Ngày 02-10-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hiệu lực của Kinh Mân Côi
Lm Đan Vinh
05:15 02/10/2019
CN 27 TN – KÍNH TRỌNG THỂ LỄ MÂN CÔI
Cv 1,12-14; Lc 1,26-38

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 1,26-38.

(c 26) Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, (c 27) gặp một Trinh Nữ đã đính hôn với một người tên là Giu-se, thuộc nhà Đa-vít, Trinh Nữ ấy tên là Ma-ri-a. (c 28) Sứ thần vào nhà Trinh Nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà”. (c 29) Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. (c 30) Sứ thần liền nói: “Thưa bà Ma-ri-a xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (c 31) Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giê-su. (c 32) Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. (c 33) Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận”.
(c 34) Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !” (c 35) Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà. Vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ là thánh, sẽ được gọi là Con Thiên Chúa”. (c 36) Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy đã già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: Bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. (c 37) Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”.
(c 38) Bấy giờ bà Ma-ri-a nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

2. Ý CHÍNH:

Câu chuyện truyền tin của sứ thần Ga-bri-el cho đức Trinh nữ Ma-ri-a biểu lộ tình thương và sự trung tín của Thiên Chúa trong công cuộc cứu độ loài người. Thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu Ý Chúa và mau mắn “Xin Vâng” của Đức Ma-ri-a cũng phải là thái độ mà các tín hữu chúng ta cần học tập nơi Mẹ khi lần chuỗi Mân Côi. Nhờ đó chúng ta sẽ có thể hiệp cùng Mẹ xây dựng hòa bình bằng việc chiến thắng ma quỷ, tội lỗi và các thói hư nơi bản thân mình.

3. CHÚ THÍCH:

- (c 26) + Gáp-ri-en: là một trong bảy Tổng Lãnh thiên thần (x. Tb 12,15), trong đó ba vị được nêu rõ tên trong Cựu Ước là: Mi-ka-en, Ra-pha-en, và Gáp-ri-en. Tên của các vị này có ý nghĩa phù hợp với sứ mệnh của mỗi vị như sau: Mi-ka-en nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa?” (Đn 12,1), Ra-pha-en nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành” (Tb 3,17) và Gáp-ri-en nghĩa là “Anh hùng của Thiên Chúa” (Đn 8,16).
- (c 27) + Trinh nữ: Từ này không xác định về đức trinh khiết của Đức Ma-ri-a, vì trinh nữ đơn giản chỉ là một cô gái chưa lấy chồng. Sự thanh khiết của Đức Ma-ri-a được khẳng định qua lời thưa với sứ thần: “Việc đó xảy ra thế nào được, vì tôi không biết đến người nam” (Lc 1,34). Sở dĩ trinh nữ Ma-ri-a được chọn cho thấy lời tuyên sấm của I-sai-a về một trinh nữ thụ thai và sinh con trai là Đấng Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, đã được ứng nghiệm nơi Đức Ma-ri-a (x. Is 7,14 ; Mt 1,23). + Đã đính hôn: Từ khi đính hôn, Giu-se và Ma-ri-a đã được luật pháp công nhận là vợ chồng, và con cái sinh ra trong thời kỳ này được kể là con chính thức của hai người. Tuy nhiên, theo phong tục trong xã hội Do Thái thì việc kết hôn chỉ hoàn tất khi họ đàng trai tổ chức lễ cưới đón rước cô dâu về nhà chồng (x. Mt 1,18). + Thuộc nhà Đavít: Chi tiết này thêm vào nhằm chứng minh Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế vì theo sấm ngôn của I-sai-a thì Đấng Cứu Thế phát xuất từ gốc là tổ phụ Giêsê cha của Đavít (x. Is 11,1) và nơi sinh của Người là Bê-lem, quê hương của vua Đavít (x. Mk 5,1). + Ma-ri-a: hay Mi-ry-am, là tên gọi của nhiều thiếu nữ Do thái đương thời. Để phân biệt, người ta thường thêm một biệt danh sau tên gọi. Chẳng hạn: Ma-ri-a Mácđala (x. Lc 8,2-3); Ma-ri-a Bê-ta-ni-a (x. Lc 10,39); Ma-ri-a mẹ Giacôbê và Giôxép (x. Mt 27,56); Ma-ri-a vợ ông Cơlôpát (x. Ga 19,25); Ma-ri-a mẹ Gio-an (x. Cv 12,12) và bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su (x. Cv 1,14).
- (c 28) + “Mừng vui lên”: Đây không phải là cách chào giữa những người dân bình thường, nhưng là lời chào đặc biệt chỉ dành cho những người được gặp Thiên Chúa (x Dcr 9,9). + “Đầy ân sủng”: Tước hiệu dành riêng cho Đức Ma-ri-a, một người trong sạch vẹn toàn. Ngài đã được chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế, nên đã được Thiên Chúa ban đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội và luôn có Chúa ở cùng.
- (c 29) + “Bà bối rối và tự hỏi”: Khác với thái độ “bối rối sợ hãi” của Dacaria (x. Lc 1,12), ở đây Ma-ri-a chỉ ngạc nhiên và băn khoăn về ý nghĩa của lời Chúa vừa mặc khải (x. Lc 1,34 và 2,19).
- (c 31) + Giê-su: nghĩa là “Cứu Chúa” (x. Mt 1,21) hay “Đấng Cứu Thế” (x. Lc 2,11).
- (c 32) + Con Đấng Tối Cao: Đây là tước hiệu thường được áp dụng cho các ông vua dòng tộc Đa-vít. Qua câu này, sứ thần ám chỉ Đức Giê-su là vua thuộc nhà Đavít. Người sẽ cai trị Ít-ra-en, và triều đại của Người sẽ vững bền mãi mãi.
- (c 34) + “Việc ấy xảy ra cách nào, vì tôi không ‘biết’ đến người nam!”: “Biết” theo nghĩa Thánh Kinh có nghĩa là “sự giao hợp vợ chồng”. Câu thắc mắc của Ma-ri-a không chứng minh việc Ma-ri-a đã khấn hay có ý khấn giữ mình đồng trinh như có người lầm tưởng. Qua câu này, Ma-ri-a chỉ thắc mắc làm sao thực hiện được việc thụ thai ngay lúc này được, khi mà Ma-ri-a mới chỉ đính hôn để làm vợ thánh Giu-se về luật pháp, và chưa được Giu-se tổ chức rước dâu về nhà.
- (c 35) + Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà...”: Sứ thần giải thích cho Ma-ri-a hiểu việc thụ thai của Ma-ri-a xảy ra do quyền năng Thánh Thần, để ứng nghiệm lời tuyên sấm của I-sai-a: Đấng Cứu Thế sẽ do một gái đồng trinh thụ thai và sinh ra (x. Is 7,14). + rợp bóng: Kiểu nói nhắc lại sự kiện đã từng xảy ra trong sa mạc, khi dân Do Thái vượt qua sa mạc để về Đất Hứa: Đức Chúa luôn hiện diện giữa dân Người bằng cách cho cột mây “rợp bóng” che phủ Nhà Tạm và Lều Hội Ngộ (x. Xh 40,34-38). Ngoài ra, “rợp bóng” cũng ám chỉ sự bang trợ của Đức Chúa, giống như chim phượng hoàng sải cánh bao phủ và che chở con dân Ítraen của Người (x. Tv 17,8).
+ “Đấng Thánh” sắp sinh ra sẽ là “thánh”: “Thánh” nghĩa là thuộc về Thiên Chúa, được hiến “thánh” dành riêng cho Thiên Chúa để thi hành sứ mạng cứu thế.
- (c 36) + Kìa bà Êlisabét...: Sứ thần chứng minh quyền năng của Thiên Chúa qua việc bà chị họ Ê-li-sa-bét, tuy đã cao tuổi và bị hiếm hoi, nhưng đã được Thiên Chúa ban cho đặc ân thụ thai con trai và tới nay đã được sáu tháng.
- (c 38) +“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa”: Khi tự nhận là “nữ tỳ của Chúa”, Ma-ri-a biểu lộ đức khiêm nhường và lòng tin yêu sâu xa đối với Thiên Chúa. + “Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”: Ma-ri-a đại diện nhân loại để đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa. Thực vậy, ngay sau lời thưa “Xin Vâng”, Thánh Thần đã tác động làm cho Ma-ri-a thụ thai, mà không cần tới việc tri giao vợ chồng (x. Lc 1,34). Rồi Ngôi Lời “đã xuống thế làm người”, nhập vào bào thai ấy trở thành Đấng “Em-ma-nu-en”, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x. Mt 1,23). Như vậy, Đức Giê-su chỉ có một Ngôi là “Ngôi Con”, “Ngôi Hai” hay “Ngôi Lời” Thiên Chúa, nhưng lại có hai bản tính: vừa là Thiên Chúa vừa là người phàm.
HỎI: Thắc mắc của Đức Ma-ri-a và của ông Dacaria (x. Lc 1,18) có giống nhau hay không?:
ĐÁP: Cả hai cùng đưa ra thắc mắc, nhưng trong hai tâm trạng khác nhau: Thắc mắc của Dacaria biểu lộ tâm trạng hoài nghi về quyền năng của Thiên Chúa, nên ông đã bị phạt cấm khẩu không thể nói được. Sự cấm khẩu này là dấu chỉ bà Êlisabét chắc chắn sẽ có thai cách khác thường (x. Lc 1,20). Còn lời thắc mắc của Đức Ma-ri-a biểu lộ tâm trạng tin tưởng: Ma-ri-a muốn tìm biết thánh ý Chúa để xin vâng. Do đó, Mẹ đã được sứ thần ca tụng là Đấng “đầy ân sủng” vì bà đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1,30), và Mẹ đã được bà Êlisabét khen ngợi: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45).

4. CÂU HỎI: 1) Thánh Kinh cho biết có mấy Tổng lãnh thiên thần? Các Tổng lãnh thiên thần được nêu đích danh là những ai? Ý nghĩa của các tên gọi của các vị ấy là gì? 2) Tại sao Thiên Chúa lại chọn Ma-ri-a đang là một “Trinh nữ” để làm mẹ Đấng Cứu Thế? 3) Lúc thưa “Xin vâng” để được thụ thai Đấng Cứu Thế do quyền năng Chúa Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã kết hôn với thánh Giu-se chưa? 4) Câu thắc mắc của Đức Ma-ri-a khác với thắc mắc của ông Giacaria ra sao? 5) Sứ thần muốn nói gì qua câu: ”Quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà”?

II.SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).

2. CÂU CHUYỆN:

1) KINH MÂN CÔI MANG LẠI BÌNH AN CHO HỘI THÁNH:
- Vào thế kỷ 13, ở miền Nam nước Pháp đã xuất hiện lạc thuyết Albigeois. Nhờ tràng chuỗi Mân côi do Đức Mẹ trao ban, nên chỉ trong một thời gian ngắn, thánh Đaminh đã đưa được 150.000 người theo lạc giáo trở về cùng Hội Thánh Công Giáo.
- Thế kỷ 16, đạo Tin lành do linh mục Luther khởi xướng đã nổi lên mạnh mẽ và nhờ sự hỗ trợ của các lãnh chúa mà đạo Tin Lành lan tràn đi khắp các nước Âu châu. Nhưng dân thành Luxembourg vẫn trung thành với Hội Thánh Công Giáo. Một hôm rất đông người dân trong thành phố đã được mời tới nhà thờ để nghe một vị mục sư Tin lành nổi tiếng giảng thuyết. Khi vị mục sư bước lên tòa giảng trong nhà thờ, thì một giáo dân đã xướng kinh Mân côi và tất cả nhà thờ đều lần hạt to tiếng, khiến vị mục sư không thể bắt đầu buổi giảng. Cuối cùng ông đành phải bước xuống tòa giảng và rời nhà thờ. Chính nhờ kinh Mân Côi mà thành Luxembourg đã giữ vững được đức tin Công Giáo.
- Năm 1571, vua Thổ đã điều hằng ngàn chiến thuyền đi xâm chiếm các nước Âu Châu. Viên tướng chỉ huy đạo quân bách chiến bách thắng đã ngạo mạn đe dọa sẽ biến thành Rôma nước Ý và là thủ đô của đạo Công Giáo biến thành một cái chuồng ngưa. Bấy giờ Đức Giáo Hoàng Piô V một mặt kêu gọi các vua Âu châu đoàn kết chống đỡ, thành lập một đạo quân thánh giá từ hai nước Ý và Tây Ban Nha để ra tiền tuyến nghênh địch, mặt khác ngài cũng kêu gọi mọi người Công Giáo Âu châu siêng năng lần hạt Mân Côi để xin Mẹ Ma-ri-a phù giúp.
Cuộc chiến tàn khốc đã diễn ra tại vịnh Lepante vào ngày 07 tháng 10. Tuy quân số ít oi ô hợp và vũ khí thô sơ, nhưng đạo quân thánh giá đã chiến thắng vẻ vang, chặn đứng được đà tiến của 10 ngàn chiến thuyền của quân Hồi Hồi được trang bị vũ khí hùng hậu. Từ Roma, khi nghe tin chiến thắng, Đức Piô V đã kêu gọi mọi người trong giáo triều đang hiện diện cùng nhau dâng lời tạ ơn Chúa, vì chính nhờ lời cầu bầu đắc lực của Mẹ Mân Côi mà Hội Thánh đã thoát khỏi cơn đại nạn bị tiêu diệt. Sau đó, Đức Piô V cũng đã truyền thiết lập lễ kính Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7 tháng 10 hằng năm để tỏ lòng biết ơn Chúa và ghi nhớ biến cố lịch sử này.
- Trước năm 1917, nước Bồ Đào Nha ở vào tình trạng bị suy thoái nặng nề về đức tin. Hội Thánh Công Giáo đã bị bè phái Tam Điểm bách hại. Một số nhà thờ bị phá hủy, nhiều linh mục và tu sĩ bị chính quyền theo phái Tam Điểm bắt bớ, rất nhiều hội đoàn nổi lên chống đối Hội Thánh. Thế nhưng từ khi Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ em tại làng Fatima, kêu gọi thực thi ba mệnh lệnh, trong đó chủ yếu là năng lần hạt Mân Côi, thì Hội Thánh tại Bồ Đào Nha đã dần được bình an. Rất nhiều hoạt động cổ võ việc lần hạt Mân Côi đã xuất hiện để xin Mẹ Thiên Chúa cầu bầu cho quê hương đất nước. Từ đó đến nay Bồ Đào Nha trở thành cái nôi của kinh Mân Côi.
Các biến cố nói trên cho thấy phép lần hạt Mân Côi chính là một phương thế hữu hiệu mang lại sự bình an cho Hội Thánh và cho mọi tín hữu. Mỗi lần hiện ra tại Lộ Đức (Pháp) hay tại Fatima (Bồ đào nha), Đức Mẹ đều kêu gọi mọi người hãy siêng năng lần hạt Mân Côi. Ở đâu người ta siêng năng lần hạt Mân Côi thì ở đó Hội Thánh sẽ được bình an. Các gia đình nào năng đọc kinh Mân Côi trong giờ kinh tối gia đình, thì gia đình đó sẽ được hòa hợp hạnh phúc.

2) ĐẾN VỚI CHÚA GIÊ-SU NHỜ MẸ MA-RI-A (AD JESUM PER MA-RI-AM):
Vào một buổi chiều đông lạnh giá, PHUNTƠN (FULTON OURSLER), một tín hữu đã bị mất đức tin và bỏ đến nhà thờ trong nhiều năm, bấy giờ đang trong tâm trạng tuyệt vọng vì gặp phải quá nhiều vấn đề khó khăn nan giải. Khi đi ngang qua đại lộ nơi có Nhà Thờ Chính Toà của thành phố Nữu Ước, tự nhiên ông cảm thấy như có một sức mạnh vô hình đã lôi cuốn ông đi vào nhà thờ và đẩy ông đến quỳ gối trước tượng Đức Mẹ. Sau một lát im lặng, Phuntơn tự nhiên thốt ra một lời cầu nguyện như sau: “Lạy Mẹ Ma-ri-a, có thể chỉ một lát nữa thôi là con sẽ lại đổi ý để tiếp tục bài bác chế diễu các việc đạo đức con đang làm, và trở lại con đường vô tín như cũ. Nhưng bây giờ con cảm thấy tâm hồn thật bình an, dù con đang gặp muôn vàn khó khăn nan giải. Xin Mẹ cầu cùng Chúa Giê-su ban thêm đức tin cho con”. Ngay lúc đó Phuntơn cảm thấy một điều lạ lùng kỳ diệu đã xảy ra nơi bản thân, biến ông trở thành một con người mới: Ông đã có lại đức tin và sau đó từng bước hóa giải được mọi vấn đề khó khăn gặp phải! Từ đây, ông luôn sống kết hiệp với Mẹ Ma-ri-a để làm chứng cho Chúa Giê-su bằng một lối sống khiêm nhường, cậy trông phó thác và đầy vị tha bác ái. Chính nhờ Mẹ mà Phuntơn đã đến được với Chúa Giê-su.

3) ĐỨC TIN GẮN LIỀN VỚI KINH MÂN CÔI:
Trên một chuyến xe lửa về Paris, một anh sinh viên trẻ tuổi ngồi bên một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, anh thấy cụ già rút từ trong túi áo ra một tràng chuỗi mân côi và từ từ chìm đắm trong lời cầu nguyện. Chàng sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu, khi cụ già đã đọc kinh xong, chàng ta liền lên tiếng:
- Thưa ông, nếu cháu không lầm thì ông vẫn còn tin vào những chuyện tôn giaó nhảm nhí ấy chứ?
Cụ già bình tĩnh trả lời:
- Đúng thế, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?
Chàng sinh viên nở một nụ cười ngạo mạn và nói:
- Lúc còn nhỏ cháu có tin, nhưng bây giờ sau khi đã học lên đại học, cháu làm sao còn tin được những chuyện nhảm nhí ấy nữa. Khoa học đã thực sự mở mắt cho cháu. Ông cứ tin cháu đi, hãy quăng chuỗi tràng hạt kia đi, và hãy học để biết thêm những khám phá mới. Ông sẽ thấy rằng những gì ông đã tin từ trước đến giờ đều chỉ là mê tín cả.
Cụ gìa bình tĩnh hỏi chàng sinh viên:
- Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học. Cậu có cách nào giúp tôi hiểu được điều nầy không?
Chàng sinh viên liền hăng hái đề nghị:
- Ông cứ cho cháu biết địa chỉ của ông, cháu sẽ gởi đến cho ông những quyển sách mới. Ông sẽ tha hồ đi vào thế giới của khoa học.
Cụ già từ từ rút trong túi áo ra một tấm danh thiếp và trao cho chàng sinh viên. Vừa đọc qua danh thiếp, anh chàng liền tái mặt vì xấu hổ, anh lặng lẽ đi sang toa tàu khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp của cụ già có ghi hàng chữ: “Louis Pasteur - viện nghiên cứu khoa học Paris”.

4) KHI GẶP NGUY KHỐN HÃY ĐỌC KINH MÂN CÔI ĐỂ ĐƯỢC MẸ CỨU GIÚP:

a) Năm 1507, ông VALENTINÔ bị một bọn cướp bắt cóc tống tiền. Chúng đã xiềng chân và xích tay ông, rồi giam ông trong một ngọn tháp cao tối tăm hôi hám. Trong hoàn cảnh bi đát ấy, Valentinô và gia đình ở nhà luôn tin cậy lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Rồi một ngày kia, sau khi đọc kinh Mân Côi, ông vô cùng bỡ ngỡ khi thấy xiềng xích chân tay đều tự bung ra. Bấy giờ ông đã lần mò trong bóng tối, gõ tay vào tường của cây tháp, đến một chỗ ông chỉ nghe bục bục. Ông đẩy mạnh và viên đá đã nhúc nhích. Ông vội cậy viên đá ra và đã tìm được lối thoát ra ngoài bình an. Phải chăng chính Đức Mẹ đã cầu cùng Chúa ra tay giải thoát ông.

b) Kinh Mân côi không phải chỉ cứu người ta về phần thể xác, mà còn cứu chữa về phần hồn nữa: HÉLÈNE là một nàng kỹ nữ đã làm cho bao nhiêu người đàn ông phải chết mê chết mệt. Ngày kia nàng ta đã theo một người bạn vào bên trong một nhà thờ, gặp ngay lúc vị linh mục đang giảng về hiệu lực của kinh Mân côi. Trở về nhà, nàng nhờ người mua một cỗ tràng hạt, và âm thầm lần hạt mỗi ngày vì sợ bị cười nhạo. Ít lâu sau, nàng được Chúa ban ơn lòng được bình an mỗi khi lần hạt. Sau đó, nàng đã được Chúa ban ơn ăn năn sám hối, tình nguyện dâng mình cho Đức Mẹ, và đã sống một cuộc sống thánh thiện cho đến chết.

c) Một bà nọ thuộc hàng quí tộc, một hôm bị bệnh nặng hấp hối gần chết. Người nhà liền đến mời đức cha DUPANLOUP đến thăm và ban các bí tích sau hết. Sau khi hoàn tất, bệnh nhân đã bình thản hỏi: “Thưa Đức cha, liệu con có được ơn cứu độ không?”- “Cha hy vọng là được”. Bấy giờ bệnh nhân liền nói cách xác tín: “Phần con, con tin chắc con sẽ được hưởng ơn cứu độ của Chúa”. Đức cha ngạc nhiên hỏi lại: “Sao con lại tin chắc như thế?” Bệnh nhân trả lời: “Thưa Đức cha, từ ngày còn bé đến nay, mỗi ngày con đều lần hạt Mân Côi, trong kinh Kính Mừng có lời cầu xin Mẹ Thiên Chúa thương cứu con khi nay và trong giờ lâm tử. Lẽ nào bây giờ lúc con sắp chết Mẹ lại ngoảnh mặt không cầu cùng Chúa cho con được ơn cứu độ?”.

3. THẢO LUẬN:
1) Noi gương Thánh Mẫu Ma-ri-a xưa, mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì để có thể thưa “Xin Vâng” thánh ý Thiên Chúa, dù gặp nhiều tai nạn, rủi ro, thất bại hay những điều trái ý cực lòng? 2) Bạn nên làm gì để động viên người khác cũng xin vâng ý Chúa khi gặp điều rủi ro như: thi rớt đại học, người thân mới qua đời, gặp tai nạn giao thông phải nằm bệnh viện, làm ăn thua lỗ thất bại...?

4. SUY NIỆM:

Hôm nay là Lễ Đức Mẹ Mân Côi, chúng ta vừa nghe Tin Mừng Lu-ca (Lc 1,26-38) kể lại sự việc sứ thần Gáp-ri-en hiện đến truyền tin cho Trinh Nữ Ma-ri-a. Câu chuyện này cho chúng ta thấy tình thương và sự trung tín của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ loài người. Thái độ lắng nghe Lời Chúa, tìm hiểu Ý Chúa và mau mắn “Xin Vâng” của Trinh Nữ Ma-ri-a chính là thái độ mà Hội Thánh muốn các tín hữu chúng ta thực hiện khi đọc kinh Mân Côi noi gương Đức Mẹ. Vậy Cấu trúc của kinh Mân Côi là gì? Cần có tâm tình nào khi đọc kinh Mân Côi? Kinh Mân Côi mang lại hiệu quả thế nào?

