Ngày 16-10-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:58 16/10/2019

58. Ai nghĩ mình là người rốt hết hèn hạ, thì họ mới xứng đáng lãnh nhận ân sủng càng cao.

(sách Gương Chúa Giê-su)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")


--------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:13 16/10/2019
38. PHU NHÂN HỎI HỌ

Vợ của quan là họ Ngũ (1), ỷ vào chồng mình là ông huyện nên rất là kiêu ngạo.

Một hôm, một đám bà vợ các thuộc hạ của quan đi ngang qua đường trước mặt bà, bà ta bèn chỉ một người trong đám, khinh miệt hỏi:

- “Mày họ gì ?”

Người phụ nữ ấy cung kính đáp:

- “Họ Lục ”. (2)

Vợ quan rất không bằng lòng, trong lòng nghĩ:

- “Chồng ta làm quan lớn hơn chồng mày, ta họ Ngũ còn mày họ Lục lớn hơn ta à !”

Tiếp theo bà ta lại hỏi thêm một phụ nữ khác:

- “Mày họ gì ?”

Trả lời:

- “Họ Thích ”. (3)

Vợ quan càng không vui, tức khí chạy đến chỗ làm việc của chồng kể tội:

- “Tôi họ Ngũ, chúng nó đều nói họ Sáu, họ Bảy; nếu còn hỏi tiếp thì chúng nhất định phải có họ Tám, họ Chín và họ Mười ! Không phải chúng nó cố tình bò trên đầu tôi hay sao ?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 38:

Có những vị phu nhân ỷ lại vào chức quyền của chồng để tác oai tác quái với người hàng xóm cô thế cùng cực; có những người vợ chỉ biết cậy vào địa vị của chồng để dọa nạt người khác…

Sách Huấn Ca đã chỉ rất rõ cho chúng ta thấy thế nào là người đàn bà xấu như sau:

“Tôi thà ở chung với sư tử hay rắn rết,

còn hơn chung sống với người đàn bà xấu xa.

Lòng độc ác biến đổi người đàn bà;

Mặt y thị tối sầm như mặt gấu.

Chồng thị ngồi ăn với hàng xóm láng giềng

Cứ buộc lòng phải thở than cay đắng.

Mọi gian ác chẳng thấm vào đâu

So với gian ác của người đàn bà;

Thị phải chịu số phận của phường tội lỗi.

Đàn ông trầm lặng sống với đàn bà lắm điều

Chẳng khác chi đôi chân cụ già phải leo lên đồi cát.”
(Hc 25, 16-20)

Người đàn bà chỉ biết đỏng đảnh với chồng thì luôn là người đàn bà hách dịch với hàng xóm, người đàn bà hay khinh thường người khác là người đàn bà không biết kính trọng và dạy dỗ con cái của mình.

Người phụ nữ Ki-tô hữu dù họ mang thân phận nào đi chăng nữa, thì nơi họ cũng luôn tỏa nét sáng đức tin Kitô giáo trong cuộc sống của họ: dịu dàng và từ tâm.

(1) 伍 đọc là “ù” nghĩa là Ngũ, 五 cũng đọc là “ù” nghĩa là năm, đồng âm khác nghĩa.

(2) 陸 đọc là “lu” nghĩa là Lục, 六 cũng đọc là “liu” nghĩa là sáu.

(3) 戚 đọc là “qi” nghĩa là Thích, 七 cũng đọc là “qi” nghĩa là bảy, đồng âm khác nghĩa.



Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Kiên trì cầu nguyện
Lm Đan Vinh
21:57 16/10/2019

Chúa Nhật 29 Thường Niên C
Xh 17,8-13 ; 2Tm 3,14-4,2 ; Lc 18,1-8

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG : Lc 18,1-8

(1) Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí. (2) Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan tòa. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì. (3) Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi”. (4) Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng: “Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa mà cũng chẳng coi ai ra gì. (5) Nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, thì ta bênh vực mụ cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc”. (6) Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó ! (7) Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? (8) Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?”

2.Ý CHÍNH : Tin mừng Lu-ca kể ra dụ ngôn của Đức Giê-su về bà góa và ông quan tòa nhằm dạy các môn đệ: “phải cầu nguyện luôn, không được nản chí”. Một người bất lương như ông quan tòa mà còn phải chịu thua lòng kiên trì nài xin của bà góa nghèo. Phương chi Thiên Chúa là Cha nhân lành lại không mau chóng bênh vực những kẻ hằng kêu xin Người đêm ngày hay sao? Tuy nhiên có nhiều kẻ vì thiếu kiên trì khi gặp phải gian nan thử thách nên đã sớm bị mất đức tin. Vì thế Đức Giê-su đã phải thốt lên lời than phiền như sau: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”.

3.CHÚ THÍCH:

-C 1-3 : +Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn… : Câu dẫn nhập này báo trước ý nghĩa của dụ ngôn : Đức Giê-su muốn nhấn mạnh đến thái độ kiên trì và liên lỉ cầu nguyện để chuẩn bị cho ngày Người tái lâm. +Trong thành kia có một ông quan tòa : Ông này bị coi là bất lương vì ông chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng nể nang người đời. Những quan tòa như thế có nhiều trong dân Ít-ra-en và nhiều lần đã bị các Ngôn sứ lên án (x. Is 1,23; Gr 5,28; Am 5,7). +Trong thành đó cũng có một bà góa : Bà góa là một mẫu người nghèo thường được đề cập tới trong Thánh kinh. Các bà không có chồng bảo vệ nên dễ bị kẻ xấu chèn ép bóc lột. +“Xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi” : Bà góa này xin quan tòa giúp minh oan trước kẻ đang kiện cáo mình.
-C 4-5 : +Một thời gian khá lâu, ông không chịu… : Lúc đầu ông quan tòa hành động vì ích kỷ, nhưng cuối cùng ông cũng đành phải chịu thua lòng kiên trì của bà góa nghèo để đứng ra bênh vực bà, hầu tránh khỏi bị bà quấy rầy mãi.
-C 6-8 : +Rồi Chúa nói : Lu-ca nêu tước hiệu “Chúa” 20 lần trong các bài tường thuật. Qua đó ông muốn người đọc lưu ý đến vương quyền mầu nhiệm của Đức Giê-su. +“Anh em nghe quan tòa bất chính ấy nói đó: Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn…” : Mục đích so sánh Thiên Chúa với quan tòa bất chính là để làm nổi bật sự tương phản giữa lối hành xử bất lương của viên quan tòa với lòng nhân từ vô biên của Thiên Chúa. Một con người ngang ngược ích kỷ vô tín mà còn biết bênh đỡ người yếu thế để tránh khỏi bị quấy rầy như vậy, phương chi Thiên Chúa nhân từ lại có thể nhẫn tâm từ chối lời cầu xin của những kẻ đầy lòng cậy tin vào Ngài hay sao? +Dù Người có trì hoãn : Chắc chắn Chúa sẽ can thiệp, nhưng theo cách thức của Người. Mỗi khi cầu xin mà chờ lâu vẫn không được như ý, chúng ta hãy nhớ lại trường hợp Đức Giê-su trong vườn cây Dầu: đã cầu xin Chúa Cha cho khỏi uống chén đắng và không được Cha chấp thuận, nhưng nhờ vậy mà loài người chúng ta mới được cứu độ nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Người. Trong thực tế, có nhiều điều chúng ta cố nài xin Chúa ban, vì tưởng điều đó tốt cho mình, nhưng thực ra nó lại có hại cho phần rỗi đời đời của ta. Nên vì thương ta mà Chúa đã không ban theo ý ta xin, như lời Đức Giê-su : ”Có ngừoi cha nào đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ?….”. Trật tự thế giới này sẽ ra sao nếu các ước muốn ngông cuồng của mọi người đều được Chúa ban như ý tất cả ? +Người sẽ mau chóng bênh vực họ : Ở đây cũng như ở nhiều nơi khác (x. Mt 9,1; 13,30). Đức Giê-su cho biết đến “ngày của Con Người”, những kẻ được tuyển chọn sẽ được Chúa ra tay bênh vực (x. Lc 17,22-37). +Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? : Trong cơn thử thách, những kẻ được tuyển chọn cũng vẫn có thể trở thành vô tín nếu không có sự kiên trì (x. Mc 13,20-22). Vì thế Đức Giê-su khuyên các môn đệ phải tránh lối sống buông thả, nhưng luôn kiên trì cầu nguyện, giống như bà góa trong dụ ngôn đã vững tâm cầu xin trước sự thờ ơ của quan tòa bất lương. Trong thời gian dài từ khi Đức Ki-tô về trời đến khi Người lại đến vào ngày tận thế, các tín hữu phải “tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36).

4.CÂU HỎI :

1)Câu nào trong Tin mừng cho thấy bài học Đức Giê-su muốn dạy môn đệ về sự tin tưởng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa ?
2)Phải giải thích thế nào nếu Thiên Chúa trì hõan không nhận lời cầu xin xem ra chính đáng của chúng ta ?
3)Câu nào cho thấy vào ngày tận thế nhiều người có thể mất đức tin vì đã không kiên trì cầu nguyện khi gặp gian nan thử thách ?
4)Chúa đã hứa :"Hãy xin sẽ được…", vậy tại sao tôi cầu xin hoài mà vẫn không được Chúa ban ơn như ý của mình ?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1.LỜI CHÚA: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng đến kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ?” (Lc 18,7).

2.CÂU CHUYỆN :

1) KIÊN TRÌ CẦU XIN SẼ ĐƯỢC CHẤP NHẬN:

Một nhân viên bưu điện phi ngựa tới một ngôi nhà cửa đóng kín để phát thư. Ông gõ cửa nhưng không thấy ai ra mở cả. Ông biết trong nhà có người, vì đã thấy bóng họ thấp thóang qua khung cửa sổ. Do đó, ông vừa la lớn vừa đập mạnh vào cánh cửa. Sau khi ông đập cửa tới 5 lần thì một lỗ nhỏ trên cánh cửa được mở ra và có tiếng người trong nhà hỏi: “Ông muốn gì ?”. Ông trả lời: “Muốn gì ư ? Tôi đã kêu cửa mấy phút rồi mà không thấy ai ra mở cửa để lấy thư cả !” Bấy giờ người trong nhà mới vặn chốt mở rộng cửa ra và giải thích như sau: “Xin ông thông cảm cho. Mỗi ngày chúng tôi phải chịu đựng lũ trẻ hàng xóm đến phá quấy. Chúng cứ tới đập cửa ầm ầm, rồi khi chúng tôi ra mở thì lại chẳng thấy ai cả. Khi nãy lúc đầu chúng tôi cứ tưởng là lũ trẻ đến phá rối như mọi khi, nên không ra mở cửa. Nhưng về sau thấy cửa cứ bị đập hòai, nên chúng tôi biết là có khách đến thăm thực sự”.

2) LỜI CẦU XIN ỨNG NGHIỆM SAU NHIỀU NĂM :

Tạp chí Hướng Đạo có đăng một câu chuyện thú vị về một cô giáo trẻ. Câu chuyện được tóm tắt như sau: Cô giáo Me-ri được điều về dạy ở một trường nọ. Trong lớp cô phụ trách có một học sinh ngỗ nghịch tên là Bill. Em này thường gây cho cô giáo trẻ sự bực bội và làm cho lớp học thành một nơi bát nháo vô trật tự. Một buổi sáng kia, cô Me-ri đến lớp sớm hơn và ngồi ở bàn của thầy giáo hí hoáy viết tốc ký lên một trang giấy, thì bất ngờ Bill xuất hiện. Cậu bé tiến lại gần bàn cô giáo và nói: “Cô đang viết gì vậy?” Me-ri đáp: “Cô viết lời cầu nguyện với Chúa đó”. Bill chế giễu: “Chúa có thể đọc được chữ tốc ký hay sao?” Me-ri đáp: “Người có thể làm được mọi sự. Ngay cả việc nhậm lời cầu xin này của cô!”. Nói xong, cô để mảnh giấy kia vào trong cuốn Kinh thánh, và quay lên viết bài học trên bảng cho cả lớp. Lợi dụng lúc cô giáo loay hoay viết, Bill đã lén lấy cắp mảnh giấy có ghi lời cầu nguyện của cô giáo và bỏ vào trong cuốn tập của cậu. Hai mươi năm sau, Bill đã trở thành giám đốc của một công ty lớn. Một hôm ông ta lục tìm một đồ vật cũ để trên gác xép ngôi nhà xưa của cha mẹ ông. Bill tình cờ cầm lên một cuốn sổ ghi bài học thuở nhỏ và đột nhiên thấy một mảnh giấy vàng ố rơi xuống sàn. Đó là mẩu giấy có ghi chữ tốc ký. Bill không hiểu nội dung những dòng chữ ấy. Ông gấp tờ giấy kia lại, mang đến văn phòng nhờ cô thư ký đọc giúp. Cô ta đã viết lời dịch vào một tờ giấy khác và đưa cho Bill. Ông nhận ra đó là lời cầu nguyện của cô giáo Me-ri năm xưa, nội dung lời cầu ấy như sau: “Lạy Chúa, xin đừng để con bị thất bại trong nghề giáo của con. Con không thể làm cho lớp con đang dạy vào khuôn khổ kỷ luật được, vì có một cậu học trò tên là Bill hay phá bĩnh. Xin Chúa hãy uốn nắn tâm hồn cậu bé này. Vì theo con nhận xét: Cậu bé ấy có thể trở thành một người hoặc rất tốt hoặc rất xấu sau này”. Câu cuối cùng như một nhát búa nện vào đầu Bill, bắt ông phải suy nghĩ. Thật ra chỉ vài giờ trước đó, Bill có dự tính lao vào một vụ làm ăn buôn lậu, hy vọng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Ông cầm tờ giấy kia lên gấp lại cho vào chiếc ví để trong túi quần. Rồi trong suốt tuần kế tiếp, mỗi khi có dịp là ông lại lôi tờ giấy kia ra đọc đi đọc lại nhiều lần. Cuối cùng thì lời cầu nguyện của cô giáo được viết trước đó hai mươi năm đã phát huy tác dụng và làm thay đổi ý định buôn lậu của Bill. Mấy tuần sau, khi có dịp ngang qua nhà cô giáo cũ, ông đã tìm đến thăm cô và kể cho cô nghe về lời cầu nguyện của cô cách đây 20 năm đã có sức mạnh làm thay đổi cuộc đời hiện tại của ông ra sao.

3) CHÚA CÓ NHIỀU CÁCH ĐỂ THI ÂN :

Một bà cụ quê mùa nhưng rất có lòng đạo đức. Nhà bà quá nghèo phải ăn đong từng bữa. Một hôm trong hũ gạo nhà bà chẳng còn hạt gạo nào, nhưng bà không biết phải lo liệu cách nào. Bà đứng trước bàn thờ thành tâm cầu xin Chúa ban cho gia đình bà có lương thực hằng ngày. Một chàng thanh niên vô tín nhà kế bên nghe thấy bà cầu nguyện như thế, liền lấy một bịch gạo quẳng sang bếp nhà bà. Khi vừa trông thấy bịch gạo, bà liền dâng lời tạ ơn Chúa đã mau đáp lời bà cầu xin. Thấy vậy, chàng thanh niên liền nói vọng sang: “Bà ơi, không phải Chúa ban cho bà đâu, bịch gạo đó là của cháu đấy. Chẳng có Chúa nào đã ban gạo cho bà đâu”. Nghe vậy, bà cụ lại ngước mắt lên trời nguyện rằng: “Lạy Chúa, con cám ơn Chúa đã xui khiến anh chàng Giu-đa này đem gạo đến cho con. Chúa có nhiều cách để thi ân cho con. Con xin tạ ơn Chúa.”

