Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy tạ ơn Chúa
Lm Đan Vinh
05:51 09/10/2019
Chúa Nhật 28 Thường Niên C
2V 5,14-17 ; 2Tm 2,8-13 ; Lc 17,11-19
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 17,11-19
(11) Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. (12) Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong cùi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa (13) và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi !” (14) Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Đang khi đi thì họ đã được sạch. (15) Một người trong bọn thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. (16) Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. (17) Đức Giê-su mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? (18) Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” (19) Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay cho thấy trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đã chữa cho mười người phong cùi được khỏi do đức tin của họ vào Người, biểu lộ qua lời cầu xin tha thiết và qua thái độ vâng lời Người dạy. Tuy nhiên trong 10 người được khỏi bệnh chỉ có một người Sa-ma-ri biết trở lại tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Đức Giê-su. Người đã trách những kẻ còn lại và nói với người Sa-ma-ri: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 11-13: + Trên đường lên Giê-ru-sa-lem: Đây là lần thứ ba thánh Lu-ca nói tới việc Đức Giê-su đi lên Giê-ru-sa-lem (Lc 9,51;13,32). Thành Giê-ru-sa-lem là đích điểm của cuộc hành trình, và cũng là nơi kết thúc cuộc đời Đức Giê-su trước khi Tin mừng được rao giảng đi khắp thế giới (x. Lc 24,47). + Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê: Để lên Giê-ru-sa-lem, phải đi ngang qua vùng đồng bằng sông Gio-đan và thành Giê-ri-khô (x. Lc 18,35). + Người vào một làng kia thì có mười người phong hủi đón gặp Người: Để tránh cho nhiều người khỏi bị lây bệnh, Luật Mô-sê buộc những người bệnh cùi phải sống cách xa chỗ ở của dân chúng (x. Lc 13,46). + Họ dừng lại đằng xa: Bệnh cùi không những là bệnh đáng sợ về thể xác, mà còn được coi là hình phạt của Đức Chúa dành cho những tội nhân (x. Đnl 28,27). Thời xưa vì khoa học chưa tiến bộ, nên khi thấy một số triệu chứng nghi ngờ trên da bệnh nhân, các tư tế dễ hiểu lần là họ bị mắc bệnh này (x. Lv 13,9-17). Người mắc bệnh phong cùi bị buộc phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và khi thấy có người đến gần thì phải kêu lên “Ô uế! Ô uế!” để người ta biết mà tránh xa (x. Lv 13,45). + “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi”: Chữ Thầy ở đây bày tỏ một lòng tin tưởng sâu xa. Chữ này chỉ thấy trong Tin mừng Lu-ca và do các môn đệ sử dụng (x. Lc 5,5; 8,24.45). Mười người cùi này đã làm trái với quy định của Lề Luật, vì họ tin vào tình thương của Đức Giê-su dành cho bệnh nhân.
- C 14-16: + “Hãy đi trình diện với các tư tế”: Thay vì trực tiếp chữa bệnh, Đức Giê-su lại ra lệnh cho họ đi trình diện với các tư tế, để được các vị này khám xét và công nhận họ đã được khỏi bệnh cùi (x. Lv 13,49). Và quả thật, nhờ tin vào Lời Đức Giê-su mà các người cùi đang khi đi đường đã được lành sạch. Qua phép lạ này, Đức Giê-su chứng tỏ Người vừa là Đấng quyền năng, lại vừa trung thành tuân giữ Lề luật (x. Lv 14,2-3). + Lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa: Lu-ca thích ghi nhận thái độ tôn vinh Đức Chúa của người nhận được phép lạ (x. Lc 5,25-26; 7,16). + Anh ta lại là người Sa-ma-ri: Người Do thái khinh thường người Sa-ma-ri. Thế nhưng ở đây chỉ một người Sa-ma-ri biết ơn để quay trở lại với Đức Giê-su mà tôn vinh Thiên Chúa. Điều này cho thấy Đức Giê-su đến cứu chuộc mọi người không phân biệt Do thái hay dân ngoại.
- C 17-19: + “Không phải cả mười người đều được sạch sao?”: Đức Giê-sumuốn cả 10 người đều trở lại. Nhưng chỉ có người Sa-ma-ri. Chín người kia là người Do thái đã không trở lại cám ơn, có lẽ do không có thói quen ấy hoặc do họ nghĩ mình là dân ưu tuyển, có quyền đòi Chúa phải ban ơn và không cần phải cám ơn Người. + “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”: Đức Giê-su tỏ lòng ưu ái đặc biệt đối với người Sa-ma-ri ngoại đạo, vì anh đã bày tỏ lòng biết ơn. Người cho biết: ơn cứu độ được ban cho người ta không căn cứ trên nguồn gốc Do thái hay dân ngoại, nhưng căn cứ trên lòng tin. Một lòng tin thực sự phải được biểu lộ, không những bằng lời xin ơn, mà còn bằng việc cảm tạ tôn vinh Chúa sau khi được ơn suốt cả cuộc đời.
4. CÂU HỎI:
1) Luật Mô-sê quy định về sinh họat của các người bị bệnh phong cùi ra sao ?
2) Mười người phong cùi đã cầu xin với Đức Giê-su thế nào ?
3) Qua việc ra lệnh cho mười người cùi đi trình diện với tư tế, Đức Giê-su cho thấy quan điểm của Người đối với Luật Mô-sê ra sao ?
4) Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn người ta phải tỏ thái độ biết ơn Thiên Chúa ?
5) Ta phải tạ ơn thế nào khi được ơn Chúa ban nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ và các thánh ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại đạo này?” (Lc 17,17-18)
.
2. CÂU CHUYỆN:
1) TẠ ƠN CHÚA KHÔNG NGỪNG:
Thi sĩ LA-MÁC-TIN (Lamartine), người Pháp đã kể lại một giai thoại vui như sau: một hôm khi đi ngang qua một cánh rừng, ông chợt nghe thấy một âm thanh lạ: cứ kèm mỗi tiếng búa đập đá chan chát là câu nói “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ tò mò đến gần thì thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa nện vào phiến đá trước mặt là ông lại thốt ra câu nói “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ nấn ná đến gần hỏi chuyện, bấy giờ ngưởi thợ đá mới giải thích như sau: ”Tôi đang tạ ơn Chúa !” Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống xem ra khá vất vả, thi sĩ liền bảo ông kia: “Giả như bác được giầu có thì tôi hiểu tại sao bác luôn “Tạ ơn Chúa”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần khi dựng nên bác trong lòng mẹ. Sau đó Ngài chỉ ban cho bác có một cái búa này và không ngó ngàng gì tới bác nữa để bác phải hằng ngày vất vả đập đá. Vậy tại sao bác lại cứ phải tạ ơn Ngài như thế ?”
- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi hay sao ? Người thợ đá hỏi lại.
- Dĩ nhiên – Lamartine nhắc lại: “Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần mà thôi !”
Bấy giờ người thợ đập đá liền nói với ông khách:
- Ông nói như vậy cũng phải thôi. Nhưng ông cũng hãy nghĩ lại mà xem: Thiên Chúa vô cùng lớn lao lại thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và cho dù Ngài chỉ nghĩ đến tôi một lần mà thôi, lại không đủ để tôi phải tạ ơn Ngài luôn mãi hay sao ?”.
Nói xong, người thợ đá bỏ mặc ông thi sĩ đứng đó, rồi quay lại vừa đập đá vừa tiếp tục nói: “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”…
2) PHẢI LUÔN TẠ ƠN CHÚA:
BAI-ƠN ĐEO (Byron Dell) kể lại câu chuyện liên quan đến ông hồi còn nhỏ như sau: “Tôi đã lớn lên tại một nông trại miền Nê-bát-ca (Nebraska). Khi lên 8 tuổi, tôi có nuôi một con ngựa nhỏ tên là Phít-ki (Frisky). Một buổi sáng kia, khi tôi đang ngồi trên lưng con ngựa thân yêu và tiến đến gần mấy con bò cái đang ăn cỏ, thì bỗng nhiên chú ngựa con tôi đang cưỡi nổi hứng lên, và vùng chạy như điên mà tôi không sao ghìm cương cho nó đứng lại được. Mấy lần tôi sắp bị té lăn xuống đất, nhưng may sao tôi đã kịp gượng ngồi lại được trên yên ngựa. Ba tôi cùng mấy người giúp việc vội vàng leo lên mấy con ngựa khác đuổi theo. Sau mấy cây số băng rừng lội suối. Khi bắt kịp tôi, ông nắm chặt giây cương con ngựa của tôi và bắt nó phải dừng lại. Sau đó ba tôi bồng tôi sang ngồi trên yên ngựa của ông và dắt con ngựa của tôi chạy theo phía sau. Nó ngoan ngoãn theo chân con ngựa của chúng tôi quay về nông trại. Tối hôm đó, ba tôi đã theo tôi lên tận chỗ tôi nằm trên gác. Ông yêu cầu tôi cùng ông quì trên sàn cạnh giường để tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho tôi được an toàn sau sự cố ban chiều. Sau đó ông đã dâng một lời nguyện tự phát để cảm tạ Chúa thay cho tôi”.
Biến cố ấy xảy ra cách đây đã 55 năm. Thế mà Bai-ơn vẫn không bao giờ quên được. Nó làm cho ông cảm thấy xúc động và cảm phục ba ông rất nhiều. Nhất là biến cố đó đã dạy cho Bai-Ơn bài học về lòng biết ơn đối với Chúa. Từ ngày ấy, mỗi tối trước khi đi ngủ, ông đều quì bên giường thưa với Chúa một lời cầu nguyện tự phát để cám ơn Người đã ban các ơn lành cho ông trong một ngày qua, và cầu xin Chúa gìn giữ hồn xác mình qua đêm bình an.
3) TẠ ƠN CHÚA!
Cha xứ bán con ngựa của mình cho một người khách. Nhận tiền xong, ông dặn dò:
- Tôi cần lưu ý ông, muốn thúc nó chạy thì nói "Tạ ơn Chúa", còn muốn nó đứng lại thì nói "Alléluia" (hãy hoan hỉ lên).
- Được thôi, tôi đã quen với ngựa cả đời rồi.
- Nhảy lên lưng con ngựa mới mua, ông khách thử nói khẽ: "Tạ ơn Chúa!"
- Chưa dứt lời, con ngựa đã vọt đi. Đến tiếng "Tạ ơn Chúa" thứ hai thì nó phóng nước đại. Chợt nhìn thấy một vực sâu thăm thẳm ngay phía trước, ông ta hoảng hốt hét lên : "Alléluia!"
- Con ngựa kịp dừng lại ngay sát bên mép vực sâu. Lau mồ hôi chảy ròng ròng trên trán, kỵ sĩ làm dấu thánh và thốt lên: "Tạ ơn C...h...ú...a!"
4) PHẢI BIẾT CÁM ƠN CHÚA:
David đang đi đường thì gặp một người ăn xin. Anh cho người ấy một số tiền rồi tiếp tục đi, lòng rất sung sướng. Nhưng chỉ một lát sau, anh cảm thấy bực bội khi chợt nhớ là hồi nãy người ăn xin kia đã không nói lời cám ơn anh. Anh đem chuyện ấy kể cho một vị Rabbi nghe.
Vị Rabbi chăm chú lắng nghe, rồi hỏi :
- Khi anh cho tiền người ăn mày, anh thấy thế nào ?
- Con cảm thấy lòng mình rất vui.
- Thế đó không phải là phần thưởng cho con rồi hay sao ?
- Nhưng con nghĩ rằng dù sao thì người ấy cũng phải nói lời cám ơn con mới phải.
- Thế con đã nói lời cám ơn Chúa chưa ?
- Tại sao con lại phải cám ơn Chúa ?
- Vì Chúa đã ban cho con cơ hội trở thành dụng cụ để Người thực hiện tình thương của Người là ban ơn trợ giúp cho một người đang bị khốn khổ. (FM)
5) NGUỒN GỐC LỄ TẠ ƠN TẠI HOA KỲ:
Hằng năm, cứ vào những ngày cuối của tháng 11 người Mỹ có thói quen mừng lễ Tạ ơn gọi là THANKSGIVING. Nguồn gốc Lễ Tạ ơn này như sau: Trên con tàu Mayflower mang theo 102 người đầu tiên từ Anh. Do bị đàn áp về tín ngưỡng tôn giáo, họ đã di cư đến miền đất Mỹ tự do. Trong cuộc hành trình họ gặp nhiều gian nan khốn khó. Chính các cơn giông bão, cái đói và rét đã làm cho 46 người trên thuyền bị thiệt mạng, đến nỗi thuyền trưởng nản chí muốn quay đầu trở lại nước Anh. Nhưng mọi người trên thuyền khi được hỏi ý kiến lại muốn tiếp tục cuộc hành trình. Cuối cùng Chúa đã cho họ đặt chân được đến miền đất Mỹ tự do. Nhưng trên vùng đất mới khai phá, họ lại gặp nạn hạn hán khiến bị mất mùa, họ lại hiệp nhau cầu xin Chúa giúp. Chúa đã cho dân da đỏ hướng dẫn họ biết kỹ thuật trồng cấy cây lúa hợp thổ nhưỡng nên họ đã đạt được mùa gặt bội thu. Năm 1621, để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã cho sống sót qua các cơn phong ba trên biển cả và còn ban lương thực nuôi sống trong vùng đất mới tự do, những người di cư đã tổ chức Lễ Tạ ơn Chúa kéo dài ba ngày. Đồ ăn trong lễ này đơn giản chỉ gồm các món gà tây, khoai tây và bí ngô. Về sau, mỗi năm cứ đến thứ năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11, người Mỹ đều tổ chức ăn mừng Lễ Tạ Ơn trên phạm vi cả nước.
3. SỐNG LỜI CHÚA:
Bạn có ý kiến thế nào về câu nói sau: “Tất cả đều là hồng ân: Cuộc đời của chúng ta, dù được may lành như ý hay gặp rủi ro trái ý cũng đều không ngòai thánh ý Chúa quan phòng, và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của ta. Nên ta phải luôn nói lời cảm tạ tri ân Chúa” ?
4. SUY NIỆM:
Biết ơn là thái độ của một người có giáo dục và nhân cách. Người xưa đã dạy về lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ như sau: ”Uống nước nhớ nguồn; Làm con phải hiếu; Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… Về phạm vi đức tin, người tín hữu cũng cần ý thức về công ơn vô cùng lớn lao của Thiên Chúa, để từ đó biết tỏ lòng biết ơn Ngài giống như đứa con hiếu thảo biết ơn cha mẹ. Vậy tại sao chúng ta lại phải tỏ lòng biết ơn người làm ơn cho mình ? Ích lợi của sự biết ơn ra sao ? Mỗi người chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa và tha nhân ?
1) Những lý do của lòng biết ơn :
a) Vì biết ơn là thái độ hợp với đạo làm người: Khi chịu ơn ai chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn họ mới hợp đạo lý như người ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Kẻ không biết ơn sẽ bị khinh dể và bị coi là phường “vô ơn bạc nghĩa”; “Ăn cháo đá bát”; “Vắt chanh bỏ vỏ”, “Qua cầu rút ván”…
b) Vì biết ơn là biểu hiện một người có giáo dục, có văn hóa: Một người biết nói lời “cám ơn” cho thấy họ có một nhân cách tốt, có trình độ văn hóa cao và sẽ được mọi người kính nể như câu ca dao của người xưa như sau: “Công ai một chút chớ quên. Phiền ai một chút để bên cạnh lòng”.
2) Ích lợi của lòng biết ơn:
-“Lời nói không mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: Thái độ biết ơn sẽ gây được thiện cảm của người làm ơn và hy vọng sẽ được họ tiếp tục giúp ta sau này.
-Đặc biệt nếu cha mẹ, thầy cô, thủ trưởng… mà biết nói lời “cám ơn” người dưới như con cái, học trò, người làm công, nhân viên thuộc cấp… chắc sẽ làm cho họ vui và họ sẽ kể lại cho nhiều người khác biết về phẩm chất tốt đẹp của chúng ta.
-Tuy nhiên cần tránh thái độ “công thần”, nghĩa là giúp ai được điều gì thì công bố cho mọi người được biết và đòi người chịu ơn phải đền ơn đáp nghĩa cho mình. Chúng ta nên coi việc giúp đỡ tha nhân là một nhiệm vụ phải làm mà không cần sự trả ơn của họ, thì người chịu ơn sẽ lại càng cảm phục về lòng khiêm hạ của chúng ta, và chính Chúa sẽ thay họ trả ơn cho chúng ta trước tòa phán xét sau này, như lời Chúa Giê-su: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).
3) Hãy tạ ơn Thiên Chúa và tha nhân:
a) Thái độ tạ ơn Thiên Chúa biểu lộ một đức tin chân thành:
-Ngay từ thời Cựu ước, tác giả thánh vịnh đã dạy loài người phải biết tạ ơn Thiên Chúa như sau: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1). Thời kỳ Xuất hành, dân Ít-ra-en cũng đã bắt đầu truyền thống tạ ơn Đức Chúa qua việc dâng lễ vật đầu mùa lên để tạ ơn Ngài (x. Đnl 26,1-10).
-Đến thời Tân ước, Đức Giê-su nhiều lần nêu gương cầu nguyện tạ ơn Chúa Cha. Chẳng hạn: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn…” (Mt 11,25-26). Đức Giê-su cũng đòi những ai nhận được ơn phải biết cám ơn Thiên Chúa như sau: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” (Lc 17,17-18).
-Hội Thánh Công Giáo cũng biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa qua việc cử hành thánh lễ và gọi là Thánh Lễ Tạ Ơn. Trong thánh lễ, Hội Thánh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa bằng việc dâng bánh rượu là kết quả của lao công của con người và sau đó bánh rượu ấy sẽ trở thành Mình Máu thánh Chúa Ki-tô khi truyền phép. Rồi nhờ lễ vật rất cao trọng này, Hội Thánh sẽ dâng lên Chúa Ba Ngôi tâm tình cảm tạ và xin ơn qua lời kinh Vinh Tụng Ca: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.- AMEN.
b) Những cách tỏ lòng biết ơn:
-Cuộc sống chúng ta là một chuỗi những hồng ân của Chúa: Có những ơn do Thiên Chúa trực tiếp ban và cũng có những ơn Chúa ban cho chúng ta nhờ tay người khác. Vậy chúng ta cần phải làm gì khi nhận được những món quà ấy ? Thánh Bê-na-đô đã dạy: ”Tôi xin anh em điều này là hãy tránh thói xấu lớn lao là sự vô ơn. Chớ gì đời chúng ta là một lời cám ơn liên lỉ... Tuy nhiên chúng ta đừng chỉ nói lời cám ơn suông, nhưng hãy biết sử dụng những ơn lành Chúa ban. Đó là điều Chúa đòi hỏi chúng ta”.
-Phải biết cám ơn bằng hành động: Bài đọc I trong thánh lễ hôm nay cho thấy lòng biết ơn phải được biểu lộ bằng hành động noi gương viên tướng Na-a-man người xứ A-ram (x. 2 V 5,14-17).
-Phải vui vẻ đón nhận mọi điều xảy đến: Cám ơn Chúa vì những điều may lành như ý của mình thì dễ, nhưng cám ơn về những điều rủi ro trái ý mình lại không dễ chút nào. Vì thế chúng ta cần tập cám ơn Chúa về mọi điều xảy đến cho ta: vui cũng như buồn, thành công cũng như thất bại, an lành khỏe mạnh cũng như rủi ro tật bệnh trái ý… Vì những điều đó đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta, như thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đã xác quyết: "Tất cả đều là hồng ân".
-Cần tập thành thói quen cám ơn: Cha mẹ Công Giáo cần tập cho con cái biết cám ơn những người làm ơn cho mình ngay từ khi chúng bập bẹ nói. Mỗi tối, chúng ta cũng hãy nhớ lại những ơn tinh thần vật chất nhận được trong ngày, rồi dâng lời tạ ơn Chúa như thánh Phao-lô đã viết: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su" (1 Cr 1,4).
4. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU, Thánh I-nha-xi-ô đã nói: “Tội lớn nhất nơi con người là tội vô ơn”. Đời con được dệt bằng biết bao hồng ân của Chúa mà nhiều khi con chưa ý thức được. Có lẽ chẳng khi nào con tạ ơn vì đã được Chúa cho được làm người và làm con Chúa. Có lẽ chưa khi nào con tạ ơn vì Chúa đã ban cho con khí trời để thở, cơm ăn nước uống nuôi dưỡng con, vũ trụ thiên nhiên tươi đẹp để giúp con được sống vui tươi. Cũng chưa bao giờ con tạ ơn Chúa vì con đã được Chúa ban cho có sức khỏe, thân xác lành lặn, tâm hồn bình an... Quả thực, đó là những ơn to lớn mà con lại cho là chuyện đương nhiên, nên đã coi thường và đã vô ơn với Chúa. Từ nay xin Chúa cho con nhận ra những ơn lành Chúa đã thương ban và không ngừng dâng lời cảm tạ tri ân Chúa. Tri ân bằng lời ca tụng Chúa và nhất là bằng việc sử dụng ơn lành Chúa ban để mưu ích cho phần rỗi đời đời của con và mang lại hạnh phúc cho mọi người.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
2V 5,14-17 ; 2Tm 2,8-13 ; Lc 17,11-19
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 17,11-19
(11) Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. (12) Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong cùi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa (13) và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi !” (14) Thấy vậy, Đức Giê-su bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế”. Đang khi đi thì họ đã được sạch. (15) Một người trong bọn thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. (16) Anh ta sấp mình dưới chân Đức Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. (17) Đức Giê-su mới nói: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? (18) Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” (19) Rồi Người nói với anh ta: “Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.
