Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/10: Phúc Đức tại Mẫu – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
03:01 11/10/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su đang giảng dạy, thì giữa đám đông có một người phụ nữ lên tiếng thưa với Người: “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm!” Nhưng Người đáp lại: “Đúng hơn phải nói rằng : Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.”
Đó là lời Chúa
Sống sao sung sướng đời đời
Lm. Nguyễn Xuân Trường
15:16 11/10/2024
SỐNG SAO SUNG SƯỚNG ĐỜI ĐỜI
Sống là khát vọng mãnh liệt nhất của con người. Tìm cách sống khỏe sống lâu là điều quan trọng. Nhưng sống thế nào cho có ý nghĩa còn quan trọng hơn. Và theo Chúa Giêsu, đó là lối sống cho đi.
1. CÓ. Trong cuộc sống người ta thường tìm kiếm và tìm cách để mình có nhiều thứ: có tiền bạc, có sắc đẹp, có danh vọng, có quyền lực… Càng có nhiều càng tốt. Phúc Âm kể chuyện một người có nhiều của cải, và có cả đời sống tuân giữ các điều răn Chúa dạy đâu vào đấy. Vậy mà người ấy vẫn không thấy thoả mãn, vẫn khắc khoải băn khoăn, nên đã đến hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Ngày nay người ta thường quan tâm đến câu hỏi: Tôi phải làm gì để kiếm sống đời này? Nên câu hỏi liên quan đến cả sự sống đời đời thật là ý nghĩa.
2. CHO. Để được sự sống đời đời thì không phải tích góp cho có thật nhiều, mà Chúa Giêsu bảo là hãy cho đi những gì mình có, rồi thanh thoát theo Chúa. Cho đi chính là lối sống của Thiên Chúa tình yêu. Yêu là có gì cho đi hết. Thiên Chúa đã cho nhân loại Con Một Ngài là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu lại cho đi hết, cho cả mình máu Ngài, cả mạng sống Ngài cho nhân loại. Sống đẳng cấp không phải là có nhiều thứ, mà là cho đi nhiều. Có nhiều chỉ là giàu tiền bạc, cho đi nhiều mới là giàu tình nghĩa. Giàu tình nghĩa làm cho con người giống Chúa là tình yêu muôn đời.
Chàng thanh niên muốn sự sống đời đời, nhưng lại không nghe lời Chúa dạy là cho đi. Anh đã buồn rầu bỏ đi vì anh có nhiều của cải. Cứ tưởng tiền bạc giúp đạt được ước mơ, nào ngờ lại ngăn cản ước mơ. Đời buồn vì anh đã chọn nắm giữ hơn là cho đi, đã chọn bám vào tiền hơn là đi theo Chúa. Ôi, lạy Chúa, xin ban cho con ơn Khôn Ngoan để có lựa chọn đúng trước những vấn đề sinh tử đời đời. Amen.
Sống là khát vọng mãnh liệt nhất của con người. Tìm cách sống khỏe sống lâu là điều quan trọng. Nhưng sống thế nào cho có ý nghĩa còn quan trọng hơn. Và theo Chúa Giêsu, đó là lối sống cho đi.
1. CÓ. Trong cuộc sống người ta thường tìm kiếm và tìm cách để mình có nhiều thứ: có tiền bạc, có sắc đẹp, có danh vọng, có quyền lực… Càng có nhiều càng tốt. Phúc Âm kể chuyện một người có nhiều của cải, và có cả đời sống tuân giữ các điều răn Chúa dạy đâu vào đấy. Vậy mà người ấy vẫn không thấy thoả mãn, vẫn khắc khoải băn khoăn, nên đã đến hỏi Chúa Giêsu: “Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Ngày nay người ta thường quan tâm đến câu hỏi: Tôi phải làm gì để kiếm sống đời này? Nên câu hỏi liên quan đến cả sự sống đời đời thật là ý nghĩa.
2. CHO. Để được sự sống đời đời thì không phải tích góp cho có thật nhiều, mà Chúa Giêsu bảo là hãy cho đi những gì mình có, rồi thanh thoát theo Chúa. Cho đi chính là lối sống của Thiên Chúa tình yêu. Yêu là có gì cho đi hết. Thiên Chúa đã cho nhân loại Con Một Ngài là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu lại cho đi hết, cho cả mình máu Ngài, cả mạng sống Ngài cho nhân loại. Sống đẳng cấp không phải là có nhiều thứ, mà là cho đi nhiều. Có nhiều chỉ là giàu tiền bạc, cho đi nhiều mới là giàu tình nghĩa. Giàu tình nghĩa làm cho con người giống Chúa là tình yêu muôn đời.
Chàng thanh niên muốn sự sống đời đời, nhưng lại không nghe lời Chúa dạy là cho đi. Anh đã buồn rầu bỏ đi vì anh có nhiều của cải. Cứ tưởng tiền bạc giúp đạt được ước mơ, nào ngờ lại ngăn cản ước mơ. Đời buồn vì anh đã chọn nắm giữ hơn là cho đi, đã chọn bám vào tiền hơn là đi theo Chúa. Ôi, lạy Chúa, xin ban cho con ơn Khôn Ngoan để có lựa chọn đúng trước những vấn đề sinh tử đời đời. Amen.
Có phúc
Lm. Minh Anh
15:17 11/10/2024
CÓ PHÚC
“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa!”.
“Đã từ lâu, Thiên Chúa đấu tranh với một thế giới cứng đầu. Ngài ban cho nó muôn phúc lộc, nhưng những món quà này không chiếm được trái tim nó. Cuối cùng, Ngài tặng ban Con Một! Ai nghe Ngài, người ấy có phúc; vì lắng nghe Ngài là lắng nghe một Ngôi Vị!” - Henry Scougal.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, nhân lời khen của một phụ nữ dành cho người đã cưu mang Chúa Giêsu, chúng ta nghe lời khen ngợi tuyệt vời Ngài dành cho Maria, Mẹ Ngài - người ‘có phúc’ - “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa!”.
Chúa Giêsu không từ chối lời khen chơn chất nồng nhiệt mà người phụ nữ dung dị kia dành cho người mẹ đã cưu mang mình - “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm”. Cô ấy có một cái nhìn sâu sắc bởi cô cảm nhận được sự vĩ đại của Ngài; từ sự vĩ đại đó, cô suy ra sự vĩ đại của ai sinh ra Ngài. Với cô, rõ ràng, ai đã sinh ra kiệt tác của nhân loại này, phải là một kiệt tác của nhân loại; Maria là “kiệt tác của một Kiệt Tác!”. Vượt quá quan hệ mẹ con, Chúa Giêsu đi xa hơn khi gián tiếp tuyên bố mẹ Ngài ‘có phúc’ - cốt yếu là - vì đã trung thành lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.
Đôi khi, nhiều người hỏi chúng ta - những người Công Giáo - có tin vào tiền định không? Chắc chắn là không! Chúng ta, những người tin Chúa, tin rằng Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một đích đến hạnh phúc. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, may mắn và được ban phước. Hãy chú ý đến cách thức mà từ này được lặp lại trong lời dạy của Chúa Giêsu, “Phúc thay, phúc thay, phúc thay...”. Chúa muốn chúng ta hạnh phúc, một hạnh phúc bắt đầu ngay tại thế gian này dẫu con đường dẫn đến nó không phải là giàu có, quyền lực, thành công hay danh tiếng. Đường dẫn đến nó là tình yêu khiêm nhường và nghèo khó của một người vốn mong đợi tất cả từ Thiên Chúa. Như vậy, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, không chỉ ‘có phúc’ vì liên hệ huyết tộc máu mủ nhưng vì Mẹ đã mong đợi tất cả từ Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa!”. Để một cuộc sống được gọi là ‘có phúc’, trước hết, chúng ta phải biết lắng nghe Đấng cứu rỗi mình. “Nghe” bao hàm nhiều điều hơn là chỉ quen thuộc với các Tin Mừng; không chỉ là nhận thức nhưng còn là hiểu, nội tâm hoá và đem ra thực hành điều đã nghe. Nói cách khác, tôi biết rõ mục đích đời tôi trong ý định Thiên Chúa và tôi ra sức thi hành ý muốn của Ngài. Không nghe được Ngài, chúng ta rối bời và dễ bị chi phối hoặc định hướng bởi những tiếng nói khác trong thế giới vốn làm cho chúng ta không còn phân biệt đâu là con đường ngắn nhất để nên thánh. Một khi nghe và tuân giữ Lời, chúng ta trở nên thiết thân với Chúa Giêsu, nên người nhà của Ngài, sống với Ngài trong mối tương quan còn hơn cả tương quan huyết tộc; đồng thời, trở nên anh chị em với nhau - “Bởi chưng, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa” - bài đọc một.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin giáo dục con như đã giáo dục Chúa Giêsu trong việc nghe và sống Lời Chúa; nhờ đó, con cũng trở nên ‘một kiệt tác’, dẫu là một ‘kiệt tác quèn!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa!”.
“Đã từ lâu, Thiên Chúa đấu tranh với một thế giới cứng đầu. Ngài ban cho nó muôn phúc lộc, nhưng những món quà này không chiếm được trái tim nó. Cuối cùng, Ngài tặng ban Con Một! Ai nghe Ngài, người ấy có phúc; vì lắng nghe Ngài là lắng nghe một Ngôi Vị!” - Henry Scougal.
Kính thưa Anh Chị em,
Trong Tin Mừng hôm nay, nhân lời khen của một phụ nữ dành cho người đã cưu mang Chúa Giêsu, chúng ta nghe lời khen ngợi tuyệt vời Ngài dành cho Maria, Mẹ Ngài - người ‘có phúc’ - “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa!”.
Chúa Giêsu không từ chối lời khen chơn chất nồng nhiệt mà người phụ nữ dung dị kia dành cho người mẹ đã cưu mang mình - “Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm”. Cô ấy có một cái nhìn sâu sắc bởi cô cảm nhận được sự vĩ đại của Ngài; từ sự vĩ đại đó, cô suy ra sự vĩ đại của ai sinh ra Ngài. Với cô, rõ ràng, ai đã sinh ra kiệt tác của nhân loại này, phải là một kiệt tác của nhân loại; Maria là “kiệt tác của một Kiệt Tác!”. Vượt quá quan hệ mẹ con, Chúa Giêsu đi xa hơn khi gián tiếp tuyên bố mẹ Ngài ‘có phúc’ - cốt yếu là - vì đã trung thành lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.
Đôi khi, nhiều người hỏi chúng ta - những người Công Giáo - có tin vào tiền định không? Chắc chắn là không! Chúng ta, những người tin Chúa, tin rằng Thiên Chúa đã dành cho chúng ta một đích đến hạnh phúc. Ngài muốn chúng ta hạnh phúc, may mắn và được ban phước. Hãy chú ý đến cách thức mà từ này được lặp lại trong lời dạy của Chúa Giêsu, “Phúc thay, phúc thay, phúc thay...”. Chúa muốn chúng ta hạnh phúc, một hạnh phúc bắt đầu ngay tại thế gian này dẫu con đường dẫn đến nó không phải là giàu có, quyền lực, thành công hay danh tiếng. Đường dẫn đến nó là tình yêu khiêm nhường và nghèo khó của một người vốn mong đợi tất cả từ Thiên Chúa. Như vậy, Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, không chỉ ‘có phúc’ vì liên hệ huyết tộc máu mủ nhưng vì Mẹ đã mong đợi tất cả từ Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa!”. Để một cuộc sống được gọi là ‘có phúc’, trước hết, chúng ta phải biết lắng nghe Đấng cứu rỗi mình. “Nghe” bao hàm nhiều điều hơn là chỉ quen thuộc với các Tin Mừng; không chỉ là nhận thức nhưng còn là hiểu, nội tâm hoá và đem ra thực hành điều đã nghe. Nói cách khác, tôi biết rõ mục đích đời tôi trong ý định Thiên Chúa và tôi ra sức thi hành ý muốn của Ngài. Không nghe được Ngài, chúng ta rối bời và dễ bị chi phối hoặc định hướng bởi những tiếng nói khác trong thế giới vốn làm cho chúng ta không còn phân biệt đâu là con đường ngắn nhất để nên thánh. Một khi nghe và tuân giữ Lời, chúng ta trở nên thiết thân với Chúa Giêsu, nên người nhà của Ngài, sống với Ngài trong mối tương quan còn hơn cả tương quan huyết tộc; đồng thời, trở nên anh chị em với nhau - “Bởi chưng, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa” - bài đọc một.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin giáo dục con như đã giáo dục Chúa Giêsu trong việc nghe và sống Lời Chúa; nhờ đó, con cũng trở nên ‘một kiệt tác’, dẫu là một ‘kiệt tác quèn!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Phanxicô Trong Đêm Canh Thức Đại Kết, Nhân Thượng Hội Đồng Về Tính Đồng Nghị
Vũ Văn An
14:00 11/10/2024
Theo tin Tòa Thánh, các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo thuộc đủ tín phái đã cùng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tụ tập tại Quảng trường Các Đệ nhất Tử Đạo của Vatican để cử hành buổi canh thức đại kết với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu khắp thế giới, đánh dấu ngày kỷ niệm Công đồng Vatican II và khởi đầu một kỷ nguyên đại kết mới.
Thực vậy, ngày 11 tháng 10 không phải là một ngày được chọn tình cờ mà nó nhắc người ta nhớ tới Công đồng Vatican II vốn được long trọng khai mạc vào đúng ngày này cách đây 62 năm. Theo lời Tổng thư ký Thượng hội đồng hiện đang triển khai, Công đồng này “khai mở một kỷ nguyên mới mà Thượng hội đồng là một biểu thức và chứng tá trong ý muốn của nó giúp toàn thể Giáo Hội tiến lên theo con đường hoàn toàn hiệp nhất”.
Dịp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã giảng bài giảng sau đây:
“Vinh quang mà Cha đã ban cho Con, Con đã ban cho họ” (Ga 17:22). Những lời này trong lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trước Cuộc Khổ Nạn của Người có thể được áp dụng trước hết cho các vị tử đạo, những người đã nhận được vinh quang vì chứng tá mà các vị đã làm cho Chúa Kitô. Tại nơi này, chúng ta tưởng nhớ các vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Rôma. Vương cung thánh đường này được xây dựng trên địa điểm mà máu của các vị đã đổ ra; Giáo hội được xây dựng trên máu của các vị. Xin các vị tử đạo này củng cố niềm tin của chúng ta rằng, khi đến gần Chúa Kitô hơn, chúng ta đến gần nhau hơn, được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện của tất cả các vị thánh trong Giáo hội của chúng ta, giờ đây hoàn toàn là một nhờ việc chia sẻ mầu nhiệm vượt qua. Như chúng ta đã đọc trong Sắc lệnh về Đại kết Unitatis Redintegratio, mà chúng ta đang kỷ niệm sáu mươi năm, các Kitô hữu càng gần Chúa Kitô thì họ càng gần nhau hơn (x. 7).
Vào ngày này, khi chúng ta kỷ niệm ngày khai mạc Công đồng Vatican II, đánh dấu sự gia nhập chính thức của Giáo Hội Công Giáo vào phong trào đại kết, chúng ta tụ họp cùng với các đại biểu anh em, những anh chị em của chúng ta từ các Giáo hội khác. Tôi xin trích lại lời của Thánh Gioan XXIII đã nói với các Quan sát viên tại lễ khai mạc Công đồng: “Sự hiện diện rất đáng trân trọng của các bạn ở đây và cảm xúc tràn ngập trái tim tôi với tư cách là một linh mục, một Giám mục của Giáo hội Chúa... khuyến khích tôi tâm sự với các bạn về nỗi khao khát trong trái tim tôi, cháy bỏng mong muốn được làm việc và chịu đau khổ cho đến bình minh của ngày mà lời cầu nguyện của Chúa Kitô trong Bữa Tiệc Ly sẽ được ứng nghiệm cho tất cả mọi người” (ngày 13 tháng 10 năm 1962). Cùng với lời cầu nguyện của các vị tử đạo, chúng ta hãy bước vào cùng lời cầu nguyện đó của Chúa Giêsu và biến nó thành lời cầu nguyện của chính chúng ta trong Chúa Thánh Thần.
Sự hiệp nhất Kitô giáo và tính đồng nghị có liên quan với nhau. Trên thực tế, “con đường đồng nghị là con đường mà Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba” (Diễn văn kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng hội đồng giám mục, ngày 17 tháng 10 năm 2015), và tất cả các Kitô hữu phải đi theo con đường này. “Hành trình đồng nghị... là và phải mang tính đại kết, cũng như hành trình đại kết mang tính đồng nghị” (Diễn văn gửi Đức Mar Awa III, ngày 19 tháng 11 năm 2022). Trong cả hai quá trình, vấn đề không phải là tạo ra điều gì đó mà là chào đón và làm cho hồng ân mà chúng ta đã nhận được trở nên có giá trị. Và hồng ân hiệp nhất trông như thế nào? Trải nghiệm đồng nghị đang giúp chúng ta khám phá ra một số khía cạnh của hồng ân này.
Sự hiệp nhất là một ân sủng, một hồng ân bất ngờ. Chúng ta không phải là động lực thúc đẩy; động lực thực sự là Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn chúng ta hướng đến sự hiệp thông lớn hơn. Cũng giống như chúng ta không biết trước kết quả của Thượng hội đồng sẽ như thế nào, chúng ta cũng không biết chính xác sự hiệp nhất mà chúng ta được kêu gọi sẽ như thế nào. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu, trong lời cầu nguyện vĩ đại của Người, “đã ngước mắt lên trời”: sự hiệp nhất không đến chủ yếu từ trái đất, mà từ trời. Đó là một hồng ân mà chúng ta không thể lường trước được thời điểm và cách thức. Chúng ta phải đón nhận nó bằng cách “không đặt bất cứ chướng ngại vật nào trên con đường của Chúa Quan Phòng và không [cho phép] có phán đoán định kiến nào [làm suy yếu] những linh hứng tương lai của Chúa Thánh Thần”, như Sắc lệnh của Công đồng đã nói (Unitatis Redintegratio, 24). Như Cha Paul Couturier đã từng nói, sự hiệp nhất của các Kitô hữu phải được khẩn cầu “như Chúa Kitô muốn” và “bằng phương tiện Người muốn”.
