Ngày 11-10-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Không đơn độc trên đường
Lm Jude Siciliano, OP
06:43 11/10/2013
Chúa Nhật XXVIII TN -C-
2 Các vua 5: 14-17; T.vịnh 98; I Timôthê 2: 8-13; Luca 17:11-19

KHÔNG ĐƠN DỘC TRÊN ĐƯỜNG

Chúng ta đã từng nghe bao lần câu nói: “cuộc đời là một chuyến đi?” Có vẻ đây chỉ là kiểu nói rập khuôn nhưng thực ra đó chính là một chân lý. Hành trình cuộc đời của chúng ta có khởi đầu, trung thời và kết thúc. Ông Hêraclít, một triết gia Hylạp, nói rằng: “Bạn không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông”. Không cần phải là triết gia chúng ta cũng có thể hiểu ý ông muốn nói: cuộc đời luôn thay đổi. Hoặc có người khác bảo rằng: “chỉ có một điều bất biến trong cuộc sống đó là thay đổi”.

Quả thật, mỗi người đã có đủ kinh nghiệm sống để hiểu rằng “chỉ có một điều bất biến trong cuộc sống đó là thay đổi”. Mỗi giai đoạn cuộc đời của ta có những niềm vui đặc trưng riêng của nó: trò chơi trẻ con, tốt nghiệp phổ thông, phải lòng một người, kết bạn, có con cái, trở thành cậu hoặc dì,… Mỗi giai đoạn có những thách đố cũng như những khó khăn: không phải giấc mơ nào cũng thành hiện thực, các tương quan thì căng thẳng, ly dị và bệnh tật lại xảy đến – những bất trắc này một phần do những hạn chế về thành quả luôn thay đổi trong ta và tùy thuộc ở ta nữa. Một chân lý khác về sự đổi thay trên hành trình cuộc đời (từng giai đoạn) rằng, dù là niềm vui hay khó khăn,đều là những cơ hội để ta trưởng thành. Ở một giai đoạn nào đó trong đời, ta có thể thắc mắc: “Tôi đang ở đâu?” Bài Tin mừng hôm nay có lẽ nói cho biết chúng ta đang ở giai đoạn nào của đời mình.

Lúc này, Tin mừng thánh Luca cho ta biết rõ hành trình của Đức Giêsu đang dẫn Người tới đâu. Thánh Luca cho biết rằng “Người nhất quyết đi lên Giêrusalem” (Lc 9,51). Đó là một hành trình khó khăn, vì Người có thể thấy điều gì đang chờ mình ở phía trước. Nhưng Người vẫn không lùi bước, hoặc né tránh, bởi Người lên Giêrusalem vì chúng ta. Có những kẻ cùng đi với Người; còn các môn đệ đang truy tìm chân lý nơi Người trên suốt hành trình nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức tò mò. Không phải cứ hiện diện cùng với Đức Giêsu thì làm cho người ta tự động trở thành môn đệ. Cũng chẳng phải tự nhiên người ta trở thành thành viên trong Giáo Hội. Người đòi hỏi nhiều hơn nữa nơi những kẻ đồng hành.

Khi các ngài đang trên đường thì một nhóm người bệnh phong lang thang đón gặp các ngài. Những người bệnh phong hình như không đi đâu cụ thể. Họ sẽ đi đâu? Họ đi đến nơi nào ư? Đối với họ điều đó chẳng quan trọng, vì chẳng ai muốn gặp họ. Thậm chí họ bị chính gia đình mình xua đuổi. Họ chẳng có nơi nào để mà đi.

Những người bệnh phong biết liên đới thành một nhóm với nhau. Khi người ta trải qua những bi kịch như thiên tai, sập hầm mỏ, bị xả súng, ung thư,… thì chính nỗi đau chung ấy kéo những người xa lạ xích lại gần nhau. Vì thế, trong số những kẻ bị bệnh phong kia có cả người Samari và người Dothái – những người này là kẻ thù truyền kiếp của nhau – nhưng họ được liên kết lại vì có cùng nỗi đau và bị gia đình, tôn giáo cũng như xã hội bỏ rơi.

Trong nhiều giáo xứ, trước Thánh lễ chiều thứ Bảy, người ta xếp hàng dài để xưng tội. Từ trẻ em cho đến người lớn tuổi đều xếp hàng. Cách ăn mặc khác nhau cho thấy họ thuộc nhiều tầng lớp và môi trường xã hội khác nhau. Thế nhưng, họ đang đứng đó, họ thực sự đứng trong hàng, chờ đợi, đây là dấu hiển nhiên cho thấy rằng họ là những tội nhân. Không ai được đứng vào chỗ nhất, hoặc phải xuống cuối hàng chỉ vì điều kiện kinh tế, nơi sinh, nghề nghiệp, hay bằng cấp… Như những người bệnh phong gồm những thành phần khác nhau, họ cũng liên kết với nhau vì chia sẻ chung nhu cầu. Khi cùng xếp hàng để lãnh nhận bí tích Hòa Giải, chúng ta cùng nhau nhìn nhận rằng mình đã phạm tội và đang cần được tha thứ. Chúng ta cùng thực hiện một hành động vào mỗi đầu Thánh Lễ là kêu lớn tiếng: “Lạy Chúa xin thương xót chúng con! Lạy Chúa Kitô xin thương xót chúng con! Lạy Chúa xin thương xót chúng con”.

Bài Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta hãy cất lời khẩn nguyện cách đơn giản và trực tiếp như những người bệnh phong: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi”. Không cần phải giả bộ, viện cớ hay hãnh diện rởm để rồi giấu diếm hay thay đổi lời đề nghị. Chỉ đơn giản thẳng thắn thưa lên: “Xin thương xót chúng con”. Giống như những người bệnh phong kia, chúng ta không chỉ khẩn nguyện cho riêng mình, nhưng như một nhóm những người thiếu thốn, “Xin thương xót chúng con”. Chúng ta cầu nguyện cho chính mình trong Thánh lễ hôm nay, nhưng lời nguyện này ở ngôi thứ nhất số nhiều. Vì thế, chúng ta cũng cầu nguyện cho cả những người cùng ngồi bên cạnh, cũng như cho Giáo Hội và thế giới. “Xin thương xót chúng con”.

Khi cất lên lời nguyện đơn sơ xin những điều cần thiết, chúng ta thực sự mong muốn gì – sự giúp đỡ tức thì hay sự chữa lành? Đôi khi điều đó xảy ra. Nhưng chúng ta thấy được một manh mối từ những người bệnh phong. Thánh Luca cho biết “đang khi đi thì họ được sạch”. Những nơi chốn mà Đức Giêsu hành động và lên tiếng thì rất quan trọng. Thánh Luca nêu tên nơi mà phép lạ chữa lành xảy ra. Ngài không phải là chuyên viên vẽ bản đồ, để rồi vẽ lại một bản đồ về thế kỷ I cho chúng ta. Ngài là tác giả sách Tin mừng, nói về tin vui dành cho những người bệnh phong được chữa lành: “đang khi đi thì họ được sạch”

Khi họ lên đường là được gia nhập với gia đình, xã hội và các thực hành tôn giáo. Họ không còn bị xua đuổi, nhưng nay được đón nhận trở lại cộng đồng. Chắc chắn cả chín người kia cũng được tái hội nhập chứ không chỉ một mình người Samari kia. Trong khi tất cả mười người bệnh phong được khỏi, thánh Luca cho hay, người Samari “nhận thấy” mình được khỏi. Anh ta quay trở lại, bỏ tất cả những người kia để trở lại với Đức Giêsu. Anh có thể không được chào đón như đồng bạn cùng cộng đồng Dothái mộ đạo và nhiệt thành, nhưng được chào đón vào nhóm bạn hữu của Đức Giêsu.

Người bệnh phong này nhận ra rằng nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã ra tay cứu chữa anh và anh trở lại “lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa”. Anh không còn là anh của trước kia nữa, nhưng là một con người mới đang tôn vinh Thiên Chúa và tạ ơn Đức Giêsu. Chín người kia thì trở lại lối sống trước đây của họ; còn người Samari đã khởi đầu một cuộc sống hoàn toàn mới. Khi anh sấp mình dưới chân Đức Giêsu, thì đó là biểu trưng cho việc anh chấp nhận Đức Giêsu và chọn lựa đi theo đường lối của Người.

Từ kinh nghiệm của những người bệnh phong, chúng ta được nhắc nhớ rằng mình phải biết đồng hành với nhau. Trên con đường đó, khi cố gắng thực thi điều thiện, chúng ta biết rằng mình còn nhiều thứ phải làm, không chỉ cho người khác nhưng còn cho chính mình nữa. Bài Tin mừng hôm nay đảm bảo rằng Thiên Chúa muốn chữa lành chúng ta ngay khi ta lên đường. Sự chữa lành này có thể đến bằng nhiều cách:
• một người thân thương nói cho ta biết một sự thật phũ phàng mà ta phải nghe
• trong những năm dài sống đời hôn nhân có những cơ hội để thăng tiến lòng quảng đại, tính kiên nhẫn, sự tha thứ và tính hài hước
• Việc trở thành cha mẹ giúp ta biết hy sinh cuộc đời mình cho người khác
• Tư vấn giúp chữa lành chúng ta sau một ca ly dị cay đắng
• Chương trình cai nghiện giúp ta thoát khỏi nghiện ngập
• Gia đình và bạn hữu giúp ta vượt qua nỗi đau của việc mất mát người thân yêu.

Bằng cách này hay cách khác, giống như những người bệnh phong, chúng ta được chữa lành khi đăng trình. Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta nhớ lại những việc chữa lành và tiến trình chữa lành này khi “nhận ra” rằng chính Đức Giêsu là nguồn mạch của những việc chữa lành này và chúng ta tạ ơn Người. Đức Giêsu luôn hiện diện trên hành trình của chúng ta. Hôm nay, Người lại nói với ta: “Lòng tin của anh đã cứu chữa anh”. Cứu ta khỏi: nỗi cô đơn khi thiếu thốn; sự chán nản khi sự thay đổi diễn ra quá chậm trễ; nỗi sợ bị loại trừ khi ta phạm tội; sự miễn cưỡng không muốn khởi sự lại.

Giêrusalem là điểm cuối hành trình. Chúng ta chưa đến đó, nhưng không đơn độc khi đăng trình. Cùng đi với chúng ta có cả một cộng đoàn những người tin, bằng nhiều cách, họ nhắc ta nhớ rằng từng bước trên đường, Đức Giêsu đang hoạt động và đồng hành với chúng ta.

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp


28th SUNDAY -C-
2 Kings 5: 14-17; Psalm 98; 2 Timothy 2: 8-13; Luke 17:11-19


How many times have we heard, "Life is a journey?" It may sound like a cliché, but there certainly is a truth to it. Our journey through life has a beginning, middle and an end. The Greek philosopher Heraclitus said, "You can’t step in the same river twice." We don’t have to be a philosopher to understand what he meant: life is always changing. Or, as someone else said, "The only constant in life is change."

Each of us has had enough life experience to know that indeed, "The only constant in life is change." The stages of our journey have their unique joys: playing childhood games, graduating from school, falling in love, friendships, parenthood, becoming an uncle or aunt, etc. Each stage presents challenges and setbacks as well: dreams don’t pan out, relationships are strained, divorce and sickness – with resulting limitations on our mobility and independence. Another truth about change along the journey – each stage, whether with joys or setbacks, presents us with opportunities for growth. At certain stages of our journey we might ask, "Where am I now?" The gospel today might speak to our lives, whatever the current stage we are at.

It’s clear at this moment of Luke’s gospel where Jesus’ journey will take him. Luke told us that he, "firmly resolved to proceed towards Jerusalem" (9:51). It is a difficult journey, for he can see what is awaiting him there. Still, he doesn’t hold back, or make detours, because he is going to Jerusalem for us. There are people traveling with him; disciples are learning from him along the way and there are also the merely curious. Just being with Jesus doesn’t automatically make one a disciple. Nor does membership in a church. He asks more of those on the road with him.

As they travel a wandering band of lepers approaches them. The lepers don’t seem to be going anywhere in particular. Where would they go? Where could they go? It doesn’t matter to them – no one wants them. They are outcasts even from their own families. There’s no place for them to go.

The lepers form an interesting group. When people experience a tragedy such as a hurricane, coal mine collapse, multiple shootings, cancer, etc., their common pain often draws once-strangers together. So, in the group of lepers there is a Samaritan along with Jews – traditional enemies – but united in their pain and isolation from family, religion and society.

In many parishes, before the Saturday evening Mass, people wait on line for the Sacrament of Reconciliation. They range from the young to the old. Their different manner of dress is a sign of their varied social conditions and backgrounds. Nevertheless, there they stand, their very presence on line, waiting, is a visible acknowledgment that they are sinners. No one gets first place, or goes to the back of the line because of their finances, place of birth, job status, academic degrees etc. Like the diverse lepers they are united by their shared need. Standing together on the line for Reconciliation we admit together that we have sinned and are in need of forgiveness. We do the same thing at the beginning of Mass as together we pray aloud, "Lord have mercy, Christ have mercy, Lord have mercy."

The Gospel today encourages us to voice our prayer as simply and directly as the lepers did: "Jesus, Master, have pity on us." No need for pretense, excuses or false pride to block or alter the request. Bluntly put: "Have pity on us." We are like the lepers, who did not pray as individuals alone, but as a group in need, "Have pity on us." We pray for ourselves at today’s liturgy, but that prayer is in the first person plural. So, we pray for those around us in the pews, as well as for the church and world. "Have pity on us."

When we voice our simple prayer out of need, what do we expect – instant help and healing? Sometimes that’s what happens. But we take a clue from the lepers. Luke tells us, "As they were going they were cleansed." Places where Jesus does or says something are very important. Luke names the place where the healing occurs. He’s not a cartographer, drawing a first century map for us. He’s an evangelist telling us the good news of the lepers cure, "As they were going, they were cleansed."

As they journeyed they were made fit for society, family and religious practice. They were no longer outcasts. but now would be welcomed back into the community. Well, the other nine would be readmitted certainly, but not the outcast Samaritan. While all the lepers were healed, Luke tells us, the Samaritan "realized" he had been healed. He turns, leaves the rest and returns to Jesus. He may not be welcomed into the company of the devout and upright Jewish community, but he would be welcomed into Jesus’ company.

The leper realizes that in Jesus God had reached out to heal him and he returns, "glorifying God in a loud voice." He’s not who he was, he is a new person praising God and giving thanks to Jesus. The other nine were returning to an old way of life; the Samaritan has begun a whole new life. When he fell at the feet of Jesus it was symbolic of his acceptance of Jesus and his choice to follow Jesus’ way.

We are reminded from the experience of the lepers that we travel together. On the way we try to do good, but we know there is more work to be done, not only for others, but for ourselves as well. Today’s gospel assures us that God wants to do healing work for us as we travel. These healings can come in many ways:
- a person who loves us tells us a hard truth we need to hear
- in the course of a long marriage there are opportunities for growth in generosity, patience, forgiveness and humor
- becoming parents we learn to give our lives for others
- counseling helps us heal after a bitter divorce
- a 12 step group enables us to break an addiction
- family and friends help us get through the crushing grief over the death of a loved one

In these and so many other ways, like the lepers, we are healed as we travel. At Mass today we remember those healings and healings-in-progress as we "realize" that Jesus has been their source and we give thanks. Jesus is the presence with us as we journey. He says again to us today, "Your faith has saved you." Saved us from: feeling alone in moments of need; discouragement when change comes slowly; the fear of rejection when we have sinned; the reluctance to start all over again.

Jerusalem is the end of our journey. We are not there yet, but we are not alone as we travel. With us is a community of believers who, in many ways, reminds us that Jesus is alive and on the road with us, each step of the way.
 
Phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn ?
LM. An-phong Nguyễn Công Minh, ofm
20:39 11/10/2013
CN 28C: Phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn ?

Nghe bài tường thuật phép lạ Chúa Giêsu chữa lành 10 người phung cùi và chỉ có một người trở lại cám ơn Chúa, mà người ấy lại là người ngoại, chắc sẽ làm cho chúng ta một là hãnh diện hai là buồn lo.

Buồn lo vì chúng ta là kẻ có đạo, không phải người ngoại. Chúng ta bị liệt vào số 9 người được chữa lành mà chẳng biết quay lại biểu lộ một hành vi cảm tạ nào cả.

Nhưng chúng ta cũng có thể hãnh diện, vì theo ngôn từ Thánh Kinh, chúng ta chính là người ngoại. “Không phải là người Do Thái,” theo Thánh Kinh, chính là “người ngoại.” Người Việt-Nam không phải là người Do Thái, nên đích thị là kẻ ngoại.

Nhưng cho dù biện luận để ta là người ngoại hay không là người ngoại, thì cái chính là phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn.

1. Phải chăng người trong nhà thì thường vô ơn

Có lẽ đúng. Chuyện thường tình là vậy.

Trong các loài sinh vật, có lẽ chỉ có con người mới cần thời gian lâu dài hơn cả để có thể tự lo được các nhu cầu thiết yếu cho đời sống mình. Con trẻ được "Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa," chư không sinh ra bỏ lăn bỏ lóc mà vẫn sống như một số con vật. Suốt bao năm trời đằng đẵng, chúng ta phải luỵ cha mẹ trong tất cả mọi sự. Nhưng rồi có ngày ta thấy cha mẹ trở nên như một nỗi phiền hà quấy rầy chúng ta, hơn là nhìn vào các vị như là những đại ân nhân.

Có một bà mẹ nọ, vì muốn khuyến khích đứa con nhỏ của mình chăm lo việc nhà, nhất là những công việc lặt vặt, vừa với khả năng của nó, nên hầu như lúc nào bà cũng thưởng cho nó một món tiền nhiều ít tùy theo công việc nặng nhọc. Lần kia, suốt cả một tuần, bà mẹ đau nằmliệt giường liệt chiếu. Thế là con nhỏ phải giúp và cả thay thế mẹ trong nhiều việc, nhưng không thấy mẹ tính thù lao. Cuối tuần, em nhỏ viết một cái hóa đơn ghi những công việc chưa nhận được tiền thưởng gồm : xách nước hai giờ, nấu cơm ba giờ, giặt quần áo năm giờ …, tất cả các thứ tính chung trong một tuần là tám mươi giờ. Xong, em rón rén vào phòng, dúi tờ hóa đơn vào tay mẹ.

Mươi phút sau, bà mẹ đưa cho em tiền thưởng của tám mươi giờ kèm theo một tờ hóa đơn khác, trong đó ghi : công sinh, công dưỡng, công dục, công chăm lo thức trắng khi con đau ốm, công kiếm tiền để đóng học phí cho đi đến trường…, cộng chung không chỉ gấp mười lần con số 80 giờ kia của em, mà là 10 năm đằng đẵng : chưa có mục nào được thanh toán cả ! Cầm tờ hóa đơn trong tay, em nhỏ chợt hiểu, vội vàng chạy vào xin lỗi mẹ.

Đúng là: Mẹ nuôi con như trời như bể

Con nuôi mẹ con kể từng… giây

Có lẽ em bé này mỗi năm khi đến hè hoa phượng nở đã từng đại diện cho lớp đứng ra cám ơn thầy cô về công dạy dỗ. Nhưng về nhà thì dễ quên công ơn lớn lao hơn của mẹ cha. Người trong nhà thì thường vô ơn.

Dale Carnegie đã mô tả trong sách “Đắc Nhân Tâm” (phần 6, chương 4) và ở đây sửa chữa lại cho rõ như sau :

Người chồng đi làm về thường trễ giờ và như thế là ăn sau. Một hôm, về nhà, thay áo quần xong, ngồi trước mâm ăn được dọn sẵn, mở lồng bàn ra, thì có mỗi một dĩa cỏ khô nằm gọn ở chính giữa. Ông chưa kịp nổi cơn bất bình, thì bà vợ lên tiếng: “Làm sao tôi biết là ông phân biệt được thức ăn với cỏ ? Suốt 20 năm nấu ăn cho ông, có bao giờ ông cho tôi hay rằng các món ăn đó không phải là cỏ khô đâu !” Điều bà vợ muốn nói không phải là chê người chồng không có óc phân biệt cỏ khô với thức ăn, nhưng là không có tấm lòng tri ân đối với người đã nấu nướng cho mình. Hôm nay dọn cỏ khô để cho chồng biết rằng cỏ khô thì khác với các món ăn ông đã từng nuốt trong 20 năm trời qua… Không phải phải có chữ “cám ơn” mới là cám ơn, mà có nhiều lời không có chữ cám ơn mà vẫn cám ơn chân tình : như, “hôm nay em nấu món này ngon quá,” “hôm nay em đi chợ mệt không?” “Món này có khó kiếm lắm không…” v.v…Có cả ngàn câu nói mang nghĩa biết ơn, có cả trăm cử chỉ hàm ý cảm tạ. Người trong nhà thì thường dễ quên làm điều đó. Và đó cũng là điều mà 9 kẻ phong cùi, có lẽ toàn là người Do Thái, quên quay lại cám ơn một người Do Thái khác cùng nhà Israel là Đức Giêsu, kẻ mách nước chữa lành cho mình. Người trong nhà thì thường vô ơn, đó là điểm thứ nhất.

2. Phải chăng “9 người kia” chỉ có vô ơn mà thôi ?

Phép lạ chữa lành 10 người phong mà Luca kể hôm nay có một điểm lạ, là Chúa Giêsu đã không nói, không làm một cử chỉ quyền phép nào để cho 10 người cùi lành sạch ngay mà lại sai họ đi trình diện tư tế trước đã. Cũng Luca, 5:12-14 thuật lại việc Chúa Giêsu chữa lành một người cùi khác thì Ngài chữa lành ngay :

“Khi ấy, Đức Giê-su đang ở trong một thành kia; có một người đầy phong hủi vừa thấy Người, liền sấp mặt xuống, xin Người rằng: "Thưa Ngài, nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Người giơ tay đụng vào anh ta và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi." Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh. Rồi Người truyền anh ta không được nói với ai, và Người bảo: "Hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được sạch, thì hãy dâng của lễ như ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết."

Còn 10 người trong đoạn Tin Mừng hôm nay, thì họ xin thầy Giê-su chữa, thầy chỉ nói: hãy đi trình diện, mà chẳng chịu tra tay cho thuốc kê đơn. Thầy chỉ phán: “hãy đi trình diện tư tế,” mà chẳng chữa, chẳng hứa gì. Luca ghi: Đang khi đi thì họ được sạch. Có chắc cả 10 người đều được sạch cả không ? Chín người không quay trở lại, làm sao Luca biết có sạch hay không. Chúa Giêsu cũng chỉ đặt câu hỏi nghi vấn “không phải cả 10 người đều sạch hay sao?” Vì thế ta vẫn có quyền nghi ngờ không biết 9 người kia có sạch hay không, chỉ chắc một điều là một người được sạch, người này là người ngoại, người ngoại này quay lại cám ơn Chúa. Nếu điều ta nghi vấn là đúng, thì 9 người Do Thái kia không quay lại vì họ không sạch, và như thế họ không vô ơn, vì họ có sạch đâu mà quay lại cảm tạ.