2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay cho thấy trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su đã chữa cho mười người phong cùi được khỏi do đức tin của họ vào Người, biểu lộ qua lời cầu xin tha thiết và qua thái độ vâng lời Người dạy. Tuy nhiên trong 10 người được khỏi bệnh chỉ có một người Sa-ma-ri biết trở lại tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Đức Giê-su. Người đã trách những kẻ còn lại và nói với người Sa-ma-ri: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 11-13: + Trên đường lên Giê-ru-sa-lem: Đây là lần thứ ba thánh Lu-ca nói tới việc Đức Giê-su đi lên Giê-ru-sa-lem (Lc 9,51;13,32). Thành Giê-ru-sa-lem là đích điểm của cuộc hành trình, và cũng là nơi kết thúc cuộc đời Đức Giê-su trước khi Tin mừng được rao giảng đi khắp thế giới (x. Lc 24,47). + Đức Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê: Để lên Giê-ru-sa-lem, phải đi ngang qua vùng đồng bằng sông Gio-đan và thành Giê-ri-khô (x. Lc 18,35). + Người vào một làng kia thì có mười người phong hủi đón gặp Người: Để tránh cho nhiều người khỏi bị lây bệnh, Luật Mô-sê buộc những người bệnh cùi phải sống cách xa chỗ ở của dân chúng (x. Lc 13,46). + Họ dừng lại đằng xa: Bệnh cùi không những là bệnh đáng sợ về thể xác, mà còn được coi là hình phạt của Đức Chúa dành cho những tội nhân (x. Đnl 28,27). Thời xưa vì khoa học chưa tiến bộ, nên khi thấy một số triệu chứng nghi ngờ trên da bệnh nhân, các tư tế dễ hiểu lần là họ bị mắc bệnh này (x. Lv 13,9-17). Người mắc bệnh phong cùi bị buộc phải mặc áo rách, xõa tóc, che râu và khi thấy có người đến gần thì phải kêu lên “Ô uế! Ô uế!” để người ta biết mà tránh xa (x. Lv 13,45). + “Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi”: Chữ Thầy ở đây bày tỏ một lòng tin tưởng sâu xa. Chữ này chỉ thấy trong Tin mừng Lu-ca và do các môn đệ sử dụng (x. Lc 5,5; 8,24.45). Mười người cùi này đã làm trái với quy định của Lề Luật, vì họ tin vào tình thương của Đức Giê-su dành cho bệnh nhân.
- C 14-16: + “Hãy đi trình diện với các tư tế”: Thay vì trực tiếp chữa bệnh, Đức Giê-su lại ra lệnh cho họ đi trình diện với các tư tế, để được các vị này khám xét và công nhận họ đã được khỏi bệnh cùi (x. Lv 13,49). Và quả thật, nhờ tin vào Lời Đức Giê-su mà các người cùi đang khi đi đường đã được lành sạch. Qua phép lạ này, Đức Giê-su chứng tỏ Người vừa là Đấng quyền năng, lại vừa trung thành tuân giữ Lề luật (x. Lv 14,2-3). + Lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa: Lu-ca thích ghi nhận thái độ tôn vinh Đức Chúa của người nhận được phép lạ (x. Lc 5,25-26; 7,16). + Anh ta lại là người Sa-ma-ri: Người Do thái khinh thường người Sa-ma-ri. Thế nhưng ở đây chỉ một người Sa-ma-ri biết ơn để quay trở lại với Đức Giê-su mà tôn vinh Thiên Chúa. Điều này cho thấy Đức Giê-su đến cứu chuộc mọi người không phân biệt Do thái hay dân ngoại.
- C 17-19: + “Không phải cả mười người đều được sạch sao?”: Đức Giê-sumuốn cả 10 người đều trở lại. Nhưng chỉ có người Sa-ma-ri. Chín người kia là người Do thái đã không trở lại cám ơn, có lẽ do không có thói quen ấy hoặc do họ nghĩ mình là dân ưu tuyển, có quyền đòi Chúa phải ban ơn và không cần phải cám ơn Người. + “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”: Đức Giê-su tỏ lòng ưu ái đặc biệt đối với người Sa-ma-ri ngoại đạo, vì anh đã bày tỏ lòng biết ơn. Người cho biết: ơn cứu độ được ban cho người ta không căn cứ trên nguồn gốc Do thái hay dân ngoại, nhưng căn cứ trên lòng tin. Một lòng tin thực sự phải được biểu lộ, không những bằng lời xin ơn, mà còn bằng việc cảm tạ tôn vinh Chúa sau khi được ơn suốt cả cuộc đời.
4. CÂU HỎI:
1) Luật Mô-sê quy định về sinh họat của các người bị bệnh phong cùi ra sao ?
2) Mười người phong cùi đã cầu xin với Đức Giê-su thế nào ?
3) Qua việc ra lệnh cho mười người cùi đi trình diện với tư tế, Đức Giê-su cho thấy quan điểm của Người đối với Luật Mô-sê ra sao ?
4) Câu nào cho thấy Đức Giê-su muốn người ta phải tỏ thái độ biết ơn Thiên Chúa ?
5) Ta phải tạ ơn thế nào khi được ơn Chúa ban nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ và các thánh ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại đạo này?” (Lc 17,17-18)
.
2. CÂU CHUYỆN:
1) TẠ ƠN CHÚA KHÔNG NGỪNG:
Thi sĩ LA-MÁC-TIN (Lamartine), người Pháp đã kể lại một giai thoại vui như sau: một hôm khi đi ngang qua một cánh rừng, ông chợt nghe thấy một âm thanh lạ: cứ kèm mỗi tiếng búa đập đá chan chát là câu nói “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ tò mò đến gần thì thấy một người thợ đá đang miệt mài làm việc. Cứ mỗi lần gõ búa nện vào phiến đá trước mặt là ông lại thốt ra câu nói “Tạ ơn Chúa !”. Thi sĩ nấn ná đến gần hỏi chuyện, bấy giờ ngưởi thợ đá mới giải thích như sau: ”Tôi đang tạ ơn Chúa !” Ngạc nhiên về lòng tin của một người mà cuộc sống xem ra khá vất vả, thi sĩ liền bảo ông kia: “Giả như bác được giầu có thì tôi hiểu tại sao bác luôn “Tạ ơn Chúa”. Đàng này Thiên Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần khi dựng nên bác trong lòng mẹ. Sau đó Ngài chỉ ban cho bác có một cái búa này và không ngó ngàng gì tới bác nữa để bác phải hằng ngày vất vả đập đá. Vậy tại sao bác lại cứ phải tạ ơn Ngài như thế ?”
- Ông nghĩ rằng Chúa chỉ nghĩ đến tôi có một lần thôi hay sao ? Người thợ đá hỏi lại.
- Dĩ nhiên – Lamartine nhắc lại: “Chúa chỉ nghĩ đến bác có một lần mà thôi !”
Bấy giờ người thợ đập đá liền nói với ông khách:
- Ông nói như vậy cũng phải thôi. Nhưng ông cũng hãy nghĩ lại mà xem: Thiên Chúa vô cùng lớn lao lại thương nghĩ đến một người thợ đá thấp hèn như tôi, và cho dù Ngài chỉ nghĩ đến tôi một lần mà thôi, lại không đủ để tôi phải tạ ơn Ngài luôn mãi hay sao ?”.
Nói xong, người thợ đá bỏ mặc ông thi sĩ đứng đó, rồi quay lại vừa đập đá vừa tiếp tục nói: “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”; “Tạ ơn Chúa !”…
2) PHẢI LUÔN TẠ ƠN CHÚA:
BAI-ƠN ĐEO (Byron Dell) kể lại câu chuyện liên quan đến ông hồi còn nhỏ như sau: “Tôi đã lớn lên tại một nông trại miền Nê-bát-ca (Nebraska). Khi lên 8 tuổi, tôi có nuôi một con ngựa nhỏ tên là Phít-ki (Frisky). Một buổi sáng kia, khi tôi đang ngồi trên lưng con ngựa thân yêu và tiến đến gần mấy con bò cái đang ăn cỏ, thì bỗng nhiên chú ngựa con tôi đang cưỡi nổi hứng lên, và vùng chạy như điên mà tôi không sao ghìm cương cho nó đứng lại được. Mấy lần tôi sắp bị té lăn xuống đất, nhưng may sao tôi đã kịp gượng ngồi lại được trên yên ngựa. Ba tôi cùng mấy người giúp việc vội vàng leo lên mấy con ngựa khác đuổi theo. Sau mấy cây số băng rừng lội suối. Khi bắt kịp tôi, ông nắm chặt giây cương con ngựa của tôi và bắt nó phải dừng lại. Sau đó ba tôi bồng tôi sang ngồi trên yên ngựa của ông và dắt con ngựa của tôi chạy theo phía sau. Nó ngoan ngoãn theo chân con ngựa của chúng tôi quay về nông trại. Tối hôm đó, ba tôi đã theo tôi lên tận chỗ tôi nằm trên gác. Ông yêu cầu tôi cùng ông quì trên sàn cạnh giường để tạ ơn Chúa vì Chúa đã cho tôi được an toàn sau sự cố ban chiều. Sau đó ông đã dâng một lời nguyện tự phát để cảm tạ Chúa thay cho tôi”.
Biến cố ấy xảy ra cách đây đã 55 năm. Thế mà Bai-ơn vẫn không bao giờ quên được. Nó làm cho ông cảm thấy xúc động và cảm phục ba ông rất nhiều. Nhất là biến cố đó đã dạy cho Bai-Ơn bài học về lòng biết ơn đối với Chúa. Từ ngày ấy, mỗi tối trước khi đi ngủ, ông đều quì bên giường thưa với Chúa một lời cầu nguyện tự phát để cám ơn Người đã ban các ơn lành cho ông trong một ngày qua, và cầu xin Chúa gìn giữ hồn xác mình qua đêm bình an.
3) TẠ ƠN CHÚA!
Cha xứ bán con ngựa của mình cho một người khách. Nhận tiền xong, ông dặn dò:
- Tôi cần lưu ý ông, muốn thúc nó chạy thì nói "Tạ ơn Chúa", còn muốn nó đứng lại thì nói "Alléluia" (hãy hoan hỉ lên).
- Được thôi, tôi đã quen với ngựa cả đời rồi.
- Nhảy lên lưng con ngựa mới mua, ông khách thử nói khẽ: "Tạ ơn Chúa!"
- Chưa dứt lời, con ngựa đã vọt đi. Đến tiếng "Tạ ơn Chúa" thứ hai thì nó phóng nước đại. Chợt nhìn thấy một vực sâu thăm thẳm ngay phía trước, ông ta hoảng hốt hét lên : "Alléluia!"
- Con ngựa kịp dừng lại ngay sát bên mép vực sâu. Lau mồ hôi chảy ròng ròng trên trán, kỵ sĩ làm dấu thánh và thốt lên: "Tạ ơn C...h...ú...a!"
4) PHẢI BIẾT CÁM ƠN CHÚA:
David đang đi đường thì gặp một người ăn xin. Anh cho người ấy một số tiền rồi tiếp tục đi, lòng rất sung sướng. Nhưng chỉ một lát sau, anh cảm thấy bực bội khi chợt nhớ là hồi nãy người ăn xin kia đã không nói lời cám ơn anh. Anh đem chuyện ấy kể cho một vị Rabbi nghe.
Vị Rabbi chăm chú lắng nghe, rồi hỏi :
- Khi anh cho tiền người ăn mày, anh thấy thế nào ?
- Con cảm thấy lòng mình rất vui.
- Thế đó không phải là phần thưởng cho con rồi hay sao ?
- Nhưng con nghĩ rằng dù sao thì người ấy cũng phải nói lời cám ơn con mới phải.
- Thế con đã nói lời cám ơn Chúa chưa ?
- Tại sao con lại phải cám ơn Chúa ?
- Vì Chúa đã ban cho con cơ hội trở thành dụng cụ để Người thực hiện tình thương của Người là ban ơn trợ giúp cho một người đang bị khốn khổ. (FM)
5) NGUỒN GỐC LỄ TẠ ƠN TẠI HOA KỲ:
Hằng năm, cứ vào những ngày cuối của tháng 11 người Mỹ có thói quen mừng lễ Tạ ơn gọi là THANKSGIVING. Nguồn gốc Lễ Tạ ơn này như sau: Trên con tàu Mayflower mang theo 102 người đầu tiên từ Anh. Do bị đàn áp về tín ngưỡng tôn giáo, họ đã di cư đến miền đất Mỹ tự do. Trong cuộc hành trình họ gặp nhiều gian nan khốn khó. Chính các cơn giông bão, cái đói và rét đã làm cho 46 người trên thuyền bị thiệt mạng, đến nỗi thuyền trưởng nản chí muốn quay đầu trở lại nước Anh. Nhưng mọi người trên thuyền khi được hỏi ý kiến lại muốn tiếp tục cuộc hành trình. Cuối cùng Chúa đã cho họ đặt chân được đến miền đất Mỹ tự do. Nhưng trên vùng đất mới khai phá, họ lại gặp nạn hạn hán khiến bị mất mùa, họ lại hiệp nhau cầu xin Chúa giúp. Chúa đã cho dân da đỏ hướng dẫn họ biết kỹ thuật trồng cấy cây lúa hợp thổ nhưỡng nên họ đã đạt được mùa gặt bội thu. Năm 1621, để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã cho sống sót qua các cơn phong ba trên biển cả và còn ban lương thực nuôi sống trong vùng đất mới tự do, những người di cư đã tổ chức Lễ Tạ ơn Chúa kéo dài ba ngày. Đồ ăn trong lễ này đơn giản chỉ gồm các món gà tây, khoai tây và bí ngô. Về sau, mỗi năm cứ đến thứ năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11, người Mỹ đều tổ chức ăn mừng Lễ Tạ Ơn trên phạm vi cả nước.
3. SỐNG LỜI CHÚA:
Bạn có ý kiến thế nào về câu nói sau: “Tất cả đều là hồng ân: Cuộc đời của chúng ta, dù được may lành như ý hay gặp rủi ro trái ý cũng đều không ngòai thánh ý Chúa quan phòng, và đều mang lại ích lợi cho phần rỗi đời đời của ta. Nên ta phải luôn nói lời cảm tạ tri ân Chúa” ?
4. SUY NIỆM:
Biết ơn là thái độ của một người có giáo dục và nhân cách. Người xưa đã dạy về lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ như sau: ”Uống nước nhớ nguồn; Làm con phải hiếu; Công cha như núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”… Về phạm vi đức tin, người tín hữu cũng cần ý thức về công ơn vô cùng lớn lao của Thiên Chúa, để từ đó biết tỏ lòng biết ơn Ngài giống như đứa con hiếu thảo biết ơn cha mẹ. Vậy tại sao chúng ta lại phải tỏ lòng biết ơn người làm ơn cho mình ? Ích lợi của sự biết ơn ra sao ? Mỗi người chúng ta phải làm gì để tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa và tha nhân ?
1) Những lý do của lòng biết ơn :
a) Vì biết ơn là thái độ hợp với đạo làm người: Khi chịu ơn ai chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn họ mới hợp đạo lý như người ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Kẻ không biết ơn sẽ bị khinh dể và bị coi là phường “vô ơn bạc nghĩa”; “Ăn cháo đá bát”; “Vắt chanh bỏ vỏ”, “Qua cầu rút ván”…
b) Vì biết ơn là biểu hiện một người có giáo dục, có văn hóa: Một người biết nói lời “cám ơn” cho thấy họ có một nhân cách tốt, có trình độ văn hóa cao và sẽ được mọi người kính nể như câu ca dao của người xưa như sau: “Công ai một chút chớ quên. Phiền ai một chút để bên cạnh lòng”.
2) Ích lợi của lòng biết ơn:
-“Lời nói không mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”: Thái độ biết ơn sẽ gây được thiện cảm của người làm ơn và hy vọng sẽ được họ tiếp tục giúp ta sau này.
-Đặc biệt nếu cha mẹ, thầy cô, thủ trưởng… mà biết nói lời “cám ơn” người dưới như con cái, học trò, người làm công, nhân viên thuộc cấp… chắc sẽ làm cho họ vui và họ sẽ kể lại cho nhiều người khác biết về phẩm chất tốt đẹp của chúng ta.
-Tuy nhiên cần tránh thái độ “công thần”, nghĩa là giúp ai được điều gì thì công bố cho mọi người được biết và đòi người chịu ơn phải đền ơn đáp nghĩa cho mình. Chúng ta nên coi việc giúp đỡ tha nhân là một nhiệm vụ phải làm mà không cần sự trả ơn của họ, thì người chịu ơn sẽ lại càng cảm phục về lòng khiêm hạ của chúng ta, và chính Chúa sẽ thay họ trả ơn cho chúng ta trước tòa phán xét sau này, như lời Chúa Giê-su: “Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).
3) Hãy tạ ơn Thiên Chúa và tha nhân:
a) Thái độ tạ ơn Thiên Chúa biểu lộ một đức tin chân thành:
-Ngay từ thời Cựu ước, tác giả thánh vịnh đã dạy loài người phải biết tạ ơn Thiên Chúa như sau: “Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 118,1). Thời kỳ Xuất hành, dân Ít-ra-en cũng đã bắt đầu truyền thống tạ ơn Đức Chúa qua việc dâng lễ vật đầu mùa lên để tạ ơn Ngài (x. Đnl 26,1-10).
-Đến thời Tân ước, Đức Giê-su nhiều lần nêu gương cầu nguyện tạ ơn Chúa Cha. Chẳng hạn: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn…” (Mt 11,25-26). Đức Giê-su cũng đòi những ai nhận được ơn phải biết cám ơn Thiên Chúa như sau: “Không phải cả mười người đều được sạch sao ? Thế thì chín người kia đâu ? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này ?” (Lc 17,17-18).
-Hội Thánh Công Giáo cũng biểu lộ lòng biết ơn Thiên Chúa qua việc cử hành thánh lễ và gọi là Thánh Lễ Tạ Ơn. Trong thánh lễ, Hội Thánh dâng lời tạ ơn Thiên Chúa bằng việc dâng bánh rượu là kết quả của lao công của con người và sau đó bánh rượu ấy sẽ trở thành Mình Máu thánh Chúa Ki-tô khi truyền phép. Rồi nhờ lễ vật rất cao trọng này, Hội Thánh sẽ dâng lên Chúa Ba Ngôi tâm tình cảm tạ và xin ơn qua lời kinh Vinh Tụng Ca: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.- AMEN.
b) Những cách tỏ lòng biết ơn:
-Cuộc sống chúng ta là một chuỗi những hồng ân của Chúa: Có những ơn do Thiên Chúa trực tiếp ban và cũng có những ơn Chúa ban cho chúng ta nhờ tay người khác. Vậy chúng ta cần phải làm gì khi nhận được những món quà ấy ? Thánh Bê-na-đô đã dạy: ”Tôi xin anh em điều này là hãy tránh thói xấu lớn lao là sự vô ơn. Chớ gì đời chúng ta là một lời cám ơn liên lỉ... Tuy nhiên chúng ta đừng chỉ nói lời cám ơn suông, nhưng hãy biết sử dụng những ơn lành Chúa ban. Đó là điều Chúa đòi hỏi chúng ta”.
-Phải biết cám ơn bằng hành động: Bài đọc I trong thánh lễ hôm nay cho thấy lòng biết ơn phải được biểu lộ bằng hành động noi gương viên tướng Na-a-man người xứ A-ram (x. 2 V 5,14-17).
-Phải vui vẻ đón nhận mọi điều xảy đến: Cám ơn Chúa vì những điều may lành như ý của mình thì dễ, nhưng cám ơn về những điều rủi ro trái ý mình lại không dễ chút nào. Vì thế chúng ta cần tập cám ơn Chúa về mọi điều xảy đến cho ta: vui cũng như buồn, thành công cũng như thất bại, an lành khỏe mạnh cũng như rủi ro tật bệnh trái ý… Vì những điều đó đều hữu ích cho phần rỗi đời đời của chúng ta, như thánh nữ Tê-rê-sa Hài Đồng Giê-su đã xác quyết: "Tất cả đều là hồng ân".
-Cần tập thành thói quen cám ơn: Cha mẹ Công Giáo cần tập cho con cái biết cám ơn những người làm ơn cho mình ngay từ khi chúng bập bẹ nói. Mỗi tối, chúng ta cũng hãy nhớ lại những ơn tinh thần vật chất nhận được trong ngày, rồi dâng lời tạ ơn Chúa như thánh Phao-lô đã viết: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su" (1 Cr 1,4).
