Phụng Vụ - Mục Vụ
Tầm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 32 Quanh Năm
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
02:24 04/11/2010
Thứ hai sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,1-6
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể chúng con học được một bài học thật cao quý. Chúa đã chọn tấm bánh vì tấm bánh luôn cần thiết cho muôn người. Tấm bánh không chọn kẻ sang người giầu mà bỏ rơi kẻ đói khổ cơ hàn. Tấm bánh làm vui lòng người già cũng như trẻ thơ. Ai cũng có nhu cầu ăn bánh. Ai cũng có thể cầm trong tay cái bánh. Tấm bánh cuộc đời của Chúa thực sự là niềm vui, là hạnh phúc cho muôn người. Chúng con nguyện sẽ trở thành tấm bánh làm vui lòng mẹ cha, làm ấm tình bạn bè. Xin cho chúng con luôn biết hiến dâng chính mình để mang lại hương vị của yêu thương cho nhân thế hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Ở đời ai cũng cần có bạn bè. Ai cũng cần đồng loại để nâng đỡ và chia sẻ cho nhau. Thật bất hạnh cho những ai không có bạn bè, không có người thân. Cuộc sống liên đới đòi hỏi chúng con phải hòa tan chính mình mới có thể hài hòa với tha nhân. Chúng con phải bỏ tính tự cao tự đại. Chúng con phải có lòng bao dung tha thứ. Chúng con còn phải làm điều lành tránh điều ác để nêu gương sáng cho anh em. Xin giúp chúng con đừng bao giờ sống trong tội lỗi mà nên cớ vấp phạm cho tha nhân. Xin giúp chúng con luôn sống chân thành với tha nhân, luôn tin tưởng và giúp đỡ nhau hoàn thiện đời sống mỗi ngày một tốt hơn.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ. Xin ban cho chúng con đủ đức tin để chúng con tín thác vào Chúa và hết mình phục vụ tha nhân. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,7-10
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến thế gian để yêu thương và phục vụ chúng con. Chúa chọn sự khiêm cung nhỏ bé để trở nên mọi sự cho chúng con. Chúa chấp nhận từ bỏ chính mình để mặc lấy thân phận phàm nhân đề hòa nhập vào giòng đời của chúng con. Chúa còn từ bỏ chính mình để trở thành tấm bánh nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con biết đền đáp tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Nhưng Chúa ơi, sao tình yêu chúng con còn quá nhiều toan tính thiệt hơn với Chúa. Cách sống của chúng con còn quá vô tâm, tựa như người con bất hiếu với cha mẹ mình. “Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày”. Chúng con tính toán từng giây với Chúa. Giờ kinh chúng con đọc chiếu lệ cho qua. Thánh lễ chúng con dâng còn thiếu trang nghiêm sốt sắng. Lòng trí chúng con còn bộn bề với biết bao công việc sinh sống, vui chơi, giải trí. Chúng con dành thời gian cho Chúa quá ít. Xin tha thứ cho những thiết sót của chúng con. Xin giúp chúng con biết dành thời gian để cầu nguyện với Chúa, để tạ ơn về những ơn lành Chúa ban, và để cầu xin ơn Chúa xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã nêu gương cho chúng con về tinh thần phục vụ trong khiêm tốn âm thầm. Xin cho chúng con biết phục vụ nhau trong tinh thần đơn sơ và quảng đại ngõ hầu danh Chúa được cả sáng trong đời sống phục vụ của chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,11-19
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với lòng cảm mến tri ân, chúng con xin nghiêng mình thờ lạy, ngợi khen Chúa là Thiên Chúa, là Đấng ban phát mọi ơn lành. Chúa đã ban cho chúng con sự sống và muôn vàn hồng ân khác. Chúa đã ban cho chúng con niềm vui qua tha nhân, bạn bè luôn yêu thương, nâng đỡ chúng con. Xin giúp chúng con biết sống đền đáp ân tình của Chúa, bằng việc dâng lời tạ ơn Chúa và sống theo giáo huấn của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, hai chữ cám ơn nhau thật cần thiết cho tương quan giữa người với người. Hai chữ cám ơn nối kết người cho và người nhận nên một niềm vui ngọt ngào của hoa trái yêu thương. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại hẹp hòi hai tiếng cám ơn với những người thân của chính mình. Chúng con ngại cám ơn về những vất vả ngược xuôi, cùng bao mưa nằng trong đời mà cha mẹ dành cho chúng con. Chúng con vô tâm trước những hy sinh, cống hiến của cha mẹ, của vợ chồng, anh em bè bạn đang hy sinh vì chúng con. Chúng con xem đó là bổn phận mà quên rằng bổn phận đó họ đã làm vì yêu mến chúng con. Xin dạy chúng con biết tri ân nhau ngay trong những điều nhỏ nhất nhất, biết cám ơn nhau ngay trong những việc tầm thường hằng ngày. Xin cho chúng con luôn mau mắn nói lời cám ơn với những ai đang hy sinh vì chúng con.
Và trên hết, xin cho chúng con đừng bao giờ lãng quên tình Chúa, nhưng luôn biết tri ân và cảm tạ tình yêu Chúa trong suốt cuộc đời chúng con. Xin cho cuộc đời chúng con luôn là bài ca dâng hiến để tạ ơn về những ơn lành Chúa ban. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,20-25
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Có hạnh phúc nào hơn khi chúng con được ở bên Chúa như con thơ trong lòng Mẹ hiền. Có sự ngọt ngào thân thương nào hơn khi chúng con được nuôi dưỡng bằng chính sức sống của Chúa như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ. Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ở giữa chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con lương thực trường sinh là Mình Máu Thánh Chúa. Xin cho chúng con luôn được no thỏa trong ân tình của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Adam – Eva đã đánh mất niềm hạnh phúc có Chúa ở giữa họ khi họ tự làm theo ý riêng. Họ không muốn lệ thuộc vào Chúa. Họ muốn loại Chúa ra khỏi cuộc đời họ. Lạc xa Chúa là họ đi vào cõi tiêu diệt. Cuộc đời chúng con đôi khi cũng vô vị, cũng lạc lẽo, vì chúng con lạc xa tình Chúa. Chúng con vượt ra khỏi sự kiểm soát của Chúa để lao vào những danh lợi thú trần gian. Cuộc đời chúng con đã mất Chúa khi mà chúng con để lòng mình nuôi dưỡng những giận hờn, ghen ghét, những mưu toan tội lỗi, những ý tưởng bất chính. Chúa nói Nước Chúa đang ở giữa chúng con, nhưng trong lòng chúng con còn quá nhiều những thói hư tật xấu đang gặm nhấm linh hồn chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được ơn trở về với Chúa. Xin cho chúng con biết chọn Chúa là gia nghiệp để từ bỏ những quyến luyến của tạo vật phù vân. Xin Chúa luôn ở cùng chúng con để chúc phúc, và gìn giữ hồn xác chúng con trong ân nghĩa của Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,26-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã đến ở cùng chúng con. Chúa ở cùng chúng con qua bí tích Thánh Thể. Chúa ở cùng chúng con qua lời Chúa và tình thương của Chúa. Chúa ở cùng chúng con qua những tha nhân là hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con luôn rộng mở cõi lòng cho Chúa viếng thăm. Xin giúp chúng con biết sống và phụng thờ Chúa trên hết mọi sự.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc sống luôn ẩn chứa yếu tố bất định. Con người sẽ không ai biết ngày mai sẽ ra sao. Cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ xảy đến. Chúa cũng mời gọi chúng con tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Tỉnh thức trong bổn phận khi chu toàn trách nhiệm được giao. Tỉnh thức trong tình người khi chúng con sống bác ái và yêu thương nhau. Tỉnh thức để khỏi bị bỏ lại đằng sau anh em khi ngày giờ Chúa đến. Xin Chúa giúp chúng con luôn sẵn sàng cho ngày giờ Chúa đến. Xin cho mỗi giây phút qua đi luôn mang lại cho chúng con niềm an bình hoan lạc vì luôn sống trong ân nghĩa của Chúa. Xin cho chúng con biết sử dụng từng giây, từng phút cho trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Xin đừng để sự lười biếng, ham chơi làm chúng con xao nhãng công việc đươc giao.
Lạy Chúa, có khi nào đó chúng con yếu đuối lãng quên bổn phận. Xin Chúa thêm sức và giúp chúng con sửa mình mỗi ngày. Xin ban cho chúng con tinh thần và nghị lực của Chúa để chúng con luôn trung tín theo Chúa đến cùng. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 18,1-8
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng toàn năng hằng hữu. Chúa có thể làm mọi sự. Chúa lại có một tình yêu vô bờ bến. Chúa luôn yêu thương chúng con vô ngần. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con luôn xác tín về quyền năng của Chúa để chúng con biết phó thác cho Chúa. Xin cho chúng con luôn ở lại trong tình yêu quan phòng của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời với những rủi roi, bất trắc. Dòng đời nhiều khi có những khúc quanh của trở ngại, của khổ đau. Có nhiều khi chúng con đánh mất đức tin trong những biến cố đau thương của cuộc đời. Chúng con chao đảo đức tin vì một chút sóng gió xảy đến với gia đình chúng con. Chúng con thất vọng, buông xuôi về những rủi ro xảy tới trong công việc làm ăn. Xin tha thứ cho những yếu lòng của chúng con vì đã nhiều lần chúng con nghi ngờ sự hiện diện của Chúa. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng vào tình thương và quyền năng của Chúa để chúng con cùng với Chúa vượt qua những giông bão cuộc đời.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết trao vào tay Chúa những khó khăn, những thử thách chông gai trong niềm tin trung kiên vào Chúa. Xin cho chúng con luôn cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa qua ơn bình an của tâm hồn. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Lc 17,1-6
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Qua bí tích Thánh Thể chúng con học được một bài học thật cao quý. Chúa đã chọn tấm bánh vì tấm bánh luôn cần thiết cho muôn người. Tấm bánh không chọn kẻ sang người giầu mà bỏ rơi kẻ đói khổ cơ hàn. Tấm bánh làm vui lòng người già cũng như trẻ thơ. Ai cũng có nhu cầu ăn bánh. Ai cũng có thể cầm trong tay cái bánh. Tấm bánh cuộc đời của Chúa thực sự là niềm vui, là hạnh phúc cho muôn người. Chúng con nguyện sẽ trở thành tấm bánh làm vui lòng mẹ cha, làm ấm tình bạn bè. Xin cho chúng con luôn biết hiến dâng chính mình để mang lại hương vị của yêu thương cho nhân thế hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Ở đời ai cũng cần có bạn bè. Ai cũng cần đồng loại để nâng đỡ và chia sẻ cho nhau. Thật bất hạnh cho những ai không có bạn bè, không có người thân. Cuộc sống liên đới đòi hỏi chúng con phải hòa tan chính mình mới có thể hài hòa với tha nhân. Chúng con phải bỏ tính tự cao tự đại. Chúng con phải có lòng bao dung tha thứ. Chúng con còn phải làm điều lành tránh điều ác để nêu gương sáng cho anh em. Xin giúp chúng con đừng bao giờ sống trong tội lỗi mà nên cớ vấp phạm cho tha nhân. Xin giúp chúng con luôn sống chân thành với tha nhân, luôn tin tưởng và giúp đỡ nhau hoàn thiện đời sống mỗi ngày một tốt hơn.
Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ. Xin ban cho chúng con đủ đức tin để chúng con tín thác vào Chúa và hết mình phục vụ tha nhân. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,7-10
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến thế gian để yêu thương và phục vụ chúng con. Chúa chọn sự khiêm cung nhỏ bé để trở nên mọi sự cho chúng con. Chúa chấp nhận từ bỏ chính mình để mặc lấy thân phận phàm nhân đề hòa nhập vào giòng đời của chúng con. Chúa còn từ bỏ chính mình để trở thành tấm bánh nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con biết đền đáp tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.
Nhưng Chúa ơi, sao tình yêu chúng con còn quá nhiều toan tính thiệt hơn với Chúa. Cách sống của chúng con còn quá vô tâm, tựa như người con bất hiếu với cha mẹ mình. “Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày”. Chúng con tính toán từng giây với Chúa. Giờ kinh chúng con đọc chiếu lệ cho qua. Thánh lễ chúng con dâng còn thiếu trang nghiêm sốt sắng. Lòng trí chúng con còn bộn bề với biết bao công việc sinh sống, vui chơi, giải trí. Chúng con dành thời gian cho Chúa quá ít. Xin tha thứ cho những thiết sót của chúng con. Xin giúp chúng con biết dành thời gian để cầu nguyện với Chúa, để tạ ơn về những ơn lành Chúa ban, và để cầu xin ơn Chúa xuống trên cuộc đời chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã nêu gương cho chúng con về tinh thần phục vụ trong khiêm tốn âm thầm. Xin cho chúng con biết phục vụ nhau trong tinh thần đơn sơ và quảng đại ngõ hầu danh Chúa được cả sáng trong đời sống phục vụ của chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,11-19
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với lòng cảm mến tri ân, chúng con xin nghiêng mình thờ lạy, ngợi khen Chúa là Thiên Chúa, là Đấng ban phát mọi ơn lành. Chúa đã ban cho chúng con sự sống và muôn vàn hồng ân khác. Chúa đã ban cho chúng con niềm vui qua tha nhân, bạn bè luôn yêu thương, nâng đỡ chúng con. Xin giúp chúng con biết sống đền đáp ân tình của Chúa, bằng việc dâng lời tạ ơn Chúa và sống theo giáo huấn của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, hai chữ cám ơn nhau thật cần thiết cho tương quan giữa người với người. Hai chữ cám ơn nối kết người cho và người nhận nên một niềm vui ngọt ngào của hoa trái yêu thương. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại hẹp hòi hai tiếng cám ơn với những người thân của chính mình. Chúng con ngại cám ơn về những vất vả ngược xuôi, cùng bao mưa nằng trong đời mà cha mẹ dành cho chúng con. Chúng con vô tâm trước những hy sinh, cống hiến của cha mẹ, của vợ chồng, anh em bè bạn đang hy sinh vì chúng con. Chúng con xem đó là bổn phận mà quên rằng bổn phận đó họ đã làm vì yêu mến chúng con. Xin dạy chúng con biết tri ân nhau ngay trong những điều nhỏ nhất nhất, biết cám ơn nhau ngay trong những việc tầm thường hằng ngày. Xin cho chúng con luôn mau mắn nói lời cám ơn với những ai đang hy sinh vì chúng con.
Và trên hết, xin cho chúng con đừng bao giờ lãng quên tình Chúa, nhưng luôn biết tri ân và cảm tạ tình yêu Chúa trong suốt cuộc đời chúng con. Xin cho cuộc đời chúng con luôn là bài ca dâng hiến để tạ ơn về những ơn lành Chúa ban. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,20-25
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Có hạnh phúc nào hơn khi chúng con được ở bên Chúa như con thơ trong lòng Mẹ hiền. Có sự ngọt ngào thân thương nào hơn khi chúng con được nuôi dưỡng bằng chính sức sống của Chúa như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ. Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ở giữa chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con lương thực trường sinh là Mình Máu Thánh Chúa. Xin cho chúng con luôn được no thỏa trong ân tình của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Adam – Eva đã đánh mất niềm hạnh phúc có Chúa ở giữa họ khi họ tự làm theo ý riêng. Họ không muốn lệ thuộc vào Chúa. Họ muốn loại Chúa ra khỏi cuộc đời họ. Lạc xa Chúa là họ đi vào cõi tiêu diệt. Cuộc đời chúng con đôi khi cũng vô vị, cũng lạc lẽo, vì chúng con lạc xa tình Chúa. Chúng con vượt ra khỏi sự kiểm soát của Chúa để lao vào những danh lợi thú trần gian. Cuộc đời chúng con đã mất Chúa khi mà chúng con để lòng mình nuôi dưỡng những giận hờn, ghen ghét, những mưu toan tội lỗi, những ý tưởng bất chính. Chúa nói Nước Chúa đang ở giữa chúng con, nhưng trong lòng chúng con còn quá nhiều những thói hư tật xấu đang gặm nhấm linh hồn chúng con.
Lạy Chúa, xin cho chúng con được ơn trở về với Chúa. Xin cho chúng con biết chọn Chúa là gia nghiệp để từ bỏ những quyến luyến của tạo vật phù vân. Xin Chúa luôn ở cùng chúng con để chúc phúc, và gìn giữ hồn xác chúng con trong ân nghĩa của Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 17,26-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cám ơn Chúa đã đến ở cùng chúng con. Chúa ở cùng chúng con qua bí tích Thánh Thể. Chúa ở cùng chúng con qua lời Chúa và tình thương của Chúa. Chúa ở cùng chúng con qua những tha nhân là hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con luôn rộng mở cõi lòng cho Chúa viếng thăm. Xin giúp chúng con biết sống và phụng thờ Chúa trên hết mọi sự.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc sống luôn ẩn chứa yếu tố bất định. Con người sẽ không ai biết ngày mai sẽ ra sao. Cuộc sống luôn có nhiều điều bất ngờ xảy đến. Chúa cũng mời gọi chúng con tỉnh thức để đón chờ Chúa đến. Tỉnh thức trong bổn phận khi chu toàn trách nhiệm được giao. Tỉnh thức trong tình người khi chúng con sống bác ái và yêu thương nhau. Tỉnh thức để khỏi bị bỏ lại đằng sau anh em khi ngày giờ Chúa đến. Xin Chúa giúp chúng con luôn sẵn sàng cho ngày giờ Chúa đến. Xin cho mỗi giây phút qua đi luôn mang lại cho chúng con niềm an bình hoan lạc vì luôn sống trong ân nghĩa của Chúa. Xin cho chúng con biết sử dụng từng giây, từng phút cho trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Xin đừng để sự lười biếng, ham chơi làm chúng con xao nhãng công việc đươc giao.
Lạy Chúa, có khi nào đó chúng con yếu đuối lãng quên bổn phận. Xin Chúa thêm sức và giúp chúng con sửa mình mỗi ngày. Xin ban cho chúng con tinh thần và nghị lực của Chúa để chúng con luôn trung tín theo Chúa đến cùng. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 32 thường niên
Lc 18,1-8
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng toàn năng hằng hữu. Chúa có thể làm mọi sự. Chúa lại có một tình yêu vô bờ bến. Chúa luôn yêu thương chúng con vô ngần. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con luôn xác tín về quyền năng của Chúa để chúng con biết phó thác cho Chúa. Xin cho chúng con luôn ở lại trong tình yêu quan phòng của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, cuộc đời với những rủi roi, bất trắc. Dòng đời nhiều khi có những khúc quanh của trở ngại, của khổ đau. Có nhiều khi chúng con đánh mất đức tin trong những biến cố đau thương của cuộc đời. Chúng con chao đảo đức tin vì một chút sóng gió xảy đến với gia đình chúng con. Chúng con thất vọng, buông xuôi về những rủi ro xảy tới trong công việc làm ăn. Xin tha thứ cho những yếu lòng của chúng con vì đã nhiều lần chúng con nghi ngờ sự hiện diện của Chúa. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng vào tình thương và quyền năng của Chúa để chúng con cùng với Chúa vượt qua những giông bão cuộc đời.
Lạy Chúa, xin cho chúng con biết trao vào tay Chúa những khó khăn, những thử thách chông gai trong niềm tin trung kiên vào Chúa. Xin cho chúng con luôn cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa qua ơn bình an của tâm hồn. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Có chăng một thế giới bên kia?
LM Inhaxiô Trần Ngà
10:28 04/11/2010
Suy niệm Tin Mừng Luca (22, 27-38)
Đây là một vấn nạn của mọi thời và là một vấn nạn rất quan trọng vì có liên quan mật thiết đến vận mệnh loài người.
Theo nghiên cứu của bộ môn Cận tâm lý (được lập năm 1996) do tiến sĩ Chu Tấn Phác (thiếu tướng), Cục Trưởng Cục Nhà Trường (thuộc Bộ Tổng Tham Mưu) vừa là Phó Chủ Tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam làm chủ nhiệm, xuyên qua các đề tài khoa học, nhóm nghiên cứu nầy đã chứng minh bằng thực tế rằng: “sau khi thể xác chết, phần tinh thần vẫn tồn tại - ở một dạng khác, ở một nơi khác - được gọi là linh hồn và thế giới người âm (cõi âm) là có thực”
(nguồn: http://vi.wikipedia. org/wiki/trung_tâm_nghiên_cứu_tiềm_năng_con_người)
Ngoài ra, căn cứ vào những nghiên cứu khoa học và sau khi giải mã những âm thanh lạ mà họ cho là vọng về từ thế giới vô hình, các nhà khoa học Nga mới đây cho biết họ đã liên lạc được với thế giới của người chết và đang dần dần đi đến một khẳng định rằng cõi âm là có thật… (nguồn: http://vietbao.vn/khoa-hoc/coi-am-la-co-that/)
Có một số người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã được giới chuyên môn về y khoa xác nhận là đã chết lâm sàng và thi thể của họ được đưa vào nhà xác. Nhưng sau đó họ được hồi sinh.
Năm 1982, viện Gallup, nổi tiếng khắp thế giới về những kết quả thăm dò mang tính khoa học trên mọi lĩnh vực, ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ và 23 triệu người trên toàn thế giới đã trải qua kinh nghiệm hồi sinh sau khi chết.
Những năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ rất chú ý đến hiện tượng nầy. Họ đã phỏng vấn 1370 người trải qua kinh nghiệm hồi sinh sau khi chết một thời gian ngắn (kinh nghiệm cận tử). Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau:
- Có một cuộc sống khác ở "cõi bên kia" và cuộc sống đó hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.
- Điều đặc biệt là sau khi "chết đi sống lại", không ai còn sợ chết nữa, không còn ham muốn kiếm tiền bạc danh vọng lạc thú nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người. (Willie Hoffsuemmer).
Có chăng một cuộc sống đầy hoan lạc ở 'cõi bên kia' như những người trải qua kinh nghiệm cận tử xác quyết?
Những người thuộc phái Xa-đốc thời Chúa Giê-su không tin vào cuộc sống mai sau. Họ dựng lên một kịch bản một vợ bảy chồng để phi bác niềm tin vào sự sống đời sau như chúng ta đọc trong Tin Mừng Luca chương 22, 27-38.
Chúa Giê-su dạy có sự sống đời sau
Khi những người thuộc phái Xa-đốc đến chất vấn Chúa Giê-su về sự sống lại, Chúa Giê-su khẳng định là có. Người dạy rằng có những người được xét là đáng được hưởng phúc đời sau thì không còn chết nữa. Họ giống như các thiên thần (Lc 22, 36).
Trong dụ ngôn về ngày phán xét cuối cùng, Đức Giê-su cũng tỏ cho thấy kẻ dữ thì “phải ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng lấy sự sống muôn đời.” (Mt 25,46) Như thế, Chúa Giê-su tỏ cho thấy không những có cuộc sống đời sau mà còn cho biết cuộc sống đó sẽ kéo dài “muôn đời muôn kiếp.”
Ngoài những lời dạy của mình, Chúa Giê-su còn dùng cả cuộc đời của Người để minh chứng cho thấy có cuộc sống đời sau.
Dù là Thiên Chúa quyền năng, Chúa Giê-su đã trở nên hoàn toàn là người như chúng ta, đã sống kiếp phàm trần như chúng ta, đã chết y hệt như chúng ta nhưng rồi Người đã từ trong cõi chết sống lại và lên trời vinh hiển. Điều nầy chứng tỏ có sự sống đời sau.
Nếu không có cuộc sống đời sau, không có thiên đàng hoả ngục, con người chết rồi là hết, và sau khi chết, ai cũng chỉ còn là tro bụi như ai… thì cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su là hoàn toàn vô ích, cái chết đau thương của Chúa Giê-su trên thập giá chẳng mang lại lợi ích gì cho bất cứ ai. Chẳng lẽ Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm một việc điên rồ như thế sao?
Để đổi lấy sự sống đời sau - một cuộc đời hạnh phúc vĩnh cửu - cho nhân loại, Chúa Giê-su đã không ngại trao hiến thân mình. Vì thế, chắc chắn cuộc sống mai sau hoàn toàn có thực.
Niềm tin vào sự sống mai sau đem lại cho chúng ta nhiều hy vọng. Niềm tin ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi sinh hoạt của chúng ta hôm nay.
Ước gì niềm tin nầy thôi thúc chúng ta đi theo đường lối Chúa Giê-su để rồi chúng ta sẽ đạt đến nơi mà Người đã đến. Ước gì niềm hy vọng nầy cũng sẽ thúc đẩy chúng ta hy sinh cầu nguyện nhiều hơn, siêng năng dâng lễ nhiều hơn trong tháng mười một nầy để cầu cho ông bà cha mẹ và các tín hữu đã ra đi trước chúng ta được về quê trời vui hưởng hạnh phúc ngàn thu.
Đây là một vấn nạn của mọi thời và là một vấn nạn rất quan trọng vì có liên quan mật thiết đến vận mệnh loài người.
Theo nghiên cứu của bộ môn Cận tâm lý (được lập năm 1996) do tiến sĩ Chu Tấn Phác (thiếu tướng), Cục Trưởng Cục Nhà Trường (thuộc Bộ Tổng Tham Mưu) vừa là Phó Chủ Tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam làm chủ nhiệm, xuyên qua các đề tài khoa học, nhóm nghiên cứu nầy đã chứng minh bằng thực tế rằng: “sau khi thể xác chết, phần tinh thần vẫn tồn tại - ở một dạng khác, ở một nơi khác - được gọi là linh hồn và thế giới người âm (cõi âm) là có thực”
(nguồn: http://vi.wikipedia. org/wiki/trung_tâm_nghiên_cứu_tiềm_năng_con_người)
Ngoài ra, căn cứ vào những nghiên cứu khoa học và sau khi giải mã những âm thanh lạ mà họ cho là vọng về từ thế giới vô hình, các nhà khoa học Nga mới đây cho biết họ đã liên lạc được với thế giới của người chết và đang dần dần đi đến một khẳng định rằng cõi âm là có thật… (nguồn: http://vietbao.vn/khoa-hoc/coi-am-la-co-that/)
Có một số người vì một tai nạn hay một lý do nào đó đã được giới chuyên môn về y khoa xác nhận là đã chết lâm sàng và thi thể của họ được đưa vào nhà xác. Nhưng sau đó họ được hồi sinh.
Năm 1982, viện Gallup, nổi tiếng khắp thế giới về những kết quả thăm dò mang tính khoa học trên mọi lĩnh vực, ước lượng có khoảng 8 triệu người ở Mỹ và 23 triệu người trên toàn thế giới đã trải qua kinh nghiệm hồi sinh sau khi chết.
Những năm gần đây, một số bác sĩ người Đức và Mỹ rất chú ý đến hiện tượng nầy. Họ đã phỏng vấn 1370 người trải qua kinh nghiệm hồi sinh sau khi chết một thời gian ngắn (kinh nghiệm cận tử). Trong những điều họ thuật lại, có những điểm mà ai cũng nhất trí, như sau:
- Có một cuộc sống khác ở "cõi bên kia" và cuộc sống đó hạnh phúc hơn cuộc sống ở đời này.
- Điều đặc biệt là sau khi "chết đi sống lại", không ai còn sợ chết nữa, không còn ham muốn kiếm tiền bạc danh vọng lạc thú nữa. Điều duy nhất mà họ quan tâm là sống yêu thương, quảng đại, phục vụ mọi người. (Willie Hoffsuemmer).
Có chăng một cuộc sống đầy hoan lạc ở 'cõi bên kia' như những người trải qua kinh nghiệm cận tử xác quyết?
Những người thuộc phái Xa-đốc thời Chúa Giê-su không tin vào cuộc sống mai sau. Họ dựng lên một kịch bản một vợ bảy chồng để phi bác niềm tin vào sự sống đời sau như chúng ta đọc trong Tin Mừng Luca chương 22, 27-38.
Chúa Giê-su dạy có sự sống đời sau
Khi những người thuộc phái Xa-đốc đến chất vấn Chúa Giê-su về sự sống lại, Chúa Giê-su khẳng định là có. Người dạy rằng có những người được xét là đáng được hưởng phúc đời sau thì không còn chết nữa. Họ giống như các thiên thần (Lc 22, 36).
Trong dụ ngôn về ngày phán xét cuối cùng, Đức Giê-su cũng tỏ cho thấy kẻ dữ thì “phải ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng lấy sự sống muôn đời.” (Mt 25,46) Như thế, Chúa Giê-su tỏ cho thấy không những có cuộc sống đời sau mà còn cho biết cuộc sống đó sẽ kéo dài “muôn đời muôn kiếp.”
Ngoài những lời dạy của mình, Chúa Giê-su còn dùng cả cuộc đời của Người để minh chứng cho thấy có cuộc sống đời sau.
Dù là Thiên Chúa quyền năng, Chúa Giê-su đã trở nên hoàn toàn là người như chúng ta, đã sống kiếp phàm trần như chúng ta, đã chết y hệt như chúng ta nhưng rồi Người đã từ trong cõi chết sống lại và lên trời vinh hiển. Điều nầy chứng tỏ có sự sống đời sau.
Nếu không có cuộc sống đời sau, không có thiên đàng hoả ngục, con người chết rồi là hết, và sau khi chết, ai cũng chỉ còn là tro bụi như ai… thì cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su là hoàn toàn vô ích, cái chết đau thương của Chúa Giê-su trên thập giá chẳng mang lại lợi ích gì cho bất cứ ai. Chẳng lẽ Ngôi Hai Thiên Chúa đã làm một việc điên rồ như thế sao?
Để đổi lấy sự sống đời sau - một cuộc đời hạnh phúc vĩnh cửu - cho nhân loại, Chúa Giê-su đã không ngại trao hiến thân mình. Vì thế, chắc chắn cuộc sống mai sau hoàn toàn có thực.
Niềm tin vào sự sống mai sau đem lại cho chúng ta nhiều hy vọng. Niềm tin ấy mang lại ý nghĩa cho cuộc đời và cho mọi sinh hoạt của chúng ta hôm nay.
Ước gì niềm tin nầy thôi thúc chúng ta đi theo đường lối Chúa Giê-su để rồi chúng ta sẽ đạt đến nơi mà Người đã đến. Ước gì niềm hy vọng nầy cũng sẽ thúc đẩy chúng ta hy sinh cầu nguyện nhiều hơn, siêng năng dâng lễ nhiều hơn trong tháng mười một nầy để cầu cho ông bà cha mẹ và các tín hữu đã ra đi trước chúng ta được về quê trời vui hưởng hạnh phúc ngàn thu.
Như Hoa Sớm Nở Tối Tàn
Tuyết Mai
10:29 04/11/2010
Cuộc đời của chúng ta hẳn cũng giống như tất cả mọi loài hoa mà Chúa tạo thành. Sáng sớm chúng ta thức dậy, chiều tà thì chúng ta chuẩn bị lên giường để ngủ, và giấc ngủ ấy có thể là giấc ngủ sau cùng. Quả thật cuộc đời của chúng ta cũng như loài bông hoa là dễ bị bầm dập. Vì có phải bông hoa thì cánh của chúng rất là mảnh mai, mềm mại, nhưng rất mỏng manh, mà người đời rất yêu thích chúng. Con người của chúng ta cũng y như vậy! Có nghĩa là tinh thần và thân xác của chúng ta cũng rất yếu đuối, mỏng dòn, và luôn tội lỗi. Chúng ta giống như những bông hoa được Chúa sinh ra đời, cũng rất đẹp đẽ trong mắt Chúa. Khi Chúa cho chúng ta ra đời thì mỗi người Chúa ban cho một sắc đẹp thật riêng biệt, một tài năng riêng, và một cuộc đời sống trên thế gian này cũng có một chương trình riêng biệt, không ai giống ai.
Nếu chúng ta hiểu được như thế thì điều trước tiên chúng ta phải làm mỗi buổi sáng sớm là Cảm Tạ Thiên Chúa của chúng ta là Đấng toàn năng và hằng hữu. Ngài yêu thương tất cả chúng ta và muốn mọi sự tốt đẹp đến với chúng ta như cha mẹ trần gian luôn yêu thương, lo lắng, và che chở cho con cái của mình vậy!. Là không một đứa con nào được sinh ra mà cha mẹ lại không biết tánh tình của chúng; mà không hiểu sự cá biệt của chúng và nhu cầu hằng ngày của chúng. Còn Thiên Chúa Ngài là Đấng Chủ Tể của cả trên Trời và dưới đất lại không yêu thương chúng ta hơn cha mẹ trần gian sao?. Chúng ta là con cái rất thân thiết của Ngài. Ngài ban cho chúng ta tất cả mọi tạo vật sống chung với chúng ta tất cả chỉ vì Ngài yêu thương con người nhân loại của chúng ta, một tình yêu vô biên và không giới hạn, ngay cả bông hoa rất thơm đẹp để làm cho chúng ta vui và được an ủi những khi chúng ta buồn và cô đơn.
Dưới mắt Thiên Chúa thì chúng ta từng người một là bông hoa thơm và đẹp; không phải là cái đẹp hời hợt bên ngoài, hay sự quyến rũ, đắt giá, cái thơm giả tạo, hay cố gắng để tạo cho mình thành giống cho được cái đẹp như những loài bông giả mà con người làm ra. Công nhận bàn tay con người Chúa ban cho có người có tài rất khéo tay, làm gì giả cũng giống y như thật, nhất là những món hàng mà chúng ta thường thấy bán đầy trên thị trường có cái mác "made in china". Con người Thiên Chúa tác thành có vẻ đẹp tự nhiên, nhưng trong mắt nhìn của chúng ta thì cho đó là xấu, nên phải tốn rất là nhiều tiền để sửa đổi dung nhan, cho đẹp hơn, ốm hơn, trẻ hơn, và nghe theo mấy ông bà thầy bói là sửa dung nhan lại cho được giầu hơn????. Nhưng đối với tôi thì sự sửa đổi ấy lại không trung thực với mình mà lại làm cho người ta nhìn mình, chú ý đến mình, với con mắt hiếu kỳ vì mình đã thay đổi quá nhiều và vì không còn là mình nữa!. Tôi không muốn nói là đang lành thì chữa cho thành què. Vì có rất nhiều người đang nhìn được thì lại đi sửa cho xấu hơn. Xem thân thể của mình bị nhồi nắn y như món hàng được made in china vậy!. Như ngay cả cái thơm của con người cũng có sự hiểu sai lệch hay cố ý hiểu lầm chăng?. Khi ý chúng ta muốn nói đến cái thơm của con người bên trong của chúng ta thì nhiều người lại muốn nói đến cái thơm của những bình nước hoa đắt giá và đắt tiền.
Khi chúng ta nói đến cái thơm của một con người là ý chúng ta muốn nói đến hay nhắc đến những con người luôn sống đẹp lòng Thiên Chúa và với mọi người trong mọi thời đại. Mà những con người ấy bắt nguồn từ Chúa Giêsu, đến các tông đồ của Ngài, và những người theo Ngài cả nam lẫn nữ khi Ngài còn sống trên trần gian này. Sau khi Ngài chết và sống lại, chúng ta con cái của Ngài vẫn còn tiếp tục sống theo Ngài cho đến ngày hôm nay. Đó là hình ảnh của các Thánh đã từng sống trọn một đời để dấn thân, hy sinh, phó mạng sống mình; để quyết tâm đi theo con đường chân, thiện, mỹ của Thầy mình là Chúa Giêsu; vì Ngài là hạnh phúc là tình yêu luôn trao ban cho nhân loại chúng ta.
Cái thơm và cái đẹp tinh tuyền ấy, quả không phải ai dễ để mà có, dù chúng ta có thật nhiều tiền cũng không mua được cái thơm và cái đẹp ấy!. Cái thơm cái đẹp của người đời thì chúng ta mua được nếu có tiền, nhưng cái đẹp tinh tuyền và trinh nguyên trong tâm hồn, chỉ có Chúa ban cho mới có mà thôi!. Bởi trong khi Chúa ban cho chúng ta sự sống hằng ngày đây, nên hiểu rằng chúng ta cũng chỉ giống như loài hoa mà thôi! Sớm nở tối tàn, và sự sống muôn đời là do chúng ta tự gầy dựng nên mới có. Mỗi người chúng ta sống trên đời này tất cả đều có chương trình riêng của mình do Chúa sắp xếp và định liệu, và con đường về Trời của mỗi người có mỗi cách khác nhau. Hiểu được rằng tự chúng ta sẽ không làm nên được công cán hay tích sự gì trước mặt Thiên Chúa; mà đường về Quê Trời được hưởng mọi phước hạnh trên Trời, cũng chẳng phải chúng ta có được nếu chúng ta cứ sống trong ích kỷ và sống riêng rẽ một mình là được đâu!. Nếu thế Chúa đâu có dậy chúng ta là hãy đi qua bằng con đường hẹp mà vào Nước Trời.
Tự tôn, tự mãn, tự đại, khinh rẻ người khác là điều không nên. Tự hạ và khiêm nhường là con đường tắt dẫn chúng ta về Quê Trời như tất cả các Thánh đã đi qua; không ai phủ nhận được là con đường ấy chẳng những hẹp mà còn rất chông gai và khổ cực. Hy sinh cả mạng sống mình để đi theo Thầy chí thánh, chí ái, và yêu thương anh chị em đồng loại của mình như yêu chính mình vậy!. Học cùng các Thánh để chúng ta cùng được nên Thánh. Học cùng các Thánh để có trái tim biết rung động trước tình người và biết chia sẻ, cảm thông, những việc làm của anh chị em, xem chừng như không đáng hay có giá trị chi. Thánh nào cũng bắt đầu theo Chúa bằng con số (0) không, nhưng kết quả của mọi công lao trong việc gầy dựng cơ sở của các Ngài, quả là một công trình không dễ một người mà có thể làm được. Thành công và thành quả ấy với ơn Chúa và sự đóng góp của mọi người đã trở nên thật vĩ đại.
Vì thế cho nên xin được nhắc lại là Chúa ban cho mỗi người chúng ta một tài năng riêng, bởi thế chúng ta chớ nên khinh rẻ anh chị em của mình. Như Thánh Têrêsa Giêsu Hài Đồng, ngài đã được bầu làm Tiến Sĩ của Hội Thánh chỉ vì ngài đã làm mọi sự trong tình yêu mến, chu toàn những việc xem ra rất hèn mọn của mình trong tu viện. Nhờ những việc hèn mọn đó cùng tất cả những công việc hèn mọn khác mà tất cả các Thánh đã làm và bây giờ họ đang được hưởng mọi phước hạnh trên Quê Trời. Một Nơi dành cho những con người lành thánh sống trọn cuộc đời của mình trong tâm tình rất khiêm nhường, tự hạ, vất vả, kiên nhẫn, hy sinh, bền tâm, bền chí, trung tín, xin vâng, tha thứ, v.v. .... cho Chúa và cho tha nhân.
Người người đầy dẫy cùng sống với nhau trên mặt đất, không ai giống ai, mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười, nhưng có phải thế rồi mình cho là mình hay hơn người anh em của mình đâu?. Đâu có phải thế rồi mình khinh rẻ người anh em của mình?. Xin hãy sống như thể ta chẳng còn thấy ngày mai. Xin biết tôn trọng người anh em của mình để còn thấy Chúa trong người anh em, tuy dù họ có thấp kém, thất học, và là hạng bần cùng trong xã hội. Nhưng có phải Mẹ Têrêsa thành Calculta đã thương yêu hết thảy mọi người và tôn trọng yêu thương mọi người như chính mình? Và Mẹ hiện giờ đang sống thật hạnh phúc bên cạnh Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, cùng Đức Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa đó không?. Nhất là công việc chung và mục đích chính là làm Sáng Danh Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hoa đẹp lại có hương thơm, chính là nhân đức tuyệt hảo của các Thánh đã làm gương cho chúng ta ở mọi thời đại. Mong lắm thay là hằng ngày chúng ta cố gắng học hỏi cùng các ngài, để ngày được trở về Quê Trời là cùng đích và là sự khao khát tuyệt đối của tất cả chúng ta. Để cuộc sống hằng ngày của chúng ta không như những bông hoa bị dập nát. Sống sao cho đúng là một Kitô hữu. Sống sao cho xứng đáng làm con cái Chúa. Làm ngọn đèn sáng cho mọi người chung quanh cũng được sáng lây. Làm chứng nhân cho Chúa giữa cuộc đời đầy bon chen, xô bồ, ghen ghét, và thù hận này!. Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao. Mong được vậy lắm thay!.
Nếu chúng ta hiểu được như thế thì điều trước tiên chúng ta phải làm mỗi buổi sáng sớm là Cảm Tạ Thiên Chúa của chúng ta là Đấng toàn năng và hằng hữu. Ngài yêu thương tất cả chúng ta và muốn mọi sự tốt đẹp đến với chúng ta như cha mẹ trần gian luôn yêu thương, lo lắng, và che chở cho con cái của mình vậy!. Là không một đứa con nào được sinh ra mà cha mẹ lại không biết tánh tình của chúng; mà không hiểu sự cá biệt của chúng và nhu cầu hằng ngày của chúng. Còn Thiên Chúa Ngài là Đấng Chủ Tể của cả trên Trời và dưới đất lại không yêu thương chúng ta hơn cha mẹ trần gian sao?. Chúng ta là con cái rất thân thiết của Ngài. Ngài ban cho chúng ta tất cả mọi tạo vật sống chung với chúng ta tất cả chỉ vì Ngài yêu thương con người nhân loại của chúng ta, một tình yêu vô biên và không giới hạn, ngay cả bông hoa rất thơm đẹp để làm cho chúng ta vui và được an ủi những khi chúng ta buồn và cô đơn.
Dưới mắt Thiên Chúa thì chúng ta từng người một là bông hoa thơm và đẹp; không phải là cái đẹp hời hợt bên ngoài, hay sự quyến rũ, đắt giá, cái thơm giả tạo, hay cố gắng để tạo cho mình thành giống cho được cái đẹp như những loài bông giả mà con người làm ra. Công nhận bàn tay con người Chúa ban cho có người có tài rất khéo tay, làm gì giả cũng giống y như thật, nhất là những món hàng mà chúng ta thường thấy bán đầy trên thị trường có cái mác "made in china". Con người Thiên Chúa tác thành có vẻ đẹp tự nhiên, nhưng trong mắt nhìn của chúng ta thì cho đó là xấu, nên phải tốn rất là nhiều tiền để sửa đổi dung nhan, cho đẹp hơn, ốm hơn, trẻ hơn, và nghe theo mấy ông bà thầy bói là sửa dung nhan lại cho được giầu hơn????. Nhưng đối với tôi thì sự sửa đổi ấy lại không trung thực với mình mà lại làm cho người ta nhìn mình, chú ý đến mình, với con mắt hiếu kỳ vì mình đã thay đổi quá nhiều và vì không còn là mình nữa!. Tôi không muốn nói là đang lành thì chữa cho thành què. Vì có rất nhiều người đang nhìn được thì lại đi sửa cho xấu hơn. Xem thân thể của mình bị nhồi nắn y như món hàng được made in china vậy!. Như ngay cả cái thơm của con người cũng có sự hiểu sai lệch hay cố ý hiểu lầm chăng?. Khi ý chúng ta muốn nói đến cái thơm của con người bên trong của chúng ta thì nhiều người lại muốn nói đến cái thơm của những bình nước hoa đắt giá và đắt tiền.
Khi chúng ta nói đến cái thơm của một con người là ý chúng ta muốn nói đến hay nhắc đến những con người luôn sống đẹp lòng Thiên Chúa và với mọi người trong mọi thời đại. Mà những con người ấy bắt nguồn từ Chúa Giêsu, đến các tông đồ của Ngài, và những người theo Ngài cả nam lẫn nữ khi Ngài còn sống trên trần gian này. Sau khi Ngài chết và sống lại, chúng ta con cái của Ngài vẫn còn tiếp tục sống theo Ngài cho đến ngày hôm nay. Đó là hình ảnh của các Thánh đã từng sống trọn một đời để dấn thân, hy sinh, phó mạng sống mình; để quyết tâm đi theo con đường chân, thiện, mỹ của Thầy mình là Chúa Giêsu; vì Ngài là hạnh phúc là tình yêu luôn trao ban cho nhân loại chúng ta.
Cái thơm và cái đẹp tinh tuyền ấy, quả không phải ai dễ để mà có, dù chúng ta có thật nhiều tiền cũng không mua được cái thơm và cái đẹp ấy!. Cái thơm cái đẹp của người đời thì chúng ta mua được nếu có tiền, nhưng cái đẹp tinh tuyền và trinh nguyên trong tâm hồn, chỉ có Chúa ban cho mới có mà thôi!. Bởi trong khi Chúa ban cho chúng ta sự sống hằng ngày đây, nên hiểu rằng chúng ta cũng chỉ giống như loài hoa mà thôi! Sớm nở tối tàn, và sự sống muôn đời là do chúng ta tự gầy dựng nên mới có. Mỗi người chúng ta sống trên đời này tất cả đều có chương trình riêng của mình do Chúa sắp xếp và định liệu, và con đường về Trời của mỗi người có mỗi cách khác nhau. Hiểu được rằng tự chúng ta sẽ không làm nên được công cán hay tích sự gì trước mặt Thiên Chúa; mà đường về Quê Trời được hưởng mọi phước hạnh trên Trời, cũng chẳng phải chúng ta có được nếu chúng ta cứ sống trong ích kỷ và sống riêng rẽ một mình là được đâu!. Nếu thế Chúa đâu có dậy chúng ta là hãy đi qua bằng con đường hẹp mà vào Nước Trời.
Tự tôn, tự mãn, tự đại, khinh rẻ người khác là điều không nên. Tự hạ và khiêm nhường là con đường tắt dẫn chúng ta về Quê Trời như tất cả các Thánh đã đi qua; không ai phủ nhận được là con đường ấy chẳng những hẹp mà còn rất chông gai và khổ cực. Hy sinh cả mạng sống mình để đi theo Thầy chí thánh, chí ái, và yêu thương anh chị em đồng loại của mình như yêu chính mình vậy!. Học cùng các Thánh để chúng ta cùng được nên Thánh. Học cùng các Thánh để có trái tim biết rung động trước tình người và biết chia sẻ, cảm thông, những việc làm của anh chị em, xem chừng như không đáng hay có giá trị chi. Thánh nào cũng bắt đầu theo Chúa bằng con số (0) không, nhưng kết quả của mọi công lao trong việc gầy dựng cơ sở của các Ngài, quả là một công trình không dễ một người mà có thể làm được. Thành công và thành quả ấy với ơn Chúa và sự đóng góp của mọi người đã trở nên thật vĩ đại.
Vì thế cho nên xin được nhắc lại là Chúa ban cho mỗi người chúng ta một tài năng riêng, bởi thế chúng ta chớ nên khinh rẻ anh chị em của mình. Như Thánh Têrêsa Giêsu Hài Đồng, ngài đã được bầu làm Tiến Sĩ của Hội Thánh chỉ vì ngài đã làm mọi sự trong tình yêu mến, chu toàn những việc xem ra rất hèn mọn của mình trong tu viện. Nhờ những việc hèn mọn đó cùng tất cả những công việc hèn mọn khác mà tất cả các Thánh đã làm và bây giờ họ đang được hưởng mọi phước hạnh trên Quê Trời. Một Nơi dành cho những con người lành thánh sống trọn cuộc đời của mình trong tâm tình rất khiêm nhường, tự hạ, vất vả, kiên nhẫn, hy sinh, bền tâm, bền chí, trung tín, xin vâng, tha thứ, v.v. .... cho Chúa và cho tha nhân.
Người người đầy dẫy cùng sống với nhau trên mặt đất, không ai giống ai, mỗi người mỗi vẻ, mười phân vẹn mười, nhưng có phải thế rồi mình cho là mình hay hơn người anh em của mình đâu?. Đâu có phải thế rồi mình khinh rẻ người anh em của mình?. Xin hãy sống như thể ta chẳng còn thấy ngày mai. Xin biết tôn trọng người anh em của mình để còn thấy Chúa trong người anh em, tuy dù họ có thấp kém, thất học, và là hạng bần cùng trong xã hội. Nhưng có phải Mẹ Têrêsa thành Calculta đã thương yêu hết thảy mọi người và tôn trọng yêu thương mọi người như chính mình? Và Mẹ hiện giờ đang sống thật hạnh phúc bên cạnh Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần, cùng Đức Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa đó không?. Nhất là công việc chung và mục đích chính là làm Sáng Danh Ba Ngôi Thiên Chúa.
Hoa đẹp lại có hương thơm, chính là nhân đức tuyệt hảo của các Thánh đã làm gương cho chúng ta ở mọi thời đại. Mong lắm thay là hằng ngày chúng ta cố gắng học hỏi cùng các ngài, để ngày được trở về Quê Trời là cùng đích và là sự khao khát tuyệt đối của tất cả chúng ta. Để cuộc sống hằng ngày của chúng ta không như những bông hoa bị dập nát. Sống sao cho đúng là một Kitô hữu. Sống sao cho xứng đáng làm con cái Chúa. Làm ngọn đèn sáng cho mọi người chung quanh cũng được sáng lây. Làm chứng nhân cho Chúa giữa cuộc đời đầy bon chen, xô bồ, ghen ghét, và thù hận này!. Một cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao. Mong được vậy lắm thay!.
Thiên Chúa của kẻ sống
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:55 04/11/2010
Chúa Nhật XXXII TN C
“Cuộc đời con người không phải là một hành trình đi từ chiếc nôi đến ngôi mộ mà là một quá trình đi từ hữu hạn đến vĩnh hằng”. Trên đây là câu nói của một bạn trẻ Công giáo trong một dịp hội thảo về ý nghĩa của cuộc đời. Chắc hẳn để có được câu nói này thì các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ Việt Nam, những người dù đang gặp nhiều khó khăn khi hướng về tương lai, nhưng một cách nào đó vẫn có một khát khao cháy bỏng vươn lên và tồn tại.
Có cuộc sống đời sau hay không? Một nhóm người phái Sađốc đã đặt ra cho Chúa Giêsu một vấn nạn qua một câu chuyện tưởng chừng như bịa, nhưng không phải là không thể xảy ra. Đâu cần đến cả thảy bảy anh em trai cùng cưới một phụ nữ theo tập tục vốn đã thành luật của người Do Thái thời bấy giờ, ngay hôm nay vẫn có đó nhiều người tái hôn cách hợp pháp khi người phối ngẫu trước đã qua đời. Thế thì đến ngày sau giải quyết tình trạng hôn nhân của họ ra sao đây? Không lẽ ngày sau thì được phép sống cảnh chồng chung vợ chạ hay sao? Dĩ nhiên theo giáo lý Công giáo, khi chuyện đã là phi pháp ngay ở đời này thì sẽ không có chuyện ấy ở đời sau.
Xét về mặt luận lý thì chúng ta không thể phủ nhận một điều gì đó khi trí khôn chưa rõ hoặc hầu như khó mà hiểu biết thấu đáo. Chẳng hạn khi chưa hiểu rõ cấu trúc vận hành của một thiên thể nào đó hay một loại virus nào đó thì không thể tiên thiên khẳng định là chúng không hiện hữu. Một số người chủ trương rằng cái gì hợp lý hay hữu lý mới hiện hữu, thì chỉ có thể hiểu sự hữu lý theo khía cạnh nội tại của chính hữu thể chứ không phải theo lôgich của luận lý con người. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần chân nhận một thực tế này: Nhiều người phủ nhận một sự thật nào đó không phải vì chính sự thật ấy xem ra không hữu lý nhưng vì sự thật ấy đụng chạm đến lối sống của mình, và rất nhiều khi sự thật ấy một cách nào đó tố cáo lối sống chưa chính đáng và phải đạo của mình.
Nhóm Sađốc vốn là những người thuộc hàng tư tế chủ trương thoả hiệp với chính quyền thời bấy giờ. Thời nào cũng thế, khi thoả hiệp, thân thiện với chính quyền thì sẽ hưởng được nhiều danh vị, lợi lộc mà có khi là bất minh và bất chính. Một khi lòng đã dính bén với của tiền, danh vọng đời này thì ít có ai dám nghĩ đến ngày phải xa, phải mất chúng. Không tin vào sự sống lại, không tin vào sự sống ngày sau, thực ra nhiều khi chỉ là một cách biện bạch cho lối sống tham danh, hám lợi cách bất chính mà thôi. Nếu chết là hết, nếu không có đời sau thì cớ sao chúng ta không tìm mọi cách vơ vét của tiền, danh vị để hưởng thụ ở đời nầy?
Thế nhưng, những người chủ trương rằng không có đời sau thì dường như lòng họ vẫn mãi không yên. Ngay sự kiện họ cố tìm cách biện minh cũng đủ minh chứng cho sự thật này. Và đặc biệt những khi họ đối diện với sự dữ, nhất là với nấm mộ gần kề thì sư băn khoăn ấy càng mãnh liệt bội phần. Không, không một ai có thể dập tắt khát vọng sống mãi nơi lòng mình. Ngay cả những người tìm đến cái chết bằng sự tự vẫn thì cũng là một hình thái của khát vọng được sống tốt đẹp và vĩnh tồn mà không có lối thoát.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Một câu khẳng định rõ ràng về các hiện hữu, nhất là về sự hiện hữu của con người. Công cuộc của Đấng hằng sống phải là những gì mãi tồn tại. Dĩ nhiên hình thức tồn tại có thay đổi theo thời gian và theo quy luật Thiên Chúa đặt định. Ánh sáng đức tin qua Lời mạc khải cho chúng ta thấy sự chết chỉ là cánh cửa để bước qua một cõi sống khác mà chúng ta gọi là sự sống đời sau. Đã có sự sống đời sau thì hẳn có sự sống lại, không phải là lấy lại sự sống như ở đời này nhưng được biến đổi và theo một quy luật khác. Chúa Kitô dùng kiểu nói “như các Thiên Thần” để ám chỉ hình thái hiện hữu này. Khi đã tin có đời sau thì chắc hẳn phải tin có sự xét xử và thưởng phạt công minh.
Giữa cuộc sống, cách sống và niềm tin có mối tương quan hữu cơ và cách nào đó có thể gọi là tương quan biện chứng. Vì tôi tin chỉ có đời này mà thôi nên tôi phải tìm cách để tận hưởng các thiện hảo đời này bất chấp mọi phương thế, cho dù nhiều khi là bất chính. Trái lại khi quá dính bén với những thiện hảo đời này và sẵn sàng chiếm hữu chúng cách phi pháp thì tôi sẽ chủ trương rằng không có đời sau. Vì nếu có đời sau thì hệ luỵ tất yếu đó là tôi phải trả lẽ về những gì tôi đã làm ở đời này.
Kitô hữu vẫn hằng tuyên xưng trong các thánh lễ Chúa Nhật và Lễ trọng:“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”(Kinh Tin Kình các thánh Tông Đồ) hay “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”(Kinh Tin kính Nicêa-Constantinôpôli). Giữa lời tuyên xưng đức tin và cuộc sống chúng ta đã có sự tương hợp thống nhất như thế nào? Cuộc đời các thánh, cách riêng các vị tử đạo là một lời tuyên xưng đức tin khả tín. Cả bảy anh em thời Macabêô và người mẹ đã anh dũng tuyên xưng đức tin về sự sống đời sau, khi chấp nhận trả giá bằng mạng sống của mình để trung thành với Thiên Chúa qua việc tuân giữ lề luật (x.2 Mcb 7). (Bài đọc thứ nhất).
Có thể nói rằng một dấu chỉ không thể thiếu của niềm tin về sự sống đời sau đó là can đảm đón nhận mọi gian khổ, sống tự do với những thiện hảo đời này, sẵn sàng từ bỏ chúng khi sự thật, công lý và tình yêu đòi hỏi.
Môt cuộc sống mà ngôn hành bất nhất thì chắc chắn thiếu sự khả tín và dĩ nhiên là không đáng kính mà nhiều khi còn bị dè bĩu, không trước mặt thì cũng sau lưng. Phải thú nhận rằng đang tồn tại hiện tượng nghịch lý và nghịch thường trong xã hội chúng ta: Những người chủ trương “duy vật” thì sống rất duy ý chí và cả “duy tâm” trong nhiều hình thái mê tín lầm lạc, còn người tuyên xưng có linh hồn bất tử, thân xác sẽ sống lại, tuyên xưng có sự sống đời sau thì lại sợ khó, ngại khổ, không dám mạnh mẽ rao truyền chân lý, chưa can đảm bảo vệ công lý, chưa sẵn sàng từ bỏ chút danh vị hay quyền lợi để sống giới luật mới, giới luật yêu thương mà Chúa Kitô đã truyền (x.Ga 13,34-35).
Xin thử hỏi rằng chúng ta đã can đảm đón nhận mọi gian khổ để rao truyền chân lý, để bảo vệ công lý chưa? Xin thử hỏi rằng chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi, danh vị của mình để sống yêu thương phục vụ tha nhân, phục vụ người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh, bị áp bức, bị bỏ rơi… trong xã hội và trong giáo hội như thế nào? Thành thực trả lời những câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết mức độ của lòng tin chúng ta vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống như thế nào và sẽ biết niềm tin của chúng ta về sự sống ngày sau ra sao.
“Cuộc đời con người không phải là một hành trình đi từ chiếc nôi đến ngôi mộ mà là một quá trình đi từ hữu hạn đến vĩnh hằng”. Trên đây là câu nói của một bạn trẻ Công giáo trong một dịp hội thảo về ý nghĩa của cuộc đời. Chắc hẳn để có được câu nói này thì các bạn trẻ, cách riêng các bạn trẻ Việt Nam, những người dù đang gặp nhiều khó khăn khi hướng về tương lai, nhưng một cách nào đó vẫn có một khát khao cháy bỏng vươn lên và tồn tại.
Có cuộc sống đời sau hay không? Một nhóm người phái Sađốc đã đặt ra cho Chúa Giêsu một vấn nạn qua một câu chuyện tưởng chừng như bịa, nhưng không phải là không thể xảy ra. Đâu cần đến cả thảy bảy anh em trai cùng cưới một phụ nữ theo tập tục vốn đã thành luật của người Do Thái thời bấy giờ, ngay hôm nay vẫn có đó nhiều người tái hôn cách hợp pháp khi người phối ngẫu trước đã qua đời. Thế thì đến ngày sau giải quyết tình trạng hôn nhân của họ ra sao đây? Không lẽ ngày sau thì được phép sống cảnh chồng chung vợ chạ hay sao? Dĩ nhiên theo giáo lý Công giáo, khi chuyện đã là phi pháp ngay ở đời này thì sẽ không có chuyện ấy ở đời sau.
Xét về mặt luận lý thì chúng ta không thể phủ nhận một điều gì đó khi trí khôn chưa rõ hoặc hầu như khó mà hiểu biết thấu đáo. Chẳng hạn khi chưa hiểu rõ cấu trúc vận hành của một thiên thể nào đó hay một loại virus nào đó thì không thể tiên thiên khẳng định là chúng không hiện hữu. Một số người chủ trương rằng cái gì hợp lý hay hữu lý mới hiện hữu, thì chỉ có thể hiểu sự hữu lý theo khía cạnh nội tại của chính hữu thể chứ không phải theo lôgich của luận lý con người. Tuy nhiên ở đây chúng ta cần chân nhận một thực tế này: Nhiều người phủ nhận một sự thật nào đó không phải vì chính sự thật ấy xem ra không hữu lý nhưng vì sự thật ấy đụng chạm đến lối sống của mình, và rất nhiều khi sự thật ấy một cách nào đó tố cáo lối sống chưa chính đáng và phải đạo của mình.
Nhóm Sađốc vốn là những người thuộc hàng tư tế chủ trương thoả hiệp với chính quyền thời bấy giờ. Thời nào cũng thế, khi thoả hiệp, thân thiện với chính quyền thì sẽ hưởng được nhiều danh vị, lợi lộc mà có khi là bất minh và bất chính. Một khi lòng đã dính bén với của tiền, danh vọng đời này thì ít có ai dám nghĩ đến ngày phải xa, phải mất chúng. Không tin vào sự sống lại, không tin vào sự sống ngày sau, thực ra nhiều khi chỉ là một cách biện bạch cho lối sống tham danh, hám lợi cách bất chính mà thôi. Nếu chết là hết, nếu không có đời sau thì cớ sao chúng ta không tìm mọi cách vơ vét của tiền, danh vị để hưởng thụ ở đời nầy?
Thế nhưng, những người chủ trương rằng không có đời sau thì dường như lòng họ vẫn mãi không yên. Ngay sự kiện họ cố tìm cách biện minh cũng đủ minh chứng cho sự thật này. Và đặc biệt những khi họ đối diện với sự dữ, nhất là với nấm mộ gần kề thì sư băn khoăn ấy càng mãnh liệt bội phần. Không, không một ai có thể dập tắt khát vọng sống mãi nơi lòng mình. Ngay cả những người tìm đến cái chết bằng sự tự vẫn thì cũng là một hình thái của khát vọng được sống tốt đẹp và vĩnh tồn mà không có lối thoát.
Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống. Một câu khẳng định rõ ràng về các hiện hữu, nhất là về sự hiện hữu của con người. Công cuộc của Đấng hằng sống phải là những gì mãi tồn tại. Dĩ nhiên hình thức tồn tại có thay đổi theo thời gian và theo quy luật Thiên Chúa đặt định. Ánh sáng đức tin qua Lời mạc khải cho chúng ta thấy sự chết chỉ là cánh cửa để bước qua một cõi sống khác mà chúng ta gọi là sự sống đời sau. Đã có sự sống đời sau thì hẳn có sự sống lại, không phải là lấy lại sự sống như ở đời này nhưng được biến đổi và theo một quy luật khác. Chúa Kitô dùng kiểu nói “như các Thiên Thần” để ám chỉ hình thái hiện hữu này. Khi đã tin có đời sau thì chắc hẳn phải tin có sự xét xử và thưởng phạt công minh.
Giữa cuộc sống, cách sống và niềm tin có mối tương quan hữu cơ và cách nào đó có thể gọi là tương quan biện chứng. Vì tôi tin chỉ có đời này mà thôi nên tôi phải tìm cách để tận hưởng các thiện hảo đời này bất chấp mọi phương thế, cho dù nhiều khi là bất chính. Trái lại khi quá dính bén với những thiện hảo đời này và sẵn sàng chiếm hữu chúng cách phi pháp thì tôi sẽ chủ trương rằng không có đời sau. Vì nếu có đời sau thì hệ luỵ tất yếu đó là tôi phải trả lẽ về những gì tôi đã làm ở đời này.
Kitô hữu vẫn hằng tuyên xưng trong các thánh lễ Chúa Nhật và Lễ trọng:“Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống vậy”(Kinh Tin Kình các thánh Tông Đồ) hay “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”(Kinh Tin kính Nicêa-Constantinôpôli). Giữa lời tuyên xưng đức tin và cuộc sống chúng ta đã có sự tương hợp thống nhất như thế nào? Cuộc đời các thánh, cách riêng các vị tử đạo là một lời tuyên xưng đức tin khả tín. Cả bảy anh em thời Macabêô và người mẹ đã anh dũng tuyên xưng đức tin về sự sống đời sau, khi chấp nhận trả giá bằng mạng sống của mình để trung thành với Thiên Chúa qua việc tuân giữ lề luật (x.2 Mcb 7). (Bài đọc thứ nhất).
Có thể nói rằng một dấu chỉ không thể thiếu của niềm tin về sự sống đời sau đó là can đảm đón nhận mọi gian khổ, sống tự do với những thiện hảo đời này, sẵn sàng từ bỏ chúng khi sự thật, công lý và tình yêu đòi hỏi.
Môt cuộc sống mà ngôn hành bất nhất thì chắc chắn thiếu sự khả tín và dĩ nhiên là không đáng kính mà nhiều khi còn bị dè bĩu, không trước mặt thì cũng sau lưng. Phải thú nhận rằng đang tồn tại hiện tượng nghịch lý và nghịch thường trong xã hội chúng ta: Những người chủ trương “duy vật” thì sống rất duy ý chí và cả “duy tâm” trong nhiều hình thái mê tín lầm lạc, còn người tuyên xưng có linh hồn bất tử, thân xác sẽ sống lại, tuyên xưng có sự sống đời sau thì lại sợ khó, ngại khổ, không dám mạnh mẽ rao truyền chân lý, chưa can đảm bảo vệ công lý, chưa sẵn sàng từ bỏ chút danh vị hay quyền lợi để sống giới luật mới, giới luật yêu thương mà Chúa Kitô đã truyền (x.Ga 13,34-35).
Xin thử hỏi rằng chúng ta đã can đảm đón nhận mọi gian khổ để rao truyền chân lý, để bảo vệ công lý chưa? Xin thử hỏi rằng chúng ta đã sẵn sàng từ bỏ những quyền lợi, danh vị của mình để sống yêu thương phục vụ tha nhân, phục vụ người nghèo, người khốn khổ, bất hạnh, bị áp bức, bị bỏ rơi… trong xã hội và trong giáo hội như thế nào? Thành thực trả lời những câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết mức độ của lòng tin chúng ta vào Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống như thế nào và sẽ biết niềm tin của chúng ta về sự sống ngày sau ra sao.
Niềm hy vọng phục sinh
Phanxicô Xaviê
10:56 04/11/2010
Hầu hết các tôn giáo cũng đều nghĩ rằng chết chưa phải là hết. Con người sau khi chết được đưa sang một thế giới khác để tiếp tục sống. Thế nên mới có câu: thác là thể phách, còn là tinh anh. Tức là người ta chỉ chết về phần thể xác, nhưng phần linh thiêng nơi con người sẽ còn sống mãi. Hoặc để hưởng hạnh phúc nếu khi còn sống người ta đã ăn ngay ở lành, hoặc để chịu phạt nếu ngược lại, người ta đã ăn ở độc ác. Chúng ta không cần đi sâu vào những quan niệm này. Chỉ biết rằng chẳng có tôn giáo nào nói đến việc con người chết đi rồi sẽ sống lại như đạo Công Giáo đã dạy. Nhất là trong bài sách Maccabê và bài Tin mừng của phụng vụ Chúa nhật XXXII thường niên – nói với chúng ta rất rõ về việc sống lại sau này.
Ngay cả đạo Do Thái cũng không dứt khoát về điểm này. Quan niệm của các sách Cựu ước về đời sau không đơn nhất và rõ rệt. Mặc dù vẫn tin có đời sau, nhưng đời sau đối với họ là đêm tối. Lý do vì đó là thế giới của sự chết, của âm phủ. Không những không có ánh sáng của Chúa ở nơi đó mà tại đây cũng chẳng còn ai kêu cầu danh Chúa. Người Do Thái không nghĩ rằng: sinh ký tử quy, sống gửi thác về. Và họ không có kim tự tháp như người Ai Cập, hoặc các lăng mộ như người Việt Nam. Họ không tin lắm ở giá trị đời sau.
Phụng vụ cho chúng ta nghe câu chuyện thời Hy lạp đô hộ Do Thái. Bấy giờ là khoảng năm 169 trước CN, vua Antiochus Ephiphane chiếm đóng Palestine. Ông bắt người Do Thái tuân giứ những tập tục, cũng như cách sống của người Hy Lạp đi ngược lại với lề luật Môisê. Ông truyền cho dân phải làm những điều cấm kỵ trong luật. Người Do Thái đã chống trả mạnh mẽ đường lối của nhà vua để trung thành với lề luật. Hình ảnh bảy anh em can đảm đón nhận cực hình trước mắt người mẹ không ngừng động viên con cái mình. Và tất cả họ đã chết vì đạo sau khi chịu những tra tấn hành hạ thật dã man, là minh chứng hùng hồn của niềm tin. Sự can đảm của các anh hùng tử đạo được nuôi dưỡng bởi niềm tin vào sự sống lại. Đó chính là niềm hy vọng được khắc ghi và bảo đảm trong lề luật và trong tâm khảm của mọi tín hữu. Sau này nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô đã biến hy vọng này thành hiện thực.
Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta về sự sống lại và sống đời đời sẽ còn vang vọng mãi: “Tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Nhưng thời Đức Giêsu, nhóm Xa-đốc, là một nhóm có ảnh hưởng về mặt tôn giáo, do việc họ phụ trách đền thờ Giêrusalem. Đức tin và đời sống tôn giáo của họ chỉ dựa trên năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, tức là bộ Ngũ Thư mà ban bố Lề Luật. Họ không tin có sự sống lại, trong khi Đức Giêsu và nhóm Pha-ri-sêu chủ trương là có. Để tìm cách minh chứng quan điểm của mình, họ đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi lố bịch; “Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”. Câu hỏi này dựa trên “luật thế huynh”, luật về anh em chồng: nếu một người chết đi mà không có con nối dòng, thì anh em của người ấy phải lấy vợ góa của người này.
Đức Giêsu phủ nhận kiểu giải thích của các kinh sư về sự sống lại. Người nói: ở đời này người ta dựng vợ gả chồng để nối tiếp sự sống của mình cho đến muôn đời qua các thế hệ. Còn những ai “đáng sống lại từ cõi chết”, sẽ giống như các thiên thần và sống mãi mãi. Như vậy sẽ không cần có các liên hệ hôn nhân hoặc có con để nối dõi, không còn lệ thuộc những điều kiện của trần gian. Nhờ được liên kết với Thiên Chúa hằng sống, người ta sẽ được tham dự vào đời sống thần linh. Câu trả lời của Chúa Giêsu trước người Xa-đốc cho thấy cuộc sống đời sau không phải như hiện tại. Có nghĩa là con người đã thực sự được giải thoát khỏi nô lệ cho tội lỗi và sự chết, đồng thời thoát khỏi mọi giới hạn của thế giới này để trở nên bất tử, nên con cái tự do của Thiên Chúa.
