Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:38 02/10/2016
34. KIÊNG KỴ CỦA LIỄU MIỆN.
Tính nết của tú tài Liễu Miện kiêng kỵ đủ điều.
Lúc đi thi, khi cùng bạn bè đồng lứa trò chuyện, hể ai mà nói chữ gì có đồng nghĩa với chữ “rớt”, thì anh ta sẽ nổi giận to tiếng trách mắng. Đầy tớ mà sai lỗi thì thường thường bị anh ta đánh, anh ta tự mình thường hay lấy chữ “an lạc” nói thành chữ “an khang.”
Lúc nghe tin đã niêm yết danh sách người trúng cử thì anh ta lập tức sai đầy tớ đi xem, một lúc sau đầy tớ trở về. Liễu Miện hỏi:
- “Ta có trúng (đỗ, đậu) không ?”
Đầy tớ trả lời:
- “Tú tài “khang” rồi ạ !”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 34:
Người Việt Nam chúng ta vì ảnh hưởng của mê tín nên có nhiều điều kiêng kỵ trong cuộc sống, chẳng hạn như thấy một em bé dễ thương kháu khỉnh mà khen nó đẹp là bị trách mắng, bởi vì người ta sợ “bà mụ” bắt đi (!), hoặc trước khi đi thi thì ăn chè đậu để được “đậu”, hoặc là đi đường thì tránh nói đến những chữ xui xẻo như, lật xe, chết.v.v...và con người ta rất là “chăm chỉ” tuân giữ các điều kiêng kỵ ấy.
Trong đời sống tâm linh của người Công Giáo cũng có những điều “kiêng kỵ”, những điều kiêng kỵ này là do Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội của Ngài dạy bảo: chớ giết người, chớ gian dâm, chớ ăn cắp ăn trộm của người, chớ nói hành nói xấu người khác, chớ tham lam, chớ nói tục chửi thề, chớ ngoại tình, chớ thờ bụt thần ma quỷ.v.v... tất cả những cái “chớ” ấy đều là những điều “kiêng kị” của người Ki-tô hữu và của những người luôn sống theo lương tâm của mình.
Nhưng trong thực tế thì có rất nhiều người Ki-tô hữu đã thích những cái “chớ” ấy, họ vẫn gian dâm, vẫn trộm cắp, vẫn nói hành nói xấu người khác, vẫn tham lam của người, vẫn kiêu ngạo, vẫn tin bụt thần và những điều kiêng kỵ khác mà Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh đã dạy, trong số những người thích những điều “kiêng kỵ” ấy có cả tôi là linh mục, cả anh là tu sĩ, cả chị là nữ tu, là những người được Thiên Chúa chọn để rao giảng những việc lành thánh của Ngài cho mọi người, chứ không phải được chọn để truyền bá những điều “kiêng kỵ” ấy cho mọi người.
Tôi đã ý thức được điều ấy chưa khi rao giảng Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tính nết của tú tài Liễu Miện kiêng kỵ đủ điều.
Lúc đi thi, khi cùng bạn bè đồng lứa trò chuyện, hể ai mà nói chữ gì có đồng nghĩa với chữ “rớt”, thì anh ta sẽ nổi giận to tiếng trách mắng. Đầy tớ mà sai lỗi thì thường thường bị anh ta đánh, anh ta tự mình thường hay lấy chữ “an lạc” nói thành chữ “an khang.”
Lúc nghe tin đã niêm yết danh sách người trúng cử thì anh ta lập tức sai đầy tớ đi xem, một lúc sau đầy tớ trở về. Liễu Miện hỏi:
- “Ta có trúng (đỗ, đậu) không ?”
Đầy tớ trả lời:
- “Tú tài “khang” rồi ạ !”
(Thuẩn Trai Nhàn Hiền)
Suy tư 34:
Người Việt Nam chúng ta vì ảnh hưởng của mê tín nên có nhiều điều kiêng kỵ trong cuộc sống, chẳng hạn như thấy một em bé dễ thương kháu khỉnh mà khen nó đẹp là bị trách mắng, bởi vì người ta sợ “bà mụ” bắt đi (!), hoặc trước khi đi thi thì ăn chè đậu để được “đậu”, hoặc là đi đường thì tránh nói đến những chữ xui xẻo như, lật xe, chết.v.v...và con người ta rất là “chăm chỉ” tuân giữ các điều kiêng kỵ ấy.
Trong đời sống tâm linh của người Công Giáo cũng có những điều “kiêng kỵ”, những điều kiêng kỵ này là do Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội của Ngài dạy bảo: chớ giết người, chớ gian dâm, chớ ăn cắp ăn trộm của người, chớ nói hành nói xấu người khác, chớ tham lam, chớ nói tục chửi thề, chớ ngoại tình, chớ thờ bụt thần ma quỷ.v.v... tất cả những cái “chớ” ấy đều là những điều “kiêng kị” của người Ki-tô hữu và của những người luôn sống theo lương tâm của mình.
Nhưng trong thực tế thì có rất nhiều người Ki-tô hữu đã thích những cái “chớ” ấy, họ vẫn gian dâm, vẫn trộm cắp, vẫn nói hành nói xấu người khác, vẫn tham lam của người, vẫn kiêu ngạo, vẫn tin bụt thần và những điều kiêng kỵ khác mà Đức Chúa Giê-su và Hội Thánh đã dạy, trong số những người thích những điều “kiêng kỵ” ấy có cả tôi là linh mục, cả anh là tu sĩ, cả chị là nữ tu, là những người được Thiên Chúa chọn để rao giảng những việc lành thánh của Ngài cho mọi người, chứ không phải được chọn để truyền bá những điều “kiêng kỵ” ấy cho mọi người.
Tôi đã ý thức được điều ấy chưa khi rao giảng Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:40 02/10/2016
21. Thánh đường dễ thương nhất là thánh đường có Đức Chúa Giê-su Thánh Thể.
(Chân phước Alvarez of Cordova)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Sức mạnh của lòng tin
Lm. Vinh Sơn SCJ
08:33 02/10/2016
Chúa Nhật XXVII Thường niên C : SỨC MẠNH CỦA LÒNG TIN
Kb 1,2-3; 2,2-4; 2Tm 1,6-9.13-14; Lc 17,5-10
Trên một rặng núi đá cao đến 800 thước có những cây lá cọ vẫn sống mạnh. Ban đầu qua nhiều năm, các nhà thực vật nghiên cứu và không không tìm được nguyên nhân vì sao mà các cây này sống được trong bóng tối của núi đá, vì mặt trời chỉ chiếu vào chỗ các cây này chỉ trong hai tiếng đồng hồ mỗi ngày trong lúc cây lá cọ sống nhờ nhiều vào ánh nắng mặt trời.
Về sau các nhà thực vật đã tìm ra nguyên nhân: các vách đá đã thu nhận ánh sáng mặt trời cũng như hơi nóng ban ngày rồi phản chiếu vào chỗ những cây cọ này, cung cấp cho cây hơi nóng cần thiết tỏa ra từ trong đá. Thành ra một hàng cây cọ cứ sống mạnh, dù hoàn cảnh thật là khó khăn cho những cây ấy tồn tại trong điều kiện khó khăn đối với họ nhà cọ như thế.
Cũng như các cây lá cọ này, người tin Chúa, khi sống gần Chúa luôn có thể đứng vững trong những hoàn cảnh đen tối hay là nghịch cảnh. Hồng ân đức tin đến từ Thiên Chúa – từ trời cao, và Chúa Giêsu như là vầng đá vững chắc mà con người nương dựa, vầng đá tỏa ra hơi ấm của tình thương và an ủi họ, cho con người sức sống cần thiết nếu biết cậy dựa và tín thác vào Ngài.
Khi ta đứng trên nền móng vững chắc của Chúa Giêsu. Ta tin chắc rằng ta sẽ sống qua mọi nghịch cảnh ở đời này. Ai không đứng trên nền móng đức tin vào Ngài, họ sẽ tuyệt vọng (theo Cây Mọc Trên Vầng Ðá, trong Giọt Nước Mắt Cuối Cùng). Ai tin, sẽ luôn mang sự sống như rặng cọ sống vững vàng bên vách đá của ngọn núi 800 mét.
Nhà vật lý Archimède đã nói: “Nếu có thể tìm được một điểm tựa bên ngoài vũ trụ, thì với một đòn bẫy, người ta có thể nâng bổng cả vũ trụ lên”. Trên quan điểm của Archimède văn hào Kierkegaard đã giải thích thêm: “Điểm tựa ấy chính là đức tin, tin vào Thiên Chúa có thể làm được mọi chuyện ».
Câu chuyện vừa chia sẻ cùng với các tâm tình xác tín của các nhân vật vĩ đại trên, đưa chúng ta suy tư về đức tin của Tin mừng Luca 17,5-10. Sau khi các môn đệ chứng kiến các việc của Thầy Giêsu, và các lời giảng dạy của Ngài về Đức tin. Nhìn thấy thái độ đáp trả niềm tin vững chắc của các bệnh nhân, các thụ nhân được phép khi tín thác vào thầy. Các tông đồ chứng nghiệm thấy sức mạnh của lòng tin, các môn đệ thưa với Thầy : « xin thêm lòng tin cho chúng con » (Lc 17,5). Các ông ý thức được thân phận yếu đuối mỏng giòn của con người để cậy nhờ vào Thầy, vào Chúa. Các ông nhớ lại và ý thức lại lời Chúa đã phán dạy, sức con người là hữu hạn, cậy dựa vào Thầy vào Chúa: « Không có Thầy, các con không thể làm gì được ».
Lời xác quyết của Thầy Giêsu cho các môn đệ được phác họa lại cho con người Việt mang giá trị tinh thần văn hóa tổ tiên qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. Thầy là Thầy dạy trong tiến trình đào tạo sư phạm thành nhân của người học trò, nhưng cũng được hiểu thâm sâu theo nghĩa Kinh thánh: là Thầy Giêsu người truyền niềm tin và sức mạnh cho các người tin.
Trước lời thỉnh cầu của các môn đệ xin thêm sức mạnh cho niềm tin, Chúa Giêsu đã dạy cho các học trò nhỏ: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Trong cuộc sống lao công nông nghiệp trồng trọt của người Do Thái: Hạt cải là loài “nhỏ nhất trong các loại hạt” (Mc 4,31), cây dâu là cây rất khó bật rễ nên rất vững chắc trước sức mạnh. Nhưng nếu đức tin chỉ cần bằng hạt cải, một một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi sức mạnh của con người cộng lại, vì có sự tham gia của chính sức mạnh của Thiên Chúa. Cho nên dù việc gì khó khăn nhất vẫn có thể thực hiện và thành công. Thật là chí lý khi nhà chú giải Thánh kinh H. Cousin giải thích: « Hình ảnh ngộ nghĩnh về ‘cây dâu vâng lời’, là đi mọc dưới biển, có nói đức tin có thể làm được những việc không ai làm được ». Tác giả còn nêu rõ: « đã hẳn cần phải hiểu đức tin là việc con người đáp lại sáng kiến của Thiên Chúa, chứ không phải là cách phù phép nào đó bắt ép Chúa phải thực hiện những điều kỳ diệu » (“L’Evangile de Luc”, Centurion, tr. 226).
Chính sức mạnh của Thiên Chúa làm nơi con người, rất hóa hợp với tâm tình của truyền thống văn hóa Việt Nam qua tục ngữ xác quyết: « Mưu sụ tại nhân, thành sự tại thiên ». Chính Thiên Chúa làm triển nở tinh thần và sức mạnh để con người có thể đạt được sự thành công, như mặt trời chói lọi chiếu soi vào muôn vạn vật tạo sức sống và ánh sáng trong công việc. Cho nên như Noel Quesson đã chia sẻ: “Nhưng nếu bạn khép cửa lại thì mặt trời muốn vào nhà bạn để chiếu sáng sẽ không bao giờ có thể vào được. Đức tin là một mặt trời. Một “ơn” luôn luôn được ban tặng cho tất cả mọi người. Nhưng phải mở cõi lòng mình ra ». Thật thế tin là mở cõi lòng của mình ra để đón nhận sức mạnh đến từ Thiên Chúa để cùng Ngài dấn thân và làm việc. Cho nên Đức tin làm nẩy sinh hoa quả của Nước Trời nơi trần thế. Đức tin là cái nhìn mới và sức mạnh mới. Và vì thế lòng tin dẫn tới tinh thần phục vụ, phục vụ trong khiêm tốn như Chúa Giêsu nói qua hình ảnh đầy tớ siêng năng, trung tín nhưng luôn khiêm hạ (x. Lc 17, 7-10). Phục vụ như tôi tớ khiêm hạ như Pierre Houzet suy niệm “Chúng ta là những đầy tớ bình thường, sung sướng được thi hành chức vụ và hạnh phúc được chu toàn chức vụ ấy, dưới ánh mắt của Chúa, mà vinh quang của Người không đòi hỏi điều gì nơi ta ở trên trời, nhưng chỉ muốn con người ở dưới thế lấy việc phục vụ nhau mà ca tụng vinh quang ấy” (tạp chí Kinh Thánh số tháng 4, 1992. trg 364 và 372). Vinh quang được biểu lộ bằng hình ảnh thi vị qua Thánh vịnh: “cây cối nhảy múa vui mừng” (Tv 95).
Nhưng thực tế trong cuộc sống hiện sinh, chúng ta thường đóng khung trong giới hạn sự khôn ngoan của con người. Chúng ta quá tự hào và dựa vào khả năng của con người khi tự coi con người quá vĩ đại cùng với sự phát triển của trí tuệ qua khoa học kỹ thuật. Trí tuệ của con người hôm nay qua phát triển. Nhưng thực tại của thế giới hôm nay cùng với sự phát triển khoa học tột bực nhưng nếu không có lương tâm được đức tin dẫn dắt: như chúng ta thấy chiến tranh bùng nổ và tàn phá với cấp độ cấp số nhân, sự phân cách giàu nghèo dẫn đến bất công, gây rạn nứt quan hệ nhân văn giữa những con người với nhau, những con người được gọi là đồng bào anh em, nhưng đối xử thiếu tình người...
Như các tông đồ, chung ta cần phải không ngừng van xin: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”. Chính vì với sức mạnh của niềm tin, chúng ta sống tâm tình phục vụ với hết cả cái tâm trong tất cả sức lực được thúc đẩy của lòng tin, như tâm tình của thánh tông đồ dân ngoại bằng hình ảnh:
« Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới là đấng làm cho đâm bông kết trái »
(1 Cr 2,6)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 02/10/2016
Kb 1,2-3; 2,2-4; 2Tm 1,6-9.13-14; Lc 17,5-10
Trên một rặng núi đá cao đến 800 thước có những cây lá cọ vẫn sống mạnh. Ban đầu qua nhiều năm, các nhà thực vật nghiên cứu và không không tìm được nguyên nhân vì sao mà các cây này sống được trong bóng tối của núi đá, vì mặt trời chỉ chiếu vào chỗ các cây này chỉ trong hai tiếng đồng hồ mỗi ngày trong lúc cây lá cọ sống nhờ nhiều vào ánh nắng mặt trời.
Về sau các nhà thực vật đã tìm ra nguyên nhân: các vách đá đã thu nhận ánh sáng mặt trời cũng như hơi nóng ban ngày rồi phản chiếu vào chỗ những cây cọ này, cung cấp cho cây hơi nóng cần thiết tỏa ra từ trong đá. Thành ra một hàng cây cọ cứ sống mạnh, dù hoàn cảnh thật là khó khăn cho những cây ấy tồn tại trong điều kiện khó khăn đối với họ nhà cọ như thế.
Cũng như các cây lá cọ này, người tin Chúa, khi sống gần Chúa luôn có thể đứng vững trong những hoàn cảnh đen tối hay là nghịch cảnh. Hồng ân đức tin đến từ Thiên Chúa – từ trời cao, và Chúa Giêsu như là vầng đá vững chắc mà con người nương dựa, vầng đá tỏa ra hơi ấm của tình thương và an ủi họ, cho con người sức sống cần thiết nếu biết cậy dựa và tín thác vào Ngài.
Khi ta đứng trên nền móng vững chắc của Chúa Giêsu. Ta tin chắc rằng ta sẽ sống qua mọi nghịch cảnh ở đời này. Ai không đứng trên nền móng đức tin vào Ngài, họ sẽ tuyệt vọng (theo Cây Mọc Trên Vầng Ðá, trong Giọt Nước Mắt Cuối Cùng). Ai tin, sẽ luôn mang sự sống như rặng cọ sống vững vàng bên vách đá của ngọn núi 800 mét.
Nhà vật lý Archimède đã nói: “Nếu có thể tìm được một điểm tựa bên ngoài vũ trụ, thì với một đòn bẫy, người ta có thể nâng bổng cả vũ trụ lên”. Trên quan điểm của Archimède văn hào Kierkegaard đã giải thích thêm: “Điểm tựa ấy chính là đức tin, tin vào Thiên Chúa có thể làm được mọi chuyện ».
Câu chuyện vừa chia sẻ cùng với các tâm tình xác tín của các nhân vật vĩ đại trên, đưa chúng ta suy tư về đức tin của Tin mừng Luca 17,5-10. Sau khi các môn đệ chứng kiến các việc của Thầy Giêsu, và các lời giảng dạy của Ngài về Đức tin. Nhìn thấy thái độ đáp trả niềm tin vững chắc của các bệnh nhân, các thụ nhân được phép khi tín thác vào thầy. Các tông đồ chứng nghiệm thấy sức mạnh của lòng tin, các môn đệ thưa với Thầy : « xin thêm lòng tin cho chúng con » (Lc 17,5). Các ông ý thức được thân phận yếu đuối mỏng giòn của con người để cậy nhờ vào Thầy, vào Chúa. Các ông nhớ lại và ý thức lại lời Chúa đã phán dạy, sức con người là hữu hạn, cậy dựa vào Thầy vào Chúa: « Không có Thầy, các con không thể làm gì được ».
Lời xác quyết của Thầy Giêsu cho các môn đệ được phác họa lại cho con người Việt mang giá trị tinh thần văn hóa tổ tiên qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. Thầy là Thầy dạy trong tiến trình đào tạo sư phạm thành nhân của người học trò, nhưng cũng được hiểu thâm sâu theo nghĩa Kinh thánh: là Thầy Giêsu người truyền niềm tin và sức mạnh cho các người tin.
Trước lời thỉnh cầu của các môn đệ xin thêm sức mạnh cho niềm tin, Chúa Giêsu đã dạy cho các học trò nhỏ: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6).
Trong cuộc sống lao công nông nghiệp trồng trọt của người Do Thái: Hạt cải là loài “nhỏ nhất trong các loại hạt” (Mc 4,31), cây dâu là cây rất khó bật rễ nên rất vững chắc trước sức mạnh. Nhưng nếu đức tin chỉ cần bằng hạt cải, một một đức tin nhỏ nhất còn mạnh hơn mọi sức mạnh của con người cộng lại, vì có sự tham gia của chính sức mạnh của Thiên Chúa. Cho nên dù việc gì khó khăn nhất vẫn có thể thực hiện và thành công. Thật là chí lý khi nhà chú giải Thánh kinh H. Cousin giải thích: « Hình ảnh ngộ nghĩnh về ‘cây dâu vâng lời’, là đi mọc dưới biển, có nói đức tin có thể làm được những việc không ai làm được ». Tác giả còn nêu rõ: « đã hẳn cần phải hiểu đức tin là việc con người đáp lại sáng kiến của Thiên Chúa, chứ không phải là cách phù phép nào đó bắt ép Chúa phải thực hiện những điều kỳ diệu » (“L’Evangile de Luc”, Centurion, tr. 226).
Chính sức mạnh của Thiên Chúa làm nơi con người, rất hóa hợp với tâm tình của truyền thống văn hóa Việt Nam qua tục ngữ xác quyết: « Mưu sụ tại nhân, thành sự tại thiên ». Chính Thiên Chúa làm triển nở tinh thần và sức mạnh để con người có thể đạt được sự thành công, như mặt trời chói lọi chiếu soi vào muôn vạn vật tạo sức sống và ánh sáng trong công việc. Cho nên như Noel Quesson đã chia sẻ: “Nhưng nếu bạn khép cửa lại thì mặt trời muốn vào nhà bạn để chiếu sáng sẽ không bao giờ có thể vào được. Đức tin là một mặt trời. Một “ơn” luôn luôn được ban tặng cho tất cả mọi người. Nhưng phải mở cõi lòng mình ra ». Thật thế tin là mở cõi lòng của mình ra để đón nhận sức mạnh đến từ Thiên Chúa để cùng Ngài dấn thân và làm việc. Cho nên Đức tin làm nẩy sinh hoa quả của Nước Trời nơi trần thế. Đức tin là cái nhìn mới và sức mạnh mới. Và vì thế lòng tin dẫn tới tinh thần phục vụ, phục vụ trong khiêm tốn như Chúa Giêsu nói qua hình ảnh đầy tớ siêng năng, trung tín nhưng luôn khiêm hạ (x. Lc 17, 7-10). Phục vụ như tôi tớ khiêm hạ như Pierre Houzet suy niệm “Chúng ta là những đầy tớ bình thường, sung sướng được thi hành chức vụ và hạnh phúc được chu toàn chức vụ ấy, dưới ánh mắt của Chúa, mà vinh quang của Người không đòi hỏi điều gì nơi ta ở trên trời, nhưng chỉ muốn con người ở dưới thế lấy việc phục vụ nhau mà ca tụng vinh quang ấy” (tạp chí Kinh Thánh số tháng 4, 1992. trg 364 và 372). Vinh quang được biểu lộ bằng hình ảnh thi vị qua Thánh vịnh: “cây cối nhảy múa vui mừng” (Tv 95).