4. NGUYỆN CẦU
LẠY CHÚA GIÊ-SU, Thánh I-nha-xi-ô đã nói: “Tội lớn nhất nơi con người là tội vô ơn”. Đời con được dệt bằng biết bao hồng ân của Chúa mà nhiều khi con chưa ý thức được. Có lẽ chẳng khi nào con tạ ơn vì đã được Chúa cho được làm người và làm con Chúa. Có lẽ chưa khi nào con tạ ơn vì Chúa đã ban cho con khí trời để thở, cơm ăn nước uống nuôi dưỡng con, vũ trụ thiên nhiên tươi đẹp để giúp con được sống vui tươi. Cũng chưa bao giờ con tạ ơn Chúa vì con đã được Chúa ban cho có sức khỏe, thân xác lành lặn, tâm hồn bình an... Quả thực, đó là những ơn to lớn mà con lại cho là chuyện đương nhiên, nên đã coi thường và đã vô ơn với Chúa. Từ nay xin Chúa cho con nhận ra những ơn lành Chúa đã thương ban và không ngừng dâng lời cảm tạ tri ân Chúa. Tri ân bằng lời ca tụng Chúa và nhất là bằng việc sử dụng ơn lành Chúa ban để mưu ích cho phần rỗi đời đời của con và mang lại hạnh phúc cho mọi người.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Ca tụng Chúa
Lm Vũđình Tường
07:03 09/10/2019
Thời xưa mắc chứng cùi hủi là một đại hoạ không những cho cá nhân người đó mà còn cho cả gia đình nạn nhân. Nạn nhân bị xua đuổi ra khỏi cộng đoàn, xóm làng. Thân nhân nạn nhân bị cấm, không được tự do thăm nom, nuôi nấng. Khi xuất hiện nơi công cộng nạn nhân luôn phải hô to 'dơ bẩn, dơ bẩn'. Kẻ cùng hoạn nạn tụ nhau để vừa nâng đỡ, an ủi để sống còn. Nhóm mười người phong hủi sống ở biên giới vùng Samaria và Galilê may mắn gặp Đức Kitô. Họ cùng lớn tiếng nài van Ngài cứu chữa họ. Chạnh lòng thương Đức Kitô nói với họ. Đi trình diện với vị tư tế để thầy tư tế giúp họ trở lại cộng đoàn, sống cuộc sống bình thường như trước. Lời yêu cầu trên thật là khó, bởi khi gặp thầy tư tế họ biết ăn nói làm sao, ngoài việc nói Đức Kitô bảo họ đến gặp. Bệnh của họ chưa khỏi, da trên cơ thể còn sần sùi, bệnh phong cùi vẫn còn. Khi bị chất vấn lấy đâu ra bằng chứng cho thầy tư tế biết họ đã khỏi bệnh. Biết là khó khăn, họ vẫn tin vào lời Đức Kitô, và họ ra đi. Trên đường đi cả nhóm nhận biết da họ sạch sẽ, tươi mát, không còn bị ngứa như trước. Một trong số đó lập tức quay trở về gặp Đức Kitô và dâng lời cảm ta, ca tụng kì công của Thiên Chúa. Người đó là dân ngoại thành Samaria. Chín người kia cũng khỏi bệnh nhưng không trở lại dâng lời tạ ơn. Thấy thế, Đức Kitô nói với người Samaria. Không phải cả nhóm mười người đều khỏi bệnh sao? Bạn anh đâu, không trở lại tạ ơn Thiên Chúa mà chỉ có một mình anh. Người trở lại tạ ơn Đức Kitô được chữa lành cả bệnh thể xác lẫn tâm hồn, bởi chính Đức Kitô nói với anh.
Đứng dậy mà đi. Đức tin anh đã cứu anh c.19
Chín người kia nhận ơn mà không biết tạ ơn. Họ khỏi bệnh thể xác, họ tin vào điều Đức Kitô nói, nhưng không thực hiện việc tạ ơn. Nhận ơn mà không mang trong lòng tâm tình cảm tạ là một thiếu sót lớn trong đời. Cách hành xử của chín người nhắc nhở chúng ta tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Kitô hữu thiếu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa mỗi ngày là một thiếu sót, đó chính là hành động của chín người phong cùi khỏi bệnh. Dâng lời cầu xin và dâng lời cảm tạ là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Thực ra, cầu xin là lo cho nhu cầu nơi trần thế; dâng lời cảm tạ là là làm Sáng Danh Chúa. Đây chính là điều Đức Kitô dậy chúng ta khi cầu nguyện. Câu đầu tiên trong kinh Lậy Cha chính là xin cho Danh Cha cả sáng. Như thế dâng lời tạ ơn là làm Sáng Danh Chúa. Làm thế nào để cuộc sống hàng ngày của các Kitô hữu làm cho người khác nhận biết và ca tụng Danh Chúa. Theo tinh thần của kinh Lậy Cha thì việc làm Sáng Danh Chúa chính là lời cầu quan trọng và cần thiết. Xét kĩ hơn sẽ thấy cầu nguyện tồn tại nơi cuộc sống trần gian; ca tụng Thánh Danh Chúa là cuộc sống nơi Thiên Quốc. Khi vào thiên đàng sẽ không còn cầu nguyện. Các thánh nơi thiên quốc, ngoài việc ca tụng Thánh Danh Chúa, các ngài làm công việc chuyển lời cầu của ta lên Thiên Chúa. Ca tụng Danh Chúa vì những kì công Ngài thực hiện cho muôn dân. Ngoài việc tạo dựng vũ trụ, sông ngòi, biển cả, trời cao, núi thẳm, Thiên Chúa còn tạo dựng nên ta, ban cho nhiều đặc ân giúp ta sống an vui, hạnh phúc. Thiên Chúa ban cho ngay cả những điều chính ta cũng không biết để xin nhưng Ngài vẫn ban.
Mười người phong hủi đến với Đức Kitô trong ốm đau, bệnh tật, dơ bẩn nhưng Đức Kitô không chê bai, chỉ trích trái lại còn giúp chữa bệnh cho họ. Chúng ta cũng đến với Đức Kitô với tất cả lòng thành, với đau khổ, bệnh tật và cả tội của ta, phơi bày tra trước mặt Thiên Chúa, xin Ngài thánh hoá, thanh tẩy, chữa lành. Đức tin và tình yêu giúp mở tim và tâm hồn ta ca tụng Thiên Chúa để đón nhận ân sủng Ngài ban. Bởi tình yêu Chúa chứa đựng ơn thánh hoá và ơn tha thứ. Không phải chúng ta xứng đáng lãnh nhận ơn Chúa mà chính là Thiên Chúa không quản ngại dơ bẩn, tội lỗi ta mà ban cho ta làm con cái Chúa. Tình yêu Chúa ban cho tất cả, không trừ một ai. Bất cứ ai thành tâm đến với Ngài đều nhận được ơn Ngài ban; phần chúng ta đừng bao giờ quên dâng lời cảm tạ, bởi dâng lời cảm tạ có lợi cho phần rỗi linh hồn ta.
TiengChuong.org
Give glory to God
In the ancient world, contracting leprosy would mean that person would be being ex- communicated, by his own community, from his own village. He was a dead man walking. He was barred from seeing his own family members. He had to shout 'unclean, unclean' in public places. Victims of the same disease banded together for survival. The ten lepers who lived at the margins Samaria and Galilee met Jesus, and pleaded with Him to have pity on them. Jesus had pity on them. He told them to go, and see the priest who would help to restore them to their original status. The request to go and see the priest was a tough one, because they yet not had proof of healing. What would they tell the priest if he asked for the proof. However, without the proof, the ten lepers obeyed Jesus, and that was how their incurable disease miraculously disappeared from them. On the way to see the priest, they realized that the leprosy had already left them. Their skins were clean and soft as if they had never been sick. One, and only one of them, returned to say thanks to God, and he was the foreigner, the Samaritan. The other nine were healed but they didn't return to give thanks to God. The one who returned to say thanks became Jesus' follower. He received both physical, and also spiritual healing as we heard Jesus said to him:
'Stand up and go your way'. Your faith has saved you'. v. 19.
The other nine received the physical healing but did not return to praise God. They took the healing for granted. It sounds weird but it is a common thing that happens daily. It is important to remember that both praying, and praising God are essential to our spiritual journey. For me, praising God takes the first place in worship because praying is pleading for our own needs; while praising is to give thanks for God's greatness. It is a way to show to the world how great our God is. It is not praying, but praising God is what we will do in God's kingdom. We need to practice it daily, right here now on earth, and that would help us to continue to do so in heaven. We are grateful for all things God has given us freely. It includes all of God's creations for us to enjoy, the sky and oceans, forests and waterfalls, flowers and sounds. The reality is that God loves each one of us more than we realize, and God has endowed us with many great things far more than we have ever asked for. God has given us essential things, when we don't even know what to ask for.
The ten lepers came to Jesus as they were: sick, dirty and with broken spirits. We, too, can come to Jesus as we are, well or unwell, happy or sad, clean or unclean. Having faith and love for Jesus opens our hearts to welcome God's grace and mercy. God's love and mercy carry compassion and the power of healing. It is not what we deserve, but out of God's compassion we are healed, and made whole. God's compassion is for all who call on Jesus. There is no exception.
Đứng dậy mà đi. Đức tin anh đã cứu anh c.19
Chín người kia nhận ơn mà không biết tạ ơn. Họ khỏi bệnh thể xác, họ tin vào điều Đức Kitô nói, nhưng không thực hiện việc tạ ơn. Nhận ơn mà không mang trong lòng tâm tình cảm tạ là một thiếu sót lớn trong đời. Cách hành xử của chín người nhắc nhở chúng ta tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Kitô hữu thiếu dâng lời tạ ơn Thiên Chúa mỗi ngày là một thiếu sót, đó chính là hành động của chín người phong cùi khỏi bệnh. Dâng lời cầu xin và dâng lời cảm tạ là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Thực ra, cầu xin là lo cho nhu cầu nơi trần thế; dâng lời cảm tạ là là làm Sáng Danh Chúa. Đây chính là điều Đức Kitô dậy chúng ta khi cầu nguyện. Câu đầu tiên trong kinh Lậy Cha chính là xin cho Danh Cha cả sáng. Như thế dâng lời tạ ơn là làm Sáng Danh Chúa. Làm thế nào để cuộc sống hàng ngày của các Kitô hữu làm cho người khác nhận biết và ca tụng Danh Chúa. Theo tinh thần của kinh Lậy Cha thì việc làm Sáng Danh Chúa chính là lời cầu quan trọng và cần thiết. Xét kĩ hơn sẽ thấy cầu nguyện tồn tại nơi cuộc sống trần gian; ca tụng Thánh Danh Chúa là cuộc sống nơi Thiên Quốc. Khi vào thiên đàng sẽ không còn cầu nguyện. Các thánh nơi thiên quốc, ngoài việc ca tụng Thánh Danh Chúa, các ngài làm công việc chuyển lời cầu của ta lên Thiên Chúa. Ca tụng Danh Chúa vì những kì công Ngài thực hiện cho muôn dân. Ngoài việc tạo dựng vũ trụ, sông ngòi, biển cả, trời cao, núi thẳm, Thiên Chúa còn tạo dựng nên ta, ban cho nhiều đặc ân giúp ta sống an vui, hạnh phúc. Thiên Chúa ban cho ngay cả những điều chính ta cũng không biết để xin nhưng Ngài vẫn ban.
Mười người phong hủi đến với Đức Kitô trong ốm đau, bệnh tật, dơ bẩn nhưng Đức Kitô không chê bai, chỉ trích trái lại còn giúp chữa bệnh cho họ. Chúng ta cũng đến với Đức Kitô với tất cả lòng thành, với đau khổ, bệnh tật và cả tội của ta, phơi bày tra trước mặt Thiên Chúa, xin Ngài thánh hoá, thanh tẩy, chữa lành. Đức tin và tình yêu giúp mở tim và tâm hồn ta ca tụng Thiên Chúa để đón nhận ân sủng Ngài ban. Bởi tình yêu Chúa chứa đựng ơn thánh hoá và ơn tha thứ. Không phải chúng ta xứng đáng lãnh nhận ơn Chúa mà chính là Thiên Chúa không quản ngại dơ bẩn, tội lỗi ta mà ban cho ta làm con cái Chúa. Tình yêu Chúa ban cho tất cả, không trừ một ai. Bất cứ ai thành tâm đến với Ngài đều nhận được ơn Ngài ban; phần chúng ta đừng bao giờ quên dâng lời cảm tạ, bởi dâng lời cảm tạ có lợi cho phần rỗi linh hồn ta.
TiengChuong.org
Give glory to God
In the ancient world, contracting leprosy would mean that person would be being ex- communicated, by his own community, from his own village. He was a dead man walking. He was barred from seeing his own family members. He had to shout 'unclean, unclean' in public places. Victims of the same disease banded together for survival. The ten lepers who lived at the margins Samaria and Galilee met Jesus, and pleaded with Him to have pity on them. Jesus had pity on them. He told them to go, and see the priest who would help to restore them to their original status. The request to go and see the priest was a tough one, because they yet not had proof of healing. What would they tell the priest if he asked for the proof. However, without the proof, the ten lepers obeyed Jesus, and that was how their incurable disease miraculously disappeared from them. On the way to see the priest, they realized that the leprosy had already left them. Their skins were clean and soft as if they had never been sick. One, and only one of them, returned to say thanks to God, and he was the foreigner, the Samaritan. The other nine were healed but they didn't return to give thanks to God. The one who returned to say thanks became Jesus' follower. He received both physical, and also spiritual healing as we heard Jesus said to him:
'Stand up and go your way'. Your faith has saved you'. v. 19.
The other nine received the physical healing but did not return to praise God. They took the healing for granted. It sounds weird but it is a common thing that happens daily. It is important to remember that both praying, and praising God are essential to our spiritual journey. For me, praising God takes the first place in worship because praying is pleading for our own needs; while praising is to give thanks for God's greatness. It is a way to show to the world how great our God is. It is not praying, but praising God is what we will do in God's kingdom. We need to practice it daily, right here now on earth, and that would help us to continue to do so in heaven. We are grateful for all things God has given us freely. It includes all of God's creations for us to enjoy, the sky and oceans, forests and waterfalls, flowers and sounds. The reality is that God loves each one of us more than we realize, and God has endowed us with many great things far more than we have ever asked for. God has given us essential things, when we don't even know what to ask for.
The ten lepers came to Jesus as they were: sick, dirty and with broken spirits. We, too, can come to Jesus as we are, well or unwell, happy or sad, clean or unclean. Having faith and love for Jesus opens our hearts to welcome God's grace and mercy. God's love and mercy carry compassion and the power of healing. It is not what we deserve, but out of God's compassion we are healed, and made whole. God's compassion is for all who call on Jesus. There is no exception.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:07 09/10/2019
54. Vì chúng ta phạm tội nên làm tổn hại đến bản tính, và cái khó sửa chữa nhất chính là sự khiêm tốn.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:12 09/10/2019
34. CHIM BÓI CÁ LÀM TỔ
Gan cũa chim bói cá rất nhỏ, vì sợ người ta bắt nên nó làm tổ rất cao trên chạc ba cây.
Sau khi đẻ mấy cái trứng thì lại sợ trứng từ trên cao rơi xuống đất, nên làm một cái tổ mới thấp hơn và đem trứng bỏ vào tổ mới.
Chim con đã biết bay đứng bên cạnh tổ vỗ cánh muốn bay ra ngoài, chim bói cá lại sợ chúng nó rơi chết, thế là lại làm một cái tổ mới rất gần mặt đất, kết quả, bọn trẻ con rất dễ dàng bắt được chúng nó.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 34:
Từ chỗ làm tổ trên cao đến làm tổ gần mặt đất và cuối cùng thì bị trẻ con bắt mất chim con trong tổ, là qúa trình suy nghĩ hơn thiệt của chim bói cá.
Có một vài người Ki-tô hữu khi ở tuốt trên chốn giàu sang danh vọng thì không nghĩ đến có ngày mình sẽ ở tận sự nghèo khó cùng cực, cho nên khi sự nghèo khó đã thành sự thật thì họ oán trời trách người mà không chịu nhìn đến thực tại trước mắt phải làm, họ sống như người không có đức tin cứ nhớ về cái dĩ vảng giàu có mà than vắn thở dài…
Thánh Gióp khi ở trên cao sự giàu có thì đã biết luôn cảm tạ và kính sợ Thiên Chúa cho nên khi ở trong sự cùng cực thì ngài cũng vẫn hết lòng tin yêu và kính sợ Thiên Chúa, đối với ngài dù làm tổ trên cao hay làm tổ sát trên mặt đất thì đều giống nhau vì ngài đã biết tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa quan phòng.
Người không biết ai đã đặt mình ở chỗ trên cao phồn vinh sung sướng hơn người khác, thì cũng giống như chim bói cá sẽ mất linh hồn khi bị thử thách sống trong cảnh cùng cực, bởi vì họ đã suy tính theo ý riêng mình nên oán trời giận đất…
Ở trên cao cũng là của Thiên Chúa và ở dưới thấp thì cũng là do Ngài an bài, đó là cái sáng của người Ki-tô hữu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Gan cũa chim bói cá rất nhỏ, vì sợ người ta bắt nên nó làm tổ rất cao trên chạc ba cây.
Sau khi đẻ mấy cái trứng thì lại sợ trứng từ trên cao rơi xuống đất, nên làm một cái tổ mới thấp hơn và đem trứng bỏ vào tổ mới.
Chim con đã biết bay đứng bên cạnh tổ vỗ cánh muốn bay ra ngoài, chim bói cá lại sợ chúng nó rơi chết, thế là lại làm một cái tổ mới rất gần mặt đất, kết quả, bọn trẻ con rất dễ dàng bắt được chúng nó.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 34:
Từ chỗ làm tổ trên cao đến làm tổ gần mặt đất và cuối cùng thì bị trẻ con bắt mất chim con trong tổ, là qúa trình suy nghĩ hơn thiệt của chim bói cá.
Có một vài người Ki-tô hữu khi ở tuốt trên chốn giàu sang danh vọng thì không nghĩ đến có ngày mình sẽ ở tận sự nghèo khó cùng cực, cho nên khi sự nghèo khó đã thành sự thật thì họ oán trời trách người mà không chịu nhìn đến thực tại trước mắt phải làm, họ sống như người không có đức tin cứ nhớ về cái dĩ vảng giàu có mà than vắn thở dài…
Thánh Gióp khi ở trên cao sự giàu có thì đã biết luôn cảm tạ và kính sợ Thiên Chúa cho nên khi ở trong sự cùng cực thì ngài cũng vẫn hết lòng tin yêu và kính sợ Thiên Chúa, đối với ngài dù làm tổ trên cao hay làm tổ sát trên mặt đất thì đều giống nhau vì ngài đã biết tin tưởng và phó thác cho Thiên Chúa quan phòng.
Người không biết ai đã đặt mình ở chỗ trên cao phồn vinh sung sướng hơn người khác, thì cũng giống như chim bói cá sẽ mất linh hồn khi bị thử thách sống trong cảnh cùng cực, bởi vì họ đã suy tính theo ý riêng mình nên oán trời giận đất…
Ở trên cao cũng là của Thiên Chúa và ở dưới thấp thì cũng là do Ngài an bài, đó là cái sáng của người Ki-tô hữu vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phiên họp toàn thể lần thứ tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon
Vũ Văn An
00:52 09/10/2019
Vatican News cung cấp bản tóm lược Phiên Họp thứ tư của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon như sau:
Thượng hội đồng đặc biệt cho Vùng Toàn-Amazon đã kết thúc ngày làm việc thứ hai trong Phiên họp toàn thể thứ tư vào buổi chiều ngày 8 tháng 10. Phiên họp này được tổ chức với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, với 182 nghị phụ tham dự.
Việc vi phạm có hệ thống các quyền lợi của các dân tộc bản địa Amazon; và nguy cơ đối với sự sống trên toàn bộ khu vực do môi trường sống của nó bị thương tổn, là trung tâm của suy tư trong phiên họp toàn thể thứ tư của Thượng hội đồng Giám mục.
Bác bỏ sự thờ ơ, chấp nhận trách nhiệm
Có một lời kêu gọi mạnh mẽ ngỏ cùng Giáo hội, bằng thẩm quyền luân lý và tinh thần của mình, luôn luôn bảo vệ sự sống và tố cáo các cơ cấu chết chóc đe dọa nó. Chủ nghĩa cá nhân và sự thờ ơ, khiến chúng ta nhìn thực tại như khách bàng quan, đã bị bác bỏ; trong khi việc hoán cải sinh thái, tập trung vào trách nhiệm và một hệ sinh thái toàn diện vốn lấy phẩm giá con người làm ưu tiên, đã được cổ vũ.
Với cộng đồng quốc tế: hãy đối đầu với các vi phạm nhân quyền
Các nghị phụ Thượng Hội Đồng kêu gọi toàn bộ cộng đồng quốc tế, những người thường thờ ơ với việc đổ máu vô tội, phải nghiêm túc lưu ý tới sự xuống cấp môi trường tại khu vực Toàn-Amazon. Theo quan điểm đồng nghị - nghĩa là được xem như cùng đi với nhau, trong tình bạn - những người dân bản địa, những người bảo vệ các nguồn dự trữ thiên nhiên, những người vốn đã được truyền giảng tin mừng bằng Thập giá của Chúa Kitô, phải được xem như các đồng minh trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Một can thiệp vào chủ đề này, từ một đại biểu huynh đệ, nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp lực lượng và tham gia đối thoại, bởi vì, ông nói, tình bạn “tôn trọng, bảo vệ và chăm sóc”. Có một lời kêu gọi từ nhiều phía muốn Giáo hội trở thành đồng minh với các phong trào xã hội cơ sở, khiêm tốn lắng nghe và chào đón thế giới quan của người Amazon, và tiến đến một hiểu biết sâu hơn về ý nghĩa mà các nền văn hóa địa phương đem lại cho các biểu tượng nghi lễ - một ý nghĩa thường khác với truyền thống “Tây phương”.
Ý thức nhiều hơn về "tội lỗi sinh thái"
Nhiều can thiệp khác nhau nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển lâu bền, một phát triển vốn công bằng và bao gồm về phương diện xã hội, và kết hợp kiến thức khoa học và cổ truyền vì tương lai của Amazon, “một thực tại sống động chứ không phải là một bảo tàng” nằm “trong tay của chúng ta”.
