dùng nước cũng không ít. Trẻ em có thể gấp con thuyền giấy, hoặc một cái lá khô hay cái bẹ hoa chuối đã có thể thành thuyền được gió đưa đi bong bong trên mặt nước. Thời sau này, các em cho dính một tí xà phòng bánh vào đuôi mảnh giấy rồi thả ngay trong thau nước. Xà phòng tan, tạo ra lực đẩy mảnh giấy lao đi, dễ làm mà cũng không kém phần thích thú. Trò chơi dân gian Việt Nam góp phần rèn luyện trí tuệ cho trẻ em. Các em có thể ngồi quanh bàn cờ hàng giờ và tính toán nước đi sao cho thắng. Chỉ với hình vẽ bằng than, gạch non hay phấn trên sân và một ít sỏi hoặc đá dằm, các em đã có thể "chơi ô ăn quan" được rồi. Người chơi muốn thắng phải tính rải quân như thế nào để cuối cùng thu được nhiều quân của đối phương về mình.

Phần lớn các trò chơi cho trẻ đều có tác dụng rèn năng lực khéo tay, nhanh mắt. Từ hòn đất sét dẻo và mềm, các em có thể nặn ra đủ thứ quả hoặc con vật cực kỳ sinh động. Trẻ con theo mẹ đi chợ, đố cháu nào bỏ qua được mẹt tò he của bác thợ nặn bằng bột trắng, vàng, xanh, đỏ... những Thánh Gióng cưỡi ngựa, Quan Công, chú Tễu... hồn nhiên và hấp dẫn. Riêng các bé gái rất mê đánh chuyền. Chỉ với 10 que chuyền và một quả chuyền bằng quả ổi xanh, quả cà, quả bưởi con bị rụng hoặc véo hòn đất dẻo vo tròn lại là xong. Các em vào trò: tay tung quả lên, lại phải nhặt que chuyền rồi bắt quả cho đúng, miệng phải nói từng câu cho hợp, cho nhịp nhàng với từng động tác. Vì thế mắt phải tinh, tay phải nhanh, khéo và chính xác. Từ nhặt một que mỗi lần đến hai que, ba que... và cuối cùng là 10 que. Các que ấy được rải ra nên rất khó vơ, làm sao trong một giây phải vơ gọn, vơ hết, không rơi que nào và lại bắt gọn quả chuyền cũng bằng bàn tay ấy. Thế mới khó. Làm được mới giỏi.

Trò chơi dân gian còn mang tính thể thao, rèn luyện sức mạnh và sự dẻo dai cho trẻ. Chỉ với cái mo cau rụng, đứa ngồi, đứa kéo chạy vòng quanh sân đã trở thành chiếc xe bong bong. Rồi nhảy dây, đá cầu, đu, nhào lộn,... đều cần đến cơ bắp vừa mạnh vừa chính xác. Cái trò "trồng nụ trồng hoa" chẳng cần dụng cụ gì mà hấp dẫn hết chỗ nói. Đây chính là môn thể thao nhảy cao không cần xà. Mới đầu nhảy qua một hai bàn chân dựng đứng thì dễ, đến khi cả bốn bàn chân và bốn nắm tay của cả hai trẻ chồng lên cao thì có lẽ đã đến sáu bảy mươi phân, nhảy qua không chạm quả là không phải đùa.

Tính tập thể kết hợp với ca hát cũng là nét độc đáo của trò chơi dân gian cho trẻ em. Điệu múa kỳ lân đêm Rằm tháng Tám, trò chơi "thả đỉa ba ba", vừa chơi vừa hát những câu đồng dao bao nhiêu trẻ tham dự cũng được.

Do cuộc sống lao động gắn liền với thiên nhiên hoang sơ nên trẻ em sớm biết chơi với các con vật. Ngoài chim muông, trẻ em còn biết đưa chuồn chuồn, châu chấu, cào cào vào trò chơi.

Đón trăng:

Tự bao đời nay, trung thu gắn liền với trăng, bởi vậy cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên khi tết trung thu bắt nguồn từ Tết trông trăng. Theo thần thoại, trước hết trăng là một vị nữ thần cô độc, thuộc về nữ giới, có rất nhiều quyền lực không kém gì thần mặt trời. Có lẽ vì thế mà chúng ta có hai loại lịch: Âm lịch và Dương lịch. Tuy vậy, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo lại có những quan niệm khác nhau về vị thần bí ẩn này. Từ thời thượng cổ đã có trên năm mươi quan niệm và tên khác nhau để gọi thần Trăng. Thậm chí thần Trăng đã có trước các tôn giáo hoàn cầu như đạo Hồi, Bà La Môn qua các danh xưng Arma của người Hittite, thần Sin và Amn của người Ả Rập, thần Chadra của người Hindu, đó là nam thần. Ở Trung Hoa, người ta gọi trăng là nữ thánh qua các tên Hằng Nga, người Indonesia gọi Silewe, các dân tộc hải đảo Polynésien thì gọi trăng là nữ thần Nazarata. Trăng đã được tôn xưng tột đỉnh như tại Hy Lạp, đó là thần Hécate ba đầu, cai quản ba cõi trời, đất và biển cả, có đầy phép thần thông biến hóa, chỉ mang lại điềm lành cho nhân thế mà thôi.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, lễ hội Tết Trung Thu ở Việt Nam cũng có nhiều thay đổi theo thời gian. Song dù thay đổi thế nào thì cái “thần” của nó vẫn còn giữ được, đó là tính chủ thể, sự vui chơi hồn nhiên của trẻ và sự quan tâm của mọi người đối với các em.

Tết Trung thu, một lễ thức nông nghiệp ở nước ta, một cái tết của trẻ mà ở đó các em được phát huy hết các đức tính tốt đẹp của mình, được vui chơi thỏa thích, được hòa mình vào trong thiên nhiên kỳ thú và được đắm mình trong vòng tay yêu thương nhân ái của mọi người. Đó là một lễ hội truyền thống đã ăn sâu vào trong tiềm thức người Việt, một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ và bảo tồn.

Có lẽ bất cứ một người Việt Nam nào cũng đều có tuổi thơ và đều có những giờ khắc tưng bừng đón Tết Trung Thu, dù đơn giản chỉ có hồng với cốm thôi cũng không thể nào quên cái vui thủa ấy. Vui vì được rước đèn, được tự tay nhặt từng hạt bưởi để xâu thành một chuỗi phơi khô làm đèn thắp đêm Rằm tháng tám, để rồi khi thành người lớn có gia đình và rồi lại sắm tết cho con cái, nhìn chúng múa hát đón trăng trong lòng ai không khỏi bồi hồi nhớ về một mùa trăng năm nào, bên tai lại vọng về bài hát cũ”

Ông giẳng ông giăng,
xuống chơi với tôi,
có bầu có bạn,
có ván cơm xôi,
có nồi cơm nếp,
có tệp bánh chưng,
có lưng hũ rượu,
có chiếu bám dù,
thằng cu xí xoài,
bắt trai bỏ giỏ,
cái đỏ ẵm em,
đi xem đánh cá,
có rá vo gạo,
có gáo múc nước,
có lược chải đầu,
có trâu cày ruộng,
có muống thả ao,
ông sao trên trời
....”

(Nguồn: Cinet)
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News