Đối diện với cái chết luôn là một nỗi âu lo, ám ảnh và đáng sợ đối với tâm thức con người. Quan niệm về cái chết và sự sống đời sau như thế nào đều ảnh hưởng đến cuộc sống và cách sống tại thế này. Phần đông, trong tâm thức và niềm tin bình dân của con người nói chung và của người Việt nam nói riêng, mô phỏng cuộc sống cõi âm cũng giống như ở dương thế vậy. Những người Xa-đốc khi chất vấn Đức Giêsu đưa ra lập luận về hôn nhân, họ cũng tưởng rằng đời sống mai hậu như cuộc sống hiện tại. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm từ cuộc sống hiện tại để suy đoán cuộc sống mai sau.
Những người Xa-đốc đã chứng kiến các phép lạ Đức Giêsu làm cho con gái ông Da-ia, con trai bà góa thành Ma-im, và cả La-da-rô được hoàn sinh. Thật ra những người này chỉ trở lại cuộc sống bình thường. Sự sống lại mà Đức Giêsu loan báo, khác hẳn. Sống lại là biến đổi sang một đời sống mới. Thân xác không còn lệ thuộc các điều kiện sinh lý tự nhiên.
Một số người ngày nay từ chối tin vào sự sống lại, vì họ không tin có Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu là người đầu tiên trong nhân loại đã từ cõi chết sống lại, thân xác Người biến đổi hoàn toàn. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta. Dĩ nhiên, ai cũng được sống lại vào ngày sau hết. Nhưng khi sống lại, số phận chúng ta sẽ ra sao. Sống lại để hưởng vinh quang với Thiên Chúa, hay để chịu ô nhục. Tùy thái độ chọn lựa của chúng ta hôm nay khi còn sống. Nếu không tôn trọng sự sống đời này, chỉ biết hủy diệt nó thì sẽ chẳng bao giờ có sự sống đời sau. Thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu Thessalonica trung thành với giáo huấn đã lãnh nhận, kiên tâm giữ vững niềm tin, luôn cậy dựa vào sự quan phòng che chở của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Trong mầu nhiệm hiệp thông, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn và xin các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho ta cũng luôn trung thành với giáo huấn của Người.
Ngay cả đạo Do Thái cũng không dứt khoát về điểm này. Quan niệm của các sách Cựu ước về đời sau không đơn nhất và rõ rệt. Mặc dù vẫn tin có đời sau, nhưng đời sau đối với họ là đêm tối. Lý do vì đó là thế giới của sự chết, của âm phủ. Không những không có ánh sáng của Chúa ở nơi đó mà tại đây cũng chẳng còn ai kêu cầu danh Chúa. Người Do Thái không nghĩ rằng: sinh ký tử quy, sống gửi thác về. Và họ không có kim tự tháp như người Ai Cập, hoặc các lăng mộ như người Việt Nam. Họ không tin lắm ở giá trị đời sau.
Phụng vụ cho chúng ta nghe câu chuyện thời Hy lạp đô hộ Do Thái. Bấy giờ là khoảng năm 169 trước CN, vua Antiochus Ephiphane chiếm đóng Palestine. Ông bắt người Do Thái tuân giứ những tập tục, cũng như cách sống của người Hy Lạp đi ngược lại với lề luật Môisê. Ông truyền cho dân phải làm những điều cấm kỵ trong luật. Người Do Thái đã chống trả mạnh mẽ đường lối của nhà vua để trung thành với lề luật. Hình ảnh bảy anh em can đảm đón nhận cực hình trước mắt người mẹ không ngừng động viên con cái mình. Và tất cả họ đã chết vì đạo sau khi chịu những tra tấn hành hạ thật dã man, là minh chứng hùng hồn của niềm tin. Sự can đảm của các anh hùng tử đạo được nuôi dưỡng bởi niềm tin vào sự sống lại. Đó chính là niềm hy vọng được khắc ghi và bảo đảm trong lề luật và trong tâm khảm của mọi tín hữu. Sau này nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô đã biến hy vọng này thành hiện thực.
Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta về sự sống lại và sống đời đời sẽ còn vang vọng mãi: “Tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Nhưng thời Đức Giêsu, nhóm Xa-đốc, là một nhóm có ảnh hưởng về mặt tôn giáo, do việc họ phụ trách đền thờ Giêrusalem. Đức tin và đời sống tôn giáo của họ chỉ dựa trên năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, tức là bộ Ngũ Thư mà ban bố Lề Luật. Họ không tin có sự sống lại, trong khi Đức Giêsu và nhóm Pha-ri-sêu chủ trương là có. Để tìm cách minh chứng quan điểm của mình, họ đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi lố bịch; “Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”. Câu hỏi này dựa trên “luật thế huynh”, luật về anh em chồng: nếu một người chết đi mà không có con nối dòng, thì anh em của người ấy phải lấy vợ góa của người này.
Đức Giêsu phủ nhận kiểu giải thích của các kinh sư về sự sống lại. Người nói: ở đời này người ta dựng vợ gả chồng để nối tiếp sự sống của mình cho đến muôn đời qua các thế hệ. Còn những ai “đáng sống lại từ cõi chết”, sẽ giống như các thiên thần và sống mãi mãi. Như vậy sẽ không cần có các liên hệ hôn nhân hoặc có con để nối dõi, không còn lệ thuộc những điều kiện của trần gian. Nhờ được liên kết với Thiên Chúa hằng sống, người ta sẽ được tham dự vào đời sống thần linh. Câu trả lời của Chúa Giêsu trước người Xa-đốc cho thấy cuộc sống đời sau không phải như hiện tại. Có nghĩa là con người đã thực sự được giải thoát khỏi nô lệ cho tội lỗi và sự chết, đồng thời thoát khỏi mọi giới hạn của thế giới này để trở nên bất tử, nên con cái tự do của Thiên Chúa.
Đối diện với cái chết luôn là một nỗi âu lo, ám ảnh và đáng sợ đối với tâm thức con người. Quan niệm về cái chết và sự sống đời sau như thế nào đều ảnh hưởng đến cuộc sống và cách sống tại thế này. Phần đông, trong tâm thức và niềm tin bình dân của con người nói chung và của người Việt nam nói riêng, mô phỏng cuộc sống cõi âm cũng giống như ở dương thế vậy. Những người Xa-đốc khi chất vấn Đức Giêsu đưa ra lập luận về hôn nhân, họ cũng tưởng rằng đời sống mai hậu như cuộc sống hiện tại. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm từ cuộc sống hiện tại để suy đoán cuộc sống mai sau.
Những người Xa-đốc đã chứng kiến các phép lạ Đức Giêsu làm cho con gái ông Da-ia, con trai bà góa thành Ma-im, và cả La-da-rô được hoàn sinh. Thật ra những người này chỉ trở lại cuộc sống bình thường. Sự sống lại mà Đức Giêsu loan báo, khác hẳn. Sống lại là biến đổi sang một đời sống mới. Thân xác không còn lệ thuộc các điều kiện sinh lý tự nhiên.
Một số người ngày nay từ chối tin vào sự sống lại, vì họ không tin có Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu là người đầu tiên trong nhân loại đã từ cõi chết sống lại, thân xác Người biến đổi hoàn toàn. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta. Dĩ nhiên, ai cũng được sống lại vào ngày sau hết. Nhưng khi sống lại, số phận chúng ta sẽ ra sao. Sống lại để hưởng vinh quang với Thiên Chúa, hay để chịu ô nhục. Tùy thái độ chọn lựa của chúng ta hôm nay khi còn sống. Nếu không tôn trọng sự sống đời này, chỉ biết hủy diệt nó thì sẽ chẳng bao giờ có sự sống đời sau. Thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu Thessalonica trung thành với giáo huấn đã lãnh nhận, kiên tâm giữ vững niềm tin, luôn cậy dựa vào sự quan phòng che chở của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Trong mầu nhiệm hiệp thông, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn và xin các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho ta cũng luôn trung thành với giáo huấn của Người.
Thiên Chúa của kẻ sống
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:56 04/11/2010
Hầu hết các tôn giáo cũng đều nghĩ rằng chết chưa phải là hết. Con người sau khi chết được đưa sang một thế giới khác để tiếp tục sống. Thế nên mới có câu: thác là thể phách, còn là tinh anh. Tức là người ta chỉ chết về phần thể xác, nhưng phần linh thiêng nơi con người sẽ còn sống mãi. Hoặc để hưởng hạnh phúc nếu khi còn sống người ta đã ăn ngay ở lành, hoặc để chịu phạt nếu ngược lại, người ta đã ăn ở độc ác. Chúng ta không cần đi sâu vào những quan niệm này. Chỉ biết rằng chẳng có tôn giáo nào nói đến việc con người chết đi rồi sẽ sống lại như đạo Công Giáo đã dạy. Nhất là trong bài sách Maccabê và bài Tin mừng của phụng vụ Chúa nhật XXXII thường niên – nói với chúng ta rất rõ về việc sống lại sau này.
Ngay cả đạo Do Thái cũng không dứt khoát về điểm này. Quan niệm của các sách Cựu ước về đời sau không đơn nhất và rõ rệt. Mặc dù vẫn tin có đời sau, nhưng đời sau đối với họ là đêm tối. Lý do vì đó là thế giới của sự chết, của âm phủ. Không những không có ánh sáng của Chúa ở nơi đó mà tại đây cũng chẳng còn ai kêu cầu danh Chúa. Người Do Thái không nghĩ rằng: sinh ký tử quy, sống gửi thác về. Và họ không có kim tự tháp như người Ai Cập, hoặc các lăng mộ như người Việt Nam. Họ không tin lắm ở giá trị đời sau.
Phụng vụ cho chúng ta nghe câu chuyện thời Hy lạp đô hộ Do Thái. Bấy giờ là khoảng năm 169 trước CN, vua Antiochus Ephiphane chiếm đóng Palestine. Ông bắt người Do Thái tuân giứ những tập tục, cũng như cách sống của người Hy Lạp đi ngược lại với lề luật Môisê. Ông truyền cho dân phải làm những điều cấm kỵ trong luật. Người Do Thái đã chống trả mạnh mẽ đường lối của nhà vua để trung thành với lề luật. Hình ảnh bảy anh em can đảm đón nhận cực hình trước mắt người mẹ không ngừng động viên con cái mình. Và tất cả họ đã chết vì đạo sau khi chịu những tra tấn hành hạ thật dã man, là minh chứng hùng hồn của niềm tin. Sự can đảm của các anh hùng tử đạo được nuôi dưỡng bởi niềm tin vào sự sống lại. Đó chính là niềm hy vọng được khắc ghi và bảo đảm trong lề luật và trong tâm khảm của mọi tín hữu. Sau này nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô đã biến hy vọng này thành hiện thực.
Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta về sự sống lại và sống đời đời sẽ còn vang vọng mãi: “Tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Nhưng thời Đức Giêsu, nhóm Xa-đốc, là một nhóm có ảnh hưởng về mặt tôn giáo, do việc họ phụ trách đền thờ Giêrusalem. Đức tin và đời sống tôn giáo của họ chỉ dựa trên năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, tức là bộ Ngũ Thư mà ban bố Lề Luật. Họ không tin có sự sống lại, trong khi Đức Giêsu và nhóm Pha-ri-sêu chủ trương là có. Để tìm cách minh chứng quan điểm của mình, họ đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi lố bịch; “Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”. Câu hỏi này dựa trên “luật thế huynh”, luật về anh em chồng: nếu một người chết đi mà không có con nối dòng, thì anh em của người ấy phải lấy vợ góa của người này.
Đức Giêsu phủ nhận kiểu giải thích của các kinh sư về sự sống lại. Người nói: ở đời này người ta dựng vợ gả chồng để nối tiếp sự sống của mình cho đến muôn đời qua các thế hệ. Còn những ai “đáng sống lại từ cõi chết”, sẽ giống như các thiên thần và sống mãi mãi. Như vậy sẽ không cần có các liên hệ hôn nhân hoặc có con để nối dõi, không còn lệ thuộc những điều kiện của trần gian. Nhờ được liên kết với Thiên Chúa hằng sống, người ta sẽ được tham dự vào đời sống thần linh. Câu trả lời của Chúa Giêsu trước người Xa-đốc cho thấy cuộc sống đời sau không phải như hiện tại. Có nghĩa là con người đã thực sự được giải thoát khỏi nô lệ cho tội lỗi và sự chết, đồng thời thoát khỏi mọi giới hạn của thế giới này để trở nên bất tử, nên con cái tự do của Thiên Chúa.
Đối diện với cái chết luôn là một nỗi âu lo, ám ảnh và đáng sợ đối với tâm thức con người. Quan niệm về cái chết và sự sống đời sau như thế nào đều ảnh hưởng đến cuộc sống và cách sống tại thế này. Phần đông, trong tâm thức và niềm tin bình dân của con người nói chung và của người Việt nam nói riêng, mô phỏng cuộc sống cõi âm cũng giống như ở dương thế vậy. Những người Xa-đốc khi chất vấn Đức Giêsu đưa ra lập luận về hôn nhân, họ cũng tưởng rằng đời sống mai hậu như cuộc sống hiện tại. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm từ cuộc sống hiện tại để suy đoán cuộc sống mai sau.
Những người Xa-đốc đã chứng kiến các phép lạ Đức Giêsu làm cho con gái ông Da-ia, con trai bà góa thành Ma-im, và cả La-da-rô được hoàn sinh. Thật ra những người này chỉ trở lại cuộc sống bình thường. Sự sống lại mà Đức Giêsu loan báo, khác hẳn. Sống lại là biến đổi sang một đời sống mới. Thân xác không còn lệ thuộc các điều kiện sinh lý tự nhiên.
Một số người ngày nay từ chối tin vào sự sống lại, vì họ không tin có Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu là người đầu tiên trong nhân loại đã từ cõi chết sống lại, thân xác Người biến đổi hoàn toàn. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta. Dĩ nhiên, ai cũng được sống lại vào ngày sau hết. Nhưng khi sống lại, số phận chúng ta sẽ ra sao. Sống lại để hưởng vinh quang với Thiên Chúa, hay để chịu ô nhục. Tùy thái độ chọn lựa của chúng ta hôm nay khi còn sống. Nếu không tôn trọng sự sống đời này, chỉ biết hủy diệt nó thì sẽ chẳng bao giờ có sự sống đời sau. Thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu Thessalonica trung thành với giáo huấn đã lãnh nhận, kiên tâm giữ vững niềm tin, luôn cậy dựa vào sự quan phòng che chở của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Trong mầu nhiệm hiệp thông, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn và xin các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho ta cũng luôn trung thành với giáo huấn của Người.
Ngay cả đạo Do Thái cũng không dứt khoát về điểm này. Quan niệm của các sách Cựu ước về đời sau không đơn nhất và rõ rệt. Mặc dù vẫn tin có đời sau, nhưng đời sau đối với họ là đêm tối. Lý do vì đó là thế giới của sự chết, của âm phủ. Không những không có ánh sáng của Chúa ở nơi đó mà tại đây cũng chẳng còn ai kêu cầu danh Chúa. Người Do Thái không nghĩ rằng: sinh ký tử quy, sống gửi thác về. Và họ không có kim tự tháp như người Ai Cập, hoặc các lăng mộ như người Việt Nam. Họ không tin lắm ở giá trị đời sau.
Phụng vụ cho chúng ta nghe câu chuyện thời Hy lạp đô hộ Do Thái. Bấy giờ là khoảng năm 169 trước CN, vua Antiochus Ephiphane chiếm đóng Palestine. Ông bắt người Do Thái tuân giứ những tập tục, cũng như cách sống của người Hy Lạp đi ngược lại với lề luật Môisê. Ông truyền cho dân phải làm những điều cấm kỵ trong luật. Người Do Thái đã chống trả mạnh mẽ đường lối của nhà vua để trung thành với lề luật. Hình ảnh bảy anh em can đảm đón nhận cực hình trước mắt người mẹ không ngừng động viên con cái mình. Và tất cả họ đã chết vì đạo sau khi chịu những tra tấn hành hạ thật dã man, là minh chứng hùng hồn của niềm tin. Sự can đảm của các anh hùng tử đạo được nuôi dưỡng bởi niềm tin vào sự sống lại. Đó chính là niềm hy vọng được khắc ghi và bảo đảm trong lề luật và trong tâm khảm của mọi tín hữu. Sau này nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Kitô đã biến hy vọng này thành hiện thực.
Chúng ta đang sống những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, trong tháng cầu cho các tín hữu đã qua đời. Lời tuyên xưng đức tin của chúng ta về sự sống lại và sống đời đời sẽ còn vang vọng mãi: “Tôi tin kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”. Nhưng thời Đức Giêsu, nhóm Xa-đốc, là một nhóm có ảnh hưởng về mặt tôn giáo, do việc họ phụ trách đền thờ Giêrusalem. Đức tin và đời sống tôn giáo của họ chỉ dựa trên năm cuốn đầu tiên của Kinh Thánh, tức là bộ Ngũ Thư mà ban bố Lề Luật. Họ không tin có sự sống lại, trong khi Đức Giêsu và nhóm Pha-ri-sêu chủ trương là có. Để tìm cách minh chứng quan điểm của mình, họ đặt ra cho Đức Giêsu một câu hỏi lố bịch; “Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ?”. Câu hỏi này dựa trên “luật thế huynh”, luật về anh em chồng: nếu một người chết đi mà không có con nối dòng, thì anh em của người ấy phải lấy vợ góa của người này.
Đức Giêsu phủ nhận kiểu giải thích của các kinh sư về sự sống lại. Người nói: ở đời này người ta dựng vợ gả chồng để nối tiếp sự sống của mình cho đến muôn đời qua các thế hệ. Còn những ai “đáng sống lại từ cõi chết”, sẽ giống như các thiên thần và sống mãi mãi. Như vậy sẽ không cần có các liên hệ hôn nhân hoặc có con để nối dõi, không còn lệ thuộc những điều kiện của trần gian. Nhờ được liên kết với Thiên Chúa hằng sống, người ta sẽ được tham dự vào đời sống thần linh. Câu trả lời của Chúa Giêsu trước người Xa-đốc cho thấy cuộc sống đời sau không phải như hiện tại. Có nghĩa là con người đã thực sự được giải thoát khỏi nô lệ cho tội lỗi và sự chết, đồng thời thoát khỏi mọi giới hạn của thế giới này để trở nên bất tử, nên con cái tự do của Thiên Chúa.
Đối diện với cái chết luôn là một nỗi âu lo, ám ảnh và đáng sợ đối với tâm thức con người. Quan niệm về cái chết và sự sống đời sau như thế nào đều ảnh hưởng đến cuộc sống và cách sống tại thế này. Phần đông, trong tâm thức và niềm tin bình dân của con người nói chung và của người Việt nam nói riêng, mô phỏng cuộc sống cõi âm cũng giống như ở dương thế vậy. Những người Xa-đốc khi chất vấn Đức Giêsu đưa ra lập luận về hôn nhân, họ cũng tưởng rằng đời sống mai hậu như cuộc sống hiện tại. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm từ cuộc sống hiện tại để suy đoán cuộc sống mai sau.
Những người Xa-đốc đã chứng kiến các phép lạ Đức Giêsu làm cho con gái ông Da-ia, con trai bà góa thành Ma-im, và cả La-da-rô được hoàn sinh. Thật ra những người này chỉ trở lại cuộc sống bình thường. Sự sống lại mà Đức Giêsu loan báo, khác hẳn. Sống lại là biến đổi sang một đời sống mới. Thân xác không còn lệ thuộc các điều kiện sinh lý tự nhiên.
Một số người ngày nay từ chối tin vào sự sống lại, vì họ không tin có Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu là người đầu tiên trong nhân loại đã từ cõi chết sống lại, thân xác Người biến đổi hoàn toàn. Đó là niềm tin và hy vọng của chúng ta. Dĩ nhiên, ai cũng được sống lại vào ngày sau hết. Nhưng khi sống lại, số phận chúng ta sẽ ra sao. Sống lại để hưởng vinh quang với Thiên Chúa, hay để chịu ô nhục. Tùy thái độ chọn lựa của chúng ta hôm nay khi còn sống. Nếu không tôn trọng sự sống đời này, chỉ biết hủy diệt nó thì sẽ chẳng bao giờ có sự sống đời sau. Thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu Thessalonica trung thành với giáo huấn đã lãnh nhận, kiên tâm giữ vững niềm tin, luôn cậy dựa vào sự quan phòng che chở của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu Kitô. Trong mầu nhiệm hiệp thông, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn và xin các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho ta cũng luôn trung thành với giáo huấn của Người.
Sự chết
LM Giuse Trần Việt Hùng
11:00 04/11/2010
Tin tức đau thương dồn dập xảy ra trên quê hương Việt Nam thân yêu, tại các tỉnh miền Trung: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình và các tỉnh lân cận. Trong tháng vừa qua, nơi những vùng nghèo khổ nhất của đất nước đã xảy ra thiên tai bão tố và trận lụt chết người, ruộng vườn nhà cửa, trầu bò súc vật bị cuốn trôi theo dòng nước. Đầu tháng mười, trận bão lụt thứ nhất đã cướp mất 64 mạng người và thiệt hại về của cải thì vô kể. Rồi tuần vừa qua từ ngày 25 tháng 10, 2010, nước lũ lại ngập tràn lần nữa, đã kéo theo cả chiếc xe đò gồm 18 người chết ngộp chìm trong xe và trong vài ngày qua tổng cộng là 59 người đã ra đi và trên 150 ngàn ngôi nhà bị ảnh hưởng tàn phá lũ lụt. Chúng ta biết mỗi một mạng người là một huyền nhiệm sự sống. Họ có gia đình, họ hàng, thân tộc và có một cuộc đời. Thiên tai bão lụt đã cắt đứt sự sống và giây liên đới ràng buộc con người. Làm sao chúng ta có thể diễn tả sự cảm thông và nỗi đau đớn mất mát cùng cực này. Người chết ra đi trong giá lạnh, người còn thì trắng tay. Trong tháng Các Linh Hồn, chúng ta dùng đôi phút suy gẫm về sự chết và dâng lời cầu nguyện cho mọi người đang bị lầm than.
1. Sợ Chết
Thiên Chúa cho con người được có sự sống và hiện hữu trên thế gian. Đây là một hồng ân vô cùng cao quý. Mỗi người chúng ta được mở mắt chào đời và được đồng hành với nhân loại trong một khoảng thời gian và không gian. Không một thụ tạo nào được sống mãi. Có sinh thì có tử. Có lúc bắt đầu rồi sẽ có lúc kết thúc. Chúng ta không đi ra ngoài quy luật tự nhiên này. Chúng ta không thể bám víu vào cái thế giới hay thay đổi và sẽ qua đi này. Vũ trụ chung quanh luôn thay đổi, mọi loài thụ tạo cũng thay đổi không ngừng. Muôn vật đều xuôi theo một dòng chảy. Sự sống này nối tiếp sự sống khác. Thiên Chúa đã sắp đặt thời gian cho mỗi loại thụ tạo. Con người chúng ta được chia sẻ sự sống từ chính Thiên Chúa. Ngài chính là nguồn của mọi sự sống. Sự sống truyền sinh sự sống. Sự sống của nguyên tổ được nối kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự sống là một dây chuyền không ngừng nghỉ. Sự sống sẽ không chết nhưng con người sẽ chết. Chúng ta đi vào đời với thân xác vật chất này, rồi sẽ có ngày chúng ta ra đi và thân xác sẽ tan biến. Chúng ta ai cũng muốn sống và sống lâu, nhưng ước muốn sống đời đó chỉ có trong cõi đời sau.
Truyện kể có một cụ già còng lưng vì tuổi tác và vất vả đang gom củi trong rừng. Ông ném bó củi xuống đất và than vãn: Cuộc sống cơ cực quá, tôi không chịu nổi nữa rồi. Ước gì thần chết rước tôi đi. Vừa nói xong, thần chết xuất hiện với bộ xương trong chiếc áo đen đứng trước mặt ông và nói: Ta nghe ngươi gọi, Ta có thể giúp ngươi điều chi? Ông già kinh sợ nói: Ngài có thể giúp tôi đặt bó củi này lên vai được không? Đôi khi chúng ta nguyền rủa cuộc đời vì sự lam lũ, khổ cực và bất công nhưng chúng ta vẫn muốn sống. Vì sự sống là một món qùa. Món qùa chỉ riêng cho chúng ta. Mỗi con người có một định mệnh và số vận riêng, không có ai giống ai. Bởi thế, đừng khi nào chúng ta so sánh hơn thiệt trong sự sống với người khác.
2. Giờ Nào Ngày Nào
Con người bắt đầu được hiện hữu là một ân huệ. Chúng ta biết không phải mọi sự sống đã bắt đầu đều được sinh ra và nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Có hàng triệu triệu thai nhi bị giết chết ngay khi còn trong trứng nước trong cung lòng của người mẹ. Sự sống mới khởi đầu nhưng đã bị tiêu diệt, thật là không may mắn. Có những người được sinh ra, lớn lên và sống một cuộc đời dài trên 100 năm. Thí dụ: Ông cụ Shigechiyo Izumi người Nhật sống tới 120 tuổi 237 ngày hay bà cụ Jeanne Calment người Pháp sống tới 122 tuổi 164 ngày. Dù con người có hiện hữu một giây một phút hay 120 năm, so với đời đời thì cũng chẳng là chi. Thiên Chúa hằng hữu đời đời, Chúa muốn chia phần sự sống với các loài thụ tạo, đặc biệt với con người. Như thế chúng ta hãy quý trọng từng giây, từng phút Chúa ban cho để sống trọn vẹn kiếp người. Không ai có quyền trên sự sống của con người, chỉ mình Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành. Con người không làm nên sự sống mà chỉ nhận lãnh và cộng tác với Thiên Chúa trong tiến trình hình thành và phát triển.Tác giả sách Xuất Hành đã ghi rõ: Ai xúc phạm đến sự sống của người khác, họ có lỗi trước mặt Thiên Chúa. Ai đánh cha hoặc mẹ, thì phải bị giết chết. Ai bắt cóc người, dù đã bán đi hay còn giữ trong tay, thì phải bị giết chết. Kẻ nào nguyền rủa cha hoặc mẹ, thì phải bị giết chết (Xh 21:15-17).
La Fontaine kể chuyện ngụ ngôn: Một ông cụ già đang cuốc đất trồng cây. Chợt có ba chàng thanh niên đi qua, các cậu nói: Cụ lẩm cẩm quá, già rồi còn trồng cây gì nữa. Thôi cụ ơi, việc đó để cho tụi cháu, cụ lo dọn mình chết là vừa. Ông cụ trả lời: Chắc gì lão chết trước và chắc gì các cậu sống lâu hơn lão. Tử thần xưa rầy có phân biệt già trẻ đâu chứ! Trẻ và già không khác chi nhau về truyện sự chết. Thời gian sau, ba cậu vì công việc, kẻ đi lính, người đi kinh doanh và kẻ lái xe hàng. Cả ba đều chết cả hoặc vì ngộ nạn hoặc chết trận. Cụ già buồn và khóc thương ba người bạn trẻ.
3. Sẵn Sàng
Ông Job trong đau khổ đã thốt lên: Quả thật, con biết Ngài bắt con quay về cõi chết, về nhà hội ngộ của tất cả nhân sinh (Job 30:23). Sự chết đến thật bất ngờ, mấy ai biết chắc chắn giờ mình sẽ ra khỏi thế gian. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta nhận biết rằng mỗi người có sự chết khác nhau. Có khi chết riêng mình vì già nua, bệnh hoạn hay tai nạn hoặc bị giết. Có những cuộc chết đồng loạt qua những tai ương của thiên nhiên hoặc do chiến tranh con người gây nên. Nhìn qua vài biến cố xảy ra chung quanh chúng ta, chúng ta hiểu được ý nghĩa của sự sống. Trong 20 năm qua đã có 43 cuộc động đất lớn, mỗi cuộc động đất đã chết đi nhiều người. Những trận động đất lớn đã gây thiệt hại vô kể về của cải, nhà cửa và nhân mạng: Ngày 20 tháng 6, 1990, một trận động đất, địa chấn 7.4 tại Iran có 50,000 người chết. Ngày 17 tháng 8, 1999 trận động đất tại Turkey, địa chấn 7.6 có 17,118 người chết. Ngày 26 tháng 1, 2001, động đất ở Peru có 20,023 người tử thương. Ngày 26 tháng 12, 2003 động đất tại Miền Nam Iran, số tử vong là 31,000 người. Ngày 26 tháng 12, 2004 động đất và sóng thần cướp đi 227,898 tại Sumatra. Ngày 8 tháng 10 năm 2005, cuộc động đất tại Pakistan có 80,361 người chết. Ngày 12 tháng 5, năm 2008 động đất tại Sichun, Trung Quốc, có 87,587 người chết Ngày 12 tháng 1, 2010 động đất tại Haiti có khoảng 200 ngàn người đã ra đi. Và mới đây nhất ngày 25 tháng 10, 2010, sóng thần tại Indonesia đã cướp đi gần 500 mạng sống con người.
Trên đây là một vài con số tiêu biểu của những biến cố mà con người ra đi đồng loạt không được chuẩn bị. Chúng ta nên biết rằng luật sinh tồn và chuyển động của thiên nhiên vẫn tiếp diễn. Các nhà khoa học có thể học biết được phần nào sự diễn tiến trong thiên nhiên nhưng tất cả các cuộc động đất đã xảy ra đều là những biến cố bất ngờ. Nên chúng ta luôn trong tư thế tỉnh thức Truyện kể rằng có một binh sĩ người Pháp bị trọng thương nằm điều trị trong quân y viện. Anh ta càng ngày càng kiệt sức. Một đêm kia viên y tá trực phòng anh đang mơ màng ngủ gật, bỗng nghe anh lính hét lên: Có tôi đây. Không hiểu gì, người trực ban đến bên giường người hấp hối hỏi: Anh muốn gì? Anh trả lời: Tôi không muốn chi hết. Nhưng tôi nghe trên trời có tiếng điểm danh, thiên thần kêu tới tên của tôi, tôi liền thưa: Có tôi đây. Sau đó, anh đã thở hắt ra và trút linh hồn.
4. Sinh Ký Tử Quy
Ai trong chúng ta cũng đã chứng kiến những cảnh chết chóc trong gia đình hoặc những người chung quanh. Sự chết có ý nghĩa gì đối với những người còn sống. Người chết đã chết, nhắm mắt xuôi tay, không thể làm gì được nữa. Cuộc đời tạm này kể là chấm dứt. Nhưng sự chết đó ảnh hưởng đến nhiều người khác. Đối với người sống, người đã chết càng thân, càng gần thì càng cảm thấy đau đớn như cắt da cắt thịt. Nỗi đau thứ nhất là sự chia cắt giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, ông bà, chú bác, cô dì và những người thân. Thứ đến là chia cắt sống chết giữa mối quan hệ tình cảm và tương quan mà chúng ta đã cùng sống và cùng chia xẻ trong hành trình. Thứ ba là sự mất mát đáng buồn của những người đã ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Thật vậy, có nhiều người chết nằm đó nhưng chúng ta không có những cảm thương giống nhau. Sự thương nhớ và đau buồn còn tùy thuộc vào mức độ liên hệ tình cảm và sự thân thích. Nhưng sự chết nào cũng là sự mất mát và trống vắng trong gia đình. Vợ mất chồng, chồng mất vợ, con cái mất cha mẹ, cha mẹ mất đi con cái, anh chị em mất nhau, đây là nỗi đau. Thường chúng ta thấy nơi những vòng hoa phúng điếu ghi lại những tâm tình thương nhớ và đau buồn: Vô Cùng Thương Tiếc, Thành Kính Phân Ưu hay Nhớ Thương Mãi Mãi…
Người sống khi sống muốn gần bên nhau, khi chết cũng muốn được chôn cất cạnh bên. Có biết bao nhiêu vợ chồng đã sắm sẵn cho mình những chiếc mộ đôi để được bên nhau đời này và đời sau. Bà Ruth ngày xưa cũng đã có tư tưởng ở bên nhau khi mãn phần: Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất. Xin Chúa phạt con thế này và thêm thế kia nữa, nếu con lìa xa mẹ mà không phải vì cái chết! "(Ruth 1:17).
Trong một xứ nọ, có một thiếu nữ đau bệnh nặng. Theo lời bác sĩ, bệnh tình của cô không thể chữa trị vì cô bị sưng màng óc tới kỳ cuối. Sau khi sốt sáng đón nhận các bí tích cuối cùng, cô đã trả lời một cách tuyệt diệu như sau với cha xứ khi cha hỏi cô còn ước ao gì? Cô thưa: Con muốn đau đớn nhiều hơn rồi chết. Cô thường lập đi lập lại ước muốn này. Một ngày kia người bạn của cô gợi những ý tưởng đạo đức về cái chết, cô nói: Tôi còn muốn chịu đau đớn nhiều hơn nữa để bù lại các tội lỗi tôi đã phạm và rồi chết liền để tránh khỏi phạm thêm những tội mới. Và sau những cơn đau đớn khủng khiếp, cô đã tắt thở cách nhẹ nhàng và ra đi bình an.
5. Luôn Tỉnh Thức
Chết không phải là hết mà là qua đời. Qua đời này tới đời kia. Truyện kể có một cha xứ sống với một giáo xứ đồng quê. Ngài đã giữ lại tất cả các thống kê lý lịch và chi tiết của mỗi người trong xứ đạo. Để thuyết phục có sự sống đời đời sau khi người ta chết như lời Chúa Giêsu đã hứa. Trong sổ ghi danh, mỗi khi có người trong xứ qua đời, ngài đã không xóa tên khỏi sổ. Ngài chỉ đơn giản ghi chú “đổi địa chỉ”. Đã chuyển sống một nơi khác. Những người thân ra đi, họ không biến mất nhưng là đi trước chúng ta. Chúng ta không còn phải nhìn cái chết như sự tận diệt mà là một con đường mới dẫn chúng ta về nhà Cha của chúng ta. Tổ phụ Isaác cũng không có luật trừ. Ông biết ngày giờ ông sẽ phải ra đi. Sách Sáng Thế Ký diễn tả: Ông Isaác đã già, mắt ông loà không trông thấy nữa. Ông bèn gọi Êxau, con trai lớn của ông, ông nói: "Con ơi!" Cậu thưa: "Dạ, con đây." Ông nói: "Con thấy không, cha già rồi, không biết chết ngày nào (Stk 27:1-2).
Sự sẵn sàng tỉnh thức luôn là mời gọi khẩn thiết cho mọi người. Sự chết không trừ một ai, già trẻ lớn bé, khỏe mạnh hay bệnh họan. Mỗi người đều có thể đối diện với cái chết bất cứ khi nào. Truyện kể về cậu Berchman đang hăng say chơi banh với chúng bạn. Cha xứ tiến đến hỏi các cậu: Nếu một giờ nữa Chúa đến gọi chúng con ra khỏi thế gian, chúng con sẽ làm gì bây giờ. Một cậu thưa: Con sẽ chạy về nhà xin lỗi mẹ con, vì con đi đá banh mà không xin phép mẹ. Cậu khác nói rằng: Con sẽ chạy vào nhà thờ cầu nguyện và xin cha giải tội. Đến lượt Gioan Berchman nói: Con sẽ cứ tiếp tục chơi banh cho tới khi Chúa đến gọi con. Mọi việc trong ngày con đã hoàn tất và giờ này là giờ chơi banh của con.
6. Ra Đi Một Mình.
Chết là một chuyến đi xa nhất, không ai có kinh nghiệm về sự chết. Ra đi không bao giờ trở lại. Chuyến đi xa mà cũng cô đơn nhất. Ra đi một mình và để lại đàng sau tất cả gia đình, con cháu, người thân thuộc và để lại tất cả của cải mà mình đã nỗ lực gom nhặt từng ngày. Chết là một chia ly phũ phàng nhất trong các lọai chia ly. Vì thế, ít người dám nghĩ đến hay nói đến cái chết và hầu như ai cũng tìm cách tránh né về cái chết. Chấp nhận cái chết hay không, mỗi người đều phải đối diện hằng ngày. Cái chết vẫn xảy ra hằng ngày và gặp gỡ từng người. Ai có thể nói rằng tôi sẽ sống tới ngày mai. Chúng ta không biết cái gì sẽ xảy ra trong giây phút tới. Hãy phó thác đời mình trong sự quan phòng của Chúa. Vậy chúng ta phải có thái độ nào? Chúng ta có can đảm đón nhận và chuẩn bị cái chết xứng đáng không? Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phúc Sinh, chúng ta đã chứng kiến biết bao những anh hùng dám chấp nhận cái chết để làm chứng niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh. Các Đấng Tử Đạo đã oai phong anh dũng chấp nhận cái chết vì Nước trời. Như thế, các Ngài đâu có sợ cái chết.
Ở Thành Strasbourg bên Nước Đức, hiện có một chiếc đồng hồ vĩ đại cổ thời đặt trên một tháp cao. Đồng hồ được kiến trúc một cách thần kỳ. Cứ 15 phút thì xuất hiện trên mặt số một cậu bé gõ chuông. 30 phút thì xuất hiện một thanh niên. 45 phút xuất hiện một cụ già ra gõ chuông và đúng 1 giờ thì thần chết xuất hiện gõ chuông. Đúng 12 giờ đêm, Chúa Giêsu và các Tông đồ lần lượt xuất hiện để phán xét. Thời gian nhắc nhở cho mỗi người chúng ta, thời gian là món qùa vô giá. Chúng ta hãy sống và sống cho có ý nghĩa từng phút giây trong đời. Chúng ta đừng hoang phí thời gian Chúa ban mà không sinh hoa quả.
7. Chuẩn Bị Hành Trình
Chúng ta được sinh ra làm người và được làm con Chúa, đây là một hạnh phúc tuyệt vời. Qua niềm tin, chúng ta được nhận biết rõ về ý nghĩa của cuộc đời. Sống ở đời là để nhận biết Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng đã tạo dựng muôn loài. Sống để yêu thương anh chị em đồng loại và xây dựng một xã hội tốt đẹp để mai sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời. Đây là mục đích tối quan trọng cho mỗi một thành viên trong cộng đoàn nhân lọai. Chúng ta không thể ích kỷ tìm danh lợi hay thu góp của cải cho riêng mình mà phải biết chia sẻ cho nhau. Lời lãi được cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích chi, thánh Luca nhắc nhở chúng ta: Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? (Lc 9:25).
Chúng ta cần có thái độ khôn ngoan thật, sự khôn ngoan trong Chúa Thánh Thần. Truyện kể một ông vua tự cho mình là người khôn ngoan. Vua thường chễ diễu những người ngu đần khờ dại. Nhà vua hay nhạo cười và diễu cợt người khác. Một ngày kia, vua trao cho anh khờ một chiếc gậy. Vua nói: Hãy cầm lấy chiếc gậy này cho tới khi anh tìm ra được một người ngu dại hơn anh. Năm tháng trôi qua, Vua chuẩn bị băng hà. Gia đình, quan quyền, chức sắc, đầy tớ và anh khờ cũng đứng xung quanh giường của vua. Vua nói: Trẫm gọi mọi người đến để chia tay, trẫm sẽ phải ra đi vĩnh viễn. Trẫm đã đi một hành trình dài và trẫm sẽ không trở lại nữa. Anh khờ bước tới và nói: Thưa Hoàng Đế, xin hỏi một câu trước khi vua ra đi. Trong quá khứ, bất cứ nơi nào vua muốn đến, vua đã sai tới các cận vệ và lính tráng để chuẩn bị cho chuyến du hành. Tôi có thể hỏi: Vua đã sẵn sàng chuẩn bị cho chuyến du hành cuối cùng này chưa. Vua trả lời: Alas, trẫm chưa chuẩn bị chi cả. Rồi anh khờ nói: Vua hãy cầm lấy cây gậy này, cuối cùng tôi đã tìm được người ngu đần và dại khờ hơn chính tôi. Ông vua cho mình là khôn ngoan một đời, nhưng thật dại khờ khi đối diện với tử thần. Thánh Matthew đã viết: Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? (Mt 16:26).
Tâm Niệm
Lạy Chúa, từ ngàn đời Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa đã cho chúng con được sinh vào đời và được nhận biết Chúa là Cha yêu thương. Xin Chúa dẫn dắt chúng con trong cuộc hành trình về nhà Chúa. Đừng để chúng con bị lạc buớc trên đường đời. Chỉ có Chúa là cùng đích và ý nghĩa cuộc sống của chúng con. Chúng con chọn làm tôi tớ của Chúa, chúng con sẽ có tất cả. Dù sự sống hay sự chết, xin đừng khi nào tách biệt chúng con ra khỏi tình yêu của Chúa. Xin Chúa chúc lành cho đời sống chúng con.
1. Sợ Chết
Thiên Chúa cho con người được có sự sống và hiện hữu trên thế gian. Đây là một hồng ân vô cùng cao quý. Mỗi người chúng ta được mở mắt chào đời và được đồng hành với nhân loại trong một khoảng thời gian và không gian. Không một thụ tạo nào được sống mãi. Có sinh thì có tử. Có lúc bắt đầu rồi sẽ có lúc kết thúc. Chúng ta không đi ra ngoài quy luật tự nhiên này. Chúng ta không thể bám víu vào cái thế giới hay thay đổi và sẽ qua đi này. Vũ trụ chung quanh luôn thay đổi, mọi loài thụ tạo cũng thay đổi không ngừng. Muôn vật đều xuôi theo một dòng chảy. Sự sống này nối tiếp sự sống khác. Thiên Chúa đã sắp đặt thời gian cho mỗi loại thụ tạo. Con người chúng ta được chia sẻ sự sống từ chính Thiên Chúa. Ngài chính là nguồn của mọi sự sống. Sự sống truyền sinh sự sống. Sự sống của nguyên tổ được nối kết từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự sống là một dây chuyền không ngừng nghỉ. Sự sống sẽ không chết nhưng con người sẽ chết. Chúng ta đi vào đời với thân xác vật chất này, rồi sẽ có ngày chúng ta ra đi và thân xác sẽ tan biến. Chúng ta ai cũng muốn sống và sống lâu, nhưng ước muốn sống đời đó chỉ có trong cõi đời sau.
Truyện kể có một cụ già còng lưng vì tuổi tác và vất vả đang gom củi trong rừng. Ông ném bó củi xuống đất và than vãn: Cuộc sống cơ cực quá, tôi không chịu nổi nữa rồi. Ước gì thần chết rước tôi đi. Vừa nói xong, thần chết xuất hiện với bộ xương trong chiếc áo đen đứng trước mặt ông và nói: Ta nghe ngươi gọi, Ta có thể giúp ngươi điều chi? Ông già kinh sợ nói: Ngài có thể giúp tôi đặt bó củi này lên vai được không? Đôi khi chúng ta nguyền rủa cuộc đời vì sự lam lũ, khổ cực và bất công nhưng chúng ta vẫn muốn sống. Vì sự sống là một món qùa. Món qùa chỉ riêng cho chúng ta. Mỗi con người có một định mệnh và số vận riêng, không có ai giống ai. Bởi thế, đừng khi nào chúng ta so sánh hơn thiệt trong sự sống với người khác.
2. Giờ Nào Ngày Nào
Con người bắt đầu được hiện hữu là một ân huệ. Chúng ta biết không phải mọi sự sống đã bắt đầu đều được sinh ra và nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Có hàng triệu triệu thai nhi bị giết chết ngay khi còn trong trứng nước trong cung lòng của người mẹ. Sự sống mới khởi đầu nhưng đã bị tiêu diệt, thật là không may mắn. Có những người được sinh ra, lớn lên và sống một cuộc đời dài trên 100 năm. Thí dụ: Ông cụ Shigechiyo Izumi người Nhật sống tới 120 tuổi 237 ngày hay bà cụ Jeanne Calment người Pháp sống tới 122 tuổi 164 ngày. Dù con người có hiện hữu một giây một phút hay 120 năm, so với đời đời thì cũng chẳng là chi. Thiên Chúa hằng hữu đời đời, Chúa muốn chia phần sự sống với các loài thụ tạo, đặc biệt với con người. Như thế chúng ta hãy quý trọng từng giây, từng phút Chúa ban cho để sống trọn vẹn kiếp người. Không ai có quyền trên sự sống của con người, chỉ mình Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành. Con người không làm nên sự sống mà chỉ nhận lãnh và cộng tác với Thiên Chúa trong tiến trình hình thành và phát triển.Tác giả sách Xuất Hành đã ghi rõ: Ai xúc phạm đến sự sống của người khác, họ có lỗi trước mặt Thiên Chúa. Ai đánh cha hoặc mẹ, thì phải bị giết chết. Ai bắt cóc người, dù đã bán đi hay còn giữ trong tay, thì phải bị giết chết. Kẻ nào nguyền rủa cha hoặc mẹ, thì phải bị giết chết (Xh 21:15-17).
La Fontaine kể chuyện ngụ ngôn: Một ông cụ già đang cuốc đất trồng cây. Chợt có ba chàng thanh niên đi qua, các cậu nói: Cụ lẩm cẩm quá, già rồi còn trồng cây gì nữa. Thôi cụ ơi, việc đó để cho tụi cháu, cụ lo dọn mình chết là vừa. Ông cụ trả lời: Chắc gì lão chết trước và chắc gì các cậu sống lâu hơn lão. Tử thần xưa rầy có phân biệt già trẻ đâu chứ! Trẻ và già không khác chi nhau về truyện sự chết. Thời gian sau, ba cậu vì công việc, kẻ đi lính, người đi kinh doanh và kẻ lái xe hàng. Cả ba đều chết cả hoặc vì ngộ nạn hoặc chết trận. Cụ già buồn và khóc thương ba người bạn trẻ.
3. Sẵn Sàng
Ông Job trong đau khổ đã thốt lên: Quả thật, con biết Ngài bắt con quay về cõi chết, về nhà hội ngộ của tất cả nhân sinh (Job 30:23). Sự chết đến thật bất ngờ, mấy ai biết chắc chắn giờ mình sẽ ra khỏi thế gian. Trong lịch sử nhân loại, chúng ta nhận biết rằng mỗi người có sự chết khác nhau. Có khi chết riêng mình vì già nua, bệnh hoạn hay tai nạn hoặc bị giết. Có những cuộc chết đồng loạt qua những tai ương của thiên nhiên hoặc do chiến tranh con người gây nên. Nhìn qua vài biến cố xảy ra chung quanh chúng ta, chúng ta hiểu được ý nghĩa của sự sống. Trong 20 năm qua đã có 43 cuộc động đất lớn, mỗi cuộc động đất đã chết đi nhiều người. Những trận động đất lớn đã gây thiệt hại vô kể về của cải, nhà cửa và nhân mạng: Ngày 20 tháng 6, 1990, một trận động đất, địa chấn 7.4 tại Iran có 50,000 người chết. Ngày 17 tháng 8, 1999 trận động đất tại Turkey, địa chấn 7.6 có 17,118 người chết. Ngày 26 tháng 1, 2001, động đất ở Peru có 20,023 người tử thương. Ngày 26 tháng 12, 2003 động đất tại Miền Nam Iran, số tử vong là 31,000 người. Ngày 26 tháng 12, 2004 động đất và sóng thần cướp đi 227,898 tại Sumatra. Ngày 8 tháng 10 năm 2005, cuộc động đất tại Pakistan có 80,361 người chết. Ngày 12 tháng 5, năm 2008 động đất tại Sichun, Trung Quốc, có 87,587 người chết Ngày 12 tháng 1, 2010 động đất tại Haiti có khoảng 200 ngàn người đã ra đi. Và mới đây nhất ngày 25 tháng 10, 2010, sóng thần tại Indonesia đã cướp đi gần 500 mạng sống con người.
Trên đây là một vài con số tiêu biểu của những biến cố mà con người ra đi đồng loạt không được chuẩn bị. Chúng ta nên biết rằng luật sinh tồn và chuyển động của thiên nhiên vẫn tiếp diễn. Các nhà khoa học có thể học biết được phần nào sự diễn tiến trong thiên nhiên nhưng tất cả các cuộc động đất đã xảy ra đều là những biến cố bất ngờ. Nên chúng ta luôn trong tư thế tỉnh thức Truyện kể rằng có một binh sĩ người Pháp bị trọng thương nằm điều trị trong quân y viện. Anh ta càng ngày càng kiệt sức. Một đêm kia viên y tá trực phòng anh đang mơ màng ngủ gật, bỗng nghe anh lính hét lên: Có tôi đây. Không hiểu gì, người trực ban đến bên giường người hấp hối hỏi: Anh muốn gì? Anh trả lời: Tôi không muốn chi hết. Nhưng tôi nghe trên trời có tiếng điểm danh, thiên thần kêu tới tên của tôi, tôi liền thưa: Có tôi đây. Sau đó, anh đã thở hắt ra và trút linh hồn.
4. Sinh Ký Tử Quy
Ai trong chúng ta cũng đã chứng kiến những cảnh chết chóc trong gia đình hoặc những người chung quanh. Sự chết có ý nghĩa gì đối với những người còn sống. Người chết đã chết, nhắm mắt xuôi tay, không thể làm gì được nữa. Cuộc đời tạm này kể là chấm dứt. Nhưng sự chết đó ảnh hưởng đến nhiều người khác. Đối với người sống, người đã chết càng thân, càng gần thì càng cảm thấy đau đớn như cắt da cắt thịt. Nỗi đau thứ nhất là sự chia cắt giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, ông bà, chú bác, cô dì và những người thân. Thứ đến là chia cắt sống chết giữa mối quan hệ tình cảm và tương quan mà chúng ta đã cùng sống và cùng chia xẻ trong hành trình. Thứ ba là sự mất mát đáng buồn của những người đã ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Thật vậy, có nhiều người chết nằm đó nhưng chúng ta không có những cảm thương giống nhau. Sự thương nhớ và đau buồn còn tùy thuộc vào mức độ liên hệ tình cảm và sự thân thích. Nhưng sự chết nào cũng là sự mất mát và trống vắng trong gia đình. Vợ mất chồng, chồng mất vợ, con cái mất cha mẹ, cha mẹ mất đi con cái, anh chị em mất nhau, đây là nỗi đau. Thường chúng ta thấy nơi những vòng hoa phúng điếu ghi lại những tâm tình thương nhớ và đau buồn: Vô Cùng Thương Tiếc, Thành Kính Phân Ưu hay Nhớ Thương Mãi Mãi…
Người sống khi sống muốn gần bên nhau, khi chết cũng muốn được chôn cất cạnh bên. Có biết bao nhiêu vợ chồng đã sắm sẵn cho mình những chiếc mộ đôi để được bên nhau đời này và đời sau. Bà Ruth ngày xưa cũng đã có tư tưởng ở bên nhau khi mãn phần: Mẹ chết ở đâu, con chết ở đó, và nơi đó con sẽ được chôn cất. Xin Chúa phạt con thế này và thêm thế kia nữa, nếu con lìa xa mẹ mà không phải vì cái chết! "(Ruth 1:17).
Trong một xứ nọ, có một thiếu nữ đau bệnh nặng. Theo lời bác sĩ, bệnh tình của cô không thể chữa trị vì cô bị sưng màng óc tới kỳ cuối. Sau khi sốt sáng đón nhận các bí tích cuối cùng, cô đã trả lời một cách tuyệt diệu như sau với cha xứ khi cha hỏi cô còn ước ao gì? Cô thưa: Con muốn đau đớn nhiều hơn rồi chết. Cô thường lập đi lập lại ước muốn này. Một ngày kia người bạn của cô gợi những ý tưởng đạo đức về cái chết, cô nói: Tôi còn muốn chịu đau đớn nhiều hơn nữa để bù lại các tội lỗi tôi đã phạm và rồi chết liền để tránh khỏi phạm thêm những tội mới. Và sau những cơn đau đớn khủng khiếp, cô đã tắt thở cách nhẹ nhàng và ra đi bình an.
5. Luôn Tỉnh Thức
Chết không phải là hết mà là qua đời. Qua đời này tới đời kia. Truyện kể có một cha xứ sống với một giáo xứ đồng quê. Ngài đã giữ lại tất cả các thống kê lý lịch và chi tiết của mỗi người trong xứ đạo. Để thuyết phục có sự sống đời đời sau khi người ta chết như lời Chúa Giêsu đã hứa. Trong sổ ghi danh, mỗi khi có người trong xứ qua đời, ngài đã không xóa tên khỏi sổ. Ngài chỉ đơn giản ghi chú “đổi địa chỉ”. Đã chuyển sống một nơi khác. Những người thân ra đi, họ không biến mất nhưng là đi trước chúng ta. Chúng ta không còn phải nhìn cái chết như sự tận diệt mà là một con đường mới dẫn chúng ta về nhà Cha của chúng ta. Tổ phụ Isaác cũng không có luật trừ. Ông biết ngày giờ ông sẽ phải ra đi. Sách Sáng Thế Ký diễn tả: Ông Isaác đã già, mắt ông loà không trông thấy nữa. Ông bèn gọi Êxau, con trai lớn của ông, ông nói: "Con ơi!" Cậu thưa: "Dạ, con đây." Ông nói: "Con thấy không, cha già rồi, không biết chết ngày nào (Stk 27:1-2).
Sự sẵn sàng tỉnh thức luôn là mời gọi khẩn thiết cho mọi người. Sự chết không trừ một ai, già trẻ lớn bé, khỏe mạnh hay bệnh họan. Mỗi người đều có thể đối diện với cái chết bất cứ khi nào. Truyện kể về cậu Berchman đang hăng say chơi banh với chúng bạn. Cha xứ tiến đến hỏi các cậu: Nếu một giờ nữa Chúa đến gọi chúng con ra khỏi thế gian, chúng con sẽ làm gì bây giờ. Một cậu thưa: Con sẽ chạy về nhà xin lỗi mẹ con, vì con đi đá banh mà không xin phép mẹ. Cậu khác nói rằng: Con sẽ chạy vào nhà thờ cầu nguyện và xin cha giải tội. Đến lượt Gioan Berchman nói: Con sẽ cứ tiếp tục chơi banh cho tới khi Chúa đến gọi con. Mọi việc trong ngày con đã hoàn tất và giờ này là giờ chơi banh của con.
6. Ra Đi Một Mình.
Chết là một chuyến đi xa nhất, không ai có kinh nghiệm về sự chết. Ra đi không bao giờ trở lại. Chuyến đi xa mà cũng cô đơn nhất. Ra đi một mình và để lại đàng sau tất cả gia đình, con cháu, người thân thuộc và để lại tất cả của cải mà mình đã nỗ lực gom nhặt từng ngày. Chết là một chia ly phũ phàng nhất trong các lọai chia ly. Vì thế, ít người dám nghĩ đến hay nói đến cái chết và hầu như ai cũng tìm cách tránh né về cái chết. Chấp nhận cái chết hay không, mỗi người đều phải đối diện hằng ngày. Cái chết vẫn xảy ra hằng ngày và gặp gỡ từng người. Ai có thể nói rằng tôi sẽ sống tới ngày mai. Chúng ta không biết cái gì sẽ xảy ra trong giây phút tới. Hãy phó thác đời mình trong sự quan phòng của Chúa. Vậy chúng ta phải có thái độ nào? Chúng ta có can đảm đón nhận và chuẩn bị cái chết xứng đáng không? Trong niềm tin vào Chúa Kitô Phúc Sinh, chúng ta đã chứng kiến biết bao những anh hùng dám chấp nhận cái chết để làm chứng niềm tin vào Chúa Kitô Phục Sinh. Các Đấng Tử Đạo đã oai phong anh dũng chấp nhận cái chết vì Nước trời. Như thế, các Ngài đâu có sợ cái chết.
Ở Thành Strasbourg bên Nước Đức, hiện có một chiếc đồng hồ vĩ đại cổ thời đặt trên một tháp cao. Đồng hồ được kiến trúc một cách thần kỳ. Cứ 15 phút thì xuất hiện trên mặt số một cậu bé gõ chuông. 30 phút thì xuất hiện một thanh niên. 45 phút xuất hiện một cụ già ra gõ chuông và đúng 1 giờ thì thần chết xuất hiện gõ chuông. Đúng 12 giờ đêm, Chúa Giêsu và các Tông đồ lần lượt xuất hiện để phán xét. Thời gian nhắc nhở cho mỗi người chúng ta, thời gian là món qùa vô giá. Chúng ta hãy sống và sống cho có ý nghĩa từng phút giây trong đời. Chúng ta đừng hoang phí thời gian Chúa ban mà không sinh hoa quả.
7. Chuẩn Bị Hành Trình
Chúng ta được sinh ra làm người và được làm con Chúa, đây là một hạnh phúc tuyệt vời. Qua niềm tin, chúng ta được nhận biết rõ về ý nghĩa của cuộc đời. Sống ở đời là để nhận biết Thiên Chúa là Cha chúng ta, Đấng đã tạo dựng muôn loài. Sống để yêu thương anh chị em đồng loại và xây dựng một xã hội tốt đẹp để mai sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời. Đây là mục đích tối quan trọng cho mỗi một thành viên trong cộng đoàn nhân lọai. Chúng ta không thể ích kỷ tìm danh lợi hay thu góp của cải cho riêng mình mà phải biết chia sẻ cho nhau. Lời lãi được cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích chi, thánh Luca nhắc nhở chúng ta: Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? (Lc 9:25).
Chúng ta cần có thái độ khôn ngoan thật, sự khôn ngoan trong Chúa Thánh Thần. Truyện kể một ông vua tự cho mình là người khôn ngoan. Vua thường chễ diễu những người ngu đần khờ dại. Nhà vua hay nhạo cười và diễu cợt người khác. Một ngày kia, vua trao cho anh khờ một chiếc gậy. Vua nói: Hãy cầm lấy chiếc gậy này cho tới khi anh tìm ra được một người ngu dại hơn anh. Năm tháng trôi qua, Vua chuẩn bị băng hà. Gia đình, quan quyền, chức sắc, đầy tớ và anh khờ cũng đứng xung quanh giường của vua. Vua nói: Trẫm gọi mọi người đến để chia tay, trẫm sẽ phải ra đi vĩnh viễn. Trẫm đã đi một hành trình dài và trẫm sẽ không trở lại nữa. Anh khờ bước tới và nói: Thưa Hoàng Đế, xin hỏi một câu trước khi vua ra đi. Trong quá khứ, bất cứ nơi nào vua muốn đến, vua đã sai tới các cận vệ và lính tráng để chuẩn bị cho chuyến du hành. Tôi có thể hỏi: Vua đã sẵn sàng chuẩn bị cho chuyến du hành cuối cùng này chưa. Vua trả lời: Alas, trẫm chưa chuẩn bị chi cả. Rồi anh khờ nói: Vua hãy cầm lấy cây gậy này, cuối cùng tôi đã tìm được người ngu đần và dại khờ hơn chính tôi. Ông vua cho mình là khôn ngoan một đời, nhưng thật dại khờ khi đối diện với tử thần. Thánh Matthew đã viết: Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? (Mt 16:26).
Tâm Niệm
Lạy Chúa, từ ngàn đời Chúa đã yêu thương chúng con. Chúa đã cho chúng con được sinh vào đời và được nhận biết Chúa là Cha yêu thương. Xin Chúa dẫn dắt chúng con trong cuộc hành trình về nhà Chúa. Đừng để chúng con bị lạc buớc trên đường đời. Chỉ có Chúa là cùng đích và ý nghĩa cuộc sống của chúng con. Chúng con chọn làm tôi tớ của Chúa, chúng con sẽ có tất cả. Dù sự sống hay sự chết, xin đừng khi nào tách biệt chúng con ra khỏi tình yêu của Chúa. Xin Chúa chúc lành cho đời sống chúng con.
Thiên Chúa luôn ở bên cạnh những ai có đức tin kiên định
Jos. Tú Nạc, NMS
11:11 04/11/2010
Chúa Nhật XXXII thường Niên – Năm C (2 Maccabees 7: 1-2, 7, 9-14; Psalm 17; 2 Thessalonians 2: 16-3: 5; Luke 20: 27-38)
Chúng ta sẵn sàng chịu đau khổ vì đức tin và niềm tin trìu mến của mình được bao nhiêu? Nói dũng cảm thì dễ nhưng điều đó không dễ dàng khi phải đối mặt với một số lựa chọn đáng sợ mà chúng ta khám phá những gì tiềm ẩn nội tại của chúng ta.
Sách Maccabees được viết vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, vào lúc mà người Do Thái nổi dậy chống lai sự áp bức của Antiochus Epiphanes, là một trong những người kế vị Alexander Đại Đế. Tên bạo chúa này đã triệt để xóa bỏ văn hóa và tôn giáo Do Thái thay vào đó bằng văn hóa Hy Lạp. Những thực hành tôn giáo Do Thái bị cấm cản và từ chối thực hiện sẽ bị trừng phạt bằng cái chết.
Tính chất lý tưởng hóa của câu chuyện – thái độ coi thường sự đau đớn và cái chết, cùng những khả năng ngôn ngữ thần học linh ứng truyền cảm – là tất cả những đặc thù của lịch sử tử đạo hoặc tiểu sử các thánh. Điều này và con số bẩy thuộc ý tưởng qui phạm để cảnh giác chúng ta trước thực tế mà câu chuyện là một sự phối hợp tinh tế của những sự kiện lịch sử và tiểu thuyết truyền cảm. Mục đích này là để khuyến khích và truyền cảm hứng cho các tín hữu hãy đứng vững khi phải đối mặt với sự bách hại bất chấp những đe dọa tra tấn và tử hình. Ở đây, đó là lần đầu tiên phác họa niềm tin vào sự phục sinh và phán xét quyết định sự xuất hiện của họ. Vì chưng sự đau khổ vô tội, trung thực và những kẻ độc ác đầy tội lỗi, sau đó cả hai, người sống và kẻ chết phải xuất hiện trước bản án trung thực và công bằng của Thiên Chúa. Can đảm khi đối diện với sự đàn áp, sẵn sàng chết cho niềm tin của mình là một điều tốt lành. Mặt khác, người ta phải cảnh giác trước chủ nghĩa cuồng tín và hành vi khiêu khích dại khờ. Phải có một lời cam kết đồng thời trước cuộc sống, lòng từ bi và hòa giải. Nhưng thực sự Thiên Chúa luôn đứng bên cạnh những ai kiên định trong đức tin và những nguyên tắc.
Tác giả 2 Thessalonians cũng khẳng định rằng Thiên Chúa trung thành, luôn tuôn đổ hy vọng, ủi an, ân sủng và sức mạnh. Đức tin không phải là bùa hộ mệnh ma thuật hoặc sự vượt qua tùy ý để thaot1 khỏi sự đau khổ và cái ác. Chúng ta đang sống vào lúc mà thế giới khó khăn và nguy hiểm. Sự bảo đảm duy nhất của chúng ta đó là chúng ta sẽ không phải đối mặt với bất ky điều gì cô dơn, lạc lõng hoặc quá sức chúng ta phải gánh chịu. Hồng ân và nghị lực luôn được ban phát.
Có những lần mà ai đó đưa ra những câu hỏi yêu cầu giải đáp, nó đã thể hiện sự thiếu hiểu biết trầm trọng về tri thức căn bản và không thể trả lời bằng cách trực tiếp là “có” hay “không”. Những Giáo sỹ Do Thái xưa đã đưa ra câu hỏi bịp bợm với Chúa Giê-su, không tin vào sự phục sinh và họ hy vọng gài bẫy Chúa Giê-su chỉ ra niềm tin ấy vô lý như thế nào. Họ đưa ra câu hỏi về một người phụ nữ lần lượt kết hôn với bẩy anh em nhà kia (chú ý con số bẩy) để thực hiện theo luật Levirite có quan hệ với những người đàn ông chết mà không có con cái. Vậy vào lúc sống lại sau khi chết, bà ta sẽ là vợ của ai? Và họ cho đó là điểm then chốt – dựa vào thực tế, học thuyết của sự phục sinh bị suy yếu từ một số mâu thuẫn vô lý. Chẳng hạn, một câu hỏi hiện đại hơn được đưa ra có thể là, “Vào lúc phục sinh những bộ phận cấy ghép ấy thuộc về ai?”
Chúa Giê-su đã từ chối để khỏi bị lôi cuốn vào dòng lý luận của họ. Thay vào đó, trong Tin Mừng của Thánh Mac-cô, ông đã chỉ trích họ một cách đanh thép về cách nghĩ ấu trĩ và thiển cận của họ. Họ đã phơi bày những ý nghĩ hạn hẹp, thô thiển cùng những lời đần độn, ngớ ngẩn để thẩm tra mà không có một tí hiểu biết về Kinh Thánh hoặc quyền năng của Thiên Chúa. Ở đây, theo Tin Mừng của Thánh Lu-ca, ông đã dẫn giải nhã nhặn và lịch sự hơn. Nhưng điểm mấu chốt cũng tương tự như vậy. Kết hôn và sinh sản là những hoạt động trần tục mà nó phản ảnh thực tế của chúng ta trong thế giới này. Cái chết là lối đi tới cuộc sống ở một cấp đô khác và cao hơn. Vậy chúng ta không nên qui chiếu với cuộc sống trần gian của chúng ta vào chốn sau này mà hãy cho phép Thiên Chúa thử thách và tạo sự bất ngờ đối với chúng ta. Cuộc sống hồi sinh không được hiểu bằng thuật ngữ loài người hay sinh học. Sự phục sinh này là một sự trình bày và giải thích không chỉ thuộc quyền năng của Thiên Chúa mà còn là sự chuyển đổi không ngừng mà chúng ta sẽ trải nghiệm trên cuộc hành trình tới Thiên Chúa.
Cái chết không có gì để đáng sợ, khi thời gian đến nó có thể được ấp ủ, mến yêu. Phép trực giải hay cứng nhắc không phải là dấu chỉ của đức tin hoặc đức tin tôn giáo. Chúng chỉ là những phản ứng của sợ hãi và nên hiểu như vậy. Chúa Giê-su khuyến khích chúng ta hãy linh hoạt hơn và hãy cho phép tâm trí và tâm hồn của chúng ta được dàn trải. Cởi mở và tin tưởng vào sự hướng dẫn tâm linh của Thiên Chúa là chìa khóa để hiểu biết tâm linh.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Chúng ta sẵn sàng chịu đau khổ vì đức tin và niềm tin trìu mến của mình được bao nhiêu? Nói dũng cảm thì dễ nhưng điều đó không dễ dàng khi phải đối mặt với một số lựa chọn đáng sợ mà chúng ta khám phá những gì tiềm ẩn nội tại của chúng ta.
Sách Maccabees được viết vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên, vào lúc mà người Do Thái nổi dậy chống lai sự áp bức của Antiochus Epiphanes, là một trong những người kế vị Alexander Đại Đế. Tên bạo chúa này đã triệt để xóa bỏ văn hóa và tôn giáo Do Thái thay vào đó bằng văn hóa Hy Lạp. Những thực hành tôn giáo Do Thái bị cấm cản và từ chối thực hiện sẽ bị trừng phạt bằng cái chết.
Tính chất lý tưởng hóa của câu chuyện – thái độ coi thường sự đau đớn và cái chết, cùng những khả năng ngôn ngữ thần học linh ứng truyền cảm – là tất cả những đặc thù của lịch sử tử đạo hoặc tiểu sử các thánh. Điều này và con số bẩy thuộc ý tưởng qui phạm để cảnh giác chúng ta trước thực tế mà câu chuyện là một sự phối hợp tinh tế của những sự kiện lịch sử và tiểu thuyết truyền cảm. Mục đích này là để khuyến khích và truyền cảm hứng cho các tín hữu hãy đứng vững khi phải đối mặt với sự bách hại bất chấp những đe dọa tra tấn và tử hình. Ở đây, đó là lần đầu tiên phác họa niềm tin vào sự phục sinh và phán xét quyết định sự xuất hiện của họ. Vì chưng sự đau khổ vô tội, trung thực và những kẻ độc ác đầy tội lỗi, sau đó cả hai, người sống và kẻ chết phải xuất hiện trước bản án trung thực và công bằng của Thiên Chúa. Can đảm khi đối diện với sự đàn áp, sẵn sàng chết cho niềm tin của mình là một điều tốt lành. Mặt khác, người ta phải cảnh giác trước chủ nghĩa cuồng tín và hành vi khiêu khích dại khờ. Phải có một lời cam kết đồng thời trước cuộc sống, lòng từ bi và hòa giải. Nhưng thực sự Thiên Chúa luôn đứng bên cạnh những ai kiên định trong đức tin và những nguyên tắc.
Tác giả 2 Thessalonians cũng khẳng định rằng Thiên Chúa trung thành, luôn tuôn đổ hy vọng, ủi an, ân sủng và sức mạnh. Đức tin không phải là bùa hộ mệnh ma thuật hoặc sự vượt qua tùy ý để thaot1 khỏi sự đau khổ và cái ác. Chúng ta đang sống vào lúc mà thế giới khó khăn và nguy hiểm. Sự bảo đảm duy nhất của chúng ta đó là chúng ta sẽ không phải đối mặt với bất ky điều gì cô dơn, lạc lõng hoặc quá sức chúng ta phải gánh chịu. Hồng ân và nghị lực luôn được ban phát.
