Phụng Vụ - Mục Vụ
Các con hãy nên Thánh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
02:26 29/10/2019
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có lòng tôn kính đặc biệt đối với các Thánh, nhất là các Thánh tử đạo. Ngài là vị Giáo hoàng đạt kỷ lục trong việc tôn phong các Thánh và Chân phước. Ngài tôn phong 1.322 Chân phước và 457 vị Hiển thánh, trong đó có 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam và 120 vị thánh tử đạo Trung Hoa. Con số vị Thánh và Chân phước được Ngài tôn phong hơn tổng số các vị mà các Giáo hoàng tiền nhiệm của Ngài tôn phong trong vòng 400 năm trước đó.
Trong dọc dài lịch sử, Giáo hội đã tôn phong rất nhiều vị Thánh.Thế nhưng, so với vô vàn các thánh trên trời, thì những người được Giáo Hội tuyên phong Chân phước và hiển Thánh chỉ là con số rất nhỏ. Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi”, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ. Các Ngài đang chúc tụng Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai và Con Chiên, là Chúa.
Hôm nay Giáo hội mừng lễ Các Thánh. Đây là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô : “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”. Lời Kinh Tiền Tụng trong sách lễ Rôma cầu nguyện như sau:Vinh quang Cha rạng ngời nơi cộng đoàn các thánh. Và khi tuyên dương công trạng các ngài là Cha biểu dương chính hồng ân Cha ban. Cha dùng đời sống các ngài làm gương cho chúng con học đòi, bắt chước; Cha cho chúng con được chung phần gia nghiệp nhờ hiệp thông với các ngài; Cha phù trợ chúng con nhờ lời các ngài cầu thay nguyện giúp.
Như thế việc tuyên phong các thánh có mục đích:
- Tôn vinh Thiên Chúa: nếu các thánh là "thánh thiện", "quyền năng" ... thì Thiên Chúa càng quyền năng thánh thiện hơn biết chừng nào! Ðời sống các ngài phản ánh đời sống của chính Chúa, cho dù chỉ là một cách mờ nhạt.
- Nêu gương mẫu mực cho người Kitô hữu.
- Củng cố niềm hy vọng của chúng ta. Nếu các thánh là những con người cũng đầu đen máu đỏ như ta và cũng yếu đuối như bất cứ ai, nhưng nhờ biết cộng tác với ơn Chúa mà đã được hưởng một gia nghiệp vinh quang như thế, thì tại sao ta lại không thể được?
- Ðể các thánh cầu bầu cho ta trước mặt Chúa,và chắc chắn lời cầu bầu đó là rất hiệu nghiệm.
Lễ Các Thánh hằng năm nhắc nhở chúng ta rằng, lý tưởng làm thánh không dành riêng cho thành phần nào trong dân Chúa, nhưng hết thảy mọi người Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh như nhau.Nhiều người quen nghĩ rằng làm thánh là việc dành riêng cho các nhà tu hành, còn giáo dân thì làm sao có thể mơ tới lý tưởng cao cả ấy được? Quả thực, có một thời người ta đã lấy các vị đan sĩ, tu sĩ làm mẫu mực cho lý tưởng Kitô giáo, và ai ai trong Giáo hội, từ các giáo sĩ đến giáo dân cũng phải gắng sức xích lại gần mẫu mực ấy được chừng nào hay chừng ấy.Công đồng Vatican II đã nhắc lại rằng, tất cả mọi thành phần Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh, nhưng mỗi người tùy theo đấng bậc, tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng mà mang một vẻ thánh thiện riêng, khiến cho Giáo Hội được trau dồi bằng những vẻ đẹp muôn màu muôn sắc. Mẫu mực thánh thiện chỉ có một nhưng cách "hoạ lại" mẫu mực ấy thì thiên hình vạn trạng.Thánh Phanxicô đệ Salê đã nói một câu rất đẹp theo ý ấy: "Bất kỳ Chúa trồng bạn ở đâu, bạn hãy trổ những bông hoa đẹp nhất cho Người ở đó".
Mỗi nơi có những điều kiện riêng, nơi ẩm nơi khô, nơi phì nhiêu nơi sỏi đá, nơi thấp nơi cao… mỗi đấng bậc, mỗi hoàn cảnh, mỗi tính tình cũng tương tự như thế. Chúa chỉ đòi hỏi ta ở chỗ nào thì tuỳ theo điều kiện cụ thể chỗ ấy mà trổ bông đẹp tức là nên thánh (Cố Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm).
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng Thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất của Thiên Chúa. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. Đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Lễ Các Thánh là lễ của niềm vui. Chúng ta vui mừng vì các thánh chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những người thân yêu của chúng ta đã được hưởng nhan thánh Chúa. Lễ Các Thánh là lễ của niềm hy vọng. Các Thánh là những con người bình thường như chúng ta nhưng các ngài đã đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật. Có thể quy tất cả tám đức tính ấy vào một đức tính căn bản là "Tâm hồn nghèo". Người có tâm hồn nghèo là người: không màng đến và không cậy dựa vào tiền bạc của cải, danh lợi lạc thú trần gian, không ăn thua hơn thiệt đời này; chỉ ước ao sống tốt theo ý Thiên Chúa và được hưởng những ơn lành của Thiên Chúa.Vì căn bản hạnh phúc là có tâm hồn nghèo, nên có thể nói: hạnh phúc đích thực của người kitô hữu là từ bỏ hết những gì mình có để được lấp đầy bằng chính Chúa.Một cuộc sống khó nghèo đến tận cùng của Thánh Phanxicô Assisi đã làm cho thế giới hiểu được thế nào là phúc cho những người nghèo khó. Một cái chết thay cho người bạn tù mà Thánh Kolbe đã tự nguyện đón nhận đã trở thành một chứng từ hùng hồn về giới răn yêu thương của Đức Giêsu. Nhân loại mãi mãi trân trọng Mẹ thánh Têrêxa Calcutta cũng như những ai sống nhiệt thành phục vụ, dấn thân sống Tin Mừng, bao dung hy sinh, xây dựng tình thương cho tha thân, nhất là người cùng khổ.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Trong Năm Phụng Vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Giáo hội tôn kính tất cả các vị Thánh, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta hân hoan chúc tụng các Thánh hạnh phúc trên Thiên đàng và xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta nhận biết mình cũng được Chúa mời gọi nên thánh như các ngài, và cố gắng vươn lên giống như các ngài.
Nguyện xin các Thánh Nam Nữ giúp chúng con tập sống mỗi ngày,thăng tiến trên con đường trọn lành như lời mời gọi của Chúa Giêsu : các con hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh.Amen.
Trong dọc dài lịch sử, Giáo hội đã tôn phong rất nhiều vị Thánh.Thế nhưng, so với vô vàn các thánh trên trời, thì những người được Giáo Hội tuyên phong Chân phước và hiển Thánh chỉ là con số rất nhỏ. Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi”, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ. Các Ngài đang chúc tụng Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai và Con Chiên, là Chúa.
Hôm nay Giáo hội mừng lễ Các Thánh. Đây là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô : “Lòng thương xót của Chúa trải rộng từ đời nọ đến đời kia”. Lời Kinh Tiền Tụng trong sách lễ Rôma cầu nguyện như sau:Vinh quang Cha rạng ngời nơi cộng đoàn các thánh. Và khi tuyên dương công trạng các ngài là Cha biểu dương chính hồng ân Cha ban. Cha dùng đời sống các ngài làm gương cho chúng con học đòi, bắt chước; Cha cho chúng con được chung phần gia nghiệp nhờ hiệp thông với các ngài; Cha phù trợ chúng con nhờ lời các ngài cầu thay nguyện giúp.
Như thế việc tuyên phong các thánh có mục đích:
- Tôn vinh Thiên Chúa: nếu các thánh là "thánh thiện", "quyền năng" ... thì Thiên Chúa càng quyền năng thánh thiện hơn biết chừng nào! Ðời sống các ngài phản ánh đời sống của chính Chúa, cho dù chỉ là một cách mờ nhạt.
- Nêu gương mẫu mực cho người Kitô hữu.
- Củng cố niềm hy vọng của chúng ta. Nếu các thánh là những con người cũng đầu đen máu đỏ như ta và cũng yếu đuối như bất cứ ai, nhưng nhờ biết cộng tác với ơn Chúa mà đã được hưởng một gia nghiệp vinh quang như thế, thì tại sao ta lại không thể được?
- Ðể các thánh cầu bầu cho ta trước mặt Chúa,và chắc chắn lời cầu bầu đó là rất hiệu nghiệm.
Lễ Các Thánh hằng năm nhắc nhở chúng ta rằng, lý tưởng làm thánh không dành riêng cho thành phần nào trong dân Chúa, nhưng hết thảy mọi người Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh như nhau.Nhiều người quen nghĩ rằng làm thánh là việc dành riêng cho các nhà tu hành, còn giáo dân thì làm sao có thể mơ tới lý tưởng cao cả ấy được? Quả thực, có một thời người ta đã lấy các vị đan sĩ, tu sĩ làm mẫu mực cho lý tưởng Kitô giáo, và ai ai trong Giáo hội, từ các giáo sĩ đến giáo dân cũng phải gắng sức xích lại gần mẫu mực ấy được chừng nào hay chừng ấy.Công đồng Vatican II đã nhắc lại rằng, tất cả mọi thành phần Giáo Hội đều được mời gọi nên thánh, nhưng mỗi người tùy theo đấng bậc, tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng mà mang một vẻ thánh thiện riêng, khiến cho Giáo Hội được trau dồi bằng những vẻ đẹp muôn màu muôn sắc. Mẫu mực thánh thiện chỉ có một nhưng cách "hoạ lại" mẫu mực ấy thì thiên hình vạn trạng.Thánh Phanxicô đệ Salê đã nói một câu rất đẹp theo ý ấy: "Bất kỳ Chúa trồng bạn ở đâu, bạn hãy trổ những bông hoa đẹp nhất cho Người ở đó".
Mỗi nơi có những điều kiện riêng, nơi ẩm nơi khô, nơi phì nhiêu nơi sỏi đá, nơi thấp nơi cao… mỗi đấng bậc, mỗi hoàn cảnh, mỗi tính tình cũng tương tự như thế. Chúa chỉ đòi hỏi ta ở chỗ nào thì tuỳ theo điều kiện cụ thể chỗ ấy mà trổ bông đẹp tức là nên thánh (Cố Lm Nguyễn Hồng Giáo, ofm).
Chỉ mình Thiên Chúa mới là Đấng Thánh, còn con người được mời gọi trở nên thánh khi tham dự vào sự thánh thiện duy nhất của Thiên Chúa. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa. Ai giống Đức Kitô, người ấy trở nên thánh thiện. Ai thực hiện những giá trị Tin mừng, người ấy trở nên thánh thiện. Một sự thánh thiện như thế rất có thể được thực hiện trong một đời sống rất bình thường. Giáo hội hướng tới một sự thánh thiện tỏa rộng, một hình thức thánh thiện vừa bình dân, vừa gần gũi lại vừa có thể được thực hiện cho hết mọi người, thay vì một hình thức thánh thiện chọn lọc, dành riêng cho một thiểu số. Đó là thành quả Ơn Cứu Độ của Chúa Kitô. Giáo Hội không phong thánh cốt để mà thờ, nhưng để tôn vinh Thiên Chúa, để khuyến khích chúng ta noi theo và bắt chước.
Lễ Các Thánh là lễ của niềm vui. Chúng ta vui mừng vì các thánh chính là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, những người thân yêu của chúng ta đã được hưởng nhan thánh Chúa. Lễ Các Thánh là lễ của niềm hy vọng. Các Thánh là những con người bình thường như chúng ta nhưng các ngài đã đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
Con đường nên thánh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Tin Mừng hôm nay là con đường Tám Mối Phúc Thật. Có thể quy tất cả tám đức tính ấy vào một đức tính căn bản là "Tâm hồn nghèo". Người có tâm hồn nghèo là người: không màng đến và không cậy dựa vào tiền bạc của cải, danh lợi lạc thú trần gian, không ăn thua hơn thiệt đời này; chỉ ước ao sống tốt theo ý Thiên Chúa và được hưởng những ơn lành của Thiên Chúa.Vì căn bản hạnh phúc là có tâm hồn nghèo, nên có thể nói: hạnh phúc đích thực của người kitô hữu là từ bỏ hết những gì mình có để được lấp đầy bằng chính Chúa.Một cuộc sống khó nghèo đến tận cùng của Thánh Phanxicô Assisi đã làm cho thế giới hiểu được thế nào là phúc cho những người nghèo khó. Một cái chết thay cho người bạn tù mà Thánh Kolbe đã tự nguyện đón nhận đã trở thành một chứng từ hùng hồn về giới răn yêu thương của Đức Giêsu. Nhân loại mãi mãi trân trọng Mẹ thánh Têrêxa Calcutta cũng như những ai sống nhiệt thành phục vụ, dấn thân sống Tin Mừng, bao dung hy sinh, xây dựng tình thương cho tha thân, nhất là người cùng khổ.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh. Đó là một ơn gọi rất cao cả như lời Chúa Giêsu: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện" (Mt 5,48). Công Ðồng Vatican II cũng lập lại ý tưởng đó: "Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người" (GH 11.3). Trong các thư của Thánh Phaolô, ngài gọi các tín hữu là những vị thánh. Qua Bí Tích Rửa Tội, mọi tín hữu được tham dự vào sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy qua Tám Mối Phúc Thật, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
Trong Năm Phụng Vụ, Giáo hội tôn kính nhiều vị Thánh có tên tuổi. Ngày lễ các Thánh Nam Nữ, Giáo hội tôn kính tất cả các vị Thánh, trong đó có ông bà cha mẹ, những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta và đã trở nên thánh nhân, mặc dù chưa được Giáo hội tuyên phong.
Mừng lễ Các Thánh Nam Nữ, chúng ta hân hoan chúc tụng các Thánh hạnh phúc trên Thiên đàng và xin các ngài cầu thay nguyện giúp cho chúng ta nhận biết mình cũng được Chúa mời gọi nên thánh như các ngài, và cố gắng vươn lên giống như các ngài.
Nguyện xin các Thánh Nam Nữ giúp chúng con tập sống mỗi ngày,thăng tiến trên con đường trọn lành như lời mời gọi của Chúa Giêsu : các con hãy nên thánh như Cha trên trời là Đấng Thánh.Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 29/10/2019
70. Biết được mình, so với việc thông đạt thiên văn địa lý và tất cả kiến thức nghiên cứu các vật để hiểu rõ lý lẻ, thì càng cao siêu và càng có ích hơn, bởi vì các kiến thức khác thì làm cho con người kiêu ngạo, duy chỉ có kiến thức biết được mình này, thì mới có thể làm cho con người ta khiêm tốn, cho nên rất là có ích.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:19 29/10/2019
50. HAI LẦN ĐỐI HAY
Vũ Tiêu Úy lúc còn nhỏ thường hay được mẹ cột tóc trên đầu giả làm hai cái sừng. Một ngày nọ, có một hòa thượng tên là Cổ Xuân về trường làng du ngoạn nhìn thấy nó, bèn chế giễu nói:
- “Đầu trâu lại sinh ra sừng rồng”.
Vũ Tiêu Úy đối lại:
- “Mõm chó sao lại mọc ngà voi”.
Hòa thường thấy tài trí của thằng nhỏ này thì rất kinh ngạc.
Sau khi về nhà thì Vũ Tiêu Úy nói với mẹ:
- “Từ này về sau mẹ đừng cột tóc con giả làm hai cái sừng nữa”.
Qua mấy ngày sau, hòa thượng Cổ Xuân lại đi qua trường học, nhìn thấy đầu tóc của Vũ Tiêu Úy giả thành ba cái sừng thì cũng chế giễu nói:
- “Ba sừng giống cái giá trống”.
Vũ Tiêu Úy lập tức đối lại:
- “Một trọc như lôi chùy”.
Hòa thượng Cổ Xuân nói với thầy giáo của Vũ Tiêu Úy:
- “Thằng bé này về sau nhất định trở thành một vị cứu thế”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 50:
Bà con láng giếng đã nói về thánh Gioan Tẩy Giả khi ngài mới sinh ra: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” (Lc1, 66) Ông già tiên tri Si-mê-on đã nói về Đức Chúa Giê-su khi cha mẹ dâng Ngài vào đền thánh: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng…” (Lc2, 34)
Hai em bé hai sứ mệnh, hai cuộc đời và hai cái chết không giống nhau: Gioan Tẩy Giả vì cương trực mà bị chém đầu, Đức Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại mà bị đóng đinh vào thập giá. Cả hai đều sống hoàn toàn cho sứ mệnh và chết vì bổn phận.
Mỗi em bé Ki-tô hữu đều có một vai trò bổn phận khác nhau mà Thiên Chúa muốn nơi chúng nó, vai trò bổn phận này tuy khác nhau nhưng cũng đều cùng chung một sứ mệnh, đó là làm chứng nhân cho Tin Mừng ở trần gian, nhưng các em bé này sẽ không nhận ra sứ mệnh này nếu cha mẹ và những người có trách nhiệm không hướng dẫn và dạy dỗ, bởi vì “đứa bé này ngày sau sẽ ra sao” đều phần lớn tùy thuộc vào sự giáo dục trong gia đình của cha mẹ, cũng như của cha sở nơi nhà thờ họ đạo…
Nếp sống trong gia đình rất ảnh hưởng trên các trẻ em, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái thì ma quỷ sẽ “quan tâm” giùm cho, mà ma quỷ quan tâm thì có nước mà…chết đời đời trong hỏa ngục…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vũ Tiêu Úy lúc còn nhỏ thường hay được mẹ cột tóc trên đầu giả làm hai cái sừng. Một ngày nọ, có một hòa thượng tên là Cổ Xuân về trường làng du ngoạn nhìn thấy nó, bèn chế giễu nói:
- “Đầu trâu lại sinh ra sừng rồng”.
Vũ Tiêu Úy đối lại:
- “Mõm chó sao lại mọc ngà voi”.
Hòa thường thấy tài trí của thằng nhỏ này thì rất kinh ngạc.
Sau khi về nhà thì Vũ Tiêu Úy nói với mẹ:
- “Từ này về sau mẹ đừng cột tóc con giả làm hai cái sừng nữa”.
Qua mấy ngày sau, hòa thượng Cổ Xuân lại đi qua trường học, nhìn thấy đầu tóc của Vũ Tiêu Úy giả thành ba cái sừng thì cũng chế giễu nói:
- “Ba sừng giống cái giá trống”.
Vũ Tiêu Úy lập tức đối lại:
- “Một trọc như lôi chùy”.
Hòa thượng Cổ Xuân nói với thầy giáo của Vũ Tiêu Úy:
- “Thằng bé này về sau nhất định trở thành một vị cứu thế”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 50:
Bà con láng giếng đã nói về thánh Gioan Tẩy Giả khi ngài mới sinh ra: “Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây ?” (Lc1, 66) Ông già tiên tri Si-mê-on đã nói về Đức Chúa Giê-su khi cha mẹ dâng Ngài vào đền thánh: “Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng…” (Lc2, 34)
Hai em bé hai sứ mệnh, hai cuộc đời và hai cái chết không giống nhau: Gioan Tẩy Giả vì cương trực mà bị chém đầu, Đức Chúa Giê-su vì yêu thương nhân loại mà bị đóng đinh vào thập giá. Cả hai đều sống hoàn toàn cho sứ mệnh và chết vì bổn phận.
Mỗi em bé Ki-tô hữu đều có một vai trò bổn phận khác nhau mà Thiên Chúa muốn nơi chúng nó, vai trò bổn phận này tuy khác nhau nhưng cũng đều cùng chung một sứ mệnh, đó là làm chứng nhân cho Tin Mừng ở trần gian, nhưng các em bé này sẽ không nhận ra sứ mệnh này nếu cha mẹ và những người có trách nhiệm không hướng dẫn và dạy dỗ, bởi vì “đứa bé này ngày sau sẽ ra sao” đều phần lớn tùy thuộc vào sự giáo dục trong gia đình của cha mẹ, cũng như của cha sở nơi nhà thờ họ đạo…
Nếp sống trong gia đình rất ảnh hưởng trên các trẻ em, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái thì ma quỷ sẽ “quan tâm” giùm cho, mà ma quỷ quan tâm thì có nước mà…chết đời đời trong hỏa ngục…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Sức mạnh hóan cải của tình thương
Lm Đan Vinh
23:05 29/10/2019
Chúa Nhật 31 Thường Niên C
Kn 11,22-12,2 ; 2Tx 1,11-2,2 ; Lc 19,1-10.
I.HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 19,1-10
(1) Sau khi vào Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy. (2) Và kìa, có một người tên là Da-kêu. Ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có. (3) Ông ta tìm cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông, mà ông lại lùn. (4) Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức Giê-su, vì Người sắp đi qua đó. (5) Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”. (6) Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. (7) Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ !” (8) Còn ông Da-kêu thì đứng mà thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, này đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo. Và nếu tôi đã cưỡng đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn”. (9) Đức Giê-su nói với ông ta rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu Tổ phụ Áp-ra-ham. (10) Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay nhằm chứng minh Đưc Giê-su là Đấng Thiên Sai, với sứ mệnh “tìm và cứu chữa những gì đã hư mất”. Cụ thể là ông Da-kêu thủ lãnh các người thu thuế ở Giê-ri-khô, nhờ gặp được Đức Giê-su nên đã được ơn hoán cải. Do thành tâm đi tìm, nên ông đã gặp được Người và được Người ưu ái đến ở trọ tại nhà ông. Trước tình thương của Đức Giê-su, ông đã quyết tâm hoán cải, thể hiện qua việc tình nguyện quảng đại chia phân nửa gia sản phân phát cho người nghèo và sẵn sàng đền bù cho những người đã bị ông làm thiệt hại trước đây.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1-4: + Đức Giê-su vào thành Giê-ri-khô và đi ngang qua thành: Giê-ri-khô là một thành phố cách Giê-ru-sa-lem 37 cây số. Có hai thành Giê-ri-khô: Một thành cũ đã bị ông Gio-su-ê phá huỷ, và một thành mới do vua Hê-rô-đê xây dựng cách nơi cũ không xa. + Có một người tên là Da-kêu: Tên Da-kêu nghĩa là “Người trong sạch”. Ong đứng đầu ngành thu thuế tại thành Giê-ri-khô, nên bị người Do thái liệt vào hạng người tội lỗi.
- C 5-7: + Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi. Vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”: Đức Giê-su đã biết rõ về con người của Da-kêu trước khi ông gặp Người. Người đã nhìn thấy ông giữa muôn người, biết tên và công khai gọi tên ông. Nhất là Người còn đến ở trọ tại nhà của ông. + Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người: Cảm động trước tình thương và sự ưu ái quan tâm của Đức Giê-su, ông Da-kêu vội vàng tụt xuống khỏi cây sung và đón rước Người về nhà. Da-kêu chỉ muốn thấy mặt Đức Giê-su, nhưng ông lại được Người thương đến ở trọ tại nhà của ông. Lòng ưu ái của Người vượt quá sự mong ước của ông. + Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ !”: Theo quan niệm của người Do thái, ai lui tới giao thiệp với người tội lỗi cũng trở nên ô uế và bị khiển trách (x. Lc 5,30). Ở đây, Đức Giê-su không những đã tiếp xúc nói chuyện, mà còn đến ở trọ tại nhà của ông trưởng ngành thu thuế Da-kêu, nên không tránh khỏi sự xầm xì phản đối của đám đông. Qua hành động này, Đức Giê-su cho thấy sứ vụ của Người là đi tìm và cứu chữa những người tội lỗi mà Da-kêu là đại diện.
- C 8-10: + Này đây, phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo...: Cảm động trước tình thương của Đức Giê-su, Da-kêu đã biểu lộ quyết tâm hoán cải qua việc đền bù những tội lỗi trước đó. Ông tự nguyện chia nửa tài sản để phân phát cho người nghèo và đền trả gấp bốn lần những thiệt hại đã gây ra, trong khi Luật Mô-sê chỉ buộc đền gấp bốn cho tội trộm chiên mà thôi (x. Xh 21,37). + Hôm nay Ơn cứu độ đã đến cho nhà này: Nhờ sự hiện diện của Đức Giê-su mà cả nhà ông Da-kêu đã được cứu độ. + Con cháu Tổ phụ Áp-ra-ham: Do làm nghề thu thuế nên Da-kêu bị coi là kẻ tội lỗi không còn thuộc về dòng dõi của Áp-ra-ham. Nhưng khi ông đã hồi tâm sám hối, ông lại được Đức Giê-su trả lại quyền được làm con cháu của Tổ phụ Áp-ra-ham như trước. + Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất: Câu này cho thấy sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giê-su là đến để tìm kiếm và giúp những kẻ tội lỗi ăn năn sam hối để được cứu độ.
4. CÂU HỎI:
1) Tên Da-kêu nghĩa là gì ?
2) Thiện chí của ông Da-kêu được biều lộ qua hành động nào ?
3) Tại sao dân chúng lại trách Đức Giê-su về việc đến ở trọ tại nhà Da-kêu ?
4) Tại sao ông Da-kêu lại được Đức Giê-su tuyên bố là con cháu Tổ phụ Áp-ra-ham và được cứu độ ?
5) Câu nào nói lên sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giê-su ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19,10).
2. CÂU CHUYỆN:
1) NHỮNG KẺ KHỐN CÙNG (LES MISÉRABLES)
Đây là tựa đề một tác phẩm nổi tiếng của văn hào Vích-to Huy-gô (Victor Hugo), tường thuật câu chuyện về cuộc đời của Văn Giang (Han Valjean), một tên cướp của giết người đã từng bị ở tù 19 năm. Khi vừa được thả ra, anh đã phải nếm mùi bị mọi người khinh dể xa lánh: Bước vào tiệm ăn, anh liền bị chủ tiệm xua đuổi; Vào trong nhà trọ thì người gác cửa đã đóng sập cửa ngay trước mặt; Đi qua ổ chó, thấy bộ dạng nhếch nhác râu ria của anh, chúng liền thi nhau sủa inh ỏi... Chỉ khi bước vào nhà Đức giám mục My-ri-ê, anh mới được tiếp đãi nồng hậu như một con người: Anh được ăn một bữa tối thật ngon, được nằm trên một chiếc giường êm ấm. Nhưng rồi đêm hôm ấy, nhìn thấy các chân đèn bằng bạc quí giá, anh không cưỡng nổi lòng tham, nên nhẹ nhàng lấy năm cái chân đèn cho vào bao chuồn mất. Nhìn thay bộ dạng khả nghi của anh, cảnh sát liền đòi khám xét chiếc túi vải anh đang vác trên vai và nhìn thấy mấy cái chân đèn bằng bạc. Anh liền bị giải đến trước mặt vị giám mục để làm rõ. Nhưng ngài không những không kết tội, mà còn nhận là đã tặng cho anh mấy cái chân đèn bạc kia. Hơn nữa, ngài còn tặng thêm hai chân đèn nữa cho đủ bộ và nói nhỏ với anh: “Ta không kết tội con đâu, nhưng con phải sám hối để làm lại cuộc đời”. Sau khi được thả, anh luôn suy nghĩ về những lời nhắn nhủ của vị giám mục và xúc động trước tình thương bao dung của ngài. Anh quyết tâm sám hối và sau đó đã trở thành một người lương thiện. Nhiều năm sau, Văn Giang đã chinh phục được tình cảm của mọi người và còn được dân chúng tín nhiệm bầu làm thị trưởng của thành phố. Sở dĩ ông từ một tên tội phạm trở thành mot người lương thiện và được kính nể là do ông đã cảm nghiệm được tình thương của vị giám mục My-ri-ê.
2) SỨC MẠNH HOÁN CẢI CỦA TÌNH THƯƠNG:
Trong thiền viện của thiền sư SĂNG–GAI (Sengai) có nhiều đệ tử ở chung. Một đệ tử của vị thiền sư có thói quen thỉnh thoảng nửa đêm leo tường ra ngoài đi chơi với chúng bạn mãi đến gần sáng mới quay lại thiền viện. Một đêm kia, thiền sư Săng-gai đi kiểm tra, thấy một chiếc giường trống, rồi còn thấy một chiếc ghế cao để cạnh bức tường phía bên trong thiền viện. Thiền sư liền dời chiếc ghế kia sang chỗ khác và đứng thế vào chỗ đó. Khi anh đệ tử kia quay về, do không thấy thiền sư đang đứng thế chiếc ghế mọi khi, anh ta đã đặt bàn chân lên đầu thầy Săng-gai làm điểm tựa trước khi nhảy xuống đất. Lúc khám phá ra sự thể thì anh cảm thấy sợ hãi. Nhưng thay vì trách phạt, thiền sư lại mỉm cười nhỏ nhẹ nói với anh rằng: “Trời về sáng đang trở lạnh. Con mau vào phòng mặc áo ấm vào kẻo bị cảm lạnh nhé !” Cảm động trước tấm long từ bi và tình thương khoan dung của thầy, từ ngày đó người đệ tử kia không bao giờ còn dám tái phạm trèo tường đi chơi nữa. Anh chuyên cần học tập và về sau trở thành một học trò giỏi của thiền sư Săng-gai.