Một bài học khác mà chúng ta có thể học được từ tiến trình đồng nghị là: sự hiệp nhất là một hành trình: nó phát triển dần dần khi tiến triển. Nó phát triển thông qua việc phục vụ lẫn nhau, thông qua đối thoại trong cuộc sống, thông qua sự hợp tác của tất cả các Kitô hữu, điều này “làm nổi bật rõ hơn các đặc điểm của Chúa Kitô là Người Tôi Tớ” (Unitatis Redintegratio, 12). Nhưng về phần mình, chúng ta phải bước đi theo Chúa Thánh Thần (x. Gal 5:16-25); hoặc, như Thánh I-rê-nê nói, as tôn adelphôn synodía, như “một đoàn lữ hành anh em”. Sự hiệp nhất Kitô giáo phát triển và trưởng thành thông qua một cuộc hành hương chung “theo nhịp độ của Chúa”, giống như cuộc hành hương của các tông đồ trên đường Emmaus, những người đã đồng hành cùng Chúa Giêsu phục sinh.
Bài học thứ ba là: sự hiệp nhất là sự hòa hợp. Thượng hội đồng đang giúp chúng ta khám phá lại vẻ đẹp của Giáo hội trong sự đa dạng của các khuôn mặt. Do đó, sự hiệp nhất không phải là sự độc dạng, hoặc là kết quả của sự thỏa hiệp hoặc cân bằng. Sự hiệp nhất Kitô giáo là sự hòa hợp giữa sự đa dạng của các đặc sủng được Chúa Thánh Thần đánh thức để xây dựng tất cả các Kitô hữu (x. Unitatis Redintegratio, 4). Sự hòa hợp là con đường của Chúa Thánh Thần, vì như Thánh Basiliô nói, Người chính là sự hòa hợp (x. Về Tv 29:1). Chúng ta cần theo đuổi con đường hiệp nhất nhờ tình yêu của chúng ta dành cho Chúa Kitô và tất cả những người mà chúng ta được kêu gọi phục vụ. Khi chúng ta bước đi trên con đường này, chúng ta đừng bao giờ để những khó khăn ngăn cản chúng ta! Chúng ta hãy tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng lôi kéo chúng ta đến sự hiệp nhất trong sự hòa hợp của sự đa dạng nhiều mặt.
Cuối cùng, giống như tính đồng nghị, sự hiệp nhất của các Kitô hữu là điều cốt yếu đối với chứng tá của họ: sự hiệp nhất là vì sứ mệnh. “Để tất cả nên một... để thế giới có thể tin” (Ga 17:21). Đây là niềm tin của các Nghị phụ Công đồng khi họ tuyên bố rằng sự chia rẽ của chúng ta “làm thế giới phải xấu hổ và làm tổn hại đến mục đích thánh thiện là rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Unitatis Reintegratio, 1). Phong trào đại kết phát triển từ mong muốn làm chứng chung: làm chứng cùng nhau, không đứng tách biệt hoặc tệ hơn là bất đồng với nhau. Tại nơi này, các vị tử đạo Rôma nhắc nhở chúng ta rằng ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, các Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau đang cùng nhau hy sinh mạng sống vì đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, thể hiện chủ nghĩa đại kết bằng máu. Lời chứng của họ có sức mạnh hơn bất cứ lời nói nào, bởi vì sự hiệp nhất được sinh ra từ Thập giá của Chúa.
Trước khi bắt đầu Phiên họp này, chúng ta đã cử hành một buổi lễ sám hối. Hôm nay, chúng ta cũng bày tỏ sự xấu hổ của mình trước sự chia rẽ đáng xấu hổ giữa các Kitô hữu, sự xấu hổ khi chúng ta không làm chứng chung cho Chúa Giêsu. Thượng hội đồng này là cơ hội để làm tốt hơn, để vượt qua những bức tường vẫn tồn tại giữa chúng ta. Chúng ta hãy tập trung vào nền tảng chung của Phép Rửa chung của chúng ta, điều thúc đẩy chúng ta trở thành những môn đệ truyền giáo của Chúa Kitô, với một sứ mệnh chung. Thế giới cần chứng tá chung của chúng ta; thế giới cần chúng ta trung thành với sứ mệnh chung của mình.
Anh chị em thân mến, trước hình ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh, Thánh Phanxicô thành Assisi đã nhận được lời kêu gọi khôi phục Giáo hội. Xin Thánh giá Chúa Kitô cũng hướng dẫn chúng ta trên hành trình hằng ngày hướng tới sự hiệp nhất trọn vẹn, hòa hợp với nhau và với toàn thể tạo vật: “Vì trong Người, tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa đã vui lòng ngự trị, và qua Người, Người đã hòa giải mọi vật với chính Người, dù là dưới đất hay trên trời, bằng cách tạo nên hòa bình nhờ máu Người trên thập giá” (Cl 1:19-20).
Thượng hội đồng họp báo - Ngày 9: Chăm sóc các mối quan hệ
Vũ Văn An
17:25 11/10/2024
Theo Christopher Wells của Bản tin Vatican News, Buổi họp báo Thượng hội đồng hôm thứ sáu được trình bày, như thường lệ bởi chủ tịch Ủy ban Thông tin, Tiến sĩ Paolo Ruffini, với sự hỗ trợ của Tiến sĩ Sheila Pires, thư ký của Ủy ban. Khách mời tham dự buổi họp báo bao gồm Hồng Y Joseph Tobin của Newark, Hoa Kỳ; Tiến sĩ Giuseppina De Simone, một nhân chứng của tiến trình đồng nghị từ Châu Âu; và Giám mục Shane Mackinlay của Sandhurst, Úc.
Tại cuộc họp báo hàng này vào chiều thứ sáu, Tiến sĩ Sheila Pires lưu ý rằng chủ đề chính của mô-đun này là chăm sóc các mối quan hệ, cả trong Giáo hội và giữa Giáo hội với thế giới.
Minh bạch, đào tạo, trách nhiệm giải trình
Bà nhấn mạnh rằng sự chăm sóc này phải dựa trên sự tin tưởng, minh bạch và nhất quán. Tiến sĩ Pires cũng lưu ý rằng Đức Hồng Y Hollerich nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đào tạo toàn diện để đào tạo những Kitô hữu được chuẩn bị làm chứng nhân cho sứ mệnh, đồng thời lưu ý rằng sự phân định của Giáo hội khác với các vấn đề về kỹ thuật quản trị.
Bà Pires nhấn mạnh lời kêu gọi của Đức Hồng Y Hollerich về việc phát triển các tiế trình ra quyết định minh bạch và có sự tham gia trong Giáo hội, và nhu cầu giải trình thông qua việc đánh giá liên tục công việc của những người có trách nhiệm trong Giáo hội.
Các diễn trình biến đổi trong Giáo hội
Chuyển sang bài suy tư của Cha Timothy Radcliffe khi bắt đầu công việc về Mô-đun thứ ba, Tiến sĩ Pires chỉ ra sự so sánh của vị linh hướng dòng Đaminh giữa các quy trình biến đổi trong Giáo hội và sự tương tác của Chúa Giêsu với người phụ nữ Canaan trong Tin Mừng.
Cha Radcliffe cho biết sự im lặng của Chúa Giêsu thể hiện một khoảnh khắc lắng nghe sâu sắc có thể là hình mẫu cho những nỗ lực của Giáo hội trong việc lắng nghe tiếng kêu của những người đang đau khổ và giải quyết những câu hỏi phức tạp mà Giáo hội đang phải đối đầu ngày nay.
Bài suy tư của nhà thuyết giáo dòng Đaminh cũng nhấn mạnh đến vấn đề về mối quan hệ giữa bình đẳng và khác biệt, đặc biệt là trong bối cảnh các ơn gọi và vai trò khác nhau trong cộng đồng những người đã chịu phép rửa tội.
Cuối cùng, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu cầu nguyện liên tục và chăm chú, cũng như tầm quan trọng của việc chống lại sự thôi thúc tìm kiếm những câu trả lời ngay lập tức và đơn giản. Cha Radcliffe lưu ý rằng câu trả lời của Chúa Giêsu cho người phụ nữ Canaan cho thấy sự cởi mở và cái nhìn chào đón đối với những người khác biệt.
Công việc của Thượng hội đồng trong những ngày tới
Sau báo cáo của Tiến sĩ Pires, Tiến sĩ Ruffini đã phác thảo công việc của Thượng hội đồng trong vài ngày tới. Vào chiều thứ Sáu, Đại hội sẽ nghe báo cáo từ các nhóm ngôn ngữ khác nhau trước khi bỏ phiếu về chương trình nghị sự cho các cuộc thảo luận tiếp theo, sẽ bắt đầu vào sáng thứ Bảy.
Tiến sĩ Ruffini cũng mời mọi người tham gia Lễ canh thức đại kết của Thượng hội đồng, sẽ diễn ra vào tối thứ Sáu tại Quảng trường các vị tử đạo đầu tiên của Rôma bên cạnh Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Ngài lưu ý rằng hơn 80 giáo xứ trên khắp thế giới sẽ tổ chức các buổi cầu nguyện kết hợp với Lễ canh thức diễn ra tại Rome.
Tobin: Việc nhấn mạnh hơn vào lời cầu nguyện và sự im lặng
Ba vị khách cũng có mặt tại buổi họp báo: Hồng Y Joseph Tobin, C.Ss.R, của Newark, Hoa Kỳ; Tiến sĩ Giuseppina De Simone, một nhân chứng của tiến trình đồng nghị đại diện cho Châu Âu; và Giám mục Shane Mackinlay của Sandhurst, Úc.
Trong bài phát biểu của mình, Hồng Y Tobin đã thảo luận về một số điểm khác biệt giữa Thượng hội đồng hiện tại và các Thượng hội đồng trước đây mà ngài đã tham dự. Ngài đặc biệt lưu ý đến giai đoạn chuẩn bị của Thượng hội đồng, bao gồm các nỗ lực tiếp cận mọi người, thay vì chỉ lắng nghe một số nhóm được chọn.
Vị Hồng Y người Mỹ này cũng lưu ý đến sự nhấn mạnh hơn vào lời cầu nguyện và sự im lặng trong các Phiên họp và chỉ ra vai trò ngày càng tăng của các chuyên gia, chẳng hạn như các nhà thần học và chuyên gia giáo luật trong kỳ họp thứ hai của Phiên họp Toàn thể hiện tại.
De Simone: Một dấu hiệu hy vọng lớn
Tiến sĩ Giuseppina De Simone, người có công trình học thuật tập trung vào mối quan hệ giữa triết học và thần học, cũng như hiện tượng học, cũng nhấn mạnh phương pháp luận của kỳ họp Thượng hội đồng này, nói rằng những đổi mới trong công tác chuẩn bị và hoạt động của Thượng hội đồng thực sự có ý nghĩa, thậm chí mang tính cách mạng.
Bà khẳng định rằng cuộc họp Thượng hội đồng hiện tại đã là một “dấu hiệu hy vọng lớn” mang lại điều gì đó cho Giáo hội thời đại chúng ta và cho toàn thể nhân loại.
Bà cho biết, kết quả của Thượng hội đồng chính là ý tưởng về một cuộc suy tư sâu sắc và nghiêm ngặt được thực hiện cùng nhau, bắt đầu từ việc lắng nghe lẫn nhau. Bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự im lặng, mà bà mô tả là khả năng “sống trong” những câu hỏi mà Thượng hội đồng phải đối diện và không tìm kiếm những câu trả lời đơn giản, tức thời.
Như những người tham gia trước đây đã làm, Tiến sĩ Simone nhấn mạnh hình ảnh “đẹp” được thể hiện qua các bàn, nơi tất cả đều được đại diện trên cơ sở bình đẳng.
Sự hiện diện đáng kể của các nhà thần học tại các bàn cũng là một dấu hiệu tuyệt vời, chính là vì nhu cầu về “kiến thức chuyên môn và kỹ thuật”, tuy nhiên phải tránh nguy cơ trở thành chủ nghĩa tinh hoa hoặc mất liên lạc với thực tại của cuộc sống hàng ngày.
Mackinlay: Thượng hội đồng và Công đồng toàn thể của Úc
Về phần mình, Đức cha Mackinlay đã nói về những điểm tương đồng giữa Thượng hội đồng về tính đồng nghị và Công đồng toàn thể diễn ra tại Úc trong vài năm qua.
Đặc biệt, ngài lưu ý đến sự đại diện của toàn thể dân Chúa cùng với các Giám mục; phương pháp đàm thoại trong Chúa Thánh Thần; và các giai đoạn tham vấn khác nhau; cũng như sự phân chia các Phiên họp Toàn thể giữa những điểm chung giữa hai biến cố giáo hội.
Đức cha Mackinlay cũng lưu ý rằng các chủ đề và chủ điểm tương tự đã nảy sinh trong cả hai cuộc họp, phản ảnh những mối quan tâm và hy vọng tương tự được dân Chúa ở Úc và trên toàn thế giới bày tỏ.
Trong khi Công đồng toàn thể ở Úc đưa ra những quyết định quan trọng và có giá trị, Đức cha Mackinlay đã nhấn mạnh đến sự thay đổi trong văn hóa giáo hội như một trong những thành quả quan trọng nhất của quá trình này. “Chúng tôi đã thay đổi cách chúng tôi hiểu về Giáo hội tại Úc, cách tiếp cận chuẩn mực đối với mọi thứ”, ngài nói, đồng thời nói thêm rằng ngài cảm thấy điều tương tự cũng đang xảy ra tại Thượng hội đồng.
Kết thúc bài phát biểu của mình, Đức Giám Mục Mackinlay đã nêu bật một trong những thách thức đối với những người tham dự Thượng hội đồng, cho biết họ vẫn đang nỗ lực xác định cách sử dụng các quy trình phân định và phương pháp đối thoại theo Chua Thánh thần “hiệu quả nhất” trong việc ra quyết định. Ngài mô tả quá trình chuyển tiếp từ lắng nghe và phân định sang giải quyết khó khăn là “thách thức”.
Đồng thời, ngài gợi ý rằng có thể hữu ích khi thu thập các mô hình và chuẩn mực khác nhau có thể đóng vai trò là mô hình cho việc ra quyết định.
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương năm, tiếp theo
Vũ Văn An
20:45 11/10/2024
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương năm: Loạt bài chữa lành linh hồn, tiếp
5.8. Các bước đi tới một ý chí giải phóng
Bốn bước đến ý chí giải phóng: (Rm 7:8,24; 2 Cr 8:12)
1. Bước đầu tiên là chấp nhận trách nhiệm về con người chúng ta và làm những gì chúng ta làm.
2. Khám phá địa điểm và hiệu quả của ý chí.
3. Hiểu tầm quan trọng của việc giải phóng ý chí hoàn toàn khi nó cộng tác với Chúa Thánh Thần.
4. Học sống theo ý chí.
Minh họa
Vợ mạnh mẽ cai trị gia đình, chồng phải làm sao? (Xem Phần 5.3, “Điều gì làm một người đàn ông là đàn ông ”)
1. Là chủ gia đình, họ chứ không phải vợ phải chịu trách nhiệm.
2. Người đàn ông phải vận dụng ý chí của mình để đứng với Thiên Chúa như người chủ gia đình.
3. Họ thấy rằng Thiên Chúa không chỉ muốn họ làm theo ý muốn của Người mà còn chấp nhận sự giải phóng ý chí khỏi cảm xúc của họ.
4. Và cuối cùng là chấp nhận vị trí thường trực để sống trong ý Thiên Chúa.
Trưởng thành
(Mt 7:1-5) Thành thật đối diện và chấp nhận trách nhiệm về hoàn cảnh sống; đổ lỗi cho người khác là trẻ con, đối đầu là sự khởi đầu; nhìn 'thực tại', chứ không phải ảo ảnh, như sự soi sáng thần linh về vị trí quan trọng của ý chí trong ý định của Thiên Chúa.
Cung ứng
(Rm 12:1-2) Thiên Chúa đã cung cởp đầy đủ ở Thập giá để nhờ sự kết hợp của chúng ta vào cái chết của Người, mọi vết tích của ý chí ích kỷ có thể bị xóa bỏ và ý chí giải phóng được tự do hợp tác hoàn toàn với Thiên Chúa. Trung tâm cuộc sống phải ở trung tâm ý muốn của Thiên Chúa. Chúng ta có thể hòa hợp ý muốn của mình với ý muốn của Người, có thể biến chiến thắng thành một chiến thắng chung - một sự kết hợp hoàn toàn giữa ý muốn của chúng ta với ý muốn của Thiên Chúa.
Vâng lời
(1 Cr 3:21-23; Eph 4:22-24) Sống cuộc sống lấy Thiên Chúa làm trung tâm là lấy sự thật thần học (tín lý) và hành động theo sự thật này để trở thành một sự thật ban sự sống, là sự cởi bỏ và mặc vào. Khi đó mọi sự đều trở thành của chúng ta trong Chúa Kitô.
Hiệp nhất với Thiên Chúa
(Tv 31) Trong sự hợp nhất với Thiên Chúa, Hộp Số Cả (Master Gear), chúng ta không cần phải cầu xin mọi thứ. Chúng tự động trở nên có hiệu lực. Thiên Chúa trở thành ra sao, ở đâu, khi nào và tại sao.
• câu 4-5: Ra sao... "vì Chúa là sức mạnh của con. Con phó linh hồn con trong tay Chúa..."
• Câu 8: Ở đâu... "Chúa đã đặt chân con vào một căn phòng rộng lớn..." Từ chối sự độc lập của chính mình và chấp nhận sự phụ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa chỉ là để Thiên Chúa mở rộng khả năng tiềm ẩn của trái tim con người. Được tạo ra theo hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta có khả năng mở rộng gần như không giới hạn về mọi hướng.
• câu 15: Khi nào... "Thời giờ của con nằm trong tay Ngài..." Ngoài Thiên Chúa ra còn ai có thể hiểu được cuộc sống đúng đắn trong vũ trụ của Người. Thật phước hạnh biết bao khi để ý chí lo lắng của chúng ta hòa quyện vào ý chí của chính Người và biết rằng trong thực tại 'có thời điểm và mùa cho mọi mục đích dưới ánh mặt trời'. Chắc chắn Đấng ấn định thời gian của vũ trụ sẽ giữ cho con người có thời gian hoàn hảo khi họ sống trong sự kết hợp với Người.