Một mong muốn cũng đã được phát biểu đối với “một hoán cải sinh thái” cho phép mọi người thấy tính trầm trọng của tội lỗi đối với môi trường như là tội lỗi chống lại Thiên Chúa, chống lại người lân cận của chúng ta và chống lại các thế hệ tương lai. Điều này hàm nghĩa cần phải sản xuất và truyền bá rộng rãi hơn một nền văn chương thần học bao gồm “các tội lỗi sinh thái” song song với các tội lỗi truyền thống.
Cổ vũ một hàng phó tế vĩnh viễn bản địa
Suy tư về các thừa tác vụ đã được phong phú hóa bằng lời kêu gọi kết hợp lực lượng trong việc đào tạo các nhà truyền giáo bản địa, cả giáo dân lẫn thánh hiến. Các diễn giả nhận diện nhu cầu phải có sự tham gia nhiều hơn của các dân tộc bản địa vào việc Tông đồ, bắt đầu với việc cổ vũ hàng phó tế vĩnh viễn bản địa và việc phát triển lớn hơn thừa tác vụ giáo dân, được hiểu như một biểu hiện chân chính của Chúa Thánh Thần. Cũng có những lời kêu gọi có sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào đời sống của Giáo hội.
Suy tư về ơn gọi linh mục
Hơn một can thiệp đã trở lại chủ đề các tiêu chuẩn để được nhận vào thừa tác vụ thụ phong. Một số vị kêu gọi cầu nguyện cho các ơn gọi, kêu gọi để Amazon biến thành một cung thánh thiêng liêng vĩ đại, từ đó sẽ phát sinh lời cầu nguyện cùng “Chúa mùa gặt”, để Người gửi các công nhân mới làm việc cho Tin Mừng.
Một số diễn giả nhận định rằng số lượng không đủ các linh mục là vấn đề không những đối với Amazon, mà còn đối với cả thế giới. Điều này dẫn đến lời kêu gọi mở một cuộc xét mình nghiêm túc về cách sống ơn gọi linh mục ngày nay: việc thiếu thánh thiện, trên thực tế, là một trở ngại cho việc làm chứng cho tin mừng; và các mục tử không mang theo họ mùi thơm của Chúa Kitô rốt cuộc đã xua đuổi các con chiên mà họ được mời gọi để dẫn dắt.
Giới trẻ và mùi thơm của tính thánh thiêng
Ngược lại, một số can thiệp đã nêu bật “gương sáng lạn” của vị tử đạo Amazon, như các tôi tớ Chúa Cha Rudolf Lunkenbein, S.D.B., và giáo dân Simão Cristino Koge Kudugodu, những người đã bị giết ở Mato Grosso.
Các diễn giả nhấn mạnh rằng việc hoán cải sinh thái, trước hết và trên hết, là sự hoán cải để nên thánh. Người ta nói, sự thánh thiện có một sức hấp dẫn to lớn đối với người trẻ, những người đòi một thừa tác mục vụ đổi mới, năng động và biết lưu ý. Cũng có lời kêu gọi phải nhấn mạnh, ngay trong các phương tiện truyền thông, đời sống tốt lành và thánh thiện của nhiều linh mục, chứ không chỉ tập trung vào các vụ tai tiếng đã không may chiếm quá nhiều tin tức.
Tương tự như vậy, nhiều người Công Giáo trẻ cung ứng những gương sáng tích cực cho những người đồng trang lứa với họ, bất chấp những tai họa như bạo lực, ma túy, mại dâm, thất nghiệp và sự trống rỗng hiện sinh, vốn đe dọa các thế hệ trẻ.
Phiên họp buổi chiều của Thượng hội đồng cũng tập trung vào vấn đề nhập cư, một vấn đề, ở Amazon, có nhiều khía cạnh, nhưng luôn đòi hỏi phải có hành động phối hợp của giáo hội dựa trên việc tiếp nhận / chào đón, bảo vệ, cổ vũ, và nhập cư.
Tưởng nhớ Đức Hồng Y Serafim Fernandes de Araújo
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ trì Phiên họp toàn thể thứ tư của Thượng hội đồng; phiên họp này đã khai mạc bằng lời cầu nguyện của toàn thể phiên họp cho Đức Hồng Y Serafim Fernandes de Araújo, người qua đời hôm thứ Ba tại Belo Horizonte, Ba Tây, nơi ngài phục vụ với tư cách là Tổng giám mục giáo đô từ năm 1986-2004.
Thượng hội đồng đặc biệt cho Vùng Toàn-Amazon đã kết thúc ngày làm việc thứ hai trong Phiên họp toàn thể thứ tư vào buổi chiều ngày 8 tháng 10. Phiên họp này được tổ chức với sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng, với 182 nghị phụ tham dự.
Việc vi phạm có hệ thống các quyền lợi của các dân tộc bản địa Amazon; và nguy cơ đối với sự sống trên toàn bộ khu vực do môi trường sống của nó bị thương tổn, là trung tâm của suy tư trong phiên họp toàn thể thứ tư của Thượng hội đồng Giám mục.
Bác bỏ sự thờ ơ, chấp nhận trách nhiệm
Có một lời kêu gọi mạnh mẽ ngỏ cùng Giáo hội, bằng thẩm quyền luân lý và tinh thần của mình, luôn luôn bảo vệ sự sống và tố cáo các cơ cấu chết chóc đe dọa nó. Chủ nghĩa cá nhân và sự thờ ơ, khiến chúng ta nhìn thực tại như khách bàng quan, đã bị bác bỏ; trong khi việc hoán cải sinh thái, tập trung vào trách nhiệm và một hệ sinh thái toàn diện vốn lấy phẩm giá con người làm ưu tiên, đã được cổ vũ.
Với cộng đồng quốc tế: hãy đối đầu với các vi phạm nhân quyền
Các nghị phụ Thượng Hội Đồng kêu gọi toàn bộ cộng đồng quốc tế, những người thường thờ ơ với việc đổ máu vô tội, phải nghiêm túc lưu ý tới sự xuống cấp môi trường tại khu vực Toàn-Amazon. Theo quan điểm đồng nghị - nghĩa là được xem như cùng đi với nhau, trong tình bạn - những người dân bản địa, những người bảo vệ các nguồn dự trữ thiên nhiên, những người vốn đã được truyền giảng tin mừng bằng Thập giá của Chúa Kitô, phải được xem như các đồng minh trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Một can thiệp vào chủ đề này, từ một đại biểu huynh đệ, nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp lực lượng và tham gia đối thoại, bởi vì, ông nói, tình bạn “tôn trọng, bảo vệ và chăm sóc”. Có một lời kêu gọi từ nhiều phía muốn Giáo hội trở thành đồng minh với các phong trào xã hội cơ sở, khiêm tốn lắng nghe và chào đón thế giới quan của người Amazon, và tiến đến một hiểu biết sâu hơn về ý nghĩa mà các nền văn hóa địa phương đem lại cho các biểu tượng nghi lễ - một ý nghĩa thường khác với truyền thống “Tây phương”.
Ý thức nhiều hơn về "tội lỗi sinh thái"
Nhiều can thiệp khác nhau nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển lâu bền, một phát triển vốn công bằng và bao gồm về phương diện xã hội, và kết hợp kiến thức khoa học và cổ truyền vì tương lai của Amazon, “một thực tại sống động chứ không phải là một bảo tàng” nằm “trong tay của chúng ta”.
Một mong muốn cũng đã được phát biểu đối với “một hoán cải sinh thái” cho phép mọi người thấy tính trầm trọng của tội lỗi đối với môi trường như là tội lỗi chống lại Thiên Chúa, chống lại người lân cận của chúng ta và chống lại các thế hệ tương lai. Điều này hàm nghĩa cần phải sản xuất và truyền bá rộng rãi hơn một nền văn chương thần học bao gồm “các tội lỗi sinh thái” song song với các tội lỗi truyền thống.
Cổ vũ một hàng phó tế vĩnh viễn bản địa
Suy tư về các thừa tác vụ đã được phong phú hóa bằng lời kêu gọi kết hợp lực lượng trong việc đào tạo các nhà truyền giáo bản địa, cả giáo dân lẫn thánh hiến. Các diễn giả nhận diện nhu cầu phải có sự tham gia nhiều hơn của các dân tộc bản địa vào việc Tông đồ, bắt đầu với việc cổ vũ hàng phó tế vĩnh viễn bản địa và việc phát triển lớn hơn thừa tác vụ giáo dân, được hiểu như một biểu hiện chân chính của Chúa Thánh Thần. Cũng có những lời kêu gọi có sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào đời sống của Giáo hội.
Suy tư về ơn gọi linh mục
Hơn một can thiệp đã trở lại chủ đề các tiêu chuẩn để được nhận vào thừa tác vụ thụ phong. Một số vị kêu gọi cầu nguyện cho các ơn gọi, kêu gọi để Amazon biến thành một cung thánh thiêng liêng vĩ đại, từ đó sẽ phát sinh lời cầu nguyện cùng “Chúa mùa gặt”, để Người gửi các công nhân mới làm việc cho Tin Mừng.
Một số diễn giả nhận định rằng số lượng không đủ các linh mục là vấn đề không những đối với Amazon, mà còn đối với cả thế giới. Điều này dẫn đến lời kêu gọi mở một cuộc xét mình nghiêm túc về cách sống ơn gọi linh mục ngày nay: việc thiếu thánh thiện, trên thực tế, là một trở ngại cho việc làm chứng cho tin mừng; và các mục tử không mang theo họ mùi thơm của Chúa Kitô rốt cuộc đã xua đuổi các con chiên mà họ được mời gọi để dẫn dắt.
Giới trẻ và mùi thơm của tính thánh thiêng
Ngược lại, một số can thiệp đã nêu bật “gương sáng lạn” của vị tử đạo Amazon, như các tôi tớ Chúa Cha Rudolf Lunkenbein, S.D.B., và giáo dân Simão Cristino Koge Kudugodu, những người đã bị giết ở Mato Grosso.
Các diễn giả nhấn mạnh rằng việc hoán cải sinh thái, trước hết và trên hết, là sự hoán cải để nên thánh. Người ta nói, sự thánh thiện có một sức hấp dẫn to lớn đối với người trẻ, những người đòi một thừa tác mục vụ đổi mới, năng động và biết lưu ý. Cũng có lời kêu gọi phải nhấn mạnh, ngay trong các phương tiện truyền thông, đời sống tốt lành và thánh thiện của nhiều linh mục, chứ không chỉ tập trung vào các vụ tai tiếng đã không may chiếm quá nhiều tin tức.
Tương tự như vậy, nhiều người Công Giáo trẻ cung ứng những gương sáng tích cực cho những người đồng trang lứa với họ, bất chấp những tai họa như bạo lực, ma túy, mại dâm, thất nghiệp và sự trống rỗng hiện sinh, vốn đe dọa các thế hệ trẻ.
Phiên họp buổi chiều của Thượng hội đồng cũng tập trung vào vấn đề nhập cư, một vấn đề, ở Amazon, có nhiều khía cạnh, nhưng luôn đòi hỏi phải có hành động phối hợp của giáo hội dựa trên việc tiếp nhận / chào đón, bảo vệ, cổ vũ, và nhập cư.
Tưởng nhớ Đức Hồng Y Serafim Fernandes de Araújo
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chủ trì Phiên họp toàn thể thứ tư của Thượng hội đồng; phiên họp này đã khai mạc bằng lời cầu nguyện của toàn thể phiên họp cho Đức Hồng Y Serafim Fernandes de Araújo, người qua đời hôm thứ Ba tại Belo Horizonte, Ba Tây, nơi ngài phục vụ với tư cách là Tổng giám mục giáo đô từ năm 1986-2004.
Thượng hội đồng vùng Amazon đề ra những dự án tông đồ cho nữ giới
Thanh Quảng sdb
18:04 09/10/2019
Thượng hội đồng vùng Amazon đề ra những dự án tông đồ cho nữ giới
Tổng hợp những hội thảo của Thượng Hội Đồng trong phiên họp thứ năm ngày thứ Tư với sự hiện diện của 174 thành viên (Tin Vatican)
Cái nhìn tổng thể tươi đẹp cho vùng Amazon là một trong những mối quan tâm được đưa ra thảo luận trong Thượng hội đồng vào sáng thứ Tư hôm qua. Cái mô hình phát triển của một chủ nghĩa tư bản được mổ sẻ; nạn cháy rừng đang tàn phá khu vực; tham nhũng; phá rừng; và canh tác bất hợp pháp - tất cả những mục trên đang đe dọa sự an nguy cho người bản xứ, các lãnh địa trong vùng và toàn diện hành tinh của chúng ta.
Chương trình bảo vệ các sắc dân rải rác
Những sắc dân bản địa đang sống rải rác trong khu vực là những người đang bị tổn thương và có nguy cơ bị diệt chủng; nên điều tối quan trọng là nêu nên cái thực tại của vấn đề này. Để gây được sự chú ý vào vấn đề này, một tổ chức Giáo hội có tầm vóc quốc tế cần phải được thành lập để bảo vệ nhân quyền và chăm sóc các nhu cầu của các cộng đồng này.
Cần thêm nhiều trao đối: Giáo hội phải thu hút các cư dân bản địa
Phải nhìn nhận nhiều khi Giáo hội đã quá chậm trễ trong việc đáp ứng lại những nhu cầu của người dân bản địa. Đôi khi, trên thực tế, Giáo hội ở rất xa với với người dân bản địa, trong khi đó các anh chị em Tin lành đã đáp ứng những khoảng trống này.
Đối thoại và đại kết liên tôn là điều cấp bách và không thể thiếu. Làm sao cho các hoạt động nói lên được sự tôn trọng và đạt hiệu năng đó là những chiều kích cơ bản cho một Giáo hội ra đi truyền giáo giữa cái bối cảnh đa văn hóa của toàn khu vực Amazon. Sự liên kết các nền văn hóa khác nhau lại không chỉ là một thách thức, mà còn là một trọng trách thiêng liêng, làm sao để chấp nhận người khác và biết tương kính nhau chứ không đồng hóa họ! Giáo hội ý thức những khó khăn trong cuộc truyền giáo, làm sao vẫn giữ được những diện mạo của các sắc dân bản địa, không biến họ thành những phần tử ngoại vi và biến cái ngoại vi thành trọng tâm, mà làm sao liên kết được tất cả hầu làm phong phú cho nhau.
Các việc mục vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu của người dân bản địa vùng Amazon
Thượng hội đồng kêu mời sự hợp tác nhiều hơn của người giáo dân qua việc thành lập các việc mục vụ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dân bản địa sinh sống trong vùng Amazon. Đây cũng là một điểm nhắm mà Thượng hội đồng mong muốn đạt được: Giáo hội có thể đề ra những việc mục vụ đa diện cho các sắc dân da đỏ và các sắc dân bản địa trong vùng. Như từ Công đồng Vatican II, đã có nhiều nhu cầu và nhiều nỗ lực trong việc canh tân phụng vụ, với các ngày lễ trọng theo truyền thống và ngôn ngữ của các dân tộc địa phương, nhằm truyền rao Tin Mừng. Sự thẩm định cẩn thận từ các Giám mục địa phương là cần thiết hầu tránh những cái đi thái quá, nhưng đừg để một đề nghị nào khả thi bị loại bỏ, kể cả việc phong chức cho những người nam đã có gia đình. Cũng có những yêu sách đào luyện chủng sinh nhằm ngăn ngừa những vụ lạm dụng tình dục có thể xảy ra sau này... Ngày nay nhiều người mong muốn tái khám phá và thấu triệt hơn về giá trị của sự độc thân và đời sống thanh khiết. Giáo hội không thể loại bỏ cái kho tàng quí báu này, đó là một xác tín đã làm biến đổi nhiều con tim.
Công việc mục vụ dành cho người nữ giáo dân
Chắc chắn việc chống lại bạo lực với phụ nữ phải là một công việc ưu tiên. Thượng hội đồng đề xuất thành lập một bộ hay một tổ chức về các việc mục vụ truyền giáo dành cho nữ giới. Điều cần thiết là nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn nữa của nữ giới trong đời sống của Giáo hội, dưới cái nhãn quan của người đàn bà Samaritan trong Tin mừng.
Thống nhất trong cái đa dạng
Sự thống nhất trong những điều đa dạng cần phải được theo đuổi, sao cho phù hợp với hình ảnh đa diện, một hình ảnh thường được Đức Thánh Cha Phanxicô xử dụng. Trong trường đào luyện của Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi khởi đi từ việc mục vụ bắt nguồn từ những cuộc viếng thăm, đến việc hiện diện và lắng nghe những thao thức thiêng liêng và ưu tâm chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta không chỉ giữa nhóm bạn bè, mà còn giữa những người không quen biết xa xôi và những người không cùng quan điểm khác nữa. Các giá trị của tình huynh đệ phổ quát, hệ sinh thái toàn vẹn và lối sống được mời gọi thăng tiến vươn lên (buen vivir), trước lời mời gọi hy sinh cho nhiều dự án vô vị lợi của thời đại chúng ta, chúng phải bắt nguồn từ Chúa Giêsu.
Trước thảm kịch khí hậu bị nóng lên ở cấp độ toàn cầu, Thượng hội đồng cho đây là một khoảnh khắc của ân sủng và là cơ hội tuyệt vời để Giáo hội thúc đẩy và dấy lên một sự hiểu biết toàn vẹn về môi trường sinh thái và kêu gọi một sự học hỏi không thể lơ là được!
Tổng hợp những hội thảo của Thượng Hội Đồng trong phiên họp thứ năm ngày thứ Tư với sự hiện diện của 174 thành viên (Tin Vatican)
Cái nhìn tổng thể tươi đẹp cho vùng Amazon là một trong những mối quan tâm được đưa ra thảo luận trong Thượng hội đồng vào sáng thứ Tư hôm qua. Cái mô hình phát triển của một chủ nghĩa tư bản được mổ sẻ; nạn cháy rừng đang tàn phá khu vực; tham nhũng; phá rừng; và canh tác bất hợp pháp - tất cả những mục trên đang đe dọa sự an nguy cho người bản xứ, các lãnh địa trong vùng và toàn diện hành tinh của chúng ta.
Chương trình bảo vệ các sắc dân rải rác
Những sắc dân bản địa đang sống rải rác trong khu vực là những người đang bị tổn thương và có nguy cơ bị diệt chủng; nên điều tối quan trọng là nêu nên cái thực tại của vấn đề này. Để gây được sự chú ý vào vấn đề này, một tổ chức Giáo hội có tầm vóc quốc tế cần phải được thành lập để bảo vệ nhân quyền và chăm sóc các nhu cầu của các cộng đồng này.
Cần thêm nhiều trao đối: Giáo hội phải thu hút các cư dân bản địa
Phải nhìn nhận nhiều khi Giáo hội đã quá chậm trễ trong việc đáp ứng lại những nhu cầu của người dân bản địa. Đôi khi, trên thực tế, Giáo hội ở rất xa với với người dân bản địa, trong khi đó các anh chị em Tin lành đã đáp ứng những khoảng trống này.
Đối thoại và đại kết liên tôn là điều cấp bách và không thể thiếu. Làm sao cho các hoạt động nói lên được sự tôn trọng và đạt hiệu năng đó là những chiều kích cơ bản cho một Giáo hội ra đi truyền giáo giữa cái bối cảnh đa văn hóa của toàn khu vực Amazon. Sự liên kết các nền văn hóa khác nhau lại không chỉ là một thách thức, mà còn là một trọng trách thiêng liêng, làm sao để chấp nhận người khác và biết tương kính nhau chứ không đồng hóa họ! Giáo hội ý thức những khó khăn trong cuộc truyền giáo, làm sao vẫn giữ được những diện mạo của các sắc dân bản địa, không biến họ thành những phần tử ngoại vi và biến cái ngoại vi thành trọng tâm, mà làm sao liên kết được tất cả hầu làm phong phú cho nhau.
Các việc mục vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu của người dân bản địa vùng Amazon
Thượng hội đồng kêu mời sự hợp tác nhiều hơn của người giáo dân qua việc thành lập các việc mục vụ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dân bản địa sinh sống trong vùng Amazon. Đây cũng là một điểm nhắm mà Thượng hội đồng mong muốn đạt được: Giáo hội có thể đề ra những việc mục vụ đa diện cho các sắc dân da đỏ và các sắc dân bản địa trong vùng. Như từ Công đồng Vatican II, đã có nhiều nhu cầu và nhiều nỗ lực trong việc canh tân phụng vụ, với các ngày lễ trọng theo truyền thống và ngôn ngữ của các dân tộc địa phương, nhằm truyền rao Tin Mừng. Sự thẩm định cẩn thận từ các Giám mục địa phương là cần thiết hầu tránh những cái đi thái quá, nhưng đừg để một đề nghị nào khả thi bị loại bỏ, kể cả việc phong chức cho những người nam đã có gia đình. Cũng có những yêu sách đào luyện chủng sinh nhằm ngăn ngừa những vụ lạm dụng tình dục có thể xảy ra sau này... Ngày nay nhiều người mong muốn tái khám phá và thấu triệt hơn về giá trị của sự độc thân và đời sống thanh khiết. Giáo hội không thể loại bỏ cái kho tàng quí báu này, đó là một xác tín đã làm biến đổi nhiều con tim.