3) SỨC MẠNH CỦA LÒNG SÁM HỐI:
Công tước D’OSSOME, phó vương xứ Napoli, nước Ý, Một hôm đi thị sát chiến thuyền Galère do một đội nô lệ ngồi chèo. Họ vốn là các tội nhân nặng bị án khổ sai chung thân. Khi gặp mặt công tước, các tù nhân ai cũng ca thán mình vô tội. Duy chỉ có một tù nhân ở góc phía xa là ngồi cúi đầu không nói một lời. Công tước liền bước đến bên và dịu dàng hỏi han. Anh nói: Thưa ngài, tôi chịu phạt xứng với tội tôi đã phạm và tôi chẳng có gì để bào chữa. Công tước quay sang nói với mọi người đi theo: “Người này đúng là một phạm nhân, anh ta không xứng đáng ngồi chung với những kẻ vô tội. Ta ra lệnh trục xuất tên này ra khỏi nơi đây”. Và thế là, chỉ nhờ vào lòng chân thành hối lỗi mà người tù nhân đã được giải phóng khỏi kiếp sống nô lệ.
3. THẢO LUẬN:
1) Trong các chuyện trên bạn thích câu chuyện nào nhất? Tại sao?
2) Tuần này mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để giúp một tội nhân được ơn hoán cải nên lương thiện hơn ?
4. SUY NIỆM:
Tin mừng Lu-ca Chúa Nhật hôm nay thuật lại câu chuyện hoán cải của ông Da-kêu làm nghề thu thuế. Vào thời ấy, những người thu thuế bị xếp chung với bọn trộm cắp, giết người và đĩ điếm. Hơn nữa, do làm thu thuế phục vụ đế quốc Rôma, nên họ bị dân Do thái đồng hóa với bọn tội phạm và bị khinh dể. Nhưng Đức Giê-su lại có cách hành xử khác đối với những người thu thuế này. Tin mừng hôm nay cho thấy: Người đã gọi đích danh ông Da-kêu, đã đến ở trọ trong nhà ông và còn ngồi đồng bàn ăn uống chung với ông. Việc đó khiến dân chúng có mặt xầm xì phản đối. Tuy nhiên qua lối hành xử như thế, Đức Giê-su cho thấy sứ mạng của Ngài là “đến tìm và cứu chữa những gì bị hư mất”. Cảm động rrước tấm lòng bao dung nhân hậu của Đức Giê-su, ông Da-kêu đã nhìn nhận tội lỗi và quyết tâm sám hối để được nên công chính.
1) “NÀY ÔNG DA-KÊU XUỐNG MAU ĐI”:
Da-kêu là một người giàu có nổi tiếng ở thành Giê-ri-cô. Ông là trưởng ban thu thuế của thành phố này. Dĩ nhiên nếu chỉ là nhân viên làm việc ăn lương thì chắc ông đã không thể giàu có như vậy được. Sở dĩ ông có nhiều tiền là do gian lận móc ngoặc với gian thương trong việc thu thuế. Mọi người đều nhìn Da-kêu như một tội phạm đáng khinh, và chính ông cũng cảm thấy lương tâm bất an. Nghe tin Đức Giê-su sắp đi qua khu vực gần nhà, Da-kêu liền chạy tới gần để nhìn xem mặt Người. Nhưng dân chúng quá đông mà Da-kêu lại lùn thấp, nên ông đã chạy về phía trước, trèo lên một cây sung, hy vọng sẽ nhìn thấy mặt Đức Giê-su khi Người đi ngang qua. Khi tới chỗ Da-kêu núp, Đức Giê-su dừng lại ngước nhìn lên và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông”.
Da-kêu không ngờ lại được Đức Giê-su ưu ái biết rõ tên và còn ngỏ ý muốn đến ở trọ tại nhà ông là một người tội lỗi ! Ông cảm thấy rất vui khi được Đức Giê-su phục hồi danh dự trước mặt đám đông luôn ác cảm và khinh dể ông. Còn Đức Giê-su cũng bỏ ngoài tai những lời xì xầm phản đối của nhiều người để đến ở trọ tại nhà một kẻ tội lỗi.
Ơn Cứu độ là kết quả của sự gặp gỡ hai chiều: Thiên Chúa đi tìm và tội nhân tiếp nhận. Nếu Đức Giê-su không đi tìm tội nhân thì chẳng ai có thể được ơn cứu độ: “Vì chưng, Con Người đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì đã hư mất” (Lc 19,10). Nhưng dù Đức Giê-su có đi tìm mà tội nhân lại né tránh, thì họ cũng không thể nhận được ơn cứu độ. Trong câu chuyện hôm nay, Đức Giê-su đã đi bước trước khi nhìn lên cây sung tìm kiếm Da-kêu đang ẩn núp và nói chuyện với ông và ông đã mau chóng đáp lại. Cuối cùng ông và cả gia đình đã nhận được ơn cứu độ.
2) “NÀY ĐÂY PHÂN NỬA TÀI SẢN CỦA TÔI, TÔI CHO NGƯỜI NGHÈO...”:
Chính ánh mắt bao dung, lời nói âu yếm và thái độ yêu thương của Đức Giê-su đã đánh động tâm hồn chai lì của Da-kêu, thổi bùng lên ngọn lửa hướng thiện còn đang leo lét trong lòng ông. Quả thật, hoán cải là kết quả của một sự cảm nhận về tình yêu của Chúa. Da-kêu bỗng chốc cảm thấy tâm hồn hân hoan và không còn yêu thích tiền bạc như trước. Ông đã sẵn sàng hiến phân nửa tài sản chia cho người nghèo, đồng thời tự nguyện đền trả gấp bốn những thiệt hại đã gây cho kẻ khác. Xin đền gấp bốn nghĩa là Da-kêu nhận biết tội của ông quá nặng và quyết tâm thực thi công bình bác ái. Dù Da-kêu đã trở nên nghèo hơn, nhưng ông lại cảm thấy hạnh phúc hơn vì đã được Đức Giê-su yêu thương đến ở trọ tại nhà ông và ban ơn cứu độ cho cả gia đình ông. Người còn trả lại cho ông tư cách là con cháu của tổ phụ Áp-ra-ham giống như bao người Do thái lương thiện khác khi phán: "Ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham" (Lc 19,9). Trong bữa tiệc vui hôm đó, tuy không còn giàu có như trước, nhưng Da-kêu đã cảm thấy hạnh phúc hơn. Chắc chắn thân thể ông vẫn còn lùn thấp như trước, nhưng tâm hồn ông đã hóa nên cao thượng hơn gấp bội phần.
3) HOÁN CẢI CẦN SỰ TỪ BỎ:
-Bất cứ một cuộc hoán cải nào cũng đòi phải có sự từ bỏ: Một người lương muốn theo đạo Công Giáo thì phải từ bỏ ma quỉ, bỏ các điều mê tín dị đoan, các đam mê tội lỗi… để chỉ tin thờ một Thiên Chúa và tin vào Đấng Ngài sai đến là Đức Giê-su Ki-tô. Một người mắc thói xấu cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách… muốn hồi tâm sám hối cũng phải quyết tâm chừa bỏ các thói hư ấy. Một người buôn gian bán lận, muốn hoán cải quay về với Chúa cũng phải từ bỏ lối làm ăn gian dối ấy…
-Con tim của Da-kêu đã được hoán cải nhờ sự quan tâm và đối xử nhân hậu của Đức Giê-su. Thi hào người Đức Goethe (1749-1832) đã viết như sau: "Nếu đối xử với một người như “người ấy là”, thì người ấy sẽ trở nên xấu hơn. Nếu đối xử với người ấy như “người ấy phải là”, hoặc như “người ấy muốn là”, thì người ấy sẽ trở nên tốt hơn".
-Đức Giê-su hiểu rằng trong tâm hồn Da-kêu còn có phần tốt, muốn làm điều tốt và có khả năng làm điều tốt, nên Người đã khơi phần tốt ấy lên. Mỗi người chúng ta cũng hãy tự hoán cải bằng cách để Đức Giê-su quan tâm đến ta, nói với ta, đến ở trọ trong lòng ta và đánh động con tim của ta để biết quay về với Chúa.
4) HIỆN NAY VẪN CÒN NHIỀU DA-KÊU:
-Da-kêu tượng trưng cho những người bị khinh thường và loại trừ như: những kẻ mang tiền án tiền sự, những trẻ bụi đời lang thang không nhà, những cô gái đứng đường đón khách lúc đêm tối, những người nghiện sì-ke ma túy, những người đi tìm lạc thú trong những quán bia ôm, mượn rượu để giải sầu... Họ cần những trái tim bao dung nhân ái như Đức Giê-su để giúp hoàn lương như Da-kêu trong Tin mừng hôm nay. Vậy trong những ngày này chúng ta có thể làm gì để giúp họ quay về với Chúa?
- Da-kêu cũng là hình ảnh mỗi người chúng ta: Chúng ta thường nghĩ mình chẳng làm gì nên tội: không giết người, không gian dâm, không trộm cắp… Tuy nhiên hãy coi chừng! Tội vì làm điều ác thì có thể chúng ta không mắc phải. Nhưng tội vì bỏ không làm điều tốt giúp đỡ tha nhân thì chẳng ai dám nghĩ mình không phạm. Vậy thì chúng ta cũng hãy noi gương Da-kêu đi tìm Chúa để nhận được ơn Chúa giúp hoán cải.
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Ngày nay Chúa vẫn thường đến với chúng con trong hình hài của những người nghèo khó ăn xin, những bệnh nhân liệt giường không tiền chữa trị, những người đau khổ cần được ủi an. Chúa cần chút nước giếng của người phụ nữ Sa-ma-ri cho đã khát; Cần năm chiếc bánh và hai con cá của một bé trai dâng hiến để nhân ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn no; Cần căn nhà của Da-kêu để nghỉ qua đêm... Chúa khiêm tốn xin chúng con một chút tiền bạc, một chút lòng hảo tâm, một chút sự thương cảm... để sau đó Chúa lại đổ xuống muôn ngàn phúc lộc thiêng liêng gấp bội.
- LẠY CHÚA. Xin dạy chúng con biết đến với tha nhân, biết khám phá ra đốm lửa của sự thiện còn đang cháy leo lét nơi tâm hồn những người lạc xa Chúa. Ước gì chúng con biết nhìn các tội nhân bằng ánh mắt nhân từ bao dung của Chúa, dám hy vọng vào thiện chí hoán cải của họ, và kêu gọi mọi người cùng hợp tác để xua tan cái xấu cái ác ra khỏi gia đình, khu xóm, trường học, và công sở ... Nhờ đó, thế giới hôm nay sẽ được biến đổi ngày một nên tốt hơn, chan hòa tình người hơn và an bình hạnh phúc hơn.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thượng Hội Đồng Amazon: Lược qua đề nghị của các nhóm nhỏ về hai đề xuất gây tranh cãi: và vai trò phụ nữ
Vũ Văn An
00:03 29/10/2019
Các nhóm nhỏ đã trình bầy các phúc trình thảo luận của họ lúc thượng hội đồng họp được một nửa tổng số các phiên họp toàn thể. Nhưng cho đến nay, Tòa Thánh mới chỉ công bố nguyên bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Hãng Tin Zenit lần lượt dịch sang Anh Ngữ trong những bản dịch họ gọi là để làm việc. Chúng tôi dựa vào bản dịch tiếng Anh của họ để tóm lược đề nghị của các nhóm liên quan tới hai vấn đề hiện gây tranh cãi rất lớn. Đó là các vấn đề Viri Probati và vai trò phụ nữ.
Nhóm A nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự chủ toạ của Đức Hồng Y Carlos AGUIAR RETES và tường trình viên là Đức Cha L. AZUAJE AYALA. Nhóm không đích danh sử dụng thuật ngữ Viri Probati, nhưng trong điểm góp ý thứ hai, họ nói đến việc “đào tạo Cộng đoàn Môn đệ”, đặt nặng khía cạnh đào tạo: bằng bộ mặt Amazon, nghĩa là phát xuất từ các nguyên tắc và giá trị của các dân tộc và nền văn hóa “hiện diện ở đó”; cụ thể hơn là phải bắt đầu bằng nền nhân học văn hóa Amazon, tương tác với túi khôn của các dân tộc bản địa, những dân tộc sông nước (riverine) và những quilombos (1) sống tại các thành thị để họ không đánh mất bản sắc và đạt được sự hội nhập.
Áp dụng thực tế, nhóm đề nghị một nền đào tạo toàn diện cho mọi tác nhân mục vụ phục vụ tại Amazon; còn về ơn gọi làm linh mục, nhóm đề nghị thành lập các chủng viện bản địa, không như những trường nội trú cho bằng những nhà rộng mở đối với nền văn hóa và viễn kiến vũ trụ của vùng, đặt ngay tại lãnh thổ.
Về vai trò phụ nữ, Nhóm chỉ nói tổng quát rằng phụ nữ vẫn còn đang bị kỳ thị tại Amazon mặc dù họ đảm nhiệm nhiều trách vụ quan trọng nhất là trong việc “truyền tải đức tin”. Và đề nghị của nhóm là tổ chức một Thượng Hội Đồng Giám Mục chuyên đề cập đến bản sắc và việc phục vụ của phụ nữ trong Giáo Hội.
Nhóm B nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự điều hợp của Đức Tổng Giám Mục Edmundo P. VALENZUELA MELLID, S.D.B. Đức Cha Francisco J. MUNERA CORREA, I.M.C. là tường trình viên.
Nhóm bàn đến ba vấn đề quan trọng: Tính thừa tác vụ, việc bảo vệ sự sống và nhân quyền, hành động của Giáo Hội trong việc chăm sóc Ngôi Nhà Chung.
Thành thử đối với nhóm vấn đề thừa tác vụ đã được đặt lên hàng đầu. Về vấn đề rất quan trọng này, Nhóm nói đến việc thiết lập các thừa tác vụ giáo dân mới: thực thi các thừa tác vụ đọc sách và Thánh Thể đã được Tự Sắc “Ministeriam Quaedam” (1971) thiết lập nhưng nay bao gồm cả phụ nữ nữa. Ngoài ra, phải chính thức thiết lập các thừa tác vụ: hoạt náo viên, phối trí viên, hướng dẫn cộng đoàn, và dạy giáo lý. Nhóm còn nhắc đến các thừa tác vụ nghệ thuật, văn hóa, y tế, chính trị (?), giáo dục, môi trường... cả thừa tác vụ tiếp tân và hiếu khách để đồng hành với các di dân, và truyền thông xã hội cũng như các kỹ thuật mới...
Nhóm cho rằng việc thiết lập các thừa tác vụ trên phải có tính chính thức trong một nghi thức, trước khi có bất cứ việc đào tạo thích đáng và đồng hành nào tiếp theo đó.
Về thừa tác vụ phó tế vĩnh viễn, nhóm đề nghị “hội nhập văn hóa nhiều hơn” thừa tác vụ này vào vùng Amazon. Riêng đối với khả thể phó tế nữ, nhóm “khuyến khích việc tiếp tục nghiên cứu chủ đề này, nhìn tới các khả thể tương lai hơn là lịch sử quá khứ”.
Về thừa tác vụ linh mục, việc đào tạo phải “dựa trên các diễn trình bản vị hóa và cộng đồng... đương đầu với việc hội nhập văn hóa và liên văn hóa và với quan điểm cao về cộng đoàn và truyền giáo”. Để được thế, phải “thiết lập chủng viện bản địa cho vùng Amazon”.
Về chủ đề Viri Probati, Nhóm nói rất rõ ở tiểu điểm 1.5: “Về việc truyền chức linh mục cho những người đàn ông có vợ ở vùng Amazon, cách tiếp cận chủ đề này được Nhóm nhìn từ quan điểm lắng nghe và biện phân tiếng nói của Chúa Thánh Thần, Đấng mời gọi chúng ta tiếp nhận tiếng kêu của cộng đồng chúng ta và cảm thương tìm cách có câu trả lời đúng để đời sống bí tích, liên kết với chức vụ chủ tế cộng đồng bởi Bí tích Truyền chức Thánh, có thể tuôn trào cho sự phát triển cá nhân, cộng đồng và truyền giáo của dân Chúa tại vùng Amazon của chúng ta. Đề xuất này nhằm mục đích yêu cầu Đức Thánh Cha khả thể ban chức linh mục cho những người đàn ông có vợ của vùng Amazon, một cách ngoại thường, trong những hoàn cảnh chuyên biệt và cho một số dân tộc chuyên biệt, có thể xác lập rõ các lý do biện minh cho nó. Đây hoàn toàn không phải là chuyện các linh mục hạng nhì. Cần phải lưu ý đến việc nhiều người lên tiếng khẳng định rằng chủ đề này nên được quyết định tại Thượng hội đồng này. Nhưng, những tiếng nói khác nghĩ rằng nó nên được nghiên cứu và quyết định trong một Thượng hội đồng chuyên biệt..
Nhóm C nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự phối hợp của Đức Tổng Giám Mục Jonny E. REYES SEQUERA, S.D.B. và Cha Roberto JARAMILLO, Dòng tên, là tường trình viên.
Nhóm bàn đến vấn đề môi trường trước tiên, sau đó, bàn đến việc bảo vệ nhân quyền, lãnh thổ và văn hóa, rồi di dân, hội nhập văn hóa và sau cùng đến “Các Nhu cầu Giáo Hội và Các Thừa tác vụ mới”.
Về điểm cuối cùng, Nhóm cho rằng “Vì truyền thống trong Giáo Hội, có thể cho phép phụ nữ đảm nhiệm các thừa tác vụ gọi là ‘thiết lập’ (instituted) như Đọc Sách và Thánh Thể cũng như Phó Tế Vĩnh Viễn”.
Về các Viri Probati, nhóm cho rằng “điều quan trọng là biện phân, qua việc tham khảo dân Chúa và việc biện phân của Đấng Bản Quyền, tính thích đáng để những người này đượ chuẩn bị thỏa đáng và sau đó, được chọn để phục vụ trong chức linh mục. Đây không phải là chuyện linh mục hạng ba hay hạng bốn, hoặc chỉ để cử hành Bí tích Thánh Thể, mà là ơn gọi linh mục đích thực”.
Trong khi ấy, Nhóm kêu gọi “mọi Giáo Hội khắp thế giới, và đặc biệt các Giáo Hội của các nước tạo thành Lưu Vực Sông Amazon, hướng mắt và hướng tâm hồn về Amazon, và liên đới với các nhu cầu khẩn thiết của vùng này. Tình liên đới của họ phải chủ yếu được biểu lộ bằng hành động truyền giáo của giáo dân, linh mục, nam nữ tu sĩ sẵn lòng được hội nhập văn hóa và phục vụ các Giáo Hội Amazon, nhưng cũng sẵn lòng chia sẻ vật chất hoặc các tài nguyên khác để củng cố khả năng phục vụ của các toà đại diện vá các giáo phận mà chúng tôi đang phục vụ”.
Nhóm D nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm này do Đức Tổng Giám Mục Omar de Jesus Mejia Giraldo làm phối trí viên và Cha Alfredo Ferro Medina, Dòng tên là tường trình viên.
Nhóm bàn đến các đe dọa về lãnh thổ và con người Amazon trước nhất. Liền sau đó là Giáo Hội thừa tác. Về điểm sau, Nhóm nhấn mạnh tới việc phải từ “nền mục vụ thăm viếng” chuyển sang “nền mục vụ hiện diện”.
Về khía cạnh trên, nhóm nhận định Amazon chưa có “các cộng đồng Kitô giáo” mà chỉ có “các buổi tụ tập phụng vụ. Thành thử, công việc mục vụ phải được tập chú vào việc tạo ra các cộng đồng Kitô giáo và, từ đó, xét xem các thừa tác vụ nào cần thiết để phục vụ cộng đoàn tốt hơn. Chúng tôi không muốn các người phục dịch các linh mục, mà phục dịch cộng đồng, tránh việc giáo sĩ hóa hàng giáo dân”.
Một cách cụ thể, nhóm “thúc giục ban các thừa tác vụ cho các người nam nữ trên căn bản công bằng, miễn là họ có khả năng, sự chín mùi, nhân đức, và đào tạo thích đáng và nếu coi là thuận lợi, thì chính thức thừa nhận các việc phục vụ vốn đã được ban cấp hoặc có thể được ban cấp, bất kể là tạm thời hay vĩnh viễn, như: phó tế vĩnh viễn, hoà giải viên, đọc sách, đại biểu Lời Chúa, thông dịch viên, giáo lý viên, các lãnh tụ cộng đoàn, những người phụ trách việc bác ái, các thừa tác viên Thánh Thể, những người trừ qủy và chữa bệnh, các trình thuật viên, các người chăm sóc Căn Nhà Chung của chúng ta và nhiều thừa tác vụ khác cần thiết cho việc truyền giáo, phù hợp với bối cảnh hoặc nhu cầu”.
Riêng về các Viri Probati, Nhóm có vẻ mơ hồ, chỉ nói rằng “trong khi quả quyết rằng độc thân là một hồng phúc đối với Giáo Hội, xin yêu cầu các cộng đồng cổ vũ việc phong chức linh mục cho những người đạo đức, được chính các cộng đồng của họ tiến cử và kính trọng”.
Nhóm E nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự phối trí của Đức Hồng Y Oscar A. RODRIGUEZ MARADIAGA, S.D.B. Đức Hồng Y Jose J. TRAVIESO MARTIN, C.M.F. là tường trình viên.
Nhóm lưu ý đến vai trò phụ nữ trong Giáo Hội, nên đã đề nghị thiết lập một thừa tác vụ chính thức cho phụ nữ, khuyến khích và phát huy việc tham gia của họ vào việc lãnh đạo Giáo Hội không đòi có bí tích truyền chức thánh. Cụ thể hơn, nhóm đề nghị: nghiên cứu một lần nữa các suy tư về chức nữ phó tế theo quan điểm của Vatican II.
Không thấy nhóm có đề nghị cụ thể nào về Viri Probati.
Nhóm A nói tiếng Ý
Nhóm được sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Flavio GIOVENALE, S.D.B. Với Cha Dario BOSSI, M.C.C.J. là tường trình viên.
Về các Viri Probati, nhóm thiếu nhất trí khi cho rằng: “Một số nghị phụ Thượng Hội Đồng yêu cầu rằng trong các cộng đồng Kitô giáo có đức tin vững vàng, những người chín chắn, được kính trọng và thừa nhận được truyền chức, bất kể là độc thân hay có gia đình được thiết lập và bền vững, để chắc chắn có các bí tích nhằm bảo tồn và nâng đỡ đời sống Kitô giáo”. Các vị này dựa vào giáo luật điều 1047 tiết 2,3 cho phép việc xin Tòa Thánh chuẩn chước việc phong chức cho những người có gia đình. Nhóm cũng dựa vào Thánh Kinh: các thư 1Tm 3:2-3, 12 và Tt 1:5-6.
Tuy nhiên, nhiều nghị phụ khác cho rằng đề nghị trên “vì liên quan đến mọi châu lục, nên có thể giảm thiểu giá trị của luật độc thân hoặc mất nhiệt tình truyền giáo trong việc phục vụ các cộng đồng xa xôi hơn. Các ngài chủ trương rằng, vì nguyên tắc thần học về đồng nghị, chủ đề này nên được ý kiến của toàn thể Giáo Hội và, do đó, các ngài đề nghị một Thượng Hội Đồng phổ quát bàn về phương diện này”.
Nhóm nhấn mạnh đến tính hồng ân và gia bảo của luật độc thân và ta nên đề nghị nó cho các sắc dân Amazon.
Để chống nạn thiếu linh mục ở Amazon, nhóm “kêu gọi các Hội đồng Giám Mục của Châu Lục tăng cường các dự án hợp tác và hiệp thông giữa các Giáo Hội và gửi các nhà truyền giáo mới tới vùng Amazon. Họ cũng kêu gọi các linh mục hiện đang phục vụ tại Bắc Bán Cầu chuyển tới vùng truyền giáo Amazon.
Về vai trò phụ nữ, Nhóm đề nghị trao các thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ cho phụ nữ, bất kể là giáo dân hay tu sĩ, được đào tạo và chuẩn bị thích đáng. Cũng nên thiết lập thừa tác vụ phối trí cho cả nam lẫn nữ.Việc thiết lập này là thẩm quyền của Giám Mục địa phương.
Nhóm B nói tiếng Ý
Nhóm được đặt dưới sự phối trí của Đức Hồng Y Luis F. Ladaria Ferrier, Dòng Tên; với Đức Tổng Giám Mục Filippo SANTORO làm tường trình viên.
Nhóm chú trọng nhiều đến các khía cạnh truyền giáo, bảo vệ môi trường, văn hóa, con người Amazon. Về vấn đề Viri Probati, nhóm bày tỏ “sự bối rối trước việc thiếu suy nghĩ về các nguyên nhân từng dẫn đến đề nghị nghị vượt qua luật độc thân một cách nào đó”.
Nhóm không có đề nghị cụ thể náo về việc phong chức linh mục cho các Viri Probati cũng như các thừa tác vụ chính thức cho phụ nữ.
Nhóm duy nhất nói tiếng Anh và tiếng Pháp
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Hồng Y Jean-Claude HOLLERICH, Dòng Tên; với Đức Tổng Giám Mục Emmanuel LAFONT là tường trình viên.
Nhóm bàn đến 5 chiều kích: mục vụ, văn hóa, xã hội, sinh thái và tâm linh. Và không có đề nghị cụ thể nào về việc phong chức linh mục cho các Viri Probati cũng như các thừa tác vụ chính thức cho phụ nữ.
Nhóm A nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Jesus M. CIZAURRE BERDONCES, O.A.R.; với Đức Tổng Giám Mục Neri J. TONDELLO là tường trình viên.
Ngay ở mục 2, Nhóm đã có đề nghị về Viri Probati như sau: “Các thừa tác vụ thụ phong, liên quan đến việc cử hành Lời Chúa và các Bí Tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, đã trở nên cần thiết và khẩn thiết... Vì sự cần thiết của một Giáo Hội thường trưc vượt quá việc thăm viếng, chúng tôi hiểu cần phải nhân gấp bội sự hiện diện của chúng ta như Giáo Hội tại Amazon với các thừa tác vụ mới. Bên kia các thừa tác vụ đọc sách, giúp lễ, phó tế vĩnh viễn, thừa tác vụ Lời Chúa, thừa tác vụ Phép Rửa, chúng tôi xin Đức Thánh Cha chấp nhận, cho Tòan Vùng Amazon, những người đàn ông vào thừa tác vụ linh mục, và các người đàn bà vào hàng phó tế, ưu tiên người bản địa, được cộng đồng của họ tôn trọng và nhìn nhận, dù họ đã có một gia đình được thiết lập và vững ổn, nhằm mục đích bảo đảm có các bí tích để đồng hành và nâng đỡ đời sống Kitô giáo của cộng đồng”.
Nhóm B nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Pedro BRITO GUIMARAES; với Đức Tổng Giám Mục Evaristo P. SPENGLER . O.F.M. là tường trình viên.
Nhóm bàn đến 3 chiều kích: 1) Sinh thái toàn diện và việc Bảo vệ Ngôi Nhà chung; 2) Các Dân tộc Bản địa và các Cộng đồng Truyền thống; 3) Giáo hội.
Vấn đề Viri Probati được đề cập ở chiều kích thứ ba. Nhóm cho rằng “Việc phong chức cho các Viri Probati được coi là cần thiết đối với Toàn Vùng Amazon. Sau một thời kỳ làm phó tế hữu hiệu, các ứng viên nam giới có gia đình muốn được thụ phong phải chu toàn các tiêu chuẩn sau đây trong số nhiều tiêu chuẩn khác: đời sống cầu nguyện và yêu mến Lời Chúa và yêu mến Giáo Hội; đời sống Thánh Thể được phản ảnh trong đời sống hiến thân và phục vụ; lối sống cộng đoàn; tinh thần truyền giáo”.
Nhóm đề nghị:
“1) Ủy quyền cho các Hội Đồng Giám Mục hiện diện trong Toàn Vùng Amazon việc thiết lập thừa tác vụ này;
“2) Ủy thác cho các Giám Mục việc thực hiện kinh nghiệm này”.
Nhóm cũng đề nghị phong chức phó tế cho phụ nữ. Nhóm viết: “Xét vì sự hiện diện có tính quyết định của phụ nữ trong lịch sử cứu rỗi, như Đức Maria và các phụ nữ thánh thiện trong Sứ Mệnh Giáo Hội, các Tiến Sĩ và Cố Vấn của Đức Giáo Hoàng; xét vì sự hiện diện có tính quyết định của phụ nữ trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội ở Amazon và Công đồng Vatican II đã tái lập chức phó tế vĩnh viễn cho đàn ông, vì nó tốt lành và hữu ích cho Giáo Hội, chúng tôi tin rằng cùng một luận điểm này có giá trị để tạo ra chức phó tế cho các phụ nữ trong Giáo Hội ở Amazon”.
Nhóm C nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Jose B. SA SILVA; với Đức Tổng Giám Mục Vilsom BASSO, S.C.J. là tường trình viên.
Nhóm đưa ra 25 đóng góp để “viết Tài liệu Cuối cùng” nhưng không dừng lâu ở bất cứ đóng góp nào. Ở phần chiều kích mục vụ và truyền giáo, nhóm viết: “chúng tôi làm nổi bật sự cần thiết phải hoán cải bản thân và mục vụ, phục hồi tính trung tâm của Lời Chúa và Phép Thánh Thể, suy nghĩ nhiều hơn nữa về chủ đề thừa tác vụ và các khả thể khác nhau liên quan tới chức phó tế, viri probati, phụ nữ, các linh mục kết hôn, quyền lãnh đạo của giáo dân. Chúng tôi nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải nhấn mạnh hơn nữa các chiều kích Kinh thánh, truyền giáo, mục vụ và nhân bản trong việc đào tạo các tân linh mục. Tất cả vì một Giáo Hội “tiến lên phía trước”.