1) VỀ CẤU TRÚC CỦA KINH MÂN CÔI:
Kinh Mân Côi gồm hai phần là miệng đọc kinh và lòng suy niệm các mầu nhiệm:
a) Phần kinh đọc:
- Kinh Lạy Cha do Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa Cha.
- Kinh Kính mừng phần đầu là lời thiên sứ Gáp-ri-en (x. Lc 1,28) và lời bà Isave chào chúc Đức Mẹ (x Lc 1,41-42). Phần sau ”Thánh Ma-ri-a Đức Mẹ Chúa Trời…” là do Đức Piô V cho thêm vào kinh Kính Mừng năm 1569.
- Kinh Sáng Danh là lời ca tụng Ba Ngôi Thiên Chúa cũng được Đức Piô V thêm vào.
b) Phần suy niệm: Suy ngắm các mầu nhiệm cuộc đời Chúa Giê-su và Đức Mẹ.
- Đầu tiên chỉ có 15 mầu nhiệm chia thành 3 phần là năm sự Vui, năm sự Thương, năm sự Mừng. Gần đây Đức Gio-an Phao-lô II thêm 5 sự Sáng là những sự kiện xảy ra trong thời gian Chúa Giê-su đi giảng đạo.
- Nếu đọc kinh Mân côi mà không suy niệm các mầu nhiệm kèm theo thì giống như con người chỉ là xác mà không có hồn. Đức Mẹ Fatima dạy: "Phải đọc kinh Mân côi và suy ngắm các mầu nhiệm".

2) THEO GƯƠNG ĐỨC MA-RI-A:
Điểm quan trọng mà Hội Thánh muốn các tín hữu noi gương Đức Mẹ trong lễ Mân Côi là thái độ cậy trông, phó thác và vâng phục thánh ý Thiên Chúa như sau:
- “Xin vâng”: Trái với sự kiêu ngạo, không vâng lời Thiên Chúa của bà Evà khi kết hợp với ông Ađam trong vườn địa đàng khi xưa, Đức Ma-ri-a là Evà Mới thời Tân Ước đã cộng tác với Ađam Mới là Chúa Giê-su để lắng nghe Lời Chúa, khiêm tốn tìm hiểu thánh ý Thiên Chúa và cúi đầu “Xin Vâng”. Ngay sau lời thưa này, Chúa Thánh Thần đã tác động làm cho Đức Ma-ri-a thụ thai, như kinh Truyền Tin: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng tôi”. Từ đây, Đức Ma-ri-a hằng ghi nhớ các sự việc đã xảy ra và “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x. Lc 2,19). Ngay sau khi thụ thai Mẹ đã lập tức đem Thai Nhi Cứu Thế đến thăm gia đình Giacaria, làm cho thai nhi Gio-an mới 6 tháng tuổi đã nhảy mừng trong lòng mẹ là bà Isave (x. Lc 1,41). Nhất là Mẹ còn thể hiện sự “xin vâng” khi đứng dưới chân thập giá để hiệp dâng người Con yêu là Chúa Giê-su lên cho Thiên Chúa hầu góp phần cứu độ loài người.
- Phó thác: Qua biến cố truyền tin, chúng ta cũng noi gương Mẹ để biết cậy trông phó thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng. Ngày nay việc giúp những người vô tín nhận biết Thiên Chúa, cũng như giúp các tội nhân bỏ các thói hư và xóa bỏ khỏi môi trường sống các tệ nạn xã hội như sì-ke ma túy, cờ bạc đĩ điếm, lừa đảo cướp giật... không dễ thực hiện, nhưng cũng không khó đối với Thiên Chúa, vì: “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1,37). Vậy để việc tông đồ truyền giáo đạt kết quả, chúng ta cần noi gương Mẹ Ma-ri-a năng cầu nguyện với Chúa Giê-su và làm theo lời Người dạy, như Mẹ đã yêu cầu các người giúp việc trong tiệc cưới Cana vâng lời Chúa Giê-su: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,3-5).
- Tạ ơn Chúa vì “Tất cả đều là hồng ân”: Khi gặp điều may lành, chúng ta dễ dàng tạ ơn Chúa. Nhưng ngay cả những lúc gặp cơn gian nan thử thách, chúng ta cũng phải sẵn sàng thưa “Xin Vâng”, vì biết rằng: mọi sự Chúa để xảy ra đều có ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta. Vì Chúa có thể “rút từ sự dữ ra sự lành”, Ngài không bao giờ triệt đường của chúng ta như người ta thường nói: “Chúa đóng cửa chính, nhưng lại mở cửa sổ” và lời thánh Phao-lô dạy: “Tất cả đều là hồng ân” (x. 1 Cr 15,10).

3) NỮ VƯƠNG BAN SỰ BÌNH AN:
Mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi hôm nay, chúng ta khẳng định có một mối liên hệ sâu xa giữa hai tước hiệu của Mẹ là “Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi” và “Nữ Vương Ban Sự Bình An”. Qua đó chúng ta rút ra bài học: muốn sống trong bình an, người ta không thể xao lãng việc lần hạt Mân Côi.
Kinh Mân Côi chính là một khí cụ mang lại ích lợi cho mọi thành phần dân Chúa: Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi sẽ đem lại sức mạnh tinh thần; Ai đang sống trong tội lỗi, Kinh Mân Côi sẽ giúp họ nhận được ơn tha thứ của Chúa; Ai đang gặp phải rủi ro bất hạnh, Kinh Mân Côi sẽ giúp họ tìm ra phương thế đạt được hạnh phúc; Ai đang khô khan nguội lạnh, Kinh Mân Côi sẽ giúp ánh lửa tin yêu còn ẩn giấu trong lòng họ sẽ được bùng lên thành ngọn lửa tin yêu Chúa... Vì kinh Mân Côi chính là phương thế Chúa ban qua lời Mẹ cầu bầu, để mang lại niềm vui, sự bình an và hạnh phúc đến cho loài người.

5. LỜI CẦU:
Lạy Mẹ Mân Côi, “Nữ Vương Hòa Bình”, xin giúp chúng con biết siêng năng lần hạt Mân Côi. Nhờ đó, chúng con sẽ cộng tác với Mẹ xây dựng hòa bình và tích cực góp phần cứu độ thế giới, bắt đầu từ bản thân, rồi đến gia đình, khu xóm, giáo xứ, đất nước và ra đến toàn thể nhân loại. Xin cho chúng con trở thành khí cụ bình an của Chúa để hiệp cùng Mẹ, mỗi ngày chúng con sẽ cải tạo môi trường sống ngày càng an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, hầu Nước Trời bình an hạnh phúc mau xuất hiện theo đúng thánh ý Thiên Chúa.
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.



 
Tin yêu và khiêm nhường phục vụ
Lm Đan Vinh
05:18 02/10/2019
Chúa Nhật 27 Thường Niên C
Kb 1,2-3;2,2-4 ; 2Tm 1,6-8.13-14 ; Lc 17,5-10

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 17,5-10

(5) Các Tông đồ thưa với Chúa Giê-su rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”. (6) Chúa đáp: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”. (7) Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó: “Mau vào ăn cơm đi !”, (8) chứ không bảo: “Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau !” (9) “Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ? (10) Đối với anh em cũng vậy: Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”.

2. Ý CHÍNH: Nhân việc các Tông đồ xin Đức Giê-su ban thêm đức tin, Người đã đề cao sức mạnh của một đức tin đích thực. Qua dụ ngôn về một người đầy tớ luôn vâng lời và khiêm tốn, Người muốn các ông phải tránh thái độ công thần khi đòi Chúa trả công ở đời này, nhưng trái lại, phải có thái độ khiêm tốn phục vụ, chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng với tinh thần vô vụ lợi.

3. CHÚ THÍCH:
- C 5-6: + Tông đồ: Ở đây đức Giê-su nói riêng với nhóm Tông đồ chứ không phải nói chung với các môn đệ. Tông đồ là tước hiệu dành riêng cho Nhóm 12 được Đức Giê-su tuyển chọn từ nhóm 72 môn đệ (x. Lc 10,1; 6,12-13). Các Tông đồ phải từ bỏ mọi sự mà đi theo Đức Giê-su và sau này sẽ được Người trao quyền lãnh đạo đoàn chiên và được sai đi rao giảng Tin mừng Nước Thiên Chúa. + Xin thêm lòng tin cho chúng con: Đứng trước những đòi hỏi của Luật Mới (x. Lc 17,1-4) và sứ vụ phải mở rộng Nước Thiên Chúa, các Tông đồ cảm thấy bất lực. Các ông đã xin Đức Giê-su gia tăng thêm lòng tin đang yếu kém của các ông (x. Lc 8,25). Các ông đã xin Người mở rộng tâm hồn để đón nhận được ánh sáng đức tin. + “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải”: Hạt cải là loại hạt giống nhỏ nhất (x. Mt 13,32). Khi so sánh lòng tin với hạt cải, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh về phẩm chất hơn là số lượng của đức tin. Một sự phó thác dù nhỏ bé đến đâu, nếu được thực hiện với đức tin, thì vẫn có thể làm được những điều lớn lao kỳ diệu. Vì bấy giờ người ta làm không do sức riêng, nhưng nhờ quyền năng Thiên Chúa. + “Thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”: Cây dâu là một cây đại thụ, rễ của nó rất lớn và nó có thể sống tới 600 năm. Nhưng chỉ một lời phát xuất từ niềm tín thác hoàn toàn vào Thiên Chúa, cũng có thể bứng cây đó khỏi mặt đất xuống mọc trong lòng biển hồ Ga-li-lê (x. Mt 17,20). Ở đây Đức Giê-su không khuyến khích người ta cầu xin những phép lạ giật gân, và chắc không bao giờ Người lại thực sự di dời cây dâu xuống trồng dưới lòng biển. Vì Người luôn từ chối làm phép lạ để chứng minh Người là Con Thiên Chúa như các đầu mục Do thái nhiều lần đòi hỏi. Đây chỉ là một kiểu nói nhằm đề cao sức mạnh của lòng tin mà thôi.
- C 7-8: + Có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên...: Theo tập tục thời đó, người đầy tớ không được tự do làm việc theo ý mình, nhưng phải luôn làm theo ý của ông chủ. Ở đây, người đầy tớ vừa cày ngoài ruộng về, hoặc vừa dẫn chiên từ đồng cỏ về nhà. Ông chủ đòi anh ta phải tiếp tục phục vụ bữa ăn tối cho ông. Bổn phận của người đầy tớ là phải làm hết việc này sang việc khác theo ý ông chủ.
- C 9-10: + Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ?: Qua hình ảnh đầy tớ. Đức Giê-su muốn dạy người làm việc cho Chúa không được vênh vang đòi Chúa phải đền ơn mỗi lần làm xong được một việc. Trái lại, họ cần ý thức thân phận tôi tớ thấp hèn của mình để sẵn sàng làm mọi việc theo lệnh Chúa truyền. + “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”: “Đầy tớ vô dụng” không có nghĩa là không làm được gì. Ở đây, “đầy tớ vô dụng” là một kiểu nói cường điệu ám chỉ “mang thân phận hèn kém”. Người Tông đồ cần tránh thái độ “công thần”. Vì các thành quả tuy bề ngoài do các ông làm, nhưng thực sự đều nhờ ơn Chúa giúp, như lời Người phán: “Không có Thầy, anh em không làm được gì” (Ga 15,5). Thánh Phao-lô cũng khiêm tốn nhận rằng: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới cho lớn lên” (1 Cr 3,6). Tóm lại, khi rao giảng Tin Mừng ta cần phải biết noi gương khiêm hạ của Đức Giê-su (x. Pl 2,6-8).

4. CÂU HỎI: 1) Tông đồ là những ai ? 2) Tại sao các ông lại xin Đức Giê-su gia tăng thêm lòng tin ? 3) Khi so sánh đức tin với hạt cải, Đức Giê-su muốn dạy điều gì ? 4) Đức Giê-su nói về sức mạnh của một đức tin chân chính qua câu nói nào ? 5) Tại sao Người lại muốn các Tông đồ phải tránh thái độ “công thần” ? 6) Tại sao Đức Giê-su muốn các Tông đồ phải luôn tự nhủ: mình chỉ là “những đầy tớ vô dụng”?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con” (Lc 17,5).

2. CÂU CHUYỆN:

1.ĐỨC TIN CỦA MẸ THÁNH TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA:
Ngày nay, trên thế giới, ít có người không biết đến tên Mẹ TÊ-RÊ-SA CAN-QUÝT-TA. Mẹ là một nữ tu đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý nhất: Năm 1963, Ấn Độ đã tặng Mẹ giải thưởng “Bông Huệ Tuyệt Vời”; Phi-líp-pin thì tặng giải thưởng Mas-say-say; Năm 1974 Rô-ma tặng Mẹ giải “Hòa Bình Gio-an 23” và đến năm 1979, Mẹ được tặng giải No-ben Hòa Bình thế giới. Mẹ đã qua đời vào năm 1997 hưởng thọ 87 tuổi. Dù chỉ là một nữ tu không chút địa vị quyền hành, không có nhiều tiền bạc hay quyền lực... thế mà khi qua đời, Mẹ lại được nhiều vị đứng đầu quốc gia như Tổng Thống, Cựu Chủ Tịch Nhà Nước của các nước lớn như Liên Xô, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ... hay các nước nhỏ như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia... hiện diện hay cử đại biểu đến dự lễ an táng, tiễn đưa Mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Vào năm 1948, Mẹ đã nhìn thấy một người đàn bà đang đói ăn và đứa con nhỏ mới sinh đang nằm bên một đống rác hôi thối, ruồi nhặng bu đầy chung quanh. Cảnh ấy làm Mẹ xúc động như nhìn thấy Đức Giê-su đang bị bỏ rơi trên cây thập giá. Từ đó Mẹ đã quyết hiến trọn cuộc đời để phục vụ những người cùng khổ. Họ là những người đang bệnh hoạn, bị đói rách không nhà và phải nằm ngủ trên các hè phố hay bãi rác công cộng chờ chết mà không được chăm sóc. Mẹ đã mang họ về nhà dòng và phục vụ họ thật chu đáo, cho đến khi qua đời. Nhờ lời cầu nguyện và sự cộng tác giúp đỡ của nhiều nhà hảo tâm, Mẹ và các nữ tu dòng Thừa Sai Bác Ái đã lập được gần 300 nhà hấp hối như thế. Cuộc đời và công việc của Mẹ Tê-rê-sa, một nữ tu nghèo nhưng đã làm được những việc lớn lao phi thường nhờ đức tin, đã minh chứng cho Lời Chúa dạy hôm nay: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6). Vậy đức tin là gì? Tại sao chúng ta phải xin Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta?

2. KHIÊM NHƯỜNG LÀ NỀN TẢNG CỦA MỌI NHÂN ĐỨC:
Một thầy Ráp-bi già bị bệnh phải nằm liệt giường. Các môn đệ rủ nhau đến thăm và thì thầm nói chuyện với nhau cố ý làm vui lòng ông. Họ hết lời ca tụng các nhân đức tuyệt vời của thầy.
Một người trong bọn nói: "Từ thời vua Sa-lo-mon đến nay, chưa có ai khôn ngoan được như thầy mình". Người khác nói: "Đức tin của thầy ngang ngửa với đức tin của tổ phụ Áp-ra-ham”. Người thứ ba nói: "Chắc chắn sự kiên nhẫn của thầy không thua sự kiên nhẫn của thánh Gióp". Người thứ tư thêm vào: "Về sự cầu nguyện thân mật với Chúa, thì chỉ có hai vị đứng đầu là ông Mô-sê và thầy chúng ta mà thôi".
Nghe các môn đệ khen như vậy, nhưng xem ra thầy ráp-bi vẫn tỏ ra bồn chồn không vui. Chờ cho đám môn đệ ra về rồi, vợ thầy mới lên tiếng:
- Ông có nghe thấy họ ca tụng ông không?
- Có.
- Thế tại sao ông vẫn không cảm thấy vui ?
Vị ráp-bi liền than phiền:
- Vì không có ai nhắc đến sự khiêm tốn của tôi cả.
Đòi người ta phải ca ngợi sự khiêm tốn của mình thì thầy ráp bi này lại chẳng khiêm tốn chút nào! Cho dù thầy có khôn ngoan như vua Sa-lo-mon, đức tin có mạnh mẽ ngang ngửa với tổ phụ Áp-ra-ham, lòng kiên nhẫn có được như thánh Gióp và có sống thân mật với Đức Chúa như mục tử Mô-sê… mà không có lòng khiêm hạ thì tất cả các nhân đức nói trên cũng chỉ là số không to tướng. Cũng vậy, nếu chúng ta tập thành được nhiều nhân đức, có chu toàn được các bổn phận đạo đức hằng ngày, có làm được nhiều việc từ thiện lớn lao, nhưng chúng ta lại tự mãn và khoe khoang thành tích ấy để tìm tiếng khen nơi người đời, thì chúng ta lại không còn thực sự thánh thiện nữa.
Vì khiêm tốn là nền tảng của mọi nhân đức, nên hôm nay Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ: "Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: "Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc 17, 10).

3. QUAN TÂM PHỤC VỤ THA NHÂN SẼ MANG LẠI HẠNH PHÚC THỰC SỰ:
Tại văn phòng của một Cố vấn Tâm lý, một thiếu phụ vừa trẻ vừa giàu giải bày tâm sự: "Bất cứ thứ gì tôi muốn thì chồng tôi đều cho cả. Tôi có đủ mọi "sự" nhưng trong lòng trống vắng vô cùng. Xin bà hãy cho tôi một lời khuyên". Nhà Cố vấn tâm lý không trả lời, nhưng bảo cô thư ký của bà hãy kể chuyện đời tư của cô. Cô này kể:
Chồng tôi đã chết, cách nay 3 tháng con tôi cũng chết vì xe đụng. Tôi cảm thấy như bị mất tất cả và tôi không ngủ được, cũng chẳng thiết ăn uống và không bao giờ nở được nụ cười với ai. Một hôm tôi đi làm về hơi khuya. Có một chú mèo con cứ đi theo sau tôi. Ngoài trời đang rất lạnh và tôi thấy tội nghiệp con mèo, nên tôi mở cửa cho nó vào trong nhà. Tôi pha cho nó một ly sữa và cho nó uống. Nó kêu meo meo đến ngồi bên và cọ mình vào chân tôi. Lần đầu tiên tôi cười. Rồi tôi lại nghĩ: nếu việc giúp cho một chú mèo con có thể làm tôi cười được, thì việc giúp cho một người nào đó chắc có thể còn làm tôi được hạnh phúc.
Thế là hôm sau tôi nướng vài ổ bánh mì mang sang cho một bà cụ hàng xóm đang bị bệnh. Từ đó mỗi ngày tôi đều để tâm làm vài việc gì đó giúp cho những chung quanh được vui vẻ. Và quả thực tôi đã cảm thấy tâm hồn được hạnh phúc. Tôi nghiệm ra được điều này là: ta sẽ không có hạnh phúc khi ta chỉ chờ mong người khác đem lại hạnh phúc cho ta; Trái lại ta sẽ có hạnh phúc thực sự khi ta quan tâm phục vụ tha nhân, làm cho người khác được hạnh phúc". Nghe đến đó, người thiếu phụ trẻ đã bật khóc. Quả thật, cô đã có rất nhiều thứ mà đồng tiền mang lại, nhưng cô lại không cảm thấy hạnh phúc là thứ mà đồng tiền không thể mua được. Và cô đã quyết định sẽ thực hành theo gương cô thư ký kia là làm cho người khác vui. Chính khi quên mình để nghĩ đến người khác lại là cách mang lại niềm vui cho mình (Charlene Johnson).

4. THỰC THI BÁC ÁI LÀ PHƯƠNG THẾ HỮU HIỆU ĐỂ CỦNG CỐ ĐỨC TIN:
Có một bà cụ già nọ đã trải qua một thời gian nghi ngờ về sự hiện diện của Thiên Chúa khi phải đương đầu với những tai ương hoạn nạn liên tiếp xảy ra cho mình. Trong lúc tâm hồn bối rối hoang mang, bà đến gặp cha linh hướng để xưng tội và xin ngài cho một lời khuyên. Bà hy vọng vị linh mục này sẽ nói với bà chứng minh sự hiện hữu và lòng nhân từ yêu thương của Thiên Chúa. Nhưng bà rất ngạc nhiên khi cha linh hướng lại cho bà lời khuyên không mấy ăn nhập với thắc mắc của bà: Cha khuyên bà hãy về nhà thực thi những cử chỉ đẹp, luôn tỏ ra cảm thông với những nỗi đau khổ bất hạnh của người chung quanh. Dù không mấy thỏa mãn nhưng bà vẫn làm theo lời khuyên của cha và quả thật một thời gian sau, bà đã lấy lại được niềm tin trước đó. Những nghi ngờ về sự hiện hữu và lòng nhân từ của Thiên Chúa cũng tự nhiên biến mất.

3. SUY NIỆM:
Nhân việc các Tông đồ xin Đức Giê-su ban thêm đức tin, Người đã cho biết đức tin là một hồng ân nên các ông phải biết cầu xin Chúa ban cho. Tiếp đến Người đề cao sức mạnh của một người có đức tin đích thực. Qua dụ ngôn về một người đầy tớ luôn vâng lời và khiêm tốn, Đức Giê-su muốn các môn đệ phải tránh thái độ “công thần”, tự hào khi làm được việc tốt và đòi Chúa phải trả công ngay cho mình. Trái lại họ phải biết phục vụ cách khiêm tốn, chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng với tinh thần vô vụ lợi.

1) “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con”:
- Đức tin do Chúa ban: Trong cuộc sống chúng ta thường nghe nói: “Vô tri bất mộ” - Không biết sẽ không yêu. Tuy nhiên lời Chúa hôm nay lại cho thấy về phạm vi đức tin không giống như vậy: Các Kinh sư và các biệt phái tuy am hiểu Kinh Thánh, nhưng họ đâu có tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, đang khi những người nghèo đói, bệnh tật, tội lỗi… tuy ít học, nhưng lại trọn niềm tin cậy nơi Nguời. Như vậy cho thấy đức tin không luôn đi đôi với sự khôn ngoan thế gian nhưng chính là một ơn Chúa ban, như lời Đức Giê-su đã ngợi khen Chúa Cha: “Lay Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25). Do đó, muốn có đức tin vững mạnh chúng ta phải cầu xin như các Tông đồ trong Tin Mừng hôm nay đã xin Đức Giê-su: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con" (Lc 17,5).
- Sức mạnh của đức tin: Tiếp theo, Đức Giê-su đã đề cao sức mạnh của đức tin khi nói: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Lc 17,6). Nói câu này, Đức Giê-su không khuyến khích các Tông đồ làm phép lạ cho người ta tin, nhưng Người muốn các ông ý thức về sức mạnh của một đưc tin đích thực. Nếu có đức tin vững vàng, chúng ta sẽ làm được những việc lớn lao vượt quá khả năng giới hạn của chúng ta như Người đã hứa: “Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.” (Ga 14,12-13).
- Thành quả của đức tin: Quả thật, sau khi Đức Giê-su lên trời, nhờ quyền năng Thánh Thần, các Tông đồ đã thực hiện được nhiều dấu lạ: Sau bài giảng của Si-mon Phê-rô, đã có ba ngàn người xin tòng giáo. Các Tông đồ còn làm nhiều phép lạ trên những người tin (x. Cv 2,41; 5,12-16). Như vậy, dù yếu đuối, các ông cũng đã trở nên mạnh mẽ nhờ cậy nhờ vào ơn Chúa giúp. Về vấn đề này, thánh Phao-lô viết : “Chúa quả quyết với tôi: Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối. Thế nên, tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi… Khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh” (2 Cr 12,9-10c).

2) Đức tin phải đi đôi với khiêm tốn phục vụ:
-Phục vụ cách khiêm tốn: Người tín hữu phải biết phục vụ Chúa và tha nhân một cách khiêm tốn vô điều kiện, giống như một người đầy tớ, sau khi đã đi cày hay đi chăn chiên về, sẽ tự thấy có bổn phận phải tiếp tục phục vụ bữa tối cho chủ, rồi sau đó mình mới được ăn.
-Phải tránh thái độ “công thần”: Đức Giê-su đã dạy các môn đệ: "Đối với anh em cũng vậy: Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : "Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi" (Lc 17,10). Phải tránh thái độ vênh vang “công thần”, nghĩa là tự hào về công khó của mình để đòi Chúa phải trả công như người biệt phái trong dụ ngôn hai người lên Đền thờ cầu nguyện (x. Lc 18,11.13).