• câu 3: Tại Sao... "vì danh Người, xin hãy dẫn dắt con và hướng dẫn con..." Chúng ta phải hòa hợp với ý muốn của Thiên Chúa vì sự vinh hiển của Người, vì mục đích của Người, vì sự thỏa mãn của Người. Vì vậy, bí quyết 'sống' theo ý muốn của Người là sống hoàn toàn vì sự vinh hiển của Người.
Thánh Tôma Aquinô: “Rõ ràng là ông ấy không cầu nguyện, người không hề nâng mình lên với Thiên Chúa mà đòi hỏi Thiên Chúa phải hạ mình xuống với mình, và là người cầu nguyện để không khuấy động con người trong chúng ta theo ý muốn của Thiên Chúa, mà chỉ cầu nguyện để thuyết phục Thiên Chúa làm theo ý muốn của con người trong chúng ta.”
Tham khảo: [9][Fromke1]
5.9. Cầu nguyện chữa lành cho tâm trí
"Lạy Chúa Giêsu Kitô, con xin Chúa ngự vào người này, người đang cần được chữa lành trong thẳm sâu tâm trí. Lạy Chúa, con cầu xin Chúa đến như một người quản gia cẩn thận bước vào ngôi nhà đã đóng cửa và bị bỏ quên từ lâu. Hãy mở tất cả các cửa sổ và để làn gió trong lành của Thánh Thần Chúa tràn vào. Hãy kéo rèm lên để ánh nắng Tình yêu Chúa có thể tràn ngập ngôi nhà của linh hồn này. Nơi nào có ánh sáng mặt trời, nơi đó không thể có bóng tối.
Vì thế, con vui mừng vì khi ánh sáng tình yêu Chúa tràn ngập lâu đài linh hồn này thì mọi bóng tối sẽ tan biến. Và thực sự, nhân danh Chúa, con nói với bóng tối đó, nhẹ nhàng nói với nó rằng nó không thể ở đây trong người mà Chúa đã cứu chuộc trên Thập Giá. Lạy Chúa, xin hãy nhìn xem có bức tranh xấu xí nào trên tường không - những bức tranh về những vết thương đau đớn và kinh hoàng trong quá khứ. Và nếu có những bức tranh như vậy, hãy lấy chúng xuống và tặng cho ngôi nhà kỷ niệm này những bức ảnh đẹp đẽ và vui tươi. Vì thế từ tất cả những cái xấu của quá khứ, hãy tạo nên cái đẹp. Lạy Chúa, vì bản chất của Người luôn là tạo nên vẻ đẹp. Hãy biến những nỗi buồn cũ thành sức mạnh để an ủi những người đang đau buồn. Hãy chữa lành những vết thương cũ bằng tình yêu cứu chuộc của Chúa và biến chúng một cách mầu nhiệm thành tình yêu chữa lành vết thương của người khác.
"Lạy Chúa, hãy quay trở lại, đi qua tất cả các phòng của ngôi nhà ký ức này. Hãy mở mọi cánh cửa đã đóng và nhìn vào từng tủ quần áo và ngăn kéo văn phòng và xem liệu có thứ gì bẩn thỉu và hư hỏng không còn cần thiết trong cuộc sống hiện tại của con người hay không, và nếu có, lạy Chúa, xin hãy cất chúng đi hoàn toàn. Con cảm tạ, vì đây là lời Kinh Thánh hứa: Phương đông cách xa phương tây bao nhiêu, Người sẽ đem sự vi phạm của chúng con xa khỏi chúng con bấy nhiêu (Tv 103:12).
Lạy Chúa, xin hãy nhìn bất cứ ký ức nào có thể hiện lên từ thẳm sâu tâm trí khi những lời này được suy niệm, và trong lòng thương xót của Người, xin đổ đầy nơi đầy tớ này của Chúa sự tha thứ đã được thực hiện từ lâu trên Núi Sọ.
"Hãy quay trở lại ngay vườn ươm trong ngôi nhà ký ức này - ngay những năm thơ ấu. Cũng ở đây, hãy mở những cửa sổ đã đóng kín từ lâu và để cho ánh nắng dịu dàng của tình yêu Chúa lọt vào. Ở đây hơn bất cứ nơi nào, lạy Chúa, xin làm cho mọi thứ sạch sẽ và đẹp đẽ. Hãy lấy cây chổi thương xót quét sạch mọi bụi bẩn trên sàn căn phòng ký ức này, ngay cả sự bối rối, kinh hoàng và xấu hổ của những ký ức xa xưa, có lẽ của những tội lỗi trẻ con và khó hiểu, có lẽ của những tội lỗi của cha mẹ, những người đáng lẽ phải như chính Thiên Chúa đối với đứa con, nhưng đã không như thế. Hãy lấy một miếng vải sạch và lau sạch mọi bụi bẩn và lau sạch mọi vết bẩn trên tường và đồ đạc. Hãy tẩy sạch đứa con này của Ngài bằng cành hương thảo, lạy Chúa, để trái tim được trong sạch. Hãy rửa trái tim này để linh hồn được tạo ra theo hình ảnh của Ngài và theo họa ảnh của Ngài có thể trắng hơn tuyết. Hãy nhìn vào trong tủ và dưới đồ đạc và xem có đồ chơi nào bị hỏng hoặc bẩn, đồ cũ không những ký ức vụn vặt bẩn thỉu mà chắc chắn không còn cần thiết nữa trong cuộc đời trưởng thành. Và nếu vậy, lạy Chúa, xin hãy loại bỏ chúng hoàn toàn; hãy thu lượm chúng vào trong tình yêu cứu chuộc của Chúa, để gánh nặng của chúng không còn đè nặng lên linh hồn nữa.
"Hãy đi theo linh hồn của đứa con này của Ngài trở lại từ giờ nó sinh ra và chữa lành linh hồn khỏi cả nỗi đau và nỗi sợ hãi khi được sinh ra trong thế giới đen tối này. Hãy khôi phục trong linh hồn ký ức tươi sáng về bản thể vĩnh cửu của Ngài không chính xác như một ký ức, nhưng đúng hơn như một sự sinh xuất (emanation), một sự trám đầy vô thức của ánh sáng vĩnh cửu mà từ đó con người này được sinh ra. Và nếu ngay trước khi sinh ra, linh hồn đã bị sự sống nhân bản này che phủ và bị u ám bởi những nỗi sợ hãi và đau buồn của cha mẹ nhân bản thì con cầu xin để ngay cả những ký ức hay ấn tượng đó cũng có thể được chữa lành, để linh hồn này có thể được phục hồi theo khuôn mẫu nguyên thủy của Ngài, linh hồn được tự do và trong sạch như thể không có gì làm mờ đi sự tỏa sáng của nó.
Vì vậy, lạy Chúa, con cầu xin Chúa phục hồi linh hồn như Chúa đã tạo dựng và làm sống lại và đánh thức trong đó tất cả những động lực và ý tưởng sáng tạo mà Chúa đã đặt vào đó, để bất kể mục đích của Chúa là gì cho cuộc hành hương nhân bản của nó, mục đích đó có thể được thực hiện.
Đavít đã nói từ lâu: “Chúa phục hồi linh hồn tôi. Ngài dẫn tôi vào các nẻo đường công chính vì danh Ngài”. (Tv 23:3).
“Lạy Chúa, con tạ ơn vì biết rằng việc chữa lành linh hồn này là ý muốn của Chúa và chính là mục đích của việc hiến mạng sống Chúa cho chúng con, và do đó việc này hiện đã được hoàn thành và bởi đức tin con đóng dấu cho nó.”
Phỏng theo lời cầu nguyện cho sự chữa lành linh hồn của Agnes Sanford. [21][Sanford1]
5.10. Chủ nghĩa duy hoàn hảo
Viễn ảnh
(St 1:26-28) Lời Chúa là nguồn sống giúp con người hiện hữu trong trạng thái hạnh phúc. Từ chối lời Thiên Chúa là mặc định tuân theo lời của Satan, kẻ nói rằng chúng ta có thể trở nên trọn vẹn trong chính mình. Từ chối lời Chúa là để cho nỗi sợ hãi xâm nhập thường xuyên bởi vì chúng ta không bao giờ có thể trọn vẹn trừ khi chúng ta sống theo lời Thiên Chúa.
(St 3:1-5) Hãy trở nên giống như Thiên Chúa, hãy hoàn hảo và độc lập. Sự xấu hổ đến khi họ nhận ra mình không hoàn hảo. Không có Thiên Chúa trong ý thức của họ - tách rời khỏi Thần Khí của Người - giờ đây họ tự mình cố gắng trở thành thượng đế bằng trí tuệ và sức lực của mình, họ đã để cho tinh thần cạnh tranh, tinh thần tự giác, tinh thần tư lợi chiếm ưu thế.
Vấn đề là tìm kiếm sự hoàn thiện. Con người được Thiên Chúa thiết kế để tập chú vào và giúp hoàn thiện người khác. Bằng cách làm như vậy họ hoàn thiện bản thân mình. Nhu cầu được trọn vẹn vốn có ở con người nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được khi con người sống theo lời Thiên Chúa. Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, con người có thể áp dụng lời nói làm cho con người trở nên giống hình ảnh Chúa Kitô. Theo đó, hình ảnh này là hình ảnh hiến thân trong Thánh Thần của Chúa Kitô để coi người khác có giá trị và tầm quan trọng lớn lao (Lc 9:23-25; Pl. 2:3-4).
Điều này được thực hiện khi chúng ta từ bỏ nỗ lực bản thân và trông cậy vào Chúa Thánh Thần để dẫn dắt và hướng dẫn chúng ta trong mọi chức năng của cuộc sống với tinh thần trong sạch và thánh thiện - ý thức về Thiên Chúa - qua chúng ta mạc khải đặc tính của Thiên Chúa cho thế giới. Do đó, điểm nhấn là ngừng cố gắng trở thành thần, và hãy để Thiên Chúa là Thiên Chúa cho chúng ta, trong chúng ta, như chúng ta ( Gl. 2:20; Cl. 1:27).
Chủ nghĩa nhân bản
Tôi là ai là việc thi hành của tôi được ai đó đánh giá. Vì Thiên Chúa không hoặc không còn trong kế hoạch của cuộc sống nên luôn cần được người khác chấp nhận và chấp thuận, một chu kỳ không bao giờ kết thúc cần trở nên hoàn hảo và trọn vẹn trong mắt họ. Bị từ chối và xấu hổ, một cảm giác không trọn vẹn đang chờ đợi ở mọi ngóc ngách. Để chống lại trạng thái lo lắng này, con người nhìn vào chính mình, vào những thành tựu của mình, vào những điều của thế giới, cũng như vào sự tán thành và chấp nhận của người khác để đáp ứng nhu cầu của mình. Việc tìm kiếm sự thỏa mãn, những khao khát của tâm trí, sự đảm bảo về nguồn lực của chính mình và sự phụ thuộc vào những thứ trần thế dẫn đến sự trống rỗng, vô ích và sự hủy diệt (1Ga 2:16).
Các yếu tố của chủ nghĩa duy hoàn hảo
• Độc lập: Làm cho mình hoàn thiện như Thiên Chúa mà không cần Thiên Chúa.
• Xấu hổ: Nhìn vào bản thân mình, thấy sự không hoàn hảo, mang lại sự xấu hổ và bối rối.
• Bị từ chối: Tôi nhấn mạnh vào nhu cầu của bản thân và tôi sẽ làm bất cứ điều gì để tự cứu mình, thậm chí đến mức tiêu diệt người khác.
• Chủ nghĩa duy hoàn hảo: Hiện tại tôi là ai phụ thuộc vào thành tích và đánh giá về thành tích của tôi. Cần sự chấp nhận và chấp thuận của người khác ngay cả của Thiên Chúa.
Các giải pháp
(Cl. 2:10; Ga 16:8-13) Chúng ta chỉ có thể trọn vẹn trong Chúa.
(1Ga 1:7; Pl 2:12-13 ) Khi chúng ta vâng theo các điều răn của Người, Người hành động trong chúng ta để hoàn thiện chúng ta.
( Eph 4:22-24) Công việc của chúng ta là cởi bỏ nỗi ám ảnh về bản thân và mặc lấy con người thật: Chúa Giêsu Kitô.
(Mt. 22:37-39) Điều nhấn mạnh là Thiên Chúa sẽ lấp đầy chúng ta bằng sự Hiện diện của Người. Khi chúng ta để cho sự khôn ngoan thần linh của Người thấm nhập vào trí tuệ, ký ức, cảm xúc và ý chí của chúng ta, chúng ta sẽ có thể yêu như Người yêu.
Chìa khóa: Chúng ta không hoàn hảo. Thiên Chúa sử dụng những thử thách và cám dỗ để bộc lộ những điểm không hoàn hảo này nhằm thúc giục chúng ta hướng về Người để hoàn thành quá trình đã bắt đầu từ Ađam thứ nhất. Qua tinh thần con người của chúng ta, Thánh Thần của Thiên Chúa làm đầy dẫy và hoàn thiện linh hồn chúng ta, xóa sạch những chỗ không hoàn hảo, để giúp chúng ta có thể làm những điều Chúa Giêsu đã làm: chúc phước cho người khác và tiêu diệt công việc của ma quỷ.
5.11. Tâm thần phân liệt (Double-Mindedness)
Viễn ảnh
(Is 29:13; Mt 6:22; Gcb1:8; Am 3:3; 2Cr 6:14 ) Người hai tâm trí là người có hai linh hồn, hai tâm trí - do dự, mơ hồ, thiếu kiên quyết - không ổn định, không đáng tin cậy và không chắc chắn về điều gì cả (được họ nghĩ, cảm nhận, quyết định). Các lực tác động lên người này gây ra hành vi có vấn đề là các lực bóp méo khả năng nhận thức hoặc đánh giá thế giới của người ta như nó là trong thực tại hoặc các lực tự mình gây ra khiến người ta hiểu sai hoặc đánh lừa bản thân hoặc người khác.
Tâm thần phân liệt [Schizophrenia] là sự rối loạn, bóp méo hoặc làm tan rã sự phát triển của nhân cách dẫn đến “sự chia rẽ nhân cách”.
Hy vọng
(Cn 28:1; 1Ga 1:7-9) Hành vi của bất cứ người được huấn đạo nào về cơ bản đều bắt nguồn từ những khiếm khuyết hữu cơ hoặc từ tác phong tội lỗi. Trong trường hợp có tác phong kỳ lạ, việc kiểm tra y tế cẩn thận có thể nhằm phát hiện bất cứ trục trặc nào về tuyến [glandular] hoặc hóa chất khác - tổn thương não, các vấn đề về chất độc, v.v. Nếu vấn đề không phải là hữu cơ hoặc không chỉ là hữu cơ thì có thể đưa ra lời khuyên với giả định rằng tác phong đó chắc hẳn bắt nguồn từ lối sống tội lỗi.
(Eph 4:26; Cn 28:13) Sau khi kiểm tra y tế cẩn thận để phát hiện bất cứ trục trặc nào về tuyến hoặc hóa chất khác và đảm bảo hợp lý rằng (về cơ bản) vấn đề đó không phải là vấn đề hữu cơ, người ta sẽ huấn đạo với giả định rằng tác phong đó hẳn bắt nguồn từ những khuôn mẫu tội lỗi. Những gì do tội lỗi gây ra có thể được thay đổi; không có sự chắc chắn như vậy nếu bệnh tâm thần phân liệt phần lớn do các yếu tố khác.
(Grm 17:9; Rm 5:20; 1Pr 3:12-16) Con người chịu trách nhiệm phần lớn về tác phong của mình, ngay cả khi nó có bản chất kỳ quặc. Không phải là không thể ra lệnh kiểm soát cảm xúc của người ta. Bằng lời cầu nguyện, người ta có thể thay đổi thái độ và hành động. Một Kitô hữu có thể kiểm soát các chức năng và trạng thái cơ thể của mình theo ý muốn của Thiên Chúa. Người huấn đạo đối phó với bệnh tâm thần phân liệt theo cách tương tự như cách ông đối diện với những người gặp vấn đề khác do lối sống tội lỗi gây ra.
Thay đổi
Thắng vượt ba nhân cách: (1) Bác bỏ, (2) Nổi loạn, (3) Chân ngã.
(Grm 3:12) Những người tâm thần phân liệt cần thời gian để điều chỉnh và không còn đồng tình với những nhân cách ma quỷ giả, từng điểm một. Họ phải trở nên ghê tởm tính cách tâm thần phân liệt và không đồng tình với nó.
(Gcb 1:8; Mt 6:22) Vấn đề cốt lõi của bệnh tâm thần phân liệt là 'sự bác bỏ’ và 'nổi loạn'. Vấn đề này bắt đầu bằng việc ‘bác bỏ’ và thường bắt đầu từ thời thơ ấu hoặc giai đoạn sơ sinh và đôi khi lúc đứa trẻ vẫn còn trong bụng mẹ. Có rất nhiều “cánh cửa” dẫn đến sự bác bỏ, và sự bác bỏ thường là tính cách đầu tiên lộ ra. Một người có thể bị bác bỏ mà không bị tâm thần phân liệt và vẫn có thể lo liệu hình thành một nhân cách lành mạnh và cảm thấy an tâm về bản thân.
Ngược lại, người bệnh tâm thần phân liệt luôn bối rối 'Tôi là ai?'. Bản sắc con người thật bị nhầm lẫn và mất đi.
Bị tước tình yêu
(Lc 6:45; Tv 120:2) Sự bác bỏ mô tả một loại nhân cách rút lui. Đó là một cảm giác bên trong - đó là sự thống khổ bên trong... đó là sự khao khát tình yêu... đó là sự bất an... đó là sự thấp kém... đó là ảo tưởng... đó là hư ảo... tất cả đều ở bên trong.
Tính cách thứ hai xuất hiện là “nổi loạn”. Khi một đứa trẻ không có được những mối quan hệ yêu đương thỏa đáng trong cuộc sống, khi lớn lên nó sẽ không thể cảm nhận và chia sẻ những mối quan hệ yêu đương. Cuộc nổi loạn bắt đầu. Nó bắt đầu đấu tranh vì tình yêu. Hoặc nó đả kích những người đã bỏ đói nó trong phương diện yêu thương.
Sự nổi loạn tự khẳng định nó trong sự bướng bỉnh, cố chấp và ích kỷ như một nhân cách. Hoặc nó bắt đầu trở nên hung hãn, bộc phát một cách giận dữ, cay đắng, oán giận, hận thù và trả thù như một nhân cách khác. Bệnh tâm thần phân liệt theo nghĩa đen nằm dưới hai sức mạnh đối lập này – kháng cự thụ động, rút lui hoặc hung hãn và bạo lực. Họ có thể chuyển từ loại tính cách này sang loại tính cách khác trong chốc lát.