Nhưng thực tế trong cuộc sống hiện sinh, chúng ta thường đóng khung trong giới hạn sự khôn ngoan của con người. Chúng ta quá tự hào và dựa vào khả năng của con người khi tự coi con người quá vĩ đại cùng với sự phát triển của trí tuệ qua khoa học kỹ thuật. Trí tuệ của con người hôm nay qua phát triển. Nhưng thực tại của thế giới hôm nay cùng với sự phát triển khoa học tột bực nhưng nếu không có lương tâm được đức tin dẫn dắt: như chúng ta thấy chiến tranh bùng nổ và tàn phá với cấp độ cấp số nhân, sự phân cách giàu nghèo dẫn đến bất công, gây rạn nứt quan hệ nhân văn giữa những con người với nhau, những con người được gọi là đồng bào anh em, nhưng đối xử thiếu tình người...
Như các tông đồ, chung ta cần phải không ngừng van xin: “Xin thêm lòng tin cho chúng con”. Chính vì với sức mạnh của niềm tin, chúng ta sống tâm tình phục vụ với hết cả cái tâm trong tất cả sức lực được thúc đẩy của lòng tin, như tâm tình của thánh tông đồ dân ngoại bằng hình ảnh:
« Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới là đấng làm cho đâm bông kết trái »
(1 Cr 2,6)
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn 02/10/2016
Lễ Mân Côi
Lm. Vinh Sơn SCJ
08:34 02/10/2016
Lễ Mân Côi : MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM
Lc 1, 26-56
Xuất phát từ chữ La tinh Rosarium có nghĩa là vườn hoa hồng. Với ý nghĩa mỗi câu kinh Kính Mừng như những đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ Maria.“Mân Côi” có nghĩa là “hoa hồng” (Rosary). Đức Mẹ đã lấy những đóa hoa hồng trên miệng của một tu sĩ đang đọc kinh Kính Mừng kính Đức Mẹ để kết thành tràng hoa hay triều thiên đội trên đầu.
Mỗi lần hiện ra với con cái loài người khắp nơi trên thế giới, như ở Lộ Ðức (Pháp) năm 1858, ở Fatima (Bồ Ðào Nha) năm 1917, ở Banneux (Bỉ) năm 1933,… Ðức Mẹ đều mang trên tay Chuỗi Tràng Hạt Mân Côi. Ðiều đó muốn nói lên tầm quan trọng của việc tôn thờ Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi. Ðặc biệt tại Fatima, một trong ba mệnh lệnh tối hậu mà Mẹ muốn nhắn nhủ con cái loài người là: « Chúng con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi !»
Tuy Kinh Mân Côi mang danh là để tôn kính Mẹ Maria, nhưng nguồn gốc và nội dung thâm sâu của nó là một việc tôn thờ Chúa Giêsu. Các mầu nhiệm về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu được nhắc đi nhắc lại trong Kinh Mân Côi. « Những gì Chúa đã làm cho loài người chúng ta và cho phần rỗi chúng ta » là chính trọng tâm của Kinh Mân Côi. Ðức Giêsu « đầy phúc lạ », vì « Người đã yêu thương những kẻ thuộc về mình và Người yêu thương họ đến cùng » (Ga 13,1). Bởi vậy,cũng trong tông thư Marialis cultus, Ðức Phaolô VI còn viết: « Là kinh nguyện dựa trên Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc, Tràng Hạt Mân Côi vì vậy có chiều hướng rõ rệt quy hướng về Ðức Kitô. Ðặc điểm quan trọng nhất của Kinh Mân Côi là việc lặp đi lặp lại Kinh Kính Mừng, và như thế là lặp đi lặp lại lời ca ngợi Ðức Kitô, đối tượng tối hậu của lời chào Thiên Sứ khi truyền tin và lời chào của thánh nữ Elisabeth dành cho Ðức Mẹ: ‘Con lòng Bà đây ơn phúc.' Kinh Kính Mừng là bối cảnh cho việc suy ngắm các mầu nhiệm : Trong mỗi Kinh Kính Mừng, Chúa Giêsu là chính Ðấng mà các mầu nhiệm tuần tự nhau đưa ra cho ta chiêm ngắm, như: Con Thiên Chúa, Con Ðức Trinh Nữ, được sinh ra trong hang đá Bêlem, được dâng vào đền thờ, trong tuổi niên thiếu đã hăng hái lo việc của Cha, sầu khổ trong vườn cây dầu, bị đánh đòn và bị đội mão gai, bị vác thập giá và chịu chết trên núi sọ, phục sinh và lên Trời ngự bên cạnh Chúa Cha trong vinh quang hầu tuôn đổ ơn Thánh Linh xuống tràn trề…. Qua Ðức Kitô, Thiên Chúa Cha được ca ngợi, vì chính Người « đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình làm hy lễ đền tội cho thế gian » (Ga 3,16).
Từ năm 1498, quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Lepanto, một hải cảng quan trọng tại Hy Lạp ăn thông ra vịnh Côritô. Việc đòi lại Hải cảng Lepanto rất quan trọng để bảo vệ Châu Âu khỏi sự bành trướng của Hồi giáo qua bước chân chinh phục của Đại quân Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ). Nên các Vua Kitô giáo phát động đánh chiếm lại Lepanto.
Trước trận chiến Lepanto, Đức Giáo Hoàng Pio V đã kêu gọi toàn thể các tín hữu Công Giáo đọc kinh Mân Côi để khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu cho sự toàn an của Giáo Hội. Ngài cũng truyền cho các binh sĩ mang theo chuỗi hạt Mân côi luôn cầu nguyện khi chiến đấu. Và đã chiến thắng huy hoàng. Đức Giáo Hoàng Piô V đã xác tin rằng chiến thắng là nhờ sức mạnh đến từ “vũ khí” của chuỗi Mân côi hơn là do đại bác và sự dũng cảm của quân đội chiến đấu. Để tạ ơn Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Maria và ghi nhớ chiến thắng diệu kỳ trong trận chiến Lepanto, Đức Piô V thiết lập lễ Đức Mẹ chiến thắng vào chính ngày 07/10. Chiến thắng diệu kỳ nhờ Mẹ Maria cầu bầu trong kinh Mân côi, vì thế sau này lễ Đức Mẹ Chiến thắng đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Kinh Mân Côi bao gồm Kinh Lạy Cha, do chính Đức Kitô dạy các tông đồ cầu nguyện, cho cuộc sống hàng ngày và thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện (x. Mt 6, 9 -13 ; Lc 11,2-4), Kinh Kính mừng lời sứ Thần Gabriel chào Mẹ: « Trinh nữ đầy ân phúc vì Đức Chúa ở cùng Trinh Nữ » (Lc 1,25), và Bà Elisabeth vang lời ca tụng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc" (Lc 1, 42). Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Kinh Mân Côi được Mẹ Maria truyền dạy cho thánh Đa Minh (1170 – 1221), khi đó Mẹ của Chúa chúng ta đã trao cho thánh nhân kinh mân Côi như là một sự trợ giúp nhựng khi gặp xung khắc với lạc giáo Albi. Đức Pio V vào năm 1569 đã chính thức chuẩn nhận hình thức Kinh mân Côi như hiện nay (qua Sắc Chỉ Consueverunt Romani Pontifices) : Kinh Mân Côi đã được hoàn chỉnh với việc thêm vào phần sau của kinh Kính Mừng: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, lời cầu nguyện tha thiết tín thác nơi Mẹ cầu bầu cùng Chúa trong mọi ngày cho đến khi lâm chung. Cũng như sau mỗi Mầu Nhiệm được kết thúc với một Kinh Sáng Danh : ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa. Đức Piô V đã cố công rất nhiều để quảng bá Kinh Mân Côi và rồi thời gian sau đó Kinh Mân Côi đã trở thành một trong những sự sùng đạo bình dân phổ biến nhất của thế giới Kitô giáo.
Kinh Mân côi cùng với mẹ Maria, chúng ta suy gẫm về các mầu nhiệm của cuộc đời Đấng Cứu Thế. Ban đầu suy niệm qua ba chuỗi :
• Năm sự Vui : Mẹ đón nhận truyền tin mang thai Đấng Cứu Thế, thăm viếng và giúp đỡ chị họ Elisabeth, đến sinh con, vui dâng con nơi đền thánh, lạc con và vui tìm thấy.
• Năm sự Thương: cùng Mẹ suy niệm Cuộc thương khó của con Mẹ, bắt đầu từ biến cố hấp hối trong vườn cây dầu, vác thập giá và chết tang thương trên Thập Tự.
• Năm sự Mừng : Đức Kitô con Mẹ Phục sinh lên Trời, hồng ân Thánh linh Hiện xuống và chính Mẹ được hưởng vinh quang Thiên Quốc.
• Và đến cuối thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Năm sự Sáng: Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Giocđan cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn.
• Và đến cuối thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Năm sự Sáng: Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Giocđan cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn.
Đức Giáo Hoàng Pio XII (triều đại Giáo Hoàng 1939 – 1958) đã khẳng định: chuỗi Mân Côi “là một bản tóm lược của toàn bộ Phúc Âm” (AAS 38 [1946] trang 419). Tất cả các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi được rút ra từ Tân Ước và đặt trọng tâm vào các sự kiện chính của Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc Phuc sinh.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Thật vậy, trước bức phông có những lời ‘Kính Mừng Maria’ linh hồn thấy hiện lên trước mắt những cảnh đời chính của Chúa Giêsu Kitô. Những cảnh đời này hợp lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, và chúng giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người” (ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 29/10/1978)
Chúng ta qua kinh Mân Côi trong mọi ngày, đặc biệt là tháng 10 – tháng Mân côi suy gẫm với Mẹ Maria những mầu nhiệm cuộc đời Đấng Cứu Thế, mà Mẹ như một người mẹ đã luôn suy gẫm trong lòng mình (x. Lc 2,19) (Osservatore Romano, 44; 30 tháng 10 năm 1979):
Mân Côi con tiếp nguyện luôn
Vui, Thương, Mừng, Sáng gẫm đường Chúa đi
Hai mươi mầu nhiệm tạc ghi
Từ khi Chúa đến tới khi Mẹ về…
(theo Hoài Việt)
Lm. Vinh Sơn.
Lc 1, 26-56
Xuất phát từ chữ La tinh Rosarium có nghĩa là vườn hoa hồng. Với ý nghĩa mỗi câu kinh Kính Mừng như những đóa hoa hồng dâng lên Đức Mẹ Maria.“Mân Côi” có nghĩa là “hoa hồng” (Rosary). Đức Mẹ đã lấy những đóa hoa hồng trên miệng của một tu sĩ đang đọc kinh Kính Mừng kính Đức Mẹ để kết thành tràng hoa hay triều thiên đội trên đầu.
Mỗi lần hiện ra với con cái loài người khắp nơi trên thế giới, như ở Lộ Ðức (Pháp) năm 1858, ở Fatima (Bồ Ðào Nha) năm 1917, ở Banneux (Bỉ) năm 1933,… Ðức Mẹ đều mang trên tay Chuỗi Tràng Hạt Mân Côi. Ðiều đó muốn nói lên tầm quan trọng của việc tôn thờ Thiên Chúa qua việc lần hạt Mân Côi. Ðặc biệt tại Fatima, một trong ba mệnh lệnh tối hậu mà Mẹ muốn nhắn nhủ con cái loài người là: « Chúng con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi !»
Tuy Kinh Mân Côi mang danh là để tôn kính Mẹ Maria, nhưng nguồn gốc và nội dung thâm sâu của nó là một việc tôn thờ Chúa Giêsu. Các mầu nhiệm về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu được nhắc đi nhắc lại trong Kinh Mân Côi. « Những gì Chúa đã làm cho loài người chúng ta và cho phần rỗi chúng ta » là chính trọng tâm của Kinh Mân Côi. Ðức Giêsu « đầy phúc lạ », vì « Người đã yêu thương những kẻ thuộc về mình và Người yêu thương họ đến cùng » (Ga 13,1). Bởi vậy,cũng trong tông thư Marialis cultus, Ðức Phaolô VI còn viết: « Là kinh nguyện dựa trên Phúc Âm mà trọng tâm là mầu nhiệm Nhập Thể Cứu Chuộc, Tràng Hạt Mân Côi vì vậy có chiều hướng rõ rệt quy hướng về Ðức Kitô. Ðặc điểm quan trọng nhất của Kinh Mân Côi là việc lặp đi lặp lại Kinh Kính Mừng, và như thế là lặp đi lặp lại lời ca ngợi Ðức Kitô, đối tượng tối hậu của lời chào Thiên Sứ khi truyền tin và lời chào của thánh nữ Elisabeth dành cho Ðức Mẹ: ‘Con lòng Bà đây ơn phúc.' Kinh Kính Mừng là bối cảnh cho việc suy ngắm các mầu nhiệm : Trong mỗi Kinh Kính Mừng, Chúa Giêsu là chính Ðấng mà các mầu nhiệm tuần tự nhau đưa ra cho ta chiêm ngắm, như: Con Thiên Chúa, Con Ðức Trinh Nữ, được sinh ra trong hang đá Bêlem, được dâng vào đền thờ, trong tuổi niên thiếu đã hăng hái lo việc của Cha, sầu khổ trong vườn cây dầu, bị đánh đòn và bị đội mão gai, bị vác thập giá và chịu chết trên núi sọ, phục sinh và lên Trời ngự bên cạnh Chúa Cha trong vinh quang hầu tuôn đổ ơn Thánh Linh xuống tràn trề…. Qua Ðức Kitô, Thiên Chúa Cha được ca ngợi, vì chính Người « đã quá yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình làm hy lễ đền tội cho thế gian » (Ga 3,16).
Từ năm 1498, quân Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Lepanto, một hải cảng quan trọng tại Hy Lạp ăn thông ra vịnh Côritô. Việc đòi lại Hải cảng Lepanto rất quan trọng để bảo vệ Châu Âu khỏi sự bành trướng của Hồi giáo qua bước chân chinh phục của Đại quân Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ). Nên các Vua Kitô giáo phát động đánh chiếm lại Lepanto.
Trước trận chiến Lepanto, Đức Giáo Hoàng Pio V đã kêu gọi toàn thể các tín hữu Công Giáo đọc kinh Mân Côi để khẩn nài Đức Trinh Nữ Maria cầu bầu cho sự toàn an của Giáo Hội. Ngài cũng truyền cho các binh sĩ mang theo chuỗi hạt Mân côi luôn cầu nguyện khi chiến đấu. Và đã chiến thắng huy hoàng. Đức Giáo Hoàng Piô V đã xác tin rằng chiến thắng là nhờ sức mạnh đến từ “vũ khí” của chuỗi Mân côi hơn là do đại bác và sự dũng cảm của quân đội chiến đấu. Để tạ ơn Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Maria và ghi nhớ chiến thắng diệu kỳ trong trận chiến Lepanto, Đức Piô V thiết lập lễ Đức Mẹ chiến thắng vào chính ngày 07/10. Chiến thắng diệu kỳ nhờ Mẹ Maria cầu bầu trong kinh Mân côi, vì thế sau này lễ Đức Mẹ Chiến thắng đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Kinh Mân Côi bao gồm Kinh Lạy Cha, do chính Đức Kitô dạy các tông đồ cầu nguyện, cho cuộc sống hàng ngày và thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện (x. Mt 6, 9 -13 ; Lc 11,2-4), Kinh Kính mừng lời sứ Thần Gabriel chào Mẹ: « Trinh nữ đầy ân phúc vì Đức Chúa ở cùng Trinh Nữ » (Lc 1,25), và Bà Elisabeth vang lời ca tụng: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc" (Lc 1, 42). Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng Kinh Mân Côi được Mẹ Maria truyền dạy cho thánh Đa Minh (1170 – 1221), khi đó Mẹ của Chúa chúng ta đã trao cho thánh nhân kinh mân Côi như là một sự trợ giúp nhựng khi gặp xung khắc với lạc giáo Albi. Đức Pio V vào năm 1569 đã chính thức chuẩn nhận hình thức Kinh mân Côi như hiện nay (qua Sắc Chỉ Consueverunt Romani Pontifices) : Kinh Mân Côi đã được hoàn chỉnh với việc thêm vào phần sau của kinh Kính Mừng: Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, lời cầu nguyện tha thiết tín thác nơi Mẹ cầu bầu cùng Chúa trong mọi ngày cho đến khi lâm chung. Cũng như sau mỗi Mầu Nhiệm được kết thúc với một Kinh Sáng Danh : ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa. Đức Piô V đã cố công rất nhiều để quảng bá Kinh Mân Côi và rồi thời gian sau đó Kinh Mân Côi đã trở thành một trong những sự sùng đạo bình dân phổ biến nhất của thế giới Kitô giáo.
Kinh Mân côi cùng với mẹ Maria, chúng ta suy gẫm về các mầu nhiệm của cuộc đời Đấng Cứu Thế. Ban đầu suy niệm qua ba chuỗi :
• Năm sự Vui : Mẹ đón nhận truyền tin mang thai Đấng Cứu Thế, thăm viếng và giúp đỡ chị họ Elisabeth, đến sinh con, vui dâng con nơi đền thánh, lạc con và vui tìm thấy.
• Năm sự Thương: cùng Mẹ suy niệm Cuộc thương khó của con Mẹ, bắt đầu từ biến cố hấp hối trong vườn cây dầu, vác thập giá và chết tang thương trên Thập Tự.
• Năm sự Mừng : Đức Kitô con Mẹ Phục sinh lên Trời, hồng ân Thánh linh Hiện xuống và chính Mẹ được hưởng vinh quang Thiên Quốc.
• Và đến cuối thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Năm sự Sáng: Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Giocđan cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn.
• Và đến cuối thế kỷ XX, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm Năm sự Sáng: Những mầu nhiệm ánh sáng ấy bao gồm đời sống công khai của Đấng Cứu Thế, từ biến cố phép rửa ở sông Giocđan cho đến khi bắt đầu cuộc Khổ Nạn.
Đức Giáo Hoàng Pio XII (triều đại Giáo Hoàng 1939 – 1958) đã khẳng định: chuỗi Mân Côi “là một bản tóm lược của toàn bộ Phúc Âm” (AAS 38 [1946] trang 419). Tất cả các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi được rút ra từ Tân Ước và đặt trọng tâm vào các sự kiện chính của Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc Phuc sinh.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: “Thật vậy, trước bức phông có những lời ‘Kính Mừng Maria’ linh hồn thấy hiện lên trước mắt những cảnh đời chính của Chúa Giêsu Kitô. Những cảnh đời này hợp lại thành những mầu nhiệm vui, thương và mừng, và chúng giúp chúng ta sống hiệp thông với Chúa Giêsu, có thể nói, nhờ trái tim của Mẹ Người” (ĐTC GPII: Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 29/10/1978)
Chúng ta qua kinh Mân Côi trong mọi ngày, đặc biệt là tháng 10 – tháng Mân côi suy gẫm với Mẹ Maria những mầu nhiệm cuộc đời Đấng Cứu Thế, mà Mẹ như một người mẹ đã luôn suy gẫm trong lòng mình (x. Lc 2,19) (Osservatore Romano, 44; 30 tháng 10 năm 1979):
Mân Côi con tiếp nguyện luôn
Vui, Thương, Mừng, Sáng gẫm đường Chúa đi
Hai mươi mầu nhiệm tạc ghi
Từ khi Chúa đến tới khi Mẹ về…
(theo Hoài Việt)
Lm. Vinh Sơn.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nghi thức tẩy rửa thánh đường từng bị khủng bố Hồi Giáo xúc phạm
Lê Đình Thông
09:40 02/10/2016
NGHI THỨC TẨY RỬA NGÔI THÁNH ĐƯỜNG TỪNG BỊ KHỦNG BỐ HỒI GIÁO XÚC PHẠM
Trong cuộc họp báo ngoài trời bắt đầu 13 giờ Chúa Nhật 02/10, Đức Cha Dominque Lebrun, tổng giám mục giáo phận Rouen đã công bố quyết định mở cửa thánh tại giáo đường Saint-Etienne-du-Rouvray. Nghi thức này cho phép các tín hữu trong giáo phận đến cầu nguyện để xin ơn toàn xá.