3) Chúng ta phải làm gì ?
-Xin thêm đức tin: Noi gương các Tông đồ xưa, chúng ta hãy năng cầu xin Chúa: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con" (Lc 17,5). Chính nhờ ơn Chúa, chúng ta sẽ làm được những điều lớn lao. Chẳng hạn: Sẽ giúp cho nhiều tội nhân hồi tâm trở về; Sẽ giúp nhiều người lương nhận biết tin thờ Thiên Chúa; Sẽ kêu gọi được nhiều người rộng rãi đóng góp công sức tiền bạc để làm các việc từ thiện bác ái lớn lao, noi gương Mẹ Tê-rê-sa CAN-QUÝT-TA đã làm. Đàng khác, Tin và yêu luôn phải đi đôi với nhau: Có yêu Chúa nhiều thì mới tin vững vào Chúa được. Do đó, ngoài việc năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, chúng ta còn phải xin Chúa ban thêm lòng yêu mến Chúa nữa.
-Loan Tin Mừng bằng việc bác ái: Ngày nay, loan báo Tin Mừng không những phải dựa vào ơn Chúa giúp, mà còn phải khiêm nhường dấn thân phục vụ tha nhân noi gương Chúa Giê-su (x. Ga 13,6.13-15). Thực tế cho thấy: Việc chia sẻ bác ái cụ thể có sức thuyết phục khiến nhiều người dễ dàng đón nhận đức tin hơn bài giảng hùng hồn, như Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã dạy: “Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là thầy dạy và người ta có nghe theo thầy dạy là vì thầy dạy cũng là chứng nhân” (Thông điệp Evangelii nuntiandi, số 41).
-Yêu phải đi đôi với tin: Có yêu Chúa nhiều thì mới vững tin vào Chúa. Trươc khi trao quyền chăn chiên cho Si-mon Phê-rô, Chúa Phục Sinh đã ba lần sát hạch ông về lòng mến dành cho Người: “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” (x. Ga 21,15-17). Do đó, ngoài việc năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, mỗi tín hữu chúng ta cũng cần xin Chúa ban thêm lòng mến Chúa cho chúng ta.
-Phục vụ trong khiêm hạ: khi đã làm tất cả những việc được giao rồi, chúng ta cần tránh thái độ tự mãn khoe khoang thành quả đạt được, nhưng phải luôn tự nhủ: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”. Phải chờ đến ngày tận thế, Vua Thẩm Phán Giê-su sẽ ban thưởng cho các tôi trung của Người, cho họ được tham dự bàn tiệc Nước Trời và sẽ quan tâm phục vụ lại họ (x. Lc 12,37).

4. THẢO LUẬN:
1) Khi bạn làm việc tông đồ mà cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi tất cả thường do những nguyên nhân nào ? 2) Bạn cần làm gì để lấy lại tinh thần hăng say phục vụ Tin Mừng Nước Thiên Chúa ?

5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho con một đức tin như hạt cải, để con loại bỏ các thói hư tật xấu khỏi lòng trí con. Xin cho con một đức tin can đảm, để con không sợ bị thiệt thòi khi dấn thân, sẵn sàng từ bỏ những điều con thường cậy dựa xưa nay. Xin cho con một đức tin sáng suốt, để con nhìn thấy Chúa đang hoạt động trong vũ trụ và trên thế giới, thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khổ chung quanh con. Xin cho con một đức tin quảng đại, dám hy sinh bản thân vì Chúa và tha nhân. Xin cho con một đức tin liều lĩnh, dám lội ngược dòng và khước từ những cám dỗ của ma quỷ và thế gian. Xin cho con một đức tin vui tươi, vì biết những gì đang chờ đợi con ở cuối đời, sung sướng và hy vọng vì biết mình sẽ được Chúa yêu thương đón nhận. Cuối cùng, xin cho con một đức tin trưởng thành, để con luôn kiên vững khi gặp những khó khăn gian khổ, dù phải trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhưng vẫn luôn cậy trông và phó thác cho một mình “Thiên Chúa Tình Yêu”.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:30 02/10/2019

47. Chỉ cần một linh hồn cam tâm chịu nhẫn nhục sự nghèo hèn của mình, thì Thiên Chúa sẽ làm cho họ nên thánh, và so với việc sáng tạo muôn vàn thế giới thì Ngài càng vui vẻ hơn.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:41 02/10/2019
27. CHU BÁC TRỊ “BỆNH”

Năm cuối đời nhà Tây Hán, Chu Bác đổi làm thái thú Lang Da. Lang Da là đất của Tề, tập quán của người ở đây là lúc làm việc thì chậm rề rề nhưng thích làm bộ làm tịch.

Chu Bác mới đến nhiệm sở thì đi thị sát nơi làm việc, thủ hạ thuộc quan đều dâng thư cáo bệnh từ chức, Chu Bác không giải quyết, bèn hỏi một người trong bọn tại sao lại như thế, người ấy trả lời:

- “Đó là theo quy cũ trước nay như vậy, mỗi khi có thái thú mới đến nhậm chức đều phải như thế, đợi sau khi thái thú đến quan sát hỏi han năn nỉ và bày tỏ sự thành khẩn, thì mới bằng lòng ra làm việc”.

Chu Bác tức khí râu dựng đứng nói:

- “Người Tề muốn đem thói xấu này biến thành phong tục tập quán truyền cho đời sau sao ?”

Thế là bãi miễn tất cả chức vụ của các hạ quan muốn làm bộ làm tịch này. Tất cả các hạ quan này hối hận mãi không thôi.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 27:

Có những cô gái thích làm bộ làm tịch nên…ở giá, có những chàng trai mất đi dáng hiên ngang vì làm bộ làm tịch, có những người bỏ mất nhiều cơ hội tiến thân vì cái thói làm bộ làm tịch của mình…

Con người ta ai cũng không thích người làm bộ làm tịch, vì những người như thế thì luôn có một tâm hồn phức tạp đôi lúc sống không thành thật với bản thân cũng như với người khác.

Loại người thứ nhất không nên làm bộ làm tịch là các linh mục, nghĩa là các ngài đừng chấp hai tay sau lưng và lên giọng kẻ cả khi nói chuyện với giáo dân lớn tuổi hơn mình trong giáo xứ của mình; loại người thứ hai không nên làm bộ làm tịch là các tu sĩ nam nữ, nghĩa là họ luôn sống với nét đơn sơ khiêm tốn của mình trước mặt mọi người, chứ không kiểu cách gượng ép cho ra vẻ mình là một tu sĩ; loại người thứ ba không nên làm bộ làm tịch là những người Ki-tô hữu, nghĩa là họ nên sống chan hòa thật lòng với nhau, đừng làm bộ làm tịch nói nói cười cười nhưng trong lòng thì cả một bồ dao găm hại anh chị em mình…

Các quan thuộc hạ ở Lang Da đã bị bãi chức vì làm bộ làm tịch với thái thú của mình, chúng ta cũng sẽ bị “bãi miễn” làm con Thiên Chúa trong ngày phán xét vì chúng ta cứ làm bộ làm tịch với Ngài khi còn sống ở trần gian này, mà làm bộ làm tịch với Thiên Chúa tức là sống không chân thành với tha nhân vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chia sẻ với em: KINH MÂN CÔI (tiếp theo)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:51 02/10/2019
NĂM SỰ THƯƠNG

Con đường hẹp cứu rỗi linh hồn


1. Đức Chúa Giê-su lo buồn đổ mồ hôi máu.

Có lẽ trong các mầu nhiệm của kinh Mân Côi, không có mầu nhiệm nào làm cho chúng ta cảm động và thấy mình quá tội lỗi cho bằng mầu niệm thương khó –năm sự Thương- này, bởi vì khi suy ngắm đến những đau khổ mà Đức Chúa Giê-su phải chịu vì tội lỗi nh ân loại và của chúng ta, thì không một ai trong chúng ta cảm thấy mình là người tốt lành thánh thiện cả, bởi vì Đức Chúa Giê-su là Đấng thánh đã trở nên như một tội nhân, thì chúng ta là cái gì trước mặt Thiên Chúa ?

Nơi vườn Ghết-sa-ma-ni, Đức Chúa Giê-su đã cầu nguyện với Cha trên trời, thánh Mát-thêu đã thuật lại như sau: “Bấy giờ Đức Giê-su đi cùng với các ông đến một thửa đất gọi là Ghết-sê-ma-ni. Người nói với các môn đệ: “Anh em ngồi lại đây, Thầy đến đằng kia cầu nguyện.”

Trong cơn đau buồn nhất của con người, Đức Chúa Giê-su đã khước từ sự ồn ào của những người thân, Ngài muốn yên tĩnh một mình để suy nghĩ đến những đau khổ mà trong giây lát nữa đây mình sẽ phải chịu. Đức Chúa Giê-su cầu nguyện lâu giờ với Đức Chúa Cha, cũng có nghĩa là Ngài đang đắm mình trong sự vâng phục ý Cha trên trời, coi ý Cha là lẽ sống của mình, và dù cho dù Ngài có can đảm đến đâu thì sự sợ hãi vẫn cứ xâm chiếm tâm hồn Ngài trong chốc lát, khi Ngài thốt lên: “Lạy Cha,, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin câng ý Cha.”

Ý của Cha là con phải hy sinh, một thứ hy sinh mà đến các thiên thần thông minh sáng láng mà cũng không hiểu nổi, nột thứ hy sinh mà chính ngay ma quỷ trong hỏa ngục cũng vò tai bức tóc cũng không nhận ra đó là Đấng cứu độ trần gian, là Đấng mà ngày xưa trong vườn địa đàng Thiên Chúa đã nói với con rắn –sa tan- rằng: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn gót nó”.

Đức Mẹ Ma-ri-a khi hiện ra đã lần chuỗi Mân Côi chung với những người mà Mẹ chọn (ba trẻ Lucia, Jancintha, Phanxico ở Fatima, và Bernadette ở Lộ Đức), chắc chắn Mẹ cũng rất đau khổ khi suy đến cảnh Đức Chúa Giê-su đang cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-ni: mồ hôi và máu chảy ra, và thật cô đơn khi các môn đệ đã ngủ say. Mồ hôi và máu chảy ra đó, không phải là do làm việc mệt nhọc mà chảy mồ hôi, cũng không phải do bị thương tích mà chảy máu, nhưng là do tự nổi đau khổ tột cùng ở trong tâm hồn đã làm đứt các mạch máu và máu chảy ra, nổi đau khổ tột cùng này chính là Đức Chúa Giê-su đã thấy trước những vô ơn bội nghĩa của nhân loại, nhìn thấy những tội lỗi mà nhân loại đã xúc phạm đến tình yêu vô biên của Ngài dành cho họ.

Đã có những lần chúng ta đau buồn vì bị người thân khinh dể, bị người tình phản bội, đã có những lần chúng ta cảm thấy buồn chán thất vọng vì chung quanh mình không tìm ra được người bạn thân biết thông cảm và chia sẻ những nổi buồn với mình. Đức Chúa Giê-su trong vườn Ghết-sê-ma-ni còn đau buồn hơn chúng ta nhiều lần, bởi vì tất cả những tội lỗi của chúng ta mà Ngài phải gánh lấy trên thân mình, đang làm cho Ngài đau khổ đến nổi mồ hôi máu chảy ra.

Đức Mẹ Ma-ri-a đã nhiều lần nhắn nhủ loài người hãy ăn năn đền tội, hãy cải thiện đời sống của mình, để làm dịu bớt đi những đau khổ mà Đức Chúa Giê-su vẫn đang chịu vì chúng ta, để lau đi những mồ hôi máu đang làm cho Đức Chúa Giê-su như đang hấp hối, không phải trong vườn Ghết-sê-ma-ni, nhưng là hằng ngày trong các nhà tạm trong nhà thờ lớn nhỏ trên khắp thế giới.

Chỉ có thật lòng hối cải tội lỗi của mình mới thật là con đường để được tha tội và dẫn đưa chúng ta đến sự cứu rỗi đời đời.

2. Đức Chúa Giê-su chịu đánh đòn.

Một hình hài đang quằn quại dưới những đòn roi vọt dã man của những người lính Rô ma, một con người đã từng đưa tay thi ân giáng phúc cho nhiều người, giờ đây hai cánh tay bị trói vào cột đá để chịu người đời trả ơn bằng những đòn roi tủi nhục. Đức Chúa Giê-su đó, hình hài của Ngài đang biến dạng dưới những đòn roi của quân lính, thân thể Ngài đang bị xâu xé tả tơi bởi những cây roi sắt đánh vào, không một tiếng rên la, không một lời oán trách, như lời tiên báo của tiên tri I-sai-a đã nói về Ngài trong bài người Tôi Trung của Thiên Chúa:

- “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn,

giơ má cho người ta giật râu.

Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ.” (Is 50, 6)


Đức Mẹ Ma-ri-a mời gọi chúng ta suy niệm giây phút bị đánh đòn này của Đức Chúa Giê-su, để chia sẻ những đau khổ tủi nhục mà Ngài phải chịu vì tội lỗi của chúng ta. Chính Mẹ, dù rằng không đến tận nơi trói giữ Đức Chúa Giê-su để nhìn thấy thân xác con mình đang bị hành hạ, nhưng tình thương và quả tim của Mẹ đã cảm nghiệm được những đau khổ ấy, qua tiếng hét tiếng la man rợ của những tên lính không hề xúc động trước những đau đớn của người khác, và những ngọn đòn chí tử ấy như quất vào thân xác, vào con tim của Mẹ, làm cho Mẹ trở nên Đấng đồng công cứu chuộc loài người với con mình.

Trong tông thư “Kinh Rất Thánh Mân Côi” gởi cho các giám mục, linh mục và giáo hữu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã nói: “Sự đau khổ hèn hạ đó mặc khải không những tình yêu Thiên Chúa nhưng còn ý nghĩa của chính con người nữa”. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người thì đã quá rõ qua việc Đức Chúa Giê-su -Con Một Ngài- đã chịu chết trên thập giá, nhưng ý nghĩa của con người thì nhân loại chưa nhận ra được tình yêu cao trọng này của Thiên Chúa, cho nên, nhân loại vẫn cứ mãi mê trong những đam mê tội lỗi, mà mỗi lỗi phạm của con người là mỗi đòn roi sắt đánh vào thân mình của Đức Chúa Giê-su.

“Đức Chúa Giê-su chịu đánh đòn, ta hãy xin cho được hãm mình chịu khó bằng lòng”, nhờ lời dạy của Giáo Hội mà chúng ta biết hy sinh đời sống hưởng thụ của mình, biết bằng lòng với những gì mà Thiên Chúa ban cho mà không so đo phân bì với người khác, đó chính là con đường hẹp để được cứu rỗi của chúng ta, và đó cũng là một trong những lòng nhắn nhủ tha thiết của Đức Mẹ Ma-ri-a qua những lần hiện ra với con cái loài người, và nhất là trong bí mật thứ ba ở Fatima, chị Lucia đã đã thuật lại như sau: “Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!”.

3. Đức Chúa Giê-su chịu đội mão gai.

Đức Chúa Giê-su là vua cả trời đất, không một triều thiên vương miện nào trên thế gian này có thể đội trên đầu của Ngài, vì không xứng đáng. Nhưng khi đã trút tất cả vinh quang và mặc lấy thân nô lệ trở nên một kẻ phàm nhân, bị những người Pha-ri-siêu và các kinh sư vì ghen ghét mà kết án tử hình, thì mũ triều thiên của Ngài chính là vòng gai nhọn bện lại thành cái vòng đóng vào đầu để làm trò cười nhạo báng của quân lính.

Cái vòng gai nhọn ấy tượng trưng cho những tội kiêu ngạo của loài người, khi mà con người ngày càng chối bỏ Thiên Chúa trong cuộc sống của mình; chính những kiêu ngạo ấy đã làm cho con cái của Giáo Hội bị chia rẻ, tấm áo tinh tuyền của Đức Chúa Giê-su bị xé ra thành nhiều mảnh nhỏ, để rồi trở thành vòng gai nhọn đóng vào đầu của Đức Chúa Giê-su.

Đức Chúa Giê-su chịu đội mão gai tức là Ngài chịu gánh lấy tất cả tội của loài người trút lên đầu Ngài, qua những trận đòn và những lời nhạo báng xúc phạm của những người linh dã man.

Khi suy ngắm đến thảm kịch nhạo báng này của những người lính Rô ma dành cho Đức Chúa Giê-su, chúng ta giận dữ lòng sục sôi vì quân vô đạo này đã tàn nhẫn với Đức Chúa Giê-su là Đấng thánh, chúng ta ước ao có được quyền phép để trừng phạt những tên lính độc ác ấy để cứu Đức Chúa Giê-su. Nhưng có lúc nào chúng ta tự xét mình: chính tôi là tên lính đã đội mão gai, đã nhạo cười Đức Chúa Giê-su bằng cuộc sống bê tha tội lỗi của mình, chính tôi đã dùng những ghét ghen, kiêu căng, nói xấu, vu khống, tham lam, dục vọng bện lại thành một vòng gai nhọn để đội trên đầu của Đức Chúa Giê-su !

Đức Mẹ Ma-ri-a vẫn tha thiết kêu gọi chúng ta đừng phạm tội nữa, đừng trở thành những tên lính đánh đòn nhạo báng Đức Chúa Giê-su nữa. Mẹ kêu gọi chúng ta hãy ăn năn sám hối, cải thiện đời sống và hy sinh thật nhiều, bởi vì chỉ có những việc làm như thế, mới mong mão gai trên đầu Đức Chúa Giê-su trở nên nhẹ nhàng, và án phạt của Thiên Chúa cũng sẽ cất khỏi trên đầu chúng ta.

“Đức Chúa Giê-su chịu đội mão gai” Giáo Hội dạy chúng ta cầu xin cho được chịu mọi sự sỉ nhục bằng lòng. Bởi vì chỉ có chấp nhận chịu sỉ nhục mới đánh tan được kiêu ngạo, biết bằng lòng chịu những hiểu lầm, ghét ghen của tha nhân, mới có thể chấp nhận đội mão gai khiêm nhường của Đức Chúa Giê-su. Đó chính là con đường hẹp dẫn đưa chúng ta đến nguồn ơn cứu độ.

4.Đức Chúa Giê-su chịu vác cây thánh giá.

Chỉ có ăn năn hối cải và đền tội, thì chúng ta mới có thể làm nhẹ bớt sự công thẳng của Thiên Chúa sắp trút xuống trên thế gian, và chỉ có đền tội mới có thể trở thành một ông Simon thứ hai vác đỡ thánh giá với Đức Chúa Giê-su, tức là chia sẽ những đau khổ do tội đang trở thành cây thánh giá nặng nề trên thân thể Đức Chúa Giê-su. Đức Mẹ Ma-ri-a hiểu thấu những nặng nề đau khổ của Đức Chúa Giê-su, bởi vì Mẹ cũng chen chúc trong đám đông hiếu kỳ để nhìn cho tường tận khuôn mặt “chẳng còn hình tượng người ta nữa” của Con mình, đang lê lết đôi chân vác thập giá đi ra pháp trường để chịu chết. Lòng Mẹ quặn thắt lại, đau đớn vô cùng như chính Mẹ vác cây thập giá vậy.

Đường lên núi Sọ không bằng phẳng dễ đi, nhưng dốc đá gồ ghề, với thân xác bị đánh tả tơi suốt một đêm,Đức Chúa Giê-su thật sự sức đã kiệt lực đã cùng, nhưng vẫn cứ gắng gượng để làm tròn bổn phận mà Cha đã giao phó cho mình.

Chúng ta dễ dàng nổi quạu khi trách nhiệm nặng nề đè trên vai của chúng ta, chúng ta dễ dàng oán trách người khác khi thấy họ thong dong tự tại, chúng ta cũng dễ dàng tự mãn khi làm được nhiều công việc, và dù muốn hay không thì tất cả cũng đều là thánh giá của chúng ta phải vác trong cuộc sống của mình, để cùng đồng hành với Đức Chúa Giê-su trên đường lên núi Sọ, và đó cũng là điểm vinh quang của người Ki-tô hữu, bởi vì khi chết đi là khi bắt đầu cuộc sống mới với Thiên Chúa ngay tại trần gian này.

Trên đường lên núi Sọ, cây thánh giá của Đức Chúa Giê-su đã là cớ vấp phạm cho nhiều người đi theo để bàn tán: người thì đấm ngực ăn năn, kẻ thì nhạo báng chê cười, người thì suy nghĩ những việc đang xảy ra trước mặt. Và Đức Mẹ Ma-ri-a cũng đang đi theo đám đông ấy, nhưng không ồn ào la hét, chỉ nhìn theo con để khóc và chia sẻ cây thánh giá cứu độ vói con mình.

Hôm nay, có nhiều nơi trên thế giới, thánh giá cũng là một cớ vấp phạm cho nhiều người như lời của ông già Si-mê-on đã tiên báo khi Đức Chúa Giê-su được cha mẹ dâng vào đền thánh: ““Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà...” và thánh giá vẫn còn mãi mãi là án phạt cho những ai luôn chối bỏ chân lý là Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình, và thánh giá cũng là biểu hiệu của ơn cứu độ và đem lại sự sống viên mãn cho những ai tin vào Đấng đang bị treo trên nó: Đức Chúa Giê-su.

Điểm cuối cùng của chặng đàng thánh giá là núi Sọ, nơi để hành hình các tội trọng phạm, Đức Chúa Giê-su đang đứng nơi mà mình sẽ là người làm ứng nghiệm lời của Đức Chúa đã phán dạy ông Mô-se ngày xưa trong hoang địa khi dẫn dân Do Thái vể miền đất hứa:”Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống.” Ông Mô-se bèn làm một con rắn đồng và treo lên một cây cột, và hể ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống.” Lời của Đức Chúa lát nữa đây sẽ ứng nghiệm khi Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh vài thập giá, và trở nên nguồn ơn cứu độ cho những ai nhìn lên “Đấng đã bị đâm thâu” và được sự sống đời đời.

Đức Mẹ Ma-ri-a đã chứng kiến cảnh quân lính lột áo Đức Chúa Giê-su ra, đã tận mắt nhìn thấy từng cái đinh với âm thánh chát chúa của búa tạ đóng vào trên tay chân con của mình vào cây gỗ giá, nổi đau vô vàn của Đức Chúa Giê-su đang thấm thấu vào trong tâm hồn của Mẹ, Mẹ như bị những cái đinh to lớn ấy đóng vào trong tim của mình, bởi vì tay chân hình hài đang quằn quại trên cây gỗ giá ấy chính là hình hài được Mẹ cưu mang trong dạ chín tháng mười ngày, được máu thịt và hơi thờ của Mẹ nuôi sống từng ngày để giờ đây trở thành tế phẩm dâng lên Đức Chúa Cha để xin Ngài tha tội cho nhân loại tội lỗi.

Tại sao Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh chân tay vào thánh giá thì chúng ta đã hiểu rõ, bởi vì chính Ngài đã yêu thương nhân loại, yêu thương chúng ta mà vâng lời Đức Chúa Cha để chịu nhiều đau khổ, như lời trong thư gởi tín hữu Do Thái đã viết: “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục.” mà cái đau khổ tột cùng nhất trong các đau khổ chính là sự phản bội của người mà mình đã hy sinh cho họ.

“Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thánh giá, ta hãy xin cho được đóng đinh tính xác thịt vào thánh giá Chúa.”

