Phụng Vụ - Mục Vụ
Kêu Tên Chúa
Lm Vũđình Tường
05:56 02/10/2014
Lạm dụng Danh Chúa càng ngày càng trở nên phổ quát. Lúc đầu chỉ nghe thấy trong các cuộc đối thoại riêng cá nhân, dần dà thấy xuất hiện trên màn ảnh truyền hình và rồi lan dần đến các hình thức in ấn. Lí do nào khiến người ta kêu tên Chúa một cách vô cớ hình như không có câu trả lời rõ ràng. Dù tin Chúa hay tin không có Chúa thì việc kêu tên Chúa một cách vô cớ đều không chính đáng. Nếu tin là có Chúa thì việc kêu tên Cực Trọng là điều cần tránh. Kêu tên Chúa vô cớ chính là phạm vào điều thứ hai trong giới luật mười điều răn. Kitô hữu khi nhắc đến tên Cực Trọng cần nhắc đến với một lòng cung kính và quí mến bởi kêu tên người đó chính là nhắc đến người đó. Trường hợp tin Chúa không hiện hữu thì việc kêu tên Chúa lại càng không thích hợp vì làm sao có thể kêu tên đấng mình tin là đấng đó không tồn tại bởi kêu như thế không ích gì cho người kêu, không làm cho tốt hơn cũng không làm cho tệ hơn. Người ta kêu tên Chúa khi nóng giận vậy mục đích kêu tên Chúa khi nóng giận mang lại lợi ích gì? Phải chăng muốn Thiên Chúa đến cứu giúp thì cần phải kêu xin với tấm lòng chân thành, biết ơn để xin ơn khôn ngoan biết cách xử thế lúc nóng giận. Phải chăng kêu tên Chúa cho thoả cơn nóng giận? Nếu thế thì đáng thương vì ai cũng biết có nhiều cách tốt lành hơn khi cần xả cơn nóng giận. Điều rõ ràng ai cũng biết xả cơn nóng giận trên người khác là cách làm cho người khác tránh xa mình hơn là đến gần. Hành động dịu dàng, khoan thai sẽ gây được tình cảm và sẽ có người đến thông cảm, chia sẻ nỗi lo trong lòng bạn.
Kitô hữu tin vào Chúa thường kêu cầu Danh Chúa khi nguy khốn, khi vui cũng như lúc buồn mong ơn Chúa ban xuống chan hoà. Họ kêu cầu với tấm lòng thiết tha, chân thành, kính cẩn trước Danh Thánh Chúa. Người không tin vào Chúa không nên kêu cầu Danh Chúa, nếu không phải vì Chúa ít ra cũng tránh làm tổn thương cảm xúc của những người chung quanh tin vào Chúa. Họ là những người vô tội không làm gì khiến bạn phiền lòng vậy sao lại xả cơn nóng giận vào niềm tin của họ. Điều chắc chắn là Thiên Chúa không nóng giận khi bạn lạm dụng tên Ngài nhưng các Kitô hữu khác có thể cảm thấy bị xúc phạm, phiền lòng vì bạn xúc phạm đến Đấng họ tôn thờ, quí mến.
Trong nhiều thế kỉ người ta đã lạm dụng Danh Chúa làm nhiều điều bất chính. Danh Chúa là một quà tặng Thiên Chúa cho con người biết Ngài là ai nhưng con người do khôn ngoan trần thế thúc đẩy biếng Danh Chúa thành vũ khí sát phạt nhau. Quà tặng Danh Chúa dùng biến đổi con người, giúp ta trở nên tốt hơn. Kìm chế các thói hư, tật xấu. Kêu cầu Danh Chúa khi lâm phải các cơn cám dỗ và kêu cầu Danh Chúa để tìm sức mạnh nội tâm chống lại cơn cám dỗ. Kêu cầu Danh Chúa khi gặp đau khổ, buồn phiền mong tìm nguồn an ủi. Kêu cầu Danh Chúa thắng ma quỉ. Kinh cầu chịu nạn nhắc nhở ta biết khi nghe Danh Thánh Giêsu các triều thần trên trời kính cẩn bái gối tôn thờ.
Lạm dụng danh Chúa không phải ngưng ở lời nói mà còn thể hiện qua các hành động sát phạt. Vấn nạn này trở thành vấn nạn của thời đại chúng ta đang sống. Nhóm này nhân danh Chúa chống đối nhóm kia. Nhóm này nhân danh Chúa dùng bạo lực bắt nhóm kia qui phục. Nhân danh Chúa để phá các đền đài cổ, nơi thờ phượng và nhân danh Chúa để giết người vô tội chỉ vì họ không chung niềm tin. Nhiều nhà lãnh đạo với tài hùng biện đã dùng ảnh hưởng của mình khuyến khích giết hại, sát phạt nhau. Dù hùng biện tài tình đến đâu chăng nữa cũng không thể che lấp được ẩn í tiềm ẩn sau những câu nói hùng hồn. Điều rõ ràng là mọi hành động, khuyến khích gây hấn, chia rẽ, bất hoà giữa con người với nhau đều xúc phạm đến tình yêu Chúa. Mọi hành động trái với yêu thương đều xúc phạm đến Chúa. Những ai lạm dụng danh Chúa cần biết mọi hy sinh gian khổ của mình cuối cùng đều trở nên vô nghĩa như Phúc âm hôm nay trình bày. Ông chủ trao thửa ruộng vào tay các người làm thuê và ban cho họ quyền quản lí tài sản đó. Họ không bằng lòng với chức vụ quản lí nhưng muốn làm chủ thửa ruộng. Kết quả cuối cùng cho thấy sau bao bàn bạc, chiến đấu, hy sinh họ mất tất cả. Họ mất bình an trong cuộc sống và mất luôn cả quyền quản lí chủ ban cho.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Kitô hữu tin vào Chúa thường kêu cầu Danh Chúa khi nguy khốn, khi vui cũng như lúc buồn mong ơn Chúa ban xuống chan hoà. Họ kêu cầu với tấm lòng thiết tha, chân thành, kính cẩn trước Danh Thánh Chúa. Người không tin vào Chúa không nên kêu cầu Danh Chúa, nếu không phải vì Chúa ít ra cũng tránh làm tổn thương cảm xúc của những người chung quanh tin vào Chúa. Họ là những người vô tội không làm gì khiến bạn phiền lòng vậy sao lại xả cơn nóng giận vào niềm tin của họ. Điều chắc chắn là Thiên Chúa không nóng giận khi bạn lạm dụng tên Ngài nhưng các Kitô hữu khác có thể cảm thấy bị xúc phạm, phiền lòng vì bạn xúc phạm đến Đấng họ tôn thờ, quí mến.
Trong nhiều thế kỉ người ta đã lạm dụng Danh Chúa làm nhiều điều bất chính. Danh Chúa là một quà tặng Thiên Chúa cho con người biết Ngài là ai nhưng con người do khôn ngoan trần thế thúc đẩy biếng Danh Chúa thành vũ khí sát phạt nhau. Quà tặng Danh Chúa dùng biến đổi con người, giúp ta trở nên tốt hơn. Kìm chế các thói hư, tật xấu. Kêu cầu Danh Chúa khi lâm phải các cơn cám dỗ và kêu cầu Danh Chúa để tìm sức mạnh nội tâm chống lại cơn cám dỗ. Kêu cầu Danh Chúa khi gặp đau khổ, buồn phiền mong tìm nguồn an ủi. Kêu cầu Danh Chúa thắng ma quỉ. Kinh cầu chịu nạn nhắc nhở ta biết khi nghe Danh Thánh Giêsu các triều thần trên trời kính cẩn bái gối tôn thờ.
Lạm dụng danh Chúa không phải ngưng ở lời nói mà còn thể hiện qua các hành động sát phạt. Vấn nạn này trở thành vấn nạn của thời đại chúng ta đang sống. Nhóm này nhân danh Chúa chống đối nhóm kia. Nhóm này nhân danh Chúa dùng bạo lực bắt nhóm kia qui phục. Nhân danh Chúa để phá các đền đài cổ, nơi thờ phượng và nhân danh Chúa để giết người vô tội chỉ vì họ không chung niềm tin. Nhiều nhà lãnh đạo với tài hùng biện đã dùng ảnh hưởng của mình khuyến khích giết hại, sát phạt nhau. Dù hùng biện tài tình đến đâu chăng nữa cũng không thể che lấp được ẩn í tiềm ẩn sau những câu nói hùng hồn. Điều rõ ràng là mọi hành động, khuyến khích gây hấn, chia rẽ, bất hoà giữa con người với nhau đều xúc phạm đến tình yêu Chúa. Mọi hành động trái với yêu thương đều xúc phạm đến Chúa. Những ai lạm dụng danh Chúa cần biết mọi hy sinh gian khổ của mình cuối cùng đều trở nên vô nghĩa như Phúc âm hôm nay trình bày. Ông chủ trao thửa ruộng vào tay các người làm thuê và ban cho họ quyền quản lí tài sản đó. Họ không bằng lòng với chức vụ quản lí nhưng muốn làm chủ thửa ruộng. Kết quả cuối cùng cho thấy sau bao bàn bạc, chiến đấu, hy sinh họ mất tất cả. Họ mất bình an trong cuộc sống và mất luôn cả quyền quản lí chủ ban cho.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:28 02/10/2014
BA HOÀNG TỬ
Có một ông vua nghĩ rằng, từ trong ba hoàng tử ưu tú sẽ chọn một người để kế vị ngôi báu của mình, thế là ông ta gọi ba hoàng tử đến, trao cho mỗi người một số tiền, và yêu cầu ba hoàng tử trước khi trời tối, tìm cách đi mua một vài đồ vật, cố gắng chất đầy gian phòng.
Hoàng tử thứ nhất suy nghĩ rất lâu rồi chạy đi mua một đống lá mía, nhưng tiền thì có hạn, nên chỉ miễn cưỡng chất có nửa gian nhà mà thôi.
Hoàng tử thứ hai mua thứ rất rẽ là rơm rạ, nhưng cũng chỉ chất được hai phần ba gian phòng mà thôi.
Hoàng tử út trở về sau cùng, tựa hồ như trở về tay không, hỏi ra thì mới biết, nguyên là trên đường đi gặp một người nghèo bán đèn cầy (nến), anh ta đem tất cả tiền cho người ấy và chỉ lấy về mấy cây nến nhỏ.
Nhưng khi anh ta đốt cháy mấy cây nến ấy thì ánh sáng bừng lên, và nhanh chóng chiếu sáng khắp gian phòng.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")
Suy tư:
Chúng ta là con cái của Cha trên trời, tức là những hoàng tử và công chúa, mỗi người chúng ta đều được ban ân sủng để sống sao cho đẹp lòng Cha và trở nên niềm vui cho anh chị em mình.
- Có một vài hoàng tử dùng ân sủng (tiền bạc, tài năng) của Chúa ban cho, để bốc lột và chèn ép những người nghèo khó.
- Có một vài công chúa dùng ân sủng (sắc đẹp, tài năng) của Chúa ban cho để quyến rủ, để hưởng thụ và làm hại hạnh phúc của người khác.
- Có những hoàng tử và công chúa biết đem ân sủng của Chúa ban cho, để đầu tư vào những người bất hạnh, những trẻ em mồ côi và những bệnh nhân trong các bệnh viện.
Đem ân sủng Chúa ban cho để hưởng thụ cho mình, hoặc để làm hại người khác thì ân sủng sẽ mất đi, nhưng đem ân sủng của Chúa để san sẻ với tha nhân, thì ân sủng vẫn cứ dồi dào và dùng không hết. Tại sao vậy ?
Thưa, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi” .
Thật đáng sợ cho những ai dùng không đúng ân sủng của Chúa ban cho.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
N2T |
Có một ông vua nghĩ rằng, từ trong ba hoàng tử ưu tú sẽ chọn một người để kế vị ngôi báu của mình, thế là ông ta gọi ba hoàng tử đến, trao cho mỗi người một số tiền, và yêu cầu ba hoàng tử trước khi trời tối, tìm cách đi mua một vài đồ vật, cố gắng chất đầy gian phòng.
Hoàng tử thứ nhất suy nghĩ rất lâu rồi chạy đi mua một đống lá mía, nhưng tiền thì có hạn, nên chỉ miễn cưỡng chất có nửa gian nhà mà thôi.
Hoàng tử thứ hai mua thứ rất rẽ là rơm rạ, nhưng cũng chỉ chất được hai phần ba gian phòng mà thôi.
Hoàng tử út trở về sau cùng, tựa hồ như trở về tay không, hỏi ra thì mới biết, nguyên là trên đường đi gặp một người nghèo bán đèn cầy (nến), anh ta đem tất cả tiền cho người ấy và chỉ lấy về mấy cây nến nhỏ.
Nhưng khi anh ta đốt cháy mấy cây nến ấy thì ánh sáng bừng lên, và nhanh chóng chiếu sáng khắp gian phòng.
(Trích trong "Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn")
Suy tư:
Chúng ta là con cái của Cha trên trời, tức là những hoàng tử và công chúa, mỗi người chúng ta đều được ban ân sủng để sống sao cho đẹp lòng Cha và trở nên niềm vui cho anh chị em mình.
- Có một vài hoàng tử dùng ân sủng (tiền bạc, tài năng) của Chúa ban cho, để bốc lột và chèn ép những người nghèo khó.
- Có một vài công chúa dùng ân sủng (sắc đẹp, tài năng) của Chúa ban cho để quyến rủ, để hưởng thụ và làm hại hạnh phúc của người khác.
- Có những hoàng tử và công chúa biết đem ân sủng của Chúa ban cho, để đầu tư vào những người bất hạnh, những trẻ em mồ côi và những bệnh nhân trong các bệnh viện.
Đem ân sủng Chúa ban cho để hưởng thụ cho mình, hoặc để làm hại người khác thì ân sủng sẽ mất đi, nhưng đem ân sủng của Chúa để san sẻ với tha nhân, thì ân sủng vẫn cứ dồi dào và dùng không hết. Tại sao vậy ?
Thưa, vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Vì phàm ai đã có, thì được cho thêm và sẽ có dư thừa; còn ai không có, thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi” .
Thật đáng sợ cho những ai dùng không đúng ân sủng của Chúa ban cho.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
dịch và viet suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 02/10/2014
N2T |
1. Đức ái không ghen ghét, bởi vì nó không những không khát vọng mà lại còn xem nhẹ tất cả, kể cả địa vị cao quý của người thế tục.
(Thánh Georgius)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Thiên Chúa ban cho chúng ta các đặc sủng khác nhau để mưu ích cho tất cả mọi người
Linh Tiến Khải
09:56 02/10/2014
Thiên Chúa ban cho Giáo Hội tràn đầy các ơn của Chúa Thánh Thần và các đặc sủng khác nhau để sinh ích lợi cho tất cả mọi người, để cho toàn cộng đoàn kitô lớn lên hài hòa trong đức tin và tình yêu của Người như một thân thể duy nhất của Chúa Kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 1-10-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.
Tham dự buổi tiếp kiến đã có hàng ngàn nhóm hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và châu Âu, trong đó có phái đoàn 90 người Việt Nam ở Houston do cha Nguyễn Ngọc Thụ hướng dẫn. Cũng có các đoàn hành hương đến từ các nước Phi châu như Côte d'Ivoire, Camerun, Nam Phi, Namibia; hay từ Á châu như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Sri Lanka; hoặc từ châu Mỹ Latinh như Argentina, Mêhicô, Costa Rica, El Salvador, Paraguay, Colombia, Perù, Chile, Brasil, và từ Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý: ”Các đặc sủng: khác biệt trong hiệp nhất”. Ngài nói: Ngay từ đầu Chúa đã làm tràn đầy Giáo Hội với các ơn của Thần Khí Ngài, và như thế khiến cho Giáo Hội luôn sống động và phong phú. Trong các ơn đó có vài ơn đặc biệt quý báu cho việc xây dựng và con đường của cộng đoàn kitô: đó là các đặc sủng. Vậy trong bài giáo lý hôm nay chúng ta muốn tìm hiểu đặc sủng là gì? Làm sao nhận ra nó và đón nhận nó? Và nhất là sự kiện trong Giáo Hội có nhiều đặc sủng khác nhau và sự khác biệt và đa diện đó của các đặc sủng bị coi là điều tốt đẹp hay là một vấn đề.
Trong ngôn ngữ chung, khi nói tới ”đặc sủng” người ta thường hiểu nó là một tài năng, một sự khéo léo tự nhiên. Vì thế, đứng trước một người đặc biệt tài giỏi và hấp dẫn người ta thường nói: ”Đó là một người có đặc sủng”. ”Nó có nghĩa là gì?”. ”Tôi không biết, nhưng họ là người đặc sủng”. Chúng ta nói như vậy. Tuy không biết nhưng chúng ta nói như thế: ”Đó là một người đặc sủng”.
Tuy nhiên, trong viễn tượng kitô, thì đặc sủng cao hơn một đức tính cá nhân, một bẩm tính mà người ta có thể có; đặc sủng là một ơn thánh, một ơn do Thiên Chúa Cha rộng ban, qua hoạt động của Chúa Thánh Thần. Và nó là một ơn được ban cho ai đó không phải vì họ giỏi hơn những người khác hay xứng đáng hơn, nhưng đó là một món qùa Thiên Chúa ban cho, để với chính sự nhưng không và tình yêu thương họ có thể dùng để phục vụ toàn cộng đoàn, cho thiện ích của tất cả mọi người. Một cách nhân loại thì người ta nói như thế này: Thiên Chúa ban cho đặc tính này, đặc sủng kia cho người này nhưng không phải cho cá nhân họ, mà là để phục vụ toàn cộng đoàn.
Hôm nay trước khi ra quảng trường tôi đã tiếp kiến biết bao nhiêu trẻ em tàn tật trong đại thính đường Phaolô VI, đông lắm. Có một hiệp hội tận hiến cho việc săn sóc các trẻ em này: là cái gì vậy? Hiệp hội này, các người nam nữ này có đặc sủng săn sóc các trẻ em tàn tật. Đó là một đặc sủng.
Cần phải nhấn mạnh ngay một điều quan trọng là sự kiện một người không thể tự mình hiểu mình có một đặc sủng hay không và đặc sủng nào. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghe có người nói: ”Tôi có phẩm chất này, tôi biết hát hay lắm”, và không ai có can đảm nói với họ: ”Tốt hơn là bạn nên im đi, bởi vì bạn hành hạ tất cả chúng tôi khi bạn hát!” Không ai có thể nói tôi có đặc sủng này. Chính bên trong cộng đoàn nảy nở ra các ơn mà Thiên Chúa Cha ban tràn đầy cho chúng ta. Và chính trong lòng cộng đoàn mà người ta học và nhận ra các đặc sủng như là một dấu chỉ tình yêu thương của Người đối với mọi con cái Người. Vì thế thật là tốt, nếu từng người trong chúng ta tự hỏi: ”Chúa có khơi dậy nơi tôi đặc sủng nào không, trong ơn thánh của Thần Khí Người, và các anh em tôi trong cộng đoàn kitô đã nhận biết ra và khích lệ? Và tôi đã có cung cách hành xử như thế nào đối với đặc sủng đó: tôi có sống quảng đại bằng cách dùng nó để phục vụ mọi người hay không, hay tôi lơ là với nó và cuối cùng quên nó? Hay nó lại trở thành cớ cho tôi kiêu ngạo, đến độ luôn luôn than vãn về người khác và yêu sách rằng trong cộng đoàn người ta phải làm theo kiểu của tôi?” Đó là các câu hỏi mà chúng ta phải đưa ra. Nếu có một đặc sủng trong tôi, nếu đặc sủng đó được Giáo Hội thừa nhận, và nếu tôi có bằng lòng với đặc sủng đó hay tôi hơi ghen tương các đặc sủng của người khác và muốn có đặc sủng đó... Không, đặc sủng là một ơn. Chỉ có Thiên Chúa mới ban tặng cho mà thôi.
Tuy nhiên, kinh nghiệm đẹp nhất là khám phá ra biết bao nhiêu đặc sủng khác nhau và biết bao ơn của Thần Khí, mà Thiên Chúa Cha đã ban tràn đầy cho Giáo Hội. Đức Thánh Cha giải thích sự khác biệt của các đặc sủng như sau:
Điều này không được coi như là một lý do của sự lẫn lộn, khó chịu: tất cả là các món qùa Thiên Chúa Cha tặng ban cho cộng đoàn kitô, dể nó có thể lớn lên hài hoà, trong đức tin và tình yêu của Người, như một thân thể duy nhất, thân mình của Chúa Kitô. Cùng Thần Khí, Đấng ban sự khác biệt của các đặc sủng, làm thành sự hiệp nhất của Giáo Hội: cùng Thần Khí. Do đó, đứng trước sự đa diện này của các đặc sủng, con tim chúng ta phải rộng mở cho niềm vui và phải nghĩ: ”Đẹp biết bao! Biết bao nhiêu ơn khác nhau, bởi vì chúng ta tất cả đều là con cái Thiên Chúa và đều được yêu thương một cách duy nhất”.
Vì vậy, khốn cho chúng ta nếu các ơn này trở thành lý do của ghen tương và chia rẽ! Như thánh tông đồ Phaolô nhắc nhớ trong thư thứ I gửi tín hữu Côrintô chương 12, mọi đặc sủng đều quan trọng dưới mắt Thiên Chúa, đồng thời không có ai là không thể thay thế được. Điều này có nghĩa là trong cộng đoàn kitô chúng ta cần nhau, và mỗi ơn nhận lãnh được thể hiện tràn đầy, khi được chia sẻ với các anh em khác, cho thiện ích của tất cả mọi người. Đó là Giáo Hội! Và khi Giáo Hội, trong sự đa diện của các đặc sủng, được diễn tả ra trong sự hiệp thông, thì không thể sai lầm: đó là vẻ đẹp và sức mạnh của ý thức đức tin, của ý nghĩa siêu nhiên của đức tin, do Chúa Thánh Thần ban để chúng ta tất cả cùng nhau bước vào trọng tâm của Tin Mừng và học đi theo Chúa Giêsu trong cuộc sống.
Hôm nay Giáo Hội mừng nhớ thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu. Chị thánh qua đời năm 24 tuổi và đã rất yêu thương Giáo Hội, muốn làm thừa sai, muốn có mọi đặc sủng và nói: ”Không, tôi muốn làm cái này cái nọ”, và muốn có mọi đặc sủng. Chị đã cầu nguyện và cảm thấy đặc sủng của mình là tình yêu và đã nói câu hay đẹp này: ”Trong lòng Giáo Hội con sẽ là tình yêu”. Và đặc sủng này tất cả chúng ta đều có: đó là khả năng yêu thương. Hôm nay chúng ta hãy xin thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu khả năng yêu thương Giáo Hội biết bao này, yêu thương Giáo Hội nhiều và chấp nhận mọi đặc sủng với tình yêu thương của con cái Giáo Hội, của Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật.
Các bạn thân mến, đó là điều Chúa xin chúng ta hôm nay: nhận biết các đặc sủng với niềm vui và lòng biết ơn, các đặc sủng mà Chúa phân phát trong cộng đoàn, và dấn thân cho nhau, theo các sứ vụ và phục vụ mà chúng ta được mời gọi. Như thế Giáo Hội lớn lên với ơn thánh của Chúa và trong mọi thời và mọi nơi, trở thành dấu chỉ đáng tin cậy và là chứng tá sống động cho tình yêu của Thiên Chúa.
Chào các tín hữu nói tiếng Đức Đức Thanh Cha nhắc cho họ biết tháng Mười là tháng Mân Côi. Ngài mời gọi mọi người suy gẫm cuộc sống và công trình của Chúa Kitô với đôi mắt của Mẹ Maria. Ngài nói: anh chị em hãy lần hạt Mân Côi và như thế đồng hành với công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình.
Trong tiếng Tây Ban Nha ngài đã đặc biệt chào Đức Cha Javier Echevarría. Giám hạt Opus Dei và tín hữu về tham dự lễ phong chân phước cho Đức Cha Alvaro del Portillo. Ngài xin gương sáng của chân phước trợ giúp họ quảng đại đáp trả lại lời Thiên Chúa mời gọi sống thánh thiện, làm việc tông đồ trong cuộc sống thường ngày, phục vụ Giáo Hội và toàn nhân loại.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha cầu mong tình yêu mà thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu có đối với Giáo Hội là giáo huấn cho cuộc sống thiêng liêng của họ. Ngài cầu chúc các anh chị em bệnh nhân dùng lời cầu nguyện như dụng cụ đương đầu với những lúc khổ đau khó khăn nhất. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng cuộc sống hôn nhân trên sự tôn trọng và lòng chung thủy với nhau.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với các tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần 1-10-2014 tại quảng trường thánh Phêrô.
Tham dự buổi tiếp kiến đã có hàng ngàn nhóm hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và châu Âu, trong đó có phái đoàn 90 người Việt Nam ở Houston do cha Nguyễn Ngọc Thụ hướng dẫn. Cũng có các đoàn hành hương đến từ các nước Phi châu như Côte d'Ivoire, Camerun, Nam Phi, Namibia; hay từ Á châu như Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Sri Lanka; hoặc từ châu Mỹ Latinh như Argentina, Mêhicô, Costa Rica, El Salvador, Paraguay, Colombia, Perù, Chile, Brasil, và từ Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển đề tài giáo lý: ”Các đặc sủng: khác biệt trong hiệp nhất”. Ngài nói: Ngay từ đầu Chúa đã làm tràn đầy Giáo Hội với các ơn của Thần Khí Ngài, và như thế khiến cho Giáo Hội luôn sống động và phong phú. Trong các ơn đó có vài ơn đặc biệt quý báu cho việc xây dựng và con đường của cộng đoàn kitô: đó là các đặc sủng. Vậy trong bài giáo lý hôm nay chúng ta muốn tìm hiểu đặc sủng là gì? Làm sao nhận ra nó và đón nhận nó? Và nhất là sự kiện trong Giáo Hội có nhiều đặc sủng khác nhau và sự khác biệt và đa diện đó của các đặc sủng bị coi là điều tốt đẹp hay là một vấn đề.
Trong ngôn ngữ chung, khi nói tới ”đặc sủng” người ta thường hiểu nó là một tài năng, một sự khéo léo tự nhiên. Vì thế, đứng trước một người đặc biệt tài giỏi và hấp dẫn người ta thường nói: ”Đó là một người có đặc sủng”. ”Nó có nghĩa là gì?”. ”Tôi không biết, nhưng họ là người đặc sủng”. Chúng ta nói như vậy. Tuy không biết nhưng chúng ta nói như thế: ”Đó là một người đặc sủng”.
Tuy nhiên, trong viễn tượng kitô, thì đặc sủng cao hơn một đức tính cá nhân, một bẩm tính mà người ta có thể có; đặc sủng là một ơn thánh, một ơn do Thiên Chúa Cha rộng ban, qua hoạt động của Chúa Thánh Thần. Và nó là một ơn được ban cho ai đó không phải vì họ giỏi hơn những người khác hay xứng đáng hơn, nhưng đó là một món qùa Thiên Chúa ban cho, để với chính sự nhưng không và tình yêu thương họ có thể dùng để phục vụ toàn cộng đoàn, cho thiện ích của tất cả mọi người. Một cách nhân loại thì người ta nói như thế này: Thiên Chúa ban cho đặc tính này, đặc sủng kia cho người này nhưng không phải cho cá nhân họ, mà là để phục vụ toàn cộng đoàn.
Hôm nay trước khi ra quảng trường tôi đã tiếp kiến biết bao nhiêu trẻ em tàn tật trong đại thính đường Phaolô VI, đông lắm. Có một hiệp hội tận hiến cho việc săn sóc các trẻ em này: là cái gì vậy? Hiệp hội này, các người nam nữ này có đặc sủng săn sóc các trẻ em tàn tật. Đó là một đặc sủng.