Vào lúc 16 giờ 30 cùng ngày, nhiều ngàn người đã tham dự cuộc rước kiệu trọng thể mở đầu tháng Mân côi trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Đoàn kiệu đi từ tòa thị chính đến ngôi thánh đường lịch sử, nơi linh mục Hamel tử đạo ngày 26/07 vừa qua.
Trong cuộc họp báo, Đức TGM Lebrun nhắc lại trước khi hành hình vị linh mục 84 tuổi, quân khủng bố hồi giáo đã xúc phạm bốn biểu tượng tôn kính :
- nhổ cây thánh giá trong ngôi giáo đường. Trong cuộc rước kiệu, Đức TGM Lebrun vác cây thánh giá này, thay vì cầm cây gậy giám mục.
- cây nến Phục sinh bị bẻ gãy.
- xâu chuỗi mân côi bị quân khủng bố giật xuống từ tay Đức Mẹ Fatima.
- dùng dao xâm phạm bàn thờ thánh.
Trong phần phụng vu Lời Chúa, Đức TGM Lebrun công bố Tin mừng theo thánh Luca : ‘‘Chúa Giêsu còn nói: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.’’ Tin mừng nói đến trường hợp linh mục Hamel bị giết hại.
Sau thánh lễ, Đức Cha Lebrun đã cử hành nghi thức thống hối, rẩy nước thánh để tẩy rửa tội lỗi, thay mới cây thánh giá, chuỗi mân côi và cây nến Phục sinh. Trong phụng vụ, vị linh mục chủ lễ mặc áo tím để chỉ sự ăn năn, thống hối khi cử hành thánh lễ.
Ba Nữ tu Bác ái dòng Vincent de Paul tham dự Thánh lễ do linh mục Jacques Hamel cử hành ngày thứ ba 26/07 đã thuật lại như sau :
Hai quân khủng bố hồi giáo lén vào cổng sau ngôi thánh đường. Thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ. Trong lúc đọc kinh Tiền tụng, một tên khủng bố mặc áo polo xanh hỏi nữ tu Huguette Périn, 79 tuổi, các thông tin về thánh đường. ‘’10 phút nữa là hết lễ, lúc đó anh quay lại hỏi’’. Sau này vị nữ tu biết người này tên là Adel Kermiche, một tên hồi giáo cực đoan cư ngụ ở thị trấn. Thánh lễ vừa kết thúc, hai tên khủng bố Kermiche và Abden Malik Petitjean đột nhập vào cung thánh. Cả hai cẩm khẩu súng giả, và thắt lưng gài chất nổ và lựu đạn cũng giả nốt, chỉ có con dao là thật. Một tên chạy bên cha Hamel, còn tên kia dúi điện thoại di động vào tay Guy Coponet, tín hữu 87 tuổi, bắt quay phim. Cha Hamel nhất định không quỳ gối, bị ngã ngửa. Ngài đạp chân vào tên khủng bố và la lên : ‘‘Hãy xéo đi Satan’’. Sau đó, vị linh mục quả cảm bị cắt cổ. Một tín hữu khác cũng bị đâm nhiều nhát dao vào tay, lưng và cổ họng, ngã khụy trước sự chứng kiến của người vợ 87 tuổi tên là Jénine. Trong suốt 45 phút, ông giả vờ chết, lẩm nhẩm đọc kính, một tay chặn vào vết thương ở cổ, giữ cho máu khỏi tuôn ra.
Sau hành động giết người, hai tên hồi giáo quay lại hỏi nữ tu Hélène Decaux 83 tuổi : ‘‘Bà có biết kinh Coran là gì không ?’’ Vị nữ tu điềm tĩnh trả lời : ‘‘Tôi kính trọng.’’ Sau đó hai tên khủng bố xâm hại các thánh tích trong cung thánh. Trong khi đó, nữ tu bề trên Danielle Delafosse, 72 tuổi, thoát ra ngoài bằng cửa bên, báo tin cho cảnh sát ập đến bao vây nhà thờ. Hai tên khủng bố đẩy các con tin đi ra khỏi nhà thờ, la lên ‘‘Allah Akbar’’( اللهُ أَكْبَر) có nghĩa là Thượng đế là đấng cao cả nhất, rồi gục chết trước họng súng công lực.
Giáo Xứ Paris, ngày 01/10/2016
Lê Đình Thông
Vào lúc 16 giờ 30 cùng ngày, nhiều ngàn người đã tham dự cuộc rước kiệu trọng thể mở đầu tháng Mân côi trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót. Đoàn kiệu đi từ tòa thị chính đến ngôi thánh đường lịch sử, nơi linh mục Hamel tử đạo ngày 26/07 vừa qua.
Trong cuộc họp báo, Đức TGM Lebrun nhắc lại trước khi hành hình vị linh mục 84 tuổi, quân khủng bố hồi giáo đã xúc phạm bốn biểu tượng tôn kính :
- nhổ cây thánh giá trong ngôi giáo đường. Trong cuộc rước kiệu, Đức TGM Lebrun vác cây thánh giá này, thay vì cầm cây gậy giám mục.
- cây nến Phục sinh bị bẻ gãy.
- xâu chuỗi mân côi bị quân khủng bố giật xuống từ tay Đức Mẹ Fatima.
- dùng dao xâm phạm bàn thờ thánh.
Trong phần phụng vu Lời Chúa, Đức TGM Lebrun công bố Tin mừng theo thánh Luca : ‘‘Chúa Giêsu còn nói: Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.’’ Tin mừng nói đến trường hợp linh mục Hamel bị giết hại.
Sau thánh lễ, Đức Cha Lebrun đã cử hành nghi thức thống hối, rẩy nước thánh để tẩy rửa tội lỗi, thay mới cây thánh giá, chuỗi mân côi và cây nến Phục sinh. Trong phụng vụ, vị linh mục chủ lễ mặc áo tím để chỉ sự ăn năn, thống hối khi cử hành thánh lễ.
Hai quân khủng bố hồi giáo lén vào cổng sau ngôi thánh đường. Thánh lễ bắt đầu lúc 9 giờ. Trong lúc đọc kinh Tiền tụng, một tên khủng bố mặc áo polo xanh hỏi nữ tu Huguette Périn, 79 tuổi, các thông tin về thánh đường. ‘’10 phút nữa là hết lễ, lúc đó anh quay lại hỏi’’. Sau này vị nữ tu biết người này tên là Adel Kermiche, một tên hồi giáo cực đoan cư ngụ ở thị trấn. Thánh lễ vừa kết thúc, hai tên khủng bố Kermiche và Abden Malik Petitjean đột nhập vào cung thánh. Cả hai cẩm khẩu súng giả, và thắt lưng gài chất nổ và lựu đạn cũng giả nốt, chỉ có con dao là thật. Một tên chạy bên cha Hamel, còn tên kia dúi điện thoại di động vào tay Guy Coponet, tín hữu 87 tuổi, bắt quay phim. Cha Hamel nhất định không quỳ gối, bị ngã ngửa. Ngài đạp chân vào tên khủng bố và la lên : ‘‘Hãy xéo đi Satan’’. Sau đó, vị linh mục quả cảm bị cắt cổ. Một tín hữu khác cũng bị đâm nhiều nhát dao vào tay, lưng và cổ họng, ngã khụy trước sự chứng kiến của người vợ 87 tuổi tên là Jénine. Trong suốt 45 phút, ông giả vờ chết, lẩm nhẩm đọc kính, một tay chặn vào vết thương ở cổ, giữ cho máu khỏi tuôn ra.
Sau hành động giết người, hai tên hồi giáo quay lại hỏi nữ tu Hélène Decaux 83 tuổi : ‘‘Bà có biết kinh Coran là gì không ?’’ Vị nữ tu điềm tĩnh trả lời : ‘‘Tôi kính trọng.’’ Sau đó hai tên khủng bố xâm hại các thánh tích trong cung thánh. Trong khi đó, nữ tu bề trên Danielle Delafosse, 72 tuổi, thoát ra ngoài bằng cửa bên, báo tin cho cảnh sát ập đến bao vây nhà thờ. Hai tên khủng bố đẩy các con tin đi ra khỏi nhà thờ, la lên ‘‘Allah Akbar’’( اللهُ أَكْبَر) có nghĩa là Thượng đế là đấng cao cả nhất, rồi gục chết trước họng súng công lực.
Giáo Xứ Paris, ngày 01/10/2016
Lê Đình Thông
Đức Thánh Cha không về Argentina vì ''Trung Hoa'' hay vì muốn tránh mặt Tổng Thống Macri?
Trần Mạnh Trác
16:10 02/10/2016
Ngài không kể ra những cam kết đó là gì, với những quốc gia nào ở Châu Á? Có người đồn đoán phải chăng là Trung Hoa, Iran, Nhật Bản hoặc Ấn Độ? Hay biết đâu chẳng phải là Việt Nam?
Đức Thánh Cha mở đầu với một sự hối tiếc rằng Ngài đã hy vọng về quê để kỷ niệm hai trăm năm ngày lập quốc, và đồng thời để ăn mừng hai sự kiện "làm nên lịch sử của chúng ta, hai sự kiện đó là rất quan trọng và rất mạnh mẽ, và Cha hết lòng trân quí . "
Đó là hai sự kiện phong chân phước cho Mẹ 'Mama' Antula, và phong thánh cho Cha xứ 'Cura' Brochero, là những vị thánh đầu tiên đã sinh ra và chết ở Argentina.
Đức Thánh Cha nói tiếp "Các con có thể không biết rằng Cha đã ước muốn rất nhiều được nhìn thấy các con một lần nữa. Nhưng Cha không thể làm điều đó trong năm tới bởi vì có nhiều điều đã được cam kết với châu Á và châu Phi, và thế giới thì lớn hơn so với Argentina."
Đức Giáo Hoàng nói Ngài coi mình là một người Argentina, vẫn du hành với hộ chiếu Argentina và coi người dân Argentina là của mình.
"Cha tin chắc một điều, trên cương vị là một dân tộc, thì các con là kho tàng lớn nhất mà quê hương của chúng ta có được," Ngài nói.
Đức Giáo Hoàng cho biết Ngài cầu nguyện cho người đồng hương trong mỗi thánh lễ, và "Tình yêu quê cha đất tổ đã thúc đẩy Cha xin các điều này ở nơi các con," Ngài nói tiếp. "Là một lần nữa hãy gánh vác việc đất nước lên vai, một đất nước đang cần mỗi người chúng ta nỗ lực hết sức để cải tiến, phát triển và lớn lên."
Những câu nói trên hé lộ cho thấy ĐTC đang thao thức về hiện tình Argentina, nhất là tình trạng những người nghèo đang bị nghèo thêm dưới chính sách cuả tổng thống Mauricio Macri.
Theo thống kê mới nhất thì hiện nay có đến 9 triệu người Argentina, tức là 32.2%, đang sống ở dưới mức nghèo khổ. Tổng thống Macri hứa hẹn giảm nghèo bằng cách thả lỏng kinh tế và cắt giảm dịch vụ xã hội, nhưng thay vì kinh tế được phục hồi thì đã đưa đến một phản xạ ngược là khủng hoảng kinh tế tồi tệ hơn và nạn thất nghiệp trầm trọng thêm.
Mặc dù ĐTC hứa hẹn không can dự vào nền chính trị cuả Argentina, Ngài cũng đã đưa ra một lời chỉ trích cách gián tiếp những chính sách Tư Bản và Cấp Tiến cuả TT Macri từ khi lên cầm quyền cho đến nay.
"Điều này chỉ có thể thực hiện được qua một nền văn hoá gặp gỡ và chống lại 'nền văn hoá vất bỏ' đang hoành hành trên Thế Giới" Ngài nói.
"Nền văn hóa gặp gỡ là nền văn hoá cung cấp một chỗ đứng cho mỗi người, mọi người có thể sống với phẩm giá và có thể thể hiện tư tưởng một cách hòa bình mà không sợ bị xúc phạm hay bị kết án hoặc bị tấn công hoặc bị loại bỏ," Ngài nói.
Ca ngợi sự phong phú và mầu mỡ cuả đất nước Argentina, Ngài nói "chúng ta có mọi thứ," nhưng nhấn mạnh rằng sự giàu có đích thực chính là ở người dân, với sự hào phóng và khả năng để đi cùng đi với nhau, giúp đỡ và tôn trọng láng giềng hàng xóm.
"Cha trân quí người dân Argentina. Cha yêu quí người dân Argentina, Cha mang họ trong trái tim Cha, đó là sự giàu có của quê hương chúng ta. Và thậm chí nếu Cha chưa thể nắm tay chúng con được, thì trong tâm trí của Cha và trong lời cầu nguyện của Cha, Cha luôn nguyện cầu cùng Chuá ban cho các con được tiến lên như một dân tộc hợp nhất. "
Kết thúc thông điệp video của Ngài, nhắc lại đây đang là Năm Thánh Thương Xót, Ngài nhắc nhở mọi người Argentina hãy thực hành ít là hai ngày một lần, một điều trong mười bốn mối thương người.
Nhắc lại, kể từ khi ĐGH còn là Tổng Giám Mục cuả Buenos Aires và ông Macri còn là Thị Trưởng, thì đã xảy ra bất đồng giữa 2 người về chính sách xã hội và văn hoá, đặc biệt khi ông 'thị trưởng' Macri từ chối không chống án một phán quyết cuả một toà địa phương cho phép một cặp đồng tính được cấp giấy hôn thú.
Khi ông Macri được bầu làm tổng thống, cuộc viếng thăm 'xã giao bất đắc dĩ' giữa ông và ĐGH ở Vatican đã được mô tả là 'lạnh lùng'.
2 tuần trước đây sự liên hệ giữa 2 người hình như trở nên tồi tệ hơn, khi ông Macri trao tặng cho quĩ từ thiện cuả Vatican một số tiền nhưng bị Vatican trả lại.
Số tiền có một con số kỳ lạ, đó là 16.666.000 pesos (khoảng US $ 1.2 triệu).
Con số "666" là con số ám chỉ Satan! Một cách kín đáo ông Macri chửi xéo ĐTC là tên quỉ.
Khi trả lại, ĐGH đã thẳng thắn viết trên một note là "Cha không thích con số '666'".
Các viên chức cuả Argentina đã cố gắng lấp liếm sự việc đáng tiếc đó.
"Không hề có vấn đề gì cả," là lời cuả ngoại trưởng Argentina, bà Susana Malcorra, sau khi gặp riêng với ĐTC ở Roma. Bà mô tả cuộc gặo gỡ là "Rất phong phú, rất thân mật, không hề đặt ra một bất đồng lớn lao nào cả."
Nhưng những người chống đối ông Macri thì có suy nghĩ khác.
Họ cho rằng việc ĐGH từ chối số tiền phản ảnh sự "gớm ghiếc" cuả ĐTC đối với những chính sách cuả ông Macri như việc tăng giá điện lên tới 500%, tăng giá xe buýt 100%, làm cho giới lao động nghèo đang bị chao đảo lại còn điêu đứng hơn.
Ông Juan Grabois, một nhà hoạt động xã hội ở Argentina, phát biểu như sau:
"16 triệu có vẻ không phải là một cử chỉ đẹp," ông viết. "Ai mà nghĩ rằng dùng tiền để mua được ĐGH thì kẻ đó phải là một tên ngu xuẩn lắm."
Video phóng sự đặc biệt ĐTC tông du hai nước Georgia và Azerbaigian
VietCatholic Network
16:42 02/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Như chúng tôi đã đưa tin, Đức Thánh Cha đã rời Roma lúc 9 giờ 25 sáng thứ Sáu và đến phi trường thủ đô Tbilisi của Georgia lúc 15 giờ chiều tức là 13 giờ tính theo giờ Roma.
Đức Thánh Cha đã được tổng thống Giorgi Margvelashvili cùng với phu nhân chào đón cùng với Đức Thượng Phụ Ilia Đệ Nhị và một số quan chức và chức sắc, đặc biệt là hai vị Giám Mục Công Giáo, một thuộc nghi lễ la tinh và một thuộc nghi lễ Armeni.
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, lúc 5 giờ chiều, Đức Thánh Cha đã tới tòa Thượng Phụ Chính Thống Georgia để viếng thăm.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha đã đến thăm cộng đoàn tín hữu Assiro-Canđê vào lúc 6 giờ chiều tại Nhà thờ Công Giáo Canđê thánh Simon Bar Bassae cách đó 8km. Thánh Simon Bar Sabbae sống vào thế kỷ thứ 10 và thuộc về Giáo Hội Coptic bên Ai Cập. Đây là hoạt động cuối cùng của ngài trong ngày đầu tiên 30-9 tại Georgia.
Trong cuộc gặp gỡ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho hòa bình tại Syria và Iraq, đồng thời cầu xin Chúa giải thoát các tín hữu khỏi mọi tội lỗi và sự ác.
Đến nơi, Đức Thánh Cha đã được Đức Thượng Phụ Louis Sako, Giáo chủ Công Giáo Canđê và các Giám Mục thuộc Giáo Hội này từ Iraq tới, tiếp đón nồng nhiệt và rước vào Nhà nguyện Mình Thánh Chúa. Ngài cầu nguyện chung với khoảng 300 tín hữu hiện diện cho hòa bình tại Iraq và miền Trung Đông. Nhiều người mặc y phục truyền thống của dân tộc mình và cũng có cả một số tín hữu tị nạn từ Trung Đông.
Trong lời nguyện, Đức Thánh Cha nói:
Lạy Chúa Giêsu, chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa, đã giải thoát chúng con khỏi tội lỗi, nguồn gốc gây ra mọi chia rẽ và mọi sự ác; chúng con tuyên xưng sự sống lại của Chúa,đã cứu chuộc con người khỏi nô lệ thất bại và sự chết; chúng con mong đợi Chúa đến trong vinh quang, làm cho Nước Công chính, vui mừng và an bình được viên mãn.
Lạy Chúa Giêsu, nhờ cuộc khổ nạn vinh quang của Chúa, xin Chúa thắng sự cứng cỏi trong tâm hồn chúng con, chúng là tù nhân của oán ghét và ích kỷ; nhờ quyền năng phục sinh của Chúa, xin kéo các nạn nhân của bất công và đàn áp ra khỏi tình trạng của họ; vì lòng trung tín của việc Chúa đến, xin làm cho nền văn hóa chết chóc phải tủi hổ và làm cho chiến thắng của sự sống được chiếu tỏa rạng ngời.
Lạy Chúa Giêsu xin liên kết với thập giá của Chúa những đau khổ của bao nhiêu nạn nhân vô tội: các trẻ em, người già, các Kitô hữu bị bách hại; xin Chúa bao phủ trong ánh sáng phục sinh những người bị thương tổn sâu đậm: những ngừơi bị lạm dụng, bị tước bỏ tự do và phẩm giá, xin cho người sống trong bất định cảm nghiệm được sự ổn định của Nước Chúa: những người lưu vong, người tị nạn, những người không còn niềm vui sống.
Lạy Chúa Giêsu xin mở rộng bóng Thánh giá Chúa trên các dân tộc đang ở trong chiến tranh: Ước gì họ học con đường hòa giải, đối thoại và tha thứ; xin cho các dân tộc kiệt quệ vì bom đạn như Syria và Iraq nếm hưởng được niềm vui phục sinh của Chúa; xin tụ họp dưới vương quyền dịu dàng của Chúa những con cái bị phân tán, xin nâng đỡ các tín hữu Kitô tản mác các nơi và ban cho họ sự hiệp nhất đức tin và đức mến.
Sau cùng Đức Thánh Cha cầu xin sự chuyển cầu của Mẹ Maria Nữ Vương hòa bình.
Sau khi ban phép lành, Đức Thánh Cha còn chào thăm từng vị trong Hội đồng của Giáo Hội Công Giáo Canđê. Khi ra bên ngoài thánh đường, ngài còn thả một chim bồ câu trắng, tượng trưng cho hòa bình, trước khi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây số rưỡi để dùng bữa tối và nghỉ đêm.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sáng Thứ Bẩy, 1-10, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ lúc 10 giờ tại sân thể thao Meskhi cho các tín hữu.
Ban chiều cùng ngày, lúc gần 4 giờ, ngài đã gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và các nhân viên mục vụ tại Nhà thờ Đức Mẹ Mông Triệu, rồi gặp những người được các nhân viên từ thiện của Giáo Hội giúp đỡ, tại khuôn viên trước trung tâm từ thiện của các tu sĩ dòng thánh Camilliano.
Sau cùng, lúc quá 6 giờ, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Nhà thờ chính tòa Thượng Phụ Svetutskhoveli ở Mtsckheta.
Chúng tôi sẽ tường thuật chi tiết các biến cố này. Xin quý vị và anh chị em nhớ đón xem.