Nhưng dựa vào câu nói của Chúa Giêsu với người quay lại cám ơn: “Đứng dậy về đi, lòng tin của anh đã cứu anh,” (chứ không phải : “không có chi, anh về đi”) thì ta có thể suy ra rằng giả như 9 người kia cũng được sạch, thì chỉ là cái sạch thân thể, cái sạch bên ngoài, mà chưa được chữa lành cái sạch bên trong. Cái sạch này cần phải “tin” mới được lành. Cái sạch bên trong tức là cái sạch trong suốt, nhìn mọi sự đều bởi Chúa chứ không phải do công sức mình. Biết đâu 9 người kia nghĩ rằng do công mình cất bước đi trình diện, mà được khỏi, chứ chẳng phải phép lạ gì đâu bởi ông thầy Giêsu nào đó.

Không tin thì cũng chẳng thấy đâu là ân huệ để cảm tạ. Vì thế trả lời cho câu hỏi thứ hai: “Phải chăng 9 người kia chỉ có vô ơn mà thôi,” ta phải nói: họ không chỉ vô ơn mà quan trọng hơn họ không tin. Không tin ai thì không hề cảm thấy phải biết ơn người ấy gì cả.

Một trang nhật ký kia ghi những dòng này: “Nếu có ai đưa cho tôi một đĩa đầy cát, trong đó lẫn lộn những vụn sắt nhỏ li ti và nói với tôi rằng hãy lựa ra những mảnh vụn kim loại đó, thì chắc chắn với đôi mắt và đôi tay này tôi không làm nổi. Nhưng chỉ cần một thỏi nam châm thôi, tôi thu ngay được những vụn li ti sắt đó trong đĩa cát đầy. Một trái tim vô ơn thì sánh ví như đôi mắt trần và ngón tay vụng, không làm sao tìm ra được những ân lành của Chúa. Phải có thỏi nam châm là đức tin, thì mới có thể thấy và nhận ra được rằng ơn Chúa thì dẫy đầy trong cuộc sống chúng ta (GN 4, tr. 181).”

Không tin thì không dễ nhận ra mọi sự là ân huệ. Cố tìm mãi, lựa lọc, chỉ thấy vài ba ơn, chẳng đáng cảm tạ. Cuộc sống chung với nhau cũng thế, nếu thiếu tin yêu giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, tìm mãi chẳng thấy ơn. Không phải người trong nhà thì thường vô ơn đâu, nhưng vì chưa tin yêu nhau thôi. Khi có tin yêu nhau, thì nhìn vào đâu cũng là ân phước người này làm cho người nọ. Cũng thế, có đức tin thì thấy đâu cũng là ân Chúa, kể cả nơi tội lỗi đầy tràn vẫn có ân Người chan chứa (x. Rm 5,20).

Năm nay là Năm Đức Tin. Thánh lễ là một Mầu Nhiệm Đức Tin: đây là Mầu nhiệm đức tin. Mà thánh lễ cũng là “lễ tế tạ ơn.” Ta thử đếm xem trong thánh lễ có bao nhiêu chữ tạ ơn. Khởi đầu của Lời Tiền Tụng đã tóm tất cả: Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc thật là chính đáng phải đạo và sinh ơn cứu rỗi cho chúng con. Hãy tin yêu nhau. Hãy tin yêu Chúa, và hãy dâng lễ tế để tạ ơn Chúa và gia tăng tin yêu nhau. Như thế chúng ta không bị xếp vào số “còn chín người kia đâu” Amen.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vinh danh một tấm gương Samaria, Đức Thánh Cha an ủi gia đình BS Eleonora Cantamessa.
Têrêsa Thu Lan
08:20 11/10/2013


Đáng lẽ ngày 14 tháng 9 phải là một ngày vui cua ông Mino Cantamessa và bà Mariella ở Bergamo bên Ý, được đứng trước bàn thờ cuả giáo xứ Sant'Anna di Brescia mà 46 năm về trước họ đã thề hưá sống trọn đời trung thủy với nhau, đồng thời sẽ là một dịp tạ ơn vì đứa con trai út Louis 35 tuổi vừa mới được thăng chức giám đốc sở xe hoả, thì thay vaò đó là một đám tang cho cô con gái đầu lòng, cô Eleonora Cantamessa, vừa bị giết oan uổng trong một cuộc thanh trừng đẫm máu cuả một băng đảng người Ấn Độ di dân.

Đêm Chuá Nhật ngày 8 tháng 9 trước đó, vào lúc 11g đêm, cô Eleonora Cantamessa 44 tuổi vừa mới đi chơi với một người bạn và đang trên đường trở về nhà, đã gặp một tai nạn đụng xe trên xa lộ có người bị thương, một số xe đã dừng lại quanh đó, và vì là một bác sĩ cho nên cô cũng lập tức dừng xe để giúp đỡ kẻ bị nạn.





Nạn nhân là một thanh niên di dân Ấn Độ tên là Baldev Kumar đang nằm uằn oại trên vũng máu vì bị đánh vào đầu bằng nhiều cây gậy sắt. Điều mà bác sĩ Eleonora không ngờ thì đây là một cuộc thanh trừng nội bộ cuả một băng đảng vì sự tranh giành lợi lộc hoặc chức vụ, mà kẻ hành hung lại không ai khác hơn chính là đứa em trai cuả nạn nhân có tên là Vicky.

Trước đó tên Vicky đã chặn xe cuả người anh trai trên xa lộ, và cùng với 4 đồng bọn dùng gậy sắt, lôi anh mình ra và đánh cho đến khi ngã gục.





Trong khi bác sĩ Eleonora còn đang lúi húi tìm cách cầm máu cho Baldev thì tên Vicky, có lẽ nghĩ rằng cô cũng là đồng bọn cuả người anh, nên đã phóng xe tới với tốc độ thật nhanh và ủi vào cả hai người. Chiếc xe cuả hắn cũng đụng vào và gây thương tích cho 6 người khác.

Bác sĩ Eleonora đã chết ngay lập tức, thanh niên Baldev chết khi xe cấp cứu đến sau đó.

Bác sĩ Eleonora Cantamessa là một bác sĩ sản khoa làm việc tại bệnh viện Sant'Anna di Brescia và đồng thời cũng có một văn phòng tư ở phố Trescore Balneario, tại đó cô rất nổi tiếng là thương người, điều trị miễn phí cho người nghèo, trong đó có cả những người di dân Ấn Độ.

Cái chết cuả cô làm rúng động xã hội Ý, Thị Trưởng Alberto Finazzi đã tuyên bố một ngày để tang cho cô, Tổng Thống Giorgio Napolitano vả Thủ Tướng Enrico Letta cũng đã gửi vòng hoa phúng điếu.



Người ta đi dự đám tang cuả cô rất đông, đứng chật các đường phố chung quanh nhà thờ vì trong nhà thờ không còn chỗ chứa. Cộng đoàn người Ấn Độ cũng mặc quốc phục đến phúng điếu, họ giương cao biểu ngữ: "Cộng đoàn Ấn Độ chúng tôi cùng xin chia xẻ nỗi đau cuả quí vị".

Gia đình của cô cũng chứng tỏ là những Kitô hữu đầy phẩm giá trong nỗi đau, không thịnh nộ và oán giận, ông Mino (bố) tuyên bố: "Tất cả mọi sự đều nằm ở trong kế hoạch của Thiên Chúa và cộng đồng Ấn Độ cũng đã chia xẻ niềm tin vững chắc của chúng tôi là kế hoạch của Thiên Chúa bây giờ chính là xin ơn cứu chuộc và tái sinh cho các thủ phạm trong lúc và sau khi thụ án".

Để tiếp nối những nghiã cử cuả cô Eleonora đối với trẻ em nghèo, gia đình đã yêu cầu mọi người không mua hoa phúng điếu mà hãy dùng tiền đó để làm việc từ thiện.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một bức thư gửi cho Giám Mục Luciano Monari, địa phận Brescia, được đọc trong đám tang, đã viết: "Cô ấy đã kết thúc cuộc sống nơi trần thế trong lúc thực hiện nghiã cử cuả một người Samaria nhân lành".



Ngày thứ Tư vừa qua tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã dừng lại thật lâu để an ủi gia đình cuả cô Eleonora Cantamessa. Ngài không ngớt vỗ về lên má cuả bà mẹ đầy nước mắt.

Sự ân cần cuả Đức Thánh Cha đã gây tác động mạnh mẽ cho gia đình bà và bà Mariella Cantamessa đã tâm sự với tờ báo Osservatore Romano:

"Chúng tôi có cảm tưởng khi được Đức Thánh Cha vỗ về là chính lúc khuôn mặt của Eleonora, tuy đã mất nhưng đang được Ngài vuốt ve vậy. Chúng tôi tuy mang một nỗi buồn lớn lao nhưng cũng tự hào đã chứng kiến một hành động hào hiệp của người Kitô giáo. Chúng tôi không oán trách bất cứ ai về cái chết của Eleonora, Thiên Chuá có kế hoạch riêng cuả Ngài mà Eleonora đã chấp nhận và thực hiện nó, thậm chí hy sinh cả mạng sống cuả mình. Bây giờ, việc quan trọng là truyền đạt thông điệp cuả sự vị tha đó, ngay cả việc phải giúp đỡ các gia đình Ấn Độ đang lâm vào thảm kịch này."

Xem hình ảnh ĐTC an ủi gia đình BS Eleonora Cantamessa

 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Cộng đoàn Do thái ở Roma
LM. Trần Đức Anh OP
10:55 11/10/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng hôm 11-10-2013 dành cho các đại diện Cộng đoàn Do thái ở Roma, ĐTC tái khẳng định sự gần gũi của Giáo Hội Công Giáo và loại trừ mọi hình thức của trào lưu bài Do thái.

Trong phái đoàn 30 vị lãnh đạo Do thái, có Rabbi trưởng Riccardo Di Segni của thành Roma, các Rabbi khác cùng với các vị lãnh đạo các tổ chức Do thái. Buổi tiếp kiến diễn ra nhân dịp kỷ niệm 70 năm quân Đức Quốc Xã bố ráp khu vực của người Do thái ở Roma ngày 16-10 năm 1943 và bắt 2.091 người đưa họ tới các trại tiêu diệt ở Ba Lan và Đức.

Lên tiếng trong cuộc gặp gỡ, ĐTC nhắc đến 2 ngàn năm quan hệ giữa cộng đoàn Do thái với Công Giáo ở Roma với bao nhiêu thăng trầm, thiếu thông cảm, và nhiều khi có những bất công đích thực. Nhưng từ nhiều thập niên qua, quan hệ thân hữu và huynh đệ đã được phát triển.

ĐTC nói: ”Trong vài ngày nữa, chúng ta sẽ kỷ niệm 70 năm cuộc phát lưu người Do thái ở Roma. Chúng ta sẽ tưởng niệm và cầu nguyện cho bao nhiêu nạn nhân vô tội do sự man rợ do con người gây ra, cho gia đình họ. Đây cũng sẽ là dịp để luôn luôn duy trì sự chú ý tỉnh thức để khỏi tái diễn vì bất kỳ lý do nào những hình thức bất bao dung và bài Do thái ở Roma, cũng như các nơi khác trên thế giới. Trào lưu bài Do thái phải được loại trừ khỏi tâm hồn của đời sống của mỗi người nam nữ!”

ĐTC nói thêm rằng: ”Dịp kỷ niệm này cũng giúp chúng ta nhớ lại trong những giờ phút đen tối, cộng đoàn Kitô tại thành phố này đã biết giơ tay ra giúp người anh em đang gặp khó khăn. Chúng ta biết nhiều dòng tu, đan viện và chính các Vương cung thánh đường Giáo Hoàng, giải thích ý muốn của ĐGH, đã mở cửa đón nhận những anh chị em Do thái, và bao nhiêu tín hữu Kitô thường đã giúp đỡ nhiều ít, theo khả năng của họ”.

Theo ĐTC, ”nhiều tín hữu Kitô tuy không biết là cần phải cập nhật sự hiểu biết của Kitô giáo về Do thái giáo và có lẽ cũng ít biết về cộng đoàn Do thái, nhưng họ đã có can cảm làm điều đúng trong lúc đó, nghĩa là bảo vệ người anh em đang gặp nguy hiểm. Tôi muốn nhấn mạnh khía cạnh đó, vì tuy cần phải đào sâu từ cả hai phía về suy tư thần học qua cuộc đối thoại, nhưng một điều khác cũng đúng, đó là có một cuộc đối thoại trong cuộc sống, đối thoại bằng kinh nghiệm hằng ngày, là điều cũng không kém phần quan trọng. Nói đúng ra, nếu không có một nền văn hóa gặp gỡ đích thực và cụ thể, đưa tới những quan hệ chân chính, không thành kiến và ngờ vực, thì sự dấn thân trong lãnh vực trí thức sẽ chẳng hữu ích bao nhiêu.”

Và ĐTC kết luận rằng ”Tại Roma này tôi hy vọng sẽ góp phần vào sự gần gũi và tình thân hữu, như tôi đã được ơn thực hiện điều đó với cộng đoàn Do thái ở Buenos Aires. Trong số nhiều điều chúng ta có chung với nhau, có chứng tá về chân lý của 10 giới răn, như nền tảng vững chắc và là nguồn mạch sự sống cho xã hội chúng ta, một xã hội đang bị ngỡ ngàng lạc hướng vì chủ thuyết đa nguyên tột độ với những chọn lựa và đường hướng chịu ảnh hưởng của trào lưu duy tương đối, khiến cho người ta không còn những điểm tham chiếu vững chắc nữa” (Xc DGH Biển Đức 16, diễn văn tại Hội đường Do thái Roma 17-1-2010, 5-6). (SD 11-10-2013)
 
Đức Phanxicô và trải nghiệm huyền nhiệm
Vũ Văn An
17:18 11/10/2013
Cho đến nay, phần đông thức giả quả quyết rằng cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô của nhà báo vô thần Scalfari được soạn lại sau khi sự kiện đã xẩy ra, vì ông không dùng máy ghi âm, cũng không ghi chép gì cả trong cuộc phỏng vấn quan trọng này.

Trong việc soạn lại ấy, Scalfari dĩ nhiên không thể giữ trọn được y nguyên những từ ngữ chính xác của Đức Phanxicô cũng như thứ tự các sự kiện được ngài tiết lộ. Nhưng căn cứ vào lời Cha Lombardi cũng như cung cách cho in lại bài phỏng vấn trên hai cơ quan chính thức của Tòa Thánh là tờ L’Osservatore Romano và trang mạng của Vatican, người ta bắt buộc phải kết luận rằng nội dung bài phỏng vấn được soạn lại kia vẫn nói lên được điều Đức Phanxicô muốn nói, tuy không hẳn trăm phần trăm. Nhất là đoạn nói tới cảm nghiệm huyền nhiệm của ngài. Cảm nghiệm ấy xuất hiện lúc nào? Scalfari rất có thể sai khi cho rằng nó xẩy ra trước khi Đức Phanxicô chấp nhận việc bầu ngài làm giáo hoàng. Vì một lẽ hiển nhiên: ngài không lui vào một căn phòng nào khác để suy nghĩ mà chấp nhận ngay kết quả cuộc đầu phiếu tại Nhà Nguyện Sistine. Vả lại, không hề có phòng nhỏ nào khác cạnh bancông Nhà Thờ Thánh Phêrô. Nhưng chắc chắn ông đúng ở điểm mấu chốt: cảm nghiệm ấy có xẩy ra và xẩy ra ngay ngày đầu tiên của triều giáo hoàng Phanxicô.

Nhà báo John Allen dựa vào hai chứng cớ để quả quyết như trên. Thứ nhất là phát biểu của một vị Hồng Y, không phải Hoa Kỳ. Vị này, nhân một cuộc yết kiến riêng với Đức Phanxicô, đã thành thực thưa với ngài rằng “Đức Thánh Cha không y như người con biết trước đây” vì ngài quá thoải mái và tự phát chứ không dè dặt đắn đo như lúc còn ở Á Căn Đình. Theo vị Hồng Y này, Đức Phanxicô giải thích như sau: “Ngày tôi được bầu, một cảm thức vĩ đại đầy bình an và tự do nội thẳm xâm chiếm tôi và không bao giờ rời tôi nữa”.

Chứng cớ thứ hai từ cuộc phỏng vấn Đức Ông Dario Viganò của Cha Rosica, giám đốc chương trình truyền hình Muối Và Ánh Sáng. Đức Ông Viganò hiện là giám đốc Trung Tâm Truyền Hình Vatican. Ngài có mặt tại Vatican ngay sau khi Đức Phanxicô được bầu làm giáo hoàng và trước khi tân giáo hoàng ra mắt công chúng tại quảng trường Nhà Thờ Thánh Phêrô và toàn thế giới.

Đức ông cho hay khi Đức Phanxicô rời Nhà Nguyện Sistine để bước về phía bancông, mắt ngài nhìn xuống, không một nụ cười, không nói với ai một tiếng, bước đi như thể một người vác nặng nghìn cân!

Nhưng rồi, Đức Phanxicô bước vào Nhà Nguyện Phaolô, nơi có đặt sẵn một chiếc ngai để ngài sử dụng mà cầu nguyện. Nhưng ngài không dùng ngai đó, mà yêu cầu hai vị Hồng Y đang sánh bước với ngài, là Jean-Louis Tauran (vị sau này sẽ công bố “Habemus Papam”, chúng ta đã có giáo hoàng) và Agostino Vallini (Giám quản Rôma), cùng ngồi với ngài ở hàng ghế sau của nhà nguyện.

Đức Giáo Hoàng dành ít phút để thinh lặng cầu nguyện và, theo mô tả của Đức Ông Viganò, “ngài đứng dậy, quay chung quanh, và lúc ấy, ngài là một con người khác hẳn”. Đức ông bảo rằng: “dường như Thiên Chúa đích thân ngỏ với ngài rằng: ‘Con đừng lo lắng, Cha ở đây với con’”. Đức ông quả quyết rằng giây phút ấy đã được quay phim, chỉ là chưa được trình chiếu mà thôi.

Truyện cũ

Nhiều người tỏ ra nghi ngờ việc trên, lý do: từng đã có tường trình tương tự về vị tiền nhiệm của Đức Phanxicô và sau đó, tường trình này bị chính thức bác bỏ. Quả thế, cuối tháng Tám vừa qua, tờ The Guardian (theguardian.com) loan tin: Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô nói rằng chính Thiên Chúa bảo ngài từ chức. Ngài cho biết đây không phải là một cuộc hiện ra hay ngài nghe thấy chính tiếng Thiên Chúa nói, nhưng là một trải nghiệm huyền nhiệm, trong đó, Thiên Chúa linh hứng nơi ngài một “khao khát tuyệt đối” dành trọn cuộc đời còn lại để cầu nguyện hơn là tiếp tục làm giáo hoàng.

Báo chí hồi đó cho rằng tiết lộ này mâu thuẫn với lời giải thích của chính Đức Bênêđíctô XVI ngỏ với các vị Hồng Y khi tuyên bố từ chức vào ngày 11 tháng Hai: “sức khỏe của tôi, do tuổi gìa, không còn thích hợp cho việc thi hành thỏa đáng thừa tác vụ Phêrô nữa”.

Chính vì thế, Đức TGM Georg Ganswein, thư ký riêng của Đức Bênêđíctô XVI, đã lên tiếng quả quyết rằng câu truyện về “trải nghiệm huyền nhiệm” không đúng sự thật, hoàn toàn bịa đặt “từ alpha tới omega”, dù được hãng tin Zenit công bố.

Trường hợp Đức Phanxicô thì có khác, cho tới nay, chưa có lời nào từ Vatican bác bỏ nội dung cuộc phỏng vấn như Scalfari đã tường thuật, kể cả câu truyện bao quanh trải nghiệm huyền nhiệm.

Huyền nhiệm

Câu truyện về Đức Bênêđíctô cho ta biết đôi chút về nội dung cuộc trải nghiệm huyền nhiệm. Câu truyện về Đức Phanxicô chỉ cho ta biết hậu quả của trải nghiệm này: biến đổi nhân bản. Nội dung ra sao, ta không được biết chi tiết. Vậy thế nào là cảm nghiệm huyền nhiệm?

Từ điển Stanford có hai định nghĩa về trải nghiệm này: nó là một trải nghiệm siêu tri giác hay tiềm tri giác giác quan (super or sub sense-perceptual) giúp ta làm quen với các thực tại hay tình trạng sự vật một cách mà tri giác giác quan không thể nào với tới.

Từ điển Standford cho rằng trái với chủ trương của William James, nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ trước đây, các tác giả huyền nhiệm không coi trải nghiệm huyền nhiệm chỉ là một trải nghiệm thoáng qua rồi tắt ngúm. Trái lại, trải nghiệm này có thể là một trải nghiệm kéo dài. Như mô tả của chính Đức Phanxicô.

Đó là theo nghĩa rộng, còn theo nghĩa hẹp, trải nghiệm huyền nhiệm là một trải nghiệm nên một (unitive) với các thực tại hay tình trạng sự vật theo nghĩa siêu tri giác giác quan hay tiềm tri giác giác quan, một cách mà tri giác giác quan không thể nào vươn tới. Nhờ đó, cá nhân thấy mình nên một với Thiên Chúa của Kitô Giáo chẳng hạn.

Sự nên một với Thiên Chúa này được mô tả nhiều cách. Thánh Bernard thành Clairvaux (1090-1153), chẳng hạn, cho rằng đây là “tính hỗ tương của tình yêu”; Henry Suso (1295-1366) ví việc kết hợp này như giọt nước rơi vào trong rượu, tiếp nhận mầu và vị của rượu; Jan van Ruysbroeck (1293-1381) mô tả sự kết hợp này như “sắt trong lửa và lửa trong sắt”. Nói chung, phong trào huyền nhiệm Kitô Giáo thời Trung Cổ mô tả 3 giai đoạn của trải nghiệm huyền nhiệm: thinh lặng (một giáo đầu cho cuộc kết hợp với Thiên Chúa), kết hợp toàn diện, ngất ngây (như ra khỏi mình).

Còn về đặc điểm của trải nghiệm huyền nhiệm, người ta thường nêu ra các điều sau đây:

1. Khôn tả

William James cho rằng khôn tả là đặc điểm chủ yếu của trải nghiệm huyền nhiệm. Thành thử, phải tránh lời nói và giữ thinh lặng về những gì được mặc khải trong trải nghiệm. Phải chăng vì vậy, Đức Phanxicô không cho biết chi tiết nào về chính trải nghiệm huyền nhiệm của ngài cả. Chính vì thế mà gọi nó là trải nghiệm: không nói về nó được nhưng trải nghiệm về nó được. Và nếu có nói, thì chỉ có thể nói theo thể phủ định (thần học phủ định) như Pseudo-Dionysius (khoảng năm 500), người cho rằng Thiên Chúa là “mầu nhiệm tuyệt đối không thể nào hiểu được hơn hết”. Hoặc nói bằng phúng dụ (metaphor), loại suy hay biểu tượng.

2. Nghịch thường

Các học giả hay nhấn mạnh tới bản chất nghịch thường của trải nghiệm huyền nhiệm. Theo nguyên ngữ, nghịch thường chỉ một điều gây ngạc nhiên hay “trái với mong chờ”. Đôi khi, nghịch thường còn do việc sử dụng một hình thức ngôn từ không đúng theo luận lý để chuyên chở điều không dự tính là vô lý về luận lý. Điều này có thể do hiệu quả của mỹ từ pháp (rhetorical effect) hay vì sự khó khăn trong việc chuyên chở một tư tưởng nếu không dùng tới xảo thuật ngữ học. Ngoài ra, cũng như trong triết học, một nghịch thường có thể bao gồm một mâu thuẫn luận lý bất ngờ. Thậm chí, có tác giả còn đồng hóa tính nghịch thường với một mâu thuẫn luận lý cố ý nữa.