Thực sự có ba nhân cách - con người thật, bác bỏ và tính cách nổi loạn. Cả ba đều có thể được biểu lộ bất cứ lúc nào. Bác bỏ và nổi loạn được thúc đẩy bởi gốc rễ cay đắng. Vì vậy, người ta phải giải quyết ba yếu tố: bác bỏ, nổi loạn và cay đắng.
Bản ngã thật
(2Cr. 5:17; Gl. 2:20) Điểm nhấn trong việc đối phó với bệnh tâm thần phân liệt là tập trung vào con người thật, kéo nó ra, liên hệ bản ngã thật với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu phải bắt đầu lớn lên trong con người, phát triển nhân cách đó và biến nó thành điều Người muốn. Sự đồng nhất với ‘bản ngã thật' cần có thời gian. Người đó không biết mình thực sự là ai. Cho đến khi làm được điều đó họ sẽ quay trở lại cái ‘ngã’ giả tạo để làm nơi nương tựa. Họ phải được cai sữa từ từ cho đến khi vết thương bên trong có thể lành lại.
Cách tiếp cận theo Kinh Thánh
(Eph 4:22-24; Rm 12:1-2) Lột bỏ con người cũ và mặc lấy con người mới là công cụ cơ bản. Gốc rễ của mọi tội lỗi là dục vọng. Và gốc rễ của dục vọng là tư tưởng. Vì vậy, sự thay đổi cơ bản liên quan đến tinh thần hay thái độ của tâm trí. Những suy nghĩ hợp ý Thiên Chúa bắt đầu quá trình chữa lành.
Bản ngã bên trong và bản ngã bên ngoài phải được xử lý, và mục tiêu là để người ta thay đổi sự tập chú của mình từ bản thân sang Thiên Chúa và sang người khác. Phần sau đây cung cấp cái nhìn sâu sắc về mức độ rộng lớn và phức tạp của nhân cách tâm thần phân liệt:
• Bị bác bỏ/Nhân cách hướng nội Sợ bị bác bỏ; Ảo tưởng/Sắc dục; Điếm dâm; Sự ngang ngược; Tự bác bỏ; Bất an; mặc cảm tự ti; Lòng trắc ẩn giả tạo; Trách nhiệm giả tạo; Tự buộc tội; Tự tử; Chủ nghĩa duy hoàn hảo; Bất công; thôi thúc xưng thú; Lòng ghen tị; Ghen tỵ; Sợ phán xét; Tự thương hại; Trầm cảm; Tuyệt vọng; Vô vọng; Tội lỗi; hờn dỗi; Kiêu hãnh; Tự phụ; Cái tôi; Không khoan dung; Thất vọng; Thiếu kiên nhẫn; lãnh đạm; Tưởng tượng phong phú.
• Nổi loạn/Nhân cách bạo loạn hướng ngoại; Tự ý; Vị kỷ; phóng chiếu buộc tội; bướng bỉnh; Nghi ngờ; Tự lừa dối; Áp bức; Tự ảo tưởng; Đối đầu; Tự quyến rũ; Không tin tưởng; Kiêu hãnh; Phán xét; Không thể dạy được; Kiểm soát; Tính chiếm hữu.
Thiết lập quy trình không bị giam cầm
(Mt 7:5; Lc 4:18; Ga 14:21; Rm 8:28-29) Hiểu về quá khứ nhưng đừng xử lý với nó. Hãy xử lý với thời điểm hiện tại, nơi con người đang ở thời điểm hiện tại và với thực tại cụ thể. Hãy loại bỏ và thậm chí không thảo luận hoặc đề cập đến bất cứ ảo tưởng/sự bóp méo nào. Mục tiêu là vạch ra con người thật của mình, từng chút một.
(Mt 12:34-37) Con người sống bằng những thái độ bệnh tật và cố thủ, tinh thần suy sụp. Họ bước đi bên cạnh chính mình. Họ là vị thần của chính mình, không ngừng lắng nghe bản thân biến thái của mình để được hướng dẫn và chỉ đạo.
(Lc 11:1-4) Điểm nhấn mạnh hoàn toàn từ điểm này trở đi là liên hệ con người với Đức Chúa Cha. Quá trình chữa bệnh bắt đầu vào thời điểm này. Họ đã tôn thờ một vị thần giả - chính họ. Vì vậy, cho đến khi họ thừa nhận Thiên Chúa là nguồn sống của mình, việc chữa lành không thể bắt đầu. Bước đầu tiên là dạy người ta yêu mến Thiên Chúa và yêu mến Chúa bằng cách tuân theo các điều răn của Người: bắt đầu suy nghĩ đúng và làm đúng, thực hành việc sùng kính hàng ngày, xét đoán chính mình chứ không phải người khác, tha thứ cho người khác và hành động được tha thứ, hòa giải với chính mình, với Thiên Chúa và với người khác.
(Lc 9:23-24; Rm 12:1-2; Khải huyền 12:11) Đây là một quá trình lâu dài và bắt đầu bằng việc đổi mới tâm trí. Người ta có thể có vẻ khá hơn nhưng lại rơi trở về con số 0, hết lần này đến lần khác. Đối với người huấn đạo, sự kiên trì là chìa khóa đi đôi với sự dịu dàng, nhân hậu và tốt bụng. Tình yêu của Thiên Chúa qua người huấn đạo chạm tới người ta. Do đó, Thánh Thần của Thiên Chúa đang được biểu lộ trong hoàn cảnh này.
(Ga 16:8-13) Trách nhiệm của chúng ta trong việc đối phó với những nhân cách bị xáo trộn và tổn hại nghiêm trọng là trình bày và đối diện với sự thật, an ủi và khuyên nhủ. Chúng ta không chịu trách nhiệm về kết quả. Bằng đức tin, chúng ta phải tin vào lời khôn ngoan của Thiên Chúa rằng Thiên Chúa sẽ làm những gì lời Người phán Người sẽ làm. Chúa Thánh Thần chịu trách nhiệm thay đổi cá nhân và mang lại kết quả cuối cùng.
Tham khảo: [1][Adams1]; [10][Hammond1]
Còn tiếp
VietCatholic TV
Tướng Syrskyi: Putin tung 50.000 quân tái chiếm Kursk. Trực thăng Mi-8 giải vây lính Nga bị bắn hạ
VietCatholic Media
15:48 11/10/2024
1. Tướng Syrskyi tuyên bố Nga đã tái phối trí 50.000 quân tới Kursk
Hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết hơn hai tháng sau khi Kyiv bắt đầu cuộc tấn công, Nga đã điều động khoảng 50.000 binh sĩ từ các khu vực khác của mặt trận đến Tỉnh Kursk.
“Chúng tôi biết có khoảng 50.000 binh lính từ các khu vực khác đã được chuyển đến hướng Kursk,” Syrskyi cho biết trong một cuộc phỏng vấn phát sóng trên truyền hình quốc gia.
Ukraine đã phát động cuộc tấn công vào Tỉnh Kursk vào đầu tháng 8, tuyên bố đã chiếm được 1.300 km2, và 102 thị trấn.
Giới lãnh đạo Ukraine cho biết một trong những mục tiêu chính của chiến dịch là chuyển hướng lực lượng Nga khỏi các chiến trường Ukraine. Con số của Syrskyi tăng so với ước tính của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy từ ngày 19 tháng 9, khi ông nói rằng 40.000 quân đã được chuyển hướng đến khu vực Kursk.
Theo Syrskyi, việc tái triển khai đã làm suy yếu vị trí của Nga ở các khu vực khác, cụ thể là ở các khu vực Zaporizhzhia, Kherson và Kramatorsk.
“Tất nhiên, điều này giúp chúng tôi dễ dàng thực hiện các hoạt động phòng thủ hơn”, ông lưu ý.
Mặc dù lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục chiếm giữ lãnh thổ Nga ở Kursk, cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp diễn ở phía đông Ukraine. Quân đội Ukraine gần đây đã buộc phải rút khỏi Vuhledar, một thị trấn ở phía nam Donetsk đã chống chọi với các cuộc tấn công của Nga trong hai năm.
Các trận chiến dữ dội cũng đang diễn ra ở Chasiv Yar và Toretsk thuộc Tỉnh Donetsk, và quân đội Nga đang tiến gần đến một trung tâm hậu cần quan trọng ở Pokrovsk.
Trong khi đó, Nga tìm cách đánh bật quân đội Ukraine khỏi lãnh thổ của mình ở Tỉnh Kursk, tấn công vào mũi nhọn tấn công của Ukraine ở phía tây.
Trong khi lực lượng Kyiv đã ngăn chặn được cuộc phản công của Nga vào giữa tháng 9, trang web giám sát DeepState cho biết vào ngày 10 tháng 10 rằng lực lượng Nga gần đây đã tập trung một lực lượng đáng kể vào khu vực này và đang cố gắng giành được chỗ đứng gần làng Novoianovka.
Các quan chức cao cấp của Hoa Kỳ nói với Bloomberg rằng lực lượng Ukraine có thể giữ được lãnh thổ bị chiếm giữ ở Tỉnh Kursk của Nga trong nhiều tháng hoặc lâu hơn nhờ nguồn cung cấp ổn định và sự tập trung của Mạc Tư Khoa vào miền Đông Ukraine.
[Kyiv Independent: Russia has redeployed 50,000 troops to Kursk Oblast, Syrskyi claims]
2. Người Nga mất 1.140 binh lính và trực thăng trong 24 giờ qua
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Không quân Ukraine Đại Úy Ilya Yevlash cho biết Không quân Ukraine đã bắn hạ 60 máy bay điều khiển từ xa của Nga trong số 66 máy bay được phóng
Người Nga đã phóng hai hỏa tiễn và 66 máy bay điều khiển từ xa để tấn công Ukraine vào đêm mùng 10 rạng sáng 11 tháng 10, 29 trong số đó đã bị bắn hạ, trong khi 31 máy bay biến mất khỏi radar.
Đại Úy Ilya Yevlash cho biết “Đối phương đã tấn công Ukraine bằng một hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M phóng từ bán đảo Crimea bị tạm chiếm, một hỏa tiễn không đối đất Kh-31P, từ không phận của Nga trên Hắc Hải và 66 máy bay điều khiển từ xa tấn công phóng từ tỉnh Kursk”.
“Ba mươi mốt máy bay điều khiển từ xa của đối phương đã biến mất khỏi radar ở nhiều khu vực khác nhau của Ukraine, có thể là do các biện pháp đối phó chiến tranh điện tử đang hoạt động. Hai máy bay điều khiển từ xa tấn công đã quay trở lại Nga. Bốn máy bay điều khiển từ xa hiện vẫn đang ở trong không phận Ukraine”
Oleh Kiper, Trưởng ban Quản lý Quân sự Tỉnh Odessa, báo cáo rằng lực lượng Nga đã tấn công Tỉnh Odessa bằng hỏa tiễn đạn đạo, dẫn đến việc phá hủy một tòa nhà hai tầng. Bốn người đã thiệt mạng, bao gồm một thiếu niên.
Cũng trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga đã bị phá hủy ở Tỉnh Kharkiv.
Đối diện với nguy cơ bị bao vây, Quân Nga tại Pletenivka phía Bắc của Vovchansk đã được 4 chiếc máy bay trực thăng trợ chiến để rút lui về bên kia biên giới. Nhiệm vụ của các trực thăng là hình thành khoảng cách chiến thuật giữa quân Nga và quân Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch của Nga thất bại khi một chiếc máy bay trực thăng Mi-8 bị bắn hạ và những chiếc khác bỏ chạy. Giao tranh vẫn đang tiếp tục ở cường độ cao.
3. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố đừng lo lắng về Ông Trump
Tổng thư ký NATO Mark Rutte kêu gọi cộng đồng quốc tế “ngừng lo lắng về nhiệm kỳ tổng thống của Ông Trump” và những tác động của nó đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Phát biểu trong chuyến thăm Luân Đôn, nhà lãnh đạo NATO nhấn mạnh rằng ông hiểu rõ Ông Donald Trump, khi ông đề cập đến ứng cử viên đảng Cộng hòa đầy triển vọng của Hoa Kỳ: “Ông ấy hoàn toàn hiểu và đồng ý với tôi rằng cuộc chiến với Ukraine không chỉ liên quan đến Ukraine, mà còn liên quan đến sự an toàn và an ninh tương lai của Hoa Kỳ”.
Rutte cho biết cá nhân ông “không lo lắng” về chiến thắng của Ông Trump vì ông “hoàn toàn tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ tham gia vào vấn đề này vì họ hiểu rằng... toàn bộ Hoa Kỳ sẽ kém an toàn hơn nếu Putin thành công ở Ukraine.”
Bình luận của Rutte có thể khiến một số thủ đô Âu Châu phải nhíu mày. Ông Trump đã từ chối trả lời liệu ông có muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga hay không, thay vào đó, ông lập luận rằng ông sẽ nhanh chóng tìm ra một kết thúc đàm phán cho cuộc xung đột.
Bình luận của Rutte được đưa ra khi ông tham gia cuộc hội đàm ba bên với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại số 10 Phố Downing khi nhà lãnh đạo Ukraine bắt đầu chuyến công du nhanh chóng tới các thủ đô phương Tây để thúc đẩy sự hỗ trợ thêm.
Sau cuộc họp, Rutte nói với các nhà báo rằng “các đồng minh riêng lẻ” sẽ quyết định có chấp thuận sử dụng hỏa tiễn tầm xa để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga hay không, như Zelenskiy vẫn luôn thúc đẩy.
“Chúng ta đừng tập trung vào một hệ thống vũ khí,” ông thúc giục. “Sẽ không có một hệ thống vũ khí nào tạo nên sự thay đổi. Tôi hiểu những gì Zelenskiy đang yêu cầu, nhưng đồng thời ông ấy cũng đồng ý rằng có một vấn đề rộng hơn cần được tranh luận để bảo đảm rằng họ thắng thế.”
Phát ngôn nhân của Starmer nói với các nhà báo rằng cuộc thảo luận của các nhà lãnh đạo tập trung vào “cách chúng ta giúp Ukraine có được vị thế mạnh mẽ nhất để tiến về phía trước vào thời điểm quan trọng này”.
Ông nói: “Rõ ràng là chúng tôi muốn đưa Ukraine vào vị thế mạnh nhất, nhưng chưa từng có cuộc chiến nào được chiến thắng chỉ bằng một loại vũ khí duy nhất”.
Zelenskiy dự kiến sẽ công bố “kế hoạch chiến thắng” của mình tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo cao cấp của NATO vào cuối tuần. Cuộc họp đó đã bị hoãn lại sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden rút lui để giám sát phản ứng của chính phủ Hoa Kỳ đối với cơn bão Milton ở Florida.
[Politico: NATO boss: Stop worrying about Trump]
4. Zelenskiy nói rằng ông không thảo luận về lệnh ngừng bắn với các đồng minh
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng ông chưa thảo luận về lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến với Nga với các nhà lãnh đạo các nước đối tác của Ukraine.
Tổng thống Zelenskiy nói: “Đây không phải là chủ đề thảo luận của chúng tôi. Tôi không thảo luận bất kỳ lệnh ngừng bắn nào với các đồng minh của chúng tôi, và chúng tôi chưa nói về điều này. Tôi đã thấy một điều gì đó trên phương tiện truyền thông ngày hôm nay – rất nhiều thông tin cho thấy rằng tôi đến để nói về lệnh ngừng bắn. Không, không, điều đó không đúng.”
Ông nhấn mạnh rằng hội nghị thượng đỉnh hòa bình tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11, mặc dù ngày cụ thể vẫn chưa được ấn định.
“Kế hoạch Chiến thắng sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình. Tôi không biết ngày, và tôi không nghĩ là có ai biết. Nhưng chúng tôi sẽ chuẩn bị mọi thứ đã quyết định vào đầu tháng 11. Kế hoạch sẽ bao gồm tất cả các chi tiết”, Zelenskiy nói thêm.
Trước đó, trong chuyến thăm Croatia, Zelenskiy đã đề cập rằng ông nhìn thấy cơ hội trong những tháng tới để đặt nền móng chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine vào năm 2025 theo các điều khoản có thể chấp nhận được đối với Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Zelenskyy says he did not discuss ceasefire with allies]
5. Đám cháy lớn bùng phát tại kho dầu ở Feodosia thuộc Crimea bị tạm chiếm tại địa điểm diễn ra cuộc không kích trước đó của Ukraine
Hai đám cháy lớn bùng phát tại một kho chứa dầu ở Feodosia bị Nga tạm chiếm vào đêm khuya ngày 10 rạng sáng Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, tại địa điểm xảy ra cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trước đó của Ukraine, nơi một đám cháy khác đã bùng phát trong bốn ngày qua, phương tiện truyền thông địa phương đưa tin.
Theo kênh Telegram Crimea Wind, một đám cháy “dữ dội” bùng phát vào khoảng 9 giờ tối giờ địa phương. Đám cháy lớn đến mức có thể nhìn thấy từ mọi khu phố trong thành phố.
Người dân địa phương cũng báo cáo rằng vụ cháy thứ hai đã đi kèm với một tiếng nổ lớn lúc 11:10 tối, làm vỡ các cửa kính và kích hoạt còi báo động trên xe hơi.
Các video về vụ cháy lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một vụ nổ lớn nhấn chìm bầu trời đêm với ngọn lửa bốc cao tới vài chục mét.
Thống Đốc khu vực Sevastopol, Mikhail Razvozhayev, do Nga bổ nhiệm, cho biết các vụ cháy xảy ra tại địa điểm xảy ra vụ cháy kho dầu khác đang diễn ra tại Cảng dầu biển Feodosia do một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine gây ra vào ngày 7 tháng 10.
Ông không khẳng định nguyên nhân của vụ cháy mới nhất nhưng cho rằng đã có sự rò rỉ “vật liệu dễ cháy” không xác định tại địa điểm xảy ra một trong những vụ cháy.
Ukraine vẫn chưa bình luận về tình hình.
Tính đến ngày 10 tháng 10, 1.137 người đã được di tản khỏi các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn ngày 7 tháng 10, Razvozhayev cho biết. Ông tuyên bố rằng không có cuộc di tản bổ sung nào được tiến hành sau vụ hỏa hoạn mới nhất.