Có những lần mà ai đó đưa ra những câu hỏi yêu cầu giải đáp, nó đã thể hiện sự thiếu hiểu biết trầm trọng về tri thức căn bản và không thể trả lời bằng cách trực tiếp là “có” hay “không”. Những Giáo sỹ Do Thái xưa đã đưa ra câu hỏi bịp bợm với Chúa Giê-su, không tin vào sự phục sinh và họ hy vọng gài bẫy Chúa Giê-su chỉ ra niềm tin ấy vô lý như thế nào. Họ đưa ra câu hỏi về một người phụ nữ lần lượt kết hôn với bẩy anh em nhà kia (chú ý con số bẩy) để thực hiện theo luật Levirite có quan hệ với những người đàn ông chết mà không có con cái. Vậy vào lúc sống lại sau khi chết, bà ta sẽ là vợ của ai? Và họ cho đó là điểm then chốt – dựa vào thực tế, học thuyết của sự phục sinh bị suy yếu từ một số mâu thuẫn vô lý. Chẳng hạn, một câu hỏi hiện đại hơn được đưa ra có thể là, “Vào lúc phục sinh những bộ phận cấy ghép ấy thuộc về ai?”
Chúa Giê-su đã từ chối để khỏi bị lôi cuốn vào dòng lý luận của họ. Thay vào đó, trong Tin Mừng của Thánh Mac-cô, ông đã chỉ trích họ một cách đanh thép về cách nghĩ ấu trĩ và thiển cận của họ. Họ đã phơi bày những ý nghĩ hạn hẹp, thô thiển cùng những lời đần độn, ngớ ngẩn để thẩm tra mà không có một tí hiểu biết về Kinh Thánh hoặc quyền năng của Thiên Chúa. Ở đây, theo Tin Mừng của Thánh Lu-ca, ông đã dẫn giải nhã nhặn và lịch sự hơn. Nhưng điểm mấu chốt cũng tương tự như vậy. Kết hôn và sinh sản là những hoạt động trần tục mà nó phản ảnh thực tế của chúng ta trong thế giới này. Cái chết là lối đi tới cuộc sống ở một cấp đô khác và cao hơn. Vậy chúng ta không nên qui chiếu với cuộc sống trần gian của chúng ta vào chốn sau này mà hãy cho phép Thiên Chúa thử thách và tạo sự bất ngờ đối với chúng ta. Cuộc sống hồi sinh không được hiểu bằng thuật ngữ loài người hay sinh học. Sự phục sinh này là một sự trình bày và giải thích không chỉ thuộc quyền năng của Thiên Chúa mà còn là sự chuyển đổi không ngừng mà chúng ta sẽ trải nghiệm trên cuộc hành trình tới Thiên Chúa.
Cái chết không có gì để đáng sợ, khi thời gian đến nó có thể được ấp ủ, mến yêu. Phép trực giải hay cứng nhắc không phải là dấu chỉ của đức tin hoặc đức tin tôn giáo. Chúng chỉ là những phản ứng của sợ hãi và nên hiểu như vậy. Chúa Giê-su khuyến khích chúng ta hãy linh hoạt hơn và hãy cho phép tâm trí và tâm hồn của chúng ta được dàn trải. Cởi mở và tin tưởng vào sự hướng dẫn tâm linh của Thiên Chúa là chìa khóa để hiểu biết tâm linh.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Đức Tin cho cuộc sống vĩnh cửu
Tuyết Mai
15:49 04/11/2010
Chúa Nhật Thứ 32 Mùa Thường Niên, Năm C
"Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời". (2 Mcb 7, 1-2. 9-14).
Không gì làm cho tôi cảm động và cảm phục cho bằng đọc được câu chuyện ngắn trên đây của một gia đình gồm có một mẹ và 7 người con trai bị vua bắt giam cùng một lượt, tra tấn cho đến chết, cùng bền tâm bền chí giữ vững một lòng tin sắt đá vào Thiên Chúa và giới luật của Ngài. Ai trong chúng ta là con người phàm lại không sợ bị tra trấn và bắt giam?. Ngay cả tông đồ của Chúa là Thánh Phêrô cũng đã 3 lần chối Chúa vì sợ bị bắt. Đó là bản tánh nhút nhát của một con người bình thường luôn sẵn có và không ai phủ nhận điều đó!. Phải công nhận rằng trong thời đại nào chúng ta cũng có rất nhiều tấm gương anh hùng và anh dũng như thế của những người chịu bách hại và tử vì đạo.
Chúng ta thường đặt câu hỏi rằng tại sao một người bình thường cũng giống y như mình, nhưng khi gặp phải chuyện bắt bớ vì đạo thì lại trở nên anh dũng và có những lời nói không biết sợ là gì, và coi cái chết nhẹ như sợi tơ hồng?. Có phải tất cả những người tử vì đạo đó, trước cái chết họ hết thảy đều được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng cho giờ phút ấy sẽ phải biết nói gì và làm gì? Để sự tra tấn và cái chết ấy chứng minh cho mọi người hiểu được rằng lòng tin của họ lúc ấy chỉ biết hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa của họ là Đấng duy nhất và thật toàn năng. Họ là chứng nhân rất thật và rất sống động của Thiên Chúa. Họ chứng minh rằng người đời chẳng làm gì được họ tuy dù thân xác của họ có bầm dập và có chết đi. Họ chứng minh rằng cuộc đời trần thế này chỉ là phù vân và là ảo tưởng, không có thật. Nay họ đã tròn bổn phận làm con cái tốt lành của Thiên Chúa và được Chúa tiếp đón họ ngay tại cửa Thiên Đàng. Chứ sống làm gì trên trần gian này mà để trở thành một con người nịnh bợ, nhút nhát, như loài ký sinh trùng vô dụng chỉ biết rút rỉa và ăn bám vào người khác cho thật no nê trong một thân xác hay chết này! Mà thẳng thừng sống chối bỏ Thiên Chúa, Đấng đã cho chúng ta sự sống và cũng là Đấng sẽ đem chúng ta ra khỏi đời này.
Trong chúng ta đây cũng có ít nhiều người mong mỏi được có cuộc sống giống như các Thánh Tử Vì Đạo vậy! Điều đó cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng ngay thời buổi này trên thế giới, hằng ngày cũng có biết bao nhiêu người vẫn tiếp tục bị bắt bớ, giam giữ, tra tấn, và chết cho Chúa. Để được trở về cùng Chúa. Nhưng có phải tất cả chúng ta mỗi người Chúa ban cho có chương trình riêng của Ngài, và cách chết của mỗi người chúng ta Chúa cũng để cho ra đi cách khác nhau. Có phải cách đây gần 2000 năm Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo cho chúng ta biết rằng sự đến thế gian của Ngài không phải là Ngài đem bình an cho mọi người mà cha sẽ chống với con trai của mình, mẹ sẽ chống với con dâu của mình, và anh chị em sẽ chống đối nhau vì Danh Thiên Chúa hay không?. Và ai bị bách hại chết vì Danh Ngài sẽ được hưởng Nước Trời.
Có phải thật là thời buổi bây giờ tìm ra người chịu chết vì Chúa hẳn hiếm hơn thời xưa hay vì hiếm còn những ông vua ác độc?. Tôi không tin làm vậy! Vì thời buổi ngày nay những vụ bắt bớ, giam cầm, tra trấn người, có vẻ tinh vi hơn và khôn khéo hơn nhiều. Không rầm rộ không làm những việc ấy vào buổi ban ngày, nhưng là những con người có lòng lang dạ sói đã tìm đến nhà người ta để tấn công vào ban đêm. Bắt đem đi hành quyết và đã giết chết người ta, sau đó vu khống hay dựng chuyện rằng người nhà đã chết vì tai nạn gì đó! Có đôi khi loài sói lang cũng đã bịt miệng người nhà bằng một số tiền không nhỏ với sự hăm dọa và đăm nghe, để cố tình lái chuyện độc ác trở thành một chuyện tai nạn xẩy ra thường ngày.?. Vâng, thời xưa cũng như thời nay, cũng đã có biết bao nhiêu vị anh hùng cả nam lẫn nữ, họ đã chết cho Chúa rất âm thầm và không ai biết đến họ. Họ là những anh hùng và là kỵ mã tuấn tú vô danh đã chiến đấu thật oai hùng, và đã đem về những thắng trận làm Sáng Danh Thiên Chúa.
Lậy Chúa! Chúng con tất cả đều là con cái Chúa, tuy có nhút nhát, sợ đau khổ, thiếu hụt, bệnh tật, cô đơn, tội lỗi, nhiều thiếu sót, và bất toàn, nhưng chúng con rất cố gắng bắt chước những tấm gương anh hùng và anh dũng này của những con người quả cảm; cả cuộc đời của họ (giờ tất cả là Thánh Tử Vì Đạo) chỉ biết sống cho Chúa và cho tha nhân. Trong cuộc đời chúng con có những lúc thật khốn khổ và thật tội lỗi, nhưng xin Chúa đừng bỏ chúng con trong lúc chúng con đang lún sâu vào ao bùn của tội lỗi. Xin cho chúng con biết cầu nguyện cùng Chúa hằng ngày, để Thiên Thần Chúa là áo giáp giúp chúng con chống trả ba thù, và những kẻ thù vô hình của chúng con.
Tiền của trần gian này là gì? Sức mạnh của con người có là bao? Sao so sánh cho bằng sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng hiển trị và quyền năng muôn đời!?. Lậy Thiên Chúa của toàn thể nhân loại chúng con! Ước ao và cùng đích của tất cả chúng con là được sống vĩnh cửu muôn đời với Ba Ngôi Thiên Chúa trên Quê Trời. Giúp chúng con luôn sống khiêm nhường và luôn yêu thương anh chị em chúng con như chính mình, để tìm được nguồn vui và hạnh phúc đích thật, một hạnh phúc mà không ai có thể lấy đi hay chiếm đoạt được. Xin Thánh Thần Chúa luôn phù trợ, đỡ nâng, tinh thần, tâm hồn và thể xác, hằng ngày của chúng con; để chúng con biết tránh xa mọi tội lỗi mà đừng làm mất lòng Chúa và linh hồn bị sa vào hỏa ngục, đời đời chẳng có ngày ra. Xin cho chúng con biết làm tròn bổn phận và trách nhiệm của chúng con theo ngôi vị từng người một trong gia đình. Giúp cho chúng con hiểu được trọng trách làm người hữu dụng của chúng con hằng ngày tuy dù những việc làm của chúng con chẳng có tên và thật hèn mọn. Yêu thương anh chị em trong sự thông cảm và sẻ chia. Sửa dậy cho nhau trong tinh thần xây dựng nhất là trong gia đình và đến ngoài xã hội. Hy sinh là quên cái tôi to lớn của mình. Và nếu ai có lỡ hay cố tình dìm chúng con xuống, thì xin Chúa cho chúng con được lớn mạnh trong Chúa, vì hiểu được rằng tất cả mọi người không ai là toàn vẹn; giỏi cái này thì dốt cái khác, thế cho nên Chúa mới dậy chúng con sống với nhau là để cái hay của người này sẽ bù đắp vào cái dở của người kia, như đầu mình và tứ chi vậy! Ai cũng có phần hành, công việc, và trọng trách khác nhau. Nhờ có đức tin vào Thiên Chúa mà chúng con tất cả cùng nhau hợp lực, chung góp một bàn tay trong tình yêu mến, sẽ là chìa khóa kỳ diệu, đưa tất cả chúng con về Quê Trời nhanh nhất. Amen.
"Vua vũ trụ sẽ làm cho chúng tôi được sống lại trong cuộc sống đời đời". (2 Mcb 7, 1-2. 9-14).
Không gì làm cho tôi cảm động và cảm phục cho bằng đọc được câu chuyện ngắn trên đây của một gia đình gồm có một mẹ và 7 người con trai bị vua bắt giam cùng một lượt, tra tấn cho đến chết, cùng bền tâm bền chí giữ vững một lòng tin sắt đá vào Thiên Chúa và giới luật của Ngài. Ai trong chúng ta là con người phàm lại không sợ bị tra trấn và bắt giam?. Ngay cả tông đồ của Chúa là Thánh Phêrô cũng đã 3 lần chối Chúa vì sợ bị bắt. Đó là bản tánh nhút nhát của một con người bình thường luôn sẵn có và không ai phủ nhận điều đó!. Phải công nhận rằng trong thời đại nào chúng ta cũng có rất nhiều tấm gương anh hùng và anh dũng như thế của những người chịu bách hại và tử vì đạo.
Chúng ta thường đặt câu hỏi rằng tại sao một người bình thường cũng giống y như mình, nhưng khi gặp phải chuyện bắt bớ vì đạo thì lại trở nên anh dũng và có những lời nói không biết sợ là gì, và coi cái chết nhẹ như sợi tơ hồng?. Có phải tất cả những người tử vì đạo đó, trước cái chết họ hết thảy đều được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng cho giờ phút ấy sẽ phải biết nói gì và làm gì? Để sự tra tấn và cái chết ấy chứng minh cho mọi người hiểu được rằng lòng tin của họ lúc ấy chỉ biết hoàn toàn cậy dựa vào Thiên Chúa của họ là Đấng duy nhất và thật toàn năng. Họ là chứng nhân rất thật và rất sống động của Thiên Chúa. Họ chứng minh rằng người đời chẳng làm gì được họ tuy dù thân xác của họ có bầm dập và có chết đi. Họ chứng minh rằng cuộc đời trần thế này chỉ là phù vân và là ảo tưởng, không có thật. Nay họ đã tròn bổn phận làm con cái tốt lành của Thiên Chúa và được Chúa tiếp đón họ ngay tại cửa Thiên Đàng. Chứ sống làm gì trên trần gian này mà để trở thành một con người nịnh bợ, nhút nhát, như loài ký sinh trùng vô dụng chỉ biết rút rỉa và ăn bám vào người khác cho thật no nê trong một thân xác hay chết này! Mà thẳng thừng sống chối bỏ Thiên Chúa, Đấng đã cho chúng ta sự sống và cũng là Đấng sẽ đem chúng ta ra khỏi đời này.
Trong chúng ta đây cũng có ít nhiều người mong mỏi được có cuộc sống giống như các Thánh Tử Vì Đạo vậy! Điều đó cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng ngay thời buổi này trên thế giới, hằng ngày cũng có biết bao nhiêu người vẫn tiếp tục bị bắt bớ, giam giữ, tra tấn, và chết cho Chúa. Để được trở về cùng Chúa. Nhưng có phải tất cả chúng ta mỗi người Chúa ban cho có chương trình riêng của Ngài, và cách chết của mỗi người chúng ta Chúa cũng để cho ra đi cách khác nhau. Có phải cách đây gần 2000 năm Chúa Giêsu cũng đã cảnh báo cho chúng ta biết rằng sự đến thế gian của Ngài không phải là Ngài đem bình an cho mọi người mà cha sẽ chống với con trai của mình, mẹ sẽ chống với con dâu của mình, và anh chị em sẽ chống đối nhau vì Danh Thiên Chúa hay không?. Và ai bị bách hại chết vì Danh Ngài sẽ được hưởng Nước Trời.
Có phải thật là thời buổi bây giờ tìm ra người chịu chết vì Chúa hẳn hiếm hơn thời xưa hay vì hiếm còn những ông vua ác độc?. Tôi không tin làm vậy! Vì thời buổi ngày nay những vụ bắt bớ, giam cầm, tra trấn người, có vẻ tinh vi hơn và khôn khéo hơn nhiều. Không rầm rộ không làm những việc ấy vào buổi ban ngày, nhưng là những con người có lòng lang dạ sói đã tìm đến nhà người ta để tấn công vào ban đêm. Bắt đem đi hành quyết và đã giết chết người ta, sau đó vu khống hay dựng chuyện rằng người nhà đã chết vì tai nạn gì đó! Có đôi khi loài sói lang cũng đã bịt miệng người nhà bằng một số tiền không nhỏ với sự hăm dọa và đăm nghe, để cố tình lái chuyện độc ác trở thành một chuyện tai nạn xẩy ra thường ngày.?. Vâng, thời xưa cũng như thời nay, cũng đã có biết bao nhiêu vị anh hùng cả nam lẫn nữ, họ đã chết cho Chúa rất âm thầm và không ai biết đến họ. Họ là những anh hùng và là kỵ mã tuấn tú vô danh đã chiến đấu thật oai hùng, và đã đem về những thắng trận làm Sáng Danh Thiên Chúa.
Lậy Chúa! Chúng con tất cả đều là con cái Chúa, tuy có nhút nhát, sợ đau khổ, thiếu hụt, bệnh tật, cô đơn, tội lỗi, nhiều thiếu sót, và bất toàn, nhưng chúng con rất cố gắng bắt chước những tấm gương anh hùng và anh dũng này của những con người quả cảm; cả cuộc đời của họ (giờ tất cả là Thánh Tử Vì Đạo) chỉ biết sống cho Chúa và cho tha nhân. Trong cuộc đời chúng con có những lúc thật khốn khổ và thật tội lỗi, nhưng xin Chúa đừng bỏ chúng con trong lúc chúng con đang lún sâu vào ao bùn của tội lỗi. Xin cho chúng con biết cầu nguyện cùng Chúa hằng ngày, để Thiên Thần Chúa là áo giáp giúp chúng con chống trả ba thù, và những kẻ thù vô hình của chúng con.
Tiền của trần gian này là gì? Sức mạnh của con người có là bao? Sao so sánh cho bằng sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng hiển trị và quyền năng muôn đời!?. Lậy Thiên Chúa của toàn thể nhân loại chúng con! Ước ao và cùng đích của tất cả chúng con là được sống vĩnh cửu muôn đời với Ba Ngôi Thiên Chúa trên Quê Trời. Giúp chúng con luôn sống khiêm nhường và luôn yêu thương anh chị em chúng con như chính mình, để tìm được nguồn vui và hạnh phúc đích thật, một hạnh phúc mà không ai có thể lấy đi hay chiếm đoạt được. Xin Thánh Thần Chúa luôn phù trợ, đỡ nâng, tinh thần, tâm hồn và thể xác, hằng ngày của chúng con; để chúng con biết tránh xa mọi tội lỗi mà đừng làm mất lòng Chúa và linh hồn bị sa vào hỏa ngục, đời đời chẳng có ngày ra. Xin cho chúng con biết làm tròn bổn phận và trách nhiệm của chúng con theo ngôi vị từng người một trong gia đình. Giúp cho chúng con hiểu được trọng trách làm người hữu dụng của chúng con hằng ngày tuy dù những việc làm của chúng con chẳng có tên và thật hèn mọn. Yêu thương anh chị em trong sự thông cảm và sẻ chia. Sửa dậy cho nhau trong tinh thần xây dựng nhất là trong gia đình và đến ngoài xã hội. Hy sinh là quên cái tôi to lớn của mình. Và nếu ai có lỡ hay cố tình dìm chúng con xuống, thì xin Chúa cho chúng con được lớn mạnh trong Chúa, vì hiểu được rằng tất cả mọi người không ai là toàn vẹn; giỏi cái này thì dốt cái khác, thế cho nên Chúa mới dậy chúng con sống với nhau là để cái hay của người này sẽ bù đắp vào cái dở của người kia, như đầu mình và tứ chi vậy! Ai cũng có phần hành, công việc, và trọng trách khác nhau. Nhờ có đức tin vào Thiên Chúa mà chúng con tất cả cùng nhau hợp lực, chung góp một bàn tay trong tình yêu mến, sẽ là chìa khóa kỳ diệu, đưa tất cả chúng con về Quê Trời nhanh nhất. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 04/11/2010
ĐỤNG NGÓN TAY
Thời xuân thu, một hôm công tử Tống và Tử Gia đi gặp Trịnh Linh công, đột nhiên ngón tay của công tử Tống giựt giựt, ông ta nói với Tử Gia: “Mỗi lần khi ngón tay của tôi giựt giựt thì báo cho biết là sẽ có thức ăn ngon để ăn”. Sau khi vào trong cung điện thì quả thật nhìn thấy người làm bếp chuẩn bị giết con ba ba làm tiệc đãi khách, rõ ràng là lời nói của công tử Tống đã ứng nghiệm, thế là cả hai người cùng ngầm hiểu và cười lớn.
Trịnh Linh công cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi họ cười cái gì ? Tử Gia chỉ có cách là nói lại nguyên nhân, do đó mà khi ăn thịt ba ba thì Trịnh Linh công cố ý không chia cho công tử Tống, nhưng công tử Tống thì vẫn cứ muốn ăn mới được, bèn lấy ngón tay thò vào trong nồi thịt ba ba đụng đến nước canh thịt, rồi chỏ miệng vào trong nồi mà hít hít mùi vị thơm ngon rồi mới đi về.
(Tả truyện, Tuyên công tứ niên)
Suy tư:
Có những lúc tài năng của mình thì không nên nói cho người ta biết, bởi vì người có lòng dạ tiểu nhân ở đời này thì nhiều, hoặc người có tài năng hơn mình cũng nhiều, hoặc người thích đùa cũng nhiều, do đó mà tài năng của mình sẽ bị họ lấy làm trò đùa cho thiên hạ hoặc tài năng của mình “xúc phạm” đến họ nên họ tìm cách “chơi” mình chăng ?
Đừng nghĩ rằng ai cũng như mình thoải mái, thành thật, vui vẻ và không chấp xét, nhưng hãy nghĩ rằng cẩn thận trong lời nói, dè dặt trong hành vi và thành thật trong giao tiếp chính là tài năng mà không một ai có thể lợi dụng để công kích hoặc mình.
Người Ki-tô hữu càng cẩn thận hơn nữa trong ngôn hành của mình, bởi vì chính lời nói và việc làm của mình sẽ phán xét mình trong ngày Chúa đến.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thời xuân thu, một hôm công tử Tống và Tử Gia đi gặp Trịnh Linh công, đột nhiên ngón tay của công tử Tống giựt giựt, ông ta nói với Tử Gia: “Mỗi lần khi ngón tay của tôi giựt giựt thì báo cho biết là sẽ có thức ăn ngon để ăn”. Sau khi vào trong cung điện thì quả thật nhìn thấy người làm bếp chuẩn bị giết con ba ba làm tiệc đãi khách, rõ ràng là lời nói của công tử Tống đã ứng nghiệm, thế là cả hai người cùng ngầm hiểu và cười lớn.
Trịnh Linh công cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi họ cười cái gì ? Tử Gia chỉ có cách là nói lại nguyên nhân, do đó mà khi ăn thịt ba ba thì Trịnh Linh công cố ý không chia cho công tử Tống, nhưng công tử Tống thì vẫn cứ muốn ăn mới được, bèn lấy ngón tay thò vào trong nồi thịt ba ba đụng đến nước canh thịt, rồi chỏ miệng vào trong nồi mà hít hít mùi vị thơm ngon rồi mới đi về.
(Tả truyện, Tuyên công tứ niên)
Suy tư:
Có những lúc tài năng của mình thì không nên nói cho người ta biết, bởi vì người có lòng dạ tiểu nhân ở đời này thì nhiều, hoặc người có tài năng hơn mình cũng nhiều, hoặc người thích đùa cũng nhiều, do đó mà tài năng của mình sẽ bị họ lấy làm trò đùa cho thiên hạ hoặc tài năng của mình “xúc phạm” đến họ nên họ tìm cách “chơi” mình chăng ?
Đừng nghĩ rằng ai cũng như mình thoải mái, thành thật, vui vẻ và không chấp xét, nhưng hãy nghĩ rằng cẩn thận trong lời nói, dè dặt trong hành vi và thành thật trong giao tiếp chính là tài năng mà không một ai có thể lợi dụng để công kích hoặc mình.
Người Ki-tô hữu càng cẩn thận hơn nữa trong ngôn hành của mình, bởi vì chính lời nói và việc làm của mình sẽ phán xét mình trong ngày Chúa đến.
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 04/11/2010
N2T |
21. Một câu nói có thể làm cho người ta nộ khí xung thiên, một câu nói có thể làm tổn thương thấu tim của người hảo tâm và tăng thêm sự phiền phức cho mọi người.
(Thánh Vincent de Paul)Sống Và Chia Sẻ Lời Chúa - Kẻ Chết Sống Lại...
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
18:59 04/11/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA-CN32TN/C
Cần cho Cá nhân-Gia đình- Nhóm- Hội đoàn-Phong trào
KẺ CHẾT SỐNG LẠI – TÔI KHÔNG CHẾT TÔI SỐNG
* Chủ đề Tin Mừng hôm nay làm tôi nhớ một câu trong bài hát của Cha Trịnh Ngọc Danh trong chương trình Phaolô Mới như sau: “Tôi Sống nhưng không phải là tôi Sống. Mà là chính Đức Kitô, mà là chính Đưc Kitô sống trong tôi, sống trong tôi…”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba ba bài đọc sau:
Bài đọc 1: Sách Ma-ca-bê 7:1-2; 9-14= Chúng tôi sẽ sống lại:
* Câu chuyện kể: Có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ, người anh đã lên tiếng nói với vua An-ti-ô-khô: “Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì? Vua muốn biết điều gì? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi.” (câu 2)
* Người anh đã cho biết nếu chúng tôi chết vì vua vũ trụ, thì Người cũng sẽ cho chúng tôi sống lại. Tất cả bốn anh em đã bị tra tấn dã man; nhưng họ cùng một lòng, can đảm nói với vua là chúng tôi: “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào Lời Thiên Chúa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại…” (x. câu 9-14)
* Chết là ngày được giải phóng: Anh em đã được giải thoát khỏi tội lỗi mà trở thành nô lệ của Thiên Chúa, được kết qủa là được trở nên thánh thiện và rốt cuộc là được sống đời đời.”(Rom 6, 22)
* Những gì giúp cho bạn tin vào Chúa trong hiện tại và tương lại?
Bài đọc 2: 2 Thê-xa-lô-nica 2:16-17;3:1-5)= Yên ủi và Sức mạnh:
* Hy vọng vào Tương lai: Một trong những nét đẹp nhất của đức tin người Tín hữu là hy vọng vào tương lai. - Người Tín hữu không phải chết khi tắt hơi, mà hàng ngày ta hằng chết. Khi tôi đang chết cho tội lỗi là tôi đang sống cho Chúa. Thánh nữ Têrêsa lúc sắp qua đời, khuyên nhủ chị em rằng: “Chị em đừng khóc như những kẻ không có niềm tin cậy, Tôi không chết tôi vào cõi sống.”
* Tôn vinh Lời Chúa:Thánh Phaolô cũng tha thiết nhắc nhở tôi hãy tìm mọi cách phát triển Lời Chúa thật nhiều trong gia đình và Giáo xứ: “Anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh…” (x. 2 Tx 3, 1-5)
1/ Những phương cách giúp người Tín hữu có niềm hy vọng tốt đẹp?
2/ Kế hoạch nào bạn đang nỗ lực phát triển Lời Chúa trong Gia đình?
Tin Mừng: Luca 20:27-38= Thiên Chúa của kẻ Sống:
* Nhóm Xa-đốc là một nhóm người Do thái trong các thầy tế lễ va giới qúi tộc giầu có.; nhưng đời sống nội tâm họ trống rỗng, chỉ có hình thức. Họ chấp nhận thế giới vật chất và phản đối sự sống lại, cho nên Đức Giêsu nói ới họ: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng….Họ không phải chết và họ được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (câu 34-38)
* Chúa có ý nói những người sống công chính thì sẽ nhận vào đời sau. Những câu này cũng không làm mất giá trị của Hôn nhân; nhưng chỉ có ý nói người ta sẽ không phải còn lo việc gì khác, ngoài việc phụng sự và ngợi khen Thiên Chúa.
* Chúa Giêsu cũng muốn nhấn mạnh rằng tình trạng khi sống lại sẽ không giống như khi còn ở trên đất. Vì không có sự chết nên không cần phải nối dõi dòng giống, không cần phải sinh sản: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” (câu 38). Câu này Chúa cũng nói với ta, nếu ai đang chết đi cho tội lỗi, là quyết từ bỏ tội, đóng đanh tính xác thịt mình và thập giá, thì không phải chỉ sống lại sau khi chết mà đã được sống lại với Chúa từ bây giờ rồi. Chúng ta sẻ được biến đổi, để nên giống Đức Kitô. (x. 1 Tx 4, 16-17).
1/ Làm sao tôi biết hằng ngày tôi hằng chết và sống lại với Đức Kitô?
2/ Đức Giêsu nói Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống, ý dạy tôi điều gì?
B- Câu Kinh Thánh tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này:
NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN CHÚA CỦA KẺ CHẾT, NHƯNG LÀ THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG. (Lc 20: 38)
* Thiên chúa quan tâm đế kẻ sống, Ngài muốn tôi bỏ con người cũ để trở nên con người mới hoàn toàn trong ân sủng của Ngài.
C- Tôi cầu nguyện và Sống cầu nguyện: (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Vì lúc nào Chúa cũng nghĩ đến kẽ sống, Chúa muốn con chỗi dậy, bỏ đời sống cũ, để sống lại với Chúa mỗi ngày. Con noi gương Mẹ Maria luôn sống gần bên Chúa, lắng nghe và thực hành Lời Chúa mọi lúc.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Cần cho Cá nhân-Gia đình- Nhóm- Hội đoàn-Phong trào
KẺ CHẾT SỐNG LẠI – TÔI KHÔNG CHẾT TÔI SỐNG
* Chủ đề Tin Mừng hôm nay làm tôi nhớ một câu trong bài hát của Cha Trịnh Ngọc Danh trong chương trình Phaolô Mới như sau: “Tôi Sống nhưng không phải là tôi Sống. Mà là chính Đức Kitô, mà là chính Đưc Kitô sống trong tôi, sống trong tôi…”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ ba ba bài đọc sau:
Bài đọc 1: Sách Ma-ca-bê 7:1-2; 9-14= Chúng tôi sẽ sống lại:
* Câu chuyện kể: Có bảy anh em bị bắt cùng với bà mẹ, người anh đã lên tiếng nói với vua An-ti-ô-khô: “Vua muốn tra hỏi chúng tôi cái gì? Vua muốn biết điều gì? Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi.” (câu 2)
* Người anh đã cho biết nếu chúng tôi chết vì vua vũ trụ, thì Người cũng sẽ cho chúng tôi sống lại. Tất cả bốn anh em đã bị tra tấn dã man; nhưng họ cùng một lòng, can đảm nói với vua là chúng tôi: “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào Lời Thiên Chúa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại…” (x. câu 9-14)
* Chết là ngày được giải phóng: Anh em đã được giải thoát khỏi tội lỗi mà trở thành nô lệ của Thiên Chúa, được kết qủa là được trở nên thánh thiện và rốt cuộc là được sống đời đời.”(Rom 6, 22)
* Những gì giúp cho bạn tin vào Chúa trong hiện tại và tương lại?
Bài đọc 2: 2 Thê-xa-lô-nica 2:16-17;3:1-5)= Yên ủi và Sức mạnh:
* Hy vọng vào Tương lai: Một trong những nét đẹp nhất của đức tin người Tín hữu là hy vọng vào tương lai. - Người Tín hữu không phải chết khi tắt hơi, mà hàng ngày ta hằng chết. Khi tôi đang chết cho tội lỗi là tôi đang sống cho Chúa. Thánh nữ Têrêsa lúc sắp qua đời, khuyên nhủ chị em rằng: “Chị em đừng khóc như những kẻ không có niềm tin cậy, Tôi không chết tôi vào cõi sống.”
* Tôn vinh Lời Chúa:Thánh Phaolô cũng tha thiết nhắc nhở tôi hãy tìm mọi cách phát triển Lời Chúa thật nhiều trong gia đình và Giáo xứ: “Anh em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, để Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh…” (x. 2 Tx 3, 1-5)
1/ Những phương cách giúp người Tín hữu có niềm hy vọng tốt đẹp?
2/ Kế hoạch nào bạn đang nỗ lực phát triển Lời Chúa trong Gia đình?
Tin Mừng: Luca 20:27-38= Thiên Chúa của kẻ Sống:
* Nhóm Xa-đốc là một nhóm người Do thái trong các thầy tế lễ va giới qúi tộc giầu có.; nhưng đời sống nội tâm họ trống rỗng, chỉ có hình thức. Họ chấp nhận thế giới vật chất và phản đối sự sống lại, cho nên Đức Giêsu nói ới họ: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng hạnh phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng….Họ không phải chết và họ được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (câu 34-38)
* Chúa có ý nói những người sống công chính thì sẽ nhận vào đời sau. Những câu này cũng không làm mất giá trị của Hôn nhân; nhưng chỉ có ý nói người ta sẽ không phải còn lo việc gì khác, ngoài việc phụng sự và ngợi khen Thiên Chúa.
* Chúa Giêsu cũng muốn nhấn mạnh rằng tình trạng khi sống lại sẽ không giống như khi còn ở trên đất. Vì không có sự chết nên không cần phải nối dõi dòng giống, không cần phải sinh sản: “Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Vì đối với Người, tất cả đều đang sống.” (câu 38). Câu này Chúa cũng nói với ta, nếu ai đang chết đi cho tội lỗi, là quyết từ bỏ tội, đóng đanh tính xác thịt mình và thập giá, thì không phải chỉ sống lại sau khi chết mà đã được sống lại với Chúa từ bây giờ rồi. Chúng ta sẻ được biến đổi, để nên giống Đức Kitô. (x. 1 Tx 4, 16-17).
1/ Làm sao tôi biết hằng ngày tôi hằng chết và sống lại với Đức Kitô?
2/ Đức Giêsu nói Thiên Chúa là Chúa của kẻ sống, ý dạy tôi điều gì?
B- Câu Kinh Thánh tôi chọn làm Châm ngôn Sống tuần này:
NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ THIÊN CHÚA CỦA KẺ CHẾT, NHƯNG LÀ THIÊN CHÚA CỦA KẺ SỐNG. (Lc 20: 38)
* Thiên chúa quan tâm đế kẻ sống, Ngài muốn tôi bỏ con người cũ để trở nên con người mới hoàn toàn trong ân sủng của Ngài.
C- Tôi cầu nguyện và Sống cầu nguyện: (Prayer in Action)
Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy: Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Vì lúc nào Chúa cũng nghĩ đến kẽ sống, Chúa muốn con chỗi dậy, bỏ đời sống cũ, để sống lại với Chúa mỗi ngày. Con noi gương Mẹ Maria luôn sống gần bên Chúa, lắng nghe và thực hành Lời Chúa mọi lúc.
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúng ta có một tương lai để hướng tới
Lm Jude Siciliano OP
20:24 04/11/2010
CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN-C
2 Maccabê 7: 1-2, 9-14; Tv 17; 2 Thessalonica 2: 16- 3:5; Luca 20: 27-38
Những câu hỏi về sự sống sau khi chết thì chẳng phải mới mẻ gì. Một cách nào đó, con người đã thắc mắc những vấn đề này ngay từ thuở ban đầu. Tôi mới đến thăm viện bảo tàng mà ở đó những phong tục chôn cất của người Hylạp cũng như cách trưng bày cho thấy rằng các Pharaô được chôn cất trong các kim tự tháp cùng với thức ăn, nước uống, quần áo, trang sức và cả những nô lệ bị giết để chăm sóc cho họ trong cuộc sống sau này.
Ai trong chúng ta chưa từng bao giờ nghĩ đến chuyện đời sống mai sau như thế nào hay việc sống lại sau khi chết sẽ ra sao hay không? Vậy, quý vị nghĩ xem, sau khi chết chúng ta sẽ thế nào đây? Những người chơi Golf có thể thấy họ đang chơi Golf ở Bãi Đá Cuội, miễn phí và không giới hạn thời gian. Những bác nông dân có thể thấy một cánh đồng hoa trái bất tận – nhưng không có hoa bồ công anh và những hạt giống khác. Các bậc cha mẹ có thể mường tượng những bữa ăn tuyệt vời, mà không phải đi chợ, nấu ăn hay với những “thực khách” 5 tuổi đang om xòm. Những hành khách thì mong họ sẽ không bị chậm trễ hay mắc kẹt trên đường cao tốc từ nhà đến công sở. Thực ra, sự di chuyển mà họ có thể hình dung ra có thể là những kỳ nghỉ dài không giới hạn nơi bãi biển và trên những vùng núi cao. Những người cao tuổi thì mơ ước lại có thể chạy nhảy ….và vào một ngày đẹp trời có thể thực hiện vài cú lộn mèo! Những người bệnh nặng thì chỉ muốn một nơi không còn phải uống hay chích thuốc và không còn bị giam hãm trên giường cả ngày nắng ráo hay những ngày mưa rơi.
Khi chúng ta suy nghĩ về cuộc sống mai sau, có thể tất cả chúng ta đều đồng ý với nhau rằng ở đó chúng ta sẽ không phải làm những việc tay chân cho bằng củng cố nhiều hơn nữa những mối tương quan. Chúng ta hình dung ra việc gặp lại những người yêu dấu. Đó sẽ là nơi không còn những nỗi đau chia ly, không còn tạm biệt và cũng không có hiểu lầm. Nơi đó những xúc phạm của quá khứ được thứ tha và những hận thù được quên đi mãi mãi. Và chúng ta chỉ nói và nhớ về những biến cố hạnh phúc,…không có những tiếc nuối, không có loại trừ, hoặc giả như còn thì cũng được xem nhẹ đi. Không phải trở thành ai khác nhưng là chính chúng ta. Và như thế thì thật tốt cho chúng ta.
Nhiều người hình dung đời sau giống như là sự kéo dài của cuộc sống hiện tại – căn bản là giống nhưng được cải thiện rất nhiều. Trong bài Tin Mừng hôm nay, nhóm Sađốc thách thức Đức Giêsu với sự suy đoán của họ về cuộc sống đời sau. Họ phóng đại hoàn cảnh sống hiện tại. Đó là một tập quán để bảo vệ góa phụ không con và để đảm bảo an toàn cho người phụ nữ, người này sẽ cưới người em của ông chồng quá cố của mình. Những người Sađốc muốn gài bẫy Đức Giêsu bằng cách sử dụng một ví dụ vô lý. Bảy người chồng đều chết và hỏi xem ai sẽ là chồng của bà khi sống lại. Họ lấy một ví dụ trong cuộc sống hiện tại và muốn kéo dài nó qua cuộc sống đời sau.
Đức Giêsu trả lời cho họ như sau: “các ông chẳng có ý niệm gì về ý nghĩa của sự phục sinh”. Đức Giêsu không vẽ lên một bức tranh mô tả cuộc sống đời sau như thế nào, Người cũng không nói về những cánh cổng ngọc ngà, con đường bằng vàng ròng hay những ngai báu trên trời. Hay nói cách khác, Người không lấy những sự vật đời này và mang chúng vào đời sau như với một phiên bản đã được nâng cấp. Thay vì nói đến những sự vật, Người nói đến những mối tương quan – tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với tha nhân.
Trong khi cuộc sống đời sau chắc chắn sẽ rất khác cuộc sống đời này - nhưng cũng có vài thứ giống như đời này. Chúng ta vẫn là “Con của Thiên Chúa”, như Đức Giêsu kêu gọi chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Đó chính là đảm bảo cho chúng ta. Mối tương quan khăng khít của chúng ta ở đời này với Thiên Chúa sẽ không bị cái chết phá vỡ. Thiên Chúa đã ký kết với chúng ta một giao ước và vì thế chúng ta sẽ chẳng bao giờ bị chia tách khỏi Thiên Chúa.
Đức Giêsu muốn chúng ta điều gì? Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và giao ước bền vững của Ngài. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chính tình yêu ấy cùng với chúng ta từ đời này đến đời sau. Tình yêu của Thiên Chúa sẽ không rời bỏ chúng ta dù khi chúng ta quá già hay quá yếu đến độ không tự chăm sóc bản thân mình, không bỏ rơi chúng ta dù khi chúng ta nghi hoặc hay thắc mắc về tình yêu ấy; tình yêu ấy cũng không rút khỏi chúng ta ngay cả khi chúng ta phạm tội. Tình yêu của Thiên Chúa vẫn ở với chúng ta dù chúng ta cảm thấy không thể yêu. Tình yêu của Thiên Chúa vẫn ở quanh chúng ta ngay cả khi chúng ta cầu nguyện không sốt sắng, khi chúng ta lo ra hay đang bận tâm với những nhu cầu vặt vãnh thường nhật.
Tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn trung tín dẫu cho bạn bè hay người thân trong gia đình có quay lưng lại với chúng ta đi nữa, như Đức Giêsu nói: Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Thiên Chúa hứa cho chúng ta sự sống đời đời; chúng ta sẽ đến cùng Thiên Chúa và Thiên Chúa của chúng ta sẽ chẳng bao giờ chết, và chẳng bao giờ phá vỡ tình yêu bao la liên kết chúng ta với Thiên Chúa ngay từ đời này. Thế đâu là sự khác biệt về niềm tin vào sự phục sinh của chúng ta? Nó giúp chúng ta nhìn cuộc đời qua “đôi mắt phục sinh”. Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt phục sinh mang lại cho chúng ta sức mạnh khi chúng ta chịu thử thách và trong giờ lâm tử.
Sống bằng ánh sáng mới của chúng ta, chúng ta sẵn lòng hiến tế bản thân mình vì sự hiện hữu tốt đẹp của người khác. Chúng ta sẽ cảm thấy vơi đi phần nào sự bất mãn vì những thiếu thốn của mình, và quan tâm hơn đến những gì chúng ta đang có và mãi có…tình yêu thương của chúng ta đối với người khác và tình thương của Chúa dành cho chúng ta. Đôi mắt phục sinh cho chúng ta mối quan tâm mới đến cuộc sống mà chúng ta được lớn lên trong sự biết ơn đối với tha nhân và cũng là được Thiên Chúa yêu mến. Chúng ta không đánh giá người khác dựa trên những thành tựu hay của cải của họ, nhưng vì họ cũng là con cái của Chúa.
Chúng ta cũng tự vấn chính mình, những người có đôi mắt phục sinh, “Tôi có đang dùng năng lực của mình vào những giá trị vĩnh cửu hay đang phung phí tài năng và thời giờ vào những việc chóng qua? Chúng ta có một tương lai để hướng tới như Đức Giêsu nói với chúng ta, vậy chúng ta đã làm gì để đạt được tương lai ấy? Dù Đức Giêsu không cho chúng ta một bức tranh hay đoạn phim nói về những gì đang chờ chúng ta ở phía trước, Người đảm bảo với chúng ta rằng nếu chúng ta ở lại trong tương quan với Chúa, thì chẳng gì có thể phá hủy nổi tình yêu ấy, dù là sự chết. Thiên Chúa được định nghĩa là Người Yêu, Đấng yêu thương chúng ta qua cả cái chết, tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta không bao giờ chết. Bí tích Thánh Thể hôm nay luôn luôn nhắc nhớ chúng ta về tình thương hải hà của Thiên Chúa và hiến tế mà Thiên Chúa đã thực hiện vì yêu thương chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
2 Maccabê 7: 1-2, 9-14; Tv 17; 2 Thessalonica 2: 16- 3:5; Luca 20: 27-38
Những câu hỏi về sự sống sau khi chết thì chẳng phải mới mẻ gì. Một cách nào đó, con người đã thắc mắc những vấn đề này ngay từ thuở ban đầu. Tôi mới đến thăm viện bảo tàng mà ở đó những phong tục chôn cất của người Hylạp cũng như cách trưng bày cho thấy rằng các Pharaô được chôn cất trong các kim tự tháp cùng với thức ăn, nước uống, quần áo, trang sức và cả những nô lệ bị giết để chăm sóc cho họ trong cuộc sống sau này.
Ai trong chúng ta chưa từng bao giờ nghĩ đến chuyện đời sống mai sau như thế nào hay việc sống lại sau khi chết sẽ ra sao hay không? Vậy, quý vị nghĩ xem, sau khi chết chúng ta sẽ thế nào đây? Những người chơi Golf có thể thấy họ đang chơi Golf ở Bãi Đá Cuội, miễn phí và không giới hạn thời gian. Những bác nông dân có thể thấy một cánh đồng hoa trái bất tận – nhưng không có hoa bồ công anh và những hạt giống khác. Các bậc cha mẹ có thể mường tượng những bữa ăn tuyệt vời, mà không phải đi chợ, nấu ăn hay với những “thực khách” 5 tuổi đang om xòm. Những hành khách thì mong họ sẽ không bị chậm trễ hay mắc kẹt trên đường cao tốc từ nhà đến công sở. Thực ra, sự di chuyển mà họ có thể hình dung ra có thể là những kỳ nghỉ dài không giới hạn nơi bãi biển và trên những vùng núi cao. Những người cao tuổi thì mơ ước lại có thể chạy nhảy ….và vào một ngày đẹp trời có thể thực hiện vài cú lộn mèo! Những người bệnh nặng thì chỉ muốn một nơi không còn phải uống hay chích thuốc và không còn bị giam hãm trên giường cả ngày nắng ráo hay những ngày mưa rơi.
Khi chúng ta suy nghĩ về cuộc sống mai sau, có thể tất cả chúng ta đều đồng ý với nhau rằng ở đó chúng ta sẽ không phải làm những việc tay chân cho bằng củng cố nhiều hơn nữa những mối tương quan. Chúng ta hình dung ra việc gặp lại những người yêu dấu. Đó sẽ là nơi không còn những nỗi đau chia ly, không còn tạm biệt và cũng không có hiểu lầm. Nơi đó những xúc phạm của quá khứ được thứ tha và những hận thù được quên đi mãi mãi. Và chúng ta chỉ nói và nhớ về những biến cố hạnh phúc,…không có những tiếc nuối, không có loại trừ, hoặc giả như còn thì cũng được xem nhẹ đi. Không phải trở thành ai khác nhưng là chính chúng ta. Và như thế thì thật tốt cho chúng ta.
Nhiều người hình dung đời sau giống như là sự kéo dài của cuộc sống hiện tại – căn bản là giống nhưng được cải thiện rất nhiều. Trong bài Tin Mừng hôm nay, nhóm Sađốc thách thức Đức Giêsu với sự suy đoán của họ về cuộc sống đời sau. Họ phóng đại hoàn cảnh sống hiện tại. Đó là một tập quán để bảo vệ góa phụ không con và để đảm bảo an toàn cho người phụ nữ, người này sẽ cưới người em của ông chồng quá cố của mình. Những người Sađốc muốn gài bẫy Đức Giêsu bằng cách sử dụng một ví dụ vô lý. Bảy người chồng đều chết và hỏi xem ai sẽ là chồng của bà khi sống lại. Họ lấy một ví dụ trong cuộc sống hiện tại và muốn kéo dài nó qua cuộc sống đời sau.
Đức Giêsu trả lời cho họ như sau: “các ông chẳng có ý niệm gì về ý nghĩa của sự phục sinh”. Đức Giêsu không vẽ lên một bức tranh mô tả cuộc sống đời sau như thế nào, Người cũng không nói về những cánh cổng ngọc ngà, con đường bằng vàng ròng hay những ngai báu trên trời. Hay nói cách khác, Người không lấy những sự vật đời này và mang chúng vào đời sau như với một phiên bản đã được nâng cấp. Thay vì nói đến những sự vật, Người nói đến những mối tương quan – tương quan của chúng ta với Thiên Chúa và với tha nhân.
Trong khi cuộc sống đời sau chắc chắn sẽ rất khác cuộc sống đời này - nhưng cũng có vài thứ giống như đời này. Chúng ta vẫn là “Con của Thiên Chúa”, như Đức Giêsu kêu gọi chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Đó chính là đảm bảo cho chúng ta. Mối tương quan khăng khít của chúng ta ở đời này với Thiên Chúa sẽ không bị cái chết phá vỡ. Thiên Chúa đã ký kết với chúng ta một giao ước và vì thế chúng ta sẽ chẳng bao giờ bị chia tách khỏi Thiên Chúa.
Đức Giêsu muốn chúng ta điều gì? Hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và giao ước bền vững của Ngài. Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chính tình yêu ấy cùng với chúng ta từ đời này đến đời sau. Tình yêu của Thiên Chúa sẽ không rời bỏ chúng ta dù khi chúng ta quá già hay quá yếu đến độ không tự chăm sóc bản thân mình, không bỏ rơi chúng ta dù khi chúng ta nghi hoặc hay thắc mắc về tình yêu ấy; tình yêu ấy cũng không rút khỏi chúng ta ngay cả khi chúng ta phạm tội. Tình yêu của Thiên Chúa vẫn ở với chúng ta dù chúng ta cảm thấy không thể yêu. Tình yêu của Thiên Chúa vẫn ở quanh chúng ta ngay cả khi chúng ta cầu nguyện không sốt sắng, khi chúng ta lo ra hay đang bận tâm với những nhu cầu vặt vãnh thường nhật.
Tình yêu của Thiên Chúa vẫn luôn trung tín dẫu cho bạn bè hay người thân trong gia đình có quay lưng lại với chúng ta đi nữa, như Đức Giêsu nói: Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống. Thiên Chúa hứa cho chúng ta sự sống đời đời; chúng ta sẽ đến cùng Thiên Chúa và Thiên Chúa của chúng ta sẽ chẳng bao giờ chết, và chẳng bao giờ phá vỡ tình yêu bao la liên kết chúng ta với Thiên Chúa ngay từ đời này. Thế đâu là sự khác biệt về niềm tin vào sự phục sinh của chúng ta? Nó giúp chúng ta nhìn cuộc đời qua “đôi mắt phục sinh”. Nhìn cuộc đời bằng đôi mắt phục sinh mang lại cho chúng ta sức mạnh khi chúng ta chịu thử thách và trong giờ lâm tử.
Sống bằng ánh sáng mới của chúng ta, chúng ta sẵn lòng hiến tế bản thân mình vì sự hiện hữu tốt đẹp của người khác. Chúng ta sẽ cảm thấy vơi đi phần nào sự bất mãn vì những thiếu thốn của mình, và quan tâm hơn đến những gì chúng ta đang có và mãi có…tình yêu thương của chúng ta đối với người khác và tình thương của Chúa dành cho chúng ta. Đôi mắt phục sinh cho chúng ta mối quan tâm mới đến cuộc sống mà chúng ta được lớn lên trong sự biết ơn đối với tha nhân và cũng là được Thiên Chúa yêu mến. Chúng ta không đánh giá người khác dựa trên những thành tựu hay của cải của họ, nhưng vì họ cũng là con cái của Chúa.
Chúng ta cũng tự vấn chính mình, những người có đôi mắt phục sinh, “Tôi có đang dùng năng lực của mình vào những giá trị vĩnh cửu hay đang phung phí tài năng và thời giờ vào những việc chóng qua? Chúng ta có một tương lai để hướng tới như Đức Giêsu nói với chúng ta, vậy chúng ta đã làm gì để đạt được tương lai ấy? Dù Đức Giêsu không cho chúng ta một bức tranh hay đoạn phim nói về những gì đang chờ chúng ta ở phía trước, Người đảm bảo với chúng ta rằng nếu chúng ta ở lại trong tương quan với Chúa, thì chẳng gì có thể phá hủy nổi tình yêu ấy, dù là sự chết. Thiên Chúa được định nghĩa là Người Yêu, Đấng yêu thương chúng ta qua cả cái chết, tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta không bao giờ chết. Bí tích Thánh Thể hôm nay luôn luôn nhắc nhớ chúng ta về tình thương hải hà của Thiên Chúa và hiến tế mà Thiên Chúa đã thực hiện vì yêu thương chúng ta.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Gò Vấp
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐGH Benedict XVI trong danh sách những người quyền uy nhất thế giới
Phụng Nghi
08:25 04/11/2010
Tạp chí Forbes mới công bố 68 người quyền uy nhất thế giới, có thể nói là đại diện cho 6.8 tỉ người trên trái đất. Forbes giải thích về các tiêu chuẩn chọn lựa của như sau:
“Những người trong danh sách này được chọn bởi vì, theo nhiều cách thức khác nhau, họ uốn nắn thế giới theo ý mình. Đó là những vị nguyên thủ quốc gia, những nhân vật thuộc các tôn giáo lớn, các nhà doanh nghiệp và cả những kẻ bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. So sánh uy quyền tương đối của một nhóm người khác biệt nhau như vậy là một công việc tế nhị và khó khăn. Để đạt được việc này, chúng tôi định nghĩa uy quyền theo 4 tiêu chuẩn. Trước hết chúng tôi hỏi xem vị đó có ảnh hưởng trên rất nhiều người hay không. Đối với các nguyên thủ quốc gia, chúng tôi nhìn vào dân số, với nhân vật tôn giáo chúng tôi đo lường số tín đồ, với các nhà doanh nghiệp chúng tôi đếm số công nhân viên, và với nhân vật trong giới truyền thông chúng tôi coi số khán thính giả.
Thứ hai, chúng tôi xét xem họ có nguồn tài chánh đáng kể so với những người đồng thời với họ. Điều này có nghĩa là so sánh tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nhà lãnh đạo chính trị, trị giá tài sản của các nhà tỉ phú và thứ bậc trên danh sách toàn cầu 2000 của Forbes (Forbes Global 2000) của các nhà doanh nghiệp. Danh sách Toàn cầu 2000 này liệt kê các công ty lớn nhất thế giới dựa theo tổng số vốn thị trường, tích sản, số bán và lợi nhuận.
Rồi chúng tôi quyết định xem họ có quyền uy trong nhiều lãnh vực khác nhau hay không, thêm điểm cho những ai có thể thực thi quyền hành về nhiều phương diện. Chẳng hạn Silvio Berlusconi (hạng 14) được xếp hạng cao vì vừa là thủ tướng Ý, vừa là một đại gia tỉ phú có thế lực trong ngành truyền thông, làm chủ đội banh AC Milan.
Cuối cùng chúng tôi chú ý xem họ có tích cực sử dụng quyền hành không. Tiêu chuẩn này loại ra ngoài danh sách một số người giàu nhất thế giới, như Ingvar Kamprad, nhà tỷ phú sáng lập Ikea, và các vị kế thừa Sam Walton, người sáng lập Wal-Mart.
Chúng tôi cắt giảm danh sách sơ khởi trên 100 tên xuống còn 75 và yêu cầu 7 biên tập viên của Forbes xếp thành 4 loại. Những thứ bậc đó được lấy điểm trung bình để làm ra danh sách sau cùng. Dĩ nhiên cách xếp thứ bậc của chúng tôi không có tính cách quyết định, mà có nghĩa là để dấy lên một cuộc thảo luận, hay cả một cuộc tranh biện nữa.
Chắc chắn là sẽ tạo ra một số những ngạc nhiên. Các biên tập viên đã chọn Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, làm người quyền uy nhất thế giới, trước cả Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama (hạng 2). […]
Uy quyền có thể được sử dụng tốt hay xấu: ba tội phạm cũng có trong danh sách năm nay: Osama bin Laden (hạng 57), người lập ra tổ chức al-Qaeda; Joaquin Guzman (hạng 60), nhà tỷ phú nhờ buôn lậu ma túy, đứng đầu tổ chức Sinaloa Cartel ở Mexico; và Dawood Ibrahim Kaskar (hạng 63), người điều hành một tổ chức tội ác rộng lớn tại Ấn độ và được coi đã nhúng tay vào vụ khủng bố tấn công tại Mumbai năm 2008 sát hại 174 người. Xếp loại những người này không có nghĩa là công nhận hay vinh danh những kẻ khả ố này, mà chỉ là phản ảnh thực tế.”
Sau đây là danh sách 10 người xếp hàng đầu trong danh sách của Forbes:
1- Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), 67 tuổi, Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung quốc
2- Barack Obama, 49 tuổi, Tổng thống Hoa kỳ
3- Abdullah bin Abdul Aziz al Saud, 86 tuổi, quốc vương nước Saudi Arabia
4- Vladimir Putin, 57 tuổi, Thủ tướng nước Nga
5- Benedict XVI, 83 tuổi, Giáo hoàng
6- Angela Merkel, 56 tuổi, Thủ tướng nước Đức
7- David Cameron, 43 tuổi, Thủ tướng nước Anh
8- Ben Bernanke, 56 tuổi, Chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa kỳ (US Federal Reserve System, gọi tắt là FED)
9- Sonia Gandhi, 63 tuổi, chính khách Ấn độ, chủ tịch đảng Quốc Đại.
10- Bill Gates, 54 tuổi, đồng chủ tịch hãng Microsoft.
Ngoài ra trong danh sách này, bà Hillary Clinton (ngoại trưởng Hoa kỳ) được xếp thứ 20, Kim Chính Nhật (Kim Jong-Ill, nhà lãnh đạo tối cao Bắc Hàn) xếp thứ 31; đức Đạt lai Lạt ma (hiện sống lưu vong) xếp hạng 39; Ban Ki-moon (Tổng thư ký Liên hiệp quốc) xếp thứ 41; Oprah Winfrey (người dẫn chương trình truyền hình) xếp hạng 64.
Bill Gates - ĐGH Benedict - Angela Merkel |
Hồ Cẩm Đào |
Quốc vương Saudi Arabia |
Vladimir Putin |
Ben Bernanke |
Chắc chắn là sẽ tạo ra một số những ngạc nhiên. Các biên tập viên đã chọn Hồ Cẩm Đào, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, làm người quyền uy nhất thế giới, trước cả Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama (hạng 2). […]
Uy quyền có thể được sử dụng tốt hay xấu: ba tội phạm cũng có trong danh sách năm nay: Osama bin Laden (hạng 57), người lập ra tổ chức al-Qaeda; Joaquin Guzman (hạng 60), nhà tỷ phú nhờ buôn lậu ma túy, đứng đầu tổ chức Sinaloa Cartel ở Mexico; và Dawood Ibrahim Kaskar (hạng 63), người điều hành một tổ chức tội ác rộng lớn tại Ấn độ và được coi đã nhúng tay vào vụ khủng bố tấn công tại Mumbai năm 2008 sát hại 174 người. Xếp loại những người này không có nghĩa là công nhận hay vinh danh những kẻ khả ố này, mà chỉ là phản ảnh thực tế.”
Sau đây là danh sách 10 người xếp hàng đầu trong danh sách của Forbes:
1- Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao), 67 tuổi, Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung quốc
2- Barack Obama, 49 tuổi, Tổng thống Hoa kỳ
3- Abdullah bin Abdul Aziz al Saud, 86 tuổi, quốc vương nước Saudi Arabia
4- Vladimir Putin, 57 tuổi, Thủ tướng nước Nga
5- Benedict XVI, 83 tuổi, Giáo hoàng
6- Angela Merkel, 56 tuổi, Thủ tướng nước Đức
7- David Cameron, 43 tuổi, Thủ tướng nước Anh
8- Ben Bernanke, 56 tuổi, Chủ tịch Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa kỳ (US Federal Reserve System, gọi tắt là FED)
9- Sonia Gandhi, 63 tuổi, chính khách Ấn độ, chủ tịch đảng Quốc Đại.
10- Bill Gates, 54 tuổi, đồng chủ tịch hãng Microsoft.
Ngoài ra trong danh sách này, bà Hillary Clinton (ngoại trưởng Hoa kỳ) được xếp thứ 20, Kim Chính Nhật (Kim Jong-Ill, nhà lãnh đạo tối cao Bắc Hàn) xếp thứ 31; đức Đạt lai Lạt ma (hiện sống lưu vong) xếp hạng 39; Ban Ki-moon (Tổng thư ký Liên hiệp quốc) xếp thứ 41; Oprah Winfrey (người dẫn chương trình truyền hình) xếp hạng 64.
Thiên Chúa không loại trừ ai hết
Linh Tiến Khải
11:51 04/11/2010
Thiên Chúa là Đấng yêu thương nhân thứ. Ngài không loại từ ai hết, người giầu cũng như người nghèo. Ngài không để cho mình bị các thành kiến của con người trói buộc. Nhưng chỉ trông thấy nơi từng người một linh hồn cần được cửu rỗi.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với tín hữu trưa Chúa Nhật 31-10-2010.
Mặc dù trời Roma âm u đã có mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tu tập tại quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi đọc Kinh Truyền tin chung với Đức Thánh Cha. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm kể lại cuộc gặp gỡ đổi đời của ông Giakêu với Chúa Giêsu.
Ngài nói: Anh chị em thân mến. Thánh sử Luca đặc biệt chú ý tới đề tài lòng thương xót của Chúa Giêsu. Thật thế, trong trình thuật của người chúng ta tìm thấy vài giai thoại nêu bật tình yêu thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Kitô, là Đấng đã khẳng định rằng Ngài đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng để kêu gọi những người tội lỗi (x. Lc 5,32). Trong số các trình thuật điển hình của thánh sử Luca, có trình thuật cuộc hoán cải của ông Giakêu, được đọc trong phụng vụ Chúa Nhật hôm nay. Ông Giakêu là một “người thu thuế”, còn hơn thế nữa, ông là thủ lãnh những người thu thuế vùng Giêricô, là thành phố quan trọng gần sông Giọcđan. Các người thu thuế là những người thu tiền thuế dân Do thái phải đóng cho Hoàng đế Roma, và vì lý đo này họ bị coi như những người tội lỗi công khai. Còn hơn thế nữa, họ thường lợi dụng địa vị của mình để cưỡng đoạt tiền bạc của dân chúng. Chính vì thế ông Giakêu rất giầu có, nhưng lại bị các người đồng hương khinh bỉ. Vì vậy khi đi ngang thành Giêricô, Chúa giêsu dừng lại nhà ông Giakêu và khơi dậy gương mù gương xấu toàn diện. Nhưng Chúa biết rất rõ điều Người làm. Có thể nói rằng Người đã muốn đánh liều, và Người đã thắng cuộc đánh cá: ông Giakêu bị đánh động sâu xa về việc viếng thăm của Chúa Giêsu, nên quyết định đổi đời. Và ông hứa bồi thường gấp bốn lần những gì ông đã lấy trộm. Chúa Giêsu nói: ”Hôm nay ơn cứu độ đã tới với nhà này”, và Người kết luận: ”Con người đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã mất”. Đức Thánh Cha quảng diễn điểm này như sau:
Thiên Chúa không loại trừ ai hết, người nghèo cũng như người giầu. Thiên Chúa không để cho mình bị điều kiện hóa bởi các thành kiến nhân loại của chúng ta, nhưng trông thấy nơi mỗi người một linh hồn cần cứu vớt; và Người đặc biệt bị thu hút bởi những linh hồn bị coi là hư mất và các linh hồn ấy cũng tự coi mình như vậy. Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa nhập thể đã chứng minh cho thấy lòng thương xót vô biên này, lòng thương xót không cất đi sự trầm trong của tội lỗi, nhưng luôn nhằm cứu vớt kẻ có tội, và cống hiến cho họ khả thể được cứu chuộc, bắt đầu trở lại từ đầu, hoán cải. Trong một văn bản khác của Tin Mừng, Chúa Giêsu khẳng định rằng người giầu rất khó vào Nước Trời (x. Mt 19,23). Trong trường hợp của ông Giakêu, chúng ta thấy điều xem ra không thể, lại được thực hiện: thánh Girolamo giải thích rằng “ông Giakêu đã cho đi sự giầu có của ông và lập tức thay thế nó bằng sự giầu có của nước trời” (Omelia sul salmo 83,3). Và thánh Massimo thành Torino nói thêm: ”Đối với những người dại dột, của cải giầu sang dưỡng nuôi sự bất chính, trái lại đối với những người khôn ngoan chúng trợ giúp nhân đức; cơ may cứu rỗi được cống hiến cho những người khôn ngoan, còn đối với những người dại dột sự vấp ngã khiến cho họ hư mất” (Sermoni, 95).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, ông Giakêu đã tiếp đón Chúa Giêsu và hoán cải, bởi vì Chúa Giêsu đã tiếp đón ông trước! Ngài đã không kết án ông, nhưng đi tới để gặp gỡ ước mong ơn cứu rỗi của ông. Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương hoàn thiên của sự hiệp thông với Chúa Giêsu, để cả chúng ta nữa cũng có thể sống kinh nghiệm niềm vui được Con Thiên Chúa viếng thăm, được tình yêu của Người canh tân, và để chúng ta thông truyền lòng thương xót của Người cho người khác.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nhắc tới thánh lễ phong chân phước cho Đức Cha Szilárd Bogdánffy, Giám Mục tử đạo, do Đức Hồng Y Peter Erdoe chủ sự tại nh[a thờ chính tòa Oradea Mare bên Rumania. Năm 1949 khi mới 38 tuổi, Đức Cha Bogdánffy đã được tấn phong Giám Mục chui và bị chế độ cộng sản Rumani bắt giữ vì bị vu cáo là âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 4 năm chịu khổ đau và nhục nhã Đức Cha đã chết trong tù. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì vị Mục Tử anh hùng này của Giáo Hội, là người đã bước theo Chiên Con cho tới cùng! Ước chi chứng tá của người củng cố những ai ngày nay còn bị bách hại vì Tin Mừng.
Với các tín hữu nói tiếng Pháp Đức Thánh Cha nói: Mỗi người đều có một chỗ đặc biệt trong con tim của Thiên Chúa, là Đấng luôn chờ đợi kẻ tội lỗi trở về hiệp thông trọn vẹn với Ngài. Trong ngày cuối cùng của tháng Mân Côi này, chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của lòng thương xót, đồng hành với chúng ta trong các cố gắng hoán cải.
Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh cha nói: khi chúng ta cảm thấy lạc lõng trong thế giới này và va chạm sự dữ, chính Chúa tìm ra chúng ta, biến đổi chúng ta với quyền năng ơn thánh của Ngài và dẫn đưa chúng ta về nhà Cha. Ý thức này khiến cho chúng ta được tràn ngập niềm vui và sự an bình.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin chung với tín hữu trưa Chúa Nhật 31-10-2010.
Mặc dù trời Roma âm u đã có mấy chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tu tập tại quảng trường Thánh Phêrô để tham dự buổi đọc Kinh Truyền tin chung với Đức Thánh Cha. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã quảng diễn ý nghĩa bài Phúc Âm kể lại cuộc gặp gỡ đổi đời của ông Giakêu với Chúa Giêsu.
Ngài nói: Anh chị em thân mến. Thánh sử Luca đặc biệt chú ý tới đề tài lòng thương xót của Chúa Giêsu. Thật thế, trong trình thuật của người chúng ta tìm thấy vài giai thoại nêu bật tình yêu thương xót của Thiên Chúa và của Chúa Kitô, là Đấng đã khẳng định rằng Ngài đến không phải để kêu gọi những người công chính, nhưng để kêu gọi những người tội lỗi (x. Lc 5,32). Trong số các trình thuật điển hình của thánh sử Luca, có trình thuật cuộc hoán cải của ông Giakêu, được đọc trong phụng vụ Chúa Nhật hôm nay. Ông Giakêu là một “người thu thuế”, còn hơn thế nữa, ông là thủ lãnh những người thu thuế vùng Giêricô, là thành phố quan trọng gần sông Giọcđan. Các người thu thuế là những người thu tiền thuế dân Do thái phải đóng cho Hoàng đế Roma, và vì lý đo này họ bị coi như những người tội lỗi công khai. Còn hơn thế nữa, họ thường lợi dụng địa vị của mình để cưỡng đoạt tiền bạc của dân chúng. Chính vì thế ông Giakêu rất giầu có, nhưng lại bị các người đồng hương khinh bỉ. Vì vậy khi đi ngang thành Giêricô, Chúa giêsu dừng lại nhà ông Giakêu và khơi dậy gương mù gương xấu toàn diện. Nhưng Chúa biết rất rõ điều Người làm. Có thể nói rằng Người đã muốn đánh liều, và Người đã thắng cuộc đánh cá: ông Giakêu bị đánh động sâu xa về việc viếng thăm của Chúa Giêsu, nên quyết định đổi đời. Và ông hứa bồi thường gấp bốn lần những gì ông đã lấy trộm. Chúa Giêsu nói: ”Hôm nay ơn cứu độ đã tới với nhà này”, và Người kết luận: ”Con người đến để tìm kiếm và cứu vớt những gì đã mất”. Đức Thánh Cha quảng diễn điểm này như sau:
Thiên Chúa không loại trừ ai hết, người nghèo cũng như người giầu. Thiên Chúa không để cho mình bị điều kiện hóa bởi các thành kiến nhân loại của chúng ta, nhưng trông thấy nơi mỗi người một linh hồn cần cứu vớt; và Người đặc biệt bị thu hút bởi những linh hồn bị coi là hư mất và các linh hồn ấy cũng tự coi mình như vậy. Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa nhập thể đã chứng minh cho thấy lòng thương xót vô biên này, lòng thương xót không cất đi sự trầm trong của tội lỗi, nhưng luôn nhằm cứu vớt kẻ có tội, và cống hiến cho họ khả thể được cứu chuộc, bắt đầu trở lại từ đầu, hoán cải. Trong một văn bản khác của Tin Mừng, Chúa Giêsu khẳng định rằng người giầu rất khó vào Nước Trời (x. Mt 19,23). Trong trường hợp của ông Giakêu, chúng ta thấy điều xem ra không thể, lại được thực hiện: thánh Girolamo giải thích rằng “ông Giakêu đã cho đi sự giầu có của ông và lập tức thay thế nó bằng sự giầu có của nước trời” (Omelia sul salmo 83,3). Và thánh Massimo thành Torino nói thêm: ”Đối với những người dại dột, của cải giầu sang dưỡng nuôi sự bất chính, trái lại đối với những người khôn ngoan chúng trợ giúp nhân đức; cơ may cứu rỗi được cống hiến cho những người khôn ngoan, còn đối với những người dại dột sự vấp ngã khiến cho họ hư mất” (Sermoni, 95).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, ông Giakêu đã tiếp đón Chúa Giêsu và hoán cải, bởi vì Chúa Giêsu đã tiếp đón ông trước! Ngài đã không kết án ông, nhưng đi tới để gặp gỡ ước mong ơn cứu rỗi của ông. Chúng ta hãy cầu xin Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương hoàn thiên của sự hiệp thông với Chúa Giêsu, để cả chúng ta nữa cũng có thể sống kinh nghiệm niềm vui được Con Thiên Chúa viếng thăm, được tình yêu của Người canh tân, và để chúng ta thông truyền lòng thương xót của Người cho người khác.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Sau kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nhắc tới thánh lễ phong chân phước cho Đức Cha Szilárd Bogdánffy, Giám Mục tử đạo, do Đức Hồng Y Peter Erdoe chủ sự tại nh[a thờ chính tòa Oradea Mare bên Rumania. Năm 1949 khi mới 38 tuổi, Đức Cha Bogdánffy đã được tấn phong Giám Mục chui và bị chế độ cộng sản Rumani bắt giữ vì bị vu cáo là âm mưu lật đổ chính quyền. Sau 4 năm chịu khổ đau và nhục nhã Đức Cha đã chết trong tù. Chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa vì vị Mục Tử anh hùng này của Giáo Hội, là người đã bước theo Chiên Con cho tới cùng! Ước chi chứng tá của người củng cố những ai ngày nay còn bị bách hại vì Tin Mừng.