Nhưng nói chung, không đủ lý do để cho rằng các tường trình về trải nghiệm huyền nhiệm buộc phải hàm nghĩa một phi lý về luận lý. Hai nghĩa sau của nghịch thường có thể phát sinh do việc người ta quá chú trọng tới ngôn từ thoái hóa về luận lý căn cứ nhiều vào nghĩa chiểu tự hơn hết. Trong trường hợp hai Đức Bênêđíctô và Phanxicô trên đây, nghịch thường chỉ có thể có nghĩa ngữ nguyên mà thôi.

3. Tính muôn thuở

Nhiều tác giả đi tìm các trải nghiệm huyền nhiệm chung nhất vượt lên trên các nền văn hóa và truyền thống. Như trải nghiệm hướng ngoại phổ quát (universal extrovertive experience) “nhìn ra ngoài quá bên kia giác quan” để nắm bắt Thể Đơn Nhất hay Tính Đơn Nhất (oneness) của mọi hữu thể trong và qua tính đa phức của vũ trụ, nắm bắt Thể Đơn Nhất ấy như sự sống hay ý thức bên trong của vũ trụ. Tính Đơn Nhất này được trải nghiệm như một thực tại khách quan thánh thiêng, trong một cảm thức “toàn phúc” và “hân hoan”. Hay trải nghiệm hướng nội phổ quát nhất nguyên (universal, monistic, introvertive experience), “nhìn vào trong tâm thức” để thực hiện được một “ý thức tinh ròng” nghĩa là về phương diện hiện tượng luận, không trải nghiệm bất cứ điều gì.

Trải nghiệm của hai vị giáo hoàng hiện nay, nếu có, cùng lắm thuộc loại thứ nhất vừa kể, chứ không thuộc loại hai.

4. Tính trí năng

William James lưu ý tới tính trí năng (noetic quality) của trải nghiệm huyền nhiệm. Dù trải nghiệm này tương tự như trạng thái cảm xúc, nhưng những người từng trải nghiệm cho thấy đây cũng là trạng thái của nhận thức: tức trạng thái thông sáng, nhận ra sự thật sâu sắc mà trí khôn biện luận chưa bao giờ thăm dò được. Nó là rọi sáng, là mặc khải, đầy ý nghĩa và tầm quan trọng, nhưng không diễn tả chi tiết được. Điều này thấy rõ nơi trải nghiệm của Đức Phanxicô vì cho tới nay, ngài chưa bao giờ mô tả được nội dung cái nhìn thấu suốt đối với gánh nặng nghìn cân bỗng trở thành nguồn thanh bình và tự do khôn xiết.

5. Tính thụ động

William James cũng đề cập tới đặc tính khác của trải nghiệm huyền nhiệm là tính thụ động. Dù việc xuất hiện của trạng thái huyền nhiệm được hoạt động đầu tiên của ý chí làm cho dễ dàng, như tập chú, hay xuyên qua một thực hành thân xác nào đó, nhưng khi ý thức huyền nhiệm đã xuất hiện, thì nhà huyền nhiệm cảm thấy ý chí mình như thể không còn hiệu lực (in abeyance), con người mình hoàn toàn bị một sức mạnh cao hơn chiếm giữ. Nơi Đức Phanxicô, ta thấy hoạt động của ngài là một tìm kiếm của ý chí sau khi cảm nhận gánh nặng nghìn cân của chức vụ, khiến ngài bước vào Nhà Nguyện Phaolô, nhắm mắt và trải nghiệm huyền nhiệm xẩy ra không biết như thế nào, chỉ biết sau đó, “ngài là một người khác hẳn” như mô tả của Đức Ông Viganò.

Tôn giáo và tâm linh

Một số người cho rằng trải nghiệm huyền nhiệm là trải nghiệm phổ quát, nó luôn có tính tâm linh, nhưng không nhất thiết tôn giáo. Tuy nhiên, mọi trải nghiệm tôn giáo có tính bản thân đều bắt nguồn từ trạng thái huyền nhiệm của ý thức, và mọi trải nghiệm huyền nhiệm đều là thành phần của tôn giáo. Theo một cuộc điều tra năm 1987 của Trung Tâm Nghiên Cứu Dư Luận Toàn Quốc (National Opinion Research Center) tại Chicago, thì 43 phần trăm người trưởng thành Hoa Kỳ cho rằng họ đã có một trải nghiệm huyền nhiệm nào đó. Tại Anh, các thăm dò công bố trong các năm 1978 và 1979 trên Tập San Nghiên Cứu Khoa Học Về Tôn Giáo (Journal for the Scientific of Religion), 56 phần trăm người đi nhà thờ cho rằng mình từng có những trải nghiệm loại này. Trong số này, những người cao tuổi, có giáo dục, năng đi nhà thờ hơn thường có nhiều trải nghiệm loại này hơn.

Xem thế, đủ biết trải nghiệm huyền nhiệm đã được hiểu một cách rộng rãi như thế nào. Phần lớn phản ảnh một cái hiểu bất chợt hoặc một điểm “ngộ” nào đó bất ngờ. Nhiều người bỗng hiểu ra ý nghĩa của một châm ngôn hay một công thức bèn phát ra một tiếng “a, ha” và cũng coi đây như một trải nghiệm huyền nhiệm; hoặc là thấy một giấc mộng nào đó bỗng trở thành sự thật dù là một phần, cho rằng mình đã có được một trải nghiệm huyền nhiệm. Và người ta cho rằng điều gì cũng có thể phát sinh ra trải nghiệm huyền nhiệm, bất kể đó là giấc mơ, lời nói, câu văn, âm nhạc, nghệ thuật, âm thanh, mùi vị, giấc mơ màng, ánh sáng kết cấu trên đất, trên biển, thiên nhiên, hay kinh nghiệm suýt chết (near-death experience, NDE). Chính vì thế, họ liệt kê đủ các phương pháp để tạo ra trải nghiệm huyền nhiệm như thôi miên, tự thôi miên, ăn chay, tụng niệm, nhẩy múa, kiểm soát hơi thở, yoga, thiền niệm, thậm chí cả nghi thức tính dục nữa.

Tuy nhiên, đa số các học giả cho rằng muốn chân thực, một trải nghiệm huyền nhiệm phải làm ta thay đổi hẳn lối sống. Hay ít nhất, trải nghiệm đó phải mang lại cho ta một cảm thức an vui, hân hoan, và lạc quan. Xét về mặt nhân bản mà thôi, đó là trải nghiệm của Đức Phanxicô.

Trải nghiệm của ngài chắc chắn không phải chỉ là trải nghiệm tâm linh hay nhân bản mà thôi, mà chủ yếu còn là một trải nghiệm theo nghĩa Kitô Giáo, một trải nghiệm luôn lấy Thiên Chúa làm đối tượng. Theo Thánh Terêxa thành Avila, trong trải nghiệm này, thân xác gần như biến đi. Ngài viết trong “Lâu Đài Nội Tâm” (The Interior Castle): trong trạng thái này, linh hồn “hoàn toàn chết cho sự vật trần thế, và chỉ còn sống cho Thiên Chúa... Tôi không biết trong trạng thái này, linh hồn còn đủ sức sống để thở không nữa. Đối với tôi, xem ra linh hồn không còn đủ; hay ít nhất nếu còn thở, thì linh hồn cũng không còn ý thức được”.


 
Đức Giáo Hoàng chúc mừng Thông Tấn Xã Công Giáo AsiaNews
Đặng Tự Do
17:52 11/10/2013
Phiên bản tiếng Tây Ban Nha của AsiaNews
AsiaNews là cơ quan truyền thông Công Giáo tại Rôma chuyên về những hoạt động truyền giáo và hoàn cảnh sống của các Giáo Hội tại địa phương. Được thành lập cách đây 10 năm bởi cha Bernado Cervellera, nguyên giám đốc thông tấn xã Công Giáo Fides của Bộ Truyền Giáo, AsiaNews đã mạnh mẽ bênh vực cho Giáo Hội tại Việt Nam qua các biến cố như tại Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, An Truyền, Vĩnh Long, An Giang.. Mới đây nhất, ngày 18 tháng 9, AsiaNews đã có một buổi phỏng vấn dành cho Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp về tình hình căng thẳng tại Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh.’

AsiaNews là cơ quan truyền thông đa ngôn ngữ với các phiên bản tiếng Ý, tiếng Anh, tiếng Hoa và ngày 9 tháng 10 vừa qua đã cho ra mắt phiên bản tiếng Tây Ban Nha.

Hôm 11/10, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một điện văn cho AsiaNews, trong đó, ngài bày tỏ hy vọng rằng phiên bản tiếng Tây Ban Nha mới được AsiaNews cho ra mắt sẽ là một khí cụ giúp nâng cao nhận thức về nghĩa vụ truyền giáo, truyền bá Tin Mừng "đến những vùng ngoại ô của thế giới" trong khi tăng cường tình bác ái trong Giáo Hội. Phiên bản tiếng Tây Ban Nha của AsiaNews là một cơ hội để các Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh mở ra với mô hình truyền giáo phổ quát của Đức Thánh Cha.

Trong thông điệp do Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh ký thay mặt ngài, Đức Thánh Cha mời gọi cơ quan truyền thông Công Giáo này "tăng cường các nỗ lực để nâng cao nhận thức về hoạt động truyền giáo, " truyền bá "thông điệp Tin Mừng cứu độ đến những vùng ngoại vi của thế giới, " tăng cường " sự hiệp thông chặt chẽ giữa các Giáo Hội địa phương, kết hiệp mật thiết với kế vị Thánh Phêrô, " và làm tăng thêm "sự quảng đại trong việc giúp đỡ lẫn nhau. "

Đức Thánh Cha đã ban phép lành Tòa Thánh cho AsiaNews, bạn bè và các cộng tác viên. Ngài cũng "yêu cầu tất cả cầu nguyện cho ngài và cho những thành quả trong sứ vụ phục vụ dân thánh của Thiên Chúa."

Toàn văn điện văn của Đức Thánh Cha:

Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân ái chào đón ban tổ chức và các tham dự viên Hội nghị chuyên đề, mang tên "10 năm Châu Á, 10 năm câu chuyện của chúng tôi ", được tổ chức tại Rome từ ngày 09 tháng 10, nhân dịp ra mắt phiên bản tiếng Tây Ban Nha của cơ quan AsiaNews thuộc Viện Giáo Hoàng Thừa Sai.

Đức Thánh Cha cũng mời gọi ban tổ chức và các tham dự viên hãy tăng cường các nỗ lực để nâng cao nhận thức truyền giáo và các hoạt động truyền bá Tin Mừng, để Tin Mừng cứu độ đến được những vùng bên lề của thế giới, đồng thời tăng cường sự hiệp thông chặt chẽ giữa các Giáo Hội địa phương, kết hiệp mật thiết với đấng kế vị Thánh Phêrô, và tăng cường sự giúp đỡ quảng đại lẫn nhau.

Với những tâm tình này, kêu cầu sự phù trì của Đức Trinh Nữ Maria, Đức Giáo Hoàng xin anh chị em cầu nguyện cho ngài và cho những thành quả của sứ vụ phục vụ dân thánh của Thiên Chúa, trong khi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em.

Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
 
Top Stories
Pope Francis' message to AsiaNews. Spanish edition officially launched
AsiaNews
10:07 11/10/2013
Pope Francis states that AsiaNews in Spanish should be a tool to raise awareness of mission , spreading the Gospel "to the margins of the world" to enhance mutual charity. The Spanish edition of AsiaNews an opportunity for the Churches of Latin America to open up even more to the Pope's model of universal mission.

Vatican City ( AsiaNews ) - Pope Francis has sent a message to AsiaNews on the occasion of the symposium held yesterday to celebrate the news agency's 10th anniversary. During the symposium it was announced that AsiaNews will soon launch an edition in Spanish, the Pope's own language.

In the message, signed by the Secretary of State, Card. Tarcisio Bertone, the Pope invites the news agency "to intensify its efforts to raise missionary awareness and activity," to spread " the saving message of the Gospel to the margins of the world," to strengthen " the close communion between the local Churches, intimately united with the successor of Peter, " and augment "generosity in helping each other".

And invoking his blessing for AsiaNews, its friends and collaborators, Pope Francis "asks all to pray for him and for the fruits of his service to the holy People of God."

During the seminar, the director of AsiaNews, Fr . Bernardo Cervellera said: "We believe that the immediate future of the Church and the world lies in Asia. The election of Pope Francis, who comes from the ends of the earth, from the Latin American continent, reinforces this perception. Asia has been in Pope Bergoglio's heart since his seminary years [ the pope wanted to be a missionary in Japan - ed] and is the continent he has chosen for his next journey in 2014.

In his transition from mission in Latin America to mission throughout the world, we see a sign : we want to use to AsiaNews to help raise awareness among the churches and peoples of Latin America about mission in Asia. For this reason we have decided to launch an edition in Spanish".

The articles in Spanish, translated by a priest and a layman from Argentina, will begin to appear from now on, on an experimental basis .

Here is the full text of the message sent by the Holy Father to AsiaNews :

"His Holiness Pope Francis

cordially greets the organizers and participants in the Symposium , entitled "10 years of Asia , 10 years of our story" , to be held in Rome on October 9 and during which the Spanish edition of ' AsiaNews agency of the Pontifical Institute for Foreign Missions, will be officially launched.

Similarly, the Holy Father invites participants and organizers to intensify efforts to raise missionary awareness and activities, so that the saving message of the Gospel reaches the margins of the world, while enhancing the close communion between the local Churches, intimately united with the successor of Peter, and increasing their generous help of each other.

With these sentiments, and invoking the protection of the Blessed Virgin Mary, the Pope asks you to pray for him and for the fruits of his service to the holy People of God, while he in turn imparts his heartfelt Apostolic Blessing.

Tarcisio Cardinal Bertone
 
Pontifical Council for Laity: Women's seminar examines Mulieris Dignitatem
Tracey McClure
10:57 11/10/2013
2013-10-11 Vatican - The Women’s Section of the Pontifical Council for the Laity began a study seminar at their headquarters in Rome Thursday October 10th on the theme “God entrusts the human being to the Woman” drawn from Blessed Pope John Paul II’s Apostolic Letter Mulieris dignitatem (MD). The two day seminar was planned to coincide with the 25th anniversary of this document which highlights the central role and the dignity and vocation of women in the Church and society. Over these two days, dozens of experts working in academia and in practical projects in the field will be re-examining the impact and the relevancy of the document 25 years on.

Ana Cristina Villa Betancourt, a bubbly young lay woman from Colombia, is the head of the Council’s Women’s Section. She says she wants the seminar “to become a melting pot of ideas to help us make an analysis of what has happened and what needs to be done: What are the new challenges and the new themes that should be (studied further) in this area?” “People are not here to learn but to share.”

Mulieris dignitatem, she stresses, has had a significant impact in the life of the Church over the past quarter century. Tracey McClure's extended interview with Ana Cristina Villa Betancourt:

She explains that “it was the first document of the magisterium entirely dedicated to the questions of women’s dignity and vocation. There had been interventions before where popes had spoken to groups of women and said many beautiful things but it was (quite remarkable) that a whole apostolic letter was written on the issue. I think quite interesting also is the history of this document because this document comes just less than a year after the Synod for the Laity that took place in 1987. And at that synod, a lot of questions on the role of women in the Church came out and John Paul II was there listening to the questions of the bishops and even one of the requests of the synod was that any changes that would happen in the work of women in the Church should be rooted in a deep theology and anthropology.”

Mulieris dignitatem (August 15, 1988) she points out, was published a few months before the post-synodal exhortation Christifidelis laici (December 30, 1988) . “But it was a fruit of the Synod of the Laity,” she emphasizes.

Villa Betancourt describes MD as an “important” document that has marked “an era within the Church. Many reflections have come out of it and many projects are inspired by (it and Christifidelis laici). I still keep meeting people that are working in different areas of the world in concrete projects of formation of youth, of women, of suffering women, of victims of violence, etc. (who) tell me that MD for them is really a main point of reference.”

She says more can be done to make the document more widely known and implemented in the Church. What has been accomplished thus far, she notes, is “not enough.” “We are not happy, satisfied that everything written there has been fully lived.”

That’s why the Council for the Laity has taken up the document 25 years later, she explains, and is trying to “re-propose it.”

Throughout the years, Mulieris dignitatum has undergone some criticism for “not having gone far enough” to promote the role of women in the Church and society. Asked if the document retains its relevancy twenty-five years on, Villa Betancourt responds, “I think it is very relevant because it very much goes to the foundations. Maybe it’s not so much a practical document and so maybe some people were a bit frustrated by it because they were expecting practical indications to come from it. But I don’t think that was…the aim. The aim was to give foundations, precisely, to help people in their practical lives. But it needs to be lived and so many of the frustrations (stem from the fact) that it hasn’t been lived enough.”

Villa Betancourt says Christifideles laici calls us to put into practice the teachings of Mulieris dignitatem. “It’s interesting because we see many frustrations today and we wonder if it’s because (the possibilities given by these documents) haven’t been enacted enough.”

Asked where in the Church could women be given more spaces? Villa Betancourt answers: “anywhere the leadership of the laity could be encouraged.”

The Church, she says, “has to be guided by different logic, not a logic of authority and power but of service. (In this) area, the role of women is essential, very, very important….I think there are many spaces where – well, any space where the leadership of the laity could be encouraged. And where you don’t need the sacred orders to be present, the presence of women could be very strong.”

Pope Francis has recently spoken of the need to place the laity in positions of responsibility within the Church. “It can be very enriching for clerics to work with laity – men and women,” says Villa Betancourt. “So that’s why we quoted (in our press release) the Christifideles laici. Because we thought it was very interesting that… in many cases in the Church, it might be not so much a matter of women not having access to different places, but laity not having access to different places. And that should be more put into practice. Because that was a calling not only from Christifedelis laici but even before: even (from) the Second Vatican Council. So we know that sometimes things in the Church take time and revolutions don’t happen overnight, but we need to keep, I think, encouraging things in this direction.”

In their press release announcing this week’s seminar, the Women’s Section draws attention to the “urgent” need to put these things into practice.

“Maybe one of the reasons (for the urgency) is the reason why we chose the phrase we chose for the title of the seminar: a phrase from MD where Pope John Paul says that ‘God entrusts the human being in a special way to the woman.’ Even though he clarifies that: every human being is entrusted to each and every one (of us). We are all responsible for one another. But this entrustment in a way, touches the woman in a special way,” Villa Betancourt explains.

“There is a huge anthropological crisis that we can see in many painful manifestations – even as we turn on the t.v. or walk down the street. Then there is this urgency to be custodians of one another like Pope Francis has always been saying. But then (too,) there is this special entrustment of the human being to the woman and this (is) maybe (a) plus: that women can give in society, in the Church, wherever they’re present. So, we are trying to ask ourselves this question.”

“Women are now present in every space of society, of social life, political life, economic life, and it’s great that it’s happening like that,” says Villa Betancourt. “But what else can they give? What contribution can they make now that they are present (in these places) to help reverse this anthropological crisis of our times? Because, if it’s true that God entrusts the human being to the woman, she can do more. She can do something. And maybe, if she’s aware of (this) special gift … she can be more present and more incisive in intervening in different ways to change things for the better.”
 
Déclaration commune des dignitaires religieux vietnamiens
Les dignitaires religieux signataires.
22:35 11/10/2013
Déclaration commune des dignitaires religieux vietnamiens

Au sujet de l’Ordonnance sur les religions mise en vigueur en 2004 et du Décret d’application de l’Ordonnance paru en 2012.

À l’intention
- des responsables gouvernementaux et de l’Assemblée nationale du Vietnam,
- des dignitaires, des religieux et des croyants du caodaïsme, du catholicisme, du bouddhisme, du bouddhisme Hoa Hao et du protestantisme,
- des hautes personnalités et de tous nos compatriotes au Vietnam,
- des gouvernements démocratiques du monde entier,
- du Conseil des droits de l’homme des Nations unies et des organisations internationales des droits de l’homme,
- des organes de communication internationaux et nationaux.

Les dignitaires religieux au Vietnam :

1. Jugeant que, sous l’influence du matérialisme athée marxiste (qui considère que la religion est un opium destiné à endormir la population et un danger pour la société) et d’un totalitarisme tyrannique qui ne laisse aucune réalité sociale échapper à son contrôle et ne permet à aucun principe d’être supérieur à ses propres principes, le Parti et le régime communistes considèrent la religion et les forces spirituelles comme leurs ennemis numéro un, qu’ils doivent éliminer. À cette fin, les détenteurs du pouvoir communiste utilisent la violence des armes, ainsi que la contrainte administrative. Ces deux moyens sont toujours associés l’un à l’autre selon une dose qui varie en fonction des époques, des régions et des individus. La contrainte administrative s’exerce actuellement grâce à l’Ordonnance sur les croyances et la religion n° 21, publiée par le bureau permanent de l’Assemblée nationale le 18 juin 2004, et l’arrêté d’application de l’Ordonnance, n° 92 (qui remplace l’arrêté n° 22 de 2005), mise en vigueur par le premier ministre Nguyên Tân Dung , le 9 novembre 2012.

2. L’ensemble des textes législatifs qui se sont succédé nous a permis de tirer des leçons de l’expérience de leur application : il y a eu le Décret sur la religion n° 234 signé le 14 juin 1955, par Ho Chi Minh, le Décret n° 297 sur la religion, signée le 11 novembre 1977, par Pham Van Dông, et ensuite l’Ordonnance n° 21, suivie de son premier arrêté d’application n° 22 , signé le 1er mars 2005 par Pham Van Khai et, plus tard, de l’arrêté d’application n° 92 ; ces textes ont rendu de plus en plus subtil et contraignant le contrôle des religions.

Plus concrètement, les deux derniers documents législatifs cités ont pour but de maîtriser et d’enchaîner celle-ci à cinq points de vue différents, qui sont aussi cinq des éléments de ces religions : leur statut légal, leur personnel, leurs activités, leurs biens et les relations qu’elles entretiennent avec l’étranger.

a-Leur statut légal.

Jusqu’à présent, les détenteurs du pouvoir communiste n’ont pas accordé aux religions et aux organisations dépendant des religions orthodoxes le statut de personne morale que possèdent pourtant les autres organisations sociales, politiques au Vietnam (dans les deux textes, on ne relève pas une fois le mot « personne morale »). Cette absence suscite de nombreuses difficultés d’ordre légal, aux religions et aux organisations qui en dépendent dans leurs transactions civiles (achat et vente, ouverture de compte en banque…). Les terrains, les constructions, l’argent dont les religions et les organisations religieuses sont les propriétaires ou qu’elles utilisent doivent être inscrits au nom d’une personne individuelle, ce qui entraîne pour les Eglises et les organisations religieuses le danger d’en être dépouillées (par l’État ou par un individu en relation avec lui) sous le prétexte qu’il s’agit là de biens individuels et non pas de biens collectifs. C’est aussi à cause de cela, que les activités sociales des dignitaires religieux sont exclues ou limitées.

Ne reconnaissant pas ce statut de personne morale, les détenteurs du pouvoir accordent seulement aux religions et aux organisations qui en dépendent la possibilité d’être enregistrées, c’est-à-dire de demander à être reconnues pour pouvoir mener des activités à des conditions très strictes (voir les articles 5 à 8 dans l’arrêté 92). Ainsi, l’apparition et la survie légale d’une religion est entièrement entre les mains d’un pouvoir dont les détenteurs sont athées.