Đức Phanxicô tại Azerbaijan và hai hình ảnh nghệ thuật bình dân đầy ý nghĩa
Vũ Văn An
20:45 02/10/2016
Chúa Nhật qua, sau khi đặt chân xuống Azerbaijan, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ công cộng lần thứ hai trong chuyến tông du 3 ngày tại vùng Caucasus. Trong Thánh Lễ này, ngài nhắn nhủ tín hữu tụ họp trong ngôi nhà thờ nhỏ rằng đức tin và sự phục vụ là tâm điểm của đời sống Kitô hữu, đan kết với nhau như những sợi chỉ khác nhau của tấm thảm.
Hình ảnh tấm thảm: đức tin là sợi chỉ vàng nối kết ta với Thiên Chúa
Ngài nói: “Đức tin và sự phục vụ không thể tách rời nhau; trái lại, chúng nối kết chặt chẽ với nhau, đan kết vào nhau”. Muốn làm cho ý niệm này cụ thể hơn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sử dụng hình ảnh dệt thảm, vốn là một truyền thống cổ kính ở Azerbaijan.
Được dệt bằng tay thành nhiều cỡ khác nhau và với một nét dệt chặt chẽ, thảm Azerbaijan, từ những ngày xa xưa, vốn được dùng để phủ nền nhà hoặc trang trí các bước tường, tràng kỷ, giường nằm và bàn ghế. Chế tạo thảm là truyền thống gia đình được lưu truyền bằng miệng và thực hành, phần lớn nhờ các phụ nữ.
Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh hai diễn trình “sợi ngang” và “sợi dọc”. Theo định nghĩa kỹ thuật của chúng, hai kiểu nói này dùng nói tới hai sợi chỉ để dệt nên sản phẩm hoàn chỉnh.
Sợi dọc là sợi đã căng thật chặt chạy dài theo khung dệt và tạo thành cốt lõi của tấm thảm, trong khi sợi ngang là sợi dệt chạy giữa các sợi dọc để tạo nên các mẫu dệt khác nhau.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “các tấm thảm của anh chị em là các công trình nghệ thuật đích thực… đan kết hài hòa” giữa sợi ngang và sợi dọc. Đời sống Kitô hữu cũng thế “Mỗi ngày, nó cũng phải được dệt một cách kiên nhẫn, đan kết chính xác sợi ngang và sợi dọc: sợi ngang đức tin và sợi dọc phục vụ”.
“Khi đức tin được đan kết với sự phục vụ, trái tim sẽ mãi được mở ra và trẻ trung, và nó lớn lên trong diễn trình làm điều tốt”. Ngài nói như thế, và thêm rằng nếu đức tin đi theo con đường này, “nó sẽ trưởng thành và lớn lên một các mạnh mẽ, nhưng chỉ với điều kiện được nối kết với sự phục vụ”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua Azerbaijan trong ngày cuối cùng của chuyến đi 3 ngày tới đây và tới Georgia. Cả hai nước này đều có một cộng đồng Công Giáo nhỏ nhoi. Azerbaijan đánh dấu lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng tới một quốc gia đa số theo Hồi Giáo Sunni. Georgia, trái lại, là một quốc gia đa số theo Chính Thống Giáo.
Sau khi đáp xuống Phi Trường Heydar Aliyev ở Thủ Đô Baku vào lúc sáng sớm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Vô Nhiễm thuộc trung tâm Salêdiêng, vốn là nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Azerbaijan.
Khởi thủy được xây dựng năm 1915, nhà thờ này bị Cộng Sản phá hủy năm 1931, và vị mục tử bị bắt đi “cải tạo lao động” và qua đời tại đó. Sau khi chế độ Sôviết sụp đổ, người Công Giáo lại bắt đầu tìm về với nhau.
Nhưng chỉ sau chuyến viếng thăm năm 2002 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Cộng đồng của họ, cuối cùng, mới có thể mua được mảnh đất để tái thiết nhà thờ. Việc tái thiết này hoàn thành năm 2009. Người ta tin rằng Thánh Báctôlômêô, Tông Đồ, tử đạo tại Azerbaijan, gần Baku, khoảng năm 71.
Trong các suy niệm của ngài về đức tin, Đức Phanxicô làm nổi bật đáp ứng của Thiên Chúa đối với tiên tri Habakkuk trong bài đọc thứ nhất, trong đó tiên tri xin Thiên Chúa can thiệp và tái lập công lý và hòa bình đã bị bạo lực và bất đồng làm cho tan nát.
Thay vì nhẩy xổ vào, Thiên Chúa “đã không trực tiếp can thiệp” mà Người cũng không giải quyết tình thế “một cách đột ngột” hoặc làm cho Người hiện diện bằng bạo lực. Đúng hơn, “Người mời gọi kiên nhẫn chờ đợi, đừng bao giờ mất hy vọng; trên hết, Người nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin”.
Đức Giáo Hoàng nói: Thiên Chúa cư xử với ta cũng như thế. Người không “chiều theo ý của chúng ta muốn thay đổi thế giới và người khác ngay lập tức và liên hồi” nhưng tìm cách hàn gắn tâm hồn người ta.
Đức Giáo Hoàng cho rằng “Thiên Chúa thay đổi thế giới bằng cách biến đổi trái tim chúng ta, và Người không thể làm việc này nếu không có chúng ta”. Ngài nói thêm: “Khi Thiên Chúa thấy một trái tim cởi mở và nhiều tín thác, thì Người có thể làm những điều lạ lùng ở đấy”.
Ngài nói rằng: có đức tin không phải là việc luôn dễ dàng, và nhấn mạnh lời khẩn khoản Chúa Giêsu của các tông đồ trong tin Mừng Luca xin “gia tăng đức tin cho chúng con”.
Câu trả lời của Chúa Giêsu “khá làm ta ngạc nhiên” vì Người xoay câu hỏi ngược lại với các ông, và nói: “Nếu chúng con có đức tin…” Trong câu trả lời này, Chúa yêu cầu ta phải có đức tin. Nhưng theo Đức Giáo Hoàng, đức tin là một hồng ân do Thiên Chúa ban mà ta luôn phải cầu xin cho có được; đức tin cần được nuôi dưỡng.
“Nó không phải là một sức mạnh ma thuật từ trời rớt xuống” mà nó cũng không phải là “một sức mạnh đặc biệt để giải quyết các nan đề của cuộc sống”.
Đức Phanxicô nói rằng: đức tin thỏa mãn các nhu cầu của ta “sẽ là một đức tin ích kỷ, hoàn toàn tập chú vào chính ta”. Ngài nhận định thêm: ta không nên lẫn lộn đức tin với cảm giác thoải mái, ấm êm, cũng không phải là thứ an ủi trong trái tim có thể đem lại sự bình an bên trong.
“Đức tin là sợi chỉ vàng nối kết ta với Chúa, niềm vui tinh tuyền được ở với Người, nên một với Người; nó là một hồng ân kéo dài suốt đời ta, nhưng chỉ mang hoa trái nếu ta chịu đóng một vai trò”.
Nói đến việc phục vụ, nó không phải chỉ là việc hoàn thành các bổn phận của ta hoặc thực hiện một vài hành vi tốt lành nào đó, mà “còn hơn thế nữa” vì trong Tin Mừng, Chúa Giêsu yêu cầu “bằng những lời lẽ hết sức triệt để” ta phải sẵn sàng có đó hoàn toàn, “một đời sống được hiến tặng một cách hoàn toàn cơi mở, không tính toán và lợi lộc”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng cảnh cáo ta tránh xa hai thứ cám dỗ mà Kitô hữu đang gặp phải khiến họ không phục vụ nữa và kết cục “biến cuộc sống thành vô nghĩa”. Ngài cho rằng hai cơn cám dỗ này là để cho mình trở nên thờ ơ và suy nghĩ “như các chủ nhân ông”.
“Trái tim thờ ơ trở thành chỉ biết chú tâm tới mình trong một cuộc sống lười lĩnh, và nó dập tắt ngọn lửa yêu thương”. Đức Giáo Hoàng giải thích như thế, rồi nói thêm: người thờ ơ “sống để thỏa mãn các tiện nghi của mình, một thứ tiện nghi không bao giờ biết là đủ, và vì thế, không bao giờ được thỏa mãn cả”.
Dần dần, các Kitô hữu kết cục sẽ trở thành bằng lòng với sự tầm thường, chỉ dành cho Thiên Chúa và người khác một phần trăm thì giờ của họ, “không bao giờ dành quá nhiều, nhưng luôn luôn cố gắng hà tiện”.
Đức Giáo Hoàng nhận định rằng: thay vì thụ động, cơn cám dỗ thứ hai tức “suy nghĩ như các chủ nhân ông” tập trung vào việc quá tích cực, người như thế chỉ “cho đi để nhận được một điều gì đó hay trở nên một người nào đó”.
Theo ngài, “trong những trường hợp như thế, việc phục vụ sẽ trở thành một phương tiện, chứ không phải một mục đích, vì mục đích đã trở thành danh tiếng; rồi quyền lực, tham vọng làm lớn”. Ngài nhấn mạnh: Giáo Hội chỉ “lớn mạnh và xinh đẹp” nhờ phục vụ mà thôi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bài giảng lễ của ngài bằng cách trở lại với hình ảnh tấm thảm, nói với cộng đồng địa phương rằng “mỗi người các con giống như sợi tơ lụa rực rỡ”.
Tuy nhiên, theo ngài, chỉ khi nào được đan kết với nhau các sợi chỉ khác nhau mới tạo thành một tác phẩm đẹp đẽ; tự chúng, chúng vô dụng. Và ngài thúc giục người Azerbaijan luôn đoàn kết, khiêm nhường sống hân hoan và bác ái.
Hình ảnh những chiếc cửa sổ đầy chất nghệ thuật
Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ liên tôn sau đó, trên một đất nước đại đa số là Hồi Giáo Sunni, Đức Phanxicô dùng một hình ảnh khác để cổ vũ mối liên hệ hòa bình giữa xã hội và tôn giáo. “Tôi muốn nói tới những chiếc cửa sổ đầy chất nghệ thuật qúy giá từng có mặt ở đây nhiều thế kỷ qua, chỉ được chế tạo bằng gỗ và kính mầu”.
Nhưng chế tạo bằng các phương pháp truyền thống độc đáo: “không dùng keo hay đinh, mà gỗ và kính được ráp vào nhau qua một cố gắng cần nhiều thì giờ và tỉ mỉ. Nhờ thế, gỗ nâng đỡ kính và kính để ánh sáng chiếu qua”.
Ngài nhận định: “cũng thế, bổn phận của mọi xã hội dân sự là nâng đỡ tôn giáo, việc này giúp cho ánh sáng chiếu qua, rất cần thiết cho cuộc sống. Để việc này có cơ hội xẩy ra, một nền tự do hữu hiệu và chân chính phải được bảo đảm. Không thể dùng các loại ‘keo’ nhân tạo buộc người ta phải tin, áp đặt lên họ một hệ thống tín ngưỡng đã xác định sẵn và tước mất của họ quyền tự do lựa chọn; cũng không cần đến thứ ‘đinh’ bên ngoài như các quan tâm trần tục, thèm khát quyền lực và tiền bạc”.
Ngài nói rằng: Thiên Chúa không thể bị lợi dụng “để biện minh bất cứ hình thức cực đoan, đế quốc hay thực dân nào. Từ nơi đầy tính biểu tượng cao này, một tiếng kêu xé lòng một lần nữa đang vang lên: đừng nhân danh Thiên Chúa để bạo động thêm nữa! Ước chi danh thánh vô cùng của Người được thờ lạy, chứ không bị xúc phạm hay đổi chác như một món hàng qua các hình thức hận thù và chống đối nhân bản”.
Ngài nhận định thêm: cầu nguyện và đối thoại “có liên hệ qua lại hết sức thâm hậu: chúng phát xuất từ việc mở lòng ta ra và vươn dài tới thiện ích người khác, nhờ thế phong phú hóa và tăng cường lẫn nhau”.
Theo ngài, hòa bình đích thực “xây dựng trên việc tôn trọng, gặp gỡ và chia sẻ lẫn nhau, cương quyết vượt qua các thiên kiến và các sai lầm quá khứ, từ bỏ các tiêu chuẩn hai mặt và tư lợi; một nền hòa bình lâu dài, được sinh động hóa nhờ lòng can đảm nhất định vượt qua trở ngại, tận diệt nghèo đói và bất công, lên án và chấm dứt việc lan tràn vũ khí và đầu cơ trục lợi vô luân trên lưng người khác”.
Đức Giáo Hoàng quả quyết rằng “máu của quá nhiều người đang từ đất, căn nhà chung của chúng ta, kêu thấu Thiên Chúa”. Ngài nói thêm: ta phải cùng nhau kiến tạo một tương lai hòa bình.
Ngài nói: “Nay không phải là lúc cho các giải pháp bạo lực hay hấp tấp, nhưng đúng hơn là lúc khẩn cấp để khởi đầu các diễn trình hòa giải đầy kiên nhẫn. Vấn đề thực chất của thời ta không phải là phải đẩy mạnh nghĩa lý của mình cách nào, mà ta phải đưa ra các đề xuất sống nào cho các thế hệ tương lai; làm cách nào để lại cho họ một thế giới tốt hơn thế giới ta đã tiếp nhận. Thiên Chúa, và cả lịch sử nữa, sẽ hỏi chúng ta xem chúng ta đã hiến mình cho việc mưu cầu hòa bình chưa; các thế hệ trẻ, vốn mơ ước một tương lai khác hơn, đang hướng câu hỏi này về hướng chúng ta”.
Hình ảnh tấm thảm: đức tin là sợi chỉ vàng nối kết ta với Thiên Chúa
Ngài nói: “Đức tin và sự phục vụ không thể tách rời nhau; trái lại, chúng nối kết chặt chẽ với nhau, đan kết vào nhau”. Muốn làm cho ý niệm này cụ thể hơn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sử dụng hình ảnh dệt thảm, vốn là một truyền thống cổ kính ở Azerbaijan.
Được dệt bằng tay thành nhiều cỡ khác nhau và với một nét dệt chặt chẽ, thảm Azerbaijan, từ những ngày xa xưa, vốn được dùng để phủ nền nhà hoặc trang trí các bước tường, tràng kỷ, giường nằm và bàn ghế. Chế tạo thảm là truyền thống gia đình được lưu truyền bằng miệng và thực hành, phần lớn nhờ các phụ nữ.
Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh hai diễn trình “sợi ngang” và “sợi dọc”. Theo định nghĩa kỹ thuật của chúng, hai kiểu nói này dùng nói tới hai sợi chỉ để dệt nên sản phẩm hoàn chỉnh.
Sợi dọc là sợi đã căng thật chặt chạy dài theo khung dệt và tạo thành cốt lõi của tấm thảm, trong khi sợi ngang là sợi dệt chạy giữa các sợi dọc để tạo nên các mẫu dệt khác nhau.
Đức Giáo Hoàng nói rằng “các tấm thảm của anh chị em là các công trình nghệ thuật đích thực… đan kết hài hòa” giữa sợi ngang và sợi dọc. Đời sống Kitô hữu cũng thế “Mỗi ngày, nó cũng phải được dệt một cách kiên nhẫn, đan kết chính xác sợi ngang và sợi dọc: sợi ngang đức tin và sợi dọc phục vụ”.
“Khi đức tin được đan kết với sự phục vụ, trái tim sẽ mãi được mở ra và trẻ trung, và nó lớn lên trong diễn trình làm điều tốt”. Ngài nói như thế, và thêm rằng nếu đức tin đi theo con đường này, “nó sẽ trưởng thành và lớn lên một các mạnh mẽ, nhưng chỉ với điều kiện được nối kết với sự phục vụ”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô qua Azerbaijan trong ngày cuối cùng của chuyến đi 3 ngày tới đây và tới Georgia. Cả hai nước này đều có một cộng đồng Công Giáo nhỏ nhoi. Azerbaijan đánh dấu lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng tới một quốc gia đa số theo Hồi Giáo Sunni. Georgia, trái lại, là một quốc gia đa số theo Chính Thống Giáo.
Sau khi đáp xuống Phi Trường Heydar Aliyev ở Thủ Đô Baku vào lúc sáng sớm, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành Thánh Lễ tại Nhà Thờ Vô Nhiễm thuộc trung tâm Salêdiêng, vốn là nhà thờ Công Giáo duy nhất ở Azerbaijan.
Khởi thủy được xây dựng năm 1915, nhà thờ này bị Cộng Sản phá hủy năm 1931, và vị mục tử bị bắt đi “cải tạo lao động” và qua đời tại đó. Sau khi chế độ Sôviết sụp đổ, người Công Giáo lại bắt đầu tìm về với nhau.
Nhưng chỉ sau chuyến viếng thăm năm 2002 của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Cộng đồng của họ, cuối cùng, mới có thể mua được mảnh đất để tái thiết nhà thờ. Việc tái thiết này hoàn thành năm 2009. Người ta tin rằng Thánh Báctôlômêô, Tông Đồ, tử đạo tại Azerbaijan, gần Baku, khoảng năm 71.
Trong các suy niệm của ngài về đức tin, Đức Phanxicô làm nổi bật đáp ứng của Thiên Chúa đối với tiên tri Habakkuk trong bài đọc thứ nhất, trong đó tiên tri xin Thiên Chúa can thiệp và tái lập công lý và hòa bình đã bị bạo lực và bất đồng làm cho tan nát.
Thay vì nhẩy xổ vào, Thiên Chúa “đã không trực tiếp can thiệp” mà Người cũng không giải quyết tình thế “một cách đột ngột” hoặc làm cho Người hiện diện bằng bạo lực. Đúng hơn, “Người mời gọi kiên nhẫn chờ đợi, đừng bao giờ mất hy vọng; trên hết, Người nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tin”.
Đức Giáo Hoàng nói: Thiên Chúa cư xử với ta cũng như thế. Người không “chiều theo ý của chúng ta muốn thay đổi thế giới và người khác ngay lập tức và liên hồi” nhưng tìm cách hàn gắn tâm hồn người ta.
Đức Giáo Hoàng cho rằng “Thiên Chúa thay đổi thế giới bằng cách biến đổi trái tim chúng ta, và Người không thể làm việc này nếu không có chúng ta”. Ngài nói thêm: “Khi Thiên Chúa thấy một trái tim cởi mở và nhiều tín thác, thì Người có thể làm những điều lạ lùng ở đấy”.
Ngài nói rằng: có đức tin không phải là việc luôn dễ dàng, và nhấn mạnh lời khẩn khoản Chúa Giêsu của các tông đồ trong tin Mừng Luca xin “gia tăng đức tin cho chúng con”.
Câu trả lời của Chúa Giêsu “khá làm ta ngạc nhiên” vì Người xoay câu hỏi ngược lại với các ông, và nói: “Nếu chúng con có đức tin…” Trong câu trả lời này, Chúa yêu cầu ta phải có đức tin. Nhưng theo Đức Giáo Hoàng, đức tin là một hồng ân do Thiên Chúa ban mà ta luôn phải cầu xin cho có được; đức tin cần được nuôi dưỡng.
“Nó không phải là một sức mạnh ma thuật từ trời rớt xuống” mà nó cũng không phải là “một sức mạnh đặc biệt để giải quyết các nan đề của cuộc sống”.
Đức Phanxicô nói rằng: đức tin thỏa mãn các nhu cầu của ta “sẽ là một đức tin ích kỷ, hoàn toàn tập chú vào chính ta”. Ngài nhận định thêm: ta không nên lẫn lộn đức tin với cảm giác thoải mái, ấm êm, cũng không phải là thứ an ủi trong trái tim có thể đem lại sự bình an bên trong.
“Đức tin là sợi chỉ vàng nối kết ta với Chúa, niềm vui tinh tuyền được ở với Người, nên một với Người; nó là một hồng ân kéo dài suốt đời ta, nhưng chỉ mang hoa trái nếu ta chịu đóng một vai trò”.
Nói đến việc phục vụ, nó không phải chỉ là việc hoàn thành các bổn phận của ta hoặc thực hiện một vài hành vi tốt lành nào đó, mà “còn hơn thế nữa” vì trong Tin Mừng, Chúa Giêsu yêu cầu “bằng những lời lẽ hết sức triệt để” ta phải sẵn sàng có đó hoàn toàn, “một đời sống được hiến tặng một cách hoàn toàn cơi mở, không tính toán và lợi lộc”.
Sau đó, Đức Giáo Hoàng cảnh cáo ta tránh xa hai thứ cám dỗ mà Kitô hữu đang gặp phải khiến họ không phục vụ nữa và kết cục “biến cuộc sống thành vô nghĩa”. Ngài cho rằng hai cơn cám dỗ này là để cho mình trở nên thờ ơ và suy nghĩ “như các chủ nhân ông”.