Với các tín hữu nói tiếng Pháp Đức Thánh Cha nói: Mỗi người đều có một chỗ đặc biệt trong con tim của Thiên Chúa, là Đấng luôn chờ đợi kẻ tội lỗi trở về hiệp thông trọn vẹn với Ngài. Trong ngày cuối cùng của tháng Mân Côi này, chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của lòng thương xót, đồng hành với chúng ta trong các cố gắng hoán cải.
Bằng tiếng Ba Lan Đức Thánh cha nói: khi chúng ta cảm thấy lạc lõng trong thế giới này và va chạm sự dữ, chính Chúa tìm ra chúng ta, biến đổi chúng ta với quyền năng ơn thánh của Ngài và dẫn đưa chúng ta về nhà Cha. Ý thức này khiến cho chúng ta được tràn ngập niềm vui và sự an bình.
Đức Thánh Cha lên án vụ sát hại các tín hữu Công Giáo tại Irak
LM Trần Đức Anh OP
11:52 04/11/2010
VATICAN -. ĐTC mạnh mẽ lên án vụ thảm sát hàng chục tín hữu Công Giáo Siri tại thủ đô Baghdad của Irak chiều chúa nhật 31-10-2010.
Ngỏ lời với các tín hữu sau khi ban phép lành trong buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày 1-1-2010, ĐTC nói: ”Tối hôm qua, trong một vụ khủng bố rất trầm trọng tại Nhà thờ chính tòa Công Giáo Siri ở Baghdad, đã có hàng chục người chết và bị thương, trong đó có hai LM và một nhóm tín hữu tham dự thánh lễ Chúa nhật. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực vô lý này, và nó càng tàn bạo vì đánh vào những người vô tội, tụ họp trong Nhà Chúa, là nhà tình thương và hòa giải. Ngoài ra tôi cũng bày tỏ sự gần gũi quí mến với cộng đoàn Kitô, lại bị tổn thương, và tôi khuyến khích các vị mục tử và tất cả các tín hữu hãy can đảm và kiên vững trong niềm hy vọng. Sau cùng, đứng trước những vụ bạo lực tàn ác tiếp tục xâu xé các dân tộc ở Trung Đông, tôi muốn lập lại lời kêu gọi khẩn thiết cho hòa bình: hòa bình là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết quả cố gắng của những người thiện chí, của các tổ chức quốc gia và quốc tế. Tất cả hãy hiệp lực để chấm dứt mọi bạo lực”.
Theo tin báo chí, cho đến nay có 55 người chết và 70 người bị thương trong vụ Nhà thờ Đức Mẹ ơn Cứu Độ của Giáo Hội Công Giáo Siri tại Baghdad, Irak, bị một nhóm võ trang tấn công hôm chúa nhật 31-10 vừa qua.
Nhóm khủng bố đã đột nhập khuôn viên thánh đường, cho một xe bom nổ tung, bắn chết ngay một LM và bắt giữ LM khác cùng với các tín hữu đang dự lễ làm con tin. Sau đó lúc 9 giờ lực lượng an ninh Irak cũng với quân đội Mỹ hỗ trợ, đã tấn công để giải thoát các con tin. Tin mới nhất cho biết có 55 người bị thiệt mạng trong đó có 2 LM, 10 phụ nữ và 8 trẻ em và 8 tên khủng bố; số người chết có thể gia tăng vì có nhiều người bị thương rất nặng.
Đức Cha Shlemon Warduni, GM Phụ tá của Đức HY Thượng Phụ Công Giáo Canđê ở Baghdad nói rằng: ”Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công kinh khủng này và cho cả những kẻ khủng bố để họ hoán cải tâm hồn”. Đức cha cho biết nhóm khủng bố đòi trả tự do trong vòng 48 tiếng cho các phụ nữ Hồi giáo mà theo họ đang bị giữ tại các đan viện Copte tại Ai Cập.
Đức TGM Georges Casmoussa của giáo phận Mossul cùng thuộc Giáo Hội Công Giáo Siri, nói thêm rằng nhóm khủng bố thuộc tổ chức gọi là ”Quốc gia Hồi giáo Irak”, là nhóm Al-Queda tại Irak.
Kinh truyền tin Lễ Các Thánh
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày lễ Các Thánh, với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời mưa, ĐTC nhắc nhở các tín hữu về hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện cũng như sự hiệp thông với các tín hữu đã qua đời.
Ngài nói: ”Lễ Các Thánh chúng ta cử hành hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn về trời và suy niệm về cuộc sống thần linh sung mãn đang chờ đợi chúng ta. ”Chúng ta là con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ ra sao trong tương lai, hiện thời chưa được tỏ lộ” (1 Ga 3,2): với những lời này, thánh Gioan Tông Đồ đoan chắc với chúng ta về thực tại mối liên hệ sâu xa của chúng ta với Thiên Chúa, cũng như sự chắc chắn về số phận tương lai của chúng ta”. Vì thế, trong tư cách là những người con được yêu mến, chúng ta cũng nhận được ơn chịu đựng những thử thách trong cuộc sống trần thế này - sự đói khát công lý, những hiểu lầm và bách hại (Xc Mt 5,3-11) và đồng thời chúng ta sẽ được thừa hưởng ngay từ bây giờ những gì được hứa trong các mối Phúc Thật của Tin Mừng, trong đó chiếu sáng rạng ngời hình ảnh mới về thế giới và con người mà Chúa Giêsu đã khai mào” (Benedetto XVI, Đức Giêsu thành Nazaret, Milano 2007, 95).
ĐTC nói thêm rằng: ”Sự thánh thiện là in đậm Chúa Kitô vào bản thân, chính là mục đích đời sống tín hữu Kitô. Chân phước Antonio Rosmini đã viết: ”Ngôi Lời đã in đậm chính mình ngài trong linh hồn các môn đệ với một khía cạnh có thể cảm nghiệm được.. và với những lời nói, ngài đã ban cho các môn đệ ơn thánh.. nhờ đó linh hồn cảm nhận được ngay Ngôi Lời” (Antropololia soprannaturale, Roma 1983, 265-266). Và chúng ta được nếm hưởng trước hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện mỗi khi chúng ta tham dự Thánh lễ, được hiệp thông với vô số các linh hồn hạnh phúc trên trời, đang tung hộ ơn cứu độ của Thiên Chúa và của Chiên Con (Kh 7,9-10)... ”Thuộc về đời sống các Thánh không những chỉ có tiểu sử trần thế của các vị, nhưng cả cuộc sống và hoạt động của các ngài trong Thiên Chúa sau khi đã qua đời. Trong các Thánh ta thấy rõ: ai tiến về Thiên Chúa thì không xa lìa con người, trái lại càng trở nên gần gũi họ” (Deus caritas es, 42).
Sau cùng, ĐTC nhắc đến lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời và thói quen viếng nghĩa trang. Tập quán đạo đức này nhắc nhớ chúng ta rằng cái chết theo Kitô giáo là điều thuộc về hành trình được đồng hòa với Thiên Chúa và nó sẽ biến mất khi Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong mọi người. Sự chia cách những người thân yêu trần thế chắc chắn là điều đau thương, nhưng chúng ta không được sợ sự chia cách ấy, vì khi được kinh nguyện của Giáo hội cầu cho người chết, sự chia cách ấy không thể cắt đứt mối liên hệ sâu xa liên kết chúng ta với nhau trong Chúa Kitô. Về điểm này, thánh Gregorio Nissa đã quả quyết: ”Đấng đã sáng tạo mọi sự trong sự khôn ngoan, đã cho phép xảy ra sự đau thương ấy như một dụng cụ để giải thoát khỏi sự ác và có thể tham dự vào những điều thiện hảo mong ước” (De mortuis oratioi, IX, 1, Leiden 1967, 68). (SD 1-11-2010)
Ngỏ lời với các tín hữu sau khi ban phép lành trong buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày 1-1-2010, ĐTC nói: ”Tối hôm qua, trong một vụ khủng bố rất trầm trọng tại Nhà thờ chính tòa Công Giáo Siri ở Baghdad, đã có hàng chục người chết và bị thương, trong đó có hai LM và một nhóm tín hữu tham dự thánh lễ Chúa nhật. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân của bạo lực vô lý này, và nó càng tàn bạo vì đánh vào những người vô tội, tụ họp trong Nhà Chúa, là nhà tình thương và hòa giải. Ngoài ra tôi cũng bày tỏ sự gần gũi quí mến với cộng đoàn Kitô, lại bị tổn thương, và tôi khuyến khích các vị mục tử và tất cả các tín hữu hãy can đảm và kiên vững trong niềm hy vọng. Sau cùng, đứng trước những vụ bạo lực tàn ác tiếp tục xâu xé các dân tộc ở Trung Đông, tôi muốn lập lại lời kêu gọi khẩn thiết cho hòa bình: hòa bình là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng cũng là kết quả cố gắng của những người thiện chí, của các tổ chức quốc gia và quốc tế. Tất cả hãy hiệp lực để chấm dứt mọi bạo lực”.
Theo tin báo chí, cho đến nay có 55 người chết và 70 người bị thương trong vụ Nhà thờ Đức Mẹ ơn Cứu Độ của Giáo Hội Công Giáo Siri tại Baghdad, Irak, bị một nhóm võ trang tấn công hôm chúa nhật 31-10 vừa qua.
Nhóm khủng bố đã đột nhập khuôn viên thánh đường, cho một xe bom nổ tung, bắn chết ngay một LM và bắt giữ LM khác cùng với các tín hữu đang dự lễ làm con tin. Sau đó lúc 9 giờ lực lượng an ninh Irak cũng với quân đội Mỹ hỗ trợ, đã tấn công để giải thoát các con tin. Tin mới nhất cho biết có 55 người bị thiệt mạng trong đó có 2 LM, 10 phụ nữ và 8 trẻ em và 8 tên khủng bố; số người chết có thể gia tăng vì có nhiều người bị thương rất nặng.
Đức Cha Shlemon Warduni, GM Phụ tá của Đức HY Thượng Phụ Công Giáo Canđê ở Baghdad nói rằng: ”Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công kinh khủng này và cho cả những kẻ khủng bố để họ hoán cải tâm hồn”. Đức cha cho biết nhóm khủng bố đòi trả tự do trong vòng 48 tiếng cho các phụ nữ Hồi giáo mà theo họ đang bị giữ tại các đan viện Copte tại Ai Cập.
Đức TGM Georges Casmoussa của giáo phận Mossul cùng thuộc Giáo Hội Công Giáo Siri, nói thêm rằng nhóm khủng bố thuộc tổ chức gọi là ”Quốc gia Hồi giáo Irak”, là nhóm Al-Queda tại Irak.
Kinh truyền tin Lễ Các Thánh
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin ngày lễ Các Thánh, với sự tham dự của hàng ngàn tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới trời mưa, ĐTC nhắc nhở các tín hữu về hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện cũng như sự hiệp thông với các tín hữu đã qua đời.
Ngài nói: ”Lễ Các Thánh chúng ta cử hành hôm nay mời gọi chúng ta hướng nhìn về trời và suy niệm về cuộc sống thần linh sung mãn đang chờ đợi chúng ta. ”Chúng ta là con cái Thiên Chúa, nhưng chúng ta sẽ ra sao trong tương lai, hiện thời chưa được tỏ lộ” (1 Ga 3,2): với những lời này, thánh Gioan Tông Đồ đoan chắc với chúng ta về thực tại mối liên hệ sâu xa của chúng ta với Thiên Chúa, cũng như sự chắc chắn về số phận tương lai của chúng ta”. Vì thế, trong tư cách là những người con được yêu mến, chúng ta cũng nhận được ơn chịu đựng những thử thách trong cuộc sống trần thế này - sự đói khát công lý, những hiểu lầm và bách hại (Xc Mt 5,3-11) và đồng thời chúng ta sẽ được thừa hưởng ngay từ bây giờ những gì được hứa trong các mối Phúc Thật của Tin Mừng, trong đó chiếu sáng rạng ngời hình ảnh mới về thế giới và con người mà Chúa Giêsu đã khai mào” (Benedetto XVI, Đức Giêsu thành Nazaret, Milano 2007, 95).
ĐTC nói thêm rằng: ”Sự thánh thiện là in đậm Chúa Kitô vào bản thân, chính là mục đích đời sống tín hữu Kitô. Chân phước Antonio Rosmini đã viết: ”Ngôi Lời đã in đậm chính mình ngài trong linh hồn các môn đệ với một khía cạnh có thể cảm nghiệm được.. và với những lời nói, ngài đã ban cho các môn đệ ơn thánh.. nhờ đó linh hồn cảm nhận được ngay Ngôi Lời” (Antropololia soprannaturale, Roma 1983, 265-266). Và chúng ta được nếm hưởng trước hồng ân và vẻ đẹp của sự thánh thiện mỗi khi chúng ta tham dự Thánh lễ, được hiệp thông với vô số các linh hồn hạnh phúc trên trời, đang tung hộ ơn cứu độ của Thiên Chúa và của Chiên Con (Kh 7,9-10)... ”Thuộc về đời sống các Thánh không những chỉ có tiểu sử trần thế của các vị, nhưng cả cuộc sống và hoạt động của các ngài trong Thiên Chúa sau khi đã qua đời. Trong các Thánh ta thấy rõ: ai tiến về Thiên Chúa thì không xa lìa con người, trái lại càng trở nên gần gũi họ” (Deus caritas es, 42).
Sau cùng, ĐTC nhắc đến lễ tưởng niệm các tín hữu đã qua đời và thói quen viếng nghĩa trang. Tập quán đạo đức này nhắc nhớ chúng ta rằng cái chết theo Kitô giáo là điều thuộc về hành trình được đồng hòa với Thiên Chúa và nó sẽ biến mất khi Thiên Chúa sẽ là mọi sự trong mọi người. Sự chia cách những người thân yêu trần thế chắc chắn là điều đau thương, nhưng chúng ta không được sợ sự chia cách ấy, vì khi được kinh nguyện của Giáo hội cầu cho người chết, sự chia cách ấy không thể cắt đứt mối liên hệ sâu xa liên kết chúng ta với nhau trong Chúa Kitô. Về điểm này, thánh Gregorio Nissa đã quả quyết: ”Đấng đã sáng tạo mọi sự trong sự khôn ngoan, đã cho phép xảy ra sự đau thương ấy như một dụng cụ để giải thoát khỏi sự ác và có thể tham dự vào những điều thiện hảo mong ước” (De mortuis oratioi, IX, 1, Leiden 1967, 68). (SD 1-11-2010)
Để cho Chúa tẩy rửa linh hồn chúng ta khỏi mọi thứ rác rưởi
Linh Tiến Khải
11:54 04/11/2010
Chỉ có ánh sáng, sức mạnh và tình yêu của Chúa mới có thể thanh tẩy lương tâm vá linh hồn của chúng khỏi mọi thứ rác rưởi dơ bẩn mà thôi.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong đại thính đường Phaolô VI sáng thư tư 3-11-2010.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt phụ nữ nổi bật khác nữa sống vào thế kỷ XIII: đó là Margherita thành Oingt, viện mẫu. Với Marguerita thành Oingt, chúng ta bước vào nền tu đức Chartreux, lấy hứng từ Tin Mừng như được thánh Bruno đã sống và đề nghị. Margherita sinh vào khoảng năm 1240 trong một gia đình thượng lưu vùng Lyon bên Pháp, có mẹ mang cùng tên, hai em trai và ba em gái. Người em gái út tên là Anê sẽ theo chị vào dòng và trở thành viện mẫu kế vị. Từ các bút tích của chị, chúng ta biết Margherita đã có thời thơ ấu đầy yên vui và yêu thương đầm ấm trong gia đình, vì chị hay dùng các hình ảnh gắn liền với gia đình để diễn tả tình yêu vô biên của Thiên Chúa, đặc biệt là hình ảnh Thiên Chúa là cha, là mẹ. Thật thế Thiên Chúa lo lắng cho chị mọi sự từ khi còn thơ ấu, che chở chị khỏi hiểm nguy của thế gian, và kêu gọi chị tận hiến cuộc đời phục vụ Chúa, và không để cho chị phải thiếu thốn gì về đồ ăn thức uống và áo quần giầy vớ, để chị nhận ra trong mọi thứ đó lòng thương xót lớn lao của Người (Margherita d'Oingt, Scritti sirituali, MeditaẠđione V,100, Cinisello Balsamo 1997,tr.74).
Các bút tích của chị cũng cho biết chị đã từ bỏ cha mẹ, gia đình và mọi sự của thế giới này để gia nhập đan viện Chartreux Poleteins. So sánh với tình yêu của Chúa tất cả thật qúa ít ỏi, vì các của cải giầu sang trần gian chỉ là gai nhọn đau đớn, càng có càng khổ. Và chị coi như mình đã chỉ từ bỏ sự bần cung nghèo túng; và nếu có chiếm hữu cả ngàn thế giới đi nữa, chị cũng sẽ sằn sàng từ bỏ vì tình yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa có ban cho chị mọi sự trên trời dưới đất đi nữa, chị cũng sẽ không thỏa mãn, nếu không có Chúa, vì Chúa là sự sống của linh hồn chị, chị không muốn có cha mẹ ngoài Chúa ra (ibid. Meditazioni II, 32, tr.59).
Tiếp tục bài huấn dụ liên quan tới nữ tu Margherita Đức Thánh Cha nói người ta cũng biết rất ít dữ kiện về đời sống của chị. Chỉ biết rằng năm 1288 chị trở thành viện mẫu cho tới khi qua đời ngày 11 tháng 2 năm 1310.
Đức Thánh Cha tóm tắt linh đạo của chị như sau: Chị quan niệm toàn cuộc sống như một lộ trình thanh tẩy cho tới khi trở thành đồng hình dạng với Chúa Kitô. Chúa Kitô là cuốn sách phải được viết và khắc ghi hằng ngày trong con tim và đời sống của mình, đặc biệt là cuộc khổ nạn cứu độ của Người.
Trong các phẩm ”Speculum” chị cho biết nhờ ơn Chúa chị đã khắc ghi trong tim cuộc sống thánh thiện, mà Chúa Giêsu Kitô đã sống trên trần gian này, cũng như các gương sáng và giáo lý của Người. Chị đã để cho gương mặt dịu hiền của Chúa Giêsu Kitô in sâu vào trong tim, đến độ như Chúa thực sự hiện diện và cầm một cuốn sách đóng kín trên tay để dậy dỗ chị (Ibid, I,2-3. tr.81).
Mỗi ngày, ngay từ sáng sớm, Margherita học hiểu cuốn sách đó và đọc thấy lương tâm và nhận ra các giả dối của đời mình. Chị viết về mình để sinh ích lợi cho người khác, và để đóng chặt vào tim ơn thánh sự hiện diện của Chúa, hầu mỗi ngày đối chiếu đời mình với các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu và với cuốn sách cuộc đời Người. Mục đích là để cho cuộc sống của Chúa Kitô được ghi khắc trong linh hồn một cách sâu xa và ổn định cho tới độ chiêm ngưỡng được mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi (Ibid., II,14-44; III,23-40, tr.84-90).
Các bút tích của chị cũng cho phép chúng ta biết được vài nét về con người và các khả năng lãnh đạo của chị. Là một phụ nữ có học, chị thường viết bằng tiếng Latinh là ngôn ngữ của giới thông thái thời đó, nhưng cũng viết bằng tiếng Pháp vùng Provence nữa. Đây là một sự hiếm có, và các bút tích của chị trở thành các tài liệu đầu tiên của ngôn ngữ này. Chị có cuộc sống giầu kinh nghiệm thần bí, diễn tả chúng ra một cách đơn sơ giúp trực giác được mầu nhiệm không thể diễn tả được của Thiên Chúa và cho thấy các hạn hẹp của trí khôn con người không nắm bắt được nó cũng như như sự không thích hợp của ngôn ngữ giúp diễn tả mầu nhiệm ấy.
Nói thêm trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha miêu tả chị Margherita như là một phụ nữ ngay thẳng, đơn sơ, cởi mở, dịu hiền dễ mến, rất quân bình và có óc phân định bén nhậy, có khả năng đi sâu vào tâm hồn con người, và nhận ra các hạn hẹp, mập mờ cũng như các khát vọng hướng tới Thiên Chúa. Chị có tài cai quản, biết kết nối cuộc sống thiêng liêng thần bí với việc phục vụ các chị em trong cộng đoàn đan viện. Trong môt bức thư viết cho thân phụ chị cho biết chị rất bận rộn với công việc đan viện, đã không gặt lúa đươc vào tháng 7 và vườn nho thí bị bão hủy hoại, nhà thờ cũng bị xuống cấp phải tu sửa lại một phần (Ibid., Lettere, III, 1, tr.127)
Một nữ tu miêu tả chị là một phụ nữ hấp dẫn, rất thông minh, hay suy tư và được ơn thần bí, một phụ nữ thánh thiện và khôn ngoan. Trong sự năng động của cuộc đời thần bí, Margherita dánh giá cao các kinh nghiệm yêu thương tự nhiên, được thanh tẩy bởi ơn thánh Chúa, và chị coi chúng như phương thế giúp hiểu biết hoạt động của Thiên Chúa một cách mau mắn và sâu xa hơn.
Chị sống tương quan tình yêu sâu xa với Chúa Kitô và nhận ra sự vô ơn của loài người cho tới sự hèn hạ, cho tới mâu thuẫn của thập giá. Chị coi thập giá Chúa Kitô như là một bàn sinh nở. Nỗi đau đớn của Chúa Giêsu trên thập giá giống như nỗi đau đớn của một bà mẹ sinh con... Gợi lại các trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chị chiêm ngưỡng các khổ đau đó với lòng cảm thương sâu xa: Chúa bị đóng đánh trên cây gỗ thô cứng, chân tay không cự quậy và nhúc nhích được, các bắp thịt và mach máu bị xé rách... thế mà vẫn chưa đủ, Chúa còn để cho cạnh sườn bị đâm thâu, để toàn thân nát bấy và máu chảy thành suối... Lưỡi gươm đã bằm vập thân xác Chúa cũng đã đâm thâu lòng mẹ Maria đang hỗ trợ Chúa; vì tinh yêu của Chúa cao vươt hơn mọi thứ tình yêu (Ibid., Meditazione II,36-2. tr. 60 tt.).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, nữ tu Margherita thành Oingt mời gọi chúng ta hằng ngày suy niệm cuộc sống khổ dau và tình yêu của Chúa Giêsu và của Đức Maria, Mẹ Người. Đây là niềm hy vọng của chúng ta, đây là ý nghĩa cuộc sống chúng ta. Từ việc chiêm ngưỡng tình yêu của Chúa Kitô nảy sinh ra sức mạnh và niềm vui đáp trả tình yêu ấy bằng cách đem cuộc sống của chúng ta ra để phục vụ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Với nữ tu Margherita chúng ta cũng hãy cầu nguyện: ”Lậy Chúa dịu hiền, tất cả những gì Chúa đã hoàn tất vì yêu con và toàn nhân loại, thách thức con yêu Chúa. Nhưng việc tưởng niệm cuộc khổ nạn rất thánh của Chúa trao ban một sức mạnh khôn sách cho khả năng yêu thương để con yêu Chúa. Vì thế xem ra con đã tìm được điều con hằng ao ước biết bao: đó là không yêu gì khác ngoài Chúa ra, trong Chúa và vì tình yêu của Chúa” (Ibid., Meditazione II, 6, tr. 62).
Đức Thánh Cha nói mới đầu xem ra vương mặt cũng như cuôc đời và tư tưởng của nữ tu thời trung cổ này xa xăm đối với cuộc sống và cung cách hành xử của chúng ta. Nhưng nếu nhìn vào nét chính yếu của cuộc sống, chúng ta thầy nó cũng đánh động chúng ta và phải trở thành điều nòng cốt trong cuộc sống chúng ta. Margherita đã coi Chúa Kitô như cuốn sách để ngắm nhìn, như tấm gương để soi chiếu lương tâm. Từ tấm gương đó ánh sáng đã đi vào trong linh hồn chị, và chị đã để cho lời nói cũng như cuộc sống của Chúa Kitô bước vào trong chính mình và được biến đổi: lương tâm chị được soi sáng và thanh tẩy, chị đã tỉm thấy các tiêu chuẩn và ánh sáng cho cuộc sống. Đó chính là điều mà chúng ta cần đến ngày nay; để cho các lời nói, cuộc sống và ánh sáng của Chúa Kitô bước vào trong lương tâm chúng ta để nó được soi sáng, hiểu biết cái gì là thật, là tốt, cài gì là xấu, để nó đựơc soi sáng và rửa sạch. Rác rưởi không chỉ có trên các con đường của thế giới này, nhưng cũng có trong lương tâm và linh hồn của chúng ta nữa. Chỉ có ánh sáng của Chúa, sức mạnh của Người và tình yêu của Người mới rửa sạch được chúng ta, thanh tẩy chúng ta và ban cho chúng ta con đường ngay thẳng mà thôi. Vì thế chúng ta hãy noi gương chị Margherita hướng nhìn lên Chúa Giêsu. Hãy đọc trong cuốn sách cuộc đời của Chúa, hãy để cho mình được soi sáng, tẩy rửa và học biết con đường sự sống đích thật.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài khích lệ mọi người noi gương sống anh hùng của các Thánh Nam Nữ mà Giáo Hội đã mừng kính những ngày vừa qua, và xin các vị cầu bầu cử cho giới trẻ cũng như các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong đại thính đường Phaolô VI sáng thư tư 3-11-2010.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt phụ nữ nổi bật khác nữa sống vào thế kỷ XIII: đó là Margherita thành Oingt, viện mẫu. Với Marguerita thành Oingt, chúng ta bước vào nền tu đức Chartreux, lấy hứng từ Tin Mừng như được thánh Bruno đã sống và đề nghị. Margherita sinh vào khoảng năm 1240 trong một gia đình thượng lưu vùng Lyon bên Pháp, có mẹ mang cùng tên, hai em trai và ba em gái. Người em gái út tên là Anê sẽ theo chị vào dòng và trở thành viện mẫu kế vị. Từ các bút tích của chị, chúng ta biết Margherita đã có thời thơ ấu đầy yên vui và yêu thương đầm ấm trong gia đình, vì chị hay dùng các hình ảnh gắn liền với gia đình để diễn tả tình yêu vô biên của Thiên Chúa, đặc biệt là hình ảnh Thiên Chúa là cha, là mẹ. Thật thế Thiên Chúa lo lắng cho chị mọi sự từ khi còn thơ ấu, che chở chị khỏi hiểm nguy của thế gian, và kêu gọi chị tận hiến cuộc đời phục vụ Chúa, và không để cho chị phải thiếu thốn gì về đồ ăn thức uống và áo quần giầy vớ, để chị nhận ra trong mọi thứ đó lòng thương xót lớn lao của Người (Margherita d'Oingt, Scritti sirituali, MeditaẠđione V,100, Cinisello Balsamo 1997,tr.74).
Các bút tích của chị cũng cho biết chị đã từ bỏ cha mẹ, gia đình và mọi sự của thế giới này để gia nhập đan viện Chartreux Poleteins. So sánh với tình yêu của Chúa tất cả thật qúa ít ỏi, vì các của cải giầu sang trần gian chỉ là gai nhọn đau đớn, càng có càng khổ. Và chị coi như mình đã chỉ từ bỏ sự bần cung nghèo túng; và nếu có chiếm hữu cả ngàn thế giới đi nữa, chị cũng sẽ sằn sàng từ bỏ vì tình yêu Chúa. Ngay cả khi Chúa có ban cho chị mọi sự trên trời dưới đất đi nữa, chị cũng sẽ không thỏa mãn, nếu không có Chúa, vì Chúa là sự sống của linh hồn chị, chị không muốn có cha mẹ ngoài Chúa ra (ibid. Meditazioni II, 32, tr.59).
Tiếp tục bài huấn dụ liên quan tới nữ tu Margherita Đức Thánh Cha nói người ta cũng biết rất ít dữ kiện về đời sống của chị. Chỉ biết rằng năm 1288 chị trở thành viện mẫu cho tới khi qua đời ngày 11 tháng 2 năm 1310.
Đức Thánh Cha tóm tắt linh đạo của chị như sau: Chị quan niệm toàn cuộc sống như một lộ trình thanh tẩy cho tới khi trở thành đồng hình dạng với Chúa Kitô. Chúa Kitô là cuốn sách phải được viết và khắc ghi hằng ngày trong con tim và đời sống của mình, đặc biệt là cuộc khổ nạn cứu độ của Người.
Trong các phẩm ”Speculum” chị cho biết nhờ ơn Chúa chị đã khắc ghi trong tim cuộc sống thánh thiện, mà Chúa Giêsu Kitô đã sống trên trần gian này, cũng như các gương sáng và giáo lý của Người. Chị đã để cho gương mặt dịu hiền của Chúa Giêsu Kitô in sâu vào trong tim, đến độ như Chúa thực sự hiện diện và cầm một cuốn sách đóng kín trên tay để dậy dỗ chị (Ibid, I,2-3. tr.81).
Mỗi ngày, ngay từ sáng sớm, Margherita học hiểu cuốn sách đó và đọc thấy lương tâm và nhận ra các giả dối của đời mình. Chị viết về mình để sinh ích lợi cho người khác, và để đóng chặt vào tim ơn thánh sự hiện diện của Chúa, hầu mỗi ngày đối chiếu đời mình với các lời nói và việc làm của Chúa Giêsu và với cuốn sách cuộc đời Người. Mục đích là để cho cuộc sống của Chúa Kitô được ghi khắc trong linh hồn một cách sâu xa và ổn định cho tới độ chiêm ngưỡng được mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi (Ibid., II,14-44; III,23-40, tr.84-90).
Các bút tích của chị cũng cho phép chúng ta biết được vài nét về con người và các khả năng lãnh đạo của chị. Là một phụ nữ có học, chị thường viết bằng tiếng Latinh là ngôn ngữ của giới thông thái thời đó, nhưng cũng viết bằng tiếng Pháp vùng Provence nữa. Đây là một sự hiếm có, và các bút tích của chị trở thành các tài liệu đầu tiên của ngôn ngữ này. Chị có cuộc sống giầu kinh nghiệm thần bí, diễn tả chúng ra một cách đơn sơ giúp trực giác được mầu nhiệm không thể diễn tả được của Thiên Chúa và cho thấy các hạn hẹp của trí khôn con người không nắm bắt được nó cũng như như sự không thích hợp của ngôn ngữ giúp diễn tả mầu nhiệm ấy.
Nói thêm trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha miêu tả chị Margherita như là một phụ nữ ngay thẳng, đơn sơ, cởi mở, dịu hiền dễ mến, rất quân bình và có óc phân định bén nhậy, có khả năng đi sâu vào tâm hồn con người, và nhận ra các hạn hẹp, mập mờ cũng như các khát vọng hướng tới Thiên Chúa. Chị có tài cai quản, biết kết nối cuộc sống thiêng liêng thần bí với việc phục vụ các chị em trong cộng đoàn đan viện. Trong môt bức thư viết cho thân phụ chị cho biết chị rất bận rộn với công việc đan viện, đã không gặt lúa đươc vào tháng 7 và vườn nho thí bị bão hủy hoại, nhà thờ cũng bị xuống cấp phải tu sửa lại một phần (Ibid., Lettere, III, 1, tr.127)
Một nữ tu miêu tả chị là một phụ nữ hấp dẫn, rất thông minh, hay suy tư và được ơn thần bí, một phụ nữ thánh thiện và khôn ngoan. Trong sự năng động của cuộc đời thần bí, Margherita dánh giá cao các kinh nghiệm yêu thương tự nhiên, được thanh tẩy bởi ơn thánh Chúa, và chị coi chúng như phương thế giúp hiểu biết hoạt động của Thiên Chúa một cách mau mắn và sâu xa hơn.
Chị sống tương quan tình yêu sâu xa với Chúa Kitô và nhận ra sự vô ơn của loài người cho tới sự hèn hạ, cho tới mâu thuẫn của thập giá. Chị coi thập giá Chúa Kitô như là một bàn sinh nở. Nỗi đau đớn của Chúa Giêsu trên thập giá giống như nỗi đau đớn của một bà mẹ sinh con... Gợi lại các trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chị chiêm ngưỡng các khổ đau đó với lòng cảm thương sâu xa: Chúa bị đóng đánh trên cây gỗ thô cứng, chân tay không cự quậy và nhúc nhích được, các bắp thịt và mach máu bị xé rách... thế mà vẫn chưa đủ, Chúa còn để cho cạnh sườn bị đâm thâu, để toàn thân nát bấy và máu chảy thành suối... Lưỡi gươm đã bằm vập thân xác Chúa cũng đã đâm thâu lòng mẹ Maria đang hỗ trợ Chúa; vì tinh yêu của Chúa cao vươt hơn mọi thứ tình yêu (Ibid., Meditazione II,36-2. tr. 60 tt.).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, nữ tu Margherita thành Oingt mời gọi chúng ta hằng ngày suy niệm cuộc sống khổ dau và tình yêu của Chúa Giêsu và của Đức Maria, Mẹ Người. Đây là niềm hy vọng của chúng ta, đây là ý nghĩa cuộc sống chúng ta. Từ việc chiêm ngưỡng tình yêu của Chúa Kitô nảy sinh ra sức mạnh và niềm vui đáp trả tình yêu ấy bằng cách đem cuộc sống của chúng ta ra để phục vụ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Với nữ tu Margherita chúng ta cũng hãy cầu nguyện: ”Lậy Chúa dịu hiền, tất cả những gì Chúa đã hoàn tất vì yêu con và toàn nhân loại, thách thức con yêu Chúa. Nhưng việc tưởng niệm cuộc khổ nạn rất thánh của Chúa trao ban một sức mạnh khôn sách cho khả năng yêu thương để con yêu Chúa. Vì thế xem ra con đã tìm được điều con hằng ao ước biết bao: đó là không yêu gì khác ngoài Chúa ra, trong Chúa và vì tình yêu của Chúa” (Ibid., Meditazione II, 6, tr. 62).
Đức Thánh Cha nói mới đầu xem ra vương mặt cũng như cuôc đời và tư tưởng của nữ tu thời trung cổ này xa xăm đối với cuộc sống và cung cách hành xử của chúng ta. Nhưng nếu nhìn vào nét chính yếu của cuộc sống, chúng ta thầy nó cũng đánh động chúng ta và phải trở thành điều nòng cốt trong cuộc sống chúng ta. Margherita đã coi Chúa Kitô như cuốn sách để ngắm nhìn, như tấm gương để soi chiếu lương tâm. Từ tấm gương đó ánh sáng đã đi vào trong linh hồn chị, và chị đã để cho lời nói cũng như cuộc sống của Chúa Kitô bước vào trong chính mình và được biến đổi: lương tâm chị được soi sáng và thanh tẩy, chị đã tỉm thấy các tiêu chuẩn và ánh sáng cho cuộc sống. Đó chính là điều mà chúng ta cần đến ngày nay; để cho các lời nói, cuộc sống và ánh sáng của Chúa Kitô bước vào trong lương tâm chúng ta để nó được soi sáng, hiểu biết cái gì là thật, là tốt, cài gì là xấu, để nó đựơc soi sáng và rửa sạch. Rác rưởi không chỉ có trên các con đường của thế giới này, nhưng cũng có trong lương tâm và linh hồn của chúng ta nữa. Chỉ có ánh sáng của Chúa, sức mạnh của Người và tình yêu của Người mới rửa sạch được chúng ta, thanh tẩy chúng ta và ban cho chúng ta con đường ngay thẳng mà thôi. Vì thế chúng ta hãy noi gương chị Margherita hướng nhìn lên Chúa Giêsu. Hãy đọc trong cuốn sách cuộc đời của Chúa, hãy để cho mình được soi sáng, tẩy rửa và học biết con đường sự sống đích thật.
Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài khích lệ mọi người noi gương sống anh hùng của các Thánh Nam Nữ mà Giáo Hội đã mừng kính những ngày vừa qua, và xin các vị cầu bầu cử cho giới trẻ cũng như các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới. Sau cùng ngài cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Hiệu lực của lá phiếu Công Giáo trong cuộc Bầu Cử Giữa Kỳ Mỹ
Trần Mạnh Trác
15:46 04/11/2010
Khi phân tích về khuynh hướng bầu phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Hoa Kỳ, nhiều nhà bình luận đã nêu ra một câu hỏi:
Có chăng thực sự một lá phiếu Công Giáo?
Câu hỏi này đã từng được nêu lên nhiều lần trước đây, và câu trả lời vẫn thường là Không!
Vì hình như các cử tri Công Gíao của Mỹ không hề bỏ phiếu theo những hướng dẫn của hàng giáo phẩm.
Đan cử thí dụ năm 2008 trước đây, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra nhiều tuyên bố người Công Giáo cần đưa việc 'chống phá thai' làm ưu tiên số một, rõ ràng là có ý khuyến khích giáo dân dồn phiếu cho ứng cử viên 'phò sự sống' McCain thay vì cho ứng cử vịên 'phò phá thai' Obama. Nhưng kết quả thăm dò cho thấy người Công Giáo đã dồn phiếu cho Obama với tỷ lệ áp đảo là 54%-44%.
Vậy mỗi khi nói về 'lá phiếu Công Giáo', người ta thường phân biệt 2 định nghĩa khác nhau:
-Một là chủ trương của các 'đấng bản quyền' Công Giáo Mỹ. Đây có thể coi như là một lọai 'endorsement' ('ủng hộ') không chính thức cho một ứng cử viên hay cho một chủ trương nào đó. Những 'endorsement' này thường không có hiệu lực và không nhất thiết là đáng quan tâm.
-Hai là khuynh hướng mà người dân Công Giáo sẽ bầu. Khuynh hướng này thì cũng giống như đại đa số công chúng Mỹ, nghĩa là rất tự do và tùy hứng.
Nói một cách khác, người Công Giáo Hoa Kỳ không hề có một kỷ luật bầu cử giống như của người Do Thái hay của người da đen, và như vậy lá phiếu của họ không có sức mạnh.
Không có sức mạnh cũng có nghĩa là tiếng nói của nhóm có thể bị lờ đi.
Cho nên không những những ưu tiên của Công Giáo đã trở thành trò đùa trong giới truyền thông báo chí, mà ngay cả những dân biểu thành danh nhờ danh hiệu Công Giáo nhiều khi cũng lấy việc chống hàng giáo phẩm làm một danh dự. Trường hợp bà Nancy Pelosi hay dân biểu Kennedy là những thí dụ điển hình.
Nhưng hình như cuộc diện đã đổi ngược qua cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua. Người ta thấy rõ ràng có những dấu hiệu của một 'lá phiếu Công Giáo', không những vậy, lá phiếu này có hiệu lực và rất đáng nể.
Trước hết là những dấu hiệu mở màn.
Trong cuộc tranh luận quốc gia về Cải Tổ Y Tế năm ngóai, mọi người đã sững sờ khi thấy Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thành công trong việc đưa Tu Chánh Án Stupak-Pitts vào dự luật của Hạ Viện. Tuy kết quả sau cùng đã bị Thượng Viện phá thối, nhưng tiếng nói của HĐGM cũng từ đó được lắng nghe một cách nghiêm trang hơn.
Cũng trong cuộc tranh luận này, hai dân biểu nổi tiếng là Patrick Kennedy và Bart Stupak đã phải quyết định không thể ra tranh cử được nữa vì mất phiếu Công Giáo. DB Kennedy đã bị ĐGM Thomas Tobin của Providence mô tả là một 'thất vọng' lớn và là một 'tai tiếng giữa chúng tôi', còn Stupak thì bị hội 'Susan B. Anthony List' kết án là một tên phản bội.
Nhưng kết quả của cuộc bầu phiếu đã rỏ ràng cho thấy cái thông điệp Công Giáo lần này không chỉ là một tiếng nói suông, nhưng là một tiếng nói quyết định.
Những cử tri Công giáo đã dồn phiếu ồ ạt để thay đổi cơ cấu của Hạ viện, nhiều ghế Thống Đốc và tăng nhân số phò sự sống trên Thượng viện. Một số thăm dò cho thấy tỷ lệ này là áp đảo, lên cao tới 62%-38%.
Những Dân Biểu Dân chủ, đặc biệt là những người bỏ phiếu cho Cải Tổ Y Tế của Tổng thống Obama, đã chịu thiệt hại nặng, trong khi những đảng viên 'phò sự sống' của đảng Cộng hòa đã được ủng hộ mạnh mẽ.
Dân biểu John Boehner (R-Ohio) dự kiến sẽ được bầu làm Chủ Tịch Hạ Viện. Ông sẽ là người Công giáo đầu tiên của Đảng Cộng hòa giữ vị trí này. Một người Công Giáo 'phò phá thai', bà Nancy Pelosi (D-Calif.), sẽ bị hất ra khỏi chiếc ghế quyền lực này.
Danh sách những nhân vật bị hất cẳng vì đã bầu cho luật Cải Tổ Y tế thì rất dài, đây là những thí dụ:
Tại Pennsylvania, DB Kathy Dahlkemper thua Mike Kelly, trong khi DB Paul Kajnorski thua Lou Barletta. DB Ohio Charlie Wilson, 14 năm thâm niên, bị thua bởi một người chưa hề làm chính trị là Bill Johnson, trong khi DB John Boccieri của Ohio thua Jim Renacci. DB West Virginia Allan Mollohan thua Mike Oliverio ở vòng đầu, Mike Oliverio rồi cũng bị thua bởi một người của đảng Cộng hòa là David McKinley. DB Indiana Baron Hill mất ghế vì Todd Young.
Một số đảng viên Dân Chủ đã hổ trợ cho Cải Tổ Y Tế nhưng nhờ là 'phò sự sống' nên vẫn tái đắc cử là: DB West Virginia Nick Rahall, Dân biểu Joe Donnelly của Indiana và DB Marcy Kaptur của Ohio.
DB Bart Stupak, Dân Chủ Michigan, đã từng lãnh đạo phong trào để giới hạn tài trợ phá thai, cũng đã nghỉ hưu sau khi tranh cãi về thỏa hiệp của ông với tổng thống Obama. Ghế dân biểu của ông nay dành cho một người Cộng hòa là Benishek, một bác sĩ phò sự sống.
Đảng Dân chủ vẫn kiểm soát được Thượng viện Mỹ. Một số 'phò phá thai' vẩn còn được bầu lại như Thượng nghị sĩ Barbara Boxer (D-Calif.) Harry Reid của nevada và Christopher Coons của Delaware.
Tuy nhiên, những ứng cử viên phò sự sống đã dành được nhiều ghế hơn như Marco Rubio (R-Fla.) và Kelly Ayotte (RN.H.).
Tại Pennsylvania ứng viên 'phò sự sống' Pat Toomey có vẻ sẽ thắng Thượng nghị sĩ Dân chủ 'phò phá thai' Arlen Specter.
Phe 'phò sự sống' cũng thắng lớn ở cấp Tiểu bang, giành được các ghế Thống Đốc sau đây: Jan Brewer (R-Ariz.), Mary Fallin (R-Okla.), Nikki Haley (R-S.C.), Susana Martinez (R-N.M.), Sam Brownback(R-Kansas.)
Tại Iowa, nơi mà năm ngóai tòa án tối cao của Tiểu bang đã hổ trợ cho việc 'hôn nhân đồng tính', thì cả ba vị thẩm phán bỏ phiếu thuận về việc này đã bị lọai ra khỏi chức vụ.
Với những kết quả còn nóng hổi này, vai trò của người Công giáo trong cuộc bầu cử sẽ tiếp tục được mang ra mổ sẻ, và một số các nhà quan sát sẽ vẫn đặt câu hỏi liệu có một "lá phiếu Công giáo" hay không. Tuy nhiên, chắc chắn chúng ta sẽ thấy có một sự lưu ý hơn về những ưu tiên của người Công Giáo và, trước một nhận thức mới (dù hư hay thực) về cái gọi là 'quyền lực Công Giáo', sẽ có nhiều cảm ứng thuận nghịch xảy ra trong quãng trường công cộng.
Vấn đề là chúng ta đã sẵn sàng lãnh nhận vai trò mới này chưa?
Có chăng thực sự một lá phiếu Công Giáo?
Câu hỏi này đã từng được nêu lên nhiều lần trước đây, và câu trả lời vẫn thường là Không!
Vì hình như các cử tri Công Gíao của Mỹ không hề bỏ phiếu theo những hướng dẫn của hàng giáo phẩm.
Đan cử thí dụ năm 2008 trước đây, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ ra nhiều tuyên bố người Công Giáo cần đưa việc 'chống phá thai' làm ưu tiên số một, rõ ràng là có ý khuyến khích giáo dân dồn phiếu cho ứng cử viên 'phò sự sống' McCain thay vì cho ứng cử vịên 'phò phá thai' Obama. Nhưng kết quả thăm dò cho thấy người Công Giáo đã dồn phiếu cho Obama với tỷ lệ áp đảo là 54%-44%.
Vậy mỗi khi nói về 'lá phiếu Công Giáo', người ta thường phân biệt 2 định nghĩa khác nhau:
-Một là chủ trương của các 'đấng bản quyền' Công Giáo Mỹ. Đây có thể coi như là một lọai 'endorsement' ('ủng hộ') không chính thức cho một ứng cử viên hay cho một chủ trương nào đó. Những 'endorsement' này thường không có hiệu lực và không nhất thiết là đáng quan tâm.
-Hai là khuynh hướng mà người dân Công Giáo sẽ bầu. Khuynh hướng này thì cũng giống như đại đa số công chúng Mỹ, nghĩa là rất tự do và tùy hứng.
Nói một cách khác, người Công Giáo Hoa Kỳ không hề có một kỷ luật bầu cử giống như của người Do Thái hay của người da đen, và như vậy lá phiếu của họ không có sức mạnh.
Không có sức mạnh cũng có nghĩa là tiếng nói của nhóm có thể bị lờ đi.
Cho nên không những những ưu tiên của Công Giáo đã trở thành trò đùa trong giới truyền thông báo chí, mà ngay cả những dân biểu thành danh nhờ danh hiệu Công Giáo nhiều khi cũng lấy việc chống hàng giáo phẩm làm một danh dự. Trường hợp bà Nancy Pelosi hay dân biểu Kennedy là những thí dụ điển hình.
Nhưng hình như cuộc diện đã đổi ngược qua cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua. Người ta thấy rõ ràng có những dấu hiệu của một 'lá phiếu Công Giáo', không những vậy, lá phiếu này có hiệu lực và rất đáng nể.
Trước hết là những dấu hiệu mở màn.
Trong cuộc tranh luận quốc gia về Cải Tổ Y Tế năm ngóai, mọi người đã sững sờ khi thấy Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thành công trong việc đưa Tu Chánh Án Stupak-Pitts vào dự luật của Hạ Viện. Tuy kết quả sau cùng đã bị Thượng Viện phá thối, nhưng tiếng nói của HĐGM cũng từ đó được lắng nghe một cách nghiêm trang hơn.
Cũng trong cuộc tranh luận này, hai dân biểu nổi tiếng là Patrick Kennedy và Bart Stupak đã phải quyết định không thể ra tranh cử được nữa vì mất phiếu Công Giáo. DB Kennedy đã bị ĐGM Thomas Tobin của Providence mô tả là một 'thất vọng' lớn và là một 'tai tiếng giữa chúng tôi', còn Stupak thì bị hội 'Susan B. Anthony List' kết án là một tên phản bội.
Nhưng kết quả của cuộc bầu phiếu đã rỏ ràng cho thấy cái thông điệp Công Giáo lần này không chỉ là một tiếng nói suông, nhưng là một tiếng nói quyết định.
Những cử tri Công giáo đã dồn phiếu ồ ạt để thay đổi cơ cấu của Hạ viện, nhiều ghế Thống Đốc và tăng nhân số phò sự sống trên Thượng viện. Một số thăm dò cho thấy tỷ lệ này là áp đảo, lên cao tới 62%-38%.
Những Dân Biểu Dân chủ, đặc biệt là những người bỏ phiếu cho Cải Tổ Y Tế của Tổng thống Obama, đã chịu thiệt hại nặng, trong khi những đảng viên 'phò sự sống' của đảng Cộng hòa đã được ủng hộ mạnh mẽ.
Dân biểu John Boehner (R-Ohio) dự kiến sẽ được bầu làm Chủ Tịch Hạ Viện. Ông sẽ là người Công giáo đầu tiên của Đảng Cộng hòa giữ vị trí này. Một người Công Giáo 'phò phá thai', bà Nancy Pelosi (D-Calif.), sẽ bị hất ra khỏi chiếc ghế quyền lực này.
Danh sách những nhân vật bị hất cẳng vì đã bầu cho luật Cải Tổ Y tế thì rất dài, đây là những thí dụ:
Tại Pennsylvania, DB Kathy Dahlkemper thua Mike Kelly, trong khi DB Paul Kajnorski thua Lou Barletta. DB Ohio Charlie Wilson, 14 năm thâm niên, bị thua bởi một người chưa hề làm chính trị là Bill Johnson, trong khi DB John Boccieri của Ohio thua Jim Renacci. DB West Virginia Allan Mollohan thua Mike Oliverio ở vòng đầu, Mike Oliverio rồi cũng bị thua bởi một người của đảng Cộng hòa là David McKinley. DB Indiana Baron Hill mất ghế vì Todd Young.
Một số đảng viên Dân Chủ đã hổ trợ cho Cải Tổ Y Tế nhưng nhờ là 'phò sự sống' nên vẫn tái đắc cử là: DB West Virginia Nick Rahall, Dân biểu Joe Donnelly của Indiana và DB Marcy Kaptur của Ohio.
DB Bart Stupak, Dân Chủ Michigan, đã từng lãnh đạo phong trào để giới hạn tài trợ phá thai, cũng đã nghỉ hưu sau khi tranh cãi về thỏa hiệp của ông với tổng thống Obama. Ghế dân biểu của ông nay dành cho một người Cộng hòa là Benishek, một bác sĩ phò sự sống.
Đảng Dân chủ vẫn kiểm soát được Thượng viện Mỹ. Một số 'phò phá thai' vẩn còn được bầu lại như Thượng nghị sĩ Barbara Boxer (D-Calif.) Harry Reid của nevada và Christopher Coons của Delaware.
Tuy nhiên, những ứng cử viên phò sự sống đã dành được nhiều ghế hơn như Marco Rubio (R-Fla.) và Kelly Ayotte (RN.H.).
Tại Pennsylvania ứng viên 'phò sự sống' Pat Toomey có vẻ sẽ thắng Thượng nghị sĩ Dân chủ 'phò phá thai' Arlen Specter.
Phe 'phò sự sống' cũng thắng lớn ở cấp Tiểu bang, giành được các ghế Thống Đốc sau đây: Jan Brewer (R-Ariz.), Mary Fallin (R-Okla.), Nikki Haley (R-S.C.), Susana Martinez (R-N.M.), Sam Brownback(R-Kansas.)
Tại Iowa, nơi mà năm ngóai tòa án tối cao của Tiểu bang đã hổ trợ cho việc 'hôn nhân đồng tính', thì cả ba vị thẩm phán bỏ phiếu thuận về việc này đã bị lọai ra khỏi chức vụ.
Với những kết quả còn nóng hổi này, vai trò của người Công giáo trong cuộc bầu cử sẽ tiếp tục được mang ra mổ sẻ, và một số các nhà quan sát sẽ vẫn đặt câu hỏi liệu có một "lá phiếu Công giáo" hay không. Tuy nhiên, chắc chắn chúng ta sẽ thấy có một sự lưu ý hơn về những ưu tiên của người Công Giáo và, trước một nhận thức mới (dù hư hay thực) về cái gọi là 'quyền lực Công Giáo', sẽ có nhiều cảm ứng thuận nghịch xảy ra trong quãng trường công cộng.
Vấn đề là chúng ta đã sẵn sàng lãnh nhận vai trò mới này chưa?
Cuba cho mở chủng viện Công giáo mới
BBC
16:15 04/11/2010
Cuba cho mở chủng viện Công giáo mới
Chủ tịch Cuba, Raul Castro vừa dự lễ khánh thành cơ sở Công giáo đầu tiên được xây mới trên hòn đảo dưới sự kiểm soát của thể chế cộng sản.
Chủng viện đầu tiên được khai trương ở Cuba trong vòng nửa thế kỷ qua đã đón ông Castro cùng các quan chức Vatican.
Nằm ở ngoại ô Havana, chủng viện Thánh Carlos và Thánh Ambrosio gồm một số tòa nhà vây quanh giáo đường màu hồng sẽ là nơi đào tạo các chủng sinh để trở thành linh mục làm việc tại Cuba.
Quan chức nhà nước phụ trách tôn giáo cũng có mặt và cùng Hồng y Jaime Ortega, phụ trách Havana đón chào ông Castro.
Trong lời phát biểu, vị hồng y cảm ơn cả cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro dù ông này không có mặt trong buổi lễ.
Người em ông, hiện đang cầm quyền ở Cuba thì ngồi ở hàng ghế đầu trong lễ khánh thành chủng viện.
Phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Giám mục Miami, Thomas G. Wenski dự lễ trước khi cùng nhiều tu sĩ Mỹ khác đi thăm những cơ sở Công giáo Cuba vốn rất nghèo và cần trợ giúp.
Quan hệ khó khăn giữa chính quyền Cuba sau cuộc cách mạng 1959 dần cải thiện kể từ chuyến thăm của Cố Giáo hoàng John Paul II năm 1998.
Gần đây, Giáo hội Công giáo Cuba đã làm trung gian để chính quyền thả 52 nhà bất đồng chính kiến.
Theo phóng viên BBC tại Havana, Michael Voss cho rằng sự kiện khai trương chủng viện mới này là dấu hiệu hệ thống chính trị Cuba đang cởi mở dần.
Tòa chủng viện ban đầu bị chính quyền tịch thu năm 1966.
Cuộc cách mạng cộng sản đã khiến nhiều tu sĩ Công giáo phải bỏ Cuba đi sống lưu vong.
Ông Fidel Castro chính thức muốn xây dựng một nhà nước vô thần nhưng quan hệ ngoại giao với Vatican chưa bao giờ bị cắt đứt hoàn toàn.
Chủ tịch Cuba, Raul Castro vừa dự lễ khánh thành cơ sở Công giáo đầu tiên được xây mới trên hòn đảo dưới sự kiểm soát của thể chế cộng sản.
Nằm ở ngoại ô Havana, chủng viện Thánh Carlos và Thánh Ambrosio gồm một số tòa nhà vây quanh giáo đường màu hồng sẽ là nơi đào tạo các chủng sinh để trở thành linh mục làm việc tại Cuba.
Quan chức nhà nước phụ trách tôn giáo cũng có mặt và cùng Hồng y Jaime Ortega, phụ trách Havana đón chào ông Castro.
Trong lời phát biểu, vị hồng y cảm ơn cả cựu lãnh đạo Cuba, Fidel Castro dù ông này không có mặt trong buổi lễ.
Người em ông, hiện đang cầm quyền ở Cuba thì ngồi ở hàng ghế đầu trong lễ khánh thành chủng viện.
Phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Giám mục Miami, Thomas G. Wenski dự lễ trước khi cùng nhiều tu sĩ Mỹ khác đi thăm những cơ sở Công giáo Cuba vốn rất nghèo và cần trợ giúp.
Quan hệ khó khăn giữa chính quyền Cuba sau cuộc cách mạng 1959 dần cải thiện kể từ chuyến thăm của Cố Giáo hoàng John Paul II năm 1998.
Gần đây, Giáo hội Công giáo Cuba đã làm trung gian để chính quyền thả 52 nhà bất đồng chính kiến.
Theo phóng viên BBC tại Havana, Michael Voss cho rằng sự kiện khai trương chủng viện mới này là dấu hiệu hệ thống chính trị Cuba đang cởi mở dần.
Tòa chủng viện ban đầu bị chính quyền tịch thu năm 1966.
Cuộc cách mạng cộng sản đã khiến nhiều tu sĩ Công giáo phải bỏ Cuba đi sống lưu vong.
Ông Fidel Castro chính thức muốn xây dựng một nhà nước vô thần nhưng quan hệ ngoại giao với Vatican chưa bao giờ bị cắt đứt hoàn toàn.
Đức Thánh Cha Benedict XVI chào mừng chủng viện La Havane
Bùi Hữu Thư
19:35 04/11/2010
Và sự “phục hồi sức mạnh” của Giáo Hội Cuba
ROME, ngày thứ năm 4 tháng 11, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Việc khánh thành đại chủng viện giáo phận San Cristóbal tại La Havane, ngày 3 tháng 11, đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI là dấu chỉ của sự “phục hồi sức mạnh” của Giáo Hội Cuba.
Bản tin này được đăng tải trên báo chí và đài truyền hình vào buổi trưa tại Ý: Tổng thống Raul Castro đã tham dự lễ khánh thành chủng viện, 12 năm sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Cuba, và đã đặt viên đá đầu tiên. Đây là chủng viện thứ hai của quốc gia này.
Về phần Đức Thánh Cha Benedict XVI, ngài đã chuyển qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, một điện văn gửi cho Đức Hồng Y Tổng Giám Mục San Cristóbal tại La Havane, Jaime Lucas Ortega y Alamino.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh rằng chủng viện này có thể thúc đẩy “một sự phục hồi sức mạnh trong việc đào tạo con người, tâm linh, và trí tuệ của các linh mục tương lại” và giúp họ trở nên “những môn đệ đích thực và những nhà truyền giáo Phúc Âm cứu độ”, và có thể “trở nên giống Vị Chủ Chiên Nhân Lành trong kinh nguyện, học vấn, và lắng nghe Lời Chúa, để xứng đáng cử hành các Phép Bí Tích và làm chứng nhân cho tình yêu của Người.”
Đức Thánh Cha cũng gửi gấm ban giảng huấn cho sự che chở của Đức Nữ Đồng Trinh Maria được người Cuba tôn thờ với danh hiệu “Đức Mẹ Bác Ái Cobre.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đặc biệt cám ơn những nhà hảo tâm đã giúp cho chủng viện được khánh thành và cung hiến cho hai vị đại thánh của thành Milan: “Thánh Charles và Thánh Ambroise ».
Có khoảng 300 người đã tham dự lễ khánh thành chủng viện, trong số đó có Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski, tổng giáo phận Miami, các chức sắc khác của các giáo hội Hoa Kỳ, và kế bên tổng thống Raul Castro, có các bộ trưởng và giới hữu trách của Đảng Cộng Sản.
ROME, ngày thứ năm 4 tháng 11, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Việc khánh thành đại chủng viện giáo phận San Cristóbal tại La Havane, ngày 3 tháng 11, đối với Đức Thánh Cha Benedict XVI là dấu chỉ của sự “phục hồi sức mạnh” của Giáo Hội Cuba.
Bản tin này được đăng tải trên báo chí và đài truyền hình vào buổi trưa tại Ý: Tổng thống Raul Castro đã tham dự lễ khánh thành chủng viện, 12 năm sau khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Cuba, và đã đặt viên đá đầu tiên. Đây là chủng viện thứ hai của quốc gia này.
Về phần Đức Thánh Cha Benedict XVI, ngài đã chuyển qua Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone, một điện văn gửi cho Đức Hồng Y Tổng Giám Mục San Cristóbal tại La Havane, Jaime Lucas Ortega y Alamino.
Đức Thánh Cha Benedict XVI nhấn mạnh rằng chủng viện này có thể thúc đẩy “một sự phục hồi sức mạnh trong việc đào tạo con người, tâm linh, và trí tuệ của các linh mục tương lại” và giúp họ trở nên “những môn đệ đích thực và những nhà truyền giáo Phúc Âm cứu độ”, và có thể “trở nên giống Vị Chủ Chiên Nhân Lành trong kinh nguyện, học vấn, và lắng nghe Lời Chúa, để xứng đáng cử hành các Phép Bí Tích và làm chứng nhân cho tình yêu của Người.”
Đức Thánh Cha cũng gửi gấm ban giảng huấn cho sự che chở của Đức Nữ Đồng Trinh Maria được người Cuba tôn thờ với danh hiệu “Đức Mẹ Bác Ái Cobre.”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đặc biệt cám ơn những nhà hảo tâm đã giúp cho chủng viện được khánh thành và cung hiến cho hai vị đại thánh của thành Milan: “Thánh Charles và Thánh Ambroise ».
Có khoảng 300 người đã tham dự lễ khánh thành chủng viện, trong số đó có Đức Tổng Giám Mục Thomas Wenski, tổng giáo phận Miami, các chức sắc khác của các giáo hội Hoa Kỳ, và kế bên tổng thống Raul Castro, có các bộ trưởng và giới hữu trách của Đảng Cộng Sản.
Top Stories
Vietnam: Les six paroissiens de Côn Dâu font appel de leur jugement auprès du Tribunal populaire de Da Nang
Eglises d'Asie
09:39 04/11/2010
Le 1er novembre 2010, les six paroissiens de Côn Dâu ont fait appel des sentences rendues contre eux par le Tribunal populaire de Cam Lê (arrondissement de Da Nang), le 27 octobre dernier. Deux d’entre eux avaient été condamnés à des peines de prison ferme (respectivement douze et neuf mois de prison). Les quatre autres avaient écopé de diverses peines de prison avec sursis (1).
Les pourvois en cassation ont été envoyés au tribunal populaire de seconde instance de la ville de Da Nang, sous la forme d’une lettre individuelle rédigée par chacun des six paroissiens (2). Cependant, le tribunal n’a pas accepté les demandes émanant des deux condamnés à la prison ferme et a réclamé que les parents ou proches des deux prisonniers envoient la demande par courrier postal au tribunal.
Chacune des lettres de pourvoi, rédigées sur le même modèle, rappelle la sentence rendue, les infractions la motivant, à savoir « trouble à l’ordre public » et « opposition à un agent dans l’exercice de ses fonctions ». Les signataires affirment n’être pas coupables de ces deux crimes. Ils accusent ensuite le tribunal de première instance d’avoir gravement violé la législation en vigueur en refusant aux avocats choisis par eux d’assurer leur défense au cours du procès.
C’est le cabinet de l’avocat Cu Huy Ha Vu, dont le siège est à Saigon, qui avait été choisi par la parenté des accusés pour assurer leur défense. Le cabinet avait demandé aux instances compétentes les attestations nécessaires pour deux de ses avocats. Mais celles-ci avaient été refusées. Quelque temps auparavant, le 22 octobre, dans une lettre officielle, le responsable de la Commission épiscopale ‘Justice et Paix’ avait demandé au tribunal, dans le cas où le procès ne serait pas ajourné comme il le demandait, de faire en sorte que les avocats puissent défendre les paroissiens, comme la loi le prescrit (3). Aucune espèce de réponse, semble-t-il, n’a été donnée à cette demande de la hiérarchie catholique. En effet, le procès a eu lieu sans avocat.
Le problème de la défense des six paroissiens de Côn Dâu est encore bien loin d’être réglé. Me Cu Huy Ha Vu, responsable du cabinet d’avocat, a publiquement protesté contre l’attitude du tribunal l’ayant empêché de fournir des défenseurs aux accusés de Côn Dâu. Il a confirmé prendre en charge l’assistance juridique des paroissiens. Il a aussi déploré que les avocats qui vont assister les six requérants dans leur procès en appel n’aient toujours pas reçu l’attestation nécessaire.
(1) Voir EDA 538
(2) On peut consulter les fac-similés de ces lettres à l’adresse suivante: http://www.chuacuuthe.com/?p=9629
(3) Cette lettre a été traduite dans EDA 538.
(Source: Eglises d'Asie, 2 novembre 2010)
Les pourvois en cassation ont été envoyés au tribunal populaire de seconde instance de la ville de Da Nang, sous la forme d’une lettre individuelle rédigée par chacun des six paroissiens (2). Cependant, le tribunal n’a pas accepté les demandes émanant des deux condamnés à la prison ferme et a réclamé que les parents ou proches des deux prisonniers envoient la demande par courrier postal au tribunal.
Chacune des lettres de pourvoi, rédigées sur le même modèle, rappelle la sentence rendue, les infractions la motivant, à savoir « trouble à l’ordre public » et « opposition à un agent dans l’exercice de ses fonctions ». Les signataires affirment n’être pas coupables de ces deux crimes. Ils accusent ensuite le tribunal de première instance d’avoir gravement violé la législation en vigueur en refusant aux avocats choisis par eux d’assurer leur défense au cours du procès.
C’est le cabinet de l’avocat Cu Huy Ha Vu, dont le siège est à Saigon, qui avait été choisi par la parenté des accusés pour assurer leur défense. Le cabinet avait demandé aux instances compétentes les attestations nécessaires pour deux de ses avocats. Mais celles-ci avaient été refusées. Quelque temps auparavant, le 22 octobre, dans une lettre officielle, le responsable de la Commission épiscopale ‘Justice et Paix’ avait demandé au tribunal, dans le cas où le procès ne serait pas ajourné comme il le demandait, de faire en sorte que les avocats puissent défendre les paroissiens, comme la loi le prescrit (3). Aucune espèce de réponse, semble-t-il, n’a été donnée à cette demande de la hiérarchie catholique. En effet, le procès a eu lieu sans avocat.
Le problème de la défense des six paroissiens de Côn Dâu est encore bien loin d’être réglé. Me Cu Huy Ha Vu, responsable du cabinet d’avocat, a publiquement protesté contre l’attitude du tribunal l’ayant empêché de fournir des défenseurs aux accusés de Côn Dâu. Il a confirmé prendre en charge l’assistance juridique des paroissiens. Il a aussi déploré que les avocats qui vont assister les six requérants dans leur procès en appel n’aient toujours pas reçu l’attestation nécessaire.
(1) Voir EDA 538
(2) On peut consulter les fac-similés de ces lettres à l’adresse suivante: http://www.chuacuuthe.com/?p=9629
(3) Cette lettre a été traduite dans EDA 538.
(Source: Eglises d'Asie, 2 novembre 2010)
Chine: Au Jiangxi, un évêque « officiel » a été ordonné tandis qu’à Pékin
Eglises d'Asie
09:41 04/11/2010
L’ordination, le 31 octobre dernier, de Mgr John Baptist Li Suguang, 45 ans, comme évêque « officiel » coadjuteur du diocèse de Nanchang, dans la province du Jiangxi, porte à neuf le nombre des ordinations d’évêques « officiels » reconnus par Rome depuis le début de cette année. Dans le même temps, à Pékin et dans le reste du pays, es préparatifs de l’Assemblée nationale des représentants catholiques,. ..
... une structure désapprouvée par le Saint-Siège, vont bon train.
Au Jiangxi, province du quart sud-est du pays, voisine du Fujian, les autorités chinoises ont redessiné la carte des circonscriptions ecclésiastiques en 1985. Ce 31 octobre, le nouveau prélat a donc été ordonné pour être l’évêque coadjuteur du « diocèse du Jiangxi », l’unique diocèse né de la fusion des cinq diocèses confiés autrefois aux lazaristes dans la province: Nanchang, Yujiang, Nancheng, Ganzhou et Ji’an. Pour Rome, qui a donné son assentiment à cette ordination, Mgr John Baptist Li Suguang est l’évêque coadjuteur de Nanchang.
La cérémonie d’ordination a eu lieu dans la cathédrale de l’Immaculée Conception, à Nanchang, en présence d’une assemblée d’un millier de fidèles. L’évêque qui a ordonné Mgr Li Suguang était l’évêque de Pékin, Mgr Joseph Li Shan (les deux évêques se sont connus alors qu’ils étudiaient au séminaire diocésain de Pékin). Il était assisté de Msgr Joseph Shen Bin, de Haimen (province du Jiangsu), et de Joseph Zhao Fengchang, de Liaocheng (Yanggu, province du Shandong), ainsi que de Mgr John Wu Shizhen, 89 ans, l’évêque en titre de Nanchang, affaibli par la maladie. Tous sont des évêques « officiels » et reconnus par Rome.
Dans un diocèse où les contacts entre les communautés « officielles » et « clandestines » ne sont pas très étroits, le nouvel évêque a tenu à exprimer le souhait d’œuvrer à « la réconciliation » au sein de l’Eglise. « Nous formons une seule famille et je vais m’attacher activement à entrer en contact avec le clergé « clandestin » », a-t-il déclaré. Actuellement, les deux parties de l’Eglise au Jiangxi totalisent environ 100 000 fidèles, servis par 80 prêtres, à peu près également répartis entre prêtres « officiels » et prêtres « clandestins ». Le vieil évêque « clandestin » de Yujiang, Mgr Thomas Zeng Jingmu, âgé de 90 ans, n’avait pas pu faire le déplacement pour l’ordination de Mgr Li Suguang, mais au moins trois de ses prêtres étaient présents dans la cathédrale de l’Immaculée Conception. Le nouvel évêque a aussi déclaré vouloir placer son épiscopat dans les pas de Matteo Ricci (1552-1610). Le célèbre missionnaire jésuite, dont le 400ème anniversaire de la mort est célébré cette année, a en effet vécu trois années à Nanchang, avant d’attendre Pékin et la cour impériale (il y a notamment écrit son célèbre Traité de l’amitié, paru en 1595) et, depuis 2006, une grande statue de « l’Apôtre de la Chine » a été dressée par la municipalité sur une place de la ville (2).