Công việc mục vụ dành cho người nữ giáo dân
Chắc chắn việc chống lại bạo lực với phụ nữ phải là một công việc ưu tiên. Thượng hội đồng đề xuất thành lập một bộ hay một tổ chức về các việc mục vụ truyền giáo dành cho nữ giới. Điều cần thiết là nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn nữa của nữ giới trong đời sống của Giáo hội, dưới cái nhãn quan của người đàn bà Samaritan trong Tin mừng.
Thống nhất trong cái đa dạng
Sự thống nhất trong những điều đa dạng cần phải được theo đuổi, sao cho phù hợp với hình ảnh đa diện, một hình ảnh thường được Đức Thánh Cha Phanxicô xử dụng. Trong trường đào luyện của Chúa Giêsu, chúng ta được kêu gọi khởi đi từ việc mục vụ bắt nguồn từ những cuộc viếng thăm, đến việc hiện diện và lắng nghe những thao thức thiêng liêng và ưu tâm chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta không chỉ giữa nhóm bạn bè, mà còn giữa những người không quen biết xa xôi và những người không cùng quan điểm khác nữa. Các giá trị của tình huynh đệ phổ quát, hệ sinh thái toàn vẹn và lối sống được mời gọi thăng tiến vươn lên (buen vivir), trước lời mời gọi hy sinh cho nhiều dự án vô vị lợi của thời đại chúng ta, chúng phải bắt nguồn từ Chúa Giêsu.
Trước thảm kịch khí hậu bị nóng lên ở cấp độ toàn cầu, Thượng hội đồng cho đây là một khoảnh khắc của ân sủng và là cơ hội tuyệt vời để Giáo hội thúc đẩy và dấy lên một sự hiểu biết toàn vẹn về môi trường sinh thái và kêu gọi một sự học hỏi không thể lơ là được!
Phiên họp toàn thể thứ năm của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon
Vũ Văn An
18:21 09/10/2019
Vatican News cung cấp bản tóm lược sau đây về Phiên họp Toàn thể lần thứ 5 của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon, được tổ chức tại Đại Sảnh Phaolô VI, sáng 9 tháng 10:
Công việc của Phiên đặc biệt dành cho Thượng hội đồng Giám mục Toàn-Amazon vẫn tiếp tục ở Vatican. Tổng cộng, có 174 Nghị phụ Thượng hội đồng đã có mặt trong Hội trường Thượng hội đồng dự Phiên họp toàn thể lần thứ 5.
Sức khỏe toàn diện của Amazon là một trong những mối quan tâm được các nghị phụ phát biểu sáng nay tại Hội trường Thượng Hội Đồng. Mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa đang nuốt chửng môi trường, các đám cháy đang tàn phá khu vực, thối nát, phá rừng và canh tác bất hợp pháp đều đang gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả các dân tộc trên lãnh thổ này và của toàn hành tinh.
Bảo vệ các dân tộc sống trong các vùng cô lập tự nguyện
Sự chú ý được tập trung vào những người dân bản địa đang sống trong các vùng cô lập tự nguyện, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương và những người bị nguy cơ diệt chủng. Để duy trì ý thức sâu sắc về chủ đề này, người ta cảm thấy cần phải thiết lập một vọng quan sát của giáo hội quốc tế để bảo vệ nhân quyền và các nhu cầu của các cộng đồng này.
Đối thoại nhiều hơn: Để Giáo hội tiếp cận được các sắc dân địa phương
Để làm nổi bật điều này: đôi khi Giáo Hội Công Giáo, ở một số nơi, đã chậm chạp trong việc ân cần chăm sóc các nhu cầu của số dân này. Thực thế, đôi khi, Giáo Hội sống cách xa các dân tộc địa phương và kết quả là khoảng trống này được các đề xuất của các giáo hội tân Ngũ Tuần lấp đầy.
Điều khẩn cấp và không thể thương lượng đối với Giáo hội là tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và liên tôn. Việc tôn trọng và tính hiệu quả, các chiều kích này là điều nền tảng cho một Giáo hội ngoại tiếp (out-going) tại khu vực Toàn-Amazon, vốn có đặc điểm đa văn hóa. Tính liên văn hóa không chỉ là một thách thức. Phải nói không, với chính sách áp đặt từ trên cao lên nền văn hóa của riêng họ. Và nói có, với việc chào đón người khác và việc tản quyền lành mạnh theo tính đồng nghị. Giáo hội, trong tư cách truyền giáo, không che giấu các khó khăn, phải có một khuôn mặt bản địa ủng hộ thứ luận lý, theo đó các khu ngoại vi di chuyển vào trung tâm và các khu ngoại vi di động phong phú nhằm biến đổi lẫn nhau.
Mong các thừa tác vụ đáp ứng các dân tộc Amazon
Với tầm nhìn đồng nghị, người ta cũng đã đề nghị kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của giáo dân vào việc thiết lập ra các thừa tác vụ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của các dân tộc Amazon. Do đó, ước mong Giáo hội, một cách sáng tạo, đề xuất các thừa tác vụ đa dạng giữa các dân tộc bản địa và các dân tộc trong rừng núi. Từ Công đồng Vatican II, đã có những lời kêu gọi lớn lao ủng hộ sự hội nhập văn hóa vào phụng vụ, với những cử hành biết tôn trọng cả truyền thống lẫn ngôn ngữ của người dân địa phương, vì đây là thông điệp cấu thành Tin Mừng. Một sự biện phân cẩn trọng về phía các giám mục là điều cần thiết để không một giải pháp nào bị loại trừ một cách tiên thiên, kể cả việc phong chức cho những người đàn ông đã có vợ. Trên thực tế, điều đã vang lên là yêu cầu của nhiều chủng sinh để có được một nền đào tạo về cảm giới nhằm mục đích chữa lành các vết thương do cuộc cách mạng tình dục gây ra. Ngày nay nhiều người mong muốn tái khám phá ý thức về giá trị của luật độc thân và sự khiết tịnh. Giáo hội không được im lặng về điều này, nhưng thay vào đó, cung cấp kho báu của mình, tức học lý vốn biến đổi các cõi lòng.
Một thừa tác vụ nữ giáo dân
Đồng thời có sự kiện ngược lại đó là việc phổ biến bạo lực chống phụ nữ. Khởi từ điều này, có ý tưởng thành lập một thừa tác vụ nữ giáo dân để truyền giảng tin mừng. Do đó, cần có sự tham gia tích cực nhiều hơn của phụ nữ vào đời sống của Giáo hội bằng “con mắt Samaritanô”.
Hợp nhất trong đa dạng
Cần phải theo đuổi ý niệm hợp nhất trong đa dạng theo hình ảnh khối đa diện được Đức Giáo Hoàng đề xuất nhiều lần. Nếu ai đó được yêu cầu đến học nơi Chúa Giêsu, thì họ phải từ ý niệm mục vụ thăm viếng bước sang ý niệm mục vụ hiện diện và lắng nghe, do đó công bố sự dịu dàng của Thiên Chúa, cổ vũ tình yêu Ngôi nhà chung, không những giữa bạn bè, mà còn giữa những người xa xôi và suy nghĩ khác với mình. Các giá trị bắt nguồn từ Chúa Giêsu về một tình huynh đệ phổ quát, một hệ sinh thái toàn diện và phong cách sống được linh hứng từ việc “sống tốt” như một phản ứng đối với nhiều đề xuất chỉ biết đến mình của thời đại chúng ta.
Trước thảm kịch thay đổi khí hậu vốn bị tố cáo ở bình diện hoàn cầu, Thượng hội đồng này là một khoảnh khắc ơn thánh và là cơ hội tuyệt vời để Giáo hội cổ vũ việc hoán cải sinh thái và nền giáo dục có tính dung hợp.
Di dân và thừa tác mục vụ đô thị
Sự chú ý của các nghị phụ Thượng hội đồng cũng đặt ra câu hỏi về di dân vì nguyên nhân chính về chính trị xã hội, khí hậu, kinh tế và đàn áp sắc tộc. Những vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận mục vụ chuyên biệt. Việc áp đặt mô hình ‘duy khai khoáng’ (extractivist) phương Tây đang tấn công các gia đình và buộc thanh niên phải di chuyển đến các thành phố. Giáo hội phải làm cho mình trở thành một người cổ vũ một thừa tác mục vụ đô thị.
Thần học bản địa và các truyền thống địa phương
Trong các cuộc tranh luận, giá trị của thần học bản địa đã được công nhận, với việc nhắc đến lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trong việc lên khuôn một Giáo hội với khuôn mặt bản địa, bằng cách đọc lại các yếu tố chủ yếu của vũ trụ Công Giáo bằng một khoa giải thích bản địa. Giá trị của y học cổ truyền như là một thay thế hợp lệ cho y học phương tây là điều đã được nhấn mạnh. Cũng có đề nghị về việc tạo ra các khu bảo tồn thiên nhiên lớn để bảo vệ tính đa dạng sinh học và tính đa dạng của các nền văn hóa Amazon.
Phiên họp toàn thể sáng nay được khai mạc bằng lời Phụng vụ các giờ kinh, cùng với lời cầu nguyện đặc biệt cho tình hình khó khăn ở Ecuador.
Công việc của Phiên đặc biệt dành cho Thượng hội đồng Giám mục Toàn-Amazon vẫn tiếp tục ở Vatican. Tổng cộng, có 174 Nghị phụ Thượng hội đồng đã có mặt trong Hội trường Thượng hội đồng dự Phiên họp toàn thể lần thứ 5.
Sức khỏe toàn diện của Amazon là một trong những mối quan tâm được các nghị phụ phát biểu sáng nay tại Hội trường Thượng Hội Đồng. Mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa đang nuốt chửng môi trường, các đám cháy đang tàn phá khu vực, thối nát, phá rừng và canh tác bất hợp pháp đều đang gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả các dân tộc trên lãnh thổ này và của toàn hành tinh.
Bảo vệ các dân tộc sống trong các vùng cô lập tự nguyện
Sự chú ý được tập trung vào những người dân bản địa đang sống trong các vùng cô lập tự nguyện, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương và những người bị nguy cơ diệt chủng. Để duy trì ý thức sâu sắc về chủ đề này, người ta cảm thấy cần phải thiết lập một vọng quan sát của giáo hội quốc tế để bảo vệ nhân quyền và các nhu cầu của các cộng đồng này.
Đối thoại nhiều hơn: Để Giáo hội tiếp cận được các sắc dân địa phương
Để làm nổi bật điều này: đôi khi Giáo Hội Công Giáo, ở một số nơi, đã chậm chạp trong việc ân cần chăm sóc các nhu cầu của số dân này. Thực thế, đôi khi, Giáo Hội sống cách xa các dân tộc địa phương và kết quả là khoảng trống này được các đề xuất của các giáo hội tân Ngũ Tuần lấp đầy.
Điều khẩn cấp và không thể thương lượng đối với Giáo hội là tiếp tục cuộc đối thoại đại kết và liên tôn. Việc tôn trọng và tính hiệu quả, các chiều kích này là điều nền tảng cho một Giáo hội ngoại tiếp (out-going) tại khu vực Toàn-Amazon, vốn có đặc điểm đa văn hóa. Tính liên văn hóa không chỉ là một thách thức. Phải nói không, với chính sách áp đặt từ trên cao lên nền văn hóa của riêng họ. Và nói có, với việc chào đón người khác và việc tản quyền lành mạnh theo tính đồng nghị. Giáo hội, trong tư cách truyền giáo, không che giấu các khó khăn, phải có một khuôn mặt bản địa ủng hộ thứ luận lý, theo đó các khu ngoại vi di chuyển vào trung tâm và các khu ngoại vi di động phong phú nhằm biến đổi lẫn nhau.
Mong các thừa tác vụ đáp ứng các dân tộc Amazon
Với tầm nhìn đồng nghị, người ta cũng đã đề nghị kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của giáo dân vào việc thiết lập ra các thừa tác vụ mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của các dân tộc Amazon. Do đó, ước mong Giáo hội, một cách sáng tạo, đề xuất các thừa tác vụ đa dạng giữa các dân tộc bản địa và các dân tộc trong rừng núi. Từ Công đồng Vatican II, đã có những lời kêu gọi lớn lao ủng hộ sự hội nhập văn hóa vào phụng vụ, với những cử hành biết tôn trọng cả truyền thống lẫn ngôn ngữ của người dân địa phương, vì đây là thông điệp cấu thành Tin Mừng. Một sự biện phân cẩn trọng về phía các giám mục là điều cần thiết để không một giải pháp nào bị loại trừ một cách tiên thiên, kể cả việc phong chức cho những người đàn ông đã có vợ. Trên thực tế, điều đã vang lên là yêu cầu của nhiều chủng sinh để có được một nền đào tạo về cảm giới nhằm mục đích chữa lành các vết thương do cuộc cách mạng tình dục gây ra. Ngày nay nhiều người mong muốn tái khám phá ý thức về giá trị của luật độc thân và sự khiết tịnh. Giáo hội không được im lặng về điều này, nhưng thay vào đó, cung cấp kho báu của mình, tức học lý vốn biến đổi các cõi lòng.
Một thừa tác vụ nữ giáo dân
Đồng thời có sự kiện ngược lại đó là việc phổ biến bạo lực chống phụ nữ. Khởi từ điều này, có ý tưởng thành lập một thừa tác vụ nữ giáo dân để truyền giảng tin mừng. Do đó, cần có sự tham gia tích cực nhiều hơn của phụ nữ vào đời sống của Giáo hội bằng “con mắt Samaritanô”.
Hợp nhất trong đa dạng
Cần phải theo đuổi ý niệm hợp nhất trong đa dạng theo hình ảnh khối đa diện được Đức Giáo Hoàng đề xuất nhiều lần. Nếu ai đó được yêu cầu đến học nơi Chúa Giêsu, thì họ phải từ ý niệm mục vụ thăm viếng bước sang ý niệm mục vụ hiện diện và lắng nghe, do đó công bố sự dịu dàng của Thiên Chúa, cổ vũ tình yêu Ngôi nhà chung, không những giữa bạn bè, mà còn giữa những người xa xôi và suy nghĩ khác với mình. Các giá trị bắt nguồn từ Chúa Giêsu về một tình huynh đệ phổ quát, một hệ sinh thái toàn diện và phong cách sống được linh hứng từ việc “sống tốt” như một phản ứng đối với nhiều đề xuất chỉ biết đến mình của thời đại chúng ta.
Trước thảm kịch thay đổi khí hậu vốn bị tố cáo ở bình diện hoàn cầu, Thượng hội đồng này là một khoảnh khắc ơn thánh và là cơ hội tuyệt vời để Giáo hội cổ vũ việc hoán cải sinh thái và nền giáo dục có tính dung hợp.
Di dân và thừa tác mục vụ đô thị
Sự chú ý của các nghị phụ Thượng hội đồng cũng đặt ra câu hỏi về di dân vì nguyên nhân chính về chính trị xã hội, khí hậu, kinh tế và đàn áp sắc tộc. Những vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận mục vụ chuyên biệt. Việc áp đặt mô hình ‘duy khai khoáng’ (extractivist) phương Tây đang tấn công các gia đình và buộc thanh niên phải di chuyển đến các thành phố. Giáo hội phải làm cho mình trở thành một người cổ vũ một thừa tác mục vụ đô thị.
Thần học bản địa và các truyền thống địa phương
Trong các cuộc tranh luận, giá trị của thần học bản địa đã được công nhận, với việc nhắc đến lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng trong việc lên khuôn một Giáo hội với khuôn mặt bản địa, bằng cách đọc lại các yếu tố chủ yếu của vũ trụ Công Giáo bằng một khoa giải thích bản địa. Giá trị của y học cổ truyền như là một thay thế hợp lệ cho y học phương tây là điều đã được nhấn mạnh. Cũng có đề nghị về việc tạo ra các khu bảo tồn thiên nhiên lớn để bảo vệ tính đa dạng sinh học và tính đa dạng của các nền văn hóa Amazon.
Phiên họp toàn thể sáng nay được khai mạc bằng lời Phụng vụ các giờ kinh, cùng với lời cầu nguyện đặc biệt cho tình hình khó khăn ở Ecuador.
Giáo Hội chờ đến 30 năm mới xác nhận phép lạ ngoạn mục Y khoa không thể giải thích của ĐHY Wyszynksi
Đặng Tự Do
18:36 09/10/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô vừa công nhận một phép lạ ngoạn mục cần thiết cho việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Stefan Wyszynski, là người cố vấn và là bạn thân thiết của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh trên sau một cuộc họp vào hôm 2 tháng Mười với Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Tòa Thánh đã chính thức công bố tin tức này vào hôm thứ Năm 3 tháng 10.
Phép lạ liên quan đến sự chữa lành của một thiếu nữ 19 tuổi bị bệnh ung thư tuyến giáp vào năm 1989. Cô gái trẻ nhận được chẩn đoán của các bác sĩ là bệnh tình của cô không thể nào chữa khỏi, và cô không còn sống được bao lâu. Một nhóm các nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện cho sự chữa lành của cô nhờ sự cầu bầu của Đức Hồng Y Wyszynski, là người cũng đã chết vì ung thư 8 năm trước đó.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết cô gái trẻ đã được lành bệnh gần như tức khắc. Các khối u đột nhiên biến mất mà Y khoa không thể giải thích được. Mọi người đều tin là phép lạ, nhưng Giáo Hội tại Ba Lan đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 30 năm qua để chứng minh rằng đây là một phép lạ diễn ra tức khắc, triệt để và khối u không quay trở lại.
Đức Hồng Y đáng kính Wyszynksi giờ đây có thể được tuyên chân phước.
“Đó là một tin mừng lớn cho Giáo hội ở Ba Lan!” Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của tổng giáo phận Poznan, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã cho biết như trên.
Ngài cho biết Đức Hồng Y Wyszynksi được ghi nhận là người giúp bảo tồn Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan trong thời bách hại kinh hoàng của cộng sản từ năm 1945 đến 1989.
Tiểu sử Đức Hồng Y Stefan Wyszynski
Đức Hồng Y Wyszynski từng là Hồng Y Giáo chủ Ba Lan và là một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất cho vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan, từ khi Đức Karol Wojtyla còn là một giám mục trẻ.
Sinh năm 1901, ngài trở thành linh mục vào năm 1924 và được bổ nhiệm làm giám mục Lublin vào năm 1946 – vào thời điểm hàng trăm ngàn binh lính Liên Sô đóng quân ở đó và các thế lực cộng sản đang tung hoàng khắp đất nước.
Năm 1948, ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Gniezno và Warsaw, và được tấn phong Hồng Y vào năm 1953. Nhưng ngài không thể sang Rôma để dự lễ tấn phong cho mãi đến bốn năm sau, vào năm 1957, sau khi ngài được thả ra khỏi nhà tù cộng sản.
Vụ bắt giữ ngài vào năm 1953 là một trong những sự kiện bi thảm nhất trong thời kỳ cộng sản. Gần như đồng loạt, cộng sản đã bắt giữ các nhà lãnh đạo Giáo Hội ở Croatia, Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc.
Đức Hồng Y Wyszynski, trong tư cách là Hồng Y Giáo chủ Ba Lan từ năm 1948 cho đến khi qua đời vào năm 1981, đã phải trải qua bốn năm bị quản thúc tại gia vào những năm 1950 vì phản đối bọn cầm quyền cộng sản Ba Lan.
Ngày 4 tháng Bẩy, năm 1958, lúc cha Wojtyla, lúc ấy 38 tuổi, đang chèo thuyền trên một hồ nước ở miền Bắc Ba Lan, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Krakow. Đức Hồng Y Wyszynski đã triệu tập ngài lên Warsaw để thông báo về quyết định này. Khi giới thiệu vị tân Giám Mục, Đức Hồng Y nói một câu rất tiên tri nhưng gây ngỡ ngàng cho các vị có mặt ở đó. Ngài nói: “Habemus papam” – “Chúng ta đã có Giáo Hoàng”. Đó là một công thức rất long trọng để tuyên bố kết quả của cơ mật viện bầu Giáo Hoàng – không thể là một câu nói đùa. Vì thế, nhiều người có mặt ngỡ ngàng. Nhưng chính câu ấy đã trở thành hiện thực vào ngày 16 tháng Mười, 1978.
Khi Đức Wojtyla được bổ nhiệm là Nghị Phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1968, ngài đã quyết định ở nhà để phản đối việc bọn cầm quyền Ba Lan từ chối cấp hộ chiếu cho Đức Hồng Y Wyszynski.
Mười năm sau đó, trên đường sang Rôma tham dự cơ mật viện bầu Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Wyszynski lại nói tiên tri khi dặn dò vị Hồng Y trẻ mới có 58 tuổi rằng: “Nếu họ bầu bạn, tôi xin bạn đừng từ chối nhé.” Đức Wojtyla mỉm cười không nói gì vì ngài không mấy tin điều đó có thể xảy ra. Vào thời điểm đó, mọi dự đoán đều nhắm đến Đức Hồng Y Giuseppe Siri, Tổng Giám Mục Genoa, và Đức Hồng Y Giovanni Benelli, Tổng Giám Mục Florence là bạn thân của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I vừa quá cố.
Đến khi các Hồng Y đang họp trong Nhà nguyện Sistina quyết định bầu cho ngài, vị Giáo hoàng Ba Lan mới nhớ lại những lời Đức Hồng Y Wyszynski dặn dò ngài.