“Trái tim thờ ơ trở thành chỉ biết chú tâm tới mình trong một cuộc sống lười lĩnh, và nó dập tắt ngọn lửa yêu thương”. Đức Giáo Hoàng giải thích như thế, rồi nói thêm: người thờ ơ “sống để thỏa mãn các tiện nghi của mình, một thứ tiện nghi không bao giờ biết là đủ, và vì thế, không bao giờ được thỏa mãn cả”.
Dần dần, các Kitô hữu kết cục sẽ trở thành bằng lòng với sự tầm thường, chỉ dành cho Thiên Chúa và người khác một phần trăm thì giờ của họ, “không bao giờ dành quá nhiều, nhưng luôn luôn cố gắng hà tiện”.
Đức Giáo Hoàng nhận định rằng: thay vì thụ động, cơn cám dỗ thứ hai tức “suy nghĩ như các chủ nhân ông” tập trung vào việc quá tích cực, người như thế chỉ “cho đi để nhận được một điều gì đó hay trở nên một người nào đó”.
Theo ngài, “trong những trường hợp như thế, việc phục vụ sẽ trở thành một phương tiện, chứ không phải một mục đích, vì mục đích đã trở thành danh tiếng; rồi quyền lực, tham vọng làm lớn”. Ngài nhấn mạnh: Giáo Hội chỉ “lớn mạnh và xinh đẹp” nhờ phục vụ mà thôi.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận bài giảng lễ của ngài bằng cách trở lại với hình ảnh tấm thảm, nói với cộng đồng địa phương rằng “mỗi người các con giống như sợi tơ lụa rực rỡ”.
Tuy nhiên, theo ngài, chỉ khi nào được đan kết với nhau các sợi chỉ khác nhau mới tạo thành một tác phẩm đẹp đẽ; tự chúng, chúng vô dụng. Và ngài thúc giục người Azerbaijan luôn đoàn kết, khiêm nhường sống hân hoan và bác ái.
Hình ảnh những chiếc cửa sổ đầy chất nghệ thuật
Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ liên tôn sau đó, trên một đất nước đại đa số là Hồi Giáo Sunni, Đức Phanxicô dùng một hình ảnh khác để cổ vũ mối liên hệ hòa bình giữa xã hội và tôn giáo. “Tôi muốn nói tới những chiếc cửa sổ đầy chất nghệ thuật qúy giá từng có mặt ở đây nhiều thế kỷ qua, chỉ được chế tạo bằng gỗ và kính mầu”.
Nhưng chế tạo bằng các phương pháp truyền thống độc đáo: “không dùng keo hay đinh, mà gỗ và kính được ráp vào nhau qua một cố gắng cần nhiều thì giờ và tỉ mỉ. Nhờ thế, gỗ nâng đỡ kính và kính để ánh sáng chiếu qua”.
Ngài nhận định: “cũng thế, bổn phận của mọi xã hội dân sự là nâng đỡ tôn giáo, việc này giúp cho ánh sáng chiếu qua, rất cần thiết cho cuộc sống. Để việc này có cơ hội xẩy ra, một nền tự do hữu hiệu và chân chính phải được bảo đảm. Không thể dùng các loại ‘keo’ nhân tạo buộc người ta phải tin, áp đặt lên họ một hệ thống tín ngưỡng đã xác định sẵn và tước mất của họ quyền tự do lựa chọn; cũng không cần đến thứ ‘đinh’ bên ngoài như các quan tâm trần tục, thèm khát quyền lực và tiền bạc”.
Ngài nói rằng: Thiên Chúa không thể bị lợi dụng “để biện minh bất cứ hình thức cực đoan, đế quốc hay thực dân nào. Từ nơi đầy tính biểu tượng cao này, một tiếng kêu xé lòng một lần nữa đang vang lên: đừng nhân danh Thiên Chúa để bạo động thêm nữa! Ước chi danh thánh vô cùng của Người được thờ lạy, chứ không bị xúc phạm hay đổi chác như một món hàng qua các hình thức hận thù và chống đối nhân bản”.
Ngài nhận định thêm: cầu nguyện và đối thoại “có liên hệ qua lại hết sức thâm hậu: chúng phát xuất từ việc mở lòng ta ra và vươn dài tới thiện ích người khác, nhờ thế phong phú hóa và tăng cường lẫn nhau”.
Theo ngài, hòa bình đích thực “xây dựng trên việc tôn trọng, gặp gỡ và chia sẻ lẫn nhau, cương quyết vượt qua các thiên kiến và các sai lầm quá khứ, từ bỏ các tiêu chuẩn hai mặt và tư lợi; một nền hòa bình lâu dài, được sinh động hóa nhờ lòng can đảm nhất định vượt qua trở ngại, tận diệt nghèo đói và bất công, lên án và chấm dứt việc lan tràn vũ khí và đầu cơ trục lợi vô luân trên lưng người khác”.
Đức Giáo Hoàng quả quyết rằng “máu của quá nhiều người đang từ đất, căn nhà chung của chúng ta, kêu thấu Thiên Chúa”. Ngài nói thêm: ta phải cùng nhau kiến tạo một tương lai hòa bình.
Ngài nói: “Nay không phải là lúc cho các giải pháp bạo lực hay hấp tấp, nhưng đúng hơn là lúc khẩn cấp để khởi đầu các diễn trình hòa giải đầy kiên nhẫn. Vấn đề thực chất của thời ta không phải là phải đẩy mạnh nghĩa lý của mình cách nào, mà ta phải đưa ra các đề xuất sống nào cho các thế hệ tương lai; làm cách nào để lại cho họ một thế giới tốt hơn thế giới ta đã tiếp nhận. Thiên Chúa, và cả lịch sử nữa, sẽ hỏi chúng ta xem chúng ta đã hiến mình cho việc mưu cầu hòa bình chưa; các thế hệ trẻ, vốn mơ ước một tương lai khác hơn, đang hướng câu hỏi này về hướng chúng ta”.
Diễn từ của Đức Thánh Cha trước tổng thống Georgia
VietCatholic Network
22:16 02/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chiều ngày 30-9, Đức Thánh Cha cổ võ sống chung hòa bình giữa các dân tộc tại Cộng hòa Georgia đồng thời tôn trọng công pháp quốc tế về chủ quyền của mỗi người.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi gặp gỡ Tổng thống, các giới chức chính quyền, cũng như đại diện các tầng lớp xã hội và văn hóa của cộng hòa Georgia. Đây là hoạt động đầu tiên của ngài trong chuyến viếng thăm thăm Cộng Hòa Georgia và Azerbaigian trong 3 ngày cho đến chiều tối Chúa Nhật 2-10 tới đây.
Đây là chuyến viếng thăm thứ 16 của Đức Thánh Cha tại nước ngoài và là phần thứ 2 trong cuộc viếng thăm miền Caucase. Phần đầu ngài đã thực hiện tại Cộng hòa Armeni từ ngày 24 đến 26-6 năm nay. Cả 3 quốc gia này đều có con số tín hữu Công Giáo ít ỏi, nhưng qua các cuộc viếng thăm này, Đức Thánh Cha muốn cổ võ những quan hệ đại kết, hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc. Nói khác đi ngài muốn thi hành một sứ mạng hòa bình và hiệp nhất, như nhận xét của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha đã rời Roma lúc 9 giờ 25 và đến phi trường thủ đô Tbilisi của Georgia lúc 15 giờ chiều (13 giờ giờ Roma). Cùng đi với ngài có đoàn tùy tùng 30 người và 70 ký giả quốc tế.
Vài nét về Georgia
Cộng hòa Georgia chỉ rộng 70 ngàn cây số vuông với dân số 4 triệu rưỡi dân cư trong đó gần 84% là tín hữu Chính Thống giáo, khoảng 10% theo Hồi giáo, số tín hữu Công Giáo là 112 ngàn người, tương đương với 2,5% dân số toàn quốc. Họ sống tại thủ đô Tbilisi và miền nam của Georgia, đa số thuộc nghi lễ la tinh và Armeni, nhưng cũng có một cộng đoàn nhỏ các tín hữu nghi lễ Canđê. Tổng cộng tại nước này, Công Giáo có 32 giáo xứ, 2 Giám Mục, 28 linh mục triều và dòng (14+14), hai tu huynh và 37 nữ tu. Ngoài ra có 12 đại chủng sinh và 2 tiểu chủng sinh. Giáo Hội Công Giáo ở Georgia chỉ có 2 trường mẫu giáo và một trường cao đẳng.
Giáo Hội Chính Thống Georgia có khoảng 4 triệu tín hữu. và là một đối tác khó khăn trong quan hệ với Công Giáo và cả đối với các Giáo Hội chính thống khác. Chính Thống Georgia đã từ chối tham dự Công đồng Liên chính thống giáo hồi cuối tháng 6 năm 2016 ở đảo Creta bên Hy Lạp, giống như Giáo Hội Chính Thống Nga.
Gặp gỡ chính quyền
Từ trên máy bay bước xuống, Đức Thánh Cha đã được tổng thống Giorgi Margvelashvili cùng với phu nhân chào đón cùng với Đức Thượng Phụ Ilia II và một số quan chức và chức sắc, đặc biệt là hai vị Giám Mục Công Giáo, một thuộc nghi lễ la tinh và một thuộc nghi lễ Armeni. 2 em bé trong y phục cổ truyền của Georgia dâng tặng Đức Thánh Cha một rổ nho, một sản phẩm nổi bật của nước này. Sau nghi thức chào cờ, duyệt qua hàng quân danh dự và giới thiệu các thành phần hai phái đoàn, Đức Thánh Cha đã vào phòng khánh tiết hội kiến với Tổng thống, trước khi về phủ tổng thống vào lúc 3 giờ rưỡi để chào thăm chính thức.
Tổng thống Margvelaschivili của Georgia năm nay 47 tuổi (1969), đậu tiến sĩ triết học, nguyên là viện trưởng Học viện công vụ, rồi làm bộ trưởng giáo dục, tiếp đến làm phó thủ tướng. Sau cùng ông đắc cử tổng thống cách đây 3 năm.
Sau khi gặp gỡ tổng thống và gia đình ông, Đức Thánh Cha đã tiến ra khuôn viên danh dự tổng thống để gặp gỡ 400 người gồm các quan chức chính trị và tôn giáo, ngoại giao đoàn, cũng như đại diện các tầng lớp xã hội dân sự và văn hóa.
Trong lời chào mừng Đức Thánh Cha, tổng thống cám ơn sự ủng hộ của Tòa Thánh dành cho đất nước Georgia, đặc biệt trong thời kỳ bị Nga tấn công hồi năm 2008. Ông cũng nhắc đến những quan hệ giữa Vatican, Giáo Hội Công Giáo và Georgia qua dòng lịch sử và đề cao vai trò của Georgia không những thuộc về nền văn minh Âu Châu, nhưng còn là một trong những nước kiến tạo nền văn minh này. Sau cùng ông cho biết 20% lãnh thổ của Georgia vẫn còn bị chiếm và 15% dân chúng là người tị nạn. Những vùng bị những người gốc Nga chiếm đóng. Dầu vậy, Georgia không tìm kiếm sự đụng độ, nhưng chị tìm con đường đưa rất nước được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của ngoại bang và tiến đến hòa bình!
Diễn văn của Đức Thánh Cha
Lên tiếng sau lời chào mừng của tổng thống Cộng hòa Georgia, Đức Thánh Cha đã đề cao lịch sử ngàn đời và nền văn hóa cổ kính của đất nước này. Georgia như chiếc cầu thiên nhiên giữa Âu và Á châu, một bản lề giúp cho việc giao thông và tương quan giữa các dân tộc được dễ dàng, khiến cho việc thương mại và đối thoại giữa các dân tộc cũng như sự đối chiếu tư tưởng và kinh nghiệm giữa các thế giới khác nhau có thể thực hiện được.
Đức Thánh Cha nhắc đến sự kiện Georgia đã tuyên bố độc lập từ 25 năm nay, hoàn toàn tìm lại tự do, nền độc lập này đã xây dựng và củng cố các cơ chế dân chủ và tìm kiếm những con đường để bảo đảm sự phát triển bao gồm mọi người và có đặc tính chân thực. Tất cả những điều đó đã diễn ra với nhiều hy sinh mà nhân dân Georgia đã can đảm đương đầu để đảm bảo cho mình tự do hằng ao ước.
Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Sự tiến bộ chân thực và lâu bền như thế có một điều kiện tiên quyết không thể thiếu được, đó là sự sống chung hòa bình giữa các dân tộc và các quốc gia trong vùng. Điều này phải phải gia tăng tâm tình quí chuộng lẫn nhau, những tâm tình đó không từ bỏ sự tôn trọng chủ quyền của mỗi nước trong khuôn khổ quốc tế công pháp. Để mở ra những con đường đưa tới một nền hòa bình lâu bền và môt sự cộng tác thực sự, cần ý thức rằng những nguyên tắc quan trọng để có tương quan công bằng và vững bền giữa các quốc gia đều nhắm phục vụ cho sự sống chung cụ thể, có trật tự và hòa bình giữa các dân nước. Thực vậy, tại quá nhiều nơi trên thế giới, dường như người ta theo đuổi thứ tiêu chuẩn khiến có khó lòng duy trì những khác biệt hợp pháp và những tranh biện luôn có thể xảy ra trong một bối cảnh đối chiếu và đối thoại trong đó lý trí, sự ôn hòa và tinh thần trách nhiệm được trổi vượt. Đây là điều rất cần thiết trong bối cảnh lịch sử hiện nay, trong đó không thiếu những trào lưu cực đoan bạo lực lèo lái và bóp méo những nguyên tắc dân sự và tôn giáo để dùng chúng phục vụ cho những ý đồ đen tối muốn thống trị và gây chết chóc”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Tất cả cần quan tâm trước tiên tới số phận của con người cụ thể và kiên nhẫn hết sức cố gắng tránh để cho những khác biệt biến thành bạo lực, nhắm khơi lên những đổ vỡ lớn lao cho con người và xã hội. Bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, ngôn ngữ, chính trị hoặc tôn giáo, không để bị lạm dụng để biến thành cái cớ biến những khác biệt thành xung đột và biến những xung đột thành những thảm trạng khôn cùng, sự phân biệt ấy có thể và phải là nguồn mạch làm cho mọi người được thêm phong phú và có lợi cho ích chung. Điều này đòi mỗi người phải tận dụng tất cả những đặc điểm của mình, nhất là có thể sống an bình nơi quê hương của mình hoặc được hồi hương tự do, nếu vì lý do nào đó họ đã phải buộc lòng rời bỏ quê hương. Tôi cầu mong rằng các vị hữu trách chính trị tiếp tục quan tâm đến tình cảnh của những người ấy, dấn thân tìm kiếm những giải pháp cụ thể, kể cả ở bên ngoài những vấn đề chính trị chưa được giải quyết. Điều ấy cũng đòi phải có sự nhìn xa trông rộng và can đảm nhìn nhận thiện ích đích thực của các dân tộc và quyết tâm theo đuổi thiện ích ấy một cách khôn ngoan. Điều tối cần thiết là nghĩ đến những đau khổ của con người để quyết tâm theo đuổi hành trình xây dựng hòa bình, con đường kiên nhẫn và vất vả nhưng cũng là con đường có sức thu hút và mang lại tự do”.”
Giã từ tổng thống và các giới chức chính quyền, Đức Thánh Cha đã tới tòa Thượng Phụ Chính Thống Georgia để viếng thăm.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Thị Cầu : Thánh lễ tạ ơn mừng người cao tuổi
giáo xứ Thị Cầu
08:46 02/10/2016
Giáo xứ Thị Cầu: THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG NGƯỜI CAO TUỔI
Sáng Chúa Nhật ngày 02.10.2006 (lễ dành cho Thiếu nhi), trong tâm tình mừng Ngày Quốc tế Người Cao Tuổi (01-10) giáo xứ Thị Cầu (hạt Phước Lý, Giáo phận Xuân Lộc) dâng Thánh lễ dành cầu nguyện đặc biệt cho quý vị Cao Niên- Tiền bối.
Xem hình
Căn cứ trên số lượng giấy mời dự Thánh lễ (70 tuổi trở lên) quý Cụ đến tham dự Thánh lễ khá đông đủ, đặc biệt có sự hiện diện đáng trân trọng của quý vị Cao niên Lương dân trong Giáo xứ.
Các Cụ phụ trách đọc Thánh thư và Dâng lễ vật.
Trong bài Chia sẻ, trong cái nhìn Đức tin, cha xứ khẳng định ‘Tuổi già chính là tuổi Hồng phúc Chúa ban’ dễ thường không ai cũng có. Trong bài giảng đáng lưu ý: “Nếu trong cái nhìn của Nhà Phật với 4 chân lý khổ cơ bản (S
DSC_0053.JPGinh- Lão- Bệnh- Tử), ta thấy Tuổi Già là đình cao của kiếp người khốn khổ, thì trong Chúa Giêsu, với đôi mắt Đức tin, Tuổi Già là lúc- là cơ hội tốt nhất, tuyệt vời nhất của đời người để được nên giống Chúa Giêsu, kết hợp với Ngài để dâng những khổ đau do bệnh tật, kể cả những khốn khổ do con cháu gây ra như những hiến tế cao đẹp nhất để dâng lên Chúa Cha”….
Trong phần nói riêng các con Thiếu nhi, cha xứ nhấn mạnh: “Có thể chúng con và cha hơn các bậc tiên bối về học cao, trình độ, về bằng cấp… song có điều ta không bao giờ hơn Ông bà cha mẹ, quý vị tiền bối, đó là sự khôn ngoan- kinh nghiệm trường đời. Cái đó mới làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống...”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em Thiếu Nhi- thay mặt và đại diện cho các em Thiếu nhi- con cháu có lời Mừng Chúc quý Cụ Ông, Cụ Bà nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi....
Nhiều cụ cảm động, rơm rớm nước mắt khi nghe bài chúc mừng- cảm ơn và tạ lỗi từ em đại diện nói.
Sau Thánh Lễ, cha xứ mời Quý cụ vào nhà xứ dùng điểm tâm bữa sáng với Ban hành giáo, Ban Trị sự giới Cao niên cùng với các Anh Chị GLV.
Thật bất ngờ, cụ Tư Bảnh, lương Dân 'xin phép' có đôi lời cảm ơn. Cụ rất cảm động và cảm ơn cha xứ, Giáo xứ đã quan tâm đến Người Cao tuổi không kể Lương, Giáo...
Sau ăn sáng, thay mặt Giáo xứ, cha xứ trân gởi đến mỗi Cụ một phần quà nhỏ là những hộp sữa...
Đước biết, hôm trước chính ngày Quốc tế Người Cao tuổi (01-10) cha xứ và ban hành giáo Giáo xứ có đến thăm và biếu chút qùa thảo hiếu đến quý Cha đang dưỡng hưu trong Giáo hạt Phước lý, quý cụ bệnh tật trong Giáo xứ...
Cảm ơn quý Cụ đã thu xếp, cố gắng đến tham dự Thánh lễ, nêu gương sáng Đạo đức....
Xin Chúa chúc lành cho quý dước an vui mạnh khỏe bên đàn con cháu thảo hiếu.
ĐÂY LÀ BÀI CÁM ƠN CỦA CÁC EM THIẾU NHI
Kính thưa Cha chánh xứ!
Trọng kính quý Cụ ông, cụ Bà !
Trong tâm tình cảm tạ ơn Chúa, Nhân Ngày Quốc tế Người Cao Tuổi (01-10), con xin thay mặt các bạn Thiếu nhi Thánh Thể trong Gia đình Giáo xứ Thị Cầu- vốn là con cháu, chúng con muốn có đôi lời mừng chúc và tri ân sâu sắc, đặc biệt tới quý Ông - Bà.
Ônh Bà kính yêu của chúng con !
Truyền thống thảo hiếu của Dân tộc từ ngàn xưa đã dạy rằng: “sông có Nguồn, cây có Cội…” nhằm nhắc nhớ các thế hệ con cháu luôn nhớ đến tổ tiên, nguồn cội.
Thật vậy, chúng con có mặt ở trên đời này cũng nhờ ơn Ông Bà đã cưu mang, đã dưỡng nuôi Bố Mẹ chúng con. Nếu công ơn của Cha được ví như núi Thái Sơn, tình Mẹ được sánh như biển Thái Bình thì chính Ông Bà là người đã có công đắp nên núi Thái Sơn, khai đào ra biển Thái Bình. Nếu như không có Ông Bà thì cũng không thể có con cháu như chúng con có mặt trong cuộc sống hôm nay.
Trong cuộc sống hằng ngày Ông Bà vẫn luôn là những mẫu gương đạo đức cho chúng con noi theo bằng sự chuyên chăm cầu nguyện, đi Nhà thờ tham dự thánh lễ, kinh sách… Sự hiện diện của Ông Bà trong gia đình chúng con như một tấm gương nhắc nhớ và khích lệ chúng con bổn phận đạo đức đối với Chúa, yêu thương với anh em.