Nhóm D nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Alberto TAVEIRA CORREA; với Đức Tổng Giám Mục Wilmar SANTIN, O.CARM là tường trình viên.
Nhóm suy tư về 7 chủ đề: 1)Đào tạo hàng giáo dân và các nhà truyền giáo; 2) Bạo lực đối với các dân tộc, con người, và thiên nhiên; 3)Các nền văn hóa Amazon và việc Truyền giảng Tin mừng; 4) Lòng đạo đức bình dân; 5) Đời sống Thánh hiến ở Amazon; 6) Tuổi trẻ; 7) Các thừa tác vụ.
Hai vấn đề Viri Probati và phụ nữ dĩ nhiên được lồng vào chủ đề cuối cùng. Nhóm viết: “Chúng tôi tái khẳng định giá trị của độc thân và nhu cầu phải dấn thân hơn nữa vào nền mục vụ ơn gọi. Chúng tôi coi là chủ yếu việc đề cao các thừa tác vụ hiện có và việc thiết lập các thừa tác vụ mới để thoả mãn các nhu cầu.
“Việc lắng nghe được thực hiện trước Thượng Hội Đồng đã biểu lộ ước muốn truyền chức linh mục cho các Viri Probati, cũng như thừa tác vụ nữ phó tế. Hai điểm này kêu gọi phải già dặn hơn và đào sâu thêm”.
Tài liệu cuối cùng
Tóm lại, Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng Amazon quả phản ảnh các phúc trình của các nhóm trên đây: Đa số muốn phong chức linh mục cho các Viri Probati và phong chức phó tế cho phụ nữ.
Theo bản tóm Tài liệu cuối cùng do Tòa Thánh Công bố, các nghị phụ đề nghị “các thẩm quyền có năng quyền thiết lập các tiêu chuẩn và tư thái, trong khuôn khổ của Lumen gentium 26, để phong chức linh mục cho những người đàn ông phù hợp, những người đã tạo lập hợp pháp một gia đình ổn định, được cộng đồng tôn trọng, những người đã sống chức phó tế vĩnh viễn một cách có hiệu quả và là những người đã nhận được một sự đào tạo thỏa đáng về chức linh mục để duy trì đời sống của cộng đồng Kitô giáo qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích ở những vùng xa xôi nhất của Amazon”.
Tuy nhiên, vì các ý kiến có phần không đồng thanh, như đã thấy ở trên, nên Tài liệu cuối cùng có câu thòng sau đây: “Tài liệu xác định rằng, về phương diện này, ‘một số vị ủng hộ phương thức phổ quát hơn đối với chủ đề’”, nghĩa là cần sự ủng hộ rộng rãi hơn của ít nhất một Thượng Hội Đồng Giám Mục thông thường, chứ không hạn chế như Thượng Hội Đồng đặc biệt về Vùng Amazon.
Riêng vai trò của phụ nữ, Thượng Hội Đồng Amazon xem ra ít bạo dạn hơn vì ngoài các thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ ra, Thượng Hội Đồng Amazon dường như muốn chức phó tế nữ được nghiên cứu thêm và sẵn sàng “chờ kết quả”. Cũng theo Bản Tóm lược Tài liệu Cuối cùng của Tòa Thánh, “Bản văn... công nhận các thừa tác vụ được Chúa Giêsu giao phó cho phụ nữ và kêu gọi duyệt lại Tự Sắc Ministeria quaedam của Thánh Phaolô VI, để, khi được đào tạo và chuẩn bị thỏa đáng, phụ nữ cũng có thể nhận được các thừa tác vụ giúp lễ (acolyte) và đọc sách, song song với các thừa tác vụ khác họ vốn đã thi hành.
“Một cách chuyên biệt, trong những bối cảnh trong đó các cộng đồng Công Giáo được hướng dẫn bởi phụ nữ, tài liệu yêu cầu thành lập một thừa tác vụ công nhận phụ nữ là nhà lãnh đạo của cộng đồng. Thượng hội đồng nhận định rằng nhiều cuộc tham vấn về Amazon muốn có ‘chức phó tế vĩnh viễn cho phụ nữ’, một chủ đề hiện diện rất nhiều trong diễn trình làm việc của Thượng hội đồng tại Vatican. Tài liệu bày tỏ mong muốn của những người tham gia Thượng hội đồng được chia sẻ kinh nghiệm của họ và các suy tư đã xuất hiện từ trước đến nay với ‘Ủy ban nghiên cứu về chức phó tế Phụ nữ’, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập năm 2016, và ‘chờ đợi kết quả’”.
_______________________________________________________
Ghi chú: Quilombo, cũng gọi là mocambo, thời thuộc địa Ba Tây, chỉ một cộng đồng do các nô lệ đào thoát thành lập, ở những khu vực ít ai khác lui tới được và thường chỉ gồm gần 100 người, sống bằng trồng trọt và să bắn.
Nhóm A nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự chủ toạ của Đức Hồng Y Carlos AGUIAR RETES và tường trình viên là Đức Cha L. AZUAJE AYALA. Nhóm không đích danh sử dụng thuật ngữ Viri Probati, nhưng trong điểm góp ý thứ hai, họ nói đến việc “đào tạo Cộng đoàn Môn đệ”, đặt nặng khía cạnh đào tạo: bằng bộ mặt Amazon, nghĩa là phát xuất từ các nguyên tắc và giá trị của các dân tộc và nền văn hóa “hiện diện ở đó”; cụ thể hơn là phải bắt đầu bằng nền nhân học văn hóa Amazon, tương tác với túi khôn của các dân tộc bản địa, những dân tộc sông nước (riverine) và những quilombos (1) sống tại các thành thị để họ không đánh mất bản sắc và đạt được sự hội nhập.
Áp dụng thực tế, nhóm đề nghị một nền đào tạo toàn diện cho mọi tác nhân mục vụ phục vụ tại Amazon; còn về ơn gọi làm linh mục, nhóm đề nghị thành lập các chủng viện bản địa, không như những trường nội trú cho bằng những nhà rộng mở đối với nền văn hóa và viễn kiến vũ trụ của vùng, đặt ngay tại lãnh thổ.
Về vai trò phụ nữ, Nhóm chỉ nói tổng quát rằng phụ nữ vẫn còn đang bị kỳ thị tại Amazon mặc dù họ đảm nhiệm nhiều trách vụ quan trọng nhất là trong việc “truyền tải đức tin”. Và đề nghị của nhóm là tổ chức một Thượng Hội Đồng Giám Mục chuyên đề cập đến bản sắc và việc phục vụ của phụ nữ trong Giáo Hội.
Nhóm B nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự điều hợp của Đức Tổng Giám Mục Edmundo P. VALENZUELA MELLID, S.D.B. Đức Cha Francisco J. MUNERA CORREA, I.M.C. là tường trình viên.
Nhóm bàn đến ba vấn đề quan trọng: Tính thừa tác vụ, việc bảo vệ sự sống và nhân quyền, hành động của Giáo Hội trong việc chăm sóc Ngôi Nhà Chung.
Thành thử đối với nhóm vấn đề thừa tác vụ đã được đặt lên hàng đầu. Về vấn đề rất quan trọng này, Nhóm nói đến việc thiết lập các thừa tác vụ giáo dân mới: thực thi các thừa tác vụ đọc sách và Thánh Thể đã được Tự Sắc “Ministeriam Quaedam” (1971) thiết lập nhưng nay bao gồm cả phụ nữ nữa. Ngoài ra, phải chính thức thiết lập các thừa tác vụ: hoạt náo viên, phối trí viên, hướng dẫn cộng đoàn, và dạy giáo lý. Nhóm còn nhắc đến các thừa tác vụ nghệ thuật, văn hóa, y tế, chính trị (?), giáo dục, môi trường... cả thừa tác vụ tiếp tân và hiếu khách để đồng hành với các di dân, và truyền thông xã hội cũng như các kỹ thuật mới...
Nhóm cho rằng việc thiết lập các thừa tác vụ trên phải có tính chính thức trong một nghi thức, trước khi có bất cứ việc đào tạo thích đáng và đồng hành nào tiếp theo đó.
Về thừa tác vụ phó tế vĩnh viễn, nhóm đề nghị “hội nhập văn hóa nhiều hơn” thừa tác vụ này vào vùng Amazon. Riêng đối với khả thể phó tế nữ, nhóm “khuyến khích việc tiếp tục nghiên cứu chủ đề này, nhìn tới các khả thể tương lai hơn là lịch sử quá khứ”.
Về thừa tác vụ linh mục, việc đào tạo phải “dựa trên các diễn trình bản vị hóa và cộng đồng... đương đầu với việc hội nhập văn hóa và liên văn hóa và với quan điểm cao về cộng đoàn và truyền giáo”. Để được thế, phải “thiết lập chủng viện bản địa cho vùng Amazon”.
Về chủ đề Viri Probati, Nhóm nói rất rõ ở tiểu điểm 1.5: “Về việc truyền chức linh mục cho những người đàn ông có vợ ở vùng Amazon, cách tiếp cận chủ đề này được Nhóm nhìn từ quan điểm lắng nghe và biện phân tiếng nói của Chúa Thánh Thần, Đấng mời gọi chúng ta tiếp nhận tiếng kêu của cộng đồng chúng ta và cảm thương tìm cách có câu trả lời đúng để đời sống bí tích, liên kết với chức vụ chủ tế cộng đồng bởi Bí tích Truyền chức Thánh, có thể tuôn trào cho sự phát triển cá nhân, cộng đồng và truyền giáo của dân Chúa tại vùng Amazon của chúng ta. Đề xuất này nhằm mục đích yêu cầu Đức Thánh Cha
Nhóm C nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự phối hợp của Đức Tổng Giám Mục Jonny E. REYES SEQUERA, S.D.B. và Cha Roberto JARAMILLO, Dòng tên, là tường trình viên.
Nhóm bàn đến vấn đề môi trường trước tiên, sau đó, bàn đến việc bảo vệ nhân quyền, lãnh thổ và văn hóa, rồi di dân, hội nhập văn hóa và sau cùng đến “Các Nhu cầu Giáo Hội và Các Thừa tác vụ mới”.
Về điểm cuối cùng, Nhóm cho rằng “Vì truyền thống trong Giáo Hội, có thể cho phép phụ nữ đảm nhiệm các thừa tác vụ gọi là ‘thiết lập’ (instituted) như Đọc Sách và Thánh Thể cũng như Phó Tế Vĩnh Viễn”.
Về các Viri Probati, nhóm cho rằng “điều quan trọng là biện phân, qua việc tham khảo dân Chúa và việc biện phân của Đấng Bản Quyền, tính thích đáng để những người này đượ chuẩn bị thỏa đáng và sau đó, được chọn để phục vụ trong chức linh mục. Đây không phải là chuyện linh mục hạng ba hay hạng bốn, hoặc chỉ để cử hành Bí tích Thánh Thể, mà là ơn gọi linh mục đích thực”.
Trong khi ấy, Nhóm kêu gọi “mọi Giáo Hội khắp thế giới, và đặc biệt các Giáo Hội của các nước tạo thành Lưu Vực Sông Amazon, hướng mắt và hướng tâm hồn về Amazon, và liên đới với các nhu cầu khẩn thiết của vùng này. Tình liên đới của họ phải chủ yếu được biểu lộ bằng hành động truyền giáo của giáo dân, linh mục, nam nữ tu sĩ sẵn lòng được hội nhập văn hóa và phục vụ các Giáo Hội Amazon, nhưng cũng sẵn lòng chia sẻ vật chất hoặc các tài nguyên khác để củng cố khả năng phục vụ của các toà đại diện vá các giáo phận mà chúng tôi đang phục vụ”.
Nhóm D nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm này do Đức Tổng Giám Mục Omar de Jesus Mejia Giraldo làm phối trí viên và Cha Alfredo Ferro Medina, Dòng tên là tường trình viên.
Nhóm bàn đến các đe dọa về lãnh thổ và con người Amazon trước nhất. Liền sau đó là Giáo Hội thừa tác. Về điểm sau, Nhóm nhấn mạnh tới việc phải từ “nền mục vụ thăm viếng” chuyển sang “nền mục vụ hiện diện”.
Về khía cạnh trên, nhóm nhận định Amazon chưa có “các cộng đồng Kitô giáo” mà chỉ có “các buổi tụ tập phụng vụ. Thành thử, công việc mục vụ phải được tập chú vào việc tạo ra các cộng đồng Kitô giáo và, từ đó, xét xem các thừa tác vụ nào cần thiết để phục vụ cộng đoàn tốt hơn. Chúng tôi không muốn các người phục dịch các linh mục, mà phục dịch cộng đồng, tránh việc giáo sĩ hóa hàng giáo dân”.
Một cách cụ thể, nhóm “thúc giục ban các thừa tác vụ cho các người nam nữ trên căn bản công bằng, miễn là họ có khả năng, sự chín mùi, nhân đức, và đào tạo thích đáng và nếu coi là thuận lợi, thì chính thức thừa nhận các việc phục vụ vốn đã được ban cấp hoặc có thể được ban cấp, bất kể là tạm thời hay vĩnh viễn, như: phó tế vĩnh viễn, hoà giải viên, đọc sách, đại biểu Lời Chúa, thông dịch viên, giáo lý viên, các lãnh tụ cộng đoàn, những người phụ trách việc bác ái, các thừa tác viên Thánh Thể, những người trừ qủy và chữa bệnh, các trình thuật viên, các người chăm sóc Căn Nhà Chung của chúng ta và nhiều thừa tác vụ khác cần thiết cho việc truyền giáo, phù hợp với bối cảnh hoặc nhu cầu”.
Riêng về các Viri Probati, Nhóm có vẻ mơ hồ, chỉ nói rằng “trong khi quả quyết rằng độc thân là một hồng phúc đối với Giáo Hội, xin yêu cầu các cộng đồng cổ vũ việc phong chức linh mục cho những người đạo đức, được chính các cộng đồng của họ tiến cử và kính trọng”.
Nhóm E nói tiếng Tây Ban Nha
Nhóm đặt dưới sự phối trí của Đức Hồng Y Oscar A. RODRIGUEZ MARADIAGA, S.D.B. Đức Hồng Y Jose J. TRAVIESO MARTIN, C.M.F. là tường trình viên.
Nhóm lưu ý đến vai trò phụ nữ trong Giáo Hội, nên đã đề nghị thiết lập một thừa tác vụ chính thức cho phụ nữ, khuyến khích và phát huy việc tham gia của họ vào việc lãnh đạo Giáo Hội không đòi có bí tích truyền chức thánh. Cụ thể hơn, nhóm đề nghị: nghiên cứu một lần nữa các suy tư về chức nữ phó tế theo quan điểm của Vatican II.
Không thấy nhóm có đề nghị cụ thể nào về Viri Probati.
Nhóm A nói tiếng Ý
Nhóm được sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Flavio GIOVENALE, S.D.B. Với Cha Dario BOSSI, M.C.C.J. là tường trình viên.
Về các Viri Probati, nhóm thiếu nhất trí khi cho rằng: “Một số nghị phụ Thượng Hội Đồng yêu cầu rằng trong các cộng đồng Kitô giáo có đức tin vững vàng, những người chín chắn, được kính trọng và thừa nhận được truyền chức, bất kể là độc thân hay có gia đình được thiết lập và bền vững, để chắc chắn có các bí tích nhằm bảo tồn và nâng đỡ đời sống Kitô giáo”. Các vị này dựa vào giáo luật điều 1047 tiết 2,3 cho phép việc xin Tòa Thánh chuẩn chước việc phong chức cho những người có gia đình. Nhóm cũng dựa vào Thánh Kinh: các thư 1Tm 3:2-3, 12 và Tt 1:5-6.
Tuy nhiên, nhiều nghị phụ khác cho rằng đề nghị trên “vì liên quan đến mọi châu lục, nên có thể giảm thiểu giá trị của luật độc thân hoặc mất nhiệt tình truyền giáo trong việc phục vụ các cộng đồng xa xôi hơn. Các ngài chủ trương rằng, vì nguyên tắc thần học về đồng nghị, chủ đề này nên được ý kiến của toàn thể Giáo Hội và, do đó, các ngài đề nghị một Thượng Hội Đồng phổ quát bàn về phương diện này”.
Nhóm nhấn mạnh đến tính hồng ân và gia bảo của luật độc thân và ta nên đề nghị nó cho các sắc dân Amazon.
Để chống nạn thiếu linh mục ở Amazon, nhóm “kêu gọi các Hội đồng Giám Mục của Châu Lục tăng cường các dự án hợp tác và hiệp thông giữa các Giáo Hội và gửi các nhà truyền giáo mới tới vùng Amazon. Họ cũng kêu gọi các linh mục hiện đang phục vụ tại Bắc Bán Cầu chuyển tới vùng truyền giáo Amazon.
Về vai trò phụ nữ, Nhóm đề nghị trao các thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ cho phụ nữ, bất kể là giáo dân hay tu sĩ, được đào tạo và chuẩn bị thích đáng. Cũng nên thiết lập thừa tác vụ phối trí cho cả nam lẫn nữ.Việc thiết lập này là thẩm quyền của Giám Mục địa phương.
Nhóm B nói tiếng Ý
Nhóm được đặt dưới sự phối trí của Đức Hồng Y Luis F. Ladaria Ferrier, Dòng Tên; với Đức Tổng Giám Mục Filippo SANTORO làm tường trình viên.
Nhóm chú trọng nhiều đến các khía cạnh truyền giáo, bảo vệ môi trường, văn hóa, con người Amazon. Về vấn đề Viri Probati, nhóm bày tỏ “sự bối rối trước việc thiếu suy nghĩ về các nguyên nhân từng dẫn đến đề nghị nghị vượt qua luật độc thân một cách nào đó”.
Nhóm không có đề nghị cụ thể náo về việc phong chức linh mục cho các Viri Probati cũng như các thừa tác vụ chính thức cho phụ nữ.
Nhóm duy nhất nói tiếng Anh và tiếng Pháp
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Hồng Y Jean-Claude HOLLERICH, Dòng Tên; với Đức Tổng Giám Mục Emmanuel LAFONT là tường trình viên.
Nhóm bàn đến 5 chiều kích: mục vụ, văn hóa, xã hội, sinh thái và tâm linh. Và không có đề nghị cụ thể nào về việc phong chức linh mục cho các Viri Probati cũng như các thừa tác vụ chính thức cho phụ nữ.
Nhóm A nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Jesus M. CIZAURRE BERDONCES, O.A.R.; với Đức Tổng Giám Mục Neri J. TONDELLO là tường trình viên.
Ngay ở mục 2, Nhóm đã có đề nghị về Viri Probati như sau: “Các thừa tác vụ thụ phong, liên quan đến việc cử hành Lời Chúa và các Bí Tích, nhất là Bí tích Thánh Thể, đã trở nên cần thiết và khẩn thiết... Vì sự cần thiết của một Giáo Hội thường trưc vượt quá việc thăm viếng, chúng tôi hiểu cần phải nhân gấp bội sự hiện diện của chúng ta như Giáo Hội tại Amazon với các thừa tác vụ mới. Bên kia các thừa tác vụ đọc sách, giúp lễ, phó tế vĩnh viễn, thừa tác vụ Lời Chúa, thừa tác vụ Phép Rửa, chúng tôi xin Đức Thánh Cha chấp nhận, cho Tòan Vùng Amazon, những người đàn ông vào thừa tác vụ linh mục, và các người đàn bà vào hàng phó tế, ưu tiên người bản địa, được cộng đồng của họ tôn trọng và nhìn nhận, dù họ đã có một gia đình được thiết lập và vững ổn, nhằm mục đích bảo đảm có các bí tích để đồng hành và nâng đỡ đời sống Kitô giáo của cộng đồng”.
Nhóm B nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Pedro BRITO GUIMARAES; với Đức Tổng Giám Mục Evaristo P. SPENGLER . O.F.M. là tường trình viên.
Nhóm bàn đến 3 chiều kích: 1) Sinh thái toàn diện và việc Bảo vệ Ngôi Nhà chung; 2) Các Dân tộc Bản địa và các Cộng đồng Truyền thống; 3) Giáo hội.
Vấn đề Viri Probati được đề cập ở chiều kích thứ ba. Nhóm cho rằng “Việc phong chức cho các Viri Probati được coi là cần thiết đối với Toàn Vùng Amazon. Sau một thời kỳ làm phó tế hữu hiệu, các ứng viên nam giới có gia đình muốn được thụ phong phải chu toàn các tiêu chuẩn sau đây trong số nhiều tiêu chuẩn khác: đời sống cầu nguyện và yêu mến Lời Chúa và yêu mến Giáo Hội; đời sống Thánh Thể được phản ảnh trong đời sống hiến thân và phục vụ; lối sống cộng đoàn; tinh thần truyền giáo”.
Nhóm đề nghị:
“1) Ủy quyền cho các Hội Đồng Giám Mục hiện diện trong Toàn Vùng Amazon việc thiết lập thừa tác vụ này;
“2) Ủy thác cho các Giám Mục việc thực hiện kinh nghiệm này”.
Nhóm cũng đề nghị phong chức phó tế cho phụ nữ. Nhóm viết: “Xét vì sự hiện diện có tính quyết định của phụ nữ trong lịch sử cứu rỗi, như Đức Maria và các phụ nữ thánh thiện trong Sứ Mệnh Giáo Hội, các Tiến Sĩ và Cố Vấn của Đức Giáo Hoàng; xét vì sự hiện diện có tính quyết định của phụ nữ trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội ở Amazon và Công đồng Vatican II đã tái lập chức phó tế vĩnh viễn cho đàn ông, vì nó tốt lành và hữu ích cho Giáo Hội, chúng tôi tin rằng cùng một luận điểm này có giá trị để tạo ra chức phó tế cho các phụ nữ trong Giáo Hội ở Amazon”.
Nhóm C nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Jose B. SA SILVA; với Đức Tổng Giám Mục Vilsom BASSO, S.C.J. là tường trình viên.
Nhóm đưa ra 25 đóng góp để “viết Tài liệu Cuối cùng” nhưng không dừng lâu ở bất cứ đóng góp nào. Ở phần chiều kích mục vụ và truyền giáo, nhóm viết: “chúng tôi làm nổi bật sự cần thiết phải hoán cải bản thân và mục vụ, phục hồi tính trung tâm của Lời Chúa và Phép Thánh Thể, suy nghĩ nhiều hơn nữa về chủ đề thừa tác vụ và các khả thể khác nhau liên quan tới chức phó tế, viri probati, phụ nữ, các linh mục kết hôn, quyền lãnh đạo của giáo dân. Chúng tôi nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải nhấn mạnh hơn nữa các chiều kích Kinh thánh, truyền giáo, mục vụ và nhân bản trong việc đào tạo các tân linh mục. Tất cả vì một Giáo Hội “tiến lên phía trước”.
Nhóm D nói tiếng Bồ Đào Nha
Nhóm này đặt dưới sự phối trí của Đức Tổng Giám Mục Alberto TAVEIRA CORREA; với Đức Tổng Giám Mục Wilmar SANTIN, O.CARM là tường trình viên.
Nhóm suy tư về 7 chủ đề: 1)Đào tạo hàng giáo dân và các nhà truyền giáo; 2) Bạo lực đối với các dân tộc, con người, và thiên nhiên; 3)Các nền văn hóa Amazon và việc Truyền giảng Tin mừng; 4) Lòng đạo đức bình dân; 5) Đời sống Thánh hiến ở Amazon; 6) Tuổi trẻ; 7) Các thừa tác vụ.
Hai vấn đề Viri Probati và phụ nữ dĩ nhiên được lồng vào chủ đề cuối cùng. Nhóm viết: “Chúng tôi tái khẳng định giá trị của độc thân và nhu cầu phải dấn thân hơn nữa vào nền mục vụ ơn gọi. Chúng tôi coi là chủ yếu việc đề cao các thừa tác vụ hiện có và việc thiết lập các thừa tác vụ mới để thoả mãn các nhu cầu.
“Việc lắng nghe được thực hiện trước Thượng Hội Đồng đã biểu lộ ước muốn truyền chức linh mục cho các Viri Probati, cũng như thừa tác vụ nữ phó tế. Hai điểm này kêu gọi phải già dặn hơn và đào sâu thêm”.
Tài liệu cuối cùng
Tóm lại, Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội Đồng Amazon quả phản ảnh các phúc trình của các nhóm trên đây: Đa số muốn phong chức linh mục cho các Viri Probati và phong chức phó tế cho phụ nữ.
Theo bản tóm Tài liệu cuối cùng do Tòa Thánh Công bố, các nghị phụ đề nghị “các thẩm quyền có năng quyền thiết lập các tiêu chuẩn và tư thái, trong khuôn khổ của Lumen gentium 26, để phong chức linh mục cho những người đàn ông phù hợp, những người đã tạo lập hợp pháp một gia đình ổn định, được cộng đồng tôn trọng, những người đã sống chức phó tế vĩnh viễn một cách có hiệu quả và là những người đã nhận được một sự đào tạo thỏa đáng về chức linh mục để duy trì đời sống của cộng đồng Kitô giáo qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích ở những vùng xa xôi nhất của Amazon”.
Tuy nhiên, vì các ý kiến có phần không đồng thanh, như đã thấy ở trên, nên Tài liệu cuối cùng có câu thòng sau đây: “Tài liệu xác định rằng, về phương diện này, ‘một số vị ủng hộ phương thức phổ quát hơn đối với chủ đề’”, nghĩa là cần sự ủng hộ rộng rãi hơn của ít nhất một Thượng Hội Đồng Giám Mục thông thường, chứ không hạn chế như Thượng Hội Đồng đặc biệt về Vùng Amazon.
Riêng vai trò của phụ nữ, Thượng Hội Đồng Amazon xem ra ít bạo dạn hơn vì ngoài các thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ ra, Thượng Hội Đồng Amazon dường như muốn chức phó tế nữ được nghiên cứu thêm và sẵn sàng “chờ kết quả”. Cũng theo Bản Tóm lược Tài liệu Cuối cùng của Tòa Thánh, “Bản văn... công nhận các thừa tác vụ được Chúa Giêsu giao phó cho phụ nữ và kêu gọi duyệt lại Tự Sắc Ministeria quaedam của Thánh Phaolô VI, để, khi được đào tạo và chuẩn bị thỏa đáng, phụ nữ cũng có thể nhận được các thừa tác vụ giúp lễ (acolyte) và đọc sách, song song với các thừa tác vụ khác họ vốn đã thi hành.
“Một cách chuyên biệt, trong những bối cảnh trong đó các cộng đồng Công Giáo được hướng dẫn bởi phụ nữ, tài liệu yêu cầu thành lập một thừa tác vụ công nhận phụ nữ là nhà lãnh đạo của cộng đồng. Thượng hội đồng nhận định rằng nhiều cuộc tham vấn về Amazon muốn có ‘chức phó tế vĩnh viễn cho phụ nữ’, một chủ đề hiện diện rất nhiều trong diễn trình làm việc của Thượng hội đồng tại Vatican. Tài liệu bày tỏ mong muốn của những người tham gia Thượng hội đồng được chia sẻ kinh nghiệm của họ và các suy tư đã xuất hiện từ trước đến nay với ‘Ủy ban nghiên cứu về chức phó tế Phụ nữ’, được Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập năm 2016, và ‘chờ đợi kết quả’”.
_______________________________________________________
Ghi chú: Quilombo, cũng gọi là mocambo, thời thuộc địa Ba Tây, chỉ một cộng đồng do các nô lệ đào thoát thành lập, ở những khu vực ít ai khác lui tới được và thường chỉ gồm gần 100 người, sống bằng trồng trọt và să bắn.
Những chỉ đạo cụ thể của Đức Thánh Cha Phanxicô sau Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
17:35 29/10/2019
Thượng Hội Đồng Giám Mục về miền Amazon đã kết thúc sau 3 tuần lễ làm việc với việc bỏ phiếu chấp thuận tài liệu cuối cùng của THĐGM vào ngày 26.10. Tài liệu được trình lên Đức Thánh Cha Phanxicô để công bố theo cách ngài muốn. Thông thường, tài liệu này sẽ trở thành Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon.
1/ ĐTC đã ngỏ lời với các nghị phụ và các tham dự viên THĐGM về tài liệu cuối cùng bằng cách tóm tắt bốn khía cạnh được thảo luận tại THĐGM: văn hóa, sinh thái, xã hội và mục vụ. Về chiều kích văn hóa, ĐTC đặc biệt hài lòng với các cuộc thảo luận liên quan đến việc hội nhập văn hóa, đề cao và tôn trọng các nền văn hóa. Hội nhập văn hóa là một truyền thống của Giáo hội. Về chiều kích sinh thái, ĐTC nhấn mạnh Amazon có tầm quan trọng đang bị đe dọa. Cũng có nguy cơ sinh thái ở nhiều nơi khác. Về chiều kính xã hội: ĐTC Phanxicô nhận định rằng việc khai thác gây hại cho thiên nhiên và cho con người. Người dân Amazon bị bóc lột tàn bạo ở mọi bình diện và bản sắc văn hóa của họ bị phá hủy. Điều này bao gồm buôn bán người. Về chiều kích mục vụ, ĐGH xác nhận rằng việc loan báo Tin Mừng là điều cần thiết và cấp bách. Chiều kích này là chiều kích quan trọng nhất trong bốn chiều kích. Tin Mừng cần “được hiểu, tiếp thu và đồng hóa bởi các nền văn hóa này”. Các linh mục, giáo dân, nam nữ tu sĩ và các phó tế vĩnh viễn, tất cả đều có thể góp phần loan báo Tin Mừng. Cần óc sáng tạo nhiều hơn cần được áp dụng vào các thừa tác vụ mới.