Cảng dầu Feodosia là trung tâm trung chuyển và chế biến dầu lớn nhất ở Crimea để giải quyết các sản phẩm dầu mỏ, chỉ có một cảng khác cùng loại nằm ở Sevastopol. Cảng dầu này trước đây đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công vào tháng 3 năm 2024 khi bốn máy bay điều khiển từ xa tấn công kho, làm hỏng đường ống nhiên liệu chính và gây ra một đám cháy lớn.
Trong những tháng gần đây, quân đội Ukraine đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa nhằm mục đích gây thiệt hại cho ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, là ngành mang lại lợi nhuận cho các nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Russia has redeployed 50,000 troops to Kursk Oblast, Syrskyi claims]
6. Zelenskiy và Macron tiết lộ chi tiết về các cuộc đàm phán
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tóm tắt nội dung đàm phán của họ tại Điện Élysée vào ngày 10 tháng 10. Các nhà lãnh đạo đã trả lời báo chí bằng những bình luận ngắn gọn vào khoảng 19:00 giờ.
Tổng thống Zelenskiy nói: “Tôi đã chia sẻ kế hoạch của chúng tôi với Emmanuel – Kế hoạch Chiến thắng và những vấn đề khác – và tóm tắt cho ông ấy về tình hình trên chiến trường. Trước mùa đông, chúng tôi sẽ cần sự hỗ trợ của các bạn. Chúng tôi biết ơn mọi điều các bạn đang làm cho chúng tôi.”
Trong các bình luận tiếp theo, Zelenskiy đề cập rằng họ đã thảo luận về vấn đề cung cấp đạn dược và dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây, vì Ukraine không thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của mình bằng máy bay điều khiển từ xa do chính nước này sản xuất.
“Những gì chúng tôi có hiện tại là không đủ. Chúng tôi đang tìm kiếm nguồn tài trợ cho nhu cầu này – cho sản xuất trong nước – và chúng tôi cũng đang chờ sự cho phép từ các đối tác của mình”, Zelenskiy nói.
Về phần mình, Macron giải thích thêm rằng Zelenskiy đã tiết lộ chi tiết về Kế hoạch Chiến thắng cho ông. “Đó là một bước quan trọng đối với chúng tôi, một cơ hội để thảo luận về những tuần và tháng tới, cả công tác quân sự và ngoại giao”, ông nói.
Khi được yêu cầu làm rõ, Macron tuyên bố rằng mức độ hỗ trợ của Pháp, bao gồm cung cấp vũ khí và huấn luyện binh lính Ukraine, vẫn giữ nguyên như những tháng trước.
Một ngày trước đó, vào ngày 9 tháng 10, Macron, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và Ukraine, đã đến thăm những người lính Ukraine thuộc Lữ đoàn 155 đang được huấn luyện tại vùng Grand Est, miền đông nước Pháp và chúc họ thành công.
Zelenskiy đến Pháp từ Luân Đôn, nơi ông đã có cuộc trò chuyện kéo dài nhiều giờ với Thủ tướng Anh Keir Starmer về Kế hoạch Chiến thắng. Ông cũng đã gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Luân Đôn.
Theo tờ Bild, vào thứ sáu, Zelenskiy dự kiến sẽ có mặt tại Berlin, nơi ông sẽ hội đàm với Thủ tướng Olaf Scholz và Tổng thống Frank-Walter Steinmeier.
[Ukrainska Pravda: Zelenskyy and Macron reveal details of negotiations]
7. Tổng thống Biden và Thủ tướng Scholz lặp lại sự ủng hộ dành cho Ukraine sau khi chuyến thăm Đức bị dời lại
Sau khi chuyến thăm Đức bị hủy, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã xác nhận họ sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ, đặc biệt liên quan đến việc hỗ trợ chung cho việc phòng thủ của Ukraine trước sự xâm lược của Nga.
Hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, đã cho biết như trên.
“Tổng thống nhấn mạnh sức mạnh bền bỉ của mối quan hệ Hoa Kỳ-Đức và lưu ý ý định tiếp tục hợp tác chặt chẽ về các ưu tiên địa chính trị, bao gồm hỗ trợ phòng thủ của Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga,” Tướng Kirby nói.
Theo dự trù, vào ngày 12 tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ tham dự cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine còn được gọi là cuộc họp theo định dạng Ramstein ở cấp nguyên thủ quốc gia.
Cuộc họp sẽ do Tổng thống Joe Biden chủ trì, nhưng ông đã hủy chuyến đi đến Âu Châu do cơn bão Milton đang tiến gần, đang di chuyển về phía bờ biển Florida.
Tướng Kirby không cho biết cuộc họp Ramstein sẽ bị hoãn lại đến một ngày cụ thể nào.
[Ukrainska Pravda: Biden and Scholz talk about support for Ukraine after cancelling visit to Germany]
8. Anh cân nhắc gửi quân tới phía tây Ukraine để huấn luyện tân binh
Giới lãnh đạo quân đội Anh đang cân nhắc khả năng gửi quân đến phía tây Ukraine để huấn luyện tân binh.
Các nguồn tin cho biết theo kế hoạch đang được thảo luận, các nhóm nhỏ huấn luyện viên quân sự người Anh có thể được triển khai tới các vùng phía tây Ukraine để cung cấp khóa đào tạo cơ bản chuyên sâu cho tân binh trước khi họ ra tiền tuyến.
Hai nguồn tin lưu ý rằng điều này sẽ giải quyết một số vấn đề hậu cần liên quan đến việc đưa binh lính Ukraine đến các căn cứ của Anh để huấn luyện, cũng như giảm chi phí.
Một quan chức quốc phòng Anh nói với các nhà báo rằng việc gửi quân đội Anh tới Ukraine thay vì tổ chức huấn luyện tại các căn cứ quân sự của Anh sẽ “rẻ hơn cho chúng tôi và tốt hơn cho họ”.
Ông giải thích: “Chúng tôi có thể tiến hành [buổi huấn luyện] nhanh hơn ở đó và sẽ diễn ra rất xa tiền tuyến, tại những địa điểm hẻo lánh, do đó rủi ro sẽ thấp hơn nhiều”.
Trong khi đó, một nguồn tin Ukraine chỉ ra rằng việc chuyển hoạt động huấn luyện sang Ukraine có thể gửi “tín hiệu quân sự-chính trị mạnh mẽ” đến các quốc gia khác và chính Nga. Nguồn tin này cũng bày tỏ hy vọng rằng điều này có thể trở thành “biện pháp răn đe mạnh mẽ”.
Ngoài ra, quân đội Anh sẽ có được kỹ năng chiến đấu từ các chiến binh Ukraine và có cơ hội thử nghiệm các loại vũ khí mới đang được phát triển cho cuộc chiến, một nguồn tin cho biết thêm.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố Anh nên gửi quân đội tới để giúp huấn luyện và hỗ trợ quân đội Ukraine.
Ý tưởng về việc triển khai quân đội NATO trên lãnh thổ Ukraine trước đây đã được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ra, và vào tháng 2, ông đã thừa nhận đã đề xuất với các quốc gia phương Tây rằng họ nên gửi lực lượng tới Ukraine.
Một số quốc gia, bao gồm các quốc gia vùng Baltic, đã công khai ủng hộ hoặc bày tỏ sự quan tâm đến ý tưởng này. Tuy nhiên, hầu hết, bao gồm cả cựu Tổng thư ký NATO, đã bác bỏ khả năng này.
Vào tháng 5, tờ New York Times đưa tin rằng một số quốc gia thành viên NATO đang thảo luận riêng về khả năng cử huấn luyện viên quân sự hoặc nhà thầu đến Ukraine để huấn luyện binh lính Ukraine và hỗ trợ sửa chữa thiết bị.
[Ukrainska Pravda: UK considering sending troops to west of Ukraine for recruit training]
9. Na Uy phân bổ hơn 87 triệu đô la để tăng sản lượng vũ khí cho Ukraine
Chính phủ Na Uy sẽ phân bổ tới 967 triệu kroner (khoảng 87,5 triệu đô la) để tăng cường ngành công nghiệp quốc phòng, tập trung vào việc hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh Nga đang có cuộc xâm lược toàn diện.
Bộ Quốc phòng Na Uy cho biết khoản tiền này sẽ hỗ trợ bốn dự án mới nhằm tăng cường sản xuất các thành phần quan trọng, bao gồm động cơ hỏa tiễn và thuốc nổ, cần thiết cho việc sản xuất hỏa tiễn phòng không và đạn dược thiết yếu cho quốc phòng của Ukraine.
Bjorn Arild Gram, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy, tuyên bố rằng sáng kiến này là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn nhằm tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng của Na Uy.
Ngoài ra, nước này sẽ hỗ trợ các công ty vừa và nhỏ của Na Uy đang nghiên cứu các công nghệ thiết yếu cho quân đội Ukraine.
Ông Gram lưu ý: “Hiện nay, nhu cầu về thiết bị quốc phòng đang rất lớn và cấp thiết ở cả Ukraine và các nước đồng minh”.
Ngoài ra, Na Uy còn công bố khoản tiền 9,5 triệu đô la để tiếp tục di tản những người Ukraine bị thương nặng đến điều trị ở Âu Châu.
Gần đây, Tổng thống Zelenskiy cho biết ông biết ơn Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store và tất cả các đảng phái chính trị trong Quốc hội Na Uy.
Theo Viện Kiel, Na Uy đứng thứ 12 trên thế giới về số lượng viện trợ dành cho Ukraine, cho đến nay đã cung cấp 2,6 tỷ đô la hỗ trợ nhân đạo, tài chính và quân sự.
[Kyiv Independent: Norway allocates more than $87 million to increase weapons production for Ukraine]
10. ‘Vụ nổ’ khiến đoàn tàu chở các thành viên của Nghị Viện Âu Châu phải di tản
Một chuyến tàu chở các nghị sĩ Âu Châu từ Nghị viện Âu Châu ở Strasbourg trở về Brussels vào hôm thứ năm đã phải di tản sau một vụ nổ.
Các chính trị gia vừa mới lên chuyến tàu Eurostar lúc 2:57 chiều do Quốc hội thuê trước khi họ được di tản đến sảnh chính của nhà ga Strasbourg.
Emmanuel Foulon, trợ lý quốc hội Bỉ trong nhóm Renew Europe, cho biết ông đã nghe thấy một “tiếng nổ”.
Lực lượng cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường ở ga xe lửa Strasbourg.
“Một sự việc kỹ thuật đã xảy ra trên một chuyến tàu tại ga Strasbourg”, dịch vụ báo chí của Quốc hội xác nhận, đồng thời cho biết thêm rằng các dịch vụ của họ đang liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền và đang cố gắng hết sức để tổ chức các phương tiện vận chuyển thay thế.
“Xin hãy bình tĩnh,” viên chức Quốc hội Guillaume Pringiers thúc giục các đồng nghiệp trong một email mà POLITICO đã xem. “Chúng tôi đang làm việc với Eurostar để tìm ra giải pháp.”
Pringiers đã gửi email thứ hai cho nhân viên biết rằng chuyến tàu đầu tiên sẽ được thay thế bằng một chuyến khác khởi hành vào khoảng 8 hoặc 9 giờ tối. Một chuyến tàu thuê bao thứ hai sẽ khởi hành vào khoảng 5:30 chiều
“Giao thông đến và đi bị gián đoạn ở Strasbourg do khói bốc ra từ một đoàn tàu”, TER Grand Est, mạng lưới hỏa xa khu vực, viết trên X. “Sự gián đoạn này dự kiến sẽ kết thúc vào lúc 18:00”.
“ Mọi người đều ổn”, một nhân viên khác tại hiện trường cho biết, người này nói rằng cô ấy đã nhìn thấy khói. “Tất cả chúng tôi đều đứng đông đúc ở đây tại nhà ga”, cô ấy nói thêm.
Khi phát hiện một số Nghị sĩ Âu Châu đi taxi, một trợ lý quốc hội đã nói đùa rằng đây là trường hợp Quốc hội ưu tiên “Nghị sĩ Âu Châu và trẻ em trước”.
Bas Eickhout, đồng chủ tịch đảng Greens, cho biết sự chậm trễ này đã mang đến cho ông “cơ hội tốt để gặp lại những người mà tôi chưa nói chuyện trong tuần này”.
Nghị viện Âu Châu thuê các chuyến tàu đặc biệt cho các thành viên và nhân viên của mình giữa Brussels và Strasbourg, nơi đặt trụ sở của Nghị viện. Chuyến tàu lúc 2:57 chiều có 750 chỗ ngồi được phân bổ, dịch vụ báo chí của Nghị viện cho biết.
Phát ngôn nhân của Eurostar cho biết, chuyến tàu đã dừng lại “do sự việc kỹ thuật, gây ra khói”. “Đội cứu hỏa của nhà ga đã nhanh chóng can thiệp và tất cả hành khách đã được di tản an toàn trở lại nhà ga ngay lập tức”.
“Các đội Eurostar đã được huy động toàn bộ và đang nỗ lực vận chuyển toàn bộ 740 hành khách đến Brussels-Midi một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể”, họ cho biết thêm.
[Politico: ‘Explosion’ sparks evacuation on train carrying MEPs]
11. Tai tiếng liên quan đến thị thực Nga: ‘Chúng tôi đã mất quyền kiểm soát’ hệ thống, Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan than thở
Nhà lãnh đạo Văn phòng Kiểm toán Tối cao Ba Lan, gọi tắt là NIK cho biết hơn 1.800 người Nga đã nhập cảnh vào Ba Lan bằng thị thực được cấp “mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào” trong khoảng thời gian 22 tháng kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc chiến với Ukraine cho đến năm nay.
Hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, văn phòng cho biết “Ít nhất là từ tháng 11 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023, đã có một cơ chế không minh bạch và tham nhũng tại Bộ Ngoại giao để tác động đến một số lãnh sự Ba Lan nhằm đẩy nhanh quá trình giải quyết đơn xin thị thực”, nhà lãnh đạo NIK Marian Banaś cho biết. “Điều này bao gồm việc cấp thị thực mà không có sự xuất hiện trực tiếp của người nộp đơn”.
Banaś cũng đặt câu hỏi về chương trình “Ba Lan. Business Harbour” của chính quyền Warsaw trước đây, là chương trình khuyến khích các chuyên gia và công ty chuyển đến Ba Lan nhưng đã bị chính quyền mới của Thủ tướng Donald Tusk hủy bỏ vào đầu năm nay. Banaś tuyên bố rằng thị thực được cấp theo chương trình này “không có cơ sở pháp lý”.
“Đây là cách dễ nhất, nhanh nhất và rẻ nhất để vào lãnh thổ Ba Lan và Liên Hiệp Âu Châu, được hơn 1.800 công dân Liên bang Nga sử dụng từ ngày 1 tháng 3 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2023”, báo cáo của NIK nêu rõ. Nga đã phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Nhà lãnh đạo Ba Lan Tusk gọi những phát hiện trong báo cáo là “thảm khốc”.
“Sau cuộc tấn công vào Ukraine, gần 2.000 người Nga đã nhận được thị thực Ba Lan, thường là vi phạm luật pháp và bất chấp các lệnh trừng phạt”, Thủ tướng cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Radosław Sikorski cũng than thở về kết quả: “Chúng tôi xác nhận rằng đã có áp lực đáng xấu hổ và không chính đáng đối với các lãnh sự Ba Lan”, ông nói.
“Đây không phải là điều gì mới mẻ đối với ban lãnh đạo hiện tại của Bộ Ngoại giao và trùng khớp với kết quả kiểm toán nội bộ của chúng tôi. Chúng tôi xác nhận rằng, thật không may, đặc biệt là trong giai đoạn 2018-2023, đã có sự mất kiểm soát đối với hệ thống thị thực”, Bộ trưởng tuyên bố.
[Politico: Russian visa scandal: ‘We lost control’ over system, Polish foreign minister laments]
12. Nhà văn tự do Viktoriia Roshchyna của Ukrainska Pravda đã chết trong trại giam ở Nga
Nhà văn tự do Viktoriia Roshchyna của Ukrainska Pravda đã chết trong trại giam ở Nga
Viktoriia Roshchyna, một cây bút tự do của tờ Ukrainska Pravda, đã chết trong thời gian bị giam giữ tại Nga. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là DIU cho biết thi hài nhà báo này sẽ sớm trở về Ukraine. Không có xác nhận chính thức nào về cái chết của bà từ Liên bang Nga.
Petro Yatsenko, nhà lãnh đạo bộ phận báo chí của Trụ sở điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh,cho biết: “Thật đáng buồn, thông tin về cái chết của Viktoriia đã được xác nhận.
Chúng tôi biết Viktoriia. Năm 2022, cô ấy đang viết tài liệu tại trụ sở điều phối, vì vậy đây là tin cực kỳ buồn đối với chúng tôi và toàn bộ nền báo chí Ukraine.”
Yatsenko cho biết còn quá sớm để thảo luận về hoàn cảnh xung quanh cái chết của Viktoriia vì hiện tại mọi việc vẫn đang trong quá trình điều tra.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Sáu, 11 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cũng tiết lộ rằng Roshchyna sẽ được đưa vào một cuộc trao đổi thi hài tù nhân sắp tới. Cô ấy đã được chuyển đến nhà tù Lefortovo ở Mạc Tư Khoa để chuẩn bị cho việc trở về Ukraine.
Yusov: “Cô ấy đáng lẽ phải sớm được về nhà; mọi thứ cần thiết đã được thực hiện.”
Trong một bình luận gửi tới Ukrainska Pravda, Andrii Yusov tuyên bố rằng vẫn chưa có xác nhận chính thức nào từ Nga. Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine đã nhận được thông tin này và hiện đang xác minh.
Roshchyna bị quân Nga bắt vào tháng 3 năm 2022 và bị giam giữ tại thành phố Berdiansk bị tạm chiếm trong mười ngày.
Vào ngày 25 tháng 7, Roshchyna rời Ukraine đến Ba Lan, dự định thực hiện chuyến đi kéo dài ba ngày qua Nga đến vùng bị tạm chiếm ở phía đông Ukraine.
Roshchyna mất tích vào ngày 3 tháng 8 năm 2023 tại vùng lãnh thổ bị Nga tạm chiếm, nơi cô đang đưa tin.