Trước công ơn to lớn ấy, là con cháu chúng con không biết bao giờ có thể báo đáp vẹn tròn, chúng con chỉ xin Chúa giàu lòng thương xót che chở, giữ gìn quý Ông - Bà luôn sống trong Ân tình Chúa, được an vui - mạnh khỏe bên cháu con thảo hiếu.
Thật cảm động, mặc dù tuổi cao sức yếu chúng con vẫn thấy lòng nhiệt tâm đạo đức qua sự hiện diện đông đủ của Ông – Bà, không quản ngại khó khăn đến tham dự Thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ Chúa Nhật hôm nay; Hình ảnh Ông Bà tiến dâng lễ vật, mặc dù tay yếu, chân bước đi có phần chậm chạm nhưng lại gợi cho chúng con thấy sự trung kiên bền vững theo Chúa đến cùng.
Ông Bà đáng kính của chúng con!
Chắc hẳn sống trong gia đình, nơi khu xóm, chúng con - những người cháu đã không ít lần làm cho Ông Bà buồn lòng vì những lần ngỗ nghịch, thiếu ngoan ngoãn, chưa vâng lời… Nhân đây chúng con xin Ông Bà tha thứ.
Với tuổi Thiếu nhi như chúng con, món quà đáng quý chúng con dâng tặng làm Ông Bà vui nhất không gì hơn bằng sự siêng năng đạo đức, chăm chỉ học hành, sống ngoan ngoãn, dễ thương… Chúng con sẽ cố gắng trong học tập thật tốt, ngoan ngoãn, hiếu thảo nhất là đạo đức bằng việc siêng năng tham dự thánh lễ, học giáo lý để Ông Bà vui.
Trước khi kết thúc, cùng với Anh chị Giáo lý viên – giới Thiếu nhi Thánh Thể, xin phép Ông Bà cho chúng con có đôi lời dâng lên Cha xứ - Ban hành giáo lời cảm ơn chân tình vì đã dành riêng cho chúng con một ngày để nhắc nhớ công ơn các Bậc Sinh thành, bổn phận trọng kính, thảo hiếu, cách riêng có được là Thánh Lễ trang trọng và đặc biệt như hôm nay.
Một lần nữa, với tất cả tâm tình đã bày tỏ chúng con kính chúc quý Ông- Bà nhân ngày Quốc tế Người Cao Tuổi luôn An mạnh, minh mẫn. Xin Đức Mẹ, Thánh cả Giuse, đặc biệt Thánh Gioankim và Anna - quan thầy Giới Cao Niên cầu bầu cùng Chúa. Để qua đó nhờ Chúa mà đổ tràn ơn thiêng trên mỗi Ông Bà chúng con luôn sống an vui lúc tuổi già.
Bài Chia sẻ Thánh lễ Mừng Quốc tế Người Cao Tuổi (01-10) tại giáo xứ Thị Cầu (Chúa Nhật 27 TN)
TUỔI GIÀ TUỔI HỒNG PHÚC
Nhà Phật dường như có cái nhìn có vẻ bi quan về cuộc đời, coi cuộc đời là bể thảm, nước mắt chúng sinh nhiều như biển. Đức Phật đáng kính nhận ra kiếp nhân sinh có 4 cái khổ cơ bản, đó là Tứ khổ đế: Sinh- Lão- Bệnh- Tử.
Dưới lăng kính ấy, xem ra Tuổi Già là tuổi bi kịch nhất, đáng thương nhất của kiếp người, bởi Người Già thường gắn liền với bệnh tật, sức khỏe suy sút, và Tuổi Già cũng là tuổi gần đến tử huyệt nhất. Nghĩa là Lão- Bệnh- Tử, 3/4 khổ đế, Người Già xem ra lãnh đủ.
Đấy là cái nhìn mang gam màu xám, nếu không muốn nói đậm màu u tối, dễ đưa đến chán nản, tuyệt vọng, khó mà khám phá giá trị ý nghĩa của Tuổi Già. Đấy là cái nhìn, thiếu Mạc khải của Thiên Chúa soi dẫn, dẫu Đức Phật đáng kính luôn thao thức giải thoát chúng sinh khỏi bể ải đau khổ.
Quả thật, nhờ mạc khải Lời Chúa, ngay trong thời Cựu ước dâuc còn nhiều hạn chế vẫn có cái nhìn khác, đầy lạc quan, đầy tươi sáng về Tuổi Già. Từ rất sớm Israel- dân riêng của Thiên Chúa đã nhận ra Tuổi Già là phúc đức của Đức Chúa ân thưởng, dễ thường không phải ai cũng được hưởng.
Người Cao Tuổi theo truyền thống Kinh Thánh rất đáng được trân trọng, các cụ giàu kinh nghiệm và khôn ngoan, được Thiên Chúa chúc phúc. Tuổi già là biểu tượng cho Vĩnh Cửu; Đấng vĩnh cửu hiện ra với Đaniel dưới hình dáng một vị Kỳ lão (Đn 7,9), và trong sách Khải huyền, 24 vị Kỳ lão biểu tượng cho triều đình của Thiên Chúa hằng ca hát ngợi khen vinh quang Ngài cho đến đời đời (Kh 4,4; 5,14…)[1].
Nói về Tuổi già, Kinh Thánh trân trọng:
“Người cao niên phán đoán, bậc kỳ lão chỉ bảo,
thật đẹp đẽ biết bao !
Sự khôn ngoan của các vị bô lão,
Tư tưởng và ý kiến của các bậc danh nhân
Thật đep đẽ chừng nào !
Giàu kinh nghiệm là triều thiên cho bậc bô lão
Lòng kính sợ Đức Chúa là niềm hãnh diện của các ngài”
(Hc 25, 4-6).
Và dạy con cháu cần thảo hiếu kính trọng không chỉ công trời biển cả do sinh dưỡng mà trên hết các ngài hình ảnh của Đức Chúa:
“Ai yêu mến cha mình thì đền bù tội lỗi.
Ai thảo kính mẹ mình thì như người thu được kho tàng.
Hỡi người làm con, hãy gánh lấy tuổi gìa cha ngươi,
chớ làm phiền lòng người khi người còn sống.
Trí khôn người suy giảm, con cũng hãy nể vì,
đừng nhục mạ người khi con đương sức trai tráng.
Của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng.
Của biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi
và xây dựng đức công chính.
vào ngày bĩ cực, công việc của con sẽ được nhớ đến,
như băng giá trời tối, tội con sẽ tan đi.
Người lộng ngôn, khinh cha, dể mẹ,
là xúa phạm đến Thượng đế - Đấng tác thành nên họ
(x Hc 3, 1-16)
Thảo hiếu không chỉ bổn phận trên bình diện nhân bản làm người mà con là Luật Chúa truyền dạy. Trong các mối tương quan xã hội người với người, theo ý Chúa bổn phận thảo hiếu được xếp hàng đầu. Qủa thế, trong Mười điều răn Chúa truyền, sau ba điều răn đâu nói về bổn phận đối với Chúa, điều răn đầu tiên trong bổn phận người với người là điều răn thứ 4 là thảo hiếu, hiểu rộng ra là bổn phận gia đình.
Đặc biệt và hơn nữa, nhờ Chúa Giêsu Tử nạn Phục sinh, đã cho ta cái nhìn khác về đau khổ. Đau khổ không còn là điều bất hạnh, bế tắc; Tuổi Già không phải đi vào ngõ cụt. Trong Chúa Giêsu và nhờ Chúa Giêsu đau khổ có giá trị Tin Mừng Cứu độ. Khổ đau là cách tốt nhất cho ta nên giống Chúa Giêsu, dấu chỉ rõ nhất ta đang được vinh phúc cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, mưu ích cho các Linh hồn.
Nếu trong cái nhìn của Nhà Phật với 4 chân lý khổ cơ bản, ta thấy Tuổi Già là đỉnh cao của kiếp người khốn khổ, thì trong Chúa Giêsu, với đôi mắt Đức tin, Tuổi Già là lúc- là cơ hội tốt nhất, tuyệt vời nhất của đời người để được nên giống Chúa Giêsu, kết hợp với Ngài để dâng những khổ đau do bệnh tật, kể cả những khốn khổ do con cháu gây ra như những hiến tế cao đẹp nhất để dâng lên Chúa Cha.
Đấy là những lễ vật giá trị nhất, đẹp nhất mà ở tuổi già ta mới thường có để cùng với Chúa Giêsu ta dâng lên Chúa Cha nơi mỗi Thánh lễ, nơi Bàn thờ cuộc sống.
Quả thế, sau bao ngày tháng vất vả, tuổi già là chặng cuối của đời người, dừng chân để nhìn lại một chặng đời người tưởng dài ai ngờ thật ngắn ngủi. Đây là lúc ta có kinh nghiệm rõ nét hơn cả về đời người thật ngắn ngủi, phận người thật mong manh và những bất toàn của con người. Chính khi thấu rõ phận người như thế ta mới có thêm xác tín, lòng cậy trông vào Chúa hơn, mới thấy lời Chúa Giêsu nói quá chí lý: Được lời lãi cả thế gian mà mất phần linh hồn thì được ích gì (Lc 9, 25)
Có lần Chúa Giêsu nói với Phêrô- Vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội cách thế làm sáng danh Chúa khi về già:
“ Khi còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý, nhưng khi về già, con sẽ dang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn. Và Tin Mừng khẳng định: Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ phải chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa (x.Ga 21, 15-19)
Chúa Giêsu nói với Phêrô, lúc Tuổi Già khi thánh nhân biết đón nhận những gì ngoài ý mình, không phải ý mình nhưng lại là ý Chúa là đang làm sáng danh Chúa.
Đấy cũng là lời Chúa Giêsu nói với chúng ta, nhất là những cụ Cao Tuổi mà hôm nay quốc tế mùng kính. Ta hãy biến tuổi già, biến những gian nan thử thách thành Hồng phúc Cứu độ, đấy là khi ta với tấm lòng sẵn sàng đón nhận trong tươi vui với tất cả những hạn chế, những phát sinh tự nhiên của tuổi tác như ý Chúa- và thực sự là ý Chúa.
Đấy là lúc ta đang có cơ hội tuyệt vời để nên giống Chúa Giêsu Tử nạn và chắc chắn ta sẽ được Phục sinh với Người.
Bài Tin Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay trình thuật biến cố Truyền tin, ta thấy trong đó nổi bật tiếng ‘xin vâng’ trong tín thác hoàn toàn vào Chúa quyền năng, đồng thời là Cha đầy yêu thương của Đúc Trinh Nữ Maria. Đấy cũng là thái độ Sống Đạo của những người Môn đệ theo Chúa Giêsu nếu muốn khám phá và cảm nếm phúc thật thiên đang ngay tại thế, ngay cả khi ta gặp gian nan thử thách, sầu khổ.
Cha muốn nói riêng với các con Thiếu nhi …
Có thể chúng con và cha hơn các bậc tiên bối về học cao, trình độ, về bằng cấp… song có điều ta không bao giờ hơn Ông bà cha mẹ, quý vị tiền bối, đó là sự khôn ngoan- kinh nghiệm trường đời. Cái đó mới là nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống.
Ông bà ta dạy: ‘đi hỏi già về nhà hỏi trẻ’… không ngoài chỉ dạy ta tôn trọng quý cụ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến khôn ngoan chỉ bảo của các cụ
Tháng Mân Côi các con cầu nguyện cách riêng cho ông bà cha mẹ, cho mình, cho con cháu biết thảo hiếu với các bậc sinh thành.
Lm. Đaminh Hương Quất
Sáng Chúa Nhật ngày 02.10.2006 (lễ dành cho Thiếu nhi), trong tâm tình mừng Ngày Quốc tế Người Cao Tuổi (01-10) giáo xứ Thị Cầu (hạt Phước Lý, Giáo phận Xuân Lộc) dâng Thánh lễ dành cầu nguyện đặc biệt cho quý vị Cao Niên- Tiền bối.
Xem hình
Căn cứ trên số lượng giấy mời dự Thánh lễ (70 tuổi trở lên) quý Cụ đến tham dự Thánh lễ khá đông đủ, đặc biệt có sự hiện diện đáng trân trọng của quý vị Cao niên Lương dân trong Giáo xứ.
Các Cụ phụ trách đọc Thánh thư và Dâng lễ vật.
Trong bài Chia sẻ, trong cái nhìn Đức tin, cha xứ khẳng định ‘Tuổi già chính là tuổi Hồng phúc Chúa ban’ dễ thường không ai cũng có. Trong bài giảng đáng lưu ý: “Nếu trong cái nhìn của Nhà Phật với 4 chân lý khổ cơ bản (S
DSC_0053.JPGinh- Lão- Bệnh- Tử), ta thấy Tuổi Già là đình cao của kiếp người khốn khổ, thì trong Chúa Giêsu, với đôi mắt Đức tin, Tuổi Già là lúc- là cơ hội tốt nhất, tuyệt vời nhất của đời người để được nên giống Chúa Giêsu, kết hợp với Ngài để dâng những khổ đau do bệnh tật, kể cả những khốn khổ do con cháu gây ra như những hiến tế cao đẹp nhất để dâng lên Chúa Cha”….
Trong phần nói riêng các con Thiếu nhi, cha xứ nhấn mạnh: “Có thể chúng con và cha hơn các bậc tiên bối về học cao, trình độ, về bằng cấp… song có điều ta không bao giờ hơn Ông bà cha mẹ, quý vị tiền bối, đó là sự khôn ngoan- kinh nghiệm trường đời. Cái đó mới làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống...”
Trước khi kết thúc Thánh lễ, một em Thiếu Nhi- thay mặt và đại diện cho các em Thiếu nhi- con cháu có lời Mừng Chúc quý Cụ Ông, Cụ Bà nhân Ngày Quốc tế Người cao tuổi....
Nhiều cụ cảm động, rơm rớm nước mắt khi nghe bài chúc mừng- cảm ơn và tạ lỗi từ em đại diện nói.
Sau Thánh Lễ, cha xứ mời Quý cụ vào nhà xứ dùng điểm tâm bữa sáng với Ban hành giáo, Ban Trị sự giới Cao niên cùng với các Anh Chị GLV.
Thật bất ngờ, cụ Tư Bảnh, lương Dân 'xin phép' có đôi lời cảm ơn. Cụ rất cảm động và cảm ơn cha xứ, Giáo xứ đã quan tâm đến Người Cao tuổi không kể Lương, Giáo...
Sau ăn sáng, thay mặt Giáo xứ, cha xứ trân gởi đến mỗi Cụ một phần quà nhỏ là những hộp sữa...
Đước biết, hôm trước chính ngày Quốc tế Người Cao tuổi (01-10) cha xứ và ban hành giáo Giáo xứ có đến thăm và biếu chút qùa thảo hiếu đến quý Cha đang dưỡng hưu trong Giáo hạt Phước lý, quý cụ bệnh tật trong Giáo xứ...
Cảm ơn quý Cụ đã thu xếp, cố gắng đến tham dự Thánh lễ, nêu gương sáng Đạo đức....
Xin Chúa chúc lành cho quý dước an vui mạnh khỏe bên đàn con cháu thảo hiếu.
ĐÂY LÀ BÀI CÁM ƠN CỦA CÁC EM THIẾU NHI
Kính thưa Cha chánh xứ!
Trọng kính quý Cụ ông, cụ Bà !
Trong tâm tình cảm tạ ơn Chúa, Nhân Ngày Quốc tế Người Cao Tuổi (01-10), con xin thay mặt các bạn Thiếu nhi Thánh Thể trong Gia đình Giáo xứ Thị Cầu- vốn là con cháu, chúng con muốn có đôi lời mừng chúc và tri ân sâu sắc, đặc biệt tới quý Ông - Bà.
Ônh Bà kính yêu của chúng con !
Truyền thống thảo hiếu của Dân tộc từ ngàn xưa đã dạy rằng: “sông có Nguồn, cây có Cội…” nhằm nhắc nhớ các thế hệ con cháu luôn nhớ đến tổ tiên, nguồn cội.
Thật vậy, chúng con có mặt ở trên đời này cũng nhờ ơn Ông Bà đã cưu mang, đã dưỡng nuôi Bố Mẹ chúng con. Nếu công ơn của Cha được ví như núi Thái Sơn, tình Mẹ được sánh như biển Thái Bình thì chính Ông Bà là người đã có công đắp nên núi Thái Sơn, khai đào ra biển Thái Bình. Nếu như không có Ông Bà thì cũng không thể có con cháu như chúng con có mặt trong cuộc sống hôm nay.
Trong cuộc sống hằng ngày Ông Bà vẫn luôn là những mẫu gương đạo đức cho chúng con noi theo bằng sự chuyên chăm cầu nguyện, đi Nhà thờ tham dự thánh lễ, kinh sách… Sự hiện diện của Ông Bà trong gia đình chúng con như một tấm gương nhắc nhớ và khích lệ chúng con bổn phận đạo đức đối với Chúa, yêu thương với anh em.
Trước công ơn to lớn ấy, là con cháu chúng con không biết bao giờ có thể báo đáp vẹn tròn, chúng con chỉ xin Chúa giàu lòng thương xót che chở, giữ gìn quý Ông - Bà luôn sống trong Ân tình Chúa, được an vui - mạnh khỏe bên cháu con thảo hiếu.
Thật cảm động, mặc dù tuổi cao sức yếu chúng con vẫn thấy lòng nhiệt tâm đạo đức qua sự hiện diện đông đủ của Ông – Bà, không quản ngại khó khăn đến tham dự Thánh lễ, đặc biệt là thánh lễ Chúa Nhật hôm nay; Hình ảnh Ông Bà tiến dâng lễ vật, mặc dù tay yếu, chân bước đi có phần chậm chạm nhưng lại gợi cho chúng con thấy sự trung kiên bền vững theo Chúa đến cùng.
Ông Bà đáng kính của chúng con!
Chắc hẳn sống trong gia đình, nơi khu xóm, chúng con - những người cháu đã không ít lần làm cho Ông Bà buồn lòng vì những lần ngỗ nghịch, thiếu ngoan ngoãn, chưa vâng lời… Nhân đây chúng con xin Ông Bà tha thứ.
Với tuổi Thiếu nhi như chúng con, món quà đáng quý chúng con dâng tặng làm Ông Bà vui nhất không gì hơn bằng sự siêng năng đạo đức, chăm chỉ học hành, sống ngoan ngoãn, dễ thương… Chúng con sẽ cố gắng trong học tập thật tốt, ngoan ngoãn, hiếu thảo nhất là đạo đức bằng việc siêng năng tham dự thánh lễ, học giáo lý để Ông Bà vui.
Trước khi kết thúc, cùng với Anh chị Giáo lý viên – giới Thiếu nhi Thánh Thể, xin phép Ông Bà cho chúng con có đôi lời dâng lên Cha xứ - Ban hành giáo lời cảm ơn chân tình vì đã dành riêng cho chúng con một ngày để nhắc nhớ công ơn các Bậc Sinh thành, bổn phận trọng kính, thảo hiếu, cách riêng có được là Thánh Lễ trang trọng và đặc biệt như hôm nay.
Một lần nữa, với tất cả tâm tình đã bày tỏ chúng con kính chúc quý Ông- Bà nhân ngày Quốc tế Người Cao Tuổi luôn An mạnh, minh mẫn. Xin Đức Mẹ, Thánh cả Giuse, đặc biệt Thánh Gioankim và Anna - quan thầy Giới Cao Niên cầu bầu cùng Chúa. Để qua đó nhờ Chúa mà đổ tràn ơn thiêng trên mỗi Ông Bà chúng con luôn sống an vui lúc tuổi già.
Bài Chia sẻ Thánh lễ Mừng Quốc tế Người Cao Tuổi (01-10) tại giáo xứ Thị Cầu (Chúa Nhật 27 TN)
TUỔI GIÀ TUỔI HỒNG PHÚC
Nhà Phật dường như có cái nhìn có vẻ bi quan về cuộc đời, coi cuộc đời là bể thảm, nước mắt chúng sinh nhiều như biển. Đức Phật đáng kính nhận ra kiếp nhân sinh có 4 cái khổ cơ bản, đó là Tứ khổ đế: Sinh- Lão- Bệnh- Tử.
Dưới lăng kính ấy, xem ra Tuổi Già là tuổi bi kịch nhất, đáng thương nhất của kiếp người, bởi Người Già thường gắn liền với bệnh tật, sức khỏe suy sút, và Tuổi Già cũng là tuổi gần đến tử huyệt nhất. Nghĩa là Lão- Bệnh- Tử, 3/4 khổ đế, Người Già xem ra lãnh đủ.
Đấy là cái nhìn mang gam màu xám, nếu không muốn nói đậm màu u tối, dễ đưa đến chán nản, tuyệt vọng, khó mà khám phá giá trị ý nghĩa của Tuổi Già. Đấy là cái nhìn, thiếu Mạc khải của Thiên Chúa soi dẫn, dẫu Đức Phật đáng kính luôn thao thức giải thoát chúng sinh khỏi bể ải đau khổ.