2/ ĐTC nhận thấy cần nghiên cứu vai trò và chức phó tế vĩnh viễn phụ nữ trong Giáo hội sơ khai. ĐGH cho biết ngài dự định theo đuổi việc thành lập một ủy ban mới cùng với Bộ Truyền giảng Tin mừng cho Các Dân tộc vì mục đích này. Ủy ban nghiên cứu về chức phó tế Phụ nữ được thành lập năm 2016 bởi ĐTC Phanxicô.
3/ ĐTC nói về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội: “Tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều này: chúng ta vẫn chưa nhận ra người phụ nữ có nghĩa gì trong Giáo hội” “Chúng ta chỉ nghĩ về điều đó từ quan điểm chức năng. vai trò của phụ nữ trong Giáo hội vượt xa tính chức năng nhiều”
4/ ĐTC cho biết THĐGM đã thảo luận về các nghi lễ và các phụng vụ. Những điều này thuộc trách nhiệm của Bộ Phụng Tự” nên Ngài để Bộ này xem xét các đề nghị nhằm mục đích hội nhập văn hóa. ĐTC lưu ý rằng các nghi lễ hiện có trong Giáo hội bắt đầu từ nhỏ rồi phát triển lên. Chúng ta không nên sợ về những thực thể có bản chất đặc biệt bên trong Giáo Hội Mẹ. Tài liệu cuối cùng có ghi nhận rằng “cơ cấu giáo hội nói ở trên được yêu cầu thiết lập một ủy ban nghiên cứu việc khai triển một nghi lễ Amazon để có thể “diễn tả gia tài phụng vụ, thần học, kỷ luật và linh đạo của Amazon”. Một nghi lễ như vậy sẽ là một bổ sung cho 23 nghi lễ riêng biệt đã có trong Giáo Hội Công Giáo, làm phong phú thêm công việc truyền giảng tin mừng; khả năng biểu lộ niềm tin vào nền văn hóa của riêng mình; và cảm thức phân quyền và tính hợp đoàn mà Giáo Hội Công Giáo có thể diễn tả.”
5/ ĐTC nhắc đến sự hiện diện của các hội đồng giám mục, các bán hội đồng giám mục và các hội đồng giám mục vùng ở các nơi khác trên thế giới, và hỏi tại sao không thể áp dụng khái niệm hội đồng giám mục nhỏ hơn cho Amazon. Trong bối cảnh này, có một đề nghị thiết lập một Văn phòng Mục vụ Xã hội Amazon, làm việc hợp lực với CELAM, CLAR, Caritas, REPAM, các Hội đồng Giám mục, các Giáo hội địa phương, các trường đại học Công Giáo và các thực thể phi giáo hội.
6/ ĐTC cho biết sẽ nói chuyện với Đức Hồng Y Turkson để mở “một bộ phận Amazon” trong Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, một cơ quan thuộc Giáo triều Rôma.
7/ Tài liệu cuối cùng đề nghị “các thẩm quyền có năng quyền thiết lập các tiêu chuẩn và tư thái, trong khuôn khổ của Lumen gentium 26, để phong chức linh mục cho những người đàn ông phù hợp, những người đã tạo lập hợp pháp một gia đình ổn định, được cộng đồng tôn trọng, những người đã sống chức phó tế vĩnh viễn một cách có hiệu quả và là những người đã nhận được một sự đào tạo thỏa đáng về chức linh mục để duy trì đời sống của cộng đồng Kitô giáo qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích ở những vùng xa xôi nhất của Amazon. Tài liệu xác định rằng, về phương diện này, “một số vị ủng hộ phương thức phổ quát hơn đối với chủ đề”. ĐTC Phanxicô không nói về vấn đề này. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, ĐTC cho biết ngài cởi mở với ý tưởng về việc phong chức cho những người nam đã kết hôn để phục vụ các cộng đồng nông thôn bị cô lập, và cũng đã đề cập đến khả năng nhân rộng điều này ra không chỉ ở Amazon mà còn trên các đảo trong khu vực Thái Bình Dương.
Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, niềm hy vọng của Giáo hội Amazon được phát xuất từ việc lắng nghe, suy tư, cầu nguyện và thực hiện chung như ĐTC Phanxicô nói với các tham dự viên, “Tất cả chúng ta đều là những người chiến thắng khi chúng ta cùng nhau thực hiện công việc mục vụ của Giáo Hội”.
2/ ĐTC nhận thấy cần nghiên cứu vai trò và chức phó tế vĩnh viễn phụ nữ trong Giáo hội sơ khai. ĐGH cho biết ngài dự định theo đuổi việc thành lập một ủy ban mới cùng với Bộ Truyền giảng Tin mừng cho Các Dân tộc vì mục đích này. Ủy ban nghiên cứu về chức phó tế Phụ nữ được thành lập năm 2016 bởi ĐTC Phanxicô.
3/ ĐTC nói về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội: “Tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều này: chúng ta vẫn chưa nhận ra người phụ nữ có nghĩa gì trong Giáo hội” “Chúng ta chỉ nghĩ về điều đó từ quan điểm chức năng. vai trò của phụ nữ trong Giáo hội vượt xa tính chức năng nhiều”
4/ ĐTC cho biết THĐGM đã thảo luận về các nghi lễ và các phụng vụ. Những điều này thuộc trách nhiệm của Bộ Phụng Tự” nên Ngài để Bộ này xem xét các đề nghị nhằm mục đích hội nhập văn hóa. ĐTC lưu ý rằng các nghi lễ hiện có trong Giáo hội bắt đầu từ nhỏ rồi phát triển lên. Chúng ta không nên sợ về những thực thể có bản chất đặc biệt bên trong Giáo Hội Mẹ. Tài liệu cuối cùng có ghi nhận rằng “cơ cấu giáo hội nói ở trên được yêu cầu thiết lập một ủy ban nghiên cứu việc khai triển một nghi lễ Amazon để có thể “diễn tả gia tài phụng vụ, thần học, kỷ luật và linh đạo của Amazon”. Một nghi lễ như vậy sẽ là một bổ sung cho 23 nghi lễ riêng biệt đã có trong Giáo Hội Công Giáo, làm phong phú thêm công việc truyền giảng tin mừng; khả năng biểu lộ niềm tin vào nền văn hóa của riêng mình; và cảm thức phân quyền và tính hợp đoàn mà Giáo Hội Công Giáo có thể diễn tả.”
5/ ĐTC nhắc đến sự hiện diện của các hội đồng giám mục, các bán hội đồng giám mục và các hội đồng giám mục vùng ở các nơi khác trên thế giới, và hỏi tại sao không thể áp dụng khái niệm hội đồng giám mục nhỏ hơn cho Amazon. Trong bối cảnh này, có một đề nghị thiết lập một Văn phòng Mục vụ Xã hội Amazon, làm việc hợp lực với CELAM, CLAR, Caritas, REPAM, các Hội đồng Giám mục, các Giáo hội địa phương, các trường đại học Công Giáo và các thực thể phi giáo hội.
6/ ĐTC cho biết sẽ nói chuyện với Đức Hồng Y Turkson để mở “một bộ phận Amazon” trong Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, một cơ quan thuộc Giáo triều Rôma.
7/ Tài liệu cuối cùng đề nghị “các thẩm quyền có năng quyền thiết lập các tiêu chuẩn và tư thái, trong khuôn khổ của Lumen gentium 26, để phong chức linh mục cho những người đàn ông phù hợp, những người đã tạo lập hợp pháp một gia đình ổn định, được cộng đồng tôn trọng, những người đã sống chức phó tế vĩnh viễn một cách có hiệu quả và là những người đã nhận được một sự đào tạo thỏa đáng về chức linh mục để duy trì đời sống của cộng đồng Kitô giáo qua việc rao giảng Lời Chúa và cử hành các Bí tích ở những vùng xa xôi nhất của Amazon. Tài liệu xác định rằng, về phương diện này, “một số vị ủng hộ phương thức phổ quát hơn đối với chủ đề”. ĐTC Phanxicô không nói về vấn đề này. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017, ĐTC cho biết ngài cởi mở với ý tưởng về việc phong chức cho những người nam đã kết hôn để phục vụ các cộng đồng nông thôn bị cô lập, và cũng đã đề cập đến khả năng nhân rộng điều này ra không chỉ ở Amazon mà còn trên các đảo trong khu vực Thái Bình Dương.
Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, niềm hy vọng của Giáo hội Amazon được phát xuất từ việc lắng nghe, suy tư, cầu nguyện và thực hiện chung như ĐTC Phanxicô nói với các tham dự viên, “Tất cả chúng ta đều là những người chiến thắng khi chúng ta cùng nhau thực hiện công việc mục vụ của Giáo Hội”.
Suy tư về Thượng Hội Đồng Vùng Amazon: Hãy ra sâu mà thả lưới
Thanh Quảng sdb
20:31 29/10/2019
Suy tư về Thượng Hội Đồng Vùng Amazon: “Hãy ra sâu mà thả lưới”
Trong buồi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27/10 vừa qua tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về Thượng Hội Đồng Vùng Amazon. Ngài đã quảng diễn từ các bài đọc trong Thánh lễ bế mạc Thượng Hội đồng đặc biệt về Vùng Amazon như sau:
Lắng nghe tiếng than khóc của người nghèo.
Bài đọc thứ nhất trích từ Sách Sirach nhắc nhở chúng ta về điểm khởi đầu của hành trình mà Thượng hội đồng đã diễn ra là lắng nghe lời kêu cầu của người nghèo, vì tiếng họ "đã thấu trời cao" và "Chúa đã nghe lời họ kêu xin".
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay tiếng kêu cầu của người nghèo, cùng với vùng đất của họ đã thấu đến với chúng ta. Sau ba tuần của Thượng hội đồng, chúng ta không thể giả điếc làm ngơ được nữa!
Hãy cùng nhau tiến tới
Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả chính Thượng hội đồng đã cùng nhau đồng hành, được Chúa ban cho lòng can đảm và niềm vui cậy trông. Đó là một khoảng thời gian lắng nghe hầu có phục vụ một cách hữu hiệu. Thương hội đồng đã cùng nhau trải nghiệm những nét đẹp để cùng nhau tiến tới...
Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô đã bày tỏ cái ý nguyện cuối cùng của mình: không phải là một ước nguyện cho riêng mình mà là cho Tin Mừng, hầu Lời Chúa có thể được loan báo tới mọi quốc gia. Và Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đây cũng là điều tiên quyết mà Giáo hội mong muốn”.
Thám hiểm tới các vùng sâu vùng xa
Thượng hội đồng tự hỏi làm thế nào để có thể mở ra những con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng? Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay chúng ta không chỉ sống Tin mừng mà chúng ta còn phải vượt ra khỏi chính mình để tiến tới các vùng ngoại biên.
Thượng hội đồng mời gọi hãy dấn thân tới các vùng sâu vùng xa, vượt ra khỏi lãnh thổ an toàn của chúng ta, mà ra khơi tới các vùng biển sâu rộng mà Chúa Thánh Linh đang gọi mời chúng ta tới mà thả lưới.
Đức Trinh Nữ của Vùng núi rừng Amazon
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc cuộc triều yết bằng kêu cầu Mẹ Maria, Nữ hoàng của vùng Amazon. Mẹ đã tự hòa nhập chính mình, với lòng can đảm khiêm nhường của một người mẹ, hầu trở thành người bảo vệ chở che cho con cái Mẹ đang bị áp bức...
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy phó thác mọi người yếu hèn mong manh nhất và ngôi nhà chung của chúng ta cho Mẹ.
Trong buồi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 27/10 vừa qua tại Quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về Thượng Hội Đồng Vùng Amazon. Ngài đã quảng diễn từ các bài đọc trong Thánh lễ bế mạc Thượng Hội đồng đặc biệt về Vùng Amazon như sau:
Lắng nghe tiếng than khóc của người nghèo.
Bài đọc thứ nhất trích từ Sách Sirach nhắc nhở chúng ta về điểm khởi đầu của hành trình mà Thượng hội đồng đã diễn ra là lắng nghe lời kêu cầu của người nghèo, vì tiếng họ "đã thấu trời cao" và "Chúa đã nghe lời họ kêu xin".
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay tiếng kêu cầu của người nghèo, cùng với vùng đất của họ đã thấu đến với chúng ta. Sau ba tuần của Thượng hội đồng, chúng ta không thể giả điếc làm ngơ được nữa!
Hãy cùng nhau tiến tới
Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả chính Thượng hội đồng đã cùng nhau đồng hành, được Chúa ban cho lòng can đảm và niềm vui cậy trông. Đó là một khoảng thời gian lắng nghe hầu có phục vụ một cách hữu hiệu. Thương hội đồng đã cùng nhau trải nghiệm những nét đẹp để cùng nhau tiến tới...
Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô đã bày tỏ cái ý nguyện cuối cùng của mình: không phải là một ước nguyện cho riêng mình mà là cho Tin Mừng, hầu Lời Chúa có thể được loan báo tới mọi quốc gia. Và Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đây cũng là điều tiên quyết mà Giáo hội mong muốn”.
Thám hiểm tới các vùng sâu vùng xa
Thượng hội đồng tự hỏi làm thế nào để có thể mở ra những con đường mới cho việc loan báo Tin Mừng? Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay chúng ta không chỉ sống Tin mừng mà chúng ta còn phải vượt ra khỏi chính mình để tiến tới các vùng ngoại biên.
Thượng hội đồng mời gọi hãy dấn thân tới các vùng sâu vùng xa, vượt ra khỏi lãnh thổ an toàn của chúng ta, mà ra khơi tới các vùng biển sâu rộng mà Chúa Thánh Linh đang gọi mời chúng ta tới mà thả lưới.
Đức Trinh Nữ của Vùng núi rừng Amazon
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc cuộc triều yết bằng kêu cầu Mẹ Maria, Nữ hoàng của vùng Amazon. Mẹ đã tự hòa nhập chính mình, với lòng can đảm khiêm nhường của một người mẹ, hầu trở thành người bảo vệ chở che cho con cái Mẹ đang bị áp bức...
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta hãy phó thác mọi người yếu hèn mong manh nhất và ngôi nhà chung của chúng ta cho Mẹ.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chuyến mục vụ thăm các bệnh nhân, những gia đình sống trên làng bè hồ Trị An của Đức Giám Mục Giáo Phận.
Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
08:40 29/10/2019
Sáng thứ Sáu, 25/10/2019 vừa qua, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo Phận đã có chuyến viếng thăm mục vụ đặc biệt với một số bà con giáo dân, những anh chị em lương dân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại Giáo xứ Vĩnh An, Giáo hạt Túc Trưng, thuộc xã La Ngà.
Trong chuyến thăm viếng này, Đức Cha Giuse đã gặp gỡ và chúc lành cho những bệnh nhân đến khám bệnh và bốc thuốc tại Phòng Thuốc Từ Thiên – Y học Dân tộc do chính Cha xứ Fx Hoàng Văn Hương tổ chức, khám và phát thuốc miễn phí. Gặp gỡ những cộng tác viên nơi phòng thuốc, Đức Cha đã cám ơn tinh thần phục vụ của họ và cũng nhắc nhớ những gì họ đang làm chính là phục vụ Chúa Giêsu, nơi mỗi bệnh nhân đến với họ. Riêng với người đau bệnh đến khám và lãnh thuốc, Đức Cha mong mỏi họ cũng hãy trở thành những cầu nối chuyển trao yêu thương đến người thân, hàng xóm…một khi họ đã được nhận lãnh tình yêu thương từ Cha Xứ, hay những người đang bốc thuốc cho họ.
Xem Hình
Không chỉ thăm những người đang khổ đau vì bệnh tật sức khỏe, nhưng Đức Cha đã cùng với Cha Xứ, và ban thường vụ của Giáo xứ đi thăm những bà con, hộ gia đình nghèo sống lênh đênh trên làng bè giữa lòng hồ Trị An bao chục năm qua.
Giữa cái nắng gắt, nóng bỏng của mặt trời, Đức Cha đã không quản ngại để lênh đênh giữa lòng hồ, đứng lên ngồi xuống, leo lên bè rồi lại bước xuống giỏ lãi, khom lưng, cúi xuống bước vào từng ngôi nhà thấp bé trên bè, để gặp gỡ, thăm hỏi những chiên có hoàn cảnh khó khăn cả về kinh tế, lẫn đời sống tinh thần, giữ đạo. Trong chuyến đi này, Đức Cha còn đến với những hộ gia đình của anh chị em lương dân, đem tình yêu thương của Chúa đến cho họ. Đi đến đâu, Đức Cha luôn ân cần hỏi thăm gia cảnh, con cái, cuộc sống mưu sinh của họ, nhằm để hiểu hơn những khó khăn họ đang có, mà qua đó, Đức Cha sẽ cùng với cha Chánh Xứ giúp giải quyết những nhu cầu của họ, trong điều kiện có thể. Không chỉ gặp gỡ, hỏi chuyện, tặng quà, nhưng Đức Cha còn mời gọi từng gia đình đọc kinh cầu nguyện cho tiên nhân của họ đã qua đời. Trước khi chào tạm biệt, Đức Cha luôn để lại sự chúc lành của Thiên Chúa trên từng gia đình.
Những người sống nơi đây, phần lớn họ là những Việt kiều từ Capuchia trở về cách đây hàng chục năm trước. Cũng có những người trôi dạt đến xóm bè này từ miền Tây, hay miền Bắc. Với thực tế nguồn thủy sản ở lòng hồ Trị An đang dần cạn kiệt, mất cân bằng sinh thái và gây ra nhiều hệ lụy, đời sống bà con sống làng bè này mỗi ngày một khó khăn, và nghèo hơn. Vì thế, có những chiếc bè là căn nhà chỉ có sự trống hoắc, chẳng có gì giá trị ngoài cái giường tre ọp ẹp, cái chăn cũ, hay chỉ là một mớ đồ đạc hỗn độn với vài cái nồi xoong chén dĩa … Chính vì nghèo, vì xa bờ, nên việc học của con cái những hộ gia đình này hầu hết đều dở dang, bỏ học ở cấp II. Vì thế, khi gặp gỡ với ban hành giáo, hội đoàn của giáo xứ Vĩnh An, Đức Cha mong muốn giáo xứ có những chương trình giúp đỡ các gia đình, để những đứa trẻ của các gia đình có cơ hội đến trường, tốt nghiệp cấp II, cấp III hoặc hơn nữa.
Sau chuyến viếng thăm bà con trên lòng hồ, dù thời gian đã quá trưa khi trở về nhà xứ, nhưng Đức Cha vẫn dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho Giáo xứ, cho mọi người trong giáo xứ, đặc biệt cho những người đang đau bệnh, những gia đình nghèo, gặp khó khăn về đời sống vật chất cũng như tinh thần. Để với tình yêu thương của Thiên Chúa, Thánh Lễ dâng lên Đấng Toàn Năng do Đức Cha cử hành sẽ là nguồn ân sủng cho họ gặp được Chúa, vẫn cảm nhận được sự an bình và hạnh phúc trong cuộc đời.
Ý tưởng về một cuộc sống bình an và hạnh phúc lại một lần nữa được Đức Cha chia sẻ trong bài giảng, khi suy niệm về ý lễ Thánh Tâm Chúa. Nơi Trái Tim đó, tình yêu của Thiên Chúa luôn đổ tràn cho dẫu con người có từ chối, phản bội hay bất trung với Người. Chính vì Thiên Chúa luôn quảng đại và kiên nhẫn nên con người luôn có cơ hội để được quay trở về với Thiên Chúa, khi họ mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và như vậy họ sẽ được hạnh phúc. Nhắc đến cuộc viếng thăm vừa thực hiện với những bệnh nhân và nhất là với anh chị em sống trên bè ở lòng hồ Trị An, Đức Cha liên hệ đến một hình ảnh trong Tin Mừng khi các thánh sử kể lại những lần Chúa Giêsu đến gặp gỡ, giảng dạy cho dân tại vùng biển hồ Tibêria. Chính Chúa đi bước trước, đên gặp và trao ban tình yêu của Người cho dân, mời gọi họ đáp trả tình yêu. Do đó, Đức Cha nhấn mạnh, “chúng ta được mời gọi để trở nên ánh sáng trong chính hoàn cảnh mình đang sống, đáp trả tình yêu của Chúa. Và như vậy là anh chị em có thể sống thánh giữa đời khi hoàn thành phận vụ của mình trong gia đình với ánh sáng tình yêu của Chúa…Như thế, Thiên Chúa sẽ hài lòng về cách sống của chúng ta, và cũng vì thế, đời sống của chúng ta sẽ tràn ngập sự an bình và hạnh phúc”.
Dù Thánh Lễ được cử hành giữa trưa, nhưng nhiều bà con giáo dân, nhất là những anh chị em, các thiếu nhi sống trên làng bè nổi giữa lòng hồ Trị An, vẫn đến nhà thờ để tham dự Thánh Lễ, để được đón nhận hồng ân của Thiên Chúa qua Thánh Lễ, qua lời cầu nguyện của Đức Giám Mục Giáo phận, của Cha Xứ, và cộng đoàn Giáo xứ.
Ước mong sao, những phận đời khó khăn ấy, vẫn có thể nên thánh ngay trong hoàn cảnh sống của họ như Đức Cha đã cầu chúc. Đồng thời, mong ước những gia đình làng bè nghèo nơi đây nhận được nhiều sự trợ giúp để họ có cơ hội thay đổi hoàn cảnh sống, đặc biệt, cho con cái của những gia đình nghèo này có cơ hội đến trường, nhờ đó, chúng sẽ có khả năng thoát ra khỏi những phận đời lênh đênh, nghèo, bám mãi trên lòng hồ như ông bà, cha mẹ chúng đã trải qua.
Tin, hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Trong chuyến thăm viếng này, Đức Cha Giuse đã gặp gỡ và chúc lành cho những bệnh nhân đến khám bệnh và bốc thuốc tại Phòng Thuốc Từ Thiên – Y học Dân tộc do chính Cha xứ Fx Hoàng Văn Hương tổ chức, khám và phát thuốc miễn phí. Gặp gỡ những cộng tác viên nơi phòng thuốc, Đức Cha đã cám ơn tinh thần phục vụ của họ và cũng nhắc nhớ những gì họ đang làm chính là phục vụ Chúa Giêsu, nơi mỗi bệnh nhân đến với họ. Riêng với người đau bệnh đến khám và lãnh thuốc, Đức Cha mong mỏi họ cũng hãy trở thành những cầu nối chuyển trao yêu thương đến người thân, hàng xóm…một khi họ đã được nhận lãnh tình yêu thương từ Cha Xứ, hay những người đang bốc thuốc cho họ.
Xem Hình
Không chỉ thăm những người đang khổ đau vì bệnh tật sức khỏe, nhưng Đức Cha đã cùng với Cha Xứ, và ban thường vụ của Giáo xứ đi thăm những bà con, hộ gia đình nghèo sống lênh đênh trên làng bè giữa lòng hồ Trị An bao chục năm qua.
Những người sống nơi đây, phần lớn họ là những Việt kiều từ Capuchia trở về cách đây hàng chục năm trước. Cũng có những người trôi dạt đến xóm bè này từ miền Tây, hay miền Bắc. Với thực tế nguồn thủy sản ở lòng hồ Trị An đang dần cạn kiệt, mất cân bằng sinh thái và gây ra nhiều hệ lụy, đời sống bà con sống làng bè này mỗi ngày một khó khăn, và nghèo hơn. Vì thế, có những chiếc bè là căn nhà chỉ có sự trống hoắc, chẳng có gì giá trị ngoài cái giường tre ọp ẹp, cái chăn cũ, hay chỉ là một mớ đồ đạc hỗn độn với vài cái nồi xoong chén dĩa … Chính vì nghèo, vì xa bờ, nên việc học của con cái những hộ gia đình này hầu hết đều dở dang, bỏ học ở cấp II. Vì thế, khi gặp gỡ với ban hành giáo, hội đoàn của giáo xứ Vĩnh An, Đức Cha mong muốn giáo xứ có những chương trình giúp đỡ các gia đình, để những đứa trẻ của các gia đình có cơ hội đến trường, tốt nghiệp cấp II, cấp III hoặc hơn nữa.
Ý tưởng về một cuộc sống bình an và hạnh phúc lại một lần nữa được Đức Cha chia sẻ trong bài giảng, khi suy niệm về ý lễ Thánh Tâm Chúa. Nơi Trái Tim đó, tình yêu của Thiên Chúa luôn đổ tràn cho dẫu con người có từ chối, phản bội hay bất trung với Người. Chính vì Thiên Chúa luôn quảng đại và kiên nhẫn nên con người luôn có cơ hội để được quay trở về với Thiên Chúa, khi họ mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa và như vậy họ sẽ được hạnh phúc. Nhắc đến cuộc viếng thăm vừa thực hiện với những bệnh nhân và nhất là với anh chị em sống trên bè ở lòng hồ Trị An, Đức Cha liên hệ đến một hình ảnh trong Tin Mừng khi các thánh sử kể lại những lần Chúa Giêsu đến gặp gỡ, giảng dạy cho dân tại vùng biển hồ Tibêria. Chính Chúa đi bước trước, đên gặp và trao ban tình yêu của Người cho dân, mời gọi họ đáp trả tình yêu. Do đó, Đức Cha nhấn mạnh, “chúng ta được mời gọi để trở nên ánh sáng trong chính hoàn cảnh mình đang sống, đáp trả tình yêu của Chúa. Và như vậy là anh chị em có thể sống thánh giữa đời khi hoàn thành phận vụ của mình trong gia đình với ánh sáng tình yêu của Chúa…Như thế, Thiên Chúa sẽ hài lòng về cách sống của chúng ta, và cũng vì thế, đời sống của chúng ta sẽ tràn ngập sự an bình và hạnh phúc”.
Ước mong sao, những phận đời khó khăn ấy, vẫn có thể nên thánh ngay trong hoàn cảnh sống của họ như Đức Cha đã cầu chúc. Đồng thời, mong ước những gia đình làng bè nghèo nơi đây nhận được nhiều sự trợ giúp để họ có cơ hội thay đổi hoàn cảnh sống, đặc biệt, cho con cái của những gia đình nghèo này có cơ hội đến trường, nhờ đó, chúng sẽ có khả năng thoát ra khỏi những phận đời lênh đênh, nghèo, bám mãi trên lòng hồ như ông bà, cha mẹ chúng đã trải qua.
Tin, hình ảnh: Nữ tu Têrêsa Ngọc Lễ, O.P
Xuân Lộc: Giới Gia Trưởng Giáo phận với Hội Thi Giữ Ngọc gìn vàng
Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
17:51 29/10/2019
Sáng Chúa Nhật, 27/10/2019, Hội Thi “Giữ Ngọc Gìn Vàng” của Giới Gia Trưởng Giáo phận Xuân Lộc đã được tổ chức khá thành công, xuất sắc, tràn đầy niềm vui, và thấm đẫm tinh thần huynh đệ.“Giữ ngọc gìn vàng” được triển khai qua 4 vòng thi tuyển bao gồm Rừng vàng biển bạc, Vàng thau lẫn lộn; Ngọc trong Đá và Giêsu,“Viên Ngọc Quý”.
Tham dự ngày tổng kết chương trình học trong năm 2019 của quý gia trưởng dưới hình thức hội thi có sự hiện diện của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận, Cha Phêrô Phạm Duy Liễm, Đặc Trách Giới Gia Trưởng Giáo phận, cùng Cha Phó Đặc Trách Đa Minh Vũ Văn Hoài, quý cha Đặc Trách Gia Trưởng Giáo Hạt và gần 1400 gia trưởng đại diện của các giáo xứ trong giáo phận.
Xem Hình
Sau những giây phút chào đón, giao lưu, gặp gỡ, chương trình bắt đầu lúc 8g00,vớiphần chào đón quý Cha Đặc trách, Những giọng hát ấm, trầm vang theo bài hát chủ đề “Trời xanh tường thuật” của quý gia trưởng đã làm cho bầu khí thêm phần trang trọng, như thôi thúc họ cố gắng sống sứ mạng bảo vệ ngôi nhà chung thiên nhiên mà Thiên Chúa đã trao ban cho con người.
Tiếp sau đó, Cha Đặc Trách đã chia sẻ với quý gia trưởng đề tài“Người Gia Trưởng với sứ mạng gìn giữ môi trường”. Nội dung theo chủ đề được cha Đặc trách dựa trên Thông điệp Laudato Sí, chương trình mục vụ của Giáo phận về cách sống dấu chỉ lòng thương xót của Thiên Chúa, cũng như lá thư mục vụ của Đức Giám Mục Giáo phận gửi Gia đình Giáo phận về Môi trường. Dù thời lượng cho bài nói chuyện chỉ 30 phút nhưng quý gia trưởng đã được Cha Đặc trách cập nhật thông tin từ Thượng Hội Đồng Amazon đang nhóm họp, bàn luận về tiếng khóc của trái đất và người nghèo, về lời mời mỗi quốc gia, mỗi con người góp phần bảo vệ thiên nhiên. Đồng thời, Cha Đặc Trách đã khéo léo trình bày một cách xuyên suốt nội dung bao hàm trong mỗi vòng thi một cách thật xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu. Từ một “thế giới tự nhiên, vẻ đẹp địa đàng, mà Thiên Chúa trao ban cho con người, ngay từ thưở tạo thành” - Rừng vàng biển bạc-. Nhưng hôm nay, thế giới tự nhiên đẹp tuyệt vời ấy đang bị con người dần bị hủy hoại “Biết bao nhiêu vấn đề - Vàng thau lẫn lộn- đang đè nặng trên sự sống của con người…do bởi sự ích kỷ, lợi ích trước mắt mà quên đi những nguy hại hiện tại và đánh cắp lợi ích của thế hệ tương lai.” Giữa mớ bòng bong lẫn lộn giả thật ấy, làm sao để biết chọn lựa khôn ngoan khi sử dụng, khi sinh hoạt để bảo vệ môi trường?Ngọc trong đá - chính Chúa Giêsu là viên ngọc quý, mà nơi Ngài có Lời Hằng Sống. Vì thế, người gia trưởng cần nhận ra tầm quan trọng của Lời Chúa. Và họphải làm thế nào để nghe và thi hành Lời Chúa trong khi bảo vệ thiên nhiên? “Chúng ta không lấy những gì không thuộc về mình: của thiên nhiên, hãy trả về cho thiên nhiên”. Và nhất là làm sao phải giữ cho được Viên Ngọc Quý là Đức Giêsu Kitô,Đấng đã đến để đem lại sự sống cho tất cả chúng ta. “Giữ ngọc gìn vàng”, nghĩa là gìn giữ Viên Ngọc tuyệt vời là Chúa Giêsu, là gìn giữ thiên nhiên, rừng vàng biển bạc như tâm tình của Thánh Phanxico Assisi mời gọi hãy gìn giữ thiên nhiên, tạo vật của Thiên Chúa như trong ‘Bài ca thụ tạo’mà thánh nhân đã cất lên”.