4) CHÚA KHÔNG TRỰC TIẾP NHƯNG THƯỜNG BAN ƠN QUA TRUNG GIAN :

Một lá thư được viết nguệch ngoạc của một đứa trẻ gởi vào bưu điện, và địa chỉ người nhận là Chúa. Nhân viên bưu điện lấy làm lạ liền mở thư ra đọc. Trong thư viết rằng: "Lạy Chúa. Con tên là Tommy, được sáu tuổi. Ba con đã chết cách đây mấy năm và mẹ con phải chịu vất vả cực khổ để nuôi sáu anh em con. Xin Chúa cho mẹ con số tiền 300 đồng để làm vốn bán hàng nhé”.
Đọc thư xong, anh nhân viên bưu điện rất xúc động và dưa cho các bạn đồng nghiệp cùng xem. Rồi họ quyết định quyên góp để giúp đỡ cho gia đình cậu bé. Số tiền tổng cộng được 100 đồng được gởi tới địa chỉ của người gửi là nhà cậu bé Tommy.
Vài tuần sau, nhân viên bưu điện lại nhận được lá thư thứ hai. Họ cũng mở ra đọc bà thấy thư viết như sau: "Lần tới, Chúa có thể gởi trực tiếp cho gia đình con không? Vì gởi qua bưu điện, họ đã giữ lại của chúng con mất 200 đồng!"
Nghe xong câu chuyện, chúng ta phải bật cười vì sự ngây ngô của cậu bé, nhưng chúng ta cũng cảm thấy hổ thẹn vì xem ra mình cũng giống như cậu bé nói trên: Chúng ta thường muốn phải Chúa lập tức đáp lại lời cầu xin của chúng ta. Nếu Người chậm đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đủ yêu cầu, thì chúng ta cảm thấy khó chịu, và cũng quên nói lời cám tạ ơn Người.

3.SUY NIỆM:

Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện để được Chúa ban ơn cứu độ. Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyên và phải cầu nguyện thế nào?

1. Mấy thái độ cầu nguyện?:

Trong một vụ động đất lớn khiến nhiều nhà cửa trong thành phố bị sụp đổ. Có ba người bị kẹt trong văn phòng một tòa nhà của một công ty xây dựng. Bấy giờ văn phòng bị tối thui vì cúp điện và cũng do một khối bê-tông lớn từ tầng trên rơi xuống chắn ngang cửa sổ và cửa ra vào văn phòng. Trước tình huống này, người thứ nhất là trưởng phòng không có đức tin và không đến nhà thờ từ lâu. Ông ta bực tức không ngừng chửi rủa viên kỹ sư thiết kế và là chủ thi công công trình tòa nhà này đã không chịu gia cố thêm sắt thép khi xây dựng chân móng và đà cột, khiến tòa nhà dễ bị sụp đổ khi có động đất mạnh. Anh thứ hai là nhân viên vệ sinh của công ty có lòng đạo đức bình dân, khi bị kẹt trong văn phòng liền quỳ gối lần chuỗi kinh mân côi thật sốt sắng để xin Đức Mẹ thương ra tay cứu giúp. Anh thứ ba là nhân viên bảo trì máy móc của công ty là người có đức tin trưởng thành đã bình tĩnh khi gặp sự cố. Anh ta âm thầm đối thoại cầu xin Chúa như sau: “Lay Chúa, Chúa muốn con làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh này?” Sau đó anh lấy ra búa và đục trong giỏ đồ nghề luôn mang theo và bắt đầu đục phá khối bê-tông bít lối ra vào kia. Cứ sau một lúc làm việc, anh dừng tay nghỉ mệt và lại thầm thĩ thưa chuyện với Chúa: "Lạy Chúa, xin giúp con đủ sức đục bể khối bê-tông này để cả ba người chúng con sớm thoát được ra bên ngoài". Cuối cùng anh ta đã phá được một mảng lớn bê-tông và cả ba người đã chui được ra ngoài an toàn.
2. Tại sao phải cầu nguyện ?

Câu chuyện trên cho thấy thái độ cầu nguyện của ba hạng người: người thứ nhất do mất đức tin, cho rằng cầu nguyện vừa mất thời giờ lại vừa vô ích, nên không cầu nguyện khi gặp khó khăn. Anh ta chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh và tha nhân, mà không tích cực giải quyết vấn đề. Người thứ hai có đức tin thụ động: Khi gặp sự cố chỉ biết khoanh tay đọc kinh để cầu xin phép lạ, thay vì chủ động giải quyết vấn đề. Có lẽ đại đa số các tín hữu chúng ta vẫn đang có lối cầu nguyện thụ động này, nhất là khi chúng ta cầu xin cho người khác. Người thứ ba có đức tin tích cực chủ động: tuy tin vào quyền năng của Chúa, nhưng đồng thời cũng ý thức cần phải sử dụng các phương tiện Chúa ban để chủ động giải quyết sự cố kèm theo việc xin Chúa ban ơn trợ giúp. Đây là cách cầu nguyện đúng đắn nhất và đẹp lòng Chúa hơn cả mà các tin hữu chúng ta hôm nay cần áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.

3. Ích lợi của sự cầu nguyện?

-Hiệu quả của cầu nguyện : Cầu nguyện sẽ giúp các tín hữu thêm lòng mến Chúa yêu người và tâm hồn sẽ được bình an hạnh phúc như có người đã nói : « Hoa trái của cầu nguyện là đức tin ; Hoa trái của đức tin là tình yêu ; Hoa trái của tình yêu là phục vụ ; Và hoa trái của phục vụ là tâm hồn an bình hạnh phúc ».
-Không nên đòi hiệu quả tức thời: Khi cầu nguyện, chúng ta tin chắc Chúa sẽ đáp lời cầu xin của chúng ta. Nhưng Ngài không ban ngay theo ý ta, mà sẽ ban vào thời gian thích hợp và ban những gì có lợi nhất cho phần rỗi đời đời của chúng ta.

4. Phải cầu nguyện thế nào để được Chúa chấp nhận?

-Cần cầu xin với sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần: như lời Thánh Phao-lô: "Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thần Khí sẽ cầu thay nguyện giúp cho chúng ta… theo đúng thánh ý Thiên Chúa” (Rm 8,26-27).
-Cần kiên trì cầu nguyện: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su đã dạy các môn đệ: "Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí" (Lc 18,1). Người muốn các tín hữu kiên trì cầu nguyện noi gương ông Mô-sê xưa đã quì giang tay suốt cả ngày để xin Chúa cho quân Ít-ra-en được thắng trận (Bài đọc 1); Hay như bà goá bị kiện cáo oan ức đã kiên trì xin viên quan toà “không tin Chúa mà cũng chẳng kiêng nể người đời”, để nhờ ông ta minh oan. Nhờ sự kiên trì mà cuối cùng bà góa này đã được quan tòa minh oan (Bài Tin Mừng). Mỗi người chúng ta cũng phải kiên trì cầu nguyện, cả những lúc xem ra Chúa im lặng không đáp ứng các yêu cầu chính đáng của chúng ta, như trường hợp một người đàn bà Ca-na-an kiên trì cầu xin Chúa chữa cho đứa con gái khỏi bị quỷ ám, (x Mt 15,21-28). Cầu xin với sự xác tín và cậy trông phó thác vào quyền năng và tình thương của Chúa thì sẽ được chấp nhận, như lời Đức Giê-su: “Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không bênh vực những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người, dù Người có trì hoãn ? Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng bênh vực họ” (Lc 18,7-8a).
-Cần kèm theo lễ vật hy sinh: Để lời cầu xin xứng đáng được Chúa chấp nhận, chúng ta cần kèm theo lễ vật, như dân Do thái xưa thời Cựu Ước đã dâng chiên bò làm lễ vật toàn thiêu lên Đức Chúa; Hoặc hai ông bà Giu-se Ma-ri-a đã dâng Hài Nhi Giê-su cho Thiên Chúa và chuộc lại bằng một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu con như Luật dạy (x Lc 2,23-24). Hoặc các đạo sĩ đến thăm Hài Nhi Cứu Thế, đã sấp mình bái lạy kèm theo dâng tiến Chúa lễ vật là vàng, nhũ hương và mộc dược (x Mt 2,11).
Nếu quá nghèo không thể mua sắm lễ vật, chúng ta vẫn có thể dâng lễ vật thiêng liêng là lời cầu nguyện chân thành, các việc hy sinh hãm mình đền tội và việc bác ái khiêm nhường phục vụ tha nhân, nhất là phục vụ những người nghèo khổ bất hạnh.

TÓM LẠI : Cầu nguyện không phải là cầu xin cách vụ lợi cho chúng ta, cũng không phải là nêu ra những nhu cầu để xin Chúa ban theo ý ta muốn mà không cần phải cố gắng thực hiện, nhưng là thưa chuyện với Thiên Chúa, xin Ngài giúp chúng ta vâng theo thánh ý Ngài, noi gương Đức Giê-su trước cuộc khổ nạn: “Cha ơi! Nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Tuy nhiên vì biết loài người vốn yếu đuối dễ bị nản chí thất vọng buông xuôi, nên Đức Giê-su đã cảnh báo: "Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng ?” (Lc 18,8)
.
4.THẢO LUẬN:

1)Bạn cần đọc kinh dự lễ như thế nào để tránh bị lo ra chia trí và để lời cầu nguyện của bạn xứng đáng được Chúa chấp nhận ?
2)Ngoài việc đọc kinh dự lễ, bạn cần làm gì để biến đời bạn trở thành một lời cầu nguyện liên lỉ ?

5.NGUYỆN CẦU

Lạy Chúa Giê-su. Điều làm cho Chúa đau lòng là có nhiều người đã bị mất đức tin, trong đó có thể có cả con nữa. Nhiều lúc chính con đã không tin vào hiệu lực của lời cầu xin : Khi gặp khổ đau hoạn nạn, con thường than thân trách phận, mà không biết mở miệng cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp. Cũng có những lúc con chỉ cậy vào sức riêng mình, dựa vào sức mạnh của tiền bạc hay thế lực của những kẻ đang nắm giữ chức quyền… mà không biết cậy dựa vào ơn của Chúa. Nhiều lúc con cảm thấy chán nản và thất vọng khi cầu xin mãi mà vẫn không được Chúa ban theo ý con xin. Xin giúp con biết kiên trì cầu nguyện và đừng bao giờ nản chí. Xin cho con ý thức rằng: Những ai tin cậy vào quyền năng và tình thương của Chúa, sẽ không bao giờ phải thất vọng hổ ngươi.
X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON


 
Truyền giáo trong thế giới hôm nay
Lm Đan Vinh
22:02 16/10/2019
CN TRUYỀN GIÁO – CN 29 TN C
Mt 28,16-20.

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Mt 28,16-20.

(16) Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. (18) Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (20) Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.

2.Ý CHÍNH:

Trong bài Tin mừng của thánh Mát-thêu hôm nay, Đức Giê-su Phục Sinh hẹn các Tông đồ đến một ngọn núi tại miền Ga-li-lê. Ở đó sau khi tuyên bố được Chúa Cha trao toàn quyền trên trời dưới đất, Chúa Phục Sinh đã chỉ thị cho các Tông đồ đi khắp thế gian thâu nạp môn đồ cho Người, làm phép rửa cho họ “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Người cũng hứa sẽ ở cùng các ông mọi ngày cho đến tận thế.

3.CHÚ THÍCH:

-C 16-17: + Mười một môn đệ: Đây là Nhóm Mười Hai, nhưng thiếu Giu-đa, kẻ phản bội, và lúc đó Mát-thi-a chưa được bổ sung vào danh sách để thế chỗ Giu-đa (x. Cv 1,15-26). Nhóm này là Tông Đồ Đoàn được trao quyền lãnh đạo Hội Thánh. Còn về Giu-đa Ít-ca-ri-ốt: khi thấy Thầy Giê-su sắp bị kết án tử hình, anh ta đã hối hận, liền đem ba mươi quan tiền trả lại cho các đầu mục Do thái nhưng bị từ chối. Giu-đa thất vọng ném tiền vào gian cung thánh Đền thờ rồi đi thắt cổ tự tử (x. Mt 27,3-5). + Đi tới miền Ga-li-lê: Tức là đến miền đất dân ngoại theo chỉ thị của Chúa Phục Sinh, qua bà Ma-ri-a Mác-đa-la (x. Mt 28,10), và cũng để noi gương Đức Giê-su đã khởi đầu rao giảng Tin Mừng Nước Trời tại xứ Ga-li-lê (x. Mt 4,12-17), + Đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến: Ngày nay người ta không thể xác định đây là núi nào. Nhưng có lẽ Mát-thêu chỉ muốn nói đến ngọn núi với ý nghĩa tượng trưng: Núi là nơi Thiên Chúa gặp gỡ và mặc khải cho loài người. Chẳng hạn : Đức Chúa đã trao Thập Giới cho Mô-sê trên núi Khô-rép (x. Xh 24,13.15.18). Đức Giê-su cũng đã công bố Hiến Chương Nước Trời hay Tám Mối Phúc Thật trên núi, gọi là “Bài Giảng Trên Núi” (x. Mt 5,1-7,27). +Thấy Người, các ông bái lạy: Sau nhiều lần hiện ra để củng cố niềm tin cho môn đệ, trước khi về trời Chúa Phục Sinh đã hiện ra để trao cho các ông sứ mệnh loan Tin mừng đi khắp thế gian. Cử chỉ bái lạy nói lên các ông đã tin Chúa Giê-su là “Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa”. + Nhưng có mấy ông lại hoài nghi: Câu này xem ra mâu thuẫn với thái độ bái lạy vừa nói. Thực ra, hoài nghi là thái độ phải xảy ra nơi các môn đệ trước khi các ông đạt được đức tin hoàn hảo. Chắc là Mát-thêu muốn nói đến sự hoài nghi đã xảy ra trước đó mà ngài chưa lần nào đề cập đến. Như vậy đây chỉ là một sự trục trặc về lối hành văn, chứ không mâu thuẫn về mặt tư tưởng. Ngoài ra cũng có người cho rằng: Vì đây là cuộc hiện ra để “trao sứ mệnh” cho Nhóm Mười Một đại diện Hội Thánh, nên sự hoài nghi ở đây ám chỉ sự hòai nghi nói chung của Hội Thánh xưa nay: Mầu nhiệm Phục Sinh tuy là một sự thật hiển nhiên, nhưng bao giờ cũng vẫn có kẻ còn hoài nghi.
-C 18-19: +Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất: Lúc khởi đầu sứ mệnh, cũng trên núi cao, Đức Giê-su đã từ chối quyền hành trên các nước thế gian do Xa-tan hứa ban (x. Mt 4,8-10). Nhưng giờ đây Người tuyên bố đã được Thiên Chúa trao toàn quyền trên trời dưới đất, ứng nghiệm lời tuyên sấm của Ngôn sứ Đa-ni-en về sứ mệnh của Con Người như sau: “Đấng Lão Thành trao cho Người quyền thống trị, vinh quang và vương vị; Muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; Vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong, khác hẳn với mọi vương quốc. Nó sẽ ăn hết toàn cõi đất, sẽ dẫm nát và nghiền tan” (Đn 7,14). + Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ: Hội Thánh phải dùng quyền Đức Giê-su ban để nhân danh Người mà làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người. Trước hết là dân Do Thái (x. Mt 10,5-6), rồi đến mọi dân nước trên thế giới (x. Mt 8,11). +Làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Để người ta trở nên môn đệ Đức Giê-su, các Tông đồ phải làm phép rửa tái sinh họ bằng nước và Thần Khí (x. Ga 3,3.5). Phép rửa được cử hành nhân danh Chúa Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (x. Mt 28,19).
-C 28,20: +Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em: Sứ mệnh các Tông đồ gồm cả quyền dạy dỗ các tín hữu cho tới khi Hội Thánh đạt tới tình trạng viên mãn (x. Ep 1,23).+Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế: Chúa Phục Sinh hứa sẽ luôn ở trong Hội Thánh cho đến ngày tận thế nhờ Chúa Thánh Thần và qua các vị mục tử, để giúp Hội Thánh chu toàn sứ mệnh “được sai đi”. Qua đó Đức Giê-su chứng tỏ là “Đấng Em-ma-nu-en: Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1,23).
4.CÂU HỎI: 1)Tại sao chỉ có mười một Tông đồ hiện diện lúc Chúa lên trời? 2)Số phận của Giu-đa Ít-ca-ri-ốt thế nào sau khi phạm tội phản nộp Thầy? 3)Tại sao Chúa Phục Sinh truyền cho các Tông đồ trở về Ga-li-lê? 4)Ngọn núi Chúa truyền cho các Tông đồ đến là núi nào? 5) Mấy kẻ còn hoài nghi gồm những ai và họ hoài nghi điều gì? 6) Đức Giê-su đã từ chối quyền hành trên các nước thế gian do Xa-tan hứa ban vào lúc nào? 7) Đức Giê-su đã được ai trao toàn quyền trên trời dưới đất, ứng nghiệm sấm ngôn của vị Ngôn sứ nào và nội dung lời sấm đó thế nào? 8) Sau khi thâu nạp môn đệ, Hội Thánh phải tiếp tục làm gì cho họ? 9) Làm thế nào để loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu cho lương dân hôm nay?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.