Cần phải nhấn mạnh ngay một điều quan trọng là sự kiện một người không thể tự mình hiểu mình có một đặc sủng hay không và đặc sủng nào. Biết bao nhiêu lần chúng ta đã nghe có người nói: ”Tôi có phẩm chất này, tôi biết hát hay lắm”, và không ai có can đảm nói với họ: ”Tốt hơn là bạn nên im đi, bởi vì bạn hành hạ tất cả chúng tôi khi bạn hát!” Không ai có thể nói tôi có đặc sủng này. Chính bên trong cộng đoàn nảy nở ra các ơn mà Thiên Chúa Cha ban tràn đầy cho chúng ta. Và chính trong lòng cộng đoàn mà người ta học và nhận ra các đặc sủng như là một dấu chỉ tình yêu thương của Người đối với mọi con cái Người. Vì thế thật là tốt, nếu từng người trong chúng ta tự hỏi: ”Chúa có khơi dậy nơi tôi đặc sủng nào không, trong ơn thánh của Thần Khí Người, và các anh em tôi trong cộng đoàn kitô đã nhận biết ra và khích lệ? Và tôi đã có cung cách hành xử như thế nào đối với đặc sủng đó: tôi có sống quảng đại bằng cách dùng nó để phục vụ mọi người hay không, hay tôi lơ là với nó và cuối cùng quên nó? Hay nó lại trở thành cớ cho tôi kiêu ngạo, đến độ luôn luôn than vãn về người khác và yêu sách rằng trong cộng đoàn người ta phải làm theo kiểu của tôi?” Đó là các câu hỏi mà chúng ta phải đưa ra. Nếu có một đặc sủng trong tôi, nếu đặc sủng đó được Giáo Hội thừa nhận, và nếu tôi có bằng lòng với đặc sủng đó hay tôi hơi ghen tương các đặc sủng của người khác và muốn có đặc sủng đó... Không, đặc sủng là một ơn. Chỉ có Thiên Chúa mới ban tặng cho mà thôi.
Tuy nhiên, kinh nghiệm đẹp nhất là khám phá ra biết bao nhiêu đặc sủng khác nhau và biết bao ơn của Thần Khí, mà Thiên Chúa Cha đã ban tràn đầy cho Giáo Hội. Đức Thánh Cha giải thích sự khác biệt của các đặc sủng như sau:
Điều này không được coi như là một lý do của sự lẫn lộn, khó chịu: tất cả là các món qùa Thiên Chúa Cha tặng ban cho cộng đoàn kitô, dể nó có thể lớn lên hài hoà, trong đức tin và tình yêu của Người, như một thân thể duy nhất, thân mình của Chúa Kitô. Cùng Thần Khí, Đấng ban sự khác biệt của các đặc sủng, làm thành sự hiệp nhất của Giáo Hội: cùng Thần Khí. Do đó, đứng trước sự đa diện này của các đặc sủng, con tim chúng ta phải rộng mở cho niềm vui và phải nghĩ: ”Đẹp biết bao! Biết bao nhiêu ơn khác nhau, bởi vì chúng ta tất cả đều là con cái Thiên Chúa và đều được yêu thương một cách duy nhất”.
Vì vậy, khốn cho chúng ta nếu các ơn này trở thành lý do của ghen tương và chia rẽ! Như thánh tông đồ Phaolô nhắc nhớ trong thư thứ I gửi tín hữu Côrintô chương 12, mọi đặc sủng đều quan trọng dưới mắt Thiên Chúa, đồng thời không có ai là không thể thay thế được. Điều này có nghĩa là trong cộng đoàn kitô chúng ta cần nhau, và mỗi ơn nhận lãnh được thể hiện tràn đầy, khi được chia sẻ với các anh em khác, cho thiện ích của tất cả mọi người. Đó là Giáo Hội! Và khi Giáo Hội, trong sự đa diện của các đặc sủng, được diễn tả ra trong sự hiệp thông, thì không thể sai lầm: đó là vẻ đẹp và sức mạnh của ý thức đức tin, của ý nghĩa siêu nhiên của đức tin, do Chúa Thánh Thần ban để chúng ta tất cả cùng nhau bước vào trọng tâm của Tin Mừng và học đi theo Chúa Giêsu trong cuộc sống.
Hôm nay Giáo Hội mừng nhớ thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu. Chị thánh qua đời năm 24 tuổi và đã rất yêu thương Giáo Hội, muốn làm thừa sai, muốn có mọi đặc sủng và nói: ”Không, tôi muốn làm cái này cái nọ”, và muốn có mọi đặc sủng. Chị đã cầu nguyện và cảm thấy đặc sủng của mình là tình yêu và đã nói câu hay đẹp này: ”Trong lòng Giáo Hội con sẽ là tình yêu”. Và đặc sủng này tất cả chúng ta đều có: đó là khả năng yêu thương. Hôm nay chúng ta hãy xin thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu khả năng yêu thương Giáo Hội biết bao này, yêu thương Giáo Hội nhiều và chấp nhận mọi đặc sủng với tình yêu thương của con cái Giáo Hội, của Mẹ Thánh Giáo Hội phẩm trật.
Các bạn thân mến, đó là điều Chúa xin chúng ta hôm nay: nhận biết các đặc sủng với niềm vui và lòng biết ơn, các đặc sủng mà Chúa phân phát trong cộng đoàn, và dấn thân cho nhau, theo các sứ vụ và phục vụ mà chúng ta được mời gọi. Như thế Giáo Hội lớn lên với ơn thánh của Chúa và trong mọi thời và mọi nơi, trở thành dấu chỉ đáng tin cậy và là chứng tá sống động cho tình yêu của Thiên Chúa.
Chào các tín hữu nói tiếng Đức Đức Thanh Cha nhắc cho họ biết tháng Mười là tháng Mân Côi. Ngài mời gọi mọi người suy gẫm cuộc sống và công trình của Chúa Kitô với đôi mắt của Mẹ Maria. Ngài nói: anh chị em hãy lần hạt Mân Côi và như thế đồng hành với công việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình.
Trong tiếng Tây Ban Nha ngài đã đặc biệt chào Đức Cha Javier Echevarría. Giám hạt Opus Dei và tín hữu về tham dự lễ phong chân phước cho Đức Cha Alvaro del Portillo. Ngài xin gương sáng của chân phước trợ giúp họ quảng đại đáp trả lại lời Thiên Chúa mời gọi sống thánh thiện, làm việc tông đồ trong cuộc sống thường ngày, phục vụ Giáo Hội và toàn nhân loại.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới Đức Thánh Cha cầu mong tình yêu mà thánh nữ Terexa Hài Đồng Giêsu có đối với Giáo Hội là giáo huấn cho cuộc sống thiêng liêng của họ. Ngài cầu chúc các anh chị em bệnh nhân dùng lời cầu nguyện như dụng cụ đương đầu với những lúc khổ đau khó khăn nhất. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới biết xây dựng cuộc sống hôn nhân trên sự tôn trọng và lòng chung thủy với nhau.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Đức Thánh Cha tiếp Hội Đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình
LM. Trần Đức Anh OP
09:57 02/10/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình sáng ngày 2-10-2014, ĐTC tố giác sự khai thác nhân công rẻ mạt, không tôn trọng phẩm giá của giới công nhân.
60 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Peter Turkson, và trong đó có các HY, GM thành viên, các chuyên gia cố vấn và cộng sự viên, tiến hành từ ngày 1 đến 3-10, nhân dịp kỷ niệm 5 năm công bố Thông điệp ”Bác ái trong chân lý” (Caritas in veritate) của ĐGH Biển Đức 16.
ĐTC nhận xét rằng Thông điệp này là một văn kiện cơ bản để loan báo Tin Mừng về mặt xã hội, với những chỉ dẫn quí giá về sự hiện diện của các tín hữu Công Giáo trong xã hội, trong các tổ chức, trong nền kinh tế, tài chánh và chính trị. Thông điệp lưu ý về những lợi ích và cả những hiểm của sự hoàn cầu hóa, khi nó không hướng về thiện ích của các dân tộc.
ĐTC cũng nói rằng ”một trong những khía cạnh của hệ thống kinh tế ngày nay là sự khai thác tình trạng chênh lệch trên thế giới về phí tổn lao động, dựa trên sự kiện 2 tỷ người chỉ sống với lợi tức chưa tới 2 mỹ kim mỗi ngày. Sự chênh lệch ấy không những không tôn trọng phẩm giá của những công nhân giá hạ, nhưng còn phá hủy những nguồn công ăn việc làm tại những vùng có sự bảo vệ qui mô hơn dành cho công nhân”. Trong bối cảnh đó, ĐTC kêu gọi kiến tạo những cơ cấu bảo vệ các quyền của các công nhân cũng như bảo vệ môi sinh, đứng trước một ý thức hệ duy tiêu thụ ngày càng gia tăng, thiếu trách nhiệm đối với xã hội và thiên nhiên”.
ĐTC cũng kêu gọi khắc phục những nguyên nhân cơ cấu gây ra sự chênh lệch và nghèo đói. Trong Tông huấn ”Niềm vui Phúc Âm” ngài đã đề ra 3 phương thế cơ bản để giúp những người túng thiếu nhất được hội nhập vào xã hội, đó là giáo dục, giúp họ được hưởng sự săn sóc sức khỏe và kiến tạo công ăn việc làm cho mọi người (n.192).
Nói khác đi, không nên hủy bỏ hệ thống trợ cấp an sinh xã hội của quốc gia, đặc biệt là quyền có công ăn việc làm. Quyền này không thể bị coi như một yếu tố thay đổi tùy theo trị trường tài chánh và tiền tệ. Lao công là một thiện ích cơ bản đối với phẩm giá, việc thành lập gia đình và thực thi công ích và hòa bình.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi thực hiện những cải tổ sâu rộng để tái phân phối các sản phẩm được tạo ra, và phổ biến thị trường tự do để phục vụ cho các gia đình. (SD 2-10-2014)
60 tham dự viên khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh công lý và hòa bình, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Peter Turkson, và trong đó có các HY, GM thành viên, các chuyên gia cố vấn và cộng sự viên, tiến hành từ ngày 1 đến 3-10, nhân dịp kỷ niệm 5 năm công bố Thông điệp ”Bác ái trong chân lý” (Caritas in veritate) của ĐGH Biển Đức 16.
ĐTC nhận xét rằng Thông điệp này là một văn kiện cơ bản để loan báo Tin Mừng về mặt xã hội, với những chỉ dẫn quí giá về sự hiện diện của các tín hữu Công Giáo trong xã hội, trong các tổ chức, trong nền kinh tế, tài chánh và chính trị. Thông điệp lưu ý về những lợi ích và cả những hiểm của sự hoàn cầu hóa, khi nó không hướng về thiện ích của các dân tộc.
ĐTC cũng nói rằng ”một trong những khía cạnh của hệ thống kinh tế ngày nay là sự khai thác tình trạng chênh lệch trên thế giới về phí tổn lao động, dựa trên sự kiện 2 tỷ người chỉ sống với lợi tức chưa tới 2 mỹ kim mỗi ngày. Sự chênh lệch ấy không những không tôn trọng phẩm giá của những công nhân giá hạ, nhưng còn phá hủy những nguồn công ăn việc làm tại những vùng có sự bảo vệ qui mô hơn dành cho công nhân”. Trong bối cảnh đó, ĐTC kêu gọi kiến tạo những cơ cấu bảo vệ các quyền của các công nhân cũng như bảo vệ môi sinh, đứng trước một ý thức hệ duy tiêu thụ ngày càng gia tăng, thiếu trách nhiệm đối với xã hội và thiên nhiên”.
ĐTC cũng kêu gọi khắc phục những nguyên nhân cơ cấu gây ra sự chênh lệch và nghèo đói. Trong Tông huấn ”Niềm vui Phúc Âm” ngài đã đề ra 3 phương thế cơ bản để giúp những người túng thiếu nhất được hội nhập vào xã hội, đó là giáo dục, giúp họ được hưởng sự săn sóc sức khỏe và kiến tạo công ăn việc làm cho mọi người (n.192).
Nói khác đi, không nên hủy bỏ hệ thống trợ cấp an sinh xã hội của quốc gia, đặc biệt là quyền có công ăn việc làm. Quyền này không thể bị coi như một yếu tố thay đổi tùy theo trị trường tài chánh và tiền tệ. Lao công là một thiện ích cơ bản đối với phẩm giá, việc thành lập gia đình và thực thi công ích và hòa bình.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi thực hiện những cải tổ sâu rộng để tái phân phối các sản phẩm được tạo ra, và phổ biến thị trường tự do để phục vụ cho các gia đình. (SD 2-10-2014)
Các vị Sứ Thần Tòa Thánh ở Trung Đông nhóm họp tại Vatican
LM. Trần Đức Anh OP
09:57 02/10/2014
VATICAN. Trong những ngày từ 2 đến 4-10-2014, các vị Sứ Thần Tòa Thánh tại Trung Đông nhóm họp tại Vatican với các vị lãnh đạo liên hệ tại Tòa Thánh.
Ngoài các vị Sứ Thần tại Ai Cập, Israel, Jerusalem, Palestine, Giordani, Irak, Iran, Liban, Siria và Thổ nhĩ kỳ còn có ba vị Đại diện Tòa Thánh tại LHQ ở New York, Genève, và Liên hiệp Âu Châu.
Từ phía các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh, đó ĐHY Quốc vụ khanh và 2 vị TGM phụ tá, ĐHY Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hiệp nhất các tín hữu Kitô, Công lý và Hòa bình, di dân và Cor Unum.
Thông cáo của cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh công bố trưa ngày 2-4-2014, cho biết cuộc gặp gỡ diễn ra tại Phủ Quốc Vụ khanh Tòa Thánh và có đề tài chính là ”Sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông”.
”Cuộc họp là một biểu hiện sự gần gũi và quan tâm của ĐTC đối với vấn đề quan trọng này. Chính ngài đã muốn dẫn nhập khóa họp, ngài cám ơn các tham dự viên đến cầu nguyện và cùng nhau suy tư về những gì cần làm để đáp ứng tình trạng bi thảm các tín hữu Kitô Trung Đông và các tôn giáo và chủng tộc thiểu số đang phải chịu vì bạo lực lan tràn trong toàn vùng. Với những lời rất cảm động, ĐTC đã biểu lộ sự lo âu của ngài về tình hình chiến tranh đang trải qua tại bao nhiêu nơi và hiện tượng khủng bố, coi rẻ sinh mạng con người. Ngài cũng nhắc đến vấn đề buôn bán võ khí là căn cội của bao nhiêu vấn đề, cũng như thảm trạng nhân đạo của nhiều người buộc lòng phải bỏ xứ sở ra đi. ĐTC tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện và cầu mong có những sáng kiến và hành động ở mọi cấp độ, để bày tỏ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông, và làm sao để cộng đồng quốc tế cũng như mọi người thiện chí can dự vào, để đáp ứng các nhu cầu của rất nhiều người đang chịu đau khổ trong Vùng.
Tiếp đến, ĐHY Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã trình bày ý nghĩa và mục đích của khóa họp. ĐHY Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương đã tường trình tổng quát về tình hình các tín hữu Kitô ở Trung Đông, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề và khơi lên một cuộc đối thoại sinh động với các tham dự viên.
Sau đó, các vị Đại diện Tòa Thánh ở Siria và Irak đã thông báo về tình trạng các tín hữu Kitô tại các nước liên hệ. ĐHY Sarah Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) trình bày về vai trò của Giáo Hội trước cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông. Rồi các tham dự viên trao đổi và kết thúc phiên họp ban sáng.
Bàn chiều có bài tường trình của ĐHY Tauran Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn nói về các viễn tượng đối thoại liên tôn với Hồi giáo và những thách đố đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông. ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, tường trình về cuộc viếng thăm mới đây cảu ngài tại Irak trong tư cách là Đặc Sứ của ĐTC.
Sau khi đối thoại, các tham dự viên nguyện kinh chiều và kết thúc ngày họp đầu tiên. (SD 2-10-2014)
Ngoài các vị Sứ Thần tại Ai Cập, Israel, Jerusalem, Palestine, Giordani, Irak, Iran, Liban, Siria và Thổ nhĩ kỳ còn có ba vị Đại diện Tòa Thánh tại LHQ ở New York, Genève, và Liên hiệp Âu Châu.
Từ phía các cơ quan Trung Ương Tòa Thánh, đó ĐHY Quốc vụ khanh và 2 vị TGM phụ tá, ĐHY Tổng trưởng Bộ truyền giáo, Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Hiệp nhất các tín hữu Kitô, Công lý và Hòa bình, di dân và Cor Unum.
Thông cáo của cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh công bố trưa ngày 2-4-2014, cho biết cuộc gặp gỡ diễn ra tại Phủ Quốc Vụ khanh Tòa Thánh và có đề tài chính là ”Sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông”.
”Cuộc họp là một biểu hiện sự gần gũi và quan tâm của ĐTC đối với vấn đề quan trọng này. Chính ngài đã muốn dẫn nhập khóa họp, ngài cám ơn các tham dự viên đến cầu nguyện và cùng nhau suy tư về những gì cần làm để đáp ứng tình trạng bi thảm các tín hữu Kitô Trung Đông và các tôn giáo và chủng tộc thiểu số đang phải chịu vì bạo lực lan tràn trong toàn vùng. Với những lời rất cảm động, ĐTC đã biểu lộ sự lo âu của ngài về tình hình chiến tranh đang trải qua tại bao nhiêu nơi và hiện tượng khủng bố, coi rẻ sinh mạng con người. Ngài cũng nhắc đến vấn đề buôn bán võ khí là căn cội của bao nhiêu vấn đề, cũng như thảm trạng nhân đạo của nhiều người buộc lòng phải bỏ xứ sở ra đi. ĐTC tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện và cầu mong có những sáng kiến và hành động ở mọi cấp độ, để bày tỏ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông, và làm sao để cộng đồng quốc tế cũng như mọi người thiện chí can dự vào, để đáp ứng các nhu cầu của rất nhiều người đang chịu đau khổ trong Vùng.
Tiếp đến, ĐHY Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã trình bày ý nghĩa và mục đích của khóa họp. ĐHY Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương đã tường trình tổng quát về tình hình các tín hữu Kitô ở Trung Đông, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề và khơi lên một cuộc đối thoại sinh động với các tham dự viên.
Sau đó, các vị Đại diện Tòa Thánh ở Siria và Irak đã thông báo về tình trạng các tín hữu Kitô tại các nước liên hệ. ĐHY Sarah Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum (Đồng Tâm) trình bày về vai trò của Giáo Hội trước cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông. Rồi các tham dự viên trao đổi và kết thúc phiên họp ban sáng.
Bàn chiều có bài tường trình của ĐHY Tauran Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn nói về các viễn tượng đối thoại liên tôn với Hồi giáo và những thách đố đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông. ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, tường trình về cuộc viếng thăm mới đây cảu ngài tại Irak trong tư cách là Đặc Sứ của ĐTC.
Sau khi đối thoại, các tham dự viên nguyện kinh chiều và kết thúc ngày họp đầu tiên. (SD 2-10-2014)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Thánh lễ khai mạc chương trình cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình
Peter Thái Hùng
08:48 02/10/2014
Giáo hạt Thuận Nghĩa: Thánh lễ khai mạc Chương trình cầu nguyện cho Công lý và Hòa Bình
Hưởng ứng lời mời gọi của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (UB CL&HB HĐGM VN), sáng nay, 01 tháng 10 năm 2014, tại quảng trường giáo xứ Thuận Nghĩa, giáo phận Vinh đã long trọng khai mạc Chương trình cầu nguyện theo tinh thần “Tiếp tục thực hiện sứ điệp Fatima cho Hòa bình và Công lý”.
Xem Hình
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đồng thời là Chủ tịch UB CL&HB HĐGMVN đã chủ tế Thánh lễ khai mạc. Đồng tế và tham dự Thánh lễ đặc biệt này có quý cha trong Ban CL&HB giáo phận Vinh, quý cha trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa, đông đảo quý tu sĩ nam nữ và gần 20 ngàn giáo dân thuộc giáo hạt Thuận Nghĩa.
Trước những diễn biến bất ổn và hiểm nguy như chiến tranh, bạo lực, khủng bố và âm mưu xâm lược, đang đe dọa đến hòa bình trên thế giới và cả trên đất nước Việt Nam chúng ta, việc tìm hiểu và tiếp tục thực thi Sứ Điệp Fatima là giải pháp tối quan trọng cần thiết theo viễn tượng Đức tin, như trong văn thư của UB CL&HB HĐGM VN đã khẳng định: “Cha ông chúng ta đã vâng lời Mẹ dạy, tin tưởng vào Chúa quan phòng và nhiệt tâm thực hiện sứ điệp của Mẹ. Vì vậy, nước Nga và toàn bộ Khối Đông Âu đã trở lại, từ bỏ thứ chủ nghĩa không tưởng để quay về với nẻo chính đường ngay. Đến lượt chúng ta, chúng ta phải tiếp tục thực hiện sứ điệp của Đức Mẹ để cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cho nước Trung Hoa trở lại và cho Công lý hòa bình thực sự ngự trị trên đất Việt chúng ta”.
Trong lời khai mạc Thánh lễ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhắc nhở tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo… phải luôn ý thức trách nhiệm công dân, quan tâm đến tình hình, vận mạng của dân tộc để đồng hành với dân tộc trong mọi biến cố của thời cuộc. Ngài nói: “Hơn lúc nào hết, thế giới và Việt Nam chúng ta đang trải qua một giai đoạn bất ổn, đầy thử thách và hiểm nguy. Là người công dân Việt Nam, chúng ta có bổn phận đối với vận mệnh của Tổ quốc và hòa bình thịnh vượng của nhân loại”, “phải kiên quyết nói lên tiếng nói của mình chống lại ý đồ xâm lược của Trung Quốc; chống lại sự nhu nhược trong chính sách của nhà cầm quyền trong thái độ thiếu cứng rắn, thiếu mình bạch và xem ra vẫn tiếp tục “đi đêm” với Trung Quốc”.
Ngài tiếp tục nhắn nhủ trong phần quảng diễn Lời Chúa: “Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, bức tưởng Bá Linh đã bị phá đổ, đó là hình ảnh cụ thể cho thấy ngày tàn của một loại ý thức hệ, một thứ chủ nghĩa đi ngược lại với tiến trình phát triển và hòa bình của nhân loại. Sự sụp đổ đó là kết quả của việc con cái Đức Mẹ đã vâng nghe và thực thi sứ điệp mà Mẹ đã ban bố tại Fatima. Chúng ta cũng hãy noi gương những bậc tiền nhân, trong bối cảnh bất ổn và thực trạng rối ren hiện nay, hãy chạy đến với Mẹ, thực thi sứ điệp Fatima để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và cho quê hương chúng ta”.
“Đức Mẹ đang sẵn sàng ban ơn và cầu bầu cho thế giới trước Nhan Thiên Chúa. Nhưng Ngài đang chờ đợi sự cộng tác của chúng ta. Tôi ước mong, tại giáo phận Vinh này, sẽ có hơn năm trăm ngàn đôi tay nối dài của Đức Mẹ”, Đức Cha nói thêm.
Sau thánh lễ, Đức Cha cùng quý cha đồng tế và toàn thể cộng đoàn phụng vụ đã dành 30 phút quì gối chầu trước Chúa Giêsu Thánh Thể để đền tạ, cầu xin trong niềm hy vọng và tín thác vào Vị Vua Hòa Bình, nhờ lời cầu bầu của Đức Maria.
Lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô xưa, nay lại được vang lên trong sự hiệp thông cao độ của cộng đoàn giáo hạt Thuận Nghĩa, hợp với toàn thể giáo phận Vinh và Giáo Hội Việt Nam, xin ơn hòa bình và công lý cho quê hương cũng như cho toàn thế giới. Cả đoàn người nối dài, cùng với lời kinh âm vang, rước Mình Thánh Chúa từ quảng trường nơi diễn ra Thánh lễ về nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa để tiếp tục phiên thứ chầu đền tạ và cầu nguyện của các giáo họ và các hội đoàn trong giáo xứ Thuận Nghĩa.
Việc hưởng ứng lời mời gọi của UB CL&HB HĐGM VN “tiếp tục thực thi sứ điệp Fatima cho hòa bình và công lý” của cộng đoàn giáo phận Vinh, với thánh lễ khai mạc long trọng, trang nghiêm và với đông đảo giáo dân tham dự thể hiện ý thức sâu sắc ước mơ về một nền hòa bình thực sự và sự ngự trị của công lý trên thế giới cũng như trên quê hương Việt Nam. Qua Thánh lễ khai mạc cũng cho thấy sự suy tư sâu sắc về lời cảnh báo của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Chúng ta sẽ mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng sứ mạng ngôn sứ của thông điệp Fatima đã được hoàn thành” của hết mọi thành phần trong cộng đoàn dân Chúa tại giáo phận Vinh.
Các giáo hạt trong toàn giáo phận sẽ tiếp tục thay phiên nhau dâng các Thánh lễ, chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi và mọi tín hữu được khuyến khích làm các việc bác ái để tiếp tục cầu nguyện theo chương trình của Ban CL&HB giáo phận đã đề ra trong vòng một năm kể từ Thánh lễ khai mạc tại giáo hạt Thuận Nghĩa hôm nay.
Peter Thái Hùng
Hưởng ứng lời mời gọi của Ủy ban Công lý và Hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (UB CL&HB HĐGM VN), sáng nay, 01 tháng 10 năm 2014, tại quảng trường giáo xứ Thuận Nghĩa, giáo phận Vinh đã long trọng khai mạc Chương trình cầu nguyện theo tinh thần “Tiếp tục thực hiện sứ điệp Fatima cho Hòa bình và Công lý”.
Xem Hình
Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh đồng thời là Chủ tịch UB CL&HB HĐGMVN đã chủ tế Thánh lễ khai mạc. Đồng tế và tham dự Thánh lễ đặc biệt này có quý cha trong Ban CL&HB giáo phận Vinh, quý cha trong và ngoài giáo hạt Thuận Nghĩa, đông đảo quý tu sĩ nam nữ và gần 20 ngàn giáo dân thuộc giáo hạt Thuận Nghĩa.
Trước những diễn biến bất ổn và hiểm nguy như chiến tranh, bạo lực, khủng bố và âm mưu xâm lược, đang đe dọa đến hòa bình trên thế giới và cả trên đất nước Việt Nam chúng ta, việc tìm hiểu và tiếp tục thực thi Sứ Điệp Fatima là giải pháp tối quan trọng cần thiết theo viễn tượng Đức tin, như trong văn thư của UB CL&HB HĐGM VN đã khẳng định: “Cha ông chúng ta đã vâng lời Mẹ dạy, tin tưởng vào Chúa quan phòng và nhiệt tâm thực hiện sứ điệp của Mẹ. Vì vậy, nước Nga và toàn bộ Khối Đông Âu đã trở lại, từ bỏ thứ chủ nghĩa không tưởng để quay về với nẻo chính đường ngay. Đến lượt chúng ta, chúng ta phải tiếp tục thực hiện sứ điệp của Đức Mẹ để cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cho nước Trung Hoa trở lại và cho Công lý hòa bình thực sự ngự trị trên đất Việt chúng ta”.
Trong lời khai mạc Thánh lễ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã nhắc nhở tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo… phải luôn ý thức trách nhiệm công dân, quan tâm đến tình hình, vận mạng của dân tộc để đồng hành với dân tộc trong mọi biến cố của thời cuộc. Ngài nói: “Hơn lúc nào hết, thế giới và Việt Nam chúng ta đang trải qua một giai đoạn bất ổn, đầy thử thách và hiểm nguy. Là người công dân Việt Nam, chúng ta có bổn phận đối với vận mệnh của Tổ quốc và hòa bình thịnh vượng của nhân loại”, “phải kiên quyết nói lên tiếng nói của mình chống lại ý đồ xâm lược của Trung Quốc; chống lại sự nhu nhược trong chính sách của nhà cầm quyền trong thái độ thiếu cứng rắn, thiếu mình bạch và xem ra vẫn tiếp tục “đi đêm” với Trung Quốc”.