9g20, phần khai mạc hội thi do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận chủ sự. Trước khi tuyên bố khai mạc, Đức Cha đã chia sẻ một chút tâm tình gửi đến Cha Đặc Trách, Cha Phó Đặc Trách, quý Cha, quý vị trong Ban Trị Sự, và mọi gia trưởng. Ngài khen ngợi sự hăng say học tập của các gia trưởng trong nhiều năm qua, mà ngày tổng kết mỗi năm như hôm nay là kết quả của nhiều sự cố gắng của quý ông. Tiếp đến, dựa vào chính tài liệu học tập trong suốt năm của giới gia trưởng, Đức Cha Phụ Tá bày tỏ sự hài lòng khi nội dung học đã lấy Lời Chúa làm nền tảng. Để từ đó, ngay trong sứ mạng bảo vệ môi trường, quý gia trưởng có thể biết mình cần phải làm gì để thực hiện tốt sứ mạng như Chúa trao ban, cũng như nghe theo giáo huấn của Giáo Hội trong việc bảo vệ ngôi nhà chung. Đức Cha cũng không quên bày tỏ sự thích thú với ý nghĩa sâu sắc từ tên gọi của Hội Thi : “Giữ Ngọc Gìn Vàng”.
Hội thi có sự tham gia của 60 thí sinh là quý gia trưởng đến từ các giáo xứ. Họ chính là những thành phần ưu tuyển từ các giáo xứ, giáo hạt, sau khi họ đã vượt qua chặng đầu từ cấp giáo xứ, giáo hạt. Sau 3 vòng thi tuyển, từ con số 60 chuyển dần về đích chỉ còn 3 thí sinh, cho thấy hành trình vượt qua ba chặng thật cam go, kịch tính và đầy sự sôi động, hồi hộp lẫn tiếng cười.
Sau 4 vòng thi, giải ba đã tìm được chủ nhân đến từ Giáo xứ Gia Yên, và giải hai dành cho gia trưởng thuộc xứ Dốc Mơ, cả hai đều thuộc Hạt Gia Kiệm. Giải quán quân – trạng nguyên- dành cho vị gia trưởng đến từ Giáo xứ Thánh Tâm, Giáo Hạt Hố Nai. Phần trao giải, bằng khen cho ba giải nhất, nhì, ba cùng ba giải khuyến khích đã được Đức Cha Phụ Tá chúc mừng và trao các phần quà cho họ được diễn ra sau phần cung nghinh và chầu Thánh Thể.
Số thí sinh còn lại, cho dẫu không lãnh nhận được phần giải thưởng cụ thể bằng vật chất, nhưng họ thực sự đã nhận được biết bao lời khen tặng, tiếng vỗ tay tán thưởng từ quý Đức Cha Giáo phận, quý Cha Đặc Trách và của mọi người. Bởi giữa biết bao bề bộn của cuộc sống, họ đã rất cố gắng, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc phận vụ học tập của mình. Phần thưởng của họ chính là những hình ảnhđẹp mà tự thân họ đã vẽ nên được trong tim của của những người theo dõi chương trình trực tiếp hay gián tiếp.
Sau phần hội thi, quý gia trưởng đã lắng đọng và sốt sắng tham dự nghi thức cung nghinh, chầu Thánh Thể và lãnh nhận phép lành Thánh Thể do Đức Cha Phụ Tá Gioan chủ sự.
Quả là một hội thi mãn nhãn về tính tổ chức, và cả nội dung. Đó là một hội thi mà ở đó người ta nhận thấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban kỹ thuật, với một chuẩn bị chu đáo, cùng sự năng động, nhanh nhẹn và chăm học hỏi của ban tổ chức, và nhất là của quý gia trưởng tham dự. Sự thành công này chắc chắn nhờ vào sự chỉ đạo của Giuse Phạm Duy Liễm, Đặc Trách Giới Gia Trưởng Giáo phận, cùng Cha Phó Đặc Trách và các cộng tác viên trong Ban Trị Sự, khi đưa ra chương trình học hỏi chung cho giới gia trưởng toàn Giáo phận trong nhiều năm qua. Nội dung các câu hỏi luôn đặt nền tảng vào Lời Chúa các Chúa Nhật Phụng vụ Năm C, cùng với một chủ đề học tập khác, ví dụ như bảo vệ môi trường cho năm nay theo thông điệp Laudato Sí. Với khoảng 200 câu hỏi đều đặn gửi về hằng tuần đến các cha xứ, các gia trưởng đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Ngày Hội Thi- Tổng kết học tập của quý gia trưởng Giáo phận quả đúng là một hồng ân, và là niềm vui cho toàn giới gia trưởng nói riêng và cả giáo phận nói chung. Bởi nếu quý ông thật tích cực tham gia học hỏi Lời Chúa, những giáo huấn của Giáo Hội, quý gia trưởng thực sự sẽ trở thành những người chèo chống cừ khôi trong con thuyền gia đình mình. Họ sẽ trở thành trụ cột với đức tin vững chắc, với lòng mến và cậy trông vào Thiên Chúa trong khi lo lắng cho gia đình, nuôi dưỡng đức tin và hướng dẫn cách sống đạo cho con cái mình như Thiên Chúa và Giáo Hội ước mong.
Tin, ảnh: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Tham dự ngày tổng kết chương trình học trong năm 2019 của quý gia trưởng dưới hình thức hội thi có sự hiện diện của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận, Cha Phêrô Phạm Duy Liễm, Đặc Trách Giới Gia Trưởng Giáo phận, cùng Cha Phó Đặc Trách Đa Minh Vũ Văn Hoài, quý cha Đặc Trách Gia Trưởng Giáo Hạt và gần 1400 gia trưởng đại diện của các giáo xứ trong giáo phận.
Xem Hình
Sau những giây phút chào đón, giao lưu, gặp gỡ, chương trình bắt đầu lúc 8g00,vớiphần chào đón quý Cha Đặc trách, Những giọng hát ấm, trầm vang theo bài hát chủ đề “Trời xanh tường thuật” của quý gia trưởng đã làm cho bầu khí thêm phần trang trọng, như thôi thúc họ cố gắng sống sứ mạng bảo vệ ngôi nhà chung thiên nhiên mà Thiên Chúa đã trao ban cho con người.
9g20, phần khai mạc hội thi do Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận chủ sự. Trước khi tuyên bố khai mạc, Đức Cha đã chia sẻ một chút tâm tình gửi đến Cha Đặc Trách, Cha Phó Đặc Trách, quý Cha, quý vị trong Ban Trị Sự, và mọi gia trưởng. Ngài khen ngợi sự hăng say học tập của các gia trưởng trong nhiều năm qua, mà ngày tổng kết mỗi năm như hôm nay là kết quả của nhiều sự cố gắng của quý ông. Tiếp đến, dựa vào chính tài liệu học tập trong suốt năm của giới gia trưởng, Đức Cha Phụ Tá bày tỏ sự hài lòng khi nội dung học đã lấy Lời Chúa làm nền tảng. Để từ đó, ngay trong sứ mạng bảo vệ môi trường, quý gia trưởng có thể biết mình cần phải làm gì để thực hiện tốt sứ mạng như Chúa trao ban, cũng như nghe theo giáo huấn của Giáo Hội trong việc bảo vệ ngôi nhà chung. Đức Cha cũng không quên bày tỏ sự thích thú với ý nghĩa sâu sắc từ tên gọi của Hội Thi : “Giữ Ngọc Gìn Vàng”.
Sau 4 vòng thi, giải ba đã tìm được chủ nhân đến từ Giáo xứ Gia Yên, và giải hai dành cho gia trưởng thuộc xứ Dốc Mơ, cả hai đều thuộc Hạt Gia Kiệm. Giải quán quân – trạng nguyên- dành cho vị gia trưởng đến từ Giáo xứ Thánh Tâm, Giáo Hạt Hố Nai. Phần trao giải, bằng khen cho ba giải nhất, nhì, ba cùng ba giải khuyến khích đã được Đức Cha Phụ Tá chúc mừng và trao các phần quà cho họ được diễn ra sau phần cung nghinh và chầu Thánh Thể.
Số thí sinh còn lại, cho dẫu không lãnh nhận được phần giải thưởng cụ thể bằng vật chất, nhưng họ thực sự đã nhận được biết bao lời khen tặng, tiếng vỗ tay tán thưởng từ quý Đức Cha Giáo phận, quý Cha Đặc Trách và của mọi người. Bởi giữa biết bao bề bộn của cuộc sống, họ đã rất cố gắng, nỗ lực để hoàn thành xuất sắc phận vụ học tập của mình. Phần thưởng của họ chính là những hình ảnhđẹp mà tự thân họ đã vẽ nên được trong tim của của những người theo dõi chương trình trực tiếp hay gián tiếp.
Sau phần hội thi, quý gia trưởng đã lắng đọng và sốt sắng tham dự nghi thức cung nghinh, chầu Thánh Thể và lãnh nhận phép lành Thánh Thể do Đức Cha Phụ Tá Gioan chủ sự.
Quả là một hội thi mãn nhãn về tính tổ chức, và cả nội dung. Đó là một hội thi mà ở đó người ta nhận thấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban kỹ thuật, với một chuẩn bị chu đáo, cùng sự năng động, nhanh nhẹn và chăm học hỏi của ban tổ chức, và nhất là của quý gia trưởng tham dự. Sự thành công này chắc chắn nhờ vào sự chỉ đạo của Giuse Phạm Duy Liễm, Đặc Trách Giới Gia Trưởng Giáo phận, cùng Cha Phó Đặc Trách và các cộng tác viên trong Ban Trị Sự, khi đưa ra chương trình học hỏi chung cho giới gia trưởng toàn Giáo phận trong nhiều năm qua. Nội dung các câu hỏi luôn đặt nền tảng vào Lời Chúa các Chúa Nhật Phụng vụ Năm C, cùng với một chủ đề học tập khác, ví dụ như bảo vệ môi trường cho năm nay theo thông điệp Laudato Sí. Với khoảng 200 câu hỏi đều đặn gửi về hằng tuần đến các cha xứ, các gia trưởng đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Ngày Hội Thi- Tổng kết học tập của quý gia trưởng Giáo phận quả đúng là một hồng ân, và là niềm vui cho toàn giới gia trưởng nói riêng và cả giáo phận nói chung. Bởi nếu quý ông thật tích cực tham gia học hỏi Lời Chúa, những giáo huấn của Giáo Hội, quý gia trưởng thực sự sẽ trở thành những người chèo chống cừ khôi trong con thuyền gia đình mình. Họ sẽ trở thành trụ cột với đức tin vững chắc, với lòng mến và cậy trông vào Thiên Chúa trong khi lo lắng cho gia đình, nuôi dưỡng đức tin và hướng dẫn cách sống đạo cho con cái mình như Thiên Chúa và Giáo Hội ước mong.
Tin, ảnh: Nữ tu Teresa Ngọc Lễ, O.P
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thương quá đồng bào tôi
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
06:42 29/10/2019
1. THẢM CẢNH 39 NGƯỜI TRẺ CHẾT TRONG CONTAINER ĐÔNG LẠNH TẠI ANH QUỐC.
Những ngày qua, khoảng 25 gia đình ở Nghệ An và Hà Tĩnh đang từng giờ từng phút ngóng tin người thân là con cháu của mình, khi có thông tin về vụ 39 người được phát hiện đã chết trong quá trình vượt biên sang Anh.
Bởi trong chính thời điểm này, họ mất liên lạc hoàn toàn với con cháu, những người mà khi bắt đầu vào nước Anh, đã từng gọi điện về thông báo cho gia đình đường đi của mình.
- Thứ bảy 19.10.2019:
Tài xế Mo Robinson là người Bắc Ireland, 25 tuổi, chuyên lái xe đầu kéo. Anh bắt đầu lên xe (không có container) từ Bắc Ireland. Xe lần lượt tới Dublin (thủ phủ Bắc Ireland), lên phà để đi Holyhead (xứ Wales).
- Thứ ba 22.10.2019:
Tại cảng Zeebrugge (Bỉ quốc), container đông lạnh có nhiệt độ bên trong là 25 độ dưới không (nghĩa là lạnh khủng khiếp), có chứa 39 người, được đưa lên tàu. Chiếc tàu đã thực hiện hải trình dài đến 10 tiếng đồng hồ băng qua eo biển Manch để đến cảng Purleef (thuộc thành phố Essex của nước Anh) lúc 0 giờ 30 phút ngày thứ tư 23.10.2019.
- Thứ tư 23.10.2019:
Từ Holyhead, tài xế Mo Robinson cho xe đến cảng Purleef và nhận container để đưa lên xe đầu kéo của mình. Anh tiếp tục điều khiển xe trên đoạn đường chừng một tiếng đồng hồ để đến khu công nghiệp Waterglade ở Essex (nước Anh). Tại đây, lúc 1 giờ 40 phút, người ta phát hiện 39 xác chết bên trong container đã đông cứng. Trong đó 38 người đều chỉ ở tuổi 30 trở xuống và một ở tuổi vị thành niên. Về giới tính: 31 thuộc phái nam và 8 thuộc phái nữ.
Điều đáng nói là, các trạm kiểm soát an ninh của cả Bỉ và Anh đều được trang bị camera tối tân, có thể phát hiện những vật thể bên trong thùng sắt ở nhiệt độ lạnh.
Nhưng nhiệt độ trong container này lạnh đến mức các camera đều không thể phát hiện bằng ấy số người bên trong. Có người nghi ngờ rằng, có lẽ khi đưa 39 nạn nhân vào container, lúc đầu, các tay buôn người chỉ để chế độ lạnh vừa phải. Nhưng do vận chuyển từ biên giới nước này đến biên giới nước khác, chúng đã giảm nhiệt độ thật thấp để qua mặt hải quan?
Ai cũng biết, con người không thể chịu nổi nhiệt độ quá thấp. Nhưng những kẻ buôn người hết sức tàn độc, trước sau gì chúng vẫn chỉ nghĩ đến đồng tiền mà dám đánh đổi gần 40 sinh mạng đồng loại.
Bởi dù biết chắc gần 40 người này sẽ nguy hiểm trong container lạnh cóng, không có dưỡng khí (vì bị đóng bít bùng), với lộ trình dài đến hơn 10 tiếng đồng hồ, chúng vẫn tống họ vào và nhẫn tâm trục lợi trên chính mạng sống của họ.
- Cảnh sát điều tra.
Khi trung tâm cứu hộ nhận được tin dữ, ngay trong đêm, cảnh sát đã đến hiện trường. Hành động đầu tiên sau khi mở container, đó là họ cúi đầu chào và mặc niệm các nạn nhân xấu số.
Cho đến nay, những người đầu tiên bị bắt là:
- Tài xế Mo Robinson. Cho đến lúc này, anh ta bị cáo buộc đến 43 tội danh.
- Cặp vợ chồng Thomas và Joanna Maher đều 38 tuổi. Họ cho biết, thùng container trước đây là của họ, nhưng được bán đi từ trước. Tuy nhiên, họ bị cáo buộc là buôn người và ngộ sát.
- Một người đàn ông khác, 48 tuổi, cũng là người Bắc Ireland, bị bắt tại sân bay Stansted và bị cáo buộc là buôn người, ngộ sát.
2. THƯƠNG QUÁ ĐỒNG BÀO TÔI.
Đang làm chấn động cả thế giới là vụ án tại Luân Đôn - Anh quốc. Cho đến nay (28.10.2019) đã có thể gần như chắc chắn 25 trong số 39 người là người Việt Nam. Hình như cả 25 người được xác định quê gốc tại Hà Tĩnh và Nghệ an.
Theo tin từ một linh mục của giáo phận Vinh, số người tìm đường đến châu Âu, trong chuyến đi mới nhất có lẽ có trên một trăm người. Không biết 39 người chết tức tưởi và đau thương lần này có nằm trong số một trăm người ấy?
Vì muốn tìm đường ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, cách đây mấy chục năm của thế kỷ trước, nhiều đồng bào của chúng ta đã phải vượt biên trên những chiếc thuyền bé xíu, chen chút những người là người, vật lộn cùng sóng gió giữa trùng khơi.
Trong số đó, quá nhiều người làm mồi cho mọi sự dữ: gió bão, chìm tàu, cướp biển, hãm hiếp, đánh đập, ngược đãi, đói khát, bệnh tật, bị khinh bỉ, bị hành hạ trong các trại tập trung, bị công quyền và người dân của nhiều quốc gia kéo ngược trở ra biển, bị tù tội, bị xem là phản quốc...
Đó là chưa kể nhiều người vượt biên bằng đường bộ phải băng rừng, lên non, xuống suối đầy gian nan, muôn trùng hiểm nguy rình rập. Thực tế đã có lớp lớp người bỏ xác trong rừng thẳm, trên núi cao, hoặc mất tích mãi mãi.
Bây giờ, nhìn những anh chị em Việt kiều, thấy họ ăn mặc trơn láng, rủng rỉnh ngoại tệ trong túi, giúp đỡ gia đình và người thân ăn học, mua nhà, mua đất, mua xe..., cứ tưởng họ dễ dàng làm ra đồng tiền.
Thực ra, sống ở trên đời có được gì mà không phải trả giá. Nhất là phải chen chân vào cuộc sống ở đất khách quê người, càng phải chấp nhận nhiều tủi phận.
Các quốc gia giàu có, họ đâu dại gì để chúng ta dễ dàng "chia phần" huê lợi mà không đòi chúng ta phải đáp trả. Có khi còn đáp trả nặng nề. Họ ngày càng có nhiều những luật lệ khắt khe để loại trừ, ít nhất thì cũng là sự chối từ theo kiểu "lịch sự" những người bị mang tiếng là "di dân".
Họ sợ "đám di dân" (nói theo cách nghĩ tiêu cực) trở thành gánh nặng, trở thành món nợ của đồng bào họ, dâng tộc họ, quốc gia họ, nền kinh tế, an sinh và an ninh của họ...
Có biết bao nhiêu anh chị em Việt kiều sống lây lất, vất vả, thậm chí vắt kiệt sức để kiếm chút ít đồng tiền.
Càng xót xa hơn, quặn lòng hơn, khi nghe đâu đó có những người phải trốn chui, trốn nhủi vì không có giấy tờ hợp pháp.
Hoặc để có thể tồn tại, hay khỏi bị trở lại quê nhà mà không có chút ít vật chất, hay phải lo cho cả một gánh nặng người thân ở quê nhà, mà đành lao thân phạm pháp, lao thân làm việc trong những vườn thuốc phiện cùng nhiều những công việc tệ hại khác.
Có người phải làm việc quần quật cho chủ nợ vừa để mưu sinh, vừa để trả nợ. Những chủ nợ ấy chính là những kẻ đã từng môi giới trong các tổ chức buôn người, các tổ chức đưa người ra khỏi biên giới, giờ đây, chúng quay lại bóc lột người nhập cư, cũng chính là nạn nhân đầy thương tâm của chúng.
Nhiều lần phải đau xót nghe những bản tin về anh chị em đồng bào của mình bị bán đứng. Nữ thì bị đưa vào nhà chứa, bị bán vào các gia đình xa lạ để gọi là làm dâu, nhưng thực tế là một thứ nô lệ đúng nghĩa.
Hoặc bàng hoàng khi được biết nhiều anh chị em phải sống bởi những nghề tủi nhục, hay làm việc trong các môi trường khắc nghiệt, bị đối xử hà khắc, thậm chí bị đối xử không ra một con người...
Ở xứ người, nếu không có những điều kiện tốt như học thức, có tay nghề, và một chút cơ may, thì bức tranh cuộc sống nhiều mảng tối hơn sáng.
Cũng có biết bao nhiêu người may mắn sống sót sau những cú bị sự dữ hành hạ, giờ đây không dám nhắc đến quá khứ, hay cố che đậy những vết thương lòng bằng những nụ cười, bằng sự rạng rỡ trên khuôn mặt... Có thể những vết thương lòng ấy, bây giờ, sau một bề dày thời gian, đã phần nào nguôi ngoai, nhưng làm sao có thể xóa!
Người Việt Nam nào, dù ở đâu, cũng phải đối diện cùng quá nhiều đau khổ. Vì thế, người Việt Nam nào, dù ở đâu, cũng đều đáng thương, đáng quý vô cùng.
Bây giờ, với những hình thức vượt biên khác: lấy chồng nước ngoài, hợp tác lao động, đi du học, làm con thiêu thân trong các đường dây buôn người (như vụ án 39 thi thể trên một kiện hàng đông lạnh đang làm rúng động thế giới)..., đồng bào của chúng ta vẫn đầy những bất trắc, vẫn đầy những đau khổ, vẫn đầy sự đáng thương.
Đồng bào ơi, thương quá.
Sao chúng ta cứ mãi đói nghèo?
Sao chúng ta cứ mãi lầm than?
Sao chúng ta vẫn mãi bị xem thường?
Sao mạng sống dân mình cứ hoài rẻ mạt?
Những ngày qua, khoảng 25 gia đình ở Nghệ An và Hà Tĩnh đang từng giờ từng phút ngóng tin người thân là con cháu của mình, khi có thông tin về vụ 39 người được phát hiện đã chết trong quá trình vượt biên sang Anh.
Bởi trong chính thời điểm này, họ mất liên lạc hoàn toàn với con cháu, những người mà khi bắt đầu vào nước Anh, đã từng gọi điện về thông báo cho gia đình đường đi của mình.
- Thứ bảy 19.10.2019:
Tài xế Mo Robinson là người Bắc Ireland, 25 tuổi, chuyên lái xe đầu kéo. Anh bắt đầu lên xe (không có container) từ Bắc Ireland. Xe lần lượt tới Dublin (thủ phủ Bắc Ireland), lên phà để đi Holyhead (xứ Wales).
- Thứ ba 22.10.2019:
Tại cảng Zeebrugge (Bỉ quốc), container đông lạnh có nhiệt độ bên trong là 25 độ dưới không (nghĩa là lạnh khủng khiếp), có chứa 39 người, được đưa lên tàu. Chiếc tàu đã thực hiện hải trình dài đến 10 tiếng đồng hồ băng qua eo biển Manch để đến cảng Purleef (thuộc thành phố Essex của nước Anh) lúc 0 giờ 30 phút ngày thứ tư 23.10.2019.
- Thứ tư 23.10.2019:
Từ Holyhead, tài xế Mo Robinson cho xe đến cảng Purleef và nhận container để đưa lên xe đầu kéo của mình. Anh tiếp tục điều khiển xe trên đoạn đường chừng một tiếng đồng hồ để đến khu công nghiệp Waterglade ở Essex (nước Anh). Tại đây, lúc 1 giờ 40 phút, người ta phát hiện 39 xác chết bên trong container đã đông cứng. Trong đó 38 người đều chỉ ở tuổi 30 trở xuống và một ở tuổi vị thành niên. Về giới tính: 31 thuộc phái nam và 8 thuộc phái nữ.
Điều đáng nói là, các trạm kiểm soát an ninh của cả Bỉ và Anh đều được trang bị camera tối tân, có thể phát hiện những vật thể bên trong thùng sắt ở nhiệt độ lạnh.
Nhưng nhiệt độ trong container này lạnh đến mức các camera đều không thể phát hiện bằng ấy số người bên trong. Có người nghi ngờ rằng, có lẽ khi đưa 39 nạn nhân vào container, lúc đầu, các tay buôn người chỉ để chế độ lạnh vừa phải. Nhưng do vận chuyển từ biên giới nước này đến biên giới nước khác, chúng đã giảm nhiệt độ thật thấp để qua mặt hải quan?
Ai cũng biết, con người không thể chịu nổi nhiệt độ quá thấp. Nhưng những kẻ buôn người hết sức tàn độc, trước sau gì chúng vẫn chỉ nghĩ đến đồng tiền mà dám đánh đổi gần 40 sinh mạng đồng loại.
Bởi dù biết chắc gần 40 người này sẽ nguy hiểm trong container lạnh cóng, không có dưỡng khí (vì bị đóng bít bùng), với lộ trình dài đến hơn 10 tiếng đồng hồ, chúng vẫn tống họ vào và nhẫn tâm trục lợi trên chính mạng sống của họ.
- Cảnh sát điều tra.
Khi trung tâm cứu hộ nhận được tin dữ, ngay trong đêm, cảnh sát đã đến hiện trường. Hành động đầu tiên sau khi mở container, đó là họ cúi đầu chào và mặc niệm các nạn nhân xấu số.
Cho đến nay, những người đầu tiên bị bắt là:
- Tài xế Mo Robinson. Cho đến lúc này, anh ta bị cáo buộc đến 43 tội danh.
- Cặp vợ chồng Thomas và Joanna Maher đều 38 tuổi. Họ cho biết, thùng container trước đây là của họ, nhưng được bán đi từ trước. Tuy nhiên, họ bị cáo buộc là buôn người và ngộ sát.
- Một người đàn ông khác, 48 tuổi, cũng là người Bắc Ireland, bị bắt tại sân bay Stansted và bị cáo buộc là buôn người, ngộ sát.
2. THƯƠNG QUÁ ĐỒNG BÀO TÔI.
Đang làm chấn động cả thế giới là vụ án tại Luân Đôn - Anh quốc. Cho đến nay (28.10.2019) đã có thể gần như chắc chắn 25 trong số 39 người là người Việt Nam. Hình như cả 25 người được xác định quê gốc tại Hà Tĩnh và Nghệ an.
Theo tin từ một linh mục của giáo phận Vinh, số người tìm đường đến châu Âu, trong chuyến đi mới nhất có lẽ có trên một trăm người. Không biết 39 người chết tức tưởi và đau thương lần này có nằm trong số một trăm người ấy?
Vì muốn tìm đường ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, cách đây mấy chục năm của thế kỷ trước, nhiều đồng bào của chúng ta đã phải vượt biên trên những chiếc thuyền bé xíu, chen chút những người là người, vật lộn cùng sóng gió giữa trùng khơi.
Trong số đó, quá nhiều người làm mồi cho mọi sự dữ: gió bão, chìm tàu, cướp biển, hãm hiếp, đánh đập, ngược đãi, đói khát, bệnh tật, bị khinh bỉ, bị hành hạ trong các trại tập trung, bị công quyền và người dân của nhiều quốc gia kéo ngược trở ra biển, bị tù tội, bị xem là phản quốc...
Đó là chưa kể nhiều người vượt biên bằng đường bộ phải băng rừng, lên non, xuống suối đầy gian nan, muôn trùng hiểm nguy rình rập. Thực tế đã có lớp lớp người bỏ xác trong rừng thẳm, trên núi cao, hoặc mất tích mãi mãi.
Bây giờ, nhìn những anh chị em Việt kiều, thấy họ ăn mặc trơn láng, rủng rỉnh ngoại tệ trong túi, giúp đỡ gia đình và người thân ăn học, mua nhà, mua đất, mua xe..., cứ tưởng họ dễ dàng làm ra đồng tiền.
Thực ra, sống ở trên đời có được gì mà không phải trả giá. Nhất là phải chen chân vào cuộc sống ở đất khách quê người, càng phải chấp nhận nhiều tủi phận.
Các quốc gia giàu có, họ đâu dại gì để chúng ta dễ dàng "chia phần" huê lợi mà không đòi chúng ta phải đáp trả. Có khi còn đáp trả nặng nề. Họ ngày càng có nhiều những luật lệ khắt khe để loại trừ, ít nhất thì cũng là sự chối từ theo kiểu "lịch sự" những người bị mang tiếng là "di dân".
Họ sợ "đám di dân" (nói theo cách nghĩ tiêu cực) trở thành gánh nặng, trở thành món nợ của đồng bào họ, dâng tộc họ, quốc gia họ, nền kinh tế, an sinh và an ninh của họ...
Có biết bao nhiêu anh chị em Việt kiều sống lây lất, vất vả, thậm chí vắt kiệt sức để kiếm chút ít đồng tiền.
Càng xót xa hơn, quặn lòng hơn, khi nghe đâu đó có những người phải trốn chui, trốn nhủi vì không có giấy tờ hợp pháp.
Hoặc để có thể tồn tại, hay khỏi bị trở lại quê nhà mà không có chút ít vật chất, hay phải lo cho cả một gánh nặng người thân ở quê nhà, mà đành lao thân phạm pháp, lao thân làm việc trong những vườn thuốc phiện cùng nhiều những công việc tệ hại khác.