Tay của Đức Chúa Giê-su bị đóng vào thánh giá để cho chúng tay của chúng ta được vươn tới với những người đang cần chúng ta giúp đỡ, để tay của chúng ta trở thành tay của Đức Chúa Giê-su an ủi xoa dịu những vết thương tích nơi người bất hạnh, để tay của chúng ta vươn ra nắm lấy những bàn tay đang ngã xuống vũng sâu của đam mê trụy lạc; chân của Đức Chúa Giê-su bị đóng đinh vào thánh giá là để cho chân của chúng ta ra đi rao giảng tin mừng Nước Trời, để chân của chúng ta rảo bước đến với những nơi mà bóng tối bất công đói nghèo dang ngự trị, chân của Đức Chúa Giê-su bị đóng vào thánh giá là để chân của chúng ta đi đến nhà thờ thay cho những người ao ước đến mà không được...

Cây thập giá được dựng đứng lên trên đồi cao với hình hài đẩm máu của Đức Chúa Giê-su, thì đối với những người Pha-ri-siêu và các kinh sư thì coi như đã giải quyết được một vấn đề liên quan đến quyền lợi và uy tín của họ, cái gai trong mắt họ đã được nhổ ra và treo trên thập giá. Người bị họ kết án tử và treo trên thập giá ấy, chính là Đấng sẽ xét xử họ trong ngày thế mạt, Đấng mà họ coi như một tử tội ấy sẽ là Đấng ngự xuống uy nghiêm trên mây trời để phán xét thế gian.

Trong những lần hiện ra tại thành phố Akita - Nhật Bản, vào ngày 3.8.1973 Đức Mẹ Ma-ri-a đã nói cho nữ tu Sumako Sugawara biết: “Rất nhiều người đang gây buồn phiền cho Chúa. Mẹ muốn nhiều linh hồn an ủi Ngài để làm dịu cơn thịnh nộ của Đức Chúa Cha. Cùng với Con của Mẹ, Mẹ muốn nhiều linh hồn dâng những đau khổ và khó nghèo của mình, để đền tạ cho kẻ tội lỗi và những kẻ vô ơn bội nghĩa.”

Ngày hôm nay, nhân loại vẫn còn đóng đinh Đức Chúa Giê-su vào thập giá bằng những tội lỗi của mình, các con cái Mẹ vẫn còn đóng đinh người Anh Cả của mình bằng những tội bất trung, bằng những thói hư tật xấu, bằng những ghen ghét bon chen, bằng những sự phạm thánh mà chính Mẹ đã báo cho nữ tu Sumako Sugawara rằng: “Thế lực ma quỷ sẽ xâm nhập vào trong Giáo Hội, đến nỗi người ta sẽ thấy Hồng y chống đối Hồng y, Giám mục chống đối Giám mục. Những linh mục có lòng sùng kính Mẹ sẽ bị chính đồng bạn của họ khinh miệt và chống đối...” Lời tiên báo này của Mẹ đang ứng nghiệm trên khắp thế giới, khi mà những con cái ưu tuyển của Mẹ, các môn đệ của Đức Chúa Giê-su vẫn có những người muốn chối bỏ ân sủng mà mình đã lãnh nhận từ nơi Giáo Hội, để rồi trở thành những người lính đóng đinh Đức Chúa Giê-su vào thánh giá một lần nữa.

5.Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thánh giá.

Phúc Âm của thánh Mat-thêu thuật lại rằng:“Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: “Ê-li, Ê-li, lê-ma xa-bác-tha-ni”, nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con..... .Đức Giê-su lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn?”

Đức Chúa Giê-su đã chết thật trên cây thánh giá, Ngài đi qua sự chết khổ nhục để phục sinh vinh quang, và từ đó sự chết không còn quyền gì trên Ngài nữa.

Đức Chúa Giê-su đã chết trên cây thánh giá, các môn đệ thất vọng tán loạn, những người Pha-ri-siêu và các kinh sư hớn hở vui mừng, và những người đạo đức thì đau buồn, người tội lỗi ăn năn sám hối. Cái chết của Đức Chúa Giê-su là khơi nguồn sự sống cho những ai tin vào Ngài bắt đầu từ người lính dùng lưỡi đồng đâm cạnh nương long Đức Chúa Giê-su đã chứng thực Ngài là Con Thiên Chúa, và viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Chúa Giê-su, khi thấy Ngài tắt thở liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.”

Đức Chúa Giê-su đã chết để dụ ngôn hạt lúa mì của Ngài nói với các môn đệ biến thành sự thật nơi Ngài: “Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu nó chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” Ngài chính là hạt lúa từ trời xuống và được Cha gieo vào trần gian, để rồi chết đi bởi những thế lực của tội ác, và sống lại vinh quang để trở nên nguồn sống cho những kẻ tin vào Ngài.

Đức Mẹ Ma-ri-a khi đối diện với sự thật này, Mẹ vẫn đứng vững vàng dưới chân thánh giá như một Ki-tô hữu tham dự thánh lễ đầu tiên của con mình trên thánh giá. Mẹ đã thực sự cộng tác với Thiên Chúa trong chương trình cứu độ loài người, đã đồng công với Đức Chúa Giê-su, không những chia sẻ những vui buồn với Ngài, mà còn chia sẻ con đường khổ giá của Ngài để đem ở cứu độ cho nhân loại.

“Đức Chúa Giê-su chịu chết trên thánh giá” Giáo Hội kêu mời chúng ta đóng đinh tính xác thịt mình vào thánh giá với Đức Chúa Giê-su, là con đường hẹp dẫn đưa chúng ta đến sự cứu rỗi đời đời.

Đóng đinh xác thịt mình vào thánh giá, đau lắm, khốn khổ lắm, nhưng Đức Chúa Giê-su đã làm như thế để bày tỏ tình yêu thương của Ngài dành cho chúng ta. Giáo Hội kêu gọi chúng ta chia sẻ vào cuộc thương khó của Đức Chúa Giê-su và sự chết của Ngài bằng những hy sinh nho nhỏ, bằng những đóng đinh thú vui dục vọng, thú vui ăn uống, thú vui thỏa mãn tính tò mò, để chúng ta trở thành những hạt lúa được Đức Chúa Giê-su gieo vào dòng đời thế gian, được trổ sinh nhiều hạt lúa tốt đẹp và trở nên bánh cho tha nhân hưởng dùng.

Mầu nhiệm năm sự Thương, quả là con đường hẹp dẫn đưa chúng ta đến sự sống đời đời với Đức Chúa Giê-su và Đức Mẹ Ma-ri-a.

(còn tiếp)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Xin thêm đức tin
Lm Vũđình Tường
20:33 02/10/2019
Môn đệ Đức Kitô xin Ngài ban thêm đức tin cho các ông. Không rõ lí do vì sao các ông xin điều trên. Điều chắc chắn là sau khi nghe Đức Kitô nói với các ông phải tha thứ cho anh em khi họ xin tha. Không phải tha một lần mà hàng trăm lần Luca 17,4. Ngay sau đó các ông xin Đức Kitô ban thêm đức tin cho các ông. Có lẽ các môn đệ tin là với một đức tin mạnh mẽ các ông sẽ tránh được nhiều cơn cám dỗ và sẵn sàng hơn trong việc tin theo Đức Kitô và phục vụ dân Ngài.

Tha thứ là điều nói dễ khó làm. Lí thuyết dễ, thực hành khó. Càng khó hơn khi người kia làm cho mình thừa chết, thiếu sống, đứt ruột, tím gan. Nhổ tận gốc rễ cảm xúc đau đớn trong tâm chính là tự giải thoát mình khỏi đau khổ, thoát được ràng buộc của hận thù. Càng suy nghĩ về hận thù càng bị nó dần vật, trở nên nô lệ cho hận thù. Xã hội chúng ta đang sống kêu gọi con người nên xả bỏ hận thù bằng cách giải toả chúng với tâm lí gia chuyên về xúc cảm, hầu tìm giải pháp mang chúng xuống tuyền đài.

Mọi người thợ đều biết, dụng cụ đóng một phần nhỏ, không phải dụng cụ tốt giúp họ làm những kiệt tác để đời, mà chính là tài năng của người thợ. Không phải do đức tin mạnh mà ta có khả năng đạt được những kì công vĩ đại, mà chính là qua ta, Thiên Chúa là Đấng làm những kì công vĩ đại qua đức tin nhỏ bé, yếu đuối của ta. Đức kitô không ban thêm đức tin cho các môn đệ như điều các ông xin. Ngài giải thích cho các ông biết đức tin, dù nhỏ bé bằng hạt cải, yếu đuối, nhưng với lòng tin, tâm tình phó thác cộng với đức khiêm nhường của các môn đệ, các ông thực hiện được nhiều điều vĩ đại cho muôn dân. Kitô hữu chân chính là người trở thành dụng cụ trong tay Thiên Chúa. Không thể đong đo đức tin, lớn nhỏ, nhiều ít bởi đức tin xuất phát từ lòng mến, tình yêu và phó thác trong Chúa. Khiêm nhường và sẵn sàng trở thành dụng cụ trong tay Chúa là điều cần thiết để phục vụ nước trời. Cuối bài Phúc Âm Đức Kitô giải thích thêm về liên hệ giữa chủ và người làm công. Chủ nhân là người ra lệnh và công nhân là người thi công, làm công việc chủ giao. Hoàn thành công việc tốt đẹp là làm tròn nhiệm vụ của người làm công chân chính. Người làm công không có gì để khoe khoang, nếu có thì người đó hãnh diện về tài năng chủ mình. Bởi chính chủ là người ra kế hoạch cho người công nhân thi hành. Mọi tính toán, khôn ngoan đều đến từ chủ; thợ chỉ thi hành điều chủ hướng dẫn, chỉ bảo. Tin vào Đức Kitô chính là khiêm nhường phục vụ theo hướng dẫn của Ngài. Làm theo điều Ngài hướng dẫn sẽ gặt hái kết quả ngoài sức tưởng. Thánh Luca cho biết thực hành í Chúa sẽ chuyển được cây; thánh Marco 11,22-23 cho biết đức tin chuyển núi, dời non.

Chúng ta thường hay xin Đức Kitô ban thêm đức tin cho chúng ta bởi chúng ta tin là đức tin có sức mạnh biến đổi cuộc sống của chính mình, và cảm hoá người thân. Chúng ta tin đức tin làm những việc trọng đại trong đời và giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong Phúc âm Đức Kitô nói 'đức tin con đã cứu,chữa, con'. Tự đức tin không thể làm phép lạ. Điều này có nghĩa là Thiên Chúa là Đấng thực hiện điều kì lạ. Người nhận ơn lạ cần có đức tin để Thiên Chúa thực hiện điều kì diệu. Rõ hơn phải hiểu là bởi lòng tin của ta mà Đức Kitô thực hiện điều kì lạ. Đức tin là điều kiện căn bản để nhận ơn lạ.

TiengChuong.org

The power of faith
The disciples of Jesus asked Him to give them more faith. We don't know what caused them to make such a request. We do know that the request was made after Jesus' instruction to them:

'if he wrongs you seven times a day and seven times comes back to you and says, "I am sorry", you must forgive them' Luke 17, 4.

The disciples probably believed, that with more faith, they could be better equipped, or it would help them to carry out Jesus' instructions better. Forgiveness is easier to talk about than do, especially when the bitterness is deep rooted in one's feelings. Uprooting this bitterness from one's heart means self- liberation, setting a person free from self- destruction. When a person continues to focus on his/her bitter feelings, forgiveness is impossible. Our society encourages us to focus on our feelings and thus to find ways to release bitter feelings in a healthy way.

It is not an instrument that makes beautiful workmanship, but rather the instrument in the hands of a master who does the beautiful piece of work. Having faith in Jesus doesn't mean that we do the work ourselves, but rather through us, God works great things. We become an instrument in God's hands. There is no need for Jesus to increase His disciples' faith, but rather their little faith in Him, as small as a mustard seed, is good enough for Jesus, through them, to move the amount of work as large as a mountain. Faith is not measured by its quantity. It is not a matter of how much faith one has, but rather it is one's humility and readiness to be an instrument in God's hands, and that counts. God will do the mighty works through a person who loves and trusts God, even if his/her faith is small and weak. The end of today Gospel's message (v.10) made clear that servants need to do what they must do, and expect nothing in return from their master. Good and faithful servants gave no orders, but faithfully carried out orders from their master. The servants themselves have nothing to be proud of, but rather they are proud about the wisdom of their master, who has given them instructions so that great works have been achieved.

Having faith in Jesus means to serve the Master with humility and obedience. Through our humility and obedience, God will do great things we can never think of. In Luke, faith moves a tree; in Mark 11,22-23 faith moves a mountain. In our prayers, we often pray, that Jesus will increase faith in us. We believe faith brings a certain kind of power, that changes our lives, and the lives of our loved ones. We believe faith works like some forms of antidote to sooth our pains, and infuses our lives with the mystical power to overcome life heavy burdens.

In replying to His disciples' request, Jesus gave them not what they asked for. Instead he explained how faith works. He told them that their little faith in Him is good enough for Him to do great things. It is not the power of our faith that works, but Jesus' power works through our faith. Several occasions in Luke's Gospel, Jesus praised the faith of the people. Faith heals the blind beggar Luke 18,42; faith restored the dead to life Luke 7,9. Our faith makes no miracles but through our faith Jesus performed miracles.
 
Chúa Nhật XXVII Thường Niên -C-
Lm Jude Siciliano, OP
22:49 02/10/2019
Habakhúc 1: 2-3, 2: 2-4; T.vịnh 94; 2 Timôthê 1: 6-8, 13-14; Luca 17: 5-10

Phúc âm hôm nay bắt đầu với lời cầu xin. Điều gì đã khiến một người theo Chúa Giêsu xin cho được thêm đức tin? Lời cầu xin như thế này chẳng phải thường xãy ra bởi người đó có đức tin bị thử thách hay bị lay chuyển vì đời sống phải không? Thí dụ như: trong bài đọc thứ nhất, ngôn sứ Habacúc chắc đã phải bị thử thách nhiều vì bạo lực xung quanh ông ta, và tệ hơn nữa là như thử thách bởi Thiên Chúa vì Ngài đã làm lơ. "Con la lên: 'bạo lực!' mà Ngài không cứu vớt". Ngôn sứ phải đối mặt với cảnh "hủy diệt và bạo lực... sự bất hòa và xung đột". Nghe có vẻ như trong một khoản khắc nào đó của đời sống ngôn sứ ông đã kêu cứu như một trong những người theo Chúa Giêsu trong phúc âm hôm nay: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con".

Tương tự như vậy, đôi khi các môn đệ cảm thấy đức tin họ bị lay chuyển, vì họ đã thưa với Chúa Giêsu "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con". Nhưng, điều gì đã làm cho các ông ý thức được nhu cầu đó? Bối cảnh của đoạn sách này cho thấy một nhu cầu đặc biệt về đức tin của các ông. Xem lại vài câu trước bài này trong chương 17 chúng ta nhận thấy Chúa Giêsu vừa nói về việc không nên làm cớ cho người khác vấp phạm (câu 1 và 2); về việc sửa lỗi anh em không bao giờ là điều dễ dàng và sau đó các ông phải luôn luôn sẵn sàng tha thứ cho người anh em đã hối hận (câu 3 và 4) là điều khó hơn hết!

Không có gì lạ khi các môn đệ cảm thấy đức tin của họ còn yếu ớt! Và bởi thế các ông xin "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con" Vậy mỗi người chúng ta cũng muốn cầu xin như thế mổi khi chúng ta cảm thấy cần làm tròn nhiệm vụ của một Kitô hữu khi phải đối mặt với sự đòi hỏi khó khăn của cuộc sống phải không? Thí dụ như; đời sống trong gia đình đòi hỏi một sự chung đụng nhập nhằng sâu đậm để có được sự kiên nhẫn và tha thứ. Thêm vào đó chúng ta vừa được biết ảnh hưởng tệ hại của những gương xấu vào cộng đoàn đức tin. Và một giáo xứ có thể không tồn tại lâu dài nếu đời sống hằng ngày không chứng tỏ lòng tha thứ - từ dãy ghế trong nhà thờ đến hội đồng giáo xứ, hàng giáo phẩm và nhân viên trong hội đồng.

Các môn đệ nhận thấy muốn kiên định đời sống của người Kitô hữu xuyên suốt như thế sẽ không xãy ra được nếu không có đức tin. Vì thế các ông xin thêm lòng tin, vì nghĩ rằng đức tin họ “chưa nhiều”. Nhưng Chúa Giêsu nói "nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này "Hãy bật rễ lên, xuống dười biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em" Chúng ta biết Chúa Giêsu dùng hình ảnh mạnh mẻ trong lời văn Ngài nói ở đây. Nhưng, Chúa Giêsu không nói rõ ý nghĩ của Ngài: Không phải chỉ cần nhiều lòng tin, nhưng chình là “chất lượng” của lòng tin là sự mạnh mẻ mới là điều quan trọng. Người có đức tin có năng lực làm vui lòng quấn chúng. Đức tin có nghĩa là chúng ta liên kết với Thiên Chúa và cảm nghiệm Thiên Chúa là nguồn sức mạnh làm cho chúng ta sống tốt đẹp của đời sống Kitô hữu, nó được đánh dấu bằng sự tha thứ nhiều lần như chính chúng ta đã được Thiên Chúa tha thứ. Sự tha thứ như thế trong cộng đoàn tín hữu sẽ là dấu chỉ mạnh mẻ cho thấy sức sống Thiên Chúa đang hoạt động trong chúng ta, và chính Thiên Chúa đang ở giửa chúng ta.

Người tôi tớ trong dụ ngôn là một người tận tâm làm việc. Ngay sau một ngày làm việc cực nhọc ngoài đồng, người đó vẫn còn phải hầu hạ chủ nhà nơi bàn ăn. Vậy Thiên Chúa có phải là một chủ nhân đòi hỏi nhiều như chủ nhân trong dụ ngôn này không? Có phải chúng ta đang cố gắng làm hết sức mình mà chỉ đơn thuần trở nên “người hầu vô ích” trước Thiên Chúa chăng? Thiên Chúa có bao giờ hài lòng về những cố gắng của chúng ta chưa? Chúng ta có bao giờ được nghỉ ngơi hay không? Chúng ta nên nhớ đây là một dụ ngôn, nên chúng ta không nên cảm nhận sự tương đương giữa người chủ nhân trong câu chuyện và Thiên Chúa. Đó không phải là điều Chúa Giêsu muốn chứng tỏ trong dụ ngôn này.

Sau khi nghe lời Chúa Giêsu đã nói về việc gây cớ cho người khác vấp ngã và về lòng tha thứ cho những ai đã hối cải, chúng ta có thể kết luận, như người tôi tớ trong dụ ngôn, là chúng ta đã làm điều gì chúng ta phải làm khi chúng ta được nghe lời dạy dỗ của Chúa Giêsu. Dụ ngôn nói rõ chúng ta không đáng được những ơn huệ đặc biệt, hay phần thưởng về những việc tốt chúng ta đã làm. Đó có thể là ý tương đương như trong khi chúng ta cho tiền cho con cái chúng ta làm việc. Chúng ta không thêm tiền thưởng cho con cái mỗi khi chúng nó dọn bàn, hay đổ rác. Chúng nò làm điều chúng nó phải làm. Chúa Giêsu không để cho chúng ta có chỗ "đòi hỏi" nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa không mắc nợ gì chúng ta. Và chúng ta cũng không có gì để tự hào ngoại trừ như thánh Phaolô thường nói: chúng ta khoe khoang về sự yếu đuối của chúng ta và về việc Thiên Chúa làm cho chúng ta. Điều chúng ta được lãnh nhận từ Thiên Chúa là ban cho chúng ta một đời sống mới một cách nhưng không. Giúp chúng ta biết khiêm nhường và trở nên như người môn đệ để có thể sống đời sống gương mẫu biết hết lòng tha thứ. ngay từ đầu, mọi sự chính là ơn huệ.

Mặc dù trong đời sống hằng ngày đầy khó nhọc hay trong những lúc chúng ta tranh đấu chống lại những bất công lớn lao và những điều sai trái trầm trọng, hôm nay chúng ta được nhắc nhở là những việc tốt chúng ta đã làm là ơn huệ của Thiên Chúa và như thế cũng đủ để giúp chúng ta làm việc gì cần phải làm để tiếp tục xây dựng triều đại Thiên Chúa trên trần gian.

Trong đời sống chúng ta cũng có những lúc lòng tin bị hoang mang, đức tin chúng ta đang bị thử thách, Hay khi chúng ta đã làm điều tốt hay điều đáng được khen ngợi phải không? Dụ ngôn hôm nay nhắc chúng ta nhớ là khi chúng ta hoàn thành những công việc không phải là do chúng chúng ta đã làm việc chăm chỉ và cực nhọc hay vì đó là những việc chúng ta cần phải làm. Nhưng đó chính là món quà của đức tin bởi ơn huệ Thiên Chúa, ngay cả trong những lúc chúng ta tranh đấu. Lòng tin đó có thể có vẽ như còn yếu ớt hay còn nhỏ bé như hạt cải. Bí tích Thánh Thể hôm nay cho chúng ta lý do để cảm tạ vì "đức tin như hạt cải" của chúng ta, vì như trong lời kinh dâng lễ "Thật là chính đáng tạ ơn và ca ngợi Thiên Chúa".

Hôm nay bài sách ngôn sứ Habacúc rất phong phú. Nó xứng đáng được thầy thuyết giảng có thể xử dụng bài này như là lời dẫn giải theo bản văn: Việc triển khai các bài giảng theo từng phần sau: Phần thứ nhất là lời than thở. Ở đây thầy thuyết giảng có thể dùng lời than thở này để nói lên những lời đau khổ của cộng đoàn tín hữu đang trải qua cảm nghiệm. Câu hỏi mà ngôn sứ nói lên là "cho đến bao giờ?". Ngôn sứ tđang nói lên nổi đau đớn của dân chúng thời đó đang trải qua nạn bạo lực, phá hoại, và họ tự hỏi: không biết đến bao giờ Thiên Chúa mới đoái nghe và can thiệp. Đó là lời kinh nguyện cá nhân và cộng đoàn có thể dâng lên trong những lúc khốn cùng cực khổ; trong thời chiến tranh, nhiều gương xấu đã xảy ra trong giáo hội; nhiều người nghèo khó; môi trường bị phá hủy, bạo lực xãy ra khắp cùng thế giới v.v... Và còn nhiều lời than thở khác: "Lạy Chúa cho đến bao giờ?" Có nhiều giáo xứ địa phương còn nhiều điều khác để than thở như: Thiếu niên bị nghiện ma túy, đường sá không an toàn, có người thân thương qua đời một cách bi thảm, một thiếu niên bị bắt vì tham gia vào trong các băng đảng hỉnh sự v.v... Hãy nhớ những tệ nạn mà nhiêu người đang gặp phải trong môi trường của bạn, trong lời nói, và hãy cầu nguyện cho họ.

Thí dụ: chúng ta không có cách nào giải quyết những nạn bạo lực trên thế giới. Chúng ta tiếp tục nghe những tin đánh bom tự sát, hậu quả của việc xung đột giữa phe trong quân đội và thường dân ở Iraq. Các nước ở Phi Châu bị tàn phá do nội chiến với hàng triệu người di cư tị nạn v.v... Không ai nghĩ thầy giảng thuyết sẽ đưa ra lời giải đáp về các vấn đề đó. Nhưng chúng ta vẫn có thể nói điều gì đó như: Lên tiếng phản đối và kêu gọi các chính trị gia nhận thức được vấn đề. Chúng ta vẫn còn cất lời than thở với Thiên Chúa trong những lúc khốn cực này, cho những người nghèo khổ trong đất nước chúng ta và trên toàn thế giới mà không ai đẻ ý đến. Chúng ta có thể than thở như cách mà vị ngôn sứ đã làm: Than thở với Thiên Chúa về những việc mà chúng ta không thể giải quyết được vì năm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng cỏ ảnh hưởng đến chúng ta và những người khác. Than thở vì sự đau khổ của những người vô tội.