Đức Hồng Y Wyszynski qua đời ở tuổi 79 vào năm 1981 chỉ 15 ngày sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô. Không thể tham dự lễ an táng của ngài, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết cho người dân Ba Lan một lá thư trong đó có đoạn viết:
“Anh chị em hãy suy gẫm về hình ảnh không thể nào quên của Đức Hồng Y Stefan Wyszynski với ký ức kính mến về con người của ngài, vai trò của ngài trong giai đoạn khó khăn như thế trong lịch sử của chúng ta.”
Source:National Catholic RegisterVatican Approves Miracle of Polish Cardinal Stefan Wyszynski
Đức Thánh Cha đã ký sắc lệnh trên sau một cuộc họp vào hôm 2 tháng Mười với Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh. Tòa Thánh đã chính thức công bố tin tức này vào hôm thứ Năm 3 tháng 10.
Phép lạ liên quan đến sự chữa lành của một thiếu nữ 19 tuổi bị bệnh ung thư tuyến giáp vào năm 1989. Cô gái trẻ nhận được chẩn đoán của các bác sĩ là bệnh tình của cô không thể nào chữa khỏi, và cô không còn sống được bao lâu. Một nhóm các nữ tu Ba Lan bắt đầu cầu nguyện cho sự chữa lành của cô nhờ sự cầu bầu của Đức Hồng Y Wyszynski, là người cũng đã chết vì ung thư 8 năm trước đó.
Phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết cô gái trẻ đã được lành bệnh gần như tức khắc. Các khối u đột nhiên biến mất mà Y khoa không thể giải thích được. Mọi người đều tin là phép lạ, nhưng Giáo Hội tại Ba Lan đã kiên nhẫn chờ đợi suốt 30 năm qua để chứng minh rằng đây là một phép lạ diễn ra tức khắc, triệt để và khối u không quay trở lại.
Đức Hồng Y đáng kính Wyszynksi giờ đây có thể được tuyên chân phước.
“Đó là một tin mừng lớn cho Giáo hội ở Ba Lan!” Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki của tổng giáo phận Poznan, và là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã cho biết như trên.
Ngài cho biết Đức Hồng Y Wyszynksi được ghi nhận là người giúp bảo tồn Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan trong thời bách hại kinh hoàng của cộng sản từ năm 1945 đến 1989.
Tiểu sử Đức Hồng Y Stefan Wyszynski
Đức Hồng Y Wyszynski từng là Hồng Y Giáo chủ Ba Lan và là một trong những người ủng hộ nhiệt tình nhất cho vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan, từ khi Đức Karol Wojtyla còn là một giám mục trẻ.
Sinh năm 1901, ngài trở thành linh mục vào năm 1924 và được bổ nhiệm làm giám mục Lublin vào năm 1946 – vào thời điểm hàng trăm ngàn binh lính Liên Sô đóng quân ở đó và các thế lực cộng sản đang tung hoàng khắp đất nước.
Năm 1948, ngài được bổ nhiệm làm tổng giám mục Gniezno và Warsaw, và được tấn phong Hồng Y vào năm 1953. Nhưng ngài không thể sang Rôma để dự lễ tấn phong cho mãi đến bốn năm sau, vào năm 1957, sau khi ngài được thả ra khỏi nhà tù cộng sản.
Vụ bắt giữ ngài vào năm 1953 là một trong những sự kiện bi thảm nhất trong thời kỳ cộng sản. Gần như đồng loạt, cộng sản đã bắt giữ các nhà lãnh đạo Giáo Hội ở Croatia, Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc.
Đức Hồng Y Wyszynski, trong tư cách là Hồng Y Giáo chủ Ba Lan từ năm 1948 cho đến khi qua đời vào năm 1981, đã phải trải qua bốn năm bị quản thúc tại gia vào những năm 1950 vì phản đối bọn cầm quyền cộng sản Ba Lan.
Ngày 4 tháng Bẩy, năm 1958, lúc cha Wojtyla, lúc ấy 38 tuổi, đang chèo thuyền trên một hồ nước ở miền Bắc Ba Lan, Đức Thánh Cha Piô thứ 12 đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Phụ Tá Krakow. Đức Hồng Y Wyszynski đã triệu tập ngài lên Warsaw để thông báo về quyết định này. Khi giới thiệu vị tân Giám Mục, Đức Hồng Y nói một câu rất tiên tri nhưng gây ngỡ ngàng cho các vị có mặt ở đó. Ngài nói: “Habemus papam” – “Chúng ta đã có Giáo Hoàng”. Đó là một công thức rất long trọng để tuyên bố kết quả của cơ mật viện bầu Giáo Hoàng – không thể là một câu nói đùa. Vì thế, nhiều người có mặt ngỡ ngàng. Nhưng chính câu ấy đã trở thành hiện thực vào ngày 16 tháng Mười, 1978.
Khi Đức Wojtyla được bổ nhiệm là Nghị Phụ Thượng Hội Đồng Giám Mục vào năm 1968, ngài đã quyết định ở nhà để phản đối việc bọn cầm quyền Ba Lan từ chối cấp hộ chiếu cho Đức Hồng Y Wyszynski.
Mười năm sau đó, trên đường sang Rôma tham dự cơ mật viện bầu Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Wyszynski lại nói tiên tri khi dặn dò vị Hồng Y trẻ mới có 58 tuổi rằng: “Nếu họ bầu bạn, tôi xin bạn đừng từ chối nhé.” Đức Wojtyla mỉm cười không nói gì vì ngài không mấy tin điều đó có thể xảy ra. Vào thời điểm đó, mọi dự đoán đều nhắm đến Đức Hồng Y Giuseppe Siri, Tổng Giám Mục Genoa, và Đức Hồng Y Giovanni Benelli, Tổng Giám Mục Florence là bạn thân của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I vừa quá cố.
Đến khi các Hồng Y đang họp trong Nhà nguyện Sistina quyết định bầu cho ngài, vị Giáo hoàng Ba Lan mới nhớ lại những lời Đức Hồng Y Wyszynski dặn dò ngài.
Đức Hồng Y Wyszynski qua đời ở tuổi 79 vào năm 1981 chỉ 15 ngày sau khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị ám sát tại quảng trường Thánh Phêrô. Không thể tham dự lễ an táng của ngài, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết cho người dân Ba Lan một lá thư trong đó có đoạn viết:
“Anh chị em hãy suy gẫm về hình ảnh không thể nào quên của Đức Hồng Y Stefan Wyszynski với ký ức kính mến về con người của ngài, vai trò của ngài trong giai đoạn khó khăn như thế trong lịch sử của chúng ta.”
Source:National Catholic Register
Trường Đại Học ACDB – nghĩa là Ăn Cháo Đá Bát – gây ngỡ ngàng cho người Công Giáo Ái Nhĩ Lan
Đặng Tự Do
19:52 09/10/2019
Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 13 tháng 10 tới đây, tức là Chúa Nhật thứ 28 mùa Thường Niên, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tuyên thánh cho 5 vị Chân Phước trong đó có Đức Hồng Y John Henry Newman. Anh Giáo sẽ cử một phái đoàn rất hùng hậu tham dự biến cố long trọng này. Tuy nhiên, Patsy McGarry của tờ Irish Times cho biết một trường Đại Học tại Ái Nhĩ Lan do chính Đức Hồng Y Newman thành lập, là hiệu trưởng và chủ tịch đầu tiên của ngôi trường đó đã quyết định sẽ không tham dự biến cố này.
Nhiều người bày tỏ sự ngỡ ngàng và thất vọng và gọi trường này là “Biting the hand that feed you university”. Dịch chính xác ra tiếng Việt là “Trường Đại Học Ăn Cháo Đá Bát”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Lan Vy.
Cả Đô Trưởng lẫn trường Đại học Dublin, gọi tắt là UCD, đều không cử đại diện chính thức tham dự lễ tuyên thánh cho Đức Hồng Y John Henry Newman tại Rôma vào ngày Chúa Nhật tới đây, đó là quyết định chính thức của nhà trường và Hội Đồng Thành Phố.
Đức Hồng Y Newman đã là Hiệu trưởng và chủ tịch đầu tiên của UCD khi ngài thành lập trường này như một trường Đại học Công Giáo Ireland.
Trong khi đó Thái tử Charles sẽ đại diện cho Nữ hoàng Elizabeth tại buổi lễ, cùng với 13 nghị sĩ thuộc liên đảng cũng như đại sứ Vương quốc Anh cạnh Tòa thánh là Sally Axworthy và ông Rehman Chishti đặc sứ của thủ tướng Anh về tự do tôn giáo.
Điều trớ trêu là trong khi Ái Nhĩ Lan từng là một quốc gia được xem là thành trì của Công Giáo không có đại diện chính thức nào thì thị trưởng thành phố thành phố Birmingham, ông Mohammed Azim, một người Hồi Giáo, lại dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu sang Rôma tham dự biến cố này.
Birmingham là nơi Đức Hồng Y Newman đã thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giảng đầu tiên tại Anh, và cũng là nơi ngài qua đời vào năm 1890 ở tuổi 89.
Tổng Giám mục Canterbury sẽ được đại diện bởi Giám mục Portsmouth Christopher Foster.
Neil Mendoza sẽ đại diện cho Đại học Oxford nơi Đức Hồng Y Newman là một giáo sư. Trong khi đó bà Hilary Boulding, Hiệu Trưởng Đại học Oxford Trinity nơi ngài từng là một sinh viên cũng dẫn một phái đoàn sang Rôma.
Đức Hồng Y Newman, là một người Anh Giáo cải đạo sang Công Giáo, đã đến Ái Nhĩ Lan năm 1851 theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Paul Cullen của tổng giáo phận Công Giáo Dublin. Ngài hình thành nên UCD và làm hiệu trưởng đầu tiên của trường này.
Ngài ở đó đến năm 1858 và được mô tả trên trang web của UCD là Hiệu trưởng sáng lập của nhà trường.
Khi bị chất vấn về quyết định không gởi phái đoàn sang Rôma, phát ngôn viên nhà trường trả lời tỉnh bơ như sau:
Mặc dù Đức Hồng Y John Henry là hiệu trưởng sáng lập của nhà trường chúng tôi, nhưng giờ đây chúng tôi đã là một trường đại học thế tục từ năm 1908.
Câu trả lời của bà khiến người ta có cảm giác như thế tục đồng nghĩa với bài Công Giáo. Nhiều người cho rằng tiên học lễ, hậu học văn. Cái lối hành xử ăn cháo đá bát của UCD đã gây ra một nỗi buồn và những âu lo trong lòng người dân Ái Nhĩ Lan.
Đại sứ Ái Nhĩ Lan cạnh Tòa thánh, là ông Derek Hannon, được tin là sẽ có một bài thuyết trình trong một buổi lễ tại Đại học Ái Nhĩ Lan ở Rôma vào ngày thứ Sáu 11 tháng 10 để mừng biến cố tuyên thánh này. Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của tổng giáo phận Dublin sẽ chủ sự thánh lễ sau đó.
Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã cử Đức Cha Brendan Leahy, Giám Mục giáo phận Limerick dẫn đầu phái đoàn 30 người tham dự biến cố này trong đó có Đức Cha Francis Duffy Giám Mục Ardagh và Clonmacnoise; Đức Cha Fintan Monahan Giám mục Killaloe; và Đức Cha Raphoe Philip Boyce đã nghỉ hưu.
Trường Đại học Thánh Stephanô tại Dublin, cũng do Đức Hồng Y Newman thành lập, sẽ có một phái đoàn hùng hậu lên đến 50 người tham dự lễ tuyên thánh do cha William Tweetsey, hiệu trưởng nhà trường và là giám đốc Trung tâm Đức tin và Lý trí Notre Dame dẫn đầu.
Source:Irish TimesNo official Irish presence at Cardinal Newman canonisation
Nhiều người bày tỏ sự ngỡ ngàng và thất vọng và gọi trường này là “Biting the hand that feed you university”. Dịch chính xác ra tiếng Việt là “Trường Đại Học Ăn Cháo Đá Bát”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Lan Vy.
Cả Đô Trưởng lẫn trường Đại học Dublin, gọi tắt là UCD, đều không cử đại diện chính thức tham dự lễ tuyên thánh cho Đức Hồng Y John Henry Newman tại Rôma vào ngày Chúa Nhật tới đây, đó là quyết định chính thức của nhà trường và Hội Đồng Thành Phố.
Đức Hồng Y Newman đã là Hiệu trưởng và chủ tịch đầu tiên của UCD khi ngài thành lập trường này như một trường Đại học Công Giáo Ireland.
Trong khi đó Thái tử Charles sẽ đại diện cho Nữ hoàng Elizabeth tại buổi lễ, cùng với 13 nghị sĩ thuộc liên đảng cũng như đại sứ Vương quốc Anh cạnh Tòa thánh là Sally Axworthy và ông Rehman Chishti đặc sứ của thủ tướng Anh về tự do tôn giáo.
Điều trớ trêu là trong khi Ái Nhĩ Lan từng là một quốc gia được xem là thành trì của Công Giáo không có đại diện chính thức nào thì thị trưởng thành phố thành phố Birmingham, ông Mohammed Azim, một người Hồi Giáo, lại dẫn đầu một phái đoàn hùng hậu sang Rôma tham dự biến cố này.
Birmingham là nơi Đức Hồng Y Newman đã thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giảng đầu tiên tại Anh, và cũng là nơi ngài qua đời vào năm 1890 ở tuổi 89.
Tổng Giám mục Canterbury sẽ được đại diện bởi Giám mục Portsmouth Christopher Foster.
Neil Mendoza sẽ đại diện cho Đại học Oxford nơi Đức Hồng Y Newman là một giáo sư. Trong khi đó bà Hilary Boulding, Hiệu Trưởng Đại học Oxford Trinity nơi ngài từng là một sinh viên cũng dẫn một phái đoàn sang Rôma.
Đức Hồng Y Newman, là một người Anh Giáo cải đạo sang Công Giáo, đã đến Ái Nhĩ Lan năm 1851 theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Paul Cullen của tổng giáo phận Công Giáo Dublin. Ngài hình thành nên UCD và làm hiệu trưởng đầu tiên của trường này.
Ngài ở đó đến năm 1858 và được mô tả trên trang web của UCD là Hiệu trưởng sáng lập của nhà trường.
Khi bị chất vấn về quyết định không gởi phái đoàn sang Rôma, phát ngôn viên nhà trường trả lời tỉnh bơ như sau:
Mặc dù Đức Hồng Y John Henry là hiệu trưởng sáng lập của nhà trường chúng tôi, nhưng giờ đây chúng tôi đã là một trường đại học thế tục từ năm 1908.
Câu trả lời của bà khiến người ta có cảm giác như thế tục đồng nghĩa với bài Công Giáo. Nhiều người cho rằng tiên học lễ, hậu học văn. Cái lối hành xử ăn cháo đá bát của UCD đã gây ra một nỗi buồn và những âu lo trong lòng người dân Ái Nhĩ Lan.
Đại sứ Ái Nhĩ Lan cạnh Tòa thánh, là ông Derek Hannon, được tin là sẽ có một bài thuyết trình trong một buổi lễ tại Đại học Ái Nhĩ Lan ở Rôma vào ngày thứ Sáu 11 tháng 10 để mừng biến cố tuyên thánh này. Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của tổng giáo phận Dublin sẽ chủ sự thánh lễ sau đó.
Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan đã cử Đức Cha Brendan Leahy, Giám Mục giáo phận Limerick dẫn đầu phái đoàn 30 người tham dự biến cố này trong đó có Đức Cha Francis Duffy Giám Mục Ardagh và Clonmacnoise; Đức Cha Fintan Monahan Giám mục Killaloe; và Đức Cha Raphoe Philip Boyce đã nghỉ hưu.
Trường Đại học Thánh Stephanô tại Dublin, cũng do Đức Hồng Y Newman thành lập, sẽ có một phái đoàn hùng hậu lên đến 50 người tham dự lễ tuyên thánh do cha William Tweetsey, hiệu trưởng nhà trường và là giám đốc Trung tâm Đức tin và Lý trí Notre Dame dẫn đầu.
Source:Irish Times
Cuộc họp báo ngày 9 tháng 10 về Thượng Hội Đồng Amazon
Vũ Văn An
22:50 09/10/2019
Thượng Hội Đồng Amazon đã bước sang ngày thứ ba với 5 phiên họp làm việc toàn thể. Trong cuộc họp báo ngày 9 tháng 10, Bộ trưởng Thông Tin của Tòa Thánh đã duyệt lại một số vấn đề được nêu lên trong những ngày vừa qua tại Phòng họp Thượng Hội Đồng. Trong khi đó, các vị trên bàn chủ tọa đưa ra các nhận định riêng.
Tính đa dạng dẫn đến việc biện phân
Cha Giacomo Costa, Thư ký Ủy Ban Thông tin, giải thích phương thức đồng nghị cả trong phần nhận xét soạn sẵn lẫn trong lúc trả lời các câu hỏi của báo chí. Mỗi tham dự viên đều có khả năng lên tiếng tại Thượng Hội Đồng, nói theo quan điểm riêng và theo ánh sáng riêng của mình. Điều này dẫn đến việc thảo luận, chứ không tranh luận; và tính đa dạng này cho phép Thượng Hội Đồng thực thi việc biện phân chân chính.
Đức Hồng Y Pedro Ricardo Barreto Jimeno, Dòng Tên
Hôm thứ Ba, trong góp ý đầu tiên với tư cách khách mời, Đức Hồng Y Dòng Tên Pedro Barreto, Tổng Giám Mục Huancayo, Peru, và là Phó Chủ tịch REPAM, nói đến “ánh sáng và bóng tối” vốn đánh dấu việc Giáo Hội can dự vào vùng Amazon. Trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội quả có gần gũi với các đau khổ của người Amazon; nhưng Giáo Hội cũng phải nhìn nhận các bất công trong quá khứ và xin lỗi về các bất công này. Ngài phát biểu ước muốn có một thứ ngôn ngữ duy nhất, khởi đi từ Chuá Giêsu, ngôn ngữ của tình yêu, của việc cùng nhau bước đi, làm chứng cho một cuộc sống đơn giản, khiêm nhường.
Victoria Lucia Tauli-Corpuz
Victoria Lucia Tauli-Corpuz, Tường trình viên Đặc biệt của Liên hiệp quốc về Các Quyền của Các Dân tộc Bản địa, nhấn mạnh tới bạo lực mà các sắc dân bản địa đang phải kinh qua, và nhấn mạnh các thách đố họ đang phải đương đầu, trong đó, có việc kết tội các nhà lãnh đạo, khai thác đất đai, ô nhiễm, và diệt sắc tộc. Bà nói rằng các dân tộc bản địa phải được bảo vệ bởi cộng đồng quốc tế, và làm nổi bật tầm quan trọng của Giáo Hội trong việc dùng thế giá luân lý và tinh thần để hỗ trợ họ.
Moema Maria Marques de Miranda
Diễn giả cuối cùng, Moema Maria Marques de Miranda, một người Dòng Ba Thánh Phanxicô, trình bầy một số nhận định có tính khải huyền. Bà nói rằng chúng ta là thế hệ đầu tiên cảm nghiệm được khả thể tận thế. Bà cho rằng Đức Phanxicô cũng cảm thấy tính khẩn cấp. Chỉ mấy thập niên qua, chúng ta mới nhận ra tính nối kết qua lại của thế giới; chúng ta có thể và nên học hỏi từ người bản địa cách sống hoà hợp với sáng thế. Và bà nhận định rằng không ngạc nhiên chi khi những tiếng nói từ “tận cùng trái đất”, những tiếng nói của những người như Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Greta Thunberg, đã chỉ cho ta biết phải đứng ở đâu trong giờ phút này của lịch sử.
Hỏi đáp
Sau các trình bầy trên, bàn chủ tọa đã trả lời các câu hỏi của ký giả. Trả lời một câu hỏi về việc Giáo Hội can dự vào các vấn đề chính trị tại Amazon, Marques de Miranda nói đến sự nối kết giữa kinh tế và sinh thái; bà nói rằng chúng ta phải hiểu thế giới hoạt động ra sao để có thể giữ cho nó như ngôi nhà có thể ở được. Đức Hồng Y Barreto nói thêm rằng đây là một vấn đề cần được đặt trong ngữ cảnh hoàn cầu, và nhận định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn nhấn mạnh đến sự kiện một số mô hình hiện đại, kỹ trị và kinh tế không còn thỏa đáng nữa.
Quyền lợi và nghĩa vụ
Một nhà báo hỏi về một số khía cạnh của nền văn hóa bản địa không phù hợp với cách hiểu hiện nay về nhân quyền, có ý đặc biệt nói đến nạn sát nhi mà theo ông từng được một số bộ lạc Amazon thi hành. Tauli-Corpuz thừa nhận rằng một số thực hành của người bản địa khá “lạ lùng” và ghi nhận cuộc tranh luận hiện nay về việc cân bằng giữa lòng tôn trọng các quyền của người bản địa, và nghĩa vụ của các dân tộc bản địa là phải làm cho các thực hành của họ phù hợp với luật quốc tế, nhất là liên quan tới phụ nữ và trẻ em. Bà cho hay, các dân tộc bản địa phải sửa đổi và chỉnh đốn một số tập quán của họ.
Đức Hồng Y Barreto cho hay ngài chưa bao giờ nghe nói đến thực hành sát nhi nơi các dân tộc bản địa, và ngài cho hay ai đưa ra các nhận xét như thế cần hỗ trợ chúng bằng các chứng cớ hẳn họi. Tuy nhiên, trong khi thừa nhận giá trị của đức khôn ngoan tổ tiên, ngài nhìn nhận rằng Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta bảo vệ sự sống, vì văn hóa sự sống là điều chủ yếu đối với Tin Mừng.