Phải đến tháng 5 năm 2024, Nga mới thừa nhận đã bắt giữ Roshchyna. Bộ Quốc phòng Nga đã gửi một lá thư xác nhận điều này cho cha cô, Volodymyr Roshchyn.
[Ukrainska Pravda: Ukrainska Pravda freelance writer Viktoriia Roshchyna has died in Russian captivity]
Tranh cãi về việc huyền chức một linh mục Argentina. Tiến Sĩ George Weigel: Thờ ơ là vô trách nhiệm
VietCatholic Media
17:37 11/10/2024
1. Xung đột công khai hiếm hoi tại Vatican về việc hoàn tục một linh mục người Á Căn Đình
Trong một phán quyết rất bất thường, vào tháng 9, Vatican đã hủy bỏ lệnh hoàn tục đối với một linh mục người Á Căn Đình bị kết tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Nhưng vào ngày 7 tháng 10, Bộ Giáo lý Đức tin tuyên bố rằng tuyên bố trước đó vào tháng 9 là vô hiệu và lệnh hoàn tục đối với linh mục này vẫn có hiệu lực.
Tranh chấp công khai hiếm hoi giữa các bộ của Vatican khiến Bộ Giáo Lý Đức Tin xung đột với Phủ Quốc vụ khanh. Đức Tổng Giám Mục John Joseph Kennedy, thư ký của Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã đưa ra lời nhắc nhở rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin của ngài chịu trách nhiệm về các vụ kỷ luật liên quan đến các linh mục bị cáo buộc lạm dụng, và Phủ Quốc vụ khanh không tham gia vào quá trình đó.
Bộ Giáo Lý Đức Tin—và đặc biệt là bộ phận kỷ luật do Đức Tổng Giám Mục Kennedy đứng đầu—là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ lạm dụng tình dục. Nhưng với tư cách là sostituto hay Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh—thực tế là chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng—Đức Tổng Giám Mục Pena Parra có ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, khi giáo phận Rio Cuarto của Á Căn Đình nhận được thông điệp từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hủy bỏ lệnh hoàn tục, các nhà chức trách Giáo Hội ở đó rõ ràng cho rằng đó là thẩm quyền.
Một tòa án ở Cordoba, Á Căn Đình, đã khuyến nghị trục xuất Cha Ariel Principi khỏi chức linh mục; hình phạt đã được một tòa án khác ở Buenos Aires xác nhận. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Peña Parra—trích dẫn kết quả thông tin thu được trong một “thủ tục đặc biệt”, mà không có lời giải thích nào thêm—đã phán quyết rằng Cha Principi sẽ vẫn là một linh mục, mặc dù có chức thánh bị hạn chế nghiêm ngặt. Các quan chức Á Căn Đình có thể đã kết luận rằng “thủ tục đặc biệt” đòi hỏi sự can thiệp cá nhân của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người duy nhất có thẩm quyền bác bỏ phán quyết của Bộ Giáo Lý Đức Tin. Trong quá khứ, Đức Giáo Hoàng đã có hành động để giảm nhẹ hình phạt kỷ luật đối với những kẻ bị cáo buộc lạm dụng.
Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục Pena Parra cho biết Cha Principi sẽ không được phép tiếp xúc với trẻ vị thành niên, làm việc với phong trào canh tân đặc sủng hoặc thực hiện mục vụ thông thường; ngài chỉ được phép cử hành Thánh lễ một cách riêng tư.
Đức Tổng Giám Mục Kennedy, phản bác lại tuyên bố đó, cho biết “Ông Principi” đã bị hoàn tục, trục xuất khỏi hàng giáo sĩ. Ngài cho biết không có kháng cáo nào về bản án đó đang được xem xét.
Source:Catholic World News
2. Thờ ơ là vô trách nhiệm
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “Indifference Is Irresponsible”, nghĩa là “Thờ ơ là vô trách nhiệm”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Tôi có thể hiểu được tại sao nhiều người Mỹ có vẻ chán nản về các vấn đề thế giới. Mọi thứ thực sự là một mớ hỗn độn.
Tuy nhiên, điều tôi không thể hiểu được là cử tri xem ra đang thờ ơ đối với tình trạng hỗn loạn toàn cầu: sự thờ ơ thể hiện ở thất bại của quốc gia chúng ta trong việc yêu cầu những nhà lãnh đạo tương lai của chúng ta giải quyết tình trạng hỗn loạn mới của thế giới một cách nghiêm chỉnh, thay vì thốt ra những câu nói sáo rỗng và những khẩu hiệu mỉa mai (“chiến tranh bất tận”, “chủ nghĩa phiêu lưu”, “cảnh sát toàn cầu”, v.v.). Điều này là vô trách nhiệm về mặt chính trị và, tôi có thể nói, là vô trách nhiệm cả về mặt đạo đức. Lời răn của Chúa trong Luca 12:48 - “Ai đã được ban cho nhiều, thì sẽ bị đòi hỏi nhiều” - chủ yếu được nói với chúng ta như những cá nhân. Nhưng không thể xem là kéo dài văn bản Kinh thánh một cách quá đáng, khi gợi ý rằng điều đó cũng áp dụng cho quốc gia giàu có nhất, hùng mạnh nhất trên hành tinh.
Dù chúng ta có thích hay không, các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới đều trông chờ vào sự lãnh đạo của chúng ta, cũng như những kẻ muốn làm hại chúng ta trông chờ nơi chúng ta những dấu chỉ của sự yếu đuối. Đúng vậy, có thể nói rằng nước Mỹ đã gánh chịu nhiều hơn phần chia sẻ hợp lý của mình về gánh nặng tài chính và con người trong vai trò lãnh đạo một thế giới hậu Chiến tranh Lạnh. Nhưng liệu thế giới có trở thành một nơi an toàn hơn cho tất cả mọi người, kể cả chúng ta, nếu ẩn dụ của thế kỷ 21 về vai trò toàn cầu của nước Mỹ là Đại thảm họa Afghanistan - trong đó chúng ta đã bỏ rơi đồng minh và bỏ mặc phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan cho lòng thương xót của Taliban cực kỳ ghét phụ nữ? Liệu thế giới có an toàn hơn nếu chúng ta từ bỏ Ukraine cho nước Nga của Putin và Đài Loan cho Trung Quốc của Tập Cận Bình, bằng chính sách cố ý hay bằng những hành động vô trách nhiệm? Một Iran có vũ khí hạt nhân có khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn không?
Có vẻ như rất khó có thể xảy ra.
Trong một khoảnh khắc hiếm hoi của sự nghiêm chỉnh lưỡng đảng, Quốc hội đã thành lập Ủy ban Chiến lược Quốc phòng Quốc gia vào năm 2022, với tám thành viên là người Mỹ xuất sắc, giàu kinh nghiệm từ cả hai đảng. Báo cáo mới công bố của Ủy ban, nói một cách nhẹ nhàng, là đáng cảnh tỉnh—đối với bất kỳ công dân chu đáo nào. Điểm cốt lõi của tài liệu dài này có thể được tìm thấy trong đoạn đầu tiên của bản tóm tắt:
Những mối đe dọa mà Hoa Kỳ phải đối mặt là những mối đe dọa nghiêm trọng nhất và thách thức nhất mà quốc gia này từng gặp phải kể từ năm 1945 và bao gồm cả khả năng xảy ra chiến tranh lớn trong tương lai gần. Lần cuối cùng Hoa Kỳ tham gia một cuộc xung đột toàn cầu là trong Thế chiến II, kết thúc cách đây gần 80 năm. Lần cuối cùng quốc gia này chuẩn bị cho một cuộc chiến như vậy là trong Chiến tranh Lạnh, kết thúc cách đây 35 năm. Ngày nay, chúng ta không chuẩn bị.
Báo cáo tiếp tục đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với Bộ Quốc phòng (“Ủy ban nhận thấy rằng các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu và phát triển (R&D) và hệ thống mua sắm phức tạp, sự phụ thuộc vào thiết bị quân sự đã có từ nhiều thập niên và văn hóa tránh rủi ro của Bộ Quốc phòng... không phù hợp với môi trường chiến lược hiện nay”). Tôi không lo lắng về tình hình tại Ngũ Giác Đài, vì các vị tổng thống và Quốc hội sẵn sàng giải quyết các vấn đề ở đó. Điều khiến tôi lo lắng hơn cả là văn hóa thờ ơ về các vấn đề thế giới trong công chúng nói chung. Bởi vì nếu không có cam kết công khai bền vững về việc sử dụng sức mạnh cứng và mềm của Hoa Kỳ trong việc định hình một môi trường quốc tế an toàn, thì sẽ không có tổng thống và Quốc hội nào thực hiện hành động quyết đoán cần thiết để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới khác.
Trong cuốn sách đầu tiên trong bộ sử sáu tập của mình, The Second World War, Winston Churchill đã kể lại cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống Franklin Roosevelt, ngay sau biến cố Trân Châu Cảng và lời tuyên chiến của Đức đã đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến đó một cách công khai. Roosevelt, người luôn chú ý đến quan hệ công chúng, đã tìm kiếm những gợi ý về việc nên gọi cuộc chiến này là gì và đã hỏi quan điểm của thủ tướng Anh. Churchill đã trả lời ngay lập tức, “Cuộc chiến không cần thiết”. Đó không phải là một biệt danh hấp dẫn mà người Mỹ (hoặc bất kỳ ai khác) có thể nhiệt tình ủng hộ. Tuy nhiên, điều đó là sự thật.
Việc Anh và Pháp từ chối tin vào lời Hitler, đặc biệt là về ý định địa chính trị của ông ta, đã góp phần gây ra Thế chiến II ở Âu Châu. Sự thờ ơ của công chúng và chính trị Hoa Kỳ đối với những gì đang diễn ra trên lục địa đó từ năm 1933 trở đi cũng vậy. Ngày nay, chúng ta có đang ở trong cùng một trạng thái phủ nhận, vô tư hay thờ ơ như thế không? Putin đã nói rõ rằng ông ta có ý định đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh, coi Ukraine chỉ là một món khai vị hay antipasto. Tập Cận Bình đã nói rõ rằng ông có ý định đáp trả những gì ông coi là “Thế kỷ nhục nhã” của Trung Quốc bằng cách biến nhà nước toàn trị của mình thành bá chủ thế giới. Các giáo sĩ Hồi giáo Iran coi trọng viễn cảnh về ngày tận thế của người Shiite, ngay cả khi những người theo chủ nghĩa thế tục trong Bộ Ngoại giao và các bộ ngoại giao khác coi họ là những kẻ viển vông thời trung cổ.
Việc phớt lờ những thực tế này là hành vi vô trách nhiệm nghiêm trọng về mặt đạo đức và chính trị, vì nó khiến một thảm họa, có sức tàn phá chưa từng có, có khả năng xảy ra cao hơn.
Source:First Things
3. Di sản của Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 vẫn tồn tại 66 năm sau khi ngài qua đời
Khoảng 80% người Do Thái ở Rôma đã sống sót sau cuộc diệt chủng Holocaust nhờ vào nỗ lực của Đức Giáo Hoàng—nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác dưới sự xâm lược của Đức Quốc xã. Vào kỷ niệm 66 năm ngày mất của ngài, Vatican News nhìn lại di sản của ngài.
Năm 1939, người kế vị thứ 260 của Thánh Phêrô đã được bầu. Ngài không chỉ phải đối mặt với những thách thức trong việc lãnh đạo Giáo hội mà còn phải đối mặt với nỗi kinh hoàng của Thế chiến thứ hai. Và phản ứng của ngài sẽ được ghi nhớ trong nhiều thập niên. Vị Giáo hoàng này là Đức Piô thứ 12.
Đức Giáo Hoàng Eugenio Pacelli sinh ra tại Rôma vào ngày 2 tháng 3 năm 1876. Năm 23 tuổi, ngài được thụ phong linh mục và bắt đầu công việc của mình trong sự nghiệp lâu dài tại Vatican. Cha Pacelli làm thư ký tại Phủ Quốc vụ khanh, sau đó là Sứ thần tại Đức, nơi ngài làm trung gian cho các thỏa thuận giữa Bavaria và Phổ.
Năm 1929, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã phong ngài làm Hồng Y. 10 năm sau, trong một mật nghị ngắn ngủi kéo dài một ngày, Đức Hồng Y Pacelli đã được bầu làm Giáo hoàng và chọn danh hiệu là Piô thứ 12.
Thế chiến II nổ ra sáu tháng sau khi Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 bắt đầu triều giáo hoàng kéo dài 19 năm của mình. Ngài đã sử dụng nền tảng ngoại giao của mình để phản ứng với bạo lực và công bố thông điệp đầu tiên của mình, “Summi Pontificatus,” kêu gọi cầu nguyện để chấm dứt chiến tranh. Đây chỉ là khởi đầu cho sứ mệnh hòa bình của ngài trong chiến tranh thế giới.
Nhà sử học người Đức, Tiến sĩ Michael Hesemann, cho biết Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 “đã làm nhiều hơn để cứu người Do Thái và ngăn chặn các vụ giết người hơn bất kỳ chính trị gia hay nhà lãnh đạo tôn giáo nào cùng thời”. Từ năm 2009, Tiến sĩ Hesemann đã nghiên cứu văn khố Vatican và bác bỏ ý tưởng rằng Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 vẫn im lặng và không can dự. Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 đã nói về cách đối xử với người Do Thái trong ba bài phát biểu trước công chúng. Năm 1939, ngài đã yêu cầu cấp 20.000 thị thực cho người Do Thái Đức để trốn thoát khỏi Đức Quốc xã nhưng ngài chỉ nhận được chưa đến 10.000 thị thực.
Trong suốt cuộc chiến kéo dài sáu năm, Đức Giáo Hoàng đã hoạt động bí mật để bảo vệ người Do Thái. Ngài hiểu rằng việc lên tiếng công khai chống lại Đức Quốc xã có thể dẫn đến bạo lực và đàn áp lớn hơn. “Mỗi lời chúng tôi nói với các nhà chức trách có trách nhiệm và mỗi tuyên bố công khai của chúng tôi, phải được cân nhắc và xem xét nghiêm chỉnh vì lợi ích của chính những người bị đàn áp để không vô tình khiến tình hình của họ trở nên khó khăn và không thể chịu đựng được hơn nữa.”
Là vị Giáo hoàng thứ hai sử dụng radio, Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 đã có gần 200 bài phát biểu trên radio bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để lên tiếng phản đối bạo lực và thúc đẩy hòa bình. Ngoài ra, ngài còn viết một số văn bản, bao gồm 41 thông điệp.
Trong một buổi tiếp kiến đặc biệt tại Vatican vào ngày 29 tháng 11 năm 1945, 80 đại biểu từ các trại tập trung của Đức đã đích thân cảm ơn Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 về những lời nói và hành động của ngài trong thời kỳ Đức Quốc xã.
Năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở một kho lưu trữ các tài liệu liên quan đến Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 và mối quan hệ của ngài với người Do Thái trong Thế chiến II. Kết quả là, công trình của vị giáo hoàng “im lặng” này đã được phát hiện. 16 triệu trang kể lại giai đoạn khó khăn của lịch sử thế giới. Những tài liệu này tiết lộ rằng hơn 4.200 người Do Thái đã được ẩn náu trong các tu viện và nhà nguyện và 160 người ở Thành phố Vatican. Nhờ Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12 và các thành viên khác của Giáo hội, 80% người Do Thái ở Rôma đã sống sót sau cuộc xâm lược của Đức Quốc xã—nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác.
Source:Vatican News
Ukraine truy đuổi ráo riết kho vũ khí Bắc Hàn. Cận thần tiết lộ: Putin có thể đột ngột qua đời.
VietCatholic Media
03:06 11/10/2024
1. Ukraine truy đuổi kho vũ khí của Bắc Hàn tại Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười, Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết Ukraine đã tấn công một kho đạn dược của Nga ở vùng biên giới Bryansk vào đêm Thứ Tư, 09 Tháng Mười. Các loại đạn dược này do Bắc Hàn, một trong những đồng minh quan trọng của Mạc Tư Khoa, sản xuất.
Spravdi, một trung tâm chuyên chống lại thông tin sai lệch do chính phủ Ukraine thành lập, cho biết vào hôm Thứ Năm, rằng “một kho đạn dược lớn khác của Nga đang thắp sáng bầu trời ở khu vực Bryansk”.
Các vụ nổ tại cơ sở này bắt đầu vào đêm qua và tiếp tục “cho đến tận sáng sớm”, trung tâm viết trong một bài đăng trên mạng xã hội. Bài đăng không chỉ đích danh Kyiv, nhưng cho biết “phá hủy mọi khía cạnh của cỗ máy chiến tranh của Nga, hậu cần, vũ khí và ngành công nghiệp dầu mỏ là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình”.
Đại Úy Yusov cho biết nhà kho này nằm ở thị trấn Bryansk thuộc Karachev, cách biên giới Ukraine 114 km, hay 71 dặm.
“Trong kho có đạn dược, bao gồm cả đạn dược từ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Bắc Hàn, cũng như súng phòng không”, ông nói thêm, đề cập đến Bắc Hàn bằng tên chính thức là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Bắc Hàn.
Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga cho biết họ đã ghi nhận “các vụ nổ” vào tối thứ Tư ở khu vực xung quanh Karachev.
Một kênh Telegram của Nga tự nhận có liên kết với các cơ quan an ninh của Mạc Tư Khoa đã chia sẻ một đoạn clip được cho là quay tại Karachev, nơi người dân địa phương đã nhìn thấy “lửa và tiếng nổ của đạn dược”.
Mạc Tư Khoa cho biết họ đã chặn 24 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên khu vực Bryansk trong đêm qua trong tổng số 47 máy bay do Kyiv phóng đi, nhưng không nêu rõ chi tiết.
Thống đốc khu vực Bryansk, Alexander Bogomaz, cho biết “không có thương vong hay thiệt hại nào”, nhưng các đội cấp cứu đã có mặt tại hiện trường ở những địa điểm không xác định.
Mạc Tư Khoa—hiện là kẻ bị nhiều nước phương Tây ruồng bỏ sau cuộc xâm lược toàn diện Ukraine vào tháng 2 năm 2022—ngày càng chuyển hướng sang các đồng minh như Iran, Trung Quốc và Bắc Hàn. Bắc Hàn đã chuyển vũ khí và đạn dược cho Nga khi tác động của cuộc chiến tranh khốc liệt ở Ukraine làm suy yếu kho dự trữ của Điện Cẩm Linh, ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng của Mạc Tư Khoa tung ra các thiết bị mới hướng thẳng đến tiền tuyến.