Hãy chú ý: ngôn sứ không sợ than vãn với Thiên Chúa và nói lên những lời mà phần đông chúng ta không dám nói. Ngôn sứ than vãn là Thiên Chúa không đoái thương. Lời cầu nguyện ày trong lúc giảng là lời kinh nguyện bởi nguồn gốc Do thái và Kitô hữu. Chúa Giêsu nói lời than thở trong vườn Giếtsêmani và trên cấy thánh giá khi chương trình và đời sống của Ngài bị thình lình chấm dứt. Chúng ta thường được bảo là không nên cầu kinh như thế với Thiên Chúa. Bởi thế chúng ta thinh lặng và không để có sự liên hệ với Thiên Chúa một cách sâu đậm hơn. Chúng ta cần phải có lòng tin sâu đậm đến lung lay bàn tay của Thiên Chúa.

Chỉ sau khi ngôn sứ than vãn thi Thiên Chúa trả lời. Phần thứ nhất Thiên Chúa làm gì? Ngài lắng tai nghe, rồi Ngài bảo viết xuống thị kiến. Sao lại phải viết? vì để giữ mãi mãi hay sao? Hay viết ra để các thế hệ sau có thể đọc được? Cho thiên hạ được "tường" nghĩa là viết lớn ra để người ta có thể vừa chạy vừa đọc như các bản quảng cáo. Có phải chúng ta phải chạy vì sự dữ đến gần phải không? Nếu chúng ta không được Thiên Chúa doái thương thì chúng ta nhớ đến thị kiến là Thiên Chúa trung thành mãi mãi để giúp chúng ta vững lòng tin Thiên Chúa là Đấng hình như không đoái thương hay không trả lời "người công chính sẽ được vì đức tin". Chúng ta được kêu gọi trung thành với Thiên Chúa là Đấng đã hứa sẽ trung thành mặc dù có những dữ kiện trái ngược. Tiếng Do thái về đức tin là "EMUNAH", bởi đó có từ "AMEN" Lời đáp lại lời kinh nguyện là "AMEN" của dức tin. Chúng ta được gọi nên trung tín và phần thưởng chúng ta sẽ nhận được sẽ không phải là sự giàu có nhưng là sự sống "người công chính vì đức tin sẽ được sống".

Lời than vản là một lời kinh nguyện không được người Hoa Kỳ chấp nhận. Đó không phải như tấm giấy bóng mỏng để gói rau cải trong chợ. Nó thiếu trật tự, cũng vậy lời nguyện của chúng ta ngập tràn những tình cảm và cảm xúc, lời kinh sẽ rơi ra, sẽ tranh đấu với sự thiếu sót và nói lên sự thiếu sót đó. Đó la lời chúng ta cầu xin khi một phần của đời sống chúng ta kết thúc, Chúng ta có thể dâng lời kinh này cho chúng ta hay cùng với một nhóm người đang đau khổ. Thử xem chúng ta cầu cho những người nghèo sống trong đô thị nơi họ bị bạo lực hằng ngày, cho những trẻ em phải ngủ trong hồ tắm vì sợ trúng đạn bắn trong đêm. Thử xem chúng ta dâng lời kinh nguyện này cho các phụ huynh ở Iraq dang sợ con cái sống giữa bom đạn, cho phụ huynh các người lính trong quân đọi nữa, cho các người di cư nơi biên giới phải không? Lời kinh nguyện này thay cho kẻ khác có thể làm chúng ta hành động để giúp những hoàn cảnh chúng ta cầu xin.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


27th SUNDAY - C -
Habakkuk 1: 2-3, 2: 2-4; Psalm 95; 2 Timothy 1: 6-8, 13-14; Luke 17: 5-10


The gospel begins with a plea. What would prompt a follower of Jesus to ask for an increase of faith? Doesn’t a request like this usually flow from a person whose faith is being tested or strained by life’s demands? For example, in the first reading, Habakkuk must be undergoing severe testing from the violence that surrounds him and worse, by God’s seeming indifference. "I cry to you ‘Violence!’ but you do not intervene." He is confronted, he says, by "destruction and violence....strife and clamorous discord." It sounds like a moment in the prophet’s life when he too might cry out, as one of Jesus’ followers does in the gospel – "Increase our faith!"

Similarly, the apostles must feel their own faith stressed, for they say to the Lord, "Increase our faith." But what makes them aware of this need? The context of this passage reveals a very particular demand put on their faith. Looking back a few verses in chapter 17 we notice that Jesus has just spoken about not leading others into sin (vv.1-2); about giving correction to a brother or sister – never an easy thing – and then, they must be constantly willing to forgive a repentant brother, or sister (vv.3-4) – hardest of all!

No wonder the apostles feel their faith is insignificant! Hence the request, "Increase our faith." Aren’t we also inclined to make the same plea as we face the need for similar Christian responses to life’s arduous demands? For example, family life requires a deep pool from which to draw patience and forgiveness. In addition, recent disclosures have shown how devastating the effects of scandal are on the life of our faith community. And a parish would not last long if forgiveness didn’t characterize its daily life – from the pews all the way to parish council, staff and clergy.

The apostles realize such consistent Christian living is impossible without faith, so they want more of it, figuring QUANTITY is the issue. But Jesus says, even faith the size of a mustard seed would be enough to unearth the deeply rooted mulberry tree and cast it into the sea. We know he is using strong figurative language here. But he does make his point: it is not the quantity but the QUALITY of faith that matters. Faith, it seems, doesn’t have to increase – as much as exist! Having faith doesn’t automatically give the believer the power to perform crowd-pleasing spectacles. But faith does mean that we are in touch with God and experience God as the source of the power that enables us to live good Christian lives, marked by the ability to forgive many times – as we ourselves have been forgiven by God. Such forgiveness in our faith community would be a powerful sign that God’s life animates us and that God lives among us.

The servant in the parable is a pretty hard worker. Even after a full day in the fields he is still expected to wait on table. Is God as demanding as the employer in the parable? Are we, who are trying to do our best, merely "unprofitable servants" after all? Is God ever pleased with our efforts? Do we ever get a break? We have to remember that this is a parable, so let’s not draw strict parallels between the master in the story and God. That’s not where Jesus is going with this parable.

Having heard what Jesus just said about not giving scandal and about forgiving those who wrong us, we can draw the conclusion that we, like the servant in the parable, are only doing what we are supposed to do when we follow these teachings. The parable suggests we are not owed any special favors, or rewards for our good works. A parallel might be that, while we give our children an allowance, we don’t tip them every time they clear the table, or take out the garbage. They are doing what they are supposed to be doing. Jesus leaves no room for our having a "claim" on God – God owes us nothing. Nor do we have anything to boast about except, as Paul does frequently, we boast in our weakness and God’s power at work in us. What we have from God is a graciously-given new life with the ability to be docile and receptive disciples and thus to be able to live an exemplary life marked, especially, by forgiveness. From the start – all is gift.

Whether in the crunch of daily life, or as we struggle against larger injustices and wrongs, we are reminded today that the good we do is a gift of God and is quite sufficient to enable us to do what needs to be done to further God’s dominion on earth.

Aren’t there moments in our lives when we have gotten through a faith-testing time, or when we have done something good, even praise-worthy? Today’s parable reminds us that we didn’t accomplish what we did merely by our hard work, or our "stick-to-it-tiveness." Rather, it was first of all God’s gift of faith; even though in the midst of the struggles, that faith may have felt as small and insignificant as a mustard seed. Eucharist today gives us reason to give thanks for our "mustard seed faith" for, as we say at the beginning of the Preface, "It is right to give God thanks and praise."

Today’s Habakkuk reading is so rich, it deserves special treatment by the preacher. Why not just preach from it? You might use the development of the reading as a guide for your outline, i.e. follow the movement of the reading: develop your homily the way the reading develops. The first part is a Lament. Here the preacher voices a lament by giving words to any pain your congregation may be experiencing. The question the prophet asks is, "How long?" The prophet is voicing the pain of his people who are experiencing violence and ruin and so wonder why God does not intervene. It's the kind of prayer individuals and communities might make in dire circumstances. In a time of war, church scandal, more people slipping into poverty, the environment being depleted and spoiled, terrorism spreading around the world, etc. There is much to lament. "How long, O God?" Some local communities have ample reason to lament where children are on drugs, the streets are unsafe, a beloved member has experienced a tragic death, a teenager been caught in gang crossfire, etc. Just think about what evils people are experiencing in your setting and speak, put public and prayerful words to them.

For example, we may have no solutions for the violence the world is going through. We continue to receive more news reports of suicide bombings, military and civilian causalities in Iraq, African nations wrecked by civil war with millions of refugees, etc. No one expects the preacher to come up with solutions. But we can still say something: we can voice an objection, call people to awareness. We can also voice a lament. Lament to God for these dreadful times, for the neglect of the poor and needy of our country and world whose interests get put aside during times of politics and political campaigning. We can lament the way the prophet does, make complaint to God for things that seem beyond our control, but affect us and others so dreadfully. Lament for the suffering of the innocent.

Notice the prophet is not afraid to confront God and speak what, for many of us, is the unspeakable: he accuses God of not caring. This prayer can be the focus of the preaching, a form of prayer that has roots in our Jewish/Christian tradition. (Jesus prayed this prayer of protest in the Garden and from the cross, when his plans and life were being abruptly ended.) People have been taught not to speak to God this way and so we grow silent and close off the possibility for dialogue on a deep level. Keeping silence, because we are afraid to utter what we are really feeling, risks closing off the possibility for growth in our relationship with God. It takes deep faith to shake one's fist at God.

Only after the prophet’s lament has been voiced does God respond. What was God doing during the first part? Listening. Then there the order is to write down the vision. Why write? Is it to give it permanence? Or, must it be written so that a future generation might also read it? The word "readily" – "so that it can be read 'readily'" – means, write it so large that it can be read on the run. Like a billboard. Are we running because evil is at our heels? If escape or relief doesn't come quickly, we will need to refer to the vision of God's faithfulness over and over to keep us strong in our faith in a God who does not seem to care or respond. "The just, because of faith, shall live" – we are called to fidelity to a God who has promised to be faithful, despite contrary evidence. The Hebrew word for faith is "Emunah," from which comes our "Amen." Our prayer response is the "Amen" of faith. We are called to faithfulness and our reward won't be riches but life..."the just, because of faith, shall live."

Lament is an un-American prayer: it is not neat like cellophane wrapped vegetables in a supermarket. It lacks order, it spills over with emotions, it is struggle with loss and it names the loss. It's the prayer we pray when a part of our life comes to an end. We can pray this prayer for ourselves, or in solidarity with a group of people who are suffering. Suppose we prayed this for inner-city people who suffer violence every day, whose children need to sleep in bath tubs so that they won't get hit with stray bullets at night? Suppose we pray this prayer for parents in Iraq who fear for the safety of their children amid the bombings.... and for parents of our soldiers too....for the refugees at our borders, etc.? This prayer on behalf of others might also mobilize us to do something about the very situation for which we pray.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nước mắt uất ức của một linh mục sau khi cảnh sát New York kết luận ngài bị cáo gian
Đặng Tự Do
16:46 02/10/2019
Một linh mục của Tổng giáo phận New York đã được tuyên bố vô tội sau khi công tố viện quận hạt yêu cầu tòa án bãi bỏ các cáo buộc cho rằng ngài đã có những hành vi khiếm nhã với một bé gái năm nay mới lên 10 tuổi.

“Hôm nay, chúng tôi rất vui khi biết rằng các cáo buộc chống lại Cha Thomas Kreiser đã bị bác bỏ,” phát ngôn nhân Tổng giáo phận New York cho biết như trên hôm 24 tháng 9. “Cha Kreiser đã kiên trì khẳng định sự vô tội của mình, và chúng tôi thấy rất vui khi công lý đã được thực hiện.”

Cha Kreiser đã từng là linh mục phó xứ Thánh Giuse ở Bronxville, một khu vực gần Manhattan, cho đến khi ngài bị cáo buộc tội có hành vi khiếm nhã với một bé gái 10 tuổi vào tháng 10 năm 2018. Tháng Ba, 2019, cha Kreiser đã bị truy tố với các tội danh như lạm dụng tình dục ở mức độ thấp, cũng như tội gây nguy hiểm cho phúc lợi của một đứa trẻ.” Tổng giáo phận đã đình chỉ các thừa tác vụ công khai của ngài trong khi vụ án đang được xem xét.

Ông Joseph Zwilling, phát ngôn nhân của Tổng giáo phận nói rằng Cha Kreiser sẽ sớm gặp Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York, để xác định việc ngài trở lại thừa tác vụ trong tương lai.

Công tố viện quận hạt Westchester, nơi nhận được các khiếu tố chống lại Cha Kreiser, cho biết sau các cuộc điều tra của cảnh sát New York, họ tin rằng đứa bé mới 10 tuổi này đã bị người lớn đưa đẩy vào một trò cáo gian vị linh mục.

Vị linh mục bị buộc tội động chạm vào cháu bé này ba lần vào tháng 9 năm 2018. Cô bé nói rằng các cử chỉ khiếm nhã đã xảy ra trong khuôn viên của trường St. Joseph Muff là trường học của giáo xứ ở Bronxville. Cha Kreiser ngay lập tức khẳng định mình vô tội và bác bỏ mọi cáo buộc trước tòa.

Cha Kreiser đã nhiều lần phủ nhận việc từng chạm vào cháu bé này, hoặc bất kỳ đứa trẻ nào, một cách không phù hợp.

Tổng giáo phận New York cũng tin tưởng rằng Cha Kreiser vô tội. Tháng 4 năm 2019, Tổng giáo phận New York đã công bố một danh sách các giáo sĩ trong tổng giáo phận đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục hoặc có hành vi sai trái với trẻ vị thành niên. Tên Cha Kreiser không có trong danh sách này.

Tờ Rockland-Westchester Journal News đã tìm gặp Cha Kreiser sau khi phán quyết ngài vô tội được công bố. Ngài đồng ý gặp ký giả của tờ báo này. Nhưng trong cuộc phỏng vấn, ngài đành phải xin lỗi các ký giả vì ngài chỉ có thể khóc, không nói lên lời.

Trong một email gởi cho tờ báo này sau đó, Cha Kreiser cáo lỗi rằng việc một đứa bé mới 10 tuổi đã bị người lớn đưa đẩy vào trò cáo gian chống lại một linh mục vượt quá sức chịu đựng tâm lý của ngài. Tuy nhiên, ngài tha thứ và cầu xin Chúa cũng tha thứ cho những người có liên quan.

Cha Thomas Kreiser được thụ phong linh mục vào năm 1994. Ngài theo học thần học tại Đại Học Giáo Hoàng Athenaeum trên đồi Ansemô ở Rôma từ 1998 đến 2001, trước khi trở về tổng giáo phận New York phục vụ tại nhiều giáo xứ.


Source:Catholic New York
 
Năm giới chức Tòa Thánh Vatican bị tạm thời đình chỉ công tác.
Nguyễn Long Thao
16:51 02/10/2019
Vatican 02/10/2019.- Năm giới chức thuộc Cơ quan Thông tin Tài chính (Financial Information Authority (AIF) của Vatican, đã bị đình chỉ công tác sau khi công tố viên Vatican đột nhập cơ quan này để điều tra về những giao dịch bất động sản.

Vào thứ Ba 1 tháng 10, các công tố viên Vatican đã đột nhập các văn phòng của Cơ Quan Thông Tin tài Chánh và Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh . Theo tờ L’Espresso, cảnh sát đã lấy đi những tài liệu và máy móc điện tử trong các văn phòng này để điều tra về những giao dịch địa ốc bị nghi ngờ mà điển hình là vụ giao dịch một bất động sản ở London do Tòa Thánh làm chủ..

Năm giới chức Tòa Thánh bị đình chỉ công tác gồm ông Tomasso Di Ruzza, Giám Đốc Cơ Quan Thông Tin Tài Chính, Đức Ông Mauro Carlino, trưởng phòng thông tin Phủ Quốc Vụ Khanh và ba viên chức cấp nhỏ khác.

Ngày 2 tháng 10, Vệ binh Vatican đã niêm yết thông báo cho biết năm giới chức nói trên không được phép vào Tòa Thánh Vatican vì đang bị tạm thời ngưng công tác.

Ông Tomasso Di Ruzza được ĐGH Phanxicô bổ nhiệm vào chức Giám Đốc Cơ Quan Thông Tin Tài Chánh vào năm 2015. Tòa Thánh thành lập cơ quan này vào năm 2010 nhằm mục đích theo dõi những giao dịch tài chánh và đề phòng các vụ lạm dụng và rửa tiền

Văn phòng báo chí Tòa Thánh không bình luận gì về việc đình chỉ 5 viên chức hoặc việc đột kích của Công Tố Viên, ngoại trừ nói rằng cuộc đột kích được Ngân Hàng Tòa Thánh uỷ quyền cho công tố viên hàng đầu của Vatican.

Nguyễn Long Thao

.

 
Lòng đạo sốt sắng của di dân Ba Lan đem lại sức sống mới cho Giáo Hội tại Anh
Đặng Tự Do
19:42 02/10/2019
Trong 15 năm qua, Giáo Hội tại Anh đã có sự khởi sắc đáng mừng với sự hiện diện của người Công Giáo Ba Lan.

Tuy nhiên, tình hình đang có chiều hướng bi quan sau khi nhiều người di dân Ba Lan đang xem xét việc trở về cố hương.

Khi Ba Lan gia nhập Liên minh châu Âu năm 2004, nước Anh đã mang đến những cơ hội tuyệt vời cho những người trẻ của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ thất nghiệp khoảng 20%.

Thủ tướng Anh Tony Blair đã mở cửa thị trường lao động Anh cho những người Ba Lan 7 năm trước khi đó là một yêu cầu chính thức của Liên Hiệp Âu Châu đối với tất cả các quốc gia thành viên. Vào thời điểm đó, những người Ba Lan sống ở quê nhà may mắn có được công ăn việc làm cũng chỉ kiếm được thu nhập chưa đến một phần tư tiền lương mà những đồng bào của họ được trả ở Anh.

Cho nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi người Ba Lan sớm trở thành nhóm dân tộc di cư lớn nhất ở Anh. Ở thời điểm năm 2017, có khoảng một triệu người Ba Lan sinh sống tại Anh trong tổng số 65 triệu dân của nước này.

Hầu hết người Ba Lan theo đạo Công Giáo cho nên dân số Công Giáo tại Anh đã tăng lên đáng kể cùng với các sinh hoạt và truyền thống đạo đức làm khởi sắc Giáo Hội tại đây trong 15 năm qua.

Trong hai năm qua, số người Ba Lan đã giảm chỉ còn khoảng 800,000 và, theo Arkady Rzegocki, đại sứ Ba Lan tại Anh, chỉ có 27% trong số những người còn lại đã nộp đơn xin định cư vĩnh viễn tại Anh sau khi Anh quyết định rút lui khỏi Liên Hiệp Âu Châu.

Một số người có thể trở về cố hương vì không cảm thấy được chào đón tại Anh nhưng những người khác trở về quê vì chính các lý do đã thúc đẩy họ di cư sang Anh. Đời sống ở Ba Lan giờ đây lên rất cao công việc ổn định và mức sống rất khá.

Ngày nay, thị trường việc làm Ba Lan đang sôi động với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Âu châu chỉ khoảng ba phần trăm, có nghĩa là các điều kiện sinh sống không chỉ để chấm dứt làn sóng di cư mà còn có sức lôi kéo những người lao động ở nước ngoài quay trở lại cố hương.

Nếu một cuộc di cư về Ba Lan xảy ra, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến Giáo Hội Công Giáo tại Anh, mặc dù rất khó để dự đoán chính xác tầm mức ảnh hưởng này sẽ ra sao.

Từ đầu thiên niên kỷ này số người Anh Giáo giảm đến 40% trong khi đó số người Công Giáo lại tăng 7%. Một số nhà bình luận cho rằng sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ suy giảm này có thể được giải thích bởi số lượng lớn người Công Giáo di cư sang quốc gia này. Giáo Hội tại Anh âu lo vì nhiều người Ba Lan đang trở về xứ sở của mình


Source:Catholic Herald
 
Tờ The Australian: Nhân viên Nhà Thờ Chính Tòa ủng hộ đơn kháng cáo tại Tối Cao Pháp Viện của Đức Hồng Y George Pell
Vũ Văn An
20:39 02/10/2019


Theo tường trình của ký giả Tess Livingstone trên tờ The Australian ngày 30 tháng 9 (https://www.theaustralian.com.au/nation/cathedral-workers-back-george-pells-appeal-application/news-story), hai cựu giáo viên, những người chỉ cách George Pell mấy mét ở Nhà thờ Chính tòa St Patrick Melbourne tại thời điểm ngài bị kết tội tấn công tình dục hai thiếu nam ca viên, đã lên tiếng ủng hộ đơn xin kháng cáo của ngài lên Tòa án Tối cao.

Jean Cornish và Lil Sinozic, những người đã làm việc trong nhà thờ chính tòa vào cuối năm 1996, nói rằng đơn nộp vào tuần trước đã chính xác đặt nghi ngờ lên việc liệu ngài có cơ hội phạm các vi phạm mà vì chúng ngài đang thụ án ba năm và tám tháng tù hay không.

Bà Cornish, cựu hiệu trưởng trường Công Giáo Good Shepherd, tại Gladstone Park ở phía tây bắc Melbourne, nơi có khoảng 1000 học sinh, và Bà Sinozic nói rằng họ muốn được mời đưa ra bằng chứng.

Bà Cornish, người đã nghỉ hưu tại Tasmania, được tán thành để điều hành nhà thờ chính tòa vào đầu năm 1996 để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm một trăm năm của nó, bắt đầu vào cuối năm 1996 và kéo dài đến năm 1997.

Bà Sinozic, người dạy tại trường do Bà Cornish điều hành, đã tham gia với tư cách là trợ lý vào năm 1996 và cũng là trợ lý điều hành cho cha (nay là Đức ông) Charles Portelli, người là chưởng nghi của Pell.

Cả hai người phụ nữ đều làm nhiệm vụ vào mọi sáng Chúa Nhật cuối năm 1996, sau khi nhà thờ đã mở cửa trở lại sau cuộc trùng tu vào tháng 11 năm đó.

Bà Cornish nói với tờ The Australian rằng bàn làm việc của bà ở phía sau nhà thờ cách phòng áo của các linh mục mấy mét, nơi các vụ vi phạm được cho là đã xảy ra. Bà nói rằng “các hội trường thánh hiến ấy đông đúc như Phố Bourke vào buổi sáng Chúa Nhật sau Thánh lễ”.
Là một giáo viên, bà nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự an toàn “theo quan điểm trẻ em” và không ngần ngại thổi còi nếu bà nhận thấy bất cứ điều gì không ổn. Bà nói rằng “nhưng đây là một trò đùa nhại công lý, nó đã không xảy ra”.

Dù bàn làm việc của bà nhìn thẳng ra hành lang bên cạnh phòng áo của các linh mục, bà vẫn luôn luôn “đứng lên và đi quanh” và ''cảnh giác'' xung quanh khu vực phòng áo, nơi không cho phép hàng xe buýt khách du lịch đến thăm nhà thờ chính tòa vào Chúa Nhật không được phép nhưng đôi khi vẫn cố gắng để vào.

Bà cho biết việc hai thiếu nam ca viên nốc rượu lễ, như người khiếu nại trong vụ án Pell tuyên bố, chắc chắn được chính bà, người coi phòng áo, Max Potter, phó của ông ta, là Michael Mahony, và các người giúp lễ đem các chén thánh, nến và thánh giá trả lại phòng áo lưu ý. Bà nói: vào thời điểm đó, Pell luôn ở phía sau nhà thờ chính tòa, chào hỏi những người thờ phượng tới 30 phút.