Quả thật, nhờ mạc khải Lời Chúa, ngay trong thời Cựu ước dâuc còn nhiều hạn chế vẫn có cái nhìn khác, đầy lạc quan, đầy tươi sáng về Tuổi Già. Từ rất sớm Israel- dân riêng của Thiên Chúa đã nhận ra Tuổi Già là phúc đức của Đức Chúa ân thưởng, dễ thường không phải ai cũng được hưởng.
Người Cao Tuổi theo truyền thống Kinh Thánh rất đáng được trân trọng, các cụ giàu kinh nghiệm và khôn ngoan, được Thiên Chúa chúc phúc. Tuổi già là biểu tượng cho Vĩnh Cửu; Đấng vĩnh cửu hiện ra với Đaniel dưới hình dáng một vị Kỳ lão (Đn 7,9), và trong sách Khải huyền, 24 vị Kỳ lão biểu tượng cho triều đình của Thiên Chúa hằng ca hát ngợi khen vinh quang Ngài cho đến đời đời (Kh 4,4; 5,14…)[1].
Nói về Tuổi già, Kinh Thánh trân trọng:
“Người cao niên phán đoán, bậc kỳ lão chỉ bảo,
thật đẹp đẽ biết bao !
Sự khôn ngoan của các vị bô lão,
Tư tưởng và ý kiến của các bậc danh nhân
Thật đep đẽ chừng nào !
Giàu kinh nghiệm là triều thiên cho bậc bô lão
Lòng kính sợ Đức Chúa là niềm hãnh diện của các ngài”
(Hc 25, 4-6).
Và dạy con cháu cần thảo hiếu kính trọng không chỉ công trời biển cả do sinh dưỡng mà trên hết các ngài hình ảnh của Đức Chúa:
“Ai yêu mến cha mình thì đền bù tội lỗi.
Ai thảo kính mẹ mình thì như người thu được kho tàng.
Hỡi người làm con, hãy gánh lấy tuổi gìa cha ngươi,
chớ làm phiền lòng người khi người còn sống.
Trí khôn người suy giảm, con cũng hãy nể vì,
đừng nhục mạ người khi con đương sức trai tráng.
Của dâng cho cha sẽ không rơi vào quên lãng.
Của biếu cho mẹ sẽ đền bù tội lỗi
và xây dựng đức công chính.
vào ngày bĩ cực, công việc của con sẽ được nhớ đến,
như băng giá trời tối, tội con sẽ tan đi.
Người lộng ngôn, khinh cha, dể mẹ,
là xúa phạm đến Thượng đế - Đấng tác thành nên họ
(x Hc 3, 1-16)
Thảo hiếu không chỉ bổn phận trên bình diện nhân bản làm người mà con là Luật Chúa truyền dạy. Trong các mối tương quan xã hội người với người, theo ý Chúa bổn phận thảo hiếu được xếp hàng đầu. Qủa thế, trong Mười điều răn Chúa truyền, sau ba điều răn đâu nói về bổn phận đối với Chúa, điều răn đầu tiên trong bổn phận người với người là điều răn thứ 4 là thảo hiếu, hiểu rộng ra là bổn phận gia đình.
Đặc biệt và hơn nữa, nhờ Chúa Giêsu Tử nạn Phục sinh, đã cho ta cái nhìn khác về đau khổ. Đau khổ không còn là điều bất hạnh, bế tắc; Tuổi Già không phải đi vào ngõ cụt. Trong Chúa Giêsu và nhờ Chúa Giêsu đau khổ có giá trị Tin Mừng Cứu độ. Khổ đau là cách tốt nhất cho ta nên giống Chúa Giêsu, dấu chỉ rõ nhất ta đang được vinh phúc cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, mưu ích cho các Linh hồn.
Nếu trong cái nhìn của Nhà Phật với 4 chân lý khổ cơ bản, ta thấy Tuổi Già là đỉnh cao của kiếp người khốn khổ, thì trong Chúa Giêsu, với đôi mắt Đức tin, Tuổi Già là lúc- là cơ hội tốt nhất, tuyệt vời nhất của đời người để được nên giống Chúa Giêsu, kết hợp với Ngài để dâng những khổ đau do bệnh tật, kể cả những khốn khổ do con cháu gây ra như những hiến tế cao đẹp nhất để dâng lên Chúa Cha.
Đấy là những lễ vật giá trị nhất, đẹp nhất mà ở tuổi già ta mới thường có để cùng với Chúa Giêsu ta dâng lên Chúa Cha nơi mỗi Thánh lễ, nơi Bàn thờ cuộc sống.
Quả thế, sau bao ngày tháng vất vả, tuổi già là chặng cuối của đời người, dừng chân để nhìn lại một chặng đời người tưởng dài ai ngờ thật ngắn ngủi. Đây là lúc ta có kinh nghiệm rõ nét hơn cả về đời người thật ngắn ngủi, phận người thật mong manh và những bất toàn của con người. Chính khi thấu rõ phận người như thế ta mới có thêm xác tín, lòng cậy trông vào Chúa hơn, mới thấy lời Chúa Giêsu nói quá chí lý: Được lời lãi cả thế gian mà mất phần linh hồn thì được ích gì (Lc 9, 25)
Có lần Chúa Giêsu nói với Phêrô- Vị Giáo hoàng tiên khởi của Giáo Hội cách thế làm sáng danh Chúa khi về già:
“ Khi còn trẻ, con tự thắt lưng lấy và đi đâu tùy ý, nhưng khi về già, con sẽ dang tay ra, người khác sẽ thắt lưng cho con và dẫn con đến nơi con không muốn. Và Tin Mừng khẳng định: Chúa nói thế có ý ám chỉ Phêrô sẽ phải chết cách nào để làm sáng danh Thiên Chúa (x.Ga 21, 15-19)
Chúa Giêsu nói với Phêrô, lúc Tuổi Già khi thánh nhân biết đón nhận những gì ngoài ý mình, không phải ý mình nhưng lại là ý Chúa là đang làm sáng danh Chúa.
Đấy cũng là lời Chúa Giêsu nói với chúng ta, nhất là những cụ Cao Tuổi mà hôm nay quốc tế mùng kính. Ta hãy biến tuổi già, biến những gian nan thử thách thành Hồng phúc Cứu độ, đấy là khi ta với tấm lòng sẵn sàng đón nhận trong tươi vui với tất cả những hạn chế, những phát sinh tự nhiên của tuổi tác như ý Chúa- và thực sự là ý Chúa.
Đấy là lúc ta đang có cơ hội tuyệt vời để nên giống Chúa Giêsu Tử nạn và chắc chắn ta sẽ được Phục sinh với Người.
Bài Tin Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay trình thuật biến cố Truyền tin, ta thấy trong đó nổi bật tiếng ‘xin vâng’ trong tín thác hoàn toàn vào Chúa quyền năng, đồng thời là Cha đầy yêu thương của Đúc Trinh Nữ Maria. Đấy cũng là thái độ Sống Đạo của những người Môn đệ theo Chúa Giêsu nếu muốn khám phá và cảm nếm phúc thật thiên đang ngay tại thế, ngay cả khi ta gặp gian nan thử thách, sầu khổ.
Cha muốn nói riêng với các con Thiếu nhi …
Có thể chúng con và cha hơn các bậc tiên bối về học cao, trình độ, về bằng cấp… song có điều ta không bao giờ hơn Ông bà cha mẹ, quý vị tiền bối, đó là sự khôn ngoan- kinh nghiệm trường đời. Cái đó mới là nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống.
Ông bà ta dạy: ‘đi hỏi già về nhà hỏi trẻ’… không ngoài chỉ dạy ta tôn trọng quý cụ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến khôn ngoan chỉ bảo của các cụ
Tháng Mân Côi các con cầu nguyện cách riêng cho ông bà cha mẹ, cho mình, cho con cháu biết thảo hiếu với các bậc sinh thành.
Lm. Đaminh Hương Quất
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
09:12 02/10/2016
Giáo Đoàn Đức Mẹ Fatima Miller Sydney Mừng Bổn Mạng
Sáng Chúa Nhật 02/10/2016 các Hội đoàn Đoàn thể của Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Xem Hình
Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ, Cha Chính xứ Paulino Kolio xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và cung nghinh rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi mùa Vui chúc tụng ngợi khen Mẹ và cũng để nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng.
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và cùng với Cha Chính xứ Paulino Kolio hiệp dâng Thánh lễ
Trong bài giảng Cha Tuyết đã nói về bài Tin Mừng với lời cầu xin của các Tông Đồ; “Lạy Thầy ! Xin ban thêm lòng tin cho chúng con..” Các Tông đồ không xin tiền bạc, sức khỏe, hay được trường thọ, các Ngài cũng không xin sự khôn ngoan thế gian như vua Salomon, nhưng xin một điều quan trọng hơn là xin gia tăng Đức Tin…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, đặc biệt Cha khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam có Đức Tin mạnh và tiến triển trong Giáo Hội. Kế tiếp anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Anh khen ngợi Giáo Đoàn đã đóng góp rất nhiều công ích cho Cộng Đồng và đặc biệt là đóng góp cho Giáo Xứ Miller rất nhiều công ích như lời Cha Paulino Chính xứ đã khen ngợi Giáo Đoàn.
Sau cùng anh Đường Phước Lộc Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà thờ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương.
Diệp Hải Dung
Sáng Chúa Nhật 02/10/2016 các Hội đoàn Đoàn thể của Giáo đoàn và quý quan khách Úc Việt đã đến nhà thờ St. Therese Miller Sydney tham dự Lễ mừng kính Đức Mẹ Fatima Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Xem Hình
Mọi người tập trung tại khuôn viên nhà thờ, Cha Chính xứ Paulino Kolio xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ Fatima và cung nghinh rước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ vào Thánh đường, tất cả mọi Giáo dân sốt sắng và nghiêm trang trong cuộc kiệu dâng lên Đức Mẹ chuỗi Mân Côi mùa Vui chúc tụng ngợi khen Mẹ và cũng để nguyện xin Mẹ chúc lành cho Gia Đình, cho Giáo đoàn và Cộng Đồng.
Sau khi kiệu Thánh tượng Đức Mẹ tiến vào Thánh đường và an vị trên cung thánh, Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Đặc trách Giáo đoàn ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và cùng với Cha Chính xứ Paulino Kolio hiệp dâng Thánh lễ
Trong bài giảng Cha Tuyết đã nói về bài Tin Mừng với lời cầu xin của các Tông Đồ; “Lạy Thầy ! Xin ban thêm lòng tin cho chúng con..” Các Tông đồ không xin tiền bạc, sức khỏe, hay được trường thọ, các Ngài cũng không xin sự khôn ngoan thế gian như vua Salomon, nhưng xin một điều quan trọng hơn là xin gia tăng Đức Tin…
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Cha Paulino Kolio Chính xứ Miller lên ngỏ lời chúc mừng Lễ bổn mạng của Giáo đoàn và Cha cám ơn sự đóng góp của mọi người trong Giáo đoàn những năm tháng qua, đặc biệt Cha khen ngợi Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam có Đức Tin mạnh và tiến triển trong Giáo Hội. Kế tiếp anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Lể Quan Thầy của Giáo đoàn, Ca đoàn và Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Anh khen ngợi Giáo Đoàn đã đóng góp rất nhiều công ích cho Cộng Đồng và đặc biệt là đóng góp cho Giáo Xứ Miller rất nhiều công ích như lời Cha Paulino Chính xứ đã khen ngợi Giáo Đoàn.
Sau cùng anh Đường Phước Lộc Trưởng Ban Mục Vụ Giáo đoàn Miller lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ mừng kính Bổn Mạng, đặc biệt là quý vị ân nhân đã góp công góp của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức ngày Lễ bổn mạng hôm nay được mọi sự tốt đẹp hoàn mỹ.
Sau khi kết thúc Thánh lễ mọi người ở lại tham dự buổi liên hoan trong Hội Trường của nhà thờ và thưởng thức văn nghệ giúp vui do Ca đoàn và Xứ đoàn Thiếu Nhi trình diễn với những tiết mục Ca, Múa rất đậm tình quê hương.
Diệp Hải Dung
Hàng ngàn người biểu tình trước Formosa ở Hà Tĩnh
RFA
10:01 02/10/2016
Hàng ngàn người biểu tình trước Formosa ở Hà Tĩnh
Vào lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật ngày 2 tháng 10 nhiều giáo dân của các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh như Đông Yên, Dũ Yên, Quý Hoà, Dũ Thành, Dũ Lộc, Xuân Sơn sau khi dự thánh lễ đã lần lượt tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa đặt tại Vũng Áng Hà Tĩnh. Theo ghi nhận của chúng tôi, ban đầu khoảng 4000 người ở cổng trước hơn 2 ngàn người còn lại tập trung ở cổng sau của nhà máy.
Ông Xuân một giáo dân có mặt trước cổng chính cho biết:
“Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi cá cần nước sạch dân cần minh bạch. Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm họa môi trường sau này”
Trong khi đó tại cổng sau hơn hai người đã có mặt, một thanh niên nói với chúng tôi:
“Hôm nay toàn thể giáo dân tập trung đến Formosa để đòi quyền lợi và đòi đuổi Formosa ra khỏi Việt Nam. Đòi họ bồi thường thiệt hại nhữn gì đã xảy ra. Hiện tại bây giờ em đang đứng tại cổng hai của Formosa có khoảng hơn hai ngàn người còn ở cổng một có tới ba giáo xứ tầm khoảng 4 đến 5 ngàn người”
Một phụ nữ có mặt trong đoàn biểu tình tại cổng trước cho biết
“Tôi đang ở cổng Formosa đông lắm! công an cũng đông như dân luôn họ đuổi đi họ tấn công họ không cho đứng. Họ giữ cổng cho Formosa. Tôi đang ở cổng trước cổng chính của Formosa”
Qua phương tiện thông tin hiện nay chúng tôi ghi nhận hàng trăm cảnh sát cơ động có mặt tại cổng trước và sau. Họ giăng hàng ngang không cho người biểu tình tràn vào. Thật ra người biểu tình rất trật tự họ chỉ bao chung quanh cổng và không hề có một hành động khiêu khích nào. KHẩu hiệu mà người biểu tình đưa ra cũng giống như mọi lần, yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.
Vào lúc hơn 9 giờ sáng tại cổng chính số người tập trung ngày một đông hơn. Chúng tôi ghi nhận được đã có hàng trăm người dân địa phương không phải là giáo dân đã tham gia vào đám đông.
Đoàn người biểu tình được hướng dẫn bằng loa phóng thanh rất mạnh và hầu hết đều tỏ ra ôn hòa và kềm chế. Hướng dẫn của một tu sĩ có nội dung lý do dẫn đển biểu tình hôm nay như sau:
“Yêu cầu những người đang cầm băng rôn hay giấy có ghi những nội dung đòi hỏi Formosa trả lại tự do, trả lại đất, trả lại biển cho chúng ta cho họ thấy rằng yêu cầu của chúng ta là chính đáng vì bấy lâu nay đã hơn 6 tháng rồi từ tháng Tư chúng ta không có cá để ăn không có muối để dùng và con em chúng ta không có tiển đến trường. Chúng ta đang sống trong tình trạng rất khó khăn vì thế chúng ta đấu tranh để đòi hỏi họ trả lời cho những hành vi của họ”
Tới hơn 10 giờ sáng, một số người dân trèo qua cổng phía sau. Một vài xô xát nhỏ xảy ra khiến bảo vệ, công an cơ động rút vào sâu trong khu vực của Formosa.
Tại cổng trước lực lượng bảo vệ cũng như công an cơ động đã rút vào bên trong không còn chắn trước cổng khi số người biểu tình lên cao gần 8 ngàn người ở cổng chính. Một số người dân leo lên nóc nhà bảo vệ và phất cờ đòi Formosa rút khỏi Việt Nam. Loa hướng dẫn liên tục nhắc nhở:
“Chúng ta không vào, chúng ta chỉ nhắc lại những khẩu hiệu nội dung mà chúng ta yêu cầu, ví thế chúng ta không vào trong. Nếu vào trong chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và gặp khó khăn trong công cuộc đấu tranh bất bạo động”
Đây là lần đầu tiên trong nhiều chục năm một cuộc biểu tình có tổ chức lớn và kỷ luật không bị đàn áp. Cho tới thời điểm hơn 11 giờ sáng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục và người dân địa phương đang kéo tới tham gia vào đám đông nhiều hơn.
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật cho tới khi cuộc biểu tình chấm dứt.
Ông Xuân một giáo dân có mặt trước cổng chính cho biết:
“Hiện nay thì nhiều giáo xứ tập trung trước cổng Formosa của Đài Loan cả 7-8 ngàn dân tập trung từ 7 giáo xứ. Họ giơ băng rôn khẩu hiệu không ngoài mục đích đòi cá cần nước sạch dân cần minh bạch. Cuộc biểu tình này đòi hỏi môi trường sạch cho dân, mang lại cuộc sống cho con em sau này cũng như tránh thảm họa môi trường sau này”
Trong khi đó tại cổng sau hơn hai người đã có mặt, một thanh niên nói với chúng tôi:
Một phụ nữ có mặt trong đoàn biểu tình tại cổng trước cho biết
“Tôi đang ở cổng Formosa đông lắm! công an cũng đông như dân luôn họ đuổi đi họ tấn công họ không cho đứng. Họ giữ cổng cho Formosa. Tôi đang ở cổng trước cổng chính của Formosa”
Qua phương tiện thông tin hiện nay chúng tôi ghi nhận hàng trăm cảnh sát cơ động có mặt tại cổng trước và sau. Họ giăng hàng ngang không cho người biểu tình tràn vào. Thật ra người biểu tình rất trật tự họ chỉ bao chung quanh cổng và không hề có một hành động khiêu khích nào. KHẩu hiệu mà người biểu tình đưa ra cũng giống như mọi lần, yêu cầu Formosa cút khỏi Việt Nam.
Vào lúc hơn 9 giờ sáng tại cổng chính số người tập trung ngày một đông hơn. Chúng tôi ghi nhận được đã có hàng trăm người dân địa phương không phải là giáo dân đã tham gia vào đám đông.
“Yêu cầu những người đang cầm băng rôn hay giấy có ghi những nội dung đòi hỏi Formosa trả lại tự do, trả lại đất, trả lại biển cho chúng ta cho họ thấy rằng yêu cầu của chúng ta là chính đáng vì bấy lâu nay đã hơn 6 tháng rồi từ tháng Tư chúng ta không có cá để ăn không có muối để dùng và con em chúng ta không có tiển đến trường. Chúng ta đang sống trong tình trạng rất khó khăn vì thế chúng ta đấu tranh để đòi hỏi họ trả lời cho những hành vi của họ”
Tới hơn 10 giờ sáng, một số người dân trèo qua cổng phía sau. Một vài xô xát nhỏ xảy ra khiến bảo vệ, công an cơ động rút vào sâu trong khu vực của Formosa.
Tại cổng trước lực lượng bảo vệ cũng như công an cơ động đã rút vào bên trong không còn chắn trước cổng khi số người biểu tình lên cao gần 8 ngàn người ở cổng chính. Một số người dân leo lên nóc nhà bảo vệ và phất cờ đòi Formosa rút khỏi Việt Nam. Loa hướng dẫn liên tục nhắc nhở:
“Chúng ta không vào, chúng ta chỉ nhắc lại những khẩu hiệu nội dung mà chúng ta yêu cầu, ví thế chúng ta không vào trong. Nếu vào trong chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và gặp khó khăn trong công cuộc đấu tranh bất bạo động”
Đây là lần đầu tiên trong nhiều chục năm một cuộc biểu tình có tổ chức lớn và kỷ luật không bị đàn áp. Cho tới thời điểm hơn 11 giờ sáng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục và người dân địa phương đang kéo tới tham gia vào đám đông nhiều hơn.
Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật cho tới khi cuộc biểu tình chấm dứt.
Biểu tình lớn tại Đại bản doanh Formosa Hà Tĩnh
Tổng hợp từ Internet
10:18 02/10/2016
Lực lượng công an, quân đội đã phải tháo chạy tán loạn trước cuộc nổi dậy và biểu tình chống Formosa của hơn 10 ngàn người dân vào sáng ngày 2/10/2016 tại Hà Tĩnh.
Nhiều người ở Quý Hòa, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) đã đến trước cửa công ty Formosa biểu tình.
Hình ảnh từ mạng xã hội và các clip tường thuật trực tiếp qua Facbook từ hiện trường vụ việc cho thấy những người dân tập trung và hát những bài hát với câu hỏi "biển bao giờ ăn được cá".
Sau các cuộc “công thành” dữ dội, video và hình ảnh biểu tình gửi đi từ hiện trường cho thấy cảnh những ngư dân tuyên bố chiến thắng bằng cách trèo lên bức tường Formosa và giơ cao những biểu ngữ đòi công ty gang thép này cút khỏi Việt Nam.