2. CÂU CHUYỆN: THÁNH TÊ-RÊ-XA HÀI ĐỒNG TRUYỀN GIÁO BẰNG CẦU NGUYỆN:

Tê-rê-xa sinh ngày 02 tháng 01 năm 1873 tại Alecon, Normandie, Pháp. “Tê-rê-xa Hài Ðồng Giê-su” là tên nhận khi khấn Dòng. Tê-rê-xa mồ côi mẹ từ năm bốn tuổi, được cha là ông Louis Martin săn sóc và giáo dục chu đáo. Dù ở tuổi vị thành niên chưa được phép tu Dòng, nhưng Tê-rê-xa năm 15 tuổi đã được Ðức Giáo Hoàng Lêô 13 đặc cách cho vào tu trong Dòng kín Carmêlô thành Lisieux, nước Pháp.
Tê-rê-xa chỉ là một nữ tu hèn mọn quanh năm suốt tháng đóng khung trong bốn bức tường tu kín cho đến khi lìa trần ngày 30-9-1897 và thời gian tu mới được 9 năm. Vậy mà chỉ 28 năm sau, năm 1925, Tê-rê-xa đã được Ðức Giáo Hoàng Piô XI tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Hai năm sau, lại được đặt làm Quan Thày các Nhà Truyền Giáo và các Xứ Truyền Giáo, cùng với thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê. Gần đây Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II còn nâng Tê-rê-xa lên hàng Tiến Sĩ Hội Thánh vào năm 1997.
Thánh nữ Tê-rê-xa Hài Ðồng Giê-su chỉ là một thiếu nữ hèn mọn, không lập được thành tích gì nổi bật. Nhưng “đằng sau những việc nhỏ bé ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”: Yêu mến Chúa, rồi từ Chúa, yêu thương các nhà truyền giáo và các xứ truyền giáo. Làm việc truyền giáo bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh hãm mình giống như “những bông hồng nhỏ” dâng lên Chúa Hài Ðồng để cầu xin cho lương dân sớm được ơn nhận biết Chúa.
Thánh Tê-rê-xa Hài Ðồng Giê-su, Tiến Sĩ Hội Thánh, Bổn Mạng các Xứ Truyền Giáo chính là tấm gương sáng cho giới trẻ về cách truyền giáo cho con người thời đại hôm nay. Đó là truyền giáo bằng một cuộc sống tin yêu như “Con thơ phó thác” trong tay Chúa quan phòng.

3. THẢO LUẬN:
Theo các cách truyền giáo của thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê, thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su, thánh nữ Tê-rê-xa Can-quýt-ta… Bạn thích cách truyền giáo của vị thánh nào nhất? Tại sao?

4. SUY NIỆM:

1) SỨ VỤ TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG:

a) Chúa Giê-su đã truyền cho các môn đệ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Đây là một sứ vụ đẹp lòng Thiên Chúa như ngôn sứ I-sai-a đã thốt lên: "Đẹp thay, những bước chân đi truyền rao Tin Mừng ơn cứu độ". Thánh Phao-lô Tông đồ dân ngoại cũng viết: “Làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin ? Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe ? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng ? Làm sao rao giảng, nếu không được sai đi ?” (Rm 10,14-15). Nơi khác, ngài còn khẳng định : “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16).
b) Các tông đồ phải rao truyền mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Giê-su: Người là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa, đã từ trời xuống thế làm người, để dạy đường lên trời cho nhân loại là ”Qua đau khổ vào trong vinh quang”. Tông đồ Phao-lô cũng viết: “Trước hết, tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là : Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như Lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như Lời Kinh Thánh” (1 Cr 15,3-4).

2) PHẢI TRUYỀN GIẢNG TIN MỪNG THEO CÁCH NÀO ?:

a) Cách truyền giảng của thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su:
- Thánh nữ Tê-rê-xa đã truyền giáo bằng lời cầu nguyện và các việc bác ái hãm mình: Tê-rê-xa không giảng bằng lời nói nhưng bằng lòng ước ao của một con tim cháy lửa yêu mến Chúa, bằng cách làm các việc bổn phận thường ngày bằng một cách thức phi thường, nghĩa là nhằm để làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn.
- Mỗi người chúng ta hôm nay cần noi gương thánh Tê-rê-xa: năng dâng những lời nguyện tắt kèm theo nhưng việc bác ái hãm mình để cầu cho việc truyền giáo: “Lạy Chúa, con xin làm việc hãm mình này để cầu cho một người lương sớm nhận biết tin yêu Chúa và hy vọng sẽ được hưởng ơn cứu độ của Chúa giống như con”.

b) Cách truyền giảng của Mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta:
- Thánh TÊ-RÊ-XA CAN-QUÝT-TA đã âm thầm loan báo Tin Mừng bằng những cử chỉ nhân ái với những người bệnh tật cùng khổ và bị bỏ rơi. Mẹ đã đi nhiều nơi trên thế giới để thành lập nhiều cộng đoàn tu viện theo lý tưởng thừa sai bác ái của Mẹ, lập ra nhiều nhà mở để tiếp đón các bệnh nhân gần chết đang bị bỏ rơi, không phân biệt tôn giáo mầu da tiếng nói… Việc bác ái từ thiện của Mẹ đã đánh động lương tâm của nhiều người trên thế giới, để cùng xây dựng Trời Mới Đất Mới. không còn đau khổ bệnh tật thù hận chết chóc…
- Mỗi người chúng ta hôm nay cũng phải thể hiện lòng bác ái yêu thương ngay trong gia đình ruột thịt, khu xóm, xứ đạo và môi trường xã hội chung quanh. Không nhất thiết phải làm những việc lớn lao tốn phí nhiều tiền bạc, mà chỉ cần làm những việc nhỏ bé vừa tầm tay của mình như ân cần thăm hỏi, chia sẻ giúp đỡ vật chất tinh thần, phục vụ những người cụ thể bằng những gì mình đang có, hợp tác với những người thiện chí dù khác biệt về chính kiến, tôn giáo… để xây dựng thế giới mới an lành hạnh phúc.

c) Cách truyền giảng của thánh Phan-xi-cô Xaviê:

- Thánh PHAN-XI-CÔ XA-VI-Ê đi truyền giáo ở vùng Đông Á bên Ấn Độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Đã rửa tội cho hàng trăm ngàn tân tòng và gầy dựng nhiều cộng đoàn tín hữu khắp nơi. Cuối cùng ngài đã đến đảo Thượng Xuyên Trung quốc. Tại đây ngài ngã bệnh và qua đời ngày 3.12.1552, được phong thánh và được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo. Ngài là vị truyền giáo vĩ đại cho cuộc truyền giáo thời mới: Ngài hòa nhập vào dân mà ngài muốn mang Tin Mừng đến ; sống nghèo với những người lao động. Ngài hoạt động thật năng nổ cho cuộc truyền đạo và kích thích được tinh thần này ở Âu Châu. Hàng nghìn người đã theo gương ngài để mang Tin Mừng đi muôn phương.
- Mỗi người chúng ta hôm nay cần trang bị cho mình vốn liếng Lời Chúa, nhờ Lời Chúa soi dẫn, chúng ta sẽ đi đến các vùng sâu vùng xa của đồng bào dân tộc, đến với các trại nuôi người già, trại cùi, cô nhi viện, v.v… để thi hành sứ vụ loan Tin Mừng của Chúa, noi gương thánh Phan-xi-cô Xa-vi-ê.
d) Cách truyền giảng của Chúa Giê-su và các Tông đồ:
- Giới thiệu Chúa cho người khác: An-rê sau khi gặp Thầy Giê-su đã dẫn em là Si-mon đến với Đức Giê-su; Phi-lip-phê đã đưa bạn là Na-tha-na-en đến với Đức Giê-su…
- Đi bước trước tiếp cận người lương: Đức Giê-su đã mở lời trước xin người phụ nữ Sa-ma-ri cho uống nước và từ đó đã nói với chị về Nước Hằng Sống. Rồi người phụ nữ này đã về làng đưa dân làng ra gặp Đức Giê-su và mời Người vào giảng Tin Mừng cho cả làng.
- Cần xin ơn Thánh Thần trợ giúp: Noi gương các Tông đồ xưa đã hăng say loan báo Tin Mừng và đem lại nhiều thành quả tốt đẹp nhờ được Thánh Thần biến đổi trong ngày lễ Ngũ Tuần. Còn chúng ta hôm nay cũng cần được ơn Thánh Thần thôi thúc mới hy vọng chu toàn sứ vụ giới thiệu Chúa cho anh em lương dân chung quanh chúng ta.

3) CHU TOÀN SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO HÔM NAY ?

- Cần năng cầu nguyện bằng những lời nguyện tắt để được kết hiệp mật thiết với Chúa.
- Góp phần thánh hóa gia đình và xã hội mình đang sống ngày một tốt đẹp hơn: Nhờ biết sống tình bác ái yêu thương cụ thể, chúng ta sẽ làm cho môi trường sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn. Cúng cần ý thức đưa đức tin thấm nhập vào phim ảnh, bài hát, kịch nghệ, văn chương, hội họa, điêu khắc… hầu giúp anh em lương dân nhận biết tin yêu Chúa.
- Mỗi ngày quyết tâm đọc kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô để xin Chúa biến đổi chúng ta nên khí cụ bình an của Chúa, thành chứng nhân tình yêu của Chúa trước mặt mọi người.
- Hằng tuần dành ít nhất hai giờ để đi thăm những trại mồ côi, nhà dưỡng lão để chia sẻ tình thương cụ thể cho họ, sẵn sàng dấn thân phục vụ những bệnh nhân liệt giường cô đơn, để làm chứng cho Chúa như lời Chúa dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
Ðức Phao-lô VI đã dạy: "Con người thời đại ngày nay thích nghe các chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có nghe thầy dạy thì cũng bởi vì những thầy dạy này là các chứng nhân".

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su, Tình Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất là trái tim, một trái tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...
Lạy Chúa Giê-su, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy chỗ đứng của con trong lòng Hội Thánh: Nơi trái tim Hội Thánh con sẽ là tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả. Vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh. Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con chắc chắn sẽ được thực hiện.
(Dựa theo lời cầu nguyện của thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su)


 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
877 ngôi nhà thờ Công Giáo bị phá hoại trong năm 2018 nhưng tòa án không quan tâm
Đặng Tự Do
00:33 16/10/2019
Một thanh niên đã bị đưa ra tòa xét xử trong tuần qua vì “xúc phạm các nơi thờ phượng”. Tuy bị cảnh sát bắt tại trận và đã nhận tội với cảnh sát, tòa án tại Pháp đã tỏ ra quá nhẹ tay với can phạm trong một động thái được người cho là bài Công Giáo.

Aude Bariéty của tờ Le Figaro có bài tường thuật sau:

Chỉ từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai năm nay, 2019, hơn một chục nhà thờ ở Pháp đã là nạn nhân của phá hoại hoặc mạo phạm. Trong khi đó, theo Cơ quan Tình báo Hình sự Trung ương của Cảnh Sát, trong năm 2018, 877 ngôi nhà thờ Công Giáo đã là mục tiêu của những phá hoại này. Như thế, mỗi ngày trung bình có hơn hai nhà thờ bị tấn công.

Hôm Thứ Ba, 8 tháng Mười, thủ phạm vẽ những lời lẽ thô tục trên tường và các hàng ghế bên trong các ngôi nhà thờ đã bị triệu tập ra trước Tòa án Hình sự thành phố Nimes vì tội “xúc phạm các nơi thờ phượng”. Y bị bắt cảnh sát bắt tại trận và bị ghi hình trong khi đang vẽ những lời báng bổ trên tường ngôi nhà thờ Notre-Dame-des-Enfants ở Nîmes.

Nhưng khi bắt đầu phiên điều trần, luật sư của anh ta tuyên bố rằng anh ta vừa tìm được một công ăn việc làm ở xứ Basque, sau một thời gian dài thất nghiệp, và vì thế anh ta phải vắng mặt. Phiên tòa đã bị hoãn đến ngày 5 tháng 3 năm 2020 theo yêu cầu của luật sư.

Toàn bộ sự việc bắt đầu vào ngày 5 tháng 2 vừa qua. Vào cuối buổi chiều, một giáo dân phát hiện ra rằng nhà thờ Notre-Dame-des-Enfants ở Nîmes đã bị phá hoại. Những lời lẽ báng bổ được viết nguệch ngoạc trên các hàng ghế. Nhà tạm bị đập phá và Mình Thánh Chúa bị đổ tung toé trên sàn nhà thờ, thậm chí còn bị dẫm đạp. Một bức tượng đã bị tưới phân. Đáng chú ý nhất là trên một bức tường, một cây thánh giá được vẽ bằng phân người, và nhiều bánh thánh được gắn dọc theo thánh giá. Một mùi hôi thối kinh hoàng bao trùm khắp nhà thờ.

“Ngay khi tôi được giáo dân này cảnh báo, tôi đã đến nhà thờ và gọi cảnh sát, và họ đến rất nhanh”, Figaro Christiane Roux, 66 tuổi, đã nghỉ hưu, một thành viên trong hội đồng mục vụ của giáo xứ nói. Ông cho biết thêm “Nhà thờ đã đóng cửa trong vài ngày để tu sửa lại.” Sở cảnh sát thành phố Nîmes đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra về vụ này.