Các quan chức Hoa Kỳ và Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã gửi hàng ngàn container đạn dược cho nỗ lực chiến tranh của Nga.
Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự GUR của Ukraine, cho biết trong một lần xuất hiện tại Kyiv vào tháng 9: “Đạn dược do Bắc Hàn cung cấp “thực sự có hại cho chúng tôi và cho đến nay chúng tôi không thể làm gì được”.
Ông nói thêm rằng Ukraine có thể chứng kiến nguồn cung cấp từ Bắc Hàn tràn vào nước này và quân đội của Kyiv sẽ cảm nhận được tác động chỉ sau vài ngày.
Budanov cho biết: “Vấn đề tồi tệ nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là vấn đề đến từ Bắc Hàn”.
Ukraine đã nhiều lần nhắm vào các kho đạn dược của Nga, mặc dù nước này không được phép sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Kyiv đã tấn công vào các cơ sở đạn dược ở vùng Krasnodar và Tver của Nga trong những tuần gần đây. Ukraine cho biết vào tháng 9 rằng địa điểm Tikhoretsk ở Krasnodar là “một trong ba căn cứ lưu trữ đạn dược lớn nhất” của Nga và là nơi chứa đạn dược của Bắc Hàn.
Bắc Hàn đang tiến hành chương trình phát triển hỏa tiễn bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, và Ukraine liên tục báo cáo rằng Mạc Tư Khoa đã bắn hỏa tiễn của Bình Nhưỡng, bao gồm cả hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn KN-23, vào quốc gia đang xảy ra chiến tranh này kể từ cuối năm 2023.
Vào tháng 2, cơ quan an ninh SBU của Kyiv cho biết Nga đã bắn hơn 20 hỏa tiễn Hwasong-11, còn được gọi là KN-23 và KN-24, vào Ukraine kể từ cuối tháng 12, khiến ít nhất hai chục thường dân thiệt mạng trong thời gian đó.
Fabian Hinz, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, đã chia sẻ với Newsweek vào đầu năm rằng có thể thu thập được rất nhiều thông tin và tin tức tình báo từ việc Mạc Tư Khoa triển khai hỏa tiễn Bắc Hàn tại Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn hôm thứ Ba cho biết Bình Nhưỡng có khả năng sẽ đưa quân đội của mình sang giúp Nga trong nỗ lực chiến tranh ở Ukraine, đây sẽ là bước tiến lớn trong sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc xung đột.
“Vì Nga và Bắc Hàn đã ký một hiệp ước chung giống như một liên minh quân sự, nên khả năng đưa quân sang Nga như vậy gần như chắc chắn”, Bộ Trưởng Kim Dung Huyền phát biểu trong diễn văn được truyền thông Nam Hàn đưa tin. Bình Nhưỡng và Mạc Tư Khoa đã ký một hiệp ước phòng thủ chung vào tháng 6.
Đầu tháng này, tờ The Kyiv Post của Ukraine đưa tin rằng một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào lãnh thổ do Nga kiểm soát ở khu vực Donetsk phía đông đã giết chết sáu quân nhân Bắc Hàn, trích dẫn nguồn tin tình báo ẩn danh của Ukraine. Kim mô tả báo cáo này có khả năng là sự thật, theo hãng thông tấn Yonhap của Nam Hàn.
[Newsweek: Ukraine Goes After Russia's North Korean Arms Stockpiles]
2. Ngoại trưởng Tiệp: Nga chịu trách nhiệm cho 80% các hoạt động thao túng từ nước ngoài trên thế giới
Hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười, Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Jan Lipavsky phát biểu tại một hội nghị ở Prague rằng Nga phải chịu trách nhiệm cho 80% các hoạt động thao túng dư luận từ nước ngoài trên thế giới.
Lipavsky cho biết: “Nga hiện chịu trách nhiệm cho 80% các hoạt động gây ảnh hưởng trên thế giới. Con số này gấp bốn lần so với phần còn lại của thế giới cộng lại”.
Theo Lipavsky, Âu Châu cần tăng cường cảnh giác để chống lại những mối đe dọa như vậy.
“Chúng ta cần nhiều quyết tâm hơn trong cuộc chiến chống lại ảnh hưởng của Điện Cẩm Linh so với những gì chúng ta đã thể hiện cho đến nay. Giải pháp nằm ở giao tiếp chiến lược, trừng phạt, vạch trần tội ác và sử dụng các biện pháp pháp lý hiện có”.
Đầu tuần này, các quan chức tình báo cao cấp của Hoa Kỳ đã cảnh báo về các chiến dịch gây ảnh hưởng xấu đang gia tăng ở Hoa Kỳ bởi các đối thủ của họ trước cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.
Các quan chức tình báo Hoa Kỳ báo cáo rằng Nga vẫn tiếp tục tích cực thực hiện các chiến dịch gây ảnh hưởng nhằm thúc đẩy một cuộc bầu cử khó khăn ở Mỹ.
Vào tháng 8, Mali và Niger đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine. Kyiv nghi ngờ ảnh hưởng của Nga ở hai nước này đã đến đến quyết định này.
Ngoài việc chống lại ảnh hưởng nước ngoài của Nga tại Âu Châu, Cộng hòa Tiệp cũng dự kiến sẽ cung cấp ít nhất nửa triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào cuối năm nay trong khuôn khổ chương trình mua sắm do Tiệp dẫn đầu mang tên “Sáng kiến đạn dược Tiệp”.
[Kyiv Independent: Russia responsible for 80% of foreign influence operations in the world, Czech FM says]
3. Zelenskiy gặp Macron ở Paris để thảo luận về vũ khí
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris vào hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười — một phần trong chuyến công du vòng quanh Âu Châu của nhà lãnh đạo Ukraine nhằm thu hút thêm sự ủng hộ cho nỗ lực chấm dứt chiến tranh của nước này với Nga.
Điện Elysée cho biết trong một thông cáo báo chí rằng cuộc họp là cơ hội “để tái khẳng định quyết tâm của Pháp trong việc tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ không ngừng nghỉ cho Ukraine”.
Tổng thống Ukraine cũng gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni và Thủ tướng Anh Keir Starmer khi ông trình bày “kế hoạch chiến thắng” của mình để đánh bại Mạc Tư Khoa, sau khi hội nghị thượng đỉnh quốc tế vào thứ Bảy bị hoãn lại khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden rút lui vì cơn bão Milton.
Zelenskiy đến một ngày sau khi Macron đến thăm quân đội Ukraine đang huấn luyện tại một trại quân sự ở miền đông nước Pháp — một sự thể hiện sự ủng hộ dành cho Kyiv khi nỗi lo sợ về sự ủng hộ đang giảm sút trong số các đồng minh phương Tây. Chuyến đi cũng diễn ra khi chính phủ Pháp mới, do cựu chiến binh bảo thủ Michel Barnier lãnh đạo, đang chịu áp lực cắt giảm chi tiêu để kiềm chế thâm hụt đang tăng vọt.
Đầu năm nay, Macron đã cam kết sẽ cung cấp khoản viện trợ quân sự lên tới 3 tỷ euro cho Ukraine vào năm 2024. Một cố vấn của Điện Elysée cho biết tổng thống đang “giải quyết” khoản viện trợ này bất chấp những hạn chế về ngân sách.
Hôm thứ Tư, tổng thống Pháp đã gặp hàng chục binh lính Ukraine bên trong một chiếc lều tạm lớn tại căn cứ — địa điểm chính xác của nó được giữ bí mật vì lý do an ninh. Trong một cuộc trao đổi, tổng thống Pháp đã nói với các binh lính: “Chúng tôi cần giúp các bạn tốt hơn về mặt đào tạo và trang thiết bị”, và yêu cầu phản hồi về quá trình đào tạo.
Lực lượng Ukraine phàn nàn rằng chương trình huấn luyện mà họ nhận được từ các đồng minh phương Tây thường không phù hợp với thực tế chiến tranh hiện đại ở miền Đông Ukraine — chẳng hạn như cường độ chiến đấu mà không quân đội phương Tây nào từng trải qua trong nhiều thế hệ.
Bắt đầu từ mùa hè năm nay, quân đội Pháp đã huấn luyện một lữ đoàn Ukraine, với 2.300 binh sĩ được hướng dẫn về mọi thứ, từ cách sử dụng trang thiết bị đến các vai trò lãnh đạo phức tạp hơn.
“Chúng tôi cần phản hồi trực tiếp của các bạn về thiết bị. Chúng tôi đã học được rất nhiều trong hai năm qua, việc quyên góp thiết bị không phải lúc nào cũng được phối hợp tốt”, Macron nói.
Mục tiêu của Pháp là cải thiện sự phối hợp của Ukraine trong việc sử dụng các thiết bị mà Paris đã cung cấp cho Kyiv, bao gồm pháo tự hành Caesar, xe thiết giáp AMX và hệ thống hỏa tiễn chống tăng Milan.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov và Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu /sê-bát-siêng lơ-con-nu/ đã có cuộc hội đàm bên lề chuyến thăm.
Căn cứ quân sự của Pháp đã được cải tạo để tái tạo điều kiện chiến đấu ở Ukraine với mạng lưới chiến hào, máy bay điều khiển từ xa và hiệu ứng âm thanh.
Những người lính Pháp, nhiều người trong số họ đã tham chiến ở khu vực Sahel tại Phi Châu và Afghanistan, đã phải điều chỉnh quá trình huấn luyện của mình cho phù hợp với tình hình cụ thể của cuộc chiến tranh Ukraine.
Trung úy Charles, người không được phép nêu họ vì lý do an ninh, cho biết họ đã phải điều chỉnh chương trình huấn luyện chiến tranh chiến hào để phù hợp với thực tế chiến đấu với quân đội Nga.
“Các chiến hào chúng tôi xây dựng không có gì khác biệt nhưng các mối đe dọa đã thay đổi hoàn toàn. Thông thường, bạn phải đối mặt với hỏa lực nhẹ của đối phương, nhưng máy bay điều khiển từ xa có thể tấn công ngay từ cự ly gần”, ông nói.
Các huấn luyện viên người Pháp cũng tập trung vào cách sử dụng đạn dược tốt nhất - thứ thường khan hiếm ở Ukraine.
Một trung tá giấu tên cho biết: “Việc tiêu thụ đạn dược là một thách thức thực sự về mặt hậu cần vì bạn phải bảo vệ nguồn cung cấp và đôi khi bạn cần phải bắn liên tục và đôi khi bạn cần phải thực hiện nhiều cuộc tấn công phẫu thuật hơn”.
[Politico: Zelenskyy to meet Macron in Paris to talk weapons]
4. Energoatom của Ukraine hoàn thành hoạt động bảo trì tại các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine
Energoatom, công ty điện hạt nhân nhà nước của Ukraine, đã hoàn thành đợt bảo trì theo lịch trình tại một tổ máy điện khác tại một trong những nhà máy điện hạt nhân, gọi tắt là NPP của nước này vào thứ Tư, ngày 9 tháng 10.
Việc sửa chữa đã hoàn thành sớm hơn dự kiến 11 ngày và hiện nhà máy đang trong quá trình tăng công suất.
Chiến dịch bảo trì năm nay có ý nghĩa chiến lược vì các nhà máy điện hạt nhân vẫn là nguồn cung cấp điện liên tục chính ở Ukraine, chiếm hơn một nửa sản lượng điện của cả nước.
Các báo cáo cho biết vào ngày 8 tháng 10, máy bay điều khiển từ xa Shahed của Nga một lần nữa vi phạm vùng cấm bay xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Pivdennoukrainsk, điều này có thể chỉ ra rằng Nga đang chuẩn bị tấn công cơ sở hạ tầng hạt nhân của Ukraine.
[Ukrainska Pravda: Ukraine's Energoatom completes maintenance activities at Ukrainian nuclear power plants]
5. Nắm ĐẤM SẮT CỦA VLAD Tôi từng là trợ lý của Điện Cẩm Linh – Putin quyền lực hơn BAO GIỜ HẾT ở tuổi 72… Nước Nga sẽ sụp đổ và có thể trở nên TỆ HƠN khi ông ta qua đời
Một cựu cố vấn Điện Cẩm Linh đã cảnh báo rằng VLADIMIR Putin đang nắm trong tay quyền lực mạnh hơn bao giờ hết khi ông bước sang tuổi 72.
Nhà khoa học chính trị Nikolay Petrov tin rằng Putin là người không thể thay thế và hầu như không thể bị lay chuyển khỏi vị trí lãnh đạo hàng đầu ở Nga do ông có quyền kiểm soát chặt chẽ đối với những người dưới quyền.
Petrov từng là cánh tay phải của tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin vào những năm 1990 - và ông tin tưởng rằng chế độ khủng bố của Putin sẽ tiếp tục khi ông này nắm quyền thêm một năm nữa.
Chuyên gia chính trị người Nga nói với tờ The Sun rằng chế độ của Putin sẽ rất ổn định trong hai đến ba năm tới.
Ông cho biết điều này là do giới tinh hoa Nga đang lấy lòng Vlad sau các lệnh trừng phạt liên tục từ phương Tây vì cuộc xâm lược Ukraine của Putin.
Nhiều nhà tài phiệt có quan hệ với Điện Cẩm Linh đã bị hạn chế di chuyển vào năm 2022 - khiến doanh nghiệp và mối quan hệ của họ gặp khó khăn.
Phần lớn mọi người đều phải quyết định xem họ có muốn ủng hộ Putin và ở lại Nga hay rời bỏ ông ngay từ đầu cuộc xâm lược.
Petrov cho biết hầu hết những người thân cận với tên bạo chúa đều tập hợp xung quanh ông ta bất chấp mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt bổ sung của phương Tây.
Petrov cũng cảnh báo rằng cuộc sống sau khi Putin hết nhiệm kỳ có thể khiến nước Nga mất ổn định vì không còn ai đủ quyền lực để nắm quyền.
Ông cho biết những tay chân yếu đuối và những công dân bị tẩy não của Putin hoàn toàn phụ thuộc vào ông ta và một thời kỳ hỗn loạn sẽ xảy ra nếu không có tên bạo chúa này.
Giáo sư cho biết: “Giới tinh hoa là con tin của Putin, hoàn toàn phụ thuộc vào ông ta.
“Và giới tinh hoa không thể âm mưu chống lại Putin không chỉ vì mất đoàn kết, nghi ngờ và bị kiểm soát chặt chẽ mà còn vì nguy cơ mất ổn định trên quy mô lớn.”
Ông giải thích rằng chế độ độc tài của Nga được chấp nhận rộng rãi trên toàn quốc khi người dân bị nhồi nhét tư tưởng tuyên truyền của Điện Cẩm Linh trong nhiều thập niên.
Đối với nhiều người Nga - bao gồm cả giới tinh hoa - ý thức hệ Thế Giới Nga, lối sống của Putin và xã hội do ông tạo ra được coi là chuẩn mực.
Tuy nhiên, nếu không có Putin lãnh đạo, toàn bộ hệ thống có thể sụp đổ chỉ trong vòng vài tháng. Petrov tự tin dự đoán rằng chế độ Nga hiện tại “khó có thể tồn tại lâu hơn người sáng lập ra nó”.
“Nhiều khả năng là chúng ta sẽ phải trải qua một giai đoạn hỗn loạn lúc đầu, với hai cách thoát khỏi tình trạng này”, ông nói.
“Tiến tới một chế độ độc tài mới hoặc một phong trào chậm rãi hướng tới việc khôi phục nền dân chủ.
“Cuộc chiến ở Ukraine, bất kể kết quả thế nào, đến lúc đó sẽ làm giảm khả năng thành công vốn đã thấp của lựa chọn thứ hai.”
Petrov cho biết giới tinh hoa chính trị này liên tục suy yếu kể từ khi sáp nhập Crimea, chủ yếu là do tỷ lệ ủng hộ Putin tăng vọt.
Ông nói: “Một nhà lãnh đạo như Putin, người dựa trực tiếp vào sự ủng hộ của quần chúng thì không cần giới tinh hoa làm trung gian.
“Với sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh toàn diện vào năm 2022, giới tinh hoa, với tư cách là những tác nhân chính trị có tính độc lập nhất định, đã biến mất hoàn toàn.
“Họ trở thành những viên chức cao cấp - những viên chức ở nhiều cấp độ khác nhau, thực hiện chỉ thị từ cấp trên, trở thành những bánh răng trong cỗ máy.
“Chỉ có một số ít quan chức cấp ba và cấp tư rời khỏi hệ thống và đất nước ngay khi chiến tranh bắt đầu.
“ Những người ở lại hiện không có lựa chọn nào khác, họ giống như thủy thủ đoàn của một chiếc tàu ngầm đang lặn sâu dưới nước.”
Nhà lãnh đạo lớn tuổi này sẽ bước sang tuổi 77 khi nhiệm kỳ tổng thống hiện tại của ông kết thúc vào năm 2030.
Nếu Putin từ chức - hoặc qua đời – sẽ có những thay đổi lớn trong Điện Cẩm Linh.
Petrov cho biết: “Tương lai sau thời Putin khó có thể tốt hơn hiện tại trong giai đoạn đầu”.
Trùm mafia Vladimir Putin luôn đóng vai trò là “người phân xử tối cao” đối với những người thân cận và cố gắng duy trì sự cân bằng của quốc gia – là điều mà Petrov cho rằng không ai có thể làm được.
Khi Putin ra đi, những nhà phê bình dày dạn kinh nghiệm của Điện Cẩm Linh cho rằng toàn bộ hệ thống kiểm tra và cân bằng cá nhân mà nhà lãnh đạo này tạo ra sẽ bị phá hủy - đẩy hệ thống vào hỗn loạn.
Putin từ lâu đã tự hào về hình ảnh “người đàn ông mạnh mẽ” của mình - nhưng những thay đổi đáng kể về ngoại hình của ông trong vài năm qua đã làm dấy lên suy đoán rằng ông có thể đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng.
Những lần xuất hiện trước công chúng của ông cho thấy ông thở hổn hển, nói lắp bắp và thậm chí đôi lúc trông có vẻ kiệt sức.