Tầm quan trọng của việc lắng nghe
Để trả lời cho câu hỏi cuối cùng liên quan tới vấn đề đa dạng ý kiến bên trong Thượng Hội Đồng, Cha Costa nói chắc chắn có các khác biệt về ý kiến giữa các tham dự viên. Tuy nhiên, khuôn khổ của Thượng Hội Đồng bảo đảm để các cá nhân được phát biểu suy nghĩ riêng của họ mà không cần phải trực tiếp gây tranh cãi với người khác. Ngài nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của việc lắng nghe, để ý kiến nào cũng được nghe.
Không giống một nghị viện, Thượng Hội Đồng, theo ngài, không đưa ra quyết định, nhưng cung cấp các gợi ý và đề nghị cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người cuối cùng đem hướng dẫn ra thực hành.
Tính đa dạng dẫn đến việc biện phân
Cha Giacomo Costa, Thư ký Ủy Ban Thông tin, giải thích phương thức đồng nghị cả trong phần nhận xét soạn sẵn lẫn trong lúc trả lời các câu hỏi của báo chí. Mỗi tham dự viên đều có khả năng lên tiếng tại Thượng Hội Đồng, nói theo quan điểm riêng và theo ánh sáng riêng của mình. Điều này dẫn đến việc thảo luận, chứ không tranh luận; và tính đa dạng này cho phép Thượng Hội Đồng thực thi việc biện phân chân chính.
Đức Hồng Y Pedro Ricardo Barreto Jimeno, Dòng Tên
Hôm thứ Ba, trong góp ý đầu tiên với tư cách khách mời, Đức Hồng Y Dòng Tên Pedro Barreto, Tổng Giám Mục Huancayo, Peru, và là Phó Chủ tịch REPAM, nói đến “ánh sáng và bóng tối” vốn đánh dấu việc Giáo Hội can dự vào vùng Amazon. Trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội quả có gần gũi với các đau khổ của người Amazon; nhưng Giáo Hội cũng phải nhìn nhận các bất công trong quá khứ và xin lỗi về các bất công này. Ngài phát biểu ước muốn có một thứ ngôn ngữ duy nhất, khởi đi từ Chuá Giêsu, ngôn ngữ của tình yêu, của việc cùng nhau bước đi, làm chứng cho một cuộc sống đơn giản, khiêm nhường.
Victoria Lucia Tauli-Corpuz
Victoria Lucia Tauli-Corpuz, Tường trình viên Đặc biệt của Liên hiệp quốc về Các Quyền của Các Dân tộc Bản địa, nhấn mạnh tới bạo lực mà các sắc dân bản địa đang phải kinh qua, và nhấn mạnh các thách đố họ đang phải đương đầu, trong đó, có việc kết tội các nhà lãnh đạo, khai thác đất đai, ô nhiễm, và diệt sắc tộc. Bà nói rằng các dân tộc bản địa phải được bảo vệ bởi cộng đồng quốc tế, và làm nổi bật tầm quan trọng của Giáo Hội trong việc dùng thế giá luân lý và tinh thần để hỗ trợ họ.
Moema Maria Marques de Miranda
Diễn giả cuối cùng, Moema Maria Marques de Miranda, một người Dòng Ba Thánh Phanxicô, trình bầy một số nhận định có tính khải huyền. Bà nói rằng chúng ta là thế hệ đầu tiên cảm nghiệm được khả thể tận thế. Bà cho rằng Đức Phanxicô cũng cảm thấy tính khẩn cấp. Chỉ mấy thập niên qua, chúng ta mới nhận ra tính nối kết qua lại của thế giới; chúng ta có thể và nên học hỏi từ người bản địa cách sống hoà hợp với sáng thế. Và bà nhận định rằng không ngạc nhiên chi khi những tiếng nói từ “tận cùng trái đất”, những tiếng nói của những người như Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Greta Thunberg, đã chỉ cho ta biết phải đứng ở đâu trong giờ phút này của lịch sử.
Hỏi đáp
Sau các trình bầy trên, bàn chủ tọa đã trả lời các câu hỏi của ký giả. Trả lời một câu hỏi về việc Giáo Hội can dự vào các vấn đề chính trị tại Amazon, Marques de Miranda nói đến sự nối kết giữa kinh tế và sinh thái; bà nói rằng chúng ta phải hiểu thế giới hoạt động ra sao để có thể giữ cho nó như ngôi nhà có thể ở được. Đức Hồng Y Barreto nói thêm rằng đây là một vấn đề cần được đặt trong ngữ cảnh hoàn cầu, và nhận định rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn nhấn mạnh đến sự kiện một số mô hình hiện đại, kỹ trị và kinh tế không còn thỏa đáng nữa.
Quyền lợi và nghĩa vụ
Một nhà báo hỏi về một số khía cạnh của nền văn hóa bản địa không phù hợp với cách hiểu hiện nay về nhân quyền, có ý đặc biệt nói đến nạn sát nhi mà theo ông từng được một số bộ lạc Amazon thi hành. Tauli-Corpuz thừa nhận rằng một số thực hành của người bản địa khá “lạ lùng” và ghi nhận cuộc tranh luận hiện nay về việc cân bằng giữa lòng tôn trọng các quyền của người bản địa, và nghĩa vụ của các dân tộc bản địa là phải làm cho các thực hành của họ phù hợp với luật quốc tế, nhất là liên quan tới phụ nữ và trẻ em. Bà cho hay, các dân tộc bản địa phải sửa đổi và chỉnh đốn một số tập quán của họ.
Đức Hồng Y Barreto cho hay ngài chưa bao giờ nghe nói đến thực hành sát nhi nơi các dân tộc bản địa, và ngài cho hay ai đưa ra các nhận xét như thế cần hỗ trợ chúng bằng các chứng cớ hẳn họi. Tuy nhiên, trong khi thừa nhận giá trị của đức khôn ngoan tổ tiên, ngài nhìn nhận rằng Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta bảo vệ sự sống, vì văn hóa sự sống là điều chủ yếu đối với Tin Mừng.
Tầm quan trọng của việc lắng nghe
Để trả lời cho câu hỏi cuối cùng liên quan tới vấn đề đa dạng ý kiến bên trong Thượng Hội Đồng, Cha Costa nói chắc chắn có các khác biệt về ý kiến giữa các tham dự viên. Tuy nhiên, khuôn khổ của Thượng Hội Đồng bảo đảm để các cá nhân được phát biểu suy nghĩ riêng của họ mà không cần phải trực tiếp gây tranh cãi với người khác. Ngài nhấn mạnh một lần nữa tầm quan trọng của việc lắng nghe, để ý kiến nào cũng được nghe.
Không giống một nghị viện, Thượng Hội Đồng, theo ngài, không đưa ra quyết định, nhưng cung cấp các gợi ý và đề nghị cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người cuối cùng đem hướng dẫn ra thực hành.
VietCatholic TV
Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon: Con số các vị tử đạo trong vùng thật đáng lo âu
Giáo Hội Năm Châu
05:36 09/10/2019
Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Thượng hội đồng giám mục đã diễn ra vào sáng thứ ba ngày 8 tháng 10, trước sự chứng kiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tiếp tục với các can thiệp phát sinh từ Tài Liệu Làm Việc. Tổng cộng, có 183 nghị phụ có mặt trong Hội trường Thượng Hội Đồng.
Sáng thứ Ba 8 tháng 10, tại Hội trường Thượng hội đồng trong Phiên họp toàn thể thứ 3 của Thượng hội đồng đặc biệt cho Vùng Amazon, các chủ đề sau đây đã được các tham dự viên của Thượng hội đồng thảo luận; việc bảo vệ nhân quyền, bi kịch của việc kết tội các nhà lãnh đạo, cũng như việc khảo sát các cộng đồng và các phong trào xã hội khác nhau.
Số lượng tử đạo ở vùng Amazon thực sự đáng sợ. Trong khoảng thời gian 2003-2017, số người bản địa chết vì bảo vệ đất đai của họ lên tới tổng số đáng kinh ngạc là 1119 người. Thêm vào thảm kịch này là sự kiện các nhà lãnh đạo xã hội thường là nạn nhân của những người hành động với quyền miễn tố cùng với việc các chính phủ thiếu quyền lực đầy đủ để đảm bảo an toàn cho người dân của họ. Qua lăng kính này, đã có lời nhắc lại rằng Giáo hội phải bảo vệ những người phải xa lìa đất đai của họ hoặc thiếu phương tiện để bảo vệ. Có ý kiến cho rằng khi các biện pháp bảo vệ này chưa có, thì có thể ở cấp giáo phận, một số nỗ lực nào đó thuộc hành động liên đới và công bằng xã hội thường trực có thể giúp cải thiện tình hình. Việc làm của Giáo Hội, như đã lặp đi lặp lại nhiều lần, là lên tiếng chống lại các dự án phá hủy môi trường.
Đồng thời, các nghị phụ đã nói rõ tầm quan trọng của việc cổ vũ một môi trường chính trị có tính tham gia nhiều hơn, cũng như một nền kinh tế xa rời khỏi nền “văn hóa vứt bỏ”. Tất cả các điều này nhằm mục đích cổ vũ việc trải nghiệm một nền kinh tế thay thế, chẳng hạn như nền kinh tế của những hợp tác xã nhỏ trực tiếp xử lý các sản phẩm của rừng mà không phải trải qua một diễn trình sản xuất lớn.
Tại Hội trường Thượng Hội Đồng, các vấn đề sau đây đã được thảo luận; việc ô nhiễm sông ngòi nơi, chất thải của các mỏ đang hoạt động thường được đổ vào, vấn đề phá rừng, mối đe dọa mỗi ngày một hiện hữu nhiều hơn ở Amazon, việc bán gỗ ồ ạt, trồng ca cao, các luật lệ làm suy yếu môi trường và không bảo vệ được sự phong phú và vẻ đẹp tự nhiên của lãnh thổ.
Về điểm này, Giáo hội được kêu gọi tố cáo sự thối nát của các mô hình khai khoáng trấn lột, cũng như những mô hình bất hợp pháp và bạo lực trong thiên nhiên. Do đó, Giáo hội được mời gọi cổ vũ các qui phạm quốc tế nhằm bảo vệ các quyền của con người, xã hội và môi trường. Do đó, tiếng kêu đau đớn từ trái đất vốn bị cướp bóc cũng như tiếng khóc của những người đau khổ giống như thế hiện đang sống trong cùng một lãnh thổ. Việc bảo vệ các dân tộc bản địa được tưởng niệm và chứng kiến bởi sự tử đạo của nhiều nhà truyền giáo đã hy sinh mạng sống của họ vì các chính nghĩa của người bản địa và để bảo vệ những người bị khai thác và đàn áp bởi mối đe dọa của những điều được hoa mỹ gọi là “các dự án phát triển”.
Thượng hội đồng cũng suy tư về chủ đề di dân, bất kể là của người bản địa di chuyển đến các khu vực đô thị hoặc những người băng qua Amazon để đến các quốc gia khác. Từ hiện tượng này phát sinh một vấn đề mục vụ quan trọng, chuyên biệt đối với Giáo hội. Khu vực Amazon như một khu vực của các luồng di cư, trên thực tế, đang lâm vào tình trạng khẩn cấp thực sự, như đã lưu ý tại Hội trường Thượng Hội Đồng. Do đó, chúng ta đang đương đầu với một lời kêu gọi truyền giáo mới theo nghĩa liên giáo hội, trong đó một sự hợp tác lớn được kêu gọi giữa các giáo hội địa phương và các khu vực khác có liên hệ với khu vực này.
Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng bi kịch di dân này cũng đụng tới giới trẻ của Amazon, họ buộc phải rời bỏ quê hương, nơi ngày càng bị thách thức bởi các vấn đề thất nghiệp, bạo lực chống lại con người, buôn bán ma túy, mại dâm và các hình thức bóc lột khác. Do đó, Giáo hội cần phải công nhận, coi trọng, nâng đỡ và tăng cường sự tham gia của giới trẻ Amazon vào các không gian giáo hội, xã hội và chính trị, bởi vì giới trẻ là “lợi nhuận của hy vọng”.
Sau đó, Thượng hội đồng suy tư về tầm quan trọng của hiệp thông trong Giáo hội bao gồm phần lớn giáo dân, để họ có thể được hỗ trợ trong việc đóng góp vào việc làm của Giáo hội. Sự phức tạp của cuộc sống hiện đại trong thực tế, đòi hỏi một số năng lực và kỹ năng nào đó vốn không phải lúc nào cũng thuộc chuyên môn hay lãnh vực của các linh mục. Vì đây là trường hợp, trước rất nhiều thách thức hiện nay (chủ nghĩa thế tục, thờ ơ tôn giáo, sự phát triển nhanh chóng của các giáo hội ngũ tuần), Giáo hội phải học cách tham khảo và nghe tiếng nói của giáo dân.
Do đó, ở trung tâm câu chuyện này, việc tôn trọng giá trị của hàng ngũ giáo dân khiến ta quay qua vấn đề thiếu hụt linh mục và vấn đề khó khăn làm cách nào đem bí tích Thánh Thể đến với giáo dân. Do đó, điều cần thiết là phải di chuyển khỏi “nền mục vụ thăm viếng” để bước sang “nền mục vụ hiện diện”, nhìn nhận các đặc sủng mới tìm thấy trong các phong trào giáo dân, vốn có một tiềm năng nào đó một khi được nhìn nhận và suy tư.
Từ việc suy tư này, vị thế của luật độc thân như một hồng phúc tuyệt vời của Chúa Thánh Thần đã được lặp lại. Đồng thời, một số nghị phụ Thượng hội đồng đã nêu vấn đề phong chức cho những người đàn ông đã có vợ, tức các viri probati, trân quí điều hiện nay rất có thể là tính hợp lệ của trải nghiệm này. Ngược lại, một trong các nghị phụ Thượng hội đồng chủ trương rằng đề xuất này sẽ giản lược vị linh mục thành như một viên chức cử hành Thánh lễ, chứ không phải, thay vào đó, như một mục tử thực sự của cộng đồng, một bậc thầy của đời sống Kitô hữu, và là sự hiện diện cụ thể của việc Chúa Kitô gần gũi với dân của Người.
Xuất phát từ những nhu cầu khác nhau đang đối đầu với các mục tử và công việc truyền giảng tin mừng ở Amazon, điều quan trọng không những phải đặt giá trị mới lên sự đóng góp của đời sống thánh hiến, mà cả việc mạnh mẽ cổ vũ các ơn gọi bản địa. Việc cổ vũ các ơn gọi bản địa này được lồng trong đề xuất chọn một số người nào đó để được ủy quyền làm thừa tác viên có thể cử hành Bí tích Thánh Thể, hoặc, phong chức cho các phó tế vĩnh viễn, những người, theo cách phù hợp với nhiệm vụ, và được các mục tử đi kèm, có thể ban hành các bí tích.
Một điểm suy tư khác là việc đào tạo các thừa tác viên thụ phong được dự kiến trên ba cấp độ. Thứ nhất, đào tạo chi tiết ở cấp giáo xứ, với việc đọc và suy niệm Lời Chúa. Thứ hai, đào tạo thâm hậu và toàn thời gian, nhằm vào các nhà linh hoạt cộng đồng. Thứ ba, đào tạo thần học hệ thống cho các ứng viên chịu các chức thánh, cũng như cho những người đàn ông và đàn bà muốn dấn thân vào thừa tác vụ giáo dân. Như được nhấn mạnh tại Hội trường Thượng hội đồng, điều quan trọng là việc đào tạo các chủng sinh phải được suy nghĩ lại để khai triển một việc đào tạo gần gũi hơn với thực tại cuộc sống của những người sẽ phục vụ trong cộng đồng. Trong số những đề xuất khác nhau này cũng có lời kêu gọi khảo sát khả thể phong chức cho phụ nữ vào hàng phó tế để nhìn nhận ơn gọi của họ trong giáo hội.
Sáng thứ Ba 8 tháng 10, tại Hội trường Thượng hội đồng trong Phiên họp toàn thể thứ 3 của Thượng hội đồng đặc biệt cho Vùng Amazon, các chủ đề sau đây đã được các tham dự viên của Thượng hội đồng thảo luận; việc bảo vệ nhân quyền, bi kịch của việc kết tội các nhà lãnh đạo, cũng như việc khảo sát các cộng đồng và các phong trào xã hội khác nhau.
Số lượng tử đạo ở vùng Amazon thực sự đáng sợ. Trong khoảng thời gian 2003-2017, số người bản địa chết vì bảo vệ đất đai của họ lên tới tổng số đáng kinh ngạc là 1119 người. Thêm vào thảm kịch này là sự kiện các nhà lãnh đạo xã hội thường là nạn nhân của những người hành động với quyền miễn tố cùng với việc các chính phủ thiếu quyền lực đầy đủ để đảm bảo an toàn cho người dân của họ. Qua lăng kính này, đã có lời nhắc lại rằng Giáo hội phải bảo vệ những người phải xa lìa đất đai của họ hoặc thiếu phương tiện để bảo vệ. Có ý kiến cho rằng khi các biện pháp bảo vệ này chưa có, thì có thể ở cấp giáo phận, một số nỗ lực nào đó thuộc hành động liên đới và công bằng xã hội thường trực có thể giúp cải thiện tình hình. Việc làm của Giáo Hội, như đã lặp đi lặp lại nhiều lần, là lên tiếng chống lại các dự án phá hủy môi trường.
Đồng thời, các nghị phụ đã nói rõ tầm quan trọng của việc cổ vũ một môi trường chính trị có tính tham gia nhiều hơn, cũng như một nền kinh tế xa rời khỏi nền “văn hóa vứt bỏ”. Tất cả các điều này nhằm mục đích cổ vũ việc trải nghiệm một nền kinh tế thay thế, chẳng hạn như nền kinh tế của những hợp tác xã nhỏ trực tiếp xử lý các sản phẩm của rừng mà không phải trải qua một diễn trình sản xuất lớn.
Tại Hội trường Thượng Hội Đồng, các vấn đề sau đây đã được thảo luận; việc ô nhiễm sông ngòi nơi, chất thải của các mỏ đang hoạt động thường được đổ vào, vấn đề phá rừng, mối đe dọa mỗi ngày một hiện hữu nhiều hơn ở Amazon, việc bán gỗ ồ ạt, trồng ca cao, các luật lệ làm suy yếu môi trường và không bảo vệ được sự phong phú và vẻ đẹp tự nhiên của lãnh thổ.
Về điểm này, Giáo hội được kêu gọi tố cáo sự thối nát của các mô hình khai khoáng trấn lột, cũng như những mô hình bất hợp pháp và bạo lực trong thiên nhiên. Do đó, Giáo hội được mời gọi cổ vũ các qui phạm quốc tế nhằm bảo vệ các quyền của con người, xã hội và môi trường. Do đó, tiếng kêu đau đớn từ trái đất vốn bị cướp bóc cũng như tiếng khóc của những người đau khổ giống như thế hiện đang sống trong cùng một lãnh thổ. Việc bảo vệ các dân tộc bản địa được tưởng niệm và chứng kiến bởi sự tử đạo của nhiều nhà truyền giáo đã hy sinh mạng sống của họ vì các chính nghĩa của người bản địa và để bảo vệ những người bị khai thác và đàn áp bởi mối đe dọa của những điều được hoa mỹ gọi là “các dự án phát triển”.
Thượng hội đồng cũng suy tư về chủ đề di dân, bất kể là của người bản địa di chuyển đến các khu vực đô thị hoặc những người băng qua Amazon để đến các quốc gia khác. Từ hiện tượng này phát sinh một vấn đề mục vụ quan trọng, chuyên biệt đối với Giáo hội. Khu vực Amazon như một khu vực của các luồng di cư, trên thực tế, đang lâm vào tình trạng khẩn cấp thực sự, như đã lưu ý tại Hội trường Thượng Hội Đồng. Do đó, chúng ta đang đương đầu với một lời kêu gọi truyền giáo mới theo nghĩa liên giáo hội, trong đó một sự hợp tác lớn được kêu gọi giữa các giáo hội địa phương và các khu vực khác có liên hệ với khu vực này.
Tuy nhiên, cần phải ghi nhớ rằng bi kịch di dân này cũng đụng tới giới trẻ của Amazon, họ buộc phải rời bỏ quê hương, nơi ngày càng bị thách thức bởi các vấn đề thất nghiệp, bạo lực chống lại con người, buôn bán ma túy, mại dâm và các hình thức bóc lột khác. Do đó, Giáo hội cần phải công nhận, coi trọng, nâng đỡ và tăng cường sự tham gia của giới trẻ Amazon vào các không gian giáo hội, xã hội và chính trị, bởi vì giới trẻ là “lợi nhuận của hy vọng”.
Sau đó, Thượng hội đồng suy tư về tầm quan trọng của hiệp thông trong Giáo hội bao gồm phần lớn giáo dân, để họ có thể được hỗ trợ trong việc đóng góp vào việc làm của Giáo hội. Sự phức tạp của cuộc sống hiện đại trong thực tế, đòi hỏi một số năng lực và kỹ năng nào đó vốn không phải lúc nào cũng thuộc chuyên môn hay lãnh vực của các linh mục. Vì đây là trường hợp, trước rất nhiều thách thức hiện nay (chủ nghĩa thế tục, thờ ơ tôn giáo, sự phát triển nhanh chóng của các giáo hội ngũ tuần), Giáo hội phải học cách tham khảo và nghe tiếng nói của giáo dân.