“Đây là một cuộc tấn công thực sự vào đức tin Kitô và chúng tôi cảm thấy bị thương tổn sâu xa”, Cha Serge Cauvas, linh mục giáo xứ nói. “Thật là bất đắc dĩ, khi phải đóng cửa ngôi nhà thờ và phải cử hành các nghi thức và các cuộc họp ở bên ngoài”.

Một tuần sau vụ này, một thánh lễ phạt tạ do Đức Giám Mục Nîmes Robert Wattebled chủ sự đã được cử hành tại Notre-Dame-des-Enfants, với sự có mặt của các quan chức dân cử địa phương, đại diện của các tôn giáo khác và nhiều cư dân trong vùng.

Christiane Roux cho biết: “Mọi người đều vô cùng choáng váng, không chỉ cộng đồng Công Giáo, nhiều người thuộc các tôn giáo khác cũng đã đến để thể hiện tình đoàn kết. Nhà thờ đã chật cứng người. Đó là một khoảnh khắc rất đẹp”.

Vào ngày 6 tháng 5, ba tháng sau khi vụ mạo phạm này xảy ra, cảnh sát bắt tại trận và ghi hình đầy đủ toàn bộ diễn biến phá hoại khi một thanh niên 21 tuổi đang vẽ những lời báng bổ trên tường nhà thờ Notre-Dame-des-Enfants. Nội dung và kiểu cách của những dòng chữ này y hệt như các khẩu hiệu đã được vẽ vào ngày 5 tháng 2. Khám điện thoại của y, các nhà điều tra còn tìm được cả những hình chính y chụp để ghi lại thành tích bất hảo của mình. Dấu vân tay trên nhà tạm bị phá hoại cũng chính là dấu vân tay của y. Trước những chứng cứ không thể chối cãi này, nghi phạm đã thừa nhận sự liên quan của mình trong vụ phá hoại ngày 5 tháng hai.

Tuy nhiên, bất chấp yêu cầu của công tố viện đòi được quyền giam giữ trong khi chờ xét xử, tòa đã truyền cho y được tại ngoại hầu tra với điều kiện phải ra trước tòa vào ngày 8 tháng 10. Tuy nhiên, đến ngày đó, y đã không xuất hiện và tòa không kết y vào tội khinh mạn tòa án nhưng đồng ý với yêu cầu của luật sư dời phiên tòa đến ngày 5 tháng 3 năm sau.

Nhiều người cho rằng các quan tòa này quá thiên vị. Thay vì xét xử một cách công minh để làm gương cho những kẻ phá hoại khác, họ tỏ ra quá thiên vị và coi thường quyền lợi của người bị hại, trong trường hợp này là Giáo Hội Công Giáo.


Source:Le Figaro
 
ĐHY Turkson nói: Giáo hội cần tìm ra lối thoát khỏi các vụ tai tiếng lạm dụng tính dục - Chúng ta xin lỗi nhiều quá
Đặng Tự Do
17:30 16/10/2019
Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản toàn diện, cho rằng ưu tiên sinh tử hiện nay là Giáo hội cần phải tìm ra một thông lộ để thoát ra khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của các tai tiếng lạm dụng tính dục nếu không những tai tiếng ấy bóp nghẹt chúng ta.

Đức Hồng Y cũng chỉ trích đấng bản quyền sở tại là Đức Tổng Giám Mục Diarmuid Martin của Dublin vì đã xin lỗi quá nhiều.

Trong bài phát biểu chính tại hội nghị mùa thu của Hiệp hội các nhà lãnh đạo các dòng truyền giáo và các dòng tu khác ở Ái Nhĩ Lan, gọi tắt là AMRI, diễn ra tại Trung tâm Emmaus tại thủ đô Dublin, Đức Hồng Y Turkson cho rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng là một trong bốn “dấu chỉ của thời đại”.

Ngài nói với 155 tham dự viên từ hơn 50 dòng tu, các hiệp hội đời sống tông đồ và các nhóm giáo dân truyền giáo rằng ngài nhận thức được tác động của các tai tiếng lạm dụng tính dục đối với Giáo Hội địa phương tại Ái Nhĩ Lan qua hai sự kiện có tầm vóc thế giới là Đại hội Thánh Thể Quốc tế năm 2012 và Hội nghị Gia đình Thế giới năm 2018, mà ngài đã tham dự.

Ngài nhận xét rằng tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế năm 2012, Đức Tổng Giám Mục Martin đã đưa ra lời xin lỗi tại mọi sự kiện mà ngài được mời đến nói chuyện. “Tại một thời điểm, tôi nghĩ rằng nói như thế là nhiều quá. Tôi nghĩ rằng làm như thế ngài đang kéo những đám mây đen khổng lồ treo lơ lửng trên mọi thứ.”

Tại Hội nghị Gia đình Thế giới năm 2018, vị tổng trưởng người Ghana cho biết ngài nhận ra tác hại của các tai tiếng lạm dụng tính dục, nỗi đau của những người bị lạm dụng tính dục và ngài đồng ý với thông điệp Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến các nạn nhân. Đức Hồng Y cảnh báo rằng: “Bây giờ, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là cần tìm ra một thông lộ nhằm thoát khỏi tình cảnh khó khăn này nếu không nó sẽ bóp nghẹt chúng ta.”

Khi được hỏi về nhận xét của Đức Hồng Y Turkson, Nữ tu Liz Murphy, Tổng thư ký của AMRI, nói với tờ The Tablet rằng: “Một người không sống suốt 20 năm qua ở Ái Nhĩ Lan khó có thể hiểu đầy đủ về những ảnh hưởng của tai tiếng lạm dụng tính dục. Dù sao, tôi tin rằng ngài đã thách thức chúng ta phải tiến lên và cảnh giác với mọi hình thức lạm dụng ngày hôm nay.”

Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y nhắc đặc biệt đến “Ngôi nhà chung của chúng ta”. Ngài khẳng định thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng sinh thái và biến đổi khí hậu. Đó là hai dấu chỉ khác của thời đại: “Những dấu chỉ thời đại này mời gọi chúng ta hướng đến một hình thức truyền giáo đặc thù, mà chúng ta có thể thực hiện, bằng cách nghe tiếng kêu của trái đất và tiếng khóc của người nghèo,” ngài nói.

Dấu chỉ khác của thời đại mà ngài nhấn mạnh là sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng trong cộng đồng giữa người giàu và người nghèo và một nền văn hóa vứt bỏ với rất nhiều người bị bỏ rơi và bị gạt ra ngoài lề xã hội cũng như mối đe dọa chiến tranh đối với an ninh toàn cầu.

Đề cập đến Tháng Truyền giáo ngoại thường, ngài nói Đức Thánh Cha Phanxicô đang kêu gọi các tín hữu đừng để nỗi sợ thiếu tài nguyên hoặc nỗi lo lắng về các tình huống đầy thách đố ngăn cản họ trong sứ vụ truyền giáo.

“Chúng ta phạm tội chống lại nghĩa vụ truyền giáo khi chúng ta không lan truyền niềm vui, khi chúng ta nghĩ mình là nạn nhân. Trong thế giới và trong Giáo hội, chúng ta phạm tội chống lại sứ mệnh của mình khi chúng ta trở thành nô lệ cho những nỗi sợ hãi làm chúng ta bất động,” ngài nói.


Source:The Tablet
 
Trò bách hại quá khốn nạn: Melbourne đòi các nhà thờ gắn tấm bảng: Nơi này nguy hiểm cho trẻ con
Đặng Tự Do
17:48 16/10/2019
Một chính trị gia Melbourne đề nghị buộc các nhà thờ Công Giáo phải gắn một tấm bảng lớn trước cửa nhà thờ rằng: “Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con”.

Trong một diễn biến mới nhất trong hàng loạt các tấn kích nhắm vào Giáo Hội Công Giáo tại Úc, Nic Frances Gilley, thành viên Hội đồng Thành phố Melbourne, đã đề nghị thành phố ra quy định buộc tất cả các nhà thờ Công Giáo phải tuân thủ luật bắt buộc báo cáo mọi lạm dụng của tiểu bang Victoria hoặc là phải để cho chính quyền gắn một tấm bảng thật lớn trước cửa nhà thờ rằng “Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con”.

Tờ The Age báo cáo rằng Gilley đang yêu cầu Hội Đồng Thành Phố viết thư cho tất cả các nhà thờ Công Giáo yêu cầu bảo đảm rằng tất cả các linh mục phải sẵn sàng vi phạm ấn tín tòa giải tội, còn nếu không đồng ý thì nhà nước phải dựng lên những biển báo thích hợp để cảnh giác công chúng rằng nhà thờ Công Giáo là một nơi nguy hiểm cho trẻ con.

Tháng 9 vừa qua, tiểu bang Victoria đã thông qua dự luật sửa đổi hiến pháp, trong đó quy định phạt tù 3 năm tất cả các linh mục nghe được những hành vi lạm dụng tính dục trong tòa giải tội mà không báo cáo.

Ủy viên hội đồng thành phố Gilley từng là một linh mục Anh giáo trong 23 năm, vươn lên đến vị trí giám đốc điều hành của một cơ quan bác ái Anh Giáo có tên là Brotherhood of St Laurence. Ông ta bỏ đạo vào năm 2008. Trong các cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông, ông ta cho rằng lý do bỏ đạo là vì ông ta từng bị lạm dụng tình dục khi còn nhỏ. Tuy nhiên, đó chỉ là giải thích của cá nhân ông.

Thị trưởng thành phố Melbourne Sally Capp ủng hộ nghị quyết. Bà ta nói với Radio 3AW rằng “Mục đích chính của chúng tôi là đảm bảo chúng ta có những nơi an toàn, đặc biệt là cho trẻ em, trên khắp thành phố của chúng tôi.”

Tòa Ân Giải Tối Cao đã ra thông báo chính thức vào hôm thứ Hai 1 tháng Bẩy vừa qua, nói rằng trong khi Giáo hội cam kết chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục, ấn tín Tòa Giải Tội không thể được đánh đồng với các bí mật nghề nghiệp khác, như các bí mật nghề nghiệp của luật sư và khách hàng, là những điều có thể được tiết lộ trong một số trường hợp.

Tuyên bố của Vatican khẳng định rằng Giáo hội sẽ làm mọi cách “để ngăn chặn luật pháp thế tục được áp dụng lên ấn tín tòa giải tội, là điều bất khả xâm phạm.”

Thông báo của Tòa Ân Giải Tối Cao, đã được ký bởi Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao, nhấn mạnh rằng “Bí mật trong tòa giải tội không phải là một nghĩa vụ được áp đặt từ bên ngoài, nhưng là một yêu cầu nội tại của bí tích và, do đó, không thể bị giải thể ngay cả bởi hối nhân.” Nói cách khác, cho dù chính người xưng tội đồng ý cho cha giải tội nói ra những gì nghe được trong tòa giải tội, ngài vẫn bị buộc phải giữ bí mật không được tiết lộ những gì đã nghe được.

Giáo luật 983, 984 và 1388, và giáo lý Giáo Hội Công Giáo 1467 dạy rằng “Hội Thánh buộc mọi linh mục, khi giải tội, phải giữ kín tuyệt đối những tội hối nhân đã xưng thú. Ai vi phạm sẽ mắc vạ nặng nề... Bí mật tòa giải tội không chấp nhận ngoại lệ nào.”

Trong lịch sử Giáo Hội, Thánh Gioan thành Nepomuk, Thánh Mateo Correa Magallanes, Thánh Fernando Olmedo Reguera và Thánh Pedro Marieluz Garces là những người đã chịu tử vì đạo, cương quyết không vi phạm ấn tín tòa giải tội.




Source:Newsweek
 
Đức Tổng Giám Mục Krakow so sánh phong trào đồng tính tại Ba Lan với trào lưu cộng sản
Đặng Tự Do
19:13 16/10/2019
Tổng Giám mục Krakow đã so sánh phong trào LGBT ở Ba Lan với chủ nghĩa cộng sản. Đức Tổng Giám Mục Marek Jędraszewski đã đưa ra sự so sánh trên trong một lá thư mục vụ gửi đến các linh mục, nam nữ tu sĩ và anh chị em giáo dân của tổng giáo phận, và khuyến khích mọi người cầu nguyện cho Ba Lan.

Trong bức thư, Đức Tổng Giám Mục Jędraszewski nói rằng phong trào đồng tính là “mối đe dọa lớn tiếp theo đối với tự do của chúng ta, nó có bản chất của một ý thức hệ toàn trị”. Ngài nhấn mạnh rằng phong trào này, giống như chủ nghĩa cộng sản, “bắt nguồn từ sự chối bỏ Thiên Chúa một cách triệt để.”

“Hậu quả của sự chối bỏ này là một tầm nhìn mới về con người đang được tuyên bố, trong đó con người trở thành một bức tranh biếm họa của chính mình.”

“Một phần của hệ tư tưởng giới tính hiện nay là những nỗ lực xóa sạch sự khác biệt tự nhiên giữa người nam và người nữ. Hơn nữa, thông qua việc tuyên truyền quá khích về ý thức hệ LGBT nhân danh cái gọi là ‘khoan dung và tiến bộ’, những điều thiêng liêng nhất đối với chúng ta bị chế giễu”.

Đức Tổng Giám Mục Jędraszewski cũng lo ngại rằng “các quyền lương tâm bị xói mòn dưới chiêu bài thúc đẩy chương trình nghị sự của LGBT, và những người có đức tin đang bị dẫn dắt lầm đường lạc lối khỏi các nguyên tắc của đức tin Kitô.”

“Điều này rõ ràng nhắc nhở chúng ta về thời kỳ toàn trị của Cộng hòa Nhân Dân Ba Lan, khi những thành tựu trong xã hội chỉ được dành cho các thành viên của Đảng Cộng sản, và các tín hữu được đối xử như những công dân hạng hai”.

Cộng hòa Nhân Dân Ba Lan, là quốc hiệu của nước Ba Lan cộng sản, tồn tại từ năm 1947 đến năm 1989. Cộng hòa Ba Lan, một nước cộng hòa dân chủ, được thành lập vào tháng 9 năm 1989 để thay thế cho cái thể chế đã làm khổ dân tộc này trong gần nửa thế kỷ.

Đức Tổng Giám Mục lên tiếng lo ngại rằng một số học sinh mẫu giáo của đất nước này đang được dạy về giáo dục giới tính. “Những bài học này có nguy cơ gây tổn hại tinh thần cho trẻ em, và rõ ràng là một sự xúc phạm đến Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa”, và nhấn mạnh thêm rằng điều quan trọng là mọi người phải cảnh giác chống lại những gì ngài gọi là một cuộc tấn kích chống luân lý.

Đức Tổng Giám Mục Jędraszewski đã kết thúc bức thư mục vụ của ngài với tuyên bố rằng từ tháng 11 năm 2019 đến hết tháng 12 năm 2020, sẽ có những sáng kiến cầu nguyện trên khắp tổng giáo phận. Điều này sẽ bao gồm nửa giờ chầu im lặng trước Thánh lễ buổi tối trong mỗi nhà thờ và nhà nguyện công cộng, cũng như việc đọc kinh Mân côi và việc kêu cầu sự can thiệp từ Thánh Gioan Phaolô II, là vị đã từng lãnh đạo Tổng giáo phận Krakow trước khi được bầu làm giáo hoàng vào năm 1978.

Năm cầu nguyện sốt sắng này đánh dấu kỷ niệm 40 năm lần đầu tiên Thánh Gioan Phaolô II trở lại Ba Lan trong tư cách là Đức Giáo Hoàng và kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ngài.