Ngài tiếp tục nhắn nhủ trong phần quảng diễn Lời Chúa: “Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, bức tưởng Bá Linh đã bị phá đổ, đó là hình ảnh cụ thể cho thấy ngày tàn của một loại ý thức hệ, một thứ chủ nghĩa đi ngược lại với tiến trình phát triển và hòa bình của nhân loại. Sự sụp đổ đó là kết quả của việc con cái Đức Mẹ đã vâng nghe và thực thi sứ điệp mà Mẹ đã ban bố tại Fatima. Chúng ta cũng hãy noi gương những bậc tiền nhân, trong bối cảnh bất ổn và thực trạng rối ren hiện nay, hãy chạy đến với Mẹ, thực thi sứ điệp Fatima để cầu nguyện cho hòa bình thế giới và cho quê hương chúng ta”.
“Đức Mẹ đang sẵn sàng ban ơn và cầu bầu cho thế giới trước Nhan Thiên Chúa. Nhưng Ngài đang chờ đợi sự cộng tác của chúng ta. Tôi ước mong, tại giáo phận Vinh này, sẽ có hơn năm trăm ngàn đôi tay nối dài của Đức Mẹ”, Đức Cha nói thêm.
Sau thánh lễ, Đức Cha cùng quý cha đồng tế và toàn thể cộng đoàn phụng vụ đã dành 30 phút quì gối chầu trước Chúa Giêsu Thánh Thể để đền tạ, cầu xin trong niềm hy vọng và tín thác vào Vị Vua Hòa Bình, nhờ lời cầu bầu của Đức Maria.
Lời Kinh Hòa Bình của thánh Phanxicô xưa, nay lại được vang lên trong sự hiệp thông cao độ của cộng đoàn giáo hạt Thuận Nghĩa, hợp với toàn thể giáo phận Vinh và Giáo Hội Việt Nam, xin ơn hòa bình và công lý cho quê hương cũng như cho toàn thế giới. Cả đoàn người nối dài, cùng với lời kinh âm vang, rước Mình Thánh Chúa từ quảng trường nơi diễn ra Thánh lễ về nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa để tiếp tục phiên thứ chầu đền tạ và cầu nguyện của các giáo họ và các hội đoàn trong giáo xứ Thuận Nghĩa.
Việc hưởng ứng lời mời gọi của UB CL&HB HĐGM VN “tiếp tục thực thi sứ điệp Fatima cho hòa bình và công lý” của cộng đoàn giáo phận Vinh, với thánh lễ khai mạc long trọng, trang nghiêm và với đông đảo giáo dân tham dự thể hiện ý thức sâu sắc ước mơ về một nền hòa bình thực sự và sự ngự trị của công lý trên thế giới cũng như trên quê hương Việt Nam. Qua Thánh lễ khai mạc cũng cho thấy sự suy tư sâu sắc về lời cảnh báo của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI: “Chúng ta sẽ mắc phải sai lầm khi nghĩ rằng sứ mạng ngôn sứ của thông điệp Fatima đã được hoàn thành” của hết mọi thành phần trong cộng đoàn dân Chúa tại giáo phận Vinh.
Các giáo hạt trong toàn giáo phận sẽ tiếp tục thay phiên nhau dâng các Thánh lễ, chầu Thánh Thể, lần hạt Mân Côi và mọi tín hữu được khuyến khích làm các việc bác ái để tiếp tục cầu nguyện theo chương trình của Ban CL&HB giáo phận đã đề ra trong vòng một năm kể từ Thánh lễ khai mạc tại giáo hạt Thuận Nghĩa hôm nay.
Peter Thái Hùng
Giới trẻ Gx Làng Rào tổ chức hội trại mừng thánh quan thầy Têrêsa
Teresa Hoa Hồng
09:54 02/10/2014
Hòa chung niềm vui với toàn thể Giáo Hội Hoàn vũ bước vào tháng Mân Côi kính Mẹ, vào lúc 19h30 ngày 1tháng 10 năm 2014, Giới trẻ giáo xứ Làng Rào đã hân hoan mừng lễ Thánh Tê-rê-xa Quan thầy.
Hình ảnh
Trước khi thánh lễ quan thầy diễn ra hai ngày, tức là vào ngày 27 và 28 tháng 9 vừa qua, được sự cho phép và hướng dẫn trực tiếp của cha quản xứ Giuse Phạm Hòa, sự cộng tác nhiệt tình của quý HĐMV gíao xứ, các giáo họ. Giới trẻ giáo xứ Làng Rào đã tổ chức chương trình Hội trại với chủ đề “ĐIỂM HẸN” nhằm chào mừng ngày Đại lễ.
Ngày trại được chính thức bắt đầu lúc 7g30 ngày 27/9, sau lời phát biểu và cầu nguyện khai mạc của Cha quản xứ Giuse là những nghi thức nhập trại hết sức độc đáo và thú vị nhằm tạo cho các bạn trẻ sự phấn khởi và niềm hăng say, nhiệt tình. Nghi thức nhập trại kết thúc các đội chơi bắt tay vào dựng và trang trí trại, mỗi đội đều có những ý tưởng riêng, thể hiện sáng kiến, tạo nên nét độc đáo cho đội mình. Hội trại năm nay có sự tham dự của các đội đến từ giớ trẻ 8 giáo họ: Trị Sở, Thủy Sơn, Vạn Phúc, Tân Lập, Thanh An, Đồng tâm, Diệu Hồng và Đồng Nghệ.
Song song với việc dựng trại là cuộc thi nấu ăn; mỗi người mỗi việc: lấy nước, kiếm củi, làm thức ăn, bày biện trang trí...ai nấy làm việc hết sức nhanh chóng và chăm chút cho từng món ăn của đội mình. Qua phần thi này, các đầu bếp tài ba trong đoàn giới trẻ các giáo họ có dịp trổ tài nấu nướng, khoe tài sáng tạo và khéo léo của mình. Ngay cả cách bài trí các món ăn cũng được các bạn thực hiện theo một ý tưởng hoặc một chủ đề ý nghĩa. Đến giờ đã định, Ban Giám Khảo của cuộc thi tới thăm từng trại nghe các bạn thuyết trình, nếm thử và chấm điểm nấu ăn cho từng đội. Nét mặt vui tưởi sảng khoải của Ban Giám Khảo phần nào thể hiện được ‘Tài năng’ của các đầu bếp ‘chuyên nghiệp’.
Sau giờ cơm trưa các bạn nghỉ giải lao ít phút, tiếp đó cùng nhau đến với “Điểm hẹn Mình Thánh Chúa” để cùng viếng thánh thể, bắt đầu cho các chương trình trong buổi chiều.
Bước vào buổi chiều, các bạn đã được tham gia các trò chơi dân gian hết sức hấp dẫn, như: Thổi bột mì tìm kho báu, dùng thìa đổ nước vào chai và tiết mục chuyền bóng bay tình yêu theo từng cặp đôi nam nữ.
Các trò chơi dân gian do Cha Giuse Trại Trưởng đảm trách như truyền thêm lửa cho cuộc vui này, có lẽ cũng nhờ thế mà đã thu hút và lôi kéo các bạn trẻ nhanh chóng đi vào cuộc chơi hết sức nhiệt tình. Các bạn tham gia đã thể hiện "lửa nhiệt tình" hăng hái của mình; các bạn hăng say và nỗ lực vượt qua những thử thách trong trò chơi để thể hiện tinh thần đồng đội, hy sinh và sống tình hiệp nhất. Nhờ đó mà các bạn dễ dàng mang lại chiến thắng, lòng quý mến và tinh thần đồng đội mà trò chơi đòi hỏi. Kết thúc các trò chời thì cũng đến giờ ăn tối.
Sau giờ cơm tối các tiểu trại chuẩn bị cho phần lửa trại sẽ tiếp diễn cho đêm hội trại. 19h các tiểu trại tập trung trước Thánh đường và lửa trại bắt đầu với màn thắp sáng khắp khu vực sân trung tâm bằng ánh lửa bập bùng và nóng rực hâm nóng thêm không khí của đêm lửa trại. Với tiểu phẩm kịch ngắn của Ánh sáng và bóng đêm làm lắng đọng bầu không khí, các tiết mục múa cử điệu của đội linh hoạt viên chi Hộ Tê-rê-xa đã làm thay đổi không khí đêm lửa trại thêm sôi nổi, náo nhiệt và tràn đẩy sự hứng khởi. Không thể thiếu trong đêm lửa trại chính là các tiết mục văn nghệ của các em đến từ các tiểu trại. Mở màn với vũ điệu “Điểm hẹn Giê-su” gắn liền với chủ đề của Hội trại; các tiểu phẩm dàn dựng theo các nhân vật trong Kinh Thánh Cựu Ước đã tạo nên sự mới lạ cho khán giả, nhất là các bạn thiếu nhi đã làm cho không khí các thêm sinh động. Lắng đọng cho đêm lửa trại là phẩn diễn nguyện dưới ánh nến giúp các em suy nghĩ và hiểu thêm về ý nghĩa của tinh thần ngày trại “ĐIỂM HẸN”.
Ngày trại thứ nhất kết thúc với niềm vui, niềm phấn khởi và đầy ý nghĩa, các bạn trẻ bước vào một đêm nghỉ ngơi yên bình, hòa thuận, yêu thương, chuẩn bị tinh thần và thể lực cho ngày trại tiếp theo.
Thức dậy khá sớm vào lúc 4h30, các bạn cùng đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện cho một ngày mới với những thử thách mới. Sau giờ kinh sáng các bạn điểm tâm chuẩn bị bước vào các trò chơi hết sức hấp dẫn và lôi cuốn phía trước. Sau khi vận động các bạn bước vào trò chơi lớn bằng việc giải mã các mật thư, trò chơi giúp các bạn trẻ động não, hứng thú, phấn khích và các bạn đã nhiệt tình tham gia, nhiều bạn sẵng sàng hi sinh vì đội của mình, giúp cho tiểu trại mình tiến nhanh hơn về đích. Bằng những khả năng được học hỏi, các bạn tỏ ra rất linh hoạt, tháo vát, các bạn đã thể hiện bản lĩnh nhanh nhẹn và tự quyết nhanh chóng. Phần trò chơi này cũng đòi hỏi nơi các bạn ý chí phấn đấu dũng mãnh, kiên cường và sự quảng đại, hy sinh và tinh thần đồng đội đoàn kết.
Có thể ví chặng đường giải mã mật thư, đi qua các trạm của trò chơi đầy gian khổ như trong hành trình của kiếp nhân sinh, con người phải can đảm và nổ lực hết mình để vượt qua những chướng ngại vật do ma quỷ, xác thịt, thế gian. .. gây ra. Nếu tự sức mình ta khó có thể vượt qua nhưng với ơn Chúa, sự cố gắng hết mình của bản thân, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng ba thù và sẽ gặp được Thầy Chí Thánh Giê-su nơi Điểm hẹn là nước thiên đàng.
Cuối ngày trại là phần trao phần thưởng. Các đội chơi đều nhận được những phần quà đặc biệt từ tay cha quản xứ Giuse.
Kết thúc hai ngày trại với nhiều niềm vui, nụ cười. Mặc dù có phần thấm mệt nhưng liền sau đó, các bạn trẻ đã cùng dọn dẹp khuôn viên nhà xứ và chuẩn bị bước vào phần quan trọng nhất, là đỉnh cao của ngày Hội trại: Thánh Lễ kính thánh Tê- rê - xa Hài Đồng Giê-su quan thầy giới trẻ giáo xứ Làng Rào.
Sau hai ngày nghỉ ngơi, vào lúc 19h30 tối 1/10/2014, gần 700 bạn trẻ trong toàn giáo xứ đã tập trung về thánh đường giáo xứ để cùng dâng thánh lễ kính thánh Quan thầy. Cha quản xứ Giuse chủ tế trong thánh lễ trọng đại này, hiệp dâng thánh lễ có quý Thầy, quý Sơ, quý HĐMV giáo xứ, các giáo họ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Chia sẻ trong thánh lễ quan thầy, cha chủ tế đã mời gọi các bạn trẻ nhìn vào tấm gương khiêm nhường và đơn sơ của thánh Tê-rê-xa, phó thasctuyeetj đối cho Thiên Chúa và long yêu mến chuỗi hạt Mân Côi. Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su nhỏ bé, đơn sơ. Cuộc đời của chị thánh rất ngắn ngủi, và chỉ sống cuộc đời ngắn ngủi của chị trong dòng kín. Nhưng lại được Giáo Hội tôn phong lên bậc tiến sĩ Hội thánh và đặt làm quan thầy các xứ truyền giáo. Giới trẻ Giáo xứ Làng Rào rất hân hạnh được chọn thánh nữ làm thánh Quan thầy. Đó là một hồng ân cho các bạn trẻ trong toàn giáo xứ. Cũng nhữ Thánh Quan thầy, giữa lòng Hội thánh, ơn gọi của các bạn chính là Tình yêu: Tình yêu dẫn thân; tình yêu phục vụ; tình yêu cho đi mà không cần tính toán, không phân biệt màu da tôn giáo; tình yêu chấp nhận chết cho người mình yêu.
Kết thúc thánh lễ, đại diện Ban điều hành giới trẻ giáo xứ đã có lời cám ơn Cha quản xứ và cộng đoàn, đã yêu thương đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giới trẻ. Thật vậy, nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, sự hướng dẫn đồng hành hết mình của cha quản xứ Giuse và nhờ những hy sinh của các đoàn thể trong giáo xứ: quý thầy, quý xơ, quý ban nghành và các thầy cô giáo lý viên, Ban điều hành giới trẻ giáo xứ mà buổi cắm trại đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp. Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng và bổ ích của giáo xứ Làng Rào nhằm hướng tới sự giáo dục đức tin và kỹ năng sinh hoạt cho các bạn trẻ và các em thiếu nhi trong giáo xứ, để phần nào giúp cho các em càng ngày thăng tiến hơn trong đời sống Kitô hữu.
Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Mân Côi và Thánh Tê-rê-xa Quan thầy, ban cho quý cha và mọi thành phần dân Chúa nhất là các bạn trẻ trong giáo xứ được nhiều hồng ân Thiên Chúa, được bình an và hạnh phúc, luôn sống hiệp nhất và yêu thương, biết chọn Đức Giê-su làm “Kim Chỉ Nam” cho đời mình như Thánh Quan thầy Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su.
Hình ảnh
Trước khi thánh lễ quan thầy diễn ra hai ngày, tức là vào ngày 27 và 28 tháng 9 vừa qua, được sự cho phép và hướng dẫn trực tiếp của cha quản xứ Giuse Phạm Hòa, sự cộng tác nhiệt tình của quý HĐMV gíao xứ, các giáo họ. Giới trẻ giáo xứ Làng Rào đã tổ chức chương trình Hội trại với chủ đề “ĐIỂM HẸN” nhằm chào mừng ngày Đại lễ.
Ngày trại được chính thức bắt đầu lúc 7g30 ngày 27/9, sau lời phát biểu và cầu nguyện khai mạc của Cha quản xứ Giuse là những nghi thức nhập trại hết sức độc đáo và thú vị nhằm tạo cho các bạn trẻ sự phấn khởi và niềm hăng say, nhiệt tình. Nghi thức nhập trại kết thúc các đội chơi bắt tay vào dựng và trang trí trại, mỗi đội đều có những ý tưởng riêng, thể hiện sáng kiến, tạo nên nét độc đáo cho đội mình. Hội trại năm nay có sự tham dự của các đội đến từ giớ trẻ 8 giáo họ: Trị Sở, Thủy Sơn, Vạn Phúc, Tân Lập, Thanh An, Đồng tâm, Diệu Hồng và Đồng Nghệ.
Song song với việc dựng trại là cuộc thi nấu ăn; mỗi người mỗi việc: lấy nước, kiếm củi, làm thức ăn, bày biện trang trí...ai nấy làm việc hết sức nhanh chóng và chăm chút cho từng món ăn của đội mình. Qua phần thi này, các đầu bếp tài ba trong đoàn giới trẻ các giáo họ có dịp trổ tài nấu nướng, khoe tài sáng tạo và khéo léo của mình. Ngay cả cách bài trí các món ăn cũng được các bạn thực hiện theo một ý tưởng hoặc một chủ đề ý nghĩa. Đến giờ đã định, Ban Giám Khảo của cuộc thi tới thăm từng trại nghe các bạn thuyết trình, nếm thử và chấm điểm nấu ăn cho từng đội. Nét mặt vui tưởi sảng khoải của Ban Giám Khảo phần nào thể hiện được ‘Tài năng’ của các đầu bếp ‘chuyên nghiệp’.
Sau giờ cơm trưa các bạn nghỉ giải lao ít phút, tiếp đó cùng nhau đến với “Điểm hẹn Mình Thánh Chúa” để cùng viếng thánh thể, bắt đầu cho các chương trình trong buổi chiều.
Bước vào buổi chiều, các bạn đã được tham gia các trò chơi dân gian hết sức hấp dẫn, như: Thổi bột mì tìm kho báu, dùng thìa đổ nước vào chai và tiết mục chuyền bóng bay tình yêu theo từng cặp đôi nam nữ.
Các trò chơi dân gian do Cha Giuse Trại Trưởng đảm trách như truyền thêm lửa cho cuộc vui này, có lẽ cũng nhờ thế mà đã thu hút và lôi kéo các bạn trẻ nhanh chóng đi vào cuộc chơi hết sức nhiệt tình. Các bạn tham gia đã thể hiện "lửa nhiệt tình" hăng hái của mình; các bạn hăng say và nỗ lực vượt qua những thử thách trong trò chơi để thể hiện tinh thần đồng đội, hy sinh và sống tình hiệp nhất. Nhờ đó mà các bạn dễ dàng mang lại chiến thắng, lòng quý mến và tinh thần đồng đội mà trò chơi đòi hỏi. Kết thúc các trò chời thì cũng đến giờ ăn tối.
Sau giờ cơm tối các tiểu trại chuẩn bị cho phần lửa trại sẽ tiếp diễn cho đêm hội trại. 19h các tiểu trại tập trung trước Thánh đường và lửa trại bắt đầu với màn thắp sáng khắp khu vực sân trung tâm bằng ánh lửa bập bùng và nóng rực hâm nóng thêm không khí của đêm lửa trại. Với tiểu phẩm kịch ngắn của Ánh sáng và bóng đêm làm lắng đọng bầu không khí, các tiết mục múa cử điệu của đội linh hoạt viên chi Hộ Tê-rê-xa đã làm thay đổi không khí đêm lửa trại thêm sôi nổi, náo nhiệt và tràn đẩy sự hứng khởi. Không thể thiếu trong đêm lửa trại chính là các tiết mục văn nghệ của các em đến từ các tiểu trại. Mở màn với vũ điệu “Điểm hẹn Giê-su” gắn liền với chủ đề của Hội trại; các tiểu phẩm dàn dựng theo các nhân vật trong Kinh Thánh Cựu Ước đã tạo nên sự mới lạ cho khán giả, nhất là các bạn thiếu nhi đã làm cho không khí các thêm sinh động. Lắng đọng cho đêm lửa trại là phẩn diễn nguyện dưới ánh nến giúp các em suy nghĩ và hiểu thêm về ý nghĩa của tinh thần ngày trại “ĐIỂM HẸN”.
Ngày trại thứ nhất kết thúc với niềm vui, niềm phấn khởi và đầy ý nghĩa, các bạn trẻ bước vào một đêm nghỉ ngơi yên bình, hòa thuận, yêu thương, chuẩn bị tinh thần và thể lực cho ngày trại tiếp theo.
Thức dậy khá sớm vào lúc 4h30, các bạn cùng đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện cho một ngày mới với những thử thách mới. Sau giờ kinh sáng các bạn điểm tâm chuẩn bị bước vào các trò chơi hết sức hấp dẫn và lôi cuốn phía trước. Sau khi vận động các bạn bước vào trò chơi lớn bằng việc giải mã các mật thư, trò chơi giúp các bạn trẻ động não, hứng thú, phấn khích và các bạn đã nhiệt tình tham gia, nhiều bạn sẵng sàng hi sinh vì đội của mình, giúp cho tiểu trại mình tiến nhanh hơn về đích. Bằng những khả năng được học hỏi, các bạn tỏ ra rất linh hoạt, tháo vát, các bạn đã thể hiện bản lĩnh nhanh nhẹn và tự quyết nhanh chóng. Phần trò chơi này cũng đòi hỏi nơi các bạn ý chí phấn đấu dũng mãnh, kiên cường và sự quảng đại, hy sinh và tinh thần đồng đội đoàn kết.
Có thể ví chặng đường giải mã mật thư, đi qua các trạm của trò chơi đầy gian khổ như trong hành trình của kiếp nhân sinh, con người phải can đảm và nổ lực hết mình để vượt qua những chướng ngại vật do ma quỷ, xác thịt, thế gian. .. gây ra. Nếu tự sức mình ta khó có thể vượt qua nhưng với ơn Chúa, sự cố gắng hết mình của bản thân, chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng ba thù và sẽ gặp được Thầy Chí Thánh Giê-su nơi Điểm hẹn là nước thiên đàng.
Cuối ngày trại là phần trao phần thưởng. Các đội chơi đều nhận được những phần quà đặc biệt từ tay cha quản xứ Giuse.
Kết thúc hai ngày trại với nhiều niềm vui, nụ cười. Mặc dù có phần thấm mệt nhưng liền sau đó, các bạn trẻ đã cùng dọn dẹp khuôn viên nhà xứ và chuẩn bị bước vào phần quan trọng nhất, là đỉnh cao của ngày Hội trại: Thánh Lễ kính thánh Tê- rê - xa Hài Đồng Giê-su quan thầy giới trẻ giáo xứ Làng Rào.
Sau hai ngày nghỉ ngơi, vào lúc 19h30 tối 1/10/2014, gần 700 bạn trẻ trong toàn giáo xứ đã tập trung về thánh đường giáo xứ để cùng dâng thánh lễ kính thánh Quan thầy. Cha quản xứ Giuse chủ tế trong thánh lễ trọng đại này, hiệp dâng thánh lễ có quý Thầy, quý Sơ, quý HĐMV giáo xứ, các giáo họ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài giáo xứ.
Chia sẻ trong thánh lễ quan thầy, cha chủ tế đã mời gọi các bạn trẻ nhìn vào tấm gương khiêm nhường và đơn sơ của thánh Tê-rê-xa, phó thasctuyeetj đối cho Thiên Chúa và long yêu mến chuỗi hạt Mân Côi. Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su nhỏ bé, đơn sơ. Cuộc đời của chị thánh rất ngắn ngủi, và chỉ sống cuộc đời ngắn ngủi của chị trong dòng kín. Nhưng lại được Giáo Hội tôn phong lên bậc tiến sĩ Hội thánh và đặt làm quan thầy các xứ truyền giáo. Giới trẻ Giáo xứ Làng Rào rất hân hạnh được chọn thánh nữ làm thánh Quan thầy. Đó là một hồng ân cho các bạn trẻ trong toàn giáo xứ. Cũng nhữ Thánh Quan thầy, giữa lòng Hội thánh, ơn gọi của các bạn chính là Tình yêu: Tình yêu dẫn thân; tình yêu phục vụ; tình yêu cho đi mà không cần tính toán, không phân biệt màu da tôn giáo; tình yêu chấp nhận chết cho người mình yêu.
Kết thúc thánh lễ, đại diện Ban điều hành giới trẻ giáo xứ đã có lời cám ơn Cha quản xứ và cộng đoàn, đã yêu thương đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho giới trẻ. Thật vậy, nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, sự hướng dẫn đồng hành hết mình của cha quản xứ Giuse và nhờ những hy sinh của các đoàn thể trong giáo xứ: quý thầy, quý xơ, quý ban nghành và các thầy cô giáo lý viên, Ban điều hành giới trẻ giáo xứ mà buổi cắm trại đã diễn ra và kết thúc tốt đẹp. Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng và bổ ích của giáo xứ Làng Rào nhằm hướng tới sự giáo dục đức tin và kỹ năng sinh hoạt cho các bạn trẻ và các em thiếu nhi trong giáo xứ, để phần nào giúp cho các em càng ngày thăng tiến hơn trong đời sống Kitô hữu.
Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của Mẹ Mân Côi và Thánh Tê-rê-xa Quan thầy, ban cho quý cha và mọi thành phần dân Chúa nhất là các bạn trẻ trong giáo xứ được nhiều hồng ân Thiên Chúa, được bình an và hạnh phúc, luôn sống hiệp nhất và yêu thương, biết chọn Đức Giê-su làm “Kim Chỉ Nam” cho đời mình như Thánh Quan thầy Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồng Kông biểu tình Việt Nam có run không?
Phạm Trần
16:21 02/10/2014
HỒNG KÔNG BIỂU TÌNH-VIỆT NAM CÓ RUN KHÔNG ?
Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông đã dạy cho cả Bắc Kinh và Hà Nội bài học để đời : Đã nói phải làm, nuốt lời dân khó để yên.
Lý do người dân Hồng Kông, một trong những “Đặc khu Hành chính” (Special Administrative Region, SAR) của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nổi loạn vì vào ngày 31/08/2014 viện Đại biểu Đại hội Nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) đã quyết định không cho phép Hồng Kông được tổ chức bầu cử tự do chức vụ Đặc Khu Trưởng (Chief Executive) vào năm 2017 mà các ứng cử viên, theo dự kiến có thể từ 2 đến 3 người, phải được đề cử bởi một Ủy ban do Bắc Kinh kiểm sóat.
Một đọan trong quyết định này quy định rằng “chỉ có những ai yêu Tổ quốc và yêu Hồng Kông mới được cho phép ứng cử” (only candidates who “love the country, and love Hong Kong” would be allowed.)
Như vậy rõ ràng quyền ứng cử và quyền tự do lựa chọn của khỏang 5.000.000 (5 triệu) cử tri trong số trên 7 triệu dân Hồng Kông đã bị tước bỏ, trái với cam kết của Bắc Kinh khi Trung Quốc tiếp nhận lại Hồng Kông từ nước Anh ngày 01 Tháng 07 năm 1997, sau khi bán đảo này thuộc quyến cai trị của Anh quốc từ năm 1842, kể cả trong thời gian 99 năm thuê mướn.
Trong các cuộc thương thuyết để sang tay chủ quyền, hai bên đồng ý nhân dân Hồng Kông tiếp tục được hưởng chế độ “Một Quốc gia, Hai Chế độ” ("One Country, Two Systems"), theo sáng kiến của lãnh tụ “mở cửa” Đặng Tiểu Bình.
Thỏa hiệp này cho phép Hồng Kông được độc lập về chính quyền, chính sácch đối nội, duy trì các quyền tự do của người dân, kể cả tự do ngôn luận và tự do biểu tình trong thời hạn 50 năm. Tuy nhiên nhà nước trung ương (Trung Quốc) được quyền kiểm soát đối ngọai và an ninh quốc phòng.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên nhân dân Hồng Kông biểu tình chống những chính sách “phản dân chủ” và “cưỡng bách dân phải làm theo ý muốn của Bắc Kinh” của Chính quyền Trung ương và của viên Đặc Khu Trưởng thân Trung Quốc, Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh).
Ý NGHĨA LỚN
Tuy nhiên, lần biểu tình dài ngày kỳ này có nhiều ý nghĩa chính trị đặc biệt:
1) Nó trực tiếp chống lại quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Trung Hoa, và là một thách thức chính trị nội bộ đầu tiên đối với lãnh tụ đầy quyền lực Tập Cận Bình, kể từ khi ông đắc cử Tổng Bí thư đảng ngày 15/11/2012 và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa từ ngày 14/03/2013.
2) Lãnh tụ cuộc xuống đường lại không phải là một chính khách đối lập hay là người lớn tuổi mà là anh Joshua Wong (Hòang Chí Phong), 17 tuổi, học sinh Trung học cấp trung. Giấy khai sinh của Hòang Chí Phong ghi anh sinh tại Hồng Kong ngày 13 tháng 10 năm 1996.
3) Tuy nhỏ tuổi nhưng anh và người bạn cùng lớp Ivan Lam đã cho ra đời Tổ chức đấu tranh lấy tên là “Scholarism”, tạm dịch là “nhóm Trí Gỉa” từ năm 2011.