Có người phải làm việc quần quật cho chủ nợ vừa để mưu sinh, vừa để trả nợ. Những chủ nợ ấy chính là những kẻ đã từng môi giới trong các tổ chức buôn người, các tổ chức đưa người ra khỏi biên giới, giờ đây, chúng quay lại bóc lột người nhập cư, cũng chính là nạn nhân đầy thương tâm của chúng.
Nhiều lần phải đau xót nghe những bản tin về anh chị em đồng bào của mình bị bán đứng. Nữ thì bị đưa vào nhà chứa, bị bán vào các gia đình xa lạ để gọi là làm dâu, nhưng thực tế là một thứ nô lệ đúng nghĩa.
Hoặc bàng hoàng khi được biết nhiều anh chị em phải sống bởi những nghề tủi nhục, hay làm việc trong các môi trường khắc nghiệt, bị đối xử hà khắc, thậm chí bị đối xử không ra một con người...
Ở xứ người, nếu không có những điều kiện tốt như học thức, có tay nghề, và một chút cơ may, thì bức tranh cuộc sống nhiều mảng tối hơn sáng.
Cũng có biết bao nhiêu người may mắn sống sót sau những cú bị sự dữ hành hạ, giờ đây không dám nhắc đến quá khứ, hay cố che đậy những vết thương lòng bằng những nụ cười, bằng sự rạng rỡ trên khuôn mặt... Có thể những vết thương lòng ấy, bây giờ, sau một bề dày thời gian, đã phần nào nguôi ngoai, nhưng làm sao có thể xóa!
Người Việt Nam nào, dù ở đâu, cũng phải đối diện cùng quá nhiều đau khổ. Vì thế, người Việt Nam nào, dù ở đâu, cũng đều đáng thương, đáng quý vô cùng.
Bây giờ, với những hình thức vượt biên khác: lấy chồng nước ngoài, hợp tác lao động, đi du học, làm con thiêu thân trong các đường dây buôn người (như vụ án 39 thi thể trên một kiện hàng đông lạnh đang làm rúng động thế giới)..., đồng bào của chúng ta vẫn đầy những bất trắc, vẫn đầy những đau khổ, vẫn đầy sự đáng thương.
Đồng bào ơi, thương quá.
Sao chúng ta cứ mãi đói nghèo?
Sao chúng ta cứ mãi lầm than?
Sao chúng ta vẫn mãi bị xem thường?
Sao mạng sống dân mình cứ hoài rẻ mạt?
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Phó tế có thể cho rước lễ bằng cách chấm bánh không?
Nguyễn Trọng Đa
09:07 29/10/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) dường như nói rõ rằng việc cho giáo dân rước lễ bằng cách chấm bánh là được linh mục thực hiện, nhưng lại im lặng về khả năng của các phó tế làm như thế. Thưa cha, các phó tế có thể cho rước lễ bằng cách chấm bánh không? - G. P., Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.
Đáp: Trước khi cố gắng trả lời, tôi muốn xem lại các văn bản chính thức nổi bật nhất liên quan đến sự chấm bánh. Trước tiên, tài liệu quan trọng nhất là Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM). Quy chế nói:
“191. Thầy có thừa tác viên giúp lễ có thể giúp vị tư tế cho giáo dân rước lễ, nếu cần, với tư cách một thừa tác viên ngoại lệ. Nếu cho rước lễ dưới hai hình, mà không có thầy phó tế, thầy cho họ rước Máu Thánh; nếu giáo dân rước lễ theo cách chấm, thì thầy cầm chén thánh.
"245. Có thể rước Máu Thánh hoặc uống trực tiếp chén thánh, hoặc bằng cách chấm, hoặc bằng thìa, hoặc bằng ống hút.
“285. Ðể cho rước lễ dưới hai hình cần phải chuẩn bị:
“a) Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp thì chuẩn bị một chén lớn cho đủ, hoặc nhiều chén, tuy nhiên luôn luôn dự kiến đừng để sau Thánh Lễ phải uống quá nhiều Máu Thánh còn dư lại.
“b) Nếu rước bằng cách chấm, thì bánh thánh đừng quá mỏng hay quá nhỏ, nhưng dày một chút để khi chấm một phần vào Máu Thánh, có thể trao cho dễ dàng.
“287. Nếu rước chén thánh bằng cách chấm, người rước cầm đĩa dưới miệng, tiến đến vị tư tế cầm chén thánh và bên cạnh ngài có thừa tác viên cầm bình Mình Thánh. Vị tư tế lấy bánh thánh, nhúng một phần vào chén, rồi đưa cho vừa nói: "Mình và Máu Chúa Kitô", người rước nhận lấy bằng miệng, rồi lui gót” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)
Thứ hai, bản văn được bạn đọc nêu ra trong Huấn thị năm 2004 Redemptionis Sacramentum:
“103. Quy tắc Sách Lễ Rôma chấp nhận nguyên tắc theo đó, khi cho rước lễ dưới hai hình, “có thể rước Máu Chúa Kitô hoặc bằng cách uống trực tiếp với chén thánh, hoặc bằng cách chấm Mình Thánh vào Máu Thánh, hoặc dùng ống hút hay một cái muỗng”. Khi cho giáo dân rước lễ, các Giám Mục có thể loại trừ cách cho rước lễ với ống hút hoặc cái muỗng, trong những không có thói quen, nhưng duy trì luôn cách cho rước lễ bằng cách chấm. Tuy nhiên, trong trường hợp sau này, phải dùng những bánh lễ không được quá mỏng, cũng không quá nhỏ, và người rước lễ phải nhận Thánh Thể do vị linh mục trao trực tiếp vào miệng.
“104. Không cho phép người rước lễ tự chấm Mình Thánh vào chén thánh, cũng không được nhận trên tay Mình Thánh đã được chấm vào Máu Thánh Chúa Kitô. Cũng thế, bánh thánh dành để rước lễ bằng cách chấm, phải được làm bằng một chất thành sự và được truyền phép; vậy, tuyệt đối cấm dùng bánh không có truyền phép hoặc làm với một chất khác” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Thứ ba, trước Huấn thị Redemptionis sacramentum, Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ đã cập nhật tài liệu năm 2002 về ‘Quy định cho rước lễ và rước lễ dưới hai hình trong các Giáo phận Hoa Kỳ’.
“42. Trong số các cách cho rước Máu Thánh theo quy định của Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma, việc rước lễ từ Chén thánh nói chung là hình thức ưa thích trong Giáo hội Latinh, với điều kiện là nó có thể được thực hiện đúng theo quy chế, và không có bất kỳ rủi ro nào của sự bất kính đối với Máu Châu Báu Chúa Kitô.
“43. Chén thánh được trao cho người rước lễ với lời ‘Máu Chúa Kitô’ của linh mục, và người rước lễ đáp ‘Amen’.
“44. Chén thánh không thể được đặt trên bàn thờ, hoặc một nơi khác, và người rước lễ lên cầm và tự rước lễ (trừ trường hợp các Giám mục hoặc linh mục đồng tế), cũng không thể chuyển Chén thánh từ người này sang người khác. Phải luôn có một thừa tác viên cầm Chén thánh.
“45. Sau khi mỗi người rước lễ đã rước Máu Thánh, thừa tác viên cẩn thận lau cả hai bờ mép của Chén thánh bằng khăn lau chén. Hành động này là một vấn đề của cả sự tôn kính và vệ sinh. Vì lý do tương tự, thừa tác viên xoay nhẹ Chén thánh sau khi mỗi người đã rước Máu Thánh.
“46. Chính người rước lễ chọn cách rước từ Chén thánh, chứ không phải thừa tác viên.
“47. Trẻ em được khuyến khích rước lễ dưới hai hình, với điều kiện là các em được hướng dẫn đúng cách và các em đã đủ tuổi để rước lễ từ Chén thánh.
“Các hình thức khác để rước Máu Thánh
“48. Việc rước Máu thánh bằng thìa hoặc qua ống hút không phải là thông lệ trong các giáo phận Latinh của Hoa Kỳ.
“49. Nếu rước Chén thánh bằng cách chấm, ‘người rước cầm đĩa dưới miệng, tiến đến vị tư tế cầm chén thánh và bên cạnh ngài có thừa tác viên cầm bình Mình Thánh. Vị tư tế lấy bánh thánh, nhúng một phần vào chén, rồi đưa cho vừa nói: "Mình và Máu Chúa Kitô", người rước thưa Amen rồi nhận lấy bằng miệng, và lui gót.’
“50. Người rước lễ, kể cả thừa tác viên ngoại thường, không bao giờ được phép tự rước lễ, thậm chí bằng cách chấm bánh. Việc Rước lễ dưới bất kỳ hình nào, bánh hay rượu, phải luôn được trao bởi một thừa tác viên thông thường hoặc thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ.”
Như bạn đọc của chúng tôi nhận xét, phó tế hiếm khi được nhắc tới, ngoại trừ để lưu ý rằng trong trường hợp bình thường, thầy sẽ thực hiện vai trò là thừa tác viên cầm Chén thánh. Đây có lẽ là lý do tại sao các tài liệu chính thức chỉ coi linh mục là người cho rước lễ với Mình Thánh.
Tuy nhiên, các quy định trên cũng tính đến thực tế rằng thường cần một số thừa tác viên ngoại thường, khi cho rước lễ dưới hai hình tại giáo xứ. Hiếm khi có nhiều hơn một phó tế có mặt ở đó. Vì vậy, thuật ngữ ‘thừa tác viên’ là ưu tiên dành cho phó tế để biểu thị người cầm Chén thánh cho việc chấm bánh.
Các tài liệu là im lặng về cách tổ chức cho rước lễ dưới hai hình, khi cả phó tế và thừa tác viên ngoại thường đều có mặt.
Quan điểm cá nhân của tôi là cả hai sự lựa chọn đều hợp pháp. Phó tế có thể đóng vai trò là thừa tác viên cầm Chén thánh đi cùng với linh mục. Điều này sẽ là bình thường nếu vị chủ tế là một Giám mục.
Phó tế là một thừa tác viên thông thường của việc cho rước lễ. Do đó, cũng là hoàn toàn hợp lý, khi một số thừa tác viên ngoại thường phục vụ, rằng cả linh mục và phó tế đều phân phát Bánh Thánh và chấm bánh vào Chén thánh có Máu Thánh Chúa Kitô.
Cuối cùng, mặc dù không có quy tắc cố định, nhưng kinh nghiệm cá nhân của tôi là: cách thực tiễn nhất của việc cho rước lễ chấm bánh là rằng thừa tác viên Chén thánh đứng bên trái linh mục, cầm Chén thánh hơi nghiêng một chút về phía linh mục. (Zenit.org 29-10-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/intinction-and-deacons/
Hỏi: Huấn thị Redemptionis Sacramentum (Bí Tích Cứu Độ) dường như nói rõ rằng việc cho giáo dân rước lễ bằng cách chấm bánh là được linh mục thực hiện, nhưng lại im lặng về khả năng của các phó tế làm như thế. Thưa cha, các phó tế có thể cho rước lễ bằng cách chấm bánh không? - G. P., Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.
Đáp: Trước khi cố gắng trả lời, tôi muốn xem lại các văn bản chính thức nổi bật nhất liên quan đến sự chấm bánh. Trước tiên, tài liệu quan trọng nhất là Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM). Quy chế nói:
“191. Thầy có thừa tác viên giúp lễ có thể giúp vị tư tế cho giáo dân rước lễ, nếu cần, với tư cách một thừa tác viên ngoại lệ. Nếu cho rước lễ dưới hai hình, mà không có thầy phó tế, thầy cho họ rước Máu Thánh; nếu giáo dân rước lễ theo cách chấm, thì thầy cầm chén thánh.
"245. Có thể rước Máu Thánh hoặc uống trực tiếp chén thánh, hoặc bằng cách chấm, hoặc bằng thìa, hoặc bằng ống hút.
“285. Ðể cho rước lễ dưới hai hình cần phải chuẩn bị:
“a) Nếu rước Máu Thánh bằng cách uống trực tiếp thì chuẩn bị một chén lớn cho đủ, hoặc nhiều chén, tuy nhiên luôn luôn dự kiến đừng để sau Thánh Lễ phải uống quá nhiều Máu Thánh còn dư lại.
“b) Nếu rước bằng cách chấm, thì bánh thánh đừng quá mỏng hay quá nhỏ, nhưng dày một chút để khi chấm một phần vào Máu Thánh, có thể trao cho dễ dàng.
“287. Nếu rước chén thánh bằng cách chấm, người rước cầm đĩa dưới miệng, tiến đến vị tư tế cầm chén thánh và bên cạnh ngài có thừa tác viên cầm bình Mình Thánh. Vị tư tế lấy bánh thánh, nhúng một phần vào chén, rồi đưa cho vừa nói: "Mình và Máu Chúa Kitô", người rước nhận lấy bằng miệng, rồi lui gót” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang.)
Thứ hai, bản văn được bạn đọc nêu ra trong Huấn thị năm 2004 Redemptionis Sacramentum:
“103. Quy tắc Sách Lễ Rôma chấp nhận nguyên tắc theo đó, khi cho rước lễ dưới hai hình, “có thể rước Máu Chúa Kitô hoặc bằng cách uống trực tiếp với chén thánh, hoặc bằng cách chấm Mình Thánh vào Máu Thánh, hoặc dùng ống hút hay một cái muỗng”. Khi cho giáo dân rước lễ, các Giám Mục có thể loại trừ cách cho rước lễ với ống hút hoặc cái muỗng, trong những không có thói quen, nhưng duy trì luôn cách cho rước lễ bằng cách chấm. Tuy nhiên, trong trường hợp sau này, phải dùng những bánh lễ không được quá mỏng, cũng không quá nhỏ, và người rước lễ phải nhận Thánh Thể do vị linh mục trao trực tiếp vào miệng.
“104. Không cho phép người rước lễ tự chấm Mình Thánh vào chén thánh, cũng không được nhận trên tay Mình Thánh đã được chấm vào Máu Thánh Chúa Kitô. Cũng thế, bánh thánh dành để rước lễ bằng cách chấm, phải được làm bằng một chất thành sự và được truyền phép; vậy, tuyệt đối cấm dùng bánh không có truyền phép hoặc làm với một chất khác” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)
Thứ ba, trước Huấn thị Redemptionis sacramentum, Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ đã cập nhật tài liệu năm 2002 về ‘Quy định cho rước lễ và rước lễ dưới hai hình trong các Giáo phận Hoa Kỳ’.
“42. Trong số các cách cho rước Máu Thánh theo quy định của Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma, việc rước lễ từ Chén thánh nói chung là hình thức ưa thích trong Giáo hội Latinh, với điều kiện là nó có thể được thực hiện đúng theo quy chế, và không có bất kỳ rủi ro nào của sự bất kính đối với Máu Châu Báu Chúa Kitô.
“43. Chén thánh được trao cho người rước lễ với lời ‘Máu Chúa Kitô’ của linh mục, và người rước lễ đáp ‘Amen’.
“44. Chén thánh không thể được đặt trên bàn thờ, hoặc một nơi khác, và người rước lễ lên cầm và tự rước lễ (trừ trường hợp các Giám mục hoặc linh mục đồng tế), cũng không thể chuyển Chén thánh từ người này sang người khác. Phải luôn có một thừa tác viên cầm Chén thánh.
“45. Sau khi mỗi người rước lễ đã rước Máu Thánh, thừa tác viên cẩn thận lau cả hai bờ mép của Chén thánh bằng khăn lau chén. Hành động này là một vấn đề của cả sự tôn kính và vệ sinh. Vì lý do tương tự, thừa tác viên xoay nhẹ Chén thánh sau khi mỗi người đã rước Máu Thánh.
“46. Chính người rước lễ chọn cách rước từ Chén thánh, chứ không phải thừa tác viên.
“47. Trẻ em được khuyến khích rước lễ dưới hai hình, với điều kiện là các em được hướng dẫn đúng cách và các em đã đủ tuổi để rước lễ từ Chén thánh.
“Các hình thức khác để rước Máu Thánh
“48. Việc rước Máu thánh bằng thìa hoặc qua ống hút không phải là thông lệ trong các giáo phận Latinh của Hoa Kỳ.
“49. Nếu rước Chén thánh bằng cách chấm, ‘người rước cầm đĩa dưới miệng, tiến đến vị tư tế cầm chén thánh và bên cạnh ngài có thừa tác viên cầm bình Mình Thánh. Vị tư tế lấy bánh thánh, nhúng một phần vào chén, rồi đưa cho vừa nói: "Mình và Máu Chúa Kitô", người rước thưa Amen rồi nhận lấy bằng miệng, và lui gót.’
“50. Người rước lễ, kể cả thừa tác viên ngoại thường, không bao giờ được phép tự rước lễ, thậm chí bằng cách chấm bánh. Việc Rước lễ dưới bất kỳ hình nào, bánh hay rượu, phải luôn được trao bởi một thừa tác viên thông thường hoặc thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ.”
Như bạn đọc của chúng tôi nhận xét, phó tế hiếm khi được nhắc tới, ngoại trừ để lưu ý rằng trong trường hợp bình thường, thầy sẽ thực hiện vai trò là thừa tác viên cầm Chén thánh. Đây có lẽ là lý do tại sao các tài liệu chính thức chỉ coi linh mục là người cho rước lễ với Mình Thánh.
Tuy nhiên, các quy định trên cũng tính đến thực tế rằng thường cần một số thừa tác viên ngoại thường, khi cho rước lễ dưới hai hình tại giáo xứ. Hiếm khi có nhiều hơn một phó tế có mặt ở đó. Vì vậy, thuật ngữ ‘thừa tác viên’ là ưu tiên dành cho phó tế để biểu thị người cầm Chén thánh cho việc chấm bánh.
Các tài liệu là im lặng về cách tổ chức cho rước lễ dưới hai hình, khi cả phó tế và thừa tác viên ngoại thường đều có mặt.
Quan điểm cá nhân của tôi là cả hai sự lựa chọn đều hợp pháp. Phó tế có thể đóng vai trò là thừa tác viên cầm Chén thánh đi cùng với linh mục. Điều này sẽ là bình thường nếu vị chủ tế là một Giám mục.
Phó tế là một thừa tác viên thông thường của việc cho rước lễ. Do đó, cũng là hoàn toàn hợp lý, khi một số thừa tác viên ngoại thường phục vụ, rằng cả linh mục và phó tế đều phân phát Bánh Thánh và chấm bánh vào Chén thánh có Máu Thánh Chúa Kitô.
Cuối cùng, mặc dù không có quy tắc cố định, nhưng kinh nghiệm cá nhân của tôi là: cách thực tiễn nhất của việc cho rước lễ chấm bánh là rằng thừa tác viên Chén thánh đứng bên trái linh mục, cầm Chén thánh hơi nghiêng một chút về phía linh mục. (Zenit.org 29-10-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/intinction-and-deacons/
Tài liệu năm 2014 về Linh Hứng của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh, Phần Ba, 3. Thách thức thứ hai: các vấn đề đạo đức và xã hội, vai trò phụ nữ
Vũ Văn An
16:39 29/10/2019
132. Nhiều đoạn Kinh Thánh, đặc biệt là của Thánh Phaolô, mời gọi chúng ta biện phân điều mà trong Qui điển Cựu Ước cũng như qui điển Tân Ước có giá trị vĩnh viễn, và là điều vì có liên quan đến một nền văn hóa, một nền văn minh, hoặc các phạm trù của một thời kỳ nhất định, nên cần được tương đối hóa. Chủ đề địa vị phụ nữ trong các trước tác Phaolô đặt ra loại câu hỏi này.
a. Sự phục tùng của vợ đối với chồng
Trong các thư gửi cho người Côlôxê (xem Cl 3:18); người Êphêsô (Eph 5:22-23) và Titô (xem Tt 2:5), Thánh Phaolô yêu cầu phụ nữ tùng phục chồng họ, và khi làm như vậy, ngài đã theo phong tục của người Hy Lạp và người Do Thái thời đó, theo đó, phụ nữ có địa vị xã hội thấp hơn nam giới. Lời khuyên này có vẻ không theo Gl 3:28, trong đó nói rằng không nên có sự phân biệt trong Giáo Hội, giữa người Do Thái và Hy Lạp, cũng như giữa người tự do và nô lệ, và giữa đàn ông và đàn bà.
Trong đoạn văn của thư Côlôxê và thư Êphêsô, việc tùng phục của phụ nữ không dựa trên các chuẩn mực xã hội có hiệu lực lúc đó, nhưng dựa trên hành động của chồng, một hành động có nguồn gốc của nó trong agape, vốn có mô hình là tình yêu của chính Chúa Kitô đối với Thân Thể của Người, là Giáo Hội. Tuy nhiên, Thánh Phaolô từng bị tố cáo đã viện dẫn ví dụ tuyệt vời này để giữ cho người phụ nữ dễ dàng hơn trong cảnh nô dịch, và khi làm thế, đã bắt các Kitô hữu phải phục tùng các giá trị trần gian - nói cách khác, là đi trệch ra ngoài Tin Mừng.
Đối với những phản bác đó, ta có thể nói rằng Thánh Phaolô đã không nhấn mạnh nhiều đến việc tùng phục của các bà vợ - các lập luận rất ngắn về chủ đề này - nhưng nhấn mạnh nhiều hơn đến tình yêu mà người chồng phải biểu lộ cho vợ mình, một tình yêu đối với Thánh Phaolô không những là điều kiện của sự kết hợp và hợp nhất của vợ chồng, mà còn là điều kiện của sự tôn kính của người chồng đối với vợ. Sự vượt trội về địa vị xã hội của người chồng, đại diện cho động lực đầu tiên (xem Êph 5:23), hoàn toàn biến mất khỏi chân trời ở cuối cuộc tranh luận. Vì vậy, từ các bản văn Phaolô này, chúng ta phải ghi nhận cách Thánh Phaolô, không kể đến vai trò mỗi người phối ngẫu thủ diễn trong xã hội thời đó, đã tìm cách khuyến khích việc biến đổi tác phong của người chồng, người có địa vị xã hội trổi vượt. Ngoài ra, chủ đề phụ nữ phục tùng chồng không nên tách khỏi điều được trình bầy trong Êphêsô 5:21tt., trong đó, Thánh Phaolô quả quyết rằng mọi tín hữu phải "tùng phục lẫn nhau".
Tuy nhiên, một khó khăn vẫn còn tồn tại. Thực sự có ích gì khi sử dụng mô hình giáo hội học và giáo hội, nếu chúng ta không đề cập đến việc: tình trạng thấp kém của phụ nữ là không thích đáng trong Giáo Hội, vì mọi tín hữu đều có phẩm giá như nhau, và đều chỉ có một Chúa, một Chúa duy nhất mà thôi? Người ta đã loại bỏ việc Thánh Phaolô có thể thỏa hiệp với các giá trị thế trần. Thực thế, ngài không đề xuất các mô hình xã hội mới, nhưng tuy không sửa đổi các mô hình thời ngài, ngài mời gọi việc nội tâm hóa các mối liên hệ và các quy tắc xã hội được coi là ổn định và bền vững đối với một thời kỳ nào đó - thế kỷ thứ nhất kỷ nguyên của chúng ta – để chúng có thể được sống phù hợp với Tin Mừng.
Do đó, rất nhiều thế kỷ sau đó, người ta có thể tiếc đối với việc Thánh Phaolô đã không nói rõ trong những lá thư này sự bình đẳng về địa vị xã hội của vợ chồng Kitô hữu. Cách làm của ngài có lẽ là cách duy nhất có thể có vào thời kỳ đó - nếu không, Kitô giáo có thể bị buộc tội phá hoại trật tự xã hội. Ngược lại, lời khuyên ngỏ với các ông chồng đã không mất đi tính thời sự hay sự thật của nó.
b. Sự im lặng của phụ nữ trong các cuộc hội họp của Giáo hội
133. 1 Cr 14:34-38 cũng làm dấy lên nhiều khó khăn, vì Thánh Phaolô yêu cầu phụ nữ im lặng trong các buổi hội họp: "Như thói quen trong mọi cộng đoàn dân thánh, phụ nữ phải làm thinh trong các buổi họp, vì họ không được phép lên tiếng; trái lại, họ phải sống phục tùng như chính Lề Luật dạy. Nếu họ muốn tìm hiểu điều gì, thì cứ về nhà hỏi chồng, bởi vì phụ nữ mà lên tiếng trong cộng đoàn thì không còn thể thống gì” (1 Cr 14:33-35). Những câu này dường như mâu thuẫn với 1 Cr 14:31 ("Mọi người có thể lần lượt nói tiên tri”) và 1 Cr 11: 5, trong đó có vấn đề những người phụ nữ nói tiên tri trong các cuộc hội họp. Các tuyên bố ở 1 Cr 14: 34-38 phải được bối cảnh hóa, nghĩa là, được giải thích trong tương quan với các câu trước đó, liên quan đến việc nói tiên tri. Thánh Phaolô chắc chắn không muốn nói rằng phụ nữ không được phép nói tiên tri (1 Cr 11:5), nhưng họ không nên tìm cách biện phân hoặc phán xét trong cộng đoàn (1 Cr 14:29) các lời tiên tri của chồng họ. Các nguyên tắc làm cơ sở cho một lệnh cấm như vậy là các nguyên tắc tôn trọng, hòa hợp giữa vợ chồng và trật tự tốt của cộng đoàn. Nếu những nguyên tắc này vẫn còn hiệu lực ngày nay, thì việc áp dụng chúng rõ ràng phụ thuộc vào địa vị dành cho phụ nữ trong các nền văn minh và văn hóa khác nhau. Thánh Phaolô không làm cho việc im lặng của phụ nữ trở thành một điều tuyệt đối, mà chỉ là một phương tiện thích ứng với tình huống cộng đoàn thời ngài. Ngày nay chúng ta không nên nhầm lẫn các nguyên tắc và ứng dụng của chúng, luôn được xác định bởi bối cảnh xã hội và văn hóa.
c. Vai trò của phụ nữ trong cộng đoàn
134. Cách mà 1 Tm 2:11-15 biện minh cho địa vị thấp kém của phụ nữ, trong bối cảnh xã hội và giáo hội, xem ra ít có thể chống đỡ hơn, nếu nó được hiểu như một nguyên tắc tuyệt đối: "Khi nghe lời dạy dỗ, đàn bà phải thinh lặng và hết lòng phục tùng. Tôi không cho phép đàn bà giảng dạy, hay thống trị đàn ông, trái lại họ phải thinh lặng, vì A-đam được tạo dựng trước, rồi mới đến E-và. Cũng không phải A-đam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội, khi bị dụ dỗ. Tuy nhiên, người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái, nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện, với lòng đơn sơ giản dị”. Bối cảnh một lần nữa là bối cảnh của một cộng đoàn giáo hội gồm đàn ông và đàn bà. Thánh Phaolô không yêu cầu phụ nữ im lặng, cũng không ngăn họ nói tiên tri. Việc cấm chỉ ảnh hưởng đến việc giảng dậy và các đặc sủng cai quản. Ý niệm ít nhiều giống hệt như đối với các trường hợp trên đây: vào thời kỳ đó, việc giảng dạy và cai quản chỉ được dành riêng cho nam giới và Thánh Phaolô mong muốn rằng trật tự xã hội này, lúc đó được coi là tự nhiên, được tôn trọng (xem 1 Cr 11:3: "thủ lãnh của người nữ là người nam").
Vì vậy, không hẳn chính ý niệm đặt ra câu hỏi - vì, như đã nhận xét ở trên, nó phù hợp với nền văn hóa và xã hội thời đó – cho bằng cách nó được biện minh, nghĩa là, qua một cách giải thích có vấn đề về các trình thuật của St 2-3: thứ tự sáng tạo (đàn ông có địa vị cao hơn vì họ được tạo ra trước phụ nữ; St 2:18-24) và sự sa ngã của người phụ nữ ở vườn địa đàng. Cách đọc mà 1 Tm đề nghị về St 3 được thấy lại trong Huấn Ca 25:24, trong số các trước tác khác, như ngụy thư Do Thái Cuộc đời Ađam và Evà, hoặc trong Khải huyền của Môsê trong bản dịch tiếng Hy Lạp. Người phụ nữ đã để mình bị con rắn lừa dối, nàng đã phạm tội và phải chịu trách nhiệm về cái chết của cả loài người; đó là lý do tại sao bà phải cư xử cách khiêm tốn và không được ước muốn thống trị người đàn ông. Cách đọc này rõ ràng bị ảnh hưởng bởi cách thời ấy người ta hiểu và biện minh các địa tương ứng của đàn ông và đàn bà; hơn nữa, nó không tương thích với 1 Cr 15:21-22 và với Rm 5:12-21. Nó phản ảnh một tình huống giáo hội trong đó người ta cần những lập luận của thẩm quyền để trả lời những người phụ nữ phàn nàn rằng họ không thể thi hành trong cộng đoàn giáo hội các vai trò đã trích dẫn ở trên. Từ đó, việc giải thích St 2-3 được điều kiện hóa bởi bối cảnh thế kỷ đầu tiên trong kỷ nguyên của chúng ta. Tuy nhiên, một cách giải thích chính xác về một đoạn Kinh thánh - ở đây là St 2-3 - phải đưa ra ánh sáng và tôn trọng ý định của bản văn (intentio textus).