Chuyến trở về Ba Lan đầu tiên của ngài đã giúp khởi động phong trào chống cộng ở nước này. Công đoàn Đoàn kết, tổ chức đã nổi dậy chống lại chính quyền cộng sản vào đầu những năm 1980, đã được thành lập và đấu tranh dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan vào cuối thập kỷ 1980.

Không giống như hầu hết các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Ba Lan đã không hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và hiến pháp của nước này quy định cụ thể rằng hôn nhân là giữa một người nam và người một nữ. Các cuộc thăm dò dư luận ở nước này đã nhiều lần cho thấy người Ba Lan không tán thành các kết hiệp đồng giới, cũng như quyền của các cặp đồng giới được nhận con nuôi.


Source:Catholic News Agency
 
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan họp báo về án phong thánh cho song thân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đặng Tự Do
19:16 16/10/2019
Hôm 10 tháng Mười, Ủy ban Truyền Thông của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan cho biết các Giám Mục nước này đã quyết định xin Tòa Thánh cho mở án phong thánh cho song thân Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là ông Karol Wojtyla, cha ngài; và bà Emilia Wojtyla, nhủ danh Kaczorowska, mẹ ngài.

Bước tiếp theo, án tuyên thánh sẽ được chính thức tiến hành ở cấp Tổng giáo phận Krakow, một khi các Giám Mục nước này nhận được ý kiến từ Đức Hồng Y Angelo Becciu, tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh.

Ông Karol là một trung úy quân đội Ba Lan, và bà Emilia là một giáo viên. Hai người đã kết hôn ở Krakow ngày 10 tháng 2 năm 1906. Cặp vợ chồng Công Giáo đã sinh hạ ba người con: Edmund năm 1906; Olga, người đã chết ngay sau khi sinh; và Karol Junior, tức là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1920.

Song thân ngài là những người Công Giáo trung thành và thẳng thừng bác bỏ chủ nghĩa bài Do Thái ngày càng gia tăng vào thời điểm đó.

Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhấn mạnh rằng:

“Hương thơm thánh thiện của song thân ngài đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm linh và trí tuệ của vị Giáo hoàng tương lai.”

Emilia đã nhận được một nền giáo dục tôn giáo nhiệt thành. Trước khi qua đời vì một cơn đau tim và suy gan vào năm 1929, bà là tấm gương sáng về đức tin Công Giáo trong gia đình. Bà qua đời khi Đức Karol Wojtyla chỉ mới mừng sinh nhật chín tuổi được một tháng.

Tuyên bố cho biết thêm: “Emilia Wojtyła tốt nghiệp từ một trường dòng do các Nữ tu Tình yêu Chúa giảng dạy và điều hành. Với tình yêu và sự cống hiến trọn vẹn, bà chăm sóc gia đình và hai con trai Edmund và Karol.”

Ông Karol đã một mình nuôi hai con trai cho đến khi ông qua đời 12 năm sau đó. Theo Catholic Online, ông Karol là một người chuyên chăm cầu nguyện và thúc đẩy Karol Jr. chăm chỉ làm việc, học hành và cầu nguyện. Người cha cũng đảm nhận những công việc gia đình như may vá quần áo cho hai con trai.

Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan nhận xét rằng:

“Ông Karol Wojtyła là một người cha là một người có đức tin sâu sắc, chăm chỉ và có lương tâm. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần đề cập rằng ngài đã thấy cha mình quỳ gối và cầu nguyện nhiều giờ vào ban đêm. Chính cha ngài là người đã dạy ngài cầu nguyện với Chúa Thánh Thần và đã đồng hành với ngài đến cuối đời”.

Gia đình Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sinh sống tại Wadowice, một thành phố cách Krakow chừng 50 km.

Người anh cả của ngài, Edmund Wojtyła, bác sĩ, qua đời năm 1932, khi mới được 26 tuổi, và thân sinh của ngài, qua đời vào năm 1941, khi ngài được 21 tuổi và đang làm việc trong một hầm mỏ và sau đó trong một nhà máy hóa chất.

Một năm sau khi cha qua đời, năm 1942, ngài cảm nhận được tiếng Chúa gọi làm linh mục, nên bắt đầu theo học tại Đại Chủng Viện Krakow dưới sự hướng dẫn của chính Đức Hồng Y Adam Stefan Sapieha lúc ấy là Tổng Giám Mục của tổng giáo phận này.

Tưởng cũng nên biết: Từ năm 1983, tiến trình tuyên thánh trong Giáo Hội Công Giáo trải qua các bước như sau: thứ nhất là tuyên phong lên hàng “Servus Dei” – nghĩa là “Tôi tớ Chúa”, rồi đến bậc “Venerabilis” – nghĩa là “Bậc Đáng Kính”, sau đó là “Beatus” – nghĩa là “Chân Phước”, và cuối cùng cao nhất là được tuyên Thánh - “Sanctus”.


Source:Catholic News Agency
 
Cuộc họp báo ngày 16/10 tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon: Năng động tính thiêng liêng tại Thượng Hội Đồng
Vũ Văn An
19:36 16/10/2019
Hôm thứ Tư, 16/10, tại Thượng Hội Đồng, các tham dự viên tiếp tục các cuộc thảo luận của họ trong các nhóm nhỏ theo ngôn ngữ, trong khi Thượng Hội Đồng bước sang nửa sau của nó.

Theo Vatican News, tiếp theo phiên họp buổi sáng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã tổ chức cuộc họp báo hàng ngày, nhấn mạnh đến chiều kích thiêng liêng của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Vùng Amazon và ý nghĩa của nó đối với thế giới. Các diễn giả đã lần lượt trình bầy các đề tài như trách nhiệm chung chăm sóc môi trường của chúng ta; nhu cầu về một nền sinh thái nhân bản toàn diện; ơn gọi; và vai trò giáo dân.



Tóm tắt của Tiến sĩ Ruffini

Bộ trưởng Truyền thông, Tiến sĩ Paolo Ruffini, đã tóm tắt một số chủ đề chính nằm “ở tâm điểm việc biện phân” của Thượng Hội Đồng, bao gồm: vùng Amazon như một mô hình cho trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta; việc kêu gọi hoán cải sinh thái; tính liên văn hóa; tiếp cận các bí tích và giáo dục; các thừa tác vụ; di dân; cuộc sống nông thôn và thành thị; dấn thân quốc tế và đa phương cho nhân quyền. Ông nói rằng các tham dự viên tại Thượng hội đồng mạnh mẽ cảm thấy cần phải tập chú vào một viễn kiến tổng thể, hợp nhất, được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, thay vì bị vướng vào quá nhiều chi tiết.

Bình luận của Cha Costa

Cha Giacomo Costa nhấn mạnh một lần nữa rằng con đường Thượng hội đồng rất khác với các cuộc tụ họp trần gian. Đó là một kinh nghiệm được đánh dấu không phải bằng các cuộc thảo luận hoặc tranh luận, giống như một quốc hội thế tục, mà có một động lực tinh thần, được đánh dấu đặc biệt bằng tình huynh đệ. Ngài cũng nói về sự dư tràn “niềm vui, tín thác và đức tin”mà cho đến nay vốn là đặc điểm của cuộc họp.

Bà Yesica Patiachi Tayori (Peru)

Diễn giả khách đầu tiên, bà Yesica Patiachi Tayori, một phụ nữ bản địa phát xuất từ Peru, đã nói về vai trò của các dân tộc bản địa như là “những người bảo vệ rừng”, trong khi lưu ý rằng chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta là trách nhiệm của mọi người. Bà nói rằng dân tộc bà đang đương đầu với mối đe dọa tuyệt chủng thực sự, và đã có kinh nghiệm bị kỳ thị.

Đức Giám Mục Ambrogio Spreafico (Ý)

Giám mục Ambrogio Spreafico đã nói về Thượng hội đồng như một biến cố giáo hội, với nhiều vang dội không những đối với khu vực Amazon, mà đối với cả thế giới. Ngài đề cập đến tầm quan trọng của nền sinh thái toàn diện, nhân bản, đặc biệt dưới ánh sáng giáo huấn của Giáo hoàng Phanxicô trong Thông điệp Laudato sí, mà theo ngài, chưa được hiểu rõ.

Đức Giám Mục Wellington Tadeu de Queiroz Vieira (Ba Tây)

Môi trường huynh đệ tại Thượng hội đồng cũng được đề cập như một điểm nhấn mạnh của Đức cha Wellington Tadeu de Queiroz Vieira. Ngài cũng nói tới cuộc khủng hoảng ơn gọi, không những ở Amazon mà trên toàn thế giới; và nói rằng vấn đề ơn gọi không nên chú trọng hàng đầu tới luật độc thân, mà là chú trọng tới sự thánh thiện.

Đức Giám Mục Pedro Jose Conti (Ba Tây)

Cuối cùng, Đức cha Pedro Jose Conti đã nói về vai trò của giáo dân. Ngài nói rằng họ không phải đơn thuần chỉ là những người giúp đỡ hàng giáo sĩ và tu sĩ, mà còn có ơn gọi giáo dân của riêng họ, điều mà Ngài gọi là “thuốc giải độc chữa nạn giáo sĩ trị”. Đức Giám Mục Conti lưu ý tầm quan trọng của việc tìm sự cân bằng trong việc sản xuất hàng hóa từ đất đai, và nhấn mạnh sự cần thiết phải rút tỉa từ “túi khôn xưa của người bản địa”.

Một câu hỏi về phúc trình của các nhóm nhỏ

Tiến sĩ Ruffini, khi được hỏi về các nhóm nhỏ, đã nói rằng Phòng Báo chí hy vọng có thể công bố các báo cáo của các nhóm vào chiều thứ Sáu.

Một câu hỏi về bức tượng được sử dụng trong nghi lễ tại Vatican

Một phóng viên đã hỏi về ý nghĩa tượng trưng của một bức tượng đã được sử dụng trong nghi lễ dâng Thượng hội đồng cho Thánh Phanxicô, diễn ra tại Vườn Vatican. Đại diện của Phòng Báo chí Tòa thánh cho biết họ sẽ tìm thêm thông tin về bức tượng và nghệ sĩ đã tạo ra nó. Họ ghi nhận rằng buổi lễ được tổ chức bởi REPAM. Phát biểu trong tư cách cá nhân, Tiến sĩ Ruffini cho biết bức tượng đại diện cho sự sống.

Một câu hỏi về người bản địa Harakbut

Bà Tayori cố gắng trả lời một câu hỏi về người bản địa của chính bà và kể lại việc họ đã bị khai thác bởi những người tìm kiếm cao su. Bà cũng nói về một nhà truyền giáo Dòng Đa Minh, người đã phục phụ dân tộc bà, và là người đã chiến đấu cho và với người dân Harakbut...

Một câu hỏi về sự cởi mở tại Thượng Hội Đồng và về điều cảm động nhất trong phần đầu của Thượng Hội Đồng

Trả lời câu hỏi về điều gì cảm động nhất tại Thượng hội đồng, Đức cha Conti cho biết điều khiến ngài cảm động nhất là cơ hội được nghe các dân tộc bản địa, và tư thái tự do thoải mái khi họ nói về các trải nghiệm của chính họ. Ngài nói chính các trẻ em sẽ cứu môi trường, và đặc biệt là các trẻ em của người dân bản địa.

Ngài nói chúng ta phải hiệp nhất với nhau, và phát triển trong tình huynh đệ và tình liên đới với những người khác, và nói rằng đây là thời gian tốt đẹp để hiệp thông bên trong Giáo hội.

Đức Giám Mục de Queiroz Vieira cho biết một trong những khoảnh khắc ý nghĩa nhất tại Thượng Hội Đồng là việc sẵn có dịp để sống tính đa dạng trong hợp nhất. Điều đó, theo ngài, đặt căn bản trên tình huynh đệ, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô dẫn dắt và làm gương.

Cùng một tâm tư như thế, Đức cha Spreafico cũng ca ngợi đức khiêm nhường của Giáo hoàng Phanxicô như một điển hình...

Một câu hỏi về vai trò phụ nữ

Đức Giám Mục de Quieroz Vieria, khi trả lời câu hỏi về vai trò phụ nữ, đã nói rằng sự hiện diện của phụ nữ là điều cần thiết trong Giáo hội. Ngài nhấn mạnh vai trò của họ trong công việc truyền giáo, dạy giáo lý, phụng vụ, trong việc chăm sóc người nghèo và chăm sóc trẻ em. Ngài nói rằng Giáo hội và thế giới phải nhìn nhận giá trị của phụ nữ, ghi nhận rằng vẫn có những nơi phụ nữ bị kỳ thị.

Ngài nói rằng về vấn đề phong chức phó tế cho phụ nữ, Đức cha de Quieroz Vieria nói rằng vấn đề đó đã là chủ đề nghiên cứu rồi, nhưng trong khi đó, giá trị của phụ nữ nên được nhìn nhận.

Đức Giám Mục Spreafico lưu ý rằng nhiều dự án mục vụ trong giáo phận của ngài được phụ nữ lãnh đạo, và nói đến vai trò quan trọng của phụ nữ trong Giáo hội.

Đức Giám Mục Conti cho biết Hội đồng Giám mục Ba Tây đang đi theo hướng này, và nhắc lại lời lẽ của các Giám mục anh em của ngài rằng điều chủ yếu là phải thăng tiến vai trò phụ nữ.

Một câu hỏi về các cơ hội dành cho đàn ông và đàn bà

Một phóng viên khác hỏi Đức cha Conti rằng ngài có viễn kiến gì về các khả thể đối với một Giáo hội không những có khuôn mặt Amazon, mà còn có khuôn mặt giáo dân nữa. Đức Giám Mục nói rằng con đường dẫn đến việc tham gia trọn vẹn hơn của giáo dân là một diễn trình đang được đề cao. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải đào tạo giáo dân trong các ơn gọi đặc biệt của họ.

Đức Giám Mục de Queiroz Vieria nhấn mạnh rằng Giáo hội không những gồm các Giám mục, mà còn gồm tất cả những người đã chịu phép rửa. Ngài lưu ý rằng Thượng hội đồng được triệu tập chính là để các Giám mục đưa ra quyết định trong khi tham khảo ý kiến mọi người.

Một câu hỏi về việc một Thượng Hội Đồng có tính đại diện sẽ ra sao

Khi được hỏi liệu các Giám mục có hài lòng với sự đại diện của phụ nữ tại Thượng hội đồng hay không, Đức cha de Queiroz Vieria nhấn mạnh đến thành phần và vai trò độc đáo của Thượng hội đồng. Ngài nói rằng không phải chỉ là vấn đề đại diện bằng con số, nhưng trong bối cảnh giáo hội đặc thù này, việc đại diện tại Thượng hội đồng rất có ý nghĩa.

Đức Giám Mục Conti nhấn mạnh rằng chúng ta đang trải nghiệm một Giáo hội đồng nghị, và từng bước một, người ta hy vọng Giáo hội sẽ mở ra những con đường mới. Ngài gợi ý rằng sẽ có nhiều không gian hơn được mở ra cho phụ nữ trong tương lai.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thương tiếc vị linh mục Việt Nam đầu tiên được thụ phong trên đất Úc
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng
00:25 16/10/2019
LM BARTHÔLÔMÊÔ HUỲNH SAN & Cộng đồng người Việt ở Melbourne, Victoria, Úc Châu.

Chúng tôi vừa nhận được tin Linh Mục Barthôlômêô Huỳnh San đã được Chúa gọi về 12.45 trưa, Thứ Năm 10 tháng 10 năm 2019.