Thành tích nổi tiếng đầu tiên của anh diễn ra năm 2012 khi anh và các bạn mở cuộc biểu tình phản đối chủ trương cưỡng bách của Chính quyền Hồng Kông buộc học sinh và sinh viên phải học một khóa được gọi là “Luân lý Yêu nước” (moral and national education). Cuộc phản đối lan rộng mau chóng vì được đa số phụ huynh và các tổ chức dân sự xã hội và nhân quyền tham gia khiến Chính quyền phải hủy bỏ.
Việc làm thành công thứ hai là khi Hòang Chí Phong phản đối dự án xây dựng hệ thống đường “xe lửa tốc hành” vì nhóm của anh cho rằng, dự án này sẽ gây tốn kém và đe dọa an tòan cho người dân vì Hồng Kông là vùng đất ít lại dân đông.
4) Nhóm Scholarism có một kế họach phản đối những việc làm sai trái của Chính quyền rất kỷ luật, chống bạo lực và gây hấn để tránh bị cảnh sát lấy cớ đàn áp dẹp tan. Họ không xô xát với những nhóm người biểu tình ủng hộ chính sách của Bắc Kinh, và cũng rất lễ độ khi cắm bảng “xin lỗi khách bộ hành” vì phải vượt qua những chướng ngại vật do họ đặt trên các khu công cộng như lều ngủ hay bàn ghế cho học sinh vừa biểu tình lại có thể làm bài tập để đến lớp học ngày hôm sau, hoặc đặt lên đó những trạm cứu thương.
5) Một điểm bất thường khác, theo các Thông tín viên có mặt tại hiện trường, những học sinh và sinh viên tham gia biểu tình đã thay phiên nhau đến lớp và biểu tỉnh để không bị cha mẹ quở mắng. Họ cũng biết vận động có được lương thực, nước uống, dù che mưa nắng cho người biểu tình một cách tươm tất nên ai cũng hài lòng. Thậm chí họ còn chia nhau đem các chai xịt nước, hay có pha dầu thơm tưới lên đầu người biểu tình để chống nóng và mùi nồng nực phát ra từ cơ thể.
Việc sử dụng dù cũng mang ý nghĩa chính trị khi trên đó có các khẩu hiệu đòi dân chủ và kêu gọi bảo vệ tài sản của nhân dân Hồng Kông.
6) Sau cùng là vào mổi buổi sáng hôm sau, đòan người biểu tình đã tự động quét dọn rác rưởi, cho vào bao để đem đi tiêu hủy gọn gàng. Và đặc biệt hơn, họ không gây trở ngại nào cho sinh hoạt kinh tế, ngân hàng và thị trường chứng khóan quan trọng của Hồng Kông và của cả Trung Quốc.
Tất cả những việc làm “lạ lùng” này chỉ xẩy ra tại Hồng Kông mà không thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới có các cuộc biểu tình của người dân chống chính quyền khiến cho dân Hồng Kông, kể cả những đòan biều tình “thân Trung Quốc”, đối lập với anh Hòang Chí Phong cũng phải ngả mũ thán phục nhóm Scholarism.
Tuy vậy cũng đã diễn ra những vụ xô xát nhỏ giửa người biểu tình và cảnh sát vào ngày Thứ Sáu 26/09 (2014) khi lực lượng cảnh sát dùng lựu đạn cay để giải tán đám đông. Có khỏang 83 người bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Lãnh tụ Hòang Chí Phong cũng đã bị cảnh sát bắt giữ đến 2 ngày trong cuộc đụng độ này, trong khi những sinh viên và học sinh khác được phóng thích chỉ sau vài tiếng bị bắt về đồn cảnh sát.
Sau đó, lực lượng cảnh sát rút lui vì dân biểu tình vẫn kiên tâm bất tuân lệnh “về nhà đi học” và tiếp tục biều tình ngày một nhiều hơn.
Vào ngày lễ Quốc khánh kỷ niệm 65 năm thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 01/10 (2014), đòan biểu tình do anh Hòang Chí Phong cầm đầu đã hành động chống lại chính quyền Trung ương Bắc Kinh và quyết định của Quốc hội ngày 31/08/2014 bằng cách quay lưng lại lễ thượng cờ Trung Quốc và cờ Hồng Kông và đặt chéo hai tay qua đầu như một biểu tượng “bất tín” đối với nhà nước. Họ cũng yêu cầu Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức vì ông này chỉ biết tuân theo lệnh Bắc Kinh mà bỏ quên quyền lợi của nhân dân Hồng Kông.
Họ Lương cũng là người bênh vực cho quyết đình của Quốc hội Trung Hoa cho rằng, chí ít thì người dân Hồng Kông cũng được quyền đến phòng phiếu để “bỏ phiếu trực tiếp bầu người Đặc Khu trường vào năm 2017”, thay vì để cho 1,200 người của Ủy ban Tổ chức Bầu cử bỏ phiếu thay cho họ.
Lời tuyên bố của họ Lương đã bị coi như “đổ dầu vào lửa” và coi thường sự hiểu biết về dân chủ của dân Hồng Kông nên nhiều lãnh tụ biểu tình tuyên bố họ không muốn nói chuyện với ông ta mà chỉ muốn đối thọai trực tiếp với đại diện của Bắc Kinh mà thôi.
Những người biểu tình cũng cho rằng, quyết định dành quyền chọn ứng cử viên tranh chức Đặc Khu trường Hồng Kông cho Ủy ban tuyên chọn của Bắc Kinh là chống lại dân chủ và đi ngược lại nguyện vọng của người dân Hồng Kông. Họ cũng nói hành động của Quốc hội đã phản bội lại những cam kết trước đây của Nhà nước khi nhận Hồng Kông từ tay nước Anh năm 1997.
VIỆT NAM CÓ RUN KHÔNG ?
Khi xẩy ra vụ biểu tình ở Hồng Kông thì nguyên nhân biểu tình đã nhắc người Việt Nam cũng nên nhớ rằng họ cũng đã “bị phải bỏ phiếu” cho những ứng cử viên do Mặt trận Tổ quốc hiệp thương tuyển chọn từ bao nhiêu chục năm nay.
Từ các cuộc bầu cử Xã lên đến Huyện, Tỉnh, Thành và Quốc hội từ giai đọan chọn ứng cử viên đến vận động bầu cử và kiểm phiếu cũng đều do một tay Mặt trận Tổ quốc làm từ đầu đến cuối. Vì vậy ở Việt Nam mới có câu “đảng cử dân bầu” khiến cho các cuộc được gọi là “bỏ phiếu” chỉ là gỉa tạo và cực kỳ phản dân chủ.
Thậm chí có nơi chưa bầu mà cử tri đã biết phải bỏ phiếu cho ai, hay được chỉ thị “từ lãnh đạo” phải loại bỏ ứng cử viên nào để cho số người “trúng tuyển” được đủ số !
Cũng quanh chuyện bầu bán thì còn cả chuyện kê khai tài sản của ứng cử viên, nhưng người dân lại “không được quyền thắc mắc”, hay cắc cớ muốn được xem có thật hay khai khống ?
Nhưng đối với các Ban Mặt trận trong cả nước thì hồ sơ ứng cử nào cũng “hòan hảo” và “không có ai thắc mắc gì ráo trọi” nên số phiếu đắc cử đạt 99% là chuyện thường !
Vậy thì vụ người dân Hồng Kông biểu tình chống Chính quyền Bắc Kinh áp đặt dân bầu người của đảng chọn vào năm 2017 có khác gì ở Việt Nam đâu mà sao nhân dân Việt Nam không dám phản đối ?
Chẳng nhẽ lối làm của Bắc Kinh trắng trợn và phi dân chủ hơn của đảng Cộng sản Việt Nam hay sao ? Hay là vì người dân Hồng Kông chưa quen với cách “ăn,ngủ,làm việc và thư gĩan theo chỉ thị của đảng” như dân Việt Nam nên mới “giở chứng được voi đòi tiên” ?
Hơn thế nữa, khi nhân dân Hồng Kông biết đấu tranh bảo vệ quyền con người và quyền tự quyết để chống lại Chính quyền Bắc Kinh ăn nói ngạo ngược và nuốt lời đã hứa thì họ không bị đán áp dã man như đồng bào họ năm 1989 ở Qủang trường Tiananmen.
Ngược lại ở Việt Nam thì nhà nước lại cho công an, côn đồ đàn áp không nương tay và bắt tù những người đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược trên đất liền và xâm phạm chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông thì cách hành sử này của đảng và nhà nước CSVN có nên bị liệt vào loại “nối giáo cho giặc” không ?
Hay là khi chân Lãnh đạo đã run khi đứng trước các Lãnh tụ Tầu từ Giang Trạch Dân năm 1990 đến Hồ Cẩm Đào và giờ đây Tập Cận Bình (2014) thì chuyện bảo vệ quyền tự quyết cho dân chống lại quân thù không còn quan trọng bằng việc đảng phải tồn tại để “sống chung hòa bình” với hàng xóm, tuy điêu ngoa đấy nhưng mà chung lý tưởng Cộng Sản cũng vẫn còn tốt chán ?
Có một “điểm son” phải dành cho “làng báo của Đảng CSVN” trong vụ biểu tình chống Bắc Kinh ở Hồng Kông là ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã “bật đèn xanh” cho họ được hàng ngày loan tin về biến cố này trong khi nhà đương cuộc Bắc Kinh đã cấm báo chí ở nội địa không được nói gì đến chuyện Hồng Kông khiến cho 1.3 tỷ người ở đất liền không hay biết gì về những việc mà cả thế giới đều biết.
Cũng có lẽ Lãnh tụ Tập Cận Bình biết rằng thà đừng cho dân Hoa Lục biết còn hơn phải đối phó với những vụ nổi loạn đòi tự do khác của dân Tân Cương và Tây Tạng vốn đã tìm mọi cách để thoát ách thống trị của Bắc Kinh.
Tuy nhiên trong trường hợp Việt Nam thì cũng rất khó biết rõ tại sao “ Bộ Chính trị 16 người của đảng CSVN” đã để cho báo chí được tự do thông tin về những việc xẩy ra ở Hồng Kông, nhưng quyết định này hiển nhiên sẽ giúp cho Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lợi thế hơn trong chặng đường thương thuyết sau cùng để gia nhập Tổ chức Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,TPP) ) với 11 nước khác do hai cường quốc kinh tế Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu.
Bởi vì ngoài quyền tự do ngôn luận và báo chí, Việt Nam còn bị Hoa Kỳ áp lực phải tôn trọng nhân quyền và quyền được lập nghiệp đòan lao động của công nhân thì Hoa Thịnh Đốn mới đồng ý để Hà Nội gia nhập TPP và bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.-/-
Phạm Trần
(10/014)
Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông đã dạy cho cả Bắc Kinh và Hà Nội bài học để đời : Đã nói phải làm, nuốt lời dân khó để yên.
Lý do người dân Hồng Kông, một trong những “Đặc khu Hành chính” (Special Administrative Region, SAR) của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nổi loạn vì vào ngày 31/08/2014 viện Đại biểu Đại hội Nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) đã quyết định không cho phép Hồng Kông được tổ chức bầu cử tự do chức vụ Đặc Khu Trưởng (Chief Executive) vào năm 2017 mà các ứng cử viên, theo dự kiến có thể từ 2 đến 3 người, phải được đề cử bởi một Ủy ban do Bắc Kinh kiểm sóat.
Một đọan trong quyết định này quy định rằng “chỉ có những ai yêu Tổ quốc và yêu Hồng Kông mới được cho phép ứng cử” (only candidates who “love the country, and love Hong Kong” would be allowed.)
Như vậy rõ ràng quyền ứng cử và quyền tự do lựa chọn của khỏang 5.000.000 (5 triệu) cử tri trong số trên 7 triệu dân Hồng Kông đã bị tước bỏ, trái với cam kết của Bắc Kinh khi Trung Quốc tiếp nhận lại Hồng Kông từ nước Anh ngày 01 Tháng 07 năm 1997, sau khi bán đảo này thuộc quyến cai trị của Anh quốc từ năm 1842, kể cả trong thời gian 99 năm thuê mướn.
Trong các cuộc thương thuyết để sang tay chủ quyền, hai bên đồng ý nhân dân Hồng Kông tiếp tục được hưởng chế độ “Một Quốc gia, Hai Chế độ” ("One Country, Two Systems"), theo sáng kiến của lãnh tụ “mở cửa” Đặng Tiểu Bình.
Thỏa hiệp này cho phép Hồng Kông được độc lập về chính quyền, chính sácch đối nội, duy trì các quyền tự do của người dân, kể cả tự do ngôn luận và tự do biểu tình trong thời hạn 50 năm. Tuy nhiên nhà nước trung ương (Trung Quốc) được quyền kiểm soát đối ngọai và an ninh quốc phòng.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên nhân dân Hồng Kông biểu tình chống những chính sách “phản dân chủ” và “cưỡng bách dân phải làm theo ý muốn của Bắc Kinh” của Chính quyền Trung ương và của viên Đặc Khu Trưởng thân Trung Quốc, Leung Chun-ying (Lương Chấn Anh).
Ý NGHĨA LỚN
Tuy nhiên, lần biểu tình dài ngày kỳ này có nhiều ý nghĩa chính trị đặc biệt:
1) Nó trực tiếp chống lại quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Trung Hoa, và là một thách thức chính trị nội bộ đầu tiên đối với lãnh tụ đầy quyền lực Tập Cận Bình, kể từ khi ông đắc cử Tổng Bí thư đảng ngày 15/11/2012 và Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa từ ngày 14/03/2013.
2) Lãnh tụ cuộc xuống đường lại không phải là một chính khách đối lập hay là người lớn tuổi mà là anh Joshua Wong (Hòang Chí Phong), 17 tuổi, học sinh Trung học cấp trung. Giấy khai sinh của Hòang Chí Phong ghi anh sinh tại Hồng Kong ngày 13 tháng 10 năm 1996.
3) Tuy nhỏ tuổi nhưng anh và người bạn cùng lớp Ivan Lam đã cho ra đời Tổ chức đấu tranh lấy tên là “Scholarism”, tạm dịch là “nhóm Trí Gỉa” từ năm 2011.
Thành tích nổi tiếng đầu tiên của anh diễn ra năm 2012 khi anh và các bạn mở cuộc biểu tình phản đối chủ trương cưỡng bách của Chính quyền Hồng Kông buộc học sinh và sinh viên phải học một khóa được gọi là “Luân lý Yêu nước” (moral and national education). Cuộc phản đối lan rộng mau chóng vì được đa số phụ huynh và các tổ chức dân sự xã hội và nhân quyền tham gia khiến Chính quyền phải hủy bỏ.
Việc làm thành công thứ hai là khi Hòang Chí Phong phản đối dự án xây dựng hệ thống đường “xe lửa tốc hành” vì nhóm của anh cho rằng, dự án này sẽ gây tốn kém và đe dọa an tòan cho người dân vì Hồng Kông là vùng đất ít lại dân đông.
4) Nhóm Scholarism có một kế họach phản đối những việc làm sai trái của Chính quyền rất kỷ luật, chống bạo lực và gây hấn để tránh bị cảnh sát lấy cớ đàn áp dẹp tan. Họ không xô xát với những nhóm người biểu tình ủng hộ chính sách của Bắc Kinh, và cũng rất lễ độ khi cắm bảng “xin lỗi khách bộ hành” vì phải vượt qua những chướng ngại vật do họ đặt trên các khu công cộng như lều ngủ hay bàn ghế cho học sinh vừa biểu tình lại có thể làm bài tập để đến lớp học ngày hôm sau, hoặc đặt lên đó những trạm cứu thương.
5) Một điểm bất thường khác, theo các Thông tín viên có mặt tại hiện trường, những học sinh và sinh viên tham gia biểu tình đã thay phiên nhau đến lớp và biểu tỉnh để không bị cha mẹ quở mắng. Họ cũng biết vận động có được lương thực, nước uống, dù che mưa nắng cho người biểu tình một cách tươm tất nên ai cũng hài lòng. Thậm chí họ còn chia nhau đem các chai xịt nước, hay có pha dầu thơm tưới lên đầu người biểu tình để chống nóng và mùi nồng nực phát ra từ cơ thể.
Việc sử dụng dù cũng mang ý nghĩa chính trị khi trên đó có các khẩu hiệu đòi dân chủ và kêu gọi bảo vệ tài sản của nhân dân Hồng Kông.
6) Sau cùng là vào mổi buổi sáng hôm sau, đòan người biểu tình đã tự động quét dọn rác rưởi, cho vào bao để đem đi tiêu hủy gọn gàng. Và đặc biệt hơn, họ không gây trở ngại nào cho sinh hoạt kinh tế, ngân hàng và thị trường chứng khóan quan trọng của Hồng Kông và của cả Trung Quốc.
Tất cả những việc làm “lạ lùng” này chỉ xẩy ra tại Hồng Kông mà không thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới có các cuộc biểu tình của người dân chống chính quyền khiến cho dân Hồng Kông, kể cả những đòan biều tình “thân Trung Quốc”, đối lập với anh Hòang Chí Phong cũng phải ngả mũ thán phục nhóm Scholarism.
Tuy vậy cũng đã diễn ra những vụ xô xát nhỏ giửa người biểu tình và cảnh sát vào ngày Thứ Sáu 26/09 (2014) khi lực lượng cảnh sát dùng lựu đạn cay để giải tán đám đông. Có khỏang 83 người bị thương nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.
Lãnh tụ Hòang Chí Phong cũng đã bị cảnh sát bắt giữ đến 2 ngày trong cuộc đụng độ này, trong khi những sinh viên và học sinh khác được phóng thích chỉ sau vài tiếng bị bắt về đồn cảnh sát.
Sau đó, lực lượng cảnh sát rút lui vì dân biểu tình vẫn kiên tâm bất tuân lệnh “về nhà đi học” và tiếp tục biều tình ngày một nhiều hơn.
Vào ngày lễ Quốc khánh kỷ niệm 65 năm thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, 01/10 (2014), đòan biểu tình do anh Hòang Chí Phong cầm đầu đã hành động chống lại chính quyền Trung ương Bắc Kinh và quyết định của Quốc hội ngày 31/08/2014 bằng cách quay lưng lại lễ thượng cờ Trung Quốc và cờ Hồng Kông và đặt chéo hai tay qua đầu như một biểu tượng “bất tín” đối với nhà nước. Họ cũng yêu cầu Đặc Khu trưởng Lương Chấn Anh từ chức vì ông này chỉ biết tuân theo lệnh Bắc Kinh mà bỏ quên quyền lợi của nhân dân Hồng Kông.
Họ Lương cũng là người bênh vực cho quyết đình của Quốc hội Trung Hoa cho rằng, chí ít thì người dân Hồng Kông cũng được quyền đến phòng phiếu để “bỏ phiếu trực tiếp bầu người Đặc Khu trường vào năm 2017”, thay vì để cho 1,200 người của Ủy ban Tổ chức Bầu cử bỏ phiếu thay cho họ.
Lời tuyên bố của họ Lương đã bị coi như “đổ dầu vào lửa” và coi thường sự hiểu biết về dân chủ của dân Hồng Kông nên nhiều lãnh tụ biểu tình tuyên bố họ không muốn nói chuyện với ông ta mà chỉ muốn đối thọai trực tiếp với đại diện của Bắc Kinh mà thôi.
Những người biểu tình cũng cho rằng, quyết định dành quyền chọn ứng cử viên tranh chức Đặc Khu trường Hồng Kông cho Ủy ban tuyên chọn của Bắc Kinh là chống lại dân chủ và đi ngược lại nguyện vọng của người dân Hồng Kông. Họ cũng nói hành động của Quốc hội đã phản bội lại những cam kết trước đây của Nhà nước khi nhận Hồng Kông từ tay nước Anh năm 1997.
VIỆT NAM CÓ RUN KHÔNG ?
Khi xẩy ra vụ biểu tình ở Hồng Kông thì nguyên nhân biểu tình đã nhắc người Việt Nam cũng nên nhớ rằng họ cũng đã “bị phải bỏ phiếu” cho những ứng cử viên do Mặt trận Tổ quốc hiệp thương tuyển chọn từ bao nhiêu chục năm nay.
Từ các cuộc bầu cử Xã lên đến Huyện, Tỉnh, Thành và Quốc hội từ giai đọan chọn ứng cử viên đến vận động bầu cử và kiểm phiếu cũng đều do một tay Mặt trận Tổ quốc làm từ đầu đến cuối. Vì vậy ở Việt Nam mới có câu “đảng cử dân bầu” khiến cho các cuộc được gọi là “bỏ phiếu” chỉ là gỉa tạo và cực kỳ phản dân chủ.
Thậm chí có nơi chưa bầu mà cử tri đã biết phải bỏ phiếu cho ai, hay được chỉ thị “từ lãnh đạo” phải loại bỏ ứng cử viên nào để cho số người “trúng tuyển” được đủ số !
Cũng quanh chuyện bầu bán thì còn cả chuyện kê khai tài sản của ứng cử viên, nhưng người dân lại “không được quyền thắc mắc”, hay cắc cớ muốn được xem có thật hay khai khống ?
Nhưng đối với các Ban Mặt trận trong cả nước thì hồ sơ ứng cử nào cũng “hòan hảo” và “không có ai thắc mắc gì ráo trọi” nên số phiếu đắc cử đạt 99% là chuyện thường !
Vậy thì vụ người dân Hồng Kông biểu tình chống Chính quyền Bắc Kinh áp đặt dân bầu người của đảng chọn vào năm 2017 có khác gì ở Việt Nam đâu mà sao nhân dân Việt Nam không dám phản đối ?
Chẳng nhẽ lối làm của Bắc Kinh trắng trợn và phi dân chủ hơn của đảng Cộng sản Việt Nam hay sao ? Hay là vì người dân Hồng Kông chưa quen với cách “ăn,ngủ,làm việc và thư gĩan theo chỉ thị của đảng” như dân Việt Nam nên mới “giở chứng được voi đòi tiên” ?
Hơn thế nữa, khi nhân dân Hồng Kông biết đấu tranh bảo vệ quyền con người và quyền tự quyết để chống lại Chính quyền Bắc Kinh ăn nói ngạo ngược và nuốt lời đã hứa thì họ không bị đán áp dã man như đồng bào họ năm 1989 ở Qủang trường Tiananmen.
Ngược lại ở Việt Nam thì nhà nước lại cho công an, côn đồ đàn áp không nương tay và bắt tù những người đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược trên đất liền và xâm phạm chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông thì cách hành sử này của đảng và nhà nước CSVN có nên bị liệt vào loại “nối giáo cho giặc” không ?
Hay là khi chân Lãnh đạo đã run khi đứng trước các Lãnh tụ Tầu từ Giang Trạch Dân năm 1990 đến Hồ Cẩm Đào và giờ đây Tập Cận Bình (2014) thì chuyện bảo vệ quyền tự quyết cho dân chống lại quân thù không còn quan trọng bằng việc đảng phải tồn tại để “sống chung hòa bình” với hàng xóm, tuy điêu ngoa đấy nhưng mà chung lý tưởng Cộng Sản cũng vẫn còn tốt chán ?
Có một “điểm son” phải dành cho “làng báo của Đảng CSVN” trong vụ biểu tình chống Bắc Kinh ở Hồng Kông là ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã “bật đèn xanh” cho họ được hàng ngày loan tin về biến cố này trong khi nhà đương cuộc Bắc Kinh đã cấm báo chí ở nội địa không được nói gì đến chuyện Hồng Kông khiến cho 1.3 tỷ người ở đất liền không hay biết gì về những việc mà cả thế giới đều biết.
Cũng có lẽ Lãnh tụ Tập Cận Bình biết rằng thà đừng cho dân Hoa Lục biết còn hơn phải đối phó với những vụ nổi loạn đòi tự do khác của dân Tân Cương và Tây Tạng vốn đã tìm mọi cách để thoát ách thống trị của Bắc Kinh.
Tuy nhiên trong trường hợp Việt Nam thì cũng rất khó biết rõ tại sao “ Bộ Chính trị 16 người của đảng CSVN” đã để cho báo chí được tự do thông tin về những việc xẩy ra ở Hồng Kông, nhưng quyết định này hiển nhiên sẽ giúp cho Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lợi thế hơn trong chặng đường thương thuyết sau cùng để gia nhập Tổ chức Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership,TPP) ) với 11 nước khác do hai cường quốc kinh tế Hoa Kỳ và Nhật Bản dẫn đầu.
Bởi vì ngoài quyền tự do ngôn luận và báo chí, Việt Nam còn bị Hoa Kỳ áp lực phải tôn trọng nhân quyền và quyền được lập nghiệp đòan lao động của công nhân thì Hoa Thịnh Đốn mới đồng ý để Hà Nội gia nhập TPP và bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.-/-
Phạm Trần
(10/014)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vấn đề ly dị và tái hôn trong Đạo Công Giáo: Phần Hai, cuộc tranh luận quanh đề xuất của Đức HY Kasper (17)
Vũ Văn An
19:53 02/10/2014
Những ngày gần kề THĐ đặc biệt về gia đình
Dù THĐ đặc biệt vào đầu tháng Mười chỉ có nhiệm vụ soạn thảo nghị trình cho THĐ thường lệ vào một năm sau, nhưng càng tới gần ngày khai mạc nó, bầu khí tranh luận về việc cho người ly dị và tái hôn, dù không có tuyên bố vô hiệu, được rước lễ càng sôi sục hơn.
Thực vậy, không kể các vị Hồng Y như Burke và Muller vốn lên tiếng từ đầu, gần đây, thêm nhiều vị Hồng Y cùng lên tiếng một lượt, phần lớn để bất đồng ý kiến với Đức HY Kasper. Tuy thế, không hẳn không có người ủng hộ hoặc có cảm tình với luận điểm nói chung của ngài.
Những người nghiêng về phía Đức HY Kasper
Không biết trong số này có nhà báo nổi tiếng của Ý là Sandro Magister hay không. Vì gần đây, bỗng nhiên ông viết bài cho hay: Đức HY Burke dám bị giáng cấp bằng cách rời bỏ vị trí cầm đầu Tòa Án Tối Cao, ngang hàng một thánh bộ, về “vườn đuổi gà” cho Hội Hiệp Sĩ Malta, trong lúc mới 64 tuổi. Magister cho rằng việc giáng cấp này cho thấy Đức Phanxicô muốn loại dần các vị thuộc phe bảo thủ. Đức HY Burke là vị HY lên tiếng từ đầu và thường xuyên phản công các đề nghị của Đức HY Kasper. Tuy nhiên, việc ngài rời bỏ Tòa Án Tối Cao có thể là cơ hội để ngài có nhiều thì giờ viết lách hơn và chống lại quan điểm của Đức HY Kasper.
Magister cũng có bài (ngày 8 tháng Chín) cho rằng Đức Phanxicô đã có lời đồng ý “in pectore” (giữ kín) đối với việc cho phép người ly dị vá tái hôn nói trên được rước lễ. Ông căn cứ vào nhận định của một nhà thần học Úc, Cha Paul-Anthony McGavin, thuộc TGP Canberra và Goulburn. Mà nhận định của Cha McGavin thì đặt nặng trên phương pháp học của Đức Phanxicô nhiều hơn, cho rằng ngài nghiêng về phía canh tân, không thích bất cứ “hệ thống khép kín” nào, dù có tính tín lý hay có tính mục vụ; và do đó, gần với phương pháp học của Đức HY Kasper hơn.
Cha McGavin cho rằng nhận định vắn vỏi của Đức HY Burke đối với một vấn đề phức tạp, đụng chạm tới nhiều lãnh vực nghiên cứu khác nhau này, cho thấy một sự hẹp hòi nào đó về quan điểm. Vì trong nhiều năm qua, giáo luật cho thấy nhiều cách giải đáp khá thần kỳ đối với các nố bất thường của mục vụ: lời khấn trọng thể trong dòng tu được miễn chuẩn; những người có chức thánh “được hoàn tục” và được kết hôn thành sự…
Vả lại, lời Chúa trong Mc 10:9,11 có thể chỉ có nghĩa deontic (nghĩa vụ học), chưa hẳn có nghĩa hermeneutic (chú giải học). Hơn nữa, nền thần học có tính nhận thức (noetic) về bí tích cũng như nền thần học luân lý chưa đóng lại vấn đề.