Các chuyên gia và bác sĩ nói với tờ The Sun rằng họ tin chắc rằng sức khỏe của ông đã suy yếu.
Và mặc dù Petrov khẳng định Putin đang kiểm soát được những người thân cận của mình tại Điện Cẩm Linh và vẫn an toàn với tư cách là tổng thống cho đến khi nào ông muốn, ông vẫn cảnh báo rằng Nga sẽ sớm phải chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Putin.
Tên độc tài này đang cho thấy những dấu hiệu đấu tranh để duy trì vị thế là một nhà lãnh đạo quyền lực trong mắt những người bạn chính trị của mình khi ông đã bước sang tuổi 70.
Cựu cố vấn cho biết kinh nghiệm của ông trong Điện Cẩm Linh cho thấy chế độ độc tài đang dần thích nghi để đối phó với độ tuổi ngày càng lớn của Vlad.
Petrov cho biết: “Putin đang già đi, và bất chấp tình trạng sức khỏe của ông, điều mà ông đã đầu tư rất nhiều, ông đang dần không còn là một vị sa hoàng độc đoán như đã từng xảy ra trong giai đoạn 2014 - 2022.
“Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng nước Nga hậu Putin đang dần thay thế nước Nga thời Putin.”
Một thập niên trước, Putin lần đầu tiên khẳng định quyền lực của mình tại Nga và cho thế giới thấy hành vi hung hăng của ông khiến mọi người phải lo sợ khi ông chiếm lại Crimea.
Trong tám năm sau cuộc xâm lược đầu tiên, Putin vẫn tiếp tục thống trị khi ông dần xây dựng kế hoạch tấn công qua biên giới Ukraine và giành lại vùng đất mà ông cho là Nga xứng đáng được hưởng.
Petrov khẳng định rằng trong thời gian làm lãnh đạo Nga, Putin được phép đưa ra quyết định mà không sợ vi phạm lợi ích của các nhóm tinh hoa chính của đất nước.
Nhưng kể từ khi cuộc chiến của ông ở Đông Âu bắt đầu chững lại khi Ukraine dũng cảm đối đầu với tên bạo chúa, Putin đã bị kiểm soát chặt chẽ hơn, giáo sư nói thêm.
Ông cho biết: “Điều này đặc biệt đáng chú ý trong các quyết định về nhân sự, trong một số trường hợp không được đưa ra trong vòng một năm hoặc lâu hơn.
“ Các quyết định về nhân sự gần đây đã được đưa ra theo từng đợt nhằm cân bằng lợi ích của tất cả các gia tộc lớn.”
Petrov cũng phân tích kịch bản ác mộng đối với nước Nga trong trường hợp Putin qua đời mà không có cảnh báo trước - khiến Điện Cẩm Linh phải bối rối.
Điều này sẽ khiến những người đàn ông quyền lực nhất ở Nga phải cạnh tranh để giành vinh dự trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của đất nước - có khả năng gây ra chia rẽ nội bộ về việc ai là người lãnh đạo.
Hiện tại, ông cảm thấy không có ứng cử viên nổi bật nào có thể thay thế Vlad do quyền lực và tầm ảnh hưởng mà ông nắm giữ.
Petrov cho biết: “Trong trường hợp Putin qua đời, không ai có thể ngay lập tức thay thế ông ấy giữ chức vụ sa hoàng hiện tại.
“Có thể cho rằng, giống như năm 1953 sau cái chết của Stalin, một loại liên minh nào đó giữa các nhóm tinh hoa sẽ xuất hiện, trong đó quyền lực của nhà lãnh đạo quá cố sẽ bị phân chia.
“Một cuộc đấu tranh nội bộ giành quyền lực sẽ bắt đầu, trong đó, để tìm kiếm sự ủng hộ trong nước và ngoài nước, nhiều nhân vật cá nhân và tập thể sẽ có những bước đi ủng hộ nhân dân.”
Lựa chọn tiềm năng khác mà những người như Petrov lo sợ hơn là sự trỗi dậy của quân đội lên vị trí lãnh đạo.
“Một kịch bản khác là cuộc đấu tranh của tất cả chống lại tất cả, trong đó những người chiến thắng có thể là những người dựa vào sự hỗ trợ vô điều kiện của một thứ quân đội hết lòng trung thành với mình”
“Ví dụ, nhà lãnh đạo Chechnya, Ramzan Kadyrov, người thực tế có quân đội riêng của mình.”
[The Sun: VLAD'S IRON FIST I was a Kremlin aide – Putin is more powerful than EVER at 72… Russia will collapse & could get WORSE when he dies]
6. Tin tặc bị kết án vì 5.000 cuộc tấn công mạng do Nga hậu thuẫn nhằm vào Ukraine
Một tòa án Ukraine đã kết án hai tin tặc người Ukraine gốc Nga 15 năm tù vì thực hiện hơn 5.000 cuộc tấn công mạng vào Ukraine thay mặt cho Nga. Phát ngôn nhân của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SSU, cho biết như trên hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười.
Cuộc điều tra của SSU đã dẫn đến việc bắt giữ và buộc tội hai người đàn ông không được nêu tên. Họ là những thành viên của nhóm tin tặc Armageddon, được Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB hậu thuẫn. Những tin tặc này đã thực hiện các cuộc tấn công vào các tổ chức và cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Hai người đàn ông này, từng làm việc cho SSU tại Crimea, và đã bắt đầu làm việc cho nhóm tin tặc Nga vào năm 2014, sau khi lãnh thổ này bị tạm chiếm. Họ đã bị kết án vắng mặt trong phiên tòa hôm Thứ Ba, 08 Tháng Mười, vừa qua.
Phát ngôn nhân cho biết một cuộc điều tra trước khi xét xử đã được Cục Điều tra Nhà nước Ukraine tiến hành, với sự hỗ trợ của SSU và các bên khác.
Những tin tặc này được cho là đã gia nhập nhóm tin tặc Nga khi họ đang làm việc tại văn phòng SSU ở Crimea, nơi đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Văn phòng Tổng công tố Ukraine cáo buộc rằng các tin tặc đã thực hiện các cuộc tấn công mạng trong bảy năm kể từ năm 2014 và nhằm mục đích “tạo ra các kênh kỹ thuật ẩn để rò rỉ thông tin, thu thập thông tin mật, đánh cắp mã định danh truy cập và dữ liệu cá nhân”. Văn phòng cho biết hai tên này đặc biệt tấn công vào các nhân viên thực thi pháp luật và quân nhân.
Văn phòng Tổng công tố cũng tuyên bố rằng mục tiêu của tin tặc là phá hoại công việc của Ukraine và “thực hiện các hành động gây ảnh hưởng mạng vì lợi ích của các cơ quan tình báo và đặc biệt của Liên bang Nga”.
Văn phòng cáo buộc rằng, từ Tháng Giêng năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, tin tặc đã tấn công cụ thể vào khả năng phòng thủ của Ukraine và tấn công các hệ thống bảo đảm hoạt động của nền kinh tế và các cơ quan thực thi pháp luật của Ukraine.
SBU cho biết mục tiêu của tin tặc được cho là truy cập dữ liệu của chính phủ bằng cách chiếm quyền điều khiển hệ thống quản lý tài liệu điện tử và các cuộc tấn công của chúng chủ yếu ảnh hưởng đến Bộ Ngoại giao và Bộ Kinh tế Ukraine.
Những tin tặc này bị kết tội phản quốc và can thiệp trái phép vào hoạt động của máy tính điện tử và hệ thống tự động theo hai điều của bộ luật hình sự Ukraine.
Theo tờ Kyiv Post, các thành viên tình báo quân đội Ukraine gần đây đã tiến hành một cuộc tấn công mạng vào Nga để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của Putin vào ngày 7 tháng 10 bằng cách xâm nhập vào hệ thống tài liệu tòa án điện tử của Nga, và đánh sập hơn 100 đài truyền hình cấp liên bang. Cho đến nay, các đài truyền hình Nga đã khôi phục lại được.
[Newsweek: Hackers Sentenced for 5,000 Russian-Backed Cyberattacks Against Ukraine]
7. Nga cáo buộc Ukraine chuẩn bị cuộc tấn công 'hóa học' do NATO hậu thuẫn
Các quan chức Nga đã cáo buộc Ukraine chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học với sự hỗ trợ của liên minh quân sự NATO do Hoa Kỳ đứng đầu, nhằm đổ lỗi cho Mạc Tư Khoa trong bối cảnh cuộc chiến của họ.
Anatoly Antonov, đại sứ Nga tại Washington, tuyên bố hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười, rằng “Chúng tôi có thông tin đáng tin cậy rằng, với sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine có kế hoạch dàn dựng một loạt các hành động khiêu khích chống Nga liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt”.
Antonov cho biết thêm: “Chính quyền Kyiv và những người quản lý đang tiến hành các hoạt động chuẩn bị để chế tạo bằng chứng nhằm cáo buộc Nga vi phạm Công ước về vũ khí hóa học trong các hoạt động chiến đấu”.
Antonov cáo buộc rằng để chuẩn bị cho cuộc tấn công, “các nước NATO đã chuyển giao hơn 70 thiết bị phát hiện và ghi chép hóa chất độc hại tiên tiến cho Ukraine từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2024, bao gồm các máy dò và máy phân tích khí mới nhất”.
Cùng lúc đó, Đại sứ quán Nga cho biết rằng “lực lượng an ninh Ukraine đã được huấn luyện tại cả Ukraine và các trung tâm NATO về các phương pháp làm giả bằng chứng”, trong khi “các nước NATO, một phần thông qua Ban thư ký kỹ thuật của OPCW hay Tổ chức Cấm vũ khí hóa học, đang giúp Ukraine xây dựng 'cơ sở bằng chứng' để tiếp tục cáo buộc Nga vi phạm CWC”.
Newsweek đã liên hệ với NATO, Quân đội Ukraine, Bộ Quốc phòng Ukraine, Bộ Ngoại giao Ukraine và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để xin bình luận.
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga, bắt đầu với việc Putin ra lệnh tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại quốc gia láng giềng vào tháng 2 năm 2022, đã có lịch sử lâu dài về các tuyên bố liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học. Cả Kyiv và Mạc Tư Khoa đều phủ nhận các cáo buộc của đối phương.
Khi được liên hệ để bình luận, OPCW đã nhắc đến Newsweek một tuyên bố do phát ngôn nhân của tổ chức này đưa ra vào tháng 5, trong đó nói rằng ban thư ký của tổ chức này “đã theo dõi tình hình trên lãnh thổ Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra vào tháng 2 năm 2022 liên quan đến các cáo buộc sử dụng hóa chất độc hại làm vũ khí”.
Phát ngôn nhân của OPCW cho biết: “Cả Liên bang Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau và báo cáo những cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học lên Tổ chức”.
Giữa những lời cáo buộc này, OPCW đã thông báo vào tháng 7 rằng nhân viên của họ đã thực hiện “Chuyến thăm hỗ trợ kỹ thuật” theo yêu cầu của Ukraine. Chuyến thăm bao gồm việc chuyển giao 70 máy dò LCD 3.3, được mô tả là “thiết bị cảnh báo tiên tiến cảnh báo các mối đe dọa khí và hơi được phát hiện và xác định ở hoặc dưới mức nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe”, và đào tạo về cách sử dụng các thiết bị này.
Ban thư ký OPCW cũng đã cung cấp các khóa học trực tuyến về “Ứng phó khẩn cấp với các sự việc liên quan đến hóa chất độc hại” từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 và đào tạo về “Lấy mẫu để điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học” vào tháng 6 cho các chuyên gia Ukraine.
Khi Hoa Kỳ và các đồng minh tiếp tục cam kết viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine bất chấp cảnh báo của Mạc Tư Khoa và ủng hộ cáo buộc của Kyiv về việc Nga sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc xung đột, Đại sứ quán Nga đã đưa ra phản đối mới.
Bất kể Nga là quốc gia xâm lược, chà đạp luật pháp quốc tế, Antonov cho biết trong tuyên bố gởi đến Newsweek: “Chúng tôi nhấn mạnh: phương Tây đã tạo ra một bầu không khí vô luật pháp, tiếp thêm sức mạnh cho chế độ Kyiv khi họ tiến hành thực hiện các tội ác quy mô lớn hơn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất độc hại”.
Antonov cho biết các quan chức Nga thường xuyên chia sẻ “thông tin chi tiết” với OPCW và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về “việc Ukraine sử dụng vũ khí hóa học chiến tranh trên quy mô lớn, vi phạm các cam kết của nước này theo Công ước CWC, cũng như các hành động khiêu khích do Kyiv và những người ủng hộ phương Tây dàn dựng để cáo buộc sai sự thật Quân đội Nga về các hành động tương tự”.
“Chúng tôi kêu gọi Washington ngừng tham gia một cách vô liêm sỉ vào các hành động khiêu khích của Kyiv vì mong muốn hão huyền là gây ra 'thất bại chiến lược' cho Nga”, Antonov nói. “Thay vì bảo trợ cho những con rối Ukraine đang quằn quại trong đau đớn, chính quyền Mỹ nên xem xét một cách nghiêm chỉnh những gì đang xảy ra và những rủi ro có thể phát sinh từ “chủ nghĩa khủng bố hóa học” của Ukraine.
Những bình luận này được đưa ra một ngày sau khi Vương quốc Anh ban hành lệnh trừng phạt đối với Lực lượng Phòng vệ Xạ học, Hóa học và Sinh học, gọi tắt là RCB của Nga và chỉ huy của họ, Trung tướng Igor Kirillov, “vì triển khai vũ khí hóa học man rợ ở Ukraine”.
Hai phòng thí nghiệm của Bộ Quốc phòng Nga cũng bị Vương quốc Anh đưa vào danh sách đen “vì hỗ trợ phát triển và triển khai các loại vũ khí vô nhân đạo này để sử dụng ở tiền tuyến”.
Bộ Ngoại giao Anh cho biết trong thông báo hôm Thứ Tư, 09 Tháng Mười, rằng: “Lực lượng Nga đã công khai thừa nhận sử dụng vũ khí hóa học nguy hiểm trên chiến trường, với việc sử dụng rộng rãi các chất chống bạo động và nhiều báo cáo về việc sử dụng chất độc gây ngạt chloropicrin - lần đầu tiên được sử dụng trên các chiến trường trong Thế chiến thứ nhất”.
Đại sứ quán Nga tại Anh đã phủ nhận những cáo buộc này, nói rằng, “Quân đội của chúng tôi không có vũ khí hóa học trong kho vũ khí của họ, điều này đã được xác nhận bởi các cuộc thanh tra quốc tế.” Tuyên bố này cũng cáo buộc Luân Đôn “tìm cách che giấu bằng chứng về việc sử dụng các chất độc hại và tác nhân hóa học bị cấm của lực lượng chính quyền Kyiv.”
Kirillov cũng bác bỏ những tuyên bố này khi tuyên bố hôm thứ Hai rằng kho vũ khí hóa học của quân đội Nga đã bị phá hủy vào năm 2017, điều này đã được OPCW và Hoa Kỳ xác nhận, quốc gia đã tuyên bố loại bỏ kho vũ khí hóa học của mình vào năm ngoái.
Cùng ngày hôm đó, Hội đồng An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB thông báo rằng họ đã tìm thấy “bốn chai chất độc chloropicrin” cùng với một kho vũ khí gần thị trấn Pervomayskoye ở tỉnh Donetsk, một trong bốn vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga sáp nhập trong cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi quốc tế vào tháng 9 năm 2022.
Chloropicrin là một chất được sử dụng rộng rãi cho mục đích nông nghiệp, cũng đã được sử dụng làm vũ khí để sản xuất khí độc có thể gây kích ứng nghiêm trọng cho da, mắt, đường hô hấp và đường tiêu hóa, cũng như nôn mửa và tiêu chảy. OPCW phân loại chloropicrin là chất gây nghẹt thở và việc sử dụng nó trong chiến tranh bị cấm theo Công ước CWC, mà Nga, Ukraine và tất cả các quốc gia thành viên NATO đều là bên ký kết.
Những tuyên bố về việc Nga sử dụng chloropicrin trong chiến tranh có từ ít nhất là cuối năm 2022 khi Hải quân Ukraine cáo buộc lực lượng Nga thả lựu đạn khí dung K-51 có chứa chloropicrin từ máy bay điều khiển từ xa ở miền đông Ukraine. Tính đến thứ Ba, Quân đội Ukraine đã báo cáo “4.228 lần sử dụng đạn dược được trang bị hóa chất nguy hiểm”, bao gồm lựu đạn hơi cay K-51 và RG-Vo.
Vào tháng 5 năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cáo buộc Mạc Tư Khoa sử dụng chloropicrin vi phạm Công ước CWC và ban hành lệnh trừng phạt đối với Lực lượng Phòng vệ RBC của Nga và các thực thể khác.
OPCW đã ghi nhận lời cáo buộc này và lời phủ nhận của Mạc Tư Khoa nhưng cho biết họ vẫn chưa chính thức được yêu cầu hành động trong tuyên bố hồi tháng 5 chia sẻ với Newsweek.
Phát ngôn nhân của OPCW khi đó cho biết: “Chúng tôi nhớ lại rằng, để tiến hành bất kỳ hoạt động nào liên quan đến cáo buộc sử dụng hóa chất độc hại làm vũ khí, Ban thư ký OPCW cần phải chính thức tiếp nhận yêu cầu tiến hành hoạt động đó từ các quốc gia thành viên”.
“Cho đến nay, Ban thư ký vẫn chưa nhận được bất kỳ yêu cầu hành động nào như vậy”, phát ngôn nhân nói thêm. “Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và duy trì sự sẵn sàng triển khai của mình”.
Vào tháng 8, khi quân đội Ukraine tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào tỉnh Kursk của Nga, quyền Thống đốc Kursk Aleksey Smirnov đã thông báo với Putin rằng lực lượng Ukraine đã bắn đạn pháo có chứa “vũ khí hóa học” không xác định, khiến một số cảnh sát và nhà lãnh đạo hội đồng làng bị “đầu độc”.
Tháng trước, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã cùng các đối tác G7 đưa ra tuyên bố chung trong đó bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc nhất về việc Nga sử dụng vũ khí hóa học cũng như các tác nhân kiểm soát bạo loạn như một phương pháp chiến tranh ở Ukraine”.
[Newsweek: Russia Accuses Ukraine of Preparing NATO-Backed 'Chemical' Attack]