Né en 1965 dans la province du Shanxi, Li Suguang a étudié au séminaire diocésain de Pékin puis a été ordonné prêtre le 22 août 1992. Avant d’exercer son ministère à Nanchang, le P. Li Suguang a travaillé au Shanxi puis en Mongolie intérieure. Nommé vicaire général de Nanchang en 1999, il en a été élu évêque coadjuteur en juillet 2009.
A peu près au moment où Mgr Li était ordonné évêque à Nanchang, des informations faisaient état d’une intensification dans le pays des préparatifs en vue de la tenue prochaine de l’Assemblée nationale des représentants catholiques. Repoussée à de nombreuses reprises, cette assemblée doit élire les futurs présidents de la Conférence des évêques « officiels » et de l’Association patriotique des catholiques chinois, deux postes actuellement vacants. Il ne reste plus que deux mois avant la fin de l’année, et, à plusieurs reprises, de hauts responsables chinois des Affaires religieuses ont laissé entendre que cette Assemblée devait se tenir avant le 31 décembre 2010. Même si rien n’indique que cette échéance sera respectée, les préparatifs vont bon train: il semble qu’au sein de chaque province, les responsables de l’Eglise ont reçu le nombre exact de délégués qui devront partir siéger à Pékin et la composition des listes est en voie de finalisation. Du 11 au 20 octobre, une « session d’études » a été organisée dans la capitale pour environ 170 prêtres et responsables laïcs de 16 provinces autour du thème: « Une société harmonieuse - Diriger l’Eglise de manière démocratique »; un voyage d’études de quatre jours dans l’Anhui était inclus dans le programme. Un peu plus tôt, en septembre, une autre session d’études avait eu lieu et, en juillet, c’était des évêques qui étaient « en formation » à Pékin (3).
On peut penser que, pour les responsables des Affaires religieuses, ces préparatifs visent à s’assurer tant de la participation que de la collaboration des évêques, prêtres, religieuses et responsables laïcs choisis pour siéger au sein de l’Assemblée nationale des représentants catholiques. Dans sa Lettre aux catholiques de Chine de 2007, le pape Benoît XVI avait très clairement indiqué qu’il n’était pas possible que des agences étatiques se trouvent placées au-dessus des évêques et leur dictent ce que doit être la conduite de leurs Eglises locales. Dans son communiqué du 25 mars 2010, la Commission pontificale pour l’Eglise en Chine avait demandé aux évêques chinois de s’engager toujours davantage dans la voie de l’unité de la communauté ecclésiale « en évitant (…) de poser des gestes (comme par exemple des célébrations des sacrements, des ordinations épiscopales, la participation à des réunions) qui sont en contradiction avec la communion avec le pape, lequel les a nommés comme pasteurs, gestes qui créent des difficultés, parfois angoissantes, au sein des communautés ecclésiales respectives ». De toute évidence, l’Assemblée nationale des représentants catholiques appartient à la catégorie des « réunions » auxquelles les évêques doivent s’abstenir de « participer » et, par les préparatifs actuellement en cours, Pékin cherche sans doute à s’assurer de l’attitude qu’adopteront effectivement les délégués lors de la tenue de cette réunion.
Par ailleurs, le cardinal Crescenzio Sepe, archevêque de Naples et ancien préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples (2001-2006), a effectué un voyage en Chine populaire. Le 26 octobre dernier, en compagnie de membres de la Communauté Sant’Egidio, active dans le dialogue entre la Chine et le Saint-Siège, le cardinal Sepe a rencontré à Pékin Wang Zuo’an, directeur de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses. La délégation catholique a également eu des entretiens avec des chercheurs du Centre de développement et de recherches, structure rattachée au Conseil pour les affaires d’Etat, le cœur de l’exécutif chinois.
(1) A propos des huit précédentes ordinations épiscopales de 2010, voir 536
(2) Voir EDA 444
(3) Voir EDA 533
(Source: Eglises d'Asie, 3 novembre 2010)
... une structure désapprouvée par le Saint-Siège, vont bon train.
Au Jiangxi, province du quart sud-est du pays, voisine du Fujian, les autorités chinoises ont redessiné la carte des circonscriptions ecclésiastiques en 1985. Ce 31 octobre, le nouveau prélat a donc été ordonné pour être l’évêque coadjuteur du « diocèse du Jiangxi », l’unique diocèse né de la fusion des cinq diocèses confiés autrefois aux lazaristes dans la province: Nanchang, Yujiang, Nancheng, Ganzhou et Ji’an. Pour Rome, qui a donné son assentiment à cette ordination, Mgr John Baptist Li Suguang est l’évêque coadjuteur de Nanchang.
La cérémonie d’ordination a eu lieu dans la cathédrale de l’Immaculée Conception, à Nanchang, en présence d’une assemblée d’un millier de fidèles. L’évêque qui a ordonné Mgr Li Suguang était l’évêque de Pékin, Mgr Joseph Li Shan (les deux évêques se sont connus alors qu’ils étudiaient au séminaire diocésain de Pékin). Il était assisté de Msgr Joseph Shen Bin, de Haimen (province du Jiangsu), et de Joseph Zhao Fengchang, de Liaocheng (Yanggu, province du Shandong), ainsi que de Mgr John Wu Shizhen, 89 ans, l’évêque en titre de Nanchang, affaibli par la maladie. Tous sont des évêques « officiels » et reconnus par Rome.
Dans un diocèse où les contacts entre les communautés « officielles » et « clandestines » ne sont pas très étroits, le nouvel évêque a tenu à exprimer le souhait d’œuvrer à « la réconciliation » au sein de l’Eglise. « Nous formons une seule famille et je vais m’attacher activement à entrer en contact avec le clergé « clandestin » », a-t-il déclaré. Actuellement, les deux parties de l’Eglise au Jiangxi totalisent environ 100 000 fidèles, servis par 80 prêtres, à peu près également répartis entre prêtres « officiels » et prêtres « clandestins ». Le vieil évêque « clandestin » de Yujiang, Mgr Thomas Zeng Jingmu, âgé de 90 ans, n’avait pas pu faire le déplacement pour l’ordination de Mgr Li Suguang, mais au moins trois de ses prêtres étaient présents dans la cathédrale de l’Immaculée Conception. Le nouvel évêque a aussi déclaré vouloir placer son épiscopat dans les pas de Matteo Ricci (1552-1610). Le célèbre missionnaire jésuite, dont le 400ème anniversaire de la mort est célébré cette année, a en effet vécu trois années à Nanchang, avant d’attendre Pékin et la cour impériale (il y a notamment écrit son célèbre Traité de l’amitié, paru en 1595) et, depuis 2006, une grande statue de « l’Apôtre de la Chine » a été dressée par la municipalité sur une place de la ville (2).
Né en 1965 dans la province du Shanxi, Li Suguang a étudié au séminaire diocésain de Pékin puis a été ordonné prêtre le 22 août 1992. Avant d’exercer son ministère à Nanchang, le P. Li Suguang a travaillé au Shanxi puis en Mongolie intérieure. Nommé vicaire général de Nanchang en 1999, il en a été élu évêque coadjuteur en juillet 2009.
A peu près au moment où Mgr Li était ordonné évêque à Nanchang, des informations faisaient état d’une intensification dans le pays des préparatifs en vue de la tenue prochaine de l’Assemblée nationale des représentants catholiques. Repoussée à de nombreuses reprises, cette assemblée doit élire les futurs présidents de la Conférence des évêques « officiels » et de l’Association patriotique des catholiques chinois, deux postes actuellement vacants. Il ne reste plus que deux mois avant la fin de l’année, et, à plusieurs reprises, de hauts responsables chinois des Affaires religieuses ont laissé entendre que cette Assemblée devait se tenir avant le 31 décembre 2010. Même si rien n’indique que cette échéance sera respectée, les préparatifs vont bon train: il semble qu’au sein de chaque province, les responsables de l’Eglise ont reçu le nombre exact de délégués qui devront partir siéger à Pékin et la composition des listes est en voie de finalisation. Du 11 au 20 octobre, une « session d’études » a été organisée dans la capitale pour environ 170 prêtres et responsables laïcs de 16 provinces autour du thème: « Une société harmonieuse - Diriger l’Eglise de manière démocratique »; un voyage d’études de quatre jours dans l’Anhui était inclus dans le programme. Un peu plus tôt, en septembre, une autre session d’études avait eu lieu et, en juillet, c’était des évêques qui étaient « en formation » à Pékin (3).
On peut penser que, pour les responsables des Affaires religieuses, ces préparatifs visent à s’assurer tant de la participation que de la collaboration des évêques, prêtres, religieuses et responsables laïcs choisis pour siéger au sein de l’Assemblée nationale des représentants catholiques. Dans sa Lettre aux catholiques de Chine de 2007, le pape Benoît XVI avait très clairement indiqué qu’il n’était pas possible que des agences étatiques se trouvent placées au-dessus des évêques et leur dictent ce que doit être la conduite de leurs Eglises locales. Dans son communiqué du 25 mars 2010, la Commission pontificale pour l’Eglise en Chine avait demandé aux évêques chinois de s’engager toujours davantage dans la voie de l’unité de la communauté ecclésiale « en évitant (…) de poser des gestes (comme par exemple des célébrations des sacrements, des ordinations épiscopales, la participation à des réunions) qui sont en contradiction avec la communion avec le pape, lequel les a nommés comme pasteurs, gestes qui créent des difficultés, parfois angoissantes, au sein des communautés ecclésiales respectives ». De toute évidence, l’Assemblée nationale des représentants catholiques appartient à la catégorie des « réunions » auxquelles les évêques doivent s’abstenir de « participer » et, par les préparatifs actuellement en cours, Pékin cherche sans doute à s’assurer de l’attitude qu’adopteront effectivement les délégués lors de la tenue de cette réunion.
Par ailleurs, le cardinal Crescenzio Sepe, archevêque de Naples et ancien préfet de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples (2001-2006), a effectué un voyage en Chine populaire. Le 26 octobre dernier, en compagnie de membres de la Communauté Sant’Egidio, active dans le dialogue entre la Chine et le Saint-Siège, le cardinal Sepe a rencontré à Pékin Wang Zuo’an, directeur de l’Administration d’Etat des Affaires religieuses. La délégation catholique a également eu des entretiens avec des chercheurs du Centre de développement et de recherches, structure rattachée au Conseil pour les affaires d’Etat, le cœur de l’exécutif chinois.
(1) A propos des huit précédentes ordinations épiscopales de 2010, voir 536
(2) Voir EDA 444
(3) Voir EDA 533
(Source: Eglises d'Asie, 3 novembre 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne mừng Lễ Các Thánh.
FX. Trần Văn Minh
09:47 04/11/2010
Melbourne, Vào lúc 6 giờ 30 chiều Ngày 1 Tháng 11 Năm 2010. Tại St. Bernadette Community Hall. Hạt Sunshine. Rất đông Giáo dân khắp nơi trong Tổng giáo phận Melbourne đã về tham dự Lễ Các Thánh được long trọng tổ chức tại đây.
Xem hình ảnh
Với một hall rất rộng, nhưng số người tham dự Thánh lễ đã ngồi không đủ chỗ và một số đông đã phải đứng bên ngoài. Buổi lễ được các hội đoàn, đoàn thể thuộc các ban ngành Công Giáo Việt Nam trong Tổng giáo phân Melbourne cùng tổ chức.
Do các đoàn thể cùng phối hợp tổ chức, các chị trong đồng phục áo dài tím, mang huy hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp các hội đoàn nam cũng mang cà vạt tím và mang ảnh Lòng Thương Xót Chuá.
Đoàn linh mục đồng tế do Linh mục JM. Nguyễn Thường Luân Dòng Chuá Cứu Thế chủ tế cùng với Lm. Vincent Lê Thành Nhân, Linh mục bề trên Dòng Ngôi Lời Melbourne, và Lm. Dâu Dòng Thánh Phanxicô, Melbourne cùng với cha Chánh xứ Úc St. Bernadette đồng tế.
Trong phần chia sẻ lời Chuá qua tin mừng. Linh mục Nguyễn Thường Luân với tài thuyết giảng lời Chuá, đã phân tích, lý giải những điều được Thiên Chuá giảng dậy qua Tám mối phúc thật, để khuyên mọi người sống noi theo gương Các Thánh, và xin các Thánh cầu bầu cùng Thiên Chuá cho chúng ta, hưởng ơn cứu độ cuả Thiên Chuá chí ái.
Ca đoàn cuả Hội đạo binh Đức Mẹ phụ trách phần thánh ca làm cho buổi lễ sinh động và sốt sắng long trọng trong niềm vui mừng cuả mọi thành phần dân Chuá trong ngày Lễ Các Thánh năm nay.
Sau Thánh lễ có hoà giải và cầu nguyện. Mọi người đều ở lại và rất đông giáo dân đã lãnh phép hoà giải và cùng cầu nguyện Lòng Thương Xót Chuá.
Buổi lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 30 trong niêm hân hoan cuả mọi người mừng lễ các Thánh.
Xem hình ảnh
Với một hall rất rộng, nhưng số người tham dự Thánh lễ đã ngồi không đủ chỗ và một số đông đã phải đứng bên ngoài. Buổi lễ được các hội đoàn, đoàn thể thuộc các ban ngành Công Giáo Việt Nam trong Tổng giáo phân Melbourne cùng tổ chức.
Do các đoàn thể cùng phối hợp tổ chức, các chị trong đồng phục áo dài tím, mang huy hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp các hội đoàn nam cũng mang cà vạt tím và mang ảnh Lòng Thương Xót Chuá.
Đoàn linh mục đồng tế do Linh mục JM. Nguyễn Thường Luân Dòng Chuá Cứu Thế chủ tế cùng với Lm. Vincent Lê Thành Nhân, Linh mục bề trên Dòng Ngôi Lời Melbourne, và Lm. Dâu Dòng Thánh Phanxicô, Melbourne cùng với cha Chánh xứ Úc St. Bernadette đồng tế.
Trong phần chia sẻ lời Chuá qua tin mừng. Linh mục Nguyễn Thường Luân với tài thuyết giảng lời Chuá, đã phân tích, lý giải những điều được Thiên Chuá giảng dậy qua Tám mối phúc thật, để khuyên mọi người sống noi theo gương Các Thánh, và xin các Thánh cầu bầu cùng Thiên Chuá cho chúng ta, hưởng ơn cứu độ cuả Thiên Chuá chí ái.
Ca đoàn cuả Hội đạo binh Đức Mẹ phụ trách phần thánh ca làm cho buổi lễ sinh động và sốt sắng long trọng trong niềm vui mừng cuả mọi thành phần dân Chuá trong ngày Lễ Các Thánh năm nay.
Sau Thánh lễ có hoà giải và cầu nguyện. Mọi người đều ở lại và rất đông giáo dân đã lãnh phép hoà giải và cùng cầu nguyện Lòng Thương Xót Chuá.
Buổi lễ kết thúc vào lúc 10 giờ 30 trong niêm hân hoan cuả mọi người mừng lễ các Thánh.
Giáo dân giáo xứ Trung Chánh viếng nghĩa trang
Maria Vũ Loan
09:50 04/11/2010
Chiều ngày lễ Các Thánh, 02/11/2010, giáo dân giáo xứ Trung Chánh, hạt Hốc Môn, Sài Gòn và nhiều người trong khu vực đã đến viếng nghĩa trang và tham dự thánh lễ đồng tế để hưởng ơn đại xá cầu nguyện cho các linh hồn.
Xem hình ảnh
Từ 16 giờ 00, con đường dẫn vào nghĩa trang đã nườm nượp người đi, tay cầm nào hoa nào nhang nến. Bỗng chốc khoảng không gian rộng lớn có nhiều mộ phần đã nghi ngút khói hương và sắc hoa tươi thắm được người thân của người đã khuất cắm trước mộ như làm giảm đi nỗi u buồn quen thuộc của một nghĩa trang.
Đúng 17 giờ 00, thánh lễ đồng tế được bắt đầu với sự có mặt của cha chánh xứ Antôn Phạm Gia Thuấn, cha phó Dom. Đinh Công Đức và cha xứ giáo xứ Trung Mỹ Tây.
Số giáo dân dự lễ rất đông; thân nhân của người đã khuất đứng ngay bên mộ phần để dự thánh lễ làm cho người ta thấy có một bầu khí thân thương của buổi chiều hôm nay. http://www.youtube.com/watch?v=EqGFR2RI6fk
Bài giảng không quá dài, đủ để cha xứ nói về:
- Hội Thánh khải hoàn là các thánh nam nữ đang hân hoan hạnh phúc trên trời.
- Hội Thánh chiến đấu là những người tin vào Chúa Kitô còn sống nơi trần gian, đang chiến đấu mà không cần vũ khí và chỉ có thể chiến thắng bằng niềm tin, lòng cậy trông, lòng mến, sự tha thứ, bao dung…
- Giáo Hội đau thương là các linh hồn rất cần chúng ta thương giúp, cầu nguyện và thông công việc lành.
Chính sự cứu chuộc của Đức Giêsu đã ban nhiều ơn cho loài người: ai sống đúng điều Chúa dạy thì sẽ chiến thắng; ai đang chiến đấu thì cần lập công; ai còn đau thương thì cần cầu nguyện. Chúng ta là những người đang tự do, cần biết tận dụng thời gian, sức khỏe…để tham dự thánh lễ và làm việc lành.
Cha chủ tế kết thúc bài giảng bằng một câu chuyện có thật cách đây 60 năm, do cha phó xứ Quần Liêu kể lại: “Có một người ăn mày kia thường ngồi ở góc sân nhà thờ để ăn xin. Một ngày nọ, ông chết ngay tại cuối nhà thờ; cha xứ và giáo dân ở đó chôn cất ông tử tế. Mấy ngày sau, cha phó đi loanh quanh nhà thờ, thấy ông ăn mày vẫn ngồi đó, cha thốt lên: “Ủa, giáo xứ đã chôn cất ông rồi, sao lại còn ngồi đây?” Ông ăn xin trả lời: “Con đã chết rồi nhưng Chúa cho con về đền tội tại đây vì trước kia con đã lấy một cái chiếu của nhà thờ!” Cha phó sợ quá, kêu gọi nhiều người cầu nguyện cho ông. Ít lâu sau, không ai còn thấy ông ăn xin ngồi ở đó nữa. Đúng là lời cầu nguyện cần thiết biết bao!
Bóng tối dần phủ cả nghĩa trang cũng là lúc mọi người lũ lượt ra về. Cảnh âm u của nghĩa trang hòa vào bóng tối hẳn là khiến nhiều người nghĩ về một ngày kết thúc của cuộc đời mình.
Có một điều khá đặc biệt là giáo xứ Trung Chánh không có nhà hài cốt ngay trong khuôn viên nhà thờ mà có riêng một Khu Tưởng Niệm, là nơi để hài cốt. Ở đây có một lễ đài và hang đá Chúa Phục Sinh; phía trước là phần đất trống mà từ năm 2000 các linh mục giáo phận Sài Gòn xin được chôn ở đây. Vì Khu Tưởng Niệm ở mặt tiền con đường dẫn vào nghĩa trang, vị trí đất rất thuận tiện nên ông cố Giuse Phạm Nhân Đơn, là Chánh trương, sợ bị mất đất nên có sáng kiến làm cổng và tường rào chung quanh và nay trông như một hoa viên riêng của giáo xứ. Còn nghĩa trang giáo xứ Trung Chánh có từ năm 1956 dành cho giáo dân.
Vào ngày lễ Các Thánh, nhiều giáo dân đến dự thánh lễ tại nghĩa trang để cầu cho các linh hồn như nói lên một sự hiệp thông rõ nét giữa Giáo Hội khải hoàn, Giáo Hội chiến đấu và Giáo Hội đau thương. Quả là một niềm vui cho những người tin vào Đức Kitô và cho cả những người sống đời ngay thẳng nữa!
Xem hình ảnh
Từ 16 giờ 00, con đường dẫn vào nghĩa trang đã nườm nượp người đi, tay cầm nào hoa nào nhang nến. Bỗng chốc khoảng không gian rộng lớn có nhiều mộ phần đã nghi ngút khói hương và sắc hoa tươi thắm được người thân của người đã khuất cắm trước mộ như làm giảm đi nỗi u buồn quen thuộc của một nghĩa trang.
Đúng 17 giờ 00, thánh lễ đồng tế được bắt đầu với sự có mặt của cha chánh xứ Antôn Phạm Gia Thuấn, cha phó Dom. Đinh Công Đức và cha xứ giáo xứ Trung Mỹ Tây.
Số giáo dân dự lễ rất đông; thân nhân của người đã khuất đứng ngay bên mộ phần để dự thánh lễ làm cho người ta thấy có một bầu khí thân thương của buổi chiều hôm nay. http://www.youtube.com/watch?v=EqGFR2RI6fk
Bài giảng không quá dài, đủ để cha xứ nói về:
- Hội Thánh khải hoàn là các thánh nam nữ đang hân hoan hạnh phúc trên trời.
- Hội Thánh chiến đấu là những người tin vào Chúa Kitô còn sống nơi trần gian, đang chiến đấu mà không cần vũ khí và chỉ có thể chiến thắng bằng niềm tin, lòng cậy trông, lòng mến, sự tha thứ, bao dung…
- Giáo Hội đau thương là các linh hồn rất cần chúng ta thương giúp, cầu nguyện và thông công việc lành.
Chính sự cứu chuộc của Đức Giêsu đã ban nhiều ơn cho loài người: ai sống đúng điều Chúa dạy thì sẽ chiến thắng; ai đang chiến đấu thì cần lập công; ai còn đau thương thì cần cầu nguyện. Chúng ta là những người đang tự do, cần biết tận dụng thời gian, sức khỏe…để tham dự thánh lễ và làm việc lành.
Cha chủ tế kết thúc bài giảng bằng một câu chuyện có thật cách đây 60 năm, do cha phó xứ Quần Liêu kể lại: “Có một người ăn mày kia thường ngồi ở góc sân nhà thờ để ăn xin. Một ngày nọ, ông chết ngay tại cuối nhà thờ; cha xứ và giáo dân ở đó chôn cất ông tử tế. Mấy ngày sau, cha phó đi loanh quanh nhà thờ, thấy ông ăn mày vẫn ngồi đó, cha thốt lên: “Ủa, giáo xứ đã chôn cất ông rồi, sao lại còn ngồi đây?” Ông ăn xin trả lời: “Con đã chết rồi nhưng Chúa cho con về đền tội tại đây vì trước kia con đã lấy một cái chiếu của nhà thờ!” Cha phó sợ quá, kêu gọi nhiều người cầu nguyện cho ông. Ít lâu sau, không ai còn thấy ông ăn xin ngồi ở đó nữa. Đúng là lời cầu nguyện cần thiết biết bao!
Bóng tối dần phủ cả nghĩa trang cũng là lúc mọi người lũ lượt ra về. Cảnh âm u của nghĩa trang hòa vào bóng tối hẳn là khiến nhiều người nghĩ về một ngày kết thúc của cuộc đời mình.
Có một điều khá đặc biệt là giáo xứ Trung Chánh không có nhà hài cốt ngay trong khuôn viên nhà thờ mà có riêng một Khu Tưởng Niệm, là nơi để hài cốt. Ở đây có một lễ đài và hang đá Chúa Phục Sinh; phía trước là phần đất trống mà từ năm 2000 các linh mục giáo phận Sài Gòn xin được chôn ở đây. Vì Khu Tưởng Niệm ở mặt tiền con đường dẫn vào nghĩa trang, vị trí đất rất thuận tiện nên ông cố Giuse Phạm Nhân Đơn, là Chánh trương, sợ bị mất đất nên có sáng kiến làm cổng và tường rào chung quanh và nay trông như một hoa viên riêng của giáo xứ. Còn nghĩa trang giáo xứ Trung Chánh có từ năm 1956 dành cho giáo dân.
Vào ngày lễ Các Thánh, nhiều giáo dân đến dự thánh lễ tại nghĩa trang để cầu cho các linh hồn như nói lên một sự hiệp thông rõ nét giữa Giáo Hội khải hoàn, Giáo Hội chiến đấu và Giáo Hội đau thương. Quả là một niềm vui cho những người tin vào Đức Kitô và cho cả những người sống đời ngay thẳng nữa!
Thánh lễ cung hiến thánh đường giáo xứ Trung Mỹ Tây
Nguyễn Quang Ngọc
09:52 04/11/2010
SAIGÒN - Nhờ hồng ân Thiên Chúa và lời chuyển cầu của Gia đình Thánh Gia bổn mạng của Giáo xứ. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Giáo phận Sài Gòn đã cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn Khánh Thành và Cung Hiến Thánh Đường Giáo xứ Trung Mỹ Tây vào lúc 09h00 ngày 30 tháng 10 năm 2010. Cùng đồng tế còn có sự hiện diện Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu Giám mục Giáo phận Long Xuyên, Người con xuất thân từ Trung Mỹ Tây, Cha Antôn Phạm Gia Thuấn Hạt Trưởng hạt Hóc Môn, Cha Giuse Nguyễn Đức Trí chánh xứ, cùng 21 Cha khách. Ngoài ra còn có sự hiện quý tu sĩ nam nữ, quý ân nhân, quý khách và toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong Giáo xứ.
Xem hình ảnh
Đúng giờ, đoàn rước kiệu khởi hành từ nhà mục vụ đến tiền sảnh trước thánh đường trong tiếng nhạc hoàng tráng của ban kèn đồng thật trang nghiêm và sốt sắng. Đức Hồng Y, Đức Cha Giuse cắt băng khánh thành và mở khăn phủ bia kỷ niệm gắn vào tường bên phải cuối nhà thờ, trong niềm hân hoan vui mừng với tràng pháo tay thật lớn thật dài và thật nồng nhiệt của cộng đoàn.
Trước phần Phụng Vụ Lời Chúa, Đức Hồng Y đã long trọng cử hành nghi thức làm phép và rảy nước thánh trên mọi người tham dự để làm dấu chỉ thống hối và giúp chúng ta nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy, đồng thời cũng để thanh tẩy tường và bàn thờ mới.
Sau nghi thức làm phép và rảy nước thánh, thánh lễ tiếp tục trong niềm hân hoan của cộng đoàn dân Chúa.
Đúng 12h00 thánh lễ kết thúc, Đức Hồng Y, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và quý khách đã gặp nhau trong bữa tiệc vui mừng của Giáo xứ Trung Mỹ Tây.
SƠ NÉT VỀ THÁNH ĐƯỜNG GIÁO XỨ TRUNG MỸ TÂY
Thánh đường Giáo xứ Trung Mỹ Tây nằm khiêm tốn trong địa bàn khá rộng thuộc xã Tân Xuân, Trung Chánh, Tân Chánh Hiệp. Số Giáo dân khoảng hơn 4500 của gần 1000 hộ gia đình chưa kể số di dân.
Ngôi nhà thờ mái lá, vách đất được Cha cố Tế dựng tạm từ năm 1955. Sau đó năm 1960, Cha cố Thục và Cha cố Tấn trùng tu mái tôn vách tường gạch lốc. Hơn 55 năm nhà thờ quá đát, mục nát, rạn nứt, mùa nắng nóng bức oi nồng, mùa mưa ngập lụt, nước tù đọng cả năm trời dân phải chịu cảnh lội nước ô nhiễm, lầy lội đến với Chúa. Các cột kèo trong nhà thờ mối mọt ăn rỗng ruột có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Đây là nhà thờ cũ nhất trong hạt.
Năm 1998 Cha cố Giuse Phước khởi xướng việc bỏ hộp tiết kiệm xây dựng thánh đường. Năm 2006 Cha Giuse Trần Thanh Công trao đổi sang nhượng đất để hướng đến không gian thông thoáng cho việc tái thiết thánh đường mới. Cha Giuse Nguyễn Đức Trí chánh xứ đương nhiệm khởi công xây dựng song song hai công trình nhà thờ và nhà mục vụ Giáo xứ. Với sức trẻ năng động, Cha mạnh dạn, can đảm, xây nhà Chúa hướng đến tầm nhìn xa cho Giáo dân trong xứ.
Ngày 10.01.2010 Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi thánh đường mơ ước.
Tháp chuông cao 44 m và hai tháp phụ với đường nét Alpha và Ômêga thực hiện bằng những chất liệu đá tự nhiên, thiên nhiên với nét mỹ thuật và kỹ thuật thanh thoát.
Bên trong nhà thờ có sức chứa 1200 chỗ ngồi, thông thoáng. Nhà chầu hình tròn với dấu hình thánh giá, tượng trưng cho Đức Kitô là trung tâm Cứu Độ.
Thánh đường thoáng mát có nhiều cửa lấy gió từ hai lầu lửng và hai cánh thánh giá. Ngoài ra còn có nhà chầu Thánh Thể, phòng truyền thống và hội trường lớn bên dưới Thánh Đường. Phía cuối nhà thờ có đài thánh Giuse. Bên phải nhà thờ là quảng trường Đức Mẹ hòa bình.
Song song với công trình nhà thờ, Cha xứ còn hướng đến việc học Lời Chúa, cho các đoàn thể và các em nên Cha đã xây một ngôi nhà mục vụ giáo lý 4 lầu với 1 hội trường lớn, 8 phòng giáo lý, phòng họp HĐMV, phòng khách, phòng thư viện.
Xem hình ảnh
Đúng giờ, đoàn rước kiệu khởi hành từ nhà mục vụ đến tiền sảnh trước thánh đường trong tiếng nhạc hoàng tráng của ban kèn đồng thật trang nghiêm và sốt sắng. Đức Hồng Y, Đức Cha Giuse cắt băng khánh thành và mở khăn phủ bia kỷ niệm gắn vào tường bên phải cuối nhà thờ, trong niềm hân hoan vui mừng với tràng pháo tay thật lớn thật dài và thật nồng nhiệt của cộng đoàn.
Trước phần Phụng Vụ Lời Chúa, Đức Hồng Y đã long trọng cử hành nghi thức làm phép và rảy nước thánh trên mọi người tham dự để làm dấu chỉ thống hối và giúp chúng ta nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy, đồng thời cũng để thanh tẩy tường và bàn thờ mới.
Sau nghi thức làm phép và rảy nước thánh, thánh lễ tiếp tục trong niềm hân hoan của cộng đoàn dân Chúa.
Đúng 12h00 thánh lễ kết thúc, Đức Hồng Y, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và quý khách đã gặp nhau trong bữa tiệc vui mừng của Giáo xứ Trung Mỹ Tây.
SƠ NÉT VỀ THÁNH ĐƯỜNG GIÁO XỨ TRUNG MỸ TÂY
Thánh đường Giáo xứ Trung Mỹ Tây nằm khiêm tốn trong địa bàn khá rộng thuộc xã Tân Xuân, Trung Chánh, Tân Chánh Hiệp. Số Giáo dân khoảng hơn 4500 của gần 1000 hộ gia đình chưa kể số di dân.
Ngôi nhà thờ mái lá, vách đất được Cha cố Tế dựng tạm từ năm 1955. Sau đó năm 1960, Cha cố Thục và Cha cố Tấn trùng tu mái tôn vách tường gạch lốc. Hơn 55 năm nhà thờ quá đát, mục nát, rạn nứt, mùa nắng nóng bức oi nồng, mùa mưa ngập lụt, nước tù đọng cả năm trời dân phải chịu cảnh lội nước ô nhiễm, lầy lội đến với Chúa. Các cột kèo trong nhà thờ mối mọt ăn rỗng ruột có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Đây là nhà thờ cũ nhất trong hạt.
Năm 1998 Cha cố Giuse Phước khởi xướng việc bỏ hộp tiết kiệm xây dựng thánh đường. Năm 2006 Cha Giuse Trần Thanh Công trao đổi sang nhượng đất để hướng đến không gian thông thoáng cho việc tái thiết thánh đường mới. Cha Giuse Nguyễn Đức Trí chánh xứ đương nhiệm khởi công xây dựng song song hai công trình nhà thờ và nhà mục vụ Giáo xứ. Với sức trẻ năng động, Cha mạnh dạn, can đảm, xây nhà Chúa hướng đến tầm nhìn xa cho Giáo dân trong xứ.
Ngày 10.01.2010 Đức Cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ sự thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi thánh đường mơ ước.
Tháp chuông cao 44 m và hai tháp phụ với đường nét Alpha và Ômêga thực hiện bằng những chất liệu đá tự nhiên, thiên nhiên với nét mỹ thuật và kỹ thuật thanh thoát.
Bên trong nhà thờ có sức chứa 1200 chỗ ngồi, thông thoáng. Nhà chầu hình tròn với dấu hình thánh giá, tượng trưng cho Đức Kitô là trung tâm Cứu Độ.
Thánh đường thoáng mát có nhiều cửa lấy gió từ hai lầu lửng và hai cánh thánh giá. Ngoài ra còn có nhà chầu Thánh Thể, phòng truyền thống và hội trường lớn bên dưới Thánh Đường. Phía cuối nhà thờ có đài thánh Giuse. Bên phải nhà thờ là quảng trường Đức Mẹ hòa bình.
Song song với công trình nhà thờ, Cha xứ còn hướng đến việc học Lời Chúa, cho các đoàn thể và các em nên Cha đã xây một ngôi nhà mục vụ giáo lý 4 lầu với 1 hội trường lớn, 8 phòng giáo lý, phòng họp HĐMV, phòng khách, phòng thư viện.
Hạt Hàm Tân bế giảng khóa Thần học giáo dân (2008-2010)
Gx. Vinh Tân
09:55 04/11/2010
PHAN THIẾT - Ngày 31.10.2010, tại Hội trường giáo xứ Vinh Tân đã diễn ra lễ bế giảng khóa Thần học Giáo dân I niên khóa 2008 – 2010 do Giáo hạt Hàm Tân, GP Phan Thiết tổ chức.
Xem hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Giáo phận Phan Thiết đã tham dự buổi lễ. Trong huấn từ, Đức Cha đã khen ngợi cha chánh xứ Vinh Tân JB. Hoàng Văn Khanh đã có sáng kiến và nỗ lực tổ chức thành công khóa học này. Đức Cha cũng biểu dương tinh thần hy sinh và chuyên cần học tập của các học viên đã cố gắng theo đuổi khóa học suốt hai năm qua. Sau đó Đức Cha trao chứng chỉ tốt nghiệp cho các học viên đạt tiêu chuẩn:
- 08 học viên giỏi
- 05 học viên khá
- 36 học viên trung bình
Đức Cha ban phép lành kết thúc, sau đó dùng cơm trưa với các Cha và các học viên.
Được biết khóa Thần học giáo dân I được cha chánh xứ Vinh Tân JB. Hoàng Văn Khanh tổ chức và khai giảng ngày 01.9.2008 với sự tham dự của hơn 100 học viên từ các giáo xứ trong giáo hạt Hàm Tân: Vinh Tân, Thanh Xuân, Vinh Thanh, Tân Lý, Tân Lập, Đồng Tiến, Châu Thủy, Hiệp An... Cộng tác trong việc giảng dạy còn có các cha xứ lân cận: Cha Pet. Nguyễn Huy Hồng; Cha Pet. Hoàng Vĩnh Linh; Cha JB. Nguyễn Hồng Uy; Cha Pet. Đỗ Sự; Cha Giuse Bạch Kim Tri và cha Antôn Nguyễn Thế Học.
Khóa học đã kéo dài trong thời gian 2 năm, học vào mỗi buổi sáng Chúa nhật từ 08h – 11h với 15 môn học, khoảng 400 tiết học.
Khóa Thần học giáo dân II sẽ được khai giảng vào ngày Chúa nhật 14.11.2010 lúc 8h tại Hội trường Giaó xứ Vinh Tân. Các học viên đăng ký học tại cha quản xứ giáo xứ mình.
Xem hình ảnh
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Giáo phận Phan Thiết đã tham dự buổi lễ. Trong huấn từ, Đức Cha đã khen ngợi cha chánh xứ Vinh Tân JB. Hoàng Văn Khanh đã có sáng kiến và nỗ lực tổ chức thành công khóa học này. Đức Cha cũng biểu dương tinh thần hy sinh và chuyên cần học tập của các học viên đã cố gắng theo đuổi khóa học suốt hai năm qua. Sau đó Đức Cha trao chứng chỉ tốt nghiệp cho các học viên đạt tiêu chuẩn:
- 08 học viên giỏi
- 05 học viên khá
- 36 học viên trung bình
Đức Cha ban phép lành kết thúc, sau đó dùng cơm trưa với các Cha và các học viên.
Được biết khóa Thần học giáo dân I được cha chánh xứ Vinh Tân JB. Hoàng Văn Khanh tổ chức và khai giảng ngày 01.9.2008 với sự tham dự của hơn 100 học viên từ các giáo xứ trong giáo hạt Hàm Tân: Vinh Tân, Thanh Xuân, Vinh Thanh, Tân Lý, Tân Lập, Đồng Tiến, Châu Thủy, Hiệp An... Cộng tác trong việc giảng dạy còn có các cha xứ lân cận: Cha Pet. Nguyễn Huy Hồng; Cha Pet. Hoàng Vĩnh Linh; Cha JB. Nguyễn Hồng Uy; Cha Pet. Đỗ Sự; Cha Giuse Bạch Kim Tri và cha Antôn Nguyễn Thế Học.
Khóa học đã kéo dài trong thời gian 2 năm, học vào mỗi buổi sáng Chúa nhật từ 08h – 11h với 15 môn học, khoảng 400 tiết học.
Khóa Thần học giáo dân II sẽ được khai giảng vào ngày Chúa nhật 14.11.2010 lúc 8h tại Hội trường Giaó xứ Vinh Tân. Các học viên đăng ký học tại cha quản xứ giáo xứ mình.
Nhật ký hành trình Hiệp thông cùng anh chị em vùng lũ Miền Trung
Caritas Xuân Lộc
10:21 04/11/2010
Trong dịp mừng Năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, với mong muốn được sống chia sẻ - sứ vụ - Hiệp Thông của toàn thể dân Chúa. Đặc biệt trong tháng mười này, Giáo Hội nhìn Đức Maria như mẫu gương của sự lên đường “Mẹ đã vội vã lên đường đi thăm bà chị họ Isave..”( Lc 1,39)
Xem hình ảnh
Theo gương Mẹ, hội đoàn Caritas Xuân Lộc đã “ lên đường”, hiệp thông với tất cả anh em Miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Không chỉ có thế, hơn 80 triệu người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước từng giây từng phút luôn hướng về Miền Trung thân thương với lòng thương cảm “ máu chảy ruột mềm” và tinh thần cảm thông chia sẻ như ông Cha ta đã dạy “ lá lành đùm lá rách – một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Quả thật, những gì mắt thấy tai nghe của những người trong cuộc có lẽ không thể nào thờ ơ, làm ngơ hay lãnh đạm với nỗi đau quá lớn của họ.
Những cái “ không” mà người dân vùng lũ đang vật lộn để chiến đấu giữa ranh giới sống còn “ không nước uống, không thức ăn, không quần áo, không nhà cửa”, và thậm chí nền nhà cũng không còn…
Vì thế, trong tình tương thân tương ái, tình Chúa, tình người, hội đoàn Caritas Xuân Lộc gồm ban giám đốc (3 linh mục), ban phục vụ (3 vị), một số tu sĩ đại diện dòng tu (3 linh mục, 5 tu sĩ) cùng một số ân nhân (8 vị), dưới sứ hướng dẫn của Cha Giuse Nguyễn Văn Uy – Giám đốc Caritas Xuân Lộc đã “ lên đường” tiến vào “rốn lũ”, để chia sẻ và hiệp thông với anh em vùng lũ theo lời Thánh Phaolo “vui với người vui, khóc với người khóc”
Hành trình được bắt đầu từ văn phòng Caritas giáo phận Xuân Lộc (đặt tại giáo xứ Tiên Chu – Hạt Hòa Thanh) bằng vài phút cả đoàn cùng nhau quỳ bên Thánh Thể để dâng chuyến đi cho Chúa và Mẹ vào lúc 8h00 ngày 26/10/2010.
Sau 26 giờ ăn ngủ trên xe, lúc 10h00 ngày 27/10/2010 đoàn đã đến được nhà thờ Văn Hạnh, giáo hạt Văn Hạnh, giáo phận Vinh, được Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh – Giám đốc Caritas Giáo Phận Vinh đón tiếp thật chân tình, đoàn dùng cơm trưa tại đây, sau cơm trưa cả đoàn chụp hình lưu niệm và được Cha dẫn đường tiếp tục đi đến Hương Khê, nơi bị thiệt hại rất nặng do những trận lũ vừa qua.
13h40: Chiếc xe dừng lại trước ngôi nhà thờ chưa hoàn thành. Đây là nhà thờ Thổ Hoàng, Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh. Cha xứ Gioan Bt. Nguyễn Huy Tuấn ra đón tiếp và quy tụ giáo dân đến nhận quà.
14h00: Cả đoàn xắn quần lội vào làng thăm những ngôi nhà đã bị lũ cuốn trôi. Nhà anh Khuyên, chị Hiến, chị Lộc … đã bị sập hoàn toàn, còn nhà anh Nguyễn Đình Cường không sập nhưng đã siêu vẹo, hai con của anh chị ở nhà không đến trường được.
14h35:Trở lại nhà thờ chia sẻ với giáo dân nào là chiếu, mền mùng, quần áo, tập vở và cá khô …
Trước khi chia tay giáo xứ Thổ Hoàng Cha xứ nói lời cảm ơn trong sự cảm động trước tấm lòng của nhiều người từ giáo phận xuân lộc đến đây chia sẻ cùng giáo dân Thổ Hoàng.
Cha trưởng đoàn đáp từ: chúng con rất khâm phục tinh thần quả cảm của các Cha ở đây không quản ngại mưa gió tối tăm để đến với con chiên trong lúc hoạn nạn. Các ngài đúng là một vị chủ chăn như Chúa Giêsu nói trong tin mừng, các ngài đã gìn giữ đoàn chiên không để mất một con nào. Xin tạ ơn Chúa.
Đây là điểm đầu tiên Caritas Xuân Lộc được Cha giám đốc Caritas Vinh hướng dẫn đi thăm một số giáo xứ bị thiệt hại nặng, đây là dịp quý báu để đoàn chúng tôi thấy được tinh thần đoàn kết yêu thương của quý Cha và giáo dân tại vùng lũ này.
15h30: Gặp đức Cha Phaolô giữa ngã ba đường (đường Trường Sơn và đường vào huyện Hương Khê) Cha con gặp nhau tay bắt mặt mừng dưới cơn mưa tầm tã. Đứng giữa ngã ba đường trao cho nhau “món quà tình người”. Đức Cha rất cảm động trước tấm lòng quảng đại của người con Chúa trong Gp Xuân Lộc. Đức Cha nói: “ có hoạn nạn mới thấy rõ tấm lòng của chủ chiên và đòan chiên Xuân Lộc đậm đà, sâu sắc, dạt dào tình yêu thương. Xin cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn”. Cha con chào tạm biệt nhau rồi mỗi người một hướng tiếp tục đi.
16h20: Đoàn đến xứ Tân Hội, xã Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh do Cha Giuse Trần Trung Phụng dòng Phanxicô phụ trách. Cha cho biết tại đây có 3600 giáo dân gồm 650 hộ gia đình, có 7 giáo họ ( Tân Hội, Tân Dừa, Lộc Giang, Tân Phú, Vân Sơn, Hà Vàng, Phú Lễ)
16h50: Cha xứ dẫn đoàn đến thăm họ Lộc Giang, vào nhà anh Phêrô Nguyễn Văn Giáo, 31 tuổi, anh bị tại nạn lao động, bị gẫy cột sống lưng, nằm một chỗ, trong cơn lũ người ta khiêng anh đi lánh nạn khi quay trở về, nhà anh đã bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, hiện anh ở nhờ nhà người em ruột. Chị Nguyễn thị Châu, 22 tuổi vợ anh, bé Nguyễn Thị Uyên Trang 3 tuổi con của anh. Hiện vợ chồng anh không còn gì cả.
17h05: Lên xe đến họ Phú Lễ, đi thăm những gia đình nhà tan cửa nát vì cơn lũ, tại đây một ngôi nhà đã bị lũ cuốn sạch chỉ còn lại những ống cống chồng lên nhau của một cái giếng ngày nào.
18h00: Về lại xứ Tân Hội, trò chuyện, trao đổi với Cha Vinh và Cha xứ Tân Hội
Cuộc trò chuyện xoay quanh những vấn đề: tình hình giáo dân trong xứ đạo, tình hình trước lũ, trong cơn lũ (chiến lược hành động kịp thời, ứng phó khẩn cấp như thế nào? khắc phục hậu quả sau lũ ra sao?)
I. TÌNH HÌNH XỨ ĐẠO
- Cha có thể cho chúng con biết về dân số tại giáo xứ?
+ Cha Tuấn chia sẻ:
Tại đây có tất cả 3600 dân trong số đó có 1840 là công giáo, bao gồm 6 họ đạo. họ Kẻ Vang là họ có 1000 giáo dân/1500 dân. Tại đây có 95% nhà tranh vách đất vì vậy cơn lũ đã cuốn trôi tất cả cùng với tài sản trong nhà.
Thành phần giới trẻ đi làm xa, nên khi lũ tới chỉ toàn người già và trẻ em ở nhà chống chọi với lũ. Cha với cương vị là chủ chăn: 1 giờ khuya ngày 16 tháng 10 khi lũ tới, Cha và một người trong Ban hành giáo chèo xuồng đến với con chiên để cứu họ, khi không thể đi được nữa thì Cha luôn động viên con chiên hãy vững tin và lo cho mạng sống trước, của cải sẽ tính sau, Cha cũng khuyên họ hãy đoàn kết yêu thương trong lúc hoạn nạn. Khi trời sáng, Cha lại chèo xuồng đến từng nhà để đưa lương thực ( cơm nắm, muối vừng) cho giáo dân đang ngồi chờ cứu vớt trên nóc nhà.
II. TÌNH HÌNH VỀ CƠN LŨ
1. Cha có theo dõi thông tin về tình hình dự báo thời tiết? và kế hoạch phòng chống lũ thế nào?
+ Ở đây hầu như năm nào cũng có mưa gió, nước dâng lên cao. Nhân dân ở đây cũng đã quen với mùa lũ vì thế những của cải thường được đưa lên chạn (gác lửng) là nơi an toàn. Thế nhưng năm nay nước lên quá cao (3-4m) lút trên nóc nhà, vì vậy nhà cửa và của cải bị lũ cuốn trôi 100% chỉ còn lại 5% những nhà xây kiên cố.
2. Khi lũ tới quý Cha đã có những chiến lược hành động như thế nào?
+ Các Cha trong vùng liên lạc với nhau, để tìm sự tương trợ lẫn nhau. Điều quan trọng trước tiên là cứu lấy mạng sống cho người dân. Các Cha xứ và ban hành giáo chèo xuồng đến từng nhà bị ngập, bị sập để đưa người ra khỏi vùng lũ, không phân biệt lương giáo. Khi cơn lũ dâng cao, đã cắt đứt sự liên lạc, cô lập nhiều hộ gia đình, sóng to gió lớn, chiếc ghe nhỏ không thể di chuyển cứu người được nữa. Cha xứ trở về, suốt đêm trằn trọc không chợp mắt được! Khi trời sáng, Cha huy động ngay lực lượng quý ông cùng với Cha đem cơm nắm, mì tôm, bánh, nước đến từng nhà dân đang chìm trong nước, để chia sẻ cho họ cơn đói, cơn rét dày vò suốt đêm! Bên cạnh của ăn vật chất Cha cũng động viên tinh thần bà con hãy vững tin vượt qua khó khăn không được nản lòng. Với lòng quả cảm yêu thương đàn chiên như vậy quý Cha đã giữ được trọn vẹn đàn chiên của mình, không ai bị tử vong.
3. Cha có dự tính gì về việc khắc phụ hậu quả sau lũ? Như: ổn định nhà ở? Nghề nghiệp? việc học cho trẻ em? Bệnh dịch?...
+ Về nhà ở: nếu được sự quan tâm của nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ có kinh phí thì chúng con sẽ xây những ngôi nhà theo kiểu có thể chống chọi với nước lũ dâng cao, nghĩa là xây móng, cột bê tông và làm sàn gác cao hơn, để không bị sập khi lũ tới (ước chừng 28 triệu/ 1 nhà).
+ Về nghề nghiệp: có một số gia đình làm nghề đánh cá bị mất cả xuồng, ghe. Một số làm nông: trồng lúa, mì, bắp,… bậy giờ đã trắng tay, trâu bò để cày cấy cũng không còn. Chăn nuôi nhỏ: gà, vịt, heo trong nhà cũng mất sạch. Một số dụng cụ lao động cho các nghề ấy cũng bị lũ cuốn đi,… bây giờ từng bước sẽ hỗ trợ cho mỗi gia đình gầy dựng lại cuộc sống từ từ. Xin quý Cha, quý sơ và quý ân nhân xa gần thương giúp cho chúng con.
+ Về việc học cho trẻ em: đây là việc chúng con không thể tự lo được vì trường học thuộc nhà nước quản lý, các trường tư thì không có như trong Nam, vì thế khi nào nhà trường hô hào đi học thì các em đến trường còn không thì cứ ở nhà chơi vậy.
+ Về bệnh dịch: chúng con cũng xin quý Cha, quý sơ và quý ân nhân giúp đỡ. Chúng con cũng cảnh báo cho giáo dân, hãy thận trọng trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân để tránh và phòng chống được những bệnh như tiêu chảy, nổi mụn ngứa,… hiện Đức Cha cũng cho thuốc để lọc nước uống.
4. Hiện tại thì Cha cảm thấy mình cần giúp về mặt nào nhất?
+ Thật sự mà nói lãnh vực nào cũng cần cả, nhưng qua cơn lũ vừa rồi chúng con cũng mơ ước rằng làm sao mình có được một chiếc Canô hoặc chiếc xuồng lớn. Mình sẽ có phương tiện tốt cứu giúp giáo dân khi gặp nạn, như thế có khi mình không chỉ cứu được người mà cả những của cải nữa.
III. KẾT THÚC
Cha Giám đốc Caritas Xuân Lộc có đôi lời: chúng con xin chân thành cảm ơn quý Cha đã dành thời giờ tiếp đón và nhất là cho chúng con những thông tin quý báu về tấm lòng hy sinh, quả cảm của quý Cha, quý vị Ban hành giáo. Những hành động cấp cứu rất kịp thời, có hiệu quả cao là bảo tòan được sinh mạng của người dân. Tinh thần đoàn kết giữa các xứ đạo trong vùng, tạo nên một thế mạnh của tình liên đới, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn. Đó là bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng con, những vùng chưa hề phải chống chọi với bão lũ bao giờ !
19h15: Chia tay vùng lũ
19h20: kinh tối trên xe, tạ ơn Chúa sau một ngày “ gặp gỡ những con người trong cơn lũ”.
19h50: dùng cơm tối trên xe.
24h15: vào thánh địa La Vang, âm thầm dâng lời khấn nguyện lên Mẹ. giữa cơn mưa tầm tã.
24h55: xe lăn bánh tạm biệt Mẹ chúng con về.
Ngày 28 tháng 10
5h30: Thức dậy đọc kinh sáng dâng ngày cho Chúa.
7h00: Vào quán Bàu Giang ở Quảng Ngãi dùng cơm sáng vì trên xe đã hết lương thực.
8h25: Lên xe trở về
11h30: Mua bánh mì lên xe dùng bữa trưa với tất cả những gì còn lại.
12h15: Kinh trưa
16h56: Ăn tối tại Nha Trang
17h30: Lên xe trở về (mọi cái đều tốc hành)
17h40: Kinh tối
18h10: Cha Giám Đốc có lời cảm ơn: từ cuối xe giọng Cha thật trầm ấm vang lên giữa sự im lặng lắng nghe của mọi người. Trước tiên, xin cảm ơn hai bác tài đã nhiệt tình vui vẻ trong suốt hành trình và đã đưa đoàn đi đến nơi về đến chốn bình an. Cảm ơn toàn thể các thành viên trong gia đình Caritas Xuân Lộc, các dòng tu, đã tham gia bằng cả con người, tinh thần và vật chất trong chuyến đi này. Đặc biệt, hai dòng Đaminh Rosa Lima miền Mân Côi Xuân Lộc và dòng Nữ Tỳ CGS Linh Mục lần đầu tiên thi hành chức năng phụ trách Ban cứu trợ của gia đình Caritas Xuân Lộc, rất thành công và chuyên nghiệp. Khi gặp Đức Cha Phaolô – Giám mục giáo phận Vinh giữa ngã ba đường, trao cho Đức Cha số tiền hơn 700 triệu đồng, con số vượt chỉ tiêu so với dự tính ban đầu. Đức Cha rất cảm động trước tấm lòng của toàn giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha nói tới ba lần cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn tất cả…Đấy cũng là tâm tình chân thành của trưởng đoàn cám ơn mọi thành viên trong đoàn đã đóng góp vào sự thành công của Hành trình Hiệp Thông này.
Xem hình ảnh
Theo gương Mẹ, hội đoàn Caritas Xuân Lộc đã “ lên đường”, hiệp thông với tất cả anh em Miền Trung đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Không chỉ có thế, hơn 80 triệu người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước từng giây từng phút luôn hướng về Miền Trung thân thương với lòng thương cảm “ máu chảy ruột mềm” và tinh thần cảm thông chia sẻ như ông Cha ta đã dạy “ lá lành đùm lá rách – một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Quả thật, những gì mắt thấy tai nghe của những người trong cuộc có lẽ không thể nào thờ ơ, làm ngơ hay lãnh đạm với nỗi đau quá lớn của họ.
Những cái “ không” mà người dân vùng lũ đang vật lộn để chiến đấu giữa ranh giới sống còn “ không nước uống, không thức ăn, không quần áo, không nhà cửa”, và thậm chí nền nhà cũng không còn…
Vì thế, trong tình tương thân tương ái, tình Chúa, tình người, hội đoàn Caritas Xuân Lộc gồm ban giám đốc (3 linh mục), ban phục vụ (3 vị), một số tu sĩ đại diện dòng tu (3 linh mục, 5 tu sĩ) cùng một số ân nhân (8 vị), dưới sứ hướng dẫn của Cha Giuse Nguyễn Văn Uy – Giám đốc Caritas Xuân Lộc đã “ lên đường” tiến vào “rốn lũ”, để chia sẻ và hiệp thông với anh em vùng lũ theo lời Thánh Phaolo “vui với người vui, khóc với người khóc”
Hành trình được bắt đầu từ văn phòng Caritas giáo phận Xuân Lộc (đặt tại giáo xứ Tiên Chu – Hạt Hòa Thanh) bằng vài phút cả đoàn cùng nhau quỳ bên Thánh Thể để dâng chuyến đi cho Chúa và Mẹ vào lúc 8h00 ngày 26/10/2010.
Sau 26 giờ ăn ngủ trên xe, lúc 10h00 ngày 27/10/2010 đoàn đã đến được nhà thờ Văn Hạnh, giáo hạt Văn Hạnh, giáo phận Vinh, được Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh – Giám đốc Caritas Giáo Phận Vinh đón tiếp thật chân tình, đoàn dùng cơm trưa tại đây, sau cơm trưa cả đoàn chụp hình lưu niệm và được Cha dẫn đường tiếp tục đi đến Hương Khê, nơi bị thiệt hại rất nặng do những trận lũ vừa qua.
13h40: Chiếc xe dừng lại trước ngôi nhà thờ chưa hoàn thành. Đây là nhà thờ Thổ Hoàng, Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh. Cha xứ Gioan Bt. Nguyễn Huy Tuấn ra đón tiếp và quy tụ giáo dân đến nhận quà.
14h00: Cả đoàn xắn quần lội vào làng thăm những ngôi nhà đã bị lũ cuốn trôi. Nhà anh Khuyên, chị Hiến, chị Lộc … đã bị sập hoàn toàn, còn nhà anh Nguyễn Đình Cường không sập nhưng đã siêu vẹo, hai con của anh chị ở nhà không đến trường được.
14h35:Trở lại nhà thờ chia sẻ với giáo dân nào là chiếu, mền mùng, quần áo, tập vở và cá khô …
Trước khi chia tay giáo xứ Thổ Hoàng Cha xứ nói lời cảm ơn trong sự cảm động trước tấm lòng của nhiều người từ giáo phận xuân lộc đến đây chia sẻ cùng giáo dân Thổ Hoàng.
Cha trưởng đoàn đáp từ: chúng con rất khâm phục tinh thần quả cảm của các Cha ở đây không quản ngại mưa gió tối tăm để đến với con chiên trong lúc hoạn nạn. Các ngài đúng là một vị chủ chăn như Chúa Giêsu nói trong tin mừng, các ngài đã gìn giữ đoàn chiên không để mất một con nào. Xin tạ ơn Chúa.
Đây là điểm đầu tiên Caritas Xuân Lộc được Cha giám đốc Caritas Vinh hướng dẫn đi thăm một số giáo xứ bị thiệt hại nặng, đây là dịp quý báu để đoàn chúng tôi thấy được tinh thần đoàn kết yêu thương của quý Cha và giáo dân tại vùng lũ này.
15h30: Gặp đức Cha Phaolô giữa ngã ba đường (đường Trường Sơn và đường vào huyện Hương Khê) Cha con gặp nhau tay bắt mặt mừng dưới cơn mưa tầm tã. Đứng giữa ngã ba đường trao cho nhau “món quà tình người”. Đức Cha rất cảm động trước tấm lòng quảng đại của người con Chúa trong Gp Xuân Lộc. Đức Cha nói: “ có hoạn nạn mới thấy rõ tấm lòng của chủ chiên và đòan chiên Xuân Lộc đậm đà, sâu sắc, dạt dào tình yêu thương. Xin cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn”. Cha con chào tạm biệt nhau rồi mỗi người một hướng tiếp tục đi.
16h20: Đoàn đến xứ Tân Hội, xã Hương Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh do Cha Giuse Trần Trung Phụng dòng Phanxicô phụ trách. Cha cho biết tại đây có 3600 giáo dân gồm 650 hộ gia đình, có 7 giáo họ ( Tân Hội, Tân Dừa, Lộc Giang, Tân Phú, Vân Sơn, Hà Vàng, Phú Lễ)
16h50: Cha xứ dẫn đoàn đến thăm họ Lộc Giang, vào nhà anh Phêrô Nguyễn Văn Giáo, 31 tuổi, anh bị tại nạn lao động, bị gẫy cột sống lưng, nằm một chỗ, trong cơn lũ người ta khiêng anh đi lánh nạn khi quay trở về, nhà anh đã bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, hiện anh ở nhờ nhà người em ruột. Chị Nguyễn thị Châu, 22 tuổi vợ anh, bé Nguyễn Thị Uyên Trang 3 tuổi con của anh. Hiện vợ chồng anh không còn gì cả.
17h05: Lên xe đến họ Phú Lễ, đi thăm những gia đình nhà tan cửa nát vì cơn lũ, tại đây một ngôi nhà đã bị lũ cuốn sạch chỉ còn lại những ống cống chồng lên nhau của một cái giếng ngày nào.
18h00: Về lại xứ Tân Hội, trò chuyện, trao đổi với Cha Vinh và Cha xứ Tân Hội
Cuộc trò chuyện xoay quanh những vấn đề: tình hình giáo dân trong xứ đạo, tình hình trước lũ, trong cơn lũ (chiến lược hành động kịp thời, ứng phó khẩn cấp như thế nào? khắc phục hậu quả sau lũ ra sao?)
I. TÌNH HÌNH XỨ ĐẠO
- Cha có thể cho chúng con biết về dân số tại giáo xứ?
+ Cha Tuấn chia sẻ:
Tại đây có tất cả 3600 dân trong số đó có 1840 là công giáo, bao gồm 6 họ đạo. họ Kẻ Vang là họ có 1000 giáo dân/1500 dân. Tại đây có 95% nhà tranh vách đất vì vậy cơn lũ đã cuốn trôi tất cả cùng với tài sản trong nhà.
Thành phần giới trẻ đi làm xa, nên khi lũ tới chỉ toàn người già và trẻ em ở nhà chống chọi với lũ. Cha với cương vị là chủ chăn: 1 giờ khuya ngày 16 tháng 10 khi lũ tới, Cha và một người trong Ban hành giáo chèo xuồng đến với con chiên để cứu họ, khi không thể đi được nữa thì Cha luôn động viên con chiên hãy vững tin và lo cho mạng sống trước, của cải sẽ tính sau, Cha cũng khuyên họ hãy đoàn kết yêu thương trong lúc hoạn nạn. Khi trời sáng, Cha lại chèo xuồng đến từng nhà để đưa lương thực ( cơm nắm, muối vừng) cho giáo dân đang ngồi chờ cứu vớt trên nóc nhà.
II. TÌNH HÌNH VỀ CƠN LŨ
1. Cha có theo dõi thông tin về tình hình dự báo thời tiết? và kế hoạch phòng chống lũ thế nào?
+ Ở đây hầu như năm nào cũng có mưa gió, nước dâng lên cao. Nhân dân ở đây cũng đã quen với mùa lũ vì thế những của cải thường được đưa lên chạn (gác lửng) là nơi an toàn. Thế nhưng năm nay nước lên quá cao (3-4m) lút trên nóc nhà, vì vậy nhà cửa và của cải bị lũ cuốn trôi 100% chỉ còn lại 5% những nhà xây kiên cố.
2. Khi lũ tới quý Cha đã có những chiến lược hành động như thế nào?
+ Các Cha trong vùng liên lạc với nhau, để tìm sự tương trợ lẫn nhau. Điều quan trọng trước tiên là cứu lấy mạng sống cho người dân. Các Cha xứ và ban hành giáo chèo xuồng đến từng nhà bị ngập, bị sập để đưa người ra khỏi vùng lũ, không phân biệt lương giáo. Khi cơn lũ dâng cao, đã cắt đứt sự liên lạc, cô lập nhiều hộ gia đình, sóng to gió lớn, chiếc ghe nhỏ không thể di chuyển cứu người được nữa. Cha xứ trở về, suốt đêm trằn trọc không chợp mắt được! Khi trời sáng, Cha huy động ngay lực lượng quý ông cùng với Cha đem cơm nắm, mì tôm, bánh, nước đến từng nhà dân đang chìm trong nước, để chia sẻ cho họ cơn đói, cơn rét dày vò suốt đêm! Bên cạnh của ăn vật chất Cha cũng động viên tinh thần bà con hãy vững tin vượt qua khó khăn không được nản lòng. Với lòng quả cảm yêu thương đàn chiên như vậy quý Cha đã giữ được trọn vẹn đàn chiên của mình, không ai bị tử vong.
3. Cha có dự tính gì về việc khắc phụ hậu quả sau lũ? Như: ổn định nhà ở? Nghề nghiệp? việc học cho trẻ em? Bệnh dịch?...
+ Về nhà ở: nếu được sự quan tâm của nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ có kinh phí thì chúng con sẽ xây những ngôi nhà theo kiểu có thể chống chọi với nước lũ dâng cao, nghĩa là xây móng, cột bê tông và làm sàn gác cao hơn, để không bị sập khi lũ tới (ước chừng 28 triệu/ 1 nhà).
+ Về nghề nghiệp: có một số gia đình làm nghề đánh cá bị mất cả xuồng, ghe. Một số làm nông: trồng lúa, mì, bắp,… bậy giờ đã trắng tay, trâu bò để cày cấy cũng không còn. Chăn nuôi nhỏ: gà, vịt, heo trong nhà cũng mất sạch. Một số dụng cụ lao động cho các nghề ấy cũng bị lũ cuốn đi,… bây giờ từng bước sẽ hỗ trợ cho mỗi gia đình gầy dựng lại cuộc sống từ từ. Xin quý Cha, quý sơ và quý ân nhân xa gần thương giúp cho chúng con.
+ Về việc học cho trẻ em: đây là việc chúng con không thể tự lo được vì trường học thuộc nhà nước quản lý, các trường tư thì không có như trong Nam, vì thế khi nào nhà trường hô hào đi học thì các em đến trường còn không thì cứ ở nhà chơi vậy.
+ Về bệnh dịch: chúng con cũng xin quý Cha, quý sơ và quý ân nhân giúp đỡ. Chúng con cũng cảnh báo cho giáo dân, hãy thận trọng trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân để tránh và phòng chống được những bệnh như tiêu chảy, nổi mụn ngứa,… hiện Đức Cha cũng cho thuốc để lọc nước uống.
4. Hiện tại thì Cha cảm thấy mình cần giúp về mặt nào nhất?
+ Thật sự mà nói lãnh vực nào cũng cần cả, nhưng qua cơn lũ vừa rồi chúng con cũng mơ ước rằng làm sao mình có được một chiếc Canô hoặc chiếc xuồng lớn. Mình sẽ có phương tiện tốt cứu giúp giáo dân khi gặp nạn, như thế có khi mình không chỉ cứu được người mà cả những của cải nữa.
III. KẾT THÚC
Cha Giám đốc Caritas Xuân Lộc có đôi lời: chúng con xin chân thành cảm ơn quý Cha đã dành thời giờ tiếp đón và nhất là cho chúng con những thông tin quý báu về tấm lòng hy sinh, quả cảm của quý Cha, quý vị Ban hành giáo. Những hành động cấp cứu rất kịp thời, có hiệu quả cao là bảo tòan được sinh mạng của người dân. Tinh thần đoàn kết giữa các xứ đạo trong vùng, tạo nên một thế mạnh của tình liên đới, chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn. Đó là bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng con, những vùng chưa hề phải chống chọi với bão lũ bao giờ !
19h15: Chia tay vùng lũ
19h20: kinh tối trên xe, tạ ơn Chúa sau một ngày “ gặp gỡ những con người trong cơn lũ”.
19h50: dùng cơm tối trên xe.
24h15: vào thánh địa La Vang, âm thầm dâng lời khấn nguyện lên Mẹ. giữa cơn mưa tầm tã.
24h55: xe lăn bánh tạm biệt Mẹ chúng con về.
Ngày 28 tháng 10
5h30: Thức dậy đọc kinh sáng dâng ngày cho Chúa.
7h00: Vào quán Bàu Giang ở Quảng Ngãi dùng cơm sáng vì trên xe đã hết lương thực.
8h25: Lên xe trở về
11h30: Mua bánh mì lên xe dùng bữa trưa với tất cả những gì còn lại.
12h15: Kinh trưa
16h56: Ăn tối tại Nha Trang
17h30: Lên xe trở về (mọi cái đều tốc hành)
17h40: Kinh tối
18h10: Cha Giám Đốc có lời cảm ơn: từ cuối xe giọng Cha thật trầm ấm vang lên giữa sự im lặng lắng nghe của mọi người. Trước tiên, xin cảm ơn hai bác tài đã nhiệt tình vui vẻ trong suốt hành trình và đã đưa đoàn đi đến nơi về đến chốn bình an. Cảm ơn toàn thể các thành viên trong gia đình Caritas Xuân Lộc, các dòng tu, đã tham gia bằng cả con người, tinh thần và vật chất trong chuyến đi này. Đặc biệt, hai dòng Đaminh Rosa Lima miền Mân Côi Xuân Lộc và dòng Nữ Tỳ CGS Linh Mục lần đầu tiên thi hành chức năng phụ trách Ban cứu trợ của gia đình Caritas Xuân Lộc, rất thành công và chuyên nghiệp. Khi gặp Đức Cha Phaolô – Giám mục giáo phận Vinh giữa ngã ba đường, trao cho Đức Cha số tiền hơn 700 triệu đồng, con số vượt chỉ tiêu so với dự tính ban đầu. Đức Cha rất cảm động trước tấm lòng của toàn giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha nói tới ba lần cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn tất cả…Đấy cũng là tâm tình chân thành của trưởng đoàn cám ơn mọi thành viên trong đoàn đã đóng góp vào sự thành công của Hành trình Hiệp Thông này.
Giáo xứ Đồng Đăng: Thành lập Ca Đoàn Cêcilia
Giuse Trần Ngọc Huấn
10:25 04/11/2010
LẠNG SƠN, 2-11-2010 (giaophanlangson.org) – Vào ngày 31 tháng 10 vừa qua, tại giáo xứ Đồng Đăng thuộc giáo phận Lạng Sơn đã chính thức thành lập ca đoàn của giáo xứ với tên gọi Ca Đoàn Cêcilia.
Buổi ra mắt ca đoàn mới được tổ chức với sự tham dự của Cha Giuse Nguyễn ngọc Thể - Đại diện Giám mục, cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Thảo, quý soeur Đaminh, đại diện của ca đoàn Phanxicô nhà thờ Chính Tòa, Ban Hành Giáo giáo xứ và đầy đủ anh chị em ca viên..
Cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Thảo cho biết: “Ca đoàn mới của giáo xứ Đồng Đăng hiện tại được thành lập với gần 20 ca viên là con em trong giáo xứ. Ca đoàn nhận thánh Cêcilia làm bổn mạng. Trong bối cảnh của một giáo xứ nằm ở thị trấn biên giới với nhịp sống thương mại chi phối mạnh mẽ thì việc thành lập ca đoàn này sẽ là cơ hội để các bạn trẻ và mọi người trong giáo xứ gặp gỡ, quy tụ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ và học hỏi, nâng đỡ nhau tích cực hơn, đặc biệt, sẽ góp phần cho các thánh lễ hay giờ kinh nguyện sẽ sốt sắng hơn bởi lời ca tiếng hát của mình”.