Cha McGavin còn dựa vào kinh nghiệm giải tội để nói rằng những câu truyện nát lòng do tan vỡ hôn nhân gây ra nghe được tại đây phần lớn không tập chú vào việc thiếu trong sạch mà là “tính đã chết của việc sống chung” không còn là hôn nhân nữa. Về điểm này, xin coi quan điểm của Đức HY Muller khi trả lời câu hỏi về tình yêu đã chết.
Diễn văn của Đức Phanxicô với các giám mục Đại Hàn tại Seoul ngày 17 tháng 8 cũng được Cha McGavin dựa vào để tố cáo quan điểm hẹp hòi của những người như Đức HY Burke. Đức Phanxicô nói rằng: không nên “tìm an toàn biểu kiến bằng cách núp đàng sau những câu trả lời dễ dãi, những công thức, luật lệ và qui định có sẵn. Chúa Giêsu chống chọi với những người chuyên núp phía sau luật lệ, qui định và giải đáp dễ dãi… Người gọi họ là đồ giả hình”.
Cha McGavin còn trích cả “Niềm Vui Tin Mừng” ở đoạn nói rằng: “”Luôn có sự căng thẳng giữa ý niệm và thực tế. Thực tế đơn thuần ‘hiện hữu’ trong khi ý niệm ‘được tạo ra’. Cần phải có cuộc đối thoại liên tục giữa hai điều này, kẻo ý niệm trở thành xa rời đối với thực tại. Điều nguy hiểm là cố thủ trong lãnh vực lời nói mà thôi… Nên đã có một nguyên tắc khác: thực tại lớn hơn ý niệm. Nguyên tắc này đòi ta phải bác bỏ nhiều phương tiện dùng để che đậy thực tại: các hình thức trong sạch như thiên thần, các hình thức độc tài của duy tương đối, những mỹ từ trống rỗng, các mục tiêu lý tưởng nhiều hơn thực chất, những nhãn hiệu cực đoan phi lịch sử, những hệ thống đạo đức học bị tước hết khôn ngoan” (số 231).
Ai cũng biết, những câu tuyên bố trên mới cần “hermeneutics” và do đó, có thể có nhiều nghĩa khác nhau, không hẳn chứng minh được là Đức Phanxicô ủng hộ việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ.
Đức Cha Thomas Tobin của giáo phận Providence, RI, ngày 15 tháng 9, lên tiếng ủng hộ quan điểm của Đức HY Kasper khi trích lời vị Hồng Y này nói rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội “cần để lại sau lưng các xem xét duy luật học của những tâm trí hẹp hòi và những nghiêm khắc không có tính Kitô Giáo vốn đè quá nặng đến nỗi người ta không chịu nổi”.
Vị giám mục này cũng cho rằng chính Đức Phanxicô cho người ta hy vọng sẽ có thay đổi lớn trong đáp ứng mục vụ đối với người ly dị và tái hôn. Trước nhất là câu tuyên bố mùa hè rồi của Đức Phanxicô: THĐ sẽ thăm dò một chính sách chăm sóc mục vụ sâu sắc hơn đối với hôn nhân kể cả vấn đề người ly dị và tái hôn. Cả luật lệ về tuyên bố vô hiệu cũng cần duyệt lại. Câu trích dẫn khác là từ Niềm Vui Tin Mừng: Thánh Thể “không phải là phần thưởng cho người hoàn hảo mà là thuốc chữa mạnh mẽ và của nuôi cho người yếu”.
Rồi Đức Cha trích dẫn đoạn Tin Mừng nói tới việc các môn đệ hái lúa ngày Sabát và câu nói bất hủ của Chúa Giêsu: “Ngày Sabát vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sabát” (Mc 2:28). Và gọi đây là “bối cảnh mục vụ”: miễn chước việc chấp pháp vì nhu cầu con người lúc ấy.
Rồi Đức Cha hỏi: liệu có thể áp dụng cùng nguyên tắc trên vào luật hôn nhân hiện nay không để nói rằng: hôn nhân vì con người, chứ không phải con người vì hôn nhân?
Ngài còn dựa vào lời Chúa “ai không ăn thịt Con Người và uống máu Người, thì không có sự sống đời đời” (Ga 6:53) để ngầm cho thấy thật là thiếu bác ái khi không cho người ly dị và tái hôn rước lễ, trong khi lại cho các chính trị gia phò hôn nhân đồng tính, thậm chí phá thai (?), rước lễ.
Một cách cụ thể, ngài đề nghị đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Và thay vì thủ tục chính thức “giống như tòa án” này, nên dựa vào “phán đoán của lương tâm bản thân” của các người phối ngẫu mà cho phép họ rước lễ.
Có thể nói chính các nhận định kiểu McGavin hay Tobin trên bị coi là hẹp hòi vì đã bỏ qua nhiều khía cạnh thuộc bản chất bí tích, chỉ chú trọng tới những cảm quan bản thân nhiều tính chủ quan hoặc những thế giá tổng quát không hẳn bàn tới vấn đề đang bàn.
Những người không đồng ý với Đức HY Kasper
Các vị phản đối ý kiến của Đức HY Kasper thì nhiều hơn và cũng “nặng ký” hơn. Thực vậy, theo Francis X. Rocca, (Catholic News Service), nhà xuất bản Ignatius Press sắp cho công bố ba tác phẩm phản bác ý kiến của Đức HY Kasper.
Cuốn đầu tựa là "Remaining in the Truth of Christ" (Ở lại trong sự thật của Chúa Kitô) gồm các tham luận của ba nghị phụ THĐ: các Đức HY Gerhard Müller, Raymond Burke, và Carlo Caffarra của Bologna, Ý. Cuốn hai tựa là "The Hope of the Family", gồm bài phỏng vấn Đức HY Müller; và cuốn ba cùng tựa với cuốn của Đức HY Kasper: "The Gospel of the Family" (Tin Mừng Gia Đình) với lời nói đầu của Đức HY George Pell, chủ tịch VP Kinh Tế của Tòa Thánh.
Quan điểm của các Đức HY Muller và Burke đã được trình bày trên đây. Còn Đức HY Pell thì không hẳn tranh luận cho bằng góp một tay làm mạnh hơn quan điểm của các vị Hồng Y bạn, với lời khẳng định: “không thể chủ trương tính bất khả tiêu của hôn nhân bằng việc cho phép ‘người tái hôn’ rước Lễ”.
Ngài cho rằng những người như Đức HY Kasper “đi tìm những an ủi ngắn hạn vô ích” thay vì tập chú vào những yếu tố chủ yếu trong cuộc thách đố hiện nay đối với hôn nhân và gia đình. Thực vậy theo ngài, “Các cộng đồng lành mạnh không phí thì giờ và năng lực vào những vấn đề ngoại biên, và chẳng may, con số những người Công Giáo ly dị và tái hôn cảm thấy mình nên được rước lễ chỉ là một con số rất nhỏ”. Mà thường họ chỉ tập trung ở một số quốc gia Âu Châu, nơi người ta đi nhà thờ rất ít và những người ly dị càng ngày càng không muốn tái hôn.
Nói tới việc Đức HY Kasper đề nghị coi việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ giống như cung cấp cho họ chiếc thuyền cứu đắm (lifeboat), chứ không hẳn con tầu mới, Đức HY Pell cho rằng thuyền cứu đắm ấy đưa họ tới đâu? Tới ghềnh đá, đầm lầy hay tới bến an lành, là bến thường khó khăn mới tới được? Nhiệm vụ của Giáo Hội là cung cấp tài lãnh đạo và bản đồ tốt để giảm thiểu các vụ đắm tầu.
Lòng nhân hậu, từ bi ư? Nhưng từ bi nhân hậu khác với phần lớn các hình thức khoan dung vì một số hình thức khoan dung không thừa nhận sự hiện hữu của tội lỗi. Trong giáo huấn Tin Mừng, luôn có sự nối kết giữa từ bi và trung tín, giữa sự thật và ơn thánh. Ngài nhấn mạnh tới việc phải nói lại cho rõ lệnh cấm cổ truyền đối với việc rước lễ của các người ly dị và tái hôn.
Đức HY Caffara thì nói rằng người ly dị và tái hôn không được rước lễ vì tình trạng của họ mâu thuẫn một cách khách quan với dây nối kết yêu thương vốn kết hợp Chúa Kitô và Giáo Hội được Phép Thánh Thể biểu tượng và thể hiện. Cho họ rước lễ là hợp pháp hóa các mối liên hệ tính dục ngoài hôn nhân và thực tế là bác bỏ tín lý về tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Rõ ràng cảm thấy nhột nhạt, Đức HY Kasper than phiền rằng các vị Hồng Y trên không cho ngài hay biết gì về các cuốn sách sắp được công bố. Lần đầu tiên trong cuộc đời học thuật, ngài mới thấy lối chỉ trích này. Ngài cho rằng các vị trên “tuyên một cuộc chiến tranh tín lý” và cuộc tấn công của các ngài thực sự nhắm vào Đức Phanxicô chứ không hẳn nhắm vào ngài, vì chính Đức GH khuyến khích ngài thăm dò phương thức mục vụ có thể trợ giúp người Công Giáo ly dị và tái hôn. Ngài nói thêm: “Không một Hồng Y anh em nào từng nói chuyện với tôi. Còn tôi, hai lần tôi đã nói chuyện với Đức Thánh Cha. Tôi sắp xếp mọi sự với ngài. Ngài nhất trí. Một vị Hồng Y có thể làm gì ngoại việc đứng về phía Đức Giáo Hoàng? Tôi không phải là mục tiêu, mục tiêu là một người khác”.
Nói như trên, Đức HY Kasper dường như tin chắc Đức Phanxicô đứng về phía ngài. Tuy nhiên, theo Đức Cha Demetrio Fernandez của giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha, người vừa thực hiện chuyếng viếng thăm “ad limina”, thì trong chuyến viếng thăm này, các giám mục Tây Ban Nha hỏi Đức GH về “đề nghị Kasper” thì Đức GH trả lời: người kết hôn trong Giáo Hội rồi ly dị và tái hôn dân sự không thể tới gần các bí tích”. Đức Phanxicô còn nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này đã thành nề nếp rõ ràng, vì đã tuân theo lời dạy của Chúa Giêsu, nên giáo hoàng cũng không thể thay đổi được.
Chính vì thế, càng ngày càng có thêm nhiều vị Hồng Y lên tiếng đả kích đề nghị của Đức HY Kasper, trong số này có hai vị khá nặng ký, viết trên tập san cũng khá nặng ký là Communio (do Đức Bênêđíctô XVI, lúc còn là 1 thần học gia, sáng lập) là Đức Hồng Y Angelo Scola, TGM Milan và Đức HY Marc Ouellet, tổng trưởng thánh bộ giám mục.
Điều quan trọng là dựa vào chứng tá
Tiểu luận của Đức HY Scola tựa là Hôn Nhân Và Gia Đình Giữa Nhân Học và Phép Thánh Thể: Các Nhận Định Liên Quan Tới Phiên Họp Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Về Gia Đình.
Trong phần đầu của tiểu luận, Đức HY nói tới khía cạnh nhân học của hôn nhân. Ngài cho rằng hai khía cạnh nhân học và bí tích của thực tại hôn nhân và gia đình có liên hệ qua lại với nhau. Chính vì thế, Tài Liệu Làm Việc của THĐ nhấn mạnh tới việc phải nghiên cứu chi tiết chiều kích nhân học. Đức HY nhận định rằng nguồn gốc của nhiều hiểu lầm đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình là do ta đã rút gọn giáo huấn này vào một mớ các chỉ dẫn có tính luân lý không phát sinh từ một viễn kiến đồng nhất về con người nhân bản.
Ngài tin rằng một nền nhân học thỏa đáng sẽ giúp ta hiểu thấu đáo hơn ý nghĩa sâu xa của hôn nhân như một bí tích. Nó sẽ giúp ta thấy rõ mối tương quan nội tại giữa những khía cạnh có thể nói là tự nhiên của hôn nhân và thực tại bí tích, nhờ thế lướt thắng được chủ nghĩa ngoại tại (extrinsicism) vẫn còn rất thịnh hành.
Nói về nhân học, không thể không nói về dị biệt giới tính. Dị biệt (difference) khác với đa dạng (diversity). Ngài cho rằng nền văn hóa hiện thời thường thay thế nhị thức đồng nhất - dị biệt bằng nhị thức bình đẳng - dị biệt. Việc cổ vũ bình đẳng nam nữ đôi khi dẫn người ta tới việc coi dị biệt như là kỳ thị.
Thực ra, đa dạng trong nguyên ngữ La Tinh di-vertere có ý nói tới việc một người chuyển động theo hướng khác với một người khác. Thành thử hai chủ thể độc lập sẽ đa dạng nếu họ bước vào một tương quan hay đi theo các hướng khác nhau mà vẫn duy trì được chủ quan tính độc lập của mình. Cho nên, đa dạng đem tương quan liên ngã nhập cuộc.
Trái lại, điều ta cảm nhận trong dị biệt ám chỉ một thực tại nội ngã (intrapersonal). Nó là một điều gì đó liên hệ tới con người cá thể trong căn tính cấu thành ra họ. “Dị biệt” trong nguyên ngữ La Tinh dif-ferre có nghĩa đem tới một nơi khác, rời chỗ. Sự xuất hiện của một người khác phái “đem tôi tới một nơi khác”, “rời tôi đi nơi khác” (dị biệt). Mỗi cá thể đều thấy mình được nội tiếp (inscribed) trong sự dị biệt này và luôn phải đối mặt với lối hiện hữu khác như một con người này, một lối hiện hữu mà mình không bao giờ đạt tới. Chiều kích tính dục là một điều gì đó nội thẩm bên trong con người cá thể; nó chỉ ra việc họ cởi mở từ trong yếu tính đối với giới tính đối lập. Nhìn nhận sự dị biệt này là yếu tố quyết định đem ta tới chỗ tự ý thức đầy đủ về mình. Vì thế, ta hiểu tại sao dị biệt giới tính không thể là tiền thân của kỳ thị.
Nhưng phải hiểu dị biệt giới tính một cách năng động. Tâm lý học đúng đắn cho thấy tiểu sử mỗi con người cá thể đều có một diễn trình dục hóa (sexualization). Nói cách khác, mọi cá nhân với dị biệt giới tính từ lúc mới sinh đều đối diện với thành tố sinh học của giới tính. Điều này khiến ý chí tự do của họ phải hành động và hành động suốt đời liên quan tới “thực tại giới tính của mình”. Thực vậy, phán quyết cần thiết của tự do con người không thể làm gì khác hơn là giáp mặt cả với chiều kích tính dục. Chính trong cơn “lâm bồn” này, cá nhân cởi mở con người mình đối với người khác nhờ sức mạnh của dị biệt giới tính, quyết định nghiêng về người khác, và nhờ đó, lên đường bước vào tình yêu, một điều nhất định bao hàm một chọn lựa. Trong hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, điều này diễn ra cách khác quan. Trong đó, tôi chọn lựa để được người khác tôi về tính dục chọn lựa, với ý định phải sống duy nhất với nàng mãi mãi trong một hiệp thông sự sống và yêu thương phong phú.
Trái lại, theo Đức HY Scola, lý thuyết phái tính (gender theory) hiện nay có khuynh hướng thay thế dị biệt giới tính bằng nhiều khuynh hướng phái tính khác nhau. Phát sinh từ nhu cầu muốn giải thoát người nam người nữ khỏi những thông số chật hẹp trong các vai trò do xã hội định đoạt cho họ, lý thuyết này đã trở thành đồng minh gần gũi của một số thuyết duy nữ, là những thuyết chủ trương giải phóng phụ nữ khỏi ách thống trị của nam giới, một ách thống trị dĩ nhiên là kỳ thị. Họ cổ vũ sự bình đẳng/kình chống giữa các giới tính, thậm chí còn đi xa tới chỗ chủ trương rằng điều kiện tiên quyết của bình đẳng là loại bỏ chính dị biệt.
Cứ như thế, dị biệt giới tính có khuynh hướng bị rút gọn, trở thành một điều kiện hóa có tính văn hóa, mà ta có thể xác định nhiều cách, thậm chí nhiều lần trong đời. Dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái, và hoán đổi giới tính (transsexuality), và càng ngày càng có những phái tính khác nhau, được coi là những khả thể lệ thuộc hoàn toàn ở quyền tự quyết của cá nhân.
Tuy nhiên, theo Đức HY, kinh nhgiệm nền tảng trong con người làm chứng cho tính hiển nhiên của dục năng (eros) như một cởi mở nguyên thủy đối với người khác và cho tính mang hoa trái của mối liên hệ, vốn được ghi khắc nơi thân xác đã được dị biệt hóa về tính dục. “Nhục thể”, vì là thân xác “biết cảm nhận” (sentient), cho ta thấy: sự hiện hữu của ta, bao lâu còn được định vị trong dị biệt giới tính, luôn diễn ra trong các mối tương quan được sự dị biệt này ghi dấu. Điều hiển nhiên ở đây là dị biệt, tương quan và tính mang hoa trái (fruitfulness) có liên hệ qua lại với nhau một cách không thể nào tách biệt được.
Chiều kích phu thê, vì là chiều kích thích đáng của mọi hình thức yêu thương, chính là khởi điểm để thảo luận các thách đố mục vụ về hôn nhân và gia đình. Dị biệt giới tính dứt khoát lên đặc điểm cho mọi con người trong tính độc đáo của họ. Nhìn nhận cấu trúc nhân học này không cho phép ta tổng quát hóa. Các vấn đề không thể bỏ qua vốn cố hữu trong dị biệt giới tính, như các vấn đề liên hệ tới hôn nhân và gia đình chẳng hạn, cần được giải quyết như những hoàn cảnh độc đáo, khởi đi từ cá nhân.
Trong phần hai của tiểu luận, Đức HY Scola đề cập tới mối liên hệ giữa Thánh Thể và hôn nhân. Ngài nhận định rằng “bí tích không hề bao giờ ‘không thỏa đáng’ để dương đầu với các hoàn cảnh khó khăn và các vết thương mà hai người phối ngẫu phải trải nghiệm. Vì bí tích đem tình yêu Phu Quân là Chúa Kitô đến cho Hiền Thê của Người là Giáo Hội. Tình yêu này là tài nguyên, là tiêu chuẩn và là bảo đảm đoan chắc rằng lời hứa vốn ghi khắc trong trái tim mọi con người nhân bản với một nhu cầu không thể nào dập tắt muốn được yêu và được yêu mãi mãi là điều có thể có được. Cho nên, hạ giá các thiện ích chuyên biệt của bí tích (tính bất khả tiêu, lòng trung thành, và sự sẵn sàng sinh nở) nhân danh một ý niệm thu nhỏ về chăm sóc mục vụ để giải quyết các vấn đề đau đớn có tính bản thân của người ta là điều chẳng giúp họ được gì. Đặc biệt trong các thử thách và thương tích của cuộc kết hợp phu thê, hành động bí tích của Chúa Kitô không bao giờ để các người phối ngẫu thiếu ơn thánh họ cần để sống thực tình yêu của họ tới chỗ hoàn toàn hiệp thông với nhau vì lợi ích của Giáo Hội và của thế giới.
Trong Thánh Thể, vợ chồng gặp được nền tảng Ba Ngôi của mầu nhiệm phu thê như một đan kết hỗ tương giữa dị biệt, tự hiến và sinh hoa kết trái. Đức Bênêđíctô trong tông huấn hậu THĐ Sacramentum caritatis, số 27 nói rằng: Thánh Thể tăng cường đến bất tận sự kết hợp và tình yêu bất khả tiêu của mọi cuộc hôn nhân Kitô Giáo. Nhờ sức mạnh của bí tích, dây hôn phối được liên kết từ trong nội tại với sự kết hợp của Phu Quân Kitô với Hiền Thê Giáo Hội. Sự ưng thuận hỗ tương mà vợ chồng trao đổi cho nhau trong Chúa Kitô cũng có chiều kích Thánh Thể. Thực vậy, trong thần học của Thánh Phaolô, tình yêu vợ chồng là dấu chỉ bí tích của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội Người, một tình yêu lên cao điểm ở Thánh Giá, vốn là biểu thức cho cuộc hôn nhân của Người với nhân loại và đồng thời là nguồn gốc và trái tim của Thánh Thể.
Đức HY Scola còn đi xa hơn nữa bằng cách cho rằng không nên tách việc tỏ lời ưng thuận hỗ tương giữa hai người phối ngẫu ra khỏi việc cử hành Thánh Thể, mà phải coi nó như “một điều kiện dứt khoát trong đó lời ưng thuận phu thê được đưa ra” để vợ chồng xác tín hơn nữa rằng qua lời ưng thuận nhau, họ đã chấp nhận lời mời gọi của Phu Quân Kitô như là nguồn gốc cho quyết định của riêng họ. Phải làm nổi bật sự nối kết căn bản giữa cử hành Thánh Thể và ưng thuận phu thê.
Sau khi làm nổi bật mối liên kết trên giữa Thánh Thể và Hôn Phối, Đức HY Scola bàn tới những người ly dị và tái hôn và việc không cho những người này rước lễ. Đức HY cho rằng việc cấm này không hề là một hành vi võ đoán của huấn quyền Giáo Hội mà đúng hơn vì ý thức được dây liên kết bất khả phân giữa Thánh Thể và Hôn Phối. Lý do ngăn họ không được xưng tội rước lễ không phải là một tội đơn độc là thứ tội luôn được tha thứ miễn là ăn năn và xin Chúa Tha thứ. Trong khi ấy, người ly dị và tái hôn, khi chưa có án vô hiệu, đã để mình rơi vào một tình trạng mâu thuẫn với điều được dây liên kết giữa Thánh Thể và Hôn Phối kia biểu tượng.
Tình trạng ấy cần được thay đổi để tương hợp với những gì được hai bí tích này thể hiện. Việc cấm rước lễ mời gọi họ, trong đau khổ và thương tích, lên đường hướng về việc hiệp thông trọn vẹn dưới sự soi sáng của Thánh Ý Thiên Chúa.
Dù tập tục của Giáo Hội sơ khai có được giải thích ra sao, thì ta vẫn không nên quên rằng Giáo Hội mỗi ngày mỗi ý thức được hơn mối liên kết nền tảng giữa Thánh Thể và Hôn Phối. Chính vì thế cả Familiaris consortio (số 84) lẫn Sacramentum caritatis (số 29) đều quả quyết rằng “tập tục của Giáo Hội, đặt căn bản trên Thánh Kinh (xem Mc 10:2–12), không cho phép người ly dị và tái hôn được chịu các bí tích, vì tình trạng và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với cuộc kết hợp yêu thương của Chúa Kitô và Giáo Hội được biểu hiệu và thể hiện trong Thánh Thể”.
Đức HY Scola cho rằng về phương diện này, cần phải nghiên cứu hai yếu tố sau một cách thấu đáo hơn. Đã đành, Thánh Thể có bao hàm một khía cạnh của tha thứ; nhưng nó không phải là một bí tích chữa lành. Ơn thánh của mầu nhiệm Thánh Thể thể hiện sự hợp nhất của Giáo Hội vừa như Hiền Thê vừa như Thân Thể của Chúa Kitô, và điều này đòi nơi người lãnh nhận khả thể khách quan cho phép mình được tháp nhập hoàn toàn vào Chúa Kitô.
Ngoài ra, cũng cần giải thích rõ hơn tại sao không nên coi việc ngăn cấm này như một hình phạt, mà như một dấu hiệu chỉ đường tìm về hợp đoàn Giáo Hội. Do đó, nhiệm vụ của mọi cộng đồng Giáo Hội là thực thi mọi chương trình thích đáng để những người này thực sự tham gia vào đời sống Giáo Hội, trong khi vẫn tôn trọng hoàn cảnh cụ thể của họ.
Các hình thức tham gia vào nhiệm cục cứu rỗi
Đức HY Scola đề nghị một số hình thức tham gia vào đời sống Giáo Hội cho những người ly dị và tái hôn, những hình thức mà nền linh đạo truyền thống vốn đề xuất cho những người giống như họ.
Thứ nhất là rước lễ thiêng liêng: ước muốn được tiếp rước Mình và Máu Chúa Kitô cùng với niềm ân hận vì những ngăn trở khiến mình không thể hiện được ước muốn này. Thực hành này không hề xa lạ đối với nhiệm cục bí tích của Giáo Hội. Thực vậy, việc gọi là “rước lễ thiêng liêng” sẽ vô nghĩa nếu đặt ra ngoài nhiệm cục bí tích. Nó là một hình thức tham dự Thánh Thể chung cho mọi tín hữu; và nó thích hợp với cuộc hành trình của một người rơi vào một tình trạng hay một điều kiện đặc thù nào đó. Hiểu như thế, thực hành này tăng cường ý thức của ta về cuộc sống bí tích.
Một thực hành tương tự đối với bí tích hòa giải cũng rất hữu ích và hợp tinh thần Thánh Kinh (xem 1Pr 4:7-9) đó là làm việc bác ái, đọc Lời Chúa và đi hành hương. Những cử chỉ này nói lên ước muốn thay đổi và xin Chúa tha thứ trong khi chờ đợi hoàn cảnh bản thân của mình khai triển tới mức có thể tiếp cận các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể.
Sau cùng là một thực hành mà theo kinh nghiệm mục vụ của Đức HY có thể làm được tức việc cam kết sống tiết dục hoàn toàn như khuyến cáo của Thánh GH Gioan Phaolô II. Đức HY từng tiếp nhận những cặp cam kết như thế trở lại bàn tiệc Thánh Thể. Ngài nhấn manh rằng những biện pháp này không phải chỉ có tính giảm đau (palliative) mà thực sự là nguồn đem lại bình an.
Các trường hợp tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Trong việc giải quyết các tuyên bố hôn nhân vô hiệu, tuy nhấn mạnh tới việc phải quan niệm tín lý và giáo luật như một đơn vị, Đức HY Scola cho hay: cần lưu ý hơn tới khía cạnh mục vụ, tới nỗi đau của những người liên hệ không muốn quay về với quá khứ đau thương; cũng cần lưu ý tới khía cạnh đức tin khi kết hôn của họ: “Ngày nay, ít nhất trong một số bối cảnh, không thể coi là đương nhiên việc các người phối ngẫu khi cử hành hôn phối của họ có ý định ‘thực hiện điều Giáo Hội có ý định thực hiện’. Ngày nay, việc thiếu đức tin có thể dẫn tới việc loại bỏ chính các thiện ích của hôn nhân. Nghĩa là khiến cho hôn nhân không thành sự.
Dù sao, Đức HY cũng khuyến cáo phải giải quyết nhanh chóng các án tuyên bố hôn nhân vô hiệu, trong khi vẫn tôn trọng các thủ tục cần thiết, và làm cho phương thức mục vụ hiển nhiên hơn. Để đạt mục đích này, ngài đề nghị Đức Giáo Hoàng trao nhiều quyền hơn cho các giám mục để các ngài có thể “tạo ra một thủ tục hợp giáo luật nhưng không có tính pháp chế, với trọng tài cuối cùng không phải là một chánh án mà đúng hơn lá vị giám mục hay người đại diện của ngài. Nghĩa là một thủ tục do luật Giáo Hội qui định, với các phương pháp chính thức dùng để thu lượm và lượng định chứng cớ”.
Đức HY đưa ra một thí dụ: tại mỗi giáo phận hay một nhóm giáo phận, có một dịch vụ huấn đạo (counseling) dành cho những người CG hoài nghi tính thành sự của hôn nhân. Từ dịch vụ này, người ta sẽ bắt đầu diễn trình giáo luật nhằm lượng định tính thành sự của dây hôn phối, dưới sự hướng dẫn của một vị được chỉ định; diễn trình này phải thật nghiêm ngặt trong việc thu lượm bằng chứng, các bằng chứng này sẽ được trình cho giám mục, cùng với ý kiến của chính vị được chỉ định, của người bênh vực dây hôn phối, và của người trợ giúp bên nguyên.