Bà nói: “Cha Portelli luôn ở bên cạnh ngài, cha không bao giờ rời xa ngài, và họ luôn trở lại phòng áo với nhau”.

Bà Sinozic, người hiện sống ở Melbourne, nơi bà là giáo viên dạy bán thời gian, nói: Tôi tuyệt đối tức giận về điều này''. Bà cho biết hầu hết các nhân chứng được triệu vời trong vụ án đều là nam giới, nhưng bà và bà Cornish, những người ở vị trí tốt nhất để thấy những gì đang xảy ra, thì lại bị bỏ qua.

Bà nói “Charles (Đức ông Portelli) không bao giờ để ngài (Pell) một mình dù một giây. Có khoảng 20 người quanh quẩn sau Thánh lễ, bao gồm cả những người cắm hoa đang chăm sóc hoa cho chương trình tiếp theo (thánh lễ tiếp theo).

Cảnh sát Victoria biết vai trò của bà Cornish. Dưới sự đối chất của Robert Richter QC trong phiên điều trần để quyết định xử (committal trial) Đức Hồng Y vào tháng 3 năm 2018, Đức ông Portelli đã đưa ra bằng chứng rằng cánh cửa tại văn phòng của bà Cornish, nhìn ra hành lang các phòng áo, “luôn luôn mở” vào các buổi sáng Chúa Nhật. Ông cho biết bà Cornish là người “tuần tra hành lang”, vì khách du lịch và những người khác không được phép vào khu vực đó của nhà thờ chính tòa.

Vào tháng 12, một bồi thẩm đoàn đã kết án Pell xâm nhập tình dục một đứa trẻ dưới 16 tuổi và bốn cáo buộc về hành vi không đứng đắn với một đứa trẻ dưới 16 tuổi.

Ngài đã bị bỏ tù vào ngày 27 tháng 2 năm nay và đơn kháng cáo của ngài đã bị bác bỏ vào tháng Bảy bởi đa số hai đối một của Tòa phúc thẩm Victoria.

Chánh án Anne Ferguson và thẩm phán Chris Maxwell, chủ tịch của Tòa án, đã chấp nhận rằng “điều rõ ràng đối với bồi thẩm đoàn'' là thấy rằng việc vi phạm diễn ra trong năm đến sáu phút của “giờ cầu nguyện riêng tư '' vào cuối Thánh lễ Chúa Nhật trước khi phòng áo của các linh mục trở thành “một sinh hoạt như tổ ong”.
 
Đức Hồng Y Walter Brandmüller: Bóng ma ly giáo tại Đức càng ngày càng tỏ tường
Đặng Tự Do
23:57 02/10/2019


Hôm 1 tháng Mười, Đức Hồng Y Walter Brandmüller - nguyên Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử - đã ra một tuyên bố đăng trên Kath.net của Công Giáo Áo trong đó ngài khuyên những người Đức, đồng bào của ngài, đừng lao vào con đường tiến trình công nghị “có hiệu quả ràng buộc” trong đó xét lại các giáo huấn và kỷ luật của Giáo Hội về luật độc thân linh mục, việc phong chức cho phụ nữ và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính luyến ái. Con đường đó sẽ dẫn đến một “giáo hội quốc gia” mà “gần như không có bất kỳ mối quan hệ nào với Rôma”. Ngài cũng cảnh báo rằng “con đường này chắc chắn dẫn đến diệt vong.”

“Không còn có thể thờ ơ nữa: bóng ma của một giáo hội quốc gia ở Đức càng ngày càng tỏ tường” Đức Hồng Y viết. Ngài nhấn mạnh rằng “tình trạng cô lập trong phạm vi quốc gia của những người Công Giáo Đức còn sót lại, khi co cụm trong một thứ Đức Giáo, gần như không có bất kỳ mối quan hệ đến Rôma, chắc chắn sẽ là con đường diệt vong.”

Đức Hồng Y Brandmüller lưu ý rằng Chúa Giêsu đã “nói về Giáo Hội của Ngài ở dạng số ít” – “im Singular” [nguyên văn: Jesus Christus von seiner Kirche im Singular spricht. Nicht anders sein Apostel Paulus, der die Kirche den – natürlich nur einen – Leib Christi nennt. Chúa Giêsu Kitô nói về Giáo Hội của mình ở dạng số ít. Cũng thế Thánh Phaolô, người gọi Giáo Hội là thân thể - dĩ nhiên chỉ có một - của Chúa Kitô”.

Ngài nhận xét rằng thật là “ngỡ ngàng” khi thấy Giáo Hội Công Giáo ở Đức lại theo đuổi một con đường “tự hủy hoại, theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan.”

Cảnh báo của Đức Hồng Y tương tự như nhận xét của Đức Hồng Y Rainer Woelki, tổng Giám Mục Köln, vào đầu tháng Chín khi ngài cảnh báo về một “ly giáo trong Giáo Hội ở Đức” mà chung cuộc sẽ dẫn đến một thứ “Đức Giáo”.

Với các kiến thức uyên thâm của một vị từng là Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử, Đức Hồng Y Brandmüller cho biết tiến trình công nghị ở Đức ngày nay bắt nguồn từ lịch sử tư tưởng Đức về một “giáo hội quốc gia” và tình cảm chống Rôma, là điều đã phát triển ngày càng tỏ tường từ hậu bán thế kỷ 20, khi các Giám Mục Đức càng ngày càng tỏ ra bất chấp các quyết định từ Rôma.

Đức Hồng Y Brandmüller giải thích: “Những gì đã tiếp tục âm ỉ kể từ cuộc khủng hoảng Chủ nghĩa Hiện đại chưa được giải quyết [vào đầu thế kỷ 20], giờ đây đã bùng phát rõ rệt, ồn ào, với một sự kịch liệt mới.”

Để minh họa, Đức Hồng Y Brandmüller nói rằng các Giám Mục Đức đã “tương đối hóa” lệnh cấm của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Thông điệp Humanae Vitae – Sự sống con người - về ngừa thai nhân tạo và cho đến tận ngày nay nhiều vị chưa bao giờ thay đổi quan điểm của họ.

Đức Hồng Y cho biết các Giám Mục Đức đã đưa ra “Tuyên bố Königstein”, trong đó cho phép các cặp vợ chồng được quyết định theo lương tâm của họ có nên sử dụng các phương tiện và các thực hành nhằm tránh thai hay không. Ngài nhận xét chua chát rằng cho đến nay “các Giám Mục Đức vẫn khăng khăng chống Huấn Quyền Hội Thánh. Không vị Giáo Hoàng nào kế vị Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục thành công trong nỗ lực buộc các Giám Mục Đức xem xét lại tuyên bố này.”

Đức Hồng Y Brandmüller đặc biệt đề cập đến Thượng Hội Đồng Würzburg kéo dài từ 1971 đến 1975, vì theo ngài có một số điểm tương đồng với tiến trình công nghị hiện nay. Thượng Hội Đồng đó rõ ràng cũng “đã phá vỡ truyền thống Thượng Hội Đồng của Giáo Hội, cả về mặt quy chế lẫn các chương trình nghị sự khi cho người giáo dân có quyền biểu quyết và có số tham dự viên tương đương với con số các Giám Mục và linh mục tham dự Thượng Hội Đồng.” Những thành viên cũng được lựa chọn từ Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức (ZdK), là những người có một lịch sử lâu dài chống lại các giáo huấn của Giáo Hội về luật độc thân linh mục, phong chức cho phụ nữ và các giáo huấn về đạo đức tính dục. Vấn đề này cũng xảy ra tương tự trong tiến trình công nghị được bắt đầu vào đầu Mùa Vọng sắp đến.

Một tương đồng khác là mức độ chống đối Thượng Hội Đồng Würzburg vào thời điểm đó, Đức Hồng Y Brandmüller cho biết “Giáo sư Joseph Ratzinger [sau này là Đức Giáo Hoàng Benedict XVI] và Đức Cha Karl Forster - lúc đó là thư ký của Hội đồng Giám mục – đã bỏ ngang Thượng Hội Đồng này để phản đối.” Ngày nay, điều đó cũng xảy ra tương tự. Giáo sư Marianne Schlosser - một thành viên trong diễn đàn thảo luận về phụ nữ tại tiến trình công nghị này - đã tuyên bố rời khỏi diễn đàn thảo luận, và Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg công bố rằng ngài có thể sẽ bỏ ngang tiến trình công nghị này tại bất cứ thời điểm nào.

Ngược dòng lịch sử, Đức Hồng Y Brandmüller, nhận xét rằng vị Giáo Hoàng bị các Giám Mục Đức chống đối mạnh nhất là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

“Đức Gioan Phaolô II đã vấp phải một sự phản kháng mạnh mẽ hơn các vị khác khi ngài cấm các trung tâm tư vấn của Giáo Hội tại Đức cấp ‘giấy chứng nhận tư vấn’ cho các phụ nữ mang thai. Luật ở Đức đòi các phụ nữ phải có ‘giấy chứng nhận tư vấn’ như một điều kiện tiên quyết để có thể phá thai hợp pháp.” Vị Giáo Hoàng Ba Lan lý luận rằng cái giấy đó “thực tế là án tử hình của những đứa trẻ chưa chào đời,” Đức Hồng Y giải thích. Ngài cho biết thêm: “Quyết định này phát sinh một sự kháng cự mạnh mẽ và dai dẳng nơi hầu hết các Giám Mục Đức, đặc biệt là Đức Hồng Y Lehmann và Đức Giám Mục Kamphaus.”

Đức Hồng Y cũng phàn nằn rằng nhiều Giám Mục Đức không có lòng khiêm nhường và có khuynh hướng muốn trở thành “bậc thầy” của Giáo Hội Hoàn Vũ khi muốn xuất cảng ý tưởng của mình sang các quốc gia khác.

Điều này thể hiện rõ trong bức thư gần đây của Đức Hồng Y Reinhard Marx trả lời cho Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục vào ngày 12 tháng 9 vừa qua. Vị tổng trưởng Bộ Giám Mục đã gởi cho Hội Đồng Giám Mục Đức bản đánh giá pháp lý của Hội đồng Tòa Thánh về giải thích các văn bản luật trong đó khẳng định rằng:

“Làm thế nào một Giáo Hội địa phương có thể thảo luận với hiệu quả ràng buộc khi các chủ đề thảo luận có liên quan đến toàn thể Giáo Hội? Hội Đồng Giám Mục không thể mang lại hiệu lực pháp lý cho các nghị quyết về các vấn đề này, điều đó vượt quá khả năng của nó”.

Đức Hồng Y Marx trả lời Đức Hồng Y Ouellet một cách ngạo mạn rằng ngài hy vọng tiến trình công nghị ở Đức sẽ giúp Giáo Hội Hoàn Vũ: “Chúng tôi hy vọng rằng kết quả của việc hình thành một ý kiến cho những vấn đề này ở đất nước chúng tôi sẽ hữu ích cho Giáo Hội Hoàn Vũ trong việc hướng dẫn cho các Hội Đồng Giám Mục khác trên cơ sở từng trường hợp một. Dù thế nào đi nữa, tôi không thể hiểu tại sao mà những vấn đề đã được huấn quyền quyết định chung cuộc lại không thể được đưa ra thảo luận trong bất kỳ cuộc tranh luận nào, như các bài viết của ngài đề xuất.”

Đức Hồng Y đã đề cập đến các nỗ lực của các Giám Mục Đức muốn “ảnh hưởng” đến Giáo Hội Hoàn Vũ từ “nguồn tiền dồi dào chảy từ tiền thuế đóng cho Giáo Hội Đức sang các vùng nghèo hơn trên thế giới, qua đó tăng cường ảnh hưởng của Đức trên trường quốc tế. Chẳng hạn, ảnh hưởng của Đức đối với Thượng Hội Đồng Amazon.

Nhưng trong bối cảnh thực tế là số người Công Giáo ở Đức chính thức làm đơn lên tòa án xin bỏ đạo, Đức Hồng Y Brandmüller gọi sự tự phụ của các Giám Mục đồng hương là một sự “ngạo mạn đáng xấu hổ”.


Source:Kath.net

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt mừng lễ thánh Têrêsa bổn mạng giáo xứ.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
08:15 02/10/2019
Giáo xứ Tân Việt mừng lễ thánh Têrêsa bổn mạng giáo xứ.

“ Nhìn lại cuộc đời của Thánh Nữ, chúng ta thấy con đường nên Thánh của Ngài là con đường đơn sơ, phó thác, khiêm hạ và trên hết là con đường yêu thương “. Đó là lời chia sẻ của cha Giuse trong Thánh lễ trọng thể kính Thánh Teresa hài đồng Giê su, bổn mạng giáo xứ tân việt diễn ra lúc 17g30 thứ ba 1/10/2019.

Xem Hình

Thánh lễ đồng tế do linh muc chánh xứ Đa minh Vũ ngọc Thủ chủ tế, đồng tế với Ngài là Linh mục phó xứ Giuse Đỗ đức Hạnh ( giảng lễ) cùng với sự hiện diện của đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Đầu lễ cha chủ tế nhắn nhủ: Chiều hôm nay, cộng đoàn giáo xứ chúng ta cử hành lễ Thánh Teresa Hài đồng Giê su bổn mạng giáo xứ, bổn mạng Huynh đệ đoàn Phan sinh và quý bà, chúng ta cùng chúc mừng nhau

Chia sẻ Tin mừng cha Phó Giuse nói: “ Trong bài Tin mừng hôm nay chúng ta thấy Chúa nói: Ai không giống như trẻ nhỏ thì không được vào nước trời, chúng ta thấy rằng nhỏ ở đây không phải là nhỏ về mặt thể xác mà là tâm hồn, phải có một tâm hồn đơn sơ trong trắng, một tâm hồn luôn hướng đến điều thiện, điều tốt thì sẽ có được nước Trời làm gia nghiệp.

Ngài quảng diễn thêm: Nhìn lại cuộc đời Thánh nữ, chúng ta thấy con đường nên Thánh của Ngài là con đường đơn sơ, phó thác, khiêm hạ và trên hết là con đường yêu thương: “ Giữa lòng hội Thánh con sẽ là tình yêu “. Ngài làm tất cả mọi việc dù là nhỏ nhặt nhưng làm vì tình yêu và cầu nguyện cho các linh hồn. Chính vì vậy mà dù chỉ tu trong dòng kín nhưng ngài lại được phong là bổn mạng các xứ truyền giáo.

Ngài kết luận: Ước mong sao cộng đoàn giáo xứ chúng ta học tập theo gương Thánh nữ sống yêu mến Chúa và tha nhân hết mình bằng tình yêu vô vị lợi, tình yêu như Chúa đã yêu.

Thánh lễ tiếp tục với lời nguyện tín hữu và dâng của lễ.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, cha chủ tế gửi lời chúc mừng bổn mạng đến tất cả những ai mang thánh hiệu Teresa. Sau Thánh lễ đông đảo mọi người vẫn nán lại cầu nguyện nơi tòa Thánh Teresa được đặt ở cuối nhà thờ. Được biết với lòng yêu mến Thánh Teresa cách đặc biệt, cha cố Đa minh Vũ đức Triêm đã chọn Người làm bổn mạng giáo xứ ngày từ buổi đầu thành lập. Và lòng mộ mến của Ngài đã lan tỏa ra khắp mọi con dân trong giáo xứ.

Mừng kính Thánh Teresa Hài dồng Giê su. Nguyện xin Thánh Nữ từ trời cao mưa hoa hồng thánh ân trên mọi người, mọi gia đình trong cộng đoàn giáo xứ chúng con.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Việt Nam sợ Tầu là có thật
Phạm Trần
20:48 02/10/2019
Những hành động mới cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn biết sợ Trung Quốc là giải pháp tốt nhất để tồn tại.

Chủ trương này xẩy ra trong bối cảnh tầu Hải Dương 8 (HD-8), được nhiều tầu Quân sự và Hải giám Trung Quốc hộ tống, tiếp tục công tác tìm kiếm dầu khí, bắt đầu từ ngày 03/07 (2019), ở bãi Tư Chính và vùng biển lân cận, bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý (khoảng 370 cây số) của Việt Nam.

Phía Việt Nam cũng đã gửi một số tàu võ trang của Hải Quân và lực lượng Cảnh sát biển đến vùng Tư Chính để bảo vệ an ninh cho các giàn khoan dầu hỗn hợp giữa Việt Nam với Nga và Ấn Độ.

Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Việt Nam đều không thông tin về hoạt động của đôi bên, dường như là để che đậy về cường độ mâu thuẫn.

Nhưng sự thể phía Trung Quốc tiếp tục để HD-8 hoạt động sau 3 tháng có mặt và chưa có dấu hiệu rút lui là một thách thức mới cho quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Khác với năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở vị trí cách đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 120 Hải lý, hay lối 220 cây số, về hướng đông thì nó chỉ đứng nguyên ở đó từ ngày 01/05/2014 đến ngày rút lui 16/07/2014.

Ngược lại, nay bãi đá Chữ Thập ở phía bắc Tư Chính, bị Trung Quốc chiếm năm 1988, đã biến thành đảo nhân tạo với bến cảng kiên cố, sân bay và có quân lính bảo vệ nên HD-8 và các tầu hộ tống của Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập làm trạm nghỉ ngơi và tiếp tế nên có thể hoạt dồng dài ngày.

Hành động của Trung Quốc ở vùng Tư Chính, cực nam trong hình lưỡi Bò (hay đường 9 Đoạn) tự vẽ để chiếm ¾ tổng diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông, là nhằm chống hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với nước khác, không phải là Trung Quốc. Bởi vì từ năm 1977, khi lãnh đạo Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình còn sống đã đưa ra đề nghị “gác tranh chấp để cùng khai thác”, với các nước có tranh chấp với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.

Từ đó đến nay, qua nhiều lãnh đạo kế vị Đặng Tiểu Bình, Trung Hoa vẫn không đạt được mục đích hợp thức hóa quyền chủ quyền không hề có của mình ở Biển Đông.

Nhưng đến thời Tập Cận Bình thì áp lực của Trung Hoa đối với 5 nước Đông Nam Á gia tăng rõ rệt, song song với kế hoạch dùng viện trợ kinh tế và kỹ thuật, trong chủ trương “Một vành đai, một con đường” (Nhất đới, Nhất lộ) để mua chuộc và thao túng.

PHI LUẬT TÂN-TRUNG QUỐC

Cho đến nay, mặc dù bị Tòa án hòa giải quốc tế bác quyền chủ quyền của Trung Quốc trong hình lưỡi Bò, trong phán quyết Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ngày ngày 12 tháng 7 năm 2016, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết này.

Từ lâu, Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Tây Phi Luật Tân ở bãi cạn Scarborough, Đá Vành Khăn (Micchief) và bải Cỏ Mây (Second Thomas), nhưng bị Trung Hoa bác bỏ. Bắc Kinh đã đem quân đồn trú và thường xuyên đe dọa ngư dân Phi đánh bắt ở đây.

Do đó, trước áp lực và được nhiều viện trợ của Trung Hoa, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrido Duterte đã đồng ý hợp tác với Trung Hoa để tìm dầu khí chung với tỷ lệ ăn chia 60 - 40 nghiêng về Philippines.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh cuối tháng 8/2019, ông Duterte đã công bố quyết định thành lập ban nghiên cứu giữa hai nước, sau cuộc họp với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình.

Theo Tân Hoa Xã của Trung Hoa thì Họ Tập nói với Tổng thống Duterte :”Hai nước nên đặt tranh chấp qua một bên, loại trừ sự can thiệp từ bên ngoài, và có thể tiến một bước lớn hơn đối với việc phát triển dầu khí chung.”

VẪN THÂN THIỆN

Vậy liệu lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có noi theo Phi Luật Tân, trong bối cảnh của Tư Chính không ?

Chưa có dấu hiệu như thế, nhưng chỉ thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không đưa ra bất kỳ lời tuyên bố nào làm phật lòng Tập Cận Bình từ khi xẩy ra vụ HD-8.

Ngược lại, ông Trọng và Chính phủ CSVN vẫn tỏ ra thân thiện, trên giấy trắng mực đen với nhà cầm quyền Trung Quốc. Bằng chứng do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) đưa tin ngày 29/09 (2019:” Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lật Chiến Thư.”

VOV viết tiếp:”Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta chúc mừng những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong 70 năm qua, đặc biệt sau hơn 40 năm cải cách mở cửa; chúc nhân dân Trung Quốc tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cải cách mở cửa, sớm xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà và tươi đẹp, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.”

Điện mừng khẳng định:” Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, mong muốn cùng Trung Quốc tiếp tục củng cố truyền thống láng giềng hữu nghị, làm sâu sắc các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, cùng hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc vào năm 2020.”

Trong khi đó, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Nguyễn Phương Nga cũng đã nói trong buổi liên hoan mừng Quốc khánh Trung Hoa:” Việt Nam coi trọng cao độ quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, và luôn mong thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng đi vào chiều sâu. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt-Trung sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ với bạn bè Trung Quốc, tổ chức càng nhiều hoạt động, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước để chào đón 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.”

PHẠM BÌNH MINH

Riêng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cố tình tránh không nói tên Trung Quốc, trong diễn văn ngày 28/09 (2019) tại Liên Hiệp Quốc. Ông Minh đã có lần lên án đích danh Trung Quốc tại Hội nghị các nước ASEAN (Đông Nam Á).

Về Biển Đông, ông Minh nói với Liên Hiệp Quốc :”Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) – “Hiến chương của Biển và Đại dương”. Kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận thức rõ điều đó, các quốc gia liên quan đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả tích cực về giải quyết bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.”

Tuyên bố của ông Minh, chắc chắn không phải của riêng ông mà là của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Mà ông Trọng là người nổi tiếng thân Bắc Kinh thì ai cũng biết.

Cha ông Minh là nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương, một người công khai chống việc để cho Việt Nam bị lê thuộc vào Trung Hoa dưới thời nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Có tin nói, vì không bằng lòng với áp chế của Trung Hoa vào Việt Nam mà ông Thạch đã cảnh giác ông Linh rằng :“Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu.”

Sau đó ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị Trung Quốc yêu cầu ông Linh phải loại ra khỏi Bộ Chính trị và luôn cả Đại hội đảng 7 thời Đỗ Mười, năm 1991.

Hai ông Linh và Mười đã cúi đầu tuân lệnh Bắc phương là một vết nhơ trong lịch sử bang giao Việt-Trung mà ai ở Việt Nam cũng biết.

Giờ đây, trong khi nối nghiệp Cha, ông Phạm Bình Minh đã không có nghĩa khí như Cha mình, nhưng ngược lại cả Bộ Chính trị, trong đó có ông Minh đã sợ Tầu ra mặt. -/-

Phạm Trần

(10/019)

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Vị trí của Nến Phục Sinh và giếng Rửa tội.
Nguyễn Trọng Đa
08:27 02/10/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Liệu Nến Phục Sinh nên luôn ở vị trí có thể nhìn thấy rõ trong các nhà thờ Công Giáo chúng ta không? Như vậy, sau Lễ Thăng Thiên, nên đặt Nến Phục Sinh ở đâu? Trong nhà thờ của chúng con, giếng Rửa tội là nhỏ và không thể được đặt ở lối vào; liệu Nến Phục Sinh nên được đặt ở một nơi có thể nhìn thấy trong khu vực cung thánh, gần bàn thờ, nơi nó sẽ luôn được nhìn thấy, hay nó nên được đặt sang một bên và chỉ được lấy ra khi có Rửa tội? - N. B., Alberta, Canada.