Aujourd’hui, de nombreuses Eglises, comme le bouddhisme unifié du Vietnam, le bouddhisme Hoa Hao originel, le caodaïsme (conservateur de la vraie tradition), et beaucoup de groupes protestants comme les mennonites ou encore les luthériens du Vietnam sont tenus en marge de la loi et par suite férocement persécutés. Par contre, les détenteurs du pouvoir reconnaissent de nombreuses religions « nationalisées » ou organisations « nationalisées » (NT-appellation ironique pour désigner un individu ou une organisation soumise au pouvoir). Dans l’esprit des gouvernants, elles sont censées remplacer ou contrecarrer les Eglises orthodoxes et ainsi tromper la population et l’opinion internationale. Il s’agit donc d’utiliser des religions pour combattre la religion.

b-Le personnel religieux (croyants, religieux, dignitaires).

En premier lieu, tous les citoyens sont obligés d’indiquer clairement leur religion sur leur carte d’identité (cela n’existe pas dans les autres pays). Cette règle a été et continue à être une source de discrimination. Ensuite, aucun croyant, quelle que soit sa religion, ne peut exercer une fonction de commandement dans l’appareil d’État, la Sécurité publique, l’armée, l’université ou les entreprises nationales. Il est clair que ceux qui adhèrent à une religion sont des citoyens de deuxième rang. Ce qui est contraire à l’article 29 du projet d’amendement de la constitution.

Pour ce qui concerne les religieux, l’Ordonnance, à l’article 21, exige que le responsable du monastère, lorsqu’il admet un candidat, le fasse enregistrer auprès du comité populaire communal ; l’arrêté n° 92, à l’article 13, oblige le responsable religieux à attendre une réponse positive de l’organe d’État compétent. Ce qui signifie que les autorités ont le pouvoir d’interdire à quelqu’un d’entrer au couvent ou d’empêcher une congrégation de mener des activités.

Au sujet des dignitaires (voir Ordonnance, article 3 – 10, arrêté n° 92, article 19), il est dit clairement : « Les organisations religieuses (c’est-à-dire les Eglises) lorsqu’elles procèdent à des ordinations, des consécrations, des nominations, des élections ou lorsqu’elles élèvent quelqu’un à une haute fonction, doivent envoyer une demande d’enregistrement (c’est-à-dire demander l’autorisation) à l’organe d’État gérant les affaires religieuses ».

Cela signifie que la nomination des dignitaires à un haut ou bas degré de la hiérarchie, nécessite une intervention des détenteurs du pouvoir afin qu’ils puissent choisir une personne entièrement à leur goût ou qui ne leur inspire aucune préoccupation.

Mais avant cela, lorsque les étudiants sont encore en train de poursuivre leur formation de dignitaires religieux dans les instituts d’études, ils doivent obligatoirement étudier l’histoire et la législation du Vietnam, en tant que matière principale (Ordonnance, article 24, arrêté 92, articles 14-2). En réalité, il s’agit là d’étudier l’idéologie du régime et du Parti communiste, enseignée par un professeur délégué par l’État. C’est une forme de lavage de cerveau des candidats à la fonction de dignitaires. Cet enseignement a pour objectif de les transformer en dirigeants spirituels obéissants et soumis au régime, s’accordant facilement avec les détenteurs du pouvoir.

c-Les activités religieuses.

L’Ordonnance (de l’article 17 et de l’article 36) en distingue 14 catégories. Selon l’arrêté 92, articles 5 à 41, toutes ces catégories d’activités doivent être enregistrées (c’est-à-dire faire l’objet d’une demande d’autorisation) et l’on doit attendre une acceptation de l’État avant de les accomplir. Autrement dit, les gens du peuple sont obligés de demander l’autorisation, mais l’État est libre de la lui accorder ou non. Cet accord dépend de nombreuses conditions, mais surtout de l’attitude politique de la personne ou de la communauté qui fait la demande… Dans l’Ordonnance 21 et l’arrêté 92, on peut remarquer que le mot « enregistrer » est utilisé 18 fois dans le premier texte et 74 fois dans le second, le mot « stipuler » est utilisé 37 fois dans le premier et 69 fois dans le second. Le mot « stipulations de la loi » apparaît 14 fois dans le premier et une fois dans le second. L’expression « en cas de non acceptation, on devra indiquer les raisons » revient à 14 reprises dans l’Ordonnance.

On peut résumer les activités dont il est parlé ci-dessus en deux catégories :

1-Les activités intégralement religieuses et intérieures à l’Eglise.

2-Les activités de l’Eglise concernant la société. Depuis 1975 jusqu’à aujourd’hui, les détenteurs du pouvoir ont commis d’innombrables violations dans ce domaine. C’est précisément pour avoir mené des activités de la seconde catégorie, des activités importantes et nécessaires du point de vue religieux, que de nombreux dignitaires, religieux, croyants appartenant à diverses religions ont été menacés, persécutés, maltraités, contrôlés ou encore jetés en prison. Sans compter les nombreuses personnes qui ont souffert ainsi pour avoir lutté pour la liberté, les droits de l’homme, la démocratie.

En dehors des activités pour lesquelles on doit demander une permission, il en existe d’autres qui font partie des droits de l’homme et du citoyen, mais qui sont interdites aux Eglises. Par exemple, celles-ci n’ont pas le droit d’avoir de maisons d’édition particulières, de bénéficier de stations radiophoniques ou télévisées qui leur soient propres, de créer des sites Internet particuliers, ou encore de disposer d’heures d’émissions régulières sur les médias d’État (qui fonctionnent grâce à l’argent de l’impôt versé par la population dont font partie les croyants). Ainsi, il ne leur est pas possible de propager leurs doctrines religieuses ouvertement pour tous et de prendre part ainsi au renouveau de la société.

d-Les biens des religions.

L’article 26 de l’Ordonnance affirme : « Les biens légaux appartenant aux établissements des croyances et religions sont protégés par la législation. Il est sévèrement interdit d’y porter atteinte ». Or, la constitution elle-même affirme que c’est l’État qui est propriétaire des terres. De plus, dans de nombreux textes législatifs, on peut lire des dispositions irraisonnables concernant les biens des religions. Ainsi, le 31 décembre 2008, le premier ministre Nguyên Tân Dung faisait paraître la directive n° 1910 concernant les constructions, les propriétés en rapport avec la religion. Il donnait l’ordre aux autorités régionales de s’approprier pleinement les biens des religions dont le parti communiste s’était emparé plusieurs décennies auparavant sous le prétexte de gestion des terres et des bâtiments et au nom de la réforme socialiste. En réalité, de 1954 jusqu’à aujourd’hui, d’innombrables biens (rizières, terrains, établissements, sans compter l’or et l’argent…) des religions ont été spoliées par le pouvoir communiste. En outre, pour freiner le développement des religions, les détenteurs du pouvoir n’autorisent pas celles-ci à acheter directement des terrains et des bâtiments ou à les recevoir quand ils leur sont offerts.

e-Les relations avec l’étranger des organisations religieuses, des croyants, les religieux et des dignitaires.

Il en est question dans l’Ordonnance 21, aux articles 34-37 et dans l’arrêté 92 aux articles 37 – 41. Ici encore, comme en toute chose, faut demander la permission et les autorités ne sont pas obligées de l’accorder. Par exemple, l’ordination épiscopale par le Saint-Siège d’un certain nombre de prêtres catholiques vietnamiens doit recevoir l’approbation de Hanoï. Celle-ci s’avère fort difficile à obtenir et l’Eglise ne peut choisir le candidat qui lui convient. En outre, tous les dignitaires ayant reçu l’autorisation de se rendre à l’étranger (pour se promener, poursuivre des études ou mener des recherches) doivent auparavant rencontrer la Sécurité religieuse pour être instruits ce qu’ils doivent faire ou ne pas faire à l’étranger (il leur est interdit de rencontrer tel individu ou telle association, de faire de la propagande ou de dire du mal de l’État et du régime…). Depuis le jour où il a ouvert ses frontières et donné la permission à ses citoyens d’aller à l’étranger, le pouvoir a contrôlé les relations entretenues par les religions avec les pays étrangers, souvent d’une manière très cynique. Beaucoup de dignitaires « ayant des problèmes avec le régime » (s’ils ont milité pour la liberté religieuse ou pour la démocratie et les droits de l’homme) rencontrent beaucoup de difficultés pour se rendre à l’étranger et même en sont empêchés. Ce peut être aussi le contraire, à savoir des difficultés pour revenir dans leur pays lorsqu’ils sont à l’étranger. De nombreuses associations caritatives étrangères se voient interdire l’accès à des régions où les dignitaires ecclésiastiques en charge sont inscrits sur la liste noire. Les détenteurs du pouvoir s’efforcent encore d’introduire leurs émissaires à l’intérieur des communautés religieuses vietnamiennes à l’étranger, pour les noyauter et les amener à s’opposer à leurs coreligionnaires au pays. En particulier, les autorités vietnamiennes ont très souvent demandé au Saint-Siège de prendre des mesures contre des dignitaires religieux ou encore contre des groupes catholiques vietnamiens considérés comme des opposants au régime, alors que, en réalité, ces derniers soutenaient la justice et les droits de l’homme ou réclamaient la liberté religieuse.

S’appuyant sur les analyses précédentes, les dignitaires religieux vietnamiens déclarent :

1-L’Ordonnance 21 et le Décret 92 sont des outils légaux que les autorités communistes devraient utiliser au service de la liberté religieuse des citoyens comme la constitution de 1992 le stipule. Au lieu de cela, elle les utilise pour :

- pérenniser un système qui oblige les religions à « poser une demande pour se voir accorder un droit » (un système qui a été abandonné dans beaucoup d’autres domaines) afin que les religions soient étroitement dépendantes du régime.

- faire en sorte que les Eglises et leurs organisations ou bien deviennent des instruments au service du régime ou bien restent muettes devant les problèmes de leur pays et leur société.

- empêcher les Eglises et leurs organisations de devenir des « sociétés civiles » au vrai sens de ce mot (indépendantes à l’égard des détenteurs du pouvoir), dont le besoin se fait de plus en plus sentir au Vietnam dans la perspective de la construction d’une nation démocratique.

2-Les religions sont par nature des « sociétés civiles » et chacun des croyants est un citoyen égal aux autres. Religions et croyants bénéficient des droits et des devoirs propres à toutes les sociétés civiles et à tous les autres citoyens. Ces droits et ces devoirs – dans leur principe – sont affirmés dans la constitution et les textes législatifs conformes à l’esprit de liberté et de démocratie, en accord avec les conventions internationales sur les droits de l’homme. C’est pourquoi il ne peut pas y avoir et il n’y a pas de législation particulière pour la religion. Sinon il y a oppression et discrimination ! Nous pensons que nous n’avons pas le devoir de nous soumettre à de telles lois.

3-La liberté religieuse ne réside pas dans le fait de pouvoir édifier des lieux de culte vastes et somptueux, ou d’organiser des fêtes solennelles avec grande affluence de participants, ou encore dans la possibilité pour les dignitaires ecclésiastiques et les fidèles de se rendre à l’étranger facilement (en réalité, cela n’est possible qu’à ceux qui n’ont pas de problème avec le régime). Il y a liberté religieuse lorsque les Eglises et leurs organisations sont reconnues (non pas seulement par un diplôme) en qualité de personnes morales chaque fois qu’elles ont été enregistrées (non pas selon le système qui consiste à poser une demande pour se voir accorder un droit). Elles doivent bénéficier de la liberté dans leurs activités et de l’indépendance dans leur organisation. Elles doivent pouvoir propager leur doctrine à l’intérieur comme à l’extérieur des lieux de culte, à l’intérieur comme à l’extérieur de leur communauté, au sein de la société, par l’intermédiaire de tous les moyens de communication (livres, journaux, émissions radiophoniques, télévisées). Elles doivent prendre leur part à l’éducation de la jeunesse à tous les niveaux d’étude. Elles doivent pouvoir mener des activités d’assistance sociale. Elles doivent pouvoir participer pleinement (par l’intermédiaire des fidèles) à la gestion et à la conduite du pays.

4– Les détenteurs du pouvoir vietnamien doivent – immédiatement et sans condition - libérer tous les dignitaires, les religieux, les croyants actuellement emprisonnés pour avoir lutté pour la liberté religieuse ou la démocratie et les droits de l’homme. Ils doivent aussi restituer à toutes les religions ces biens spirituels que sont la liberté et l’indépendance mais aussi les biens matériels, comme les terrains et les propriétés. Afin que toutes les Eglises puissent contribuer au renouvellement de notre pays et au service de nos compatriotes.

Fait au Vietnam le 4 octobre 2013.
Les dignitaires religieux signataires.
 
Pope Francis' message to AsiaNews. Spanish edition officially launched
+ Tarcisio Cardinal Bertone
22:36 11/10/2013
Pope Francis states that AsiaNews in Spanish should be a tool to raise awareness of mission , spreading the Gospel "to the margins of the world" to enhance mutual charity. The Spanish edition of AsiaNews an opportunity for the Churches of Latin America to open up even more to the Pope's model of universal mission.

Vatican City ( AsiaNews ) - Pope Francis has sent a message to AsiaNews on the occasion of the symposium held yesterday to celebrate the news agency's 10th anniversary. During the symposium it was announced that AsiaNews will soon launch an edition in Spanish, the Pope's own language.

In the message, signed by the Secretary of State, Card. Tarcisio Bertone, the Pope invites the news agency "to intensify its efforts to raise missionary awareness and activity," to spread " the saving message of the Gospel to the margins of the world," to strengthen " the close communion between the local Churches, intimately united with the successor of Peter, " and augment "generosity in helping each other".
And invoking his blessing for AsiaNews, its friends and collaborators, Pope Francis "asks all to pray for him and for the fruits of his service to the holy People of God."

During the seminar, the director of AsiaNews, Fr . Bernardo Cervellera said: "We believe that the immediate future of the Church and the world lies in Asia. The election of Pope Francis, who comes from the ends of the earth, from the Latin American continent, reinforces this perception. Asia has been in Pope Bergoglio's heart since his seminary years [ the pope wanted to be a missionary in Japan - ed] and is the continent he has chosen for his next journey in 2014.
In his transition from mission in Latin America to mission throughout the world, we see a sign : we want to use to AsiaNews to help raise awareness among the churches and peoples of Latin America about mission in Asia. For this reason we have decided to launch an edition in Spanish".

The articles in Spanish, translated by a priest and a layman from Argentina, will begin to appear from now on, on an experimental basis .

Here is the full text of the message sent by the Holy Father to AsiaNews :

His Holiness Pope Francis cordially greets the organizers and participants in the Symposium , entitled "10 years of Asia , 10 years of our story" , to be held in Rome on October 9 and during which the Spanish edition of ' AsiaNews agency of the Pontifical Institute for Foreign Missions, will be officially launched.

Similarly, the Holy Father invites participants and organizers to intensify efforts to raise missionary awareness and activities, so that the saving message of the Gospel reaches the margins of the world, while enhancing the close communion between the local Churches, intimately united with the successor of Peter, and increasing their generous help of each other.

With these sentiments, and invoking the protection of the Blessed Virgin Mary, the Pope asks you to pray for him and for the fruits of his service to the holy People of God, while he in turn imparts his heartfelt Apostolic Blessing.

Tarcisio Cardinal Bertone
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Biên bản Đại Hội lần thứ XII Hội đồng Giám mục Việt Nam
+ Cosma Hoàng Văn Đạt
08:57 11/10/2013
Biên bản Đại Hội lần thứ XII Hội đồng Giám mục Việt Nam (07 – 11/10/2013)

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Đại Hội Lần Thứ XII


Biên bản

1. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã họp Đại hội lần thứ XII từ chiều thứ Hai ngày 07/10/2013 đến trưa thứ Sáu ngày 11/10/2013, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Về tham dự Đại hội có sự hiện diện đông đủ các vị chủ chăn của 26 giáo phận: Đức Hồng Y, các Đức Tổng giám mục, các giám mục và linh mục giám quản giáo phận Vĩnh Long.

3. Hội Đồng Giám Mục vui mừng chào đón Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam; đồng thời chúc mừng Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục giáo phận Mỹ Tho, vừa được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh; chúc mừng Đức tân giám mục chính tòa giáo phận Bùi Chu; vui mừng và chào đón các thành viên mới của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đó là Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, tân giám mục phụtá giáo phận Vinh, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, tân giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa.

4. Hội Đồng Giám Mục lắng nghe những sinh hoạt phong phú trong Năm Đức Tin được diễn ra ở nhiều lãnh vực.

5. Đại hội tiếp tục trao đổi về dự án kiến thiết Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang.

6. Hội Đồng Giám Mục dành nhiều thời gian soạn thảo Thư Chung với những định hướng mục vụ cụ thể cho những năm sắp tới.

7. Đại hội đã bầu ra Ban Thường vụ và Chủ tịch của các Ủy Ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhiệm kỳ 2013-2016.

Ban Thường vụ gồm có:

Chủ tịch: Đức Tổng giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc
Phó Chủ tịch: Đức Tổng giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng
Tổng thư ký: Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt
Phó Tổng thư ký: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm

Các Ủy Ban trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gồm có:

1/ Ủy Ban Giáo lý đức tin
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Nguyễn Năng

2/ Ủy Ban Kinh Thánh
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Võ Đức Minh

3/ Ủy Ban Phụng tự
Chủ tịch: Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ

4/ Ủy Ban Nghệ thuật thánh
Chủ tịch: Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi

5/ Ủy Ban Thánh nhạc
Chủ tịch: Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản

6/ Ủy Ban Loan báo Tin mừng
Chủ tịch: Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long

7/ Ủy Ban Giáo sĩ-Chủng sinh
Chủ tịch: Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương

8/ Ủy Ban Tu sĩ
Chủ tịch: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ

9/ Ủy Ban Giáo dân
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu

10/ Ủy Ban Truyền thông xã hội
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước

11/ Ủy Ban Giáo dục Công Giáo
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo

12/ Ủy Ban Mục vụ giới trẻ
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên

13/ Ủy Ban Văn hóa
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống

14/ Ủy Ban Công lý-Hòa bình
Chủ tịch: Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp

15/ Ủy Ban Mục vụGia đình
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri

16/ Ủy Ban Bác ái xã hội- Caritas
Chủ tịch: Đức Cha Tôma Aquinô Vũ Đình Hiệu

17/ Ủy Ban Mục vụ di dân
Chủ tịch: Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh.

8. Đại hội cũng trao đổi về một số vấn đề khác như tình trạng các dòng tu chưa rõ nguồn gốc, vai trò linh mục chánh văn phòng của văn phòng Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục, việc xướng tên thánh Giuse trong các Kinh Nguyện Thánh Thể.

9. Đại hội bế mạc trong niềm vui cùng với Tổng giáo phận Thành phố HồChí Minh mừng kỷ niệm 150 năm thành lập Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Trung Tâm Mục VụTGP.TP. HCM ngày 11/10/2013
Tổng thư ký HộiĐồng Giám Mục Việt Nam
(Đã ký)
+ Cosma Hoàng Văn Đạt
Giám mục giáo phận Bắc Ninh

(Trang Tin của Hội Đồng Giám mục Việt Nam)
 
Cộng đồng Thánh Micae TGP Paderborn & GP Essen thắp nến và cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên
Một tham dự viên
22:07 11/10/2013
Buổi thắp nến và cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên

Cộng đồng Thánh Micae TGP Paderborn & GP Essen


Để nói lên tinh thần con dân đất việt, cũng như sự quan tâm đến hiện tình đất nước và Giáo Hội Mẹ nơi quê nhà. Cộng đồng Thánh Micae TGP Paderborn & GP Essen tổ chức „Buổi thắp nến & Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên cách riêng và thông hiệp với giáo phận Vinh & Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp“ tại thánh đường Christ-König, Mülheim, giáo xứ của Cha Tuyên úy Franz Nguyễn SAC ngày Chúa Nhật 06.10.2013.

Xem Hình

Theo lời mời gọi của Liên đoàn Công Giáo: “cầu nguyện trong suốt tháng Mân Côi“, tất cả đã dâng lên Mẹ chuổi Mân Côi suy ngắm 5 sự Mừng, để tin rằng: Chúa đã về Trời và cho Chúa Thánh Thần xuống trên các Thánh Tông Đồ và Mẹ Maria, chúng ta tin chắc Chúa Thánh Thần đang hiện diện giữa chúng tôi để nghe lời cầu xin và ban Thánh Thần Chúa xuống trên các anh chị em Mỹ Yên đang phải tù đày bắt bớ, xuống trên giáo dân địa phận Vinh và cách riêng trên Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, đang gặp phải sự chống đối và vu khống từ phía nhà cầm quyền dùng tất cả hình thức gian dối để lên án sai lạc về Đức Cha của giáo phận. Chúng ta cũng tin chắc Mẹ Maria luôn ấp ủ con cái Mẹ khi gặp hoạn nạn hoặc được Chúa gọi về, Mẹ sẽ nhanh chóng đưa họ về Trời với Mẹ. Bởi chúng ta vững tin như lời Chúa đã hứa: „Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục“ (Mt 10,28).

Buổi Lễ thắp nến và Thánh Lễ bắt đầu, Cha tuyên úy Franz Nguyễn & Cha cựu tuyên úy P. Nguyễn Trọng Quý cùng với đoàn dân đông đảo có sự sự hiện diện của ông Gioan Baotixita Phùng Khải Tuấn chủ tịch & ông Đinh Kim Tân tư vấn liên đoàn CGVN/Đức cùng Sr. Caro Milva thuộc GP Essen đặc trách về ngoại kiều. Mỗi người một ngọn nến lần lượt dâng lên Mẹ La Vang. Trước Thánh Lễ ông Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Lộc, phó chủ tịch nội vụ cộng đồng trình bày lý do buổi lễ hôm nay: “Chúng ta không thể yên lặng khi đồng bào ruột thịt chúng ta bị đối xử tàn bạo, qua những hình ảnh đẫm máu, rơi lệ của anh chị em giáo xứ Mỹ Yên…cũng như dùng tất cả phương tiện truyền thông truyền hình của nhà nước để tố cáo ĐC Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Dù xa xôi ngàn dặm nhưng chúng ta cũng phảỉ hướng về anh chị em ruột thịt của chúng ta tại VIỆT NAM, cũng là con cái của Cha trên Trời dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên cách riêng cho Giáo Hội VIỆT NAM sớm tìm được Công Lý & Hòa Bình trên quê hương thân yêu của chúng ta“.

Trong Thánh Lễ Cha T.U. đã nhắc đến lời kêu cầu của dân Chúa qua sách Tiên Tri Habacúc: “…cớ sao Chúa tỏ cho con thấy sự gian ác và lao khổ, cướp bóc và bất lương trước mặt con? Dù có công lý, nhưng kẻ đối nghịch vẫn thắng“ (Kb1,3), tiếp đoạn cuối, Chúa phán:“…Người không có lòng ngay thì ngã gục, nhưng người công chính sẽ sống nhờ trung tín“ (Kb.2,4). Chúng ta là con cái Chúa, chúng ta vững tin vào quyền năng của Chúa, chúng ta chỉ tham gia bằng cách cầu nguyện, cầu nguyện liên lỷ, cầu nguyện cho chúng ta luôn trung tín, chúng ta xứng đáng là con cái Chúa, chúng ta mới cầu nguyện cho anh chị em chúng ta nhất là anh chị em đồng bào chúng ta tại quê nhà…Cha T.U. cũng nhắc đến bài Tin mừng của Thánh Luca:

„Nếu chúng con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng:“Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển, nó liền vâng lời các con“ (Lc 17,5). Ngài khuyên bảo chúng ta

phải tin vào Chúa, tin vào quyền năng của Ngài, chúng ta luôn luôn bảo vệ đức tin của chúng ta qua cách sống đạo hằng ngày, chúng ta phải biết lắng nghe để sống như điều Chúa đã dạy qua Lời Ngài. Chúng ta thể hiện lòng tin qua sự yêu thương nhau, yêu thương đồng bào của

chúng ta, tiếp tục cầu nguyện cho nhau, chắc chắn Chúa sẽ nhận lời cầu xin của chúng ta, vì Ngài đã hứa: “Các con hãy xin thì sẽ được, hãy tìm thì sẽ gặp,hãy gõ thì sẽ mở cho“ (Lc 11,9).