Người dân từ các Giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Quy Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chúa Nhật 2/10.
Cha Phêrô Trần Đình Lai thuộc Giáo phận Vinh, có mặt trong đoàn biểu tình, ông dùng loa kêu gọi người dân hãy ôn hòa, trong một clip đã xảy ra xô xát giữa cảnh sát với người biểu tình.
Ông Trần Đình Lai nói người dân "Không được ném chai lọ, không được ném đất", ..."không được bạo động, tất cả ôn hòa".
"Cảnh sát không được đánh dân, dân và cảnh sát không được xô xát," ông Lai nói khi cuộc xô xát ngắn dừng lại.
Vị linh mục này phát biểu cuộc biểu tình là để "đòi hỏi những người đã gây ra thảm họa này phải bồi thường công bằng, trả lại môi trường xanh sạch cho dân tộc".
"Người dân đứng ở cổng chính Formosa, trèo lên tường treo các băng-rôn khẩu hiệu, nhưng không có cuộc đập phá nào, không ai đập phá,” một người tham dự cuộc biểu tình tại cổng công ty Formosa nói với BBC.
Cuộc xuống đường xảy ra bốn tháng sau thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, được xác định nguyên nhân là do công ty Formosa gây ra.
Lực lượng cảnh sát cơ động cũng có mặt và xuất hiện trong ảnh bên cạnh những người biểu tình.
Đến khoảng hơn 10 giờ sáng, lực lượng công an, quân đội bất ngờ ra tay đàn áp người biểu tình. Tuy nhiên, người dân đã phản ứng quyết liệt khiến những kẻ đàn áp phải tháo chạy. Thậm chí, những viên công an bị mắc kẹt tại hiện trường đã phải vội vàng cởi bỏ mũ áo để không bị nhận diện.
Đến khoảng 12 giờ trưa, bà con ngư dân đồng loạt rút khỏi Formosa trong ôn hoà và trật tự. Đây cũng chính là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với Formosa và những kẻ đang tiếp tay bao che cho công ty này gây tội ác trên đất nước Việt Nam.
(Nguồn: http://vietinfo.eu/tin-viet-nam/bieu-tinh-cuc-lon-tai-dai-ban-doanh-formosa-ha-tinh.html, B.M tổng hợp theo BBC, FB)
Lễ Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu Tại Úc Châu
Tô Tịnh
18:04 02/10/2016
MỪNG LỄ MẸ MÂN CÔI – HỘI MÂN CÔI VIỆT NAM ÚC CHÂU GIÁO XỨ ST MARGARET MARY BRUNSWICK (Tô Tịnh)
Tháng Mười về nhắc nhở chúng ta mệnh lệnh Mẹ hiện ra Fatima 100 năm trước đây nhắn nhủ: “Hãy xiêng năng Lần hạt Mân Côi, cầu nguyện cho Hòa bình thế giới”…
Coi Hình (Lê Hải)
Năm nay Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb, chính xứ St Margaret Mary và cũng là người đã khởi xướng và cổ súy Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu đã mời Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Kim Ngọc OP, đặc trách Hội Mân Côi Việt Nam qua giảng Tĩnh tâm ba ngày từ 29 & 30/9/2016 và 1/10/2016 sửa soạn cộng đoàn mừng đại lễ Mẹ Mân Côi vào Chúa Nhật 2/10/2016. Lễ mừng được bắt đầu bằng giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót lúc 3 giờ, tiếp theo là bài chia sẻ của sơ Tổng quyền Dòng Đaminh Xuân Lộc. 5 giờ chiếu cả cộng đoàn cung nghinh rước Đức Mẹ từ Trung tâm Thiên Ân vào thánh đường, và các em Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian dâng hoa cho Mẹ, tiếp theo là toàn thể cộng đoàn lần lượt lên dâng hoa tận hiến cho Mẹ trước khi bước vào Thánh lễ.
Trong ba ngày Tĩnh tâm cha giảng thuyết đã hướng dẫn cộng đoàn hiểu rõ vế ý nghĩa Kinh Kính Mừng, sức mạnh vô song của Kinh Mân Côi, Ích lợi việc tôn sùng Kinh Mân Côi và Hội Mân côi trong Giáo Hội cũng như chiều kích Thiên Chúa Ba ngôi trong Kinh Kính Mừng và tràng chuỗi Mân Côi xuyên qua các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và sự sáng như một cuốn Kinh thánh thu gọn…
Sau Thánh lễ, tất cả cộng đoàn được mời tham dự tiệc vui mừng lễ Mẹ Mân Côi trong Hội trường giáo xứ.
Tháng Mười về nhắc nhở chúng ta mệnh lệnh Mẹ hiện ra Fatima 100 năm trước đây nhắn nhủ: “Hãy xiêng năng Lần hạt Mân Côi, cầu nguyện cho Hòa bình thế giới”…
Coi Hình (Lê Hải)
Năm nay Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb, chính xứ St Margaret Mary và cũng là người đã khởi xướng và cổ súy Hội Mân Côi Việt Nam Úc Châu đã mời Linh mục Phanxicô Xaviê Trần Kim Ngọc OP, đặc trách Hội Mân Côi Việt Nam qua giảng Tĩnh tâm ba ngày từ 29 & 30/9/2016 và 1/10/2016 sửa soạn cộng đoàn mừng đại lễ Mẹ Mân Côi vào Chúa Nhật 2/10/2016. Lễ mừng được bắt đầu bằng giờ chầu Lòng Chúa Thương Xót lúc 3 giờ, tiếp theo là bài chia sẻ của sơ Tổng quyền Dòng Đaminh Xuân Lộc. 5 giờ chiếu cả cộng đoàn cung nghinh rước Đức Mẹ từ Trung tâm Thiên Ân vào thánh đường, và các em Đoàn Thanh Thiếu Niên Salesian dâng hoa cho Mẹ, tiếp theo là toàn thể cộng đoàn lần lượt lên dâng hoa tận hiến cho Mẹ trước khi bước vào Thánh lễ.
Trong ba ngày Tĩnh tâm cha giảng thuyết đã hướng dẫn cộng đoàn hiểu rõ vế ý nghĩa Kinh Kính Mừng, sức mạnh vô song của Kinh Mân Côi, Ích lợi việc tôn sùng Kinh Mân Côi và Hội Mân côi trong Giáo Hội cũng như chiều kích Thiên Chúa Ba ngôi trong Kinh Kính Mừng và tràng chuỗi Mân Côi xuyên qua các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và sự sáng như một cuốn Kinh thánh thu gọn…
Sau Thánh lễ, tất cả cộng đoàn được mời tham dự tiệc vui mừng lễ Mẹ Mân Côi trong Hội trường giáo xứ.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đà Lạt Tình Xưa
Nguyễn Ngọc Liên
20:18 02/10/2016
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Đà Lạt ta về tìm trái tim
Thuở xưa rơi rớt biết đâu tìm ?
Em nhặt được không thì trao lại
Thương giùm gã ấy mắt lim dim !
(Trích thơ của KD)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 27/09–03/10/2016: Tuần hành bảo vệ gia đình ở Mễ Tây Cơ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:33 02/10/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
“Tôi hợp ý với các giám mục của Mễ Tây Cơ trong việc ủng hộ những dấn thân của Giáo Hội và xã hội dân sự vì gia đình và sự sống, tại thời điểm này các vị yêu cầu sự quan tâm đặc biệt về mục vụ và văn hóa trên toàn thế giới”, đó là những lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 26/9, để bày tỏ sự ủng hộ của mình với hàng chục ngàn người Mễ Tây Cơ tuần hành chống lại việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào thứ bảy 25/9 tại thành phố Mễ Tây Cơ.
Sau những cuộc tuần hành tại 122 thành phố trên toàn lãnh thổ vào ngày 10 /9 vừa qua, Mễ Tây Cơ chứng kiến một thành công mới đầy ấn tượng của Mặt trận quốc gia vì Gia đình, được kết hợp bởi các hiệp hội khác nhau, có mục đích ngăn cản tổng thống Enrique Peña Nieto hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và áp đặt ý thức hệ giới tính cho học sinh vị thành niên.
Các người tuần hành đã yêu cầu tổng thống nhìn nhận hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là nền tảng của gia đình; cổ võ việc ủng hộ chính sách về gia đình; quyền của phụ huynh giáo dục con cái theo sự tin tưởng của mình và các giá trị; quyền của các trẻ em mồ côi được nhận nuôi bởi một người cha và một người mẹ. 4 điểm này được bao gồm trong một dự luật do sáng kiến của dân chúng – được 200 ngàn người ký tên – đã được nộp tại Thượng viện vào tháng 2 vừa qua và đang đợi được thảo luận.
Fernando Guzman, một trong những người tổ chức của cuộc tuần hành đã miêu tả cuộc tuần hành như “một ngày vui mừng, mạnh mẽ và có ý nghĩa”, mà trong đó dân chúng Mễ Tây Cơ đã có thể nhắc lại lời yêu cầu tổng thống mở cuộc đối thoại với Mặt trận quốc gia vì Gia đình. Ông nói thêm về ý thức hệ giới tính: “một đàng là sự tôn trọng hoàn toàn những người đồng tính, đàng khác là dạy các trẻ em rằng chúng không phải là nam hay nữ mà là những gì mà họ muốn.” Ông Guzman khẳng định: điều này là không đúng, nó ngược lại với điều 3 của hiến pháp và chống lại quyền giáo dục con cái của các phụ huynh.”
Hiện nay, hôn nhân giữa những người đồng tính chỉ hợp pháp ở một vài bang của Mễ Tây Cơ. Nhưng năm ngoái Tòa án tối cao đã tuyên bố các hôn nhân đồng tính là vi phạm hiến pháp và dự án cải cách do Tổng thống Peña Nieto hướng dẫn đã bắt đầu như thế . Ý định của ông là sửa đổi điều 4 của Hiến pháp để nhìn nhận hôn nhân giữa các người đồng tính như một “nhân quyền”. Nhân dân Mễ Tây Cơ tiếp tục bảo vệ quyền của những người không thể tự vệ, là các trẻ em, được lớn lên trong một gia đình được tạo nên bởi một người cha và một người mẹ.
2. Ký giả Công Giáo Jordan bị bắn chết ngay tại tòa án vì bị cáo buộc xúc phạm Hồi Giáo
Một nhà báo Jordan đã bị bắn chết khi đến một tòa án ở Amman để trả lời cáo buộc rằng ông đã xúc phạm Hồi giáo với một tranh biếm họa được đăng trên Facebook của ông.
Ký giả Nahed Hattar, sinh năm 1960, là một nhà văn và một nhà chính trị có khuynh hướng tự do, ủng hộ việc tách nhà nước khỏi Hồi Giáo. Là người Công Giáo nghi lễ Maronite, ông ủng hộ người Kitô giáo trong việc võ trang chống lại những nhóm khủng bố Hồi Giáo như Al-Nursa, Al-Qaeda và quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Tháng 8 vừa qua, Hattar chia sẻ trên Facebook một tranh biếm họa trong đó mô tả một tên khủng bố có râu dài nằm trên giường hút thuốc với hai người đàn bà. Đây là viễn ảnh cuộc sống ở thế giới bên kia mà bọn khủng bố Hồi Giáo IS thường hứa hẹn với các chiến binh thánh chiến. Tên khủng bố được mô tả trong bức biếm họa còn oai đến mức dám bắt Thiên Chúa phải cung phụng rượu chè và bảo Ngài phải làm một cánh cửa để mỗi khi muốn vào thì phải gõ cửa.
Bức biếm họa này không phải chính tay Hattar vẽ nhưng Hattar đưa lên Facebook của mình trong một bài nhằm bôi bác bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Tuy nhiên, bức biếm họa này gây ra nhiều tranh cãi vì nhiều người cho rằng Hattar xúc phạm đạo Hồi.
Hattar bị cáo buộc tội xúi giục “xung đột giáo phái và phân biệt chủng tộc” vi phạm điều 150 Bộ luật Hình sự Jordan, trong đó trừng phạt bất kỳ hình thức gây căng thẳng bè phái hay chủng tộc hoặc xúi giục xung đột giữa các tôn giáo khác nhau.
Ngoài ra Hattar còn bị cho là vi phạm điều 278 Bộ luật Hình sự Jordan, cấm xuất bản các tài liệu in ấn, hình ảnh hoặc bản vẽ nhằm xúc phạm đến niềm tin tôn giáo.
Hattar đã bị giam giữ trong một tuần sau các cáo buộc trên.
Nhà văn Hattar đã thanh minh trên Facebook nói rõ rằng ông không có ý định xúc phạm Thiên Chúa qua bức biếm họa này, mà chỉ muốn trình bày cảm nhận về Thiên Chúa của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Hôm 25 tháng 9, khi đến tòa để bảo vệ mình chống lại các cáo buộc chế giễu Allah, Hattar đã bị bắn ba lần. Ông được xác nhận là đã chết khi vừa đến một bệnh viện gần đó.
Cảnh sát đã bắt giữ Riad Abdullah, một nhà lãnh đạo Hồi giáo tại Amman, và cáo buộc ông này tội giết chết nhà văn Hattar.
Biểu tình đã nổ ra tại Jordan để bày tỏ lòng thương tiếc nhà văn Hattar.
3. Đức Hồng Y Pietro Parolin nói: Chúng tôi không hề nhượng bộ Trung Quốc
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bảo đảm với các nhà ngoại giao rằng Vatican sẽ không cho phép chính phủ Trung Quốc có vai trò nào trong việc bổ nhiệm các giám mục mới.
Phát biểu tại một cuộc họp với các sứ thần Tòa Thánh về Rôma tham dự ngày Năm Thánh Lòng Thương Xót, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh khẳng định rằng Vatican đang tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao với Bắc Kinh. Mục tiêu của các cuộc đàm phán này là để đạt được một thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục mới. Trong thời điểm hiện nay, do còn nhiều vấn đề phức tạp, các cuộc đàm phán không hề nhắm đến việc khôi phục quan hệ ngoại giao.
Ký giả Sandro Magister của tờ L'Espresso tường thuật lời Đức Hồng Y Parolin cho biết trong những cuộc đàm phán, Vatican sẽ không nhượng bộ chính quyền Trung Quốc đòi phải có một tiếng nói trong việc bổ nhiệm các giám mục mới.
Theo Magister, Vatican sẵn sàng chấp nhận đề nghị cho phép Hội Đồng Giám Mục Trung Quốc đề nghị các ứng viên giám mục nhưng với điều kiện là các giám mục Công Giáo “thầm lặng” phải được bao gồm trong Hội Đồng Giám Mục Trung quốc và những ‘giám mục’ nào được tấn phong trái phép nghĩa là không được Đức Thánh Cha bổ nhiệm thì không được có mặt trong Hội Đồng Giám Mục Trung quốc.
Bài của Sandro Magister trên tờ L'Espresso có thể xem tại đây:
http://chiesa.espresso.repubblica.it/articolo/1351379?eng=y
4. Đức Thánh Cha tiếp tổng thống Joseph Kabila để bàn về tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Cộng hòa Dân chủ Congo
Hôm 26 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Joseph Kabila của nước Cộng hòa Dân chủ Congo, để thảo luận về tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục tại quốc gia này cũng như tình trạng bất ổn tại các quốc gia châu Phi.
Tuyên bố của Tòa Thánh mô tả ngắn gọn các cuộc thảo luận là “thân mật”. Tuy nhiên, các phóng viên ghi nhận là Đức Giáo Hoàng đã bỏ qua những nghi lễ đón tiếp thông thường đối với nhà lãnh đạo châu Phi, thay vào đó, ngài trò chuyện ngay với ông Kabila trong thư viện của điện Tông Tòa.
Tuyên bố của Vatican cho thấy hai vị tập trung vào “các cuộc đụng độ xảy ra gần đây ở thủ đô,” và “Tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các đại diện chính trị và xã hội dân sự với các cộng đồng tôn giáo.”
Tuyên bố cũng bày tỏ sự phàn nàn về tình trạng “bạo lực dai dẳng hại ở phía đông của đất nước.”
Các giám mục Công Giáo của Cộng hòa Dân chủ Congo vừa đình chỉ sự tham gia của các ngài trong các cuộc đàm phán “đối thoại quốc gia”, sau khi hàng chục người bị thiệt mạng trong các cuộc xô xát vì chính trị ở thủ dô Kinshasa. Hội Đồng Giám Mục Cộng hòa Dân chủ Congo lên án tổng thống muốn mưu tìm một nhiệm kỳ thứ ba là điều trái với hiến pháp.
5. Đức Hồng Y Bozanic Joip kêu gọi các nhà lãnh đạo Giáo Hội phải thực tiễn đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội “cần phải rất thực tiễn về cuộc khủng hoảng của người tị nạn tại châu Âu”, Đức Hồng Y Bozanic Joip của thủ đô Zagreb của Crotia nói trong một cuộc họp các viên chức Công Giáo châu Âu làm việc với người di cư.
Đức Hồng Y người Croatia giải thích rằng “không phải tất cả các nước châu Âu đều có khả năng bảo rằng những người mới đến sẽ được đối xử bình đẳng”. Ngài nói rằng Giáo Hội nên nhạy cảm với nhu cầu của người tị nạn và người di cư, và khuyến khích “một nền văn hóa của tình đoàn kết và chào mừng”, nhưng cũng nên quan tâm đến “sự chênh lệch quá lớn về kinh tế giữa các nước trong Liên minh châu Âu.”
6. Thiên thần của Dachau được tuyên phong Chân Phước Tử Đạo
Một linh mục Đức được nhiều người biết đến với biệt danh “Thiên thần của Dachau” đã được tuyên phong Chân Phước tử vì đạo tại Wurzburg, bên Đức, vào ngày 24 tháng 9.
Chân Phước Engelmar Unzeitig sinh năm 1911 và qua đời năm 1945 khi mới 34 tuổi đã gia nhập dòng Thừa Sai Mariannhill và được thụ phong linh mục vào năm 1939. Được giao coi sóc một giáo xứ ở bên Áo, ngài đã lên tiếng nhân danh những người Do Thái trong bài giảng của ngài.
Chân Phước Unzeitig đã bị giam cầm trong trại tập trung Dachau trong bốn năm cuối cùng của cuộc đời ngài và tự nguyện phục vụ cho các bệnh nhân mắc bệnh thương hàn.
Trong diễn từ sau kinh Truyền Tin ngày 25 tháng 9, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:
“Ngài đã bị giết trong trại tập trung Dachau do sự thù ghét đức tin; ngài đã lấy tình yêu chống lại thù hận, sự dịu hiền chống lại tàn ác. Cầu mong gương của ngài giúp chúng ta là các chứng nhân của tình bác ái và niềm hy vọng cả giữa các khốn khó.”
7. Nhu cầu về trừ tà tăng vọt ở Mỹ
Nhu cầu về trừ tà ở Mỹ đã tăng vọt trong những năm gần đây, hai linh mục Công Giáo đã nói như trên với tờ Daily Telegraph.
Daily Telegraph, có trụ sở ở London, thường đăng tải những câu chuyện hiếm khi được đề cập trên các báo tại Mỹ. Tờ này cho hay số linh mục người Mỹ được chính thức giao trọng trách trừ tà đã tăng gấp bốn lần trong thập kỷ qua. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể về số linh mục tham gia vào việc trừ tà, các vị được phỏng vấn đồng ý rằng đã có sự gia tăng đáng kể như thế.
Hai linh mục được tờ Telegraph phỏng vấn cho rằng nguyên nhân gây ra sự gia tăng đột biến này có thể là do tình trạng nghiện ma túy, việc sử dụng thường xuyên các nội dung khiêu dâm, ngoại giáo, phép thuật và sự gia tăng tò mò về những điều huyền bí.
8. Thống kê về tình trạng Giáo Hội Công Giáo tại Georgia và Azerbaijan
Trước chuyến viếng thăm Georgia và Azerbaijan của Đức Thánh Cha Phanxicô, diễn ra từ 30 tháng 9 đến 2 Tháng 10, phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố hồ sơ thống kê về sự hiện diện của Giáo Hội Công Giáo tại Georgia và Azerbaijan.
Số giáo dân Georgia là 112,000 người, chiếm 2.5% trên tổng số 4.5 triệu dân. Giáo Hội tại đây có hai giám mục, 28 linh mục, 39 tu sĩ, và 14 chủng sinh. Giáo Hội Công Giáo điều hành ba trường học, chín phòng khám, một nhà dưỡng lão, và một nhà nuôi trẻ mồ côi.
Tại Azerbaijan chỉ có 570 người Công Giáo: một phần rất nhỏ trong tổng dân số 9.4 triệu dân. Chỉ là một giáo xứ duy nhất và một trung tâm mục vụ, được điều hành bởi 7 linh mục và 10 nữ tu. Giáo Hội Công Giáo điều hành một trường trung học Công Giáo và một nhà dưỡng lão.