Đáp: Có một số tài liệu liên quan. Trong số đó là thư luân lưu năm 1988 của Thánh Bộ Phượng tự, Paschalis Sollemnitatis. Tài liệu này nêu rõ:

“[Số 82]… Để duy trì tính chân thật của dấu chỉ, Nến Phục Sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, tránh hình thức giả tạo, đủ lớn và được làm mới cho mỗi năm, chỉ một cây nến mà thôi; để nó diễn tả một sự thật rằng Chúa Kitô là Ánh Sáng soi chiếu thế gian. Nến Phục Sinh được làm phép theo cách thức được chỉ định trong Sách Lễ Rôma hoặc theo nghi thức do Hội Đồng Giám mục qui định.

“99. Nến Phục Sinh đặt một nơi thích hợp, hoặc gần giảng đài hoặc gần bàn thờ, và phải thắp sáng trong tất cả các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là thánh lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống. Sau Mùa Phục Sinh, Nến Phục Sinh đặt ở vị trí trang trọng trong khu vực cử hành bí tích Thánh Tẩy, để mỗi khi cử hành bí tích Thánh Tẩy, thì đốt lên và châm nến cho người lãnh bí tích. Trong nghi thức an táng thì Nến Phục Sinh được đặt ở gần quan tài để nói lên rằng cái chết của người tín hữu là một cuộc Vượt Qua đích thực. Ngoài Mùa Phục Sinh, không được đặt và đốt Nến Phục Sinh trên cung thánh” (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)

Về vấn đề này, tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ bổ sung một số giải thích về ý nghĩa của Nến Phục sinh.

“Nến Phục Sinh

“§ 94. Nến Phục Sinh là biểu tượng của 'ánh sáng Chúa Kitô, trỗi dậy trong vinh quang,' xóa tan 'bóng tối của con tim và tâm trí của chúng ta.' Trên tất cả, Nến Phục Sinh phải là một ngọn nến chính hiệu, biểu tượng nổi bật của ánh sáng của Chúa Kitô. Lựa chọn về kích thước, thiết kế và màu sắc nên được thực hiện trong tương quan với cung thánh, nơi nó sẽ được đặt. Trong đêm Vọng Phục Sinh và trong suốt mùa Phục Sinh, Nến Phục Sinh đặt gần giảng đài, hoặc ở giữa cung thánh. Sau mùa Phục Sinh, nó được chuyển đến một nơi danh dự gần giếng Rửa tội, để sử dụng trong các dịp Rửa tội. Trong lễ tang, nến Phục Sinh được đặt gần quan tài, như một dấu hiệu của sự vượt qua của Kitô hữu từ sự chết đến cuộc sống.”

Trước tiên, trái với câu hỏi của bạn đọc, Nến Phục Sinh được cất sau lễ Hiện Xuống, chứ không phải sau lễ Thăng Thiên (như trường hợp của hình thức ngoại thường).

Thứ hai, các tài liệu đều kiên quyết rằng Nến Phục Sinh không được đặt trong khu vực cung thánh sau Lễ Phục sinh mà gần giếng Rửa tội. Điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi về vị trí thích hợp của giếng Rửa tội.

‘Nghi thức khai tâm Kitô giáo của người lớn’ nói như sau:

"Số 25: Giếng Rửa tội hoặc khu vực đặt giếng Rửa tội nên được dành riêng cho bí tích Rửa tội, và xứng đáng là nơi mà các Kitô hữu được tái sinh trong nước và Chúa Thánh Thần. Giếng Rửa tội có thể được đặt trong một nhà nguyện, hoặc trong hoặc ngoài nhà thờ, hoặc trong một số phần khác của nhà thờ mà các tín hữu dễ dàng nhìn thấy; nó phải đủ lớn để có thể chứa được nhiều người. Sau mùa Phục sinh, Nến Phục Sinh nên được giữ một cách cung kính trong khu vực giếng Rửa tội, theo cách mà nó có thể được thắp sáng để cử hành lễ Rửa tội, và từ đó, các nến của người mới được Rửa tội có thể dễ dàng được thắp sáng.”

Tài liệu của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cũng cung cấp các hướng dẫn có giá trị:

“Giếng Rửa tội

“§ 66. Nghi thức Rửa tội, bí tích đầu tiên của các Bí tích khai tâm, đòi hỏi một vị trí nổi bật để cử hành. Sự khai tâm đi vào Hôi Thánh là đi vào một cộng đoàn Thánh Thể hiệp nhất trong Chúa Giêsu Kitô. Bởi vì các nghi thức khai tâm của Hội Thánh bắt đầu bằng bí tích Rửa tội và được hoàn thành bằng việc Rước lễ, giếng Rửa tội và vị trí của nó phản ánh hành trình của Kitô hữu qua nước rửa tội đến bàn thờ. Mối quan hệ đầy đủ giữa giếng Rửa tội và bàn thờ có thể được chứng mịnh trong nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như đặt giếng Rửa tội và bàn thờ trên cùng một trục kiến trúc, sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo, sử dụng cùng một mẫu sàn, và sử dụng các vật liệu phổ biến hoặc tương tự, và các yếu tố của thiết kế.

“§67. Vị trí của giếng Rửa tội, sự thiết kế và vật liệu được sử dụng để xây dựng nó là các cân nhắc quan trọng trong quy hoạch và thiết kế của tòa nhà. Thông lệ là đặt giếng Rửa tội hoặc trong một khu vực đặc biệt trong phần chính của nhà thờ hoặc trong một giếng Rửa tội riêng biệt. Qua nước Rửa tội, các tín hữu bước vào đời sống của Chúa Kitô. Vì lý do này, giếng Rửa tội phải được nhìn thấy rõ ràng, và có thể được tiếp cận bởi tất cả người đi vào nhà thờ. Trong khi giếng Rửa tội được cân đối với chính tòa nhà và có thể chứa được nhiều người, kích thước thực tế của nó sẽ được xác định bởi các nhu cầu của cộng đoàn địa phương.

“§68. Nước là biểu tượng chính của bí tích Rửa tội và là tâm điểm của giếng Rửa tội. Trong nước này, các tín hữu chết cho tội và được tái sinh cho đời sống mới trong Chúa Kitô. Khi thiết kế giếng Rửa tội và biểu tượng trong khu vực Rửa tội, giáo xứ sẽ muốn xem xét biểu tượng truyền thống, vốn là nguồn cảm hứng cho thiết kế giếng Rửa tội trong suốt lịch sử. Giếng Rửa tội là một biểu tượng của cả ngôi mộ và tử cung; sức mạnh của nó là sức mạnh của thánh giá chiến thắng; và phép Rửa tội đặt người Kitô hữu trên đường đi đến với cuộc sống, vốn sẽ không bao giờ kết thúc, ngày ‘thứ tám’ của vĩnh cửu, mà ở đó sự hiển trị hòa bình và công lý của Chúa Kitô được cử hành.

“§69. Các tiêu chuẩn sau có thể là hữu ích khi chọn thiết kế giếng Rửa tội:

“1. Một giếng Rửa tội, vốn phù hợp với việc Rửa tội cho cà trẻ em và người lớn, tượng trưng cho một đức tin và một phép Rửa, mà các Kitô hữu chia sẻ. Kích thước và thiết kế của giếng Rửa tội có thể tạo điều kiện cho việc cử hành trang nghiêm cho tất cả các người được Rửa tội tại cùng giếng Rửa tội.

“2. Giếng Rửa tội phải đủ lớn để cung cấp lượng nước dồi dào cho lễ Rửa tội cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Vì phép Rửa tội trong các nhà thờ Công Giáo có thể diễn ra bằng cách dìm vào trong nước, hoặc bằng cách đổ nước, các giếng Rửa tội vốn cho phép tất cả các hình thức thực hành Rửa tội là được khuyến khích.

“3. Bí tích Rửa tội là một bí tích của toàn Hội Thánh, và cách riêng của cộng đoàn giáo xứ địa phương. Do đó, khả năng của cộng đoàn tham dự lễ Rửa tội là một cân nhắc quan trọng.

"4. Vị trí của giếng Rửa rội sẽ quyết định cách thức và cách thức tích cực cho toàn cộng đoàn phụng vụ có thể tham dự vào nghi thức rửa tội.

“5. Vì mối quan hệ thiết yếu của bí tích Rửa tội với việc cử hành các bí tích và nghi lễ khác, giáo xứ sẽ muốn chọn một khu vực cho giếng Rửa tội tượng trưng trực quan cho mối quan hệ đó. Một số nhà thờ chọn đặt giếng Rửa tội gần lối vào nhà thờ. Phép Thêm sức và Bí tích Thánh Thể hoàn tất việc khai tâm được khởi đầu bằng phép Rửa tội; phép hôn phối và truyền chức thánh là các cách sống đời sống đức tin bắt đầu trong bí tích Rửa tội; lễ tang của một Kitô hữu là hành trình cuối cùng của một cuộc đời trong Chúa Kitô bắt đầu trong bí tích Rửa tội; và bí tích Hòa giải kêu gọi các tín hữu hoán cải và đổi mới lời cam kết Rửa tội của họ. Việc đặt giếng Rửa tội trong một khu vực gần lối vào hoặc không gian tụ tập, nơi mà các thành viên thường xuyên đi qua, và đặt nó trên một trục với bàn thờ, có thể tượng trưng cho mối quan hệ giữa các bí tích khác nhau, cũng như tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể trong cuộc sống và sự phát triển đức tin của các thành viên.

“6. Với sự phục hồi Nghi thức Khai tâm Kitô giáo cho người lớn, mà đỉnh cao là việc Rửa tội trong đêm Vọng Phục Sinh, các nhà thờ cần có không gian riêng tư, nơi mà các người mới được rửa tội có thể đi ngay, sau khi Rửa tội, để được mặc quần áo trắng và chuẩn bị cho việc hoàn tất Khai tâm trong Bí tích Thánh Thể. Trong một số trường hợp, các phòng thánh gần đó có thể phục vụ mục đích này.”

Giờ đây, bạn đọc của chúng tôi dường như biết sự lựa chọn tốt nhất cho vị trí của giếng Rửa tội, nhưng nhà thờ thực tế dường như là quá nhỏ để chấp nhận một vị trí gần lối vào. Các tài liệu chúng tôi trích dẫn sẽ ngăn cản việc đặt giếng Rửa tội vĩnh viễn trong cung thánh, mặc dù giếng Rửa tội di động có thể được sử dụng trong cung thánh, đặc biệt là cho việc Rửa tội trong Thánh lễ.

Tài liệu cũng cho phép một số vị trí phù hợp khác trong nhà thờ, mà không đi sâu vào chi tiết.

Do đó, đề xuất của tôi sẽ là như sau:

Giả sử rằng nhà thờ của bạn đọc chúng tôi là nhà thờ giáo xứ, tốt nhất nên khám phá khả năng xây dựng một giếng Rửa tội dứt khoát, càng gần với mô hình được trình bày trong các tài liệu chính thức càng tốt, mặc dù đây có thể là một dự án dài hạn.

Một giải pháp tạm thời có thể là đặt giếng Rửa tội và Nến Phục Sinh trong mối quan hệ với giảng đài, mặc dù ngoài khu vực cung thánh. Trong một số nhà thờ, điều này đã trở thành một giải pháp lâu dài vì nó cung cấp tầm nhìn, trong khi vẫn ở ngoài cung thánh. Tuy nhiên, do sự gần gũi của hai khu vực, nó cũng có thể gây nhầm lẫn, vì vậy cần thận trọng, và xem xét tất cả các yếu tố.

Trong các nhà thờ và nhà nguyện không thuộc giáo xứ, mà ở đó việc rửa tội là đặc biệt, và không có giếng Rửa tội ổn định, Nến Phục Sinh có thể được giữ trong phòng thánh khi không sử dụng. (Zenit.org 1-10-2019)

Nguyễn Trọng Đa

https://zenit.org/articles/placement-of-the-paschal-candle/
 
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Phần Ba
Vũ Văn An
21:59 02/10/2019
PHẦN BA: VIỆC GIẢI THÍCH LỜI THIÊN CHÚA VÀ CÁC THÁCH THỨC CỦA NÓ

1. Dẫn Nhập

104. Khi giới thiệu phần trước, liên quan đến lời chứng của các trước tác Kinh thánh về sự thật trong nội dung riêng của chúng, chúng ta đã giải thích Dei Verbum hiểu ra sao khái niệm về sự thật Kinh Thánh và chúng ta đã bình luận cụm từ: "sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các Chữ thánh thiêng vì ơn cứu rỗi của chúng ta"(số 11). Chúng ta đã khám phá ra rằng sự thật mà Kinh thánh muốn truyền đạt cho chúng ta liên quan đến chính Thiên Chúa và dự án cứu rỗi của Người cho loài người. Phần thứ ba của tài liệu này cũng đề cập đến vấn đề sự thật của Kinh Thánh, nhưng khởi đi từ một quan điểm khác. Trong Kinh thánh, chúng ta bắt gặp những điều xem ra mâu thuẫn, những điều không chính xác về lịch sử, những câu chuyện ít có thật và trong Cựu Ước, giới luật và giáo huấn luân lý mâu thuẫn với giáo huấn của Chúa Giêsu. Đâu là "sự thật" của những đoạn Kinh thánh này? Ở đây chúng ta phải giáp mặt với những thách thức thực sự trong việc giải thích Lời Chúa.

Các yếu tố trả lời cho những câu hỏi này được cung cấp bởi chính Hiến chế Dei Verbum. Bản văn công đồng này khẳng định rằng sự mặc khải của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ diễn ra qua trung gian các biến cố và lời nói có tính bổ sung (số 2), nhưng cũng nhận xét rằng Cựu Ước chứa đựng "điều không hoàn hảo và không còn hợp thời"(số 15). Hiến chế tiếp nhận cho mình học lý về "sự hạ mình ... của Đức Khôn Ngoan vĩnh cửu" (số 13), một kiểu nói xuất phát từ Thánh Gioan Kim Khẩu (Chrysostom), nhưng trên hết, Hiến chế nại tới khái niệm "thể văn" như được sử dụng trong thời cổ đại, khi tham chiếu thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Piô XII (EB 557-562).

Đây là khía cạnh cuối cùng mà bây giờ chúng ta phải đào sâu hơn. Ngày nay cũng vậy, sự thật chứa trong một cuốn tiểu thuyết khác với sự thật của sách giáo khoa vật lý. Có nhiều cách viết lịch sử khác nhau, không phải lúc nào cũng là một biên niên sử khách quan. Thơ trữ tình không phát biểu cùng những điều y như một bài thơ anh hùng ca, v.v. Những ghi nhận này có giá trị như nhau đối với nền văn chương của lân bang Cận Đông và thế giới theo văn hóa Hy Lạp. Chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh các thể văn khác nhau được sử dụng trong các lĩnh vực văn hóa này: thi ca, tiên tri, tường thuật, từ ngữ cánh chung, ngụ ngôn, thánh thi, tuyên xưng đức tin, v.v ... Mỗi loại trong số này có một cách chuyên biệt để trình bày sự thật.

Trình thuật ở St 1:11, các truyền thống về các tổ phụ và cuộc chinh phục lãnh thổ Israel, lịch sử các vị vua cho đến khi cuộc nổi dậy của anh em nhà Máccabê chắc chắn chứa đựng sự thật, nhưng chúng không có ý định đề ra một biên niên về lịch sử của dân tộc Israel. Tác nhân chính trong lịch sử cứu độ không phải là Israel hay những con người khác, mà là chính Thiên Chúa. Những câu chuyện Kinh Thánh là những câu chuyện thần học. Sự thật của chúng – đối với những gì liên quan đến các bản văn được xem xét trong phần trước đây của tài liệu này - có liên quan đến các sự kiện được kể lại ở đó, nhưng chủ yếu phát xuất từ mục đích giáo huấn, khuyến thiện (parenetic) và thần học của tác giả, người đã thu thập những truyền thống cổ xưa này, hoặc đã khai triển các tài liệu văn chương được thu thập trong kho lưu trữ của các kinh sư, để truyền tải một trực giác tiên tri hoặc khôn ngoan, hoặc để truyền đạt một thông điệp chủ yếu đối với thế hệ của ông.

105. Mặt khác, một "lịch sử cứu rỗi" không tồn tại mà không có cốt lõi lịch sử, nếu đúng là Thiên Chúa tự mặc khải Người qua "các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau" (Dei Verbum, số 2). Hơn nữa, nếu linh hứng liên quan đến toàn bộ Cựu Ước và Tân Ước, "trong tất cả các phần của chúng" (Số 11), thì chúng ta không thể loại bỏ bất cứ đoạn nào khỏi câu truyện. Do đó, nhà chú giải phải nỗ lực tìm ra ý nghĩa của từng chi tiết, trong bối cảnh của câu truyện trọn vẹn, nhờ các phương pháp khác nhau được liệt kê trong tài liệu năm 1993 của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh - Giải thích Kinh thánh trong Giáo hội (xem EB 1259-1560).

Mặc dù một cuộc nghiên cứu dị đại (diachronique) các bản văn là điều không thể thiếu để đưa ra ánh sáng các tái giải thích khác nhau về một sấm ngôn hoặc một câu chuyện, ý nghĩa "chân thật" của một đoạn Kinh thánh được liên kết với hình thức dứt khoát của nó, được chấp nhận như vậy trong Qui điển của Giáo Hội. Việc giải thích lại cũng có thể mang hình thức phúng dụ hóa các bản văn xưa. Do đó, chẳng hạn, một số câu chuyện hoặc một số Thánh vịnh nào đó nói về sự tận diệt và thù hận đối với kẻ thù, dù rất xa với tinh thần Tân Ước, và dù có lưu ý tới sự không hoàn hảo của mặc khải trong Cựu Ước, tuy nhiên vẫn có thể có một giá trị khuyến thiện nào đó đối với các thế hệ được chúng ngỏ lời.

Rõ ràng là một vài nhận xét như thế không giải quyết được tất cả các khó khăn, nhưng điều không thể phủ nhận là Hiến chế Dei Verbum, với kiểu nói "sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các Chữ thánh thiêng vì ơn cứu rỗi của chúng ta” (số 11) giới hạn sự thật Kinh Thánh đối vào sự mặc khải thần thiêng liên quan đến chính Thiên Chúa và ơn cứu rỗi loài người. Ngoài ra, việc xem xét các thể loại văn chương đã gia tăng chiều dài và chiều rộng của công việc chú giải, vốn rất phức tạp. Các thí dụ sau đây sẽ minh họa điểm này.

2. Thách thức đầu tiên: những vấn nạn lịch sử

106. Trong phạm vi đoạn này, chúng ta sẽ chỉ thảo luận về một số bản văn khó hiểu từ Cựu Ước và Tân Ước. Các đoạn văn này có bản chất đa dạng, nhưng tất cả, theo một cách khác nhau, đều nêu lên câu hỏi duy nhất: điều gì thực sự đã xảy ra, trong số các yếu tố được bản văn nói tới? Các bản văn có thể chứng thực đến mức nào các sự kiện thực sự đã xảy ra? Việc có vấn nạn đặc thù của mỗi đoạn sẽ được đưa ra ánh sáng trong đoạn có liên quan đến nó.

2.1 Chu kỳ Ápraham (sách Sáng thế)

Hầu hết các nhà chú giải thừa nhận rằng việc soạn thảo cuối cùng các câu chuyện về các tổ phụ, cũng như câu chuyện về Xuất Hành, về Chinh phục, và câu chuyện các Thủ lãnh đã xuất phát từ thời kỳ hậu lưu đày Babylon, thời kỳ Ba Tư. Về những gì liên quan đến chu kỳ Ápraham, các tình tiết liên kết câu chuyện của vị tổ phụ này với các truyền thống tổ phụ khác, đặc biệt qua việc thiên về các câu chuyện hứa hẹn, thì mới có gần đây hơn, và vượt ra ngoài chân trời lúc ban đầu của câu chuyện, tức lúc tự giới hạn vào các câu chuyện của một gia tộc. Một tình tiết như tình tiết ở St 15 – chủ yếu đối với luận điểm của Thánh Phaolô về sự công chính hóa chỉ nhờ đức tin, độc lập với các việc làm theo Luật Môsê (xem Rm 4) - không mô tả các biến cố một cách chính xác như chúng diễn ra, như lịch sử soạn thảo ra nó đã cho thấy. Nhưng nếu đó là tình huống, thì chúng ta có thể nói gì về hành vi đức tin của vị tổ phụ và lập luận của Thánh Phaolô, người xem ra không có điểm tựa Kinh thánh mà ngài rất cần?

Điều đầu tiên có thể quả quyết nhân các câu chuyện về các Tổ phụ (cũng như các câu chuyện Xuất hành và Chinh phục) là chúng không phát xuất từ nơi nào cả. Thực thế, mọi dân tộc đều cần biết và phát biểu, cho chính họ và cho những dân tộc khác, họ đến từ đâu, nơi phát xuất địa dư và thời gian phát xuất của họ, nói cách khác, nguồn gốc của chính họ. Cùng một cách y như các dân tộc xung quanh, người Israel ở thế kỷ thứ 5 và thứ thứ 4 trước Chúa Giêsu Kitô bắt đầu kể lại quá khứ của họ. Đây là những câu chuyện lặp lại các truyền thống xưa, không những để quả quyết rằng dân tộc này có một quá khứ ít nhiều phong phú, giống như các dân tộc khác, mà còn để giải thích và nâng cao giá trị quá khứ này, với sự trợ giúp của đức tin.

107. Vậy, người ta biết gì về Ápraham và các tổ tiên? Có lẽ các ngài là các mục tử, phát xuất từ Lưỡng Hà (Mesopotamia), những dân du mục đi từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác theo mùa, theo mưa và theo sự tiếp đón của các xứ họ đi qua. Các nhà văn sau thời lưu đày, mà sự suy tư được nuôi dưỡng bằng ký ức về việc bị trục xuất và tầm quan trọng của nó đối với đức tin của cộng đồng họ, đã hiểu rằng thế hệ lưu vong đã sống một điều tương tự như kinh nghiệm của các Tổ phụ: Thực thế, thế hệ này đã mất lãnh thổ, các định chế chính trị và tôn giáo (Đền thờ) và phải đến một vùng đất xa lạ và ở lại đó trong cảnh nô lệ. Đó là một tình huống bi đát, một tình huống buộc thế hệ này phải sống bằng đức tin và niềm hy vọng. Sau khi mất đi những gì tạo nên bản sắc của một dân tộc, nghĩa là lãnh thổ và các định chế của tổ quốc, những người lưu vong đáng lẽ đã mất dạng, trong khi ngược lại, họ vẫn sống sót như một dân tộc, nhờ đức tin của họ. Kinh nghiệm triệt để này nuôi dưỡng việc cầu nguyện và đọc lại quá khứ của họ. Không còn nghi ngờ gì nữa, khi những người kể chuyện Kinh thánh mô tả lời hứa thần thiêng và phản ứng đức tin của tổ phụ Ápraham (xem St 15: 1-6), họ không phản chiếu các sự kiện mà việc truyền tải của thế tục sẽ cho là hoàn toàn chắc chắn. Đúng hơn, chính kinh nghiệm đức tin của họ đã giúp họ viết theo cách này, để trình bày ý nghĩa phổ quát của các biến cố và mời đồng bào của họ tin vào quyền năng và sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng cho phép họ, cũng như cho tổ tiên họ, trải qua các giai đoạn lịch sử đặc biệt cảm kích.