4. Kết luận
135. Lời khẳng định cho rằng Kinh thánh truyền đạt Lời Chúa xem ra bị một số đoạn văn nói ngược lại. Chúng ta đã xem xét hai loại bản văn: những trình thuật dường như không thể có thực và không thể hỗ trợ một cuộc điều tra khoa học lịch sử, và các bản văn không những đề xuất mà còn áp đặt các tác phong vô luân, mâu thuẫn với công bằng xã hội. Bây giờ chúng ta sẽ trình bày một bản tổng hợp ngắn gọn về các kết quả của chúng ta với khả năng giúp lên công thức cho một số quy tắc để đọc một cách thích đáng và hiểu đúng các bản văn Kinh thánh.
a. Tổng hợp ngắn gọn
Phân tích của bốn trình thuật trong Cựu Ước đã cho thấy: việc đọc nào chỉ lưu tâm đến các biến cố thực sự xẩy ra không thể nắm bắt được ý định hoặc nội dung của các bản văn này. Trong trường hợp của St 15 và Xh 14, các biến cố được kể lại không thể được xác nghiệm chính xác bởi khoa học lịch sử. Đối với các tác giả của những bản văn này, sự tồn tại hàng thế kỷ của dân tộc họ là một biến cố lịch sử, và niềm tin của họ vào Thiên Chúa có tính quyết định trong tình huống và kinh nghiệm của họ (trong thời gian lưu vong). Những câu truyện của họ chứng thực một thái độ căn bản vốn là niềm tin vô điều kiện vào Thiên Chúa và quyền năng cứu rỗi vô biên của Người. Trong trường hợp Tobia và Giôna, ta có thể nhận thấy những câu truyện không tường thuật các biến cố thực sự xẩy ra, tuy nhiên, chứa đầy một ý nghĩa xây dựng, giáo huấn và thần học.
Đối với các tường thuật của Tân Ước, xem ra sự lưu tâm đến các biến cố thực sự xẩy ra là điều không đủ, nhưng cần phải hết sức chú ý đến ý nghĩa của những gì được thuật lại. Trong các Tin mừng về thời thơ ấu, người ta không thể xác nghiệm về mặt lịch sử mọi chi tiết của câu truyện, nhưng việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu rõ ràng được quả quyết. Các Tin mừng thời thơ ấu này dẫn nhập phần còn lại của câu truyện (của Mátthêu hoặc của Luca). Chúng trình bày những đặc điểm chính của con người và công trình của Chúa Giêsu. Các phép lạ (cử chỉ quyền năng, dấu lạ), về phần chúng, hiện diện trong mọi truyền thống thuật lại hoạt động của Chúa Giêsu. Ý nghĩa của chúng không chỉ nằm trong biến cố là những hành động phi thường. Trong các Tin Mừng nhất lãm, chúng làm chứng cho sự hiện diện cứu độ của Nước Thiên Chúa trong con người và công trình của Chúa Giêsu. Trong tin mừng Gioan, chúng tiết lộ mối tương quan kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa và dẫn đến đức tin vào Chúa Giêsu (xem thêm Mt 8:27; 14:33). Các câu truyện về Phục sinh, do biến cố chúng khác biệt, tự cho thấy chúng không phải là các biên niên sử đơn giản, nhưng kéo ta chú ý tới biến cố giá trị thần học trong các tình tiết của câu truyện.
Việc giải thích luật "tru diệt" và những lời cầu nguyện đòi trả thù đã giúp xác định rõ bối cảnh lịch sử và văn học của các bản văn này, giúp hiểu rõ hơn ý nghĩa và tính hữu dụng của chúng. Các điểm xác định rõ về địa vị phụ nữ trong các thư của Thánh Phaolô đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt giữa các nguyên tắc chỉ đạo tác phong Kitô giáo và việc áp dụng chúng trong bối cảnh văn hóa và xã hội thời đó.
b. Hậu quả của việc đọc Kinh thánh
136. Thoạt nhìn, nhiều câu truyện trong Kinh thánh được trình bầy như những biên niên sử thuật lại các biến cố xẩy ra thực sự. Ấn tượng này có thể dẫn đến việc đọc Kinh thánh bằng cách thấy trong mỗi bài tường thuật việc nói lên một thực tại thực sự đã xảy ra. Cách đọc này xem ra cho phép truy cập, một cách đơn giản, ngay lập tức, nội dung của Kinh Thánh, một truy cập mở cho ra cho mọi người, với những kết quả rõ ràng và chắc chắn.
Trái lại, một việc đọc Kinh thánh có tính đến các ngành khoa học hiện đại (khoa chép sử, ngữ học, khảo cổ học, nhân học văn hóa, v.v.) làm cho sự hiểu biết về các bản văn Kinh thánh trở nên phức tạp hơn và xem ra sẽ dẫn đến kết quả ít chắc chắn hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể thoát khỏi các đòi hỏi của thời đại, cũng không thể giải thích các bản văn Kinh thánh bên ngoài bối cảnh lịch sử của chúng: chúng ta phải đọc chúng trong thời đại của chúng ta, với và vì những người đương thời của chúng ta. Hành trình được bước theo trong tài liệu này cho thấy việc tìm kiếm ý nghĩa của các bản văn, một tìm kiếm vượt quá mối lo lắng phải xác lập các biến cố thực sự đã xẩy ra, dẫn đến việc hiểu chúng một cách sâu sắc và công chính hơn. Nguy hiểm tồn tại - và phải tránh nó một cách cẩn thận – khi chỉ coi toàn bộ Kinh thánh như những phát minh, những ý niệm và niềm tin hoàn toàn nhân bản, vì các nhà chú giải vốn cho thấy những câu truyện trong Kinh thánh không chỉ là biên niên sử, những báo cáo đơn giản. Thiên Chúa tự mặc khải trong lịch sử và "nhiệm cục mặc khải của Người bao gồm các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau" (Dei Verbum, 2). Mục đích của Kinh Thánh là truyền đạt các biến cố và lời nói này. Và một việc đọc Kinh Thánh nghiêm túc và chính đáng phải được chú ý đến những biến cố và những lời nói này.
Sự hiện diện của luật "tru diệt" và các bản văn tương tự biểu lộ một yếu tố quan trọng khác cho việc đọc Kinh thánh. Điều này phơi bày cùng một lúc lịch sử mặc khải của Thiên Chúa, và đồng thời, lịch sử nền "luân lý mặc khải" [1]. Cùng một cách như mặc khải Thiên Chúa, sự mặc khải tác phong chính đáng của con người đạt đến sự viên mãn của nó trong Chúa Giêsu. Chúng ta không tìm thấy trong mỗi đoạn Kinh thánh, sự mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa thế nào, thì chúng ta cũng không tìm thấy ở đó sự mặc khải hoàn hảo về luân lý như vậy. Do đó, mỗi đoạn Kinh thánh không được cô lập hay tuyệt đối hóa, nhưng phải được hiểu và đánh giá theo mối tương quan của nó với sự viên mãn của mặc khải trong con người và trong công trình của Chúa Giêsu, trong khuôn khổ một việc đọc hợp qui điển Thánh Kinh. Cái đọc này là điều cần thiết đối với sự hiểu biết đầy đủ từng bản văn. Do đó con đường do mặc khải hoàn thành được biểu lộ, trong lịch sử của nó.
Cuối cùng, điều căn bản là người đọc Sách Thánh nên được hướng dẫn hướng tới việc khám phá ra những gì được nói về Thiên Chúa và sự cứu rỗi của con người. Khi làm như vậy, ngay cả khi không luôn luôn đạt được một sự hiểu biết hoàn hảo về bản văn mà họ đọc, tuy nhiên, họ vẫn sẽ tiến bộ trong việc hiểu biết sự thật của Kinh Thánh, và trong sự khôn ngoan thiêng liêng vốn là con đường hiệp thông trọn vẹn với Chúa.
______________________________________________________________________
[1] Xem Commission Biblique Pontificale, Bible et Morale, Cité du Vatican, 2008, số 4.
Kỳ sau: Kết luận chung
a. Sự phục tùng của vợ đối với chồng
Trong các thư gửi cho người Côlôxê (xem Cl 3:18); người Êphêsô (Eph 5:22-23) và Titô (xem Tt 2:5), Thánh Phaolô yêu cầu phụ nữ tùng phục chồng họ, và khi làm như vậy, ngài đã theo phong tục của người Hy Lạp và người Do Thái thời đó, theo đó, phụ nữ có địa vị xã hội thấp hơn nam giới. Lời khuyên này có vẻ không theo Gl 3:28, trong đó nói rằng không nên có sự phân biệt trong Giáo Hội, giữa người Do Thái và Hy Lạp, cũng như giữa người tự do và nô lệ, và giữa đàn ông và đàn bà.
Trong đoạn văn của thư Côlôxê và thư Êphêsô, việc tùng phục của phụ nữ không dựa trên các chuẩn mực xã hội có hiệu lực lúc đó, nhưng dựa trên hành động của chồng, một hành động có nguồn gốc của nó trong agape, vốn có mô hình là tình yêu của chính Chúa Kitô đối với Thân Thể của Người, là Giáo Hội. Tuy nhiên, Thánh Phaolô từng bị tố cáo đã viện dẫn ví dụ tuyệt vời này để giữ cho người phụ nữ dễ dàng hơn trong cảnh nô dịch, và khi làm thế, đã bắt các Kitô hữu phải phục tùng các giá trị trần gian - nói cách khác, là đi trệch ra ngoài Tin Mừng.
Đối với những phản bác đó, ta có thể nói rằng Thánh Phaolô đã không nhấn mạnh nhiều đến việc tùng phục của các bà vợ - các lập luận rất ngắn về chủ đề này - nhưng nhấn mạnh nhiều hơn đến tình yêu mà người chồng phải biểu lộ cho vợ mình, một tình yêu đối với Thánh Phaolô không những là điều kiện của sự kết hợp và hợp nhất của vợ chồng, mà còn là điều kiện của sự tôn kính của người chồng đối với vợ. Sự vượt trội về địa vị xã hội của người chồng, đại diện cho động lực đầu tiên (xem Êph 5:23), hoàn toàn biến mất khỏi chân trời ở cuối cuộc tranh luận. Vì vậy, từ các bản văn Phaolô này, chúng ta phải ghi nhận cách Thánh Phaolô, không kể đến vai trò mỗi người phối ngẫu thủ diễn trong xã hội thời đó, đã tìm cách khuyến khích việc biến đổi tác phong của người chồng, người có địa vị xã hội trổi vượt. Ngoài ra, chủ đề phụ nữ phục tùng chồng không nên tách khỏi điều được trình bầy trong Êphêsô 5:21tt., trong đó, Thánh Phaolô quả quyết rằng mọi tín hữu phải "tùng phục lẫn nhau".
Tuy nhiên, một khó khăn vẫn còn tồn tại. Thực sự có ích gì khi sử dụng mô hình giáo hội học và giáo hội, nếu chúng ta không đề cập đến việc: tình trạng thấp kém của phụ nữ là không thích đáng trong Giáo Hội, vì mọi tín hữu đều có phẩm giá như nhau, và đều chỉ có một Chúa, một Chúa duy nhất mà thôi? Người ta đã loại bỏ việc Thánh Phaolô có thể thỏa hiệp với các giá trị thế trần. Thực thế, ngài không đề xuất các mô hình xã hội mới, nhưng tuy không sửa đổi các mô hình thời ngài, ngài mời gọi việc nội tâm hóa các mối liên hệ và các quy tắc xã hội được coi là ổn định và bền vững đối với một thời kỳ nào đó - thế kỷ thứ nhất kỷ nguyên của chúng ta – để chúng có thể được sống phù hợp với Tin Mừng.
Do đó, rất nhiều thế kỷ sau đó, người ta có thể tiếc đối với việc Thánh Phaolô đã không nói rõ trong những lá thư này sự bình đẳng về địa vị xã hội của vợ chồng Kitô hữu. Cách làm của ngài có lẽ là cách duy nhất có thể có vào thời kỳ đó - nếu không, Kitô giáo có thể bị buộc tội phá hoại trật tự xã hội. Ngược lại, lời khuyên ngỏ với các ông chồng đã không mất đi tính thời sự hay sự thật của nó.
b. Sự im lặng của phụ nữ trong các cuộc hội họp của Giáo hội
133. 1 Cr 14:34-38 cũng làm dấy lên nhiều khó khăn, vì Thánh Phaolô yêu cầu phụ nữ im lặng trong các buổi hội họp: "Như thói quen trong mọi cộng đoàn dân thánh, phụ nữ phải làm thinh trong các buổi họp, vì họ không được phép lên tiếng; trái lại, họ phải sống phục tùng như chính Lề Luật dạy. Nếu họ muốn tìm hiểu điều gì, thì cứ về nhà hỏi chồng, bởi vì phụ nữ mà lên tiếng trong cộng đoàn thì không còn thể thống gì” (1 Cr 14:33-35). Những câu này dường như mâu thuẫn với 1 Cr 14:31 ("Mọi người có thể lần lượt nói tiên tri”) và 1 Cr 11: 5, trong đó có vấn đề những người phụ nữ nói tiên tri trong các cuộc hội họp. Các tuyên bố ở 1 Cr 14: 34-38 phải được bối cảnh hóa, nghĩa là, được giải thích trong tương quan với các câu trước đó, liên quan đến việc nói tiên tri. Thánh Phaolô chắc chắn không muốn nói rằng phụ nữ không được phép nói tiên tri (1 Cr 11:5), nhưng họ không nên tìm cách biện phân hoặc phán xét trong cộng đoàn (1 Cr 14:29) các lời tiên tri của chồng họ. Các nguyên tắc làm cơ sở cho một lệnh cấm như vậy là các nguyên tắc tôn trọng, hòa hợp giữa vợ chồng và trật tự tốt của cộng đoàn. Nếu những nguyên tắc này vẫn còn hiệu lực ngày nay, thì việc áp dụng chúng rõ ràng phụ thuộc vào địa vị dành cho phụ nữ trong các nền văn minh và văn hóa khác nhau. Thánh Phaolô không làm cho việc im lặng của phụ nữ trở thành một điều tuyệt đối, mà chỉ là một phương tiện thích ứng với tình huống cộng đoàn thời ngài. Ngày nay chúng ta không nên nhầm lẫn các nguyên tắc và ứng dụng của chúng, luôn được xác định bởi bối cảnh xã hội và văn hóa.
c. Vai trò của phụ nữ trong cộng đoàn
134. Cách mà 1 Tm 2:11-15 biện minh cho địa vị thấp kém của phụ nữ, trong bối cảnh xã hội và giáo hội, xem ra ít có thể chống đỡ hơn, nếu nó được hiểu như một nguyên tắc tuyệt đối: "Khi nghe lời dạy dỗ, đàn bà phải thinh lặng và hết lòng phục tùng. Tôi không cho phép đàn bà giảng dạy, hay thống trị đàn ông, trái lại họ phải thinh lặng, vì A-đam được tạo dựng trước, rồi mới đến E-và. Cũng không phải A-đam đã bị dụ dỗ, nhưng là người đàn bà đã phạm tội, khi bị dụ dỗ. Tuy nhiên, người đàn bà sẽ được cứu nhờ sinh con cái, nếu kiên trì giữ đức tin, đức mến và sự thánh thiện, với lòng đơn sơ giản dị”. Bối cảnh một lần nữa là bối cảnh của một cộng đoàn giáo hội gồm đàn ông và đàn bà. Thánh Phaolô không yêu cầu phụ nữ im lặng, cũng không ngăn họ nói tiên tri. Việc cấm chỉ ảnh hưởng đến việc giảng dậy và các đặc sủng cai quản. Ý niệm ít nhiều giống hệt như đối với các trường hợp trên đây: vào thời kỳ đó, việc giảng dạy và cai quản chỉ được dành riêng cho nam giới và Thánh Phaolô mong muốn rằng trật tự xã hội này, lúc đó được coi là tự nhiên, được tôn trọng (xem 1 Cr 11:3: "thủ lãnh của người nữ là người nam").
Vì vậy, không hẳn chính ý niệm đặt ra câu hỏi - vì, như đã nhận xét ở trên, nó phù hợp với nền văn hóa và xã hội thời đó – cho bằng cách nó được biện minh, nghĩa là, qua một cách giải thích có vấn đề về các trình thuật của St 2-3: thứ tự sáng tạo (đàn ông có địa vị cao hơn vì họ được tạo ra trước phụ nữ; St 2:18-24) và sự sa ngã của người phụ nữ ở vườn địa đàng. Cách đọc mà 1 Tm đề nghị về St 3 được thấy lại trong Huấn Ca 25:24, trong số các trước tác khác, như ngụy thư Do Thái Cuộc đời Ađam và Evà, hoặc trong Khải huyền của Môsê trong bản dịch tiếng Hy Lạp. Người phụ nữ đã để mình bị con rắn lừa dối, nàng đã phạm tội và phải chịu trách nhiệm về cái chết của cả loài người; đó là lý do tại sao bà phải cư xử cách khiêm tốn và không được ước muốn thống trị người đàn ông. Cách đọc này rõ ràng bị ảnh hưởng bởi cách thời ấy người ta hiểu và biện minh các địa tương ứng của đàn ông và đàn bà; hơn nữa, nó không tương thích với 1 Cr 15:21-22 và với Rm 5:12-21. Nó phản ảnh một tình huống giáo hội trong đó người ta cần những lập luận của thẩm quyền để trả lời những người phụ nữ phàn nàn rằng họ không thể thi hành trong cộng đoàn giáo hội các vai trò đã trích dẫn ở trên. Từ đó, việc giải thích St 2-3 được điều kiện hóa bởi bối cảnh thế kỷ đầu tiên trong kỷ nguyên của chúng ta. Tuy nhiên, một cách giải thích chính xác về một đoạn Kinh thánh - ở đây là St 2-3 - phải đưa ra ánh sáng và tôn trọng ý định của bản văn (intentio textus).
4. Kết luận
135. Lời khẳng định cho rằng Kinh thánh truyền đạt Lời Chúa xem ra bị một số đoạn văn nói ngược lại. Chúng ta đã xem xét hai loại bản văn: những trình thuật dường như không thể có thực và không thể hỗ trợ một cuộc điều tra khoa học lịch sử, và các bản văn không những đề xuất mà còn áp đặt các tác phong vô luân, mâu thuẫn với công bằng xã hội. Bây giờ chúng ta sẽ trình bày một bản tổng hợp ngắn gọn về các kết quả của chúng ta với khả năng giúp lên công thức cho một số quy tắc để đọc một cách thích đáng và hiểu đúng các bản văn Kinh thánh.
a. Tổng hợp ngắn gọn
Phân tích của bốn trình thuật trong Cựu Ước đã cho thấy: việc đọc nào chỉ lưu tâm đến các biến cố thực sự xẩy ra không thể nắm bắt được ý định hoặc nội dung của các bản văn này. Trong trường hợp của St 15 và Xh 14, các biến cố được kể lại không thể được xác nghiệm chính xác bởi khoa học lịch sử. Đối với các tác giả của những bản văn này, sự tồn tại hàng thế kỷ của dân tộc họ là một biến cố lịch sử, và niềm tin của họ vào Thiên Chúa có tính quyết định trong tình huống và kinh nghiệm của họ (trong thời gian lưu vong). Những câu truyện của họ chứng thực một thái độ căn bản vốn là niềm tin vô điều kiện vào Thiên Chúa và quyền năng cứu rỗi vô biên của Người. Trong trường hợp Tobia và Giôna, ta có thể nhận thấy những câu truyện không tường thuật các biến cố thực sự xẩy ra, tuy nhiên, chứa đầy một ý nghĩa xây dựng, giáo huấn và thần học.
Đối với các tường thuật của Tân Ước, xem ra sự lưu tâm đến các biến cố thực sự xẩy ra là điều không đủ, nhưng cần phải hết sức chú ý đến ý nghĩa của những gì được thuật lại. Trong các Tin mừng về thời thơ ấu, người ta không thể xác nghiệm về mặt lịch sử mọi chi tiết của câu truyện, nhưng việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu rõ ràng được quả quyết. Các Tin mừng thời thơ ấu này dẫn nhập phần còn lại của câu truyện (của Mátthêu hoặc của Luca). Chúng trình bày những đặc điểm chính của con người và công trình của Chúa Giêsu. Các phép lạ (cử chỉ quyền năng, dấu lạ), về phần chúng, hiện diện trong mọi truyền thống thuật lại hoạt động của Chúa Giêsu. Ý nghĩa của chúng không chỉ nằm trong biến cố là những hành động phi thường. Trong các Tin Mừng nhất lãm, chúng làm chứng cho sự hiện diện cứu độ của Nước Thiên Chúa trong con người và công trình của Chúa Giêsu. Trong tin mừng Gioan, chúng tiết lộ mối tương quan kết hợp Chúa Giêsu với Thiên Chúa và dẫn đến đức tin vào Chúa Giêsu (xem thêm Mt 8:27; 14:33). Các câu truyện về Phục sinh, do biến cố chúng khác biệt, tự cho thấy chúng không phải là các biên niên sử đơn giản, nhưng kéo ta chú ý tới biến cố giá trị thần học trong các tình tiết của câu truyện.
Việc giải thích luật "tru diệt" và những lời cầu nguyện đòi trả thù đã giúp xác định rõ bối cảnh lịch sử và văn học của các bản văn này, giúp hiểu rõ hơn ý nghĩa và tính hữu dụng của chúng. Các điểm xác định rõ về địa vị phụ nữ trong các thư của Thánh Phaolô đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt giữa các nguyên tắc chỉ đạo tác phong Kitô giáo và việc áp dụng chúng trong bối cảnh văn hóa và xã hội thời đó.
b. Hậu quả của việc đọc Kinh thánh
136. Thoạt nhìn, nhiều câu truyện trong Kinh thánh được trình bầy như những biên niên sử thuật lại các biến cố xẩy ra thực sự. Ấn tượng này có thể dẫn đến việc đọc Kinh thánh bằng cách thấy trong mỗi bài tường thuật việc nói lên một thực tại thực sự đã xảy ra. Cách đọc này xem ra cho phép truy cập, một cách đơn giản, ngay lập tức, nội dung của Kinh Thánh, một truy cập mở cho ra cho mọi người, với những kết quả rõ ràng và chắc chắn.
Trái lại, một việc đọc Kinh thánh có tính đến các ngành khoa học hiện đại (khoa chép sử, ngữ học, khảo cổ học, nhân học văn hóa, v.v.) làm cho sự hiểu biết về các bản văn Kinh thánh trở nên phức tạp hơn và xem ra sẽ dẫn đến kết quả ít chắc chắn hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể thoát khỏi các đòi hỏi của thời đại, cũng không thể giải thích các bản văn Kinh thánh bên ngoài bối cảnh lịch sử của chúng: chúng ta phải đọc chúng trong thời đại của chúng ta, với và vì những người đương thời của chúng ta. Hành trình được bước theo trong tài liệu này cho thấy việc tìm kiếm ý nghĩa của các bản văn, một tìm kiếm vượt quá mối lo lắng phải xác lập các biến cố thực sự đã xẩy ra, dẫn đến việc hiểu chúng một cách sâu sắc và công chính hơn. Nguy hiểm tồn tại - và phải tránh nó một cách cẩn thận – khi chỉ coi toàn bộ Kinh thánh như những phát minh, những ý niệm và niềm tin hoàn toàn nhân bản, vì các nhà chú giải vốn cho thấy những câu truyện trong Kinh thánh không chỉ là biên niên sử, những báo cáo đơn giản. Thiên Chúa tự mặc khải trong lịch sử và "nhiệm cục mặc khải của Người bao gồm các hành động và lời nói liên quan mật thiết với nhau" (Dei Verbum, 2). Mục đích của Kinh Thánh là truyền đạt các biến cố và lời nói này. Và một việc đọc Kinh Thánh nghiêm túc và chính đáng phải được chú ý đến những biến cố và những lời nói này.
Sự hiện diện của luật "tru diệt" và các bản văn tương tự biểu lộ một yếu tố quan trọng khác cho việc đọc Kinh thánh. Điều này phơi bày cùng một lúc lịch sử mặc khải của Thiên Chúa, và đồng thời, lịch sử nền "luân lý mặc khải" [1]. Cùng một cách như mặc khải Thiên Chúa, sự mặc khải tác phong chính đáng của con người đạt đến sự viên mãn của nó trong Chúa Giêsu. Chúng ta không tìm thấy trong mỗi đoạn Kinh thánh, sự mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa thế nào, thì chúng ta cũng không tìm thấy ở đó sự mặc khải hoàn hảo về luân lý như vậy. Do đó, mỗi đoạn Kinh thánh không được cô lập hay tuyệt đối hóa, nhưng phải được hiểu và đánh giá theo mối tương quan của nó với sự viên mãn của mặc khải trong con người và trong công trình của Chúa Giêsu, trong khuôn khổ một việc đọc hợp qui điển Thánh Kinh. Cái đọc này là điều cần thiết đối với sự hiểu biết đầy đủ từng bản văn. Do đó con đường do mặc khải hoàn thành được biểu lộ, trong lịch sử của nó.
Cuối cùng, điều căn bản là người đọc Sách Thánh nên được hướng dẫn hướng tới việc khám phá ra những gì được nói về Thiên Chúa và sự cứu rỗi của con người. Khi làm như vậy, ngay cả khi không luôn luôn đạt được một sự hiểu biết hoàn hảo về bản văn mà họ đọc, tuy nhiên, họ vẫn sẽ tiến bộ trong việc hiểu biết sự thật của Kinh Thánh, và trong sự khôn ngoan thiêng liêng vốn là con đường hiệp thông trọn vẹn với Chúa.
______________________________________________________________________
[1] Xem Commission Biblique Pontificale, Bible et Morale, Cité du Vatican, 2008, số 4.
Kỳ sau: Kết luận chung
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ma Hiền Halloween
Thérésa Nguyễn
11:05 29/10/2019
MA HIỀN HALLOWEEN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Halloween có lắm ma
Ma vui ma dữ ma chơi ma hiền
Con ma hàng xóm ma hiền
Môi son má lúm đồng tiền dễ thương.
(tn)
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Halloween có lắm ma
Ma vui ma dữ ma chơi ma hiền
Con ma hàng xóm ma hiền
Môi son má lúm đồng tiền dễ thương.
(tn)
VietCatholic TV
Tháng các linh hồn: Câu chuyện những người đã chết hiện về xin Thánh Piô Năm Dấu Thánh cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:27 29/10/2019
1. Tại sao chúng ta sợ chết, phân tích của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16
Nhân tháng các linh hồn, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một phân tích rất sâu sắc của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nhân ngày lễ các đẳng linh hồn 2 tháng 11, 2011.
Trong bài huấn dụ tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, ngài đã gợi lên vài tư tưởng liên quan tới cái chết và cuộc sống mai sau. Ngài phân tích những lý do chúng ta sợ chết và nhấn mạnh rằng đối với các tín hữu Kitô cái chết phải được soi sáng bởi sự phục sinh của Chúa Kitô, và ngày lễ kính các đẳng linh hồn phải là dịp để họ canh tân niềm tin nơi cuộc sống vĩnh cửu.
Đức Bênêđíctô thứ 16 nói:
Trong thế giới bị tục hóa của chúng ta, đức tin dường như khó lý giải được. Chúng ta đối diện với một chủ nghĩa vô thần “thực tiễn”. Đó là một xu hướng nghĩ và sống như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu. Tuy nhiên, một khi chúng ta loại bỏ Thiên Chúa khỏi cuộc sống của mình, chúng ta bị giản lược lại vì nhân phẩm cao nhất của chúng ta hệ tại nơi việc được tạo thành bởi Thiên Chúa và được mời gọi sống hiệp thông với Ngài.
Trong tư cách là các tín hữu, chúng ta cần trao ra các lý do thật thuyết phục cho đức tin và niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy những lý do như thế trong chính trật tự và vẻ đẹp của tự nhiên, là điều nói lên Đấng Tạo Hóa của nó; và trong lòng khao khát sự hiện diện đời đời, là điều chỉ tìm được sự thỏa mãn trong Chúa mà thôi; cũng như trong đức tin là điều soi sáng và chuyển hóa cuộc sống chúng ta qua sự kết hiệp hàng ngày với Thiên Chúa.
Ngài nói tiếp rằng:
Cái chết thường là một đề tài cấm kỵ trong xã hội của chúng ta, và người ta thường liên tục cố ý lấy khỏi tâm trí chúng ta ý tưởng về cái chết. Nhưng, cái chết liên quan tới từng người trong chúng ta, liên quan tới con người thuộc mọi thời đại và mọi nơi chốn. Chính trước mầu nhiệm ấy chúng ta tất cả tìm kiếm một cái gì đó mời gọi chúng ta hy vọng, cả khi một cách vô thức, một dấu hiệu trao ban ủi an cho chúng ta, mở ra mở một chân trời nào đó, cống hiến một tương lai nào đó. Thật ra, con đường của cái chết là một con đường của niềm hy vọng, và bước đi trong các nghĩa trang cũng như đọc những gì viết trên các nấm mồ là bước đi trên một con đường được ghi dấu bởi niềm hy vọng của sự vĩnh cửu. Thế nhưng tại sao chúng ta lại cảm thấy sợ hãi trước cái chết?
Có nhiều câu trả lời: chúng ta sợ hãi trước cái chết, bởi vì chúng ta sợ hãi sự hư vô, sợ hãi cuộc ra đi về một cái gì mà chúng ta không hiểu và không quen hiết. Và khi đó trong chúng ta có ý thức khước từ, bởi vì chúng ta không thể chấp nhận rằng những gì là xinh đẹp và cao cả đã được thực hiện trong toàn cuộc sống bất thình lình bị xóa bỏ và rơi vào vực thẳm hư không. Nhất là chúng ta cảm thấy rằng tình yêu nhắc tới và đòi hỏi sự vĩnh cửu, và chúng ta không thể chấp nhận rằng nó bị hủy diệt bởi cái chết trong một chốc lát.