Giám mục, hay người được ngài ủy nhiệm, sẽ phải quyết định liệu cuộc hôn nhân này có nên được tuyên bố là vô hiệu hay không. Tất nhiên, một trong hai người phối ngẫu có quyền kháng cáo lên Tòa Thánh.
Đề nghị này mục đích làm sáng tỏ thêm mối nối kết giữa tín lý, chăm sóc mục vụ và giáo luật. Trong phần kết luận, Đức HY Scola nhấn mạnh tới việc không ngừng phải dựa vào trải nghiệm vững chãi của đời sống thánh thiện trong gia đình tìm thấy rất nhiều nơi Dân Chúa thuộc mọi hoàn cảnh địa dư và văn hóa. “Trọng điểm mạnh mẽ nhất cho cuộc phục hưng nền chăm sóc mục vụ gia đình chỉ có thể là chứng tá”.
Ngài viết thêm: “sau cùng, chỉ có thể giải quyết các hoàn cảnh đau thương và khó khăn một cách tích cực nhờ rất nhiều người phối ngẫu sống cuộc sống hôn nhân của họ trong yêu thương và trung thành. Khi thăm viếng các giáo xứ và cộng đoàn, tôi luôn luôn xúc động được gặp rất nhiều cặp nay đã cao niên, những người sau 40, 50, thậm chí 60 năm, vẫn nói tới cuộc hôn nhân của họ với một niềm hân hoan âu yếm và lên tiếng làm chứng nhờ ơn trợ giúp của Chúa và nhờ sự hỗ trợ thực tiễn của cộng đồng Kitô hữu, họ đã giáp mặt và vượt thắng ra sao biết bao thử thách và đau thương. Với lòng biết ơn sâu xa, tôi cũng nhớ tới chứng từ của những người từng bị người phối ngẫu bỏ rơi nhưng đã quyết định sống trung thành với sợi dây hôn phối của mình”.
Tóm lại, Đức HY Scola cùng một tâm thức với Đức HY Pell khi cho rằng không thể dựa vào chứng từ của một thiểu số để thay đổi giáo huấn của Giáo Hội trong khi đại đa số vẫn có thể trung thành một cách hân hoan với giáo huấn ấy. Điều này cho thấy ơn thánh Chúa vẫn hữu hiệu khi tự do con người hợp tác với nó. “Hôn nhân là thực tại bất khả tiêu sẵn sàng đối phó bằng đôi tay sắt trước sự hiện diện của những khuynh hướng phá hoại nó. Và nó thúc đẩy những người ngả nghiêng biết vượt thắng con người mình mà lớn lên trong mối tình chân thực bằng cách uốn nắn đời mình theo mô thể tham gia. Khi đưa ra lời thề hứa, các người phối ngẫu không chỉ dựa vào bản thân họ, vốn là khối cát hay truồi (shifting sands) đối với tự do riêng của họ, mà đúng hơn dựa vào mô thể (xét cho cùng là chính Chúa Kitô) đã chọn họ vì họ đã chọn nó… Mô thể này trải dài ra mọi bình diện của cuộc sống, từ gốc rễ sinh học cho tới đỉnh cao ơn thánh và sự sống trong Chúa Thánh Thần”.
Hôn nhân trong tính bí tích của Giáo Hội
Tiểu luận trên tờ Communio của Đức HY Marc Ouellet tựa là “Hôn Nhân và Gia Đình trong Tính Bí Tích Của Giáo Hội: Các Thách Đố và Tầm Nhìn” với câu nhận định cho rằng việc mở ra phương thức mục vụ đặt căn bản trên lòng từ bi nhân hậu phải diễn ra trong tính liên tục của truyền thống Giáo Hội, một truyền thống vốn nói lên lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Đức HY tin rằng trong các tranh luận hiện nay, Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho ta cách canh tân mà vẫn trung thành với truyền thống Công Giáo, nhất là với giáo huấn của Vatican II và với nền giải thích của Thánh GH Gioan Phaolô II. Muốn thế, phải tập chú vào mối liên kết hữu cơ giữa bí tích hôn phối và tính bí tích của Giáo Hội. Đức HY muốn đưa ra một số tiêu chuẩn cho việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu trong ngữ cảnh một phương thức mục vụ canh tân đặt trọng tâm vào nhân hậu từ bi mà vẫn gắn bó với việc tôn trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Đức HY cho rằng trước Vatican II, người ta có quan niệm nghèo nàn về các bí tích, chỉ xem sét chúng theo nhu cầu cá nhân, không có liên hệ hữu cơ nào với Giáo Hội. Với Vatican II, Giáo Hội là một dấu chỉ và là dụng cụ hiệp thông với Thiên Chúa và hợp nhất với mọi người.
Nhờ định nghĩa Giáo Hội như bí tích, Vatican II đã đem lại cho các bí tích một chiều kích truyền giáo, vì chúng tạo nên tính hữu hình của Giáo Hội trước mặt mọi dân tộc.
Cùng với tầm nhìn nền tảng trên, tức coi GH như bí tích cứu rỗi và mầu nhiệm hiệp thông, ta còn phải thêm chiều kích phu thê cho nền thần học bí tích, được chính Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (Số 1617) xác nhận: Toàn bộ đời sống Ki-tô giáo mang dấu ấn của tình yêu "phu thê" giữa Ðức Ki-tô và Hội Thánh. Bí tích Thánh Tẩy, cửa ngõ dẫn vào dân Thiên Chúa, đã là mầu nhiệm "phu thê"; có thể gọi nó là "cuộc tắm rửa chuẩn bị phu thê" (x. Ep 5,26-27) trước khi dự tiệc cưới là bí tích Thánh Thể. Hôn nhân Ki-tô giáo là dấu chỉ hữu hiệu, là bí tích của giao ước giữa Ðức Ki-tô và Hội Thánh. Hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội là một bí tích thực sự của Giao Ước Mới, vì biểu thị và thông ban ân sủng cho họ (x. DS 1800; CIC 1055, 2)”.
Như thế, tính bí tích của Giáo Hội đặt căn bản trên mối liên hệ phu thê giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, đã được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư Êphêsô để thiết lập ra giá trị bí tích của tình nghĩa vợ chồng giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Giáo huấn của Vatican II về hôn nhân vừa có tính quan phòng vừa có tính tiên tri trước một tương lai sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân học. Việc tân phúc âm hóa hôn nhân và gia đình này bắt đầu với Chúa Kitô và vén mở vẻ đẹp của gia đình như một Giáo Hội tại gia. Đức HY cho rằng việc chăm sóc mục vụ trong Giáo Hội chưa thi hành đầy đủ Tin Mừng này về gia đình, tuy nó đã được công bố lại như mới trong tông huấn Familiaris consortio.
Nét mới mẻ của Tin Mừng này là đặt hôn nhân và gia đình trở lại nền tảng Kitô học và Giáo Hội học trong Vui Mừng và Hy Vọng: Đấng Cứu Thế, phu quân của Giáo Hội, gặp gỡ các cặp vợ chồng Kitô hữu qua bí tích hôn phối. Người ở với họ để, qua việc tự hiến hỗ tương, họ yêu nhau bằng một lòng chung thủy lâu bền, như chính Người yêu thương Giáo Hội và phó mình cho Giáo Hội.
Vượt quá ý niệm pháp chế về khế ước hôn nhân, Vatican II tái quan niệm hôn nhân như là “cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô”, Phu Quân của Giáo Hội, Đấng “ở với” cặp vợ chồng và cho họ tham dự vào chính tình yêu của Người. Chữ “như” của Thánh Phaolô nói lên sự tham dự của vợ chồng vào tình yêu của Chúa Kitô; nó tương đương với chữ “như” của Thánh Gioan trong lời cầu nguyện linh mục ở Gioan 17. Nó không chỉ có nghĩa tương tự nhờ mô phỏng, mà khẳng định một tham dự thực sự của vợ chồng vào tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội (xem Vui Mừng và Hy Vọng số 48; Ánh Sáng Muôn Dân, số 11).
Hôn nhân Kitô Giáo, vì thế, là hình ảnh và là sự tham dự vào tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Nó chỉ cho mọi người thấy sự hiện diện sống động của Chúa Kitô trong thế giới và bản chất chân thực của Giáo Hội qua tình yêu và tính sinh hoa trái của tình yêu này nơi các người phối ngẫu, qua sự hợp nhất và lòng trung thành của họ, và qua cung cách đầy yêu thương trong đó mọi thành viên của gia đình hợp tác với nhau (VMHV, số 48).
Thuật ngữ Giáo Hội tại gia của Vatican II nói lên cả hai nền tảng Kitô học và Giáo Hội học của hôn nhân và gia đình. Lối gọi này đòi thần học một suy tư sâu sắc hơn mới có thể bộc lộ được hết tính thích đáng và tính sinh hoa trái của hôn nhân trong toàn bộ tính bí tích của Giáo Hội. Là “dấu chỉ” và là “mầu nhiệm hiệp thông”, Giáo Hội tự phát biểu mình ra một cách đặc biệt trong cử hành Thánh Thể, vốn là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Sống Lại. Giáo Hội cũng tự phát biểu mình ra trong các liên hệ có tính định chế với nhà nước, trong các hoạt động truyền giáo và bác ái và trong cuộc đấu tranh cho công lý và liên đới. Sau cùng Giáo Hội tự phát biểu mình ra qua sự hiện diện của các gia đình, vốn là các ốc đảo hiệp thông dành cho những người đang lữ hành xuyên sa mạc theo vết chân Chúa Kitô.
Đức HY cho rằng cốt lõi, sức mạnh và vẻ đẹp của Tin Mừng gia đình chính là việc vợ chồng tham dự vào tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo Hội. Tin Mừng này bắt nguồn từ Phép Rửa và khai mở qua các đặc tính tự nhiên và siêu nhiên của tình yêu phu thê: hợp nhất, trung thành, sinh hoa trái, và bất khả tiêu.
Đức HY cho rằng tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội biểu lộ rõ nét nhất trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng hôn phối vốn là bí tích của Tình Yêu này nên hôn phối có một liên hệ nội tại với Phép Thánh Thể. Mỗi lần rước Thánh Thể, họ đều thưa “vâng” với Giao Ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, một giao ước chứa đựng, nâng đỡ, thánh hóa và cứu vớt giao ước của vợ chồng. Họ được kêu gọi phục vụ Cuộc Tình lớn hơn cuộc tình riêng của họ, một cuộc tình hiện hữu cách huyền nhiệm trong chính họ bất chấp các thăng trầm của nhân sinh.
Ngài cho rằng dù ơn thánh hóa đôi khi có thể vắng bóng trong cuộc gặp gỡ Thánh Thể của vợ chồng, song dây hôn phối (res et sacramentum) thì vẫn là một dữ kiện nền tảng và khách quan tiếp tục làm chứng cho lòng trung thành của Chúa Kitô đối với Giáo Hội, thậm chí cả trong khi hai vợ chồng ly thân với nhau. Do đó, không thể có một cuộc hôn nhân bí tích khác cho những người ly dị ở tòa dân sự tự ý rời bỏ cuộc kết hợp thứ nhất. Việc họ có thể làm thế mâu thuẫn một cách trực tiếp với cam kết bất phản hồi của Chúa Kitô Phu Quân trong cuộc kết hợp đầu.
Thành thử, việc hiệp thông Thánh Thể cũng bị loại trừ vì việc này trước nhất nói lên tiếng “vâng” về phần chúng ta với chứng tá của Chúa Kitô đối với tình yêu phu phụ trong tính phu thê trùm phủ của Giáo Hội. Có thể nói: một hành vi như thế trong hoàn cảnh tái hôn sẽ áp đặt lên Chúa Kitô một dấu chỉ bí tích ngược với chứng tá của riêng Người. Chính vì thế, Giáo Hội luôn duy trì một giới hạn đối với các người Công Giáo ly dị và tái hôn trong việc tham gia cử hành Thánh Thể, dù không loại họ ra khỏi cộng đồng.
Câu hỏi liệu có nên nhân danh phương thức mục vụ canh tân dựa vào lòng thương xót để gỡ bỏ giới hạn trên chăng, thì cần phải được xem xét theo chiều kích Giáo Hội của các bí tích. Dĩ nhiên, mục tiêu của THĐ sắp tới là xem sét hoàn cảnh các gia đình ngày nay, đưa ra các định hướng mục vụ có khả năng củng cố các cặp vợ chồng vẫn trung thành dù gặp nhiều áp lực trái ngược, hàn gắn vết thương do thất bại yêu thương tạo ra, và giúp đỡ các gia đình trong các hoàn cảnh không hợp lệ nhưng vẫn ước mong có được cuộc sống ơn thánh đúng nghĩa.
Trong số những người vừa kể, có các người ly dị và tái hôn. Đức HY cho rằng họ không ít, dù theo thống kê, con số của họ đang giảm do các diễn biến hiện nay khiến nhiều người không còn coi hôn nhân như là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà nữa. Nhiều người khác không muốn kết hôn, chỉ sống chung với nhau.
Do đó, theo Đức HY, phương thức mục vụ dựa trên lòng thương xót phải lưu ý trước nhất tới việc cứu người đàn ông và người đàn bà khỏi sự sợ hãi không dám tự cam kết. Chỉ có việc tân công bố Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế mới giải thoát nhân loại khỏi nỗi sợ sệt yêu thương mà thôi vì chính Đấng Hóa Công đã thiết lập tình yêu này và Đấng Cứu Thế đã phục hồi nó. Muốn thế, phải dựa vào gia bảo của Đức Gioan Phaolô II và truyền bá gia bảo này bằng một cách tiếp cận mục vụ có tính hữu cơ đối với việc khai tâm Kitô Giáo, chuẩn bị hôn nhân và việc các gia đình đồng hành.
Riêng đối với những người ly dị và tái hôn, ta phải hoan nghênh việc họ cơỉ mở đối với con đường hồi tâm, thống hối, và tăng trưởng thiêng liêng. Tùy theo hoàn cảnh đa dạng trong đó họ không tìm được giải pháp pháp chế, ta phải giúp họ phục hồi cuộc sống kết hợp với Chúa Kitô trong các giới hạn do sự thật về bí tích của Giáo Hội đặt để.
Đức HY nói rằng: ta phải nói đi nói lại với người ly dị tái hôn tuy hối hận về lỗi lầm của mình nhưng không thể bỏ được cuộc kết hợp mới rằng: lòng thương xót của Chúa vươn tới họ một cách mật thiết ngay trong hoàn cảnh mới của họ. Tuy nhiên, ta không thể cho phép họ làm chứng công khai bằng việc lãnh nhận Thánh Thể. Vì làm thế là ta phản bội lại sự thật vốn làm nền tảng cho tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Điều đáng chú ý là quan điểm sau đây của Đức HY Ouelett: việc không cho phép trên không ngăn cản lòng thương xót Chúa khỏi vươn tới tâm hồn họ. Vì ngăn cản như thế không hề tương đương với việc tuyên bố những người này đang sống trong tội trọng hay họ bị từ chối không được rước lễ vì lý do luân lý. Lý do của họ chỉ là lý do bí tích. Cuộc hôn nhân thứ hai của họ luôn là một trở ngại khách quan không cho phép họ tham dự vào sự thật trong việc làm chứng công khai tính bí tích của Chúa Kitô và của Giáo Hội.
Theo ngài, họ có thể xin được ơn kết hợp với Chúa Kitô dù không có các dấu chỉ bí tích. Cốt lõi ơn thánh bí tích vẫn có thể thông ban cho những người này dưới hình thức “rước lễ thiêng liêng”, vốn không thay thế việc rước lễ theo bí tích, nhưng vẫn là một chiều kích của nó vì mọi cuộc rước lễ theo bí tích trước nhất phải là biểu thức của việc rước lễ thiêng liêng nghĩa là, muốn có tình trạng ơn thánh, một tình trạng mà việc Rước Lễ nuôi dưỡng và tăng cường.
Đức HY Ouelett cho rằng phương thức mục vụ đặt trọng tâm vào lòng thương xót cần làm sáng tỏ điểm trên. Vả lại, có một nối kết giữa việc rước lễ và việc hiệp thông trong nhiệm thể Người là Giáo Hội. Ta không thể thưa “Amen” với Thân Xác Chúa Kitô được ta tiếp nhận lúc rước lễ mà đồng thời không hoan nghênh Thân Xác có tính Giáo Hội của Người, nghĩa là không yêu thương các chi thể khác của Nhiệm Thể Người. Theo cách nhìn này, tín hữu phải được giúp đỡ để biết trân qúy mọi khía cạnh của việc rước lễ, như tham dự cuộc tập họp phụng vụ, giúp họ dâng lễ hy sinh của Chúa Kitô với các tín hữu khác, cũng như tình hiệp thông trong các sinh hoạt hay sáng kiến của cộng đồng đối với người nghèo.
Ơn thánh không bị giới hạn chặt chẽ vào trật tự bí tích đối với các người không phải là Kitô hữu và các Kitô hữu khác thế nào, thì lòng thương xót của Thiên Chúa cũng sinh động như thế trong cuộc sống các tín hữu đang gặp trở ngại không được rước lễ. Các tín hữu này tiếp tục làm chứng cho lòng trung thành tuyệt đối của Chúa Kitô bằng chính việc tự chế không rước lễ, vì tôn kính Đấng Phu Quân Thần Thánh là Đấng không phá vỡ cuộc kết hợp thứ nhất bất chấp sự thất bại của vợ chồng. Cứ rước lễ bằng bất cứ giá nào là buộc Đấng Phu Quân Thần Thánh này dự phần vào việc làm chứng giả của ta.
Trước khi đọc tiếp nhận định của Đức HY Ouellet, tưởng nên nhắc lại ý kiến trên đây của ngài cho rằng ngăn cấm người ly dị và tái hôn dân sự không được rước lễ không đồng nghĩa với việc tuyên bố họ mắc tội trọng. Thiển nghĩ nói như thế khiến nhiều người cho rằng: vậy thì sống trong cuộc hôn nhân bất thành thứ hai không phải là một tội trọng. Tưởng nên nói cho rõ: tuy không tuyên bố, nhưng sống như thế là một tội trọng khách quan. Chính điều sau khiến việc rước lễ của họ mâu thuẫn với yếu tính Thánh Thể, chứ không hẳn điều gì khác.
Đến đây, dường như Đức HY Ouellet lại thêm một nhận định khác có vẻ ủng hộ nhận định của Đức HY Kasper. Ngài viết thế này: “Ngoại trừ trong một số trường hợp thực sự ngoại lệ, trong đó, ngả đường pháp chế để thừa nhận tính vô hiệu là điều bất khả, nhưng xác tín mục vụ về tính vô hiệu thì có đó, tôi không thấy lý do khiến con đường thống hối có thể mở đường cho những người đã kết hôn thành sự rồi sau đó ly dị và tái hôn được tiếp cận việc giải tội và rước lễ”. Ngài cho rằng phải do xác tín mục vụ về tính vô hiệu chứ không do thống hối, vì thống hối không thể thay đổi được hiệu quả của bí tích, tức dây hôn phối, vốn bất khả tiêu vì liên kết với chứng tá của chính Chúa Kitô. Ở phần ghi chú, Đức HY không nói rõ những trường hợp thực sự ngoại lệ này là những trường hợp nào, chỉ cho rằng còn nhiều việc phải làm mới đưa ra được các điển hình, như ấn định tiêu chuẩn và thủ tục, xác định các điều kiện và trách nhiệm cho các quyết định mục vụ này. Nhưng ngài cho rằng làm gì thì làm cũng không thể trao các quyết định này cho “tòa riêng” (private forum).
Nói thế rồi, Đức HY Ouellet khẳng định rằng: việc mở ra phương thức mục vụ dựa trên lòng thương xót phải diễn ra trong tính liên tục của truyền thống tín lý Giáo Hội, tự nó vốn nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa. Dù trong khi hạn chế việc rước lễ, Giáo Hội vẫn lưu tâm tới hạnh phúc của con cái mình, nhưng hạnh phúc này không thể tìm đâu cho bằng trong sự thật của Giao Ước. Phương thức mục vụ của Giáo Hội thành hay bại là do sự thật này.
Về khía cạnh này, Đức HY nhấn mạnh một lần nữa: Giáo Hội phải mở rộng tầm nhìn về việc rước lễ căn cứ vào tính bí tích của Giáo Hội bằng cách tái khẳng định khả thể ơn thánh chân thực dù không tham dự đầy đủ vào trật tự bí tích. Giáo Hội nên mời gọi những người đang sống trong các hoàn cảnh bất hợp lệ đừng tách mình ra khỏi cộng đồng nhưng dấn thân vào cộng đồng một cách huynh đệ và luôn nhớ rằng “đức ái che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4:8). Giáo Hội cũng cần nhắc những người này nhớ hiệp thông Thánh Thể có thể diễn ra dưới nhiều hình thức tôn sùng Thánh Thể khác nhằm nuôi dưỡng việc hiệp thông hay rước lễ thiêng liêng: rước kiệu, chầu Thánh Thể, viếng Mình Thánh v.v… Tóm lại, trong trường hợp ly dị và tái hôn, không nên dính cứng vào viễn kiến quá hẹp hòi về rước lễ. Đồng thời, tìm cách làm dễ việc giải quyết các trường hợp hôn nhân vô hiệu.
Về việc vừa nói, Đức HY cho rằng: công việc của các tòa án hôn phối hiện chủ yếu hơn bao giờ hết. Chúng cần làm việc cách khách quan và vô tư trong một tinh thần mục vụ chân chính, luôn lưu ý tới lòng trung thành của Giáo Hội đối với mầu nhiệm Giao Ước và luật tối cao của việc cứu rỗi các linh hồn.
Một cách cụ thể, Đức HY nhắc tới nhận định của Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh tới mối tương quan giữa đức tin và bí tích vì hiện nay ta gặp nhiều người tuy đã chịu phép rửa nhưng không tin. Làm sao ấn định được việc: đến mức nào, việc thiếu đức tin khiến một cuộc hôn nhân không thành sự?
Theo giáo luật, việc khảo hạch tiền hôn nhân chú ý tới ý định của các người phối ngẫu đối với các mục đích và đặc tính của hôn nhân vốn tương ứng với các thiện ích chung thủy (fides), sinh sản (proles) và bất khả tiêu (sacramentum) theo định nghĩa của Thánh Augustionô. Bác bỏ các thiện ích này không cho phép việc cử hành bí tích; nói cách khác, không nhìn nhận các thiện ích này sẽ làm cho sự ưng thuận của hai người phối ngẫu bất thành sự vì nó không tương ứng với bản chất của khế ước hôn nhân và do đó của bí tích. Điều này được Đức Gioan Phaolô II nói rõ trong Diễn Văn với Tòa Thượng Thẩm Rôma, ngày 30 tháng 1, năm 2003.
Đức Bênêđíctô XVI thì cho rằng tính bất khả tiêu không đòi nơi người kết ước một đức tin bản thân, chỉ cần họ có ý định “làm điều Giáo Hội làm” nhưng ta vẫn không thể tách biệt đức tin hoàn toàn ra khỏi tính bất khả tiêu như nhận định của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế năm 1977: nếu không có dấu vết chi của đức tin, người ta dám hoài nghi ý định kia và do đó không biết cuộc hôn nhân có được kết ước thành sự hay không.
Đối với Đức Bênêđíctô XVI, việc chấp nhận đức tin giúp vợ chồng có khả năng tự hiến, sống tận hiến và trung thành với nhau. Khép kín với Thiên Chúa hay bác bỏ chiều kích thánh thiêng của kết hợp vợ chồng chắc chắn gây trở ngại cho việc nhập thân mẫu mực cao cả nhất của hôn nhân vốn được Giáo Hội quan niệm theo kế hoạch Thiên Chúa, thậm chí còn có thể phá hoại tính thành sự của giao ước, nếu nó được phát biểu trong khi bác bỏ nguyên tắc sống trung thành với nhau nghĩa là một trong các yếu tố chủ chốt khác của hôn nhân. Tuy nhiên, ngài cho hay ngài chỉ nêu khía cạnh này để ta suy nghĩ thêm mà thôi (xem Diễn Văn Với Tòa Thượng Thẩm Rôma, 26 tháng 1, 2013).
Tóm lại, Đức HY Ouellet nhấn mạnh tới việc đặt căn bản hôn nhân trên tính bí tích của Giáo Hội. Tính bí tích này được phát biểu khắp trong 7 bí tích, vì 7 bí tích này đều coi mối liên hệ giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội như một mầu nhiệm phu thê, đầy hoa trái. Giáo Hội tại gia xây dựng trên bí tích hôn phối phải được xét trong bối cảnh nền thần học cơ cấu bí tích này về Giáo Hội. Trong mọi gia đình Công Giáo, Chúa Kitô và Giáo Hội nối dài chứng tá thần linh và nhân bản về một tình yêu trung thành bất khả tiêu và đầy hoa trái. Các yếu đuối, các lỗi lầm và các thất bại của một số cặp hôn nhân ngày nay càng là một lý do khiến ta công bố như mới Tin Mừng gia đình và đưa ra một phương thức mục vụ dựa vào lòng nhân hậu để đem lại bình an, hòa giải và nhiều phương thuốc khác cho mọi gia đình.
Còn 1 kỳ
Dù THĐ đặc biệt vào đầu tháng Mười chỉ có nhiệm vụ soạn thảo nghị trình cho THĐ thường lệ vào một năm sau, nhưng càng tới gần ngày khai mạc nó, bầu khí tranh luận về việc cho người ly dị và tái hôn, dù không có tuyên bố vô hiệu, được rước lễ càng sôi sục hơn.
Thực vậy, không kể các vị Hồng Y như Burke và Muller vốn lên tiếng từ đầu, gần đây, thêm nhiều vị Hồng Y cùng lên tiếng một lượt, phần lớn để bất đồng ý kiến với Đức HY Kasper. Tuy thế, không hẳn không có người ủng hộ hoặc có cảm tình với luận điểm nói chung của ngài.
Những người nghiêng về phía Đức HY Kasper
Không biết trong số này có nhà báo nổi tiếng của Ý là Sandro Magister hay không. Vì gần đây, bỗng nhiên ông viết bài cho hay: Đức HY Burke dám bị giáng cấp bằng cách rời bỏ vị trí cầm đầu Tòa Án Tối Cao, ngang hàng một thánh bộ, về “vườn đuổi gà” cho Hội Hiệp Sĩ Malta, trong lúc mới 64 tuổi. Magister cho rằng việc giáng cấp này cho thấy Đức Phanxicô muốn loại dần các vị thuộc phe bảo thủ. Đức HY Burke là vị HY lên tiếng từ đầu và thường xuyên phản công các đề nghị của Đức HY Kasper. Tuy nhiên, việc ngài rời bỏ Tòa Án Tối Cao có thể là cơ hội để ngài có nhiều thì giờ viết lách hơn và chống lại quan điểm của Đức HY Kasper.
Magister cũng có bài (ngày 8 tháng Chín) cho rằng Đức Phanxicô đã có lời đồng ý “in pectore” (giữ kín) đối với việc cho phép người ly dị vá tái hôn nói trên được rước lễ. Ông căn cứ vào nhận định của một nhà thần học Úc, Cha Paul-Anthony McGavin, thuộc TGP Canberra và Goulburn. Mà nhận định của Cha McGavin thì đặt nặng trên phương pháp học của Đức Phanxicô nhiều hơn, cho rằng ngài nghiêng về phía canh tân, không thích bất cứ “hệ thống khép kín” nào, dù có tính tín lý hay có tính mục vụ; và do đó, gần với phương pháp học của Đức HY Kasper hơn.