Cha Bart Huỳnh San là một trong hai Linh Mục người Việt đầu tiên được nhận lãnh thiên chức Linh Mục ở Melbourne, Úc Châu, 40 năm về trước, vào ngày 18 tháng 8 năm 1979. Ngài có công rất lớn, không chỉ riêng với cộng đồng Công Giáo, nhưng nói chung là cả cộng đồng người Việt ở Melbourne, Victoria.

Cha Bart Huỳnh San sinh ngày 25 tháng 4 năm 1948. Sau khi hoàn tất bậc tiểu học Ngài gia nhập tiểu chủng viện Hoan Thiện ở Huế và là con đỡ đầu của cố Đức Hồng Y Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận, lúc đó là Cha Bề Trên Tiểu Chủng Viện. Năm 1973, Ngài được Giám Mục Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận gửi sang Úc để tiếp tục học chương trình đào tạo Linh Mục ở Đại Chủng Viện Melbourne.

Sau khi nhận lãnh Thiên Chức Linh Mục vào ngày 18/8/1979, Cha Bart Huỳnh San được bổ nhiệm làm cha phó Giáo Xứ Thánh Giuse, vùng Collingwood. Vào thời điểm này có một số người Việt tỵ nạn cộng sản đến cư ngụ tại các khu chúng cư vùng Richmond, Collingwood, Fitzroy, Carlton, Clifton Hill. Cha San đã quy tụ những gia đình Công Giáo đang cư ngụ ở những khu vực này để thiết lập cộng đoàn Công Giáo Việt Nam khoảng cuối tháng 9 năm 1979, bây giờ những giáo dân tiên khởi vẫn còn nhớ, như là thánh lễ Giáng Sinh lần đầu tiên, ngày 24/12/1979, đã được tổ chức long trọng trong ngôi thánh đường. Sau thánh lễ mọi người quy tụ trong hội trường cùng nhau xem văn nghệ và chia sẻ những món ăn thuần tuý Việt Nam. Điểm đặc biệt là không chỉ có người Việt Công Giáo đến tham dự, nhưng còn có một số người Việt không Công Giáo cũng đã đến tham dự thánh lễ và ở lại chia sẻ niềm vui Giáng Sinh chung với những người Việt Công Giáo, và cũng để hâm nóng lại chút tình đồng hương nơi miền đất xa xôi hẻo lánh, xứ lạ quê người này.

Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo tinh thần, cha Bart Huỳnh San cũng đã quan tâm đến sự phát triển của cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản. Ngài là một trong những người đầu tiên, cùng với Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hưng, Giáo sư Nguyễn Ngọc Phách, Kỹ sư Đoàn Việt Trung, cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Nhật, ông Nguyễn Triệu Đan, đã có công thành lập cơ cấu của Cộng Đồng Người Việt ở Victoria vào năm 1978. Cha Bart Huỳnh San là chủ tịch Cộng Đồng Người Việt, lúc dó có danh xưng là Hội Ái Hữu Người Việt Tự Do Victoria, nhiệm kỳ 2 năm 1980-1982.

Vào thời điểm này cha Bart Huỳnh San đã tổ chức các buổi lễ quan trọng hàng năm tại hội trường Thánh Giuse, Collingwood, như lễ tưởng niệm 30 tháng 4, ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lễ tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán. v.v…Mỗi dịp lễ hội cha Bart Huỳnh San luôn luôn mời Thượng Tọa Thích Tác Phước, đại diện cho cộng dồng người Việt Phật Giáo đến tham dự.

Chính tại trụ sở giáo xứ Thánh Giuse, Collingwood, có thể nói là nơi tập trung đầu tiên của cộng đồng người Việt nói chung, và cách riêng của cộng đoàn dân Chuá người Việt định cư ở chung quanh vùng Richmond, Abbotsford, Collingwood, Fitzroy, Carlton, Northcote, ngay cả một số giáo dân cư ngụ ở những vùng xa thành phố, như Springvale, Dandenong, Frankston, Box Hill, Nunawading, Ringwood, cũng đã đến đây tham dự thánh lễ và tham gia sinh hoạt ca đoàn, hoặc đoàn Thanh Niên Hy Vọng.

Về phương diện xã hội, năm 1980 cha Bart Huỳnh San, cùng với nhà dòng Oblate of Mary Immaculate đã thành lập hội quán Vào Đời trên đường Victoria, Richmond, với mục đích tạo một nơi chốn để các thanh niên nam nữ đến uống café, ăn bánh ngọt và có cơ hội màn đàm với các thiện nguyện viên làm việc ở đây chuyên cố vấn về an sinh xã hội, giáo dục, ý tế, luật pháp. Khoảng 2 năm sau, nơi đây trở thành Quán Vào Đời, nhà hàng đầu tiên của người Việt ở Melbourne.

Riêng với người Việt Công Giáo ở Melbourne, cha Bart Huỳnh San có công rất lớn cho sự phát triển của cộng đồng dân Chuá trong 40 năm qua. Trong thời gian phục vụ ở giáo xứ Collingwood ngài đã nhận thấy cần phải thành lập một trung tâm Công Giáo cho cộng đoàn dân Chúa, sau một thời gian nghiên cứu, Ngài dã mua một miếng đất rộng lớn ở Keysborough vào năm 1989, đúng 10 năm kỷ niệm ngày chịu chức Linh Mục, để thành lập Trung Tâm Hoan Thiện. Trung tâm Hoan Thiện đã chính thức khánh thành vào ngày 24 tháng 4 năm 1994 do Đức Tổng Giám Mục Francis Little (Tổng Giáo Phận Melbourne) và Đức Giám Mục Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận (Tổng Giám Mục Phó Tổng Giáo Phận Sài Gòn). Và kể từ đó, vùng miền Đông Nam Melbourne chính thức có Trung Tâm Công Giáo Hoan Thiện, là sự kết hợp của 2 cộng đoàn là cộng đoàn Thánh Gioan Hoan ở vùng Collingwood và cộng đoàn Thánh Tôma Thiện ở vùng Keysborough.

Sự ra đi của Cha Cố Barthôlômêô Huỳnh San để lại trong lòng người dân ở Melbourne nhiều niềm tiếc nuối. Xin được chia sẻ nỗi niềm bùi ngùi, thương tiếc, trước giờ chia tay của gia đình với Linh Mục Huỳnh San. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha Nhân Từ sớm đón nhận linh hồn cha Barthôlômêô Huỳnh San về hưởng Nhan Thánh Chúa.
 
Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo làm phép Nhà Nguyện và dâng lễ tại Thí điểm Truyền Giáo Soklu
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
09:28 16/10/2019
Đức Giám Mục Giuse Đinh Đức Đạo làm phép Nhà Nguyện và dâng lễ tại Thí điểm Truyền Giáo Soklu

“Hy vọng với hoa trái đầu tiên của tháng Truyền Giáo Ngoại Thường là Giáo điểm Truyền Giáo Soklu, Giáo phận Xuân Lộc sẽ nảy sinh một mùa xuân truyền giáo…truyền đạt Lòng thương xót của Chúa đến cho mọi người”. Đó là những chia sẻ trước khi kết thúc Thánh Lễ của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giám Phận trong Thánh Lễ làm phép nhà nguyện và bàn thờ Thí điểm Truyền Giáo Soklu vào sáng Chúa Nhật 13/10/2019 vửa qua.

Xem Hình

Lồng ghép với dịp mừng kính kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima 13/10, cùng với ý nguyện trong tháng Truyền Giáo Ngoại Thường , ngày Chúa Nhật 13/10 vừa qua quả thật là một phúc lành của Thiên Chúa xuống trên Giáo phận nói chung và của Thí điểm Truyền Giáo Soklu nói riêng, nơi đã, và đang nảy mầm, nuôi dưỡng đời sống đức tin cho bà con nơi đây.

Từ sáng sớm, bà con tại vùng Soklu, không kể người Công Giáo hay thuộc tôn giáo bạn, đã được mời đến Giáo điểm để được đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng khám mắt, sức khỏe và phát thuốc miễn phí. Từ trẻ em đến người già đều được Cha Marco Nguyễn Tuyến Huyên, Cha Đa Minh Trần Công Hiển, Chánh Xứ Võ Dõng, quý Soeur dòng Mân Côi, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, cũng như ban phục vụ của Giáo xứ Võ Dõng tiếp đón cách tận tình, thân thiện. Không chỉ được thăm khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí, bà con nơi đây còn được Shop “0 đồng” của Giáo xứ Võ Dõng phục vụ cách nhiệt thành sau Thánh Lễ.

9g00, Đức Cha Giáo phận đã đến với đoàn con của Soklu. Cũng vẫn phong cách gần gũi, thân thiện, Đức Cha Giuse đã để cho những ai gặp Ngài cảm thấy chính họ đang được Đức Cha quan tâm,sẻ chia những nỗi khổ đau bệnh tật, cũng như ban phúc lành cho họ. Ngài cũng chào hỏi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ đang phục vụ ân cần với bà con nơi đây, những con người luôn phục vụ vì tình yêu của Đức Kitô.

Thánh Lễ do Đức Cha chủ tế được cử hành ngay sau đó, trong ngôi nhà nguyện vừa mới hoàn thành, từ bao công lao khó nhọc của Cha Giáo Marco, Cha Chánh Xứ Đa Minh và nhiều tấm lòng hảo tâm của quý ân nhân.

Trước khi bước vào Thánh Lễ, Đức Cha Giuse đã làm phép các tường nhà nguyện, các ảnh tượng, bàn thờ và rảy nước thánh trên cộng đoàn nhằm để thanh tẩy và thánh hóa dân Chúa, cho xứng đáng dành cho việc thờ phượng.

Trong bài giảng Thánh Lễ, dựa trên các bài đọc phụng vụ Thánh Lễ dâng kính Mẹ Mân Côi, Đức Cha đã chia sẻ tâm tình tri ân Thiên Chúa và Mẹ Maria vì những điều cao cả Thiên Chúa đã thương ban cho Giáo phận Xuân Lộc Giáo điểm Truyền Giáo Soklu này. Đức Cha xác tín rằng “khi xưa trên thánh giá, Chúa Giêsu đã để lại Đức Mẹ cho chúng ta, vì thế Chúa sẽ ban cho chúng ta những điều lớn lao hơn những gì mà chúng ta mong ước”. Do đó, như cảm nhận của Đức Cha Giáo phận, cộng đoàn Soklu được ví như một cộng đoàn mới, một cộng đoàn của tiệc ly mà nơi đó, mọi người được quy tụ lại, chẳng phân biệt ai, từ những anh chị em tân tòng, hay lương dân, cho đến các bác sĩ, y sĩ…tất cả đều cùng quy tụ lại trong tình yêu, trợ lực và giúp đỡ lẫn nhau. Và vì thế, Đức Cha dâng lời tri ân Thiên Chúa và cảm tạ Mẹ Maria vì đã khấng ban, lo liệu để có ngôi nhà nguyện Soklu, nơi mà mọi người đang cùng chia sẻ cho nhau bữa tiệc của tình yêu.

Đi từ tâm tình tri ân những điều hiển nhiên từ giáo điểm truyền giáo, từ ngôi nhà nguyện Soklu, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn cần hân hoan, và vui mừng hơn nữa vì từ thân phận thụ tạo, chúng ta được kêu lên đến Đấng Tạo Hóa, và gọi Ngài là “Abba – Cha ơi” (x. Gl 4, 4-7). Chính vì thế, Đức Cha xác tín một lần nữa rằng, trong tà áo, bàn tay và lời chuyển cầu của Mẹ Maria, chúng ta sẽ thôi bớt đi những âu lo, muộn phiền, dám tin tưởng và những điều chúng ta cầu xin hay mơ ước, bởi ngày nào đó sẽ thành sự thực.

Để rồi từ đó, dựa vào sứ điệp bài Tin Mừng (x. Luca 1, 26-38), Đức Cha Giáo Phận mời gọi cộng đoàn dân Chúa, một khi đã là con cái Thiên Chúa, họ cần mở rộng tâm hồn để cộng tác với Thiên Chúa, để giống như Mẹ Maria, Thiên Chúa có thể thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại của Ngài trên cuộc đời mỗi người. Tin tưởng, lắng nghe Lời Thiên Chúa, người Kitô hữu sẽ có thể cộng tác với Thiên Chúa, thay mặt Ngài để quan tâm và trợ giúp những nhu cầu của người khác, và đó là một cách thế để đón nhận Con Thiên Chúa đến trong tâm hồn mình. Đức Cha Giáo phận nhắc nhớ từng người, hãy khám phá ra rằng : Thiên Chúa muốn gì nơi tôi? Để nhờ sự cật vấn và khám phá ra thánh ý của Thiên Chúa trên cuộc đời mình, người Ki tô hữu mới có thể sống yêu thương với gia đình, họ hàng, hàng xóm và cả những người mình quen biết… Nhờ vậy, những người khác, trong đó có cả những anh chị em lương dân, khám phá ra được khuôn mặt tình yêu của Thiên Chúa trong chính cách sống và cách chúng ta đón nhận đau khổ như một cách thế cộng tác với Thiên Chúa. Bởi điểm chung của những người có thể giới thiệu một Thiên Chúa tình yêu cho anh chị em mình chính là : họ biết cách yêu thương, biết đón nhận tình yêu, tin tưởng vào Thiên Chúa tình yêu, để rồi, họ lan tỏa tình yêu mà họ đã lãnh nhận đến cho người khác. Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giáo phận đã khẩn nài Đức Maria chuyển cầu cho hết thảy mọi người có khả năng đón nhận, tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa và trao ban tình yêu đó cho mọi người, đó là cách thức để bất cứ ai cũng có thể trở thành những nhà truyền giáo trong hoàn cảnh sống của mình.

Sau lời nguyện chung, Đức Giám Mục đã cử hành Nghi thức Làm phép Bàn thờ, nơi mà từ đây sẽ được cử hành thường xuyên hy lễ của Chúa Giêsu cho cộng đoàn tham dự. Tiếp liền sau đó, Cha Phêrô Phạm Duy Liễm, Quản Hạt Gia Kiệm đã đọc thư của Đức Giám Mục Giáo phận cho phép đặt Mình Thánh Chúa tại Nhà Nguyện Soklu này.

Thánh Lễ được tiếp tục với Phần Phụng Vụ Thánh Thể trong sự sốt sắng, trang nghiêm của cộng đoàn tham dự, cho dẫu có cả những anh chị em lương dân cùng hiện diện trong Thánh Lễ.

Trước khi Đức Cha Giuse ban phép lành cuối lễ, Cha Chánh Xứ Võ Dõng đã tóm lược đôi nét lịch sử của Thí Điểm Truyền Giáo Soklu nhằm để cộng đoàn nhận biết rõ hơn tình thương Chúa dành cho dân Người, cụ thể nơi vùng truyền giáo Soklu. Tiếp sau đó, Cha Marco, với quyền được giao phó thực hiện mục vụ tại Thí Điểm Soklu từ Đức Giám Mục Giáo phận, đã dâng lời tri ân Đức Cha, quý Cha và toàn thể cộng đoàn.

Như để sẻ chia một chút những vật chất với những bà con gặp khó khăn, sau Thánh Lễ, Đức Cha Giuse cùng với quý Cha đã trao gửi những phần quà cho họ, không phân biệt tôn giáo.