Theo một vị trong ban hành giáo, đây là lần đầu tiên kể từ khi hình thành giáo xứ, có một ca đoàn được chính thức thành lập. Đây là hội đoàn đầu tiên của giáo xứ, đánh dấu một bước phát triển mới kể từ sau mốc lịch sử là nhà thờ mới của giáo xứ được khánh thành và cung hiến./.
Cha xứ Phaolô Nguyễn Văn Thảo cho biết: “Ca đoàn mới của giáo xứ Đồng Đăng hiện tại được thành lập với gần 20 ca viên là con em trong giáo xứ. Ca đoàn nhận thánh Cêcilia làm bổn mạng. Trong bối cảnh của một giáo xứ nằm ở thị trấn biên giới với nhịp sống thương mại chi phối mạnh mẽ thì việc thành lập ca đoàn này sẽ là cơ hội để các bạn trẻ và mọi người trong giáo xứ gặp gỡ, quy tụ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ và học hỏi, nâng đỡ nhau tích cực hơn, đặc biệt, sẽ góp phần cho các thánh lễ hay giờ kinh nguyện sẽ sốt sắng hơn bởi lời ca tiếng hát của mình”.
Theo một vị trong ban hành giáo, đây là lần đầu tiên kể từ khi hình thành giáo xứ, có một ca đoàn được chính thức thành lập. Đây là hội đoàn đầu tiên của giáo xứ, đánh dấu một bước phát triển mới kể từ sau mốc lịch sử là nhà thờ mới của giáo xứ được khánh thành và cung hiến./.
Dòng Thánh Tâm Huế cứu trợ lũ lụt tại ba Giáo xứ Đá Nện, Thọ Vực và Tri Bản
Phan Tấn Hồ
10:31 04/11/2010
Huế - Trong những ngày từ 28 - 30 tháng 10 vừa qua, dưới sự hướng dẫn của thầy Giuse Nguyễn Văn Thiện, Trưởng Ban Bác ái xã hội của Hội Dòng, anh em Thánh Tâm chúng tôi đã vội vã lên đường, đến với bà con vùng lũ lụt thuộc ba Giáo xứ: Đá Nện, Thọ Vực và Tri Bản của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh trong Giáo phận Vinh.
Xem hình ảnh
Khởi hành lúc 5g00 tại Nhà Dòng, mãi đến 11g00, đoàn chúng tôi mới đến được Giáo xứ Đá Nện, Giáo phận Vinh, thuộc tỉnh Quảng Bình; tại đây, chúng tôi đã gặp Cha quản xứ Pet. Võ Thành Công. Qua trao đổi với cha Công, chúng tôi được ngài cho phép, trực tiếp tặng quà cho bà con với hơn 100 phần quà, bao gồm áo quần, tập vở, bút mực, cặp sách, cùng với hơn 100 phong bì, trên 10.000.000 đ cho các gia cảnh đặc biệt.
Vì mãi lo chuyện đèn sách trên Đại Chủng Viện – Huế, nên không đến được sớm hơn với bà con ngay trong những ngày mưa bão; dù vậy, qua trao đổi với cha Công, ngài cho chúng tôi biết “Trong hai đợt lũ vừa rồi giáo xứ chúng con bị thiệt hại rất nặng, 5 người chết, 280 ngôi nhà bị ngập, nhiều tài sản của cải bị lũ cuốn trôi... Hiện nay giáo xứ đang gặp nhiều khó khăn vì địa bàn cách trở, cho nên vấn đề cứu trợ đến được với bà con con rất ít... Thay mặt cho bà con trong Giáo xứ, con xin chân thành cám ơn Nhà Dòng và Quý ân nhân rất nhiều, cách riêng sự hiện diện của Quý Thầy đã đích thân đến cảm thông, chia sẻ với bà con nơi đây”.
Chia tay Giáo xứ Đá Nện, anh em chúng tôi tiếp tục hành trình lên đường đến với bà con Giáo xứ Thọ Vực. Đây là một xứ đạo xa xôi hẻo lánh thuộc vùng rốn lũ của Hương Khê – Hà tĩnh giáp ranh giới Việt – Lào, nên đường đi lại rất khó khăn, hiểm trở.
Khi đoàn chúng tôi tới được Giáo xứ Thọ Vực, hiển hiện trước mắt một cảnh tượng thương tâm: nhà cửa xiêu vẹo, cây cối úa tàn... Tại Nhà xứ, qua trao đổi với Cha Sở Antôn Nguyễn Văn Hoàng, và bà con giáo dân, Thầy Giuse Nguyễn Văn Thiện đã nói lên tâm tình của đoàn lần này “Hôm nay anh em Thánh Tâm chúng con lên đường, ra đi khỏi nơi ở quen thuộc của mình để đến với bà con, cùng đồng cảm với cha Quản xứ với bà con, một chút quà nhỏ bé của chúng con...”. Đáp lời, cha Quản xứ nói: “Xin cám ơn các thầy rất nhiều, các Thầy đã hy sinh ngày giờ đến với chúng con và còn chia sẻ cho chúng con cả tinh thần lẫn vật chất; bà con Giáo xứ này nghèo lắm, kể từ khi nước lũ rút đi cho đến giờ này, Giáo xứ chúng con vẫn chưa có điện, trong nhà xứ thì ngập gần hết, trong nhà thờ thì ngập tới 2m nước...”.
Vì còn Giáo xứ Tri Bản cần phải đến, nên chúng tôi nhanh chóng chuyển hơn 100 phần quà, bao gồm: lương khô, 1 thùng mỳ tôm, quần áo, giày dép; ngoài ra còn có 140 phong bì, gồm 14.000.000 đ kèm theo, để Cha xứ giúp trao cho bà con.
Sau những lời động viên, chia sẻ phần nào những mất mát mà bà con gánh chịu, chúng tôi lại tất bật lên đường đến với bà con Giáo xứ Tri Bản.
Tuy Giáo xứ Tri Bản cách xứ Thọ Vực không xa, nhưng vì bùn đất còn ngổn ngang, nên bác tài Phêrô Trần Viết Toàn đã cố gắng rất nhiều mới đưa được chúng tôi đến nơi. Đón chúng tôi, cha Quản xứ Antôn Lâm Văn Hân, nói sơ qua cho chúng tôi về tình hình thiệt hại của Giáo xứ nơi đây: “Giáo xứ Tri Bản gồm có 1000 giáo dân, rất may là chỉ có 10 giáo dân của 2 gia đình là không bị ngập lụt...”.
Thời gian không cho phép, nên chúng tôi vội vàng trao trên 100 phần quà, cũng bao gồm: lương khô, 1 thùng mỳ tôm, quần áo, giày dép; ngoài ra còn có 140 phong bì, gồm 14.000.000 đ kèm theo, để Cha xứ chuyển cho bà con.
Qua những gì được thấy, được nghe, và cảm nhận; dù đã cố gắng, nhưng chúng tôi vẫn thấy mình có lỗi, vì đã không cố gắng đủ, để bà con nơi đây có thêm nhiều món quà thiết thực hơn.
Biết rằng của ít lòng nhiều, nhưng tính chung cho ba Giáo xứ nơi anh em chúng tôi đến viếng thăm, ủy lạo, cùng những gia cảnh thương tâm của các gia đình dân ngoại mà chúng tôi biết được trên đường đến với muôn dân, thì con số tiền và hàng hóa cứu trợ tính chung cũng đã hơn 100.000.000 đ.
Tổng số tiền chia sẽ cho bà con vùng lũ, là của ít lòng nhiều của bao người gom góp, để anh em Thánh Tâm chúng tôi thân hành đến với, để sẽ chia.
Kết thúc chuyến cứu trợ tại ba Giáo xứ Đá Nện, Thọ Vực và Tri Bản, chúng tôi lên đường về lại Nhà Dòng Thánh Tâm – Huế, nhưng lòng vẫn không nguôi nỗi xót xa trước những mất mát quá lớn mà bà con đã gánh chịu, trong khi đó, những phần quà mà chúng tôi giúp đỡ lại không thấm tháp vào đâu, so với nhu cầu quá lớn của bà con nơi đây.
Xem hình ảnh
Khởi hành lúc 5g00 tại Nhà Dòng, mãi đến 11g00, đoàn chúng tôi mới đến được Giáo xứ Đá Nện, Giáo phận Vinh, thuộc tỉnh Quảng Bình; tại đây, chúng tôi đã gặp Cha quản xứ Pet. Võ Thành Công. Qua trao đổi với cha Công, chúng tôi được ngài cho phép, trực tiếp tặng quà cho bà con với hơn 100 phần quà, bao gồm áo quần, tập vở, bút mực, cặp sách, cùng với hơn 100 phong bì, trên 10.000.000 đ cho các gia cảnh đặc biệt.
Vì mãi lo chuyện đèn sách trên Đại Chủng Viện – Huế, nên không đến được sớm hơn với bà con ngay trong những ngày mưa bão; dù vậy, qua trao đổi với cha Công, ngài cho chúng tôi biết “Trong hai đợt lũ vừa rồi giáo xứ chúng con bị thiệt hại rất nặng, 5 người chết, 280 ngôi nhà bị ngập, nhiều tài sản của cải bị lũ cuốn trôi... Hiện nay giáo xứ đang gặp nhiều khó khăn vì địa bàn cách trở, cho nên vấn đề cứu trợ đến được với bà con con rất ít... Thay mặt cho bà con trong Giáo xứ, con xin chân thành cám ơn Nhà Dòng và Quý ân nhân rất nhiều, cách riêng sự hiện diện của Quý Thầy đã đích thân đến cảm thông, chia sẻ với bà con nơi đây”.
Chia tay Giáo xứ Đá Nện, anh em chúng tôi tiếp tục hành trình lên đường đến với bà con Giáo xứ Thọ Vực. Đây là một xứ đạo xa xôi hẻo lánh thuộc vùng rốn lũ của Hương Khê – Hà tĩnh giáp ranh giới Việt – Lào, nên đường đi lại rất khó khăn, hiểm trở.
Khi đoàn chúng tôi tới được Giáo xứ Thọ Vực, hiển hiện trước mắt một cảnh tượng thương tâm: nhà cửa xiêu vẹo, cây cối úa tàn... Tại Nhà xứ, qua trao đổi với Cha Sở Antôn Nguyễn Văn Hoàng, và bà con giáo dân, Thầy Giuse Nguyễn Văn Thiện đã nói lên tâm tình của đoàn lần này “Hôm nay anh em Thánh Tâm chúng con lên đường, ra đi khỏi nơi ở quen thuộc của mình để đến với bà con, cùng đồng cảm với cha Quản xứ với bà con, một chút quà nhỏ bé của chúng con...”. Đáp lời, cha Quản xứ nói: “Xin cám ơn các thầy rất nhiều, các Thầy đã hy sinh ngày giờ đến với chúng con và còn chia sẻ cho chúng con cả tinh thần lẫn vật chất; bà con Giáo xứ này nghèo lắm, kể từ khi nước lũ rút đi cho đến giờ này, Giáo xứ chúng con vẫn chưa có điện, trong nhà xứ thì ngập gần hết, trong nhà thờ thì ngập tới 2m nước...”.
Vì còn Giáo xứ Tri Bản cần phải đến, nên chúng tôi nhanh chóng chuyển hơn 100 phần quà, bao gồm: lương khô, 1 thùng mỳ tôm, quần áo, giày dép; ngoài ra còn có 140 phong bì, gồm 14.000.000 đ kèm theo, để Cha xứ giúp trao cho bà con.
Sau những lời động viên, chia sẻ phần nào những mất mát mà bà con gánh chịu, chúng tôi lại tất bật lên đường đến với bà con Giáo xứ Tri Bản.
Tuy Giáo xứ Tri Bản cách xứ Thọ Vực không xa, nhưng vì bùn đất còn ngổn ngang, nên bác tài Phêrô Trần Viết Toàn đã cố gắng rất nhiều mới đưa được chúng tôi đến nơi. Đón chúng tôi, cha Quản xứ Antôn Lâm Văn Hân, nói sơ qua cho chúng tôi về tình hình thiệt hại của Giáo xứ nơi đây: “Giáo xứ Tri Bản gồm có 1000 giáo dân, rất may là chỉ có 10 giáo dân của 2 gia đình là không bị ngập lụt...”.
Thời gian không cho phép, nên chúng tôi vội vàng trao trên 100 phần quà, cũng bao gồm: lương khô, 1 thùng mỳ tôm, quần áo, giày dép; ngoài ra còn có 140 phong bì, gồm 14.000.000 đ kèm theo, để Cha xứ chuyển cho bà con.
Qua những gì được thấy, được nghe, và cảm nhận; dù đã cố gắng, nhưng chúng tôi vẫn thấy mình có lỗi, vì đã không cố gắng đủ, để bà con nơi đây có thêm nhiều món quà thiết thực hơn.
Biết rằng của ít lòng nhiều, nhưng tính chung cho ba Giáo xứ nơi anh em chúng tôi đến viếng thăm, ủy lạo, cùng những gia cảnh thương tâm của các gia đình dân ngoại mà chúng tôi biết được trên đường đến với muôn dân, thì con số tiền và hàng hóa cứu trợ tính chung cũng đã hơn 100.000.000 đ.
Tổng số tiền chia sẽ cho bà con vùng lũ, là của ít lòng nhiều của bao người gom góp, để anh em Thánh Tâm chúng tôi thân hành đến với, để sẽ chia.
Kết thúc chuyến cứu trợ tại ba Giáo xứ Đá Nện, Thọ Vực và Tri Bản, chúng tôi lên đường về lại Nhà Dòng Thánh Tâm – Huế, nhưng lòng vẫn không nguôi nỗi xót xa trước những mất mát quá lớn mà bà con đã gánh chịu, trong khi đó, những phần quà mà chúng tôi giúp đỡ lại không thấm tháp vào đâu, so với nhu cầu quá lớn của bà con nơi đây.
Lễ các linh hồn tại nghĩa trang giáo xứ Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
10:42 04/11/2010
HỐ NAI - Bắt đầu từ 3giờ chiều thứ ba mùng 02.11.2010, khu vực Hố Nai trời mưa như trút nước, trong khuôn viên nghĩa trang giáo xứ Bắc Hải, từ các con đường dẫn vào nghĩa trang, người người dùng đủ mọi phương tiện trở về đây bên các phần mộ của người thân yêu, thắp hương, dâng hoa nến, cầu nguyện và nhất là tham dự lễ thánh cầu cho các linh hồn.
Bên những ngôi mộ được trưng bày hoa vạn thọ mầu vàng tươi là những nhà vòm mà giáo xứ đã chuẩn bị sẵn cho cộng đoàn tham dự lễ khi trời đổ mưa.
Hòa với tiếng mưa rơi, tiếng kèn sacxophone âm vang cung điệu bài ca: Lòng mẹ, Ơn nghĩa sinh thành. Tạo thành không gian nghĩa trang như chìm trong biển tình Tri Ân, tri ân những người đã ra đi trước chúng ta, giờ đang an nghỉ nơi đất thánh này.
Dù trời mưa to, có cả các cụ già lưng còng, tay cầm dù che mưa, tay chống gậy, theo con cháu đến đất thánh chiều mùng 02 tháng 11.
Sau giây phút cử hành nghi thức Tưởng nhớ, dâng hương hoa, cộng đoàn đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính cầu nguyện cho các Linh hồn.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải dâng lời chào và chia sẻ với cộng đoàn.
“Kính thưa cộng đoàn phụng vụ!
Có lẽ không điều khác nào trong phụng vụ chúng ta sống đức tin điều các thánh thông công cho bằng tháng 11 này, nhất là những ngày đầu tháng.
Hôm qua chúng ta đã hiệp cùng với chư thần thánh để ca tụng Thiên Chúa về phần phúc mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài, và hôm nay, cũng như trong suốt tháng 11 này, chúng ta gặp gỡ, chúng ta kết hiệp với các linh hồn còn đang phải giam phạt trong chốn luyện hình, qua kinh nguyện, qua hy sinh, cầu nguyện cho các ngài, cũng như xin các ngài bầu cử cùng Chúa cho chúng ta biết cách sống tốt đẹp.
Cho dù thời tiết không thuận lợi, nhưng sự hiện diện hết sức đông đảo của cộng đoàn dân chúa, nói lên được tấm lòng của chúng ta đối với các người đã khuất.
Chắc chắn giờ đây trong lòng đất mẹ, các ngài sẽ ấm lòng khi chúng ta cùng chịu những lạnh lẽo của cơn mưa này, để dâng những sự hy sinh quý giá này, kết hiệp với lễ dâng của Chúa Giesu trên đồi Calve, để cầu nguyện cho các linh hồn, xin Chúa thương xót và sớm giải thoát các linh hồn khỏi chốn luyện hình và đưa về hưởng ánh tôn nhan Chúa.
Chúng ta hãy sốt sáng hiệp dâng lễ thánh cầu nguyện cho các Đấng bậc trong Hội Thánh, cho các Đức Giám mục giáo phận chúng ta, cho các linh mục đã coi sóc giáo xứ chúng ta, cho các linh hồn thân nhân, ân nhân, các linh hồn đã an nghỉ trong đất thánh này.”
Trong bài giảng lễ, cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ, bằng chất giọng rất tốt, rõ ràng mạch lạc. Ngài ca ngợi lòng hiếu thảo mà những ai đã dành cho cha mẹ, cho những người đã khuất, đồng thời ngài khuyến cáo mọi người hãy làm ngay những việc có thể làm hôm nay để dành cho cha mẹ khi các ngài còn sống; không chần chừ, do dự, hay tính toán, để rồi khi các ngài khuất bóng chúng ta sẽ không nuối tiếc ân hận vì những vong ân bội bạc với cha mẹ khi các ngài còn sống.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ một lần nữa nói lời cảm ơn đến cộng đoàn tham dự thánh lễ rất đông, ngài trân trọng những hy sinh dù trời mưa nhưng cộng tham dự lễ thật là trang nghiêm sốt sáng, tất cả vì lòng yêu mến các linh hồn.
Lạy Chúa là cha nhân từ, xin xót thương đến các linh hồn ông bà cha mẹ, anh chị em, họ hàng nội ngoại, bạn bè thân thiết của chúng con, cũng như cho các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thân nhân, ân nhân, các linh hồn mồ côi, những người đã có công với giáo xứ Bắc Hải hơn nửa thế kỷ qua, xin Chúa sớm đưa các linh hồn ấy về hưởng phúc thiên đàng vinh quang của Chúa.
Bên những ngôi mộ được trưng bày hoa vạn thọ mầu vàng tươi là những nhà vòm mà giáo xứ đã chuẩn bị sẵn cho cộng đoàn tham dự lễ khi trời đổ mưa.
Hòa với tiếng mưa rơi, tiếng kèn sacxophone âm vang cung điệu bài ca: Lòng mẹ, Ơn nghĩa sinh thành. Tạo thành không gian nghĩa trang như chìm trong biển tình Tri Ân, tri ân những người đã ra đi trước chúng ta, giờ đang an nghỉ nơi đất thánh này.
Dù trời mưa to, có cả các cụ già lưng còng, tay cầm dù che mưa, tay chống gậy, theo con cháu đến đất thánh chiều mùng 02 tháng 11.
Sau giây phút cử hành nghi thức Tưởng nhớ, dâng hương hoa, cộng đoàn đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính cầu nguyện cho các Linh hồn.
Mở đầu thánh lễ, cha Đaminh Bùi Văn Án, chánh xứ Bắc Hải dâng lời chào và chia sẻ với cộng đoàn.
“Kính thưa cộng đoàn phụng vụ!
Có lẽ không điều khác nào trong phụng vụ chúng ta sống đức tin điều các thánh thông công cho bằng tháng 11 này, nhất là những ngày đầu tháng.
Hôm qua chúng ta đã hiệp cùng với chư thần thánh để ca tụng Thiên Chúa về phần phúc mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài, và hôm nay, cũng như trong suốt tháng 11 này, chúng ta gặp gỡ, chúng ta kết hiệp với các linh hồn còn đang phải giam phạt trong chốn luyện hình, qua kinh nguyện, qua hy sinh, cầu nguyện cho các ngài, cũng như xin các ngài bầu cử cùng Chúa cho chúng ta biết cách sống tốt đẹp.
Cho dù thời tiết không thuận lợi, nhưng sự hiện diện hết sức đông đảo của cộng đoàn dân chúa, nói lên được tấm lòng của chúng ta đối với các người đã khuất.
Chắc chắn giờ đây trong lòng đất mẹ, các ngài sẽ ấm lòng khi chúng ta cùng chịu những lạnh lẽo của cơn mưa này, để dâng những sự hy sinh quý giá này, kết hiệp với lễ dâng của Chúa Giesu trên đồi Calve, để cầu nguyện cho các linh hồn, xin Chúa thương xót và sớm giải thoát các linh hồn khỏi chốn luyện hình và đưa về hưởng ánh tôn nhan Chúa.
Chúng ta hãy sốt sáng hiệp dâng lễ thánh cầu nguyện cho các Đấng bậc trong Hội Thánh, cho các Đức Giám mục giáo phận chúng ta, cho các linh mục đã coi sóc giáo xứ chúng ta, cho các linh hồn thân nhân, ân nhân, các linh hồn đã an nghỉ trong đất thánh này.”
Trong bài giảng lễ, cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ, bằng chất giọng rất tốt, rõ ràng mạch lạc. Ngài ca ngợi lòng hiếu thảo mà những ai đã dành cho cha mẹ, cho những người đã khuất, đồng thời ngài khuyến cáo mọi người hãy làm ngay những việc có thể làm hôm nay để dành cho cha mẹ khi các ngài còn sống; không chần chừ, do dự, hay tính toán, để rồi khi các ngài khuất bóng chúng ta sẽ không nuối tiếc ân hận vì những vong ân bội bạc với cha mẹ khi các ngài còn sống.
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha xứ một lần nữa nói lời cảm ơn đến cộng đoàn tham dự thánh lễ rất đông, ngài trân trọng những hy sinh dù trời mưa nhưng cộng tham dự lễ thật là trang nghiêm sốt sáng, tất cả vì lòng yêu mến các linh hồn.
Lạy Chúa là cha nhân từ, xin xót thương đến các linh hồn ông bà cha mẹ, anh chị em, họ hàng nội ngoại, bạn bè thân thiết của chúng con, cũng như cho các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thân nhân, ân nhân, các linh hồn mồ côi, những người đã có công với giáo xứ Bắc Hải hơn nửa thế kỷ qua, xin Chúa sớm đưa các linh hồn ấy về hưởng phúc thiên đàng vinh quang của Chúa.
Caritas Bắc Ninh tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo
Nt. Maria Lương Thị Hồng
10:46 04/11/2010
BẮC NINH: - Ngày 31/10/2010 UBAXH- Caritas Giáo phận Bắc Ninh đã kết hợp với các nữ tu y sĩ, bác sĩ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa SARA Đạo Ngạn thuộc tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí định kỳ cho khoảng 200 người có hoàn cảnh khó khăn, không kể lương giáo tại Phòng Khám Từ Thiện thuộc giáo xứ Xuân hoà, xã Đại xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đúng 8 giờ các y, bác sĩ đến phòng khám, lúc này đã có khoảng 30 bệnh nhân đứng chờ sẵn ở trước của phòng khám. Nhiều người dân trong giáo xứ và các vùng phụ cận. Đặc biệt là các cụ lớn tuổi và những người đau bệnh kinh niên tỏ ra vô cùng vui mừng vì sau một thời gian phòng khám ngưng hoạt động nay lại được hoạt động trở lại. Khi được hỏi thăm, một cụ năm nay đã 85 tuổi tâm sự “ Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng và yên tâm, vì từ khi phòng khám được mở ra, chúng tôi được chăm sóc sức khoẻ thường xuyên. Không như trước kia, chúng tôi chỉ được đưa đi khám chữa khi bệnh đã quá nặng vì hoàn cảnh khó khăn không có tiền đi khám thường xuyên. Mặt khác, bệnh viện thì xa, con cháu hầu hết đi làm xa nhà, không có người đưa đi bệnh viện, nên có đau cũng phải chịu vậy. Nay được các nữ tu tới thường xuyên khám chữa bệnh chúng tôi vô cùng yên tâm”.
Tưởng cũng nên biết, phòng khám từ thiện Xuân Hoà được cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh khởi công xây dựng từ năm 2006 dưới sự trợ giúp của hội Misereor Đức. Phòng khám được trao cho các nữ tu tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh chịu trách nhiệm, quản lý và tổ chức khám bệnh định kỳ kể từ năm 2007 đến nay. Trong 2 năm đầu, việc khám chữa bệnh được tổ chức 3 tháng một lần. Nhưng sau đó vì thiếu kinh phí cũng như một vài khó khăn khách quan phòng khám tạm ngưng hoạt động. Cho đến nay, được sự quan tâm của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, phòng khám lại được tiếp tục trao cho các nữ tu tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất chịu trách nhiệm dưới sự quản lý của UBBAXH- Caritas Giáo phận và được tổ chức khám chữa bệnh thường xuyên mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra, hiện nay phòng khám còn có nhân viên y tế thường trực, phục vụ cho nhu cầu khám chữ bệnh thường xuyên, kịp thời cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh cho người nghèo như thế này vẫn còn bị quá hạn chế về nơi chốn cũng như kinh phí. Con số 200 người được khám chữa bệnh hàng tháng còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế của những vùng đất nghèo, hẻo lánh tại Bắc Ninh.
Ước mong sao có thêm nhiều nhà hảo tâm quan tâm, nâng đỡ để những phòng khám như thế được tiếp tục mọc lên nơi những vùng quê nghèo, xa xôi để qua đó, mọi người nghèo đều được chăm xóc sức khoẻ thường xuyên và kịp thời hơn.
Tưởng cũng nên biết, phòng khám từ thiện Xuân Hoà được cha Đaminh Nguyễn Văn Kinh khởi công xây dựng từ năm 2006 dưới sự trợ giúp của hội Misereor Đức. Phòng khám được trao cho các nữ tu tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh chịu trách nhiệm, quản lý và tổ chức khám bệnh định kỳ kể từ năm 2007 đến nay. Trong 2 năm đầu, việc khám chữa bệnh được tổ chức 3 tháng một lần. Nhưng sau đó vì thiếu kinh phí cũng như một vài khó khăn khách quan phòng khám tạm ngưng hoạt động. Cho đến nay, được sự quan tâm của Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh, phòng khám lại được tiếp tục trao cho các nữ tu tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất chịu trách nhiệm dưới sự quản lý của UBBAXH- Caritas Giáo phận và được tổ chức khám chữa bệnh thường xuyên mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra, hiện nay phòng khám còn có nhân viên y tế thường trực, phục vụ cho nhu cầu khám chữ bệnh thường xuyên, kịp thời cho người bệnh.
Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh cho người nghèo như thế này vẫn còn bị quá hạn chế về nơi chốn cũng như kinh phí. Con số 200 người được khám chữa bệnh hàng tháng còn quá nhỏ so với nhu cầu thực tế của những vùng đất nghèo, hẻo lánh tại Bắc Ninh.
Ước mong sao có thêm nhiều nhà hảo tâm quan tâm, nâng đỡ để những phòng khám như thế được tiếp tục mọc lên nơi những vùng quê nghèo, xa xôi để qua đó, mọi người nghèo đều được chăm xóc sức khoẻ thường xuyên và kịp thời hơn.
Giáo họ Trại Đồng khánh thành thánh đường mới
Tịnh Xuyên
11:02 04/11/2010
THÁI BÌNH - Sáng nay vào lúc 9 giờ ngày 03/10/2010, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, chủ chăn giáo phận Thái Bình đã tới dâng thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành nhà thờ giáo họ Trại Đồng, thuộc giáo xứ Duyên Lãng, giáo hạt Đông Hưng, giáo phận Thái Bình. Cùng đồng tế với Đức cha có quý cha quản hạt, quý cha trong và ngoài giáo phận.
Xem hình ảnh
Thời tiết buổi sáng của những ngày đầu đông khá khắc nghiệt, những cơn gió thổi mạnh làm cho không khí như lạnh them, nhưng lòng người giáo dân Trại Đồng như được sưởi ấm khi vị chủ chăn giáo phận đến dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cắt băng ngôi tân thánh đường giáo họ Trại Đồng.
Đôi dòng tiểu sử giáo họ Trại Đồng
Giáo họ Trại Đồng được thành lập cách đây khoảng 300 năm. Năm 1707, cha Đaminh Phạm Quang Triệu thành lập giáo họ, nhận thánh Phêrô làm quan thầy. Khởi sự ban đầu chỉ có 10 gia đình với 23 người.
Năm 1952, cha Đaminh Trần Ngọc Trác cùng với giáo họ xây mới ngôi nhà thờ bằng gỗ 5 gian, tháp cao 16 m. Cùng với thời gian, ngôi nhà thờ xuống cấp và được đại tu nhiều lần.
Ngày 15/04/2005, được phép của bề trên giáo phận, cha xứ Đaminh Đào Trung Thành cùng giáo họ xây dựng lại ngôi thánh đương thêm một lần nữa. Ngôi tân thánh đường với chiều dài 33 m, rộng 10 m, tháp chuông liền với nhà thờ có chiều cao 29,5m.
Giáo họ Trại Đồng ngày nay có 51 gia đình với 156 nhân danh, tọa lạc trên vùng đất xóm Quang Trung, thôn Cộng Hòa, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành
Trước khi cắt bằng khánh thành tân thánh đường, vị đại diện giáo họ chúc mừng và tặng hoa Đức cha, đồng thời sơ lược về sự hình thành giáo họ cũng như về ngôi tân thánh đường.
Trong bài giảng, Đức cha nhắn nhủ dân họ Trại Đồng hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho giáo họ. Và hôm nay có sự xuất hiện của ngôi thánh đường mới, khang trang và lộng lẫy này cũng là do ơn Thiên Chúa ban, cùng với sự yêu thương, đoàn kết một lòng của mọi người tín hữu Trại Đồng trong Nam ngoài Bắc và hải ngoại nữa. Nhân đây Đức cha đã cám ơn sự đóp góp, hy sinh hết mình của mọi thành phần dân Chúa và những ai đã góp phần làm nên công trình cao cả này. Ngài cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn mỗi ngày cho tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn.
Ngài cũng kêu gọi, chúng ta cũng cần phải kiến thiết ngôi nhà yêu thương, hạnh phúc, thánh thiện của riêng mỗi gia đình nữa, vì gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình có êm ấm thuận hoà, giáo họ, giáo xứ mới có bình an đích thực.
Giáo họ Trại đồng có thánh tử đạo quý hương, đó là cha thánh Đaminh Đinh Đức Mậu và thầy Phanxico Hà Trọng Mậu. Đức cha nhắn nhủ mọi người hãy tạ ơn Chúa và tiếp nối truyền thống đầy hào hùng của cha ông để sống Đức Tin và giới thiệu Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa.
Cuối thánh lễ, vị đại diện giáo họ đã cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân trong nước và hải ngoại, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã cầu nguyện và góp công của cho giáo họ; xin tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ giáo họ.
Xem hình ảnh
Thời tiết buổi sáng của những ngày đầu đông khá khắc nghiệt, những cơn gió thổi mạnh làm cho không khí như lạnh them, nhưng lòng người giáo dân Trại Đồng như được sưởi ấm khi vị chủ chăn giáo phận đến dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa và cắt băng ngôi tân thánh đường giáo họ Trại Đồng.
Đôi dòng tiểu sử giáo họ Trại Đồng
Giáo họ Trại Đồng được thành lập cách đây khoảng 300 năm. Năm 1707, cha Đaminh Phạm Quang Triệu thành lập giáo họ, nhận thánh Phêrô làm quan thầy. Khởi sự ban đầu chỉ có 10 gia đình với 23 người.
Năm 1952, cha Đaminh Trần Ngọc Trác cùng với giáo họ xây mới ngôi nhà thờ bằng gỗ 5 gian, tháp cao 16 m. Cùng với thời gian, ngôi nhà thờ xuống cấp và được đại tu nhiều lần.
Ngày 15/04/2005, được phép của bề trên giáo phận, cha xứ Đaminh Đào Trung Thành cùng giáo họ xây dựng lại ngôi thánh đương thêm một lần nữa. Ngôi tân thánh đường với chiều dài 33 m, rộng 10 m, tháp chuông liền với nhà thờ có chiều cao 29,5m.
Giáo họ Trại Đồng ngày nay có 51 gia đình với 156 nhân danh, tọa lạc trên vùng đất xóm Quang Trung, thôn Cộng Hòa, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Thánh lễ tạ ơn và cắt băng khánh thành
Trước khi cắt bằng khánh thành tân thánh đường, vị đại diện giáo họ chúc mừng và tặng hoa Đức cha, đồng thời sơ lược về sự hình thành giáo họ cũng như về ngôi tân thánh đường.
Trong bài giảng, Đức cha nhắn nhủ dân họ Trại Đồng hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì muôn ơn lành Chúa ban cho giáo họ. Và hôm nay có sự xuất hiện của ngôi thánh đường mới, khang trang và lộng lẫy này cũng là do ơn Thiên Chúa ban, cùng với sự yêu thương, đoàn kết một lòng của mọi người tín hữu Trại Đồng trong Nam ngoài Bắc và hải ngoại nữa. Nhân đây Đức cha đã cám ơn sự đóp góp, hy sinh hết mình của mọi thành phần dân Chúa và những ai đã góp phần làm nên công trình cao cả này. Ngài cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng ngôi đền thờ tâm hồn mỗi ngày cho tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn.
Ngài cũng kêu gọi, chúng ta cũng cần phải kiến thiết ngôi nhà yêu thương, hạnh phúc, thánh thiện của riêng mỗi gia đình nữa, vì gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình có êm ấm thuận hoà, giáo họ, giáo xứ mới có bình an đích thực.
Giáo họ Trại đồng có thánh tử đạo quý hương, đó là cha thánh Đaminh Đinh Đức Mậu và thầy Phanxico Hà Trọng Mậu. Đức cha nhắn nhủ mọi người hãy tạ ơn Chúa và tiếp nối truyền thống đầy hào hùng của cha ông để sống Đức Tin và giới thiệu Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa.
Cuối thánh lễ, vị đại diện giáo họ đã cám ơn Đức cha, quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân trong nước và hải ngoại, cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã cầu nguyện và góp công của cho giáo họ; xin tiếp tục cầu nguyện và giúp đỡ giáo họ.
Đức giám mục Bắc ninh thăm viếng mục vụ giáo xứ Vân Cương
Xương Giang
11:07 04/11/2010
BẮC NINH: Ngày 30-31/10/2010, đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt giám mục giáo phận Bắc ninh thăm viếng mục vụ và ban bí tích Thêm sức tại giáo xứ Vân Cương - giáo phận Bắc ninh.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Vân Cương nằm ở tả ngạn Sông Lô cách tòa giám mục Bắc ninh 150 Km về hướng Bắc. Hiện nay Giáo xứ có hơn 4000 nhân danh sống rải rác trong 7 giáo họ khác nhau ở hai tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang
Đức cha đã rời tòa giám mục Bắc ninh lúc 14g00, Bắc tiến lên miền trung du thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, ngài đã đến Vân Cương lúc 18g00.
Sau khi viếng Mình Thánh Chúa, thăm hỏi bà con giáo dân và ban hành giáo, Đức cha dùng cơm tối với cha xứ và một số vị đại diện giáo xứ. Sau cơm tối, Đức cha và cha xứ đã vội vã lên đường theo hướng thượng nguồn Sông Lô để dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật cho giáo họ Đức bản và các giáo họ lân cận vào lúc 20g30’.
Thánh lễ diễn ra thật cảm động và sốt sáng vì đã lâu lắm bà con giáo dân nơi đây mới được đức giám mục giáo phận đến thăm viếng và cử hành thánh lễ. Sau thánh lễ, đức cha gặp gỡ thăm hỏi giáo dân và ban hành giáo về cuộc sống thường nhật và đời sống đức tin của giáo họ ngày hôm nay. Đức cha, cha xứ và phái đoàn đã xuôi về họ nhà xứ Vân Cương để nghỉ ngơi lúc 22g30’. Tuy thời tiết về cuối thu ở miền Bắc hơi se lạnh, nhưng mọi người đều cảm nhận được sự ấm áp và vui vẻ vì đời sống đức tin tuy đơn sơ chất phát nhưng lại rất sống động của người tín hữu nơi đây. Mọi ngươi đã nghỉ đêm lúc 23g00 để lấy sức cho thánh lễ Thêm Sức ngày mai vào lúc 8g00.
Sáng ngày 31/10/2010, ngay từ lúc lờ mờ sáng, các gia đình cùng cha mẹ đỡ đầu đã rộn rã đưa con em đến họ nhà xứ Vân Cương để chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm sức.
Ngỏ lời với hơn 400 cháu thiếu nhi và cộng đoàn trong thánh lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, những người đã mang và vun trồng đức tin cho giáo xứ, đặc biệt là tưởng nhớ và cầu cho những người âm thầm lặng lẽ phục vụ giáo xứ Vân Cương thân yêu này.
Đức cha cũng nói đến “niềm vui và hy vọng” của giáo xứ, vì hơn 400 em thiếu nhi hôm nay sẽ là những chứng nhân để mang Tin Vui đến cho những bạn bè xung quanh. Ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò và sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu và mời gọi cộng đoàn tha thiết cầu xin Chúa Thánh Thần đến và biến đổi các em trở thành “Niềm vui và Hy vọng” của gia đình, Giáo hội và xã hội.
Xin chúc mừng các em thiếu nhi đã chịu phép Thêm sức hôm nay, chúc mừng các gia đình và chúc mừng giáo xứ Vân Cương.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Vân Cương nằm ở tả ngạn Sông Lô cách tòa giám mục Bắc ninh 150 Km về hướng Bắc. Hiện nay Giáo xứ có hơn 4000 nhân danh sống rải rác trong 7 giáo họ khác nhau ở hai tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang
Đức cha đã rời tòa giám mục Bắc ninh lúc 14g00, Bắc tiến lên miền trung du thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, ngài đã đến Vân Cương lúc 18g00.
Sau khi viếng Mình Thánh Chúa, thăm hỏi bà con giáo dân và ban hành giáo, Đức cha dùng cơm tối với cha xứ và một số vị đại diện giáo xứ. Sau cơm tối, Đức cha và cha xứ đã vội vã lên đường theo hướng thượng nguồn Sông Lô để dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật cho giáo họ Đức bản và các giáo họ lân cận vào lúc 20g30’.
Thánh lễ diễn ra thật cảm động và sốt sáng vì đã lâu lắm bà con giáo dân nơi đây mới được đức giám mục giáo phận đến thăm viếng và cử hành thánh lễ. Sau thánh lễ, đức cha gặp gỡ thăm hỏi giáo dân và ban hành giáo về cuộc sống thường nhật và đời sống đức tin của giáo họ ngày hôm nay. Đức cha, cha xứ và phái đoàn đã xuôi về họ nhà xứ Vân Cương để nghỉ ngơi lúc 22g30’. Tuy thời tiết về cuối thu ở miền Bắc hơi se lạnh, nhưng mọi người đều cảm nhận được sự ấm áp và vui vẻ vì đời sống đức tin tuy đơn sơ chất phát nhưng lại rất sống động của người tín hữu nơi đây. Mọi ngươi đã nghỉ đêm lúc 23g00 để lấy sức cho thánh lễ Thêm Sức ngày mai vào lúc 8g00.
Sáng ngày 31/10/2010, ngay từ lúc lờ mờ sáng, các gia đình cùng cha mẹ đỡ đầu đã rộn rã đưa con em đến họ nhà xứ Vân Cương để chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm sức.
Ngỏ lời với hơn 400 cháu thiếu nhi và cộng đoàn trong thánh lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, những người đã mang và vun trồng đức tin cho giáo xứ, đặc biệt là tưởng nhớ và cầu cho những người âm thầm lặng lẽ phục vụ giáo xứ Vân Cương thân yêu này.
Đức cha cũng nói đến “niềm vui và hy vọng” của giáo xứ, vì hơn 400 em thiếu nhi hôm nay sẽ là những chứng nhân để mang Tin Vui đến cho những bạn bè xung quanh. Ngài cũng nhấn mạnh đến vai trò và sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu và mời gọi cộng đoàn tha thiết cầu xin Chúa Thánh Thần đến và biến đổi các em trở thành “Niềm vui và Hy vọng” của gia đình, Giáo hội và xã hội.
Xin chúc mừng các em thiếu nhi đã chịu phép Thêm sức hôm nay, chúc mừng các gia đình và chúc mừng giáo xứ Vân Cương.
Thánh lễ cầu nguyện cho các Linh mục đã qua đời tại Vinh An, Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:15 04/11/2010
PHAN THIẾT - Hàng năm, theo truyền thống, ngày 4 tháng 11, linh mục đoàn Phan thiết đến kính viếng Nghĩa trang Linh mục thuộc giáo xứ Vinh an, và dâng Thánh lễ cầu nguyện cho các ngài.
Xem hình ảnh
Cha Phêrô Trần Thanh Tú, chánh xứ Vinh an đọc danh sách 33 linh mục đã qua đời và thầy Gioakim Nguyễn Huỳnh Tuyền, có 17 vị an táng tại nghĩa trang linh mục, 16 vị an táng các giáo xứ. Đức Cha Giuse Vũ Thống Thống chủ sự giờ cầu nguyện và rảy nước thánh trên phần mộ các ngài. Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cùng đông đủ linh mục đoàn, các tu sĩ, thân nhân và bà con giáo dân hiệp thông tưởng niệm. Không gian tĩnh mịch, trầm lắng và thánh thiện. Cảnh vắng lặng của một thế giới an bình. Khói hương quyện bay trên các phần mộ. Nhớ về các linh mục đã khuất bóng.Những kỷ niệm lung linh nhập nhoà soi vào trí nhớ những thân thương hình bóng những mục tử đã an giấc ngàn thu.
Từ nghĩa trang, đoàn rước tiến vào Nhà thờ hiệp dâng thánh lễ.
Đức cha Giuse nói về ý nghĩa của Thánh Lễ.
Ngày đầu tháng 11 dẫn bước chân chúng ta đến với nghĩa trang các linh mục giáo phận. Đây là một hành vi đậm tính nhận văn, người thế hệ sau tưởng nhớ đến những người thuộc về thế hệ trước. Nhất là những người đi trước ấy đã để lại những dấu ấn mục vụ tại giáo phận. Tưởng nhớ đến công ơn của các ngài và đồng thời đây cũng là một hành vi giàu ý nghĩa thiêng trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Mỗi một người còn sống, cách riêng các linh mục đồng tế, nhớ đến những linh mục đã ra đi, vừa là để nhận biết những hồng ân các ngài đã thực hiện trong giáo phận vừa để chung lời cầu nguyện với tất cả mọi người cho phần rỗi thiêng liêng của các ngài. Sứ mệnh các ngài đã chu toàn, nhưng số mệnh của các ngài như thế nào thì xin phó dâng trong tình thương của Thiên Chúa. Chính vì thế, lời cầu nguyện của cộng đoàn phụng vụ dành cho các linh mục đã ra đi là một phần rất quý giá hiệp chung trong truyền thống tốt lành của giáo phận nhớ đến các linh mục đã qua đời. Theo danh sách được đọc, có 33 vị đã yên nghĩ. Tất cả được hiệp thông trong cùng một lời kinh. Xin Chúa đón nhận các đấng vào trong hạnh phúc đời đời và xin các đấng chuyển cầu cho nhịp sống mục vụ của giáo phận.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse suy niệm Tin Mừng (Ga 17, 24 – 26).
Trích đoạn Tin Mừng là thành phần trong lời kinh thống thiết Chúa Giêsu dâng lên Cha ở ngưỡng cửa công cuộc Khổ Nạn Phục Sinh, gọi là Kinh Nguyện Hiến Tế. Đó là lời kinh dài cả về thời lượng và tâm tình mà Chúa Giêsu rút ruột mà gửi trao như thể không còn điều kiện thuận lợi để lặp lại nữa. Sau đó Chúa Giêsu bước vào con đường Khổ Nạn. Trong lời kinh ấy, các Môn Đệ có một vị trí đặc biệt.
- Môn Đệ không phải là người ở bên lề, như thể tình cờ Chúa Giêsu gặp họ trong 3 năm dong duổi đời công khai rao giảng Tin Mừng; họ không phải là kẻ ở cận kề được kết nạp vào nhóm lo công tác thiện nguyện Phúc Âm; và họ cũng không chỉ là kẻ thân cận, được nâng lên hàng bạn hữu lúc cần lúc khó luôn hiện diện, nhưng không can dự dính dáng đến vận mạng cuộc đời. Môn Đệ ở đây được bọc vải điều lời kinh hiến tế và được nhìn như quà tặng Chúa Cha gửi trao. Vẫn biết ngôn ngữ “quà tặng” vốn quen thuộc với Phúc Âm thứ 4, nhưng khi đặt liên hệ “Cha yêu thế gian đến nỗi ban Con Một” và “những kẻ Cha ban cho con”, người ta mới thấy Môn Đệ không phải là kẻ ở ngoài, mà đã được yêu và tuyển chọn nên thành viên trong gia đình Thiên Chúa, một gia đình được thiết lập trong ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Môn Đệ là người nhà của Thiên Chúa.
- Là người nhà, Môn Đệ không thể đóng vai trò quan sát viên, dẫu là quan sát viên thường trực am hiểu vấn đề và nắm vững công việc, mà ngược lại, được cấu trúc thành một thực thể mới. Môn Đệ từng người vẫn giữ vai trò của mình, nhưng trong chương trình chung, đã kết nên thành phần được tuyển chọn, được dành riêng lo việc của Thiên Chúa và phần rỗi của người khác, đến nỗi có thể nói: họ sẵn sàng hy sinh phần riêng để vun chăm cho ích chung của chương trình cứu độ. Việc Môn Đệ trong bài Phúc Âm không ai được nhắc đến tên riêng như trong một số trình thuật khác, mà chỉ ẩn hiện dưới danh từ chung ngôi thứ ba số nhiều “chúng” minh họa cho thấy, từ khi là người nhà của Thiên Chúa, Môn Đệ cũng chia sẻ cùng một công việc, cùng một thao thức và cùng một sứ mệnh như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đi loan báo Tin Mừng, Môn Đệ cũng được sai đến với muôn dân để đề nghị cho người ta ơn cứu rỗi Thiên Chúa đem đến.
- Cuối cùng, được chia sẻ lời kinh hiến tế của Chúa Giêsu với một vị trí đặc biệt, Môn Đệ được dẫn sâu hơn vào trong trái tim của Thầy mình: “Con muốn rằng con ở đâu, chúng cũng sẽ ở đó với con”. Gặp ai rồi cũng có lúc gỡ ra được, chứ gặp Chúa Giêsu thật rồi sẽ không bao giờ gỡ ra được nữa. Vì say mê Chúa Giêsu, nhưng đúng hơn vì Ngài không dễ gì để mất ta đâu. Vẫn biết yêu nhau không là nhìn nhau, mà cùng nhau đi về một hướng, bất kể theo hướng đó có những phút Khổ Nạn và có kết cuộc Phục Sinh. Miễn là Thầy ở đâu, Môn Đệ cũng sẽ ở đó với Thầy. Chúa Giêsu thực hiện lời kinh trước khi bước vào đường Thánh Giá, Môn Đệ cũng được mời gọi sát bước theo Chúa trên đường chông gai; nhưng cuối đường Thánh Giá là sự sống vinh quang, Môn Đệ cũng sẽ được thông phần sự sống vĩnh cửu này với Chúa Giêsu.
Là người nhà của Thiên Chúa nhằm phục vụ Tin Mừng và sẽ được ở với Chúa cả trong đau thương lẫn hạnh phúc. Đó là sứ mạng cũng là vận mạng của người Môn đệ Chúa Giêsu.
Hôm nay Giáo Phận nhớ đến các linh mục đã qua đời, các ngài là môn đệ Chúa Giêsu, đã sống hết mình và hết tình với sứ mạng được gửi trao với những dấu ấn mục vụ còn ghi đậm giữa Giáo Phận. Tạ ơn Chúa vì sứ mạng đã chu toàn, nhưng vận mạng đời đời của các ngài ra sao thì chỉ các ngài và Chúa biết. Nhưng tin tưởng vào tình thương và nhất là ý muốn của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm, ta hiệp thông với các ngài trong lời cầu nguyện, xin Chúa là Đấng luôn hiện diện bên các ngài trên bước đường sứ mệnh, cũng luôn bênh đỡ các ngài trong hướng đi vận mệnh sự sống đời đời. Vì Chúa ở đâu thì môn đệ Chúa cũng sẽ ở đấy với Chúa để chiêm ngắm cùng một vinh quang muôn thuở. Amen.
Giáo hội dành tháng 11 cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nên tháng 11 là tháng của niềm hy vọng Phục sinh. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống của mình.Và mỗi khi đặt bó hoa tươi trên phần mộ người thân yêu, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh.Quả thật: sự sống thay đổi chứ không mất đi. Chết là cửa để bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Chuyến đi đời đời ấy lại tùy thuộc vào những tích chứa, những công phúc đã lập trong cuộc sống tại thế này.
Các linh mục, sau một đời hiến dâng phục vụ đã về với Chúa, đi vào cõi hằng sống. Xin Chúa mở lòng khoan dung nhân hậu cho các tôi tớ tốt lành và trung tín được lãnh gia nghiệp phần thưởng Chúa đã dành sẵn cho từ thuở đời đời.
Xem hình ảnh
Cha Phêrô Trần Thanh Tú, chánh xứ Vinh an đọc danh sách 33 linh mục đã qua đời và thầy Gioakim Nguyễn Huỳnh Tuyền, có 17 vị an táng tại nghĩa trang linh mục, 16 vị an táng các giáo xứ. Đức Cha Giuse Vũ Thống Thống chủ sự giờ cầu nguyện và rảy nước thánh trên phần mộ các ngài. Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, cùng đông đủ linh mục đoàn, các tu sĩ, thân nhân và bà con giáo dân hiệp thông tưởng niệm. Không gian tĩnh mịch, trầm lắng và thánh thiện. Cảnh vắng lặng của một thế giới an bình. Khói hương quyện bay trên các phần mộ. Nhớ về các linh mục đã khuất bóng.Những kỷ niệm lung linh nhập nhoà soi vào trí nhớ những thân thương hình bóng những mục tử đã an giấc ngàn thu.
Từ nghĩa trang, đoàn rước tiến vào Nhà thờ hiệp dâng thánh lễ.
Đức cha Giuse nói về ý nghĩa của Thánh Lễ.
Ngày đầu tháng 11 dẫn bước chân chúng ta đến với nghĩa trang các linh mục giáo phận. Đây là một hành vi đậm tính nhận văn, người thế hệ sau tưởng nhớ đến những người thuộc về thế hệ trước. Nhất là những người đi trước ấy đã để lại những dấu ấn mục vụ tại giáo phận. Tưởng nhớ đến công ơn của các ngài và đồng thời đây cũng là một hành vi giàu ý nghĩa thiêng trong mầu nhiệm các thánh cùng thông công. Mỗi một người còn sống, cách riêng các linh mục đồng tế, nhớ đến những linh mục đã ra đi, vừa là để nhận biết những hồng ân các ngài đã thực hiện trong giáo phận vừa để chung lời cầu nguyện với tất cả mọi người cho phần rỗi thiêng liêng của các ngài. Sứ mệnh các ngài đã chu toàn, nhưng số mệnh của các ngài như thế nào thì xin phó dâng trong tình thương của Thiên Chúa. Chính vì thế, lời cầu nguyện của cộng đoàn phụng vụ dành cho các linh mục đã ra đi là một phần rất quý giá hiệp chung trong truyền thống tốt lành của giáo phận nhớ đến các linh mục đã qua đời. Theo danh sách được đọc, có 33 vị đã yên nghĩ. Tất cả được hiệp thông trong cùng một lời kinh. Xin Chúa đón nhận các đấng vào trong hạnh phúc đời đời và xin các đấng chuyển cầu cho nhịp sống mục vụ của giáo phận.
Trong bài giảng lễ, Đức cha Giuse suy niệm Tin Mừng (Ga 17, 24 – 26).
Trích đoạn Tin Mừng là thành phần trong lời kinh thống thiết Chúa Giêsu dâng lên Cha ở ngưỡng cửa công cuộc Khổ Nạn Phục Sinh, gọi là Kinh Nguyện Hiến Tế. Đó là lời kinh dài cả về thời lượng và tâm tình mà Chúa Giêsu rút ruột mà gửi trao như thể không còn điều kiện thuận lợi để lặp lại nữa. Sau đó Chúa Giêsu bước vào con đường Khổ Nạn. Trong lời kinh ấy, các Môn Đệ có một vị trí đặc biệt.
- Môn Đệ không phải là người ở bên lề, như thể tình cờ Chúa Giêsu gặp họ trong 3 năm dong duổi đời công khai rao giảng Tin Mừng; họ không phải là kẻ ở cận kề được kết nạp vào nhóm lo công tác thiện nguyện Phúc Âm; và họ cũng không chỉ là kẻ thân cận, được nâng lên hàng bạn hữu lúc cần lúc khó luôn hiện diện, nhưng không can dự dính dáng đến vận mạng cuộc đời. Môn Đệ ở đây được bọc vải điều lời kinh hiến tế và được nhìn như quà tặng Chúa Cha gửi trao. Vẫn biết ngôn ngữ “quà tặng” vốn quen thuộc với Phúc Âm thứ 4, nhưng khi đặt liên hệ “Cha yêu thế gian đến nỗi ban Con Một” và “những kẻ Cha ban cho con”, người ta mới thấy Môn Đệ không phải là kẻ ở ngoài, mà đã được yêu và tuyển chọn nên thành viên trong gia đình Thiên Chúa, một gia đình được thiết lập trong ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Môn Đệ là người nhà của Thiên Chúa.
- Là người nhà, Môn Đệ không thể đóng vai trò quan sát viên, dẫu là quan sát viên thường trực am hiểu vấn đề và nắm vững công việc, mà ngược lại, được cấu trúc thành một thực thể mới. Môn Đệ từng người vẫn giữ vai trò của mình, nhưng trong chương trình chung, đã kết nên thành phần được tuyển chọn, được dành riêng lo việc của Thiên Chúa và phần rỗi của người khác, đến nỗi có thể nói: họ sẵn sàng hy sinh phần riêng để vun chăm cho ích chung của chương trình cứu độ. Việc Môn Đệ trong bài Phúc Âm không ai được nhắc đến tên riêng như trong một số trình thuật khác, mà chỉ ẩn hiện dưới danh từ chung ngôi thứ ba số nhiều “chúng” minh họa cho thấy, từ khi là người nhà của Thiên Chúa, Môn Đệ cũng chia sẻ cùng một công việc, cùng một thao thức và cùng một sứ mệnh như Chúa Giêsu. Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đi loan báo Tin Mừng, Môn Đệ cũng được sai đến với muôn dân để đề nghị cho người ta ơn cứu rỗi Thiên Chúa đem đến.
- Cuối cùng, được chia sẻ lời kinh hiến tế của Chúa Giêsu với một vị trí đặc biệt, Môn Đệ được dẫn sâu hơn vào trong trái tim của Thầy mình: “Con muốn rằng con ở đâu, chúng cũng sẽ ở đó với con”. Gặp ai rồi cũng có lúc gỡ ra được, chứ gặp Chúa Giêsu thật rồi sẽ không bao giờ gỡ ra được nữa. Vì say mê Chúa Giêsu, nhưng đúng hơn vì Ngài không dễ gì để mất ta đâu. Vẫn biết yêu nhau không là nhìn nhau, mà cùng nhau đi về một hướng, bất kể theo hướng đó có những phút Khổ Nạn và có kết cuộc Phục Sinh. Miễn là Thầy ở đâu, Môn Đệ cũng sẽ ở đó với Thầy. Chúa Giêsu thực hiện lời kinh trước khi bước vào đường Thánh Giá, Môn Đệ cũng được mời gọi sát bước theo Chúa trên đường chông gai; nhưng cuối đường Thánh Giá là sự sống vinh quang, Môn Đệ cũng sẽ được thông phần sự sống vĩnh cửu này với Chúa Giêsu.
Là người nhà của Thiên Chúa nhằm phục vụ Tin Mừng và sẽ được ở với Chúa cả trong đau thương lẫn hạnh phúc. Đó là sứ mạng cũng là vận mạng của người Môn đệ Chúa Giêsu.
Hôm nay Giáo Phận nhớ đến các linh mục đã qua đời, các ngài là môn đệ Chúa Giêsu, đã sống hết mình và hết tình với sứ mạng được gửi trao với những dấu ấn mục vụ còn ghi đậm giữa Giáo Phận. Tạ ơn Chúa vì sứ mạng đã chu toàn, nhưng vận mạng đời đời của các ngài ra sao thì chỉ các ngài và Chúa biết. Nhưng tin tưởng vào tình thương và nhất là ý muốn của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm, ta hiệp thông với các ngài trong lời cầu nguyện, xin Chúa là Đấng luôn hiện diện bên các ngài trên bước đường sứ mệnh, cũng luôn bênh đỡ các ngài trong hướng đi vận mệnh sự sống đời đời. Vì Chúa ở đâu thì môn đệ Chúa cũng sẽ ở đấy với Chúa để chiêm ngắm cùng một vinh quang muôn thuở. Amen.
Giáo hội dành tháng 11 cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời, nên tháng 11 là tháng của niềm hy vọng Phục sinh. Đây là thời gian mà mỗi khi thắp nén nhang trên phần mộ người chết, nhìn theo làn khói nhẹ toả bay ta cũng nâng tâm hồn lên tới Chúa là nguồn sự sống của mình.Và mỗi khi đặt bó hoa tươi trên phần mộ người thân yêu, ta thấy được mùa xuân vĩnh cửu đang bừng lên từ khắp những nấm mồ chung quanh.Quả thật: sự sống thay đổi chứ không mất đi. Chết là cửa để bước vào cuộc sống vĩnh cửu. Chuyến đi đời đời ấy lại tùy thuộc vào những tích chứa, những công phúc đã lập trong cuộc sống tại thế này.
Các linh mục, sau một đời hiến dâng phục vụ đã về với Chúa, đi vào cõi hằng sống. Xin Chúa mở lòng khoan dung nhân hậu cho các tôi tớ tốt lành và trung tín được lãnh gia nghiệp phần thưởng Chúa đã dành sẵn cho từ thuở đời đời.
GP Vinh: Cung hiến nhà thờ Vĩnh Phước, Quảng Bình
Nguyễn Trọng Đa
11:18 04/11/2010
Hàng ngàn giáo dân đã tham dự lễ khánh thành và cung hiến nhà thờ giáo xứ Vĩnh Phước (Quảng Bình) vào sáng ngày 29.10.2010. Thánh lễ do Đức Giám mục Giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp cử hành lúc 8h30’ với sự hiện diện cha Chánh văn phòng Phêrô Nguyễn Văn Hương, cha Quản lý TGM Antôn Trần Văn Công, cha Linh hướng Đại Chủng viện Vinh Thanh Gioan TC Nguyễn Phước, ofm và hầu hết các linh mục đang phục vụ tại Quảng Bình.
Xem hình ảnh
Giáo xứ Vĩnh Phước được chính thức thành lập vào thời gian nào đến nay vẫn chưa được rõ, nhưng đoán là khoảng năm 1835. Chỉ biết một cách khái quát rằng: Sau thời gian Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) vào truyền giáo tại miền Bắc Bố Chính (15-4-1629), tức Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa ngày nay, giáo xứ được thành lập và mang tên cũ thường gọi của làng là Giáo xứ Làng Ngang.
Đó là một trong bốn giáo xứ mẹ và là tiên khởi của giáo hạt Bình Chính ngày nay, gồm có: giáo xứ Đơn Sa, Thọ Đơn (Nhân Thọ), Nội Hà (Cồn Nâm), và Làng Ngang (Vĩnh Phước). Lúc đầu giáo xứ Làng Ngang bao gồm các họ lẻ như: Hòa Ninh, Diên Trường, Minh Lệ, Vĩnh Tân, Cồn Sẻ, Hạ Thôn, cùng các họ thuộc về phía Nguồn Nậy. Tổng số giáo dân lúc ấy là 5.988 người, đông nhất trong số 4 giáo họ mẹ.
Đến năm 1835, các giáo họ phía Nguồn Nậy được tách ra thành lập giáo xứ Cồn Dừa (Kinh Nhuận). Năm 1864, các họ phía Nam tách ra thành lập giáo xứ Hòa Ninh. Năm 1913, các họ phía tây tách thành giáo xứ Chợ Sàng. Về sau, tử hai giáo xứ Kinh Nhuận và Chợ Sàng này lại lần lượt tách bớt ra: thêm 4 giáo xứ mới là Kim Lũ (1886), Phú Kinh (1897), Minh Cầm (1897) và Đá Nện (1918).
Năm 1875, đời vua Tự Đức, giáo xứ Làng Ngang đổi tên mới là giáo xứ Vĩnh Phước và chọn thánh quan thầy là Đức Mẹ Carmêlô, lễ kính vào ngày 16-7 dương lịch hàng năm. Nay giáo xứ Vĩnh Phước chỉ còn lại 6 giáo họ là: Hợp Lộc, Thượng Lộc, Trung Lộc, Hạ Lộc, Cồn Sẻ và Hạ Thôn (Quảng Tân).
Theo thống kê của giáo hạt năm 1996, số giáo dân của Vĩnh Phước là 5.799 người. Ngoài ra giáo dân của các xứ Troóc, Khe Gát, Cây Lim, hầu hết là giáo dân xứ Vĩnh Phước đến khẩn hoang, lập nghiệp vào khoảng thế kỷ 18 và 19... Sau hai biến cố 1954 và 1975, một số giáo dân giáo xứ Vĩnh Phước đi làm ăn và định cư tại nhiểu nơi như Ba Đồn, Đồng Hới, Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cam Ranh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận...Cũng có khoảng 200 người hiện sống ở nước ngoài.
Giáo xứ Vĩnh Phước có 4 đơn vị giáo họ thì chỉ còn tồn tại duy nhất ngôi nhà thờ xứ. Trước đây có một họ đạo là Hạ Thôn đã bị xóa sổ hoàn toàn vào những năm 60 thế kỷ trước. Nhiều người dân Vĩnh Phước Hạ đã dần quên lãng Đức tin và trở nên xa lạ với các sinh hoạt giáo xứ trong khoảng thời gian 50 năm không có cha quản xứ.
Mặc dầu vậy nhưng bằng tinh thần đoàn kết và quyết tâm, linh mục quản xứ và giáo dân Vĩnh Phước đã làm nên “đại sự” với sự kiện ngày 20.7.2007, nhát cuốc đầu tiên được bổ trên đất thánh khởi đầu cho công cuộc xây dựng nền móng nhà Chúa.
Đến ngày 27.11. 2007, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nhà thờ trên một khuôn viên chừng 6.000m2 vừa mới lấy lại để đến hôm nay sau 3 năm thi công, công trình đã hoàn thành trong sự xúc động của cộng đoàn dân Chúa.
Công trình mới đã thay thế cho ngôi nhà thờ cũ kỹ trước đây làm bằng gỗ lim mái lợp ngói vảy với kích thước nhỏ bé chừng 240m2. Dấu tích nhà thờ xưa chỉ là ngọn tháp được xây dựng vào khoảng năm 1922 thời cha Giuse Đường được dùng làm cổng vào giáo xứ.
Sau khi gửi lời chúc mừng tới cha xứ Gioan B. Nguyễn Minh Dương (sinh 1973, gốc Giáo xứ An Nhiên, Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh, LM 2004) và chừng 3.200 giáo dân trong dịp vui trọng đại này, Đức Cha Phaolô mong muốn anh chị em đẩy mạnh công tác tái truyền giáo ngay trên xứ sở của mình, nhất là những giáo dân Vĩnh Phước vì lý do nào đó đã xa rời đời sống Đức tin Công giáo.
Trong ngày vui này, giáo xứ sung sướng đón chào những người con ưu tú trở về thăm quê. Được biết, nơi đây là quê hương của hai anh em linh mục Gioan TC Nguyễn Phước, Linh hướng Đại Chủng viện Vinh Thanh và Anxenmô Nguyễn Hải Minh, Học viện Phan sinh, Quận 9; linh mục Đoàn Văn Liệu (Cam Ranh); linh mục Bonaventura Mai Thái (Đà Nẵng); linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng (London – Anh); linh mục Phêrô Lê Trọng Nghĩa (Hoa Kỳ, đã qua đời)...
Xem hình ảnh
Giáo xứ Vĩnh Phước được chính thức thành lập vào thời gian nào đến nay vẫn chưa được rõ, nhưng đoán là khoảng năm 1835. Chỉ biết một cách khái quát rằng: Sau thời gian Linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) vào truyền giáo tại miền Bắc Bố Chính (15-4-1629), tức Quảng Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa ngày nay, giáo xứ được thành lập và mang tên cũ thường gọi của làng là Giáo xứ Làng Ngang.
Đó là một trong bốn giáo xứ mẹ và là tiên khởi của giáo hạt Bình Chính ngày nay, gồm có: giáo xứ Đơn Sa, Thọ Đơn (Nhân Thọ), Nội Hà (Cồn Nâm), và Làng Ngang (Vĩnh Phước). Lúc đầu giáo xứ Làng Ngang bao gồm các họ lẻ như: Hòa Ninh, Diên Trường, Minh Lệ, Vĩnh Tân, Cồn Sẻ, Hạ Thôn, cùng các họ thuộc về phía Nguồn Nậy. Tổng số giáo dân lúc ấy là 5.988 người, đông nhất trong số 4 giáo họ mẹ.
Đến năm 1835, các giáo họ phía Nguồn Nậy được tách ra thành lập giáo xứ Cồn Dừa (Kinh Nhuận). Năm 1864, các họ phía Nam tách ra thành lập giáo xứ Hòa Ninh. Năm 1913, các họ phía tây tách thành giáo xứ Chợ Sàng. Về sau, tử hai giáo xứ Kinh Nhuận và Chợ Sàng này lại lần lượt tách bớt ra: thêm 4 giáo xứ mới là Kim Lũ (1886), Phú Kinh (1897), Minh Cầm (1897) và Đá Nện (1918).
Năm 1875, đời vua Tự Đức, giáo xứ Làng Ngang đổi tên mới là giáo xứ Vĩnh Phước và chọn thánh quan thầy là Đức Mẹ Carmêlô, lễ kính vào ngày 16-7 dương lịch hàng năm. Nay giáo xứ Vĩnh Phước chỉ còn lại 6 giáo họ là: Hợp Lộc, Thượng Lộc, Trung Lộc, Hạ Lộc, Cồn Sẻ và Hạ Thôn (Quảng Tân).
Theo thống kê của giáo hạt năm 1996, số giáo dân của Vĩnh Phước là 5.799 người. Ngoài ra giáo dân của các xứ Troóc, Khe Gát, Cây Lim, hầu hết là giáo dân xứ Vĩnh Phước đến khẩn hoang, lập nghiệp vào khoảng thế kỷ 18 và 19... Sau hai biến cố 1954 và 1975, một số giáo dân giáo xứ Vĩnh Phước đi làm ăn và định cư tại nhiểu nơi như Ba Đồn, Đồng Hới, Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cam Ranh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận...Cũng có khoảng 200 người hiện sống ở nước ngoài.
Giáo xứ Vĩnh Phước có 4 đơn vị giáo họ thì chỉ còn tồn tại duy nhất ngôi nhà thờ xứ. Trước đây có một họ đạo là Hạ Thôn đã bị xóa sổ hoàn toàn vào những năm 60 thế kỷ trước. Nhiều người dân Vĩnh Phước Hạ đã dần quên lãng Đức tin và trở nên xa lạ với các sinh hoạt giáo xứ trong khoảng thời gian 50 năm không có cha quản xứ.
Mặc dầu vậy nhưng bằng tinh thần đoàn kết và quyết tâm, linh mục quản xứ và giáo dân Vĩnh Phước đã làm nên “đại sự” với sự kiện ngày 20.7.2007, nhát cuốc đầu tiên được bổ trên đất thánh khởi đầu cho công cuộc xây dựng nền móng nhà Chúa.
Đến ngày 27.11. 2007, Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nhà thờ trên một khuôn viên chừng 6.000m2 vừa mới lấy lại để đến hôm nay sau 3 năm thi công, công trình đã hoàn thành trong sự xúc động của cộng đoàn dân Chúa.
Công trình mới đã thay thế cho ngôi nhà thờ cũ kỹ trước đây làm bằng gỗ lim mái lợp ngói vảy với kích thước nhỏ bé chừng 240m2. Dấu tích nhà thờ xưa chỉ là ngọn tháp được xây dựng vào khoảng năm 1922 thời cha Giuse Đường được dùng làm cổng vào giáo xứ.
Sau khi gửi lời chúc mừng tới cha xứ Gioan B. Nguyễn Minh Dương (sinh 1973, gốc Giáo xứ An Nhiên, Thạch Hạ, TP Hà Tĩnh, LM 2004) và chừng 3.200 giáo dân trong dịp vui trọng đại này, Đức Cha Phaolô mong muốn anh chị em đẩy mạnh công tác tái truyền giáo ngay trên xứ sở của mình, nhất là những giáo dân Vĩnh Phước vì lý do nào đó đã xa rời đời sống Đức tin Công giáo.