Cha McGavin cho rằng nhận định vắn vỏi của Đức HY Burke đối với một vấn đề phức tạp, đụng chạm tới nhiều lãnh vực nghiên cứu khác nhau này, cho thấy một sự hẹp hòi nào đó về quan điểm. Vì trong nhiều năm qua, giáo luật cho thấy nhiều cách giải đáp khá thần kỳ đối với các nố bất thường của mục vụ: lời khấn trọng thể trong dòng tu được miễn chuẩn; những người có chức thánh “được hoàn tục” và được kết hôn thành sự…
Vả lại, lời Chúa trong Mc 10:9,11 có thể chỉ có nghĩa deontic (nghĩa vụ học), chưa hẳn có nghĩa hermeneutic (chú giải học). Hơn nữa, nền thần học có tính nhận thức (noetic) về bí tích cũng như nền thần học luân lý chưa đóng lại vấn đề.
Cha McGavin còn dựa vào kinh nghiệm giải tội để nói rằng những câu truyện nát lòng do tan vỡ hôn nhân gây ra nghe được tại đây phần lớn không tập chú vào việc thiếu trong sạch mà là “tính đã chết của việc sống chung” không còn là hôn nhân nữa. Về điểm này, xin coi quan điểm của Đức HY Muller khi trả lời câu hỏi về tình yêu đã chết.
Diễn văn của Đức Phanxicô với các giám mục Đại Hàn tại Seoul ngày 17 tháng 8 cũng được Cha McGavin dựa vào để tố cáo quan điểm hẹp hòi của những người như Đức HY Burke. Đức Phanxicô nói rằng: không nên “tìm an toàn biểu kiến bằng cách núp đàng sau những câu trả lời dễ dãi, những công thức, luật lệ và qui định có sẵn. Chúa Giêsu chống chọi với những người chuyên núp phía sau luật lệ, qui định và giải đáp dễ dãi… Người gọi họ là đồ giả hình”.
Cha McGavin còn trích cả “Niềm Vui Tin Mừng” ở đoạn nói rằng: “”Luôn có sự căng thẳng giữa ý niệm và thực tế. Thực tế đơn thuần ‘hiện hữu’ trong khi ý niệm ‘được tạo ra’. Cần phải có cuộc đối thoại liên tục giữa hai điều này, kẻo ý niệm trở thành xa rời đối với thực tại. Điều nguy hiểm là cố thủ trong lãnh vực lời nói mà thôi… Nên đã có một nguyên tắc khác: thực tại lớn hơn ý niệm. Nguyên tắc này đòi ta phải bác bỏ nhiều phương tiện dùng để che đậy thực tại: các hình thức trong sạch như thiên thần, các hình thức độc tài của duy tương đối, những mỹ từ trống rỗng, các mục tiêu lý tưởng nhiều hơn thực chất, những nhãn hiệu cực đoan phi lịch sử, những hệ thống đạo đức học bị tước hết khôn ngoan” (số 231).
Ai cũng biết, những câu tuyên bố trên mới cần “hermeneutics” và do đó, có thể có nhiều nghĩa khác nhau, không hẳn chứng minh được là Đức Phanxicô ủng hộ việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ.
Đức Cha Thomas Tobin của giáo phận Providence, RI, ngày 15 tháng 9, lên tiếng ủng hộ quan điểm của Đức HY Kasper khi trích lời vị Hồng Y này nói rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội “cần để lại sau lưng các xem xét duy luật học của những tâm trí hẹp hòi và những nghiêm khắc không có tính Kitô Giáo vốn đè quá nặng đến nỗi người ta không chịu nổi”.
Vị giám mục này cũng cho rằng chính Đức Phanxicô cho người ta hy vọng sẽ có thay đổi lớn trong đáp ứng mục vụ đối với người ly dị và tái hôn. Trước nhất là câu tuyên bố mùa hè rồi của Đức Phanxicô: THĐ sẽ thăm dò một chính sách chăm sóc mục vụ sâu sắc hơn đối với hôn nhân kể cả vấn đề người ly dị và tái hôn. Cả luật lệ về tuyên bố vô hiệu cũng cần duyệt lại. Câu trích dẫn khác là từ Niềm Vui Tin Mừng: Thánh Thể “không phải là phần thưởng cho người hoàn hảo mà là thuốc chữa mạnh mẽ và của nuôi cho người yếu”.
Rồi Đức Cha trích dẫn đoạn Tin Mừng nói tới việc các môn đệ hái lúa ngày Sabát và câu nói bất hủ của Chúa Giêsu: “Ngày Sabát vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sabát” (Mc 2:28). Và gọi đây là “bối cảnh mục vụ”: miễn chước việc chấp pháp vì nhu cầu con người lúc ấy.
Rồi Đức Cha hỏi: liệu có thể áp dụng cùng nguyên tắc trên vào luật hôn nhân hiện nay không để nói rằng: hôn nhân vì con người, chứ không phải con người vì hôn nhân?
Ngài còn dựa vào lời Chúa “ai không ăn thịt Con Người và uống máu Người, thì không có sự sống đời đời” (Ga 6:53) để ngầm cho thấy thật là thiếu bác ái khi không cho người ly dị và tái hôn rước lễ, trong khi lại cho các chính trị gia phò hôn nhân đồng tính, thậm chí phá thai (?), rước lễ.
Một cách cụ thể, ngài đề nghị đơn giản hóa thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Và thay vì thủ tục chính thức “giống như tòa án” này, nên dựa vào “phán đoán của lương tâm bản thân” của các người phối ngẫu mà cho phép họ rước lễ.
Có thể nói chính các nhận định kiểu McGavin hay Tobin trên bị coi là hẹp hòi vì đã bỏ qua nhiều khía cạnh thuộc bản chất bí tích, chỉ chú trọng tới những cảm quan bản thân nhiều tính chủ quan hoặc những thế giá tổng quát không hẳn bàn tới vấn đề đang bàn.
Những người không đồng ý với Đức HY Kasper
Các vị phản đối ý kiến của Đức HY Kasper thì nhiều hơn và cũng “nặng ký” hơn. Thực vậy, theo Francis X. Rocca, (Catholic News Service), nhà xuất bản Ignatius Press sắp cho công bố ba tác phẩm phản bác ý kiến của Đức HY Kasper.
Cuốn đầu tựa là "Remaining in the Truth of Christ" (Ở lại trong sự thật của Chúa Kitô) gồm các tham luận của ba nghị phụ THĐ: các Đức HY Gerhard Müller, Raymond Burke, và Carlo Caffarra của Bologna, Ý. Cuốn hai tựa là "The Hope of the Family", gồm bài phỏng vấn Đức HY Müller; và cuốn ba cùng tựa với cuốn của Đức HY Kasper: "The Gospel of the Family" (Tin Mừng Gia Đình) với lời nói đầu của Đức HY George Pell, chủ tịch VP Kinh Tế của Tòa Thánh.
Quan điểm của các Đức HY Muller và Burke đã được trình bày trên đây. Còn Đức HY Pell thì không hẳn tranh luận cho bằng góp một tay làm mạnh hơn quan điểm của các vị Hồng Y bạn, với lời khẳng định: “không thể chủ trương tính bất khả tiêu của hôn nhân bằng việc cho phép ‘người tái hôn’ rước Lễ”.
Ngài cho rằng những người như Đức HY Kasper “đi tìm những an ủi ngắn hạn vô ích” thay vì tập chú vào những yếu tố chủ yếu trong cuộc thách đố hiện nay đối với hôn nhân và gia đình. Thực vậy theo ngài, “Các cộng đồng lành mạnh không phí thì giờ và năng lực vào những vấn đề ngoại biên, và chẳng may, con số những người Công Giáo ly dị và tái hôn cảm thấy mình nên được rước lễ chỉ là một con số rất nhỏ”. Mà thường họ chỉ tập trung ở một số quốc gia Âu Châu, nơi người ta đi nhà thờ rất ít và những người ly dị càng ngày càng không muốn tái hôn.
Nói tới việc Đức HY Kasper đề nghị coi việc cho người ly dị và tái hôn rước lễ giống như cung cấp cho họ chiếc thuyền cứu đắm (lifeboat), chứ không hẳn con tầu mới, Đức HY Pell cho rằng thuyền cứu đắm ấy đưa họ tới đâu? Tới ghềnh đá, đầm lầy hay tới bến an lành, là bến thường khó khăn mới tới được? Nhiệm vụ của Giáo Hội là cung cấp tài lãnh đạo và bản đồ tốt để giảm thiểu các vụ đắm tầu.
Lòng nhân hậu, từ bi ư? Nhưng từ bi nhân hậu khác với phần lớn các hình thức khoan dung vì một số hình thức khoan dung không thừa nhận sự hiện hữu của tội lỗi. Trong giáo huấn Tin Mừng, luôn có sự nối kết giữa từ bi và trung tín, giữa sự thật và ơn thánh. Ngài nhấn mạnh tới việc phải nói lại cho rõ lệnh cấm cổ truyền đối với việc rước lễ của các người ly dị và tái hôn.
Đức HY Caffara thì nói rằng người ly dị và tái hôn không được rước lễ vì tình trạng của họ mâu thuẫn một cách khách quan với dây nối kết yêu thương vốn kết hợp Chúa Kitô và Giáo Hội được Phép Thánh Thể biểu tượng và thể hiện. Cho họ rước lễ là hợp pháp hóa các mối liên hệ tính dục ngoài hôn nhân và thực tế là bác bỏ tín lý về tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Rõ ràng cảm thấy nhột nhạt, Đức HY Kasper than phiền rằng các vị Hồng Y trên không cho ngài hay biết gì về các cuốn sách sắp được công bố. Lần đầu tiên trong cuộc đời học thuật, ngài mới thấy lối chỉ trích này. Ngài cho rằng các vị trên “tuyên một cuộc chiến tranh tín lý” và cuộc tấn công của các ngài thực sự nhắm vào Đức Phanxicô chứ không hẳn nhắm vào ngài, vì chính Đức GH khuyến khích ngài thăm dò phương thức mục vụ có thể trợ giúp người Công Giáo ly dị và tái hôn. Ngài nói thêm: “Không một Hồng Y anh em nào từng nói chuyện với tôi. Còn tôi, hai lần tôi đã nói chuyện với Đức Thánh Cha. Tôi sắp xếp mọi sự với ngài. Ngài nhất trí. Một vị Hồng Y có thể làm gì ngoại việc đứng về phía Đức Giáo Hoàng? Tôi không phải là mục tiêu, mục tiêu là một người khác”.
Nói như trên, Đức HY Kasper dường như tin chắc Đức Phanxicô đứng về phía ngài. Tuy nhiên, theo Đức Cha Demetrio Fernandez của giáo phận Cordoba, Tây Ban Nha, người vừa thực hiện chuyếng viếng thăm “ad limina”, thì trong chuyến viếng thăm này, các giám mục Tây Ban Nha hỏi Đức GH về “đề nghị Kasper” thì Đức GH trả lời: người kết hôn trong Giáo Hội rồi ly dị và tái hôn dân sự không thể tới gần các bí tích”. Đức Phanxicô còn nói thêm rằng giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này đã thành nề nếp rõ ràng, vì đã tuân theo lời dạy của Chúa Giêsu, nên giáo hoàng cũng không thể thay đổi được.
Chính vì thế, càng ngày càng có thêm nhiều vị Hồng Y lên tiếng đả kích đề nghị của Đức HY Kasper, trong số này có hai vị khá nặng ký, viết trên tập san cũng khá nặng ký là Communio (do Đức Bênêđíctô XVI, lúc còn là 1 thần học gia, sáng lập) là Đức Hồng Y Angelo Scola, TGM Milan và Đức HY Marc Ouellet, tổng trưởng thánh bộ giám mục.
Điều quan trọng là dựa vào chứng tá
Tiểu luận của Đức HY Scola tựa là Hôn Nhân Và Gia Đình Giữa Nhân Học và Phép Thánh Thể: Các Nhận Định Liên Quan Tới Phiên Họp Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Về Gia Đình.
Trong phần đầu của tiểu luận, Đức HY nói tới khía cạnh nhân học của hôn nhân. Ngài cho rằng hai khía cạnh nhân học và bí tích của thực tại hôn nhân và gia đình có liên hệ qua lại với nhau. Chính vì thế, Tài Liệu Làm Việc của THĐ nhấn mạnh tới việc phải nghiên cứu chi tiết chiều kích nhân học. Đức HY nhận định rằng nguồn gốc của nhiều hiểu lầm đối với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình là do ta đã rút gọn giáo huấn này vào một mớ các chỉ dẫn có tính luân lý không phát sinh từ một viễn kiến đồng nhất về con người nhân bản.
Ngài tin rằng một nền nhân học thỏa đáng sẽ giúp ta hiểu thấu đáo hơn ý nghĩa sâu xa của hôn nhân như một bí tích. Nó sẽ giúp ta thấy rõ mối tương quan nội tại giữa những khía cạnh có thể nói là tự nhiên của hôn nhân và thực tại bí tích, nhờ thế lướt thắng được chủ nghĩa ngoại tại (extrinsicism) vẫn còn rất thịnh hành.
Nói về nhân học, không thể không nói về dị biệt giới tính. Dị biệt (difference) khác với đa dạng (diversity). Ngài cho rằng nền văn hóa hiện thời thường thay thế nhị thức đồng nhất - dị biệt bằng nhị thức bình đẳng - dị biệt. Việc cổ vũ bình đẳng nam nữ đôi khi dẫn người ta tới việc coi dị biệt như là kỳ thị.
Thực ra, đa dạng trong nguyên ngữ La Tinh di-vertere có ý nói tới việc một người chuyển động theo hướng khác với một người khác. Thành thử hai chủ thể độc lập sẽ đa dạng nếu họ bước vào một tương quan hay đi theo các hướng khác nhau mà vẫn duy trì được chủ quan tính độc lập của mình. Cho nên, đa dạng đem tương quan liên ngã nhập cuộc.
Trái lại, điều ta cảm nhận trong dị biệt ám chỉ một thực tại nội ngã (intrapersonal). Nó là một điều gì đó liên hệ tới con người cá thể trong căn tính cấu thành ra họ. “Dị biệt” trong nguyên ngữ La Tinh dif-ferre có nghĩa đem tới một nơi khác, rời chỗ. Sự xuất hiện của một người khác phái “đem tôi tới một nơi khác”, “rời tôi đi nơi khác” (dị biệt). Mỗi cá thể đều thấy mình được nội tiếp (inscribed) trong sự dị biệt này và luôn phải đối mặt với lối hiện hữu khác như một con người này, một lối hiện hữu mà mình không bao giờ đạt tới. Chiều kích tính dục là một điều gì đó nội thẩm bên trong con người cá thể; nó chỉ ra việc họ cởi mở từ trong yếu tính đối với giới tính đối lập. Nhìn nhận sự dị biệt này là yếu tố quyết định đem ta tới chỗ tự ý thức đầy đủ về mình. Vì thế, ta hiểu tại sao dị biệt giới tính không thể là tiền thân của kỳ thị.
Nhưng phải hiểu dị biệt giới tính một cách năng động. Tâm lý học đúng đắn cho thấy tiểu sử mỗi con người cá thể đều có một diễn trình dục hóa (sexualization). Nói cách khác, mọi cá nhân với dị biệt giới tính từ lúc mới sinh đều đối diện với thành tố sinh học của giới tính. Điều này khiến ý chí tự do của họ phải hành động và hành động suốt đời liên quan tới “thực tại giới tính của mình”. Thực vậy, phán quyết cần thiết của tự do con người không thể làm gì khác hơn là giáp mặt cả với chiều kích tính dục. Chính trong cơn “lâm bồn” này, cá nhân cởi mở con người mình đối với người khác nhờ sức mạnh của dị biệt giới tính, quyết định nghiêng về người khác, và nhờ đó, lên đường bước vào tình yêu, một điều nhất định bao hàm một chọn lựa. Trong hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, điều này diễn ra cách khác quan. Trong đó, tôi chọn lựa để được người khác tôi về tính dục chọn lựa, với ý định phải sống duy nhất với nàng mãi mãi trong một hiệp thông sự sống và yêu thương phong phú.
Trái lại, theo Đức HY Scola, lý thuyết phái tính (gender theory) hiện nay có khuynh hướng thay thế dị biệt giới tính bằng nhiều khuynh hướng phái tính khác nhau. Phát sinh từ nhu cầu muốn giải thoát người nam người nữ khỏi những thông số chật hẹp trong các vai trò do xã hội định đoạt cho họ, lý thuyết này đã trở thành đồng minh gần gũi của một số thuyết duy nữ, là những thuyết chủ trương giải phóng phụ nữ khỏi ách thống trị của nam giới, một ách thống trị dĩ nhiên là kỳ thị. Họ cổ vũ sự bình đẳng/kình chống giữa các giới tính, thậm chí còn đi xa tới chỗ chủ trương rằng điều kiện tiên quyết của bình đẳng là loại bỏ chính dị biệt.
Cứ như thế, dị biệt giới tính có khuynh hướng bị rút gọn, trở thành một điều kiện hóa có tính văn hóa, mà ta có thể xác định nhiều cách, thậm chí nhiều lần trong đời. Dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái, và hoán đổi giới tính (transsexuality), và càng ngày càng có những phái tính khác nhau, được coi là những khả thể lệ thuộc hoàn toàn ở quyền tự quyết của cá nhân.
Tuy nhiên, theo Đức HY, kinh nhgiệm nền tảng trong con người làm chứng cho tính hiển nhiên của dục năng (eros) như một cởi mở nguyên thủy đối với người khác và cho tính mang hoa trái của mối liên hệ, vốn được ghi khắc nơi thân xác đã được dị biệt hóa về tính dục. “Nhục thể”, vì là thân xác “biết cảm nhận” (sentient), cho ta thấy: sự hiện hữu của ta, bao lâu còn được định vị trong dị biệt giới tính, luôn diễn ra trong các mối tương quan được sự dị biệt này ghi dấu. Điều hiển nhiên ở đây là dị biệt, tương quan và tính mang hoa trái (fruitfulness) có liên hệ qua lại với nhau một cách không thể nào tách biệt được.
Chiều kích phu thê, vì là chiều kích thích đáng của mọi hình thức yêu thương, chính là khởi điểm để thảo luận các thách đố mục vụ về hôn nhân và gia đình. Dị biệt giới tính dứt khoát lên đặc điểm cho mọi con người trong tính độc đáo của họ. Nhìn nhận cấu trúc nhân học này không cho phép ta tổng quát hóa. Các vấn đề không thể bỏ qua vốn cố hữu trong dị biệt giới tính, như các vấn đề liên hệ tới hôn nhân và gia đình chẳng hạn, cần được giải quyết như những hoàn cảnh độc đáo, khởi đi từ cá nhân.
Trong phần hai của tiểu luận, Đức HY Scola đề cập tới mối liên hệ giữa Thánh Thể và hôn nhân. Ngài nhận định rằng “bí tích không hề bao giờ ‘không thỏa đáng’ để dương đầu với các hoàn cảnh khó khăn và các vết thương mà hai người phối ngẫu phải trải nghiệm. Vì bí tích đem tình yêu Phu Quân là Chúa Kitô đến cho Hiền Thê của Người là Giáo Hội. Tình yêu này là tài nguyên, là tiêu chuẩn và là bảo đảm đoan chắc rằng lời hứa vốn ghi khắc trong trái tim mọi con người nhân bản với một nhu cầu không thể nào dập tắt muốn được yêu và được yêu mãi mãi là điều có thể có được. Cho nên, hạ giá các thiện ích chuyên biệt của bí tích (tính bất khả tiêu, lòng trung thành, và sự sẵn sàng sinh nở) nhân danh một ý niệm thu nhỏ về chăm sóc mục vụ để giải quyết các vấn đề đau đớn có tính bản thân của người ta là điều chẳng giúp họ được gì. Đặc biệt trong các thử thách và thương tích của cuộc kết hợp phu thê, hành động bí tích của Chúa Kitô không bao giờ để các người phối ngẫu thiếu ơn thánh họ cần để sống thực tình yêu của họ tới chỗ hoàn toàn hiệp thông với nhau vì lợi ích của Giáo Hội và của thế giới.
Trong Thánh Thể, vợ chồng gặp được nền tảng Ba Ngôi của mầu nhiệm phu thê như một đan kết hỗ tương giữa dị biệt, tự hiến và sinh hoa kết trái. Đức Bênêđíctô trong tông huấn hậu THĐ Sacramentum caritatis, số 27 nói rằng: Thánh Thể tăng cường đến bất tận sự kết hợp và tình yêu bất khả tiêu của mọi cuộc hôn nhân Kitô Giáo. Nhờ sức mạnh của bí tích, dây hôn phối được liên kết từ trong nội tại với sự kết hợp của Phu Quân Kitô với Hiền Thê Giáo Hội. Sự ưng thuận hỗ tương mà vợ chồng trao đổi cho nhau trong Chúa Kitô cũng có chiều kích Thánh Thể. Thực vậy, trong thần học của Thánh Phaolô, tình yêu vợ chồng là dấu chỉ bí tích của tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội Người, một tình yêu lên cao điểm ở Thánh Giá, vốn là biểu thức cho cuộc hôn nhân của Người với nhân loại và đồng thời là nguồn gốc và trái tim của Thánh Thể.
Đức HY Scola còn đi xa hơn nữa bằng cách cho rằng không nên tách việc tỏ lời ưng thuận hỗ tương giữa hai người phối ngẫu ra khỏi việc cử hành Thánh Thể, mà phải coi nó như “một điều kiện dứt khoát trong đó lời ưng thuận phu thê được đưa ra” để vợ chồng xác tín hơn nữa rằng qua lời ưng thuận nhau, họ đã chấp nhận lời mời gọi của Phu Quân Kitô như là nguồn gốc cho quyết định của riêng họ. Phải làm nổi bật sự nối kết căn bản giữa cử hành Thánh Thể và ưng thuận phu thê.
Sau khi làm nổi bật mối liên kết trên giữa Thánh Thể và Hôn Phối, Đức HY Scola bàn tới những người ly dị và tái hôn và việc không cho những người này rước lễ. Đức HY cho rằng việc cấm này không hề là một hành vi võ đoán của huấn quyền Giáo Hội mà đúng hơn vì ý thức được dây liên kết bất khả phân giữa Thánh Thể và Hôn Phối. Lý do ngăn họ không được xưng tội rước lễ không phải là một tội đơn độc là thứ tội luôn được tha thứ miễn là ăn năn và xin Chúa Tha thứ. Trong khi ấy, người ly dị và tái hôn, khi chưa có án vô hiệu, đã để mình rơi vào một tình trạng mâu thuẫn với điều được dây liên kết giữa Thánh Thể và Hôn Phối kia biểu tượng.
Tình trạng ấy cần được thay đổi để tương hợp với những gì được hai bí tích này thể hiện. Việc cấm rước lễ mời gọi họ, trong đau khổ và thương tích, lên đường hướng về việc hiệp thông trọn vẹn dưới sự soi sáng của Thánh Ý Thiên Chúa.
Dù tập tục của Giáo Hội sơ khai có được giải thích ra sao, thì ta vẫn không nên quên rằng Giáo Hội mỗi ngày mỗi ý thức được hơn mối liên kết nền tảng giữa Thánh Thể và Hôn Phối. Chính vì thế cả Familiaris consortio (số 84) lẫn Sacramentum caritatis (số 29) đều quả quyết rằng “tập tục của Giáo Hội, đặt căn bản trên Thánh Kinh (xem Mc 10:2–12), không cho phép người ly dị và tái hôn được chịu các bí tích, vì tình trạng và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với cuộc kết hợp yêu thương của Chúa Kitô và Giáo Hội được biểu hiệu và thể hiện trong Thánh Thể”.
Đức HY Scola cho rằng về phương diện này, cần phải nghiên cứu hai yếu tố sau một cách thấu đáo hơn. Đã đành, Thánh Thể có bao hàm một khía cạnh của tha thứ; nhưng nó không phải là một bí tích chữa lành. Ơn thánh của mầu nhiệm Thánh Thể thể hiện sự hợp nhất của Giáo Hội vừa như Hiền Thê vừa như Thân Thể của Chúa Kitô, và điều này đòi nơi người lãnh nhận khả thể khách quan cho phép mình được tháp nhập hoàn toàn vào Chúa Kitô.
Ngoài ra, cũng cần giải thích rõ hơn tại sao không nên coi việc ngăn cấm này như một hình phạt, mà như một dấu hiệu chỉ đường tìm về hợp đoàn Giáo Hội. Do đó, nhiệm vụ của mọi cộng đồng Giáo Hội là thực thi mọi chương trình thích đáng để những người này thực sự tham gia vào đời sống Giáo Hội, trong khi vẫn tôn trọng hoàn cảnh cụ thể của họ.
Các hình thức tham gia vào nhiệm cục cứu rỗi
Đức HY Scola đề nghị một số hình thức tham gia vào đời sống Giáo Hội cho những người ly dị và tái hôn, những hình thức mà nền linh đạo truyền thống vốn đề xuất cho những người giống như họ.
Thứ nhất là rước lễ thiêng liêng: ước muốn được tiếp rước Mình và Máu Chúa Kitô cùng với niềm ân hận vì những ngăn trở khiến mình không thể hiện được ước muốn này. Thực hành này không hề xa lạ đối với nhiệm cục bí tích của Giáo Hội. Thực vậy, việc gọi là “rước lễ thiêng liêng” sẽ vô nghĩa nếu đặt ra ngoài nhiệm cục bí tích. Nó là một hình thức tham dự Thánh Thể chung cho mọi tín hữu; và nó thích hợp với cuộc hành trình của một người rơi vào một tình trạng hay một điều kiện đặc thù nào đó. Hiểu như thế, thực hành này tăng cường ý thức của ta về cuộc sống bí tích.
Một thực hành tương tự đối với bí tích hòa giải cũng rất hữu ích và hợp tinh thần Thánh Kinh (xem 1Pr 4:7-9) đó là làm việc bác ái, đọc Lời Chúa và đi hành hương. Những cử chỉ này nói lên ước muốn thay đổi và xin Chúa tha thứ trong khi chờ đợi hoàn cảnh bản thân của mình khai triển tới mức có thể tiếp cận các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể.
Sau cùng là một thực hành mà theo kinh nghiệm mục vụ của Đức HY có thể làm được tức việc cam kết sống tiết dục hoàn toàn như khuyến cáo của Thánh GH Gioan Phaolô II. Đức HY từng tiếp nhận những cặp cam kết như thế trở lại bàn tiệc Thánh Thể. Ngài nhấn manh rằng những biện pháp này không phải chỉ có tính giảm đau (palliative) mà thực sự là nguồn đem lại bình an.
Các trường hợp tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Trong việc giải quyết các tuyên bố hôn nhân vô hiệu, tuy nhấn mạnh tới việc phải quan niệm tín lý và giáo luật như một đơn vị, Đức HY Scola cho hay: cần lưu ý hơn tới khía cạnh mục vụ, tới nỗi đau của những người liên hệ không muốn quay về với quá khứ đau thương; cũng cần lưu ý tới khía cạnh đức tin khi kết hôn của họ: “Ngày nay, ít nhất trong một số bối cảnh, không thể coi là đương nhiên việc các người phối ngẫu khi cử hành hôn phối của họ có ý định ‘thực hiện điều Giáo Hội có ý định thực hiện’. Ngày nay, việc thiếu đức tin có thể dẫn tới việc loại bỏ chính các thiện ích của hôn nhân. Nghĩa là khiến cho hôn nhân không thành sự.
Dù sao, Đức HY cũng khuyến cáo phải giải quyết nhanh chóng các án tuyên bố hôn nhân vô hiệu, trong khi vẫn tôn trọng các thủ tục cần thiết, và làm cho phương thức mục vụ hiển nhiên hơn. Để đạt mục đích này, ngài đề nghị Đức Giáo Hoàng trao nhiều quyền hơn cho các giám mục để các ngài có thể “tạo ra một thủ tục hợp giáo luật nhưng không có tính pháp chế, với trọng tài cuối cùng không phải là một chánh án mà đúng hơn lá vị giám mục hay người đại diện của ngài. Nghĩa là một thủ tục do luật Giáo Hội qui định, với các phương pháp chính thức dùng để thu lượm và lượng định chứng cớ”.