Nhà Nguyện tại Thí Điểm Truyền Giáo Soklu có được như ngày hôm nay quả như là một phép lạ từ Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria. Nếu với Thánh Lễ đầu tiên tại nơi đây được dâng tại chòi chuối của một người giáo dânvào Thứ Tư Lễ Tro năm ngoái 14/2/2019, tiếp nối sau đó là những Thánh Lễ vào dịp Lễ Trọng, thì cho đến hôm nay, với thời gian hơn một năm, ngôi nhà nguyện tại Thí Điểm Truyền giáo Soklu quả là một hồng ân như Cha Chánh xứ Võ Dõng đã thưa lên “Hồng ân Chúa qua sự quan tâm hướng dẫn của Quý Đức Cha, của Cha quản hạt, qua sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp, của các anh em tác viên Tin Mừng, của quý ân nhân xa gần, nhưng hôm nay, con phải kể đến một người cha, một người thầy, một vị tông đồ nhiệt thành, đã đặt nền tảng cho giáo điểm Soklu này, đó chính là Cha Giáo Marco của chúng ta.”

Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
 
Hội ngộ Emmaus VIII: Đầm ấm tình huynh đệ
Lm. Tam Biên
17:53 16/10/2019
“Tôi rất vui khi được mời đến với Hành trình Emmaus VIII, đặc biệt là được thưởng thức đồ ăn ngon của dân Việt Nam…” Đức cha Oscar Solis nói câu pha trò đại ý như vậy trong phụng vụ khai mạc những ngày hội ngộ giữa các linh mục người Việt tại Hoa Kỳ ở Santa Ana, California (14-17 tháng 10, 2019).

Lời vị giám mục dễ mến, gốc Phi Luật Tân, đến từ Salt Lake City, Utah, vừa là câu nói đùa lại vừa diễn tả một ý nghĩa quan trọng. Ngài có kinh nghiệm qua nhiều lần đến với anh em linh mục VN tại Hoa Kỳ trong vai trò đặc trách Tiểu ban Á châu và Thái bình dương Sự vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.

Cái “ngon” mà ngài nói không chỉ là hương vị của đồ ăn VN, mà còn là sự ngon lành do tình huynh đệ mang lại, khi các linh mục già trẻ ngồi cùng bàn, chia sẻ đồ ăn giữa những tiếng cười giòn giã. Một linh mục ngũ tuần thốt ra một câu: “Hôm nay ngồi ăn (canh dưa chua, thịt kho tộ) thấy ngon quá!” Khi có bạn hiền thì rượu nào cũng thành rượu ngon, khi có “good company” thì đồ ăn nào cũng thành “good food.”



Đình làng và tình liên đới

Đại hội lần này được tổ chức tại Orange County, quen gọi là Quận Cam, Nam California, với sự tham dự của 220 linh mục (trên tổng số 900+ vị), một con số được coi là cao nhất từ trước đến nay. Các vị đến từ nhiều giáo phận hoặc dòng tu, với những vai trò khác nhau tại các xứ đạo, bệnh viện, trường học, tu viện, trại giam, trại lính, v.v.

Các sinh hoạt hầu hết diễn ra tại Trung tâm Công Giáo Việt Nam, vừa khang trang lại vừa ấm cúng, như một “đình làng,” giúp những người tụ hội dễ dàng gắn bó, khác với không khí của phòng hội nghị ở các khách sạn. Ngoài những giờ dâng lễ tại nguyện đường trang nghiêm, các sinh hoạt khác diễn ra nơi hội trường gần bên, hoặc tại một sân vuông vức ở giữa tồng thể kiến trúc mang sắc thái Việt.

Ngày hôm sau, 15 tháng 10, vị Sứ thần Toà thánh Christophe Pierre tại Hoa Kỳ lại có một nhận xét tương tự: anh em linh mục người Việt có một liên hệ đặc biệt đối với nhau, như ám chỉ ý nghĩa cao đẹp của Hành trình Emmaus, một cơ hội gắn bó huynh đệ giữa các linh mục người Việt tại Hoa Kỳ. Chủ đề kỳ này là “Anh em hãy giữ mãi tình huynh đệ” (Thư Do Thái 13:1).

Đây là lần đầu tiên ngài tham dự hội ngộ Emmaus, nhưng xem ra vị sứ thần rất tự nhiên giữa các linh mục mang giòng máu và truyền thống Việt, thỉnh thoảng mang lại những tiếng cười vui.

Ngài trình bày những đóng góp của của văn hoá và truyền thống đức tin Việt cho Giáo hội Hoa Kỳ, từ giá trị gia đình, tình liên đới, đoàn thể, v.v.; và cũng thách đố cộng đồng người Công Giáo gốc Việt trong việc sống đạo và truyền đạt Tin mừng giữa văn hóa thế tục, liên đới với các sắc dân khác, v.v.

Niềm vui và thử thách

Trước đó trong cùng ngày, các đề tài về niềm vui và thử thách trong khi làm mục vụ, trong đời sống cá nhân, đã được các diễn giả khai triển, và các linh mục ngồi chia sẻ sôi nổi trong những nhóm nhỏ. Phần chia sẻ chung đã mang lại những tiếng cười giòn hoặc những suy nghĩ thấm thía.

Một cha đã về hưu chia sẻ niềm vui mục vụ khi đến thăm và giải tội cho một bạn trẻ tưởng như hôn mê, không còn nói được, nhưng đã có thể xưng tội qua việc dùng ngón tay bấm vào tay cha theo một quy ước. Một cha bát tuần, với đôi mắt như loà, đã làm gương kiên trì học hỏi cho các bạn trẻ, những người sáng mắt, nhưng giống như “thấy mà không thấy.”

Nhiều linh mục đã chia sẻ niềm vui khi dâng lễ, lúc gặp giới trẻ, khi giúp các tín hữu đến gần Chúa, tin kính Chúa, hoặc trở lại cùng Ngài. Một số vị nói lên những thử thách khi làm mục vụ, khi lo âu tìm cách truyền đạt lòng tin cho thế hệ trẻ, khi bị hiểu lầm, khi phải lái xe hằng trăm dặm mỗi Chúa Nhật để dâng lễ ở nhiều nơi xa xôi.

Các vị diễn giả nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm vui đến từ lối sống quân bình (thể lý và tâm linh, đời sống và công việc), từ tình bạn lành mạnh, liên đới với các linh mục, và trên hết là niềm vui từ Thiên Chúa (được xức dầu trong Thần khí, được năng lực từ Lời hằng sống, được tràn ngập hy vọng từ niềm tin Phục sinh).

Ngoài những giờ nghe thuyết trình và bàn luận nhóm, các linh mục Việt có cơ hội tay bắt mặt mừng với những người anh em đã lâu không gặp, hoặc làm quen với những khuôn mặt mới, những vị chưa có dịp để nói chuyện. Những trao đổi tuy ngắn nhưng mang lại niềm vui, sự thông cảm, và tình thân giữa những người chia sẻ cùng một sứ mạng.

(Còn tiếp)
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ông Trọng muốn độc quyền yêu nước
Phạm Trần
18:41 16/10/2019
Cường độ sợ Tầu và miệt thị Trí thức đã gia tăng trong ngôn ngữ và hành động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN.

Bằng chứng khép nép với Bắc Kinh lần này của Lãnh đạo Việt Nam đã hiện nguyên hình tại kỳ họp Trung ương 11 và trong Diễn văn bế mạc, và tuyên bố sau đó của ông Trọng.

Người đứng đầu bảo thủ, nghiện Chủ nghĩa Cộng sản hơn bất cứ ai ở Việt Nam và thân Trung Cộng, ông Nguyễn Phú Trọng còn không ngại bêu xấu những ai đòi nhà nước phải cấp thời hành động chống Trung Cộng, sau khi nước này đã cho tầu thăm dò dầu khí Hải Dương 8 (HD-8), xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở bãi Tư Chính, Trường Sa, từ ngày 03/07 (2019), và tiếp tục hoạt động ở khu vực, cách Vũng Tầu lối 370 cây số hướng đông nam.

Ông Trọng đã xếch mé bêu rêu họ: “Hiện nay có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước, vậy còn T.Ư Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à? Vô trách nhiệm à?...không phải cứ nói mạnh, làm liều mới là yêu nước… Do vậy, cần phải tỉnh táo để phản bác những luận điệu xuyên tạc của một số phần tử về vấn đề này”

Ông rao giảng:“Làm sao giữ đất nước yên bình, tiến lên nhưng đồng thời giữ đất nước độc lập thế mới là giỏi. Cha ông ta cũng thế thôi, các cụ khôn khéo lắm. Cố gắng giữ quan hệ nhưng cái gì về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ta không bao giờ nhân nhượng.” (theo các báo từ Việt Nam)

Ông Trọng đã đưa ra những lời nói mất bình tĩnh và chỉ trích bất nhã các Trí thức trong cuộc tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 gồm 3 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ ngày 15/10 (2019), 3 ngày sau Hội nghị Trung ương 11 kết thúc ngày 12/10 (2019).

ÔNG TRỌNG BỊ CHẠM NỌC ?

Tuy ông Trọng không nói đích danh, nhưng ai cũng biết những người bị ông Trọng nhắm vào là số nhân sỹ, tướng lãnh và các nhà ngoại giao nổi tiếng đã bất ngờ được mời tham dự cuộc thảo luận về tình hình Tư Chính do Viện nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển ( tên viết tắt là PLD, Institute Research on Policy, Law and Development) tổ chức tại Hà Nội ngày 06/10 (2019), một ngày trước buổi khai mạc của Trung ương 11 (07/10/2019).

Viện PLD, do PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao đứng đầu, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt nam (VUSTA), được phép đảng thành lập. Nhưng ai trong Bộ Chính trị đã bật đèn xanh cho ông Giao tổ chức Hội thảo và còn được mời những “cái gai” trước mắt ông Trọng tham gia thảo luận về tình hình “nhậy cảm” Tư Chính mà không bị phá vẫn còn là một thắc mắc trong dư luận.

Từ trước tới nay, đã có một số cuộc thảo luận về tình hình Biển Đông và tình hình trong nước, do các nhân sỹ-trí thức tổ chức bị ngăn chận, hoặc phá đám phải bỏ cuộc. Lý do nhà nước chống vì Lãnh đạo không muốn nghe những tiếng nói trái chiều với lập trường “không dám đụng tới lỗ chân lông lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình”.

Lần này khác. Cuộc thảo luận ngày 06/10 (2019) đã diễn ra suôn sẻ, không khách mời nào bị chận đường hay bị bắt cóc như những lần trước. Nhiều người tham dự đã ra khỏi đảng, từng bị đảng bỏ tù, bị khai trừ vì chống đảng và công khai đốp lập với đảng. Cũng có những Trí thức từng bị đảng liệt kê trong danh sách “phản động” và “cơ hội chính trị”, hay bị các thế lực thù địch mua chuộc, xúi giục chống đảng như GS Chu Hảo và Nhà văn Phạm Viết Đào. (1)

Theo tường thuật của Nhà nghiên cứu Ngôn ngữ, Đào Tiến Thi từ trong nước thì tại cuộc Hội thảo này:”Các chuyên gia hàng đầu đều nhận định sự kiện bãi Tư Chính là VÔ CÙNG NGHIÊM TRỌNG. Bởi vì đây là “nút thắt của nút thắt” (Tư Chính là nút thắt vấn đề Biển Đông hiện nay và vấn đề Biển Đông lại là nút thắt của quan hệ Việt – Trung). Mất Tư Chính có thể dẫn đến mất toàn bộ quần đảo Trường Sa, và mất Trường Sa có thể dẫn đến mất nước.”

Do đó, vẫn theo ông Thi thì:”Các chuyên gia về luật biển, về biển và về ngoại giao đều cho rằng, kiện Trung Quốc là biện pháp tốt nhất hiện nay.’

Ông Thi viết:”Cái khó là Trung Quốc rất lì lợm, không chịu cùng nhau ra tòa, trong khi nhiều tòa án quốc tế chỉ thụ lý nếu cả hai bên cùng chấp nhận ra tòa. Theo một số chuyên gia, giới cầm quyền Trung Quốc đã nhiều lần “rỉ tai” giới lãnh đạo VN “đừng kiện để giữ đại cục”. Thế thì VN đã gặp khó khăn ngay từ chủ trương rồi.”

HAI TƯỚNG CƯƠNG VÀ LƯƠNG

Thiếu Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ công An đã có bài phát biểu chi tiết nói về tham vọng đánh chiếm biển đảo Việt Nam của Tập Cận Bình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Cộng.

Ông nói:”Động thái lần này của Tập Cận Bình xuất phát từ 2 nguyên nhân. Một là ngăn chặn không cho bất kỳ nước nào vào đầu tư cho Việt Nam khai thác dầu khí. Lần này Tập Cận Bình đánh thẳng vào dạ dày Việt Nam rồi. Cho mày biết thế nào là lễ độ. Tao không đánh trên bộ như năm 1979. Lần này tao đánh thẳng vào. Mày phải phục, và khi mày phục, khi mà khó khăn chơi vơi thì buộc lòng phải ngả theo Trung Quốc thôi. Nên lần này so với lần HD 981 năm 2014 thì lần này nghiêm trọng gấp trăm triệu lần. Đây là cuộc đối đầu thực sự.

Không biết lãnh đạo Việt Nam ta đánh giá việc này thế nào. Nếu không nhận ra đúng vấn đề này thì phản ứng của ta sẽ khác.

Tướng Cương nói tiếp:”Nguyên nhân thứ hai là cho Việt Nam biết thế nào là lễ độ trước những phản ứng có vẻ hí hửng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cho nên vấn đề thứ ba tôi muốn nói mục đích, ý đồ lần này của Trung Quốc cực kỳ nguy hiểm, nghiêm trọng gấp trăm lần so với sự kiện HD 981 năm 2014.”

Từ góc nhìn an ninh, Biển Đông là nút thắt, là cửa ngỏ của Trung Quốc. Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt, vị trí đặc biệt như vậy. Xét trên phương diện quân sự, trên bản đồ, Bãi Tư Chính là nút thắt của nút thắt trên Biển Đông. Và Trung Quốc quyết tâm muốn biến thành chuyện đã rồi, biến cái không tranh chấp thành cái gọi là tranh chấp, làm cho thế giới nhìn nhận có tranh chấp tại đây, buộc Việt Nam phải nhân nhượng.

Thật ra nó đã phá ta từ năm 2000 cũng xung quanh Bãi Tư Chính. BP của Anh, ConocoPhilipps của Mỹ phải rút là vì Trung Quốc doạ. Tháng 7/2017, tập đoàn của Tây Ban Nha cũng phải rút.”

(Theo Facebook Bùi Quang Minh)

Cũng tại Hội thảo này, Tướng Cương còn tiết lộ: “Sau khi Tòa trọng tài quốc tế tuyên Trung Quốc thua kiện Philippines (phán quyết PCA năm 2016), Trung Quốc cử cán bộ sang làm việc với lãnh đạo cao cấp Việt Nam thực hiện "5 không".

Thứ nhất, không được ủng hộ phán quyết tòa trọng tài

Thứ 2, không được đưa ra Asean bàn thảo liên quan đến vấn đề Biển Đông

Thứ 3, trong đa phương quốc tế Việt Nam không đưa phán quyết này ra

Thứ 4, trong đàm phán Việt Trung- Trung Việt không được đưa vấn đề này.

Thứ 5, các đồng chí không được kiện Trung Quốc.