Trong ngày vui này, giáo xứ sung sướng đón chào những người con ưu tú trở về thăm quê. Được biết, nơi đây là quê hương của hai anh em linh mục Gioan TC Nguyễn Phước, Linh hướng Đại Chủng viện Vinh Thanh và Anxenmô Nguyễn Hải Minh, Học viện Phan sinh, Quận 9; linh mục Đoàn Văn Liệu (Cam Ranh); linh mục Bonaventura Mai Thái (Đà Nẵng); linh mục Simon Nguyễn Đức Thắng (London – Anh); linh mục Phêrô Lê Trọng Nghĩa (Hoa Kỳ, đã qua đời)...
ĐGM Nguyễn Mạnh Hiếu sẽ tham dự Đại Hội Dân Chúa tại Sàigòn
David Trần
11:51 04/11/2010
Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto, đại diện Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Canada tham dự Đại Hội Dân Chúa tại Sài gòn, Việt nam từ ngày 21-26 tháng 11 năm 2010
Được tin Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu sắp về Việt Nam tham dự Đại Hội Dân Chúa được tổ chức tại Sàigòn từ ngày 21-26 tháng 11 nắm 2010 nầy, phái viên của mạng lưới Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam tại Canada thực hiện ngay một phỏng vấn ngắn gọn trên điện thoại với Đức Cha Vinh Sơn.
Xin được tường trình với quí bà con Công Giáo Việt Nam ở Canada. Nhờ đó chúng ta có thêm chút ít quan tâm đến Đại Hội Dân Chúa tại quê nhà, cũng như thấy được tầm quan trọng trong vài trò làm gạch nối giữa hai Hội Dồng Giám Mục: Canada và Việt Nam của Đức Cha Vinh Sơn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, chuyện Đức Cha về Việt Nam tham dự Đại Hội Dân Chúa quả là chuyện có một không hai. Từ trước đến nay chưa có một hiệp thông nào giữa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Canada. Trước hết, xin Đức Cha cho biết sơ lược về Đại Hội Dân Chúa:
Đáp: Như chúng ta đã biết, Đại Hội Dân Chúa 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được tổ chức trong dịp Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận đại diện tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Trong thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng Đồng Dân Chúa công bố năm thánh 2010 có viết: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa.” Đại Hội Dân Chúa sắp đến được tổ chức trong những tâm tình và ý hướng ấy. Tài liệu làm việc của Đại Hội lần này có những nhận định về căn tính của Giáo Hội Việt Nam trong phần Nền Tảng Thần Học, cũng như có những đề nghị mục vụ thật cụ thể trong phần Hướng Đi Mục Vụ để hướng tới tương lai.
Hỏi: Xin Đức Cha cho biết Đại hội được tổ chức tại đâu? Vào thời gian nào? và Thành Phần tham dự gồm những ai?
Đáp: Theo chương trình tôi nhận được, Đại hội Dân Chúa 2010 được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Sài-gòn. Đại hội sẽ khai mạc vào chiều Chúa nhật ngày 21-10-2010, và sẽ bế mạc trong ngày Thứ Sáu ngày 26-10-2010. Thành phần tham dự gồm đại diện các thành phần Dân Chúa: các Giám mục Việt Nam, đại diện Linh mục, nam nữ tu sĩ, tất nhiên không thể thiếu đại diện giáo dân từ hai mươi sáu giáo phận trên khắp nước Việt Nam. Ngoài những vị kể trên còn có một số khách mời từ các quốc gia. Tôi được được Hội Đồng Giám Mục Canada đặc cử tham dự Đại Hội Dân Chúa với tư cách khách mời.
Hỏi: Đức Cha đã được mời như thế nào, kính xin Đức Cha chia sẻ?
Đáp: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội bây giờ và đương kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã gửi thư bằng tiếng Pháp đề ngày 26 tháng 4, 2010 mời Hội Đồng Giám Mục Canada cử đại diện tham dự Đại Hội Dân Chúa. Hội đồng thường vụ của Hội Đồng Giám Mục Canada đã ủy nhiệm cho tôi đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Canada về tham dự Đại Hội Dân Chúa sắp đến.
Xin được đọc nguyên văn đoạn thư mời của Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, gửi chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada, Đức Cha Pierre Morissette.
“Pour cette raison, comme Président de la Conférence Épiscopale du Vietnam, j’invite un Délégué officiel de votre Commission Épiscopale de la Pastorale pour les Migrants de venir nous joindre à la célébration de ce Synode.”
“Le Synode sera célébré à Ho chi Minh Ville, Viet Nam, les 21-26 novembre, 2010. Pour faciliter la présence et la participation, nous invitons le Délégué d’avoir la presence parmi nous de jeudi après-midi, le 24/11, jusqu’à samedi midi de 26/11/2010.”
Hỏi: Phái đoàn tham dự Đại Hội gồm những ai và sẽ lên đường vào ngày nào?
Đáp: Gọi là phái đoàn thì xem ra có vẻ quan trọng quá. Thực ra tôi và Cha Giuse Phạm Hồng Chương sẽ cùng đi trong chuyến đi này. Chúng tôi dự tính sẽ rời Canada vào ngày 15 tháng 11 tới đây.
Hỏi: Đức Cha có cảm tưởng như thế nào khi chính thức được cử đi tham dự Đại Hội Dân Chúa tại quê nhà Việt Nam?
Đáp: Tôi rất vui mừng. Vui mừng vì được đồng hành cách cụ thể với Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh này. Vui mừng vì được làm sứ giả của sự hiệp thông giữa hai HĐGM Canada và Việt Nam, mà từ trước tới giờ chưa một lần xảy ra.
Hỏi: Đức Cha có nhắn nhủ gì cho chúng con, những giáo sĩ tu sĩ cũng như toàn thể giáo dân Việt Nam sống rải rác trong 20 cộng đoàn Công Giáo tại Canada không?
Đáp: Xin mọi người cầu nguyện cho Đại Hội Dân Chúa 2010 được thành công tốt đẹp. Đây là cơ hội tốt để Giáo Hội Việt Nam cảm tạ Chúa trong chặng đường lịch sử dài hơn 450 năm qua. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam có lúc rạng ngời, nhưng cũng nhiều lúc đau thương, nhưng Giáo Hội đã kiên vững trong đức tin và không ngừng vươn lên. Đây là cơ hợi tốt để Giáo Hội Việt Nam thấy rõ những gì cần canh tân và phát triễn hầu mang lại ích lợi thiêng liêng cho người Công Giáo Việt Nam tại quê nhà và cả hải ngoại. Xin Chúa Thánh Thần là Đấng tác tạo, gìn giữ và hướng dẫn Giáo Hội, ban cho Giáo Hội Việt Nam một lễ Hiện Xuống mới qua lần Đại Hội Dân Chúa nầy. Xin hãy luôn yêu thương và cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam.
Phái viên mạng lưới điện toán Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada kết thúc cuộc điện đàm bằng lời cám ơn và cầu chúc:
Chúng con xin hết lòng cám ơn Đức Cha đã trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ những gì mà người Việt Nam Công Giáo ở hải ngoại cần biết về Đại Hội Dân Chúa tại Việt nam năm 2010.
Kính chúc Đức Cha và Cha Giuse Phạm hồng Chương thượng lộ bình an. Xin Chúa luôn đồng hành với Đức Cha trong sứ vụ Giám Mục.
Thực hiện ngày 3.11.2010
Phái viên mạng lưới điện toán www. Liengiaositusi.com
Xin được tường trình với quí bà con Công Giáo Việt Nam ở Canada. Nhờ đó chúng ta có thêm chút ít quan tâm đến Đại Hội Dân Chúa tại quê nhà, cũng như thấy được tầm quan trọng trong vài trò làm gạch nối giữa hai Hội Dồng Giám Mục: Canada và Việt Nam của Đức Cha Vinh Sơn.
Hỏi: Thưa Đức Cha, chuyện Đức Cha về Việt Nam tham dự Đại Hội Dân Chúa quả là chuyện có một không hai. Từ trước đến nay chưa có một hiệp thông nào giữa Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Canada. Trước hết, xin Đức Cha cho biết sơ lược về Đại Hội Dân Chúa:
Đáp: Như chúng ta đã biết, Đại Hội Dân Chúa 2010 của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được tổ chức trong dịp Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thiết lập hai địa phận đại diện tông tòa đầu tiên và 50 năm thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Trong thư Hội Đồng Giám Mục Việt Nam gửi Cộng Đồng Dân Chúa công bố năm thánh 2010 có viết: “Đây là thời điểm cho chúng ta nhìn lại quá khứ để tạ ơn Chúa và lắng nghe bài học của lịch sử, nhìn vào hiện tại để nhận diện những thuận lợi và thách đố, nhìn tới tương lai để cùng nhau canh tân đời sống và xây dựng Giáo Hội theo đúng thánh ý Thiên Chúa.” Đại Hội Dân Chúa sắp đến được tổ chức trong những tâm tình và ý hướng ấy. Tài liệu làm việc của Đại Hội lần này có những nhận định về căn tính của Giáo Hội Việt Nam trong phần Nền Tảng Thần Học, cũng như có những đề nghị mục vụ thật cụ thể trong phần Hướng Đi Mục Vụ để hướng tới tương lai.
Hỏi: Xin Đức Cha cho biết Đại hội được tổ chức tại đâu? Vào thời gian nào? và Thành Phần tham dự gồm những ai?
Đáp: Theo chương trình tôi nhận được, Đại hội Dân Chúa 2010 được tổ chức tại Tổng Giáo Phận Sài-gòn. Đại hội sẽ khai mạc vào chiều Chúa nhật ngày 21-10-2010, và sẽ bế mạc trong ngày Thứ Sáu ngày 26-10-2010. Thành phần tham dự gồm đại diện các thành phần Dân Chúa: các Giám mục Việt Nam, đại diện Linh mục, nam nữ tu sĩ, tất nhiên không thể thiếu đại diện giáo dân từ hai mươi sáu giáo phận trên khắp nước Việt Nam. Ngoài những vị kể trên còn có một số khách mời từ các quốc gia. Tôi được được Hội Đồng Giám Mục Canada đặc cử tham dự Đại Hội Dân Chúa với tư cách khách mời.
Hỏi: Đức Cha đã được mời như thế nào, kính xin Đức Cha chia sẻ?
Đáp: Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội bây giờ và đương kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đã gửi thư bằng tiếng Pháp đề ngày 26 tháng 4, 2010 mời Hội Đồng Giám Mục Canada cử đại diện tham dự Đại Hội Dân Chúa. Hội đồng thường vụ của Hội Đồng Giám Mục Canada đã ủy nhiệm cho tôi đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Canada về tham dự Đại Hội Dân Chúa sắp đến.
Xin được đọc nguyên văn đoạn thư mời của Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, gửi chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Canada, Đức Cha Pierre Morissette.
“Pour cette raison, comme Président de la Conférence Épiscopale du Vietnam, j’invite un Délégué officiel de votre Commission Épiscopale de la Pastorale pour les Migrants de venir nous joindre à la célébration de ce Synode.”
“Le Synode sera célébré à Ho chi Minh Ville, Viet Nam, les 21-26 novembre, 2010. Pour faciliter la présence et la participation, nous invitons le Délégué d’avoir la presence parmi nous de jeudi après-midi, le 24/11, jusqu’à samedi midi de 26/11/2010.”
Hỏi: Phái đoàn tham dự Đại Hội gồm những ai và sẽ lên đường vào ngày nào?
Đáp: Gọi là phái đoàn thì xem ra có vẻ quan trọng quá. Thực ra tôi và Cha Giuse Phạm Hồng Chương sẽ cùng đi trong chuyến đi này. Chúng tôi dự tính sẽ rời Canada vào ngày 15 tháng 11 tới đây.
Hỏi: Đức Cha có cảm tưởng như thế nào khi chính thức được cử đi tham dự Đại Hội Dân Chúa tại quê nhà Việt Nam?
Đáp: Tôi rất vui mừng. Vui mừng vì được đồng hành cách cụ thể với Giáo Hội Việt Nam trong Năm Thánh này. Vui mừng vì được làm sứ giả của sự hiệp thông giữa hai HĐGM Canada và Việt Nam, mà từ trước tới giờ chưa một lần xảy ra.
Hỏi: Đức Cha có nhắn nhủ gì cho chúng con, những giáo sĩ tu sĩ cũng như toàn thể giáo dân Việt Nam sống rải rác trong 20 cộng đoàn Công Giáo tại Canada không?
Đáp: Xin mọi người cầu nguyện cho Đại Hội Dân Chúa 2010 được thành công tốt đẹp. Đây là cơ hội tốt để Giáo Hội Việt Nam cảm tạ Chúa trong chặng đường lịch sử dài hơn 450 năm qua. Lịch sử Giáo Hội Việt Nam có lúc rạng ngời, nhưng cũng nhiều lúc đau thương, nhưng Giáo Hội đã kiên vững trong đức tin và không ngừng vươn lên. Đây là cơ hợi tốt để Giáo Hội Việt Nam thấy rõ những gì cần canh tân và phát triễn hầu mang lại ích lợi thiêng liêng cho người Công Giáo Việt Nam tại quê nhà và cả hải ngoại. Xin Chúa Thánh Thần là Đấng tác tạo, gìn giữ và hướng dẫn Giáo Hội, ban cho Giáo Hội Việt Nam một lễ Hiện Xuống mới qua lần Đại Hội Dân Chúa nầy. Xin hãy luôn yêu thương và cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam.
Phái viên mạng lưới điện toán Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Việt Nam tại Canada kết thúc cuộc điện đàm bằng lời cám ơn và cầu chúc:
Chúng con xin hết lòng cám ơn Đức Cha đã trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ những gì mà người Việt Nam Công Giáo ở hải ngoại cần biết về Đại Hội Dân Chúa tại Việt nam năm 2010.
Kính chúc Đức Cha và Cha Giuse Phạm hồng Chương thượng lộ bình an. Xin Chúa luôn đồng hành với Đức Cha trong sứ vụ Giám Mục.
Thực hiện ngày 3.11.2010
Phái viên mạng lưới điện toán www. Liengiaositusi.com
Ánh sao mai giữa thành phố biển.
Tâm PHúc
12:12 04/11/2010
Vậy là tôi tìm cách ghé đến thăm.
*Dạy và chăm sóc bằng cả trái tim
Theo địa chỉ, sau 2 cái “xẹt” của đường Hoàng Diệu, tôi đã đứng trước cổng trường khuyết tật Sao Mai do các nữ tu dòng Khiết tâm Đức Mẹ Nha Trang thành lập. Mở cổng đón tôi là một nam học sinh mắc chứng bệnh down, thật lịch sự em hỏi: “Xin lỗi muốn gặp ai ạ!”, khi nghe tôi nói muốn gặp Hiệu trưởng em bảo tôi đợi một chút. Lát sau, em quay lại mở cổng và giúp tôi đẩy xe vô sân, tôi thật dễ chịu về sự tận tình của chàng trai nhỏ. Chợt thấy thoáng bóng của chị nữ tu trẻ giơ tay làm ký hiệu OK với cậu học trò, tôi hiểu cậu vừa thực hiện tốt một bài thực hành về đón tiếp khách đến nhà. Chưa hết, khi khách vừa ghé ngồi, một cô bé dễ thương bưng 2 ly nước vào. Cẩn thận em đặt từng ly lên bàn rồi mỉm cười. Thật khó khăn, em uốn miệng để nói những tiếng: “Xin mời dùng nước!” với cách phát âm ngọng ngịu (phải nhờ chị nữ tu giải thích tôi mới hiểu được em nói gì) và bàn tay đưa ra lịch sự mời khách. Em là học sinh mới của lớp khiếm thính, các nữ tu muốn các em tập nói những từ đơn giản trong giao tiếp thay vì chỉ ra dấu tay.
Từ những lần đi công tác xã hội, các nữ tu đã gặp nhiếu hoàn cảnh thương tâm khi thấy những đứa trẻ bị khuyết tật không được quan tâm chăm sóc, thậm chí bị khinh rẻ bởi chính cha mẹ các em. Nỗi thao thức muốn làm một cái gì đó thiết thực cho các em đã thúc đẩy các chị thành lập ngôi trường dành cho trẻ khuyết tật này. Trường Sao Mai chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2004, với mong muốn thực hiện việc phục hồi chức năng thích ứng xã hội và giúp các em khuyết tật được phát triển trong mức độ tương đối cần thiết để có khả năng sau này học một nghề đơn giản, có thể phần nào tự lập cho đời sống cá nhân của mình. Trường hiện có 9 nữ tu (7 chị có trình độ chuyên môn ĐH, CĐ và trung cấp ngành giáo dục đặc biệt )ï chăm sóc và dạy dỗ cho 58 em, chia làm 5 lớp (1 lớp khiếm thính và 4 lớp chậm phát triển). Đối với một số em thuộc nhóm chậm phát triển thì gần như giáo viên phải làm thay hết cho các em. Nữ tu Như Khuê hiệu trưởng của trường cho biết: “Có em lúc mới vào học không thể tự làm những việc cá nhân, ngay cả trong việc đi vệ sinh thế nào cho sạch sẽ cũng phải qua một thời gian hướng dẫn mới có kết quả tương đối. Nói tương đối là vì những lúc các em thiếu tự chủ thì hầu như cô giáo phải làm tất cả cho em đó”.
Nữ tu hiệu trưởng đưa tôi đi thăm một vòng các lớp. Tại lớp khiếm thính, tôi thầm cảm phục những gì chị nữ tu có dáng người nhỏ nhắn đang cố hết sức để dạy cho các em cách phát âm nhận biết các chữ. Học trò mắt không rời cô giáo và những cái miệng tròn vo uốn theo miệng cô. Cô giáo phải nói thật to cùng với ra dấu để giúp em nhận biết và phân biệt chữ, một số học trò có vẻ như chưa tiếp thu kịp các bạn nên ra dấu hỏi lại cô. Theo các nữ tu, việc dạy học cho học sinh khiếm thính khó khăn nhất là lúc các em chưa biết chữ, còn những lớp sau thì đỡ cực hơn. Để được học trò cảm nhận được mình yêu thương các em và được các em tin tưởng giữa một thế giới của sự im lặng, tôi biết rằng đối với các chị không phải là dễ dàng mà phải đổi bằng cả trái tim. Năm học vừa qua, trường đã liên hệ với Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM xin cấp 18 máy trợ thính cho 9 em khối khiếm thính, với những học trò nghèo thì đây là một niềm vui không chỉ đối với các em mà với cả gia đình. Có lẽ chính vì vậy nên không ở đâu mà tôi nghe được nhiều những tiếng khen ngợi, động viên liên tục của cô giáo nhiều như ở đây. Ngôi trường Sao Mai không chỉ có những vất vả của phục vụ mà còn đầy ắp những tiếng cười.
*Cuộc đời vẫn đẹp sao
Dù điều kiện còn eo hẹp, nhưng vào các ngày hội như Trung Thu, Giáng Sinh, tết Nguyên Đán các nữ tu đều kết hợp với Hội phụ huynh tổ chức cho các em vui chơi. Dù rằng, tập múa hát cho trẻ nhỏ bình thường đã khó nên việc giúp các em khiếm thính cảm nhận được nhịp điệu âm nhạc để biểu diễn là gian nan biết bao nhiêu. Dịp 8-3 vừa rồi, các em được hướng dẫn làm thiệp tặng mẹ, được các cô hướng dẫn đi bưu điện gởi thư. Những người khách ở bưu điện hôm ấy tỏ ra rất thích thú thấy các em thật lễ phép. Một người mẹ tâm sự rằng, khi nhận được tấm thiệp được chính đứa con tật nguyền của mình, chị không nén nổi nước mắt, trước đây chị thật buồn vì con mình sinh ra không lành lặn như những đứa trẻ khác. Nhưng từ khi gởi bé vào học, được sự động viên và giải thích của các nữ tu, chị tìm ra những niềm vui trong việc chăm sóc và quan sát con phát triển từng chút. Tấm thiệp chị nhận ẩn sâu vô vàn tình thương của các nữ tu tận tình chăm sóc con của chị.
Trường khuyết tật Sao Mai là một trong 2 trường học dành cho trẻ khuyết tật tại thành phố Nha Trang. Cộng tác với các nữ tu còn có các thầy ĐCV Sao Biển đến sinh hoạt và dạy trống cho các em vào chiều thứ 5 hàng tuần. Những nữ tu trong trường đang âm thầm góp chút sức nhỏ để chia sẻ với những khó khăn của các em và gia đình các em, với tâm nguyện thực hiện điều Đức Giêsu đã nói: “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”(Mt 25,40).
Chia tay với ngôi trường mang tên Sao Mai, ngôi sao cho người lữ hành chút ánh sáng trong đêm tối trước khi bình minh tỏ rạng, tôi nghiệm ra ý nghĩa sâu sắc tên gọi Sao Mai của ngôi trường. Công việc các chị nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ âm thầm từng ngày như ánh sáng Sao Mai góp cho đời hơi ấm của tình yêu thương, của sự tôn trọng những con người bé nhỏ nhưng mang dáng dấp của chính Giêsu, Người đã sống cả cuộc đời mình cho tình yêu.
Bùi Môn - Thánh lễ tràn đầy niềm tin và hy vọng
LM Giuse Nguyễn Minh Đức
20:10 04/11/2010
Mặc dù trời mưa lớn, thế nhưng từ nhiều nơi bà con giáo dân trong và ngoài xứ đã về rất đông, thắp nhang, cầu nguyện và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn. Trong thánh lễ, cha chánh xứ làm nghi thức tưởng niệm, ghi nhớ và tỏ lòng thảo hiếu, tri ân đối với các bậc tiền ân, ân nhân và các linh hồn đã qua đời. Nhiều người rất xúc động vì tấm lòng thảo hiếu của cộng đoàn dành cho những người quá cố.
Năm nay, ngày lễ cầu nguyện cho các linh hồn sẽ là kỷ niệm. Kỷ niệm nhắc nhớ cho thế hệ mai sau luôn nhớ đến các bậc tiền nhân, luôn cầu nguyện, hy sinh dành cho các linh hồn để cuộc đời mai sau của chính mình, cũng được hưởng niềm hạnh phúc bất diệt trên Quê Trời.
Hẹn gặp lại năm sau. Hẹn gặp trong tin yêu và hy vọng.
Văn Hóa
Lá thư tháng 11
Trầm Thiên Thu
09:46 04/11/2010
Hình dung về mỗi cô, thầy
Lá thư tháng Mười Một thay tâm tình
Gởi cô, thầy với lòng thành
Ý dài, lời ngắn, tri ân suốt đời
Công lao dạy dỗ nên người
Dù còn vất vả bên đời nắng mưa
Tháng Mười Một đẹp như thơ
Để học trò biết ơn cô, ơn thầy
Nhìn trời xanh lãng đãng mây
Hạnh phúc những ngày thân ái yêu thương
NHƯ VIÊN PHẤN
Đời thầy như viên phấn
Hao mòn vì bảng đen
Trọn con đường học vấn
Viên phấn vạch đường quen
Cho con được tạ lỗi
Những khi không thuộc bài
Rồi những lần ngỗ nghịch
Làm thầy vương u hoài
Biết bao trang giáo án
Cùng thầy thức đêm khuya
Mái tóc thấy bạc trắng
Viên phấn lặng lẽ mơ
Xin cảm ơn viên phấn
Trắng nét trên bảng đen
Kiến thức con đón nhận
Ơn thầy không thể quên.
Lá thư tháng Mười Một thay tâm tình
Gởi cô, thầy với lòng thành
Ý dài, lời ngắn, tri ân suốt đời
Công lao dạy dỗ nên người
Dù còn vất vả bên đời nắng mưa
Tháng Mười Một đẹp như thơ
Để học trò biết ơn cô, ơn thầy
Nhìn trời xanh lãng đãng mây
Hạnh phúc những ngày thân ái yêu thương
NHƯ VIÊN PHẤN
Đời thầy như viên phấn
Hao mòn vì bảng đen
Trọn con đường học vấn
Viên phấn vạch đường quen
Cho con được tạ lỗi
Những khi không thuộc bài
Rồi những lần ngỗ nghịch
Làm thầy vương u hoài
Biết bao trang giáo án
Cùng thầy thức đêm khuya
Mái tóc thấy bạc trắng
Viên phấn lặng lẽ mơ
Xin cảm ơn viên phấn
Trắng nét trên bảng đen
Kiến thức con đón nhận
Ơn thầy không thể quên.
Mười cách chống lại sự căm thù hiệp nhất
Jos. Tú Nạc, NMS
10:15 04/11/2010
Vào năm 1991, David Duke bước vào một cuộc vận động tranh cử. Ông ta muốn trở thành một viên chức chính quyền của Tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ. David Duke là thành viên nhóm Ku Klux Klan, hay còn gọi là KKK. Là một nhóm phân biệt chủng tộc. Đó là một nhóm người da trắng., những người mà luôn đe dọa những chủng tộc khác. Trong một số trường hợp, Klan thậm chí đã giết những người khác màu da, chủng tộc hoặc niềm tin. David Duke đã có một tiền sử là người phân biệt chủng tộc. Và ông ta cũng rất quan tâm đến chính trị. Nhiều năm ông ta đã truyền bá những ý tưởng phân biệt chủng tộc. Một số người đã gọi ông ta là “người phân biệt chủng tộc khét tiếng của Mỹ.” Một số người đã tin vào ý tưởng của David về ý tưởng phân biệt chủng tộc. Nhưng cũng có rất nhiều người phản đối.
Trong nhiều tình huống, người ta không nói về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoặc những vấn đề chủng tộc. Họ không cùng nhau bàn bạc, thảo luận những vấn đề đó. Và đây là trường hợp ở Louisiana. Ví lẽ này, cuộc tiến hành bầu cử chọn người chọn người lãnh đạo đã đi đến chia rẽ cộng đồng.
Sự căm thù đủ sức mạnh để hủy diệt con người và cộng đồng. Nên Tolerance. Org đã đưa bản liệt kê mười cách để đấu tranh chống lại sự căm thù trong cộng đồng của bạn. Chúng ta hay cùng nhìn vào phương cách thứ hai chống lại sự căm thù: HIỆP NHẤT (Unit).
Trở thành người cầm quyền, phong trào của David Duke sẽ chia rẽ dân chúng Louisiana. David Duke đã không thắng cử. Nhưng sự kiện này là một thay đổi cho những người nói về chủng tộc. Một nhật báo ở Louisiana đã đề ra một phương thức cho cộng đồng để liên lạc, trao đổi thông tin. Nhât báo này đã mời các độc giả viết và nói lên ý kiến và kinh nghiệm của mình. Một phụ nữ, Rhoda, đã viết cho tờ báo như sau:
“Chúng ta hãy nghĩ những cách để nói với nhau, những điều mà chúng ta yêu thương và ưu ái như những tao vật đối tác của Thiên Chúa.”
Một phụ nữ khác, Brenda, đã hưởng ứng với Rhoda:
“Chúng ta cần môt số những loai biểu tượng, chúng ta cần một cái gì đó để thế giới biết rằng chúng ta không phải ai cũng bị tiêm nhiễm sự thù ghét.”
Rhoda là người da trắng. Và Brenda là người da đen. Họ đã cùng gặp nhau trò chuyện. Họ cùng nhau hình thành nhóm “Erace.” Tẩy xóa một điều gì đó trong hiện hữu và ký ức.
Nhưng từ này phát âm nghe cũng gần giống như từ của những người đồng tranh tài một môn thể dục - race (thi đua). Những phụ nữ này muốn xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Họ đã quyết định một phương châm. Phương châm này tuyên bố ý tưởng chính đằng sau Erace. Đó là “xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – tất cả những màu da đều được yêu thương và ưu ái.”
Những phụ nữ này mong rằng thông điệp của họ được nhiều người hưởng ứng. Một trong những phương thức chính mà họ phổ biến thông điệp của họ là thông qua việc dán những dấu hiệu của họ vào những chiếc cản của xe hơi. Người ta có thể dán những phương châm đầy màu sắc này sau xe của họ. Rhoda nói:
“Hãy tưởng tượng một thành phố mà mọi chiếc xe đều biểu thị những dấu hiệu này. Hãy nghĩ về những thông điệp sẽ được gửi đi. Hãy nghĩ người da đen và người da trắng sẽ cảm nhận như thế nào ở một nơi như vậy.”
Hiện nay Erace đã phát tán 140,000 dấu hiệu tới những người trên thế giới. Erace cũng giúp đỡ người ta tổ chức những cuộc thảo luận nơi có những chủng tộc khác nhau có thể cùng nhau ngồi lại. Erace tin tưởng sẽ mang đến cho người dân thuộc những chủng tộc khác nhau tao sự hy vọng. Họ cũng tin rằng đó là công cụ tối ưu để chống lai chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Và họ cũng cổ vũ người dân mọi nơi cùng tham gia. Họ nói, “Truyền từ người này đến người kia trong cộng đồng, chúng ta tìm kiếm những phương cách để bày tỏ rằng chúng ta phải toàn tâm toàn ý để đối xử như nhau về sự sống nhân loại đối với tất cả các sắc tộc với lòng nhân ái, bao dung. Hãy tham gia cùng chúng tôi.”
Đôi khi tạo sự đồng tâm hiệp lực với nhiều người cũng là công việc khó. Những người hứng chịu sự căm ghét thường cảm thấy sợ sệt và cô đơn. Những người mà muốn chiến đấu chống lại sự căm thù có thể không biết phải bắt đầu như thế nào. Tolerance. Org nói rằng, người ta nên nhớ một điều: những người xung quanh bạn cũng muốn ngăn chặn sự căm thù. Đó là lý tại sao sự hiệp nhất, đoàn kết lại quan trọng như vậy
Mọi người cũng biết rằng hợp quần gây sức mạnh. Nhiều người bao giờ cũng gây tiếng vang hơn duy nhất chỉ một người. Càng nhiều người lại càng thực hiện được nhiều điều. Họ có thể cung cấp thông tin cho nhiều người hơn. Những phạm nhân cũng rất có thể giảm những vụ tấn công vào những nhóm đông người hơn. Và cũng có nghĩa càng nhiều người càng nhiều ý kiến tham gia! Mỗi người có thể bổ sung một điều gì đó. Nhưng bạn có thể hiệp nhất với ai? Bằng cách nào bạn có thể tìm được để liên đới?
Tolerance. org cho biết có nhiều cách để liên hiệp với những người khác. Lúc đầu bạn có thể liên kết với những người thân quen, gần gũi. Tập hợp bạn hữu của mình cùng gia đình họ. Hãy yêu cầu những người mà đang sống gần bạn cùng tham gia vào nhóm chống lại sự căm thù. Hãy mời những đồng nghiệp hoặc những người cùng tôn giáo với bạn.
Bạn cũng nên nhớ rằng để liên hiệp với những người khác là môt việc thực sự khó khăn. Sự hiệp nhất có thể đem đến cho mọi người trong cộng đồng xích lại gần nhau. Khi bạn thấy có sự căm thù, hãy cổ vũ nhóm của bạn chống lại nó. Hãy cùng gặp gỡ và trao đổi những phương cách để cho nhóm của bạn phát triển. Bàn về những phương thức để truyền bá đến những người trong cộng đồng của bạn quả là khó.
Bạn cũng có thể làm việc với những nhóm lớn hơn trong cộng đồng của bạn. Nhưng nhóm nào trong cộng đồng của bạn muốn chặn đứng sự căm thù? Tolerance. org gợi ý rằng hãy mời và liên hệ với những hiệp hội phụ nữ, giáo viên, những liên đoàn lao động, những người làm việc trong trường đại học và những đoàn thể thanh niên. Liên hệ với những trường học, những cơ sở kinh doanh, những nơi thờ tự, thiếu nhi, những thành viên thuộc nhóm thiểu số và những chính khách. Tolerance. org cũng đề nghị nên liên hệ với cảnh sát địa phương. Cảnh sát có thể theo dõi những biểu hiện ban đầu sủa sự căm thù trong cộng đồng.
Thật đáng buồn, lòng căm ghét tồn tại trong moi cộng đồng. Nhưng có nhiều cách mà người ta có thể đứng lên chống lại nó. Nên nhớ rằng, bạn không bao giờ lạc lõng, cô đơn.
Chúng ta cũng nên nhớ câu nói của người xưa: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.”
Trong nhiều tình huống, người ta không nói về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc hoặc những vấn đề chủng tộc. Họ không cùng nhau bàn bạc, thảo luận những vấn đề đó. Và đây là trường hợp ở Louisiana. Ví lẽ này, cuộc tiến hành bầu cử chọn người chọn người lãnh đạo đã đi đến chia rẽ cộng đồng.
Sự căm thù đủ sức mạnh để hủy diệt con người và cộng đồng. Nên Tolerance. Org đã đưa bản liệt kê mười cách để đấu tranh chống lại sự căm thù trong cộng đồng của bạn. Chúng ta hay cùng nhìn vào phương cách thứ hai chống lại sự căm thù: HIỆP NHẤT (Unit).
Trở thành người cầm quyền, phong trào của David Duke sẽ chia rẽ dân chúng Louisiana. David Duke đã không thắng cử. Nhưng sự kiện này là một thay đổi cho những người nói về chủng tộc. Một nhật báo ở Louisiana đã đề ra một phương thức cho cộng đồng để liên lạc, trao đổi thông tin. Nhât báo này đã mời các độc giả viết và nói lên ý kiến và kinh nghiệm của mình. Một phụ nữ, Rhoda, đã viết cho tờ báo như sau:
“Chúng ta hãy nghĩ những cách để nói với nhau, những điều mà chúng ta yêu thương và ưu ái như những tao vật đối tác của Thiên Chúa.”
Một phụ nữ khác, Brenda, đã hưởng ứng với Rhoda:
“Chúng ta cần môt số những loai biểu tượng, chúng ta cần một cái gì đó để thế giới biết rằng chúng ta không phải ai cũng bị tiêm nhiễm sự thù ghét.”
Rhoda là người da trắng. Và Brenda là người da đen. Họ đã cùng gặp nhau trò chuyện. Họ cùng nhau hình thành nhóm “Erace.” Tẩy xóa một điều gì đó trong hiện hữu và ký ức.
Nhưng từ này phát âm nghe cũng gần giống như từ của những người đồng tranh tài một môn thể dục - race (thi đua). Những phụ nữ này muốn xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Họ đã quyết định một phương châm. Phương châm này tuyên bố ý tưởng chính đằng sau Erace. Đó là “xóa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – tất cả những màu da đều được yêu thương và ưu ái.”
Những phụ nữ này mong rằng thông điệp của họ được nhiều người hưởng ứng. Một trong những phương thức chính mà họ phổ biến thông điệp của họ là thông qua việc dán những dấu hiệu của họ vào những chiếc cản của xe hơi. Người ta có thể dán những phương châm đầy màu sắc này sau xe của họ. Rhoda nói:
“Hãy tưởng tượng một thành phố mà mọi chiếc xe đều biểu thị những dấu hiệu này. Hãy nghĩ về những thông điệp sẽ được gửi đi. Hãy nghĩ người da đen và người da trắng sẽ cảm nhận như thế nào ở một nơi như vậy.”
Hiện nay Erace đã phát tán 140,000 dấu hiệu tới những người trên thế giới. Erace cũng giúp đỡ người ta tổ chức những cuộc thảo luận nơi có những chủng tộc khác nhau có thể cùng nhau ngồi lại. Erace tin tưởng sẽ mang đến cho người dân thuộc những chủng tộc khác nhau tao sự hy vọng. Họ cũng tin rằng đó là công cụ tối ưu để chống lai chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Và họ cũng cổ vũ người dân mọi nơi cùng tham gia. Họ nói, “Truyền từ người này đến người kia trong cộng đồng, chúng ta tìm kiếm những phương cách để bày tỏ rằng chúng ta phải toàn tâm toàn ý để đối xử như nhau về sự sống nhân loại đối với tất cả các sắc tộc với lòng nhân ái, bao dung. Hãy tham gia cùng chúng tôi.”
Đôi khi tạo sự đồng tâm hiệp lực với nhiều người cũng là công việc khó. Những người hứng chịu sự căm ghét thường cảm thấy sợ sệt và cô đơn. Những người mà muốn chiến đấu chống lại sự căm thù có thể không biết phải bắt đầu như thế nào. Tolerance. Org nói rằng, người ta nên nhớ một điều: những người xung quanh bạn cũng muốn ngăn chặn sự căm thù. Đó là lý tại sao sự hiệp nhất, đoàn kết lại quan trọng như vậy
Mọi người cũng biết rằng hợp quần gây sức mạnh. Nhiều người bao giờ cũng gây tiếng vang hơn duy nhất chỉ một người. Càng nhiều người lại càng thực hiện được nhiều điều. Họ có thể cung cấp thông tin cho nhiều người hơn. Những phạm nhân cũng rất có thể giảm những vụ tấn công vào những nhóm đông người hơn. Và cũng có nghĩa càng nhiều người càng nhiều ý kiến tham gia! Mỗi người có thể bổ sung một điều gì đó. Nhưng bạn có thể hiệp nhất với ai? Bằng cách nào bạn có thể tìm được để liên đới?
Tolerance. org cho biết có nhiều cách để liên hiệp với những người khác. Lúc đầu bạn có thể liên kết với những người thân quen, gần gũi. Tập hợp bạn hữu của mình cùng gia đình họ. Hãy yêu cầu những người mà đang sống gần bạn cùng tham gia vào nhóm chống lại sự căm thù. Hãy mời những đồng nghiệp hoặc những người cùng tôn giáo với bạn.
Bạn cũng nên nhớ rằng để liên hiệp với những người khác là môt việc thực sự khó khăn. Sự hiệp nhất có thể đem đến cho mọi người trong cộng đồng xích lại gần nhau. Khi bạn thấy có sự căm thù, hãy cổ vũ nhóm của bạn chống lại nó. Hãy cùng gặp gỡ và trao đổi những phương cách để cho nhóm của bạn phát triển. Bàn về những phương thức để truyền bá đến những người trong cộng đồng của bạn quả là khó.
Bạn cũng có thể làm việc với những nhóm lớn hơn trong cộng đồng của bạn. Nhưng nhóm nào trong cộng đồng của bạn muốn chặn đứng sự căm thù? Tolerance. org gợi ý rằng hãy mời và liên hệ với những hiệp hội phụ nữ, giáo viên, những liên đoàn lao động, những người làm việc trong trường đại học và những đoàn thể thanh niên. Liên hệ với những trường học, những cơ sở kinh doanh, những nơi thờ tự, thiếu nhi, những thành viên thuộc nhóm thiểu số và những chính khách. Tolerance. org cũng đề nghị nên liên hệ với cảnh sát địa phương. Cảnh sát có thể theo dõi những biểu hiện ban đầu sủa sự căm thù trong cộng đồng.
Thật đáng buồn, lòng căm ghét tồn tại trong moi cộng đồng. Nhưng có nhiều cách mà người ta có thể đứng lên chống lại nó. Nên nhớ rằng, bạn không bao giờ lạc lõng, cô đơn.
Chúng ta cũng nên nhớ câu nói của người xưa: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.”
Bản tin sơ khảo số 1: Cuộc Thi Viết Nhánh Huệ Nước Trời
PM. Cao Huy Hoàng
10:40 04/11/2010
CUỘC THI VIẾT: NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI
BẢN TIN SƠ KHẢO SỐ 1
Cùng quí tác giả và quí độc giả,
Sau hơn một tháng phát động cuộc thi viết “Nhánh Huệ Nước Trời”, Ngươi Phụ Trách Thơ đã nhận gần 200 bài thơ dự thi gồm có các bài Họa thơ đường, và những bài thuộc các thể thơ khác. Về văn xuôi, tốc độ còn chậm, Người Phụ Trách Văn chỉ mới nhận được hơn 10 bài.
Về thơ, chúng tôi đã chuyển cho 6 vị Ban Giám Khảo vòng Sơ Khảo Thơ từng đợt 50 bài. BGK đã nhận xét, đánh giá và cho điểm 50 bài đợt 1. Kết quả là: có một số bài lạc đề, hoặc phạm những lỗi thơ, lỗi họa như không vần điệu, thất niêm, thất luật, thất đối, khắc lục, khổ độc, điệp nghĩa, điệp ngữ…đã được BKG đề nghị BTC lưu giữ, không giới thiệu, và BGK đề nghị với BTC giới thiệu những bài dưới đây.
Các bài giới thiệu chỉ kèm theo mã số, không có tên tác giả.
Chúng tôi mong sẽ có thể sớm giới thiệu các loạt bài tiếp theo, cả thơ và văn. Mong quí vị theo dõi và tiếp tục tham gia dự thi.
Chúng tôi cũng xin giới thiệu bài tham luận Về Xướng Họa Thơ Đường của Nhà Thơ Mặc Trầm Cung kèm cuối loạt bài nầy, để quí vị tiện tham khảo.
Chân thành cảm ơn quí vị, và kính giới thiệu loạt bài Sơ Khảo đợt 1.
Ngày 01-11-2010
Kính
Phụ Trách Tổ Thơ
PM. Cao Huy Hoàng
Ban Tổ Chức
Lm. Trăng Thập Tự
BÀI XƯỚNG:
HUỆ TRẮNG
Giuse gương sáng bậc làm cha,
Huệ trắng thơm hương khắp mọi nhà.
Nghèo khó thanh bần, nơi cõi thế,
Trinh trong khiết tịnh, chốn phong ba.
Dưỡng nuôi Con Thảo, tròn Thiên ý,
Chăm sóc Bạn Hiền, đẹp Thánh gia.
Luôn giữ tinh tuyền, con nguyện hứa
Dâng về Cha Thánh, khúc hoan ca.
Dzuy Sơn Tuyền
T-001. GƯƠNG THÁNH GIA
Hãy nêu gương hỡi những người cha !
Giữ hạnh phúc yên vui mọi nhà.
Bình thản; thanh cao dù bão táp,
Hồn nhiên; trong sáng mặc phong ba.
Tâm hồn thanh bạch như hoa huệ,
Ý tưởng ngay lành tựa Thánh gia.
Vâng phục; sống nghèo theo ý Chúa,
*Mẫu gương* muôn thế hệ hoan ca.
T-002. BỔN PHẬN NGƯỜI CHA
Chúa trao bổn phận cho người cha,
Lao khổ làm ăn nuôi cả nhà.
Không trách không than khi chạy vạy,
Chẳng buồn chẳng tủi lúc bôn ba.
Quyết tâm ngày nọ nên người Thánh,
Vững chí mai kia thành lão gia.
Khiết tịnh, thơm lừng hơn nhánh Huệ,
Áo ôm, khố rách chẳng kêu ca.
T-003. GIU-SE THÁNH CẢ.
Cha đứng đấy tay cầm cành huệ trắng
Miệng mỉm cười nhìn xuống đám con thơ
Xưa Thánh Gia Cha bảo bọc an bình
Rày quyền thế nguồn cậy trông, an ủi.
Bao vĩ nhân, bao anh hùng trần thế
Bao quan quyền, vua chúa chốn dương gian
Chỉ mỗi Cha, Chúa chọn giữa muôn ngàn
Làm hiền phụ, hiền phu Gia Thất Thánh.
Cha công chính chở che người công chính
Cha khiết trinh bảo bọc kẻ khiết trinh
Cơn gian nan cậy núp cánh tay người
Quỷ hoả ngục phải tránh danh kiềng mặt.
Hỡi những kẻ đồng trinh lòng thanh sạch
Hỡi những người trong trắng trí thanh cao
Hỡi những ai tay trót đã nhúng chàm
Hỡi những người đắm chìm trong lầm lạc.
Người nghèo túng, kẻ gian nan vất vả
Phận làm con, kẻ làm mẹ, làm cha
Đời hôn nhân, bậc thanh khiết tu trì
Hết thay thảy, Cha cầu thay, nguyện giúp.
Xưa dưới thế Chúa Con hằng vâng phục
MA-RI-A hằng kính mến, nể nang
Nay hiển vinh phước cả chốn thiên đàng
Xin bảo bọc, chở che người nhân thế.
T-006. MẪU GƯƠNG THÁNH CẢ.
Trắng trong như Huệ, xứng danh Cha
Công chính ngời soi chiếu mọi nhà
Nhân đức chống chèo qua sóng gió
Thánh ân lèo lái vượt phong ba
Con Trời giáo dưỡng, đường Thiên Quốc
Mẹ Chúa chở che, đạo Thánh Gia
Vườn Huệ Nước Trời Cha bón tưới
Sắc hương toả ngát mãi hoan ca.
T-007. VƯỜN HUỆ NƯỚC TRỜI.
Vườn Huệ hăng say học nết Cha (*)
Hương thơm bát ngát mãi trong nhà
Tiền hôn tôi giữ trinh trong bố
Đính ước anh gìn khiết tịnh ba
Muối ướp thanh niên vinh Hội Thánh
Đèn soi tuổi trẻ rạng tư gia
Cô dì chú bác đều yêu mến
Ngưỡng mộ người người tán tụng ca
(*) Thánh Cả Giu-se.
T-008. CÓ MỘT NGƯỜI CHA NHƯ THẾ.
Cũng buồn cũng khổ lúc làm cha
Vất vả hy sinh dưới mái nhà
Bạn Thánh lắm khi gầy sóng gió (*)
Con Trời nhiều lúc tạo phong ba (**)
Bê-lem khốn khổ, ôi nhà trọ
Ai-cập gian nan, hỡi Thánh Gia
Nghèo khó mưu sinh, Ông Thợ Mộc
Khiết trinh, công chính vẫn vui ca.
(*) Đức Mẹ mang thai bởi quyền phép Đức Chúa Thánh Thần nhưng Người thinh lặng không giải thích khiến Thánh Giu-se phải bối rối.
(**) Đức Chúa Giê-su ở lại trong đền thờ mà cũng không cho
Thánh Cả biết khiến Ngài quá lo lắng tìm kiếm mất 3 ngày.
T-009. LINH MỤC ĐOÀN.
Không con chẳng vợ cũng làm cha
Thay Chúa quản cai khắp mọi nhà
Rao giảng Phúc Âm xua sóng gió
Ban ơn Thánh Tẩy xoá phong ba
Vâng lời cửa hẹp men trong xứ (*)
Trong trắng đường gai muối khắp gia (*)
Vườn Huệ thơm lừng hương Thánh Cả
Giáo, Lương kính ngưỡng vịnh thi ca.
(*) Giáo Xứ
(**) Gia đình
T-010. THÁNH GIU-SE GƯƠNG MẪU.
Mẫu gương hoàn hảo bậc làm cha
Đức sáng Giu-se chiếu mọi nhà
Tin cậy mến yêu dù sóng gió
Khôn ngoan dũng cảm dẫu phong ba
Thanh bần công chính men trong xóm
Trong trắng khiêm cung muối tại gia
Giáo dưỡng chở che gia thất thánh
Trọn đời là khúc khải hoàn ca.
T-014. VINH DANH THÁNH GIUSE
Huệ trắng mỗi tuần dâng kính cha,
Mẫu gương khiết tịnh của muôn nhà.
Thánh gia hạnh phúc thờ Con Một,
Dương thế vang lừng kính tháng ba.
Công chính hiền hoà người gia trưởng,
Thanh bần trong sạch bậc vương gia.
Trước nhan Cha Thánh nguyền đoan hứa:
Thanh sạch xác hồn, vẹn tiếng ca.
T-015. GƯƠNG THÁNH GIA
Giuse công chính! Khấn xin cha,
Cầu giúp nguyện thay để mọi nhà.
Con cái thuận hoà ngăn bão tố,
Vợ chồng hiệp nhất chống phong ba.
Đoan trang vâng phục người hiền mẫu,
Trung tín mẫn cần vị quản gia.
Trong trắng giữa giòng đời bẩn đục!
Muôn lòng tha thiết cất lời ca!
T-017. THÁNH GIUSE
Giuse – Con Chúa chọn làm Cha
Trinh nữ Hiền thê – đẹp một nhà
Mái ấm bao yên vui, hạnh phúc
Cuộc trần dẫu khổ lụy, phong ba
Rạng danh Tổ phụ – dòng Vương đế
Gương sáng hậu sinh – bậc Thánh gia
Huệ Trắng nức hương – Người Công Chính
Muôn ngàn thế hệ mãi hoan ca.
T-018. TÂM NGUYỆN
Con về tâm sự trước nhan Cha
Chuyện ái tình, công việc, cửa nhà…
Danh, lợi – cuốn theo nhiều hệ lụy
Tình, tiền – kéo tới lắm phong ba
Yêu thanh khiết – hiện thân con Chúa
Sống tín trung – gương mẫu Thánh gia
Xin giúp con khôn ngoan chọn lựa
Giữ tim hồng đẹp khúc thăng ca.
T-019. BÔNG HUỆ TRẮNG
Ngày nay trách nhiệm những người cha
Giáo dục con em trọng nếp nhà
Chớ để buông theo vòng tục lụy
Đừng nên cuốn hút chốn bôn ba
Yêu thương, tha thứ nơi Lời Chúa
Khiết tịnh, thanh bần gương Thánh Gia
Cuộc sống trinh trong bông Huệ trắng
Trẻ trai vui hát khúc đồng ca.
T-020. NHÁNH HUỆ NADA
Yêu con, thương vợ, chính là Cha
Dìu dắt ấu thơ, Mẹ tại nhà.
Gìn giữ Bạn hiền trinh trắng vẹn
Chở che Con mọn vượt phong ba.
Thanh cao, cần mẫn tươi thôn dã
Trong sạch mưu sinh đẹp thất gia.
Công chính Giu-se, khiết tịnh lạ !
Lừng hương Huệ trắng, nhiệm tình ca !
T-022. THEO GƯƠNG THÁNH CẢ
Trần gian khó nhọc, phận làm cha,
Gìn giữ cho yên ấm cửa nhà.
Gương sáng gia đình, trong xử thế,
Rạng ngời thôn xóm, lúc phong ba.
Sớm hôm khuyên dạy, lời Thiên Đức
Năm tháng tôn sùng, ý Thánh Gia.
Huệ trắng ngát hương Cha dẫn bước
Xum vầy Thiên Quốc, khúc hoan ca.
T-023. NGƯỠNG VỌNG
Ngôi nhà nhỏ - Những con người thánh thiện
Cha GiuSe - Bác thợ mộc cần cù,
Ma Ri A - Người hiền mẫu khiêm nhu
Con dấu ái - Trẻ GiêSu trìu mến.
Mặc sóng gió, vững tay chèo về bến
Vầng trán cao nhễ nhại quyện mồ hôi.
Nhìn vợ hiền, con thảo...thắm làn môi,
Đời lao động, tháng ngày trôi...hạnh phúc!
Ôi GiuSe, nhọc nhằn công dưỡng dục
Suốt cuộc đời như lòai trúc xanh tươi,
Tỏa hương thơm ngàn đóa huệ rạng ngời
Cha công chính, gương cho người gia trưởng.
Đôi tay nhỏ miệt mài xây lý tưởng
Sức cần lao nuôi dưỡng cả gia đình,
Tháng năm dài yêu quí Mẹ Đồng Trinh
Cùng chăm sóc tận tình GiêSu nhỏ.
Nơi dương thế, biển trầm luân sóng gió,
Đã nhiều phen khốn khó, tưởng buông chèo!
Nhờ Cha dẫn đưa, qua lúc hiểm nghèo
Thuyền tới bến, tiếng mừng reo, cảm tạ.
Lạy Cha Thánh! Với tình thương cao cả
Nâng đỡ đời con vất vả, lo âu
Trái tim mênh mông luôn đỏ thắm màu
Nơi Thiên Quốc xin cầu bầu, che chở!
T-035. ĐỜI TẬN HIẾN
(Kính dâng các Bậc Chân tu của Chúa)
Người đời tôn kính gọi là cha,
Giáo xứ thân yêu đây mái nhà.
Tận hiến vì Thầy, lìa bỏ mẹ
Hy sinh cho Chúa, giã từ ba.
Vâng lời, khiết tịnh vinh Danh Chúa
Nghèo khó, hy sinh rạng rỡ gia.
Trong trắng một đời gương Thánh Cả
Dắt dìu con bước, khúc hoan ca.
T-036. MỘT ĐỜI DÂNG HIẾN
(Mến tặng Anna Thảo Vân – Ma Soeur của ba,
để nhớ những ngày đầu nhập Đệ tử viện)
Ngay buổi thiếu thời đã chọn Cha,
Vì đời dâng hiến phải xa nhà.
Nụ cười gượng gạo vì thương mẹ,
Nước mắt đầm đìa bởi nhớ ba.
Quyết chí tu thân tròn Thánh Ý,
Bền tâm tích đức đẹp phong-gia.
Cầu xin Thánh Cả luôn bầu chữa,
Dâng hiến đời con, mãi hát ca !
T-037. ÂM THẦM PHỤC VỤ
Ngày ngày con nguyện gẫm Lời Cha,
Lần dở những trang Kinh Thánh nhà:
Chỉ thấy Người làm, dù bảo táp
Chẳng nghe Thánh nói, mặc phong ba.
Đưa đưa đón đón: toàn Thiên Ý
Dắt dắt dìu dìu: vẹn Thánh gia.
Trinh tiết đơn sơ đời lặng lẽ,
Âm thầm phục vụ, đẹp tình ca !
T-038. CHA THÁNH
Thế trần Con Chúa gọi là Cha,
Nhánh Huệ GIUSE soi sáng nhà.
Trong trắng, đơn sơ qua bão tố
Trinh nguyên, khiêm nhượng vượt phong ba.
Một đời thầm lặng, toàn Thiên Ý,
Trọn kiếp im nghe, vẹn Thánh gia.
Dìu dắt Mẹ - Con tròn sứ mệnh,
Nước Trời hoan lạc, khải hoàn ca !
T-041. NHÁNH HUỆ TRINH NGUYÊN
Chàng trai trinh tiết phải lòng Cha,
Chúa chọn GIUSE cai quản nhà.
Chân thật đơn sơ, yêu ẩn dật
Hiền lành khiết tịnh, ghét bôn ba.
Một đời cần mẫn nuôi Con Chúa,
Suốt kiếp siêng năng dưỡng Thánh gia.
Cám dỗ đời người bao tội lụy,
HUỆ TRINH vượt thoát, khải hoàn ca !
T-049. QUYẾT CHÍ NOI GƯƠNG
Khiết tịnh, khiêm nhu: tâm nguyện Cha
Trọn đời tỏa ngát khắp cùng nhà
Xứng danh Dưỡng Phụ Con Thiên Chúa
Đáng được Ngôi Lời gọi tiếng Ba
Chăm sóc Nữ Trinh như ngọc qúy
Dưỡng nuôi Thánh Tử, đức tăng gia
Cầu thay nguyện giúp lời con hứa
Quyết chí kiên khem, đáng tụng ca.
T-050. TẤU NHẠC ÂN TÌNH
Thanh khiết nào ai sánh với Cha
Vẹn toàn son sắt, dẫu chung nhà
Trinh trong Thánh Mẫu ngời ngời sáng
Khiết tịnh Phu Vương rạng tiếng Ba
Huệ trắng lừng hương vang Thánh Thất
Sen thơm ngào ngạt tỏa cang gia
Mến yêu chung hưởng bao ân sũng
Tấu nhạc ân tình khúc nguyện ca.
LÀM QUEN VỚI THƠ ĐƯỜNG LUẬT
THẤT NGÔN BÁT CÚ
Kính thưa Quí Độc Giả các Bạn Trẻ.
Cuộc chơi xướng họa, sáng tác thơ văn với chủ đề NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI nhằm mục đích cổ võ đức khiết tịnh và tôn vinh Thánh Cả Giuse đã được Quí Độc Giả các Bạn Trẻ khắp nơi tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình. Đến nay BTC đã nhận được gần 200 bài thơ họa Đường luật của Quí Độc Giả các Bạn Trẻ gởi về, đó là một tín hiệu vui rất tốt đẹp cho cuộc chơi này. Nhưng khi đọc đến các bài thơ đó BGK cũng thật bối rối không biết chấm ra sao vì có nhiều bài nội dung thì rất hay nhưng còn lỗi những qui tắc cơ bản của thơ Đường Luật, làm cho bài thơ mất đi nét đẹp, nét hay và giá trị của nó. BGK rất thông cảm vì biết thể loại thơ Đường luật còn nhiều mới mẻ với các bạn trẻ và luôn tìm cách nâng đỡ và khích lệ tinh thần của các bạn trẻ trong việc sáng tác thơ văn Công Giáo nhằm tạo nên một sân chơi thú vị cho các bạn.
Để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ nắm bắt được một số các nguyên tắc cơ bản về thơ Đường Luật và Nguyên tắc Xướng Họa thơ Đường Luật. MTC xin chia sẻ đến Quí Độc Giả các Bạn Trẻ những nét căn bản về sáng tác thơ Đường và cách Xướng họa. Thơ Đường Luật gồm thể loại “thất ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu 7 chữ) và các dạng biến thể như: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác.
Trong phần chia sẻ này để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ không bị rối trí vì mới làm quen với thể loại thơ Đường Luật. MTC chỉ tập trung chia sẻ về thể loại thơ “thất ngôn bát cú” mà chúng ta đang tham gia cuộc chơi. Và phần xướng họa chỉ tập trung vào các loại căn bản để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ dễ làm quen và dễ hiểu. Khi đã hiểu và quen rồi lúc đó Quí Độc Giả các Bạn Trẻ có thể tự mình tìm hiểu và đào sâu thêm về thể loại thơ tao nhã và trang trọng này.
Kính chúc Quí Độc Giả các Bạn Trẻ thành công trong sáng tác và xướng họa để Vườn Thơ Công Giáo của chúng ta mỗi ngày càng thêm khởi sắc.
MTC cũng chân thành cám ơn GS Đỗ Quang Vinh, BS Đoàn Xuân Dũng đã biên soạn những tài liệu quí giá mà MTC đã tham khảo, trích lọc để gởi đến Quí Độc Giả các Bạn Trẻ.
Kính mến
AP. Mặc Trầm Cung.
***************
Luật bố cục:
Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.
• Hai cầu Đề:
ð Câu 1, gọi là câu phá đề: nêu lên vấn đề
ð Câu 2, gọi là câu thừa đề: đưa vấn đề vào bài, tức là chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.
• Hai câu Thực: câu 3 & câu 4, giải thích ró ý đầu bài cho thiết thực, rõ ràng.
• Hai câu Luận: câu 5 & câu 6, bàn luận, diễn ý, phát triển vấn đề cho rộng thêm.
• Hai câu Kết: câu 7 & câu 8, kết thúc, tóm tắt ý nghĩa toàn bài.
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn.
Để viết một bài thơ Đường Luật, có thể theo các nguyên-tắc lần-lượt sau đây:
Luật gieo vần:
Bài thơ vần bằng/ vần trắc
ð tiếng cuối câu 1 là bằng thì gọi là bài vần bằng.
ð tiếng cuối câu 1 là trắc thì gọi là bài vần trắc.
ð Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối các câu chẵn.
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".
Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.
Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.
Bài thơ luật bằng/ luật trắc
§ Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng".
§ Nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc".
Về luật bằng/trắc, ta phân biệt:
Đối với thơ thất ngôn:
§ Trong câu thứ nhất, tiếng thứ 3 luôn luôn trái ngược với tiếng thứ hai.
§ Trong mọi câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật". (2 = 6 ≠ 4)
§ Riêng về các tiếng thứ 5:
ð Nếu là bài thơ vần bằng, thì tiếng thứ 5 hai câu đầu đều là trắc, kế đó từ câu 3 trở đi, tiếng thứ 5 của mỗi câu sẽ bằng, trắc luân phiên thay đổi.
ð Trái lại, nếu là bài thơ vần trắc, thì tiếng thứ 5 hai câu đầu đều là bằng, kế đó kể từ câu 3 trở đi, tiếng thứ 5 của mỗi câu sẽ luân phiên thay đổi trắc, bằng.
Luật đối
Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là:
§ Hai câu thực: câu 3 và câu 4 phải "đối" nhau.
§ Hai câu luận: câu 5 và câu 6 phải “đối” với nhau.
Đối chữ và đối ý:
§ Đối chữ gồm đối thanh và đối loại (tức tự-loại như danh-từ, động-từ, v.v…). Dĩ-nhiên, đối thanh, do luật niêm đã bó buộc, thì câu trên câu dưới bằng trắc khác nhau.
§ Còn đối loại thì trên dưới cùng môt tự-loại như nhau.
§ Đối ý thì ý trên ý dưới tương-ứng, cân xứng với nhau.
Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi "thất đối".
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà,
"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh
Luật Niêm
Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".
Hai câu khớp với nhau thành một cặp giống nhau về bằng trắc theo luật niêm. Có bốn cặp niêm lần-lượt trái ngược nhau từng cặp một: Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:
• câu 1 niêm với câu 8
• câu 2 niêm với câu 3
• câu 4 niêm với câu 5
• câu 6 niêm với câu 7
Luật niêm không áp-dụng cho tiếng cuối câu (vì đã tuân theo luật gieo vần) và cho các tiếng thứ 5 trong bài thất ngôn.
Luật bất luận và khổ-độc.
Các nguyên-tắc về bằng trắc nói trên tóm-tắt cho tiện-lợi, dựa theo luật “nhất, tam, ngũ bất luận” đối với thơ thất ngôn (các tiếng 1, 3, 5, không cần theo đúng luật). Tuy nhiên, tiếng thứ 3 các câu chẵn và tiếng thứ 5 các câu lẻ trong bài thất ngôn nếu không theo đúng luật, đáng bằng mà đổi là trắc, hay đáng trắc mà đổi là bằng, thì đọc không êm tai gọi là khổ-độc
ð Dưới đây là 2 bảng minh-hoạ hai bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Dựa theo các tóm-lược trên.
Minh-hoạ 1: bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc, vần bằng
Ví dụ: QUA ĐÈO NGANG
Của Bà huyện Thanh-Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ, cây chen đá, lá chen hoa.
Lom-khom dưới núi tiều vài chú,
Lác-đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc- quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái đa-đa.
Dừng chân đúng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Minh-hoạ 2: bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng, vần bằng
Ví dụ: Thương vợ
của Trần Tế Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
XƯỚNG HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Họa thơ Đường luật là sáng tác một bài thơ gọi là bài họa dựa trên hệ thống vần và ý của một bài thơ có trước được gọi là bài xướng.
Xướng họa thơ Đường luật là có hàm ý đối họa ở trong đó. Người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài họa thì bài họa bắt buộc phải đối luật với bài xướng. Trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chế họa đồng luật, nhưng bài họa đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng đúng thể thức xướng họa đúng cách.
Họa thơ là "vẽ lại" hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần. Bài họa phải diễn đạt lại ý chính (nội dung) của bài xướng, không được lạc đề. Họa sai ý bài xướng là không đạt. Họa sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý cũng không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng. Họa sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận, cũng không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng.
Khi xướng họa thơ Đường luật chính thể, chúng ta nên rèn kỹ năng sáng tác chính luật, chính vận, chính đối và chính họa.
Một bài chính họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng là họa vần, họa ý và đối luật:
1. Họa vần: Trong bài thất ngôn bát cú năm vần tức là 5 chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng như 5 vần đó, không được thay đổi. Chỉ cần sai một trong năm vần kể trên thì bài họa không đạt, bị xuất vận nghĩa là đi ra khỏi vần đã hạn định cho mình.
2. Họa ý: Bài xướng nói lên ý nghĩa gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm. Tuy nhiên, bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen một vấn đề nào đó thì bài họa có thể chê lại vấn đề đó, gọi là phản đề.
3. Đối luật: Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó vì trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp. Ví dụ bài xướng luật trắc vần bằng thì bài họa phải là luật bằng vần bằng và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có thể họa đồng luật, nhưng bài họa đồng luật không được coi là chính họa.
Bài họa thơ Đường luật có các thể thức sau: họa Hạn vận, họa Phóng vận, họa Phá vận và họa Phản đề.
Trong bài này MTC xin trích hai phần họa Hạn vận và họa Phản đề để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ dễ hiểu, đỡ bị rối trí khi tham gia xướng họa.
Ngoài ra khi xướng họa thơ Đường luật cũng cần phải lưu ý đến nguyên tắc tử vận và nguyên tắc khắc lục.
I. HỌA HẠN VẬN
Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người xướng ra đề và cho vần nào thì người họa phải dùng vần ấy. Thể họa Hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa.
Tiêu chí của một bài họa Hạn vận như sau:
- Cùng nội dung tương hợp với đề xướng.
- Cùng vần theo đề xướng.
- Đúng thứ tự vần theo đề xướng.
- Có thể dùng luật bằng hay luật trắc.
Ví dụ cuộc thi thơ do Linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự tổ chức như sau:
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen (1)
Thanh thoát ô kìa một đóa sen. (2)
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen. (3)
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn. (4)
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen. (5)
(Lm Trăng Thập Tự)
(a) Nội dung: Tôn vinh Mẹ Maria và cổ võ Đức Khiết Tịnh
(b) Năm vần hạn định theo thứ tự: đen - sen - khen - hèn – chen.
1. Họa Hạn vận luật bằng vần bằng
ƠN KHIẾT TỊNH
Mịt mùng từ dưới chân trời đen, (1)
Lấp lánh vươn lên một đóa sen. (2)
Chúc tụng trinh trong réo rắt hát,
Kính mừng thanh khiết du dương khen. (3)
Ung dung phó thác đời vâng phục,
Thanh thản trao dâng phận mọn hèn. (4)
Xin Mẹ giữ gìn ơn khiết tịnh,
Cho Người tô điểm sắc hương chen. (5)
(Xuân Dũng)
- Nhận xét: bài họa “Ơn khiết tịnh” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với đề xướng.
o Cùng vần theo đề xướng.
o Đúng thứ tự vần theo theo đề xướng.
o Dùng luật bằng vần bằng.
2. Họa hạn vận luật trắc vần bằng
LỜI ĐOAN HỨA KHIẾT TỊNH
Mẹ sáng hơn sao giữa tối đen, (1)
Tinh tuyền thanh khiết tựa hoa sen. (2)
Trần gian đẹp ngát lời vinh chúc,
Thượng giới xinh thầm tiếng ngợi khen. (3)
Khiết tịnh tình yêu luôn đáng quý,
Đơn sơ hạnh phúc chẳng hư hèn. (4)
Xin dâng Mẹ Thánh lời đoan hứa,
Tuổi trẻ tình son đua nở chen. (5)
(Mic.Cao Danh Viện)
- Nhận xét: bài họa “Lời đoan hứa khiết tịnh” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với đề xướng.
o Cùng vần theo đề xướng.
o Đúng thứ tự vần theo theo đề xướng.
o Dùng luật trắc vần bằng.
1. Họa nguyên vận:
Họa Nguyên vận là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý hoặc đối ý và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa cùng luật nhưng bài họa phải cùng chủ đề và nội dung giống như bài Xướng. Đây là thể họa thường dùng nhất trong xướng họa thơ Đường luật.
Tiêu chí của một bài họa nguyên vận như sau:
- Cùng nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Đúng thứ tự vần như bài xướng
- Đối luật hoặc cùng luật với bài xướng.
Ví dụ 1: hai bài xướng họa đối luật về Đạo Công giáo
v Bài xướng luật bằng vần bằng
theo thứ tự: trời - nơi - đời - rơi - thời.
Bài xướng của Thánh Philipphê Phan Văn Minh
Gia Tô Cơ Đốc Đấng Con Trời, (1)
Đặc cách lâm phàm cứu khắp nơi. (2)
Chẳng lấy lợi danh mà tạo nghiệp,
Không dùng vương bá để xây đời. (3)
Vâng lời thiên mệnh đành thân diệt,
Gánh tội nhân gian chịu máu rơi, (4)
Dĩ nhược thắng cường mệnh chứng tỏ
Kiếp sau hiện hữu sống muôn thời. (5)
v Bài họa luật trắc vần bằng
cũng theo thứ tự: trời - nơi - đời - rơi - thời.
Bài họa của Andreas Phong
Khôn giỏi làm sao khỏi lẽ Trời, (1)
Cái vòng luẩn quẩn diễn đòi nơi. (2)
Lớp xây lớp phá, xây xây mãi,
Sự nhục sự vinh, để để đời. (3)
Dục vọng dễ gì người dứt bỏ,
Kiêu căng khó thể kẻ buông rơi. (4)
Từ trời sức sống Gia-tô xuống,
Trợ lực nhân sinh thoát họa thời. (5)
- Nhận xét: bài họa của Andreas Phong có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Đúng thứ tự vần với bài xướng
o Đối luật với bài xướng.
Ví dụ 2: hai bài xướng họa nguyên vận đồng luật về Mẹ Maria và đức khiết tịnh.
v Bài xướng luật bằng vần bằng
theo thứ tự: đen - sen - khen - hèn - chen.
ĐÃ CÓ MẸ
Dù cho thế sự trắng thay đen, (1)
Vẫn giữ thanh tâm tựa đoá sen. (2)
Trung tín không vì e kẻ trách,
Thuỷ chung chẳng bởi được người khen. (3)
Vâng lời Mẹ dạy gìn thanh khiết,
Nối gót Người đi sống mọn hèn. (4)
Có Mẹ trong lòng ta mãi mãi,
Chẳng lo sập bẫy cuộc đua chen. (5)
(Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh)
DÕI LỐI MẸ HIỀN
Một bông hoa nở giữa bùn đen, (1)
Tỏa ngát hương thầm ấy đóa sen. (2)
Dáng ngọc thanh cao trời chúc phúc,
Nét duyên tinh khiết đất mừng khen. (3)
Nhủ lòng theo đuổi đời trinh bạch,
Quyết ý tránh xa chuyện thấp hèn. (4)
Dõi lối Mẹ hiền con tiến bước,
Sống đời khiết tịnh chẳng bon chen. (5)
(Khôi Nguyên)
- Nhận xét: bài họa “Dõi lối mẹ hiền” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Đúng thứ tự vần như bài xướng
o Cùng luật với bài xướng.