Do đó, ở trung tâm câu chuyện này, việc tôn trọng giá trị của hàng ngũ giáo dân khiến ta quay qua vấn đề thiếu hụt linh mục và vấn đề khó khăn làm cách nào đem bí tích Thánh Thể đến với giáo dân. Do đó, điều cần thiết là phải di chuyển khỏi “nền mục vụ thăm viếng” để bước sang “nền mục vụ hiện diện”, nhìn nhận các đặc sủng mới tìm thấy trong các phong trào giáo dân, vốn có một tiềm năng nào đó một khi được nhìn nhận và suy tư.
Từ việc suy tư này, vị thế của luật độc thân như một hồng phúc tuyệt vời của Chúa Thánh Thần đã được lặp lại. Đồng thời, một số nghị phụ Thượng hội đồng đã nêu vấn đề phong chức cho những người đàn ông đã có vợ, tức các viri probati, trân quí điều hiện nay rất có thể là tính hợp lệ của trải nghiệm này. Ngược lại, một trong các nghị phụ Thượng hội đồng chủ trương rằng đề xuất này sẽ giản lược vị linh mục thành như một viên chức cử hành Thánh lễ, chứ không phải, thay vào đó, như một mục tử thực sự của cộng đồng, một bậc thầy của đời sống Kitô hữu, và là sự hiện diện cụ thể của việc Chúa Kitô gần gũi với dân của Người.
Xuất phát từ những nhu cầu khác nhau đang đối đầu với các mục tử và công việc truyền giảng tin mừng ở Amazon, điều quan trọng không những phải đặt giá trị mới lên sự đóng góp của đời sống thánh hiến, mà cả việc mạnh mẽ cổ vũ các ơn gọi bản địa. Việc cổ vũ các ơn gọi bản địa này được lồng trong đề xuất chọn một số người nào đó để được ủy quyền làm thừa tác viên có thể cử hành Bí tích Thánh Thể, hoặc, phong chức cho các phó tế vĩnh viễn, những người, theo cách phù hợp với nhiệm vụ, và được các mục tử đi kèm, có thể ban hành các bí tích.
Một điểm suy tư khác là việc đào tạo các thừa tác viên thụ phong được dự kiến trên ba cấp độ. Thứ nhất, đào tạo chi tiết ở cấp giáo xứ, với việc đọc và suy niệm Lời Chúa. Thứ hai, đào tạo thâm hậu và toàn thời gian, nhằm vào các nhà linh hoạt cộng đồng. Thứ ba, đào tạo thần học hệ thống cho các ứng viên chịu các chức thánh, cũng như cho những người đàn ông và đàn bà muốn dấn thân vào thừa tác vụ giáo dân. Như được nhấn mạnh tại Hội trường Thượng hội đồng, điều quan trọng là việc đào tạo các chủng sinh phải được suy nghĩ lại để khai triển một việc đào tạo gần gũi hơn với thực tại cuộc sống của những người sẽ phục vụ trong cộng đồng. Trong số những đề xuất khác nhau này cũng có lời kêu gọi khảo sát khả thể phong chức cho phụ nữ vào hàng phó tế để nhìn nhận ơn gọi của họ trong giáo hội.
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay, 9.10.2019: Thượng HĐGM Amazonia
VietCatholic TV
18:22 09/10/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tiếp Kiến Chung với ĐTC, thứ Tư ngày 09 tháng 10, 2019.
2. ĐTC cử hành thánh lễ khai mạc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazonia.
3. Buổi làm việc đầu tiên tại Thượng HĐGM Amazonia.
4. Tường trình về các linh mục có gia đình và phụ nữ tại Thượng HĐGM Amazonia.
5. Kinh nghiệm Nữ tu nghe xưng tội được trình bày tại THĐGM Amazonia.
6. Một cuộc điện thoại bất ngờ của ĐTC dành cho cha Benito Giorgetta.
7. Chặng Đàng Thánh Giá "mới" ở Giêrusalem.
8. HĐGM Ecuador kêu gọi hòa bình, công lý và đối thoại
9. Cầu nguyện cho Ấn Độ nhân ngày sinh nhật của Gandhi.
10. Giới thiệu Thánh Ca: Tràng hạ Mân Côi.
Sau đây là phần tin chi tiết.
Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Giám Mục lên tiếng bảo vệ luật độc thân linh mục, hoài nghi viri probati
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:56 09/10/2019
Trong một diễn biến khá bất ngờ đối với nhiều người, chỉ vài ngày trước khi khai mạc Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon, một vị Hồng Y đang tại chức và đang nắm một trong những bộ quan trọng nhất trong giáo triều Rôma đã vừa tham gia vào cuộc tranh luận về đề nghị phong chức cho những người có gia đình, và có một đời sống đức hạnh trong vùng Amazon.
Hôm thứ Năm 3 tháng Mười, Inés San Martín của tờ Crux có bài tường thuật về biến cố này từ Rôma. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Top Vatican cardinal ‘skeptical’ on married priests for the Amazon
Inés San Martín
Hồng Y cao cấp tại Vatican ‘hoài nghi’ về đề nghị linh mục có gia đình cho vùng Amazon
Hôm thứ Tư 2 tháng Mười, một quan chức cấp cao của Vatican từng được đồn đại là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá cho biết ngài hoài nghi về việc phong chức linh mục cho những người đã có gia đình nhằm giải quyết tình trạng thiếu linh mục ở các vùng nông thôn như Amazon. Dịp này, ngài cũng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ luật độc thân của linh mục.
“Tôi hoài nghi về điều này, và tôi nghĩ rằng tôi không phải là người duy nhất,” Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng một trong các Thánh Bộ rất có uy quyền tại Vatican, là Bộ Giám Mục, đã nói như trên trong một cuộc họp báo rất hiếm của ngài để ra mắt cuốn sách mới nhất mà ngài là tác giả.
“Trên tôi có một người thậm chí còn hoài nghi chuyện này hơn nữa, là người đã cho phép các cuộc tranh luận này, và như thế đối với tôi là OK,” Đức Hồng Y Ouellet nói.
Khi được hỏi liệu có phải ngài muốn đề cập đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong câu nói này hay không, Đức Hồng Y Ouellet từ chối đưa ra câu trả lời có hay không, nhưng thực tế, người duy nhất là cấp trên của Đức Hồng Y Ouellet là Đức Giáo Hoàng và chính ngài là người mở ra Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon từ ngày 6 đến 27 tháng Mười này, trong đó nhiều người hy vọng sẽ có thể tranh luận về việc phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn được gọi là “viri probati”, tức là những người đàn ông có đức hạnh đã được chứng minh.
Những nhận xét của Đức Hồng Y Ouellet đã được đưa ra khi ngài ra mắt cuốn sách “Friends of the Bridegroom: For a Renewed Vision of Priestly Celibacy” – “Những Người Bạn Của Chú Rể: Hướng Đến Một Cái Nhìn Mới Về Luật Độc Thân Linh Mục.” Trong cuốn sách này ngài đề cập đến sự suy giảm trong các ơn gọi và cuộc khủng hoảng uy tín gây ra bởi các tai tiếng lạm dụng tình dục.
Đức Hồng Y Ouellet không chỉ đứng đầu Bộ Giám Mục, nhưng ngài còn lãnh đạo Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh. Cả hai sứ vụ này đều khiến cho ngài xứng đáng là thành viên của hội nghị sắp tới, và ngài sẽ tham gia vào một nhóm những tiếng nói nhỏ nhưng đa dạng của những người đã bày tỏ sự nghi ngờ về viri probati.
Đức Giáo Hoàng đã cho phép đưa vấn đề lên bàn thảo luận, nhưng ngài cũng nói ngài coi trọng luật độc thân linh mục và ngài không có ý định thay đổi một cách đột ngột truyền thống này của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet nói rằng ngài “cởi mở” với cuộc tranh luận tại hội nghị sắp tới, nhưng cũng nói thêm rằng ngài hoài nghi về đề xuất này vì trong khu vực Amazon chẳng có bao nhiêu giáo lý viên không được phong chức đang dạy dỗ giáo dân. Đào tạo người bản địa để phục vụ như phó tế hoặc linh mục, theo Đức Hồng Y, là một thách đố thậm chí còn cấp bách hơn.
Đức Hồng Y Canada được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm vào tháng 6 năm 2010 và Đức Phanxicô đã lưu nhiệm ngài ở vị trí này vượt quá cả mức năm năm được lưu nhiệm không chính thức.
Trong bài thuyết trình về cuốn sách, Đức Hồng Y Ouellet khẳng định rằng ngài không chống lại việc có một cuộc tranh luận về việc truyền chức cho những người đàn ông đã lập gia đình, nhưng ngài nói rằng vào thời điểm này trong lịch sử cần có một nhu cầu suy tư và phân định. Do đó, ngài viết cuốn sách này như một sự đóng góp nhằm “mang lại một cái gì đó cần thiết để hỗ trợ sự phân định.”
“Chúng ta phải nghe nhiều tiếng nói khác, từ vùng này, và từ các giám mục tại chỗ,” ngài nói với các nhà báo nói tiếng Anh. “Tôi cần lắng nghe các vị ấy để nắm bắt tình hình tốt hơn. Nhưng tôi vẫn giữ sự hoài nghi xuất phát từ những xác tín và kiến thức về truyền thống Công Giáo.”
Sau đó, Đức Hồng Y cho biết ngài đã tặng hai cuốn sách này cho vị Giáo Hoàng người Mỹ Latinh và Đức Giáo Hoàng nói ngài vui mừng khi thấy Đức Hồng Y tham gia vào cuộc tranh luận này.
Tuy không tán thành việc phong chức linh mục cho những người đã có gia đình và hoài nghi về những hiệu quả có thể có của đề nghị viri probati, Đức Hồng Y thừa nhận rằng, luật độc thân linh mục là một truyền thống, không phải là một tín lý và vì thế không nên gọi những người đặt vấn đề đối với luật này là “lạc giáo”.
Nhìn chung, Đức Hồng Y Ouellet đã lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ những giá trị của cuộc sống độc thân linh mục. Ngài ghi nhận sự hy sinh của những người nam đã từ bỏ một mái gia đình để trở thành một linh mục. Ngài gọi đó là một cống hiến mạnh mẽ và “khó có thể so sánh” cho việc làm chứng và loan báo Tin Mừng, đó là một điều Giáo Hội rất cần ngày hôm nay.
Đức Hồng Y nói rằng trong những ngày gần đây nhiều người thường hỏi tại sao ngài quyết định viết cuốn sách này, và ngài trả lời rằng cuốn sách được viết như một lời “khích lệ” dành cho các linh mục, những người, đến nay, đã gánh chịu những đau khổ có khi công bằng nhưng cũng không thiếu những trường hợp bất công, và Đức Hồng Y muốn “nâng đỡ các ngài trong sứ vụ.”
Vì vậy, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng cuốn sách này có nghĩa là một sự “kéo dài” thông điệp mà Đức Thánh Cha đã gửi cho các linh mục vào ngày 4 tháng Tám để khích lệ các ngài trong sứ vụ.
Bàn đến Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon trong tháng này, Đức Hồng Y Ouellet lập luận rằng “các chiến lược truyền giáo mới đang nổi lên có thể có tác động lâu dài đối với thừa tác vụ linh mục, ở địa phương hoặc rộng hơn, do ảnh hưởng toàn cầu hóa của nền văn hóa truyền thông không biên giới.”
“Một số người mong muốn áp dụng giải pháp mục vụ chóng vánh là viri probati - nghĩa là, phong chức linh mục cho những người đàn ông đã có vợ, những người đứng đầu các gia đình ổn định, để bảo đảm việc cử hành Thánh Thể cho các cộng đồng bản địa phân tán, trong đó giá trị của cuộc sống độc thân linh mục dường như có vẻ xa lạ”.
“Những triển vọng này có thể là hấp dẫn đối với một số người, và gây ra những mối quan tâm nơi những người khác,” đặc biệt khi tính đến các yếu tố ý thức hệ và chiến lược đã được hòa quyện vào nhau nhằm việc tìm kiếm những “kết quả đầy tham vọng và quan trọng ở cấp độ hoàn vũ”.
[Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon được các Giám Mục Đức tài trợ, và Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck của Essen, đã nói rằng sau thượng hội đồng Amazon này, “mọi sự sẽ không có gì giống như trước đây”. Nhiều người quan ngại rằng trong vùng Amazon số giáo lý viên đã lập gia đình có thể được phong chức linh mục theo “diện viri probati” thực ra không có bao nhiêu. Đề nghị viri probati chỉ là bước thứ nhất trong chiến lược xa hơn là bãi bỏ hoàn toàn luật độc thân linh mục trong toàn thể Giáo Hội. Chú thích của người dịch]
Đức Hồng Y người Canada cảnh báo rằng có một số tư tưởng “cấp tiến” hay “phản kháng” đang nổi lên “để lợi dụng tình hình và đề xuất các chương trình cải cách, là những điều vượt qua ý định và định hướng của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Source:CruxTop Vatican cardinal ‘skeptical’ on married priests for the Amazon
Hôm thứ Năm 3 tháng Mười, Inés San Martín của tờ Crux có bài tường thuật về biến cố này từ Rôma. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Top Vatican cardinal ‘skeptical’ on married priests for the Amazon
Inés San Martín
Hồng Y cao cấp tại Vatican ‘hoài nghi’ về đề nghị linh mục có gia đình cho vùng Amazon
Hôm thứ Tư 2 tháng Mười, một quan chức cấp cao của Vatican từng được đồn đại là ứng viên Giáo Hoàng sáng giá cho biết ngài hoài nghi về việc phong chức linh mục cho những người đã có gia đình nhằm giải quyết tình trạng thiếu linh mục ở các vùng nông thôn như Amazon. Dịp này, ngài cũng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ luật độc thân của linh mục.
“Tôi hoài nghi về điều này, và tôi nghĩ rằng tôi không phải là người duy nhất,” Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng một trong các Thánh Bộ rất có uy quyền tại Vatican, là Bộ Giám Mục, đã nói như trên trong một cuộc họp báo rất hiếm của ngài để ra mắt cuốn sách mới nhất mà ngài là tác giả.
“Trên tôi có một người thậm chí còn hoài nghi chuyện này hơn nữa, là người đã cho phép các cuộc tranh luận này, và như thế đối với tôi là OK,” Đức Hồng Y Ouellet nói.
Khi được hỏi liệu có phải ngài muốn đề cập đến Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong câu nói này hay không, Đức Hồng Y Ouellet từ chối đưa ra câu trả lời có hay không, nhưng thực tế, người duy nhất là cấp trên của Đức Hồng Y Ouellet là Đức Giáo Hoàng và chính ngài là người mở ra Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon từ ngày 6 đến 27 tháng Mười này, trong đó nhiều người hy vọng sẽ có thể tranh luận về việc phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn được gọi là “viri probati”, tức là những người đàn ông có đức hạnh đã được chứng minh.
Những nhận xét của Đức Hồng Y Ouellet đã được đưa ra khi ngài ra mắt cuốn sách “Friends of the Bridegroom: For a Renewed Vision of Priestly Celibacy” – “Những Người Bạn Của Chú Rể: Hướng Đến Một Cái Nhìn Mới Về Luật Độc Thân Linh Mục.” Trong cuốn sách này ngài đề cập đến sự suy giảm trong các ơn gọi và cuộc khủng hoảng uy tín gây ra bởi các tai tiếng lạm dụng tình dục.
Đức Hồng Y Ouellet không chỉ đứng đầu Bộ Giám Mục, nhưng ngài còn lãnh đạo Ủy ban Giáo hoàng về Châu Mỹ Latinh. Cả hai sứ vụ này đều khiến cho ngài xứng đáng là thành viên của hội nghị sắp tới, và ngài sẽ tham gia vào một nhóm những tiếng nói nhỏ nhưng đa dạng của những người đã bày tỏ sự nghi ngờ về viri probati.
Đức Giáo Hoàng đã cho phép đưa vấn đề lên bàn thảo luận, nhưng ngài cũng nói ngài coi trọng luật độc thân linh mục và ngài không có ý định thay đổi một cách đột ngột truyền thống này của Giáo Hội.
Đức Hồng Y Ouellet nói rằng ngài “cởi mở” với cuộc tranh luận tại hội nghị sắp tới, nhưng cũng nói thêm rằng ngài hoài nghi về đề xuất này vì trong khu vực Amazon chẳng có bao nhiêu giáo lý viên không được phong chức đang dạy dỗ giáo dân. Đào tạo người bản địa để phục vụ như phó tế hoặc linh mục, theo Đức Hồng Y, là một thách đố thậm chí còn cấp bách hơn.
Đức Hồng Y Canada được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm vào tháng 6 năm 2010 và Đức Phanxicô đã lưu nhiệm ngài ở vị trí này vượt quá cả mức năm năm được lưu nhiệm không chính thức.
Trong bài thuyết trình về cuốn sách, Đức Hồng Y Ouellet khẳng định rằng ngài không chống lại việc có một cuộc tranh luận về việc truyền chức cho những người đàn ông đã lập gia đình, nhưng ngài nói rằng vào thời điểm này trong lịch sử cần có một nhu cầu suy tư và phân định. Do đó, ngài viết cuốn sách này như một sự đóng góp nhằm “mang lại một cái gì đó cần thiết để hỗ trợ sự phân định.”
“Chúng ta phải nghe nhiều tiếng nói khác, từ vùng này, và từ các giám mục tại chỗ,” ngài nói với các nhà báo nói tiếng Anh. “Tôi cần lắng nghe các vị ấy để nắm bắt tình hình tốt hơn. Nhưng tôi vẫn giữ sự hoài nghi xuất phát từ những xác tín và kiến thức về truyền thống Công Giáo.”
Sau đó, Đức Hồng Y cho biết ngài đã tặng hai cuốn sách này cho vị Giáo Hoàng người Mỹ Latinh và Đức Giáo Hoàng nói ngài vui mừng khi thấy Đức Hồng Y tham gia vào cuộc tranh luận này.
Tuy không tán thành việc phong chức linh mục cho những người đã có gia đình và hoài nghi về những hiệu quả có thể có của đề nghị viri probati, Đức Hồng Y thừa nhận rằng, luật độc thân linh mục là một truyền thống, không phải là một tín lý và vì thế không nên gọi những người đặt vấn đề đối với luật này là “lạc giáo”.
Nhìn chung, Đức Hồng Y Ouellet đã lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ những giá trị của cuộc sống độc thân linh mục. Ngài ghi nhận sự hy sinh của những người nam đã từ bỏ một mái gia đình để trở thành một linh mục. Ngài gọi đó là một cống hiến mạnh mẽ và “khó có thể so sánh” cho việc làm chứng và loan báo Tin Mừng, đó là một điều Giáo Hội rất cần ngày hôm nay.
Đức Hồng Y nói rằng trong những ngày gần đây nhiều người thường hỏi tại sao ngài quyết định viết cuốn sách này, và ngài trả lời rằng cuốn sách được viết như một lời “khích lệ” dành cho các linh mục, những người, đến nay, đã gánh chịu những đau khổ có khi công bằng nhưng cũng không thiếu những trường hợp bất công, và Đức Hồng Y muốn “nâng đỡ các ngài trong sứ vụ.”
Vì vậy, Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng cuốn sách này có nghĩa là một sự “kéo dài” thông điệp mà Đức Thánh Cha đã gửi cho các linh mục vào ngày 4 tháng Tám để khích lệ các ngài trong sứ vụ.
Bàn đến Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon trong tháng này, Đức Hồng Y Ouellet lập luận rằng “các chiến lược truyền giáo mới đang nổi lên có thể có tác động lâu dài đối với thừa tác vụ linh mục, ở địa phương hoặc rộng hơn, do ảnh hưởng toàn cầu hóa của nền văn hóa truyền thông không biên giới.”
“Một số người mong muốn áp dụng giải pháp mục vụ chóng vánh là viri probati - nghĩa là, phong chức linh mục cho những người đàn ông đã có vợ, những người đứng đầu các gia đình ổn định, để bảo đảm việc cử hành Thánh Thể cho các cộng đồng bản địa phân tán, trong đó giá trị của cuộc sống độc thân linh mục dường như có vẻ xa lạ”.
“Những triển vọng này có thể là hấp dẫn đối với một số người, và gây ra những mối quan tâm nơi những người khác,” đặc biệt khi tính đến các yếu tố ý thức hệ và chiến lược đã được hòa quyện vào nhau nhằm việc tìm kiếm những “kết quả đầy tham vọng và quan trọng ở cấp độ hoàn vũ”.
[Thượng Hội Đồng Toàn Vùng Amazon được các Giám Mục Đức tài trợ, và Đức Giám Mục Franz-Josef Overbeck của Essen, đã nói rằng sau thượng hội đồng Amazon này, “mọi sự sẽ không có gì giống như trước đây”. Nhiều người quan ngại rằng trong vùng Amazon số giáo lý viên đã lập gia đình có thể được phong chức linh mục theo “diện viri probati” thực ra không có bao nhiêu. Đề nghị viri probati chỉ là bước thứ nhất trong chiến lược xa hơn là bãi bỏ hoàn toàn luật độc thân linh mục trong toàn thể Giáo Hội. Chú thích của người dịch]
Đức Hồng Y người Canada cảnh báo rằng có một số tư tưởng “cấp tiến” hay “phản kháng” đang nổi lên “để lợi dụng tình hình và đề xuất các chương trình cải cách, là những điều vượt qua ý định và định hướng của Đức Thánh Cha Phanxicô.”
Source:Crux