Ngày nay bề ngoài, xem ra thế giới đã trở thành lý sự hơn, hay đúng hơn có khuynh hướng phổ biến cho rằng mọi thực tại đều phải được soi sáng dưới các tiêu chuẩn của khoa học thực nghiệm; và kể cả cái chết cũng phải được soi sáng không phải bằng đức tin nhưng từ các hiểu biết thực nghiệm.
Anh chị thân mến, lễ Các Thánh và lễ Tưởng niệm mọi tín hữu đã qua đời nói với chúng ta rằng chỉ có những ai thừa nhận một niềm hy vọng lớn lao trong cái chết, mới có thể sống một cuộc sống bắt đầu bằng sự hy vọng. Nếu chúng ta chỉ giản lược con người vào chiều kích hàng ngang, vào điều chúng ta có thể trực giác được một cách cảm nghiệm, thì chính cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa của nó. Con người cần sự vĩnh cửu, và mỗi một niềm hy vọng khác đối với nó đều qúa ngắn ngủi, đều qúa hạn hẹp... Chỉ có thể giải thích được con người, nếu có một Tình Yêu vượt ngoài mọi sự cô đơn, kể cả sự cô đơn của cái chết, trong một sự toàn vẹn vượt ngoài không gian và thời gian. Con người chỉ có thể giải thích được và tìm thấy ý nghĩa sâu thẳm của nó, nếu có Thiên Chúa. Và chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã ra khỏi sự xa cách của Người để đến gần chúng ta; Người đã bước vào cuộc sống chúng ta và nói với chúng ta rằng: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin nơi Ta cả khi chết cũng sẽ sống; ai sống và tin nơi Ta sẽ không phải chết đời đời” (Ga 11,25-26).
Chúng ta hãy nghĩ tới cảnh trên Núi Sọ và nghe lại các lời Chúa Giêsu, từ trên Thập Giá, nói với người tội phạm bị đóng đanh bên phải Người: “Tôi bảo thật anh: hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43). Chúng ta hãy nghĩ tới các môn đệ trên đường về làng Emmaus, sau khi đi một đoạn đường dài với Chúa Giêsu phục sinh, họ nhận ra Người và mau mắn trở về Giêrusalem để loan báo sự Phục Sinh của Chúa (x. Lc 24,13-35). Trong tâm trí họ vang vọng rõ ràng lời của Thầy: “Các con đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ; nếu không Thầy đã không bao giờ nói với các con: “Thầy đi dọn chỗ cho các con” (Ga 14,1-2).
Thiên Chúa đã thực sự tỏ hiện ra và có thể đạt tới được; Người đã yêu thương thế gian “đến độ ban Con Một mình, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Và trong cử chỉ tuyệt đỉnh của tình yêu của Thập Giá, bằng cách dìm mình trong vực thẳm của sự chết, Người đã thắng cái chết và sống lại Người cũng đã mở cho chúng ta cánh cửa của sự vĩnh cửu. Chúa Kitô nâng đỡ chúng ta vượt qua đêm đen của cái chết mà chính Người đã đi qua; Người là Mục Tử, và chúng ta có thể tin cậy nơi sự dẫn dắt của Người mà không sợ hãi, bởi vì Người biết rõ đường đi, cả khi có phải qua tăm tối.
Mỗi Chúa Nhật khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta tái khẳng định chân lý này. Và khi đến thăm các nghĩa trang để cầu nguyện cho những người đã chết với lòng yêu thương trìu mến, một lần nữa chúng ta được mời gọi can đảm mạnh mẽ canh tân niềm tin của chúng ta nơi cuộc sống vĩnh cửu, còn hơn thế nữa chúng ta được mời gọi sống với niềm hy vọng cao cả và làm chứng cho niềm hy vọng đó trước thế giới: đàng sau hiện tại không có sự hư vô. Và chính niềm tin nơi cuộc sống vĩnh cửu trao ban cho kitô hữu sự can đảm yêu thương trái đất này một cách mạnh mẽ hơn nữa, và làm việc để xây dựng một tương lai, và trao ban cho trái đất một niềm hy vọng chắc chắn, đích thật.
2. Cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Cha Thánh Piô thành Pietrelcina và một linh hồn từ luyện ngục
Philip Kosloski của tờ Aleteia có một bài viết nhan đề “When Padre Pio was visited by a soul from purgatory” nghĩa là “Khi Cha Thánh Piô được một linh hồn từ luyện ngục thăm viếng”. Câu chuyện thật là đánh động vì nó nhắc nhở chúng ta những lời cầu nguyện và thánh lễ thật hữu ích dường nào để cứu các linh hồn trong luyện ngục. Xin mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý.
Cha Pio Năm Dấu Thánh nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm huyền bí trong khi cầu nguyện. Ngài thường xuyên được nhìn thấu qua bức màn thiên đàng khi vẫn còn đang tại thế. Một thí dụ tiêu biểu cho các kinh nghiệm này liên quan đến một cuộc gặp gỡ bất ngờ với một linh hồn từ luyện ngục.
Một ngày nọ khi đang cầu nguyện một mình, Cha Pio mở mắt ra và thấy một ông già đang đứng trước mặt ngài. Cha Pio không chút sợ hãi nhưng rất ngạc nhiên trước sự hiện diện của một người khác trong phòng và ngài giải thích trong chứng từ của mình như sau: “Tôi không thể tưởng tượng được làm thế nào ông ta có thể bước vào nhà thờ vào lúc này vì tất cả các cửa đều bị khóa lại.”
Tìm cách làm sáng tỏ bí ẩn này, Cha Pio hỏi người đàn ông “Bạn là ai? Bạn muốn gì?”
Người đàn ông trả lời Cha Pio: “Tôi là Pietro Di Mauro, con trai của Nicola, biệt danh là Precoco. Tôi đã chết trong căn nhà này vào ngày 18 tháng 9 năm 1908, tại phòng số 4, khi đó nơi đây vẫn còn là một viện tế bần. Một đêm nọ, khi đang ở trên giường, tôi ngủ thiếp đi với một điếu xì gà đang hút dở. Điếu xì gà làm cháy nệm và tôi chết vì nghẹt thở và bị đốt cháy. Tôi vẫn còn trong luyện ngục. Tôi cần một thánh lễ để được giải thoát. Chúa cho phép tôi đến và nhờ Cha giúp đỡ tôi.”
Pio an ủi linh hồn tội nghiệp này “Hãy yên tâm tôi bắt đầu cầu nguyện cho ông ngay, và ngày mai tôi sẽ cử hành thánh lễ cầu sự giải thoát của bạn.”
Người đàn ông biến đi và ngày hôm sau Cha Pio đã thực hiện một số công việc điều tra và phát hiện ra tính chân thực của câu chuyện. Sổ bộ của tòa thị chính Rotondo ghi nhận có người đàn ông cùng tên chết vào ngày đó năm 1908 vì biến cố cháy nhà như đã kể. Mọi thứ đã được xác nhận và Cha Pio đã cử hành nhiều Thánh lễ cho linh hồn của người quá cố.
Đây không phải là sự xuất hiện duy nhất của một linh hồn từ luyện ngục yêu cầu Cha Pio cầu nguyện cho. Cha Pio cho biết: “Số linh hồn những người đã chết đến tu viện này xin cầu nguyện cũng đông như linh hồn những người còn sống đến đây xin cầu nguyện cho sự giải thoát khỏi các đam mê và tính hư nết xấu.”
Nhiều lần các linh hồn xin ngài cử hành một Thánh lễ cầu cho họ. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của một Thánh lễ và cho chúng ta thấy cách thức những lời cầu nguyện và Thánh lễ có thể giúp giảm bớt thời gian một người phải trải qua trong luyện ngục trước khi được hưởng vinh quang thiên đàng.
3. Sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Truyền thống cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước:
Sách Macabêô quyển thứ hai ghi lại như sau:
“Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,43-46).
Giáo Hội từ những thế kỷ đầu, cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
Thánh Augustinô, thế kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.”
Các dòng tu đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng Cluny, vào giữa thế kỷ XI (1048) đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho những người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh. Sáng kiến này được Giáo Hội đưa vào lịch Phụng vụ Rôma.
Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết.
Vì thế, Giáo Hội dùng cả tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, được bắt đầu bằng Lễ Các Đẳng Linh Hồn vào ngày 2 tháng 11. Nhiều nơi trên thế giới vẫn gọi tháng 11 là tháng cầu cho các đẳng linh hồn.
Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng, con người sau khi chết sẽ xảy ra ba tình trạng; lên Thiên Đàng, xuống Hoả Ngục hay vào Luyện Ngục.
Khi một người sống theo luân lý Công Giáo, luôn kính sợ Thiên Chúa và sống theo giới răn của Ngài. Thiên Đàng là phần thưởng Thiên Chúa dành cho họ vì công trạng và sự mong ước khi họ còn sống. Thiên Đàng là hạnh phúc bất diệt, là sự sống đời đời và là sự hiệp thông trọn hảo với Thiên Chúa, các Thiên Thần, và các Thánh.
Khi còn sống những ai đã từ chối ân sủng của Thiên Chúa, những ai biết tỏ tường điều tốt xấu nhưng vẫn phạm tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân để chọn điều xấu thì hỏa ngục là nơi dành cho họ.
Sách Giáo Lý Công Giáo định nghĩa Luyện Ngục là nơi dành cho “những người chết trong ân sủng và tình thân nghĩa với Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào hưởng niềm vui thiên đàng” (số 1030).
Có một điều là những linh hồn nơi luyện hình không thể cầu nguyện cho chính họ, và họ phải cậy nhờ hoàn toàn vào lòng thương xót và lời cầu nguyện của những người đang còn sống.
Ngay từ thuở đầu, Giáo Hội luôn cầu nguyện cho những người qua đời, đặc biệt trong Thánh Lễ và các phụng vụ chung. Tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể đều có phần cầu nguyện cho các linh hồn. Chẳng hạn, Kinh Nguyện Thánh Thể ghi rằng: “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.”
Cha Piô năm dấu thánh kể câu chuyện sau cho thấy sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Một buổi tối lúc cầu nguyện một mình nơi nhà nguyện bỗng tôi trông thấy một thầy trẻ tuổi đứng nơi bàn thờ chính. Thầy có vẻ như đang lau chùi các chân nến và sửa lại các bình hoa. Lúc ấy là giờ ăn tối. Tôi đinh ninh người lo bàn thánh chính là thầy Leone nên tôi tiến lại gần và nói:
- Thầy Leone à, đang giờ ăn tối, thầy xuống phòng ăn đi, chứ đâu phải giờ lau bụi và sửa soạn bàn thánh!
Nhưng một giọng nói - không phải của thầy Leone - trả lời:
- Con không phải thầy Leone!
Tôi hỏi lại:
- Vậy thầy là ai?
Tiếng nói trả lời:
- Con là tu sĩ cùng dòng với Cha và từng là tập sinh sống ở Tu Viện này. Đức vâng lời dạy con phải luôn luôn giữ gìn bàn thánh thật sạch và thật ngăn nắp. Đáng tiếc, con thường bê trễ trong bổn phận và thiếu lòng tôn kính đối Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm. Chính vì tội thiếu tôn thờ cách trầm trọng này mà cho đến nay con vẫn còn bị hình phạt trong Lửa Luyện Hình. Nhưng giờ đây Thiên Chúa Từ Nhân, trong lòng thương xót vô biên của Ngài, cho phép con hiện về với Cha. Chính Cha là người có thể thu ngắn thời gian con phải chịu giam cầm trong Lửa Luyện Ngục. Xin Cha vui lòng giúp con.
Tôi nghĩ mình quả thật quảng đại đối với Linh Hồn đang đau khổ nơi Lửa Luyện Tội khi nhanh nhẹn hứa rằng: “Anh sẽ chỉ còn ở trong Lửa Luyện Tội cho đến sáng mai lúc dâng Thánh Lễ”. Nào ngờ Linh Hồn này thét lên: “Thật là tàn nhẫn!”. Thét xong câu đó Linh Hồn biến đi. Tiếng than khóc kinh khiếp của Linh Hồn như lưỡi gươm đâm xuyên trái tim tôi. Tôi thật đau đớn và mãi mãi như nghe tiếng thét vang vọng bên tai. Tôi, nhờ sự ủy quyền đặc biệt của Thiên Chúa, có thể giúp Linh Hồn đi thẳng về Trời, trái lại, tôi đã kết án giam giữ Linh Hồn ở lại trong Lửa Luyện Ngục thêm một đêm nữa cho tới sáng mai!
Nhân tháng các linh hồn, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em một phân tích rất sâu sắc của Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nhân ngày lễ các đẳng linh hồn 2 tháng 11, 2011.
Trong bài huấn dụ tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục, ngài đã gợi lên vài tư tưởng liên quan tới cái chết và cuộc sống mai sau. Ngài phân tích những lý do chúng ta sợ chết và nhấn mạnh rằng đối với các tín hữu Kitô cái chết phải được soi sáng bởi sự phục sinh của Chúa Kitô, và ngày lễ kính các đẳng linh hồn phải là dịp để họ canh tân niềm tin nơi cuộc sống vĩnh cửu.
Đức Bênêđíctô thứ 16 nói:
Trong thế giới bị tục hóa của chúng ta, đức tin dường như khó lý giải được. Chúng ta đối diện với một chủ nghĩa vô thần “thực tiễn”. Đó là một xu hướng nghĩ và sống như thể Thiên Chúa không hề hiện hữu. Tuy nhiên, một khi chúng ta loại bỏ Thiên Chúa khỏi cuộc sống của mình, chúng ta bị giản lược lại vì nhân phẩm cao nhất của chúng ta hệ tại nơi việc được tạo thành bởi Thiên Chúa và được mời gọi sống hiệp thông với Ngài.
Trong tư cách là các tín hữu, chúng ta cần trao ra các lý do thật thuyết phục cho đức tin và niềm hy vọng của chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy những lý do như thế trong chính trật tự và vẻ đẹp của tự nhiên, là điều nói lên Đấng Tạo Hóa của nó; và trong lòng khao khát sự hiện diện đời đời, là điều chỉ tìm được sự thỏa mãn trong Chúa mà thôi; cũng như trong đức tin là điều soi sáng và chuyển hóa cuộc sống chúng ta qua sự kết hiệp hàng ngày với Thiên Chúa.
Ngài nói tiếp rằng:
Cái chết thường là một đề tài cấm kỵ trong xã hội của chúng ta, và người ta thường liên tục cố ý lấy khỏi tâm trí chúng ta ý tưởng về cái chết. Nhưng, cái chết liên quan tới từng người trong chúng ta, liên quan tới con người thuộc mọi thời đại và mọi nơi chốn. Chính trước mầu nhiệm ấy chúng ta tất cả tìm kiếm một cái gì đó mời gọi chúng ta hy vọng, cả khi một cách vô thức, một dấu hiệu trao ban ủi an cho chúng ta, mở ra mở một chân trời nào đó, cống hiến một tương lai nào đó. Thật ra, con đường của cái chết là một con đường của niềm hy vọng, và bước đi trong các nghĩa trang cũng như đọc những gì viết trên các nấm mồ là bước đi trên một con đường được ghi dấu bởi niềm hy vọng của sự vĩnh cửu. Thế nhưng tại sao chúng ta lại cảm thấy sợ hãi trước cái chết?
Có nhiều câu trả lời: chúng ta sợ hãi trước cái chết, bởi vì chúng ta sợ hãi sự hư vô, sợ hãi cuộc ra đi về một cái gì mà chúng ta không hiểu và không quen hiết. Và khi đó trong chúng ta có ý thức khước từ, bởi vì chúng ta không thể chấp nhận rằng những gì là xinh đẹp và cao cả đã được thực hiện trong toàn cuộc sống bất thình lình bị xóa bỏ và rơi vào vực thẳm hư không. Nhất là chúng ta cảm thấy rằng tình yêu nhắc tới và đòi hỏi sự vĩnh cửu, và chúng ta không thể chấp nhận rằng nó bị hủy diệt bởi cái chết trong một chốc lát.
Ngày nay bề ngoài, xem ra thế giới đã trở thành lý sự hơn, hay đúng hơn có khuynh hướng phổ biến cho rằng mọi thực tại đều phải được soi sáng dưới các tiêu chuẩn của khoa học thực nghiệm; và kể cả cái chết cũng phải được soi sáng không phải bằng đức tin nhưng từ các hiểu biết thực nghiệm.
Anh chị thân mến, lễ Các Thánh và lễ Tưởng niệm mọi tín hữu đã qua đời nói với chúng ta rằng chỉ có những ai thừa nhận một niềm hy vọng lớn lao trong cái chết, mới có thể sống một cuộc sống bắt đầu bằng sự hy vọng. Nếu chúng ta chỉ giản lược con người vào chiều kích hàng ngang, vào điều chúng ta có thể trực giác được một cách cảm nghiệm, thì chính cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa của nó. Con người cần sự vĩnh cửu, và mỗi một niềm hy vọng khác đối với nó đều qúa ngắn ngủi, đều qúa hạn hẹp... Chỉ có thể giải thích được con người, nếu có một Tình Yêu vượt ngoài mọi sự cô đơn, kể cả sự cô đơn của cái chết, trong một sự toàn vẹn vượt ngoài không gian và thời gian. Con người chỉ có thể giải thích được và tìm thấy ý nghĩa sâu thẳm của nó, nếu có Thiên Chúa. Và chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã ra khỏi sự xa cách của Người để đến gần chúng ta; Người đã bước vào cuộc sống chúng ta và nói với chúng ta rằng: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin nơi Ta cả khi chết cũng sẽ sống; ai sống và tin nơi Ta sẽ không phải chết đời đời” (Ga 11,25-26).
Chúng ta hãy nghĩ tới cảnh trên Núi Sọ và nghe lại các lời Chúa Giêsu, từ trên Thập Giá, nói với người tội phạm bị đóng đanh bên phải Người: “Tôi bảo thật anh: hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23,43). Chúng ta hãy nghĩ tới các môn đệ trên đường về làng Emmaus, sau khi đi một đoạn đường dài với Chúa Giêsu phục sinh, họ nhận ra Người và mau mắn trở về Giêrusalem để loan báo sự Phục Sinh của Chúa (x. Lc 24,13-35). Trong tâm trí họ vang vọng rõ ràng lời của Thầy: “Các con đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ; nếu không Thầy đã không bao giờ nói với các con: “Thầy đi dọn chỗ cho các con” (Ga 14,1-2).
Thiên Chúa đã thực sự tỏ hiện ra và có thể đạt tới được; Người đã yêu thương thế gian “đến độ ban Con Một mình, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Và trong cử chỉ tuyệt đỉnh của tình yêu của Thập Giá, bằng cách dìm mình trong vực thẳm của sự chết, Người đã thắng cái chết và sống lại Người cũng đã mở cho chúng ta cánh cửa của sự vĩnh cửu. Chúa Kitô nâng đỡ chúng ta vượt qua đêm đen của cái chết mà chính Người đã đi qua; Người là Mục Tử, và chúng ta có thể tin cậy nơi sự dẫn dắt của Người mà không sợ hãi, bởi vì Người biết rõ đường đi, cả khi có phải qua tăm tối.
Mỗi Chúa Nhật khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta tái khẳng định chân lý này. Và khi đến thăm các nghĩa trang để cầu nguyện cho những người đã chết với lòng yêu thương trìu mến, một lần nữa chúng ta được mời gọi can đảm mạnh mẽ canh tân niềm tin của chúng ta nơi cuộc sống vĩnh cửu, còn hơn thế nữa chúng ta được mời gọi sống với niềm hy vọng cao cả và làm chứng cho niềm hy vọng đó trước thế giới: đàng sau hiện tại không có sự hư vô. Và chính niềm tin nơi cuộc sống vĩnh cửu trao ban cho kitô hữu sự can đảm yêu thương trái đất này một cách mạnh mẽ hơn nữa, và làm việc để xây dựng một tương lai, và trao ban cho trái đất một niềm hy vọng chắc chắn, đích thật.
2. Cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa Cha Thánh Piô thành Pietrelcina và một linh hồn từ luyện ngục
Philip Kosloski của tờ Aleteia có một bài viết nhan đề “When Padre Pio was visited by a soul from purgatory” nghĩa là “Khi Cha Thánh Piô được một linh hồn từ luyện ngục thăm viếng”. Câu chuyện thật là đánh động vì nó nhắc nhở chúng ta những lời cầu nguyện và thánh lễ thật hữu ích dường nào để cứu các linh hồn trong luyện ngục. Xin mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Như Ý.
Cha Pio Năm Dấu Thánh nổi tiếng với nhiều kinh nghiệm huyền bí trong khi cầu nguyện. Ngài thường xuyên được nhìn thấu qua bức màn thiên đàng khi vẫn còn đang tại thế. Một thí dụ tiêu biểu cho các kinh nghiệm này liên quan đến một cuộc gặp gỡ bất ngờ với một linh hồn từ luyện ngục.
Một ngày nọ khi đang cầu nguyện một mình, Cha Pio mở mắt ra và thấy một ông già đang đứng trước mặt ngài. Cha Pio không chút sợ hãi nhưng rất ngạc nhiên trước sự hiện diện của một người khác trong phòng và ngài giải thích trong chứng từ của mình như sau: “Tôi không thể tưởng tượng được làm thế nào ông ta có thể bước vào nhà thờ vào lúc này vì tất cả các cửa đều bị khóa lại.”
Tìm cách làm sáng tỏ bí ẩn này, Cha Pio hỏi người đàn ông “Bạn là ai? Bạn muốn gì?”
Người đàn ông trả lời Cha Pio: “Tôi là Pietro Di Mauro, con trai của Nicola, biệt danh là Precoco. Tôi đã chết trong căn nhà này vào ngày 18 tháng 9 năm 1908, tại phòng số 4, khi đó nơi đây vẫn còn là một viện tế bần. Một đêm nọ, khi đang ở trên giường, tôi ngủ thiếp đi với một điếu xì gà đang hút dở. Điếu xì gà làm cháy nệm và tôi chết vì nghẹt thở và bị đốt cháy. Tôi vẫn còn trong luyện ngục. Tôi cần một thánh lễ để được giải thoát. Chúa cho phép tôi đến và nhờ Cha giúp đỡ tôi.”
Pio an ủi linh hồn tội nghiệp này “Hãy yên tâm tôi bắt đầu cầu nguyện cho ông ngay, và ngày mai tôi sẽ cử hành thánh lễ cầu sự giải thoát của bạn.”
Người đàn ông biến đi và ngày hôm sau Cha Pio đã thực hiện một số công việc điều tra và phát hiện ra tính chân thực của câu chuyện. Sổ bộ của tòa thị chính Rotondo ghi nhận có người đàn ông cùng tên chết vào ngày đó năm 1908 vì biến cố cháy nhà như đã kể. Mọi thứ đã được xác nhận và Cha Pio đã cử hành nhiều Thánh lễ cho linh hồn của người quá cố.
Đây không phải là sự xuất hiện duy nhất của một linh hồn từ luyện ngục yêu cầu Cha Pio cầu nguyện cho. Cha Pio cho biết: “Số linh hồn những người đã chết đến tu viện này xin cầu nguyện cũng đông như linh hồn những người còn sống đến đây xin cầu nguyện cho sự giải thoát khỏi các đam mê và tính hư nết xấu.”
Nhiều lần các linh hồn xin ngài cử hành một Thánh lễ cầu cho họ. Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của một Thánh lễ và cho chúng ta thấy cách thức những lời cầu nguyện và Thánh lễ có thể giúp giảm bớt thời gian một người phải trải qua trong luyện ngục trước khi được hưởng vinh quang thiên đàng.
3. Sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Truyền thống cầu nguyện cho những người đã qua đời có nguồn gốc từ Cựu Ước:
Sách Macabêô quyển thứ hai ghi lại như sau:
“Ông Giuđa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giêrusalem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12,43-46).
Giáo Hội từ những thế kỷ đầu, cũng đã có cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.
Thánh Augustinô, thế kỷ IV, đã nói: “Nếu chúng ta không lưu tâm gì đến người chết, thì chúng ta sẽ không có thói quen cầu nguyện cho họ.”
Các dòng tu đặc biệt quan tâm đến việc này. Thánh Ôđilô, Tu viện trưởng Dòng Cluny, vào giữa thế kỷ XI (1048) đã có sáng kiến cho dòng của ngài cầu nguyện cho những người đã qua đời vào ngày 2/11, ngay sau lễ Các Thánh. Sáng kiến này được Giáo Hội đưa vào lịch Phụng vụ Rôma.
Công Đồng Triđentinô (1545-1563) nhấn mạnh rằng lời cầu nguyện của người sống có thể rút bớt thời gian thanh luyện của linh hồn người chết.
Vì thế, Giáo Hội dùng cả tháng 11 để cầu nguyện cho các linh hồn, được bắt đầu bằng Lễ Các Đẳng Linh Hồn vào ngày 2 tháng 11. Nhiều nơi trên thế giới vẫn gọi tháng 11 là tháng cầu cho các đẳng linh hồn.
Đức Tin của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng, con người sau khi chết sẽ xảy ra ba tình trạng; lên Thiên Đàng, xuống Hoả Ngục hay vào Luyện Ngục.
Khi một người sống theo luân lý Công Giáo, luôn kính sợ Thiên Chúa và sống theo giới răn của Ngài. Thiên Đàng là phần thưởng Thiên Chúa dành cho họ vì công trạng và sự mong ước khi họ còn sống. Thiên Đàng là hạnh phúc bất diệt, là sự sống đời đời và là sự hiệp thông trọn hảo với Thiên Chúa, các Thiên Thần, và các Thánh.
Khi còn sống những ai đã từ chối ân sủng của Thiên Chúa, những ai biết tỏ tường điều tốt xấu nhưng vẫn phạm tội chống lại Thiên Chúa và tha nhân để chọn điều xấu thì hỏa ngục là nơi dành cho họ.
Sách Giáo Lý Công Giáo định nghĩa Luyện Ngục là nơi dành cho “những người chết trong ân sủng và tình thân nghĩa với Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh luyện hoàn toàn, thì tuy họ chắc chắn sẽ được cứu độ muôn đời, họ còn phải chịu thanh luyện sau khi chết, để đạt được sự thánh thiện cần thiết hầu tiến vào hưởng niềm vui thiên đàng” (số 1030).
Có một điều là những linh hồn nơi luyện hình không thể cầu nguyện cho chính họ, và họ phải cậy nhờ hoàn toàn vào lòng thương xót và lời cầu nguyện của những người đang còn sống.
Ngay từ thuở đầu, Giáo Hội luôn cầu nguyện cho những người qua đời, đặc biệt trong Thánh Lễ và các phụng vụ chung. Tất cả các Kinh Nguyện Thánh Thể đều có phần cầu nguyện cho các linh hồn. Chẳng hạn, Kinh Nguyện Thánh Thể ghi rằng: “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại, và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa. Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng Tôn Nhan Chúa.”
Cha Piô năm dấu thánh kể câu chuyện sau cho thấy sự cần kíp phải cầu nguyện cho các đẳng linh hồn.
Một buổi tối lúc cầu nguyện một mình nơi nhà nguyện bỗng tôi trông thấy một thầy trẻ tuổi đứng nơi bàn thờ chính. Thầy có vẻ như đang lau chùi các chân nến và sửa lại các bình hoa. Lúc ấy là giờ ăn tối. Tôi đinh ninh người lo bàn thánh chính là thầy Leone nên tôi tiến lại gần và nói:
- Thầy Leone à, đang giờ ăn tối, thầy xuống phòng ăn đi, chứ đâu phải giờ lau bụi và sửa soạn bàn thánh!
Nhưng một giọng nói - không phải của thầy Leone - trả lời:
- Con không phải thầy Leone!
Tôi hỏi lại:
- Vậy thầy là ai?
Tiếng nói trả lời:
- Con là tu sĩ cùng dòng với Cha và từng là tập sinh sống ở Tu Viện này. Đức vâng lời dạy con phải luôn luôn giữ gìn bàn thánh thật sạch và thật ngăn nắp. Đáng tiếc, con thường bê trễ trong bổn phận và thiếu lòng tôn kính đối Chúa Giêsu Thánh Thể trong Nhà Tạm. Chính vì tội thiếu tôn thờ cách trầm trọng này mà cho đến nay con vẫn còn bị hình phạt trong Lửa Luyện Hình. Nhưng giờ đây Thiên Chúa Từ Nhân, trong lòng thương xót vô biên của Ngài, cho phép con hiện về với Cha. Chính Cha là người có thể thu ngắn thời gian con phải chịu giam cầm trong Lửa Luyện Ngục. Xin Cha vui lòng giúp con.
Tôi nghĩ mình quả thật quảng đại đối với Linh Hồn đang đau khổ nơi Lửa Luyện Tội khi nhanh nhẹn hứa rằng: “Anh sẽ chỉ còn ở trong Lửa Luyện Tội cho đến sáng mai lúc dâng Thánh Lễ”. Nào ngờ Linh Hồn này thét lên: “Thật là tàn nhẫn!”. Thét xong câu đó Linh Hồn biến đi. Tiếng than khóc kinh khiếp của Linh Hồn như lưỡi gươm đâm xuyên trái tim tôi. Tôi thật đau đớn và mãi mãi như nghe tiếng thét vang vọng bên tai. Tôi, nhờ sự ủy quyền đặc biệt của Thiên Chúa, có thể giúp Linh Hồn đi thẳng về Trời, trái lại, tôi đã kết án giam giữ Linh Hồn ở lại trong Lửa Luyện Ngục thêm một đêm nữa cho tới sáng mai!