Thánh lễ kết thúc qua lời cám ơn của anh GB. Nguyễn Xuân Lộc đến với cộng đoàn Dân Chúa tham dự Thánh Lễ, đặc biệt với ca đoàn Têrêsa hôm nay mừng bổn mạng, đã nhường cho cộng đồng tổ chức Lễ cầu nguyện cho VN, vì lịch của cộng đồng không còn giờ nào nữa để tổ chức và ca đoàn Têrêsa cũng đã hy sinh làm bánh khoản đãi tất cả tham dự viên qua ly càfê, ly trà mọi người có thể trao đổi tâm tình với nhau…thật là ấm cúng như con cái một nhà. Chúng tôi hứa với nhau tiếp tục cầu nguyện cho quê hương như lời Đức Thánh Cha đã nói trong bài viết: „Một người Công Giáo tốt là người biết tham gia chính trị“ trong đoạn kết ngài nói: Chúng ta đóng góp ý tưởng, kiến nghị là điều tốt, nhưng trên tất cả là lời cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhà lãnh đạo của chúng ta để họ có thể quản trị tốt, để họ dẫn đưa quê hương của chúng ta và thậm chí cả thế giới của chúng ta tiến về phía trước, vì ích lợi hòa bình và công lý“. Chúng ta là những người thấp cổ bé miệng, xa cách ngàn dặm với anh chị em ở quê nhà, chúng ta chỉ còn 1 cách duy nhất là cầu nguyện, cầu nguyện liên lỷ với Cha chúng ta trên Trời để mong đất nước chúng ta sớm tìm được an bình, công lý và Danh Chúa luôn tỏa rạng trên quê hương thân yêu của chúng ta. Mọi người chia tay ra về trong bình an và vui vẻ dưới bầu trời êm dịu vào Thu.

Một tham dự viên ghi
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Loan báo Tin Mừng cho Dòng Họ
Lm. Trăng Thập Tự Võ Tá KLhánh
20:35 11/10/2013
LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 12

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO NGƯỜI VIỆT XẾP THEO DÒNG HỌ

Ở bài chia sẻ 05, chúng tôi đã nêu gợi ý chủ yếu cho việc truyền giáo qua con đường dòng họ. Theo đó, mỗi dòng họ trong giáo xứ có thể tổ chức một ngày truyền thống cho dòng họ mình. Nếu trong dòng họ có những vị thánh, có thể lấy ngày lễ kính của một vị làm ngày truyền thống. Nếu thiếu vị thánh đồng tộc, có thể chọn bất cứ vị thánh nào tại Việt Nam hoặc ở nước ngoài làm bổn mạng.

Trong danh sách các thánh người Việt dưới đây,

- 69 vị thuộc 17 dòng họ: Bùi (2), Đặng (1), Đinh (3), Đỗ (3), Đoàn (3), Hà (2), Hồ (1), Hoàng/Huỳnh (1), Lê (7), Nguyễn (24), Phạm (5), Phan (3), Tạ (1), Tống (1), Trần (4), Trương (2), Vũ/Võ (6);

Tên thánh -Họ và Tên - Thành phần - Lễ kính

Nicôlas Bùi Ðức Thể Binh sĩ 12.06

Ðaminh Bùi Văn Úy Thày giảng TOP 19.12

Giuse Đặng Ðình Viên Linh Mục 21.08

Ðaminh Ðinh Đạt Binh sĩ 18.07

Gioan B. Ðinh Văn Thanh Thày giảng 28.04

Tôma Ðinh Viết Dụ Linh Mục OP 26.11

Vinh Sơn Đỗ Yến Linh Mục OP 30.06

Giacôbê Đỗ Mai Năm Linh Mục 12.08

Phanxicô Đỗ Văn Chiểu Thày giảng 26.06

Phêrô Ðoàn Công Quý Linh Mục 31.07

Gioan Ðoàn Trinh Hoan Linh Mục 26.05

Phêrô Ðoàn Văn Vân Thày giảng 25.05

Ðaminh Hà Trọng Mậu Linh Mục OP 05.11

Phanxicô X. Hà Trọng Mậu Thày giảng TOP 19.12

Micae Hồ Ðình Hy Quan Thái bộc 22.05

Giuse Hoàng Lương Cảnh Trùm họ TOP 05.09

Phêrô Lê Tùy Linh Mục 11.10

Phaolô Lê Bảo Tịnh Linh Mục 06.04

Giuse Lê Ðăng Thị Cai đội 24.10

Anê Lê Thị (Bà Ðê) Thành Giáo dân 12.07

Matthêô Lê Văn Gẫm Thuong gia 11.05

Phaolô Lê Văn Lộc Linh Mục 13.02

Emmanuel Lê Văn Phụng Trùm họ 31.07

Antôn Nguyễn Ðích Binh sĩ 12.08

Phaolô Nguyễn Ngân Linh Mục 08.11

Phêrô Nguyễn Bá Tuần Linh Mục 15.07

Giuse Nguyễn Ðình Nghi Linh Mục 08.11

Giuse Nguyễn Ðình Uyển Thày giảng TOP 04.07

Giuse Nguyễn Duy Khang Thày giảng TOP 06.12

Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh Binh sĩ 10.07

Micae Nguyễn Huy Mỹ Lý trưởng 12.08

Phêrô Nguyễn Khắc Tự Thày giảng. 10.07

Anrê Nguyễn Kim Thông Trùm họ 15.07

Vinh Sơn Nguyễn Thế Ðiểm Linh Mục 24.11

Tôma Nguyễn Văn Đệ Thợ may 19.12

Ðaminh Nguyễn Văn Hạnh Linh Mục OP 01.08

Phêrô Nguyễn Văn Hiếu Thày giảng 28,04

Laurensô Nguyễn Văn Hưởng Linh Mục 27.04

Giuse Nguyễn Văn Lựu Trùm họ 02.05

Phêrô Nguyễn Văn Lựu Linh Mục 07.04

Augustinô Nguyễn Văn Mới Nông dân TOP 19.12

Phaolô Nguyễn Văn Mỹ Thày giảng 18.12

Matthêô Nguyễn Văn Phụng Binh sĩ 26.05

Emmanuel Nguyễn Văn Triệu Linh Mục 17.09

Phêrô Nguyễn Văn Tự Linh Mục OP 05.09

Stephanô Nguyễn Văn Vinh Nông dân TOP 19.12

Ðaminh Nguyễn Văn Xuyên Linh Mục OP 26.11

Vinh-sơn Phạm Hiếu Liêm Linh Mục OP 07.11

Phaolô Phạm Khắc Khoan Linh Mục 28.04

Ðaminh Phạm Trọng Khảm Quan án TOP 13.01

Giuse Phạm Trọng Tả Chánh Tổng 13.01

Luca Phạm Trọng Thìn Chánh Tổng 13.01

Simon Phan Đức Hòa Y sĩ 12.12

Philiphê Phan Văn Minh Linh Mục 03.07

Augustinô Phan Viết Huy Binh sĩ 12.06

Martinô Tạ Đức Thịnh Linh Mục 08.11

Phaolô Tống Viết Bường Quan thị vệ 23.10

Anrê Trần An Dũng Lạc Linh Mục 21.12

Tôma Trần Văn Thiện Chủng sinh 21.09

Anrê Trần Văn Trông Binh sĩ 28.11

Phanxicô Trần Văn Trung Cai đội. 06.10

Phêrô Trương Văn Ðường Thày giảng 18.12

Phêrô Trương Văn Thi Linh Mục 21.12

Luca Vũ Bá LoanLinh Mục 05.06

Phêrô Vũ Ðăng Khoa Linh Mục 24.11

Ðaminh Vũ Ðình Tước Linh Mục OP 02.04

Phaolô Vũ Văn Ðổng Thủ bạ 03.06

Bênadô Vũ Văn Duệ Linh Mục 01.08

Phêrô Vũ Văn Truật Thày giảng. 18.12

29 vị không rõ dòng họ

Tên thánh Họ và Tên Thành phần Lễ kính

Anrê Tường Nông gia 16.06

Anrê Phú Yên Thày Giảng 26.07

Ðaminh Mạo Nông gia 16.06

Ðaminh Nguyên Chánh truong 16.06

Ðaminh Nhi Nông gia 16.06

Ðaminh Trạch Linh Mục OP 18.09

Ðaminh Cẩm Linh Mục TOP 11.03

Ðaminh Ninh Nông dân 02.06

Ðaminh Huyên Ngư phủ 05.06

Ðaminh Toại Ngư phủ 05.06

Gioan Đạt Linh Mục 28.10

Gioan Baotixita Cỏn Lý trưởng 08.11

Giuse Tuân Linh Mục OP 30.04

Giuse Hiển Linh Mục 09.05

Giuse Túc Giáo dân 01.06

Giuse Tuấn Giáo dân 07.06

Laurensô Ngôn Nông dân 22.05

Martinô Thọ Viên thuế 08.11

Phanxicô Xavie Cẩn Thày giảng 20.11

Phaolô Hạnh Giáo dân 28.05

Phêrô Ða Thư Mục 17.06

Phêrô Khanh Linh Mục 12.07

Phêrô Dũng Ngư phủ 06.06

Phêrô Thuấn Ngư phủ 06.06

Tôma Toán thày giảng TOP 27.06

Tôma Khuông Linh Mục TOP 30.01

Vinh-sơn Tương Chánh Tổng 16.06

Vinh-sơn Dương Giáo dân 06.06

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 13

ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG CÁC THÁNH

Hằng năm, tới ngày kỷ niệm các vị Tử đạo, tại quê hương của từng vị vẫn có lễ hội của Giáo xứ và Giáo phận. Theo hướng loan Tin mừng cho đồng tộc, ngoài thánh lễ, rước kiệu, nên có thêm những sinh hoạt dành cho người cùng dòng họ với vị Thánh. Với sinh hoạt này, ngày kính vị Tử đạo sẽ sớm thành lễ hội của Dòng họ và có khả năng lôi cuốn người đồng tộc, giáo cũng như lương. Tại những nơi ở xa quê hương vị Thánh, nếu bà con đồng tộc có điều kiện cũng nên xây dựng tượng đài hoặc đền thánh. Những nơi này cũng sẽ có thể thành những điểm hành hương cho Dòng họ.

Ngày về viếng đền thánh Phêrô Vũ Đăng Khoa tại giáo xứ Thuận Nghĩa, Nghệ An, đứng trước tượng ngài, tôi chợt có cái ao ước gặp gỡ hậu duệ của ngài đang sống quanh đó. Khi biên soạn quyển Về Với Cội Nguồn, tới phần các vị thánh đồng tộc, tôi nghĩ cần cung cấp cho độc giả những thông tin cần thiết để có thể thực hiện những cuộc hành hương lý thú, vừa về thăm quê hương các thánh vừa giao lưu gặp gỡ với hậu duệ các ngài. Rất may, tôi đã gặp được sự giúp đỡ nhiệt thành của ông bà Phanxicô Xaviê Phạm Vũ Hiệp, Hà Nội (sđt: 0949-084-494). Hai vị đã đích thân hành hương đến quê quán sáu vị thánh họ Vũ-Võ, kính viếng các đền thánh, chụp hình và đích thân liên lạc với hậu duệ các vị thánh để có được những số liệu chính xác và sống động. Tôi xin được ghi lại ở đây như một gợi hứng. Ước mong rằng hậu duệ các vị thánh thuộc những dòng họ khác cũng cung cấp cho chúng tôi những thông tin tương tự để, khi có điều kiện, chúng tôi có thể phổ biến lại cho đồng tộc của các ngài ở khắp nơi.

ĐƯỜNG VỀ QUẦN PHƯƠNG – QUÊ HƯƠNG THÁNH BÊNAĐÔ VŨ VĂN DUỆ

Đền Thánh kính thánh tử vì đạo Bênađô Vũ Văn Duệ tọa lạc tại làng Quần Phương, thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu, cách Hà nội khoảng 150 km. Yên Định là một thỊ trẤn nhỏ, đẹp, rất gọn gàng, đặc biệt đường quê ngõ xóm rất sạch. Ở đây gần biển nên không khí ấm áp, trong lành dễ chiụ. Người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp. Bánh nhãn là đặc sản địa phương rất ngon và thơm. Quần Phương là giáo xứ toàn tòng Công Giáo. Nhà thờ chính xứ ở giữa thị trấn. Giáo xứ này là một trong ba giáo điểm (Quần Phương Đông Cường, Trà Lũ Phú Nhai và Ninh Cường) trên quê hương Việt Nam được đón nhận Tin Mừng sớm nhất, từ năm 1533. Đền Thánh Bênađô nằm sau nhà thờ xứ, cách khoảng 200m, trong một khuôn viên rộng ước khoảng 2000 mét vuông. Ngoài tượng đài Cha Thánh rất lớn dựng ở bên ngoài, bên trong ngôi nhà thờ rất cổ kính, khá bề thế đẹp, rất trang trọng và tôn nghiêm còn có bàn thờ Cha Thánh. Phía trước tượng đài và cũng là trước đền thờ Cha Thánh còn có một ngôi nhà 15m x 8m, cao chừng 5m, mái cong rất cổ, lợp ngói ta vừa được tu sửa, quét mầu ghi sáng rất ấn tượng.

Chi tộc họ Vũ ở Quần Phương khá đông và hiện còn giữ được gia phả lập ngày 15-11-1785. Cha Thánh Bênađô là chi thứ hai, con cụ cố Vũ Hữu Quán. Trưởng tộc hậu duệ hiện nay của Cha Thánh là Ông Vũ Hữu Ninh, 70 tuổi (năm 2010 - sđt: 0350-377-5017). Ông cùng Ông Vũ Văn Đốc, 61 tuổi, trông nom đền Cha Thánh (sđt: 0350-377-5577; 0169-980-188).

Hằng năm, Giáo xứ Quần Phương và hậu duệ Cha Thánh tổ chức giỗ ngài vào ngày 1-8 dương lịch và giỗ chi tộc họ Vũ ở Đông Cường – Quần Anh vào ngày 15-11 âm lịch.

ĐƯỜNG VỀ LÊ XÁ – QUÊ HƯƠNG THÁNH PHAOLÔ VŨ VĂN ĐỔNG

Thánh tử vì đạo Phaolô Vũ Văn Đổng là người làng Lê Xá. Vị thánh này có người con trưởng làm linh mục tên là Dương nên thường gọi theo tên con là Thánh Dương..

Về mặt xã hội, Lê Xá xưa kia cùng với thôn Cao Xá và thôn Bạn Lễ thuộc xã Vực Đường. Vào thời Hậu Lê, để tiện bề cai trị, vua chia xã Vực Đường thành 3 xã có tên là: Lê Xá, Cao Xá và Bạn Lễ.

Về mặt tôn giáo, trước khi vua tách xã, Vực Đường là một họ đạo thuộc xứ Cao Xá (nên hiểu Cao Xá này là tên của một xứ đạo thuộc Hưng Yên, chứ không phải là thôn Cao Xá như mới nói ở trên). Giáo dân của họ Vực Đường hầu hết sống ở thôn Lê Xá, nên sau khi tách xã, họ đạo Vực Đường nằm gọn trong xã Lê Xá, còn lại hai xã kia chủ yếu là người lương. Vì thế nói giáo họ Vực Đường hay giáo họ Lê Xá cũng là một. Vào năm 1915, giáo xứ Cao xá được tách ra thành hai giáo xứ: Cao Xá và Đan Chàng. Lúc đó, họ đạo Lê Xá (Vực Đường) thuộc vào xứ Đan Chàng. Năm 1947, họ đạo Lê Xá được nâng lên là giáo xứ Lê Xá, và kể từ đây tên gọi họ đạo Vực Đường biến mất.

Năm 1954, hầu như toàn bộ giáo xứ Lê Xá di cư vào Nam. Sau đó có những gia đình gốc Lê Xá từ các vùng xung quanh quay về lại. Theo niên giám 2004, hiện nay Lê Xá là một giáo xứ nhỏ, chỉ có 201 tín hữu, thuộc xã Vũ Xá, huyện Kim Động (xưa là huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên, thuộc giáo phận Thái Bình – do cha xứ Ngọc Đồng quản nhiệm.

Đường về Lê Xá: Từ thành phố Phủ Lý, đi khoảng 10km về phía bắc sẽ tới thị trấn Đồng Văn, lên cầu vượt, vào đường đi Hưng Yên và đi khoảng 8 km tới cầu Yên Lệnh, qua cầu là ngã tư Yên Lệnh, rẽ trái, đi khoảng 7 km, qua cả TP Hưng Yên tới giữa trung tâm thị trấn huyện Kim Động gặp ngã ba cây xăng, rẽ phải (về xã Vũ Xá và Giáo xứ Lê Xá) đi khoảng 5 km, nhìn bên trái sẽ thấy nhà thờ Giáo xứ Lê Xá. Nếu đi xe buýt từ Hà Nội thì đón xe buýt số 209 (Giáp Bát - Hưng Yên).

Khuôn viên Nhà thờ Giáo xứ không rộng lắm. Nhà thờ trước kia lợp ngói. Cột, dầm và kèo đều được làm bằng gỗ tốt, chạm trổ công phu và mỹ thuật, nhưng qua bao biến cố lịch sử, và không được coi sóc nhiều nên đã xuống cấp trầm trọng và đã được tu sửa 2004, lợp tôn. Người chăm sóc nhà thờ hiện nay là ông Vũ Văn Cường, sđt: 0321-3826-452).

Di cư vào Nam, phần đông giáo dân Lê Xá đến định cư tại Lạc An, tỉnh Bình Dương, lập thành họ đạo Lê Xá thuộc giáo xứ Mỹ Vân (Lạc An), giáo phận Phú Cường. Trên đường từ Hố Nai về Sài Gòn, đến giáo xứ Hà Nội, theo đường Phát Triển, đi 12 km sẽ đến nhà nguyện họ Lê Xa tại ấp 1, xã Lạc An, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Cuối nhà nguyện giáo họ có tượng đài Thánh Phaolô Vũ Văn Đổng. Hằng năm, lễ mừng trọng thể được tổ chức cả ngoài Bắc và trong Nam vào ngày 03-6, quy tụ bà con đồng hương khắp nơi về tham dự mừng kính vị tử đạo này.

Hậu duệ Thánh Phaolô Vũ Văn Đổng:

Ô. Tôma Vũ Đức Tín, hiện ở Xuyên Mộc, sđt: 0643-877-663; 01627-101-314.

Ô. Tôma Vũ Trọng Tế, ở giáo xứ Thánh Tâm, Hố Nai, sđt: 0613-885-590.

Lm Tôma Vũ Khắc Minh, ở giáo phận Kontum, sđt: 01679-984-138, 059-3864-399.

ĐƯỜNG VỀ THUẬN NGHĨA – QUÊ HƯƠNG THÁNH PHÊRÔ VŨ ĐĂNG KHOA

Đền Thánh Khoa: Từ Hà Nội vào, qua khỏi km 405 gặp cầu Giát (thuộc thị trấn Cầu Giát), đi thêm khoảng 500 mét, gặp đường rẽ bê tông phía tây, ranh giới giữa khối phố 7 và khối phố 8, đó đường vào nhà thờ giáo xứ Thuận Nghĩa. Đền Thánh Khoa ở sát cạnh nhà thờ. Đền thờ Thánh Khoa hiện nay được xây cất năm 1992. Hai bên đền thờ là hai khu đất nhỏ, nơi lưu giữ hài cốt và chôn cất các linh mục đã phục vụ giáo xứ. Giữa cổng và Đền Thánh Khoa là những hàng ghế để bà con giáo dân kính viếng Ngài

Lễ giỗ ngày 24-11 hằng năm tại Thuận Nghĩa được tổ chức rất trọng thể, rước và diễu hành đi rất xa vài ba cây số. Tại miền Nam: lễ giỗ được luân phiên tổ chức tại các xứ có đông người gốc Thuận Nghĩa; cứ mười năm một lần bà con xa xứ lại quy tụ về quê hương Thuận Nghĩa một lần (năm 2010 là lần thứ hai).

Ông Vũ Đình Hòe, hậu duệ Cha Thánh năm nay 54 tuổi, hiện đang chăm sóc đền Thánh Khoa. sđt: 038-3770318; 01655403308. Cũng có thể liên hệ với ông Vũ Văn Sâm, sđt: 01638-687-376.

Từ Thuận Nghĩa phát xuất rất đông linh mục và tu sĩ nam nữ. Trong hàng hậu duệ của Thánh Khoa có Lm Vũ Văn Trí, phó xứ Hiệp Đức, giáo phận Phan Thiết, sđt: 0933-163-556; cha Nguyễn Duy Lam ofm (họ ngoại), sđt: 0937-893-885.

ĐƯỜNG VỀ CHUÔN TRUNG VÀ BÚT QUAI – QUÊ HƯƠNG THÁNH LUCA VŨ BÁ LOAN

Thánh Luca Vũ Bá Loan sinh tại giáo họ Bút Quai, giáo xứ Bút Đông và an táng tại thôn Chuôn Trung xã Chuyên Mỹ – Phú xuyên – Hà nội (Hà Tây cũ). Tại đây có Đền và Nhà Thờ kính ngài.

Từ Hà Nội theo Quốc lộ số 1 xuôi về phía nam, tới km 38 hoặc 40, (có ba lối) rẽ phải vào đường liên huyện, đi khoảng 6 km là tới đền Cha Thánh Luca.

Chuyên Mỹ là một xã nông nghiệp trù phú, nhộn nhịp vì có nghề làm đồ gỗ giả cổ, chạm khảm lâu đời, rất uy tín. Dân toàn tòng Công Giáo, mộ đạo và rất tôn kính Thánh Luca Vũ Bá Loan. Kẻ Chuôn gồm ba thôn Thượng, Trung và Hạ cùng nằm ven sông Nhuệ. Trước khi Cha Luca chết, cả ba thôn đều đòi xin xác cha về an táng. Cha đồng ý để cho Chuôn Trung lo. Họ chở xác Cha từ Cầu Giấy về trên sông Nhuệ phải đi qua Chuôn Thượng. Đoán biết giáo dân Chuôn Thượng sẽ giữ di hài cha lại để chôn, họ tổ chức đi hai thuyền. Con thuyền trống dong cờ mở mang áo quan nhưng bên trong không có di hài Cha Thánh đi trước, bị giữ lại ở Chuôn Thượng. Còn con thuyền nhỏ lặng lẽ đi sau đã đưa di hài Cha Luca về tới Chuôn Trung an toàn. Chuôn Trung ở giữa nên cả hai thôn Thượng và Hạ đều có thể đến mộ, không xa.