Như vậy thì lý do ông Nguyễn Phú trọng đã gay gắt với một số phát biểu trái chiều với đảng tại cuộc Hội thảo ngày 06/10 (2019) đã được bạch hóa vì ông Trọng sợ bị Tập Cận Bình cho là ông đã cho phép tổ chức cuộc Hội thảo để chống Trung Cộng.

KIỆN TẦU HAY KHÔNG ?

Người phát biểu thứ hai gây chú ý tại cuộc Hội thảo và trong dư luận sau đó là Thiếu tướng nghỉ hưu, anh hùng lực lượng võ trang nhân dân, Lê Mã Lương, người nổi tiếng trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược ở mặt trận biên giới 1979-1989.

Tướng Lương nói với mọi người:”Câu chuyện thứ nhất là tôi muốn nói là ngày mùng 2 vừa rồi chúng tôi dự Hội nghị do Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, thời gian suốt một ngày. Bộ Ngoại Giao thông báo tình hình quốc tế… và nhiệm vụ đối ngoại 2020… Nhiều vấn đề nhưng mà tôi chỉ muốn thông tin câu chuyện, kết thúc phần lên lớp của các quan chức thì tôi đặt ra những câu hỏi: “Một. Chúng ta có kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế không? Hôm nay có lãnh đạo Bộ Ngoại giao, lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương. Đây không phải là câu chuyện của một nhóm, một bộ phận mà nó là câu chuyện của toàn dân rồi. Tôi muốn các anh nghiêm túc trả lời cái này và trả lời rõ. Nếu chúng tôi đến đây, đến dự họp nghe xong rồi không có ai có ý kiến phản hồi hoặc là không có cái trình báo gì, ra về thì nó […nghe không rõ hai tiếng, đoán là “lãng phí”] vô cùng….

Thứ hai, nếu như chúng ta để mất Bãi Tư Chính thì vấn đề nó sẽ là như thế nào. Tôi đặt giả thuyết thứ nhất, vấn đề có chiến đấu đến cùng hay không để giữ cho được Bãi Tư Chính. Giữ được Bãi Tư Chính là giữ được toàn bộ những cái đảo còn lại của chúng ta. Mất Bãi Tư Chính là đảo của chúng ta mất hết, chứ các anh đừng có nói rằng là nếu hiện thực có cái đường lưỡi bò thì Việt Nam chỉ còn 50% đặc quyền trên biển, (Philippins nó mất 70, Malaixia mất 80, Brunei mất 30). Nếu chúng ta bị mất thì nó không còn là đảo nằm trong của chúng ta.

Tôi nghĩ các anh trả lời rõ vấn đề này, vấn đề này cũng là vấn đề bức xúc của dân đấy. Và tôi cũng nói thêm với các anh rằng, nếu như để xảy ra chiến tranh thì lỗi lớn nhất là bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và rồi đến Đối ngoại quốc phòng. Và thế hệ chúng tôi, những người trực tiếp tham gia chống Mỹ, bây giờ chúng tôi trên dưới 70 rồi, vào sinh ra tử, đổ xương đổ máu trên chiến trường, tôi sẽ cầm đầu, cầm đầu nhé, anh em đến hỏi thăm Bộ Ngoại giao. Quan điểm rất rõ ràng”.

(theo Nguyễn Ngọc Dương/Blogger Tễu, TS Nguyễn Xuân Diện)

Tướng Lê Văn Cương còn được trích dẫn đã nói thêm với cử tọa: "Tuy nhiên theo tôi biết, không có đồng chí lãnh đạo Việt Nam nói không kiện! Hiện này vẫn chuẩn bị đầy đủ, nhưng theo tôi ngửi mùi cấp trên lúc này chưa thích hợp để kiện!"

Tình hình Tư Chính khẩn trương như thế và giặc đã vào nhà mấy lần rồi mà vẫn ngu ngơ bảo “chưa thích hợp để kiện” thì đến bao giờ mới “thích hợp”, hỡi ông Nguyễn Phú Trọng ?

Trong khi đó, TS Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nêu ý kiến tại Hội thảo:"Kiện Trung Quốc là giải pháp hòa bình, kiện là giải pháp ngăn chặn chiến tranh. Sử dụng luật pháp và dư luận quốc tế khi có mâu thuẫn giữa các bên là biện pháp cần thiết và đúng đắn trong thế giới văn minh và hội nhập."

Ông Hoàng đặt câu hỏi:"Vì sao ta lại sợ kiện, trong khi chính nghĩa thuộc về ta. Sợ kiện hay sợ Trung Quốc? Đặt câu hỏi như vậy là vì tôi nghe có ý kiến cho rằng, nếu ta kiện Trung Quốc thì họ làm căng hơn nữa, trong khi ta phải sống bên cạnh họ lâu dài, nếu để họ thù vặt thì rất khó ở….Mà họ cũng dọa ta như thế. Dọa để ta đừng kiện.”

Có lẽ những lời cảnh giác của giới trí thức đã khiến ông Trọng và Bộ Chính trị lên ruột như bị chạm nọc đến tận xương tủy, vì sợ bị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình của Trung Cộng trả đũa chăng ?

PHÂN BUA CÓ CHỦ Ý

Ông Trọng cũng phân bua với cử tri Hà Nội rằng:”Hội nghị T.Ư lần thứ 11 vừa qua đã dành một buổi trong chương trình làm việc để nghe báo cáo về tình hình đối ngoại để có thông tin và tạo sự đoàn kết, thống nhất cao.

Nhưng nội dung thảo luận không được tiết lộ nên điều được gọi là “thống nhất cao” cũng chỉ là lối “tự biên” và “tự diễn” của ông Trọng. Đáng chú ý là “vấn đề Biển Đông”, dù được đông đảo nhân dân theo dõi và quan tâm, cũng chỉ được ghép chung vào “vấn đề quan hệ đối ngoại”, và được trình bầy vào buổi sáng của phiên họp ngày sau cùng, thứ 6, ngày 12/10 (2019), trước giờ bế mạc của Trung ương 11.

Việc sắp xếp vấn đề đáng lẽ phải “ưu tiên” vào “phấn chót” của chương trình dài 6 ngày họp chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng và Ban chấp hành Trung ương đã có chủ tâm hạ thấp tầm quan trọng của biến cố Tư Chính để không làm phật lòng lãnh đạo Trung Cộng mà đảng CSVN Việt Nam vẫn cõng trên lưng để cao rao “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Điều này còn được chứng minh trong Diễn văn bế mạc và trong Thông báo cuối cùng của Trung ương 11, khi cả ông Trọng và Ban Chấp hành Trung ương đã tránh nói đến 2 chữ Biển Đông.

Trong toàn diễn văn, ông Trọng chỉ nói mấy chữ:”Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế.”

Trong khi Thông báo cuối cùng cũng chỉ nói rập khuôn: ”Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.”

Vậy mà, theo tường thuật của các báo Việt Nam thì ông Nguyễn Phú Trọng đã tự khoe với cử tri Hà Nội ngày 15/10/2019 rằng:”Quan hệ đối ngoại của chúng ta vừa qua tốt rồi, nhưng mỗi khu vực, địa bàn cũng có những vấn đề phức tạp riêng, đặc biệt là vấn đề biên giới, biển đảo. Nước nào cũng có và nước nào cũng phải xử lý.

“Ta ký được biên giới với Trung Quốc bao nhiêu năm nay, phân định được vịnh Bắc Bộ, bây giờ đang đàm phán phân định cửa vịnh Bắc Bộ. Hay gì mà căng thẳng, cả đôi bên cùng thiệt”.

Ông Trọng còn cao giọng:”Phải đặt vấn đề trong tổng thể, vừa kiên quyết kiên trì bảo vệ đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, nhưng đồng thời cũng phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định.”

Nhưng “tổng thế” hay “đại cục”, theo cách nói của Trung Cộng, dựa theo phương châm mà Bắc Kinh đã giao cho Việt Nam thời hai Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh gồm: 16 chữ: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và tinh thần 4 tốt:“láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” ?

Ông Trọng còn bầy vẽ lên lớp với cử tri:”Việc xử lý mối quan hệ này không đơn giản chút nào, song như thế không có nghĩa là nhân nhượng bất cứ thứ gì vô nguyên tắc. “Nguyên tắc là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nhưng đồng thời phải giữ ổn định. Chưa có thời kỳ nào đất nước đang có không khí ổn định tốt như thế này. Phải giữ lấy nó”.

Ông Trọng còn khoe tiếp:” Trong vấn đề biển Đông, thái độ của Đảng và Nhà nước ta đã tuyên bố dứt khoát, đó là rất kiên quyết nhưng cũng phải rất khôn khéo.” (báo An Ninh Thủ Đô, ngày 15/10/2019)

Nếu Đảng và nhà nước CSVN đã “rất kiên quyết” và “rất khôn khéo” thì tại sao lại để cho HD-8 và các tầu hộ tống có võ trang Trung Cộng cứ tự do ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như ao nhà mình, từ ngày 03/07 (2019) và chưa có dấu hiệu rút lui ?

Phải chăng lập trường “cứ nhũn như con chi chi” để chờ sung rụng từ Bắc Kinh còn hơn gây hấn để họa vào thân là thượng sách của ông Trọng trước hành động xâm lấn biển đảo ngày càng rõ rệt của Bắc Kinh, qua vụ Tư Chính ?

Người dân cũng muốn biết lực lượng chấp pháp của Việt Nam gồm một số tầu Cảnh sát biển có võ trang và tầu Hải quân đã và đang làm gì ở bãi Tư Chính, hay chẳng làm được gì trước sức ép của Trung Cộng ?

Thêm vào đó, ai cũng thấy Ban Tuyên giáo đã bưng bít thông tin về Tư Chính và các hoạt động của các tầu võ trang hộ tống của Trung Cộng không ngoài mục đích muốn giảm thiếu mức độ căng thẳng để tránh làm mất lòng Bắc Kinh.

Trung ương 11, khai mạc ngày 7/10 (2019) đã tập trung thảo luận chính về: Dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011; Về dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng; Về dự thảo Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện công tác xây dựng Đảng; Về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 – 2020.”

Tình hình Biển Đông, quanh bãi Tư Chính dù rất khẩn trương đã không được Bộ Chính trị ghi vào chương trình họp trọn ngày của Trung ương 11. Một Nghị quyết riêng về tình hình Tư Chính, được chờ đợi trong dân cũng không có.

Lý do dân mong vì họ muốn nhà nước nên một lần dứt khoát với chủ trương chèn ép phi pháp của Trung Cộng. Hơn nữa, trong diễn văn khai mạc ngày 07/10 (2019), ông Nguyễn Phú Trọng đã gây ảo tưởng cho mọi người khi ông yêu cầu Trung ương: ”Phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua. Từ đó, xác định sát hợp mục tiêu tổng quát, dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu, cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2020…”

Nhưng chuyện phân tích, có hay không đã được giữ kín để khỏi mất lòng phương Bắc, hay những điều ông Trọng phô trương, tưởng như nghiêm chỉnh, cũng chỉ là chiếc thùng rỗng để ông độc quyền yêu nước và tiếp tục được sống chung và hường bổng lộc của Trung Cộng. -/-

Phạm Trần

(10/019)

=============

(1) Theo ông Đào Tiến Thi từ trong nước thì những người tham dự nổi tiếng gồm có: Cụ Nguyễn Khắc Mai, GS. Nguyễn Đình Cống, Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Nhà ngoại giao Nguyễn Trung, Anh hùng LLVT Lê Mã Lương, PGS. Trần Thị Băng Thanh, Nhà thơ Trần Nhương, PGS. Nguyễn Vi Khải, KTS. Trần Thanh Vân, PGS. Chu Hảo, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, Nhà văn Nguyên Bình, Nhà văn – Cựu tù nhân lương tâm (vì chống Trung Cộng xâm lược) Phạm Viết Đào, GS. Trần Ngọc Vương, TS. Đinh Hoàng Thắng, TS. Công Nghĩa Tụ, TS. Nguyễn Đại, TS. Phạm Văn Chung, TS. Nguyễn Văn Vịnh, TS. Nguyễn Xuân Diện, Nhà báo tự do Lê Dũng.

Ngoài ra còn có PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nhà ngoại giao Nguyễn Trường Giang, Cựu quan chức Chính phủ Nguyễn Nam Cường, ThS. Hoàng Việt (một chuyên gia về luật biển, hiện đang là Giảng viên Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh),
 
VietCatholic TV
Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân Tư lệnh đoàn hiến binh
Giáo Hội Năm Châu
05:30 16/10/2019
Trong những diễn biến rất đột ngột, hôm 15 tháng Mười, Phòng Báo Chí Tòa Thánh vừa ra thêm một thông cáo nữa liên quan đến cơ quan an ninh Tòa Thánh. Toàn văn tuyên bố như sau:

Đức Thánh Cha bổ nhiệm Giám đốc Dịch vụ An ninh và Bảo vệ Dân sự của Quốc gia Thành Vatican và Tư lệnh đoàn hiến binh.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti làm Giám đốc Dịch vụ An ninh và Bảo vệ Dân sự của Quốc gia Thành Vatican và Tư lệnh đoàn hiến binh. Trước bổ nhiệm này, Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti là Phó Giám đốc và Phó Chỉ huy.

Tiến sĩ Gianluca Gauzzi Broccoletti

Sinh ra tại Gubbio ngày 3 tháng 6 năm 1974, tốt nghiệp ngành Kỹ thuật An toàn và An ninh tại Đại học “La Sapienza” của Rome, ông đã kết hôn và có hai đứa con. Ông gia nhập hiến binh vào năm 1995. Từ năm 1999, ông chịu trách nhiệm thiết kế cơ sở hạ tầng mạng lưới an ninh Quốc gia Thành Vatican và an ninh mạng cho Tòa Thánh.

Năm 2010, ông được chuyển sang Trung Tâm Điều Phối An Ninh và được thăng tiến dần trong các trách nhiệm được giao và các cấp bậc tương ứng cho đến khi ông lên đến chức Trưởng Phòng vào năm 2017, và Phó Giám đốc và Phó Chỉ huy năm 2018. Trong thời gian qua, ông đã thiết lập được các quan hệ tín nhiệm các thư ký đặc biệt của Đức Thánh Cha, các cơ quan có thẩm quyền cao nhất của phủ thống đốc Quốc gia Thành Vatican và của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Ông đã tháp tùng Đức Thánh Cha trong nhiều chuyến tông du và các chuyến viếng thăm mục vụ ở Ý và trên thế giới. Ông cũng từng điều phối các chuyến đi nghỉ hè của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Đức Giáo Hoàng Danh dự Bênêđíctô thứ 16; và từng là Phó Chỉ huy của Biệt đội hiến binh đóng tại Gandolfo trong kỳ nghỉ hè của Đức Bênêđíctô XVI trong Biệt thự Giáo hoàng. Ông là thành viên của bộ phận chịu trách nhiệm quản lý công nghệ an ninh trong Cơ Mật Viện bầu Giáo Hoàng vào năm 2005 và 2013.

Được Giám đốc Dịch vụ An ninh và Tư lệnh đoàn hiến binh giao các nhiệm vụ trong các trường hợp đa dạng liên quan đến các cuộc gặp gỡ giữa thành phố Rôma và các đơn vị cảnh sát khác nhau trong các đại biến cố Năm Thánh, khi có thể có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ông đã tham dự nhiều khóa học, hội thảo và thực tập với nhiều lực lượng cảnh sát Ý và quốc tế.


Source:Holy See Press Office