Đức HY đưa ra một thí dụ: tại mỗi giáo phận hay một nhóm giáo phận, có một dịch vụ huấn đạo (counseling) dành cho những người CG hoài nghi tính thành sự của hôn nhân. Từ dịch vụ này, người ta sẽ bắt đầu diễn trình giáo luật nhằm lượng định tính thành sự của dây hôn phối, dưới sự hướng dẫn của một vị được chỉ định; diễn trình này phải thật nghiêm ngặt trong việc thu lượm bằng chứng, các bằng chứng này sẽ được trình cho giám mục, cùng với ý kiến của chính vị được chỉ định, của người bênh vực dây hôn phối, và của người trợ giúp bên nguyên.
Giám mục, hay người được ngài ủy nhiệm, sẽ phải quyết định liệu cuộc hôn nhân này có nên được tuyên bố là vô hiệu hay không. Tất nhiên, một trong hai người phối ngẫu có quyền kháng cáo lên Tòa Thánh.
Đề nghị này mục đích làm sáng tỏ thêm mối nối kết giữa tín lý, chăm sóc mục vụ và giáo luật. Trong phần kết luận, Đức HY Scola nhấn mạnh tới việc không ngừng phải dựa vào trải nghiệm vững chãi của đời sống thánh thiện trong gia đình tìm thấy rất nhiều nơi Dân Chúa thuộc mọi hoàn cảnh địa dư và văn hóa. “Trọng điểm mạnh mẽ nhất cho cuộc phục hưng nền chăm sóc mục vụ gia đình chỉ có thể là chứng tá”.
Ngài viết thêm: “sau cùng, chỉ có thể giải quyết các hoàn cảnh đau thương và khó khăn một cách tích cực nhờ rất nhiều người phối ngẫu sống cuộc sống hôn nhân của họ trong yêu thương và trung thành. Khi thăm viếng các giáo xứ và cộng đoàn, tôi luôn luôn xúc động được gặp rất nhiều cặp nay đã cao niên, những người sau 40, 50, thậm chí 60 năm, vẫn nói tới cuộc hôn nhân của họ với một niềm hân hoan âu yếm và lên tiếng làm chứng nhờ ơn trợ giúp của Chúa và nhờ sự hỗ trợ thực tiễn của cộng đồng Kitô hữu, họ đã giáp mặt và vượt thắng ra sao biết bao thử thách và đau thương. Với lòng biết ơn sâu xa, tôi cũng nhớ tới chứng từ của những người từng bị người phối ngẫu bỏ rơi nhưng đã quyết định sống trung thành với sợi dây hôn phối của mình”.
Tóm lại, Đức HY Scola cùng một tâm thức với Đức HY Pell khi cho rằng không thể dựa vào chứng từ của một thiểu số để thay đổi giáo huấn của Giáo Hội trong khi đại đa số vẫn có thể trung thành một cách hân hoan với giáo huấn ấy. Điều này cho thấy ơn thánh Chúa vẫn hữu hiệu khi tự do con người hợp tác với nó. “Hôn nhân là thực tại bất khả tiêu sẵn sàng đối phó bằng đôi tay sắt trước sự hiện diện của những khuynh hướng phá hoại nó. Và nó thúc đẩy những người ngả nghiêng biết vượt thắng con người mình mà lớn lên trong mối tình chân thực bằng cách uốn nắn đời mình theo mô thể tham gia. Khi đưa ra lời thề hứa, các người phối ngẫu không chỉ dựa vào bản thân họ, vốn là khối cát hay truồi (shifting sands) đối với tự do riêng của họ, mà đúng hơn dựa vào mô thể (xét cho cùng là chính Chúa Kitô) đã chọn họ vì họ đã chọn nó… Mô thể này trải dài ra mọi bình diện của cuộc sống, từ gốc rễ sinh học cho tới đỉnh cao ơn thánh và sự sống trong Chúa Thánh Thần”.
Hôn nhân trong tính bí tích của Giáo Hội
Tiểu luận trên tờ Communio của Đức HY Marc Ouellet tựa là “Hôn Nhân và Gia Đình trong Tính Bí Tích Của Giáo Hội: Các Thách Đố và Tầm Nhìn” với câu nhận định cho rằng việc mở ra phương thức mục vụ đặt căn bản trên lòng từ bi nhân hậu phải diễn ra trong tính liên tục của truyền thống Giáo Hội, một truyền thống vốn nói lên lòng nhân hậu của Thiên Chúa.
Đức HY tin rằng trong các tranh luận hiện nay, Chúa Thánh Thần sẽ chỉ cho ta cách canh tân mà vẫn trung thành với truyền thống Công Giáo, nhất là với giáo huấn của Vatican II và với nền giải thích của Thánh GH Gioan Phaolô II. Muốn thế, phải tập chú vào mối liên kết hữu cơ giữa bí tích hôn phối và tính bí tích của Giáo Hội. Đức HY muốn đưa ra một số tiêu chuẩn cho việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu trong ngữ cảnh một phương thức mục vụ canh tân đặt trọng tâm vào nhân hậu từ bi mà vẫn gắn bó với việc tôn trọng tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Đức HY cho rằng trước Vatican II, người ta có quan niệm nghèo nàn về các bí tích, chỉ xem sét chúng theo nhu cầu cá nhân, không có liên hệ hữu cơ nào với Giáo Hội. Với Vatican II, Giáo Hội là một dấu chỉ và là dụng cụ hiệp thông với Thiên Chúa và hợp nhất với mọi người.
Nhờ định nghĩa Giáo Hội như bí tích, Vatican II đã đem lại cho các bí tích một chiều kích truyền giáo, vì chúng tạo nên tính hữu hình của Giáo Hội trước mặt mọi dân tộc.
Cùng với tầm nhìn nền tảng trên, tức coi GH như bí tích cứu rỗi và mầu nhiệm hiệp thông, ta còn phải thêm chiều kích phu thê cho nền thần học bí tích, được chính Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (Số 1617) xác nhận: Toàn bộ đời sống Ki-tô giáo mang dấu ấn của tình yêu "phu thê" giữa Ðức Ki-tô và Hội Thánh. Bí tích Thánh Tẩy, cửa ngõ dẫn vào dân Thiên Chúa, đã là mầu nhiệm "phu thê"; có thể gọi nó là "cuộc tắm rửa chuẩn bị phu thê" (x. Ep 5,26-27) trước khi dự tiệc cưới là bí tích Thánh Thể. Hôn nhân Ki-tô giáo là dấu chỉ hữu hiệu, là bí tích của giao ước giữa Ðức Ki-tô và Hội Thánh. Hôn nhân giữa hai người đã được rửa tội là một bí tích thực sự của Giao Ước Mới, vì biểu thị và thông ban ân sủng cho họ (x. DS 1800; CIC 1055, 2)”.
Như thế, tính bí tích của Giáo Hội đặt căn bản trên mối liên hệ phu thê giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, đã được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư Êphêsô để thiết lập ra giá trị bí tích của tình nghĩa vợ chồng giữa một người đàn ông và một người đàn bà.
Giáo huấn của Vatican II về hôn nhân vừa có tính quan phòng vừa có tính tiên tri trước một tương lai sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân học. Việc tân phúc âm hóa hôn nhân và gia đình này bắt đầu với Chúa Kitô và vén mở vẻ đẹp của gia đình như một Giáo Hội tại gia. Đức HY cho rằng việc chăm sóc mục vụ trong Giáo Hội chưa thi hành đầy đủ Tin Mừng này về gia đình, tuy nó đã được công bố lại như mới trong tông huấn Familiaris consortio.
Nét mới mẻ của Tin Mừng này là đặt hôn nhân và gia đình trở lại nền tảng Kitô học và Giáo Hội học trong Vui Mừng và Hy Vọng: Đấng Cứu Thế, phu quân của Giáo Hội, gặp gỡ các cặp vợ chồng Kitô hữu qua bí tích hôn phối. Người ở với họ để, qua việc tự hiến hỗ tương, họ yêu nhau bằng một lòng chung thủy lâu bền, như chính Người yêu thương Giáo Hội và phó mình cho Giáo Hội.
Vượt quá ý niệm pháp chế về khế ước hôn nhân, Vatican II tái quan niệm hôn nhân như là “cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô”, Phu Quân của Giáo Hội, Đấng “ở với” cặp vợ chồng và cho họ tham dự vào chính tình yêu của Người. Chữ “như” của Thánh Phaolô nói lên sự tham dự của vợ chồng vào tình yêu của Chúa Kitô; nó tương đương với chữ “như” của Thánh Gioan trong lời cầu nguyện linh mục ở Gioan 17. Nó không chỉ có nghĩa tương tự nhờ mô phỏng, mà khẳng định một tham dự thực sự của vợ chồng vào tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội (xem Vui Mừng và Hy Vọng số 48; Ánh Sáng Muôn Dân, số 11).
Hôn nhân Kitô Giáo, vì thế, là hình ảnh và là sự tham dự vào tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Nó chỉ cho mọi người thấy sự hiện diện sống động của Chúa Kitô trong thế giới và bản chất chân thực của Giáo Hội qua tình yêu và tính sinh hoa trái của tình yêu này nơi các người phối ngẫu, qua sự hợp nhất và lòng trung thành của họ, và qua cung cách đầy yêu thương trong đó mọi thành viên của gia đình hợp tác với nhau (VMHV, số 48).
Thuật ngữ Giáo Hội tại gia của Vatican II nói lên cả hai nền tảng Kitô học và Giáo Hội học của hôn nhân và gia đình. Lối gọi này đòi thần học một suy tư sâu sắc hơn mới có thể bộc lộ được hết tính thích đáng và tính sinh hoa trái của hôn nhân trong toàn bộ tính bí tích của Giáo Hội. Là “dấu chỉ” và là “mầu nhiệm hiệp thông”, Giáo Hội tự phát biểu mình ra một cách đặc biệt trong cử hành Thánh Thể, vốn là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô Sống Lại. Giáo Hội cũng tự phát biểu mình ra trong các liên hệ có tính định chế với nhà nước, trong các hoạt động truyền giáo và bác ái và trong cuộc đấu tranh cho công lý và liên đới. Sau cùng Giáo Hội tự phát biểu mình ra qua sự hiện diện của các gia đình, vốn là các ốc đảo hiệp thông dành cho những người đang lữ hành xuyên sa mạc theo vết chân Chúa Kitô.
Đức HY cho rằng cốt lõi, sức mạnh và vẻ đẹp của Tin Mừng gia đình chính là việc vợ chồng tham dự vào tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo Hội. Tin Mừng này bắt nguồn từ Phép Rửa và khai mở qua các đặc tính tự nhiên và siêu nhiên của tình yêu phu thê: hợp nhất, trung thành, sinh hoa trái, và bất khả tiêu.
Đức HY cho rằng tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo Hội biểu lộ rõ nét nhất trong Bí Tích Thánh Thể. Nhưng hôn phối vốn là bí tích của Tình Yêu này nên hôn phối có một liên hệ nội tại với Phép Thánh Thể. Mỗi lần rước Thánh Thể, họ đều thưa “vâng” với Giao Ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, một giao ước chứa đựng, nâng đỡ, thánh hóa và cứu vớt giao ước của vợ chồng. Họ được kêu gọi phục vụ Cuộc Tình lớn hơn cuộc tình riêng của họ, một cuộc tình hiện hữu cách huyền nhiệm trong chính họ bất chấp các thăng trầm của nhân sinh.
Ngài cho rằng dù ơn thánh hóa đôi khi có thể vắng bóng trong cuộc gặp gỡ Thánh Thể của vợ chồng, song dây hôn phối (res et sacramentum) thì vẫn là một dữ kiện nền tảng và khách quan tiếp tục làm chứng cho lòng trung thành của Chúa Kitô đối với Giáo Hội, thậm chí cả trong khi hai vợ chồng ly thân với nhau. Do đó, không thể có một cuộc hôn nhân bí tích khác cho những người ly dị ở tòa dân sự tự ý rời bỏ cuộc kết hợp thứ nhất. Việc họ có thể làm thế mâu thuẫn một cách trực tiếp với cam kết bất phản hồi của Chúa Kitô Phu Quân trong cuộc kết hợp đầu.
Thành thử, việc hiệp thông Thánh Thể cũng bị loại trừ vì việc này trước nhất nói lên tiếng “vâng” về phần chúng ta với chứng tá của Chúa Kitô đối với tình yêu phu phụ trong tính phu thê trùm phủ của Giáo Hội. Có thể nói: một hành vi như thế trong hoàn cảnh tái hôn sẽ áp đặt lên Chúa Kitô một dấu chỉ bí tích ngược với chứng tá của riêng Người. Chính vì thế, Giáo Hội luôn duy trì một giới hạn đối với các người Công Giáo ly dị và tái hôn trong việc tham gia cử hành Thánh Thể, dù không loại họ ra khỏi cộng đồng.
Câu hỏi liệu có nên nhân danh phương thức mục vụ canh tân dựa vào lòng thương xót để gỡ bỏ giới hạn trên chăng, thì cần phải được xem xét theo chiều kích Giáo Hội của các bí tích. Dĩ nhiên, mục tiêu của THĐ sắp tới là xem sét hoàn cảnh các gia đình ngày nay, đưa ra các định hướng mục vụ có khả năng củng cố các cặp vợ chồng vẫn trung thành dù gặp nhiều áp lực trái ngược, hàn gắn vết thương do thất bại yêu thương tạo ra, và giúp đỡ các gia đình trong các hoàn cảnh không hợp lệ nhưng vẫn ước mong có được cuộc sống ơn thánh đúng nghĩa.
Trong số những người vừa kể, có các người ly dị và tái hôn. Đức HY cho rằng họ không ít, dù theo thống kê, con số của họ đang giảm do các diễn biến hiện nay khiến nhiều người không còn coi hôn nhân như là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà nữa. Nhiều người khác không muốn kết hôn, chỉ sống chung với nhau.
Do đó, theo Đức HY, phương thức mục vụ dựa trên lòng thương xót phải lưu ý trước nhất tới việc cứu người đàn ông và người đàn bà khỏi sự sợ hãi không dám tự cam kết. Chỉ có việc tân công bố Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế mới giải thoát nhân loại khỏi nỗi sợ sệt yêu thương mà thôi vì chính Đấng Hóa Công đã thiết lập tình yêu này và Đấng Cứu Thế đã phục hồi nó. Muốn thế, phải dựa vào gia bảo của Đức Gioan Phaolô II và truyền bá gia bảo này bằng một cách tiếp cận mục vụ có tính hữu cơ đối với việc khai tâm Kitô Giáo, chuẩn bị hôn nhân và việc các gia đình đồng hành.
Riêng đối với những người ly dị và tái hôn, ta phải hoan nghênh việc họ cơỉ mở đối với con đường hồi tâm, thống hối, và tăng trưởng thiêng liêng. Tùy theo hoàn cảnh đa dạng trong đó họ không tìm được giải pháp pháp chế, ta phải giúp họ phục hồi cuộc sống kết hợp với Chúa Kitô trong các giới hạn do sự thật về bí tích của Giáo Hội đặt để.
Đức HY nói rằng: ta phải nói đi nói lại với người ly dị tái hôn tuy hối hận về lỗi lầm của mình nhưng không thể bỏ được cuộc kết hợp mới rằng: lòng thương xót của Chúa vươn tới họ một cách mật thiết ngay trong hoàn cảnh mới của họ. Tuy nhiên, ta không thể cho phép họ làm chứng công khai bằng việc lãnh nhận Thánh Thể. Vì làm thế là ta phản bội lại sự thật vốn làm nền tảng cho tính bất khả tiêu của hôn nhân.
Điều đáng chú ý là quan điểm sau đây của Đức HY Ouelett: việc không cho phép trên không ngăn cản lòng thương xót Chúa khỏi vươn tới tâm hồn họ. Vì ngăn cản như thế không hề tương đương với việc tuyên bố những người này đang sống trong tội trọng hay họ bị từ chối không được rước lễ vì lý do luân lý. Lý do của họ chỉ là lý do bí tích. Cuộc hôn nhân thứ hai của họ luôn là một trở ngại khách quan không cho phép họ tham dự vào sự thật trong việc làm chứng công khai tính bí tích của Chúa Kitô và của Giáo Hội.
Theo ngài, họ có thể xin được ơn kết hợp với Chúa Kitô dù không có các dấu chỉ bí tích. Cốt lõi ơn thánh bí tích vẫn có thể thông ban cho những người này dưới hình thức “rước lễ thiêng liêng”, vốn không thay thế việc rước lễ theo bí tích, nhưng vẫn là một chiều kích của nó vì mọi cuộc rước lễ theo bí tích trước nhất phải là biểu thức của việc rước lễ thiêng liêng nghĩa là, muốn có tình trạng ơn thánh, một tình trạng mà việc Rước Lễ nuôi dưỡng và tăng cường.
Đức HY Ouelett cho rằng phương thức mục vụ đặt trọng tâm vào lòng thương xót cần làm sáng tỏ điểm trên. Vả lại, có một nối kết giữa việc rước lễ và việc hiệp thông trong nhiệm thể Người là Giáo Hội. Ta không thể thưa “Amen” với Thân Xác Chúa Kitô được ta tiếp nhận lúc rước lễ mà đồng thời không hoan nghênh Thân Xác có tính Giáo Hội của Người, nghĩa là không yêu thương các chi thể khác của Nhiệm Thể Người. Theo cách nhìn này, tín hữu phải được giúp đỡ để biết trân qúy mọi khía cạnh của việc rước lễ, như tham dự cuộc tập họp phụng vụ, giúp họ dâng lễ hy sinh của Chúa Kitô với các tín hữu khác, cũng như tình hiệp thông trong các sinh hoạt hay sáng kiến của cộng đồng đối với người nghèo.
Ơn thánh không bị giới hạn chặt chẽ vào trật tự bí tích đối với các người không phải là Kitô hữu và các Kitô hữu khác thế nào, thì lòng thương xót của Thiên Chúa cũng sinh động như thế trong cuộc sống các tín hữu đang gặp trở ngại không được rước lễ. Các tín hữu này tiếp tục làm chứng cho lòng trung thành tuyệt đối của Chúa Kitô bằng chính việc tự chế không rước lễ, vì tôn kính Đấng Phu Quân Thần Thánh là Đấng không phá vỡ cuộc kết hợp thứ nhất bất chấp sự thất bại của vợ chồng. Cứ rước lễ bằng bất cứ giá nào là buộc Đấng Phu Quân Thần Thánh này dự phần vào việc làm chứng giả của ta.
Trước khi đọc tiếp nhận định của Đức HY Ouellet, tưởng nên nhắc lại ý kiến trên đây của ngài cho rằng ngăn cấm người ly dị và tái hôn dân sự không được rước lễ không đồng nghĩa với việc tuyên bố họ mắc tội trọng. Thiển nghĩ nói như thế khiến nhiều người cho rằng: vậy thì sống trong cuộc hôn nhân bất thành thứ hai không phải là một tội trọng. Tưởng nên nói cho rõ: tuy không tuyên bố, nhưng sống như thế là một tội trọng khách quan. Chính điều sau khiến việc rước lễ của họ mâu thuẫn với yếu tính Thánh Thể, chứ không hẳn điều gì khác.
Đến đây, dường như Đức HY Ouellet lại thêm một nhận định khác có vẻ ủng hộ nhận định của Đức HY Kasper. Ngài viết thế này: “Ngoại trừ trong một số trường hợp thực sự ngoại lệ, trong đó, ngả đường pháp chế để thừa nhận tính vô hiệu là điều bất khả, nhưng xác tín mục vụ về tính vô hiệu thì có đó, tôi không thấy lý do khiến con đường thống hối có thể mở đường cho những người đã kết hôn thành sự rồi sau đó ly dị và tái hôn được tiếp cận việc giải tội và rước lễ”. Ngài cho rằng phải do xác tín mục vụ về tính vô hiệu chứ không do thống hối, vì thống hối không thể thay đổi được hiệu quả của bí tích, tức dây hôn phối, vốn bất khả tiêu vì liên kết với chứng tá của chính Chúa Kitô. Ở phần ghi chú, Đức HY không nói rõ những trường hợp thực sự ngoại lệ này là những trường hợp nào, chỉ cho rằng còn nhiều việc phải làm mới đưa ra được các điển hình, như ấn định tiêu chuẩn và thủ tục, xác định các điều kiện và trách nhiệm cho các quyết định mục vụ này. Nhưng ngài cho rằng làm gì thì làm cũng không thể trao các quyết định này cho “tòa riêng” (private forum).
Nói thế rồi, Đức HY Ouellet khẳng định rằng: việc mở ra phương thức mục vụ dựa trên lòng thương xót phải diễn ra trong tính liên tục của truyền thống tín lý Giáo Hội, tự nó vốn nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa. Dù trong khi hạn chế việc rước lễ, Giáo Hội vẫn lưu tâm tới hạnh phúc của con cái mình, nhưng hạnh phúc này không thể tìm đâu cho bằng trong sự thật của Giao Ước. Phương thức mục vụ của Giáo Hội thành hay bại là do sự thật này.
Về khía cạnh này, Đức HY nhấn mạnh một lần nữa: Giáo Hội phải mở rộng tầm nhìn về việc rước lễ căn cứ vào tính bí tích của Giáo Hội bằng cách tái khẳng định khả thể ơn thánh chân thực dù không tham dự đầy đủ vào trật tự bí tích. Giáo Hội nên mời gọi những người đang sống trong các hoàn cảnh bất hợp lệ đừng tách mình ra khỏi cộng đồng nhưng dấn thân vào cộng đồng một cách huynh đệ và luôn nhớ rằng “đức ái che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4:8). Giáo Hội cũng cần nhắc những người này nhớ hiệp thông Thánh Thể có thể diễn ra dưới nhiều hình thức tôn sùng Thánh Thể khác nhằm nuôi dưỡng việc hiệp thông hay rước lễ thiêng liêng: rước kiệu, chầu Thánh Thể, viếng Mình Thánh v.v… Tóm lại, trong trường hợp ly dị và tái hôn, không nên dính cứng vào viễn kiến quá hẹp hòi về rước lễ. Đồng thời, tìm cách làm dễ việc giải quyết các trường hợp hôn nhân vô hiệu.
Về việc vừa nói, Đức HY cho rằng: công việc của các tòa án hôn phối hiện chủ yếu hơn bao giờ hết. Chúng cần làm việc cách khách quan và vô tư trong một tinh thần mục vụ chân chính, luôn lưu ý tới lòng trung thành của Giáo Hội đối với mầu nhiệm Giao Ước và luật tối cao của việc cứu rỗi các linh hồn.
Một cách cụ thể, Đức HY nhắc tới nhận định của Đức Bênêđíctô XVI nhấn mạnh tới mối tương quan giữa đức tin và bí tích vì hiện nay ta gặp nhiều người tuy đã chịu phép rửa nhưng không tin. Làm sao ấn định được việc: đến mức nào, việc thiếu đức tin khiến một cuộc hôn nhân không thành sự?
Theo giáo luật, việc khảo hạch tiền hôn nhân chú ý tới ý định của các người phối ngẫu đối với các mục đích và đặc tính của hôn nhân vốn tương ứng với các thiện ích chung thủy (fides), sinh sản (proles) và bất khả tiêu (sacramentum) theo định nghĩa của Thánh Augustionô. Bác bỏ các thiện ích này không cho phép việc cử hành bí tích; nói cách khác, không nhìn nhận các thiện ích này sẽ làm cho sự ưng thuận của hai người phối ngẫu bất thành sự vì nó không tương ứng với bản chất của khế ước hôn nhân và do đó của bí tích. Điều này được Đức Gioan Phaolô II nói rõ trong Diễn Văn với Tòa Thượng Thẩm Rôma, ngày 30 tháng 1, năm 2003.
Đức Bênêđíctô XVI thì cho rằng tính bất khả tiêu không đòi nơi người kết ước một đức tin bản thân, chỉ cần họ có ý định “làm điều Giáo Hội làm” nhưng ta vẫn không thể tách biệt đức tin hoàn toàn ra khỏi tính bất khả tiêu như nhận định của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế năm 1977: nếu không có dấu vết chi của đức tin, người ta dám hoài nghi ý định kia và do đó không biết cuộc hôn nhân có được kết ước thành sự hay không.
Đối với Đức Bênêđíctô XVI, việc chấp nhận đức tin giúp vợ chồng có khả năng tự hiến, sống tận hiến và trung thành với nhau. Khép kín với Thiên Chúa hay bác bỏ chiều kích thánh thiêng của kết hợp vợ chồng chắc chắn gây trở ngại cho việc nhập thân mẫu mực cao cả nhất của hôn nhân vốn được Giáo Hội quan niệm theo kế hoạch Thiên Chúa, thậm chí còn có thể phá hoại tính thành sự của giao ước, nếu nó được phát biểu trong khi bác bỏ nguyên tắc sống trung thành với nhau nghĩa là một trong các yếu tố chủ chốt khác của hôn nhân. Tuy nhiên, ngài cho hay ngài chỉ nêu khía cạnh này để ta suy nghĩ thêm mà thôi (xem Diễn Văn Với Tòa Thượng Thẩm Rôma, 26 tháng 1, 2013).
Tóm lại, Đức HY Ouellet nhấn mạnh tới việc đặt căn bản hôn nhân trên tính bí tích của Giáo Hội. Tính bí tích này được phát biểu khắp trong 7 bí tích, vì 7 bí tích này đều coi mối liên hệ giao ước giữa Chúa Kitô và Giáo Hội như một mầu nhiệm phu thê, đầy hoa trái. Giáo Hội tại gia xây dựng trên bí tích hôn phối phải được xét trong bối cảnh nền thần học cơ cấu bí tích này về Giáo Hội. Trong mọi gia đình Công Giáo, Chúa Kitô và Giáo Hội nối dài chứng tá thần linh và nhân bản về một tình yêu trung thành bất khả tiêu và đầy hoa trái. Các yếu đuối, các lỗi lầm và các thất bại của một số cặp hôn nhân ngày nay càng là một lý do khiến ta công bố như mới Tin Mừng gia đình và đưa ra một phương thức mục vụ dựa vào lòng nhân hậu để đem lại bình an, hòa giải và nhiều phương thuốc khác cho mọi gia đình.
Còn 1 kỳ
Thông Báo
Thông Báo về Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc Kỳ XIII tại Hoa Kỳ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
19:30 02/10/2014
Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam hân hạnh thông báo:
ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC KỲ XIII
sẽ được tổ chức:
Thời gian: Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2015
Địa điểm: Giáo xứ Thánh Antôn Padua & Lê văn Phụng
2305 Choctaw Dr., Baton Rouge, LA 70805
Chủ đề: Niềm Vui Tin Mừng
Thuyết trình viên: Lm Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
Giám đốc Giáo Hoàng Học viện Thánh Kinh tại Giêrusalem
Thể lệ ghi danh sẽ được thông báo trong thời gian sắp tới.
Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc:
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng,
2580 Tecumseh St.
Baton Rouge, LA 70805
(225) 802-4153, hay (225) 302-7457
E-mail: nvhungicm@yahoo.com
UBGLVN trân trọng kính mời.
ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC KỲ XIII
sẽ được tổ chức:
Thời gian: Từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 6 năm 2015
Địa điểm: Giáo xứ Thánh Antôn Padua & Lê văn Phụng
2305 Choctaw Dr., Baton Rouge, LA 70805
Chủ đề: Niềm Vui Tin Mừng
Thuyết trình viên: Lm Giuse Nguyễn Công Đoan, SJ
Giám đốc Giáo Hoàng Học viện Thánh Kinh tại Giêrusalem
Thể lệ ghi danh sẽ được thông báo trong thời gian sắp tới.
Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc:
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng,
2580 Tecumseh St.
Baton Rouge, LA 70805
(225) 802-4153, hay (225) 302-7457
E-mail: nvhungicm@yahoo.com
UBGLVN trân trọng kính mời.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sỏi Đá
Đặng Đức Cương
21:02 02/10/2014
Ảnh của Đặng Đức Cương
Bỗng một đêm lòng ta vui mở hội
Nhặt sỏi ven đường về gọi hạt trân châu…
(Trích thơ của Nguyễn Ngọc Hoàng)