Đền và Nhà thờ kính thánh Luca Vũ Bá Loan ở Chuôn Trung rất đẹp. Bàn thờ bằng gỗ quý, được chạm trổ và gắn ngọc trai hồng, trang trọng và mỹ thuật. Sau nhà thờ, trên tháp cao có tượng vị thánh tử đạo nhìn về hướng ngôi Đền kính ngài. Đền được dựng giữa một hồ nước đường kính khoảng 60m, với cây cầu nối xinh xắn. Đền xây hình lục giác, hai tầng mái cong, ở mỗi cạnh được mở bằng 04 cánh cửa gỗ. Tượng Thánh Luca Vũ Bá Loan được tạc bằng đá quý.

Sinh quán cha thánh Luca Vũ Bá Loan là thôn Bút Quai – Duy Tiên – Hà Nam (thuộc Giáo xứ Bút Đông), cách Chuôn Trung 20 km về phía tây nam. Ta trở lại Quốc lộ 1A, đi tiếp về phía nam, đến thị trấn Đồng Văn, lên cầu vượt, rẽ trái vào đường sang Hưng Yên, khoảng 4km đến chợ Lương (chợ mở bên vệ đường) qua cầu Lương, là Giáo họ Bút Quai, nhà thờ cách đó khoảng 800m.

Theo bà con ở Bút Quai, con cháu trực hệ Thánh Luca Vũ Bá Loan nay không còn ai ở làng, chỉ vài người bà con họ ngoại rất xa của Cha Thánh như vợ ông Trần văn Chiến, người đang coi sóc Nhà Thờ và Đền Thánh ở đây. Ông đã 77 tuổi (2011 - sđt: 01696281890).

Bút Quai là một giáo họ nghèo. Đền Thờ Cha Thánh vừa được xây xong tháng 6-2010 do giáo dân tại đây, giáo dân Chuôn Trung, khách hành hương, và một số linh mục có liên hệ xa gần cùng góp sức xây dựng. Hàng năm, giáo họ Bút Quai cũng như giáo dân Chuôn Trung cùng làm lễ giỗ Thánh Luca Vũ Bá Loan vào ngày 5-6 dương lịch.

ĐƯỜNG VỀ TRUNG LAO – QUÊ HƯƠNG THÁNH ĐA MINH VŨ ĐÌNH TƯỚC

Từ Hà Nội muốn về Trung Lao, ta theo Quốc lộ 1, xuôi nam, qua Phủ Lý, tới Nam Định, đi vào trung tâm thành phố, lên cầu Đò Quan, và từ Cầu này đến thị trấn Cổ Lễ khoảng 20 km. Khi đến gần giữa thị trấn có một cây cầu nhỏ bên phải, rộng và dài chừng vài ba mét gọi là cầu Điên Biên. Qua cầu này, là vào phố Trung Đông – Trung Lao. Sau khoảng 1 km tới cây cầu thứ tư kể từ cầu Điên Biên, rẽ trái là đền Cha Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước. Đứng ở trên cầu hay trên đường cũng nhin thấy được rất rõ.

Trung Lao là một giáo xứ lớn, có trên 8000 tín hữu với 10 Họ Đạo và 18 Xóm Giáo (trong đó có xóm Tây Phong là nơi Thánh Tước Chào Đời và có xây Nhà Nguyện kính Ngài). Nhà thờ xứ bằng gỗ, Bàn thờ sơn son thiếp vàng cổ nhất Địa phận Bùi Chu, khởi công xây dựng cách đây 123 năm (1888-2011) ngày nay vẫn còn trơ gan cùng tuế nguyệt. Ngày 1.1.2010 Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đã về xứ đạo nâng Nhà thờ Lên Đền Thánh với Tước Hiệu Maria Mẹ Thiên Chúa. tại toà vàng trong Thánh Đuờng có Tương Thánh Tước bằng gỗ qúy to cao 2m50 được thực hiện cách nay cả 100 năm, Đế tượng có hộp dựng xương của Ngài. Ngoài ra trong khuôn viên khu vực nhà thờ còn có Đài Tưởng niệm với tượng Thánh Tước đúc bằng đồng, uy nghi đứng bên cạnh Nhà Truyền thống của Giáo Xứ. Tại Trung Lao có rất đông người họ Vũ, rất mộ đạo và cũng rất sùng kính các Thánh tử đạo, trong đó có Thánh Đa Minh Vũ Đình Tước. Người đang coi sóc đền Thánh Tước là ông Vũ Đình Hàm (sđt: 0165232176), Theo ông Hàm, ở Trung Lao hiện có hơn 200 người theo đuổi ơn gọi tại các chủng viện và dòng tu trên toàn quốc.

Hằng năm, bà con Trung Lao tổ chức lễ giỗ Cha Thánh Đa Minh vào ngày 19/6 dương lịch, tổ chức rất trang trọng. Khách hành hương và khách mời rất đông. Đây là ngày lễ đông vui nhất trong năm ở Trung Lao.

Trung Lao là một giáo xứ sầm uất, nhôn nhịp và trù phú. Đa số dân làm nông, một số người đóng đồ gỗ, khắc và chạm khảm tinh vi. Tại quê nhà cũng như khi đi làm ăn xa, giáo dân Trung Lao sống có tổ chức, đoàn kết, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

Còn về dòng tộc của Cha Thánh Đa Minh tại Trung Lao hiện có các ông Vinh Sơn Vũ Đình Sơn và Vinh Sơn Vũ Đình Sản, sđt: 01697149155. Cha Giuse Vũ Thanh Cảnh - Chính xứ Nam Định. TP Nam Định, sđt: 090 326 3902.

Muốn tìm hiểu rõ hơn, xin mời vào trang Giới trẻ Đồng Hương Trung Lao: http://gioitretrunglao.webnode.com.

ĐƯỜNG VỀ HÀ THẠCH – QUÊ HƯƠNG THÁNH PHÊRÔ VŨ TRUẬT

Thầy giảng Phêrô Vũ Truật là vị Thánh tử đạo duy nhất của Giáo phận Hưng Hóa, quê tại giáo xứ Hà Thạch. Giáo phận Hưng hóa nằm phần lớn ở trung du, miền núi Bắc bộ đất đỏ. Giáo xứ Hà Thạch thuộc góc đông nam Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ; sát đường tỉnh lộ 320, ven bờ sông Hồng. Hiện tại giáo xứ này có đền kính thánh Phêrô Vũ Truật. Tượng đài và đền thánh tọa lạc trên một khu đất rộng. Đền thánh được khởi công xây dựng ngày 18-12-1997, do linh mục Phêrô Phùng Văn Tôn, và được Đức Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng cắt băng khánh thành, dâng lễ làm phép đền và tượng, ngày 18-12-1998.

Hậu duệ của Thầy Thánh Phêrô Vũ Truật hiện còn hai chi. Chi gần nhất là Ô Giuse Vũ Hữu Dụng, sinh năm 1947 (sđt: 0121-3714-358). Ông là hậu duệ 6 đời của Thầy Thánh Truật. Còn 01 chi nữa ở cách Đền Thánh 6km, vì lý do kinh tế nên chi này đã bỏ họ Vũ sang họ Nguyễn nhưng vẫn tụ họp ngày giỗ Thầy Thánh Truật vào 18-12 hàng năm. Trước kia bà con ở đây còn giữ được ảnh chân dung Thánh Truật, có hai dòng chữ nho chạy dọc hai bên. Hiện nay bà con đồng hương Hà Thạch, trong nước và hải ngoại, một số nơi còn giữ được di ảnh.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 14

PHONG TRÀO LIÊN KẾT DÒNG HỌ

Cuộc kỷ niệm 50 năm huấn thị Plane compertum est là dịp để người Công Giáo Việt Nam hòa nhịp với trào lưu chung khắp nơi. Sau ngày đất nước thống nhất, biết bao người lặn lội tìm lại tông tích người thân, bà con họ hàng và tìm lại gia phả. Đầu những năm 1990, nhiều ban liên lạc dòng họ ra đời và các cuộc gặp gỡ ngày càng nở rộ. Thoạt đầu là những nhóm liên lạc ở các thành phố lớn. Mấy năm sau những ban liên lạc địa phương đã nối kết với nhau thành ban liên lạc cả nước, rồi tiến đến thành lập Hội Đồng Dòng Họ cả nước. Ngày càng nhiều những đại hội toàn quốc của các dòng họ, có dòng họ còn phát hành cả thẻ hội viên...

Cùng lúc, trước tình cảnh việc học sa sút, nhiều gia tộc đã tổ chức việc khuyến học cho con em; nhiều từ đường được tôn tạo hoặc xây mới; nhiều tác phẩm nghiên cứu riêng về từng dòng họ được ấn hành. Những sự kiện từ dưới lên đã cộng hưởng với các ban liên lạc hoặc Hội đồng Dòng tộc từ trên xuống, tạo nên một luồng văn hóa lôi cuốn cả sự chú ý của tổ chức UNESCO.

Vào Google và gõ: "gia phả - dòng họ - nguồn cội", chỉ trong 6 trang, ta đã đọc thấy 18 trang web riêng của các dòng họ:

trinhtoc.com,hovuvovietnam.com,donghoninh.wordpress.com,nguyendac.com,hophamlangnhuong.com,hodinhvietnam.com,hothaicamlo.info,hodangbinhnghi.com,hodovietnam.vn,hohoanghuynhvietnam.vn,hopham.org,mactoc.com,hokhuatvietnam.org,hothan.org,danggia.org,hotvietnam.org,dangtocvietnam.com,trandang.net

Ngoài những trang web riêng các dòng họ, có những trang web chuyên đề nghiên cứu về gia phả hoặc lo dịch vụ làm gia phả: www.giaphavietnam.com, www.phahe.vn,vanhoadongho.vn,...

Ta có thể gõ tìm "nguồn gốc họ... " và dễ dàng tìm được thông tin của cả những họ ít gặp như họ Trình, họ Lữ, họ Lại, họ Thân, họ Kiều...

Gõ "ban liên lạc (các) dòng họ" hoặc "đại hội dòng họ...", ta còn khám phá ra rằng việc liên kết các họ tộc không dừng lại trên các phương tiện thông tin mà còn đi vào hoạt động thực tế khá rầm rộ.

Phong trào liên kết dòng họ phát triển hết sức nhanh. Mở trang mạng một dòng họ nào đó và bấm vào “kết nối” hoặc “liên kết”, ta sẽ thấy mỗi dòng họ không phải chỉ có một website… Đọc thử một số thông tin, ta sẽ thấy chỉ dăm tháng sau đại hội dòng họ cấp tỉnh một nơi nào đó, các đại hội cấp thành phố, huyện và thị xã đã nối đuôi theo.

Phong trào có một ưu điểm là vượt trên ranh giới địa phương, không phân biệt lương giáo. Nếu người Công Giáo biết quan tâm nhập cuộc thì đây là cơ hội rất tốt để hòa đồng với bà con cùng dòng họ.

Phong trào này thúc đẩy người ta tìm dựng lại gia phả, lập lại từ đường, tổ chức lại các ngày giỗ chung (ở miền Trung gọi là "tế hiệp"). Một số bà con ở thôn quê cảm thấy an tâm vì giờ đây đã có một chỗ dựa, đã được thuộc về một tổ chức sinh hoạt văn hóa, vừa mang tính huyết tộc, vừa mang tính tâm linh. Cũng có thể vì thế họ thấy không cần phải có một tôn giáo... Đây cũng là điểm đáng cho các giới chức Công Giáo suy nghĩ khi theo đuổi ước mơ chia sẻ Tin mừng với đồng bào.

Số nhà thờ dòng họ tân tạo ngày càng nhiều (“nhà thờ” là một kiến trúc biệt lập, dành riêng cho việc thờ phụng, phân biệt với “từ đường” là gian thờ trong nhà vị trưởng tộc, thường có tính cách hạn hẹp trong vòng ba hay bốn đời). Trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến giữa tháng 10-2013, chỉ riêng dòng họ Võ đã có thêm ba nhà thờ mới, hai do bà con góp sức chung công, một do những người khá giả trong gia tộc… Cùng lúc, có những nhóm đồng tộc nghèo và ít người, không sao làm nổi nhà thờ riêng. Có lẽ chính cái nghèo ấy đang biến họ thành đối tượng của lòng thương xót Chúa: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20). Chính Thiên Chúa là Cha nhân ái đang dành cho họ một mái nhà chung, nhà thờ hay từ đường trăm họ, nơi Ngài quy tụ dân nghèo của Ngài.

Trào lưu văn hóa tâm linh này còn song đôi với sự bùng phát những tin tưởng về phong thủy, dễ khiến người lương thêm khép lòng lại với Tin mừng. Ngược lại, nó cũng ôm theo cả những mâu thuẫn, khiến người ta lúng túng. Nếu người Công Giáo biết dấn thân nhập cuộc kịp thời thì đây lại có thể thành một cơ hội mới của Tin mừng, cơ hội để truyền giảng cho mọi người nhận ra chỉ có một Thiên Chúa là Cha Chung, là Nguồn Cội đích thật duy nhất.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 15

CƠ HỘI CHIA SẺ LÒNG TIN

Ngày truyền thống từng dòng tộc tại mỗi giáo xứ sẽ tạo cơ hội để tập thể đồng tộc Công Giáo tìm hiểu lòng tin và mối chân tình của tập thể đồng tộc ngoài Công Giáo đối với Tổ tiên, và cũng là cơ hội để chia sẻ lòng tin với họ. Những cố gắng cá nhân dễ rơi vào mỏi mệt, nhưng khi biến thành ý chí tập thể, sẽ trở nên bền bỉ lâu dài. Giữa một xã hội nhiều sức ép, việc từng người tiếp nhận đức tin lắm ngại ngùng, khi đức tin được những người thân cùng chia sẻ, sẽ đầy sức mạnh.

Nếu tại giáo xứ, dòng họ nào cũng cử hành một ngày truyền thống dòng họ mình, người Công Giáo sẽ có nhiều cơ hội để gặp gỡ các đồng tộc ngoài Công Giáo và giúp họ gần gũi với giáo lý Đạo Chúa. Đó cũng là cách thiết thực để đền ơn đáp nghĩa Tổ Tiên.

Thật vậy, tổ phụ các dòng họ tại Việt Nam, tổ phụ Abraham hay tổ phụ Giacóp của người Do Thái, hoặc bất cứ tổ phụ nhân loại nào khác cũng chỉ là những hình ảnh giúp con cháu hướng về nguồn cội cuối cùng là chính Thiên Chúa Tạo Hóa, là Cha chung tất cả mọi người.

Lòng tin của người Công Giáo và của anh chị em lương dân nhiều điểm thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực ra vẫn khác biệt rất tinh vi. Ví dụ niềm tin rằng tổ tiên từ bao đời vẫn đang anh linh phù hộ cho con cháu. Người Công Giáo hiểu sự phù hộ này theo nghĩa Tổ Tiên chuyển cầu cho con cháu trước Tòa Thiên Chúa. Mỗi ngày ta đón nhận biết bao ơn lành Thiên Chúa, từ cơm ăn, nước uống, khí thở, ánh sáng mặt trời cho đến sức khỏe, trí khôn, tình yêu và tự do; cả tiền bạc vật chất cũng là ơn lành của chính Thiên Chúa Tạo Hóa; Ngài ban tất cả cho ta làm phương tiện để đáp lại tình thương của Ngài mà sống cho nên người như Ngài muốn. Tổ tiên xưa ăn ngay ở lành là nhờ ơn Chúa và nay đang linh hiển hộ phù con cháu cũng là nhờ ơn Chúa. Thử nghĩ xem, mai kia chúng ta chết đi và mốt nọ cháu con ta thắp hương khẩn cầu chúng ta phù hộ, chúng ta sẽ lấy quyền phép nào và lấy từ kho tàng nào để trợ giúp chúng, nếu không phải là lúc ấy chính chúng ta sẽ chuyển cầu cho chúng trước mặt Cha trên trời để Ngài ban ơn phúc cho chúng? Người ta quên rằng chính Thiên Chúa Tạo Hóa đã xét xử và thưởng phạt mọi thế hệ tổ tiên. Chỉ những tổ tiên nào đang được hưởng phúc với Thiên Chúa thì mới có khả năng chuyển cầu cho con cháu trước thánh nhan Ngài.

Do mê tín, người ta thêu dệt hình ảnh một thế giới vô hình theo mẫu thế giới hữu hình: mỗi dòng họ có châu quận riêng, chết rồi ai về châu quận nấy. Quyển Lịch Vạn Niên bên Tàu liệt kê 510 châu quận ở thế giới bên kia, chỉ gồm toàn những địa danh bên Tàu, vậy thì người Lào, người Campuchia, người Úc, người Phi, người Mỹ chết rồi đi đâu? Ngay cả người Tàu, chết rồi sẽ về châu quận của cha hay của mẹ? Rồi những người đã cải từ họ này sang họ khác, sẽ đi về đâu? Những chuyện ấy chẳng khác nào câu hỏi lẩm cẩm của nhóm Sađốc xưa về chuyện dựng vợ gả chồng bên kia thế giới (x. Mt 22,23-33).

Quỷ dữ hết sức tinh quái. Xưa nó đã dám dùng lời Kinh Thánh để tìm cách dẫn dụ Chúa Giêsu rời xa ý muốn của Thiên Chúa Cha (x. Mt 4,6). Nay nó cũng dùng đủ các chiêu bài hết sức tốt lành để dẫn dụ người ta chối bỏ Thiên Chúa là Cha Chung. Trên đường làm công tác nối kết Dòng họ, tôi được biết không ít những chuyện đau buồn khá giống nhau. Có những nơi hầu hết bà con đồng tộc đều tập trung sum họp trong ngày tế hiệp nhưng riêng một nhóm nào đó, dù có liên hệ gia phả rất rõ và rất gần, vẫn không chịu về. Vì một lý do nào đó, ba bốn đời trước đây, người đứng đầu nhánh ấy đã tự tách ra, chẳng những không còn về tế hiệp mà còn lưu truyền cho con cháu những lý giải thiếu trung thực, đáng buồn, vẽ nên hình ảnh không đẹp về gốc tổ. Ở một chừng mực nào đó, khi chỉ quan tâm tới những bậc Tổ tiên mươi đời trở lại đây mà lãng quên Nguồn Cội đích thật và đời đời, người ta cũng đang theo đuổi một sự chia cắt đáng buồn như thế.

Trực giác về sự "quy tiên" (chết là về với tổ tiên nguồn cội) sẽ rực sáng lên khi người ta nhận biết Đấng Tối Cao là cội nguồn cuối cùng, duy nhất và đích thực, đồng thời cũng là đích điểm cuối cùng mọi loài phải vươn tới. Mọi thế hệ tổ tiên đều đã, và mọi thế hệ con cháu đều sẽ trở về với nguồn cội cao nhất, từ đó loài người đã phát xuất ra (x. Ga 13,3). Chỉ một mình nguồn cội ấy, chỉ một mình Thiên Chúa Chí Thánh, mới đáng cho ta yêu kính hết dạ hết lòng và nhiệt thành phụng sự đến hy sinh mạng sống. Mọi thụ tạo, cá nhân cũng như tập thể, đều có thể khiến những kẻ dấn thân phụng sự nó bị vỡ mộng, chỉ một mình Thiên Chúa mới hoàn toàn trung tín, không để cho kẻ tin thờ Ngài phải thất vọng bao giờ.

Những hạn chế về gia phả sẽ giúp ta vượt khỏi tầm mức bé nhỏ cục bộ để vươn tới tình huynh đệ đại đồng... Những hạn chế trên đường về nguồn cội sẽ thức tỉnh ta hướng về cội nguồn cuối cùng và đích thật.

LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ - Chia sẻ 16

NHỮNG CỘI NGUỒN ẢO

Tuần Thánh năm 2010, tôi được đi thăm huyện đảo Lý Sơn. Những bia mộ ở đây có một nét đặc biệt. Tất cả các mộ họ Võ dù thuộc nhánh nào cũng bắt đầu bằng ba chữ “Thái Nguyên Quận”. Họ Nguyễn là “Trần Lưu Quận”, họ Bùi là “Hà Đông Quận”, họ Trần là “Vĩnh Xuyên Quận”, họ Trương là “Thanh Hà Quận”, họ Dương là “Hoàng Nông Quận”, họ Lê là “Kinh Triệu Quận” và họ Phạm là “Cao Bình Quận”. Phần đông cư dân trên đảo cho rằng đó là tên những châu quận trên đất liền mà các dòng họ này phát xuất. Tôi rất ngạc nhiên vì một vài địa danh rất lạ, mới được nghe lần đầu, và vì không có thời nào trong lịch sử đất nước đã được trực tiếp chia thành quận thay vì tỉnh. Khi đến thăm chùa Từ Quang ở An Hải, tôi nêu câu hỏi và thầy Thích Hành Hỷ đã cho một câu trả lời khá thỏa đáng. Theo thầy, việc ghi châu quận như thế chỉ áp dụng cho người chết chứ không cho người sống. Tập tục này được ghi trong quyển Lịch Vạn Niên. Một phụ lục của quyển này liệt kê 510 dòng họ, mỗi dòng họ có kèm theo tên một châu quận và một số dòng họ có chung châu quận. Người ta hình dung địa lý cõi âm có nhiều châu quận khác nhau, khi sống người ta có thể trôi dạt bất cứ đâu trên trái đất, nhưng khi chết thì ai về châu quận nấy. Như thế, ba chữ “Thái Nguyên Quận” trên bia mộ người họ Võ không phải là địa chỉ xuất phát nhưng là địa chỉ đến.

Tôi đã có dịp đến thăm cụ Vũ Hiệp tại tư gia ở đường Lý Tự Trọng, quận I. Là một nhà nghiên cứu nổi tiếng về gia phả và các dòng họ Việt Nam. Theo cụ, gốc gác 510 dòng họ trước khi được xem như bản đồ địa lý cõi âm, thì đã là tư liệu địa lý nhân văn có thật tại Trung Quốc. Cụ cũng đồng thời lưu ý rằng việc gán ghép các dòng họ Việt Nam vào những nguồn gốc ấy của Trung Quốc là chuyện cần xét lại. Trước thời Bắc thuộc, tên gọi của người Việt giản dị như của đồng bào các sắc tộc ít người hiện nay, thường gồm một từ để chỉ nam hay nữ và một từ chỉ là tên gọi. Ngay cả nơi tên hai bà Trưng thì chữ Trưng không phải là tên một dòng họ (ngoài hai bà, ta không gặp một nhân vật nào khác có chữ Trưng đi trước tên gọi) mà chỉ là tên của làng Chưng, một làng sống bằng nghề chưng kén, kéo tơ, dệt lụa. Kén nhất được gọi là kén Trắc, kén hạng hai được gọi là kén Nhì hay khén Nhị. Như thế, Trưng Trắc có nghĩa là cô Nhất ở làng Chưng và Trưng Nhị là cô Nhị ở làng Chưng.

Theo ông Vũ Hiệp, do nhu cầu quản lý nhân khẩu để đô hộ, người Tàu đã bắt người Việt phải đi vào một hệ thống dòng họ. Do những điều kiện cụ thể từng nơi, từng thời điểm, người dân ở một khu vực nào đó được ghép vào một số dòng họ nhất định nào đó. Sự kiện này cũng đã xảy ra đối với một số cộng đồng sắc tộc ít người, chẳng hạn nơi thông tin sau đây trên trang Văn Hóa Học:

“Các dân tộc ở miền núi Quảng Ngãi vốn có tên mà không có họ, vì thế không có thuật ngữ riêng để chỉ dòng họ. Mỗi người có tên gọi riêng và kèm theo đó là một bổ ngữ chỉ giới tính…

Vào thời nhà Nguyễn và Pháp thuộc, để dễ theo dõi hộ tịch, hộ khẩu và số đinh trong các làng nóc miền núi Quảng Ngãi, các dân tộc miền núi trong tỉnh đều được đặt họ Đinh (theo họ cha), tức có nghĩa là thằng, đứa (con trai), dần dần con gái cũng theo họ cha mà ghi trong hộ tịch, hộ khẩu, hoặc kê khai đi học là họ Đinh (8).