2. Họa đảo vận:
Họa đảo vận là cách họa ngược với họa nguyên vận nghĩa là bài họa ngược thứ tự với 5 vần từ dưới lên trên so với bài xướng. Bài họa đảo vận có thể đối luật hoặc cùng luật với bài xướng nhưng phải có nội dung tương hợp với bài xướng.
Tiêu chí của một bài họa đảo vận như sau:
- Cùng nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Ngược thứ tự vần với bài xướng
- Đối luật hoặc cùng luật với bài xướng.
Ví dụ 1: bài xướng “Chúc tụng Mẹ” luật bằng vần bằng
theo thứ tự: đen – sen – khen – hèn – chen.
CHÚC TỤNG MẸ
Một mình chúc tụng giữa đêm đen, (1)
Thoang thoảng xa đưa hương ngát sen. (2)
Cất tiếng tung hô, cất tiếng chúc,
Dâng lời tán tụng, dâng lời khen. (3)
Chúc Bà Trong Trắng phù cao quý,
Khen Mẹ Khiết Trinh độ mọn hèn. (4)
Con cái vâng lời theo gót mẹ,
Khiết trinh, trong trắng quyết đua chen. (5)
(Giu-se Nguyễn văn Sướng)
v Bài họa “Hồn tôi chúc tụng Chúa” đảo vận luật trắc vần bằng
ngược thứ tự vần với bài xướng: chen - hèn - khen - sen - đen.
HỒN TÔI CHÚC TỤNG CHÚA
Thanh khiết giữa muôn sắc thắm chen, (5)
Trinh trong một Đóa thật khiêm hèn. (4)
Hân hoan đón Chúa, con mừng hát,
Hớn hở chào Bà, mẹ ngợi khen. (3)
Muôn thuở tạ ơn gìn giữ huệ,
Ngàn đời chúc tụng chở che sen. (2)
Tin yêu một niềm xin dâng hiến,
Dù thế trần thay trắng đổi đen. (1)
(Xuân Dũng)
- Nhận xét: bài họa “Hồn tôi chúc tụng Chúa” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Ngược thứ tự vần với bài xướng.
o Đối luật với bài xướng.
II. HỌA PHẢN ĐỀ
Họa phản đề là bài họa sử dụng các thể họa nguyên vận, đảo vận, hoán vận nhưng có nội dung trái ngược hẳn với bài xướng. Họa phản đề khác với họa Tá vận vì bài họa tá vận có nội dung khác ý của bài xướng chứ không phải ngược lại ý của bài xướng. Họa phản đề có các thể như Nguyên vận phản đề, Đảo vận phản đề và Hoán vận phản đề.
1. Nguyên vận phản đề:
Họa Nguyên vận phản đề là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng, có thể đối luật hoặc cùng luật với bài xướng nhưng phải có nội dung ngược với ý của bài xướng.
Tiêu chí của một bài họa nguyên vận phản đề như sau:
- Ngược nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Đúng thứ tự vần như bài xướng.
- Đối luật với bài xướng.
Ví dụ: bài xướng “Sen đơn thanh” ca tụng hoa sen
SEN ĐƠN THANH
Ô kìa hoa trắng giữa bùn đen, (1)
Thoang thoảng thơm đưa một búp sen. (2)
E ấp trong lầy e ấp nở,
Rộn ràng trên sóng rộn ràng khen. (3)
Nhụy vàng trân trọng dù nghèo đói,
Hoa trắng ân cần dẫu thấp hèn. (4)
Khấn nguyện Mẹ ơi xin cứu giúp
Giữa bùn bông trắng vẫn đua chen. (5)
(Dzuy Sơn Tuyền)
v Bài họa “Huệ khiết trinh” nguyên vận phản đề chê bai loài sen
HUỆ KHIẾT TRINH
Huệ trắng chẳng hề nhiễm vết đen. (1)
Xinh tươi hơn cả những bông sen. (2)
Huệ vươn đất cứng, đâu cần tiếng.
Sen mọc bùn lầy, lại phải khen. (3)
Sen dại, sen kiêu, sen ngạo mạn.
Huệ khôn, huệ thiện, huệ khiêm hèn. (4)
Hỏi xem đóa huệ là Ai đó?
Mông triệu, Trinh, Nguyên, phúc đổ chen. (5)
(Trinh Nguyên)
- Nhận xét: bài họa “Huệ khiết trinh” có các đặc điểm:
o Ngược nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Đúng thứ tự vần như bài xướng
o Đối luật với bài xướng.
2. Đảo vận phản đề:
Họa đảo vận phản đề là cách họa ngược với họa nguyên vận nghĩa là bài họa ngược thứ tự với 5 vần từ dưới lên trên so với bài xướng. Bài họa đảo vận có thể đối luật hoặc cùng luật với bài xướng nhưng phải có nội dung ngược với bài xướng.
Tiêu chí của một bài họa đảo vận như sau:
- Ngược nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Ngược thứ tự vần với bài xướng
- Đối luật hoặc cùng luật với bài xướng.
Ví dụ: bài xướng thơ trào phúng “Bất công” luật trắc vần bằng
theo thứ tự: công – không – thòng – bong – ngông.
BẤT CÔNG
Thượng Đế sao ông quá bất công, (1)
Người thì quá đủ kẻ thì không. (2)
Trên hai bầu sữa căng căng cứng,
Dưới một túi bi nhão nhão thòng. (3)
Hẹn mãi sữa chua rờ chậm chảy,
Chờ hoài bi sét đụng mau bong. (4)
Thèm thuồng ông để thèm thuồng đã,
Tức quá coi chừng tụi nó ngông. (5)
(Xuân Dũng)
v Bài họa “Ghi công” đảo vận phản đề luật bằng vần bằng, ngược thứ tự vần với bài xướng: ngông – bong – thòng – không – công.
GHI CÔNG
Rủ rê một lũ khéo chơi ngông, (5)
Hì hục như trâu đếch sợ bong. (4)
Dấm dúi ô trên đu lủng lẳng,
Tòm tèm lũng dưới bám lòng thòng. (3)
Cò cưa đủ kiểu cho bằng được,
Lắt léo nhiều bài chẳng bỏ không. (2)
Đàng điếm sao ông đàng điếm mãi,
Lèm nhèm như thế được ghi công. (1)
(Xuân Dũng)
- Nhận xét bài họa:
o Ngược nội dung với bài xướng.
o Cùng vần “ong” với bài xướng.
o Ngược thứ tự vần với bài xướng.
o Đối luật với bài xướng.
III. NGUYÊN TẮC KHẮC LỤC
Nguyên tắc khắc lục là nguyên tắc bài họa không được dùng chữ kế trước của những câu vần giống như chữ của bài xướng. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật.
Trong thể thức xướng họa thơ Đường luật cần lưu ý nguyên tắc khắc lục như sau:
§ Thể thất ngôn bát cú: bài họa không được dùng trùng chữ thứ 6 ở các câu 1-2-4-6-8 của bài xướng.
Đồng thời phải càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những từ đặc biệt không thể tránh được.
IV. NGUYÊN TẮC TỬ VẬN
Tử vận nghĩa đen là vần chết, nghĩa là vần không thể đối lại được.
Trong xướng họa thơ Đường luật, người xướng thơ nên tránh kết vần bằng các danh từ riêng hoặc các từ láy, vì các loại từ này khó có thể tìm ra từ cùng vần mà khác nghĩa, nên chúng được xếp vào loại tử vận.
Khi bạn bè chung vui xướng họa với nhau, có thể dùng thể thức Họa Tá Vận, tức là mượn vần để họa những vần tử vận và tử ý. Cách nầy không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề, tức nội dung của bài xướng.
Chẳng hạn tử vận “xót xa” là không thể nào họa nguyên vận theo chính họa được. Chúng ta có thể họa tá vận (mượn vần) theo bàng họa là xa xa, từ xa, đàng xa... chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi, bởi vậy mới bị xuất ý nên không đạt, nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.
Cụ thể trong cuộc thi xướng họa Sen Giữa Lầy bài xướng có một tử vận là “E-đen” vì đây là một tên riêng. Vì thế, những bài họa nào lập lại chữ E-đen là phạm nguyên tắc "khắc lục", còn các chữ đen khác đều không đúng nghĩa chữ E-đen là họa tá vận theo bàng họa, chỉ duy có bài họa “Mẹ Măng Đen” dùng tên riêng “Măng-đen” là chính vận nhất. Tuy nhiên, nội dung bài này lại khác hẳn nội dung của bài xướng, cho nên vẫn xếp loại bài “Mẹ Măng Đen” là Họa Tá Vận.
Ví dụ: bài xướng luật bằng vần bằng
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen, (1)
Thanh thoát ô kìa một đóa sen. (2)
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi,
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen. (3)
Gọi mời ai giữ gìn cao quý,
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn. (4)
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt,
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen. (5)
(Lm. Trăng Thập Tự)
Xướng họa thơ là nghệ thuật cao nhất trong thơ Đường luật. Sáng tác thơ Ðường đã khó, họa thơ Ðường đúng cách lại còn khó hơn. Vì người xướng có toàn quyền chọn chữ để gieo vần trong khi đó người họa buộc phải dùng những chữ đó của người xướng trong bài thơ của mình.
Khi xưa, xướng họa thơ Ðường luật là một thú chơi tao nhã của tầng lớp trí thức và quý tộc, nhưng nay nó là một phương cách vừa thư giãn giải trí, vừa rèn luyện kỹ năng sáng tác và bồi dưỡng tinh thần vì thi sĩ phải vận dụng trí óc để tìm chữ, tìm vần và tìm ý cho phù hợp với bài xướng.
Mong sao trong vườn thơ Công giáo, ngày càng có nhiều nhân tài biết sử dụng những khả năng mà Chúa ban cho mình, để sinh lợi ích cho tất cả cho mọi người, không phân biệt đạo hay đời.
Mặc Trầm Cung Sưu tầm & Trích lọc.
BẢN TIN SƠ KHẢO SỐ 1
Cùng quí tác giả và quí độc giả,
Sau hơn một tháng phát động cuộc thi viết “Nhánh Huệ Nước Trời”, Ngươi Phụ Trách Thơ đã nhận gần 200 bài thơ dự thi gồm có các bài Họa thơ đường, và những bài thuộc các thể thơ khác. Về văn xuôi, tốc độ còn chậm, Người Phụ Trách Văn chỉ mới nhận được hơn 10 bài.
Về thơ, chúng tôi đã chuyển cho 6 vị Ban Giám Khảo vòng Sơ Khảo Thơ từng đợt 50 bài. BGK đã nhận xét, đánh giá và cho điểm 50 bài đợt 1. Kết quả là: có một số bài lạc đề, hoặc phạm những lỗi thơ, lỗi họa như không vần điệu, thất niêm, thất luật, thất đối, khắc lục, khổ độc, điệp nghĩa, điệp ngữ…đã được BKG đề nghị BTC lưu giữ, không giới thiệu, và BGK đề nghị với BTC giới thiệu những bài dưới đây.
Các bài giới thiệu chỉ kèm theo mã số, không có tên tác giả.
Chúng tôi mong sẽ có thể sớm giới thiệu các loạt bài tiếp theo, cả thơ và văn. Mong quí vị theo dõi và tiếp tục tham gia dự thi.
Chúng tôi cũng xin giới thiệu bài tham luận Về Xướng Họa Thơ Đường của Nhà Thơ Mặc Trầm Cung kèm cuối loạt bài nầy, để quí vị tiện tham khảo.
Chân thành cảm ơn quí vị, và kính giới thiệu loạt bài Sơ Khảo đợt 1.
Ngày 01-11-2010
Kính
Phụ Trách Tổ Thơ
PM. Cao Huy Hoàng
Ban Tổ Chức
Lm. Trăng Thập Tự
BÀI XƯỚNG:
HUỆ TRẮNG
Giuse gương sáng bậc làm cha,
Huệ trắng thơm hương khắp mọi nhà.
Nghèo khó thanh bần, nơi cõi thế,
Trinh trong khiết tịnh, chốn phong ba.
Dưỡng nuôi Con Thảo, tròn Thiên ý,
Chăm sóc Bạn Hiền, đẹp Thánh gia.
Luôn giữ tinh tuyền, con nguyện hứa
Dâng về Cha Thánh, khúc hoan ca.
Dzuy Sơn Tuyền
T-001. GƯƠNG THÁNH GIA
Hãy nêu gương hỡi những người cha !
Giữ hạnh phúc yên vui mọi nhà.
Bình thản; thanh cao dù bão táp,
Hồn nhiên; trong sáng mặc phong ba.
Tâm hồn thanh bạch như hoa huệ,
Ý tưởng ngay lành tựa Thánh gia.
Vâng phục; sống nghèo theo ý Chúa,
*Mẫu gương* muôn thế hệ hoan ca.
T-002. BỔN PHẬN NGƯỜI CHA
Chúa trao bổn phận cho người cha,
Lao khổ làm ăn nuôi cả nhà.
Không trách không than khi chạy vạy,
Chẳng buồn chẳng tủi lúc bôn ba.
Quyết tâm ngày nọ nên người Thánh,
Vững chí mai kia thành lão gia.
Khiết tịnh, thơm lừng hơn nhánh Huệ,
Áo ôm, khố rách chẳng kêu ca.
T-003. GIU-SE THÁNH CẢ.
Cha đứng đấy tay cầm cành huệ trắng
Miệng mỉm cười nhìn xuống đám con thơ
Xưa Thánh Gia Cha bảo bọc an bình
Rày quyền thế nguồn cậy trông, an ủi.
Bao vĩ nhân, bao anh hùng trần thế
Bao quan quyền, vua chúa chốn dương gian
Chỉ mỗi Cha, Chúa chọn giữa muôn ngàn
Làm hiền phụ, hiền phu Gia Thất Thánh.
Cha công chính chở che người công chính
Cha khiết trinh bảo bọc kẻ khiết trinh
Cơn gian nan cậy núp cánh tay người
Quỷ hoả ngục phải tránh danh kiềng mặt.
Hỡi những kẻ đồng trinh lòng thanh sạch
Hỡi những người trong trắng trí thanh cao
Hỡi những ai tay trót đã nhúng chàm
Hỡi những người đắm chìm trong lầm lạc.
Người nghèo túng, kẻ gian nan vất vả
Phận làm con, kẻ làm mẹ, làm cha
Đời hôn nhân, bậc thanh khiết tu trì
Hết thay thảy, Cha cầu thay, nguyện giúp.
Xưa dưới thế Chúa Con hằng vâng phục
MA-RI-A hằng kính mến, nể nang
Nay hiển vinh phước cả chốn thiên đàng
Xin bảo bọc, chở che người nhân thế.
T-006. MẪU GƯƠNG THÁNH CẢ.
Trắng trong như Huệ, xứng danh Cha
Công chính ngời soi chiếu mọi nhà
Nhân đức chống chèo qua sóng gió
Thánh ân lèo lái vượt phong ba
Con Trời giáo dưỡng, đường Thiên Quốc
Mẹ Chúa chở che, đạo Thánh Gia
Vườn Huệ Nước Trời Cha bón tưới
Sắc hương toả ngát mãi hoan ca.
T-007. VƯỜN HUỆ NƯỚC TRỜI.
Vườn Huệ hăng say học nết Cha (*)
Hương thơm bát ngát mãi trong nhà
Tiền hôn tôi giữ trinh trong bố
Đính ước anh gìn khiết tịnh ba
Muối ướp thanh niên vinh Hội Thánh
Đèn soi tuổi trẻ rạng tư gia
Cô dì chú bác đều yêu mến
Ngưỡng mộ người người tán tụng ca
(*) Thánh Cả Giu-se.
T-008. CÓ MỘT NGƯỜI CHA NHƯ THẾ.
Cũng buồn cũng khổ lúc làm cha
Vất vả hy sinh dưới mái nhà
Bạn Thánh lắm khi gầy sóng gió (*)
Con Trời nhiều lúc tạo phong ba (**)
Bê-lem khốn khổ, ôi nhà trọ
Ai-cập gian nan, hỡi Thánh Gia
Nghèo khó mưu sinh, Ông Thợ Mộc
Khiết trinh, công chính vẫn vui ca.
(*) Đức Mẹ mang thai bởi quyền phép Đức Chúa Thánh Thần nhưng Người thinh lặng không giải thích khiến Thánh Giu-se phải bối rối.
(**) Đức Chúa Giê-su ở lại trong đền thờ mà cũng không cho
Thánh Cả biết khiến Ngài quá lo lắng tìm kiếm mất 3 ngày.
T-009. LINH MỤC ĐOÀN.
Không con chẳng vợ cũng làm cha
Thay Chúa quản cai khắp mọi nhà
Rao giảng Phúc Âm xua sóng gió
Ban ơn Thánh Tẩy xoá phong ba
Vâng lời cửa hẹp men trong xứ (*)
Trong trắng đường gai muối khắp gia (*)
Vườn Huệ thơm lừng hương Thánh Cả
Giáo, Lương kính ngưỡng vịnh thi ca.
(*) Giáo Xứ
(**) Gia đình
T-010. THÁNH GIU-SE GƯƠNG MẪU.
Mẫu gương hoàn hảo bậc làm cha
Đức sáng Giu-se chiếu mọi nhà
Tin cậy mến yêu dù sóng gió
Khôn ngoan dũng cảm dẫu phong ba
Thanh bần công chính men trong xóm
Trong trắng khiêm cung muối tại gia
Giáo dưỡng chở che gia thất thánh
Trọn đời là khúc khải hoàn ca.
T-014. VINH DANH THÁNH GIUSE
Huệ trắng mỗi tuần dâng kính cha,
Mẫu gương khiết tịnh của muôn nhà.
Thánh gia hạnh phúc thờ Con Một,
Dương thế vang lừng kính tháng ba.
Công chính hiền hoà người gia trưởng,
Thanh bần trong sạch bậc vương gia.
Trước nhan Cha Thánh nguyền đoan hứa:
Thanh sạch xác hồn, vẹn tiếng ca.
T-015. GƯƠNG THÁNH GIA
Giuse công chính! Khấn xin cha,
Cầu giúp nguyện thay để mọi nhà.
Con cái thuận hoà ngăn bão tố,
Vợ chồng hiệp nhất chống phong ba.
Đoan trang vâng phục người hiền mẫu,
Trung tín mẫn cần vị quản gia.
Trong trắng giữa giòng đời bẩn đục!
Muôn lòng tha thiết cất lời ca!
T-017. THÁNH GIUSE
Giuse – Con Chúa chọn làm Cha
Trinh nữ Hiền thê – đẹp một nhà
Mái ấm bao yên vui, hạnh phúc
Cuộc trần dẫu khổ lụy, phong ba
Rạng danh Tổ phụ – dòng Vương đế
Gương sáng hậu sinh – bậc Thánh gia
Huệ Trắng nức hương – Người Công Chính
Muôn ngàn thế hệ mãi hoan ca.
T-018. TÂM NGUYỆN
Con về tâm sự trước nhan Cha
Chuyện ái tình, công việc, cửa nhà…
Danh, lợi – cuốn theo nhiều hệ lụy
Tình, tiền – kéo tới lắm phong ba
Yêu thanh khiết – hiện thân con Chúa
Sống tín trung – gương mẫu Thánh gia
Xin giúp con khôn ngoan chọn lựa
Giữ tim hồng đẹp khúc thăng ca.
T-019. BÔNG HUỆ TRẮNG
Ngày nay trách nhiệm những người cha
Giáo dục con em trọng nếp nhà
Chớ để buông theo vòng tục lụy
Đừng nên cuốn hút chốn bôn ba
Yêu thương, tha thứ nơi Lời Chúa
Khiết tịnh, thanh bần gương Thánh Gia
Cuộc sống trinh trong bông Huệ trắng
Trẻ trai vui hát khúc đồng ca.
T-020. NHÁNH HUỆ NADA
Yêu con, thương vợ, chính là Cha
Dìu dắt ấu thơ, Mẹ tại nhà.
Gìn giữ Bạn hiền trinh trắng vẹn
Chở che Con mọn vượt phong ba.
Thanh cao, cần mẫn tươi thôn dã
Trong sạch mưu sinh đẹp thất gia.
Công chính Giu-se, khiết tịnh lạ !
Lừng hương Huệ trắng, nhiệm tình ca !
T-022. THEO GƯƠNG THÁNH CẢ
Trần gian khó nhọc, phận làm cha,
Gìn giữ cho yên ấm cửa nhà.
Gương sáng gia đình, trong xử thế,
Rạng ngời thôn xóm, lúc phong ba.
Sớm hôm khuyên dạy, lời Thiên Đức
Năm tháng tôn sùng, ý Thánh Gia.
Huệ trắng ngát hương Cha dẫn bước
Xum vầy Thiên Quốc, khúc hoan ca.
T-023. NGƯỠNG VỌNG
Ngôi nhà nhỏ - Những con người thánh thiện
Cha GiuSe - Bác thợ mộc cần cù,
Ma Ri A - Người hiền mẫu khiêm nhu
Con dấu ái - Trẻ GiêSu trìu mến.
Mặc sóng gió, vững tay chèo về bến
Vầng trán cao nhễ nhại quyện mồ hôi.
Nhìn vợ hiền, con thảo...thắm làn môi,
Đời lao động, tháng ngày trôi...hạnh phúc!
Ôi GiuSe, nhọc nhằn công dưỡng dục
Suốt cuộc đời như lòai trúc xanh tươi,
Tỏa hương thơm ngàn đóa huệ rạng ngời
Cha công chính, gương cho người gia trưởng.
Đôi tay nhỏ miệt mài xây lý tưởng
Sức cần lao nuôi dưỡng cả gia đình,
Tháng năm dài yêu quí Mẹ Đồng Trinh
Cùng chăm sóc tận tình GiêSu nhỏ.
Nơi dương thế, biển trầm luân sóng gió,
Đã nhiều phen khốn khó, tưởng buông chèo!
Nhờ Cha dẫn đưa, qua lúc hiểm nghèo
Thuyền tới bến, tiếng mừng reo, cảm tạ.
Lạy Cha Thánh! Với tình thương cao cả
Nâng đỡ đời con vất vả, lo âu
Trái tim mênh mông luôn đỏ thắm màu
Nơi Thiên Quốc xin cầu bầu, che chở!
T-035. ĐỜI TẬN HIẾN
(Kính dâng các Bậc Chân tu của Chúa)
Người đời tôn kính gọi là cha,
Giáo xứ thân yêu đây mái nhà.
Tận hiến vì Thầy, lìa bỏ mẹ
Hy sinh cho Chúa, giã từ ba.
Vâng lời, khiết tịnh vinh Danh Chúa
Nghèo khó, hy sinh rạng rỡ gia.
Trong trắng một đời gương Thánh Cả
Dắt dìu con bước, khúc hoan ca.
T-036. MỘT ĐỜI DÂNG HIẾN
(Mến tặng Anna Thảo Vân – Ma Soeur của ba,
để nhớ những ngày đầu nhập Đệ tử viện)
Ngay buổi thiếu thời đã chọn Cha,
Vì đời dâng hiến phải xa nhà.
Nụ cười gượng gạo vì thương mẹ,
Nước mắt đầm đìa bởi nhớ ba.
Quyết chí tu thân tròn Thánh Ý,
Bền tâm tích đức đẹp phong-gia.
Cầu xin Thánh Cả luôn bầu chữa,
Dâng hiến đời con, mãi hát ca !
T-037. ÂM THẦM PHỤC VỤ
Ngày ngày con nguyện gẫm Lời Cha,
Lần dở những trang Kinh Thánh nhà:
Chỉ thấy Người làm, dù bảo táp
Chẳng nghe Thánh nói, mặc phong ba.
Đưa đưa đón đón: toàn Thiên Ý
Dắt dắt dìu dìu: vẹn Thánh gia.
Trinh tiết đơn sơ đời lặng lẽ,
Âm thầm phục vụ, đẹp tình ca !
T-038. CHA THÁNH
Thế trần Con Chúa gọi là Cha,
Nhánh Huệ GIUSE soi sáng nhà.
Trong trắng, đơn sơ qua bão tố
Trinh nguyên, khiêm nhượng vượt phong ba.
Một đời thầm lặng, toàn Thiên Ý,
Trọn kiếp im nghe, vẹn Thánh gia.
Dìu dắt Mẹ - Con tròn sứ mệnh,
Nước Trời hoan lạc, khải hoàn ca !
T-041. NHÁNH HUỆ TRINH NGUYÊN
Chàng trai trinh tiết phải lòng Cha,
Chúa chọn GIUSE cai quản nhà.
Chân thật đơn sơ, yêu ẩn dật
Hiền lành khiết tịnh, ghét bôn ba.
Một đời cần mẫn nuôi Con Chúa,
Suốt kiếp siêng năng dưỡng Thánh gia.
Cám dỗ đời người bao tội lụy,
HUỆ TRINH vượt thoát, khải hoàn ca !
T-049. QUYẾT CHÍ NOI GƯƠNG
Khiết tịnh, khiêm nhu: tâm nguyện Cha
Trọn đời tỏa ngát khắp cùng nhà
Xứng danh Dưỡng Phụ Con Thiên Chúa
Đáng được Ngôi Lời gọi tiếng Ba
Chăm sóc Nữ Trinh như ngọc qúy
Dưỡng nuôi Thánh Tử, đức tăng gia
Cầu thay nguyện giúp lời con hứa
Quyết chí kiên khem, đáng tụng ca.
T-050. TẤU NHẠC ÂN TÌNH
Thanh khiết nào ai sánh với Cha
Vẹn toàn son sắt, dẫu chung nhà
Trinh trong Thánh Mẫu ngời ngời sáng
Khiết tịnh Phu Vương rạng tiếng Ba
Huệ trắng lừng hương vang Thánh Thất
Sen thơm ngào ngạt tỏa cang gia
Mến yêu chung hưởng bao ân sũng
Tấu nhạc ân tình khúc nguyện ca.
LÀM QUEN VỚI THƠ ĐƯỜNG LUẬT
THẤT NGÔN BÁT CÚ
Kính thưa Quí Độc Giả các Bạn Trẻ.
Cuộc chơi xướng họa, sáng tác thơ văn với chủ đề NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI nhằm mục đích cổ võ đức khiết tịnh và tôn vinh Thánh Cả Giuse đã được Quí Độc Giả các Bạn Trẻ khắp nơi tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình. Đến nay BTC đã nhận được gần 200 bài thơ họa Đường luật của Quí Độc Giả các Bạn Trẻ gởi về, đó là một tín hiệu vui rất tốt đẹp cho cuộc chơi này. Nhưng khi đọc đến các bài thơ đó BGK cũng thật bối rối không biết chấm ra sao vì có nhiều bài nội dung thì rất hay nhưng còn lỗi những qui tắc cơ bản của thơ Đường Luật, làm cho bài thơ mất đi nét đẹp, nét hay và giá trị của nó. BGK rất thông cảm vì biết thể loại thơ Đường luật còn nhiều mới mẻ với các bạn trẻ và luôn tìm cách nâng đỡ và khích lệ tinh thần của các bạn trẻ trong việc sáng tác thơ văn Công Giáo nhằm tạo nên một sân chơi thú vị cho các bạn.
Để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ nắm bắt được một số các nguyên tắc cơ bản về thơ Đường Luật và Nguyên tắc Xướng Họa thơ Đường Luật. MTC xin chia sẻ đến Quí Độc Giả các Bạn Trẻ những nét căn bản về sáng tác thơ Đường và cách Xướng họa. Thơ Đường Luật gồm thể loại “thất ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu 7 chữ) và các dạng biến thể như: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác.
Trong phần chia sẻ này để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ không bị rối trí vì mới làm quen với thể loại thơ Đường Luật. MTC chỉ tập trung chia sẻ về thể loại thơ “thất ngôn bát cú” mà chúng ta đang tham gia cuộc chơi. Và phần xướng họa chỉ tập trung vào các loại căn bản để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ dễ làm quen và dễ hiểu. Khi đã hiểu và quen rồi lúc đó Quí Độc Giả các Bạn Trẻ có thể tự mình tìm hiểu và đào sâu thêm về thể loại thơ tao nhã và trang trọng này.
Kính chúc Quí Độc Giả các Bạn Trẻ thành công trong sáng tác và xướng họa để Vườn Thơ Công Giáo của chúng ta mỗi ngày càng thêm khởi sắc.
MTC cũng chân thành cám ơn GS Đỗ Quang Vinh, BS Đoàn Xuân Dũng đã biên soạn những tài liệu quí giá mà MTC đã tham khảo, trích lọc để gởi đến Quí Độc Giả các Bạn Trẻ.
Kính mến
AP. Mặc Trầm Cung.
***************
Luật bố cục:
Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.
• Hai cầu Đề:
ð Câu 1, gọi là câu phá đề: nêu lên vấn đề
ð Câu 2, gọi là câu thừa đề: đưa vấn đề vào bài, tức là chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.
• Hai câu Thực: câu 3 & câu 4, giải thích ró ý đầu bài cho thiết thực, rõ ràng.
• Hai câu Luận: câu 5 & câu 6, bàn luận, diễn ý, phát triển vấn đề cho rộng thêm.
• Hai câu Kết: câu 7 & câu 8, kết thúc, tóm tắt ý nghĩa toàn bài.
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.
Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn.
Để viết một bài thơ Đường Luật, có thể theo các nguyên-tắc lần-lượt sau đây:
Luật gieo vần:
Bài thơ vần bằng/ vần trắc
ð tiếng cuối câu 1 là bằng thì gọi là bài vần bằng.
ð tiếng cuối câu 1 là trắc thì gọi là bài vần trắc.
ð Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối các câu chẵn.
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vận".
Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.
Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.
Bài thơ luật bằng/ luật trắc
§ Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng".
§ Nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc".
Về luật bằng/trắc, ta phân biệt:
Đối với thơ thất ngôn:
§ Trong câu thứ nhất, tiếng thứ 3 luôn luôn trái ngược với tiếng thứ hai.
§ Trong mọi câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật". (2 = 6 ≠ 4)
§ Riêng về các tiếng thứ 5:
ð Nếu là bài thơ vần bằng, thì tiếng thứ 5 hai câu đầu đều là trắc, kế đó từ câu 3 trở đi, tiếng thứ 5 của mỗi câu sẽ bằng, trắc luân phiên thay đổi.
ð Trái lại, nếu là bài thơ vần trắc, thì tiếng thứ 5 hai câu đầu đều là bằng, kế đó kể từ câu 3 trở đi, tiếng thứ 5 của mỗi câu sẽ luân phiên thay đổi trắc, bằng.
Luật đối
Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là:
§ Hai câu thực: câu 3 và câu 4 phải "đối" nhau.
§ Hai câu luận: câu 5 và câu 6 phải “đối” với nhau.
Đối chữ và đối ý:
§ Đối chữ gồm đối thanh và đối loại (tức tự-loại như danh-từ, động-từ, v.v…). Dĩ-nhiên, đối thanh, do luật niêm đã bó buộc, thì câu trên câu dưới bằng trắc khác nhau.
§ Còn đối loại thì trên dưới cùng môt tự-loại như nhau.
§ Đối ý thì ý trên ý dưới tương-ứng, cân xứng với nhau.
Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi "thất đối".
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà,
"Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh
Luật Niêm
Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".
Hai câu khớp với nhau thành một cặp giống nhau về bằng trắc theo luật niêm. Có bốn cặp niêm lần-lượt trái ngược nhau từng cặp một: Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:
• câu 1 niêm với câu 8
• câu 2 niêm với câu 3
• câu 4 niêm với câu 5
• câu 6 niêm với câu 7
Luật niêm không áp-dụng cho tiếng cuối câu (vì đã tuân theo luật gieo vần) và cho các tiếng thứ 5 trong bài thất ngôn.
Luật bất luận và khổ-độc.
Các nguyên-tắc về bằng trắc nói trên tóm-tắt cho tiện-lợi, dựa theo luật “nhất, tam, ngũ bất luận” đối với thơ thất ngôn (các tiếng 1, 3, 5, không cần theo đúng luật). Tuy nhiên, tiếng thứ 3 các câu chẵn và tiếng thứ 5 các câu lẻ trong bài thất ngôn nếu không theo đúng luật, đáng bằng mà đổi là trắc, hay đáng trắc mà đổi là bằng, thì đọc không êm tai gọi là khổ-độc
ð Dưới đây là 2 bảng minh-hoạ hai bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Dựa theo các tóm-lược trên.
Minh-hoạ 1: bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc, vần bằng
Ví dụ: QUA ĐÈO NGANG
Của Bà huyện Thanh-Quan
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ, cây chen đá, lá chen hoa.
Lom-khom dưới núi tiều vài chú,
Lác-đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc- quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái đa-đa.
Dừng chân đúng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Minh-hoạ 2: bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng, vần bằng
Ví dụ: Thương vợ
của Trần Tế Xương
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!
XƯỚNG HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Họa thơ Đường luật là sáng tác một bài thơ gọi là bài họa dựa trên hệ thống vần và ý của một bài thơ có trước được gọi là bài xướng.
Xướng họa thơ Đường luật là có hàm ý đối họa ở trong đó. Người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài họa thì bài họa bắt buộc phải đối luật với bài xướng. Trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chế họa đồng luật, nhưng bài họa đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng đúng thể thức xướng họa đúng cách.
Họa thơ là "vẽ lại" hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần. Bài họa phải diễn đạt lại ý chính (nội dung) của bài xướng, không được lạc đề. Họa sai ý bài xướng là không đạt. Họa sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý cũng không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng. Họa sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận, cũng không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng.
Khi xướng họa thơ Đường luật chính thể, chúng ta nên rèn kỹ năng sáng tác chính luật, chính vận, chính đối và chính họa.
Một bài chính họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng là họa vần, họa ý và đối luật:
1. Họa vần: Trong bài thất ngôn bát cú năm vần tức là 5 chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng như 5 vần đó, không được thay đổi. Chỉ cần sai một trong năm vần kể trên thì bài họa không đạt, bị xuất vận nghĩa là đi ra khỏi vần đã hạn định cho mình.
2. Họa ý: Bài xướng nói lên ý nghĩa gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm. Tuy nhiên, bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen một vấn đề nào đó thì bài họa có thể chê lại vấn đề đó, gọi là phản đề.
3. Đối luật: Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó vì trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp. Ví dụ bài xướng luật trắc vần bằng thì bài họa phải là luật bằng vần bằng và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có thể họa đồng luật, nhưng bài họa đồng luật không được coi là chính họa.
Bài họa thơ Đường luật có các thể thức sau: họa Hạn vận, họa Phóng vận, họa Phá vận và họa Phản đề.
Trong bài này MTC xin trích hai phần họa Hạn vận và họa Phản đề để Quí Độc Giả các Bạn Trẻ dễ hiểu, đỡ bị rối trí khi tham gia xướng họa.
Ngoài ra khi xướng họa thơ Đường luật cũng cần phải lưu ý đến nguyên tắc tử vận và nguyên tắc khắc lục.
I. HỌA HẠN VẬN
Họa hạn vận là phải theo sự hạn định trước. Người xướng ra đề và cho vần nào thì người họa phải dùng vần ấy. Thể họa Hạn vận không có bài xướng để dựa theo mà họa.
Tiêu chí của một bài họa Hạn vận như sau:
- Cùng nội dung tương hợp với đề xướng.
- Cùng vần theo đề xướng.
- Đúng thứ tự vần theo đề xướng.
- Có thể dùng luật bằng hay luật trắc.
Ví dụ cuộc thi thơ do Linh mục thi sĩ Trăng Thập Tự tổ chức như sau:
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen (1)
Thanh thoát ô kìa một đóa sen. (2)
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen. (3)
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn. (4)
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen. (5)
(Lm Trăng Thập Tự)
(a) Nội dung: Tôn vinh Mẹ Maria và cổ võ Đức Khiết Tịnh
(b) Năm vần hạn định theo thứ tự: đen - sen - khen - hèn – chen.
1. Họa Hạn vận luật bằng vần bằng
ƠN KHIẾT TỊNH
Mịt mùng từ dưới chân trời đen, (1)
Lấp lánh vươn lên một đóa sen. (2)
Chúc tụng trinh trong réo rắt hát,
Kính mừng thanh khiết du dương khen. (3)
Ung dung phó thác đời vâng phục,
Thanh thản trao dâng phận mọn hèn. (4)
Xin Mẹ giữ gìn ơn khiết tịnh,
Cho Người tô điểm sắc hương chen. (5)
(Xuân Dũng)
- Nhận xét: bài họa “Ơn khiết tịnh” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với đề xướng.
o Cùng vần theo đề xướng.
o Đúng thứ tự vần theo theo đề xướng.
o Dùng luật bằng vần bằng.
2. Họa hạn vận luật trắc vần bằng
LỜI ĐOAN HỨA KHIẾT TỊNH
Mẹ sáng hơn sao giữa tối đen, (1)
Tinh tuyền thanh khiết tựa hoa sen. (2)
Trần gian đẹp ngát lời vinh chúc,
Thượng giới xinh thầm tiếng ngợi khen. (3)
Khiết tịnh tình yêu luôn đáng quý,
Đơn sơ hạnh phúc chẳng hư hèn. (4)
Xin dâng Mẹ Thánh lời đoan hứa,
Tuổi trẻ tình son đua nở chen. (5)
(Mic.Cao Danh Viện)
- Nhận xét: bài họa “Lời đoan hứa khiết tịnh” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với đề xướng.
o Cùng vần theo đề xướng.
o Đúng thứ tự vần theo theo đề xướng.
o Dùng luật trắc vần bằng.
1. Họa nguyên vận:
Họa Nguyên vận là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý hoặc đối ý và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa cùng luật nhưng bài họa phải cùng chủ đề và nội dung giống như bài Xướng. Đây là thể họa thường dùng nhất trong xướng họa thơ Đường luật.
Tiêu chí của một bài họa nguyên vận như sau:
- Cùng nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Đúng thứ tự vần như bài xướng
- Đối luật hoặc cùng luật với bài xướng.
Ví dụ 1: hai bài xướng họa đối luật về Đạo Công giáo
v Bài xướng luật bằng vần bằng
theo thứ tự: trời - nơi - đời - rơi - thời.
Bài xướng của Thánh Philipphê Phan Văn Minh
Gia Tô Cơ Đốc Đấng Con Trời, (1)
Đặc cách lâm phàm cứu khắp nơi. (2)
Chẳng lấy lợi danh mà tạo nghiệp,
Không dùng vương bá để xây đời. (3)
Vâng lời thiên mệnh đành thân diệt,
Gánh tội nhân gian chịu máu rơi, (4)
Dĩ nhược thắng cường mệnh chứng tỏ
Kiếp sau hiện hữu sống muôn thời. (5)
v Bài họa luật trắc vần bằng
cũng theo thứ tự: trời - nơi - đời - rơi - thời.
Bài họa của Andreas Phong
Khôn giỏi làm sao khỏi lẽ Trời, (1)
Cái vòng luẩn quẩn diễn đòi nơi. (2)
Lớp xây lớp phá, xây xây mãi,
Sự nhục sự vinh, để để đời. (3)
Dục vọng dễ gì người dứt bỏ,
Kiêu căng khó thể kẻ buông rơi. (4)
Từ trời sức sống Gia-tô xuống,
Trợ lực nhân sinh thoát họa thời. (5)
- Nhận xét: bài họa của Andreas Phong có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Đúng thứ tự vần với bài xướng
o Đối luật với bài xướng.
Ví dụ 2: hai bài xướng họa nguyên vận đồng luật về Mẹ Maria và đức khiết tịnh.
v Bài xướng luật bằng vần bằng
theo thứ tự: đen - sen - khen - hèn - chen.
ĐÃ CÓ MẸ
Dù cho thế sự trắng thay đen, (1)
Vẫn giữ thanh tâm tựa đoá sen. (2)
Trung tín không vì e kẻ trách,
Thuỷ chung chẳng bởi được người khen. (3)
Vâng lời Mẹ dạy gìn thanh khiết,
Nối gót Người đi sống mọn hèn. (4)
Có Mẹ trong lòng ta mãi mãi,
Chẳng lo sập bẫy cuộc đua chen. (5)
(Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh)
DÕI LỐI MẸ HIỀN
Một bông hoa nở giữa bùn đen, (1)
Tỏa ngát hương thầm ấy đóa sen. (2)
Dáng ngọc thanh cao trời chúc phúc,
Nét duyên tinh khiết đất mừng khen. (3)
Nhủ lòng theo đuổi đời trinh bạch,
Quyết ý tránh xa chuyện thấp hèn. (4)
Dõi lối Mẹ hiền con tiến bước,
Sống đời khiết tịnh chẳng bon chen. (5)
(Khôi Nguyên)
- Nhận xét: bài họa “Dõi lối mẹ hiền” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Đúng thứ tự vần như bài xướng
o Cùng luật với bài xướng.
2. Họa đảo vận:
Họa đảo vận là cách họa ngược với họa nguyên vận nghĩa là bài họa ngược thứ tự với 5 vần từ dưới lên trên so với bài xướng. Bài họa đảo vận có thể đối luật hoặc cùng luật với bài xướng nhưng phải có nội dung tương hợp với bài xướng.
Tiêu chí của một bài họa đảo vận như sau:
- Cùng nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Ngược thứ tự vần với bài xướng
- Đối luật hoặc cùng luật với bài xướng.
Ví dụ 1: bài xướng “Chúc tụng Mẹ” luật bằng vần bằng
theo thứ tự: đen – sen – khen – hèn – chen.
CHÚC TỤNG MẸ
Một mình chúc tụng giữa đêm đen, (1)
Thoang thoảng xa đưa hương ngát sen. (2)
Cất tiếng tung hô, cất tiếng chúc,
Dâng lời tán tụng, dâng lời khen. (3)
Chúc Bà Trong Trắng phù cao quý,
Khen Mẹ Khiết Trinh độ mọn hèn. (4)
Con cái vâng lời theo gót mẹ,
Khiết trinh, trong trắng quyết đua chen. (5)
(Giu-se Nguyễn văn Sướng)
v Bài họa “Hồn tôi chúc tụng Chúa” đảo vận luật trắc vần bằng
ngược thứ tự vần với bài xướng: chen - hèn - khen - sen - đen.
HỒN TÔI CHÚC TỤNG CHÚA
Thanh khiết giữa muôn sắc thắm chen, (5)
Trinh trong một Đóa thật khiêm hèn. (4)
Hân hoan đón Chúa, con mừng hát,
Hớn hở chào Bà, mẹ ngợi khen. (3)
Muôn thuở tạ ơn gìn giữ huệ,
Ngàn đời chúc tụng chở che sen. (2)
Tin yêu một niềm xin dâng hiến,
Dù thế trần thay trắng đổi đen. (1)
(Xuân Dũng)
- Nhận xét: bài họa “Hồn tôi chúc tụng Chúa” có các đặc điểm:
o Cùng nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Ngược thứ tự vần với bài xướng.
o Đối luật với bài xướng.
II. HỌA PHẢN ĐỀ
Họa phản đề là bài họa sử dụng các thể họa nguyên vận, đảo vận, hoán vận nhưng có nội dung trái ngược hẳn với bài xướng. Họa phản đề khác với họa Tá vận vì bài họa tá vận có nội dung khác ý của bài xướng chứ không phải ngược lại ý của bài xướng. Họa phản đề có các thể như Nguyên vận phản đề, Đảo vận phản đề và Hoán vận phản đề.
1. Nguyên vận phản đề:
Họa Nguyên vận phản đề là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng, có thể đối luật hoặc cùng luật với bài xướng nhưng phải có nội dung ngược với ý của bài xướng.
Tiêu chí của một bài họa nguyên vận phản đề như sau:
- Ngược nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Đúng thứ tự vần như bài xướng.
- Đối luật với bài xướng.
Ví dụ: bài xướng “Sen đơn thanh” ca tụng hoa sen
SEN ĐƠN THANH
Ô kìa hoa trắng giữa bùn đen, (1)
Thoang thoảng thơm đưa một búp sen. (2)
E ấp trong lầy e ấp nở,
Rộn ràng trên sóng rộn ràng khen. (3)
Nhụy vàng trân trọng dù nghèo đói,
Hoa trắng ân cần dẫu thấp hèn. (4)
Khấn nguyện Mẹ ơi xin cứu giúp
Giữa bùn bông trắng vẫn đua chen. (5)
(Dzuy Sơn Tuyền)
v Bài họa “Huệ khiết trinh” nguyên vận phản đề chê bai loài sen
HUỆ KHIẾT TRINH
Huệ trắng chẳng hề nhiễm vết đen. (1)
Xinh tươi hơn cả những bông sen. (2)
Huệ vươn đất cứng, đâu cần tiếng.
Sen mọc bùn lầy, lại phải khen. (3)
Sen dại, sen kiêu, sen ngạo mạn.
Huệ khôn, huệ thiện, huệ khiêm hèn. (4)
Hỏi xem đóa huệ là Ai đó?
Mông triệu, Trinh, Nguyên, phúc đổ chen. (5)
(Trinh Nguyên)
- Nhận xét: bài họa “Huệ khiết trinh” có các đặc điểm:
o Ngược nội dung với bài xướng.
o Cùng vần với bài xướng.
o Đúng thứ tự vần như bài xướng
o Đối luật với bài xướng.
2. Đảo vận phản đề:
Họa đảo vận phản đề là cách họa ngược với họa nguyên vận nghĩa là bài họa ngược thứ tự với 5 vần từ dưới lên trên so với bài xướng. Bài họa đảo vận có thể đối luật hoặc cùng luật với bài xướng nhưng phải có nội dung ngược với bài xướng.
Tiêu chí của một bài họa đảo vận như sau:
- Ngược nội dung với bài xướng.
- Cùng vần với bài xướng.
- Ngược thứ tự vần với bài xướng
- Đối luật hoặc cùng luật với bài xướng.
Ví dụ: bài xướng thơ trào phúng “Bất công” luật trắc vần bằng
theo thứ tự: công – không – thòng – bong – ngông.
BẤT CÔNG
Thượng Đế sao ông quá bất công, (1)
Người thì quá đủ kẻ thì không. (2)
Trên hai bầu sữa căng căng cứng,
Dưới một túi bi nhão nhão thòng. (3)
Hẹn mãi sữa chua rờ chậm chảy,
Chờ hoài bi sét đụng mau bong. (4)
Thèm thuồng ông để thèm thuồng đã,
Tức quá coi chừng tụi nó ngông. (5)
(Xuân Dũng)
v Bài họa “Ghi công” đảo vận phản đề luật bằng vần bằng, ngược thứ tự vần với bài xướng: ngông – bong – thòng – không – công.
GHI CÔNG
Rủ rê một lũ khéo chơi ngông, (5)
Hì hục như trâu đếch sợ bong. (4)
Dấm dúi ô trên đu lủng lẳng,
Tòm tèm lũng dưới bám lòng thòng. (3)
Cò cưa đủ kiểu cho bằng được,
Lắt léo nhiều bài chẳng bỏ không. (2)
Đàng điếm sao ông đàng điếm mãi,
Lèm nhèm như thế được ghi công. (1)
(Xuân Dũng)
- Nhận xét bài họa:
o Ngược nội dung với bài xướng.
o Cùng vần “ong” với bài xướng.
o Ngược thứ tự vần với bài xướng.
o Đối luật với bài xướng.
III. NGUYÊN TẮC KHẮC LỤC
Nguyên tắc khắc lục là nguyên tắc bài họa không được dùng chữ kế trước của những câu vần giống như chữ của bài xướng. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật.
Trong thể thức xướng họa thơ Đường luật cần lưu ý nguyên tắc khắc lục như sau:
§ Thể thất ngôn bát cú: bài họa không được dùng trùng chữ thứ 6 ở các câu 1-2-4-6-8 của bài xướng.
Đồng thời phải càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những từ đặc biệt không thể tránh được.
IV. NGUYÊN TẮC TỬ VẬN
Tử vận nghĩa đen là vần chết, nghĩa là vần không thể đối lại được.
Trong xướng họa thơ Đường luật, người xướng thơ nên tránh kết vần bằng các danh từ riêng hoặc các từ láy, vì các loại từ này khó có thể tìm ra từ cùng vần mà khác nghĩa, nên chúng được xếp vào loại tử vận.
Khi bạn bè chung vui xướng họa với nhau, có thể dùng thể thức Họa Tá Vận, tức là mượn vần để họa những vần tử vận và tử ý. Cách nầy không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề, tức nội dung của bài xướng.
Chẳng hạn tử vận “xót xa” là không thể nào họa nguyên vận theo chính họa được. Chúng ta có thể họa tá vận (mượn vần) theo bàng họa là xa xa, từ xa, đàng xa... chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi, bởi vậy mới bị xuất ý nên không đạt, nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.
Cụ thể trong cuộc thi xướng họa Sen Giữa Lầy bài xướng có một tử vận là “E-đen” vì đây là một tên riêng. Vì thế, những bài họa nào lập lại chữ E-đen là phạm nguyên tắc "khắc lục", còn các chữ đen khác đều không đúng nghĩa chữ E-đen là họa tá vận theo bàng họa, chỉ duy có bài họa “Mẹ Măng Đen” dùng tên riêng “Măng-đen” là chính vận nhất. Tuy nhiên, nội dung bài này lại khác hẳn nội dung của bài xướng, cho nên vẫn xếp loại bài “Mẹ Măng Đen” là Họa Tá Vận.
Ví dụ: bài xướng luật bằng vần bằng
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen, (1)
Thanh thoát ô kìa một đóa sen. (2)
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi,
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen. (3)
Gọi mời ai giữ gìn cao quý,
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn. (4)
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt,
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen. (5)
(Lm. Trăng Thập Tự)
Xướng họa thơ là nghệ thuật cao nhất trong thơ Đường luật. Sáng tác thơ Ðường đã khó, họa thơ Ðường đúng cách lại còn khó hơn. Vì người xướng có toàn quyền chọn chữ để gieo vần trong khi đó người họa buộc phải dùng những chữ đó của người xướng trong bài thơ của mình.
Khi xưa, xướng họa thơ Ðường luật là một thú chơi tao nhã của tầng lớp trí thức và quý tộc, nhưng nay nó là một phương cách vừa thư giãn giải trí, vừa rèn luyện kỹ năng sáng tác và bồi dưỡng tinh thần vì thi sĩ phải vận dụng trí óc để tìm chữ, tìm vần và tìm ý cho phù hợp với bài xướng.
Mong sao trong vườn thơ Công giáo, ngày càng có nhiều nhân tài biết sử dụng những khả năng mà Chúa ban cho mình, để sinh lợi ích cho tất cả cho mọi người, không phân biệt đạo hay đời.
Mặc Trầm Cung Sưu tầm & Trích lọc.
Chuyện Bác Chuyện Em: Chiếu Bí!
Nguyễn Trung Tây, SVD
20:52 04/11/2010
Chuyện Bác Chuyện Em: Chiếu Bí!
...— Hồi xưa Chúa Giêsu cũng là một tay đánh cờ tướng đấy.…
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác và em ăn cơm chiều vừa xong, hai bên rủ nhau ra sân đình, đánh cờ tướng. Mới được khoảng dăm phút, em tự nhiên hét to, tay đập mạnh xuống bàn cờ gỗ,
— Chiếu!
Bác trả miếng,
— Này chiếu thì đây lên tượng.
Em rút pháo sang bên trái, giọng quyết liệt,
— Lên tượng thì đây lại kéo pháo. Chiếu tiếp!
Bác trả miếng,
— Rỗi chuyện! Chiếu tiếp thì đây lại xuống sĩ.
Em không buông tha,
— Xuống sĩ! Này, thì xuống sĩ! Đây kéo xe xuống cho bay luôn bộ đồ lòng. Chiếu tiếp!
Bác giọng hờn mát,
— Gớm, ông đánh cờ mà cứ làm như đánh giặc!
Em đổ thêm dầu vào lửa,
— Lại cáu gắt mắm tôm rồi! Thua thì nhận đi cho cao cờ.
Bác nửa chữa thẹn, nửa mắng vốn,
— Ông học ở đâu ra mà có cái nước pháo đến là rùng rợn. Nổ vang cứ y như pháo nổ ngày Tết!
Em mặt tỉnh bơ bơ,
— Quan bác không phải ăn nói mát mẻ đến thế. Học ở đâu ra, ở Chúa ra chứ còn ở đâu ra.
Bác làm mặt nghiêm,
— Ăn nói linh tinh nhé.
Em cười nho nhỏ,
— Bác đừng có nói! Hồi xưa Chúa Giêsu cũng là một tay đánh cờ tướng đấy. [1]
Bác đe dọa,
— Ông ăn nói vớ vẩn. Cha cụ nghe được, đứt lưỡi bây giờ!
Em cãi lại,
— Ơ hay, nghe chưa rõ chuyện mà cứ xấn xổ nói át tiếng của người ta. Này, Chúa Nhật vừa rồi có đi dự một ván lễ hay không?
Em tiếp tục,
— Sao không trả lời. Cái mặt lại cứ ngớ ngẩn như gái ngồi phải cọc như thế kia!
Em tố tới,
— Thôi chết rồi! Lại trốn lễ nữa rồi, có đúng không?
Bác càu nhàu, cố gắng gỡ hòa tỷ số,
— Ông thì cứ ăn nói như cha cụ trên tòa. Mà cụ đã dậy bao nhiêu lần rồi, nhưng vẫn cứ chứng nào tật nấy. Thánh lễ Misa mà cứ nằng nặc một hai nói là ván lễ. Cứ làm như ván cờ.
Em mặt bơ bơ,
— Thì thánh lễ. Mà em hỏi nhưng bác vẫn chưa trả lời. Bác có đi lễ hôm Chúa Nhật vừa rồi hay không? Nếu đi thì bác đã biết chuyện Chúa đánh cờ tướng ra sao rồi.
Bác nghi ngờ,
— Gớm, đến là khổ! Cứ làm như mật thám thời tây. Thì đấy, ông nói đi...
Em giọng cha cụ,
— Này nhé, đang cơm lành canh ngọt tự nhiên mấy ông Sadducee ngứa mình kéo tới đền thờ bày cờ triệt, tính chiếu bí Chúa.
Bác nóng nảy ngắt lời,
— Chiếu bí Chúa, mà chiếu như thế nào?
Em càu nhàu,
— Gượm hẵng, em nói chửa xong… Bộ bác quên rồi sao? Tuần rồi Phúc Âm kể chuyện bẩy ông lấy đúng một cô... Việt Nam mình thì có chuyện Ông Táo. Hai ông lấy đúng một bà. Nhưng người Do Thái thì lại có chuyện bẩy người, mà đây lại là bẩy anh em.
Bác như vỡ nhẽ,
— Ừ, ông nói đúng. Cái người Do Thái cũng lạ nhỉ, tự nhiên ở đâu lại chui ra cái vụ anh em trong nhà đàn đúm, xúm lại với nhau lấy cùng một bà. Mà mấy ông Sadducee là thuộc trường phái chi vậy cà?
Em giải thích,
— Bác ơi, cái này là phong tục của xứ người ta từ thời ông Môisen (Deut 25:5). Đối với mình thì là lạ, nhưng đối với người ta thì chỉ là chuyện tiếp nối dòng dõi.
Bác hỏi tới,
— Còn người Sadducees?
Em ra vẻ rành rẽ,
— Người Sadducees thì khác, họ cũng là hàng tư tế, nhưng lại không tin có đời sau. Đối với họ, chết là hết. Cho nên mấy họ mới bày ra câu chuyện bẩy anh em cưới cùng một bà để chiếu bí Chúa.
— Chiếu bí ai không chiếu lại nhắm ngay Chúa. Thua chắc…
— Thế thì nó mới ra chuyện. Thoạt đầu cứ tưởng là gài cờ triệt để bẻ mặt Chúa. Nhưng hóa ra lại bị phản đòn, chưa hết lại còn bị Chúa mắng cho mấy mắng.
— Gài cờ triệt?
Em phân tích,
— Chuyện là như thế này, sau khi kể xong chuyện, họ mới hỏi Chúa, “Vào ngày sau hết, khi người ta sống lại, cái bà này sẽ là vợ của ai trong bẩy người?”
Bác gật gù,
— Nghe cũng có lý. Thế rồi Chúa “phản đòn” như thế nào?
— Thì Chúa nói chỉ có trần gian thiên hạ mới cưới hỏi rộn ràng. Còn những người sống lại, họ trở nên giống như các thiên thần; cho nên đâu còn có cái vụ dựng vợ gả chồng ở cõi đời sau.
Bác vỡ nhẽ,
— À! Thì ra là thế. Còn Chúa mắng? Mắng như thế nào?
— Mắng như thế nào? Thì Chúa mắng ngay mặt mà lại ngay giữa thanh thiên bạch nhật, đến là quê! Chúa nói sao các ông dốt như thế, chính Môisen cũng đã từng lên tiếng xác nhận chuyện người chết sống dậy đó. Trong sa mạc, chính Môisen đã gọi Giavê Thiên Chúa “là” Chúa của tổ phụ Abraham, của tổ phụ Isaac, và của tổ phụ Jacob đấy.
Bác chép miệng, nhìn chung quanh như sợ có người nghe lén,
— Tình thật, chỗ này là tớ hơi lạc. Chúa Nhật vừa rồi, lúc nghe cha giảng tới cái đoạn này, tớ chẳng hiểu gì hết, cứ y như vịt nghe sấm…
Em nói rành rọt từng câu,
— Vâng, chuyện là như thế này. Khi ông Môisen gặp gỡ Chúa nơi bụi gai, lúc đó cả ba ông tổ đều đã chết hết rồi, nhưng Thiên Chúa vẫn giới thiệu Ngài “‘là’ Thiên Chúa của tổ phụ Abraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, Chúa của tổ phụ Jacob” (Exodus 3:6, 15; Luke 20:37). Như vậy rõ ràng Giavê là Thiên Chúa của những sống chứ đâu phải của những kẻ đã chết.[2]
Em vỗ tay xuống đùi một cát đét,
— Mà bác xem đấy, thiệt đúng là Chúa, mở đầu câu chuyện mấy ông thần nước mặn lôi luật Môisen ra làm mối, cột câu chuyện bẩy anh em lấy cùng một bà (Luke 20:28). Tới phiên Chúa, Chúa cũng lại dùng chính ngay chuyện ông Môisen để mắng mấy ông Sadducee mấy mắng. Cái này ta gọi là gậy ông đập lại lưng ông, thế là bên kia tịt ngòi, ngồi im như ngậm bị thóc.
Bác châm chọc,
— Hay nhỉ, nhìn mặt cứ y như người dở hơi mà sao Kinh Thánh lại rành rẽ đến thế. Khai thật đi, có phải tu xuất hay không?
Chọc đúng ngay nọc, em lãng lãng chuyện,
— Bác cứ thừa giấy vẽ voi! Thôi dựng lại bàn cờ mới đi.
Bác gật gù,
— Được, để coi kỳ này ai bày cờ, ai chiếu bí ai...
www.nguyentrungtay.com
_________________________________
chú thích
[1] Xin đọc Đức Giêsu Giải Thế Cờ Bí
[2] Trong Sách Xuất Hành, Giavê Chúa hiện ra trong bụi cây, và Ngài giới thiệu với Môisen, “Ta là Thiên Chúa của cha ông ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Jacob (Exodus 3:6, 3:15). Trong bản tiếng cổ Do Thái, câu, “Ta là Thiên Chúa của…” nằm ở thể hiện tại, không phải quá khứ. Chúa Giêsu đã sử dụng thuật ngữ khi Ngài trích câu 3:6 và 3:15 của sách Xuất Hành. Ý Đức Giêsu muốn nói chính Môisen cũng không viết là “Thiên Chúa [đã là] Thiên Chúa của…” nhưng mà “Thiên Chúa [là] Thiên Chúa của…” Trong văn phạm tiếng Việt, thuật ngữ của câu Luca 20:37 không được minh họa rõ nét.
...— Hồi xưa Chúa Giêsu cũng là một tay đánh cờ tướng đấy.…
□ Chuyện Bác Chuyện Em bối cảnh xảy ra ở khắp nơi, Việt Nam, Mỹ, Úc, Do Thái… Em đi tu mà em cũng có thể là một nhân vật đã lập gia đình.
Bác và em ăn cơm chiều vừa xong, hai bên rủ nhau ra sân đình, đánh cờ tướng. Mới được khoảng dăm phút, em tự nhiên hét to, tay đập mạnh xuống bàn cờ gỗ,
— Chiếu!
Bác trả miếng,
— Này chiếu thì đây lên tượng.
Em rút pháo sang bên trái, giọng quyết liệt,
— Lên tượng thì đây lại kéo pháo. Chiếu tiếp!
Bác trả miếng,
— Rỗi chuyện! Chiếu tiếp thì đây lại xuống sĩ.
Em không buông tha,
— Xuống sĩ! Này, thì xuống sĩ! Đây kéo xe xuống cho bay luôn bộ đồ lòng. Chiếu tiếp!
Bác giọng hờn mát,
— Gớm, ông đánh cờ mà cứ làm như đánh giặc!
Em đổ thêm dầu vào lửa,
— Lại cáu gắt mắm tôm rồi! Thua thì nhận đi cho cao cờ.
Bác nửa chữa thẹn, nửa mắng vốn,
— Ông học ở đâu ra mà có cái nước pháo đến là rùng rợn. Nổ vang cứ y như pháo nổ ngày Tết!
Em mặt tỉnh bơ bơ,
— Quan bác không phải ăn nói mát mẻ đến thế. Học ở đâu ra, ở Chúa ra chứ còn ở đâu ra.
Bác làm mặt nghiêm,
— Ăn nói linh tinh nhé.
Em cười nho nhỏ,
— Bác đừng có nói! Hồi xưa Chúa Giêsu cũng là một tay đánh cờ tướng đấy. [1]
Bác đe dọa,
— Ông ăn nói vớ vẩn. Cha cụ nghe được, đứt lưỡi bây giờ!
Em cãi lại,
— Ơ hay, nghe chưa rõ chuyện mà cứ xấn xổ nói át tiếng của người ta. Này, Chúa Nhật vừa rồi có đi dự một ván lễ hay không?
Em tiếp tục,
— Sao không trả lời. Cái mặt lại cứ ngớ ngẩn như gái ngồi phải cọc như thế kia!
Em tố tới,
— Thôi chết rồi! Lại trốn lễ nữa rồi, có đúng không?
Bác càu nhàu, cố gắng gỡ hòa tỷ số,
— Ông thì cứ ăn nói như cha cụ trên tòa. Mà cụ đã dậy bao nhiêu lần rồi, nhưng vẫn cứ chứng nào tật nấy. Thánh lễ Misa mà cứ nằng nặc một hai nói là ván lễ. Cứ làm như ván cờ.
Em mặt bơ bơ,
— Thì thánh lễ. Mà em hỏi nhưng bác vẫn chưa trả lời. Bác có đi lễ hôm Chúa Nhật vừa rồi hay không? Nếu đi thì bác đã biết chuyện Chúa đánh cờ tướng ra sao rồi.
Bác nghi ngờ,
— Gớm, đến là khổ! Cứ làm như mật thám thời tây. Thì đấy, ông nói đi...
Em giọng cha cụ,
— Này nhé, đang cơm lành canh ngọt tự nhiên mấy ông Sadducee ngứa mình kéo tới đền thờ bày cờ triệt, tính chiếu bí Chúa.
Bác nóng nảy ngắt lời,
— Chiếu bí Chúa, mà chiếu như thế nào?
Em càu nhàu,
— Gượm hẵng, em nói chửa xong… Bộ bác quên rồi sao? Tuần rồi Phúc Âm kể chuyện bẩy ông lấy đúng một cô... Việt Nam mình thì có chuyện Ông Táo. Hai ông lấy đúng một bà. Nhưng người Do Thái thì lại có chuyện bẩy người, mà đây lại là bẩy anh em.
Bác như vỡ nhẽ,
— Ừ, ông nói đúng. Cái người Do Thái cũng lạ nhỉ, tự nhiên ở đâu lại chui ra cái vụ anh em trong nhà đàn đúm, xúm lại với nhau lấy cùng một bà. Mà mấy ông Sadducee là thuộc trường phái chi vậy cà?
Em giải thích,
— Bác ơi, cái này là phong tục của xứ người ta từ thời ông Môisen (Deut 25:5). Đối với mình thì là lạ, nhưng đối với người ta thì chỉ là chuyện tiếp nối dòng dõi.
Bác hỏi tới,
— Còn người Sadducees?
Em ra vẻ rành rẽ,
— Người Sadducees thì khác, họ cũng là hàng tư tế, nhưng lại không tin có đời sau. Đối với họ, chết là hết. Cho nên mấy họ mới bày ra câu chuyện bẩy anh em cưới cùng một bà để chiếu bí Chúa.
— Chiếu bí ai không chiếu lại nhắm ngay Chúa. Thua chắc…
— Thế thì nó mới ra chuyện. Thoạt đầu cứ tưởng là gài cờ triệt để bẻ mặt Chúa. Nhưng hóa ra lại bị phản đòn, chưa hết lại còn bị Chúa mắng cho mấy mắng.
— Gài cờ triệt?
Em phân tích,
— Chuyện là như thế này, sau khi kể xong chuyện, họ mới hỏi Chúa, “Vào ngày sau hết, khi người ta sống lại, cái bà này sẽ là vợ của ai trong bẩy người?”
Bác gật gù,
— Nghe cũng có lý. Thế rồi Chúa “phản đòn” như thế nào?
— Thì Chúa nói chỉ có trần gian thiên hạ mới cưới hỏi rộn ràng. Còn những người sống lại, họ trở nên giống như các thiên thần; cho nên đâu còn có cái vụ dựng vợ gả chồng ở cõi đời sau.
Bác vỡ nhẽ,
— À! Thì ra là thế. Còn Chúa mắng? Mắng như thế nào?
— Mắng như thế nào? Thì Chúa mắng ngay mặt mà lại ngay giữa thanh thiên bạch nhật, đến là quê! Chúa nói sao các ông dốt như thế, chính Môisen cũng đã từng lên tiếng xác nhận chuyện người chết sống dậy đó. Trong sa mạc, chính Môisen đã gọi Giavê Thiên Chúa “là” Chúa của tổ phụ Abraham, của tổ phụ Isaac, và của tổ phụ Jacob đấy.
Bác chép miệng, nhìn chung quanh như sợ có người nghe lén,
— Tình thật, chỗ này là tớ hơi lạc. Chúa Nhật vừa rồi, lúc nghe cha giảng tới cái đoạn này, tớ chẳng hiểu gì hết, cứ y như vịt nghe sấm…
Em nói rành rọt từng câu,
— Vâng, chuyện là như thế này. Khi ông Môisen gặp gỡ Chúa nơi bụi gai, lúc đó cả ba ông tổ đều đã chết hết rồi, nhưng Thiên Chúa vẫn giới thiệu Ngài “‘là’ Thiên Chúa của tổ phụ Abraham, Thiên Chúa của tổ phụ Isaac, Chúa của tổ phụ Jacob” (Exodus 3:6, 15; Luke 20:37). Như vậy rõ ràng Giavê là Thiên Chúa của những sống chứ đâu phải của những kẻ đã chết.[2]
Em vỗ tay xuống đùi một cát đét,
— Mà bác xem đấy, thiệt đúng là Chúa, mở đầu câu chuyện mấy ông thần nước mặn lôi luật Môisen ra làm mối, cột câu chuyện bẩy anh em lấy cùng một bà (Luke 20:28). Tới phiên Chúa, Chúa cũng lại dùng chính ngay chuyện ông Môisen để mắng mấy ông Sadducee mấy mắng. Cái này ta gọi là gậy ông đập lại lưng ông, thế là bên kia tịt ngòi, ngồi im như ngậm bị thóc.
Bác châm chọc,
— Hay nhỉ, nhìn mặt cứ y như người dở hơi mà sao Kinh Thánh lại rành rẽ đến thế. Khai thật đi, có phải tu xuất hay không?
Chọc đúng ngay nọc, em lãng lãng chuyện,
— Bác cứ thừa giấy vẽ voi! Thôi dựng lại bàn cờ mới đi.
Bác gật gù,
— Được, để coi kỳ này ai bày cờ, ai chiếu bí ai...
www.nguyentrungtay.com
_________________________________
chú thích
[1] Xin đọc Đức Giêsu Giải Thế Cờ Bí
[2] Trong Sách Xuất Hành, Giavê Chúa hiện ra trong bụi cây, và Ngài giới thiệu với Môisen, “Ta là Thiên Chúa của cha ông ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Jacob (Exodus 3:6, 3:15). Trong bản tiếng cổ Do Thái, câu, “Ta là Thiên Chúa của…” nằm ở thể hiện tại, không phải quá khứ. Chúa Giêsu đã sử dụng thuật ngữ khi Ngài trích câu 3:6 và 3:15 của sách Xuất Hành. Ý Đức Giêsu muốn nói chính Môisen cũng không viết là “Thiên Chúa [đã là] Thiên Chúa của…” nhưng mà “Thiên Chúa [là] Thiên Chúa của…” Trong văn phạm tiếng Việt, thuật ngữ của câu Luca 20:37 không được minh họa rõ nét.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền:Thu Về Đầy Sân
Joseph Ngọc Phạm
10:36 04/11/2010
THU VỀ ĐẦY SÂN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Thu rơi phủ hết dấu chân
Hôm qua em đến đầy sân gót hồng.
(Trích thơ của Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Thu rơi phủ hết dấu chân
Hôm qua em đến đầy sân gót hồng.
(Trích thơ của Lưu Văn Vịnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ?nh Ngh? Thu?t và Chiêm/Ni?m/Thi?n