Hơn cả các sự kiện cụ thể, chính sự giải thích về chúng mới đáng kể, ý nghĩa xuất hiện từ việc đọc lại sự giải thích này mới thực sự hữu hiệu. Thật vậy, ý nghĩa của một giai đoạn lịch sử, sau khi đã trải qua nhiều thế kỷ, không thể được hiểu hoặc ghi lại dưới dạng các câu chuyện thần học và các bài thơ thánh ca, nếu không theo thời gian. Vững mạnh nhờ đức tin vào Thiên Chúa, các tác giả Kinh Thánh đã tìm kiếm ý nghĩa của sự sống còn của dân tộc họ qua nhiều thế kỷ, bất chấp nhiều hiểm nguy và thảm họa khủng khiếp mà họ phải đối mặt, và đã suy ngẫm về vai trò mà Thiên Chúa, và đức tin mà họ mang theo đối với Người, đã đóng trong việc cho phép sự sống sót này: từ sự suy nghĩ này, họ đã có thể diễn dịch rằng từ đầu lịch sử của họ, Người đã hành động như vậy. Do đó, không nên đọc St 15 như thể đây là một biên niên sử, mà như một sự mô tả một tác phong chuẩn mực được Thiên Chúa mong muốn, một chuẩn mực mà các tác giả Kinh Thánh đã sống một cách triệt để, và họ đã có thể truyền lại như thế cho thế hệ của họ và cho các thế hệ tương lai.

Tóm lại, để đánh giá sự thật của những câu chuyện Kinh thánh, cần phải đọc chúng bằng cách tôn trọng cách thức chúng đã được viết ra và theo cách chúng được chính Thánh Phaolô đọc: "Những sự việc này xảy ra cho họ [người Do Thái] để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này"(1 Cr 10:11).

2.2 Vượt qua biển (Xh 14)

108. Câu chuyện về cuộc vượt qua biển cả của người Do Thái là một yếu tố chủ yếu trong các bài đọc phụng vụ của Kitô giáo khi cử hành lễ vọng Phục sinh. Câu chuyện này dựa trên một truyền thống rất cổ xưa, để kỷ niệm cuộc giải phóng dân khỏi cảnh nô lệ. Truyền thống truyền khẩu này, khi được viết ra, từng là đối tượng của nhiều "việc đọc lại", và cuối cùng đã được đưa vào câu chuyện Xuất Hành trong Kinh Tôra. Trong bối cảnh này, cuộc giải phóng dân Israel được trình bày như một sáng thế mới. Cách Chúa tạo ra thế giới bằng cách tách biển khỏi vùng đất khô thế nào thì cách Người "tạo ra" dân tộc Israel cũng thế, bằng cách vạch cho họ một lối đi trên đất khô, vượt qua biển cả. Do đó, tường thuật nối lại một truyền thống kể chuyện cổ xưa, và một sự giải thích thần học, dựa trên nền thần học sáng thế. Sự thật của câu chuyện không chỉ nằm trong truyền thống mà nó nhớ đến - một câu chuyện giải phóng vẫn giữ được trọn tính thời sự của nó ở thời điểm lưu đầy tại Babylon, lúc Israel trong thân phận tù đầy khát mong tự do - mà còn nằm trong giải thích thần học đi kèm với nó. Do đó, bản văn Kinh thánh kết hợp, một cách không thể phân chia, một câu chuyện xưa, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và việc hiện thực hóa được đề xuất trong đó sau đó. Việc hiện thực hóa này gợi lên tình huống của các tác giả chương Xuất Hành 14, ở thời điểm bản văn được soạn tác. Thật vậy, bên cạnh nền thần học sáng thế, bản văn còn khai triển một nền thần học cứu rỗi, khi trình bày Thiên Chúa của Israel như Đấng Cứu độ giải phóng dân khỏi áp bức, và Môsê như một nhân vật tiên tri mời gọi dân tin tưởng vào sức mạnh cứu rỗi của Thiên Chúa mình: " Đừng sợ ! Cứ đứng vững, rồi anh em sẽ thấy việc Chúa làm hôm nay để cứu thoát anh em” (Xh 14,13). Cũng y như vậy, thời cổ xưa, Chúa biết bảo vệ dân của Người thế nào thì giờ đây Người cũng có thể giữ gìn họ và ban cho họ sự cứu rỗi, bất chấp mọi tình huống. Mục đích chính của trình thuật Xuất hành không phải là truyền lại việc tường thuật các biến cố xưa, theo cách một tài liệu văn khố, mà đúng hơn là để tưởng nhớ một truyền thống nhằm chứng thực rằng, hôm nay cũng như hôm qua, Thiên Chúa luôn hiện diện bên cạnh dân của Người để cứu vớt họ.

Kinh nghiệm và niềm hy vọng cứu rỗi này, được công bố trong trình thuật Xuất Hành 14, cũng có một thể hiện phụng vụ trong trình thuật Lễ Vượt Qua (Xh 12:1-13.16) trước đó. Phụng vụ Kitô giáo trong Đêm Vọng Phục Sinh cho thấy trình thuật Ex 14 đã "ứng nghiệm" ra sao trong Chúa Giêsu Kitô, trong sự phục sinh mà Đấng Tạo Hóa và Cứu Chúa đã tự tỏ mình ra với dân của Người một cách dứt khoát và không thể vượt qua.

2.3 Các sách Tôbia và Giôna

109. Sách Tôbia không thuộc Kinh thánh tiếng Do Thái, mà thuộc về Kinh thánh tiếng Hy Lạp; sắc lệnh về Qui điển của Công đồng Trente bao gồm nó trong các sách lịch sử của Cựu Ước (Denz 1502). Sách Giôna, trái lại, nằm trong sách Mười hai Tiên tri (còn gọi là "các tiên tri nhỏ") của Kinh thánh tiếng Do Thái. Hai bản văn này kể cùng một loạt các biến cố, mà người ta có thể tự hỏi liệu chúng có thực sự xẩy ra hay không.

2.3.1 Sách Tôbia

Cái chết của bảy người chồng của cùng một người phụ nữ trước khi hôn nhân được hoàn hợp (Tb 3: 8-17) là một biến cố không có thật đến nỗi một mình yếu tố này đủ báo chúng ta biết rằng trình thuật này chủ yếu có chức năng văn chương. Điều này giải thích vô số những điều không hợp thời: cha của người anh hùng nhân vật chính tự nói về mình như một trong những người Do Thái bị đầy qua Ninivê, và, đồng thời như đối tượng của luật Đệ Nhị Luật (x. Tb 1,1-22); Tobia "nói tiên tri" về sự hủy diệt Ninivê, sự hoang tàn của Giuđêa và Samaria, việc đốt Đền thờ và xây dựng lại (Tb 14: 4-5).

Do đó, chúng ta đang đối diện với một câu chuyện ngụ ngôn tôn giáo bình dân, mà mục đích của nó là mô phạm và xây dựng, và do đó, có thể định vị trong truyền thống khôn ngoan. Đây là một soạn tác văn chương để triển khai một lược đồ quen thuộc - được gia tăng bởi sự sóng đôi giữa Tôbia và Sara: sự sóng đôi về tác phong của người công chính, người chịu khốn khổ vì gian truân, cầu nguyện với Chúa, xin Người gửi ơn cứu độ xuống cho mình.

Sự can thiệp của quỷ Asmodeus bắt nguồn từ truyền thống Kinh Thánh coi Satan và các thiên thần của hắn hành động trong thế giới của chúng ta và gây ra các thảm họa. Những đặc điểm này cho phép ta xếp loại cuốn sách này vào thể loại văn chương kể chuyện, nói về những người anh hùng phàm nhân và siêu phàm, và nhiều nhân vật khác. Khác với các trình thuật khác thuộc loại này, việc can thiệp của ma quỷ được kể lại một cách rất vừa phải trong sách Tôbia. Con quỷ Asmodeus là một nhân vật hư cấu, người không thực sự có khả năng ma quái để nhận chìm con người, đặc biệt những người cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa. Và cũng vậy, thiên thần Raphael là một nhân vật có chức năng văn chương, và, theo truyền thống Kinh Thánh không thay đổi, và với việc tiếp nhận của Giáo hội, những hữu thể giống như ngài không có khả năng can thiệp thực sự bằng cách giúp đỡ những người cầu khẩn danh Chúa.

Sách Tôbia là một bản tuyên ngôn nhằm tìm cách ca ngợi các tập tục truyền thống về lòng đạo đức trong Do Thái giáo: cầu nguyện, ăn chay và bố thí (Tb 12:8-9); cũng như việc thực hiện các công việc thương xót, đặc biệt là chôn cất người chết (x. Tb 12:13), lời cầu nguyện chúc lành và hành động tạ ơn để tôn vinh các công trình vinh hiển của Thiên Chúa (xin xem Tb 12:6.22; 13:1-18). Chúng ta hãy lưu ý một khía cạnh đặc thù của sách này: việc nhấn mạnh đến lời cầu nguyện xin thánh hóa đời sống hôn nhân, và hỗ trợ giữa những nguy hiểm.

2.3.2 Sách Giôna

110. Sự kiện sách Giôna được lưu truyền trong các trước tác của Mười Hai Tiên Tri cho thấy nhân vật chính của nó đã nhanh chóng được coi là một nhà tiên tri chân chính (xem 2V:14:25), về lịch sử được định vị trong bối cảnh thống trị của Assyria được trình thuật giả định, trước khi người Babylon và Medes bắt đầu hủy diệt Ninivê, vào năm 612 trước Công nguyên. Sự đánh giá như vậy dường như được củng cố bởi sự kiện này: chính Chúa Giêsu đề cập đến tình tiết nổi tiếng nhất của câu chuyện liên quan nhà tiên tri - ba ngày sống trong bụng cá voi - như một dấu chỉ "có tính lịch sử" loan báo trước biến cố phục sinh của chính Người (xem Mt 12:39-41; Lc 11:29-30; Mt 16:4).

Tuy nhiên, trong trình thuật, không những có các chi tiết, mà cả các yếu tố thuộc về cốt truyện không thể được ghi nhận như các sự kiện lịch sử, và là các yếu tố dẫn đến việc giải thích văn bản như một soạn tác hư cấu, với nội dung thần học quan trọng.

Một số chi tiết ít đúng sự thật - ví dụ, Ninivê là một thành phố rộng lớn, phải mất ba ngày để đi qua (xem Ga 3: 3) - có thể được coi như cường điệu; trái lại, đối với các yếu tố thuộc về cốt truyện, sự kiện một con cá nuốt chửng Giôna và giữ ông ba ngày trong bụng trước khi mửa ra ông(x. Ga 2:1.11) xem ra không đúng sự thật, tương tự như việc hoán cải nhất trí của Ninivê (x. Ga 3:5-10), tất cả đều không có vết tích nào khác trong các tài liệu của người Assyria.

Chúng ta hãy nhấn mạnh hai yếu tố trong số các chủ đề thần học của câu chuyện:

Nội dung của một thông điệp tiên tri không phải là một sắc lệnh không thể hủy bỏ (xem Ga 3: 4), nhưng đúng hơn là một tuyên bố có thể được sửa đổi theo đáp ứng của những người nó ngỏ lời (xem Ga 4: 2.11).

Do Thái giáo sau lưu đầy có đặc điểm ở sự căng thẳng giữa các khuynh hướng duy phổ quát và cởi mở với đối thoại, và các khuynh hướng khép kín và độc hữu hơn. Do đó, người ta có thể nhận thấy một sự tương phản rất rõ ràng, một bên, các sách Rút, Giôna, Tôbia, và bên kia, các sách Haggai, Dacaria, Étra, Nơkhemia và Biên niên sử. Étra, Nơkhemia đã làm cho việc duy trì bản sắc Do Thái thành khả hữu, bằng cách chống lại bất cứ sự pha trộn nào với chủ nghĩa ngoại giáo, đặc biệt trong khung cảnh các cuộc hôn nhân hỗn hợp (xem Er 9-10, Nkm 10:29-31). Tuy nhiên, xu hướng cởi mở và duy phổ quát không biến mất. Nó có thể bắt rễ sâu vào các truyền thống tổ phụ và tiên tri. Sách Rút phản ứng chống lại sự cấm đoán các cuộc hôn nhân hỗn hợp bằng cách trình bầy một người ngoại quốc – Bà Rút người Môáp (xem R 1:4-19) - như tổ tiên của Đavít (xem R 4:17). Giôna đi xa hơn trong quan điểm duy phổ quát, làm cho người Assyria xấu xa và đáng ghét - những kẻ từng phá hủy vương quốc Israel, trục xuất cư dân của nó, và tự hào về những phong tục hiếu chiến hung hãn – thành những người tiếp nhận thông điệp tiên tri khiến họ có khả năng hoán cải.

Kỳ tới: 2.4 Các Tin mừng về thời thơ ấu
 
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Đaminh Đặng Trung Hiếu, SVD, vừa qua đời tại Nha Trang, Việt Nam
Dòng Ngôi Lời Việt Nam
08:18 02/10/2019
 
VietCatholic TV
Phụng Vụ trọng thể khai mạc Tháng Truyền Giáo Ngoại Thường tại Đền Thờ Thánh Phêrô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:06 02/10/2019
Lúc 6 giờ chiều ngày thứ Ba 1 tháng Mười, Đức Thánh Cha đã khai mạc Tháng Truyền giáo Ngoại thường với chủ đề: “Được Rửa tội và sai đi: Giáo Hội của Chúa Kitô tiếp tục sứ vụ trên thế giới”.

Đức Thánh Cha đã đánh dấu dịp này trong buổi Kinh Chiều trong Đền Thờ Thánh Phêrô để kính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, đấng bảo trợ cho các xứ truyền giáo.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến từ “chứng nhân” là điều mà ngài gọi là từ chủ yếu để bắt đầu sứ vụ truyền giáo mà Chúa ủy thác cho mỗi một người trong chúng ta.

Đức Thánh Cha nói:


Trong dụ ngôn chúng ta vừa nghe, Chúa được trình bày như một người đàn ông kia, trước khi cất bước lên đường, gọi các đầy tớ của mình và giao phó tài sản cho họ (x. Mt 25:14). Thiên Chúa đã giao cho chúng ta những kho báu lớn nhất của Người: đó là cuộc sống của chính chúng ta và cuộc sống của những người khác. Ngài đã ủy thác tất cả mọi ân sủng đa dạng cho mỗi người chúng ta. Những ân sủng này, những tài năng này, không phải là thứ để cất giữ trong két sắt, nhưng là một ơn gọi thực sự: Chúa kêu gọi chúng ta làm cho tài năng của chúng ta sinh hoa kết trái, bằng sự liều lĩnh và sáng tạo. Chúa không đòi chúng ta phải giữ gìn cuộc sống và đức tin cho riêng mình, nhưng thay vào đó, Ngài đòi chúng ta phải bước tới và chấp nhận rủi ro, thậm chí là chịu mất thể diện. Tháng Truyền giáo Ngoại thường này phải khiến cho chúng ta cảm thấy hăng hái và thúc đẩy chúng ta tích cực làm việc thiện. Không phải như những người cất giữ đức tin và bảo vệ ân sủng, nhưng như các nhà truyền giáo.

Nhưng làm thế nào để bắt đầu trở thành một nhà truyền giáo? Thưa: Bằng cách sống như những chứng nhân: hãy làm chứng bằng cuộc sống của chúng ta như những người đã biết đến Chúa Giêsu. Chứng nhân là từ chủ yếu: đó là một từ có cùng gốc gác với từ “tử đạo”. Các vị tử đạo là các chứng nhân chính của đức tin: không phải bằng lời nói nhưng bằng chính cuộc sống của các ngài. Các vị tử đạo biết rằng đức tin không phải là chuyện tuyên truyền hay chiêu dụ tín đồ: nhưng đó là một món quà đáng trân trọng trong đời người. Các ngài sống bằng cách truyền bá an bình và niềm vui, bằng cách yêu thương mọi người, thậm chí là kẻ thù của mình, vì tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Chúng ta, những người đã khám phá ra rằng chúng ta là con cái của Cha trên trời, có thể nào lại giữ im lặng trước niềm vui chúng ta được Chúa yêu thương, và trước niềm xác tín rằng chúng ta trở nên quý giá trong mắt Chúa? Đó là một thông điệp mà rất nhiều người đang chờ đợi để nghe. Và đó là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi mình trong tháng này: tôi là một nhân chứng tốt đến mức nào?

Vào cuối dụ ngôn này, Chúa mô tả những người đầy tớ dám liều lĩnh như những đầy tớ “tốt lành và đáng tin cậy”, và những người đầy tớ khiếp đảm như những kẻ “độc ác và lười biếng” (câu. 21.23.26). Tại sao Thiên Chúa lại khắc nghiệt như thế với người đầy tớ nhát đảm? Người ấy có làm gì ác đâu? Thưa: Cái ác của anh ta là đã không làm điều tốt; anh ta phạm tội chểnh mảng. Đây có thể là tội lỗi cả một đời người, vì chúng ta đã được ban sự sống không phải để chôn vùi sự sống ấy, nhưng là để tạo ra một cái gì đó từ cuộc sống này; không phải để giữ nó cho bản thân chúng ta, nhưng là cho đi. Bất cứ ai đồng ý với Chúa Giêsu đều biết rằng chúng ta giữ những gì chúng ta cho đi; chúng ta sở hữu những gì chúng ta cho người khác. Bí quyết để sở hữu cuộc sống là cho đi. Sống chểnh mảng là chối bỏ ơn gọi của chúng ta: chểnh mảng là điều tương phản với truyền giáo.

Chúng ta phạm tội bằng cách lơ là, nghĩa là chống lại sứ vụ được trao phó, bất cứ khi nào, thay vì lan truyền niềm vui, chúng ta lại nghĩ rằng mình là nạn nhân, hoặc nghĩ rằng không ai yêu chúng ta hoặc hiểu chúng ta. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta chịu khuất phục trước thái độ chủ bại: “Tôi không thể làm điều này: Tôi không làm nổi đâu”. Sao lại có thể như thế được? Chúa đã ban cho anh chị em những tài năng, vậy mà anh chị em lại nghĩ mình nghèo nàn đến mức không thể làm giàu cho bất cứ ai? Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta phàn nàn và cứ lải nhải rằng mọi thứ đang chuyển từ xấu đến tồi tệ hơn, trên thế giới và trong Giáo Hội. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta trở thành nô lệ cho những nỗi sợ khiến chúng ta bất động, khi chúng ta để cho mình bị tê liệt bằng cách nghĩ rằng “mọi thứ sẽ không bao giờ thay đổi”. Chúng ta phạm tội chống lại sứ vụ khi chúng ta sống cuộc sống như một gánh nặng chứ không phải là một ân sủng, khi chúng ta đặt bản thân và những mối quan tâm của chúng ta ở vị thế trung tâm chứ không phải anh chị em của chúng ta, là những người đang chờ đợi để được yêu thương.

“Ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2 Cor 9: 7). Ngài yêu Giáo Hội đang tiến bước. Giáo Hội không tiến bước, thì không còn là Giáo Hội. Một Giáo Hội đang tiến về phía trước, một Giáo Hội truyền giáo là một Giáo Hội không lãng phí thời gian than vãn về những điều sai lầm, những sự bất tín, và những giá trị của thời xa xưa trong quá khứ. Một Giáo Hội không tìm kiếm những ốc đảo an toàn để sống trong an bình, nhưng khao khát trở thành muối của trái đất và là men trong thế giới. Vì Giáo Hội biết rằng sức mạnh của mình là chính Chúa Giêsu, chứ không phải là sự liên quan về mặt xã hội hay thể chế, nhưng là tình yêu khiêm nhường và nhưng không.

Hôm nay chúng ta bắt đầu Tháng Mười Truyền Giáo này với sự đồng hành của ba “đầy tớ” đã mang lại nhiều hoa trái. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu chỉ cho chúng ta con đường: thánh nữ biến lời cầu nguyện thành nhiên liệu cho các hoạt động truyền giáo trên thế giới. Đây cũng là Tháng Mân Côi: liệu chúng ta cầu nguyện được bao nhiêu cho việc truyền bá Tin Mừng và lòng hoán cải từ sự chểng mảng sang truyền giáo? Kế đến, chúng ta có Thánh Phanxicô Xaviê, là người, mà có lẽ, sau Thánh Phaolô, là nhà truyền giáo vĩ đại nhất mọi thời đại. Ngài cũng cho chúng ta một khích lệ: liệu chúng ta có dám thoát ra khỏi vỏ bọc của mình và từ bỏ những tiện nghi vì Tin Mừng không? Cuối cùng là Bậc Đáng Kính Pauline Jaricot, một người lao động đã hỗ trợ sứ vụ truyền giáo bằng các công việc hàng ngày của mình: với những số tiền dâng cúng mà cô dành ra từ tiền lương của mình, cô đã giúp đặt nền móng cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo. Liệu chúng ta có dành một món quà hàng ngày để giúp vượt qua sự ngăn cách giữa Tin Mừng và cuộc sống không? Anh chị em, xin vui lòng đừng sống một đức tin “trong phòng thánh”.

Chúng ta được tháp tùng với một nữ tu, một linh mục và một giáo dân. Các ngài nhắc nhở chúng ta rằng không ai được miễn trừ khỏi sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội. Vâng, trong tháng này, Chúa cũng kêu gọi anh chị em, bởi vì anh chị em, những bậc là cha mẹ của các gia đình; anh chị em, những người trẻ đang mơ ước những điều tuyệt vời; anh chị em, những người đang làm việc trong một nhà máy, cửa hàng, ngân hàng hoặc nhà hàng; anh chị em những người đang thất nghiệp; anh chị em những người đang nằm liệt giường, Chúa đang yêu cầu tất cả anh chị em trở thành một món quà mọi lúc mọi nơi, như anh chị em là cùng với mọi người xung quanh. Ngài đang yêu cầu anh chị em không chỉ đơn giản là đi qua trong cuộc đời này, nhưng là cho đi cuộc sống; không phải là phàn nàn về cuộc sống, nhưng là để chia sẻ trong nước mắt của tất cả những người đau khổ. Hãy can đảm lên! Chúa mong đợi những điều tuyệt vời từ anh chị em. Ngài cũng hy vọng một số anh chị em có can đảm để lên đường và đi bất cứ nơi nào nhân phẩm và hy vọng đang thiếu thốn nhất, ad gentes – hãy đến với muôn dân, nơi mà còn biết bao người vẫn sống mà không có niềm vui của Tin Mừng. Chúa sẽ không để anh chị em cô đơn khi làm chứng cho Ngài; anh chị em sẽ khám phá ra rằng Chúa Thánh Thần đã đi trước anh chị em và dọn đường cho anh chị em. Can đảm lên anh chị em! Can đảm lên Giáo Hội Mẹ! Hãy tái khám phá thành quả của anh chị em trong niềm vui của sứ vụ truyền giáo!


Source:Libreria Editrice Vaticana
 
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay 2.10.2019: ĐTC khai mạc Tháng Truyền giáo Ngoại thường.
VietCatholic TV
16:37 02/10/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1. Tiếp Kiến Chung với ĐTC, thứ Tư ngày 02 tháng 10, 2019
2. ĐTC khai mạc Tháng Truyền giáo Ngoại thường.
3. ĐTC nói: Chăm sóc người già và trẻ em là sống văn hoá hy vọng.
4. Nội dung tổng quát Tự sắc “Aperuit illis” của ĐTC Phanxicô.
5. ĐTC tiếp phái đoàn các dòng truyền giáo của Ý.
6. ĐTC mời gọi các ca đoàn giúp dân Chúa tham dự phụng vụ tích cực.
7. Một thần học gia châu Phi nhận giải thưởng Ratzinger.
8. Dòng Salêdiêng kỷ niệm lần thứ 150 dòng gửi các tu sĩ đi truyền giáo.
9. Án phong chân phước cha Andrej Majcen, từng phục vụ tại Việt Nam.
10. Thế giới làm ngơ trước tình trạng Kitô hữu bị bách hại.
11. Bắc Kinh gia tăng đàn áp người Công Giáo Trung Quốc.
12.. Giới thiệu Thánh Ca: Khúc ca tạ ơn.
Sau đây là phần tin chi tiết