Năm 1969, khi Bác Hồ mất, hầu hết người Cor ở Trà Bồng đổi sang họ Hồ. Số đông người Hrê ở Ba Tơ lấy họ Phạm (họ của đồng chí Phạm Văn Đồng), phần lớn đồng bào người Hrê ở Sơn Hà, Minh Long, đồng bào Ca Dong ở Sơn Tây vẫn còn giữ họ Đinh.”

http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-to-chuc-doi-song-tap-the/2284-quan-he-gia-dinh-lang-xom-cua-nguoi-quang-ngai.html

Trường hợp họ Vũ Võ lúc đầu cũng thế. Bàn về ông Vũ Hồn (804-853), người được coi là thủy tổ họ Vũ-Võ tại Việt Nam, cụ Vũ Hiệp nêu một nhận xét lý thú rằng cả gia phả, tộc phả và thần phả đều không nói Vũ Hồn có một người con nào. Tác giả Tiến sĩ Vũ Huy Thuận, trong bài “Giới thiệu sách cổ văn hoá làng Mộ Trạch” (http://hovuvovietnam.com/ Gioi-thieu-sach-co-van-hoa-lang-Mo-Trach) cũng có viết: “Ngọc phả làng Mộ Trạch kể lại rằng: Cụ Vũ Hồn (804-853) sau khi từ quan (843-844) đã đến nơi đây lập trang trại đặt tên là “Khả Mộ trang”... Khi cụ mất (853), dân Khả Mộ trang lập miếu thờ cụ như vị sáng lập thôn Khả Mộ (đến triều Trần 1226 được đổi tên là Mộ Trạch). Để tưởng nhớ công lao của cụ, dân trong làng đều mang họ của cụ. Họ Vũ. Cũng từ đó, Cụ không chỉ được thờ như vị thành hoàng làng, mà còn được coi là thủy tổ họ Vũ Mộ Trạch.”

Gần đây người ta phát hiện ra đền thờ hai nhân vật họ Vũ sống nhiều thế kỷ trước ông Vũ Hồn: đền thờ bà Vũ Thị Thục, nữ tướng của Hai Bà Trưng và đền thờ nhà giáo Vũ Thê Lang, được cho là của thời Hùng Vương. Dù vậy ông Vũ Hồn vẫn được đa số người họ Vũ-Võ ngày nay dành cho danh hiệu thủy tổ họ Vũ-Võ ở Việt Nam, và theo tôi, điều ấy chính đáng, bởi một lẽ duy nhất là đại chúng đương thời đã vì cảm mến ông mà cải sang họ Vũ-Võ, coi ông như tổ phụ.

Có những người gốc họ Võ nhưng nhiều thế hệ qua đã mang một họ khác. Lại cũng có những người mang họ Võ nhưng thật ra là từ một dòng họ khác cải sang. Việc khám phá ra chuyện cải họ có thể khiến nhiều người bị hụt hẫng. Khi hoàn thành bài viết về họ Võ tỉnh Phú Yên, trong đó có thông tin về một nhánh họ Võ ở xã Hòa Thắng trước kia là họ Lê, tôi gởi cho một người con gái nhánh này xem. Cô hồi âm cho tôi như sau:

“Chào bác ! Con đã đọc bài viết về họ Võ mà bác đã trải qua không ít công sức để truy tìm về cội nguồn của dòng họ Võ. Con thật sự bất ngờ về một sự thật mà lâu nay con thuộc thế hệ trẻ nên không biết được, đó là con thuộc về nguồn gốc họ Lê chứ không phải họ Võ. Điều này làm con có một chút ngậm ngùi.

Trong ý nghĩ của con lại đặt ra một dấu hỏi.

Quá khứ của lịch sử là một sự bí ẩn chưa có sự khẳng định nhất định. Ví như trước thời ông Cao tổ của con thuộc về dòng họ Lê, vậy các đời trước hơn nữa liệu các cụ cao tổ thuộc về họ gì ? và những biến đổi của nó như thế nào ? điều này làm con phân vân. Nhưng rồi con suy nghĩ rằng dù con mang dòng họ nào thì con vẫn biết ơn các cụ tổ đã sáng lập ra các dòng họ để con cháu ngày nay được mang tên dòng họ của các cụ lưu truyền lại. Và điều này đã làm con cảm thấy vui bác à, con mong rằng sau này con sẽ có nhiều cơ hội được hiểu về nguồn gốc đích thực của các cụ tổ mà hiện đang là một dấu hỏi rất lớn trong suy nghĩ của con bác ạ!.

Cảm ơn bác nhiều lắm.

Con chúc bác có nhiều cơ duyên hơn nữa để tìm về cội nguồn nơi đích thực vẫn còn là một sự bí ẩn.

Chúc bác luôn sức khỏe và an lành.

Võ Thị Kim Đoan (sđt: 0988-234-828)


Nữ độc giả của tôi là một Phật tử ăn chay trường, nên sớm nhận ra ngay mọi sự đều vô thường và tương đối. Tôi muốn nói thêm với cô rằng, khi phải giấu họ Lê, ông Cao của cô đã chọn họ Võ chứ không phải một họ nào khác, hẳn là do ông cảm kích lòng tốt của một vài người họ Võ nào đó. Tương tự, nếu có người họ Võ nào đó phải thay tên đổi họ và đã chọn họ Lê chứ kh
ông phải họ khác, thì chắc hẳn vì ông thấy người họ Lê đáng mến. Nếu các vị tổ phụ nhân loại hướng lòng ta đến vị Cha Chung trên trời thì những thực tế về quan hệ họ hàng máu mủ dẫn ta đến cảm nghiệm anh em bốn biển một nhà. Điều thứ hai này bắt nguồn từ điều thứ nhất: Mọi người trên thế giới không thể là anh em với nhau nếu không có chung một người Cha.

Chúng ta đọc thấy trên nhiều bia mộ cụm từ sau đây: “Mộ thủy tổ họ…”, “Mộ cao tổ họ…”. Vị nằm ở đó được coi là “thủy tổ” nhưng người ta không biết tên, mặc dù có khi chỉ là người sống cuối thế kỷ XIX. Gia tộc phía nội tôi cũng nằm trong trường hợp này, vị tổ khuyết danh sống vào giữa thế kỷ XIX. Việc truy tìm thủy tổ một dòng họ quả là chuyện mịt mờ vô vọng nhưng cũng có cái hay là đánh thức nơi mọi người mối bận tâm đi tìm nguồn cội đích thực và cuối cùng của nhân loại là chính Thiên Chúa Tạo Hóa.

Hiểu như thế, ta sẽ tiến tới một thái độ trung dung về vấn đề gia phả. Một đàng, ta tâm đắc với lời Thánh Phaolô dạy ở đầu thư thứ nhất gửi cho Timôthê: “Đừng chú ý đến những chuyện hoang đường và những gia phả dài dòng; những cái đó chỉ gây ra tranh luận, chứ không đóng góp vào kế hoạch của Thiên Chúa mà đức tin cho chúng ta biết” (1Tm 1,4). Một đàng, vì ích lợi giáo dục, ta sẽ cổ võ đồng tộc và đồng đạo xây dựng lại bản gia phả giới hạn với những bậc Tổ Tiên hiện còn biết được, bởi lẽ đây là một công việc mang tính sư phạm, có tiềm năng đóng góp vào sự phục hồi tấm “lòng lành”, cõi lòng hướng thiện cho thế hệ trẻ giữa dòng cuồng lưu của sự suy đồi đạo lý.

Trong bài tiếp sau về “tâm tư của người loan Tin mừng cho người cùng dòng họ”, tôi sẽ chia sẻ thêm về điều ấy
 
Văn Hóa
Những câu hỏi về tướng Võ Nguyên Giáp
Phạm Trần
10:53 11/10/2013
NHỮNG CÂU HỎI VỀ TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Đại tướng CSVN Võ Nguyễn Giáp, nhân vật lịch sử của hai cuộc chiến “chống Pháp giành độc lập” và “chống Mỹ cứu nước” của Việt Nam, theo cách nói của những người thuộc phe Cộng sản trong cuộc chiến, đã từ trần lúc 18 giờ 9 phút ngày 4-10- 2013, hưởng thọ 103 tuổi.

Ông là người sau cùng trong số những “tông đồ tiền phong” của người sáng lập ra đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, ông Hồ Chí Minh, ra đi sau hơn 59 năm Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc (07-05-1954) để Việt Nam bị chia đôi nhưng đã đưa tên tuổi Võ Nguyên Giáp lên hàng danh tướng với nhiều đánh giá chưa có sự đồng thuận ở hai chiến tuyến Quốc gia và Cộng sản.

Bài viết này không có mục đích cạnh tranh với lịch sử nhưng chỉ nêu lên một số “thắc mắc” dựa theo các sự kiện gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp quân sự và chính trị của ông Giáp.

-Thắc mắc thứ nhất là ông Võ Nguyên Giáp đã căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để chủ động lực lương công an và quân đội tấn công, tiêu diệt các đảng phái Quốc gia, đặc biệt Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Quốc Dân Đảng vào ngày 16/06/1946 tại Hà Nội rồi sau đó lan qua các địa phướng khác ?

Về phương diện thẩm quyến, tài liệu Bách khoa Tòan thư viết : “Ngày 29-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 82-SL về việc ủy nhiệm Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay Chủ tịch Chính phủ đi vắng, ký công văn hàng ngày và chủ toạ họp Hội đồng Chính phủ. Theo Sắc lệnh số 23/SL của Chính phủ ngày 21 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Công an vụ là cơ quan thuộc Bộ Nội vụ, như vậy theo quy định luật pháp thì thẩm quyền chỉ đạo lực lượng công an nằm trong tay của phó chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng. Như vậy từ trước khi lực lượng công an nhân dân phá vụ án phố Ôn Như Hầu, Võ Nguyên Giáp đã không còn là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông cũng không ở trong nội các, nên về nguyên tắc theo quy định của pháp luật thì không có thẩm quyền trong việc điều động chỉ huy lực lượng công an và Vệ quốc đoàn. Phải đến khi sắc lệnh 230 ra ngày 30/11/1946 có hiệu lực thì ông Võ Nguyên Giáp theo quy định của pháp luật mới có thẩm quyền tổng chỉ huy lực lượng quân đội toàn quốc.”

Vẫn theo tài liệu của Bách khoa Tòan thư thì : “ Việt Nam Quốc dân Đảng và sử gia người Mỹ Cecil B. Currey cho rằng: với sự trợ giúp của quân Pháp, chính Võ Nguyên Giáp là người đã chỉ huy lực lượng công an và quân đội khám xét và bắt giữ các thành phần chống đối. Theo nhà sử học người Mỹ Cecil B. Currey, ngày 15 tháng 6, Võ Nguyên Giáp bắt đầu chỉ huy lực lượng an ninh khám xét các tổ chức có thể đe dọa đến Chính phủ. Số 7 Ôn Như Hầu chỉ là nơi làm việc bình thường của Việt Nam Quốc dân Đảng. Lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của Võ Nguyên Giáp đã tấn công nơi này trong lúc Việt Nam Quốc dân Đảng không đề phòng sau đó dựng hiện trường giả để có cớ tiêu diệt Việt Nam Quốc dân Đảng. Còn theo sử gia Trần Trọng Kim thì khi được hỏi về công việc, bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã nói với ông: "Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi".

Vậy mà vào thời buổi ấy, phe Cộng sản đã tung ra tài liệu viết rằng : “Theo những kết quả điều tra và những kiến giải của Công an Nhân dân Việt Nam trong thời điểm đó, những tổ chức thực hiện kế hoạch đảo chính này do Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng thuộc Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam phối hợp với thực dân Pháp, dự định tiến hành vào ngày 14/7/1946. Cụ thể hơn, kế hoạch của Việt Quốc và Việt Cách là dự định nhân ngày Quốc khánh nước Pháp (14/7), khi quân đội Pháp sẽ diễu binh trên một số đường phố lớn ở Hà Nội, người của Quốc dân Đảng sẽ ném lựu đạn vào quân Pháp, từ đó tạo cớ cho phía Pháp tấn công bao vây các cơ quan trung ương, bắt cán bộ lãnh đạo và nhân viên Chính phủ, lật đổ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhân dịp đó Quốc dân Đảng sẽ tuyên bố đảo chính, lập Chính phủ mới.[6].[7] Do lực lượng công an đã điều tra, thu thập thông tin nên sớm phát hiện âm mưu của Việt Quốc, Việt Cách. Ngày 12/7/1946 lực lượng công an nhân dân đã tiến hành khám xét trụ sở bí mật của Quốc dân Đảng ở số nhà 132 phố Duvigneau (nay là phố Bùi Thị Xuân). Cùng ngày, công an tấn công một loạt cơ sở khác của Quốc dân Đảng ở Hà Nội, trong đó có nhà số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là phố Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội). Tiếp sau Hà Nội, lực lượng công an nhân dân đã tiến hành khám xét các cơ sở của Việt Quốc, Việt Cách ở Hải Phòng và một số tỉnh khác ở miền Bắc.” (Bách khoa Tòan thư)

Tài liệu tố cáo tiếp : “Trong quá trình khám xét trụ sở của Việt Quốc, Việt Cách, công an đã thu được nhiều vũ khí, truyền đơn, tài liệu, giấy bạc giả, dụng cụ tra tấn... Việc phá vụ án này có ý nghĩa to lớn góp phần củng cố chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới còn non trẻ, để từ đó chuẩn bị bước vào cuộc chiến tranh chống lại sự tái xâm lược của thực dân Pháp trong giai đoạn 1946 – 1954.”

Nhưng, Bách khoa Tòan thư cũng lưu ý rằng : “Theo quan điểm của phía Việt Nam Quốc dân Đảng và các nhà sử học như Cecil B. Currey (Hoa Kỳ), thì kế hoạch này không có thật và đây một vụ việc do phía Việt Minh, dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp, dựng lên nhằm triệt hạ đối thủ chính trị của mình là Việt Nam Quốc dân Đảng. Một số học giả khác như Gisèle Luce Bousquet và Pierre Brocheux (Pháp) thì cho rằng đến nay chưa ai biết sự thật vụ việc này như thế nào.”

Như thế rõ ràng một điều là ông Võ Nguyên Giáp có chủ động vụ tấn công các đảng phái Quốc gia không ủng hộ đảng CSVN, nhưng bằng chứng đưa đến lời cáo buộc của phe Cộng sản để bảo vệ lý do tấn công chưa được làm sáng tỏ đối với một số học gỉa người nước ngòai.

Lịch sử quanh vụ này còn mang nhiều nghi vấn, nhưng Đại tướng Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang đã mau chóng lập lại “thành tích này” của ông Giáp, chỉ sau 3 ngày ông lìa đời, dựa theo quan điểm của phiá Cộng sản năm 1946 để nói về tính “nhậy bén trong nhiệm vụ” của lực lượng công an.

Tướng Quang viết :” Trước những khó khăn, phức tạp của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo thống nhất tổ chức, nhiệm vụ và bổ sung cán bộ, củng cố lực lượng Công an trong cả nước theo Sắc lệnh số 23-SL ngày 21/2/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về thành lập Việt Nam Công an vụ.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Thường vụ Trung ương Đảng và của Đại tướng, lực lượng Công an nhân dân đã đập tan nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của bọn phản cách mạng, đặc biệt đã đập tan âm mưu đảo chính của Quốc dân đảng câu kết với thực dân Pháp trong vụ án phản động xảy ra tại phố Ôn Như Hầu, Hà Nội (gọi tắt là vụ án Ôn Như Hầu) trong bối cảnh chính quyền cách mạng còn non trẻ như “ngàn cân treo sợi tóc”. (Báo Công an Nhân dân, 07/10/2013)


Và ngay chính ông Giáp, 49 năm sau ngày “càn quét” các đảng phái Quốc gia 16/06/1946 để sau đó làm tan rã Chính phủ liên hiệp Quốc-Cộng đầu tiên, cũng đã xác nhận vai trò của ông ngày ấy, theo lời kể của Tướng công an Trần Đại Quang : “ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá cao những thành tích, chiến công xuất sắc của lực lượng Công an nhân dân thời kỳ này và chỉ rõ: “Vụ án Ôn Như Hầu đã trấn áp được bọn phản động. Nhưng trong lúc trấn áp vừa diệt được lực lượng chống đối, phá được cuộc đảo chính, lại tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân; đoàn kết rộng rãi hơn nữa, kể cả dư luận trong nước cũng như ngoài nước... Vụ án Ôn Như Hầu là một thành tích tốt, rất tốt của công tác phản gián của ta, của Công an nhân dân. Ý nghĩa của nó không những chỉ dập tắt âm mưu của bọn phản động câu kết với nước ngoài để cướp chính quyền ở Hà Nội – một hành động đảo chính để làm tay sai cho Pháp, mà còn làm cho mọi người, kể cả những người còn mơ hồ, thấy rõ bọn nào là bọn phản quốc và chính sách đại đoàn kết của Chính phủ, càng làm cho toàn dân ủng hộ chúng ta, tạo điều kiện cho chúng ta củng cố thêm chính quyền một bước. Tôi đánh giá vụ án đó là một vụ án rất quan trọng. Các đồng chí làm giỏi, sắc bén, có tinh thần trách nhiệm” (Bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội thảo về vụ án Ôn Như Hầu, ngày 14/3/1995).

Chuyện quanh vụ án Ôn Như Hầu cũng giống như chuyện “cuộc Cách mạng mùa Thu” tháng Tám, 1945 do “đảng Cộng sản lãnh đạo tòan dân đứng lên gìanh độc lập” chứ không bao giờ, theo như “kinh sách giáo điều” tuyên giáo của nhà nước, là “một cuộc cướp Chính quyền từ tay chính phủ non yếu nhưng hợp pháp Trần Trọng Kim”.

CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

-Thắc mắc thứ hai là sau khi đất nước chia đôi, hai miền Nam-Bắc có 2 Chế độ chính trị khác nhau thì đã có trên 1 triệu người dân miền Bắc chạy bỏ Cộng sản di cư vào miền Nam. Xã hội và người dân miền Bắc bắt đầu cuộc sống nô lệ nghèo đói. Cuộc cách mạng vô sản làm kiệt quệ cả sức người và tài nguyên đã đặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa miền Bắc vào hàng ngũ các quốc gia Cộng sản hà khắc nhất Thế giới.

Thanh trừng bắt đầu tiếp nối từ Cuộc Cải cách ruộng đất khốc liệt, tàn bạo và dã man ngay cả với những ân nhân của “cách mạng” từ năm 1953 đến năm 1956.

Ước khỏang có từ 10 đến 15,000 người mất mạng sống, tài sản gồm ruộng vườn, nhà cửa và của riêng bị tịch thu. Hàng ngàn gia đình bị phân tán, đầy đọa, ngục tù oan khiên khiến ông Hồ Chí Minh phải nhìn nhận sai lầm và sửa sai tại Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 năm 1956 với lời tự phê bình:” Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành Trung ương nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.” (Tài liệu Bách khoa Tòan thư)

Tài liệu này cũng cho biết : “Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã nói về tình cảnh oan sai như sau, trong diễn văn đọc trước Mặt Trận Tổ Quốc, ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại Hà Nội:” Qua cuộc Cải cách ruộng đất ta thấy bao nhiêu các chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy, có người ngực gắn tới hai huy chương kháng chiến bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình. [...] Trong cuộc kháng chiến anh dũng của ta, những đồng bào đã hi sinh, có thể nói được, chết với trong lòng chan chứa nỗi vui sướng vì chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi nanh vuốt của địch. Họ chết vì địch, cho ta, đó là cái chết tích cực, cái chết vẻ vang, cái chết oanh liệt mà Tổ quốc ghi nhớ muôn thuở. Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh. Chúng ta đã xoá bỏ cái ô danh đó, nhưng con cháu của các nạn nhân tài nào mà không ngậm ngùi? Đau đớn hơn, bây giờ ta làm thế nào mà biến cái khổ cực của người tắt thở thành một niềm an ủi cho họ được?”

Vẫn theo Tài liệu này thì : “Ngày 29 tháng 10 năm 1956, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người không tham gia trực tiếp vào sai lầm chương trình Cải cách Ruộng đất, thay mặt chủ tịch nước đọc bản báo cáo của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng tại nhà hát lớn Hà Nội, kê khai sai lầm và phát động chiến dịch sửa sai, phục hồi các chức vụ tài sản cho cán bộ, bộ đội bị đấu tố.”.

Rất đáng chú ý là trong số các nạn nhân có cả cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng, bị đấu tố chết tại quê nhà Diễn Châu (Nghệ An).

Cụ Hướng là bố ruột của trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Đặng Văn Việt, từng là trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong 3 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tài liệu Bách khoa Tòan thư viết : “Ông từng được người Pháp mệnh danh là "Con hùm xám đường số 4" do thành tích chỉ huy đơn vị mình trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả 2 chỉ huy binh đoàn Pháp là các Trung tá Marcel Lepage và Pierre Charton…Ngày 19 tháng 12 năm 1953, Luật Cải cách Ruộng đất được thông qua. Đầu năm 1954, gia đình ông trở thành nạn nhân của cuộc đấu tố tàn khốc. Cha ông bị đấu tố đến chết tại quê nhà khi đương chức là Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh trong Chính phủ Hồ Chí Minh, gia đình ông ly tán khắp nơi. Bản thân ông bị rời khỏi chức vụ Trung đoàn trưởng, được điều sang Trung Quốc làm công tác luyện quân, thực chất bị loại trừ khỏi vị trí chỉ huy quân đội.

Năm 1954, ông trở về Việt Nam, được phân công giảng dạy ở Trường sĩ quan lục quân. Năm 1958, ông được phong quân hàm trung tá. Năm 1960, ông xuất ngũ và được điều sang làm Cục phó Cục Vật liệu xây dựng, rồi Cục phó Cục Xây dựng cơ bản thuộc ngành Thủy sản đến khi nghỉ hưu.”

Tôi nêu ra trường hợp cụ Đặng Văn Hướng để thắc mắc không hiểu trong báo cáo trước Hội nghị 10 Ban Chấp hành Trung ương đảng ngày 29/10/1956, tướng Võ Nguyên Giáp có nói gì đến trường hợp cụ Hướng không và chẳng nhẽ ông không biết Trung tá Đặng Văn Việt, người Trung đòan trưởng nổi tiếng dưới quyền ông là con của nạn nhân Quốc vụ khanh trong Chính phủ Hồ Chí Minh, đã bị “đầy” đi Trung Cộng ?

Và nếu ông Giáp bị rơi vào chỗ oan ức của Trung tá Đặng Văn Việt thì ông sẽ xử trí ra sao, hay là ông cũng là người lính nên chỉ biết thi hạnh lệnh cấp trên để “đạt mục tiêu bằng mọi gía”, dù phải hy sinh bao nhiêu mạng lính trên chiến trường ?

Bởi vì, như lời Cựu Đại tá Bùi Tín, một người rất gần ông trong nhiều năm chiến tranh, từ tháng 8 năm 1945, đã viết: “ Ông mang danh là một viên tướng «Sát Quân», sát quân một cách lạnh lùng.” (VOA tiếng Việt, 09/10/2013)

HAI NGƯỜI BẠN-HAI CHIẾN TUYẾN

-Thắc mắc thứ ba, từ câu nói của cựu Đại tá Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, tôi lại nhớ đến lần tham quan Sài Gòn của tướng Giáp đầu tháng 5 năm 1975, sau khi Sài Gòn “được giải phóng”. Theo Nhà báo Bùi Tín thì đây là lần đầu tiên trong suốt cuộc chiến tranh 20 năm xâm lăng miền Nam mà ông Giáp đã có phần trách nhiệm lớn xua hàng trăm ngàn thanh niên, thiếu nữ miền Bắc vượt Trường Sơn vô Nam đổ máu cho cuộc chiến mang danh nghĩa “giải phóng”, tướng Giáp mới có dịp đặt chân đến thành phố mang tên “hòn ngọc viễn Đông”.

Tôi thắc mắc không biết tướng Giáp đã nghĩ gì khi ông thấy cảnh sống nhộn nhịp và nhà phố nguy nga của Sài Gòn “được giải phóng” không giống như Hà Nội lạnh lùng, xác xơ “ không thấy phố/ không thấy nhà /chỉ thấy mưa sa / trên màu cờ đỏ” (Thơ Trần Dần) ?

Cũng từ thành phố này, lệnh gọi quân-cán-chính và đảng viên các đòan thể chính trị, xã hội và văn nghệ sỹ miền Nam đi “tập trung học tập cải tạo”. Và trong số những chính trị gia nổi tiếng phải đi “cải tạo” có cả người bạn thời chống Pháp của ông Giáp, Luật sự, cựu Dân biểu, cựu Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Tuyên.

Luật sư Tuyên từng là Giáo sư trường Thăng Long (Hà Nội) cùng với ông Giáp và một thời từng là bạn cùng chí hướng chống thực dân Pháp, nhưng ông Giáp đi theo Cộng sản còn Luật sư Tuyên, là một Lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng chống cả Pháp và Cộng sản.

Sự thân thiện giữa hai nhân vật khác chiến tuyến được Giáo sư Nguyễn Quốc Khải, viết trong Vietnam Review và báo Ngày Nay ngày 21/10/2005 như sau:

“Trong lần cuối cùng gập gỡ nhau nhân hội-nghị sơ bộ với Pháp khai mạc vào ngày 19.4.1946 tại trường Yersin, Đà-Lạt để chuẩn bị cho hội nghị Fontainebleau, Tướng Giáp thuộc phái đoàn Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa (Việt-Minh) còn kêu gọi LS Tuyên trở về hợp-tác với ô. Hồ-Chí-Minh. Sau khi bị từ khước Tướng Giáp còn nói với LS Tuyên một câu bằng Pháp ngữ nguyên văn như sau : "Alors, tu restes toujours mon ami ". (Dù sao anh cũng sẽ mãi mãi là bạn của tôi). LS Tuyên và Tướng Giáp vẫn kính mến nhau mặc dù hai người ở hai chiến tuyến khác nhau. LS Tuyên đã nhắc lại kỷ-niệm đó với một ký giả của tờ báo the Korea Herald trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 9.1972 .”

Vẫn theo Giáo sư Khải thì : “ Sau khi Miền Nam thất thủ, Tướng Giáp cử một sĩ-quan cao cấp vào Saigon đưa thư đề nghị LS Tuyên viết thư cho Bộ Chính-Trị tại Hà-Nội để khỏi đi học tập cải tạo. LS Tuyên đã cám ơn Tướng Giáp nhưng không chấp thuận đề nghị của ông.”

Ngày 16/05/1975, chính quyền Cộng sản tại Sài Gòn đã bắt LS Tuyên vào "trại cải-tạo" tại Long-Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, theo lời kể của gia đình, LS Tuyên chỉ viết có mấy hàng chữ :

"Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công"

Sau đó, Luật sư Tuyên bị đưa ra giam và lao động cực nhọc tại một trại ở Hà Nam (Hà Sơn Bình). Theo các nhân chứng, ông bị ngất xỉu trong một buổi nghe qủan giáo “thuyết giảng”. Sau khi y tá trại đến tiêm cho ông một mũi thuốc thì trại giam đã chở ông đi bằng xe vận tải chở đá.

Một ngày sau, trại giam loan báo Luật sư Tuyên từ trần từ ngày 28 tháng 10 năm 1976 nhưng mãi đến năm 1978 thì chính quyền Hà Nội mới xác nhận cái chết của ông khi Chính phủ Pháp và các Tổ chức nhân quyền đòi CSVN cho biết tin.

Khi qua Pháp vào tháng 6/1977 để xin viện trợ, Thủ Tướng CSVN Phạm-Văn-Đồng đã phải nói dối Luật sư Tuyên vẫn sống và khoẻ mạnh vì sợ công luận Pháp nổi giận.

Lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng đã từ chối rời Sài Gòn trước ngày 30-04-1975 dù có sự giúp đỡ của hai chính phủ Pháp và Mỹ. Ông nói với người con gái, Bà Trần-Đạm-Phương theo chồng sống tại Mỹ trước ngày 30-4-1975 : “Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh".

Là bạn thân của Luật sự Tuyên, tôi không biết tướng Võ Nguyên Giáp đã nghĩ như thế nào về nhân cách con người của Nhà cách mạng Trần Văn Tuyên cũng như “cách nói dối của ông Phạm Văn Đồng” ?

-Thắc mắc thứ tư là tôi không biết tướng Giáp có suy nghĩ như thế nào khi ông nhìn thấy, hoặc không bao giờ được trông thấy hình những “thiếu binh” quân Cộng sản chưa đầy 18 tuổi chết ở chiến trường rừng cao su Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương mà chân họ vẫn còn bị cột giây xích sắt vào cây cao su để không được bỏ chạy khi lâm trận ?

Tại sao phải làm như thế với một người lính ? Cũng như tại sao chỉ vì nhu cầu “phô trương thanh thế chính trị tại bàn Hội nghị hòa đàm ở Paris năm 1972 mà nhiều Trung đòan chính quy quân đội miền Bắc đã phải “chôn chân” để bị thiệt hại nặng nề, có Tiểu đòan chỉ còn 7 người sống sót, trong suốt 81 ngày đêm ở mặt trận cố thủ Cổ thành Qủang Trị ?

Ước tình có từ 5,000 đến 10,000 quân línhmiến Bắc đã bỏ xác ở mặt trận này từ 28/06 đến 16/09/1972.

Tướng CSVN Lê Phi Long được Báck khoa Tòan trích nói với BBC vào năm 2008 : "Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vì sao ta phải cố thủ thành cổ với một giá đắt như vậy, ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm trước lịch sử? Có cán bộ cấp trên giải tích rằng do yêu cầu của đấu tranh ngoại giao, cần giữ vững thành cổ để phối hợp với cuộc đàm phán tại hội nghị Paris. Nhưng quyết định chiến trường phải là người lính.”

Cũng như trong trận Tấn công Tết Mậu Thân của lực lượng Cộng sản ở miền Nam năm năm 1968, ai trong Bộ Chính trị đảng CSVN hay chỉ hai ông Tổng Bí thư Lê Duẩn và Lê Đức Thọ phải chịu trách nhiệm vế số thương vong từ 85,000 đến 100,000 quân Cộng sản bị loai khỏi vòng chiến, so với thiệt hại của đồng minh có trên 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích.

Tính riêng tại Huế trong 26 ngày đêm thành phố bị quân CS chiếm đóng cũng đã có từ 5,000 đến 6,000 người chết và mất tích, đa số bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều hình thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết vì muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu.

Cuộc thảm sát thường dân vô tội ở Huế của bộ đội Cộng sản có làm ông Giáp mủi lòng không, hay ông đã nghĩ gì về lời lên án của Bà Bộ trưởng Y tế Dương Qùynh Hoa của Chính phủ gọi là Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nói rằng các cấp chỉ huy quân sự miền Bắc có chủ ý để cho lính của Mặt trận Giải phóng miền Nam hy sinh đến 80% lực lượng trong cuộc tấn công Mậu Thân ?

Tướng Võ Nguyên Giáp không có mặt ở Việt Nam khi cuộc tấn công Mậu Thân xẩy ra mà ông đi chữa bệnh ở Hung Gia Lợi, nhưng ông lại là người tích cực sọan thảo kế họach tổng tấn công Việt Nam Cộng Hòa từ sau khi ký kết Hiệp định Paris năm 1973.

Cuối cùng thì miền Bắc, được quân viện ào ạt của Nga và Trung Cộng đã thắng cuộc chiến ngày 30/04/1975 vì miền Nam không còn súng đạn và yểm trợ của Hoa Kỳ. Nhưng sau chiến tranh, thay vì “trả thù tắm máu” thì chính quyền Cộng sản đã hủy họai cả tinh thần lẫn vật chất của người miền Nam.

Ngòai các trại tù lao động được ngụy trang bằng danh từ mỹ miều “học tập cải tạo” đã làm cho nhiều ngàn quân lính VNCH bị chết vì lao động cực nhọc, thiếu ăn và bị đầy đọa nơi rừng thiêng nước độc, vợ con lính và công chức Việt Nam Cộng Hòa còn bị đuổi ra khỏi thành phố đến các khu kinh tế mới không nước, không nhà, không lương thực.

Rồi trên 1 triệu người miền Nam, trong số có hàng ngàn tinh hoa trí thức, đã phải liều chết vượt biên, vượt biển đi tìm tự do. Bao nhiêu chục ngàn con dân nước Việt, kể cả phụ nữ, trẻ em và người gìa đã chết chìm, bị hải tặc hãm hiếp, cướp bóc, bị giết mất xác trên biển Biển Đông chỉ vì không sống nổi với “đạo quân giải phóng miền Bắc”.

Chắc tướng Võ Nguyên Giáp phải biết tất cả những chuyện đau lòng và tủi nhục này vì ông đã dự phần vào việc sọan thảo và bàn bạc chính sách của đảng.

Nhưng không ai biết Tướng Giáp đã nghĩ gì về câu nói của Thủ tướng Võ Văn Kiệt :”Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm nó thêm rỉ máu.” (Tuần báo Quốc Tế, 18/04/2005)

Ông Kiệt nói không sai vì đất nước sau ngày chiến tranh chấm dứt tuy đã có độc lập nhưng người dân chưa có tự do và dân chủ như ông Hồ Chí Minh từng ước ao “không gì qúy hơn độc lập tự do”. Đói nghèo đối với số rất đông trong 87 triệu người dân vẫn thường xuyên năm này qua năm khác. Những người lính của Quân đội Nhân dân cầm súng theo lệnh tướng Giáp đã được hưởng gì trong hòa bình sau 2 cuộc chiến hay vẫn nghèo xơ nghèo xác để thấy người dân hai miền Nam-Bắc vẫn tiếp tục “xa mặt cách lòng” hơn bao giờ hết ?

Và sau 38 năm thống nhất đất nước, chưa bao giờ những kẻ có chức có quyền lại được tự do hành dân và được tự do tham nhũng làm giầu như thời hậu 1975.

Trong khi ấy thì văn hoá dân tộc bị suy đồi, lịch sử giữ nước và dựng nước của tiền nhân bị quên lãng chạy đua song song với mức lên cao các loại tội ác và bất công trong xã hội.

Bên ngòai thì nguy cơ xâm lược đã đến gần. Tài nguyên và biển đảo của Tổ tiên đang mất dần vào tay Trung Cộng. Bên trong thì tài nguyên, vật lực của quốc gia đang chạy vào túi riêng của các nhóm lợi ích quan tham, lòng dân ly tán, mất tin tưởng vào lãnh đạo lên cao.

Chắc hẳn là khi còn khỏe mạnh và tỉnh táo trước ngày phải vào ở trong quân y viện 108 cách nay vài năm, tướng Giáp đã biết những thứ gì dân “cần” và dân “thiếu”, cũng như ông phải biết tại sao thế hệ thuộc hàng con cháu ông đang nắm quyền trong đảng và nhà nước đã có một thời không coi ông ra gì (1983-1984) và lại còn dám “bỏ ngòai tai” cả lời khuyên của ông bảo đừng để cho người Tầu Trung Cộng vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.

Ông bảo họ rằng : “Việc xác định một chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng” (thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 2009)

Giờ đây, sau 103 năm sống trên thế gian và 73 đi theo Cộng sản, ông Võ Nguyên Giáp đã ra người thiên cổ, mang theo những tấm Huy Chương chói lòa trên ngực của một quân nhân nổi tiếng xuống lòng đất quê hương Qủang Bình nhưng những thắc mắc quanh ông vẫn còn ở lại với lịch sử. ./.

Phạm Trần

(10/013)
 
Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới
Báo Gia Đình
10:49 11/10/2013
“Dinh thự” của Tổng thống Uruguay là ngôi nhà cũ nát nằm ở ngoại ô thủ đô Montevideo, Uruguay. Ông đã sống ở đó gần hết cuộc đời với người bạn thân thiết là 1 chú chó 3 chân. Tài sản giá trị nhất của vị tổng thống này là chiếc ô tô cũ kỹ có giá chưa đến 2 ngàn đô la Mỹ.

Nếu không được biết trước ông Mujica là tổng thống của Nước Cộng Hòa Uruguay, một trong những nền kinh tế phát triển ở Nam Mỹ, thì bất cứ ai cũng có thể nhầm Ông với những người nông dân lam lũ ở quốc gia này.

Khó có thể tin người đàn ông này là đương kim Tổng thống Uruguay
Trước khi đắc cử Tổng thống Uruguay vào năm 2009, Ông Mujica đã có một cuộc sống hết sức giản dị và cần kiệm, đến nỗi nhiều người nghĩ rằng chẳng quá lời nếu gọi đó là khắc khổ. Sau khi trở thành tổng thống, ông vẫn tiếp tục duy trì lối sống được cho là đối nghịch hoàn toàn với nhiều vị lãnh đạo trên thế giới.

Ông Mujica đã từ chối căn biệt thự sang trọng mà nhà nước Uruguay cấp cho những vị lãnh đạo của mình, để chọn sống trong căn nhà cũ kỹ của vợ ông ở vùng ngoại ô.

Ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm giữa vùng nông thôn hoang vắng với lối dẫn vào là một con đường đất bụi bẩn.

Trước cửa ngôi nhà, không khó để nhìn thấy những dây phơi đầy quần áo mới giặt, được giăng mắc sơ sài. Nguồn nước sử dụng trong ngôi nhà không phải là nước máy mà là nước được bơm lên từ chiếc giếng khoan lâu năm ở trong vườn.

Căn nhà nhỏ được bố trí đơn giản và gần như không có đồ đạc giá trị. Trong căn phòng ngủ chật chội của ông Mujica, ngoài chiếc giường và một số đồ đạc cá nhân, vật có giá trị nhất có lẽ là chiếc ti vi mà ông vẫn dùng để xem tin tức.

Tổng thống Mujica vẫn tự tay làm mọi việc trong gia đình, từ sửa chữa những đồ gia dụng, máy móc cho đến làm vườn và làm việc đồng áng. Hầu hết thời gian của ông Mujica và vợ là ở ngoài đồng. Hai vợ chồng tổng thống tự tay lái máy cày, trồng trọt, nhổ cỏ và thu hoạch nông sản như những người nông dân chính hiệu.

Tổng thống nghèo khổ và lập dị nhất thế giới

Ông Mujica cho biết ông không hợp với một cuộc sống xa hoa và kiểu cách, vì vậy ngay đến số lượng cảnh sát được cử đến nhằm bảo vệ an toàn cho gia đình ông cũng được giảm xuống tối thiếu và chỉ còn 2 người.

Người bạn thân thiết từ nhiều năm nay của ông Mujica là một chú chó tật nguyền có 3 chân, tên là Manuela. Ông thường chơi đùa với Manuela mỗi khi rảnh rỗi và chú chó này cũng kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ cho ngôi nhà của ông Mujica.

Chính bởi ông Mujica có một cuộc sống bình dị chẳng khác nào những người dân bình thường, mà giới truyền thông Uruguay đã gọi ông là vị tổng thống nghèo nhất thế giới. Không chỉ ăn chay và sống cần kiệm, ông Mujica còn tự nguyện quyên góp 90% lương hàng tháng của mình, tương đương khoảng 12 nghìn đô la Mỹ để làm từ thiện nhằm giúp đỡ những người nghèo và những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn.

Hiện tại, tổng thu nhập của 2 vợ chồng tổng thống vào khoảng 775 đô la Mỹ/tháng, tương đương với mức thu nhập của bình quân trên một đầu người ở Uruguay.

Năm 2010, trong cuộc kê khai tài sản bắt buộc đối với những chính khách, toàn bộ tài sản giá trị của vị Tổng thống này chỉ là chiếc xe ô tô cũ kỹ được sản xuất từ năm 1987 có giá 1.800 đô la Mỹ.

Trong đợt kê khai tài sản năm nay, tài sản của tổng thống đã “tăng đáng kể” vì ông liệt kê thêm tài sản của vợ mình, bao gồm đất nông trại, ngôi nhà và chiếc máy cày.

Nhưng tổng tài sản của tổng thống cũng không bằng phân nửa tài sản của phó tổng thống đương nhiệm và 1/3 của vị tổng thống nhiệm kỳ trước.

Tư tưởng khác lạ về giàu và nghèo.

Vị tổng thống nghèo nhất thế giới cho biết, nhiều người có thể nghĩ ông là một ông già lập dị nhưng đó là lựa chọn của cá nhân ông. Ông Mujica nói rằng ông đã sống như vậy trong hầu hết cuộc đời của mình và sẽ còn sống như vậy cho đến cuối đời.

Nhiều người thường nhìn ông Mujica bằng ánh mắt thương hại và nghĩ rằng ông là một ông già nghèo lẩm cẩm, nhưng vị tổng thống này lại không hề cảm thấy như vậy vì ông có những quan niệm hoàn toàn khác biệt về giàu nghèo.

Tài sản giá trị nhất của tổng thống là chiếc xe ô tô cũ kỹ này

Ông Mujica nghĩ rằng chỉ có những người bị vướng vào vòng xoáy của tiêu dùng và của cải mới là những người nghèo. Những người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với số của cải mà mình đang có và luôn tìm mọi cách để kiếm tiền mua chúng, đến nỗi họ chẳng có thời gian dành cho bản thân, làm những việc mình yêu thích mới là những người nghèo, những người đáng thương.

Tổng thống Mujica tin rằng mình là một người may mắn và giàu có, bởi ông không sở hữa nhiều tài sản. Ông không phải mất nhiều thời gian chăm chút cho những tài sản này, vì vậy ông có thời gian để làm công việc đồng áng mà mình yêu thích.

Tư tưởng này cũng được Tổng thống Mujica phát biểu tại Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững vào tháng 6 năm nay. Ông Mujica cho rằng việc tiêu thụ nhiều sản phẩm, hàng hóa chính là nguyên nhân dẫn đến việc cạn kiệt tài nguyên và gây ra sự ô nhiễm môi trường trên thế giới. Ông cũng hy vọng trong tương lại sẽ có nhiều nhà lãnh đạo và người dân sẽ lựa chọn phong cách sống như ông.

Nhiều người dân Uruguay khi được thăm dò ý kiến về phong cách sống của Tổng thống Mujica đã cho biết họ cảm thấy ông rất giản dị và gần gũi với mình. Nhiều người khác thì cho rằng phong cách sống là quyền lựa chọn của mỗi cá nhân, cho dù đó có là tổng thống đi chăng nữa.

Điều mà người dân mong chờ ở một tổng thống không phải là ông ta sống ra sao mà ông điều hành đất nước thế nào. Trong khi đó, nhiều người lại tỏ ra không đồng tình với cách sống của ông Mujica. Họ cho rằng có những nguyên tắc khi trở thành nhà lãnh đạo tối cao của một đất nước và họ mong muốn ông Mujica giữ hình ảnh trang trọng của một nhà lãnh đạo.

Con đường trở thành lãnh đạo của “người đàn ông lập dị”

Trong khi những người dân Uruguay có nhiều ý kiến trái chiều về phong cách sống của tổng thống nước mình, thì không ít những người dân trên thế giới không khỏi tò mò muốn biết người đàn ông giản dị này đã trở thành tổng thống như thế nào.

Có lẽ ông Mujica không bao giờ ngờ rằng việc tham gia vào đội du kích Tupamaros là một bước ngoặt, dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong cuộc đời ông của ông sau này. Trong suốt khoảng thời gian trong đội du kích từ năm 1960-1970, ông đã trở thành thủ lĩnh của phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài quân sự cầm quyền tại Uruguay.

Ông Mujica từng nhiều lần bị mưu sát và đã bị bắn trọng thương 6 lần trước khi bị giam cầm trong suốt 14 năm. Chính quãng thời gian bị biệt giam trong tù đã giúp ông Mujica định hình được quan điểm và phong cách sống của mình.

Năm 1985, ông Mujica được thả tự do và trở thành nghị sỹ quốc hội vào năm 1995. Trong khi đó, tổ chức đấu tranh vũ trang mà ông từng lãnh đạo đã trở thành một chính Đảng tham gia Mặt trận mở rộng.

Năm 2009, ông Mujica đại diện cho tổ chức chính trị Mặt trận mở rộng cầm quyền tham gia tranh cử tổng thống. Đối thủ của ông lúc này là ông Luis Lacalle, cựu tổng thống và là thành viên của Đảng Dân tộc.

Trong quá trình vận động tranh cử, ông Mujica đã nhanh chóng chiếm được thiện cảm của đông đảo người dân bởi phong cách giản dị, gần gũi. Ông thường xuất hiện với chiếc ba lô cũ trên vai cùng với quan điểm làm việc ít để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Đồng thời, lối sống thanh đạm được ông duy trì từ khi ra tù cho đến hiện tại cũng khiến nhiều ông được nhiều người dân nghèo ủng hộ.

Nhờ phong cách giản dị, ông Mujica đã được người dân tín nhiệm và lựa chọn. Ông đã đánh bại đối thủ một cách ngoạn mục để trở thành tổng thống kế tiếp của Uruguay với 51% phiếu bầu. Khi đã trở thành tổng thống, ông vẫn duy trì cuộc sống thanh đạm như trước đây của mình.

Năm nay ông Mujica đã 75 tuổi và theo luật của Uruguay ông sẽ không được tái tranh cử vào năm 2014, khi ông đã 77 tuổi. Dù có nghỉ hưu và chỉ sống dựa vào trợ cấp của nhà nước, ông Mujica cũng sẽ không cảm thấy hụt hẫng khi mất đi một khoản thu nhập, bởi ông vốn đã quen với một cuộc sống tiết kiệm.

Tổ chức minh bạch quốc tế đã xếp Uruguay vào danh sách những nước ít tham nhũng nhất ở Châu Mỹ. Và chắc chắn, để Uruguay có tên trong danh sách này, có ít nhiều sự đóng góp của những chính khách sống giản dị như Tổng thống Mujica.

(Theo Báo Gia đình và Cuộc sống)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nắng Trên Ngàn
Nguyễn Đức Cung
21:17 11/10/2013
NẮNG TRÊN NGÀN
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nắng mai rộn rã trên ngàn
Lâng lâng, thư thái, đường vào rừng thu.
(nđc)
 

© 2025 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News